Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:02:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293720 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #320 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 07:11:03 am »

  Xin cám ơn lời giải thích của TL.Vừa qua trong trang mới có thêm bạn Mr Ngân@ viết về những ký ức thời KCCP của cụ nhà. Chứ trước đấy chỉ có mình sưu tầm chuyện của cụ mình cách nay đã hơn 60 năm và hơn nữa.Mình cứ tự động viên cho sự cô đơn của mình là "Máu và Hoa"  của thời xa hơn nữa không đồng điệu với thời của đại đa số  các hồi ức trong trang.
   Dạo này mình chưa thu thập được thêm cái gì mới về cụ nên mình có đưa một số chuyện về hậu thế của cụ,cũng với ý để mọi người đừng đồn đại sai lệch về cụ.Nhiều Việt kiều ở Mỹ và Pháp ,Úc..cũng hay quan tâm đấy.Mong các bạn trong trang thông cảm.Mình thì tàn tật rồi,đi lại khó khăn,các cụ biết về ông già cũng đã quá già nên công việc rất nhiệt huyết nhưng không dễ dàng gì.
   
   Hôm nay DSQ TQ mời chị em mình đến dự tiệc mừng Quốc khánh  nước công hòa nhân dân Trung Hoa 1-10 . Hàng năm vào ngày thành lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước 20-1,ngày 1-8 thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung quốc,và ngày Quốc khánh này DSQ đều mời mấy chị em mình đến dự lễ kỷ niệm.Nhớ anh Minh Quang (anh rể cả của mình )có dặn :cô phải mặc Quốc phục đấy nhé.Thế là từ nhiều năm nay mình may sẵn các áo dài để diện Quốc phục vào buổi tiệc.
  Những ngày này mình rất nhớ bố Sơn của mình,ông già đã rất gian khổ cả về tinh thần và thể xác nhưng vẫn kiên cường để hôm nay bọn mình được hưởng niềm vinh dự này.
  Và từ năm nay mình nhớ thêm anh chị mình vì cả hai đã thành người thiên cổ.Anh chị nhắc mình nhớ mặc Quốc phục trong buổi lễ.
  Ngày mai sẽ kể kỹ cho các bạn nghe.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #321 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 11:50:05 am »

Các chị thì diện quốc phục (áo dài), còn các anh thì diện quốc phục kiểu gì hay là cũng áo dài, khăn xếp giống như hôm giỗ tổ Hùng vương.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #322 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 02:48:02 pm »

Dàn ông thì com lê thôi,chủ yếu là chị em thôi mà.
Logged
dulich
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #323 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 12:02:37 am »

MỪNG SINH NHẬT LƯỠNG QUỐC TƯỚNG QUÂN NGUYỄN SƠN !
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #324 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 08:29:53 am »

 Cám ơn Dulich@ đã nhớ sinh nhật cụ.Thế là cụ đã 102 tuổi mà tại dương thế có tròn 48 năm.Mà 48 năm trải dài khắp đất nước Việt nam anh hùng và đất nước Trung hoa vĩ đại.Càng ngày mình càng thấy tự hào về cụ hơn và rất vinh dự được làm con gái cụ.
 Xin chân thành cám ơn trang QSVN.net và tất cả các thành viên.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #325 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 12:04:25 pm »

 Vừa rồi các cụ người cao tuổi trong khu phố tìm mọi cách" lừa " mình vào hội người cao tuổi và bắt mình vào luôn ban chấp hành chi hội.Cũng rất trịnh trọng, bí thư chi bộ và phó chủ tịch hội người cao tuổi gặp gỡ động viên giao nhiệm vụ.Mình ngại quá từ chối không được.Đảng giao nhiệm vụ mà Đảng viên không nhận sao ???Hì ...hì...hì...Thế là phải nhận mà chân cứ bước thấp bước cao,cà tót cà tọt đi làm "nhiệm vụ" may mà cái mồm còn nói được nên cũng được lòng các cụ.

Nhưng chuyện đấy chỉ là dẫn chuyện thôi còn chính là vào một nhà bà cụ khoảng gần 90 tuổi CCB chân đi cà tễnh thấy ảnh  bộ đội  treo đầy nhà mình mới mạnh dạn hỏi :Cụ ơi con cụ là bộ đội ở đâu đấy ạ ? Cụ nói: tôi đấy. Mình lại hỏi :dạ thế cụ ngày xưa lính ở đâu ạ ? Cụ trả lời :Tôi là bộ đội khu 4 ở Nghệ an thời ông Tướng Nguyễn Sơn.
Mình sung sướng khoe luôn :Dạ cháu là con gái bố Sơn đây ạ.Cụ cũng sững sờ :Tướng Nguyễn Sơn á Huh??  Vâng ạ .
Nhưng hỏi ra mới biết cụ về từ năm 1954 nên  chả có chế độ gì,nhưng tinh thần cụ vẫn rất cao,cho hội người cao tuổi vay luôn 1 triệu để gửi tiết kiệm không lấy lãi.Mình cứ cảm phục người lính chống Pháp năm xưa ấy.Đúng là bộ đội cụ Hồ.
Logged
kimlien
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #326 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 04:31:22 pm »

                                           MỐI TÌNH CỦA MỘT VỊ TƯỚNG.

        Họ quen nhau vào những ngày cả đất nước Trung Hoa nhất tề đứng lên kháng chiến chống quân phát xít Nhật, tháng 9 năm 1937, sau sự kiện gây hấn Lư Câu Kiều. Cô giáo tiểu học Trần Ngọc Anh vừa thất nghiệp trở về làng ở trấn Đông Trị, huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung quốc làm lụng đỡ đần cha mẹ đã gặp người cán bộ dân vận của Tổng lộ Bát lộ quân cử đến đây phát động quần chúng thành lập mặt trận đoàn kết toàn dân kháng Nhật. Anh có đôi mắt to, đen nhánh, lông mày rậm, thân hình chắc nịch và giọng nói âm vang, thu hút người nghe mỗi lần diễn thuyết,kêu gọi. Người cán bộ Bát lộ quân ấy mang một cái tên kỳ lạ : Hồng Thủy – nghĩa là “dòng lũ” nhanh chóng trở thành cấp chỉ huy của Trần Ngọc Anh, lúc này là Chủ tịch Hội phụ nữ kháng Nhật. Một hôm Ngọc Anh hỏi Hồng Thủy quê anh ở đâu? Hồng Thủy trả lời chân tình tự nhiên: “ Hà Nội – Việt Nam”. Ngọc Anh ngạc nghiên nhảy thót lên ghế và kêu to: “Sao? Anh là người nước ngoài?”
Vâng, Hồng Thủy tên thật là Võ Nguyên Bác, hay còn gọi là Võ Hồng Tú, sinh năm 1906 tại Hà Nội và đã một thời cùng ở Pháp với Hồ Chí Minh. Năm 1924, Tôn Trung Sơn sáng lập nên Trường quân sự Hoàng Phố và mời chuyên gia Liên Xô là Borodin làm cố vấn cho trường. Lúc ấy Hồ Chí Minh là thư ký của Borodin, lại rất quen thân với Tôn Trung Sơn nên đã đề nghị: “ Nhờ lò Hoàng Phố luyện cho Việt Nam vài hạt giống lửa” và thế là Hồng Thủy cùng 20 thanh niên Việt Nam nữa trở thành nhóm học viên thứ tư ở trường Quân sự này. Sau khởi nghĩa Quảng Châu, Hồ Chí Minh cử Hồng Thủy lưu lại Trung Quốc để học tập tích lũy kinh nghiệm cách mạng. Hồng Thủy đã tham gia 5 cuộc chiến đấu chống” vây tiễu” của quân đội Quốc dân đảng tấn công Hồng quân Trung quốc và cùng vượt qua 2 vạn 5 ngàn dặm Trường chinh  nổi tiếng từ Hoa Nam lên Hoa Bắc. Sau sự biến ngày ngày 7 tháng 7 năm 1937, Hồng Thủy là cán bộ dân vận của Tổng Bát lộ quân…và giờ đây đang ở Sơn Tây.
      “ Nhưng tại sao anh lại đặt tên là Hồng Thủy, nghe kỳ vậy?” Ngọc Anh thỏ thẻ hỏi.” Đó là hồi chống vây tiễu, cứ cách vài ngày lại một trận chiến đấu nảy lửa; ngoài ra, quân Quốc dân đảng còn dán truyền đơn rêu rao khắp nơi, rằng cộng sản là cộng vợ, cộng của,rằng một lũ như hồng thủy, mãnh thú. Anh tức quá, hét lên, bọn chúng đã lăng nhục ta như vậy thì tôi sẽ đổi tên Võ Nguyên Bác thành Hồng Thủy, thành dòng lũ cuốn phăng chúng luôn, người bạn Việt Nam khác cũng cải danh thành Mãnh Thú, nhưng vài ngày sau thì hy sinh trong một trận chiến đấu ác liệt với quân Tưởng”.
           Mùa xuân năm 1938, Hồng Thủy và Ngọc Anh nên nghĩa vợ chồng, đám cưới được tổ chức theo đời sống mới, thắm thiết tình quân dân. Tin loan rất nhanh vì có lẽ đây là cuộc hôn nhân đầu tiên trong hàng ngũ Bát lộ quân thời bấy giờ. Các lão tướng Hồng quân gật gù khen Hồng Thủy dân vận giỏi. Tin Hồng Thủy lấy vợ truyền về Diên An, Mao Chủ tịch và Chu Tổng tư lệnh ( Chu Đức) đều khẳng khái mà rằng, thật là tấm lòng quân nhân, đường cách mạng thật dài, đám trẻ nhỏ ngày nào đi lính mới cao bằng cây súng, thế rồi chống vây tiễu, vạn lý trường chinh kháng chiến chống Nhật , trận mạc liên hồi, chẳng mấy chốc đã lớn tuổi phải lập gia đình, nhu cầu hôn nhân của binh sĩ ngày một bức thiết nhưng ở với dân, bộ đội không được “tranh” cô dâu của làng xóm, còn trong quân ngũ thì 18 nam mới có 1 nữ. Khi thảo luận vấn đế này, Tổng bộ Bát lộ quân đưa ra công thức “28 – 7 – Đoàn”, nghĩa là ai 28 tuổi, 7 năm tuổi quân và cán bộ cấp Trung đoàn mới đủ điều kiện kết hôn. Quy định nghiêm ngặt như vậy, nhưng số lượng chiến sĩ nữ vẫn hạn chế, cho nên ngoài chiến đấu ra, đi tới đâu Bát lộ quân còn có nhiệm vụ tuyên truyềnđể thiếu nữ hăng hái tòng quân hoặc làm cán bộ thoát ly. Nhắc đến chuyện đó ai cũng cảm ơn Hồng Thủy đã xung phong đi đầu, năm ấy anh đã 32 tuổi, thừa “ tiêu chuẩn” lấy vợ và theo yêu cầu của Hồng Thủy, Ngọc Anh vui vẻ đổi tên thành Trần Kiếm Qua nghe rất nam nhi.
         Sau khi chiến khu địch hậu kháng Nhật- Tấn Sát Kỳ – thành lập, Hồng Thủy đảm nhận chức xã trưởng kiêm tổng biên tập tờ “Kháng địch báo” rồi làm giáo viên Phân hiệu 2 Đại học kháng chiến. Trần Kiếm Qua cũng được phân công công tác ở trường với nhiệm vụ chỉ đạo đội nữ sinh. Trung tuần tháng 8 năm 1941, quân Nhật tập trung 13 vạn binh lực, chia thành 13 lộ tấn công khu giải phóng Tấn Sát Kỳ. Lúc bấy giờ phân hiệu 2 đóng quân ở huyện Linh Thọ, cấp trên chỉ thị cho Hồng Thủy chỉ huy thầy trò phá vòng vây sơ tán về hướng huyện Hành Đường. Trần Kiếm Qua đang mang thai 8 tháng, nhưng cô cương quyết cùng một nữ y tá cải trang ở laị và yêu cầu Hồng Thuy dẫn binh phá vây. Tháng 10 năm đó, Hồng Thủy gặp được vợ và con, một đứa con sinh ra trong bão lửa, nhưng vì quá gian khổ nên Trần Kiếm Qua lâm bệnh còn cháu nhỏ sớm yểu vong. Hồng Thủy căm hờn thề sống mái với quân thù.
        Mùa hè năm 1943, Hồng Thủy và Trần Kiếm Qua đều được bố trí vào học Trường Đảng trung ương ở Diên An. Hai vợ chồng sống trong căn nhà hầm rộng 6 mét vuông và đứa con thứ hai của họ đã cất tiếng khóc chào đời, cháu mang tên Tiểu Phong – để kỷ niệm một thời Diên An phát động phong trào “ phòng y túc thực” ( no cơm ấm áo). Hai năm sau đó là những ngày hạnh phúc ngọt ngào nhất của Trần Kiếm Qua. Cô được sống trong một gia đình đầm ấm với chồng con. Tháng 8 năm 1945, cách mạng Việt Nam phát triển lên cao trào, sau khi thương lượng với Mao Chủ tịch, Hồ Chủ tịch quyết định điều các cán bộ Việt Nam trở về nước. Hồng Thủy chia tay với vợ con lên đường đi Trùng Khánh, rồi Côn Minh để cuối cùng đến căn cứ địa Việt Bắc. Lúc ấy Trần Kiếm Qua mang thai cháu thứ ba, họ dặn với nhau, dù gái hay trai, sau này đều đặt tên là Tiểu Việt và hẹn ngày chiến thắng sẽ lại gặp nhau.
    Trở về nước, Võ Nguyên Bác, Hồng Thủy đổi tên thành Nguyễn Sơn, đảm nhận tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 4 và lao vào cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam. Nhưng rồi ông được tin Hồ Tôn Nam tấn công vào Diên An, Hồng đô thất thủ, vợ con ông đều hy sinh. Nguyễn Sơn buồn vô hạn, một thời gian sau ông lấy vợ lần thứ hai tên là Lê Hằng Huân. Họ có với nhau 2 mặt con. Kỳ thực Trần Kiếm Qua vẫn sống và nuôi con thờ chồng. Năm 1949 bà là Viện trưởng Viện hài nhi “ 1.6” của Bắc Kinh và sau đó là Phó cục trưởng Cục giáo dục Bắc Kinh. Sau 5 năm xa cách, Trần Kiếm Qua gặp lại Hồng Thủy tại Trung Nam Hải, và nay ông đã có hai gia đình. Bà cương quyết yêu cầu Hồng Thủy đưa vợ con từ Việt Nam sang sống chung với ông, còn mình không lấy ai nữa, ở vậy nuôi hai con Phong,Việt.
        Hồng Thủy lại sang Trung Quốc, thoạt đầu ông tham dự Học viện Quân sự Nam Kinh, sau đó được phân công làm xã trưởng tờ “ Huấn luyện chiến đấu” thuộc Quân ủy trung ương và năm 1955 được phong hàm thiếu tướng, vị tướng duy nhất của Trung Quốc là ngoại tịch. Bà Lê Hằng Huân sinh thêm 2 cháu ở Bắc Kinh. Hồng Thủy ngập đầu trong đống bài vở của tờ báo và mùa hè năm 1956 thì ho ra máu, qua chẩn đoán mới biết là ung thư phổi hậu kỳ, không sống được bao lâu nữa, bèn xin trở về Việt Nam. Lễ tiễn Hồng Thủy được tổ chức trong thể tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, có mặt đầy đủ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Bành Đức Hoài, Diệp Kiếm Anh v.v… Hồng Thủy bắt tay các chiến hữu từng một thời vào sinh ra tử, cùng chiến hào chống “ vây tiễu” cùng vượt  2 vạn 5 ngàn dặm Trường chinh…rồi lên đường trở về quê cha đất tổ. Ông qua đời ngày 21 tháng 10 năm 1956, hưởng thọ 50 tuổi.
     Về phần mình, bà Trần Kiếm Qua  cứ nói dối với hai con Phong, Việt là cha của chúng đang tham gia kháng Mỹ viện Triều, ngày Hồng Thủy về Việt Nam bà cũng không đi tiễn, sợ ông mang tiếng là có hai vợ, nhưng tháng 1 năm 1974 bà bỗng nhiên căn dặn Phong, Việt: “ Cha các con đã qua đời 18 năm rồi, lớn lên các con phải về bên ấy tảo mộ thắp hương cho cha, gặp mẹ Lê và các em, nhớ phải thưa mẹ và không được làm điều gì thất lễ….”. Còn mẹ Lê, góa chồng khi mới 30 tuổi, không đi bước nữa , ở vậy nuôi 4 con nhỏ. Ngày gặp Phong, Việt, bà cảm động nói: “ Trước khi nhắm mắt, cha các con mong sẽ có ngày 6 đứa con của chúng ta bên Việt, bên Trung được quây quần với nhau, hôm nay ngày đó đã tới!.. ”. Năm 1992, các con của Nguyễn Sơn – Hồng Thủy lại có dịp viết thư cho nhau, nữ trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Thanh Hà gửi thư cho anh Trần Trại Phong (Tiểu Phong) – Phó cục trưởng Văn phòng Quốc hội Trung Quốc kể rằng: “ Mẹ Lê của chúng ta mất ngày 18 tháng 4 năm 1991, thọ 65 tuổi, câu nói cuối cùng của mẹ dặn lại chúng em là : mẹ Trần Trung Quốc của các con là người đàn bà tốt nhất, tốt nhất trên thế gian này…”
     Xin khép lại câu chuyện tình của Tướng quân Võ Nguyên Bác – Hồng Thủy – Nguyễn Sơn một con người xông pha nơi trận mạc trên các chiến trường Việt, Trung và rất mực thương yêu vợ con bên đó, bên này.


                                                Trích từ “ Tác gia văn trích” của Trung Quốc kỳ 165.
                                                Người dịch : Thái Nguyễn Bạch Liên
                                                (Đăng trên Kiến thức ngày nay số 271 ngày 10/2/1998)
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2010, 08:57:47 pm gửi bởi kimlien » Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #327 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 06:57:19 pm »

Sáng nay xem diễu binh. Binh chủng thông tin toàn là nữ trông hoành tráng quá, lúc đó em định gọi điện cho chị cả nhưng lại sợ bác đang bận nên lại thôi Grin
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #328 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 07:15:44 pm »

Mình xin cám ơn bạn Kim Liên@ đã sưu tầm một bài viết của một người Trung quốc về ông già và gia đình Trung Việt của ông già.
 Từ tuần sau sau mấy chị em nhà mình bắt đầu chuẩn bị  việc cả nhà sang chúc thọ bà Trần kiếm Qua năm nay tròn 96 tuổi. Bọn mình dự định biếu cụ một bộ áo dài gấm của  Việt nam mà cả cuộc đời làm dâu của cụ chưa một lần được mặc theo truyền thống của dân tộc  Việt nam.Sau đó bọn mình sẽ được đến thăm Diên an _ căn cứ Cách mạng của Cách mạng Trung quốc mà cụ mình đã nhiều năm làm việc ở  đó.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #329 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 10:46:45 am »

Chị hatuyenha ơi, ông già của chị họ Vũ (hoặc Võ) nhưng sao chị lại mang họ Nguyễn?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM