Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:36:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lý Thường Kiệt đem quân đánh Tống.  (Đọc 23625 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Áo Anh Màu Cỏ Úa
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:48:36 am »

Bị loạn cả lên, không nhiều sách nhưng tên cứ na ná nhau ^^ em lại lười mở sách tra lại nên cứ nhầm hoài.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #11 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2009, 09:02:57 pm »


Theo các bạn, việc Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh đất Tống trong trường hợp này, có phải là một hành động xâm lược không ?


Quan hệ Việt-Trung trong hai nghìn năm qua chủ yếu là Việt ngăn chặn sự bành trướng của Hán. Trong lịch sử từng có lần cha ông ta Bắc tiến, nhưng hầu như chỉ nhằm mục đích “tiên phát chế nhân”, không nhằm chiếm đất, chiếm dân. Mở đầu là cuộc tấn công Hợp Phố của Lý Bí (542) và lớn nhất là cuộc chinh phạt “Tiên hạ thủ vi cường” sang Ung Châu của Lý Thường Kiệt  vào năm 1075 như bạn nêu vấn đề.
 Để giữ vững chủ quyền và răn đe nhà Tống, Lý triều đã nhiều lần cất binh sang tận đất Tống thảo phạt (1022, 1059, 1060) đặc biệt là trận tấn công của Lý Thường Kiệt làm cỏ châu Khâm, Liêm, Ung .
Ngày 15/9 Ất Mão (27/10/1075) bằng chiến sách khôn khéo, bất ngờ và táo bạo, 40.000 quan quân Đại Việt do Lý Thường Kiệt 李常傑 thống lĩnh tấn công thành Khâm châu (30/12/1075), tiếp làm chủ Liêm châu (03/01/1076). Đây là 2 châu giáp biển thuộc Quảng Tây giáp với Quảng Ninh và Lạng Sơn nay.
Sau đó Lý Thường Kiệt sai làm Phạt Tống lộ bố văn 罚宋路佈文,yết dọc đường để lấy danh nghĩa và gây thanh thế rồi đem quân tiến tới tận Ung châu (cũng thuộc Quảng Tây) phá được thành này sau 42 ngày vây hãm.
Trận “Tiên hạ thủ vi cường” này làm cả triều Tống lo sợ và bối rối. Tống Thần Tông dặn ty kinh lược Quảng Tây : “Nếu xem chừng có quân Giao Chỉ tới đâu mà không đủ quân giữ, thì chỉ giữ mấy chỗ hiểm yếu mà thôi…” sau đó lại dụ : “Nếu quân bỏ thành mà đi chỗ khác, thì lo rằng lòng dân rối sợ. Hãy bảo các quan ti đều phải trở lại thành mình”. Rõ là hai đạo chiếu trái ngược nhau, kết cục là thành trì và quân Tống bị thiệt hại nặng. Như vậy, trong hơn 3 tháng trời, Lý Thường Kiệt cùng binh khê động tâm phúc các nơi tiến quân vào đất Tống, phá hết các cứ điểm của Tống mà có thể dùng để đánh ta, phá thành Ung, Khâm, Liêm; đốt các trái Vĩnh Bình, Thái Bình, Cổ Vạn, Thiên Long, giết người vô số (khoảng 7-10 vạn người) rồi rút quân về đem theo hàng ngàn quân dân Tống bị bắt đem về Đại Việt cùng nhiều của cải. Tất cả chuẩn bị đợi Tống sang làm nên trận Như Nguyệt nổi tiếng (Xuân Hè 1076).
Chiến thắng oanh liệt sau lại dùng Biện sĩ bàn hòa để kết thúc chiến tranh. Phương châm vừa đánh vừa đàm được thực hiện rõ và thành công nhất dưới triều Lý.
Như vậy rõ ràng đây không phải là một cuộc xâm lược mà chỉ là một cách “phòng thủ tích cực”, “ngăn chặn âm mưu xâm lược từ trong trứng”.
Logged

Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM