Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:47:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293732 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #240 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 06:33:08 pm »

 5 giờ sáng ngày 31-5 xe bọn mình xuất phát rời  Hà nội hướng xứ Thanh  thẳng tiến. Khi đến cầu Hàm rồng
điện đến nhà chú Loan,được biết chú đã đi ra đợi từ 8 giờ.Rời thành phố Thanh hóa xe mình lại thẳng hướng Nghĩa đàn nay là Thái hòa cách đường Hồ chí minh vài Km.
 Chú Nguyễn tiến Phúc năm nay 86 tuổi đã nằm liệt vài năm,nghe tin bọn mình vào đòi dậy tắm gội thay quần áo sạch sẽ  nằm  chờ.Cô Hồ thị Vinh (vợ chú) năm nay 82 tuổi,đẻ cho chú 14 người con,2 liệt sỹ,1 thương binh,CCB vài người,  giảng viên DH  mấy người  .8 người con đang công tác và sinh sống tại Hà nội.
Cả một nhà người vậy quan tâm đến chuyến đi của bọn mình ,mình biết vì suốt dọc đường rất nhiều cuộc điện thoại gọi cho cậu Tr. người con rể gần út đi cùng đoàn bọn mình.
Đến nhà,cô và mọi người ùa ra đón.Chú Phúc nhìn chú Loan sau hơn 60 năm mới gặp nói luôn :Ông này ngày xưa với ông Sơn như" hình với bóng". Trong sự ngạc nhiên của mọi người.Lạ không ?
  Chú Phúc nằm liệt,tay  chân sưng vù,người gầy đét.Chỉ còn ánh mắt long lanh sáng rực khi nhìn thấy bọn mình.Chú vội vàng thều thào kể những hồi ức  với ông Sơn như sợ không kịp  nói cho bọn mình biết những kỷ niệm về bố Sơn của bọn mình.Giọng Nghệ an vùng Nghĩa đàn,lại thều thào cố kể mà mình thì lại nghễnh ngãng  nên phải có cô và các con của chú dịch.
  Những điều chú cố kể cho mình ghi lại như sau:
  _Vào những ngày Tết Nguyên đán năm 1947,trong một buổi tổng kết Quân sự,ông Sơn cầm tay chú giơ lên và nói :tôi xin tuyên dương công trạng của đồng chí Nguyễn tiến Phúc,trưởng ban quân báo QK IV về thành tích thực hiện kỷ luật chiến trường,bắt được hai tên quân báo của địch.
  _Trong buổi rèn quân,khi hô đằng trước thẳng,ông chỉnh quân bằng một phát súng.Ai cũng sợ bảo nhau đứng thẳng...Mình và con của chú cố hỏi xem ông Sơn bắn chỉ thiên hay bắn ngang hàng quân ?
Ánh mắt của chú tinh nghịch như cười "bắn chỉ thiên chứ ".
  _Ông Sơn hay gọi chú vào xẻ cho nửa bát cơm trắng ăn với muối vừng vào các buổi sáng.Chú là đệ tử của bố cháu mà.
  _Bố cháu rất hay ngâm Kiều,chú ngâm luôn mặc dù giọng thều thào :"Người đâu gặp gỡ làm chi "
  _Bố cháu trông vẻ ngoài rất giữ tợn,mặt đen,mắt to,tóc xoăn,giọng sang sảng nhưng lãng mạn lắm,hay nói  đùa.  
   Mình hỏi chú :"chú có  nhìn thấy bố cháu đi xe đạp bao giờ không ?" mắt chú long lanh,đầu lắc lắc :"chưa ".Mình lại hỏi :"thế còn cưỡi ngựa ?".Mắt chú sáng lên như cười như tinh nghịch :"cưỡi ngựa thì  có,giỏi lắm cưỡi ngựa giỏi lắm".
  _Một hôm,ông Sơn đi từ  nơi khác về BTL,qua cổng gác,phải đọc mật khẩu.Hồi đó qui định người của QK phải đọc mật khẩu :ngày chẵn phải đọc ví dụ 4-6 còn ngày lẻ phải đọc 3-7.Nhưng tướng Sơn đọc ngược lại,thế là bị người gác bắt giải về đình.Cấp trên của anh lính gác sợ quá,mắng cậu  .Ông cười hiền lành :"anh em làm đúng mà ,phải khen mới đúng" Chú cười có khi bố Sơn cháu thử các chú ấy .

   Cô nhất định mời ra ăn cơm,mình đành ngừng cho chú còn nghỉ ngơi,cô làm hai mâm cơm thịnh soạn,có gà,mực ống tươi,thịt bò xào ớt cay,canh,rau...cà muối,còn có món bún khô nấu với nước luộc gà. Mình không cho ai gắp mà chỉ ăn món bún khô với cà muối ,cà pháo Nghệ an mình biết là nổi tiếng,rất ngon.Còn quả cuối cùng cô gắp lên trêu mình vì mình chén sạch hai bát cà pháo của hai mâm,còn một  quả bị che không nhìn thấy. Các anh chị con cô chú trong bữa cơm tranh nhau kể :Bố em kể chuyện về ông Sơn suốt mấy chục năm bọn em ở nhà,mà bọn em chả thấy đài báo nói gì cứ về nhà nghe bố kể,tiếc quá giá cách đây vài năm bố em chưa bị ốm mà gặp các chị thì hay quá sẽ nhiều chuyện lắm .
  Chiều chú mệt không kể được mấy mặc dù chú cứ gọi con ra để làm phiên dịch cho mình.Mình mở đĩa bài hát về ông già cho chú nghe,chú nằm im mắt lim dim tưởng chú mệt nằm ngủ,nhưng bỗng chú mở choàng mắt :"Bài hát  nói về ông Sơn".3  giờ rưỡi bọn mình tạm biệt,cô chú và gia đình.Cô mua cho mỗi người một quả mít và vài quả  dứa. Xếp chật xe,cô bảo đặc sản của quê nhà.Cô vẫn đẹp lắm ,lúc trẻ chắc đẹp tuyệt vời .Đẻ 14 người con,đã 82 tuổi mà da dẻ còn  trắng nõn nà,nét vẫn sắc ,hiền lành phúc hậu.Mình chúc cô khỏe và ngày càng đẹp.

  Đoàn lại lên đường thẳng tiến về Vinh.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Sáu, 2010, 04:29:24 am gửi bởi hatuyenha » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #241 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 09:31:53 pm »

 Em chia vui cùng Chị , được gặp lại đồng đội năm xưa của cụ .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #242 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 12:44:44 am »

 Đọc đoạn Tướng quân bị vệ binh bắt giữ do đọc sai mật khẩu em thấy Cụ xử sự đúng quá , quân lệnh như sơn dù là cấp tướng là người ra chính cái mệnh lệnh đó nhưng làm sai vẫn phải chịu theo luật mà mình đã quy định , làm được như vậy thì quân pháp mới chặt chẽ đúng sai mới rõ ràng .
 Trong Chiến tranh thế giới thứ 2 ngay Stalin cũng đã từng như vậy , người lính cảnh vệ kiên quyết không cho xe của ông vào điện Kremlin khi không xuất trình được thẻ ra vào cổng và khi đó một hội nghị cấp cao đang chờ ông trụ trì , ông đã không giận người lính đó mà phong vượt cấp cho anh ta bởi anh ta đã làm đúng luật để bảo vệ an toàn cho hội nghị .
 Đọc xong đoạn này làm em nhớ đến chuyện của em khi gác bên bờ mương cánh trái Nam Chóp .
 Khi đó trung đoàn trưởng E 209 đã túm ngực em quát :
.XYZ.... mày ! Mày biết tao là ai không ? Tao trung tá Trần Cường trung đoàn trưởng trung đoàn 209 đây ...
 Là người chỉ huy , lãnh đạo phải là tấm gương tốt cho cấp dưới , đàn em noi theo , phải giữ được kỷ cương nguyên tắc chung trong công tác , không thể lấy cái quyền là Vua một khoảnh để làm gì cũng được phải không chị , là cấp trên lại càng khó cư xử trước những tình huống khó , làm sao để cấp dưới nó nể phục thì nó mới tận tâm được chứ còn kiểu vỗ ngực xưng danh khoe tài khoe giỏi thì lính nó cũng coi thường .
 Một việc đó người có văn hóa kiến thức sâu rộng cư xử khác , kẻ võ biền cư xử khác , hiệu quả cũng  hoàn toàn trái ngược nhau , người được họ nể phục , kẻ bị họ khinh thường .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #243 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 06:48:59 am »

Chị cám ơn  Hai Ruong@ đã quan tâm,chị nhắn tin cho em không được,em xóa bớt hòm thư đi đầy quá rồi.

Binhyen@ ơi,em ở trong Nam ra hồi nào ?Những chuyện như vậy của ông già còn nhiều lắm chị sẽ lựa để pot lên.Em khỏe không ?Hình như viết khỏe hơn sau mỗi chuyến đi phải không em ? Mới về nên đọc chưa hết.

Cám ơn tất cả các bạn đã quan tâm.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #244 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 04:17:40 pm »

   Đúng 5 giờ chiều xe về đến Vinh.Một thay đổi phát triển đẹp hoành tráng đến không ngờ.Nhà anh Công Bằng lớp phó phụ trách học tập của lớp HTD hồi còn ở DHQS sau này anh làm CNTT QK IV nhà ngay mặt đường 1,mình đã đến nhiều lần mà không nhận ra ở đoạn nào.Khu nhà tầng do CHDC Đức xây,trước đây nổi bật giữa thành phố bây giờ lem nhem xấu nhất nghe nói sắp phá đi xây lại.Đẹp lắm...mình hết sức mừng vui.
   Bọn mình đến nhà chú Cao bá Sanh ở xóm Mẫu đơn,cô chú rất mừng,chú  Loan và chú Sanh gặp nhau  tay bắt mặt mừng,hỏi nhau ngày xưa ở đâu,nhắc nhau các chuyện xưa với ông Sơn.
   Mình mời cô chú tham gia đoàn với bọn mình,cô từ chối vì phải trông nhà.Chú thay quần áo tập tễnh chống gậy ra đi cùng với đoàn  .Tối đó em Sơn con chú Đương tập trung tất cả con cháu chú Đương ở Vinh đến dự bữa cơm với chú Loan,chú Sanh và bọn mình.Trước bữa cơm Sơn giới thiệu chú Sanh là trưởng ban tác chiến ,chú Loan là bí thư,chú Đương là văn phòng lo hậu cần ở QK IV thời ông Sơn là Tư lệnh vào những năm 1947,1948,1949 và giới thiệu bọn mình.Mình cũng đứng lên thay mặt gia đình cảm ơn em Sơn,đã cho bọn chị một chuyến xe đón chú Loan,chú Sanh vào thăm chú Phúc ở Nghĩa đàn và được vào thăm chú Đương ở Hưng nguyên Nghệ an.Mình báo cáo hai chú cám ơn nhiều lần,cám ơn mãi cũng không hết được lòng của chị em mình.
   Sáng hôm sau,em Sơn chiêu đãi bọn mình món Cháo lươn đặc sản của Vinh,ăn cùng bánh mướt.Hóa ra lươn độn cháo,lươn ngon và nhiều,cháo ít mà người ăn đông vô kể đúng là kinh tế phát triển có khác.
   Sau đấy bọn mình ra thắp hương cho chú Thi cũng cùng các chú làm việc  ở QK IV thời ông già,chú có cô con gái duy nhất tích cực tham gia mọi công việc của BLL trường Quân chính khu IV.
    8 giờ bọn mình vào  thăm BTL QK IV,tặng sách ảnh của ông già cho QK.Mất điện,thiếu tướng phó TL Tuất và chánh văn phòng QK đón tiếp bọn mình.Chú Sanh xúc động,vì đúng 1-6 năm 1946 chú dự khai mạc lớp của trường Lục quân Quảng ngãi,nghe ông Sơn phát biểu,hôm nay đúng 1-6 chú lại vào thăm QK rất ý nghĩa.QK bộ có một ao sen trắng đẹp vô cùng,nhưng tiếc không được chụp ảnh.
    Tạm biệt QK bộ xe lại đi về cầu Bến thủy rồi men theo con đê về Hưng nguyên nhà chú Đương.
     Chú Đương người già nhất trong mấy chú đã 89 tuổi,còn chú Loan và chú Sanh đều 86.Chú béo khỏe,mặt đỏ hồng chạy ra tận đường cái đón đoàn,ba chú gặp nhau mừng mừng tủi tủi.Chú gặp chị em mình hỏi ngay :ai là con Hà mà những ngày của năm 1949 ấy chú đã bế ở QK.Mình chỉ vào mình nói :Cháu đây chú ơi.Cảm động rơi nước mắt.Cô thì gầy hơn nhưng nhanh nhẹn,nói đặc giọng Nghệ an,ăn trầu.

 (Mai mình tiếp nhé )
 
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #245 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 07:00:56 pm »

 Chúc mừng anh chị có chuyến đi thành công . Rất tiếc là em ở xa quá , sức khỏe không cho phép nên không thể xuống Vinh gặp chị và mọi người được , mong anh chị thông cảm ,hẹn  dịp khác
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #246 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 09:44:35 am »

   Cám ơn bạn đã chúc mừng chuyến đi của bọn mình, bạn Tai_lienson@ ạ.Thông được DT với nhau là quí rồi,sẽ có dịp mình gặp được nhau.

   Mình kể tiếp chuyến đi nhé:
 Chú Đương ở trên một diện tích hơn 2000 m2,xây ba căn nhà một tầng kiểu biệt thự gần giống nhau,cô chú ở nhà giữa rất đẹp và rộng rãi  có bàn thờ tổ tiên rất to.Hai căn nhà hai bên của  hai cậu con trai thứ hai và thứ ba của chú.Trước mỗi nhà đều có một sân rất to,đằng sau có một cái ao rất rộng,nước trong xanh.Cây cối ,dàn hoa rất đẹp và mát.Khách ai nấy đều trầm trồ nhưng có ai biết công sức tự gánh đất đắp ruộng hàng chục năm của một mình chú Đương,cô chăm lo cho 5 cậu con trai và một  cô con gái lớn lên và học hành.Các con của cô chú khi nhắc đến mảnh đất đều kính phục bố :"Mảnh đất này đè nặng trên vai bố em hàng chục năm đấy chị ạ ,một thương binh thời chống Pháp." mặc dù chú đã bị tai biến nhẹ nhưng  các con chú chữa bệnh cho chú đến kỳ khỏi như ngày nay.Thường xuyên đón các CCB bạn của chú Đương ở Ha nội và các nơi về với cô chú,mỗi lần vậy không kể tốn kém nhưng bố Đương của chúng em rất vui là chúng em thành công rồi. Các em sắm được ba xe ô tô,một xe 7 chỗ Joili là xe thường xuyên để đón các chú về với chú Đương.Bọn mình cũng được đón đưa bằng chiếc xe này.
 Sau khi các thủ tục  chào hỏi giới thiệu đã xong,ngồi vào bàn là chú Đương nhắc luôn đến "Tướng Sơn".
Vì tai chú bị mìn nổ làm nghễnh ngãng,chú nghe không rõ nên chú cứ kể chuyện  theo hồi ức của chú.Mình sực nhớ hôm  ấy  là Tết 1-6 vội vàng chạy đi cho các cháu bé quà.Về  đến nơi mọi người gọi nhanh lên chú Đương kể chuyện bố hay lắm vào mà nghe rồi ghi lại .Mình ở ngoài sân la lên :"chú đợi cháu với ".
Ba chú lần lượt kể khi hồi ức hiện về khi nghe người kia kể.Mình thì tốc ký.
  Buổi trưa chú lại gọi đủ các con ở Vinh về,gần 40 người vui vẻ cụng bia,rượu.Đặc biệt có món bánh đa xúc hến xào ăn rất mát.
  Ăn xong nghỉ trưa,ba nhà có ba phòng có điều hòa nhường hết cho khách làm bọn mình thật áy náy.
  2 giờ chiều tất cả đều dậy,cô chú dọn bàn ghế ra dưới gốc cây sung to rất mát,cô chuẩn bị một bình nước chè xanh,một phích đá cục mời mọi người uống. Mình chuẩn bị  xong giấy bút sẵn sàng tốc ký.
Chồng mình chuẩn bị máy ghi âm...tất cả đều sẵn sàng...Các chú bắt đầu kể tiếp...Cô tiếp liên tục các bình nước chè xanh,các em tiếp liên tục các phích đá...mặt trời lặn sau rặng đê của con sông Lam,chú Loan nhắc :nghỉ thôi cháu các chú mệt rồi,nhưng chú Sanh vẫn tiếp tục kể cho xong...Vừa lúc em Liêm con chú Thi đến,thông báo có nhà sử học Trần minh Siêu của Nghệ an rất muốn được tham dự cuộc gặp mặt này.Thế là lập tức em Sơn cho ngay xe để Liêm đi đón anh Siêu đến.
   Trời tối, đèn được bật sáng,anh Siêu đến ,mọi người tay bắt mặt mừng vì anh Siêu đã 75 tuổi nhưng rất phong độ,là người nghiên cứu về Bác Hồ rất sâu,có những tác phẩm rất sâu sắc về Bác Hồ.Anh nói với mình rằng :vì nghiên cứu về bác Hồ nên tôi rất chú ý đên nhân vât Nguyễn Sơn ,rất muốn viết một quyển sách về ông .
    Ăn tối xong,hàn huyên một lúc rồi chia tay.Chú Sanh và anh Siêu về Vinh còn chú Loan ở lại với bọn mình  sáng mai về Vinh để gặp gỡ các anh cùng học DHQS với mình và đi chợ Vinh một lúc.
    Sáng dậy không khí thật trong lành,cô chú chuẩn bị cho mỗi người một cốc sữa. Chú bảo lễ Thọ 90 tuổi của chú cháu vào nhé,mình vâng chú Đương giơ tay ngắc với mình.Nhất định cháu vào chú ạ.
    Anh Công Bằng đã chờ sẵn bọn mình ở quán cháo Lươn quen thuộc của lính.Anh Tư híp lớp  mình nguyên tham mưu trưởng e TT QD1,cả phó phòng TT QK IV đương chức là sv khóa  15 HVKTQS cùng anh Bằng đón tiếp bọn mình.Bữa này ngoài bánh mướt còn thêm bánh mì rán,bọn mình nhắc với nhau chuyện thời DHKTQS xa xưa ấy...rất vui.Chia tay hẹn lần ra họp lớp.
   Xe dừng lại cho bọn mình vào chợ Vinh.Ra đến đường 1 Liêm đã chờ sẵn  ,quà cho mỗi người một gói bánh Cu  đơ to.Đoàn lại lên đường trưa đến Thanh hóa chú Loan mua cho 20 quả dừa về làm quà. 6 giờ tối về đến nhà.
   Kết thúc một chuyến đi về theo dòng LICH SU đầy thắng lợi.

 Mình sắp xếp lại chuyện các chú kể thoe các chủ đề rồi pot lên cho các bạn xem nhé.Chờ mình.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #247 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 06:04:02 pm »

Chuyện các chú kể mình ghi đầy hơn chục trang giấy,mỗi chú nhớ chuyện gì kể chuyện đó nên lộn xộn mình xếp lại thành từng loại chuyện và  theo thời gian cho dễ theo dõi mà lại dễ hiểu ông Sơn hơn.Các tiêu đề là của mình.

    TƯỚNG CHIẾN LƯỢC
 1_  Năm 1946 khi về làm Chủ tịch UBKCMNVN ông cùng tướng IKaoa Nhật bản lên kiểm tra Tây nguyên,thấy quân ta đào giao thông hào và ở dưới đó không vũ khí ông phân tích :Chiến tranh chiến hào  không vũ khí yếu hỏa lực mà lại ở dưới giao thông hào thì khi địch đến hỏa lực của chúng lại mạnh thì khác gì nằm chờ địch đến đánh úp  đồng thời ông nhận định quân Pháp chỉ đánh đến An khê là dừng.Ông ra quyết định rút toàn bộ quân ra khỏi Tây nguyên trong 3 ngày.Ba đại đoàn rút về Bình định luyện quân.
 _Tiểu đoàn trưởng lo luyện quân.
 _ Chính trị viên tìm hội mẹ chiến sĩ, động viên phong trào nuôi quân,cho quân ăn no quân khỏe.
 Chú Đào xuân Trường nguyên Cục trưởng cục tác chiến BQP hồi đó đã viết bài:"Bức quân lệnh lịch sử"đã nói rõ:ông Sơn chỉ để lại một tiểu đoàn ở lại Tây nguyên nhưng giả làm dân,việc rút hết quân ra khỏi Tây nguyên làm địch hoang mang.
  Với tình trạng ta yếu nên ông chủ trương đánh địch từ sau lưng ,không đánh mặt.
  Kết quả là sau khi huấn luyên xong,ông tổ chức cho đánh trận Tu bông Vạn giã_trận đánh công kiên đầu tiên hoàn toàn thắng lợi.
  Ngày 1-6-1946 ông khai mạc trường Lục quân Quảng ngãi,chú Cao bá Sanh được đơn vị cử về học. 500 học  viên được tuyển chọn kỹ càng,có mời giáo viên người Nhật về dạy tại trường.Do chiến sự trường chỉ tồn tại có 6 tháng nhưng đây là lớp sĩ quan đầu tiên của miền Trung được huấn luyện chính qui.
   Chú Sanh vẫn nhớ bài nói chuyện của ông Sơn hôm khai giảng cách đây 64 năm:Học làm sĩ quan không phải để mặc quần áo đẹp,không phải để đi giaỳ cho oai mà là để cầm quân,luyện quân,nuôi quân.Ông nói cả buổi nghe rất hay mặc dù ông chửi mình.
 2_ Trong cuộc họp quân chính của BQP tháng 9 năm 1947 (chú Trần trọng Trung gọi đây là câu nói lịch sử). Suốt cuộc họp ông Sơn lim dim ngủ,thỉnh thoảng bác Văn nhắc thì ông  Sơn:Dạ...dạ...da...giọng tuồng
trả lời.Khi cuộc họp đã gần xong ông đứng dậy xin phát biểu:ông nói rõ ủng hộ quan điểm của người này,không ủng hộ quan điểm của người kia cuối cùng thì ông nhận định tình hình ngược 180 độ với kết luận của hội nghị hóa ra là ông nghe hết ,ông không ngủ.Quả nhiên chỉ sau vài ngày Pháp nhảy dù vào Bắc cạn như ông Sơn nhận định.
   Nhưng khi hội nghị nhận định Pháp sẽ đánh  QK IV mà ông Sơn lại nhận định Pháp nhảy dù Việt Bắc nên khi Pháp đổ bộ một lực lượng nhỏ vào  Quỳnh lưu ăn mặc giả dân,bộ đội ta đến thì Pháp đã rút quân rồi.Vì chuyện này ông Sơn bị trên phê bình là mất cảnh giác .
   Chú Sanh kể kỹ :sau cuộc họp các tư lệnh QK xin đi chơi thăm Việt Bắc,trên cho xe,nhưng ông Sơn đề nghị chỉ đi một ngày thôi nhé,về còn triển khai chiến đấu (lúc đó bố cháu cũng chỉ là TL QK như các ông khác thôi mà bố cháu cương quyết đến nỗi ai cũng nghe theo_chú vừa cười vừa nói ). Hôm sau hai thày trò đạp xe đạp về Thanh. Có rẽ vào một tiệm phở,ông Sơn dục chú ăn nhanh lên không Pháp nó đổ bộ đấy.Bát phở chưa được ăn xong,thấy tiếng ì..ì.. bố cháu bảo chú ra xem,thì bầu trời có tới vài chục cái máy bay của Pháp đang  bay về phía Bắc cạn.
    Bố cháu nhận định tình hình tuyệt vời.
  (còn nữa )
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2010, 04:31:51 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #248 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 09:17:05 am »

 Mình xin tiếp phần "Tướng chiến lược" :

   3_ Rèn cán chỉnh quân _ Đại hội tập (mỗi khi có người nhắc đến Đại hội tập _cả ba chú đều như các kỷ niệm ào ào trở về,ai cũng muốn nhắc đến hồi ức của mình ).
    Chú Cao bá Sanh là trưởng ban tác chiến QK IV nên đựoc giao lên kế hoạch tỉ mỉ cho Đại hội tập.
 Các đơn vị bộ đội từ núi về đồng bằng,vượt sông,về biển rồi lại qua đồng bằng về núi.Tập trận giả ,bắn súng thật ở mỏ crom làng Cổ định,thi chính trị ở Chuồng chuối _đây là một làng công giáo ,kiểm tra chính trị tại đây để răn đe vùng công giáo.
  Trong khi bộ đội hành quân,luyện tập ,cơ quan cũng không được ở một chỗ mà thường xuyên di chuyển.
Bộ phận Thông tin được lệnh nếu  chỉ đóng quân tại một nơi vài tiếng thì thông tin được nghỉ còn nếu ở một ngày là thông tin hữu tuyến phải đảm bảo rải dây nối máy đến các  đầu mối trong Quân khu đảm bảo sự chỉ huy.
   Trong đại hội tập ,khi tổ chức cho ba trung đoàn vượt sông,trước khi bộ đội  hành quân tới nơi ông đã huy động được rất nhiều thuyền của dân,ông giao cho chú Sanh mua 30 con gà nấu một nồi cháo to,ông dặn chú đơn vị nào về trước thì thưởng cho ăn cháo gà.Còn ông  Sơn vào nhà dân ngủ. Đơn vị của ông Hùng Sơn về đầu tiên nên theo lệnh ông Sơn chú Sanh mời họ ăn cháo gà.
   Khi cho bộ đội tập chạy,ông Sơn chạy cùng rồi vượt lên trước một đoạn rồi chống tay vào hông nhìn lại hàng quân trêu: bọn bay chạy kém ông già rồi.Có chú họa sĩ đã vẽ lại cảnh này rất đẹp nhưng bây giờ thất lạc mất tìm không ra chú họa sĩ.
   Hôm bế mạc Đại hội tập,phó tổng tham mưu trưởng BQP vào dự đã hết sức cám ơn ông Sơn đã bước đầu đưa quân đội nhân dân Việt nam tiến lên bộ đội chính qui.
   4_  Phản đối Tổng phản công:
   Vào cuối những năm 1948 và năm 1949 cấp trên có chủ trương tổng phản công vào cuối 1950.Trên cho mở khóa 5 lục quân để chuẩn bị cho Tổng phản công ,chú Loan được đi học khóa đó,ngoài ra còn đại tá tiến sĩ sử học Nguyễn văn Khoan.Ông Sơn thấy thời cơ chưa đến,nên ông có ý kiến khắp mọi nơi. Nói truyện ở trường Đảng,phát biểu ý kiến trong cuộc họp,đi đến đâu ông cũng có ý kiến.Có người nhắc ông,nhưng ông kiên quyết :Đây là một chủ trương sai , thời cơ chưa tới,tuyên truyền nhiều làm quân dân chủ quan sẽ có những hậu quả xấu.Mình phải đấu tranh dù mình có bị ra sao đi chăng nữa.
(còn nữa)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2010, 04:36:03 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #249 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 04:28:41 pm »

Mình xin tiếp chuyện của các chú:

      TƯỚNG VĂN HÓA _ VĂN NGHỆ
   1_Ông Sơn muốn thành lập đội Tuồng ,Chèo cho QK IV nhưng ông Hồ tùng Mậu không đồng ý với lí do bộ đội đang nghèo ,thiếu thốn nên ông không  duyệt chi  ngân sách.Sau khi được ông Đặng thái Mai ủng hộ,đã giúp ông Sơn thuyết phục ông Hồ tùng Mậu.Khi đội tuồng chèo của QK được thành lập,ông Sơn nhờ các ông Bửu Tiến,Nguyễn đình Nghi viết kịch bản và giàn dựng.
   Hôm biểu diễn khai mạc tại làng Bòng huyện Vĩnh lộc tỉnh Thanh hóa, ông Vương thừa Vũ đề nghị phải mời bằng được đồng chí Nguyễn chí Thanh đến dự.Sau buổi công diễn ông Nguyễn chí Thanh phát biểu :Qua buổi diễn này tôi mới hiểu anh Sơn,thật quí anh.Không có những buổi thế này làm sao giữ được văn hóa truyền thống của dân tộc.Dân ta yêu văn nghệ,từ xa hàng chục cây số đến xem đông nghịt thế này,bộ đội thì phấn khởi khi được xem văn nghệ.Tôi sẽ về báo cáo ông Hồ tùng Mậu phải ủng hộ đoàn tuồng chèo của QK IV.

  2_ Ở làng Xuân Phả huyện Thọ xuân có một điệu múa trong hội làng 12 năm mới tổ chức một lần.Nội dung là :Cống nạp Chiêm thành,do hơn 1000 người biểu diễn,mặc trang phục lịch sử để lại.Lúc đó chưa đến năm tổ chức nhưng ông Sơn đề nghị tổ chức để ông xem,nghiên cứu.Tất nhiên mọi chi phí  ông phải cung cấp.

  3_Ở QK IV lúc đó được gọi là trung tâm văn hóa kháng chiến,vì ông Sơn tập trung được rất nhiều các nhà văn ,nhạc sĩ,họa sĩ,điêu khắc,nhà thơ,nhà soạn kịch...khi Đại hội tập các văn nghệ sĩ cũng phải hành quân di chuyển với quân khu bộ.Nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác một bài hát có câu :Hôm nay hàng quân,đầu người nhấp nhô như đầu sóng...Bộ đội xếp  hàng hát xong đằng sau quay hành quân ra chiến trường luôn.

   4_Ông Sơn nói chuyện về Lôi Vũ rất hay.Ông Đặng thái Mai (người dịch vở kịch sang tiếng Viêt) sau khi nghe ông Sơn nói chuyện xong phải thốt lên :ông Sơn hiểu vở kịch hơn người dịch nó.

(còn nữa)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2010, 04:37:17 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM