Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:18:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 294126 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
kimlien
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #330 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 10:57:11 am »

                                          MỐI TÌNH CỦA MỘT VỊ TƯỚNG.

            Trở về nước, Võ Nguyên Bác, Hồng Thủy đổi tên thành Nguyễn Sơn, đảm nhận tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 4 và lao vào cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam.....
Đây là lý do tại sao @hatuyenha mang họ Nguyễn !  Grin
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #331 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 12:38:58 pm »

Tôi nghĩ rằng Nguyễn Sơn chỉ là bí danh cũng như Hồ Chí Minh là bí danh của Nguyễn Sinh Cung, Trường Chinh là bí danh của Đặng Xuân Khu, Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành)...
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #332 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 03:07:58 pm »

Bạn linhthongtinG@ nói đúng,Nguyễn Sơn là tên hoạt động của ông già khi trở về Việt nam năm 1945,ông lấy tên là Nguyễn Sơn vì ông rất yêu quí và kính phục người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ Quang Trung.Nên ông lấy nhóm tên Nguyễn Tây Sơn,bỏ chữ Tây đi thành tên của ông như mình đã có lần viết trên phần 1 của topic.Còn tên thật của ông già là Vũ nguyên Bác.
Bọn mình thực chất là họ Vũ,tại sao lại lấy họ Nguyễn cũng là một câu chuyện mà hôm nay mình muốn kể cho các bạn nghe:
  Năm 1956,vào tháng 10 ngày 21 ông già mất.Bọn mình năm chị em lít nhít đều có tên nhưng không có họ.
một phần vì vừa ở Trung quốc về,một phần  vì tang gia bối rối chưa ai kịp nghĩ đến việc khai sinh cho bọn mình.Sau đó bọn mình được bố trí học trong thành,trường của con em bộ đội trong thành.Mình nhớ cô Yến vợ bác Nguyễn thanh Bình dạy mình hồi lớp một,còn lớp vỡ lòng thì không nhớ nữa.Đến năm lớp 2 ra ngoài trường Yên Thành học (Bây giờ là trường Việt nam Cu ba ) Lúc này bắt đầu cần giấy khai sinh.Mẹ góa và 5 đứa con côi đang ở số nhà 67 phố Lý Nam Đế.Cả năm đứa lúc đó đều chẳng ai quan tâm đến họ,nhưng bắt đầu cần rồi,mẹ mình bèn đi làm khai sinh cho cả năm chị em cùng một lúc.
  Lấy họ gì đây ? mẹ chỉ mới hơn 30 tuổi mà có tận năm con.
  Mẹ mình quyết định lấy cho tất cả các con họ Nguyễn với lý do  đơn giản con ông Nguyễn Sơn không lấy họ Nguyễn thì lấy họ gì ? Chẳng cần tham khảo ý kiến ai bà khai cho các con:
   Họ tên bố : Nguyễn Sơn
   Họ tên mẹ : Lê Hằng Huân
 Và năm đứa : Nguyễn Mai Lâm,Nguyễn Thanh Hà,Nguyễn Cương,Nguyễn Việt Hồng, Nguyễn Việt Hằng.
 Vì vậy 8 chị em nhà mình đều là con bố Nguyễn Sơn nhưng mang ba họ :
  Chị cả :  Vũ Thanh Các
  Hai anh bên Trung quốc :Trần hàn Phong,Trần tiểu Việt (Mang họ Trần của bà Trần Kiếm Qua).
  Còn năm đứa bọn mình họ Nguyễn.
 Nhưng chuyện này mãi tới năm 2009 bọn mình cũng mới biết,khi năm chị em muốn xin chứng nhận cả năm đứa đều là con bà Huân (vì chị Mai Lâm con bà Ba  Đổi ) ,các kiểu chứng nhận đều không ai chứng nhận cho đến khi tìm được một cái giấy khai sinh của em Hồng thì ùa về cả năm cái  khai sinh của cả năm chị em trong sổ cái của quận Hoàn Kiếm. 5 số đăng ký liền nhau.
  Vậy đó ,cả năm chị em đều gắn chặt với cái họ Nguyễn của bố Nguyễn Sơn.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #333 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 04:03:16 pm »

.

       Hỏi nhỏ chị Hà nhe ! Chị có nói được tiếng Hoa không ?
Logged

hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #334 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 06:57:13 pm »

Bạn Tich tuong nhu le@ thân mến,bạn hỏi mình trả lời chứ chuyện này mình đã kể từ lâu rồi.
Từ hồi mới có hơn một tuổi đã theo ông bà già sang Trung quốc rồi,bắt đầu học nói là xung quanh toàn người Trung quốc,may ông già có qui định trong nhà phải nói tiếng Việt,thằng em mình có lần chạy từ ngoài về mách mẹ bằng tiếng Trung bị ông già đá cho một phát bắn ra sân vài mét. Năm 1956 về Hà nội lúc đó đã 7 tuổi biết nói tiếng Việt nhưng ngố lắm.Lúc đó bọn mình gọi bác Lê Hằng Phương là bác Phan(tên của bác trai _cụ Vũ ngọc Phan ),khi bác trai đến chơi mình chạy vào báo cho mẹ biết mà không biết làm thế nào để diễn tả đành nói :Mẹ ơi chồng của bác Phan đến.Hì...hì...hì...hôm nay bạn hỏi mới sực nhớ ra. Sau đó vài tháng quên sạch.
 Đến năm 1992 bắt đầu nghỉ hưu,đang nghèo lại  còn trẻ mới hơn 40 tuổi  thế là xác định ngay việc vượt biên tìm đường cứu nhà.Bắt đầu đi qua biên giới Việt Trung bằng đường Lũng Lịu Cổng trắng,đường Tân thanh...bắt mối làm ăn. Đoàn đầu tiên mình đưa sang Trung quốc là nhà máy dệt 19 tháng 5 của Hà nội.Đi mà không có hộ chiếu,đoàn mười mấy người mà có một anh phiên dịch,thế là mình vận nội công phiên dịch bập bẹ.Nhưng có một chuyện rất quan trọng xảy ra là đoàn đến nhà máy dệt lúc đó ở thành phố Nhạc Dương tỉnh Hồ Nam (quê hương Mao trạch Đông) bị công an TQ phát hiện là không có hộ chiếu,tất cả đều sợ kể cả hội TQ.Thế là mình đương đầu,bằng  tiếng TQ bập bẹ mình cố nói cho họ hiểu mình là con ông già,đưa đoàn sang mua máy dệt để phát triển kinh tế của cả TQ và của Việt nam. Mình cũng chẳng hiểu  hội nhà máy TQ có cho tiền không nhưng thoát và mua được máy và phụ kiện máy dệt.Sau trận đó mình xem đài Phượng Hoàng của Hồng kông qua anten vệ tinh để học tiếng.Mà chắc do từ bé tiếng Trung ngấm vào máu mà mình thành một phiên dich tiếng Hoa mù chữ.Còn ở công ti mình có bác đại tá Phạm danh Truyền (trước là thủ trưởng của mình ) giỏi đến bốn ngoại ngữ :Trung,Anh,Pháp Nga làm phiên dịch văn bản cho mình.
Cứ thế gần 20 năm nay mình vẫn mù chữ nhưng kiếm cơm bằng việc dịch ,tuy  nhiên lúc nào cũng phải có hội tiếng Anh của hai bên làm văn bản.Mình đã tư vấn và dịch từ HD nhỏ đến các HD vài chục triệu USD cho BQP.
Mà vẫn giữ được tình yêu với lính bạn ạ.Đồng tiền với mình vẫn chỉ là phương tiện thôi,không mua được giá trị của linh hồn mình. Mình đã đưa khoảng gần 50 đoàn cán  bộ các cấp đi sang Trung quốc,sau này rất nhiều người thành các tướng lĩnh và thứ trưởng các bộ.Có cả BQP và BCA.Khoe với bạn một chút vì biết bạn cũng là nhà khoa học xịn của nền KH nước nhà,mình rất trân trọng các bạn.Đừng cười mình nhé.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2010, 07:31:45 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #335 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 09:28:01 am »

Chào chị Hà.
Em vẫn xem đều bài của chị, thấy chị nhớ và viết đựoc nhiều chuyện như nước trong  nguồn vậy.

Chị Hà ơi,
Hôm xem diễu binh 10/10 trên TV, thấy nói là làm to nhất từ trước đến nay, nhưng xem ra không hay bằng cái phim "Ngày vui lịch sử" mà chị đã tham dự hồi 1973. Không thấy cái oai nghiêm dõng dạc của tiếng hô, không thấy tiếng bước chân rầm rập. Mà cái kiểu đi nghiêm không vung tay của 1973 thấy "oách " hơn cái kiểu đi nghiêm mà lại vung tay như lần này, trông nó "oải" thế nào ấy.
Mạn phép xen vào topic của chị vài dòng lạc đề.

Kính chúc chị luôn luôn khỏe và vui vẻ
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #336 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 10:05:59 am »

 Cám ơn bạn Trinhsat@ đã quan tâm,tất cả các bài mình viết là chuyện thật của đời mình,nhưng bây giờ một lúc không thể nhớ được,phải có ai đó,hay sự việc gì đó gọi mở thế là ký ức ào ào ùa về với mình ,như bị thôi miên các hình ảnh liên tục trở về trong đầu,thế là cứ  gõ lên không ngừng được.
  Cám ơn tình cảm của bạn với lễ duyệt binh 1973  mà bọn mình tham gia.Lúc đó chắc mọi người dành cho lễ duyệt binh nhiều tình cảm yêu mến vì qua nhiều năm chiến tranh quá rồi.
  Bọn mình rất trẻ,đi bằng nhiệt huyết đại diện cho bao người lính vẫn đang ở chiến trường,mặc xấu hơn,dày da cũng không đẹp bằng...nhưng khi mình hô :đi nghiêm,nhìn bên phải chào! thì khi đánh mặt sang bên lễ đài,hai bên đứng hết cả lên,vì mọi người mặc áo trắng  nên nhìn rõ,cảm động lắm . Bây giờ nhắc lại  vẫn còn nguyên cái cảm giác gai hết cả người cảm động.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #337 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 05:29:34 pm »

Các bạn biết không  chú Hàn Thủ Văn,bí thư của ông già mình khi ông già còn công tác ở bộ Tổng Tham mưu Trung quốc vừa gọi điện cho mình.Năm nay chú đã gần 90 tuổi,về hưu với quân hàm Tướng thì phải,nhưng bất cứ lúc nào,chú vẫn luôn quan tâm đến bọn mình như khi chú vẫn còn làm bí thư cho ông già. Thật cảm động khi nghe giọng chú trong điện thoại,chú nói chuyển nhà nên chú không tìm được mình,phải vòng vo qua mấy bà bạn ở Nam Ninh và Bắc kinh của mình chú mới có số của mình.
 Chú mong con trai chú làm được cái gì đó với mình,các bạn có tưởng tượng được mình xúc động tới mức nào không khi mọi người vẫn cố gắng tìm mình mặc dù mình đã tàn tật,mặc dù mất liên lạc...
  Mình báo cho chú biết ngày 21/10 này bọn mình sẽ sang Bắc kinh,mong được gặp cô chú vào những ngày đó. Chú mừng rối rít,chú mong gặp được cả mấy chị em mình.Còn mình như được gặp lại hình ảnh ,những câu chuyện về bố Sơn của bọn mình qua chú...nước mắt cứ tự nhiên chảy ra...Mặc dù ông già ra đi đã  gần 55 năm tròn ,gần 55 năm bọn mình thiếu vắng bố Sơn của bọn mình.Mấy chị em từ lúc đứa lớn chưa đầy 10 tuổi...đến nay đứa út đã là một bà già gần 60 tuổi.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #338 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 09:44:14 am »

Lại một cú điện thoại của phó giám đốc công ti nghe nhìn đài truyền hình Hà nội gọi cho mình và thông báo hai việc :
  1/ Đài THHN đang làm một tập phim về ông già trong bộ Ký  sự Thăng Long Hà nội ngàn năm dựa vào 4 tập phim về Lưỡng quốc tướng quân  Nguyễn Sơn sẽ chiếu vào tháng 11  năm 2010.
  2/ Cần cháu con gái mình đến làm việc với đài vào tháng 11 (mình đoán chắc cũng về bộ phim của ông ngoại cháu.)
Mình vừa muốn thông báo cho các bạn vừa muốn ghi lại những sự việc có liên quan đến ông già vì chắc một thời gian nữa khéo quên mất  và lại trở thành lịch sử rồi.Hì...hì...hì.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #339 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2010, 09:33:06 am »

Hôm nay là ngày giỗ đầu anh Nguyễn minh Quang chồng chị cả Vũ thanh Các của mình.
Anh Quang vào những năm 1947 khi ông già làm tư  lệnh Quân khu IV thì anh là trưởng ban tình báo của quân khu.Khi vào cưa cẩm bà chị mình,ông anh có "thành tích" trèo tường vào vì xung quanh có bộ đội gác.
Chị mình thường kể :Hôm vào xin ông già cho cưới con gái cụ,ông anh cũng trèo tường vào.Nhưng ông anh lúc đó tuy trẻ nhưng cũng đã trót...với một cán bộ PN khác nên ông già giận nhưng ông già thấy con gái đồng ý nên đành chấp nhận.Đám cưới cô con gái đầu cụ rất thương nhưng vì giận nên cụ nhờ em trai cụ làm chủ hôn.Nhưng ở nhà cụ làm một bữa cơm thịnh soạn  đón mừng con gái và con rể  .Nhưng ông anh rể và bà chị gái đoảng vị,cưới xong còn đi chơi mãi tối muộn mới về,khi về anh  Quang lại còn quen mồm gọi bố vợ bằng anh như khi bàn công việc. Thế là bị ông già đang đợi sốt ruột,lại bị ông con rể gọi bằng anh đang định cho một trận thì nhìn thấy con gái đang  sợ run người sắp khóc ,cơn giận bỗng nhiên tiêu tan,chị Các lại thấy bố bình tâm lại và lại nói cười với chị Các và cảnh cáo nhẹ nhàng anh con rể.
Khi còn sống mỗi lần giận anh Quang cái gì đó chị lại nhắc với bọn mình chuyện này và tấm tắc ca ngợi  tình yêu con của người bố nghiêm khắc_ Bố Nguyễn Sơn kính yêu của bọn mình.
Nay cả hai anh chị đã về với bố,lại được bố trực tiếp yêu thương.Thật sướng. 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM