Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:07:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293768 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #250 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:45:28 am »

  Mình xin tiếp nhé.Có rất nhiều những kỷ niệm mà các chú rất nhớ về ông Sơn mà mình không biết đặt tiêu đề gì ?  Những kỷ niệm không quên mà ông Sơn để lại cho những người sống bên ông.Dài quá,có lẽ nên ngắn lại cho xúc tích.

   PHONG CÁCH NGUYỄN SƠN

   1_ Một lần họp hội nghị quân sự ở Neo thuộc huyện Triệu hóa Thanh hóa,chuẩn bị bế mạc ông Sơn lấy ra 2 cái đĩa và hai con dao để trên bàn.Lúc đó đang bàn việc chống giặc năm 1947 và 1948.Ông Sơn quyết tâm nhử địch đổ bộ vào Sầm Sơn để đánh.Ông nói :" Nếu không đánh được giặc mời các vị lấy những con dao này cắt cổ tôi và anh Mậu đặt vào hai cái đĩa này  " Ông thể hiện quyết tâm đánh thắng địch.

  2_  Hồi đó bọn địch rải truyền đơn nói bộ đội ta đói giơ xương,quần áo không có mà mặc.Ông Sơn cho một đơn vị hành quân xuống biển,huấn luyện. Nhưng có một bài tập bơi biển ngày hai lần cởi quần áo xuống biển bơi.Làm vậy trong 6 tháng cho  dân thấy bộ đội ta không gày dơ xương và đủ quần áo mặc.

  3_Thôn Mậu thôn xã Cổ định Thanh hóa là thôn công giáo bọn phản động nổi loạn trong phạm vi đến 5,6 cây số.Bộ đội ta được điều từ Nghệ an ra đến đường sắt (lúc ấy tàu hỏa ngừng chạy) nghỉ mở cơm nắm ra chuẩn bị ăn thì được lệnh gói cơm nắm lại ,lập tức hành quân kịp thời dẹp loạn Mậu thôn.Dẹp loạn xong ông Sơn đặt ngay trường Quân chính  và Thiếu sinh quân đóng quân trong làng Mậu thôn,ngăn chặn sự phát triển của bọn phản động và làm công tác dân vận ủng hộ kháng chiến.

 4_ Tiếp ông đại diện đảng Cộng sản Pháp _Leeo Filer,khách của TW ông Sơn mời cơm vị khách này tại nhà một vị địa chủ Thanh hóa.Thấy ông khách có vẻ thích cái mâm đồng được trạm trổ rất đẹp dưới lại có kỷ (chân) ông Sơn quyết  biếu luôn.Sau đó ông bảo chú Loan mang vàng ra trả,thừa thì biếu gia chủ,thiếu thì cho kháng chiến xin.Nhưng gia chủ không nhận và ủng hộ kháng chiến.Vừa nhắc đến chuyện cái mâm,em Sơn con chú Đương reo lên:"chuyện cái mâm đồng phải không,bố em kể chuyện này suốt." Nhà địa chủ này là gia đing anh Tường sau này làm ở phòng hành chính UBND tỉnh Thanh hóa.Mỗi lần chú Loan gặp anh Tường lại nhắc đến chuyện cái mâm ngày ấy và ông Sơn.Các chú đều thống nhất với nhau là ông Sơn không bao giờ để cho dân thiệt.

   5_ Anh em  CB ở QK IV  kháo nhau:
   Muốn xin tiền thì xin ông Sơn.
   Muốn xin đi phép thì xin ông Quang (Trần văn Quang)
  
 12 anh em học Lục quân Quảng ngãi được điều ra công tác tại Việt Bắc mỗi lần nghe tin ông Sơn ra họp lại cử chú Sanh đến xin tiền ông.Lúc đó chú còn trẻ,gặp bố cháu cũng không dám nói,cứ ấp úng gãi đầu gãi tai,ông Sơn chủ động :"Cần tiền à ?" chú  đáp :"vâng ạ" một cách dè dặt và thấy ông vào phòng lấy tiền ra cho.
  
    6 _ Ông Sơn dùng ông Nguyễn tiến Lãng ai cũng biết.Ông Nguyễn tiến Lãng rất giỏi,Ông Sơn đề nghị ông ấy dịch một quyển sách rất  dày của Liên xô có tựa đề :"Bước đi,bước ! " do nhà văn xô viết viết,thế mà ông Lãng cũng dịch đươc .Mỗi tháng ông Sơn cấp cho vợ chồng ông Nguyễn tiến Lãng 100 đồng Đông dương và 1 chỉ vàng.Giao cho chú Loan bí mật mang vào.

  7_ Ông Sơn không bao giờ quát mắng anh em cấp từ trung đội trở xuống,chỉ bảo ban,giải thích.Cán bộ từ tiểu đoàn trở lên thì sai là mắng.
      Một lần chú Sanh và ông Sơn đến  ăn phở tại một quán Hoa kiều,ông  nói chuyện với chủ quán bằng tiếng Hoa thông thạo.Một lúc lại xuất hiện ông Hồ chí Dân người Áo,ông Sơn lại nói chuyện với ông Dân bằng tiếng Pháp ngon ơ.Quay lại với chú lại dịch cho chú nghe bằng tiếng Việt.Mà bố cháu mặc như một anh nông dân làm cả chủ quán lẫn khách hàng tròn mắt ngạc nhiên.

  8_ Chú Đương còn nhớ vào ngày 20/9/1947 về làm bảo vệ ông Sơn.Vì ông có kinh nghiệm nên ông không ở  lâu một chỗ bao giờ.Thoắt ẩn thoắt hiện.Tình báo địch luôn muốn tìm xem ông Sơn ở đâu ?Nhưng lúc hỏi đến Đô Lương Nam đàn Nghệ an thì ông đã ở Thọ xuân Thanh hóa rồi

 Mình ngừng chút ,mệt quá rồi.
(còn nữa)  
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2010, 09:27:36 am gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #251 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 09:25:14 am »

 Hôm qua mình đánh được một đoạn dài,cái máy mình làm tiêu mất khi chưa đưa lên mạng,chán quá mình bỏ cuộc luôn. Sáng nay mình xin tiếp chuyện kể của các chú.

  Tiếp "Phong cách Nguyễn Sơn " :

   9_ Một lần vào năm 1946 ông Sơn cùng viên Tướng Nhật bản Ikaoa lên kiểm tra chiến trường Tây nguyên trên một chiếc xe Jepp kiểu lính. Dọc đường có một tốp bộ đội xin đi nhờ,vì xe đã chật vả lại trên xe toàn cán bộ cao cấp nên anh lái xe không cho đi.Mấy anh lính trong tay có súng tức giận bắn thủng lốp.
Ông Sơn chẳng nói chẳng rằng xuống xe cùng cả đoàn đi bộ.Tuy nhiên ông còn ngoái cổ lại nói với mấy anh lính:"các cậu lên xe mà đi đi ...".

  10 _Lần khác ông Sơn tự lái xe vào Ha đông tham gia giảng bài cho trường Lục quân.Ông bị CA giữ lại hỏi giấy tờ.Ông xuống xe đi bộ thẳng về đơn vị.Về đến nơi ông nhận được điện thoại của ngành công an xin lỗi
và mời ông đến nhận xe về.Ông trả lời :"Vì phải đi bộ nên vừa đến giờ giảng bài,nhờ các anh mang xe đến đơn vị hộ."

  11_ Trong chuyến hai thày trò đi từ Việt bắc về.Đến trạm gác giữa khu III và  khu IV ,vì nguyên tắc không được trình giấy có dấu đỏ bác Võ nguyên Giáp ký,chú  Sanh chỉ trình giấy có dấu đen,mấy anh dân quân không cho đi.Ông Sơn bảo:" không cho đi thì tớ đi ngủ đây" nói xong ông lăn ngay ra cái chõng tre trong chòi gác ngáy khò khò còn chú thì phải gác cho bố cháu ngủ.Mấy anh dân quân bàn bạc với nhau
một lúc sau mời bố cháu đi.Họ ngạc nhiên vì thái độ bình tĩnh của ông Sơn,và chắc mệt lắm ông mới ngả lưng là ngủ được luôn...họ chắc không phải người xấu nên cho đi.

  12 _ Có một lần đi công tác ông Sơn gặp 6 chú học sinh võ bị Sơn Tây đi chân đất,ông Sơn rất thương và hẹn trên đoạn đường đi cùng nếu có dày dép ông sẽ mua cho mỗi người một đôi.Đến tận Đại từ Thái nguyên mà vẫn không có hàng dày dép nào mà đã đến lúc phải chia tay, ông Sơn cho một khoản tiền dặn anh em tìm mua giày dép mà đi,đi xa trời rét đi đất không đảm bảo sức khỏe.

  13 _  Có một thời gian chú Sanh ở trung đoàn 9,một hôm được đi chơi Thọ xuân gặp ông Sơn ông thấy quần áo chú đã sờn rách ,ông gọi ngay vào cửa hàng may ngay cho một bộ mới.(Lúc đó chú chưa là trưởng ban tác chiến của QK mà chỉ là học sinh trường Lục quân Quảng ngãi của ông Sơn  )

  14_  Mỗi lần được đi ăn phở với bố Sơn cháu,bố cháu đều bảo chú đi thanh toán cho lính,cả quen và không quen.Bố Sơn bảo chú :"Lính tráng chúng làm gì có tiền, cứ thanh toán hết cho các mâm."

  15_ Nhìn bố cháu tướng rất dữ,mặt đen,tóc xoăn,mắt to ánh mắt sáng ,giọng nói sang sảng rất giữ dằn nhưng tấm lòng của ông đầy lòng nhân ái.
       Một lần ông đi xe đạp,ông bấm chuông cho bà con tránh đường.Vừa tránh bà con vừa bực dọc :"cứ làm như ông tướng ấy".Ông ngoảnh lại cười :"Thì tướng đây chứ ai "

 16 _ Bố cháu có biệt tài dịch sách .Nhìn vào sách rồi tự mình đánh máy tiếng Việt luôn.Những trận đánh như Xich bích trong Tam quốc,chữ nhỏ li ti mà bố cháu cứ  nhìn là dịch được luôn. Khi có viêc bỏ đấy đi,quay về lại dịch được tiếp đánh máy luôn  không phải xem lại phần  cũ.Mà dịch một lần,không phải chữa
chữ nào đọc rất hay.Tất nhiên hồi đầu thì bố cháu đọc sách,đọc bài dịch ,chú  Loan chữa ngữ pháp,cô Hoài đánh máy.Sản phẩm cuối cùng là bài dịch đã được đánh máy nghiêm chỉnh.

   (còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #252 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 10:15:18 am »

Mình lại xin tiếp "Phong cách Nguyễn Sơn" :

    17 _ Khi chú Sanh công tác tại Quảng Bình,nhân một lần bố cháu vào công tác,chú tập trung anh em bộ đội ở chợ Gat Quảng bình để nghe bố Sơn cháu nói chuyện.Người đến nghe càng ngày càng đông,bố cháu nói nhiều lắm nhưng hiện chú chỉ nhớ được vài truyện như sau :
  _Ông chửi bọn điệp báo Việt gian:" chúng là cái đồ...cái đồ...chó.Nhưng không được ví chúng với chó.
Chó còn trông nhà,ăn phân,trung thành với chủ.
 _ Với các nhân sĩ đã  làm quan thời trước :ông ca ngợi tài năng của họ,khen tri thức của họ,khen những việc làm có  ích cho dân cho nước của họ.Ông phê bình họ theo địch,chê trách những việc làm hại cho dân cho nước.Ông Sơn đã làm thức tỉnh lòng yêu nước của nhiều nhân sĩ,họ chịu nghe ông Sơn.
 _ Với mọi đối tượng,ông  Sơn đều có cách thuyết phục tài tình.Người nghe cứ ngước mắt nghe như nuốt từng lời của ông Sơn.

  18 _ Ông Sơn rất chăm lo bồi dưỡng trình độ cho anh em bộ đội,chú Đương,chú Loan đều có những kỷ niêm được ông Sơn cho đi học bằng cách bảo lãnh,viết thư giới thiệu.
     _ Khi ông Sơn cho cả đơn vị ông Hùng Sơn đi học.Ông Hùng Sơn một người là lính Pháp cũ,không phải Đảng viên đã thốt lên :" thế này không khéo cả đơn vị thành Tư lệnh mất."

   19_  Thời gian chuẩn bị mở chiến dịch Biên  giới,lực lượng phía ta 1 thì địch có tận gấp 7 lần.Khi bàn bạc mọi người bàn đánh Cao Bằng ,bàn 7 ngày ông Sơn không phát biểu cuối cùng ông Sơn xin phát biểu lại đề nghị đánh Lạng sơn,sau khi phân tích tình hình ông nói như đinh đóng cột :"nếu đánh Lạng Sơn chỉ cần một mình tôi đánh ".
     Sau đó chỉ đánh vào 4 điểm : Đông khê,Thất  khê,Đồng đăng,Na sầm. 4 giờ chiều bắt đầu nổ súng đến 10 giờ đêm đã chiến thắng.Lạng sơn tự giải phóng không cần đánh. Đơn vị chú Đương lên đến nơi chỉ còn phải thu chiến lợi phẩm,nhiều lắm thu đến sáng vẫn chưa xong.(Lời kể này của chú Đương )
     Chú Đương kể tiếp : " Phía Trung quốc có sư :Nam lộ giải  phóng quân phối hợp với trung đoàn 174 do anh Đặng văn Việt con trai Đặng văn Hướng đánh đã giải phóng cả  đường 4 (người Diễn châu).

(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #253 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 04:55:31 pm »

 Đoạn cuối các chú thấy cần kể về những người con gái đã rất yêu ông Sơn trong thời gian đó và mình cũng muốn tìm hiểu.Theo lời các chú mình cũng pot lên để cả nhà tham khảo tuy nhiên mình xin viết tắt tên
của các cụ,chuyện cũng đã hơn 60 năm rồi.

     1_ Cô Đinh thị H. là em ruột chú Đinh văn V..cô là đánh máy văn thư cho văn phòng của ông Sơn,người nhỏ nhắn ,mặt xinh tươi. Tác phong thì quá Tây ví dụ  :  thời đó đã dám mặc quần áo lót đi tắm sông với ông Sơn,hoặc QK bộ đang họp nhưng quấn khăn tắm đi qua ... và có một số khuyết điểm nên chi bộ của cơ quan QK họp bàn để ông Sơn không lấy được cô này.Chi bộ chia làm hai mũi :một là cử chú Phan Đức về quê cô Hoài nói với gia đình gọi cô Hoài về không cho đi tham gia kháng chiến nữa. Hai là  tìm cách cho ông Sơn hiểu rõ về cô Hoài.

    2_ Cô H. công tác tại trường SQ Hương sơn,rất yêu ông Sơn,nhiều lần viết thư cho ông Sơn bằng tiếng Pháp.Cô là người phụ nữ rất đẹp,lại có văn hóa.Lúc cô đã già bọn mình gặp cô,cô vẫn rất đẹp ,mắt cô to tròn giọng nói nhẹ nhàng. Nhưng lúc đó ông Sơn đã quyết định cưới cô  Hằng Huân mẹ các cháu rồi nên
không hồi âm.(Sau này cô lấy ông Trần quí H. lúc đó làm chính ủy một đơn vị mà ông Hà văn Lâu làm Tư lệnh. )
   3_ Có một lần ông Sơn nhận được một lá thư được viết bằng tiếng Pháp,ông Sơn gọi chú Loan lên để cùng dịch cho thoát ý.Hóa ra bức thư này của cô Hằng Huân mẹ các cháu kèm theo một túm tóc.Chú Loan đọc tiếng Pháp làu làu nhưng mình không ghi lại được mà  khi chú dịch ra tiêng Việt mình mới ghi lại bằng tiếng Việt.
 Bài thơ như sau:
                Người yêu dấu của  em.
    Em không có đồ đạc trang sức quí để tặng  ông  
    Em chỉ có một túm tóc gửi lại để  ông tin tưởng
    Túm tóc này tượng trưng cho trái tim  em gửi cho  ông  
    Hãy giữ lấy đến ngày ta cưới nhau
    Ông còn nhớ đêm hôm đó  em nói gì với  ông không ?
    Em sẽ gửi  ông cả đời  em
    Ông không bằng lòng lắm với thái độ của  em tối đó
    Nhưng tương lai sẽ sáng lạng.

  Chú Loan rất tự hào vì được ông Sơn thổ lộ bức thư tình nên rất nhớ,đồng thời bài thơ chú thấy rất hay và lạ nên chú nhớ đến hôm nay.Chú cứ bảo mình không được công bố mình chỉ cười.Vì việc cắt món tóc là việc mẹ mình hay làm.Khi ông già mất ,mẹ mình cũng cắt một lọn tóc giữ lại làm kỷ niệm.Khi nhớ bố mấy mẹ con lại lấy quần áo bố mặc hôm mất của bênh viện và lọn tóc này của bố ra hít hà và khóc.Những thứ này cậu em trai mình vẫn giữ cùng với đồ đạc của mẹ mình.

  Thế là mình đã kể hết cho các bạn nghe những gì mình thu hoạch  được về người bố yêu quí của mình qua các chú  cùng công tác với cụ cách đây hơn 60 năm.
   Cuối cùng mình có hỏi các chú một câu :" các chú sống với bố cháu thời gian là bao lâu ?" Các chú trả lời: Chú Cao bá Sanh :chú là học sinh của bố cháu 6 tháng năm 1946,cùng công tác với bố  cháu hai năm
tròn tính tháng còn tính năm là ba năm 1947,1948,1949.
     Chú Võ thúc Loan : Chú công tác với bố cháu hai năm 1947 và 1948
     Chú  Nguyễn văn Đương :Chú cũng công tác với bố cháu hai năm tính tháng và ba năm tính năm 1947,1948 và 1949.
     Chú Loan còn kể thêm : Bố Sơn cháu rất tin tưởng chú Đương,mặc dù gia đình chú rất nghèo,phát cho
hai bộ quần áo thì gửi ngay về cho vợ ở quê một bộ nhưng làm việc rất chu đáo lo lắng đầy đủ,không suy xuyển một chút.Gia đình nghèo ở Nghệ an nên không được học nhiều nhưng khi được ông Sơn bảo lãnh cho đi học  chú  Đương học rất khá,rất chịu khó.Chú còn rất dũng cảm,khi  đơn vị đánh đồn địch cần điểm hỏa nổ  mìn,chú xung phong cả đơn vị tưởng chú hy sinh nhưng chú bị bom bắn chú đi xa đến đêm đơn vị của tướng Nguyễn nam Khánh đi qua phát hiện được đưa về quân y viện.Nhưng tai chú bị nghễnh ngãng từ đấy.
    Khi bọn mình vừa về gặp  chú Đương,chú đọc vanh vách các chú ở với bố mình ở QK ngày xưa :Chú Chúc lái xe,chú Nghĩa bí thư,chú Cự bảo vệ... làm bọn mình thật cảm động.Các chú mặc dù chỉ sống với bố Sơn mình không lâu nhưng các chú yêu thương bố mình đến tận cùng của  tình yêu như vậy đó.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2010, 05:04:19 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #254 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2010, 09:02:42 am »

Lần này gặp chú Loan chú đưa ngay cho mình bài viết của chú " Đĩa xôi đồ trứng kiến ". Mình gõ lên cho các bạn xem trước nhé :

    Đĩa xôi đồ trứng kiến

  Bộ tư lệnh Quân khu IV về chứng kiến hội "Luyện quân lập công" của ba huyện đội Thiệu hóa,Triệu sơn và Nông cống diễn ra ở  Đồi Nhơm mé trong quán Giắt.
  Tư lệnh Nguyễn Sơn đóng ở nhà một kỹ sư Lâm nghiệp già Nùng văn Thi ở Cao bằng về định cư từ đầu kháng chiến chống Pháp,ở phía chân đồi,sau chiến dịch Đông Khê.
  Khi về Thanh ông Thi mang theo nhiều giống cây đặc sản như cam Bố hạ,bưởi Đoan hùng...v..v...trồng thành một trang trại nhỏ.Đặc biệt ở giữa vườn cây có cây trám bùi cao hơn hẳn,lủng lẳng những tổ kiến vàng treo lơ lửng như những dạ dày con bò_ từ cây trám bùi có những đường dây gai to bằng nén hương tỏa  ra các cây khác trong vườn tạo nên đường đi về cho kiến bắt sâu kiếm mồi hàng ngày.
  Ông Thi giải thích : Chỉ có loại kiến vàng này trong vườn thì cây trái sẽ không bao giờ bị sâu vì giống này khi đi kiếm mồi tiết ra một chất gọi là acide formique vào cây làm cho  cây sạch bệnh không  bị sâu bọ cắn hại hoặc bị nấm vi khuẩn từng đám làm cho cây cằn trái cội.kiến đen và kiến cánh không dữ tợn và đốt
không đau bằng kiến vàng.Nếu ta bị kiến vàng đốt,da sẽ bị nổi  cục nhỏ phù lên như hình trái xoan,phải hàng giờ mới đỡ nhức buốt.
  Hôm sơ kết tuyên dương,ông Thi đề nghị tôi báo cáo với Tư lệnh Nguyễn Sơn xin được mời bộ chỉ huy liên hoa với gia đình bằng bữa xôi đồ trứng kiến,một của hiếm của miền xuôi.

(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #255 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2010, 03:58:09 pm »

Mình xin tiếp "Đĩa xôi đồ trứng kiến ":

    Nghe cụm từ này hai tư  lệnh phó Vương thừa Vũ và Đào chinh Nam ngơ ngác về món ăn lạ thì Tư lệnh
Nguyễn Sơn đã được thưởng thức hồi làm chủ tịch KCMN Việt nam ở trong rừng miền Đông ,khá thú vị.
    Xuất thân từ trong một gia đình trí thức, nề nếp ở Bắc giang,bà Thi vợ của vị kỹ sư lâm nghiệp tổ chức một buổi liên hoan khá đặc biệt là xôi đồ trứng kiến vò với đậu xanh giã nhuyễn chấm với mật ong rừng.Ngoài ra ,không còn thức cao lương mỹ vị nào khác.
    Bà nói rằng các vị ra vườn trông lên cây trám bùi mà xem thấy tổ kiến treo lơ  lửng hàng chục cái mà bữa nay tôi chỉ dùng có một tổ đổ ra dễ đến năm bát trứng kiến đầy,đủ ngon,béo ngậy,bùi cho một chõ xôi
sáu người ăn,thật là một đặc sản miền núi mới có,càng là của độc của món ăn đặc sản Việt nam.Ở đây đồng bằng mà lại có là do công ông Thi nhà tôi  đem kiến về cấy đã hai năm nay.
   Chao ôi ! bàn ăn đã được dọn,những đĩa xôi nếp cái hoa vàng óng ả vò với đậu xanh,điểm dày trứng kiến to bằng hai hạt vừng trắng mộng hình ô van trông mà thích mắt...Đưa vào miệng những hạt trứng kiến vỡ ra tiết ra một mùi thơm khó tả,nhấm nháp chầm chậm có một vị bùi béo ngậy rất lạ,ăn nhiều không chán không cần giò chả gì kèm theo.
    Hai vị phó tư lệnh vừa ăn vừa tấm tắc khen :ở rừng Việt Bắc đã được ăn đủ thứ xôi như xôi trám bùi,xôi vò củ mài,xôi hấp thịt gà rừng mà hôm nay đem so sánh chúng chỉ nhỏ như anh chim chích đứng bên cạnh anh khổng lồ.

(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #256 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 09:07:15 am »

Mình xin tiếp " Đĩa xôi trứng kiến " :

   Ông Thi kể rằng :Ngay từ khi lập trại,ông đã cất công đem một bị kiến vàng từ Cao Bằng về (giống kiến to )bằng cách bỏ vào bị mấy lát thịt bò sống to bản để làm mồi cho chúng bám quanh.Có mồi chúng sẽ không bò ra ngoài,trên miệng bị lại rắc một ít tro bếp,vì cái giống này rất sợ tro bếp . Nhân dân trong vùng này của tỉnh Thanh  chỉ quen trồng cây chay lấy vỏ ăn trầu và bán quả chay chín ngoài chợ.Nghe tin họ xin kiến về gây giống thì cây chay vừa dày vỏ,quả lại to và ngọt . Trăm nghe không bằng một thấy,dần dần cây chay ở vùng này thành thương hiệt.
   Lúc ra về,bà Thi còn gói cho  riêng cho mỗi vị một bọc xôi vò trứng kiến to để làm kỷ niệm: "Món ngon nhớ  đời"
   Cuộc kháng chiến cứu nước lúc này dành được nhiều thắng lợi nhất là ở chiến trường.Trạng thái chiến tranh đang chuyển dần từ đánh du kích sang đánh công kiên.Hôm tổng kết toàn quân khu,Bộ quốc phòng
đã tuyên dương là cuộc đại hội tập này do Tướng Nguyễn Sơn đề ra là một sáng kiến rất quan trọng cho toàn quân thích ứng với chiến trường .
   Bữa liên hoan cuối cùng của Đại hội tập với đại diện Liên khu ủy,UBKC,Mặt trận liên Việt và các tỉnh đội trong liên khu cũng khác lạ là do ông bà kỹ sư lâm nghiệp đạo diễn cũng chỉ bằng bữa xôi độc nhất vô nhị này.
   Lại một lần thứ hai tôi được thưởng thức món xôi trứng kiến này cùng các đại biểu ,mà lần đầu được cùng Bộ tư lệnh liên khu thụ hưởng.
   Trên đường kháng chiến chống Pháp có những gian khổ trường kỳ nhưng cũng có những thời điểm hạnh phúc thần tiên mà khi hòa bình lập lại ta khó có thể có diễm phúc được hưởng thụ lại lần thư hai.

                                                  Võ Thúc Loan
                                            14 Ngô thì Nhậm_ P.Ngọc trạo _ TP Thanh hóa.

                                 (Kỷ niệm nhớ lại nhân ngày cùng hai con gái của tướng Nguyễn Sơn Là nguyên trung tá Nguyễn thanh Hà và nguyên đại úy Nguyễn việt Hằng về Triệu Sơn thăm lại các gia  đình đã cưu mang gia đình cụ Nguyễn Sơn trong kháng chiến chống Pháp.  Cuối tháng tư năm 2010 )
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #257 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 08:24:24 pm »

 Em ở Miền Tây Nam thì có nhiều món ăn với kiến vàng , chẳng hạn như lấy thịt trâu treo vào cành cây nào có thật nhiều kiến vàng để cho nó cắn và tiết vào đó loại dung dịch có vị chua . Sau đó lấy miếng thịt đem nấu canh chua ăn rất ngon , hoặc là trứng con kiến vàng nấu canh chua ăn cũng rất ngon . Nhưng còn món xôi trứng kiến vàng thì em mới nghe Chị Cã nói đến . Em chưa từng ăn trứng kiến vàng sống bao giờ . Nhưng nghĩ chắc nó cũng giống như là trứng con ong mật , trứng con ong mật thì em thường ăn sống rất ngon , vị nó béo béo , thơm thơm .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #258 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2010, 10:12:47 am »

Chị thì sợ kiến vàng kinh khủng,nhớ hồi ở rừng đi khai thác tre nứa về làm nhà ở ,lớp học và bàn ghế.Mỗi khi vào rừng mà động vào tổ kiến lửa là đứa nào đứa ấy ...ù té ...chạy.Chẳng may mà bị nó đốt thì ...thôi rồi...muốn khóc luôn.Ai biết nó lại có thể là món ăn ngon vậy,nói mà thèm...Mà Hai Ruong@ lại cho biết thêm các món ăn khác thật ngon và thú vị.Chị cũng nghe kể vậy thôi chứ đã được ăn bao giờ.Cám ơn em nhé.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #259 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2010, 10:55:41 am »

  Chú Loan lại gửi cho mình hai mẩu chuyện nữa ,mình lại xin gõ lên nhé :

                    Đồng chí ấy làm như vậy là đúng

   Tướng Nguyễn Sơn _ thời được giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu IV nổi tiếng là một viên tướng rất quí anh em văn nghệ.Xứ Thanh thời kháng chiến chống Pháp được xem như là một Thủ đô của giới Văn nghệ,qui tụ được những tên tuổi từ khắp nước  một phần rất lớn vì ở  đó có Tướng _văn nghệ Nguyễn Sơn.
Nhớ về một thời còn ở kháng chiến,nhạc sĩ Phạm Duy kể :Tướng Nguyễn Sơn là một người nghiện thuốc lá.Lúc nào trong túi ông cũng có một bao thuốc ba số năm.
  
   Một hôm,ông cùng người lính cận vệ đi qua một trạm gác,Tuy là Tướng,là viên Tư lệnh lừng danh,quân ta nghe thì hãnh diện,quân địch nghe thì khiếp sợ nhưng ít khi ông mặc quân  phục.Người gầy khô,mặt xạm nắng tóc rễ tre xoăn tít, râu hùm hàm én,tứ thời chỉ thích mặc xuềnh xoàng,nên chả ai mới gặp lại nghĩ đấy là ông tướng.Anh lính gác cũng vậy,thấy một ông cán bộ ăn mặc  loàng xoàng,nom bề ngoài cũng không có dáng vẻ gì lại phì phèo điếu thuốc thơm của đế quốc thực dân bèn chặn đường quát :
  _ Đồng chí kia ,đứng lại ! Ai cho phép đồng chí hút thuốc của kẻ địch ? _ Nói rồi giằng lấy điếu thuốc từ miêng viên tướng,tiện thể tịch thu luôn cả bao ba số năm trong túi quần ông.
   Thấy vậy,anh lính cận vệ vội chạy lại quát :
  _ Đồng chí kia ! Đồng chí không biết đây là ai à ? Tư lệnh Quân khu đó.
   Người lính gác nghe vậy vô cùng ngạc nhiên và hoảng sợ .Thấy vậy tướng Nguyễn Sơn ôn tồn bảo :
  _ Không sao,đồng chí ấy làm như vậy là đúng !
  Và ông tự nguyện nộp bao thuốc lá vừa hút một điếu cho người lính gác.


                                                                    Võ thúc Loan                                                    
                                                      14 Ngô thì Nhậm _P. Ngọc trạo_TP Thanh Hóa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM