Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Từ thuở mang gươm đi mở cõi... => Tác giả chủ đề:: thapbut trong 07 Tháng Chín, 2009, 05:09:54 am



Tiêu đề: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 07 Tháng Chín, 2009, 05:09:54 am
Theo bài đăng của UyenNhi05
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4682.msg69530#msg69530

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua bấy giờ làm chức giám quân ở châu Cửu Đức, nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Có Triệu Túc tù trưởng ở Chu Niên phục tài đức của vua, bèn dẫn đầu đem quân theo” (2). Phạm Tu (3) (có đền thờ ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) cũng là một tướng tài của Lý Bí ngay từ buổi đầu khởi nghĩa.
 
Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh, Đại Nam nhất thông chí và thần tích, bi ký, truyền thuyết ở làng Giá tức làng Cổ Sở (Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội) đều phản ánh Phạm Tu (có sách chép là Lý Phục Man) đã cùng dân làng tham gia cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước. Về sau nhân dân mở hội Giá để nhớ lại sự kiện đó.
 
Trong lễ “niêm quân” của ngày hội cho thấy, không phải chỉ Phạm Tu tham gia cuộc khởi nghĩa, mà đông đảo dân làng Giá đã vùng dậy với người anh hùng của quê hương góp phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp cứu nước do Lý Bí lãnh đạo.
 
Lý Bí, khi đã lên ngôi, đánh giá rất cao công lao của Phạm Tu và gả con gái cho ông. 

Sử cũ không chép rõ Lý Bí đã chiếm được các quận huyện, đánh đuổi bọn quan lại Trung Hoa như thế nào. Chỉ biết rằng, đó là cuộc khởi nghĩa rộng lớn, đã liên kết được đông đảo các hào kiệt và dân chúng các châu, nhanh chóng giành thắng lợi. Lý Bí đã không gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của bọn quan lại đô hộ. Sử cho biết, nghe tin Lý Bí nổi dậy, vũ lâm hầu Tiêu Tư sợ hãi, không dám chống cự, vội sai người đem vàng bạc của cải đút lót cho Lý Bí rồi chạy trốn về Việt châu (bắc Hợp Phố) và Quảng châu (4).


(1). Lương thư, q.8.
(2). Đại Việt sử ký toàn thu, Sđd, T.1, tr.179.

(3). Về nhân vật Phạm Tu, hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.  Phạm Tu có phải là Lý Phục Man không? Kết quả nghiên cứu còn tồn tại ba quan niệm: là một người, là hai người và hoài nghi chưa kết luận. Do sử sách ghi chép không rõ ràng và những tư liệu thu thập được cho đến nay đều có thể khai thác, theo những góc độ khác nhau để chứng minh cho những quan niệm trên.  

(4). Lương thư, q.3, t.11b; Trần thư, q.8, t.1a; Tư trị thông giám, q 158, t. 13a. Lương thư chép: Tiêu Tư chạy trốn về (Hợp Phố). Một số sách khác chép: Tiêu Tư chạy về Quảng Châu.


----------------------------------------------
Nay chúng tôi có một số bài viết liên quan,

mời quý vị xem blog:

Kết nối các dòng họ Phạm ở Việt Nam
http://hopham.blogspot.com/

Không đồng nhất Tả tướng Phạm Tu với Phò mã Lý Phục Man
http://hopham.blogspot.com/2009/04/khong-ong-nhat-ta-tuong-pham-tu-voi-pho.html

Điều rút ra từ công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Văn Huyên
http://hopham.blogspot.com/2009/04/ieu-rut-ra-tu-cong-trinh-nghien-cuu-cua.html

Điều đặc biệt ở 1 sự kiện lịch sử (trong 1000 sự kiện lịch sử của Thăng Long-Hà Nội) nêu cơ bản về một nhân vật lịch sử
http://hopham.blogspot.com/2009/09/ha-noi-trong-nghin-nam-bac-thuoc-va.html

Trân trọng

Tháp Bút
------------------------------
 Không cần thiết phải dùng phông chữ to quá như vậy khi đã tô đỏ nó, bạn ạ!



Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 07 Tháng Chín, 2009, 12:22:37 pm
Gia Thông Đại Vương Lý Phục Man

Đại Vương người làng Cổ Sở, sau đổi là An Sở, thuộc huyện Đan Phượng, Hà Tây ngày nay [1], sống vào khoảng cuối thời nước ta thuộc Lương (540) [2], có công theo giúp Lý Nam Đế, lập được nhiều chiến công hiển hách.
Đại Vương khi còn trẻ tuổi còn có sức phi thường, đã từng trị được voi dữ, lại tinh thông võ nghệ và cưỡi ngựa, bắn cung cũng thật giỏi. Tư cách, đức độ của Đại Vương lại thực hơn người, nên đi đến đâu mọi người cũng mến phục.
Khi ấy dân ta sống dưới ách thống trị của ngoại bang, phải chịu trăm bề điêu đứng. Các anh hùng hào kiệt muốn liên kết với nhau để chống lại, lúc đầu thường phải dấu họ tên để khỏi bị bọn giặc giết hại.
Năm 541, Lý Bí đang làm chức giám quân ở Cửu Đức (vị trí huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh bây giờ) đã liên kết với các hào kiệt phất cờ khởi nghĩa. Đại Vương theo giúp Lý Bí ngay từ lúc bấy giờ, và lập được nhiều công lớn.
Sau khi chiếm Cửu Đức, Lý Bí đem quân ra đánh thành Long Biên. Thứ sử Giao Châu lúc bấy giờ là Tiền Tư phải bỏ chạy về Quảng Châu.
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, rồi dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội và phong tước hiệu cho các quan.
Sau khi nhận tước hiệu, Đại Vương lại cầm quân ra trấn thủ biên giới ở miền Đỗ Động. Đây là nơi xa xôi, hiểm trở, các băng trộm cướp thường nổi lên cướp bóc, làm cho dân tình điêu đứng. Đại vương thi hành chính sách vừa nghiêm khắc vừa khoan hòa, nên chẳng bao lâu miền ấy đã ổn định. Các kẻ hùng trưởng đều phải nín hơi, bọn trộm cướp phải về thuần phục và dân chúng thì yên vui, chăm lo làm ăn sinh sống.
Quân Lâm Ấp (tức Chiêm Thành) vào cướp quân Nhật Nam, tiến vào tận châu Cửu Đức. Lý Nam Đế triệu hồi Đại Vương về Kinh, giao cho cầm binh chống giặc.[3]
Đại Vương dẫn quân đi, đánh tan quân Lâm Ấp. Khi tin thắng trận báo về Kinh đô , Lý Nam Đế bảo các quan: "Thật tre già mới biết đao sắc, đất nước có gian nguy mới biết người tài giỏi. Đỗ Động tướng quân thật là bậc hào kiệt, dẫu danh tướng đời xưa cũng không hơn được, nên ta cần phải trọng thưởng để nêu gương".
Khi Đại Vương về triều, nhà vua cho đổi họ Ngài thành họ Lý, theo họ nhà vua. Tên của Ngài cũng đổi thành Phục Man, tức là người đã có công khuất phục được các "rợ" ở miền biên giới.
Nhân có nàng công chúa đến tuổi gả chồng, Lý Nam Đế cho làm lễ thành hôn với Lý Phục Man, và thăng cho Ngài lên chức Thái úy, đứng đầu các quan võ. [4]
Lý Thái Úy đã chẳng phụ lòng mong mỏi của nhà vua. Khi xử đoán các việc, Ngài luôn luôn theo lẽ công bằng, còn bản thân thì thanh liêm, chính trực. Những kẻ lộng quyền phải vào khuôn phép, người có công được ban thưởng, còn ai oán trái thì được minh xét tỏ tường. Trong triều ngoại nội vì thế, ai cũng kính phục, gọi Ngài là Phục Man tướng quân.
Dẫu sao thì chính thể của triều đại Lý Nam Đế cũng mới là chính thể độc lập đầu tiên, vì vậy nhiều thứ hãy còn bỡ ngỡ, chưa vào quy củ. Vì vậy, những vùng ở xa Kinh đô , nhất là ở nơi biên giới, các hào trưởng, tù trưởng thường hay xưng hùng xưng bá, không chịu phục tùng chính quyền trung ương. Bất đắc dĩ, Lý Nam Đế lại phải phái Lý Thái Úy lên giữ đất Đường Lâm, là vùng nổi tiếng cứng đầu, cứng cổ nhất lúc bấy giờ. Kể từ khi Thái Úy đến tri nhậm, vùng đất ấy lại được yên ổn.
Cuối mùa hạ [5] năm 545, nhà Lương sai Trần Bá Tiên đem đại binh đi đánh Giao Châu. Lý Nam Đế đem ba vạn quân ra chống lại, nhưng vì quân số ít hơn, lại trang bị kém nên đã bị thua ở Châu Diên, rồi ở cửa sông Tô Lịch. Nhà vua phải rút về thành Gia Ninh. Quân Lương đuổi theo vây thành.
Sang đầu năm sau, năm 546, Trần Bá Tiên đánh lấy được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế chạy vào đất của người Lạo ở Tân Xương. Quân Lương đóng ở cửa sông Gia Ninh.
Đầu tháng 8 năm ấy, sau khi củng cố lực lượng, Lý Nam Đế định tổ chức một cuộc phản công lớn với hai vạn quân và rất nhiều thuyền bè, đang tập trung ở hồ Điển Triệt (Lập Thạch, Vĩnh Phú).
Lừa lúc đêm tối, nước sông Cái dâng lên cao, đổ tràn vào hồ trong mùa mưa bão, Trần Bá Tiên cho thuyền theo dòng nước vào đánh quân của Lý Nam Đế.
Do bị bất ngờ, quân Lý Nam Đế bị tan vỡ, phải rút sâu vào động Khuất Lạo. Tại đây, Lý Nam Đế lại tiếp tục củng cố lực lượng, rồi giao toàn bộ thủy binh cho Triệu Quang Phục tiến đánh thủy binh của Trần Bá Tiên.
Triệu Quang Phục là một tướng trẻ tài năng và có nhiều mưu lược, đã chỉ huy thủy binh là những người Việt thông thạo sông nước, đánh nhau với Trần Bá Tiên nhiều trận, chưa phân thắng bại. Nhận thấy quân địch đông hơn, Triệu Quang Phục rút về phòng ngự ở đầm Dạ Trạch, rồi sau đó phản công, giết tướng giặc Dương Sằn và xây dựng lại nền độc lập nước nhà.
Còn đây lại nói về Lý Nam Đế và Lý Thái Úy. Sau khi giao thủy binh cho Triệu Quang Phục, Lý Nam Đế ở lại động Khuất Lạo, với quân sĩ phần lớn là người Di, Lạo. Và Lý Thái Úy, từ khi quân Lương sang xâm lấn, đã mang quân từ Đường Lâm về Kinh để cùng nhà vua chống giặc. Sau mấy trận thất bại, Thái Úy cũng về với nhà vua ở động Khuất Lạo và nắm giữ binh quyền phần lớn là người Di, Lạo đó.
Sang năm sau, năm 547, Lý Nam Đế mất, do tuổi cao [6] sức yếu, lại ở miền lam chướng, và cả nỗi lo phiền. Thái Úy một mặt lo mai táng cho Lý Nam Đế, mặt khác cũng sai quân sĩ phòng ngự ở những nơi hiểm yếu. Tuy nhiên, sự phản trắc lại xảy ra ở một hướng khác.
Ấy là những người lính Di, Lạo mà từ trước đến bấy giờ, hầu như họ chỉ là thần dân của một giang sơn riêng vậy. Khi Lý Nam Đế có đông đảo quân lính người Việt thì theo họ, còn bây giờ, quân lính người Việt đã rút đi (theo Triệu Quang Phục) và Lý Nam Đế cũng đã mất, thì họ không chịu theo nữa.
Lý Thái Úy tuy hiểu rất rõ tình thế này, nhưng một mặt phải chịu mệnh vua, không thể từ chối mà không ở lại, mặt khác, nếu có lo đối phó lại họ thì cũng không đủ lực lượng, vì số người Việt ở lại còn rất ít. Vì thế, Ngài chẳng có kế sách gì hơn là phải chịu nương theo số phận đưa đẩy, để chờ cơ hội khác.
Vào một đêm, Ngài đã đi ngủ, bỗng thấy xung quanh nhà lửa sáng rực trời, quân Di Lạo lũ lượt kéo đến vây bọc. Ngài cùng các gia tướng đánh phá vòng vây chạy ra. Quân Di Lạo đuổi theo, rồi vốn quen thung thổ, đã chặn hết các lối. Lý Thái Úy cùng gia tướng chiến đấu cho đến lúc sức cùng lực kiệt. Và khi bị thương, biết chạy cũng vô ích, Ngài bèn trở ngược kiếm, đâm thẳng vào ngực mình.
Quân Di Lạo dầu sao thì cũng không phải là giặc nước, như quan quân nhà Lương. Điều đơn giản là họ chỉ muốn sống cuộc sống theo cách quen thuộc của họ, không muốn có người ngoại tộc chen vào. Vì vậy, sau khi khi Lý Thái Úy mất, họ không tìm cách trả thù, tức là họ vẫn để nguyên thi thể của Ngài ở đây mà không vứt bỏ hoặc hủy hoại.
Chính vì vậy, khi nhận được tin này, người nhà đã từ Cổ Sở, ngược đường lặn lội lên, mang linh cữu của Ngài về quê nhà mai táng. Phần mộ của Ngài về quê nhà mai táng. Phần mộ của Ngài được đặt ở cạnh bến Ngọc Tần, đó cũng là tên con sông nhỏ đã chảy qua vùng này.
Gần 500 năm sau, khi Lý Thái Tổ từ Hoa Lư dời đô ra Thăng Long, đã dùng thuyền đi quan sát các vùng phụ cận. Đến bến Cổ Sở, thấy phong cảnh núi sông đẹp đẽ, nhà vua lên bờ, rồi đi dạo trong vùng. Đến bữa dùng cơm, trước khi ăn, ngài rót một chén rượu rồi tưới xuống đất mà khấn rằng: "Trẫm xem nơi này non nước kỳ tú, phong vật dồi dào. vậy, nếu có người thiêng liêng ở cõi âm, hãy trở về nhận chén rượu này Trẫm tặng!"
Đêm ấy, nhà vua sai lập hành tại để nghỉ lại trong vùng. Đang trong giấc ngủ, Ngài mộng thấy một người cao lớn, mặt mũi phương phi, ăn mặc trang nghiêm, đến thi lễ trước mặt mà nói rằng:
- Thưa Bệ hạ. Tôi người làng này, họ Lý, tên Phục Man, làm tướng giúp Lý Nam Đế. Khi đương thời được vua giao giữ hai đất Đỗ Động và Đường Lâm, được mọi nhà tin yêu. Khi tôi chết được đức Thượng đế khen thưởng cho giữ chức vụ như cũ. Từ đó đến nay, tôi thường đem lính âm binh đến phù trợ cho các triều đại của ta chống giặc mau chóng thành công. Tuy khi tôi chết, dân làng đã lập miếu thờ, vì vậy tôi được phảng phất trong khoảng trời mây, lúc có giặc thì hiển ứng chống đánh, nhưng dân làng vẫn sợ bọn giặc vào cướp phá đền. Nay bệ hạ loan giá tới đây, có lòng tưởng nhớ, vậy tôi xin đến bái kiến.
Nói đoạn, Lý Phục Man liền ngâm tiếp bốn câu thơ:
Thiên hạ toàn mông muội
Cô vị ẩn thanh danh
Trung thiên yết nhật nguyệt
Quang diệu thị chân hình.
 (Dịch nghĩa:
 (Lúc) Thiên hạ toàn mờ tối
Nên phải tạm ẩn tăm, tiếng
(Nay) Giữa trời đã thấy mặt trời, mặt trăng
Ấy là lúc hình hài được sáng tỏ).
Ngâm xong, Lý Phục Man liền biến mất. Lý Thái Tổ tỉnh mộng, hôm sau nói lại câu chuyện và đọc mấy câu thơ cho mấy viên quan đi theo nghe rồi hỏi ý kiến mọi người. Ngự sử đại phu Lương Nhậm Văn nói:
- Muôn tâu Bệ hạ! Hạ thần trộm nghĩ Lý Tướng quân muốn được dựng tượng thờ để dân chúng cũng thấy mặt.
Lý Thái Tổ gật đầu khen phải, rồi xuống chiếu phục lập Phục Man làm phúc thần cai quản một vùng. Lại sai dựng miếu đàng hoàng hơn trước. Trong đền, sai tạc một bức tượng giống như hình dáng nhà vua đã thấy trong mộng.
Đền xây xong, tượng tạc xong, dân chúng trong vùng và các nơi về trảy hội đông như mắc cửi. Từ đấy trở đi, hương khói không lúc nào dứt, và được các đời truyền tụng là một ngôi đền rất mực linh thiêng.
Trong thời Nguyên Phong (1251 - 1257) tức là sau đến gần 250 năm, vào đời Trần Thái Tông, quân Mông Cổ sang xâm lấn. Khi kỵ binh của chúng qua địa phận làng Cổ Sở, ngựa đều phải phục xuống, không thể tiến lên được. Dân làng tin là có thần âm phù, nên cùng nhau cầm vũ khí xông ra đánh, giết, được rất nhiều giặc.
Khi giặc tan, nhà vua xuống chiếu phong thần là "Chứng an quốc công" và ban cho làng Cổ Sở là "Chứng an hộ xá".
Đến năm Trùng Hưng thứ nhất (1285) giặc Nguyên Mông lại sang lần thứ hai, đi đến đâu chúng cũng đốt phá tan tành. Ấy mà làng này, sau khi giặc tan vẫn nguyên lành, không một vật gì bị phạm tới. Dường như có bàn tay của thần Lý Phục Man ngăn trở quân giặc vậy. Vua Trần Nhân Tông thấy thế liền tấn phong Ngài lên thêm một bậc là "Chứng An Vương". Năm thứ tư, gia phong hai chữ "Minh Ứng". Năm Hưng Long thứ 21, lại gia phong hai chữ "Tả Quốc".
Apollon
Nguồn: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=824.15
 
Phần chú thích do Tháp Bút thực hiện:

[1] Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội
[2] Đầu thế kỷ thứ 6
[3] Lúc này Lý Phục Man giữ mạn phía nam. Khi đó Lâm Ấp xâm lấn, Lý Nam Đế phải cử Tả tướng Phạm Tu đứng đầu Ban Võ đem quân vào phá tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức. (Đại Việt sử ký đã ghi việc Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp). Như vậy tướng biên ải là Lý Phục Man cầm cự với giặc, khi Phạm Tu đem đại quân vào mới đánh tan được quân Lâm Ấp xâm lấn.
[4] Lý Phục Man là Thiếu úy (theo cuốn “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM” do Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn; Nxb Giáo dục in năm 2006 và bachkhoatoanthu.gov.vn), và lúc đó không thể đứng đầu quan võ. Việc Lý Phục Man đứng đầu Ban Võ có thể xảy ra sau khi Phạm Tu đã hy sinh năm 545.
[5] Cuối mùa xuân, đầu mùa hè
[6] Lý Bí (503-548), không thể là tuổi cao vì lúc đó Lý Nam Đế khoảng 45 tuổi, và nhiều tài liệu cho là ông mất 548 do Di Lạo làm phản. Do vậy có thể cả Lý Nam Đế và Lý Phục Man cùng bị Di Lạo cho “thác hư lên trời”.
 
Một số vấn đề dễ gây nên việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man:
-         Cùng đánh Lâm Ấp ở phía Nam
-         Việc cho Lý Phục Man cũng là Thái úy và đứng đầu Ban Võ trước năm 545. Trong khi đó thực tế chính Phạm Tu là Thái úy, Trưởng Ban Võ Nhà nước Vạn Xuân.
-         Và câu ca trong THIÊN NAM NGỮ LỤC:
“Vua cùng Tả tướng Phạm Tu,
Vào Khuất Liêu động thác hư lên trời”
Trong khi đó Phạm Tu mất năm 545 ở chiến thành cửa sông Tô. Lý Nam Đế mất năm 548 ở động Khuất Lạo.
Phạm Tu là Đô Hồ Đại vương còn Lý Phục Man là Gia Thông Đại vương. Điều chúng ta nhận thấy là các vương hầu của nước ta được đặt tên hiếm có trường hợp trùng tên và đặc biệt chưa bao giờ thấy có một người nào lại có hai tên cho cùng một tước. Rõ ràng Gia Thông Đại vương và Đô Hồ Đại vương là hai người hoàn toàn khác nhau.
 
Tham khảo thông tin:
Từ trang web bachkhoatoanthu.gov.vn Bản quyền thuộc Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam mà Tổng biên tập là GS.TS. Hà Học Trạc:
Lý Phục Man: Danh tướng của Lý Bí, sống vào thế kỉ 6. Không rõ tên thật. Quê ở làng Cổ Sở (Hoài Đức, Hà Tây). Tương truyền là người giỏi võ nghệ, theo Lý Bí khởi nghĩa chống quân Lương (Trung Quốc), lập nhiều chiến công. Nhà Tiền Lý (544 - 555) thành lập, ông được cử trông coi vùng đất phía nam, đánh tan cuộc xâm lấn của Chămpa. Sau đó được gả công chúa Lý Nương, ban cho ông họ Lý và chức Thiếu uý, được gọi là Phục Man tướng quân. Trở về quê quản lĩnh vùng đất Đỗ Động, Đường Lâm (Hà Tây). Nhà Lương xâm lược, ông hi sinh trong chiến đấu. Dân làng thương nhớ dựng đền thờ ông.

Theo cuốn “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM” do Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn; Nxb Giáo dục in năm 2006 có viết về Lý Phục Man (xin được trích điểm khác phần dẫn ở trên) và Phạm Tu:

Lý Phục Man (?-545)

… Quân Lâm Ấp quấy phá biên giới, ông cùng Phạm Tu đánh lui,…ông có công khuất phục các thủ lĩnh dân tộc ít người trong vùng, nên nhân đó vua Lý ban cho hiệu là Phục Man …

Phạm Tu (476-545)
Danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lý Bí, Hào trưởng địa phương. Ông là người Thanh Đàm (Thanh Trì-Hà Nội). Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542, ông cùng Triệu Túc, Tinh Thiều lập nhiều chiến công, đánh đổ chế độ đô hộ của nhà Lương, giải phóng đất nước. Lý Bí lên ngôi vua, phong ông chức Thái uý, cùng Triệu Túc trông coi việc binh. Khi quân Lâm Ấp quấy phá phương Nam, ông được cử đem quân vào giúp Lý Phục Man đánh bại quân Chăm. Truyền rằng bấy giờ ông đã 68 tuổi. Lý Nam Đế rất quý trọng ông.
Năm 545, quân Lương do Trần Bá Tiên, Dương Phiêu chỉ huy kéo sang xâm lược. Ông lại được đem quân chặn giặc ở mạn Đông Bắc. Giặc đến, ông đem quân chống cự nhưng chẳng may bị thua. Ông hy sinh giữa trận tiền. Nhân dân đã lập đền thờ tại quê ông để mãi mãi ghi nhớ công lao người anh hùng.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 09 Tháng Chín, 2009, 04:09:17 pm
Đại tướng Thái úy Phạm Tu - Lý Phục Man
Vị anh hùng kiệt xuất triều Tiền Lý Nam Đế


Thật hiếm có một nhân vật lịch sử nào mà lai lịch cùng những chiến công lẫy lừng và sự hy sinh oanh liệt của ông lại được bàn luận sôi nổi lâu dài, dai dẳng và phức tạp cho đến ngày nay vẫn chưa ngã ngũ. Đó là Đại tướng quân, Thái úy - Lý Phục Man. Trọng tâm của những vấn đề trao đổi, luận bàn, tranh cãi là việc nhận diện, nhậnchân Thái úy Phạm Tu - Lý Phục man là một nhân vật lịch sử hay là hai người khác nhau. Từ đó, nhiều vấn đề quan trọng khác liên quan mật thiết đến nhân vật lịch sử này như tên họ, quê quán, năm sinh, năm mất đến những chiến tích lẫy lừng trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, những trọng trách chức vụ được giao phó, ban tặng, cả thời điểm, địa điểm của sự hy sinh...của người con trung liệt của thế kỷ 6 sau công nguyên cũng có rất nhiều ý kiến bộn bề, những nhận định trái ngược nhau.

Sở dĩ việc "nhận chân, nhận diện" Phạm Tu - Lý Phục Man trở nên vừa khó khăn, mơ hồ, vừa mâu thuẫn, phức tạp vì cuộc khởi nghĩa Lý Bí, triều đình vạn Xuân, trong đó có nhân vật lịch sử đặc biệt  này cách ta khá xa- gần một ngàn năm trăm năm, lại là thời kỳ, như cố giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đã viết trong cuốn "Góp phần nghiên cứu một vị Thành hoàng Việt Nam Lý Phục Man", còn chìm trong bóng tối khó hiểu nhất của lịch sử Việt Nam "một thời kỳ ngắn ngủi chỉ độ nửa thế kỷ nhưng biết bao biến động: hai lần chống quân xâm lược nhà Lương, nhiều lần chinh phạt quân Lâm ấp phía Nam xâm phạm bừ cõi biên cương, trải 4 đời vua rồi nội chiến ác liệt, thanh toán trừ khử lẫn nhau sau đó lại chìm trong vòng Bắc thuộc gần năm trăm năm nữa với bao nỗi thống khổ ngu dốt". Do vậy, sử liệu gốc về cuộc khởi nghĩa Lý Bí cùng triều đình Vạn Xuân, đặc biệt vềPhạm Tu - Lý Phục Man thật hết sức hiếm hoi.

Về chính sử, quyển "Đại Việt sử lược" là bộ sử cổ nhất của nước ta không nói gì về Phạm Tu - Lý Phục Man. Mãi đến quyển "Đại việt sử ký" của Lê Văn Hưu (1239-1322) đời Trần, ra đời sau triều tiền Lý Nam Đế gần tám trăm năm là cuốn sử biên niên bằng chữ Hán được coi là bộ quốc sử đầu tiên của Việt nam, cũng bị thất lạc từ lâu. Mãi đến thời Lê, Ngô Sĩ Liên tham khảo "Đại Việt sử ký" để soạn ra bộ "Đại Việt sử ký toàn thư" được khắc in và công bố lần đầu tiên vào năm Đinh sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ 18 , triều Lê Hy Tông tức là năm 1697, sau nhà Tiền Lý Nam Đế gần một ngàn hai trăm năm. Bộ Quốc sử này cũng chỉ ghi mấy dòng về Phạm Tu "Mùa hạ năm Quý hợi 543, tháng 4 vua Lâm ấp cướp phá quận Nhật Nam, vua Lý Nam Đế sai tướng là Phạm Tu đánh tan ở Cửu Đức". Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, tháng giêng năm Giáp Tý 544, xưng là Nam Việt đế thiết lập triều đình Vạn Xuân lại có một câu "lấy Triệu Túc làm Thái phó, bọn Tinh Thiều, Phạm Tu làm tướng văn, tướng võ". Cả bộ quốc sử "Đại việt sử ký toàn thư" chỉ ghi có vậy về tướng quân Phạm Tu.

Cũng phải kể đến cả hai quyển sách cổ nữa có nói đến vị tướng võ của thời Tiền Lý Nam Đế. Đó là quyển "Việt điện u linh" và "Lĩnh Nam trích quái". Như tên gọi "Lĩnh Nam trích quái" là chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam - là những huyền sử những chuyện cổ tích dân gian do Trần Thế Pháp biên soạn vào cuối đời Trần. Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại và hiệu đính vào năm 1492-1493. "Việt điện u linh" cũng là một tập ghi lại những huyền sử và chuyện cổ dân gian, những chuyện u linh ở đất Việt, chép lại những " hình tích các vị thần khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau" do quan Phụng ngự Lý Tế Xuyên, biên soạn vào năm 1329. Hai cuốn sách này có nói đến Lý Phục Man nhưng chủ yếu nói về sự thiêng liêng linh ứng sau khi Tướng quân đã mất: "Thần ở trên không đem quỉ binh án trở, thảy đều có công..." Cả hai quyển dã sử này cùng xuất hiện sau triều tiền Lý Nam Đế tám, chín trăm năm.

Có lẽ do đặc thù triều đại Lý Nam Đế quá xa xôi, nguồn sử liệu cũ hầu như không có nên cả quốc sử và chuyện cổ dân gian viết về Phạm Tu - Lý Phục Man lại được viết sau đó trên dưới một ngàn năm nên hầu như mỗi sách viết về một nhân vật lịch sử: "Đại Việt sử ký toàn thư" nói về Phạm Tu còn "Việt điện u linh" và "Lĩnh Nam trích quái" lại chỉ nói đến Lý Phục Man nên sau này, cuốn "Lịch sử Việt Nam" tập I, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp in năm 1983 trang 441 mới phân rõ thành hai người, hai vị tướng tài danh của Lý Nam Đế: Phạm Tu đứng đầu ban võ, quê ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội và Lý Phục Man quê ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội). Từ đây, nhiều cuốn sách, bài báo nói về Phạm Tu - Lý Phục Man mới có sự không đồng nhất, chia tách thành 2 vị tướng võ của triều Tiền Lý: Phạm Tu đứng đầu ban võ (như Bộ trưởng bộ quốc phòng), còn Lý Phục Man là "tướng quân khu" chỉ giữ vùng biên viễn Đỗ Động, Đường Lâm! Có thể kể đến một số bài viết về Phạm Tu - Lý Phục Man là hai nhân vật khác nhau trong các tác phẩm "Từ điển văn hóa Việt Nam", "Thành hoàng Việt Nam", "Đại tướng Việt Nam" và cả "Hà Nội nghìn xưa", "Danh nhân Hà Nội" nữa. Ngoài ra, cũng cần phải nói thêm, mấy năm trước đây, dòng họ Phạm ở Thanh Liệt, Thanh Trì và một số nơi khác, khẳng định Thái úy Phạm Tu là người làng Thanh Liệt, nên đã tôn ông là Thượng Thủy Tổ dòng họ Phạm, với những chiến công to lớn đánh Lâm ấp (Chiêm Thành) và hy sinh tại cửa sông Tô Lịch trong trận kịch chiến với Trần Bá Tiên. Bài viết này đã được in trong các tập nội san dòng họ Phạm và đăng trên mạng Internet, được sửa lại ngày 23/04/2009. Cũng mới đây, báo Quân đội nhân dân số cuối tuần ra ngày thứ bảy 04/04/2009, tác giả Chí Nhân có bài viết khẳng định ngay từ tiêu đề của bài "Phạm Tu không phải là Lý Phục Man". Tác giả cũng thừa nhận "do tư liệu về giai đoạn này còn lại không nhiều nên chúng tôi suy luận từ những gì còn lại với mục đích tìm ra điều chân thực". Do vậy Chí Nhân đã phải dùng phương pháp "phản chứng tạm giả thiết", giả dụ "Phạm Tu- Lý Phục Man là một người thì tại sao nhà nước Vạn Xuân lại cử người đứng đầu ban võ, đi trấn ải biên cảnh phía tây Đỗ Động - Đường Lâm". Cũng không thể Phạm Tu - Lý Phục Man là một người vì "Phạm Tu hơn Lý Phục Man đến 27 tuổi. Nếu sớm nhất, năm 542, Lý Bí gả công chúa cho Phạm Tu thì lúc này Phạm Tu đã 67 tuổi, đáng tuổi ông của công chúa sao?" Cứ cho là giả dụ thì lập luận này cũng thiếu thuyết phục, vì trước khi về triều đứng đầu ban võ, Phạm Tu đã trấn giữ miền biên cảnh phía tây này thì sao? Thêm nữa nói Phạm Tu là một lão tướng , năm 542 đã 67 tuổi là cũng chỉ căn cứ vào bản thần phả Đình Ngoại  xã Thanh Liệt mới được chép lại, độ tin cậy rất hạn chế.

Có thể quan điểm tách rời Phạm Tu-Lý Phục Man là hai nhân vật lịch sử riêng rẽ của dòng họ Phạm ở Thanh Liệt là căn cứ vào một "khám phá" gây nhiều tranh cãi của nhà sử học Lê Văn Lan. Trong bài viết "Phát hiện sử học mới về Lão tướng quân Phạm Tu" cũng đăng trên báo Quân đội Nhân dân cuối tuần số ra ngày 06/12/1998. Mặc dầu nhà sử học họ Lê reo lên là "phát hiện sử học mới " là "may thay gần đây đã có những công phu để bắt được sóng tín hiệu mới rất có giá trị về lão tướng quân Phạm Tu"  nhưng oái ăm thay, "cũ người mới ta", những gì được coi là mới ở đây đã được nhiều nhà sử học nghiên cứu, xem xét từ trước đó 16 năm rồi. Đó là cuộc khảo sát, nghiên cứu khá công phu của giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam cùng với Đại tá Phó viện trưởng Viện sử học Quân đội Phan Huy Thiệp, Tiến sĩ sử học quân đội Nguyễn Anh cùng đông đảo các cộng sự tại Thanh Liệt, Thanh Trì từ giữa năm 1982 của thế kỷ trước. Kết quả cuộc khảo sát này đã được thông báo tại cuộc hội thảo về Phạm Tu - Lý Phục Man tại xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây, ngày 25/12/1982. Sau đó, giáo sư Phan Huy Lê cho đăng bài "Kẻ Giá một làng chiến đấu" trên tạp chí Dân tộc học số 46 tháng 2/1985 trong đó có nói đến cuộc khảo sát của giáo sư và đồng nghiệp tại Thanh Liệt năm 1982. Kết quả của những cuộc khảo sát này cho thấy:

•-         Bản Thần phả của Đình Ngoại xã Thanh Liệt có tiêu đề "Cảm ứng cư sĩ Phạm Tu Thụy Đô hồ Đại vương Thượng đẳng thần sử tích" mới được chép lại tại đền Hùng (Phú Thọ) năm Bảo Đại thứ 9 (1934) mà "chép lại một cách sơ sài, không cẩn thận, có chữ còn để trống hay bỏ sót". Đây có lẽ là sự tích một vị cư sĩ ở ẩn, một phật tử tu tại gia (cư sĩ), sau khi mất có sự linh ứng (cảm ứng) nên được phong tên thụy là Đô hồ, quan võ trông coi hồ nước của địa phương này đó là hồ Thanh đàm. Thật kỳ lạ, sau này có người lại giải thích chữ "đô" gốc Hán (trong sắc phong) thành chữ "đô" tiếng Việt trong "đô vật"  rồi lại chuyển Phạm Tu thành Phạm Đô Tu, một tên riêng rất xa lạ với nhân vật lịch sử Phạm Tu, đã được Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư.

•-         Tấm bài vị ở đây cũng đã rõ "Bản thổ Tiền Lý Triều Long biên hầu, Đô hồ Đại vương Thần vị" Vị thành hoàng ở đây được phong tặng tước hầu, vị thần trông coi hồ nước - Về sắc phong của các triều đại ban tặng cho Đô hồ đại vương ở đây có 13 đạo, cổ nhất là đạo sắc của vua Lê Cảnh Hưng năm thứ nhất (1740) và gần nhất là của vua Khải Định, nhà Nguyễn (1916-1925). Nội dung chủ yếu của các đạo sắc phong này là nói về sự linh ứng của Thần, trong đó, đặc biệt có vài ba đạo sắc đời vua Minh Mệnh, năm thứ 5 (1824) ban tặng "Thủy thần phán quan" - ban cho Thần coi sóc mặt nước. Đạo sắc đời vua Tự Đức thứ 3 (1850) tặng mỹ tự "Trường trạm" nghĩa là giữ nước luôn trong trẻo, đời vua Duy Tân ban   tặng mỹ tự "Linh Thuý" nghĩa là giữ mặt nước luôn trong trẻo, không pha tạp...Rõ ràng đó là những chữ đẹp phong cho một vị Thần trông giữ hồ nước.

•-         Tấm bia đá trong đình nói là tấm bia có từ đời Lương (?) Trung quốc (thế kỷ thứ 6) thực ra chỉ là một tấm bia hậu dựng năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái nhà Nguyễn, thờ cụ Phạm Tế, quê gốc Thanh Hóa, thiên cư ra Thanh Liệt mới được dăm sáu đời nay.

•-         Bức tranh thờ nói là chân dung Phạm Tu là một tấm hình vẽ trên một mảnh lụa đã cũ, một người dân ở Thanh Liệt là cụ Nhiêu Cỏn mới vẽ lại trên một tờ giấy tây. Đoàn khảo sát năm 1982 đã gặp người vẽ lại tấm hình và được xác nhận là đúng.

•-         Đình ngoại thờ  Đô hồ đại vương  là một ngôi đình có qui mô khá khiêm tốn, được tọa lạc ngay bờ hồ, ven làng, cũng mới được tân tạo thời Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đến nay mới có vài trăm năm. Việc bài trí, trần thiết cũng còn sơ sài, đến cỗ kiệu rước cũng không có, phải dùng kiệu ở Định nội mỗi khi rước hội. Nếu quả thật danh tướng Phạm Tu quê ở Thanh Liệt thì nhân dân địa phương chẳng lẽ lại bỏ quên người con trung liệt của quê hương tới 12 thế kỷ sau mới lập ngôi đền thờ quá khiêm tốn đến vậy? Cả các vương triều phong kiến xưa hình như cũng lẵng quên vị khai cuốc công thần nhà Tiền Lý nên đến tận đời Lê Cảnh Hưng mới dựng đình thờ? Ai cũng biết, đại danh nho Chu Văn An (1292 -  1370) đời Trần, người làng Thanh Liệt sống sau Phạm Tu bảy tám trăm năm lại không hề có một dòng lưu bút nào về người anh hùng kiệt  xuất của đất nước, vị tiền bối lỗi lạc cùng quê hương

•-         Một điều quan trọng nữa cần chú ý là nếu Phạm Tu là Đô hồ đại vương ở Thanh Liệt thì sao cả một vùng rộng lớn xung quanh nơi này nói riêng và cả miền Bắc Việt Nam nói chung, nơi được ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Lý Bí hầu như không nơi nào lập đền thờ. Cuốn Linh thần Việt Nam của giáo sư Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo, nhà xuất bản VHTT năm 2002 chỉ tìm được 3 địa phương có thờ Đô hồ đại vương. Tuy nhiên chưa xác định được Đô Hồ Đại vương có phải là Phạm Tu hay không!

•-         Vấn đề cuối cùng cần làm rõ là theo tài liệu của dòng họ Phạm ở Thanh Liệt thì Phạm Tu là một lão tướng. Năm 542 cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổi dậy, lúc đó ông đã 67 tuổi. Mặc dầu được mô tả là một đô vật thời trai trẻ nhưng với một người già cả, trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, không hề có hành trạng gì, liệu có đủ tài sức để đối đầu với bọn giặc Lương? Cũng theo tài liệu này , năm 543, vua Lâm ấp lẫn chiếm bờ cõi phía nam, tướng biên ải là Lý Phục Man không chặn được giặc, vua lại phải sai lão tướng Phạm Tu đem đại binh vào nam mới đánh tan được quân Chiêm tại Cửu đức. Sau cuộc trường chinh này, trở ra, vị lão tướng lại phải đương đầu với quân Lương của Trần Bá Tiên ở cửa sông Tô Lịch và hy sinh tại đây. Ba năm trời, một ông lão 70 tuổi vụt đứng dậy xung trận, đánh Bắc dẹp Nam bấy nhiêu công tích liệu có đủ cơ sở để tin cậy?

Từ những suy nghĩ, phân tích trên đây có thể kết luận Thái úy Phạm Tu, một nhân vật lịch sử có nhiều chiến công oanh liệt, vị đại công thần triều Tiền Lý không phải người làng Thanh Liệt, đình Ngoại làng Thanh Liệt không phải là nơi thờ ông mà là thờ một vị thủy thần cai quản hồ Thanh đàm xưa. Phải chăng đó là vị thủy thần học trò của danh sư Chu Văn An đời Trần vì nặng ân nghĩa thầy và thương dân hạn hán đã trộm mệnh trời vung bút nghiên làm mưa chống hạn cho dân, cam chịu tội với Ngọc hoàng thượng đế như câu chuyện dân gian còn truyền tụng?*(còn tiếp)

Nguyễn Thế Dũng

http://nguyenthedung.vnweblogs.com/


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 09 Tháng Chín, 2009, 04:20:12 pm
1. Từ trang web bachkhoatoanthu.gov.vn (Bản quyền thuộc Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn “Từ điển Bách Khoa Việt Nam” mà Tổngbiên tập là GS.TS. Hà Học Trạc), chúng tôi tìm hai nhân vật lịch sử nêu trên thì mới thấy có Lý Phục Man, được viết như sau:

“Lý Phục Man: Danh tướng của Lý Bí, sống vào thế kỉ 6. Không rõ tên thật. Quê ở làng Cổ Sở (Hoài Đức, Hà Tây). Tương truyền là người giỏi võ nghệ, theo Lý Bí khởi nghĩa chống quân Lương (Trung Quốc), lập nhiều chiến công. Nhà Tiền Lý (544 - 555) thành lập, ông được cử trông coi vùng đất phía nam, đánh tan cuộc xâm lấn của Chămpa. Sau đó được gả công chúa Lý Nương, ban cho ông họ Lý và chức Thiếu uý, được gọi là Phục Man tướng quân. Trở về quê quản lĩnh vùng đất Đỗ Động, Đường Lâm (Hà Tây). Nhà Lương xâm lược, ông hi sinh trong chiến đấu. Dân làng thương nhớ dựng đền thờ ông”.


Một cách hiểu về tên gọi Phục Man của vị tướng trẻ không rõ họ tên người Cổ Sở thời Lý Nam Đế:

2. Theo cuốn “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM” (do Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn biên soạn; Nxb Giáo dục in năm 2006) có viết về Lý Phục Man (xin được trích điểm khác phần dẫn ở trên) và về Lão tướng Phạm Tu:

“Lý Phục Man (?-545) [TB: Một số tài liệu cho rằng Lý Phục Man mất năm 548]. … Quân Lâm Ấp quấy phá biên giới, ông cùng Phạm Tu đánh lui,…ông có công khuất phục các thủ lĩnh dân tộc ít người trong vùng [TB: Gần đây có tin vùng quê Lý Phục Man có 70 giếng cổ kiểu Chăm, có thể do tù tinh Chăm bấy giờ xây dựng. Từ thông tin này chúng tôi có suy nghĩ là Lý Phục Man đã thu phục các tù binh Chăm ở ngay tại các trại ở vùng ông cai quản, trong đó có quê ông? Bằng chứng có thể là cách giếng cổ do các tù binh Chăm làm theo các chống chọi khô hạn trên đất họ (miền Trung nay) mà không phải phụ thuộc vào nước ao chuôm vốn nổi rên mặt nên hạn là hết mà không sạch], nên nhân đó vua Lý ban cho hiệu là Phục Man …”



Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Chín, 2009, 12:36:04 am
Đại tướng Thái úy Phạm Tu - Lý Phục Man
Vị anh hùng kiệt xuất triều Tiền Lý Nam Đế (tiếp theo)

Dường như quan điểm tách rời Phạm Tu và Lý Phục Man là hai người khác nhau gặp không ít khó khăn lúng túng nên lại xuất hiện một quan điểm, nhận định khác" Phạm Tu - Lý Phục Man là một người, một vị tướng tài của nhà Tiền Lý nhưng quê ông lại ở Thanh Liệt, Thanh Trì. Trong bài "Phạm Tu và nhà nước Vạn Xuân", báo Hà nội mới ra ngày 11/09/1982, Đàm Hưng viết "Phạm Tu người Thanh liệt, có nhiều công đánh Lương dẹp Chiêm" "Vì thế ông được Lý Nam Đế phong chức Phục Man tướng công và cho đổi họ. Vì thế dân gian gọi Phạm Tu là Lý Phục Man". Gần như thống nhất với quan điểm đồng nhất hai danh xưng Phạm Tu và Lý Phục Man là một người nhưng vẫn cho rằng ông là người Thanh Liệt, một lão tướng quân đã chiến đấu hi sinh tại Tô lịch Giang Thành (Phim "Danh nhân đất Việt" trình chiếu trên VTV1 Đài truyền hình Việt nam).

Dù sao, việc đồng nhất Pham Tu - Lý Phục Man là một người cũng đã được đề cập đến song vấn đề quan trọng là quê quán, tuổi tác và sự hy sinh của vị tướng quân này vẫn chưa sáng tỏ. Như đã trình bày ở trên, rõ ràng Phạm Tu  - Lý Phục Man không phải là người làng Thanh Liệt, ông không phải là một lão tướng. Xin được nhắc lại kết luận của giáo sư Phan Huy Lê sau khi khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng về Thành hoàng làng Thanh Liệt và Đình ngoại ở đây "Khách quan mà xét, dấu tích Phạm Tu ở Thanh Liệt không được rõ ràng lắm..." và "chưa có cứ liệu gì đáng tin cậy chứng tỏ Phạm Tu quê ở làng này" (Tạp chí Dân tộc học số 46 tháng 2/1985). Cũng tại bài viết "Kẻ Giá một làng chiến đấu" này, giáo sư Phan Huy Lê kết luận "Trong khi đó, dấu tích của Lý Phục Man ở làng Giá lại rất rõ nét. Ở đây, ngoài đình quán, với đồ thờ, câu đối, truyền thuyết dân gian, hội Giá hàng năm nổi tiếng khắp vùng, còn có 5 tấm bia đá ở Quán Giá cùng một số tư liệu khác và nhiều di tích về quê quán, mồ mả Lý Phục Man".

Tuy nhiên, để khẳng định rõ ràng hơn, cuốn "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam", Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1991 trang 774 đã viết "Phạm Tu quê ở làng Giá, thuộc xã Yên Sở, Huyện Hoài Đức, Hà nội. Ông được vua Lý phong chức Phục Man tướng công, đổi theo họ vua là Lý nên cũng gọi là Lý Tu hay Lý Phục Man,  lại được vua gả công chúa Phương Dung cho. Mộ và đền thờ ông nay hãy còn di tích tại quê hương ở làng Giá"(1)[1]

Thật vậy, thử đi sâu phân tích và cụ thể hóa những nhận định, đánh giá của giáo sư Phan Huy Lê và tác giả "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam" sẽ thấy vụt sáng lên con người và sự  nghiệp vĩ đại của Thái úy, Đại tướng quân Phạm Tu - Lý Phục Man người con quang vinh của làng Giá, Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội.

Làng Giá xưa là một làng cổ, cạnh đó có di chỉ khảo cổ Vinh quang có niên đại trên dưới 3200 năm, tên chữ của làng là Cổ Sở, sau chia thành 2 xã là Yên Sở và Đắc Sở, thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Năm 1956 xã Đắc Sở lại tách thôn Yên Thái hợp cùng thôn Tiền Lệ để thành xã Tiền Yên. Từ một làng Giá trở thành 3 làng Giá. Cổ sở là một làng đông dân, trù phú, làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm dệt lụa. Xưa có đường giao thông thủy bộ thuận tiện: đường bộ từ Thăng Long lên xứ Đoài, đường thủy là dòng sông Hát (sông Đáy) thuyền bè lên ngược về xuôi. Do vậy, Cổ sở là địa bàn chiến lược trọng yếu bảo vệ kinh thành Đông Đô - Thăng Long. Trạng Bùng Phùng Khắc Hoan (1528 -1613) đã tặng làng này đôi câu đối "Cổ sở danh tam hiểm , Đoài phương tĩnh nhất khu" . Nơi đây đã ghi dấu tích nhiều cuộc chiến đấu oanh liệt của dân tộc ta chống ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỷ 1, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thế kỷ 6, ba lần kháng chiến đánh Nguyên Mông đời Trần, cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh...

Địa linh ắt sản sinh nhân kiệt "Khí bẩm tú kỳ, gian sinh tuấn dị".

 Theo lời truyền tụng từ xưa đến nay tại các làng Giá và vùng lân cận cùng các văn bản chép tay bằng chữ Hán như "An Sở Thần tứ kỳ" hoặc "An Sở linh thần từ sự tích ký"... hiện vẫn còn lưu giữ trong nhân dân thì Thái úy Phạm Tu - Lý Phục Man được sinh ra vào ngày 10.3 năm Giáp Ngọ (514) trong một gia đình nông dân nghèo ở xóm Lã xá, giáp Cảo tây, làng Cổ sở. Cha là Phạm Tôn, mẹ là Lý Thị Điều (?). Hai ông bà luống tuổi, muộn đường sinh  nở nên hết lòng tu nhân tích đức, ngày đêm đến chấp tác tại ngôi chùa gần nhà là chùa Bến, tên chữ là chùa Ngọc Tân, tâm thành cầu nguyện sau đó sinh hạ được một người con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Phạm Tu. Chàng thiếu niên nghèo nhưng đã có sức khỏe hơn người, ngày ngày đi chăn trâu cắt cỏ, thường cùng chúng bạn chia quân đánh trận, lấy tàu lá chuối làm cờ. Ngày nay, mảnh đất chôn nhau cắt rốn Phạm Tu vẫn còn, trên đó dựng ngôi đền thờ song thân ông, nay nhân dân đều gọi ngôi đền là chùa - chùa Lựa. Chùa nhưng không có tượng phật vì song thân Phạm Tu gần như suốt cả cuộc đời phục vụ nương náu cửa từ bi và sinh hạ được vị Thánh nên nhân dân tôn hai vị là Phật và nơi thờ gọi là chùa. Lớn lên, chàng thanh niên họ Phạm có sức khỏe phi thường, có "tài nghệ tuyệt nhân", cưỡi ngựa bắn cung rất giỏi, lại có tài thuần phục voi dữ "năng bác huấn tượng sự". Sống trong cảnh lầm than, đói khổ lại chứng kiến bao sự bất công, tàn bạo của bọn phong kiến xâm lược nhà Lương (Trung Quốc) đối với nhân dân ta, chàng trai họ Phạm sớm có tinh thần bất khuất, ý chí căm thù bọn cướp nước sâu sắc. Ông đã đứng lên kêu gọi trai tráng trong vùng dựng cờ đại nghĩa chống quân Lương.Tài thao lược, chí anh hùng của chàng thanh niên Cổ sở đã thu hút hàng trăm , hàng ngàn trai tráng trong vùng tụ hội, ngày đêm tập luyện nung nấu ý chí quyết tâm diệt giặc. Đội dân binh ngày càng đông đúc, lại đánh đâu thắng đấy, cả vùng Đỗ Động Đường Lâm dần sạch bóng quân thù.

Cùng buổi ấy,có Lý Bí (1[2]) người đất Thái Bình, con nhà hào trưởng, vốn làm Giám quân cho nhà Lương nhận thấy thứ sử Tiêu Tư cùng bọn cướp nước tàn bạo, hà khắc nên năm Tân dậu 541 ông đã dựng cờ khởi nghĩa. Phục tài đức của Lý Bí, Phạm Tu tự nguyện đem toàn bộ số dân binh dưới quyền về hợp sức cùng Lý Bí. Thấy Phạm Tu là người "hiên ngang khí vũ, chân đại trượng phu, khả đương phương diện, hứa tòng nhung sự" sẽ lập nhiều kỳ công nên trọng dụng và giao cho giữ đất Đỗ Động - Đường Lâm và phong làm Đại tướng quân. Thanh thế quân khởi nghĩa lớn mạnh chiến thắng vang dội, thứ sử Tiêu Tư chống không nổi bỏ chạy về Quảng Châu. Lý Bí đem quân chiếm giữ Châu Thành (tức Long Biên).

Năm Quí Hợi, 543, tháng 4, vua Lâm ấp cướp quận Nhật Nam, Lý Bí hội ý, các quần thần đều thưa: "Phi Đỗ động tướng quân, bất khả liễu thử tặc - Không thể ai khác ngoài Đỗ động tướng quân mới thắng được giặc này". Nghe lời trăm quan, Lý Bí cử Phạm Tu "Sử tổng soái chư tướng vãng ngự Lâm ấp" - đứng đầu chư tướng đại phá quân Chiêm. Thắng lợi trở về, vua trọng thưởng: siêu thăng Thái úy, "tham nghị mạc phủ", đứng đầu hàng quan võ, ban tặng hai chữ Phục Man vì có công hàng phục quân man di ở phương Bắc và Lâm ấp ở phương Nam "Nãi dĩ đa phục man chi công", cho đổi họ vua là Lý "Tứ danh Phục Man, tứ tính Lý Thị" lại gả công chúa Phương Dung cho Phạm Tu. Từ đó, mọi người tôn kính gọi là Phục Man Tướng công.

Năm sau, năm Giáp tý 544, mùa Xuân, Lý Bí nhân thắng lợi đuổi hết xâm lược Phương Bắc, dẹp yên bọn lấn chiếm Chiêm Thành đã lên ngôi Hoàng đế, tức là Nam Việt đế, lập triều đình trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội, lấy Triệu Túc làm Thái phó, Tinh thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu - Lý Phục Man đứng đầu ban võ, "nghi thị bách liêu, thiên tư trung liệt" thanh liêm, ngay thẳng giữa triều trung, không dung tha kẻ có tội "đàn hặc quyền hãnh".

Mùa hạ tháng 6 năm Ất Sửu (545) vua nhà Lương sai Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem đại binh sang cướp nước ta lần nữa, Vua Lý Nam Đế cho 3 vạn quân chống cự bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch. Lý Nam đế chạy về giữ thành Gia Ninh, quân Lương đuổi theo vây đánh.

Tháng giêng năm Bính Dần (546) Bá Tiên tiến đánh lấy được Gia Ninh. Vua tôi nhà Lý phải chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Đến tháng 8, Lý Nam Đế đem 2 vạn quân từ đất Lạo ra đóng ở Hồ Điển Triệt (Lập thạch Vĩnh Phúc). Trần Bá Tiên không dám tiến đánh, ém quân chờ thời cơ. Một đêm mưa lớn, nước hồ dâng cao 7 thước. Bá Tiên đốc thúc quân bản bộ chèo thuyền theo dòng nước tiến đánh. Vua Lý cùng các tướng Phạm Tu, Triệu Quang Phục bất ngờ phải lui vào giữ Động Khuất lão, xây dựng lực lượng đánh lại Trần Bá Tiên. Đầu năm Đinh Mão sau nhiều trận giao  chiến không thành, nhận thấy khó khăn nên Lý Nam Đế,một mặt giao cho Triệu Quang Phục (con trai Triệu Túc) lui quân về giữ đầm Dạ Trạch (Chu Diên) lợi dụng địa hình sình lầy hiểm trở xây dựng lực lượng chiến đấu, mặt khác giao cho Phạm Tu củng cố lực lượng "Cẩn thủ doanh đồn yếu xứ", bảo vệ nhà vua và quần thần. Lý Nam Đế do lam khí nặng nề, âu lo về việc nước bị bệnh mất tại đây. Lý Tướng công một mặt lo mai táng cho Lý Nam Đế, mặt khác cho quân phòng ngự những nơi hiểm yếu. Sau đó, được tin quân Lương của Trần Bá Tiên tiến đánh vùng Khuất Lão, Phạm Tu - Lý Phục Man đem quân chặn đánh . Đang đêm "Hốt dạ gian, hỏa tiễn tứ nhiễu" tên lửa của giặc vây bắn tứ phía. Không ngờ trong đội quân của Phạm Tu có một bộ phận người Di Lạo bội phản, họ đã câu kết với quân Lương quay vũ khí đánh lại "Man binh thủy hối,nhân tâm nham hiểm..." Bị bao vây tứ phía, "thiên mệnh nan kham" - mệnh trời không cưỡng lại được, Thái úy quyết chiến, mở đường phá vây, "giải vi nhi xuất", không may Tướng công bị trọng thương,một vết chém khá sâu ở cổ. Tướng công được hai vị tùy tướng là Trương Hống, Trương Hát yểm trợ, mở đường máu đưa về quê hương - làng Giá cổ sở. Trên đường trở về quê qua một làng gặp một người đàn bà, Tướng công hỏi: "Liệu ta có sống được không?" Người đàn bà đó sợ hãi không dám thưa. Từ đó, làng này có tên là làng Thị Cấm. Đi một đoạn nữa, gặp một người đàn bà khác, Tướng công lại hỏi câu trên. Người này chỉ cười, từ đó làng này có tên là làng Hòe Thị. Về đến cánh đồng làng, có một cái cống đá qua đường, dưới có một dòng nước chảy, ngựa khát nước, dậm chân  dừng lại. Vết chân ngựa lõm xuống thành một lỗ thủng, cổ yếm ngựa tỳ vào mặt đá nay vẫn còn vết hằn sâu. Vì thế, cống đá này có tên Lũng cục (chân bị ngậm giữ lại, co quắp) nhân đân ở đây quen gọi là cống Lùng cục (phiến đá lớn mặt cầu nay vẫn nằm trên cánh đồng Ganh) Về đến bến Mã Tân gặp lão bà bán hàng nước, Tướng công hỏi: "Ta bị chém thế này, liệu có sống được không?" Bà cụ kính cẩn thưa "Dạ thưa, tôi đã hơn tám mươi tuổi chưa từng thấy ai như thế mà sống được, chỉ có Thánh thì mới sống được mà thôi". Tướng công cho ngựa phi xuống đường, qua chùa Ngọc Tân, đến bến Hồ Mã, Người ngã xuống thác về trời. Các tùy tướng cùng quân sĩ đi cùng và nhân dân vô cùng tiếc thương, chôn cất Tướng công gần một ao sen, nhân dân vẫn gọi là Khu Mả Thánh. Trải qua nhiều năm tháng, cây cối mọc lên um tùm, tươi tốt thành một khu rừng rộng lớn tới hơn ba chục mẫu, đó là khu rừng Cấm. Đoạn đường ngựa chiến đưa Tướng công về bến Hồ Mã, xưa nay vẫn gọi là  "Đường cái chân ngựa". Bà cụ bán nước sau này cũng được nhân dân tri ân lập đền thờ tại chính nơi cụ ngồi bán hàng vì dân làng cho là chính bà cụ già này là người đầu tiên phong Thánh cho Tướng công. Theo lệ làng, mỗi khi vào hội rước Giá, qua đây, đoàn dừng lại vào thắp hương và tiến hành tế tại đây vào ngày vãn hội để tỏ lòng tri ân. Nay vẫn còn bài văn tế Cụ bà bán hàng này.

Phía bắc rừng Cấm, vào thập niên 60 của  thế kỷ trước, vẫn còn 3 khoảnh đất rộng, bằng phẳng, không trồng cấy gì, chỉ để cỏ chăn thả trâu bò. Nhân dân gọi là 3 khoảnh "vạn" tương truyền là 3 giọt máu khi Tướng công bị thương chạy về quê nhỏ xuống, rất thiêng nên không trồng hoa màu được. Điều đáng chú ý nữa, do Tướng công bị trọng thương bởi đao, kiếm quân thù nên từ xưa đến nay, trong đền Giá thờ Tướng công cũng như đồ tự khí rước hội, không bao giờ có bài trí, sử dụng đao kiếm , giáo gươm.  Hai vị tùy tướng họ Trương mở đường máu đưa Tướng công về quê cũng được dân làng dựng tượng thờ hai bên tả, hữu đền Trung. Từ xưa đến nay, người dân vào đền lễ Thánh xong, bao giờ cũng đứng chếch sang bên phải lễ 1 lễ, dập đầu 3 lần xuống chiếu rồi mới đứng lên vái. Đó là biểu hiện lòng biết ơn của dân làng đối với 2 vị tùy tướng Trương Hống và Trương Hát (hai vị tùy tướng sau này tiếp tục đánh giặc, lập được nhiều công lớn nên cũng được nhiều làng xã vùng Bắc Ninh, Bắc Giang.. thờ làm Thành hoàng).(còn nữa)

Nguyễn Thế Dũng



Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Chín, 2009, 12:40:47 am

Dường như quan điểm tách rời Phạm Tu và Lý Phục Man là hai người khác nhau gặp không ít khó khăn lúng túng nên lại xuất hiện một quan điểm, nhận định khác" Phạm Tu - Lý Phục Man là một người, một vị tướng tài của nhà Tiền Lý nhưng quê ông lại ở Thanh Liệt, Thanh Trì. Trong bài "Phạm Tu và nhà nước Vạn Xuân", báo Hà nội mới ra ngày 11/09/1982, Đàm Hưng viết "Phạm Tu người Thanh liệt, có nhiều công đánh Lương dẹp Chiêm" "Vì thế ông được Lý Nam Đế phong chức Phục Man tướng công và cho đổi họ. Vì thế dân gian gọi Phạm Tu là Lý Phục Man". Gần như thống nhất với quan điểm đồng nhất hai danh xưng Phạm Tu và Lý Phục Man là một người nhưng vẫn cho rằng ông là người Thanh Liệt, một lão tướng quân đã chiến đấu hi sinh tại Tô lịch Giang Thành (Phim "Danh nhân đất Việt" trình chiếu trên VTV1 Đài truyền hình Việt nam).



Ban biên tập, phamcau@gmail.com
(2007-04-01 11:57:04)
Trưa ngày Chủ nhật, 07 tháng 01 năm 2007, trong mục “Danh nhân đất Việt” trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam đã phát đi một Chương trình giới thiệu “Người thày muôn đời - Chu Văn An”. Trong Chương trình có giới thiệu cẳ Đình Ngoài xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội - nơi thờ phụng Danh tướng Phạm Tu (Thế kỷ thứ V). Người giới thiệu Chương trình này đã nói: “ quê hương của cụ Chu Văn An và của Lão tướng Phạm Tu, đều ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội”. Chương trình này đã được VTV1 phát lại vào 2 giờ chiều thứ 2, ngày 8 tháng 1 năm 2007.

Như vậy là VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam đã cải chính một thông tin sai phát trên kênh VTV1 ngày 21 tháng 8 năm 2006 rằng “Quê hương của Lão tướng Phạm Tu là ở Sấu Giá, Hoài Đức, Hà Tây”.

Hoan nghênh việc làm này của VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam !.
HL
nguồn tin: http://hophamvietnam.org/1/


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Chín, 2009, 12:47:29 am
Cũng mới đây, báo Quân đội nhân dân số cuối tuần ra ngày thứ bảy 04/04/2009, tác giả Chí Nhân có bài viết khẳng định ngay từ tiêu đề của bài "Phạm Tu không phải là Lý Phục Man".

Tác giả cũng thừa nhận "do tư liệu về giai đoạn này còn lại không nhiều nên chúng tôi suy luận từ những gì còn lại với mục đích tìm ra điều chân thực".

Do vậy Chí Nhân đã phải dùng phương pháp "phản chứng tạm giả thiết",

giả dụ "Phạm Tu- Lý Phục Man là một người thì tại sao nhà nước Vạn Xuân lại cử người đứng đầu ban võ, đi trấn ải biên cảnh phía tây Đỗ Động - Đường Lâm".

Cũng không thể Phạm Tu - Lý Phục Man là một người vì "Phạm Tu hơn Lý Phục Man đến 27 tuổi. Nếu sớm nhất, năm 542, Lý Bí gả công chúa cho Phạm Tu thì lúc này Phạm Tu đã 67 tuổi, đáng tuổi ông của công chúa sao?"

Cứ cho là giả dụ thì lập luận này cũng thiếu thuyết phục, vì trước khi về triều đứng đầu ban võ, Phạm Tu đã trấn giữ miền biên cảnh phía tây này thì sao?

Thêm nữa nói Phạm Tu là một lão tướng , năm 542 đã 67 tuổi là cũng chỉ căn cứ vào bản thần phả Đình Ngoại  xã Thanh Liệt mới được chép lại, độ tin cậy rất hạn chế.


Bác Dũng đưa ra cách nói thế này không ổn:
Cứ cho là giả dụ thì lập luận này cũng thiếu thuyết phục, vì trước khi về triều đứng đầu ban võ, Phạm Tu đã trấn giữ miền biên cảnh phía tây này thì sao?

Vì theo GS Trần Quốc Vượng:
Cơ cấu triều đình mới, hẳn còn sơ sài, nhưng ngoài hoàng đế đứng đầu, bên dưới đã có hai ban văn võ. Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ, Triệu Túc làm thái phó, Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh, từ Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Sơn Bình) đến Đường Lâm (Ba Vì) "để phòng ngừa Di Lão" Triều đình Vạn Xuân là mô hình, lần đầu tiên, được Việt Nam thâu hóa và áp dụng của một cơ cấu nhà nước mới, theo chế độ tập quyền trung ương. Lý Nam Đế cho xây một đài Vạn Xuân để làm nơi văn võ bá quan triều hội.

http://dactrung.net/truyen/noidung.aspx?BaiID=kshzAniz4%2FYUfed9EIvb7A%3D%3D

Bác Dũng còn viết:
Thêm nữa nói Phạm Tu là một lão tướng , năm 542 đã 67 tuổi là cũng chỉ căn cứ vào bản thần phả Đình Ngoại  xã Thanh Liệt mới được chép lại, độ tin cậy rất hạn chế.

Không nên bảo độ tin cậy rất hạn chế vì tất cả các tài liệu chúng tôi xem đều thống nhất năm sinh của Phạm Tu là năm 476.

Ở trên bác Dũng gõ
"Phạm Tu hơn Lý Phục Man đến 27 tuổi. Nếu sớm nhất, năm 542, Lý Bí gả công chúa cho Phạm Tu thì lúc này Phạm Tu đã 67 tuổi, đáng tuổi ông của công chúa sao?"

Là sai nội dung bài báo:
Để làm rõ điều này chúng ta xét năm sinh của Lý Bí là 503; của Phạm Tu là 476; như vậy Phạm Tu hơn Lý Bí 27 tuổi.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Chín, 2009, 01:38:12 am

Phía bắc rừng Cấm, vào thập niên 60 của  thế kỷ trước, vẫn còn 3 khoảnh đất rộng, bằng phẳng, không trồng cấy gì, chỉ để cỏ chăn thả trâu bò. Nhân dân gọi là 3 khoảnh "vạn" tương truyền là 3 giọt máu khi Tướng công bị thương chạy về quê nhỏ xuống, rất thiêng nên không trồng hoa màu được. Điều đáng chú ý nữa, do Tướng công bị trọng thương bởi đao, kiếm quân thù nên từ xưa đến nay, trong đền Giá thờ Tướng công cũng như đồ tự khí rước hội, không bao giờ có bài trí, sử dụng đao kiếm , giáo gươm.  Hai vị tùy tướng họ Trương mở đường máu đưa Tướng công về quê cũng được dân làng dựng tượng thờ hai bên tả, hữu đền Trung. Từ xưa đến nay, người dân vào đền lễ Thánh xong, bao giờ cũng đứng chếch sang bên phải lễ 1 lễ, dập đầu 3 lần xuống chiếu rồi mới đứng lên vái. Đó là biểu hiện lòng biết ơn của dân làng đối với 2 vị tùy tướng Trương Hống và Trương Hát (hai vị tùy tướng sau này tiếp tục đánh giặc, lập được nhiều công lớn nên cũng được nhiều làng xã vùng Bắc Ninh, Bắc Giang.. thờ làm Thành hoàng).





Tướng quân Trương Hống, Trương Hát (15/06/2007)
Trương Hống, Trương Hát người làng Vân Mẫu, huyện Quế Dương (sau là Võ Giàng) quận Vũ Ninh, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Vân Mẫu, xã Vân Dương, huyện Quế Võ), là học trò của Tiên sinh Lã Thị người hương Chu Minh, lộ Bắc Giang (tức xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn ngày nay).   


Căn cứ sử sách ghi chép sơ sài thì các ông sinh vào đầu thế kỷ 6 (504?) trong vòng 1.000 năm Bắc thuộc tăm tối.Anh em học đến đâu lầu thông kinh sử đến đấy, ngày ngày chăm đọc binh thư, siêng rèn võ nghệ.Gặp khi nước nhà lâm nạn, nhà Lương bên Tàu, đời vua Đại Đồng năm thứ bảy, sai bọn Trần Bá Tiên và Dương Phiêu đem đại binh sang đánh nước ta, tàn nhiễu muôn dân, đau lòng trăm họ, hại người cướp của, phá hủy cửa nhà.Vua nước ta đem quân ra đánh nhưng quân Lương thế mạnh, Triệu Việt Vương liền rời bỏ kinh thành rút quân về đóng ở đầm Dạ Trạch, phủ Khoái Châu đất Hưng Yên, dựa vào bốn phía đầm lầy, thủy thế hiểm trở để tính kế lâu dài. Triều đình truyền hịch kể tội nhà Lương, bố cáo muôn dân, ai có tài hãy ra giúp nước. Khi ấy hai ông Trương Hống, Trương Hát đã trưởng thành, đang thời sung sức, nghe có hịch chiêu tài, anh em bàn nhau xin lệnh thầy, dụng kế lập thân, về quê mộ quân để đi giúp nước.Lã Tiên sinh khen ngợi tinh thần trung quân ái quốc của học trò và tình nguyện đi theo giúp việc quân cơ.Trong buổi hội bàn, thầy trò lo lắng, quê hương mấy làng quanh đây là đất hiền lành, nghèo túng, vả lại gia tư bấn bách, không gạo, không tiền, người đi theo không có.May sao có Trương Đạm Nương là em gái trổ tài nội trợ đi vận động làng Ngà hộ muối (nay làng này còn mang tên làng Muối), làng Ngườm hộ gạo (Ngườm tức là làng Nghiêm Xá, vùng đó có câu “gạo Nghiêm Xá-cá Thất Gian”), làng Dạm Gấu giúp người (Dạm Gấu tức là làng Đa Cấu, trước đây nổi tiếng đất nghịch), làng Vát giúp rèn khí giới (Vát là làng Việt Vân, có nghề rèn nổi tiếng, tục ngữ: “Liềm thợ Rào, dao thợ Vát”).Lã mưu sỹ chọn ngày lành làm lễ bái yết thần linh, tôn Trương Hống làm chánh tướng, Trương Hát làm phó tướng, tế cờ ra quân, ngày đêm luyện tập (nay còn hai xứ đồng gọi là Bãi Kiếm và bãi Phất Cờ). Sau này các ông đến địa phận làng Tiên Tảo, huyện Kim Hoa, phủ Đa Phúc, lộ Bắc Giang thấy đất có thế ỷ giốc, tiến thoái lưỡng tiện có thể dụng binh liền cho quân hạ trại, làm tờ chiêu dụ nhân dân. Tờ rằng: “Đất nước Vạn Xuân ta đang thanh bình, càn nguyên hanh thái, bỗng đâu giặc Lương xâm lấn, xã tắc đảo điên, muôn dân khốn khổ. Bọn Hống-Hát chúng tôi xuất thân con nhà lam lũ, được học võ nghệ, có chút mưu cơ, dám đem sức lực người bản xứ, dấy binh cuốc cầy, địch cùng lang sói ngoại bang, giúp Triệu Việt Vương giữ an bờ cõi, dám mong chư vị bàn dân hưởng ứng nghĩa quân thì lấy làm may lắm”.Phụ lão làng ấy tiếp tờ, thấy các ông dung dị khác thường, uy nghi đường bệ, thi đua nhau cho con cháu đi theo làm quân sỹ. Rồi tiếng đồn khắp hạt ấy rằng có tướng tài mộ quân, đinh tráng các nơi tấp nập kéo đến và được hơn ba trăm người, phiên chế thành cơ đội, cắt cai ký chỉ huy, lập đại bản doanh ở làng Tiên Tảo, ngày đêm ra sức luyện rèn và sai sứ báo về Dạ Trạch.Triệu Quang Phục được tin cũng sai sứ lên phong Trương Hống làm thượng tướng quân, Trương Hát làm phó tướng quân, Lã tiên sinh làm quân sư, Trương Lừng, Trương Lẫy làm tỳ tướng, Đạm Nương làm hậu binh lương và lo kế sách phản công.Đúng kỳ thúc giáp, hai phía cùng truyền lệnh quân cơ, tỏa binh tiếp trận, quân Triệu Quang Phục ở Dạ Trạch tiến lên, quân Hống-Hát ở Tiên Tảo kéo xuống, thủy bộ bốn mặt giáp công, xung đột tung hoành đánh rất dữ dội.Quân Lương không sao chống cự nổi, đại bại rã rời, số chạy dẵm đạp lên nhau, chết hại nhiều vô kể, số bị bắt mặt mày tái mét, run rẩy van xin, chánh tướng Trần Bá Tiên tử trận, phó tướng Dương Phiêu phải thu nhặt tàn quân rút về Bắc quốc.Dẹp xong giặc rồi, khải hoàn tấu tiệp, Triệu Việt Vương kéo quân về Long Biên sang sửa đô thành, khao thưởng tướng sỹ, úy lạo muôn dân, trong nước đã yên, thiên hạ thái bình, càn khôn phẳng lặng, trăm họ làm ăn vui vẻ.Vua Triệu phong thực ấp cho hai anh em họ Trương ở Kinh Bắc, Trương Hống ở làng Tiên Tảo, huyện Kim Anh, Trương Hát ở làng Tam Lư, huyện Đông Ngàn là nơi dấy binh cũ.

Nguồn tin: http://www.baobacninh.com.vn/?category_id=12607&id=54680&page=news_detail&portal=baobacninh

Gặp khi nước nhà lâm nạn, nhà Lương bên Tàu, đời vua Đại Đồng năm thứ bảy, sai bọn Trần Bá Tiên và Dương Phiêu đem đại binh sang đánh nước ta, tàn nhiễu muôn dân, đau lòng trăm họ, hại người cướp của, phá hủy cửa nhà.Vua nước ta đem quân ra đánh nhưng quân Lương thế mạnh, Triệu Việt Vương liền rời bỏ kinh thành rút quân về đóng ở đầm Dạ Trạch, phủ Khoái Châu đất Hưng Yên, dựa vào bốn phía đầm lầy, thủy thế hiểm trở để tính kế lâu dài.

Năm Đại Đồng thứ bảy là năm 541, thông tin này có lẽ chưa chuẩn xác vì Tiêu Tư bị đuổi về nước năm 542, sau đó Trần Bá Tiên mới đem quân sang.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Chín, 2009, 01:42:39 am
Xem ra hai ông Trương Hống, Trương Hát tham gia chống quân Lương cùng Triệu Việt Vương bắt đầu từ năm 547? Vào năm 548, không rõ hai ông đưa Lý Phục Man chạy khỏi động Khuất Liêu thế nào? 

Năm 546, sau khi Lý Nam Đế phải lui về động Khuất Lạo, đã ủy thác cho ông giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.

Năm 547, tháng giêng, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm,Ông dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp hết lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên không đánh được. Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương (夜澤王). Bãi ấy gọi là "bãi Tự Nhiên", đầm ấy là "đầm Nhất Dạ", ngày nay vẫn còn tên gọi cũ.

Năm 550, Trần Bá Tiên mưu tính cầm cự lâu ngày để làm cho quân của ông lương hết, quân mệt mỏi thì có thể phá được. Gặp lúc nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về (sau này Trần Bá Tiên cướp ngôi vua của nhà Lương năm 557.), ủy cho tì tướng là Dương Sàn ở lại. Ông tung quân ra đánh. Sàn chống cự, thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Ông vào thành Long Biên ở.


Một câu hỏi đặt ra: Lý Phục Man tài giỏi mà làm trưởng ban Võ của nhà nước Vạn Xuân và lại là phò mã, sao Lý Nam Đế không giao hết quyền cho ông mà lại trao quyền cho Triệu Quang Phục? Hay Lý Nam Đế giữ Lý Phục Man bên cạnh để bảo vệ ông và gia quyến trong đó có Phương Dung công chúa? Có phải việc trao quyền này tuy chọn được người tài chống giặc thắng lợi nhưng là nguyên nhân của việc tranh chấp quyền lực Lý-Triệu sau này?
Dẫu sao Thái phó Triệu Túc (cha của Triệu Quang Phục) đã mất, nên Lý Nam Đế giao quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục về đầm Dạ Trạch là miền quê ông, quả là rồng về với biển, ông ở miền trung du không thuận lợi bằng. Nhưng nếu Triệu Quang Phục làm Thái úy, Lý Phục Man nắm quyền Quốc vương thì cục diện sẽ ra sao?

Công thần triều Lý Nam Đế thế hệ thứ nhất có Triệu Túc, Phạm Tu, Tinh Thiều.
Sau đó là thế hệ thứ 2 có Triệu Quang Phục, Lý Phục Man, Trương Hống, Trương Hát,... Như vậy Lý Phục Man đương nhiên phải xếp sau Triệu Quang Phục và cùng là lớp trẻ thế hệ thứ 2, nếu ngài Phục Man không đoản mệnh thì cũng vào hàng Thái phó, Thái úy của Triệu Việt Vương hay Hậu Lý Nam Đế


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Chín, 2009, 01:56:43 am
Bia số 1


KHẮC BIA GHI LẠI SỰ TÍCH ĐỀN THIÊNG

 

Phụng biên sự tích đền thiêng ở Vân Mẫu.

Thân mẫu của Thần là người xã Vân Mẫu, huyện Quế Dương. Năm 22 tuổi, bà nằm mơ thấy mình giao hòa với thần nhân, thế rồi mang thai. Sau sinh hạ được 4 trai, 1 gái. Đến khi các con khôn lớn mới đặt tên: Người con trưởng là Trương Hống, thứ hai là Trương Hát, thứ ba là Trương Lừng, thứ tư là Trương Lẫy, còn người con gái tên là Mỹ Đạm công chúa. Đến năm anh em ngài 18 tuổi, vào ngày 15 tháng 4 năm Kỷ Hợi thì Thân mẫu của Thần qua đời. Năm các ngài lên 20 tuổi, được Triệu Việt Vương phong làm Thượng tướng. Ai nấy đều tài sức hơn người, lập nhiều công tích. Ngài Đệ tam, Đệ tứ thường được giữ làm Bản bộ Thần tướng. Sau họ Triệu bị họ khác thay thế, hai ông mai danh ẩn tích ở núi Phù Lan. Lý Nam Đế nhiều lần vời mà không đến. Anh em ông bảo nhau rằng: “Kẻ trung thần không thờ hai vua”. Sau đó cùng lên thuyền chèo ra giữa dòng sông Nguyệt Đức, chỉ lên trời mà tự thề, rồi dìm thuyền tự tận bỏ hết dấu vết. Đệ nhất Trương ở vùng Hương La, Đệ nhị Trương ở vùng Phượng Nhãn. Sau nhà Triệu phục hưng, vua nhà Lương sai tướng sang xâm chiếm nước Nam. Triệu vương bỏ chạy rồi đem quân đến đóng ở đầm Dạ Trạch, nửa đêm mộng thấy hai vị thần nhân đến nói rằng: "Anh em thần là tướng nhà Triệu, xin giúp vua quét sạch giặc Lương". Ngày hôm sau, quân Triệu quyết chiến với quân Lương, quân Lương đại bại. Vua Triệu phục quốc, bèn gia tặng cho hai ngài làm Thượng đẳng thần, và ban sắc cho dân sở tại phụng thờ. Đến năm Thiên Phúc (980) đời Lê Đại Hành, nước Tống lại sai tướng sang xâm lược nước ta, nhà Lê không thể chống cự được, bèn mật cầu trăm thần sông núi. Đêm ấy nằm mơ thấy một vị thần mặc áo trắng từ hướng nam sông Bình Giang đi tới, một vị thần mặc áo đỏ từ phía dưới sông Nguyệt Đức đi lên, có dáng như cùng xông vào đánh giặc. Đêm ngày 21 tháng 10, quân Tống đã vượt qua sông Nguyệt Giang hẹn quyết chiến cùng nhà Lê, bỗng nghe trên không trung sông Như Nguyệt, có tiếng ngâm bài thơ:

                Sông núi nước Nam, vua Nam ở
                Điều đó đă định ở sách trời
                Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
                Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Quân Tống tan vỡ. Vua Lê đem quân khải hoàn, ban thưởng công cho các thần: Đệ nhất Trương là Khước Địch Đại vương, Đệ nhị Trương là Uy Địch Đại vương, lại ban sắc cho dân thôn men theo hai bên bờ sông phụng thờ.

Từ thời Thiệu Trị triều ta trở về trước bản xã phụng thờ Đệ nhất vị Đại vương. Đến năm Thiệu Trị thứ 5, thứ 6 (1845, 1846) thě bản xã lại xin duệ hiệu của Đệ nhị vị Đại vương miếu thần ở huyện Phượng Nhãn về cùng phụng thờ. Trải qua các triều đế vương đều có sắc phong, ban cho mỹ tự. Đến năm thứ 33 (1880) đời Tự Đức phong thêm mỹ tự cho các ngài: Hiệp thuận Trác vĩ. Bản xã cung kính chép sắc văn phụng thờ, hương hoả muôn đời không dứt vậy.

Ngày mùng 9 tháng Mạnh hạ (tháng 4) năm Ất Tỵ

niên hiệu Thành Thái thứ 17 (1905).

Bản xã phụng khắc.

nguồn tin:http://www.giaphahongodapcau.com/biadinhlang.php

Năm Kỷ Hợi, các vị họ Trương 18 tuổi. Năm Tân Sửu các vị 20 tuổi, (năm này là 521 hay 581 đều khó mà tham gia đánh quân Lương từ 542 đến 550)?

Do đó có thể năm 543 là năm Quý Hợi, các vị họ Trương 18 tuổi. Đến 545 (năm Đại Đồng thứ 11) là lúc quân Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy đánh Vạn Xuân, các vị 20 tuổi làm tướng của Triệu Quang Phục đánh quân Lương?



Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Chín, 2009, 02:42:34 am
Sông Tô Lịch và Lý Nam Đế mở nước Vạn Xuân

Vũ Văn Luân

Sông Tô vốn là con sông thiên nhiên, nhánh của sông Hồng, mang dòng nước phù sa của sông Hồng tưới nhuần và bồi đắp cho ruộng đồng Thọ Xương, Vĩnh Thuận là các huyện nội thành Hà Nội cùng với đồng ruộng hai huyện ngoại thành là Từ Liêm, Thanh Trì và một vài xã của huyện Thanh Oai (Hà Tây) khi nó dồn nước vào sông Nhuệ. Con sông ấy thủa xưa đầy ắp nước, lòng sông rộng, chảy từ Hà Khẩu, phía nam Ô Quan Chưởng cạnh chợ Gạo ngày nay chảy lên phía Bắc qua Thụy Khuê đến địa phận làng Hồ Khẩu thì tiếp nhận thêm nước sông Hồng qua Hồ Tây, qua cửa Hồ, chảy nhập vào với sông Tô, chảy lên ngã ba chợ Bưởi nhập dòng với sông Thiên Phù tạo thành bến Giang Tân tấp nập thuyền mành qua lị. Đến đó, sông rẽ sang phía Tây tới Cầu Giấy thì chia làm hai nhánh. Một xuống phía Nam, qua Cống Vị, Giảng Võ... một chảy qua Từ Liêm, Thanh Trì chảy vào sông Nhuệ qua ngã ba Hà Liễu. Sông mang tên một thủ lĩnh được thờ là Thành Hoàng đất Long Đỗ, gọi là Tô Lịch. Sông còn có nhiều tên khác như: Lai Tô, Lương Bái, Địa Bảo. Các tên đó có tên do dân gian đặt, có tên do bọn phong kiến xâm lược áp đặt, nhưng tên Tô Lịch đã đi vào lịch sử, âm vang lên từ thế kỷ thứ 6 khi Lý Nam Đế dùng tre gỗ đắp thành Tô Lịch đánh quân Lương, xưng đế lập quốc hiệu là nước Vạn Xuân. Cái tên ấy đã vào sử, vào thơ ca sống mãi với Kinh đô Thăng Long chung thủy như một lời thề lứa đôi:

Bao giờ lở núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch chẳng quên lời nguyền


Con sông ấy đã đi vào đời sống nhân dân:
  Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán giò trăng khuya.


Đó là con sông vàng, sông bạc, sông buôn, sông bán, thuyền mành chen vai sát cánh, con sông kinh tế và cũng là con sông văn hóa như sách "Hà Nội nghìn xưa" đã miêu tả:

"Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu".


Hoặc

Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng lướt gần lướt xa.
Thon thon hai mái chèo hoa
Lướt đi, lướt lại như là bướm bay"


Con sông ấy đã tận tuỵ với người Hà Nội từ buổi lập xóm làng đầu tiên và cũng là con sông lưu giữ dấu tích của Lý Nam Đế, người anh hùng chống xâm lược đã dựng lên một Nhà nước độc lập đầu tiên trên đất Hà Nội cổ, trước khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra gần 500 năm. Nhà nước ấy gọi là Nhà nước Vạn Xuân, tuy tồn tại lại không được bao lâu trong lịch sử nhưng nó đã một thời lừng lẫy. Người lập ra nó đã dám xứng đế, đặt nhà nước của mình ngang hàng với các triều đại Hán, Đường của Trung Quốc. Sử cũ đã ghi chép:

Năm 545 Lý Nam Đế đã dựng thành lũy để chống quân xâm lược nhà Lương do Trần Bá Tiên cầm đầu ở cửa sông Tô Lịch. Đúng ngày Nguyên đán năm Giáp Tý, tháng 2 (năm 545) Lý Bí lập nước Vạn Xuân, tự xưng là Lý Nam Đế, thành lập triều đình Vạn Xuân gồm 2 ban văn võ. Vị tướng tài ba Phạm Tu được cử cầm đầu ban võ chỉ huy đội quân dân tộc mới hình thành. Năm 545, Nhà Lương cất đại binh sang xâm lược nước Vạn Xuân. Quân ta dưới sự chỉ huy của lão tướng Phạm Tu đã ngày đêm dựng lũy đất, cọc tre thành thành lũy để chống cự lại quân địch. Quân địch dùng một lực lượng lớn tấn công, phá thành và ngày 20 tháng 7 năm Ất Sửu tướng Phạm Tu đã anh dũng hy sinh ở nơi đó. Thế cục thay đổi, Lý Nam Đế phải đưa triều đình non trẻ của mình về giữ thành Gia Ninh. Nước Vạn Xuân với kinh đô Vạn Xuân chỉ tồn tại có 5 tháng trong lịch sử và việc vua Lý Nam Đế khai sáng cho đất nước ở Vạn Xuân của mình chưa là bao nhiêu so với các triều đại sau này của Đại Việt, nhưng tên tuổi của nó còn sống đời đời trong những trang sử vàng của nước nhà.

Thành Tô Lịch không còn nhưng còn lại đầm Vạn Xuân trên đất Thanh Trì ngày nay. Chùa Khai Quốc do chính nhà vua cho xây dụng trên nền của một ngôi chùa cổ khi Phật giáo bắt đầu có mặt ở vùng đất Hà Nội cổ lấy tên là "Khai Quốc tự" thì nay vẫn sừng sững soi bóng bên Hồ Tây, gọi là chùa Trấn Quốc. Các vị tướng tài ba đã theo nhà vua đánh giặc Lương giữ nước như Triệu Túc, Tinh Thiều, Phạm Tu, tên tuổi trong lịch sử còn ghi. Đặc biệt để khỏi lệ thuộc vào đồng tiền tài chính của Trung Hoa, Lý Nam Đế lúc khai quốc Vạn Xuân đã cho đúc tiền đồng Việt Nam.

Muốn thoát ly ảnh hưởng của nho học, chính Lý Nam Đế đã cho xây chùa An Tri (vốn là tre nứa) thành "Khai quốc tự" để mở đầu cho nền quân chủ Phật giáo mà các triều đại Lý Trần sau này tiếp nối và phát huy vẻ đẹp của nó hướng về lòng nhân ái, vị tha.

Trong ý tưởng như thế và nhà vua đã cho xây chùa và đặt cả niên hiệu của mình cũng hướng về lòng khoan dung, nhân ái như thế. Niên hiệu của nhà vua là Đại Đức chứ không phải là Thiên Đức. Kế truyền ý tưởng của vua, cháu  Lý Nam Đế tự xưng mình là Lý Phật Tử (con Phật) chứ không phải là Thiên Tử (con trời).

Chỉ vài điều như thế đã đủ rõ tầm trí tuệ nhìn xa trông rộng của Lý Nam Đế khi đánh giặc, dựng nước:

- Chính ông đã nhìn thấy tầm chiến lược lâu dài của vùng đất Hà Nội cổ bên sông Tô trong việc mở nước nên đã đi trước nhiều nhân vật lịch sử một bước, được coi như là người đầu tiên đã đưa vùng đất Hà Nội cổ bên sông Tô lên một vị trí lịch sử đặc biệt. Từ đây (545 sông Tô Lịch và đất Long Đỗ mới âm vang tên tuổi của mình và các cơ quan cai trị người phương Bắc mới định được giá trị của nó nên đã nâng huyện Tống Bình lên thành cấp quận và tập trung đặt sở trị ở đây, cho xây đắp La Thành để chống lại những cuộc nổi dậy phá sở trị của nhân dân Tống Bình.

- Chính Lý Nam Đế là người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho Lý Thái Tổ xây dựng thành Thăng Long năm 1010 từ dấu ấn của thành Tô Lịch, và cũng chính Lý Nam Đế là người đầu tiên nâng Phật giáo nước ta lên chính quốc giáo, tạo nền móng cho nền quân chủ Phật giáo nước ta thời Lý- Trần bước tới những lĩnh vực văn hóa, văn học dựng nước và giữ nước ở Thăng Long.

                                                 (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 19/2003)



Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Chín, 2009, 03:16:44 am
Đối chiếu thông tin hai nhân vật

A. Phạm Tu quê Thanh Liệt, huyện Thanh Trì
Họ tên: Phạm Tu
1. Quê: Thanh Liệt, huyện Thanh Trì
2. Cha: Phạm Thiều
3. Mẹ: Lý Thị Trạch
4. Ngày sinh 10 tháng 3 năm Bính Thìn (476)
5. Mất: 20 tháng 7 năm Ất Sửu (545)
Hy sinh khi chống giặc phá thành cửa sông Tô
6. Chức: Thái úy, trưởng ban võ nhà nước Vạn Xuân
7. Thụy: Đô Hồ Đại vương
8. Vợ: không rõ
9. Hậu duệ: con là Phạm Tĩnh là tướng quốc Hậu Lý Nam Đế, cháu là Phạm Hiển - nghĩa sỹ đánh Tùy
10. Phần mộ: (xác định theo ngoại cảm) bên Hồ Gươm
11. Tên đường: được đặt ở Tp Nha Trang, Khánh Hòa
...

B. Lý Phục Man quê Yên Sở, Hoài Đức
Họ tên: Phạm Tu (có tài liệu ghi không rõ họ tên)
1. Quê: Yên Sở, huyện Hoài Đức
2. Cha: Phạm Tôn
3. Mẹ: Lý Thị Điều
4. Ngày sinh 10 tháng 3 năm Giáp Ngọ (514)
5. Mất: chưa rõ
có 3 thuyết: về cái chết của Lý Phục Man cũng không thống nhất:
- Lý Phục Man thua quân Lâm Ấp nên tự sát;
- Lý Phục Man bị thua quân Di Lạo nên tự sát (mất khoảng 546-548);
- Lý Phục Man bị chém đầu nhưng vẫn cưỡi ngựa về làng
6. Chức: Thiếu úy, Phục Man tướng quân trông coi biên cảnh, Phò mã
7. Thụy: Gia Thông Đại vương
8. Vợ: Phương Dung công chúa
9. Hậu duệ: không rõ
10. Phần mộ: Yên Sở, Hoài Đức
11. Tên đường: được đặt ở Tp Hồ Chí Minh
...


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Chín, 2009, 10:29:52 pm
Khi đường link http://hopham.blogspot.com/ bị lỗi

Quý vị có thể dùng đường link thay thế

http://danhtuongphamtu.blogspot.com/



Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: lonesome trong 10 Tháng Chín, 2009, 10:49:48 pm
Mục đích cuối cùng của bác chủ thớt là gì thế?


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 11 Tháng Chín, 2009, 05:56:28 am
Trong các tài liệu lịch sử để lại, có một số nhân vật lịch sử của nước ta còn chưa thống nhất về tên tuổi. Trong đó, trường hợp hiếm có là việc một số tài liệu đồng nhất hai nhân vật lịch sử cách đây 15 thế kỷ: lão tướng Phạm Tu (476-545) và phò mã Lý Phục Man. Do tư liệu về giai đoạn này còn lại không nhiều nên chúng tôi suy luận từ những gì còn ghi lại với mục đích tìm ra điều chân thực.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: lonesome trong 11 Tháng Chín, 2009, 02:19:15 pm
Trong các tài liệu lịch sử để lại, có một số nhân vật lịch sử của nước ta còn chưa thống nhất về tên tuổi. Trong đó, trường hợp hiếm có là việc một số tài liệu đồng nhất hai nhân vật lịch sử cách đây 15 thế kỷ: lão tướng Phạm Tu (476-545) và phò mã Lý Phục Man. Do tư liệu về giai đoạn này còn lại không nhiều nên chúng tôi suy luận từ những gì còn ghi lại với mục đích tìm ra điều chân thực.


Nếu vậy bạn nên viết cô đọng, súc tích chứ chỉ Copy&Paste 1 loạt tài liệu thế này, người không hiểu chuyện sẽ rất khó hệ thống thông tin.
Cám ơn bạn.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 11 Tháng Chín, 2009, 02:21:05 pm
Có thể quan điểm tách rời Phạm Tu-Lý Phục Man là hai nhân vật lịch sử riêng rẽ của dòng họ Phạm ở Thanh Liệt là căn cứ vào một "khám phá" gây nhiều tranh cãi của nhà sử học Lê Văn Lan. Trong bài viết "Phát hiện sử học mới về Lão tướng quân Phạm Tu" cũng đăng trên báo Quân đội Nhân dân cuối tuần số ra ngày 06/12/1998. Mặc dầu nhà sử học họ Lê reo lên là "phát hiện sử học mới " là "may thay gần đây đã có những công phu để bắt được sóng tín hiệu mới rất có giá trị về lão tướng quân Phạm Tu"  nhưng oái ăm thay, "cũ người mới ta", những gì được coi là mới ở đây đã được nhiều nhà sử học nghiên cứu, xem xét từ trước đó 16 năm rồi. Đó là cuộc khảo sát, nghiên cứu khá công phu của giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam cùng với Đại tá Phó viện trưởng Viện sử học Quân đội Phan Huy Thiệp, Tiến sĩ sử học quân đội Nguyễn Anh cùng đông đảo các cộng sự tại Thanh Liệt, Thanh Trì từ giữa năm 1982 của thế kỷ trước. Kết quả cuộc khảo sát này đã được thông báo tại cuộc hội thảo về Phạm Tu - Lý Phục Man tại xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây, ngày 25/12/1982. Sau đó, giáo sư Phan Huy Lê cho đăng bài "Kẻ Giá một làng chiến đấu" trên tạp chí Dân tộc học số 46 tháng 2/1985 trong đó có nói đến cuộc khảo sát của giáo sư và đồng nghiệp tại Thanh Liệt năm 1982. Kết quả của những cuộc khảo sát này cho thấy:

•-         Bản Thần phả của Đình Ngoại xã Thanh Liệt có tiêu đề "Cảm ứng cư sĩ Phạm Tu Thụy Đô hồ Đại vương Thượng đẳng thần sử tích" mới được chép lại tại đền Hùng (Phú Thọ) năm Bảo Đại thứ 9 (1934) mà "chép lại một cách sơ sài, không cẩn thận, có chữ còn để trống hay bỏ sót". Đây có lẽ là sự tích một vị cư sĩ ở ẩn, một phật tử tu tại gia (cư sĩ), sau khi mất có sự linh ứng (cảm ứng) nên được phong tên thụy là Đô hồ, quan võ trông coi hồ nước của địa phương này đó là hồ Thanh đàm. Thật kỳ lạ, sau này có người lại giải thích chữ "đô" gốc Hán (trong sắc phong) thành chữ "đô" tiếng Việt trong "đô vật"  rồi lại chuyển Phạm Tu thành Phạm Đô Tu, một tên riêng rất xa lạ với nhân vật lịch sử Phạm Tu, đã được Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư.

•-         Tấm bài vị ở đây cũng đã rõ "Bản thổ Tiền Lý Triều Long biên hầu, Đô hồ Đại vương Thần vị" Vị thành hoàng ở đây được phong tặng tước hầu, vị thần trông coi hồ nước - Về sắc phong của các triều đại ban tặng cho Đô hồ đại vương ở đây có 13 đạo, cổ nhất là đạo sắc của vua Lê Cảnh Hưng năm thứ nhất (1740) và gần nhất là của vua Khải Định, nhà Nguyễn (1916-1925). Nội dung chủ yếu của các đạo sắc phong này là nói về sự linh ứng của Thần, trong đó, đặc biệt có vài ba đạo sắc đời vua Minh Mệnh, năm thứ 5 (1824) ban tặng "Thủy thần phán quan" - ban cho Thần coi sóc mặt nước. Đạo sắc đời vua Tự Đức thứ 3 (1850) tặng mỹ tự "Trường trạm" nghĩa là giữ nước luôn trong trẻo, đời vua Duy Tân ban   tặng mỹ tự "Linh Thuý" nghĩa là giữ mặt nước luôn trong trẻo, không pha tạp...Rõ ràng đó là những chữ đẹp phong cho một vị Thần trông giữ hồ nước.

•-         Tấm bia đá trong đình nói là tấm bia có từ đời Lương (?) Trung quốc (thế kỷ thứ 6) thực ra chỉ là một tấm bia hậu dựng năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái nhà Nguyễn, thờ cụ Phạm Tế, quê gốc Thanh Hóa, thiên cư ra Thanh Liệt mới được dăm sáu đời nay.

•-         Bức tranh thờ nói là chân dung Phạm Tu là một tấm hình vẽ trên một mảnh lụa đã cũ, một người dân ở Thanh Liệt là cụ Nhiêu Cỏn mới vẽ lại trên một tờ giấy tây. Đoàn khảo sát năm 1982 đã gặp người vẽ lại tấm hình và được xác nhận là đúng.

•-         Đình ngoại thờ  Đô hồ đại vương  là một ngôi đình có qui mô khá khiêm tốn, được tọa lạc ngay bờ hồ, ven làng, cũng mới được tân tạo thời Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đến nay mới có vài trăm năm. Việc bài trí, trần thiết cũng còn sơ sài, đến cỗ kiệu rước cũng không có, phải dùng kiệu ở Định nội mỗi khi rước hội. Nếu quả thật danh tướng Phạm Tu quê ở Thanh Liệt thì nhân dân địa phương chẳng lẽ lại bỏ quên người con trung liệt của quê hương tới 12 thế kỷ sau mới lập ngôi đền thờ quá khiêm tốn đến vậy? Cả các vương triều phong kiến xưa hình như cũng lẵng quên vị khai cuốc công thần nhà Tiền Lý nên đến tận đời Lê Cảnh Hưng mới dựng đình thờ? Ai cũng biết, đại danh nho Chu Văn An (1292 -  1370) đời Trần, người làng Thanh Liệt sống sau Phạm Tu bảy tám trăm năm lại không hề có một dòng lưu bút nào về người anh hùng kiệt  xuất của đất nước, vị tiền bối lỗi lạc cùng quê hương

•-         Một điều quan trọng nữa cần chú ý là nếu Phạm Tu là Đô hồ đại vương ở Thanh Liệt thì sao cả một vùng rộng lớn xung quanh nơi này nói riêng và cả miền Bắc Việt Nam nói chung, nơi được ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Lý Bí hầu như không nơi nào lập đền thờ. Cuốn Linh thần Việt Nam của giáo sư Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo, nhà xuất bản VHTT năm 2002 chỉ tìm được 3 địa phương có thờ Đô hồ đại vương. Tuy nhiên chưa xác định được Đô Hồ Đại vương có phải là Phạm Tu hay không!

•-         Vấn đề cuối cùng cần làm rõ là theo tài liệu của dòng họ Phạm ở Thanh Liệt thì Phạm Tu là một lão tướng. Năm 542 cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổi dậy, lúc đó ông đã 67 tuổi. Mặc dầu được mô tả là một đô vật thời trai trẻ nhưng với một người già cả, trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, không hề có hành trạng gì, liệu có đủ tài sức để đối đầu với bọn giặc Lương? Cũng theo tài liệu này , năm 543, vua Lâm ấp lẫn chiếm bờ cõi phía nam, tướng biên ải là Lý Phục Man không chặn được giặc, vua lại phải sai lão tướng Phạm Tu đem đại binh vào nam mới đánh tan được quân Chiêm tại Cửu đức. Sau cuộc trường chinh này, trở ra, vị lão tướng lại phải đương đầu với quân Lương của Trần Bá Tiên ở cửa sông Tô Lịch và hy sinh tại đây. Ba năm trời, một ông lão 70 tuổi vụt đứng dậy xung trận, đánh Bắc dẹp Nam bấy nhiêu công tích liệu có đủ cơ sở để tin cậy?

Từ những suy nghĩ, phân tích trên đây có thể kết luận Thái úy Phạm Tu, một nhân vật lịch sử có nhiều chiến công oanh liệt, vị đại công thần triều Tiền Lý không phải người làng Thanh Liệt, đình Ngoại làng Thanh Liệt không phải là nơi thờ ông mà là thờ một vị thủy thần cai quản hồ Thanh đàm xưa. Phải chăng đó là vị thủy thần học trò của danh sư Chu Văn An đời Trần vì nặng ân nghĩa thầy và thương dân hạn hán đã trộm mệnh trời vung bút nghiên làm mưa chống hạn cho dân, cam chịu tội với Ngọc hoàng thượng đế như câu chuyện dân gian còn truyền tụng?*(còn tiếp)



Có 7 nhận xét trên, nhưng tôi nghi ngờ không hoàn toàn của GS Phan Huy Lê vì nhận xét thứ 6 lại là sách in năm 2002, như vậy năm 1980's không thể có. Tôi cũng đã đưa thông tin từ đầu năm 2009 vào thông tin về cụ Phạm Tu trên wikipedia.org

Nơi thờ cúng
Theo cuốn "Thành hoàng Việt Nam" của Phạm Minh Thảo (Nxb. Văn hóa thông tin, H., 1997, tập II, tr.565), cùng những chuyến điền dã của chúng tôi về đình Ngoại: nơi thờ chính thức của Phạm Tu ở Đình Ngoại, xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Chính quê ông còn có miếu Vực thờ ông cùng hai vị song thân là Phạm Thiều và Lý Thị Trạch.

Phần mộ của ông trên vùng đất cửa sông Tô Lịch (nơi ông ngã xuống khi chống quân xâm lược nhà Lương năm 545) cũng là một địa chỉ tâm linh quan trọng.

Bên cạnh đó, qua cuốn "Linh thần Việt Nam" của GS Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo (Nxb Văn hóa Thông tin, H. 2002), còn tìm được 3 địa phương có thờ vị Đô Hồ Đại vương, tuy nhiên chưa xác định được những nơi đó có phải chính là nơi thờ Đô Hồ Đại vương Phạm Tu hay không.

Xã Linh Khê, Nam Sách, Hải Dương thờ 3 vị đại vương: Uy Minh, Quy Chân, Đô Hồ đại vương
Xã Hương Vân, tổng Nội Viên, huyện Tiên Du, Bắc Ninh thờ Đô Hồ đại vương và Hải Tịnh phu nhân công chúa
Xã Nhân Hào Thượng, tổng Sài Trang, Yên Mỹ, Hưng Yên thờ Đô Hồ tế thế đại vương

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Tu


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 11 Tháng Chín, 2009, 10:44:13 pm
Trích dẫn

Nếu vậy bạn nên viết cô đọng, súc tích chứ chỉ Copy&Paste 1 loạt tài liệu thế này, người không hiểu chuyện sẽ rất khó hệ thống thông tin.


Cám ơn ý kiến của lonesome

Mời quý vị xem phân tích của Tháp Bút trong bài viết mà nội dung chính trong bài "Phạm Tu không phải Lý Phục Man" mà bác Nguyễn Thế Dũng đã nhắc đến. Để thấy việc tôi không nhất trí hai ý kiến của bác Dũng về vấn đề tôi đưa ra phản chứng:

Không đồng nhất Tả tướng Phạm Tu với Phò mã Lý Phục Man

http://hopham.blogspot.com/2009/04/khong-ong-nhat-ta-tuong-pham-tu-voi-pho.html






Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 12 Tháng Chín, 2009, 01:53:39 am
Theo tạp chí Hán Nôm số 2 có bài
"TÂN ĐÍNH HIỆU BÌNH VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP" ĐÃ ĐƯỢC BIÊN SOẠN NHƯ THẾ NÀO?

ĐÀO PHƯƠNG CHI

trong đó có đoạn ghi

"Đế (...) cho Lý Phục Man làm Tả vệ hiệu quân, Phạm Tu làm Hữu vệ hiệu quân, đem năm vạn quân ra đồn trú ở Vân Lâm để chuẩn bị; và lấy Tinh Thiều làm Tán nghị sứ, Triệu Túc làm Tán nghị sứ Tiếp ứng sứ, ba đường cùng tiến, giành đường mà đi. Khi đại quân sắp đến đầu địa giới Hợp Phố thì gặp quân của Tử Hùng. Triệu Túc xuất ngựa, một mình khiêu chiến với Tử Hùng. Hai bên giao chiến mới được hơn ba mươi hiệp thì Tinh Thiều từ trên gò cao nhìn thấy Tử Hùng rất dũng mãnh, Tôn Quýnh ở phía sau như đang có ý giận dữ, vội vẫy cờ trắng. Thế là hai cánh quân cùng hét vang. Phục Man dẫn quân tiến đánh từ mé trái. Phạm Tu dẫn quân tiến đánh từ mé phải, xông tới giết. Quân Tử Hùng đại bại bỏ chạy, chết sáu bảy chục mạng, vứt hết khí giới quân trang, chạy toán loạn. Quân ta toàn thắng" (Vạn Xuân quốc đế ký) [14b - 15a]...

http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0002v.htm


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 12 Tháng Chín, 2009, 02:14:00 am
Nguyễn Hãng - Tác phẩm

TRUYỆN LÝ PHỤC MAN

 Theo sách Sử ký ,của Đỗ Thiện ,ông họ Lý ,tên Phục Man ,là người An Sở ,Đương Lâm. Ông thân dài 8 thước ,người cao to.Ông theo Lý Nam Đế ,làm Đại tướng quân ,Nam Đế sai ông giữ đất Đường Lâm ;ông bị lâm bệnh mà mất.

Sau Lý Thái Tổ đi tuần tới đất Hương Sở ,thấy sông núi tươi đẹp ,thì dạt dào cảm xuc s,rồi vua gọi rượu ,rót ra ,khấn rằng :" Trẫm thấy phong cảnh nơi này rất đẹp ,nếu có tuấn sĩ hào kiệt ,anh linh hạo lhí thì cùng dự với Trẫm".Tế xong, Vua đi xem phong cảnh đẹp ,đến khi mặt trời lặn mới thôi.

Đêm ấy ,vua nằm mơ thấy một người cao lớn vạm vữ ,đến trước mặt vua vái lạy mà nói :"Thần là người hương này ,họ Lý ,tên là Phục Man ,Theo Lý Nam Đế làm tướng ,nổi tiếng trung kiệt.Nam Đế sai thần coi giữ một dải giang sơn ,của đất Đường Lâm ,nhân dân đều được sống yên ổn ,.Sau khi thần mất ,Thiên đế khen thần trung thành ,dũng cảm ,cho thần giữ chức vụ như cũ.Thần thường dẫn quỉ binh đánh giặc ,đến nay đã được nhiều năm rồi.Nay ,may gặp bệ hạ ,dùng lễ đặc biệt tiếp đãi ,nên đến để tạ ơn ".Nói xong ung dung ngâm thơ rằng :

Hải nội ly đồ thán
Hiền nhân nặc tính danh.
Trung thiên minh nhật nguyệt
Thực bất kiến kỳ binh.
Dịch :
Trong cõi dân điêu đứng ,
Hiền tài dấu họ tên ,
Giữa trơìư nhật nguyệt sáng
Ai chẳng hiện chân hình.

Ngâm xong bay lên trời mà đi.Vua nhìn theo ,khoan thai tỉnh dậy ,đem việc ấy nói với các quan ,.Ngự sử đại phu Lương văn Lý nói :"Thế là thần có ý muốn dựng đền ,khắc tượng đó ".Vua sai người đi coi đất ,,được cát địa ,,liền sai làm đền ,cho thợ khắc gỗ thành hình người ,cho tô vẽ thành tượng như người trong mơ vua đã thấy ,phong làm đại thần.Đêm ấy vua thấy người đó đến tạ ơn. Vua định hỏi thì người ấy đã biến mất.Tỉnh dậy ,vua than thở mãi.

Đến đời Trần ,giắc Thát Đát vào cướp nước ta ,khi chúng qua đất ấy ,thì ngựa quỵ xuống ,không đi được.Giặc dắt ngựa đánh vào ,dân trong thôn chống lại ,cả phá giặc.Cuối cùng ,giặc không dám đánh vào nữa.Lần sau ,giặc đi tới đâu ,,đốt phá nhà cửa tới đó.Chúng từng qua đất ấy ,nhưng cả hương không bị hại gì.Như là có thần phù hộ. Đến khi dẹp giặc xong ,nhà vua gia phong cho thần các chữ cao đẹp :"Chính Lỗ minh cao",đến nay vẫn rất hiển hách.

http://vnthuquan.net/


Tiêu đề: Re: Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ
Gửi bởi: thapbut trong 12 Tháng Chín, 2009, 09:56:48 am
Sau khi đọc biên bản: BIÊN BẢN NGHIỆM THU BẢN THẢO
“THĂNG LONG - HÀ NỘI NHỮNG TRANG SỬ VẺ VANG CHỐNG NGOẠI XÂM”
(Chủ biên: PGS.TS Đại tá Lê Đình Sỹ)

Thấy có ý kiến PGS, TS Nguyễn Văn Nhật về lĩnh vực tôi đang quan tâm:
+ Một số khái niệm cần thống nhất: Lý Phục Man và Phạm Tu, là một người hay 2 người (Tr.47, 48), tên gọi các vòng thành theo vị trí hay thứ tự (Tr.64), nhà Tống hay triều Tống (Tr.78)…


Tôi là người rất quan tâm đến việc làm sao cho rõ về Phạm Tu và Lý Phục Man. Và đã cũng đã viết một số bài trên blog của mình. Tôi cũng đã đọc một số bài của người làng Yên Sở quê Lý Phục Man để xem bổ sung tư liệu cũng như xem ý của địa phương mong muốn đồng nhất hai nhân vật này.



Tiêu đề: TÌM CƠ SỞ ĐỂ ĐỒNG NHẤT PHẠM TU VỚI LÝ PHỤC MAN QUA TÀI LIỆU CỔ
Gửi bởi: thapbut trong 13 Tháng Chín, 2009, 08:42:15 am
Việc đồng nhất hai người được cho là võ tướng dưới thời Lý Nam Đế đến nay chưa có hồi kết. Những tài liệu cổ ghi chép về hai vị quả cũng không nhiều bởi các sự kiện xảy ra thời nghìn năm Bắc thuộc vừa hiếm mà không đầy đủ. Tuy nhiên có việc đồng nhất này đương nhiên phải có lý do, trong đó phải xét đến nguồn tư liệu. Chúng tôi thử khoanh vùng tư liệu xem do đâu dẫn đến việc đồng nhất đó. Có thể chia làm 3 mảng tài liệu chính: Tài liệu xuất bản cổ (gọi là Tài liệu cổ), tài liệu xuất bản hiện đại (Sách hiện nay) và tư liệu khác trong dân gian như thần phả, gia phả, truyền ngôn,… (gọi là tư liệu dân gian)
Nay chúng tôi ưu tiên tài liệu cổ vì đó là tài liệu chính thức có trước và lại có cơ sở xác định niên đại. Còn Sách hiện nay viết về hai nhân vật này đương nhiên phải dùng hai nguồn tư liệu kia, việc đồng nhất có thể hiện đồng nhất ta chỉ xét mức độ đồng nhất mà không tìm được lý do đồng nhất.

A. CHÍNH SỬ
1. Đại Việt sử ký toàn thư (cuốn A1) là chính sử duy nhất nhắc đến 2 nhân vật  được khắc in và công bố lần đầu tiên vào năm 1697, Chính Hòa thứ 18  thời Lê Hy Tông. Sách có ghi:
-Phạm Tu:
+ Mùa hạ năm Quý hợi 543, tháng 4 vua Lâm ấp cướp phá quận Nhật Nam, vua Lý Nam Đế sai tướng là Phạm Tu đánh tan ở Cửu Đức;
+ Tháng giêng năm Giáp Tý 544, Lý Nam Đế lập nhà nước Vạn Xuân, lấy Triệu Túc làm Thái phó, bọn Tinh Thiều, Phạm Tu làm tướng văn, tướng võ.
- Lý Phục Man:năm 1016 xuất hiện là vị thần trong giấc mộng của Lý Thái Tổ khi vua đi tuần thú qua Cổ Sở.

B. NGOÀI CHÍNH SỬ
1. Việt điện u linh tập (cuốn B1) do quan Phụng ngự Lý Tế Xuyên, biên soạn vào năm 1329 căn cứ vào các tài liệu có trong thư khố triều đình.
- Phạm Tu: Trong truyện “Triệu Việt Vương, Lý Nam Đế”  ghi việc Lý Bôn cử ông đánh Lâm Ấp
- Lý Phục Man: Trong truyện “Chứng an minh hộ quốc công-Lý Phục Man” đầu truyện kể giấc mộng của Lý Thái Tổ gặp thần (giống trong cuốn A1), sau kể các chuyện linh ứng của thần.
2. Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập (cuốn B2) của Gia Cát thị cuối thế kỷ 18 viết từ B1. Trong tác phẩm có truyện Vạn Xuân quốc đế ký ghi hai nhân vật đánh quân Lương ở Hợp Phố
-Phạm Tu là Hữu vệ hộ quân
-Lý Phục Man là Tả vệ hộ quân
Truyện này có nói đến quân Vạn Xuân chia đôi, từ Khuất Lão Lí Bí tiến vào Cửu Chân còn cho Triệu Việt Vương về Dạ Trạch
3. Thiên Nam ngữ lục (cuốn B3) của tác giả vô danh ở thế kỷ 18. Trong đó hai nhân vật xuất hiện ở 4 câu liên tiếp:
Phục Man trấn thủ cõi xa
Nghe tin Nam Đế phải thua Triệt Hồ
Vua cùng tướng quân Phạm Tu
Vào Khuất Liêu động thác hư lên trời

4. Lĩnh Nam trích quái - Một tài liệu cổ khác cần xem xét, sách được cho là do Trần Thế Pháp biên soạn vào cuối đời Trần. Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại và hiệu đính vào năm 1492-1493. Trong 34 mẩu chuyện hoàn toàn không có hai nhân vật này.

Như vậy chuyện ngoài chính sử cũng chưa có phần nào mâu thuẫn với chính sử ghi trên. Cuốn B2, B3 đã cho Lý Phục Man xuất hiện là một nhân vật cùng thời Phạm Tu, hai nhân vật riêng biệt, hoàn toàn không đồng nhất. Có khác là  cuốn B2 đã cho Lý Phục Man xuất hiện chỉ huy Tả quân, Phạm Tu chỉ huy Hữu quân đánh quân Lương ở Hợp Phố. Cuốn B3 thì cho là Lý Phục Man trấn thủ cõi xa (có thể miền Đỗ Động, Đường Lâm) khi quân Lý Nam Đế thua ở hồ Điển Triệt (theo sử hiện nay là vào năm 547), còn Phạm Tu mất cùng Lý Nam Đế ở động Khuất Liêu (theo sử hiện nay là vào năm 548),
Qua 5 tài liệu nêu trên thì B2, B3 là những sáng tác mang tính văn học đã nêu 2 nhân vật độc lập. Nếu muốn đồng nhất hai nhân vật ắt phải loại hai tài này cứ cho đó là sáng tác văn học, mà B3 còn không rõ tác giả. Hai tài liệu ở thế kỷ 18 này đã nêu hai nhân vật riêng biệt.
Cả hai cuốn A1, B1 tài liệu có nhân vật Lý Phục Man, với vị trí đều là một vị thần tự xưng tên Lý Phục Man và trước là võ tướng của Lý Nam Đế, không có một sự kiện lịch sự của nhân vật này ngoài việc thần xưng cai quản Đỗ Động, Đường Lâm. Lý Phục Man qua tài liệu cổ xem xét để đồng nhất thì là vị thần nên chưa có căn cứ để đồng nhất hai nhân vật này.
Còn Phạm Tu cũng xuất hiện trong sự kiện lịch sử ghi rõ thời gian xảy ra và có vị trí chỉ huy rõ ràng. Phạm Tu được nhắc đến 2 lần trong chính sử có công đánh giặc phương nam (hai cuốn A1, B1) và đứng đầu tướng võ (cuốn A1) của triều đình Lý Nam Đế thời kỳ này.  Các nhà nghiên cứu hiện nay xác thực thông tin về Phạm Tu và chiến thành dựng bên cửa sông Tô và việc hy sinh của ông tại đây. Trong đó có căn cứ từ Lương sử của Trung Quốc.
Muốn đi tiếp, chúng ta phải tìm đến các tài liệu khác. Ở bài sau chúng tôi sẽ tìm hiểu tài liệu cổ trong dân gian. Rõ ràng các tài liệu xuất bản hiện đại xuất hiện thể hiện sự việc đồng nhất, nhưng căn cứ là vùng tài liệu xuất bản cổ và tư liệu xưa trong dân gian. Vì không tìm được tài liệu cổ nào khác nên tạm sơ bộ kết luận là không có cơ sở đồng nhất Phạm Tu với Lý Phục Man xuất phát từ Tài liệu cổ nêu trên.
ngày 12/9/2009
Tháp Bút
blog: http://hopham.blogspot.com/


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 13 Tháng Chín, 2009, 04:51:39 pm
Bác Nguyễn Thế Dũng mới đăng một bài mớí dài khoảng 15 trang A4, mời quý vị có thời gian ghé xem
http://nguyenthedung.vnweblogs.com/post/12963/183513


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 13 Tháng Chín, 2009, 09:31:43 pm
Tôi đã đọc khá kỹ bài viết hàng chục trang của bác Dũng đã đăng ba lần và sẽ còn đăng tiếp. Cố gắng xem có thấy cơ sở thuyết phục của việc đồng nhất không. Vẫn chưa có, và có lẽ sẽ không có vì nếu có cũng nêu ra chứ đâu cần dùng cụm song tên "Phạm Tu - Lý Phục Man" mà chỉ cần gọi Lý tướng công, hay Lý phò mã quá đủ rồi. Có cơ sở khoa học thì cũng không ai viết dài để bộc lộ mâu thuẫn mà trong đó rất nhiều điểm không thể là của Phạm Tu-trưởng ban Võ nhà nước Vạn Xuân. Chúng tôi thấy GS Nguyễn Văn Huyên cũng không tìm ra tên gốc của Lý Phục Man thì làm sao ông có thể khẳng định Phạm Tu là Lý Phục Man. Rõ ràng việc đồng nhất đã xảy ra sau năm 1939 - sau khi GS công bố công trình nghiên cứu về Lý Phục Man.
Xin trích đoạn viết của bác Dũng làm căn cứ:
Học giả Nguyễn Văn Huyên đã viết "Lý Phục Man chỉ là cái tên vua ban. Cả tên lẫn họ đều không phải tên họ của Tướng công lúc ra đời. Được gia ân mang tên họ mới và sau đấy người ta chỉ còn gọi biệt danh đến nỗi tên gốc hoàn toàn biến mất". Và dân làng Giá chỉ còn kiêng tên Man mà không kiêng tên Tu nữa. Sự thực là tên gốc của Tướng công không hoàn toàn mất. Một số cuốn sách bằng chữ Hán ghi lại sự tích của Tướng công vẫn còn đó, những lời truyền miệng trong dân gian do những nhà nho xưa kể lại vẫn còn đó: Phạm Tu và Lý Phục Man là danh xưng của một người, một nhân vật lịch sử quê gốc ở làng Giá xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Nói cách khác Phạm Tu chính là Lý Phục Man hay ngược lại Lý Phục Man chính là Phạm Tu.

GS Nguyễn Văn Huyên quê ở Kim Chung, Hoài Đức là ngay sát Yên Sở, cùng trên trục đường thiên lý xứ Đoài xưa, chúng tôi tin tưởng ông là người có nhiều thông tin về Lý Phục Man nhất khi khai thác tài liệu có những năm ba mươi của thế kỷ trước.
Về sau ông còn làm phó hội trưởng Hội Sử học. GS Trần Quốc Vượng đánh giá: “Ông là một nhà khoa học nhân văn lớn và hiện đại đầu tiên ở nửa đầu thế kỷ 20 này” ... “Giới nghiên cứu trẻ/già hôm nay còn được học và phải học ở ông nhiều về phương pháp luận và các phương pháp tiếp cận những sự kiện nhân văn, vừa cụ thể vừa tổng thể”
(Trần Quốc Vượng, trang 945)


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 13 Tháng Chín, 2009, 10:38:19 pm
Có rất nhiều nơi thờ Lý Phục Man, nếu quả thật 50% số thần phả ghi Phạm Tu và Lý Phục Man là một sẽ có phần thuyết phục hơn một blog Người làng Giá đưa tin:

Hội đình Giàn

Thời gian: 9 - 11/2 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Lý Phục Man, danh tướng thời Lý (Đánh quân Lương và Lâm ấp, giữ nước Vạn Xuân).

Đình Gồ xã Yên Sơn huyện Quốc Oai , Tp Hà Nội


Đình Phượng Cách, huyện Quốc Oai

Quán Dương Liễu, huyện Hoài Đức

Đình Dị Nậu, huyện Thạch Thất

Đình Thôn Bến, xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất





Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 14 Tháng Chín, 2009, 08:15:19 am
Bài thứ 3 về Lý Phục Man của bác Dũng nói đến Lý tướng công được phong lúc thì Thiếu úy, lúc ghi Thái úy rồi bác cho là trước đây Thiếu úy cũng là Thái úy.
Theo thapbut thì đây chỉ là các việc làm truy phong về sau vì ở Việt Nam có Phạm Cự Lượng(944-984) được phong Thái úy đầu tiên dưới triều Lê Đại Hành.
Do vậy lấy chức Thái úy truy phong để khẳng định Lý tướng công đứng đầu quan Võ khi vừa lập nước Vạn Xuân là không chắc chắn. Nếu Lý tướng công đứng đầu ban Võ thì chỉ khi Phạm Tu hy sinh ở chiến thành cửa sông Tô ngày 20 tháng 7 âm năm Ất Sửu (năm 545)
Xem thêm về Thái úy trên WIKIPEDIA http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_%C3%BAy


Tiêu đề: Những yếu tố nâng tầm cao của Quán Giá
Gửi bởi: thapbut trong 15 Tháng Chín, 2009, 02:45:52 am
Về mặt lễ hội có thể thấy, Quán Giá có một lễ hội bề thế khiến cho nhiều người cho sự linh thiêng có thể sánh với Đền Bạch Mã ở Hàng Buồm, Đền Gióng ở Gia Lâm.
Yếu tố nào tạo nên tầm cao ấy?
-   Trước hết phải kể đến đó là nét văn hóa của địa phương đã được bảo tồn phát triển
-   Quan trọng hàng đầu là sự linh ứng của thần Lý Phục Man được chép trong chính sử. Nhất là vị quân vương Lý Thái Tổ có thể nói là một con người với bao câu chuyện tâm linh ly kỳ đã gặp thần Lý Phục Man ngay ở Cổ Sở.
-   Chuyện được chép trong Việt điện u linh tập, một tác phẩm làm căn cứ cho các triều đại về sau luôn tập trung sắc phong cho hầu hết các vị thần có trong tác phẩm.
-   Vị trí Cổ Sở ngay bên đường thiên lý xứ Đoài, có sông Đáy thông thương lại gần kinh đô do vậy thuận tiện giao thông thủy bộ.
-   Tâm nguyện của các triều đại xưa đều mong muốn thần phù trì để yên ổn bờ cõi nhất là các tộc thiểu số hướng thần án ngữ.
-   Thời Vạn Xuân cũng thật oanh liệt nên nhân dân ngưỡng mộ. Về việc tôn thờ đứng đầu là Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, tiếp ngay sau hàng quần thần trọng vọng là thần Lý Phục Man. Đó là một vị võ tướng trẻ tuổi, phò mã của Lý Nam Đế, người có đủ năng lực, tư cách kế vị như Triệu Việt Vương. Nhưng phương án chuyển giao quyền lực như vậy đã không xảy ra. Ông vẫn là vị tướng, chuyện đồng nhất cũng là dễ hiểu.
Câu chuyện Thục Phán An Dương Vương với Triệu Đà và Triệu Việt Vương với Lý Phật Tử cũng na ná nhau, khiến không ít người ngờ ngợ, chính quãng thời gian khoảng 700 năm giữa hai sự kiện lịch sử như gần lại. Làm sao để những suy nghĩ của thời đại hiện nay không đưa vào tô vẽ cho những sự việc cách nay hàng nghìn năm, đó là vai trò của các nhà sử học.

Tập hợp các bài viết chủ đề này
http://hopham.blogspot.com/search/label/%C4%90%E1%BB%93ng%20nh%E1%BA%A5t%20Ph%E1%BA%A1m%20Tu-L%C3%BD%20Ph%E1%BB%A5c%20Man


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 18 Tháng Chín, 2009, 12:02:39 am
Bài mới nhất của Triệu Chinh Hiểu về Quán Giá và Lý Phục Man trên báo Kinh tế & Đô thị ngày 15.9.2009
http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?catid=30&newsid=174054

Sau đây là một lời trao đổi của người Yên Sở trên blog http://yensohoaiduc.blogspot.com/:
Lịch sử đã quá lâu rồi, việc gì chúng ta phải tranh cãi nhau về chuyện này. Mình lúc nào cũng tự hào về quê hương, nơi có bề dày truyền thống chống giặc ngoại xâm.Nhưng có lẽ đến lúc dân làng cũng phải nhìn nhận lại sự việc một cách đúng đắn.




Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: tuaans trong 18 Tháng Chín, 2009, 02:56:42 am
Nhà em làm nghề liên quan chút tới thuốc ... nhà nào mà làm thuốc cũng nói thuốc mình hay, thuốc mình nhất; càng nhiều thuốc chữa cho 1 bệnh thì không đáng mừng mà đáng lo vì chứng tỏ các thuốc đó, chưa thuốc nào tốt hẳn mà tốt tàm tạm.  ::)


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 18 Tháng Chín, 2009, 08:16:29 am
Cám ơn mr tuaans
theo thapbut vấn đề hiện nay chưa có người bốc thuốc.

Các nhà sử học là bác sỹ trong vấn đề này cũng mới xác định:

theo GS Lê Văn Lan:
Chẳng hạn như những dòng viết về ông sau đây, trong bộ "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam" (Nhà xuất bản Khoa học - xã hội, Hà Nội, 1991, tr.744): Quê làng Giá, thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội (nay là Hà Tây). Ông được vua Lý phong tước Phục Man tướng quân, đổi theo họ vua là Lý, nên cũng gọi là Lý Tu hay Lý Phục Man, lại được vua gả công chúa Phương Dung cho... Mộ và đền thờ ông, nay hãy còn di tích tại quê ông ở làng Giá.

Như vậy, ở đây có việc đồng nhất Phạm Tu với một vị thần là Lý Phục Man, được sách cổ "Việt điện u linh" chép từ đầu thế kỷ 14, và là vấn để sử học được nêu ra đã lâu nhưng chưa được giải quyết. Do đó, nảy sinh một vấn đề trước tiên là: Quê hương bản quán của Phạm Tu ở đâu? Bởi vì, trong khi "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam" cho rằng Phạm Tu là người có quê ở làng Giá (Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây) thì, chẳng hạn như "Từ điển văn hóa Việt Nam" hoặc vừa đây, sách "Thành hoàng Việt Nam" (Nhà xuất bản Văn hóa - thông tin, Hà Nội, 1997, tập II, tr. 565) đều khẳng định rằng: ông là người quê làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội; hoặc "quê ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Tranh Trì, Hà Nội".


Bệnh nặng chưa uống thuốc, chưa xác định nguyên nhân thì chúng tôi thấy nhất thiết phải mở chủ đề này. Điều thapbut muốn là sự thật chứ không phải sự đề cao quá mức.

Khi cần các bác sỹ phải giải phẫu - đó là một hội thảo nghiêm túc, bởi chính trong giới sử học đã có nhiều quan điểm không thống nhất. Ngay bản thân trong một số trang web cũng đưa hai thông tin thấy sự mâu thuẫn về nhân vật Phạm Tu và nhân vật Lý Phục Man như vietgle.com.vn .
- Võ tướng Phạm Tu: quê Yên Sở
- Làng cổ An Cước: Phạm Tu quê Hà Nội, Lý Phục Man quê Hà Tây (thông tin đăng trước khi sáp nhập HN)

Hiện nay rất nhiều nội dung liên quan đến việc này vì có thể nói chiến thành bằng tre gỗ đắp đất là sơ khai nhất của Thăng Long Hà Nội đã có trước Thăng Long đến 5 thế kỷ. Bản thân trong Diễn đàn này cũng có mấy chủ đề khi viết về thời Lý Nam Đế đều mắc phải vấn đề này.




Tiêu đề: Một thông tin về Lý Phục Man xứng đáng với vị trí phò mã
Gửi bởi: thapbut trong 21 Tháng Chín, 2009, 03:51:59 pm
Năm 546, khi thua trận ở Điển Triệt, lực lượng của Lý Nam Đế bị chia làm hai.

Bộ phận thứ nhất do Triệu Quang Phục (người về sau xưng là Triệu Việt Vương) cầm đầu. Triệu Quang Phục là vị tướng được Lý Nam Đế tin cậy mà uỷ thác mọi quyền bính cho.

Bộ phận thứ hai do tướng Lý Phục Man cầm đầu. Lý Phục Man họ tên gì chưa rõ, ông vì có công chinh phục người Man, được Lý Nam Đế yêu quý mà đặt tên là Phục Man, lại cho được lấy họ Lý, sử nhân đó gọi là Lý Phục Man. Ông người làng Yên Sở. Làng này nay thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.

Cũng năm 546, nếu Triệu Quang Phục bám trụ ở đầm Dạ Trạch và chiến đấu ngoan cường với quân nhà Lương, thì Lý Phục Man đã đem lực lượng chạy vào vùng phía Tây Thanh Hoá ngày nay.

Năm 555, Lý Phục Man mất, một vị tướng người cùng họ với Lý Nam Đế là Lý Phật Tử lên thay.
Năm 557, khi Triệu Việt Vương đánh tan quân nhà Lương thì Lý Phật Tử cũng lập tức đem quân đánh Triệu Việt Vương để giành quyền bính.

Sau nhiều trận không phân thắng bại, hai bên tạm lấy vùng đất tương ứng với huyện Từ Liêm (Hà Nội) ngày nay làm ranh giới. Từ đất này trở về Nam thì do Lý Phật Tử cai quản, trở ra Bắc thì do Triệu Việt Vương cai quản.

Lý Phật Tử cho con trai là Nhã Lang kết hôn với con gái của Triệu Việt Vương là Cảo Nương, mượn danh nghĩa thông gia để làm cho Triệu Việt Vương mất cảnh giác.
Năm 571, Lý Phật Tử bất ngờ cho quân đánh úp, khiến Triệu Việt Vương bị đại bại và bị giết. Lý Phật Tử thâu tóm mọi quyền hành. Sử cũ gọi đó là nhà Hậu Lý Nam Đế.

Năm 581, nhà Tuỳ được dựng lên. Sau một thời gian lo củng cố quyền thống trị ở Trung Quốc, năm 602, nhà Tuỳ liền dùng áp lực quân sự, khiến Lý Phật Tử phải đầu hàng. Không thấy sử cũ ghi chép gì về số phận của Lý Phật Tử sau khi đầu hàng. Chưa rõ năm sinh năm mất nên chưa rõ Lý Phật Tử thọ bao nhiêu tuổi.

(Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo dục)

Nguồn tin: Trích từ Tạp chí Quê hương online


Một thông tin về Lý Phục Man xứng đáng với vị trí phò mã, ông lại mất năm 555. Sau đó Lý Phật tử mới nắm quyền.
Xem ra ông Nguyễn Khắc Thuần đồng nhất Lý Phục Man với Lý Thiên Bảo:
Triệu Việt Vương làm vua ở thành Long Biên. Lý Thiên Bảo làm Đào Lang Vương ở nước Dã Năng. Năm 555, Thiên Bảo chết không có con nối, quân chúng suy tôn Lý Phật Tử lên nối ngôi. (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_L%C3%BD_Nam_%C4%90%E1%BA%BF)



Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: caytrevietnam trong 21 Tháng Chín, 2009, 09:49:44 pm
Sách của ông Thuần nhiều khi viết sai, chả dám tin hết


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 21 Tháng Chín, 2009, 09:54:38 pm
Càng tìm hiểu càng thấy thông tin về Lý Phục Man do người đời sau hình dung ra nên đã có rất nhiều mâu thuẫn và không thể đồng nhất với một nhân vật Lý Phục Man.


Tiêu đề: Những lý do dẫn đến việc đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu
Gửi bởi: thapbut trong 23 Tháng Chín, 2009, 07:14:25 am

Một số vấn đề dễ gây nên việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man:
-         Cùng đánh Lâm Ấp ở phía Nam
-         Việc cho Lý Phục Man cũng là Thái úy và đứng đầu Ban Võ trước năm 545. Trong khi đó thực tế chính Phạm Tu là Thái úy, Trưởng Ban Võ Nhà nước Vạn Xuân.
-         Và câu ca trong THIÊN NAM NGỮ LỤC:
“Vua cùng Tả tướng Phạm Tu,
Vào Khuất Liêu động thác hư lên trời”
Trong khi đó Phạm Tu mất năm 545 ở chiến thành cửa sông Tô. Lý Nam Đế mất năm 548 ở động Khuất Lạo.
Phạm Tu là Đô Hồ Đại vương còn Lý Phục Man là Gia Thông Đại vương. Điều chúng ta nhận thấy là các vương hầu của nước ta được đặt tên hiếm có trường hợp trùng tên và đặc biệt chưa bao giờ thấy có một người nào lại có hai tên cho cùng một tước. Rõ ràng Gia Thông Đại vương và Đô Hồ Đại vương là hai người hoàn toàn khác nhau.
 
Tham khảo thông tin:
Từ trang web bachkhoatoanthu.gov.vn Bản quyền thuộc Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam mà Tổng biên tập là GS.TS. Hà Học Trạc:
Lý Phục Man: Danh tướng của Lý Bí, sống vào thế kỉ 6. Không rõ tên thật. Quê ở làng Cổ Sở (Hoài Đức, Hà Tây). Tương truyền là người giỏi võ nghệ, theo Lý Bí khởi nghĩa chống quân Lương (Trung Quốc), lập nhiều chiến công. Nhà Tiền Lý (544 - 555) thành lập, ông được cử trông coi vùng đất phía nam, đánh tan cuộc xâm lấn của Chămpa. Sau đó được gả công chúa Lý Nương, ban cho ông họ Lý và chức Thiếu uý, được gọi là Phục Man tướng quân. Trở về quê quản lĩnh vùng đất Đỗ Động, Đường Lâm (Hà Tây). Nhà Lương xâm lược, ông hi sinh trong chiến đấu. Dân làng thương nhớ dựng đền thờ ông.

Theo cuốn “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM” do Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn; Nxb Giáo dục in năm 2006 có viết về Lý Phục Man (xin được trích điểm khác phần dẫn ở trên) và Phạm Tu:

Lý Phục Man (?-545)

… Quân Lâm Ấp quấy phá biên giới, ông cùng Phạm Tu đánh lui,…ông có công khuất phục các thủ lĩnh dân tộc ít người trong vùng, nên nhân đó vua Lý ban cho hiệu là Phục Man …

Phạm Tu (476-545)
Danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lý Bí, Hào trưởng địa phương. Ông là người Thanh Đàm (Thanh Trì-Hà Nội). Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542, ông cùng Triệu Túc, Tinh Thiều lập nhiều chiến công, đánh đổ chế độ đô hộ của nhà Lương, giải phóng đất nước. Lý Bí lên ngôi vua, phong ông chức Thái uý, cùng Triệu Túc trông coi việc binh. Khi quân Lâm Ấp quấy phá phương Nam, ông được cử đem quân vào giúp Lý Phục Man đánh bại quân Chăm. Truyền rằng bấy giờ ông đã 68 tuổi. Lý Nam Đế rất quý trọng ông.
Năm 545, quân Lương do Trần Bá Tiên, Dương Phiêu chỉ huy kéo sang xâm lược. Ông lại được đem quân chặn giặc ở mạn Đông Bắc. Giặc đến, ông đem quân chống cự nhưng chẳng may bị thua. Ông hy sinh giữa trận tiền. Nhân dân đã lập đền thờ tại quê ông để mãi mãi ghi nhớ công lao người anh hùng.

- Không căn cứ vào quê hương của từng nhân vật để xem xét.
- Từ sự to lớn về truyền thống Hội Giá đã nâng tầm đời thường của vị thần linh thiêng Lý Phục Man. Vốn là một võ tướng nên khi nâng lên ông sẽ là vị tổng tư lệnh như Phạm Tu
- Sự hình dung của người viết truyện dạng văn học, văn học dân gian không mang nhiều tính chất của sử học (thực sự không có một tư liệu lịch sử nào về Lý Phục Man) đã dùng nhiều thông tin về các nhân vật lịch sử khác để viết cho Lý Phục Man. Trong đó gần nhất, cùng thời nhất là muốn dùng thông tin của nhân vật lịch sử Phạm Tu
- Sự không thống nhất thông tin về Lý Phục Man khiến nhân vật này không chỉ giống Phạm Tu.
+ Mà câu chuyện ông bị chém đầu còn giống Phan Tây Nhạc thời Hùng Vương 18 với xuất xứ tên làng Thị Cấm, Hòe Thị
(tôi không tin hai tên làng này ra cùng lúc và gắn trong 1 câu chuyện vì hai cái tên đặt ngược nha không phải Thị Cấm, Thị Hòe - thực tế là Hòe Thị). Không rõ thời Lý Nam Đế đã hình thành con đường thiên lý chưa. Nhưng hiện nay chúng tôi thấy Người Làng Giá lại sử dụng thông tin mới cho là Lý Phục Man cũng chết năm 545: bị thương từ thành cửa sông Tô, được Trương Hống, Trương Hát giải vây về làng. Điều này trái ngược hoàn toàn các thông tin về cái chết của Lý Phục Man đã lưu truyền. Đây chính là thông tin muốn sửa để cho đúng sự thật về Phạm Tu
đây là bài viết thuyết minh video hội làng Giá của blogger Người Làng Giá lại không đăng trên blog của mình nhưng chúng tôi thấy xuất hiện ở Làng lúa làng hoa của nhạc sỹ Ngọc Khuê:
"Năm Ất Sửu - 545, viên bại tướng nhà Lương lại được vua Lương sai sang xâm lược nước ta lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế, Người đã chỉ huy quân đội chiến đấu quyết liệt chặn bước chân xâm lược của kẻ thù. Trong một trận quyết chiến chiến lược ở đồn Tô Lịch – Hà Nội ngày nay – Người đã anh dũng hy sinh. Hai Tuỳ tướng họ Trương đã mở đường máu, phá vòng vây đưa Người về quê hương, Người đã hoá thân trong Rừng Cấm, cạnh bến Hồ Mã bên dòng Hát Giang thân yêu. "
Trong khi đó cầm đầu quân Lương là Trần Bá Tiên, Dương Sàn, ... không phải là bại tướng đánh nước ta trước đó. Mà Trương Hống, Trương Hát là thuộc tướng của Triệu Việt Vương, nên nói tỳ tướng của Lý Phục Man cũng khó thuyết phục
+ Câu chuyện tuổi trẻ tập cờ lá chuối - mà Đinh Bộ Lĩnh thì tập trận cờ lau
+ Việc thuần phục voi ngựa như của Nguyễn Nhạc đã viết từ thông tin so sánh trong cổ tích về vị thần làng Giá có sức khỏe địch voi dữ
...


Tiêu đề: Đọc cuốn Văn bia Quán Giá
Gửi bởi: thapbut trong 23 Tháng Chín, 2009, 11:36:52 pm
Chuyện về Lý Phục Man qua cuốn “Văn bia Quán Giá” cũng chỉ là sự tích!
cuốn sách đặc biệt: người biên tập chính là tác giả Nguyễn Bá Hân
Giấy phép xuất bản số : 200/CXB, ngày 30/6/1994 in tại xưởng in NXB Thế Giới.

Tên sách không đồng nhất:
-   trang bìa: Văn bia Quán Giá
-   trang cuối: Văn bia đền thờ Phục Man tướng công Phạm Tu
Có tư liệu không rõ xuất xứ:
-   Ngoài nội dung 5 văn bia được ghi chữ Nho và dịch công phu (hoàn toàn không có một ý nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu), tác giả có kèm tư liệu “Sự tích tướng công Lý Phục Man” từ trang 259-265 được cho là tư liệu lưu tại Phòng Bảo tàng Quán Giá với nguồn tư liệu từ thần phả, văn bia và sử. Việc làm này đã làm mất đi phần nào giá trị của cuốn sách và ảnh hưởng uy tín của người giới thiệu. Do không có giá trị về sử học và xuất xứ không rõ ràng, không thấy tên tác giả, thời gian xuất hiện. Sự tích này đã đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu. Chúng tôi nhận ra đây là tài liệu viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ (không phải là tài liệu cổ, chữ Nho) bởi có những câu mang đậm dấu ấn thế kỷ 20, ở trang 262 có câu: “Tin cấp báo về tới Lý Bôn và các bạn chiến đấu của ông.”

Trang 8 có một bức ảnh gây sự hiểu lầm GS Phan Huy Lê xác nhận ảnh Đền Giá là đền Phạm Tu.
(có in ảnh đền Giá)
1. Đền thờ Phục Man Tướng Công Phạm Tu
Ảnh: Phan Huy Lê

Có lẽ ông Nguyễn Bá Hân sử dụng ảnh của GS Phan, nhưng chắc chắn GS Phan không đủ cơ sở cho rằng đó là đền thờ Phạm Tu. Trong lời giới thiệu của GS Phan cũng hoàn toàn không có ý nào nói về Phạm Tu (GS Phan viết: “Nội dung văn bia là những tư liệu vô cùng quý giá ghi lại sự tích của Lý Phục Man, một số sự kiện lịch sử của làng cùng với việc tu tạo đình quán, chép lại một số quy ước, tập quán và lệnh chỉ, sắc phong của làng”) và GS Phan còn nhấn mạnh cuối lời giới thiệu “Tôi tin rằng cuốn sách Văn bia Quán Giá của ông Nguyễn Bá Hân sẽ giúp cho các thế hệ nhân dân làng Giá tự tìm hiểu về quê hương yêu dấu của mình và cung cấp một số tư liệu cho các nhà khoa học nghiên cứu về nông thôn và làng xã trên nhiều lĩnh vực

Theo tôi, ông Nguyễn Bá Hân đã “qua mặt” GS Phan những chỗ sau:
- ảnh ở trang 8
- phần sự tích trang 259-265
- và tên sách trang cuối cùng Văn bia đền thờ Phục Man tướng công Phạm Tu

Tháp Bút


Tiêu đề: Xét thông tin liên quan từ nhà nghiên cứu ở nước ngoài
Gửi bởi: thapbut trong 24 Tháng Chín, 2009, 10:33:18 am
Về số đông, người ta chú ý nhiều đến vùng phía tây Thăng Long, trọng tâm là đền Lí Phục Man với dân chúng các làng Yên Sở, Đắc Sở thờ cúng ông. Điểm gợi ý có lẽ là trong thần tích có chuyện ông đánh Chiêm Thành (bia 1728 nhắc các lần phong tặng của thế kỉ XVI không kiểm chứng được), thêm cả thành tích bị chết vì công tích này (trong Đại Nam nhất thống chí, sách khởi đầu 1852). Thế mà truyện tích về ông thần "phục Man" này xuất hiện xưa nhất trong Việt điện u linh tập, với khung lịch sử bắt đầu từ Lí Thái Tổ, lúc chưa có chuyện tù binh Chàm, thì chỉ là ông thần sông Đáy. Dấu vết đặc biệt về mặt cảnh quan quanh đền là cả một vùng trồng dừa, "một sản phẩm hiếm hoi ở đồng bằng Bắc Kì... là thứ cây tạo thành nguồn thu lớn của nơi này" (Nguyễn Văn Huyên, Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, tập I, tr. 481) khiến cho người Pháp đặt tên là village des Cocotiers. Dừa cũng đi đôi với mía được nhắc nhở ít hơn nhưng không phải chìm trong lịch sử. Năm 1117, người giáp Cam Giá (xứ "Mía Ngọt", người nay chú dẫn là thuộc Ba Vì) dâng hươu đen cho vua Lí, và ở thế kỉ sau thì có "tướng" ở đấy chống lại triều đình. Huyện Ba Vì, xã Đường Lâm cũng còn có chùa Mía / Sùng Nghiêm tự, xây lại năm 1632, thờ Bà Chúa Mía, "một cung tần của chúa Trịnh", nhưng dấu vết thần nữ đậm đặc thêm với bàn thờ Liễu Hạnh được đặt ngay ở tiền đường (Hà Văn Tấn, Chùa Việt Nam ), bà chúa Liễu mà ta thấy thấp thoáng hình ảnh thần Thiên Y trong ngôi đền ở Thanh Hoá. Theo ông Nguyễn, "Yên Sở hình như là một trong những làng giàu nhất Bắc Kì. Nghề dệt lụa và làm ren ở đấy rất phát đạt."

Theo nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường
Nguồn tin: http://www.hopluu.net/

Từ đây chúng ta thấy dừa Yên Sở được trồng từ thời Hậu Lý với công lao động của tù binh Chăm chứ không thể khi Lý Phục Man vào Cửu Đức (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) đem ra được. Nhầm lẫn phương Nam thời Tiền Lý với Nam Bộ ngày nay.

Người làng Giá cần xem lại thông tin đã đưa:
"Nói đến các làng Giá, và cả mấy làng Sấu gần đó, ai cũng biết cả vùng Sấu Giá này là một rừng dừa. Cũng không ai biết đích xác dừa ở đây được trồng từ bao giờ nhưng ở miền Bắc Việt Nam không có nơi nào có được cả một rừng dừa như vậy. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp tan quân Lâm ấp (Chiêm Thành) Tướng công Phạm Tu đã mang giống dừa từ trong đó về trồng tại quê hương như ghi lại một chiến tích huy hoàng.
Trên đây là những truyền thuyết sống động, những ghi chép xa xưa về thân thế sự nghiệp của Tướng quân Phạm Tu - Lý Phục Man được lưu giữ trong nhân dân vùng Sấu Giá. Những tài sản tinh thần vô giá đó được lưu giữ sâu rộng trong nhân dân, truyền qua hết thế hệ này đến thế hệ khác đã trở thành chuyện kể hết sức sinh động, hấp dẫn và rất thiêng liêng tôn quí. Già trẻ gái trai ở đây như đã thuộc nằm lòng.
"



Tiêu đề: Giấc mộng Vua Lý Thái Tổ gặp Thần Lý Phục Man nói lên điều gì?
Gửi bởi: thapbut trong 24 Tháng Chín, 2009, 11:56:28 am

Sau khi đọc các tài liệu của GS Nguyễn Văn Huyên, nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường,... chúng tôi thấy Thần Lý Phục Man rất khó có thể là một nhân vật lịch sử.

Cụ thể trong bài “Tù Binh Chàm, Lực Lượng Sản Xuất Riêng Biệt Của Lí”, tác giả Tạ Chí Đại Trường đã viết “Thế mà truyện tích về ông thần "phục Man" này xuất hiện xưa nhất trong Việt điện u linh tập, với khung lịch sử bắt đầu từ Lí Thái Tổ, lúc chưa có chuyện tù binh Chàm, thì chỉ là ông thần sông Đáy.”
Vậy giấc mộng gặp Thần Lý Phục Man của Vua Lý Thái Tổ nói lên điều gì?
Với bối cảnh mà Vua đã trải qua khi nhà Tiền Lê đang còn vẫn thường phải đem quân chống lại Chiêm Thành vẫn thường quấy phá. Một số dân tộc ít người có tù trưởng không chịu khuất phục. Đại Việt luôn tiềm ẩn sự bất ổn bởi quân Man. Về định đô ở Thăng Long, Vua mong một sự thanh bình cho Đại Việt. Điều đó phải thu phục được những tộc người Man thường gây bất ổn. Chính năm Bính Thìn 1016, khi vua đi tuần thú mong muốn ấy lại càng được nung nấu. Ngày nghĩ sao, đêm chiêm bao làm vậy, thế là Vua mơ gặp vị thủy Thần sông ở Cổ Sở (sông Đáy ngày nay). Chính Thần sông được tôn thành Thần Phục Man để giúp việc yên ổn bờ cõi phía Nam, răn đe các tù trưởng phía Tây và Tây Bắc của triều Lý.
Để thực hiện điều đó, người con trai thứ tám của Vua, hoàng tử Lý Nhật Quang thành công trấn giữ ở phía Nam (châu Hoan) khiến quân Chiêm Thành phải khiếp sợ. Tù binh Chàm đã được quản tại một số trại ở châu Hoan. Các vua Lý về sau cũng vẫn phải Nam chinh. Rồi chính Cổ Sở cũng thành trại cai quản tù binh người Chàm.

Do vậy Thần được chính Vua Lý Thái Tổ ban cho quốc tính chứ không phải vua Lý Nam Đế (lịch sử Việt Nam có việc ban quốc tính từ triều Hậu Lý), và Phục Man chính là mong muốn của Vua Lý Thái Tổ để Đại Việt được yên ổn. Vị Thần trấn giữ ngay gần kinh thành nơi con sông Đáy là đường giao thông chính dẫn vào kênh Chính Đại (kênh nhà Lê) xuôi vào phía Nam.
Phục Man về sau cũng là việc chống giặc giữ nước, cũng là việc triều đình chống nổi dậy của giặc cỏ, vậy nên Thần Phục Man luôn được các vương triều chú trọng, tôn vinh.



Tiêu đề: Có phải Lý Nam Đế đã có tư tưởng phòng Di Lão?
Gửi bởi: thapbut trong 24 Tháng Chín, 2009, 03:29:08 pm
theo GS Trần Quốc Vượng:
Cơ cấu triều đình mới, hẳn còn sơ sài, nhưng ngoài hoàng đế đứng đầu, bên dưới đã có hai ban văn võ. Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ, Triệu Túc làm thái phó, Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh, từ Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Sơn Bình) đến Đường Lâm (Ba Vì) "để phòng ngừa Di Lão" Triều đình Vạn Xuân là mô hình, lần đầu tiên, được Việt Nam thâu hóa và áp dụng của một cơ cấu nhà nước mới, theo chế độ tập quyền trung ương. Lý Nam Đế cho xây một đài Vạn Xuân để làm nơi văn võ bá quan triều hội.

http://dactrung.net/truyen/noidung.aspx?BaiID=kshzAniz4%2FYUfed9EIvb7A%3D%3D

Triều đình Vạn Xuân thành lập như vậy đã cắt cử một viên tướng tài xếp vào hàng nhất nhì đi trông coi phía Tây để Phòng Di Lão. Khi đó được tính là đầu năm 545. Khi rút quân củng cố ở hồ Điển Triệt, lúc này trong đạo quân của Lý Nam Đế có người của Di Lão cũng đáng kể. Năm 546 thất trận ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế lại chạy về động Khuất Liêu nằm hẳn trong đất người Di Lão. Có phải thế cùng không? Chẳng lẽ không có chô nào chạy khác? Chưa đến 2 năm mà Lý Nam Đế đã mất cảnh giác đến vậy sao? Có nhiều thông tin cho là cái chết của Lý Nam Đế và Lý Phục Man đều do người Di Lão.

Trong vòng hai năm từ việc cảnh giác cao độ với Di Lão, đến khi trao tính mạng cho người Di Lão, một vị vua nổi tiếng không bao giờ làm như vậy. Hẳn ông  vua này tin tưởng ở người Di Lão, nhưng bất ngờ vì bị Di Lão làm phản.

Do vậy phong cho Lý Phục Man giữ miền biên cảnh phía Tây từ Đỗ Động đến Đường Lâm để "phòng ngừa Di Lão" là việc làm của người đời sau với suy nghĩ Thần Phục Man bị Di Lão sát hại nên sẽ là người cảnh giác với Di Lão nhất.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 24 Tháng Chín, 2009, 11:07:05 pm
Trước hết xin được cám ơn những người lập ra và duy trì hoạt động của Diễn đàn này,
theo những thông tin đăng tải, tôi cũng đoán rằng đây chính là Diễn đàn do Viện lịch sử quân sự Việt Nam mở ra.

Về mặt giữ ý thì có lẽ cũng không nên nêu việc này ra nhưng:
Về góc độ khoa học cũng xin mạnh dạn nêu với chủ nhà rằng cuốn "Lịch sử quân sự Việt Nam" tập 2 có nhiều sai sót khi sử dụng quá nhiều tư liệu sáng tác văn học đối với nhân vật Phạm Tu và Lý Phục Man.

Xin trích một đoạn cho thấy việc khai thác tư liệu chưa chuẩn:
"Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh, Đại Nam nhất thông chí và thần tích, bi ký, truyền thuyết ở làng Giá tức làng Cổ Sở (Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội) đều phản ánh Phạm Tu (có sách chép là Lý Phục Man) đã cùng dân làng tham gia cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước. Về sau nhân dân mở hội Giá để nhớ lại sự kiện đó."

Chúng tôi thấy sai sót:
- Đại Việt sử ký toàn thư không hề nói quê Phạm Tu ở Cổ Sở (Yên Sở, Hoài Đức)
- Không có tên Phạm Tu trong Việt điện U linh, bi ký Quán Giá (có 5 bia, 3 bia đầu nói về sự tích Lý Phục Man không hề nhắc đến Phạm Tu)
- Hơn nữa làng Giá ở Hoài Đức chứ không thể ở Yên Sở, huyện Thanh Trì được.

Gốc rễ của việc đồng nhất chính là mong muốn của người dân làng Giá đã tạo ra truyền thuyết gắn Thần Lý Phục Man cho nhân vật lịch sử Phạm Tu.

Chuyện về Lý Phục Man qua cuốn “Văn bia Quán Giá” cũng chỉ là sự tích!
-   Ngoài nội dung 5 văn bia được ghi chữ Nho và dịch công phu (hoàn toàn không có một ý nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu), tác giả có kèm tư liệu “Sự tích tướng công Lý Phục Man” từ trang 259-265 được cho là tư liệu lưu tại Phòng Bảo tàng Quán Giá với nguồn tư liệu từ thần phả, văn bia và sử. Việc làm này đã làm mất đi phần nào giá trị của cuốn sách và ảnh hưởng uy tín của người giới thiệu. Do không có giá trị về sử học và xuất xứ không rõ ràng, không thấy tên tác giả, thời gian xuất hiện. Sự tích này đã đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu. Chúng tôi nhận ra đây là tài liệu viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ (không phải là tài liệu cổ, chữ Nho) bởi có những câu mang đậm dấu ấn thế kỷ 20, ở trang 262 có câu: “Tin cấp báo về tới Lý Bôn và các bạn chiến đấu của ông.”

Và LSQSVN tập 2 còn một câu nữa không ổn:
"Năm 1016, vua Lý Thái Tổ qua bến Cổ Sở, đã sai lập đền thờ và đắp tượng Phạm Tu."
Đại Việt sử ký toàn thư nêu là Lý Phục Man chứ có phải Phạm Tu đâu?

Rõ ràng có sự tranh chấp về nhân vật lịch sử Phạm Tu bởi làng Giá cho rằng truyền thuyết Lý Phục Man đánh Lâm Ấp, đứng đầu trăm quan nên so với sử cùng thời ấy có Phạm Tu cũng có ghi rõ ràng đánh thắng Lâm Ấp, đứng đầu quan võ. Vậy là đi đồng nhất. Mũi tên đã bắn ra, đành phải phủ nhận thông tin Phạm Tu không phải quê Thanh Liệt, Phạm Tu không phải là lão tướng.

Với một vấn đề tranh chấp như vậy các sách cần chú dẫn tài liệu và đặc biệt không nên lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" để việc tranh chấp thêm rắc rối như câu "Năm 1016 ... đắp tượng Phạm Tu"


Tiêu đề: Việt điện u linh tập có thêm Phụ lục chắc chắn không viết thời Lý Tế Xuyên
Gửi bởi: thapbut trong 25 Tháng Chín, 2009, 05:45:15 am
PHỤ LỤC SỰ TÍCH ĐỀN THỜ THẦN XÃ AN SỞ

(Việt điện u linh tập có thêm Phụ lục chắc chắn không viết thời Lý Tế Xuyên mà do Lê Hữu Mục bổ sung vào những năm 1950 rồi cho in cuốn sách này bản chữ quốc ngữ. Vì Phần dẫn nhập Lê Hữu Mục có ghi: Huế, ngày 24-11-1959 )

Xét Đại Việt Ngoại Sử chép rằng: Gia Thông Đại Vương vốn là người làng Cổ Sở (sau đổi ra An Sở). Lúc bấy giờ thiên hạ loạn ly, kẻ hào kiệt dấu họ dấu tên để tránh nạn.

Thưở nhỏ, Đại Vương phong tư hơn người, tài nghệ xuất chúng, nhất là cỡi ngựa bắn cung lại là sở trường, rất có uy đức, sức mạnh voi cũng chịu thua; đến khi thờ Lý Nam Đế (đồng thời với vua Lương Võ bên Tàu) vua trông thấy người khí vũ hiên ngang, thật là một bậc Đại trượng phu, có thể đương nổi một phương, mới bảo vương theo quân ngũ; Vương hằng lập được nhiều kỳ công. Sau vua cho một cõi Đỗ Động là đất biên viễn hiểm trở, nếu không phải là tay Vương thì chẳng ai trị nổi, rồi phong cho Vương chức Đại tướng quân, bảo qua trấn thủ ở đó; mỗi khi có hiệu lệnh của Vương ra thời các kẻ hùng cứ trốn xa, giặc cướp đều đến đầu hàng, nhân dân được an cư lạc nghiệp, trong cõi yên ổn, già trẻ đều mến đội ân đức của Vương.

Kịp đến lúc nước Lâm Ấp (tức là Chiêm Thành) vào ăn cướp châu Cửu Đức, biên thư cáo cấp, triều đình bàn kế xuất chinh, các quan đều nói rằng:

- Không có quan Tướng quân Đỗ Động thì không thể đánh bại giặc ấy được.

Vua mới tuyên chiến triệu Vương thống suất các tướng lãnh đi đánh, đại phá quân Lâm Ap ở Cửu Đức. Tin thắng trận về đến kinh đô, vua thán thưởng giây lâu rồi báo quan thị thần rằng:

- Gặp đến rễ quanh đốt cứng mới biết được đồ dùng sắc, nay quan Đỗ Động tướng quân chỉ bắn vài mũi tên mà cả phá được giặc mạnh, thực là kẻ hào kiệt ở Sơn Tây, những bậc can thành đời xưa cũng chẳng lấy gì làm hơn được, nên phải có trọng thưởng mới xứng công lao.

Vua mới lục những công phục biên, tứ tính là họ Lý, gả một vị Công chúa tức là Lý Nương và thăng lên chức Thái Uý. Từ đấy ân sủng càng ngày càng thêm, lại khiến làm chức Tham hộ phủ nghi, giám thị cả trăm quan.

Quan Lý Thái uý thiên tư trung hậu, tính vốn thanh liêm, mỗi khi có kiến nghị điều gì thì chuyên lo ngay thẳng, ở trong triều nếu có ai lỗi, trước mặt thì bắt bẻ, giữa triều thì can gián chẳng dung tha một ai, cả đến những kẻ quyền quý xin vô việc riêng. Tiếng tăm lừng lẫy, trong ngoài đều gọi là Phục Man Tướng công, kính mến người có đức.

Lúc bấy giờ vua Nam Đế chủ tâm việc biên phòng, khiến quan Thiếu uý ra trấn Đường Lâm, binh quyền ở tay, uy lệnh xa khắp, làm lặng bụi trần sa mạc, làm tiêu tan lòng sợ hãi chiến tranh. Nào ngờ trời chán nghiệp nhà Lý, gió đưa binh nhà Lương đến, năm At Sửu thứ hai, Trần Bá Tiên đem binh đi đánh ở quận Châu Diên, sông Tô Lịch, lần lượt dẹp yên.

Năm Đinh Mão thứ tư (năm đầu vua Lương Văn Trị), binh nhà Lương thừa thắng, đi đến đâu là chỗ đó không có người.

Vua tôi triều Lý đâu thất sắc, tan rã như ngói vỡ đất lở, chẳng biết tính làm sao, toan muốn triệu Thái uý.

Thái uý ở động Khuất Liệu, nghe được tin ấy, ngậm ngùi than thở, lòng trung kích thích, mới sai người cẩn thủ các nơi yếu hại của dinh đồn. Hốt nhiên, đang đêm lửa cháy đỏ rực cả bốn mặt, đầy đường binh Lương đã bức gần đến trước sân, mới hay lòng người nham hiểm, mệnh trời khôn lường. Vương bèn đem gia tướng đánh thoát vòng vây để tính bề khôi phục. Nhưng đất cùng đường xa, tớ lui không ngõ, Thái uý đành phải chỉ trời vạch đất, thản nhiên uống thuốc tự tận. Người nhà phụng linh cữu đưa về bến Hồ Mã (tức nay là chùa Ngọc Tân, tên sông của bản xã) chôn cất và đắp mộ ở ngoài bãi bản xã.

Nguồn tin: Tủ sách Dũng Lạc
http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=95&ict=570


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 25 Tháng Chín, 2009, 06:14:01 am
Kết luận:
Các tài liệu được lưu hành trước những năm 1960, bi ký của Quán Giá và có thể cả thần phả cũng không có một chỗ nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu. Nếu có ghi trong thần phả, tôi tin rằng ông Nguyễn Bá Hân không thể không ghi câu trích dẫn trong cuốn "Văn bia Quán Giá" (và cả Người Làng Giá sẽ lấy làm căn cứ).
Tuy nhiên việc suy đoán trong dân gian là có thực, nhưng không đủ cơ sở khoa học lịch sử. Người viết lại sự tích về tướng công Lý Phục Man (bản quốc ngữ đã nêu cuối cuốn Văn bia Quán Giá) đã không dám đứng tên dưới tài liệu soạn lại của mình mà chỉ viết dạng tài liệu tuyên truyền trong làng.
Đến nay chúng tôi khẳng định: tài liệu về Lý Phục Man có trước những năm 1960 không đủ cơ sở cho ông là Phạm Tu người đứng đầu ban Võ nhà nước Vạn Xuân. Tài liệu về Phạm Tu cũng không thể chứng minh ông là Lý Phục Man.
Theo thần tích của hai làng: Hãy để quê hương của Phạm Tu ở làng Quang Liệt (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội), Lý Phục Man ở làng Giá (Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội) là một cách làm tôn trọng lịch sử nhất.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: dongadoan trong 25 Tháng Chín, 2009, 04:02:42 pm
Trước hết xin được cám ơn những người lập ra và duy trì hoạt động của Diễn đàn này, theo những thông tin đăng tải, tôi cũng đoán rằng đây chính là Diễn đàn do Viện lịch sử quân sự Việt Nam mở ra.
-----------------------------
 Chúng tôi - những người thành lập ra diễn đàn này - không có cái vinh dự ấy đâu, bạn thapbut ạ! Diễn đàn này được lập nên bới một số người yêu thích lịch sử quân sự và tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc mà thôi.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 25 Tháng Chín, 2009, 09:56:47 pm
Nếu quả vậy thì diễn đàn này "nghiệp dư" mà rất hiệu quả, mong sẽ trở thành sân khá rộng của người yêu sử


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: caytrevietnam trong 25 Tháng Chín, 2009, 11:57:24 pm
Nếu quả vậy thì diễn đàn này "nghiệp dư" mà rất hiệu quả, mong sẽ trở thành sân khá rộng của người yêu sử

Để mong muốn đó ngày càng được mở rộng phải nhờ rất nhiều vào sự đóng góp, xây dựng của mọi người, trong đó có cả bạn nữa.


Tiêu đề: Những cuốn sách về Danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 01 Tháng Mười, 2009, 11:38:56 am
THỐNG KÊ
những cuốn sách tiếng Việt được xuất bản trong 50 năm gần đây viết về Danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man
(để xem xét vấn đề đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man mới được nêu ra gần đây)
---------------

LTS Thông tin họ Phạm Việt Nam: Gần đây trên một vài Trang web cá nhân (blog) có nêu ra một số lập luận đồng nhất Lão tướng Phạm Tu - Trưởng ban Võ của Nhà nước Vạn Xuân với Phò mã Lý Phục Man tướng quân Triều Lý Nam Đế. Để bạn đọc có thêm thông tin về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu một thống kê tài liệu của một sĩ quan quân đội rất quan tâm tới vấn đề này, mới chuyển cho chúng tôi. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn đọc thấy rõ việc đồng nhất đề cập đã lâu nhưng chưa được giải quyết.

SÁCH KHÔNG ĐỒNG NHẤT PHẠM TU LÀ LÝ PHỤC MAN

A. Về hệ thống sách giáo khoa lịch sử cho các trường học

- Tất các cuốn sách giáo khoa lịch sử từ trước đến nay (dùng cho các trường PTCS (sách Lịch sử lớp 6) không có bất kỳ cuốn sách nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu.

- Tất cả các bài giảng của giáo viên lịch sử trên mạng dùng cho giáo dục http://violet.vn/ có trên 1,5 triệu thành viên với đông đảo đội ngũ giáo viên tham gia, các bài giảng về Khởi nghĩa Lý Bí đều nêu hai nhân vật Phạm Tu và Lý Phục Man riêng biệt.

B. Những cuốn sách nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam xuất bản gần đây

1. “Việt điện u linh tập”, tác giả Lý Tế Xuyên, dịch giả Lê Hữu Mục (lời dẫn nhập viết tại Huế, ngày 24-11-1959) (Lý Tế Xuyên viết cuốn này khoảng năm 1329)

2. “Danh nhân Hà Nội”, (Hội văn nghệ Hà Nội, xuất bản 1973)

3. “Hà Nội nghìn xưa”, (Sở Văn hóa - thông tin Hà Nội, xuất bản 1975)

4. “Lịch sử Việt Nam”, Trương Hữu Quýnh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1977, Quyển I – tập I
“Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ X” quyển I –tập I (Sách bồi dưỡng giáo viên) của tác giả Trương Hữu Quýnh được in lại lần thứ hai do Nxb Giáo dục phát hành năm 1977. Chương thứ tư của cuốn sách (trang 141 đến 153) viết về Khởi nghĩa của Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân. Trang 145 viết: năm 543 Phạm Tu đánh Lâm Ấp và năm sau làm tướng võ của nhà nước Vạn Xuân. Trang 146 về người có công trấn áp các lực lượng chưa thuần phục là Phục Man tướng quân – Lý Phục Man, việc trấn áp ấy được thực hiện khi Lý Bí đã lập xong chính quyền – đã thành lập nhà nước Vạn Xuân. Qua cuốn sách này, tác giả đã không đồng nhất hai nhân vật Phạm Tu và Lý Phục Man là một.

5. “Lịch sử Việt Nam”, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983, tập I,

6. “Đại Nam nhất thông chí”, Nxb. Thuận Hoá, 1992

7. “Từ điển văn hóa Việt Nam”, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1993

8. “Thành hoàng Việt Nam”, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1997, tập II

9. “Danh tướng Phạm Tu và họ Phạm trong lịch sử”, Phạm Đình Nhân, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999.

10. “Lịch sử Hà Tĩnh”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập I.

11. “Thiên Nam ngữ lục” ( Thơ Nôm), Biên soạn Nguyễn Thị Lâm, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001

12. “Thành Hoàng Làng Việt Nam”, Vũ Ngọc Khánh, Nxb. Thanh Niên, 2002

13. “Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh”, Nguyễn Văn Huyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tập I
Contribution à I'estude d'un gesnie tétulaire annamite Ly Phuc Man [Góp phần nghiên cứu một vị thành hoàng Việt Nam: Lý Phục Man], Hanoi.

14. “Danh tướng Phạm Tu (476-545)…”, Phạm Hồng Vũ, Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, 2003

15. “Danh nhân Hà Nội”, Trần Quốc Vượng, Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004

16. “Việt Nam văn minh sử”, Lê Văn Siêu, Nxb. Văn học,2006



17. “Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam” (Bộ Mới), Nguyễn Bá Thế. Nguyễn Q. Thắng, Nxb. Tổng hợp TP.HCM, 2006.



18. “Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006

19. “Nguyễn Hãng – tác phẩm”, Biên soạn Nguyễn Văn Toại, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007 (Nguyễn Hãng sống ở thế kỷ 16)

20. Bộ sách “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt”, 2 tập, gần 1000 trang, Bản thảo do Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam ấn hành nội tộc, Hà Nội, 2007

21. “Việt Nam Các Nhân Vật Lịch Sử - Văn Hóa”, Đinh Xuân Lâm. Trương Hữu Quýnh, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008

22. “Hà Nội nghìn xưa”, Trần Quốc Vượng. Vũ Tuân Sán, Nxb. Hà Nội, 2009

23. “Thăng Long - Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử”, Chủ biên Vũ Văn Quân, Nxb. Hà Nội, 2009

Và sách Trung Quốc là "Tư trị thông giám" của Tư Mã Quang (q.158) cũng ghi: “Mùa hè tháng tư, vua Lâm Ấp tiến công Lý Bí, viên trưởng của (Lý) Bí là Phạm Tu đã phá quân Lâm ấp ở Cửu Đức”. Tư Mã Quang (tiếng Trung Quốc: 司馬光/司马光; bính âm: Sima Guang; Wade-Giles: Szuma Kuang; 1019–1086), tự Quân Thật 君實, hiệu Vu Tẩu 迂叟, là một nhà sử học, học giả Trung Quốc, thừa tướng thời nhà Tống.).


*
**


SÁCH ĐỒNG NHẤT HAI NHÂN VẬT PHẠM TU VÀ LÝ PHỤC MAN

1. “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991 .

Cuốn sách ghi: "Phạm Tu quê ở làng Giá, thuộc xã Yên Sở, Huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông được vua Lý phong chức Phục Man tướng công, đổi theo họ vua là Lý nên cũng gọi là Lý Tu hay Lý Phục Man, lại được vua gả công chúa Phương Dung cho. Mộ và đền thờ ông nay hãy còn di tích tại quê hương ở làng Giá"

2. “Văn bia Quán Giá”, Nguyễn Bá Hân, Nxb. Thế Giới, 1995
Ngoài nội dung 5 văn bia được ghi chữ Nho và dịch công phu (hoàn toàn không có một ý nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu), tác giả có kèm tư liệu “Sự tích tướng công Lý Phục Man” từ trang 259-265 được cho là tư liệu lưu tại Phòng Bảo tàng Quán Giá với nguồn tư liệu từ thần phả, văn bia và sử. Việc làm này đã làm mất đi phần nào giá trị của cuốn sách và ảnh hưởng uy tín của người giới thiệu. Do không có giá trị về sử học và xuất xứ không rõ ràng, không thấy tên tác giả, thời gian xuất hiện. Sự tích này đã đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu. Chúng tôi nhận ra đây là tài liệu viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ (không phải là tài liệu cổ, chữ Nho) bởi có những câu mang đậm dấu ấn thế kỷ 20, ở trang 262 có câu: “Tin cấp báo về tới Lý Bôn và các bạn chiến đấu của ông.”

3. “Lịch sử quân sự Việt Nam”, GS Trần Quốc Vượng. Lê Đình Sỹ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập II
Cuốn sách này không khẳng định việc có thể đồng nhất hai nhân vật, nhưng trong nhiều chỗ lại dùng thông tin về Lý Phục Man ở các tài liệu khác rồi thay tên Phạm Tu vào, theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Ngoài ra, chúng tôi nhận được một tin là, còn có một cuốn sách sắp xuất bản: “Thăng Long-Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm”, Lê Đình Sỹ, Nxb. Hà Nội. Và trong buổi họp nghiệm thu bản thảo có ý kiến PGS, TS Nguyễn Văn Nhật là: Một số khái niệm cần thống nhất: Lý Phục Man và Phạm Tu, là một người hay 2 người (Tr.47, 48), …

Hàng loạt sách về Thăng Long - Hà Nội phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cũng sẽ đề cập đến một nhân vật lịch sử hàng đầu của Thăng Long-Hà Nội xưa đó chính là tướng quân Phạm Tu. Người sinh ra, sống, đánh giặc và hy sinh vì mảnh đất Hà Nội 15 thế kỷ trước.

Ngày 01.10.2009
Tháp Bút

Tài liệu tham khảo
Lão tướng Phạm Tu, GS Lê Văn Lan
Blog Người làng Giá: http://nguyenthedung.vnweblogs.com/
Internet:
http://www.vinabook.com/
http://www.nxbhanoi.com.vn/
http://www.quansuvn.net/
http://www.lichsuvietnam.info/
http://vi.wikipedia.org/


Một số cuốn sách nêu trên


Tiêu đề: Blog chuyên đề: ĐI TÌM CƠ SỞ ĐỒNG NHẤT LÝ PHỤC MAN VỚI PHẠM TU
Gửi bởi: thapbut trong 04 Tháng Mười, 2009, 12:18:55 pm
Để bạn đọc thuận lợi theo dõi chuyên đề này, chúng tôi lập blog sau

http://phamtu-phucman.blogspot.com/

Trân trọng giới thiệu

Tháp Bút


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Mười, 2009, 11:49:23 pm
Ebook dạng PDF của chuyên đề này đã có trên blog, tài liệu đã được hệ thống để thấy rõ cơ sở của việc đồng nhất.
chọn
http://phamtu-phucman.blogspot.com/
hoặc
http://hopham.blogspot.com/


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: Lanang trong 11 Tháng Mười, 2009, 02:55:12 am
Cám ơn sự kiên trì của @thapbut.

Em là em thích nhất đọc nhưng vần thơ bất tận của @Mùa Thu, chuyện tình bộ đội của nhà văn "Lệ đá", cũng như nghiên cứu lịch sử của bác.

Nhờ có bác em mới rõ cụ Lý Phục Man và Phạm Tu là 2 ông, cũng như kiểu cán bộ xã cưỡi trâu lên huyện họp thì mới biết Mác-Lê là 2 ông vậy!

Thật đấy ạ! Chứ hồi giờ em chả biết là có hai ông này, nói chi đến chuyện 2 ông không là 1.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 22 Tháng Mười, 2009, 10:27:12 am
Mời quý vị tham khảo tư liệu chính thống từ trang web 1000 năm Thăng Long, nơi hội tụ các tài liệu của những nhà khoa học về các vấn đề liên quan đến Thăng Long - Hà Nội
http://www.thanglonghanoi.gov.vn/


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: lonesome trong 23 Tháng Mười, 2009, 10:50:38 am
Cám ơn sự kiên trì của @thapbut.

Em là em thích nhất đọc nhưng vần thơ bất tận của @Mùa Thu, chuyện tình bộ đội của nhà văn "Lệ đá", cũng như nghiên cứu lịch sử của bác.

Nhờ có bác em mới rõ cụ Lý Phục Man và Phạm Tu là 2 ông, cũng như kiểu cán bộ xã cưỡi trâu lên huyện họp thì mới biết Mác-Lê là 2 ông vậy!

Thật đấy ạ! Chứ hồi giờ em chả biết là có hai ông này, nói chi đến chuyện 2 ông không là 1.

Em thì biết thêm Các Mác và Mác là 1 người tên Mác chứ không phải các người tên Mác


Tiêu đề: Đôi lời giới thiệu
Gửi bởi: thapbut trong 26 Tháng Mười, 2009, 12:31:36 am
Nhân ngày kỷ niệm 999 năm Thăng Long-Hà Nội, tròn 1 năm trước đại lễ 1000 năm Thăng Long, chúng ta nhắc đến mảnh đất địa linh nhân kiệt với núi Nùng sông Tô (NNST) có một nhân vật lịch sử rất tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội cách nay 15 thế kỷ. Danh nhân đó chính là “vị tướng quân đầu tiên của một triều đình có tổ chức”, lão tướng Phạm Tu-một tấm gương trong của lịch sử dân tộc.
 Thế nhưng ngày nay vai trò của ông với mảnh đất núi Nùng sông Tô mới dần được làm rõ. Một việc cản trở tiến trình tất yếu đó, chính là việc đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu  gây nên sự thiếu thống nhất trong giới khoa học. Điều đó làm ảnh hưởng đến việc tôn vinh vị khai quốc công thần triều Tiền Lý, người đã sinh ra, sống, dù cao tuổi vẫn đánh giặc và đã hy sinh vì mảnh đất NNST. Ngay tại hương Long Đỗ xưa, ông đã cống hiến tính mạng cho nhân dân Vạn Xuân khi ở tuổi “xưa nay hiếm”. So với các vị tướng quân nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, ông xứng đáng là vị Thành hoàng Thăng Long-Hà Nội.
Từ lòng kính trọng một danh nhân hàng đầu của Thủ đô, của nước Việt, chúng tôi sưu tầm tư liệu và viết chuyên đề
ĐI TÌM CƠ SỞ ĐỒNG NHẤT LÝ PHỤC MAN VỚI PHẠM TU
với tâm nguyện tìm ra đâu là cơ sở để xác định đâu là sự thật của vấn đề đồng nhất.
Bố cục của chuyên đề như sau:
Sử dụng bài Lão tướng Phạm Tu của GS Lê Văn Lan để đặt vấn đề
I.   Những tư liệu đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu (gồm 4 bài)
II.   Tư liệu về Phạm Tu (gồm 6 bài)
III.   Tư liệu về Lý Phục Man (gồm 7 bài)
IV.   Đi tìm cơ sở đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu (gồm 8 bài):
Đây là nội dung chính của chuyên đề này với các bài viết giải quyết từng việc cụ thể như nguyên nhân đồng nhất, thời gian xuất hiện đồng nhất, mức độ đồng nhất, những ai đã đồng nhất, …
1.   Tìm cơ sở đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu qua tài liệu cổ
Để tìm ra cơ sở phải tìm ra việc đồng nhất này “nói có sách, mách có chứng” hay không? Thư tịch cổ vẫn là căn cứ quan trọng nhất. Không tìm thấy việc đồng nhất từ thư tịch cổ hiện có.
2.   Xác định thời gian xuất hiện việc đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu
Căn cứ thông tin xuất hiện việc không đồng nhất và đồng nhất để xác định mốc thời gian xuất hiện sự việc.
3.   Trả lời một số ý kiến của người viết blog Người làng Giá về danh tướng Phạm Tu ở Thanh Liệt
Phủ nhận lại việc Người làng Giá phủ nhận: Phạm Tu không phải là người Thanh Liệt, Phạm Tu không phải là lão tướng.
4.   Sự tích về Lý Phục Man có những điều khó đứng vững trong cuộc sống và trong lịch sử dân tộc
Từ Sự tích cho thấy tướng quân Lý Phục Man phần nhiều vẫn sống trong tưởng tượng từ thời Lý Thái Tổ đến nay.
5.   Những cuốn sách viết về danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man
Bài viết này nhằm tìm hiểu mức độ đồng nhất thể hiện chủ yếu qua các cuốn sách. Từ đó xác định quan điểm của các nhà khoa học và các tác giả về việc đồng nhất.
6.   Tìm cơ sở đồng nhất từ văn bia Quán Giá
Đây là căn cứ chính xác định xem việc đồng nhất có đủ cơ sở khoa học không.
Trong khi các nhà khoa học còn nghi vấn là có thể Lý Phục Man không phải là nhân vật lịch sử. Thay vì việc trước tiên phải chứng minh Lý Phục Man là nhân vật lịch sử, nhiều người đã đánh lạc hướng bằng cách đồng nhất vị thần này với danh tướng Phạm Tu.
7.   Điều rút ra từ công trình nghiên cứu về Lý Phục Man của GS Nguyễn Văn Huyên.
Công trình này là một nghiên cứu khoa học, khách quan có thể xem là một nghiên cứu quyết định cho việc đưa ra kết luận không thể đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu.
8.   Có đồng nhất tả tướng Phạm Tu với phò mã Lý Phục Man được không?
Bằng một số chứng minh cho thấy việc đồng nhất hiện nay là không phù hợp và thiếu cơ sở khoa học.
Thay lời kết
Cuối cùng là một số cảm xúc Nhớ về Lão tướng Phạm Tu (gồm 5 bài)
Cuối mỗi bài viết các mục I, II, III (phần sưu tầm tư liệu) có nêu một số chú thích của chúng tôi.
Do nguồn tư liệu hạn chế và các bài phân tích mới ở dạng tập viết của một người làm về kỹ thuật nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót.
Mong nhận được ý kiến đóng góp của quý vị.
Chân thành cám ơn các nhà nghiên cứu đã cho chúng tôi thông tin viết chuyên đề này. Chính những ý kiến đồng nhất đã cung cấp tư liệu và giúp chúng tôi tìm hiểu sâu thêm về danh nhân Phạm Tu. Một lần nữa “phủ định của phủ định” để làm sáng rõ về thân thế sự nghiệp của Lão tướng Phạm Tu quê ở Thanh Liệt.
Cám ơn sự động viên giúp đỡ và chia sẻ của bạn đọc gần xa.
Long Biên, ngày 08/10/2009
Tháp Bút
 


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: Bodoibucket trong 26 Tháng Mười, 2009, 09:05:37 am
Theo bác thì núi Nùng nằm ở đâu ạ?


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 26 Tháng Mười, 2009, 09:28:46 am
Bộ đội ơi, có định hỏi thử thapbut không đó?
Hoặc nếu có thông tin gì về Núi Nùng sông Tô thì cho thapbut biết với nhé?
Theo mình được biết thì núi Nùng chính là nền điện Kính Thiên trong Thành , ngay bên đường Nguyễn Tri Phương. Có lần mở cửa cho vào thăm thành cổ, vẫn còn thềm đá có hai con rồng lớn, ngay phía sau còn có ngôi nhà 2 tầng của lãnh đạo BQP cũ, hình như của bộ Tổng Tham mưu. Núi ở công viên Bách Thảo là núi Sưa, không phải núi Nùng.
Thank


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: Bodoibucket trong 26 Tháng Mười, 2009, 09:55:48 am
He he, hồi nhỏ em được học là ở vườn Bách Thảo. Bây giờ đổi qua Điện Kính Thiên rồi ạ?
Nhà nước có tài liệu nào chính thức nói núi Nùng là ở đâu không bác?


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 26 Tháng Mười, 2009, 10:57:14 am
Các nhà khoa học đã bàn về việc này, bạn tìm trên mạng là ra thôi.
Chính có cái đúng cái sai mới cần nghiên cứu khoa học. Nếu đúng cả, có tất cả thì các nhà khoa học thất nghiệp mất.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: Bodoibucket trong 26 Tháng Mười, 2009, 11:02:15 am
Hehe, các nhà khoa học thì em luôn coi như thánh!
Nhưng vài nhà sắp chết, nghĩ đi nghĩ lại chưa làm được cái gì shock, đâm ra đổ đốn! Loại này thì em xem để tham khảo thôi!

Cái chính là sắp tới 1000 năm TL-HN, thì ban tổ chức (nhà nước) coi cái núi Nùng là cái nào?


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 26 Tháng Mười, 2009, 12:13:13 pm
Mời quý vị tham khảo tư liệu chính thống từ trang web 1000 năm Thăng Long, nơi hội tụ các tài liệu của những nhà khoa học về các vấn đề liên quan đến Thăng Long - Hà Nội
http://www.thanglonghanoi.gov.vn/


Chúng ta cùng chờ tin ở trang này: hiện nay chưa thấy xuất hiện việc đồng nhất trên trang web này.
Còn trang này nữa

http://36pho.vn/
Mình vừa viết lên tường Facebook đã bị xóa mất; không dám bàn thì tìm sao ra được sự thật. Từ điển Bách khoa mở (rộng) Hà Nội???


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 07:00:22 am
Qua các tài liệu lưu hành 50 năm trở lại đây mà chúng tôi đã khảo sát, ở các tài liệu có trước năm 1980, đặc biệt quan trọng là ba tấm văn bia cổ ghi sự tích của Quán Giá không có một chỗ nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu. Đáng chú ý là quốc sử của ta và Trung Quốc cùng hệ thống sách giáo khoa đã không đồng nhất hai nhân vật này. Đến nay có thể khẳng định: tài liệu hiện có về Lý Phục Man phát hành trước năm 1980 không đủ cơ sở cho ông là Phạm Tu người đứng đầu ban Võ nhà nước Vạn Xuân. Tài liệu về Phạm Tu cũng không thể chứng minh ông là Lý Phục Man. Trong khi thông tin về tiểu sử hai nhân vật cũng là riêng biệt mà không thể đồng nhất được: đó là quê hương, tên họ hai vị thân sinh và năm sinh của từng nhân vật.

Tuy vậy vẫn xảy ra suy đoán trong dân gian, nhưng không đủ cơ sở về khoa học lịch sử. Phải tìm hiểu kỹ lưỡng để xác định chân tướng của vấn đề này. Người viết lại Sự tích tướng công Lý Phục Man (bản quốc ngữ đã nêu cuối cuốn “Văn bia Quán Giá”) đã không đứng tên dưới tài liệu soạn lại của mình mà chỉ viết dạng tài liệu tuyên truyền trong làng. Chúng ta thấy sự tích thường để giải thích điều gì đó bằng câu chuyện về thời xa xưa không rõ có thực hay không.

Một góc độ khác huyền bí giữa thực và ảo - vấn đề tâm linh có thể liên quan đến sự xuất hiện của thần Lý Phục Man: Vào năm 1016, danh tướng Phạm Tu có hiện về trong giấc mộng của Lý Thái Tổ mà xưng là thần Lý Phục Man hay không? Ngày nay, câu hỏi đó phải nhờ sự giải đáp của vị Thành hoàng Thăng Long-Hà Nội để loại trừ sự hoài nghi kéo dài bấy lâu.

Theo thần tích của hai làng: Hãy để quê hương của Phạm Tu ở làng Quang Liệt (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) và thần Lý Phục Man ở làng Giá (Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội) là một cách làm tôn trọng lịch sử. Khi chưa tìm ra sự thực, hãy sử dụng tư liệu về từng nhân vật riêng biệt, không nên lẫn lộn để làm phức tạp vấn đề.

Hà Nội, tháng 10.2009

Tháp Bút


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 08 Tháng Mười Hai, 2009, 08:34:36 am
Tài liệu ebook đã được gửi các nhà Sử học và các nhà nghiên cứu và quý vị bạn đọc
Chúng tôi đã nhận email, điện thoại báo nhận được tài liệu của các vị:

1.   Tổng thư ký Hội KH Lịch sử Dương Trung Quốc
2.   GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội KH Lịch sử
3.   PGS. TS. Trịnh Văn Sinh (viện Khảo cổ)
4.   KS. Phạm Đình Nhân (Chủ tịch Quỹ giải thưởng Phạm Thận Duật)
5.   PGS. TS. Phạm Đạo – trưởng ban BLL họ Phạm Việt Nam
6.   CVCC Phạm Cầu – trưởng ban Thông tin BLL họ Phạm Việt Nam
7.   ông Phạm Văn Dương - ban Thông tin BLL họ Phạm Việt Nam
8.   ông Phạm Minh Liêm
9.   TS. Đoàn Trần Lâm – Giám đốc Nxb Thế giới
10.   TS. Phan Thanh Hải (Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế)
11.   ông Lê Tiến Công (Khoa Việt Nam học - Du lịch,  ĐH Phan Châu Trinh, Tp Hội An)
12.   KTS. Trần Thanh Vân
13.   ông Phạm Ngọc Tiến (tác giả viết kịch bản GIÓ LÀNG KÌNH)
14.   ông Phạm Huy Du


Cám ơn quý vị đã đón đọc bài viết trong chủ đề này. Đặc biệt cám ơn những quý vị đã đóng góp ý kiến quý báu cho chúng tôi.

Chân thành cám ơn quý vị!

Trân trọng



Tiêu đề: Bài mới nhất về Lão tướng Phạm Tu ra ngày 17.11.2009
Gửi bởi: thapbut trong 22 Tháng Mười Hai, 2009, 08:25:37 pm
Các ngôi đình thờ tướng Phạm Tu
Cập nhật lúc 09h57, ngày 17/11/2009
 

KTĐT - Xã Thanh Liệt (Thanh Trì) là quê hương của hai nhân vật lịch sử nổi tiếng là thầy giáo Chu Văn An và tướng quân Phạm Tu, người đứng đầu ban võ của triều đình Lý Nam Đế.

 

Năm 541, Lý Bí tập hợp nhân dân khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, khôi phục nền độc lập của đất nước. Sau mấy năm chiến đấu gian khổ, đến mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Những người từng theo ông từ ngày đầu khởi nghĩa đều được ông trọng dụng. Triệu Túc ở huyện Chu Diên (nay là vùng Đan Phượng và Từ Liêm) được cử làm thái phó. Tinh Thiều một nho sinh xuất chúng đứng đầu ban văn, còn tướng Phạm Tu đứng đầu ban võ.

 

Phạm Tu vốn là một đô vật giỏi nên mọi người gọi là Đô Tu. Theo thần phả, ông sinh năm 476, khi Lý Bí khởi binh ông đã 66 tuổi song vẫn hăng hái tham gia. Năm 542, ông đã đánh bại quân Lương do Tử Hùng và Tôn Quýnh chỉ huy. Tháng 5/543, giặc Lâm Ấp xâm chiếm Cửu Đức ở biên giới phía Nam, Phạm Tu được giao trọng trách đưa quân đi đánh đuổi, quân giặc thua to, bờ cõi nước ta được giữ yên ổn. Đến năm 545, nhà Lương lại cử hai tướng thiện chiến là Trần Bá Tiên và Dương Ràn dẫn quân sang xâm lược nước ta một lẫn nữa. Phạm Tu đã chỉ huy quân chiến đấu bảo vệ thành ở cửa sông Tô Lịch. Nhưng do quân ít, thành lũy vừa mới dựng bằng tre gỗ nên dù Phạm Tu cùng quân sỹ chống cự quyết liệt, cuối cùng thành bị vỡ, ông đã anh dũng hy sinh. Theo sách “Thiên Nam ngữ lục” thì ông theo Lý Bí rút quân lên hồ Điển Triệt, rồi vào động Khuất Lão và hy sinh ở đó năm 548.

 

Tại thôn Trung, xã Thanh Liệt có đình Ngoại thờ Phạm Tu. Ngôi đình này được dựng trên khu đất cao giữa cánh đồng, quay về hướng đông nam, thông ra đầm nước phía trước. Kiến trúc này chia làm hai phần rõ rệt, đình và thọ đàn. Đình Ngoại có hình chữ “đinh”. Đại đình xây kiểu “đầu hồi bít đốc tay ngai”, phía trong có các vì kèo làm theo kiểu quá giang. Các bức cốn trang trí rồng mây. Hậu cung gồm hai gian nhà nhỏ, vì kèo theo kiểu “chồng giường giá chiêng”. Trong hậu cung xây ba bệ gạch để đặt các khám thờ bằng gỗ sơn son. Trong khám đặt tranh vẽ chân dung Phạm Tu cùng các nàng hầu.

 

Hằng năm vào ngày 3/3 và ngày 20/7 âm lịch, là ngày sinh và ngày hóa của thần, dân làng lại tổ chức tế lế, rước cờ đại, cờ ngũ hành đuôi nheo, long ngai, bài vị, long án.

 

Ở xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) có đình Ngọc Than cũng thờ Phạm Tu và Lý Bí. Xung quanh khuôn viên của ngôi đình có tường xây bằng đá o­ng bao bọc, nhiều cột trụ mở ba lối vào sân đình. Bên phải sân có cây đa cổ thụ, bên cạnh đó có tấm bia khắc năm Chính Hòa thứ tư ghi chép lệ hát cửa đình. Qua sân đình khá rộng là đến tòa tiền tế. Công trình này được xây dựng vào thời Nguyễn và được trùng tu năm 1946. Tòa đại đình, một kiến trúc to lớn và cổ kính gồm năm gian, hai chái, là phần nổi bật nhất của đình này. Đáng chú ý là ban đầu đình không có hậu cung, sau này do gian giữa nới rộng ra, xây dựng thêm thành hậu cung, xung quanh đều bưng ván gỗ.

 

Về giá trị kiến trúc của đình Ngọc Than, các kiến trúc sư đánh giá cao hệ thống vì kèo đều được dựng kiểu “giá chiêng kẻ suốt”. Đây là một dạng kiến trúc độc đáo và tiêu biểu của thế kỷ XVII. Về điêu khắc, đề tài rồng được sử dụng làm chủ đề trang trí cho nhiều mảng gỗ. Rồng ở đây được tạc với nhiều tư thế ẩn hiện trong mây, đang nô đùa với các loại vật như thằn lằn, sóc…, Đình Ngọc Than còn có những bức chạm nổi, tượng tròn võ sỹ đánh hổ, cưỡi voi… rất tự nhiên và tinh xảo.


Thu Hoa
 
http://ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=185469&CatId=29

Tác giả Thu Hoa có thể là con của tác giả Triệu Chinh Hiểu đã viết bài "Quán Giá và tướng  Lý Phục Man" ra ngày 15.9.2009
http://ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=174056&CatId=29


Tiêu đề: Sai sót tư liệu về Lý Phục Man và Phạm Tu trong cuốn Lịch sử quân sự VN tập 2
Gửi bởi: thapbut trong 23 Tháng Mười Hai, 2009, 08:51:56 pm
Phần in đậm được cho là sai sót trong cuốn sách do dùng tư liệu về Lý Phục Man ở Hoài Đức để gắn cho Phạm Tu:

Tên sách: LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM - TẬP 2:  ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỰ CHỦ (từ năm 179 TCN đến năm 938)
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Năm xuất bản: 2001
Số hoá: ptlinh, UyenNhi05
Ban chủ nhiệm:

- Đại tá, PGS,TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG
- Đại tá, TS. LÊ ĐÌNH SỸ  
- Đại tá TRẦN BÍCH

Tác giả:
 
- GS. TRẦN QUỐC VƯỢNG (Chủ biên)
- Đại tá TS. LÊ ĐÌNH SỸ

IV- KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC
VẠN XUÂN ĐỘC LẬP (542-602)

1. Khởi nghĩa Lý Bí (542-543)

Phong trào của nhân dân chống ách đô hộ nhà Lương ngày một lên cao, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Lý Tông Hiến (516), và đỉnh cao nhất là khởi nghĩa Lý Bí (542) bắt đầu từ phủ Long Hưng (Thái Bình) rồi tỏa lan nhanh chóng ra các châu huyện khác.

…  
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua bấy giờ làm chức giám quân ở châu Cửu Đức, nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Có Triệu Túc tù trưởng ở Chu Niên phục tài đức của vua, bèn dẫn đầu đem quân theo”.  Phạm Tu (3) (có đền thờ ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) cũng là một tướng tài của Lý Bí ngay từ buổi đầu khởi nghĩa.
________
(3).  Về nhân vật Phạm Tu, hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.  Phạm tu có phải là Lý Phục Man không? Kết quả nghiên cứu còn tồn tại ba quan niệm: là một người, là hai người và hoài nghi chưa kết luận. Do sử sách ghi chép không rõ ràng và những tư liệu thu thập được cho đến nay đều có thể khai thác, theo những góc độ khác nhau để chứng minh cho những quan niệm trên.

Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh, Đại Nam nhất thông chí và thần tích, bi ký, truyền thuyết ở làng Giá tức làng Cổ Sở (Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội) đều phản ánh Phạm Tu (có sách chép là Lý Phục Man) đã cùng dân làng tham gia cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước. Về sau nhân dân mở hội Giá để nhớ lại sự kiện đó.
 
Trong lễ “niêm quân” của ngày hội cho thấy, không phải chỉ Phạm Tu tham gia cuộc khởi nghĩa, mà đông đảo dân làng Giá đã vùng dậy với người anh hùng của quê hương góp phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp cứu nước do Lý Bí lãnh đạo.
 
Lý Bí, khi đã lên ngôi, đánh giá rất cao công lao của Phạm Tu và gả con gái cho ông.  


Có lẽ sau khi đánh tan được cuộc phản công thứ nhất, thì ở phía nam, thứ sử Ái châu Nguyễn Hán cũng bị thất bại; nghĩa quân đã vượt Ái châu tiến thẳng vào giải phóng Đức châu, nơi Lý Bí đã làm quan trong một thời gian và đã có uy tín với các hào kiệt và nhân dân vùng này. Ta có thể khẳng định điều đó, vì như sự phản ánh của Đại Việt sử ký toàn thư, mùa hè năm 543 khi Lâm ấp đưa quân vào cướp Cửu Đức đã bị đại tướng Phạm Tu đánh tan (2).  
_______
(2).  Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.l79; Sách Lịch sử Hà Tĩnh, Sđd, t.1, tr.87, chép rằng: “Nam 542,... vua Chăm pa là Rudravarman I đã đem quân vượt Hoành Sơn đánh lên Đức châu.  Năm 543, Lý Bôn đã phải cử Lý Phục Man, sau đó cử thêm Phạm Tu, đem quân vào chống cự. Chiến trận diễn ra ở đây và quân Chăm pa bị đánh bại hoàn toàn”.
Sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang (q.158) ghi: “Mùa hè tháng tư, vua Lâm ấp tiến công Lý Bí, viên trưởng của (Lý) Bí là Phạm Tu đã phá quân Lâm ấp ở Cửu Đức”. Như vậy đến đây nghĩa quân đã toàn thắng và nắm quyền làm chủ đất nước. Từ đồng bằng Bắc Bộ, Lý Bí đã kiểm soát được tới Đức châu (Hà Tĩnh) ở phía nam, các vùng Ái châu, An châu (Quảng Ninh) và cả vùng bán đảo Hợp Phố ở phía bắc.  Bị thua đau, vua Lương lại sai thứ sử Cao châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tôn châu là Lư Tử Hùng thống lĩnh binh mã, một lần nữa tiến sang Giao châu để tiêu diệt nghĩa quân Lý Bí. Sự kiện này diễn ra vào cuối năm âm lịch, sử của ta chép:
"Mùa đông, tháng 12 (542), Lương Đế sai Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sang lấn”.



Sau khi đánh tan được quân xâm lược phía bắc, Lý Bí phải lo ngay việc đối phó với nước Lâm ấp ở phía nam. Biên giới phía bắc của nước Lâm ấp lúc đó là Hoành Sơn (Quảng Bình). Vua Lâm ấp Rudravarman I nhân cơ hội ở Giao châu quan lại Trung Hoa bị đuổi, nên đã đem binh thuyền đánh phá Đức châu (5-543). Lúc đó, như các tài liệu đã dẫn ở phần trên thì, Lý Bí đã cử đại tướng Phạm Tu đưa quân vào đánh tan quân Lâm ấp ở huyện Cửu Đức, vua Lâm ấp phải chạy trốn (2).

___________

(2).  Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t. 1, tr.179; Lương thư, q 3, t.11b; Tư trị thông giám, q.158, t.13a. Theo Thiên Nam ngữ lục thì Phạm Tu đã phá tan quân Lâm ấp rồi sau đó, Lý Bí cử Lý Phục Man vào trấn thủ biên thuỳ phương Nam (?).  


2. Sự thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập (544-602)

Sau những thắng lợi trên cả hai chiến trường biên giới bắc và nam, giành lại và bảo toàn lãnh thổ cơ bản có từ thời dựng nước đầu tiên, mùa xuân, tháng giêng năm Giáp Tý (tức 2-544), Lý Bí tuyên bố dựng nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Chính sử nước ta chép “Giáp Tý(Thiên Đức) năm thứ nhất (544). Mùa xuân tháng giêng, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy”.  
 
Lý Bí lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Nam Đế vua nước Nam), tổ chức một triều đình riêng với hai ban văn và võ, dựng điện Vạn Thọ để làm nơi triều hội.  Triệu Túc làm thái phó, giữ cương vị gần như tể tướng; Tinh Thiều, nhà Nho học giỏi được cử cầm đầu ban văn; Phạm Tu, vị tướng tài vừa chiến thắng ngoại xâm được cử đứng đầu ban võ. Nam Đế phế bỏ niên hiệu nhà Lương, đặt niên hiệu mời là Thiên Đức (Đứe trời) hay Đại Đức (Đức lớn).  ông sai dựng một ngôi chùa mới, lấy tên là chùa Khai Quốc (mở nước). Nhớ ơn vị nữ anh hùng tiền bối, Lý Nam Đế ban sắc phong thần cho Bà Triệu . . .


Cơ cấu chính quyền mới hẳn còn sơ sài, nhưng ngoài hoàng đế đứng đầu đã có các tướng văn, tướng võ. Triệu Túc giữ chức thái phó, bên cạnh Tinh Thiều và Phạm Tu phụ trách hai ban văn và võ. Có tài liệu còn chép: Lý Phục Man làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh từ Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Tây) đến Ba Vì “để phòng ngừa Di Lão”  (4).
 
_____________
(4).  Lý Phục Man được thờ ở Yên Sở (Hà Nội) và nhiều vùng đồng bằng, tương truyền ông là người Yên Sở tức làng Cổ Sở xưa.  Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người và quan hệ với nhau như thế nào, đấy là một vấn đề được đặt ra từ rất lâu, nhưng chưa đủ cứ liệu khoa học để kết luận.      

…  
Theo thần tích đền Thanh Liệt, trong cuộc chiến đấu ở  cửa sông Tô Lịch, lão tướng Phạm Tu, tướng trụ cột của Lý Nam Đế, người đứng đầu hàng võ quan trong triều đình Vạn Xuân, đã chiến đấu rất anh dũng và đã hy sinh vào ngày 20 tháng bảy năm Ất Sửu (8-545) (2).
 __________
(2).  Về cái chết của Phạm Tu chính sử không chép. Thần tích làng Thanh Liệt cho biết Phạm Tu hy sinh trong trận đánh quân Lương ở cửa sông Tô Lịch ngày 20-7 năm Ất Sửu. Truyền thuyết làng Giá và nhiều đền thờ cũng phản ánh như vậy. Nhưng sách Việt điện u linh nói rằng Phạm Tu hy sinh vào năm Đinh Mão (547) khi Lý Nam Đế rút vào động Khuất Lão. Sách Thiên Nam ngữ lục cho rằng Phạm Tu chết ở động Khuất Lão còn Lý Phục Man hy sinh trong một trận đánh nhau với Lâm ấp.
Phạm Tu, người làng Cổ Sở, đã tham gia khởi nghĩa Lý Bí và có công lớn trong sự nghiệp giải phóng trước đây. Sau đó, được phái vào nam đánh tan quân Lâm ấp ở Cửu Đức (Hà Tĩnh), rồi trấn giữ vùng Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây). Khi nhà Lương phái quân tái chiếm nước ta, Phạm Tu chỉ huy một cánh quân lớn chiến đấu và hy sinh rất anh dũng. Thi hài của ông được đưa về bến Hồ Mã, an táng tại quê hương. Đó là khu Mả Thánh, cây cối mọc như rừng, nên được gọi là Rừng Giá hay Rừng Cấm nổi tiếng là thiêng: “Rừng Giá cái lá cũng thiêng” . Nhân dân thương nhớ lập miếu thờ và suy Tôn làm thành hoàng của làng.

Năm 1016, vua Lý Thái Tổ qua bến Cổ Sở, đã sai lập đền thờ và đắp tượng Phạm Tu. Từ đó, các triều vua đều có sắc phong và hằng năm vào ngày 10-3, tương truyền là ngày sinh của Thánh Giá, nhân dân lại mở hội Giá nhằm tưởng niệm và nêu cao công lao, sự nghiệp của người anh hùng.  Chiến đấu chống quân Lương xâm lược, Lý Nam Đế chỉ dựa vào một đội quân mới được tổ chức, co cụm ở một vài thành lũy mà cố thủ, lực lượng kháng chiến vì thế mà bị sứt mẻ, suy yếu dần.

trích từ: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4682.0


Tiêu đề: Ý kiến của các nhà Sử học
Gửi bởi: thapbut trong 07 Tháng Giêng, 2010, 11:43:13 pm
http://www.nxbhanoi.com.vn/Pages/Action.aspx?intro=1184c8f9-4602-4ef2-8adc-246b905b50df
BIÊN BẢN NGHIỆM THU BẢN THẢO
“THĂNG LONG - HÀ NỘI NHỮNG TRANG SỬ VẺ VANG  CHỐNG NGOẠI XÂM”
(Chủ biên: PGS.TS Đại tá Lê Đình Sỹ)
 
          A. Thành phần:
* Hội đồng nghiệm thu:
1. GS . Phan Huy Lê    - Chủ tịch Hội đồng
2. PGS.TS Trịnh Vương Hồng    - Phản biện 1
3. PGS.Bùi Đình Thanh    - Ủy viên
4. PGS.TS Vũ Văn Quân    - Ủy viên
5. PGS.TS Lê Đình Sỹ    - Chủ nhiệm đề tài
* Nhà xuất bản Hà Nội:
6. ThS. Nguyễn Khắc Oánh    - Tổng Giám đốc NXB Hà Nội
7. Ông Phạm Quốc Tuấn    - Chánh Văn phòng Dự án
8. Bà Quách Thị Hoà    - Thư ký
* Vắng mặt:
PGS.TS Nguyễn Văn Nhật    Phản biện 2
            * Và đại diện Hội đồng TVKH, Ban Tư vấn chuyên môn cùng các biên tập viên Nhà xuất bản Hà Nội.
             B. Nội dung:
Nghiệm thu bản thảo: “Thăng Long - Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm”, PGS.TS Đại tá Lê Đình Sỹ chủ biên.
...
          * Nhận xét của PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật:
         …
+ Một số khái niệm cần thống nhất: Lý Phục Man và Phạm Tu, là một người hay 2 người (Tr.47, 48), tên gọi các vòng thành theo vị trí hay thứ tự (Tr.64), nhà Tống hay triều Tống (Tr.78)…  

          * GS .Phan Huy Lê:
        …
+ Chương 1: Tiền Thăng Long còn nhiều vấn đề tác giả phải đính chính:
-> Lý Bí đóng đô ở Vạn Xuân, còn cửa sông Tô Lịch là nơi đắp thành chống giặc.
-> Thế nào là “lãnh địa Hà Nội”?
-> Quân Tần tiến vào Văn Lang (thực ra là chỉ là Âu Lạc chứ chưa tới Văn Lang).
-> Cổ Loa không nằm trên đất Âu Việt.
-> Đặc biệt trong chương này, người viết chưa nắm được về diên cách: ví dụ năm 111 chưa xuất hiện Giao Châu.
-> Niên đại Tây Hán và Đông Hán chưa thống nhất.
-> Việc sử dụng tư liệu ngọc phả nên lưu ý về tính đáng tin cậy của nó không cao: 17 vạn quân Mã Viện là vô lý.
-> Quan điểm về Phạm Tu và Lý Phục Man là 1 người hay 2 người hiện nay chưa thống nhất, tác giả không nên khẳng định.  

* PGS.TS Lê Đình Sỹ:
- Cám ơn các ý kiến đóng góp của Hội đồng. Bản thảo này qua những ý kiến nhận xét của Hội đồng cho thấy đúng là còn nhiều sai sót, nhiều sai sót đáng lẽ không nên có.
- Về bố cục do được nhiều tác giả viết nên cố gắng trung thành với đề cương đã được thông qua. Tuy nhiên, trong quá trình viết các tác giả phải cố gắng lựa chọn giữa tính nổi bật và tính toàn diện.
- Phần lịch sử cổ đại viết để nắm diên cách và viết được chính xác về các cuộc chống ngoại xâm ở Hà Nội rất khó. Hiện tại bản thảo chỉ mới viết chung cho gần như toàn bộ lịch sử khi đó.
- Phần các bài học, chúng tôi cũng đã cố gắng cân nhắc giữa bài học chung và bài học riêng.
- Tiếp thu các ý kiến đóng góp của hội đồng, tôi sẽ cố gắng rà soát, chỉnh sửa lỗi kỹ thuật.
- Phần Phụ lục, sơ đồ, bản đổ sẽ bổ sung đưa vào: Ảnh Cách mạng tháng Tám, tư liệu của kháng chiến toàn quốc, kết luận chi tiết của 12 ngày đêm ở Hà Nội, để tăng thêm giá trị công trình.
         …
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Đã ký)
 
 
Quách Thị Hòa    

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Đã ký)
 
 
Phan Huy Lê    

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
 
Nguyễn Khắc Oánh


Tiêu đề: Địa chỉ tải ebook
Gửi bởi: thapbut trong 08 Tháng Giêng, 2010, 03:14:38 am
Tài liệu hoàn chỉnh đã được đăng tải trên youtemplates.com
http://www.youtemplates.com/show.asp?file=30434


Tiêu đề: Re: Ý kiến của các nhà Sử học
Gửi bởi: lonesome trong 08 Tháng Giêng, 2010, 09:37:50 am
http://www.nxbhanoi.com.vn/Pages/Action.aspx?intro=1184c8f9-4602-4ef2-8adc-246b905b50df
tên gọi các vòng thành theo vị trí hay thứ tự (Tr.64), 

          * GS .Phan Huy Lê:
        …

-> Quân Tần tiến vào Văn Lang (thực ra là chỉ là Âu Lạc chứ chưa tới Văn Lang).
-> Cổ Loa không nằm trên đất Âu Việt.


Bác thapbut cho hỏi 3 điểm này là cần đính chính lại hay đây là quan điểm chính thức của Hội Sử học?


Tiêu đề: to lonesome
Gửi bởi: thapbut trong 08 Tháng Giêng, 2010, 11:59:52 am
Đây là ý kiến nhận xét của Viện trưởng Nguyễn Văn Nhật và Chủ tịch hội Sử học Phan Huy Lê. Chắc là tác giả viết chưa đúng. Còn quan điểm chính thức của Hội Sử học thì thapbut không rõ.


Tiêu đề: Re: to lonesome
Gửi bởi: lonesome trong 08 Tháng Giêng, 2010, 12:49:00 pm
Đây là ý kiến nhận xét của Viện trưởng Nguyễn Văn Nhật và Chủ tịch hội Sử học Phan Huy Lê. Chắc là tác giả viết chưa đúng. Còn quan điểm chính thức của Hội Sử học thì thapbut không rõ.

Chắc phải mời bác thapbut tham khảo topic này:http://ttvnol.com/forum/f_533/888829/trang-1.ttvn và http://ttvnol.com/forum/f_533/489251.ttvn vậy.
Ông PHL này lâu lâu lại lòi ra  một vài ý "xét lại" đến thật là khổ.


Tiêu đề: Những việc làm góp phần công nhận vai trò và quê hương của Phạm Tu
Gửi bởi: thapbut trong 06 Tháng Hai, 2010, 09:36:32 pm
Khởi công tu bổ, tôn tạo đình thờ Lão tướng Phạm Tu (Thanh Trì)
Cập nhật lúc 08h49, ngày 29/01/2010
 
  KTĐT - Cách đây gần 15 thế kỷ, năm 541, Phạm Tu khi đó 66 tuổi đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý Bí chống nhà Lương ( phong kiến phương Bắc xâm lược ). Ông tham gia nhiều chiến trận và trở thành một danh tướng trụ cột của cuộc khởi nghĩa. Mùa hè năm 543, ông chỉ huy nghĩa quân đánh tan quân giặc ở Cửu Đức (Hà Tĩnh ngày nay). Năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Lý Nam Đế, đã phong Phạm Tu làm Tả tướng quân, đứng đầu Ban Võ (tương đương Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quân đội ngày nay). Sau đó, ông vẫn trực tiếp tham gia đánh giặc và hy sinh anh dũng trong trận đánh bảo vệ thành Thăng Long (cửa sông Tô Lịch - sau chợ Đồng Xuân, TP Hà Nội ngày nay), nhưng đã giúp vua Lý Nam Đế cùng quần thần và nghĩa quân rút lên vùng trung du bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ, kháng chiến lâu dài tới 60 năm tiếp theo, lập lên nước Vạn Xuân (545 - 602) - Nhà nước có tổ chức đầu tiên ở nước ta.
Ghi nhớ công ơn của ông, nhân dân địa phương đã xây đình thờ ông và công trình này đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày 20/7 năm Mậu Dần (tức 8/9/1998), Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và chính quyền xã Thanh Liệt, quê hương ông và Ban liên lạc dòng họ Phạm Việt Nam đã tổ chức hội thảo đã suy tôn ông là: Đô Hồ đại Vương Phạm Tu, là Thượng thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam.

Hôm qua 28/1, tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì đã diễn ra Lễ khởi công xây Dự án (DA) Tu bổ, tôn tạo di tích đình thờ lão tướng Phạm Tu (thuộc khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An), công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nguyên Chủ tịch MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Thanh Hằng cùng đại diện các ngành chức năng của TƯ và TP, đại diện Ban liên lạc dòng họ Phạm Việt Nam, trên địa bàn và đông đảo nhân dân địa phương đã tham dự.

Dự án tu bổ đình Phạm Tu có quy mô rộng 6.900 m2 đất, các hạng mục tu bổ trên đó bao gồm: tòa Đại đình, kiến trúc 5 gian, mái đao; Nhà thọ 5 gian, hình chữ Công, nhà khách 5 gian hình chữ Nhất; các hạng mục liên quan có: Ban thờ thần nông, giếng cổ, nghi môn, hồ bán nguyệt; cổng phụ, hệ thống sân vườn, tiểu cảnh, phụ trợ… tạo thành quần thể di tích hoành tráng. Tổng mức đầu tư, dự kiến gần 30 tỉ đồng, do UBND huyện thanh Trì làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện năm 2009 - 2010.

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND xã Thanh Liệt - Nguyễn Duy Hòa cho biết, công trình này thực hiện theo phương thức xã hội hóa, và đã liệt kê 68 danh mục đóng góp, cần khoảng trên 2,64 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngay sau đó đã có hàng chục tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hưởng ứng. Cty cổ phần SX- KD XNK Bình Minh (Bitexco) ủng hộ 500 triệu đồng, đặc biệt là ông Hoàng Trọng Hùng, ở phòng 908, nhà CT3 (Khu đô thị Bắc Linh Đàm) ủng hộ 2 tỉ đồng… (đến chiều qua, ông Nguyễn Duy Hoà cho biết, tổng số tiền ủng hộ tới 2,85 tỉ đồng cùng nhiều hiện vật). Ông Phạm Đạo, Trưởng ban liên lạc dòng họ Phạm Việt Nam cho biết, bước đầu dòng họ đã đăng ký cung tiến toàn bộ Hoành phi câu đối bằng gỗ quý. Cụ Nguyễn Công Ý, 92 tuổi, ở thôn Vực, đại diện người cao tuổi xã xúc động nói: - Nhân dân địa phương chúng tôi rất phấn khởi trước sự quan tâm của chính quyền các cấp đã tu bổ tôn tạo đình Phạm Tu. Các đơn vị, cá nhân nơi khác cũng tham gia đóng góp xây dựng, công trình ý nghĩa lớn lắm và đặc biệt phục vụ Đại lễ kỷ niệm Thủ đô nghìn năm tuổi…         

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP - Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là dịp thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân cha ông có công dựng xây đất nước của nhân dân Thủ đô. Đồng chí cũng khẳng định, đình thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu, là di tích có giá trị lịch sử, ghi công ơn vị "Quan Võ" Phạm Tu - Người có công lớn đã cùng nhân dân đánh tan giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước, hy sinh anh dũng trong lịch sử đấu tranh vì độc lập dân tộc. Việc tu bổ di tích này thể hiện mục tiêu trên và công trình có ý nghĩa, là cầu nối không gian lễ hội, góp phần vào Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Phó Chủ tịch yêu cầu chính quyền và các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền, giới thiệu nội dung; sưu tầm, bổ sung những hình ảnh, tư liệu để làm khu di tích thêm phong phú, sinh động, thu hút đông đảo nhân dân đến tham quan, nghiên cứu và tuyên truyền để thế hệ trẻ tự hào truyền thống lịch sử noi theo học tập. Phó Chủ tịch hoan nghênh các doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ DA, mong muốn có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia và tin tưởng công trình hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng cao vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm TL - HN.


Bài và ảnh: Lý Anh Quý
 
http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=198838&CatId=47


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 27 Tháng Hai, 2010, 11:54:59 pm
Ngày 14-01-2010 tại Viện nghiên cứu Hán Nôm có hội nghị Thông báo Hán Nôm 2009 (gồm 130 bài viết) trong đó có bài viết của TS Trương Sỹ Hùng thuộc Phòng nghiên cứu Lịch sử Văn hóa của Viện Đông Nam Á với tiêu đề "Danh tướng Phạm Tu-Lý Phục Man là một hay hai người".
Mong quý vị nào có tài liệu này giới thiệu để chúng tôi được biết
Trân trọng cám ơn


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 28 Tháng Hai, 2010, 12:11:17 am
 
 Bác nào biết tiếng Hàn , nhờ dịch giúp chúng tôi thông tin về nước Vạn Xuân

  http://www.vnnews.co.kr/cult/column.php?INC_md=view&fn=114&page=2
  

 
 
 


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2010, 07:14:47 am
Em không biết tiếng Hàn, nhưng xem mấy cái tranh minh họa thì y như tranh trong quyển "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" tập nói về nước Vạn Xuân (hình như là tập 6). Vậy em đoán họ cũng lấy từ sách ấy của ta mà ra thôi.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 02 Tháng Ba, 2010, 11:55:47 am
Một số đường link từ blog http://hopham.blogspot.com/ có thể bị lỗi

Mời các bác tải ebook  xem cho logic http://www.mediafire.com/?lzymzymnuwq

Cám ơn các thành viên đã tham gia trả lời trắc nghiệm


Tiêu đề: Thêm ý kiến từ người Yên Sở gửi blogger Người Làng Giá
Gửi bởi: thapbut trong 03 Tháng Ba, 2010, 04:38:04 pm
thanh: gửi ý kiến trên blog NLG

Chào Thầy Dũng!
Em chưa từng được học thầy một tiết nào nhưng cũng rất kính nể thầy từ rất lâu rồi. Em nghĩ thầy đã bỏ rất nhiều công sức vào việc tìm hiểu những truyền thuyết và các tư liệu lịch sử của quê hương làng Giá để phổ biến cho những người cùng quan tâm và điều đó lại càng làm cho em cảm phục nhiều hơn. Tuy nhiên, em cũng cho rằng ý kiến của anh Phạm Chí Nhân cũng như nhiều người khác không phải không có lý do.
Từ nhỏ em đã được các cụ, các ông, các bác kể cho nghe rằng dưới Quán Giá thờ Đại vương Lý Phục Man có tên thật là Phạm Tu nhưng lớn lên em mới hiểu ra rằng để đồng nhất hai nhân vật lịch sử này thật không đơn giản. Nhất là vào thời đại ngày nay khi khả năng tìm kiếm lại những tư liệu lịch sử của hơn ngàn năm về trước ngày càng trở nên hết sức khó khăn. Vậy theo em, Thầy nên bổ sung thêm những ý kiến hay những tư liệu không đồng nhất về hai nhân vật lịch sử này. Em nghĩ nếu đúng Lý Phục Man không phải là Phạm Tu thì những công trạng của Đức ông và sự tôn sùng của các thế hệ sau đối với ông cũng sẽ chẳng thể suy giảm đi được.
Nhân dịp năm mới chúc thầy và gia đình luôn an khang thịnh vượng



Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: caytrevietnam trong 03 Tháng Ba, 2010, 10:13:01 pm
Bác thapbut có phải con cháu họ Phạm không ah?


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 04 Tháng Ba, 2010, 07:37:28 pm
Đúng rồi, TB là PCN


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 28 Tháng Tư, 2010, 09:29:58 am
Công trường Tu bổ Đình Ngoại thờ lão tướng Phạm Tu đang làm kèo, cột và chạm trổ hoa văn trên gỗ. Gian đình chính sẽ hoàn thành trước 20.7 âm năm Canh Dần


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 04 Tháng Năm, 2010, 04:25:30 am
Thêm ý kiến của lớp trẻ làng Giá
from  livelygirl...  to  pdcnhan@gmail.com  
 date  Apr 16, 2010 9:20 PM  
 subject  Xin tài liệu về tướng Lý Phục Man và Phạm Tu  


Hiện cháu là sinh viên, cháu ở làng Yên Sở. Làng cháu có một địa danh lịch sử gọi là Quán Giá. Ở đây dân làng cháu vẫn gọi đó là nơi thờ vị tướng Lý Phục Man, và mọi người nói quê cháu là quê của tướng Lý Phục Man.Trước đây,học lịch sử cấp 2 cháu cũng được các thầy cô dạy là tướng Phạm Tu sau này đổi danh thành Lý Phục Man. Nhưng giờ cháu đọc sách báo và một số trang web nói tướng Lý Phục Man và Phạm Tu là 2 con người khác nhau và quê hương của tướng Lý Phục Man là ở Thanh Liệt. Vậy mà làng cháu năm nào cũng tổ chức lễ hội linh đình, với tất cả các khẩu ngữ" về Lý Phục Man, rồi cả Phạm Tu  nữa" cháu muốn tìm hiểu xem Quán Giá làng cháu hiện nay đang thờ vị tướng nào? và tướng Phạm Tu và Lý Phục Man có phải là một hay không? Vì như hiện nay, tất cả các em nhỏ làng cháu khi bước vào học cấp 2 đều được dạy về lịch sử của làng mình và đều cho là Phạm Tu là Lý Phục Man. Cháu giả sử như nếu vị tướng mà Quán Giá làng cháu đang thờ là tướng Phạm Tu, và Tướng Phạm Tu không phải là tướng Lý Phục Man vậy thì từ trước tới nay làng cháu vẫn tôn thờ tướng Lý Phục Man thì công lao của tướng Phạm Tu sẽ bị mai một và không được biết đến rõ nhất.
Vậy cháu rất mong có được tài liệu về 2 vị tướng này!

Xem thêm lễ hội Quán Giá năm nay thật hoành tráng
http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=190967&CatId=417




Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: lonesome trong 04 Tháng Năm, 2010, 07:46:55 am
Thêm ý kiến của lớp trẻ làng Giá
from  livelygirl...  to  pdcnhan@gmail.com  
 date  Apr 16, 2010 9:20 PM  
 subject  Xin tài liệu về tướng Lý Phục Man và Phạm Tu  


Hiện cháu là sinh viên, cháu ở làng Yên Sở. Làng cháu có một địa danh lịch sử gọi là Quán Giá. Ở đây dân làng cháu vẫn gọi đó là nơi thờ vị tướng Lý Phục Man, và mọi người nói quê cháu là quê của tướng Lý Phục Man.Trước đây,học lịch sử cấp 2 cháu cũng được các thầy cô dạy là tướng Phạm Tu sau này đổi danh thành Lý Phục Man. Nhưng giờ cháu đọc sách báo và một số trang web nói tướng Lý Phục Man và Phạm Tu là 2 con người khác nhau và quê hương của tướng Lý Phục Man là ở Thanh Liệt. Vậy mà làng cháu năm nào cũng tổ chức lễ hội linh đình, với tất cả các khẩu ngữ" về Lý Phục Man, rồi cả Phạm Tu  nữa" cháu muốn tìm hiểu xem Quán Giá làng cháu hiện nay đang thờ vị tướng nào? và tướng Phạm Tu và Lý Phục Man có phải là một hay không? Vì như hiện nay, tất cả các em nhỏ làng cháu khi bước vào học cấp 2 đều được dạy về lịch sử của làng mình và đều cho là Phạm Tu là Lý Phục Man. Cháu giả sử như nếu vị tướng mà Quán Giá làng cháu đang thờ là tướng Phạm Tu, và Tướng Phạm Tu không phải là tướng Lý Phục Man vậy thì từ trước tới nay làng cháu vẫn tôn thờ tướng Lý Phục Man thì công lao của tướng Phạm Tu sẽ bị mai một và không được biết đến rõ nhất.
Vậy cháu rất mong có được tài liệu về 2 vị tướng này!

Xem thêm lễ hội Quán Giá năm nay thật hoành tráng
http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=190967&CatId=417




Tình trạng chỉ biết là thờ "Đức Ông" hoặc "Bà" hoặc "Quý Công" mà không biết cụ thể về những người được thờ là rất phổ biết bác TB ạ. Cứ băn khoăn như em ấy thì có khi phải đinh chính Chùa Bà" ở Núi Sam không phải thờ "Bà" gốc VN mà là thờ 1 tượng của Kh'mer cho nó rõ bác ạ.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Năm, 2010, 12:38:11 pm
Chúng tôi đã được tác giả PGS. TS. Trương Sỹ Hùng gửi bài viết "Danh tướng Phạm Tu-Lý Phục Man là một hay hai người". Đồng thời ông cũng gửi bản "Sự tích đức Thánh Giá" của tác giả Nguyễn Bá Hân, do Nxb. KHXH in năm 2009. Cuốn sách do PGS. TS. Trương Sỹ Hùng giới thiệu.
Chúng tôi đã xin phép tác giả và sẽ đăng tải trên blog giao diện tốt hơn: http://my.opera.com/thapbut/

Chân thành cám ơn hai tác giả Trương Sỹ Hùng và Nguyễn Bá Hân.
Trân trọng giới thiệu
Tháp Bút


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 17 Tháng Năm, 2010, 08:47:45 am
Blog trên Opera đã sẵn sàng:

http://my.opera.com/thapbut/

Mời quý vị xem một số tư liệu mới nhất do PGS. TS. Trương Sỹ Hùng cung cấp.

Sau đây là biểu trưng (sử dụng nền banner Họ Phạm) của chúng tôi:


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 06 Tháng Sáu, 2010, 03:24:11 am
Về làng Giá, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức xem lễ hội độc đáo nhất VN
http://www.facebook.com/photo.php?pid=299806&id=117573554924467&fbid=119052504776572#!/


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: menthuong trong 06 Tháng Sáu, 2010, 07:55:20 am
Hình ảnh Phạm Tu này do người Việt hay người nước ngoài vẽ mà khác quá xa với chân dung cụ trên http://www.hopham.org/
(http://www.vnnews.co.kr/column_in_image/1170039594.jpg)


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: caytrevietnam trong 08 Tháng Sáu, 2010, 05:32:12 pm
Hình ảnh Phạm Tu này do người Việt hay người nước ngoài vẽ mà khác quá xa với chân dung cụ trên http://www.hopham.org/
(http://www.vnnews.co.kr/column_in_image/1170039594.jpg)

Dạ thưa bác, cái hình này là do họa sĩ trong nước vẽ. Truyện tranh của ta hầu hết giống nhau về trang phục dù ở nhiều thời đại khác nhau, cũng chả trách được. Còn việc bác so sánh bức tranh này với bức tranh kia cũng chả đâu vào đâu, vì em nghĩ rằng bức tranh đó cũng là do đời sau tưởng tượng mà họa nên thôi, ai xác nhận là giống hay không giống với người thực?

Đến ngay ảnh chụp các vua nhà Nguyễn rõ rành rành thế mà khối báo mạng khi lấy làm ảnh minh họa cho bài viết còn chú thích sai, kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia"


Tiêu đề: Thử chứng minh Lý Phục Man là Phạm Tu
Gửi bởi: thapbut trong 19 Tháng Sáu, 2010, 05:55:25 pm
Với giả thiết Phạm Tu và Lý Phục Man chỉ là một người và gọi là Tướng công, trước hết cần xem khi khởi nghĩa, Tướng công trẻ hay già. Tìm hiểu điều này phải dùng tuổi ở 1 trong 2 thần phả Đình Ngoại và Quán Giá mà không xét đến quê hương. Tuy nhiên phải dựa theo chính sử về công trạng của Tướng công chắc chắn là công thần hàng đầu một người văn võ song toàn.

1. Nếu Tướng công là Lý Phục Man trẻ tuổi và dựa theo tư liệu Quán Giá
Theo thông tin Quán Giá, Tướng công sinh trong khoảng từ 505 đến 515, hoặc có người cho là Tướng công sinh năm 514. Như vậy khi Lý Bí khởi nghĩa (đầu năm 541) Tướng công có độ tuổi 30. Với thông tin Sự tích cho thấy sức hút nhóm nghĩa quân do Tướng công đứng đầu do trai tráng quanh vùng kéo về, khởi nghĩa trước Lý Bí và giải phóng Đỗ Động, Đường Lâm. Sự tích chưa thể hiện Tướng công là con nhà nòi về võ, còn về văn chưa đủ độ sâu lắng đọng của thời gian, chưa đủ độ chín của văn võ toàn tài. Tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy đây là hình ảnh của anh hùng giỏi võ. Phải thấy rõ vùng hoạt động chính của nghĩa quân Lý Bí ở Đan Hoài, Lý Bí cũng quê ở đây (có tài liệu còn cho rằng Triệu Túc, Triệu Quang Phục cũng ở đây vì thời Hai Bà vùng này cũng có tên Chu Diên, nhưng có lẽ Chu Diên hồi đó trôi xuống Hải Dương-Hưng Yên thì đúng hơn , các tướng thời Lý Nam Đế được thờ ở nhiều di tích trong vùng Đan Hoài).
Nếu Lý Phục Man khởi nghĩa giải phóng Đỗ Động, Đường Lâm trước Lý Bí thì bên kia sông Thiên Đức (sông Đuống)-ở thành Long Biên, viên thứ sử Tiêu Tư lại ngồi chờ Lý Bí tập hợp nghĩa quân đến đánh? Cuốn "Sự tích đức thánh Giá" còn cho Lý Phục Man khởi nghĩa thắng lợi ở Đỗ Động - Đường Lâm từ 437-441.
Bối cảnh nhà Lương đô hộ, Lý Bí bỏ Đức Châu không lâu trở về sẽ phải nhanh chóng khởi nghĩa. Lực lượng có sẵn bấy giờ của Triệu Túc, Tướng công và hào kiệt trong vùng tập hợp cùng Lý Bí khởi nghĩa. Nhưng như thế chưa đủ lý do để tôn Lý Bí làm thủ lĩnh? Cuộc khởi nghĩa xảy ra giải phóng nhanh trong vùng rồi tấn công thẳng vào Long Biên, buộc Tiêu Tư không kịp trở tay, bỏ chạy về nước. Nếu Tướng công trẻ tuổi, vào năm 545, Vua phải chọn Tướng công đi đánh trận ở Chu Diên, không thể ở lại phía sau được (như Phạm Cự Lượng phá Tống, bình Chiêm).

Như vậy ở độ tuổi 30 mạnh về võ, Lý Phục Man chưa đủ độ chín để trở thành công thần hàng đầu của nhà nước Vạn Xuân, có thể so sánh với Triệu Quang Phục để thấy rõ điều này.


Tiêu đề: Thử chứng minh Lý Phục Man là Phạm Tu
Gửi bởi: thapbut trong 22 Tháng Sáu, 2010, 12:05:06 am
2. Nếu Tướng công là lão tướng Phạm Tu quê ở Thanh Liệt
Có thể thấy tư liệu về Tướng công nào là Cảm Ứng cư sỹ, rồi đô vật nổi tiếng, hào kiệt trong vùng. Có người cho rằng có thể ông còn là người tu hành. Như thế hội tụ trong Tướng công đầy đủ tố chất của vị công thần văn võ song toàn. Như vậy Tướng công không chỉ bó hẹp trong phạm vi làng Quang Liệt, Tướng công đã đi ngao du trong vùng với chiều dài ít nhất là 50 năm. Từ miền Quang Liệt đến dải Đỗ Động, Đường Lâm cũng còn là vùng đất hẹp đối với Tướng công. Nhưng thế đất đó đủ cho Tướng công chuẩn bị lực lượng, Tướng công có sự chuẩn bị dài và có mối liên hệ với các lực lượng khác và hào kiệt các nơi. Thần tích Ngọc Than có thể chứng minh điều đó.

Tại sao Lý Bí vừa bỏ quan ở Đức Châu xa xôi về đã được mọi người tôn lên thành lãnh tụ khởi nghĩa. Chắc chắn các vị Phạm Tu, Triệu Túc đã biết chí khí Lý Bí từ trước. Một giả thuyết tình huống chưa từng nêu ra: có thể thời gian Tướng công đi tu hành vùng Giang Xá đã nhận chú tiểu Lý Bí làm đồ đệ, từ đó Tướng công biết Lý Bí có đủ khả năng lãnh đạo khởi nghĩa, xứng đáng là bậc quân vương.(2) Dẫu sao cũng phải có mối quan hệ và sự chuẩn bị lực lượng trước khi Lý Bí về dựng cờ nghĩa. Chính đây là những yếu tố để khi lập nước Vạn Xuân, Lý Bí phong chức cho công thần Triệu Túc, Phạm Tu. Vì Phạm Tu cao tuổi, sức mạnh tinh thần của nhân dân vùng sông Tô nên Tướng công đã ở lại phía sau chỉ huy đắp thành cửa sông Tô (3) còn Lý Bí đem quân chống giặc ở Chu Diên.

Phạm Tu là Thành hoàng Thăng Long vì cả cuộc đời gắn bó của Tướng công từ khi sinh ra đến khi hy sinh đều bên dòng sông Tô quê hương là long mạch chính của đất Thăng Long. Với phần mộ của Tướng công ở ngay vùng chiến thành cho thấy sự hợp lý trong khi xảy ra chiến sự. Bản thân ngôi mộ tồn tại đủ nói lên Tướng công là người cao tuổi có con chiến đấu bên cạnh dù trải qua chiến tranh vẫn xác định lại ngôi mộ giữa lau sậy um tùm.
Hơn nữa Tướng công lại là người tuổi Thìn (sinh 476), liên quan đến chữ Long chăng? Những lần làm lễ trọng ở Đình Ngoại, nhà ngoại cảm BH đều dặn ông từ của Đình Ngoại dậy vào giờ Tý sửa soạn để lấy giờ làm lễ, đến buổi sớm có thể làm lễ ngay. Thân-Tý-Thìn là tam hợp.

Những điều này không thể có với Lý Phục Man trẻ tuổi. Còn nếu khẳng định Lý Phục Man trẻ tuổi, liên quan với lão tướng Phạm Tu thì rất có thể Lý Phục Man là con của Phạm Tu: do sinh sau 1 thế hệ, vua gả công chúa, đi đánh Lâm Ấp cùng cha,... Mối quan hệ cha con có thể việc truyền miệng sai lệch qua hàng chục thế kỷ (tam sao thất bản), phương Tây thường nhấn mạnh cha con để phân biệt bởi sau một thời gian đã lầm cha sang con "huống chi ngàn năm".  Nếu không phải Lý Phục Man trẻ tuổi mà Tướng quân cao tuổi thì: năm 1016, Phạm Tu với danh xưng Lý Phục Man hiện về báo mộng cho vua Lý Thái Tổ. Như vậy ông có thời gian dài gắn bó với đất Cổ Sở.

Dù thế nào theo hai quan điểm trên thì Làng Giá cũng trở thành quê hương thứ 2 của gia đình cụ Phạm Tu. Có một thời gian dài ông đã sống ở Yên Sở.

Như vậy có các hướng cần xem xét để xác định đâu là sự thật:
1. Phạm Tu có quê ở Thanh Liệt hoạt động khắp vùng Đỗ Động, Đường Lâm. Trong đó Yên Sở là một nơi hoạt động chính.
2. Phạm Tu quê ở Yên Sở rồi làm quan về ở Thanh Liệt.
3. Quê ngoại ở Yên Sở (có thể quê mẹ hoặc quê vợ của cụ Phạm Tu, có bà họ Lý).

Thời Tiền Lý, vùng đồng bằng sông Hồng, sông nước mênh mông. Quân ta có lực lượng thủy binh mạnh. Phạm Tu là một vị tướng quân dùng thủy binh cũng rất giỏi. Ông là Đô Hồ Đại vương (ở Thanh Liệt), Thần Hồ Tây, Thần Tô Lịch, Thần sông Đáy-Lý Phục Man (ở Cổ Sở), Đông Hải Đại vương (ở Ngọc Than) chẳng qua đều là vùng sông nước mà ông cai quản từ núi Tản đến sát sông Hồng.
Danh nhân Tiền Lý được tôn thờ, thần Lý Phục Man chỉ đứng sau Lý Nam Đế có thể nói lên phần nào vị trí của ông (không kể đến yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa từ thời Lý Thái Tổ tạo nên )(4). Đền Bạch Mã, Đình Ngoại và Quán Giá đều có con Bạch Mã, tương truyền Phạm Tu cưỡi con ngựa trắng. (Tất nhiên còn nhiều nơi khác cũng có Bạch Mã)

Tóm lại: bằng lòng tin, có thể đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu nhưng thông tin về Phạm Tu ở Thanh Liệt là phù hợp hơn. Ông quê ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội, sinh năm 476 mất năm 545 tại chiến thành cửa sông Tô, phần mộ hiện ở bên hồ Gươm. Những lần xuất hiện của ông qua nhà ngoại cảm đã nhắc đến và có nhiều việc làm cụ thể với mảnh đất quê ông ở Thanh Liệt.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 25 Tháng Sáu, 2010, 05:28:41 pm
Sáng nay ngày 07/6/2010, Uỷ ban nhân dân huyện Quốc Oai và Công ty cổ phần Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá Trung ương đã long trọng tổ chức lễ khởi công tu bổ, tôn tạo di tích đình Ngọc Than. Đây là ngôi Đình làng có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao của Xứ Đoài, thờ đức vua Lý Nam Đế và danh tướng Phạm Tu thời nước Vạn Xuân thế kỷ thứ VI.
http://www.888gamesflash.com/?pc=news&p=view&id=242


Tiêu đề: Lãnh đạo Thành phố Hà Nội lỡ hẹn?
Gửi bởi: thapbut trong 21 Tháng Bảy, 2010, 12:06:30 am
Trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long, nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của Lý Nam Đế và nhà nước Vạn Xuân đối với sự phát triển của Thăng Long-Hà Nội. Tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng Vạn Xuân ("ý mong xã tắc được bền vững muôn đời")– nhà nước quân chủ đầu tiên có bộ máy chính quyền định đô đầu tiên ngay trên đất Thăng Long-Hà Nội cổ, đứng đầu cũng là người Việt đầu tiên xưng đế sớm quan tâm đến Phật giáo.
Rất mừng là nhiều di tích đình thờ liên quan đến thời kỳ tiền Thăng Long được tu bổ nhân dịp Đại lễ. Lãnh đạo Thành phố trực tiếp động thổ, khởi công, hứa hẹn, nêu gương danh nhân thời Tiền Lý. Phần nào trong tâm các vị và hiểu rõ vai trò của tiền nhân đối với giang sơn xã tắc. Thế nhưng có lẽ ý của các vị lãnh đạo vẫn để trong tâm mà chưa thể hiện qua việc đặt tên đường phố 2010 đến thật vô tâm? Ba vị tứ trụ nhà nước Vạn Xuân (Triệu Túc, Tinh Thiều, Phạm Tu) vẫn chưa được đặt tên đường phố nơi mà trước đây đến 15 thế kỷ họ đã dành độc lập, dựng kinh đô và nhiều vị đã hy sinh anh dũng trên mảnh đất thiêng liêng mà cả nước đang hướng tới để kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nhiều vị là hậu duệ cỡ dăm chục đời sau của các vị cũng đã được đặt tên, không rõ tiêu chí đặt tên đường có thể có nhiều điều chưa được công bố nên danh nhân Tiền Lý mới có hai vị Vua (Lý Nam Đế và Triệu Việt Vương) có đủ tiêu chuẩn được đặt tên đường? Các vị khác bị “phạm quy” chăng?

Sau đâu là nội dung lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã phát biểu ngay tại trước Đình thờ danh tướng Phạm Tu (một người đang đứng đầu danh sách danh nhân của cổng thông tin Hà Nội):
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP - Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là dịp thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân cha ông có công dựng xây đất nước của nhân dân Thủ đô. Đồng chí cũng khẳng định, đình thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu, là di tích có giá trị lịch sử, ghi công ơn vị "Quan Võ" Phạm Tu - Người có công lớn đã cùng nhân dân đánh tan giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước, hy sinh anh dũng trong lịch sử đấu tranh vì độc lập dân tộc. Việc tu bổ di tích này thể hiện mục tiêu trên và công trình có ý nghĩa, là cầu nối không gian lễ hội, góp phần vào Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Phó Chủ tịch yêu cầu chính quyền và các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền, giới thiệu nội dung; sưu tầm, bổ sung những hình ảnh, tư liệu để làm khu di tích thêm phong phú, sinh động, thu hút đông đảo nhân dân đến tham quan, nghiên cứu và tuyên truyền để thế hệ trẻ tự hào truyền thống lịch sử noi theo học tập. Phó Chủ tịch hoan nghênh các doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ DA, mong muốn có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia và tin tưởng công trình hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng cao vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm TL - HN.


Tiêu đề: Xung quanh việc đặt tên đường Phạm Tu ở Thủ đô nhân Đại lễ 1000 năm TL
Gửi bởi: thapbut trong 24 Tháng Bảy, 2010, 06:24:45 am
1. Năm 1998, Đề xuất của nhà sử học Dương Trung Quốc tại hội thảo khoa học về Danh tướng Phạm Tu
Cuộc Hội thảo diễn ra rất sôi nổi, do Tổng Thư kí Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam – Dương Trung Quốc, khai mạc, dắt dẫn chương trình và phát biểu bế mạc. Chính ông đã đề xuất ý kiến: Thủ đô Hà Nội nên có một đường phố mang tên Phạm Tu.


2. SẼ CÓ CON ĐƯỜNG MANG TÊN PHẠM TU

   Ngày 01. 07. 2003  Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam đã gửi công văn cho UBND Tp. Hà Nội, Thường trực HĐND thành phố  và Hội đồng đặt tên đường phố của Thủ đô Hà Nội về việc lấy tên danh tướng Phạm Tu đặt cho một con đường mới thuộc quận Vạn Xuân của thủ đô Hà Nội. Nội dung công văn đó như sau:
   Nhân dịp nội thành của Thành phố mở rộng, tổ chức thêm quận mới – quận Vạn Xuân, Chúng tôi trân trọng đề nghị Thành phố ta, mà cụ thể là quận Vạn Xuân, nên có một đường phố chính mang tên Phạm Tu.
   Cùng với Triệu Túc, Tinh Thiều ; Phạm Tu là một trong ba trụ cột chính của bộ tham mưu của Lý Bí (Lý Bôn), những người sáng lập ra Nhà nước Vạn Xuân, một nhà nước có “triều đình có tổ chức” đầu tiên ở nước ta. Người được Lý Nam Đế cử đứng đầu Ban Võ, tương tự ngày nay là Bộ Quốc phòng – Tổng Tư lệnh. Người sinh ngày 19-4-476  bên dòng Tô Lịch, tại trang Quang Liệt (nay là Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) và đã chiến đấu hi sinh ngày 13-8-545 trong cuộc chỉ huy kháng chiến bảo vệ tổ quốc ngay tại nơi cửa sông Tô Lịch đổ vào sông Hồng (ngày nay là quãng phố Chợ Gạo, phía sau chợ Đồng Xuân).
   Ý kiến về “uống nước nhớ nguồn”, Hà Nội nên có một đường phố chính mang tên Phạm Tu, cũng là sáng kiến trong Hội thảo khoa học về Danh tướng Phạm Tu ngày 8. 9. 1998 tại Viện Bảo tàng Cách mạng Viêt Nam của các nhà sử học  …
   Chúng tôi xin đề nghị về vị trí cụ thể : Dựa vào quê hương, nơi sinh : đặt tên Phạm Tu cho đoạn đường từ Kim Giang đi qua xã Thanh Liệt bên dòng sông Tô   …
TM BLL. họ Phạm Viêt Nam
                     Tổng Thư ký,
                  Đại tá  Cưu chiến binh PGS.TS  PHẠM HỒNG


3. Kiến nghị gửi UBND Thành phố Hà Nội của Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam


Ban liên lạc Họ Phạm VN                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                   --------------------------------------------

                                                              Hà Nội, ngày 01/10/2008

Kính gửi : Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội
Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội
Đồng kính gửi : Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội

KIẾN NGHỊ
VỀ VIỆC ĐẶT TÊN PHẠM TU (476-545)
CHO MỘT ĐƯỜNG PHỐ LỚN QUA HUYỆN THANH TRÌ TRÊN VÀNH ĐẠI 3 CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam được biết, trong kỳ họp sắp tới, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thông qua các phương án lấy tên các danh nhân của Thủ đô Hà Nội và của đất nước gắn cho các đường phố mới mở của Thủ đô Hà Nội, trong đó có một đường phố lớn mang tên Danh tướng Phạm Tu . Nhân dân Thủ đô Hà Nội, Ban Liên lạc họ Phạm thành phố Hà Nội , Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam và toàn thể những người mang họ Phạm sinh sống trên toàn lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài sẽ rất vui mừng khi nhận được tin Thủ đô Hà Nội đã có một đường phố mang tên Phạm Tu.

Danh tướng Phạm Tu – một Tả tướng thời Tiền Lý, Trưởng ban Võ đầu tiên của Nhà nước Vạn Xuân cách đây 15 thế kỷ (Tương đương Bộ trưởng quốc phòng, Tổng tư lệnh quân đội của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ngày nay). Ông là người chính gốc Hà Nội, sinh ra tại Trang Quang Liệt - tức Thanh Liệt, Thanh Trì Hà Nội ngày nay. Cả cuộc đời ông vì nước vì dân, “không một vết tỳ”, luôn giáo dục nhân dân và thuộc hạ nung nấu ý chí xây dựng đất nước hung mạnh, đủ sức bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ông đã chỉ huy quân đội chiến đấu anh dũng, chống trả quân xâm lược Nhà Lương, và quân Lâm Ấp, bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Trong một trận chiến bảo vệ Thành Tống Bình xưa (Thành này nằm ở vị trí gần Chợ Đồng Xuân, Hà Nội ngày nay), vào ngày 20 tháng Bảy năm Ất Sửu (545), ông đã anh dũng hy sinh tại chiến thành này.
Sau khi ông mất, Lý Nam Đế và Triều đình vô cùng thương tiếc, đã cử người về tận quê ông, truy phong ông là Đô Hồ Đại Vương - Long Biên hầu,,,,, sắc cho quê ông là Thang mộc ấp, được miễn sưu sai tạp dịch và thờ người làm Bản cảnh Thành hoàng lưu truyễn mãi mãi. Công đức của Người đã được các nhà sử học nhiều đời ghi lại, khắc vào bia đá; được nhiều Triều đại sắc phong (Hiện ở Thanh Liệt còn lưu được 10 sắc phong của các triều đại); được nhân dân tôn thờ tại nhiều địa phương,…

Tại Cuộc hội thảo tưởng niệm Danh nhân Phạm Tu do Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam phối hợp tổ chức vào ngày 08-9-1998 tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, mọi người đều nhất trí với đề nghị của Giáo sư Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội KHLS Việt Nam, người dẫn chương trình Hội thảo, là : Thành phố Hà Nội nên đặt tên vị anh hùng dân tộc - Danh nhân Phạm Tu, thuộc thế kỷ thứ VI, cho một đường phố của Thủ đô Hà Nội .

Thể theo nguyện vọng ấy, Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam và HĐND xã Thanh Liệt, HĐND huyện Thanh Trì đã có văn bản trình lên thành phố đề nghị Thành phố, đặt tên Phạm Tu cho một đường mới mở đi qua huyện Thanh Trì Hà Nội – quê hương của Danh tướng Phạm Tu

Ngày 01 tháng 7 năm 2003, thay mặt Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng - Tổng thư ký BLL họ Phạm Việt Nam lại một lần nữa làm văn bản chính thức đề nghị HĐND thành phố Hà Nội quan tâm giải quyết nguyện vọng này của nhân dân, để nhân dân Hà Nội sớm thấy tên vị anh hùng dân tộc Phạm Tu được đặt cho một đường phố lớn tại Thủ đô Hà Nội ngày nay, như nhiều danh nhân khác mà nhân dân đã thấy tên trên đường phố của Thủ đô Hà Nội .

Nhân dịp Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội mới sắp họp, Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam , một lần nữa trân trọng đề nghị Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đặt tên Phạm Tu cho một đường phố mới mở qua huyện Thanh Trì, trên đường vành đai 3 của Thủ đô Hà Nội, đáp ứng nguyện vọng từ nhiều năm nay.


Xin trân trọng cám ơn !


TM. Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam
KT. Tổng thư ký
Phó Tổng thư ký thường trực
Phạm Cầu(Đã ký)
 


4. Công văn số 2583 UBND-VHKG, ngày 29-10-2008 của UBND Thành phố Hà Nội

VỀ VIỆC ĐẶT TÊN PHẠM TU CHO MỘT ĐƯỜNG PHỐ LỚN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Kính gửi:
-Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- UBND huyện Thanh Trì;
- Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam.

UBND Thành phố nhận được Đơn kiến nghị ngày 01/10/2008 của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam về việc đặt tên Phạm Tu (476-545) cho một đường phố lớn qua huyện Thanh Trì trên đường vành đai 3 của Thủ đô Hà Nội

Về việc này UBND Thành phố có ý kiến như sau:

1. Đồng ý về chủ trương theo đề nghị của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam về việc đặt tên Phạm Tu (476-545) cho một đường phố trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2. Giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND huyện Thanh Trì, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan nghiên cứu đề xuất nội dung giải quyết theo đúng quy trình tại Quyết định 207/2006/QĐ-UBND ngày 27/11/2006 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, báo cáo UBND Thành phố.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Thanh Hằng

(Đã ký)

5. Đăng tải trên báo điện tử Vietnam+ của TTXVN
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa có công văn về việc đồng ý chủ trương đặt tên cho 1 đường phố là Phạm Tu, vị Tả tướng thời Lý, Trưởng ban Võ đầu tiên của Nhà nước Vạn Xuân.

Theo công văn số 2582/UBND-VHKG do bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký ngày 29/10, UBND TP Hà Nội đã nhận được đơn kiến nghị ngày 1/10/2008 của Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam về việc đặt tên Phạm Tu cho một đường phố lớn qua huyện Thanh Trì, trên vành đai 3 của Thủ đô.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, UBND TP Hà Nội đồng ý chủ trương trên, đồng thời, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND huyện Thanh Trì, Sở GTVT, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng và các đơn vi liên quan nghiên cứu đề xuất để giải quyết đúng quy trình.

Phạm Tu (476 – 545) là người gốc Hà Nội, sinh ra tại Trang Quang Liệt (tức Thanh Liệt, Thanh Trì ngày nay). Cả cuộc đời ông vì nước vì dân, luôn giáo dục nhân dân và thuộc hạ nung nấu ý chí xây dựng đất nước hùng mạnh, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Ông đã chỉ huy quân đội chiến đấu anh dũng, chống trả quân xâm lược nhà Lương và quân Lâm Ấp, bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Trong một trận chiến bảo vệ Thành Tống Bình xưa (Thành này nằm ở vị trí gần Chợ Đồng Xuân, Hà Nội ngày nay), vào ngày 20 tháng Bảy năm Ất Sửu (545), ông đã anh dũng hy sinh tại chiến thành này.

Sau khi ông mất, Lý Nam Đế đã cử người về tận quê ông, truy phong ông là Đô Hồ Đại Vương - Long Biên hầu, sắc cho quê ông là Thang mộc ấp, được miễn sưu sai tạp dịch và thờ người làm Bản cảnh Thành hoàng lưu truyễn mãi mãi. Hiện nay ở Thanh Liệt còn lưu lại được 10 sắc phong của các triều đại dành cho ông.

Ngày 19/11, trao đổi với Vietnam+, ông Phạm Quang Long, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, về nguyên tắc thì việc đặt tên cho đường phố phải qua 8 bước… Theo đó, chỉ khi nào HĐND Thành phố họp và thống nhất đồng ý thì việc đặt tên đường phố sẽ hoàn tất.

6. Phát biểu của lãnh đạo Thành phố Hà Nội trước sân đình Ngoại nơi thờ chính thức danh tướng Phạm Tu:

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP - Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là dịp thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân cha ông có công dựng xây đất nước của nhân dân Thủ đô. Đồng chí cũng khẳng định, đình thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu, là di tích có giá trị lịch sử, ghi công ơn vị "Quan Võ" Phạm Tu - Người có công lớn đã cùng nhân dân đánh tan giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước, hy sinh anh dũng trong lịch sử đấu tranh vì độc lập dân tộc. Việc tu bổ di tích này thể hiện mục tiêu trên và công trình có ý nghĩa, là cầu nối không gian lễ hội, góp phần vào Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Phó Chủ tịch yêu cầu chính quyền và các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền, giới thiệu nội dung; sưu tầm, bổ sung những hình ảnh, tư liệu để làm khu di tích thêm phong phú, sinh động, thu hút đông đảo nhân dân đến tham quan, nghiên cứu và tuyên truyền để thế hệ trẻ tự hào truyền thống lịch sử noi theo học tập. Phó Chủ tịch hoan nghênh các doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ DA, mong muốn có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia và tin tưởng công trình hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng cao vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm TL - HN.

Theo Lý Anh Quý
http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=198838&CatId=47

7. Công văn của Thường trực Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam
BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM                                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
         VIỆT NAM                                                               Độc lập – Tự do – Hạn phúc
                                                                                -----------------------------------
Số 9 BLL/HPVN
V/v đặt tên Phạm Tu cho một
đường phố chính ở Hà Nộị                                                             Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2010

                                           Kính gửi : - Ông Phạm Quang Nghị,
                                                           Ủy viên Bộ chính trị TƯ Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bí thư Thành Ủy Thành phố Hà Nội.
                                                           - Bà Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội
                                                           - Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội
                                                           - Ông Phạm Quang Long, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội

       Ngày 1.10.2008, Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam đã có đơn kiến nghị lên Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc đặt tên Phạm Tu cho một đường phố lớn qua huyện Thanh Trì.
       Ngày 29.10.2008, UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn số 2582/UBND-VHKG gửi Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì và trả lời Ban Liên lạc họ Phạm ViệtNam.      
      Trong văn bản UBND đã có ý kiền đồng ý về chủ trương theo đề nghị của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam về việc đặt tên Phạm Tu (476-545) cho một đượng phố trên địa bàn thành phố Hà Nội và giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND huyện Thanh Trì, Sở Giao thông Vận tải, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan nghiên cứu đề xuất nội dung giải quyết theo đúng quy trình tại Quyết định số 207/2006/QĐ-UBND ngày 27.11.2006 của UBND Thành phố vê việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
      Hiện nay Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đang họp kỳ họp lần thứ 21. Trong chương trình nghị sự có việc quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố. Song, theo thông tin trên báo chí cho biết trong danh sách 45 đường phố trong tờ trình mà UBND Thành phố đệ trình lên kỳ họp lần này ở huyện Thanh Trì không có tên đường phố Phạm Tu.
      Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam một lần nữa làm đơn kiến nghị Thành ủy, HĐND Thành phố và UBND Thành Phố nghiên cứu đặt tên Đô hồ Đại vương Phạm Tu, vị khai quốc công thần thời Tiền Lý, người đứng đầu Ban Võ triều đình Vạn Xuân vào năm nay, năm kỷ niêm lần thứ 1465 ngày hy sinh của danh tướng Phạm Tu ở tòa thành nơi cửa sông Tô Lịch trong trận chiến chống quân Lương (ngày 20 tháng 7 năm Ât Sửu, năm 545)
     Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý vị lời cảm ơn chân thành nhất.
          
                                                                                               BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM
                                                                                                               KT. TRƯỞNG BAN
                                                                                                      Phó Trưởng ban thường trực
                                                                                                                       PHẠM CẦU




Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 01 Tháng Tám, 2010, 04:16:13 am
Danh nhân hàng đầu của Thăng Long ngàn năm tuổi lại chưa được đặt tên phố tên phường? Ông chính là người sinh ra ở Hà Nội từ thế kỷ thứ 5, có công lao trong các việc giành độc lập cho mảnh đất này, lập kinh đô của nhà nước quân chủ có bộ máy chính quyền đầu tiên, dựng chiến thành đầu tiên ở đất Kinh đô và đã hy sinh vì đất nước và thủ đô non trẻ ở tuổi xưa nay hiếm.

Cổng thông tin Hà Nội của UBND thành phố Hà Nội: “Danh nhân HÀ NỘI” trước ngày mở rộng (01/8/2008) có thống kê các danh nhân như sau:

1. Phạm Tu (486-545), chưa được đặt tên đường phố ở Thủ đô nhưng lại được đặt tên cho một con phố nhỏ ở Nha Trang
2. Lý Thường Kiệt (1019-1105) – đã có tên đường ở HN
3. Ỷ Lan (?-1117) đã có tên đường ở HN
4. Trần Thị Dung (?-1259) có thể chưa có tên đường ở HN, đã có ở Thái Bình
5. Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) đã có tên đường ở HN
6. Trần Quang Khải (1241-1294) đã có tên đường ở HN
7. Chu Văn An đã có tên đường ở HN
8. Nguyễn Trãi (1380 – 1442) đã có tên đường ở HN
9. Nguyễn Như Đổ (1424-1526) đã có tên đường ở HN
10. Lê Thánh Tông (1442-1497) đã có tên đường ở HN
11. Ngô Chi Lan (thế kỷ 15) có thể chưa có tên đường ở HN
12. Bùi Xương Trạch (1451-1529) đã có tên đường ở HN
13. Đặng Trần Côn (Thế kỷ 18) đã có tên đường ở HN
14. Nguyễn Du đã có tên đường ở HN
15. Phạm Đình Hổ (1768-1839) đã có tên đường ở HN
16. Lý Văn Phức (1785-1894) đã có tên đường ở HN
17. Ngô Thì Nhậm (1746-1803) đã có tên đường ở HN
18. Hồ Xuân Hương (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19) đã có tên đường ở HN
19. Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872) đã có tên đường ở HN
20. Cao Bá Quát (1808-1855) đã có tên đường ở HN
21. Bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ 19) đã có tên đường ở HN
22. Hoàng Diệu (1829-1882) đã có tên đường ở HN
23. Ngô Tất Tố (1894-1954) đã có tên đường ở HN
24. Nguyễn Tuân (1910- 1987) đã có tên đường ở HN
25. Vũ Trọng Phụng (1912-1939) đã có tên đường ở HN
26. Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) đã có tên đường ở HN
Đang tiếp tục cập nhật thêm.....

Tuy nhiên đến nay không thấy cập nhật mà cũng không tìm được danh sách này theo đường dẫn trước đây đã đăng tải. Nhưng có thể đọc nguyên văn ở trang web Bách khoa thư về Hà Nội http://hanoi.org.vn/wiki/index.php/Danh_nhân_Hà_Nội (http://hanoi.org.vn/wiki/index.php/Danh_nhân_Hà_Nội)


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 07 Tháng Tám, 2010, 06:23:13 am
Giới thiệu cuốn sách Bộ Sách Kỷ Niệm Ngàn Năm Thăng Long - Hà Nội - 36 Danh Tướng Thăng Long - Hà Nội
Tác giả: Đức - Huy (Sưu Tầm - Biên Soạn).
Nhà xuất bản: Nxb Thanh Niên

36 danh tướng Thăng Long - Hà Nội là những bậc anh kiệt, có tài điều binh khiển tướng, cầm quân trong trận mạc, là những hào kiệt múa gươm trên lưng ngựa; hay những người kiên trung cầm quân canh giữ triều chính, dẹp nội loạn, bảo vệ hoàng gia, hoàng tộc trong các triều đình Việt Nam; là lãnh tụ của những cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của quân xâm lược hay bọn quan lại trong triều đình phong kiến Việt Nam suy đồi, chèn ép, bóc lột tàn tệ nhân dân. Họ đã được sinh ra lớn lên, đã từng sinh sống và cuộc đời sự nghiệp của họ luôn gắn với vùng đất Thăng Long - Hà Nội trải qua các thời đại, góp phần vào sự phát triển của mảnh đất cố đô từ thuở khai sơn lập địa.

1. Huyền thoại người anh hùng làng Gióng

2. Lý Ông Trọng

3. Lý Tiến

4. Tướng quân Cao Lỗ và câu chuyện nỏ thần thành Cổ Loa

5. Nàng Tía

6. Nàng Quốc

7. Công chúa Vĩnh Huy

8. Tướng quân Phạm Tu

9. Lý Phục Man, người con của làng Giá

10. Phùng Hải

...



Tiêu đề: Re: Sai sót tư liệu về Lý Phục Man và Phạm Tu trong cuốn Lịch sử quân sự VN t
Gửi bởi: thapbut trong 07 Tháng Tám, 2010, 02:29:35 pm
Phần in đậm được cho là sai sót trong cuốn sách do dùng tư liệu về Lý Phục Man ở Hoài Đức để gắn cho Phạm Tu:

Tên sách: LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM - TẬP 2:  ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỰ CHỦ (từ năm 179 TCN đến năm 938)
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Năm xuất bản: 2001
Số hoá: ptlinh, UyenNhi05
Ban chủ nhiệm:

- Đại tá, PGS,TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG
- Đại tá, TS. LÊ ĐÌNH SỸ  
- Đại tá TRẦN BÍCH

Tác giả:
 
- GS. TRẦN QUỐC VƯỢNG (Chủ biên)
- Đại tá TS. LÊ ĐÌNH SỸ

IV- KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC
VẠN XUÂN ĐỘC LẬP (542-602)

1. Khởi nghĩa Lý Bí (542-543)

Phong trào của nhân dân chống ách đô hộ nhà Lương ngày một lên cao, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Lý Tông Hiến (516), và đỉnh cao nhất là khởi nghĩa Lý Bí (542) bắt đầu từ phủ Long Hưng (Thái Bình) rồi tỏa lan nhanh chóng ra các châu huyện khác.

…  
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua bấy giờ làm chức giám quân ở châu Cửu Đức, nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Có Triệu Túc tù trưởng ở Chu Niên phục tài đức của vua, bèn dẫn đầu đem quân theo”.  Phạm Tu (3) (có đền thờ ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) cũng là một tướng tài của Lý Bí ngay từ buổi đầu khởi nghĩa.
________
(3).  Về nhân vật Phạm Tu, hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.  Phạm tu có phải là Lý Phục Man không? Kết quả nghiên cứu còn tồn tại ba quan niệm: là một người, là hai người và hoài nghi chưa kết luận. Do sử sách ghi chép không rõ ràng và những tư liệu thu thập được cho đến nay đều có thể khai thác, theo những góc độ khác nhau để chứng minh cho những quan niệm trên.

Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh, Đại Nam nhất thông chí và thần tích, bi ký, truyền thuyết ở làng Giá tức làng Cổ Sở (Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội) đều phản ánh Phạm Tu (có sách chép là Lý Phục Man) đã cùng dân làng tham gia cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước. Về sau nhân dân mở hội Giá để nhớ lại sự kiện đó.
 
Trong lễ “niêm quân” của ngày hội cho thấy, không phải chỉ Phạm Tu tham gia cuộc khởi nghĩa, mà đông đảo dân làng Giá đã vùng dậy với người anh hùng của quê hương góp phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp cứu nước do Lý Bí lãnh đạo.
 
Lý Bí, khi đã lên ngôi, đánh giá rất cao công lao của Phạm Tu và gả con gái cho ông.  


Có lẽ sau khi đánh tan được cuộc phản công thứ nhất, thì ở phía nam, thứ sử Ái châu Nguyễn Hán cũng bị thất bại; nghĩa quân đã vượt Ái châu tiến thẳng vào giải phóng Đức châu, nơi Lý Bí đã làm quan trong một thời gian và đã có uy tín với các hào kiệt và nhân dân vùng này. Ta có thể khẳng định điều đó, vì như sự phản ánh của Đại Việt sử ký toàn thư, mùa hè năm 543 khi Lâm ấp đưa quân vào cướp Cửu Đức đã bị đại tướng Phạm Tu đánh tan (2).  
_______
(2).  Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.l79; Sách Lịch sử Hà Tĩnh, Sđd, t.1, tr.87, chép rằng: “Nam 542,... vua Chăm pa là Rudravarman I đã đem quân vượt Hoành Sơn đánh lên Đức châu.  Năm 543, Lý Bôn đã phải cử Lý Phục Man, sau đó cử thêm Phạm Tu, đem quân vào chống cự. Chiến trận diễn ra ở đây và quân Chăm pa bị đánh bại hoàn toàn”.
Sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang (q.158) ghi: “Mùa hè tháng tư, vua Lâm ấp tiến công Lý Bí, viên trưởng của (Lý) Bí là Phạm Tu đã phá quân Lâm ấp ở Cửu Đức”. Như vậy đến đây nghĩa quân đã toàn thắng và nắm quyền làm chủ đất nước. Từ đồng bằng Bắc Bộ, Lý Bí đã kiểm soát được tới Đức châu (Hà Tĩnh) ở phía nam, các vùng Ái châu, An châu (Quảng Ninh) và cả vùng bán đảo Hợp Phố ở phía bắc.  Bị thua đau, vua Lương lại sai thứ sử Cao châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tôn châu là Lư Tử Hùng thống lĩnh binh mã, một lần nữa tiến sang Giao châu để tiêu diệt nghĩa quân Lý Bí. Sự kiện này diễn ra vào cuối năm âm lịch, sử của ta chép:
"Mùa đông, tháng 12 (542), Lương Đế sai Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sang lấn”.



Sau khi đánh tan được quân xâm lược phía bắc, Lý Bí phải lo ngay việc đối phó với nước Lâm ấp ở phía nam. Biên giới phía bắc của nước Lâm ấp lúc đó là Hoành Sơn (Quảng Bình). Vua Lâm ấp Rudravarman I nhân cơ hội ở Giao châu quan lại Trung Hoa bị đuổi, nên đã đem binh thuyền đánh phá Đức châu (5-543). Lúc đó, như các tài liệu đã dẫn ở phần trên thì, Lý Bí đã cử đại tướng Phạm Tu đưa quân vào đánh tan quân Lâm ấp ở huyện Cửu Đức, vua Lâm ấp phải chạy trốn (2).

___________

(2).  Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t. 1, tr.179; Lương thư, q 3, t.11b; Tư trị thông giám, q.158, t.13a. Theo Thiên Nam ngữ lục thì Phạm Tu đã phá tan quân Lâm ấp rồi sau đó, Lý Bí cử Lý Phục Man vào trấn thủ biên thuỳ phương Nam (?).  


2. Sự thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập (544-602)

Sau những thắng lợi trên cả hai chiến trường biên giới bắc và nam, giành lại và bảo toàn lãnh thổ cơ bản có từ thời dựng nước đầu tiên, mùa xuân, tháng giêng năm Giáp Tý (tức 2-544), Lý Bí tuyên bố dựng nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Chính sử nước ta chép “Giáp Tý(Thiên Đức) năm thứ nhất (544). Mùa xuân tháng giêng, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy”.  
 
Lý Bí lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Nam Đế vua nước Nam), tổ chức một triều đình riêng với hai ban văn và võ, dựng điện Vạn Thọ để làm nơi triều hội.  Triệu Túc làm thái phó, giữ cương vị gần như tể tướng; Tinh Thiều, nhà Nho học giỏi được cử cầm đầu ban văn; Phạm Tu, vị tướng tài vừa chiến thắng ngoại xâm được cử đứng đầu ban võ. Nam Đế phế bỏ niên hiệu nhà Lương, đặt niên hiệu mời là Thiên Đức (Đứe trời) hay Đại Đức (Đức lớn).  ông sai dựng một ngôi chùa mới, lấy tên là chùa Khai Quốc (mở nước). Nhớ ơn vị nữ anh hùng tiền bối, Lý Nam Đế ban sắc phong thần cho Bà Triệu . . .


Cơ cấu chính quyền mới hẳn còn sơ sài, nhưng ngoài hoàng đế đứng đầu đã có các tướng văn, tướng võ. Triệu Túc giữ chức thái phó, bên cạnh Tinh Thiều và Phạm Tu phụ trách hai ban văn và võ. Có tài liệu còn chép: Lý Phục Man làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh từ Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Tây) đến Ba Vì “để phòng ngừa Di Lão”  (4).
 
_____________
(4).  Lý Phục Man được thờ ở Yên Sở (Hà Nội) và nhiều vùng đồng bằng, tương truyền ông là người Yên Sở tức làng Cổ Sở xưa.  Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người và quan hệ với nhau như thế nào, đấy là một vấn đề được đặt ra từ rất lâu, nhưng chưa đủ cứ liệu khoa học để kết luận.      

…  
Theo thần tích đền Thanh Liệt, trong cuộc chiến đấu ở  cửa sông Tô Lịch, lão tướng Phạm Tu, tướng trụ cột của Lý Nam Đế, người đứng đầu hàng võ quan trong triều đình Vạn Xuân, đã chiến đấu rất anh dũng và đã hy sinh vào ngày 20 tháng bảy năm Ất Sửu (8-545) (2).
 __________
(2).  Về cái chết của Phạm Tu chính sử không chép. Thần tích làng Thanh Liệt cho biết Phạm Tu hy sinh trong trận đánh quân Lương ở cửa sông Tô Lịch ngày 20-7 năm Ất Sửu. Truyền thuyết làng Giá và nhiều đền thờ cũng phản ánh như vậy. Nhưng sách Việt điện u linh nói rằng Phạm Tu hy sinh vào năm Đinh Mão (547) khi Lý Nam Đế rút vào động Khuất Lão. Sách Thiên Nam ngữ lục cho rằng Phạm Tu chết ở động Khuất Lão còn Lý Phục Man hy sinh trong một trận đánh nhau với Lâm ấp.
Phạm Tu, người làng Cổ Sở, đã tham gia khởi nghĩa Lý Bí và có công lớn trong sự nghiệp giải phóng trước đây. Sau đó, được phái vào nam đánh tan quân Lâm ấp ở Cửu Đức (Hà Tĩnh), rồi trấn giữ vùng Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây). Khi nhà Lương phái quân tái chiếm nước ta, Phạm Tu chỉ huy một cánh quân lớn chiến đấu và hy sinh rất anh dũng. Thi hài của ông được đưa về bến Hồ Mã, an táng tại quê hương. Đó là khu Mả Thánh, cây cối mọc như rừng, nên được gọi là Rừng Giá hay Rừng Cấm nổi tiếng là thiêng: “Rừng Giá cái lá cũng thiêng” . Nhân dân thương nhớ lập miếu thờ và suy Tôn làm thành hoàng của làng.

Năm 1016, vua Lý Thái Tổ qua bến Cổ Sở, đã sai lập đền thờ và đắp tượng Phạm Tu. Từ đó, các triều vua đều có sắc phong và hằng năm vào ngày 10-3, tương truyền là ngày sinh của Thánh Giá, nhân dân lại mở hội Giá nhằm tưởng niệm và nêu cao công lao, sự nghiệp của người anh hùng.  Chiến đấu chống quân Lương xâm lược, Lý Nam Đế chỉ dựa vào một đội quân mới được tổ chức, co cụm ở một vài thành lũy mà cố thủ, lực lượng kháng chiến vì thế mà bị sứt mẻ, suy yếu dần.

trích từ: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4682.0


Sự cóp nhặt tùy tiện của một nhà khoa học?
PGS. TS. Lê Đình Sỹ nguyên Phó viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam vừa chủ biên một cuốn sách đáng quan tâm “Thăng Long-Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm”. Trang 48, 49 cuốn có viết về lão tướng Phạm Tu như sau:
Theo thần tích, trong cuộc kháng chiến chống quân Lương ở bên sông Tô Lịch, lão tướng Phạm Tu (có tài liệu cho là Lý Phục Man) tướng trụ cột của Lý Nam Đế, người đứng đầu hàng võ quan triều đình Vạn Xuân đã chiến đấu rất anh dũng và đã hy sinh vào ngày 20 tháng 7 năm Ất Sửu (8-545). Phạm Tu, người làng Cổ Sở  đã tham gia khởi nghĩa khởi nghĩa từ những ngày đầu và có công lớn trong sự giải phóng trước đây. Ông từng được phái vào phía nam đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức (Hà Tĩnh), rồi trấn giữ vùng Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội).  Khi nhà Lương phái quân đánh Vạn Xuân, Phạm Tu chỉ huy quân đội chiến đấu và hy sinh anh dũng. Thi hài của ông được đưa về bến Hồ Mã, an táng tại quê hương. Khu mả Thánh cây cối mọc um tùm như rừng nên được gọi là Rừng Giá hay Rừng Cấm nơi nổi tiếng là rất thiêng: “Rừng Giá cái lá cũng thiêng”. Nhân dân thương nhớ lập miếu thờ và suy tôn làm thành hoàng của làng. Năm 1016, vua Lý Thái Tổ qua bến Cổ Sở, đã sai lập đền thờ và đắp tượng Phạm Tu, từ đó các triều vua đều có sắc phong và hàng năm vào ngày 10 tháng ba, tương truyền là ngày sinh của Thánh Giá, nhân dân lại mở Hội Giá nhằm tưởng niệm và nêu cao công lao, sự nghiệp của người anh hùng Phạm Tu.

Ngay việc viết "Theo thần tích", đã là sự mơ hồ trích dẫn tư liệu không có căn cứ. Phải rõ hơn là thần tích ở đâu?
Có hai bản thần tích liên quan đến 2 nhân vật, phần in đậm là tư liệu về lão tướng Phạm Tu ở đình Ngoại, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Còn phần màu đỏ là tư liệu về Lý Phục Man ở Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Xem ra tác giả đã "phớt" qua hội đồng nghiệm thu bản thảo cuốn sách với ý kiến của người phản biện (PGS. TS. Viện trưởng Viện Sử học Nguyễn Văn Nhật) và chủ tịch Hội đồng GS. Chủ tịch Hội KH Lịch sử Phan Huy Lê. Đây là một thiếu sót của nhà xuất bản Hà Nội.


Tiêu đề: Ý kiến của các nhà khoa học
Gửi bởi: thapbut trong 09 Tháng Tám, 2010, 08:25:49 am
Ý kiến của các nhà khoa học
Theo GS. Lê Văn Lan: "... có việc đồng nhất Phạm Tu với một vị thần là Lý Phục Man, được sách cổ “Việt điện u linh” chép từ đầu thế kỷ 14, và là vấn đề sử học được nêu ra đã lâu nhưng chưa được giải quyết."(1)

Cuốn thông sử mới nhất Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, do Đỗ Văn Ninh chủ biên (2001) thận trọng chú thích: “Lý Phục Man là một nhân vật chưa xác định được rõ ràng nguồn gốc. Có người cho rằng Lý Phục Man với Phạm Tu là một. Vấn đề này cần được chứng minh. ”

Theo cuốn “Lịch sử quân sự Việt Nam”, GS. Trần Quốc Vượng. Lê Đình Sỹ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập II:
Cuốn sách này không khẳng định việc có thể đồng nhất hai nhân vật: “Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người và quan hệ với nhau như thế nào, đấy là một vấn đề được đặt ra từ rất lâu, nhưng chưa đủ cứ liệu khoa học để kết luận.”

PGS. TS. Bùi Xuân Đính hiện là Viện trưởng Viện Dân tộc cũng đã đề cập đến vấn đề đồng nhất khi viết về Lý Phục Man:
“Tên chính của ông là Phạm Tu – một võ tướng, một trụ cột của triều đình Lý Nam Đế. Ý kiến này hiện vẫn chưa được giới khoa học khẳng định một cách chắc chắn”
Xem “Hành trình về làng Việt cổ”, Bùi Xuân Đính, Nxb. Từ điển Bách khoa, H. 2008, tập I mục về Quán Giá ở trang 329. Tập sách này nói về các làng cổ xứ Đoài trong đó dành phần chính giới thiệu về Làng Sấu Giá – Yên Sở chính là quê hương của Lý Phục Man. Tác giả Bùi Xuân Đính là một người xứ Đoài, ông nghiên cứu sâu về lĩnh vực làng Việt cổ. Bản thân ông khi viết về làng Thanh Liệt cũng ghi "Thế kỷ thứ VI, làng Thanh Liệt sản sinh một người con trở thành vị tướng tài là Phạm Tu (476-548)"

Theo thông tin từ Nxb. Hà Nội, còn có một cuốn sách sắp xuất bản: “Thăng Long-Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm” của PGS, TS Lê Đình Sỹ. Trong buổi họp nghiệm thu bản thảo có nhận xét của PGS, TS. Viện trưởng Viện Sử học Nguyễn Văn Nhật là: Một số khái niệm cần thống nhất: Lý Phục Man và Phạm Tu, là một người hay 2 người (Tr. 47, 48), … . Đặc biệt là ý kiến của GS Phan Huy Lê kết luận: “Quan điểm về Phạm Tu và Lý Phục Man là 1 người hay 2 người hiện nay chưa thống nhất, tác giả không nên khẳng định.”
...(2)
-----------------
(1) Vị thần sông Đáy là Lý Phục Man có nêu trong “Việt điện u linh”. Sách này không đồng nhất. Đến năm 1991 mới xuất hiện lần đầu tiên việc đồng nhất trong cuốn "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam" của nxb. KHXH.

(2)Biên bản nghiệm thu bản thảo cuốn sách
http://www.nxbhanoi.com.vn/Pages/Action.aspx?intro=1184c8f9-4602-4ef2-8adc-246b905b50df (http://www.nxbhanoi.com.vn/Pages/Action.aspx?intro=1184c8f9-4602-4ef2-8adc-246b905b50df)


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: lonesome trong 03 Tháng Mười, 2010, 12:07:46 am
Em đào được cái mộ này mới bác thapbut xem Nơi phát tích của dòng họ Phạm Việt Nam
 (http://ttvnol.com/f_533/664994)


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: ancakho trong 03 Tháng Mười, 2010, 10:39:54 am
Thế bạn Xồm (!!!) có biết người Chăm cải qua họ Phạm hay Phan gì đấy ở miền Trung không nhỉ?

Một bữa đã lâu ngồi nghe cụ Huỳnh Ngọc Trảng giảng rằng: Người Việt Nam tiến ... dùng nhiều người Chăm bản địa ... những người có công được mang họ Phạm, những người khác thì cải họ Phan (từ chữ Phạn). Đó là gốc tích của một số lớn người mang họ Phạm và Phan ở miền Trung.

(Thông tin chưa được kiểm chứng, cần có sự nghiên cứu sâu rộng hơn.)


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 03 Tháng Mười, 2010, 10:49:20 am
Cám ơn các bạn.
Tôi đã đề cập nội dung nay trong khi bàn đến sự di cư của dòng họ Phạm là hậu duệ của Phạm Tu.
http://my.opera.com/thapbut/blog/show.dml/13299222

Một số điều có thể khẳng định chữ "Phạm" của người Chăm dùng không phải chỉ họ và hiện nay, người Chăm không có họ Phạm.
Còn họ Phạm cũng có nhiều người từ dòng họ khác đổi sang. Họ Phạm của VN chưa từng làm vua, nên ít bị đổi sang họ khác vì biến động chính trị.

Khi Phạm Tu cầm quân đánh đuổi Lâm Ấp thì trước đó đã có một số vị vua Lâm Ấp gọi là "Phạm"... Có thể cũng là dịch nghĩa mà thôi, chứ tên họ tiếng "Phạn" thì cũng nghe giống Tây lắm. Có các vị vua Lâm Ấp có ghi chữ "Phạm" ở đầu xem như họ nhưng còn rất nghi vấn vì có thể là chức tước danh hiệu gì đó , là phật tử chẳng hạn, ...
Tuy nhiên phương Bắc đã tận diệt những nhóm này nên khả năng họ trở thành họ Phạm VN là rất ít, nếu có thì giao thoa nên cũng trở thành gốc Việt như người Kinh.



Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: ancakho trong 03 Tháng Mười, 2010, 10:56:58 am
Em cũng xin đặt vấn đề thế này (chỉ là đặt vấn đề thôi nhé):

Người Chăm được mang họ Phạm và di cư ra phía Bắc, vào phía Nam ... không loại trừ họ vẫn mang niềm tự hào là dòng dõi quí tộc người Chăm xưa, và nay đã thành người Việt nên phải tạo ra nguồn gốc cho bản thân sao cho phù hợp với hoàn cảnh gốc tích của họ.

À, mà bác biết cái ông Huỳnh Ngọc Trảng chớ nhỉ? Bữa em tới nhà thầy giáo chơi, tình cờ nghe lỏm các cụ nói chuyện với nhau về chuyện Phạm, Phan ở miền Trung.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 03 Tháng Mười, 2010, 11:06:49 am
Có hàng trăm họ Phạm không rõ gốc tích của mình. Nên việc truy tận gốc là điều không thể. Hiện nay chúng tôi cũng chưa nhận được thông tin họ Phạm nào nhận mình là gốc Chăm cả. Phải kể đến dân tộc Thái (Thanh Hóa) có họ Cầm, Khằm nay mang họ Phạm.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 30 Tháng Mười, 2010, 03:35:11 pm
Tôi cũng đã liên hệ rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Sau đây là một ý kiến rất thẳng thắn của một nhà Hà Nội học uy tín:
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc không tán thành quan điểm đồng nhất hai nhân vật này. Theo ông, danh nhân Phạm Tu ghi trong sử sách, thần Lý Phục Man được nhân dân tôn thờ đều là những nhân vật rạng rỡ với Đất nước, rất xứng đáng. Không phải gượng ép đồng nhất để mong muốn đề cao một người, đó là điều không cần thiết.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:18:32 pm
Mặc dù công bố nghiên cứu "Lão tướng Phạm Tu" với tư liệu hoàn chỉnh của Thanh Liệt, thế nhưng vài năm trước GS Lê Văn Lan có lúc đã nghiêng về phía một số vị cao niên Làng Giá để bảo vệ quan điểm Phạm Tu và Lý Phục Man là một.
Dịp đầu năm 2010, ông đã nhận tài liệu chuyên đề. Đến nay ông đã có một bài viết nói lên quan điểm hiện nay của mình trong báo Người Hà Nội số 92 là Phạm Tu và Lý Phục Man là các tướng của Lý Nam Đế.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:21:41 pm
Hiện nay có một số vị vẫn đồng nhất hai nhân vật này
- Ông Nguyễn Bá Hân, người làng Giá
- Ông Nguyễn Thế Dũng, người làng Giá (có thể ông Dũng đã thay đổi do không thấy post bài như đã hẹn)
Đại bộ phận thanh niên làng Giá không có ý kiến về vấn đề này vì suy nghĩ khó mà đồng nhất được
- PGS. TS. Lê Đình Sỹ
- PGS. TS. Trương Sỹ Hùng, Viện Đông Nam Á
- Ông Phạm Tùng Nguyễn Q. Thắng (người viết cuốn sách đầu tiên có sự đồng nhất vào năm 1991)


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 12:35:14 am
Tôi có chụp một số ảnh ở Đình Ngoại nơi thờ chính thức danh tướng Phạm Tu. Đến nay có 5 bước ảnh đăng trong bài về vị lão tướng này.
Thật vui, mà cũng hơi buồn vì nhà mạng đăng không ghi nguồn gốc
http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/67/2009/06/568/#IQPdutqbQgZX (1 ảnh chụp 9h42 ngày 20/02/2008)
http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/368793/danh-tuong-pham-tu.htm (2 ảnh chụp cùng ngày 20/02/2008)
http://www.hanoi.ws/van-hoa/danh-nhan/pham-tu.html (1 ảnh chụp 20/02/2008, thêm một ảnh chụp sáng sớm 20.7 năm Bính Tuất)


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: ancakho trong 13 Tháng Mười Một, 2010, 04:53:19 pm
Bác cho em hỏi hơi tò mò một chút!

Bà họ Ng. liên quan thế nào với họ Pham ạ?


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 12:07:03 am
http://www.youtube.com/watch?v=bZHVZ0x2Jb0&feature=player_embedded#at=111

Trích một vài ý kiến của các nhà khoa học tại hội thảo khoa học về Danh tướng Phạm Tu (476-545) đã hơn 12 năm trôi qua.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: ancakho trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 06:24:05 am
Sau thời gian đọc quá nhiều bài viết của bác về Phạm Tu và Lý Phục Man, em đồng ý với bác đó là 2 người không nên đánh đồng làm một. Cũng như không nên đánh đồng tất cả người họ Phạm tại VN đều từ một ông mà ra ... ít nhất cũng phải từ hai người.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 09:05:43 am
Cám ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị.
Phạm Tu tạo nên một dòng họ Phạm lớn ở VN. Hiện nay chắc chắn có nhiều dòng họ Phạm không cùng huyết thống từ Phạm Tu.

Việt Nam có 6 dân tộc có người mang Họ Phạm:

    * - 1 / 165 họ của người Kinh,
    * - 1 / 11 họ của người Mường,
    * - 1 / 11 họ của người Tày,
    * - 1 / 172 họ của người Việt gốc Hoa,
    * - 1 / 49 họ của người Việt gốc Khmer.
    * Dân tộc Thái có người họ Phạm vốn là họ Khằm/Cầm chuyển sang

Trong các dân tộc ít người khác của Việt Nam, như dân tộc Chăm, tuyệt nhiên không có người nào họ Phạm.

Họ Phạm ở Việt Nam là một trong những dòng họ tương đối lớn (ước tính trên 5 triệu người) nhưng chưa một lần có người làm Vua; nhiều người họ Phạm là "Lương đống của xã tắc"

Nhân vật lịch sử họ Phạm đầu tiên trong chính sử là Danh tướng Phạm Tu - khai quốc công thần triều Tiền Lý, đã có công: đánh đuổi quân Lương (542), đánh tan quân xâm lấn Lâm Ấp(543), dựng Nhà nước Vạn Xuân (544)

Theo các bản Thần phả, Thần tích sự xuất hiện các vị họ Phạm sớm hơn, như :

    * - Nam Hải Đại Vương Phạm Hải , và ba anh em Phạm Vĩnh (Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng Thái Thượng đẳng Thần) thế kỷ III trước CN, giúp Vua Hùng thứ 18 đánh Thục
    * - Tướng quân Phạm Gia - tướng của An Dương Vương, 208 trước CN lui quân về vùng Hoài Đức
    * - Phạm Danh Hương chồng của Bát Nạn nữ tướng quân (thời Hai Bà Trưng)

Họ Phạm ở Việt Nam có thể có hai nguồn gốc chính: từ cộng đồng tộc Việt trong Bách Việt của nước Văn Lang, Âu Lạc xưa, từ nguồn gốc ở các tỉnh miền Nam Trung quốc di cư sang và được Việt hoá. Ngoài ra còn có họ Phạm từ các dòng họ khác đổi sang như họ Mạc,...

Các dòng họ Phạm - Việt Nam không có một ông tổ duy nhất. Do vậy, BLL họ Phạm Việt Nam đề nghị suy tôn Đô Hồ Đại vương Phạm Tu là một trong các Thượng Thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam. Ông là nhân vật lịch sử đầu tiên của dòng họ Phạm có công lao đối đất nước đã được ghi vào sử sách. Chúng ta cũng không quên công lao các vị đã sinh thành dưỡng dục Thượng thủy tổ. Tại miếu Vực có thờ hai vị thân sinh và Đô Hồ Đại vương.

Họ Phạm Việt Nam có sự chuyển cư rất mạnh lan tỏa trong vùng châu thổ sông Hồng, rồi vào Ái Châu (Thanh Hoá). Từ Thanh Hoá lại có sự chuyển cư trở lại vùng Sơn Nam Hạ (ngày nay là các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và vào miền Nam Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, ... mạnh nhất là vào thời Lê (thế kỷ thứ XV).

Đặc biệt trong thời đại hội nhập quốc tế, người họ Phạm định cư ở nhiều nước trên thế giới

Tháp Bút
http://hopham.blogspot.com/


Tiêu đề: Tiến trình đồng nhất 30 năm
Gửi bởi: thapbut trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 12:23:30 am
Sau đây là một tư liệu sưu tầm ngày 12/11/2010 tại Thư viện Quốc gia gồm 3 bài báo xưa liên quan đến vấn đề đồng nhất đã được đăng tải các nay gần 30 năm, ngay sau khi chính thức xuất hiện việc đồng nhất những năm 1980 vào khoảng thời gian có đoàn các nhà sử học đi khảo sát hai địa phương liên quan.

1.   “Phạm Tu với nhà nước Vạn Xuân” của Đàm Hưng đăng trên báo Hà Nội mới ngày 11/9/1983.
2.   “Lý Phục Man có phải là Phạm Tu hay không?” của Nguyễn Khắc Đạm đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6-1983.
3.   “Kẻ Giá – Một làng chiến đấu truyền thống tiêu biểu và người anh hùng Lý Phục Man” của Phan Huy Lê đăng trên tạp chí Dân tộc học số 46, 2-1985


Tiêu đề: Tiến trình đồng nhất 30 năm
Gửi bởi: thapbut trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 12:29:08 am
Phạm Tu với nhà nước Vạn Xuân

Đại Việt sử ký toàn thư có chép vài nét về tướng Phạm Tu, một trung thần có nhiều võ công vào hàng bậc nhất của Lý Nam Đế trong cuộc đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương và sự nghiệp bảo vệ đất nước ở thập kỷ thứ 5 của thế kỷ thứ 6.
Qua thần phả, sắc phong, được biết thêm một phần về ông. Phạm Tu còn gọi là Phạm Đô Tu (vì ông đã dự nhiều cuộc đấu vật lúc trẻ) sinh ngày 20 tháng 3 năm 486 (Bính Thìn) tại xã Quang Liệt (nay là Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đồng hương với chí sĩ Chu Văn An.
Ở Thanh Liệt hiện nay còn đền thờ Phạm Tu, đền xây từ lâu được trùng tu trong thời Tự Đức, kiến trúc trên đầu con “rồng đất” bên bờ đầm Thanh Đàm, nghiêm trang, cổ kính: xung quanh có tường gạch, nhiều cổ thụ. Trong đền có các bài vị, hoành phi, phù điêu, bộ áo mũ giáp phỏng chế lại từ triều Lê.
Sắc phong cho Phạm Tu còn giữ lại từ năm Cảnh Hưng thập tứ (1753), dưới triều vua Cảnh Thịnh thời Tây Sơn (1793) và một số sắc phong của triều Nguyễn sau này. Trong các sắc phong, chép công lao với các mỹ từ ngợi ca ông là một vị tướng trí dũng, tận tụy với nước như: “Hộ quốc tế dân” (giúp nước cứu dân), “Anh uy vĩ độ” (anh hùng hào kiệt) v.v. Trong thần phả còn chép về công lao của ông với Nhà nước Vạn Xuân.
Ngay từ năm 541 (Tân Dậu), Phạm Tu không chịu nổi ách đô hộ tàn bạo nhà Lương, đã tập hợp trai tráng trong xã chống lại. Vì thế tại đình Thanh Liệt ngày nay, còn bức hoành phi ghi năm chữ “Thanh Liệt xã nghĩa dân”. Sang năm Nhâm Tuất (542), cuộc khởi nghĩa toàn dân do Lý Bí lãnh đạo nổ ra, Phạm Tu liền đem số quân vừa chiêu tập được sát nhập vào nghĩa quan Lý Bí. Không đầy ba tháng, vào mùa xuân năm 542, với khí thế nổi dậy, bốn phương quy tụ như mây hợp, nghĩa quân cùng nhân dân đã quét sạch bè lũ nhà Lương đô hộ. Phạm Tu được giao trọng trách cầm quân tiên phong đánh chiếm thành Long Biên trị sở của bọn đô hộ trên đất nước ta. Tên thứ sử Tiêu Tư gian ác phải tháo chạy về nước. Ngay năm đó nhà Lương phái một đạo quân sang đánh báo thù, nhưng vừa tới biên ải, chúng đã bị quân ta đánh bại. Đất nước ta hồi đó từ Châu Giao đến Châu Đức được giải phóng (miền Bắc ngày nay, từ biên giới phía Bắc đến đèo Ngang).
Năm 543 (Quý Hợi) nhà lương lại tổ chức một cuộc phản kích lần thứ 2. Lý Bí cùng Phạm Tu chỉ huy nghĩa quân chặn đánh quân giặc ngay từ biên giới phía bắc. Một trận tiêu diệt chiến lớn diễn ra ở biên ải Hợp Phố (lúc ấy thuộc Châu Giao). Theo sử cũ, quân lương mười phần chết sáu, số còn lại tan rã. Tướng giặc là Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng do thua trận đã bị vua Lương bắt tự tử (Đại Việt sử ký toàn thư).
Sang mùa hạ năm sau (543) vua Lâm Ấp đem quân ra cướp Nhật Nam (vùng Hà Tĩnh). Một lần nữa Phạm Tu lại đem quân lên đường dẹp giặc. Quân Lâm Ấp bị đánh bại, gọng kìm phía nam bị bẻ gãy. Tháng giêng năm Giáp Tí (544), nhà nước Vạn Xuân được thành lập, Lý Bí tự xưng là Nam Đế. Phạm Tu được cử làm tướng võ trông coi binh quyền.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Phạm Tu là người có công nhiều trong việc trấn trị các lực lượng chưa thuần phục, mang tính chất cát cứ. Vì thế ông được Lý Nam đế phong chức Phục Man tướng quân và cho đổi họ. Vì thế nhân dân còn gọi Phạm Tu là Lý Phục Man.
Tuy cả hai lần trước đã thất bại, ỷ vào thế quân đông, với thói tham bành trướng, nhà Lương lại cử Trần Bá Tiên đem thủy quân sang đánh Nhà nước vạn Xuân non trẻ. Lý Nam Đế cùng Phạm Tu đem 30 nghìn quân bày trận chống lại ở Chu Diên (Hải Hưng). Sau một trận kịch chiến, quân của Phạm Tu bị thua, phải lui về giữ ở sông Tô Lịch (phía tây Hà Nội, khu vực Thụy Khuê-Bưởi). Một trận huyết chiến lớn diễn ra ở đó. Bị một mũi tên bắn lén, Phạm Tu đã hy sinh bên dòng sông Tô, chính ở nơi ông đã sinh ra. Hôm đó là ngày 20-7-545 (Ất Sửu).
Phạm Tu đã đứng lên tụ họp nhân dân chống giặc từ buổi đầu, đã tham gia bắc phạt, nam chinh suốt đời vì nước quên thân, làm tròn trách nhiệm của cháu con vua Hùng giữ nước, để lại niềm tự hào cho con cháu đời sau.
Đàm Hưng
(Báo Hà Nội mới trang 2 ngày 11/9/1983)

TB: màu đỏ lưu ý kiểm tra tính chính xác.


Tiêu đề: Tiến trình đồng nhất 30 năm
Gửi bởi: thapbut trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 01:21:28 am
Lý Phục Man có phải là Phạm Tu hay không?

Gần đây, trên báo Hà Nội mới số chủ nhật 11-9-1983 trong bài: “Tướng Phạm Tu với nhà nước Vạn Xuân” tại trang 2, sau khi nêu lai lịch và chiến công của Phạm Tu, viên tướng giỏi của Lý Nam Đế, ông Đàm Hưng viết:
“Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Phạm Tu là người có công nhiều trong việc trấn trị các lực lượng chưa thuần phục, mang tính chất cát cứ. Vì thế ông được Lý Nam đế phong chức Phục Man tướng quân và cho đổi họ. Vì thế nhân dân còn gọi Phạm Tu là Lý Phục Man.”
Để xác định Phạm Tu có phải là Lý Phục Man hay không, chúng ta không thể không căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau, đặc biệt là vào những thư tịch cổ đời xưa để lại.
Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư chúng ta thấy chép trong kỷ nhà Tiền Lý:
“Quý Hợi...(543)... mùa hạ, tháng 4, vua Lâm Ấp cướp quận Nhật Nam, vua sai tướng là Phạm Tu đánh tan ở quận Cửu Đức”.
“Giáp Tý...(544)... vua nhân đánh được giặc, tự xưng là Nam Việt đế, lên ngôi... lấy Triệu Túc làm thái phó, bọn Tinh Thiều, Phạm Tu đều làm tướng văn và tướng võ(1).”
Đến kỷ nhà Lý, chúng ta lại thấy chép việc Lý Thái Tổ đến bến đò Cổ Sở và nằm mê thấy Lý Phục Man cũng như việc quân xâm lược Nguyên Mông đời Trần khi đến Cổ Sở đều bị đánh bại(2).
Như vậy bộ thống sử cổ nhất xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XV mà chúng ta còn giữ lại được đến ngày nay đã chép rõ rệt Phạm Tu và Lý Phục Man là hai người khác nhau.
Cuốn Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, một trong những tập truyện cổ nhất, xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XIV cũng viết về Lý Phục Man và Phạm tu là hai người khác nhau. Trong truyện: “Chứng an minh ứng hiệu Quốc công” Lý Tế Xuyên cho rằng, theo tập Ngoại sử ký của Đỗ Thiện, một tác phẩm xuất hiện từ thế kỷ XII, thì Lý Phục Man là tướng của Lý Nam Đế, có công đánh đuổi được giặc Chiêm Thành ở trấn Giáp Sơn (vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh ngày nay) và khi chết được nhân dân Yên Sở lập đền thờ. Lý Tế Xuyên cũng cho biết Lý Phục Man được vua cho trấn giữ đất Đỗ Động, Đường Lâm (ứng với địa phận các huyện Phúc Thọ, Quốc Oai, Thanh Oai ngày nay), và trong hai cuộc chiến tranh giữ nước chống quân xâm lược Nguyên – Mông trên đất nước ta năm 1257 và 1287, xã Yên Sở (có tên là Cổ Sở đời Trần), quê hương của Lý Phục Man, đều lập được chiến công oanh liệt, tiêu diệt được nhiều quân giặc khiến cho chúng không xâm phạm được tới làng. Đến truyện: “Triệu Việt Vương và Lý Nam Đế”, Lý Tế Xuyên lại cho biết Lý Bôn có sai tướng là Phạm Tu đánh giặc ở Cửu Đức.
Có điều là, trong bản dịch Việt điện u linh, dịch giả Trần Đình Rư có đưa thêm bản phụ chép sự tích thần Yên Sở, lấy ra từ cuốn Đại Việt ngoại sử, nên chúng ta được biết Phục Man còn được Lý Nam Đế phong làm đại tướng và vì Lý Phục Man có công phá được giặc Lâm Ấp ở quận Cửu Đức (Thanh - Nghệ - Tĩnh ngày nay) nên được nhà vua gả cho công chúa Lý Nương và tặng thê chức thái úy, đứng đầu các quan. Hẳn tư liệu Lý Phục Man đứng đầu các quan và đánh thắng quân Chiêm Thành phù hợp với tài liệu của Đại Việt sử ký toàn thư nói Phạm Tu đứng đầu các quan võ và cũng đánh thắng quân Chiêm Thành đã khiến cho ông Đàm Hưng đồng nhất Phạm Tu với Lý Phục Man. Nhưng chính bản phụ chép sự tích thần Yên Sở này còn cho biết sau khi Lý Nam Đế chết năm 547, thì Lý Phục Man bị man binh đánh úp rồi bị bị giặc đuổi gấp nên đã phải quyên sinh. Thế mà theo nhà sử học Nguyễn Lương Bích trong cuốn Những người trẻ làm nên lịch sử (NXB Thanh niên, Hà Nội 1974, tr. 152-169) thì căn cứ vào thần phả, Phạm Tu lại là người xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, tham gia khởi nghĩa cùng Lý Bí năm 541, khi 65 tuổi đánh thắng giặc Lâm Ấp ở quận Cửu Đức năm 543 khi 67 tuổi và chết năm 545 khi 69 tuổi. Tư liệu quan trọng này về Phạm Tu khiến cho người ta không thể đồng nhất được Lý Phục Man với Phạm Tu. Vì Lý Phục Man quê ở xã Yên Sở, huyện Đan Phượng, còn Phạm Tu thì quê ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, khi tham gia khởi nghĩa với Lý Bí, Lý Phục Man mới còn là một người trẻ tuổi, còn Phạm Tu thì đã là một người già. Cũng vì thế mà Lý Phục Man sau khi thắng Chiêm Thành mới được Lý Nam Đế gả công chúa cho, còn Phạm Tu với cái tuổi 67 kh thắng giặc Chiêm thì hẳn không thể nào còn được vua gả con gái cho nữa. Phạm Tu lại chết năm 545, khi Lý Nam Đế còn sống, còn Lý Phục Man lại chết sau khi Lý Nam Đế băng hà năm 547.
Bộ Đại Nam nhất thống chí, tập IV (NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tr. 226) cũng cho biết thần xã Yên Sở, huyện Đan Phượng là Lý Phục Man, vì lập được nhiều chiến công nên được nhà vua cho tên là Phục Man và cho quốc tính là Lý, lại thăng lên chức thiếu úy (chứ không phải là thái úy, hàm ngang với chức tể tướng đầu triều như cuốn Đại Việt ngoại sử nói). Nhưng khác với bản phụ chép về Lý Phục Man, trong bản dịch Việt điện u linh, bộ Đại Nam nhất thống chí lại nói Lý Phục Man bị người Chiêm Thành đánh bại nên tự tử. Ngoài sự kiện Lý Thái Tổ đến bến Cổ Sở (tức Yên Sở, Cổ Sở là tên cũ của xã Yên Sở) nằm mơ thấy Lý Phục Man nên cho lập đền và tô tượng theo hình dáng người trong mộng cũng như hàng năm tế tự, bộ Đại Nam nhất thống chí còn cho biết việc vua Trần Thái Tôn đi tuần du, nghỉ ở bến Cổ Sở lại nằm mơ thấy Lý Phục Man nên đã sai sửa lại đền và gia phong.
Trong tập Tiền Lý Nam Đế sự tích quốc âm của Phượng Thành dã sĩ viết năm Gia Long thứ hai (1803), bản chép tay do ông Nguyễn Bá Hân người làng Yên Sở sưu tầm được trong vùng, đoạn:
“Mưu trong đành cậy Tinh Thiều
Lầu thông quốc kế quyết liều dặm xa
Chống ngoài Phục Man, Phạm Tu
Những tài bá nghiệp vương đồ trên tay”
Khiến cho người ta có thể tưởng Phục Man là Phạm Tu. Nhưng đoạn khác ở phía dười kể về việc đánh Chiêm Thành lại viết:
“Phạm Tu vâng mệnh binh ban
Đem quân tiến hiển phá tan một giờ
Chông chênh mặt ấy khôn lo
Cửa trùng chọn kẻ xứng vừa phân ly
Ngọc ân hoán phải luân ty
Sai quan thiếu úy trước thì Phục Man.”
Đoạn sau rõ ràng nói tới hai việc: việc bình Chiêm toàn thắng của Phạm Tu và việc người đi trấn giữ nơi phên dậu của đất nước Vạn Xuân là quan thiếu úy Phục Man. Mà đất phên dậu của nước Vạn Xuân thời này phải gồm có nhiều vùng và đất Đỗ Động, Đường Lâm được Lý Phục Man trấn giữ là một trong các vùng ấy. Đọc được đoạn sau, chúng ta có thể dễ dàng bổ sung dấu phẩy, cái dấu mà đời xưa chưa biết sử dụng, và chúng ta có thể thấy rằng trong đoạn trên tác giả Tiền Lý Nam Đế sự tích quốc âm cũng định viết Phục Man và Phạm Tu là hai người khác nhau chứ không phải một.
Điểm lại nội dung các thư tịch cổ, chúng ta rõ ràng thấy rằng, không có một thư tịch nào nói Lý Phục Man là Phạm tu. Có điều là tư liệu ở Đại Việt sử ký toàn thư nói Phạm Tu đứng đầu các quan võ, lại từng đánh thắng Chiêm Thành có phần nào trùng hợp với tư liệu ở Đại Việt ngoại sử nói Lý Phục Man vì có công đánh Chiêm Thàh nên được Lý Nam Đế thăng chức thái úy, đứng đầu các quan nên khiến người ta có thể có khuynh hướng đồng nhất hai người là một. Nhưng tất cả các tư liệu khác đều thấy rõ Lý Phục Man và Phạm Tu là hai người khác nhau với quê quán khác nhau, tuổi tác và ngày chết khác nhau. Nếu theo cấp bậc quân đội hiện nay thì chúng ta có thể ví Phạm Tu với đại tướng tổng tư lệnh và Lý Phục Man với cấp chỉ huy sư đoàn hoặc quân đoàn. Việc Lý Phục Man được cử đi trấn trị đất Đỗ Động – Đường Lâm cũng cho thấy rõ ông khác với Phạm Tu vị đứng đầu các quan võ nên phải ở trong triều để chỉ huy toàn quân. Tổng hợp tất cả các nguồn tư liệu, kể cả những tư liệu thư tịch, tư liệu truyền thuyết và thực tế địa phương, chúng ta có thể xác định được Lý Phục Man là người võ nghệ cao cường, cưỡi ngựa, bắn cung đều giỏi, “có sức trị được voi”, còn trai trẻ đã tham gia khởi nghĩa cùng Lý Bí và đã lập được nhiều chiến công đánh quân nhà Lương và nhất là quân Chiêm Thành, nên được Lý Nam Đế ban tước hiệu là Lý Phục Man, cho quốc tính là Lý, gả con gái cho, cử đi giữ đất Đường Lâm, Đỗ Động. Sau khi Lý Nam Đế chết năm 547, trong một trận bị man binh tập kích Lý Phục Man đã bị thua chạy, phải quyên sinh rồi được chôn ở bãi sông làng Yên Sở (Tư liệu của Đại Nam nhất thống chí cho rằng Lý Phục Man bị người Chiêm Thành đánh bại nên tự tử không phù hợp với viên đá lớn ở cánh đồng Yên Sở với dấu chân ngựa và đầu ông, nên không thể đứng vững được). Người ta không rõ tên thực của ông là gì, chắc vì cái tên Lý Phục Man được Lý Nam Đế ban cho ông, được người ta quen dùng đến mức tới thời có sắc thần vua phong thì người ta đã không còn biết tên cũ của ông là gì nữa.
Dân làng Yên Sở từ ngàn xưa đã rất quý trọng con người anh hùng của mình nên đãlập đền thờ ông sau khi chết. Hẳn cũng vì thế nên mấy trăm năm sau, Lý Thái Tổ nhân khi đi tuần du nghỉ ở bến làng Yên Sở (xưa có tên là bến Hồ Mã) mới tham quan đền, hỏi han dân chúng sự tích thần nên mới cảm kích và nằm mơ thấy thần và đã cho tạo tượng cũng như lập đền thờ mới hẳn là to đẹp hơn đền thờ cũ. Rồi, hẳn vì sự tồn tại của ngôi đền thờ to đẹp này mà mấy trăm năm sau, Trần Thái Tôn khi đi tuần du qua đây cũng đến tham quan đền, cũng nằm mơ thấy thần và cho sửa lại đền. Và với sự đặc biệt chăm sóc của hai vị vua sáng lập ra triều Lý và triều Trần này, cũng như với các biện pháp khác như các nhà vua bớt thuế cũng như lực dịch cho dân làng Yên Sở, nên dân làng mới có điều kiện hàng năm tổ chức tế thần một cách linh đình và mới có điều kiện xây dựng một ngôi đình to lớn, quy mô rộng rãi vào bậc nhất ở nước ta đời xưa, với kiến trúc, trang trí độc đáo và với cả một khu rừng cấm nơi chôn Lý Phục Man ở sau đình. Cũng  nên lưu ý là, ngoài Yên Sở là quê quán Lý Phục Man, còn có nhiều nơi khác tại ngoại thành Hà Nội, Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh và Hải Hưng thờ ông. Ở những nơi thờ ông nói chung, người ta thường kiêng tên Man và nói trệch là Miêng hay Men. Như mắng ai là “man trá” thì người ta nói là “đồ men trá”.
Tháng 12-1983
Nguyễn Khắc Đạm
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6-1983, tr.70-72
(1)   Đại Việt sử ký toàn thư. Bản dịch của Viện Sử học, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, T. I. tr. 118.
(2)   Như trên, t. 193-196.

Tác giả Nguyễn Khắc Đạm là nhà nghiên cứu hiểu sâu sắc về làng Giá và Lý Phục Man. Điều đó thể hiện qua bài viết của ông đã in năm 1976: "Lý Phục Man, người con quang vinh của làng Giá"
http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/67/2010/09/7015/#LUvlP2CfrSof


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:40:58 am
Vấn đề đồng nhất qua một số ấn phẩm tiêu biểu:
Số 1. Cuốn Đình Yên Sở của Ty Văn hóa-thông tin Hà Tây viết năm 1968.

Số 2. Bài báo đầu tiên thể hiện đồng nhất có tên “Phạm Tu với nhà nước Vạn Xuân” của Đàm Hưng đăng trên trang 2 báo Hà Nội mới ngày 11/9/1983: Trong bài báo nêu rõ thân thế sự nghiệp của Phạm Tu cơ bản theo thần tích Đình Ngoại, xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội và khẳng định quê ông ở đây. Nhưng đoạn gần cuối có tư liệu không hợp lý vì tác giả sử dụng thông tin về Lý Phục Man ở Quán Giá (xã Yên Sở, Hoài Đức) để cho rằng: “...ông được Lý Nam Đế phong chức Phục Man tướng công và cho đổi họ. Vì thế dân gian gọi Phạm Tu là Lý Phục Man

Số 3. Tiếp đến là bài báo “Lý Phục Man có phải là Phạm Tu hay không?” của Nguyễn Khắc Đạm đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6-1983. Qua bài “Lý Phục Man-người con quang vinh của làng Giá” trong cuốn Danh nhân quê hương của Ty Văn hóa thông tin Hà Sơn Bình in năm 1976 (4), có thể thấy tác giả là người đã nghiên cứu kỹ tư liệu ở Quán Giá, từ đó ông hiểu biết sâu sắc về Lý Phục Man. Do vậy ngay sau xuất hiện bài số 2 (11-9-1983) - tháng 12/1983, ông đã đăng bài trên Tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nói trên để nêu lên những căn cứ (sự xuất hiện trong cổ sử là hai người khác nhau, Phạm Tu tuổi cao không thể được Lý Nam Đế gả công chúa, quê quán khác nhau, tuổi tác khác nhau, ngày mất khác nhau, vị trí chỉ huy khác nhau-Lý Phục Man là tướng thuộc quyền của Phạm Tu, và sự xuất hiện trong một số tài liệu cổ Đại Nam nhất thống chí, Tiền Lý Nam Đế sự tích quốc âm) khẳng định Phạm Tu và Lý Phục Man là hai người hoàn toàn khác nhau.

Số 4. Tiếp đó hơn một năm sau trong bài “Kẻ Giá – Một làng chiến đấu truyền thống tiêu biểu và người anh hùng Lý Phục Man” đăng trên tạp chí Dân tộc học số 46, 2-1985, (viết xong ngày 25-12-1983) nhà sử học Phan Huy Lê đã cẩn trọng so sánh tư liệu từ hai địa phương và kết luận: Bằng phương pháp so sánh, đối chiếu, các tư liệu trên có thể cho phép nghĩ rằng Lý Phục Man và Phạm Tu là một người. Nhưng tôi chưa coi đó là một kết luận khoa học vì quả thực tư liệu còn có chỗ mơ hồ và chưa xác minh được chắc chắn.
http://my.opera.com/thapbut/blog/ke-gia-mot-lang-chien-dau-truyen-thong-tieu-bieu-va-nguoi-anh-hung-ly-phuc-m

Số 5. Đến năm 1991 việc đồng nhất xuất hiện trong sách, đó là cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam chủ biên Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế của Nxb KHXH-Hà Nội. Với tư liệu cơ bản của Quán Giá nhưng nhân vật lịch sử ở làng này lại được thay tên là Phạm Tu. Theo ông Nguyễn Q. Thắng thì Đại Việt sử ký toàn thư thể hiện việc có thể đồng nhất hai nhân vật.

Số 6. Cuốn Văn bia Quán Giá của chủ biên Nguyễn Bá Hân đồng thời là người biên tập, Nxb Thế giới in năm 1995. Sự tích tướng công Lý Phục Man được soạn lại theo thần phả, văn bia của Quán Giá và sử, trong đó khẳng định ngay từ câu đầu: “Lý Phục Man có họ tên thực là Phạm Tu”.

Số 7. Ngày 05/4/2009 đúng dịp ngày kỷ niệm 1463 năm ngày sinh danh tướng Phạm Tu (476-545), báo Quân đội nhân dân cuối tuần số 692 có đăng bài “Phạm Tu không phải Lý Phục Man” của Chí Nhân (Tháp Bút). Dù chưa được tiếp cận ba bài báo số 2, 3, 4, nhưng theo nghiên cứu độc lập, bằng phương pháp phản chứng cũng thu được một số kết quả như trong công bố (số 3) của tác giả Nguyễn Khắc Đạm trước đó 25 năm.

Số 8. Cuốn Sự tích đức thánh Giá của tác giả Yên Sơn-Nguyễn Bá Hân, Nxb KHXH-Hà Nội in năm 2009. Nội dung trọng tâm viết về thân thế sự nghiệp của Lý Phục Man giống như Sự tích tướng công Lý Phục Man trong tài liệu số 6.

Số 9. Bài “Danh tướng Phạm Tu-Lý Phục Man là một hay hai người” đăng trong Thông báo Hán Nôm học 2009 của PGS. TS. Trương Sỹ Hùng. Tác giả công bố một kết quả nghiên cứu công phu và cho rằng Lý Phục Man chính là Phạm Tu.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: ancakho trong 17 Tháng Mười Hai, 2010, 06:37:18 am

Việt Nam có 6 dân tộc có người mang Họ Phạm:

    * - 1 / 165 họ của người Kinh,
    * - 1 / 11 họ của người Mường,
    * - 1 / 11 họ của người Tày,
    * - 1 / 172 họ của người Việt gốc Hoa,
    * - 1 / 49 họ của người Việt gốc Khmer.
    * Dân tộc Thái có người họ Phạm vốn là họ Khằm/Cầm chuyển sang

Trong các dân tộc ít người khác của Việt Nam, như dân tộc Chăm, tuyệt nhiên không có người nào họ Phạm.


Người Chăm theo người Việt làm quan, đổi họ Phạm ... họ đã hoà tan, đồng nhất với người Việt (theo Huỳnh Ngọc Trảng). Theo tôi thì họ đã không còn mbiết mình là Chăm nữa vì thời gian quá lâu và vì xuất phát của họ cũng không lấy gì làm hay ho đối với người Chăm!


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 25 Tháng Mười Hai, 2010, 02:51:13 pm
XIV. KHU DÂN CƯ AN NHƠN 1, KHU DÂN CƯ AN CƯ 2 MỞ RỘNG (QUẬN SƠN TRÀ): 14 đường:
- Có 06 đường được đặt tên nhân vật lịch sử.
- Có 08 đường được đặt tên địa danh An Nhơn kèm số.
An Nhơn là tên xóm, trước đây thuộc làng An Hải, nay là khối phố An Nhơn, thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà.


 
14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Đình Nghệ, điểm cuối giáp đường Nguyễn Công Trứ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 375m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM TU
PHẠM TU (486 - 545)
Phạm Tu là danh tướng thời Lý Nam Đế, quê ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Năm 541, ông theo giúp Lý Bí và tham gia cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 - 544). Năm 543, ông đánh tan quân Chămpa do vua Ruđravarman I chỉ huy ở Cửu Đức (Hà Tĩnh). Ông góp công lớn đánh đuổi quân Lương, dẹp quân Chămpa, giúp Lý Bí gây dựng nhà Tiền Lý. Năm 544, ông được Lý Nam Đế phong chức Thái úy, đứng đầu hàng quan võ trông coi việc quân. Năm 544, ông bị tử trận ở thành Tô Lịch trong chiến đấu chống quân Lương xâm lược do Trần Bá Tiên chỉ huy. Hiện ông có đền thờ ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
* Tài liệu tham khảo:
- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), 2008, Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2008;
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tái bản lần thứ VIII), Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006;
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hoá, năm 2001.
* Các ý kiến đóng góp cho nội dung Dự thảo Đề án, xin vui lòng gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan thường trực Hội đồng Tư vấn đặt, đổi tên đường và công trình công cộng thành phố), số 102 Lê Lợi, Đà Nẵng, trước ngày 22-6-2010.

Nguồn tin: CAND Tp Đà Nẵng


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 03 Tháng Giêng, 2011, 04:31:27 pm
Gần trường Sỹ quan Thông tin (Đồng Đế, Tp Nha Trang, phường Vĩnh Hải) có con phố nhỏ mang tên Phạm Tu nhưng trên bản đồ chưa xác định được (có thể trước gọi là Vĩnh Xương).


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 13 Tháng Giêng, 2011, 03:30:30 am
Tài liệu về chặng đường 30 năm đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu
http://www.mediafire.com/?15zpubpbi8cbqjc


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 08 Tháng Tư, 2011, 07:31:35 pm
Xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình có di tích thờ Phạm Tu
http://baothaibinh.com.vn/19/3823/Manh_dat_tien_tieu_qua_cac_di_tich_lich_su_van_hoa.htm



Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 02 Tháng Năm, 2011, 06:54:52 am
PHẠM TU - THỦY TỔ DÒNG HỌ CÓ NHIỀU TƯỚNG TÀI

Trong lịch sử có thể nói Phạm Tu (476-545) là “Bộ trưởng Quốc phòng” đầu tiên của nước ta bởi Nhà nước Vạn Xuân - Quốc gia độc lập có tổ chức đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã giao cho ông cương vị đứng đầu Ban Võ. Đây là sự tin cẩn vào tài năng quân sự của vị lão tướng nhằm xây dựng đội quân chính quy bảo vệ đất nước. Vị tổng chỉ huy là rường cột của quốc gia đã ngày đêm lo tổ chức quân đội, luyện tập quân sỹ, củng cố xây dựng hào lũy các nơi hiểm yếu. Trong đó chiến thành cửa sông Tô là một vị trí trọng yếu đã được Lịch sử khẳng định lại một lần nữa sau 1400 năm, nơi đây quân dân Thủ đô đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh để bảo vệ bộ máy chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ.

Trong cuốn “Danh nhân quân sự Việt Nam” tập 1 từ thời Âu Lạc đến Tiền Lê dài hơn nghìn năm Bắc thuộc có 17 danh nhân quân sự, trong đó có 9 vị là quân vương và 8 danh tướng. Trong số 8 danh tướng ấy có 3 danh tướng họ Phạm: Phạm Tu, Phạm Bạch Hổ, Phạm Cự Lạng. Điều đặc biệt là Phạm Bạch Hổ, Phạm Cự Lạng là hậu duệ đời thứ 16, 17 (sau hơn 400 năm) của Phạm Tu.
Theo cuốn “Phạm Tu và họ Phạm trong lịch sử”, Phạm Tu có hậu duệ: con là Phạm Tĩnh (đời 2), cháu là Phạm Hiển (đời 3), Phạm Chiêm (đời 15), Phạm Mạn (đời 16), Phạm Hạp và Phạm Cự Lạng (đời 17), Phạm Ngũ Lão (đời 24),…
Phạm Tu đã cùng con cháu tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Về sau Phạm Tĩnh là Tướng quốc của Lý Phật Tử, Phạm Hiển là nghĩa sỹ đánh Tùy.
Sau 4 thế kỷ, Phạm Chiêm (889-952) còn gọi là Phạm Lệnh Công. Ông là Đông Giáp tướng quân thời Ngô Quyền (938-944) có con là Phạm Mạn làm Tham quân Đô t¬ướng thời Ngô Nam Tấn vương (950-965).
Phạm Bạch Hổ (910-972) là Trưởng t¬ướng quân của Ngô Quyền, chống quân Nam Hán, Khai quốc công thần hai triều Ngô-Đinh. Sứ quân ở Đằng Châu, sau đó là Thân vệ Đại tư¬ớng quân của Đinh Bộ Lĩnh. Theo “Đại Nam nhất thống chí”, Phạm Bạch Hổ sinh ngày 10 tháng Giêng năm Canh Ngọ (910), thân phụ là Phạm Lệnh Công người lộ Nam Sách Giang.
Phạm Mạn có hai người con là Phạm Hạp và Phạm Cự Lạng. Phạm Hạp (?-980) Tả tướng tham mưu, Kỳ hầu Hoan Châu Thứ sử. Phạm Cự Lạng (944-?) là Đại tướng triều Đinh-Lê  đã phò Lê Hoàn phá Tống, bình Chiêm. Năm 986, ông được phong làm Thái úy đầu tiên của Việt Nam. Vào thời Trần, Thái úy Phạm Kính Ân (?-1251) là hậu duệ của Phạm Cự Lạng (Theo “Đất và Người Thái Bình”), theo gia phả họ Phạm: danh tướng Phạm Ngũ Lão là hậu duệ của Phạm Hạp.
Điện soái Phạm Ngũ Lão với nhiều chiến công hiển hách trong chống Nguyên, bảo vệ biên giới và bình Chiêm đã được ban thưởng: kim phù (1294), vân phù (1297), quy phù (1301), hổ phù (1302), phi ngư phù (1318) và ân điển đặc biệt khi ông mất vua cho nghỉ chầu 5 ngày. Những điều này đã được ghi rõ trong “Đại Việt sử ký toàn thư”. Phạm Ngũ Lão là một tướng giỏi, trị quân có kỷ luật, đối đãi với quân lính như cha con, cùng quân lính đồng cam cộng khổ, người đương thời gọi là "Phụ tử chi binh". Vượt qua sự ngăn cách Bình dân - Quý tộc, ông trở thành con rể của Hưng Đạo Vương. Thủy Tiên công chúa (1254 - 1329) còn gọi là Anh Nguyên quận chúa, một nàng dâu họ Phạm nổi tiếng. Nhà nghiên cứu Trần Đại Sỹ thu thập tài liệu cổ của Trung Quốc đã viết về bà:
Bộ “Mông Thát cáo lục” chép: "Vợ tướng họ Phạm là con gái của Hưng Đạo Vương, không biết tên là gì, tước phong Thủy Tiên Công Chúa. Thủy Tiên dáng người thanh thoát, mặt đẹp; nói thông thạo tiếng Mông Cổ âm Hoa Lâm, tiếng Hán âm Lâm An. Khi lâm trận đối đáp với tướng Mông Cổ bằng ngôn từ nhẹ nhàng, nhưng khi giao tranh thì dũng mãnh phi thường. Nhiều tướng Mông Cổ không đề phòng, bị Thủy Tiên giết. Tướng Nguyễn Linh Nhan bị Thủy Tiên bắt sống".
Về võ học, bà có để lại các phát minh sau: Thuần Chính Thập Nhị Thủ, Thủy Tiên Liên Hoa Quyền, Thủy Tiên Trường Xuân Công, Thủy Tiên Trị Liệu Thủ (phương pháp dùng chỉ lực chữa bệnh đã bị thất truyền). Bà có công huấn luyện võ thuật cho toàn thể cung phi, cung nga. Chính vì vậy, khi mà quân Mông Cổ chiếm Thăng Long, các cung phi, cung nga tự bảo vệ, di tản an toàn, không cần hộ tống.
Hậu duệ của Điện soái có Phạm Nhữ Dực là Bình Chiêm Đại tướng quân, Dực Nghĩa hầu. Đời sau có Phạm Nhữ Tăng (1422-1478) là Bình Chiêm hưng quốc, Quảng Dương hầu, Đô thống thừa tuyên Quảng Nam với chiến công Bình Chiêm lẫy lừng đã được Lê Thánh Tông ngợi ca. Từ đây phát triển nên thành Phạm Công tộc ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. Theo gia phả của dòng họ này, rất nhiều người gia nhập đội quân Tây Sơn rồi trở thành quan văn, tướng võ, trong đó có Phạm Công Trị. Ông đóng vai Quang Trung, người chiến thắng đi xoa dịu nỗi đau của Càn Long-hoàng đế Trung Hoa nổi tiếng đại diện cho kẻ chiến bại. Phạm Công Trị cùng đoàn sứ thần tài giỏi đã hoàn thành trọng trách mà Quang Trung giao phó, có ích cho non sông, nếu vai diễn đổ vỡ thì toàn bộ sẽ bị bắt và chiến tranh sẽ nổ ra. Trong thời đại Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng là hậu duệ của dòng họ này.
Xứ Đoài, ngày 19/4/2011


Tiêu đề: Danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người?
Gửi bởi: thapbut trong 29 Tháng Chín, 2011, 04:10:46 am
Danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người?
Xung quanh nhân vật lịch sử Phạm Tu lâu nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau trong giới nghiên cứu lịch sử. Đó là Phạm Tu có phải là Lý Phục Man không? Quê hương Phạm Tu nơi nào? Ông mất ở đâu, vào năm nào và được mai táng ở vùng nào? Do thông tin từ chính sử quá sơ sài, còn tư liệu dân gian, thần tích, huyền thoại thì phản ánh rất khác nhau; nên mặc dù các nhà sử học đã viết nhiều, thảo luận nhiều về Phạm Tu, nhưng ý kiến vẫn còn phân tán. Đặc biệt vấn đề giữa phạm Tu và Lý Phục Man còn gây tranh luận. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc tôn vinh vị anh hùng khai quốc công thần triều Tiền Lý, người đã có cống hiến lớn lao và hy sinh oanh liệt trong cuộc chiến đấu vì nền độc lập tự chủ của dân tộc.
Về mối quan hệ giữa Phạm Tu và Lý Phục Man, đến nay vẫn còn tồn tại ba quan niệm: thứ nhất, cho Phạm Tu và Lý Phục Man chỉ là một người; thứ hai, khẳng định đó là hai nhân vật lịch sử riêng biệt; thứ ba, còn hoài nghi chưa kết luận.
Các nhà nghiên cứu khẳng định Phạm Tu không phải Lý Phục Man đưa ra nhiều lập luận:
1-Phạm Tu là một lão tướng, là quan Tể tướng của triều đình Vạn Xuân, người đứng đầu Ban Võ, thì không thể có chuyện được cử đi trấn trị ở các vùng Đường Lâm và Đỗ Động trong khi đó vùng trọng yếu hơn vẫn là biên thùy phía Bắc? Do vậy, đứng đầu đất Đỗ Động và Đường Lâm hẳn là Lý Phục Man, chứ không phải là Phạm Tu.
2-Nói rằng Lý Nam Đế gả công chúa Phương Dung (tức Lý Nương) cho Phạm Tu là không đúng. Bởi vì, Phạm Tu sinh năm 476, Lý Bí sinh năm 498, nghĩa là Phạm Tu nhiều hơn 22 tuổi. Lý Nam Đế gả công chúa cho Phạm Tu sớm nhất là năm 542, lúc đó Phạm Tu đã 67 tuổi rồi. Một công chúa trẻ không thể gả cho một lão tướng đáng tuổi cha của nhà vua và đáng tuổi ông của công chúa. Vị phò mã đó chắc phải là Lý Phục Man, người thuộc thế hệ sau Phạm Tu, mới đúng.
3-Nói vua Lý Nam Đế ban quốc tính (họ Lý) cho Phạm Tu cũng chưa hẳn đúng, bởi vì, lúc đó còn có hai vị đại công thần khác là Thái phó Triệu Túc và người đứng đầu Ban Văn là Tinh Thiều, tại sao không được vua ban quốc tính? Chẳng lẽ lúc ấy Lý Nam Đế lại thiên vị Phạm Tu? Trong khi đó, từ khi Lý Bí khởi nghĩa (541) đến lúc ông mất (548) là 7 năm, mà Phạm Tu là một lão tướng còn phò mã Lý Phục Man là một tướng trẻ tuổi, cho nên không thể coi hai người là một? Xét theo tuổi tác thì hai ông thuộc hai thế hệ khác nhau và đó là hai người khác nhau. Lý Phục Man luôn ở bên cạnh Lý Nam Đế và cùng mất năn 548 ở động Khuất Lão.
Cũng có nhà nghiên cứu căn cứ vào sách Thiên Nam ngữ lục, cho rằng Phạm Tu và Lý Phục Man là hai vị tướng khác nhau cùng tham gia đánh Lâm Ấp; hoặc Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp, rồi sau đó Lý Bí mới cử Lý Phục Man vào trấn giữ vùng biên thùy phía Nam, chứ không phải coi giữ ở Đường Lâm và Đỗ Động như một số tài liệu nói; thêm nữa, hai ông lại có quê hương khác nhau, một người ở Thanh Đàm (Thanh Liệt), một người ở Cổ Sở (Hoài Đức)…
Từ những lập luận như vậy, họ khẳng định Phạm Tu và Lý Phục Man là hai nhân vật lịch sử khác biệt; Phạm Tu sinh năm 476 và mất năm 545, còn Lý phục Man mất năm 548, chưa rõ năm sinh.
Chúng ta trân trọng những ý kiến nói trên. Tuy nhiên, những lập luận như vậy, theo tôi, mới chỉ là suy đoán, chưa có chứng cứ khoa học, không dựa vào chính sử và do đó chưa thực sự thuyết phục.
Sau khi nghiên cứu các nguồn sử liệu và các bài viết, tác giả bài viết này (LĐS) cho rằng, quan niệm Phạm Tu và Lý Phục Man là cùng một nhân vật lịch sử thì hợp lý hơn, bởi những chứng cứ như sau:
Một là, chính sử của ta, các sách Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,… khi viết về khởi nghĩa Lý Bí đều không chép về Lý Phục Man mà chỉ chép về Phạm Tu được Lý Bôn (Lý Bí) cử đi đánh và phá tan được giặc Lâm Ấp ở Cửu Đức (Hà Tĩnh, năm 543). Cuốn dã sử Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên (thế kỷ XIV), cũng như văn bía ở Quán Giá soạn năm Bảo Thái thứ 9 (năm 1728) và nhiều truyền thuyết cho rằng chiến công đánh tan quân Lâm Ấp thuộc về Lý Phục Man. Chúng ta đều biết, Lý Bí-Lý Nam Đế ở ngôi 7 năm, từ 541 đến 547, trong 7 năm đó chỉ thấy chép một lần đánh quân Lâm Ấp, tức năm 543. Do đó, so sánh hai nguồn tư liệu nói trên thì Phạm Tu chính là Lý Phục Man.
Hai là, sách Đại Việt sử ký toàn thư và sách Việt sử thông giám cương mục đều chép: “Mùa Xuân, tháng Giêng, năm Thiên Đức năm thứ nhất (544), vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời. Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Lấy Triệu Túc làm Thái phó, bọn Tinh Thiều, Phạm Tu làm tướng văn, tướng võ.”(1) trong triều đình nhà nước Vạn Xuân thời ấy có hai ban văn và võ, Tinh Thiều đứng đầu Ban Văn, Phạm Tu đứng đầu Ban Võ. Sách Việt điện u linh lại chép: Lý Phục Man được phong chức Thái úy, đứng đầu các quan trong Ban Võ. Chức Thái úy theo quan chế thời xưa là một trong ba chức quan trọng nhất của Tam Thái: Thái sư, Thái bảo và Thái úy. Thái úy là chức quan đứng đầu hàng võ. Như vậy, cả chính sử và dã sử đều thống nhất nói về một chức quan võ; và người đứng đầu hàng ngũ võ quan trong triều ấy chính là Phạm Tu hay Lý Phục Man; cả hai tên cũng chỉ là một người mà thôi.
Ba là, chính sử chép, Lý Bí đặt trăm quan, lấy Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ. Như thế, trong ba người giữ vai trò chủ chốt nhất giúp Lý Nam Đế trên ba lĩnh vực quan trọng khi mới dựng nghiệp thì chỉ có một vị quan võ là Phạm Tu. Điều này chứng tỏ, Phạm Tu và Lý Phục Man chỉ là tên gọi khác nhau của một người. Cái tên Lý Phục Man được lý giải là do Phạm Tu có công lớn nên được vua ban quốc tính (họ Lý) và danh hiệu là Phục Man; được vua gả công chúa, chọn làm phò mã. Khi Phạm Tu làm quan trấn ải biên cương thì mang tên Đỗ Động tướng quân; và có lẽ cũng từ đó cái “tục danh” Phạm Tu dần lui vào quá khứ. Phục Man tướng quân là tướng giỏi chinh phục quân Man, ở đây là chỉ quân Lâm Ấp và những lực lượng cát cứ chống đối. Chính sử chỉ chép tên Phạm Tu, không nói đến Lý Phục Man. Tên gọi Lý Phục Man chỉ được phản ánh trong dã sử, trong chuyện kể dân gian, trong thần tích, truyền thuyết. Cuốn dã sử Việt điện u linh là thư tịch cổ duy nhất, đầu tiên cho biết những thông tin về Lý Phục Man. Vì Phạm Tu quá lừng danh về tài đức nên được nhân dân ngưỡng mộ, thần thánh hóa, cho hóa thần và ứng nghiệm linh thiêng trong việc phò vua giúp nước những triều đại sau. Nhiều văn bia, thần tích xuất hiện từ sau thế kỷ XVII trờ đi đều căn cứ vào văn bản Việt điện u linh hoặc Đại Việt sử ký toàn thư mà thay đổi chút ít, để biên soạn thần tích cho phù hợp nơi thờ, chỗ dựng bia Thánh Giá thờ phụng Lý Phục Man; Dẫu vậy, hành trạng công tích mà nhân vật lịch sử từ khi còn mang tính danh Phạm Tu cho đến lúc được vua ban tước hiệu Phục Man và họ Lý của vua, gắn liền với các sự kiện đều thống nhất ở một con người, một triều đại Tiền Lý, được người đời tôn vinh.
Bốn là, tuy chính sử không chép về cái chết của Phạm Tu và Lý Phục Man, nhưng truyền thuyết làng Giá và nhiều nơi thờ Lý Phục Man hy sinh trong trận đánh quân Lương ở cửa sông Tô Lịch ngày 20 tháng 7 Ất Sửu (545), thần tích ở làng Thanh Liệt cũng phản ánh cái chết của Phạm Tu như vậy. Đây cũng là sự trùng hợp thú vị để góp phần khẳng định Phạm Tu cũng là Lý Phục Man, hai người chỉ là một. Như thế, danh tướng Phạm Tu hay danh tướng sau khi chết là danh thần Lý Phục Man chỉ cũng là một người.
Tóm lại, vấn đề Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người đã được giới sử học nêu ra từ lâu, nhưng do tư liệu quá ít và tản mạn, nên vẫn chưa giải quyết được dứt điểm việc nhận diện Phạm Tu, do vậy cũng đã và đang gặp khó khăn. Bằng phương pháp so sánh, đối chiếu các nguồn sử liệu, phân tích so sánh các ý kiến khác nhau, chúng tôi cho rằng: đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận Phạm Tu và Lý Phục Man là một nhân vật lịch sử. Đó là vị khai quốc công thần triều Tiền Lý, đứng đầu ban Võ của nhà nước Vạn Xuân người có công lớn trong việc hạ thành Long Biên, đuổi quân đô hộ phương Bắc, giải phóng đất nước, lập nên nhà nước Vạn Xuân độc lập người góp công tham mưu cho Lý Nam Đế xây dựng kinh đô ở vùng đất Hà Nội thời tiền Thăng long, xây dựng chiến thành chống ngoại xâm ở cửa sông Tô Lịch; ông cũng là vị anh hùng đầu tiên cầm quân đánh tan giặc Lâm Ấp, giữ yên bờ cõi biên thùy phía Nam và chính ông đã chiến đấu và hy sinh oanh liệt vì sự nghiệp bảo vệ kinh thành, bảo vệ đất nước. Nghiên cứu nhận diện chính xác nhân vật lịch sử Phạm Tu cũng nhằm góp phần tôn vinh công lao và sự nghiệp của người anh hùng vĩ đại này.

Lê Đình Sỹ

Đại tá, PGS, TS, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

(1) Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb KHXH, H, 1993, tr. 179.

Theo Tạp chí Lịch sử quân sự số 235 (7/2011) tr. 72-74


Tiêu đề: Lại bàn về Danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người?
Gửi bởi: thapbut trong 29 Tháng Chín, 2011, 04:21:51 am
Lại bàn về Danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người?
(phần 1/2)
Mặc dù không là nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử, nhưng từ lâu tôi rất quan tâm đến vấn đề đồng nhất Phạm Tu-Lý Phục Man (gọi tắt là vấn đề đồng nhất) mà nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã nhận định: đây là vấn đề sử học nêu ra đã lâu nhưng chưa được giải quyết.
Mới đây, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 235 (tháng 7-2011), trang 72-74, có đăng bài “Danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người?” của PGS.TS Lê Đình Sỹ (LĐS). “Trân trọng” ý kiến chứng minh không thể đồng nhất hai nhân vật và cho là họ “suy đoán”, tác giả bài viết đưa ra 4 chứng cứ cho rằng “quan niệm Phạm Tu và Lý Phục Man là cùng một nhân vật lịch sử thì hợp lý hơn”. Đã có sự quan tâm tìm hiểu về vấn đề đồng nhất hai nhân vật này, tôi muốn có một số ý kiến trao đổi với tác giả LĐS về những chứng cứ đã nêu.
Trước đây, tác giả LĐS cũng đã biên soạn hai cuốn sách có liên quan đến vấn đề đồng nhất:
Thứ nhất, cuốn “Lịch sử quân sự Việt Nam” tập 2 của Nxb Chính trị Quốc gia in năm 2001, do GS Trần Quốc Vượng và LĐS chủ biên đã không khẳng định việc có thể đồng nhất hai nhân vật: “Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người và quan hệ với nhau như thế nào, đấy là một vấn đề được đặt ra từ rất lâu, nhưng chưa đủ cứ liệu khoa học để kết luận”(1). Tuy viết như vậy nhưng chính trong cuốn sách này lại có nhiều chỗ dùng thông tin về Lý Phục Man ở Yên Sở rồi thay tên Phạm Tu. Đơn cử như câu: “Năm 1016, vua Lý Thái Tổ qua bến Cổ Sở, đã sai lập đền thờ và đắp tượng Phạm Tu” (xem phần sau có trích Đại Việt sử ký toàn thư để thấy sự thiếu chính xác của câu này vì trong chính sử viết về Lý Phục Man và không liên quan đến Phạm Tu). Trong tất cả các bài viết, GS Trần Quốc Vượng không đồng nhất 2 nhân vật, nêu rõ ràng và thống nhất: Phạm Tu là lão tướng quê ở Thanh Liệt. Không rõ tại sao trong cuốn sách mà ông chủ biên cùng tác giả LĐS lại có sai sót không đáng có như vậy?
Thứ hai, trong cuốn “Thăng Long-Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm” được Nxb Hà Nội ấn hành nhân dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Trang 48, 49 cuốn sách này có viết về Phạm Tu như sau: ông là lão tướng; người làng Cổ Sở; khi hy sinh thi hài của ông được đưa về bến Hồ Mã và năm 1016, vua Lý Thái Tổ qua bến Cổ Sở, đã sai lập đền thờ và đắp tượng Phạm Tu. Theo biên bản họp nghiệm thu bản thảo cuốn sách này có ghi ý kiến nhận xét của PGS. TS Nguyễn Văn Nhật-Viện trưởng Viện Sử học là: Một số khái niệm cần thống nhất: Lý Phục Man và Phạm Tu là một người hay 2 người,… Đặc biệt, ý kiến kết luận của GS Phan Huy Lê: “Quan điểm về Phạm Tu và Lý Phục Man là 1 người hay 2 người hiện nay chưa thống nhất, tác giả không nên khẳng định.” Vậy nhưng sự bất hợp lý vẫn tồn tại trong cuốn sách đã in.
Để thấy được tính chính xác nội dung tư liệu mà tác giả LĐS khai thác, trong đó phải kể đến chính sử và chúng tôi xin trích các nội dung liên quan cho dễ đối chiếu và tạo thuận lợi khi trình bày các nội dung phân tích tiếp theo:
Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi: “Quý Hợi, năm thứ 3 (543) (Lương Đại Đồng năm thứ 9). Mùa hạ, tháng 4, vua Lâm ấp cướp quận Nhật Nam, vua sai tướng là Phạm Tu đánh tan ở Cửu Đức.”(2)… Và “Giáp Tý, Thiên Đức năm thứ 1 (544) (Lương Đại Đồng năm thứ 10). Mùa xuân, tháng giêng, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy. Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Lấy Triệu Túc làm Thái phó, bọn Tinh Thiều, Phạm Tu làm tướng văn tướng võ”(3).
Đó là ghi chép về Phạm Tu ở giữa thế kỷ thứ VI. Danh tướng Phạm Tu là nhân vật lịch sử xuất hiện trong sự kiện cụ thể (có không gian, thời gian và địa điểm) với vị trí chỉ huy rõ ràng là đứng đầu quân đội.
Còn về sự xuất hiện của thần Lý Phục Man: trong giấc mộng của Lý Thái Tổ vào năm 1016 cũng được ghi rất cẩn thận ở Đại Việt sử ký toàn thư. Thông tin có thể đã lấy theo ghi chép của quan Ngự sử Lương Văn Nhậm cùng đi với Lý Thái Tổ và được nhà vua kể lại ngay sau giấc mộng: “Đêm ấy, vua chiêm bao thấy có dị nhân đến cúi đầu lạy hai lạy, nói: “Thần là người làng này, họ Lý tên Phục Man, làm tướng giúp Nam Đế, có tiếng là người trung liệt, được giao trông coi hai dải sông núi Đỗ Động và Đường Lâm, bọn Di Lão không dám xâm phạm biên giới, một phương yên bình. Đến khi chết, Thượng đế khen là trung trực, sắc cho giữ chức như cũ. Cho nên phàm giặc Man Di đến cướp đều chống giữ được cả. Nay may được bệ hạ thương đến, biết cho thần giữ chức này đã lâu rồi”. Rồi đó thung dung nói: “Thiên hạ khi mờ tối, trung thần giấu tính danh, giữa trời nhật nguyệt sáng, ai chẳng thấy dáng hình”. Vua thức dậy nói việc ấy với Ngự sử đại phu Lương Văn Nhậm rằng: “Đó là ý thần muốn tạc tượng.” (4)
Từ trong chính sử chúng ta thấy chỉ có điểm chung giữa hai nhân vật này: là võ tướng thời Lý Nam Đế.
Chúng ta cùng tìm hiểu lần lượt các chứng cứ mà tác giả LĐS đã đưa ra trong bài báo nêu trên.
Chứng cứ thứ nhất: Chính sử khi viết về khởi nghĩa Lý Bí không chép về Lý Phục Man mà chỉ chép Phạm Tu được Lý Bôn (Lý Bí) cử đi đánh và phá tan được giặc Lâm Ấp ở Cửu Đức. Còn theo dã sử Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên (thế kỷ XIV), văn bia ở Quán Giá soạn năm Bảo Thái thứ 9 (1728) và nhiều truyền thuyết cho rằng chiến công đánh tan quân Lâm Ấp thuộc về Lý Phục Man. Thời Lý Bí chỉ có một lần đánh Lâm Ấp do đó Phạm Tu chính là Lý Phục Man.
Xem qua chứng cứ này thì thấy rất hợp lý, nhưng xét kỹ để thấy sự chính xác phụ thuộc độ tin cậy của nguồn tư liệu dùng trong chứng cứ đầu tiên.
Trước hết, tài liệu đồng nhất Phạm Tu-Lý Phục Man đáng tin cậy được dựa vào là cuốn dã sử Việt điện u linh, cách nay đã 7 thế kỷ, đã có bản dịch tiếng Việt và tiếng Anh. Có thể nhận ra có nhiều nội dung bản tiếng Việt được người đời sau thêm vào như cuốn Việt điện u linh tập (do dịch giả Lê Hữu Mục toàn biên và viết dẫn nhập tại Huế năm 1959, Khai Trí, Sài Gòn, 1961) có phần đầu viết theo Sử ký của Đỗ Thiên, phần sau có Tiếm bình (nói đến nhân vật Lê Anh Tuấn người làng Thanh Mai, đỗ Tiến sĩ năm Giáp Tuất-1694) và Phụ lục là Sự tích đền thờ thần xã An Sở.
Phần đầu theo Sử ký không nói đến việc Lý Nam Đế cử Lý Phục Man đi đánh Lâm Ấp, việc đánh Lâm Ấp được kể trong Phụ lục, nội dung này được chép theo Đại Việt ngoại sử đối chiếu với văn bia ở Quán Giá năm Bảo Thái thứ 9 khá giống nhau.
Như vậy, các tư liệu dã sử, truyền thuyết về việc Lý Phục Man được cử đánh Lâm Ấp thống nhất theo văn bia năm Bảo Thái thứ 9 có xuất xứ rõ ràng và nay vẫn còn tồn tại. Chúng ta cùng tìm cách trả lời câu hỏi: Có thể đồng nhất nhờ thông tin từ văn bia Quán Giá không?
Theo văn bia Quán Giá
Tư liệu rất quan trọng ở đền thờ của Lý Phục Man là 5 văn bia: Bia thời Vĩnh Tộ (năm 1620), bia thời Cảnh Trị (năm 1670), bia thời Bảo Thái (năm 1728), bia thời Gia Long (năm 1803), bia thời Tự Đức (năm 1855)(5). Không thể tìm ra một chữ nào ở 5 văn bia nêu trên viết về Phạm Tu. PGS. TS Trương Sỹ Hùng đã viết trong Thông báo Hán Nôm năm 2009: “còn năm bài văn khắc Hán Nôm trên bia đá ở Yên Sở và phần lớn các thần tích chỉ nói đến đại từ chung là đại vương hoặc cặp từ vinh danh thần”.
Qua cuốn Văn bia Quán Giá của Nguyễn Bá Hân in năm 1995 ghi nguyên văn và bản dịch văn bia thời Bảo Thái (năm 1728) cho thấy: Trang 173 có đoạn dịch từ đoạn chữ Nho ở trang 152: Nãi tuyên chế sử Tổng Soái chư tướng vãng ngự chi Toại đại phá Lâm Ấp vu Cửu Đức, với nội dung liên quan: “Thần quyền Thống lĩnh các chư tướng đem quân đi đánh. Thần đã đại phá quân Lâm Ấp ở Cửu Đức”(6)
Xem cuối trang 173, đầu trang 174 (dịch từ đoạn chữ Nho ở trang 153: Nãi dĩ kỳ đa phục man di chi công Tứ danh Phục Man Tứ tính Lý Thị Thượng công chúa Siêu thăng Thiếu úy tham nghị mộ phủ Nghị thị bách liêu) có đoạn: … “Vì tướng công đã quét sạch được quân rợ nên nhà vua bèn cho tước hiệu là Phục Man (tức người dẹp yên quân man rợ) cho thần được đổi họ theo nhà vua là họ Lý; lại gả công chúa cho thần và phong làm Thiếu úy tham nghị việc triều chính, đứng đầu các quan…”(7)
Đọc phần dịch nghĩa bia năm Bảo Thái thứ 9 (1728) xuất hiện chú thích đáng lưu ý của ông Nguyễn Bá Hân ở hai trang 173, 174. Qua hai chú thích này có thể thấy ông Nguyễn Bá Hân đã đồng nhất theo quan điểm chủ yếu dựa vào việc Sự tích ghi trên văn bia Quán Giá cho là Lý Phục Man thống lĩnh chư tướng đánh Lâm Ấp, được phong Thái úy, đứng đầu các quan; coi đó là vị trí người đứng đầu Ban Võ như của Phạm Tu đã ghi trong chính sử nên đồng nhất Phạm Tu-Lý Phục Man. Đây cũng là quan điểm đồng nhất của tác giả LĐS trong chứng cứ thứ nhất và thứ hai. Vậy ta phân tích vấn đề này dựa theo chính sử:
Dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư, xét nội dung theo văn bia Quán Giá: Lý Phục Man thống lĩnh chư tướng đánh Lâm Ấp, được phong Thái úy.
Qua lời Thần xưng với Lý Thái Tổ: “làm tướng giúp Nam Đế, có tiếng là người trung liệt, được giao trông coi hai dải sông núi Đỗ Động và Đường Lâm”, chúng ta thấy chức vụ cao nhất của Thần khi còn sống là tướng giữ vùng biên cảnh phía Tây (như Tư lệnh quân khu sát biên giới ngày nay) điều này lại được khẳng định: “Đến khi chết, thượng đế khen là trung trực, sắc cho giữ chức như cũ”. Như đã ghi trong chính sử, hoàn toàn không nói đến việc Thần đã làm tướng đánh Lâm Ấp và không đứng đầu quân đội như thống lĩnh chư tướng, không là Thái úy.
Như vậy cả Lý Nam Đế và Thượng đế đều giao cho Tướng quân “trông coi hai dải sông núi Đỗ Động và Đường Lâm”. Bản thân Lý Thái Tổ cũng giao cho Thần vị trí này và được viết rất khéo: “Nay may được bệ hạ thương đến, biết cho thần giữ chức này đã lâu rồi.”
Phạm Tu khi hy sinh (8/545) chắc chắn vẫn là người đứng đầu hàng Võ (phong 2/544) của nhà nước Vạn Xuân. Nếu Lý Phục Man là vị Tướng quân trưởng đứng đầu ban Võ, Tả tướng mà đến cuối lại đi trông coi một vùng biên cảnh phía Tây thì đúng là Tướng quân bị giáng chức. Điều này là phi lý cao độ bởi Thần khi sống “có tiếng là người trung liệt”, thác được “Thượng đế khen là trung trực” không có lý do gì để giáng chức. Ngay cả Lý Thái Tổ cũng vẫn chỉ cho Thần giữ lại chức bị giáng? Như vậy, thì có thể khẳng định khi mất Lý Phục Man hoàn toàn không đứng đầu trăm quan. Không nên ép Lý Phục Man là Phạm Tu nếu không Thần bị “vu khống” một trọng tội với Thượng đế, với Lý Nam Đế và với cả Lý Thái Tổ vì đã giấu diếm tên họ và chức vụ trong khi tứ thơ Ngài đọc rành mạch: “Thiên hạ khi mờ tối, trung thần giấu tính danh, giữa trời nhật nguyệt sáng, ai chẳng thấy dáng hình”. Dễ mắc tội khi quân lắm lắm! Như vậy theo giấc mộng của Lý Thái Tổ ghi trong chính sử, Lý Phục Man là tướng dưới quyền Phạm Tu.
Lịch sử Việt Nam có Phạm Cự Lượng (944-?) là người đầu tiên được phong Thái úy vào năm 986 dưới triều Tiền Lê. Ngay triều trước-thời Đinh Tiên Hoàng, người có vị trí đứng đầu quân đội là Lê Hoàn được gọi là Thập đạo tướng quân.
Như vậy, từ Đại Việt ngoại sử và văn bia Quán Giá không thể lấy việc viết Lý Phục Man đem quân đánh Lâm Ấp được phong Thái úy (có chỗ ghi là Thiếu úy) mà đồng nhất vị tướng này với Phạm Tu. Đồng thời phân tích này cũng làm rõ sự thiếu khoa học ở chứng cứ thứ hai của tác giả LĐS cho rằng theo Việt điện u linh, Lý Phục Man được phong Thái úy, đứng đầu các quan nên đồng nhất với Phạm Tu đứng đầu Ban Võ (Người được ghi trong chính sử).
(còn tiếp)
Phạm Chí Nhân
Thiếu tá, TS, Khoa Kỹ thuật hàng không, Học viện Phòng không-Không quân.
(1) Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 2: Đấu tranh giành độc lập tự chủ (từ năm 179 TCN đến năm 938), Nxb CTQG, H, 2001, tr.149
(2), (3), (4) Đại Việt sử ký toàn thư, Bản in nội các quan bản, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), tập 1, Nxb VHTT, H, 2000, tr.252; 252; 366.
(5) Với thời gian khoảng nửa thế kỷ lập ra một văn bia. Có 3 văn bia đầu cùng nói về thân thế sự nghiệp của Lý Phục Man, trong đó văn bia năm 1728 là văn bia quan trọng nhất cơ bản giống với hai văn bia trước, sau đó không còn văn bia nào viết tiếp nội dung Sự tích. Văn bia năm 1728 là văn bản đã tổng hợp từ các văn bia và tư liệu liên quan về Lý Phục Man. Văn bản này là kết luận rất thống nhất của các nhà trí thức xưa (các nhà Nho trong đó có nhiều người con làng Giá) về Lý Phục Man.
(6), (7) Nguyễn Bá Hân, Văn bia Quán Giá, Nxb Thế giới, H, 1995, tr.173; 174.
(8) Theo tiêu đề bài viết về Lý Phục Man của Nguyễn Khắc Đạm trong cuốn Danh nhân quê hương, Ty Văn hóa thông tin Hà Sơn Bình xuất bản năm 1976

Theo Tạp chí Lịch sử quân sự số 237 (9/2011) tr. 64-69


Tiêu đề: Lại bàn về Danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người?
Gửi bởi: thapbut trong 29 Tháng Chín, 2011, 04:28:29 am
Lại bàn về Danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người?
(phần 2/2)
Chứng cứ thứ ba: để lý giải Phạm Tu được gọi là Lý Phục Man, tác giả LĐS cho rằng do có công lao lớn nên Phạm Tu là phò mã được ban quốc tính, “tục danh” Phạm Tu dần lui vào quá khứ,…
Như cuốn sách vừa viết năm 2010, tác giả LĐS cũng cho rằng Phạm Tu là “lão tướng”. Chúng ta thấy Phạm Tu đã là “lão tướng” thì không thể là phò mã vì Phạm Tu (476-545) hơn Lý Bí (503-548) đến 27 tuổi, có tuổi ngang với tuổi ông của công chúa. Có thể khẳng định độ tuổi của Phạm Tu như sau:
Độ tuổi của danh tướng Phạm Tu khi tham gia khởi nghĩa Lý Bí
Theo tư liệu Quán Giá thì Tướng quân Lý Phục Man trẻ tuổi (sinh khoảng 505-515), Lý Bí (503-548) khoảng vừa sang tứ tuần đã gả công chúa cho Tướng quân, nên công chúa khoảng hai mươi và Tướng quân chắc chắn trẻ hơn Lý Bí và có thể ngoài ba mươi tuổi. Như vậy, có thể Lý Phục Man ngang tuổi với Triệu Quang Phục (?-571) con đại công thần Triệu Túc.
Trong thời gian từ năm 541 đến đầu năm 545, không đủ thời gian và hoàn cảnh để Lý Phục Man này trở thành vị khai quốc công thần hàng đầu của nhà nước Vạn Xuân. Cùng trang lứa, ngang sức ngang tài thì cả Triệu Quang Phục và Lý Phục Man đều chưa được xếp là khai quốc công thần hàng đầu của Lý Nam Đế.
Chúng ta thấy Phạm Tu trong sử sách đã bước qua thời trai trẻ, trở thành thủ lĩnh có uy tín, đã ngao du kết bạn với hào kiệt nhiều vùng khác nhau như Triệu Túc (cha Triệu Quang Phục). Phạm Tu sẽ là bậc cha chú của Triệu Quang Phục, Lý Phục Man.
Việc kiêng tên húy ở làng Giá
Khắp các làng xã giàu truyền thống của Việt Nam, ở đâu cũng đều kiêng tên húy của vị Thành hoàng làng của mình. Ở làng Giá, kiêng từ Man và thường thay bằng từ Men, Miêng. Việc kiêng tên này là hợp lý khi đối chiếu với chính sử vì Thần (Lý Phục Man) đã xưng rõ ràng: “Thần là người làng này, họ Lý tên Phục Man”.
Thần đã xưng tên Phục Man nên hàng chục thế kỷ trước đây người dân làng Giá đã không khó nhọc tìm kiếm tên húy của Thần. Ở địa phương đã coi tên của Thần và hiệu của Thần là Phục Man. Chúng ta tìm ra tên gọi “Phạm Tông” (được coi là vị thân sinh của Thần) xuất hiện khi nào thì sẽ biết lúc đó có người đã kiếm tìm được tên mới họ Phạm cho Thần.
Nếu cứ coi Phục Man là hiệu của Thần, kiêng tên gọi này chứng tỏ cả ngàn năm ở làng Giá không biết tên thật của Lý Phục Man và tên gọi Phạm Tu quả là xa lạ đối với mảnh đất này!
Nếu Lý Phục Man có tên húy Phạm Tu, tại sao ở làng Giá không kiêng tên Tu? PGS.TS Trương Sỹ Hùng giải thích trong bài “Danh tướng Phạm Tu-Lý Phục Man là một hay hai người” đăng trong Thông báo Hán Nôm học 2009: “Khi Phạm Tu được vua ban quốc tính tức là họ Lý và danh hiệu Phục Man, lại được vua gả công chúa ông trở thành phò mã. Lẽ thường theo “mệnh vua phép nước”, bản thân đương sự là Phạm Tu và “phận con dân” thuộc mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, mọi thế hệ người đời không thể trái mệnh vua, nên ngay từ lúc sinh thời tục danh Phạm Tu dần lui vào quá khứ”.
Tại làng Giá, tên tuổi Phạm Tu “dần lui vào quá khứ”?
Hãy xác định thời gian tồn tại tên gọi Lý Phục Man vào lúc sinh thời của Ngài: Từ khi khởi nghĩa Lý Bí bắt đầu đến khi Tướng quân hóa thần lâu nhất là 7 năm (541-548). Tạm coi khi đánh xong Lâm Ấp vào mùa Hạ năm 543, Tướng quân được gọi là Lý Phục Man như vậy rút còn 5 năm. Chưa kể nếu coi Tướng quân mất tại chiến thành cửa sông Tô năm 545 thì chỉ còn có khoảng 2 năm. Vậy là tên húy của Tướng quân phải mất rất nhanh chóng, chứ đâu còn “dần lui” như ý kiến tác giả LĐS và PGS. TS Trương Sỹ Hùng còn cho là đã xảy ra “ngay từ lúc sinh thời”. Điều này quá phi lý đối với “người con quang vinh của làng Giá”(8).
Ngẫm lại câu: “Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.” Đúng là: Bia miệng ở làng Giá đã không có thông tin về Phạm Tu làm sao có thể ghi vào bia đá Quán Giá?!
Phạm Tu có được ban Quốc tính không?
Căn cứ vào chính sử theo lời của Thần: “họ Lý tên Phục Man” thì bản thân Ngài nhận mình mang họ Lý. Do đó việc ban quốc tính cũng có thể truyền miệng mà có. Nhưng xét trong Đại Việt sử ký toàn thư thì ở thời Hậu Lý mới thấy nhà vua ban quốc tính cho một số nhân vật tiêu biểu. Với thời Tiền Lý trước đó hơn 5 thế kỷ, không lẽ Lý Nam Đế thiên vị: Ban cho Tả tướng Phạm Tu quốc tính là Lý Tu, mà Trưởng Ban Văn-Tinh Thiều, Thái phó-Triệu Túc không được ban quốc tính?
Chứng cứ thứ tư: Tác giả LĐS cho rằng theo truyền thuyết làng Giá thì Lý Phục Man hy sinh ở cửa sông Tô Lịch ngày 20 tháng 7 Ất Sửu (545) và thần tích Thanh Liệt phản ánh cái chết Phạm Tu như vậy.
Truyền thuyết làng Giá đến đầu thế kỷ XX có viết Lý Phục Man hy sinh ở cửa sông Tô Lịch vào năm 545 không? Công trình “Góp phần nghiên cứu một vị thành hoàng Việt Nam: Lý Phục Man” của GS Nguyễn Văn Huyên công bố năm 1938 có đoạn viết: “Lý Phục Man chỉ là cái tên vua ban. Cả tên lẫn họ đều không phải tên họ của Tướng công lúc ra đời. Được gia ân mang tên họ mới và sau đấy người ta chỉ còn gọi biệt danh đến nỗi tên gốc hoàn toàn biến mất”.
Công trình của GS Nguyễn Văn Huyên là một nghiên cứu đầy đủ sáng tỏ nhất về vị thành hoàng Lý Phục Man và di tích Quán Giá(9). Qua tác phẩm này, cho thấy:
- Lý Phục Man là một nhân vật mang đậm tính truyền thuyết hơn là nhân vật lịch sử.
- Về cái chết của Lý Phục Man cũng không thống nhất(10):
+ Lý Phục Man thua quân Lâm Ấp nên tự sát.
+ Lý Phục Man bị thua ở Khuất Lạo nên tự sát (mất khoảng 546-548).
+ Lý Phục Man bị chém đầu nhưng vẫn cưỡi ngựa về làng.
Cũng cần lưu ý là, không có việc Lý Phục Man hy sinh năm 545 ở chiến thành cửa sông Tô Lịch. Các văn bia, đại tự, câu đối ở Quán Giá không nói lên điều này, mà thường có chữ “thất tải” chỉ giai đoạn 541-548 Lý Phục Man là tướng của Lý Nam Đế đến khi ông mất (năm 548).
Vậy, truyền thuyết về Lý Phục Man sau này như các bản quốc ngữ (nhất là mấy chục năm gần đây) đã có bổ sung cố gắng để cho giống với nhân vật Phạm Tu: cha họ Phạm (Phạm Tông), hy sinh ở cửa sông Tô vào năm 545,... Căn cứ vào những tư liệu này để đồng nhất sẽ thiếu tính thuyết phục về khoa học.
*
Những chứng cứ đồng nhất mà tác giả LĐS đưa ra có quá nhiều điều được coi là cơ sở lại không có sức thuyết phục. Qua các tư liệu đã nghiên cứu cho thấy thần Lý Phục Man trong giấc mộng của Lý Thái Tổ (sau gần 500 năm kể từ khi Phạm Tu mất) không thể là danh tướng Phạm Tu đứng đầu ban Võ của nhà nước Vạn Xuân. Theo thần tích của hai làng: Quê hương của Phạm Tu ở làng Quang (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) và thần Lý Phục Man là người làng Giá (Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội), danh tướng Phạm Tu không phải là Lý Phục Man ở làng Giá.
Để bạn đọc có thể tìm hiểu đầy đủ công trình nghiên cứu của tác giả bài viết này, xin trân trọng giới thiệu 2 blog chính bàn về vấn đề này (Blog Họ Phạm, blog Tháp Bút, và các bản sách điện tử-ebook). Về cống hiến của danh tướng Phạm Tu(11) có thể tổng kết thành một số điểm chính sau:
1-Vị khai quốc công thần triều Tiền Lý, đứng đầu Ban Võ nhà nước Vạn Xuân (vị Tổng chỉ huy đầu tiên khi nhà nước Việt có bộ máy chính quyền);
2-Người sinh ra bên bờ sông Tô; ở tuổi 70, đã hy sinh oanh liệt ngay ở chiến thành vùng cửa sông Tô (trên đất hương Long Đỗ cổ);
3-Đánh giặc Bắc: có công lớn trong việc hạ thành Long Biên, giải phóng đất nước, rồi kháng chiến chống quân Lương xâm lược;
4-Đuổi giặc Nam: người Việt Nam đầu tiên cầm quân giữ yên bờ cõi phía Nam;
5-Tham mưu cho Lý Nam Đế lập kinh đô, chiến thành cửa sông Tô ở vùng đất Hà Nội thời tiền Thăng Long;…
Nội dung trên đã được tác giả LĐS khẳng định một lần nữa qua đoạn kết bài báo đã nêu.
Phạm Chí Nhân
Thiếu tá, TS, Khoa Kỹ thuật hàng không, Học viện Phòng không-Không quân.
(9) Mục 6 từ trang 443 đến 619 cuốn Nguyễn Văn Huyên tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh-tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội, 2003.
(10) Trong các nhân vật lịch sử Việt Nam hy sinh vì nước hiếm có ai lại có chuyện kể về việc lâm chung phức tạp đến thế.
(11) Đã công bố trên Wikipedia tiếng Việt, blog Họ Phạm ngày 9-4-2011; và blog Tháp Bút ngày 16-5-2010 và các bản sách điện tử “Đi tìm cơ sở đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu”.

Theo Tạp chí Lịch sử quân sự số 237 (9/2011) tr. 64-69


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: caytrevietnam trong 23 Tháng Tư, 2012, 09:18:34 pm
Trong một cuốn sách mới nhất, các tác giả cho rằng Lý Phục Man và Phạm Tu là 1, bác thapbut có thể tìm mua để có thêm tư liệu.

Sách tiêu đề là: "Thành Hoàng Làng Lý Phục Man Ở Hà Nội", xuất bản tháng 4/2012

http://www.minhkhai.com.vn/store/index.aspx?q=view&isbn=5102252344941


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 29 Tháng Tư, 2012, 04:40:04 am
Cám ơn caytrevietnam.
Một trong 2 tác giả cuốn sách đang đi tặng tác phẩm của mình. Một PGS, TS tôi đã biết qua nguyên chủ tịch Hội sử học Hà Nội, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, đến nay nhà HN học đã mất.  Tôi vẫn nhớ buổi gặp ông tưởng là tôi đi tìm cơ sở để muốn ĐỒNG NHẤT, ông cực gay gắt với quan điểm ĐỒNG NHẤT và vị PGS nọ đã bị ăn chửi mặc dù trước đó ông Nguyễn Vinh Phúc "cám ơn" đã được người ta đến tặng sách.


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 29 Tháng Tư, 2012, 04:58:05 am
Mới đây thành viên Wikipedia Viêm mai có bổ sung về Lý Phục Man và làm rõ quan điểm không thể đồng nhất từ tư liệu Thần tích về Lý Phục Man:
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Ph%E1%BB%A5c_Man

Lý Phục Man (? - 547), không rõ họ tên thật. Ông là một danh tướng thời Lý Nam Đế ở thế kỷ 6 trong lịch sử Việt Nam. Vì ông có công thu phục được các bộ tộc thiểu số (người Man) vùng Đỗ Động - Đường Lâm (vùng tây bắc nước ta thời Lý Nam Đế) nên được suy tôn là "Phục Man Tướng Quân". Ông cùng với Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp xâm lược nên đã được vua cho mang họ "Lý") [1]. Ông là người Làng Cổ Sở sau đổi là Làng GIÁ (gồm ba làng: Yên sở, Đắc Sở, Yên Thái thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội ngày nay).Theo Thần Tích tại Quán GIÁ, Ông nổi tiếng là người giỏi võ nghệ, có tài thuần trị được voi. Là một trung thần có nhiều công lao, nên khi mất, ông được nhân dân nhiều nơi tôn thờ làm Thành hoàng làng[2]. Mặc dù vậy, trong các tài liệu chính sử xưa kia không thấy chép về ông. Tên và thần tích của ông xuất hiện trong các tài liệu dã sử như: "Tiền Nam Đế Sự Tích Quốc Âm", Việt điện u linh tập thời Trần; và sau đó được kể lại trong Đại Nam nhất thống chí thời Nhà Nguyễn và trong Thần tích tại đền thờ Ông.

Trong Thần tích Gia Thông Đại Vương xã Yên sở tổng Dương Liễu, tỉnh Hà Đông soạn vào năm Gia Long thứ ba

Trong bản Thần tích này còn ghi lại, cả bản "Tiền Nam Đế sự tích quốc âm" (không ghi tên tác giả), kể: Lý Phục Man vốn người hương Cổ Sở (sau đổi thành Yên Sở). Ngay từ thủa thiếu thời Ngài đã có tư chất anh hùng cái thế, tài nghệ tuyệt vời, cưỡi ngựa bắn cung rất giỏi lại có khả năng thuần trị được voi. Lớn lên theo Lý Nam Đế lập nhiều kỳ công chiến tích, đã trấn trị được cả vùng Đỗ Động – Đường Lâm là nơi xa xôi hiểm trở khó bề cai trị. Ngài đã thao lược binh sỹ , quét sạch đạo tặc khiến dân chúng trong vùng rất mực tôn kính. Khi quân Lâm ấp chiếm Cửu Đức (Hà Tĩnh ngày nay), nhà vua tuyên chế ngài làm tổng soái chư tướng đi đánh dẹp, chỉ trong một trận ngài đã phá được quân Lâm Ấp. Tin thắng trận truyền về , nhà vua đã khen Ngài “ Thực là bậc hào kiệt của Sơn Tây, cho nên không thể không trọng thưởng”. Bèn triệu Phục Man về biểu dương công lao rồi ban cho Phục Man mang họ Lý và gả con gái cho, sau lại thăng lên hàm Thiếu úy và hết lòng sủng ái Ngài. Vua Nam Đế rất chú tâm vào việc biên cương nên sai Lý Phục Man đi trấn giữ vùng biên cương Cửu Đức. Năm Ất sửu niên hiệu Thiên Đức thứ 2 (năm 545), nhà Lương sai Trần Bá Tiên sang xâm lược Vạn Xuân. Quân của Lý Nam Đế bị thua ở Chu Diên (Đan Phượng ngày nay) và Gia Ninh( Việt Trì- Phú Thọ) lão tướng Phạm Tu cùng với Tinh Thiều bị tử trận, khiến vua Lý Nam Đế phải chạy vào động Khuất Liêu (Thanh Sơn , Phú Thọ ngày nay). Lý Phục Man nghe tin bèn sai gia nhân củng cố doanh đồn nơi trọng yếu ý định sẽ chia quân ra bắc. Nhưng đã bị quân Lâm ấp( Chiêm Thành) bất ngờ tấn công vào giữa đêm khuya. Trước tình hình ấy, Ngài cùng gia tướng đột phá vòng vây, quân địch thừa thắng truy đuổi ráo riết. Vừa thiếu lương thực lại vừa không có viện binh, cùng kế Ngài đã tự sát để khỏi rơi vào tay giặc. Các gia tướng đã đưa thi hài ông về quê hương Cổ Sở (Yên Sở ngày nay) an táng cạnh hồ Mã Tân ven sông. Dân làng thương tiếc đã lập đền thờ, tôn Lý Phục Man làm Thành hoàng làng. Các truyền thuyết về ông từ thời Lý Thái Tổ về sau cũng giống như trong Việt Điện U Linh Tập.

Các quan điểm khác nhau về Lý Phục Man

Theo công trình nghiên cứu về Lý Phục Man của GS. Nguyễn Văn Huyên, thì trong các sử cũ (như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt Nam sử lược) không có dòng nào biên chép về Lý Phục Man. Thông tin chủ yếu về ông có trong Việt điện u linh tập và Đại Nam nhất thống chí đều dựa vào truyền thuyết dân gian. Song so với truyền thuyết dân gian ở làng Yên Sở (nơi được xem là quê hương của Lý Phục Man) có mấy điểm, mà trong hai sách không chép, hoặc nói chưa rõ đó là:
Lý Phục Man đã đượcLý Nam Đế gả con gái là Lý nương công chúa làm vợ. Hiện nay, vị công chúa này cũng được thờ trong đình Yên Sở (còn gọi là Quán Giá), ở bên trái ông [4].
Mộ thần Lý Phục Man, tương truyền nằm ở cạnh đầm sen rộng khoảng 2 đến 3 sào, ở giữa vạt rừng, đằng sau đình Yên Sở.[5].
Lý Phục Man được Vua Lý Nam Đế cử đi đánh quân Lâm Ấp. Sau khi đánh tan, ông nhận lệnh ở lại giữ biên cương. khi nghe tin quân của triều đình thất thủ, Lý Phục Man có ý định kéo quân ra bắc chi viện . Song quân Lâm Ấp đã bất ngờ tấn công bao vây doanh trại trong đêm, Ông đã hy sinh trong trận này. Như vậy, theo truyền thuyết, Lý Phục Man mất trong khi Lý Nam đế phải rút vào cố thủ ở động Khuất Liêu (Tam nông, Thanh Thủy thuộc Phú Thọ ngày nay), và trước khi Triệu Quang Phục lên ngôi, tức trong khoảng năm 547 [6].
Cuộc đời ông chỉ còn được lưu lại chủ yếu trong truyền thuyết nên đã được thêu dệt ít nhiều.
Một số người cho rằng ông chính là danh tướng Phạm Tu, song những điều ghi chép trong bản Thần tích Gia Thông Đại Vương (phần Tiền Nam Đế sự tích quốc âm) cho thấy Lý Phục Man không phải là Phạm Tu.
Trong sách Lịch sử Việt Nam (tập I), do Phan Huy Lê-Trần Quốc Vượng-Hà Văn Tấn và Lương Ninh cùng biên soạn, sau khi giới thiệu Lý Phục Man là một vị "tướng quân coi giữ một miền biên cảnh, trong một triều đình hẳn còn sơ sài, có Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ"... các tác giả cũng đã kèm theo lời chú thích rằng: "Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người, và quan hệ với nhau như thế nào, đấy là một vấn đề đã được đặt ra từ rất lâu, nhưng chưa đủ cứ liệu khoa học để kết luận" [7].

Chú thích

1. Theo Thần tích Gia Thông Đại Vương.
2. Theo thống kê của GS. Nguyễn Văn Huyên, thì ở châu thổ Bắc Bộ có 20 làng thờ Lý Phục Man làm Thành hoàng (tr. 463).
3. Dẫn lại theo GS. Nguyễn Văn Huyên (tr. 465-466). Những chữ trong ngoặc là của người soạn đề mục này. Thông tin thêm: Theo tấm bia ghi tiểu sử thần Lý Phục Nam, được khắc năm thứ 3 đời Bảo Thái nhà Lê (1728), hiện có ở đình Yên Sở, thì gần như đời vua nào ông cũng được gia phong, hoặc ban thêm mỹ hiệu, vì “thường tỏ ra linh ứng”.
4. Sau này trong đình Yên Sở, người ta lại thờ thêm một nữ thần nữa, tên là Á Nương, và xem vị này là vợ thứ hai của Lý Phục Man. Theo lời kể, thì người đàn bà này họ Trần, vốn là một cô đầu thời Nguyễn sơ. Một hôm, bà đến dự hội làng Yên Sở thì đột nhiên biến mất, chỉ để lại quần áo trên "gò đuổi cầy". Ít lâu sau, trong làng có nhiều người chết. Nghe lời các thầy bói, dân làng thờ Á Nương ở bên phải Thần hoàng Lý Phục Man, từ đó thôn xóm được yên (lược theo GS. Nguyễn Văn Huyên, tr. 471-472).
5. Thần tích Gia Thông Đại Vương xã Yên Sở, tổng Dương Liễu , tỉnh Hà Đông trang 8- tài liệu lưu trữ tại Viện Hán Nôm ký hiệu AE.a2/9.
6. Thần tích Gia Thông Đại Vương trang 8- văn bản ký hiệu AE.a2/9, Viện Hán Nôm.
7. Trích trong Lịch sử Việt Nam (tập I, tr. 400). Thông tin thêm: Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (do Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn biên soạn. Nxb Giáo dục in năm 2006) thì Lý Phục Man và Phạm Tu là hai người khác nhau. Các ông viết: “Lý Phục Man (? - 545) [một số tài liệu cho rằng Lý Phục Man mất năm 548]...Quân Lâm Ấp quấy phá biên giới, ông cùng Phạm Tu đánh lui,...ông có công khuất phục các thủ lĩnh dân tộc ít người trong vùng nên nhân đó vua Lý ban cho hiệu là Phục Man ...”


Tiêu đề: Re: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man
Gửi bởi: thapbut trong 29 Tháng Tư, 2012, 05:29:07 am
http://hopham.blogspot.com/2011/04/gop-y-voi-tac-gia-truong-sy-hung-va-ban.html
GÓP Ý VỚI TÁC GIẢ TRƯƠNG SỸ HÙNG VÀ BAN BIÊN TẬP THÔNG BÁO HÁN NÔM 2009
(Tháp Bút đã trả lời quan điểm đồng nhất của PGS, TS TSH gần 2 năm trước) Ngày 28. 8. 2010

Danh tướng Phạm Tu, người đứng đầu hàng võ của nhà nước Vạn Xuân là trụ cột triều đình Lý Nam Đế được thống nhất ghi trong sử sách. Một danh nhân không có ai có thể phủ nhận công lao của Tướng công đối với vùng đất Thủ đô dù đã trải qua 15 thế kỷ. Thế nhưng nghi vấn lịch sử lẽ ra phải xếp một bên để đặt tên đường phố mang tên ông. Cho dù có thể đặt tên của Tướng công thành tên một quận của Thủ đô (Chúng ta tin rằng Tướng công là một trong những vị thần thiêng nhất của Kinh đô, gắn với đất Long Đỗ) thế nhưng đến giữa năm 2010 này tên ông còn chưa được đặt cho một con đường nơi ông sinh ra, nơi ông ngã xuống và vẫn tiếp tục bảo vệ mảnh đất ấy theo chiều dài lịch sử của Đất nước. Việc chưa có tên đường Phạm Tu ở thủ đô là điều ngạc nhiên đối với những người biết về Phạm Tu trong đó có những nhà nghiên cứu của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. Nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long, hãy đặt tên cho các con đường đẹp ở Thủ đô mang tên các danh nhân như Triệu Túc, Tinh Thiều, Phạm Tu-tứ trụ triều đình Vạn Xuân. Không nên chờ (gần 35 năm nữa) đến những năm 2044-2045 để kỷ niệm 1500 năm của hàng loạt sự kiện: lập nước Vạn Xuân và dựng thành đầu tiên ở bờ nam sông Hồng, trên đất Long Đỗ cổ, ngày hy sinh của danh tướng Phạm Tu, đúng 100 năm ngày quốc khánh Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Nếu đúng Lý Phục Man là Phạm Tu thì chẳng lẽ đặt tên đường Phạm Tu rồi thì phải đổi tên đường Lý Phục Man? Còn nếu chứng minh là hai nhân vật riêng biệt thì lúc đó đặt thêm tên đường Lý Phục Man có muộn? Trong khi Tp. Hồ Chí Minh đã có tên đường Lý Phục Man từ rất lâu, còn gần đây các thành phố biển Nha Trang, Đà Nẵng đã đặt tên Phạm Tu cho một con phố nhỏ gần bờ biển.
Rõ ràng trong vấn đề này chính sử (văn kiện quốc gia) đang bị yếu thế trước thần phả (văn bản địa phương). Một số nhà nghiên cứu cho phép mình đánh giá tư liệu này tin cậy hơn tư liệu kia, nhưng khi hỏi tư liệu mà họ cho là tin cậy ấy bắt nguồn từ đâu thì họ cũng không trả lời được, hỏi xem có căn cứ nào cho việc đồng nhất không thì lại bảo là chính sử có ý viết như thế(?!). Chính sử đã viết thì ai còn phải bàn luận nhiều? Có phải vấn đề đồng nhất đã bị chi phối bởi tính chất địa phương, sự tranh chấp giữa những nhà nghiên cứu chưa vì lợi ích chung?
Tôi nhớ lại câu của TS. Nguyễn Nhã nói: "Như người ta đã nói: Cái gì của César thì phải trả lại cho César!" Do vậy nên cần bàn một số điểm chưa chính xác trong một bài nghiên cứu công phu của PGS. TS. Trương Sỹ Hùng mà ông cho là có cơ sở chứng minh Phạm Tu và Lý Phục Man chỉ là một người.
(a). Trích: "Theo chúng tôi, danh tướng Phạm Tu hay danh tướng, sau khi chết là danh thần Lý Phục Man chỉ là một người. Mỹ tự “Cảm ứng cư sĩ Phạm Tu, thụy Đô Hồ đại vương, thượng đẳng thần” (感應居士范修謚都湖大王尚等神) trong bản thần tích Phạm Tu ở Thanh Liệt có thể có sự nhầm lẫn. Bằng chứng chắc chắn là sinh thời Lý Nam đế chưa thể có sắc phong thần cho Phạm Tu, bởi lẽ nếu tướng Phạm Tu chết cùng Lý Nam đế ở động Khuất Liêu hay hy sinh ở cửa sông Tô Lịch thì ông còn chết sau vua;" (xem tr. 31)
Xem đoạn này thấy sự lầm lẫn của tác giả: "hay hy sinh ở cửa sông Tô Lịch thì ông còn chết sau vua;" Phạm Tu hy sinh năm 545, ở cửa sông Tô; Lý Bí mất năm 548 ở Khuất Liêu: Làm sao tác giả cho là Phạm Tu chết sau vua Lý Nam Đế?
(b). Trích: "còn khi người hiển thánh thì dân gian tìm mọi cách phù hợp kiêng gọi húy hiệu nên gọi Phạm Tu là thánh Giá, Thiên Nam thánh, thần Lý Phục Man. Hơn tất cả là tính danh do chính vua Lý Nam đế ban tặng, tính thiêng liêng lại gấp bội lần tăng." (xem tr. 33)
Ở đây phải thấy rõ “dân gian tìm” là các tên gọi xuất xứ từ nhân dân, đó là các tên gọi: Đỗ Động tướng quân, Lý Thái úy, Lý Phò mã, Lý tướng quân, thánh Giá,... Còn Lý Phục Man được cho là do vua Lý Nam Đế ban tặng, Thiên Nam thánh do Lý Thần Tông ban tặng. Nên ở câu trước cần loại hai tên gọi do vua ban mà thay vào các tên gọi có xuất xứ từ nhân dân nhằm tránh hiểu lầm ở câu ngay sát sau đó ca tụng tên Lý Phục Man. Vì đã nảy sinh mâu thuẫn giữa 2 câu này bởi "Phục Man" được cho là tên gọi từ thời Lý Nam Đế, do chính Lý Nam Đế ban tặng. Ý nghĩa của việc "Phục Man" là sự an huy của mọi vương triều. Chúng ta thấy các vương triều đều chuộng từ “Phục Man” nên tập trung sắc phong cho thần.
Lý Phục Man - tên gọi do Lý Nam Đế ban tặng, khởi đầu, khi còn sống, đúng giai đoạn lịch sử và ý nghĩa nhất, như các tên gọi các đồng chí "Trường-Kỳ-Kháng-Chiến-Nhất-Định-Thắng-Lợi" mà Bác Hồ đã đặt.
(c). Trích: "Sau đoạn văn trên là trọn vẹn câu chuyện kể cả tình tiết và văn phong, thể hiện là Đại Việt sử ký toàn thư dẫn lại trọn vẹn sách Việt điện u linh như đã dẫn đoạn trên. Lúc này danh tướng Phạm Tu dường như chỉ còn dấu ấn trong trang sử thời Tiền Lý, còn giờ đây tên ông được gọi là thần thiêng Lý Phục Man hay thánh Giá bởi người đã “thác về trời” từ gần 1000 năm trước." (tr. 24)
Đoạn này có nhiều mốc thời gian nên dễ nhầm lẫn: “Lúc này”, “thời Tiền Lý”, “còn giờ đây”, “đã thác về trời” và “từ gần 1000 năm trước” rất dễ làm người đọc hiểu sai và không xác định khoảng thời gian nào là gần 1000 năm.
(d). Trích: "Rõ ràng là nhân dân đã truyền thuyết hóa lịch sử, tìm mọi cách đề cao vị thành hoàng làng mình, gán cho thần những điều linh dị, sao cho hợp với phong thổ, địa danh mà họ đã và đang cư trú. Đời sau, nhiều thế hệ sau vua theo các quan trình nghị ý kiến của dân mà phê duyệt. Sự sai lạc tình tiết, ghép nhặt các mảnh truyện ly kỳ không mấy ai quan tâm, chỉ có các nhà nghiên cứu, chép sử băn khoăn khi có dịp cần xem xét." (xem tr. 32)
Có lẽ đây là tình trạng chung nên các thần phả đều phải đứng trên giai đoạn lịch sử đương thời mà xét. Xem Sự tích về Lý Phục Man để thấy rõ vấn đề này.
(e). Trích: "Triều đình hội kiến, ai cũng tâu vua rằng: “ - Ngoài Đỗ Động tướng quân, không ai có thể thắng được bọn giặc này!”" (xem tr. 25)
Năm 543, khi đánh Lâm Ấp, nhà nước Vạn Xuân chưa thành lập. Không có triều đình nào trước Vạn Xuân cả!
(g). Trích: "Loại bỏ dấu ấn của thuyết phong thủy (các gò đất mang danh long, ly, quy, phượng) thì chứng tích một thành Vạn Xuân hay cung điện sơ khai mà lại tồn tại chưa được 5 năm ở đây là đúng, bởi thế việc thờ vọng Phạm Tu ở Thanh Liệt là chính đáng. Đó là lẽ thứ hai khiến người đời không thể sao nhãng. Lẽ thứ ba, thần phả Phạm Đô Hồ đại vương Thanh Liệt xã (神譜笵都湖大王清列社) “sao lục tại đền Hùng Vương tỉnh Phú Thọ” năm 1934 không có tên người soạn thảo và ngày tháng ấn định văn bản nên độ tin cậy không cao." (xem tr. 31)
Cần xem xét:
1. Không có chuyện kinh đô Vạn Xuân lại ở ngay Thanh Liệt, mà tồn tại 5 năm e quá dài! Khi khởi nghĩa thành công, có lẽ ban đầu bộ chỉ huy nghĩa quân đóng trong thành Long Biên , sau đó có thể mới tập trung về phía nam sông Hồng rồi lập điện Vạn Thọ,...
2. Tài liệu cổ, thần phả ở các di tích có bao nhiêu bản ghi có xuất xứ rõ ràng nếu truy tận gốc tài liệu để học giả xưa soạn. Xin hãy xem lại các tư liệu ở Quán Giá trước khi kết luận tư liệu nào tin cậy.
(h). Trích: "Bằng chứng chắc chắn là sinh thời Lý Nam đế chưa thể có sắc phong thần cho Phạm Tu, bởi lẽ nếu tướng Phạm Tu chết cùng Lý Nam đế ở động Khuất Liêu hay hy sinh ở cửa sông Tô Lịch thì ông còn chết sau vua; thế thì mỹ tự Cảm ứng của Đô Hồ đại vương không bao giờ có là “Nam đế sắc vi” (南帝敕為) được." (xem tr. 31)
Chúng ta có thể tán thành quan điểm Lý Nam Đế không sắc phong thần cho Phạm Tu vì xét bối cảnh kháng chiến chống quân Lương, Lý Nam Đế không có thời gian, điều kiện để suy tôn Phạm Tu.
Còn "Nam đế sắc vi", nước Việt có bao nhiêu vị là Nam đế chứ đâu chỉ có một Lý Bí là Nam đế! "Nam quốc sơn hà, Nam đế cư" thì có Nhà nước Việt là có Nam đế, đời nào cũng vậy.
Việc sắc phong thường diễn ra khi giặc dã đã yên. Phù hợp nhất là vị Nam đế - Lý Phật Tử làm, do Phạm Tĩnh con Phạm Tu là Tướng quốc triều này - triều Hậu Lý Nam Đế (có chữ Hậu ở đầu) mà nhiều tài liệu vẫn chép là triều Lý Nam Đế.
(i). Trích: "Khi Phạm Tu được vua ban quốc tính tức là họ Lý và danh hiệu Phục Man, lại được vua gả công chúa ông trở thành phò mã. Lẽ thường theo “mệnh vua phép nước”, bản thân đương sự là Phạm Tu và “phận con dân” thuộc mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, mọi thế hệ người đời không thể trái mệnh vua, nên ngay từ lúc sinh thời tục danh Phạm Tu dần lui vào quá khứ." (xem tr. 23)
Thật kỳ lạ tại sao ở làng Giá tên tuổi Phạm Tu "lui vào quá khứ" mà chỉ biết đến Lý Phục Man từ thời Lý Thái Tổ. Mà trong khi chính sử (không dưới 2 cuốn sử) lại ghi chép được chính tác giả Trương Sỹ Hùng coi là "không phải là bất cẩn", và có ghi trong Việt điện u linh tập (không phải trong truyện Lý Phục Man).
Theo cuốn Tuyển tập Thần tích của Thăng Long-Hà Nội của Nxb. Hà Nội (chủ biên PGS. TS. Nguyễn Tá Nhí, PGS. TS. Nguyễn Văn Thịnh) trong nội dung viết về thần tích xã Yên Sở có nội dung Tồn nghi đề cập đến việc đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu. Nội dung này cho hay làng Giá hiện chỉ kiêng húy chữ “Man” chứ không kiêng húy chữ “Tu”. Từ đây chúng ta nhận ra: Rõ ràng tên húy của thần Lý Phục Man cũng không phải là Man nên kiêng húy là vô lý, kiêng tên gọi này chứng tỏ cả ngàn năm ở làng Giá không biết tên thật của Lý Phục Man và tên gọi Phạm Tu quả là xa lạ đối với mảnh đất này!
Bộ chính sử lớn của nước ta, cuốn Đại Việt sử ký toàn thư đã để lại những dòng ghi về vị tướng tài họ Phạm như sau:
“Mùa hạ, tháng 4 năm Quý Hợi (543) vua Lâm Ấp cướp quận Nhật Nam, vua sai tướng Phạm Tu đánh tan giặc ở quận Cửu Đức” và:
“Mùa Xuân, tháng Giêng năm Giáp Tý (544), vua lên ngôi, xưng là Nam Việt Đế, lấy niên hiệu là Thiên Đức, đặt trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân là ý mong xã tắc truyền đến muôn đời vậy. Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Lấy Triệu Túc làm Thái Phó, lấy Tinh Thiều, Phạm Tu làm tướng văn, tướng võ”.
Cuốn Việt Nam sử lược cũng viết:
“Qua năm Quý Hợi (543) quân Lâm Ấp lại sang quấy phá quận Nhật Nam, Lý Bôn sai tướng là Phạm Tu vào đánh ở Cửu Đức (Hà Tĩnh), người Lâm Ấp thua chạy về nước.”
Làm sao làng Giá lại bỏ quên đến mức sau 14 thế kỷ để đến nửa cuối thế kỷ XX mới cho Lý Phục Man là Phạm Tu, hay đúng hơn là đến khi có thông tin công bố trên sách báo là Phạm Tu quê ở Thanh Liệt, Thanh Trì? Phải chăng đó là sự suy luận, "tưởng tượng về thời xa xưa" chứ không hề có cơ sở để nói là "dần lui vào quá khứ"?
Lịch sử Việt Nam hiếm có người được phong quốc tính (một dạng khen thưởng đặc biệt) mà tên tuổi bị mai một. Bởi lẽ chính việc được ban quốc tính đã là một sự ca tụng nên lai lịch về nhân vật ấy càng rõ ràng hơn rất nhiều người cũng được ghi trong sử sách.
Những nhà viết sử thời Lý Trần đã biết về Phạm Tu nên thần phả nào có ghi tên ông đều đã được viết một cách cẩn thận. Đừng vì chủ quan, với ý muốn phủ nhận tư liệu khác mà cho "độ tin cậy không cao", nghe như tiếng súng lục “bắn... vào Quá khứ”?
(k). Trích: "Hiện có đến hàng chục bản thần tích viết về Lý Phục Man, nhưng cũng chỉ có vài bản có chi tiết cho biết Phạm Tu là tục danh của Lý Phục Man, còn năm bài văn khắc Hán Nôm trên bia đá ở Yên Sở và phần lớn các thần tích chỉ nói đến đại từ chung là đại vương hoặc cặp từ vinh danh thần." (xem tr. 28)
Tính chính xác của việc nêu “chỉ có vài bản” thần tích “có chi tiết cho biết Phạm Tu là tục danh của Lý Phục Man” cần được chỉ rõ ở bản thần tích nào, đoạn viết ấy cụ thể ra sao? Đây chính là cơ sở có thể đồng nhất mà sao tác giả lại không đi sâu để làm sáng tỏ vấn đề?
Giải thích về điều có thể đồng nhất và không thể đồng nhất:
Bản thân việc "Sự tích đức thánh Giá" xây dựng để vị thần sông Đáy là công thần hàng đầu thời Lý Nam Đế điều đó khiến nhiều điều rất giống với vị khai quốc công thần có thật trong lịch sử Tả tướng Phạm Tu. Đây là những điều khiến nếu chỉ xem qua có thể đồng nhất một cách dễ dàng. Bản thân việc đặt tên sự tích cho thấy sự thiếu cơ sở bởi đúng thì cứ gọi "Danh tướng Phạm Tu" là vững nhất, "vững như bàn thạch".
Tuy nhiên những mâu thuẫn phát sinh trong chính tư liệu về Lý Phục Man chứng tỏ trải dài 1000 năm, theo thời gian tư liệu bổ sung vào dồi dào nhưng không thể thống nhất. Đặc biệt khi thời nay cứ phải lái theo cho đúng đó là Phạm Tu và bởi không có cái gốc của sự thật nên có nhiều giả thuyết đã không thống nhất. Tuy nhiên không ai đưa ra lý do chứng minh tư liệu nào là thêm vào sai, tư liệu nào là gốc-đúng. Vì thực sự không ai có đủ tin tưởng là tư liệu mình đưa ra là đúng hoàn toàn? Đi phủ nhận tư liệu ở Thanh Liệt có lẽ không phải khi lại sử dụng thông tin về Phạm Tu ở đây để bổ sung cho Lý Phục Man (như việc Lý Phục Man mất ở cửa sông Tô). Thế lý luận này như đánh trận lên núi “cheo leo” quá?
Từ sự mâu thuẫn cho thấy tư liệu về Lý Phục Man hiện nay đang có tình trạng đúng sai lẫn lộn như thế làm sao có thể đồng nhất được? Đặc biệt những người lấy lẫn lộn tư liệu Lý Phục Man trẻ tuổi ghép (cơ học) cho Lão tướng Phạm Tu là việc làm của những nhà nghiên cứu là không khoa học vì không đưa ra được lý giải cho những mâu thuẫn.