Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:43:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293759 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #420 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 03:55:38 pm »

Anh Lê thanh Tùng người làng Cổ định Tân ninh Triệu sơn Thanh hóa,anh là phó chủ tịch CCB huyện Triệu sơn,người lần trước đưa chị em mình vào thăm làng Cổ định và bà cụ Vòng vừa đi mổ dạ dày hay trực tràng ở BV  108 , rồi bây giờ lại chạy tia hay hóa chất.Giữ lời hứa với mình ,anh lại đã sưu tầm được một chuyện về ông già xem trẻ nít ở Cổ định chơi đánh trận giả.Lần này anh lại ra chạy hóa chất và gọi điện cho mình xin địa chỉ để gửi thư có bài viết của anh,do sức khỏe của mình ,mình không đến được nhưng mình bảo con gái đến thăm anh Tùng thay mình và xin luôn bài viết của anh.Về nhà đọc thì vừa thương ông già,bận vậy mà có bỏ qua việc gì đâu và những việc ông làm đã để lại dấu ấn không phai mờ trong lòng dân.Đồng thời cũng thấy thương anh Tùng,người CCB vốn trước đây công tác tại báo QDND cũng thật hết lòng ,ốm vậy vẫn không quên sưu tầm chuyện của ông già.Cái cảm của lớp CCB sau với lớp CCB trước thật kỳ diệu.Mình sẽ gõ lên cho các bạn cùng đọc.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #421 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2011, 03:26:04 pm »

 Mình gõ 2 lần rồi đều không pot lên trang được.Bây giờ thử lần thứ ba xem sao ?
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #422 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 09:32:34 am »

  Hóa ra tại cái máy của mình ,các trang mình vào đều dừng lại ở ngày 16/2.Mãi hôm qua thằng cháu mới đến sửa giúp bác.Hôm nay được rồi...coi như lại được trở về với đồng đội.

  Mình xin gõ bài của anh Lê thanh Tùng như đã hứa với các bạn.

    Xem con nít đánh trận giả.

  Hôm ấy ,đã trưa lắm rồi ,trên đường đi kiểm tra bộ đội tập ở trên núi để chuẩn bị cho "Đại hội tập ",Nguyễn Sơn thấy gần hai chục đứa trẻ chăn trâu khoảng mười bốn mười lăm tuổi đang cầm gậy lùa nhau reo hò "xung phong","xung phong";""đầu hàng đi thì cho sống,chống cự thì tiêu diệt luôn".Ông dừng lại,ngồi xuống mô đá ven đường để xem "Con nít đánh trận giả".

 Khi "Quân địch" đã bị "thua" và "đầu hàng" ,đội quân "Thắng trận " vui mừng "chiến thắng ".Áp giải tù binh đến bãi đất rộng,một "đứa " có lẽ là chỉ huy dõng dạc tuyên bố :"Tất cả nghe đây : Thực hiện chính sách khoan hồng của Chính phủ cụ Hồ đội quân "thắng trận " tha cho binh sĩ của đội quân "thua trận" trở về với nhà với bố mẹ ,anh em và cấm không được đi gây chiến ,đánh nhau nữa.Từ nay đến chiều,các binh sĩ "thua trận " phải trông coi trâu bò cho "Đội quân thắng trận " ; nếu để trâu bò ăn lúa sẽ bị phạt nặng hơn.Tất cả giải tán.

 "Đội quân thắng trận" vui vẻ cười đùa,còn "Đội quân thua trận" đứa nào đứa nấy mặt ỉu xìu. Một "thằng" trong "đội quân thua trận" nói: " Quân hắn đông hơn ta một đứa,hùa nó lại toàn đứa lớn nên hắn mới thắng được ta.Bọn hắn "vận động chiến" rất kém,toàn thấy đầu và mông đít" .

  Nghe vậy hai bên lại xúm lại cãi nhau ,không bên nào chịu bên nào.Lúc này Nguyễn Sơn mới lên tiếng:

  _ Thi là phải có trọng tài.Các em không cử trọng tài ,thì bên thắng bên thua cãi nhau là đúng thôi. Bây giờ thế này: tôi là bộ đội ,tôi làm trọng tài,các em chỉ cần thi lại động tác  "vận động chiến " cho tôi xem,tôi sẽ chấm điểm.Đội  nào vận động sai sẽ phải  tập lại.Trận lúc nãy coi như coi như chưa có kết quả. Đồng ý không ?

(còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #423 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 03:56:33 pm »

 Tiếp "Xem con nít đánh trận giả":

  Bọn con nít nào có biết Nguyễn Sơn là ai,nhưng nghe nói thế chúng đồng ý ngay.Nguyễn Sơn lên tiếng hỏi :" Ai dạy các em "Vận động chiến" ?
  Bọn trẻ đồng thanh trả lời :" Xem bộ đội tập ". Nguyễn Sơn nói ngay :

      _  Bây giờ bắt đầu thi.Đội 8 người,tức là đội "thua" lúc nãy thi trước.

  Đội thi xếp hàng dọc,"đứa " nào trong tay cũng có một khúc gậy tre dài chừng hơn một mét;"chúng "làm động tác đi khom,người cúi rất thấp,đi rất nhẹ nhàng.Nguyễn sơn chăm chú quan sát.Được chừng mười mét,"chúng" lại chuyển sang hàng ngang.Bỗng Nguyễn Sơn vỗ đùi:"Tuyệt "
  Đang "đi khom" ,cả "tám đứa" đồng loạt nằm sấp xuống,hai cánh tay vòng trước mặt,cây gậy để ngang trên hai cánh tay.Theo lệnh,cả "tám đứa" cứ lần lượt đưa hai cánh tay lên rồi kéo toàn bộ thân người tiến lên phía trước.Nguyễn Sơn vỗ tay khen ngợi và ra hiệu cho cả đội kết thúc cuộc thi.Ông nhận xét :"Đội thứ nhất thi "vận đông chiến " rất tốt.Động tác đi khom các thấp người càng đỡ lộ mục tiêu.Động tác bò thấp càng áp thân sát đất càng đỡ lộ mục tiêu.Điều quan trọng của "Vận động chiến" là làm cho kẻ địch không phát hiện được lực lượng của ta.Các em đã thi rất tốt.Chín điểm. Đến đội thứ hai vào thi ."

  Đúng là đội thứ hai có 9 người,hơn đội trước một người nhưng đội hai thực hiện "vận đông chiến" không bằng đội trước.Nguyễn Sơn phải đôi lần làm động tác mẫu cho đội hai.Kết thúc cuộc thi,Nguyễn Sơn ôn tồn nói với các em:

   _ Các em thật xứng đáng với quê hương Cổ Định,nơi có núi Nưa_là nơi bà Triệu dấy binh,luyện tập để chống lại giặc Ngô.Đất nước ta đang  tiến hành chiến tranh chống giặc ngoại xâm,các em sớm có ý thức luyện tập quân sựlà rất tốt.Vì đánh giặc cứu nước là trách nhiệm của mọi người mà.Cuộc thi "vận động chiến" vừa rồi đội hai được bảy điểm,kém đội một hai điểm.Coi như hôm nay hai đội hòa nhau.Ngày mai các em từng đội tập với nhau.Hôm nào thi "đánh trận giả" cứ báo cho tôi ,tôi llàm trọng tài.

  Nói rồi Nguyễn Sơn vội bước đi.Như nhớ ra điều gì ông quay lại nói :" À,tối nay tại đình làng Trầy có tuồng đấy,các em có đi xem không ?

  Đám trẻ lại chạy nhảy , reo hò không cần hỏi tên người vừa giúp mình là ai.



       Lê Thanh Tùng
 (Ghi theo lời kể của ông Lê đình Khơi
người làng Cổ Định_Tân ninh,Triệu sơn Thanh hóa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #424 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 04:51:11 pm »

 Hôm nay mình có bài của em Việt Hằng,mình gõ lên nhé :

                                                     Những kỷ niệm của tôi với bố Sơn

   Bố mất khi tôi chưa đầy hai tuổi.Tôi còn chưa nhận được nỗi đau mất cha như các anh các chị ,tôi chỉ nhớ được bố qua chuyện kể của mẹ tôi,của các cô các bác đã từng sống với ông.
    Mẹ kể rằng : Bố thường đến nhà đánh cờ tướng với ông ngoại và mối nhân duyên của bố mẹ có lẽ cũng từ đó mà thành.Sau này khi đã lấy nhau
bố dạy mẹ đánh cờ tướng và thường đánh cờ với mẹ ,đương nhiên mẹ thường thua nhưng có một lần duy nhất mẹ tôi thắng vì bố đi một nước cờ mà không ngờ mẹ lại biết cách phá nó.
    Sau đám cưới ,bố mẹ tôi sống trong một ngôi nhà dưới chân núi Nưa,ngày đó núi Nưa rất rậm rạp và có hổ sống trên đó. Hàng đêm hổ vẫn thường xuống làng kiếm ăn.Vì thế khi ngủ bố tôi dành phần nằm sát cửa sổ phía trông ra núi.
    Bác Vũ ngọc Phan,ông anh đồng hao với bố tôi vẫn thường nhắc đến câu nói đùa mỗi khi hai người gặp nhau:" Tôi thổi một cái anh bay,có lẽ anh sẽ chết trước tôi hàng chục năm ". Nhưng rồi bố tôi lại là người ra đi trước ông anh đồng hao của mình đến 30 năm.
    Cô Liên,một cô giáo tản cư về Thanh Hóa dậy học ,nhớ đến một  kỷ  niệm :Có một buổi sáng  cô đến lớp thấy có người đàn ông da ngăm đen,ăn mặc như một nông dân ngồi trong lớp học mà không ngờ đó là vị khu trưởng lẫy lừng đến dự giảng.Sau đó ít lâu ông đã đến thăm nhà cô giáo với sự báo hiệu của một đàn ong rừng bay vào nhà trước khi ông tới.
    Tình yêu của bố đối với tôi lại thông qua một con đường khác hẳn.Con đường Tâm linh !
    Khi còn nhỏ,trong những cuộc tán gẫu,anh chị tôi thường nói :" Sao nó khôn thế,chắc nó biết bố sắp mất nên cứ quanh quẩn bên bố ,chẳng màng đến quà bánh xung quanh"
    Đến lớn nhiều đêm tôi nằm mơ thấy  mình nằm cạnh bố nhưng luôn ở sau lưng ông.Năm tôi mười tuổi _một lần từ nơi sơ tán về thăm mẹ ở nhà bác Lê hằng Phương (chị gái mẹ tôi),đêm đó mẹ tôi nằm mơ thấy bố tôi,ông nói ông rất ngứa lưng nhờ mẹ gãi hộ và mẹ tôi thấy những con nhộng trắng bò đầy lưng ông.Tỉnh dậy mẹ kể cho chị em tôi nghe.Sáng ra chúng tôi xin về thăm nhà. Mẹ tôi là người luôn nghiêm chỉnh chấp hành mọi qui định của nhà nước vì thế khi nhận được thông báo phải sơ tán phải sơ tán khỏi khu vực nhà máy điện Yên phụ.Thì mẹ tôi đã khóa cửa để đến nhà bác tôi ở mặc dù hàng xóm vẫn ở nguyên. Khi mở cửa vào nhà chị em tôi không thấy gì khác lạ,đến khi hạ ảnh thờ của bố tôi xuống thì đúng là có tổ mối sau ảnh mà lại ở vị trí dưới vai.Chị tôi đập ổ mối thì quả thật những con  mối trắng  bò lổn nhổn.
    Năm 1978 có đêm tôi nằm mơ thấy chú Vũ Kỳ bảo tôi trên ngọn đồi 79 mùa xuân có hình bố tôi cưỡi ngựa được cắt bằng cây và bảo tôi trèo lên xem.Mặc dù trong mơ nhưng sao tôi thấy như thật.Tôi một mình trèo lên đồi khi trời nhá nhem tối,gió mát nhẹ thổi vào mặt,khi lên đến nơi thì thấy bố tôi không phải bằng cây mà là người thật. Bố bảo tôi :" Con về nói với mẹ nấu cơm cho bố ăn,bố đói ". Từ khi bố tôi mất ,mẹ tôi làm theo lời bố dặn nên hàng năm đến ngày giỗ chỉ đi thăm mộ và cúng hương hoa chứ không làm cơm cúng.Nghe tôi kể lại giấc mơ của mình,mẹ tôi bần thần mất một lúc rồi quyết định làm cơm cúng bố tôi vào ngày giỗ.
   Từ đó tôi hiểu rằng tình yêu của bố tôi đã vượt qua không gian,thời gian,vượt qua thế giới âm dương để chăm sóc ,bao bọc,giúp tôi vượt qua những khó khăn,hoạn nạn trong cuộc đời gian truân của tôi.

    Nguyễn Việt Hằng
  Kỹ sư máy cầu đường
 Con gái út của tướng Nguyễn Sơn sinh ngày 8/1/1955.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #425 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 04:08:07 pm »

Hôm nay mình nhận được một tin buồn :chú Chúc trước đây lái xe và trong tổ làm việc tại văn phòng của ông già,sau này chú làm đến cục trưởng cục ô tô máy kéo BQP với cấp hàm đại tá đã từ trần.Mình cứ ngẩn ngơ từ lúc được tin cho tới giờ.Mấy chục năm qua cô chú luôn quan tâm chăm sóc mấy chị em mình.Hình ảnh mình đến tặng chú quyển sách ảnh của ông già chú cầm ngay quyển sách hôn lên ảnh ông già,mình chẳng bao giờ quên,hình ảnh làm mình xúc động. Cầu mong chú siêu thoát,phù hộ cho cô và các em. Chú gặp bố cháu thì kể cho bố cháu biết chú nhé.Cháu chẳng bao giờ quên lời chú vẫn đông viên cháu ,khen ngợi cháu trong những năm qua.
Logged
Tr kỹ thuật
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #426 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 08:01:21 pm »

Hôm nay mình nhận được một tin buồn :chú Chúc trước đây lái xe và trong tổ làm việc tại văn phòng của ông già,sau này chú làm đến cục trưởng cục ô tô máy kéo BQP với cấp hàm đại tá đã từ trần.Mình cứ ngẩn ngơ từ lúc được tin cho tới giờ.Mấy chục năm qua cô chú luôn quan tâm chăm sóc mấy chị em mình.Hình ảnh mình đến tặng chú quyển sách ảnh của ông già chú cầm ngay quyển sách hôn lên ảnh ông già,mình chẳng bao giờ quên,hình ảnh làm mình xúc động. Cầu mong chú siêu thoát,phù hộ cho cô và các em. Chú gặp bố cháu thì kể cho bố cháu biết chú nhé.Cháu chẳng bao giờ quên lời chú vẫn đông viên cháu ,khen ngợi cháu trong những năm qua.
Chào chị Hà !Em là lính cũ của trường lái xe QĐ4 đã từng biết Đại tá Nguyễn Chúc-Cục trưởng cục quản lý xe máy-Tổng cục kỹ thuật (năm 82) khi ông về thăm đơn vị.Nay tình cờ biết tin Đại tá đã ra đi xin được qua chị gửi lời chia buồn đến gia đình Đại tá chị nhé. Cầu mong Đại tá thanh thản yên nghỉ nơi vĩnh hằng.Chúc chị khỏe,vui nên mạng đều đều.Chào chị.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #427 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 08:17:48 am »

Bạn Trkythuat@ thân mến cám ơn bạn đã chia buồn ,mình đã chuyển lời tới gia đình chú Chúc.Cô còn khỏe,các em con chú đều đã trưởng thành,các cháu nội của chú cũng đã lớn. Chú ra đi ở tuổi 96,lần cuối mình tới thăm chú,chú đã nằm liệt.Cứ nắm tay mình bảo  :cháu cũng ốm sao phải đến thăm chú,em Hồng cháu ra sao rồi ,tội nó quá.Chú nằm bất động chán lắm ,cháu có thấy mùi hôi không ?
 Nghe mà chảy nước mắt, chả là mình có một cô em tuổi quí Tỵ (1953) bị tâm thần phân liệt nằm điều trị tại BV tâm thần Hà nội.Khi xin trợ cấp cho em theo tiêu chuẩn con lão thành CM ngoài việc có dấu của 14 cửa,rồi hội đồng giám định Y khoa Phường Trúc bạch Quận Ba đình,bộ LDTBXH còn đề nghị có hai người chứng nhận em bị ốm từ tuổi này tuổi này...thế là mình đến nhờ chú.Lúc đó chú  cũng đã nghỉ hưu,tuổi cũng đã nhiều nhưng cụ xăng xái viết giấy rồi ra phường xin xác nhận bằng được để đưa cho mình.Cô sợ chú mệt,có ý kiến nhưng chú gạt phắt :bà đừng động vào việc tôi cần làm.Nhận tờ giấy xác nhận của chú mà mình cảm động quá. Nay chú đã thành người thiên cổ,đã về cùng thế giới với ông già mình,chắc các cụ lại hàn huyên chuyện xưa...chuyện một thời của các cụ .

Nhà mình  đại hạn các  bạn ạ !
  Chồng  cấp cứu  BV 108 vì hạ đường máu.Cháu bé mới 5 tháng tuổi bị sốt ,cảm và ho.Con rể sụt sùi ,sốt cao.Con gái ho và hâm hấp sốt.Cuối cùng là cô bé giúp việc sốt tới 41 độ.Bây giờ bà lão tàn tật trông cháu bé,tự lo cơm cháo cho mình...hì ...hì...hì...thành ô sin rồi cho mình và cho cháu ngoại.

   Các cụ dạy cấm có sai : Họa vô đơn chí.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2011, 08:25:21 am gửi bởi hatuyenha » Logged
Tr kỹ thuật
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #428 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 05:12:43 pm »

Bạn Trkythuat@ thân mến cám ơn bạn đã chia buồn ,mình đã chuyển lời tới gia đình chú Chúc.Cô còn khỏe,các em con chú đều đã trưởng thành,các cháu nội của chú cũng đã lớn. Chú ra đi ở tuổi 96,lần cuối mình tới thăm chú,chú đã nằm liệt.Cứ nắm tay mình bảo  :cháu cũng ốm sao phải đến thăm chú,em Hồng cháu ra sao rồi ,tội nó quá.Chú nằm bất động chán lắm ,cháu có thấy mùi hôi không ?
 Nghe mà chảy nước mắt, chả là mình có một cô em tuổi quí Tỵ (1953) bị tâm thần phân liệt nằm điều trị tại BV tâm thần Hà nội.Khi xin trợ cấp cho em theo tiêu chuẩn con lão thành CM ngoài việc có dấu của 14 cửa,rồi hội đồng giám định Y khoa Phường Trúc bạch Quận Ba đình,bộ LDTBXH còn đề nghị có hai người chứng nhận em bị ốm từ tuổi này tuổi này...thế là mình đến nhờ chú.Lúc đó chú  cũng đã nghỉ hưu,tuổi cũng đã nhiều nhưng cụ xăng xái viết giấy rồi ra phường xin xác nhận bằng được để đưa cho mình.Cô sợ chú mệt,có ý kiến nhưng chú gạt phắt :bà đừng động vào việc tôi cần làm.Nhận tờ giấy xác nhận của chú mà mình cảm động quá. Nay chú đã thành người thiên cổ,đã về cùng thế giới với ông già mình,chắc các cụ lại hàn huyên chuyện xưa...chuyện một thời của các cụ .

Nhà mình  đại hạn các  bạn ạ !
  Chồng  cấp cứu  BV 108 vì hạ đường máu.Cháu bé mới 5 tháng tuổi bị sốt ,cảm và ho.Con rể sụt sùi ,sốt cao.Con gái ho và hâm hấp sốt.Cuối cùng là cô bé giúp việc sốt tới 41 độ.Bây giờ bà lão tàn tật trông cháu bé,tự lo cơm cháo cho mình...hì ...hì...hì...thành ô sin rồi cho mình và cho cháu ngoại.

   Các cụ dạy cấm có sai : Họa vô đơn chí.

"Sau cơn mưa trời lại sáng" chị ạ. Chúc chị chân cứng đá mềm.

Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #429 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 09:39:07 am »

   Rất cám ơn bạn Tr ky thuat@ đã động viên ,chắc có lời động viên nên mọi sự được dần hóa giải. Mình vừa nhận được tin chồng được ra viện vì các chỉ số đã trở lại bình thường,đặc biệt là đường máu chỉ có 4.5. Con gái đỡ sốt chỉ hâm hâm thôi. Cô ô sin đã hết sốt và ho.Vì  "chân cứng " nên "đá đã đã mềm "rồi .Rất cám ơn bạn nhé.

  Chú Huỳnh Thúc Cẩn một trong những cán bộ làm việc tại văn phòng của ông già mình vừa gọi điện thoại cho mình.Chú thông báo là chú bắt đầu ngồi vào bàn viết sau  mấy trận tai biến mạch máu não . Trận gần nhất là trận kịch liệt trước Tết làm chú khó đi lại mà phải nằm liệt giường. Chú nói tay chú run quá cháu ơi ,mặc dù trí não vẫn như đang ngồi bàn luận với bố cháu,như vẫn đang cùng làm việc với bố cháu.Cháu có thể mang máy ghi âm đến,chú kể lại rồi cháu bóc dần ra có được không ? Mình hứa với chú là sau khi đi TQ về sẽ đến chú ngay,bây giờ chú gạch đầu dòng cho đỡ quên mất.Thương thật thương. Các chú sống và công tác trực tiếp với bố mình,từ chú Chúc lái xe,chú  Đỗ Đức (sau này là trung tướng),chú Cao bá Sanh (nguyên trưởng ban tác chiến thời ông già ),chú Võ thúc Loan ( người quản quĩ cho ông già ) ,Chú Đương cận vệ,chú Thi
trưởng nhóm hay chánh văn phòng gì đó...rồi chú Phúc lính của ông già....tất cả đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho mình.Mình hiểu rằng ông già đã yêu các chú biết bao nhiêu để gần 70 năm sau ,đến gần cuối cuộc đời khi đã đi qua những năm tháng gian khổ,đã gặp biết bao nhiêu người trong cuộc đời gian nan này nhưng các chú vẫn không quên hay nói cho đúng là vẫn rất nhớ ông già.Và suốt cả cuộc đời luôn kể chuyện ông già như một một huyền thoại ,một huyền thoại mà các  các chú đã có thời gian cùng công tác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM