Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:54:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293754 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #110 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2010, 06:47:09 am »

Chị Hà viết tiếp chuyện về "Lưỡng quốc tướng quân" đi ạ.
Em từ bé đã thần tượng cụ Sơn. Nhưng lúc đó, có thể chỉ là thần tượng về 1 người kỳ tài.
Sau này, khi đã đeo lon, có  dịp hầu chuyện cụ Lê Quang Hòa, được cụ Hòa phân tích rằng:
-Ai cũng có cái tôi rất lớn. Điều đó làm nên bản sắc của từng con người, và làm cho chúng ta khác nhau. Nhưng, hơn hết, anh chỉ trở thành người được nhớ đến, ấy là anh có thể quyên cái tôi của  mình đi, khi cần. Cụ thể là trường hợp tướng Sơn. Khi phong quân hàm đợt đầu tiên năm 48, nhiều người cho rằng cụ Sơn có thể phải ở cấp đầu tướng, chứ không phải cuối tướng-như quyết định. Có thể vì lẽ đó, thoạt đầu cụ Sơn không nhận. Nhưng sau khi nhận được thư tay của Bác, đầu thư Bác viết: "Gửi Sơn đệ..."thì tướng Sơn đã hiểu được rằng, Bác coi mình như người em, và cái chuyện sao tiết kia, cũng chỉ là 1 thứ phù du. Tiếp theo đó, tướng Sơn đã vui vẻ nhận thụ phong.
Qua đó, em càng ngấm được cái đẹp của thần tượng của mình-tướng Sơn.
Trong đời mình, em cũng cảm thấy có học được đôi chút ở cụ Sơn, ấy là cũng đạt khoảng 30%, quyên đi cái tôi của mình.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #111 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 09:17:07 am »

Baoleo@ ơi chị cám ơn em đã động viên chị,vì cái tháng 12 này bận lu bu nên chị chưa sưu tầm được những bài mới về cụ em ạ. Chị sẽ tiếp mà em.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #112 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 11:11:39 am »

Đây là bài của chú Trần Độ viết về ông già do chính anh Trần Thắng con trai  trưởng của chú TD gửi cho mình qua scản rồi gửi  emal cho mình hôm trước.Mình sẽ gõ lại từng đoạn cho các bạn xem nhé để mình cũng hiểu hơn.Bản gốc này không qua cắt bỏ  ,sửa chữa và phiêu...

                                               Chương mười một
 
                                      TƯỚNG  NGUYỄN  SƠN  VÀ  TÔI

     Ông Nguyễn Sơn có vóc người vạm vỡ rắn chắc,khuôn mặt vuông,tóc quăn và rậm,da bánh mật.Ngày tôi biết ông ấy ,không rõ ông đã bao nhiêu tuổi nhưng mặt đã có nếp nhăn.Tôi thấy ngay rằng ông là bậc đàn anh,một đàn anh đã tham dự cuộc "Trường chinh" bên Trung quốc. Còn ông thì xem xét cái này cái kia,không nói gì nhưng song qua thái độ biểu hiện,xem chừng ông có ý xem thường. Ông cũng hỏi dăm ba câu như : Cậu năm nay bao nhiêu tuổi ? Hanội thì bộ đội được bao nhiêu ? Bộ đội ở những đâu ? Thành phần trong trong các đơn vị như thế nào ? Loanh quanh những vấn đề tương tự như thế.Phần tôi trong lần gặp ấy có ấn tượng được gặp vị mà cụ Hồ thường bảo"Thân kinh bách chiến",nghĩa là một vị tướng chỉ huy  cực kỳ dày dạn chiến trận ở những  nơi nổi tiếng ác liệt.Tôi lưu ý đến ông cũng là điểm ấy.Cho đến ngày ông làm tư lệnh quân khu bốn,ông là người có sáng kiến tổ chức Đại hội tập,sau đấy là các quân khu bắt chước tổ chức theo.
     Đại hội tập đầu tiên tổ chức ở Thanh hoá.Núi Nưa (có dấu chữa của TG) là nơi diễn tập vác môn.
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #113 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 09:33:52 am »

      Mình tiếp bài của chú Trần Độ nhé:

  Tôi và Thanh dẫn đầu một đoàn cán bộ văn nghệ sĩ như các ông Nguyễn xuân khoat, Mai văn Hiến,Nguyễn công Hoan.nói là đi vào khu 4 công tác song dụng ý của lãnh đạo là sơ tán anh em ra khỏi Việt Bắc,tránh trân càn của địch lên Việt Bắc vào gần cuối năm 1947 .Khi tôi tới trình giấy tờ,ông Sơn thấy danh sách có tên mấy nhà văn,liền hẹn mời đích danh cacoong,còn cán cán bộ chính trị,ông không nhắc  tới.Tôi liền dẫn mấy ông nhà văn vào phòng khách,là gian đầu của của cái nhà tranh vách đất,có bộ ghế mây cũng tươm tất .Tôi kéo ghế   ngồi lại.Ông Sơn chào khách"hôm nay thấy có các anh văn nghệ sỹ,tôi mời các anh lại nói chuyện văn nghệ chơi".Nhìn thấy tôi ngồi lại,ông chỉ vào mặt bảo:"Mày ngồi đây làm gì ?Mày thì biết chó gì về văn nghệ ?"

  Ông bổ báng như vậy,nhưng tôi cũng hiểu là lời nói thân tình theo phong cách của ông.Hơn nữa ông cũng  nói một sự thật-tức là tôi mới là học trò đi bộ đội thì chưa biết gì nhiều thật.Các vị kia đều là  người có tên tuổi,có tác phẩm,ông ấy muốn nói chuyện với họ.Tôi đáp:"tôi muốn ngồi nghe các anh nói chuyện
để học tấp !".Ông ây liền bảo:"Ừ,  thì cứ ngồi đấy".Rồi ông ấy bắt đầu câu chuyện.Ông bình luận trên trời dưới đất.Phải  thừa nhận là nhờ ông mà tôi mới đọc đươc chữ Trung quốc cũng mới biết được tên một số tác giả lớn của của nước Nga như Macxim Gorki,Erenbua,Phadeep, các ôngLecmontop,Trecnusepski,Gôgôn

   Hôm đó ông ta nhắc đến hết,làm tôi hoang mang thật sự.Tìm đâu được Gôgôn để đọc mà ông ấy ca ngợi đến thế.Lần đầu tiên tôi đươc nghe đến tên tác giả"Những linh hồn chết" mà ông ấy thì thông kim bác cổ.
Tôi hỏi ông đọc Gô gôn bằng tiếng gì ? Ông nói bằng tiếng Trung quốc -không lẽ Trung quốc đã dịch Gô gôn từ thời ấy ?Vừa trò chuyện,ông đưa cả rượu và kẹo ra mời khách,thực sự là một  cuộc tiếp xúc rất văn nghệ,không có công tác công tiếc gì cả.
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #114 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:34:41 am »

Mình xin tiếp bài của chú Trần Độ:

   Thời ấy,dân văn nghệ tập trung ở khu 4 khá đông.Ông Nguyễn Tuân biết có ông Nguyễn công Hoan vào thì nhắn mời đi uống cà phê một chầu.Tôi là trưởng đoàn nên cứ các ông đi đâu thì tôi cũng có thể đi theo.Tôi biết hai ông này mà gặp nhau ắt có nhiều chuyện thú vị nên tôi đi cùng.Tôi rất sung sướng được ngồi  với hai nhà văn lớn mà thời đi học đã bò ra đọc các tác phẩm của các vị.Tôi ngồi hóng chuyện và quả là lý thú thật.Ông Nguyễn công Hoan là người rất vui tính,thích hài  hước.Ông đã khởi đầu bằng một câu chuyện hài về ăn uống làm chúng tôi cười nôn ruột,tiếc  rằng lâu ngày tôi quên mất nội dung.Ông Nguyễn Tuân hưởng ứng đáp lễ,dí dỏm kể chuyện đi ăn mì,thật khó mà tái hiện đầy đủ cái chất Nguyễn Tuân ngất ngưởng.Ông rủ rỉ tả cái tiệm mì của một Hoa kiều.
   "Ông gọi một bát mì,ngồi mãi không thấy gì mới  giục:
          -Sao lâu thế ?
          - Dạ xin xong ngay đây ạ.
    Tay chạy bàn đem ngay bát nước mắm để trên bàn.Mình yên trí ngồi đợi với hy vọng có ăn ngay.Nhưng lâu lắm vẫn không thấy bưng mì lên.Mình lại giục,nó lại giòn rã cao giọng đáo :
          -Dạ.Có ngay đây !
     Một đĩa rau thơm tiếp lời dạ theo ra bên bát nước mắm.
     Và không còn gì hơn nữa đến hàng chục phút.Bụng như sôi lên.Lần thứ ba này mình không thèm giục mà quat thẳng thửng.Thêm được đủ bộ cái bát con,đôi đũa và cái thìa .Và chỉ có thế ! Lại đành bấm bụng ngồi đợi...đợi...đến gần phát khùng thực sự thì nó mới bưng bát mì ra.Một bát mì bốc khói nghi ngút.Nguyễn Tuân đến lúc này cũng đói mềm,tính ăn ngay.Chỉ sự chờ trực cũng đã làm bát mì quá ngon rồi.
Nhưng tính vốn thận trọng hay quan sát trước khi ăn và "thấy bát mì có một con ruồi chết trong đó".Đang đói meo nhưng vì bực quá quên cả cái đói của mình,mới gọi bồi lại :" Lại...lại...lại...đây !"Nguyễn Tuân tự nghĩ mình là trí thức nên đắn đo giữ hành động như thế nào cho tế nhị nhưng không muốn trở thành thô lỗ như kẻ phàm ăn khác.Tên bồi lại gần hỏi:" Thưa cái gì ạ ?"
tớ không thèm nói mà chỉ tay vào bát mỳ có dụng ý trách nó là bát mì có ruồi chết.Nó nhìn và trả lời thật thản nhiên:
            _Ờ...bát mì,thưa bát mì đấy mà !
       Tức lộn ruột mà vẫn phải giữ tư thế trí thức,mình chỉ vào con ruồi.Hình như nó vẫn chưa nhìn ra,nó lại bảo :
            -Ờ ...bát mì đấy mà !
        Đến nước này cứ trí thức lịch sự không xong mình mới bảo :
            -Nhưng mà có một con ruồi !
        Nó chăm chú nhìn con ruồi,ngẩng lên bảo :
            - Ờ con ruồi nó chết đấy mà.
         Tức quá mình quát to:
            -Nhưng ruồi nó chết trong bát mì !
         Nó bình thản đáp lại :
            -Ờ,tại mì nóng quá đấy mà !"
        Thế là  Nguyễn Tuân bụng đói  cồn cào phải đứng lên trả tiền bát mì đi ra không dám ăn,cũng không dám không dám không trả tiền vì phải giữ tư thế của... vị trí thức.
        Câu chuyện là thế nhưng cái chất Nguyễn Tuân làm cho nó rất mực bi hài.
(còn nữa)    
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #115 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 09:47:49 am »

 Mình xin tiếp bài của chú Trần Độ nhé:

     Lại có một lần không biết là đi đâu đấy,quân khu đưa xe gíp đón cả đoàn.Bảy tên lên xe đi hơn chục cây số.Thế là sau đó ông nguyễn công Hoan hễ đi bộ là than thở " Úi giời, mình đi xe gip nó quen rồi,giờ đi  bộ ngại quá". Chục cây số đi xe tai hại thế làm nguyễn Công Hoan muốn quên thói quen đi bộ.Đi với các vị thì cứ như vậy,chuyện không đâu cũng được các ông chế biến,làm cả đoàn vui cười dọc đường.

      Sau đó chúng tôi gặp lại ông Nguyễn Sơn ở đại hội.Vẫn thói quen mặc bộ Pijama lụa nâu hay lụa đà,đạp xe đua đi chơi phố.Ông ấy tính rất bình dân và dân chúng ở đây đều biết Nguyễn Sơn.Có buổi văn công biểu diễn văn nghệ,nhưng chuẩn bị chưa kịp để mở màn thì ông ra ...diễn thuyết !(Ở hai dòng này có bút tích chữa của  chú TD)Một buổi diễn thuyết không chủ đề,không có dàn bài gì cả.Ông kể hết chuyện nọ đến chuyện kia,chuyện các làng đánh du kích  thiên biến vạn hóa.Ta chiến thắng ra sao ? Kháng chiến nhất định thắng lợi vì sao ?Cách nói của ông thật nôm na và không kém hài hước làm người nghe cười tức bụng.Nhiều lúc khán thính giả rộ lên  vỗ tay nhiệt liệt.Nói một  thôi ông lại vạch màn ngó vào trong hỏi:"Xong chưa ?"Rồi ông lại đóng màn quay ra bảo:"Văn công vẫn chưa chuẩn bị xong,tôi xin phép lại nói tiếp nhé".Cứ thế đến ba lần.Mỗi lần trở lại ông vẫn tiếp tục câu chuyện vừa dừng lại và đám đông vui cười như sấm.Lần ấy tôi trú ở nhà một chị độ ba mươi tuổi,đã có con,cũng rất ham xem văn công.Ở nông thôn kháng chiến hễ có buổi văn công biểu diễn là không một ai bỏ qua.Thấy chị tôi hỏi cảm tưởng:"Chị thấy văn nghệ thế nào ?"."Hay,hay lắm,vui lắm"."Thế tiết mục nào chị thích nhất ?"."Thích nhất tiết mục Ông Sơn".Với chị,ông Sơn đã thành tiết mục văn nghệ hay nhất !Tôi cứ nhớ mãi nhận xét đánh giá đó.Đúng là ông Nguyễn Sơn rất được quần chúng ưa mến.Còn giới trí thức thì đánh giá ông là nhà hùng biện.Người ta đồn nhiều và tỏ rõ sự thán phục ông trong việc nói truyện Kiều,điều này tôi không được biết.Còn thỉnh thoảng được nghe ông nói về văn nghệ thì tôi bái phục sự hiểu biết của ông ấy,kể cả về văn học thế giới.
 (còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #116 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 10:23:41 am »

Mình xin tiếp bài của chú Trần Độ :

    " Hồi ông ấy mới về nước,tôi thừa nhận ông ấy có nhiều điều bất bình,như hồi phong ông là thiếu tướng thì định không nhận.Mọi người đến mừng thì ông đã vặc lại:"Chúc mừng cái đ. gì ! Tao thừa tướng  chứ thiếu...sao !"  Đợt phong đầu tiên năm ấy có mấy ông : Ông Văn đại tướng.Ông Nguyễn Bình trung tướng,rồi các ông Hàng Sâm,Nguyễn Sơn...Điều đó cho ta thấy rõ là ông không bằng lòng cách sử dụng ông và cấp bậc phong.Thoạt tiên ông là tư  lệnh QK5 hay là chỉ huy mặt trận trong đó thì tôi không nắm chắc,chỉ biết là lúc đó ông có viết một bài phân tích kinh nghiêm trận đánh,tên bài là Trận Phú Phong,còn ông đánh đấm ra sao tôi không rõ.Sau đó ông lại ra làm tư lệnh khu 4,ông ra ngay tờ báo mang tên
Tiền Phong hay gì đó,ông viết nhiều bài trong đó chủ yếu là về quân sự.Ông phê bình chế độ chính ủy tối hậu quyết định mà ông không tán thành.Chắc ông có những ý kiến đụng các ông khác.Thế rồi ông xin trở lại Trung Quốc và được Bác  Hồ đồng ý.Cũng dịp này tôi được phái sang Trung quốc chuẩn bị việc đưa quân sang huấn luyện.Ông Nguyễn Sơn được tổ chức ghép lại cùng đi với chúng tôi.Đến biên giới có  xe GMC đưa chúng tôi đi Nam Ninh.(đoạn này có chỗ chữa của  tác giả bài viết) Cả đoàn phấn khởi vui sướng lắm.Yên vị trên xe,ông Nguyễn Sơn bảo:
       - Thế là tao được đi với chúng mày !
  Tôi đáp :
       -Được đi  cùng anh vui lắm.
   Dọc đường tôi có hỏi:
       -Tại sao anh lại đòi về Trung quốc như vậy ?
       - Trung quốc cũng là Tổ quốc của tao.
       -Thế về Trung quôc anh định làm gì ?
       -Tao có ý định thành lập một đoàn kinh kịch ! Tao sẽ làm trưởng đoàn dẫn quân đi diễn khắp các nước trên thế giới.
  Tôi hỏi:
       - Thế anh có về Việt nam không ?
       - Đi các nước thì đi chứ không thèm về Việt nam.
(còn nữa)

    
    Đoạn lịch sử ngắn này của ông già có rất nhiều ý kiến ,nhiều dị bản.

 1-chuyện phong tướng thì có rất nhiều bài nói đến và nhắc  4 câu thơ của Bác Hồ.Nhưng trong gia đình bà già mình hay kể lại thế này:" Ông cho rằng ở đất nước Việt nam lúc đó ,người có học vấn quân sự đầy đủ và đã kinh qua chiến trận không có nhiều nên ông  hy vọng ông được phong cao hơn. Ông đề nghị cấp trên phong thiếu tướng cho ông Trần văn Quang (có người nói là đề nghị phong cấp thiếu tướng cho ông Đào Chinh Nam).Nhưng khi ông đồng ý nhận phong quân hàm thiếu tướng sau khi  đoc xong bốn câu thơ của Bác Hồ ông rất vui,ông mặc lễ phục cầm thanh kiếm múa vài đường và miệng còn hô to  hay hát một  câu tuồng gì đó rất vui vẻ ,bà già nhìn thấy cười nắc nẻ.
 Còn lưu truyền trong dân gian thì là :"tao là thừa tướng chứ thiếu ...sao"
 2- Cái câu : "không thèm về Việt nam" cũng có vài dị bản,có sách in là:" về Việt nam thì tao chưa tính "
Khi đọc đến câu này mấy chú trước kia sống với ông già như:chú Đại tá Nguyễn Chúc,chú  Cao bá Sanh ...
gọi điện khẩn cấp cho mình và thanh minh là ông già không bao giờ nói vậy,vì bố cháu yêu cái đất nước này lắm,tay này tay nọ viết láo...phải sửa ngay cháu à.
  Mình đưa nguyên văn bài của chú Trần Độ mà anh  Trần Thắng con chú cho mình,cá nhân mình hiểu rằng với tính cách của ông già,trong lúc tức tối..không  vui vẫn có thể thôt ra  những câu không hay.Chú Trần Độ kể câu này ra cũng có mục đích của chú đoạn sau sẽ rõ.
Logged
Desperado_I
Thành viên
*
Bài viết: 32

Thắng người đã là khó, thắng mình còn khó hơn


« Trả lời #117 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 01:37:19 pm »

Thưa Cô hatuyenha, ba cháu cũng là một lão thành CM, ông rất hâm mộ Tướng Nguyễn Sơn, khi thấy Cô lập topic này, cháu có giới thiệu cho Ba vào xem, nhưng tuổi cao, khả năng vi tính có hạn nên đôi khi ông không theo kịp. Ông có kể cho cháu nhiều giai thoại về Tướng Nguyễn Sơn, ông bảo ông theo dõi vì ông có một thắc mắc là vì sao Tướng Nguyễn Sơn lại bỏ về Trung Quốc. Định bụng Cô không nói thì sẽ pm hỏi Cô dùm Ba cháu. Giờ đọc đến đoạn này cháu sẽ về chỉ Ba cháu vào xem.
Kính chúc Cô dồi dào sức khỏe để tiếp tục vui vầy với đồng đội và lớp con cháu ạ.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #118 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 04:35:40 pm »

 Bạn Dêsprado-1 thân mến,việc ba của bạn quan tâm đến vấn đề này của ông Sơn cũng là thắc mắc của nhiều người.Khi mới mở topic này rất nhiều người hỏi mình mình cũng không biết trả lời ra sao cả,và nói thật thì mình cũng không thể nói bừa nói không có bằng chứng.Nay ông già tự trả lời trong "Tự chuyện" và chuyện của chú Trần Độ thì cũng vỡ ra phần nào. Mình cố sưu tầm càng nhiều những hồi ức càng tốt của những ngừoi đã từng sống cùng ông già mình qua đó ta tự sắp xếp lại và vẽ lại được bối cảnh lịch sử lúc ấy,Để hiểu rõ hơn về cuộc đời và tâm linh của một con người. Mình rất cám ơn bạn.Chúc ba của bạn sức khỏe,hạnh phúc bên cạnh con cháu.Nếu cụ có nhớ được chuyện gì đó về ông Sơn mình nhờ bạn ghi giúp lại và cung cấp cho mình nhé .Xin rất cám ơn
Logged
Desperado_I
Thành viên
*
Bài viết: 32

Thắng người đã là khó, thắng mình còn khó hơn


« Trả lời #119 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 12:12:38 pm »

Dạ, cháu sẽ chuyển lời Cô đến Ba cháu, chỉ e không giúp gì được cô nhiều vì Ba cháu xuất thân là bộ đội VK Lào - Thái, chiến đấu chủ yếu ở Campuchia, năm 54 được bố trí ở lại trong nhóm 04 người: Bác Phạm Ngọc Thảo (thủ tiêu), Lê Tấn Quốc (hy sinh khi đánh dinh Độc Lập), Đặng Ngữ (đã mất), sau thuộc Hậu cần Y4-Lữ 316 Biệt động thành. Ông không có cơ hội ra Bắc và gặp Cụ Sơn bao giờ, cách đây vài năm mới tự túc ra Bắc vào thăm lăng Bác lần đầu. Cháu nghĩ rằng chắc ông cũng chỉ nghe thuật lại mà thôi (chuyện 02 ông tướng: 01 hồng quân, 01 Quốc dân đảng, ông đánh ông chạy. Chuyện "tướng thừa, tướng thiếu"...cháu nhớ thế)
Dù sao cháu cũng sẽ hướng dẫn Ba cháu vào xem ạ.
Kính chúc cô khỏe
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM