Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:54:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293755 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #350 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 10:16:47 am »

 Cám ơn bạn hungnguyen0360@ đã theo dõi,mình thì lại chưa được xem.

Mình kể chuyện chuyến đi theo ngày nhé,sau đó nhờ con gái pót ảnh sau nhé vì có tận gần 1000  kiểu phải chọn mà con cũng đang bận. Làm dần vậy.

 Ngày thứ nhất (21/10):
  Từ 5 giờ 30 sáng cả nhà đã tập trung đầy đủ tại cổng Bảo tàng Quân đội,6 giờ kém xe của cục DN BQP Việt nam đến.Tại sân bay Nội bài d/c cán bộ cục đối ngoại làm toàn bộ thủ tuc cho bọn mình. 8 giờ 30 máy bay cất cánh.Đến sân bay QT  Quảng châu vừa ra được nửa đường ống đã có một cậu cấp úy của ngoại vụ Quân khu Quảng châu đứng đón và đưa ngay đi đường làm thủ tục rất nhanh lại quay lại máy bay.Thật chu đáo.
   2 giờ 30 tới SB Bắc kinh,ngay dưới chân máy bay đã có cậu cán bộ  của ban đối ngoại BQP TQ  , trưởng tùy viên QS DSQ Việt nam và chị dâu cả Lâm Song Song đã đứng đón.
    Cả đoàn lên xe về KS Holiday Ill 4sao nhận phòng rồi thay ngay áo dài ,com lê để đến Lầu Bát nhất của Bộ quốc phòng TQ để gặp thượng tướng chủ nhiệm TCCT bộ Quốc phòng TQ.Nhưng đường Bắc kinh tắc kinh khủng hơn một giờ đồng hồ mới tới nơi mà chỉ có vài km.
    Bà Kiếm Qua,hai anh Trần Hàn Phong,Trần tiểu Việt  ,hai bà chị dâu Lâm song Song,Lý Vân Khởi, cháu Trần nguyễn Trân và vợ cháu (con anh Viêt) đã chờ sẵn ở đó.Cả nhà đoàn tụ tại lầu Bát nhất ở  Bắc kinh.
    Đại sứ quán Việt nam ở Bắc kinh có anh Quang công sứ,anh Nho trưởng tùy viên QS,anh Cam phòng tùy viên cũng đã có mặt tại Lầu bát Nhất.
    Ông thương tướng nói về tướng quân Hồng Thủy (có bài sẽ dịch sau ) và mối tình hữu nghị hai nước.Ông nói bây giờ các hoạt động cấp cao giữa hai Đảng hai nước ,hai quân đội đang ngày càng thắt chặt .Nhiều mặt hợp tác rất có hiệu quả.Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phải phát huy tinh thần Quốc tế vô sản của d/c Hồng thủy của các vị tiền bối CM trước đây để xây dựng tình hữu nghị toàn diện giữa hai nước.
    Cụ Kiếm Qua đọc bài đáp lễ  (sẽ dịch sau) với giọng sang sảng .Người già 96 tuổi đọc được gọng vậy ai cũng cảm động.Khi hết bài đọc cụ nói to : đ/c Hồng Thủy tham gia CM TQ chịu rất nhiều gian khổ nhưng ông rất dũng cảm kiên định,tôi rất kính phục ông ấy.Tôi không thể quên được tinh thần CM của ông ấy.
     Mọi người đều xúc động vỗ tay rất to,hoan nghênh cụ.Cụ tặng chủ nhiệm quyển sách "Hoàng Hà luyến Hồng Hà tình "  Thượng tướng chủ nhiệm cám ơn cụ và giơ tay chào, cụ ngồi trên ghế (cụ không đứng được) cũng giơ tay chào lại.Không biết có ai chớp được hình ảnh cảm động này không ?
    Mình thay mặt gia đình phát biểu :Cảm ơn Đảng chính phủ và Quân đội hai nước đã quan tâm cho  gia đình của tướng quân Hồng Thủy Nguyễn Sơn được đoàn tụ 3 lần ở Bắc kinh,ba lần ở Việt nam.Mình giới thiệu thành phần của đoàn đều là CCB  của KCCM:Anh Hải chị Mai Lâm đi B năm 1967tham gia đoàn văn công giải phóng. Vợ chồng mình và em Cương là học viên DHKT QS  khóa 1,2,3. Em  Hằng là đại úy viện thiết kế cơ giới BQP.Thanh Mai con chị Các công tác tại TCHC BQP Việt nam.Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng chúng tôi vẫn thấy mình có trách nhiệm với tình hữu nghị giữa hai nước noi theo gương của bố  chúng tôi
 tướng quân Hồng thủy Nguyễn Sơn.
   Sau đó chủ nhiệm tặng cho mỗi gia đình một máy ảnh KT số hãng Sony  và chụp ảnh kỷ niệm.Mình thay mặt đoàn tặng Thượng tướng một ảnh Thăng long Hà nội 1000 năm bằng đồng.
   7 giờ tối thiếu tướng chủ nhiệm ban đối ngoại BQP  Trung quốc chiêu đãi cả nhà.Rồi thiếu tướng tặng bà Kiếm Qua một bình hoa màu Hồng rất đẹp ,chúc mừng SN lần thứ 96 của cụ với ý nghĩa chúc cụ bình bình an an,thượng thượng thọ. Tặng mỗi nhà một bộ tách chén bằng sứ màu đỏ mà  thiếu tướng nói rằng họ gọi màu này là màu đỏ TQ.Mình cũng tặng  vợ chồng thiếu tướng mỗi người một bức  hình bằng đồng nhỏ hơn kỷ niệm Thăng long Hà nội Ngàn năm.

   Kết thúc ngày đầu tiên của  chuyến đi lịch sử,rất cảm động rất hoành tráng.Thật nhớ bố Sơn của chúng mình.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #351 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 12:01:54 am »


Mình kể chuyện chuyến đi theo ngày nhé,sau đó nhờ con gái pót ảnh sau nhé vì có tận gần 1000  kiểu phải chọn mà con cũng đang bận. Làm dần vậy.


     Chị Hà chọn ảnh nhanh lên nhé ! anh em nóng long muốn xem, nhất là hình bà Kiếm Qua, cảnh Di An, Tây An và Bắc kinh hôm nay !
Logged

hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #352 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 08:34:05 am »

Chọn ảnh thì nhanh thôi cái chính là mụ CCB tàn tật kỹ sư thời chưa có @ này vẫn không biết cách post ảnh cứ phải nhờ cho nên chậm.Nếu có bạn nào rỗi rãi đến giúp mình thì tuyệt rồi dạy mình luôn.Nếu bạn nào đươc nhắn tin cho mình nhé,nhắn phôn di động mình sẽ gọi lại báo địa chỉ và phôn của mình.Rất cám ơn các bạn.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #353 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 08:45:36 am »

 Mình kể tiếp nhé:
 Ngày thứ hai 22/10:
  Trong chương trình ngày này đi  Trường Thành ,  Thập Tam lăng , Di hòa viên nhưng vì mọi người đều đã đến những nơi đó rồi nên đổi thành đi SVD Tổ chim,Thiên đàn.Ở bắc kinh thời cổ có Thiên đàn,thời mới có SVD tổ chim đều to dễ sợ luôn,đi bộ mêt nghỉ.Cảnh đẹp vô cùng cái gì cũng to hoành tráng.Đặc biệt là rất sạch chứ không như cách đây  hơn chục năm xả rác lung tung ,bẩn.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #354 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 04:42:49 pm »

Mình kể tiếp ngày thứ ba (23/10) :
Sáng cả đoàn và anh Phong chị  Song Song đến thăm rừng tướng quân ở Cổng Nam số 7 công  viên Triều Dương   ,nằm trên đường vành đai 4 của Bắc kinh.Năm 2001 bọn mình cũng đã sang Bắc kinh và đến thăm rừng Tướng quân.Khi đó cây mới cao khoảng hai mét,xung  quanh là những bãi đất trống rất rộng.
 Lần này đến rừng Tướng quân,nhìn bia đã nhỏ đi nhiều.Cây cao lên khoảng 8 met và đã thành một rừng tùng.Tìm mãi mới thấy người quản lý khu rừng để mở cổng vì khu rừng được rào bằng sắt  hoa văn không tự do vào được. Cây mang tên Hồng Thủy đứng hàng thứ tư từ trên xuống,hàng  thứ 12 từ trái sang.Cây đã rất cao tán  cây mọc đều xum xuê .Xung quanh đã xây dựng nhà quản lý công viên,bãi đỗ xe cổng vào công viên rất đẹp.Bọn mình lần lượt chụp ảnh.Mình tranh thủ ra nói chuyện với người quản lý rừng cây.Anh cho biết :
 _ Rừng cây hiện là nơi sinh hoạt tìm hiểu lịch sử CM TQ của Đoàn TN cả nước.
 _ Hàng tuần được bón phân và tưới tắm cẩn thận theo chế độ qui định.
 _ Rừng cây trồng một lần hơn 500 tướng quân được phong lần đầu 1955 sau này không trồng thêm nữa.
 _Tướng quân Hồng Thủy chỉ đứng sau các vị nguyên soái và đại tướng của Trung quốc.Cũng là một sự ghi công cho một chiến sĩ quốc tế  đã đóng góp vào CM trung quốc.
  Sau đó bọn mình về KS thay quần áo lễ phục đến nhà hàng chúc Sinh nhât lần thứ 96 của bà Trần Kiếm Qua.Vì cụ cử động rất khó nên không mặc được áo dài bọn mình mang sang tặng cụ.Vì vậy chỉ ướm vào người cụ mà chỉ có anh Thế hải chụp được ảnh.
  Vào tiệc mọi người đều nâng cốc chúc mừng SN cụ.Cuối cùng  đưa bánh ga tô đến tất cả hát bài chúc mừng SN rồi cụ thổi nến cắt bánh SN.Cháu đích  tôn của cụ, cháu Trần nguyễn  Chân chia bánh cho tất cả các bác,các cô các chú xong thì một lần nữa mọi người lại cầm bánh chúc cụ sinh nhật vui vẻ .  
  Cụ nói rất to :Cám ơn tất cả các con,các cháu.
  Bọn mình về KS còn cụ về nhà bằng ô tô của sở giáo dục Bắc kinh,nơi trước đây cụ công tác.
  Buổi chiều đến một nhà hàng cổ của Bắc kinh  ở khu vực Vương phủ Tỉnh để thưởng thức món Lẩu thịt cừu nổi tiếng của phương Bắc lạnh.
  
  Hết một ngày đầy ý nghĩa và là mục đích chuyến đi.Mặc dù không hoành tráng được như mong muốn ,nhưng đầy tình cảm gia đình đầm ấm giữa  cuối Thu lạnh giá đầy gió ,mưa của Bắc kinh .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #355 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 08:03:55 pm »

Chiều tối nay cô cháu ngoại hơn một tháng tuổi ngủ ngoan ,thế là mẹ cháu giúp bà ngoại chọn ảnh để post lên QSVN.net.Con gái chỉ cho chọn hơn 100 ảnh trong gần 1000 ảnh của hai máy ảnh của mình và của chồng mình.Cũng đủ để diễn đạt chuyến đi rồi.Các bạn chờ nhé.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #356 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 08:01:49 am »

 Hình như con gái mình sau khi đẻ xong quên mất cách hay sao ấy,làm mãi chưa post được ảnh lên.Tối qua mình đã ngủ biến mất mấy giấc rồi mà nó vẫn chưa đưa vào trang cho mình.Con nó để chồng nó bế. Nhưng vẫn  chưa xong được thế có chán không cơ chứ.Sốt cả ruột.
Logged
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #357 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 08:13:31 am »

Hôm VTV1 chiếu phim tư liệu về Cụ Nguyễn Sơn mới biết mặt chị Hà.

Hôm đấy em thấy chị Cả mặc giản dị ghê! Áo thun bình thường.... Grin
Nhưng nhà đài chơi ác, cuối phim chỉ thấy chị Cả nói vài câu là hết phim! Cheesy
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #358 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 08:21:19 am »

đợi hình của bà chị mãi mà không thấy lên, buồn quá, cách đây vài hôm đài HTV của TP.HCM có chiếu phim tài liệu về lưỡng quốc tướng quân NGUYỄN SƠN, cái cảnh cuối cùng là nơi nghĩa trang Mai Dịch, có hình trên bia mộ, chị cho post hình lên đi, cách làm cũng đơn giản lắm ch5 ơi, thao tác một lần là quen thôi, không rắc rối gì đâu, chờ hình chị lên để các ae biết chị nhá
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #359 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:39:56 am »

 Để chờ ảnh mình kể chuyện tiếp vậy.Ngày thứ tư (24/10):
5 giờ 20 sáng đã bỏ toàn bộ hành lý gửi ra ngoài cửa phòng,họ có một xe ô tô chuyên chở hành  lý và làm thủ tục ở sân bay.6 giờ ăn sáng và mang theo hành lý xách tay  ra xe đi sân bay.Đến nơi lại vào phòng nghỉ vì Diên an trời mù không hạ cánh được.Vì tối hôm trước gọi về cho con gái ,cháu nói rằng tất cả các báo lớn của TQ đều đăng tin chủ nhiệm TCCT đón tiếp gia đình Trung Việt của tướng Hồng Thủy,cháu  gặp được cả nhà vì họ có đưa ảnh.Anh trai Trần hàn Phong vội mở mạng ra xem,ảnh cả nhà rất đẹp.Trưa ăn cơm hộp của hãng bay xong mình chui ra sau ghế xa pha nằm ngủ dưới thảm.Một lúc được gọi dậy về khách sạn vừa ra đến cổng thì lại quay lại làm thủ tục an ninh lên máy bay.
 Cậu sĩ quan ngoại vụ  của TQ sốt ruột vì chương trình bị nhỡ,mình động viên:Ở VN cô đi buôn bao giờ cũng tránh ba ngày trong tháng là: mùng 5,mười bốn,hai ba,các cụ đã dạy "đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn" mà hôm xuất phát lại là ngày 14 âm lịch,thôi thì chậm máy bay còn hơn bị "cắc bụp "  , nguy hiểm hơn. Hì...hì...hì...
  Xuống đến sân bay Diên an trời mưa gió lạnh nhưng cả sân bay có một mùi hương cỏ hay hoa gì đó  thơm rất dễ chịu,xung quang sân bay toàn núi đất đỏ. Lạnh buốt nhưng mình vẫn cố tận hưởng mùi thơm dễ chịu này.
   Chào hỏi lễ nghi xong với ban tham mưu quân khu Thiểm Tây ra  đón,đoàn lại lên xe đến ngay viện bảo tàng Cách mạng Diên an.Đi trước xe của bọn mình là xe ủ còi đèn nhấp nháy dẹp đường.Được giới thiệu Diên an bắt đầu khai thác than đá,dầu,khí vì vậy bắt đầu giàu có lên.Thật mừng.Trên đường đi anh Trần hàn Phong giới thiệu trước đây  dân Diên an toàn ở nhà hầm đào trong núi,bây giờ thấy đường phố nhà cao mấy chục tầng cũng mọc lên rất nhiều.
   Nhà bảo tàng xây rất to,hoành tráng. Xe vừa đỗ gần chục cô gái  mặc quân phuc đeo quân hàm đỏ chót đã xếp hàng đứng đón,cô nào cũng xinh tươi.Mà trời mưa lất phất rất rét mới tội chứ.
   Bước vào đập vào mắt là một bức phù điêu trên tường cao rất lớn thể hiện các thành phần trong xã hội tham gia CM và các dân tộc TQ,rồi quang cảnh sông núi của TQ.
   Anh Trần hàn Phong viết đề tặng viện bảo tàng quyển sách  ảnh của ông già có chữ ký của bà Trần kiếm Qua và tám chị em nhà mình.Thủ tục trao tặng xong cả đoàn đi thăm bảo tàng.
   Đến nơi có những người liên quan đến ông già anh Phong nói kỹ như :có một ông cùng học khóa 4 trường QS Hoàng Phố với ông già về Thiểm Tây lãnh đạo CM  ,bản đồ cuộc Vạn lý trường chinh anh Phong chỉ và giải thích tại sao ông già là vượt thảo nguyên núi tuyết tới ba lần.Tới hình ông Chu Đức anh  nói:lúc đó mẹ anh không có sữa,ông  Chu cho anh ăn tiêu chuẩn sữa của ông ấy.Tới hình ông Nhiệm bật Thời anh kể :Lúc này bố Hồng Thủy đã về Việt nam,mẹ  Kiếm Qua sinh anh Tiểu Việt lại không có sữa,ông Nhiệm bật Thời phê chuẩn đặc cách sữa cho anh Tiểu Việt.
  Đến phần các hình ảnh kỷ vật của những người nước ngoài tham gia CM TQ có ảnh ông già và bà Kiếm Qua ,bọn mình từng người,từng đôi, tất cả chụp ảnh kỷ niệm với bức ảnh này.
   Các trường đại học ông già từng học như :trường đại học Hồng quân,trường đại học kháng Nhật bọn mình đều dừng lại chụp ảnh.
   Đến ảnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung quốc ở Diên an đối với nhà mình cũng thật đặc biệt .Ông già là đại biểu dự thính còn bố chị Song Song là đại biểu chính thức và được bầu vào TW từ Đại hội đó.Tại bảo tàng có ghi tên bố chị Song Song là Lâm Phong. Cụ mất khi CMVH dốt cụ trong tù.Mình trêu thảo nào hai  anh chị có duyên với nhau thế.Mình nhớ năm 1973 lần đầu tiên các anh chị sang Việt nam ,cụ Lâm Phong có dặn phải đến thăm và viếng Bác Hồ giúp cụ ấy.Cả mộ ông Sơn cũng vậy.Thì ra là khi ở Diên an các cụ đã biết nhau.
   Một điều mình thấy hay là cụ Lâm bưu vẫn được nhắc đến một cách trân trọng ở các thời điểm cụ có công lao,vẫn có ảnh có nói đến công việc mà cụ làm.
   Khi kết thúc ra về lại một dãy các cô xếp hàng chào tiễn.
   Lên xe về KS mình cứ bâng khuâng thương bố mình cách đây hơn 70 năm trước một mình rách  rưới,vượtqua núi đầy tuyết phủ,đói về với trung tâm cách mạng của Đảng Cộng Sản.Hôm nay mình ngồi ô tô còn thấy rét, thấy mệt,thời đó ông đói, đi bộ trên tuyết lạnh giá,nhẩm chuyện Kiều để không quên tiếng mẹ đẻ.Mình nghĩ chắc chắn mục đích của ông là học được cách làm CM vì CM Việt nam như lời Bác Hồ dặn.
Cảm động nhớ bố nước mắt rơm rớm.

   Ăn cơm xong mình không cả rửa mặt cởi dày tháo tất đắp chăn ngủ một mach đến sáng.Kết thúc một ngày quá nhiều điều làm mình xúc động.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM