Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:25:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 294054 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #80 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:03:53 pm »


Nếu có thể được chị nên đưa một đoạn bút tích lên thì hay quá. Chắc nhiều người muốn ngắm di bút hay tự dạng của Tướng quân, chứ đừng ai nghĩ về tính trung thực của bản dịch và bản gõ máy đưa lên.

Đỏ thứ nhất: Cô Hà giữ được bản gốc thì tốt quá, nhưng bao nhiêu năm, giữ được thì tờ giấy đó cũng khó mà giữ được nguyên màu được, chụp được cái ảnh, chữ rõ, chữ mờ, chú lại bảo không phải thì làm sao?
 Đỏ thứ hai: sao lại đừng nghĩ về tính trung thực? Chú nói thế là thế nào ạ? Bản gốc của tướng Nguyễn Sơn, mẹ cô Hà dịch, cô Hà gõ lại đưa lên, lừa dối ở chỗ nào mà cần tính trung thực? Có cô Hà là nhân chứng, mà lại là nhân chứng sống - vậy đủ chưa chú?
À, cái này phải nói lại chút: do trình độ VT cả thôi. Ý tôi là tôi đề nghị vậy đừng ai nghĩ rằng tôi đặt vấn đề về tính trung thực của bản dịch và bản gõ máy đưa lên (đề phòng những hiểu lầm không đáng có). Bởi tôi rất ngưỡng mộ và tin vào Tướng quân và gia đình. Cuộc đời họ, những chuyện chị Hatuyeha@ đưa lên mà chúng ta đã và đang được đọc đã minh chứng điều đó. Chị Hatuyeha@ thông cảm nghen!
Logged

Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #81 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:18:42 pm »

À, cái này phải nói lại chút: do trình độ VT cả thôi. Ý tôi là tôi đề nghị vậy đừng ai nghĩ rằng tôi đặt vấn đề về tính trung thực của bản dịch và bản gõ máy đưa lên (đề phòng những hiểu lầm không đáng có). Bởi tôi rất ngưỡng mộ và tin vào Tướng quân và gia đình. Cuộc đời họ, những chuyện chị Hatuyeha@ đưa lên mà chúng ta đã và đang được đọc đã minh chứng điều đó. Chị Hatuyeha@ thông cảm nghen!
Nếu chú viết thế này từ đầu thì cháu cũng không hiểu lầm chú đâu ạ! Cháu xin lỗi chú và mọi người ạ!
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #82 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 10:11:53 am »

Bạn Menthuong@ và Uragan@ thân mến,mình xin cám ơn cả hai bạn và các bạn khác của trang ta đã quan tâm đến ông già.Mình rất cảm động trước tình cảm của các bạn.
 Sáng nay mình tìm được tập tự chuyện của ông già và bản dich của bà già mà dịch từ  năm 1971,mình rất xúc động.Mặc dù chữ TQ bồi nhưng trong bản khai mình vẫn đọc được ông già khai ngày tháng năm sinh là  :7-1908.
   Họ tên:        Hồng  Thủy.
   Tên thật:     Vũ nguyên Bác.
   Tên khác:     Nguyễn Sơn.
   Dân tộc:      Việt nam.
    giới tính:     Nam.
   Quê quán:    Thôn Kiêu Kỵ  xã....(không biết đọc hì..hì,)huyện Gia lâm Tỉnh Bắc ninh Việt nam.

 Trình độ ngoại ngữ:   Tiếng Việt,  Tiếng Pháp...(không biết đọc) Có thể viết ,có thể nói.

  Trước khi  tham gia Cách mạng:
      Năm 1913 : trường....(không biết đọc) Hà nội Việt nam.
      Năm 1923  : trường sư phạm Hà nội Việt nam .

  Quá trình hoạt đông cách mạng làm gì ở đâu có  ba trang theo mẫu biểu nhưng mình không đọc được.

  Quá trình từ 1925 đến 12-1950 có ghi cụ thể từng năm,làm gì ai là người chứng kiến,nhưng mình chỉ đọc đựoc:
      Năm 1925  Quảng châu Việt nam cách mạng thanh niên đồng chí hội.Người chứng kiến:không đọc đươc
      Nắm 1926  Trường quân sự Hoàng phố Quảng  châu.

  Bà già không dịch phần này mà chỉ dịch phần viết tay thôi.

Mình loay hoay chụp ảnh từ sáng nhưng không được chẳng biết làm thế nào,thôi mình sẽ nhờ con gái vậy.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #83 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 04:14:40 pm »

                                                 TỰ  TRUYỆN  CỦA  TÔI                                                                  
      
                                                                           (Bố Sơn viết khi ở Trung quốc)
                                                          Mẹ dịch cho các con xem,có một bản viết tay chữ Trung quốc.
                                                             Dịch 1-7-1971(Thời gian sau khi mẹ đi mổ u xơ tư cung)



     Gia đình tôi

  Sinh ra trong một gia đình địa chủ(có nhiều ruộng đất ở làng Kiêu Kỵ Bắc ninh.Ở Hà  nội có hơn 30 căn nhà cho thuê ).Từ bé tôi sống  đời sống vật chất sung túc và học tại một trường(của cha cố) do người Pháp mở.
   Anh em tôi (ba anh và một em trai)  đều sống đời sống hủ hóa  , trụy lac và rượu chè nên đều chết khi chưa đầy 40 tuổi, để lại một đàn mấy chục đứa cháu và mấy bà chị dâu.
   Bố tôi nhân vì cùng ông nội tham gia chiến dịch năm 1884 chống Pháp tại Hà  nội và vì thất bại thảm hại
 nên  đã hoàn toàn mất ý chí chiến đấu,chỉ lo quản lý việc nhà,cầu an,trừ bỏ hết mọi lời nói và hành động chống lại bọn thống trị đế quốc Pháp.
(còn nữa)


    Mình xin chú thích một chút:
   Mình tôn trong bản dịch nên đánh nguyên văn nhưng cần nói rõ:ông già có ba người anh trai mất sớm vì nhiều lí do
chủ yếu là bệnh tật.Một ông em sau này ông về Việt nam ,chú tôi tham gia bộ đội quân khu 4,chết trên đường đi công tác.Một bà em của ông già là nông dân nghèo.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 04:22:37 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #84 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 08:53:17 am »

Mình xin tiếp "Tự chuyện của tôi":

    Do đó việc giáo dục mấy anh em chúng tôi chủ yếu là làm sao yên phận thủ thường.Cách giáo dục đó làm các anh tôi rất buồn khổ và đi theo con đường rượu chè be bét.Riêng phần tôi gặp tình hình đặc biệt là tuy rằng bố tôi bị bọn đế quốc Pháp làm cho khiếp sợ nhưng vì  do điều kiện gia đình có tài sản,vẫn giữ được tình hữu nghị thân mật với một số chí sĩ yêu nước(như các ông Lê Đại...vv..)và giúp đỡ họ về vật chất.Tháng 9-1908,những người yêu nước này vì vụ "Hà thành đầu độc"(mưu đầu độc trong doanh trại quân Pháp bị đổ vỡ)nên nhiều người bị bắt và bị đày đi Côn Đảo,có mấy người bạn thân của bố tôi.
    Từ đó bố tôi luôn luôn uống rượu. .Mười mấy năm sau cũng vậy,cho đến năm tôi 16 tuổi là năm bố tôi mất.Do đó mới sinh tôi được ít ngày thì mẹ tôi đã bị con ma rượu bắt mất bố tôi.
    Tất cả tình cảm và hi vọng của bà đều đặt vào tôi .Do đó những sự kiện về "Đông kinh nghĩa thục"
(Phong trào yêu nước của trí thức phong kiến) và vụ " Hà thành đầu độc" v..v...thì từ khi tôi bắt đầu hiểu biết được,mẹ tôi đã nói cho tôi biết.Tình cảm yêu nước cũng từ đó mà có.Những câu thơ của các nhà yêu nước đó đã do mẹ tôi ngâm mà tôi nhớ  được như:
     
                 Thù nước chưa trả đầu đã trắng (tóc)
                  Mang xuống tuyền đài....
    Và cùng với loại thơ này tư tưởng anh hùng cá nhân chủ nghĩa cũng in sâu trong đầu óc tôi.
    Do đó mà có khát vọng"Chiêu binh mua ngựa" để đánh người Pháp,trở thành một anh hùng dân tộc có tên trong sử sách đã trở thành quyết tâm của tôi ,và đó cũng là động cơ chính thức đẩy tôi vứt bỏ mọi hưởng thụ cầu an,tìm đường sang Trung Quốc.
     
   Năm 1925 nhà chí sĩ yêu nước Phan bội Châu bị bắt (ở Thượng Hải) và cái chết của cụ Phan chu Trinh tạo nên tình hình khẩn trương lúc bấy giờ và đưa tôi đến việc đi theo người của chủ tịch  Hồ Chí Minh phái về nước sang Trung Quốc.
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #85 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 03:35:48 pm »

Mình xin tiếp"tự truyện của tôi":        

                                Bắt đầu đi con đường của giai cấp vô sản  
      
     Tới Trung quốc cuối năm 1925,được sự bồi dưỡng của nhà yêu nước lão thành Hồ chí Minh,tôi bắt đầu tiếp thu những hiểu biết về khoa học xã hội,ABC về về chủ nghĩa Cộng sản,nhất là được chủ tịch Hồ chí Minh tổng kết lịch sử phong trào giải phóng dân tộc của Việt nam,phê phán con đường của một số người
đã có ảnh hưởng đến tôi rất lớn và tôi tin tưởng ở con đường cơ bản là phải  tuyên truyền tổ chức quần chúng để khởi nghĩa vũ trang và trên một mức độ nào đó dựa vào cách mạng quốc tế.Và tôi tham gia Việt nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội,là tổ chức thực hiện lý tưởng cao nhất là chủ nghĩa Cộng sản - tiền thân của
của Đảng cộng sản Việt nam.
   Do đoàn thể này giới thiệu,tôi vào học trường Quân sự Hoàng Phố.Việc này rất nhất trí với nguyện vọng
của tôi là dựa vào võ trang nên càng làm cho tôi tin vào chủ nghĩa Cộng sản,và coi tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội như Đảng Cộng sản.
   Bọn Quốc dân Đảng Trung  quốc phản bội Cách mạng làm ảnh hưởng đến các đồng chí trong đoàn thể.
Bấy giờ nhiều đồng chí Việt nam cũng bị bắt làm cho tôi lánh xa Quốc dân Đảng và chủ nghĩa Tam dân,kiên quyết tham gia phong trào do đó năm 1927,tháng 8 tôi đã gia nhập Đảng Cộng sản Trung quốc trong điều kiện hết sức bí mật.
   Việc vào Đảng lúc bấy giờ hoàn toàn bị chi phối bởi không khí "Bạo động" lúc bấy giờ,chuẩn bị tham gia bạo động...Tình hình khẩn trương lúc đó làm cho tôi không nghĩ gì đến việc gì khác cả và cũng không thể nghĩ đến việc gì khác.Lời thề vào Đảng của tôi lúc đó là "Xin sống vì Đảng,chết vì Đảng"-Cho đến lúc xảy ra "Quảng châu bạo động".Trong thời gian này và sau đó một năm tôi chỉ biết đấu tranh sống chết với với bọn Quốc dân Đảng.Nhất là trước sự khủng bố trắng của Quốc dân Đảng không cho phép anh suy nghĩ gì trừ liều chết hay đầu hàng.Lòng căm thù bọn  Quốc dân Đảng đã thúc tôi chiến đấu.
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #86 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 09:23:30 am »

Mình lại tiếp "Tự truyện của tôi" nhé.

    Đánh du kích
 
 Sau cuộc bạo đông Quảng châu(cuối tháng 12 năm 1927) tạm thời tôi được đưa sang Xiêm (Thái lan) để tránh khủng bố trắng.Nhưng đến năm 1927 tôi lại được gọi về Hương cảng(Hồng kông) tham gia công tác bí mật(công đoàn thủy thủ).
   Đến tháng 2 năm 1929 vì Hồng tứ quân (Quân đoàn 4 của Hồng quân) đánh đến Đông giang,xin Tỉnh ủy Quảng Tây và Quảng Đông cho cán bộ.Tôi đã học trường Quân sự Hoàng Phố nên nắm 1929 tháng 2 được phái tới Hồng quân.
   Khi đến Triều  Phổ Tra thì Hồng tứ quân đã đi đến Phúc kiến nên tôi bị giữ lại làm chính trị viên đại đội ở trung đoàn 47,sau lại điều đi làm chính trị viên đại đội ở trung đoàn 48.
   Trong thời gian này tư tưởng tôi căm thù Quốc dân Đảng,giai cấp địa chủ thích hợp với nông dân căm thù địa chủ,và rất tích cực mù quáng căm thù nên đã gây  tình hình đốt nhà địa chủ,giết địa chủ,đỏ và trắng tuyệt đối chống đối nhau.Tuy tôi chỉ là một người chấp hành đứng về phần cá nhân mà kiểm điểm
thì đó là do tôi có lòng căm thù giai cấp mù quáng.
   Từ năm 1930, hai năm làm khoa trưởng chính trị của bộ chính trị ở khu,sau được đi làm chính ủy trung 
đoàn 102,rồi làm chính ủy trung đoàn Xích vệ,rồi làm phó chủ nhiệm ban chính trị sư đoàn 34 của Quân đoàn 12 Hồng quân.
    Thời kỳ này trong cuộc đấu tranh trừ phản cách mạng đã bắt đầu bộc lộ giữa cá nhân và  cách mạng
 ở......(chắc là khó đọc quá bà già mình cũng không đọc được).
     Đã phát hiện trong đấu tranh trừ phản cách mạng  có hiện tượng bức cung.Tôi đã giải quyết nhiều vụ án,nhưng không dám đề ý kiến,mà trái lại nhắm mắt tán thành giết một số phần tử trí thức thuộc gia đình địa chủ.Bấy giờ tôi làm như vậy là để tỏ ra lập trường giai cấp của tôi là vững vàng.
    Yếu tố cá nhân đã bắt đầu đem lại cho Đảng và Cách mạng những hậu quả xấu trực tiếp.(Tất nhiên đó là đường lối lúc bấy giờ,nhưng tôi vẫn có trách nhiệm trong thời gian đó)
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #87 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 10:19:26 pm »


Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #88 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2009, 02:32:17 pm »

Tối qua rình mãi mới được  một lúc con gái rỗi để nhờ vừa chụp lại bản viết tay của ông già và bản dịch của bà già mình.
 Sáng nay bận đi họp CCB trạm Thông tin A10,về nhà mệt lử ,bây giờ mới vào trang được.
Trang 1  ,2 và 3 là chữ viết của ông già.Tất nhiên là chữ Trung quốc rồi.
Trang  4  và 5 là hai trang liệt kê  từng năm ông già làm việc gì và ai là người chứng kiến,Từ năm 1925 đến 1950.
Trang 6 là bản dịch tay của bà già năm 1971.

       Những bản viết tay này đã hơn 50 năm  nên ố vàng và không rõ nét lắm,tạm vậy.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #89 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 09:31:16 pm »

Ngày ấy các cụ viết chữ phồn thể nên những người học sau này khó đọc lắm. Nhưng cố vẫn được và cơ bản là thấy được cái "thần" của người viết!

Hôm nay đọc Bách khoa mở mới biết:

 “…ông kết hôn với bà Lê Hằng Huân (Bà là con ruột của nhà văn Sở Cuồng Lê Dư, em ruột nữ sĩ Hằng Phương, em vợ của nhà văn Vũ Ngọc Phan). Ông có 4 người con với bà: Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Cương, Nguyễn Việt Hồng và Nguyễn Việt Hằng. Trong đó bà Nguyễn Thanh Hà học tại Học Viện KTQS ra trường công tác tại Bộ tư lệnh Thông tin và về hưu với quân hàm trung tá...”

Như vậy chắc hatuyeha@ trong QSVN là Nguyễn Thanh Hà. Cũng trang vừa dẫn trên đã ghi: “)Đa số) các tư liệu đều ghi ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1908 và mất ngày 21 tháng 10 năm 1956. Ngày 21 tháng 10 năm 2006, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm ngày mất của ông. Tại lễ này, ngày sinh của ông được ghi là 1 tháng 10 năm 1908.”

Vậy chính xác Tướng quân nhà ta, theo gia đình, chính xác là sinh ngày nào hả chị?
Những ảnh quý trong cuốn sách ảnh "Tướng Nguyễn Sơn" do NXB Thông tấn và gia đình ông sẽ cho ra mắt hôm 01/10/2008 chẳng phải ai cũng có, sao chị không đưa lên trang này?.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 09:49:58 pm gửi bởi menthuong » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM