Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:40:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293703 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #100 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2009, 12:16:11 pm »

 Chuyện lính cưới vợ bị kỷ luật khai trừ Đảng của bác hatuyenha làm em chợt nhớ đến chuyện lính đơn vị em cưới vợ , càng nghĩ càng thấy buồn cười chẳng biết em có nên kể ra đây góp vui với chuyện của bác không , em cũng chỉ được nghe kể lại thôi xong chẳng khác gì chuyện tiếu lâm thời lính bác ạ . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #101 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2009, 03:52:55 pm »

   Binhyen1960@ ơi,mạng mãi mới vào được,em kể đi cho biết nhiều chuyện của lính các thời kỳ.
   Bà Kiếm Qua,mỗi lần nhắc đến chuyện này lại rớm nước mắt và kể: lúc đó mình chẳng biết gì,nếu biết hồi đó bố các con bị khai trừ ra khỏi Đảng thì  mẹ cũng không chịu cưới.Mãi sau này-tức là khi được đoc tự chuyện này của ông già, bà mới biết,thật tội nghiệp.Ông già cũng gan lỳ quá,chịu một mình không chịu nói .
Nhưng rồi các chú ở căn cứ thấy vậy có ý kiến với cấp trên, TW nhìn ra vấn đề nên có qui định mới,cho phép có một số năm công tác nhất định và tuổi tới nhất định thì cho cưới vợ-Vậy là chuyện cưới vợ của ông già cũng..."đột phá". Và ông già cũng chịu thiệt thòi.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #102 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2009, 11:10:32 pm »

 Dạ ! Được chị cả đồng ý em xin kể chuyện lính E 209 và chủ yếu là lính C2 chúng em cưới vợ góp vui với chuyển của chị kể về các cụ nhà mình trước đây lấy vợ thôi , chuyện này em cũng chỉ là được nghe kể lại vì thời đó em chưa về C2 D7 , cũng có thể chuyện đã được anh em thêm chút mắm muối cho có phần thi vị nhưng cốt chuyện là có thật và ngay nhân vật chính của câu chuyện em cũng đã từng gặp mặt .  Grin
 Sau ngày Sài gòn giải phóng lính E 209 trong đội hình F7 QD4 đóng quân tại SG làm công tác quân quản , lúc này lính cũ từ thời 196x và 197x còn nhiều lắm và đông nhất C2 khi đó là lính Hải phòng và Hà tây , trong số lính HP thì nhiều đoàn của nhiều năm trước đây , đoàn 1968 , đoàn 1971 1972 ( trong số đoàn 72 có anh Hồng là C trưởng C2 sau này ) và đoàn cuối cùng của HP là đoàn 1975 , số này có anh Phắng anh Phúc lỳ , anh Thao B trưởng vận tải D7 và sau này về làm CTV C2 , anh Lạnh B trưởng thông tin , anh Lừng CTV phó C1 , anh Phước lính 1968 từng là C trưởng C2 và thời em về C2 có lúc anh về làm D trưởng D7 hoặc trên ban tác chiến E 209 , anh này người bé tý tẹo cao khoảng 1,45m người bé tý chân đi giày số 34 như trẻ con , ngoài ra còn nhiều anh em khác lính HP trong D7 , đám anh em HP này đoàn kết thương yêu nhau ghê lắm , chớ ai dại mà giây với số anh em này , phải trái chưa biết họ bênh nhau cái đã còn lại tính sau , khẩu hiệu thanh niên thành phố cảng , thanh niên thành phố hoa phượng đỏ được đám anh em này luôn hô vang trong E 209 khi đó , tất nhiên toàn thể anh em lính HP trong E 209 họ cũng đoàn kết như vậy .
 Thời mới GP Sài Gòn mọi thứ mới lạ ngoài thời gian công tác của đơn vị mấy ông HP rủ nhau đi học võ karate , học đàn ghi ta , học nhảy đầm , quân trang thì chữa cho bó lại sửa thành quần ống hơi leo áo bó chẽn , nói chung là mấy ông này đua nhau học đòi ăn chơi mốt thời trang một chút dựa trên cơ sở quân phục của QD .
 Thế rồi đầu năm 1976 cả F7 được lệnh rút ra khỏi thành phố xuống Sông Bé Lai khê đóng căn cứ tại căn cứ của F5 bộ binh của VNCH cũ , khu vực này khi đó còn hoang sơ lắm rừng cao su hai bên đường nhà dân thưa thớt đất hoang rất nhiều cỏ cây mọc um tùm , đơn vị về đây thì rất buồn , 1 năm sống giữa thành phố hoa lệ làm cho người lính quên mất những năm tháng gian khổ trên dãy Trường sơn . Lính chiến bỗng nhiên cất vũ khí cầm cuốc xẻng xây dựng kinh tế khiến nhiều người chán nản , bắt đầu có chuyện bỏ đơn vị đi lung tung không chấp hành kỷ luật lao động bầy hầy vào loại nhất E 209 vẫn là đám anh em HP , cấp trên cũng có thi hành kỷ luật vài trường hợp xong cũng không phải việc tày đình gì nên cũng chỉ phạt qua loa lấy lệ vì dù sao các ông này cũng là lính chiến kỳ cựu với nhiều chiến dịch nhiều trận đánh để đời của truyền thống QD4 .
 Trong số anh em HP này có 1 anh tên gì em không còn nhớ nữa bỏ đơn vị đi chơi xuôi về hướng SG đâu Bến Cát thì phải gặp 1 cô bé bán nước mía nước ngọt dọc đường thấy xinh quá nên trồng cây si tại đó , thời gian vài 3 tháng qua đi suốt ngày bỏ đơn vị về chơi bên người yêu khiến anh này bị kỷ luật phải đi chăn bò cho đơn vị , một đàn bò mấy chục con lang thang quanh mấy ngọn đồi tối về ngủ trơ chọi trong cái chòi lợp tôn nóng kinh khủng trên đồi làm anh này càng thêm nhớ người yêu , khi đó đám anh em khác cũng thì thầm kháo nhau ở Bến cát có con nhỏ bán nước xinh lắm làm anh bị kỷ luật kia càng thêm lo mất người yêu , biết đâu có anh nào tài ba hơn nẫng mất thì sao ?
 Thế là anh ấy thẳng thắn bày tỏ cùng anh em HP trong C D E , được anh em ủng hộ với quyết tâm phải cưới nhanh , cưới bằng được con nhỏ đó , xong cũng rất dân chủ nếu có chú bộ đội nào của tỉnh khác đến tán tỉnh cô bé thì tuyệt đối không giải quyết bằng vũ lực mà phải dùng tài năng và tình yêu của thanh niên thành phố cảng để chinh phục phụ nữ . Phải công tâm mà nói là chất rất lãng tử và cũng rất quân tử .
 Lính HP cắt cử một số anh em ăn nói lưu loát , mặt mũi ngon ngon một chút ăn mặc chỉnh tề đến nhà gái đặt vấn đề xin phép cho anh kia đi lại như con em trong nhà . Chẳng biết gia đình nhà gái nghe ai xui hay do cái anh lính nào của mình biết chuyện nên gây chuyện khó khăn , họ mớm lời cho cha mẹ cô gái phải gả cho SQ cấp bậc từ thiếu tá trở lên , nhà cửa phải đàng hoàng , ngày cưới phải đi xe Jeep đón dâu bằng xe nhà binh , phải có thủ trưởng trực tiếp của E đến đọc lời chúc hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ ..vv . Nói chung họ đòi hỏi những cái mà chỉ có cấp tướng mới đáp ứng được khi đó .
 Trong đám anh em HP này khi đó cao nhất may ra trung úy C trưởng là cùng toàn người từ lính chiến mà lên , nghèo kiết xác chẳng có gì ngoài cái ba lô rỗng , có bao nhiêu ăn chơi hết rồi còn đâu , nay nhà gái đòi hỏi đủ thứ lấy gì đáp ứng đây , không lẽ chỉ vì chuyện này chịu mất cô dâu .
 Với khối quyết tâm cao nhóm lính HP quyết tâm cưới vợ cho thằng bạn bằng được , phải lấy vợ cho nó bằng bất cứ giá nào , đó không còn là chuyện hạnh phúc lứa đôi mà còn là danh dự của thanh niên thành phố hoa phượng đỏ nữa . Khí thế mạnh mẽ lắm .
 Chuyện tiền bạc chi cho đám cưới rất đơn giản , chờ đến ngày phát phụ cấp hay lương của SQ của lính HP trong E thì gom hết lại coi như ổn , tiêu chuẩn đường sữa cũng gom lại quy đổi ra thành tiền mặt hết giao cho 1 anh thuộc loại chắc như cục gạch quản lý chi tiêu , ngôi nhà tôn dành cho ông lính chăn bò trên đồi được sửa sang lại mua giấy xanh giấy đỏ về dán lên vách cho phòng cô dâu thêm phần ấm cúng , chuyện xe Jeep thì hơi khó một chút xong cũng nhờ vả được , anh em quen biết rộng khắp F liên hệ mấy thằng lái xe cho thủ trưởng trong E 165 E 141 E 209 và cả thủ trưởng F nữa , xe tải GMC thì dễ rồi , hàng ngày xe phải chạy khắp đi lấy củi lấy lương thực thực phẩm trong F rất dễ điều động , chuyện đó yên tâm được . Chọn ra trong đám lính HP đó 1 ông to béo ăn nói chững chạc khoác cho bộ quần áo mới ngon ngon một chút coi như xong , quân hàm thì lột hết lon của những thằng nào binh nhất cho được nhiều sao , cái gạch thì dùng cái thìa bằng nhôm đập phẳng ra cắt gạch rồi lấy giây thép đập cho nó găn lên hình quấn thừng gắn lên quân hàm thế là ngày cưới đám anh em HP này toàn thiếu tá trung tá hết , xe con 3 4 chiếc Jeep Mỹ , xe GMC đầy nhóc lính súng ống đàng hoàng .
 Lúc đón dâu cha mẹ họ hàng nhà gái được bữa vênh mặt với đời con tôi lấy chồng SQ , đám cưới sang nhất vùng , thủ trưởng đơn vị đứng lên phát biểu hùng hồn chúc cho vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc , trong đám cưới đám bạn chú rể được bữa thể hiện tài nhảy đầm học được thời còn trong thành phố , nhân dân trong khu vực đó được bữa chiêm ngưỡng và ai cũng thắc mắc sao bảo bộ đội không biết biết nhảy đầm và bây giờ tận mắt chứng kiến họ nhảy đầm như điên .
 Xe hoa đón cô dâu về cái nhà trên đồi , nhà gái thắc mắc sao lại đưa cô dâu lên đây , lính trả lời quy định của đơn vị kiêng không được đón dâu về doanh trại , cưới xong mấy ngày mới được mang vợ về doanh trại , mấy ngày sau bố cô dâu đến thăm con gái đến cổng E cứ đòi vào gặp thằng con rể của tôi thiếu tá , anh gác cổng doanh trại biết ý chỉ lên đồi , khi ông lên đến nơi thấy con gái ông đang ngồi bậc cửa chờ chồng đi lùa đàn bò về , ông biết gặp quả đắng xong cố mà nuốt biết kêu ai bây giờ khi té ngửa ra con gái ông lấy chồng chỉ là thằng lính bị kỷ luật và đang phải đi chăn bò .
 Sau này đơn vị biết chuyện nhưng cũng là sự đã rồi chỉ có đám lính đeo quân hàm giả là bị kỷ luật hết một lượt , họ căn cứ vào ảnh cưới nhà gái chụp mà bắt thủ phạm .
 Thế rồi mọi chuyện được xí xóa khi tháng 6.1977 đơn vị được lệnh xuống Long an Châu đốc phối thuộc cùng QK9 đánh Pốt trận đầu tiên tại đó , về cứ ít ngày lại phải ra BGTN đánh nhau tiếp vào tháng 12.1977 thế rồi vòng xoáy cuộc chiến với lính Pốt đã cuốn lính HP E 209 vào với những trận đánh .
 Nhiều người lính tham gia trong cái đám cưới có 1 không 2 đó sau này là những cán bộ cấp B C D và các ban trên E F , họ là những người lính thời bình quậy tưng bừng , nghịch ngợm phá phách ngang bướng hết chỗ nói , lắm mưu nhiều kế nhưng trong chiến đấu họ lại là những người lính dũng cảm và nhiều tài năng , lớp người này là nòng cốt của E 209 chúng em sau này họ đóng góp nhiều cho đơn vị trong thời gian đơn vị làm nhiệm vụ Quốc tế bên đất K .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #103 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 08:29:04 am »

    Nhu cầu lấy vợ của lính thời nào cũng có em nhỉ,những người lính rất quậy ra chiến trường thường thông minh nhanh nhẹn.Mình xin tiếp "Tự chuyện của tôi" đây:

                   Bổ xung :Thời gian phạm  sai lầm ở Tấn -Sát -Ký  
     Khi mới kháng chiến,tổng bộ đi qua Ngũ Đài Sơn liền để tôi và đồng chí Vương Dật Quần ở lại công tác với danh nghĩa là Ủy ban đông viên. Sau phát triển thành Căn cứ địa Tấn Đông Bắc(tức là khu 2 của Tấn -Sát -Ký.)
   Bấy giờ tôi công tác tại khu Đông Đài của Ngũ Đài Sơn.Đông Đài là nơi có nhiều tay chân của Diêm tích Sơn,nhà hắn ở thôn hà Biên,do đó các mặt công tác bị hắn chống đối ngoan cố nên rất khó tiến hành.
   Nhiều người đều sợ tư lệnh trửng Diêm mà không dám nghe lời Bát lộ quân. Lúc đó tôi đã có thái độ đả kích uy lực của Diêm tích Sơn để phát động quần chúng,dùng  biện pháp cứng rắn moi ở nhà hắn ra...vải vóc,đòi hắn phải "gánh  vác hợp lí" (tức là đòi nộp tiền)....Làm cho hắn bất mãn và báo cáo lên đồng chí Chu Ân Lai-lúc đó đang phụ trách ở Thái Nguyên.
   Đồng thời  bấy giờ đồng chí Tống thời Vi công tác ở Ngũ Đài,vì cương vị "giám sát " của  mình mà báo cáo lên đồng chí Nhiếp vinh Trăn tình hình của tôi.Cộng thêm lúc đó các đồng chí lãnh đạo Tân Sát Ký rất coi trọng vấn đề"Nhất thiết phải qua mặt trận thống nhất". Và để giải quyết sự bất mãn của Diêm tích Sơn
nên đã "triển khai cuộc đấu tranh chống sai lầm của Hồng Thuỷ"để đạt mục đích.
    Vì bấy giờ tôi phạm sai lầm về công tác "mặt trận thống nhất",và chưa được tổ chức cho phép đã lấy vợ,và về sinh hoạt có vẻ tiêu xài(trong hoàn cảnh lúc đó) gộp tất cả lại đã cho là tôi phạm sai lầm:" Tham ô hủ hoá,làm trái chính sách" và khai trừ Đảng tịch.
    Cuối năm 1938 ,Tổng chi của trường Quân Chính khôi phục Đảng tịch cho tôi.(Được Đảng ủy Quân khu phê chuẩn)
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #104 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 08:17:04 am »

    
    Mình xin tiếp "Tự chuyện của tôi ' nhé :

   Năm 1944,trong cuộc chỉnh huấn ở trường Đảng TW tại Diên an đã kết luận như sau (tôi chỉ nhớ ý chứ không nhớ nguyên văn ):
   Tôi có sai lầm là :trong công tác Mặt trận không kết hợp linh hoạt vấn đề thống nhất và đấu tranh,dùng phương pháp không đúng để tiến hành chính sách đúng. Về mặt sinh hoạt phạm tưởng hưởng thụ cá nhân chủ nghĩa (kể cả việc chưa được phê chuẩn đã lấy vợ).
   Nhưng bấy giờ phạt khai trừ Đảng thì nặng quá.
   Tôi hoàn toàn nhất trí với kết luận này.

                         Mấy năm bất mãn
  
 Từ năm 1939 về sau,gần năm năm trời công tác ở Tấn Sát Ký,tôi luôn mang tư tưởng mình bị đả kích.
tuy rằng từ cuối năm 1938 trường  Quân chính đã khôi phục  Đảng,bổ nhiệm tôi làm chủ nhiệm  khoa chính trị ở phân hiệu hai trường quân chính,chủ nhiệm khoa trực thuộc, nhưng tôi vẫn bất mãn với kỷ luật cuối năm 1937 (Huh ),Ảnh hưởng đến quan hệ với các lãnh đạo về các mặt rất không tốt.Việc bị kỷ luật đó cộng với tư tưởng cá nhân nên đến năm 1942 kiên quyết xin rời Tấn Sát Ký về Diên an.
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #105 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 08:58:07 am »

 Mình xin tiếp"tự chuyện của tôi" nhé:

                  Chỉnh phong năm 1942.

   Về đến Diên An,vào học trường Đảng trung ương,chính vào lúc chỉnh phong.
   Lần chỉnh phong này đã giải quyết cho tôi nhiều vấn đề:
 -Lần đầu tiên moi ra bản chất tưởng sự sai lầm của tôi và nguồn gốc giai cấp.Sự tiến bộ trong mười năm nay (??) không phạm lại những sai lầm thường  phạm trước kia :ngổ ngáo,tùy tiện...hoàn toàn nhờ chỉnh phong mà thu hoạch được.
 -Làm cho tôi thường xuyên nhận thức về bản thân hơn,đánh giá mình bị chủ nghĩa anh hùng cá nhân nặng nề và sâu sắc do đó đã bớt đi được rất nhiều tư tưởng tự mãn.
 -Việc học tập đường lối của Đảng chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 7 càng làm cho tôi hiểu hơn và nắm đường lối của Đảng,làm cho tôi vứt bỏ được những hành động mù quáng trong đấu tranh do đó làm cho tôi học đươc một số lý luận có nội dung thực tế đầy đủ.
 -Làm cho tôi sửa chữa được thái độ phê bình và tự phê bình,không phải là cứ sai lầm là "đả kích không thương tình" người khác.
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #106 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 09:11:07 am »

 Mình xin tiếp "Tự chuyện của tôi" nhé :

                1945- 1950 ở Việt Nam.

    Năm 1945 về Việt nam cho đến năm 1950 rời Việt nam đã biểu  hiện đầy đủ tôi chỉ nhiệt tình đem tình hình chỉnh phong quán triệt ở Việt nam mà không nắm được bản chất của chỉnh phong là:Tùy theo tình hình cụ thể mà làm việc.
    Trong công tác xây dựng Đảng,xây đựng quân đội,công tác quân sự,bộ đội tác chiến,công tác quần chúng..vv..nói chung đều cóthể dựa vào tình hình từng thời,từng địa phương vận dụng kinh nghiệm quí báu
của CM TQ nên có thành tích rõ ràng.
    Nhưng lại không làm cho ý kiến,chủ trương của mình được cán bộ lãnh đạo,cơ quan lãnh đạo quán triệt toàn diện  .Chỉ cá nhân mình làm trong công tác của mình và trong khu vực mình phụ trách.Làm cho khu đó và các khu vực khác cùng sự lãnh đạo của TW  có sự đột xuất,làm cho các đồng chí lãnh đạo cho rằng
mình muốn gây ảnh hưởng cá nhân cuối cùng trở thành quan hệ công tác không tốt và phải rời Việt nam tới Trung quốc.

                      Từ 1950 tới nay

     Trở lại Trung quốc,sau khi kiểm điểm với TW,được TW phê bình và bản thân hối hận,Vẫn là chủ nghĩa anh  hùng cá nhân sinh chuyệnvà cách làm việc phiến diện.
      Một mặt thường oán ghét chủ nghĩa anh hùng cá nhân và phiến diện của mình,quyết tâm học tập,cải tạo bản thân.Một mặt khác chủ nghĩa anh hùng cá nhân vẫn biểu hiện ở tưởng bi quan,và một số hiện tượng bê tha.

                    Tổng kết

     Tóm lại là tôi vẫn tiếp tục tiến bộ không  ngừng,nhưng mức độ tiến bộ rất chậm.Nguyên nhân chủ yếu là tôi vẫn còn tư  tưởng anh hùng chủ nghĩa cá nhân.
      Kiên quyết,thường xuyên cảnh giác và đấu tranh với nó là phương hướng cố gắng của tôi từ  nay về sau.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #107 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 09:25:19 am »

     Gõ những dòng cuối này mình không cầm được nước  mắt,thương bố thương mẹ quá mất thôi.

     Những ngày cuối năm này những ai còn bố còn mẹ hãy hết lòng với bố mẹ nhé,đặc biệt là bố mẹ nghèo,bố mẹ đã vì đất nước mà không có thời gian chăm con cái vì đất nước nên chẳng cho con cái được của cải gì ? Thứ để lại chỉ là niềm vinh dự tự hào và gen  di truyền yêu nước .
     Mình mất bố đã 53 năm,mất mẹ đã 19 năm nhưng gõ lại những dòng này mình không chịu đựng nổi.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #108 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 08:29:21 am »

 Trong đợt du Nam vừa rồi, sau khi gặp các bạn trong QSVN.net xong mình được chị V.(cùng làm việc ở viện KTTT và chị là vợ Anh Phan văn Dĩnh-nguyên TC  trưởng TC Hải quan,nguyên thứ trưởng bộ Tài chính)
và anh Trần Th. (con trai chú Trần Độ-cùng làm việc tai viện KTTT với mình khi còn ở lính) đón về nhà chị V. chơi sau đó con chị và chị tiễn mình ra sân bay,đến tận cửa an ninh.
 Con người khỏe mạnh nhanh nhẹn nhiệt tình này đã nằm trên bàn mổ cắt u ác trên ngực đúng buổi sáng
11-9,ngày mà tháp đôi ở Mỹ bị khủng bố.Khi chị còn rất nghèo,khi các cháu còn bé lít nhit chị đã có những quan điểm sống làm mình học tập.Mẹ chị là một Đảng viên già hoạt động cách mạng từ những ngày mới khởi nghĩa ở Quảng ngãi,đã nấu cơm cho mình ăn khi nghén cháu gái đầu tiên,mà hàng ngày phải  đạp xe đạp sang  Gia Lâm để tập huấn máy đo  lường vào cuối năm 1974.
  Anh Trần Th. kể chuyện chú Trần Độ nói về ông già mình:
-Ông già mình giao cho vợ chồng mình giữ...trong đó có   bài  ông già viết lại về kỷ niệm với ông Sơn -bố cậu.Tuy nhiên là bản đánh máy và có bút tích ông già mình chữa tay những chỗ sai.
-Quan điểm của ông già mình là viết về ông Sơn phải đúng là tính cách của ông Sơn ,không thể biến ông Sơn thành một người không còn là ông Sơn nữa mà na ná người khác.
- Mình sẽ gửi thư DT cho cậu.

Hôm qua mình đã nhận được bài viết này,khá giống bài thầy Đinh xuân Lâm mang về cho mình từ Hung ga ri.
Chú Độ có trực tiếp sửa vài chỗ,mình sẽ gõ lên cho các bạn xem nhé.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #109 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2009, 09:15:03 am »

Mấy hôm nay bận hội hè không tập trung vào hồi ức,hôm nay ngồi mới đọc lại quyển sách của một học sinh trường "Luc quân Quảng ngãi "năm 1946 viết về ông già được bạn Chuongxedap@ số hóa đưa lên trang QSVN.net.Thật cám ơn bạn,rất cần mẫn đưa hết sách này đến sách khác lên trang mình.Mà bạn đưa lên nhanh quá nên không kịp đọc.Hôm nay mình đọc hết,nước mắt ràn dụa,tuy đã đọc nhiều và nhiều chỗ phiêu quá và nhiều chỗ tác giả lấy tư liệu không thật chính xác nhưng vẫn thật cảm động.Một lần nữa xin  cám ơn bạn.
Chúc bạn một năm mới khỏe mạnh may mắn nhé,thật hạnh phúc nữa,có dịp bạn cho mình diện kiến bạn nhé.Rất  mong.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM