Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:15:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoàng Hà nhớ Hồng Hà thương  (Đọc 58025 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #100 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:41:57 pm »

Nếu Hồng Thủy biết được tôi và các con đang ở trên Tổ quốc của ông ngắm cảnh đẹp kỳ quan "Bạch Long rỡn sóng" chắc ông sẽ mỉm cười nơi chín suối.


Sáng sớm ngày thứ hai, tôi và vợ chồng Tiểu Việt được Nguyễn Thanh Hà và Quách Hữu Nhà dẫn đi xem phong cảnh vịnh Hạ Long, một khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam, cả đoàn đi bằng xe hơi.


Vịnh Hạ Long là một vịnh biển đẹp nhất, ở tỉnh Quảng Ninh, bắc Bộ Việt Nam, nằm ở phía tây vịnh Bắc Bộ, cách Hà Nội một trăm sáu mươi lăm km. Phong cảnh vịnh Hạ Long nổi tiếng nhất là từ mặt bể nổi lên các mỏm núi đá kỳ hình quái dạng, lớn nhỏ có hơn ba ngàn mỏm. Người Việt Nam gọi Quế lâm là "Hạ Long” trên cạn. Người Trung Quốc thì lại gọi vịnh Hạ Long là "Quế Lâm trên biển". Vẻ đẹp "non và nước" của Quế Lâm đã từng được coi là nhất thì cũng có thể thấy "nước và non" của vịnh Hạ Long cũng đẹp mê hồn không đâu sánh kịp.


Chúng tôi xuất phát từ Hà Nội, ô tô chạy trên quốc lộ 5 nối giữa Hà Nội và Hải Phòng, sau chuyển sang quốc lộ 18 chạy về hướng Đông Bắc. Sau gần năm tiếng đồng hồ, chúng tôi đến Bãi Cháy của thành phố Hạ Long, ở kề ngay biển. ở đây tựa vào núi, trông ra biển có rất nhiều khách sạn, tiệm ăn cho khách du lịch và các viện điều dưỡng. Ở trên sườn và chân núi giữa các dải cây xanh mát mắt là các loại nhà lầu, biệt thự được xây dựng quay mặt ra hướng biển.


Chúng tôi được nghỉ tại nhà khách Hạ Long xây ở sườn núi. Đứng trên sân thượng nhìn cảnh biển đẹp tuyệt vời phô diễn mút tầm con mắt. Phía dưới, thông và phi lao xanh ngắt um tùm dọc hai bên đường.


Cơm chiều xong, tôi và các con đi dạo ven bờ biển. Mặt trời đã sắp khuất đầu non, ánh nắng chiều tà của nó nhuộm hồng trời xanh và biển biếc, chiếu sáng lấp lánh trên các nóc nhà, các chóp nhọn trên sườn núi. Sóng biển từng đợt một lướt vào như xoa như vuốt bờ biển yên bình. Chúng tôi đi chân đất trên cát mịn, tận hưởng cái thú êm ái của buổi hoàng hôn trên bờ biển. Lúc này cảnh biển lại phảng phất như hai câu thơ tuyệt vời của chàng trai trẻ Sơn Tây Vương Bột.

"Lạc hà dữ cô vụ tề phi; Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc".

Trời tối không biết từ lúc nào. Đêm ở các nhà khách, tiệm ăn trên sườn núi và các công trình kiến trúc đã bừng sáng. Cảnh tượng núi và biển tương phản thật là hùng vĩ, trang nghiêm. Chúng tôi vẫn vừa hóng gió biển, vừa tận hưởng cảnh đêm đẹp tuyệt vời của Bãi Cháy, Hạ Long, thực đúng là được du ngoạn trong tranh.


Tại bến phà Bãi Cháy, Hạ Long, chúng tôi lên một chiếc tàu du lịch do thượng tá Quách Hữu Nhà chuẩn bị trước. Qua làn sương mờ mờ ảo ảo, cảnh đẹp như vẽ, như thơ, cứ lần lượt hiện ra, xem không chán mắt. Giữa mặt biển những mỏm núi đột nhiên mọc lên hình thù kỳ lạ trăm dạng ngàn hình. Người ta đã đặt cho những mỏm núi bằng những cái tên thú vị, đặt ra những câu chuyện đẹp về nó làm người nghe không khỏi ngẩn ngơ liên tưởng.


Trên biển nổi lên một mỏm núi giống cái lư hương thì gọi là núi Lư Hương, giống đôi đũa thì gọi là núi Đũa. Núi Mã Yên thì giống như một con tuấn mã đang nhoài thân phóng trên sóng biên, núi Song Điểu như một đôi vợ chồng chim đang ân ái, dù cuồng phong bào tố, dù sấm rền chớp giật, dù sóng cả dập vùi, chúng vẫn tựa nhau không rời, tương thân tương ái, trung trinh bất khuất.


Tàu cứ lướt sóng, người như mơ trong tranh. Hàng ngàn núi biếc bao quanh bởi nước biển xanh rờn, nước biển in hình từng ngọn núi xanh, non xanh nước biếc; khiến cho ý họa lung linh, tình thơ dào dạt.

Người hướng dẫn du lịch nói với chúng tôi, phong cảnh của vịnh Hạ Long tùy theo từng mùa, từng giờ cũng có những điểm đặc sắc, không giống nhau. Ví dụ vịnh Hạ Long vào mùa hè thì sôi sục, mùa thu thì yên tĩnh như hiện nay, giữa mùa đông qua, xuân tới thì là mùa mây mù sương phủ trên vịnh. Thếch nên nhìn các núi nhấp nhô xa xa trên sóng biển bao phủ mây mù như làn khói xanh, lúc ẩn, lúc hiện, mờ mờ ảo ảo, trông như một bức tranh thủy mặc lớn được treo trên mặt biển ở chân trời. Du thuyền đi lách qua kẽ núi, người hướng dẫn du lịch kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện lý thú.


Theo truyền thuyết cổ đại, có một đoàn rồng trắng từ phương trời xa bay tới bị hấp dẫn bởi phong cảnh tuyệt vời của vùng vịnh, đã từ trên trời lao xuống tận đáy biển, rồi vùng vẫy làm dậy sóng, làm nổi lên hàng ngàn hòn đảo trăm hình ngàn dạng như hiện nay.


Việt Nam và Trung Quốc giống nhau là đều có truyền thuyết về rồng. Ngoài việc thích thú ra, lòng tôi tự nhiên lại thấy xao xuyến. Tôi nhớ lại ngày tham gia lớp tập huấn ngắn ngày ở huyện Ngũ Đài, tôi đã kể cho Hồng Thủy nghe truyền thuyết về giao long ở Biển Đông nổi giận đã lấy đuôi bạt bằng năm đỉnh núi của Ngũ Đài Sơn. Hồng Thủy nghe rất chăm chú và rồi cười vang, cảnh tượng đó vẫn in sâu trong trí óc tôi Không thể ngờ rằng, hôm nay, sau sáu mươi năm, tôi lại tới được Tổ quốc của Hồng Thủy, đến được vịnh Hạ Long cảnh đẹp như tranh. Nếu như Hồng Thủy biết tôi và các con đang đứng ngắm cảnh đẹp kỳ quan "Bạch Long rỡn sóng” chắc ông sẽ ngậm cười nơi chín suối.


Lúc đó, luồng suy nghĩ của tôi bị cắt ngang bởi vì trước mặt du thuyền là một dãy núi đứng sừng sững chắn ngang như một bức tường thành. Đúng vào lúc sơn cùng thủy tận, chúng tôi chắc rằng người lái sẽ cho tàu quay mũi thì không ngờ ở trước mũi tàu lại có đường lách qua, đưa chúng tôi vào một khu vực mới còn đẹp và kỳ diệu hơn...
Một điều thú vị nữa trong chuyến du hành ở vịnh Hạ Long là được tự gia công và thưởng thức hải sản tươi sống ngay trên tàu. Tàu đã chuẩn bị sẵn cho du khách dụng cụ để gia công nấu nướng hải sản như lò nướng, lẩu v v... Quách Hữu Nha đã mua của tàu một số tôm, cua còn sống. Tất ca mọi người đều xắn tay làm một loáng đã luộc, nướng xong. Thêm vào một ít gia vị Việt Nam, thế là được ăn tươi ngon tuyệt. Có thể nói vừa no lòng, vừa khoái khẩu.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #101 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:42:52 pm »

Đứng trước mộ Hồng Thủy, tôi không thể nào ngăn nổi tình cảm của mình, những nỗi thống khổ, ủy khuất, bi thương đã dồn nén trong trái tim tôi bao nhiêu năm nay lại bùng phát.


Sáng ngày 23 tháng Ba, tôi với Hàn Phong, Song Song, Tiểu Việt, Vân Khởi, Nguyễn Lăng, cùng các con cháu Việt Nam của Hồng Thủy tất cả hơn mười người được thượng tá Quách Hữu Nha, quan chức của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và một số nhân viên đi cùng, đã đi tảo mộ Hồng Thủy tại nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch, một nghĩa trang liệt sĩ quốc gia ở ngoại ô Hà Nội.


Nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch rất trang nghiêm, yên tĩnh, được bố trí ở giữa một vùng cây cao, xanh tươi, mát mẻ. Đối diện với cửa lớn có một tòa tháp cao, là đài kỷ niệm các liệt sĩ cách mạng. ở chính giữa tháp có khắc bốn chữ Việt lớn "Tổ quốc ghi công”. Cạnh tháp có một bức tường xây vòng trên khắc "Đời đời nhớ ơn liệt sĩ" bằng tiếng Việt. Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội việt Nam như Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng cho đến các cán bộ cao cấp của Đảng, chính quyền, quân đội, các nhân sĩ xã hội nổi tiếng, sau khi tạ thế đều được an táng tại đây. Năm 1976, khi xây xong nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch thì mộ của Hồng Thủy cũng được di về an táng tại nghĩa trang này.


Tùy viên quân sự của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, đại tá Hàn Dụ Gia và trợ lý tùy viên trung tá Lâu Tân ân, đã chờ sẵn ở đây. Họ đại diện cho Chính phủ và Quân đội Trung Quốc cùng tham gia tảo mộ Hồng Thủy với chúng tôi.


Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam đều có một vòng hoa tươi bện với các cây cỏ xanh. Tôi chú ý thấy vòng hoa của Việt Nam có phong cách khác với của Trung Quốc, có băng đỏ dán chéo qua vòng hoa, trên có dòng chữ tưởng niệm Hồng Thủy, đúng là phong cách đặc biệt của quân nhân.


Những người tảo mộ khiêng vòng hoa, ôm hoa tươi, dìu đỡ tôi từ từ tiến vào trước mộ Hồng Thủy. Mọi người đặt hoa phía sau mộ theo thứ tự chủ khách, đứng xếp thành hàng trước mộ.


Tôi chú ý quan sát phần mộ của Hồng Thủy, trước mộ là một tấm bia đá màu đen xanh không lớn. Ở phần trên mặt bia có gắn ảnh đồng Thủy mặc quân phục Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, đeo quân hàm thiếu tướng. Dưới ảnh là một bản tóm tắt lịch sử của Hồng Thủy được khắc trên đá. Bia mộ giản đơn, trang trọng.


Những người tham gia tảo mộ đều kính cẩn, rất nhiều người nước mắt đã trào tuôn. Tôi lại càng đau lòng, bốn ngươi hai năm đã trôi qua, lần đầu tiên tôi mới dẫn con cháu từ Bắc Kinh, Trung Quốc đến Hà Nội để tảo mộ Hồng Thủy, nước mắt không cầm nổi cứ tuôn tràn.


Trước mộ Hồng Thủy mọi người làm lễ tưởng niệm, cúi đầu ba vái rồi theo tập tục tôn kính tiền nhân của nhân dân hai nước Trung - Việt, đốt vàng, đốt hương, dọn cỏ quanh mộ, sau đó lại tập hợp ở trước mộ. Hoàn thành xong mọi nghi thức, chúng tôi một lần nữa lại đứng trước hành lễ lần cuối trước vong linh Hồng Thủy.


Qua làn nước mắt, tôi chăm chú ngắm nhìn hình Hồng Thủy, trong lòng còn biết bao nhiêu điều muốn thổ lộ. Mọi người sợ tôi quá bi thương, muốn dìu tôi rời đi. Tôi gạt tay mọi người, muốn đứng thêm một lát. Cuối cùng, tôi không thể nào ngăn nổi được tình cảm của mình, biết bao năm qua, những nỗi thống khổ, những điều ủy khuất, những nỗi bi thương dồn nén trong tim đến nay tất cả đều bùng phát.


Tôi đứng rất lâu trước mộ Hồng Thủy thầm thổ lộ với Hồng Thủy đang nằm dưới mộ những nỗi lòng của mình:

"Anh Hồng Thủy thân yêu, anh có nghe thấy em nói không? Em là Trần Kiếm Qua, người vợ Trung Quốc của anh đây. Em đã dẫn các con của anh Tiểu Phong, Tiểu Việt từ Bắc Kinh, Trung Quốc xa xôi về thăm anh đây. Chính phủ và Quân đội Trung - Việt đã tạo cơ hội hiếm có này cho em. Em và các con đang đứng trước mộ anh đây.

"Hồng Thủy, anh chia tay với em đã bốn mươi hai năm rồi. Em và các con không giờ phút nào không nhớ tới anh. Ai có ngờ rằng lần gặp anh ở Sở Giáo dục là lần chúng ta vĩnh biệt: khi anh bệnh nặng rời Trung Quốc em không đi tiện được.

"Trong những ngày cuối cùng của đời anh, em cũng không thể nói được một lời thân thiết, an ủi anh. Em biết rằng, khi rời Trung Quốc, khi đi khỏi thế gian này, lòng anh vẫn nhớ thương và đau khổ. Với em, những nỗi khổ đau cũng không biết thổ lộ cùng ai...

"Anh Hồng Thủy ơi, anh sống vì chân lý, chiến đấu vì chân lý, không khuất phục, không sờn lòng, cái tình thần kiên quyết, tiến thủ ấy vẫn sống trong em suốt nửa thế kỷ phong ba bão táp. Nay em đã là một bà già tám mươi tư tuổi. Các con của chúng ta đều là những người trung niên, trên năm mươi tuổi rồi. Chúng đều chăm chỉ phấn đấu trong công tác và đều có một gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Cả nhà đều rất tự hào vì có một người thân là anh, một chiến sĩ quốc tế chủ nghĩa vĩ đại.

"Anh Hồng Thủy thân yêu, nguyện vọng cuối cùng của anh nay đã được thực hiện. Dân tộc Việt Nam đã được thống nhất, đang tiến nhanh trên con đường đổi mới, mở cửa. Tám con của anh, trai gái, đều đã đoàn tụ ở Hà Nội. Chúng nó là máu mủ ruột thịt nên thân thiết thương yêu nhau vô hạn. Dòng máu của anh đã gắn các con lại dù không cùng quốc tịch".

Đứng trước mộ đồng Thủy, lòng tôi lại trào dâng lên những tâm tư suốt nửa thế kỷ...
… Xe hơi đã chạy chầm chậm rồi nhưng tôi vẫn âm thầm khấn anh:

"Hãy yên tâm, anh Hồng Thủy. Bài thơ dài về tình hữu nghị giữa hai nước Trung - Việt sẽ được các con ta, cháu ta viết tiếp. Anh hãy yên nghỉ trong vòng tay của đất nước Mẹ thân yêu”.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #102 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:43:45 pm »

Trong Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh cho đền nay vẫn còn trân trọng giữ được tấm danh thiếp quý báu mà Người đã Việt tặng Hồng Thủy năm nào.


Buổi sáng ngày 24 tháng Ba, do quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam và Nguyễn Thanh Hà dẫn đường, tôi đưa Hàn Phong, Tiểu Việt, một đoàn sáu người vào viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiêm ngưỡng di hài của Người.


Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hùng vĩ, trang nghiêm được xây dựng ở Quảng trường Ba Đình, mặt quay về hướng tây. Đây chính là vị trí của lễ đài Ba Đình, nơi lúc còn sống Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chủ tọa các cuộc mít tinh, đại hội lớn. Lăng mộ được xây từ tây sang đông có nhiều nét hiện đại nhưng lại mang phong cách dân tộc Việt Nam. Đỉnh lăng, thân lăng và nền lăng đều được xây bằng đá hoa cương. Đỉnh lăng màu xám. Trước mặt lăng có năm chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá màu ngọc bích xẻ ra thành chữ ghép vào trông rất nổi. Nền lăng có ba bậc tam cấp là một màu đen trang trọng, thâm nghiêm. Có hơn một chục cột chống ghép bằng đá hoa cương màu xám bao quanh khu lăng màu đỏ sẫm.


Có hai chiến sĩ ở đội nghi thức khiêng vòng hoa đi trước. Chúng tôi từ tử đi theo tiến vào cửa chính, đặt vòng hoa trước lăng mộ Người. Vòng hoa được tết bằng các loại hoa quý của Việt Nam, hương thơm ngan ngát. Hai dải băng trắng từ hai bên vòng hoa rủ xuống. Băng tang bên phải ghi:

"Bác Hồ kính yêu sống mãi trong lòng chúng con".

Băng tang bên trái ghi tên tôi và tên các cháu Trung, Việt của Hồng Thủy.

Bước vào tiền. sảnh, trên bức tường bằng đá hoa cương đỏ có một dòng chữ có chữ ký của Hồ Chủ tịch, được gắn bằng màu vàng kim:

"Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

Chúng tôi từ từ bước vào đại sảnh, nơi Hồ Chủ tịch yên nghỉ. ở giữa đại sảnh có một bệ bằng đá ngọc thạch đen được xẻ mỏng, có chạm khắc hoa văn, ở trên để áo quan bằng thủy tinh trong đó Hồ Chủ tịch đang yên nghỉ, chung quanh có các lan can màu đỏ. Trên chính diện của đại sảnh có hai lá cờ, đảng kỳ và quốc kỳ được ghép bằng các loại đá ngọc thạch rất quý, nền là đá đỏ, sao vàng và búa liềm là đá màu vàng kim.
Chúng tôi xếp thành hàng trước quan tài bằng thủy tinh của Hồ Chủ tịch, cung kính vái Hồ Chủ tịch ba vái, sau đó đi vòng qua quan tài kính để chiêm ngưỡng di hài của Người.


Hồ Chủ tịch mặc một bộ quần áo cán bộ bằng ka ki, dưới thân đắp một chăn mỏng nằm yên nghỉ trong quan tài kính trong suốt. Trông Người rất thư thái, cứ như đang yên nghỉ sau khi mới công tác bận rộn. Với tấm lòng sùng kính, tôi ngó nhìn bộ mặt thanh thản, hiền từ của Người, tự nhiên thấy lòng xúc động, nước mắt trào ra.


Hồ Chủ tịch là người dẫn đường cho Hồng Thủy bước vào cuộc đời cách mạng. Người lãnh tụ cách mạng Việt Nam là người thầy mà Hồng Thủy kính phục nhất. Năm 1924, Hồng Thủy tìm đến Quảng Châu theo Hồ Chí Minh tham gia cuộc Đại cách mạng của Trung Quốc, học tập kinh nghiệm cách mạng Trung Quốc, tìm đường để giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong khóa huấn luyện của tổ chức Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí do Hồ Chí Minh sáng lập, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Hồng Thủy và một số đồng chí khác, tổng cộng chín người, đều đổi họ Lý, thành "Chín anh em họ Lý”. Chính Hồ Chí Minh là người đã sớm truyền đạt một cách có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin cho Hồng Thủy, để Hồng Thủy lưu lại ở Trung Quốc dài ngày, để học chính trị, học quân sự, học tập các loại bản lĩnh, để tương lai có thể cống hiến lớn cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam.


Tôi sống chung với Hồng Thủy bảy năm trời, Hồng Thủy đã kể cho tôi nghe nhiều tình hình liên quan đến Việt Nam, trong đó ông nói nhiều nhất là về Hồ Chí Minh. Mỗi lần nói đến Hồ Chí Minh mặt ông lại biểu lộ vẻ kính phục vô bờ. Hồng Thủy luôn giữ bên mình một quyển bút ký riêng. Ngoài một số bài thơ Trung Quốc được chọn lọc, có hai trang kẹp nhau ông dán đầy những ảnh Hồ Chí Minh mà ông cắt được tử các báo. Báo chí thì nay đã ố vàng, đã nát, ảnh của Hồ Chí Minh đã mờ. Qua hai mươi năm chiến đấu gian khổ, đồ đạc của cá nhân khó giừ vẹn toàn, vậy mà quyển sách nhỏ ấy Hồng Thủy vẫn cất kỹ, mang theo mình. Mãi tới năm 1945, khi rời Trung Quốc về tham gia chiến tranh chống Pháp ở Việt Nam, Hồng Thủy mới trao cho tôi cất giữ. Quyển sách nhỏ đó tôi đã trân trọng giữ gìn cẩn thận trong suốt năm mươi năm qua.

Hồng Thủy mất sớm, Hồ Chí Minh vô cùng thương tiếc.

Trước di hài của Hồ Chủ tịch, tôi dừng bước. Tôi muốn thưa với Người rằng: Chú Sơn của Người cả một đời vì tình hữu nghị Việt - Trung. Các con cháu Trung - Việt của Nguyễn Sơn cũng như vậy, đời đời sẽ giữ gìn và phát triển tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước.


Ra khỏi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cảnh quan đẹp đẽ trang nghiêm của Quảng trường Ba Đình trải dài trước mắt. Trung tâm quảng trường là một thảm cỏ xanh mướt chia ra thành từng ô, có những cụm hoa tươi đẹp. Chung quanh quảng trường toàn cây cao nhiệt đới xanh tốt. Nhà cơ quan Trung ương Đảng, Nhà Quốc hội, Hội trường Ba Đình, Phủ Chủ tịch Việt Nam, Nhà Bộ Ngoại giao đều ở bao quanh Quảng trường Ba Đình. Nhà Bộ Ngoại giao là ngôi nhà sơn màu vàng nhạt, nằm lọt giữa khu vườn cây cao, râm mát, rất khác biệt, trang nhã, vừa có đặc điểm dân tộc vừa có phong cách châu Âu, vừa có nét truyền thống, vừa có vẻ hiện đại. Phong cảnh nhiệt đới đó làm người xem rất mê say.


Cũng giống như Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Quảng trường Ba Đình trong con mắt, trái tim nhân dân Việt Nam là tượng trưng cho Tổ quốc, tượng trưng cho cách mạng. Năm 1945 sau khi Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam thành công, để kỷ niệm cuộc đấu tranh kháng Pháp gần một thế kỷ, ở Hà Nội mới lập ra Quảng trường Ba Đình. Ngày 2 tháng Chín năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc "Tuyên ngôn độc lập" của Việt Nam tại đây, tuyên cáo với thế giới việc ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lễ diễu hành Quốc khánh và các cuộc họp lớn đều được cử hành tại đây.


Tháng Mười một năm 1945, khi Hồng Thủy về đến Việt Nam, việc đầu tiên của ông là đến Quảng trường Ba Đình, ngước nhìn lên ngọn cờ đỏ sao vàng ở trên cao đang tung bay trước gió, trang nghiêm tuyên thệ trước Tổ quốc mẹ hiền.


Đứng trên Quảng trường Ba Đình, chúng tôi phảng phất như thấy có dấu chân Hồng Thủy. Chúng tôi chụp ảnh đứng trước lăng mộ Hồ Chủ tịch. Phủ Chủ tịch là nơi Đảng Việt Nam và các nhà lãnh đạo quốc gia tiến hành các hoạt động nhà nước ở cấp cao. Sau khi Hồ Chủ tịch mất, ở đây đã mở cửa cho công chúng vào xem. Nhân dân Việt Nam và du khách của các nước trên thế giới có thể đến đây tham quan chiêm ngưỡng nơi ở của Hồ Chủ tịch.


Trong khu vườn Phủ Chủ tịch là hàng loạt các cây cao của vùng nhiệt đới xanh um tùm, che rợp ánh nắng của trời xanh. Bên ven một hồ nhỏ tĩnh mịch có một căn nhà sàn bằng gỗ rất bình thường. Đây chính là chỗ ở nổi tiếng thế giới của Hồ Chủ tịch.
Dưới nhà sàn là các "chân", đó là mấy cây cột bằng gỗ cao chừng hơn hai mét, quây lại một không gian thành phòng họp trống bốn bề. Các hàng ghế dựa được xếp chỉnh tề chung quanh phòng. Hồ Chủ tịch thường triệu tập các cuộc họp hoặc tiếp khách ở đây. Năm 1956, khi Hồng Thủy về nước, Hồ Chủ tịch đã rưng rưng nước mắt tiếp ông ở đây và nói chuyện với ông rất lâu. Tầng trên của những cột gỗ là phòng đọc sách và phòng ngủ của Hồ Chủ tịch. Trong phòng không có thiết kế gì là hào hoa, rất giản dị và trang nhã. Đó chính là sự phản ánh chân thực về cuộc sống vĩ đại mà bình dị của Hồ Chủ tịch.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #103 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:44:17 pm »

Giáo sư Nguyễn Huy Hoan, Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh vừa nghỉ hưu đã nhiệt tình tiếp đãi chúng tôi.

Để hiểu rõ hơn về lịch sử và hoàn cảnh cách mạng trước khi Hồng Thủy tham gia cách mạng, tôi hết sức tập trung lắng nghe lời giới thiệu của giáo sư Nguyễn Huy Hoan về cuộc đời cách mạng của Hồ Chủ tịch.


Hồ Chủ tịch sinh ngày 19 tháng Năm năm 1890, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nghệ An là một nơi phong cảnh tuyệt đẹp song điều kiện tự nhiên lại vô cùng khắc nghiệt, núi nhiều, đất ít, ruộng đất cằn cỗi. Vào giữa hè, mỗi khi gió Tây Nam "gió Lào" thổi về thì ruộng đất nứt nẻ, cây cối héo khô. Thế nhưng nhân dân Nghệ An trong cuộc đấu tranh lâu dài với thiên nhiên khắc nghiệt và chống ngoại xâm đã hình thành một truyền thống kiên trì, khắc khổ, đoàn kết phấn đấu.


Chiều ngày 3 tháng Sáu năm 1911, Hồ Chí Minh đã đến xin việc làm trên chiếc chiến hạm của Pháp "Đô Đốc La Touche Tréville" lúc dó đang cập bến cảng Sài Gòn. Một thủy thủ thấy Người chất phác, đáng mến, đứng đắn, liền dẫn Người lên gặp thuyền trưởng. Người thanh niên Hồ Chí Minh vì để tìm đường cứu nước, cứu dân đã kiên định dấn thân vào một cuộc hành trình dài muôn phần hiểm nguy.


Cũng từ đó, Hồ Chì Minh bắt đầu lịch trình dài ba mươi ba năm gian khổ và cuối cùng đã tìm được con đường giải phóng dân tộc. Trước tiên Người đến Pháp, sau đó đến nhiều quốc gia khác ở châu Phi, châu âu và châu Mỹ, lại đến Liên Xô, Trung Quốc. Tên của Người truyền khắp bốn phương và là sự hóa thân của lòng tin tưởng của dân tộc Việt Nam.


Ngay thời kỳ hoạt động cách mạng từ rất sớm ở Pháp, Người đã tạo lập được sự quan hệ với những người cách mạng Trung Quốc có tình hữu nghị sâu sắc như Chu Ân Lai và các đồng chí khác. Được sự giới thiệu của Hồ Chí Minh, năm đồng chí Triệu Thế Viêm, Trần Diên Niên, Trần Kiều Niên, Vương Nhược Phi, Túc Tam đã được gia nhập Đảng Cộng sản Pháp.


Trong những năm tháng gian nan của cách mạng Trung Quốc, Hồ Chủ tịch luôn luôn bằng hành động thực tế ủng hộ cách mạng Trung Quốc, cùng chia sẻ hoạn nạn với nhân dân Trung Quốc. Tháng Mười một năm 1924, Hồ Chí Minh đến Quảng Châu làm phiên dịch cho Bôrôđin và Tôn Trung Sơn. Người đồng thời là Uỷ viên Đông phương bộ, Quốc tế cộng sản, kiêm Uỷ viên Đoàn Chủ tịch của Quốc tế nông dân, có cống hiến rất lớn cho cách mạng của nhân dân Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.


Khi giáo sư Nguyễn Huy Hoan giới thiệu đến mối quan hệ thân thiết giữa Hồ Chủ tịch và các nhà lãnh đạo Trung Quốc có một câu chuyện như sau:

Ngày 21 tháng Mười một năm 1956, trong bữa tiệc chiêu đãi Thủ tướng Chu ân Lai lần đầu sang thăm Việt Nam, Hồ Chủ tịch giới thiệu với những người phụ trách Đảng, Chính Phủ, Quân đội nhân dân Việt Nam đến dự tiệc:

"Đối với tôi Chu Ân Lai là người anh em của tôi. Chúng tôi đã cùng sướng khổ có nhau, cùng làm công tác cách mạng với nhau. Ba mươi năm trước, chúng tôi đã là bạn chiến đấu thân thiết của nhau”.


Thủ tướng Chu vui vẻ nói tiếp: "Ba mươi tư năm trước, tôi được quen Hồ Chủ tịch ở Pari, Người đã là người dàn đường cho tôi. Lúc đó, Người thông hiểu, nắm vững chủ nghĩa Mác, còn tôi thì mới vừa vào Đảng Cộng sản. Người là người anh lớn của tôi".
Lúc này, không khí buổi tiệc vui nhất, khách, chủ đều nâng cốc chúc tình hữu nghị Trung - Việt mãi mãi xanh tươi.


Giáo sư Nguyễn Huy Hoan cho chúng tôi biết, trong Viện Bảo tàng còn lưu giữ được tấm danh thiếp của Hồ Chủ tịch gửi cho Hồng Thủy nhân dịp phong quân hàm cấp tướng năm 1948, trên đó viết một bài thơ chừ Hán. Hơn bốn mươi năm nay, lời tặng trên tấm danh thiếp của Hồ Chủ tịch cho Hồng Thủy đã được sách báo, tạp chí dẫn đăng và được truyền tụng rộng rãi trong quần chúng Việt Nam.


Câu chuyện chân thực đó nói lên tình thương yêu vô hạn và sự cảm thông của Hồ Chủ tịch đối với Hồng Thủy, nói lên được ở Hồ Chủ tịch tri thức uyên bác, tư tưởng sâu sắc công tác chu đáo, tế nhị, đồng thời cũng nêu lên được tác phong và tính cách Hồng Thủy khoáng đạt, mọi việc làm đều xuất phát từ đại cục.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #104 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:44:48 pm »

Nhờ sự giúp đỡ của hai Đảng, hai nước, hai quân đội Việt - Trung, ước vọng đại đoàn tụ của con cái Hồng Thủy đã được thực hiện.

Sau khi cả nhà Hàn Phong và Song Song tới Hà Nội, các con cái của Hồng Thủy đã tổ chức một cuộc gặp mặt, đoàn tụ lớn tại nhà Nguyên Thanh Hà. Buổi tối đó, trừ việt Hồng đang nằm viện không dự được còn bảy con trai, gái đều đến dự đủ, mang theo các cháu. Thiếu tướng Nhuyễn Đồng Thoại ở Bộ Quốc phòng Việt Nam, vì là họ hàng thân thích nên cũng được mời dự cuộc họp này.


Sau khi đổi mới và mở cửa, mức sống của nhân dân Việt Nam có những thay đổi lớn. Chỉ nhìn sự thay đổi sinh hoạt của gia đình Thanh Hà là cũng đủ rõ.

Thanh Hà nguyên là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, bộ đội giảm quân số lớn, một số lớn sĩ quan, chiến sĩ phục viên, chuyển ngành, về hưu.


Năm 1988, Thanh Hà nghỉ hưu, rời khỏi quân đội lúc đó chưa tới bốn mươi tuổi. Trước khi đổi mới, mở cửa, tình hình Thanh Hà cũng như mọi người khác, việc bảo đảm do quốc gia gánh: từ ăn ở, đến tiền hưu, nhà ở, chữa bệnh.


Sau khi đổi mới, mở cửa, Thanh Hà cũng như nhiều người Việt Nam khác lao vào cao trào của kinh tế thị trường, cháu làm công tác môi giới, khai thông quan hệ mậu dịch, kinh tế của hai nước Việt - Trung, vừa đóng góp cho sự phát triển kinh tế quốc gia, vừa tăng thêm thu nhập cho mình. Thanh Hà xây cho mình một ngôi nhà bốn tầng nhỏ tại đường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội, hoàn toàn tự lực và cuộc sống mỗi ngày một nhấm khá lên.


Việc con cái của Hồng Thủy có thể gặp mặt, đoàn tụ đông đủ như thế này thực chẳng dễ dàng gì. Mọi người đều rất quý trọng cơ hội này. Tôi ngồi giữa chúng cũng mừng vui lây vì chúng.

Để cho các con cái của Hồng Thủy gặp mặt đầy đủ, một buổi sáng, tôi và tất cả các con đi xe tới thăm Nguyễn Việt Hồng đang nằm viện.

Bệnh viện mà Việt Hồng nằm là do tổ chức Unicef và Hội Chữ thập đỏ quốc tế giúp đỡ xây dựng nên. Khung cảnh bệnh viện rất yên tĩnh, thiết bị đầy đủ. Việt Hồng là con thứ bảy của Hồng Thủy, rất thông minh khi đi học các môn đều học tốt, suốt từ bé thành tích học tập đều xuất sắc Việt Hồng và một thanh niên Tiệp Khắc yêu nhau. Do ở Việt Nam lúc đó tư tưởng và chính sách "tả” còn ảnh hưởng rất nặng, nên tình yêu của đôi trai gái này bị cấm và cắt đứt, Việt Hồng vì thế mà mắc bệnh tâm thần. Qua chữa chạy, bệnh của cháu đã đỡ, song vẫn cần nằm viện để điều dưỡng. Việt Hồng đã không thể đem tài trí thông minh của mình cũng như tri thức đã học được để cống hiến cho đất nước, thật vô cùng đáng tiếc.


Mới gặp Việt Hồng, tôi có cảm giác cháu không giống như các anh, các chị, hoạt bát, hiếu động. Mắt đờ đẫn, tinh thần mệt mỏi. Tôi rất đồng tình thông cảm với cháu. Tôi có đọc nhiều bài báo viết về các cuộc hôn nhân khác quốc gia, ở các nước phương Đông những cuộc hôn nhân đó thường dẫn đến bi kịch. Nguyên nhân về vấn đề này có nhiều, có thể ảnh hưởng do quan niệm về truyền thống, do tập quán dân tộc, trở ngại về ngôn ngữ và do việc đóng cửa biên cương, khu vực. Tôi nghĩ việc tăng cường sự tiến bộ xã hội, giao lưu quốc tế, đặc biệt là việc xúc tiến tiến trình hòa bình thế giới, việc hôn nhân khác quốc gia sẽ dần dần trở nên những chuyện đáng vui.


Ở trong sân vườn giữa viện, các con vây quanh Việt Hồng. Mọi người quan tâm hỏi thăm Việt Hồng về bệnh tình, hy vọng em an tâm điều dưỡng, động viên em tin tưởng nhất định khỏi bệnh. Cuối cùng, ở bệnh viện, các con của Hồng Thủy mới có dịp đoàn tụ cả tám anh chị em. Trong số anh chỉ em các cháu, cháu được ở với cha lâu nhất là bảy năm, cháu ngắn nhất chỉ được vài ngày. Khi chia tay với cha, có cháu còn hoàn toàn chưa biết gì. Tám anh chị em ruột không cùng quốc tịch, không cùng mang họ, song hết năm này tháng khác, không lúc nào nguôi hy vọng ngày đoàn tụ, mong đợi cái giờ phút đó mau tới. Chúng đã ngóng trông suốt bốn mươi hai năm ròng. Rất nhiều người có lòng tốt, thậm chí cả người nước ngoài cũng đã nghĩ tới việc trợ giúp cho các con cái của Hồng Thủy được một lần đại đoàn tụ. Được sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ, Quân đội của hai nước Việt - Trung, mong ước đó nay đã được thực hiện. Ngoài nỗi mừng vui ra cũng có điều làm người ta cảm thấy cuộc đại đoàn tụ này có phần bi tráng, thậm chí còn những điều chua xót không nói ra được và nó đã diễn ra quá muộn. Chị cả của chúng, Vũ Thanh Các, nay đã tới tuổi bảy mươi tư, nhỏ nhất là em gái Nguyễn Việt Hằng cũng đã bốn mươi hai tuổi.


Ánh sáng lóe lên liên hồi. Tiếng máy ảnh "tách tách”, "tách tách” liên tục. Mọi người liên tục đổi chỗ để chụp ảnh, để cho cái cảnh tượng không thể quên được này, cái thời khắc xúc động này, để cho cảnh đoàn tụ đã chờ đợi từ lâu này được lưu giữ lại vĩnh viễn.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #105 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:45:55 pm »

Về thăm quê hương của Hồng Thủy, tôi càng hiểu thêm và kính phục ông.


Quê cha đất tổ của Hồng Thủy là thôn Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, phía đông thành Hà Nội. ông nội của Hồng Thủy, Vũ Trường Xương, là một phú hào giàu nhất thôn Kiêu Kỵ và cả huyện Gia Lâm. ở đây hình thành dòng họ Vũ có thế lực lớn. Số người trong họ ngày một nhiều và trở thành một dòng họ có số nhân khẩu rất lớn. Họ phân tán trên khắp mọi miền đất Việt, nghe nói chỉ riêng ở Hà Nội đã có ba, bốn trăm người. Họ thành lập Hiệp hội họ Vũ, chuyên nghiên cứu lịch sử dòng họ Vũ.

Nghe nói chúng tôi về thăm Việt Nam, Hội trưởng Hiệp hội họ Vũ và ba hội viên đã đến nhà khách Bộ Quốc phòng thăm tôi.


Trước tiên, họ giới thiệu tình hình Hiệp hội họ Vũ đang nghiên cứu lịch sừ họ Vũ, sau đó lại nói về Hồng Thủy. Họ nói, dòng họ Vũ sinh ra được Vũ Nguyên Bác là rất vinh quang. Là người được hai nước cùng phong tướng, trên lịch sử thế giới rất hiếm thấy. Ở Trung Quốc là trường hợp duy nhất và cũng là mềm tự hào của họ Vũ Tướng Nguyễn Sơn được nhân dân Việt Nam coi là người anh hùng dân tộc. Câu chuyện về ông được lưu truyền mọi nơi. Nguyễn Sơn là một đại biểu kiệt xuất.


Họ có kế hoạch bảo vệ, giữ gìn nhà họ Vũ ở thôn Kiêu Kỵ xây dựng thành một nơi giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục các thế hệ con cháu đời sau dòng họ Vũ kế thừa tinh thần cách mạng của tiền bối.

Có Thanh Các, Mai Lâm, Thanh Hà, Việt Hằng đi cùng, chúng tôi về thăm ngôi nhà tổ họ Vũ ở thôn Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.

Thôn Kiêu Kỵ và thôn Đa Tốn ở cạnh trước đây vốn là cùng một xã, là điển hình tiên tiến toàn quốc Việt Nam về hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Năm 1994, khi Thủ tướng Lý Bằng tới thăm Việt Nam cũng đã có về đây tham quan.


Các vị phụ trách huyện Gia Lâm, thôn Kiêu Kỵ đón chúng tôi như người thân, nhiệt tình mời chúng tôi vào phòng khách ngồi và giới thiệu với chúng tôi về tình hình huyện Gia Lâm, thôn Kiêu Kỵ. Thôn Kiêu Kỵ là quê cha đất tổ của tướng Nguyễn Sơn. Tướng quân tuy sinh ra ở Hà Nội song lúc nhỏ thường về xã Kiêu Kỵ luôn. Hiện tại, người trong dòng họ Vũ đều ra đi, toàn xã cơ hồ không còn người mang họ Vũ. Thế nhưng toàn thôn, toàn xã, thậm chí trong toàn huyện, ai ai cũng ngưỡng mộ ông.
Được cán bộ huyện, xã đi cùng và dẫn đường, chúng tôi về thăm ngôi nhà tổ họ Vũ.


Ngôi nhà tổ họ Vũ là một ngôi nhà gạch năm gian lợp ngói, mặt chính quay về hướng nam, na ná nhà gạch xây ở phương nam Trung Quốc. Ở hai bên đường có gắn bia đá trên khắc bằng chữ Hán, ghi tóm tắt lịch sử phát tích và một số sự kiện lớn của dòng họ Vũ. ở hai bên ngôi nhà chính, quay mặt về các hướng đông và tây là hai dãy nhà ngang cũng xây gạch lợp ngói song thấp hơn ngôi nhà chính một chút, dùng để nấu bếp, làm kho, chuồng trâu bò, chuồng lợn. Khuôn viên của nhà tổ họ Vũ khá rộng, tường xây quanh do quá lâu nên đã bị đổ gần hết chỉ có bức tường phía nam là còn nguyên. Trên cửa lớn có khắc năm xây dựng 1933. Trải qua hơn nửa thế kỷ phong sương nhưng nét chữ số năm xây dựng vẫn rõ. Nhìn hiện nay, ngôi nhà đã cũ, có vẻ nhỏ một chút song phong thái vẫn đàng hoàng, so trong xã Kiêu Kỵ vẫn là lớn nhất.

Thăm nhà tổ họ Vũ, tôi càng hiểu sâu thêm và kính phục Hồng Thủy.


Hồng Thủy được sinh ra trong một gia đình giàu sang, có thế lực, đương nhiên có thể được hưởng vinh hoa phú quý suốt đời nhưng từ bé ông đã có chính khí căm thù sự hủ bại của triều đình phong kiến Bảo Đại và sự tàn ác cùng cực của bọn thực dân xâm lược Pháp. ông đã yêu tha thiết Tổ quốc mình, nhân dân mình, nuôi khát vọng phải giải phóng Tổ quốc mình khỏi gót sắt của quân xâm lược và sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, để đồng bào ruột thịt của mình được hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc. Ông cũng căm ghét cái cuộc đời hưởng lạc, tham sống sợ chết của con cái nhà giàu thời đó dứt khoát rời bỏ cuộc sống cao sang do hoàn cảnh gia đình mang lại, đi theo Hồ Chí Minh, bước vào con đường cách mạng.


Trên con đường cách mạng lâu dài, Hồng Thủy đã nếm đủ mọi khổ cực, chịu đựng bao sự giày vò nhưng lòng tin vào cách mạng và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của ông không hề lay chuyển, ông đã hiến dâng toàn bộ sinh mệnh mình.

Cái tinh thần ấy của Hồng Thủy là một thứ của cải tinh thần quý báu nhất lưu lại cho toàn bộ gia đình chúng tôi.

Trong thời gian thăm Việt Nam, tộc trưởng họ Vũ là Vũ Hầu đã tổ chức một bữa tiệc gia đình để mừng đón chúng tôi.


Vũ Hầu là con trai trưởng của anh cả của Hồng Thủy, gọi ông là chú ruột. Hồng Thủy có sáu anh chị em. Anh cả là Vũ Nguyên Khôi, anh thứ hai là Vũ Nguyên Đức, anh thứ ba là Vũ Nguyên Đạo, em trai là Vũ Nguyên Sư, em gái là Vũ Thị Đại. Hồng Thủy là thứ tư tên là Vũ Nguyên Bác. Các anh chị em dòng họ Vũ đều đã qua đời vũ Hầu đương nhiên trở thành tộc trưởng dòng họ Vũ Vũ Hầu năm nay đã gần tám mươi tuổi, những năm sáu mươi đã từng làm Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, sau đó lại làm Tổng lãnh sự, Lãnh sự quán Việt Nam ở Nam Ninh, Trung Quốc, nay đã nghỉ hưu.


Khi còn đang tại chức ở Trung Quốc, Vũ Hầu đã nhiều lần gặp Tiểu Phong, Tiểu Việt. Mấy năm gần đây, khi Tiểu Phong, Tiểu Việt về thăm Việt Nam, Vũ Hầu đều triệu tập người trong họ gặp mặt đón mừng hoặc tổ chức bữa tiệc gia đình để đãi các em trong tình nghĩa ruột thịt, họ hàng.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #106 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:46:46 pm »

Khuôn viên nhà của Vũ Hầu rất rộng, mở một cuộc họp một trăm tám mươi người cũng không thành vấn đề ở góc khuôn viên xây một ngôi nhà ba tầng nhỏ, tầng hai, tầng ba để ở, tầng một là một gian nhà khách lớn. Có thể vì Vũ Hầu là tộc trưởng, thường phải tổ chức các hoạt động của gia tộc, khách qua lại nhiều nên mới xây dựng nhà kiểu đó.


Họ hàng thân thuộc của Hồng Thủy ở Hà Nội có khoảng ba, bốn trăm người nhưng cùng thế hệ với Hồng Thủy thì nay chỉ còn mình tôi ở trần thế, đương nhiên tôi trở thành người duy nhất của thế hệ đó. Hơn nữa, tôi lại là một lão thành cách mạng, ở Việt Nam cũng có lưu truyền một số chuyện về tôi, như thế lại càng thêm sắc thái thần bí về tôi. Họ hàng thân thuộc của Hồng Thủy ai ai cũng muốn đến gặp. Vũ Hầu tính chuyện, tôi đã là ruột người già tám mươi tư tuổi nên không thể làm gì quá mệt, do vậy ông đã chọn một số đại biểu họ hàng, thế mà cũng đã mấy chục người, tổ chức một cuộc họp nhặt mừng đón có tính chất gia đình.


Đây là một cuộc họp dòng họ Vũ có quy mô lớn nhất trong một số năm gần đây, phàm ai được mời đều cảm thấy vinh hạnh. Mọi người thân thuộc của Hồng Thủy vui như tết, đỡ già, dắt trẻ, phấn khởi vui mừng đến nhà Vũ Hầu ngồi chật trong phòng khách và cả bên ngoài, chuyện trò thăm hỏi vui vẻ, thoải mái.


Cuộc họp mừng đón chúng tôi do Vũ Hầu chủ trì, ông vốn xuất thân là quan chức ngoại giao nên nói năng lưu loát phong độ chững chạc, lời phát biểu thấu tình đạt lý lại chu đáo nhiệt tình. Lời phát biểu của ông được mọi người vỗ tay nhiệt liệt hưởng ứng. Thanh Hà ngồi cạnh tôi làm phiên dịch. Sau đó, mỗi gia đình cử đại biểu lên giới thiệu với tôi tình hình gia đình mình từ già đến trẻ, từ thành tích công tác đến sự biến đổi trong cuộc sống. Mặc dù Vũ Hầu đã nhiều lần nhắc phải nói ngắn gọn nhưng mọi người vẫn cứ muốn nới, có rất nhiều người chưa kịp phát biểu.


Không biết có ai kêu lên: "Chụp ảnh trước đã! Chụp ảnh đã Mọi người lúc đó mới phát hiện mặt trời đã sắp xuống thấp dưới mái nhà, trời đã bắt đầu xế bóng. Thế là dừng nói chuyện, tất cả ùa ra sân như ong vỡ tổ.


Mọi người trong họ đều vây quanh tôi. Theo sự sắp xếp của Vũ cầu, tử nhà anh cả của Hồng Thủy đến các em của ông, từng nhà theo thứ tự trong phả hệ, lần lượt chụp ảnh cùng chúng tôi, sau đó các cháu trai, gái của đồng Thủy, rồi đến các cháu gọi Hồng Thủy bằng ông, đến các chắt... Mọi người vừa cười vừa gọi nhau rất náo nhiệt. Tôi cũng không hiểu họ nói gì nhưng có thể thấy tất cả trong lòng đều rất vui.


Trời dần dần tối, buổi tiệc gia đình đã bày xong. Người đến dự buổi tiệc rất đông, bàn ăn bày cả trong nhà khách và ngoài sân, mọi người chỉ có thể ngồi ghế dài, bàn nào cũng chật. Trên bàn bày đầy các món ăn đặc sắc theo truyền thống Việt Nam: Nem cuốn, chả giò, thịt gà luộc, gà rán, tôm, cua v. v... lại còn rất nhiều hoa quả nhiệt đới, muốn cho chúng tôi được hưởng phong vị ẩm thực của Việt Nam.


Người đến dự tiệc hôm nay đủ các loại cương vị chức trách, không ít người đã tới Trung Quốc, hoặc có việc qua lại Trung Quốc, hoặc có mối quan hệ này khác với Trung Quốc. Ai cũng vừa ăn vừa nói. Do ngôn ngứ bất đồng nên Thanh Hà, Thanh Hằng và một số người biết tiếng Trung Quốc phải đứng ra dịch cho mọi người. Cho đến khi toàn Hà Nội đã lên đèn, mọi người vẫn còn nói chưa dứt.

Theo đề nghị của Vũ Hầu, mọi người nâng cốc.

Vì niềm tự hào của dòng họ Vũ: Vũ Nguyên Bác, Hồng Thủy, Nguyễn Sơn, cạn chén!

Vì cuộc đại đoàn tụ chưa từng có của dòng họ Vũ, cạn chén!

Vì tinh thần hữu nghị muôn đời của nhân dân hai nước Việt - Trung, cạn chén!
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #107 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:47:24 pm »

Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói: Gia đình này là đại biểu cho việc hai nước Việt - Trung là một nhà, vì vậy càng nên năng qua lại tham nhau. Qua cuộc thăm viếng hữu nghị này, nhất định tăng cường tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.


Trong thời gian thăm Việt Nam, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam đã bố trí lịch trình cho chúng tôi thật chặt chẽ chu đáo, vừa khẩn trương mà đầy đủ, vừa hết sức thân tình. Chúng tôi được sống trong không khí ,thân ái, hòa hợp. Ngoài việc tảo mộ và thăm hỏi gia đình còn tổ chức một số bữa tiệc và trao đổi thân tình.


Khi sắp kết thúc cuộc về thăm Việt Nam của chúng tôi 3 giờ chiều ngày 26 tháng Ba, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã thân mật tiếp chúng tôi tại nhà lớn của cơ quan Trung ương Đảng.


Khi Tổng Bí thư còn đang đảm nhiệm là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đã gặp tôi và các con tôi tại Bắc Kinh. Vì thế, có thể nói lần gặp này ở Hà Nội đã là chỗ quen biết nên Tổng Bí thư hết sức vui.


Tôi trao tặng Tổng Bí thư một bức tranh thêu chữ "Phúc", vì mọi người thường muốn được phúc thọ trường, chừ phúc đây là cả nhà tôi đều một ý muốn chúc ông được phúc thọ an khang.

Tổng Bí thư Lê rất hòa nhã, khiêm tốn, hỏi chúng tôi tỉ mỉ về tình hình thăm Việt Nam, còn hỏi tình hình gia đình, sinh hoạt, công tác của từng con tôi.

Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói: "Tình hữu nghi chiến đấu Việt Trung là do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông, những nhà cách mạng lớn của giai cấp vô sản, tạo dựng nên, trong đó tướng Nguyễn Sơn đã phát huy được tác dụng trọng yếu. Gia đình ta đến thăm Việt Nam lần này như là về nhà vậy, vì là người một nhà thân thích, mong chị và các cháu đến Việt Nam luôn. Gia đình này là đại biểu cho việc hai nước Việt - Trung là một nhà, vì vậy càng nên qua lại thăm viếng. Hiện nay, hai nước Việt - Trung đều cải cách mở cửa rất cần ủng hộ lẫn nhau, cùng hợp tác, cùng học tập lẫn nhau để thúc đẩy việc phát triển sự nghiệp kiến thiết của hai nước. Về phương diện này, gia đình ta càng có điều kiện tiện lợi, có thể làm được nhiều việc. Nếu có thể được mỗi năm gia đình ta có thể đến thăm Việt Nam một lần, để đi lại, xem xét và tự thể nghiệm, cảm thụ sự thay đổi của Việt Nam sau khi đổi mới ở mọi ngành nghề và trong đời sống nhân dân".


Để thực hiện nguyện vọng cuối cùng của Hồng Thủy, để cống hiến chút sức tàn của mình cho tình hữu nghị đời đời của nhân dân hai nước Trung - Việt, đã nhiều năm nay tôi vẫn suy nghĩ, trong những năm còn sống phải hoàn thành một quyển hồi ký, tự thuật lại câu chuyện về cuộc hôn nhân khác quốc gia giữa tôi và đồng chí Hồng Thủy, qua đó phản ánh tình đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị thân thiết, anh em của nhân dân hai nước Trung - Việt được các nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp vô sản Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp nên trong quá trình đấu tranh cách mạng gian khổ, cao đẹp, gần một thế kỷ của nhân dân hai nước chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Đặc biệt là sau khi cả nhà tôi được sang thăm Việt Nam do Tổng Bí thư tiền nhiệm Đỗ Mười mời, tháng Hai năm 1999, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Trung Quốc, đã cùng với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân xác định khuôn khổ mới cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước hướng vào thế kỷ 21 thành công tốt đẹp, trong lòng tôi lại cảm thấy càng bức xúc. Cuối cùng tôi cũng hoàn thành được tác phẩm này ở vào tuổi tám mươi sáu.


Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương được ra mắt đông đảo bạn đọc vào lúc giao thời thế kỷ và kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tôi thực sự vô cùng sung sướng.


Do đồng chí Hồng Thủy ra đi sớm, tư liệu trong tay tôi có hạn, nên để hoàn thành tác phẩm này có một số khó khăn nhất định. Hơn ba mươi năm nay, các con Trung, Việt của Hồng Thủy vì lòng nhớ thương và tôn kính đối với cha đã trường kỳ thu thập tư liệu về cha mình, từng điểm, từng giọt một đã cung cấp cho tác phẩm những tài liệu, yếu tố chân thực. Bí thư của Hồng Thủy, Hàn Thủ Văn, đồng chí Hồng Tả Quân ở Bộ Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng chí Lý Ninh Phòng sáng tác Bộ Tư lệnh pháo binh 2, đồng chí Hà Diên Giồng ở Nhà xuất bản Bắc Kinh, đã cung cấp cho cuốn sách những tư liệu lịch sử rất có giá trị.


Trong quá trình sáng tác Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương nữ văn sĩ Châu Yến đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Bà đã phỏng vấn những người có liên quan, thu thập rất nhiều tư liệu và đã gia công chỉnh lý bản thảo cuốn sách, góp nhiều công sức về văn chương, từ ngữ.


Vì vậy tôi xin biểu lộ lòng cảm ơn vô hạn. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các cơ quan của Đảng, Chính phủ và Quân đội hai nước Việt - Trung về việc xuất bản cuốn sách này, về việc đã quan tâm giúp đỡ cho các con cái Trung, Việt của Hồng Thủy được đại đoàn tụ. Xin cảm ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người thủ trưởng cũ, người bạn chiến đấu cũ của Hồng Thủy, đã viết lời tựa cho cuốn sách. Cảm ơn sự giúp đỡ của Đại sứ Bùi Hồng Phúc, Tham tán Phạm Văn Chúc, Tùy viên quân sự Phạm Trung Minh của Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc.


Trung Quốc, Việt Nam, núi sông liền kề, Hoàng Hà, Hồng Hà mãi mãi chảy xuôi.
Chúc tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung - Việt "Vạn cổ trường thanh".


Tác giả
Tháng Ba năm 2000
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #108 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:48:30 pm »

NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM. NGƯỜI CHIẾN SĨ ANH HÙNG CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC


Nhà văn Trung Quốc Ngụy Nguy bình về cuốn hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương"
Tướng quân Hồng Thủy (Nguyễn Sơn) mới 16 tuổi đã rời Việt Nam, Tổ quốc đang đau thương, xa gia đình, một gia đình tài chủ rất có thế lực, ra đi vì lý tưởng cách mạng, sự nghiệp tráng lệ của nhân loại; năm 1924 theo Hồ Chí Minh đến Trung Quốc, tham gia cuộc Đại cách mạng Trung Quốc ở Quảng Châu, rồi gia nhập lực lượng vũ trang công nông Trung Quốc từ ngày mới thành lập cho tới suốt quá trình kháng Nhật đến thắng lợi.


Trong cách mạng, chiến đấu, công tác Hồng Thủy đã quen biết nữ tác giả cuốn sách này và rồi họ trở thành đôi bạn đời thân yêu và đã có hai đứa con trai đáng yêu.
Nhưng lửa chiến tranh vốn vô tình, Hồng Thủy đáp lời kêu gọi của Tổ quốc, về Việt Nam tham gia kháng chiến chống Pháp, chỉ huy chiến đấu trên tiền tuyến, lập công lớn, được Quân đội nhân dân Việt Nam phong quân hàm thiếu tướng. Ông vẫn luôn hy vọng có một ngày được đoàn tụ với vợ con còn lưu lại ở Trung Quốc. Đột nhiên ông nhận được tin báo "Vợ và con đã bị máy bay Quốc dân đảng bắn chết". Bất hạnh thay tin đó lại không đúng.


Sau đó ông lập gia đình tại Việt Nam. Người nữ chu nhân cuốn sách này, lúc đó một nách hai con, phải đối mặt với vết thương lòng sâu sắc, về chính tri lại bị đả kích nặng nề, đã không khuất phục số mệnh, kiên quyết xử lý nỗi bất hạnh đột xuất trong cuộc đời với lý trí và lòng khoan dung, dốc toàn lực vào sự nghiệp giáo dục mầm non. Tấn bi kịch của một cuộc tình và hôn nhân khác quốc gia, trải qua bốn mươi hai năm dài giông tố cuối cùng đã được kết tinh trong tình hữu nghị Trung- Việt.


Cuộc gặp mặt đoàn tụ của tất cả các con trai, gái khác quốc tịch của họ đã được thực hiện.

Đời Hồng Thủy đã ba lần tới Trung Quốc, ba lần bị khai trừ đảng tịch, ba lần vượt "Núi tuyết", "Thảo nguyên", cực kỳ gian truân, cống hiến suốt hai mươi bảy năm cho sự nghiệp cách mạng Trung Quốc, mới bốn mươi tám tuổi đầu đã từ giã cuộc đời.


Sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập, Hồng Thủy Lại đến Trung Quốc (lần cuối) được Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc phong quân hàm thiếu tướng và trở thành "Lưỡng quốc tướng quân", một điều hiếm thấy trên thế giới.


Cuốn hồi ký Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương của đồng chí Trần Kiếm Qua vừa được Nhà xuất bản "Thế giới đương đại" xuất bản, phát hành.

Đồng chí Trần Kiếm Qua, đã tám mươi sáu tuổi mà còn hoàn thành được tác phẩm văn học, thể hồi ký, ghi lại được những kỷ niệm về cuộc sống và chiến đấu của bà với "Lưỡng quốc tướng quân Hồng Thủy" (Nguyễn Sơn) thật là một sự kiện đáng trân trọng. Tôi xin biểu lộ lời chúc mừng bà.


Đối với đồng chí Hồng Thủy (Nguyên Sơn) tôi đã được quen biết từ rất sớm, chúng tôi đều đã cùng sống và chiến đấu tại căn cứ kháng Nhật trong địch hậu "Tấn - Sát – Ký” một vùng đất cháy bỏng, khó quên. Đối với Hồng Thủy, một con người có một cuộc đời oanh liệt và tinh thần cách mạng triệt để, tôi rất kính trọng.


Đồng chí Hồng Thủy đã ba lần tới Trung Quốc, sau Hồ Chí Minh, ông là một trong những đồng chí cách mạng Việt Nam đến Trung Quốc sớm nhất, là tượng trưng cho tình hữu nghị chiến đấu giữa hai Đảng và hai Quân đội Trung - Việt.


Ông là một trong bốn người nước ngoài đã tham gia Vạn lý trường chinh, lúc đầu trong đội ngũ của Phương diện quân 1 Hồng quân công nông, sau đó lại đi cùng Phương diện quân 4 Hồng quân, trải qua chiến đấu cực kỳ gian khổ, ba lần vượt "Núi tuyết", "Thảo nguyên", cuối cùng chỉ một mình, đơn thương độc mã, đói ăn khát uống, tìm đến được Diên An; sau khi học xong Đại học Hồng quân. Đại học kháng Nhật, lại lên tiền tuyến kháng Nhật, góp công sức cống hiến cho việc thành lập và phát triển căn cứ địa kháng Nhật "Tấn-Sát-Ký”. Ông là người giỏi cả văn lẫn võ "đa tài đa nghệ", đã để lại ấn tượng sâu sắc với mọi người.


Hồng Thủy trong bài thơ mới "Đóa hoa danh tướng nay thành phân bón cho Thái Hàng Sơn" đã dùng ngòi bút sắc bén, ngôn ngữ sinh động, lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Nhật, nhiệt tình ca ngợi thắng lợi vĩ đại của nhân dân Trung Quốc trong chiến tranh kháng Nhật. Ông đã hoàn toàn hòa mình vào cuộc đấu tranh của cách mạng Trung Quốc, thậm chí khiến cho rất nhiều người quên hẳn ông là một người nước ngoài.


Khi Tổ quốc mình yêu cầu, ông đáp ứng ngay và trong chỉ huy chiến đấu trên tuyến đầu chống Pháp, vận dụng tư tưởng chiến tranh nhân dân đạt thành tích nổi bật, có cống hiến quan trọng trong chiến tranh chống Pháp. Trong cuộc đời ngắn ngủi bốn mươi tám xuân xanh, ông đã công tác và chiến đấu trên đất Trung Quốc hai mươi bảy năm dài, đem hết tuổi xuân tươi đẹp, hiến tặng vô tư cho nhân dân Trung Quốc, thậm chí đến hơi thở cuối cùng.


Năm 1956, khi Hồng Thủy công tác ở Tổng bộ Quân huấn của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, do quá sức thành bệnh, không may bị ung thư phổi, Trung ương Đảng đã hết sức quan tâm, tìm mọi cách chữa trị..., tất cả những việc ấy, mọi người nay còn nhớ như in. Các nhà lãnh đạo Đảng và Quân đội như Mao Trạch Đông, chu Đức, Chu Ân Lai, Bành Đức Hoài, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh đều rất quý mến Hồng Thủy, điều đó ai ai cũng biết.

Mấy năm trước để kỷ niệm đồng chí Hồng Thủy, tôi có đề tặng ông hai câu

"Người con ưu tú của nhân dân Việt Nam
Người chiến sĩ anh dũng của cách mạng Trung Quốc”



Tôi nghĩ, đó là hình ảnh chân thực nhất về cuộc đời cách mạng của ông.

Cuốn "Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” lấy "nhớ” và "thương” là ý chủ đạo đã thể hiện chân thực một thời 11 đại vĩ đại suốt bảy mươi lăm năm qua, nhiệt tình ngợi " ca tinh thần Hoàng Hà, Hồng Hà, tinh thần dân tộc kháng chiến.


Nhân vật chủ yếu nam cũng như nữ trong cuốn sách đã cùng biểu hiện rõ tinh thần chủ nghĩa quốc tế vĩ đại, tinh thần yêu nước nồng nàn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và đó cũng là sự thăng hoa của tinh thần dân tộc kháng chiến. Tác giả lần lượt qua những câu chuyện sinh động về cuộc đời lên thác xuống ghềnh, đã thể hiện lòng nhẫn nại khó bì, tấm lòng cao đẹp khiến mọi người đều cảm phục.


Lý tưởng, niềm tin, lòng quả cảm, kiên trinh được nêu trong "Hoàng Hà nhớ, đồng Hà thương” là chủ đề có ý nghĩa thời đại.

Thường, người ta hay ca ngợi "Paven” (nhân vật chinh trong tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy của N.A.Otropxki), tôi cho rằng đó chính là ngợi ca cái thời đại người người sục sôi cách mạng, ca ngợi tinh thần của thời đại đó.

Tinh thần Hoàng Hà, Hồng Hà thực ra cũng là một đại biểu cho cái thời đại vĩ đại đó vậy!

Ngoài ra bằng bút pháp tinh tế, tác giả đã khắc họa nên dung mạo, thể hiện phong cách, tính chất của nhân vật nam nữ chính, và dùng cách viết tự truyện lần lượt nêu lên các tình tiết phức tạp một cách chân thực, rõ ràng, cung cấp cho bạn đọc, khiến cho ai đọc xong cũng cảm thấy cả ngọt bùi lẫn thương cảm.


Dù xét về giá trị văn học hay ý nghĩa giáo dục, cuốn sách này xứng đáng ra mắt đông đảo bạn đọc.


Tạp chí Giao lưu văn hóa
 Trung Quốc - nước ngoài
- số ra ngày 15/11/2000
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM