Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:01:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293716 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:06:14 am »

Nhân dịp sinh nhật  cụ Sơn lần thứ 101 và sinh nhật cụ Trần kiếm Qua lần thứ 95,mình chân thành cảm ơn TL,Plinhtinh@, Hoanghahongha@ đã số hóa  quyển sách hồi ký của cụ Trần đưa lên trang QSVN.net đúng ngày hôm nay thật có ý nghĩa.Mình xin  thay mặt đại gia đình Trung Việt của cụ Sơn một lần nữa cám ơn các bạn.Mong các bạn  trang ta theo dõi ,xin rất cám ơn.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2009, 03:56:52 pm gửi bởi baoleo » Logged
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:27:13 pm »

Chị Hà ơi!chị kể chuyện tướng Nguyễn Sơn đánh trận cho chúng em nghe đi,như chuyện tướng Nguyễn Sơn tham dự cuộc 'Vạn lý trường chinh' ấy.
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2009, 08:36:25 am »

  Theo ý kiến Taydoc771@,mình sẽ cố gắng  sưu tầm chuyện tham gia cuộc Vạn ký trường chinh của cụ nhà mình.
   Cách đây hơn 10 năm khi đó ông anh rể Minh Quang đã  hơn 80 tuổi,vì nhớ đến ông bố vợ đồng thời là thủ trưởng cũ ở khu 5 và khu 4 thời đầu kháng chiến chống Pháp,không quản tuổi già nhiều ngày  đến thư viện quân đội,sưu tầm các tài liêu cộng với những tài liệu gia đình có  để cuối cùng viết được một quyển sách:
"Nguyễn Sơn vị tướng huyền thoại" do nhà xuất bản trẻ xuất bản  tháng 10 năm 2000.Quyển sách được chú đại tá Hoàng minh Phương nguyên Tham mưu trưởng QD 4 những năm có chiến tranh biên giới Tây nam
hiệu đính.Mình định gõ lại nhưng thấy phần này đã có trong sách "Nguyễn Sơn Lưỡng quốc tướng quân" đã được đưa vào trong box hồi ký tài liệu Việt nam của trang ta nên bạn nào quan tâm kỹ thì đọc ở đó vậy nhé,còn mình sẽ chỉ kể những gì được biết qua lời kể của mẹ Huân khi bà còn sống .
   Khi mẹ mình còn sống lúc nhớ bố cả nhà lại quây quần nghe mẹ kể lại những chuyện mà mẹ nhớ được hoăc nhớ lại lời bố Sơn của bọn mình kể lại.từ từ rồi minh kể các bạn nghe nhé.
Phải trông cháu ngoại rồi lần l khác vậy.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2009, 10:34:01 pm »

 Chị Hatuyenha ơi ! Theo như em biết trong cuộc Vạn lý trường chinh của Cách mạng Trung quốc có duy nhất Tướng quân Nguyễn Sơn là người Việt nam mình tham gia trong cuộc Trường Chinh đó .
 Để hợp nhất được hai cánh quân với hàng vạn km hành quân , nhiều hy sinh vất vả mang lại chiến thắng cuối cùng cho nhân dân Trung Hoa
 Tự hào quá trong đoàn quân đó có một người trai Hà nội , Việt nam chúng ta .
 Tự hào quá đó chính là người cha thân yêu của chị .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #4 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2009, 09:31:13 am »

Cam ơn Binhyen1960 đã quan tâm,mình xin kể đây:

  Ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ nhất từ tuổi niên thiếu của mình về việc tham gia Vạn lý trường chinh vĩ đại của Quân giải phóng nhân dân Trung quốc là vì chỉ có mình ông già  là người Việt nam nên hàng ngày để không quên tiếng mẹ đẻ cụ đã nhẩm đọc chuyện Kiều của Nguyễn Du .
  Những bạn nào đã ở  nước ngoài,đặc biệt những nơi không có người Việt nam thì nhớ tiếng mẹ đẻ đến nhường nào.Điều này giải thích cho mình hiểu tại sao khi về Việt nam cụ đấu tranh quyết liệt với những người nói không đúng về chuyện Kiều.Cụ bảo vệ chuyện Kiều,  bảo vệ Nguyễn Du hết sức mình,quyết liệt đến như vậy,ngoài việc ông hiểu rõ giá trị của chuyện Kiều còn có một tình cảm cao hơn là giúp  Người không quên tiếng Việt trong nhiều năm đơn  thương độc mã tại  xứ người.
  Ấn tượng thứ hai là đói,không  có protit ăn trong nhiều ngày ,ăn mãi bí đỏ,đậu đỏ...chắc cũng rệu rã lắm nên ông già nhớ mãi,nhớ mãi cái cảnh  ai có thắt lưng da,sau đó là đến  ví da, cặp da miễn là bằng da thật cuối cùng là giày da đều lần lượt cho vào nồi hầm dừ thật dừ rồi mỗi người uống một muỗng nước của nồi canh đó mà lấy tuyết cho vào nồi đấy làm gì có nước !.
  Sau này cứ nhìn thấy  bí đỏ là ông già muốn nôn,sợ đến hết đời . Bé quá mình không biết ông già có sợ các loại da lợn hoặc da bò hầm không ?
  Còn có một điều ghê sợ nữa,là để giết bọn giặc mà lại phải tiết kiệm đạn,thế là mọi người kể cả ông già phải uống rượu thật say,buộc bọn gặc cần giết vào gốc cây rồi dùng dao đâm chết.Ông già kể với bà già chuyện này vẫn còn thấy ghê...mặc dù lúc đó trí căm thù cũng ghê nhưng vẫn ghê ghê khi trực  tiếp đâm chết người. Hồi bé khi mẹ kể chuyện này bọn mình nép hết vào mẹ,cũng sợ  lắm.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #5 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 08:45:22 am »

 Trong cuộc Vạn lý trường chinh này,rất đặc biệt là ông già đi lại trên đoạn đường đó ba lần,mẹ mình cứ kể mãi là người khác chỉ đi một lần nhưng bố của các con đi tới ba lần vì lần đầu là đi theo đoàn trinh sát mở đường,hai lần sau là vì nhiệm vụ gì đó mà sách hiện nay chưa ai viết được.Năm ngoái anh Trần hàn Phong có giải thích bố Sơn đi lại ba lần trên quãng đường đó chứ không phải Trường chinh đi ba lần.Quả là mình cũng chưa chú ý lắm đến chuyện này,thật có lỗi.Mình sẽ đề nghị anh Phong sưu tầm rõ.
 Năm 2005 ông chủ tịch hội Trung Việt hữu nghị  Trần đông Vĩ có tiếp đãi cả gia đình mình ở Bắc kinh,trong buổi tiệc ông có nói: Tôi chưa gặp đông chí Hồng Thủy lần nào, mặc dù những năm d/c ở Diên an tôi cũng công tác ở đó
nhưng tôi làm công tác tổ chức của Đảng(ông nguyên là Bộ trưởng bộ Tổ chức của Trung quốc) nên biết rõ về lý lịch của  d/c Hồng Thuỷ.Chắc nhiều người chỉ biết d/c Hồng Thủy bị lạc đơn vị trong lúc hành quân của Vạn lý trường chinh,rồi chăn dê ,làm đủ các việc ở vùng dân tộc Tạng để sống và tìm đường về tới Diên an.Nhưng không ai biết d/c ấy đấu tranh cả với cái chết đấy để sống và trở về.Chả là hồi đó ở vùng Thiểm tây,Tứ xuyên,Tây tạng,Thanh đảo,Tân cương... có bọn thổ phỉ của ba anh em họ Mao,chúng rất gian ác,căm ghét giải phóng quân đến cùng,bọn  chúng ra lệnh,chỉ cần nghi ngờ đó là Giải phóng quân là bắn chết ngay không nương  tay.Một vùng đất rộng lớn vậy,bọn thổ phỉ là  người dân tộc lại gian ác thế mà sống được để trở về không hề đơn giản,không hề đơn giản.
 Nghe chuyện thật cảm động, tiệc của Trung quốc các bạn biết rồi đó,nhưng cổ nghẹn và hình ảnh rách rưới đen đủi vất vả nhưng quá thông minh của bố hiện ra trước mắt mình,mình lặng đi mất một lúc may mà hôm đó mình không phải dịch.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #6 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2009, 11:29:31 am »

Trong  cuộc  Vạn lý Trường chinh,ngoài việc chịu gian khổ về thể xác,phải vượt qua núi tuyết,đầm lầy sông rộng,phải chịu đói chịu rét,mà ông già còn phải đi đến tận ba lần...Nhẩm Kiều để không quên tiếng Việt.Tất cả,tất cả những khó khăn ấy ông già đã dũng cảm cùng những binh sĩ Cách mạng Trung quốc vượt qua.Nhưng một việc làm mình thực sự kính phục ông già,cảm thấy thần kinh của ông già được kết tinh vững vàng kiên cường như kim  cương,như thép không gỉ bởi mọi điều bất ngờ, mọi điều tàn phá khủng khiếp nhất.
 Trương quốc Đào muốn đưa đoàn quân về phương Nam với Tưởng giới Thạch,không muốn lên Diên An theo con đường của Mao chủ tịch.Ông già cùng với nhiều người chống đối lại quyết định này đã bị Trương vu cho là gián điệp Quốc tế  khai trừ ông ra khỏi Đảng và chuẩn bị xử bắn. May ông được Chu Đức và Lưu bá Thừa kiên quyết bảo vệ nên đã thoát chết.Trong một cuộc chiến đấu ác liệt ở Tây Khang,đơn vị của Hồng Thủy bị đánh tan tác,Hồng Thủy một mình vượt qua đói khát gian khổ,khéo léo trốn tránh bọn thổ phỉ đến tháng 12-1935 về được tới Diên An trong  sự khâm phục tinh thần bất khuất của ông của các đồng chí mình.
 Đầu năm 1936 ông được khôi phục Đảng tịch.
 Mẹ mình có kể lại là lần thứ ba qua núi tuyết,ông nhìn thấy xác đồng đội hi sinh trong cuộc đi lần thứ hai của ông ,thi thể vẫn còn nguyên vẹn vì bị vùi trong tuyết lạnh.
  Khi đó ông già mới 27 tuổi,sức trẻ như vậy,lại bị khai trừ ra khỏi Đảng rồi mà vẫn kiên quyết lặn lội chỉ còn da bọc xương về tới Diên An.Thế mới biết tinh thần của ông già sắt đá đến thế nào
Cũng không phải bình thường mà nhà văn đại tá Lý Linh ỦY viên ban chấp hành hội nhà văn Trung Quốc
lại viết về ông:
"Hồng Thủy là một khối thép không han gỉ trong đói rét và  cực nhoc,không run sợ trước mọi sự hăm doạ,không ngã gục trước mưa bom bão đạn,không giận hờn bởi sự hiểu lầm,hoặc bị xúc phạm;ánh thép đã ngời lên một chân lý sâu xa trong lò luyện của những nghịch cảnh và chà xát,không loại sắt nào có thể tồn tại,còn gang thép vẫn là gang thép,rèn càng nhiều chất thép càng tinh"
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2009, 02:22:20 pm »

 Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn  Sơn cụ đúng là một con người bằng Thép , mang trong mình cũng một khối quyết tâm cứng như Thép .
 Em mới được biết cụ quê làng Kiêu kỵ Gia lâm , em đã từng có thời gian 1 năm rưỡi ở bên làng Kiêu kỵ , ở đó có một nhà máy của quân đội , một trường trung cấp của bộ Ngoại thương cũ trên con đường nhựa nhỏ nhưng rất đẹp hai bên đường có hàng phi lao với mương nước tưới tiêu cho cánh đồng 2 bên đường , cái ngã 4 xóm chợ với lò rèn dao , cuốc liềm phục vụ nông dân giữa chợ , trên đường rải rác rơm rạ sau những ngày mùa thơm mùi thóc mới . Cảnh thôn quê HN năm xưa đẹp quá phải không chị ?
 Thời xa xưa làng Kiêu kỵ có nhiều nhân tài học hành đỗ đạt phục vụ đất nước nhà thờ còn đó hàng năm con cháu làng Kiêu kỵ vẫn cúng bái lễ lạt , với nghề dát vàng truyền thống nổi tiếng và cũng rất cao quý , hàng ngày tiếng chày cành cạch đều đều đập dát vàng thật mỏng trên những tập giấy bản rồi miếng vàng ta mỏng ra tới mức đặt vào đâu là dính đó bóc không ra . Một nghề và nét văn hóa độc đáo mà trên thế giới này không đâu có .
 Từ lâu lắm rồi khi em còn nhỏ hay theo bố của em đi chơi nhà bà con , toàn người lão thành Cách mạng cả , nay các cụ cũng đã mất hết rồi , em được nghe nhiều câu chuyện bằng miệng về Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn , vì còn nhỏ chưa ý thức được nên quên hết nhưng trong lòng em chỉ biết cụ là người tốt được nhiều người lớp cũ ái mộ khâm phục và em cũng vậy . Xưa kia thông tin sách báo ít nên cũng không có điều kiện tìm hiểu nhiều mặc dù trong lòng rất muốn tìm hiểu học hỏi bổ xung kiến thức .
 Em đọc những dòng viết của chị về người cha thân yêu , em thích lắm , chị cố gắng tìm thêm tư liệu về cụ rồi viết cho bọn em đọc với nhé .
 Em chúc chị luôn khỏe mạnh và vui vẻ , à mấy đứa cháu ngoại của chị xinh và đáng yêu quá chị ơi .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #8 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2009, 02:39:53 pm »

Chị cám ơn Binhyen1960@,Ừ quê bố chị ở Kiêu kỵ Gia lâm trước  thuộc tỉnh Bắc ninh nhưng sau này  thuộc Hà nội em ạ.Ông nội chị ra Hanội sớm,lấy bà nội chị là  người quê vùng phố Hàng Than  Hà nội,ông nội chị làm thầu khoán xây dựng .Chính cụ đã xây dưng chợ Đồng xuân mà bây giờ cái hình bên ngoài của chợ vẫn lưu lại đấy.Cụ xây cho mình và con cháu một dãy nhà ở phố Yên Ninh vuông góc với phố Quan thánh Hà nội.Sau này mọi người bán hết và đi các nơi rồi.
Cám ơn em đã có lời khen các cháu ngoại của chị.Niềm hạnh  phúc của chị bây giờ là được chơi với các cháu em ạ.Xa chúng nhớ đến  nao  người.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 09:25:10 am »

Khi anh Nguyễn đồng Thoại Thiếu tướng nguyên cục phó cục tác chiến Bộ TTM,quyết định dịch quyển sách :Hoàng hà luyến Hồng hà tình như đã hứa với bà Trần kiếm Qua tháng 3 năm 1998 khi bà về thăm Việt nam lần đầu tiên.Mình mừng lắm,mừng không chỉ có người dịch quyển sách này mà còn mừng vì anh Thoại là một vị tướng chiến trường.Anh ở trong chiến trường miền nam thời đánh Mỹ 12 năm,mình nghe anh kể nhiều đến chiến trường Tây Nguyên,chiến trường đồng bằng sông Cửu long và sang cả bên K,anh kể nhiều đến chú Nguyễn hữu An khi anh hỏi chú An  lúc anh quyết định không theo lệnh cấp trên anh nghĩ gì ?
anh không sợ kỷ luật ư ? chú đã trả lời :Cậu có hai thằng con trai,tớ cũng có con trai,làm gì mình,đánh trận ra sao mình đều nghĩ đến những người mẹ của lính,mình sợ nhất những giọt nước mắt của những người mẹ mất con nên phải tính đánh thắng làm sao tổn thất ít nhất,lệnh thì có thể vì cấp trên nắm toàn cục nhưng tùy từng nơi,từng địa hình,từng chiến trường người chỉ huy phải biết suy nghĩ cho hết nhẽ.
Vì vậy mình tin anh ấy dich những cuộc chiến thì chính xác hơn,hiểu hơn bất cứ người nào khác.Từ chiến trường miền nam ra anh còn làm trưởng phòng chiến trường nhiều năm trong Tổng hành dinh,khi bắt đầu nghỉ hưu anh hay lên nhà mình,kể các thứ chuyện đánh nhau ,và cầm que chỉ bản đồ rất thành thạo,anh có khoe rằng tất  cả các huyện ở Việt nam anh đã đến hết rồi.Mà tiếng Trung Quốc anh tự học mới hay chứ,con gái mình tốt nghiệp đại học ngôn ngữ Hán ở Bắc kinh mà phục Bác  sát đất.
Tuổi già rồi nên đến đoạn cuối anh cũng nản,thỉnh thoảng hai anh em lại nói chuyện với nhau,anh lại về dịch tiếp.
 Sau khi dịch xong ,được sự giới thiệu chị Diệu ở nhà XB Văn học đọc bản thảo và đưa vào chương trình xuất bản năm 2004.Chị Diệu là người đặt tên lại cho quyển sách  thành :"Hoàng Hà nhớ ,Hồng Hà thương".
 Có một chuyện rất lạ,là năm đó anh lên Cao Bằng xây lại mộ cho mẹ  anh ấy(mẹ anh Thoại với ông già mình là con cô con cậu ruột).Anh Thoại cầm một số tiền nhuận bút cho vào phong bì mà nhà XB đưa.Còn lại thì để trong  ví.Khi xây xong,số tiền cần thanh toán bằng đúng số tiền có trong phong bì không thừa không thiếu mới kỳ chứ.Phải chăng hai anh em họ mặc dù ở thế giới khác vẫn phù hộ cho các cháu thương nhau.
  Mong các bạn theo dõi quyển chuyện trong trang ta nhé.Cám ơn các bạn.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM