Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:05:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoàng Hà nhớ Hồng Hà thương  (Đọc 58018 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2009, 09:41:48 pm »

Không lâu sau đó, trường chúng tôi có một hiệu trưởng mới, tên là Triệu Thành Trai, người huyện Ngũ Đài, Sơn Tây.

Hiệu trưởng mới là một nhân sĩ thông minh, cởi mở và tiến bộ. Việc học sinh tham gia hoạt động "Kháng Nhật cứu vong” và các yêu cầu tiến bộ của học sinh, không những ông không gây trở ngại mà ở mức độ nào đó còn giúp dỡ nữa. Ông mời thêm mấy vỉ giáo sư có tư tưởng tiến bộ đến trường giảng dạy cho học sinh.


Thầy giáo mới đến giảng về quốc văn Lý Trác Ngô, khoảng bốn mươi tuổi trở lại, người tầm thước, mặc một bộ quần áo Trung Sơn màu xám, nghe giọng nói giống như người ở miền Nam. Các học trò đều rất yêu mến ông. Ông thường tuyên truyền cho học sinh những tư tưởng tiến bộ về chống đế quốc, chống phong kiến, tuyên truyền "Kháng Nhật cứu quốc". Ông bị bệnh đau dạ dày, người rất suy nhược. Đứng trên bục giảng, ông luôn dùng tay ôm bụng. Có lúc mặt ông vàng vọt, mồ hôi chảy ròng ròng trên má. Khi giáo sư Lý giảng bài, cả lớp im phăng phắc. Các học sinh đều tập trung chăm chú nghe ông giảng.


Ngoài giờ lên lớp, một số học sinh ham tiến bộ có lúc đã tìm đến nhà trọ của thầy, nghe ông giảng về đạo lý cách mạng. Có lúc ông còn cho mượn một số sách báo, truyện, tạp chí tiến bộ, như truyện của Lỗ Tấn AQ chính truyện, Thím Tường Lâm... ông còn kể cho chúng tôi nghe ở giáp giới phía bắc Trung Quốc có một quốc gia vĩ đại gọi là Liên Xô do Lênin sáng lập, hiện do Xtalin lãnh đạo, là một nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên toàn thế giới. Ở đó đã tiêu diệt chế độ xã hội "người bóc lột người”, toàn dân đều được sống hòa bình, hạnh phúc...


Những điều giáo sư Lý giảng giải, chúng tôi đều cảm thấy rất mới mẻ và đặc biệt thu hút. Chúng tôi ngầm đoán ông có thể là Đảng viên Cộng sản. Thế nhưng không ai trong chúng tôi dám nói, dám hỏi. Bởi lẽ dưới sự thống trị của bọn phản động Quốc dân đảng, lại trong thời kỳ khủng bố trắng, là đảng viên Cộng sản có nghĩa là bị mất đầu.


Để bảo đảm an toàn, giáo sư Lý thường thay đổi chỗ trọ luôn, và ít lâu sau chúng tôi không thấy ông nữa. Chúng tôi đoán rằng có lẽ bọn phản động định bắt ông, nên ông đã bí mật rời trường.


Trường chúng tôi cũng có một giáo sư sử học tên là Địch Cảnh Tương. Khi đến trường ông còn trẻ và rất hào hoa phong nhã. Ông dạy cho chúng tôi tại sao công nhân, nông dân bị bóc lột áp bức, tại sao đế quốc Nhật lại muốn xâm lược Trung Quốc... Ông còn giảng cho chúng tôi về lịch sử phát triển xã hội loài người, nói rõ cho chúng tôi về đạo lý: Thế giới cũ tất sẽ diệt vong, thế giới mới nhất định sẽ sinh thành. Sau đó ông thi đỗ vào học ở Trường Đại học sư phạm Bắc Kinh và rời trường.


Chịu ảnh hưởng của những giáo sư tiến bộ, tôi bắt đầu chủ động tìm đọc các sách báo tiến bộ như: Báo tuần Sinh hoạt đại chúng và Bình Tông Ức Ngữ của Châu Thao Phấn chủ biên, Tạp chí phụ nữ do Thẩm Tư Cửu chủ biên... Những sách báo đó đã giúp tôi nhận thức thế giới, tiền đồ của tổ quốc và vận mệnh của cá nhân, giúp tôi từ một thanh niên đang mông lung, trở thành người cách mạng tự giác. Tôi dần nhận thấy rằng chỉ có Đảng Cộng sản mới có thể cứu được Trung Quốc, từ đó tất cả hy vọng của tôi đều đặt vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Mùa đông năm 1933, do bạn học Tống Ngâm Mai giới thiệu, tôi tham gia vào tổ chức quần chúng của Đảng Cộng sản, "Hội Liên hiệp những người nghiên cứu Chủ nghĩa xã nội khoa học" gọi tắt là "Xã Liên".

Cũng từ ngày đó, tôi chính thức tham gia cách mạng.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2009, 09:43:09 pm »

Tôi không do dự từ bỏ chí hướng thi vào đại học. Chuẩn bị đi Tân Cương tham gia công tác cách mạng.

Năm 1934, khóa mười sáu của chúng tôi tốt nghiệp. Đa số bạn học của tôi không chuẩn bị học lên nữa, có người thì tính tìm công tác tại Thái Nguyên, có người muốn về quê dạy học. Tôi chuẩn bị đi Bắc Bình, một mặt ôn thi để chuẩn bị thi vào đại học, mặt khác vì Bắc Bình là trung tâm của phong trào thanh niên, nên tôi đến đó để tìm theo cách mạng.


Cha tôi đến trường thăm tôi để xem tôi tính toán làm gì sau khi tốt nghiệp, tôi bèn kể hết những suy tính cá nhân.

Cha tôi khi nghe xong nhăn nhó nói:

"Cha hiện nay thôi công tác, mẹ con lại bệnh, cả nhà một đống miệng ăn, cha không có đủ tiền để cho con học lên đại học".

Nghe cha nói, tôi òa lên khóe. Thấy tôi khóc, cha tôi mủi lòng vội nói: "Con cứ đi đi để cha liệu”.

Tết Trung thu năm đó, tôi và Dương Kim Minh cùng một vài bạn học rời Thái Nguyên đi bằng xe hỏa tới Bắc Bình. Riêng Lý Thục Anh, bạn cùng khóa với tôi, vì bị chị nuôi và gia đình bên nhà trai đang hỏi, thúc bách phải kết hôn ngay, đã trốn lên Bắc Bình trước. Mọi người chúng tôi đều góp một số tiền để giúp chị. Lý Thục Anh là một phần tử tích cực, năng động của phong trào học sinh tỉnh Sơn Tây. Trong vụ thảm sát "18/12" chính chị là một đại biểu học sinh đi đàm phán, đã ra vào trụ sở Quốc dân đang tỉnh Sơn Tây. Tên của chị đã bị chính quyền phản động Sơn Tây ghi vào sổ đen, mọi hành động đều bị theo dõi. Chị đến Bắc Bình không lâu thì bị bọn Quốc dân đảng ở Bắc Bình bắt giam.


Ở trong ngục Lý Thục anh gặp người thẩm vấn mình là Lý Úc Tài, người của Khoa Chỉnh huấn Cục công an Bắc Bình. Đó là một tên phản bội đầu hàng. Sau khi biến chất, phản bội, nó được phân công chuyên đối phó với Đảng Cộng sản, Lý Thục Anh bị Lý Úc Tài dùng mọi cách mềm rắn để o ép, cuối cùng chị từ bỏ cách mạng. Sau khi ra tù, chị còn lấy Lý Úc Tài.


Khi mới tới Bắc Bình, chúng tôi thuê một căn nhà nhỏ trong khu dân cư lớn nằm ven sông, phía tây Tiền Môn. Lúc đầu chúng tôi còn chưa biết sự biến chất của Lý Thục Anh. Chị ta thường xuyên dẫn Lý ục Tài đến thăm chúng tôi, giữa họ và chúng tôi đều qua lại thăm nhau.


Lúc đó về chính trị chúng tôi còn rất ấu trĩ, sau này mới thấy thật là mất cảnh giác.
Lý Úc Tài thường tới chỗ chúng tôi lấm lét, nhòm nhòm, ngó ngó, nói vài câu "ba điều bốn sợi". Tôi và Dương Kim Minh chỉ cúi xuống chăm chú đọc sách, chẳng quan tâm đến việc lui tới của hắn.


Mặc thái độ của chúng tôi, Lý Úc Tài cứ dăm ngày ba lượt lại mò đến. Hắn hy vọng thông qua tiếp xúc với các học sinh tiến bộ để lần ra đường dây hoạt động bí mật của Đảng Cộng sản ở Bắc Bình.


Chúng tôi đến Bắc Bình để học dự bị đại học, xe in tình hình thi tuyển vào đại học năm tới. Việc nộp đơn vào trường nào còn phải xem phương thức tuyển chọn của trường và khả năng thi của mình mới có thể quyết định được.


Qua hai tháng ôn luyện thi vừa khẩn trương, mệt mỏi, buồn chán, mấy người cùng tới Bắc Bình với tôi, do vô vàn nguyên nhân khác nhau, đã từ bỏ chí hướng thi vào dại học. Chỉ còn lại hai người: Tôi và Dương Kim Minh. Tôi biết tiền cha tôi cho tôi ăn học không phải dễ dàng gì. Tôi phải cố gắng học cho thành đạt để báo đáp tấm lòng của cha tôi. Tôi tập trung mọi nỗ lực vào học thi, không dám màng tới chuyện đi thăm danh lam thắng - cảnh của Bắc Bình, các vườn của hoàng gia, ngay thậm chí đến các điểm ở trung tâm thành phố như Cố Cung, Bắc Hải đều cũng chưa qua.


Sau khi chúng tôi tới Bắc Bình, có hai người là thầy dạy cũ ở Trường Nữ sư phạm Thái Nguyên thường đến thăm chúng tôi, hai người đều đã tốt nghiệp đại học, một người tên là Địch Cảnh Tương ở Đại học Sư phạm Bắc Bình, một người ở Đại học Thanh Hoa tên là Lưu Đại Phong1 (Địch Cảnh Tương: Sau giải phóng làm Phó Chủ nhiệm Ban thường vụ Hội đồng nhân dân thành phố Thượng Hải. Lưu Đại Phong: Sau giải phóng làm Phó Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế quốc gia).


Họ đều là người đồng hương Sơn Tây với chúng tôi nên thường đem nhiều tin tức đến kể lại như: Tình hình toàn quốc kháng Nhật trước mắt, hướng mới về việc Quốc Cộng hợp tác, hoạt động của các sinh viên tiến bộ Bắc Bình trong các trường đại học. Các anh còn chỉ dẫn thêm cho chúng tôi trong việc chuẩn bị thi vào đại học.


Mùa đông đã tới, ngôi nhà nhỏ của chúng tôi vừa tồi vừa lạnh. Tiền chúng tôi mang theo không nhiều, kinh tế mỗi ngày một khó. Môn số học chúng tôi học giỏi, song môn tiếng Anh thì chưa được, lòng tin thi đỗ vào đại học của chúng tôi suy giảm. Đêm đến, cuộn mình trong chiếc vỏ chăn mỏng lạnh giá, nghe tiếng gió lạnh Tây Bắc gào rít ngoài cửa sổ, làm lòng tôi cũng nguội lạnh đi.


Cùng thời đó, Tống Ngâm Mai, người đã giới thiệu tôi vào "Xã Liên” cũng đến Bắc Bình. Nghe nói chị ở một trường trung học. Chúng tôi chưa gặp lại chị lần nào.

Một hôm đột nhiên chị Mai đến chỗ chúng tôi trọ. Tôi và Đương Kim Minh hết sức ngạc nhiên và mừng rỡ. Đi ngoài trời gió lạnh, mặt chị đỏ ửng lên, nói với chúng tôi với điệu bộ mừng ra mặt:

"Ngọc Anh, Kim Minh, mình dân tới cho các vị một vị khách đây!”

Cùng với lời giới thiệu đầy nhiệt tình của chị Mai, chúng tôi nhìn thấy một thanh niên trẻ trạc hai mươi bốn, hai mươi nhăm tuổi. Anh ta mặc một chiếc áo khoác màu tro, quàng cái khăn màu da lừa, nhìn có vẻ nho nhã. Anh đưa mắt từ tốn quan sát ngôi nhà nhỏ kiểu Bắc Bình với các cửa sổ dán giấy trắng. Nhìn xong anh có vẻ bực ra mặt còn tôi và Dương Kim Minh thì không chịu nổi phì cười.


Chị Mai nhanh mồm, nhanh miệng giới thiệu vắn tắt với cả hai bên: Anh là Vương Nghiêu, người Sơn Tây... Nhìn thái độ phấn khởi của chị Mai, tôi đoán có thể anh Nghiêu là người hên lạc của tổ chức bí mật của Đảng Cộng sản với các thanh niên tiến bộ.


Anh Nghiêu tới làm cho ngôi nhà nhỏ vừa tối, vừa lạnh của chúng tôi như tràn ngập sức sống. Anh trở thành khách quen của chúng tôi. Dưới sự dẫn dắt chỉ bảo, giúp đỡ của anh, tôi và Dương Kim Minh càng thấy bức thiết phải làm cách mạng. Sau đó ít lâu, anh giới thiệu chúng tôi gia nhập Đoàn thanh niên Cộng sản.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2009, 09:44:09 pm »

Một hôm Vương Nghiêu mang đến cho chúng tôi một tin làm nức lòng người: "Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân công nông đã phá vỡ vòng vây quét của bọn Tưởng Giới Thạch Quốc dân đảng, đang thẳng đường thắng lợi tiến về phía Bắc..."
Vương Nghiêu động viên chúng tôi đi Tân Cương. Nơi đó rất gần Liên Xô, có thể nhận được sự viện trợ trực tiếp của Liên Xô. Anh rủ chúng tôi đi đón Hồng quân đang tiến lên Bắc để kháng Nhật. Mỗi lời của anh đều làm cho tôi phấn chấn hẳn lên. Được sự cổ vũ của anh Nghiêu, tôi và Dương Kim Minh đã đổi chí thi vào đại học, chuẩn bị cùng anh đi Tân Cương tham gia công tác cách mạng.


Đúng lúc chúng tôi cao hứng nhất, Lý Úc Tài, như từ dưới đất chui lên, đứng trước mặt chúng tôi...

"Một bộ mạt vô cùng nhiệt tình, cuốn hút. Một người con trai vừa đẹp trai, vừa có duyên". Với tài đánh hơi của tên phản cách mạng, Lý Úc Tài đoán thấy ở Vương Nghiêu có một thân phận khác người, một mặt đi vội ra cửa, một mặt nói rất khách sáo: "A, có khách mới. Các bạn cứ nói chuyện đi, nói đi, tôi không dám làm phiền”.
Lý Úc Tài vừa ra khỏi cửa, Vương Nghiêu cảnh giác hỏi: "Anh ta là ai vậy?"

Tôi bèn trả lời thẳng thắn:

“Là chồng của Lý Thục Anh, một học sinh của Trường Nữ sư phạm Thái Nguyên, hắn là một tên phản bội".

Sắc mặt Vương Nghiêu thay đổi hẳn, nghiêm hẳn lại nói: "Tại sao các cô lại cho bọn phản bội đi lại ra vào như vậy? Thật hết sức mất cảnh giác. Phải chuyển nhà ngay."
Tôi với chị Minh không biết nói gì cho phải, đành ngậm miệng không nói. Theo chỉ thị của anh Nghiêu, ngay đêm hôm đó, chúng tôi dọn đi ngay, đến ở một nhà nghỉ nhỏ, ngoại vi nam thị trấn trong khu vực của người Triều Dương (Sán Đầu, Quảng Đông). Chúng tôi thuê một phòng nhỏ phía đông khu nhà nghỉ, cửa sổ nhìn tháng ra cửa ra vào của khu. Khu nhà nghỉ còn có khá nhiều sinh viên người Triều Dương đến thuê trọ.


Một bữa tối, Vương Nghiêu mang đến một bọc. Mở ra xem toàn là truyền đơn in dầu đủ các màu xanh, đỏ, vàng, còn thơm phức mùi mực.

“Đây là truyền đơn kháng Nhật do tổ chức bí mật của Đảng Cộng sản ở Bắc Bình in, trao cho các cô tán phát trong khu đại học Triều Dương. Chúng ta hoàn thành một lần nữa nhiệm vụ của Đảng trao cho".

Sau khi bàn giao, bố trí đâu đó xong, anh Vương Nghiêu đi ngay.

Trời đã tối khuya, tôi và Dương Kim Minh, dưới ánh đèn mờ, ngồi lẩm nhẩm đọc từng câu, từng chữ của truyền đơn. Đây chính là tiếng nói của Đảng! Tôi cảm thấy máu trong người như sục sôi. Đây là nhiệm vụ đầu tiên do tổ chức Đảng trực tiếp trao cho chúng tôi.


Để rải truyền đơn cho tiện, chúng tôi đem từng tờ gấp thành hình tam giác để trong cái vali nhỏ mà chúng tôi mang từ Thái Nguyên tới. Tôi còn cố tình giữ lại một tờ.
Sáng hôm sau, đúng giờ anh Nghiêu tới nhà nghỉ, chúng tôi thảo luận kỹ kế hoạch hành động rồi xuất phát. Tôi xách vali nhỏ đi trước, Vương Nghiêu và Dương Kim Minh đi sát theo sau để yểm hộ.


Chúng tôi thong dong đi tới Đại học Triều Dương. Lúc này vườn trường rất tĩnh mịch, sinh viên đang lên lớp Chúng tôi lần theo đường bao của vườn, chọn một chỗ tương đối kín đáo. Tôi nhanh chóng mở vali. Tôi, chị Minh, anh Nghiêu, ba người ra sức bốc từng nắm truyền đơn ném tung vào trong vườn. Các tờ truyền đơn xanh, đỏ, vàng được tung bay vào vườn như những cánh én mùa xuân bay lượn.


Mấy ngày sau, Vương Nghiêu rất phấn khởi báo cho chúng tôi là các bạn sinh viên Đại học Triều Dương khi đọc xong những tờ truyền đơn do chúng tôi rải hết sức phấn chấn. Ngày mà bốn trăm triệu đồng bào vui sướng nhất sẽ là lúc bọn xâm lược Nhật Bản bị tống cổ khỏi đất nước Trung Quốc.


Cuối năm ấy, ở Bắc Bình đã phát động phong trào học sinh "9/12" nổi tiếng. Từ đó đã đẩy phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo lên một cao trào mới.


Cùng vào thời điểm này chúng tôi lâm vào tình hình nghiêm trọng. Vương Nghiêu yêu cầu chúng tôi phải đề cao cảnh giác. Gần đây các trường dại học đều phát hiện thấy truyền đơn kháng Nhật của Đảng bộ Bắc Bình, do đó Thị ủy Quốc dân đảng đã phái nhiều bọn đặc vụ cải trang thường dân hoạt động ở chung quanh các trường đại học, chúng tôi khi hành động gì phải không được để sơ sẩy một lì. Vương Nghiêu còn quy định các ám hiệu báo động khi xảy ra tinh hình bất trắc.


Sau khi chúng tôi dọn nhà đi không lâu, Lý Úc Tài đã phát hiện ra chỗ ở mới của chúng tôi. Hắn cử một tên đặc vụ đến ở hẳn trong một ngôi nhà nhỏ đối diện với nhà nghỉ để theo dõi chúng tôi sát sao hơn.


Trung tuần tháng 3, chúng tôi chuẩn bị đi Tân Cương. Trừ Vương Nghiêu, Dương Kim Minh và tôi ra, còn một đồng chí nam họ Lý cùng đi với chúng tôi. Để bảo đảm an toàn khi đi, tổ chức Đảng yêu cầu chúng tôi phải đóng làm hại cặp vợ chồng giả: Tôi và Vương Nghiêu thành một cặp và chúng tôi đã quyết định xong.


Một ngày trước khi xuất phát, Tống Ngâm Mai đến tiễn. Tối hôm đó, chị ngỉl lại cbỗ chúng tôi. Nghĩ tới ngày mai bước lên đường đấu tranh cách mạng, lòng chúng tôi vô cùng xốn xang, cả ba chúng tôi đều thức thãi đến tận khuya.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #13 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2009, 09:36:49 am »

Tôi đã chọc thủng giấy bịt cửa sổ theo ám hiệu quy định, nhưng vẫn không có hiệu quả, chúng tôi đều bị bắt.


Tiếng gõ cửa ầm ầm làm chúng tôi bừng tỉnh, có chuyện rồi. Chúng tôi liếc nhìn nhau, từ từ mặc quần áo vừa suy nghĩ tìm cách đối phó.


Nguyên do, Lý Úc Tài cử thêm bốn, năm tên đặc vụ. Nhóm trưởng là tên ở nhà đối diện với chúng tôi liền tiến hành lục soát nhà ở của chúng tôi. Chúng xông vào lệnh cho chúng tôi giơ tay lên, quặp vào sau gáy, đứng góc cửa sổ và không được động đậy. Trừ hành trang của chúng tôi ra, chúng lục tung đồ đạc, thậm chí cả các cục đất đá to ở nền nhà. Không may, chúng đã tìm thấy tờ truyền đơn tôi còn giữ lại được cất giấu trong nhà xí, để ở một hốc đá, có một hòn đá chặn trên. Như vậy kẻ địch đã có được chứng cứ.


Tôi rất lo cho Vương Nghiêu, mong sao anh đừng đến vào lúc này. Tôi chợt nhớ tới ám hiệu báo động mà anh Nghiêu đã quy định trước đây mấy ngày, bèn dùng ngón tay phải nhè nhẹ chọc thủng mấy lỗ nhỏ trên giấy bịt cửa sổ. Bọn đặc vụ dẫn chúng tôi đi và tổ chức mai phục căn nhà chúng tôi ở.


Theo thời gian đã ước định Vương Nghiêu tới nhà nghỉ. Anh vội vội vàng vàng đi vào khu nhà ở, bước thẳng vào căn phòng chúng tôi. Vừa vào cửa, anh sững lại. Hai tên đặc vụ đã kẹp chặt hai bên tay anh. Vương Nghiêu cũng bị bắt nốt.


Nghe nói người đồng chí nam, họ Lý, sau đó cũng tới khu nhà nghỉ, anh cảnh giác phát hiện thấy ám hiệu ở giấy bịt cửa sổ, liền quay đầu chạy luôn. Khi bọn đặc vụ chạy ra đuổi thì anh đã chạy mất tăm.


Trong phòng thẩm vấn của Thị ủy Bắc Bình, Lý Úc Tài tự thân tiến hành hỏi cung chúng tôi. Ngày thẩm vấn tôi tôi thất kinh thấy Vương Nghiêu đã bị trói quặt hai tay đang quỳ giữa tòa nhà thẩm vấn.


Trong lòng tôi rất bực, thầm trách Vương Nghiêu:

"Tại sao anh lại phải như thế?”

Lý Úc Tài bắt đầu hỏi cung tôi:

“Trần Ngọc Anh, cô ở Bắc Bình tham gia tổ chức nào?"

“Tôi chỉ đang ôn luyện, chuẩn bị thi vào đại học, không tham gia tổ chức nào cả".

Nghĩ một chút tôi bổ sung thêm:

"Chỉ đã từng tham gia tổ chức Xã Liên".

Nghe thấy câu trả lời của tôi, đôi mắt ti hí của Lý Úc Tài giật giật. Hắn biết tôi nói vậy là có ý cho hắn nghe, vì chính vợ hắn, Lý Thục Anh, cũng đã từng tham gia "xã Liên", hơn nữa còn là một phần tử cốt cán nữa. Tôi chủ động nói đã tham gia "Xã Liên" để che giấu việc tham gia Đoàn thanh niên Cộng sản.

Lý Úc Tài lại chỉ vào Vương Nghiêu đang quỳ trên đất hỏi tôi:

"Cô và anh chàng họ Vương đây có quan hệ gì?"

"Chúng tôi là người cùng quê Sơn Tây”.

"Tại sao cô lại định rời Bắc Bình?"

"Tiền tôi mang theo đã hết rồi, chuẩn bị về quê tìm việc làm...”

Cuộc hỏi cung ba chị em chúng tôi của Lý Úc Tài thất bại. Hai ngày sau, chúng tôi bị tống vào nhà giam của Cục công an thị, bị giam vào nhà giam dành cho phụ nữ.

Nhà giam nữ gồm bốn dãy nhà nhỏ xây quây lấy nhau. Gian chính giữa to hơn quay về hướng bắc, đã giam hơn hai mươi nữ tù hình sự. Ba chúng tôi là "chính trị phạm" bị giam riêng ở phía tây.


Trong nhà giam của chúng tôi còn có một bà đã đứng tuổi, làm nữ khán thủ. Bà phục vụ cho bọn phản động, bị giam vì tội "ăn vụng". Đối với chúng tôi bà ta chẳng quan tâm đến quan điểm, cũng chẳng cần biết chúng tôi đã làm gì, chỉ nói một cách thờ ơ:
"Thật đáng thương, mấy cô bé thế mà lại bỉ tống vào đại ngục".


Mỗi ngày tù nhân chỉ được ra tắm nắng một lần. Vì khuôn viên giữa các gian nhà ngục rất hẹp nên tù nhân xếp thành hàng, đứng vây quanh một cây hòe lớn mọc giữa khu nhà. Chúng tôi ba người thì thường ngồi lâu ở bậc thềm trước ngục để hưởng một chút nắng yếu ớt xuyên qua các cành cây, luân phiên xoa bóp gáy cho nhau, ngắm nhìn mặt trời.


Buổi tối, nằm trong nhà ngục lạnh ngắt, hôi thối sặc sụa, tôi cứ âm thầm suy nghĩ lại, xem lại sự việc nào chúng tôi làm không chặt chẽ, khiến kẻ địch sinh nghi.


Tôi lần lượt nhớ lại từng tình tiết trước khi bị bắt: Lý Úc Tài bất chợt gặp Vương Nghiêu ở chỗ chúng tôi, nếu chúng tôi bình tĩnh không vội dọn nhà thì... Chúng tôi vội vã bí mật dọn nhà tức là đã làm cho Lý Úc Tài cảnh giác với công việc của chúng tôi làm. Chỗ chúng tôi ở mới là một nhà trọ, có đông sinh viên Triều Dương ở, mà nơi có nhiều sinh viên lại chính là mục tiêu mà kẻ địch tập trung sục sạo... Lý Úc Tài cử đặc vụ đến ở hẳn trước nhà chúng tôi để giám sát, nhưng chúng tôi cũng chẳng biết... Thế không phải là trong mỗi chi tiết cụ thể đó đều bộc lộ rõ nhược điểm chết người của chúng tôi. Chúng tôi mới tham gia cách mạng, còn Vương Nghiêu người lãnh đạo chúng tôi thì ngay đến ám hiệu báo động do chính mình quy định cũng không chú ý... Tôi càng nghĩ càng thấy hối hận.


Các cành nhánh của cây hòe bắt đầu xanh, các nhánh từ từ nở lộc. Trong nhà ngục buồn tẻ, chúng tôi chỉ nhìn những biến đổi của cây để nắm được sự thay đổi mùa ở bên ngoài.


Chúng tôi bị giam hơn bốn mươi ngày, vì kẻ địch không tìm thấy chứng cứ xác thực, nên đến cuối tháng Tư, chúng tôi được phóng thích.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #14 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2009, 09:38:05 am »

Trước khi ra tù, Lý Úc Tài đến nhà tù huấn thị cho chúng tôi và yêu cầu mỗi người ký tên vào tờ cam đoan. Trong tờ đó có một điều: Phải tôn thờ chủ nghĩa Tam Dân. Tôi kiên quyết không ký vào tờ cam đoan và trả lời chính thức nghiêm túc rằng: "Tôi thờ chủ nghĩa Tam dân hay không là quyền tự do của cá nhân tôi".


Ép mãi không được, Lý Úc Tài tức giận mặt tím bầm. Song vì đã có lệnh thả, hắn buộc lòng phải để chúng tôi ra tù. Chúng tôi mỗi người lại tự quay về quê hương.

Trước khi rời Bắc Bình, tôi quay lại nhà giam thăm Vương Nghiêu, mang cho anh mấy bộ quần áo và bảo anh là tôi chuẩn bị quay về Thái Nguyên. Sau này được tin anh bí giải về "trạm phản tỉnh" của Quốc dân đảng tỉnh Sơn Tây đặt tại Thái Nguyên.


Tháng Năm là mùa hoa hòe nở thơm ngát, lòng tôi thì u uất, nặng nề. Đi Tân Cương công tác không còn có khả năng thực hiện, bị giam hơn bốn mươi ngày, công phu ôn tập dự thi đại học đành vứt bỏ, việc thi vào đại học tan như bong bóng xà phòng. Tình hình kinh tếgia đình thì tôi rất rõ từ lâu. Trong tay không một xu dính túi không thể ở lại Bắc Bình. Tôi trở về Thái Nguyên với nỗi lòng buồn rầu, mệt mỏi.


Về Thái Nguyên, tôi ở nhờ tạm nhà bà thím. Không có nguồn kinh tế, việc đó không thể lâu dài. Tôi nhờ người tìm hộ việc làm, song không có tin tức trả lời. Vừa may lúc ấy, bạn học của tôi, Lưu Nhã Đình, đi theo chồng là Lại Nhược Ngu1 (Lại Nhược Ngu: Sau giải phóng làm Chủ tịch Tổng công hội Trung Quốc, Uỷ viên Trung ương, Đại biểu Đại hội Đảng khóa VIII), xuất ngoại để tiến hành hoạt động cách mạng. Chị ta nhường lại cho tôi chỗ dạy trong một trường tiểu học tại huyện Bình Dao. Tôi dạy được hơn một tháng thì trường lại đóng cửa nghỉ đông. Sau nhờ bè bạn giới thiệu, tôi đi dạy ở một trường tiểu học ở ngoại thành Thái Nguyên, gần Tấn Từ.


Một hôm nhân viên bưu chính đưa đến cho tôi một phong thư, chữ viết ngoài bì thư rất tháu. Hết giờ giảng, tôi vội về ngay phòng làm việc, tranh thủ lúc vắng người mở vội thư và đọc rất kỹ. Cuối thư có một câu làm cho tôi cảm thấy nghi hoặc... "Tôi rất hiểu chị như hiểu anh ta vậy". Đọc lại tên người gửi thấy rõ mình chưa quen biết. Song thư rõ ràng là gửi cho tôi. Tôi đoán có lẽ tổ chức Đảng cử người đến tìm mình, nhưng lại sợ vô ý rơi vào âm mưu của kẻ xấu. Tôi thử gửi cho anh ta một bức thư mang tính chất thăm dò.

"Tôi không biết anh nói anh ta là ai, có thể tôi đã quên mất. Cũng có thể anh nhận nhầm người. Nếu anh muốn gặp tôi thì đến ngày X xin mời anh tới”.

Thư gửi đi, chẳng thấy trả lời. Cho mãi sau sự biến "7/7" (Nhật đánh Lư Cầu Kiều, phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc), tôi về huyện Ngũ Đài mới rõ đầu đuôi câu chuyện. Nguyên do là tổ chức Đảng cử một đồng chí bắt liên lạc với tôi. Đồng chí này vừa gửi thư đi cho tôi thì được lệnh rời khỏi Thái Nguyên ngay. Vì vậy thư của tôi đã không có ai trả lời.


Tôi sống ở Thái Nguyên được một năm, đa phần thời gian là lâm vào cảnh thất nghiệp túng quẫn, nếm đủ dư vị đau khổ của cảnh trí thức trong xã hội cũ, tốt nghiệp xong là thất nghiệp. Chúng tôi thường cùng với một số bạn đồng học tụ tập lại với nhau. Mỗi khi chúng tôi cùng cất tiếng hát bài ca: Trên sông Tùng Hoa, mọi người đều rơi nước mắt, có lúc vừa hát vừa khóc. Cứ nghĩ tới tình cảnh bị nô lệ mất nước của đồng bào ruột thịt ở ba tỉnh Đông Bắc, thì chúng tôi lại như thấy làn roi da của bọn quỷ Nhật đang vụt vào thịt da mình. Có người thanh niên có trái tim yêu nước nồng nhiệt nào lại không thấy đau xót?


Năm 1936, bệnh mẹ tôi nặng lên, tôi từ Thái Nguyên quay về quê hương Đông Dã để chăm sóc mẹ. Bệnh của bà không giảm và sau đó không lâu bà qua đời. Ngày mẹ tôi qua đời, tôi khóc thảm thiết. Người yêu và cưng tôi nhất là mẹ tôi đã ra đi rồi... Vì tâm địa rối bời, không chú ý, tôi bị ngã và trẹo chân. Ở địa phương lúc đó theo phong tục cũ, khi đưa ma, ai bị ngã là mất luôn cả hồn. Hồn đã đi rồi thì tự nhiên là mệnh sẽ tiêu luôn.


Tiếng khóc đưa tang mẹ tôi rền rã vang đến tận ngõ họ Trần. Để giữ gìn tính mạng cho con gái yêu, cha tôi hết sức nén đau thương, vừa đưa tang về, ông đã trèo lên nóc nhà để gọi hồn cho tôi.

"Ngọc Anh ơi quay về thôi, Ngọc Anh ơi quay về thôi..." Mặt trời đã xuống thấp dưới mái nhà, nhà nhà đã nổi lửa khói bay nghi ngút, cha tôi vẫn chưa ngừng gọi. Tình cảnh thê thảm đó thật nát cả tim gan.

Qua ngày kỵ của mẹ tôi, cha tôi lo tôi quá thương nhớ mẹ, không muốn thấy tôi quá đau thương, cha giục tôi quay về Thái Nguyên.

Anh cả tôi là một người rất có tài năng về âm nhạc. Các nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc như: sáo nhị, hồ, anh tôi đều chơi rất hay. Chỉ vì không tìm thấy lối thoát cho cuộc đời, khốn quẫn, hoang mang khiến anh nản chí tiến thủ. Anh tôi tập hút thuốc phiện. Sau khi mẹ tôi qua đời không lâu, anh bị chết đói tại Thái Nguyên. Chị dâu tôi tái giá với người khác, do cuộc sống bất hạnh, nhảy xuống giếng tự tử.


Dân tộc thì lầm than, gia đình thì nỗi bất hạnh tiếp nối nhau ập tới, "Nước mất nhà tan". Trong những ngày dài phiêu bạt ấy, bên cạnh tôi không có người thân, không có tổ chức, không có đồng chí, tôi như sống trong đêm tối mờ mịt, bàng hoàng.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #15 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2009, 09:39:31 am »

Chương II
NỖI LUYẾN HOÀNG HÀ

Hồng Thủy nhận lệnh "Đông chinh”. Nghe nói tiếng réo của Hoàng Hà như vạn ngựa hí vang, ông vô cùng thích thú...

Ngày 7 tháng Bảy năm 1937, quân xâm lược Nhật Bản chiếm Lư Cầu Kiều, thuộc huyện Uyển Bình, tây nam Bắc Bình, gây nên sự biến "7/7" chấn động cả trong nước và ngoài nước. Cuộc kháng chiến chống Nhật bùng nổ.


Dân tộc Trung Hoa bước vào một bước ngoặt mang tính chất "Sinh, tử tồn vong”.
Ngày 8 tháng Bảy, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phát đi bức "Điện thông báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc quân Nhật tiến công Lư Cầu Kiều”, kêu gọi đồng bào cả nước: "Bình, Tân nguy cấp! Hoa Bắc lâm nguy! Dân tộc Trung Hoa lâm nguy! Con đường sống duy nhất của chúng ta là phải tiến hành toàn dân kháng chiến".


Cuối tháng Tám, Hồng quân công nông đổi thành Bát lộ quân của quân cách mạng quốc dân.

Căn cứ vào phương châm chiến lược của Trung ương và Mao Chủ tịch là thành lập Mặt trận Thống nhất kháng Nhật và độc lập tự chủ tiến hành du kích chiến ở miền rừng núi, Tổng tư lệnh Chu Đức soái lĩnh Bát lộ quân gồm các sư đoàn 115, 120, 129, lần lượt vượt sang đông Hoàng Hà, tạo lập các căn cứ địa kháng Nhật ở các vùng Tấn Đông Bắc, Tấn Đông Nam và Tấn Tây Bắc.

Ngày 5 tháng Chín, Chu Ân Lai, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương đến Thái Nguyên để hội đàm với Diêm Tích Sơn, vạch kế hoạch và bố trí lực lượng để bảo vệ tỉnh Sơn Tây, quyết định thành lập Hội đồng tổng động viên của Chiến khu 2 (gọi tắt là Động ủy hội) để phát động và tổ chức quần chúng triển khai chiến tranh du kích kháng Nhật.


Căn cứ vào chỉ thị của Mao Chủ tịch phải khẩn trương thành lập chiến khu du kích vùng núi Ngũ Đài và theo lệnh của Tổng bộ Bát lộ quân, Nhiếp Vinh Trăn soái lĩnh sư đoàn 115 của Bát lộ quân tiến vào Tấn Đông Bắc, lấy Ngũ Đài Sơn làm trung tâm, lập ra căn cứ kháng Nhật trong địch hậu số 1 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tức "Căn cứ kháng Nhật Tấn, Sát, Ký”.


Các đồng chí Vương Dật Quần, Hồng Thủy thuộc Bộ Dân vận của Bát lộ quân được lệnh cùng sư đoàn 115 xuất phát từ Tam Nguyên, tỉnh Thiểm Tây, nhập vào hàng chục vạn binh mã của Bát lộ quân tiến về đông để lên tiền tuyến kháng Nhật, vượt Hoàng Hà tại Vi Thành.


Hoàng Hà từ khúc quanh Trại Bắc thẳng về xuôi như một lưỡi kiếm sắc cắt đôi vùng cao nguyên đất vàng, dòng sông chỗ đó sâu, kẹp giữa hai dãy núi cao tạo thành một hẻm sâu. Hoàng Hà từ vùng núi cao đổ xuống, tiếng gầm như sấm, thành giao long, thành một vật chướng ngại lớn giữa vùng đất mênh mông Tấn, Thiểm. Nó luôn sục sôi, hùng dũng, lao thẳng, tiến ra biển cả. Nó là biểu tượng tượng trưng của dân tộc Trung Hoa, là tượng trưng cho sức mạnh bất khả chiến thắng của dân tộc.


Hồng Thủy mặc trên mình bộ quân phục màu xám đã phai màu, tư thế hiên ngang đứng trên bờ Hoàng Hà, hai tai mũ mềm rủ xuống, đôi mắt tinh anh, sắc sảo ngắm nhìn dòng Hoàng Hà cuồn cuộn chảy.


Hoàng Hà từ xưa đến nay đã có sức mạnh làm rung động lòng người. Nghe nói tiếng sóng Hoàng Hà gầm thét như vạn ngựa hí, trong lòng Hồng Thủy vô cùng xao xuyến. Lúc đó ông đã là một người trung niên, tuổi gần ba mươi, ông đến Trung Quốc lần thứ hai, thấm thoát đã mười năm. Từ ngày thành lập lực lượng vũ trang công nông Trung Quốc, ông đã hòa mình vào đạo quân cách mạng cứu nước này, tham gia biết bao chiến trận. Nghe tiếng sóng của Hoàng Hà, ông phảng phất thấy như Hoàng Hà đang nổi giận. Đó cũng chính là lòng căm giận của bốn trăm triệu nhân dân Trung Quốc đang đứng lên chống lại quân đế quốc xâm lược Nhật Bản.


Ông ngẩng đầu lên, mắt dõi về xa, ánh mắt như vượt qua "thiên sơn vạn thủy”. Ông như nhìn thấy Tổ quốc của mình - Việt Nam, đất đai của Tổ quốc mình cũng đang bị giày xéo dưới gót giày quân xâm lược, đồng bào ruột thịt của mình cũng đang bị bọn thực dân Pháp chà đạp tiếng sóng vỗ cuồn cuộn của sông Hồng đã hình thành trong lòng Hồng Thủy một bản giao hưởng về căm thù và uất hận. ông nắm chặt tay, tự đáy lòng phát ra lời thề ước: "Nhất định phải tống cổ bọn xâm lược ra khỏi Trung Quốc! Tống cổ chúng ra khỏi bán đảo Đông Dương”.


Một tháng sau khi sự biến "7/7" nổ ra, quân Nhật từ Nam Hà Bắc hướng xuống Nam, tiến công vào toàn tỉnh Sơn Tây. Các huyện ở Ngạn Bắc lần lượt bí vây hãm. Trước sự tiến công cuồng bạo của quân Nhật, quân đội Quốc dân đảng lần lượt thua chạy, rút vội về tuyến Bình Hình Quan, Nương Tử Quan. Lúc đó đến huyện Ngũ Đài ở đâu cũng thấy bàn bạc sôi nổi, khí thế rất khẩn trương.


Chính vào thời điểm quan trọng này, Bát lộ quân tiến ra tiền tuyến đánh Nhật, đến vùng đất núi Ngũ Đài, và là một niềm cổ vũ rất lớn cho nhân dân huyện Ngũ Đài lúc đó đang bối rối, hoảng sợ.


Hồng Thủy và các đồng chí trong Bộ Dân vận vừa tới huyện Ngũ Đài đã lập tức tổ chức một cuộc mít tinh ở trước cửa miếu "Lữ Tổ”. Tại cuộc mít tinh này, Hồng Thủy đã lên nói chuyện về chống Nhật cứu nước hết sức khảng khái, kích động lòng người. ông đã tuyên truyền về chủ trương "Chống Nhật cứu nước" của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bóc trần những luận điệu nói láo, vu khống đối với Bát lộ quân của các thếlực ngoan cố. Nghe Hồng Thủy nói chuyện, mọi người vô cùng phấn chấn, lòng dân sục sôi, nhất trí phải đánh lại bọn đế quốc xâm lược Nhật Bản. Bài nói chuyện của Hồng Thủy đã có tác dụng thôi thúc nhất đinh, thúc đẩy các huyện hình thành cao trào "Kháng Nhật cứu vong”.


Bộ Dân vận tới huyện Ngũ Đài cũng là lúc các lực lượng vận chuyển của Diêm Tích Sơn đang cưỡng đoạt tài sản của dân, định lấy lừa ngựa của dân đi vận chuyển, ý kiến trong dân rất xôn xao, có nơi đã xảy ra xung đột. Hồng Thủy tự thân đến từng nơi, một mặt tiến hành tuyên truyền giáo dục quân Diêm Tích Sơn, một mặt giảng giải phải trái với dân, phát động quần chúng buộc quân phái hữu Diêm Tích Sơn phải rút. ông vận động các nông dân có lừa, ngựa, bò kéo tổ chức thành các đội dân công, chia từng đoạn từng thôn theo lối chạy tiếp sức giúp quân đội của Diêm vận chuyển vật tư. Các thôn sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển của đoạn mình phụ trách sẽ tự dẫn gia súc về nhà. Như vậy vừa bảo đảm được lợi ích của dân vừa giữ được quan hệ với quân phái hữu, nhằm vào đại cục là giữ được "Mặt trận Thống nhất kháng Nhật".
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2009, 09:49:50 am gửi bởi hoanghahongha » Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #16 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2009, 09:41:14 am »

Sau đó ít lâu, thành lập Đặc ủy Tấn Đông Bắc, Vương Dật Quần làm Bí thư, Hồng Thủy làm Phó Bí thư kiêm Trưởng ban Tuyên truyền. Để có thể thâm nhập vào quảng đại quần chúng, phát động quần chúng, Đặc ủy quyết định toàn thể cán bộ của Bộ Dân vận lấy danh nghĩa "Động ủy hội" (Hội đồng Động viên) đến tất cả các khu, trấn thuộc huyện Ngũ Đài. Vì vậy Hồng Thủy thâm nhập xuống khu bốn huyện Ngũ Đài mà trung tâm là trấn Đông Dã để triển khai công tác.


Ngày xưa, huyện Ngũ Đài chia làm sáu khu. Từ khu một đến khu sáu gồm thành Ngũ Đài, trấn Cảnh, thôn Đậu trấn Đông Dã, trấn Dao Đầu, trấn Đài Hoài là trung tâm.

Tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc tại huyện Ngũ Đài đã được thành lập từ năm 1932, địa điểm hoạt động chủ yếu là vùng chung quanh trấn Đông Dã. Mùa đông 1934, mới chính thức có chi bộ Đảng ở trường trung học và trở thành chi bộ Đảng được xây dựng sớm nhất ở huyện Ngũ Đài. Theo chỉ thị của "Công ủy ' thuộc tỉnh Sơn Tây, tháng Chín năm 1935, tại thôn Đại Kiến An thuộc khu bốn, huyện Ngũ Đài, thành lập khu ủy Ngũ Đài Đầu năm 1936, khi Hồng quân sắp vượt Hoàng Hà sang bờ đông để đáp ứng nhu cầu tạo thành hình thế kháng chiến cho Hồng quân sau khi qua sông, "Công ủy thuộc tỉnh Sơn Tây của Đảng Cộng sản quyết định thành lập huyện ủy huyện Ngũ Quách Định, lấy khu ủy Ngũ Đài làm cơ sở gồm ba huyện: Ngũ Đài, huyện Quách, Định Tượng, thành huyện ủy lớn. Tháng Hai năm 1937 khu ủy khu trung tâm Đông Dã do Chu Hiệu Thành, Triệu Bằng Phi1 (Chu Hiệu Thành: Sau giải phóng giữ chức Bí thư Đảng ủy Học viện Khoa học địa chất Trung Quốc. Triệu Bằng Phi: Sau giải phóng từng làm Chủ nhiệm Văn phòng Viện Kiểm sát Trung ương) đứng ra tổ chức. Các đồng chí đó lấy hoạt động của học sinh tiểu học Đông Dã và các thôn lân cận làm trung tâm để triển khai công tác tuyên truyền kháng Nhật cứu quốc và Mặt trận Dân tộc thống nhất. Vùng Đông Dã thực tế đã trở thành trung tâm của các hoạt động cách mạng của huyện Ngũ Đài.


Sau sự biến "7/7", tôi từ Thái Nguyên trở về Đông Dã. Lúc đó tôi đã cảm thấy được khí thếcách mạng của vùng Đông Dã, và đã thấy rõ là có hoạt động của tổ chức Đảng ở đây. Hồi đó người yêu của Chu Hiệu Thành là Dương Thu Dương đang làm giáo viên tiểu học ở Trường Cao đẳng Nữ học trấn Ngũ Đài. Chị là người của thôn Cấu Nam, tuy chưa phải là đảng viên Cộng sản nhưng chị có tư tưởng tiến bộ, cách mạng. Chúng tôi thường thảo luận với nhau về tình hình thời sự lớn hiện nay của đất nước.


Ít lâu sau thông qua Dương Thu Dương tôi làm quen với chồng chị là Chu Hiệu Thành và các đảng viên Cộng sản khác như Triệu Bằng Phi, Lý Lực An, Từ Kế Chi1 (Lý Lực An. Sau giải phóng từng làm Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Hắc Long Giang. Từ Kế Chi: Nguyên giáo viên Trường Tiểu học Vũ Miếu, Đông Dã, sau bị địch giết bằng cách "chôn sống”). Có thể nói từ khi trở về Đông Dã, dù có tự giác hay không, tôi đã chịu ảnh hưởng sự lãnh đạo của tổ chức Đảng khu Đông Dã.


Tháng Chín năm 1936, dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Bạc Nhất Ba và một số đảng viên Cộng sản khác, tại Sơn Tây đã thành lập các đoàn thể quần chúng "Kháng Nhật cứu quốc" nằm trong Mặt trận Thống nhất và Hội "Đồng minh hy sinh cứu nước". Hội "Đồng minh hy sinh cứu nước" đề xuất "Không phân đảng phái, không phân nam nữ, không phân biệt chức vụ, động viên tất cả những người không cam tâm làm nô lệ mất nước đứng lên, tất cả tích cực tham gia vào phong trào "Cứu vong” mà Tổng cương lĩnh đã vạch ra". Toàn tỉnh Sơn Tây đã triển khai phong trào quần chúng "Cứu vong" chưa từng có.


Tháng Tám năm 1937, Hội "Đồng minh hy sinh" tỉnh Sơn Tây lại thành lập "Đội Thanh niên quyết tử kháng địch" Sơn Tây. Đó là đội vũ trang tiến bộ của Mặt trận Thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.


Một ngày vào đầu tháng Chín, đột nhiên có một đoàn người mặc quân phục về trấn Đông Dã, lưng đeo đùm quần áo, vai đeo súng trường. Nghe nói đó là Đội "Quyết tử kháng chiến" dưới sự lãnh đạo của Bạc Nhất Ba về Đông Dã để tuyên truyền "Kháng Nhật cứu vong". Đó là một đội quân, quân dung chỉnh tề, khí thế rất sôi nổi. Dân ở trấn Đông Dã chưa từng gặp được một đội quân nào như thế, và họ ra vây quanh để quan sát. Các chiến sĩ lợi dụng ngay cơ hội này để tuyên truyền kháng Nhật luôn. Họ hò vè, rải truyền đơn, hô khẩu hiệu kháng Nhật, nói chuyện về kháng Nhật. Dân chúng đến mỗi ngày một đông.


Giáo viên tiểu học Từ Kế Chi của Trường Tiểu học “Đền Trấn Vũ” cử người mời tôi đến trường để họp. Đến họp có Triệu Bằng Phi, Mã Chí Viễn1 (Mã Chí Viễn: Sau giải phóng làm Viện trưởng Học viện Thủy lợi tỉnh Sơn Tây), Dương Thu Dương và tôi, tổng cộng hơn hai chục người.


Từ Kế Chi vô cùng phấn khởi báo với mọi người "Đội Thanh niên quyết tử kháng địch" Sơn Tây, do đồng chí Bạc Nhất Ba lãnh đạo đã về trấn Đông Dã chúng ta. Họ một mặt tuyên truyền kháng Nhật, một mặt làm tiền trạm cho Bát lộ quân đang tiến ra tiền tuyến kháng Nhật sẽ tới tiếp. Trong cuộc họp Từ Kế Chi cũng tuyên bố thành lập một đội công tác để giúp đỡ "Đội Quyết tử" hoàn thành nhiệm vụ. Tôi và Dương Thu Dương phụ trách giúp đỡ các nữ chiến sĩ "Đội Quyết tử”, dẫn đường cho họ đến các đường phố của Đông Dã và cả ở các làng chung quanh để tuyển truyền cho các bà, các chị về kháng Nhật, động viên họ khâu giày vải, đến thăm hỏi và ủng hộ "Đội Quyết tử".


Các nam chiến sĩ "Đội Quyết tử" đều đóng tập trung ở Trường Tiểu học Đền Trấn Vũ, nữ chiến sĩ đóng tại Trường Nữ cao đẳng Đông Dã. Tôi và Dương Thu Dương sớm ra đã tới chỗ họ ở, dẫn họ đi vào từng phố, từng nhà. Các nữ chiến sĩ và chúng tôi đều là nữ thanh niên ở tuổi đôi mươi, tinh thần yêu nước rất cao, không ngại vất vả hầu như đĩ hết các hộ ở các thôn lân cận trấn Đông Dã. Những lời lẽ tuyên truyền của họ đã thức tỉnh sâu sắc chị em phụ nữ. Tôi và Dương Thu Dương động viên chị em khâu giày cho bộ đội, hoàn thành rất thuận lợi Chị em phụ nữ đã nói là làm, nạp đế giày, khâu vải thân giày, có người thậm chí còn nộp luôn cả giày vải đã làm cho chồng con, anh em. Chúng tôi nhận được của nhà này một đôi, nhà kia hai đôi, chuẩn bị tập trung lại mang đến chỗ trú quân của "Đội Quyết tử".


Mấy bữa sau, vào lúc sáng sớm tôi và Dương Thu Dương đang vui vẻ háo hức, lưng vác bao giày vải mới, đến Trường Nữ cao đẳng Đông Dã thì chẳng còn thấy bóng dáng ai. Chúng tôi vội vã sang Trường Tiểu học Đền Trấn Vũ, tình hình cũng vậy.

Nguyên do là, vì giữ bí mật mọi hành động của mình, "Đội Quyết tử” đã im lặng ra đi trong đêm tối, không chào từ biệt ai.

"Đội Quyết tử" đến trấn Đông Dã tuy chỉ có vài ngày ngắn ngủi, song đã khêu lên ngọn lửa quyết kháng Nhật ở Đông Dã. Dân chúng lần đầu tiên được thấy một đội quân như vậy, nên càng tha thiết trông mong Bát lộ quân sớm tới quê nhà.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #17 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2009, 09:42:42 am »

Hồng Thủy vỗ bà nói: "Đúng! Phải là Trần Ngọc Anh”.

Tôi trở thành nữ ủy viên duy nhất của Hội đồng Động viên khu bốn.

Hồng Thủy dẫn một bộ phận các đồng chí của Bộ Dân vận Bát lộ quân đến Đông Dã. Đặc khu ủy Tấn Đông Bắc cử ông làm chủ nhiệm Hội đồng Động viên khu bốn, huyện Ngũ Đài, tiến hành công tác trù bị để thành lập ngay Hội đồng Động viên của khu bốn huyện Ngũ Đài, trụ sở công tác tại Trường Tiểu học Đà Dương.


Cán bộ chiến sĩ của Bát lộ quân khi tời đóng tại trấn Đông Dã đều được phân về ở nhà dân. Họ ăn nói hòa nhã, mỗi ngày đều giúp dân gánh nước, bổ củi, quét nhà. Khi dân nấu ăn, họ giúp kéo bễ thổi lửa, mặt khác lại ' tìm hiểu về gia đình như là người trong một nhà. Nhất cử nhất động của họ đều được bà con quý mến, tương phản hoàn toàn với tác phong thổ phỉ của đội quân thua trận Quốc dân đảng và Diêm Tích Sơn, đến đâu cũng đánh chửi dân, cướp phá của cải của họ.

Dân chúng nói:

"Đám bại quân Diêm Tích Sơn đến làng thì chim cũng bay, chó cũng chạy. Bát lộ quân mới thực sự là con em của nhân dân".

Dân thấy Bát lộ quân ăn cơm không có thức ăn, thường - đem củ cải đỏ đã muối, dưa chua, thậm chí còn mang cả món măng chua mà dân Sơn Tây rất thích tặng cho bộ đội.


Cuối tháng Chín, tại Bình Hình Quan, sư đoàn 115 của Bát lộ quân do Lâm Bưu và Nhiếp Vểnh Trăn soái lĩnh đã thắng một trận rất lớn, bao vây tiêu diệt sư đoàn "Pan Than", đội quân tĩnh nhuệ của Nhật Bản, đánh cho chúng người ngựa tan tác, thây chất ngổn ngang. Thắng lợi lớn ở Bình Hình Quan đã vang dội lớn cả trong và ngoài nước. Đó là trận chiến đầu tiên của Bát lộ quân từ khi xuất quân lên tiền tuyến Hoa Bắc, đồng thời cũng là trận đại thắng đầu tiên tử ngày Trung Quốc kháng chiến. Nó đập tan luận điệu hoang đường "Quân Thiên hoàng là bất khả chiến thắng”. Tin tức truyền đến huyện Ngũ Đài, nhân dân vô cùng vui sướng. Uy tín của Bát lộ quân trong dân càng cao.


Hồng Thủy nắm ngay được tình hình rất tốt sau thắng trận Bình Hình Quan, nên vừa tới Đông Dã ông đã triển khai công tác ngay. Ông dựa hẳn vào tổ chức cơ sở Đảng địa phương, thâm nhập thôn, trấn điều tra nghiên cứu, và được sự giúp đỡ của Từ Kế Chi, Triệu Bằng Phi... đã nhanh chóng thu được danh sách "Hội đồng Động viên kháng chiến" cũ của địa phương. Thành phần của Hội đồng Động viên gồm có các đảng viên hoạt động bí mật ở Đông Dã, các thành phần xã hội đồng tình kháng Nhật, các phần tử trí thức tiến bộ và đại biểu nhân sĩ tập hợp tổ chức thành.


Đến tối, ông triệu tập ngay cuộc họp đầu tiên tại Trường Tiểu học Đà Dương, gồm các thành viên cốt cán của Hội đồng Động viên. Dưới ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn dầu lạc, Hồng Thủy tay trái thì cầm tờ danh sách các ủy viên đọc chăm chú, tay phải cầm tẩu thuốc rít lấy rít để Chỉ thấy lông mày ông nhíu lại, miệng nhả khói, ông chỉ vào tờ danh sách từ tốn nói với Từ Kế Chi đang đứng cạnh:

"Tại sao trong danh sách này không có một đồng chí nữ nào cả?”

Từ Kế Chi liếc nhìn sang Triệu Bằng Phi bên cạnh, tuy miệng không nói gì song lòng thì cứ bồi rối tự trách, lúng túng trả lời:

"Ở vùng này từ xưa, các công việc phải xuất đầu lộ diện thường do đàn ông làm, vì thế, khiến chúng tôi cũng quên mất việc cho các đồng chí là phụ nữ”.

Hồng Thủy cũng không trách cứ họ, ông vừa hút thuốc, vừa thủng thẳng nói:

"Hội đồng Động viên nên thêm một nữ ủy viên. Tổ chức được phụ nữ vùng lên tức là đã nắm được một nửa huyện Đông Dã đứng lên kháng Nhật. Các đồng chí thử nghĩ xem, cố tìm một người có văn hóa, gan dạ cùng mình, có thể làm được việc lớn để bổ nhiệm".


Từ Kế Chi nhắc lại những điều kiện do Hồng Thủy đề xuất miệng lẩm bẩm: "Có văn hóa... ở trấn Đông Dã, phụ nữ tốt nghiệp cao đẳng tiểu học thiếu gì người. Gan dạ cùng mình... Có khả năng...".

Anh chợt lóe lên một ý nghĩ, và nói rất khẳng định: "Đó chính là Trần Ngọc Anh!". Từ Kế Chi bèn đem tình hình của tôi, giới thiệu một hồi với Hồng Thủy, ông liền vỗ bàn nói: "Đúng! Phải là Trần Ngọc Anh".

Tất cả mọi người ngồi đó đều tán thành. Hồng Thủy lại nói thêm một câu: "Đồng chí Từ này, nhờ anh báo cho Trần Ngọc Anh ngày mai đến "Hội đồng Động viên" làm việc."

Sớm hôm sau, Từ Kế Chi đưa tôi đến "Hội đồng Động viên” khu bốn.

Vừa bước tới cửa phòng làm việc của Hội đồng, Hồng Thủy đã đoán ra tôi là Trần Ngọc Anh. Ông chìa tay ra bắt và nói:

"Hoan nghênh đồng chí, đồng chí Trần Ngọc Anh! Mọi chuyện về đồng chí, đồng chí Từ Kế Chi đã giới thiệu đầy đủ. Tổ chức đã nghiên cứu và quyết định, từ nay trở đi đồng chí sẽ là ủy viên Hội đồng Động viên khu bốn, phụ trách công tác phụ nữ”.


Bắt tay với một vị cán bộ của Bát lộ quân, được nghe những lời ông nói tuy ngắn gọn nhưng rất chân tình, lòng tôi vô cùng xúc động.

Hồng Thủy mời tôi và Từ Kế Chi ngồi xuống đối diện với ông, giới thiệu giản đơn về tình hình công tác của Hội đồng Động viên và yêu cầu dối với tôi.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #18 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2009, 09:43:57 am »

Lúc đó, tôi chú ý quan sát đánh giá vị cán bộ Bát lộ quân mới chừng ba mươi tuổi này. Người tầm thước, tóc đen rậm chải hất về phía sau, da ngăm đen, trên khuôn mặt xương xương nổi bật lên đôi mắt đen rất có thần sắc Đặc biệt là giọng nói sang sảng, động tác cử chỉ rất đàng hoàng, đã gây cho tôi ấn tượng đầu tiên rất sâu sắc.

"Có khó khăn gì không?" ông hỏi rất thân thiết, quan tâm.

"Tôi chưa có kinh nghiệm làm công tác phụ nữ, rất mong được đồng chí Hồng Thủy giúp đỡ chỉ bảo cho".

Từ Kế Chi ở bên cạnh đế vào luôn:

"Chúng ta ở đây ai mà chả theo đồng chí Hồng Thủy vừa làm vừa học sao?"

Hồng Thủy nói: "Được. Chúng ta đây, ba anh thợ da thối thành một Gia Cát Lượng, quyết đồng lòng làm tốt công tác ở khu bốn này”.

Thế là tôi trở thành nữ ủy viên duy nhất của Hội đồng Động viên khu bốn huyện Ngũ Đài.

Cũng lúc đó, tôi nhận được thư của Vương Nghiêu. Trong thư anh báo đã tới được Diên An, hy vọng tôi cũng đi Diên An. Trong thư còn hướng dẫn đường đi để tới Diên An.

Tuy rằng Vương Nghiêu đã từng giúp đỡ tôi tham gia cách mạng, song tôi có trực cảm anh chỉ là một con người sách vở. Tôi không có cảm tình với giọng điệu trong thư của anh, bèn đem tất cả sự tình nói cho Hồng Thủy và nói rõ ý mình: "Đồng chí Hồng Thủy, ngày nay ngọn lửa kháng Nhật đã lan khắp toàn Trung Quốc, đi Diên An là cách mạng, ở lại công tác cũng là cách mạng".


Hồng Thủy gật gật đầu tán thành. Hồng Thủy tuy rất nóng tính, nhưng lại rất nhiệt tình. Dù ông phải phụ trách toàn diện công tác của “Hội đồng Động viên" nhưng ông vẫn không bỏ lỡ dịp để giúp đỡ cụ thể và chỉ đạo cho từng ủy viên. Hội đồng Động viên chỉ có tôi là nữ ủy viên, nhưng phụ nữ lài chiếm tới nửa phần. Đặc biệt trong công tác chi viện tiền tuyến, gánh nặng của công tác phụ nữ tương đối lớn. Hồng Thủy rất coi trọng công tác phụ nữ, rất nhiều lần ông nói với tôi, công tác phụ nữ hiện nay là tổ chức động viên đại bộ phận phụ nữ tham gia kháng Nhật, do đó nhất định phải phát động quần chúng, làm cho tuyệt đại đa số phụ nữ hiểu được mối quan hệ giữa việc giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp với việc tự giải phóng mình, tích cực tham gia vào sự nghiệp vĩ đại là tiến hành chiến tranh kháng Nhật. ông còn đặc biệt nhấn mạnh, công tác phải hết sức tỉ mỉ cẩn thận, tuyệt đối không được nôn nóng.


"Vạn sự khởi đầu nan" (Mọi việc lúc bắt đầu đều khó). Dương Thu Dương, người bạn cộng tác đắc lực của tôi, sinh con nên phải về thôn Cấu Nam, ở phía nam thành Ngũ Đài nghỉ đẻ. Tổ chức cốt cán của phụ nữ như thế nào là vấn đề đầu tiên tôi vấp phải. Tôi quyết định trước hết phải bắt rễ vào một sống thanh niên tiến bộ có văn hóa, động viên họ phá bỏ những ràng buộc của gia đình phong kiến, đi vào làm nhiệm vụ kháng Nhật, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, để làm gương. Sau khi động viên nhiều lần, một bộ phận tham gia vào công tác của Hội đồng Động viên. Lại qua sự phát động của họ, ít ngày sau đã tổ chức được mười chín người. Lúc đầu tôi phải đích thân dẫn họ xuống các thôn lân cận trấn Đông Dã để tuyên truyền, tổ chức phụ nữ. Sau đó rất nhanh chóng, họ đã có thể độc lập triển khai công tác được.


Mỗi khi chúng tôi đến một thôn, xóm nào việc đầu tiên là thông qua nông hội để nắm tình hình trong thôn. Sau đó mời phụ nữ toàn thôn họp, dùng lời lẽ ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để tuyên truyền, phát động, khích lệ tình cảm dân tộc của chị em, gây cho họ lòng căm thù đế quốc Nhật cho họ hiểu rõ rằng bốn trăm triệu đồng bào dân tộc Trung Hoa phải kiên trì thực hiện trường kỳ kháng chiến toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc mới có thể giành thắng lợi cuối cùng của chiến tranh kháng Nhật.

Tôi thường dùng hình tượng này để ví dụ:

"Một chiếc đũa, dùng tay bẻ gãy ngay. Một bó đũa dùng hết sức cũng bẻ không được. Điều đó nói lên đoàn kết là sức mạnh".

Tôi động viên chị em phụ nữ đoàn kết nhất trí, hưởng ứng lời hiệu triệu của Đảng Cộng sản, đem hết sức chi viện kháng chiến, chi viện Bát lộ quân. Căn cứ vào đặc điểm chị em phụ nữ rất bận việc nhà, khó tập trung, các cán bộ cốt cán đến làm việc tại giường, tại bếp từng nhà.


Qua việc thâm nhập của chúng tôi, qua một khối lượng công việc lớn, tính tích cực kháng Nhật của phụ nữ khu bốn đã được nâng cao. Chị em phụ nữ tranh nhau xin nhận công tác. Căn cứ vào sự bố trí của Đặc ủy Tấn Đông Bắc và Hội đồng Động viên khu bốn, chúng tôi tổ chức cho chị em canh gác, cảnh giới, làm giày vải cho quân đội, may quân phục, động viên nam giới khoẻ mạnh trong gia đình tòng quân, đi dân công. Do sự tác động của chị em, rất nhiều người tham gia dân quân. Họ mang theo cả lừa, ngựa của nhà để thành lập đội chi viện mặt trận, vận chuyển lương thực, đạn dược cho Bát lộ quân và xây dựng công sự. Mỗi khi Hội đồng Động viên bố trí nhiệm vụ chi viện mặt trận, chị em phụ nữ hoàn thành nhiệm vụ vừa nhanh vừa tốt.


Hồng Thủy rất hài lòng khi thấy việc phát động phụ nữ toàn khu tiến hành rất nhanh, công tác được triển khai rất tỉ mỉ. Ông lại nhắc nhở tôi, khi đã đạt được thành tích công tác ngày một tốt, càng phải giữ gìn, khiêm tốn, càng phải cẩn thận chu đáo, tránh những va vấp lớn.


Nói thật ra, công tác của chúng tôi cũng không phải là thuận buồm xuôi gió. Cá biệt có vợ con các gia đình địa chủ do bản tính giai cấp của họ, đã bằng mặt chẳng bằng lòng, hoàn thành nhiệm vụ của Hội đồng Động viên giao chd chưa được tốt. Họ đã dùng giẻ rách nát làm đế giày, thậm chí giữa đế giày còn kẹp giấy bản. Khi chúng tôi đến kiểm tra nghiệm thu, vừa dùng tay bẻ đế giày đã vỡ làm đôi. Thế là chúng tôi triệu tập ngay đại hội phụ nữ, đem vật phẩm làm dối đó cho mọi người xem. Mọi người rất phẫn nộ nói:

"Đi cái loại giày này làm sao đánh được giặc?"

"Đây chẳng phải là giúp cho giặc hay sao? Lòng dạ thật xấu xa!”

Những lời phát biểu đó rất sinh động, đã giáo dục quần chúng bằng sự thực phản diện. Phụ nữ khu bốn đã mở ra một phong trào thi đua, người người đều muốn trở thành "Chiến sĩ thi đua" chi viện cho tiền tuyến.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2009, 09:45:06 am »

Nghe nói Hồng Thủy là người Việt Nam, tôi hết sức kinh ngạc.

"Anh nói tiếng Trung Quốc sao mà giỏi đến vậy!”

Để tiến thêm một bước, mở rộng tuyên truyền kháng Nhật Hội đồng Động viên triệu tập quần chúng ở khu sân khấu lớn trấn Đông Dã, đồng chí Hồng Thủy, Chủ nhiệm Hội đồng Động viên lên nói chuyện. Sau cuộc nói chuyện còn diễn một vở kịch ngắn kháng Nhật.


Vở kịch ngắn do Hồng Thủy biên đạo, tôi và Hồng Thủy đóng vai chính. Vở kịch đã có ảnh hưởng rất lớn ở trấn Đông Dã.

Thời kỳ đầu kháng chiến, tư tưởng phong kiến trong dân Đông Dã còn rất nặng nề, việc phụ nữ dám xuất đầu lộ diện trước đám đông diễn thuyết, diễn kịch là một việc không coi được, thậm chí còn bị đơm đặt điều ong tiếng ve. Người trong nhà tôi tuy không công khai phản đối, song cũng rất không vừa lòng. Đối với những lời đàm tiếu sau lưng, tôi chẳng để ý. Tôi nghĩ, quốc nạn là việc hàng đầu, tuyên truyền kháng Nhật là trách nhiệm của mỗi người Trung Quốc. Nhà tù của bọn phản động Quốc dân đảng, tôi đã từng ngồi, thì nay đứng lên tuyên truyền kháng Nhật cứu nước ở ngay quê hương bản quán của mình có gì mà sợ? Tôi lại là nữ ủy viên duy nhất trong Hội đồng Động viên mà không dám đứng ra nói chuyện, thì với chị em khác, bao giờ mới mạnh dạn xuất đầu làm công tác? Mọi người càng coi thường phụ nữ, thì tôi càng phải vì phụ nữ mà đấu tranh.


Hồng Thủy thấy tôi trước những lời gièm pha vẫn không nhụt chí liền động viên tôi:

"Đồng chí Trần Ngọc Anh, cô làm vậy là rất đúng, rất dũng cảm. Chỉ cần cô trụ vững là các phụ nữ cốt cán sẽ học cô, theo cô để làm việc".

Nghe lời Hồng Thủy cổ vũ, lòng tin của tôi càng vững hơn.

Dần dần, tôi và Hồng Thủy đã quen thân hơn, trong công tác nghiên cứu cũng không bị câu thúc nữa. Hồng Thủy trong sáng, lạc quan, giản dị, dễ gần, với đồng chí rất nhiệt tình. Ông nói chuyện có sức cổ vũ thu hút ghê gớm, năng lực công tác cũng chẳng giống người thường, thực là một con người rất hấp dẫn.


Về sau, nghe người khác nói, Hồng Thủy là người Việt Nam, tôi rất ngạc nhiên. Người Việt Nam ư? Sao cũng cao không kém người Trung Quốc? Ông nói chuyện, diễn thuyết bằng tiếng Trung Quốc lưu loát như vậy, hơn nữa lại toàn dùng ngữ điệu tiếng phổ thông. Chữ Trung Quốc ông viết cũng rất đẹp. Đặc biệt khi ăn cơm, ông cũng ngồi xếp như mọi người, tay trái cầm một cái bát to tổ bố, tay phải cầm đôi đũa vừa vàng vừa cứng, một mặt và cơm ăn, một mặt vẫn nói cười cùng các đồng chí khác. Về căn bản không thể nhận ra ông là người ngoại quốc.


Có một lần, sau khi đã báo cáo xong công việc, tôi thử thăm dò ông:

"Đồng chí Hồng Thủy, nghe nói anh là người Việt Nam, có thật không?"

"Tất nhiên là thật rồi!"

"Thế tại sao không giống nhỉ?"

"Thế theo cô, người Việt Nam là phải như thế nào?" Ông vừa cười vừa hỏi lại tôi.

"Tôi cũng không biết. Tôi chỉ cảm thấy người Việt Nam và người Trung Quốc phải không giống nhau”.

"Tôi đúng là người Việt Nam. Tôi sinh tại Hà Nội, đến Trung Quốc mười bốn năm rồi. Tên Việt Nam của tôi là Vũ Nguyền Bác, Hồng Thủy là tên mới đổi sau khi đến Trung Quốc".

Thấy Hồng Thủy không có vẻ khó chịu trước vấn đề mình hỏi, tôi đánh bạo hỏi sâu thêm:

"Đồng chí Hồng Thủy, sống ở Trung Quốc, anh có quen không?"

"Ô sao lại không quen? Người cách mạng bốn bể là anh em. Đồ ăn thức uống của Sơn Tây, cô không thấy tôi ăn rất ngon hay sao? Tôi cũng giống như người Sơn Tây thích "húp giấm".

Hai tiếng "người Sơn Tây” và "húp giấm", Hồng Thủy bắt chước giọng Ngũ Đài nhăn mặt nói bằng giọng mũi. Tôi nhịn không được, phá lên cười.




"Thế còn, cha mẹ của anh, người thân của anh nữa? Anh có nhớ Tổ quốc mình không?..."

Một loạt các câu hỏi của tôi làm cho Hồng Thủy trầm hẳn lại. Ông biết rằng giải thích cho rõ các câu hỏi của tôi không chỉ trong chốc lát. Vì thế ông nói để chuyển vấn đề.
"Chuyện đó dài lắm, sau này từ từ lúc nào rỗi rãi, tôi sẽ kể cho cô nghe. Bây giờ có một chuyện quan trọng khác".

Ông rất tự nhiên chuyển câu chuyện sang một vấn đề khác: "Đồng chí Trần Ngọc Anh. Đồng chí đến công tác ở Hội đồng Động viên đã hơn một tháng, tiến bộ rất nhanh, rất có năng lực. Tổ chức đang chuẩn bị nghiên cứu vấn đề gia nhập Đảng của đồng chí. Hôm nay muộn rồi, đồng chí hãy về suy nghĩ, xem xét lại quá trình công tác đã làm, trình bày thành một bản báo cáo tóm tắt, báo cáo tổ chức".


Nghe nói đến việc sắp kết nạp tôi vào Đảng, mí mắt tôi rưng rưng. Tôi không biết nói gì cho phải.

Đêm hôm đó, nằm trên giường, cảm thấy miệng như được ngậm kẹo ngon, lòng thấy dịu dàng, êm ái, tôi phấn khởi không sao ngủ được. Hồi tưởng lại quá trình bản thân tham gia cách mạng dện nay: Từ 1933, tại Thái Nguyên, tôi đã tham gia "Xã Liên” (Hội Liên hiệp những người nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học) một tổ chức quần chúng của Đảng, đến nay tham gia công tác ở Hội đồng Động viên, đã vừa tròn bốn năm. Tôi đã trải qua nhiều độ, từ tìm cách đến với Đảng, phấn đấu, rồi có lúc buồn nản, bàng hoàng, nhưng vẫn ước vọng có một ngày trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, để được lao vào dòng thác vĩ đại của cách mạng Trung Quốc... rồi đến nay tham gia Hội đồng Động viên được hơn một tháng, được rèn luyện thực sự, ngọn lửa cách mạng giống như một núi lửa... Đồng chí Hồng Thủy là một người rất có ý tứ. Một người Việt Nam đến tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng của Trung Quốc đằng đẵng mười mấy năm trời. Nghe nói ông đã tham gia cuộc Trường chinh hai vạn năm ngàn dặm. Thật không đơn giản.


Chỉ một tháng ngắn ngủi đồng chí Hồng Thủy đã giúp đỡ tôi trưởng thành, công lao thật lớn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM