Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:56:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293707 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #390 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 08:54:38 am »

  Cả đêm hôm qua mình cứ tiếc khi tỉnh giấc là không giới thiệu được bạn 6971@ với buổi trao học bổng là Phó giáo sư 6971@ ngành Hóa của viện KH Hóa.Mãi đến lúc về nhà mới biết vì bạn ấy ở gần một thày giáo DHQS của mình  .Vì nếu giới thiệu được thì ngài 6971@ của chúng ta,CCB của mặt trận Quảng trị "oai" hơn nhiều khi vị này mặc một bộ đồ thật đân dã,hì...hì...hì....Thật tiếc.Bài nói chuyện của 6971 ngày hôm qua không những làm các cháu SV, các cô giáo xinh đẹp cảm động mà ông tùy viên QS DSQ TQ cũng hết sức khen ngợi.  Cái cảm nghĩ của vị phó giáo sư với quĩ học bổng  Nguyễn Sơn Hồng Thủy cũng làm cả nhà mình rất xúc động.Xin một lần nữa cám ơn "ngài"phó giáo sư,Đồng chí CCB của thành cổ  Quảng trị,thành viên "hot" của trang QSVN .net 6971@.

 Binhnhi2009@ ơi,cô sẽ không trả lời cháu đâu,cậu bé ạ.Vì cô có biết gì đâu,lúc đó cô chưa ra đời mà...
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #391 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 11:06:42 am »

Đoạn cuối các chú thấy cần kể về những người con gái đã rất yêu ông Sơn trong thời gian đó và mình cũng muốn tìm hiểu.Theo lời các chú mình cũng pot lên để cả nhà tham khảo tuy nhiên mình xin viết tắt tên
của các cụ,chuyện cũng đã hơn 60 năm rồi.

     1_ Cô Đinh thị H. là em ruột chú Đinh văn V..cô là đánh máy văn thư cho văn phòng của ông Sơn,người nhỏ nhắn ,mặt xinh tươi. Tác phong thì quá Tây ví dụ  :  thời đó đã dám mặc quần áo lót đi tắm sông với ông Sơn,hoặc QK bộ đang họp nhưng quấn khăn tắm đi qua ... và có một số khuyết điểm nên chi bộ của cơ quan QK họp bàn để ông Sơn không lấy được cô này.Chi bộ chia làm hai mũi :một là cử chú Phan Đức về quê cô Hoài nói với gia đình gọi cô Hoài về không cho đi tham gia kháng chiến nữa. Hai là  tìm cách cho ông Sơn hiểu rõ về cô Hoài.


Cô hatuyenha, theo đoạn trên thì "Cô Đinh thị H" chính là "Cô Đinh thị Hoài" phải không ạ? Bí mật bị bật mí  Smiley

Thì chính người đưa tin đã để lộ ra rồi còn gì nữa.
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #392 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 12:30:39 pm »

hahaha... "Bọn trẻ" thời bi giờ ghê chửa? - Cứ là canh me để chòng ghẹo Bà chị của mình (Thằng em này cũng đang bắt chước canh canh theo đấy nhé Cheesy)

Ui, xem xem... Bà ngoại đang cười mếu kìa... hihi...

p/s: Chúng em vui thôi đấy chị nhá! (thì hẳn chọc ghẹo Bà chị chắc ăn hơn là chọc ghẹo nhau, dễ sinh... ỏm tỏi!)
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #393 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 09:12:32 am »

À dám bảo bà ngoại mếu...hì...hì...hì....Bà già CCB này bây giờ cũng bị  quen rồi không tức đâu nhưng sẽ có đá ném lại tuy là đá trong tủ lạnh.
Logged
binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #394 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 02:39:53 am »



Trong thời gian vừa mới gia nhập Đoàn Văn Nghệ Quân Đội Liên Khu IV và đang trong thời kỳ tập dượt trước khi lên đường đi công tác xa, hằng đêm chúng tôi thường tới sinh hoạt với tướng Nguyễn Sơn, hoặc để biểu diễn thử cho ông ta coi, hoặc để nghe ông ta nói chuyện về kinh nghiệm làm công tác văn nghệ trước đây trong Hồng Quân Trung Hoa. Nguyễn Sơn có vẻ rất thích loại dân ca mới của tôi. Tôi rất khoái Nguyễn Sơn vì thấy ông ta khác hẳn các ông "cách mạng" mà tôi đã gặp, tính tình cởi mở hơn, vóc dáng quắc thắc hơn, hiểu biết về văn nghệ hơn. Ngoài ra, ông tán gái cũng giỏi lắm. Một thiếu nữ trẻ măng có cái tên là Hoài luôn luôn ở gần gụi ông, lúc đó ông cũng đã quá 40 tuổi rồi. Điều này đã làm cho Ban Thường Vụ ở trên Trung Ương khổ tâm lắm. Dần dà, tôi biết thêm về tiểu sử của ông.


Đoạn cuối các chú thấy cần kể về những người con gái đã rất yêu ông Sơn trong thời gian đó và mình cũng muốn tìm hiểu.Theo lời các chú mình cũng pot lên để cả nhà tham khảo tuy nhiên mình xin viết tắt tên
của các cụ,chuyện cũng đã hơn 60 năm rồi.

     1_ Cô Đinh thị H. là em ruột chú Đinh văn V..cô là đánh máy văn thư cho văn phòng của ông Sơn,người nhỏ nhắn ,mặt xinh tươi. Tác phong thì quá Tây ví dụ  :  thời đó đã dám mặc quần áo lót đi tắm sông với ông Sơn,hoặc QK bộ đang họp nhưng quấn khăn tắm đi qua ... và có một số khuyết điểm nên chi bộ của cơ quan QK họp bàn để ông Sơn không lấy được cô này.Chi bộ chia làm hai mũi :một là cử chú Phan Đức về quê cô Hoài nói với gia đình gọi cô Hoài về không cho đi tham gia kháng chiến nữa. Hai là  tìm cách cho ông Sơn hiểu rõ về cô Hoài.


Từ 2 nguồn tin trên chứng tỏ cụ Sơn có người yêu tên là Đinh thị Hoài, sinh khoảng 1920-1925, có phong cách hiện đại.  Smiley
Logged
binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #395 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 04:22:39 am »


mình xin tiếp bài của chú nhà văn Minh Giang:


   Một sự tình cờ tôi đến xưởng họa của họa sĩ Nguyễn văn Tỵ.Tôi gặp Tướng Nguyễn Sơn đang ngồi ở bậc tam cấp,ông mặc quần ka ki màu xanh và sơ mi trắng,trông sau lưng thì  dễ nhầm là một  thanh niên,đúng hơn là một anh giáo viên trung học.Ông đang đọc một tạp chí hội họa bằng tiếng Pháp.Lúc này tôi mới nhớ
ra người bạn tôi đã cho tôi biết Tướng Nguyễn Sơn giỏi bốn ngoại ngữ :Tiếng Trung,tiếng Pháp, tiếng Nga,
và tiếng Anh.


  (còn nữa)
Mình xin tiếp " Mối tình của bà Hằng Huân với tướng Nguyễn Sơn " :

    Được một tuần,sau bữa cơm ở gia đình ấy,có một cậu bé đến thẳng văn phòng tư lệnh đưa một phong thư cho tôi ngoài đề bằng tiếng Pháp :
    À future homme Nguyễn Sơn (  Hỡi người yêu dấu Nguyễn Sơn )
Lúc này Tư lệnh đang xuống làm việc với Trung đoàn chủ lực đóng ở Làng Long Linh bên hữu ngạn sông Chu.Lúc ông về tôi đưa bức thư,thấy có chữ Pháp đề ngoài phong bì,ông giữ tôi lại,mở ra ,ngó nghiêng trong nhà đóng quân vắng,khẽ nói tôi dịch hộ.Thư viết khá dài,nói rõ buổi chứng kiến việc nói tiếng Pháp
của Tư lệnh ở quán cà phê Thái Hà nên cô viết bằng tiếng Pháp trả lời với lời lẽ khiêm tốn và cho rằng cơ duyên là do trời định không cưỡng được.Giờ đây tôi chỉ còn nhớ hai đoạn thư tình khá lâm li:


                                                                                               Võ Thúc Loan
           
                                                                              14 Ngô thì Nhậm _P. Ngọc Trạo_TP Thanh hóa.

 Mình chép tiếng Pháp và bài dịch nguyên văn của tác giả ,chẳng hiểu có đúng không ,mình nhờ bạn nào biết tiếng pháp đính chính giúp mình với.

Hai nội dung trên có vẻ không thống nhất. Cô hatuyenha có thể lý giải tại sao cụ Sơn lại phải nhờ người dịch thư tình bằng tiếng Pháp trong khi cụ lại giỏi tiếng Pháp?
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #396 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 11:31:17 am »

Binhnhi@ thân mến,cô cám ơn cháu đã chú ý theo dõi và phát hiện ra chỗ bất cập trong những bài viết về ông già của cô.
 Theo cô,chắc chắn cụ Nguyễn Sơn giỏi tiếng Pháp,vì cụ học từ bé mà tất cả những người ngày xưa được học hành kể cả mẹ cô bà Lê hằng  Huân cũng rất giỏi tiếng  Pháp vì dù nhà nghèo nhưng vẫn được cho đi học. Khi chú Võ thúc Loan kể chuyện này cô cũng hơi thắc mắc nhưng cô không hỏi  lại,vì sợ các cụ già hụt hẫng mà câu chuyện cũng đã qua xa hàng hơn 60 năm rồi . Chắc hồi đó chú Loan được ông già quí mến,và ông già cũng muốn khoe,cũng thú vị khi nhận được một bức thư như vậy nên rủ chú Loan cùng đọc để giải hết nghĩa...không bị ooc giơ người đẹp.Cũng có thể thư tình chữ nghĩa lắt léo hơn chăng ?Mình chỉ muốn các cụ (đều đã gần 80 tuổi cả rồi ) mà sự việc với ông già mình cũng đã qua đi hơn 60 năm nhớ được là tốt lắm rồi. Hỏi đến tận cùng nhỡ các chú bực... giận... mất hứng thì tiếc bạn ạ.
 Vậy nhé,càng có nhiều chỗ cho lũ con cháu chúng mình giả thiết,giả sử....cũng hay  cháu ạ.Cô rất cám ơn cháu.
Logged
binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #397 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 12:45:21 pm »

Cháu cũng nghị cụ Sơn giỏi tiếng Pháp hoặc ít nhất là phải khá. Bởi vì có một số bài khác nói là cụ có thể phỏng vấn trực tiếp tù/hàng binh người tây. bn đang tìm lại thêm nguồn đó để làm rõ "nghi vấn lịch sử" này  Smiley

Khả năng cụ muốn thông qua việc nhờ đọc thư tình là để khoe chiến tích với chiến hữu là rất cao  Grin
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #398 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 03:54:54 pm »

Cô vừa nghĩ ra một phương án nữa là qua hơn 20 năm không dùng tiếng Pháp nên cụ sợ hiểu không hết ,vừa muốn khoe vì bà già hồi đó đẹp nổi tiếng ở Thanh hóa lại là gia đình trí thức nổi tiếng,vừa muốn cho chắc ăn nên...nhờ. Nhưng cô đọc lại Topic phần 1 trang 10 :  có đoạn ông Vương quang Tuyền đi tìm mua một quyển tiểu thuyết Bacbuyt tiếng Pháp tặng ông già ở Bắc kinh,cụ mời lên   gặp và hỏi :tại sao anh biết tôi đọc được tiếng Pháp ?
  Như vậy mình nghĩ rằng cụ không quên đâu,vừa để khoe,vừa để chính xác hơn là câu trả lời "nghi vân lịch sử"có vẻ thuyết phục. Wink
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #399 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2010, 06:36:19 pm »

 Mình cứ định đưa ảnh của buổi lễ trao học bổng lên nhưng mình không tài nào dùng được hộp ảnh của con gái,chán thật là chán.Hôm nay anh bạn Diệp Lập chủ nhiệm ban ngoại sự của  Quân khu Vân nam đến Hà nội,thông qua tùy viên QS TQ có gọi điện cho mình chuyển lời hỏi thăm của anh bạn đại tá TMT Quân khu  Vân nam.Mai đoàn vào TP Bác nên chốc nữa mình mang đặc sản rượu vang Đà lạt và cà phê 7G gửi biếu để tỏ lòng cảm ơn của anh chị em mình với sự đón tiếp của bạn.
Mong muốn nối tiếp chút gì đó cho tình hữu nghị hai nước mà ông già đã làm  rất thành công.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM