Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:14:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293718 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #130 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 06:09:54 pm »

   Vào quán nước,tham gia về Quan họ dân ca định thể hiện quan điểm giống Haanh@ tự nhiên nhớ ra chuyện ngày xưa ông già dạy hoặc vặn đĩa bài Qua cầu gió bay cho mình khi mới 5,6 tuổi ở Bắc kinh vội gõ luôn không lại quên mất.Mình khất nói kỹ đến mai còn bây giờ đi gói bánh chưng và làm tiếp phóng sự gói bánh đây.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #131 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2010, 08:18:29 am »

   Trí nhớ con người thật kỳ lạ,đặc biệt là trí nhớ của mụ già đã từng bị tai biến mạch máu não như mình,có điều gì đó nhắc nhở tự nhiên hồi ức lặn mất tăm sau nhiều năm ùa về và lại nhớ rõ mồn một.
   Bây giờ mình nhớ,hồi năm 1954 đến 1955 cả nhà đang ở tầng 1 của tòa nhà hai tầng trong doanh trại quân đội Trung quốc tại Bắc kinh  ( khu nhà giành cho cán bộ cao cấp,một nhà có hai tầng,chia làm hai bên giữa là cầu thang,có 4 gia đình ở,các cụ sau đều được phong tướng ).
   Mình cũng không nhớ là trước hay sau khi có bài "đêm nay Bác không ngủ",ông già  vặn đĩa hay là hát cho  bọn mình nghe bài (mà có lẽ là vặn đĩa) :Qua cầu gió bay.Cái hình ảnh áo và nón thì qua cầu gió bay còn  nhẫn thì rơi khi qua cầu rót vào đầu óc non nớt của mình.Mình lúc đó đâu biết ở Việt nam nhiều cầu vì nhiều sông,nhiều kênh mương...Ỏ Bắc kinh lúc đó ít sông,hồ gần như cầu chỉ có ở các công viên hoặc nơi vua ở.Vì yêu rồi cho nhau đồ rồi về nhà cha mẹ có  hỏi thì dối cha mẹ rằng đã bay mất hay đã đánh rơi mất rồi .Trẻ nhỏ nhưng ý thức được rằng vì thích nhau nên thích cho nhau và cho rồi thì về nhà phải  nói dối.Nhưng lạ thay cái sự nói dối này không khắc vào đầu óc mình việc hay nói dối.Cả đời mình rất ít nói dối,bây giờ mà nói dối mặt vẫn đỏ rừ ngượng ngùng.Mà nói dối chỉ câu trước câu sau là nói khác rồi ai tinh là phát hiện được.
   Sau này khi  trưởng thành thì bài mình thích thú là bài :"Người ơi người ở đừng về".
   Vào quán nước tự nhiên nhớ ra vội gõ cho các bạn xem và để ghi lại.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #132 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2010, 09:12:41 am »

  Theo truyền thống thì  hơn 50 năm nay ngày 30 Tết bọn mình cùng bà già đến thăm mộ ông già.từ năm 1957 đến 1976 thì mộ ông già để ở Thanh xuân giữa cánh đồng lúa bên kia là trường DHNN nay là trường DH Ha nội.Bây giờ nhà cửa san sát chẳng biết là vùng nào nữa.
   Khoảng giữa năm 1976 thì chuyển về Mai dịch.Cho tới lúc bà già mất bọn mình vẫn giữ truyền thống là thăm hai cụ vào ngày 30 Tết. Một truyền thống nữa là thế nào cũng có hoa Violets tím cho cả hai ông bà,nhưng năm ngoái chẳng mua được cành nào ngược lại năm nay thì mua cho ông được rất nhiều hoa Hồng và Violet tím.Còn khi lên mộ bà qua chợ hoa Mê linh một bó hoa Violet rất to chỉ có 9 ngàn bạc và rất nhiều hoa Cúc các loại.Thế là mộ mẹ mình hôm qua là một rừng hoa Violet tím.
   Sáng qua vào Mai Dịch,đầu tiên là gặp chị Vũ giáng Hương,Vũ Phi Hồng và cháu Hồng  Hà con gái chị Hồng đến thăm mộ anh Vũ tuyên Hoàng.Sang mộ ông già ,các chị nhắc lại năm 1956 khi bố Sơn mẹ Huân về nước  Hồng (sinh 1953) ,Hằng (sinh 1955)nói tiếng Việt còn chưa  sõi. Hatuyenha@ ,Cương thì nói lẫn tiếng Việt và tiếng Trung .Các em thì bé chẳng biết gì,Mẹ Huân thì trẻ thương quá.
   Một lúc sau thì gặp vợ chồng anh Tường con trai bác Nguyễn Chánh sang thắp hương cho bác Phạm Kiệt
được biết bác Lân vợ bác Nguyễn Chánh và chị Tuyết Minh đang ngồi ở ngoài kia,lâu quá chưa gặp bác.Bọn mình vái ông già rồi ra chào bác Lân.
   Bác Lân năm nay đã 95 tuổi,nói tiếng Quảng ngãi lại móm hết răng nên nói rất khó nghe.Cụ hỏi từng đứa ,rồi hỏi đến  em Hồng bị ốm nằm bệnh viên ra sao rồi hỏi đến các cháu con bọn mình.gặp cụ lại nhớ bố mẹ mình mất sớm quá.
    Sau đó lại lên nghĩa trang Thanh tước.Vì mộ bà già và nhà ngoại mình nằm bên kia quả đồi nên bọn mình đến thăm mộ anh Lê cao Đài (chồng chị Giáng Hương),mộ anh Minh Quang (chồng  chị Các của mình)
và gần đấy mộ chị Hồng Anh con đại tướng Võ nguyên Giáp cũng thắp hương luôn. Nếu có thời gian chắc còn gặp được nhiều người quen.
   Còn mộ mẹ mình nằm gần hai bác Lê Hằng Phương và bác Vũ ngọc Phan.Mộ ông bà ngoại mình là cụ Lê Dư ,cụ Phan thị Diêm dì ruột mình Lê hằng Trang và bác ruột Lê Hoan.
   Thế là một buổi sáng từ Mai dịch lên Thanh  Tước đi đựoc khá nhiều người trong gia đình.Lần lần lượt lượt những người thân yêu sẽ đều ra đi như vậy và cả mình nữa...qui luật của tạo hóa mà.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #133 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2010, 09:43:54 pm »


    Năm Canh Dần sắp tới,xin chúc tất cả các bạn quan tâm đến topics này một năm mới vui ,khỏe,hạnh phúc an khang thịnh vượng.Năm mới mình sẽ cố sưu tầm được nhiều chuyện về ông già để kể cho các bạn nghe.Cám ơn các bạn đã quan tâm.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #134 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2010, 05:19:56 pm »

    Không hẹn trước nhưng hôm nay,trong ngày kỷ niêm 31 năm ngày cưới của vợ chồng mình các  em các cháu mình đều đến đầy đủ,cả ông anh rể Thế Hải nữa,vừa từ miền Nam ra tối qua cũng có mặt.
    Ở trên trời cao,bố Sơn mẹ Huân của bọn mình chắc sẽ vui lắm khi con cháu tập trung đông đủ vui vẻ với nhau.Khi ông già mất mình mới có 7 tuổi,chị Lâm 8 tuổi,em Cương 6 tuổi,em Hồng 3 tuổi còn em út Việt Hằng mới 20 tháng. Mẹ Huân thì mới có 30 tuổi .
    Hôm nay nhìn anh Hải và các em các cháu mình ứa nước mắt,đã thành ông già bà già cả rồi.
    Chị Mai Lâm năm nay 62 tuổi,anh Thế  Hải 63 tuổi con trai anh chị đang công tác và học tập ở Ca Na Đa.Em Cương năm nay tròn 60,vợ em là Kim Chi đã 53 tuổi,con trai lớn sinh 1980 đang học đại hoc năm thứ nhất tại Bắc kinh,con gái em đang học lớp 12 trường Chu văn An-Hà nội.
     Em Việt Hồng năm nay đã 57 tuổi,em bị bệnh tâm thần phân liệt nằm tại bệnh viện tâm thần Hà nội.Mẹ con em Hằng đón em về nhà chơi mấy ngày Tết.Năm nay  tóc em đã bạc hết,răng hàm trên đã rụng hết vẫn hút thuốc liên tục.
     Em Hằng đã 55 tuổi,con gái lớn của em học DH trung Y tại Nam Kinh TQ năm cuối. Con gái thứ của em đang học lớp 11 và học đàn Pi a nô tại trường nghệ thuật Hà nội .
    Cả nhà tập trung rất vui vẻ,các cháu ngày một lớn.Ba cháu ngoại của mình la hét ầm ĩ sung sướng đùa vui với các cô chú.Sau khi mừng tuổi cho các cháu mình nhất trí đề nghị của cô em dâu  Kim Chi : hàng năm cứ ngày mùng 2 Tết cả nhà sẽ lại tập trung như hôm nay tại nhà chị.
    Mẹ con em Hằng lại đèo bác Hồng đi thăm bác Các (bà chị cả mình ),từ ngày bác trai mất chị yếu hẳn đi.Chắc chị cũng không còn sống được bao lâu nữa trên trần gian này.
    Bố mẹ ơi,chúng con sẽ  dạy các cháu nên người,biết tự hào là hậu duệ của bố Sơn,biết quí trọng giá trị tinh thần của cuộc sống  LÀM NGƯỜI.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #135 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2010, 11:36:25 am »

Vì ốm nên các anh các chị thương,đến thăm  vợ chồng cô em bệnh tật.Phải lẽ đời thì em phải thăm các anh các chị trước khi cha mẹ và các bậc tiền bối không còn.
Sáng nay,anh Lê KH. nguyên tùy viên trưởng của SQVN tại Bắc kinh vừa là thày giáo của lớp HTD ở DHQS của mình,vừa là trưởng khoa VTD của chồng mình ở HVKTQS cùng gia đình cô con gái đến thăm vợ chồng mình.Làm mình  xúc động quá.
 Nhưng chưa hết,đang nói chuyện với anh Lê Kh.  thì anh Phan Diễn, chị Hồng vợ anh cùng anh Vũ Triệu Mân em trai anh Vũ tuyên Hoàng đến,mừng quá và thật tủi thân.Đáng nhẽ phận em phải đến thăm các anh các chị theo phong tục rất đẹp của cha ông...Năm nay xin nhận lời chúc sức khỏe của các anh các chị...hai vợ chồng béo mà yếu ...chán thật.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #136 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2010, 08:47:22 am »

Chúc chị mau thật khỏe. Con nhà Tướng, bản thân từng trong quân ngũ, mau khỏe lên chị nhé!
Logged

hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #137 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2010, 09:38:45 am »

Cám ơn bạn Menthuong@ đã quan tâm,mình vẫn cố đấy bạn ạ.Luôn tâm niệm câu cầu cho "sống lâu chết mau"của các CCB Hà nội.

 Hôm qua giỗ cụ tổ Vũ Hồn của gia tộc họ Vũ-Võ Việt nam ở Mộ Trạch Hải Dương, cách Hà nội khoảng 70 KM.Con rể thương bố mẹ vợ ,xung phong lái xe đưa bố mẹ và dì Hằng đi.
 Càng ngày càng đông,mỗi năm vào ngày mùng 8 Tết họ Vũ nhiều vùng miền về giỗ Tổ.Kẹt xe mình và cô em gái phải đi bộ hơn 3 KM.Lạy cụ Tổ Vũ Hồn xong mình sang gian nhà khách,nơi có tượng ông già mình và bác Vũ ngọc Phan.Mình chạy đi mua một chai nước khoáng và một gói giấy về mình và cô em lau tượng và bệ thờ cho ông già và bác Phan.Hai anh em cọc chèo được giòng họ tôn vinh rước về đây,một ông quan văn ,một ông quan võ,cạnh nhau có người trò chuyện như thời còn trên trần gian.
   Minh đứng lau tượng một lúc mà nghe mọi người giới thiệu về hai cụ  một cách tự hào,hết đoàn này đến đoàn  khác .Hai cụ sống mãi trong niềm  yêu thương kính trọng của bà con họ Vũ,mình thấy trào dâng niềm hạnh phúc.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #138 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2010, 08:43:39 am »

Tối qua tại KS Ha nội, cả phòng tùy viên QS của SQ  TQ tại Hà nội mời mấy chị em mình ăn cơm. May mà  cháu Nga con em Hằng và cháu Trung con em Cương vẫn còn ở nhà,hôm nay các cháu bắt đầu trở về trường học.
  Mình cũng không ngờ,lại có loại bàn tròn to vậy,tận 21 chỗ ngồi,ba đứa cháu ngoại mình cũng được xếp chỗ ngồi.Các con mình cứ bảo nhà mình đông quá,nên đại diện thôi nhưng ông tùy viên đề nghị đi đầy đủ tất cả để chúc mừng nhau nhân dịp năm mới.
 
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #139 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2010, 06:11:42 am »

      Ngày mai giỗ bà mẹ mình,bà mẹ tuổi Dần rất đẹp nhưng cuộc đời thật vất vả của chúng mình.Sớm dậy tỉnh táo hơn ,các hồi ức về  MẸ cứ ùa về...nhớ mẹ.
       Khi ông già mất bà già mới 30 tuổi,đẹp nổi tiếng nhưng không màu mè,tự nhiên.Cả năm chị em mình từ khi ấy được mẹ dạy dỗ,ảnh hưởng chủ yếu là của mẹ. Ngồi lại với nhau khi đã già mới thấy năm chị em đều có những tính cách cơ bản của mẹ.
       Mẹ mình dạy bọn mình việc đầu tiên là :đều là con bố Sơn dù con mẹ nào đều phải yêu thương nhau,chăm sóc nhau.Từ rất bé,chị em bọn mình đều ý thức được rằng có nhiều mẹ vì cuộc đời gian truân đi làm Cách mạng của bố.Vì bố Sơn hoạt đông ở Trung quốc nhiều năm nên việc bố có mẹ Kiếm Qua và hai anh trai ở Trung quốc là điều tất nhiên.Mỗi lần có điều kiện đoàn tụ cả mấy chị,mấy anh trong gia đình mẹ mình làm phiên dịch cho các con để hiểu nhau.Chị dâu cả Lâm Song Song (vợ anh Trần hàn Phong) rất nhớ những điều mẹ Huân tâm sự với các anh chị khi lần đầu tiên các anh chị về thăm nhà ở Việt nam tháng 12 năm 1973.Điều này theo mình biết nhiều gia đình không làm được.
       Bài học gây ấn tương sâu sắc nhất trong mấy chị em mình  nữa là: Sống thật thà  ,thẳng thắn với chính mình và với mọi người xung quanh mình.Sống thật thà đến tội nghiệp và thẳng thắn đến mất lòng.Tất nhiên do điều kiện sống sau này mỗi đứa một khác ,nhưng đến nay tổng kết lại cả 5 đứa do mẹ nuôi dạy đều có tính này,được bạn bè công nhận là thật thà quá và thẳng thắn quá.Đều không biết luồn cúi,không biết nịnh bợ,càng không biết mua cái lợi cho mình,đẩy cái khó khăn cho người khác. Thường là rất thiệt thòi.
      Coi trọng giá trị tinh thần của cuộc sống hơn  giá trị vật chất,tuy mỗi đứa một cách nhưng đều vậy.Nhớ hồi còn bé nhất là cái tuần hết gạo phải ăn khoai ,ngô suốt một tuần ,mà có được khoai ngon,ngô tươi đâu,toàn khoai nhỏ,khoại bột nhạt thếch,ngô xay hạt vàng cứng đơ ( thời bao cấp không thịt không đậu không mỡ)bọn mình cứ ngồi ước giá như hồi đó mẹ giữ lại một ít tiền ,thì bây giờ chắc không đói thế này.Mẹ lại động viên:các con cố học giỏi ,bằng sức của mình rồi cái gì cũng có việc  nộp tiền là mẹ làm  theo ý nguyện của bố Sơn đấy.Bọn mình lại gật gù (trẻ con mà )Đến năm 1980 thì chắc sướng lắm rồi ,thế giới đại đồng rồi mẹ nhỉ.Mâm cơm toàn vỏ khoai,mày ngô còn lại nhưng  mấy đứa lại mơ đến tương lai mâm cơm đầy sơn hào hải vị.Mà các loại tiểu thuyết hay,nổi tiếng của thế giới và trong nước bọn mình đều được mẹ mượn về cho đọc vào thời gian này như : Tây du ký,Tam quốc,Kiều,Thép đã tôi thế đấy,Không gia đình,Hồng lâu mộng,Chiến tranh và hòa bình,Bông hồng vàng,Jen  e rơ...Vì vậy năm 1967 chị Lâm tình nguyện đi B,cũng năm đó mình đi bộ đội,1968 Cương đi bộ đội,tốt nghiệp trường DHGT xong cô em út Hằng cũng đi bộ đội chỉ có em Hồng,bọn mình đều xin mẹ cho em đi học DH ở nước ngoài,mẹ đồng ý,nhưng đau đớn thay khi về em lại bị bệnh Tâm thần phân liệt bây giờ nằm viện đến hết đời.
    Khi làm phim tài liệu về ông già,mình có nguyện vọng nêu rõ  sự việc  nộp tiền này của mẹ Huân nhưng đài THHN nói rằng cấp trên không đồng ý sợ các con sau này có cớ đòi nhà nước.Mãi đến năm 2005 trên chuyến xe bão táp (vì cơn bão số 5 năm đó) về thăm  nhà văn Hữu Loan,trên xe các nhà sử học,các nhà biên tập XB...mới nói rõ với mình là có ông thiếu tướng viện trưởng viện sử học QS thời đó nói rằng:gia đình ông N.Sơn vu khống cho TCCT,làm gì có chuyện đó.Mình giận điên cả người,thương mẹ,thương cho mấy chị em chịu đói khổ cả thời ấu thơ nay lại bị nói vậy.Định làm ra ngô ra khoai nhưng vừa đến nhà một chú trước ở văn phòng BQP thời 1956  thì chú vừa mất cách đấy một tuần,hỏi thêm chú nữa thì chú vừa bị tai biến...Mình nản quá gặp cô Mai vợ bác Lê thiết Hùng,cô nói cô làm chứng cho ,bọn cô đều  biết mà...
    Mấy chị em đành thắp nén hương cho mẹ,khấn mẹ và bố phù hộ cho chị em con tự làm kinh tế để cuộc sống khá hơn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM