Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:22:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293774 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #220 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 08:31:55 am »

 Hôm trước có khách nên mình chưa gõ hết lời kết của anh Lê thanh Tùng ,hôm nay mình xin gõ nốt nhé:

       Kính thưa các đồng chí,quí vị và các bạn !    
     Xin được kể vài chuyện như vậy : những người dân quê tôi thời bấy giờ với Nguyễn Sơn.Ở tại quê tôi là như thế và hơn thế,và...còn biết bao nhiêu nơi khác mà Nguyễn Sơn đã từng sống và hoạt động trên địa bàn Thanh hóa và cả nước.Chắc chắn ở đâu ông cũng để lại những kỷ niệm đẹp và khó quên.

      Cho phép tôi tạm dừng lại đây với hy vọng :nếu như những mẩu chuyện về Nguyễn Sơn mà được sưu tầm lại,và in thành những tập sách "những kỷ niệm với Nguyễn Sơn" chắc chắn có tác dụng lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

                                             Xin chân thành cảm ơn các đồng chí,quí vị và các bạn đã theo dõi.



                                                                                        Lê thanh Tùng
                                                                                                Xóm 3 xã Tân Ninh
                                                                                                   Huyện Triệu Sơn,Thanh hóa.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #221 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 09:11:53 am »

Mặc dù  mình đã có một phóng sự ảnh vì chuyến về huyện Triệu Sơn Thanh hóa,nhưng đến ngày hôm qua lại nhận được hai thang thuốc lá của ông Mai xuân Tiến chữa bệnh HA,tiểu đường,tiêu hóa gửi anh con trai của bà cụ Vòng mang ra cho mình thì trong lòng mình lại thấy như mình vẫn nói chưa hết lòng mình với mảnh đất miền tây Thanh hóa đó,nơi ông già bà già mình đã sống những năm tháng chiến tranh ác liệt được dân làng đùm bọc và dân làng từng người từng người vẫn luôn nhắc đến các mẩu chuyện của ông già
...suốt 60 năm  qua cho đến tận hôm nay.
 Những mẩu chuyện về ông già,không ngừng được kể từ đời cha sang đời con đời con sang đời cháu,câu nói lặp đi lặp lại nhiều lần của các đồng chí lãnh  đạo  Đảng chính quyền địa phương làm mình xúc động :
  " Chị ơi ,suốt cả tuổi ấu thơ ,tuổi thanh niên của em được nghe rất nhiều về tướng Nguyễn Sơn ,thế mà hôm nay mới được gặp hai chị con gái  của ông "
  Cái ông gửi thuốc cho mình là ông Mai văn Tiến ở xã Nông trường huyện  Triệu Sơn,người đã phát hiện ông già bà già mình ở trong nhà bà cụ Vòng khi đang mang thai mình năm nay 90 tuổi vẫn còn sống,ông mang thuốc bổ cho bà cụ Vòng và dặn cô con dâu út của cụ :"cháu cố chăm mẹ sống khỏe cho đến ngày
gặp được con ông Nguyễn Sơn nhé". Thật may cho mình,quyết tâm về cho kịp.
  Ông Tiến cứ kể đi kể lại :" Bố tôi,Tết năm 1947,1948 gì đó, được đại diện nhân dân  chúc Tết Tướng Nguyễn Sơn,mang cam đến biếu,chúc Tết nhưng lại được  ông Tướng mời lại chia cam cho mà không  dám ăn mang về khoe con cháu .Lúc đó tôi còn bé ngắm nhìn bố tự hào về mấy trái cam mà mình thấy vui quá".
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #222 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 04:45:02 pm »

   Thời đó ở Thanh hóa ông già có phát động phong trào nhận mẹ nuôi, chị nuôi với các thiếu sinh quân đã đành,cả các sĩ quan nữa ,cả bộ đội.Thời  đó mẹ nuôi ,chị nuôi đã để dành miếng ngon cho các con nuôi em nuôi bộ đội.
   Chị Liêm con  gái duy nhất của chú Thi (cán bộ của văn phòng  quân khu IV thời đó) kể lại :"Bà mẹ nuôi của bố em có ba con gái,nhận bố em làm con nuôi là bà rất cưng chiều,nuôi được con gà nào là để phần cho bố em ăn mỗi lần về với bà.Bà mất rồi,bố em cũng mất rồi mỗi lần em về các cô đón tiếp em như người nhà,bọn em cũng có trách nhiệm với phần mộ của bà mẹ nuôi của bố em.
   Anh Vũ Tuấn,giáo sư Toán nguyên hiệu trưởng trường DH sư phạm 1 ,lúc đó cũng học tại trường thiếu sinh quân khu IV,cũng có bà mẹ nuôi ở làng Cổ Định khi bà mất anh về Làng chống gậy tang mẹ,biết ơn bà mẹ nuôi đã nhường cơm sẻ áo  nuôi các anh trong kháng chiến. Hôm mình về các anh chị con bà mẹ nuôi anh Tuấn đang nô nức được tin trưa mai anh Vũ Tuấn về nhà ăn cơm,có người còn đến hỏi mình có biết anh Vũ Tuấn không ?mai anh ấy về làng đấy,cả nhà đang náo nức chuẩn bị đón anh .
   Nhà bà cụ Mậu,sau khi bố mình đi,bác Đặng vũ Hỷ đến ở. Cải cách ruộng đất cụ bị qui sai địa chủ,bà Đặng vũ Hỷ sau này thường xuyên nói các anh các chị con ông bà về thăm bà Mậu,đặc biệt anh Đặng vũ Minh sau này là UVTW vẫn thường xuyên về với gia đình bà Mậu.Anh Minh được bầu  vào làm chủ tịch Liên hiệp hôi KHKT ,mình được thông báo tại nhà bà cụ Mậu.(Hôm trước mình không xem hết đại  hội )
  Anh Sơn con chú Đương (Cán  bộ văn phòng quân khu IV) thay mặt bố (chú Đương bị bom ép yếu nhiều và nay đã  90
tuổi )mấy năm trước đã về sửa mộ bà mẹ nuôi của chú Đương thật đẹp ,thỏa ước nguyện của chú Đương.

  Mình rất cảm động khi nghe kể về chuyện này,ông già đã kết được mối tình quân dân mà 60 năm rồi mối tình này vẫn thật tình nghĩa,vẫn phát huy tác dụng,vẫn rất ruột thịt...và mỗi lần  gặp nhau ấy vẫn đều nhắc đến tướng Nguyễn Sơn,
người bố kính yêu của mình.Thật xúc động.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2010, 04:56:53 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #223 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 11:30:39 am »

Cháu mới tìm được 1 bài viết ngắn về cụ Nguyễn Sơn .Tuy ngắn ; nhưng bài này đã thể hiện những nét chính trong cuộc đời ; cũng như nhân cách lớn của vị lưỡng quốc tướng quân .Cháu xin gửi bài viết này đến bác hatuyenha và mọi người
Nguồn http://tiengtrung.vn/showthread.php?p=5565

Tướng Hồng Thủy (Nguyễn Sơn)

Bao quanh cuộc đời của Thiếu tướng Nguyễn Sơn là vô số huyền thoại. Dân ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội đề nghị rước sinh phần của ông về quê, lập đền thờ, coi ông như một danh tướng thời hiện đại. Nhiều tầng lớp nhân dân ở Nghệ An, Thanh Hóa còn lưu truyền nhiều giai thoại về ông. Ở Hà Tĩnh, vùng phía Nam núi Hồng Lĩnh, dân lập đền thờ ông do một quân báo cũ trông nom.
Những người cùng thời với ông đánh giá: Ông là một vị tướng tài ba, năng động, xông xáo, quyết đoán, giàu cá tính. Tuy vậy cũng có nhiều người cho rằng ông gai góc, kiêu ngạo, có tài nhưng có tật, nên cuộc đời cũng lắm gian truân. Dù ở mức độ nào, Thiếu tướng Nguyễn Sơn cũng để lại trong lòng quân dân ta một sự kính nể thật sự.
Rất tiếc đời ông quá ngắn, không vượt qua ngưỡng tuổi 49 (ông sinh năm 1908 mất năm 1956). Ông lại hoạt động cách mạng phần nhiều ở nước ngoài, thời gian làm việc trong nước không quá 5 năm, trong đó có 4 năm làm Tư lệnh trưởng Quân khu IV (1946-1950), nhưng ông đã hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ ít người sánh kịp.
Ông ra đời ở phố Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội, là con thứ tư của một gia đình nông dân kiêm tiểu thương gốc ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm với tên khai sinh Vũ Nguyên Bác. Cụ thân sinh ra ông là người cương trực, hay chống đối bọn cường hào nên bị chúng sách nhiễu luôn. Bỏ quê ra tỉnh (lúc này Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh) vẫn không thoát được cảnh bị ức hiếp, tức quá, cụ đặt tên cho 5 người con trai những tên rất ngộ nghĩnh: Tôi, Tớ, Tao, Bác, Sư và cô con gái út là To nhằm “để không ai chửi mình được”.

Trong 5 anh em trai thì Bác được học hành chu đáo hơn cả. Học xong trung học, Bác học Trường Sư phạm Bắc Kỳ (ENT- Ecole Normale du Tonkin) - nay là địa điểm Trường Phổ thông trung học Phan Đình Phùng. Bác tổ chức học trò Trường Bưởi (Trường Phổ thông trung học Chu Văn An bây giờ) đánh nhau với học trò Trường Tây (Trường Albert Saraut). Mật thám truy lùng kẻ cầm đầu. Vì vậy Bác nhiều lúc vắng nhà, thường thì 12 giờ đêm Bác về. Thế nhưng có lần Bác không về, chờ hết ngày này qua ngày khác, sau đó cả nhà lấy ngày ông đi để làm giỗ. Hai mươi năm làm giỗ cúng ông, đến năm 1945 thì ông về thật. Cả nhà sững sờ, ông về đúng nhà mình, mặc dù lúc này gia đình đã khấm khá, xây thành 5 căn liền nhau “tam đại đồng đường”, căn thứ 4 bố mẹ ở, có bàn thờ ông.
Ông lần này về mặc quân phục đeo súng lục, đội mũ sao vàng viền kim tuyến. Ông là một trong những vị được thụ phong cấp tướng đầu tiên và nhận chức Tư lệnh Quân khu IV. Thì ra 20 năm qua, Vũ Nguyên Bác cùng một số thanh niên sang Trung Quốc, được Bác Hồ trực tiếp dìu dắt làm cách mạng. Nguyên Bác mang bí danh Lý Anh Tự, cùng 9 anh em khác như Lý Tống (Phạm Văn Đồng), Lý Tự Trọng... hình thành “một gia đình họ Lý” do Bác Hồ với bí danh Lý Thụy đứng đầu. Lý Anh Tự tốt nghiệp Trường võ bị Hoàng Phố sau đó vào Bát lộ quân, tham gia Vạn lý trường chinh, chỉ huy đến sư đoàn.
Năm 1945, ông cùng một số cán bộ cao cấp người Việt trong Giải phóng quân Trung Quốc về nước với tên mới Nguyễn Sơn. Năm 1950, Tướng Nguyễn Sơn lại được lệnh trở lại Trung Quốc làm cố vấn quân sự cho Quân ủy Trung Quốc, chi viện Việt Nam và tham gia kháng Mỹ viện Triều. Sau đó làm Cục trưởng Cục Điều lệnh Giải phóng quân Trung Quốc.
Năm 1956, ông lâm bệnh nặng, mặc dù được chăm sóc đặc biệt, nhưng ông biết mình khó qua khỏi nên tích cực đề nghị về nước. Về nước được 20 ngày, ông từ trần, đó là ngày 21-10-1956 theo âm lịch là ngày 18 tháng 9. Có điều lạ là “giỗ” trước và giỗ chính thức chênh nhau 4 ngày, cho nên dòng họ Vũ ở Kiêu Kỵ, bà con, bạn bè xa gần trong những ngày này lại gặp nhau để tưởng nhớ ông.
Thực ra tầm vóc và vị trí của ông đã vượt khỏi phạm vi gia tộc, làng xã và cả đất nước nữa. Trước đây hàng năm gia đình ông đều nhận được điện thăm hỏi của các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và quân đội Trung Quốc. Các đoàn đại biểu cấp cao do các vị Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Diệp Kiếm Anh đến thăm Việt Nam đều đến viếng ông.
Đánh giá một vị tướng trước hết phải tập trung vào phần chỉ đạo chiến lược. Tướng Nguyễn Sơn làm Tư lệnh Quân khu IV vào thời gian ấy phải gánh vác hai nhiệm vụ chiến lược nặng nề: Mặt trận Huế vỡ, phải chặn đứng tổ chức đánh trả địch, bảo vệ lực lượng mình.

Nguyễn Sơn tổ chức lực lượng đánh địch trên đồn 18, xây dựng truyền thống cho Trung đoàn 18 Quảng Bình, lập Trung đoàn 95 Quảng Trị. Đánh trận Ưu Điềm – Thanh Hương, tạo đà xây dựng Trung đoàn 101 Thừa Thiên. Từ 3 trung đoàn con em Bình-Trị-Thiên lập nên Sư đoàn 325 anh hùng. Cùng với quân chủ lực, lực lượng quân địa phương cũng lớn mạnh, dân quân tự vệ phát triển, các làng xã chiến đấu theo mẫu Cảnh Dương, Cự Nẫm, Ba Lòng, Nam Đông phát triển. Trục đường chiến lược Ba Rèn, U Bò, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong vẫn giữ vững, nối liền Bắc Nam.
Cùng với Bình-Trị-Thiên khói lửa, Thanh-Nghệ-Tĩnh được củng cố vẫn vững vàng làm hậu phương trực tiếp. Sư đoàn 304 lừng danh cũng được thành lập, làm nhiệm vụ chi viện cho cả nước.

Giới quân sự truyền tụng về ông là lẽ đương nhiên, các giới dân sự cũng hết sức ca ngợi ông. Có người nói chưa ai yêu chiều, quý trí thức, văn nghệ sĩ bằng Tướng Nguyễn Sơn. Việc quân căng thẳng, ngổn ngang như vậy mà ông thường xuyên tiếp xúc với trí thức, văn nghệ, tập hợp được họ trong Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác và Hội Văn nghệ, đặc biệt là tạo mọi điều kiện cho họ phục vụ cách mạng.
Trình độ ngoại ngữ của Thiếu tướng ngoài tiếng Trung Quốc đặc biệt xuất sắc, Thiếu tướng còn giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga. Tù binh và hàng binh Âu Phi đều do Thiếu tướng trực tiếp khai thác nên quân ta nắm địch rất chắc. Trại tù binh do Thiếu tướng lập ra đặt tên là đồn Cộng Hòa. Thiếu tướng còn là một nhà hùng biện, đi diễn thuyết nhiều lần, nhiều nơi…

Kết thúc bài viết này, xin mượn lời một nhà khoa học: Nếu có Đại bách khoa toàn thư Việt Nam, tập quân sự nhất định phải có mục từ Nguyễn Sơn. Còn ở Trung Quốc, từ điển danh tướng Trung Hoa đã đánh giá cao Tướng Hồng Thủy (tên của Thiếu tướng Nguyễn Sơn) trong lịch sử quân sự Trung Quốc
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #224 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 05:52:55 pm »

Bạn  Tiêntt82@,mình rất cám ơn sự  đóng góp của bạn trong topic này.Lúc đầu mình tưởng bài này của nhà báo Thái an viết cách đây gần 20 năm trong tạp chí của bên giáo dục nhưng đọc kỹ thì không phải bạn ạ.Mình cũng chưa được đọc bài này. Bài này đúng như bạn nói ngắn thôi nhưng xúc tích với một cuộc đời ngắn ngủi của ông già mình.Rất cám ơn bạn,mình mong các bạn giúp mình sưu tầm các bài viết về cụ.
Xin cám ơn tất cả các bạn.
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #225 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 06:58:20 pm »

Cháu chỉ góp 1 bài nhỏ tìm được thôi mà bác hatuyenha  Cheesy.Rất tiếc là đúng như bác nói ; bài này tham khảo rất nhiều tài liệu của bài báo của nhà báo Thái An ; nên khá giống nhau .Cháu vốn định tìm 1 tài liệu của TQ về cụ Nguyễn Sơn trên Wiki tiếng Trung ; nhưng sơ sài quá ; đến mấy kết quả sau thì đến bài này.Do đoạn trên viết bằng tiếng Trung ; dưới có dịch nên cháu tưởng đây là 1 bài viết của người TQ ; đưa lên dây luôn mà chưa kiểm tra kỹ .Đây là sơ suất của cháu ; mong mọi người thông cảm  Sad
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #226 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2010, 04:08:40 pm »

    Mấy hôm nay buồn,lại ốm cứ nằm nghĩ không hiểu cách đây nhiều chục năm khi ông già bị  hiểu nhầm đến mức bị khai trừ ra khỏi Đảng thì có buồn không nhỉ ?
    Để nhớ tiếng mẹ đẻ thì ông nhẩm đọc chuyện Kiều,lúc đó vừa cô đơn vừa gian khổ lại đói rét chắc vì thế Ông hiểu được cụ Nguyễn,hiểu được nàng Kiều nên khi về nước mọi người chưa hiểu hết đánh giá Cụ Nguyễn và tác phẩm chưa đúng Ông mạnh dạn đấu tranh,quyết liệt lắm chẳng sợ gì,chẳng lo gì cho mình mà trong một bài báo tác giả đã cho rằng Ông bảo vệ Chuyện Kiều là Ông đã tự xây tượng đài cho mình trong lòng dân tộc.Ông đã là một Trác Việt.
   Thế khi bị hiểu nhầm của ĐCS TQ,xung quanh toàn người TQ một mình Ông là người CS VN thì ông nghĩ gì nhỉ nếu không phải để hoàn thành nhiệm vụ của Bác Hồ và Đảng Cộng sản VN giao cho việc học tập Đảng bạn ? thì chỉ là một con người bình  thường có chịu được không nhỉ ? Mình cứ nghĩ ...nghĩ mãi ...mà thương quá Ông già mình.
Logged
thuong si gia
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 41


« Trả lời #227 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 06:18:33 am »

Chị Hatuyenha ơi!Huyết áp của chị cao quá đấy(cả tâm trương và tâm thu).Chị có đi kiểm tra thường xuyên không?Cái nào thay đổi được thì chị phải quyết tâm thay đổi chị nhé!Em dạo này chuyển chỗ ở(đang thuê nhà ở tạm),ngày nào cũng đi bộ hơn 5 km.Em hy vọng năm sau sẽ rảnh,ra Bắc ,chị em mình gặp lại nhau sau gần 40 năm!Chị cố giữ gìn sức khỏe nhé.
Logged

"Mãi mãi lòng chúng ta,ca bài ca người lính..."
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #228 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 12:19:37 pm »

Cám ơn em Thuongsygia@ đã quan tâm đến chị.Một ngày chị đo 2 lần em ạ,cả sáng cả tối mà  cách nhau ghê gớm,tức là HA của chị không ôn định.Thường thì  155/80 cả sáng và  chiều tối thì dễ chịu.Chứ sáng cao hơn tối lại thấp hơn là rất mệt.Chị vẫn khám và uống thuốc đều.Mong gặp em.

   Hôm nay 19_5 ngày sinh nhật Bác,suốt ngày bật TV lên là các bài hát về Bác Hồ vang lên.Không biết tự bao giờ mình chỉ biết từ khi về nước ,à không từ hồi còn nhỏ ở Bắc Kinh khi ông già vặn cho bọn mình nghe bài  thơ "Đêm nay Bác không ngủ" thì mình đã biết ở Việt nam có một vị lãnh  tụ mà ông già bà già mình đều gọi là "Bác Hồ".Năm 1954 và 1955 mình mới có 5,6 tuổi.Mình cũng chỉ cho các em Cương ,Hồng ,Hằng của mình đâu là ảnh Bác Hồ.
   Khi ông già mất,Bác Hồ đến viếng thì bọn mình còn chưa ngủ dậy và chưa được đưa ra CLB Quân nhân.
   Nhưng sau đó hàng năm mấy mẹ con nhà mình (mẹ góa con côi) được Bác Hồ gọi cho vào ăn cơm với Bác,xem biểu diễn văn nghệ,xem phim với Bác ,được Bác cho kẹo,được hôn Bác...Sướng lắm.Lúc đó cả bà mẹ mình và lũ trẻ con lít nhít nhà mình đều gọi Bác Hồ xưng cháu rất vô tư bình thường,chả ai để ý gì ngoài việc tận hưởng niềm hạnh phúc được ở  bên Bác.
   Năm 1969 ,Bác mất,bọn mình được về Hà nội viếng Bác(Lúc đó bọn mình đang học năm thứ hai trường DHQS).Trời mưa như trút nước,thấy bọn mình được về,mẹ mình cắt tiết con gà để đón các con nhưng không hiểu sao tiết gà bắn tung tóe,bà rất bực mình và cho đó là điềm xấu...Bà khóc nấc :Đúng là Bác mất thật rồi con ơi.Chả là hồi đó hay có những tin đồn hư hư thực thực về nhiều chuyện.
   Bác mất rồi,chú Vũ Kỳ bí thư của Bác thường xuyên ra thăm bọn mình,hiện nay bọn mình vẫn giữ những bức ảnh chụp với chú Vũ Kỳ ở dưới nhà sàn của Bác (lúc đó chưa mở cửa để mọi người đều được vào).
   Những câu vè hồi mới giải phóng như:"miền Nam cần Họ,miền Bắc cần Hàng ",có vài câu nữa mà mình không nhớ là được nghe từ chú Vũ Kỹ.
   Sau giải phóng,khi lăng Bác được xây xong bọn mình thường cho con gái mình ra tập đi ở Lăng Bác vào các chiều chủ nhật.Mỗi lần các cháu đều hỏi nhà gì to thế mẹ ? Mình đều giải thích nhà đó là của Bác Hồ  đang ngủ con ạ.Thế là các cháu đòi hát cho Bac Hồ nghe.Nhưng chúng nói Bác đang ngủ con múa hát bé thôi mẹ nhé để Bác ngủ yên.
   Cứ thế con mình lớn lên với tình yêu Bác Hồ trong sự dạy dỗ của vợ chồng mình,tốt nghiệp DH rồi đi làm rồi vào Đảng...Chúng nó có con (tức là cháu ngoại của mình ) và bây giờ các cháu bắt đầu đi học bắt đầu đi Lăng Bác và về  khoe với bà ngoại :Bà ơi hôm nay cháu được nhìn thấy Bác Hồ, Bác Hồ đang ngủ bà ạ có nhiều chú  bộ đội đứng xung quanh bà ạ.
   Thế là với nhà mình thôi bốn đời Ông Bà,Bố Mẹ,Con,Cháu gọi Bác Hồ.Không biết có ở đâu như ở Việt nam mình cả nước,già trẻ trai gái lớn bé,từ vị chủ tịch  nước,đến chú bé bán báo rong đều gọi Người bằng hai tiếng thân thương :Bác Hồ.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #229 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 09:37:01 am »

   Hôm  qua mình được mời đến dự buổi lễ " Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thượng tướng Chu văn Tấn ",và Hội KHLS Việt nam tặng bức tượng bán thân của cụ Tấn cho gia đình . Trong buổi lễ mình gặp được rất nhiều người quen và bạn bè,mình phải khoe một chút :
Hội KHLS : GS Phan huy Lê,GS Đinh xuân Lâm,TTK hội anh dương Trung Quốc ,đại tá tiến sỹ Nguyễn văn Khoan,Đại tá  nhà NC LSQS Trần trọng Trung.
Các nguyên quan chức : anh Vũ Mão,chú Hồng Cư (đồng hao với Bác Văn),chú nhà báo QD Phú Bằng.
Bạn bè, con các  tướng lĩnh  bạn của các  bậc tiền bối : anh Nguyễn C.(bác  của MiTam@),anh Lê đông Hải
con trai cụ Lê trọng Tấn.Chị Thư,chị Như,Châu Nguyên,Quảng nhà bác Trần dăng Ninh, Bình  con gái bác Văn ,Nguyễn thị Chung  con gái bác Song Hào ,Trần kiến Q.con trai bác Trần tử Bình,Hoàng Hùng con trai bác Hoàng văn Thái,anh Ngô kiên Thắng con trai bác Ngô minh Loan,chị Hương con gái bác có biệt danh "Anh cả Đỏ' mà mình quên bẵng  tên bác,con trai bác Hoàng quốc Việt...Mấy chị em nhà mình,cả hai em Cương và Hằng cũng đến đầy đủ.Chắc còn nhiều người mà mình vì ngồi một chỗ mà không gặp được hết.
 Có thiếu tướng tổng biên tập báo QDND,Có trung tướng hay thiếu mình ngồi xa trông không rõ tư lệnh QK  I,Có một vị cấp tá tướng gì đó mặc quân phục con môt ông phó đô đốc Hải quân.
 Có nhiều người nữa mặc thường phục mình không biết rõ là ai.
 Khai mạc  _ba nghệ sỹ Quang Thọ,Dương minh Đức,Quang Huy hát bài "Du kích Bắc Sơn " của Văn Cao. Cùng sự vỗ tay của cả hội trường.
Anh Dương Trung Quốc điều khiển Hội nghị. Các đại diện gia đình,đại diện của  Du kích Bắc sơn,đại diện Cứu quốc quân,bí thư của cố thượng tướng,đại diện viện Lịch sử QS,đại diện các nhà KHLS có nhiều bài tham luận. Có một bác phát biểu cuối cùng,bác đã già nói rất cảm động run hết cả người, nhiều tràng vỗ tay vang lên giữa bài phát biểu.
Mình rất thích cái kết của anh Dương trung Quốc  : Hội chúng tôi sẽ có trách nhiệm làm  rõ sự nghiệp và công lao của cố Thương tướng ,trong phạm vi quyền hạn của mình sẽ báo cáo với TW và công luận.Theo tôi nghĩ có khi sự cố này của cố thương tướng cũng là một đóng góp cuối cùng cho CM trong sự nghiệp CM của ông.
  Kết thúc _ ba nghệ sỹ lại hát tiếp bài " Cuộc đời vẫn đẹp sao " cùng  tiếng hát của các cựu TSQ Nguyễn văn Trỗi và các đại biểu.  
    Cuối buổi gia đình mời cơm trưa.Điều mà nhiều lần làm hội thảo cho ông già mình không làm đươc.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2010, 08:18:45 am gửi bởi hatuyenha » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM