Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:15:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293713 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #270 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 03:43:27 pm »

 Mình xin tiếp :" Mối tình của bà Hằng Huân với Tướng Nguyễn Sơn ":

   Kịch bản lần hai là bác Đào chinh Nam và ông  Tú Chí đích thân đến ngỏ ý riêng với cụ Lê Dư,vấn đề này được cụ nửa mừng nửa lo ,vì đột ngột quá xin được đợi hỏi ý kiến cháu Huân đã.Hai ngày sau cụ đến trả lời rằng : cháu nói tuy không được tiếp  kiến Tư lệnh nhưng những gì con cần ở con người này thì các văn nghệ sĩ đã nói hết ở nhà ta rồi.Con còn được chứng kiến con người ấy ở cửa hàng chị Thái  Hà.Thật khác với lời đồn đại.Dáng vẻ có uy nghi thật nhưng tác phong thanh thoát dễ gần,biểu hiện là con người có văn hóa.Ông nói tiếng Pháp còn lõm bõm với anh thanh niên đeo kính trắng đến buồn cười.Nhưng bố ạ,việc lương duyên đâu có vậy,còn phải tiếp xúc để thẩm định tình cảm chân thật của nhau xem có hợp không rồi mới quyết định chứ ạ !
  Lại một kịch bản thứ ba mà bác Đào chinh Nam phải gián tiếp bố trí giữa hai người ở ngay nhà cụ Lê Dư.
  Bữa ấy tâm đầu ý hợp thế nào mà Tư lệnh bằng lòng ăn cơm với gia đình,có cả phó  Tư lệnh Đào chinh Nam,ông Tú Chí và cô Hằng Huân cũng dự.Người ta đã khéo sắp đặt  Tư lệnh ngồi cạnh cô Hằng Huân,cụ Lê Dư ngồi đối diện.Họ đã mạnh dạn gắp thức ăn mời nhau,không chút e thẹn.

 (còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #271 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2010, 08:59:07 am »

Mình xin tiếp " Mối tình của bà Hằng Huân với tướng Nguyễn Sơn " :

    Được một tuần,sau bữa cơm ở gia đình ấy,có một cậu bé đến thẳng văn phòng tư lệnh đưa một phong thư cho tôi ngoài đề bằng tiếng Pháp :
    À future homme Nguyễn Sơn (  Hỡi người yêu dấu Nguyễn Sơn )
Lúc này Tư lệnh đang xuống làm việc với Trung đoàn chủ lực đóng ở Làng Long Linh bên hữu ngạn sông Chu.Lúc ông về tôi đưa bức thư,thấy có chữ Pháp đề ngoài phong bì,ông giữ tôi lại,mở ra ,ngó nghiêng trong nhà đóng quân vắng,khẽ nói tôi dịch hộ.Thư viết khá dài,nói rõ buổi chứng kiến việc nói tiếng Pháp
của Tư lệnh ở quán cà phê Thái Hà nên cô viết bằng tiếng Pháp trả lời với lời lẽ khiêm tốn và cho rằng cơ duyên là do trời định không cưỡng được.Giờ đây tôi chỉ còn nhớ hai đoạn thư tình khá lâm li:
    À mon future homme Je n'ai pas d' objet,
    Ni de bijoux pre'cieux à t' ofrir,
    Jc n'ai qu'une touffe de cheveux à te conjier,
    Cette touffe présente mon coeur,
    Mon coeur tout à toi,
    Grande_la  jusqu'au jour de notre noce...

    Je jure sur mon honneur que je n'aimerai presone,autre que toi.
     Mon future homme.

  Bài dịch như sau :
    Tôi không có tài sản và đồ trang sức quí giá để tặng ông,
    Chỉ có túm tóc này gửi lại ông.
    Túm tóc tương trưng cho trái tim tôi,
    Trái tim ấy sẽ hiến dâng cả đời tôi cho ông.
    Ông hãy giữ lại đến ngày cưới của chúng ta...

    Tôi thề danh dự với ông rằng từ đây tôi sẽ chẳng yêu ai ngoài ông.
     Hỡi người yêu dấu !...

  Kèm theo lá thư là một lọn tóc được gói vuông bằng giấy hồng điều.
  Nghe xong,Tư lệnh cảm động ngồi lặng đi một lúc lâu rồi cười vang và  nói :" Cô nàng chơi chữ với mình đây ! Không biết cô ả học hành đến đâu mà viết một bức thư diễm tình đến vậy ?"
   Thật là trai tài gái sắc đẹp duyên.Ngày cưới lại đánh dấu một  sự kiện đặc biệt trong đời chinh chiến của ông là Chính phủ  đã cử đại diện và nhân tiện làm lễ thụ phong cho ông trước ngày cưới.
   Trong lúc vui chuyện,Tư lệnh nói đùa :Duyên cớ nào mà cô lọt thỏm vào thâm cung của Bộ tư lệnh nhỉ ?
Hằng Huân tự ái,trách yêu chồng : "Ông hãy về hỏi Phó tư lệnh Đào chinh Nam nhà ông thì rõ .Về quân sự các ông đã tài mà bủa vây "mục tiêu định nhắm " cũng bài bản,chi tiết không kém,làm cho đối phương hút hồn ,chỉ còn nước phục tùng.  Các ông lại vừa đánh trống vừa la làng"

  -------------------
 Theo lời ông Tú Chí thì cô Hằng Huân đã học hết tú tài bán phần Pháp ở Hà nội rồi mới đi tản cư theo gia đình vào Thanh hóa.

                                                                                              Võ Thúc Loan
            
                                                                              14 Ngô thì Nhậm _P. Ngọc Trạo_TP Thanh hóa.

 Mình chép tiếng Pháp và bài dịch nguyên văn của tác giả ,chẳng hiểu có đúng không ,mình nhờ bạn nào biết tiếng pháp đính chính giúp mình với.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #272 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 03:48:30 pm »

   Hôm nay sực nhớ ra một điều,tập ghi chép về ông già  khi sang dự 100 năm kỷ niệm ông già tại Bắc kinh
mình để lẫn đâu mất.Rất nhiều chuyện thật cảm động.Các chú đã làm Đại sứ TQ tại Việt nam,các chú trong đoàn công tác những năm 1947 tại Việt nam,những người cùng hoạt đông thời ở khu Tấn Sát Ký từ năm 1938,chú Hàn thủ Văn bí thư cuối cùng của ông già.Mình cứ khóc mãi,đặc biệt là lúc đại diện cho mấy chị em ở Việt nam phát biểu.Trung tướng Nhiếp Lệ con gái của nguyên soái Nhiếp vinh Trăn chủ trì buổi lễ có nói rằng :Có hai em gái con của tướng quân ở Việt nam sang,mong các em thường xuyên sang Bắc kinh,sang Trung quốc vì đây cũng là nhà của bọn em,là quê hương thứ hai của bọn em. Bố các em,tướng quân Hồng Thủy sống trên dương thế 48 năm thì có đến 27 năm hoạt động cho Cách mạng Trung quốc.
Nhân dân Trung quốc  ghi nhớ công lao của ông.Tất cả chúng tôi hoan nghênh các em  ,mong các em thường xuyên về với quê hương thứ hai.
  Chuẩn bị làm quyển sách cho ông già vào sang năm mới nhớ ra,lại phải đi sưu tầm tài liệu vậy
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #273 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 10:09:52 am »

Chú Đương vừa rồi bị khó thở,bệnh viện Nghệ an chẩn đoán và chữa tim cho chú. 11 ngày bệnh nặng thêm mới đưa ra BV Bạch mai Hà  nội .Kiểm tra ở BV Tim mạch lại hóa ra viêm Phổi _ thế có chết con người ta không cơ chứ ?.Chú trị viêm phổi ở BV Việt Nhật hôm nay ra viện.
Sáng sớm mai,vợ chồng mình đến đón chú đi thắp hương cho ông Sơn ở nghĩa trang Mai dịch ,rồi đưa chú đi thăm chú Chúc,chú Đỗ Đức,chú Cẩn...nhưng không hiểu  sức khỏe chú có chịu được không ?
 Hơn 60 năm rồi,mong các chú khỏe để gặp nhau và biết chỗ nằm của bố cháu.Mai mình  sẽ đi thật sớm cho mát.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #274 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 05:09:24 am »

   Theo yêu cầu và nguyện vọng, chiều qua vợ chồng mình đã đưa chú Đương đi thăm được cả ba chú :
 Chú Huỳnh thúc Cẩn, chú Đỗ Đức và chú Chúc.Sáng nay chỉ còn đến Mai dịch thắp hương cho ông già nữa là chú Đương lên tàu về Vinh.Mình chuẩn bị đây,về rồi kể nhiều chuyện.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #275 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 05:03:43 pm »

   Chiều qua cái nắng vẫn còn chói chang,vợ chồng mình lên đường đón chú Đương ra viện.Đã 89 tuổi và đã lâu do sức khỏe nên chú không ra Hà nội. Cứ thấy xe quay đầu hay đi chầm chậm  chú lại hỏi  : Đến rồi à ?. Nhà  đầu tiên bọn mình đưa chú đến là nhà chú Huỳnh thúc Cẩn,ở phố Hồ đắc Di hẻm 10.Chú đã hơn 80 tuổi,đầu óc còn rất minh mẫn nhưng đi lại khó khăn.Chú là con trai của một gia đình đặc biệt.Quê Quảng bình,nhà có sáu anh em trai thì năm người là đại tá Quân đội.Năm 1954,cả năm người không hẹn nhưng từ năm cửa ô tiến vào giải phóng Thủ đô.Chú Cẩn,chú Đương và chú Thi  ( đã mất) năm 1947 cùng làm việc ở QK bộ QK IV với ông già mình sau đó năm 1951 các chú cùng đánh trận ở Ninh Bình.Trong trận đó chú Đương xung phong lên nổ mìn,bị mìn bắn cách xa ,đơn vị tưởng chú hi sinh.Nhưng đến đêm tiểu đoàn trưởng  Hoàng nghĩa Khánh (sau này là trung tướng cục trưởng cục Tác chiến BTTM )ra lệnh cho đơn vị tìm kỹ thì thấy chú vẫn còn sống và đưa về QY viện .
   Hai chú gặp nhau ôm chầm mừng rỡ,ôn lại chuyện sắp kỷ niệm 59 năm đánh thắng trận ở Ninh Bình.
   Các chú cũng để một thời gian để nhắc đến ông già.Chú Cẩn là người kể chuyện xử án ở QK IV như Bao Công của ông già
   Nhà thứ hai bọn mình đưa chú đến thăm là nhà Trung tướng Đỗ Đức ở khu 34 Trần phú.
    Mình mệt rồi mai tiếp nhé.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2010, 12:52:11 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #276 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 08:54:54 am »

  Chú Đỗ Đức đã 86 tuổi ,cũng đã yếu.Chú vui mừng đón chú Đương và chị em mình.Các chú lại kể chuyện ông già.Chú  Đỗ Đức kể : chú ở với bố cháu từ cuối năm 1946 đên năm 1950 khi bố cháu sang TQ.chú nhớ nhiều chuyện của bố cháu lắm.Có một lần cán bộ ở làng Cổ định Thanh hóa báo cáo bố cháu là vận động mãi mà bà con làng Mậu thôn không chịu đào hầm tránh máy bay. Bố cháu đề nghị tối đó tổ chức cho bố cháu nói chuyện với đồng bào.Tối đó giọng bố cháu sang sảng có phần gay gắt :vận động mãi bà con không chịu đào  hầm,hào để đến khi máy bay địch đến ném bom,nó ị vào đầu rồi biết chui vào đâu.
 Hôm sau chẳng ai bảo ai,bà con  đều tự mình đào hầm hào ở nhà mình.
  Lần khác ,sau khi có cán bộ báo cáo với bố cháu :nữ thanh niên nhiều quá mà nam thanh niên tòng quân hết,địa phương chưa có hướng giải quyết.Bố cháu nói ngay :lập danh sách cho tôi,xếp hàng lại tôi đưa đến các đơn vị  bộ đội làm quen,sau một thời gian thôi có đôi ngay.Giọng bố cháu rất hài hước làm cho cả hội nghị cười phấn chấn .
  Vì thời gian không nhiều và sức khỏe các chú có hạn,phải xin phép chú ra về.

Nhà tiếp theo là nhà chú Chúc ở ngay Phan đình Phùng.Thế là cả  đoàn quyết định đi luôn vì thuận đường và chiều đã mát hơn.
(còn nữa)
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #277 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 09:44:56 am »



     Em thấy hiếm có ai biết nhiều bạn bè của bố mẹ như chị, lại tận tình với các cụ hết cỡ như vậy. Chắc gia đình chị phải là một gia đình toàn lính ? Chuyện của chị với các cụ thật là cảm động !
Logged

hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #278 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 11:18:59 am »

 Cám ơn bạn TichTuong NhuLe@,khi ông già mình mất thì mấy chị em mình là một lũ lít nhít từ 8 tuổi đến cô em út mới có 18 tháng.Chẳng biết  gì về bố cả,mẹ mình thì muốn bọn mình thành người bằng đôi chân của mình nên chẳng cho tìm những người bạn bố mà làm to,mà lại nghèo nữa bao nhiêu tiền của chính phủ TQ cho ông già thì lại nộp hết cho nhà nước.Thôi chẳng kể khổ nữa.Càng lớn tuổi,càng thấy nhiều người kể về bố mình,kể cho đến trước lúc nhắm mắt làm mình phải chú ý nghiên cứu kỹ về ông già.Và càng hiểu thì càng quí trọng cụ hơn,càng phục tài cụ,đức độ của cụ.Qua các cô các chú,mình thấy như được gặp lại ông già,bạn biết không có chú chống gậy chạy đến bắt tay mình vì chú nhớ bố cháu,làm mình rớt nước mắt. Mình tặng các chú sách viết về ông già,mặc dù mắt đã nhòa nhưng chú vội ôm lấy quyển sách hôn cụ.Bạn ơi,chứng kiến những cảnh đấy mình biết bố mình đã thương các chú đến nhường nào thì các chú đã xa bố mình hàng 50 đến 60 năm  mà các chú vẫn nhớ bố mình vậy.
  Mình nhớ mãi một câu của một giáo sư : Chẳng có ai bắt được người khác phải yêu mình.
Mà thời gian đã xa vậy nên mình  cảm động lắm khi gặp các chú,các cô.Mong bạn thông cảm và hiểu cho mình.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #279 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 04:03:21 pm »

Gần 6 giờ tối,xe đi về Phan đình Phùng đến dãy nhà 25. Chú Chúc đã yếu,năm nay 96 tuổi nằm liệt giường.
hai chú gặp nhau sau hơn 60 năm.Tuy người thì già,thời gian đã quá lâu nên chú Đương cũng nói thật không nhận ra nhau nữa,chỉ biết qua nói chuyện.
Chú Chúc và cô vì ở Hà nội nên thân với bà già mình từ khi ông già mới mất.Cô chú thường xuyên giúp đỡ bà già mình,khi bà già một mình nuôi đàn con lít nhít.Khi có việc khó khăn cô chú vẫn giúp đỡ như người nhà,rất có trách nhiệm.Chú cứ nắm tay mình nói chuyện,chú lo cho con Hà ốm yếu,chú hỏi thăm hết mọi người trong nhà đặc biệt có cô em tâm thần Việt Hồng đang nằm viện.Chú bảo mai đến mộ bố cháu giúp chú khấn bố cháu là chú rất nhớ bố nhé.Mình gật đầu trong nước mắt.
Tạm biệt chú ,bọn mình đưa chú Đương về khách sạn Kim Liên và hẹn sáng mai mình đến sớm khoảng 6 giờ sáng cho mát.

(còn nữa)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM