Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:34:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293753 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #50 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2009, 03:10:08 pm »

 
                                ÔNG TƯỚNG LƯỠNG QUỐC MẶT NÂU RÂU RẬM
 
  Khi nhắc về Tướng Nguyễn Sơn,Trần Độ có gì đó chờn chợn.Ông nói:"Ông Sơn là bậc đàn anh tao,đã tham dự Trường chinh bên Trung quốc.Một vị mà Bác Hồ  thường bảo:"Nam chinh -Bắc chiến".Nghĩa là một vị cực kỳ dày dạn  chiến trận nơi ác liệt".
 Tướng Nguyễn Sơn từ Trung quốc về Việt nam,đến chơi với ông Độ,lần đầu tiên gặp Nguyễn Sơn,thấy ông vạm vỡ rắn chắc,khuôn mặt vuông,tóc quăn,nhưng  thoáng có nếp nhăn,mừng quá  Ông Độ đem hai cuốn
"Công tác chính trị trong quân đội" và "Công tác chính trị viên" mới dịch của Trung quốc ra khoe.Vừa cầm hai cuốn mỏng tèo trên tay,Nguyễn Sơn không thèm xem vứt ngay xuống bàn rồi nói:"Cái này là đồ vứt".
  Ỏ Trung quốc ông đã chỉ huy đến "Tập đoàn quân" nên tài liệu nói về đại đội không có ý nghĩa gì với ông hết.
  Ông đùa bỡn,tự trào giễu cợt người ta như thế,mà có ai giận ông đâu.Hèn nào khi gặp ông,Trần Độ chờn chợn là phải.
  Tướng Nguyễn Sơn,người cao lớn,đã từng tham gia Bát lộ quân Trung quốc.Riêng lối sống của ông cũng gợi lên hình ảnh "Ông  Tướng Tàu",tiếng nói như chuông,một mình một ngựa đi khắp nơi,ông hay vào ăn ở các quán bên đường .Nhìn thấy quán nào có con ngựa hồng buộc bên ngoài là biết có Nguyễn Sơn ở đó.
  Đối với anh em văn nghệ thì ông là một Mạnh  Thường  Quân rất đặc biệt,cho ăn uống không tiếc tiền.
  Hai tác phẩm văn học Nguyễn Sơn thích nhất là Lôi Vũ của Tào Ngu và truyện Kiều của Nguyễn Du.Ông có thể nói về hai tác phẩm và tác giả này bảy,tám tiếng đồng hồ liền.Nói giữa trời say sưa,có lúc như quên cả người nghe.
  Trần Độ thấy con người Nguyễn Sơn đầy chất lính,bộc trực cởi mở.Ông tướng nóng tính mặt nâu râu rậm
nhưng rất thẳng thắn,sinh hoạt phóng khoáng,không gò bó cứng nhắc.Đặc biệt Tướng Nguyễn Sơn rất yêu anh em văn nghệ.Đã có lần Trần Độ gặp ông ở làng Quần Tín.Làng nằm sát ngọn đồi thấp khoảng vài ba trăm thước.Ngọn đồi là nơi Tư lệnh đóng quân.Dưới vòm cây cổ thụ là mấy ngôi nhà có sẵn.Tướng Nguyễn Sơn ở đó cùng người vợ trẻ,là em ruột bà Lê hằng Phương vợ nhà văn Vũ ngọc Phan.Một nhà dành cho gia đình Bác Đặng Thái Mai.Trần Độ ao ước được ở lại đây vài hôm để gần gũi Tướng Nguyễn Sơn.
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #51 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2009, 02:25:18 pm »

Mình tiếp"Ông Tướng lưỡng quốc..."nhé:

     Ngày Tướng Nguyễn Sơn về làm Tư lệnh Quân khu 4,Trần Độ có may mắn đưa một số anh em vă nghệ sỹ đi thực tế vào trong đó như Nguyễn Công Hoan,Nguyễn Tuân,họa sĩ Mai văn Hiến,Dương bích Liên...
     Nói là đi thực tế,song dụng ý của lãnh đạo là đi sơ tán khỏi Việt Bắc để tránh trận càn của địch vào cuối năm 1947.
     Khi trình giấy  tờ,Tướng Nguyễn Sơn thấy có tên các nhà văn,ông hẹn mời đích danh các nhà văn.
     Từ ngày vượt ngục ra,Trần Độ được đi đây đi đó,chẳng thiếu  một chỗ nào,từ vùng mỏ,trung du ,đồng bằng,đến vùng chiêm trũng,vùng biển.Anh tiếp xúc đủ các loại người,nhưng chỉ đến khi đi với các ông văn nghệ sĩ ông mới sáng mắt ra là phải học nhiều hơn nữa.Một củ hành,một tí muối,một nắm gạo là đủ một nồi cháo,là đủ một ngày ăn cho lính.Nhưng sự học thì không thể nào là đủ được,"Học như hải,dụng như kim" mà.Không học thì sao biết cái gì chờ ta ở phía trước,sao hiểu được  Tướng Nguyễn Sơn.Và chính Tướng Nguyễn Sơn mới cho ông cái nhìn toàn diện về chiến tranh và những người lính sau này.
     Vào nửa đêm cơn gió núi khốc liệt từ hai sườn dốc thổi ra.Cả vùng núi đóng quân toàn màu đen sẫm.Khí núi tỏa ra lạnh lẽo.Chờ gần sáng Trần Độ trở dậy nhìn ngôi sao Bắc Đẩu như đã mọc ngay sát đầu ngôi nhà mình.Anh duỗi đôi chân lạnh cứng.Bác Tuân đã mồi điếu  thuốc,tàn thuốc bay lả tả,ngôi nhà như ấm lại,mấy ông đã lồm cồm bò dậy pha trà,ngong ngóng nhìn ra màn đêm lạnh,sương mù dày đặc bao phủ
bình minh buổi sớm của núi rừng.Có tiếng con ngựa"hí hoét"ngay chái nhà,Trần Độ thèm cưỡi nó phóng một độ đường leo dốc cho thỏa chí nam nhi...
(còn nữa)
   
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #52 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2009, 03:06:25 pm »

Mình tiếp"Ông Tướng lưỡng quốc...":

   Trời sáng,Trần Độ dẫn mấy ông nhà văn vào phòng khách.Nó là gian đầu của ngôi nhà tranh vách đất,có bộ bàn ghế Ba đai nom vẻ tươm tất.Tướng Sơn mặc bộ pijama,phong thái ung dung quá.Căn nhà ông ở nề nếp,thanh bạch,lặng lẽ,trầm tư u tịch.Ánh mắt tỏa sáng,tướng Sơn chào khách,bắt tay từng người rồi nói:  "Hôm nay thấy các anh văn nghệ vào,tôi mời các anh đến nói chuyện văn nghệ chơi".Trần Độ kéo ghế ngồi gần đoàn.Ông Sơn chỉ tay vào mặt bảo:"Mày ngồi đây làm gì ?Mày thì biết chó gì về văn nghệ".Ông bổ báng như vậy đấy,nhưng Trần Độ rất hiểu tính ông,ông nói theo phong cách của người lính,chỉ ra sự đích thực non nớt của Trần Độ,ý răn bảo mới "nho nhe" tí chút chứ đã hiểu gì về văn chương.Còn các vị kia đều có tên tuổi có tác phẩm.Cái đầu múp và đôi mắt sáng của Trần Độ vốn để làm dáng với đời nay cũng không làm anh tự hào lên được nữa rồi.Mặt anh hơi xám lại coi như bị mọi người giễu cợt. Tuy vậy anh vẫn tủm tỉm tay sờ lên cái mũ đội  trên đầu rụt rè thưa:
   -Tôi muốn ngồi nghe các anh để học tập.
  Ông Sơn vui vẻ bảo:
   -Ừ cứ ngồi đấy cũng được .
   Ông bắt đầu vào chuyện,bình luận trên trời dưới đất,đông tây kim cổ.Trần Độ thấy hoang mang trước những tên tuổi,tác giả tác phẩm,nhưng đâu có dám hỏi. Bụng bảo dạ:"Chớ có tí tởn chỗ này mà ăn đòn đấy".Tướng Sơn nhắc đến Maxcim Gorki ,Erenbua,Phadeep,Gogon.
    Tìm đâu sách bây giờ ? sao mà ông ấy ngợi ca đến thế.Trần Độ thưa:
    -Anh đọc Gogon bằng tiếng gì ?
    -Tao đọc bằng tiếng Trung quốc.
    Trần Độ thầm nghĩ:"Không lẽ Trung quốc dịch Gogon từ thời ấy"
     Ông Sơn tợp hớp rượu,bíu tay vào thành ghế,đẩy đĩa kẹo về phía mọi người.Tiếng chủ khách đàm đạo cười nói rất "văn nghệ",đôi bên không ý tứ  giữ lễ chủ  nhà cũng phóng khoáng chẳng tiếc  nhau thứ gì...
Cuộc nói chuyện văn nghệ thật kỹ lưỡng,sâu sắc,không hề đả động đến công tác công tiếc gì hết.
(còn  nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #53 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2009, 03:24:53 pm »

Mình xin tiếp "Ông tướng lưỡng quốc...":

     "Cái quán nhỏ miền rừng khu 4,vừa kín đáo lại vừa hấp dẫn,nó ngự ở nơi ngã ba chạy ra bãi trống lại gần quốc lộ 1.Cánh lính trẻ đôi lúc cũng qua đây như bầy chim nhỏ ríu rít chẳng chú ý gì hết,nên không biết bên trái có một đồi dứa đang chín,mùi thơm tỏa ra ngào ngạt,đi dăm thước nữa bắt gặp hàng cọc cây rừng đóng thưa cho dàn dưa leo lên.Quả dưa leo trên  giậu,nếu cô gái nào hái xuống cũng đủ bữa rượu cho mấy chàng trai lãng tử.
     Cô chủ quán mau mắn đậm đà,khẽ kéo vạt áo dưới che đi cái hớ hênh của mình vào buổi sáng.Cô đón khách bằng nụ cười.Cô có nói năng gì đâu,và mấy ông khách này đâu có thích quấn quýt.
      Ông Nguyễn công Hoan là người hài hước,vui tính.Ông khởi đầu bằng một chuyện "hài" về ăn ,làm mọi người cười nôn ruột.Ông Tuân đáp lễ rất dí dỏm kể chuyện đi ăn mì ở cái tiệm mì Hoa kiều thì phải.
      Trần Độ cùng mấy ông cứ đu đưa với  Tướng Nguyễn Sơn suốt mấy ngày liền.Có hôm Quân khu còn đưa một xe gip đón cả đoàn đi chơi.
      Bảy người ngồi một xe chật cứng.Từ hôm ấy hễ đi đâu mà phải quốc bộ,ông Nguyễn công Hoan lại than thở:
     -Ối giời ơi! Mình đi xe gip nó quen rồi,giờ đi  bộ ngại quá.

    Tướng Nguyễn Sơn lúc nào cũng đánh bộ pijama lụa Hà đông đạp xe rong ruổi phố xá.Ở ông chẳng thấy chất  Tướng,mà chỉ thấy một con người bình thường,sống dân dã.Tiếp xúc với ông dù chỉ một lần cũng khó mà quên được.Ông có tài diễn thuyết không cần chủ đề dàn bài,mà ông đã nói thì khó có người nghe nào muốn đứng dậy.Chuyện của ông kể đưa người ta đi từ Tây sang Đông,từ Nam chí Bắc,Từ cổ chí kim,chuyện nào cũng ly kỳ hấp dẫn.Ông nói cả ngày chả hết chuyện,chuyện nào cũng như trận cuồng phong hút người ta vào.

   Tác phong lối sống  này ảnh hưởng rất nhiều vào tư tưởng và cách sống của Trần Độ sau này.
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #54 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2009, 04:21:31 pm »

Mình lại tiếp "Ông tướng lưỡng quốc ..." nhé:

     Tướng Nguyễn Sơn nói chuyện về văn nghệ,Trần Độ phái bái phục sự hiểu biết của ông.Ông đánh giá,phê phán nhận xét từng tác phẩm ,cách nói thì hùng biện làm người nghe vỗ tay như sấm.
     Văn công son phấn,râu ria chưa xong,ông nhảy ra nói chuyện,được một lúc vạch màn gõ cửa vào hỏi:
"xong chưa" ?.Rồi lại đóng màn quay ra nói với khán giả:"Chưa xong nên ta tiếp tục nói chuyện nhé".
     Trần Độ trú chân ở  một nhà,chị chủ nhà hơn 30 tuổi,không buổi văn nghệ nào chị ta bỏ qua.
     Một lần gặp chị ta bế con đi xem về,Trần Độ hỏi:
     -Chị thấy văn nghệ thế nào ?
     -Hay! Vui lắm.
     -Tiết mục nào chị thích nhất ?
     -Thích nhất tiết mục ông Nguyễn Sơn.
     Thế là ông Nguyễn Sơn trở thành tiết mục.

     Khi ông được phong Tướng mọi người đến chúc mừng ông,ông vặc lại:
      -Chúc mừng cái gì ! Tao thừa tứơng chứ thiếu sao ?
     Đợt phong Tướng đầu tiên của nước ta có Đại tướng Võ nguyên Giáp ,Trung Tướng Nguyễn Bình.Rồi các ông Hoàng Sâm,Nguyễn Sơn...-Thiếu Tướng.

      Bác Hồ làm bài thơ :"Tặng Sơn đệ".
           "Đảm  dục đại
            Tâm dục tế
            Trí dục viên
            Hạnh dục phương"

     Tạm dịch:
            "Gan phải lớn
             Trái tim phải tế nhị
             Trí phải đầy đủ
              Đức độ phải vuông tròn"

     Bác Hồ cử bác sỹ Phạm ngọc Thạch đưa bài thơ tận tay cho Nguyễn Sơn.
     Đoc thư Bác,Nguyễn Sơn đã nhận ra mình  thiếu đủ cái gì và vui vẻ nhận tước phong.
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #55 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2009, 12:24:10 pm »

Mình tiếp "Một ông tướng lưỡng quốc ...":

    Nguyễn Sơn tên thật là Vũ  nguyên Bác, được gặp Bác Hồ ở Quảng Châu.Bác thấy Nguyễn Sơn học giỏi
giao cho làm liên lac giữa  Chu ân Lai,Lưu thiếu Kỳ và Bác.Học xong ở trường  quân sự,Nguyễn Sơn tiếp tục ở lại Trung quốc học tiếp.Năm 1955 quân đội Trung quốc tiếp tục tiến lên chính qui hiện đại,chính thức áp dụng chế độ quân hàm.Nhà nước Trung quốc định phong cho Nguyễn Sơn là Trung tướng.Trước khi phong đồng chí Chu ân Lai có điện sang hỏi thì được Bác Hồ trả lời:"Ở Việt nam phong Nguyễn Sơn làm thiếu tướng,vậy bên đó cũng phong vậy thì tốt hơn".
   Những ngày Trần Độ cùng anh em văn nghệ sĩ lưu lại khu 4 đúng dịp tổ chức "Đại hội tập".Sau này người ta gọi là hội thao.tướng Nguyễn Sơn là người đầu tiên đưa loại hình huấn luyện này vào áp dụng trong quân đội.Ông nắm rất vững cách tổ chức và  chủ động điều hành,xử lý các tình huống  (kể cả phòng chống máy bay).
   Nhà văn Nguyễn công Hoan cùng một số nhà văn khác được chứng kiến từ đầu đến cuối"Đại hội tập".
Trên đường về,ông Hoan nói với anh em xin ghé thăm mộ anh con trai cả.Anh là người con mà nhà văn sót thương nhiều nhất vì đã bị tù đày lúc mới có mười hai tuổi do tham gia hoạt đông cách mạng.Tình cảm của nhà văn dành cho con cái làm Trần Độ rất cảm động.Và sau này lúc đi chinh chiến,ông vẫn dành nhiều thời gian gặp gỡ thư từ cho mấy đứa con trai mình,giáo dục lớp trẻ đi theo con đường hoạt động Cách mạng,sống vì nước vì dân,sống có lí tưởng.
   Trần Độ nghe tin Nguyễn Sơn xin về Trung quốc và được Bác Hồ đồng ý .Anh rất buồn.Từ dưới dốc đồi nhìn lên,hay từ phía nhà văn nghệ nhìn sang thấy nhà Tướng Nguyễn Sơn vẫn sáng đèn,bóng Tướng Sơn
đi lại hoặc ngồi đánh máy chữ đến sáng khiến Trần Độ mãi nhớ về ngôi nhà xinh xắn bên đồi Quần Tín.
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #56 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 02:28:04 pm »

      
                                 THẾ  LÀ TAO ĐƯỢC ĐI VỚI CHÚNG MÀY    
    
     
         Cùng dịp đó Trần Độ được phái sang Trung quốc chuẩn bị đưa quân sang huấn luyện và nhận viện trợ vũ khí.Ông Sơn được ghép vào đi cùng đoàn.Đến biên giới Trần Độ tổ chức xe GMC đưa đoàn đi Nam Ninh.
Cả đoàn phấn khởi vui mừng.Trên xe Nguyễn Sơn bảo Trần Độ:
      -Thế là tao được đi với chúng mày !
      Trần Độ đáp :
       -Được đi cùng anh vui lắm.
      Rồi Trần Độ hỏi ông nhiều chuyện,tâm sự nhiều điều.Nhưng anh nhớ nhất câu trả lời thẳng thừng .
      - Tại sao anh đòi trở về Trung quốc như vậy ?
      -Trung quốc cũng là quê hương của tao !
      -Về bên đó anh địn làm gì ?
      -Tao có ý định lập đoàn Kinh kịch.Tao sẽ biểu diễn khắp nơi trên thế giới.
      -Thế anh có quay về Việt nam biểu diễn không ?
      Ông Sơn im lặng.
      Từ Tĩnh Tây đến Nam Ninh dài mấy trăm cây số phải đi qua vùng không an toàn,mặt vẫn tỉnh bơ không sợ gì hết,ông chỉ nói về Kinh kịch.Đoạn đường này bọn thổ phỉ và tàn  quân của bọn Tưởng giới Thạch vẫn còn đông.Đối với Trần Độ phong cảnh chỗ nào cũng mới lạ,kỳ vĩ đột ngột.Có con đường mới lộ ra bởi những nhát cuốc chim,những mũi khoan. Họ đẽo vào rìa núi thành con đường nhỏ.Nhìn xuống vưc sâu thẳm.Nước từ trên đổ xuống trắng xóa.Tiếng roc rách liên hồi.Giữa con đường rộng chừng 2 m,bánh xe bám vào thành vực,đột ngột một phiến đá bắc ngang như đầu con ngựa chồm ra,làm người ta phải tối mày xám mặt,cứ tưởng như chui qua cái cổng trời,bất thần phiến đá sập xuống.Đi dưới cảnh thiên tạo ai không thấy ghê người.Những chỗ này bao giờ cũng có mây bao bọc,có khi đi sát mặt nhau mà không nhận ra nhau.Lúc ấy Trần Độ tưởng mình là người trời vậy.
     Cảnh tượng thiên nhiên thật huyền bí  bởi mây,bởi núi,bởi nước,bởi tiếng chim muông,hùm beo,chưa kể đến bất thần đạn bắn chéo cánh sẻ chặn đường,rồi tiếng mìn nổ,tức thì những con ngựa chiến của bọn thổ phỉ đổ ra,khua gươm múa võ, giết người cướp của trong tiếng ngựa hí,trong cảnh máu chảy đầu rơi,làm Trần Độ rùng mình mà nghĩ đến trách nhiệm của mình.
    Ông Nguyễn Sơn lúc ấy mới chỉ tay lên bảo:
    -Cái đèo cao vút kia kìa là đèo Ma Thiên Lĩnh.Ma Thiên Lĩnh là núi chọc trời.Bao giờ qua được đỉnh đèo rồi hãy "thở".
     Lúc ở Tĩnh Tây bộ phận quân sự tỉnh này đã lưu đoàn ở lại để tổ chức chuến đi cho thật an toàn.
( còn nữa)
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2009, 04:33:53 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #57 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 04:58:51 pm »

Mình xin tiếp nhe:

                                   HAI ÔNG TƯỚNG VÀ TAY LÁI ĐẶC ĐẲNG  
  
       Trần Độ và tướng Nguyễn Sơn được lên cái xe gọi là "Đặc đẳng" (an toàn).Ông Sơn bảo cái xe này  là loại tốt nhất.Xe chở cấp cao nhất,lái xe là loại giỏi nhất,có quí lắm họ mới cho ngồi xe này.
  Tay "sup phơ" quả thật giỏi,anh là cấp đại đội trưởng.Anh cười nói bỗ bã vui vẻ.
       -Dọc đường xin đồng chí " Hồng Thủy" làm chỉ huy.Chúng tôi nhât nhât tuân lệnh(Hồng Thủy là bí danh của Tướng Nguyễn Sơn ở Trung quốc).
       -Không được,tao là khách,việc chỉ huy là ở chúng mày.Quân đội chúng mày sao tao lại chỉ huy ?
  Tay kia nhất quyêt không nghe,thế là Nguyễn Sơn phải lãnh trách nhiệm.
  vượt qua đèo Ma Thiên Lĩnh mắt Trần Độ bắt gặp mấy cái xe tải hàng bị bọn thổ phỉ cướp lật đổ nằm nghiêng hai bên đường,Đồ đạc quần áo còn vương vãi.Không thấy một bóng người,chúng đã rút vào núi sâu không để lại  dấu vết.
   Cả đoàn xe đang rùng rùng chuyển động.Trần Độ cho dừng xe,anh phái một trung đội đi lên trước chiếm lấy điểm cao,có thể khống chế cả vùng,đường kính vừa tầm đạn bắn.Đoàn xe cứ thế tiến theo kiểu cuốn chiếu mà đi.
   Xe nghẹo sang phải,tay "sup phơ" trỏ một tòa nhà mái cao vut,như chọc thủng rừng cây xanh,bảo Trần Độ:" Đấy là một ngôi nhà của một tên trùm phỉ ngày trước".Nhìn đồi cây,nhìn thế hiểm trở vùng này để dừng chân,lập địa bàn.Nhà xây như thành,tường đá,sâu thăm thẳm,có cổng gỗ cao.Chắc trước ở đấy có một tên phỉ đầu đội mũ lông chồn bồng súng đứng gác.
   Tay "sup phơ" kể tiếp.Vùng này ngày trước toàn người Xạ Phang sống chụm lại với nhau,chuyên trồng cây Tam thất và cây Thuốc phiện.Từ  khi cách mạng đến xử triệt để, trên mặt đất mới có ngô mọc,luống khoai trồng và những ruộng lúa xanh um.
    Xa xa thì  trông thấy bầy ngựa trắng dưới chân núi,lưng nơ lở loét,lọm khọm không to hơn con dê.Núi nọn cứ mọc mãi lên mây xanh.Núi nhiều quá nhìn tức mắt,có hòn thấp tè dưới mặt đất,chỗ nằm lổm nhổm xanh thẫm,hòn ngồi hòn nằm trông đến sợ.
    Tay "sup phơ" hễ gặp xe đổ dốc là cậu ta cho tắt máy.Đây là lối đi rất mạo hiểm,trông xe cứ như tảng đá đá từ trời bay xuống,chẳng lúc nào bánh bám lấy mặt đường.
    Không quen đường,tay lái không nhạy,không chắc,thì tránh sao khỏi tai nạn.Nguyễn Sơn cũng lạnh gáy
nói riêng với Trần Độ:"Tao ghê cái thằng này quá,tao không sợ trời không sợ đất mà sợ cái thằng lái này"
Ông bảo tay đội trưởng nhắc tay lái kìm hãm lối đi mạo hiểm này.
    Phải thừa nhận tay "sup phơ" là tay lái đặc đẳng loại nhất.Anh ta như nghệ nhân điều khiển thú đi trên dây,làm người đi vừa thú vị vừa sợ.
    Chuyến đi kéo dài ba ngày.Hôm ấy trời mưa vừa tạnh đoàn xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ để nghỉ xả hơi.
     Trong đời Trần Độ cũng nhiều lần sợ,nhưng chưa lần sợ nào như đi xe "đặc đẳng" lần này.Rất may là không lộ vẻ hèn yếu để Tướng Sơn nhìn thấy rồi lại chế  nhạo là thằng sợ chết.
     Anh đi  vòng nơi anh em ở,kiểm tra mọi mặt,nhắc nhở làm công tác quần chúng cho tốt.Đây đang  là
nước bạn không phải nơi đồng bào mình ở.Đường còn dài,phải giữ nghiêm kỷ luật quân đội,phải bám nhau mà đi,anh nào tụt lại thì không tránh được hổ tha phỉ bắt.
     Có một gã mã phu qua chỗ trú quân,tay chỉ lên núi đá mù sương,bằng giọng Quảng Đông hắn nói:"Ngày mai các anh qua cái dốc kia mà xem"
     Hôm qua trời mưa, một con ngựa thồ trượt chân lăn xuống làm mấy thùng hàng vỡ tan tành.Có anh đánh bạo leo lên nhìn xuống dưới vực,chẳn thấy tăm hơi con ngựa đâu,chỉ thấy cây xanh cỏ dại.
(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #58 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 07:57:35 am »

Sáng nay mình và con gái vào trường Đại học  Ha nội trao học bổng Nguyễn Sơn- Hồng Thủy cho hai sinh viên khoa tiếng Trung năm thứ hai.Bình thường bọn mình tổ chức ngày này vào tháng 10 vì thang10 là tháng có ngày sinh(1-10) và ngày mất (21-10) cua ông già,nhưng năm nay vì khoa kỷ niệm 50 năm thành lập trường nên bọn mình làm vào ngày này luôn.
Năm 2007 bọn mình có mời trưởng tùy viên Quân sự đến dự,năm nay dự kiến mời đoàn QSVN.net đến nhưng vì làm vào ngày này  họ có đông khách nên mình không mời được đoàn QSVN.net ta  ,Thật là đáng tiếc,mong các bạn thông cảm.Chiều về có ảnh sẽ kể cho các bạn nghe.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #59 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 04:39:42 pm »

   Sáng nay,con gái lái xe đưa mình ăn mặc lịch bịch vào trường Đai học Hà nội,cả một không  khí sôi nổi kỷ niệm 50 năm thành lập trường,mình vào khu vực khoa tiếng Trung quốc gặp biết  bao người quen nào là phó tùy viên QS của VN tại Bắc kinh  trước đây,nào là chủ nhiệm khoa tiếng Trung của trường DH An ninh,
rồi các anh ở ban đối ngoại TƯ  Đảng CS Việt nam...đều đã về hưu.Rồi các cựu học sinh,rồi các cháu là giáo viên  cùng học bên TQ với con gái...
   Sau khi thầy chủ nhiện khoa đọc lời khai mạc,họ giới thiệu mình lên trao học bổng.
    Mình chuẩn bị kỹ càng,sau khi lược qua tiểu sử của ông già bài của mình có  đoạn như sau:
 " Trong thời gian tham gia Vạn lý trường chinh,một mình ông là người Việt nam giữa hàng nghìn hàng vạn người Trung quổcất nhớ mẹvà để không quên tiếng mẹ đẻ ông đã nhẩm đọc chuyện Kiều.
   Con gái tôi,nhà báo Hà TườngThu đã có sáng kiến thành lập quĩ học bổng Nguyễn Sơn -Hồng Thủy để hàng năm tặng thưởng cho các cháu khoa tiếng Trung vượt lên mọi khó khăn của cuộc sống học giỏi.Mặc dù đã 4 năm,mỗi năm chỉ mới tặng được cho hai cháu,số học bổng cũng ít ỏi không nhiều vì chúng tôi muốn bằng những đồng tiền mình nhọc nhằn kiếm được động viên các em các cháu học tiếng Trung để:
    1-Có thể  có cơ sở để đọc được các văn bản,thư tịch  cổ của cha ông ta để lại.
    2- Hiểu được tiếng nói của  1/4 nhân loại.
   Và mong các cháu học tập tinh thần của người trai Hà nội-Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn-với tấm lòng yêu nước yêu dân tộc mãnh liệt,tinh thần quốc tế vô sản kiên cường,ông đã đóng góp hết sức mình cho cuộc cách mạng của nước Công hòa nhân dân Trung hoa và cuộc cách mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.
    Để vinh danh ông ngày 19-8-2009 Chủ tịch nước nguyễn minh triết đã trao tặng ông Huân chương Hồ chí Minh mà suốt cuộc đời ông đi theo lời kêu gọi của người.
    Năm nay 2009,Quĩ học bổng Nguyễn Sơn -Hồng Thủy quyết định tặng học bổng cho hai em khoa tiếng Trung-Đại học Hanoi đã có thành tích cao trong học tập mặc dù gặp nhiều khó khăn là:
    1- Nguyễn như Quỳnh.
    2- Nguyễn mạnh Hoàng.

   Xin cám ơn các vị đã theo dõi.


Mặc dù mình cố không xúc động nhưng vẫn nghẹn ngào ,khổ thế cơ chứ,làm cho đọc bài không còn được dõng dạc hùng hồn nữa.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2009, 06:05:03 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM