Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:06:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 294112 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #120 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 05:32:23 pm »

Mình xin tiếp bài của  chú Trần Độ nhé :

     Trên đường đi ông ấy giải thích để tôi hiểu Kinh kịch.Đường đi từ Tĩnh Tây (có dấu chữa của tác giả ) đến Nam Ninh mấy trăm cây số phải qua một vùng không an toàn còn nhiều thổ phỉ và tàn quân Tưởng giới Thạch,qua cái đèo gọi là Ma  Thiên Lĩnh.Ông Nguyễn Sơn giải thích Ma  Thiên Lĩnh là núi chọc trời ,ở Trung quốc thì có nhiều.Ngày  trước tôi đọc chuyện Tàu có tên này,nay được đi qua thấy vừa thích thú vừa phiêu lưu.Bộ phận quân sự ở Tĩnh Tây ngày đó không biết là cấp gì nhưng đã lưu chúng tôi lại.,nói để tổ chức chuyến đi cho chu đáo.Lúc lên xe họ đưa tôi và ông Sơn lên chiếc có chữ "Đặc đẳng" an toàn.Ông Sơn bảo:"Xe này tốt lắm đấy.Bên này có mấy cấp an toàn,đi loại xe này là thuộc cấp an toàn nhât,lái xe là loại rất giỏi,là những người lái một thời gian dài không để xe va quẹt,không để xảy ra tai nạn
thì được phong là đặc đẳng an toàn.Có quí chúng mình lắm thì mới bố trí như thế này".

    Tay lái này quả thực là giỏi.Anh là đại đội trưởng chỉ huy đại đội ,tuyên bố:"Dọc đường xin đồng chí Hồng Thủy làm chỉ huy trưởng,trực tiếp chỉ huy .Chúng tôi nhất nhất tuân lệnh đồng chí !"Ông Nguyễn Sơn thời ở Trung quốc lấy tên là Hồng Thủy,là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung quốc.Ông từ chối, nói :
    - Không được.Tao là khách.Việc chỉ huy là ở chúng mày.Quân đội chúng mày sao tao lại chỉ huy ?

    Tay kia nhất định không chịu.Thế là ông Sơn buộc phải nhận chỉ huy.Đi qua Ma Thiên Lĩnh còn thấy xác xe hàng bị cướp đổ nghiêng hai bên  lề đường,đồ đạc quần áo vương vãi xung quanh mấy xác xe,tuyệt không thấy người.Tay đại đội trưởng báo cáo ông Sơn kế hoạch đi tiếp.cả đoàn xe có đến cả chục chiếc.Phái một  trung đội đi lên trước chiếm lấy một điểm cao có thể khống chế được một vùng với đường kính vừa tầm đạn.Đoàn xe tiến lên sau và cứ thế cuốn chiếu qua quãng đường mấy chục cây số.
(còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #121 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 04:01:41 pm »

Mình xin tiếp bài của chú Trần Độ nhé:

    Tay lái chiếc xe tôi ngồi phóng ghê lắm.Đặc biệt là cậu ta cứ đổ dốc là tắt máy ,là lối đi rất mạo hiểm,xe lao như tảng đá lăn dốc.Không thuộc đường,tay lái không nhạy,không chắc thì không thể tránh nổi tai nạn.
Ông Nguyễn Sơn cũng lạnh gáy,ông ấy nói riêng với tôi :"Tao ghê thằng này quá! Tao không sợ trời,không sợ đất mà sợ thằng lái này".Sau,ông phải bảo tay đại đội trưởng nhắc tay lái kìm hãm bớt lối đi quá mạo hiểm.Từ đó, khi đổ dốc xe vẫn giữ máy nhưng máu hăng của lái xe vẫn không giảm.Đoạn đường vun vút qua mắt(có chỗ chữa của tác giả),vòng cua này bẻ cua kia cứ lẹ  làng như có máy điều khiển tự động,xe cứ trôi đều êm ru.Phải thừa nhận tay này lái hay như một nghệ nhân điều khiển xe,làm người ngồi vừa sợ vừa thú vị.Chuyến đi kéo dài hai ba ngày.Thường đến đêm thì đoàn xe dừng lại  ở một thị trấn để xả hơi  .
(vì mình có khách nên tạm dừng tại đây nhé -còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #122 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 10:01:04 am »

Mình xin tiếp chuyện của chú Trần Độ nhé :

   Thường đến đêm thì đoàn xe dừng lại ở một thị trấn để xả hơi,là dịp ông Sơn rủ tôi đi uống rượu:"Phải làm chén rượu ! mày đi với tao !" (Có dấu chữa của tác giả).Tôi nhận lời nhưng giao hẹn trước:
    _Tôi đi nhưng không biết uống rượu.Tôi ngồi chơi với anh,còn anh uống nhé !
   Ông nhất  định không đồng ý,buộc tôi nhất quyết phải uống  .Đến là khổ sở.Đến Nam Ninh hai chúng tôi
được đón vào một cái biệt thự.Người đầu tiên đến thăm là bí thư Trương.Ông đến thăm Hồng Thủy chứ không phải để thăm tôi.Hai ông gặp nhau mừng ra mặt,chuyện trò rôm rả.Còn tôi thì chầu rìa.
   Mãi đến phút cuối cùng ông ấy mới bảo tôi rằng mai vào Quân khu mà gặp đồng chí tư lệnh quân khu nắm
nắm tình hình.Chỉ thế thôi! Ông Trương từng cùng ông Sơn dự cuộc "Trường chinh" nên nay gặp nhau tay bắt mặt mừng là phải,ông Trương  còn mời ông Sơn xem buổi Kinh kịch ở Nam ninh.
   Ông  Sơn bảo tôi :"Mấy hôm nữa mày đi xem với tao.Tao sẽ giải thích thêm để mày hiểu thế nào là Kinh kịch"Hôm sau tôi định vào làm việc với Quân khu.
   Tôi phàn nàn với ông Sơn:
   -Tôi không biết tiếng Trung quốc mà phiên dịch thì không có !
   Ông Sơn liền bảo:
   -Tao sẽ phiên dịch cho mày nhưng mày định bàn những gì với Quân khu ? Nói trước cho tao nghe,tao sẽ dịch cho.
   Tôi cho ông hay là phải bàn định ngày giờ đưa bộ đội sang,chỗ ăn ngủ của bộ đội,chế độ ăn uống cung cấp như thế nào ?Việc lĩnh vũ khí chương trình huấn luyện ra sao ?Nghe tôi nói xong ông ấy bảo:
   - Ờ ,thế thì được rồi.
   Khi tới nơi,ông gặp ông Lý thiên Hữu,cũng là bạn thân cũ.Các ông đón nhau cực kỳ niềm nở,còn với tôi thì nhạt nhẽo  và trong câu chuyện tôi lại giữ vai trò ngồi chầu rìa.Ông Sơn bắt đầu câu chuyện của chúng tôi với ông Lý. Nửa giờ trôi qua,ông Sơn nói với tôi:
   -Thôi xong rồi,đi về.
   Rồi ông ấy lại nói:
   -Thôi thế này nhá !Mày lấy sổ ra ghi:tao đã thảo luận với ông Lý rồi.Ông ấy đã đồng ý những điểm này rồi :Ngày giờ sang này,quân trang quân dụng này,chế độ ăn chế độ tiêu vặt thế này,cán bộ,chuyên gia huấn luyện,cố vấn bao giờ tới và đón tiếp ra sao ,ba tháng học bắt đầu từ ngày nào và kết thúc lúc nào...Thôi ,tao đã bàn đủ các  vấn đề  đó,mày cú thế mà làm.Xong nhé. Đi về !
    Thật đúng là phiên dịch" bố"! Ông ấy bảo mình thông báo trước rồi căn cứ vào đó ông ta bàn bạc hết.
Phần tôi đúng là chầu rìa suốt buổi không phải nói một câu,không được hỏi lấy một lần. Nhưng nghĩ lại ông làm thế cũng phải vì hiểu biết của ông ta bao trùm lên những chuyện mình đưa ra.Hơn nữa tiếng tăm ông ấy thông thạo như tiếng mẹ  đẻ.
(còn nữa)
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2010, 09:38:02 am gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #123 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 10:17:09 am »

 Mình xin tiếp chuyện của chú Trần Độ nhé:

   Chuyện để dịch từng câu nói chỉ thêm lủng củng phiền hà mất thì giờ vô ích.Những điều phải xử lý ông ấy làm chính xác hơn là có mình tham gia.Tôi thừa nhận cung cách của ông vừa gọn,lại đạt mọi yêu cầu nên cũng chẳng tự ái gì cả,cảm thấy nhẹ mình.
   Đến bữa đi xem chiếu bóng.Xảy ra chuyện "ông" cần vụ của tôi thú vị quá cứ ồ...à.. như ở chỗ không người.Trước khi đi xem,anh thư  ký cẩn thận nhắc tôi:"Anh phải dặn tay cần vụ đi thì giữ im lặng mà xem,cứ rống lên làm anh em xấu hổ lây".Trước khi lên xe tôi căn dặn:"Này xem thấy gì hay không được la tướng lên người ta cười đấy".Thế mà đến cảnh con trâu đi lại nó lại hét to:"Trâu bước".Đến  cảnh em bé trèo cưỡi trâu thổi sáo thì cậu ta thật sự quên mình đang ở đâu,nói cười như vừa có một khám phá vĩ đại.Ngượng quá tôi cấu đùi nó khá đau mà nó cứ như không hay biết.

  Hôm đi xem kinh kịch là đi cùng ông Trương và cả ông Lý.Lúc chờ màn mở tôi thấy ông Trương bảo Hồng Thủy lên nói chuyện.Tôi tò mò hỏi :"Ông ấy bảo nói cái gì đấy ?".Ông Sơn cười rồi nói:"Ông ấy bảo tao lên nói chuyện ngày xưa đi trường chinh với bộ đội giải phóng.Thời ấy cứ đến buổi xem văn nghệ,khoảng thời gian đầu chờ màn mở thì lại thượng tao lên nói chuyện với khán giả.nhưng mà ở đây tao nói thế nào được"
Ông kia cứ giục:"Hồng Thủy lên nói đi "
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #124 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 09:05:20 am »

 Mình xin tiếp chuyện của chú Trần Độ nhé :

    Sau  đó ngồi xem buổi diễn  Kinh kịch,ông Sơn giải thích cho tôi hiểu từng động tác của diễn viên dụng ý miêu tả cái gì.Phải thừa nhận ông hiểu rất sành sỏi và có cách thưởng thức thật tinh tế.Nhiệm vụ hoàn thành,tôi trở về nước,còn ông Sơn tiếp tục đi.Tỉnh Nam ninh tổ chức bữa tiệc tiễn đưa tôi,đồng thời cũng tiễn đưa ông Sơn lên đường,mà cũng là cách để ông Sơn tiễn tôi trở về.Tiệc thì có rượu,người được tiễn phải uống rượu đáp lại thịnh tình của chủ bữa tiệc.Đó là chuyện cực hình đối với tôi.Tôi không uống được rượu mà bia cũng làm tôi khó chịu.Từ hôm đến giờ,bạn bày rượu ra uống,tôi cứ cầm lên đặt xuống hoài.
Hôm nay tướng Sơn ngồi bên cứ dọa:"Này người ta mời mà không uống chẳng há là khinh người ta sao ?
Mình đang muốn nhờ vả thì ráng làm vui lòng người ta chứ".Nghĩ lời ông cũng có lý,tôi không dám từ chối.Tướng Sơn lại ép:"Mày uống mà không cạn chén là không được đâu!Có uống cạn với thái độ sởi lởi thì mới làm người ta vui lòng".
    Tan tiệc,tôi phải bám chặt tay vịn cầu thang mới lết nổi về tới phòng ngủ.Sáng hôm sau,ông ấy vui vẻ hỏi thăm:"Thế nào đêm qua về thấy thế nào ?".Nhìn ông lộ vẻ thích thú như đã thực hiện được một trò đùa.Lúc chia tay,tôi rất bùi ngùi,nghĩ bụng:một con người đất nước đang cần lại bỏ ra đi!
    Ông lưu lại nơi tôi một sự luyến tiếc day dứt.Suốt chặng đường ông đã đối xử với tôi rất thân tình và đầy cá tính Nguyễn Sơn.

     Sau này tôi có nghe người ta nói lại là ở Trung quốc ông làm cục trưởng Cục điều lệnh mà cấp là thiếu tướng hay trung tướng gì đó.Về sau bị ốm,ông đoán mình không qua nổi,có nguyện vọng muốn chết ở Việt nam nên đã đưa ông về điều trị ở bệnh viện 108.
     Ông nguyễn Sơn mất năm 1956.Ông sinh năm 1908,thọ 49 tuổi.

     Ra đi quyết không trở lại mà khi chết lại tha thiết muốn về nước! Đó là cái uẩn khúc của tâm linh con người !    

     Ngày-12-1993 Hội khoa học lịch sử Việt nam tổ chức một cuộc sinh hoạt tưởng niệm tướng Nguyễn Sơn
lần thứ 85 ngày sinh,có rất nhiều bài viết hay.

                                  Hết.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #125 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2010, 08:20:15 am »

   Hôm rồi nhân ngày kỷ niêm 60 năm ngày thành lập quan hệ ngoại giao giữa nước CHND Trung hoa và nước CHXHCN Việt nam mấy chị em mình cũng được mời đến dự. Hôm đó phía Việt nam có chủ tịch  QH Nguyễn phú Trọng,phó thủ tướng Nguyễn sinh Hùng...phía QD có TTM  trưởng...
   Trong bài chúc mừng của phó thủ tướng Nguyễn sinh Hùng có câu :Mặc dù cũng mới thành lập  (1-10-1949) nhưng đến 20-1-1950 nước CHND Trung hoa là nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt nam dân chủ cộng hòa non trẻ.
    Tiếc là quên mang máy ảnh.
    Nhưng trong buổi lễ đó có vợ chồng cô Đức nhận ra bọn mình,cô chú biết rất rõ về ông già mình ,bà già mình và cô  chơi thân với bà  dì ruột mất sớm của mình Lê hằng Trang.Cô chú rất vui và mình hẹn xin cô chú ít thời gian để nghe cô kể về ông bà già,cô đồng ý.Cô chú cũng  trên dưới 80 rồi mà vẫn đi làm,cô làm viện trưởng viện :Sức khỏe sinh sản và gia đình.Thật đáng trân trọng.
    Cũng mấy hôm rồi mình được nghe anh Vũ Tuấn con ông chú ruột mình,chủ tịch hội giòng họ Vũ-Võ Việt nam có kể chuyện anh có một anh bạn trước cùng TSQ khu 4 học được một cách tính độ thông minh của con người.Như  anh Vũ Tuấn và em ruột  là Vũ Lưu toàn những người rất được nhiều người công nhận về học vấn thì chỉ số chỉ có 3 đến 4 thôi còn với cách tính ấy ông Sơn sẽ là 17.Mình xin bản tính đấy anh có hứa rồi sẽ cho mình,khi nào có được mình sẽ gõ lên cho các bạn xem.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2010, 11:18:01 am gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #126 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2010, 10:27:02 am »

Hôm nay được nghe chuyện về cụ  Hoàng Diệu,mới hiểu được sự oanh liệt của Tổ tiên.Thật đáng tự hào.
Mẹ mình  khi bà còn sống bà rất tự hào vì là hậu duệ của cụ Hoàng Diệu.Lịch sử cụ thể chắc cụ không rõ lắm như hôm nay mình được nghe,nhưng cụ mẹ mình  có thờ và luôn nhắc nhở bọn mình phải phát huy truyền thống lẫm liệt của cụ.Mặc dù là ngoại của ngoại nhưng vẫn là tổ tiên phải biết tự hào,nhưng tự hào để phát huy chứ không phải để nhờ cậy.
Bây giờ mình cũng chỉ có hai cô con gái nhưng mình luôn dạy các cháu phải biết làm người để xứng đáng là hậu duệ của cụ Hoàng Diệu và của tướng Nguyễn Sơn.Và mình còn dạy cả các cháu ngoại của mình nữa.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #127 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2010, 09:36:13 am »

Chiều mai,tại bảo tàng QDNDVN có tổ chức triển lãm về 11 tướng đầu tiên của  nước VNDCCH.Mình sẽ dự và sẽ có phóng sự ảnh về thông báo với trang ta.(2-2-2010)
Bạn nào quan tâm xin mời đến dự nhé (mình cũng chưa được mời chính thức đâu nhưng  đã có TT của bạn bè.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #128 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 09:44:18 am »

   Chiều qua 2-2-2010,tại bảo tàng lịch sử quân dội đã khai mạc cuộc triển lãm về  những kỷ vật kháng chiến sống mãi với thời gian và bộ sưu tầm tư nhân về các  vũ khí đồ cổ.
    Có triển lãm tư liệu về những người đựoc phong tướng đầu tiên :
     -Đại tướng Võ nguyên Giáp.
     -Trung tướng Nguyễn Bình.
    -Các thiếu tướng: Hoàng văn Thái,Nguyễn Sơn,Chu văn Tấn, Hoàng Sâm.Sắc lệnh số 3715  do chủ tich
Hồ Chí Minh ký ngày 20-1-1948.
     -và một số người khác.
    -Ngoài ra còn 10 vị Đại tướng của QDNDVN các thời kỳ.

  Chủ tịch  Nguyễn minh Triết ,nguyên đại tướng Nguyễn Quyết,nguyên Đại tướng Phan văn Trà và Đai tướng chủ nhiệm TCCT...Dũng đến cắt băng  khai mạc.
  Vào trong triển lãm gặp HoaCuc@,Mừng quá hai cô cháu ôm nhau giữa chỗ đông người.
  Bảo tàng cũng mời rất nhiều CCB các thời kỳ đến dự,các nữ CCB đoàn 559 ở Ninh bình,chắc còn nhiều nơi khác mà mình không hỏi hết được.
   Ngày hôm qua gia đình các tướng lĩnh chỉ đến được có vài nhà:Cụ Kỳ vợ cố đại tướng Văn tiến Dũng và Mai con gái cụ,Võ hạnh Phúc con gái Đại tướng Võ nguyên  Giáp ,Hoàng Sùng con trai cố tướng Hoàng Sâm,Vân con dâu cụ thượng tướng Chu văn Tấn và con gái,Lê đông Hải con trai cố đại tướng Lê trọng Tấn ,hatuyenha@ con gái, Hà trong Tuyên con rể, Nguyễn Cương-con trai, Nguyễn việt Hằng con gái út của cố tướng Nguyễn Sơn.Mọi người đề nghị với  nữ thượng tá Hằng của BT lịch sử Quân sự sẽ có một buổi gặp mặt đầy đủ các gia đình vào sau Tết nguyên đán.
   Mình có chụp được môt phóng sự ảnh nhưng phải đợi con gái giúp mình .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #129 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2010, 09:41:18 pm »



Quang cảnh trước buổi kai mac tại BTLSQS.Các ca sĩ đang hát các bài hát đi cùng năm tháng.


Cụ Kỳ-89 tuổi vợ cố đại tướng Văn tiến Dũng.Cụ rất khỏe và đẹp lão.


Chủ tich nước Nguyễn minh Triết đến dự và đang thăm hỏi mọi người.


Lễ cắt băng khai mạc.Từ trái qua phải:Đại tướng Phan văn Trà nguyên bộ trưởng Quốc phòng.Chủ tịch nước Nguyễn minh Triết.Đại tướng Nguyễn Quyết nguyên chủ nhiêm TCCT.


Ảnh và tiểu sử tóm tắt các tướng lĩnh được Bác Hồ phong Tướng thời KCCP.








Hoàng Sùng con trai cố thiếu tướng Hoàng Sâm.


Các CCB vui vẻ tranh nhau lên chụp ảnh với chủ tịch nước Nguyễn minh Triết.


Cụ Kỳ vợ cố đại tướng Văn tiến Dũng và Văn tuyêt Mai con gái cố đại tướng.


Mình mời mọi người cùng chụp ảnh kỷ niệm:
Hàng trên :Cụ Kỳ,Hoàng Sùng con trai cố thiếu tướng Hoàng Sâm,Nguyễn Cương con trai cố thiếu tướng Nguyễn Sơn.
Hàng dưới:Văn tuyết Mai con gái cố dại tướng Văn tiến Dũng,Võ hạnh Phúc con gái đại tướng Võ nguyên Giáp,
Hatuyenha@.
 Hàng đứng :Hà trong Tuyên con rể và Nguyễn Việt Hằng con gái út của cố thiếu tướng Nguyễn Sơn.


 Xa xa trong dòng người mình nhìn thấy anh Phú,khi bọn mình  học cấp 1 anh tổng phụ trách Đội TNTP quận Ba đình rất quan tâm chăm sóc mấy chị em côi cút nhà mình.Các em mình đều rất vui khi gặp anh và bọn mình xin cho được chụp ảnh chung với vợ chồng anh chị(chị cũng là CCB KCCM)
 

Từ trái qua phải:
Chị  Nguyễn thu  Hương con gái bác Nguyễn lương Bằng,Chị Vân con dâu cố đại tướng Chu văn Tấn,chị Hằng thượng tá cán bộ BTLSQS,cháu gái con gái anh Chu Thành chị Vân và là cháu nội của cố đại tướng Chu văn Tấn.


  Các nữ CCB đoàn 559 thời KCCM-Các chị tự hào mặc bộ Quân phục đeo huân chương và huy hiệu CCB từ Ninh Bình về dự khai mạc triển lãm.Tuổi thanh xuân của các chị đã để lại ở núi rừng Trường Sơn.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Hai, 2010, 08:04:58 am gửi bởi hatuyenha » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM