Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:22:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 294175 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #190 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 05:19:36 pm »

mình xin tiếp bài của chú nhà văn Minh Giang:

   Một hôm tôi đến dự lớp Văn hóa kháng chiến thì thấy Tướng Nguyễn Sơn nói về vở kịch Lôi Vũ của Tào Ngu mà tôi đã từng nghe biết vở kịch này đã được diễn ở nhà hát lớn Hà nội trước ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946).Ông nói về nhưng thành công lớn lao của nhà viết kịch Tào Ngu (Trung quốc)nhưng đồng thời cũng nêu ra những hạn chế của tác giả.Về sau này,tức là sau hiệp định Giơ ne (1954) tôi được điều  ra Tổng cục chính trị,làm biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội,tôi mới có dịp đọc lại vở kịch lớn của Lôi  Vũ.Tôi mới hiểu được rằng năm 1949 ,Tướng nguyễn Sơn đã nói về Lôi Vũ ở lớp Văn hóa kháng chiến liên khu IV bằng phương pháp xã hội học Mac xit.Phương pháp này về sau này các nhà phê bình văn học không dùng nữa,nhưng lúc đó đối với chúng tôi thì quả là mới mẻ,nó như ngọn đuốc soi sáng vào xã hội có giai cấp _ chúng tôi bắt đầu hiểu không có Cách mạng chung chung mà con người sinh ra trong xã hội có giai cấp thì con người đó là con người của một giai cấp nhất định.

  Tôi cũng bận nhiều việc nên không dự thính đều các chương trình của lớp Văn hóa Kháng chiến khu IV.
Chỉ bữa đực bữa cái thôi,mà sau khóa học tôi cũng thấy mình được mở ra nhiều.

   Một sự tình cờ tôi đến xưởng họa của họa sĩ Nguyễn văn Tỵ.Tôi gặp Tướng Nguyễn Sơn đang ngồi ở bậc tam cấp,ông mặc quần ka ki màu xanh và sơ mi trắng,trông sau lưng thì  dễ nhầm là một  thanh niên,đúng hơn là một anh giáo viên trung học.Ông đang đọc một tạp chí hội họa bằng tiếng Pháp.Lúc này tôi mới nhớ
ra người bạn tôi đã cho tôi biết Tướng Nguyễn Sơn giỏi bốn ngoại ngữ :Tiếng Trung,tiếng Pháp, tiếng Nga,
và tiếng Anh.

  (còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #191 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 09:39:02 am »

Mình xin tiếp bài của chú nhà văn Minh Giang nhé:

   _ Chào đồng chí Tư lệnh.

   Tướng Nguyễn Sơn ngẩng lên,nghiêng đầu nhìn tôi:

    _ Chào nhà báo Cự Nẫm.

    Tôi bèn ngồi xuống bậc thềm dưới , hỏi nhỏ :

    _ Người ta đồn Anh sắp lấy vợ phải không ?

    _ Thì sao chứ ?

    _ Thì mọi người mừng cho " Anh hùng sánh với thuyền quyên " chứ sao !

    Tướng Nguyễn Sơn cười và hỏi lại :

    _Cậu nghe ai nói ?
 
    _ Thưa Anh,tôi sang chơi bên anh Chế lan Viên ở báo Cứu quốc,tôi nghe các anh bên đó nói,và hình như
họ sẽ viết một bài về tướng Nguyễn Sơn lấy vợ và sẽ là con rể của nhà nghiên cứu Văn học  Sở Cuồng và làm bạn cọc chèo với nhà phê bình Văn học Vũ ngọc Phan.

     Sau  khi tướng Nguyễn Sơn lấy chị Hằng Huân thì Bộ tư lệnh  làm cho ông một ngôi nhà tre nứa ở đồi quần tín,gần với khu văn hóa kháng chiến,có một bộ phận cảnh vệ đến canh gác.Từ đó tôi ít gặp tướng Nguyễn Sơn. Cho đến mùa thu năm 1950,tôi được trưởng phòng dân quân thông báo: Tướng Nguyễn Sơn
được lệnh đi Trung quốc( Lúc này biên giới Việt Trng  đã được mở  ,sau chiến dịch biên  giới năm 1950 ).
Lễ bàn giao công tác giữa đại tá Hoàng minh Thảo và thiếu tướng Nguyễn Sơn đã được ấn định.

(Còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #192 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2010, 08:34:01 am »

Mình xin tiếp bài của chú nhà văn Minh Giang :

  Tôi đã tường thuật lễ bàn giao của hai vị tướng lĩnh tại Bộ  tư lênh liên  khu IV,và tôi đã dành cho bài tường thuật ấy đầy ắp hai trang báo Cự Nẫm.Tôi đã ghi đúng,ghi rõ câu nói của Tướng Nguyễn Sơn với cán bộ quân đội có mặt trong lễ bàn giao :

  "Tất nhiên tôi không tránh khỏi những khuyết điểm của người chỉ huy trên cương vị Tư lệnh của một quân khu trải dài từ Thanh hóa đến Thừa thiên,nhưng dù sao...tôi cũng đã cố gắng đặt được những đường ray ban đầu của một đoạn đường nhiều khó khăn mà chỉ có "tự lực cánh sinh",chứ không thể nhờ vào sự giúp đỡ của một ai "
 
      Ông nói câu đó với một giọng nói rất trầm và đượm buồn.Tôi nghĩ ngay rằng tướng Nguyễn Sơn đã trở thành "kẻ cô đơn" trong một hoàn cảnh chiến đấu đầy khó khăn.

      Ông được cử  đi Trung quốc để làm gì ? Điều này thì ai mà biết được.

      Thế rồi năm 1956, lại được trở về Tổ quốc.Lúc này trên vai ông có quân hàm thiếu tướng quân Giải phóng nhân dân Trung quốc.Đây là vị tướng người nước ngoài duy nhất được phong hàm cấp tướng của quân đội cách mạng Trung quốc.Từ đó trên sách báo của Việt nam thấy xuất hiện cụm từ "Lưỡng quốc tướng quân"khi nói về tướng Nguyễn Sơn.Không ngờ ông được trở về nước khi trong người đã mang bệnh nặng.Bệnh viện quân đội đã quyết cứu ông nhưng không thể cứu được nữa rồi,dù là những thày thuốc  giỏi nhất với những thứ thuốc tốt nhât cũng đành bó tay trước số  mệnh.

      Tôi lặng người đi  và không thể cầm được nước mắt trước sự ra đi của một người Anh,,người thày,và một vị chỉ huy lỗi lạc,tài hoa với  học vấn uyên thâm và tinh thần Cách mạng kiên cường của một chiến sĩ quốc tế.

   (còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #193 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2010, 09:34:41 am »

Mình xin tiếp bài  của chú nhà văn Minh Giang :

    Lúc này tôi nhớ lại một bài nói chuyện mà chúng tôi coi như một bài giảng về duy vật lịch sử trước một cử tọa gồm nhiều vị tiến sĩ nổi tiếng thời Pháp như Hồ Đắc Điềm (tiến sĩ luật khoa),Nguyễn mạnh Tường (tiến sĩ luật khoa kiêm tiến sĩ văn khoa),nhà  sử học Đào duy Anh,nhà văn Đặng thái Mai,nhà thơ Chế lan Viên,các họa sĩ danh tiếng như Nguyễn văn Tỵ,Phạm văn Đôn _ Nguyễn thị Kim và hơn 500 cán bộ và văn nghệ sĩ ngồi chật ních hội trường của văn hóa kháng chiến ( thực ra đó là một ngôi đình đẹp,rộng mà địa phương Thanh hóa đã cho liên khu ủy mượn để làm nơi hội họp của nhà văn hóa,văn nghệ của quân khu.

    Hôm đó Tướng Nguyễn Sơn nói:

   " Thưa các vị và các đồng chí,năm  1937 tôi được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử làm giảng viên tại trường Lý luận ở Diên an,tôi đã nói về triết học duy vật ""không có cái gì tự sinh ra,và không có cái gì tự mất đi" (Rien ne se cree  rien ne se pred ) đó là "vật chất"".
    Nhiều học giả đã biết vật chất là "không tự sinh,không tự diệt ",nhưng hôm nay  các vị ấy nghe Tướng Nguyễn Sơn nói đến những vấn đề cơ bản của triết học ,người ta vẫn thích nghe. Đó là do cách nói của
tướng Nguyễn Sơn rất dí dỏm,ví dụ : Ông  mở đầu như thế này:

   "Thưa các vị,ai cũng biết lịch sử là những ghi chép bằng văn tự về các sự kiện và con người đã xảy ra.Nhưng theo người Hi lạp cổ đại thì Lịch sử là sự  khám phá,phát hiện _tiếng Pháp là Histoire.Thế mà người Pháp và người Việt đã phát triển ngôn ngữ của mình,làm cho nó phong phú hơn :đó là kiếm chuyện và bới móc (Chercherhistoire) và cả  đặt điều,bịa chuyện (Crecrhistoire).

     Cả hội trường cười và vỗ tay.

  (còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #194 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2010, 07:25:13 pm »

Mình xin tiếp bài của chú nhà văn Minh Giang nhé :

   Sau buổi nói chuyện về " duy vật lịch sử ",Tướng Nguyễn Sơn gặp tôi hỏi về dư luận của thính giả sau buổi nói chuyện của ông.

   _ Thưa Anh,có lẽ mọi thính giả ( trong đó có tôi ) đều rất thích nghe anh nói chuyện.Bởi vì chúng tôi từ 
" thế giới cũ " bước sang " thế giới mới ", thì tất cả cái mới đều có sức hấp dẫn mới.Chúng tôi _ lớp thanh niên từ nhà trường Pháp bước ra chỉ mới biết chercher histoire ( kiếm chuyện ),bây giờ mới nghe nói bịa chuyện, bịa đặt (creer histoire ) thì thấy rằng anh là vị tướng _ một nhà quân sự mà không bao giờ quên
 nâng cao trình độ ngoại ngữ.

    Tướng Nguyễn Sơn khẽ gật đầu,nói với tôi :

    _ Cậu nên nhớ rằng ngoại ngữ là chân trời của HỌC VẤN.Không giỏi tiếng Pháp  làm sao hiểu được Ban zac.Không giỏi tiếng Trung thì làm sao hiểu được Lỗ Tấn.

      Giờ đây,tôi cũng đã ngoài tuổi tám mươi.Quĩ thời gian của tôi cũng đã dùng gần hết.Nhưng tôi vẫn nhớ
lời Tướng Nguyễn Sơn nói về ý nghĩa quan trọng của việc học ngoại ngữ.

      Tướng Nguyễn Sơn đã đi xa,sự nghiệp của Anh để lại trong lịch sử kháng chiến của Việt nam không đậm,không dày như chiến tích của các vị tướng cao cấp khác,nhưng dù sao Tướng Nguyễn Sơn vẫn là con người của lịch sử.Người ta không thể không nói đến Tướng Hồng Thủy (tên của Nguyễn Sơn trong quân giải phóng nhân dân Trung quốc ) _ và các nhà sử học Việt nam không thể không nói đến một vị  Thiếu tướng
trong số những tướng lĩnh cao cấp được Bác Hồ phong quân hàm đợt đầu từ ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

      Ông là "Lưỡng quốc Tướng quân " _ Đó là một biệt danh đẹp và độc đáo.




                                                                                      MINH GIANG
   
                                                                          Hội viên Hội nhà văn Việt nam.
 
                                                                                Vào hội năm 1957
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #195 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2010, 12:24:15 am »

 Chị Hà ơi ! Từ trước đến nay em chỉ nghe nói nhiều đến "Lưỡng Quốc Tướng Quân " , nhưng thực ra em cũng chưa hiểu nhiều về cuộc đời và sự nghiệp của cụ . Nay đọc hồi ký của chị ở topic nầy em mới biết nhiều về vị tướng mà được nhiều người nhắc đến . Cụ nhậy bén , sáng suốt , uyên bác , bản lĩnh mà lại rất vị tha và gần gủi với mọi người . Kính chúc chị và gia đình mạnh khỏe để tiếp tục tham gia vào QSVN cùng các em .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #196 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2010, 04:13:44 pm »

  Chị rất cám ơn em Hai Ruong@ à,em đã theo dõi các bài viết của chị.Việc làm này có hai ý nghĩa em ạ:

  1_ Để mọi người hiểu đúng về ông già chị,ông già bị hiểu sai nhiều lắm em ơi,tội nghiệp lắm.
  2_ Để ghi lại,để lưu giữ các chuyện về cụ cách đây hơn 60 năm tại Việt nam.Chị sau lần bạo bệnh không bay nhảy được như trước,tìm ra việc làm có ý nghĩa này để nếu sau này có nhà văn nào yêu cụ muốn viết tiểu thuyết về cụ thì dùng tư liệu này để viết về một người đã không có mặt trên cõi đời này hơn 50 năm.

  Chị làm việc này cũng mới hiểu kỹ hơn về ông già.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #197 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2010, 05:02:39 pm »

 
  Mình xin gõ lên tiểu sử tác giả của bài viết "Gặp vị Tướng nổi tiếng tài hoa "

                   MINH GIANG
        Bút danh khác: Hữu Trí.

 Họ và tên khai sinh : Nguyễn minh Giang.Sinh ngày 01 tháng 01 năm 1927
 Quê quán              :Xã Vượng Lộc, huyện Can lộc ,tỉnh Hà Tĩnh.
 Dân tộc                : Kinh,
 Tôn giáo               : Không.
 Hiện thường trú tại : số 40 ngách 29/6 phố Khương Hạ, quận Thanh xuân ,thủ đô Hà  nội.
              Đảng viên đảng Cộng Sản Việt nam.Vào hội nhà văn Việt nam năm 1957.

 VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP,CÔNG TÁC,SÁNG TÁC :     
 Là một huyện ủy viên trong kháng chiến chống Pháp được điều động vào Quân đội. Khi đang học Dân quân học hiệu được tướng Nguyễn Sơn phát hiện có năng khiếu Văn nghệ và cử phụ trách báo Cự Nẫm (báo của Bộ tư lệnh Quân khu IV).Cuối năm 1950 là phóng viên báo Quân địa phương ở mặt trận Bình Trị Thiên.Năm 1951 có bài thơ : Gửi anh bạn Triều tiên khá nổi tiếng.Từng công tác tại :tạp chí Văn nghệ Quân đội,NXB Quân đội,trường Đại học sân khấu_điện ảnh FAFIM Việt nam.

    TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUÂT BẢN :
Cao nguyên xanh (truyện năm 1979) ;Tiếng đàn tranh (tiểu thuyết năm 1982 ) ; Đôi mắt Huế  (tiểu thuyết năm 1987 ); Bi kịch Lệ chi Viên (năm  1989) ; Người đẹp vào cung (tiểu thuyết 1994) ; Cuộc thăng trầm (tiểu thuyết 1994) ; Bạch Vân cư sĩ (tiểu thuyết 1997) ; Mây núi Hồng (tiểu thuyết 1999) ; Gió cuốn (tiểu thuyết 2006) ; Một ngày Thu (thơ).


     SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN :

  Văn hóa _ Văn nghệ lúc nào cũng gắn liền với chính trị.Vì vậy mà nhà văn phải có bản lĩnh ,phải có cái nhìn rộng,phải giữ lấy phong cách riên,nhất là trước sự biến động của lịch sử.Nhà văn chân chính không đánh mât mình,luôn luôn mình vẫn là mình thì tác phẩm mới có giá trị,bởi không có cái "riêng "thì không có gì hết .Trang văn phải mang hơi thở của trang đời,của tác giả với lương tâm và trách nhiệm trước nhân dân.Nguễn Du đã từng căn dặn và khuyên bảo :" Chữ  Tâm kia mới bằng ba chữ  Tài " Ngẫm lời khuyên ấy thật là sâu sắc,thật là chí lý.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #198 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 09:55:01 am »

 Mình  đang chuẩn bị vào Thanh được rất nhiều người giúp đỡ và ủng hộ.Rất cảm động và biết rằng ngày xưa (cách đây đã hơn 60 năm ) bố mình đã sống thế nào mà bây giờ mọi người vẫn quí mến nhớ thương.

 Còn bây giờ mình kể cho các bạn nghe về bà chị Mai Lâm của mình. Chị sinh 1-1-1948 khi bố mình và mẹ chị đã chia tay nhau.Mẹ chị chạy qua chạy lại từ vùng kháng chiến và vùng Tề (Pháp tạm chiếm )nên thường gửi chị ở nhà bạn bè. Cả tuổi ấu thơ không cha ,không mẹ chăm sóc yêu thương,chị chẳng  hiểu  tại sao lại khổ vậy.
 Từ Tết mình đã  được chú đại tá Nguyễn  văn Đàm cục trưởng một cục gì đó của BQP trước đây công tác tại quân khu bộ quân khu IV thời ông già công tác thông báo là chị họ chú có nuôi chị Mai Lâm của cháu một thời gian.Vừa rồi vợ chồng mình đón chị Mai Lâm ,rồi đón vợ chồng chú Đàm đến thăm chị họ của chú Đàm vừa ở Pháp về.Chị Lâm trong lòng còn ngờ vực.
 Đến gần viên E  Hà nội vào khu  lô đất chia cho cán bộ gặp bà Các chị họ của chú Đàm đang ngồi ngoài đường chơi.Mình chào cô rồi giới thiệu :đây là chị Mai Lâm cháu,cô ra ôm lấy chị Lâm mắt đỏ hoe-gần 60 năm rồi còn gì ?
  Vào nhà ,cô vợ chú Đàm đón cô Khuê  ở trên  gác xuống.
   Cô Các nói :Mẹ Mai Lâm gửi cô nuôi Mai Lâm một năm,lúc đó cháu khoảng 4  tuổi.
   Chị Lâm hỏi :thế cháu nhớ còn ở một nhà nữa mà có một chú dậy hoc cháu  cơ.Cô Các im lặng.
  Khi cô đi lên gác ,chị Lâm kể :Cái ông ấy dạy cháu học mà đánh cháu dữ lắm,mà hình như còn mặc áo the khăn đống. Khi cô Các xuống chị hỏi cặn kẽ mới vỡ ra chồng trước của cô dạy chị học đánh chị rất dữ,cô can ngăn ông ấy còn đánh cả cô.Thì ra một thời  bi thương cô cũng bị đánh dữ dằn vì người đàn ông vũ phu quê Thanh hóa,ở đươc vài năm cô phải li dị may hai người chưa có con chung.Cô không muốn nhắc lại thời đau sót ấy.Chồng sau của cô là người có công với Cách mạng. Còn cô thì cả cuộc đời làm việc ở QYviện 4 trong Nghệ an nay cô ở với người con trai là thượng tá quân đội.Cô nói cô muốn tìm chị Mai Lâm nhưng chẳng biết làm sao mà tìm.
  Tết Canh Dần chị ruột cô_ Cô Khuê nay đã 90 tuổi,cô rời Hà nội từ 1954 sang Pháp nay mới về nước lần đầu và muốn chết ở trong nước _ còn có ngừoi thắp cho nén  hương chứ chết ở Pháp thì lạnh lẽo  quá.Cô nói vậy.Cô là bạn mẹ chi Lâm.Mong biết tin của mẹ chị Lâm nhưng không biết làm sao.
  Cô mới bàn với cô Các,vì ông Nguyễn Sơn nhiều người biết hơn nên nhờ ai đó tìm Mai Lâm là con của ông Sơn thì may ra tìm được.May sao vừa nói với ông em con dì con già ruột (tức chú Đàm) là tìm được ngay.
   Ra về chị kể:
 Ký  ức tuổi ấu thơ của chị là những trận đòn và đói_Lâu nay chị muốn quên không muốn nhắc đến hôm nay chị kể cho em nghe.
 _  Thời ở với bà Các này bị chồng trước của bà ấy trói đánh mà khổ mới có 4 tuổi mà bắt học rồi đánh.
 _   Sau đó Bác Hoàng thị Ái nguyên chủ tich hội phụ nữ khu IV quyết đưa chị vào trại trẻ nuôi con em cán bộ cách mạng theo lời dặn của bố Sơn.Thời này đói ,và ấn tương nhất là bụng ỏng vì nhiều dun.Xếp hàng uống thuốc tẩy dun,chị là đứa bụng ỏng nhất nên hay bị bắt uống cả một lọ dầu tẩy dun. Khủng khiếp vô cùng,chị không thể quên cái cảm giác ghê sợ ấy và cả khi ị ra cực kì nhiều dun luôn.
 _ Sau cùng là gửi bà vợ ông Hồ học Lãm (mẹ cô Hồ   Mộ La).Bị đánh nhiều nên tính rất lì,khi về ở trụ sở báo Nhân dân thì chị thường trốn đi chơi và trèo lên cây trốn để khỏi bị đánh. Ngày nay gặp chị chú Đinh Phong vẫn cười nhắc lại : Hồi đó tao được bà Lãm thường nhờ bắt mi về để bà đánh cho mi một trận.

  _ Mãi chị mới hiểu bố bắt chị vậy sợ chị hư hỏng không thành người tôt chứ hồi bé chị tức lắm ,bố đã bỏ chị lại không cho chị theo mẹ.Bố chết rồi Mẹ Huân nuôi chị nhưng mọi biến động của chị mẹ Huân đều báo cáo các chú trong văn phòng BQP.Bây giờ chị vẫn giữ tập thư dày mẹ Huân viết cho chị.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #199 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2010, 03:57:23 pm »

   Mọi sự đã chuẩn bị xong,hợp đồng tác chiến cho chuyến về Thanh thế là ổn.Khi về mình sẽ có bài tường thuật lời và ảnh thật sinh động.Các bạn chờ nhé.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM