Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:20:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293714 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #200 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 10:02:00 am »


Sáng 29-4  khoảng 9 h 30 bọn mình đến Thanh hóa,đón chú Loan ở nhà khách tỉnh ủy và đón xe chị Liêm từ Nghệ
an ra sau đó hai xe phi vào huyện ủy Triệu  sơn có anh Tùng đón. Phó bí thư huyện ủy và chánh văn phòng huyện ủy đón tiếp chúng mình (Từ trái sang phải):Em Hằng,Hatuyenha@,anh Lê thanh Tùng_ PCT CCB huyện Triệu sơn,Anh Đức PBT huyện ủy,anh Mạnh chánh văn phòng huyện ủy,chú Võ thúc Loan nguyên bí thư của ông già thời 1947.PBT huyên ủy rất mừng vì có chú Loan là nhân chứng sống.Cuộc đón tiếp này được tổ chức tại văn phòng huyện ủy huyện Triệu sơn thanh hóa.
   Bữa cơm trưa mặc dù mình đã đặt và tranh mời nhưng anh Mạnh mắt đỏ cảm động nói :Chị ơi cả tuổi ấu thơ và thanh niên của em luôn được nghe người lớn kể về tướng Nguyễn Sơn hôm nay mới được gặp hai chị con gái của cụ.Chị cho quê hương đón tiếp mời chị bữa cơm quê chị ạ.Mình rất xúc động.


 PBT huyện ủy Triệu sơn phát biểu. Trong ảnh có chị Liêm ( Ngồi cạnh chú Loan ) con chú Thi  một trong 4 người
công tác tại văn phòng QK IV thời ông già làm việc.
 

Buổi chiều về xã Tân ninh  ( Cổ định). Cả ban lãnh đạo xã đón tiếp đoàn.Anh Lê thanh Tùng (lúc này đã được PBT huyện ủy giao nhiệm vụ)giới thiệu và báo cáo chương trình của đoàn tại xã.


 Mình nghẹn ngào tâm tình :Tôi được sinh ra tại đây,chổn rau cắt rốn tại đây,gần 60 năm nay lúc nào cũng khai:
nơi sinh Thọ xuân  Thanh hóa.Nhưng hôm nay mới được về lại quê hương.Rất xúc động được thấy lại nơi cụ tôi đóng quân _ nơi cụ tôi đưa  trường TSQ khu IV về thôn Mậu làng Cổ định để trấn an dân và dẹp ý định phá kháng chiến của bọn phản động _ nơi cụ tôi tổ chức Đai hội Tập luyện quân nổi tiếng năm 1947... lời tâm tình của mình luôn đứt đoạn vì sự  nghẹn ngào xúc động...


Mình tặng xã bộ sách,phim,tác phẩm của ông già.Anh Hứa đình Nam chủ tịch xã lên nhận.


Chụp ảnh kỷ niệm với bia vườn cây lưu niệm.trên có ghi rõ :Các cựu giáo viên,học viên trường TSQ khu IV (do tướng Nguyễn Sơn thành lập) Kính tặng nhân dân xã Cổ định (nay là Tân ninh).
từ trái sang phải:Liêm,Việt Hằng,anh Lê xuân Tùng và mình.


Cổng tam quan phủ Nưa_dưới chân núi ngàn Nưa
 Nơi bà Triệu thị Trinh luyện quân ngày xưa.
 Nơi tướng Nguyễn Sơn tổ chức khai mạc Đại hội tập.
Đàng sau cổng là núi ngàn Nưa.

Toàn cảnh phủ Nưa_ nơi mỗi lần chuẩn bị ra quân  Tướng Nguyễn Sơn đều  tới  trình báo Mẫu (dân làng kể lại vậy )


 Mình vào vái Thánh mẫu,chú loan đang cắm hương.


Vào thăm nhà bà Lê thị Sói nguyên CT hội PN cứu quốc xã.bà đã đề xuất ý kiến với tướng Nguyễn Sơn và được chấp nhận là cho PN xã Cổ định nhận học sinh TSQ làm con nuôi em nuôi.Ngôi nhà của cụ là nơi cho đội văn nghệ ở,các lãnh đạo thường xuyên về ở.Ông Sơn cũng hay đến để tập tuồng  cho anh chị em đội văn nghệ.


chụp ảnh chung với con trai cụ Sói:
Ông Lê đình Thiện(ngồi giữa chú Loan và mình)Là một trong 3 người của xã Cổ định được đi học lớp  quân chính khóa 7
Ông Lê đình Cảnh (người đứng thứ hai từ phải sang  trái) con trai thứ 5 của cụ Sói,Là lớp phi công đầu tiên của Việt nam cùng với trần Hanh,anh hùng Cốc....người đầu tiên từ trái sang là phó chủ tịch xã Tân ninh (Cổ định)


Bà cụ Mậu (tên thật là Lê thị vói)_nhà cụ là nơi tướng Nguyễn Sơn ở.Vừa nhìn thấy mấy cái cột nhà chú Loan nhận ra ngay.sau khi ông Sơn đi thì ông Đặng vũ Hỷ tới ở.Ngôi nhà đàng sau nhà này chú Đào chinh Nam ở thì không còn.


sau khi đi một vòng cả đoàn về báo cáo đồng chí Trác _ bí thư Đảng ủy xã .Đồng chí đang phát biểu.sau đó các anh lãnh đạo xã mời cơm đoàn.Rất vui và thân mật
 

Sáng 30/4 theo kế hoạch của anh Tùng,đặc biệt có bác Tuấn em họ bà Vòng  đã đưa bọn mình đến xã Vân Sơn của huyện Triệu Sơn.Mình đã gặp bà cụ Vòng _  90 tuổi . Cách đây hơn 60 năm _ năm 1949 khi mẹ mình mang thai mình thì bố mẹ mình đã ở nhà bà Vòng.hai ông bà nhường giường đôi cho bố mẹ mình còn làm đệm  rơm để bố mẹ mình nằm cho ấm,thời đó rét lắm.Bà cụ hiền lành,nói nhỏ nhẹ:Mẹ cháu hiền lành ,đẹp và ít nói,người cao lớn gầy.Bố cháu người quắc thước,vui vẻ hóm hỉnh,đẹp người nhưng hồi đó bà không dám nhìn và được dặn là ba không "không nói không nghe,không biết".Nhớ nhất là mỗi lần ông Sơn về,ông bế ngay cậu con cả của bà mới ba tháng tuổi và tung lên cao.Bố mẹ cháu đi  khỏi nhà buổi sáng thì buổi chiều cậu bé mất. Hai ngày sau ông cho người đến hỏi thăm.


Chụp ảnh kỷ niêm với toàn gia đình cụ Vòng.


hai vợ chồng mình và em Hằng tặng cho bà cụ Vòng quyển sách ảnh của bố Sơn và tấm lụa tơ tằm.


Mới hơn 9 giờ  30 sáng các món đã được dọn lên,bà con xóm làng cũng kéo đến.các cán bộ đầu ngành của xã lần  lượt kéo đến chúc mừng buổi gặp mặt của chúng tôi.


Anh bí thư Đảng ủy xã (người mặc áo trắng) và chủ tịch xã Vân Sơn(người mặc áo kẻ) có mặt trong bữa liên hoan.
Ai cũng kể cả tuổi trẻ được nghe bao nhiêu chuyện về tướng Nguyễn Sơn.Bây giờ mới được gặp các chị.


các con trai con gái của bà cụ Vòng tôn mình là chị cả vì mình sinh trước các anh chị còn bây giờ.Bữa cơm sai giờ nhưng vui thật vui.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2010, 04:38:25 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #201 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 09:11:09 pm »

          Cô Hà ơi, lang thang cháu đọc được cảm nghĩ của một người Việt xa xứ, ông Nguyễn Văn Tuấn ở Úc về Cụ nhà, bài viết đã gần 2 năm, không biết cô có đọc qua chưa, cháu mạn phép góp với topic của cô!

Wednesday, October 1, 2008

Tướng Nguyễn Sơn

Hôm nay đọc thấy bài này viết về tướng Nguyễn Sơn (Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn (1-10-1908 - 1-10-2008) Nguyễn Sơn - Vị tướng của tình hữu nghị Việt – Trung http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2008/10/166941/). Thấm thoát mà đã đến ngày sinh nhật 100 năm của ông. Cố nhiên, tôi chỉ biết ông qua sách báo mà thôi, chứ ông ấy còn cao tuổi hơn Ba tôi. Lần đầu tiên tôi nghe đến tên ông là tôi nghe lén khi Ba tôi kể về ông này trong những buổi tiệc tùng ở nhà. Từ đó, tôi tìm hiểu và đọc khá nhiều về ông tướng có thể nói là huyền thoại này. Nghe nói gần đây vợ ông có viết một cuốn hồi kí mà tôi tìm chưa ra.

Ông Nguyễn Sơn tuy là nhà quân sự nhưng rất thích văn nghệ, và ông bảo vệ giới văn nghệ sĩ hết mình. Ít ai biết rằng ông tướng này chính là người đứng ra làm lễ thành hôn cho Phạm Duy và Thái Hằng trong thời kháng chiến. Phạm Duy có viết hồi kí và có hẳn 1 chương viết về tướng Nguyễn Sơn. Xin trích lại đây vài đoạn để các bạn biết thêm về tướng Nguyễn Sơn (đây là đoạn viết khi Phạm Duy và đoàn văn nghệ về Thanh Hóa vào thập niên 1940s):

“Nhưng người mà tôi mong được gặp nhất ở đây là tướng Nguyễn Sơn. Tôi được nghe rất nhiều huyền thoại về ông từ khi danh tướng có nhiều kinh nghiệm chiến trường này từ Trung Cộng trở về nước rồi được Hồ Chí Minh cử vào Quảng Ngãi để lập một mặt trận với mục đích ngăn không cho Quân Đội Pháp mở rộng chiến trường ra phía Bắc vào những ngày đầu của cuộc kháng chiến Nam Bộ. Chắn chắn Nguyễn Sơn là người thu hút được hầu hết các văn nghệ sĩ ở vùng suôi gia nhập vào những tổ chức kháng chiến ở đây.

Cũng phải công nhận là ở Thanh Hoá, từ khi xẩy ra cuộc kháng chiến toàn quốc cho tới khi có Hiệp Định Geneve, đã không bao giờ có một cuộc giao tranh lớn nhỏ nào xẩy ra cả. Quân Đội Pháp có thể mở nhiều cuộc càn quét ở các khu vực khác, nhưng họ không có đủ quân để tiến vào nửa phần ngoài của Chiến Khu IV này. Tình hình ở ba tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị-Thừa Thiên (gọi tắt là Phân Khu Bình-Trị-Thiên) thì rất là sôi động nhưng tình hình ở ba tỉnh Thanh Hoá-Nghệ An-Hà Tĩnh (gọi tắt là Phân Khu Thanh-Nghệ-Tĩnh) thì rất là an ninh. Dân chúng ở đây có đầy đủ thóc gạo để ăn. Không những thế, tỉnh Thanh Hoá còn là nguồn tiếp tế lương thực cho các vùng trung du và thượng du ở miền ngoài. So với những Chiến Khu ở Việt Bắc và so ngay cả với Chiến Khu III là miền đồng bằng, tôi thấy đời sống ở Chiến Khu IV này rất là dễ chịu và là nơi lý tưởng để tập trung văn nghệ sĩ. Nhất là tại đây lại có hai người của chính quyền rất chú trọng tới vấn đề văn hoá là Đặng Thái Mai và tướng Nguyễn Sơn.


Trong thời gian vừa mới gia nhập Đoàn Văn Nghệ Quân Đội Liên Khu IV và đang trong thời kỳ tập dượt trước khi lên đường đi công tác xa, hằng đêm chúng tôi thường tới sinh hoạt với tướng Nguyễn Sơn, hoặc để biểu diễn thử cho ông ta coi, hoặc để nghe ông ta nói chuyện về kinh nghiệm làm công tác văn nghệ trước đây trong Hồng Quân Trung Hoa. Nguyễn Sơn có vẻ rất thích loại dân ca mới của tôi. Tôi rất khoái Nguyễn Sơn vì thấy ông ta khác hẳn các ông "cách mạng" mà tôi đã gặp, tính tình cởi mở hơn, vóc dáng quắc thắc hơn, hiểu biết về văn nghệ hơn. Ngoài ra, ông tán gái cũng giỏi lắm. Một thiếu nữ trẻ măng có cái tên là Hoài luôn luôn ở gần gụi ông, lúc đó ông cũng đã quá 40 tuổi rồi. Điều này đã làm cho Ban Thường Vụ ở trên Trung Ương khổ tâm lắm. Dần dà, tôi biết thêm về tiểu sử của ông.


Trong những đêm sinh hoạt giữa văn nghệ sĩ và vị Tư Lệnh của Chiến Khu, về vấn đề văn nghệ, chúng tôi thường được nghe ông nói về Tào Ngu và vở kịch Lôi Vũ và chúng tôi đã học hỏi được ở ông rất nhiều điều để có thể đem áp dụng vào công tác văn nghệ của chúng tôi lúc bấy giờ. Điều này cũng chẳng lấy gì làm lạ vì tướng Nguyễn Sơn đã từng là đoàn trưởng của nhiều đoàn ca kịch trong Hồng Quân Trung Hoa từ khi ông là đồng chí của Mao Trạch Đông.


Để hiểu rõ con người Nguyễn Sơn hơn nữa, xin kể một chuyện vặt về viên tướng Tư Lệnh này: Là người nghiện thuốc lá, lúc nào trong túi cũng có một bao thuốc thơm hảo hạng "3 con 5", một hôm, Nguyễn Sơn đi ra phía Cầu Hàm Rồng và đi qua một trạm gác. Tuy là tướng đó nhưng có lúc nào ông mặc quân phục đâu? Mặt thì xạm nắng, người thì khô đét, tóc thì như rễ tre, lại ưa mặc quần đùi, ai trông cũng tưởng là một anh binh bét, lính tốt đen. Nguyễn Sơn đang đứng ở dưới chân cầu, vừa móc túi lấy thuốc lá ra hút thì một anh dân quân đứng gác ở gần đó đi tới và phê bình:

-- Tại sao đồng chí lại hút thứ thuốc lá quốc cấm này? Tôi phải tịch thu, không đưa thì tôi bắt đồng chí ngay lập tức.

Cận vệ vội chạy lại túm cổ anh dân quân và hỏi:

-- Có biết ai đây không? Tướng Tư Lệnh đó.

Nhưng Nguyễn Sơn đã gạt anh cận vệ ra, nhe răng cười và nói với anh dân quân:

-- Cậu làm như vậy là đúng, xin nộp đồng chí bao thuốc lá.

Đi khỏi chỗ đó một quãng đường, Nguyễn Sơn mặt tỉnh khô, bảo cận vệ đưa cho ông bao thuốc "3 con 5" khác.”

(Hồi kí Phạm Duy, chương 56).


Tướng Nguyễn Sơn trong quân phục Trung Quốc

Posted by Nguyễn Văn Tuấn at 4:16 PM  http://tuanvannguyen.blogspot.com/2008/10/tng-nguyn-sn.html
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #202 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 05:17:54 am »

Fddinh@ ơi cô cám ơn cháu nhé ,cô hoan nghênh mọi người sưu tầm tất cả các chuyện về ông già.Chuyện này cô chưa được đọc tuy bài của Phạm Duy cô có biết đôi chút nhưng không đầy đủ.Cô cũng đang tích cực sưu tầm cháu ạ.Quĩ thời gian không còn nhiều,phải có mọi giúp sức mới có thể làm được tốt cháu ạ.
Cô rất mong cháu và mọi người giúp cô.Cô rất cám ơn.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #203 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 09:44:51 am »

Chúc mừng chị Cả đã hoàn thành được chuyến đi mơ ước và có những cuộc gặp mặt thật tuyệt vời.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #204 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 10:29:37 am »

Trong đợt về Thanh vừa rồi,mình được anh Lê thanh Tùng PCT hội CCB huyện Triệu Sơn Thanh hóa cung cấp bài viết của anh về ông già.Mình xin gõ lên cho các bạn xem nhé.

                               MỘT SỐ MẪU CHUYỆN VỀ NGUYỄN SƠN  
                                                          
                                                           Người sưu tầm :Trung tá Lê thanh Tùng
                                                                                 Phó chủ tịch hội CCB huyện Triệu Sơn
                                                                  Quê quán :Cổ định_xã Tân ninh,Triệu sơn ,Thanh hóa
 
           1/ Khuyên người đừng bẻ cành cây.
                                                                 (Ghi lại theo lời cụ Vũ đình Kỵ _ 90 tuổi ,năm 1997)

   Một hôm,sau khi lên lớp chính trị cho bộ đội trên "Bằng yên ngựa",mặt trời đã đứng bóng,Nguyễn Sơn một mình một ngựa xuống núi.Trên đường từ Phủ Nưa về nhà (Lúc này ông ở nhà ông Phúc Đa,làng Đình),
ông cho ngựa đi thong thả từng bước,vừa đi vừa nghỉ để tận hưởng những luồng gió mát thổi từ cánh đồng
về qua dãy cây Xà cừ cổ thụ.Đang đi gần đến cầu Đê,bỗng ông phát hiện có hai thanh niên đang trèo trên cây,chặt bẻ cành ở phía trước :"có lẽ họ lấy về làm củi".Ông lặng lẽ cho ngựa đi đến gần gốc cây, dừng lại,ngước mắt lên,ông hỏi hai anh thanh  niên :
   _ Này các cậu,quả của cây này có ăn được không ?

   Hai thanh niên phát hiện ra Nguyễn Sơn,sợ quá,lúng ta lúng túng rồi đáp :

   _ Không ăn được,cứng và chát lắm.

   Nào có phải ông không biết quả xà cừ không ăn được mà là ông sợ hai thanh niên kia lúng túng ngã xuống thì nguy.Dừng một lát,ông nói với hai thanh niên:

  _ Hai cậu lây cho tớ xin mấy quả.Mang xuống đây đừng ném mà vỡ hết.

   Hai thanh niên vội bẻ hai cành có quả rồi tụt xuống đưa cho ông,Nguyễn Sơn xuống ngựa.Nhìn thấy một thanh niên có mái  tóc tốt,ông đến gần,túm lấy dúm tóc mai của người ấy,ông khẽ kéo ngược lên.Người thanh niên kêu"Ái đau" vội túm lấy tay ông .ÔNg hỏi lại:

   _ Có đau thật không ?

   Người thanh niên vội trả lời:

   _ Đau thật !

    Ông bỏ tay ra và kéo hai thanh niên đó lại gần mình.Ông nói :

   _ Nếu cây kia biết nói như người nó cũng sẽ kêu lên "ái đau".Nó không biết nói,các cậu bẻ cành cây của nó,nó đau lắm đấy.Nhớ không ?

    Nói rồi ông lên ngựa đi tiếp. Hai thanh niên cú ngẩn người ra nhìn theo.

    (còn nữa)

    
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #205 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 10:34:10 am »

Lixeta@ ơi chị cám ơn em đã quan tâm,ý định từ bao  lâu nay mới thành sự thật em ạ.Chị cũng không ngờ.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #206 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2010, 12:10:24 am »

 Mấy hôm thấy vắng chị Cã ! Mừng quá nay chị Cã lại gỏ tiếp đều đặn , bền bỉ như chiếc đồng hồ . Chúc chị Cã mạnh khỏe .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #207 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2010, 10:45:47 am »

 Cụ Nguyễn Sơn có cách giáo dục rất thực tế với những dẫn chứng quá sống động được diễn tả bằng hành động , em nghĩ sau bài giảng này của Cụ học viên đó sẽ chẳng bao giờ quên được bài . Cheesy
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #208 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2010, 11:00:17 am »

Hai Ruong@ ơi chị cám ơn em đã quan tâm đến chị hàng ngày,chị sẽ cố khỏe để chị em mình gặp nhau dài dài ,thật vui em nhỉ.
Những người học trò của cụ nay đều đã ngoài 80 nhưng các cụ vẫn nhớ lời ông Sơn ,Binhhyen@ ạ.Các chú vẫn yêu ông Sơn lắm ,vẫn là thần tượng em ạ ,chị rất xúc động mỗi khi nói chuyện với  các chú ấy về ông già.


   Mình xin tiếp bài của Lê thanh Tùng nhé:

                      2/ Kiếm tiền để giúp người cưới vợ !                                                            

                                                        Theo lời kể của ông Lê ngọc Vách
                                                                  (xóm 5,xã Tân ninh)

    Bộ đội về tham gia "Đại hội tập rất đông,trong làng Cổ định ngày ấy hầu như nhà nào cũng có vài ba anh bộ đội ở.Dân ta lúc đó gọi" bộ đội cụ Hồ " là anh chứ không gọi là chú như bây giờ.

    Một đêm, sau giờ sinh hoạt của các đơn vị,Nguyễn Sơn đi kiểm tra đơn vị tại làng Giáp.Đến nhà một người dân,thấy có một người đàn ông đang ngồi khóc thút thít ngoài sân.Đi lại gần Nguyễn Sơn khẽ hỏi:

    _ Tại sao lại ngồi đây mà khóc ?

    Người đàn ông đó không trả lời,tiếng khóc càng nức mở hơn.Nguyễn Sơn ngồi bẹp xuống Sân,vỗ vai người đó,rồi thân mật:

    _ Này có gì cứ nói toẹt ra.Biết đâu tớ lại giúp được thì sao ?

    Tức tưởi một lúc,người đàn ông đó ấp úng trong nước mắt:

    _Gần 40 tuổi rồi,bố ốm nặng ,mẹ bắt phải cưới vợ...nhưng không có tiền.

    Nói rồi người đó khóc toáng lên.Ngồi lặng một lát,Nguyễn Sơn đứng lên,kéo người đàn ông đó dậy.Ông nói :

    _ Nín đi.Đàn ông mà khóc thì không ra cái thể thống gì cả.Nhà có chó không ?

    Người đàn ông nhìn Nguyễn Sơn vẻ nghi ngờ ,hỏi lại :

    _ Chó để mần chi ?

    _ Làm thịt ! Nguyễn Sơn trả lời.

    Thấy có tiếng người ngoài sân,mẹ của người đàn ông  chạy ra. Nhận ra "Ông tướng " bà vồn vã mời vào nhà và kể :

     _ "Ông tướng  " ơi , ông nó nhà tôi ốm sắp chết rồi,thôi thúc nó cưới vợ  nhưng nó không nghe vì nhà không có tiền lo cưới.Nó ngồi khóc từ tối tới chừ đó.

     Nghĩ một lát, Nguyễn Sơn nói với hai mẹ con chủ nhà :

     _ Tối mai ,mẹ con bà mua tạm một con chó của nhà nào đó làm thịt,khoảng 4 đến 5 người ăn.Tối mai tôi mang người tới,khắc có tiền cho con bà cưới vợ.

(còn nữa)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2010, 11:06:34 am gửi bởi hatuyenha » Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #209 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2010, 02:55:40 pm »

Bác hatuyen@. Tối qua xem TV thấy phái đoàn Quân sự cấp cao do đại tướng bộ trưởng sang thăm và làm viẹc tại Trung quốc em có thấy hình ảnh đoàn thăm gia đình tướng Sơn. Chị có đi bữa đó không
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM