Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:01:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoàng Hà nhớ Hồng Hà thương  (Đọc 58137 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #90 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:27:22 pm »

Mười bảy năm sau ngày mất của Hồng Thủy, các con Trung Quốc của ông lần đầu tiên được đặt chân lên đất đai Tổ quốc của cha mình.


Tháng Tám năm 1973, lời yêu cầu được về tảo mộ Hồng Thủy đã được phê chuẩn. Cả nhà tôi đều xúc động không biết nói sao.

Tiểu Phong, Tiểu Việt đã lớn khôn thành người. Trong nhiều năm, chúng được các bác các chú quen biết nói rất nhiều chuyện về Hồng Thủy, trong lòng chúng cảm thấy tự hào về cha mình.


Trước khi các cháu lên đường, tôi có hàng ngàn, hàng vạn lời muốn dặn dò. Tôi cũng rất muốn đi cùng các cháu để thăm lại Hồng Thủy, để cầu nguyện cho anh, đem theo nỗi lòng xót xa, thương nhớ chôn chặt đáy lòng suốt mười bảy năm qua. Thế nhưng nghĩ lại, tôi vừa được giải phóng khỏi "Ban học tập Cách mạng văn hóa", tổ chức chưa phân công công tác, biết nói gì với Hồng Thủy? Thế hệ chúng tôi đều coi trọng nhất là sinh mạng chính trì. Tôi nuốt nước mắt giúp các con chỉnh lý hành trang, nghĩ đi, nghĩ lại, chỉ dặn các con một câu:

"Tiểu Phong, Tiểu Việt, khi đến trước mộ ba hãy thay mẹ vái ba vái”.

Từ năm 1945, khi Hồng Thủy rời Trung Quốc, tôi đã phái ngậm đắng nuốt cay, nuôi các cháu lớn khôn. Các cháu rất hiểu lòng mẹ, chỉ im lặng gật đầu.

Ngày 24 tháng Mười một, Tiểu Phong, Tiểu Việt, Song Song và cháu gái Lâm Lâm chưa đầy hai tuổi, con Tiểu Phong, lên tàu đi Hà Nội.

Các con tôi lần đầu tiên về Việt Nam, ở Hà Nội một tháng. Về Bắc Kinh chúng đem tất cả những điều tai nghe mắt thấy tại Việt Nam kể lại tường tận cho tôi.

Do quân Mỹ ở miền Nam vừa mới rút, miền Nam chưa hoàn toàn giải phóng, đất nước bị chia cắt thành hai miền, kinh tế quốc gia vô cùng khó khăn. Mặc dù vậy, Chính phủ Việt Nam vẫn cố gắng bảo đảm cung cấp và giúp đỡ các cháu mọi phương diện trong việc ăn, ở, đi lại được đầy đủ.


Tại Hà Nội, Lê Hằng Huân đã nhiệt tình đón các cháu về ở tại nhà. Các em trai, em gái chúng, tất cả đã vào bộ đội ở nhà chỉ có mình bà. Nhà ở đơn sơ gọn gàng. Ở tại nhà, điều kiện có kém một chút song các cháu cảm thấy thoải mái, tự nhiên, tùy ý.
Trong thời kỳ công tác tại Trung Quốc, Lê Hằng Huân đã học tiếng Trung Quốc, bà viết chữ rất đẹp và có thể nói chuyện lưu loát với các con bằng tiếng Trung Quốc.


Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có kế hoạch cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho các cháu. Lê Hằng Huân nghĩ mọi cách để đãi các con những món ăn ngon. Sáng ra ăn bánh cuốn có giò chả, trưa ăn cơm có thịt gà xé phay, rau muống chấm nước mắm ngon, tối thường có món nem rán và một số món xào. Đó là món ăn mà người Việt Nam rất thích nhưng vào thời khó khăn đó, đấy là món quý, rất hiếm khi được ăn. Tuy sinh hoạt rất giản đơn nhưng mồi thân tình của Lê Hằng Huân đã làm ấm lòng các con.


Có lúc ăn tối xong, Song Song, Tiểu Việt dẫn cháu Lâm Lâm đi ngắm cảnh phố phường Hà Nội. Tiểu Phong ở lại coi nhà với mẹ Huân. Lê Hằng Huân thích văn học, thích ngâm thơ, đọc tiểu thuyết. Tiểu Phong là người học triết học, tính khoan hậu, hay nói chuyện. Tiểu Phong và bà Lê Hằng Huân chuyện trò cùng nhau không bao giờ dứt. Bà Lê Hằng Huân kể cho Tiểu Phong rất nhiều "Chuyện về ba của con”, giới thiệu cho Tiểu Phong họ hàng thân thuộc và nói rất rõ cho Tiểu Phong về tình hình chị, các em gái, em trai.


Chị cả, Vũ Thanh Các, sinh năm 1924 tại Hà Nội. Mẹ của chị là bà Hoàng Thị Diệm, lớn hơn Hồng Thủy bốn tuổi. Khi Hồng Thủy đang học ở Trường Sư phạm Bắc Kỳ, bố mẹ đứng ra hỏi vợ. Lúc đó Hồng Thủy mới mười lăm tuổi. Cuối năm 1924, Hồng Thủy đến Trung Quốc tham gia cách mạng, Thanh Các chưa tròn một tuổi. Hồng Thủy lo sao cho mẹ con bà Hoàng Thị Diệm khỏi bị chính phủ phản động bức hại, trong tình hình không có ai hay biết Hồng Thủy đã đi theo liên lạc viên của Hồ Chí Minh là Nguyễn Công Thu bí mật rời khỏi Hà Nội, một mạch đi hai mươi năm, bặt vô âm tín.


Bà Hoàng Thị Diệm đột nhiên mất tích chồng, cho rằng Hồng Thủy đã chết vì chuyện chẳng may, đã lập bài vị thờ trong nhà. Trong xã hội phong kiến nghiêm khắc cổ hủ, một phụ nữ trẻ mới hai mươi tuổi lại phải đèo theo một đứa con ẵm ngửa là cực kỳ khó khăn để sống. Năm Thanh Các mười tuổi, bà buộc phải tái giá và đi đến một tỉnh rất nghèo ở miền núi phía Bắc là tỉnh Tuyên Quang để mưu sinh. Năm 1952, bà Hoàng Thị Diệm tạ thế.


Thanh Các không chịu được sự ngược đãi của bố dượng, mười hai tuổi, một mình bỏ trốn về Hà Nội ở nhờ nhà dì, một gian nhà rách nát, sống một đoạn đời khốn khổ khó ai tưởng tượng nổi. Tháng Mười một năm 1945, Hồng Thủy trở về Tổ quốc. Nỗi mừng như trên trời rơi xuống, Thanh Các đang cùng đường lại tìm thấy cha mình. Hồng Thủy cũng vui mừng vô cùng khi tìm được con gái nay đã trưởng thành. Không lâu sau đó, cha con vừa mới gặp nhau lại buộc phải chia tay, cha phải vào Nam tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1946, qua tiết xuân, Vũ Thanh Các, hai mươi hai tuổi, đã mạo hiểm một mình từ Hà Nội ra đi tìm vào phía Nam đến Bộ Tư lệnh Chiến khu Năm lúc đó đóng tại tỉnh Quảng Ngãi, tìm được cha và tham gia cách mạng. Thanh Các làm quản lý ở cơ quan hậu cần của Bộ Tư lệnh, trở thành một thành viên trong đội ngũ cách mạng.


Em gái lớn Nguyễn Mai Lâm sinh vào tháng Giêng năm 1948 tại tỉnh Thanh Hóa, thuộc Trung Bộ Việt Nam, đúng vào lúc cuộc chiến tranh chống Pháp quyết liệt.

Mẹ của Mai Lâm, bà Huỳnh Thị Đổi, sinh năm 1915 ở tỉnh Vĩnh Long, Nam Bộ. Cha của bà là một người cách mạng lão thành đã kiên quyết chống lại đế quốc Pháp thống trị và vương triều phong kiến Bảo Đại. Chịu ảnh hưởng và theo sự dẫn dắt của cha, mới mười lăm tuổi Huỳnh Thị Đổi đã tham gia cách mạng.


Ít lâu sau, quân địch bắt giam cả hai cha con, đưa họ đầy đi ngục Côn Đảo, một địa ngục trần gian. Côn Lôn là một hòn đảo nhỏ ở Nam Bộ Việt Nam. Năm 1934, cha của Huỳnh Thị Đổi bị bệnh, chết trong ngục. Sau đó, bà cùng một số đảng viên cộng sản liều mạng tổ chức vượt ngục. Huỳnh Thị Đổi đến Chiến khu Bốn ở Trung Bộ Việt Nam, ở đây bà kết hôn với Hồng Thủy. Đáng tiếc là trải qua cuộc sống gian nan, nguy hiểm và lâu dài trong đấu tranh cách mạng, tư tưởng của Huỳnh Thị Đổi đã thay đổi, biến chất. Sinh ra Mai Lâm không lâu bà bỏ luôn Chiến khu Bốn, bỏ luôn Hồng Thủy ra đi.


Bé Mai Lâm sinh ra không được sự chăm sóc của mẹ, một đồng chí ở Hội liên hiệp phụ nữ Khu Bốn nuôi dưỡng. Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, Mai Lâm đã phải qua cuộc sống cực kỳ gian khổ. Cho mãi tới khi tính mệnh nguy hiểm, Hồng Thủy về đến Hà Nội mới đón được con đưa về nhà. Cô bé tám tuổi gảy gò, nhút nhát là Mai Lâm được sống cùng với cha vài ngày thì cha lại phải vào bệnh viện. Sau khi Hồng Thủy tạ thế, Mai Lâm về sống với mẹ Lê Hằng Huân. Năm 1967, khi Mai Lâm tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội hệ trung cấp thì cũng là lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam bước vào thời kỳ quyết liệt nhất. Mai Lâm hăng hái khoác quân phục, dũng cảm tham gia vào đoàn văn công của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #91 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:28:40 pm »

Hồng Thủy cùng Lê Hằng Huân sinh được bốn người con, một trai, ba gái. Như vậy, ngoài Mai Lâm, Tiểu Phong, Tiểu Việt còn một em trai và ba em gái.

Người con thứ năm của Hồng Thủy là Nguyễn Thanh Hà, sinh vào tháng Tám năm 1949 tại tỉnh Thanh Hóa ở Trung Bộ Việt Nam, là nơi Khu bộ Khu Bốn đóng quân. Lúc đó chiến tranh chống Pháp đang quyết liệt. Cuối năm 1950, Hà theo mẹ sang Trung Quốc, lúc đầu ở Nam Kinh, sau về Bắc Kinh, ở vườn trẻ rồi vào tiểu học, sống ở Trung Quốc sáu năm. Tháng Chín năm 1956, Hà theo cha lúc đó bị bệnh nặng về Việt Nam, năm 1967 vào Quân đội nhân dân Việt Nam và được vào học Trường Đại học Kỹ thuật quân sự, tốt nghiệp Khoa Thông tin vô tuyến.


Người con thứ sáu Nguyễn Cương là con trai. Tháng Chín năm 1950, Cương được sinh ra tại tỉnh Thái Nguyên thuộc căn cứ địa Việt Bắc. Vừa tròn một tháng tuổi bé Cương đã theo mẹ sang Trung Quốc. Năm 1968, Cương vào bộ đội và cũng như Thanh Hà vào học Trường Đại học Kỹ thuật quân sự, tốt nghiệp Khoa Thông tin vô tuyến.


Đứa con thứ bảy, Nguyễn Việt Hồng và con thứ tám Nguyễn Việt Hằng đều sinh tại Trung Quốc, Việt Hồng sinh năm 1953 tại Nam Kinh. Nguyễn Việt Hằng là Út, sinh tháng 1 năm 1955 tại Bắc Kinh và khi theo cha về nước mới hơn một tuổi. Năm 1973, Việt Hằng vào bộ đội Việt Nam.


Trong thời kỳ Việt Nam tiến hành chiến tranh chống Mỹ cứu nước, các con của Hồng Thủy một cháu vào Nam, ra tiền tuyến, ba cháu vào bộ đội, không phải chạy cửa sau kiếm tiền mà muốn đóng góp vào cuộc chiến đấu của đất nước. Năm 1967, Thanh Hà tốt nghiệp trung học, do có thành tích học tập tốt, nhà nước quyết định cho đi học nước ngoài, sau đó lại quyết định cho Nguyễn Cương đi lưu học tại Liên Xô. Trước những "tin mừng” đó, Lê Hằng Huân dứt khoát từ chối. Bà nói:

"Nước nhà đang đánh nhau, mọi người đang chiến đấu chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, là con của Nguyễn Sơn thì phải cống hiến cho quốc gia".

Các con ra đi chỉ còn Lê Hằng Huân lủi thủi một mình nhưng bà cảm thấy có làm như vậy mới có thể đáp lại tấm lòng của người chồng nơi chín suối.

Hồng Thủy ra đi đã mười bảy năm, lần đầu tiên các con Trung, Việt của ông mới được gặp nhau tại Hà Nội.

Một hôm, Thanh Hà, Nguyễn Cương, Việt Hằng được bộ đội cho nghỉ về nhà thăm các anh trai, chị dâu Trung Quốc. Lê Hằng Huân còn đặc biệt cho mời chị cả Vũ Thanh Các lại. Cả nhà ăn một bữa cơm đoàn tụ thật sự náo nhiệt.


Đối với lần gặp mặt đoàn tụ này, mỗi đứa con dâu có bao nhiêu điều muốn nói. Vì ngôn ngữ bất đồng thành phải nhờ mẹ Huân làm phiên dịch. Các con của Hồng Thủy gặp nhau thân mật vô cùng, cứ như chúng cùng sinh trưởng chung với nhau. Những lời nói từ đáy lòng chúng đã làm cho mẹ Huân vô cùng cảm động. Bà cố nuốt nước mắt dặn các con:

"Cha của các con là người rất yêu con cái. Đối với mỗi con, ông đều thương đều yêu như nhau. Trước khi lâm chung, ông nhắc đi nhắc lại với mẹ: "Bà Huân à, các con Trung Quốc cũng như các con Việt Nam đều là ruột thịt của tôi. Hy vọng có một ngày chúng có thể đoàn tụ lại".


Nghe lời mẹ Huân nói, tình cảm của các con trầm hẳn xuống. Đáng tiếc là Mai Lâm đang ở miền Nam, nơi tiền tuyến đánh Mỹ, Việt Hồng đang lưu học tại Tiệp Khắc Sáu anh chị em được gặp nhau tuy chưa hoàn toàn đầy đủ. Chúng tin rằng có một ngày cả tám anh, chị em có thể đoàn tụ trong một nhà.


Sau khi tới Hà Nội không lâu, Tiểu Phong, Tiểu Việt có các em trai, em gái đi cùng tới tảo mộ cha.

Mộ của Hồng Thủy được đặt tại một nghĩa trang giữa cánh đồng lúa nước. Từ đường cái vào phải đi qua một con đường nông thôn ngoằn ngoèo. Cùng yên giấc ngàn thu ở đó với Hồng Thủy có các đồng chí Trần Đăng Ninh, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, đồng chi Nguyễn Chánh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Quanh khu mộ là một hàng cây xanh mướt, trước mỗi mộ là một tấm bia đá giản dị trên khắc bằng chữ Việt: "Mộ của tướng Nguyễn Sơn", dưới là mấy hàng chữ nhỏ tóm tắt tiểu sử Hồng Thủy.


Trước mộ, các con Trung Quốc của ông cúi đầu làm lễ. Các con Việt Nam đều là bộ đội giơ tay chào theo nghi lễ quân đội. Sau đó, tất cả im lặng để tưởng nhớ.

Tiểu Phong là con trai trưởng thay mặt mọi người khấn, nói lên những điều tự đáy lòng:

"Ba yêu quý, các con Trung Quốc của ba đã đến Hà Nội thăm ba..."

Lời vừa nói ra đã nghẹn lại.

Các con đứng lặng tưởng nhớ cha, sau đó dọn cỏ quanh mộ và cùng nghĩ tới cha một đời chiến đấu, vô cùng thương nhớ ông.

Trong thời gian ở Hà Nội, Lê Hằng Huân còn đặc biệt dẫn các con lên phố ăn món "phở bò". Bà nói cho các con biết đây là món ăn mà cha chúng, Hồng Thủy, thích nhất. Lúc còn ở Bắc Kinh, Hồng Thủy đã dẫn Cự, người bảo vệ Việt Nam, lùng khắp Bắc Kinh, từ phố to đến ngõ hẻm, chỉ thấy món thịt bò Lan Châu hoặc món dê tái Tây An, không đâu có món "phở” của quê hương.


Khi Hồng Thủy bệnh nặng phải về nước, đi qua Lạng Sơn có dừng lại nghỉ. Ông hỏi thân tình đồng chí Hoàng Minh Phương, Vụ trưởng Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam, người đã sang Bằng Tường, Quảng Tây để đón ông:

"Phương này, theo cậu Tổ quốc là gì hả?"

Hoàng Minh Phương bị bất ngờ không đoán được tâm tư của ông nên chưa biết trả lời ra sao Hồng Thủy bỗng phá lên cười khoái trá: "Tổ quốc là món phở bò!”

Khi những người thân thuộc mang đến cho ông một bát "phở bò" của quê hương, ông vui như con trẻ, ánh mắt sáng lên niềm thích thú tuổi ấu thơ.
Các con tôi từ Việt Nam đã trở về.

Cháu gái nội Lâm Lâm mới hai tuổi vừa bước vào nhà đã sà vào lòng tôi nói: "Bà nội ơi, bà có biết ông Nguyễn Sơn là ai không?"

Không đợi tôi trả lời, Lâm Lâm đã liến thoắng nói "Bà nội ơi, ông Nguyễn Sơn là ông nội cháu đấy."

Sau đó, cháu lại ghé vào tai tôi nói với vẻ thần bí:

"Bà nội ạ, cháu đã lễ ông sáu lễ, ba cháu bảo: Ba lễ là của cong còn ba lễ nữa là của bà nội".

Nghe lời con trẻ nói thật thà, ngây thơ, lòng tôi bỗng quặn đau, nước mắt cứ tự nhiên trào ra.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #92 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:29:50 pm »

Mai Lâm nắm chặt tay nguyên soái Diệp Kiêm Anh nói một thôi một hồi bằng tiếng Việt Nam, không ai hiểu nói gì, các quan chức cùng đi rất ngạc nhiên.

Tháng Mười một năm 1974, đoàn nghệ thuật của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến thăm và biểu diễn tại Trung Quốc. Mai Lâm và chồng đều là thành viên của đoàn. Sau khi đoàn đến Bắc Kinh đã được các cơ quan hữu quan của Trung Quốc nhiệt tình đón tiếp, được bố trí ở khu nhà lầu mới xây của "Bắc Kinh Phạn Điếm".


Đại Sứ quán của Chính phủ lâm thời Cách mạng miền Nam Việt Nam ở Trung Quốc đã sắp xếp cho Tiểu Việt và Mai Lâm được gặp nhau tại sứ quán. Mai Lâm và chồng tham gia suốt chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam. Khi hai anh trai về Việt Nam tảo mộ cha, rất tiếc là không gặp được Mai Lâm. Lần này hai anh em được gặp nhau ở Bắc Kinh, một việc thật đáng mừng.


Hôm đoàn nghệ thuật diễn buổi khai mạc tại Nhà hát kịch nhân dân thì Tiểu Phong cũng tử Sơn Tây mới về bèn cùng Tiểu Việt đi xem.

Trong những năm 60, điệu múa sạp của Việt Nam rất được ưa thích ở Trung Quốc. Mỗi khi nghe tiếng tre đập “Tang, tang, tang, tang, tang, tang” lòng tôi lại thấy rộn lên khó tả. Làm nền cho điệu múa là một tấm phông có cảnh núi non, rừng già, rặng tre, suối nhỏ. Các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam mặc quân phục xám, đội mũ lá và các cô gái áo trắng váy xám, tóc đen dài tha thướt cũng nhảy điệu múa sạp khiến cho người xem cảm thấy như được vào rừng thẳm của Việt Nam, sống giữa nhân dân đang ăn mừng thắng lợi.


Chiếc màn lớn từ từ kéo lên, các tiết mục điêu luyện đã phản ánh cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam, phản ánh cuộc sống của các dân tộc ở miền Nam Việt Nam, được người xem vỗ tay cổ vũ nhiệt liệt.

"Tiết mục tiếp theo, đơn ca nữ cao. Người biểu diễn: Nguyễn Mai Lâm".

Lời giới thiệu vừa dứt, một cô gái trẻ Việt Nam rất đẹp, dáng thon thả nhẹ nhàng bước ra sân khấu, cô mỉm cười nhìn khán giả, khẽ nghiêng mình. Tiểu Việt không nén được nỗi vui mừng dùng khuỷu tay huých vào sườn Tiểu Phong ngồi bên, cả hai cùng bật lên nói:

"Xem kìa, Mai Lâm lên sân khấu rồi."

Tiếng ca của Mai Lâm cao vút, ngọt ngào, được người xem vỗ tay nhiệt liệt. Bài hát thứ ba của Mai Lâm là ca khúc Việt Nam, lúc đó được mọi người ở cả hai nước ưa thích: "Việt Nam - Trung Hoa". Mai Lâm lần lượt hát cả bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt và tiếng Trung.

Việt Nam... Trung Hoa
Núi liền núi
Sông liền sông
Mối tình hữu nghị lớn như biển Đông



Khi hát lại lần thứ hai, Mai Lâm hát bằng tiếng Trung Quốc. Lúc đó không khí hội trường đã bốc lên thành cao trào. Người xem vỗ tay theo nhịp và cùng hát theo Mai Lâm.

Hây Hây
Chúng ta hô vang Muôn năm
Mao Trạch Đông - Hồ Chí Minh!


Tiếng vỗ tay kéo rền không dứt, Mai Lâm phải ra sân khấu mấy lần để cảm ơn khán giả. Tiểu Phong và Tiểu Việt ở dưới cũng vỗ tay nhiệt liệt chúc mừng cho em gái.
Về đến nhà, cả hai anh em vẫn chưa hết phấn khởi. Chúng nói với tôi, em Mai Lâm biểu diễn là được hoan nghênh nhất. Khi buổi biểu diễn kết thúc, nguyên soái Diệp Kiếm Anh lên sân khấu gặp các diễn viên. ông đến trước Mai Lâm thì dừng lại rất lâu.
Khi nguyên soái Diệp đến trước mặt Mai Lâm, ông dừng bước, bắt chặt tay Mai Lâm và thân thiết nói:

"Hoan nghênh cháu đến thăm Trung Quốc! Cháu hát hay lắm!"

Mai Lâm dùng cả hai tay nắm chặt tay nguyên soái Diệp nói một thôi, một hồi bằng tiếng Việt, không ai biết nói gì, các quan chức Trung Quốc đi cùng hết sức ngạc nhiên.
Người phiên dịch chạy vối đến bên nguyên soái Diệp và Mai Lâm, vội dịch những lời cô muốn nói với nguyên soái.

"Bác Diệp ơi, bác không nhận được ra cháu ư? Cháu là con gái của tướng quân Hồng Thủy, là Nguyễn Mai Lâm đây ạ."

Nguyên soái Diệp Kiếm Anh mỉm cười hiền từ vỗ vào vai Mai Lâm.

"Ôi cháu bé gái, bây giờ đã lớn thế này rồi! Thảo nào nhìn mặt thấy quen, hóa ra chúng ta là người quen cũ."

Năm 1961, nguyên soái Diệp đến Việt Nam có ghé thăm gia đình Hồng Thủy. Ông có thay mặt quân đội Trung Quốc tặng các cháu một số món quà, trong đó có một chiếc đàn áccoóc loại tốt. Chính vì có cái đàn đó mà Mai Lâm dần dần bước vào con đường âm nhạc.


Lãnh đạo đoàn nghệ thuật giới thiệu với nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Mai Lâm không phải là người bình thường, cô từ Hà Nội vào miền Nam, theo đoàn văn công miền Nam Việt Nam lội suối, trèo đèo đi khắp nơi, tiếng hát của cô đã vang vọng từ trận địa tiền tiêu đến các vùng sơn lâm cùng cốc.

Nguyên soái Diệp lại bắt tay Mai Lâm lần nữa và khen cô:

"Cháu giỏi lắm, cháu lớn lên rất giống cha cháu, lòng dũng cảm của cháu cũng giống như cha."

Lúc đó, đôi mắt to và đẹp của Mai Lâm đầm đìa nước mắt vì cảm động và vui sướng bởi ở nơi mà ba cô đã xa quê lặn lội chiến đấu, cô đã gặp lại người thủ trưởng cũ của cha mình, gặp được các anh trai ruột thịt, biểu diễn lại thành công, thật không gì sung sướng cho bằng.

Khi kết thúc cuộc gặp gỡ, nguyên soái Diệp Kiếm Anh kéo Mai Lâm đến đứng cạnh mình để chụp một tấm ảnh kỷ niệm.

Cảnh tượng hôm đó suốt đời Mai Lâm không bao giờ quên.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #93 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:31:24 pm »

Chương XIV
LẠI NỐI TIẾP MỐI TÌNH SÔNG HỒNG


Cách hai mươi hai năm sau, con cái Trung - Việt của Hồng Thủy mới có dịp gặp lại nhau.

Cái gia đình lớn của chúng tôi được lập nên là từ trong cuộc chiến đấu chung của nhân dân hai nước chống chủ nghĩa đế quốc. Mối giao hảo, hòa bình, hữu nghị giữa hai nước có liên quan mật thiết đến cái gia đình "xuyên quốc gia” này. Từ năm 1977, trong khoảng thời gian gần mười năm, quan hệ giữa những người thân trong gia đình bị cắt đứt, mối quan hệ giữa chúng tôi và Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc cũng vậy. Hai nước Trung - Việt có mối quan hệ như "môi với răng”. Sự giao hảo nhiều đời giữa nhân dân hai nước đã kết thành tình hữu nghị truyền thống sâu nặng. Cùng với thời gian trôi qua, việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã trở thành nguyện vọng chung của nhân dân hai nước.


Tháng Mười hai năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư. Ông đề xuất chủ trương đổi mới và mở cửa, đồng thời xúc tiến việc lập lại quan hệ bình thường giữa hai nước.


Bước vào những năm 90, Thủ tướng Lý Bằng trong Hội nghị Thường vụ Trung ương lần thứ XV khóa 7 nêu ra "Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc, trước việc giải quyết vấn đề Cămpuchia công bằng, hợp lý, Trung Quốc muốn cùng Việt Nam thảo luận vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước".


Bốn ngày sau, ngày 1 tháng Chín năm 1990, phía Việt Nam đã có phản ứng tích cực. Trong buổi lễ mừng Cách mạng Tháng Tám và kỷ niệm lần thứ 45 ngày Quốc khánh của Việt Nam, ở Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đỗ Mười, trong bài diễn văn có đoạn nói: "Nhân dân Việt Nam nhận thức rất sâu sắc rằng, mỗi thắng lợi giành được trong lịch sử đấu tranh cách mạng của mình đều gắn liền với sự thân thiết đồng tình và giúp đỡ vô tư của bè bạn quốc tể'. ông đặc biệt nhấn mạnh đến "tình nghĩa đoàn kết chiến đấu” của nhân dân Trung Quốc với nhân dân Việt Nam và "viện trợ có hiệu quả” của Trung Quốc với nhân dân Việt Nam. ông đề xuất: "Vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình khu vực và toàn thế giới, tôi hy vọng cùng Trung Quốc thực hiện việc bình thường hóa quan hệ".


Cùng thời điểm đó, Chính phủ Việt Nam cử một đoàn đại biểu hữu nghị do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, làm trưởng đoàn sang tham dự Đại hội Nghiệp đoàn lần thứ XI của Trung Quốc. Thủ tướng Lý Bằng đã đến nơi Đại tướng nghỉ, tại nhà khách quốc tế Điếu Ngư Đài để gặp Đại tướng.


Trung tuần tháng Mười một, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, khi trả lời các nhà báo dã biểu lộ rõ lòng tín tưởng chắc chắn rằng việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Trung - Việt "không còn xa xôi nữa".


Ngày 27 tháng Sáu năm 1991, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư. Trong ngày bế mạc Đại hội Đảng lần thứ VII của Việt Nam, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đã gửi điện cho đồng chí Đỗ Mười, gửi lời "chân thành chúc mừng” ông và chúc ông "trên cương vị lãnh đạo trọng yếu giành được nhiều thành tích", "chúc Việt Nam thu được nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đổi mới".


Từ ngày mồng 5 đến mồng 10 tháng Mười một năm 1991, nhận lời mời của Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chính thức thăm Trung Quốc.


Ngay chiều ngày đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam tới Bắc Kinh, lãnh đạo hai nước đã tiến hành hội đàm tại Đại lễ đường nhân dân. Đồng chí Giang Trạch Dân nói: "Sau một thời gian quan hệ hai nước có nhiều trắc trở, cuộc gặp cấp cao hôm nay của lãnh đạo hai nước Trung - Việt có ý nghĩa rất to lớn. Đây là cuộc gặp mặt nhằm "Khép lại quá khứ, nhìn vào tương lai". Hai nước đã bình thường quan hệ nhất định sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển quan hệ giữa hai nước".


Đồng chí Đỗ Mười nêu rõ: "Hai nước Việt - Trung là láng giềng gần, nhân dân hai nước vốn có truyền thống hữu nghị lâu đời, việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước là một tất yếu lịch sử".


Cuộc gặp mặt giữa Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười như một làn gió xuân ấm áp phá tan tảng băng đã ngưng kết hơn mười năm qua giữa hai nước, khiến cho quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung Việt trở nên bình thường hóa.


Cuối năm đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc gửi cho tôi một thiếp chúc Tết. Cũng từ đó, liên hệ của gia đình tôi và các thân thuộc ở Việt Nam được nối lại sau mười bốn năm bị đứt đoạn.


Từ tháng Mười một năm 1991, sau khi hai nước thực hiện việc bình thường hóa quan hệ để thúc đẩy các mặt quan hệ của hai nước không ngừng phát triển, các đoàn đại biểu đủ loại qua lại tấp nập. Đặc biệt mỗi năm đều tổ chức một cuộc họp cấp cao. Thủ tướng Lý Bằng, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân lần lượt qua thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng lần lượt tới thăm Trung Quốc.


Cùng với việc ở cấp cao liên tiếp có những cuộc thăm hỏi, tìm hiểu, hai nước quyết định lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài, toàn diện, hướng tới tương lai. Từ đó mở rộng các lĩnh vực hợp tác mậu dịch, kinh tế, khoa học kỹ thuật, cho các xí nghiệp hai bên những điều kiện có lợi để đầu tư tương hỗ, mậu dịch qua đường biên giữa hai nước cũng dần dần phát triển một cách vững chắc.


Cửa của quốc gia đã mở, kinh tế thành cao trào, người qua kẻ lại ngày càng đông. Các con trai, gái của Hồng Thủy cũng từng bước tiến vào cơn sóng đang dâng của kinh tế thị trường. Cùng đồng thời với việc phát triển quan hệ kinh tế mậu dịch giữa hai nước, mối quan hệ qua lại thăm hỏi của Tiểu Phong, Tiểu Việt và bà con thân thích, bạn bè cũng được tăng cường.


Từ thư của Thanh Hà gửi sang được biết mẹ Huân của các cháu bị ung thư dạ dày đã mất năm 1991. Chị Vũ Thanh Các đã được nghỉ hưu. Sau khi cả nước giải phóng, Mai Lâm đã xuất ngũ, vào học nâng cao ở Học viện âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp xong, Mai Lâm đã về Sở Văn hóa thành phố công tác. Bản thân Thanh Hà và em là Nguyễn Cương sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kỹ thuật quân sự đều phục vụ bộ đội, đều là trung tá của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đổi mới và mở cửa, cháu cùng em trai nghỉ hưu. Rời quân ngũ, cả hai chị em đều lao vào hoạt động trong trào lưu kinh tế thị trường. Em gái Việt Hằng là sĩ quan cấp đại úy trong quân đội, được sang Liên Xô vừa học, vừa làm. Chỉ có Việt Hồng sức khỏe không tốt phải nằm viện để chữa trị.


Tháng Tám năm 1992, Tiểu Việt theo một đoàn đại biểu mậu dịch của Trung Quốc sang thăm Việt Nam, đến khảo sát tại tỉnh Nghệ An. Trong thời gian lưu lại tại Hà Nội, Tiểu Việt đã gặp được các em trai, em gái mà gần hai mươi năm qua bặt vô âm tín. Năm 1973, khi gặp nhau lần đầu, tất cả còn rất trẻ, đến nay đã thành cha, thành mẹ, con cái cũng đã lớn. Tất cả đều mong muốn trong điều kiện hai nước đều “cách tân, khai phóng” hoặc "đổi mới mở cửa" thì gia đình càng cố gắng đi lại thăm nhau, coi như dâng thêm một đóa hoa cho tình hữu nghị Trung - Việt trong thời kỳ mới.


Thời gian Tiểu Việt thăm Việt Nam cũng là dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp mừng thọ tám mươi tuổi. Cháu Việt đến thăm để chúc thọ Đại tướng. Khi nghe thấy có con trai Trung Quốc của người bạn chiến đấu cũ Nguyễn Sơn (Hồng Thủy) đến thăm, Đại tướng rất phấn khởi. Tuy đã nghỉ, song ông vẫn rất khỏe, người nhanh nhẹn, rắn chắc, khí sắc rất tốt. Ông vui vẻ kể lại cho Tiểu Việt những câu chuyện về tình bạn và những chuyện lý thú của hai người.


Từ năm 1993 trở đi, Thanh Hà và Việt Hằng nhiều lần tới Bắc Kinh. Chúng đều thân thiết gọi tôi là "mẹ". Việt Hằng thường ở chỗ tôi, được anh Tiểu Việt và chị dâu Lý Vân Khởi làm thày dạy tiếng Trung Quốc. Đến nay anh em đã có thể trao đổi với nhau bằng tiếng Trung Quốc.


Năm 1995, Trần Hàn Phong được Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam mời sang thăm. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Phong được gặp cả nhà chị Vũ Thanh Các và em gái Mai Lâm. Chị Các nay đã bảy mươi, con cháu đầy nhà. Còn gia đình em gái Mai Lâm cuộc sống rất tốt đẹp Nhắc lại năm 1974, gặp nhau ở Bắc Kinh, Hàn Phong và Mai Lâm còn nhớ như in, ấy vậy mà đã xa nhau hai mươi mốt năm trời.

Tháng Hai năm 1996, Tiểu Việt lại sang thăm Việt Nam một lần nữa, tập trung đi vào thành phố Hồ Chí Minh để gặp chị Các và em Lâm.

Mùa hè năm 1996, con gái của Thanh Hà là Hà Tường Thu đến Bắc Kinh thi vào Trường Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh. Mỗi kỳ nghỉ hay lễ tết, cháu đều ở nhà tôi. Tôi coi cháu như cháu ngoại ruột thịt của mình. Mùa hè năm 1998 cháu tốt nghiệp, phấn khởi nhận bằng tốt nghiệp, vui vẻ quay về Việt Nam.


Cùng với việc quan hệ hai nước Trung - Việt có bước phát triển, nhân dân hai nước hữu nghị qua lại ngày càng nhiều, tình cảm của đại gia đình Trung - Việt của tôi cũng được trao đổi thuận lợi, ngày càng nồng thắm, nhộn nhịp hơn.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #94 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:33:07 pm »

Nguyễn Thanh Hà kể với tôi về mẹ cháu: Lê Hằng Huân.


Trước đây, cũng đã từng có người nói với tôi về người vợ Việt Nam của Hồng Thủy, nói bà là người có những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, dịu dàng, nhân hậu, thẳng thắn và chính trực. Đối với những chuyện về Lê Hằng Huân, tôi chỉ nghe để vậy. Mỗi lần có người đề xuất đến bà, tôi không hề bình luận. Tôi nghĩ rằng Hồng Thủy và gia đình mới của anh đã có bốn đứa con đáng yêu, tôi cũng chỉ còn hy vọng họ sẽ hạnh phúc mỹ mãn, trăm năm đầu bạc. Đâu có ngờ rằng, mới kết hôn được tám năm, Hồng Thủy đã tạ thế. Lúc đó, Lê Hằng Huân mời tròn ba mươi tuổi.


Nguyễn Thanh Hà là con đầu lòng của Hồng Thủy và Lê Hằng Huân, là đứa con được ở cùng Hồng Thủy lâu nhất lại thêm Hồng Thủy mất sớm, cháu trở thành người thân thiết của mẹ.


Thanh Hà thẳng thắn, thông minh và hoạt bát, là cô gái có thể giao lưu rộng rãi với mọi người. Khì Việt Nam tiến hành đổi mới, cháu cả quyết bước vào kinh doanh, đảm nhiệm Giám đốc Trung tâm hợp tác Việt - Trung thuộc Công ty phát triển công nghiệp Hà Nội, bắt đầu công tác tạo mối liên hệ hợp tác kinh tế, mậu dịch giữa hai nước Việt - Trung Về mặt này, Thanh Hà có được điều kiện trời phú cho và đã trở thành thành viên có thể qua lại gặp nhau được nhiều nhất của đại gia đình Trung - Việt chúng tôi.


Vì nhu cầu công tác và giao lưu Thanh Hà chịu khó học tập tiếng Trung Quốc. Từ bé, cháu đã có tư chất thông minh lại chăm chỉ hiếu học, trong các con Việt Nam của Hồng Thủy, cháu là người nói tiếng Trung Quốc lưu loát nhất, ý tứ rõ ràng, diễn đạt rất chuẩn xác.


Thanh Hà không bao giờ quên lời mẹ dặn lúc lâm chung đợi đến khi nào hai nước Việt - Trung khôi phục lại tình hữu hảo, nhất định con phải đến Bắc Kinh thăm mẹ Trung Quốc của con".

Thanh Hà quay trở lại Bắc Kinh sau ba mươi bảy năm xa cách. Cháu ở Bắc Kinh hơn một tháng, lúc đầu ở nhà tôi sau ở nhà Hàn Phong. Từ đó về sau, mỗi lần tới Trung Quốc, cháu đều đến thăm tôi. Đối với tôi, Thanh Hà rất tôn kính, đối với các anh trai, chị dâu Trung Quốc, cháu trai, cháu gái đều đặc biệt thân.


Trong khi tiếp xúc, Thanh Hà cảm thấy tôi là bà mẹ Trung Quốc rất rộng lòng, khoát đạt nên đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện liên quan đến mẹ đẻ cháu.

"Kể từ khi bắt đầu hiểu và nhớ được mọi chuyện, con nhớ là cha, mẹ và con, em Cương và em gái Hồng ở Nam Kinh, Trung Quốc, trong một căn nhà lầu nhỏ. Chăm sóc chúng con có một cô tên là Hợi, người Việt Nam. Đó là vào năm 1953, lúc con tròn bốn tuổi.


"Năm 1954, chúng con đến Bắc Kinh, Trung Quốc, ấn tượng sâu sắc nhất của con lúc nhỏ là: chúng con rất hạnh phúc. Chị em chúng con được cả cha lẫn mẹ đều yêu thương, nhưng thời gian đó rất ngắn.

"Thời bé thơ của con là ở Trung Quốc. Trừ có cô Hợi theo mẹ từ Việt Nam sang, chung quanh chúng con toàn là người Trung Quốc. Cha mẹ thường dạy chị em con nói tiếng Việt. Trong nhà chỉ nói tiếng Việt. Bố mẹ thường dùng tiếng Việt dạy các con phải làm điều tốt, đứng đắn, dùng tiếng Việt để dạy thêm hiểu biết cho các con, dùng tiếng Việt để tỏ tình âu yếm cũng như khuyên răn các con. Ở trong nhà, nếu con và em Cương nói với nhau bằng tiếng Trung Quốc là bố không bằng lòng ngay. Còn trẻ thơ, con không rõ tại sao bố lại làm như vậy? Bố rất yêu Trung Quốc, hơn nữa cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Trung Quốc. Khi lớn lên con mới rõ, bố không muốn các con quên Tổ quốc của mình.


"Con nhớ rằng, khi còn ở Bắc Kinh, có một lần không biết bố mượn được ở đâu về một đĩa hát, trong đó có một bài thơ phổ nhạc "Đêm nay Bác không ngủ”. Suốt mấy ngày liền bố liên tục nghe bài hát đó, lấy giấy ra chép lại dạy chúng con học cho thuộc bài hát. Chúng con là lũ trẻ chưa vào tiểu học làm sao hiểu được về Bác Hồ Chí Minh, có tình cảm nhớ thương được? Và cũng chưa hiểu hết dụng tâm của bố mẹ?


"Sau đó, tai ương ập tới. Bố có u ở phổi. Sau khi mổ ở Bắc Kinh được mấy tháng, bố dẫn chúng con về Việt Nam. Lũ trẻ chúng con rất ngạc nhiên, không biết tại sao lại về quê hương Hà Nội. Chưa hết kinh ngạc thì bố đã chết.


"Sau lễ tang rất long trọng, suốt trong một thời gian dài, mẹ con rơi vào trạng thái đau thương, âu sầu, ảm đạm. Lũ trẻ chúng con bị mất bố, tất cả đều ngơ ngác. Tuy lúc ấy con mới bảy tuổi, mới vào tiểu học, nhưng kể từ đó con hình như trở thành bạn tri kỷ của mẹ con. Tâm sự của mẹ trọng cuộc sống, những khó khăn gặp phải ở cơ quan, cho đến niềm hy vọng của mình, mẹ cũng đều nói với con. Cũng có lúc, hai mẹ con ôm chặt lấy nhau, mẹ khóc, con cũng khóc...


"Mẹ của con rất đẹp và rất thông minh. Còn trẻ như vậy mà mẹ đã gặp phải đau thương quá lớn. Điều quan trọng bậc nhất của mẹ bây giờ là làm thế nào để nuôi dưỡng các con thành người, thành con người biết tự trọng, tự lập, có lòng nhân ái. Mẹ thường dạy các con phải sống làm sao đừng để hổ danh bố Nguyễn Sơn và cũng không được lợi dụng danh dự của bố để mưu lợi bản thân và cũng không được làm điều không hay ảnh hưởng đến danh dự của bố. Trong lý lịch của chúng con khi lên cấp học, khi tham gia quân đội, tham gia công tác thông thường chỉ ghi như sau:
Bố là Nguyễn Sơn, cán bộ quân đội đã chết vào tháng Mười năm 1956.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #95 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:33:57 pm »

"Con nhớ rất rõ, lúc còn nhỏ, cuộc sống của chúng con rất khó khăn. Tiền lương của mẹ con chỉ có bảy mươi đồng Việt Nam một tháng, chúng con năm đứa, mỗi đứa được mười hai đồng Việt Nam. Cả nhà sáu người mỗi tháng, kể cả tiền trợ cấp của các con, được tất cả một trăm ba mươi đồng Việt Nam. Số tiền đó chi dùng cho ăn mặc, tiền nhà, tiền điện nước, học phí. Cả một thời gian dài, chị em chúng con mỗi đứa chỉ có hai bộ quần áo, mặc bộ này, giặt bộ kia, nếu chẳng may gặp mưa dầm là phải mặc quần áo bẩn.


"Có lúc cả nhà ăn hết gạo, gạo cung cấp của nhà nước chưa có, chị em chúng con phải ăn ngô, khoai lang trừ bữa. Tình hình như vậy có lúc kéo dài hàng phục ngày. Khi nghe tin có gạo cấp, con và chị Mai Lâm, cả cậu Cương nữa phải căn giờ dậy thật sớm để đi xếp hàng lĩnh gạo. Lúc đó, gạo do nhà nước cấp đa phần đã có mọt. Vậy mà chỉ có một nồi cơm, một bát tô rau muống luộc một bát nước chấm là cả nhà đã xì xụp ăn ngon lành.


"Mẹ con cả đời không bao giờ nặng về vật chất. Mẹ con thường nói với chúng con: Bố Nguyễn Sơn khi từ Trung Quốc trở về, Chính phủ Trung Quốc đã cấp cho bố con rất nhiều tiền Bố bảo rằng: Tôi đi sang Trung Quốc để tham gia cách mạng chứ không phải đi làm công. Từ nay về sau, nếu tôi còn sống, số tiền đó sẽ nộp cho nhà nước, nếu tôi chết thì có thể gửi vào tiết kiệm lấy số lãi hàng tháng mà nuôi con. Sau khi bố mất, mẹ con cũng không muốn giữ số tiền đó, trao toàn bộ cho nhà nước.


"Sau này, khi đã trưởng thành, năm chị em chúng con đều thi đỗ vào đại học, con, em Cương, em Việt Hằng đều trở thành sĩ quan quân đội. Chị Mai Lâm năm 1967 vào miền Nam tham gia chiến tranh chống Mỹ cứu nước, năm 1975 chị học thêm hệ cao học ở Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ có em Việt đồng lưu học tại Tiệp Khắc, thành tích học tập rất tốt. Đúng lúc tốt nghiệp, chẳng may em mắc chứng tâm thần phân liệt.


"Năm 1978, mẹ con đã nghỉ hưu, em Hồng con bệnh ngày một nặng, đập phá hết đồ đạc trong nhà. Chí em chúng con đề nghị với mẹ để cho con đứng ra làm đơn xin lại một phần số tiền của bố để chữa chạy cho em Hồng. Mẹ con mắng chúng con và không cho nhắc lại chuyện đó.


"Lúc đó mẹ con mới nói rõ cho con biết Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã cấp cho bố con số tiền là ba vạn đồng nhân dân tệ. Theo giá tiền cũ năm 1956 có thể đổi thành ba mươi triệu đồng Việt Nam. Bố con đã lấy ra hai triệu để mua quà tặng họ hàng, bạn bè và bạn chiến đấu, còn lại hai mươi tám triệu đồng Việt Nam. Theo chị Thanh Các cho biết, với giá tiền của năm 1956, một triệu đồng có thể mua một tòa biệt thự ở trung tâm Hà Nội. Khi mẹ con trao tiền cho nhà nước, các chú trong Bộ Quốc phòng đã viết biên nhận đầy đủ cho mẹ con. Mẹ con quyết không giữ lại, đã đốt bỏ trước mặt các chú để làm chứng.


"Khi còn bé, mẹ con có một cách động viên chúng con hăng say học tập. ẩy là cứ đến ngày 19 tháng Năm hàng năm, ngày sinh của Bác Hồ, chúng con phải viết thư lên chúc thọ Bác. Ai được giấy khen thì viết thư vào sau giấy khen để gửi lên báo cáo với Bác. Ai phải viết thư trên giấy vì không được khen thưởng thì khổ tâm vô cùng. Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác, cho biết, tất cả thư chí.ng con viết vẫn còn được bảo tồn.


"Mỗi năm, Bác Hồ thường cho mời cả sáu mẹ con vào ăn cơm với Bác. Mỗi lần gặp Bác, mẹ con lại báo cáo với Bác về tình hình học tập của chúng con. Bác Hồ nghe báo cáo rất vui và ôm chúng con rất lâu. Bác Hồ tặng kẹo cho chúng con, có lúc khen, có lúc dặn dò. Bác cũng thường động viên khuyến khích mẹ con.


"Từ lúc còn bé, mẹ con thường nói cho các con rõ, các con còn bốn anh chị cùng cha khác mẹ, trong đó có hai anh Tiểu Phong và Tiểu Việt là con mẹ Trần Kiếm Qua, là vợ người Trung Quốc của bố. Trong bốn người vợ của bố, chỉ có mẹ Trần Kiếm Qua là người duy nhất là bạn chiến đấu, là đồng chí của cha trong quá trình bôn ba gian khổ vì cách mạng. Hai người đã lấy nhau từ tình yêu nảy nở trong cuộc đấu tranh cách mạng.


"Các chú cùng công tác với bố ở thời kỳ đầu đánh Pháp đều kể lại cho con biết, lúc mới về nước công tác bố luôn nhớ tới mẹ Trần Kiếm Qua và hai con còn ở Trung Quốc, vẫn nhớ tới gia đình hòa mục, êm ấm của mình. Tối đến bố con thường tâm sự với các chú và đưa ảnh của mẹ Trần Kiếm Qua, của anh Tiểu Phong ra cho các chú xem. Hy vọng có ngày đoàn tụ với gia đình."


Nghe lời kể của Thanh Hà, lòng tôi bỗng thấy xót xa. Vì cớ gì mà những nỗi thống khổ và bất hạnh lại cứ giáng xuống đầu những con người có đức hạnh, chính trực, trong sạch, tử tế, vô tư thế nhỉ? Có người nói do số mệnh. Tôi không mê tín nhưng cả hai chúng tôi đều chịu những đòn đả kích của số mệnh từ rất sớm.


Mấy chục năm qua, tôi và Lê Hằng Huân, trên bước đường đời của mình đã nếm đủ mùi cay đắng nhưng chúng tôi đều kiên cường đứng vững và tiến lên, các con của chúng tôi đều khỏe mạnh, trưởng thành. Sau khi trải qua cuộc đời gian nan cùng cực, tôi rút ra một điều chân lý: "Người ta không thể lường hết tương lai, song đường đi là ở dưới chân mình."


Tôi và Lê Hằng Huân chưa hề gặp mặt nhau, bà tạ thế rồi, chỉ sống được sáu mươi lăm tuổi. Trong gia đình Trung - Việt của Hồng Thủy hiện chỉ còn mình tôi là trưởng lão còn tại thế. Tôi nghĩ: tâm nguyện của tôi và Lê Hằng Huân là giống nhau, muốn dạy dỗ các con mình thành những con người tự trọng, tự lập, có phẩm chất và tình cảm tốt đẹp, có ích cho quốc gia, cho nhân dân. Chúng tôi đều mong muốn tất cả tám người con trai, gái Trung - Việt có thể được đoàn tụ. Tôi tin rằng cái ngày đó sắp đến.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #96 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:35:33 pm »

Dù Hồng Thủy chỉ công tác và chiến đấu ở Việt Nam thời gian không tới năm năm nhưng tên của ông đã được khắc sâu Vào trái tim nhân dân Việt Nam.


Ở Việt Nam, về cuộc đời của Hồng Thủy đã có vô số huyền thoại. Tuy rằng thời gian của ông tham gia cách mạng phần lớn ở Trung Quốc, thời gian chiến đấu và công tác trong nước không tới năm năm, nhưng cái tên Nguyễn Sơn đã được khắc sâu vào trái tim nhân dân Việt Nam.


Nhân dân ở Thanh Hóa, Nghệ An đã lưu truyền nhiều giai thoại về tướng Nguyễn Sơn. Nhân dân ở đó vô cùng ngưỡng phục ông. Trên núi Hồng Lĩnh thuộc phía tây Hà Tĩnh, nhân dân đã lập miếu thờ ông, hy vọng được tướng Nguyễn Sơn phù hộ. Không chỉ giới quân sự truyền tụng mà cả những người dân bình thường cũng thết sức ca ngợi ông.


Hồng Thủy giỏi về khả năng đoàn kết mọi người. Ông bình dị, dễ gần, với ai cũng có thể nói chuyện được. Ông đặc biệt có khả năng đoàn kết được trí thức, dám dùng người trí thức.


Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, tuy bận nhiều về công tác quân sự, dồn dập, khẩn trương song ông vẫn thường tiếp xúc với các nhân sĩ trí thức và giới văn nghệ sĩ, tập trung họ lại trong Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác và Hội liên hiệp văn học nghệ thuật, đặc biệt tạo điều kiện sáng tác cho họ để họ phục vụ cách mạng. Mỗi một người trí thức đó đều có nét đặc sắc riêng của họ. Nếu ai mắc sai lầm, đồng Thủy kịch liệt đấu tranh, đồng thời giúp họ sửa chữa sai lầm. Thậm chí ông còn dám tập hợp cả các quan chức dưới cựu triều Bảo Đại, dẫn họ ra mặt trận, sử dụng sở trường của họ. Trong số này có bốn người nổi bật nhất.


Một người là Nguyễn Tiến Lãng, con nuôi Toàn quyền Đông Dương, có bố vợ là thượng thư bộ lại, bản thân ông ta đã từng làm phủ doãn Thuận Hóa (tương đương thị trưởng của Huê). Trình độ văn hóa của ông ta cao, tiếng Pháp rất giỏi. Hồng Thủy động viên ông tham gia cách mạng, sau ông thành một nhà văn nổi danh.


Một người là Đinh Ngọc Liên, là đội trưởng đội âm nhạc của Bảo Đại. Sau Cách mạng Tháng Tám và đến kháng chiến, đội nhạc giải tán mỗi người về một phương. Hồng Thủy kéo ông vào đội ngũ cách mạng, mời ông về Khu Bốn trao nhiệm vụ khôi phục lại đội quân nhạc và dĩ nhiên trao cho ông làm đội trưởng. Cái đội quân nhạc này là tiền thân của quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Trong chiến tranh chống Pháp, điều kiện ở Khu Bốn vô cùng gian khổ, thiếu thốn, đội quân nhạc lập ra nhưng lại không có kèn đồng, họ bèn lấy trúc khoét thành sáo, toàn đội gồm bốn mươi cây sáo trúc trầm bổng tạo thành. Trong hồi ký của mình, trung tá Đinh Ngọc Liên đã viết:
"Trong cuộc đời quân nhạc của tôi có hai lần rất đặc biệt xúc động, đau thương, đó là khi đưa tang tướng Nguyễn Sơn và trong lễ truy điệu Bác Hồ. Tôi vừa chỉ huy đội quân nhạc vừa khóc".


Một người là Nguyễn Phan Chánh, một họa sĩ nổi danh ở cung đình. Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Phan Chánh về quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, lấy nghề vẽ truyền thần để kiếm sống nhưng thu nhập cũng không nhiều. Có lẽ để giảm bớt công, ông thường vẽ hình thể người với các loại quần áo trước, ai muốn vẽ truyền thần thì chọn các bức vẽ trước về hình thể và phục trang, còn ông chỉ cần vẽ thêm phần đầu và mặt là xong. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian vẽ nhìn trực tiếp Không ngờ, có một lần, một vị khách mặc quần áo nông dân đến yêu cầu Nguyễn Phan Chánh vẽ cho ông ta một bức truyền thần mặc quân phục cấp tướng. Nguyễn Phan Chánh đâu có biết quân phục cấp tướng thời hiện đại ra sao? ông chỉ vẽ sẵn một hình người nặc quần áo tướng quân thời cổ và một hình mặc quân phục kiểu "Napoléon". Ông liền đem hai bức hình đó ra cho khách chọn để vẽ tiếp. Ai có ngờ, người khách đó lại là tướng Nguyễn Sơn. Sau câu chuyện vui ấy, hai người rất hiểu nhau. Rồi không lâu sau, Nguyễn Phan Chánh dẹp tiệm vẽ truyền thần của mình về khu tham gia Hội liên hiệp văn nghệ Khu Bốn.


Còn một người nữa vốn là lái xe của Bảo Đại. Hồng Thủy thuyết phục anh tham gia quân đội nhân dân, về sau anh ta trở thành Phó Cục trưởng Cục Quản lý xe, máy của Bộ Quốc phòng Việt Nam.


Hồng Thủy là người rất thích thơ ca và âm nhạc, thông thạo về văn nghệ. Có người nói Hồng Thủy là một nhà hùng biện, nói rất hay. Trí nhớ của ông cực kỳ tốt, khi diễn giảng xưa nay ông đều không dùng văn bản viết sẵn. Tri thức của ông rất phong phú, biết nêu và dẫn dắt vấn đề. Nhưng sinh động nhất, hấp dẫn nhất người nghe là sau một đoạn nói dài ông lại lẩy Kiều (Kim Vân Kiều truyện).

… "Kim Vân Kiều truyện" là một thiên trường thi của Nguyễn Du, nhà đại văn hào Việt Nam, dài hơn ba nghìn câu. Truyện thơ dài này mượn cốt ở một tiểu thuyết của Trung Quốc do Thanh Tâm Tài Nhân viết … với cùng tên "Kim Vân Kiều truyện".
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #97 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:36:30 pm »

Hơn một trăm năm nay, nó đã được nhân dân Việt Nam lưu truyền rộng rãi, nhà nhà đều hiểu, lớn bé già trẻ đều biết.

Câu chuyện kể về cuộc đời bi thảm của Thúy Kiều, một người con gái con nhà tử tế, nổi danh tài sắc bị các thế lực đen tối của xã hội phong kiến chà đạp, bức hại, trải qua biết bao thăng trầm mới làm lại được cuộc đời mới.


Truyện Kiều, một câu chuyện dài bằng thơ, Hồng Thủy không những có thể đọc thuộc từ đầu đến cuối, có thanh, có sắc mà về hoàn cảnh lịch sử và giá trị của nó ông có thể giảng giải một cách sâu sắc và có những bình luận độc đáo. Trong quá trình kể, ông đã điểm lại, bình giảng, mổ xẻ phân tích sự cấu thành của xã hội phong kiến, những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế, xã hội, địa vị xã hội của phụ nữ, tính tất yếu của những phong trào khởi nghĩa của nông dân và nguyên nhân thất bại, vạch trần những điều hủ bại, đen tối của xã hội phong kiến. ở Khu Bốn lúc đó, có nhiều người đã từng được nghe Hồng Thủy nói chuyện. Có lần ông nói liên tục trong bảy ngày. Chuyện tướng Nguyễn Sơn giảng truyện Kiều ở Khu Bốn cho đến nay vẫn là một giai thoại được lưu truyền trong rất nhiều quân nhân và người lớn tuổi ở Việt Nam.
Giáo sư Vũ Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, còn giữ nguyên được bản ghi chép từ tháng Mười năm 1949 về bài giảng về truyện Kiều của tướng Nguyễn Sơn ở Trường Thiếu sinh quân Khu Bốn. Giáo sư Vũ Tuấn là con của người em trai thứ năm của hồng Thủy Vũ Nguyên Sư. Bản ghi chép về bài giảng đó là một tư liệu lịch sử có giá trị.


Một ký giả Việt Nam tên là Thái An đã từng phát biểu về "Tướng Nguyễn Sơn" trong tập Tìm hiểu nhân vật dài khoảng ba nghìn chữ. Khi tôi đọc bài viết này được dịch sang Trung văn, tôi thấy bút pháp của tác giả khá sắc bén. Trong bài viết đó, ký giả Thái An nêu bật lên hai vấn đề cá nhân thường được mọi người bàn tán.


"Có một số người cùng thời đại với tướng Nguyễn Sơn có bình luận rằng, ông là một người tướng đa tài, đa nghệ, dám nói, dám làm, đa mưu quyết đoán, tính cách mạnh mẽ. Tuy nhiên lại có một số nói, ông là người kiêu ngạo, tự đại, có tài nhưng có khuyết điểm, cho nên cuộc đời ông cũng lắm gian truân. Mặc dù vậy, tướng Nguyễn Sơn vẫn là một hình tượng đáng kính nể trong lòng quân dân Việt Nam."


Ký giả Thái An không bình luận gì về một số điều dị nghị của người đời mà thông qua những ví dụ thực tiễn có tính chất thuyết phục nhất thuật lại cuộc đời của Hồng Thủy, tư tưởng chiến lược và chiến tích của ông trong chiến tranh chống Pháp, ông đã chiêu hiền nạp sĩ đoàn kết được và cảm hóa các nhân sĩ trí thức tham gia công tác cách mạng và có thể nói rất ít người tài hoa được như ông để làm sáng tỏ về Hồng Thủy và ca ngợi ông.

Ký giả còn đề xuất đến bốn lần hôn nhân của Hồng Thủy:

“Phải nói thật rõ rằng là vì cuộc sống riêng của đời ông không bình thường nên có người ngộ nhận là ông có vấn đề về đạo đức và tác phong.

“Tôi cho rằng biện pháp giải quyết tốt nhất là công bố đời tư của tướng Nguyễn Sơn từ lúc ra đời đến nay. Tướng Nguyễn Sơn trong những tình huống không giống nhau đã có bốn lần kết hôn, song không hề có hành vi hư hỏng hoặc không chính đáng... Vợ và con cái của tướng Nguyễn Sơn phải trải qua đường đời không phẳng lặng, tôi rất đồng tình, thông cảm sâu sắc.


"Khi tôi viết bài này tôi đã gặp các con của tướng Nguyễn Sơn và bà Lê Hằng Huân. Trung tá Nguyễn Thanh Hà, thiếu tá Nguyễn Cương, đại úy Nguyễn Việt Hằng. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, các con của tướng Nguyễn Sơn hầu như đều lên đường nhập ngũ. Đường đời của họ cũng không phải là "thuận buồm xuôi gió” cả.

Trong lời kết, vị ký giả còn viết:

"Tôi xin mượn lời nói của một nhà khoa học: "Nếu như có Đại bách khoa toàn thư Việt Nam, trong tập quân sự nhất định phải có từ mục "Nguyễn Sơn". Còn tại Trung Quốc, trong cuốn Trung Hoa danh tướng từ điển đã có lời đánh giá rất cao những cống hiến của tướng quân Hồng Thủy trong lịch trình cách mạng Trung Quốc".


Hồng Thủy mất đã hơn bốn mươi năm, nhân dân Việt Nam vẫn nhớ thương ông. Gần đây nhất Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đặt tên cho một con đường lớn của thành phố là “đường Nguyễn Sơn". Tại Hà Nội "Đường Nguyễn Sơn" ở Gia Lâm, từ vườn hoa Gia Lâm đến sân bay Gia Lâm, khoảng tám km. Tại thành phố Hồ Chí Minh "Đường Nguyễn sơn" được đặt ở Tân Bình, dài khoảng hai km. Hai con đường mang tên Nguyễn Sơn nói lên rằng nhân dân Việt Nam đời đời vẫn nhớ tới tướng Nguyễn Sơn.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #98 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:37:22 pm »

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói với con tôi: "Trong huyết quản cháu có dòng máu Trung Quốc, lại có dòng máu Việt Nam, phải đảm nhiệm việc tăng cường tình hữu nghị Trung - Việt và có thể làm tốt được việc trọng đại ấy”.


Hồng Thủy là một trong những người phá đá mở đường cho tình hữu nghị Trung - Việt thời cận đại. Cả một đời chiến đấu của ông là tượng trưng cho tình hữu nghị Trung - Việt. Đảng, Chính phủ, Quân đội Việt Nam rất coi trọng và ủng hộ việc nghiên cứu về cuộc đời của Hồng Thủy, coi trọng và ủng hộ việc xuất bản những tác phẩm liên quan đến Hồng Thủy, động viên và ủng hộ các hoạt động kỷ niệm về Hồng Thủy. Có một số chuyên gia, học giả chuyên nghiên cứu về cuộc sống của Hồng Thủy. Ngày 31 tháng Mười hai năm 1993, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Viện Nghiên cứu lịch sử Việt Nam tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày sinh của tướng Nguyễn Sơn. Các giới nhân sĩ hơn ba trăm người đến dự lễ kỷ niệm. Tại buổi hội thảo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu, ông có những đánh giá rất cao cuộc đời của Hồng Thủy.


Tháng Tám năm 1995, Nhà xuất bản Lao động ở Việt Nam đã xuất bản một tập gồm nhiều luận văn, hồi ức, tạp văn viết về Hồng Thủy của nhiều tác giả, nhan đề Tướng Nguyễn Sơn, coi như một tặng phẩm kỷ niệm Quân đội nhân dân Việt Nam tròn năm mươi tuổi.


Bài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được in ở đầu cuốn sách. Tháng Tư năm 1996, Nhà xuất bản Lao động của Việt Nam lại cho ra cuốn sách thứ hai viết về Hồng Thủy vợi nhan đề Lưỡng quốc tướng quân.


Trước đó vào tháng Sáu năm 1995, con trai lớn của tôi Trần Hàn Phong, được Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam mời sang thăm Việt Nam thời gian mười lăm ngày. Lần sang này là để tìm hiểu thêm những gì liên quan đến cha cháu - Hồng Thủy - trong thời chiến tranh chống Pháp, sưu tầm và tích lũy tài liệu lịch sử.


Lúc ở Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho cháu được gặp tại nhà riêng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉnh lý bài phát biểu của ông tái "Lễ kỷ niệm ngày sinh thứ 85 của tướng Nguyễn Sơn", và ký tên tặng cho Trần Hàn Phong. Đại tướng nói với cháu Phong:

"Trong huyết quản cháu có dòng máu Trung Quốc, lại có dòng máu Việt Nam, phải đảm nhiệm việc tăng cường tình hữu nghị Trung-Việt và có thể làm được việc trọng đại ấy".

Đồng chí Võ Nguyên Giáp lại nhấn mạnh một lần nữa: "Hai nước Việt-trung cần đoàn kết, đoàn kết, đoàn kết nữa."

Để tưởng nhớ tới cha, để nêu bật được tinh thần quốc tịch nghĩa của cha mình và muốn cho tình hữu nghị truyền thống của hai nước Trung - Việt luôn tỏa sáng, tử năm 1962 trở đi, Trần Hàn Phong đã cố gắng sưu tầm từng chút một, dần dần thành số lượng lớn những tư liệu lịch sử liên quan đến cha mình qua các thủ trưởng Trung, Việt cũ của Hồng Thủy, các bạn chiến đấu cu, những người có thời cùng công tác với ông, các học trò. người thân quen của Hồng Thủy, các nhà nghiên cứu về Hồng Thủy, những người thân thích ở Việt Nam. Hàn Phong cũng lần lượt viết nhiều bài đăng trên nhiều tạp chí, tập san của hai nước Trung - Việt, thu hút được sự chú ý và đồng tình của nhân dân hai nước.


Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận một cách đầy đủ những cống hiến của Hồng Thủy trong cuộc đấu tranh cách mạng của hai nước Việt - Trung, những đóng góp mà ông đã phát huy được đối với việc phát triển tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước. Dù Hồng Thủy đã mất hơn bốn mươi năm rồi, song tình cảm trân trọng và nhớ thương ông của Chính phủ và nhân dân Việt Nam không suy giảm. Lòng trân trọng và nhớ thương đó được biểu hiện qua sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam với những người trong gia đình chúng tôi.


Hơn bốn mươi năm qua, trong những ngày Trung - Việt hữu hảo, trong những ngày tết, ngày lễ, các đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc như: Ngô Thuyền, Ngô Minh Loan, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Văn Quảng, Đặng Nghiêm Hoành và Đại sứ đương nhiệm Bùi Hồng Phúc đều mời cả nhà chúng tôi đến sừ quán để cùng đón mừng.


Các tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam như đại tá Nguyễn Ngọc Y, đại tá Lê Khôi và tùy viên quân sự đương nhiệm đại tá Phạm Trung Minh đều thay mặt lãnh đạo quân đội đến thăm chúng tôi và còn rất quan tâm giúp đỡ chúng tôi.


Từ sau năm 1991, lãnh đạo hai Đảng, hai nước Trung - Việt qua lại thăm hỏi ngày càng nhiều. Mặc dù lịch đi thăm chính thức bố trí rất sít sao nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn cố gắng xếp sắp thời gian để gặp mặt tiếp tôi và các cháu. Trong thời gian năm năm từ 1992 đến 1997, những nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đến thăm Trung Quốc là: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyễn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Thượng tướng Lê Khả Phiêu (hiện là Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam), Thượng tướng Trần Văn Quang, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, tất cả đều tiếp chúng tôi tại Đại sứ quán Việt Nam.


Tôi vô cùng cảm ơn lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quân đội Việt Nam. Hơn bốn mươi năm đã trôi qua, họ không những không quên những cống hiến của Hồng Thủy với cách mạng Trung Quốc, cách mạng Việt Nam và tình hữu nghị Việt - Trung mà còn nhớ tới các người thân Trung Quốc của Hồng Thủy.


Đầu năm 1997, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười trước khi mãn nhiệm đã sang thăm chính thức Trung Quốc một lần cuối. ông đã gặp mặt tôi và các con tôi mời tôi vào thời gian nào thuận tiện cùng các con cháu sang Việt Nam thăm những người thân và tảo mộ Hồng Thủy.


Sau khi Tổng Bí thư Đỗ Mười ngỏ lời mời, thấy tuổi tác tôi đã cao nên các cơ quan hữu quan phía Việt Nam đã tích cực thu xếp việc này. Cuối năm, Bộ Quốc phòng Việt Nam chính thức gửi giấy mời qua Bộ Quốc phòng Trung Quốc mời cả nhà chúng tôi bảy người sang thăm Việt Nam, gồm có tôi và con trai trưởng Trần Hàn Phong, con dâu trưởng Lâm Song Song, cháu nội gái Trần Nguyễn Lăng cùng con trai thứ Trần Tiểu Việt, con dâu thứ Lý Vân Khởi, cháu nội trai Trần Nguyễn Chinh. Qua một năm chuẩn bị của hai phía Trung - Việt, đối với gia đình tôi cuộc về thăm có ý nghĩa to lớn này cuối cùng đã được thực hiện.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #99 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:40:03 pm »

Chương XV
GHI CHÉP VỀ CHUYẾN THĂM VIỆT NAM


Trước khi mãn nhiệm, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã thân thiết mời cả nhà tôi sang thăm Việt Nam. Lần đầu tiên bước vào cửa nhà chồng, tôi đã là một bà già tám mươi tư tuổi.


Trung Quốc có một câu châm ngôn "Thất thập bất viễn hành" (người đã bảy mươi tuổi không nên đi xa), huống hồ tôi đã là một bà già tám mươi tư tuổi, sức yếu, bệnh nhiều. Thầy thuốc, đồng sự, bạn bè đều có ý tốt khuyên tôi không nên đi xa. Nhưng để hoàn thành ước nguyện cuối cùng của Hồng Thủy trước khi ra đi và cũng để góp một chút sức tàn vào việc tăng thêm tình hữu nghị truyền thống của nhân dân hai nước Trung - Việt, tôi vẫn quyết tâm hoàn thành việc về thăm Việt Nam lần đầu.


Ngày 16 tháng Ba năm 1998, tôi và con trai thứ hai Trần Tiểu Việt, con dâu thứ hai Lý Vân Khởi đi chuyến tàu quốc tế thứ năm về Hà Nội. Trần Hàn Phong công tác ở ủy ban Thường vụ Đại hội nhân dân toàn quốc (Quốc hội) mà Đại hội lần thứ 9 đang vào lúc bận rộn nhất nên không đi cùng. Cả nhà chúng sẽ đáp máy bay đến Hà Nội. Cháu nội tôi Trần Nguyễn Chinh vì có việc nên không thê về thăm lần này.


Rất lâu rồi, tôi không đáp xe lửa đi xa. Lúc bắt đầu tôi không quen với chuyện tàu lắc và ồn, phải mất một thời gian mới thích ứng được tiết tấu nhịp nhàng đó. Tiểu Việt và Vân Khởi lo cho tôi đi xa sinh bệnh, giúp tôi sửa soạn chỗ nằm thật thoải mái, bắt tôi nằm nghỉ nhiều, ít nói chuyện để tránh bị hưng phấn và kích động.


Đã trải qua một đời, tám mươi tư xuân thu, nóng lạnh, đối với tôi mà nói, nỗi bi tráng của cuộc hôn nhân khác quốc tịch, những nỗi gian truân khốn khổ trong cuộc sống nay đã là những chuyện rất xa vời. Tôi không còn như những thanh niên tràn trề sức sống, dễ hưng phấn và kích động, cũng không giống những người còn trung niên, trong lòng trăm sự bộn bề, dễ tức cảnh sinh tình. Lúc này đây tôi càng bình tĩnh và thanh thản.


Xe tốc hành chạy hơn ba mươi tiếng đồng hồ, trưa hôm sau mới tới Nam Ninh, thủ phủ của Quảng Tây. Sau khi dừng lại kiểm tra hai tiếng đồng hồ, đoàn xe lửa số 5 cắt lại năm toa, rồi tiếp tục đi về phía nam. Vào khoảng 11 giờ đêm xe tới Bằng Tường, một thị trấn giáp biên giới Việt Nam. Tại đây chúng tôi dừng lại để làm thủ tục xuất cảnh. Sau hai tiếng, xe hỏa tiếp tục chạy.


Mờ sáng ngày 18, xe tiến vào địa giới tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam. Tại thị trấn Đồng Đăng của tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi chuyển sang xe lửa Việt Nam chạy đường khổ hẹp và làm thủ tục nhập cảnh.


Tiểu Việt và Vân Khởi đỡ tôi xuống xe. Trên sân ga, tôi đảo mắt nhìn quanh thấy trời vẫn tối mờ mờ, trừ cảnh núi non liên miên chạy theo hai bên đường tàu còn không nhìn thấy gì khác. Lúc đó tự nhiên trong lòng tôi vốn dĩ rất bình thản nay tự nhiên thấy xao xuyến, rạo rực hẳn lên, tôi đã đến Tổ quốc của Hồng Thủy, tính đến nay vừa tròn sáu mươi năm, lần đầu tiên tôi bước vào cửa nhà chồng.


Trời sáng dần, đoàn xe lửa tiếp tục tiến về phía nam. Nhìn qua cửa sổ, từng tòa nhà, núi cao vùn vụt chạy về phía sau. Xuyên qua một đoạn đèo hẹp quanh co, đoàn tàu tiến vào đồng bằng sông Hồng nổi tiếng thế giới, hiện lên trước mắt là cả một vùng ruộng lúa mênh mông xanh mơn mởn. Lúc này là lúc lúa xuân đang xanh tốt.


Tôi tự nhiên lại nhớ lại sáu mươi năm trước. Khi mới tới Ngũ Đài, Sơn Tây, Hồng Thủy với tình cảm yêu quê hương sâu đậm đã nói cho tôi nghe về đất nước tươi đẹp của mình. ông đã từng kể với tôi, Việt Nam là một mảnh đất phì nhiêu, mọi người thường ví hình dáng của đất nước như "một đòn gánh gánh hai thúng thóc", còn ví các sản vật tài nguyên của đất nước là "non vàng, biển bạc". Hồng Thủy vẽ lên giấy một bức bản đồ Việt Nam đơn giản để chỉ cho tôi "chiếc đòn gánh" là chỉ dải đất hẹp của Trung Bộ Việt Nam, ông chỉ cho tôi "hai thúng thóc" là chỉ đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mê Lông, hai khu vực sản xuất lương thực nổi tiếng trên thế giới. ở phía bắc và phía tây Việt Nam là vùng núi, là những dải rừng sâu nhiệt đới hên miên như biển xanh, ở đó có các loại gỗ lim, sến, táu, và các loại gỗ quý khác, hàng ngàn loại dược liệu, ở đó còn có biết bao loài chim muông cầm quý, dưới đất còn giấu biết bao khoáng sản quý hiếm vì vậy mới nổi tiếng là "núi vàng”. Việt Nam có ba nghìn hai trăm km bờ biển, có lãnh hải rộng lớn, mật độ sông hồ dày đặc, tài nguyên thủy sản rất phong phú, vì vậy mới có cái tên đẹp là "biển bạc". Hồng Thủy nói đợi đến khi Trung Quốc và Việt Nam được giải phóng sẽ dẫn tôi đi thăm Việt Nam. Không ngờ rằng, lần đầu tiên được bước về nhà chồng, tôi đã là một bà già tám mươi tư tuổi.


Sau đó, mỗi lần xe dừng ở một ga, có những phụ nữ và trẻ con mặc áo cánh, quần rộng ống, chân trần, đi rao bán quà bánh. Trong thúng và mẹt bằng tre đan của họ xếp đầy hoa quả, kẹo, bánh chưng, bánh nếp, những món thực phẩm đặc sắc của địa phương. Xe chưa tới Hà Nội song trên đường đi chúng tôi đã được ngắm qua "phong thổ nhân tình" của Việt Nam.


Một giờ chiều, đoàn xe lửa như một chàng dũng sĩ hồi hương, vượt qua cầu sắt sông Hồng, vào tới thủ đô của Việt Nam - Hà Nội.

Mọi người đến đón đã đứng chờ sẵn ở ga. Nguyễn Thanh Hà và chồng Hà Trọng Tuyên, Nguyễn Việt Hằng, thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng, là người thân thích của gia đình ở Việt Nam, các quan chức của cơ quan tùy viên quân sự, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và còn nhiều họ hàng thân thích khác. Họ tặng tôi từng bó, từng bó hoa tươi rất đẹp. Mọi người vui vẻ phấn khởi đứng chụp ảnh lưu niệm cùng tôi tại sân ga.


Chúng tôi lên xe về nhà khách Bộ Quốc phòng. Trên đường, tôi tận ngắm vẻ đẹp vùng nhiệt đới của thủ đô Hà Nội. Hai bên đường là hàng cây cao, xanh tốt, sum sê mùi hoa sữa làm nao lòng người, từng khoảnh từng khoảnh đất xanh um, từng luống từng luống hoa tươi, từng phố lại có công viên nhỏ. Hoa tươi muôn mầu, muôn sắc đua nở. Thành cổ ngàn năm Hà Nội giống như một vườn hoa lớn, cây xanh, hoa đẹp.


Xe tiến qua cổng sắt lớn của nhà khách Bộ Quốc phòng. Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, đại tá Vũ Tần đã đứng chờ đón tôi ở cửa. Các con khác của Hồng Thủy: Vũ Thanh Các, Nguyễn Mai Lâm, Nguyễn Cương và vợ Nguyễn Ngọc Chi, các cháu hơn một chục người đã chờ đón tôi ở nhà khách. Các con, cháu đều mặc những bộ đồ Việt Nam rất đẹp, tay ôm hoa tươi, mặt mày tươi cười, vui vẻ, hạnh phúc. Khi tôi xuống xe, các cháu đã tặng hoa và vây kín chung quanh. Chúng dùng tiếng Trung Quốc chưa thật sõi, kêu tôi ríu rít nào "Mẹ", nào "Bà". Những tiếng nói thân thiết, nhiệt tình đó như róc vào tai tôi.


Nhà khách Bộ Quốc phòng ở ven sông Hồng, rộng rãi và tĩnh mịch. Trong vườn chung quanh nhà khách trồng hàng loạt cây xà cừ, cây sấu, cây nhãn, ngọc lan, vạn niên thanh, mít, sum sê, cao lớn của vùng nhiệt đới.

Ở chính diện khu nhà khách là tòa nhà lầu hai tầng do người Pháp xây tử cuối thế kỷ XIX, đã từng là nhà cho toàn quyền Pháp, sau là nhà tư lệnh quân đội Pháp. Ở bên trái khu nhà khách là một tòa nhà bốn tầng được xây từ những năm 50, 60, phòng xây một bên, cửa sổ quay ra một con đường hành lang lộ thiên, ở bên phải khu nhà khách là một tòa nhà cao tầng hiện đại mới xây xong gần đây. Nhìn qua kiến trúc của khu nhà khách có thể thấy lịch sử thay đổi đã đưa Việt Nam đến những chuyển biến rất lớn.


Chúng tôi được bố trí ở tầng một tòa nhà do Pháp xây ở chính diện khu nhà khách. Tầng một gồm bốn khu phòng ở cao ráo, thoáng mát, trang trí hào hoa, thiết bị đầy đủ. Tôi, Hàn Phong và Song Song, Tiểu Việt và Vân Khởi , Nguyễn Lăng, Thanh Hà, chia nhau ở bốn phòng trong đó. Tầng một của nhà khách này vốn dành cho quý khách nước ngoài loại một, cấp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ở. Có thể thấy, Bộ Quốc phòng đã tiếp đãi chúng tôi thật chu đáo, trân trọng.


Các con cháu ngồi vây quanh tôi, hỏi han mọi chuyện. Mọi người trao đổi thật sôi nổi, thân tình. Nhìn anh em chúng thân thiết tình ruột thịt máu mủ, lòng tôi vui sướng không sao tả xiết.


Trời đã khuya, dù rằng ở bên nước, tôi có thói quen đi ngủ sớm nhưng hôm nay cũng thức vui đoàn tụ cả nhà.


Ở ngôi lầu nhà tôi ở, có lúc có thể nghe thấy tiếng nước sông Hồng chảy. Sông Hồng, con sông mẹ của dân tộc Việt Nam, đỏ màu phù sa vùng nhiệt đới, nguồn của nó từ cao nguyên Vân - Quý, gồm các nhánh sông Nguyên, sông Đà, sông Lô, ba sông đó hợp lưu mà thành, kéo dài ngàn dặm. Nó xuyên núi, luồn đèo, quanh co uốn khúc, có lúc gào thét cuồn cuộn, có lúc êm ả trôi xuôi đổ dồn xuống vùng tam giác châu thổ sông Hồng. Nó mang dòng phù sa dồi dào, tươi mát nuôi dưỡng nhân dân Việt Nam nhiều đời sống trên mảnh đất phì nhiêu đó


Sông Hồng đã cùng theo làm bạn động viên khích lệ nhân dân Việt Nam chống Mỹ cứu nước lâu dài và gian khổ. Cuối cùng, dân tộc Việt Nam đã được giải phóng hoàn toàn. Ngày nay, nó vẫn chảy xuôi để phụng sự nhân dân Việt Nam xây dựng ngày mai tươi đẹp hơn. Tôi cũng như mọi người Việt Nam khác, nghe tiếng sóng vỗ của sông Hồng như được nghe tiếng mẹ ru, chìm nhanh vào giấc mộng quê hương.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM