Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:19:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoàng Hà nhớ Hồng Hà thương  (Đọc 58171 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #30 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 10:04:48 am »

Tại Ngũ Đài, Sơn Tây, vì chọc vào tổ "ong vò vẽ” Diêm Tích Sơn, lần thử ba Hồng Thủy lại bị khai trừ khỏi Đảng.

Nguyên nhân vì sao Hồng Thủy lại bị điều đi khỏi trấn Đông Dã, về sau tôi mới hiểu. Khi Hồng Thủy công tác tại Tấn Đông Bắc, mọi việc không phải thuận buồm xuôi gió. Quê hương của "ông vua con" Diêm Tích Sơn là thôn Hà Biên, huyện Ngũ Đài, nằm trong khu bốn, địa bàn công tác của Hồng Thủy. Bố đẻ, bố vợ, anh em nội ngoại, họ hàng thân thích của Diêm Tích Sơn là những kẻ nhiều tiền lắm súng, có quyền có thế, có ảnh hưởng rất lớn ở địa phương. Hội đồng Động viên đề ra khẩu hiệu "Có tiền xuất tiền, có súng góp súng, có người góp người, có tri thức xuất tri thức, đoàn kết nhất trí, kháng Nhật cứu quốc”, thế nhưng họ hàng thân thích của Diêm Tích Sơn chỉ hô hào suông về đánh Nhật, thực tế không xuất tiền, không góp súng, góp người, xuất lực, đối với công tác của Bát lộ quân còn gây khó dễ nhiều bề. Dân chúng địa phương rất sợ Diêm Trưởng Quan, không dám nghe lời Bát lộ quân, khiến công tác phát động quần chúng gặp trở ngại.


Các phần tử tích cực kháng Nhật rất bất mãn với thế lực ngoan cố này, bèn dựa vào mục đóng đảm phụ có nêu khoản "đảm phụ hợp lý”, đến nhà Diêm Tích Sơn và họ hàng đào lấy súng, lấy vải vóc, điều đó cổ vũ dân chúng địa phương rất lớn.


Hồng Thủy chiếu theo chỉ thị của Bộ Dân vận Bát lộ quán phải vận dụng khẩu hiệu do Diêm Tích Sơn đề ra "Đóng đảm phụ hợp lý” để tiến hành đóng đảm phụ hợp lý chân chính, nên đã ủng hộ quần chúng, tạo chỗ dựa cho quần chúng hành động. Thế nhưng làm như vậy đã chọc đúng tổ ong vò vẽ của Diêm Tích Sơn.


Diêm Tích Sơn đánh điện cho thủ hạ do hắn sắp xếp là Tống Thiệu Văn, Chủ nhiệm khu hành chính một, kiêm Huyện trưởng huyện Ngũ Đài (thực tế là Đảng viên Đảng Cộng sản hoạt động bí mật). Ông ta nổi trận lôi đình, nói nhà ông ta ở thôn Hà Biên, Ngũ Đài bị Bát lộ quân vào cướp của, yêu cầu Tống Thiệu Văn phải nhanh chóng đi điều tra xử lý. Với lý do là Mặt trận Thống nhất bị phá hoại, Diêm Tích Sơn gửi kháng nghị tới Bát lộ quân.


Tin tức này được truyền bá rất nhanh tới đồng chí Nhiếp Vinh Trăn, Tư lệnh quân khu Tấn-Sát-Ký. Tư lệnh Nhiếp rất bực bội, ông chắp tay sau lưng, đi đi lại lại trong phòng. Ông gọi Hồng Thủy đến lộ Tư lệnh quân khu Tấn-Sát-Ký, bực dọc phê bình một trận. Một người tướng yêu quý, đã từng đi theo ông từ rất sớm, lại làm một chuyện rắc rối ngay tại căn cứ địa mới thành lập làm sao ông không khỏi bực mình?


Thực ra Tư lệnh Nhiếp Vinh Trăn luôn quan tâm, chú ý tới Hồng Thủy, mỗi lần cách mạng có tình thế khẩn cấp, ông đều nghĩ tới người Việt Nam này, và hết sức trọng dụng.

Thời "Đại cách mạng”, Hồng Thủy đã từng theo Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh và cá đồng chí lãnh đạo khác tham gia khởi nghĩa Quảng Châu. Khi khởi nghĩa thất bại, ông cũng đã từng theo Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh lui về Hồng Kông. Từ lúc đó hai người đã có tình hữu nghị nồng thắm.


Đầu mùa hạ năm 1928, trong thời kỳ cuộc đấu tranh ở Tĩnh Cương Sơn tàn khốc nhất, để chi viện cho Quân đoàn bốn Hồng quân duy trì được đấu tranh vũ trang ở Tĩnh Cương Sơn, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông lúc đó là Nhiếp Vinh Trăn thông qua Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã liên lạc với Hồng Thủy, hy vọng ông lại đến Trung Quốc tham gia cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng.


Hồng Thủy trở lại Hồng Kông. Tại chỗ ở của Nhiếp Vinh Trăn, hai người đã trò chuyện rất sôi nổi, nhiệt tình. Chính Nhiếp Vinh Trăn đã bố trí Hồng Thủy làm công tác tổ chức trong công đoàn thủy thủ Hồng Kông, sau đó lại đưa ông trở về đội ngũ Hồng quân công nông.


Đầu năm 1929, khi Mao Trạch Đông, Chu Đức đang soát lãnh Quân đoàn bốn đồng quân yêu cầu Tỉnh ủy Quảng Đông tăng cường cán bộ quân sự, lại chính Nhiếp Vinh Trăn tiến cử Hồng Thủy với Quân đoàn bốn Hồng quân.


Tháng 1 năm 1934 tại "Thủ đô đỏ" Thụy Kim, Hồng Thủy và Nhiếp Vinh Trăn lại trùng phùng hội ngộ tài Đại hội Đại biểu lần thứ hai nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa và cả hai đều trúng cử ủy viên. Thấy Hồng Thủy trải qua mấy năm rèn luyện trong đấu tranh vũ trang đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp sư đoàn của Hồng quân công nông, Nhiếp Vinh Trăn thực sự vui mừng.


Nhìn thấy Tư lệnh Nhiếp hầm hầm bực dọc, Hồng Thủy không nói một lời. Ông biết rằng điện của Diêm Tích Sờn đã thổi phồng sự việc. Tuy rằng vấn đề xảy ra từ quần chúng, song sự việc lại diễn ra ở khu bốn do chính mình lãnh đạo, để bảo vệ tính tích cực kháng Nhật của quần chúng cách mạng khu bốn, ông chủ động nhận trách nhiệm toàn bộ về mình.


Mặc dù Đặc khu ủy Tấn Đông Bắc hết sức ủng hộ Hồng Thủy, khẳng định thành tích công tác của ông, thế nhưng lãnh đạo quân khu Tấn-Sát-Ký vì để lôi kéo, đoàn kết Diêm Tích Sơn kháng Nhạt, quyết định xử khai trừ Đảng Hồng Thủy, cách chức Chủ nhiệm Hội đồng Động viên khu bốn, và đưa ông về toà soạn báo "Kháng địch”, cơ quan ngôn luận của Cục chính trị quân khu Tấn-Sát-Ký, để ngồi viết kiểm thảo. Ông bị điều về công tác ở Đặc khu ủy.


Hồng Thủy không hề nói với tôi về việc bị khai trừ Đảng. Tôi thực sự không ngờ rằng, ở lớp tập huấn, trong khi ông hết sức hăng hái giảng bài thao thao bất tuyệt, thì trên lưng ông đang bị gánh nặng kỷ luật đè lên. Ông không biểu lộ một chút gì bất mãn, trước sau vẫn phơi phới lửa nhiệt tình, xả thân vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Trung Quốc.


Tư lệnh Nhiếp Vinh Trăn và lãnh đạo quân khu Tấn-Sát-Ký đối với cán bộ tuy nghiêm khắc song vẫn thương yêu. Đầu năm 1938, khi Hồng Thủy bị điều về Trường Quân chính kháng Nhật, tổ chức quân khu lại xóa bỏ kỷ luật cho Hồng Thủy.


Cuộc đời đầy sắc màu lạ kỳ của Hồng Thủy đã làm trái tim tôi rung động sâu sắc. Vì cách mạng, ông không nề gian khổ, không sợ khó khăn, không sợ hy sinh tính mạng, trước sau vẫn giữ vững tinh thần cách mạng. Có thể nói, ông là một người cách mạng triệt để. Hình tượng của Hồng Thủy trong lòng tôi ngày càng lớn dần lên. Thế nhưng trong lòng tôi vẫn còn canh cánh một nỗi niềm chưa gỡ mở.


Khi lớp học tập huấn sắp kết thúc, tôi nén không được liền hỏi Hồng Thủy:

"Đồng chí Hồng Thủy, anh xa Tổ quốc đã mười mấy năm, lẽ nào anh không nhớ tới người vợ mới cưới và con gái của anh sao?"

Nghe tôi nói, mặt Hồng Thủy buồn hẳn, ông liền kể lại cho tôi tình tiết lúc rời nhà ra đi.

Khi rời Pari về Hà Nội, Hồng Thủy còn đang rất trẻ trung, hăng hái, không thể chịu được sự thống trị của vương triều phong kiến phản động Bảo Đại. Năm 1924, khi nghe tin Hồ Chí Minh đã về đến Trung Quốc, cách mạng Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, khiến ông vô cùng bị kích động. Đến Trung Quốc tìm Hồ Chí Minh đầu quân làm cách mạng đã trở thành ý chí không gì lay chuyển nổi của Hồng Thủy.


Ở Việt Nam lúc đó, tham gia cách mạng là bị chặt đầu, liên lụy đến chính họ. Hồng Thủy trước khi rời quê hương đã phải chuẩn bị kỹ càng. Để không ảnh hưởng đến người nhà, ông đã phải diễn một màn kịch tự biên thật náo động.


Vào buổi tối trước khi ra đi, Hồng Thủy cố ý uống thêm ít rượu làm ra vẻ say khướt. Ông đến trước mành trúc che của nhà bố vợ, thì thấy bố vợ đang bế cháu gái mới sáu tháng tuổi đứng sau rèm nựng cháu. Không nói không rằng ông lao vào nhà, chửi bới om sòm, sau đó là cơn điên của kẻ say, đập phá cửa kính cửa chớp nhà vợ. Đêm hôm đó Hồng Thủy mất tích. Hàng xóm láng giềng cho rằng, ông cãi chửi nhà vợ quá tệ, nên bỏ trốn, không ai nghĩ đó là một màn kịch náo loạn do ông dựng nên. Gia đình nhà vợ không bị liên lụy chút gì. Còn người vợ trẻ đợi một số năm vẫn bặt vô âm tín, nên đã tái giá, rời khỏi gia tộc họ Vũ.

Khi biết rõ Hồng Thủy hiện nay là một người độc thân, tôi lại có phần áy náy. Tại sao mình lại hỏi anh ấy vấn đề này nhỉ?
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #31 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 06:56:29 pm »

Chương IV
HAI TRÁI TIM CÙNG NHỊP ĐẬP


Cách mạng không có biên giới quốc gia, lẽ nào tình yêu lại có quốc giới hay sao Hồng Thủy cầu hôn với tôi, tôi rất vui mừng bằng lòng.

Một tháng tập huấn nhanh chóng kết thúc. Hơn một trăm đồng chí học cùng khóa với tôi đều được nâng cao rất nhiều về trình độ giác ngộ chính trị, tư tưởng và trình độ hiểu biết về lý luận, chính sách. Riêng đối với tôi còn một thu hoạch khác, đó là giữa tôi và Hồng Thủy đã có sự hiểu biết nhau hơn. Cái tên Hồng Thủy đã trở thành một dấu ấn sâu đậm trong trái tim tôi.


Căn cứ vào nhu cầu của hình thế kháng Nhật, để động viên và tổ chức một cách rộng rãi chị em phụ nữ toàn huyện gia nhập phong trào kháng Nhật cứu vong, Đặc khu ủy quyết định thành lập Hội Phụ nữ cứu vong huyện Ngũ Đài. Khi lớp tập huấn kết thúc, Đặc khu ủy giữ tôi lại để phụ trách công tác trù bị thành lập Hội Phụ nữ cứu vong.
Một hôm, sau khi đi họp ở Đặc khu ủy Tấn Đông Bắc về, Hồng Thủy đi thẳng về Hội Phụ nữ. Ông dặn người bảo vệ chờ ở ngoài, rồi đẩy cửa ào ào bước vào. Không hiểu điều gì làm ông có vẻ rất cao hứng. Tôi cẩn thận, lặng lẽ nhìn ông. Ông thuận tay bê một chiếc ghế dài đặt ngồi trước mặt tôi, rồi nói luôn là muốn cầu hôn với tôi.
Tôi vốn rất có tình cảm với Hồng Thủy, nhưng khi ông đột ngột đề xuất việc lấy nhau, tôi không biết nói thế nào cho phải:

"Có tin mừng gì mà anh vui vẻ thế?"

"Kết hôn chẳng phải là tin mừng sao? Trần Kiếm Qua, chúng ta lấy nhau nhé!"

Hồng Thủy lại nhắc lại một lần nữa, đôi mắt của anh đăm đăm nhìn tôi và chờ câu trả lời.

Nhìn bộ dạng náo nức, rộn ràng, thành khẩn của Hồng Thủy, cứ như bàn với tôi về chuyện công tác do cấp trên mới phân, tôi không tự chủ được và trả lời:

"Được.”

Vừa bật nói xong, mặt tôi bỗng đỏ dừ, tim đập thình thịch.

"Thế nhé! Cứ như thế nhé".

Không đợi tôi trả lời, với bộ dạng sung sướng mãn nguyện, anh kéo người bảo vệ cùng đi luôn.

Trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chồng, đó là lẽ thường của trời đất, thế nhưng ai lại trước một phụ nữ trẻ, thẳng thừng cầu hôn, phía nữ lại bằng lòng ngay, không có ý của cha mẹ. Đặc biệt trong xã hội cũ, làm gì có việc người con gái tự mình quyết định việc kết hôn mà không hỏi ai! Ngay trong đội ngũ cách mạng, một số đôi đã có ý với nhau, tâm đầu ý hợp, vẫn phải nhờ tổ chức giới thiệu, hay nhờ bạn thân mai mối. Còn tôi, tôi đã rất vui sướng đáp ứng lời cầu hôn của Hồng Thủy.

Mấy chục năm nay, vẫn có người hỏi tôi về chuyện đó

"Khi Hồng Thủy cầu hôn với chị kiểu ấy, có phải là đóng kịch không?"

Tôi không hề do dự trả lời họ:

"Tôi và Hồng Thủy chưa nói đã ưng nhau. Nếu nói theo cách ngày nay, là trái tim của chúng tôi đã đập cùng một nhịp".

Lúc đó, khi thấy tôi và Hồng Thủy sắp cưới, có người hỏi lại tôi:

"Trung Quốc có ngàn, ngàn vạn người, tại sao chị lấy một người ngoại quốc?"

"Cô đã hiểu rõ Hồng Thủy chưa?"

"Sau này anh ta về Việt Nam thì cô tính sao?"

Đối với những lời khuyên đầy thiện ý, tôi rất hiểu. Vả lại nói thẳng, kết hôn với người nước ngoài ở huyện Ngũ Đài, ở biên khu Tấn-Sát-Ký, ở trong Bát lộ quân chưa ai từng nghe nói.

Hồng Thủy mới mười sáu tuổi đã đến Trung Quốc. Vì cách mạng Trung Quốc, ông chẳng quản mọi hy sinh bản thân. Ông đã yêu mến nhân dân Trung Quốc như thế, là một người phụ nữ cách mạng Trung Quốc, lại là một nữ trí thức, tại sao tôi không thể cùng một đồng chí ngoại quốc như vậy kết hôn? Cách mạng không có biên giới quốc gia, lẽ nào tình yêu lại có quốc giới hay sao?

Đối với ý tốt của mọi người lo cho mình, tôi chỉ vui vẻ cười trả lời:

"Cảm ơn các anh, chị quan tâm. Rất tiếc là muộn mất rồi. Tôi đã quyết định".

Ở nhà tôi khi nghe tôi sẽ lấy Hồng Thủy, mọi người đều không đồng ý song không phản đối. Vì rằng từ khi còn nhỏ, mọi việc lớn, cha tôi đều nghe theo ý kiến của tôi có thể nói tôi là "cục cưng” của ông. Mọi người trong nhà chỉ bàn phải có một tiệc cưới, thực ra chỉ là một bữa cỗ tất niên ở thôn quê. Đôi bên đồng ý.

Ngày Ba mươi tết năm đó, tôi và Hồng Thủy từ huyện Ngũ Đài về trấn Đông Dã, ông tôi ở nhà đã chuẩn bị bữa "tiệc cưới” cho chúng tôi, nhờ người nấu cỗ. Cũng chỉ là món bánh mì trắng, mì chiên, thịt đông, thịt nướng... như các bữa cỗ ba mươi tết mọi năm. Tôi và Hồng Thủy rất sung sướng mời các anh ở ủy ban huyện như Từ Kế Chi, Triệu Bằng Phi, Mã Chí Viễn và mấy đồng chí cùng công tác đến uống rượu. Dự lễ cưới chỉ có người nhà và mấy đồng chí nên không có lễ nghi khách sáo gì. Ông tôi vui mừng nói luôn miệng, ra công rót rượu và mời mọi người ăn uống. Vào lúc mọi người đã bắt đầu bốc men, Mã Chí Viễn đứng dậy, giở cuộn giấy hồng đào đọc thơ coi như đồ mừng cưới:

"Hồng lãng uống dương quán Đài Đông
Thủy bình giải hậu thoại trường chinh
Ngọc nhân tố bão kháng Nhật chí
Anh hùng tảo hoài du kích tâm
Luyến quân đan mâu xuất An Nam
Ái nùng song đao phách Nhật Bản
Kỷ công thống nhất tư tráng chí
Niệm niệm bất vong Bát lộ quân.


Tạm dịch:

Sông Hồng sóng cuộn về Đài Đông
Trường chinh bèo dạt, phận long đong
Người đẹp hằng ôm chí kháng Nhật,
Anh hùng du kích quyệt lập công
Chồng yêu đơn thương từ Việt Nam
Vợ quý song đao chém Nhật Bản
Gặp nhau chí lớn nên nghiệp lớn
Mãi mãi không quên Bát lộ quân.
Mã Chí Viễn chỉ tay vào các chữ đầu câu của bài thơ đọc to:
"Hồng Thủy - Ngọc Anh luyến ái kỷ niệm".

(Kỷ niệm tình yêu của Hồng Thủy - Ngọc Anh)

Mọi người đều vỗ tay ran và tán thưởng:

"Hay, Mã Chí Viễn, đúng là một nhà thơ còn náu mình”.

Ông tôi vừa cười vừa gật đầu lia lịa. Thế nhưng trong bữa tiệc cưới này, ông vẫn còn một điều áy náy. Ông tôi biết cha tôi rất thương tôi, cha tôi lại không có nhà, ông tôi cũng muốn có mấy câu dặn dò. Ông lúng túng đứng dậy, tay nâng ly rượu, cảm động để rượu sánh ra ngoài. Ông nhìn tất cả cử tọa, rồi cuối cùng nhìn vào Hồng Thủy nói: "Hôm nay là ngày đại hỷ của cháu Ngọc Anh và Chủ nhiệm Hồng Thủy. Cha của Ngọc Anh không có nhà. Tôi là ông của cháu chỉ có một lời thôi là mong cho cháu Ngọc Anh và Chủ nhiệm Hồng Thủy trăm năm đầu bạc".


Hồng Thủy lập tức đứng dậy rót đầy một ly rượu cho mình. Hồng Thủy nâng chén rượu lên kính cẩn hướng về phía ông tôi nói:

"Thưa ông, xin ông cứ yên tâm, cháu và Ngọc Anh trên trời như đôi cánh chim, dưới đất như hại cành lý, sẽ cách mạng cho đến chết, kết bạn suốt đời!".

Nói xong Hồng Thủy uống cạn chén rượu không sót một giọt. Sau vài tuần rượu, sắc mặt ngăm ngăm của Hồng Thủy đã ửng hồng, đôi mắt vốn tính nhanh của anh nay càng rạng rỡ. Anh rất vui vẻ phấn khởi vì mười mấy năm gian khổ chiến đấu nơi đất khách quê người nay lại tìm được người bạn đời, có được một người bạn an ủi trái tim mình, có một gia đình êm ấm: Ngày hôm đó, Hồng Thủy đã hoàn toàn hòa nhập vào gia đình dân tộc Trung Hoa.


Hôm ấy, nhân ngày cưới, tôi và Hồng Thủy đến một hiệu ảnh nhỏ ở trấn Đông Dã chụp một tấm ảnh kỷ mềm, tấm ảnh quý báu đó, suốt đời tôi giữ ở bên mình.

Trời dần tối, trong ngõ nhà họ Trần, trước cửa lớn nhà nào cũng treo một đôi đèn lồng, nhà tôi ở giữa trang viện cũng đốt một đống lửa trước cửa nhà. Sau đấy, mỗi nhà làm một bó đuốc cuốn rỗng ở giữa, trong đặt chất đốt cao chừng hai mét. Đến đêm đốt đuốc lên. Đó là tục lệ của người Ngũ Đài vào buổi tối tất niên, để xua đuổi quỷ thần, giữ cho gia đình bình yên vô sự. Đuốc cháy càng mạnh, lửa cháy vù vù, nổ lép bép. Mọi người đứng quanh dộng lửa cười cười, nói nói.

Ánh lửa trong đềm bùng sáng, tôi có cảm tưởng rằng mọi người của trấn Đông Dã đều đang chúc phúc cho vợ chồng tôi...
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #32 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 06:58:06 pm »

Vì việc lấy vợ Hồng Thủy bị phê bình. Tin truyền đến Diên An, Mao Chủ tịch và Chu Tổng tư lệnh cảm khái nói: "Đây là lòng quân rồi!"

Vừa tiến vào "động phòng”, tửu hứng của Hồng Thủy vẫn còn, ông bỗng nổi hứng ngâm thơ, vừa đi lại vừa cao giọng ngâm bài thơ đã làm rung động Hoa Hạ của thi sĩ Vương Bột đầu đời Đường, bài thơ "Đằng Vương Các" bất hủ. Khi ông đang say sưa ngâm đến câu: "Lạc hà dữ cô vụ tề phi; Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" là hai câu thơ hay tuyệt trần, tôi nhịn không được cười rũ ra:

"Anh vừa làm rể của Trung Hoa, lại vừa muốn làm "thiếu niên tài tử" của Trung Quốc nữa cơ đấy!"

Hồng Thủy dừng đi lại, quay về hỏi tôi:

"Kiếm Qua, em có biết Vương Bột là nhân sĩ đất nào không?"

"Tất nhiên là em biết! Ông ta là người Hà Tân, Sơn Tây, là "thiếu niên tài tử" của quê em. Ông được coi là người đứng đầu "Tứ kiệt" thời đầu nhà Đường”.

"Thế em có biết ông ta chết chôn ở đâu không?"

Tôi lắc đầu, im tịt.

"Vương Bột chết chôn ở Việt Nam".

Tôi nghĩ rằng có lẽ trong khi vui mừng ngày cưới, Hồng Thủy lại da diết nhớ về Việt Nam chăng, nên tôi không dám hỏi.

Hồng Thủy bỗng nhiên cười phá lên "Người Sơn Tây và Việt Nam có duyên với nhau vậy!"

Bấy giờ tôi mới rõ là Hồng Thủy chúc mừng chúng tôi thành đôi lứa.

Về vấn đề Vương Bột gặp nạn tại đâu, sách sử Trung Quốc không có ghi chép chính xác. Thế là Hồng Thủy kể cho tôi nghe truyền thuyết Việt Nam về Vương Bột gặp nạn.
Cha của Vương Bột là Vương Phúc Kỳ, một huyện lệnh của quận Giao Chỉ thời đó (nay là Việt Nam). "Đằng Vương Các tự" là tác phẩm của Vương Bột sáng tác tại Nam Dương, Sơn Tây, trên đường về Nam, sang Giao Chỉ thăm người thân. Mùa thu năm 676 (sau công nguyên) Vương Bột cùng gia đình cả thảy bảy người đi thuyền sang Giao Chỉ. Sắp tới nơi thì biển nổi bão lớn, thuyền chìm, tất cả đều chết. Theo truyền thuyết thì sau khi thuyền chìm, chỉ duy nhất xác Vương Bột nổi lên và trôi dạt vào bờ bắc sông Lam (ở Trung Bộ Việt Nam). Thời đó Vương Phúc Kỳ làm quan được lòng dân, nên dân chúng tổ chức chôn cất Vương Bột tử tế. Từ đó, cứ nửa đêm ở hai ven sông lại vang lên tiếng Vương Bột ngâm hai câu thơ tuyệt cú:

"Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc."


Tạm dịch:

Ráng chiều theo cánh chim cô đơn
Nước mùa thu lẫn trời một sắc.


Dân chúng Việt Nam bèn lập một đền thờ Vương Bột để cầu cho vong hồn của một thiếu niên từ cao nguyên Hoàng Thổ đến đây gặp nạn. Ít lâu sau người cha của Vương Bột là Vương Phúc Kỳ tạ thế. Dân chúng địa phương đem ông về cùng chỗ con, và thành kính thờ hai vị phúc thần của dân chúng. Hơn một nghìn năm đã trôi qua, hương khói của đền nay vẫn được duy trì liên tục.

"A, anh còn là một nhà Trung Quốc học". Tôi mỉm cười khen anh.

"Kiếm Qua, em còn nhớ hai câu thơ khác của Vương Bột cũng đã được lưu truyền thiên cổ không?"

Hải nội tồn tri kỷ
Thiên nhai nhược tỉ lân"

Tạm dịch:

"Bốn bể còn tri âm
Chân trời xa, mà gần".

Tôi và Hồng Thủy thực sự là hợp ý nhau. Khi ấy hai trái tim của chúng tôi đã hòa cùng nhịp đập.

Một hôm, Bí thư Đặc khu ủy Tấn Đông Bắc, Vương Dật Quần, mời tôi lên phòng làm việc của ông. Ông mặc một chiếc áo bông dài, hai tay đút vào hai ống tay áo, đi đi lại lại mặt có vẻ đăm chiêu. Tôi nghi ngại không hiểu ra sao. Ông dừng lại và hỏi thẳng:

"Nghe nói cô và Hồng Thủy kết hôn rồi, có phải không?”

Tôi gật đầu, cảm thấy có điều bí ẩn.

"Cô có biết Bát lộ quân có một điều quy định, không cho phép quan binh kết hôn trong thời gian kháng Nhật không?”

Tôi lắc đầu: "Không biết ạ".

Lúc đó mặt tôi đỏ bừng lên. Bản tính tôi rất bướng, thế mà lúc ấy vì chuyện kết hôn bị phê bình, thật chẳng biết làm thế nào cho phải.

Thấy thái độ phản ứng của tôi, Vương Dật Quần dịu giọng hơn:

"Việc này không trách cô được, điều quy định này chỉ do Bát lộ quân quy định. Cô cũng lớn tuổi rồi, ở huyện Ngũ Đài, người tuổi như cô thì đã con bồng, con mang rồi".
Vương Dật Quần không phê bình tôi nữa, song trong lòng tôi rất không yên. Điều quy định chỉ áp dụng với người trong Bát lộ quân, thế nhưng "sai lầm" đó đều do chúng tôi gây nên. Nghĩ lại tôi vô cùng lo lắng cho Hồng Thủy. Vì việc lấy vợ này, Hồng Thủy bị phê bình, song ông không nói nữa lời cho tôi hay. Hồng Thủy là người tính tình quả cảm, chỉ cần thấy đúng là ông dám làm và cũng dám chịu. Trời có sập, thì một mình đội, quyết không để ai bị liên lụy, và nét mặt vẫn bình thản như không.


Tôi hiểu rõ tính cách của Hồng Thủy. Việc ông Vương gọi tôi lên nói, tôi cũng không kể lại với anh. Tôi nghĩ, Hồng Thủy đã chịu đả kích quá nhiều, lẽ nào tôi lại gây thêm nỗi đau lòng cho anh! Hồng Thủy đã ba mươi tuổi rồi, thời gian ở trong Bát lộ quân đâu còn là ngắn. Hàng ngày anh vẫn vui vẻ, nói nói, cười cười, không lúc nào thấy anh lộ vẻ buồn rầu. Một người chịu nhiều những đả kích như thế, nếu không có ý chí cách mạng kiên cường thì sao còn giữ vững được niềm lạc quan như vậy.

Việc Hồng Thủy và tôi lấy nhau, nghe nói trong Bát lộ quân thời đó là việc xảy ra đầu tiên. Một số cán bộ lởn tuổi đều cười:

"Hồng Thủy đã bắn phát pháo đầu tiên rồi, chúng ta lớp lớn tuổi chắc có hy vọng sẽ được thay đổi!"

Sau đó nghe nói, tin ấy được truyền về Diên An, Mao Chủ tịch và Chu Tổng tư lệnh cảm khái nói: "Đây là lòng quân rồi! Con đường cách mạng Trung Quốc quá dài, rất nhiều chú bé ngày nào vào bộ đội, súng đeo dài lê thê, tham gia chống vây quét, trường chinh, đánh trận, đánh rồi, đánh nữa, nay đã quá tuổi, yêu cầu lấy vợ ngày càng bức thiết. Địa bàn của khu giải phóng có hạn, con gái vốn dĩ đã thiếu, nay lại về đóng thêm bao nhiêu quân, tỷ lệ nam nữ chênh lệch rất lớn. Tại Diên An tỷ lệ đó đã đạt tới mười tám nam trên một nữ. Tranh đàn bà con gái của dân, thì làm sao còn được lòng dân. Phải nghĩ ra một kế, hạn chế việc bộ đội kết hôn thôi, chứ không cấm hẳn”.


Các anh bàn đi tính lại rồi ra một quy định gọi là "28 + 7 + đoàn” (Đoàn: trung đoàn), tức người đã đủ hai mươi tám tuổi, có bảy tuổi quân, là cán bộ cấp trung đoàn, phù hợp với điều kiện trên thì được phép kết hôn. Tuy có quy định nghiêm như vậy, song số lượng nữ đồng chí quá ít. Vì vậy bộ đội chiến đấu có thêm một nhiệm vụ nữa: mỗi khi đến một nơi nào, hết sức thu nạp nữ thanh niên tham gia quân đội, làm cán bộ.

Nói đến huyện này, các đồng chí lớn tuổi hồi đó đến nay vân còn nói:

"Phải cảm ơn Hồng Thủy đã nổ phát súng đầu tiên!"

Sự việc tôi và Hồng Thủy kết hôn đã làm kinh động đến Mao Chủ tịch và Chu Tổng tư lệnh là điều ngoài suy nghĩ của tôi. Nó chứng tỏ vào thời ấy tôi còn rất ấu trĩ, làm việc còn theo tình cảm rất nhiều.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #33 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 06:59:00 pm »

Đôi chim uyên ương không có tổ.

Công tác trù bị cho việc thành lập Hội Phụ nữ cứu vong huyện Ngũ Đài tiến triển rất thuận lợi. Chỉ khoảng một tháng sau, Đại hội Đại biểu phụ nữ lịch sử lần thứ nhất của phụ nữ toàn huyện đã được khai mạc tại một giáo đường Thiên chúa giáo của thôn Cấu Nam. Trong đại hội này tôi được bầu làm Chủ nhiệm "Hội Phụ nữ cứu vong" của huyện. Khi đại hội kết thúc, tôi tuyên đọc “Thư gửi phụ nữ toàn huyện" kêu gọi chị em phụ nữ toàn huyện, dưới sự lãnh đạo của "Hội Phụ nữ cứu vong” huyện, đoàn kết lại tham gia công tác "Kháng Nhật cứu vong”, tìm mọi cách giúp đỡ Bát lộ quân giải quyết khó khăn trong sinh hoạt, như khâu giày, may, giặt quần áo, làm mọi việc theo khả năng để góp vào kháng Nhật và trong cuộc đấu tranh đó, tranh thủ sự tự thân giải phóng cho phụ nữ. "Thư gửi phụ nữ toàn huyện" được toàn thể đại hội nhất trí thông qua.


Việc thành lập "Hội Phụ nữ cứu vong” huyện là một sự kiện trọng đại có ý nghĩa đối với phong trào "Kháng Nhật cứu vong” chung của huyện Ngũ Đài. Từ khi thành lập hội, phong trào phụ nữ huyện từ chỗ trước đây các thôn hoạt động độc lập dưới sự lãnh đạo của huyện ủy thì nay đã được tổ chức chặt chẽ hơn, làm cho phong trào phụ nữ huyện Ngũ Đài bước vào một giai đoạn phát triển mới.


Lúc mới lấy nhau, cũng là lúc tôi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Hội Phụ nữ cứu vong huyện. Buổi đầu kháng chiến, hình thế đấu tranh phát triển rất nhanh, do đó việc điều động cán bộ thay đổi luôn luôn. Đầu năm khi lớp tập huấn ngắn ngày của Đặc khu ủy Tấn Đông Bắc mở vừa kết thúc, Hồng Thủy được điều lên Bộ chính trị quân khu Tấn-Sát-Ký đóng ở chùa Trấn Hải, Ngũ Đài Sơn; tháng Ba anh về toà soạn báo "Kháng địch"; sau đó rất ngắn anh lại được điều tới Trường Cán bộ quân chính quân khu. Tôi và Hồng Thủy tuy mang tiếng là lấy nhau, đã lập gia đình, nhưng hãi cánh chim uyên ương cách mạng không có một chỗ để tạm an cư, càng không dám nói đến chuyện xây dựng tổ ấm. Tôi chỉ tranh thủ được cơ hội đi công tác tiện đường đến thăm anh. Có lúc chưa ngồi ấm chỗ, anh chưa hút hết tẩu thuốc đã phải chia tay. Tất cả cán bộ thời đó đều cũng một cảnh như chúng tôi chỉ biết có công tác, căn bản không có khái niệm về gia đình. Tình cảm của chúng tôi, tấm lòng của chúng tôi gắn bó với nhau xuyên qua sợi chỉ đỏ là lý tưởng cách mạng.


Tôi vô cùng quý trọng vinh dự mà phụ nữ toàn huyện đã dành cho tôi, và cũng ý thức sâu sắc trách nhiệm đè nặng trên vai mình. Làm thế nào để phát động được chị em phụ nữ toàn huyện vùng đứng lên? Chỉ có cách dựa hẳn vào quần chúng.


Trấn Đông Dã thuộc khu bốn là một vùng có trình độ văn hóa khá cao của huyện Ngũ Đài, số phụ nữ trẻ đã học qua sơ cấp tiểu học và cao đẳng tiểu học khá nhiều, thêm vào đó, công tác của Bát lộ quân tại vùng bốn tiến hành hiệu quả, nên đã đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng được một số lớn cán bộ nữ. Trong đó một số được điều đi các khu khác trong huyện để đảm nhiệm chức chủ nhiệm "Phụ nữ cứu vong” ở các khu.


Sau khi thành lập xong Hội Phụ nữ cứu vong ở huyện và các khu khác, chúng tôi liền tổ chức đến Hội Phụ nữ cứu vong các thôn: Cán bộ hội ở các thôn đa số là phụ nữ gia đình bần cố nông, hoặc là phụ nữ đã có con mọn. Tinh thần cách mạng của họ rất cao song rất nhiều người còn mù chữ. Để nâng cao trình độ cho chị em, thoát khỏi cảnh tối tăm ngu dốt, hội phụ nữ huyện, khu đều tổ chức các chị em có văn hóa mở lớp "Xóa mù chữ" cho họ. Đối với chị em phụ nữ sống trong tầng lớp tột cùng của xã hội, bị áp bức tàn tệ, thì nhu cầu tham gia cách mạng càng mãnh liệt. Khi họ hiểu được sứ mạng của bản thân thì sẽ rất nhanh chóng trở thành lực lượng cốt cán của Hội Phụ nữ cửu vong của thôn xóm mình. Họ tích cực tham gia công tác tuyên truyền của Hội Phụ nữ cứu vong của thôn xóm. Họ tích cực tham gia tuyên truyền giảm tô, giảm tức, động viên chồng con anh em tham gia Bát lộ quân, đội tự vệ kháng Nhật, tổ chức dân công phục vụ tiền tuyến và đã phục vụ một cách xuất sắc.


Huyện Ngũ Đài là quê hương bản quán của Diêm Tích Sơn. Do Diêm Tích Sơn đã dày công, trường kỳ xây dựng, nên thế lực phản động ở huyện Ngũ Đài cũng cực kỳ ngoan cố, hình thái đấu tranh vì vậy cũng rất phức tạp. Bát lộ quân đến huyện Ngũ Đài, triển khai căn cứ địa dân chủ kháng Nhật Tấn Đông Bắc đã gặp phải sự chống đối và phá hoại điên cuồng của thế lực ngoan cố Diêm Tích Sơn.


Diêm Tích Sơn đã xây dựng tổ chức vũ trang phản động là Trung đoàn "Chủ trương công đạo” mà hạt nhân của tổ chức chính trị của địa chủ phú nông là Mặt trận "Dân chúng phòng cộng”, Trung đoàn "Bảo an huyện"... và chúng luôn luôn có xô xát với Bát lộ quân. Một số địa chủ thoái hóa, các phần tử lưu manh, bọn tay sai của địa chủ phú nông cũng thừa cơ phá hoại.


Một hôm rằm tháng Giêng, tôi và một chị cán bộ phụ nữ tới khu ba (thôn Đậu) để giải quyết công việc. Vì không muốn phiền bà con, để họ làm lễ Nguyên tiêu được thoải mái, nên buổi tôi, sau khi bàn xong việc với cán bộ khu, chúng tôi ra ngủ ở trường tiểu học cạnh thôn.


Cả ngày bận rộn, ai cũng mệt. Chị cán bộ đi cùng với tôi vừa đặt mình xuống đã ngủ say tít. Tôi ngồi trông ra cửa sổ, đang xem xét lại công tác trong ngày xem có sơ suất gì không, đột nhiên ngoài song cửa thấp thoáng bóng người, nghe có tiếng người rón rén bước vào nhà. Tôi lập tức đánh thức chị bạn dậy, nhảy xuống giường, cầm lấy chiếc rìu, một mặt hô hoán thôn trưởng là có kẻ phá hoại, một mặt xông ra đuổi theo chúng. Nghe tiếng hô hoán của chúng tôi, bọn phá hoại vội vọt qua đường chạy mất.


Sự việc trên đã dạy cho tôi một bài học rằng chúng tôi đã đánh giá tình hình địch trong thôn không đầy đủ. Từ đó chúng tôi đề cao cảnh giác, mỗi lần xuống cơ sở đều ở trong nhà dân.


Huyện Ngũ Đài đa phần là vùng núi, đường sá gập ghềnh, thôn xóm cách nhau khá xa. Từ trụ sở phụ nữ huyện Ngũ Đài đến trấn Cảnh của khu hai đường dài hơn bốn mươi cây số, đến trấn Đài Hoài khu sáu hơn chín mươi cây số. Chúng tôi xuống thôn công tác toàn đi bộ. Trời vừa mờ mờ sáng, từ thành Ngũ Đài vừa thức giấc nhắm về ngọn núi thôn Hoài, đi vòng vèo theo các khe núi, tối mịt chúng tôi mới tới được khu đã định. Có ngày chúng tôi phải đi tới bốn mươi hay bốn mươi nhăm cây số, có lúc đi hàng bao nhiêu cây số chẳng có bóng người, chỉ nghe thấy tiếng thình thịch của chân mình đang rảo bước.


Tôi từ bé đi học, có bao giờ phải đi xa như vậy, lúc mới đầu chưa quen, khi nghỉ tối, bàn chân bị rộp lên sưng vù, hai bắp đùi tê cứng, vừa tới nơi là lăn ra ngủ. Thế nhưng vừa nghĩ tới nhiệm vụ phải làm sao phát động được càng nhiều phụ nữ đứng lên tham gia kháng Nhật, chi viện tiền tuyến, là tôi về căn bản không còn cảm thấy khổ và mệt nữa. Một mình đi trên đường dài đến tận thôn cùng, ngõ hẻm, tôi chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi.


Bây giờ ngồi nghĩ lại, tại sao lúc đó mình lại gan dạ đến thế? Không sợ khổ và cũng không sợ mệt. Nguyên nhân chính là trong lòng mình có một lý tưởng cách mạng sâu sắc, cho nên mọi gian khổ trong công tác, và điều kiện sinh hoạt đều nhanh chóng làm quen được.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #34 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 07:00:05 pm »

Ngũ Đài Sơn có một phong tục xấu, hòa thượng, lạt ma thường đến thôn "ngồi đầu giường chị em”. Tôi rất đau lòng trước cảnh một bốn chị em phụ nữ bị lăng nhục.

Trấn Đài Hoài ở trung tâm Ngũ Đài Sơn, hàng loạt đền chùa miếu mạo vây quanh. Ở đây hẻo lánh, bần cùng khốn khổ, bị tôn giáo phong kiến thống trị thâm căn cố đế thêm vào đó thiếu cán bộ phụ nữ, vì vậy việc triển khai công tác có khá nhiều khó khăn. Vì thế, tôi lưu lại công tác ở đây thời gian lâu nhất để giúp cho Hội Phụ nữ cứu vong ở cơ sở triển khai công tác.


Ngũ Đài Sơn có hơn ba trăm đền chùa miếu mạo, chủ trì ở đó là hòa thượng, lạt ma, số lượng không rõ là bao nhiêu. Đất đai chung quanh chùa, miếu đều là đất chùa. Nông dân ở chân núi trồng trọt đều là đất chùa nên bị hòa thượng, lạt ma, một loại địa chủ biến tướng bóc lột áp bức thậm tệ. Ngũ Đài Sơn địa thế cao, lạnh, đất đai cằn cỗi, chỉ có thể trồng khoai tây, mạch đen làm lương thực. Nông dân sau khi trao địa tô cho nhà chùa xong, chẳng thừa được bao nhiêu, sống quanh năm bữa no, bữa đói.


Còn hòa thượng, lạt ma ở khắp các đền chùa to nhỏ đều dựa vào tiền cúng lễ, dâng hương của khách thập phương, và bóc lột thu nhập của nông dân để sống dựa, không hề lao động. Nghe nói trước khi Bát lộ quân tiến vào Ngũ Đài Sơn, các phật tử giàu có ở các khu, tỉnh chung quanh, thậm chí từ Tân Cương, Tây Tạng và các vùng biên giới xa xôi đều dùng lừa, ngựa, lạc đà chở tiền hoặc lễ vật đến dâng hương ở các đền miếu to nhỏ ở Ngũ Đài Sơn. Tuy rằng đất đai ở Ngũ Đài Sơn cằn cỗi nghèo nàn, nhưng trong đền chùa thì lại rất sang trọng, người chủ trì đều khá giàu có. Đặc thù của huyện là sự khác biệt giàu nghèo, dẫn đến các phong tục bất lương ở trấn Đài Hoài. Để sinh tồn, không ít phụ nữ phải làm chuyện ám muội, bị bọn sư hổ mang lừa dối, làm nhục.


Có một số tên sư hổ mang không chịu tu tỉnh, mỗi ngày làm xong phận sự ở chùa lập tức đi ngay, thần không hay quỉ không biết, phóng như bay xuống các thôn lân cận, chúng mang theo các đồ cúng hoặc mua ở chợ như thịt thà, bột thơm, vải hoa, vừa vào nhà đã tụt giày nhảy lên giường lò ấm của các quả phụ hoặc các phụ nữ trẻ đã có chồng. Một số chị em đã ăn quen của cúng của chùa, liền dẻo miệng kêu "Sư bác", "Người anh em lớn". Các hòa thượng, lạt ma "đến thăm" thế là quên hết mọi sự.
Đàn ông trong thôn từ mờ sáng đã phải rời nhà đi trồng tỉa, việc vợ làm ở nhà họ đều biết, nhưng chẳng còn cách nào. Khi đàn ông về ướt đẫm mồ hôi, vợ họ đã sẵn sàng ở bàn ăn, thì còn nói gì được. Ai bảo mày nghèo? Đến ở trấn Đài Hoài thì phải ăn của chùa vậy. Biết bao năm nay, lối sống của trấn Đài Hoài không tốt đã nổi tiếng gần xa.


Các nữ đồng chí của Hội Phụ nữ cứu vong đều không muốn vào thôn. Tất cả hoạt động ở đây đều phải nhờ vào các đồng chí nam của nông hội giúp chúng tôi làm tiền trạm; họ thay thế chúng tôi tập hợp tất cả phụ nữ trong thôn đến một ngôi chùa lớn, sau đó cán bộ phụ nữ mới làm công tác. Các đồng chí nam trong nông hội tuổi thường đã lớn, nghe họ khi về kể lại: "Vào thôn đến nhà nào cũng thấy một sư đã ngồi chồm hỗm trên giường nói láo là về thăm nhà bà cô, đến thăm họ hàng... nói dối như cuội", mọi người đều phì cười. Cười thì cười, song tôi rất đau lòng trước cảnh một số chị em bị lăng nhục.


Trong ngôi chùa lớn, tôi đã tổ chức cho chị em học lớp "xóa mù chữ", dạy học hát các bài ca cách mạng, tuyên truyền cho họ hiểu về kháng Nhật cứu quốc, động viên họ khâu giày cho Bát lộ quân, lên lớp giảng giải cho họ đạo lý cách mạng. Tóm lại là nghĩ mọi cách để nâng cao giác ngộ cho họ.


Tôi nói với họ, phụ nữ cần nỗ lực tham gia lao động sản xuất thì mới có thể thực hiện bình đẳng nam nữ một cách chân chính, không nên sống ỷ lại vào nam giới, càng không thể dựa vào các biện pháp kiếm tiền không chính đáng, sống như vậy là một điều sỉ nhục của phụ nữ.

Lời tôi giảng rất nghiêm khắc, mọi người đến họp chẳng ai hé răng.

Ngày thứ hai, cán bộ thôn đến tìm tôi, nói rằng phụ nữ trong thôn rất bất mãn với lời tôi giảng cho họ, khi về thôn, họ mồm năm miệng mười, nói bậy cũng không ít có người còn xỉ mũi nói:

"Lẽ nào chúng tôi muốn sống như thế hử? Chỉ vì khốn cùng mà thôi”.

"Chúng tôi đến Ngũ Đài cũng chỉ vì cuộc sống thôi!"

"Chỉ dựa vào đàn ông trồng tỉa, liệu có thể nuôi nổi lớn bé, cả đống người không?".

"Nước mắt của chúng tôi từ trong bụng đói mà trào ra”.

Những lời trách móc của chị em phụ nữ đã giáo dục cho tôi. Những lời của họ chính là những lời tố cáo đầy máu và nước mắt cái xã hội thối nát ăn thịt người. Tôi là cán bộ phụ nữ xuất thân từ học sinh, đối với những điều đen tối, ám muội của xã hội chỉ căm ghét thôi thì chưa đủ, còn cần phải gần gũi, thông cảm với chị em bị áp bức, đồng tình với những cảnh ngộ đau khổ, làm cho họ hiểu những nguyên nhân xã hội tạo ra khổ đau cho họ, dần dần nâng cao giác ngộ giai cấp của chị em. Như vậy chị em mới có thể tự giác đứng lên phản kháng ách áp bức của thế hệ phong kiến, quét sạch mọi ảnh hưởng bất lương do chế độ cũ mang lại. Chỉ nói chung mà không sát thực tế, chỉ trích mà không có phân tích sẽ bất lợi cho việc đoàn kết các chị em bị áp bức. Từ đó về sau trong công tác tôi luôn chú ý đi sâu sát, thâm nhập quần chúng, hiểu rõ những nỗi khổ đau của họ, khuyến khích họ tự giác phá bỏ cái gông cùm phong kiến đang đè trên đầu trên cổ họ. Cục diện công tác ở khu sáu từng bước được tiến hành tất hơn.


Tháng Bảy năm 1938 tại thôn Thạch Truy, khu hai huyện Ngũ Đài đã tiến hành Đại hội Đại biểu phụ nữ biên khu Tấn-Sát-Ký lần thứ hai. Tôi vinh dự được làm đại biểu cho phụ nữ huyện Ngũ Đài tham gia đại hội này.


Mao Chủ tịch khen ngợi Nhiếp Vinh Trăn đã lãnh đạo biên khu Tấn-Sát-Ký trở thành "Khu căn cứ địa kháng Nhật kiểu mẫu”. Tôi nghĩ là trong đó có một phần cống hiến của chị em phụ nữ huyện Ngũ Đài chúng tôi.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #35 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 07:02:00 pm »

Tại biên khu Tấn-Sát-Ký do Nhiếp Vinh Trăn lãnh đạo, tôi và Hồng Thủy đã trở thành "hai chiên sĩ kỳ cựu” trên mặt trận văn hóa.

Ngày 18 tháng Mười một năm 1937, cơ quan lãnh đạo Tấn-Sát-Ký từ huyện Ngũ Đài di chuyển xuống huyện ly huyện Phụ Bình thuộc tỉnh Hà Bắc. Tư lệnh quân khu Nhiếp Vinh Trăn, Chủ nhiệm Cục chính trị Dư Đồng và Bí thư Đảng ủy biên khu Hoàng Kính bàn bạc với nhau cho ra một tờ báo Đảng của đặc khu Tấn-Sát-Ký. Chủ nhiệm chính trị quân khu Dư Đồng kiêm nhiệm làm chủ nhiệm báo.


Làm báo trong hoàn cảnh chiến tranh thật vô cùng vất vả Lúc đầu báo "Kháng địch” phải dùng đá li tô để viết chữ ngược, in một mặt bằng giấy dó, mỗi tờ báo có hai trang, một nghìn năm trăm số do cơ quan chính trị quân khu phát hành qua quân bưu, các chi ủy địa phương, và được phát miễn phí.


Ngày 5 tháng Ba năm 1938, khi đang in số báo thứ hai mươi bốn thì máy bay Nhật ném bom huyện ly huyện Phụ Bình, tung cả toà báo, đá in li tô bị phá hủy. Nhân viên toà báo lại phải theo cơ quan lãnh đạo quân chính quân khu di chuyển về chân Ngũ Đài Sơn ở thôn Đại Cam Hà bên sông Thanh Thủy, ở cùng với chủ nhiệm chính trị quân khu. Lúc đó Hồng Thủy vừa mới được điều từ Đặc khu ủy Tấn Đông bắc về Cục chính trị quân khu Tấn-Sát-Ký công tác. Cục chính trị quân khu lại điều ông về báo "Kháng địch" làm Phó chủ nhiệm, chủ trì công tác hàng ngày.


Để khôi phục việc xuất bản tờ "Kháng địch", Cục chính trị quân khu triệu tập Hội nghị Động viên toàn quân khu. Trong hội nghị quyết định Hồng Thủy phải tổ chức đội ngũ biên tập và in ấn, làm suốt đêm để cho ra mắt số hai mươi lăm của tờ "Kháng địch" nhằm cổ vũ ý chí chiến đấu của quân dân thuộc biên khu.


Dưới sự lãnh đạo của Hồng Thủy toàn thể nhân viên toà báo làm việc ngày đêm, biên tập, khắc đá, in ấn, số hai mươi lăm "Kháng địch” với nội dung phong phú, hình thức sáng sủa, nhanh chóng ra mắt quân và dân biên khu.


Rất nhiều người cho rằng đây là số báo đáng nhớ nhất của quá trình ra tờ báo "Kháng địch". Tư lệnh Nhiếp Vinh Trăn cũng đánh giá cao sự đóng góp của Hồng Thủy trong việc lãnh đạo biên tập và xuất bản tờ báo.


Để phù hợp với hình thế chiến tranh du kích của buổi đầu kháng chiến, Hồng Thủy một mặt lãnh đạo việc ra báo, một mặt nhanh chóng có kế hoạch để cải tạo, trang bị mới về kỹ thuật cho tờ báo. Trong thời kỳ này ủy ban Kháng chiến của quân khu liên huyện Cân Định thuộc Ký Trung huy động được một số thiết bị in, một số chữ chì, như máy in ti pô Bụt Khai, chữ chì số hai và số ba... Hồng Thủy cùng nhân viên toà báo ra tay tự lắp trang thiết bị, máy in cũng được chở tới Cho tới khi Hồng Thủy rời toà soạn, báo "Kháng địch" đã xuất bản được thêm năm kỳ.


Cùng với việc vùng giải phóng Tấn-Sát-Ký được mở rộng, ảnh hưởng của tờ báo cũng lan rộng theo, đạt được hiệu quả tuyên truyền rất lớn.

Sau đó tờ "Kháng địch" đổi tên thành "Nhật báo Tấn-Sát-Ký”, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng ủy biên khu, do Đặng Thác thay Dư Đồng, Hồng Thủy làm Chủ nhiệm. Đặng Thác1 (Đặng Thác là một nhà báo, một tác giả, học giả lịch sử nổi tiếng. Sau giải phóng ông làm Tổng biên tập "Nhân dân nhật báo", Trưởng ban Bí thư thành ủy Bắc Kinh) vì kính phục tinh thần chiến đấu của Hồng Thủy có làm một bài thơ tặng ông khi chia tay:

Tặng Hồng Thủy đồng chí 
Hồi thủ Hồng Hà, sáng thông thâm
Nhân gian tòng thử, nhiệm phù trầm
Bắc lai tráng trí long tiên vận
Nam quốc thi tình thiên hạ tâm
Thập tải phong ba tam vạn lý
Thiên thu huyết lệ nhất sinh ngâm
Đông phương vọng nhãn lãng triều cấp
Mạc đạo phiêu phùng trục đáo kim.


Tạm dịch:

Vết thương sông Hồng, đau buốt thân
Cuộc đời từ đó trải thăng trầm
Chí trai phương Bắc, thời xương vận,
Lai láng hồn thơ, nhớ nước Nam
Ba vạn lý dài, đầy sóng gió
Ngàn năm huyết lệ, một đời ngâm
Phương Đông đã nổi, triều dâng sóng
Lênh đênh, đời vẫn nhuộm phong trần.



Sau khi rời báo "Kháng địch" Hồng Thủy vẫn tiếp tục viết bài đăng trên các báo của khu giải phóng, tích cực tuyên truyền cho đường lối, phương châm, chính sách kháng Nhật cứu quốc. ông còn viết nhiều bài có tính chất thông tin, tổng kết kinh nghiệm, lý luận văn chương cho các báo tập san của khu như "Tiền tuyến", "Nhật báo Tấn-Sát-Ký”, "Kháng địch nguyệt san ', có ảnh hưởng lớn thời đó. ông còn viết một số kịch thơ như "Xuân canh”, "Tòng quân triều”, viết nhiều thơ, văn, bài thơ dài "Thiên chân đích bi kịch" phải in liên tục trên ba số "Nhật báo Tấn-Sát-Ký”, làm cho hàng ngàn, hàng vạn thương binh ở tiền tuyến thêm dũng khí chiến đấu ngoan cường, khắc phục khó khăn, đồng thời đề cao tinh thần cảnh giác phòng gian, phòng gián điệp.


Do tình hình kháng chiến phát triển, lực lượng Bát lộ quân ngày càng lớn mạnh, để chuẩn bí bảo đảm quân trang mùa đông cho quân đội, quân khu lập một xưởng quân trang ở trấn Cảnh. Vì việc chuẩn bị quân trang mùa đông rất gấp, nên tôi được điều khỏi Hội Phụ nữ cứu vong huyện Ngũ Đài, vào Bát lộ quân, làm chính trị viên phòng nữ công của xưởng quân trang.


Trong xưởng có hơn năm mươi công nhân, đại đa số là phụ nữ trung niên của trấn Cảnh. Họ đều có nhiệt tình kháng Nhật rất cao, công tác rất tích cực, có trách nhiệm, đoàn kết cũng rất tốt. Tôi là chinh trị viên nhưng hầu như không có công tác động viên chính trị nào phải làm, thường xuống cùng họ làm áo bông, may chăn bông. Các đồ chúng tôi làm ra được chuyển liền ra tiền tuyến.


Cùng một lúc với việc quân khu lập ra báo “Kháng địch", một đội công tác văn hóa ở địch hậu “Đoàn kịch kháng Nhật" cũng ra đời. Lúc mới thành lập đoàn kịch, diễn viên rất hiếm, đặc biệt là diễn viên nữ. Do nhu cầu công tác, tổ chức lại điều tôi sang làm diễn viên của đoàn kịch. Khi rời khỏi xưởng quân trang tôi cũng kéo theo năm cô gái trẻ nữa.


Có thể nói, tôi cũng như Hồng Thủy, đã trở thành hai chiến sĩ kỳ cựu trên mặt trận văn hóa ở biên khu Tấn-Sát-Ký do Nhiếp Vinh Trăn lãnh đạo.

Lúc mới đầu, "Đoàn kịch kháng địch" không dựng nổi một vở hoàn chỉnh, tiết mục chủ yếu của chúng tôi là hát những bài ca cách mạng, tiến hành tuyên truyền cổ động kháng Nhật. "Tiễn chồng ra mặt trận" là bài ca để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, khiến cho đến nay tôi vẫn còn nhớ được lời:

Chiếc đèn nho nhỏ leo lét cháy,
Chồng tôi đánh trận, tôi ở lại
Không buồn, không đau, không rầu rĩ
Tôi may cho chiếc áo thật ấm, thật mềm
A! Hây a!
May cho anh chiếc áo vừa ấm, vừa mềm
Ngủ đi con ngoan, không quấy mẹ,
Mẹ đang may áo mới cho chiến sĩ.
Không khóc, không nghịch, mau mau lớn khôn;
Để con lớn lên lại đi đánh giặc Nhật
A! Hây a!
Để con lớn lên lại đi đánh giặc Nhật.


Trong Truyện về Nhiếp Vinh Trăn xuất bản năm 1994 có đoạn viết:

"Khi mới thành lập "Đoàn kịch kháng địch" ở Phụ Bình, lúc đầu gọi là đội tuyên truyền của Cục chính trị quân khu Tấn-Sát-Ký. Lúc đó chỉ diễn được những tiết mục đơn giản như một số điệu múa của Hồng quân, một số ca khúc kháng chiến, để phối hợp hai nhiệm vụ trung tâm là tác chiến và phát động quần chúng. Sau này có một số trí thức từ thành thị tới như Lưu Giai, Hồ Khả, Đỗ Phong, tiết mục có phong phú hơn. Đầu năm 1939, bắt đầu có các nữ diễn viên Hồ Bằng, Trần Kiếm Qua, Trần Quần... trình độ diễn viên lại tiến thêm một bước, có thể diễn những vở kịch nói nhiều màn”.

Tuy rằng trình độ diễn xuất lúc đó chưa cao, song Tư lệnh Nhiếp Vinh Trăn, mỗi khi rảnh rỗi thường đến xem. Có lúc vở hay, ông rất phấn khởi hô lên:

"Diễn hay lắm, diễn hay lắm!"

Ông dẫn đầu cổ vũ để khích lệ chúng tôi.

Tư lệnh Nhiếp nói: "Các cô chú nên lần lượt xuống diễn ở các phân khu để cho các đồng chí ở dưới cùng được thưởng thức".

Trong những năm tháng khói lửa chiến tranh, những người làm công tác văn hóa ở biên khu Tấn-Sát-Ký đã dùng văn hóa làm một thứ vũ khí sắc bén để đả kích quân địch, đoàn kết giáo dục nhân dân và đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của chiến tranh chống Bật. Từ những đội tiên phong trong công tác văn hóa đã xuất hiện hàng loạt những tài năng ưu tú về văn nghệ như đạo diễn, sáng tác Ngụy Nguy, Đinh Lý, Hồ Xô Uổng Dương, về biểu diễn nổi tiếng có các nghệ sĩ Hồ Bằng, Điền Hoa...


Thực ra thời gian tôi công tác trong "Đoàn kịch kháng địch" rất ngắn, nhưng tôi đã là một thành viên sớm nhất trong đội ngũ những người làm công tác văn hóa cách mạng của biên khu và tôi cảm thấy rất tự hào.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #36 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 07:03:01 pm »

Bác sĩ Bation tự tay mổ cho Hồng Thủy, Hồng Thủy ba lần thỉnh cầu khi mổ không cần dùng thuốc tê.

Tháng Tư năm 1938, Hồng Thủy bị trĩ rất nặng, phải đến bệnh viện dã chiến của quân khu đóng tại Tùng Nham Khẩu, khu hai, Ngũ Đài để chạy chữa. Lúc đó bác sĩ Bation cũng vừa từ Diên An đến biên khu Tấn-Sát-Ký, đang bắt đầu việc điều trị ở bệnh viện dã chiến. Hồng Thủy và Bation là hai chiến sĩ chủ nghĩa quốc tế vì mục tiêu chung mà gặp nhau trên đất Trung Quốc. Mới gặp mặt, họ đã cảm thấy rất thân thiết, ôm chầm lấy nhau, Hồng Thủy biết tiếng Anh nên có thể giao thiệp trực tiếp với bác sĩ Bation.
Bác sĩ Bation lúc đó hơn năm mươi tuổi. Ông rất khiêm tốn nói với Hồng Thủy:

"Hồng, anh đến Trung Quốc đã mười mấy năm, đã là chiến sĩ cũ, còn tôi mới chỉ là một chàng tân binh".

Hồng Thủy vội giải thích: "Nếu nói tham gia Bát lộ quân, chúng ta đều là tân binh cả".

Bation hiểu được ý tứ của Hồng Thủy, cả hai cùng cười ha hả.

Bation kể lại cho Hồng Thủy, khi xuất phát rời Diên An, Mao Trạch Đông đã thân mật tiếp ông, còn nói về chuyện "Thủy hử" có Lỗ Trí Thâm đã từng "Đại náo Ngũ Đài Sơn". Mao Trạch Đông rất thú vị nói ví von:

"Ngũ Đài Sơn trước có Lỗ Trí Thâm, nay có Nhiếp Vinh Trăn. Ngũ Đài Sơn thuộc biên khu Tấn-Sát-Ký, vì thế nhiếp Vinh Trăn chính là Lỗ Trí Thâm ngày nay”.

Bation nói về cảm tưởng của ông khi tới khu giải phóng Tấn-Sát-Ký, lại còn nói đến ý tưởng của ông định xây một bệnh viện kiểu mẫu tại Tùng Nham Khẩu.

Bation quyết định tự mình mổ cho Hồng Thủy. Thời kháng chiến, thuốc men ở khu giải phóng vô cùng quý hiếm. Thuốc tê là loại thuốc không thể thiếu khi mổ chấn thương. Vì muốn dành thuốc tê cho các đồng chí bị thương ở tiền tuyến, Hồng Thủy ba lần thỉnh cầu Bation khi mổ cho ông tuyệt đối không cần dùng thuốc tê. Bation đồng ý.


Hồng Thủy biết rõ là bác sĩ Bation khi mổ xẻ rất ghét nghe thấy bệnh nhân kêu rên. Trước khi mổ, Bation đưa cho Hồng Thủy một miếng lụa để ông cắn chặt lại khi đau quá để tránh tổn thương răng và lưỡi. Hồng Thủy không dùng đến. Mổ xẻ dù nhỏ cũng là cắt thịt da! Khi dao mổ đã hạ xuống, Hồng Thủy đau đến nỗi nổ đom đóm mắt, da dẻ nhợt nhạt, mồ hôi từ lông mày chảy tong tong. ông cắn chặt răng, tay nắm lại, gắng hết sức không để phát ra tiếng kêu rên. Sau đó, ông nhắm mắt lại thở dốc, từ đầu đến cuối không kêu rên một tiếng.

Mổ xong, Bation giơ một ngón tay cái lên, khen:

"Hồng, cừ lắm! Anh thật dũng cảm!"

Hồng Thủy được bác sĩ Bation tận tâm chăm sóc, chữa chạy, nên khỏi bệnh rất nhanh. Khi tôi đến trấn Cảnh thăm anh, anh đã có thể đi lại được.

Nghe nói Hồng Thủy khi mổ không dùng thuốc tê, lòng dạ tôi xót xa. Tinh thần vì cách mạng, hy sinh bản thân của anh, một lần nữa làm tôi xúc động sâu sắc. Hai ngày sau, phải họp ở huyện, tôi lại tất tả rời trấn Cảnh về huyện họp.


Tháng Mười năm 1939, tại bệnh viện hậu phương Cam Hà Tịnh, phân khu một, bác sĩ Bation khi mổ cho thương binh bị sọ não, ngón giữa tay trái của ông bị gãy xương, ông lại bị cảm rất nặng. Tiếp ngay đó ông tham gia trận tiêu diệt chiến Nhạn Túc Nhai và trận đánh bao vây công thành Hoàng Thổ Lĩnh, ông đã mổ cho rất nhiều thương binh dưới làn pháo hỏa của địch. Mặc dầu bệnh tình đã phát nặng, ông vẫn nghiến răng chịu đau, liều mình trước hiểm nguy khi quân tăng viện của Nhật đến sát kề bên, chỉ tới khi kết thúc chiến đấu ông mới rời khỏi chiến trường.


Nghe tin bác sĩ Bation hy sinh Hồng Thủy khóc thương ông. ông vô cùng thương tiếc người bạn chủ nghĩa quốc tế vĩ đại vừa mới quen biết nhau trên mặt trận kháng chiến.


Để tỏ lòng tiếc thương đồng chí Bation, ngày 1 tháng Mười hai năm 1939, các giới ở Diên An đã tổ chức lễ truy điệu. Mao Chủ tịch đã gửi thư chia buồn, sau đó ít ngày Mao Chủ tịch viết một bài văn nổi tiếng "Nhớ Bation".

Bài văn này là một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc. Trong bài văn, Mao Chủ tịch đã viết:


"Đồng chí Bation là Đảng viên Cộng sản Canada. Đã hơn năm mươi tuổi rồi, vì muốn giúp đỡ cuộc chiến tranh kháng Nhật của nhân dân Trung Quốc, đồng chí đã được Đảng Cộng sản Canada và Đảng Cộng sản Mỹ cử đi. Không ngại đường xa vạn dặm đồng chí đã đến Trung Quốc. Mùa xuân năm ngoái đồng chí đã tới Diên An, sau đó đến công tác ở Ngũ Đài Sơn, chẳng may bị nạn. Một người ngoại quốc không hề có động cơ cá nhân, coi sự nghiệp giải phóng nhân dân Trung Quốc như sự nghiệp của đời mình, đó là tinh thần gì vậy? Đó là tinh thần chủ nghĩa quốc tế, đó là tinh thần chủ nghĩa Cộng sản. Mỗi đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đều phải học tập tinh thần đó".


Khi đọc bài văn "Nhớ Bation" này, lòng tôi lại tràn đầy tinh cảm quý mến. Nhớ tới Bation tôi lại nghĩ ngay đến Hồng Thủy. Cả cuộc đời của Hồng Thủy là một tấm gương sống dộng về tinh thần Chủ nghĩa Cộng sản. Ông đã vì sự nghiệp giải phóng nhân dân Trung Quốc, vì công cuộc xây dựng và phát triển của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tình hữu nghị lâu bền giữa hai đảng, hai nước, hai quân đội, mà đã hiến dâng đến giọt máu cuối cùng.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #37 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 07:04:26 pm »

Hồng Thủy vung tay nói lớn: "Không cần biết đến năm nào, tháng nào ta chết, hãy cứ quyết định chúng ta sinh ra cùng tháng cùng ngày, điều đó đã làm cho tôi sững sờ, dở khóc, dở cười.


Một lần, tiện đường tôi qua chỗ ở của Hồng Thủy, tôi rất vui mừng được nhìn thấy anh. Vì tôi đến bất ngờ, anh mừng ra mặt. Tôi chưa kịp ngồi, bỗng thấy sắc mặt anh thay đổi, và nói với tôi bằng một giọng trịnh trọng: "Đồng chí Trần Kiếm Qua, người bạn trai họ Vương của đồng chí vừa gửi thư cho tổ chức, yêu cầu cho đồng chí đi Diên An. Tổ chức cũng đã bàn với tôi".

Nghe Hồng Thủy nói một hồi, tôi ngơ ngác chẳng biết đầu cua tai nheo ra sao, bụng nghĩ "Có chuyện gì vậy nhỉ?"

Tôi không nói câu gì đi thẳng vào nhà, tư lự một mình:

Tôi biết Hồng Thủy nói người bạn trai họ Vương đó chính là Vương Nghiêu.

Mùa xuân 1935, chúng tôi đã chuẩn bị đi Tân Cương. Để đảm bảo bí mật an toàn khi đi đường, tổ chức đã quyết định bốn người chúng tôi đóng giả thành hai cặp vợ chồng. Tôi và Vương Nghiêu là một cặp. Việc đi Tân Cương không thành, kịch hạ màn. Tôi chưa bao giờ có ý nghĩ là mình với Vương Nghiêu sẽ thành vợ chồng.


Khi Vương Nghiêu ra khỏi nhà phản tỉnh của Quốc dân đảng tỉnh Sơn Tây, anh ta có ý mời tôi về quê anh ta làm giáo viên tiểu học và ở ngay nhà anh. Tôi đoán anh có ý muốn hỏi tôi làm vợ. Tôi và Vương Nghiêu có quan hệ tới lui nhiều lần nhưng chỉ là tình đồng chí cách mạng, không có tình cảm nào khác. Tôi cự tuyệt lời mời của anh. Từ đó chúng tôi chẳng bao giờ gặp nhau cũng không có thư từ qua lại. Thật là lạ, tại sao Vương Nghiêu lại biết tin tức và địa chỉ của tôi? Tại sao Hồng Thủy lại đột nhiên đặt vấn đề này ra?


"Không được, nhất định phải lên gặp tổ chức, làm rõ ngọn ngành!”

Tôi trở lại phòng, chuẩn bị chào anh đi, chỉ thấy anh ngồi trên giường lò bình chân như vại, rít thuốc, ngửa cổ thổi từng vòng khói thuốc lên trời. Thấy bộ dạng tôi khi trở lại, anh gõ gõ tẩu thuốc thả tàn thuốc ra, rồi phá lên cười.

Lúc đó tôi mới hiểu, ra anh trêu đùa tôi.

Tức hết chỗ nói, tôi xông đến, nắm hai tay đấm thùm thụp vào hai vai anh, oán hận quá trời:

"Anh thật bậy. Mấy ngày không gặp nhau mà anh còn đùa ác thế. Ghét anh lắm!".

Hồng Thủy tính hay đùa tếu, trong Hồng quân Trung ương, trong Bát lộ quân, ở biên khu Tấn-Sát-Ký đều rất nổi tiếng. Cho dù có gặp hoàn cảnh cực kỳ gian khổ, khó khăn, anh vẫn rất lạc quan. Anh đã từng kể lại cho tôi nghe trong lúc đang trường chinh, đồng chí Trần Canh là đoàn trưởng đoàn cán bộ Trung ương (trong đó có Hồng Thủy) cũng là một cây đùa tếu có hạng. Hai người suốt đường dài trong đói khổ vẫn trêu chọc nhau thật lực vì cả hai đều là những người thích đùa.


Lại nói về ngày sinh của tôi, Hồng Thủy có ý ghi lại ngày sinh của tôi trùng với ngày sinh của anh, nói làm thế cho dễ nhớ. Tôi sinh tháng Chín âm lịch, ở nông thôn trước đây không có lịch dương, cho nên cả cha và mẹ tôi cũng không nhớ nổi sinh tôi vào ngày nào theo dương lịch. Hồng Thủy là người Hà Nội, dùng dương lịch, sinh vào ngày 1 tháng Mười. Hồng Thủy nhất định bắt tôi điều chỉnh lại ngày sinh cũng vào ngày 1 tháng Mười dương lịch. Tôi nghĩ, đấy chẳng phải là vấn đề gì có tính nguyên tắc nên cũng làm theo anh.


Thế là được thể, anh càng quấy hơn. Anh bắt chước giọng tuồng, ồm ồm hát lên đoạn trích trong vở "Ba người kết nghĩa vườn đào".

"Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi tuy khác họ, nhưng kết nghĩa anh em, đồng tâm hiệp lực, cứu khốn phò nguy, trên báo quốc gia, dưới yên dân chúng; không mong sinh cùng ngày, năm, tháng, chỉ ước là cùng ngày, cùng tháng, cùng năm được cùng chết mà thôi".

Tiếp theo, anh quắc mắt lên, đứng đối diện với tôi, nắm lấy hai cánh tay tôi vừa lắc vừa hát:

"Hôm nay, dù Hồng Thủy, Kiếm Qua sinh ra không cùng một nước nhưng tương thân tương ái kết làm vợ chồng, sẽ trăm năm đầu bạc, không bàn chuyện năm nào, tháng nào, giờ nào sẽ chết, chỉ quyết định sinh ra cùng tháng, cùng ngày”.

Lời nói và động tác của anh giản dị, thẳng thắn, khiến cho tôi sững sờ, dở khóc, dở cười.

Hồng Thủy có hai điều thích: Một là thích hút thuốc, hai là thích ăn thịt.

Hồng Thủy nghiện thuốc rất nặng, suốt ngày tẩu không rời miệng, nửa đêm tỉnh dậy cũng làm vài hơi. Sống chung vài ngày thì chưa đáng kể, sống lâu rồi, ngày ngày trong khói thuốc, làm cho người ngoài rất khó chịu. Chúng tôi là vợ chồng, không thể tách đôi, đành chịu vậy Tôi chưa hề trách anh về chuyện hút thuốc, nếu tôi nói không thích khói thuốc, anh còn cố ý đến trước mặt hút thuốc phả khói ra để trêu chọc.


Hồng Thủy thích ăn thịt, có lúc như trẻ con. Có một lần không biết anh kiếm ở đâu ra một tảng thịt lợn bảo tôi rửa, thái giúp anh. Tôi từ bé không thích ăn thịt, ngay ngày tết, tôi cũng ít động đũa tới, ở nhà mọi người thường làm món rau tươi thêm cho tôi. Rửa, thái thịt sống đối với tôi thật khó. Thấy tôi không rửa thịt, Hồng Thủy nổi cáu đem quăng thịt xuống đất. Tôi chẳng nói một lời, chạy thẳng về đơn vị công tác của mình.


Hồng Thủy khi đã cáu, nổi nóng dữ dội, song nóng với tôi thì chỉ duy nhất có lần đó. Anh biết tôi tính bướng ngầm, mỗi khi xảy ra chuyện gì, tôi không cãi, mà toàn im lặng tạm tránh. Sau một thời gian mọi người bình tâm là ổn thỏa. Về sau nghe nói, người cần vụ đã rán thịt cho anh, lại còn lên phố mua thêm rượu. Rượu thịt vào rồi, cơn nóng qua đi.


Lại cũng có một lần, Hồng Thủy nấu một nồi thịt chó mời tôi ăn. Tôi vội xua tay từ chối và nhăn nhó nói:

"Anh thật ghê quá, thịt chó cũng ăn, thiếu nước ăn cả thịt chuột nữa".

Anh vẫn phớt lờ lời tôi nói, một mặt vừa ăn vừa xuýt xoa, một mặt vừa nói với tôi:
"Thịt chó ngon lắm nhé. Người Sơn Tây các cô đúng là dạ dày bằng đất, cái này không ăn, cái kia kiêng”.

Mặc anh muốn nói thế nào cũng kệ, tôi không dám ghé mắt nhìn. Anh đành phải gật gù ăn một mình, thỉnh thoảng lại thốt ra:

"Ôi ngon tuyệt”.

Chị Trương Thụy Hoa, vợ của Tư lệnh Nhiếp Vinh Trăn, đã sớm biết Hồng Thủy từ ngày còn ở Quảng Đông. Hai vợ chồng chị đều rõ tính cách của Hồng Thủy.

Trong một lần Đại hội Đại biểu phụ nữ biên khu chị Hoa cười hỏi tôi:

"Đồng chí Hồng Thủy rất hoạt bát, hiếu động như vậy còn cô thì trầm mặc, kín đáo, làm sao lại hợp nhau được nhỉ?"

Tôi không giấu giếm gì trả lời chị: "Bởi vì em chịu nhường nhịn anh ấy”.

"Ôi thế là chủ nghĩa trọng nam rồi còn gì!"

Chị Hoa vừa như nói đùa, lại như có ý dặn dò tôi.

Tôi lại gần chị, ghé tai nói nhỏ:

"Anh ấy cầm tinh con khỉ, em cầm tinh hổ, trong núi không còn hổ nữa nên khỉ làm vua".

Chị Hoa phá lên cười. Hồng Thủy đã có lần giảng cho tôi rằng phần lớn phong tục của dân Việt Nam cũng giống Trung Quốc. Về tên họ, cách đặt và gọi cũng tương tự người Hán, trong năm cũng có hai mươi bốn tiết khí, các ngày lễ tết như nguyên đán, thanh minh, đoan ngọ, trung thu cũng như Trung Quốc. Ở Việt Nam cũng có mười hai con giáp và thứ tự cũng như rung Quốc, chỉ khác nhau là ở Trung Quốc năm Mão thuộc về con thỏ, ở Việt Nam năm Mão là năm con mèo.

Anh cầm tinh con khỉ, tôi con hổ. Ở Trung Quốc và Việt Nam đều hiểu như nhau.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #38 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2010, 04:15:53 pm »

Chương V
ĐAU LÒNG VÌ MẤT CON GÁI YÊU


Đoá hoa danh tướng thành phân bón ở Thái Hàng Sơn.

Tháng Mười hai năm 1939, quân xâm lược Nhật có ý đồ tiến công biên khu Thiểm - Cam - Ninh (Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ) nên chúng dùng máy bay điên cuồng đánh phá Diên An. Phái ngoan cố trong Quốc dân đảng bắt đầu phong toả biên khu Thiểm - Cam - Ninh, gây cho biên khu những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế, tài chính. Nó làm cho số đông thanh niên cách mạng ở những vùng Nhật tạm chiếm và các vùng do Quốc dân đảng thống trị khó có thể vượt qua tuyến phong toả để chạy đến Diên An. Để phá vỡ sự phong toả của địch, tiện việc bồi dưỡng cán bộ cho tiền tuyến, và dễ dàng tiếp nhận số lớn thanh niên trí thức yêu nước ở vùng địch tạm chiếm tới học, đồng thời cũng dễ dàng tiếp thu được những kinh nghiệm đấu tranh phong phú của tiền tuyến, giảm nhẹ khó khăn về kinh tế, tài chính của biên khu theo chỉ thị của Trung ương Đảng, Tổng bộ Trường Đại học Kháng Nhật đã phái một số giáo viên, học viên tiến vào các căn cứ dịa ở địch hậu như Tấn Đông Nam, Tấn-Sát-Ký dể thành lập các phân hiệu một và hai.


Hiệu bộ của Phân hiệu hai Đại học Kháng Nhật được đặt tại Hàn Tín Đài ở đông bắc Trần Gia Trang huyện Linh Thọ, tỉnh Hà Bắc. Khóa một của Phân hiệu hai khai giảng vào tháng Hai năm 1939. Hồng Thủy được điều từ quân khu Tấn-Sát-Ký về Phân hiệu hai làm Phó Chủ nhiệm Khoa Giáo dục chính trị. Tháng Ba năm 1939, tôi cũng được điều về công tác ở phòng hậu cần Phân hiệu hai. Lần đầu tiên tôi được mặc quân phục, đội mũ mềm, thắt lưng da, lại còn quấn xà cạp nữa. Từ đó tôi chính thức trở thành nữ cán bộ của Bát lộ quân. Chính tại Phân hiệu hai Đại học Kháng Nhật là nơi tôi và Hồng Thủy được sống chung trong một đoạn thời gian dài nhất.


Học tập ở địch hậu, nhất là những vùng sâu như căn cứ địa Tấn-Sát-Ký thì khó khăn không thể tưởng tượng nổi. Khu căn cứ địa không có địa giới cố định, địch có thể đánh tới bất cứ lúc nào, cự ly cách địch của nhà trường chỉ có chưa đầy một trăm lý (50 km). Mỗi ngày khi lên lớp phải chuẩn bị sẵn sàng tự vệ, thậm chí trực tiếp tham gia chiến đấu, căn bản là không có hoàn cảnh điều kiện yên ổn để dạy và học. Trong tình huống như vậy tính lưu động và tính chiến đấu của trường vô cùng đột xuất. Toàn thể mấy ngàn học viên không có chỗ ở cố định, cứng chẳng có giảng đường. Nhà dân, đình quán đều là chỗ ở của chúng tôi, núi đồi, đồng hoang, bờ sông, rừng cây đều là giảng đường của chúng tôi. Địu lưng làm ghế, đầu gối làm bàn học, trong điều kiện nghèo nàn, giản đơn như vậy, trường bắt đầu khai giảng khóa học mới.


Từ ngày thành lập, được thủ trưởng quân khu Nhiếp Vinh Trăn lãnh đạo và quan tâm và Tổng bộ La Thụy Khanh phụ trách, Phân hiệu hai Trường Đại học Kháng Nhật lớn mạnh hẳn. Trường tuyển chọn trong bộ đội Tấn-Sát-Ký một số giáo viên chính trị, văn hóa. Số này, đại bộ phận có trình độ tú tài (phổ thông trung học) hoặc tốt nghiệp trường sư phạm, một số nhỏ là sinh viên đại học. Hồng Thủy cũng ở trong số đó. Anh là Phó Trưởng khoa Giáo dục chính trí, đồng thời lại được nhà trường chỉ đinh làm chủ nhiệm giáo viên chính trị. Hồng Thủy hoàn toàn như các đồng chí Trung Quốc, không có gì đặc biệt, đồi với cuộc sống gian khổ không kêu ca phàn nàn. Anh học tập không mệt mỏi, hết sức cần mẫn trong việc dạy học chính trị và công tác lãnh đạo giáo dục chính trị.


Từ tháng Mười một năm 1938 trở đi căn cứ địa Tấn-Sát-Ký bước vào thời kỳ củng cố, phát triển. Tin thắng lợi từ các phân khu dồn dập báo về. Đặc biệt là thu đông năm 1939, Bát lộ quân đã đánh ba trận lớn ở vùng núi địa hình phức tạp của Tấn Đông Bắc, triệt để đập tan cuộc "vây quét mùa đông của giặc Nhật.


Tháng Chín, sư đoàn 120 chủ lực của Bát lộ quân do Hạ Long làm sư trưởng và Quan Hướng ứng làm chính ủy cùng với một bộ phận quân của Tấn-Sát-Ký đã đánh một trận phục kích vào quân Nhật và quân Ngụy ngay tại khu vực của Phân hiệu hai đang ở là Trần Gia Trang, huyện Linh Thọ, tỉnh Hà Bắc, đánh bại ý đồ của quân Nhật và Ngụy định tìm diệt chủ lực Bát lộ quân.


Sau đại thắng Trần Gia Trang, bộ đội khu Tấn-Sát-Ký đều nóng lòng muốn đánh thắng một trận lớn nữa, về phía quân Nhật chúng cũng thề sẽ rửa hận cho thất bại Trần Gia Trang.


Sáng ngày 3 tháng Mười một, trung tướng Abê Norihide lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2 (quân đóng ở Trương Gia khẩu biên chế thành) đã cử đại tá Mêmưra Kankichi dẫn một nghìn năm trăm quân Nhật, Ngụy hỗn hợp, chia các hướng đánh vào Thủy Bảo, Tẩu Mã Dịch, Ngân Phương. Quân ta ở Nhạn Túc Nhai nhử địch vào sâu rồi cắt đứt đường rút, phong toả hai bên vách, dùng chiến thuật đánh kẹp hai bên quân địch. Khi quân địch vào đến Trương Gia Phần, chủ lực của ta bất ngờ xuất kích, đánh kẹp hai bên, quân địch tan đàn xẻ nghé, bị tiêu diệt toàn bộ.


Lữ đoàn 2 độc lập, tổ chức hỗn hợp, là bộ đội tinh nhuệ của quân Nhật, lữ đoàn trưởng Abê Norihide đã hơn năm mươi tuổi, được giới quân sự Nhật Bản khen là "giỏi đánh miền núi”, là "đoá hoa của hàng danh tướng”. Abê là người cơ trí linh hoạt, chỉ huy quyết đoán, thay đổi cách đánh luôn, thế nhưng hắn lại là người cực kỳ kiêu ngạo, tự phụ, tàn bạo. Trước đó một tháng, Abê vừa được thăng cấp Trung tướng. Khi nghe toàn bộ quân của Mêmưra Kankichi bị tiêu diệt, hắn cảm thấy như bị tát vào mặt. Bốn ngày sau, ngày 7 tháng Mười một, hắn mặc kệ tất cả các lời khuyên, tự dẫn quân vào vùng địa hình phức tạp của căn cứ địa. Tại khu xóm trên của Hoàng Thổ Lĩnh, hắn bị rơi vào bảy, bị quân Dương Thành Vũ lớp lớp bao vây, Abê Norihide bị giết.
Logged
hoanghahongha
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #39 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2010, 04:17:04 pm »

Diệt được sĩ quan cấp Trung tướng, trên chiến trường Hoa Bắc là lần thứ nhất, trong lịch sử kháng chiến toàn quốc của Trung Quốc cũng là lần đầu. Trong lời điếu của Tư lệnh Phương diện quân Hoa Bắc Okamura của quân Nhật Bản (trên báo Triều Nhật Tân văn) có viết "Đoá hoa danh tướng đã tàn trên Thái Hàng Sơn". Lời điếu cũng than thở: "Một sĩ quan cấp Trung tướng bị giết tại trận, trong lịch sử Quân đội Hoàng gia Nhật từ ngày thành lập, là chưa hề có".
"Đoá hoa hộ quốc đã tàn lụi"


Đoá hoa độc “Abê" sặc mùi phát xít đã bị các chiến sĩ Bát lộ quân anh hào, chôn vùi ở Hoàng Thổ Lĩnh, gây chấn động lớn ở Nhật Bản.

Khi chiến thắng Hoàng Thổ Lĩnh bay về Phân hiệu hai Đại học Kháng Nhật, Hồng Thủy vui sướng thốt lên:

"Hoa đã tàn, hoa không còn, mà trở thành phân bón rồi!" Thế là, ông phỏng theo thể thơ của nhà thơ Xô viết nổi tiếng hồi đó là Maiakôpxki làm một bài thơ điếu với tên "Đóa hoa danh tướng trở thành phân bón trên Thái Hàng Sơn" để ca ngợi thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến chống càn quét năm đó:

Toàn văn bài thơ:
"Chiến thuật Mũi dao nhọn thọc sâu”
"Phân công hợp kích"
"Phân khu càn quét"

Còn có trò nào
Có thể làm
Bày ra cho hết!
Hỡi các anh hùng "Hoàng Khuẩn"!
(Hoàng Quân)
"Chín mũi tiến công)”
"Bảy vòng vây quét"

Đã bao phen
Mộng xâm lược tan như bèo bọt
Thế nhưng
Như lợn chết, không sợ giội nước sôi:
Lại muôn tới
Lại phải tới
Lại mò cho đến nơi.
Chiến dịch Trần Gia Trang
Bài học đó
Vẫn không dạy nguội sâu sắc
Trận tiêu diệt Ngân Phương, Nhạn Túc
Cũng chưa làm ngươi mở mắt
Cho nên "Trung tướng Abê", con người xuất sắc,
Thân chinh xuất mã
Là danh tướng, tỏ rõ uy phong
Nở hệt cỡ "Đoá hoa danh thướng”
Tiếc thay!
Hoa đẹp mà sao "mệnh bạc"
"Danh tướng chi hoa"
Cũng chẳng sao tránh nổi
Mệnh vận bi thảm trời dành
Ê hô! Ra ma!
Đường sao mà hiểm ác.
Như báo "Triều Nhật" đã nêu
Đúng đấy...
Những con đường
Đường Trung Quốc
Bọn xâm lược đi trên đường Trung Quốc
Thì đâu đâu, cũng là hiểm ác
Dù ở phương nam
Hay lên miền Bắc
"Trung tướng”
Cũng chẳng còn đường nào khác.
… Ngoài những con đường hiểm ác...
Vậy làm sao
Miệt mài,
Lặn lội, ông cố gắng
Miệt mài
Mò mẫm,
Từ Trương Gia khẩu tới được Mã Dịch xong,
Là đến... Chỗ cuộc đời ông đi tong!
"Trung tướng”
Cái vận ông đen như chó mực
Không!
Cái vận tối của Thiên hoàng mới là đích thực,
Đã hại ông.
Biến ông thành cây mục
Chẳng nhận nổi hình dung.
Biển báo đường
Đã đề rất rõ:
"Trương Gia khẩu” từ chữ "khẩu” mà ra
"Trương Gia Phần" theo chữ "phần" mà tiến
(Xin lỗi ông,
Đừng nổi cáu!
Trung Quốc không có họ "Abê”
Trong tính danh trăm họ
Họ Trương1 (Chữ “Trương” tiếng Trung Quốc đọc đồng âm chữ "Trang” (nghĩa trang)) là họ đứng đầu.
Vậy nên, ông,
Vừa tới địa giới "Phần”
1 (Chữ “Phần" trong "Trương Gia Phần" đồng âm với chữ "Phần" mộ)
Đạn pháo,
Lũ đạn pháo thật là vô lễ
Đã đợi ngài tới nổ ầm ầm.
Ông đã tới nơi ông định tới,
Miệt mài,
Mò mẫm
Mải mê
Mới tới được nơi muốn tới:
"Phần mộ Abê"
(trên nghĩa trang đã ghi)
"A di đà phật!"
Quan thế âm Bồ tát,
Xin cứu khổ cho ông
Cứu nạn cho ông ấy,
Khổ nạn của ông do chiến tranh xâm lược đấy!
"Trung tướng"
Ngài thương kẻ dưới trướng lắm nhỉ
Thương chàng đội trưởng Kankichi
Ngài thương hắn...
Hết lòng chiến đấu
Khổ cực
Bên vực Nhạn Túc
Chết rục
Ngài rơi lệ
Ngài nắm tay kêu
Và bèn cùng hắn
Chết theo
Ôi gương "nhân ái" thực là đáng nêu
Chúng tôi
Đám con cháu
Của Thái Hàng Sơn
Xin cảm ơn ngài
Từ huyện Thạch Sơn
Quê hương ngài yêu dấu.
Đã miệt mài
Mò mẫm
Đến tặng cho
Mảnh đất khô cằn
Thêm được ít phân bón
Đoá hoa danh tướng
Nay thành phân bón cho Thái Hàng Sơn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM