Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: altus trong 09 Tháng Tám, 2007, 11:39:34 pm



Tiêu đề: Những Năm Tháng Quyết Định
Gửi bởi: altus trong 09 Tháng Tám, 2007, 11:39:34 pm
Xem tại Việt Nam Thư Quán:

http://vnthuquan.net/truyen/truyentext.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n0ntnnn31n343tq83a3q3m3237nvn

Xem bằng Mobile Pocket Reader:

http://www.box.net/shared/23hatcmrtv

(File lấy từ www.thuvien-ebook.com/)


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:44:34 pm
NHỮNG NĂM THÁNG QUYẾT ĐỊNH.


Lời nói đầu

      Bạn đọc thân mến!

      Thắng lợi to lớn mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc ta chống đế quốc Mỹ xâm lược.
      Sau khi quân Mỹ kéo vào miền Nam, đầu năm 1966, tôi được cử vào phổ biến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho các chiến trường Khu 5 và Tây Nguyên.
      Sau đó theo quyết định của Bộ Chính trị, tôi ở lại tham gia chiến trường B1 (Khu 5). Từ tháng 10 năm 1967, tôi được cử vào cùng Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo chiến trường B2 (Nam Bộ).
      Hiệp định Paris được ký kết, tôi cùng các anh ở B2 ra báo cáo tình hình và dự Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương, sau đó ở lại công tác ở Bộ Tổng Tham mưu cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
      Nhân kỷ niệm lần thứ 10 mùa Xuân đại thắng, chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức những ngày kỷ niệm lớn trong hai năm 1984-1985, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân yêu cầu tôi viết cuốn hồi ức này. Qua cuốn sách, tôi muốn giới thiệu với bạn đọc hoạt động của Bộ chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quân uỷ Trung ương và của cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng trong những năm cuối của cuộc chiến tranh, từ năm 1973 đến năm 1975. Hy vọng rằng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp bạn đọc thấy rõ hơn tài thao lược của Đảng ta trong giai đoạn quyết định thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
      Bước phát triển nhảy vọt về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng trong những năm 1973-1975 là một trong những nhân tố quyết định đưa đến Mùa Xuân đại thắng.
      Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, trước âm mưu và hành động của Mỹ - nguỵ công khai trắng trợn phá hoại Hiệp định, Đảng ta đã phân tích tình hình một cách khách quan, khoa học để xác định đúng đắn phương hướng đi lên của cách mạng miền Nam. Suốt trong hai năm 1973-1974, Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta vừa kiên quyết đánh bại kế hoạch bình định, lấn chiếm của Mỹ - nguỵ, vừa kiên quyết tạo thế mới, lực mới ngày càng có lợi cho ta cả ở hậu phương lớn miền Bắc trên đường vận chuyển chiến lược và nhất là ở tiền tuyến lớn miền Nam. Với thế mới, lực mới đã được chuẩn bị để đón thời cơ chiến lược, bước vào mùa khô 1974-1975, Đảng rất nhạy bén phát hiện nhân tố mới xuất hiện trên chiến trường, khẳng định thời cơ chiến lược đã chín muồi, nên kịp thời hạ quyết tâm chiến lược chính xác và táo bạo đẩy nhanh tới cao trào tổng tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường miền Nam. Mùa xuân năm 1975, nhất là từ sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, trong thế chiến lược chung phát triển ngày càng thuận lợi, Đảng ta liên tiếp bổ sung quyết tâm chiến lược nhằm giành thắng lợi lớn nhất, nhanh nhất. Quán triệt quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, các cấp lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường vừa chỉ đạo tác chiến, tiêu diệt địch, giải phóng các địa phương, vừa tập trung tinh lực chuẩn bị hết sức khẩn trương để đánh đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng, gidi phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt, nhạy bén, kịp thời của tập thể Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, các địa phương, các chiến trường, các đơn vị đã chủ động, sáng tạo, thừa thắng xốc tới, hướng mọi hành động theo phương châm "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng".
      Với kết quả động viên sức người, sức của to lớn của cả nước, bằng ba đòn quyết chiến chiến lược (giải phóng Tây Nguyên, giài phóng Huế - Đà Nẵng, giải phóng Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long), quân và dân ta đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch chiến lược hai năm trong vòng hai tháng, giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
      Do trình độ và thời gian có hạn, lại tập trung nói về hoạt động cửa cơ quan Tổng hành dinh trong giai đoạn kết thúc chiến tranh là chủ yếu, cho nên cuốn sách chỉ đề cập một cách khái quát hoạt động trên các chiến trường, cũng như các mặt hoạt động khác trong phạm vi cả nước.
      Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan tổng kết chiến tranh và nghiên cứu lịch sử ở Trung ương, ở Khu 5, Phân viện lịch sử quân sự ở phía Nam và nhiều đồng chí khác đã giúp đỡ tư liệu và góp nhiểu ý kiến quý báu, trong quá trình chuẩn bị và viết cuốn sách này.
      Cũng do trình độ và thời gian có hạn, phạm vi đề tài tuy đã giới hạn nhưng vẫn rất rộng lớn, cuốn sảch chắc chắn không tránh khổi thiếu sót và nhược điểm. Rất mong được sự góp ý của đông đảo bạn đọc.

      Ngày 31-1-1985

      HOÀNG VĂN THÁI


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:46:06 pm
Chương 1
CHIẾN TRƯỜNG CHƯA IM TIẾNG SÚNG


Trong mấy tháng cuối năm 1972, không khí làm việc trong các cơ quan Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền thật khẩn trương và căng thẳng.
      Chúng tôi ở B2(1) thường xuyên nhận được thông báo của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và của anh Sáu Thọ(2), anh Xuân Thuỷ ở Paris cho biết từng bước phát triển cuộc đấu tranh ngoại giao giữa ta và địch.
      Ta và Mỹ đồng ý ngày 31-10-1972 sẽ ký tắt vào văn bản Hiệp định mà hai bên đã thoả thuận.
      Bộ Chính trị cũng chỉ thị cho chúng tôi phương hướng tổ chức các ban liên hợp quân sự bốn bên, hai bên và, thông báo về vai trò của Uỷ ban kiểm soát và giám sát quốc tế, về hội đồng hoà giải và hoà hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau, đồng thời chỉ thị những việc cần triển khai chuẩn bị để thi hành Hiệp định.
      Như mọi người đều biết, phía Mỹ đã lật lọng không chịu ký tắt vào thời gian đã định. Sau khi Ních-xơn trúng cứ tổng thống nhiệm kỳ hai, Mỹ đòi sửa nhiều điểm thuộc thực chất của bản Hiệp định mà hai bên đã thoả thuận. Họ vẫn đòi "rút quân miền Bắc".
      Rõ ràng là cần đẩy mạnh hoạt động quân sự hơn nữa theo tinh thần bức điện anh Ba(3) gửi cho chúng tôi hồi tháng 8, không những nhằm hậu thuẫn cho cuộc đàm phán mà còn tạo thế có lợi cho ta khi Hiệp định được ký kết.
      Trong bức điện gửi cho Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền đề ngày 8-11-1972, anh Văn(4) đã nhắc lại nhận định của Bộ Chính trị về hai khả năng (chiến tranh có thể tiếp tục trong mấy năm nữa hoặc có thể kết thúc trong thời gian tương đối sớm); ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho cả hai khả năng đó.
      Các anh dự kiến: Trước sau phía Mỹ cũng phải ký kết và trong điều kiện đó thì phức tạp nhất là những vấn đề ngừng bắn, quy định vùng kiểm soát, thể thức đóng quân của hai bên. Bức điện cũng gợi ý chúng tôi những vấn đề cụ thể cần suy nghĩ và báo cáo để Bộ Chính trị và Quân uỷ xem xét.
      Cuối tháng 11 năm 1972, chúng tôi vừa theo dõi trên chiến trường, vừa được Bộ Tổng Tham mưu thông báo, ngày càng thấy rõ: trong hai tháng vừa qua, Mỹ đã và đang tranh thủ tăng cường lực lượng cho nguỵ đưa ồ ạt vũ khí và dụng cụ chiến tranh vào miền Nam Việt Nam(5). Chúng ra sức yểm trợ cho quân nguỵ đẩy mạnh hoạt động lấn chiếm và khủng bố, nhằm tạo thế cho nguỵ.
      Rõ ràng Mỹ ở vào thế phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam nhưng lại muốn kết thúc chiến tranh thế giới mạnh, muốn bọn tay sai đứng vững và mạnh lên.
      Ít ngày sau đó, Bộ Chính trị lại khẳng định: Trên thực tế, Mỹ âm mưu tiếp tục dính líu dưới hình thức mới và tăng cường thực lực cho nguỵ ở thế lợi hơn ta, đồng thời ra sức làm yếu lực lượng ta. Và ngay khi ta và Mỹ chưa thoả thuận được văn bản Hiệp định, Mỹ đã dùng chính quyền Thiệu chuẩn bị phá hoại Hiệp định.
      Ngày 27-11-1972, chúng tôi được Quân uỷ Trung ương thông báo: Có nhiều khả năng địch sẽ đánh phá trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, kể cả việc dùng B.52 đánh phá ồ ạt Hà Nội, Hải Phòng. Một tuần sau, Bộ Chính trị chỉ thị cho chúng tôi: Ngay từ bây giờ, ta cần chuẩn bị sẵn sàng đối phó với trường hợp Mỹ liều lĩnh đánh phá trở lại trên toàn miền Bắc và cuộc đàm phán lại bị gián đoạn.
      Chúng tôi nhận được tin anh Sáu Thọ trở về Hà Nội gần như đồng thời với tin Mỹ dùng máy bay B.52 ném bom miền Bắc.
      Thật ra ngay lúc đó chúng tôi rất tin ta sẽ đánh thắng nhưng chưa hình dung hết khả năng quân và dân ta ở ngoài Bắc sẽ đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của địch như thế nào. Một số đồng chí cán bộ tuyên huấn được giao nhiệm vụ theo dõi hoạt động của đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, theo dõi tin bộ đội phòng không và không quân của ta ở miền Bắc đánh trả máy bay B.52 địch.
      Trong hai ngày đầu (18 và 19 tháng 12), chúng tôi cảm thấy đài phát thanh có phút như trục trặc. Những phút lo lắng như 25 năm trước, lại trở lại trong ký ức của tôi. Hồi đó, cuối năm 1947, địch đem hai vạn quân tiến công căn cứ địa Việt Bắc, trong đó có khu đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Bộ Tổng chỉ huy nhận được chi thị của Bác Hồ phải bằng mọì cách bảo vệ đài an toàn, bảo đảm tiếng nói kháng chiến không bị ngắt quãng. Chiến dịch Việt Bắc kết thúc thắng lợi. Anh chị em đài phát thanh đã bảo đảm hoạt động của đài được liên tục.
      Và bây giờ, trong những ngày cuối năm 1972 đáng ghi nhớ này, chúng tôi xúc động biết bao khi những phút lo lắng qua đi, chúng tôi vẫn không ngừng được nghe tiếng nói thân quen và rành rọt của phát thanh viên từ Thủ đô vọng vào: "Đây là tiếng nói Việt Nam! Phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà". Tin ngày 18 tháng 12, tám máy bay địch bị hạ trên bầu trời miền Bắc, trong đó có ba chiếc B.52, hai chiếc rơi tại chỗ, làm náo nức lòng người.
      Không khí trong cơ quan Bộ tư lệnh Miền náo nhiệt hẳn lên.
      Thế là pháo đài bay của không quân Mỹ vừa lao sâu ra hậu phương lớn, ngay trận đầu đã bị trừng trị đích đáng. Thêm những bài báo, những bức tranh đả kích uy thế của không lực Hoa Kỳ được dán lên tờ báo tường của cơ quan.
      Mấy ngày sau, hãng thông tấn AP (Mỹ) thú nhận: "Số phi công Mỹ bị mất trong năm ngày (từ 18 tháng 12 đến 22 tháng 12) bằng 13 phần trăm tổng số phi công đang bị giam ở Bắc Việt Nam".
      Tiếp đến hãng Roi-tơ (Anh) bình luận: "Các nhà quan sát quân sự ở Oa-sinh-tơn ước tính rằng với mức độ bị bắn rơi như hiện nay, chi trong vòng ba tháng nữa, Mỹ có thể hết nhẵn B.52".
      Phía Mỹ bắt đầu hạ giọng. Ních-xơn phải tuyên bố ngừng ném bom, bắn pháo, thả mìn, phong toả bờ biển từ vĩ tuyến 20 trở ra.
      Kissinger lại lên đường đi Paris, tiếp tục cuộc đàm phán. Một sự thú nhận thất bại của mưu đồ gây sức ép lớn với ta.
      Tuy nhiên cuộc đấu tranh ngoại giao cũng còn gặp không ít khó khăn. Sau cuộc họp riêng với Kissinger và khi bản dự thảo Hiệp định về cơ bản đã được hai bên thoả thuận và sẽ được ký vào ngày 23-1-1973, anh Sáu Thọ điện về cho anh Phạm Hùng và Trung ương Cục biết: Cần dự kiến ba vấn đề lớn nổi lên trong việc thi hành Hiệp định sắp tới ở miền Nam:
      1. Về quân sự, thế nào bọn nguỵ cũng còn đòi "rút quân miền Bắc".
      2. Về chính trị, có vấn đề thành lập hội đồng hoà giải và hoà hợp dân tộc.
      3. Vấn đề thả những người bị bắt của hai bên.
      Chúng tôi suy nghĩ và trao đổi ý kiến ngay về những vấn đề này.
      ***
      Mấy tháng cuối năm, theo chủ trương của Trung ương Cục, một bộ phận gồm các anh Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trần Bửu Kiếm và tôi cùng một số cán bộ giúp việc, có nhiệm vụ tập trung nghiên cứu, chuẩn bị cho việc thành lập hội đồng hoà giải và hoà hợp dân tộc, nghiên cứu các thành viên của ta trong chính phủ liên hợp ba thành phần theo tinh thần dự thảo Hiệp định mà ta và Mỹ đã thoả thuận, dự kiến những nhân vật trong thành phần thứ ba có thể hợp tác với ta. Chúng tôi nghiên cứu tổ chức và chức trách từng cấp trong hệ thống chính quyền, làm sao giữ vững và phát triển được lực lượng của cách mạng trong chính quyền, trong các đoàn thể quần chúng, xây dựng được lực lượng vũ trang, tranh thủ được thành phần trung gian và các nhân sĩ tiến bộ về phía cách mạng, tạo nên ưu thế trong tương quan lực lượng giữa ta và đối phương.
      Từ trước ngày Hiệp định được ký cho đến những tháng sau này, ta vẫn chủ trương kiên trì đấu tranh tiến tới thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần sau khi Mỹ rút quân. Chúng tôi cũng được thông báo tin tức về cuộc sang thăm Việt Nam của Chu Ân Lai.
      Về việc thành lập ban liên hợp quân sự, Trung ương Cục đã trao đổi ý kiến và đề nghị lên Bộ Chính trị. Ngày 9 tháng 1, đồng chí Nguyễn Duy Trinh, uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao điện cho biết: Bộ Chính trị cho rằng cuộc đấu tranh sắp tới có thể sẽ khó khăn phức tạp. Vì vậy Trung ương Cục nên cử Trung tướng Trần Văn Trà, với cương vị là phó tư lệnh, làm trưởng đoàn của miền Nam trong Ban liên hợp quân sự bốn bên. Khi Uỷ ban quân sự hai bên thành lập thì sẽ làm trưởng đoàn của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam trong Uỷ ban đó. Giúp việc anh Trà là hai đồng chí phó đoàn sẽ từ Paris về thẳng miền Nam Việt Nam. Mọi việc tổ chức cần thiết và phương hướng hoạt động của đoàn đều được bàn bạc khẩn trương vì chỉ còn vài tuần nữa, tức là ngày 28 tháng 1, phái đoàn ta sẽ đối mặt với những người mà chúng ta đã biết trước rằng họ không có gì là thiện chí.
      Dựa vào điện chỉ đạo của Bộ Chính trị, qua nhiều cuộc trao đổi ý kiến và thảo luận trong Trung ương Cục, chúng tôi nhận thấy điều cốt yếu trước mắt là làm sao chấm dứt sự dính líu của Mỹ; toàn bộ quân Mỹ và chư hầu phải rút khỏi miền Nam. Đạt được yêu cầu đó chính là tạo cơ sở để đưa cách mạng miền Nam tiến lên một bước mới.
      Theo dự thảo Hiệp định đã được ta và Mỹ thoả thuận thì tại miền Nam vẫn tồn tại hai chính quyền, hai quân đội và hai vùng kiểm soát. Về phía địch, bọn nguỵ còn có lợi thế ở chỗ vẫn nắm được các đô thị, các đường giao thông chiến lược, Mỹ vẫn bám lấy chính quyền Thiệu để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Ta đã làm chủ vùng rừng núi và nhiều vùng quan trọng ở nông thôn; có tổ chức chính trị rộng lớn trong quần chúng, lại có lực lượng vũ trang khá mạnh đứng vững trên nhiều địa bàn. Tuy vậy, số dân trong vùng giải phóng chưa nhiều; lực lượng vũ trang trên các vùng phát triển chưa đều. Nếu có những vùng, như ở đồng bằng sông Cửu Long, lực lượng chính trị và vũ trang khá mạnh, áp sát vị trí địch trước ngày ký Hiệp định thì, ngược lại, còn có những vùng lực lượng vũ trang ta còn yếu hơn địch. Nhiều đơn vị bộ đội ta trải qua chiến đấu liên tục trong năm 1972, chưa kịp củng cố tổ chức, bổ sung quân và trang bị vũ khí. Lực lượng so sánh trên đây cho thấy cuộc đấu tranh sắp tới tuy nhiều thuận lợi nhưng cũng còn không ít khó khăn và sẽ rất phức tạp.
      Chúng tôi nhất trí với ý kiến của anh Sáu Thọ tử Paris điện về ngày 17 tháng 1 nói rằng cần đề phòng chiến tranh có thể trở lại do địch gây chiến ở một số khu vực nào đó, thậm chí chiến tranh có khả năng lan rộng. Bởi vậy, đi đôi với đấu tranh chính trị, ngoại giao và pháp lý, việc tranh thủ thời gian củng cố và xây dựng lực lượng, nhất là lực lượng vũ trang trong các vùng căn cứ và giải phóng, là cấp thiết để sẵn sàng đối phó với tình huống chiến tranh trở lại. Trước mắt, địch có thể tập trung lực lượng đánh ra để giành lợi thế trước khi có ký kết. Vấn đề sẵn sàng chiến đấu, tích cực đánh trả địch, giữ vững vị trí, giữ các vùng căn cứ và giải phóng của ta, cũng như vấn đề tranh thủ thời cơ nhanh chóng xây dựng và phát triển các cơ sở hậu cần kỹ thuật là hết sức quan trọng, cần được quán triệt xuống tận cơ sở.
      Nhờ tích cực chuẩn bị triển khai "kế hoạch thời cơ" của Bộ Tổng tư lệnh mà trong những ngày cuối tháng 1 năm 1973, trước khi Hiệp định được ký kết, Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền đã chỉ đạo các chiến trường tiêu diệt hoặc bức hàng, bức rút hàng trăm đồn bốt, giành thế làm chủ hàng trăm ấp trên một số địa bàn có lợi, mở ra thêm nhiều mảng, nhiều vùng quan trọng, cắt đứt và làm chủ nhiều đoạn trên các trục đường chiến lược, chia cắt địch ở nhiều nơi sâu hơn và lớn hơn trước.
      Cái vui trong cơ quan Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 1973 là cái vui chiến thắng mới giành được ở Paris: Phía Mỹ đã phải ký vào bản Hiệp định, Mỹ sẽ rút hết quân khỏi miền Nam nước ta. Thế là sau hơn một trăm năm, sắp đến ngày đất nước ta sạch bóng quán xâm lược nước ngoài. Đó là cái vui của Xuân mới, của việc tổ chức ăn Tết trước để tiễn phái đoàn anh Trần Văn Trà lên đường, bước vào cuộc đấu tranh mới.
      Tin nhận được cho thấy trong những ngày sau khi ký Hiệp định Paris, bọn nguỵ quân, nguỵ quyền tỏ ra hoang mang. Do bị thất bại và bế tắc trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chủ Mỹ đã vượt lên đầu nguỵ Thiệu mà ký với ta một bản Hiệp định ngoài ý muốn của bọn tay sai.
      Tại nhiều nơi phong trào ta mạnh, binh sĩ địch dao động, sợ hãi, ta đã dựa vào pháp lý của Hiệp định, kịp thời đẩy mạnh đấu tranh chính trị và binh vận, giành thêm thắng lợi mới. Điều mà bọn nguỵ Sài Gòn cho là bất hạnh đối với chúng là Mỹ đã "không ép được ta rút quân miền Bắc khỏi miền Nam"; do đó sau khi Mỹ rút, một mình quân nguỵ sẽ phải đối mặt với quân ta trên chiến trường trong thế da báo, xen kẽ cài răng lược, một thế trận mà Thiệu rất không muốn, rất lo sợ.
      Nhưng rồi Mỹ - nguỵ tạm dẹp mâu thuẫn, cùng nhau thực hiện mưu đồ đã thống nhất: Một tay ký, một tay phá. Bọn tay sai ở Sài Gòn theo lệnh Mỹ, đã chuẩn bị trước và bắt đầu thực hiện kế hoạch Lý Thường Kiệt 1973, tung quân đi thực hiện kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" trên toàn miền Nam.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:47:05 pm
Ở B2, trọng điểm đánh phá của địch là đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh quanh Sài Gòn. Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 3 năm 1973, ở đồng bằng sông Cửu Long, địch phân tán quân chủ lực kết hợp với bọn bảo an, dân vệ thực hiện lấn chiếm, cắm cờ giành đất hết sức quyết liệt ở Cai Lậy, Cái Bè (Mỹ Tho), Tân Châu, Hồng Ngự (Kiến Phong), Châu Đốc, Chương Thiện, Phong Dinh, Ba Xuyên thuộc miền Tây Nam Bộ. Tại miền Đông, địch tranh chấp quyết liệt với ta ở Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Gia Định, Biên Hoà.
      Chúng dùng chủ lực, có cả không quân yểm trợ, đánh mạnh khu tiếp giáp vùng giải phóng Phước Vĩnh - Đồng Xoài, Lộc Tấn (Bình Long), Xa Mát (Tây Ninh); dùng biệt kích và bảo an chốt khu vực Bu Prăng và ngã ba Tuy Đức, hòng chặn phá hành lang của ta. Tại Khu 6, địch dùng bộ binh, có xe tăng, pháo binh, không quân yểm trợ, đánh vào nhiều nơi ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Tuy, Lâm Đồng, Tuyên Đức; dùng phi pháo đánh phá vùng giáp ranh để ngăn chặn ta và giải toả thế bị vây ép.
      Trong vòng hơn một tháng sau khi ký Hiệp định, địch đã giải toả và lấn chiếm nhiều khu vực, đặc biệt là quanh các thị xã, thị trấn, ven các trục giao thông quan trọng. Chúng đã chiếm lại gần như toàn bộ 394 ấp mà ta đã giải phóng trước ngày ký.
      Về phía ta, sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực, mặc dù ta đã có dự kiến địch phá hoại Hiệp định, nhưng công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức còn nhiều sơ hở. Chiều hướng tư tưởng khá phổ biến là tin vào khả năng thi hành Hiệp định, tin vào vai trò của Uỷ ban giám sát và kiểm soát quốc tế, Uỷ ban quân sự liên hiệp, tin vào khả năng thành lập hội đồng hoà giải, hoà hợp dân tộc và chính phủ liên hiệp ba thành phần, v.v. Nhưng thực tế đã chứng minh: Do hành động của địch công khai trắng trợn phá hoại Hiệp định ngay từ đầu, nên chiến trường vẫn chưa im tiếng súng.
      Chi riêng Khu 8, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1973, địch đã lấn chiếm 24 xã, 120 ấp, đóng 287 đồn. Về cơ bản, chúng đã "líp" các vùng ta mới mở trước Hiệp định và lấn thêm một số vùng giải phóng cũ. Sau khi Trung ương Cục uốn nắn, từ tháng 4 trở đi, tình trạng lệch lạc nói trên mới được khắc phục, tình hình mới dần dần chuyển biến theo chiều hướng tốt.
      Tại Khu 9, trước và sau khi ký Hiệp định, cũng xuất hiện tương đối phổ biến tư tưởng hoà bình, mất cảnh giác. Đảng bộ Khu 9 đã kịp thời ngăn chặn được chiều hướng tiêu cực ấy. Chỉ gần một tuần sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực, ngày 3 tháng 2 Thường vụ Khu uỷ đã họp hội nghị mở rộng. Hội nghị đánh giá thắng lợi to lớn của việc ký Hiệp định. Quần chúng rất phấn khởi, phong trào đã chuyển lên khí thế mới, tinh thần quân nguỵ sa sút, phong trào ba mũi giáp công của quần chúng có khả năng đẩy lên được. Hội nghị dự kiến: Đứng trước tình hình đó, nhất định địch sẽ phá hoại Hiệp định và thủ đoạn đầu tiên của dịch là tiếp tục bình định lấn chiếm. Chúng sẽ phản kích chiếm lại những vùng đã mất sau ngày 27 tháng 1, nhất là những nơi ta sơ hở; đồng thời dùng hành động phát xít ngăn chặn quần chúng nổi dậy. Hội nghị nhất trí đề nghị lên Trung ương Cục giữ vững thế tiến công, kiên quyết đánh trả địch lấn chiếm, bình định, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tăng cường công tác binh vận, nhằm giữ vững thành quả cách mạng đã giành được và đưa phong trào tiếp tục tiến lên. Đến khi nào địch chịu thi hành Hiệp định, nhất là chịu thi hành các điều khoản ngừng bắn và thực hành tự do dân chủ thì ta sẽ đưa đấu tranh chính trị và binh vận lên hàng đầu, còn mũi tiến công quân sự thì tùy tình hình cụ thể mà vận dụng cho thích hợp. Hội nghị xác định phương thức tiến công là đánh không để cho địch có cớ tố cáo ta, đánh mà tranh thủ được sự đồng tình của đông đảo binh sĩ nguỵ, cô lập được bọn ác ôn và được nhân dân hưởng ứng; đánh để tạo điều kiện đẩy mạnh được phong trào chính trị của quần chúng, công tác binh vận, giành thêm dân, đánh cho địch thấm đòn mà không ảnh hưởng đến đấu tranh ngoại giao của ta. Hướng tiến công chủ yếu là vùng tranh chấp và vùng bị địch kìm kẹp, vùng đông dân nhiều của, nhằm từng bước chuyển vùng tranh chấp lên vùng giải phóng, vùng địch kìm kẹp lên vùng tranh chấp.
      Nhờ nhạy bén về chỉ đạo chiến lược, kịp thời đánh giá đúng âm mưu và thủ đoạn của địch, chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và của ta, xác định đúng phương châm, phương thức hoạt động, chỉ đạo, chỉ huy cụ thể, trên đưới nhất trí, các lực lượng phối hợp hoạt động ăn khớp, cho nên quân và dân Khu 9 đã từng bước giành thắng lợi, đánh bại kế hoạch bình định, lấn chiếm của địch, giữ vững vùng giải phóng.
      Kinh nghiệm chỉ đạo của Khu 9 là bài học về nắm vững quan điểm bạo lực, quán triệt tư tưởng tiến công, chủ động phản công và tiến công địch để bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được.
      Sau thời gian tập trung làm việc với các anh Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trần Bửu Kiếm về công tác chính quyền, từ ngày 20-1-1973, tôi trở lại với công tác quân sự. Công tác này, trong thời gian tôi được Trung ương Cục phân công sang làm việc bên Chính phủ cách mạng lâm thời, do anh Trần Văn Trà, Phó tư lệnh. Lúc này anh Trà đang chuẩn bị gấp để lên đường ngày 28-1-1973, đồng chí Trưởng đoàn quân sự miền Nam đã có mặt ở Tân Sơn Nhất.
      Thường xuyên báo cáo tình hình và nghiên cứu ý kiến chi đạo của Bộ Chính trị về phương châm, phương thức đấu tranh, chăm chú nghe kinh nghiệm của Khu 9, Khu 8 và những thông báo của trên về tình hình chiến trường Khu 5, Tây Nguyên, chúng tôi chuẩn bị cuộc họp của Thường vụ Trung ương Cục vào trung tuần tháng 3.
      Vào những ngày đầu năm 1973 này, công việc thật bề bộn.
      Từ việc triển khai "kế hoạch thời cơ" nhằm giành thêm thắng lợi trước khi có giải pháp chính trị, việc bám sát diễn biến của các chiến trường để rút ra kết luận xác đáng, định ra phương thức hoạt động đúng đắn, đến việc chuyển cơ quan lãnh đạo lên gần phía trước hơn nữa để kịp chỉ đạo các địa phương triển khai tổ chức đấu tranh, chỉ đạo việc trao trả tù binh địch và tiếp nhận người của ta, tất cả đều diễn ra hết sức khẩn trương.
      Một tháng sau khi ký Hiệp định, ngày 27 tháng 2 chúng tôi đã tổng hợp tình hình, kiểm điểm công tác chỉ đạo các mặt để báo cáo ra Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, đồng thời thảo luận đi đến thống nhất trong Thường vụ Trung ương Cục, xác định phương hướng chỉ đạo các địa phương vận dụng phương châm, phương thức đấu tranh và vận dụng kinh nghiệm về đánh địch bình định, lấn chiếm, bảo vệ nhân dân, về củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.
      Bản chỉ thị số 02 của Trung ương Cục thể hiện tinh thần cuộc trao đổi ý kiến trên đã giúp các địa phương có cơ sở để xác định phương thức đấu tranh trong tình hình mới.
      Ngày 2-3-1973, trong cuộc hội nghị quân sự địa phương ở Bù Đốp, có đủ các tỉnh và một số huyện về dự, thay mặt Trung ương Cục, tôi truyền đạt tinh thần bản chỉ thị nói trên: Khẳng dịnh thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc ta sau gần 20 năm chống Mỹ; âm mưu mới của Mỹ - nguỵ; đặc điểm và khả năng phát triển của tình hình; chủ trương, phương châm, phương thức đấu tranh của ta trong tình hình mới.
      Điều mà anh em thảo luận sôi nổi nhất trong cuộc họp này là: Sử dụng lực lượng vũ trang như thế nào cho đúng mức, có lợi nhất, trong điều kiện ta phấn đấu củng cố hoà bình, còn địch thì công khai phá hoại Hiệp định; phối hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và đấu tranh pháp lý như thế nào để phát huy được sức mạnh tổng hợp, giữ vững thế tiến công trong điều kiện mới. Hội nghị nhất trí chống hai khuynh hướng cực đoan: Một là: coi như không có Hiệp định, cứ "làm tới". Hai là: không dám cầm súng đánh lại địch khi chúng tiến công ta, tự trói buộc vào các điều khoản của Hiệp định mà chính kẻ địch đã phá hoại ngay từ đầu.
      Từ Bù Đốp, ngày 7 tháng 3 tôi về tới cơ quan Bộ tư lệnh Miền thì được tin có điện gọi ra Hà Nội họp. Tôi rất mừng, vì sau hơn một tháng thi hành Hiệp định, biết bao vấn đề mới nảy sinh, cần được trao đổi, thảo luận, cần phải xin ý kiến Trung ương để xác định đường đi nước bước trong tình hình mới, tình hình Mỹ - nguỵ đang công khai trắng trợn vi phạm Hiệp định.
      Thế là sau bốn năm, tôi lại có dịp ra Bắc. Cả năm 1972 vừa qua, tôi ít bị sốt rét, sức khỏe tốt, huyết áp tương đối ổn định nên làm việc được liên tục.
      Thời gian chuẩn bị lên đường rất khẩn trương, chúng tôi họp các cơ quan trong Bộ tư lệnh Miền, tổng kết phần quân sự năm 1972 và bàn kế hoạch công tác sắp tới.
      Hội nghị mở rộng Thường vụ Trung ương Cục họp hai ngày 16 và 17 tháng 3, trước hôm chúng tôi lên đường. Sau khi thông qua báo cáo tổng kết năm 1972, Chúng tôi đi sâu vào việc đánh giá tình hình, xác định phương hướng, chuẩn bị ý kiến báo cáo Bộ Chính trị.
      Điếu khiến chúng tôi đặc biệt quan tâm là: Đánh giá thế và lực của ta trên chiến trường và so sánh lực lượng giữa ta và địch. Mỹ và chư hầu đã rút hết quân, nhưng quân nguỵ còn đông, chúng vẫn kìm kẹp được dân, bắt được lính, vẫn được Mỹ viện trợ cả về quân sự và kinh tế. Nơi nào ta mạnh thì binh sĩ nguỵ tỏ ra hoà hoãn. Nơi nào ta yếu và sơ hở thì chúng tập trung lấn chiếm.
      Vấn đề đặt ra trong cuộc họp lần này là xác định cách mạng miền Nam phát triển như thế nào? Địch có chịu chấp nhận việc thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần hay chúng tiếp tục phá hoại Hiệp định?
      Phân tích tư tưởng cán bộ và nhân dân mấy tháng qua, chúng tôi thấy hai khuynh hướng rõ rệt. Một là: Quá tin vào khả năng thi hành Hiệp định dẫn tới lơ là cảnh giác, để địch lấn chiếm, không bảo vệ được thành quả cách mạng. Hai là: Không thấy hết ý nghĩa thắng lợi của việc ký kết, không biết dựa vào Hiệp định để vận dụng phương châm, phương thức đấu tranh thích hợp với điều kiện từng nơi, từng lúc.
      Chúng tôi thấy cần kịp thời chỉ đạo các địa phương khắc phục những biểu hiện lệch lạc giữa hoà bình và chiến tranh, khẳng định quyết tâm vận dụng mọi phương thức đấu tranh để giữ vững và phát huy thắng lợi của Hiệp định, đồng thời kiên quyết đánh trả địch lấn chiếm, bình định. Cần chỉ đạo các địa phương, đơn vị đánh giá đúng tình hình chung và tình hình cụ thể trên từng địa bàn, dự kiến đúng âm mtâl và thủ đoạn của địch, chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và của ta, để vận dụng hình thức đấu tranh thích hợp, đồng thời không ngừng củng cố và phát triển thực lực, củng cố vùng giải phóng, bổ sung quân và trang bị vũ khí, bảo đảm cho lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.
      Cuối cùng, hai vấn đề được hội nghị nhất trí và anh Phạm Hùng kết luận: 1) Trước mắt, chỉ đạo các địa phương dựa vào tình hình thực tế mà chuyển hướng đấu tranh cho phù hợp, kết hợp các mặt quân sự, chính trị, binh vận, pháp lý, để làm chuyển biến tình hình. 2) Về lâu dài, tình hình có thể phát triển theo hai khả năng, hoặc địch chịu thi hành Hiệp định, thành lập được chính phủ liên hiệp ba thành phần, hoặc địch phá hoại, chiến tranh sẽ mở rộng. Phải chuẩn bị cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức để luôn chủ động trong cả hai khả năng đó.
      Cuộc họp chính thức của Thường vụ Trung ương Cục kết thúc chiều ngày 17. Nhưng sau bữa cơm tối, chúng tôi vẫn ngồi lại với nhau đến khuya. Có thêm cả một số anh không dự hội nghị thường vụ hai ngày qua. Chúng tôi vừa trao đổi ý kiến, vừa tâm tình cởi mở giữa những người sắp lên đường và những người ở lại.
      Tình hình đang diễn biến phức tạp và cho thấy có nhiều khả năng chiến tranh sẽ diễn ra quy mô ngày càng lớn. Ta quyết giữ vững và phát triển thành quả cách mạng đã giành được sau gần 20 năm kháng chiến chống Mỹ để đi tới thắng lợi trọn vẹn; còn kẻ địch thì ngoan cố tiếp tục con đường "Việt Nam hoá chiến tranh", cố giữ cho miền Nam Việt Nam trong quỹ đạo thực dân mới của Mỹ. Cuộc đấu tranh một mất một còn giữa cách mạng và phản cách mạng tất yếu diễn ra. Đó cũng chính là phương hướng chúng tôi dự kiến đề đạt với Trung ương và Bộ Chính trị, đồng thời đề ra để các ngành triển khai trong những ngày tháng tới.
      Đoàn cán bộ B2 ra Trung ương họp gồm các anh Nguyễn Văn Linh, Phó bí thư Trung ương Cục phụ trách khu vực Sài Gòn-Gia Định, Võ Văn Kiệt, Bí thư Khu uỷ Khu 9, Trần Nam Trung, phụ trách các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Nguyễn Minh Đường, Bí thư Khu uỷ Khu 8 và tôi, Phó bí thư Trung ương Cục, Tư lệnh B2. Bộ Chính trị đã triệu tập ra họp với thành phần khá đầy đủ.
      Lần này ra Bắc, chúng tôi vẫn phải đi vòng qua hướng Campuchia. Tối 18 tháng 3 lên đường, ngày 19 tới Cra-chi-ê(6) là binh trạm cuối của sư đoàn 470 thuộc Binh đoàn Trường Sơn. Hôm sau, đến binh trạm 53 ở nam Xtung-treng(7). Gặp anh Ất và anh Tuyết chỉ huy binh trạm, chúng tôi được biết các anh đã nhận được chỉ thị của Bộ và anh Đồng Sĩ Nguyên(8) về việc tổ chức bảo đảm cho Đoàn cán bộ B2 ra Bắc. Từ sau Hiệp định Paris, Mỹ tiếp tục đánh phá tuyến vận chuyển chiến lược của ta từ Cra-chi-ê tới biên giới Lào. Chúng tôi tìm hiểu tình hình trên đường đi và việc chuyển hàng của ta. Hàng vẫn vào đều. Các anh đã được thông báo sắp có một đoàn mấy ngàn chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường B2.
      Chúng tôi rất mừng. Hàng vào, người vào không những đáp ứng yêu cầu của chiến trường, mà qua đó còn đoán được ý đồ chiến lược của trên trong tình hình mới.
      Mấy hôm nay, máy bay địch hoạt động mạnh dọc sông Mê Công và đường 13 trên đất Campuchia, nhất là ngã ba sông Xê Kông và Xê- rê-pốc gần Xtung-treng. Chúng tôi phải dừng lại gần hai đêm vì địch đánh phá liên tục không ghép được phà. Lợi dụng khoảng thời gian buộc phải chờ đợi trong hầm mà anh em công binh làm để đón khách, cách bến chừng ba ki-lô-mét, tôi tranh thủ hoàn thành bản báo cáo quân sự. Từ đầu tháng 3, ngoài Bộ đã giục gửi các báo cáo tổng kết ra, kể cả báo cáo tổng kết chiến dịch Nguyễn Huệ(9), nhưng chúng tôi chưa kịp làm.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:48:31 pm
Đêm 22 tháng 3, chúng tôi mới qua sông an toàn. Suốt dọc đường, địch vẫn đánh phá liên tục. Xe đi đêm rất căng thẳng.
      Đêm 23, đoàn xe chúng tôi đến Tà Ngâu, gần giáp biên giới Lào - Campuchia, nơi sư đoàn 470 đặt sở chỉ huy.
      Nhiệm vụ của sư đoàn là vận chuyển từ nam Xa-ra-van trở vào Phi Hà. Từ đó một cánh vận chuyển vào hướng B2, một cánh vào Tà Xẻng cho B3(10), cho cả nam và bắc Tây Nguyên. Đoàn chúng tôi gặp anh Nguyễn Lang, đại tá Tư lệnh sư đoàn 470 và nhiều anh em quen biết cũ, được nghe báo cáo về tình hình tuyến đường do sư đoàn phụ trách. Các anh rất phấn khởi cho biết lực lượng vận chuyển và bảo đảm đã được chấn chỉnh và tăng cường mạnh hơn nhiều so với mấy năm trước. Các lực lượng vận tải thuỷ bộ, thông tin liên lạc, phòng không, công binh đều được củng cố, bổ sung. Việc tiếp tế khá đầy đủ. Hơn nữa từ Lào trở ra, sau Hiệp định Paris, địch đánh phá ít hơn nên ta đã tổ chức sản xuất được rau xanh. Đời sống bộ đội các binh đoàn dọc đường được cải thiện hơn nhiều hơn so với trước. Sức khỏe anh em tốt.
      Anh Nguyễn Lang bố trí cho tôi gặp và nói chuyện với cán bộ thuộc cơ quan sư đoàn bộ. Thay mặt cán bộ và chiến sĩ B2, tôi nói lên lòng biết ơn của chiến trường đối với anh em trên đường vận chuyển chiến lược, đã góp bao công sức và xương máu để tăng thêm sức mạnh chiến đấu cho quân và dân miền Nam. Tôi cũng phác lại bộ mặt của con đường này bảy năm về trước khi tôi vào Tây Nguyên. Hồi đó đường đang được khai phá còn nhỏ hẹp, nay đã trở thành con đường rộng lớn, con đường huyết mạch chuyển nguồn sức mạnh của hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn, cho các mặt trận Quân khu 5, Tây Nguyên, Nam Bộ và vận chuyển cho bạn ở chiến trường Campuchia. Giới thiệu cục diện chiến trường mấy tháng sau Hiệp định Paris, âm mưu và thủ đoạn của địch, yêu cầu tăng cường lực lượng và sẵn sàng chiến đấu của ta, tôi tỏ lòng mong đợi anh em tiếp tục cố gắng chỉ đạo vận chuyển, bảo đảm kế hoạch chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn. Một trong những điều tôi lưu ý anh em là cần hạn chế đến mức thấp nhất sự tiêu hao, nhất là tránh lãng phí sức người, sức của trên đường vận chuyển.
      Hôm sau, 24 tháng 3, chúng tôi đến binh trạm 37 ở ngã ba Phi Hà. Đây được coi là "ngã ba chiến lược" về mặt vận chuyển, không phải vì nó ở gần Tà Xẻng (biên giới ba nước Đông Dương) mà nó là điểm phân ranh giới vận chuyển: phía tây-nam cho B2 và sang phía đông cho B3. Nhớ lại năm 1966 khi vào chiến trường B3 tôi cũng dừng chân lại đây, khi ấy còn là một rừng cây rậm rạp, và gặp đoàn cán bộ y tế do anh Vũ Văn Cẩn, Cục trưởng Cục Quân y phụ trách, được Quân uỷ phái vào để nghiên cứu khắc phục bệnh sốt rét ở B3. Lúc đó, sức khỏe của bộ đội chiến trường này đang là vấn đề nóng bỏng. Lần này trở lại đây, Phi Hà đã thành một nơi trống trải, bị bom Mỹ cày phá khắp vùng.
      Từ Phi Hà trở ra, chúng tôi không đi qua bến Bạc mà theo con đường mới qua sông Xê Kông ngược lên Xa-ra-van. Đường này kín đáo hơn, địch đánh phá cũng ít hơn, nên chúng tôi có thể tranh thủ đi ban ngày. Chiều 24 đã vượt được sông Xê Kông. Sau khi sang sông, trong khi chờ xe sau, tôi gặp mấy đồng chí bạn Lào trong Tỉnh uỷ A-tô-pơ cũng đi công tác qua đây. Chúng tôi gặp nhau, thăm hỏi sức khỏe, thăm hỏi tình hình. Các đồng chí bạn rất vui vẻ, lạc quan. Có đồng chí nói tiếng Việt khá sõi. Từ ngày địa phương được giải phóng, chính quyền đã được củng cố, nhưng bọn phỉ vẫn hoạt động khá mạnh, nhất là trên vùng cao nguyên Bô-lô-ven. Thật cảm động được gặp những người bạn chiến đấu ngay trên con đường Trường Sơn này, con đường đã gắn bó ba dân tộc Đông Dương anh em trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.
      Chia tay với các đồng chí bạn, chúng tôi tiếp tục lên đường và tối 25 đến binh trạm Xê Nọi ở chân phía bắc cao nguyên Bô-lô- ven. Đây là một nơi đã được chuẩn bị chu đáo để đón tiếp phái đoàn Xi-ha-núc trên đường từ miền Bắc nước ta về vùng giải phóng Campuchia sau ngày ký Hiệp định Paris, nay dùng làm doanh trại của một đơn vị công binh làm đường. Khu nhà được xây trên một đồi cây cao, to và thưa nhưng rất kín đáo. Cảnh thiên nhiên rất đẹp, nhà cửa xây dựng bằng tre, gỗ nhưng khá khang trang. Ban đêm có cả ánh sáng điện.
      Sau hơn một tuần đi liên tục khá căng thẳng, chúng tôi quyết định dừng lại nghỉ ở đây một ngày cho lại sức. Anh em ở trạm tổ chức đi săn, bắn được một con nai. Hôm đó chúng tôi được tắm rửa thoải mái, lại được chiêu đãi một bữa thịt nai tươi nên người tỉnh táo hẳn lại. Những ý kiến trao đổi không chính thức trong Đoàn cán bộ B2 diễn ra mấy ngày qua, nay lại được tiếp tục, khi thì tay đôi, tay ba, có khi cả đoàn. Tình hình chiến trường, công việc sắp tới những vấn đề sẽ báo cáo và xin ý kiến Trung ương. luôn luôn chi phối luồng suy nghĩ của chúng tôi.
      Ở miền Nam hiện nay là chiến tranh hay hoà bình? Rõ ràng không phải chiến tranh đang diễn ra như trước, nhưng cũng không phải chiến trường đã im tiếng súng. Làm thế nào để đánh giá tình hình đúng đắn nhất, để đề đạt phương hướng nhiệm vụ, phương châm, phương thức thích hợp nhất trong cuộc hội nghị quan trọng sắp tới của Bộ Chính trị.
      Trong buổi trao đổi sáng hôm nay, 26 tháng 3, các anh Võ Văn Kiệt và Nguyễn Minh Đường cho biết rõ thêm về tình hình vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là âm mưu của địch trên chiến trường vùng 4 chiến thuật (11).
      Trải rộng tấm bản đồ trên mặt bàn, các anh nói về âm mưu của địch trên địa bàn vùng 4 chiến thuật. Dựa vào so sánh lực lượng đang còn có lợi cho chúng (có nơi địch năm, ta một) địch chủ trương thực hiện điều mà anh Võ Văn Kiệt khái quát lên gọi là "ba ngăn" (ngăn quần chúng nổi dậy; ngăn chính quyền nguỵ sụp đổ; ngăn quân nguỵ tan rã). Từ đầu tháng 3, ta được biết chúng đề ra kế hoạch cụ thể bình định vùng 4 chiến thuật trong năm 1973, nhằm mấy mục tiêu: 1) Chiếm 85% đất; 2) Kìm kẹp 95% dân; 3) Khôi phục lại tình hình như trước tháng 3 năm 1972. Chúng hy vọng hoàn thành kế hoạch này trong vòng một năm, tức là vào cuối tháng 2 năm 1974. Địch chia kế hoạch ra làm ba bước. Bước thứ nhất (từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1973), chúng sẽ bình định, lấn chiếm vùng Chương Thiện; bước thứ hai (từ tháng 6 đến tháng 9) sẽ bình định, lấn chiếm U Minh; bước thứ ba (từ tháng 10 năm 1973 đến tháng 2 năm 1974) sẽ bình định nam Cà Mau và củng cố các vùng mới kiểm soát. Trong các vùng nói trên, địch coi Chương Thiện là mục tiêu hàng đầu.
      Chương Thiện gồm các huyện Vĩnh Thuận, Gò Quao và một phần Giồng Riềng (Rạch Giá), Long Mỹ (Cần Thơ), Ngang Dừa (địch gọi là Kiến Thiện, thuộc Bạc Liêu). Đây là một địa bàn cơ động, nằm giữa một vùng ruột các tỉnh sông Hậu. Địch hy vọng dùng địa bàn này làm bàn đạp tiến công căn cứ U Minh và làm nơi án ngữ, bảo vệ thành phố Cần Thơ, mà chúng thường gọi là Tây Đô của đồng bằng sông Cửu Long.
      Qua trao đổi ý kiến, chúng tôi phán đoán địch sẽ tập trung lực lượng lớn, gồm cá binh chủng kỹ thuật yểm trợ, trước hết tiến công lấn chiếm địa bàn Chương Thiện, rồi vào căn cứ U Minh và lấn xuống Cà Mau, nhằm các mục tiêu giành đất, giành dân đã đề ra.
      Quân và dân Khu 9 đã nhận được chỉ thị của Trung ương Cục xây dựng kế hoạch sẵn sàng đánh địch, làm thất bại ý đồ của chúng tiến công lấn chiếm vùng châu thổ.
      Càng trao đổi ý kiến, phân tích tình hình chiến trường, càng thấy âm mưu thâm độc của địch, thấy phấn đấu nhằm thực hiện khả năng giữ vững hoà bình là cuộc đấu tranh còn vô cùng phức tạp và khó khăn.
      Ta mong muốn thực hiện Hiệp định, nhưng địch không ngừng vi phạm và phá hoại ngày càng trắng trợn.
      Chiến tranh lan rộng, phải chăng là điều khó tránh khỏi?
      Buổi chiều, tôi lững thững ra thăm lại đoạn đường mà năm 1966 tôi đã từng qua, khi đi trên tuyến Trường Sơn này để vào chiến trường Tây Nguyên và Khu 5. Hồi bấy giờ, những đoạn đường mới đang mở ra ở phía nam sông Bạc, do bộ đội công binh làm dưới sự chỉ huy của anh Nguyễn Văn Nhạn, đang còn là những con đường quân sự làm gấp, nhưng địch đã đánh hơi thấy và dùng máy bay đánh phá ác liệt suốt ngày đêm.
      Bộ đội công binh và thanh niên xung phong mở đường dọc Trường Sơn trong những ngày đầu đánh Mỹ đã trải qua những năm tháng gian khổ hơn nhiều so với hồi mở đường lên Tây Bắc. Ăn uống thiếu thốn, sốt rét lao động khẩn trương, địch đánh phá ác liệt. Không có lòng yêu nước rất nồng nàn, ý chí quyết chiến quyết thắng rất cao của quân đội cách mạng, tinh thần "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", thì làm sao vượt qua được những thử thách, gian lao đến với mỗi người từng ngày, từng giờ.
      Những cây chuối rừng bên đường dần dần xơ xác. Có những đơn vị bộ đội hành quân qua đây đã phải lấy nõn chuối chấm muối hoặc nấu với mắm khô và nước suối. Có khi cơm cũng không đủ no, muối cũng không đủ mặn. Nhiều chiến sĩ bị sốt trên đường hành quân đã phải gửi lại dọc đường. Ngay trong đoàn chúng tôi trên đường vào Nam hồi đó cũng có đồng chí cảnh vệ phải ở lại. Sức thanh niên cường tráng mà có người cũng không chịu nổi những cơn sốt rét rừng.
      Chi mấy năm sau, bộ mặt tuyến đường Trường Sơn từ Lộc Ninh trở ra đã khác hẳn. Địch vẫn tiếp tục đánh phá ngày càng ác liệt hơn. Chúng đã dùng các loại máy bay, kể cả B.52 đánh phá, dùng chất độc hoá học làm trụi lá cây, bom na-pan đất cháy rừng, thả các loại mìn sát thương, dùng cả khí tài điện tử để phát hiện phương tiện và người qua. nhưng đều vô hiệu. Đường ta vẫn tiếp tục mở, ngoài trục đường chính lớn hơn, còn có biết bao đường vòng, đường tránh. Vận chuyển cơ giới cả hai chiều. Xe vào chở hàng, chở bộ đội, xe ra chở thương binh. Ô tô lấy xăng dầu ngay gần đường, ống dẫn dầu đã vào tới bản Phồn, nam Xa-ra-van.
      Tuyến đường đã nối liền hậu phương lớn với là tiền tuyến lớn. Bằng mồ hôi và cả máu đổ trên con đường này, quân và dân hai miền Nam-Bắc, với sự giúp đỡ của nhân Lào và Campuchia anh em, đã sát cánh bên nhau vượt qua những tháng năm khó khăn gian khổ ngoài sức tưởng tượng, để có được thắng lợi hôm nay. Từ đây đến ngày toàn thắng, tuyến đường kỳ diệu này - Tuyến đường Hồ Chí Minh - mà biết bao báo chí trên thế giới luôn luôn ca ngợi như những con đường trong thần thoại, mãi mãi vẫn là mạch máu tiếp nguồn sức sống bất tận cho chiến trường.
      Ngày 27 tháng 3, chúng tôi lại lên đường và dừng chân ở cơ quan đoàn bộ sư đoàn 471 trong một khu rừng thưa, kín đáo, có dòng suối trong vắt chảy dưới chân đồi, ở phía nam huyện Mường Noòng. Đoàn được anh em tiếp đón chu đáo và tối hôm đó xem bộ phim màu, vở chèo Trần Quốc Toản ra quân.
      Từ đây đường đi an toàn hơn. Chúng tôi càng có điều kiện tranh thủ đi ban ngày.
      Chiều 28, tới K94, một binh trạm trực thuộc sư đoàn 471 cũng là nơi đón đoàn khách chính phủ Campuchia tháng trước. Tối hôm đó, anh Đặng Tính, Chính uỷ Đoàn 559, từ ngoài Bắc vào cũng vừa tới đây. Anh mới nhận công tác ở đường Trường Sơn sau Hiệp định Paris. Chúng tôi quen biết nhau từ lâu. Trong kháng chiến chống Pháp, anh ở Tả Ngạn rồi về Cục Tác chiến và trước khi vào Trường Sơn, anh là Chính uỷ Quân chủng Phòng không - Không quân. Một con người luôn luôn lạc quan, yêu đời, sâu sát cán bộ, chiến sĩ và phát huy sức mạnh của tập thể để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Mọi người yêu mến anh còn vì anh vui tính, cởi mở. Anh yêu thích văn nghệ, biết hát chèo và hay làm thơ. Dọc đường Trường Sơn, các chiến sĩ lái xe thường kể về những bài thơ của anh, trong đó có bài mà anh em gọi là "đầy bụi bậm":

      Chào những đoàn dũng sĩ
      Lái xe trên Trường Sơn!
      Đầu xanh mà tóc bạc
      Vì lớp lớp bụi đường
      Chào những đoàn ngựa sắt
      Mình đầy lá nguỵ trang
      Xanh màu xanh Trường Sơn
      Mà sao đầu vẫn bạc
     
Anh kể với chúng tôi về tình hình miền Bắc, về trận Điện Biên Phủ trên không ở Hà Nội và tình hình dọc đường từ ngoài vào.
Điều không ngờ tới là chỉ vài ngày sau, khi đoàn chúng tôi ra tới Hà Nội, thì được tin xe của anh bị mìn trên đường 23 xuống Xa-ra-van và anh đã hy sinh. Máy bay lên thẳng đưa thi hài anh ra Hà Nội. Tôi đã đến viếng anh, cố nén xúc động trước linh cữu một người đồng chí thân thiết, quý mến, rất trung thực, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm rất cao.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:50:45 pm
Ngày 29, chúng tôi từ K94 tiếp tục cuộc hành trình ra Bắc. Đường được mở rất rộng, nhất là đoạn từ Mường Noòng đến Bản Đông- đường số 9. Có đoạn trước đây chỉ là một cái "ngầm" luôn bị đánh phá, nay được sửa và mở rộng thành bến bãi hoặc đã trở thành quãng đường bằng phẳng, ba xe tránh nhau dễ dàng.
      Từ Bản Đông đi về Lao Bảo, chúng tôi dừng lại đôi chỗ để nghe các đồng chí cán bộ dẫn đường giới thiệu cuộc phản công của ta đánh bại cuộc hành quân "Lam Sơn 719" với trên 70 tiểu đoàn địch, trong mùa xuân 1971. Hồi đó Ních-xơn và Thiệu đều coi cuộc tiến công này "có tính chất quyết định". Địch đặt hy vọng "cắt đứt cổ họng Việt cộng", tức là cắt đường vận chuyển chiến lược của ta. Vậy mà chỉ sau hai tháng, ta đã đánh thắng nhiều trận lớn, chúng phải rút lui với những thất bại nặng nề.
      Trên suốt dọc con đường dài gần 20 ki-lô-mét, trước mắt chúng tôi còn nhiều chiếc xe tăng, xe thiết giáp của địch phơi xác bên đường, xích sắt đã hoen gỉ.
      Tới Hướng Hoá trời còn sớm, chúng tôi tranh thủ xem xét chiến trường Khe Sanh mà trung tâm là sân bay Tà Cơn. Những địa danh Khe Sanh, Làng Vây, Tà Cơn đã một thời là đề tài của những bài hát của nhiều nhạc sĩ và cũng là đề tài mà báo chí Mỹ và phương Tây hàng ngày nói đến, hồi xuân hè năm 1968. Các tướng lĩnh Mỹ đã không giữ được lời cam kết với tổng thống của họ, buộc phải đưa lính thuỷ đánh bộ lên rừng "sống chết với Khe Sanh".
      Nhưng rồi quân Mỹ phải tháo chạy khỏi cứ điểm này sau năm tháng bị tiến công và vây hãm "để tránh một trận Điện Biên Phủ thứ hai". Mặt trận Khe Sanh, với trận tiêu diệt cứ điểm Làng Vây, đánh dấu mốc đầu tiên của xe tăng ta xuất hiện đối mặt với quân Mỹ trên chiến trường miền Nam. Binh chủng thiết giáp vừa ra quân đã đánh thắng trận đầu.
      Sân bay Tà Cơn còn tốt, bộ đội ta vừa bảo vệ sân bay vừa quản lý kho tàng, một "chân hàng" lớn của ta được bố trí ở đây, có bộ đội phòng không bảo vệ để "rót" dần vào chiến trường.
      Lúc này Tỉnh uỷ Quảng Trị ở phía bắc đường số 9, giữa Cam Lộ và Đông Hà. Chúng tôi tới cơ quan Tỉnh uỷ chập tối ngày 30 tháng 3. Anh Thản, trước là Bí thư Vĩnh Linh, nay là Bí thư Tinh uỷ Quảng Trị và anh Bình, Tỉnh đội trưởng ra tận đường cái đón đoàn. Các anh cho biết về tình hình vùng giải phóng sau ngày ký Hiệp định. Ngay từ đầu câu chuyện, điều khiến chúng tôi chú ý là vấn đề phân vùng, nhất là ở Quảng Trị -Thừa Thiên, nơi đất hẹp, quân nguỵ còn đông. Rõ ràng nếu phân vùng đồng bằng cho địch, còn ta ở vùng ven và rừng núi thì chỉ lợi cho chúng. Phải giữ cho được thế xen kẽ cài răng lược ở cả phía tây và đông đường số 1, dù ở đưới đồng bằng ta chỉ có những lõm nhỏ, lực lượng còn yếu, phong trào quần chúng chưa phát triển, đấu tranh hợp pháp còn khó khăn, nhưng là điều rất quan trọng để ta giành thế thuận lợi, giữ vững và phát triển phong trào.
      Các anh nói lại những ngày căng thẳng kéo dài khi địch phản kích lấn chiếm cảng Cửa Việt. Một cuộc giành giật gay gắt diễn ra liên tục nhiều ngày đêm trước và sau khi ký Hiệp định. Địch bốn lần tung quân mở mấy cuộc càn lớn mang tên "Sóng thần" để cố lấn chiếm cho được bến cảng tiếp giáp hai miền, một cửa khẩu quan trọng đối với việc chi viện tuyến lớn của ta. Chúng tôi được biết các anh ở Hà Nội đã không yên tâm ăn Tết cũng vì cuộc tranh chấp kéo dài này. Trong trận cuối cùng, Quân uỷ Trung ương đã phái anh Lê Trọng Tấn vào trực tiếp chỉ huy và sau đó ta tiêu diệt phần lớn chiến đoàn thiết giáp của địch và thắng lợi đã thuộc về ta.
      Sáng hôm sau, xe chúng tôi ra đường số 1. Anh Đồng, Bí thư Vĩnh Linh ra tận cầu Hiền Lương đón đoàn.
      Tôi cố nén xúc động đặt chân lên cầu, chiếc cầu mới tạm ghép bằng phà nhưng đã vĩnh viễn nối liền hai miền đất nước. Hai chục năm qua, kẻ thù muốn chặt đứt cầu Hiền Lương, ngăn dòng sông Bến Hải, nhằm mãi mãi chia cắt đất nước, chỉa rẽ Bắc - Nam. Nhưng đất nước ta là một, dân tộc ta là một. Quyết tâm sắt đá và ý chí ngoan cường của nhân hai miền Nam - Bắc đã nối thông nhịp cầu Hiền Lương, nối liền hai bờ sông Bến Hải.
      Chúng tôi qua thị trấn Hồ Xá. Mười năm liền, thị trấn nhỏ bé này đã gan góc đối mặt hằng ngày, hằng giờ với bom đạn địch. Phố xá bị phá huỷ, chỉ còn lại những đống gạch vụn, những cột xi măng cốt thép gãy đổ. Hai bên bờ sông và dọc cầu Hiền Lương đến Hồ Xá, lác đác đã có những căn nhà lá mới được dựng nên.
      Dừng lại một đêm trên đất Vĩnh Linh kiên cường, chúng tôi được nghe chuyện Vĩnh Linh đất thép, nghe chuyện Cồn Cỏ anh hùng.
      Qua bao nhiêu ngày địch đánh phá ác liệt nhất, cán bộ chiến sĩ, nhân dân Vĩnh Linh vẫn kiên cường bám trụ. Từ đầu năm nay, một số cụ già trẻ em trước đây sơ tán mới bắt đầu trở về. Lúa xuân đã trổ bông. Cánh đồng đã dần dần trở lại xanh tươi bát ngát.
      Trong căn hầm rộng rãi, kiên cố cách thị trấn Hồ Xá vài ki-lô-mét, vốn là cơ quan cấp uỷ, là cơ sở chỉ huy tiền phương của khu Vĩnh Linh, chúng tôi cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương nói chuyện rất khuya. Suốt mấy năm qua, từ căn hầm này, mọi mệnh lệnh chiến đấu, nhiều tin chiến thắng đã được phát ra, động viên khí thế chiến đấu và tinh thần bám trụ của Vĩnh Linh đất thép, của Cồn Cỏ anh hùng. Trước đây, chúng tôi chỉ biết tin chiến thắng của quân và dân Vĩnh Linh, Cồn Cỏ qua đài, qua báo, nay ngồi nghe chính những đồng chí lãnh đạo và chỉ huy quân sự ở địa phương kể chuyện, chúng tôi càng xúc động và cảm phục. Tháng 6 năm 1968, Bác Hồ đã gửi thư khen Vĩnh Linh hạ chiếc máy bay thứ 200 của giặc Mỹ. Hai tháng sau, Bác lại gửi thư khen Cồn Cỏ, trong một giờ hạ liền ba máy bay địch. Nói về công việc trước mắt, các anh thấy nhiệm vụ mảnh đất tuyến đầu này của hậu phương lớn còn rất nặng nề. San lấp hố bom, phục hoá đồng ruộng, xây dựng trường học và bệnh xá, củng cố lực lượng vũ trang bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, tiếp tục phát huy vị trí tuyến đầu của hậu phương lớn miễn Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam, tất cả đã được đặt ra và đang khẩn trương thực hiện nhám làm cho cuộc sống của nhân dân và chiến sĩ mau chóng trở lại bình thường.
      Sáng sớm hôm sau chúng tôi tiếp tục lên đường và tới Đoàn bộ 559. Anh Đồng Sĩ Nguyên đi công tác vắng, gặp anh Phan Khắc Hy và các anh trong Bộ tư lệnh, được nghe các anh nói một cách khái quát về tuyến đường vận chuyển chiến lược.
      Mười bốn năm trước, con đường đã ra đời, từ khi Quân uỷ Trung ương giao nhiệm vụ chỉ huy đội quân mở đường cho đồng chí Võ Bẩm, nhiều quãng lần theo những vết chân đầu tiên từng đặt lên đây từ cuộc kháng chiến trước. Đến nay con đường đã hinh thành ngày càng rõ nét cả trên bản đồ và trên thực địa.
      Cuộc sống chiến đấu kiên cường của hàng chục vạn người con ưu tú của Tổ quốc, đã từ các nẻo đường của đất nước về đây, khảo sát, mở đường, vận chuyển, giao liên, chiến đấu bảo vệ đường, chung sức chung lòng lập nên công trình chiến lược quan trọng góp phần quyết định thắng lợi đối với công cuộc giải phóng miền Nam, với cả sự nghiệp cách mạng của cả ba dân tộc Đông Dương.
      Từ những bước chân đầu tiên của một đơn vị giao liên, của đội vận tải đường bộ mới được thành lập, vận chuyển thô sơ (gùi thồ), với yêu cầu tuyệt đối bí mật "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng", đến ngày nay, đường vận chuyển chiến lược không còn là cái mà kẻ địch gọi là "đường mòn" nữa. Từ đầu năm 1965, địch cứ đánh ta cứ mở, đến nay nó đã trở thành hệ thống đường vận chuyển cơ giới, đường bộ, đường sông, đường ống, hệ thống kho tàng, bến bãi, hệ thống trận địa hoả lực binh lực bảo vệ đường - với hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong - nối liền Bắc Đông Dương với Nam Đông Dương.
      Nói về binh đoàn xây dựng và bảo vệ con đường lịch sử này, đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: "Thắng lợi to lớn của cách mạng miền Nam không tách rời hoạt động của Đoàn 559. Thắng lợi của miền Nam và hoạt động của Đoàn 559 là hai sự kiện vĩ đại của dân tộc ta".
      Do bộ đội rút kinh nghiệm bảo vệ đường ngày càng tốt và kiên quyết đánh trả địch một cách có hiệu quả, nên đến nay (1972-1973) tính ra tỷ lệ bom của địch trúng mặt đường đã giảm xuống chỉ còn 0,18 phần trăm số bom chúng ném xuống tuyến đường này.
      Mạng đường tiếp tục vươn xa, tiến sâu hơn nữa vào chiến trường. Đến nay (1973), ta đã có nhiều trục đường dọc, đường ngang, đường tránh, đi vào các hướng của chiến trường với độ dài hơn 10.000 ki-lô-mét.
      Kết quả mạng đường mở ra ngày càng hoàn chỉnh, lượng hàng và binh lực vào chiến trường ngày càng nhiều, càng nhanh, đã chứng minh sự lớn mạnh cả về thế và lực của ta từ hậu phương đến tiền tuyến. Kẻ địch đã phải thừa nhận sự thất bại của bom đạn và máy bay trinh sát điện tử, của các loại bom ném rải khắp dọc đường, trước sức mạnh ngày càng nhân lên của con đường kỳ diệu. Nói về sức sống mãnh liệt của con đường này, báo chí Mỹ đã phải thừa nhận: "Chúng ta chỉ có thể làm cho việc vận chuyển chi viện của họ chậm lại, bắt họ phải trả giá cao, nhưng chắc chắn chúng ta không ngăn chặn được họ" (Tạp chí Mỹ Tuần tin tức ngày 31-3-1969).
      Chia tay với các anh trong Bộ tư lệnh Đoàn 559, 14 giờ hôm đó (ngày 1 tháng 4) chúng tôi ra sân bay Đồng Hới. Chiếc máy bay IL.14 đã chờ sẵn.
      Trời về chiều. Từ trên máy bay nhìn xuống, chúng tôi vẫn thấy khá rõ những hố bom lỗ chỗ, nhất là bên những nút giao thông, những bến phà. Nhưng nổi lên vẫn là màu xanh bát ngát của đồng lúa xuân dưới ánh nắng chiều đầu hè. Màu xanh đó cũng chính là màu xanh bất diệt của dân tộc. Hai lần chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã bị quân và dân ta đánh bại. Vết thương chiến tranh còn rớt máu, nhưng miền Bắc nhất định không và sẽ mãi mãi không bao giờ "trở lại thời kỳ đồ đá" như bọn hiếu chiến Mỹ mong đợi.
      Trái lại, chính vì leo thang chiến tranh ra miền Bắc mà giới cầm quyền Mỹ đã bị cả loài người lên án, đã làm cho nước Mỹ "trở thành một nước mất lòng người rất nhiều, một nước đáng ghét nhất thế giới" như Mông-gô-mê-ry, thống chế Anh đã nhận xét (trên tờ Thời báo Niu Y-oóc ngày 5-7-1968).


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:51:23 pm
17 giờ, máy bay chúng tôi bay trên bầu trời Hà Nội, một Hà Nội anh dũng kiên cường và thông minh sáng tạo, một Hà Nội rất đẹp và đáng yêu, Thủ đô trái tim của cả nước.
      Một trong những nguyện vọng đầu tiên của Đoàn cán bộ B2 là sớm được đi viếng Bác. Lăng Bác đang chuẩn bị khởi công xây dựng. Thi hài Bác được các bác sĩ bảo vệ chăm sóc tại một địa điểm nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
      Mấy ngày sau khi ra tới Thủ đô, chúng tôi được anh Vũ Kỳ tổ chức cho cả đoàn lên viếng Bác. Ngồi trên xe, tôi nhớ lại hai lần cuối được gặp Bác những năm qua.
      Lần thứ nhất vào đầu năm 1966, khi tôi đang chuẩn bị lên đường vào chiến trường Khu 5 để truyền đạt nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bác cho gọi tôi lên. Nhiều đồng chí trong Bộ Chính trị cũng có mặt hôm đó tại căn nhà đơn sơ, nơi Bác làm việc. Bác hỏi thăm sức khỏe, hỏi việc thu xếp gia đình ở hậu phương, Bác căn dặn việc đi đường và cuối cùng Bác trao nhiệm vụ, chuyển lời thăm của Bác và Ban Chấp hành Trung ương Đảng tới cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam. Rồi đột nhiên, Bác quay lại hỏi các anh trong Bộ Chính trị:
      - Đã bao lần tôi yêu cầu vào Nam sao các chú không thu xếp cho tôi đi? Bao nhiêu cán bộ khác như chú Thái đây đi được, sao các chú không để tôi đi?
      Tôi còn nhớ Bác tỏ ra không đồng tình khi các anh báo cáo vì lý do sức khỏe của Bác. Năm đó Bác đã 76 tuổi.
      Lần thứ hai, vào tháng 4 năm 1969, khi tôi đã vào công tác ở Nam Bộ. Anh Phạm Hùng và tôi được triệu tập ra dự Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng để quán triệt việc đánh giá tình hình và nắm vững chủ trương lãnh đạo của Trung ương trước âm mưu chiến lược mới của địch.
      Một buổi, Bác cho gọi hai chúng tôi đến. Bác đã yếu nhiều so với ba năm trước. Các anh trong Bộ Chính trị dặn chúng tôi: Để giữ sức khỏe cho Bác nên không để Bác làm việc; các anh đến gặp Bác chỉ nên báo cáo trong phạm vi một giờ và chỉ báo cáo với Bác những tin vui, tránh không để Bác buồn và phải suy nghĩ.
      Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị đó. Buổi đầu đến gặp, Bác ân cần tiếp chúng tôi, hỏi thăm sức khỏe, tình hình đi đường, tình hình đồng bào và bộ đội ở miền Nam.
      Trước ngày chúng tôi trở lại chiến trường, Bác lại cho gọi anh Phạm Hùng và tôi đến. Chúng tôi được ăn cơm cùng với Bác. Bữa đó Bác ăn hết một bát cơm đầy. Thấy vậy, chúng tôi rất vui.
      Khi chúng tôi ra về, Bác bắt tay và đột nhiên hỏi lại điều mà năm xưa tôi đã được nghe:
      - Thế bao giờ các chú thu xếp cho Bác vào Nam?
      Chúng tôi nhìn nhau, vừa cảm động, vừa không biết trả lời Bác thế nào. Chúng tôi hiểu rằng Bác đã yếu nhiều. Việc Bác vào Nam không chỉ là nguyện vọng của Bác mà còn là điều mong ước ngày đêm của 14 triệu đồng bào trong đó. Chúng tôi cũng hiểu rằng câu hỏi của Bác còn bao hàm ý nghĩa một nhiệm vụ mà Trung ương và Bác trao cho. Quân và dân miền Nam phải ráng sức hoàn thành sớm nhiệm vụ Bác đề ra trong Thư chúc Tết năm nay là "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào", hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam để đồng bào sớm được đón Bác vào thăm.
      Cuối cùng, anh Phạm Hùng thưa với Bác điều suy nghĩ đó. Bác tỏ ra vui lòng, căn dặn chúng tôi đi đường, động viên chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ và không quên nhắc chúng tôi chuyển lời Bác thăm hỏi cán bộ, đồng bào chiến sĩ miền Nam.
      Chúng tôi không hề nghĩ rằng, sau khi trở lại chiến trường, và khi đợt 1 của chiến dịch Bình Long năm 1969 vừa kết thúc (tháng 5 năm 1969) lại chính là lúc Bác viết Lời Di chúc. Vào cuối đợt 2 của chiến dịch (cuối tháng 8 năm 1969) chúng tôi nhận được bức điện của đồng chí Bí thư Quân uỷ Trung ương cho biết Bác mệt. Điện nói: Bác hỏi chiến dịch Bình Long thế nào? Các anh trong Quân uỷ thưa với Bác: Bộ đội miền Đông đánh tốt. Đến đầu tháng 9, khi tôi cùng các anh trong Bộ tư lệnh Miền đang chỉ huy đợt 3 của chiến dịch thì Trung ương Cục nhận được tin Bác đã đi xa.
      Kể sao cho xiết nỗi xúc động của chúng tôi, những người từng được sống gần Bác trong nhiều năm, vừa thấy sự vĩ đại, cao cả của Bác, vừa thấy sự giản dị, thân thương của Người, lại mới được gặp Người cách đây không lâu. Tôi sang gặp anh Phạm Hùng. Anh đang bị sốt. Báo tin buồn xong, chúng tôi ngồi lặng hồi lâu. Không ai ngờ rằng, gặp Bác hồi tháng 4 lại là lần gặp cuối cùng.
      Anh Hùng bảo tôi cùng Ban Tuyên huấn Trung ương Cục thảo bức điện gửi ra Hà Nội. Trong đời, chưa bao giờ cầm bút mà trong lòng xúc động mạnh như lần này. Thảo xong, chúng tôi đưa anh Phạm Hùng và các anh trong Trung ương Cục, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam thông qua. Điện có những đoạn sau:
      "Trong giờ phút đau thương và xúc động này của cả nước, miền Nam ân hận chưa hoàn thành thắng lợi triệt để sự nghiệp giải phóng dân tộc để đón Người vào thăm, thoả lòng mong ước bấy lâu của Người và thoả lòng mong ước bấy lâu của toàn thể đồng bào, cán bộ và chiến sĩ đã theo lời kêu gọi thiêng liêng của Người mà anh dũng và bền bỉ chiến đấu ròng rã trên hai mươi năm nay.
      Để xứng đáng với công ơn trời biển của Hồ Chủ tịch, xứng đáng với sự chăm lo, săn sóc của Người, đồng thời cũng để thực hiện ước mong cao đẹp của Người, theo con đường mà Người đã vạch ra cho toàn dân và toàn quân ta, 14 triệu đồng bào miền Nam xin hứa với 17 triệu đồng bào miền Bắc ruột thịt, nguyện đoàn kết sắt son, triệu người như một, biến đau thương thành sức mạnh, quyết kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, quyết chiến, quyết thắng đánh cho quân Mỹ phải rút hết sạch, đánh cho nguỵ quân, nguỵ quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc".
      Anh Nguyễn Hữu Thọ được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cử dẫn đầu Đoàn cán bộ miền Nam ra dự lễ tang Bác.
      Trên chiến trường, bộ đội đã biến đau thương thành sức mạnh, liên tiếp giành thắng lợi giòn giã trong đợt 3 của chiến dịch Bình Long.
      Thấm thoát bốn năm đã trôi qua. Lần này ra Bắc, chúng tôi không còn được nắm bàn tay của Bác và nghe lời nói ân cần, ấm cúng của Bác mà chỉ được chiếm ngưỡng Người đang yên nghỉ.
      Vẫn vầng trán cao, nét mặt tươi, da hồng hào. Chúng tôi đứng hồi lâu không đồng chí nào cầm được nước mắt, tự thấy ân hận chưa thực hiện được điều mong ước sâu xa của Bác.
      Hai nhiệm vụ Bác giao, đồng bào và chiến sĩ cả nước mới làm được một nửa: đã "đánh cho Mỹ cút", nhưng chưa hoàn thành "đánh cho nguỵ nhào". Phải đi nốt chặng đường còn lại để thoả lòng Bác khi Người đi xa và để đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác.
      Ngồi trên xe trở về Hà Nội, chúng tôi im lặng hồi lâu. Ai cũng muốn ghì sâu hình ảnh của Bác đã suy nghĩ về những bước đi sắp tới của cách mạng miền Nam.
      Quân đội nguỵ được Mỹ khuyến khích và hỗ trợ đang thực hiện "ngừng chiến nhưng không ngừng bắn". Hiệp định đã được ký kết nhưng kẻ thù vẫn hàng ngày gây tội ác. Máu đồng bào, đồng chí vẫn tiếp tục đổ. Tiếng súng trên chiến trường miền Nam không những chưa im, mà đang có chiều hướng ngày càng tăng lên rõ rệt. Xác định đúng hướng đi lên của cách mạng miền Nam, đã và đang trở thành một vấn đề rất cấp bách.

      Chú thích:

      (1) Chiến trường từ Khu 6 vào Nam Bộ.
      (2) Đồng chí Lê Đức Thọ, uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.
      (3) Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
      (4) Đồng chí Võ Nguyên Giáp, uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
      (5) Trước khi rút quân ra, Mỹ đã đưa vào miền Nam gần 700 máy bay các loại. 500 khẩu pháo, 400 trăm xe tăng, xe bọc thép và rất nhiều tàu chiến, dự kiến đưa thêm một số lớn binh khí kỹ thuật, tăng dự trữ vật tư chiến tranh của quân nguỵ lên mức tương đối cao, gần 2 triệu tấn.
      (6, 7) Hai tỉnh thuộc vùng đông bắc Campuchia.
      (8) Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559).
      (9) Chiến dịch đánh Lộc Ninh, Bình Long và dọc đường 13 năm 1972.
      (10) Chiến trường Tây Nguyên.
      (11) Do địch phân chia, gồm hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:52:34 pm
Chương 2
HƯỚNG ĐI LÊN CỦA CÁCH MẠNG MIỀN NAM


      Hai ngày sau khi chúng tôi tới Hà Nội, anh Ba Duẩn gặp cả đoàn cán bộ B2. Anh Ba và các anh trong Bộ Chính trị muốn tranh thủ nghe ý kiến của cán bộ chiến trường để chuẩn bị cho hội nghị tháng sau.
      Chúng tôi đến, Anh Ba thân thiết bắt tay, hỏi thăm sức khỏe từng người. Anh cho biết cuộc gặp mặt sáng ngày 3 tháng 4 này chưa phải là cuộc họp chính thức, nhiều vấn đề rất lớn cần có thời gian suy nghĩ, trao đổi, bàn bạc kỹ để có nghị quyết xác đáng. Bởi vậy, anh sẽ chỉ nêu một số vấn đề để chúng tôi suy nghĩ, chuẩn bị trước khi chính thức làm việc vào tuần sau. Những vấn đề anh nêu ra có những điểm trùng hợp với những điều mà chúng tôi còn băn khoăn, đã từng trao đổi với nhau trong tháng qua, nhất là trong suốt cả cuộc hành trình ra Bắc, để cố tìm ra đầy đủ đáp số.
      Anh Ba vào đề ngay, nói thẳng những vấn đề mà anh dự định gợi ý để chúng tôi suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến. Đại ý anh nói:
      Trước hết, đánh giá thắng lợi của Hiệp định Paris thế nào? Đó là thắng lợi, là thành quả của cả quá trình kháng chiến chống Mỹ lâu dài. Mỹ đã chịu ký kết, đã buộc phải rút quân nhưng Thiệu còn, nguỵ quân, nguỵ quyền còn, quân địch còn đông, trang bị còn nhiều. Vậy ý đồ của Mỹ là gì, của Thiệu là gì? Chúng mạnh ở chỗ nào, yếu ở chỗ nào? Ta cũng vậy, mạnh yếu ra sao? Cần dựa vào thực tế chiến trường mà phản ảnh đầy đủ. Ngay cả cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân cũng cần được đánh giá cho rõ, cả thắng lợi và cả khuyết điểm.
      Hai là, cách mạng miền Nam đã chuyển sang giai đoạn mới chưa? Nếu đã chuyển thì nội dung thời kỳ chuyển tiếp này là gì phương châm, phương thức đấu tranh phải như thế nào cho phù hợp?
      Ba là, trên cơ sở dó, cần xem lúc này đường lối cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam cần giải quyết vấn đề gì, cần nắm những khâu gì, nhất là trong thời kỳ chuyển tiếp, để đi đến thắng lợi cuối cùng?
      Bốn là, những vấn đề cấp bách trước mắt mà chỉ đạo cần quan tâm là gì? vấn đề quan trọng nhất có phải là giành dân, giành quyền làm chủ, xây dựng cơ sở xã, xây dựng huyện hay không?
      Riêng về mặt quân sự, cần xem phải xây dựng lực lượng vũ trang địa phương thế nào, xây dựng quả đấm chủ lực ra sao, biên chế thế nào để chủ lực có sức mạnh? Cần kiên quyết tổ chức lại cho tinh. Trước hết, từ tiểu đội đến tiểu đoàn, quân số phải đủ. Muốn vậy, có nên thu bớt đầu mối đơn vị, bổ sung quân cho các đơn vị còn lại và rút bớt cán bộ xuống cơ sớ để làm công tác vận động quần chúng, giúp đỡ phong trào không?
      Anh cho biết thêm: Tháng 4, Bộ Chính trị chưa họp. Các anh còn nghe ý kiến và tiếp tục suy nghĩ, chuẩn bị nội dung cho kỹ để họp vào tháng 5 và sau đó, họp. Hội nghị Trung ương lần thứ 21 vào tháng 6. Trước khi chia tay, anh nhắc lại:
      - Suy nghĩ kỹ đi, chuẩn bị ý kiến chu đáo, tuần sau sẽ trao đổi, thảo luận.
      Tôi thấy cách làm việc của anh Ba rất linh hoạt, năng động, tạo cho cán bộ có hướng suy nghĩ để rồi cùng nhau bàn bạc cặn kẽ, tìm ra chân lý, tạo nên nhất trí.
      Cách làm đó giúp cho Trung ương và Bộ Chính trị nắm chắc hơn nữa tình hình các chiến trường, trên cơ sở đó đề ra phương hướng đúng đắn, đưa cách mạng miền Nam tiến lên.
      Hôm sau chúng tôi họp đoàn, phân công ai tập trung vấn đề gì; những nội dung gì cần trao đổi chung, những vấn đề gì cần đề nghị cơ quan Bộ Quốc phòng cung cấp cho rõ hơn.
      Chúng tôi được Bộ Tổng Tham mưu cho biết thêm về tình hình địch, cả Mỹ và tay sai, cả ở nước Mỹ và Đông Nam Á; về nội dung cuộc gặp gỡ Mỹ - Trung; về kết quả tuyển quân.
      Các anh bên Tổng cục Hậu cần cho biết về tình hình chi viện các mặt trong ba tháng đầu năm nay và những tháng còn lại của năm 1973. Tôi cũng làm việc với Tổng cục Chính trị, phản ánh tình hình chính trị tư tưởng của cán bộ và bộ đội sau Hiệp định Paris và tìm hiểu khả năng bổ sung cán bộ cho chiến trường.
      Chúng tôi dùng điện đài của Bộ, trao đổi ý kiến với anh Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục và các anh "Ở nhà", về những vấn đề cần thiết và nắm thêm tình hình chiến trường từ ngày chúng tôi lên đường.
      Thế là, với ý kiến gợi ý của anh Ba và tình hình do các cơ quan Bộ cho biết, lại có ý kiến trao đổi của các anh ở Miền, đoàn chúng tôi có cơ sở để bàn bạc kỹ về những vấn đề cần báo cáo với Bộ Chính trị. Tuy còn có những vấn đề chưa hoàn toàn nhất trí nhưng qua các cuộc trao đổi thảo luận trong đoàn, bước đầu đã giúp chúng tôi sáng thêm nhiều vấn đề quan trọng.
      Ngày 4 tháng 4, chúng tôi nhận điện của anh Nguyễn Chức, phụ trách phòng tác chiến, sau đó là điện của anh Lê Đức Anh, Tư lệnh Quân khu 9, cho biết tổng quát tình hình tháng 3. Trên địa bàn quân khu, địch mở hơn một nghìn cuộc hành quân cấp đại đội và tiểu đoàn, tập trung vào Chương Thiện. Như vậy là so với những tháng trước, số lượng cuộc hành quân của nguỵ đã tăng lên gấp rưỡi, nhưng phi pháo có giảm hơn trước, hiệu quả các cuộc hành quân cũng không kém hơn. Quân và dân Khu 9 kiên quyết phản công và tiến công địch, chúng phải co lại. Số đồn ta gỡ nhiều hơn số đồn địch lấn chiếm.
      Thực tế đó, đối chiếu với những điều anh Ba gợi ý, vấn đề đặt ra với chúng tôi là phương châm, phương thức đấu tranh nên như thế nào cho sát với tình hình chiến trường, khi địch ngày càng công khai vi phạm Hiệp định, đẩy mạnh bình định, lấn chiếm.
      Từ ngày 12 tháng 4, anh Ba và một số anh trong Bộ Chính trị làm việc với đoàn, những ngày làm việc không mang tính chất một cuộc hội nghị chính thức. Đoàn chúng tôi báo cáo, các anh vừa nghe, vừa trao đổi ý kiến hoặc hỏi thêm những điều chưa rõ, gợi những vấn đề cần suy nghĩ thêm.
      Tôi báo cáo tình hình chung về mặt quân sự, một bản báo cáo vừa mang tính chất tổng kết năm 1972, vừa nhận định về hình thái địch, ta từ ngày ký Hiệp định Paris. Anh Sáu Đường (Nguyễn Minh Đường) báo cáo các mặt chính trị và quân sự Khu 8, anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) báo cáo tình hình Khu 9, anh Năm Nga (Trần Nam Trung) báo cáo về miền Đông và ngày 19 đến lượt anh Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) báo cáo về lực lượng chính trị và phong trào đô thị.
      Nghe đến đâu, anh Ba thường cho dừng lại để hỏi thêm, gợi ý thêm. Có khi anh phát biểu luôn suy nghĩ của mình về một mặt nào đó để cùng chúng tôi trao đổi ý kiến.
      Anh quan tâm hỏi về hệ thống kìm kẹp của chính quyền Thiệu, về vấn đề giành dân, giành quyền làm chủ; về chính sách dân tộc, tôn giáo; về khả năng tuyển quân tại chỗ; về vận dụng tư tưởng tiến công địch cả về quân sự, chính trị, binh vận, pháp lý; về phương châm, phương thức đấu tranh nhằm làm thất bại âm mưu bình định, lấn chiếm của địch.
      Ngày chủ nhật, 15 tháng 4, gọi là nghỉ vì không làm việc với anh Ba, nhưng thực ra những vấn đề từ thực tiễn đặt ra, cũng như những gợi ý của anh Ba và các anh trong Bộ Chính trị, vẫn tiếp tục bám lấy luồng suy nghĩ của chúng tôi. Nhiều vấn đề lớn, phức tạp, không thể suy nghĩ giản đơn mà có thể tìm ra đáp số. Tôi dành thêm thời gian xem lại những ghi chép của mình, tiếp tục suy nghĩ chuẩn bị thêm ý kiến.
      Mấy ngày tiếp theo, trước khi nghe anh Mười Cúc báo cáo, anh Ba lại nêu thêm ý kiến của anh, những ý kiến như tạm gói lại bước đầu, sau mấy ngày làm việc. Đại ý anh nói:
      - Mấy hôm nay nghe các anh báo cáo, tôi suy nghĩ dữ lắm. Hôm nay tôi phát biểu một số vấn đề.
      Trước hết: Về âm mưu của Mỹ. Đế quốc Mỹ đã chịu thua, phải ký Hiệp định để rút quân, lấy tù binh. Nhưng Mỹ còn thực hiện học thuyết Ních-xơn, còn can thiệp vào Nam Việt Nam, song can thiệp chỉ có mức độ. Có thể rồi đây Mỹ không dám can thiệp trở lại nữa vì nội bộ nước Mỹ rối loạn, lủng củng lắm, nó can thiệp có mức độ là thế nào, là tiếp tục viện trợ để nguỵ tự lực được, để Thiệu đứng vững. Mỹ chưa chịu từ bỏ Thiệu, miền Nam còn trong tình trạng chiến tranh, chưa có hoà bình. Thiệu không chịu thi hành Hiệp định, không chịu chính phủ liên hiệp ba thành phần, không chịu hoà hợp dân tộc, dân chủ, dân sinh. Nó sợ tình hình ổn định thì ta mạnh lên.
      Mỹ muốn hạn chế ta đánh lớn, nên vừa để cho Thiệu phá hoại Hiệp định, vừa gò Thiệu thi hành những điều khoản nào đó của Hiệp định để ta không có cớ đánh lớn. Học thuyết Ních-xơn bị Hiệp định ràng buộc. Thiệu lại bị Mỹ ràng buộc.
      Thực tế bốn năm qua cho thấy mọi âm mưu của Ních-xơn đều bị thất bại. Hơn 50 vạn quân Mỹ ở đây mà quân nguỵ không làm gì được thì sau khi Mỹ rút quân, Thiệu làm sao "tự lực" được. Nhưng phải thấy rằng nếu ta không đưa được thế đấu tranh lên thì địch sẽ tăng cường phá hoại Hiệp định, tình hình sẽ càng thêm phức tạp.
      Vấn đề thứ hai: Làm thế nào để ta có thể mạnh về chính trị, đó là vấn đề khẩu hiệu đấu tranh để tập hợp quần chúng lúc này. Hiệp định có đề cập đến vấn đề hoà bình, hoà hợp dân tộc. Điều đó ngược với ý muốn của Thiệu. Hắn lo tình hình ổn định, lo dân được tự do đi lại làm ăn. Rõ ràng là hoà bình, độc lập, hoà hợp dân tộc, dân chủ, dân sinh, lúc này là ý muốn của quảng đại quần chúng.
      Chúng ta nhớ lại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai (1917) những người Bôn-sê-vích mới chỉ thu hút được 17% quần chúng. Nhưng do Lê-nin đề ra khẩu hiệu dân tộc đúng lúc, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng, nên đã tranh thủ tập họp được 80% quần chúng khi nổ ra Cách mạng tháng Mười.
      Ở miền Nam hiện nay, cần nghiên cứu vấn đề dân tộc cho rõ. Trong thời gian tới, khẩu hiệu chính trị chủ yếu phải chăng là hoà bình, hoà hợp dân tộc, dân chủ, dân sinh. Khẩu hiệu đó đã có sức mạnh lớn chưa; điều này cần suy nghĩ kỹ.
      Vấn đề thứ ba: Giành dân. Muốn tạo thế mạnh để tiến công địch phải giành được dân. Điều đáng suy nghĩ là địch thì chỉ đạo rất tập trung thống nhất: lấn đất, lập đồn, giành dân, bắt lính.
      Mấy việc đó liên quan hỗ trợ lẫn nhau để nhằm mục đích là đánh ta, làm cho ta suy yếu. Còn về phía ta, trong thời gian qua, ta đã tiêu diệt được một bộ phận quan trọng lực lượng địch, giữ vững vùng giải phóng và căn cứ địa. Nhưng do có những cấp lãnh đạo và chỉ huy không đánh giá hết âm mưu cơ bản của địch sau khi ký Hiệp định Paris, không có sự chỉ đạo nhất quán từ đầu nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh bại âm mưu của địch trong tình hình mới, cho nên ta đã để cho địch lấn chiếm được một số vùng ta mới mở và còn để mất thêm một phần đất và dân trong vùng giải phóng cũ.
      Giành dân là một vấn đề khoa học, là một nghệ thuật, phải có nhiều phương pháp rất tổng hợp, phải biết cách làm chủ từng vùng, từng địa phương, trong từng giới thanh niên, phụ nữ, nông hội, công đoàn. Phải tạo thành một lực lượng chống Thiệu ngày càng đông đảo, nhất là ở thành thị, phải phá thế kìm kẹp của địch ở nông thôn. Ở nông thôn, phải giành lại ấp xã, phải đưa cán bộ xuống nắm tình hình cụ thể, quán triệt trong nhân dân và giúp đỡ phong trào, tạo nên sức mạnh. Sức mạnh đó chính là bạo lực ở xã Muốn vậy phải kiện toàn huyện, nắm cho được xã. Ở đô thị phải giành được tầng lớp lao động và tầng lớp trung gian.
      Phải đưa lực lượng thứ ba lên. Hiện nay Mỹ chưa bỏ Thiệu, nhưng nếu có vài chục vạn người xuống đường, đòi đánh đổ Thiệu, thì tình hình có thể thay đổi nhiều.
      Vấn đề thứ tư. Chuyển giai đoạn. Hiện nay cách mạng miền Nam đã bước sang giai đoạn mới. Vậy cần có bước chuyển tiếp như thế nào. Giai đoạn này là một bước thử thách lớn về chiến lược giữa ta và Mỹ - nguỵ. Đây là bước quá độ diễn ra trong bối cảnh miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội. Muốn thắng địch phải xây dựng cả hai lực lượng vũ trang và chính trị mạnh.
      Về chính trị, phải tổ chức quần chúng thành một đội quân cùng lực lượng vũ trang đánh giặc. Về vũ trang, phải nắm khâu xây dựng quân đội mạnh để đánh, khi đánh thì đánh cho đau, đánh được đồng thời giữ và phát triển được. Trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, phải thấy hiện đang còn nhược điểm lớn: lực lượng địa phương, dân quân du kích còn yếu; chủ lực không phải do lực lượng tại chỗ phát triển lên.
      Do đó, vấn đề củng cố huyện, nắm vững xã, tổ chức quần chúng, xây dựng dân quân du kích rộng rãi có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề xây dựng cả hai lực lượng vũ trang và chính trị.
      Về phương châm, ta nói quân sự chính trị kết hợp, quân sự chính trị song song, cũng chính là nói hai đội quân cùng đánh giặc, nhưng không nên nói cái nào chính, cái nào phụ. Từng địa phương phải xem xét vận dụng cho linh hoạt trong tiến công địch.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:53:23 pm
 Như vậy, đến ngày 19 tháng 4, tôi nhận thấy cuộc trao đổi đã dần dần nổi lên mấy vấn đề:
      - Khả năng can thiệp của Mỹ đã hạn chế, nhưng hạn chế với mức nào và có thể tác động tới nguỵ Thiệu ra sao?
      - Trong giai đoạn chuyển tiếp này, giành dân là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt ở cả thành thị và nông thôn. Đó cũng là cuộc đấu tranh gay gắt nhất đang diễn ra hiện nay. Nhưng khẩu hiệu, phương châm, phương thức đấu tranh nên như thế nào cho thích hợp, trong điều kiện địch đang dùng quân sự để công khai trắng trợn phá hoại Hiệp định?
      - Nếu thực hiện được khẩu hiệu hoà bình, hoà hợp dân tộc, dân chủ, đân sinh, rõ ràng sẽ đỡ tốn xương máu. Nhưng phải gây được phong trào chống Thiệu mạnh mẽ, phải chăng chỉ có lật đổ
      Thiệu, mới có khả năng thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần, khả năng biến khẩu hiệu này thành hiện thực.
      - Việc xây dựng lực lượng cả chính trị và vũ trang hiện rất cáp thiết, trong đó vấn đề phải chú ý là chất lượng, là "tinh", nhất là đối với bộ đội chủ lực. Chỉ có quả đấm chủ lực mạnh, mới có hể sẵn sàng phản công và tiến công, nhất là khi có thời cơ chiến lược. Mặt khác, phải nhanh chóng phát triển lực lượng vũ trang địa phương.
      Những vấn đề trên mới dừng lại ở mức gợi ý, trao đổi, chưa phải đã kết luận. Có nhiều vấn đề tôi thấy phù hợp với suy nghĩ của mình, nhưng cũng còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu thêm nữa.
      Từ đầu tháng 4 lại đây, thực tế chiến trường cho thấy địch vẫn tiếp tục các cuộc hành quân cảnh sát, hành quân bình định, lấn chiếm. Đáng chú ý là địch đang tập trung tiến công vùng Chương Thiện và gần đây, ngay chỗ đứng chân của ta trên đường 7, Ri-nét, cũng gặp nhiều khó khăn.
      Chỉ thị 02 của Trung ương Cục đã kịp thời uốn nắn những sai sót, lệch lạc trên chiến trường, nhưng việc vận dụng kinh nghiệm kiên quyết đánh trá địch của Khu 9 chưa phải đã thực hiện tốt.
      Điều quan tâm của chúng tôi là trước mắt phải tập trung phá được kế hoạch bình định lấn chiếm của địch; đó là biện pháp lùên quyết nhất để giành dân và giữ dân.
      Anh Võ Văn Kiệt đã điện cho anh Lê Đức Anh những ý kiến bước đầu của anh Ba.
      Sáng 19 tháng 4, anh Mười Cúc báo cáo. Báo cáo của anh đề cập nhiều vấn đề chủ yếu là phong trào quần chúng cả ở đô thị và nông thôn Nam Bộ, nhất là nội đô và ven đô Sài Gòn (hai năm qua, anh trực tiếp chỉ đạo phong trào Sài Gòn). Đánh giá đúng đắn thái độ chính trị của các tầng lớp, các giai cấp qua từng thời kỳ, tính phản động của các đảng phái chính trị do địch lập ra ở miền Nam những năm qua và hiện nay, là cơ sở đề ra chính sách đúng đắn của Mặt trận, để tranh thủ các tầng lớp quần chúng đông đảo cùng đứng vào trận tuyến đấu tranh cách mạng.
      Mười tám năm qua, đời sống kinh tế và thái độ chính trị của các giai cấp ở miền Nam đã có nhiều biến động sâu sắc, do tác động tổng hợp và mạnh mẽ của nhiều nhân tố cả về phía ta và phía địch, của cả ba nước Đông Dương và trên thế giới.
      Về giai cấp, các lực lượng cách mạng, anh Mười Cúc nêu rõ:
      - Gần hai chục năm qua, nhất là khi quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam, ra sức tiến hành "chiến tranh cục bộ", cùng với sự phát triển công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp phục vụ chiến tranh, đội ngũ công nhân phát triển nhanh về số lượng nhưng thành phần cũng phức tạp hơn. Số công nhân già tương đối hiểu về địch, vẫn giữ được ý chí cách mạng, truyền thống giai cấp. Còn phần đông số công nhân trẻ mới từ nông thôn ra, tuy bị áp bức bóc lột nhiều, rất hăng hái trong đấu tranh kinh tế nhưng trình độ giác ngộ về giai cấp còn thấp. Tổ chức công đoàn của ta hiện nay còn nhiều nhược điểm thiếu sót, chưa làm được nòng cốt cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng ở đô thị đúng với vai trò tiên phong của mình.
      Lớp nghèo thành thị có quyền lợi rất gần với công nhân. Họ bị áp bức, bóc lột, khủng bố, bắt lính, nên rất căm thù Mỹ và tay sai, tích cực đấu tranh chống lại chúng. Cùng với công nhân, họ là chỗ dựa của cách mạng ở thành thị, là một lực lượng đông đảo chống Mỹ-Thiệu. Đây là một lực lượng khá đông nhưng lao động và sinh hoạt rất phân tán ở nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau, chưa có tổ chức chặt chẽ, tinh thần đấu tranh tuy hăng hái nhưng hoạt động thường tự phát, rời rạc.
      Nông dân, nhất là ở những người từng được cách mạng cấp ruộng đất, đã đóng vai trò chủ lực trong "đồng khởi", là lực lượng chủ yếu trong đấu tranh chính trị, vũ trang và binh vận, là nguồn chủ yếu cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến. Nông dân đã tỏ ra rất mưu lược, anh dũng, kiên cường bền bỉ, đấu tranh, xứng đáng là đồng minh rất đáng tin cậy của công nhân, cùng giai cấp công nhân hợp thành lực lượng chủ lực của cách mạng.
      Do tác động của chiến tranh kéo dài, lại do chính sách thực dân mới của Mỹ, giai cấp công nhân miền Nam có bị phân hoá. Từ sau Hiệp định, do chính sách tàn bạo qua các cuộc hành quân lấn chiếm, bình định của nguỵ, phong trào đấu tranh của nông dân, kể cả một số vùng phong trào trước đây còn yếu, đã có những bước phát triển mới.
      Sau khi có Hiệp định, các tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, sinh viên rất phấn khởi trước thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
      Phong trào đấu tranh của các tầng lớp này ở thành thị đang phát triển, chống lại hành động trắng trợn phá hoại Hiệp định của chính quyền Thiệu, đòi thực hiện hoà bình, độc lập, dân chủ, cải thiện đời sống. Cùng với lớp nghèo thành thị, trước sau họ vẫn tỏ ra là bạn đồng minh đáng tin cậy của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, đây cũng là lực lượng đông đảo nhưng cũng chưa được tổ chức chặt chẽ, đôi khi còn bị ảnh hưởng đấu tranh theo kiểu dân chủ tư sản.
      Tầng lớp trí thức miền Nam hoan nghênh Hiệp định Paris, muốn giải quyết các vấn đề nội bộ của miền Nam trên tinh thần hoà giải, hoà hợp dân tộc. Một bộ phận muốn được tham gia hội đồng hoà giải, hoà hợp dân tộc với tư cách là lực lượng thứ ba và đại biểu chính trị của tư sản dân tộc. Họ muốn miền Nam được độc lập về chính trị và tiến lên theo con đường dân chủ tư sản. Họ đang cố tập hợp lực lượng với nhiều màu sắc chính trị khác nhau, hình thành lực lượng thứ ba, đối lập với Thiệu; đồng thời gây ảnh hưởng trong các tầng lớp tiểu tư sản với tham vọng chia quyền lãnh đạo với ta trong chính phủ liên hiệp sau này. Một bộ phận khác được ảnh hưởng tốt của phong trào cách mạng của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trở thành nhân tố tích cực trong giới trí thức ở miền Nam. Ta cần và có điều kiện tranh thủ một bộ phận quan trọng tham gia Mặt trận và chính quyền liên hiệp để thống nhất hành động, nhằm tiến tới đánh đổ tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
      Sau Hiệp định Paris, giai cấp tư sản dân tộc tỏ ra tán thành hoà bình, độc lập, dân chủ, hoà hợp dân tộc, muốn được tham gia hội đồng hoà giải, hoà hợp dân tộc và chính quyền liên hiệp ba thành phần, trong đó, họ cùng chia quyền lãnh đạo với ta, cố hướng miền Nam đi lên theo ý đồ của họ. Ta có thể phát huy mặt tích cực của họ, liên hiệp với họ để chống Mỹ, cô lập Thiệu, lập chính phủ liên hiệp dân tộc, dân chủ thực sự ở miền Nam.
      Bản báo cáo của anh Mười Cúc còn đề cập tới lực lượng và khả năng các tầng lớp xã hội đồng đảo khác. Đó là hàng triệu đồng bào các tôn giáo, các dân tộc ít người, hàng triệu đồng bào di cư, hàng chục vạn Hoa kiều, số đỏng thương, phế binh, binh lính và sĩ quan nguỵ, nhân viên nguỵ quyền và gia đình họ. Anh phân tích các mặt, các nhân tố mới từ sau Hiệp định Paris tác động đến thái độ chính trị của họ, những điều kiện và khả năng tập hợp họ vào mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ - Thiệu trong thời gian tới.
      Vừa nghe anh Mười Cúc báo cáo, anh Ba vừa gợi mấy ý chính để chúng tôi đi sâu nghiên cứu thêm:
      - Cần tìm hiểu thêm hiện nay ý đồ của CIA nắm thành phần trung gian, sinh viên, phật tử, công giáo như thế nào?
      - Ở miền Nam hiện nay có phải có mấy loại lực lượng quần chúng ta cần nắm: 1. Quần chúng trong vùng địch kiểm soát đã được tổ chức từ trước, nay vẫn theo cách mạng; 2. Lực lượng thứ ba (nhất là tiểu tư sản, tư sản dân tộc có xu hướng hoà bình trung lập); 3. Nhân dân trong các vùng giải phóng.
      - Phải xây dựng tinh thần dân tộc, ý thức dân chủ như thế nào để đánh bại tư tưởng, văn hoá phản động, đồi truỵ của địch?
      - v.v…
      Sau mấy ngày vừa nghe chúng tôi báo cáo, vừa trao đổi ý kiến, ngày 25 tháng 4, anh Ba nhắc chúng tôi tiếp tục suy nghĩ về nội dung của một số công tác chính trong thời gian tới, như công tác dân vận, giành dân trong cả ba vùng; công tác xây dựng lực lượng vũ trang cả ba thứ quân; công tác đô thị; công tác binh vận; công tác chính quyền và mặt trận; công tác xây dựng căn cứ địa, hậu phương; công tác xây dựng Đảng.
      Lúc này anh Trần Văn Trà cũng từ Sài Gòn ra Hà Nội. Anh dành một số thời gian sang làm việc với các cơ quan ngoại giao về cuộc đấu tranh trong Uỷ ban liên hiệp đình chiến bốn bên, về tình hình thi hành Hiệp định. Tôi tranh thủ trao đổi với anh về những vấn đề chúng tôi đã bàn và cùng nhau chuẩn bị thêm bản báo cáo quân sự, chuẩn bị làm việc với Quân uỷ Trung ương.
      Trước khi ra Bắc, ngày 27 tháng 2 tôi đã điện báo cáo tóm tắt với Quân uỷ Trung ương nhận định sơ bộ tình hình một tháng từ sau ngày ngừng bắn. Mười ngày sau đó, anh Văn điện cho biết nội dung cần báo cáo khi ra họp. Thực tế ba tháng qua, tôi thấy có nhiều vấn đề cần bổ sung vào bản báo cáo. Khách quan mà xét, tình hình chiến trường vừa qua cho thấy có những phát triển mới.
      Sau khi Hiệp định được ký kết, khâu công tác trọng tâm trước mắt không phải chỉ là phát động cao trào đấu tranh chính trị rộng khắp xoay quanh khẩu hiệu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, cơm áo, hoà hợp dân tộc mà trước hết là phải đánh địch bình định, lấn chiếm, phá thế kìm kẹp của chúng để giành dân, tạo điều kiện để nhân dân bung ra giành quyền làm chủ.
      Mấy ngày đầu tháng 5, Quân uỷ mời Đoàn cán bộ B2 chúng tôi sang làm việc. Các anh Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Lê Trọng Tấn, Trần Quý Hai, Lê Quang Đạo đều có mặt.
      Ngay hôm ở chiến trường ra, tôi đã dành thời gian đến thăm sức khỏe từng anh. Còn cuộc họp mặt đông đủ như thế này đối với tôi là lần đầu, kể từ khi tôi ra Bắc hồi năm 1969. Về mặt công việc các anh trong Quân uỷ Trung ương là một tập thể thống nhất, giúp Trung ương, Bộ Chính trị chỉ đạo mặt quân sự. Còn về mặt tình cảm, trong căn phòng thân quen ấm cúng này, trước mắt tôi là những đồng chí đã cùng nhau chung lưng đấu cật mấy chục năm qua, từ những ngày cách mạng còn trứng nước. Được họp mặt đông đủ sau những năm xa cách, lòng tôi thật xúc động.
      Tôi rất tin rằng, làm việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, có tầm nhìn xa rộng, chúng tôi sẽ được các anh giúp đỡ những ý kiến xác đáng, nhất là đối với những vấn đề còn đang suy nghĩ, nghiên cứu.
      Tôi đã thay mặt đoàn báo cáo với Quân uỷ về tình hình B2.
      Nội dung bản báo cáo, chúng tôi đã bàn bạc thống nhất.
      Trong năm 1972, quân và dân trên chiến trường B2 đã giành được thắng lợi to lớn, có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Một trong những yếu tố tạo nên thắng lợi đó là Trung ương, Quân uỷ Trung ương đã hạ quyết tâm sớm, xác định phương hướng tác chiến đúng, nhất là chỉ đạo phương châm, phương thức đánh phá bình định của địch. Nhưng những thắng lợi đó còn hạn chế, phản ánh tương quan lực lượng địch, ta. Địch còn những mặt mạnh nhất định. Ta cũng còn nhiều mặt yếu chưa khắc phục được. Riêng về "kế hoạch thời cơ", ta dự kiến kết quả sẽ lớn hơn nhưng thực ra địch đã đề phòng. Chúng kìm kẹp quần chúng rất chặt, khiến dân không "bung" ra được, ấy là chưa nói chỉ đạo trên chiến trường còn nhiều mặt yếu, chủ quan đơn giản, công tác tư tưởng và tổ chức còn chưa tốt.
      Lực lượng so sánh địch, ta hiện nay ở B2 cho thấy: Mặc dù tình hình không đều giữa các chiến trường, nhưng một điểm chung nổi lên là địch còn hơn ta cả về quân số và trang bị, trong đó chúng hơn hẳn về phi pháo, cơ giới và thông tin chỉ huy. Riêng về số quân, nhìn chung toàn B2 là ta 1, địch 2,5.
      Tôi cũng báo cáo với Quân uỷ nội dung những ngày làm việc vừa qua và những ý kiến bước đầu của anh Ba, trong đó dự kiến những khả năng có thể diễn ra ở miền Nam là một vấn đề rất quan trọng, cần nghiên cứu kỹ. Khi Hiệp định chưa được ký kết, ta dự kiến hai khả năng. Một là: Chiến tranh có thể tiếp tục trong mấy năm nữa. Hai là: Chiến tranh có thể kết thúc trong thời gian tương đối sớm.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:54:20 pm
Còn từ sau Hiệp định Paris, ở miền Nam không phải chiến tranh đang diễn ra như trước, nhưng cũng chưa phải đã có hoà bình. Thực tế ngày càng chỉ rõ: Bản chất của địch rất phản động ngoan cố; khả năng thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần và thực hiện dân chủ, hoà hợp dân tộc là điều không dễ dàng. Như nhận định của hội nghị Trung ương Cục trung tuần tháng 8, nhất là gợi ý mới đây của anh Ba, ta phải luôn luôn nắm vững quan điểm cách mạng bạo lực và tư tưởng chiến lược tiến công tích cực xây dựng thực lực cách mạng, đẩy mạnh tiến công về cả quân sự, chính trị và pháp lý, ngoại giao. Lại phải căn cứ vào đặc điểm và tính chất của từng địa phương mà vận dụng hình thức tiến công nào là chủ yếu, kiên quyết làm thất bại kế hoạch bình định, lấn chiếm của địch, giữ đất, giành dân, mở rộng quyền làm chủ của ta.
      Qua tài liệu của địch mà ta bắt được, âm mưu của Thiệu trên chiến trường B2 rất tàn bạo và thâm độc. Bản kế hoạch mang số hiệu AB.148 (đây là một bộ phận của kế hoạch Lý Thường Kiệt vận dụng trong năm 1973) là một kế hoạch bình định đặc biệt núp dưới danh nghĩa "tái thiết nông thôn". Nội dung chủ yếu là liên tục mở các cuộc hành quân hòng diệt hạ tầng cơ sở của ta trong vùng chúng kiểm soát để khống chế quần chúng; lấn chiếm vùng giải phóng và "líp" vùng tranh chấp hòng xoá thế da báo; đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, xuyên tạc Hiệp định, tiếp tục khủng bố các gia đình cách mạng, kháng chiến, yêu nước. Chúng hy vọng ổn định vùng chúng kiểm soát, hòng phát triển lực lượng chính trị phản động trong đảng dân chủ của Thiệu, trong "mặt trận nhân dân tranh thủ hoà bình" để phân loại cử tri, khống chế quần chúng phòng khi có tuyển cử.
      Do đó, về phương châm hoạt động, tôi đề nghị:
      - Trong vùng giải phóng: Phải kiên quyết giữ vững và không ngừng củng cố vững chắc về mọi mặt, cả xây dựng lực lượng chính trị lực lượng vũ trang và phát triển kinh tế; phải sẵn sàng về mọi mặt, kiên quyết tiêu diệt địch khi chúng hành quân lấn chiếm vùng giải phóng.
      Trong vùng tranh chấp, nơi mà hiện nay ta làm chủ với nhiều mức độ, phải đẩy mạnh đấu tranh chính trị và vũ trang song song, kết hợp với tiến công về mặt pháp lý, nhằm giữ vững và mở rộng quyền làm chủ của ta. Nếu địch lấn chiếm hòng xoá bỏ nơi ta làm chủ thì phải kiên quyết đánh trả để giữ vững thế đứng của ta.
      Trong vùng địch kiểm soát, các đô thị và thị trấn nơi địch kìm kẹp chặt, phải kết hợp với đấu tranh chính trị, vũ trang và pháp lý, đồng thời phải kịp thời trừng trị bọn ác ôn ngoan cố.
      Về bố trí và sử dụng lực lượng, tôi đề nghị: Nắm vững ba sư đoàn chủ lực của Miền, vừa tranh thủ xây dựng, vừa sẵn sàng cơ động chiến đấu trên hai hướng, miền Đông và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chủ lực của quân khu triển khai trên các địa bàn trọng điểm của từng quân khu: Khu 8 - nam, bắc đường 4; Khu 9- vùng Chương Thiện; miền Đông - đánh mở đường tiếp tế xuống Biên Hoà, Bà Rịa. Chủ lực quân khu vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa phải luân phiên xây dựng thành lực lượng mạnh.
      Vấn đề tôi chú ý báo cáo cụ thể là trọng tâm hoạt động phối hợp của toàn B2 trong trường hợp địch tập trung lực lượng đánh vùng đồng bằng sông Cửu Long; lực lượng của Khu 8 ở nam, bắc đường 4; lực lượng của Khu 9 ở vùng Chương Thiện; lực lượng của miền Đông trên đường 13; bộ đội đặc công đánh các căn cứ hậu cần và sân bay địch.
      Về xây dựng lực lượng, việc bổ sung quân cho cả chủ lực Miền và quân khu là một yêu cầu rất cấp bách, cần được Quân uỷ quan tâm chỉ đạo các cơ quan giúp đỡ. Nội dung cụ thể, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Tổng Tham mưu.
      Tiếp đó, anh Sáu Dân, anh Sáu Đường, những đồng chí lãnh đạo chủ chốt các khu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, báo cáo thêm về sự cần thiết và có thể giữ vững thế làm chủ mạnh tại những địa bàn trọng điểm ở Khu 8, về mối quan hệ phối hợp giữa hai chiến trường Khu 8 và Khu 9, về những biện pháp và khả năng của Khu 9 mở rộng vùng giải phóng theo chỉ tiêu 1,8 triệu dân mà Khu uỷ đã quyết nghị.
      Anh Văn, anh Dũng gợi ý chúng tôi: Hãy từ thực tế chiến trường, tập trung suy nghĩ một số vấn đề mà Bộ Chính trị sẽ bàn kỹ trong hội nghị sắp tới.
      Về khả năng, hiện vẫn dự kiến: 1) Ta có khả năng kéo địch xuống để ổn định tình hình. 2) Do bản chất của địch nên tình hình không ổn định được; nhưng thế giằng co cũng không thể kéo dài. Vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định là phải làm thế nào đưa được phong trào cả đô thị và nông thôn lên.
      Về lực lượng so sánh hiện nay, các anh nhắc lại chung trên toàn chiến trường miền Nam trong những năm 1963-1964: địch 5/ta 1; 1967-1968: địch 4/ta 1: và hiện nay quân Mỹ và quân chư hầu đã rút hết, quân nguỵ tụt hẳn xuống so với trước. Rõ ràng, năm 1973 ta mạnh hơn trước, địch yếu hơn trước, cần đánh giá kỹ hơn nữa.
      Về phương châm đấu tranh quân sự chính trị song song, cần phải vận dụng cụ thể trong từng vùng, kết hợp vũ trang, chính trị và pháp lý thế nào là thích hợp nhất, có hiệu quả nhất.
      Về xây dựng lực lượng: Cố nhiên ta phải có lực lượng ngày càng mạnh hơn, nhưng xây dựng thế nào? Miền Bắc nhất định chi viện rất lớn, nhưng B2 cần phấn đấu bảo đảm xây dựng lực lượng vũ trang địa phương đủ số quân và dân quân du kích phải mạnh lên hơn nữa.
      Cuộc họp giữa Thường trực Quân uỷ Trung ương với chúng tôi vẫn mang tính chất trao đổi ý kiến như những ngày làm việc với anh Ba tháng trước. Những vấn đề chúng tôi nêu lên và những vấn đề các anh gợi ý, đều được thảỏ luận, bàn bạc ngày càng rõ thêm, nhưng chưa có kết luận. Mọi người chờ đợi ý kiến cuối cùng của hội nghị Bộ Chính trị mở rộng sắp tới.
      Trong những ngày làm việc với Quân uỷ, chúng tôi nhận được điện của anh Lê Đức Anh cho biết thêm tình hình Khu 9 trong tháng 4.
      Địch mở chiến dịch "Đồng khởi-Quyết tiến" tập trung lực lượng đánh phá các xã trọng điểm ở Sóc Trăng, Trà Vinh. Song điều đáng chú ý là số đồn địch mới đóng ít hơn số đồn bị ta tiêu diệt hoặc bứt rút. Địch vẫn coi trọng việc bắt lính, đôn quân. Nhân dân vừa đấu tranh chính trị, pháp lý, binh vận, chống địch bắt lính, vừa đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến. Việc uốn nắn những hiện tượng lệch lạc cả trong lãnh đạo và quần chúng đối với Hiệp định đã đem lại kết quả tốt.
      Giữa tháng 5, tôi và anh Trần Văn Trà làm việc với các anh Lê Trọng Tấn và Trần Sâm, Phó Tổng Tham mưu trưởng. Vấn đề chủ yếu là thảo luận việc tổ chức và xây dựng lực lượng ở B2 sao cho phù hợp với tình hình mới.
      Qua bàn bạc, chung tôi nắm được tình hình chung trong phạm vi cả nước và đi đến con số thống nhất cần đề đạt lên Bộ Chính trị trong việc động viên tuyển quân năm 1973 này.
      Là người đã từng công tác lâu năm ở Bộ, tôi hiểu những khó khăn của Bộ Tổng Tham mưu trong việc động viên và tổ chức lực lượng trong cuộc chiến đấu lâu dài, liên tục.
      Chỉ tính từ khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào đến nay, cuộc kháng chiến đã kéo dài tám năm; về thời gian, thì gần bằng cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng về quy mô, lực lượng thì gấp nhiều lần.
      Trong tám năm đó, chúng ta đã động viên gần một triệu rưỡi thanh niên miền Bắc vào bộ đội và hầu hết là đưa vào chiến trường miền Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng lớn của chiến tranh. Năm động viên cao nhất lên tới 1,6% số dân.
      Phần lớn số chiến sĩ mới được tuyển là thanh niên vùng xuôi, chiếm tỷ lệ 7,5% số dân ở đồng bằng; cao nhất là Thái Bình, trên 8% số dân (cho tới năm 1972).
      Làm sao tiếp tục duy trì số quân ở mức cần thiết khi mà cuộc chiến tranh vẫn đang tiếp diễn; đồng thời bảo đảm sức lao động để miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực chi viện miền Nam. Các anh cho biết sẽ cố gắng hạn chế huy động trong khối công nhân và viên chức nhà nước, cố gắng đảm bảo chất lượng tuyển quân, để vừa bảo đảm hậu phương vững mạnh, vừa bảo đảm chất lượng bộ đội ở tiền tuyến.
      Số quân B2 hiện nay đã chiếm khoảng 11 phần trăm binh lực cả nước. Nhìn vào khả năng động viên năm 1973 này, chúng tôi xin được bổ sung cho B2 từ 12 ngàn tới 15 ngàn quân. Đối với bộ đội chủ lực, sẽ điều chỉnh lại số đầu đơn vị, tăng lực lượng chiến đấu bảo đảm mỗi trung đoàn đủ 1.500 quân, mỗi tiểu đoàn từ 300 đến 350 quân, đồng thời động viên lực lượng tại chỗ ở mức cao nhất để tăng cường lực lượng vũ trang địa phương, bảo đảm sự cân đối giữa ba thứ quân trong phạm vi khả năng cho phép.
      Về trang bị, khó khăn nổi lên ở B2 là đạn pháo. Có đủ đạn pháo đảm bảo yêu cầu đánh lớn là vấn đề đang được đặt ra đối với hai cơ quan tham mưu và hậu cần chiến lược.
      Một ngày làm việc đã giúp chúng tôi nắm được tình hình chung và những khó khăn chung, đồng thời cũng giúp cơ quan Bộ nắm được lực lượng cụ thể của B2, yêu cầu cấp thiết của chiến trường.
      Với ý thức trách nhiệm chung, chúng tôi nhanh chóng thống nhất những vấn đề cần giải quyết. Đối với tôi, một điều luôn luôn được khẳng định: Nếu thiếu sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan Bộ, chiến trường sẽ gặp biết bao khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Hậu phương lớn thật sự là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định đối với thắng lợi của tiền tuyền lớn. Nhưng nhân tố thắng lợi đó chỉ biến thành hiện thực thông qua các cơ quan chiến lược của Đảng, trong đó có Bộ Tổng Tham mưu, các tổng cục trong Bộ Quốc phòng.
      ***
      Hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị họp ngày 24 tháng 5.
      Tham dự hội nghị lần này có các đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị. Đoàn cán bộ các chiến trường có các anh Trần Hữu Dực (Trị Thiên); Võ Chí Công, Chu Huy Mân (Khu 5); Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Trà, Trần Nam Trung, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Minh Đường và tôi (B2). Cơ quan Bộ có các anh Lê Trọng Tấn, Song Hào, Lê Quang Đạo.
      Ngay từ buổi đầu, không khí hội nghị làm tôi nhớ lại những ngày cách đây 20 năm. Hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị hồi ấy, họp tháng 9 năm 1953, quyết định phương hướng chiến lược mùa khô cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp và đã dẫn đến thắng lợi trong Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
      Quá trình đấu tranh anh dũng kiên cường của dân tộc ta trong mấy thập kỷ qua cho thấy, trước mỗi bước ngoặt lịch sử, sự thống nhất ý chí và quyết tâm của Trung ương và Bộ Chính trị là nhân tố rất quyết định, là tiền đề cho những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Trong hoạt động thực tiễn của mình, Bộ Chính trị thực sự là Bộ Thống soái tối cao, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ngày càng to lớn.
      Lần này cũng vậy, các anh trong Bộ Chính trị cũng như chúng tôi các cán bộ từ chiến trường được triệu tập về họp, đều có chung một niềm tin sâu sắc: Trí tuệ tập thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ đánh giá đúng tình hình mọi mặt, xác định chính xác con đường tiến lên của cách mạng miền Nam.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:58:04 pm
Văn phòng Trung ương đã chuẩn bị sẵn bản dự thảo báo cáo của Bộ Chính trị để các thành viên hội nghị tập trung chuẩn bị thảo luận những vấn đề quan trọng, chủ yếu nhất.
      Mở đầu cuộc họp, đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn nêu một số vấn đề hội nghị cần đi sâu nghiên cứu, trao đổi ý kiến. Để thảo luận và quyết nghị những vấn đề đường lối của cách mạng miền Nam hiện nay, đồng chí nói rõ thêm quá trình phát triển về địch, về ta trong 18 năm qua, kể từ khi đế quốc Mỹ trực tiếp xâm lược miền Nam nước ta. Đồng chí nói, đại ý: Âm mưu của đế quốc Mỹ là ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc. Sau khi thắng Pháp, ta ký Hiệp định Giơ-ne-vơ trong điều kiện tình hình thế giới đã khá phức tạp. Ta ký là dúng, giải phóng nửa nước là thắng lợi rất to lớn có ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc và thời đại. Tuy nhiên, hồi đó ta đánh giá chưa hết bản chất và âm mưu của địch. Thật ra đế quốc Mỹ thay chân Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam không phải chỉ nhằm ngăn chặn nhân dân ta ở miền Nam nổi dậy mà còn nhằm thực hiện một bộ phận rất quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng. Nhân dân ta quyết tâm hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó, mâu thuẫn chủ yếu của thời đại tập trung ở Việt Nam và nước ta trở thành vị trí tuyến đầu trong phong trào giải phóng dân tộc.
      Trải qua 18 năm, dân tộc Việt Nam ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
      Nghị quyết 15 ra đời trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi.
      Nhưng Đảng ta đã đánh giá đúng lực lượng so sánh, quyết tâm đưa cách mạng miền Nam tiến lên. Thực tế đã chứng minh Nghị quyết 15 là đúng đắn, do đó mà cách mạng miền Nam phát triển mạnh. Khi địch tiến hành "chiến tranh đặc biệt", lúc đầu ta không khỏi lúng túng. Nhưng lại do đánh giá đúng tình hình, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn và khả năng của địch, với chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã, Ba Gia, ta từng bước đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ-nguỵ. Khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào, 20 vạn, 30 vạn rồi 50 vạn để tiến hành "chiến tranh cục bộ", một lần nữa, cũng do đánh giá đúng lực lượng so sánh, ta chủ trương tiếp tục phản công và tiến công. Cần nói thêm về cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968. Chủ trương tiến công nổi dậy đồng loạt ở đô thị để mở rộng nông thôn là đúng. Nhưng sau đợt tiến công thứ nhất, do ta đánh giá tình hình không đúng, chuyển hướng không kịp thời, nên địch phản kích chiếm lại nhiều vùng nông thôn, gây cho ta khó khăn, tổn thất. Nhưng sau đó, khi địch thực hành chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", ta đã nhạy bén khoét sâu sai lầm của Mỹ khi Ních-xơn đem quân tiến công sang Campuchia. Ta kịp thời phản công địch, giúp nhân dân Campuchia nổi dậy, chi trong một thời gian ngắn đã giải phóng hai phần ba đất đai và gần ba phần tư số dân, buộc chúng phải sa lầy. Cách mạng Campuchia phát triển mạnh. Tiếp đến là thắng lợi ở Đường 9 - Nam Lào, đánh bại đội quân chủ lực nguỵ mà địch coi là "xương sống của Việt Nam hoá", rồi tiếp đến là thắng lợi trên toàn chiến trường của cuộc tiến công chiến lược năm 1972, thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B. 52 vào Hà Nội và Hải Phòng tháng Chạp 1972, làm cho chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" bị phá sản, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris về Việt Nam.
      Hiệp định Paris là một thắng lợi rất to lớn. Theo Hiệp định đó, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân Mỹ và chư hầu khỏi miền Nam nước ta, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, chấm dứt dính líu quân sự và can thiệp vào nội bộ miền Nam nước ta, thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
      Từ thực tế 18 năm qua, chúng ta khẳng định đường lối của Đảng ta là đúng đắn, độc lập, sáng tạo, trong điều kiện quốc tế phức tạp. Đường lối của Đảng đúng đắn, vì nó phản ánh đúng nguyện vọng độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta và phù hợp với mục tiêu cách mạng của thời đại, được nhân dân thế giới đồng tình, ủng hộ.
      Trải qua 18 năm đánh Mỹ và thắng Mỹ ta đã có được những bài học kinh nghiệm quý báu. Cần tiếp tục nghiên cứu nghiêm túc rút ra những kết luận chính xác để chỉ đạo cách mạng miền Nam ngày nay tiếp tục tiến lên.
      Sau Hiệp định Paris, âm mưu của địch thế nào, chúng định làm gì và có làm được không? Cần đánh giá đúng âm mưu địch, đánh giá đúng lực lượng so sánh hiện nay giữa ta và địch. Muốn đánh giá đúng, vừa phải nắm vững lý luận, vừa phải dựa vào thực tế.
      Phải khẳng định địch còn những chỗ mạnh, nhưng chỗ mạnh đó nằm trong thế thất bại, thế đi xuống, chứ không phải trong thế thắng lợi, thế đi lên.
      Trước đây Mỹ vào, ta đã thắng. Nay Mỹ thua, đã phải rút hết quân, chỉ còn lại quân nguỵ; tuy hiện nay, nguỵ quyền Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn được Mỹ viện trợ, nhưng rõ ràng là ta đã có điều kiện thuận lợi rất lớn và nhất định ta sẽ thắng. Nhưng thắng thế nào, bao giờ thắng?
      Thực tế tình hình miền Nam hiện nay cho thấy, trước âm mưu Mỹ - nguỵ công khai trắng trợn phá hoại Hiệp định, tiếp tục chiến tranh, thì cách mạng miền Nam nhất định phải tiến lên bằng con đường bạo lực, không có con đường nào khác. Vấn đề quân sự phải được đặt lên hàng đầu; còn đấu tranh chính trị lúc này phải kết hợp với đấu tranh quân sự, binh vận và pháp lý để giành dân, giành quyền làm chủ.
      Cuộc họp lần này nhằm đánh giá tình hình từ sau Hiệp định Paris đến nay, đánh giá lực lượng so sánh chỗ mạnh, chỗ yếu của ta và của địch, làm cơ sở xác định phương châm, phương thức đưa cách mạng miền Nam tiếp tục tiến lên.
      Để đánh giá đúng tình hình, thực tế chiến trường rất quan trọng. Các đồng chí lãnh đạo các chiến trường nên phát biểu trước. Chúng ta sẽ thảo luận thống nhất rồi đưa ra báo cáo trước Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 sắp tới.
      Anh Mười Cúc, anh Trà (B2), anh Năm Công (Khu 5), anh Trần Hữu Dực (Trị-Thiên), anh Sáu Dân (Khu 9), anh Sáu Đường (Khu 8). lần lượt phát biểu ý kiến. Trước hết, các anh đều biểu thị sự nhất trí rất cao với những nhận định và chủ trương trong bản dự thảo báo cáo của Bộ Chính trị cũng như với những gợi ý của đồng chí Bí thư thứ nhất mở đầu hội nghị. Mỗi anh đều dành một phần thời gian quan trọng báo cáo sâu hơn về tình hình chiến trường mình đang phụ trách, sơ bộ nêu lên những ưu khuyết điểm và kinh nghiệm bước đầu trong chỉ đạo. Các anh cũng bổ sung thêm những nhận định về thắng lợi của quân và dân ta trong 18 năm đánh Mỹ, về hướng đi lên của cách mạng miền Nam hiện nay. Tôi báo cáo thêm về tình hình quân sự trên chiến trường B2 và đề nghị thêm một số vấn đề phương châm, phương thức đấu tranh hiện nay và sắp tới.
      Sau khi nghe những ý kiến phát biểu của các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy chiến trường, các anh trong Bộ Chính trị bổ sung hoặc nhấn mạnh thêm một số điểm trong dự thảo báo cáo mà các anh từng suy nghĩ thảo luận, nhất trí.
      Đánh giá ý nghĩa cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968, anh Trường Chinh nhấn mạnh tác động lớn lao của thắng lợi đó của ta đối với địch, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, đánh dấu sự phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của chúng. Tuy nhiên, thắng lợi đó còn bị hạn chế, không phải vì địch mạnh, mà do thiếu sót trong chỉ đạo của ta, chưa đánh giá hết tình hình sau đợt tiến công đầu, nên chuyển hướng không kịp thời.
      Anh nói tiếp về tình hình. Mới chỉ bốn tháng qua, ta thấy âm mưu và thủ đoạn của địch phá hoại Hiệp định ngày càng trắng trợn. Ở miền Nam hiện nay, vừa có chiến tranh, vừa có hoà bình, nhưng hoà bình chưa vững chắc và chiến tranh còn ở mức hạn chế. Tình hình này không thể kéo dài mà sẽ phải phát triển theo hai khả năng: Hoặc hoà bình được lập lại thực sự, hoặc chiến tranh sẽ mở rộng. Cuộc đấu tranh đang tiếp diễn gay gắt, ta phải thật linh hoạt, không cứng nhắc.
      Anh Phạm Văn Đồng tập trung phân tích về mưu đồ của Mỹ và khả năng của chúng hiện nay, về phương hướng, phương châm, phương thức đấu tranh của ta sắp tới. Anh nói: Mỹ muốn gì? Họ muốn tiếp tục thực hiện chính sách thực dân kiểu mới ở miền Nam trong hoàn cảnh mới. Nhưng muốn là một chuyện, còn khả năng thực tế của họ lại là chuyện khác. Nước Mỹ hiện đang bê bối về nhiều mặt. Cần khẳng định: Hiện nay Mỹ đã yếu hơn trước. Họ không thể xoay chuyển được tình thế ở miền Nam Việt Nam. Nhưng đế quốc Mỹ là kẻ thù hung dữ, cực kỳ phản động và còn tiềm lực lớn. Cần theo dõi thật sát âm mưu và thủ đoạn của cả Mỹ và nguỵ. Phải biết "bắt mạch" địch để thắng nó một cách khôn khéo và vững chắc sau khi đã xác định đường lối đúng đắn để đi tới thắng lợi cuối cùng.
      Anh nói tiếp: Hiện nay muốn kéo địch xuống phải dùng sức mạnh, dùng bạo lực, phải đánh cho chúng bị tiêu hao, mệt mỏi để từng bước thắng nó, từng bước làm thất bại âm mưu của nó. Vì vậy, phải đặt vấn đề quán sự lên trên. Nói: "quân sự chính trị song song" là đúng, nhưng lúc này quân sự phải là trụ cột, chỗ dựa cho đấu tranh chính trị. Nói như vậy, không loại trừ sức mạnh chính trị, một sức mạnh có tổ chức chặt chẽ và có vai trò lớn trong chiến tranh cách mạng ở miền Nam. Trong bố trí và sử dụng lực lượng phải luôn luôn thể hiện được sức mạnh; bố trí lực lượng quân sự phải tạo được thế mạnh cho đấu tranh chính trị, làm trụ cột cho đấu tranh chính trị.
      Tiếp đó, anh Nguyễn Duy Trinh, anh Võ Nguyên Giáp, anh Văn Tiến Dũng, anh Lê Thanh Nghị, anh Lê Văn Lương đều lần lượt phát biểu ý kiến, biểu thị sự nhất trí với những nhận định và chủ trương mà hội nghị đã thảo luận, đồng thời bổ sung nhiều ý kiến quan trọng vào bản dự thảo báo cáo sau khi các đồng chí lãnh đạo chỉ huy chiến trường phát biểu.
      Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng đã trải qua một tuần làm việc liên tục khẩn trương, rất sôi nổi hào hứng. Với trí tuệ tập thể của hầu hết các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và các đồng chí trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường, hội nghị đã phân tích đầy đủ tình hình các mặt và đã nhất trí về những vấn đề được nêu lên.
      Ngày 1 tháng 6, đồng chí Bí thư thứ nhất kết luận những vấn đề mà hội nghị đã thảo luận và nhất trí. Mở đầu, anh Ba vui vẻ nhận xét:
      - Không khí sôi nổi và kết quả thảo luận của hội nghị lần này nói lên sự nhất trí cao trong lãnh đạo về nhiều vấn đề quan trọng, nói lên bước trưởng thành vững chắc của Đảng trong thực tế đấu tranh.
      Tiếp đó, anh nói, đại ý:
      - Hội nghị chúng ta đã nhất trí đánh giá thắng lợi của 18 năm đánh Mỹ vừa qua là rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và có tính chất thời đại sâu sắc. Trải qua 18 năm đấu tranh kiên cường và sáng tạo, đồng bào và chiến sĩ miền Nam, quân và dân cả nước ta đã liên tiếp đánh bại các chiến lược của mấy đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau xâm lược nước ta. Dân tộc Việt Nam ta đã đánh thắng rất oanh liệt cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt và tàn bạo nhất của tên đế quốc đầu sỏ trên thế giới ngày nay, làm thất bại một bước quan trọng chiến lược quân sự "phản ứng linh hoạt" của đế quốc Mỹ.
      Thất bại của Mỹ ở Việt Nam là một đòn nặng giáng vào vai trò sen đầm quốc tế của tên đế quốc đầu sỏ, làm suy yếu một bước nghiêm trọng cả lực lượng quân sự, chính trị, kinh tế, tài chính của Mỹ cũng như uy tín và vị trí của chúng trên thế giới; do đó làm cho lực lượng so sánh trên phạm vi thế giới tiếp tục thay đổi có lợi hơn nữa cho cách mạng.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:58:58 pm
Hội nghị khẳng định: luôn luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn chặt hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ở hai miền Nam-Bắc, nhằm mục tiêu chung hoàn thành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
      Đó là đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, là quy luật phát triển của cách mạng nước ta và của sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam trong 18 năm qua cũng như trong giai đoạn sắp tới. Trải qua 18 năm đánh Mỹ và thắng Mỹ, ta cũng rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh, cần phải tổng kết kịp thời để vận dụng và phát triển trong cuộc đấu tranh hiện nay.
      Hội nghị cũng đã nhất trí đánh giá tình hình miền Nam từ sau Hiệp định Paris. Từ sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký đến nay (từ 28 tháng 1 đến 1 tháng 6), tuy đế quốc Mỹ đã phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam, chấm dứt chiến tranh phá hoại và phong toả đối với miền Bắc; nhưng ở miền Nam vẫn chưa hẳn có ngừng bắn, hoà bình vẫn chưa được lập lại thật sự, nguỵ quyền Sài Gòn được Mỹ giúp sức vẫn tiếp tục chiến tranh ở nhiều nơi, có lúc có nơi chiến sự vẫn diễn ra ác liệt, tuy cường độ và quy mô chiến tranh nói chung không bằng lúc còn quân Mỹ. Đồng thời, chúng vẫn liên tiếp tiến hành "bình định", đàn áp, khủng bố rất dã man nhân dân trong vùng chúng kiểm soát. Hiệp định Paris về Việt Nam đã và đang bị địch vi phạm hết sức nghiêm trọng và trắng trợn. Hội nghị khẳng định kẻ thù chính của cách mạng miền Nam hiện nay là Mỹ-nguỵ. Nguỵ quyền Sài Gòn, một tập đoàn tư sản mại bản, quan liêu, quân phiệt, phát-xít tàn bạo, một chính quyền tay sai dùng bạo lực phản cách mạng để củng cố ách thống trị thực dân mới của Mỹ. là kẻ thù trực tiếp của cách mạng miền Nam ngày nay.
      Đánh giá so sánh lực lượng địch ta ở miền Nam hiện nay, hội nghị nhận định: Nguỵ còn có những chỗ mạnh: còn quân đông, trang bị hiện đại, còn kiểm soát nhiều thành thị, nhiều địa bàn đông dân, lắm của, nhiều trục giao thông quan trọng, còn được Mỹ tiếp tục viện trợ cả về quân sự và kinh tế. Nhưng bọn nguỵ đã có nhiều chỗ yếu rất nghiêm trọng: chỗ yếu nhất là chính trị, ngày càng bị nhân dân bất bình và chống lại; về quân sự, quân nguỵ vốn đã sa sút về tinh thần và sức chiến đấu, nay lại mất hẳn chỗ dựa quan trọng nhất là trên nửa triệu quân Mỹ và chư hầu nên càng sa sút hơn nữa; về kinh tế, tài chính, bọn nguỵ cũng ngày càng gặp khó khăn chồng chất. Về phía ta, thế và lực của cách mạng miền Nam hiện nay mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ năm 1954 đến nay. Ta có lực lượng chính trị mạnh mẽ và rộng khắp có bộ đội chủ lực đã trường thành, có lực lượng vũ trang địa phương khá mạnh. Ta đã làm chủ nhiều vùng ở cả rừng núi và nông thôn đồng bằng, đã có thế trận ngay trong thành thị. Tuy nhiên, phong trào chính trị của ta phát triển chưa đều, ở đô thị còn yếu; các mũi tiến công chính trị, quân sự binh vận chưa đủ mạnh; lực lượng vũ trang phát triển chưa cân đối, bộ đội địa phương và dân quân du kích nhiều nơi còn mỏng; sau Hiệp định Paris, có nơi, có lúc còn hữu khuynh trong chủ trương đối phó với địch; cơ sở của ta trong vùng kiểm soát trải qua đấu tranh bị hao hụt, chưa được phục hồi, củng cố và phát triển kịp yêu cầu. Nhìn tổng quát ở miền Nam ta đã mạnh lên nhiều, trên phạm vi cả nước ta đã mạnh hơn địch.
      Hội nghị đã thống nhất dự kiến khả năng phát triển của tình hình miền Nam hiện nay. Khả năng thứ nhất: Do đấu tranh tích cực trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao, pháp lý, ta từng bước buộc địch phải thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam, hoà bình được lập lại thật sự. Khả năng thứ hai: Do âm mưu và bản chất cực kỳ phản động của Mỹ - nguỵ, chúng vẫn cố tình tiếp tục vi phạm và phá hoại Hiệp định, xung đột quân sự ngày càng tăng, quy mô chiến tranh ngày càng mở rộng, ta phải tiếp tục chiến tranh cách mạng một thời gian nữa để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn. Ta cố gắng tranh thủ thực hiện khả năng thứ nhất, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị đối phó với khả năng thứ hai.
      Hai khả năng này đều đang tồn tại, đang diễn biến và đang trong quá trình phát triển, ta phải chủ động, kiên quyết và linh hoạt.
      Hội nghị đã khẳng định: Dù khả năng nào, con đường của cách mạng miền Nam cũng chỉ có thể giành được thắng lợi bằng con đường bạo lực cách mạng, bất kỳ trong tình huống nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên. Vấn đề giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực của cách mạng là yêu cầu vừa bức thiết, vừa cơ bản của cách mạng miền Nam hiện nay.
      Hội nghị nhất trí xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; nhiệm vụ cơ bản trong thời gian trước mắt của cách mạng miền Nam là: đoàn kết toàn dàn, đấu tranh trên ba mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, tùy từng lúc từng nơi mà kết hợp các mặt trận với nhau một cách hết sức chủ động và linh hoạt, nắm vững và giương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập hoà hợp dân tộc, kiên quyết đánh bại mọi âm mưu và hành động của địch phá hoại Hiệp định Paris. Đồng thời giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt, thắng địch từng bước, chuẩn bị điều kiện đầy đủ nhất để có thể chủ động đối phó với địch trong mọi tình huống, sẵn sàng đưa cách mạng miền Nam tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
      Ta vẫn lấy khẩu hiệu hoà bình, độc lập, hoà hợp dân tộc để tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, dân chủ; song địch đang dùng hành động quân sự vi phạm Hiệp định một cách có hệ thống, nên ta phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta, đánh bại mọi hành động bạo lực phản cách mạng của địch; đồng thời phải kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao; thống nhất vận dụng phương châm, phương thức đấu tranh khác nhau trên các vùng khác nhau: vùng giải phóng, vùng tranh chấp, vùng địch kiểm soát.
      Hội nghị nhất trí xác định nhiệm vụ của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam, vấn đề đoàn kết quốc tế giữa ba nước Đông Dương, đoàn kết với các nước anh em trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới.
      Hội nghị đã thảo luận và nhất trí những công tác chính cần nắm vững như: Xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang, giành dân và giành quyền làm chủ của nhân dân, công tác binh vận, công tác đô thị, xây dựng và củng cố vùng giải phóng, công tác mặt trận, công tác ngoại giao, công tác Đảng.
      Sau khi kết luận những vấn đề lớn đã được hội nghị thảo luận và nhất trí, đồng chí Bí thư thứ nhất nhấn mạnh thêm một số điểm về kinh nghiệm đã qua và nhiệm vụ sắp tới.
      Đồng chí nói, đại ý:
      - Kịp thời tổng kết những kinh nghiệm lãnh đạo chiến tranh của Đảng, những kinh nghiệm đã tạo ra cho chiến tranh nhân dân Việt Nam sức mạnh tổng hợp lớn nhất để đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ và tay sai, để vận dụng và phát triển trong giai đoạn mới, là rất cần thiết. Đó là kinh nghiệm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công; đánh địch bằng ba mũi quân sự, chính trị và binh vận; đánh trên cả ba vùng chiến lược rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, đánh lâu dài càng đánh càng mạnh, vừa đánh vừa xây dựng, phát triển lực lượng; tiến công địch từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, đánh bại từng âm mưu, thủ đoạn của địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn…
      Hiện nay địch đang dùng hành động quân sự vi phạm Hiệp định một cách có hệ thống. Ta phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta; phải đánh bại các cuộc hành quân bình định lấn chiếm của địch, phải phối hợp giữa ba thứ quân, ba mũi giáp công, giữa ba vùng chiến lược, giữa các chiến trường, để đánh địch những đòn thật đau; phải thu hồi những vùng đã bị địch lấn chiếm, thu hẹp phạm vi kiểm soát của chúng.
      Về phương châm, phương thức đấu tranh trong giai đoạn mới:
      - Phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, nhưng phải căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng cho thật linh hoạt, sắc bén. Phải giữ vững và phát triển lực lượng về mọi mặt của ta, làm suy yếu và tan rã lực lượng quân sự và chính trị của địch, làm cho so sánh lực lượng ngày càng thay đổi có lợi cho ta. Phải làm cho ta mạnh lên cả về quân sự và chính trị trên cả ba vùng chiến lược; có lực lượng vũ trang câ ba thứ quân mạnh, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giỏi, phải kết hợp chặt chẽ ba mặt đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, gắn với yêu cầu giành dân, giành quyền làm chủ, tức là giành thế mạnh để thắng địch.
      Về công tác chính hiện nay, đồng chí nhấn mạnh phải nắm vững lực lượng vũ trang; củng cố, phát triển và tăng cường ba thứ quân thật mạnh: khắc phục tình trạng mất cân đối hiện nay; bố trí lực lượng phái tạo ra thế căng kéo địch, không để chúng tập trung lấn ta ở từng khu vực; phải coi nhiệm vụ chính trị hàng đầu của cách mạng mièn Nam hiện nay là giành dân, giành quyền làm chủ của nhân dân.
      Những vấn đề quan trọng thảo luận nhất trí trong hội nghị Bộ Chính trị mở rộng lấn này và những ý kiến kết luận của đồng chí Bí thư thứ nhất sau đó đã trở thành nội dung chủ yếu của bản dự tháo mà Bộ Chính trị đưa ra Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương tháng 6 và được chính thức thành Nghị quyết 21, tháng 10 năm 1973.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:00:11 am
***
      Hội nghị kết thúc. Phương hướng chiến lược đã được Bộ Chính trị xác định: Đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng chỉ thị cho chúng tôi chuẩn bị để làm việc với Bộ về những vấn đề cụ thể cần phải giải quyết cho chiến trường B2.
      Cuộc họp giữa các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng với Đoàn cán bộ B2 diễn ra ngày 11 tháng 6 nhằm cụ thể hoá phương hướng đã được kết luận trong hội nghị Bộ Chính trị.
      Chúng tôi phân tích âm mưu cơ bản của địch và dự đoán những hoạt động cụ thể của chúng trong mùa mưn này. Trọng điểm bình định của địch sẽ là đồng bằng sông Cứu Long. Chúng có thể đánh chiếm một số vùng giải phóng của ta nhất là khi chúng điều bớt được lực lượng dự bị chiến lược từ Trị Thiên về. Nguỵ Sài Gòn sẽ tiếp tục đôn quân bắt lính để phát triển cả lực lượng chủ lực và địa phương. Nếu nguỵ quyền Lon Non đứng trước nguy cơ suy sụp, cũng có thể Mỹ sẽ ép Thiệu và bọn phản động Thái phối hợp lên ứng cứu như trước đây ta đã từng dự kiến.
      Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, chúng tôi khẳng định nhiệm vụ hàng đầu của B2 trong thời gian tới là kiên quyết đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, bảo vệ và giữ vững vùng giải phóng, vùng tranh chấp và các căn cứ lõm trong vùng sâu. Phải căn bản giành lại số dân vừa bị địch tập trung từ sau ngày 28 tháng 1 (nam, bắc lộ 4, Bến Tre, vùng trung tuyến chung quanh Sài Gòn - Chợ Lớn) và tích cực mở rộng diện tranh chấp, diện làm chủ, từng bước mở thêm diện giải phóng ở những nơi có điều kiện.
      Trong việc chuẩn bị kế hoạch tác chiến mùa khô phải đảm bảo đánh những trận tiêu diệt địch nhanh, gọn, đau; ta vừa sẵn sàng đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng miền Đông, vừa chuẩn bị tiêu diệt các chi khu Bù Đăng, Bù Na, để mở rộng và hoàn chỉnh căn cứ miền Đông Nam Bộ.
      Về củng cố và xây dựng lực lượng, chúng tôi nhất trí cần khắc phục nhược điểm kéo dài là thiếu cân đôi giữa bộ đội địa phương với bộ đội chủ lực. Trước mắt cần tập trung vào một số tỉnh trọng yếu nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Biện pháp tốt nhất là tinh giản cơ quan và đơn vị phía sau để tăng thành phần chiến đấu giảm bớt một số đơn vị chủ lực tăng cường cho bộ đội địa phương. Chúng tôi bàn nhiều biện pháp bảo đảm số quân chiến đấu của bộ đội chủ lực đủ theo biên chế tổ chức, tăng khả năng cơ động và sức đột phá công sự vững chắc, tăng khả năng diệt cơ giới và bắn máy bay địch. Công tác huấn luyện phải nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy, tác chiến hiệp đồng binh chủng, bảo đảm đủ sức đột phá hệ thống phòng ngự cỡ trung đoàn hoặc trung đoàn tăng cường của địch có pháo binh, xe tăng, máy bay yểm trợ, tiêu diệt chiến đoàn hoặc sư đoàn địch trong đánh vận động.
      Cân nhắc khả năng đất nước và nhu cầu các chiến trường, Bộ chấp nhận bổ sung thêm 17.000 quân cho B2. Riêng với lực lượng vũ trang địa phương cần phát triển lên gấp đôi (từ 6,4 vạn hiện nay lên 12 vạn). Vào đầu mùa khô, Bộ sẽ bổ sung 10.000 quân cho B2.
      Chúng tôi bàn bạc kỹ một công tác chuẩn bị chiến lược quan trọng là việc xây dựng mạng đường sá (từ Ô Răng-Bù Gia Mập, Bù Đốp, Lộc Ninh qua bắc Tây Ninh và mở con đường mới từ Bù Gia Mập xuống Tà Lài, chiến khu Đ). Phấn đấu trong vòng 2-3 năm xây dựng xong tuyến đường dọc và từ một đến hai tuyến đường ngang có thể sử dụng được xe cơ giới trong mọi thời tiết.
      Để giúp cho Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền kịp nắm được nội dung công việc, ngay sau cuộc họp, anh Lê Trọng Tấn đã điện vào B2 những vấn đề Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng đã thống nhất với Đoàn cán bộ B2.
      Đoàn cán bộ B2 còn ở lại họp Hội nghị Trung ương lần thứ 21, anh Mười Cúc được Bộ Chính trị chỉ thị về trước để cùng các anh ở nhà chuẩn bị hội nghị Trung ương Cục.
      ***
      Kể từ ngày đoàn cán bộ B2 ra tới Hà Nội, bắt đầu làm việc với anh Ba, đến cuộc họp vừa rồi với các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, chúng tôi đã trải qua 70 ngày lưu lại ở hậu phương lớn miền Bắc, giữa Thủ đô, trái tim của cả nước.
      Nếu khi lên đường ra Bắc, trong lòng mỗi người chúng tôi còn biết bao điều lo lắng, biết bao suy nghĩ về hướng đi sắp tới của cách mạng miền Nam sau khi Mỹ rút quân, thì sau hơn hai tháng, nhiều vấn đề đã được sáng tỏ.
      Từ những ngày làm việc bước đầu với các anh trong Bộ Chính trị đến cuộc hội nghị chính thức cuối tháng 5, từ những cuộc trao đổi ý kiến với các anh trong Quân uỷ Trung ương đến cuộc họp vừa qua với các anh trong Bộ Quốc phòng, trí tuệ tập thể đã giúp chúng tôi tìm thấy đáp số của những "bài toán chiến lược" được dặt ra sau Hiệp định Paris, khi mà hành động phá hoại Hiệp định của Mỹ-nguỵ ngày càng công khai trấng trợn.
      Vài ba tháng trước, chúng tôi còn băn khoăn trước các khả năng phát triển của tình hình. Đến nay, thực tế đòi hỏi phải hướng suy nghĩ và hành động vào khả năng dùng bạo lực cách mạng, chiến tranh cách mạng để giải quyết cuộc đấu tranh một mất một còn giữa cách mạng và phản cách mạng ở miền Nam Việt Nam, nhằm hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất đất nước.
      Trước âm mưu của Mỹ-Thiệu đã rõ ràng, nhiệm vụ trung tâm trước mắt của ta là phải nhanh chóng phát triển lực lượng, cả chính trị và vũ trang, phải kiên quyết và chủ động đánh bại kế hoạch bình định và lấn chiếm của đích, giành dân và giữ dân, bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạng, từng bước tạo nên thế mới và lực mới.
      Sự tồn tại của hai lực lượng vũ trang đối kháng ở miền Nam, cuộc đụng đầu lớn khó tránh khỏi giữa quân ta và quân nguỵ, đòi hỏi lực lượng vũ trang của ta phải được phát triển nhanh hơn, phải có lực lượng vũ trang tại chỗ mạnh hơn và nhất là phải có quả đấm chiến lược thật mạnh, đử sức tiêu diệt địch trong những chiến dịch quy mô lớn. Tiềm lực về người và cơ sở vật chất của hậu phương lớn miền Bắc, tầm vóc của đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam đang được phát triển ngày càng hoàn chỉnh, cho phép ta có thể đẩy nhanh hơn nữa việc tăng cường lực lượng vũ trang ở miền Nam theo yêu cầu tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô ngày càng lớn.
      Một buổi chiều trung tuần tháng 6, trước khi anh Mười Cúc lên đường trở về chiến trường, Đoàn cán bộ B2 chúng tôi ngồi lại tâm sự với nhau. Mọi việc đã được bàn bạc kỹ lưỡng. Nhiều anh trong đoàn biên thư gửi về anh Phạm Hùng. Chúng tôi biết anh đang nóng lòng chờ đợi. Thư viết cả về công việc và tình cảm, việc chung có, việc riêng tư có. Ai cũng muốn bày tỏ với anh Hùng và các anh trong Trung ương Cục điều suy nghĩ tâm đắc nhất của mình. Đó là niềm vui trước hướng đi lên của cách mạng miền Nam đã rõ ràng, là niềm tin vào tiền đồ của sự nghiệp cách mạng mà mỗi người đang cùng nhau ghé vai gánh vác là quyết tâm và khả năng tạo nên thế mới, lực mới cho cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:01:00 am
Chương 3
TẠO THẾ MỚI - LỰC MỚI


Một trong những điều rất đáng tự hào đối với Đảng ta là trong cả quá trình lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng lâu dài, Đảng luôn biết sáng tạo thời cơ và chủ động đón thời cơ chiến lược để đưa cách mạng đến những bước ngoặt quyết định. Và mỗi chặng đường thắng lợi đó đều được đánh dấu bằng một quyết tâm chiến lược đúng dắn, kịp thời của Đảng.
      Từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 11 năm 1939), lần thứ 7 (tháng 11 năm 1940), nhất là từ Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) khi Hồ Chủ tịch về nước lãnh đạo cách mạng Đảng đã xác định rõ con đường đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân và việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang để đón thời cơ chiến lược.
      Trước và trong Cách mạng tháng Tám, tiếp theo chỉ thị ngày 12-3-1945 "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước chuẩn bị tổng khởi nghĩa) và khi Nhật vừa đầu hàng Đồng minh, Đảng quyết định chớp thời cơ phát động toàn dân tổng khởi nghĩa, nhanh chóng giành chính quyền trên cả nước.
      Trong kháng chiến chống Pháp, Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (tháng 9 năm 1953) dẫn đến thắng lợi Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
      Trong kháng chiến chống Mỹ, bằng Nghị quyết 15 (năm 1959), Đảng hạ quyết tâm phát động khởi nghĩa vũ trang từng phần, bắt đầu bằng cao trào "đồng khởi" và sau đó từng bước đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ và tay sai. Khi quân Mỹ ồ ạt kéo vào miền Nam, với Nghị quyết 12 (đầu năm 1966), Đảng quyết định tiếp tục phát triển thế tiến công chiến lược từng bước đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của địch. Và vào giữa năm 1978 này, chỉ 5 tháng sau Hiệp định Paris, Nghị quyết 21 của Trung ương(1) khẳng định tiếp tục con đường bạo lực cách mạng, tiếp tục phản công và tiến công địch, làm thất bại âm mưu chiến lược mới của Mỹ-nguỵ, mở đường đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng miền Nam. Nghị quyết 21 có tầm quan trọng đặc biệt: xác định đúng hướng đi của cách mạng miền Nam trong giai đoạn cuối của gần 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, của cả 30 năm chiến tranh giải phóng.
      Từ thực tế trên đây, có thể khẳng định: trên mỗi chặng của cả con đường đấu tranh lâu dài, Đảng luôn đánh giá đúng tình hình, dự kiến đúng thời cơ, chủ động đi trước một bước trong việc chuẩn bị chiến lược, huy động sức mạnh, tổng hợp của toàn dân để kịp tạo nên thế mới, lực mới, giành thắng lợi từng bước ngày càng lớn.
      Đó là một trong những điểm nổi bật về tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng.
      Sau khi dự Hội nghị Trung ương lần thử 21 (đợt đầu), tôi chuẩn bị trớ lại chiến trường để cùng các anh trong đó chuẩn bị cho kịp cuộc họp Trung ương Cục, dự định vào khoảng tháng 9.
      Anh em quân y đề nghị tôi đi kiểm tra sức khỏe trước khi lên đường. Ba tháng qua, kể từ ngày ở chiến trường ra Bắc, sức khỏe tốt khiến tôi rất yên tâm. Nhưng điều không ngờ đã xảy đến.
      Các bác sĩ kiểm tra và kết luận tôi đã bị nhồi máu cơ tim một lần và đang bị sỏi thận, phải mổ. Theo đề nghị của Hội đồng bác sĩ, Ban Tổ chức Trung ương quyết định tôi sang điều trị ở Cộng hoà dân chủ Đức. Trù tính ít nhất chừng ba đến bốn tháng cả chữa bệnh và đi, về.
      Tôi phân vân, trao đổi ý kiến với các đồng chí trong Thường trực Quân uỷ và điện xin ý kiến anh Phạm Hùng. Các anh khuyên tôi nên đi chữa bệnh, "cuộc chiến đấu còn dài".
      Tôi dành thêm nửa tháng làm việc với các cơ quan, giải quyết tiếp những vấn đề cần thiết cho B2 và gửi điện đề đạt với Trung ương Cục những ý kiến riêng về việc triển khai Nghị quyết 21.
      Ngày 13 tháng 7 tôi lên đường sang nước bạn.
      Trở về nước vào cuối tháng 11, mang theo những ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp về tình hữu nghị anh em và sự chăm sóc tận tình của các đồng chí cán bộ y tế Cộng hoà dân chủ Đức, về công cuộc xáy dựng, phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân nước anh em.
      Chiến tranh đã chấm dứt trên đất nước này gần 30 năm. Tinh thần lao động quên mình của nhân dân Cộng hoà dân chủ Đức trong mấy chục năm qua đã đưa lại cuộc sống không ngừng được cải thiện như ngày nay. Tôi suy nghĩ nhiều và liên hệ đến viễn cảnh của đất nước ta khi sự nghiệp giải phóng miền Nam hoàn thành, đất nước được thống nhất, chúng ta sẽ đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa như thế nào trong điều kiện một nước nông nghiệp, sản xuất nhỏ, lại chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh tàn phá và của chủ nghĩa thực đân cũ và mới của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ để lại.
      Về tới Hà Nội, tôi điện báo cáo với các anh trong Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền. Mùa khô đã đến. Tôi khẩn trương làm việc với các cơ quan Bộ, nắm tình hình các mặt liên quan đến nhiệm vụ sắp tới ở B2 và chuẩn bị lên đường trở lại chiến trường.
      Tôi được các anh trong Thường trực Quân uỷ Trung ương cho biết những quyết định mới nhất về chủ trương tác chiến, về trang bị và số quán bổ sung, về công tác cán bộ và phương hướng công tác chính trị tư tưởng. Tôi yên tâm về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của chiến trường trong mùa khô này và các bước tiếp theo.
      Trung tuần tháng 12, tôi gửi một bức điện trả lời các anh Phạm Hùng, Trần Văn Trà, về kế hoạch chi viện cho chiến trường năm 1974:
      "Tôi đã nhận được điện của các anh hỏi về số quân và trang bị mà Bộ chi viện cho B2 trong năm tới. Về số quân, con số cuối cùng được Bộ xác định bổ sung cho B2 là 26.000.
      "Một điều, khiến tôi rất mừng, lần này Tổng cục Hậu cần và Đoàn 559 chuyển số quân này bằng cơ giới và sẽ hoàn thành trong vòng ba tháng đầu năm. Việc ăn uống dọc đường do các binh trạm của 559 lo. Như vậy bộ đội vào sẽ nhanh hơn, sức khỏe bảo đảm tốt hơn; lần này quân bổ sung được huấn luyện tốt hơn, thời gian huấn luyện mỗi đợt chừng sáu tháng. Ngoài bộ binh và binh chủng, Bộ còn bổ sung một số khá đông nhân viên chuyên môn (cơ yếu, báo vụ, trinh sát và hậu cần-kỹ thuật).
      "Tôi đề nghị các anh, chỉ thị cho các cơ quan chuẩn bị kế hoạch tiếp nhận và phân phối kịp thời để trânh bị ùn.
      "Việc xin cán bộ để thành lập Bộ tư lệnh Phòng không, cũng như xin thêm một số đơn vị cao xạ 57 ly cỡ B2, trước mắt chưa giải quyết được.
      "Về mặt hàng quân sự và dân dụng, năm nay Trung ương sẽ chi viện cho B2 tổng cộng là 22.000 tấn, trong đó có 12.000 tấn hàng quân sự (hai phần ba là súng đạn). Tổng cục Hậu cần dự kiến hoàn thành việc vận chuyển cho B2 trong bốn tháng đầu năm 1974. Việc xin đạn cao xạ 5 7 ly và súng đạn A72 chưa có điều kiện giải quyết. Tôi có xin thêm (ngoài kế hoạch) súng phòng không khác và súng ĐK82, cùng các loại đạn. Đề nghị này đã được chấp nhận.
      "Nhân đây xin báo cáo anh Phạm Hùng và các anh trong Trung ương Cục về tình hình sức khỏe của tôi. Ngày 5 tháng 12, Hội đồng bác sĩ đã chẩn đoán lại và kết luận: Hiện nay tim mạch chưa ổn lắm, cần điều trị thêm một thời gian. Tôi đã bàn với anh em quân y cố gắng điều trị từ nay đến hết tháng 1 năm 1974, để đầu tháng 2 tôi có thể lên đường trước Tết âm lịch. Tôi sẽ chấp hành đúng như điện của anh Hùng, cố gắng điều trị cho khỏe".
      Dự tính vào tới B2 đúng những ngày xuân Giáp Dần, tôi chuẩn bị quà tết và gửi xe đi trước, để khi lên đường được gọn nhẹ, nhanh chóng hơn.
      Cuối tháng 1 năm 1974, mọi công việc chuẩn bị đã xong, tôi đang đi chào tạm biệt các đồng chí lãnh đạo và anh em trong cơ quan Bộ thì một lần nữa, điều bất ngờ lại xảy đến.
      Khi đến gặp anh Sáu Thọ, anh cho biết Ban Tổ chức Trung ương đã đề nghị lên Bộ Chính trị và các anh đã nhất trí để tôi ở lại miền Bắc. Tôi sững sờ hỏi:
      - Vì sao vậy, anh?
      - Hội đồng bác sĩ mới kiến nghị không nên để anh đi vì mới qua đại phẫu, hơn nữa tim mạch cũng không ổn lắm, đi không đảm bảo an toàn, nhất là trên dọc đường.
      - Đề nghị cứ cho tôi đi. Tôi sẽ đảm bảo giữ gìn sức khỏe tốt.
      - Không được đâu. Chúng mình được biết anh đã chuẩn bị xong xuôi mọi mặt, nhưng vừa đây anh em bác sĩ phát hiện như vậy để anh đi, nếu xảy ra chuyện không hay thì ngoài trách nhiệm ra, chúng mình sẽ ân hận mãi. Thôi, ở lại ngoài này, trở về công tác ở Bộ Tổng Tham mưu. Chuẩn bị cho giai đoạn dứt điểm, Quân uỷ Trung ương và cơ quan tham mưu cần được tăng cường để giúp Bộ Chính trị và Trung ương.
      Tôi biết có đề nghị cũng khó. Các anh trong Bộ Chính trị đã đồng ý với ý kiến Ban Tổ chức để tôi ở lại công tác ở Bộ Quốc phòng. Trên cũng đã quyết định cử anh Trần Văn Trà thay tôi làm Tư lệnh chiến trường B2. Bắt tay anh Thọ ra về, lòng tôi bứt dứt khôn nguôi.
      Những suy nghĩ, những dự tính từ sau Hội nghị 21, những ngày háo hức chuẩn bị trở lại chiến trường. Nhớ từng anh trong Trung ương Cục trong Bộ tư lệnh Miền. Nhớ những lúc hội họp, trao đổi ý kiến, nhớ cả những buổi đấu tranh sôi nổi, có lúc gay gắt khi có ý kiến bất đồng để rồi đi đến nhất trí, đoàn kết chung lưng đấu cật trong cuộc đọ sức quyết liệt với quân thù. Tôi ngồi suốt ba giờ liền, viết một bức thư dài tám trang, báo cáo tình hình và tâm sự với anh Phạm Hùng và các anh trong Trung ương Cục, nhắc lại những ngày cùng làm việc với nhau, tình cảm đồng chí thắm thiết không thể nào quên.
      Phải ở lại, tôi gặp anh Văn, anh Dũng hỏi về công tác, các anh cho biết Bộ Chính trị đã bàn và mới quyết định tôi làm Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất. Các anh phân công tôi trực tiếp chỉ đạo việc chi viện chiến trường và chỉ đạo tác chiến.
      Thế là trở lại với việc cũ, người xưa. Tôi xác định phải yên tâm để bắt tay ngay vào công việc.
      Lúc này, cơ quan đang tập trung giúp trên chỉ đạo các chiến trường thực hiện kế hoạch mùa khô. Các phái viên cũng từ các chiến trường trở về, mang theo báo cáo tình hình mọi mặt và ý kiến đề đạt của các nơi về phương hướng chiến lược năm 1974, theo tinh thần Nghị quyết 21 của Trung ương.
      Tôi đành nhiều thời gian nghe các cục và các phái viên báo cáo để nắm tình hình các chiến trường, tình hình công tác của Bộ Tổng Tham mưu. Tôi cũng làm việc với anh Song Hào, anh Đinh Đức Thiện để thống nhất phối hợp những công việc chung của Bộ Quốc phòng trong víệc triển khai Nghị quyết 21.
      Trong dịp này, anh Lê Đức Anh, Tư lệnh Quân khu 9 cũng ra báo cáo với Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Theo đề nghị của chúng tôi, anh dành bốn ngày báo cáo với Bộ Tổng Tham mưu và cùng nhau rút kinh nghiệm về tình hình Khu 9 từ đầu năm 1973. Hơn một năm qua, kinh nghiệm chống phá bình định của Khu 9 vẫn là một vấn đề rất quan trọng mà cơ quan tham mưu chiến lược mong đợi được nghe tường tận.
      Ngay khi Hiệp định còn chưa được ký kết, từ ngày 11-1-1973, địch đã tung sư đoàn 21 đánh vào tây-nam Long Mỹ, đồng thời đưa nhiều lực lượng khác lấn chiếm nhiều vùng giải phóng trong khu. Quân và dân Khu 9 vừa đánh trả địch, vừa điều chỉnh lại lực lượng, chuẩn bị thực hiện "Kế hoạch thời cơ" theo chỉ thị của Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền. Sau hơn một tuấn, ta đã đánh bại cuộc hành quân của địch và dấn lên giải phóng thêm vùng bắc Long Mỹ, Phụng Hiệp.
      Tháng 3, địch lại dùng sư đoàn 21, được trung đoàn kỵ binh 9 yểm trợ, bắt đầu đợt 1 chiến dịch tiến công vào vùng Chương Thiện, nhằm "líp" các lõm giải phóng của ta ở tây-nam Long Mỹ, lập tuyến ngăn chặn từ Ngang Dừa đi Vĩnh Chèo, cô lập U Minh và đẩy lực lượng ta ra khỏi địa bàn quan trọng này. Quán triệt tinh thần nghị quyết ngày 3 tháng 2 của Thường vụ Khu uỷ, quân và dân địa phương kiên quyết đánh trả địch. Đợt 1 cuộc hành quân của địch vào Chương Thiện bị thất bại.
      Ngày 5 tháng 6 địch mở đợt 2 của chiến dịch tiến công và lần này, lại bị ta đẩy lùi. Mười ngày sau, chúng tập trung trên 60 tiểu đoàn bộ binh, 4 giang đoàn và 6 chi đoàn M113 mở cuộc hành quân lớn, dài ngày, hòng chiếm khu vực Ba Hồ, Lái Hiếu. Quân và dân Khu 9 kiên quyết bám trụ địa bàn, ba thứ quân liên tiếp phản công và tiến công địch, kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công, đánh địch trên địa bàn trọng điểm đồng thời thu hút căng kéo địch, trên các địa bàn phối hợp. Trải qua hai tháng rưỡi (từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 30-8-1973), quân và dân Khu 9 đã đánh trên 200 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu trên 5.000 tên địch, làm thất bại cuộc tiến công quy mô lớn nhất từ trước tới nay của địch vào vùng Chương Thiện, giữ vững được căn cứ U Minh, tạo được thế trận có lợi cho ta.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:01:33 am
Chúng tôi nghĩ phải chăng bài học kinh nghiệm của Khu 9 là ở chỗ bám chắc địa bàn, chiến trường; nhạy bén trong lãnh đạo, chỉ đạo; đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của địch; chủ động, kiên quyết đánh trả địch, không do dự lừng chừng; vận dụng phương châm, phương thức đúng đắn, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, các địa phương; đánh địch liên tục, khiến địch đông quân nhưng bị căng kéo ra đối phó trên nhiều hướng, bị những đòn đau trên những trọng điểm, không đạt được mục tiêu đề ra, lại bị tổn thất nặng nề.
      Đồng chí Lê Đức Anh cũng cho chúng tôi biết thêm về chiến trường Khu 8. Đến cuối năm 1973, về cơ bản ta đã giành lại các mảng, các lõm mà địch lấn chiếm từ cuối tháng 1 năm 1973 ở nam - bắc lộ 4, "vùng 20 tháng 7"(2), Bến Tre, Kiến Tường. Riêng ở Bến Tre, ta đã mở ra nhiều vùng trọng điểm ở Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, buộc địch phải rút bỏ trên 50 đồn, ta giành lại 126 ấp với 4,5 vạn dân. Ở Mỹ Tho, ta giành lại 3 vùng và 1 lõm, giải phóng 6 xã, 12 ấp với gần 9 vạn dân.
      Từ kinh nghiệm đồng bằng sông Cưu Long, nhất là kinh nghiệm của Khu 9, tôi cùng các anh Lê Trọng Tấn, Cao Văn Khánh và các đồng chí Cục trưởng Tác chiến, Cục trưởng Dân quân bàn bạc và nhất trí đề nghị với Bộ triệu tập cuộc hội nghị trao đổi kinh nghiệm về chỉ đạo chống phá bình định vào khoảng tháng 5. Đề nghị được chấp nhận. Hai cục Dân quân và Tác chiến phối hợp chuẩn bị.
      Đồng chí Bí thư Quân uỷ cho biết sẽ có cuộc họp của Quân uỷ vào tháng 3 nhằm kiểm điểm tình hình quân sự và ra nghị quyết về những công tác lớn cần tiếp tục triển khai theo tinh thần Nghị quyết 21 của Trung ương, nhất là cụ thể hoá phương châm, phương thức hoạt động trong thời gian tới. Chúng tôi trao đổi ý kiến và nhất trí phân công anh Tấn chuẩn bị đề án để đưa ra thông qua anh Văn, anh Dũng và các đồng chí chủ trì trong Bộ Tổng Tham mưu trước khi báo cáo tại hội nghị Quân uỷ.
      Khi trao đổi ý kiến để chuẩn bị cho bản dự thảo nghị quyết hội nghị Quân uỷ Trung ương, vấn đề mà chúng tôi đặc biệt quan tâm là Bộ Tổng Tham mưu phải làm gì để đề đạt với Quân uỷ và Bộ Chính trị về phương hướng tạo thế mới, lực mới trước khi bước vào mùa khô 1974-1975, hàng loạt công tác chuẩn bị chiến lược đang được triển khai, nay cần khẩn trương đẩy nhanh hơn nữa để hoàn thành về cơ bản vào cuối năm 1974; đẩy mạnh đợt hoạt động cuối mùa khô 1973-1974 và cả trong mùa mưa này, nhằm tiếp tục tạo thế trận ngày càng có lợi; hoàn thành đợt 1 và bắt đầu đợt 2 kế hoạch vận chuyển chi viện cho chiến trường; chỉ đạo và đôn đốc việc xây dựng lực lượng vũ trang địa phương ở miền Nam; hoàn chỉnh mạng đường chiến lược, chiến dịch và phát triển đường ống dẫn dầu sâu xuống phía nam; chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng cơ sở hậu cần tại chỗ dọc đường 559 và trong các vùng giải phóng; hoàn thành kế hoạch tuyển quân năm 1974 và đợt đầu 1975; củng cố bộ đội chủ lực, nhất là khối chủ lực cơ động chiến lược ở miền Bắc, kể cả các đơn vị kỹ thuật, trong đó có việc sơ kết huấn luyện quân sự đợt 1, triển khai huấn luyện đợt 2, v.v.
      Hoàn thành các công tác chuẩn bị chiến lược trên đây, không những ta tạo được thế mới, lực mới, trên cả hai miền, nhất là ở miền Nam, để giành thắng lợi lớn mùa khô sắp tới, mà còn chuẩn bị tích cực để chủ động đón thời cơ chiến lược.
      Những ngày làm việc với anh Tấn, anh Khánh, chuẩn bị bản đề án trình Quân uỷ cũng như làm việc với các tổng cục trong Bộ Quốc phòng, các cục trong Bộ Tổng Tham mưu và các phái viên mới ở các chiến trường về, đã giúp tôi nắm được công tác của Bộ và tình hình các chiến trường.
      Trong năm 1973 vừa qua, địch đã nỗ lực rất lớn và chúng đã đạt được một số kết quả.
      Chúng đã lấn chiếm một số căn cứ lõm giải phóng gồm khoảng gần 400 ấp, đóng thêm hơn 700 đồn bốt, giữ nguỵ quân, nguỵ quyền không bị tan rã, khống chế quần chúng, củng cố một bước vùng kiểm soát của chúng, nhất là ở đồng bằng Khu 5. Nhưng chúng chưa đạt được mục tiêu chủ yếu là xoá thế da báo. Từ tháng 9, chúng bị đẩy lùi ở Khu 9, bị chặn lại ở Khu 8, tuy chúng có lấn được một số vùng ở Khu 5, nhưng ở đây chúng cũng đã phải chựng lại.
      Quân nguỵ được củng cố một bước quan trọng. Được Mỹ chi viện, số quân nguỵ có tăng lên (riêng quân địa phương tăng gấp ba lần). Quân nguỵ có thể duy trì một cuộc chiến đấu quy mô nhỏ và vừa, nhưng không đủ sức đối phó với một cuộc tiến công lớn của ta như năm 1972.
      Thiệu đã củng cố một bước nguỵ quyền, nhất là quân sự hoá bộ máy kìm kẹp ở cơ sở. Nhưng chúng bị cô lập cao độ về chính trị, gặp khó khăn lớn về kinh tế. Điều nổi lên là tinh thần và sức chiến đấu của quân nguỵ đã giảm sút rõ rệt, thế bố trí chiến lược bị phân tán, căng kéo, nơi nào bị ta kiên quyết đánh trả như ở đồng bằng sông Cửu Long thì địch lúng túng bị động.
      Đế quốc Mỹ gặp nhỉều khó khăn nghiêm trọng ở trong nước và trên thế giới. Mâu thuẫn nội bộ gay gắt. Tuy chúng chưa từ bỏ âm mưu đen tối đối với miền Nam Việt Nam nhưng sự can thiệp đã bị ràng buộc và hạn chế hơn trước.
      Về phía ta, nhiệm vụ trung tâm số 1 là phá bình định, chống lấn chiếm. Cuộc đấu tranh nhằm giành dân, giành quyền làm chủ của nhân dân đang diễn ra hết sức gay gắt, nhất là ở đồng bằng Khu 5 và Khu 8. Đến nay, ta đã giành được khoảng 4 triệu dân, trong đó có 1 triệu 20 vạn dân vùng giải phóng.
      Về tác chiến, với chủ trương phản công và tiến công, vừa đánh phía trước, vừa đưa lực lượng luồn vào phía sau, ta đã duy trì và đẩy mạnh chiến tranh nhân dân ở địa phương nhất là từ tháng 9.
      Tỷ lệ thương vong trong năm qua là địch 5, ta 1; tỷ lệ này con cao.
      Lực lượng vũ trang địa phương bước đầu được bổ sung và rèn luyện đã có một bước tiến bộ mới, nổi lên là ở đồng bằng sông Cứu Long.
      Trong năm qua miền Bắc đưa vào chiến trường gấn 10 vạn quân, nhờ vậy đã tăng số quân chiến đấu của các tiểu đoàn, trung bình từ 850 đến 400 quân. Các đơn vị đã có điều kiện luân phiên huấn luyện, chiến đấu, lực lượng vũ trang địa phương có tăng lên nhưng chưa nhiều. Các binh khí kỹ thuật (pháo mặt đất, pháo cao xạ xe tăng, v.v.) đều được tăng cường. Cuối năm 1973, ở phía nam đường Trường Sơn còn chừng 1 vạn 5 nghìn tấn vũ khí, nhưng việc vận chuyển xuống các chiến trường Khu 6, Khu 8, Khu 9 và phía nam Khu 5 vẫn còn khó khăn.
      Việc xây dựng vùng giải phóng và căn cứ địa miền núi cũng như việc giúp đỡ nhân dân hai nước Lào và Campuchia anh em vẫn được xúc tiến tích cực, khẩn trương.
      Sau khi nắm tình hình mọi mặt, tôi suy nghĩ và trao đổi với các anh trong Bộ Tổng Tham mưu, thấy có mấy vấn đề còn yếu phải cố gắng khắc phục:
      - Về quân sự, bộ đội địa phương, dân quân du kích miền Nam vẫn chưa phát triển kịp so với yêu cầu nhiệm vụ chiến lược.
      Về chính trị, phong trào đô thị chưa lên, thực lực ở cơ sỡ bên trong còn mỏng, bàn đạp vùng ven và hành lang nối liền các căn cứ chưa vững. Phong trào công khai hợp pháp của lực lượng thứ ba chưa phát triển.
      Viện trợ quân sự, nhất là vũ khí tiến công, đạn pháo không được như trước. Chúng tôi đã giao cho Cục Tác chiến và đề nghị với Tổng cục Hậu cần tính toán lại vũ khí, khí tài, bảo đảm cho kế hoạch tác chiến năm 1974 và vài năm tới, ở mức độ đánh vừa trong năm 1975, đánh lớn vào năm 1976 và đề đạt phương hướng khắc phục (nếu không đủ đạn lớn).
      Tôi đã báo cáo những suy nghĩ trên đây với anh Văn, anh Dũng và các đồng chí phó Tổng Tham mưu trứởng khác, khi thông qua bản đề án quân sự mà anh Tấn chuẩn bị.
      Trong cuộc hội nghị Quân uỷ tháng 3, anh Tấn thay mặt Bộ Tổng Tham mưu trình bày bản đề án. Sau khi kiểm điểm tình hình các mặt trong năm 1973, bản báo cáo của Bộ Tổng Tham mưu đề nghị phương hướng chiến lược, phương chám, phương thức hoạt động trong mấy năm tới, theo tinh thần Nghị quyết 21.
      Hội nghị Quân uỷ Trung ương đã trao đổi, thảo luận và ra nghị quyết gồm những điểm chính sau đây: Về chủ trương chiến lược vài năm trước mắt, Quân uỷ xác định:
      1. Nhiệm vụ trung tâm số 1 vẫn là đánh bại một bước quan trọng kế hoạch bình định, lấn chiếm, phân tuyến của địch; giành dân, giành quyền làm chủ ở đồng bằng và vùng ven đô thị đông người, nhiều của.
      2. Từng bước đưa phong trào đấu tranh chính trị ở thành thị tiến lên, đồng thời chuẩn bị lực lượng cơ sở, tạo điều kiện và thời cơ đầy tới cao trào cách mạng.
      3. Chủ lực vừa chiến đấu, vừa xây dựng, từng bước nâng dần quy mô đánh tiêu diệt, vừa đánh vừa theo dõi phản ứng của địch để kịp thời có biện pháp đối phó.
      4. Củng cố, xây dựng, giữ vững, hoàn chỉnh vùng giải phóng, căn cứ địa ở miền Nam đi đôi với ra sức khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc mạnh cả về kinh tế và quốc phòng và sẵn sàng đánh bại âm mưu địch.
      Tất cả đều nhằm làm thay đổi só sánh lực lượng toàn diện có lợi cho ta, đồng thời sáng tạo điều kiện, nắm vững thời cơ, sẵn sàng chủ động phối hợp ba quả đấm mạnh (chủ lực, nông thôn, thành thị), làm chuyển biến cục diện một cách bất ngờ và nhanh chóng, làm địch không kịp trở tay, giành thắng lợi cao nhất cho cách mạng.
      Để thực hiện chủ trương trên, Quân uỷ nhấn mạnh:
      - 1 Yêu cầu vừa bức thiết vừa cơ bản trong vài năm tới là giành dân, giành quyền làm chủ ở đồng bằng, giải phóng và làm chủ vững chắc ở miền núi, xây dựng những lõm nhỏ trong vùng địch kiểm soát, từng bước giành quyền làm chủ ở thành thị, phát triển thế và lực cách mạng ở miền Nam, làm cho ta mạnh lên địch yếu đi.
      2. Phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta. Phải căn cứ vào điều kiện cụ thể từng thời kỳ, từng vùng mà vận dụng phương châm, phương thức cho linh hoạt.
      - Ở đồng bằng đông dân, địch đang bình định lấn chiếm, ta phải tiến công và phản công để đánh bại chúng, lấy tiến công làm chính, lấy vùng tranh chấp và vùng địch tạm chiếm làm phương hướng chính để từng bước đưa vùng tranh chấp lên vùng giải phóng, đưa vùng địch kìm kẹp lên tranh chấp hoặc giải phóng.
      - Ở miền núi, ta thực hành phản công và tiến công, đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của địch, đống thời tiến công tiêu diệt các điểm chốt còn lại, mở rộng thế liên hoàn và xây dựng vùng giải phóng vững chắc.
      - Tại vùng sau lưng địch, ta phải chủ động tiến công đánh phá các sân bay, kho tàng, hậu cứ, căn cứ xuất phát hành quân và các đường giao thông địch vận chuyển đi đánh phá ta.
      3. Kết hợp chặt chẽ mấy phương thức hoạt động:
      - Giữ vững và phát tnển chiến tranh nhân dân ở địa phương trong vừng đồng bằng đông dân, nhiễu của; đánh nhỏ, đánh vừa, liên tục và rộng khắp; tổ chức chiến dịch tổng hơp từ nhỏ đến lớn, nhằm thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phá kế hoạch bình định lấn chiếm của địch, giành dân, giành quyền làm chủ ở vùng đông dân, nhiều của.
      - Đẩy mạnh tác chiến quy mô vừa và lớn của chủ lực, tiêu diệt một bộ phận chủ lực địch, phối hợp và tạo điều kiện cho chiến tranh nhân dân ở đồng bằng phát triển; chủ lực vừa tác chiến vừa xây dựng, sẵn sàng đánh to, tiêu diệt lớn khi có thời cơ.
      - Thúc đẩy phong trào thành thị phát triển, tiến đến bao vây chặt các thành phố, thị xã quan trọng, nhất là Sài Gòn.
      Ta cần nỗ lực vượt bậc, phối hợp ba phương thức hoạt động nói trên để trong các năm tới tạo thành ba quả đấm mạnh (nông thôn, đô thị, chủ lực). Khi có thời cơ chiến lược, khi so sánh lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi cơ bản, khi Mỹ gặp nhiều khó khăn trong nước và trên thế giới, khi việc chuẩn bị của ta đã sẵn sàng, thì ta tùy tình hình cụ thể mà quyết định mức độ giành thắng lợi.
      Hội nghị Quân uỷ cũng quyết nghị một số công tác lớn nhằm thực hiện chủ trương chiến lược trong giai đoạn mới, hướng theo yêu cầu tác chiến quy mô lớn: Tăng cường lực lượng vũ trang, nhất là kiện toàn khối cơ động dự bị chiến lược; hậu phương lớn miền Bắc vừa ra sức phục hồi và phát triển kinh tế, vừa tích cực động viên sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam; coi trọng công tác chính trị, tư tưởng, biên chế, tổ chức và huấn luyện, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chiến đấu toàn diện của các lực lượng vũ trang.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:02:30 am
 ***
      Khi phổ biến Nghị quyết Quân uỷ cho cán bộ chủ trì các cục trong Bộ Tổng Tham mưu, sau khi phân tích tình hình cách mạng và chủ trương chiến lược mới, tôi chú ý nói rõ nội dung các công tác lớn mà cơ quan tham mưu chiến lược cần chú trọng (ngoài nhiệm vụ thường xuyên hiện nay là chỉ đạo tác chiến theo kế hoạch đã định), nhằm tạo nên thế mới, lực mới trước khi bước vào mùa khô sắp tới.
      Trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, Bộ Tổng Tham mưu cần quan tâm xây dựng khối chủ lực cơ động chiến lược thành những quân đoàn mạnh, được tổ chức huấn luyện theo phương hướng tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, nâng số quân của các tiểu đoàn lên trung đoàn đủ biên chế; điều thêm lực lượng vào chiến trường làm lực lượng dự bị tại chỗ; tăng lực lượng vũ trang địa phương lên 1,5 đến 2 lần hiện nay.
      Cùng với chủ trương tích cực xây dựng và củng cố vùng giải phóng và căn cứ địa ở miền Nam, Bộ Tổng Tham mưu phối hợp với Tổng cục Hậu cần và Đoàn 559 đẩy mạnh việc củng cố tuyến đường chiến lược Tây Trường Sơn, mở đường Đông Trường Sơn; xây dựng hệ thống kho tàng, hệ thống cơ sở bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho tác chiến quy mô lớn; bàn với Bộ tư lệnh Thông tin phát triển tuyến dây điện thoại đường dài nối liền chiến trường với các cơ quan Bộ Quốc phòng ở phía sau.
      Ở miền Bắc, chủ yếu là tập trung củng cố vùng Khu 4, đặc biệt là phía nam Khu 4. Các tỉnh đều phải chuẩn bị công tác động viên tuyển quân và vẫn phải tăng cường công tác phòng không nhân dân, nhất là ở các khu vực quân sự, kinh tế, chính trị quan trọng.
      Sau khi Nghị quyết tháng 3 năm 1974 của Quân uỷ Trung ương được Bộ Chính trị thông qua, Bộ Tổng Tham mưu đã nhanh chóng điện và gửi hoả tốc cho các quân khu phía nam. Đầu tháng 4 năm 1974, Quân uỷ triệu tập hội nghị cán bộ cao cấp trong toàn quân (chủ yếu là những cán bộ ở phía bắc) để quán triệt và nghiên cứu tổ chức triển khai thực hiện.
      Đã lâu lắm tôi mới được dự cuộc họp đông vui như lần này. Các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các quân khu, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, các tổng cục, các cục quan trọng đều có mặt ở khu nnà khách của Bộ Quốc phòng, 33 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội.
      Tiết trời mới chớm sang hè. Những cây phượng vĩ bên đường phố Hà Nội đã chớm nở những bông hoa đầu tiên, đỏ thắm.
      Lâu ngày mới gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Chuyện chiến đấu, chuyện công tác và cả chuyện gia đình. Nhắc lại quá khứ, nói về hiện tại và cả những dự kiến tương lai, sau ngày đất nước toàn thắng.
      Không khí phấn khởi bao trùm cả hội trường. Vừa qua mọi người đã được nghe và thảo luận Nghị quyết 21 của Trung ương; nay lại được thông báo tình hình các chiến trường, nhiệm vụ quân sự trước mắt và khả năng phát triển của tình hình, chủ trương và biện pháp mà Quân uỷ đã xác định trong Nghị quyết tháng 3 năm 1974. Lắng nghe chăm chú, thảo luận sôi nổi, từng địa phương, từng chiến trường, từng quân chủng, binh chủng, từng đơn vị, cơ quan đều biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với Nghị quyết 21 của Trung ương và Nghị quyết Quân uỷ Trung ương, và quyết tâm tổ chức thực hiện tốt nhất theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
      Vào ngày cuối, anh Ba và anh Sáu Thọ đến thăm hội nghị.
      Được nghe các anh nói chuyện, phân tích thêm về tình hình, về nhiệm vụ, nhiều vấn đề càng sáng tỏ hơn, nhất là về ý đồ của một số nước đối với vùng Đông Nam châu á, khả năng phát triển của cách mạng miền Nam và những biện pháp chiến lược tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong những năm tớỉ.
      Cũng trong dịp này, Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng công bố quyết định của Bộ Chính trị, của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ phong quân hàm cấp tướng cho một số đồng chí đại tá và thăng cấp cho một số đồng chí cán bộ cấp tướng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã tới dự. Bác Tôn biểu dương thành tích của quân đội ta, biểu dương cán bộ và nhắc nhở mọi người phải nâng cao quyết tâm hơn nữa để hoàn thành tốt sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đến giờ nghỉ, cả hội trường rộn ràng những lời chúc mừng nồng nhiệt, những cái bắt tay chân tình thắm thiết giữa những người đồng chí.
      Vui mừng xen lẫn với lo lắng. Vui mừng vì nhất trí hoàn toàn với Nghị quyết của Đảng về cách mạng miền Nam, nhưng lo lắng vì nhiều công việc lớn quá mà thời gian rất khẩn trương. Trong khi chiến trường đẩy mạnh tác chiến và xây dựng lực lượng, tạo thế mới, lực mới thì hậu phương phải nhanh chóng triển khai cho kịp hàng loạt công tác cấp bách có tầm chiến lược quan trọng: tuyển quân, xây dựng, huấn luyện theo phương hướng tác chiến quy mô lớn; triển khai mạng đường chiến lược, chiến dịch xây dựng hệ thống chân hàng, bảo đảm hậu cần kỹ thuật, tổng kết rút kinh nghiệm chiến đấu; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, để kịp thời đón thời cơ chiến lược.
      Để hiểu thêm thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, việc xuống các đơn vị, các địa phương, đối với tôi lúc này, trở thành một yêu cầu cấp bách.
      Trải qua gần 10 năm ở chiến trường, biết bao vấn đề mới cần nắm vững để mở rộng kiến thức và chỉ đạo đơn vị, nhất là chỉ đạo các quân chủng, binh chủng theo yêu cầu phát triển mới của quân đội ta, trong đó có việc tổng kết những kinh nghiệm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của địch.
      Từ cuối tháng 4 và cả tháng 5 năm 1974, tôi dành hầu hết thời gian xuống các đơn vị, các quân khu ở miền Bắc để nắm tình hình và học hỏi thêm, nhất là để đánh giá đúng tiềm lực về mọi mặt, làm cơ sở cho việc tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược vài ba năm tới.
      Những ngày xuống các đơn vị chủ lực và địa phương, làm việc với các đồng chí lãnh đạo và chỉ huy, gặp gỡ anh em, thực là những ngày bổ ích. Nói với anh em về tình hình chiến trường, về những trận đánh hay, về tinh thần ngoan cường bám trụ của nhân dân, về tấm lòng đồng bào và chiến sĩ tiền tuyến lớn miền Nam ngày đêm hướng về hậu phương lớn miền Bắc với lòng tin tưởng cùng nhau ráng sức đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Với danh nghĩa là người đã trải qua những năm tháng chiến đấu ở Khu 5 rồi B2, tôi thay mặt đồng bào và chiến sĩ ở tiền tuyến tỏ lòng biết ơn các địa phương, các đơn vị ở hậu phương đã hết lòng chi viện cho miền Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thật cảm động biết bao khỉ đến đâu cũng thấy các địa phương đang rộn ràng động viên tuyển quân chi viện cho chiến trường, các đơn vị náo nức chuẩn bị chờ ngày lên đường vào Nam chiến đấu.
      Các đồng chí chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân giới thiệu kinh nghiệm sử dụng không quân, tên lửa chống chiến tranh phá hoại của địch. Đến các đơn vị phòng không tôi được anh em giới thiệu loại tên lửa mới "SAM-3". Trước đây, trong hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ta mới có loại "SAM-2".
      Xuống Quân chủng Hải quân, tôi nghe kỹ về những trận đánh của đặc công nước, về khả năng tổ chức chi viện đường biển cho miền Nam và trao đổ ý kiến trước với anh em trường hợp ta đánh thắng sẽ nghiên cứu tổ chức sử dụng lực lượng hải quân của nguỵ thế nào.
      Đến thăm Binh chủng Công binh, tôi được xem anh em thao tác lắp cầu bảo đảm cơ động hành quân của binh đoàn lớn. Tôi nói với anh em về địa hình sông rạch ở Nam Bộ và gợi ý anh em nghiên cứu cách vận dụng cho phù hợp với loại địa hình đặc biệt đó để đảm bảo cho hành quân cơ giới.
      Ngoài các đơn vị pháo binh mà tôi biết từ trước ngày vào Nam, lúc này ta đã có rất nhiều đơn vị pháo, trong đó có những lữ đoàn pháo cỡ lớn, tầm xa, vận động bằng cơ giới. Lực lượng pháo binh dự bị chiến lươc này sẽ là hoả lực yểm trợ chủ yếu trong những chiến dịch lớn sắp tới.
      Tại Bộ tư lệnh Thiết giáp, tôi chăm chú nghe anh em giới thiệu các trận phối hợp bộ binh-xe tăng trong trận đánh đầu tiên ở Làng Vây, những trận đánh ở Đường 9-Nam Lào và trong chiến dịch Quảng Trị.
      Đến Bộ tư lệnh Đặc công, đang có cuộc hội nghị tổng kết những trận đánh hay. Có nhiều đồng chí cán bộ miền Nam mà tôi đã quen biết, ra dự. Tôi ở lại họp hai ngày và góp thêm nhiều ý kiến.
      Qua binh chủng, quân chủng nào tôi cũng trao đổi kỹ với các đồng chí phụ trách về yêu cầu và khả năng chi viện cho chiến trường miền Nam khi có mệnh lệnh của Bộ.
      Qua những ngày đi kiểm tra các đơn vị, các quân chủng, binh chủng kỹ thuật điều khiến tôi yên tâm, phấn khởi là tình hình tư tưởng của bộ đội, tinh thần háo hức chờ đợi lên đường của các đơn vị là kết quả huấn luyện theo phương hướng tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, là đội ngũ cán bộ chỉ huy và kỹ thuật đông đảo vừa có trình độ chính trị tư tưởng tốt vừa nắm vững tính năng binh khí kỹ thuật của binh chủng.
      Nhưng có một điều khiến tôi băn khoăn là số đạn lớn của ta còn quá ít. Toàn bộ lực lượng dự trữ của ta chỉ còn chưa đầy mười vạn viên đạn pháo cỡ lớn. Một phần trong số này đã phân phối xuống các đơn vị. Còn phần lớn đã đưa tới các chân hàng từ phía nam đường 9 trở vào. Các kho ở hậu phương miền Bắc gần như đã hết. Làm thế nào để đủ hoả lực cho những chiến dịch lớn, nhất là khi đánh địch phòng ngự trong các căn cứ lớn, các thành phố, thị xã, thị trấn. Vấn đề này cần được báo cáo sớm với Quân uỷ và bàn với Tổng cục Hậu cần để cùng nhau tìm phương hướng khắc phục.
      Xuống các quân khu Tả Ngạn và Hữu Ngạn, điều tôi quan tâm tìm hiểu là khả năng động viên tuyển quân. Con số chiến sĩ mới huy động vừa qua thật là lớn. Ví dụ: ở Tả Ngạn, với số dân khi đó là hơn bảy triệu, nhưng trong 10 năm (1964-1973) Các tỉnh đã chi viện cho chiến trường gần 56 vạn quân, tức 8% số dân, một con số đầy ý nghĩa, nói lên ý thức trách nhiệm và tinh thần hy sinh cao cả của toàn dân, của từng gia đình trước nghĩa vụ thiêng liêng của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.
      Từ thực tế tình hình tuyển quân ở đồng bằng sông Hồng, điều khiến tôi suy nghĩ là yêu cầu rất lớn của chiến trường trong những năm tới, làm thế nào tiếp tục động viên tuyển quân để kịp đón thời cơ chlen lược, khi khả năng động viên tại chỗ ở miền Nam còn rất hạn chế. Mặt khác, vấn đề giành dân, tạo thế cho dân bung ra phá thế kìm kẹp của địch ở miền Nam để có thể huy động lực lượng lớn tại chỗ càng trở thành yêu cầu cấp thiết, để cùng lực lượng chi viện của miền Bắc đáp ứng yêu cầu những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam.
      Vào Quân khu 4, tôi kiểm tra kỹ tình hình bố trí binh lực ở phía nam quân khu, đặc biệt chú ý xem xét các trận địa pháo bờ biển của quân khu và của từng địa phương. Khi về qua huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá), tôi đã xuống kiểm tra báo động một cụm pháo bờ biển. Trình độ tổ chức chỉ huy của đơn vị khá tốt, các đồng chí trong huyện uỷ rất quan tâm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ để phối hợp với chủ lực bảo vệ bờ biển.
      Vào thăm Quân đoàn 1, tôi tìm hiểu kỹ tình hình mọi mặt. Đây là quân đoàn đầu tiên được thành lập từ tháng 10 năm trước. Sự ra đời của quân đoàn đầu đàn này lại một lần nữa chúng minh sự sáng suốt của Đảng ta, thấy trước sự phát triển tất yếu của chiến tranh, tính tất yếu của tác chiến quy mô lớn. Thực tế những năm 1971- 1972 cho thấy hình thức tổ chức và sử dụng các sư đoàn độc lập hoặc phối thuộc không còn thích hợp nữa, mà phải xây dựng và phát huy vai trò của những quả đấm mạnh hơn, lớn hơn cỡ sư đoàn, mới có thể hoàn thành nhiệm vụ chiến lược là tiêu diệt khối chủ lực có số quân đông và trang bị mạnh của địch trong thời gian tương đối ngắn. Những quả đấm đó chính là các quân đoàn dự bị chiến lược được trang bị tương đối hiện đại, có sức đột kích lớn, hoả lực mạnh, khả năng cơ động cao. Quân đoàn 1 là quân đoàn đầu tiên và không phải ngẫu nhiên mà trong các đơn vị chủ lực đầu tiên của quân này lại có những đơn vị của quân đội ta: sư đoàn bộ binh 308 và trung đoàn pháo binh cơ giới 45. Tôi nhớ lại thời kỳ kháng chiến chống Pháp, địch thường theo dõi sát các đơn vị này. Nếu biết sư đoàn 308 ở hướng nào là chúng phán đoán ta sẽ đánh lớn trên hướng dó. Chúng đã gọi 308 là sư đoàn thép. Sư đoàn 308 đã được tặng danh hiệu Sư đoàn Quân Tiên Phong, trung đoàn pháo binh 45 được tặng danh hiệu Trung đoàn Tất Thắng.
      Trong thời gian này dưới sự chỉ đạo của anh Trần Văn Quang, hai cục Tác chiến và Dân quân đã chuẩn bị xong bán tổng kết kinh nghiệm đánh phá bình định. Dựa vào thực tế chiến trường những năm chống Mỹ, nhất là từ sau Hiệp định Paris, trong đó có kinh nghiệm của quân và dân Khu 9 do đồng chí Lê Đức Anh giới thiệu hồi tháng 2 năm 1974, Bộ Tổng Tham mưu đã đúc kết thành bản báo cáo súc tích, phong phú cả về thực tiễn và lý luận, sẽ được trình bày tại hội nghị sắp tới. Bản báo cáo được anh Văn và anh Dũng thông qua. Sau đó, hội nghị tổng kết kinh nghiệm đánh phá bình định được tổ chức và cuối tháng 5 năm 1974. Đại biểu các chiến trường miền Nam đều ra dự và đóng góp thêm nhiều ý kiến rất quý báu và phong phú. Những bài học rút ra từ cuộc hội nghị quan trọng này là quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng bạo lực và tư tưởng chiến lược tiến công; là thường xuyên bảo đảm cho lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống; thường xuyên tổ chức lực lượng quần chúng, chi bộ Đảng ở cơ sở, từ đó mà phát triển dân quân du kích bổ sung quân cho bộ đội địa phương; từng thời kỳ phát hiện sớm, đánh giá đúng âm mưu và thủ đoạn mới của dịch, nhất là khi chiến tranh có bước ngoặt lớn; biết tuỳ tình hình cụ thể của địa phương mà vận dụng phương châm, phương thức đấu tranh thích hợp; không ngừng phát huy sức mạnh của cả hai lực lượng vũ trang và chính trị, sức mạnh của cả ba mũi giáp công, chủ động tiến công và phản công địch. Tất cả đều nhằm đánh bại kế hoạch bình dịnh, lấn chiếm của địch.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:03:20 am
 Thực tế trên toàn chiến trường miền Nam cuối năm 1974 đã chứng minh ý nghĩa quan trọng và tác dụng thiết thực của cuộc hội nghị này đối với việc phá bình định, chống lấn chiếm của địch, tạo thế mới, lực mới cho ta.
      Một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt đối với Bộ Tổng Tham mưu trước khi bước vào mùa khô là hoàn chỉnh bản kế hoạch tác chiến cơ bản để trình Quân uỷ Trung ương.
      Ngay sau khi có Nghị quyết Trung ương lần thứ 21, Nghị quyết Quân uỷ tháng 10 năm 1973, Tổ trung tâm của Cục Tác chiến đã chuẩn bị bản kế hoạch chiến lược nhan đề: Phương hướng tác chiến 1973-1975, làm cơ sở chuẩn bị cho hội nghị Quân uỷ tháng 3 năm 1974. Sau cuộc họp của Quân uỷ, tháng 5 năm 1974 Cục Tác chiến lại hoàn thành bản dự thảo: Đề cương nghiên cứu kế hoạch giành thắng lợi ở miền Nam.
      Sau khi nghiên cứu bản đề cương này, thấy những vấn đề cần bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển trên chiến trường, ngày 18-7-1974, đồng chí Tổng tư lệnh đã căn cứ vào tư tưởng chỉ dạo của Bộ Chính trị, chl thị cho tôi cùng cơ quan tác chiến nghiên cứu lại để hoàn chỉnh kế hoạch chiến lược cơ bản để trình Bộ Chính trị thông qua vào cuối tháng 9.
      Để giúp cơ quan quán triệt ý định của Bộ Chính trị, đồng chí đã nêu lên một số ý kiến cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược:
      1. Phải nắm vững lại toàn bộ tình hình phát triển của cục diện chiến trường từ cuối năm 1978 đến nay. Do chiến trường vận dụng tốt tư tưởng tiến công, kiên quyết phản công và tiến công địch, lại do hậu phương đẩy mạnh việc vận chuyển chi viện cho các chiến trường, cho nên thế mới và lực mới đã hình thành ngày càng rõ nét. Cấn đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá những nhân tố mới đã được tạo ra, làm cơ sở cho quyết tâm chiến lược.
      2. Dựa trên thay đổi bước đầu về so sánh lực lượng và cục diện chiến trường, cần xây dựng kế hoạch cơ bản theo hai bước.
      Bước một, giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định. Đó là lúc ta đã làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng trên chiến trường. Ta mạnh hơn địch cả về quân sự và chính trị, làm chủ phần lớn vùng nông thôn, rừng núi và tạo được khả năng thành lập chính phủ liên hiệp.
      Bước hai, trên cơ sở đó phát triển lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi hoàn toàn.
      3. Về chọn hướng chiến lược: Trong bước một nên chọn hai hướng: Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Hai hướng chiến lược này rất quan trọng có ý nghĩa quyết định. Hướng chủ yếu quyết định nhất là miền Đông. Nhưng chỉ khi nào ta có điều kiện dứt điểm. Trên hai hướng chiến lược này, phải có biện pháp nghi binh, tạo yếu tố bất ngờ, không để lộ lực lượng lớn và sớm để địch đề phòng. Trước mắt, chủ lực chỉ nên hoạt động ở mức độ vừa phải.
      4. Phải có kế hoạch riêng cho miền Bắc, gắn với kế hoạch miền Nam. Tập trung vào hai nhiệm vụ: động viên chi viện miền Nam cả người và vật chất kỹ thuật; chuẩn bị đề phòng chiến tranh phá hoại trở lại và sẵn sàng kế hoạch tác chiến trong trường hợp địch đổ bộ vào vùng ven biển nam Khu 4.
      5. Về xây dựng lực lượng: Nắm vững yêu cầu nâng cao chất lượng chiến đấu; chú trọng giải quyết vấn đề biên chế tổ chức một cách hợp lý, xác định tỷ lệ cân đối giữa các quân chủng, binh chủng, sao cho phù hợp với thực tế số quân hiện nay và khả năng động viên tuyển quân sắp tới; có kế hoạch tích cực bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến lược sắp tới.
      6. Về cách đánh: Phổ biến sâu rộng hơn nữa kinh nghiệm vừa tổng kết về đánh phá bình định của địch; tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm tác chiến của các đơn vị chủ lực đánh tiêu diệt chi khu, quận lỵ, thị xã và chiến đoàn địch; kinh nghiệm xây dựng đơn vị lớn tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, tiêu diệt sư đoàn địch.
      7. Nghiên cứu kế hoạch kết hợp quốc phòng với kinh tế, trong đó có tổ chức quân đội tham gia xây dựng kinh tế và chuẩn bị phục hồi đường sắt từ nam Khu 4 trở vào.
      Điều suy nghĩ đầu tiên của tôi sau khi nhận chỉ thị của đồng chí Tổng tư lệnh là nắm lại tình hình mới nhất, toàn diện nhất, là cơ sở cho việc bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch chiến lược.
      Anh Dũng mệt đang nghỉ ở nước ngoài. Tôi cùng anh Tấn và các đồng chí Phó Tổng Tham mưu trưởng khác trao đổi ý kiến, lần lượt nghe các cục trong Bộ Tổng Tham mưu báo cáo và cùng các đồng chí bên Tổng cục Hậu cần đánh giá tình hình tổng hợp trong nửa năm qua. Đáp số cần tìm ra là thế mới, lực mới trên chiến trường, trên cơ sở đó mà đề đạt kế hoạch chiến lược trong vài năm tới.
      Điều nổi lên sau đợt hoạt động mùa khô 1973-1974 vừa qua là sự chuyển hoá về lực lượng so sánh giữa ta và địch, là sự thay đổi bước đầu về cục diện chiến trường có lợi cho ta.
      Bước vào năm 1974, những số liệu của địch cho thấy chúng vẫn chủ quan khi đề ra chỉ tiêu trong kế hoạch bình định, lấn chiếm, xây dựng quân nguỵ và khôi phục kinh tế. Nhưng thực tế nửa đầu năm 1974 chứng tỏ chúng đã không thể thực hiện được các kế hoạch đề ra.
      Quân địch còn đông, phi pháo còn tập trung, đồn bốt ở nông thôn còn nhiều, nên chúng còn kiểm soát kìm kẹp được một số vùng đông dân, còn vét được người, được của cho chiến tranh.
      Nhưng về mặt tác chiến, những điểm yếu của địch bộc lộ ngày càng rõ. Khi ta mở đợt hoạt động, nhất là từ tháng 3 năm 1974, đã xuất hiện một tình hình phổ biến trên các chiến trường là địch phải bị động đối phó. Quân số địch tuy còn đông nhưng chúng bị căng kéo buộc phải dàn mỏng lực lượng phòng giữ, sức phản kích hạn chế, khả năng giải toả chậm, điều quân nhỏ giọt, khả năng cơ động giảm sút. Mâu thuẫn ngày càng rõ rệt giữa tung quân bình định, lấn chiếm với tập trung lực lượng giải toả.
      Thực tế cho thấy tinh thấn và sức chiến đấu của địch sa sút, nơi nào bị ta đánh mạnh thì chúng bỏ chạy, nhất là bảo an dân vệ.
      Trong mấy tháng đầu năm, địch còn dốc sức lấn chiếm một số vùng ở tây Sơn Tịnh, tây Tư Nghĩa, đông Mộ Đức, đông-bắc Đức Phổ và Vùng 4 Kiến Tường, nhung địch không thực hiện được ý định. Các chi tiêu bình định, lấn chiếm do địch đề ra cho sáu tháng đầu năm 1974 dều không đạt được. Số đồn bốt ta gỡ được gấp đôi, gấp ba số địch chiếm lại; vùng kiểm soát của địch ngày càng thu hẹp rõ rệt. Kế hoạch bình định, lấn chiếm có ý nghĩạ chiến lược của chúng đứng trước nguy cơ phá sản, về xây dựng lực lượng, mặc dù địch dùng mọi thủ đoạn để bắt lính, đôn quân hòng cố giữ số quân xấp xỉ năm 1973 và bắt đầu tổ chức các phân, chi khu quân sự xã, nhưng nửa đầu năm 1974 cho thấy quân nguỵ đang trên đà suy sụp nhanh: nạn đào ngũ, rã ngũ tăng, tổng số quân đang có nguy cơ tụt xuống so với năm 1973, số quân của các tiểu đoàn chủ lực và địa phương đều thấp so với biên chế; lực lượng cơ động chiến lược đã thiếu lại bị thu hút tập trung ở vùng 1 chiến thuật.
      Điều đáng chú ý là trang bị kỹ thuật của địch còn nhiều, nhưng khả năng sử dụng lại hạn chế, vì hư hỏng không đủ cơ sở sửa chữa, thiếu nhân viên kỹ thuật (riêng phi công chỉ đủ 30% yêu cầu), đạn pháo sử dụng trên chiến trường nửa đầu năm 1974 giảm 9 lần so với nửa đầu năm 1973; xăng dầu giảm hơn một nửa so với năm 1972; trong tổng số 1.800 máy bay chi sử dụng được 1.100 chiếc, v.v.
      Tình hình đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và hoạt động của quân nguỵ trên chiến trường. Điều đó giải thích vì sao tháng 6 năm 1974, Nguyễn Văn Thiệu phải kêu gọi quân nguỵ "chiến đấu theo kiểu con nhà nghèo"!
      Nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn do hậu quả chiến tranh Việt Nam; viện trợ Mỹ bắt đầu giảm sút đã tác động mạnh đến nền kinh tế nguỵ Sài Gòn. Ngân sách tài khoá năm 1973 thiếu hụt 168 tỷ đồng miền Nam (tức 37% ngân sách); ngân sách năm 1974 - mặc dù Thiệu phải lạm phát 200 tỷ, vẫn thiếu hụt 98 tỷ (18% ngân sách). Hoạt động công nghiệp giảm trên 40%, diện tích canh tác nông nghiệp giảm từ 30 đến 40%.
      Về phía ta, từ đầu năm 1974, các chiến trường đã hoạt động đều và mạnh hơn. Trên cả hai miền, ta đã ra sức chuẩn bị về mọi mặt, nhằm tạo thế mới, lực mới để bước vào mùa khô 1974-1975.
      Từ Xuân Hè, ta đã chủ động phản công địch, từng bước giành lại các vùng địch lấn chiếm năm 1973 trên cả chiến trường Khu 5, Tây Nguyên và Nam Bộ. Nhiều nơi còn mở thêm được nhiều mảng, nhiều vùng, giải phóng thêm hàng chục vạn dân. Đặc biệt chiến trường miền Tây Nam Bộ, chỉ trong 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1974), quân và dân Khu 9 đã tiêu diệt và bức rút gần 600 đồn.
      Mặc dù phong trào đấu tranh chính trị ở các thành thị chưa đủ mạnh, chưa phối hợp đúng mức với hoạt động quân sự, chiến tranh du kích sâu trong vùng địch kiểm soát còn yếu, việc phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang địa phương còn chậm so với yêu cầu. Nhưng nhìn chung cục diện chiến trường, đến giữa năm 1974, đã chuyển biến ngày càng có lợi cho ta. Về cơ bản, ta đã giành được thế chủ động chiến lược, đã chiếm lĩnh và mở rộng bàn đạp tiến công trên các hướng chiến lược quan trọng.
      Vùng giải phóng được mở rộng, đời sống nhân dân ngày càng ổn định, an ninh trật tự bảo đảm. Số dân cũ vùng giải phóng và số dân mới bung về đã yên tâm sản xuất, bảo đảm lương thực, kể cả ở những nai địch ra sức cướp phá thóc lúa và phong toả kinh tế (như ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long); diện tích canh tác trong vùng ta làm chủ so với năm 1973 vẫn tăng (riêng ở Khu 8, sáu tháng đầu năm 1974 tăng 1,3 vạn héc-ta). Tuy nhiên, việc thu mua lương thực còn chậm, mới đạt 40% kế hoạch.
      Việc xây dựng lực lượng vũ trang trên cả hai miền đã đạt kết quả quan trọng, nhất là việc kiện toàn khối dự bị chiến lược. Tiếp theo việc thành lập Quân đoàn 1 (tháng 10 năm 1973), thêm hai quân đoàn lần lượt ra đời (Quân đoàn 2 ở Trị Thiên, tháng 5 năm 1974 và Quân đoàn 4 ở Nam Bộ, tháng 7-1974), với đủ các thành phần binh chủng kỹ thuật. Ta đã có thêm những quả đấm chiến lược mạnh, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu đánh tiêu diệt lớn có ý nghĩa quyết định khi thời cơ chiến lược lớn xuất hiện. Điều khiến Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục suy nghĩ tìm biện pháp khắc phục là việc tuyển quân và phát triển lực lượng vũ trang địa phương tại chỗ ở miền Nam vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra.
      Nói đến những binh đoàn chủ lực lớn mạnh của ta vào mùa hè năm 1974 này, tôi nhớ lại những ngày gian khổ khi xây dựng các đơn vị chủ lực đầu tiên ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; nhớ đến anh Nguyễn Chí Thanh, uỷ viên Bộ Chính trị một trong những đồng chí lãnh đạo đã dành nhiều tâm lực vào việc xây dựng lực lượng vũ trang ở miền Nam.
      Anh Thanh được Bác Hồ và Trung ương Đảng cử vào chiến trường giữa năm 1964, cách đây dúng 10 năm. Tuy chỉ hoạt động trên chiến trường miền Nam chừng ba năm, song anh đã để lại cho cán bộ các cấp những ấn tượng sâu sắc về một cán bộ lãnh đạo có nhiệt tình cách mạng sôi nổi và tầm nhìn chiến lược xa, rộng.
      Anh được cử vào Nam khi mà cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đang chuyển từ chiến lược "chiến tranh đặc biệt" sang chiến lược "chiến tranh cục bộ", với những đơn vị viễn chinh đầu tiên của Mỹ đã có mặt trên chiến trường. Cuộc kháng chiến đang trên xu thế ngày càng phát triển. Điều đó giải thích vì sao, trên cơ sở tiếp thụ ý kiến chỉ đạo của Bác Hồ và Trung ương Đảng, trong suy nghĩ của mình anh Thanh đã sớm hình thành một nhận thức có tầm chiến lược lớn: phải xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam thành những đơn vị mạnh, nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến tập trung ngày càng lớn, bên cạnh sự phát triển ngày càng cao của chiến tranh du kích. Điều đó cũng giải thích vì sao cùng với anh Thanh, hồi đó Đảng còn cử những cán bộ chỉ huy đã được thứ thách nhiều trong tác chiến tập trung, như các anh Lê Trọng Tấn, Hoàng Cầm, Nguyễn Hoà.
      Những người làm việc gần gũi anh Thanh thường thấy anh luôn cân nhắc mọi mặt, quân sự chính trị, trong nước và ngoài nước, để rút ra những kết luận đúng đắn về thế và lực, về so sánh lực lượng giữa ta và địch, về cục diện chiến trường, về xu thế phát triển của chiến tranh. Nghe tình hình chiến sự trong những buổi giao ban hoặc hội nghị, anh thường quan tâm đến những con số cụ thể để suy nghĩ, đánh giá về thương vong của địch và của ta, về tỷ lệ quân Mỹ so với quân nguỵ tham chiến và bị tiêu diệt trên chiến trường. Một điều được anh sớm khẳng định và thường nhắc đi nhắc lại là: Quân Mỹ vào miền Nam trong thế thua; vấn đề đặt ra cho ta phải xây dựng lực lượng vũ trang như thế nào, đặc biệt là bộ đội chủ lực, để tạo thêm điều kiện phát triển thế tiến công chiến lược, trước hết là vào nửa cuối năm 1965, khi quân Mỹ đang kéo vào ngày càng đông.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:04:21 am
Ngay khi vào B2, anh Thanh đã cùng các đồng chí lãnh đạo và chỉ huy chiến trường kiên trì và khẩn trương chỉ đạo xây dựng bộ đội chủ lực từ thấp lên cao, từ những đơn vị nhỏ đến những đơn vị ngày càng lớn hơn. Chính với những đơn vị chủ lực mới được xây dựng đó mà chúng ta giành thắng lợi trong các chiến dịch Bình Giã (Đông Xuân 1964-1965), Đồng Xoài (Hè 1965), v.v.
      Từ đó, những chiến thắng của ta ở miền Nam ít nhiều đều mang tính chất thắng lợi của những quả đấm chủ lực mà anh Nguyễn Chí Thanh đã góp công sức xây dựng ngay từ đầu.
      Tháng 7 năm 1967, khi đang công tác ở Khu 5, tôi vô cùng xúc động và thương tiếc khi được Trung ương thông báo anh Thanh qua đời ngay trước ngày trở lại chiến trường với quyết tâm chiến lược mới của Đảng. Anh mất đi là một tổn thất lớn đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, nhất là đúng vào lúc cuộc kháng chiến đang bước vào một thời kỳ quyết liệt trên cả hai miền đất nước.
      Từ ngày anh Thanh qua đời, đến giữa năm 1974 này, thấm thoát bảy năm đã trôi qua. Quân và dân ta đã tiến thêm một chặng đường đầy thử thách, đã đánh cho Mỹ cút và đang chuẩn bị kế hoạch đánh cho nguỵ nhào.
      Khi tôi đang viết những dòng trên đây cũng như mãi mãi sau này, những cán bộ chỉ đạo chỉ huy quân đội còn ghi nhớ những kỷ niệm sâu sắc về đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Mọi người tìm thấy và học tập ở anh đức tính trung thực, vô tư, lòng nhiệt tình sôi nổi, tính năng động sáng tạo, cả trong suy nghĩ và trong hành động. Khi tiếp xúc với cán bộ, với phong thái cởi mở, chân thành, anh luôn lắng nghe ý kiến mọi người, bàn bạc dân chủ, phân rõ đúng sai, kết luận dứt khoát, với lòng tin tưởng vào đồng cấp và cấp dưới, anh đã giành được sự tin cậy và tôn trọng của cán bộ các cấp.
      ***
      Chúng ta trở lại vấn đề tạo thế mới, lực mới trên chiến trường vào giữa năm 1974 này.
      Việc củng cố và phát triển các trục đường vận chuyển chiến lược Đông và Tây Trường Sơn được xúc tiến khẩn trương, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 21, theo phương hướng chuẩn bị sẵn sàng cho tác chiến quy mô lớn. Địch phải ngừng ném bom trên đất Lào và thời tiết mùa khô từ cuối năm 1973 và nửa năm 1974 là những điều kiện thuận lợi để ta đẩy nhanh việc phát triển và hoàn chỉnh hai trục đường chiến lược bên đông và bên tây dải Trường Sơn, các đường ngang, đường tránh, đường chiến dịch và đường ống dẫn dầu đi sâu vào hướng chủ yếu của từng chiến trường. Ta đã củng cố và mở rộng 5.920 ki-lô-mét đường dọc, 3.930 ki-lô-mét đường ngang và 4.830 ki-lô-mét đường vòng tránh, có thể bảo đảm yêu cầu vận chuyển cơ giới trong mọi thời tiết. Đi đôi với khâu mở thêm đường là việc vận chuyển chi viện cho chiến trường. Yêu cầu đặt ra là tập trung dứt điểm toàn bộ khối lượng chi viện cho các chiến trường Tây Nguyên, Nam Bộ, Lào và Campuchia.
      Trong đợt một chiến dịch vận chuyển, từ tháng 11 năm 1973 đến tháng 5 năm 1974, cơ quan hậu cần chiến lược và Đoàn 559 đã đạt chỉ tiêu kế hoạch trên toàn tuyến vận chuyển chiến lược từ 105% đến 169%, bao gồm gần 10 vạn quân vào, và đưa gần hết số thương binh, bệnh binh ra hậu phương lớn, đưa vào 25 đoàn xe tăng, thiết giáp, pháo binh và hàng chục vạn tấn hàng quân sự và dân sự, đồng thời đã có kế hoạch chuẩn bị chân hàng và kế hoạch vận chuyển trên 50 vạn tấn nữa dự trữ cho kế hoạch các năm sau.
      Đợt hai của chiến dịch vận chuyển đang xúc tiến khẩn trương và cũng có nhiều khả năng vượt chỉ tiêu kế hoạch, cả kế hoạch bổ sung cho ta và hai nước bạn.
      Từ nam đường 9 đến miền Đông Nam Bộ, hàng loạt chân hàng và cơ sở hậu cần kỹ thuật đã hình thành. Hai đường vận chuyển Đông và Tây Trường Sơn như hai mạch máu chảy song song, nối liền hậu phương với tiền tuyến lớn, tạo nên nguồn sức mạnh to lớn cho chiến trường.
      Trong việc mở rộng mạng đường vận chuyển chiến lược, ta đã đồng thời kết hợp nhiệm vụ trước mắt và lâu đài, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu quy mô lớn và xây dựng lực lượng toàn diện, nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế, quân sự và dân sinh, nhiệm vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, với 10 vạn quân chi viện cho chiến trường trong năm 1973, gần 8 vạn quân bổ sung thêm trong 6 tháng đầu năm 1974, nhiều đơn vị phía trước đã dần dần được bổ sung đủ số quân theo biên chế (tiểu đoàn chủ lực 400-500, trung đoàn 1.800-2.000, tiểu đoàn địa phương 300-350) và từng bước nâng số quân bộ đội tập trung lên chừng 40 vạn (trong đó khối chủ lực của ta - trên chiến trường-xấp xỉ khối chủ lực nguỵ), đồng thời tạo điều kiện cho chiến trường có lực lượng dự bị tại chỗ. Điểm mới đáng chú ý trong các đợt chuyển quân đầu năm 1974 là bảo đảm số quân bàn giao đạt tỷ lệ cao hơn, tốc độ nhanh hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây. Nếu giữa năm 1973, tỷ lệ giao quân đạt cao nhất là 95%, thấp nhất là 83,2%, trung bình là 91,8% thì trong các đợt giao quân nửa đầu năm 1974, tỉ lệ đạt 99,3%, nhiều tiểu doàn đạt 100% số quân. Mặt khác, quân tăng cường cho chiến trường cuối năm 1973 và nửa đầu năm 1974 gồm lực lượng đồng bộ, bao gồm những tiểu đoàn bộ binh và binh chủng kỹ thuật hoàn chỉnh, đã trải qua huấn luyện cơ bản, với thời gian huấn luyện đầy đủ và nội dung toàn diện, theo phương hướng tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.
      Làm việc với các cơ quan kế hoạch Nhà nước, điều khiến chúng tôi rất phấn khởi là nhân dân miền Bắc nước ta đang cố gắng và đạt nhiều thành tích quan trọng trong việc khắc phục những hậu quả nghiêm trọng của hai lần chiến tranh phá hoại của địch. Chỉ mới sau một năm, tổng sản phẩm xã hội năm 1973 đã cao hơn năm 1965, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng gần 12% so với năm 1972.
      Nhà nước ta lại đang đầu tư một số lượng lớn nhân lực và phương tiện, vật tư vào việc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá trong các vùng giải phóng miền Nam.
      ***
      Nhìn chung lại, những nội dung công tác để tạo thế, tạo lực mới mà Bộ Tổng Tham mưu bàn bạc với các tổng cục và Đoàn 559 để đề đạt lên Quân uỷ Trung ương hồi đầu năm 1974, chúng tôi vui mừng nhận thấy công tác nghiên cứu của cơ quan tham mưu chiến lược đã có một bước tiến mới, có chiều sâu trong việc giúp trên chỉ đạo triển khai công tác chuẩn bị chiến lược về mọi mặt.
      Sự nỗ lực vượt bậc của quân và dân ta từ tiền tuyến đến hậu phương trong hơn một năm qua đã làm cho so sánh lực lượng giữa ta và địch nhanh chóng thay đổi rõ rệt, cục diện chiến trường chuyển biến ngày càng có lợi cho ta.
      Bộ đội phía trước kiên quyết phản công và tiến công địch bình định, lấn chiếm và hành quân giải toả, đã mở ra thế chiến lứợc mới trên nhiều địa bàn xung yếu, dồn địch vào thế bị động đối phó. Vùng giải phóng mở ra đến đâu được củng cố vững chắc đến đó Việc phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hậu cần tại chỗ trong các vùng giải phóng và dọc đường vận chuyển chiến lược đã đạt thành tích đáng kể.
      Hệ thống đường chiến lược, chiến dịch trên cả hai trục Tây và Đông Trường Sơn phát triển nhanh và ngày càng hoàn chỉnh, từ tây Trị Thiên xuống đường 14 và tây các tỉnh đồng bằng Khu 5, từ tây Sa Thày hướng vào Đức Lập, Ô Răng, Bù Gia Mập, tạo thành thế chia cắt địch về chiến lược và mở ra cho ta khả năng vận chuyển cơ giới trong mọi thời tiết, nhằm áp sát các mục tiêu chiến lược trên nhiều hướng.
      Việc xây dựng lực lượng vũ trang đã đạt những kết quả quan trọng. Đó là kết quả tuyển quân vượt mức của các địa phương miền Bắc và việc phát triển lực lượng dịa phương, dân quân du kích ở các tỉnh phía nam bắt đầu có chuyển biến ở một số vùng; đó còn là kêt quả xây dựng nhiều đơn vị mới và kiện toàn các đơn vị chủ lực dự bị chiến lược lên quy mô nhiều quân đoàn, cùng các binh chủng kỹ thuật đang được xáy dựng và huấn luyện theo phương hướng tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, kết quả chi viện cho chiến trường về số quân nhằm nhanh chóng tăng cường lực lượng phía trước, v.v.
      Thực tế mùa khô 1974-1975 đã chứng minh: lực lượng phát triển quy mô lớn trên đây sẽ hình thành những quả đấm chiến lược mạnh trên nhiều hướng quan trọng đầu năm 1975 và hình thành các cánh quân lớn tiến vào sào huyệt của địch trong chiến dịch quyết chiến chiến lược cuối cùng.
      Về khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự, cơ quan tham mưu đã có bước tiến mới trong việc nghiên cứu cách đánh. Trên cơ sở nắm âm mưu và tổ chức mới của địch, từ tổ chức "Phượng Hoàng", việc quân sự hoá hệ thống kìm kẹp ở xã, việc tăng cường hệ thống chi khu, quận lỵ, đến các cuộc hành quân bình định, lấn chiếm ngày càng mang tính tổng hợp và các cuộc hành quân giải toả quy mô ngày càng lớn của địch, Bộ Tổng Tham mưu đã cùng các chiến trường rút ra những kết luận đúng đắn về cách đánh của chủ lực ta, về phối hợp giữa các lực lượng, giữa ba mũi giáp công, nhằm làm thất bại hoàn toàn âm mưu bình định mà Thiệu coi là nhiệm vụ chiến lược trung tâm số 1 của quân đội Sài Gòn năm 1974.
      Nhìn lại tình hình các mặt từ tháng 10 năm 1973 và nhất là từ sau Hội nghị Quân uỷ tháng 3 năm 1974, chúng tôi thấy phấn khởi vô cùng. Lần đầu tiên, chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta đã tạo được một thế chiến lược mới đang ngày càng có lợi, một lực lượng mới đang trên đà phát triển ngày càng hùng hậu, trước khi bước vào mùa khô 1974-1975.
      Thế mới, lực mới đã tạo được từ tiền tuyến đến hậu phương đã chứng minh Nghị quyết 21 của Trung ương và nghị quyết tháng 3 năm 1974 của Quân uỷ được Bộ Chính trị thông qua là hoàn toàn chính xác. Thế mới, lực mới đó là kết quả tổng hợp những tháng ngày chiến đấu anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo của lực lượng vũ trang, của nhân dân trên tiền tuyến lớn miền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù và cũng là kết quả tổng hợp của ý chí cách mạng và đức tính hy sinh của nhân dân ở hậu phương lớn miền Bắc không ngừng đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn anh hùng.
      Thế mới, lực mới đó cũng chính là cơ sở rất quan trọng để cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch chiến lược vài năm tới và kế hoạch tác chiến chiến lược năm 1975.
      Chú thích:
      (1) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 họp đợt đầu vào cuối tháng 6, đến tháng 10 năm 1973 Nghị quyết được chính thức thông qua.
      (2) Cai Lậy: nam lộ 4 (giải phóng từ 20-7-1963).


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:06:35 am
Chương 4
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC


Khi đã có các yếu tố để nghiên cứu, xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch chiến lược cơ bản, chúng tôi cùng Tổ trung tâm của Cục Tác chiến soát xét lại các bản dự thảo kế hoạch đã được anh em chuẩn bị từ trước. Vấn đề đấu tiên được đặt ra là nhìn vào khả năng chủ quan cho phép và tình hình khách quan đòi hỏi, chúng ta có thể dứt điểm vào lúc nào và làm sao tạo được yếu tố bất ngờ chiến lược, giành được thắng lợi lớn nhất?
      Trong mấy năm qua, đã từng xảy ra những sự kiện trùng hợp: Cứ bốn năm một lần, vào dịp bầu tổng thống Mỹ, ta lại mở một cuộc tiến công chiến lược lớn trên toàn chiến trường miền Nam (1968, 1972), lần này có nên chọn năm 1976 không? Có ý kiến cho rằng không nên để sự kiện diễn ra như một quy luật như vậy, địch có thể đề phòng, chuẩn bị đối phó trước. Nhưng nếu làm sớm hơn, tức là vào năm 1975 liệu công tác chuẩn bị có kịp không và nếu làm chậm hơn, vào năm 1977, có muộn không? Vấn đề là ở chỗ tạo thời cơ chiến lược và nắm bắt thời cơ ấy xuất hiện vào lúc nào. Phải nắm vững tình hình khách quan và đẩy mạnh nỗ lực chủ quan của ta để thúc đẩy thời cơ chiến lược chín muồi.
      Cuộc bàn bạc đang tiếp diễn thì ngày 20 tháng 7, Văn phòng Trung ương Đảng báo cho biết: Đồng chí Bí thư thứ nhất đang nghi ở Đồ Sơn, cho mời chúng tôi xuống để "bàn về tình hình và nhiệm vụ sắp tới; chú ý mang theo bản đồ". Chúng tôi hiểu đó là bàn kế hoạch chiến lược, một vấn đề mà các anh trong Bộ Chính trị đang suy nghĩ để chuẩn bị cho cuộc hội nghị tháng 9 sắp tới.
      Chuyến đi dó có anh Lê Trọng Tấn và tôi. Cùng đi còn có đồng chí Võ Quang Hồ, Phó cục trưởng Tác chiến. Trong các cuộc hội nghị bàn về kế hoạch chiến lược của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương anh Hồ thường có nhiệm vụ làm thư ký ghi biên bản và sau đó dựa vào nghị quyết mà tham gia việc xây dựng kế hoạch.
      Chúng tôi đi riêng mỗi người một xe, lúc đi cũng như khi đến vào thời điểm khác nhau để tránh những con mắt "tò mò" của địch. Vào những năm cuối của cuộc chiến tranh này, bọn gián điệp nước ngoài rất chú ý theo dõi mọi động tĩnh của cán bộ chủ trì trong cơ quan tham mưu chiến lược.
      Trước khi chúng tôi lên đường, anh Văn đã cho thêm những ý kiến cần thiết để báo cáo với anh Ba.
      Sáng ngày 21 tháng 7, chúng tôi xuống tới Đồ Sơn. Dọc đường 5, mặt trời hôm đó như mọc sớm hơn, rọi thẳng vào mũi xe.
      Tới nơi, gặp anh Ba, chúng tôi biết rõ được ý định của anh.
      Chúng tôi đã phán đoán đúng: Anh muốn gợi ý, trao đổi để cơ quan tham mưu suy nghĩ, giúp cho việc chuẩn bị và xây dựng kế hoạch chiến lược. Cách làm việc vẫn là nêu vấn đề, trao đổi ý kiến, làm sao để chúng tôi báo cáo đấy đủ tình hình và hiểu được chiến lược mà anh đã suy nghĩ, chuẩn bị đưa ra báo cáo hội nghị Bộ Chính trị sắp tới.
      Anh đặt ra ba vấn đề lớn:
      1. Đánh giá tình hình địch, ta vừa qua và hiện nay cả ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
      2. Phương hướng chiến lược của ta năm 1975 và vài năm sau đó ở miền Nam.
      3. Vấn đề xây dựng và bảo vệ miền Bắc.
      Dựa vào các vấn đề anh Ba nêu lên, chúng tôi báo cáo những công việc lớn đã và đang tiến hành, theo dõi, chỉ đạo. Cơ quan tham mưu vừa tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về đánh phá bình định; đang nắm bước hai của đợt hoạt động trên chiến trường, trong đó có việc chuẩn bị cho trận Thượng Đức ở Khu 5 và đợt hai của chiến dịch vận chuyển chiến lược của Đoàn 559, sẽ kết thúc vào tháng 9 năm 1974. Chúng tôi cũng báo cáo công việc chuẩn bị chiến lược trên các mặt: làm đường chiến lược; xây dựng các căn cứ hậu cần ở Trị Thiên, Tây Nguyên, Khu 5 và Nam Bộ; kết quả tuyển quân, xây dựng lực lượng, huấn luyện quân sự đợt 1 và kết quả chi viện chiến trường trong nửa năm qua. Mọi công tác chuẩn bị đều hướng theo yêu cầu tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.
      Trước khi báo cáo với anh Ba về cơ sở chính trị, phong trào ở đô thị và vùng ven, nhất là việc giành dân ở đồng bằng sông Cửu Long, về chiến dịch mùa Hè ở Khu 5 phối hợp với Mặt trận Tây Nguyên, chúng tôi báo cáo tổng quát tình hình, có bản đồ kèm theo chứng minh rõ kế hoạch bình định, lấn chiếm của địch (mà Thiệu coi là nhiệm vụ trung tâm số 1 của chúng trong năm 1974) đang bị ta đánh bại từng bước trên các chiến trường, chứng minh quân và dân ta đã tạo được thế mới và lực mới ngày càng có lợi trên các mặt trận.
      Chúng tôi báo cáo về phong trào đấu tranh chính trị trong thành phố Sài Gòn. Điểm mới là sự xuất hiện khối liên kết giữa 200 nghiệp đoàn các ngành, các giới trong "tổng liên đoàn lao động", đấu tranh chống sa thải, chống Mỹ hành hung. Tuy nhiên, do địch tăng cường bộ máy kìm kẹp nên tổ chức cơ sở chính trị trong nội đô và vùng ven phát triển còn chậm.
      Trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long, thế và lực của ta phát triển tốt. Ở Khu 8, tuy ta chưa giành lại hoàn chỉnh Vùng 4 Kiến Tường, nhưng đã đẩy lùi địch ở trung tâm Đồng Tháp Mười, mở nhiều lõm mới ở Mỹ Tho, Bến Tre, Sa Đéc, An Giang, đặc biệt là chuyển lên phá vùng di dân của địch ở Đồng Tháp, mở mảng lớn ở Chợ Gạo. Nổi lên vẫn là Khu 9.
      Trong 6 tháng, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 4,1 vạn tên (rã 1,1 vạn), diệt 5 tiểu đoàn, 50 đại đội, 1 chiến đoàn, 1 giang đoàn; đánh thiệt hại 6 tiểu đoàn, 1 giang đoàn; phá 148 xe (83 xe M.113), đánh chìm 78 tàu, phá 59 pháo, diệt 228 vị trí, bức hàng 9 đồn, dùng ba mũi giáp công ở xã, ấp, có chủ lực hỗ trợ, bức rút 562 đồn, binh biến 8 đồn. Trong số 807 đồn ta gỡ, địch chỉ chiếm lại được 330 đồn. Ta giải phóng 312 ấp (7 xã giải phóng hoàn toàn) với 28 vạn dân, đưa số dân giải phóng và tranh chầp lên 1 triệu 11 vạn.
      Từ thực tế đó, chúng tôi có cơ sở để báo cáo với anh Ba - điều mà chúng tôi nhất trí với kết luận của Trung ương Cục hồi tháng 6 vừa qua, địch đã thất bại trong âm mưu lấn chiếm vùng đông dân, củng cố vùng chúng kiểm soát, nhất là xung quanh Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long; ta vẫn giữ được các khu căn cứ, các lõm du kích ở miền Đông và quanh Sài Gòn, đã giành lại hầu hết vùng địch lấn chiếm sau Hiệp định, khôi phục lại trạng thái trước ngày 28-1-1973, đồng thời mở rộng thêm một số vùng giải phóng mới ở Gò Công, Chợ Gạo, Mỹ Tho, Bạc Liêu, Sóc Trăng; vùng trung tâm Đồng Tháp đã nối liền với vùng giải phóng nam, bắc đường 4, căn cứ U Minh và Năm Căn, đã nối liền với vùng ruột bốn tỉnh sông Hậu(1).
      Một điều đã có thể khẳng định là qua mùa khô vừa rồi, ta đã giành thắng lợi và đang phát triển đi lên, địch đã bị thất bại và đang trên đà đi xuống. Trong mùa mưa này, ta có nhiều thuận lợi và có khả năng giành thắng lợi lớn hơn bất cứ mùa mưn nào trước đáy có thể hơn cả mùa khô vừa qua.
      Dù thời tiết sắp tới có khó khăn hơn, ta cũng phải nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh hoạt động về mọi mặt, tạo thêm thế mới, lực mới, cả điều kiện vật chất và tinh thần để bước vào mùa khô năm 1974-1975 với khí thế cao hơn và lực lượng mạnh hơn.
      Chúng tôi cũng báo cáo tình hình các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết 21 của Trung ương và Nghị quyết tháng 3 năm 1974 của Quân uỷ được Bộ Chính trị thông qua: các cấp uỷ đảng và cán bộ chỉ huy đều rất tâm đắc và cho là các nghị quyết đó "rất trúng, rất kịp thời"; nghị quyết đã và đang "thấm" nhanh xuống từng địa phương, từng đơn vị.
      Trong việc triển khai các nghị quyết trên, nổi lên là việc vận dụng phương châm, phương thức đấu tranh trong điều kiện cụ thể của từng vùng và vấn đề xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang địa phương. Bộ dội chủ lực vừa luân phiên xây dựng, huấn luyện, vừa sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, kiên quyết tiến công và phản công địch, làm thất bại âm mưu bình định, lấn chiếm của chúng, giành dân và giữ dân, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng.
      Trải qua mấy tháng hè, sức chiến đấu của bộ đội đã nâng lên một bước quan trọng so với đầu năm. Kết quả trên đây phản ánh một quá trình đấu tranh thắng lợi trong nhận thức, tư tưởng nội bộ ở một số địa phương, để đi đến nhất trí, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ dánh địch bình định, lấn chiếm trước mắt và xây dựng lực lượng, thế trận cho cả trước mắt và lâu dài. Dựa vào kết quả đóng góp hết sức to lớn của nhân dân và sự chi viện tích cực của các ngành cơ quan Nhà nước, các cơ quan Bộ Quốc phòng và Đoàn 559 đã cố gắng thực hiện đúng kế hoạch vận chuyển chi viện cho chiến trường và kế hoạch làPl đường chiến lược, kể cả các đường chiến dịch đi sâu vào từng chiến trường. Hội nghị rút kinh nghiệm đánh phá bình định do Bộ Tổng Tham mưu triệu tập đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề chỉ đạo phương châm, phương thức, cách đánh của ta, nhất là cách kết hợp ba mũi giáp công ở xã, ấp.
      Anh Ba gợi ý cần nghiên cứu cách đánh thế nào, để làm rã bộ máy hành chính của địch. Ở đồng bằng, nên dùng lực lượng lữ đoàn hay sư đoàn để đánh vỡ từng mảng, mở ra từng khu vực; Sài Gòn là nơi hiểm yếu của địch, cần tổ chức các lõm thế nào để lực lượng ta đứng chân được.
      Sau một buổi nghe báo cáo, chiều ngày 21, anh Ba phát biểu những suy nghĩ của anh về những vấn đề có hên quan đến kế hoạch chiến lược, đến thời cơ chiến lược, nhất là tình hình thế giới và vùng Đông Nam châu Á, có liên quan đến cuộc kháng chiến của ta ở miền Nam.
      Đại ý anh nói:
      - Nhìn vấn đề Việt Nam phải nhìn chung cả Đông Dương và Đông Nam châu Á. Nếu như trước đây, ta cho rằng Mỹ đưa quân vào Nam Việt Nam chỉ nhằm tăng thêm một khâu trong mắt xích chiến lược bao vây phe ta ở Viễn Đông, thì ngày nay, vấn đề Việt Nam và Đông Dương càng nổi lên trong vùng Đông Nam châu Á, một vùng mà nhiều nước có ý đồ tranh giành ảnh hưởng.
      Đã có lúc họ tưởng rằng Mỹ có thể dùng quân sự để làm chủ miền Nam Việt Nam. Nhưng nay Mỹ đã thua, đã phải rút quân; cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm cho Mỹ yếu đi rõ rệt. Trong khi đó các nước khác có ý đồ đối với vùng Đông Nam châu Á đều chưa mạnh và chưa sẵn sàng. Họ rất sợ ba nước Đông Dương thắng lợi và mạnh lên. Vấn đề đặt ra với ta là làm sao tạo thời cơ để giành thắng lợi sớm hơn, thắng ngay trong lúc các nước đó chưa sẵn sàng can thiệp. Tuy không công khai nói ra, nhưng họ đã gặp nhau trong mưu đồ đen tối với Đông Nam châu Á. Vụ Hoàng Sa hồi tháng 1-1974 là một ví dụ. Cho nên, hiện nay khi các nước đó chưa đủ điều kiện để thực hiện ý đồ xấu xa của họ thì việc ta tạo thời cơ và chớp thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn càng trở nên cấp thiết. Miền Nam được giải phóng, ta có 50 triệu dân của cả nước đã độc lập, thống nhất, thì các nước đó sẽ không còn điều kiện thực hiện được ý đồ như họ mong muốn, đối với Đông Dương nói riêng cũng như đối với Đông Nam châu Á nói chung.
      Ta cần nghiên cứu cách đánh thắng thế nào, phải thắng to, thắng nhanh để nguỵ không kịp trở tay, các nước có ý đồ can thiệp không kịp can thiệp. Muốn vậy, phải chuẩn bị cho cuộc tổng công kích - tổng khởi nghĩa, dứt điểm trong vòng 1-2 tháng khi có thời cơ chiến lược.
      Muốn đánh lớn, đánh nhanh, thắng to, phải tạo sức mạnh mới, dùng từng quân đoàn tiêu diệt sư đoàn địch. Nhiều nước hiện nay cho rằng ta không có khả năng tổ chức lực lượng lớn và cơ động nhanh cũng tức là ta không có hoặc chưa có khả năng đánh lớn.
      Ta cần suy nghĩ làm sao dứt điểm trong một thời gian ngắn. Như vậy sẽ tạo được bất ngờ không những đối với nguỵ, với Mỹ, mà cả đối với các nước khác đang có ý đồ xấu xa đối với Đông Dương và Đông Nam châu Á.
      Nhân lúc anh dừng lại để uống nước và suy nghĩ thêm, chúng tôi tranh thủ báo cáo rõ hơn về khối chú lực dự bị chiến lược của ta đang được kiện toàn về hai trục đường chiến lược đã được mở rộng trên hai phía Đông và Tây Trường Sơn, về khả năng cơ động bằng cơ giới của những binh đoàn chiến lược v.v…


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:07:24 am
Anh Ba nói tiếp:
      - Như vậy là tốt. Ta có cơ sở để nghiên cứu cách đánh tiêu diệt lớn về chiến dịch và chiến lược. Phải tổ chức lực lượng dự bị chiến lược thành những quân đoàn mạnh, cơ động nhanh, đánh diệt từng sư đoàn địch, kết hợp đánh tiêu diệt với làm tan rã lớn quân địch. Về tổ chức và sử dụng lực lượng, cần làm sao phát huy được sức mạnh tổng hợp. Đây là một bài toán, phải có đủ cơ sở thực tiễn và lý luận cao hơn nữa để tìm ra đáp số.
      Riêng về bộ đội tập trung của các quân khu, phải tổ chức từng tiểu đoàn đủ số quân, trang bị mạnh, thành những mũi nhọn vận động rất nhanh(2) luồn sâu vào vùng sau lưng địch, đồng thời có những sư đoàn hoặc lữ đoàn trang bị pháo, cối nhẹ xuống đánh ở đồng bằng.
      Nếu năm tới (1975) phong trào đô thị mạnh lên, ta lại nắm vững nông thôn, thì Mỹ sẽ buộc phải thay Thiệu để vớt vát lại một số điều khoản của Hiệp định còn có lợi cho chúng.
      Các anh cần nghiên cứu, quán triệt tinh thần này một cách cặn kẽ, cần chuẩn bị thế nào để năm 1975 có thể nâng lên một khí thế mới, một sức mạnh mới.
      Sau giờ nghỉ giải lao, anh Tấn báo cáo thêm về những ý định chính của Bộ Tổng Tham mưu đối với từng chiến trường như sau:
      - Ở đồng bằng sông Cửu Long, cần cố gắng gỡ hơn một nghìn đồn trong năm 1974; sang năm 1975, gỡ thêm vài nghìn đồn nữa, sẽ tạo thành các mảng liên hoàn. Về giành dân thì đưa lên được ba triệu dân vùng giải phóng, hai triệu dân ở vùng tranh chấp.
      Muốn thế, phải diệt từng chi khu cỡ tiểu đoàn và diệt viện 2-3 tiểu đoàn đến 1 chiến đoàn địch đi giải toả. Lúc đó, sẽ bảo đảm mở thông hành lang từ biên giới xuống Khu 8, Khu 9. Bộ Tổng Tham mưu trù tính tăng cường cho Bến Tre, Trà Vinh, mỗi nơi đủ một trung đoàn và tính chung trong năm 1974 tăng cho đồng bằng sông Cửu Long một vạn quân, tăng vũ khí đánh đồn, đánh thiết giáp, đánh tàu trên sông và bắn máy bay. Lực lượng vũ trang địa phương phải vừa hoạt động vừa huấn luyện, đánh được đồn, đánh được địch đi giải toả ứng cứu. Chúng tôi thấy cần tăng cường tổ chức chỉ huy các chiến dịch tổng hợp ở từng khu vực; tổ chức thêm nhiều đội đặc công, đánh mạnh hơn nữa vào các căn cứ kho tàng sâu trong vùng địch kiểm soát.
      Trên chiến trường Khu 5, phải tiêu diệt địch, mở rộng vùng núi tây Quảng Nam. Bộ Tổng Tham mưu mới được báo cáo, ta vừa diệt cứ điểm Nông Sơn, diệt bốn tiểu đoàn địch trong đó có một tiểu đoàn biệt động quân. Cần tiếp tục tiêu diệt các điểm còn lại ở vùng núi. Sang năm 1975, phải mở rộng đồng bằng, từ Quảng Đà đến Bình Định, giải phóng thêm một triệu dân.
      Ở Tây Nguyên cần giải quyết những cứ điểm lẻ, cả phía bắc và những điểm còn lại ở phía tây để làm chủ rừng núi và bảo đảm mở rộng vùng căn cứ và thông đường chiến lược một cách vững chắc, hình thành hành lang nối liền Nam Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ.
      Chiến trường miền Đông cần mở rộng phía sau trên đường 14 nối thông xuống đường Biên Hoà và Khu 6 thành căn cứ liên hoàn. Giữ vững và mở rộng các vùng tranh chấp chung quanh Sài Gòn để tạo thế bao vây, áp sát và thâm nhập nội đô, đồng thời đánh cắt đường 1 đi Phan Thiết, đường 20 đi Đà Lạt.
      Về lực lượng dự bị chiến lược, Bộ Tổng Tham mưu đang nghiên cứu khả năng cơ động quân đoàn, và từng bước tổ chức thêm các quân đoàn tại chỗ.
      Về cách đánh, ngoài việc rút kinh nghiệm đánh phá bình định và nghiên cứu kinh nghiệm đánh chi khu quận lỵ, Bộ Tổng Tham mưu đã giao cho Viện khoa học quân sự kết hợp với Trường bổ túc quân sự cao cấp nghiên cứu nghệ thuật chiến dịch, đánh hiệp đồng binh chủng trên quy mô lớn trong điều kiện hiện nay. Việc huấn luyện bộ đội chủ lực trong năm 1974 cũng đã hướng theo yêu cầu đánh hiệp đồng binh chủng, đánh tiêu diệt lớn.
      Tiếp lời anh Tấn, tôi phát biểu thêm:
      - Từ nay đến cuối năm 1974, ta cố gắng diệt được 6-7 chi khu quận lỵ, 5-6 chiến đoàn, toàn miền Nam giành được 3,5 triệu dân vùng giải phóng và chừng 5 triệu dân ở vùng tranh chấp thì tình hình sẽ chuyển biến lớn và qua năm 1975, các chiến trường sẽ có nhiều khả năng phát triển, tạo thế mới, lực mới rất vững chắc.
      Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là phong trào đô thị, cơ sở chính trị còn yếu; cuộc vận động chính trị chưa phát triển mạnh.
      Nhựng tin rằng thắng lợi quân sự sẽ tác động mạnh đến phong trào chính trị và năm 1975, nếu phong trào đô thị được dẩy lên thì chắc chắn năm 1976 tình hình sẽ biến chuyển rất lớn. Lúc đó, ta sẽ có thể tiến nhanh, dứt điểm trong vài ba tháng trở lại.
      Anh Ba lại nói thêm:
      - Cần chuẩn bị như thế nào để sang năm 1975 có thể đánh được quy mô vừa, cũng có thể đánh được quy mô lớn, diệt từng sư đoàn địch. Phải có cách đánh như thế nào để vừa tiêu diệt được địch, vừa làm tan rã lực lượng của chúng. Cần xem xét chỗ nào có điều kiện thắng lớn thì làm tới. Nhưng phải thấy vấn đề phức tạp chứ không đơn giản. Phải làm cho địch bất ngờ, làm cho chúng sớm yếu và mau tan rã. Muốn vậy, về thế trận phải chú ý chia cắt địch nhiều hơn nữa, phải mở phía sau lưng địch rộng hơn nữa. Về lực lượng, có thể đưa thêm lực lượng miền Bắc vào, vừa làm kinh tế làm đường, vừa làm lực lượng dự bị chiến lược.
      Anh Ba dành thời gian còn lại của chiều hôm đó để nói thêm về công tác vận động chính trị. Anh cho rằng từ năm 1954 đến nay, chưa bao giờ địch ở Sài Gòn yếu như hiện nay, cả về chính trị, kinh tế, cả mâu thuẫn nội bộ. Hồi Diệm, địch mạnh vì lực lượng ta rút đi. Đến lúc ta mạnh lên, Diệm sụp đổ, Mỹ lại vào ngay, nên nó vẫn mạnh. Nay quân Mỹ ra rồi thì nguỵ chỉ có yếu đi Sài Gòn hiện nay không chỉ có lực lượng của ta mà còn có lực lượng thứ ba, có nhân sĩ tiến bộ. Nếu ta biết làm thì sẽ phát triển lực lượng, sẽ thúc đẩy được phong trào. Năm 1975, nhất định ta phải đưa phong trào đô thị lên mạnh. Tình hình nước Mỹ rất rối; Ních-xơn có thể đổ. Pho lên, ông ta sẽ tìm cách dàn xếp một bước với ta. Ta phải đưa phong trào đô thị lên mạnh để thêm thế mới, thêm lực mới. Trong phong trào đô thị hiện nay cần chú ý kết hợp cả hai hình thức hoạt động: bí mật và công khai; bí mật là điều kiện tồn tại của Đảng, công khai là điều kiện phát triển của phong trào.
      Đồng ý với các anh, phong trào chính trị là do lực lượng quân sự của ta thường xuyên tác động, nhưng cũng còn do mâu thuẫn nội tại của địch tạo nên, tức là do tình hình khác quan thúc đẩy. Ví dụ Ních-xơn đổ, Pho lên, địch thay đổi tay sai, v.v.
      ***
      Một ngày làm việc liên tục trôi đi rất nhanh.
      Điều lắng đọng sâu sắc trong tâm trí tôi sau một ngày bàn bạc và suy nghĩ, là ý kiến anh Ba về thời cơ chiến lược. Rõ ràng tình hình đòi hỏi phải khẩn trương hơn. Vài năm tới là thời điểm khẩn thiết và cũng là thời cơ thuận lợi nhất để giành thắng lợi quyết định. Càng để lâu, tình hình sẽ càng trở nên phức tạp. Cần có quyết tâm và kế hoạch đánh lớn, thắng nhanh để Mỹ-nguỵ không kịp trở tay, các nước có mưu đồ không kịp can thiệp.
      Hôm sau, anh Ba nói nhiều về vấn đề xây dựng kinh tế ở miền Bắc: về quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, về cân đối giữa công nghiệp - nông nghiệp trên địa bàn huyện và trên phạm vi cả nước, về kết hợp quốc phòng với kinh tế kinh tế quốc phòng, về quân đội tham gia làm kinh tế, v.v.
      Nhưng rồi, chỉ một lúc sau, anh lại trở về vấn đề cách mạng miền Nam. Thì ra vấn đề đó cấp bách quá, to lớn quá, luôn luôn thu hút luồng suy nghĩ của mỗi người có trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và Tổ quốc.
      Chúng tôi báo cáo thêm với anh Ba một vấn đề hiện vẫn chưa có cách giải quyết toàn diện, vững chắc: vấn đề đạn lớn.
      Đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đánh vào thành phố, vào các căn cứ lớn của nguỵ, phải có đạn lớn mới đáp ứng yêu cầu tiêu diệt lớn. Hiện ta chỉ còn chừng 10 vạn viên. Đang cho thu hồi vỏ đạn để nhồi vào cải tiến sản xuất trong phạm vi có thể. Đề nghị Trung ương đặt vấn đề tranh thủ viện trợ của các nước anh em.
      Đồng chí Bí thư thứ nhất nói:
      - Ta phải xin rải ra các nước anh em. Cứ nghiên cứu nhồi đạn, cải tiến sản xuất và bàn thêm cách khắc phục thế nào nếu viện trợ khó khăn.
      Giờ cuối cùng buổi sáng hôm đó (ngày 22 tháng 7) cuộc họp biến thành mạn đàm chung quanh vấn đề thời cơ dứt điểm. Dự kiến năm 1975 có thể xuất hiện cao trào, đồng thời cũng dự kiến một bước phát triển mới trong năm 1976 trước khi Mỹ bầu tống thống. Bằng "cú" quyết định năm 1976, có thể buộc địch phải chấp nhận chính phủ ba thành phần. Dự kiến trong mấy năm tới nhất định phải đạt tới thống nhất đất nước. Nhưng ta phải luôn luôn sẵn sàng; nếu xảy ra đột biến, tốc độ sẽ phát triển nhanh hơn. Anh Ba nói: "Giành được thắng lợi quyết định trong vài ba năm là giỏi lắm, giỏi lắm".
      Chiều hôm đó trước khi chúng tôi trở về Hà Nội, bắt tay chúng tôi anh Ba lại dặn: phải xây dựng kế hoạch chiến lược sao cho tạo được thời cơ chiến lược và sẵn sàng chớp thời cơ chiến lược.
      Khi xe vừa ra khỏi thành phố Hải Phòng, ra khỏi làn gió biển thì tâm trí tôi lại thu hút vào vấn đề số 1: Tìm cho ra những yếu tố cần thiết để cùng anh em trong cơ quan xây dựng và hoàn chỉnh hơn kế hoạch chiến lược. Tôi tập trung suy nghĩ về mấy ẩn số, phải tìm cho ra lời đáp.
      Một là, khả năng can thiệp vào của Mỹ thế nào khi ta đánh lớn và nguỵ quân, nguỵ quyền đứng trước nguy cơ sụp đổ? Đã nhiều lần ta cho rằng Mỹ đã rút quân, nước Mỹ đang rối loạn cả về chính trị, kinh tế, xã hội, ít khi có khả năng can thiệp trở lại, nhất là bằng lục quân. Nhưng còn khả năng can thiệp bằng không quân và hải quân, ít nhất cũng dọc ven biển, thế nào? Điều rất đáng chú ý: khả năng can thiệp ở mức độ đó không có ý nghĩa quyết định, nhưng cũng không phải không gây cho ta khó khăn, nên ta không thể loại trừ.
      Hai là, vấn dề nổi dậy của quần chúng phối hợp với cuộc tiến công của bộ đội chủ lực? Ta nói phát huy tác dụng của ba đòn chiến lược: chủ lực, nông thôn và đô thị phối hợp với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Nhưng chủ lực đã mạnh và ngày càng có triển vọng mạnh thêm, còn phong trào chính trị thì trước mắt còn khó khăn. Ở nông thôn, địch đang quân sự hoá bộ máy kìm kẹp ở xã ấp; phải đẩy mạnh hoạt động quân sự thế nào, phát triển lực lượng chính trị thế nào để tạo điều kiện cho quần chúng bung ra. Giành dân để làm chủ, làm chủ để giành dân vốn là một điều mà các anh thường xuyên nhắc nhở, thường xuyên quan tâm.
      Ở đô thị, lực lượng quần chúng lực lượng thứ ba chưa phải đã mạnh, làm sao phát triển được rộng rãi, chuẩn bị điều kiện để công nhân biết làm chủ xí nghiệp, người buôn bán biết làm chủ chợ, học sinh làm chủ trường học, công chức làm chủ công sở, sẵn sàng phối bợp khi chủ lực đánh lớn, khi quần chúng nông dân vùng đồng bằng bung ra, tạo thành sức mạnh lật đổ Thiệu. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, nên đặt vấn đề tổng công kích, tổng khởi nghĩa hay tổng tiến công và nổi dậy?
      Ba là, cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và đạn pháo nói riêng? Đạn lớn rất cần cho đánh tiêu diệt lớn nhưng chúng ta chỉ còn rất ít. Nhồi lại chỉ là một cách chắp vá, lại không bảo đảm tính chuẩn xác về kỹ thuật, không bảo đảm số lượng trước yêu cầu đánh lớn. Sử dụng tiết kiệm cũng là một biện pháp; trong lúc đánh nhỏ và đánh vừa không vội tung ra nhiều đạn lớn mà phải dành dụm đạn lớn cho thời điểm quyết định; còn phải biết lấy súng đạn của địch để đánh địch. Nhưng như vậy đã đáp ứng yêu cầu đạn pháo cho đánh lớn chưa?
      Ngoài mấy vấn đề trên, thời cơ giành thắng lợi quyết định là bao giờ? Như anh Ba nói, thời cơ phải là khi các "quá đấm" chủ lực đã sẵn sàng và lực lượng chính trị đã mạnh đủ sức làm chủ nông thôn, đô thị sẵn sàng nổi dậy phối hợp: Trong đề án dự thảo trước, chúng tôi trù tính giành thắng lợi quyết định vào năm 1976 và không loại trừ sang cả năm 1977. Bây giờ gợi ý của anh Ba là càng sớm càng tốt, càng để lâu tình hình càng phức tạp; phải đặt mục tiêu thắng lợi từng bước thế nào và sẵn sàng chớp thời cơ chiến lược thế nào cho phù hợp?


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:08:11 am
Sau khi anh Tấn truyền đạt lại những ý kiến chỉ đạo của anh Ba với các anh em trong Tổ trung tâm dự thảo kế hoạch, tôi đem tất cả những vấn đề suy nghĩ trên đây trao đổi với các anh và nhận thấy nhiều vấn đề trùng hợp với những suy nghĩ của các anh.
      Chúng tôi bắt đầu rà xét lại bản dự thảo cũ, bổ sung điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế mới nhất của tình hình và những gợi ý của anh Ba.
      Trong những ngày này, chúng tôi gần như đồng thời nhận được hai tin rất quan trọng: Ta đánh chiếm Nông Sơn, Thượng Đức và Ních-xơn từ chức, Pho lên thay. Hai tin trên giúp chúng tôi rút ra được những kết luận quan trọng có quan hệ tới việc bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch chiến lược.
      Mùa thu năm 1974 này, tập trung vào hai tháng 7 và 8, Khu 5 mở chiến dịch trên năm hướng Nông Sơn - Trung Phước, Quế Sơn (tây Quảng Nam), Thượng Đức (tây Quảng Đà), Minh Long - Giá Vụt (tây Quảng Ngãi), Đèo Nhông - Phù Mỹ (bắc Bình Định). Trong năm hướng đó, Bộ Tống Tham mưu đặc biệt quan tâm trặn tiến công chi khu Nông Sơn và chi khu quận lỵ Thượng Đức.
      Binh lực địch ở Thượng Đức và vị trí hiểm yếu của quận lỵ này nói lên vai trò cửa ngõ của nó đối với căn cứ liên hợp Đà Nẵng.
      Cùng với Nông Sơn, Tiên Phước và các hướng khác, việc quân ta tiêu diệt Thượng Đức và đánh bại các đợt phản kích của sư đoàn dù cơ động, xương sống của nguỵ, cho phép khẳng định: Lực lượng so sánh trên chiến trường đã thay đổi, quân ta có thể tiến công địch trong công sự kiên cố, diệt cụm cứ điểm quận lỵ địch và giữ được mục tiêu mới chiếm. Qua trận Thượng Đức, ta thấy quân nguỵ ngày càng suy yếu rõ rệt, phi pháo giảm sút, quân cơ động phải điều động chắp vá, nhỏ giọt, chủ yếu dựa vào đường bộ nên phản ứng chậm, cả quân chủ lực và địa phương tinh thần đều sa sút. Viên thiếu tá nguỵ bị bắt trong trận này đã thừa nhận: Quân đội Sài Gòn không có đủ máy bay để chở quân; quân chi viện không những thiếu mà còn phải hành quân bộ. Tóm lại, qua hai trận Nông Sơn, Thượng Đức, điều có thể khẳng định là chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn chủ lực cơ động của địch. Kết luận đó liên quan không nhỏ đến quyết tâm chiến lược của ta.
      Nội bộ giới cầm quyền ở Oa-sinh-tơn, như ta đã dự kiến, ngày càng bị phân hoá, chia rẽ. Khi quân Mỹ rút về nước, làn sóng phản đối Ních-xơn về vụ Oa-tơ-ghết đã dịu đi một thời gian, đến nay lại bùng lên trong dư luận Mỹ. Từ việc quốc hội Mỹ bác bỏ viện trợ bổ sung cho nguỵ, việc Thiệu kêu gọi quân nguỵ "đánh theo kiểu con nhà nghèo", thực tế trên chiến trường là phi pháo và phương tiện cơ động của chúng đã bị giảm sút, đến việc Ních- xơn phải cay đắng ra khỏi Nhà Trắng. là một chuỗi sự kiện cho thấy rõ khả năng can thiệp của Mỹ ngày càng hạn chế. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi hành động của Pho. Lời tuyên bố gần đây nhất của viên tổng thống mới này cho thấy Nhà Trắng vẫn bám lấy học thuyết Ních-xơn không có Ních-xơn, cho thấy trước mắt Mỹ chưa từ bỏ Thiệu.
      Trong quá trình rà xét lại bản dự thảo kế hoạch chiến lược, anh em trong Tổ trung tâm do anh Lê Trọng Tấn, sau đó anh Cao Văn Khánh chỉ đạo, đã nhanh chóng nhất trí về đánh giá địch, ta và tình hình quốc tế, nhưng thảo luận sôi nổi nhất xung quanh mấy vấn đề lớn, nhất là về ý định chiến lược chung và về các bước đi. Chúng tôi bàn cụ thể về mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian của từng bước, dự kiến tình hình phát triển và các khả năng xuất hiện trong quá trình diễn biến của từng bước, phương châm, phương pháp tiến hành.
      Sau đó, chúng tôi đi sâu vào thảo luận kế hoạch cụ thể năm 1975 và phương hướng kế hoạch năm 1976.
      Yêu cầu đặt ra cho năm 1975 là: Tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, nhằm:
      1. Đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của địch; giành đất, giành dân ở nông thôn đồng bằng;
      2. Làm giảm tổng số quân của địch xuống một mức có ý nghĩa chiến lược;
      3. Phá huỷ một bộ phận quan trọng dự trữ vật chất và đánh phá giao thông chiến lược của địch;
      4. Củng cố hoàn chỉnh vùng giải phóng, căn cứ địa;
      5. Xây dựng lực lượng của ta về mọỉ mặt;
      6. Mở rộng hành lang chiến lược và mạng đường chiến dịch, xây dựng bàn đạp áp sát thành phố, thị xã và các căn cứ trọng yếu;
      7. Đẩy cho được phong trào ở thành thị lên, nhất là ở Sài Gòn;
      8. Hoàn thành về cơ bản mọi công tác chuẩn bị để có thể chủ động thực hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa, nếu thời cơ chiến lược xuất hiện sớm.
      Với mỗi yêu cầu trên đây, chúng tôi cùng anh em đề ra chỉ tiêu cụ thể trên từng địa bàn, mức độ cụ thể cần đạt được. Chúng tôi dự kiến năm 1975 sẽ chia làm ba đợt hoạt động, có chỉ tiêu cụ thể hướng chính và hướng phối hợp.
      Quá trình diễn biến của ba đợt là quá trình xây dựng và phát triển lực lượng trong các đô thị (đặc biệt là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế), đẩy mạnh công tác binh vận, chuẩn bị lực lượng cơ động chiến lược, hoàn thành kế hoạch vận chuyển chi viện cho chiến trường, phát triển trục đường chiến lược vào tới miền Đông Nam Bộ và các đường chiến dịch.
      Về phương hướng kế hoạch năm 1976, chúng tôi dự kiến ba tình huống và phương hướng phấn dấu trong từng tình huống làm cơ sở đặt kế hoạch cụ thể sau này. Kế hoạch đó phải căn cứ vào thắng lợi giành được trong năm 1975. Ba tình huống đó là:
      1. Địch ngoan cố chiến tranh.
      2. Địch chịu lùi một bước, chấp nhận thi hành Hiệp định.
      3. Thời cơ khởi nghĩa ở thành thị xuất hiện sớm vào năm 1976.
      Đến ngày 26-8-1974 bản dự thảo kế hoạch đã hoàn thành. Nếu tính từ ngày Tổ trung tâm(3) bắt đầu biên soạn sau khi có Nghị quyết tháng 3 năm 1974, thì đáy là bản dự thảo lấn thứ bảy. Tuy nhiên, anh em không dừng ở lại đây Bản dự thảo kế hoạch được gửi đến các đồng chí trong Bộ Chính trị và Thường trực Quân uỷ Trung ương để các anh nghiên cứu và cho ý kiến trước. Tháng 8, đồng chí Tổng Tham mưu trường đi nghỉ ở nước ngoài về. Sau khi nghe báo cáo, anh góp nhiều ý kiến trong quá trình hoàn chỉnh bản kế hoạch chiến lược. Tổ trung tâm tiếp tục theo dõi tình hình chiến trường và lắng nghe ý kiến bước đầu của các đồng chí lãnh đạo để bổ sung những điều cần thiết, sau khi đã cùng chúng tôi trao đổi thống nhất.
      Cũng trong dịp này, vào hạ tuần tháng 9, Bộ Tổng Tham mưu nhận nhiều tin tức về địch, trong đó đáng chú ý là bản tường trình của bộ Tổng Tham mưu nguỵ gửi cho Thiệu về dự kiến năm 1975.
      Theo tài liệu đó, nguỵ cho rằng nếu Mỹ viện trợ 1,4 tỷ đô la, chúng sẽ kiểm soát được toàn miền Nam; 1,1 tỷ đô-la sẽ mất một nửa quân khu 1 về phía bắc; nếu chỉ 900 triệu đô-la sẽ mất toàn bộ quân khu 1 và vài tỉnh quân khu 2, còn 750 triệu đô-la sẽ mất toàn bộ quân khu 1 và quân khu 2; nếu chỉ còn 600 triệu đô la, thì chỉ kiểm soát một nửa quân khu 3 từ Biên Hoà vào tới quân khu 4(4). Địch cũng thú nhận: đến tháng 9 năm 1974, đã có chừng 1.000 máy bay không hoạt động được vì thiếu nhiên liệu và phụ tùng.
      Số quân địch, theo tài liệu trên, có chừng một triệu tên, trong đó có trên 15 vạn tên không chiến đấu (và có chừng 20 vạn tên thuộc "quân số ma"). Việc bắt lính ngày càng trở nên khó khăn, không đạt kế hoạch dự tính.
      Do những khó khăn về binh lực, nên bộ Tổng Tham mưu nguỵ dự tính rút đi 25-30% số đồn bốt cô lập, tiếp tế khó khăn và không có khả năng đứng vững nếu ta tiến công.
      Về chính trị, có tin Mỹ trù tính cùng một số nước lớn triệu tập cuộc họp với các nước liên quan để tìm giải pháp chính trị đối với miền Nam Việt Nam, trù tính đưa lực lượng thứ ba (do Mỹ sắp xếp) ra sân khấu chính trị Sài Gòn, trù tính thi hành thêm một số điều khoản quan trọng còn lại của Hiệp định Paris.
      Chúng tôi cho xác minh lại những tin tức trên, mặt khác chúng tôi vẫn báo cáo trước hội nghị Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương để các anh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình thảo luận và thông qua bản kế hoạch chiến lược.
      Trước ngày hội nghị khai mạc, Cục Tác chiến đã thể hiện tình hình chiến sự mới nhất lên các tấm bản đồ lớn treo trong phòng họp, trong đó có trận tiến công của ta tiêu diệt cứ điểm Nông Sơn, quận lỵ Thượng Đức và các đợt phản kích của các lữ dù địch.
      Hội nghị Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương diễn ra từ ngày SO tháng 9 đến ngày 8 tháng 10, chia thành hai đợt: hai ngày đầu nghe báo cáo, sau đó họp tiếp từ ngày 5 tháng 10 để thảo luận và ra nghị quyết. Trong dịp này, anh Võ Chí Công đang ở ngoài Bắc, cũng tham dự hội nghị.
      Tôi báo cáo tình hình 9 tháng qua, anh Tấn báo cáo dự thảo kế hoạch chiến lược hai năm và kế hoạch tác chiến chiến lược năm 1975.
      Về tình hình địch, ta và cục diện chiến trường, bản báo cáo của Bộ Tổng Tham mưu nêu rõ: đến nay số quân địch còn đông, hoả lực phi pháo tuy đã hạn chế nhưng vẫn còn mạnh, bộ máy kìm kẹp của chúng còn khống chế được nhân dân trong vùng chúng kiểm soát.
      Trải qua 9 tháng giằng co quyết liệt giữa ta và địch, thực tế chiến trường đã chỉ rõ kế hoạch "Lý Thường Kiệt-74" của địch đang đứng trước nguy cơ phá sản. Từ tháng 4 năm 1974, chiến trường chuyển biến nhanh chóng. Địch không còn đủ sức đối phó với các cuộc tiến công và phản công của ta. Bằng những số liệu cụ thể, bản báo cáo chứng minh lực lượng địch bị tiêu diệt và tan rã một bộ phận quan trọng, số đồn bốt bị tiêu diệt, bức hàng, bức rút ngày càng lớn. Lực lượng địch bị căng kéo, lại bị động đối phó, không còn quân cơ động để hỗ trợ cho bình định, lấn chiếm.
      Vùng giải phóng của ta mở ra nhanh và được củng cố thêm một bước, trên khắp các chiến trường, từ Trị Thiên, Khu 5 đến miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Mạng đường chiến lược cả đường chiến dịch của ta được phát triển ngày càng hoàn chỉnh, tạo nên thế chia cắt, trực tiếp uy hiếp vùng địch kiểm soát.
      Những khó khăn về kinh tế, tài chính của nguỵ quyền Thiệu đã ảnh hưởng rõ rệt đến kế hoạch quân sự và tinh thần quân nguỵ. Mặt khác, do ảnh hưởng của hoạt động quân sự trên chiến trường, do chính sách mặt trận của ta đúng đắn và khôn khéo, do ta vận dụng linh hoạt các phương thức đấu tranh, lại do sự khủng bố, đàn áp trắng trợn của địch. nên thái độ bất bình và chống đối Mỹ-Thiệu của nhiều tầng lớp nhân dân ở đô thị đã dần dần phát triển. CIA âm mưu cài người vào để lái phong trào nhưng bọn này không phát huy được tác dụng như chúng mong muổn.
      Về đánh giá khả năng của nguỵ, Bộ Tổng Tham mưu cho rằng không phải nguỵ "giữ sức" mà thực tế khả năng của chúng đã rất hạn chế. Chủng muốn tiếp tục đánh mạnh đường vận chuyển chiến lược của ta, mụốn giành lại những vùng đã mất, nhưng không còn đủ sức. Nếu Mỹ giảm viện trợ hơn nữa, nguỵ sẽ suy yếu càng nhanh hơn. Con số hơn một tỷ đô-la dự tính Mỹ viện trợ hiện nay được nguỵ coi là quá "eo hẹp" so với nhu cầu của hơn một triệu quân. Dù Mỹ có thêm vài trăm triệu đô-la cũng không giải quyết được vấn đề gì cơ bản.
      Về khả năng can thiệp trở lại của Mỹ, trước đây, Bộ Chính trị từng nhận định: Mỹ không còn khả năng đưa quân trên bộ vào nhưng không loại trừ khả năng chúng dùng không quân, hải quân chi viện, can thiệp. Nhưng hành động can thiệp đó cũng không cứu vãn được nguỵ khỏi sụp đổ. Nhận định đớ hiện nay vẫn đúng.
      Về phía ta, 9 tháng qua cho thấy cách đánh của bộ đội có tiến bộ nhiều nhưng chưa phải thật tốt. Phải nâng cao hơn trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, và khả năng đánh địch trong công sự. Trận Thượng Đức, tiến công vào một quận lỵ có nhiều công sự vững chắc, ta đánh tiêu diệt tương đối lớn nhưng chưa thật gọn.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:08:43 am
Trong báo cáo, Bộ Tổng Tham mưu trình bày rõ kết quả chi viện về số quân và trang bị vật chất cho các chiến trường, vì đây là một vấn đề rất cần được đánh giá thật đầy đủ cả về kết quả vừa qua, khả năng sắp tới, để làm cơ sở cho việc đặt kế hoạch tác chiến chiến lược và các mục tiêu cần phấn đấu giành được trong mấy năm tới, nhất là năm 1975.
      Về các bước đấu tranh sắp tới, Bộ Tổng Tham mưu trình bày dự kiến hai phương án phù hợp với hai khả năng. Một là, đánh đổ Thiệu, rồi thành lập chính phủ liên hiệp từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Hai là, dùng lực lượng quân sự đánh một đòn quyết định, phát triển đi tới thắng lợi cuối cùng.
      Việc xác định rõ nội dung các bước và sự phát triển từ bước nọ sang bước kia của mỗi phương án nói trên rất quan trọng vì nó là cơ sở để hạ quyết tâm chiến lược.
      Về biện pháp chiến lược, Bộ Tổng Tham mưu đề nghị:
      1. Tiếp tục phá bình định, mở mảng mở vùng, bằng các chiến dịch tổng hợp.
      2. Mở những chiến dịch tiến công của chủ lực, diệt trung đoàn, sư đoàn địch, mở rộng vùng giải phóng.
      3. Chia cắt địch về chiến lược, chiến dịch, bằng tác chiến và phá hoại giao thông, bao vây, binh vận, làm tan rã, ly khai.
      4. Thúc đẩy phong trào đấu tranh ở đô thị lên cao, tạo điều kiện đưa lực lượng thứ ba ra công khai. Nếu Thiệu đổ thì tạo được liên minh với họ.
      5. Vận dụng sách lược ngoại giao khôn khéo để lợi dụng mâu thuẫn nội bộ kẻ thù và hạn chế Mỹ về quân sự.
      Cuối cùng, tôi báo cáo thêm kết quả cụ thể những nỗ lực của ta về chuẩn bị chiến lược trong 9 tháng qua trên các mặt trận: Xây dựng vùng giải phóng - căn cứ địa; mở rộng hệ thống đường chiến lược chiến dịch; khả năng vận chuyển chi viện chiến trường; xây dựng lực lượng vũ trang trên cả hai miền, đặc biệt là xây dựng và huấn luyện khối chủ lực cơ động chiến lược theo phương hướng tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.
      Để Bộ Chính trị có cơ sở xét duyệt dự kiến động viên tuyển quân sắp tới, tôi báo cáo tình hình số quân chung và số quân trên từng chiến trường, các lực lượng không trực tiếp chiến đấu (thương binh, bệnh binh, người do địch mới giao trả, số quân tham gia sản xuất và xây dựng kinh tế, lực lượng trên đường 559), số quân đang huấn luyện để bổ sung, v.v. Về khả năng tuyển quân sắp tới, báo cáo nêu rõ số dân miền Bắc hiện có 23,8 triệu, số thanh niên ở tuổi 17 đến 25 có 98,4 vạn. Để có lực lượng dự bị chiến lược, đề nghị Bộ Chính trị cho tuyển 15 vạn chiến sĩ mới vào cuối năm 1974 và 6 vạn vào đầu năm 1975.
      Anh Tấn báo cáo tiếp nội dung cụ thể của bản đề án kế hoạch chiến lược hai năm và riêng kế hoạch chiến lược năm 1975 mà Bộ Tổng Tham mưu đã xây dựng. Trong khi báo cáo, anh nêu cả những ý kiến của các anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã phát biểu bước đầu về bản dự thảo kế hoạch chiến lược.
      Về quyết tâm chiến lược, Bộ Tổng Tham mưu đề nghị: Hoàn thành giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976 (không loại trừ khả năng kéo dài sang đầu năm 1977).
      Để thực hiện quyết tâm đó, kế hoạch chiến lược cơ bản gồm hai bước:
      - Bước 1 (1975): Tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, nhằm:
      1. Đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của địch, tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng quân nguỵ (đánh tụt quân số địch xuống một bước có ý nghĩa chiến lược), giải phóng và làm chủ phần lớn nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven Sài Gòn, đồng bằng Khu 5 và Trị Thiên.
      2. Mở thông hành lang chiến lược từ Nam Tây Nguyên xuống miền Đông Nam Bộ và xuống ba tỉnh phía nam Khu 5; từ Tây Ninh xuống bắc Sài Gòn; từ Tây Ninh xuống Long An, xuống phía tây - nam Sài Gòn; từ Kiến Phong, Kiến Tường đến Mỹ Tho; mở căn cứ, bàn đạp, áp sát các thành phố, thị xã và các căn cứ trọng yếu.
      3. Phá huỷ một bộ phận quan trọng phương tiện chiến tranh, tiềm lực kinh tế, cắt phá giao thông địch.
      4. Thúc đẩy phong trào đô thị phát triển.
      5. Xây dựng lực lượng, củng cố vùng giải phóng, chuẩn bị chiến trường, tạo điều kiện cho bước 2.
      Bước 2 (1976): Thực hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
      Kế hoạch chiến lược năm 1975 được chia làm ba đợt:
      Đợt 1: Từ tháng 12 năm 1974 đến tháng 2 năm 1975, là đợt tiến công có mức độ. Hoạt động chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ (các chiến trường khác đang trong mùa mưa).
      Đợt 2, đợt chủ yếu: Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1975, mở chiến dịch tiến công quy mô lớn trên chiến trường Nam Tây Nguyên và các chiến dịch phối hợp ở miền Đông Nam Bộ, Bắc Khu 5 và Trị Thiên. Ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục tiến công và nổi dậy, mở mảng, mở vùng, đánh phá bình định.
      Đợt 3: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1975, là đợt phát trìển thắng lợi bằng đẩy mạnh hoạt động ở Trị Thiên và Khu 5, đồng thời tranh thủ thời gian củng cố lực lượng, sẵn sàng thực hiện phương án thời cơ.
      Về phương hướng chiến lươc và nhiệm vụ của từng chiến trường, Bộ Tổng Tham mưu đề nghị như sau:
      - Trị Thiên-Quảng Đà là chiến trường phối hợp, thu hút căng kéo chủ lực địch, cắt giao thông trên đường 1, đồng thời đánh phá bình định, mở mảng, mở vùng ở đồng bằng Trị Thiên và vùng ven Đà Nẵng.
      Đồng bằng Khu 5 (chủ yếu ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) là chiến trường đánh phá bình định, tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đại bộ phận nông thôn, chia cắt chiến lược.
      Tây Nguyên (trọng điểm Nam Tây Nguyên) là chiến trường chủ yếu của chủ lực, tiêu diệt lực lượng địch.
      Nam Bộ: Đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven Sài Gòn là chiến trường chủ yếu đánh phá bình định nhằm hình thành thế bao vây và cô lập Sài Gòn. Miền Đông là chiến trường của chủ lực, nhằm căng kéo, thu hút và tiêu diệt lực lượng địch, mở mảng, mở vùng, giành dân, mở hành lang Tây Ninh và phối hợp với Khu 8 mở hành lang Kiến Phong - Kiến Tường, tạo cơ sở bàn đạp áp sát Sài Gòn, Mỹ Tho, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào đô thị.
      Trong bản dự thảo, Bộ Tổng Tham mưu còn đề đạt mục tiêu cụ thể năm 1975, nhiệm vụ và phương án tác chiến của từng chiến trường, trong từng đợt.
      Về thời cơ chiến lược, Bộ Tổng Tham mưu dự kiến có thể xuất hiện trong ba tình huống: 1. Khi ta đánh mạnh nhất, tức là trong đợt 2 của năm 1975; 2. Ngay trong mùa mưa ở Nam Bộ; 3. Những tháng cuối năm, khi nguỵ tổ chức bầu tổng thống.
      Quá trình chỉ đạo hoạt động trong từng đợt cũng là quá trình theo dõi khả năng đối phó của. nguỵ và phản ứng của Mỹ, để kịp thời chớp thời cơ chiến lược, giành thắng lợi lớn nhất.
      Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tổng Tham mưu, hội nghị Bộ Chính trị đã phân tích hết sức sâu sắc và toàn diện khả năng can thiệp của Mỹ, chỗ mạnh chỗ yếu của nguỵ, kết quả chuẩn bị chiến lược, thế mới và lực mới của ta. làm cơ sở để hạ quyết tâm chiến lược.
      Hội nghị nhận định rằng Mỹ đã thua trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đã phải rút quân, đó là một thất bại lớn về mặt quân sự và cũng là thất bại cơ bản của học thuyết Ních-xơn.
      Chính quyền Mỹ đang đứng trước rất nhiều khó khăn, cả về chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính, cả trong nước và trên thế giới. Họ không ngờ vụ Oa-tơ-ghết đã dẫn đến Ních-xơn bị đổ, Pho lên, ngồi vào ghế tổng thống không qua tuyển cử. Những khó khăn về kinh tế tài chính của Mỹ cũng rất lớn. Lạm phát đã lên tới 12%. Đời sống nhân dân lao động vẫn bị đe doạ, khiến họ tiếp tục đấu tranh chống chính quyền trở lại dính líu vào Việt Nam.
      Trên trường quốc tế, Mỹ đã thua kém Liên Xô về nhiều loại vũ khí chiến lược. Mâu thuẫn giữa Mỹ và các đồng minh của Mỹ ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào chống Mỹ tiếp tục phát triển ở nhiều nơi trên thế giới. Nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ một cuộc tổng khủng hoảng mới.
      Anh Trường Chinh cho rằng, đối với miền Nam Việt Nam, Mỹ đang đứng trước hai sự lựa chọn: Hoặc là thay Thiệu, đưa tên khác lên, dựa vào Hiệp định mà hạn chế thắng lợi của ta; hoặc là tiếp tục can thiệp ở mức nào đó để cứu vãn tình thế nguy ngập. Ta cần lợi dụng thời cơ Mỹ đang khó khăn bê bối về nhiều mặt mà tranh thủ giành lấy thắng lợi quyết định, châc chắn.
      Anh Phạm Văn Đồng đưa ra một dẫn chứng về sự chấp nhận thất bại của Mỹ. Hồi năm 1973, gặp Kissinger, anh nói:
      - Dân tộc Việt Nam đã ba lần đánh quân Nguyên. Đánh thắng rồi, chúng tôi cấp cho họ lương thực, lừa, ngựa để về. Còn các ông, liệu các ông đánh chúng tôi mấy lần?
      Kissinger giơ lên một ngón tay. Anh Đồng nói:
      - Tôi chưa tin các ông đâu!.
      Kể xong chuyện gặp Kissinger, anh nói tiếp:
      - Nói thế thôi. Nước Mỹ đang bê bối lắm. Nó không dám dúng vào Việt Nam nữa đâu. Cho kẹo, quân Mỹ cũng không dám trở lại Nam Việt Nam. Vào bằng lục quân đã khó, mà vào bằng không quân - làm đội quân cứu hoả - thì không quân đâu có quyết định được chiến trường.
      Qua thảo luận, hội nghị nhất trí nhận định rằng Mỹ bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và đã bị suy yếu, nhưng đế quốc Mỹ chưa từ bỏ ý đồ đối với vùng Đông Nam châu Á và vẫn còn tiềm lực. Ta vẫn cần đề phòng thằng điên, "yếu nhưng điên" (như cách phân tích của anh Nguyễn Duy Trinh). Mỹ không còn đủ sức trở lại can thiệp trực tiếp bằng lục quân, nhưng ta vẫn cần có kế hoạch đề phòng khả năng chúng can thiệp bằng không quân và hải quân. Hội nghị khẳng định: Dù can thiệp ở mức độ nào, Mỹ cũng không đảo lộn được tình thế, không cứu được bọn tay sai khỏi nguy cơ sụp đổ.
      Về tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu, hội nghị nhận định rằng chúng còn chỗ mạnh là quân đông, trang bị nhiều, còn kìm kẹp được dân, bắt được lính, giữ được thành phố, thị xã. Nhưng chúng có những mặt yếu rất cơ bản: bị cô lập về chính trị; tinh thần quân đội sa sút; hoàn toàn phụ thuộc Mỹ cả về kinh tế và quân sự, nếu viện trợ Mỹ giảm sẽ càng tác động mạnh đến khả năng chiến đấu và tinh thần quân nguỵ.
      Chưa bao giờ ta mạnh, địch yếu rõ như hiện nay và xu thế phát triển tất yếu là ta ngày càng mạnh lên, địch ngày càng yếu đi.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:09:14 am
Qua năm 1973 đến năm 1974, quân và dân ta trên khắp các chiến trường hoạt động đều, thương vong ít. Công tác chuẩn bị chiến lược của ta trên các mặt cả ở tiền tuyến, hậu phương và trên đường vận chuyển chiến lược đều đạt kết quả to lớn. Ta đã tạo được thế trận có lợi, đã xây dựng được lực lượng dự bị chiến lược hùng hậu, đã tạo được các yếu tố vật chất cần thiết để giành thắng lợi quyết định trong vài năm tới.
      Sau khi phân tích tình hình mọi mặt, hội nghị nhất trí phê duyệt bản dự thảo kế hoạch chiến lược cơ bản hai năm và kế hoạch tác chiến chiến lược năm 1975, cùng chỉ tiêu tuyển quân do Bộ Tổng Tham mưu đề nghị. Chúng tôi hiểu rằng đây là Bộ Chính trị hạ quyết tâm bước đầu để Quân uỷ Trung ương và các ngành, các cấp, nhất là các cơ quan trong Bộ Quốc phòng kịp thời triển khai. Bộ Chính trị quyết định sẽ triệu tập hội nghị mở rộng vào tháng 12, có các đồng chí lãnh đạo các chiến trường về dự, sẽ bàn bạc thêm và hạ quyết tâm chính thức.
      Tiếp đó, hội nghị phân tích thêm một số điểm cần chú ý trong việc chỉ đạo triển khai các kế hoạch chiến lược trên đây.
      Hai năm 1975-1976 đều có vị trí rất quan trọng, nhưng năm 1975 là năm bản lề, tạo điều kiện để giành thắng lợi cuối cùng vào năm 1976. Năm 1975, ta bắt đầu bằng đòn tiến công Nam Tây Nguyên, kết hợp với mở ra ở đồng bằng, nối liền Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ. Phải thực hiện tốt kế hoạch chiến lược năm 1975 để đón năm 1976, đồng thời chú trọng tiếp tục công tác chuẩn bị chiến lược (xây dựng lực lượng; hoàn chỉnh mạng đường chiến lược, chiến dịch; chi viện chiến trường).
      Phải tích cực, chủ động, kiên quyết, linh hoạt, tạo nên yếu tố bất ngờ, từ những bất ngờ về chiến lược có thể dẫn đến những bước phát triển nhảy vọt.
      Cần nỗ lực hơn nữa và có biện pháp hiệu quả hơn nữa để khắc phục những mặt yếu hiện nay là cơ sở chính trị ở các thành phố chưa mạnh, lực lượng vũ trang tại chỗ phát triển chưa kịp, cách đánh tiêu diệt lớn của bộ độ chủ lực chưa thật gọn, phối hợp giữa các chiến trường chưa thật tốt, còn có nơi ba mũi giáp công chưa phối hợp chặt chẽ.
      Đối với Mỹ, một mặt phải kết hợp quân sự mạnh với ngoại giao khéo để hạn chế đi đến loại trừ khả năng can thiệp của chúng: mặt khác, vẫn phải có kế hoạch đề phòng trường hợp chúng can thiệp bằng không quân và hải quân, nhất là khi bọn tay sai đứng trước nguy cơ sụp đổ.
      Cần có kế hoạch đón thời cơ, nhất là khi Thiệu đổ. Phải sẵn sàng mọi mặt để lợi dụng hết mức thời cơ này. Trong bất kỳ tình huống nào cũng không để lỡ thời cơ chiến lược.
      Về phương hướng chiến lược, bộ đội chủ lực phải chuẩn bị trên cả hai hướng: Tây Nguyên - trọng điểm là Nam Tây Nguyên - là hướng chiến lược rất quan trọng và miền Đông Nam Bộ là hướng quyết định cuối cùng. Phải đảm bảo bí mật, bất ngờ trong việc đưa lực lượng xuống đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong việc chuẩn bị và thực hành đòn tiến công chiến lược ở Nam Tây Nguyên.
      Muốn đánh tiêu diệt lớn và làm tan rã lớn quân địch, thì trong chuẩn bị bộ đội chủ lực phải kiện toàn tổ chức, bảo đảm số quân đủ biên chế, bảo đảm đội ngũ cán bộ đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức có trình độ tổ chức và chỉ huy chiến đấu hiệp đồng binh chủng; trong sử đụng lực lượng, phải biết kết hợp giữa lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ, phải có lực lượng dự bị.
      Về cách đánh chiến lược, chiến dịch, phải kết hợp 3 đòn mạnh (chủ lực, nông thôn, đô thị), kết hợp ba mũi giáp công, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược; phải tổ chức những trận quyết chiến của chủ lực, đánh tiêu diệt lớn trên chiến trường rừng núi, các chiến dịch tổng hợp, diệt chi khu, quận lỵ, mở mảng, mở vùng ở đồng bằng sông Cửu Long và Khu 5; phải chia cắt chiến lược, cắt giao thông, bao vây địch vấn, tạo binh biến, ly khai.
      Coi trọng việc động viên chính trị, tư tưởng, làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quán triệt quyết tâm chiến lược, hiểu rõ ý nghĩa thời cơ chiến lược, hướng mọi suy nghĩ và hành động vào thắng lợi trong cuộc đọ sức cuối cùng, trên cơ sở đó, động viên tổ chức và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, toàn quân áp đảo kẻ địch cả về quân sự và chính trị, bồi dưỡng tinh thần chiến đấu liên tục của bộ đội, không ngừng xốc tới cho đến thắng lợi cuối cùng.
      Sáng ngày 8 tháng 10, anh Ba kết luận đợt một Hội nghị Bộ Chính trị.
      Anh chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu ghi bản kết luận để sau đó điện cho một số anh ở chiến trường nghiên cứu, trước khi Bộ Chính trị họp tiếp.
      Mở đầu bài kết luận, anh Ba nói: "Bộ Chính trị chúng ta đã nhất trí hạ quyết tâm hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Đây là một sự kiện vô cùng trọng đại, một quyết định rất dũng cảm, có thể nói là táo bạo. Quyết định này là kết quả trí tuệ tập thể của Bộ Chính trị, là kết quả của những suy nghĩ đã nung nấu từ lâu, của sự cân nhắc chín chắn, xuất phát từ kinh nghiệm được tích luỹ qua mấy chục năm chiến đấu, xuất phát từ thực tiễn cách mạng trên chiến trường, từ lực lượng so sánh trong nước và trên thế giới.
      Sau khi phân tích vì sao Mỹ vào miền Nam năm 1954 để rồi cuối cùng - năm 1973 - phải rút quân ra, anh nói: "Mỹ vào là nó tưởng nó mạnh, ta yếu, nó sẽ thắng, ta sẽ thua. Nay Mỹ phải ra là vì ta mạnh, nó yếu, ta đã thắng và đã tiến một bước rất xa, nó đã thua và đã lùi một bước nghiêm trọng.
      Về ý đồ chiến lược của ta khi ký Hiệp định Paris, anh Ba nói:
      "Tuy nói Mỹ phải ra vì thua, vì yếu, nhưng ta biết rằng Mỹ vẫn còn tiềm lực lớn và nhiều mưu đồ độc ác. Ta không bao giờ chủ quan mà cho rằng chúng đã "sức tàn lực kiệt". Ta tuy thắng liên tiếp và đã mạnh lên, nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Đến lúc này, sự viện trợ của phe ta không phải đầy đủ và kịp thời như ta mong muốn.
      Trong hoàn cảnh đó, ta phải tạo ra một thế đi lên vững nhất, một thế chắc chắn. Chính vì lẽ đó mà ta ký Hiệp định Paris. Đối với ta, điều quan trọng của Hiệp định không phải là ở chỗ thừa nhận hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, tiến tới thành lập chính phủ ba thành phần, mầ mấu chốt là ở chỗ quân Mỹ phải ra còn quân ta thì ở lại, hành lang Nam - Bắc vẫn nối liền, hậu phương gắn với tiền phương thành một dải liên hoàn thống nhất; thế trận tiến công của ta vẫn vững. Ý định của ta là giữ nguyên thế và lực của mình ở miền Nam để tiến lên tiếp tục tiến công địch".
      Tiếp đó anh nói về phương pháp đấu tranh, ta thông qua Hiệp định Paris mà đấu tranh với địch, tập hợp lực lượng quần chúng, phân hoá bọn tay sai, cô lập kẻ thù. Tình hình phát triển theo khả năng nào thì ta cũng quyết định tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
      Về thời cơ chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam, anh Ba nói: "Lúc này chúng ta đang có thời cơ. Hai mươi năm chiến đấu mới tạo được thời cơ này, chúng ta phải biết nắm lấy để đưa sự nghiệp gỉải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn".
      Anh phân tích âm mưu của đế quốc Mỹ đối với nước ta và Đông Nam châu Á, sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng.
      Lúc bấy giờ Mỹ muốn tìm cách độc chiếm Đông Nam châu Á. Nay bị thất bại, Mỹ xoay sang thoả hiệp để chia quyền lợi và vùng ảnh hưởng với một số cường quốc khác cũng có mưu đồ làm bá chủ vùng này. Họ coi một nước Việt Nam thống nhất, độc lập gắn bó đoàn kết với hai nước Lào, Campuchia độc lập, thống nhất, sẽ là một trở lực lớn đối với mưu đồ bành trướng của họ. Vì thế họ tìm cách ngăn chặn bước tiến của Việt Nam, kéo dài tình trạng chia cắt đất nước ta. Mỹ hy vọng dùng một nước khác gây sức ép, buộc ta dừng lại sau khi ký Hiệp định Paris. Âm mưu của họ rất nguy hiểm, nhưng lúc này chưa ai sẵn sàng, chưa ai đủ sức làm nổi.
      Xét tất cả các mặt nói trên, chúng ta khẳng định đây là thời cơ thuận lợi nhất để nhân dân ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, giành thắng lợi tron vẹn cho cách mạng dân tộc dân chủ, đồng thời giúp cách mạng Lào và Campuchia hoàn thành sự nghiệp giài phóng dân tộc. Ngoài thời cơ này, không có thời cơ nào khác.
      Nếu để chậm mươi, mười lăm năm nữa, bọn nguỵ gượng dậy được, các thế lực xâm lược được phục hồi, bọn bành trướng mạnh lên thì tình hình sẽ phức tạp vô cùng.
      Khi hạ quyết tâm chiến lược này, điều mấu chốt nhất phải cân nhắc là liệu Mỹ có trở lại miền Nam hay không? Chọn thời cơ chiến lược này, ta phán đoán Mỹ không có khả năng quay lại.
      Song ta cũng khẳng định dù Mỹ có can thiệp trở lại trong chừng mực nào thì chúng cũng không xoay chuyển được tình thế và ta vẫn thắng.
      Vấn đề đặt ra cho ta phải suy nghĩ là đánh như thế nào và thắng như thế nào cho tốt. Thời cơ này đòi phải làm nhanh, làm gọn, làm triệt để, nhưng phải khôn khéo, có như thế mới tạo được bất ngờ, không ai kịp trở tay. Có làm được như thế không? Chúng ta đã nhất trí cần thiết phải làm và nhất định làm được.
      Sau khi phân tích một cách biện chứng về so sánh lực lượng giữa ta và địch sau Hiệp định Paris, anh Ba nói: "Điều cần nhấn mạnh là phải nhận rõ những khả năng và lực lượng to lớn mà chúng ta cần và có thể huy động được, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng trong cuộc đọ sức cuối cùng với địch.
      Sức mạnh của chúng ta trước hết là sức mạnh làm chủ của nhân dân, sức mạnh của cả nước đánh giặc, từ Bđc đến Nam, hậu phương đến tiền tuyến. Sức mạnh của ta là sức mạnh của hai ngọn cở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn liền chặt chẽ với ba dòng thác cách mạng của thời đại.
      Sức mạnh của ta là sức mạnh của chiến tranh nhân dân.
      Toàn thể hội nghị nghe chăm chú, phấn khởi đồng tình. Anh Ba rất vui vẻ đi vào phần cuối của bài kết luận. Anh khẳng định:
      "Quyết tâm của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mờ cuộc tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng, đưa chiến tranh cách mạng phát triển đến mức cao nhất, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân nguỵ, đánh chiếm Sài Gòn, sào huyệt trung tâm của địch cũng như tất cả các thành thị khác, đánh đổ nguỵ quyền ở trung tâm và các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn toàn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất nước nhà. Ngay từ bây giờ, phải tiến hành mọi công việc chuẩn bị thật khẩn trương, tạo điều kiện và cơ sở vật chất đầy đủ nhất để đánh mạnh, đánh nhanh, thắng gọn và thắng triệt để trong thời gian hai năm 1975-1976.
      Chúng ta đang đảm nhận một sứ mệnh lịch sử to lớn và nặng nề hơn bao giờ hết. Song cũng chưa lúc nào chúng ta phấn khởi vui mừng như hiện nay. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cả nước ta từ Bắc chí Nam, đều phải quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ Đồng bào cả nước và anh em bầu bạn trên thế giới đang mong chờ thắng lợi của chúng ta.
      Thời cơ này không cho phép lừng chừng, do dự?".
      Sau những tiếng vỗ tay nhiệt liệt hưởng ứng lời kết luận của đồng chí Bí thư thứ nhất, đồng chí Bí thư Quân uỷ Trung ương đứng lên thay mặt toàn quân, nói:
      - Anh Ba đã kết luận hội nghị, một cuộc hội nghị lịch sử với những quyết định lịch sử, hoàn thành cách mạng giải phóng miền Nam. Anh Ba đã thay mặt Đảng trao nhiệm vụ cho quân đội. Quân đội sẽ quyết tâm thực hiện bằng được nhiệm vụ lịch sử của Đảng trao cho.
      Hội nghị kết thúc với niềm phấn khởi tin tưởng vào thắng lợi to lớn những ngày sắp tới.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:09:54 am
***
      Chúng tôi khẩn trương, triển khai mọi công tác cần thiết để thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị. Hàng loạt công việc cấp bách được đặt ra đối với cơ quan tham mưu: bổ sung kết hoạch tác chiến chiến lược 1975, kế hoạch tuyển quân bổ sung số quân, huấn luyện chiến đấu, tính toán lại nhu cầu vật chất, nghiên cứu chuyên đề về địch trong tình huống Thiệu đổ, ta phải kịp thời tranh thủ thời cơ chiến lược thế nào, v.v.
      Trong quá trình bổ sung kế hoạch, vấn đề được chúng tôi tiếp tục trao đổi ý kiến là làm sao quán triệt đầy đủ quyết tâm của Bộ Chính trị, vừa xây dựng và triển khai kế hoạch cơ bản, vừa chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch thời cơ, sẵn sàng hành động một cách chủ động và linh hoạt, không để lỡ thời cơ chiến lược, nhất là khi có đột biến chính trị ở miền Nam.
      Ngày 28 tháng 10, kế hoạch 2 năm được Quân uỷ Trung ương phê duyệt. Đây là lần dự thảo thứ tám để đưa ra Bộ Chính trị chíng thức thông qua.
      Hội nghị (mở rộng) của Bộ Chính trị đến tháng 12 mới họp.
      Trong khi chờ đợi, theo chỉ thị của Quân uỷ, Bộ Tổng Tham mưu cứ truyền đạt cho các chiến trường quyết tâm và kế hoạch đã được thông qua bước đầu và chỉ đạo triển khai chuẩn bị theo kế hoạch đó.
      Riêng về phần mình, chúng tôi phải khẩn trương xúc tiến và hoàn thành hàng loạt công tác chuẩn bị cần thiết cho kế hoạch tác chiến chiến lược năm 1975.
      Từ tháng 10, sau hội nghị Bộ Chính trị, không khí làm việc trong các cơ quan Bộ Tổng Tham mưu trở nên nhộp nhịp lạ thường.
      Nhiều phái viên tham mưu được cử xuống các địa phương, đơn vị: vào Nghệ An trao nhiệm vụ cho sư đoàn 316; đi triển khai kế hoạch bổ sung quân để Quân đoàn 1 sẵn sàng vào chiến trường sau khi diễn tập thực binh ở Sầm Sơn; đi các quân chủng, binh chủng kiểm tra công tác chuẩn bị của các đơn vị kỹ thuật đã được giao nhiệm vụ sẵn sàng vào chiến trường Tây Nguyên khi có lệnh, v.v.
      Đối với các chiến trường, hàng loạt công việc phải triển khai gấp: bổ sung lực lượng, kiện toàn biên chế Quân đoàn 4 và bổ sung các binh chủng kỹ thuật cho B2; chấn chỉnh lực lượng của Quân khu Trị Thiên và Quân đoàn 2; mở thêm đường cơ động phía tây-nam Huế và chuẩn bị các trận địa pháo sẵn sàng khống chế các căn cứ sân bay, bến cảng quan trọng của địch; bổ sung quân và trang bị binh khí kỹ thuật cho khối chủ lực và địa phương Khu 5; bổ sung trang bị cho sư đoàn 968 ở Hạ Lào về, v.v. Tất cả đều được Bộ Tổng Tham mưu và các tổng cục phối hợp thực hiện hết sức khẩn trương.
      Yêu cầu đề ra là: Bất kỳ trong tình huống nào cũng bảo đảm đủ lực lượng tăng cường cho miền Nam giành thắng lợi. Kết quả hai đợt tuyển quân năm 1974 là điều kiện thuận lợi rất lớn để đáp ứng yêu cấu của chiến trường khi bước vào mùa khô. Nhiều gia đình đã tiễn đến người con thứ năm, thứ sáu vào bộ đội. Có những bà mẹ cùng một lúc cho cả con trai, con gái lên đường chiến đấu. Tuổi trẻ yên tâm ra đi vì việc nhà đã có xóm làng, hợp tác giúp đỡ lo toan.
      Chúng tôi cùng các đồng chí Tổng cục Hậu cần soát xét lại việc chuẩn bị chiến trường. Bộ đội Trường Sơn đang cố gắng hoàn chỉnh trục đường chiến lược trước mùa khô để bảo đảm vận chuyển trong cả hai mùa vào tới Lộc Ninh. Từng chiến trường đang gấp rút phát triển các đường chiến dịch đến các mục tiêu đã dự kiến. Hệ thống kho trạm hậu cần đã được triển khai hoàn chỉnh trên hành lang chiến lược, từ Đường 9 đến La Ba Khê, hệ thống đường ống dẫn dầu và kho chứa đang vươn từ Hạ Lào đến Bù Gia Mập.
      Đoàn 559 đang gấp rút hoàn thành kế hoạch vận chuyển hàng chục vạn tấn hàng các loại theo yêu cầu kế hoạch hai năm 1975-1976 và một phần dự trừ cho năm sau.
      Sức người, sức của được động viên ra tiền tuyến nói lên sự nhất trí của toàn dân và ý chí của hậu phương lớn miền Bắc quyết dốc lòng dốc sức cùng đồng bào ruột thịt ở tiền tuyến lớn miền Nam đi đến đích cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
      Trong mấy tháng cuối năm 1974, một điều khiến chúng tôi còn băn khoăn là làm sao bảo đảm chất lượng huấn luyện đợt hai kết quả tốt như đợt một, nhất là đối với việc tập huấn cán bộ. Khách quan mà xét, điều kiện huấn luyện đợt hai có khó khăn hơn. Do chấn chinh tổ chức nên cán bộ có phần không ổn định, thời gian huấn luyện ít hơn, nhưng yêu cầu của chiến trường lại khẩn trương hơn. Cục Quân huấn, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Vương Thừa Vũ, Phó Tổng Tham mưu trưởng, đã cố gắng cùng các quân khu, Quân đoàn, quân chủng binh chủng, phấn đấu sao cho các tiểu đoàn quân tăng cường được huấn luyện hết chương trình, sao cho cán bộ được bồi dưỡng những nội dung chủ yếu về chiến thuật, kỹ thuật, về công tác tổ chức chỉ huy trước khi nhận nhiệm vụ. Từ hồi kháng chiến chống Pháp, anh Vũ là một cán bộ cần cù, tận tuỵ trung thực, có nhiều kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu và huấn luyện bộ đội, nhất là kinh nghiệm huấn luyện các đơn vị tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.
      Tháng 11 năm 1974, Bộ Tổng Tham mưu cử phái viên xuống các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, mang theo chỉ thị huấn luyện bổ sung cho kịp yêu cầu nhiệm vụ năm 1975, đồng thời truyền đạt những kinh nghiệm mới được tổng kết về chiến dịch tổng hợp ở đồng bằng, kinh nghiệm tiến công thành phố thị xã, tiến công tiêu diệt chi khu quận lỵ, diệt tiểu đoàn, chiến đoàn địch đi giải toả, truyền đạt kết quả nghiên cứu về cách đánh hiệp đồng binh chủng tiêu diệt sư đoàn địch. Riêng đối với sư đoàn 316, do điều kiện chuẩn bị hành quân gấp vào chiến trường, Bộ Tổng Tham mưu đã cùng các tổng cục cử một đoàn phái viên xuống giúp đỡ về các mặt để đơn vị kịp lên đường. Do không còn thời gian để tiến hành trước khi hành quân, nên việc phổ biến kinh nghiệm đánh chi khu quận lỵ chỉ làm được khi sư đoàn 816 đặt chân đến chiến trường Tây Nguyên.
      Tình thần làm việc hăng say, khẩn trương, nghiêm túc với trách nhiệm cao của từng cá nhân, từng bộ phận trong các cơ quan của Bộ đã góp phần để các đơn vị, các chiến trường bước vào mùa chiến dịch với lực lượng mọi mặt đầy đủ hơn, trình độ tác chiến được nâng cao hơn. Thành tích đó là những chiến công thầm lặng của cả những cán bộ và chiến sĩ ở phía sau, cùng những chiến công oanh liệt của cán bộ và chiến sĩ phía trước, với quyết tâm biến chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng suốt của Đảng thành thắng lợi hiện thực trên chiến trường.
      Công việc khẩn trương dồn dập khiến ai cũng cảm thấy hai tháng trôi qua đi quá nhanh.
      Cuộc họp đợt hai của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường diễn ra từ trung tuần tháng 12, khi đợt 1 của cuộc tiến công năm 1975 đã bắt đầu được 12 ngày ở đồng bằng sông Cửu Long.
      Các anh Phạm Hùng, Trần Văn Trà, Phan Văn Đáng ở Nam Bộ; Võ Chí Công, Chu Huy Mân ở Khu 5 đã có mặt ở Hà Nội từ đầu tháng.
      Cũng như nhiều cuộc họp hội nghị trước đây, mấy ngày trước khi vào cuộc họp chính thức, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã làm việc riêng với đại diện từng chiến trường, nghe các anh báo cáo tình hình. Lần này, các anh còn báo cáo thêm về quyết tâm và kế hoạch tác chiến trên địa bàn của mình.
      Anh Phạm Hùng và anh Trần Văn Trà báo cáo tình hình B2 từ giữa 1973 đến cuối 1974, đặc biệt đáng chú ý là mùa mưa vừa qua, ta đánh tốt. Các anh báo cáo kế hoạch của Miền, trong đó có kế hoạch trên hướng đường 14 - Đồng Xoài.
      Các anh Võ Chí Công và Chu Huy Mân báo cáo tình hình địch, ta và kết quả tác chiến hai năm qua, trong đó nổi lên là việc mở mảng, mở vùng, việc đưa nhiều lực lượng xuống áp sát địch ở vùng đồng bằng; việc làm đường mới và khôi phục đường cũ đạt tới 480 ki-lô-mét; việc tiếp nhận hàng của hậu phương lớn, thành quả sản xuất tự túc cũng như kết quả diệt địch.
      Do đã được chuẩn bị từ sau cuộc họp đợt 1, nên khi bước vào cuộc họp đợt 2 này, những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đều được suy nghĩ thêm và thảo luận sôi nổi: Đánh giá sự chuyển hoá lực lượng so sánh giữa ta và địch sao cho sát với tình hình chung và trên từng chiến trường? Mục tiêu năm 1975 cần phấn đấu đạt tới mức nào? Chiến trường nào là hướng sơ hở nhất của địch và là hướng tiến công chủ yếu của ta? Thời cơ chiến lược có thể xuất hiện vào lúc nào? Làm sao để kịp chớp thời cơ chiến lược?.
      Trong cuộc họp lần này, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương dành nhiều thời gian nghe ý kiến của các chiến trường. Trong quá trình thảo luận, các anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ cũng nói rõ nhiều vấn đề đã được suy nghĩ thêm sau cuộc họp tháng 10.
      Những vấn đề đặt ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau đã được trí tuệ của tập thể phân tích sâu sắc, để đi đến sự nhất trí cuối cùng.
      Anh Văn Tiến Dũng nhấn mạnh vấn đề dùng binh lực, vận dụng cách đánh phải thể hiện ngay trong bước xây dựng kế hoạch và phát triển kế hoạch. Anh Lê Đức Thọ phân tích về Mỹ, về thời cơ tương quan lực lượng, cơ sở để hạ quyết tâm hai năm, về đánh phá bình định, tiêu diệt chủ lực địch xây dựng địa phương, công tác binh vận. Anh Phạm Văn Đồng phân tích về phương pháp tác chiến chiến lược trong giai đoạn tới, vận dụng chiến lược tổng hợp, chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật và cả vấn đề huấn luyện chiến sĩ mới. Anh Trường Chinh nêu lên đặc điểm tình hình, nhiệm vụ hai miền, cách đánh chiến lược và đồng ý chọn hướng Tây Nguyên, chọn Buôn Ma Thuột. Các anh Trần Quốc Hoàn, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh phát biểu xoay quanh các vấn đề về biện pháp chiến lược, về yêu cầu kết hợp các mặt quân sự, chính trị và ngoại giao.
      Suốt quá trình diễn biến của cuộc họp, hàng ngày, có khi hàng buổi, Cục Tác chiến báo cáo với hội nghị những diễn biến mới nhất trên chiến trường, phản ứng của Oa-sinh-tơn, của Sài Gòn và các tư lệnh chiến trường của nguỵ. Hầu như mỗi lần thông báo tin chiến sự là một lần bổ sung tư liệu sống rất quý báu, khẳng định thế và lực của ta đang lên, thế và lực của địch đang xuống; điển hình là qua chiến thắng Phước Long.
      Quá trình dẫn đến chiến thắng Phước Long là quá trình trao đổi qua lại giữa Bộ Tổng Tham mưu với các đồng chí ở B2. Chúng tôi đều thống nhất với nhau về các mục tiêu Đồng Xoài và Phước Long, tuy lúc đầu Phước Long chưa được đặt ra. Trao đổi không phải đi đến kết luận đánh hay không đánh mà là mục tiêu nào đánh trước, mục tiêu nào đánh sau và đánh bằng lực lượng nào.
      Cho đến những ngày cuối năm 1974 này, có lẽ nỗi băn khoăn lo lắng lớn nhất của chúng tôi vẫn là vấn đề đạn, kể cả đạn pháo của tăng, đạn pháo mặt đất cỡ lớn, Trong một bức điện gửi về Bộ, trung tuần tháng 8 năm 1974, anh Trà đã "báo động" về tình hình đạn lớn của B2. Anh dự kiến: "Đến cuối năm, trong các đơn vị chủ lực và kho của Miền chỉ còn chừng 4.800 viên đạn cối 120 ly, 1.190 viên đạn cối 160, 6.500 viên đạn lựu pháo 122 ly, 300 viên đạn lựu pháo 105, 7.800 viên dạn pháo 130 ly".
      Cuối bức điện, anh Trà viết: "Bước vào năm 1975, các loại đạn lớn nói trên sẽ khó khăn. Đề nghị Bộ chl đạo cố gắng đẩy sớm một số đạn lớn vào đầu mùa khô cho B2".
      So với B2 thì tình hình đạn lớn của B1(5) còn thiếu thốn hơn nhiều. Khoảng đầu tháng 9, trong một bức điện gửi về Bộ, anh Phát, Phó tham mưu trưởng Quân khu 5, dự kiến cuối năm 1974, đạn lớn của B1 chỉ còn 1.100 viên đạn cối 120 ly; 80 viên đạn cối 160 ly; 1.000 viên đạn pháo 85 ly; 4.500 viên đạn pháo 130; 469 viên đạn lựu pháo 122 ly.
      Tình hình các chiến trường khác cũng tương tự như vậy. Riêng ở Thượng Đức, khi ta đã đánh chiếm quận lỵ, chiến trường điện ra cho biết: Sau hơn một tháng hoạt động, lực lượng ta giảm sút. "Đạn thiếu, đạn pháo cơ giới, đạn ĐKZ chỉ đủ đánh một đợt với mật độ thấp".
      Trong bối cảnh đó, các đồng chí B2 chủ trương đánh Đồng Xoài trước, còn chúng tôi trong Bộ Tổng Tham mưu chủ trương đánh Bù Đăng - Bù Na (quá lên phía bắc trên đường 14) trước. Lý do đơn giản: Đánh Bù Đăng, Bù Na trước vì đây là những mục tiêu nhỏ (chi khu), bảo đảm chắc thắng, lại có khả năng thu được đạn và pháo chiến lợi phẩm để đánh Đồng Xoài.
      Sau chiến thắng Bù Đăng, Vĩnh Thiện, Bù Na, ta thu bốn khẩu pháo 105 và 7.000 viên đạn. Ta tiếp tục phát triển tiến công Đồng Xoài, và như điện ngày 27-12-1974 của anh Lê Đức Anh, Phó Tư lệnh Miền cho biết, ngày 26 quân ta tiêu diệt cụm cứ điểm Đồng Xoài không dùng xe tăng, mặc dù ta có một đại đội xe tăng làm lực lượng dự bị.
      Có đạn chiến lợi phẩm lấy được ở Bù Na, Bù Đăng và Đồng Xoài rồi, Bộ Tổng Tham mưu nhất trí phát triển lên tiến công Phước Long và trong một cuộc gặp riêng, anh Ba và các anh trong Quân uỷ đã đồng ý để các đồng chí B2 được dùng một đại đội pháo 130 mi-li-mét vào trận Phước Long.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:10:35 am
Và hôm nay ngày 6-1-1975, trải qua 26 ngày chiến đấu liên tục, tin chiến thắng của bộ đội miền Đông Nam Bộ trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã bay vào phòng họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ, báo hiệu một mùa khô đầy triển vọng.
      Địch phản ứng thế nào? Tin cho biết: Trước đó ba ngày, Thiệu triệu tập cuộc họp đặc biệt của nội các, để đánh giá tình hình. Hắn ra lệnh treo thưởng 3,2 triệu đồng cho quân lính tử thủ Phước Long. Đến khi số phận của hơn 6.000 quân ở vị trí quan trọng này được định đoạt, báo chí Sài Gòn cố thổi phồng tin tàu sân bay In-tơ-prai-dơ, tàu tuần dương Long-bít cùng nhiều tàu khu trục, tàu chở dầu của Mỹ rời cảng Su-bích (Phi-líp-pin) chạy về phía bờ biển Việt Nam, và tin sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ số 3 trên đất Nhật được lệnh báo động. Nhưng rồi chính quyền Sài Gòn thất vọng, khi người phát ngôn của Nhà Trắng nói rằng: "Tổng thống Pho không có ý vi phạm những điều cấm chỉ (của quốc hội) về việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam".
      Lời hô hào của Thiệu "kiên quyết lấy lại Phước Long đã sớm được thay bằng lời kêu gọi "dành ba ngày truy điệu, cầu nguyện cho Phước Long".
      Tại đồng bằng sông Cửu Long, tình hình sớm có những chuyển biến quan trọng. Vùng nông thôn giải phóng và làm chủ với nhiều mức độ khác nhau ngày càng mở rộng, hành lang được nối liền địa bàn tiến công được vững chắc, tiềm lực tại chỗ của ta phát triển, dự trữ của địch càng thêm hạn chế.
      Chiều ngày 6 tháng 1, sau giờ nghí của hội nghị, chúng tôi cùng các đồng chí cục trưởng Tác chiến, Tình báo và Tổ trung tâm trao đổi ý kiến vễ diễn biến đợt 1 mùa khô 1974-1975 và riêng chiến thắng Phước Long. Chúng tôi mau chóng đi đến nhất trí mấy điểm sau đây:
      1. Chiến trường chuyển biến thuận lợi, với tốc độ phát triển nhanh hơn dự kiến, nhất là chiến trường Khu 5, miền Đông Nam Bộ.
      2. Chiến thắng Phước Long là một sự kiện mới, đánh dấu một bước trưởng thành về trình độ tầc chiến của ta, khẳng định sự suy sụp của quân nguỵ và khả năng phản ứng đã rất hạn chế của đế quốc Mỹ. Những suy nghĩ về sự can thiệp ngày càng hạn chế của Mỹ đã có thêm cơ sở để kết luận, khẳng định.
      3. Chủ trương chiến lược và kế hoạch tác chiến chiến lược của ta vẫn được bảo đảm bí mật. Do tinh thần trách nhiệm của anh chị em thông tin, cơ yếu, lại do hoạt động nghi binh chiến lược của ta, địch đã phán đoán sai và đánh giá không đúng về ta, cả về mục tiêu chiến lược, hướng tới tiến công chủ yếu, thời gian mở đầu tiến công, quy mô tác chiến và trình độ của bộ đội chủ lực ta.
      4. Chiến thắng Phước Long là một nhân tố mới cho phép nhìn xa về triển vọng thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược. Sang đợt hai ta có khả năng giải phóng từng khu vực rộng lớn hơn. Do đó một vấn đề đặt ra đối với Bộ Tổng Tham mưu là nghiên cứu đề nghị bổ sung, điều chỉnh mục tiêu các bước tiếp theo của kế hoạch tác chiến cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị là giành thắng lợi lớn hơn, nhanh hơn.
      5. Điều băn khoăn lo lắng chung, trực tiếp của cơ quan tham mưu và hậu cần bấy lâu nay về vấn đề thiếu đạn lớn, đến nay đã bước đầu được giải quyết. Kho đạn đại bác trên một vạn viên thu được ở Phước Long là cái vốn tích luỹ đầu tiên, từ đó có thể nhân lên gấp nhiều lần. Chúng ta sẽ chiếm kho Mai Hắc Đế ở Buôn Ma Thuột, chiếm lại căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, tổng kho Long Bình. Thắng càng lớn, đạn pháo càng nhiều, tham mưu và hậu cần càng yên tâm. Một lần nữa, phương châm "lấy của địch đánh địch, vừa đánh vừa võ trang" do Đảng đề ra trước đây, ngày nay một lần nữa lại được quân và dân ta biến thành hiện thực trên chiến trường. Những chiến sĩ dũng cảm, mưu trí ở phía trước đã khắc phục được một khó khăn lớn mà các cơ quan lược ở phía sau chưa có điều kiện giải quyết.
      Chúng tôi đã tổng hợp những nhận định trên đây và hôm sau trình bày những ý kiến đó tại cuộc hợp của Bộ Chính trị.
      Trải qua 20 ngày làm việc rất khẩn trương, sôi nổi, phấn khởi trong không khí chiến thắng mới, mọi vấn đề thảo luận đã sáng tỏ với sự nhất trí rất cao.
      Ngày 7-1-1975, anh Ba kết luận đợt hai hội nghị Bộ Chính trị. Lần này tôi thấy anh vui hơn thường lệ. Mở đấu bản kết luận, anh nói:
      "Trong cuộc họp lần trước, Bộ Chính trị đã nhất trí về phương hướng chiến lược nhằm đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến toàn thắng. Lần này Bộ Chính trị thảo luận thêm với các đồng chí miền Nam. Các đồng chí phụ trách chủ yếu của các chiến trường Khu 5, Nam Bộ đều có mặt đông đủ. Tất cả chúng ta đều nhất trí hoàn toàn về các mặt: đánh giá tình hình sau Hiệp định Paris, đánh giá lực lượng so sánh giữa ta và địch, nhận định thời cơ lịch sử, khẳng định quyết tâm chiến lược hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam trong hai năm 1975, 1976, xác định nhiệm vụ, mục tiêu và các bước thực hiện, Bản kết luận của tôi trong lần hỏp trước đã đề cập các vấn đề quan trọng ấy. Hôm nay, tôi không nhắc lại tất cả mà chỉ tóm tắt các vấn đề các đồng chí đã phát biểu và nói thêm một số ý kiến để khẳng định một lấn nữa quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương".
      Sau khi nhắc lại những nhân tố thắng lợi và những khả năng mới do Hiệp định Paris đem lại, anh Ba phân tích thế mạnh mới mà ta đã tạo ra trên nhiều mặt: quyền chủ động trên chiến trường; thế chiến lược liên hoàn từ Bắc vào Nam được củng cố và hoàn chỉnh; các binh đoàn chủ lực cơ động đã xây dựng và tăng cường; nguồn dự trữ chiến lược tập trung trên những địa bàn quan trọng; tình hình nông thôn đồng bằng được cải thiện, tạo nên các bàn đạp ở vùng phụ cận thành thị lớn; đặc biệt đồng bằng Nam Bộ đã xây dựng được một số đơn vị lớn quân chủ lực, điều mà xưa nay chưa làm được; phong trào đấu tranh chính trị được phát động dưới khẩu hiệu hoà bình độc lập, hoà hợp dân tộc; ta tiếp tục tranh thủ thêm được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
      Chúng ta còn một số nhược điểm: xây dựng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phượng chưa đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, trang bị, tổ chức, cán bộ, nhất là trình độ tác chiến hiệp đồng quy mô lớn và dài ngày. Ở nông thôn, chưa kết hợp thật chặt chẽ ba mũi giáp công; bộ đội địa phương, dân quân du kích ở nhiều nơi còn yếu chưa tạo được thế cho quần chúng đấu tranh. Ở thành thị, đấu tranh chính trị chưa trở thành phong trào quần chúng thật sâu rộng. Tóm lại, trong hai năm qua do khuyết điểm về chỉ đạo chỉ huy nên việc tận dụng những nhân tố thắng lợi và những khả năng môi còn bị hạn chế.
      Về phía địch, chúng cũng có những chỗ mạnh nhất định như: quân nguỵ còn gần 70 vạn tên, có 13 sư đoàn chủ lực; địch còn kiểm soát hầu hết các thành thị lớn; còn nắm được những vùng nông thôn đông dân, nhiều của; còn được Mỹ viện trợ về quân sự, kinh tế; còn cố vấn Mỹ chỉ huy. Tuy vậy, thế của địch ngày càng yếu lực của chúng ngày càng suy. Tình trạng đó biểu hiện ở các mặt: quân nguỵ từ chủ lực tới địa phương như bảo an, dân vệ sức kìm kẹp đã giảm; trình độ hiệp đồng của các binh chủng quân nguỵ thấp và yếu, vì lực lượng, trang bị giảm sút; tinh thần quân nguỵ sa sút thêm một bước nghiêm trọng; vùng địch tạm chiếm bị chia cắt, kế hoạch "bình định" đang bị phá sản; tình hình chính trị, kinh tế đặc biệt là ở thành thị chưa lúc nào khó khăn, rối loạn như hiện nay.
      Trước tình hình quân sự, chính trị, kinh tế đó, Nguyễn Văn Thiệu khó bề đứng vững.
      Trải qua bao nhiêu năm đấu tranh gay go, gian khổ, miền Nam nói rỉêng, cách mạng Việt Nam nói chung, mới tạo được chuyển biến quan trọng nói trên về lực lượng so sánh. Chưn bao giờ hai mặt đấu tranh quân sự, chính trị có điều kiện thuận lợi, có khả năng kết lại thành cao trào tiến công như hiện nay. Tình hình hiện nay khác trước rất nhiều. Mỹ đã thua liên tiếp và phải rút quân về; nguỵ quân và nguỵ quyền không còn chỗ dựa như trước.
      Quân đội ta sung sức, có mặt khắp miền Nam. Quần chúng nhân dân trong vùng địch đòi hỏi vùng dậy và có khí thế mới.
      Năm 1974, trong khi thế và lực của ta lớn lên nhanh thì địch càng xuống dốc cả về quân sự, chính trị, kinh tế. Ta tiến công mạnh và nhất định sẽ tạo ra những đột biến mới trong quá trình xuống dốc đó của địch.
      Căn cứ vào sự đánh giá trong cả hai lần họp, chúng ta thấy chính xác hơn thời cơ lịch sử và khả năng thực tế để quyết chiến những trận cuối cùng, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Chúng ta đều nhất trí phải gấp rút chuẩn bị mọi mặt để kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh cứu nước trong năm 1975 hoặc năm 1976.
      Nhiệm vụ sắp tới của chúng ta là nắm vững thời cơ lịch sử, mở nhiều chiến dịch tổng hợp liên tiếp đánh những trận quyết định, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì tất yếu sẽ đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong khi thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta sẽ cùng với và giúp đỡ hai nước Lào, Campuchia anh em tiến lên.
      Để thực hiện quyết tâm nói trên, phải phấn đấu thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, đạt được những yêu cầu sau đây: thực hiện tiến công và nổi dậy trên quy mô lớn, tiêu diệt chi khu, quận lỵ đánh bại kế hoạch "bình định", giành phần lớn nông thôn ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Khu 5 và Trị Thiên; mở những chiến dịch hiệp đồng binh chủng của bộ đội chủ lực ta, bẻ gãy xương sống quân nguỵ; kết hợp với đòn tiến công vào chủ lực nguỵ và đòn đánh phá "đình định" nông thôn, uy hiếp thành thị lớn, nhất là Sài Gòn, phát triển phong trào đấu tranh chính trị lên quy mô rộng lớn đòi hỏi hoà bình, hoà hợp dân tộc; đẩy mạnh công tác binh vận; phá huỷ các cơ sở hậu cần và phương tiện chiến tranh của địch.
      Phải nắm vững cái đích là tạo ra sức mạnh tổng hợp, tiến tới tổng tiến công và nổi dậy, thắng địch tại sào huyệt quan trọng nhất của chúng là Sài Gòn, để kết thúc chiến tranh.
      Đánh trận cuối cùng này, trước hết là nhiệm vụ của các lực lượng quân sự, chính trị trên chiến trường Nam Bộ, trong đó có lực lượng của Sài Gòn - Gia Định, đồng thời là nhiệm vụ của quân và dân cả nước, trong đó khối chủ lực Miền và các binh đoàn chủ lực từ các chiến trường khác đến, đóng vai trò quyết định.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:11:34 am
Anh Ba nhắc lại kế hoạch hoạt động năm 1975, nhiệm vụ của từng chiến trường, đồng thời hướng mọi hoạt động của tất cả các chiến trường vào cái đích chung tiến tới trận quyết chiến chiến lược tại sào huyệt cuối cùng của địch bằng con đường nhanh nhất.
      Sau khi nói về nhiệm vụ cụ thể của các chiến trường Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên, Trị Thiên, anh Ba nêu lên cần phải có kế hoạch chuẩn bị ở miền Nam cũng như ở miền Bắc, nhằm đối phó với Mỹ có thể dùng không quân, hải quân đánh phá trở lại. Khả năng Mỹ quay lại can thiệp vào chiến tranh Việt Nam không nhiều. Nhưng dù khả năng đó chỉ năm, bảy phần trăm, chúng ta cũng phải đề phòng vì Mỹ còn có mưu đồ duy trì chủ nghĩa thực dân mới.
      Tiếp đó, anh nói về nhiệm vụ hậu phương lớn miền Bắc: "Ở ngoài này, Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ làm hết sức mình để tăng cường lực lượng, bảo đảm đầy đủ về nhu cầu vật chất, kỹ thuật cho chiến trường, coi đó là điều kiện cơ bản để giành thắng lợi.
      Điều quan trọng cấp bách nữa là chuẩn bị sẵn lực lượng dự bị chiến lược; tuyển cho được 80 vạn tân binh, đẩy nhanh việc huấn luyện bộ đội, nắm chắc khâu đào tạo cán bộ. Làm tốt công tác chính trị tư tưởng trong quân đội, trong nhân dân, động viên toàn quân, toàn dân nêu cao ý chí "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng".
      Sử dụng khôn khéo vũ khí đấu tranh ngoại giao".
      Đi vào phần cuối của bản kết luận, anh Ba rất phấn khởi về sự nhất trí hoàn toàn của hội nghị trên tất cả các vấn đề. Anh nói, sau hội nghị này còn nhiều việc phải làm rất khẩn trương - ở tiền tuyến, ở hậu phương. Anh chỉ rõ: "Bộ Tổng Tham mưu cần tiếp tục hoàn chỉnh kế hoạch tiến công đã được vạch ra, cụ thể hoá hơn nữa các vấn đề về tổ chức thực hiện, xây dựng lực lượng, bố trí chiến trường, bảo đảm hậu cần. Bộ Tổng Tham mưu là cơ quân có trách nhiệm rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện quyết định có ý nghĩa lịch sử này của Bộ Chính trị".
      Cuối cùng, anh nhấn mạnh: "Trận quyết chiến chiến lược này là một sự nghiệp trọng đại. Nó sẽ đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn, góp phần làm thay đổi cục diện ở Đông Dương, Đông Nam Á, mở ra một bước phát triển mới trong phong trào cách mạng của nhân dân thế giới. Đảng ta quyết làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang đối với dân tộc và nghĩa vụ quốc tế cao cả. Trước mắt chúng ta còn nhiều khó khăn gian khổ, nhưng phát huy truyền thống chiến đấu anh hùng, sức sáng tạo vô tận của quân đội và nhân dân ta, chúng ta nhất định sẽ vượt qua tất cả. Chúng ta nhất định đánh thắng!".
      Ngay sau khi hội nghị kết thúc, một trong những việc đầu tiên mà Bộ Tổng Tham mưu tập trung giải quyết là hoàn chinh bản kế hoạch tác chiến chiến lược 1975, trong đó, vấn đề được quan tâm nhất là hướng tiến công chiến lược sắp tới.
      Nhớ lại khi kết luận hội nghị, anh Ba đã nói về vấn đề này khá rõ ràng:
      - Trền chiến trường Khu 5, Tây Nguyên: Dùng 3 sư đoàn chủ lực đánh Tây Nguyên, mở thông hành lang nối liền Nam Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, tạo điều kiện để bộ đội chủ lực cơ động nhanh vào miền Đông, phối hợp với quân chủ lực Miền để tiến đánh Sài Gòn. Mở trận đầu đánh chiếm Buôn Ma Thuột, chọc thẳng xuống Tuy Hoà, Phú Yên, cắt đồng bằng Khu 5 ra làm đôi, tạo thêm một hướng nữa để tiến nhanh vào phía nam, vây ép Sài Gòn.
      Nghe anh Ba nói, tôi nhớ lại hồi tháng 7 năm trước. Khi làm việc với anh ở Đồ Sơn, địa bàn Nam Tây Nguyên đã từng được nói đến. Vài tháng sau, anh Tấn (hồi đó là Phó Tổng Tham mưu trưởng, kiêm Hiệu trưởng Trường bổ túc quân sự cao cấp) đã từng ra bài cho học viên tìm ra đáp án: Nếu chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược chủ yếu thì mục tiêu đầu tiên là ở đâu?
      Được biết, trừ một vài ý kiến chọn Công Tum hay Đức Lập, đa số học viên đề nghị chọn Buôn Ma Thuột. Không một ý kiến nào đế nghị đánh vỗ mặt vào Bắc Tây Nguyên mà đều chọn hướng nam, đánh vào hướng Buôn Ma Thuột.
      Trong cuộc họp cán bộ chủ trì trong Bộ Tổng Tham mưu để phổ biến quyết tâm chiến lược và kế hoạch chiến lược đã được Bộ Chính trị chính thức thông qua, nghe chúng tôi nói lại khi kết luận hội nghị, anh Ba gợi ý chọn Nam Tây Nguyên, cụ thể là Buôn Ma Thuột, anh em trong bộ phận nghiên cứu kế hoạch rất phấn khởi vì ý kiến của lãnh đạo trùng hợp với dự kiến đề đạt của mình. Thế là trên dưới đã nhất trí chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu tiến công đầu tiên.
      Cùng với chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch tác chiến năm 1975, chúng tôi cùng anh em Cục Tình báo bàn phương hướng trọng tâm nắm địch. Khả năng đối phó của nguỵ trong đợt hai trên chiến trường trọng điểm Tây Nguyên như thế nào? Động tĩnh của Mỹ, khả năng chúng có thể dùng hải quân, không quân can thiệp tới mức nào, để quân nguỵ có thể kéo dài khả năng chống đỡ, khi ta đánh lớn?
      Đồng chí Phan Hàm, Phó cục trưởng Cục Tác chiến, cùng các đồng chí chủ trì Cục Quân lực đã hiệp đồng với Tổng cục Hậu cần và làm việc thêm với các bộ, các ngành của cơ quan Nhà nước cùng nhau tính toán lại khả năng, bổ sung kế hoạch chuẩn bị lực lượng trang bị kỹ thuật, sẵn sàng dốc sức để chiến trường giành thắng lợi lớn hơn trong đợt hai này.
      Một trong những điều sâu sắc đối với tôi trong những ngày triển khai nghị quyết Bộ Chính trị lần này là Quân uỷ Trung ương đã rất coi trọng công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng và tổ chức, đặc biệt là trong các đơn vị chủ lực. Tôi còn nhớ, trong cuộc họp ngày 9-1-1975, nhằm bàn công tác chỉ đạo cụ thể đợt hai mùa khô 1974-1975, trước hết là chỉ đạo chiến dịch Tây Nguyên - mở màn bằng trận Buôn Ma Thuột, Thường trực Quân uỷ đã nhấn mạnh mấy điểm sau đây về công tác chính trị tư tưởng:
      1. Xây dựng quyết tâm vượt mọi khó khăn chiến đấu liên tục, không ngại hy sinh gian khổ, quyết thi đua giành thắng lợi lớn nhất, chống mọi biểu hiện chủ quan, thoả mãn, dừng lại.
      2. Nắm vững tư tưởng đánh tiêu diệt, đánh nhanh, diệt gọn, đồng thời coi trọng đẩy mạnh công tác binh vận, làm tan rã hàng ngũ địch.
      3. Đề cao tinh thần đoàn kết hiệp đồng giữa các đơn vị, các binh chủng, các hướng; sẵn sàng nhận khó khăn về mình, tạo thuận cho bạn bè để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung.
      4. Tôn trọng kỷ luật chiến trường, tự giác nghiêm chỉnh chấp hành chính sách vùng giải phóng, chính sách tù hàng binh, chính sách chiến lợi phẩm.
      5. Coi trọng việc bồi dưỡng cán bộ ngay trong thực tế chiến đấu, sẵn sàng đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cơ sở, để bảo đảm chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu liên tục và bổ sung phát triển lực lượng mới.
      Tiếp theo hội nghị Bộ Chính trị và hội nghị ngày 9-1-1975 của Thường trực Quân uỷ Trung ương, mọi hoạt động của các cơ quan Bộ Quốc phòng đều hướng vào chính Tây Nguyên, hướng vào Buôn Ma Thuột.
      Thực tế đã chứng minh sức mạnh phi thường và sức sáng tạo vô tận của quần chúng trên tiền tuyến lớn đã thúc đẩy tiến trình lịch sừ phát triển nhanh hơn tất cả những dự kiến táo bạo nhất.
      Qua từng bước thể nghiệm trên chiến trường, kế hoạch chiến lược đã không ngừng được bổ sung hoàn chỉnh, đặc biệt là trong cuộc đấu trí tháng 3 năm 1975 sắp tới.
      Chú thích:
      (1) Gồm những tỉnh: Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng, Cà Mau.
      (2) Anh Ba dùng chữ armée flèche để diễn đạt ý này.
      (3) Tổ trung tâm gồm một số cán bộ Cục Tác chiến và các binh chủng, quân chủng, Viện khoa học quân sự, được thành lập đầu năm 1974 để giúp viêc nghiên cứu kế hoạch chiến lược.
      (4) Theo phân chia chiến trường của nguỵ, quân khu 1 (tức vùng l chiến thuật gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngăi; quân khu 2 (tức vùng 2 chiến thuật gổm các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hoà, Bình Thuận và vùng Tây Nguyên; quân khu 3 (tức vùng 3 chiến thuật" gồm các tỉnh miền Đông Nam Bộ; Quân khu 4 (tức vùng 4 chiến thuật gổm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Sài Gởn và vùng ven được địch tổ chức thành biệt khu Thủ đô.
      (5) Khu 5.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:14:07 am
Chương 5
CUỘC ĐẤU TRÍ THÁNG BA


       Mười năm đã trôi qua. Vậy mà trong trí nhớ của tôi còn lắng đọng lại bao nhiêu hình ảnh con người, sự kiện trong tháng Ba đáng ghi nhớ ấy, không khí nhộp nhịp trong cơ quan tham mưu chiến lược, những bức điện tới tấp từ chiến trường bay về chứa nặng tin chiến thắng, những buổi giao ban đầy hào hứng phấn khởi. Đúng, tất cả đều đúng. Nhưng ấn tượng sâu sắc đối với tôi là những cuộc hội nghị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, những cuộc họp vạch đường cho quân và dân ta đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác ngay trong tháng Ba và cũng là vạch đường cho dân tộc ta giành thắng lợi trọn vẹn, cuối tháng Tư.
      Một tháng sau chiến thắng Phước Long, ngày 5 tháng 2, anh Văn Tiến Dũng lên đường vào Tây Nguyên. Theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, anh cùng các anh Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng Tham mưu trưởng và một số cán bộ của cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, các quân chủng, binh chủng, tổ chức thành bộ phận đại diện của Bộ Tổng tư lệnh và Quân uỷ Trung ương mang bí danh Đoàn A.75. Tham gia đoàn không những gồm những cán bộ chỉ huy, tham mưu có kinh nghiệm mà còn cả những cán bộ, nhân viên thông tin, cơ yếu có trình độ nghiệp vụ cao, đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm công tác.
      Bộ Tổng Tham mưu theo dõi hành trình của đoàn và được biết ngày 13 tháng 2, các anh đã đến Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên.
      Anh Lê Ngọc Hiền vào trước để nghiên cứu chiến trường và chuẩn bị kế hoạch tác chiến.
      Khi Đoàn A.75 đang lên đường, để giữ bí mật, hàng ngày chúng tôi không dùng điện đài liên lạc với đoàn. Nhưng để anh Dũng và Đoàn A.75 có những tin tức mới nhất, cần thiết cho việc thảo luận kế hoạch tác chiến sắp tới, Bộ Tổng Tham mưu đã liên lạc với đài của Bộ tư lệnh B8, thường xuyên thông báo những tin tức mới nhận được, nhất là tin về địch, về vận chuyển hậu cần bảo đảm cho chiến dịch, để B3 báo cáo lại khi Đoàn A.75 vào đến Tây Nguyên.
      Về tình hình địch, qua tin kỹ thuật, chúng tôi đặc biệt chú ý đến cuộc họp ngày 18 tháng 2 giữa Thiệu và các tướng nguỵ ở Sài Gòn. Hai kết luận của bọn cầm đầu quân nguỵ trong cuộc họp này khiến chúng tôi quan tâm:
      - Một là, chúng phán đoán ta mở cuộc tiến công Xuân Hè trong tương lai, gần với mục tiêu là đánh phá bình định, giành đất, giành dân trên chiến trường trọng điểm là quân khu 2.
      Hai là, Thiệu nhắc đề phòng ta đánh Quảng Đức, Pleiku, Công Tum, đó là mục tiêu "điểm"; còn Buôn Ma Thuột nếu có bị tiến công cũng chỉ là "diện".
      Ngày 22 tháng 2, sau cuộc họp của cơ quan Bộ Tổng Tham mưu tổng hợp tình hình địch và công tác chuẩn bị của ta để báo cáo Thường trực Quân uỷ, chúng tôi lại điện tiếp vào B3 những tin tức mới nhất về địch đã được cơ quan tổng hợp và đánh giá, kể từ đầu năm đến trung tuần tháng 2.
      Sau khi nêu những điểm chính về tổng số quân và hai khối cơ động chiến lược của địch ở nam quân khu 1 (Quảng Đà) và chung quanh Sài Gòn, về lực lượng tại chỗ ở mỗi quân khu, về thất bại của địch trong các chiến dịch "đồng khởi đặc biệt" nhất là trên các hướng trọng điểm ở Khu 5, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi nói về âm mưu của Mỹ, sự phán đoán của bộ Tổng Tham mưu nguỵ đối với chủ trương chiến lược của ta, nhất là những tin tức liên quan đến chiến trường Tây Nguyên.
      Chính phủ Mỹ đang vận động quốc hội để xin thêm viện trợ cho nguỵ. Họ đã đưa thêm nhân viên quân sự Mỹ vào miền Nam, trong đó có 340 nhân viên không quân; đã bí mật đưa thêm vũ khí đạn dược cho nguỵ và tăng thêm máy bay B.52 vào Thái Lan. Có tin Mỹ mở cầu hàng không để trực tiếp tăng viện vũ khí xuống các sân bay Pleiku, Công Tum; riêng ở sân bay Công Tum, cứ ba ngày lại có ba đến bốn chiếc máy bay C.141 hạ cánh ban đêm.
      Về chủ trương chiến lược của ta, địch cho rằng ta sẽ đẩy mạnh tiến công quy mô lớn hơn năm 1974, nhưng có thể chưa bằng năm 1972; rằng ta sẽ chiếm thêm một số chi khu quận lỵ, một số thị trấn, thị xã, nhưng cố tránh không để Mỹ can thiệp trở lại. Ta sẽ đánh cả ở bốn quân khu, nhưng hướng chính là quân khu 2, nhằm giải phóng các thị xã Pleiku, Công Tum trước mùa mưa. Địch cũng phát hiện ta đang tích cực chuẩn bị ở vùng Quảng Đức, Buôn Ma Thuột, chúng phán đoán ta đã đưa sư đoàn 968 vào Pleiku và sư đoàn 320 xuống Đắc Lắc. Địch cũng dự kiến ta sẽ hoạt động mạnh trên các hướng nam Trị Thiên và tây-nam Đà Nẵng. Đáng chú ý là địch vẫn đang ra sức tìm hiểu ý định chiến lược và việc điều động lực lượng chiến lược của ta, về thời gian tiến công, địch phán đoán ta sẽ bắt đầu vào dịp tết cho đến hết tháng 6 năm 1975. Vì vậy, trước tết, chúng điều chỉnh lực lượng cơ động chiến trường ở Bắc Tây Nguyên và tây- nam Đà Nẵng. Còn khối cơ động chiến lược thì vẫn bố trí như cũ.
      Chúng tôi cũng thông báo tình hình chuẩn bị và lực lượng không quân của địch ở khu vực Đông Nam châu Á, về cuộc diễn tập sắp tới của hải quân khối SEATO.
      Về ta, chúng tôi thông báo tóm tắt công tác chuẩn bị trên các chiến trường Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên và Trị Thiên, cả về tình hình củng cố lực lượng, về kết quả tuyển quân, mặc dù trước khi lên đường, Đoàn A.75 đã được biết kết quả bước đầu của các mặt công tác này.
      Ngay từ đợt đầu, công tác tuyển quân năm nay đã báo hiệu nhiều thuận lợi. Từ cuối năm 1974, đầu năm 1975, khi quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và kết quả hội nghị quân sự địa phương được phổ biến xuống các quân khu, các tỉnh ở miền Bắc, khắp các địa phương, từ vùng đồng bằng đến rừng núi đã dấy lên một phong trào tòng quân rầm rộ chưa từng thấy. Nhiều nam nữ thanh niên xin hoãn ngày cưới, hoãn ngày vào trường đại học hoặc đi học ở nước ngoài để được vào bộ đội ngay trong đợt đầu năm. Một khí thế "cả nước ra quân" rầm rộ từ thành thị đến nông thôn. Đó là khí thế sôi nổi của thanh niên nô nức đi đăng ký tòng quân, của cả các chiến sĩ cũ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự lên xã huyện tình nguyện xin trở lại đội ngũ vào chiến trường. Toàn dân nhất trí rất cao với quyết tâm chiến lược của Đảng. Tấm lòng người dân từng làng bản, phố phường ở hậu phương lớn vẫn ngày đêm hướng ra tiền tuyến lớn, một lòng, một dạ sắt son, quyết cùng đồng bào miền Nam ruột thịt đi tới đích tròng chặng đường cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
      Từ thực tế số liệu báo cáo của từng địa phương, cơ quan tham mưu dự tính đến cuối tháng 4 sẽ tuyển hết số quân của năm 1975, và đến cuối năm 1975 đầu năm 1976 sẽ tuyển hết số quân của năm 1976 để có thời gian huấn luyện.
      Về mặt bảo đảm hậu cần cho chiến trường Tây Nguyên, khi vào tới nơi, trong một bức điện gửi ra, anh Dũng cho biết:
      "Mọi yêu cầu của chiến dịch đều được bảo đảm; Đoàn 559 phục vụ rất tích cực cho chiến dịch; quân no, lực lượng lớn, vũ khí đầy đủ tinh thần phấn chấn, khí thế cao. Chưa bao giờ ta ra quân mạnh và đánh tập trung lớn ở Tây Nguyên như năm 1975 này".
      Nhận được tin này, những cán bộ tham mưu và hậu cần được giao nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng cho Tây Nguyên đều rất phấn khởi. Anh em thấy kết quả sự đóng góp công sức của mình vào hướng chiến trường trọng điểm của đợt tiến công đầu, vào thắng lợi sắp tới.
      Ngày 17, Bộ Tổng Tham mưu nhận được điện của anh Dũng cùng dịp với phái viên Đoàn A. 75 ra Bộ báo cáo kế hoạch tác chiến.
      Trước hôm Đoàn A.75 lên đường, chúng tôi được tham gia cuộc trao đổi ý kiến giữa anh Văn và anh Dũng chung quanh cách đánh trong chiến dịch Tây Nguyên. Ý kiến thống nhất là mạnh bạo giải quyết Buôn Ma Thuột trước, nếu địch ở đây sơ hở, ta có điều kiện giành thắng lợi bất ngờ; tiếp đó nhanh chóng phát triển thắng lợi. Tranh thủ bất ngờ cao độ là điều được các anh nhấn mạnh để bảo đảm trận đấu thắng giòn giã. Dự kiến kế hoạch phát triển thắng lợi phải kịp thời nhằm diệt thật nhiều sinh lực địch, đồng thời giải phóng được những địa bàn chiến lược quan trọng, cũng được các anh bàn bạc kỹ.
      Cần nhắc lại rằng, theo kế hoạch chiến lược cơ bản, chúng ta trù tính giải phóng Tây Nguyên trong năm 1975, tức là trong bước một của kế hoạch hai năm, đi đôi với việc bóc một loạt các cứ điểm ở miền Đông và mở mảng, mở vùng ở đồng bằng sông Cửu Long, phát huy thắng lợi Tây Nguyên mở mảng mở vùng ở đồng bằng Khu 5 và Trị Thiên.
      Thực tế tình hình bố trí lực lượng ta ở chiến trường Tây Nguyên có khác với dự kiến của cơ quan chiến lược. Khi Đoàn A.75 vào tới nơi thì phần lớn lực lượng đã được bố trí từ Đức Lập tới Đắc Soong, nhằm tiêu diệt địch và giải phóng đoạn đường 14, mở thông hành lang vận chuyển chiến lược vào B2.
      Tại mặt trận, sau khi thảo luận, nhận thấy do lực lượng bố trí đã bị chéo, khó điều chỉnh (vừa mất thời gian, vừa khó giữ bí mật), nên các anh chủ trương đánh Đức Lập trước, rồi hôm sau đánh ngay Buôn Ma Thuột, địch chưa thể kịp đề phòng. Do hoạt động trên các hướng tốt, ta đã làm lạc hướng phán đoán của địch.
      Đến chiều ngày 9 tháng 3, khi ta đã đánh Đức Lập, địch mới báo động, nhưng chúng cũng chưa kịp khằng định mục tiêu chủ yếu của ta; lại do ta cài thế chắc trên ba trục đường 19, 14 và 21, nên địch không dùng được đường bộ tăng cường cho Buôn Ma Thuột.
      Trong thành Hà Nội, qua cổng khu A, nếu chú ý quan sát, người ta có thể thấy từ đầu tháng Ba, nhất là từ ngày 9, không khí làm việc trong các cục Tác chiến, Tình báo, cơ quan thông tin, cơ yêu nhộn nhịp khác thường.
      Từ khi quân ta nổ súng tiến công Đức Lập, bộ phận trinh sát kỹ thuật của Cục Tình báo tập trung tinh lực bám sát từng động tĩnh của địch. Các phương tiện thu tin đều được triển khai. Tin mật, tin công khai của đài Mỹ, đài Anh, đều được phòng 70 của Cục Tình báo thu lượm, sàng lọc, phán đoán. Cán bộ hai cơ quan Tác chiến và Tình báo trực 24/24 giờ.
      Buổi giao ban trong khu "Nhà con rồng" sáng ngày 10 diễn ra trong không khí thật phấn khởi. Tin tức đầu tiên cho biết, ta đã đánh chiếm Đức Lập, Đắc Soong, Núi Lửa ở Khu 5, đánh thông đường chiến lược Đông Trường Sơn. Phía bắc, ta tiêu diệt quận lỵ Thanh An. Trên đường 19, ta áp sát phía tây thị xã Pleiku. Một thói quen trong các buổi giao ban là tin tức về sự đối phó của địch thường được mọi người quan tâm theo dõi với thái độ chăm chú. Lần này cũng vậy, ta được biết, trong một cuộc họp lúc 11 giờ ngày hôm trước, 9 tháng 3, các tướng nguỵ chỉ huy ở Tây Nguyên vẫn cho rằng: Ta đánh Quảng Đức, uy hiếp Buôn Ma Thuột để nghi binh. Có thể vài ngày tới, ta sẽ tập trung đánh mạnh Pleiku - Công Tum. Vì vậy, việc chính hiện nay của chúng tôi là tăng cường mọi khả năng đối phó ở hướng Bắc Tây Nguyên.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:16:49 am
Thế là bọn cầm đầu quân nguỵ tiếp tục phán đoán sai lầm, do đó tiếp tục đối phó sai lầm. Chúng lại rút bớt lực lượng từ Nam Tây Nguyên đưa lên tăng viện cho Pleiku, khiến cho Buôn Ma Thuột càng trở nên sơ hở và cô lập. Trong cuộc đấu trí đấu tiên trong mùa khô này trên chiến trường Tây Nguyên, cái đúng, cái thắng của ta, cái sai, cái bại của địch đang diễn ra từng ngày, từng giờ.
      Mấy hôm trước, trong cơ quan tham mưu thoáng có biểu hiện băn khoăn lo ngại. Có tin một vài chiến sĩ ta bị thương rồi bị bắt; địch lại nhặt được một số đồ dùng cá nhân của anh em rơi rớt trên đường 14, khi luồn vào phía nam Buôn Ma Thuột. Nhưng đến hôm nay, nhận được báo cáo tình hình địch, mối lo đó không còn nữa. Hoạt động quân báo của ta đánh lạc hướng phán đoán của địch đã phát huy tác dụng.
      Điều khiến chúng tôi chú ý là tinh thần quân địch sa sút nhanh, hiện tượng rã nhanh của chúng trong cuộc thử sức 10 ngày đầu tháng 3. Chúng không chịu nổi cách đánh của ta vào các chi khu quận lỵ. Do đó, ta chủ trương cần mạnh dạn phát triển tiến công.
      Sau khi nghe báo cáo tình hình chiến trường Tây Nguyên, anh Văn hỏi kỹ về các chiến trường phối hợp, nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Ở đây, có nhiều triệu chứng cho thấy địch vẫn cố sức đôn lực lượng bảo an, dân vệ lên, nhưng do khả năng bắt lính ngày càng hạn chế nên lực lượng địch ở cơ sở bị hẫng. Đây là một tình hình mới khiến các anh trong Quân uỷ quan tâm. Về phía ta, do chuẩn bị chu đáo và phối hợp chặt chẽ giữa ba mũi giáp công, nên trong đợt vừa qua, hoạt động của các lực lượng vùng châu thổ sông Cửu Long khá tốt: nhiều đồn bốt bị gỡ, nhiều xã được giải phóng, hàng nghìn gia đình binh sĩ nguỵ tham gia công tác binh vận; lính nguỵ đào, rã ngũ được nhân dân che chở và đưa về quê quán; hàng ngàn cuộc đấu tranh trực diện với địch; hàng ngàn nhân dân cùng với du kích cắt từng quãng lộ 4.
      Cục Tình báo và trực ban tác chiến được chỉ thị nắm chắc diễn biến ở Tây Nguyên và các chiến trường phối hợp. Trận Buôn Ma Thuột đã bắt đầu từ rạng sáng ngày 10 tháng 3. Và khi chúng tôi đang ngồi nghe tình hình trong buổi giao ban hàng ngày, thì tin tức đầu tiên cho biết trận đánh đang phát triển thuận lợi. Từng "nhịp thở" của chiến trường được trực ban tác chiến theo dõi chặt chẽ; từng bước tiến của bộ đội được kịp thời ghi lên bản đồ. Chiến sự Tây Nguyên mà trung tâm là Buôn Ma Thuột, lúc này đang là đối tượng quan tâm nhất của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, những người có trách nhiệm trọng Bộ Tổng Tham mưu và trong các tổng cục.
      Sáng ngày 11 tháng 3, các anh trong Bộ Chính trị đến Khu A trong thành vừa để biết sớm tin trận Buôn Ma Thuột, vừa để cùng với Quân uỷ Trung ương tiến hành cuộc họp quan trọng đầu tiên kể từ khi chiến dịch Tây Nguyên mở màn và đang báo hiệu diễn biến thuận lợi.
      Sau khi nghe Bộ Tổng tham mưu báo cáo diễn biến 10 ngày đầu của chiến trường Tây Nguyên và các chiến trường phối hợp, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trao đổi ý kiến về hướng phát triển của chiến dịch Tây Nguyên, một vấn đề đã từng được bàn tới trước đây.
      Vấn đề được các anh nhanh chóng nhất trí: về địch, tinh thần sa sút, khả năng chiến đấu hạn chế, thế phòng ngự cô lập, trong khi ta còn sung sức, khả năng hậu cần bảo đảm, thời tiết thuận lợi Ta cần nhanh chóng củng cố vùng mới giải phóng sẵn sàng đánh địch phản kích, tiếp tục mở rộng tiến công ra chung quanh, sau khi làm chủ Buôn Ma Thuột, làm chủ hoàn toàn tỉnh Đắc Lắc; đồng thời phát triển lên hướng Cheo Reo mà chưa vội phát triển vào phía nam.
      Thắng lợi trong 10 ngày đầu tháng 3 khiến các anh rất vui và hầu như ai cũng hướng suy nghĩ về khả năng giành thắng lợi lớn hơn dự kiến ban đầu.
      Các anh Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, đều thấy phải nghĩ đến Huế - Đà Nẵng. Các anh thấy cần phải nhắc Trị Thiên mạnh dạn đẩy tới hơn nữa, "ta xuống đồng bằng là địch chạy thôi".
      Anh Phạm Văn Đồng và anh Võ Nguyên Giáp nêu lên những nhân tố mới đã và đang xuất hiện, cục diện chiến trường đang chuyển biến mau lẹ, cần nhanh chóng nắm bắt cho kịp thời cơ.
      Cuối cùng anh Ba kết luận. Anh nói, đại ý:
      - Năm qua ta đánh cả mùa mưa. Cần xem đấy có phải là một nếp "làm ăn" mới không? Mùa khô đánh, mùa mưa cũng đánh! Cái mới nữa là chiến thắng Buôn Ma Thuột đã diễn ra nhanh, gọn.
      Thắng lợi này cho thấy tình hình khách quan đòi hỏi phải chuẩn bị nhanh hơn về mọi mặt. Trước đây ta đề ra kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm. Vừa qua có Phước Long, nay có Buôn Ma Thuột. Vậy ta có thể đẩy mạnh hơn nữa được không?
      Buôn Ma Thuột đã phải là mở đầu của cuộc tổng tiến công chiến lược chưa? Chúng ta cần suy nghĩ. Ở miền Nam, hiện ta đã có 2 quân đoàn. Ở miền Bắc, ta cũng còn 1 quân đoàn. Phải sử dụng thế nào cho rất linh hoạt, rất tập trung, không nên phân tán. Phải có quả đấm mạnh để khi có thời cơ, đập mạnh vào Sài Gòn.
      Chiều hôm đó, đồng chí trực ban tác chiến trao cho tôi một bức điện. Nhìn nét mặt rạng rỡ của anh, tôi đoán là có tin vui. Anh Dũng từ chiến trường Tây Nguyên điện ra cho biết: Ta đã hoàn toàn làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột và khu vực từ Đức Lập đến Đắc Soong. Địch bị bất ngờ vì đòn điểm trúng huyệt. Ta bắt gần 1.000 tù binh, thu một số lớn chiến lợi phẩm, trong đó có 12 khẩu pháo và gần 100 tấn đạn pháo. Quân ta đang phát triển, tiêu diệt các mục tiêu chung quanh.
      Tôi nghĩ thầm: Có lẽ các anh trong đó thông cảm với một trong những điều lo lắng nhất bấy lâu nay của cơ quan tham mưu ở ngoài này, nên đã sớm cho biết rõ số đạn pháo chiến lợi phẩm bước đầu thu được. Trận đánh chưa hoàn toàn kết thúc, khi dứt diểm chiến dịch Tây Nguyên, số lượng đạn pháo ta thu được chắc chắn còn nhiều hơn. Dù sao, 100 tấn cũng là con số rất đáng mừng!
      Điện của anh Dũng còn cho biết ý định sơ bộ về hướng phát triển của chiến dịch sau chiến thắng Buôn Ma Thuột.
      Ngay chiều hôm đó, anh Văn điện cho anh Dũng. Sau khi bày tỏ sự vui mừng và phấn khởi trước thắng lợi lớn và giòn giã của quân ta ở hướng chính cũng như ở hướng phối hợp, bức điện viết:
      "Sáng nay trước khi nhận được điện của anh, Bộ Chính trị và Quân uỷ đã họp, nhận định tình hình, có mấy điểm chính sau đây:
      a) Kế hoạch chiến lược và chiến dịcỉl do Bộ Chính trị và Quân uỷ đề ra là chính xác, công tác chuẩn bị làm tương đối tốt, vì vậy ngay trong những ngày đầu đã giành được thắng lợi lớn. b) Thắng lợi Buôn Ma Thuột - Đức Lập, trên đường 19 và ở các hướng khác chứng tỏ ta có khả năng giành thắng lợi to lớn với nhịp độ nhanh hơn dự kiến. Đặc điểm nổi bậc là tinh thần địch rất sa sút, c) Trước tình hình đó, ngay trong đợt hoạt độ ng này và kể cả trong kế hoạch tiếp theo của ta, cần có tinh thần khẩn trương và mạnh bạo. Kịp thời lợi dụng thời cơ mới, glành thắng lợi lớn.
      Sau khi tỏ rõ sự nhất trí hoàn toàn với chủ trương trong điện của anh Dũng và nhắc lại các hướng phát triển của chiến dịch, bức điện viết:
      "Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương nhiệt liệt khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, anh chị em công nhân viên và các lực lượng vũ trang địa phương đã nêu cao tinh thần quyết thắng, anh dũng, mưu trí và sáng tạo, táo bạo và khẩn trương giành thắng lợi lớn ngay trong những ngày đầu của chiến dịch. Cần kịp thời nắm thời cơ thuận lợi giành thắng lợi to lớn hơn nữa.
      Cuối điện ký tên "Chiến"(1)
      Cục Tình báo nắm khá sớm phản ứng của địch. Từ chỗ phán đoán sai lầm, chúng bắt đầu bị động đối phó.
      Trưa ngày 12 tháng 3, Bộ Tổng tư lệnh thông báo cho anh Văn Tiến Dũng, anh Hoàng Minh Thảo và Thường vụ Quân khu uỷ Tây Nguyên: Theo tin cuối cùng, địch đang có ý định dựa vào các lực lượng còn lại và các điểm phụ cận của Buôn Ma Thuột cùng với lực lượng sẽ điều thêm đến, có không quân yểm trợ, phản kích hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột. Tin cho biết chiến đoàn 45 cùng sở chỉ huy cơ bản của sư đoàn 23 nguỵ đã được trực thăng đổ xuống Buôn Hồ trưa ngày 11 tháng 8, không quân nguỵ đang được huy động ở mức độ cao. Cấn nhanh chóng tập trung lực lượng hơn nữa, nhanh chóng tiêu diệt các đơn vị và các căn cứ địch chung quanh Buôn Ma Thuột, tiêu diệt viện binh của chúng. Điều đó có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chiến dịch. Cần theo dõi và chỉ đạo mọi hoạt động trên các hướng phát triển đã dự định (Cheo Reo, Pleiku, Đường 19).
      Đồng thời Bộ Tổng Tham mưu cũng thông báo cho Khu 5, B2, Trị Thiên và Quân đoàn 2 nội dung nhận định của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trong cuộc họp sáng ngày 11 tháng 3 về thắng lợi to lớn trong đợt tiến công mới của ta trên tất cả các chiến trường kể từ ngày 4, về dự kiến đối phó của địch sau thất bại ở Buôn Ma Thuột và về phương hướng hoạt động tiếp theo của các chiến trường. Bức điện chỉ rõ:
      "Ngay trong đợt hoạt động này và kể cả kế hoạch tiếp theo của ta, cần quán triệt tinh thần khấn trương và mạnh bạo, kịp thời lợi dụng điều kiện thuận lợi mới giành thắng lợi to lớn hơn. Cần hết sức coi trọng tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch trong khi chúng rút chạy hoặc trong khi chúng viện lớn. Đồng thời trên đà thắng lợi mới, kịp thời phát triển theo những hướng đã dự kiến. Trên từng chiến trường cụ thể, dựa vào quyết tâm cơ bản đã đề ra, nay cần thực hiện với một tinh thần kiên quyết và mạnh bạo".
      Trong buổi giao ban sáng ngày 13 tháng 3, dựa vào tin tức mới nhận được, Bộ Tổng Tham mưu dự kiến: Trường hợp địch bị tiêu diệt một bộ phận sinh lực lớn, mất thị xã Buôn Ma Thuột và nhiều quận lỵ, việc chia cắt chiến lược trên đường 19 thực hiện tốt có khả năng địch tập trung các lực lượng còn lại ở Tây Nguyên về Pleiku, cũng có khả năng chúng buộc phải thực hiện rút lui chiến lược.
      Chúng tôi thông báo nhận định trên đây đến các anh ở B3 và Khu 5, nói rõ ý kiến đã trao đổi nhất trí trong Quân uỷ là: Cần hình thành bao vây Pleiku với các thứ hoả lực kể cả các loại pháo cao xạ nhằm triệt đường tiếp tế của địch, chuẩn bị tốt để tiêu diệt địch trong cả hai tình huống: địch co cụm ở Pleiku hoặc rút chạy khỏi Tây Nguyên.
      Sáng ngày 15 tháng 3, theo báo cáo của Cục Tình báo, ý định đối phó của địch đã rõ rệt. Thiệu trưc tiếp ra lệnh cho tướng Phạm Văn Phú phải cố giữ cho được các vị trí chung quanh thị xã Buôn Ma Thuột để làm bàn đạp phản kích chiếm lại thị xã này bằng liên đoàn biệt động 21, hai trung đoàn 44 và 45 thuộc sư đoàn 23, với sự yểm trợ của sư đoàn không quân 3 ở sân bay Thành Sơn (Phan Rang); liên đoàn biệt động 7 được điều từ Sài Gòn ra thay thế sư đoàn 23 ở Pleiku.
      Kế hoạch của địch vừa triển khai thì liên đoàn 21 bị ta vây đánh thiệt hại nặng; đến ngày 13 tháng 3 địch phải dùng trên 200 chiếc máy bay lên thẳng và máy bay yểm trợ để đổ trung đoàn 45 xuống đông Buôn Ma Thuột, nhưng bị ta ép mạnh, chúng không có chỗ đứng chân nên buộc phải chuyển xuống khu nông trại Phước An. Hôm sau, ngày 14 tháng 3, hai tiểu đoàn của trung đoàn này bị ta tiêu diệt.
      Ngoài tin tức trên, trong cuộc hội báo ngày 15, Cục Tình báo còn báo cáo: Qua tin tức, địch đã thấy hướng tiến công chiến lược chính của ta là Tây Nguyên, thấy tương đối rõ lực lượng của ta trên chiến trường này và cho rằng hoạt động của ta ở các hướng khác chỉ có mức độ. Vì vậy, địch chủ trương điều động lực lượng cơ động chiến lược (các lữ dù) và một số thiết đoàn mở cuộc hành quân tương đối lớn (có thể theo đường 21) hòng giành lại Buôn Ma Thuột.
      Sau khi trao đổi ý kiến với anh Ba và anh Thọ, anh Văn thông báo cho anh Dũng tình hình trên đây và nói rõ: trước mắt, ta cần tập trung lực lượng đầy đủ ở vùng Buôn Ma Thuột và phụ cận, chấn chỉnh và nắm chắc lực lượng dự bị trong tay nhanh chóng tập trung binh hoả lực, khẩn trương tranh thủ thời gian tiêu diệt từng cánh quân của địch trước hết là trên hướng Phước An, sẵn sàng tiêu diệt viện binh đường không và đường bộ của địch. Bước tiếp theo sê chuyển lực lượng lên tiêu diệt địch ở Cheo Reo. Trận Buôn Ma Thuộc đang phát triển thành một trận đánh quy mô lớn nhằm tiêu diệt trên hai sư đoàn địch.
      Bức điện được chuyển đi, anh chị em cơ yếu đang phân công dịch thì đồng chí trực ban đến mượn lại. Anh Văn thêm vào một đoạn:
      "Viết xong điện này thì nhận được điện số 05 của anh. Chúng tôi nhất trí nhận định: Ta sẽ hoàn thành vượt thời gian rất nhiều so với kế hoạch chung đã định. Hiện đang nghiên cứu và gấp rút chuẩn bị theo phương án đó. Đầu tuần tới, sau khi xin chỉ thị Bộ Chính trị, sẽ có điện cho anh".
      Trong bức điện số 05 (đề ngày 14 tháng 3) nói trên, anh Dũng cho biết anh em trong chiến trường B3 rất phấn khởi về tinh thần và chủ trương phát triển chiến dịch của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. "Chúng tôi sẽ nỗ lực tổ chức chỉ đạo thực hiện nhằm đạt yêu cầu trên, rút ngắn thời gian, vượt kế hoạch của năm 1975".
      Anh Dũng cũng cho biết thêm là tình hình phát triển nhanh quá, phức tạp quá, trong khi cung cách làm ăn "rị mọ"(2) của cán bộ ta không tiến kịp. Tình hình đó cần nhanh chóng khắc phục.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:19:40 am
Theo tình hình địch mấy ngày giữa tháng 3, chúng tôi chú ý một hiện tượng mới trên đường số 1. Vài ngày sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, Cục Tình báo báo cáo có hiện tượng địch chuyển quân từ Trị Thiên vào Đà Nẵng. Chúng đưa liên đoàn biệt động quân 14 ra Quảng Trị thay thế cho sư đoàn lính thuỷ đánh bộ vào Đà Nẵng. Chúng tôi thấy ngoài hoả lực các đơn vị tại chỗ, cần có thêm trận địa hoả lực mạnh, bố trí vững chắc, để khống chế dọc đường số 1 từ Trị Thiên trở vào, hạn chế hoạt động của địch, nhất là ngăn chặn các cuộc chuyển quân của chúng. Anh Doãn Tuế, Tư lệnh Pháo binh, đã được điều lên tham gia trong Tổ trung tâm của Bộ Tổng Tham mưu từ đầu tháng 3 năm 1974, được chỉ thị tổ chức ngay một đoàn cán bộ pháo binh do đồng chí Lê Hường phụ trách và bàn bạc với anh Hoàng Đan, Phó tư lệnh Quân đoàn 2, chuẩn bị trận địa pháo ở tây Trị Thiên, bám trụ đánh địch dọc đường 1 từ Quảng Trị đến Thừa Thiên. Sau khi chúng tôi trao đổi và thống nhất ý kiến, anh Lê Trọng Tấn chỉ thị cho tiền phương B4(3) và B5(4): Cần đánh mạnh, tiêu diệt sinh lực địch; đánh mạnh giao thông dọc đường 1 và đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng phải được coi là những nhiệm vụ trước mắt rất quan trọng.
      Riêng trên chiến trường Khu 5, ngày 15 tháng 8, trong một bức điện gửi Bộ Tổng Tham mưu, anh Chu Huy Mân cũng cho rằng tình hình phát triển nhanh và thuận lợi. Anh đề nghị sau Buôn Ma Thuột, nên phát triển lên hướng Cheo Reo và Pleiku (diệt hoặc bao vây, triệt tiếp tế). Ở vùng ven Khu 5, sẽ diệt địch ở Tam Kỳ, Trà Bồng, Sơn Hà rồi phát triển xuống đường 1, giải phóng căn bản bắc Quãng Ngãi cô lập thị xã, đánh mạnh ở phía nam giáp Bình Định, còn thị xã sẽ giải quyết sau. Trên hướng Bình Định, sư đoàn 3 của ta đang tập trung lực lượng diệt trung đoàn 42 nguỵ, sau đó phát triển xuống nam Bình Định, làm mất khả năng cơ động của sư đoàn 22 địch tạo điều kiện cho đồng bằng mở mảng, giành dân, đồng thời có một bộ phận diệt ngoại vi và bao vây An Khê, tạo thời cơ dứt điểm.
      Ngày 17, khi trên chiến trường Tây Nguyên, quân ta đã cơ bản đánh bại cuộc phản kích của địch hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột, Bộ Tổng Tham mưu nhận chỉ thị tổng hợp tình hình chuẩn bị cho cuộc họp sắp tới của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Chúng tôi được biết đây là một cuộc họp quan trọng tiếp theo cuộc họp ngày 11 tháng 3 nhằm đánh giá toàn bộ tình hình, xác định phương hướng phát triển cuộc tiến công chiến lược sau chiến thắng Buôn Ma Thuột.
      Được biết có cuộc họp quan trọng này, ngày 16, anh Dũng điện ra Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương "báo cáo tóm tắt tình hình và chủ trương tiếp tục giành thắng lợi trong mùa khô này".
      Sau khi nhắc lại phán đoán sai lầm của Mỹ-nguỵ cả về phương hướng chiến lược và khả năng đánh lớn của ta; đánh giá thắng lợi to lớn trên chiến trường Tây Nguyên và những mặt còn hạn chế của bộ đội cần khắc phục, nhất là nhận thức về địch, ta trong điều kiện mới, về tổ chức và chỉ huy chiến đấu còn mang cung cách cũ, lối làm ăn còn lề mề, anh Dũng đề nghị mấy nhiệm vụ lớn cần làm cho được trong mùa khô này:
      1. Bảo vệ, củng cố vững chắc vùng mới giải phóng.
      2. Diệt viện binh, diệt nốt hai quận còn lại của Đắc Lắc và quận Đức Xuyên, giữ vững đường 21 không cho địch giải toả.
      3. Phát triển tiến công Cheo Reo và bao vây dồn hẹp địch ở Pleiku, cắt rời Pleiku với Công Tum.
      4. Đề nghị với B2 phối hợp tiến công về hướng Quảng Đức, đánh chiếm Nhân Cơ, bao vây và tiêu diệt Gia Nghĩa; Khu 5 tiến công tiêu diệt An Khê, cắt đứt hoàn toàn đường 19; B4 và B5 thực hiện chia cắt Huế-Đà Nẵng, uy hiếp các thành phố này.
      Cục Tác chiến cho sao gấp bức điện của anh Dũng để gửi ngay đến các anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ, vì bức điện đến vào lúc cuộc giao ban sáng 17 đã xong. Vấn đề mới nổi lên được nhận định trong giao ban sáng hôm đó là địch đang thực hiện co cụm chiến lược sớm hơn ta dự kiến. Trước sự phát triển tiến công của ta sắp tới, quá trình co cụm chiến lược của nguỵ sẽ tiếp tục, phương hướng của chúng là tập trung về Sài Gòn, Cam Ranh, có thể cả Đà Nẵng. Đây là thời cơ lớn, xuất hiện sớm hơn dự kiến của ta. Vấn đề đặt ra lúc này là phát triển tiến công theo hướng nào là chủ yếu? Dự kiến hai phương án:
      Phương án một, sau khi Tây Nguyên đã được giải phóng, hoặc cơ bản giải phóng, phát triển theo hai hướng: Hướng chủ yếu, phần lớn lực lượng B3 phát triển vào miền Đông; hướng thứ hai phát triển xuống đồng bằng Khu 5 với lực lượng hiện có, có thể tăng cường sư đoàn 968 và binh khí kỹ thuật.
      Phương án hai, dùng phần lớn chủ lực ở Tây Nguyên, phát triển về hướng đồng bằng Khu 5, giải phóng Bình Định, Phú Yên đến Nha Trang, sau đó mới phát triển vào miền Đông.
      So sánh hai phương án trên, anh Văn và các anh chủ trì trong Bộ Tổng Tham mưu nhất trí đề nghị với Bộ Chính trị cho hành động theo phương án một.
      Một công tác quan trọng khác mà chúng tôi thấy cần khẩn trương triển khai sau khi đã được các anh đồng ý: Chuyển cả tuyến 559 sang đường 14, tăng cường trang bị để vừa làm công tác vận chuyển, vừa giữ vững hành lang, củng cố vùng giải phóng(5).
      Cùng ngày 17, trong điện gửi Thường vụ Quân khu uỷ Quân khu 4, Quân khu Trị Thiên, Quân uỷ Trung ương nhấn mạnh:
      - Tình hình phát triển nhanh và thời cơ lớn đang đến sớm hơn ta dự kiến; địch đang phải đối phó với Nam Tây Nguyên, Khu 5, Nam Bộ và bắt đầu co cụm chiến lược. Trước tình hình đó, Trị Thiên có những thuận lợi mới để đẩy mạnh hoạt động về mọi mặt. Cụ thể là cần đẩy mạnh tiến công của chủ lực từ phía tây, thực hành chia cắt chiến lược giữa Huế-Đà Nẵng, mạnh dạn đưa lực lượng xuống đồng bằng, phát động quần chúng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, áp sát các tuyến ngăn chặn của địch, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích của quân và dân ở đồng bằng với tiến công của chủ lực từ phía tây xuống.
      Ngay đêm hôm đó, khi tin địch rút khỏi Pleiku - Công Tum đã khá rõ rệt, chúng tôi trao đổi ý kiến và anh Tấn điện chỉ thị ngay cho Quân khu Trị Thiên và Khu 5 đưa lực lượng xuống đồng bằng, không phải quy mô tiểu đoàn mà chuẩn bị đưa cả trung đoàn xuống, cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích, các đội công tác và nhân dân diệt ác, phá kìm, đánh chiếm và làm chủ các khu vực ở vùng sâu, khẩn trương tiêu diệt quận lỵ Phú Lộc và cắt đường 1, đồng thời chuẩn bị gấp hoả lực đánh vào Đà Nẵng.
      Hôm sau, ngày 18 tháng 3, được tin sư đoàn dù ở Đà Nẵng đang rút về Sài Gòn và thay thế bằng sư đoàn lính thuỷ đánh bộ; lại có hiện tượng cho thấy địch có thể từ bỏ bắc Huế đến sông Thạch Hãn. Chúng tôi nhận định, thế là địch bắt đầu thực hiện kế hoạch co cụm chiến lược lớn trên toàn miền Nam, và đây là một bước suy sụp mới rất nghiêm trọng của Mỹ-nguỵ. Sau buổi giao ban sáng, Bộ Tổng Tham mưu điện cho B4 và B5: Cần hoạt động táo bạo, khẩn trương, không để cho địch rút lui an toàn hoặc bỏ vùng bắc Huế co cụm về Đà Nẵng; phải đánh ngay xuống đông đường số 1 và cắt đường, dùng pháo binh đánh sâu vào sân bay, kho tàng ở Phú Bài.
      Cùng ngày, anh Văn Tiến Dũng từ Tây Nguyên điện cho biết địch đã rút khỏi Công Tum và Pleiku từ sáng 16 theo đường số 7 qua Cheo Reo. Bộ đội đã được lệnh tập trung mọi khả năng cắt đường số 7 diệt quân địch tháo chạy, đồng thời tiếp tục phát triển xuống Khánh Dương, diệt lực lượng sư đoàn 23 địch.
      Cuộc họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương ngày 18 tháng 3 diễn ra trong bối cảnh cục diện chiến trường đang chuyển biến rất nhanh. Mở đầu, anh Ba vui vẻ thốt lên: "Tình hình phát triển nhanh quá". Đó dường như là suy nghĩ chung của các anh có mặt trong cuộc họp. Anh Ba nói tiếp: Tây Nguyên là một mốc quan trọng để đánh giá địch. Vừa qua, chúng bị bốn bất ngờ:
      1. Bất ngờ vì không phá được Hiệp định mà còn bị ta kiên quyết đánh lại.
      2. Bất ngờ về quy mô tác chiến của ta, chúng cho rằng đến năm 1976 ta mới đánh lớn, chứ không phải năm 1975.
      3. Bất ngờ vì hướng tiến công của ta ở Tây Nguyên.
      4. Bất ngờ vì Tây Nguyên vỡ quá nhanh.
      Tiếp đó, anh nói về đánh địch co cụm và hướng phát triển tiến công về Sài Gòn.
      Theo anh, nếu để cho địch co cụm được, chúng sẽ mạnh. Phải làm sao cho địch suy yếu ngay trong quá trình co cụm, ngay khi chúng còn đang phân tán cả ở Khu 5, đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông. Địch co cụm vì chúng thấy phân tán binh lực thì sẽ yếu Nhưng ta khẳng định: Chúng càng co cụm càng bị tiêu diệt lớn hơn. Ta phải tạo ba quả đấm: chủ lực, nông thôn và đô thị, cả ba đều phải mạnh. Phải tạo nên binh biến. Phải tập trung 9 sư đoàn vào hướng Sài Gòn và phía sau phải có 4 đến 5 sư đoàn dự bị. Như vậy sẽ tạo được bất ngờ và sức mạnh sẽ tăng lên gấp ba đến bốn lần. Đánh Sàì Gòn là khó. Phải diệt cho được ít nhất là ba sư đoàn địch. Lực lượng quân sự phải tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.
      Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tổng hợp về tình hình B2 và riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian qua, tin tức về B2 nhận được còn ít. Nhưng nổi lên trong tháng 3 là nghị quyết của Trung ương Cục về nhiệm vụ của B2 phối hợp với chiến trường chính và chuẩn bị cho đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với Sài Gòn.
      Trung ương Cục đã có chủ trương:
      1. Cắt lộ 4, trên hướng Mỹ Tho đi Cần Thơ, cắt kênh Chợ Gạo.
      2. Tiến công mạnh vào lực lượng của sư đoàn 21 và sư đoàn 7 địch, không cho chúng tăng viện cho Sài Gòn, đồng thời ngăn chặn và tiêu diệt lực lượng địch từ Sài Gòn có thể co cụm về đồng bằng.
      3. Khống chế sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) không cho không quân địch dùng để yểm trợ cho chiến trường chính ở Sài Gòn.
      4. Khẩn trương chuẩn bị để kịp thời phát động quần chúng nổi dậy, tận dụng thời cơ khi ta đánh Sài Gòn để thực hành tiến công và nổi dậy đồng loạt theo phương châm: xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh bằng lực lượng của chính mình. Vùng trọng điểm cần tập trung chỉ đạo là Mỹ Tho, Cần Thơ và Bến Tre.
      Trong quá trình thảo luận, đồng chí Bí thư Quân uỷ Trung ương đề nghị Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong vòng năm nay (1975). Tình hình đang chuyển biến nhanh.
      Mới 10 ngày, kể từ trận tìến công Đức Lập, đã xuất hiện địch co cụm lớn. Lực lượng so sánh đã thay đổi. Nguỵ suy yếu rõ rệt. Tuy có triệu chứng Mỹ chuẩn bị lực lượng không quân nhưng chúng khó khăn về nhiều mặt và tình hình diễn biến nhanh, quân nguỵ có hiện tượng suy sụp nhanh, nên Mỹ có thể không dám can thiệp nữa. Địch co cụm sớm hơn ta dự kiến, tinh thần chúng sa sút khá mạnh; ta sung sức, lực lượng tập trung, khí thế mạnh mẽ. Đề nghị triển khai lực lượng trên ba hướng: Hướng chủ yếu là Sài Gòn, nhưng đồng bằng sông Cửu Long vẫn là hướng rất quan trọng.
      Hai hướng khác là Trị Thiên - Đà Nẵng và đồng bằng Khu 5. Đưa các sư đoàn ở mặt trận Tây Nguyên vào Sài Gòn, tăng cường binh khí kỹ thuật và pháo cao xạ cho các sư đoàn này bằng biện pháp lấy của địch để tăng cường bổ sung cho ta. Quân khu Trị Thiên thực hành cắt ngang đường số 1 và cô lập Huế - Đà Nẵng. Đề nghị cho Quân đoàn 1 lên đường. Phương châm là "táo bạo, khẩn trương, chắc thắng". Tiến hành đồng thời hay trước sau một cách linh hoạt nhằm cả ba yêu cầu: bao vây, chia cắt và tiêu diệt địch.
      Trong tháng 4, phải hình thành bao vây chia cắt về chiến lược, tạo biến động về cục diện chiến lược. Đồng bằng sông Cửu Long và Khu 5 đánh mạnh quân địch bình định, đẩy mạnh việc giành dân. Cho thành lập thêm một số tiểu đoàn của huyện, tỉnh, xây dựng và huấn luyện, sẵn sàng bổ sung.
      Anh Lê Đức Thọ đi sâu đánh giá khả năng can thiệp trở lại của Mỹ. Anh khẳng định sự suy sụp của quân nguỵ trên chiến trường lần này là rất cơ bản vì không còn quân Mỹ làm chỗ dựa. Vấn đề đặt ra là Mỹ có trở lại không, chúng có dám liều không? Những khó khăn của Mỹ vượt ngoài cả sự suy nghĩ của ta. Chúng không còn khả năng trở lại can thiệp. Từ khi quân Mỹ trực tiếp nhảy vào đến nay (từ 1965 đến 1975), tức là 10 năm qua, chưa lúc nào ta có thời cơ tốt đẹp như hiện nay. Ta đã dự kiến địch co cụm, nay nó co cụm sớm hơn. Nó mong giữ được lực lượng để co cụm, co cụm để giữ được lực lượng, nhưng chúng lại bị thiệt hại nặng nề. Ta phải đánh ngay trong lúc địch co cụm để chúng tiếp tục suy yếu đi Nó co cụm ở đâu? Ta phá thế nào? Nó co về giữ đường chiến lược và các căn cứ chiến lược dọc bờ biển và đồng bằng. Ta phá trên hai mặt trận: tiến công của chủ lực và đòn nông thôn đồng bằng, phá bằng bao vây, chia cắt và tiêu diệt. Như anh Văn nói, ta có cơ sở để dứt điểm trong năm 1975. Vấn đề là tổ chức, là hậu cần, là cán bộ.
      Anh Trường Chinh, anh Phạm Văn Đồng và các anh khác nói thêm nhiều khía cạnh về đánh giá thế địch đi xuống toàn diện, về ý đồ co cụm chiến lược của chúng, về cách đánh chiến lược của ta trên các hướng. Ý kiến của các anh đều thể hiện tinh thần phải nắm thời cơ, quyết giành thắng lợi càng nhanh càng tốt.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:20:33 am
Cuộc thảo luận thật sôi nổi, hào hứng, phấn khởi, liên tục suốt cả buổi sáng, kể cả trong giờ nghl.
      Cuối cùng Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương nhất trí hạ quyết tâm hoàn thành kế hoạch hai năm ngay trong năm 1975; xác định phương hướng tiến công chiến lược chủ yếu là Sài Gòn và trước mắt cần phải tiêu diệt ngay toàn bộ lực lượng địch trong quân khu 1 của chúng. Với quyết tâm đó, trên thực tế, cuộc tiến công chiến lược đã chuyển thành cuộc tổng tiến công chiến lược.
      Bộ Chính trị giao cho Quân uỷ Trung ương làm kế hoạch thực hiện quyết tâm mới đó.
      Thế là tiếp theo cuộc họp hôm 11 tháng 3, cuộc họp ngày 18 tháng 3 này lại cho tôi ấn tượng sâu sắc về sự phát triển mới và lớn của quyết tâm chiến lược, kế hoạch chiến lược. Thứ ba tuần trước, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương mới dự kiến chung là có thể giành thắng lợi sớm hơn thời gian đề ra trong kế hoạch hai năm. Thứ ba tuần này, đã khẳng định: Quyết tâm giành thắng lợi trong năm 1975. Rõ ràng một trong những nét đặc sắc trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, không chỉ dừng lại ở bước nắm đúng thời cơ hạ quyết tâm chiến lược đúng đắn, mà khi thời cơ chiến lược xuất hiện nhanh hơn dự kiến, đã kịp thời nắm bắt, chì đạo chiến lược sắc bén, kịp thời giành thắng lợi lớn hơn, nhanh hơn.
      Sau hội nghị, anh Văn gửi điện thông báo với anh Dũng nhận định của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương: Về thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của ta (đánh dấu một bước phát triển rất mới trong cục diện chung, một bước suy sụp mới của Mỹ - nguỵ); về ý đồ thực hiện co cụm chiến lược quy mô lớn của địch, nhằm tập trung lực lượng ở vùng Sài Gòn và một phần ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể ở cả Đà Nẵng và Cam Ranh, với âm mưu tạo một thế tương đối vững để đi đến một giải pháp chính trị hoặc tiếp tục chia cắt một phần miền Nam. Vì vậy ta cần tranh thủ thời gian cao độ, cần khẩn trương hành động hết sức bất ngờ (về thời gian, về phương hướng, về lực lượng) hết sức táo bạo, đồng thời bảo đảm chắc thắng. Theo tinh thần đó, Bộ Chính trị đã cân nhắc mọi mặt và hạ quyết tâm thực hiện phương án 1(6). Sau khi hoàn thành giải phóng Tây Nguyên, ta cần nhanh chóng chấn chỉnh bộ đội chủ lực, đồng thời khẩn trương triển khai mọi công tác chuẩn bị theo Phương án một. Tuần sau, anh Lê Trọng Tấn sẽ vào gặp anh Văn Tiến Dũng, anh Võ Chí Công và các anh ở B2 ra (đã điện triệu tập) để báo cáo quyết tâm của Bộ Chính trị vả góp ý kiến xây dựng kế hoạch thực hiện.
      Bức điện vừa gửi đi thì Bộ Tổng Tham mưu nhận được điện của anh Dũng, cũng đề ngày 19 tháng 3. Hai bức điện cùng một lúc bay trên không trung và cùng chứa đựng một nội dung: Hướng phát triển tiến công chiến lược trong thời gian tới.
      Anh Dũng nói về thất bại của địch trong và sau chiến dịch Tây Nguyên, mà nổi lên là quân khu 2 địch, "một quân khu đang bị bối rối nhất vì bị tiêu diệt nhiều và bị mất tinh thần nhất vì phải bỏ Tây Nguyên".
      Sau khi phân tích về nhiều điều kiện để ta có thể tiếp tục phát triển thắng lợi, phân tích những yêu cầu chiến lược cần đạt được trong thời gian tới, anh Dũng cho biết ý định của các anh trong đó là đưa lực lượng Tây Nguyên cùng với Khu 5 phát triển xuống Bình Định, Phú Yên và một phần Khánh Hoà, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng trên một triệu dân. Ngoài ra cũng tính đến việc đánh với hai, ba trung đoàn, lữ đoàn địch, tức là cơ bản đánh quy quân đoàn 2 nguỵ, giải phóng hầu hết vùng chiến thuật 2 và không cho quân đoàn 2 khôi phục, đồng thời đánh tụt tổng số quân nguỵ xuống từ 20% đến 25%. Đó cũng là vấn đề tiêu diệt chiến lược.
      Hôm sau, ngày 20 tháng 3, khi quân ta ở Tây Nguyên đang truy kích địch tháo chạy trên ba hướng (đường 7 về Phú Túc, đường 21 về Khánh Dương và đường 19 về An Khê), qua bức điện số 57, anh Dũng cho biết dự kiến trong vài ba ngày nữa bộ đội ở Tây Nguyên sẽ bám sát địch xuống đồng bằng theo ba đường trên (đường 7 xuống Phú Yên, đường 21 xuống Ninh Hoà rồi Nha Trang, Cam Ranh, đường 19 xuống Bình Định).
      Anh cũng đề nghị chỉ điều sư đoàn 316 khi B2 cần thêm lực lượng, và đề nghị: Vì tình hình hiện nay đang biến động từng giờ, không nên tổ chức cuộc họp chung (B3, Khu 5 và Nam Bộ), mà nên điện tóm tắt chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân uỷ
      Trung ương và cử người đi gấp vào phổ biến cho từng chiến trường.
      Cùng ngày, sau khi đã nhận được điện về quyết tâm của Bộ Chính trị theo phương án một, anh Dũng lại trả lời:
      "Về thời cơ và phương hướng chiến lược thì hoàn toàn nhất trí(7), song có những điểm về tổ chức thực hiện thì chưa rõ yêu cầu đạt tới và thời gian thực hiện, vì hiện nay bộ đội còn đang bám sát địch tháo chạy, truy kích chúng về hướng đông. Chúng tôi đang bàn cách thực hiện quyết tâm nẫy nhưng phải tính tới thời gian rút được bộ đội về chấn chỉnh nghiên cứu kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến trường và tính đến cả thời gian còn hoạt động được của lực lượng Tây Nguyên vào chiến trường mới, trước mùa mưa?".
      Bức điện của anh Dũng đến chậm. Để không ảnh hưởng đến hoạt động của bộ đội, ngày 22 tháng 3, Bộ Tổng Tham mưu chuyển đi liền hai bức điện của Quân uỷ Trung ương gửi vào Tây Nguyên.
      Điện đầu ngắn gọn để anh Dũng yên tâm về hướng phát triển tiến công của bộ đội B3 đã được Bộ Chính trị nhất trí. Ngay sau đó là một bức điện dài, nhắc lại nhận định của Bộ Chính trị về âm mưu địch và quyết tâm ngày 18 tháng 8 của Bộ Chính trị nhằm đánh bại kế hoạch của địch, nhanh chóng thực hiện chủ trương chiến lược ở hướng trọng điểm.
      Tiếp đó, điện của đồng chí Bí thư Quân uỷ Trung ương viết:
      "Sau khi nhận được điện của anh (ý nói bức điện số 57 của anh Dũng), tôi đã bàn với anh Sáu Thọ và xin ý kiến anh Ba, trước mắt nhất trí với kế hoạch phát triển và sử dụng lực lượng như trong điện của anh.
      "Động viên cán bộ và chiến sĩ có quyết tâm thật lớn truy kích tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng các tỉnh ven biển, kể cả Nha Trang và Cam Ranh; cần có kế hoạch tăng cường cán bộ và trang bị, nhanh chóng phát triển các lực lượng tại địa phương đã giải phóng, giao việc củng cố địa phương cho lực lượng tại chỗ, tập trung lực lượng lại càng sớm càng tốt để củng cố, đồng thời khẩn trương triển khai việc chuẩn bị mọi mặt ở hướng trọng điểm".
      Anh Văn cũng thông báo để anh Dũng biết những nét lớn về chủ trương tác chiến trên các hướng và đã cử cán bộ vào phổ biến quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương cho các anh Phạm Hùng (B2), Võ Chí Công (Khu 5) và căn cứ vào tình hình cụ thể bàn kế hoạch thực hiện.
      Từ cuối trung tuần tháng 3, cục diện chiến trường càng chuyển biến hết sức mau lẹ, chứng minh nhận định đúng đắn của Bộ Chính trị trong cuộc họp ngày 18.
      Chiến dịch Tây Nguyên đã cơ bản kết thúc thắng lợi. Đến ngày 23 tháng 3, trên chiến trường quan trọng này đã gần sạch bóng quân thù.
      Ở chiến trường phía bắc vùng 1, địch đã phải rút bỏ Quảng Trị, co về giữ tuyến sông Mỹ Chánh.
      Tin chiến thắng bay về cơ quan Tổng hành dinh dồn dập.
      Không kể sớm khuya, nhân viên thông tin, cơ yếu được phân công vào trực trong khu A đã nhận và dịch các bức điện với tinh thần khẩn trương nhất, yêu cầu chính xác nhất, để kịp đưa đồng chí trực ban tác chiến bất kỳ lúc nào. Anh chị em thông tin, cơ yếu đã được giáo dục quán triệt tầm quan trọng việc làm của từng người, từng bộ phận trong những ngày tháng khẩn trương và chiến thắng liên tiếp này.
      Chính trong những ngày đầy tin vui dồn dập đó, anh chị em thấy như đã thành lệ, cứ chiều tối, anh Văn lại qua đường Hoàng Diệu vào hướng cửa Tây, đến phòng trực ban tác chiến và ở đó đến khuya, có khi anh ngủ lại trong phòng họp của Quân uỷ. Buổi tối, anh nắm lại những tin tức mới nhất từ chiến trường gửi về, trao đổi ý kiến với chúng tôi và các đồng chí trực ban, thăm hỏi nhân viên thông tin, cơ yếu trực ở đó. Có khi anh đứng im lặng rất lâu trước tấm bản đồ chiến sự treo trên tường phòng trực ban hoặc đi lại trên sân "Nhà con rồng". Đó là những phút suy nghĩ, nhận định, đánh giá, chuẩn bị ý kiến để báo cáo, trao đổi với các anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ buổi sáng hôm sau.
      Cũng đã thành lệ, vào những ngày cuối tháng Ba đáng ghi nhớ này, hầu như sáng nào các anh trong Bộ Chính trị cũng vào khu "Nhà con rồng " ở khu A trong thành để gặp gỡ nhau. Tình hình chuyển biến nhanh quá, sự kiện diễn ra đồn dập và phong phú quá khiến chúng tôi có cảm giác từng giờ, từng buổi đều có những vấn đề mới được đặt ra, các anh cần theo dõi chặt chẽ, trao đổi tập thể và chỉ đạo kịp thời. Những cuộc trao đổi ý kiến tay đôi, tay ba thường xen kẽ với những cuộc hội ý, hội báo.
      Mấy hôm nay, chúng tôi trong Quân uỷ Trung ương đã trao đổi ý kiến về việc giải phóng Đà Nẵng. Địch đang trong quá trình co cụm. Tình hình diễn biến rất khẩn trương; phải tận dụng thời cơ chiến lược, khi lực lượng ta ở Tây Nguyên đang trên đường truy kích địch. Dự kiến có thể tiến công Đà Nẵng theo hai phương án: 1) Địch rút: nhanh sau khi tháo chạy khỏi Huế; 2) Chúng sẽ rút nhưng qua bước quá độ, co cụm rồi rút. Bước đầu trao đổi ý kiến, phương án một được lựa chọn. Sử dụng lực lượng thế nào, ngoài những sư đoàn tại chỗ? Có nên đưa Quân đoàn 1 vào Đà Nẵng không và có kịp không?. Anh Tấn đang chuẩn bị để báo cáo tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 25. Nhưng sáng ngày 24, tin tức từ chiến trường Trị Thiên và Quảng Đà bay về khiến cả Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đều thấy nên họp sớm hơn, ngay chiều hôm đó, 24 tháng 3.
      Trị Thiên đã bắt đầu bước hai, đợt hai của chiến dịch Xuân Hè được ba ngày. Ở phía bắc Đà Nẵng,. Quân đoàn 2 và Quân khu Trị Thiên đã chấp hành mệnh lệnh của Bộ, đưa quân thọc xuống đồng bằng đánh chiếm các mục tiêu đã định, cắt đường số 1, áp sát sân bay Phú Bài và thành phố Huế. Có nhiều triệu chứng cho thấy địch rục rịch rút chạy khỏi cố đô Huế.
      Khu 5 cũng bắt đầu đợt hai chiến dịch Xuân Hè được ba ngày.
      Ở phía nam Đà Nẵng, ta đã đánh chiếm một số mục tiêu ở đông Thăng Bình, giải phóng hoàn chỉnh vùng nông thôn hai huyện Sơn Tịnh và Bình Sơn, đang phát triển tiến công giải phóng thị xã Tam Kỳ.
      Trong cuộc họp chiều ngày 24 tháng 3, sau khi nghe chúng tôi báo cáo tổng hợp tình hình từ sau cuộc họp ngày 18 tháng 3, anh Ba nhắc lại tóm tắt những mốc lớn trong mấy năm qua, từ khi có Hiệp định Paris. Ngay từ đầu, Khu 9 đã biết giương cao ngọn cờ tiến công, không có ảo tưởng, kiên quyết bám trụ địa bàn, góp một kinh nghiệm quý báu về quyết tâm đánh bại âm mưu bình định, lấn chiếm của địch. Tiếp đến là chiến thắng Thượng Đức (Khu 5), lực lượng cơ động chiến lược của địch bị đánh một đòn nặng; so sánh lực lượng đã thay đổi. Rồi Phước Long (miền Đông Nam Bộ), rồi Tây Nguyên, địch đang thực hiện co cụm chiến lược, hướng cuối cùng vào việc giữ Sài Gòn.
      Tiếp đó anh Ba đặt vấn đề và các anh thảo luận. Hướng suy nghĩ đã tập trung rõ rệt vào mục tiêu chiến lược cuối cùng là Sài Gòn.
      Hướng Nam Bộ, cụ thể là Sài Gòn, có nên đợi điều động đủ lực lượng, trước hết là chủ lực từ B3 vào mới bắt đấu, hay chì với lực lượng của 3 sư đoàn chủ lực và các đơn vị tại chỗ? Huế, chỉ ít ngày nữa là xong. Đà Nẵng, cũng là một trận quyết chiến lớn diệt 3 đến 4 sư đoàn địch. Không nên đợi xong Huế mới bắt đầu Đà Nẵng. Phải dùng ngay lực lượng tại chỗ của ta (sư đoàn 711) chiếm ngay bàn đạp, áp sát. Sau Huế, địch sẽ phải rút khỏi Đà Nẵng. Rõ ràng là phải thực hành tiến công theo phương án địch rút nhanh.
      Các khía cạnh dự kiến và gợi ra đều liên quan đến đề án mà Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị báo cáo trong cuộc họp chính thức hôm sau, ngày 25 tháng 8.
      Trong cuộc họp này, các anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đều có mặt đông đủ.
      Vào cuộc họp, anh Lê Trọng Tấn thay mặt Bộ Tổng Tham mưu báo cáo về khả năng sớm dứt điểm Trị Thiên - Huế. Với việc tiêu diệt 3 đến 4 trung đoàn và làm tan rã toàn bộ lực lượng còn lại thu toàn bộ tranh bị nặng của địch, đây sẽ là một chiến thắng lớn. Lực lượng địch co cụm về Đà Nẵng gồm 2 sư đoàn (thuỷ quân lục chiến và sư đoàn 3), 2 đến 3 liên đoàn biệt động quân, tất cả tương đương 10 trung đoàn. Chúng có thể co về Đà Nẵng nhanh hơn. Ta phải nhanh chóng tiến công Đà Nẵng, diệt 2 đến 3 sư đoàn địch nữa trong tháng 4 mới phá được co cụm của địch về hướng Sài Gòn. Nhìn chung, có thể hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam trước dự kiến, giỏi và tốt nhất là mùa thu năm 1975.
      Anh Văn phát biểu thêm vế vấn đề địch co cụm hay sẽ rút chạy khỏi Đà Nẵng. Trước đây ta dự kiến hai khả năng. Nay triệu chứng địch rút chạy đã rõ, nhưng rút chậm hay rút nhanh? Ta cần chuẩn bị đánh trong trường hợp địch rút nhanh. Không cần đợi xong Huế mới bắt đầu tiến công Đà Nẵng. Phải xem như đã bắt đầu tiến công Đà Nẵng rồi. Phải nhanh chiếm các điểm cao. Xe tăng phải thọc sâu.
      Pháo binh phải triển khai các trận địa nhanh nhất. Ở hướng Sài Gòn, trước đây dự kiến dùng 7 sư đoàn. Nay trước mắt, trong tay tham mưu đã có 9 sư đoàn. Sau thêm 1 quân đoàn nữa là 12 sư đoàn.
      Và sau Đà Nẵng lại thêm một quân đoàn nữa là 15 sư đoàn. Yêu cầu trong tháng 5 phải giải quyết xong Sài Gòn. Lực lượng từ Long An ép Sài Gòn ở phía tây-nam. Hướng tây-bắc phải thêm lực lượng mạnh hơn, nhanh hơn, không thể như hiện nay. Nên và có thể dứt điểm trong tháng 5, vì tháng 4 xong Đà Nẵng thì địch càng suy sụp.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:21:26 am
Anh Phạm Văn Đồng đặt vấn đề: Phải đánh nhanh, thắng nhanh. Muốn nhanh, binh khí kỹ thuật là quan trọng nhưng lực lượng phải tinh và gọn. Phải phát huy vai trò đòn bẩy của lực lượng quân sự là cần thiết, nhưng không nên giải quyết đơn thuần bằng quân sự. Tốt nhất là kết hợp tiến công của lực lượng quân sự với nổi dậy của quần chúng, đó là thượng sách.
      Anh Lê Đức Thọ nhắc lại quyết tâm chiến lược của ta trước đây là hoàn thành giải phóng miền Nam trong hai năm. Nay nội dung đó không thay đổi, nhưng nhịp độ phải nhanh hơn, phải làm cho Tây Nguyên, Đà Nẵng và Sài Gòn là ba đòn liên tiếp không đầy một năm. Cuộc tổng tiến công đã bắt đấu từ Tây Nguyên và kết thúc với Sài Gòn. Sau Đà Nẵng, ta còn 2 quân đoàn dự bị, đạn còn nhiều, vận chuyển nhanh. Phải bắt đầu Sài Gòn từ bây giờ. Hiện nay B2 đã hình thành thế bao vây Sài Gòn. Chỉ có một điều là lực lượng tại chỗ chưa đúng mức thôi.
      Anh Trường Chinh đồng ý với kế hoạch của tham mưu nhưng cho rằng phải tích cực hơn. Phải rất khẩn trương, phải tiến nhảy vọt không thể bình thường. Tiến công và nổi dậy là tốt nhất.
      Thắng lợi hôm nay là kế kế tiếp của mùa Xuân năm 1968, của tiến công chiến lược năm 1972, là kế tiếp của mười mấy năm chống Mỹ.
      Anh Ba nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho quần chúng nổi dậy. Nếu Đà Nẵng, quần chúng nổi dậy, địch suy sụp thì Sài Gòn sẽ nguy ngập lắm.
      Sau khi phân tích sâu sắc các khía cạnh về tình hình địch, ta và cục diện chiến trường, cuối cùng Bộ Chính trị khẳng định:
      - Thời cơ chiến lược lớn đã tới. Trong suốt 20 năm chống Mỹ, cứu nước, chưa bao giờ thuận lợi bằng lúc này. Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt. Hội nghị dự kiến có thể giành thắng lợi sớm hơn rất nhiều so với kế hoạch trước. Phải lợi dụng mấy tháng thời tiết còn tốt, kéo dài sẽ không có lợi.
      Từ nhận định trên đây, dẫn đến quyết tâm mới: Nắm vững thời cơ chiến lược, tranh thủ thời gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực lượng vào phương hướng chủ yếu hành động táo bạo, bất ngờ, làm cho địch không kịp dự kiến, không kịp trở tay, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.
      Muốn vậy, cần thực hiện hai trận quyết chiến chiến lược nữa là Huế - Đà Nẵng và Sài Gòn. Trận Đà Nẵng tạo thêm điều kiện cho trận quyết định cuối cùng là Sài Gòn.
      Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định mở mặt trận Quảng Đà, chỉ định anh Lê Trọng Tấn làm tư lệnh, anh Chu Huy Mân làm chính uỷ; quyết định thành lập Quân đoàn 3, do anh Vũ Lăng làm tư lệnh, anh Đặng Vũ Hiệp làm chính uỷ.
      Cơ quan tham mưu gấp rút hoàn chỉnh kế hoạch chiến đấu giải phóng Đà Nẵng để Thường trực Quân uỷ thông qua vào ngày hôm sau, 26 tháng 3, và cùng cơ quan hậu cần điều động lực lượng, cả binh lực và vật chất kỹ thuật bảo đảm cho chiến dịch. Riêng về vật chất, do dự kiến trước nên chúng tôi đã hiệp đồng với Tổng cục Hậu cần từ ngày 20 tháng 3, cố gắng bảo đảm cho chiến dịch 26.000 tấn hàng các loại.
      Một thuận lợi lớn lúc này là Hội đồng chi viện miền Nam đã được thành lập do anh Phạm Văn Đồng làm chủ tịch. Nhớ lại một sự kiện tương tự diễn ra cách đó hơn hai mươi năm. Khi cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 đã phát triển lên đỉnh cao, Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Hội đồng chi viện tiền tuyến đã được thành lập và cũng do anh Phạm Văn Đồng phụ trách, để động viên sức người, sức của ra mặt trận, theo khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng". Và chiến dịch ìịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Lần này cũng vậy. Quyết tâm giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa là một quyết tâm đúng đắn, rất táo bạo trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học cục diện chiến trường, so sánh lực lượng địch, ta, thời cơ chiến lược lớn đã xuất hiện. Quyết tâm chiến lược đó đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Vì thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhân dân hậu phương lớn miền Bắc sẵn sàng tiếp tục đem hết sức người, sức của chi viện tiền tuyến lớn miền Nam.
      Phải có một tổ chức rộng lớn và mạnh mẽ, do một đồng chí lãnh đạo có uy tín và kinh nghiệm, thay mặt Đảng và Nhà nước đảm nhiệm, để động viên và tổ chức sức mạnh của toàn dân, hướng vào một dích chung là giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam.
      Hội đồng chi viện miền Nam càng có tầm quan trọng đặc biệt khi mà quy mô động viên đã rất to lớn lại phải hoàn thành trong một thời gian rất ngắn để tiền tuyến kịp dứt điểm trước mùa mưa. Một vấn đề cụ thể khác khiến các cơ quan tham mưu, hậu cần trước dây rất lo lắng thì nay yên tâm là đạn pháo chiến lợi phẩm đến lúc này đã rất dồi dào. Các đơn vị đã nhận chỉ thị triệt để thu hồi, bàn giao và bảo quản chu đáo, chuẩn bị tốt nhất cho hướng trọng điểm.
      Các cục trong Bộ Tổng Tham mưu cử những cán bộ có kinh nghiệm và năng lực đi giúp anh Tấn trong việc chỉ đạo, chỉ huy mặt trận Quảng Đà.
      Điều lo lắng của chúng tôi lúc này lả, mặc dù kế hoạch chiến dịch đã được thông qua, anh Tấn chuẩn bị gấp rút để lên đường nhưng tình hình đang diễn biến rất nhanh, bội đội đã và đang vào thành phố Huế. Làm thế nào để anh Tấn gặp anh Mân (đang từ Khu 5 ra) để bàn bạc kế hoạch chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch, để thực hiện được yêu cầu "kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất, bất ngờ nhất và chắc thắng".
      Cục Tác chiến được chỉ thị bám sát tình hình, bám sát bước đi của các lực lượng được điều động cho mặt trận Quảng Đà, kịp thời báo cáo để Bộ Tổng Tham mưu ở phía sau giúp Bộ tư lệnh Quảng Đà chỉ huy các hướng, cho khỏi lỡ thời cơ, khi mà Bộ tư lệnh mặt trận chưa kịp triển khai công tác tổ chức, chỉ huy.
      Từ trung tuần tháng 3, trước tình hình phát triển thuận lợi của chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Tổng Tham mưu đã truyền đạt chỉ thị của Quân uỷ Trung ương gửi Khu 5: Phải đẩy mạnh cuộc tiến công ở phía bắc quân khu, nhanh chóng tiến xuống đường 1 sau khi giải quyết một số vị trí ở giáp ranh, đồng thời chuẩn bị khẩn trương cho bước phát triển tiếp theo.
      Khi phát hiện địch điều động lực lượng lính thuỷ đánh bộ vào Đà Nẵng để rút sư dù vào Nam Bộ làm lực lượng cơ động, Bộ Tổng Tham mưu đã liên tiếp truyền lệnh cho Quân khu Trị Thiên và Quân đoàn 2, đưa bộ đội vượt qua tuyến phòng thủ bên ngoài, táo bạo đưa lực lượng thọc xuống đồng bằng, diệt ác phá kìm, cắt đường 1, đánh chiếm các quận lỵ Phú Lộc và Hướng Điền, không được dừng lại ở Mỹ Chánh, mà gấp rút thọc ra Cửa Thuận, khống chế sân bay, áp sát và giải phóng Huế, không cho sư 1 địch chạy thoát.
      Trong những ngày từ 22 đến 26 tháng 3 (khi quân ta đã giải phóng Huế và khoá chặt địch ở Cửa Thuận và Cửa Tư Hiền, uy hiếp Đà Nẵng từ hướng bắc), Bộ Tổng Tham mưu truyền đạt chỉ thị ngày 24 của Quân uỷ Trung ương gửi Quân khu 5: Cần tiến về phía Đà Nẵng, phối hợp với Quân đoàn 2 hình thành thế bao vây từ nhiều hướng. Bộ còn ra lệnh cho Quân đoàn 2 kiểm tra trận địa pháo ở đông đèo Mũi Trâu, gấp rút chuẩn bị hoả lực chu đáo, bảo đảm ngày 27 bắn được vào sân bay và bến cảng Đà Nẵng, đồng thời đánh chiếm khu đèo Hải Vân chuẩn bị bàn đạp tiến công chiếm kho xăng Liên Chiểu, tiến vào tiêu diệt địch đang co cụm ở Đà Nẵng.
      Những bức điện liên tiếp dồn dập trong những ngày này từ Bộ gửi đến các chiến trường Trị Thiên và Quảng Đà đều toát lên yêu cầu hết sức khẩn trương, nhanh chóng áp sát, bao vây, chia cắt, tiến công tiêu diệt địch trong đòn chiến lược thứ hai này.
      Các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường miền Trung đã động viên và tổ chức bộ đội vượt qua mọi khó khăn, tranh thủ thời cơ thuận lợi, kiên quyết xốc tới giành thắng lợi to lớn trên đìa bàn từng quân khu.
      Ở Trị Thiên, trong cuộc họp ngày 17 tháng 3, Thường vụ Quân khu uỷ và Thường vụ Đảng uỷ Mặt trận họp đã nhận định: Địch đang dao động mạnh, thời cơ thuận lợi mới đã xuất hiện. Hội nghị hạ quyết tâm khẩn trương và mạnh bạo dùng lực lượng tại chỗ đánh mạnh vào phòng tuyến của địch, đồng thời đưa lực lượng chủ lực xuống cùng lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân kiên quyết cắt đường 1, chia cắt và phá thế co cụm của địch, giành thắng lợi ở đồng bằng, bao vây cô lập Huế. Ngày 19, các lực lượng vũ trang Quảng Trị tiến công giải phóng hoàn toàn phần đất còn lại trong tỉnh. Hôm sau, 20 tháng 3, Thường vụ Khu uỷ Trị Thiên hạ quyết tâm tranh thủ thời cơ; dốc toàn lực cùng với một bộ phận của Quân đoàn 2 giải phóng Thừa Thiên - Huế bằng chiến dịch tiến công tổng hợp, toàn diện, lấy chia cắt và bao vây kết hợp với các mũi thọc sâu của chủ lực làm biện pháp then chất, đồng thời dùng lực lượng vũ trang địa phương tiến công hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy. Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3, bộ đội Quân đoàn 2 và Quân khu Trị Thiên thọc thẳng xuống đồng bằng, đánh chiếm các mục tiêu đã định, cắt đứt đường 1, áp sát thành Huế. Trước sức mạnh tiến công của ta, đêm ngày 24, địch từ Huế rút chạy về Cửa Thuận và Cửa Tư Hiền. Ngày hôm sau, cơ sở nội thành và lực lượng biệt động đã vận động quần chúng nổi dậy xoá bỏ chính quyền địch và hướng dẫn bộ đội chủ lực đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố. Ngày 25 tháng 3, các cánh quân của ta, kết hợp với pháo lớn, khoá chặt Cửa Thuận, Cửa Tư Hiền từ trước, tiêu diệt, bắt sống và làm tan rã phần lớn quân địch định rút chạy theo đường biển.
      Tại Khu 5, hội nghị ngày 16 tháng 3 của Thường vụ Quân uỷ và Bộ tư lệnh Quân khu đã xác định mục tiêu đợt 2 chiến dịch Xuân Hè là giải phóng hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, giành đại bộ phận nông thôn đồng bằng. Bảy ngày sau, 23 tháng 3, sau khi ta giải phóng một số vùng đông Thăng Bình và đồng bằng hai huyện Sơn Tịnh và Bình Sơn, Thường vụ Khu uỷ nhanh chóng hạ quyết tâm "giải phóng toàn Khu 5 trong thời gian ngắn nhất".
      Sau 5 ngày chiến đấu, ta đã giải phóng thị xã Tam Kỳ, đánh chiếm căn cứ Tuần Dưỡng, mở rộng bàn đạp phía đông Quảng Nam, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Ngãi, tiến công chiếm căn cứ Chu Lai, tiêu diệt sư đoàn 2 nguỵ. Phần đất phía nam quân khu 1 của địch được giải phóng, căn cứ Đà Nẵng đã bị uy hiếp cả phía bắc và phía nam.
      Thế là, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, các mặt trận Trị Thiên và Khu 5, cùng với Quân đoàn 2, đã đẩy mạnh hoạt động, phối hợp đắc lực và có hiệu quả với chiến trường Tây Nguyên, đã tiến công tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch trong quân khu 1 của chúng, và chuẩn bị khẩn trương cho bước phát triển tiếp theo, tiêu diệt và đánh chiếm căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng.
      Với việc giải phóng Huế, Tam Kỳ và Chu Lai, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng chủ yếu của quân đoàn 1 nguỵ, ta đã phá một phần quan trọng kế hoạch co cụm chiến lược của địch ở ven biển miền Trung, hình thành thế bao vây uy hiếp Đà Nẵng từ nhiều hướng. Địch buộc phải bỏ kế hoạch rút sư đoàn thuỷ quân lục chiến từ Đà Nẵng đi và phải co các lực lượng còn lại về cố giữ Đà Nẵng, căn cứ cuối cùng và quan trọng nhất của chúng ở quân khu 1 hòng kìm chân chủ lực ta ở phía bắc để có thời gian bố trí lại thế phòng thủ chiến lược ở phía nam. Quân địch ở đây còn khoảng 10 vạn tên, nhưng đã bị cô lập, tinh thần suy sụp, tổ chức chỉ huy rối loạn. Hàng vạn dân từ Trị Thiên - Huế bị dồn, kéo về Đà Nẵng càng làm chỏ địch thêm khó khăn gấp bội.
      Do hoạt động khẩn trương và táo bạo của ta, đến ngày 27, tình hình Đà Nẵng trở nên rất sôi động. Bộ Tổng Tham mưu thông báo cho Khu 5 biết nhận định và lệnh của Quân uỷ Trung ương là phải có những biện pháp đặc biệt nhanh chóng tiến công địch từ phía nam, bỏ qua những mục tiêu dọc đường, đánh thắng vào Đà Nẵng nhanh nhất, kịp thời nhất, táo bạo nhất với những lực lượng có thể chuyển tới sớm nhất. Bộ cũng ra lệnh cho Quân đoàn 2 nhanh chóng tăng cường lực lượng từ phía tây-bắc xuống, triển khai thêm các trận địa pháo khống chế sân bay chính, bến cảng, tàu biển, không cho địch rút; tập trung lực lượng đột kích theo hướng 14 và đường 1, tiêu diệt địch, đánh chiếm khu vực tây và tây-bắc thành phố, thọc sâu nhanh chóng chiếm cầu Trịnh Minh Thế, không cho địch rút qua bán đảo Sơn Trà.
      Chấp hành lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 và Quân khu 5 đã nhanh chóng triển khai thực hành tiến công vào Đà Nẵng từ nhiều hướng. Quân đoàn 2 trên các hướng bắc, tây bắc và tây nam. Sư đoàn 2 Quân khu 5 trên các hướng nam và đông- nam. Quần chúng trong thành phố dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ và thành uỷ đã nổi dậy hỗ trợ các cánh quân của chủ lực đang tiến quân về hướng thành phố Đà Nẵng. Hàng ngàn đồng bào Đà Nẵng đưa xe khách, xe đò, xe lam, cả xe hon-đa toả ra các hướng chở bộ đội ta tiến nhanh vào nội đô. Hàng vạn đồng bào vùng ven mang cơm nước, quà bánh tiếp tế cho bộ đội đang tiến trên các trục đường vào Đà Nẵng. Tự vệ Đà Nẵng đã hướng dẫn bộ đội đánh thẳng vào các mục tiêu chủ yếu trong thành phố như toà thị chính, sân bay, bộ tư lệnh không quân, bộ tư lệnh quân đoàn 1 nguỵ và phát triển sang bán đảo Sơn Trà. Các lực lượng biệt động, tự vệ và du kích mật, kết hợp với cơ sở bên trong tận dụng thời cơ địch hoảng loạn và tan rã trước sức tiến công mạnh mẽ của bộ đội chủ lực, nhanh chóng chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố. Cán bộ và chiến sĩ ta bị địch giam trong nhà lao Non Nước đã nổi dậy phá nhà lao, phối hợp với nhân dân gọi hàng binh sĩ dịch, cùng công nhân bảo vệ các cơ sở kinh tế trong thành phố.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:22:06 am
Do sự chỉ đạo kịp thời, nhạy bén của Bộ, do hành động khẩn trương, táo bạo của bộ dội trên từng hướng, từng mũi, được sự phối hợp chặt chẽ của quần chúng kịp thời nổi dậy, đến 15 giờ ngày 29 tháng 8, quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 10 vạn tên địch trên căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng, hoàn toàn làm chủ thành phố Đà Nẵng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược mà Bộ Chính trị đề ra cho đòn tiến công chiến lược thứ hai.
      Nghe báo cáo về chiến dịch giải phóng Đà Nẵng, Quân uỷ Trung ương nhận thấy có những nhân tố mới đã xuất hiện trong chỉ đạo thực hành tiến công và nổi dậy. Ngày 30 tháng 3, một đoàn cán bộ tham mưu, gồm cán bộ Viện Khoa học quân sự, Cục Tác chiến, Cục Tình báo và Cục Dân quân, được lệnh vào ngay Đà Nẵng để nghiên cứu, rút kinh nghiệm chỉ đạo vận dụng phương thức tiến công của bộ đội chủ lực kết hợp với tổ chức quần chúng nổi dậy trong một chiến dịch tiến công giải phóng thành phố lớn.
      Đã bị chấn động dữ dội bởi đòn sấm sét của ta trên Tây Nguyên, lúc này sau chiến thắng vang dội của ta ở Đà Nẵng, bọn cầm đầu nguỵ quyền ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà rục rịch bỏ chạy. Bọn Mỹ bắt đầu rút các cơ quan và lãnh sự quán ở Nha Trang chuyển hàng ở Cam Ranh đi Sài Gòn. Qua tin tức, ta dự kiến địch có thể bỏ cả Cam Ranh.
      Quân đoàn 3 và các đơn vị khác của ta, sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Tây Nguyên, được lệnh nhanh chóng phát triển xuống giải phóng các tỉnh đồng bằng ven biển phía nam Khu 5. Từ ngày 26 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4, bộ đội chủ lực đã phối hợp với các lực lượng vũ trang tại chỗ và nhân dân địa phương, tiêu diệt và làm tan rã bộ phận còn lại của quân đoàn 2 nguỵ, giải phóng Bình Định (ngày 31-3-1975, riêng thị xã Quy Nhơn ngày 1-4-1975), Phú Yên (kể cả thị xã Tuy Hoà ngày 1-4-1975) và Khánh Hoà (kể cả thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh ngày 1-4-1975).
      Cũng trong thời gian trên, tại chiến trường B2, quân ta bao vây, buộc ầịch rút khỏi An Lộc, Châu Thành, Gia Nghĩa. Sư đoàn 7, chủ lực của Miền, phát triển tiến công lên đường 20, kết hợp với lực lượng Khu 6 giải phóng Di Linh, Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt.
      Tình hình tiếp tục chuyển biến rất nhanh. Thời cơ chiến lược vô cùng thuận lợi. Trong bối cảnh lịch sử đó, ngày 31 tháng 3 Bộ Chính trị họp bàn quyết tâm giành thắng lợi trên hướng trọng điểm: Sài Gòn.
      Trong cuộc họp này, Bộ Chính trị đã nghe Quân uỷ báo cáo tình hình phát triển của cuộc tổng tiến công của quân và dân ta trong mấy tuần qua, nhất là những ngày cuối tháng 3.
      Tiếp theo chiến thắng Phước Long, với thắng lợi to lớn trên chiến trường Tây Nguyên, cuộc tổng tiến công chiến lược của ta trên thực tế đã bắt đầu. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, khoảng hơn một tháng, ta đã giành được những thắng lợi cực kỳ to lớn.
      Trên các chiến trường từ Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng đến các chiến trường phối hợp, ta đã tiêu diệt và làm tan rã trên 35% lực lượng địch. Lần đầu tiên ta tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 2 quân khu, 2 quân đoàn nguỵ, với chừng 40% các binh chủng kỹ thuật hiện đại, thu và phá trên 40% cơ sở vật chất và hậu cần của chúng, giải phóng 12 tỉnh, đưa tổng số dân vùng giải phóng lên gần tám triệu.
      Hội nghị nhất trí nhận định rằng những nhân tố mới đã xuất hiện rõ rệt trong trận Đà Nẵng. Tiến công quân sự đã kết hợp được với nổi dậy của quần chúng, khi nhân dân đã căm phẫn địch cao độ chi chờ có cơ hội là đứng lên giành lấy chính quyền, phần lớn sĩ quan và binh lính địch mất hẳn tinh thần chiến đấu. Điều đó giải thích vì sao, chỉ trong 32 giờ, với một lực lượng vũ trang ít hơn so với địch ta đã nhanh chóng tiêu diệt được căn cứ quân sự liên hợp lớn vào bậc nhất của quân nguỵ ở miền Trung.
      Về lực lượng vũ trang ta, sau mấy tuần của cuộc tổng tiến công, Bộ Chính trị đánh giá có một bước trường thành vượt bậc. Bộ đội thương vong ít, vũ khí đạn được sừ dụng đúng mức, tiết kiệm, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, kinh nghiệm chỉ huy, chiến đấu tăng thêm. Ta đã thu được một khối lượng rất lớn vũ khí đạn dược của địch, khả năng cơ động của khối chủ lực ta tăng lên gấp bội.
      Bộ Chính trị khẳng định: Cả về thế chiến lược và lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo quân địch. Bọn nguỵ đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Mỹ tỏ ra hoàn toàn bất lực, lúc này dù chúng có tăng viện cũng không thể cứu vãn nổi tình thế sụp đổ đến nơi của nguỵ. Cách mạng nước ta đang phát triển sôỉ nổi nhất, với nhịp độ một ngày bằng hai mươi năm. Cuộc chiến tranh cách mạng ở miển Nam không những đã bước vào giai đoạn phàt triển nhảy vọt, mà thời cơ chiến lược để tiến hành cuộc tổng công kích, tổng khới nghĩa đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược của quân và dân ta đánh vào sào huyệt cuối cùng của địch đã bắt đầu, nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất Tổ quốc.
      Bộ Chính trị quyết định: Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, quyết tâm thực hiện tổng công kích, tổng khới nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng tư, không thể để chậm.
      Chắc thắng và bất ngờ hiện nay chủ yếu là ở khâu tranh thủ thời gian, tiến công địch vào lúc chúng đang hoang mang suy sụp, tập trung lực lượng hơn nữa vào những mục tiêu chủ yếu trong từng lúc, trên từng hướng. Lúc này thời gian lầ lực lượng.
      Bộ Chính trị xác định phương thức tác chiến chiến được của ta trong thời gian tới là phát huy sức mạnh của ba đòn chiến lược (chủ lực, nông thôn và đô thị), kết hợp tiến công và nổi dậy, từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra; trên mỗi hướng và trong từng lúc đều tập trung lực lượng áp đảo quân địch, nhanh chóng tạo nên thuận lợi mới và nhanh chóng lợi dụng thời cơ mà dồn dập phát triển thắng lợi.
      Về triển khai bố trí lực lượng chiến lược, Bộ Chính trị chủ trương thực hiện sớm hơn ý định trước đây là gấp rút tăng thêm lực lượng ở hướng tây Sài Gòn, nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ chia cắt và bao vây chiến lược trên hướng tây-nam, áp sát Sài Gòn, triệt hẳn đường 4, cô lập Sài Gòn yới những đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời nhanh chóng tập trung lực lượng phía đông, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng, thực hiện bao vây cô lập hoàn toàn Sài Gòn từ Bà Rịa, Vũng Tàu; sẵn sàng quả đấm chủ lực thật mạnh, kể cả binh khí kỹ thuật, để lúc thời cơ xuất hiện, lập tức đánh thẳng vào những mục tiêu hiểm yếu và quan trọng nhất của địch ở ngay trung tâm thành phố Sài Gòn. Trong lúc đó, đôn đốc các lực lượng quân sự, chính trị của ta ở đồng bằng sông Cửu Long hoạt động mạnh bạo, kết hợp tiến công và nổi dậy, giải phóng các địa phương.
      Để kịp triển khai lực lượng theo phương hướng tác chiến chiến lược trên đây cho kịp yêu cầu về thời gian, ngay từ bây giờ cần có kế hoạch hành động táo bạo với lực lượng sẵn có trên chiến trường miền Đông. Bộ Chính trị quyết định phải nhanh chóng điều Quân đoàn 3 và binh khí kỹ thuật từ Tây Nguyên xuống, đồng thời điều Quân đoàn 1 - dự bị chiến lược - từ ngoài Bắc vào.
      Nhưng để tranh thủ thời gian cao độ, không nên hoàn toàn chờ đợi lực lượng tăng cường đến nơi thật đầy đủ; cũng tránh việc điều động không hợp lý, ảnh hưởng đến thời gian hành động.
      Về tổ chức chỉ huy, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ chì huy và Đảng uỷ Mặt trận Sài Gòn để tập trung và thống nhất lãnh đạo, chỉ huy; Trung ương Cục và Quân uỷ Miền vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ như hiện nay. Phạm vi B2 vẫn do Trung ương Cục và Quân uỷ Miền phụ trách.
      Ngày cuối cùng của tháng Ba kết thúc với cuộc họp lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt của Bộ Chính trị. Quyết tâm và phương hướng chiến lược đã được xác định rõ ràng và dứt khoát.
      ***
      Trong cuộc đời chiến đấu của mình, chưa bao giờ tôi được sống những ngày thắng lợi dồn dập và phát triển "thần tốc" như trong tháng Ba đáng ghi nhớ ấy. Khi xây dựng kế hoạch chiến lược cơ bản hai năm dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, chúng tôi không hề nghĩ rằng chỉ trong đợt 2 của kế hoạch chiến lược năm 1975, cục diện chiến trưừng đã có thể chuyển biến nhanh chóng đến thế. Thắng lợi to lớn và dồn dập đã vượt xa dự kiến ban đầu.
      Sự chỉ đạo nhạy bén và kịp thời trong tổ chức thực hiện của tất cả các cấp của Đảng ta, từ Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đến các chiến trường, các địa phương, cộng với hoạt động bí mật, bất ngờ, khẩn trương, mau lẹ và cách đánh dũng cảm, kiên cường, thông minh sáng tạo của ta đã đẩy địch vào sai lầm. Ta kịp thời khoét sâu sai lầm của chúng, làm cho thế trận của địch, từ Tây Nguyên đến Huế - Đà Nẵng bị đảo lộn, đập tan ý đồ co cụm chiến lược của chúng, tiêu diệt và làm tan rã hàng chục vạn quân nguỵ, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn gồm 16 tỉnh, 6 thành phố và thị xã trên địa bàn 2 quân khu của địch. Thật rõ ràng, chỉ đạo chiến tranh, chỉ huy chiến dịch, chiến đấu đều phải biết tìm mưu hay, bày kế khéo để lừa địch, làm cho địch mắc sai lầm và khi địch đã mắc sai lầm phải kịp thời nắm lấy thời cơ, thúc đẩy thời cơ giành lấy thắng lợi lớn nhất.
      Thế là hậu phương trực tiếp của ta ở miền Nam đã mở rất rộng, lại nối liền với hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
      Quân và dân ta có ưu thế áp đảo quân địch, sức chiến đấu của bộ đội ta mạnh hơn bao giờ hết. Từ chỗ tiêu diệt từng sư đoàn địch, chủ lực của ta đã có khả năng tiêu diệt từng quân đoàn của chúng. Tháng Ba, với mấy trận quyết chiến chiến lược diễn ra liên tiếp, đánh dấu bước phát triển rất cao nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng, đánh dấu một bước trường thành vượt bậc về trình độ và khả năng tác chiến của bộ đội ta; đồng thời cũng đánh dấu sự thay đổi hẳn lực lượng so sánh địch, ta và cục diện chiến trường, đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh cách mạng miền Nam sắp sửa bước vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
      Tháng Ba năm 1975, có thể nói là một tháng kỳ diệu trong lịch sử cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam, một tháng có những bước tiến "thần tốc" một ngày bằng hai mươi năm; một tháng - với bốn cuộc họp liên tiếp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, sự chỉ đạo chiến lược của Đảng ta phát triển lên một đỉnh cao mới.
      Nhưng tháng Ba đáng ghi nhớ ấy đã sắp qua. Tháng Tư lịch sử sắp bắt đầu. Còn một tháng nữa, mùa mưa sẽ đến. Thời gian là lực lượng. Thực tiễn đó không những thôi thúc chiến trường mà thôi thúc tất cả chúng tôi, những người trong cơ quan Tổng hành dinh của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương.
      Vào những ngày này, dường như tất cả các cấp, các ngành, mọi cơ quan, đơn vị, địa phương trên cả nước, nhất là ở cơ quan chiến lược của Bộ Thống soái tối cao, đều đang hướng về chiến trường trọng điểm: Sài Gòn. Khẩu hiệu chung "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" thực tế đã trở thành khẩu hiệu cụ thể của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta: "Tất cả cho chiến trường trọng điểm".

      Chú thích:

      (1) Chiến là bí danh đồng chí Võ Nguyên Giáp. Tuấn là bí danh đồng chí Văn Tiến Dũng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
      (2) Theo tiếng địa phương Khu 5, có nghĩa là cách làm ăn theo đưởng mòn lối cũ, chậm chạp, lề mề.
      (3) Quân khu Trị Thiên.
      (4) Lực lượng của Mặt trận Đường 9-Bắc Quảng Trị cũ, lúc đó ở tây Trị Thiên - Huế
      (5) Từ hạ tuần tháng 3, Đoàn 559 đã chuyển sang đường 14: 3 trung đoàn công binh, 3 trung đoàn cao xạ và đưa 5 đại đội công binh vào Pleiku, Công Tum.
      (6) Tức phương án đưa phần lớn lực lượng ở B3 phát triển vào miền Đông, đổng thời mở rộng vùng giải phóng đồng bằng Khu 5 với lực lượng hiện có, có thề tăng cường sư đoàn 968 và binh khí kỹ thuật.
      (7) Tức nhất trí với phương án một.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 06:31:16 pm
Chương 6
TẤT CẢ CHO CHIẾN TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM

      Sau cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 31 tháng 3, cơ quan Tổng hành dinh bước vào những ngày đầu tháng Tư với một không khí sôi động và nhịp độ khẩn trương lạ thường, hơn cả những ngày tháng Ba lịch sử. Tất cả mọi người, mọi bộ phận, mọi lực lượng như chạy đua với thời gian, dốc toàn lực cho chiến trường trọng điểm, quyết góp phần xứng đáng nhất giành toàn thắng trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn vào những ngày tháng Tư này, thực hiện trọn vẹn quyết tâm chiến lược của Bộ Thống soái tối cao.
      Chúng tôi xác định nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham mưu lúc này là phải tập trung cao độ vào mấy việc rất quan trọng có quan hệ trực tiếp tới trận quyết chiến chiến lược cuối cùng:
      Một là, theo dõi và giúp trên chỉ đạo các chiến trường tác chiến tạo thế cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn, nhất là chỉ đạo cánh quân ven biển đang đánh dịch trong hành tiến đến khu vực tập kết đúng thời gian quy định;
      Hai là, đôn đốc và theo dõi việc điều động những lực lượng chiến lược và trang bị kỹ thuật lớn vào mặt trận trọng điểm Sài Gòn càng nhanh càng tốt;
      Ba là, nghiên cứu để đề đạt cách đánh chiến lược, chiến dịch trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
      Trong hai nhiệm vụ thứ nhất và thứ hai, Bộ Tổng Tham mưu phải đồng thời đáp ứng hai yêu cầu chiến lược dường như mâu thuẫn nhau đối với cánh quân đang tiến trên ven biển miền Trung.
      Một mặt, địch đang trong quá trình co cụm chiến lược, ta phải nhanh chóng tiêu diệt địch, làm suy yếu chúng, làm thất bại ý đồ chiến lược của chúng ngay trong quá trình co cụm, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến trường trọng điểm Sài Gòn. Làm được như vậy cũng tức là tranh thủ mở rộng vùng giải phóng, nhanh chóng làm chủ các địa bàn chiến lược quan trọng ven miền Trung từ Nha Trang trở vào, trong đó có quân cảng quan trọng bậc nhất là Cam Ranh, không để cho địch kịp phá hoại các trang bị kỹ thuật của cảng, không để chúng kịp bốc dân các tỉnh Cực Nam Trung Bộ theo chúng. Đó là nhiệm vụ trước mắt của cánh quân ven biển, ra đời từ đầu tháng 4 năm 1975.
      Nhưng mặt khác, yêu cầu rất gay gắt đối với cánh quân này là phải nâng tốc độ hành quân hơn nữa, để đến khu vực tập kết kịp thời gian tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Quá trình hành quân của cánh này không chỉ là đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, mà còn là quá trình bổ sung và sáp nhập các đơn vị lớn ngay trên dọc đường, hình thành ngay đội hình chiến đấu; tiếp tục giải quyết hậu cần, trang bị phương tiện vận chuyển để bảo đảm tốc độ hành quân. Đó cũng là một nhiệm vụ cấp bách của cánh quân rất quan trọng này trên đường tiến quân vào chiến trường trọng điểm.
      Trong việc điều động và sử dụng lực lượng một cách linh hoạt để các đơn vị hoàn thành cả hai nhiệm vụ tranh thủ tiêu diệt địch, giải phóng đất đai và đến nhanh vị trí tập kết kịp tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn, có một trường hợp nổi lên cần nói đến là trường hợp sử dụng sư đoàn 10 (thuộc Quân đoàn 3, Tây Nguyên)(1). Cuối tháng 3, sư đoàn này ở gần Nha Trang nhất và có điều kiện phát triển theo đường ven biển nhanh nhất.
      Trước khi hình thành cánh quân ven biển, sư đoàn đang làm nhiệm vụ đánh địch trên đường 21. Theo chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị (nhanh chóng đưa lực lượng B3 vào chiến trường trọng điểm) hồi cuối tháng 3, anh Dũng và Bộ tư lệnh Tây Nguyên đã cho sư đoàn 10 (cũng như các đơn vị khác của B3) rút những đơn vị phía sau về củng cố, còn các đơn vị phía trước, sau khi bàn giao nhiệm vụ cho trung đoàn 25 đánh địch trên đường 21, sẽ rút về theo, để hành quân cấp tốc vào B2.
      Trên đường vào Nam, ngày 1 tháng 4, anh Sáu Thọ (2), cũng điện ra cho anh Ba và anh Văn, đề nghị không nên cho sư đoàn 10 tiếp tục phát triển xuống Cam Ranh rồi sau đó tiến theo dọc đường biển vào B2, mà nên từ Tây Nguyên vào gấp chiến trường trọng điểm.
      Anh Thọ cho rằng lực lượng Khu 5 cộng với một bộ phận lực lượng Tây Nguyên cũng đủ sức giải phóng Quy Nhơn - Bình Định, rồi phát triển xuống Phú Yên, Khánh Hoà, Cam Ranh và cả Phan Rang, Phan Thiết. Các đồng chí lãnh đạo Khu 5 có kinh nghiệm vận dụng kết hợp ba thứ quân, kết hợp tiến công và nổi dậy.
      Nhưng hai ngày trước đó, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã căn cứ vào tình hình thực tế mà thay đổi chủ trương sử dụng sư đoàn này. Ngày 30 tháng 3, khi nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tình hình, Quân uỷ nhận thấy sau khi dịch thất bại ở Đà Nẵng, đang diễn ra tình hình mới ở Cực Nam Trung Bộ, nhất là sau khi ta giải phóng Quy Nhơn, địch đang rút chạy khỏi Tuy Hoà, bắt đầu chuyển các cơ quan lãnh sự Mỹ và bộ máy nguỵ ở Nha Trang và Cam Ranh, về Sài Gòn, dự kiến địch có thể bỏ cả Cam Ranh. Trước tình hình đó, sau buổi giao ban, Bộ Chính trị và Thường trực Quân uỷ nhất trí cho rằng, ta cần có chủ trương thật linh hoạt để lợi dụng thời cơ cụ thể này, nên đã quyết định sử dụng sư đoàn 10 nhanh chóng tiêu diệt quân dù và quân địch còn lại trên đường 21, tiến xuống đánh chiếm Nha Trang và Cam Ranh, rồi theo hướng ven biển mà tiến về phía nam. Như vậy vừa tiêu diệt được địch trong lúc chúng đang rút chạy, kịp giải phóng mà không để địch phá một quân cảng quan trọng bậc nhất, đồng thời phát triển thế liên tục tiến công thắng lợi, mở thêm một con đường để tiến về phía đông Sài Gòn mà không ảnh hưởng lớn đến thời gian.
      Quyết định trên được chuyển ngay vào chiến trường Tây Nguyên ngày 30 tháng 3 (điện số 940).
      Chủ trương đó hoàn toàn phù hợp với suy nghĩ của anh Dũng và Bộ tư lệnh Tây Nguyên.
      Đêm ngày 80 tháng 3 (khi còn chưa nhận được điện số 940 của Quân uỷ), anh Dũng cùng Bộ tư lệnh Tây Nguyên cũng bàn việc sử dụng sư đoàn 10 và trung đoàn 25 phát triển xuống đánh chiếm Nha Trang, Canh Ranh, sau đó sư đoàn này theo đường 11 lên đường 20 để vào miền Đông Nam Bộ. Như vậy, tranh thủ diệt nết được lực lượng còn lại của quân đoàn 2 nguỵ, giải phóng thêm được một vùng chiến lược quan trọng mà sư đoàn vẫn đủ thời gian hành quân vào chiến trường trọng điểm. Quyết định rồi nhưng các anh còn băn khoăn vì sử dụng sư đoàn này như vậy có trái với chủ trương trước ngày 30 tháng 3 của Bộ Chính trị và Quân uỷ là nhanh chóng đưa lực lượng B3 vào miền Đông không?
      Giữa lúc anh Dũng và các anh ở B3 đang triển khai quyết tâm đã thống nhất đêm ngày 30 tháng 3 với ý định là "chịu trách nhiệm rồi báo về Quân uỷ Trung ương và Bộ Chính trị", thì nhận được điện 940. Anh Dũng vội điện ra. Điện có đoạn viết:
      "Tôi mừng quá vì thật là tâm đầu ý hợp giữa lãnh đạo và người ở chiến trường".
      Hôm sau, ngày 31 tháng 3, trả ìời điện của anh Thọ, anh Văn cho biết sư đoàn 10 đang đánh quân dù, sẽ tiến đánh Nha Trang, Cam Ranh và tiếp tục phát triển tiến công theo hướng ven biển, vừa tiêu diệt được địch, giải phóng cảng lớn, vừa đánh lạc hướng địch.
      Sau khi Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã quyết định hướng phát triển của sư đoàn 10, ngày 1 tháng 4, Bộ Tổng Tham mưu thông báo tình hình địch cho sư đoàn và đôn đốc tranh thủ từng giờ, từng phút phát triển thật nhanh vào hướng Nha Trang, Cam Ranh. Điện nói rõ: Nếu cần thì cho đơn vị nhỏ thâm nhập trước để không cho địch có thời gian phá hoại cơ sở kỹ thuật và bốc dân. Cùng lúc, chúng tôi lại nhận được tin bộ tư lệnh quân đoàn 2 và lữ dù 3 nguỵ đang hoảng loạn chạy theo đường bộ về hướng Sài Gòn và đêm ngày 1 tháng 4, dừng lại ở Phan Rang.
      Cùng với điện gửi sư đoàn, Bộ Tổng Tham mưu thông báo ngay cho Khu 5 để kịp thời huy động lực lượng, kể cả trung đoàn 25 ở đường 1, trung đoàn 95 B ở đường 7 cùng với lực lượng tại chỗ phối hợp đánh địch rút chạy trên hướng Tuy Hoà, Nha Trang, Cam Ranh; đồng thời điện cho Khu 6 dùng các lực lượng tại chỗ dọc đường 1 phối hợp với sư đoàn này ngăn chặn và tiêu diệt địch.
      Ngày hôm sau, qua tin kỹ thuật, chúng tôi được biết cụ thể thêm: Địch đang dùng chừng 3 nghìn xe chở quân rút chạy từ Cam Ranh vào Sài Gòn. Sáng ngày 2 tháng 4 đoàn xe đã đến địa phận Bình Thuận. Chúng cho rằng đường 1 bị cắt ở gần Xuân Lộc nên chỉ có thể rút chạy theo đường ven biển qua Hàm Tân, Bà Rịa ra Vũng Tàu. Bộ Tổng Tham mưu điện cho Quân khu 6 và Quân khu 7 sử dụng ngay lực lượng vũ trang ở Bình Tuy, Phước Tuy, tìm mọi cách ngăn chặn địch, kể cả phá đường, đánh nhỏ, làm chậm bước rút chạy của chúng. Hai quân khu cũng được thông báo: Sư đoàn 10 của Tây Nguyên đang tiến công giải phóng Nha Trang, Cam Ranh và sẽ phối hợp với địa phương truy kích tiêu diệt địch chạy qua Phan Rang, Phan Thiết vào phía nam. Quân khu 6 và Quân khu 7 cần phối hợp ngay với sư đoàn 10 đánh địch; giải phóng đến đâu, dùng bộ đội địa phương tiếp quản đến đấy để sư đoàn có thể tiếp tục tiến nhanh vào miền Đông Nam Bộ.
      Riêng với anh Thọ, vẫn đang trên đường vào Bộ tư lệnh Miền, anh Văn điện tiếp để anh biết tình hình các binh đoàn đang trên đường vào B2, trong đó có sư đoàn 10 đã tiêu diệt lữ dù địch và đang tỉến về phía nam. Để anh yên tâm, bức điện nói rõ: "Về thời gian, theo anh Dũng cho biết thì cũng không muộn hơn là quay trở lại đi theo hướng đường cũ. Chúng tôi thấy như thế có lợi, anh Ba cũng đồng ý".
      Hôm sau, ngày 3 tháng 4, Bộ Tổng Tham mưu nhận được điện anh Thọ gửi anh Ba, anh Văn, đồng thời gửi anh Dũng, nhất trí với cách xử trí của Bộ Chính trị và Quân uỷ. Điện viết: "Nếu sư đoàn 10 đã tiến sâu như vậy thì có thể giao nhiệm vụ cho sư đoàn 10 và thêm một sư đoàn của Khu 5, phát triển giải phóng Phan Rang, Phan Thiết và tiến xuống giải phóng Bà Rịa, Ô Cấp. Hiện nay nhiệm vụ Khu 5 đã xong, có thể rút đi một sư đoàn để thêm sức với sư đoàn 10 mà đánh. Tiến như vậy rất bất ngờ, có thể nhanh chóng tiến sát, bao vây Sài Gòn về hướng đông. Đường tiếp tế tuy có kéo dài ra, nhưng ta lợi dụng được đường 1 và phương tiện vận chuyển trong dân vùng mới giải phóng thì có thể vận chuyển tiếp tế tương đối nhanh và thuận lợi hơn là hướng từ miền Đông xuống".
      Như vậy là từ ngày 31 tháng 3, trong lúc sư đoàn khẩn trương phát triển từ đường 21 xuống phía Nha Trang, Cam Ranh thì các bức điện trao đổi đã dẫn đến sự nhất trí về việc sử dụng sư đoàn này cũng như toàn cánh quân ven biển - cánh quân hướng đông.
      Tình hình phát triển khẩn trương và những mục tiêu còn lại ở ven biển Cực Nam Trung Bộ đặt ra yêu cầu cấp bách về mặt chỉ đạo chiến lược là tăng thêm lực lượng cho cánh quân này, cũng tức là tăng thêm lực lượng cho hướng đông và đông-nam của chiến trường trọng điểm. Qua các bức điện trao đổi, anh Thọ, các anh ở B2 và Khu 5 đều nhất trí như vậy. Ngày 4 tháng 4 anh Ba cùng Thường trực Quân uỷ đã quyết định tăng thêm 3 sư đoàn: sư đoàn 3 (đang ở Bình Định), sư đoàn 325 và sư đoàn 304 (đang ở Đà Nẵng), cùng các đơn vị pháo binh, cao xạ, xe tăng, công binh vào đội hình cánh quân hướng đông. Nhiệm vụ của cánh quân này là tiêu diệt quân địch trong hành tiến, nhanh chóng đánh chiếm Bà Rịa, Ô Cấp, khoá chặt sông Lòng Tàu và phát triển về hướng Sài Gòn từ phía đông-nam.
      Để tăng cường chỉ đạo chỉ huy cánh quân hướng đông (gồm Quân đoàn 2 do anh Nguyễn Hữu An, Tư lệnh; anh Lê Linh, Chính uỷ; sư đoàn 3 và các đơn vị phối thuộc), ngày 5 tháng 4 các anh Lê Trọng Tấn, Lê Quang Hoà và Nam Long đã vào đến Đà Nẩng, Anh Tấn được giao nhiệm vụ Tư lệnh cánh quân hướng đông. Đồng thời Thường trực Quân uỷ Trung ương quyết định thành lập Ban cán sự lâm thời của cánh quân này do anh Lê Quang Hoà làm bí thư. Khi vào đấn miền Đông Nam Bộ, cánh quân này sẽ thuộc quyền lãnh đạo và chỉ huy của Đảng uỷ và Bộ tư lệnh mặt trận Sàì Gòn.
      Trở lại "sự kiện" sử dụng sư đoàn 10. Sau khi giải phóng Nha Trang và Cam Ranh, được sự giúp đỡ của quân và dân Khu 6, sư đoàn 10 đã từ Ba Ngòi xuyên qua căn cứ Bác ái đến Tân Mỹ (đường 11) để lên Tuyên Đức rồi theo đường 20 hành quân về vị trí tập kết của Quân đoàn 3 trên hướng tây bắc Sài Gòn. Hàng ngàn nhân dân huyện Bác Ái, quê hương của anh hùng Bi Năng Tắc, đã hăng hái lao động suốt ngày đê m, sửa lại con đường Ba Ngòi - Tân Mỹ để bộ đội hành quân nhanh chóng.
      Trong những ngày này, Bộ Tổng Tham mưu nhận được tin địch đã điều sở chỉ huy tiền phương của quân đoàn 3 ra Xuân Lộc, đưa lữ dù 2 ra Phan Rang và tăng cường phòng thủ thị xã này, thực hiện chủ trương phòng thủ từ xa; đồng thời nhận được tin anh Tấn và anh Hoà, sáng 10 tháng 4 đã từ Quy Nhơn đi Nha Trang, có thể đến nơi trong ngày và tin sư đoàn 325 xuất phát từ Đà Nẵng ngày 9, sư đoàn 304 sẽ đi tiếp theo.
      Ngày 13 tháng 4, Bộ Tổng Tham mưu nhận được điện anh Tấn cho biết tình hình hậu cần cho Quân đoàn 2 chưa gặp khó khăn gì lắm. Đơn vị đã được cấp một tháng lương thực và thực phẩm. Dọc đường hành quân của quân đoàn, ở Cam Banh có hơn 2.000 tấn gạo, ở Quy Nhơn có 245 tấn xăng, 175 tấn ma dút, ở Nha Trang có 4.000 tấn xăng và 1.000 tấn ma dút, v.v. Nghe báo cáo, Thường trực Quân uỷ yên tâm về khả năng bảo đảm vật chất kỹ thuật cho cánh quân hướng đông, nhưng phải làm sao đưa lực lượng này vào chiến trường trọng điểm nhanh hơn. Nhiệm vụ và hướng phát triển của Quân đoàn 2 và sư đoàn 3 đã được thường trực Quân uỷ
      Trung ương nhất trí. Cụ thể là: sau khi giải quyết xong Phan Rang, sẽ phát triển đánh chiếm thị xã Bà Rịa và căn cứ Vũng Tàu, cắt đứt đường bộ từ Biên Hoà đi Vũng Tàu khống chế hoàn toàn sông Lòng Tàu. Nếu địch co về phòng thủ Biên Hoà thì sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể lúc đó mà cho lực lượng tiến về phía đông và đông-nam Sài Gòn, vượt sông đột phá vào trọng điểm khu vực này.
      Đến ngày 11 tháng 4, có tin địch có thể tăng cường củng cố thêm Phan Rang để ngăn chặn đường tiến của quân ta. Sư đoàn 968 của ta chưa quen đánh cứ điểm lớn có tổ chức phòng thủ vững chắc. Chúng tôi điện để anh Tấn nghiên cứu xem, nếu đánh Phan Rang mất thời gian và để kịp tiến nhanh về miền Đông thì có thể nghiên cứu cách nào vòng qua, còn ở Phan Rang chỉ để một đơn vị bao vây buộc địch phải phân tán đối phó. Nếu đi đường vòng, cố nhiên phải khắc phục khó khăn về hậu cần và đường cơ động cho binh khí kỹ thuật.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 06:31:55 pm
Mấy ngày sau, Bộ Tổng Tham mưu nhận được báo cáo: Một bộ phận của cánh quân ven biển do anh Tấn chỉ huy, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa phương Quân khu 6(3), đã đánh chiếm sân bay Thành Sơn và thị xã Phan Rang. Du kích Bác Ái Đông từ lâu đã bám sát vành đai sân bay Thành Sơn, tạo thế rất thuận lợi cho bộ đội chủ lực tiến công địch. Đêm ngày 7 tháng 4, bộ đội đặc công cùng với bộ đội địa phương Ninh Thuận thọc sâu đánh chiếm thị trấn Tháp Chàm, sau đó bám trụ trong thị xã Phan Rang. Bộ phận này đã đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, sau đó góp Phần quan trọng cùng với bộ đội chủ lực giải phóng thị xã Phan Rang, mở đường cho cánh quân hướng đông phát triển thuận lợi. Ở Bình Thuận, cũng từ ngày 7 tháng 4, trung đoàn 812 (chủ lực của Quân khu 6) từ Tuyên Đức xuống Bình Thuận, ngày hôm sau tiến công tiêu diệt chi khu quận lỵ Thiện Giáo (Ma Lâm), tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang đía phương diệt các vị trí địch còn lại. Trung đoàn 812 bám trụ Phú Long (cửa ngõ vào thị xã Phan Thiết) trong suốt năm ngày, từ 14 đến 18 tháng 4, dưới hoả lực phi pháo ác liệt của địch, đánh lui nhiều đợt phản kích của chúng, cùng với đơn vị của Quân đoàn 2 tiến vào giải phóng Phan Thiết.
      Thế là, tiếp theo việc giải phóng hoàn toàn các tỉnh Lâm Đồng (ngày 30 tháng 3), Tuyên Đức (ngày 3 tháng 4). Bình Thuận (ngày 19 tháng 4), Bình Tuy (ngày 23 tháng 4), gần như toàn bộ địa bàn Khu 6 đã được giải phóng(4), ý đồ phòng ngự từ xa của địch hoàn toàn bị phá sản. Nhìn vào bản đồ chiến sự, đến hạ tuần tháng 4, dễ dàng nhận thấy một thế chiến lược vô cùng thuận lợi của ta đã được tạo ra trước khi mở màn chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Một vùng giải phóng rộng lớn kéo dài suốt từ Cực Nam Trung Bộ, qua Khu 5, Tây Nguyên đến Trị Thiên, nối liền với hậu phương miền Bắc. Như vậy là cả nước đã tiến quân đến mảnh đất Thành Đồng, đã tiếp cận thành phố Sài Gòn - Gia Định và đang hướng mọi hành động vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng trên chiến trường trọng điểm: Sài Gòn.
      Trong những tin chiến thắng dồn dập bay về Tổng hành dinh mấy tuần đầu tháng 4, chúng tôi đặc biệt chú ý tin ngày 8 tháng 4, phi công Nguyễn Thành Trung(5) lái một máy bay F.5E của không quân nguỵ ném bom "dinh Độc Lập" rồi bay ra vùng giải phóng hạ cánh xuống sân bay Phước Long và tin bộ đội hải quân phối hợp với lực lượng vũ trang Khu 5 bắt đầu giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đầu tiên là đảo Song Tứ Tây(6).
      Riêng trên hướng đông-bắc Sài Gòn, theo chủ trương trước đó của Trung ương Cục, Quân đoàn 4 đã bắt đầu trận Xuân Lộc từ đêm ngày 9 tháng 4. Chúng tôi được tin địch đưa thêm quân tăng cường ra hướng đó và vì ta chuẩn bị chưa thật đầy đủ nên đã gặp khó khăn, chưa thực hiện được trận thối động mạnh. Từ ngày 12, cùng với việc chuẩn bị thêm, ta đã chuyển sang bao vây và diệt viện ở bên ngoài, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 18 và lữ dù nguỵ, đánh chiếm Dầu Giây, làm chủ ngã ba đường 1 và đường 20, chia cắt Xuân Lộc về phía tây, uy hiếp tuyến phòng thủ Biên Hoà - Hố Nai. Trước tình hình đó và sau trận Phan Rang, sức ép của ta trên hướng đông ngày càng mạnh, buộc địch phải rút chạy khỏi Xuân Lộc (đêm ngày 20 tháng 4). Tuyến phòng thủ phía đông Sài Gòn của địch bị chọc thủng, bàn đạp tiến công của ta trên hướng này được mở rộng. Ta có thêm điều kiện thuận lợi mới trước khi bước vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
      Cùng với việc theo sát và giúp trên chỉ đạo tác chiến của cánh quân ven biển Cực Nam Trung Bộ, Bộ Tổng Tham mưu quan tâm theo dõi tình hình chuẩn bị lực lượng chính trị của ta ở Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long, nhằm chuẩn bị phối hợp với đòn tiến công của chủ lực trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
      Trong các buổi giao ban, tuy tin tức nhận được về công tác chuẩn bị cho quần chúng nổi dậy không nhiều, chúng tôi vẫn đặt thành nhiệm vụ cho Cục Tác chiến và nhất là Cục Dân quân thường xuyên báo cáo những bước chuẩn bị nổi dậy của quần chúng trên chiến trường trọng điểm, nhất là sau khi phát hiện những nhân tố mới về phương thức này trong chiến dịch giải phóng Đà Nẵng.
      Ngày 17 tháng 4, Bộ Tổng Tham mưu điện hỏi cơ quan tham mưu B2 về tình hình chuẩn bị lực lượng quần chúng ở nội đô và vùng xưng quanh Sài Gòn, ở đồng bằng sông Cửu Long. Được biết ngày 12 tháng 4, Thường vụ Thành uỷ Sài Gòn ra nghị quyết về các tổ chức chính trị và vũ trang nội thành và vùng ven để chuẩn bị khẩn trương cho quần chúng nổi dậy phối hợp với chủ lực khi chiến dịch giải phóng Sài Gòn mở màn. Khoảng 700 cán bộ nội thành và 1.000 cán bộ vùng ven đã được chuẩn bị sẵn sàng đón thời cơ, phát động quần chúng nổi dậy. Gần 40 tổ chức "biến tướng" được củng cố và trở thành cơ sở của ta ở vùng ven và nội thành. Ta đã làm chủ với mức độ khác nhau 40 lõm chính trị, đã xây dựng được 233 tự vệ mật trong thành phố và hơn 3.000 du kích vùng ven. Đây là một lực lượng chưa phải lớn, nhưng rất quan trọng để thực hiện kết hợp tiến công và nổi dậy trong trận quyết chiến cuối cùng sắp tới. ơ đồng bằng sông Cửu Long, sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Cục(7), các địa phương trong Khu 9 đã tuyển hàng nghìn chiến sĩ mới, bổ sung cho lực lượng vũ trang tinh và huyện. Các tỉnh đã nâng số tiểu đoàn địa phương từ 15 lên 24, đưa số đại đội ở huyện lên thành tiểu đoàn và tổ chức thêm được 60 đại đội khác. Dân quân du kích toàn Khu 9 đã nhanh chóng nâng từ 32.900 (tháng 3 năm 1975) lên 54.900 (tháng 4 năm 1975). Ở Khu 8, do kết quả tuyển quân và đưa 2.440 du kích lên, cộng với việc rút 1.200 du kích trong vùng sâu ra, toàn khu đã thành lập thêm được 7 tiểu đoàn, 36 đại đội và 150 trung đội bộ đội địa phương. Riêng tỉnh Bến Tre đã phát triển bộ đội địa phương từ 3 lên 5 tiểu đoàn đủ; mỗi huyện có từ 1 đến 2 đại đội, mỗi xã có từ 1 đến 2 trung đội du kích và dự kiến số quần chúng đưa vào thị xã (khi có lệnh khởi nghĩa) lên tới khoảng một vạn người được tổ chức thành đại đội, tiểu đoàn, có chỉ huy chặt chẽ; cùng với hàng ngàn gia đình binh sĩ nguỵ tham gia công tác binh vận. Tỉnh Mỹ
      Tho tuyển gấn 1.000 chiến sĩ mới, đưa hàng nghìn du kích lên bộ đội địa phương, nên đã bổ sung cho tinh 3 tiểu đoàn, xây dựng thêm 28 đại đội huyện và phát triển thêm 1.500 du kích xã ấp, trong đó có khoảng 100 du kích mật của thị xã; dã huy động chừng 40 nghìn lượt người đi vận chuyển vũ khí cho bộ đội và 4.000 lượt người đêm đêm ra phá lộ 4, đắp vật chướng ngại trên kênh Chợ Gạo(8). Các tỉnh Long An, Kiến Tường, Sa Đéc cũng rất cố gắng phát triển lực lượng vũ trang - chính trị nên đã có lực lượng cần thiết để sẵn sàng thực hành nổi dậy kết hợp với tiến công khi có thời cơ.
      Vào khoảng trung tuấn tháng 4, khi Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tổng hợp tình hình phát triển lực lượng chính trị và vũ trang vùng ven Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đều rất vui khi nhận thấy khả năng quấn chúng nổi dậy trên chiến trường B2 có thể phát triển sâu rộng hơn so với những gì đã diễn ra trong trận tiến công Đà Nẵng. Mô hình tiến công và nổi dậy mà Bộ Chính trị nhấn mạnh trong cuộc họp ngày 25 tháng 8 đã có cơ sở để biến thành hiện thực.
      Cùng với việc theo dõi và chỉ đạo hoạt động tác chiến tạo thế cho cuộc đọ sức cuối cùng trên chiến trường trọng điểm, Bộ Tổng Tham mưu tập trung vào việc chỉ đạo điều động binh lực và vật chất kỹ thuật vào chiến trường B2 với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa" mà Bộ Chính trị đã đề ra trong các cuộc họp cuối tháng 3.
      Vấn đề chuẩn bị và điều động lực lượng cho mặt trận Sài Gòn được đề ra khá sớm, từ những ngày chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng đang diễn biến khẩn trương. Cuối tháng 3, đặc biệt là sau cuộc họp ngày 31 của Bộ Chính trị, vấn đề lo lắng của cơ quan Tổng hành dinh cũng như của các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy trên đường 559 và các chiến trường phía nam là bất luận trong tình hình nào cũng không được vì điều động lực lượng mà để lỡ thời cơ chiến lược.
      Một đoàn cán bộ tham mưu và hậu cần được cử đi giúp đồng chí Phùng Thế Tài, Phó Tổng Tham mưu trưởng, chuyên trách việc đôn đốc hành quân trên trục đường 559. Quán triệt phương châm "thần tốc thần tốc hơn nữa", hoạt động của guồng máy chi viện chiến lược được đẩy lên với tốc độ ngày càng cao. Ở cơ quan tham mưu, hậu cần, trên đường 559 cũng như ở B2, các cán bộ lãnh đạo đều tập trung theo dõi hành trình của Quân đoàn 1 xuất phát từ phía nam đồng bằng Bắc Bộ; của các lực lượng B3, xuất phát từ nhiều hướng trên chiến trường Tây Nguyên; của sư đoàn 320b xuất phát từ Trị Thiên; của sư đoàn 3 từ Bình Định, các sư đoàn 325 và 304 từ Đà Nẵng, v.v. Hai cơ quan tham mưu và hậu cần chiến lược đặc biệt quan tâm theo dõi việc vận chuyển đạn lớn, nhất là đạn cho xe tăng. Điện hỏi và điện trả lời liên tục. Động viên, đôn đốc, thúc giục để cùng nhau chạy đua với thời gian, với thời tiết, với quân thù. Làm sao giành được thắng lợi trọn vẹn trước khi những cơn mưn đầu mùa đổ xuống. Từ tháng 3 Bộ Chính trị đã từng khẳng định: Lỡ thời cơ chiến lược là có tội. Thần tốc, táo bạo, bât ngờ, chắc thắng chính là mệnh lệnh chiến đấu, là khẩu hiệu hành động để biến quyết tâm đó thành thắng lợi. Mà bất ngờ và chắc thắng lúc này chủ yếu là khâu thời gian. Phải làm sao cho thời gian, vốn đã ủng hộ chúng ta, sẽ ngày càng ủng hộ chúng ta nhiều hơn nữa.
      Như chương trên dã nói, việc gấp rút tập trung lực lượng để hình thành thế bao vây và chia cắt quân dịch trên chiến trường trọng điểm đã được Bộ Chính trị đề ra từ các cuộc họp cuối tháng 3.
      Chủ trương đó đã, được phổ biến tới các cấp lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường Tây Nguyên, Khu 5, Nam Bộ.
      Trên hai trục đường Đông và Tây Trường Sơn, tất cả các đơn vị đang hành quân đều được lệnh tăng tốc độ với tinh thần khẩn trương nhất. Từ cuối tháng 3, Bộ tư lệnh Tây Nguyên đã nhận được chỉ thị đôn đốc và giúp đỡ hai sư đoàn 341, 316 và các sư đoàn khác ở Tây Nguyên "vào cho đủ càng nhanh càng tốt".
      Quân đoàn 1, do anh Nguyễn Hoà làm tư lệnh, anh Hoàng Minh Thi làm chính uỷ, từ cuối tháng 3 đã được lệnh hành quân cấp tốc với 2 sư đoàn và các đơn vị binh khí kỹ thuật. Riêng sư đoàn 308 được chọn ở lại bảo vệ hậu phương lớn. Yêu cầu đặt ra với quân đoàn là phải hết sức khẩn trương để khoảng ngày 10 tháng 4, đơn vị đầu tiên đã đến khu vực Đồng Xoài. Bộ Tổng Tham mưu đã phải gấp rút bổ sung quân trước ngày quân đoàn lên đường vì trong những tháng cuối năm 1974, đầu năm 1975, một số khá đông lực lượng của quân đoàn đã được rút đi để tăng cường theo yêu cầu khẩn trương của chiến trường lúc đó. Chúng tôi chuyển điện của anh Văn cho anh Thọ biết tin về hành trình của Quân đoàn 1, vì dọc đường vào B2, anh Thọ điện ra cho anh Ba và anh Văn yêu cầu cho Quân đoàn 1 lên đường sớm.
      Riêng cánh quân ven biển do anh Tấn chỉ huy, mặc dù phải nâng tốc độ tiến công trong hành tiến, vào những ngày giữa tháng 4, sau chiến thắng Phan Rang, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương cũng như các anh ở B2 luôn điện hỏi bao giờ những đơn vị đầu tiên của cánh quân này đến Bà Rịa. Các anh chờ đợi việc áp sát tuyến phòng thủ Biên Hoà - Hố Nai, cắt đường 15 và sông Lòng Tàu, để cùng với việc giải phóng Xuân Lộc, hình thành thế bao vây Sài Gòn trên hướng đông và đông-nam. Những ngày từ 16 đến 20 tháng 4 luôn có những bức điện đôn đốc cánh quân ven biển nâng tốc độ hành quân hơn nữa và những bức điện hỏi nhu cầu vật chất cần giải quyết để bảo đảm hành quân thần tốc.
      Không những Đoàn 559(9) mà Bộ tư lệnh Khu 5 cũng được chỉ thị giúp đỡ về mọi mặt, nhất là về lương thực, phương tiện vận chuyển và xăng dầu để Cánh quân hướng Đông sớm tới chiến trường trọng điểm.
      Tháng Tư, toàn quân hướng về chiến trường trọng điểm mà xốc tới. Những binh đoàn từ miền Bắc, Trị Thiên đến Tây Nguyên và Khu 5 nườm nượp lên đường. Từng binh đoàn, xuất phát từ nhiều địa bàn khác nhau và những thời điểm không giống nhau, đi trên nhiều trục đường khác nhau và bằng những phương tiện cũng không giống nhau, nhưng đều hành quân với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa", có đơn vị vừa đi vừa đánh địch để mở đường, có đơn vị vượt cung, tăng trạm. Theo sát và nắm vững hành trình của các binh đoàn đang thi đua lao nhanh về phía chiến trường trọng điểm, đối với cơ quan tham mưu lúc này là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Hai trục đường vận chuyển chiến lược Đông và Tây Trường Sơn đã mở rộng, vươn dài. Lại có thêm tuyến đường 14 và đường 1. Rõ ràng so với trước, ta có thêm rất nhiều thuận lợi trong việc cơ động bộ đội từ các hướng đổ cả về hướng trọng điểm. Nhưng một khó khăn không nhỏ là xe cơ giới không đủ để đáp ứng yêu cầu, mặc dù Bộ Quốc phòng đã được phép huy động mọi phương tiện có thể huy động được ở hậu phương và đã tận thu xe của địch, huy động cả xe của dân trong những vùng mới giải phóng. Ngoài lực lượng bộ đội quá lớn cần hành quân gấp, còn có hàng ngàn, hàng vạn cán bộ Đảng và chính quyền, mặt trận được cử vào cũng với tinh thần "thần tốc", để nhanh chóng tham gia củng cố vùng mới giải phóng vừa mới mở ra quá rộng, vượt mọi dự kiến của các ngành, các cấp.
      Trong các buổi giao ban vào những ngày giữa tháng Tư này, điều mà Bộ Tổng Tham mưu quan tâm hàng đầu là từng chặng đường đến vị trí tập kết xung quanh chiến trường trọng điểm của từng đơn vị. Các đồng chí trực ban tác chiến phải luôn sẵn sàng trả lời: Vì sao đơn vị A đi chậm? Đơn vị B đã đến đâu? Đơn vị C đến X từ bao giờ? v.v.
      Trong những ngày cực kỳ sôi động của chiến tranh cách mạng và dồn dập tin chiến thắng này, không chỉ trong cơ quan Tổng hành dinh mà trong từng làng bản phố phường, từng nhà, từng người ở hậu phương lớn miền Bắc, hầu như ai ai cũng dõi theo bước chân người chiến sĩ trên đường vào Nam, tiến về Sài Gòn.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:10:22 pm
Cả nước ra trận và cả nước cùng hướng theo bước chân của các đoàn quân ra trận, đoàn quân chiến thắng, đoàn quân giải phóng.
      Nhiều chiến sĩ trước khi lên đường, đã từng hứa với gia đình, với người thân là sẽ biên thư về nhà ngay sau khi đặt chân vào thành phố Sài Gòn giải phóng. Ước mơ của người chiến sĩ rất chính đáng và cũng giản dị vậy thôi. Thế nhưng, tôi xin phép dừng một chút ở đây để nói về một chi tiết cần nói.
      Trong số hàng chục vạn bộ đội đang hối hả hành quân lao lên phía trước, lại có những ngưòi đã được lệnh dừng lại dọc đường. Vùng giải phóng đã mở ra quá rộng, mà mở đến đâu củng cố vững chắc đến đó. Thế là có những chiến sĩ, những cán bộ không được cùng đồng đội tiếp tục chặng đường vào Nam, tiến về Sài Gòn. Có những chiến sĩ dừng chân trên dải đất mặn ven biển miền Trung, với cồn cát và sóng biển; lại có những chiến sĩ ở lại vùng nam, bắc Tây Nguyên với núi cao và rừng sâu.
      Cảnh vật, khí hậu, tiếng nói, từng vùng có khác nhau, nhưng tình nghĩa quân dân đâu đâu cũng là tình cá nước. Sống trong tình thương yêu đùm bọc của đồng bào trên mảnh đất vừa giành lại từ tay quân thù, các chiến sĩ của chúng, ta làm quen dần với nhiệm vụ vận động, tổ chức quần chúng, củng cố thành quả cách mạng, một nhiệm rất mới mẻ đối với người chiến sĩ trẻ. Phải quen phong tục tập quán, phải học tiếng nói của nhân dân địa phương, để cùng cán bộ các ngành, cùng đồng bào xây dựng và ổn định cuộc sống mới: dựng lại trường học, bệnh xá, mở mang đường giao thông, phát triển sản xuất, củng cố các đoàn thể quần chúng, v.v. Công việc thật đa dạng và phức tạp, lại phải tiến hành rất tích cực khẩn trương để nhanh chóng củng cố vững chắc vùng giải phóng thành hậu phương trực tiếp của chiến trường trọng điểm.
      Dựa vào dân, được sự giúp đỡ hết lòng của nhân dân sớm gắn bó thiết tha với cách mạng, với chế độ mới, anh "bộ đội Cụ Hồ" đã vượt qua tất cả và đã làm được tất cả, trước hết là việc vận động nhân dân lùng quét bọn tàn quân Phun-rô((10). Những nhóm tàn quân này bị bọn cầm đầu lừa gạt và khống chế, chưa chịu hạ súng trở về mà vẫn lén lút phá hoại cuộc sống mới của chính quê hương, buôn làng mình vừa mới được giải phóng.
      Cuộc chiến đấu truy quét bọn tàn quân Phun-rô khác hẳn với những trận đánh mặt đối mặt với quân Mỹ-nguỵ mà người chiến sĩ trẻ đã từng trải qua. Có trận chiến đấu đòi hỏi đấu trí nhiều hơn đấu súng. Vận động nhân dân, cùng nhân dân tiêu diệt, làm ta rã gọi hàng bọn Phun-rô, đối với anh em chiến sĩ quả là một nhiệm vụ đòi hỏi lòng kiên nhẫn, trí thông minh, tinh thấn dũng cảm. Anh cũng hiểu rằng nhiệm vụ này không thể hoàn thành một sớm, một chiều, và anh đã tự nguyện gắn mình với nhiệm vụ ấy với bản chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng mà Bác Hồ đã dạy "Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
      Sau mỗi chiến công, dù không vang dội nhưng lại rất quan trọng đối với việc bảo vệ và củng cố vùng mới giải phóng, kịp thời huy động sức người, sức của cho trận quyết chiến cuối cùng, anh lại thấy như chính mình đang cùng những bước chân rầm rập của những binh đoàn hùng mạnh tiến nhanh về phía nam, tiến về Sài Gòn.
      Cùng với việc theo dõi hành trình của các binh đoàn đang dồn dập tiến về Nam, một vấn đề khác, mà Bộ Tổng Tham mưu quan tâm trong những ngày giữa tháng Tư này là vấn đề đạn cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn, nhất là đạn pháo xe tăng.
      Ngày 22, từ chiến trường miền Đông Nam Bộ, anh Dũng điện ra cho biết: Mấy ngày nay, đạn ở Đoàn 559 bắt đầu vào đến nơi.
      Anh cho kiểm tra lại thì thấy đạn xe tăng quá ít, mới chỉ được một cơ số, còn các loại đạn pháo khác tuy không nhiều nhưng đã có khoảng 3 cơ số, tạm đủ. Anh yêu cầu cho dùng máy bay đưa gấp vào Buôn Ma Thuột chừng một vạn viên đạn 100 mi-li-mét cho xe tăng. Hậu cần Miền sẽ tổ chức đón nhận đưa tiếp cho B2.
      Hôm sau, trong điện báo cáo Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương về dự kế hoạch nổ súng trên các hướng, anh Dũng lại cho biết đang tập trung giải quyết khó khăn về đạn pháo, đạn cho xe tăng và xe cơ động cho các mũi đột kích để kịp thời gian mở màn chiến dịch.
      Thực ra ngoài này chúng tôi chưa nắm được thật chắc hành trình của từng đoàn xe chở từng loại hàng đưa vào chiến trường, nhất là xe đang phải đi với yêu cầu nhanh nhất, đến sớm nhất.
      Ngày 19 tháng 4, Bộ Tổng Tham mưu điện vào chiến trường báo để các anh trong đó biết: đã cho 240 xe của Đoàn 559 chở 13.000 viên đạn pháo 130 mi-li-mét xuất phát ngày 17 tháng 4, cùng với 40 xe chở phụ tùng xe tăng và 150 xe khác của Tổng cục Hậu cần. Đạn cối 160 mi-li-mét đã được huy động từ tất cả các kho ở miền Bắc để đưa vào và cũng đang trên đường đi.
      Trong điện đó, chúng tôi cũng đề nghị anh Dũng cho biết nhu cầu cụ thể theo thứ tự ưu tiên cần đưa vào, vì hiện nay phương tiện vận chuyển rất thiếu, trong khi khối lượng bộ đội hành quân và binh khí kỹ thuật rất lớn. Nếu thứ tự ưu tiên không được xác định cụ thể để kịp thời điều chỉnh phương tiện vận chuyển, sẽ có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tác chiến.
      Ngày 22 tháng 4, sau khi nhận được điện của anh Dũng nói về đạn cho xe tăng, Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Hậu cần cho kiểm tra lại và trả lời ngay để các anh yên tâm: 8.300 viên được chở bằng ô tô, 2.300 viên sẽ tới Đồng Xoài ngày 26 tháng 4, số 6.000 viên còn lại sẽ tới vào ngày 28 tháng 4; 2.944 viên đưa bằng đường biển đến Quy Nhơn và Nha Trang trong hai ngày 23 và 24.
      Đoàn 559 đã được chỉ thị chở tiếp vào B2. Dự kiến sẽ có thêm 20.000 viên đến Nha Trang vào ngày 1 tháng 5. Các đoàn tàu và xe chở đạn cho xe tăng đã nhận chỉ thị đi gấp vào chiến trường càng sớm càng tốt.
      Hai cơ quan tham mưu và hậu cần đã cùng tính toán lại, thấy dùng máy bay chở được rất ít, trên thực tế cũng không nhanh hơn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cho máy bay chở trước một số đạn xe tăng vào Buôn Ma Thuột, vì cơ quan hậu cần Miền đã cho xe ra đón.
      Riêng ở hướng đông, được biết anh Tấn còn thiếu cả đạn 130 mi-li-mét, đạn 100 mi-li-mét cho xe tăng, đạn Đ.74 và đạn 85 mi-li-mét, mỗi loại chừng 4.000 viên. Bộ Tổng Tham mưu báo cho anh Tấn biết: Số đạn đó ngày 24 tháng 4 đã có ở Quy Nhơn và Nha Trang. Anh Đồng Sĩ Nguyên đã được chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh cho chuyển ngay vào giao cho cánh quân hướng Đông.
      Trên hướng tiến công của cánh quân này, Thành Tuy Hạ là một kho đạn lớn của địch. Chúng để ở đó nhiều đạn pháo 105 và 155 mi-li-mét. Đặc công và pháo binh đã nhận được chỉ thị: Chỉ phá những kho thật cần thiết theo yêu cầu tác chiến, để khi đánh chiếm, quân ta có thể tận dụng đạn chiến lợi phẩm sử dụng ngay trong quá trình chiến đấu. Bộ Tổng Tham mưu đã thông báo tình hình trên đây để anh Tấn nghiên cứu khi tổ chức trận địa pháo ở Nhơn Trạch khống chế sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như trong quá trình phát triển, bắn vào các mục tiêu đã định trong nội thành.
      Càng về cuối tháng Tư, việc theo dõi và đôn đốc các chuyến hàng vào mặt trận Sài Gòn càng sát sao, khẩn trương. Anh Đồng Sĩ Nguyên, anh Phùng Thế Tài luôn luôn kiểm tra và nhắc nhở để các trạm điều chỉnh giao thông trên đường vận chuyển chiến lược nắm được nhu cầu của chiến trường. Hàng vận chuyển được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Đạn lớn 130, 100, Đ74, ĐKZ75, ĐKZ82, đạn cối 120, đạn pháo 85, 122, xăng dầu trước hết là dầu mỡ phụ.
      Số vũ khí ở Tây Nguyên (kể cả số chiến lợi phẩm) đã được đưa vào hơn 1,5 vạn tấn. Các đồng chí lãnh đạo các quân khu từ Trị Thiên đến Khu 5, Khu 6 đều quan tâm đôn đốc việc đưa gấp đạn lớn vào chiến trường trọng điểm. Các phương tiện vận chuyển có thể huy động được đều tập trung để chuyển nhanh số đạn ở Cam Lộ (Trị Thiên) vào. Các trục đường chính, đường 1, 19, 14 và đường biển đều được tận dụng để nhanh chóng đưa hàng vào Quy Nhơn, Nha Trang.
      Tất cả guồng máy vận tải chuyển động liên tiếp, dồn dập, từ Bắc đến Nam, trên các trục đường, đi về một hướng: chiến trường trọng điểm Sài Gòn., Lọt thỏm trong đội hình khổng lồ của hàng vạn chiếc xe rải ra trên hàng ngàn ki-lô-mét là hai chiếc xe chở bản đồ, xuất phát từ Hà Nội ngày 10 tháng 4. Một sự kiện từ hồi Điện Biên Phủ lại tái diễn: Bản đồ "hành quân" cấp tốc ra chiến trường cho kịp ngày mở màn chiến dịch. Bộ Tổng Tham mưu điện báo để cơ quan tham mưu mặt trận theo dõi hành trình của hai chiếc xe đặc biệt này. Thực ra ngày 14 tháng 4, khi điện cho anh Lê Ngọc Hiền, chúng tôi cũng chưa nắm vững hai chiếc xe đó đã đi đến đâu. Khi ra đi, chỉ dặn anh em đến đâu, nhờ đài tại chỗ báo vào để các anh trong đó nắm được. Ngày 20 tháng 4, xe chở bản đồ phải đến Đồng Xoài.
      Một vấn đề quan trọng khác mà Bộ Tổng Tham mưu đang tập trung nghiên cứu để đề đạt với Quân uỷ Trung ương là cách đánh trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
      Ngày 12 tháng 4, sau khi được bổ sung một số cán bộ, Tổ trung tâm(11) họp để triển khai công tác.
      Hai anh Nguyễn Văn Xuyến, Phó tư lệnh B2; Trần Hải Phụng, Tư lệnh mặt trận Sài Gòn trước đây, hiện đang nghỉ ở ngoài Bắc, đã góp phần tích cực vào việc nghiên cứu của tổ.
      Là những người hoạt động lâu trong đó, các anh đã giúp nhiều ý kiến cụ thể, xác đáng.
      Lúc này trận Xuân Lộc đang tiếp diễn. Nhiệm vụ đề ra cho tổ là căn cứ tình hình cụ thể về địch, về ta, nghiên cứu và đề đạt phương án tác chiến theo hai tình huống: 1) Chiến dịch giải phóng Sài Gòn diễn ra nhanh. 2) Chiến dịch phải kéo dài sang cả mùa mưa.
      Ngày 13 tháng 4, tổ nghe báo cáo về tình hình địch ở Sài Gòn và vùng ven, do anh Phụng trình bày. Anh biết khá tường tận về cái sào huyệt cuối cùng này của nguỵ. Bản báo cáo này đã giúp cho tổ và cho cả chúng tôi những hiểu biết cụ thể về địch, từ lực lượng, cách bố phòng đến cấu trúc của những công thự quan trọng sẽ là mục tiêu tiến công chủ yếu của ta trên từng hướng.
      Tiếp đó Tổ trung tâm trao đổi cụ thể kế hoạch tác chiến và thảo luận sôi nổi xung quanh mấy ý kiến đã được gợi ra, về các vấn đề:
      - Quyết tâm nhanh chóng hình thành thế bao vây, chia cắt địch cả về chiến lược và chiến dịch;
      - Khả năng tiêu diệt địch ở vòng ngoài, không cho chúng co cụm vào nội đô;
      - Trận then chết, tiêu diệt lực lượng cơ động của địch;
      - Khống chế sông Lòng Tàu và kênh Chợ Gạo, các sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất;
      - Sử dụng máy bay địch đánh các mục tiêu trong đất liền và chặn đường rút chạy của chúng hướng ra biển, ra đảo.
      Ngày 16 tháng 4, sau khi tổng hợp ý kiến thảo luận, anh Khánh báo cáo với Thường trực Quân uỷ Trung ương. Thêm một số ý kiến được đặt ra để anh em nghiên cứu tiếp:
      - Khả năng tan rã của địch: Trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng này có diễn ra như từ Tây Nguyên đến Đà Nẵng không?
      - Biện pháp đối phó của địch khi phát hiện lực lượng ta xung quanh Sài Gòn, nhất là trên hướng đông? Và khả năng hoạt động của không quân địch khi Biên Hoà và Tân Sơn Nhất bị khống chế mạnh? Chớp thời cơ thế nào khi Mỹ bỏ cuộc hoặc thay Thiệu?
      - Cách giải quyết tuyến phòng thủ vòng ngoài, áp sát nội đô, dồn địch vào thế rã nhanh, hàng nhanh?
      - Phương án tác chiến trong mùa mưa, nếu không đứt điểm được nhanh?
      Thêm nhiều tin tức giúp cho việc nghiên cứu và rút ra kết luận thuận lợi hơn: lời tuyên bố của Pho cho thấy Mỹ sẽ phải bỏ cuộc; lực lượng dự bị chiến lược của Thiệu đã tung ra hết. Không quân địch còn 3 sư đoàn, nhưng khả năng hoạt động sẽ rất hạn chế nếu các sân bay Biên Hoà và Tân Sơn Nhất bị khống chế mạnh, v.v.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:11:25 pm
 Ngày 17 tháng 4, tôi cùng anh Khánh dự thảo luận với anh em.
      Đây là buổi thảo luận cuối cùng của tổ. Tấm bản đồ Nam Bộ treo trên tường đã được ghi những tin tức mới nhất. Nhìn trên bản đồ, anh em trong tổ nhanh chóng nhất trí đi đến kết luận về thế bố trí của địch trên từng hướng. Hướng đông và tây-tây-bắc là những hướng địch mạnh. Hướng tây và tây-nam yếu hơn. Vòng ngoài địch mạnh, trong nội đô yếu hơn. Vùng 4 của địch sơ hở, vì chủ lực đã bị điều về giữ Cần Thơ và rải ra giữ các thị xã lớn và đường 4; vùng nông thôn chỉ còn bảo an, đây là thời cơ quần chúng bung ra, tự lực giải phóng bằng kết hợp tiến công và nổi dậy Cuối buổi thảo luận, chúng tôi đi đến nhất trí rút ra mấy kết luận về kết quả nghiên cứu của tổ, để báo cáo và đề đạ lên Thường trực Quân uỷ Trung ương:
      1. Về thế bố trí của địch: Đặc điểm nổi lên trong cách phòng thủ của quân nguỵ là ngoài mạnh, trong rỗng. Chúng dồn cả chủ lực ra vành ngoài, hòng đối phó với các binh đoàn chủ lực của ta.
      Song, bên ngoài, địch đã bị áp sát và bao vây trên các hướng. Bên trong, cách phòng thủ của địch là gắn ven đô với nội đô. Nhưng nội đô đã nằm trong tầm pháo của ta, ta lại đã có lực lượng ngầm sẵn sàng hành động. Địch ở vào thế bị ta có thể phối hợp trong ngoài cùng đánh. Nếu bên ngoài, chủ lực địch bị diệt và tan rã, bên trong bị quần chúng nổi dậy ở cơ sở thì địch sẽ hoảng loạn như đã từng diễn ra ở Đà Nẵng. Mỹ sẽ rút chạy, bỏ rơi nguỵ. Ta có khả năng nhanh chóng làm chủ thành phố.
      2. Về xác định hướng tiến công: Hướng đông-bắc là hướng chủ yếu; hướng bắc (Bình Dương) và hướng tây là các hướng rất quan trọng; hướng đông-nam là hướng thọc sâu bất ngờ; hướng nam là hướng rất hiểm yếu.
      3. Về cách đánh: Kết hợp tiến công và nổi dậy, đánh từ ngoài bằng lực lượng đột kích mạnh, phối hợp với lực lượng bên trong; kết hợp nhiều mũi, có trọng điểm; trước hết phải bao vây, chia cắt, tiêu diệt và làm tan rã các cụm phòng thủ bên ngoài của địch, không cho chúng co cụm về ven đô và nội đô. Nếu tuyến ngoài đánh không tết, tác chiến ở ven đô và nội đô sẽ khó khăn, kéo dài.
      4. Một số vấn đề cụ thể cần giải quyết để thực hiện cách đánh trên đây:
      - Đôn đốc các cánh quân vào vị trí tập kết (cố gắng trong khoảng từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 4 đến đủ), để kịp mở màn chiến dịch, nhất là ở hướng bắc, tây-bắc và tây-nam.
      - Cánh quân hướng đông đánh chiếm Bà Rịa phát triển xuống Vũng Tàu, chiếm Long Thành phát triển xuống Nhơn Trạch, đặt trận địa pháo ở đây bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất.
      - Quân đoàn 4 sẵn sàng đánh địch rút khỏi Xuân Lộc, tiêu diệt và làm tan rã sư đoàn 18 nguỵ.
      - Đoàn 232 tiếp tục cắt đường 4 trên các đoạn trọng điểm theo kế hoạch.
      Các hướng nhanh chóng áp sát các mục tiêu, dùng pháo bắn vào sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, bộ Tổng Tham mưu nguỵ; hướng Khu 9 phối hợp khống chế sân bay Cần Thơ, không cho địch dùng để chi viện cho Sài Gòn.
      Chuẩn bị chu đáo, hình thành thế bao vây chia cắt, tạo điều kiện thuận lợi tiêu diệt và làm tan rã chủ lực địch ở tuyến ngoài và tuyến trung gian, làm cho địch không kịp co cụm. Trong vùng trưng tuyến (Củ Chi, Trảng Bàng, Bến Cát, Lái Thiêu) khi bộ đội chủ lực tiến công, kịp thời phát động quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ, phát triển rộng ra hướng bắc và tây-bắc. Thời cơ nổi dậy không quá sớm.
      Trong quá trình tiến công của bộ đội chủ lực, lực lượng đặc công phải chiếm cầu và giữ cầu, tạo điều kiện cho các hướng thọc nhanh vào nội đô. Đặt biệt chú trọng đánh chiếm và chốt giữ cầu Mới, cầu Ghềnh, cầu xa lộ sông Đồng Nai, cầu Rạch Chiếc, cầu Xa Lộ sông Sài Gòn, cầu Bình Phước, Bình Lợi, Bình Triệu ở hướng đông-bắc và bắc, cấu Bông, cầu Xáng trên hướng bắc và tây-bắc.
      Các mũi đột kích trên các hướng có bộ binh cơ giới, tận dụng sơ hở của địch, nhanh chóng thọc sâu vào nội đô. Các đơn vị vũ trang ngầm bên trong dùng các tổ nhỏ đẩy mạnh hoạt động phá rối phía sau địch, kết hợp vơi hoạt động binh vận của các gia đình binh sĩ, gây tâm lý hoang mang, làm tan rã lớn hàng ngũ địch.
      5. Nếu chiến dịch kéo dài sang mùa mưa, ta vẫn duy trì đà tiếp tục tiến công; cần chuẩn bị tốt mấy mặt công tác sau đây:
      - Đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng, động viên giữ vững quyết tâm chiến đấu liên tục.
      Chuẩn bị lực lượng bổ sung, thay thế, trong đó chú trọng phương tiện tác chiến mùa mưa trong điều kiện địa hình vùng Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ.
      - Bảo vệ các tuyến đường vận chuyển chiến lược, chiến dịch, phòng chống địch phá hoại và khắc phục thời tiết mùa mưn.
      - Tăng cường lực lượng để đẩy mạnh tiến công và nổi dậy ở đồng bằng sông Cửu Long, phối hợp thường xuyên và có hiệu quả với hướng chính Sài Gòn.
      Nghiên cứu những vấn đề cụ thể về cách đánh trong mùa mưa, về quy mô lực lượng trên từng hướng, v.v.
      Sau khi anh em bổ sung, chỉnh lý, đến ngày 18 tháng 4, Bộ Tổng Tham mưu đã xây dựng xong bản đề án để báo cáo đồng chí
      Tổng tư lệnh. Được anh Văn đồng ý, anh Khánh cử người vào trao đổi với cơ quan tham mưu tác chiến của mặt trận. Tôi nhắc anh em: Đây chì là những ý kiến bước đầu để các anh trong đó tham khảo vận dụng; có thể điều này phù hợp, điều khác không phù hợp; có gì cần thiết, cơ quan tham mưu trong đó đề xuất thêm để cùng nhau nghiên cứu tiếp.
      Ngoài việc nghiên cứu thêm về khả năng và phương thức nổi dậy, chúng tôi lưu ý anh em trong tổ theo dõi chặt chẽ các biện pháp đối phó của nguỵ và động tĩnh của bọn Mỹ để kịp thời thông báo cho chiến trường. Chiến tranh là một hiện tượng quân sự - chính trị - xã hội cực kỳ phức tạp, không ngừng biến động và luôn luôn đứng trước nhiếu khả năng, từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc. Cơ quan tham mưu chiến lược bao giờ cũng phải tính toán mọi mặt, dự phòng mọi tình huống kể cả tình huống thuận lợi nhất cũng như tình huống khó khăn nhất, để bất luận trong tình hình nào cũng luôn luôn chủ động.
      Sau khi ta chuyển hướng về cách đánh ở Xuân Lộc, Bộ Tổng Tham mưu nhận được tin địch điều chỉnh bố trí đội hình, co cụm để đối phó với ta. Chúng cố giữ đường 4 từ Sài Gòn đến Cần Thơ.
      Chúng tôi phán đoán: Nếu địch phát hiện Quân đoàn 2 của ta tiến về Bà Rịa - Vũng Tàu thì chúng sẽ phải tăng thêm lực lượng để bảo vệ đường rút quân của chúng trên hướng này. Vì vậy cánh đông càng cần đẩy nhanh tốc độ hơn nữa.
      Mới hai lần ta dùng pháo 130 mi-li-mét đánh vào sân bay Biên Hoà đã khiến cho địch rất lúng túng. Rõ ràng, nếu sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất và Cần Thơ đều bị khống chế mạnh và tê liệt hoàn toàn thì địch sẽ lâm vào tình thế rất khó khăn, tình hình sẽ diễn biến rất nhanh, tinh thần và khả năng chiến đấu của địch càng giảm sút nhanh hơn nữa.
      Tin tức nhận được cho thấy khả năng Mỹ và các sứ quán nước ngoài chuẩn bị chạy khỏi Sài Gòn vào khoảng từ ngày 18 đến ngày 20-4-1975. Chúng tôi dự kiến lúc đó Sài Gòn sẽ rất lộn xộn, thậm chí hỗn loạn. Song cần theo dõi ý đồ của Mỹ, Pho và Kissinger có khả năng mượn cớ di tản để đề nghị quốc hội Mỹ viện trợ quân sự cho nguỵ núp dưới danh nghĩa "viện trợ nhân đạo" không?
      Nhưng tình cảnh của nguỵ đã rất nguy kịch. Ngay ở Sài Gòn, lực lượng cơ động của chúng không còn đáng kể, chỉ còn 2 lữ dù xộc xệch. Nhiều máy bay đã phải đưa từ Biên Hoà về Tân Sơn Nhất và Cần Thơ. Sự điều động binh lực của nguỵ rất lúng túng. Trong khi đó, từ ngày 15, Mỹ rục rịch di tản khỏi Phnôm Pênh sau khi quyết định bỏ rơi bọn nguỵ Lon Non, Campuchia.
      Thực tế đó cho phép suy nghĩ đến những biến động chính trị có thể xảy ra ngay trong trung tâm Sài Gòn. Thực tế đó cũng đòi hỏi ta phải hoàn chỉnh công tác chuẩn bị với nhịp độ khẩn trương hơn, sẵn sàng hành động ngay khi thời cơ mới xuất hiện.
      Ngày 20 tháng 4, tin người Mỹ bắt đầu di tản khỏi Sài Gòn đã được xác minh. Đêm đó, địch rút chạy khỏi Xuân Lộc. Hôm sau, ngày 21 tháng 4, Thiệu từ chức; dân Biên Hoà bắt đầu sơ tán.
      Thêm những bức điện đôn đốc các hướng đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiến quân, nhất là hướng đông. Chúng tôi chờ đợi tin cánh quân hướng đông đánh chiếm Bà Rịa - Vũng Tàu, cắt đường rút của địch, dùng pháo khống chế sông Lòng Tàu và chuẩn bị đánh Biên Hoà theo kế hoạch chung.
      Sau cuộc hội ý của Bộ Chính trị sáng ngày 22 tháng 4, một bức điện của Bộ Chính trị do anh Ba ký được chuyển gấp vào cho các anh trong chiến trường. Bức điện nhắc lại việc địch bỏ Xuân Lộc, việc Thiệu từ chức, rồi khẳng định: Tình hình nói trên đang gây rối loạn lớn trong nội bộ nguỵ. Phong trào nhân dân có thể có bước phát triển mới: Mỹ - nguỵ đang tìm cách trì hoãn cuộc tiến công của ta vào Sài Gòn, lập ra chính phủ mới và đưa ra đề nghị với ta (qua chính phủ Lào) về ngừng bắn với hy vọng đi đến một giải pháp chính trị hòng cứu vớt tình thế nguy khốn, tránh bị thất bại hoàn toàn. Thời cơ quân sự và chính trị để mờ cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày, từng giờ kịp thời phát động tiến công địch trên các hướng, không để chậm. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn.
      Bộ Chính trị nhấn mạnh:
      - Các anh ra chỉ thị ngay cho các hướng hành động kịp thời, chú trọng kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng. Sự hiệp đồng giữa các hướng cũng như giữa tiến công và nổi dậy sẽ thực hiện trong quá trình hành động, v.v...".
      Cùng ngày 22 tháng 4, tiếp theo điện của Bộ Chính trị là điện của Quân uỷ Trung ương, nói rõ thêm mấy điểm đã bãn trong Thường trực Quân uỷ và trong cuộc họp vừa qua của Bộ Chính trị.
      Sau khi nêu lên những phán đoán về âm mưu địch phòng thủ trên haỉ địa bàn chiến lược còn lại là Sài Gòn-Gia Định và đồng bằng sông Cửu Long, bức điện khẳng định thời cơ chiến lược đã đến, phải kịp thời thực hiện chủ trương tổng tiến công và nổi dậy, tranh thủ từng ngày, từng giờ giành thắng lợi liên tiếp. Quân uỷ Trung ương cũng nêu một số ý kiến về đặc điểm tình hình địch, ta, nhiệm vụ và yêu cầu hành động của từng hướng. Tinh thần chung là hết sức phát huy tính chủ động, tranh thủ thời gian tiêu diệt địch, áp sát mục tiêu và sẵn sàng phát triển tiến công vào nội đô trên hướng sơ hở nhất của địch, có lợi nhất cho ta. Các lực lượng đặc công và biệt động của ta ở nội đô phải kịp thời tiêu diệt các mục tiêu quan trọng và hiểm yếu đã được xác định. Phải nắm chắc tình hình chính trị và quân sự, kịp thời chỉ đạo quần chúng nổi dậy đúng lúc. Riêng ở hướng tây - nam và đường 4, cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể giúp các đơn vị khắc phục khó khăn thực hiện cho được mấy nhiệm vụ cụ thể:
      - Các đơn vị có nhiệm vụ tiến công vào nội đô phải nắm chắc tình hình, tích cực tạo mọi điều kiện, sẵn sàng tiến công vào nội đô.
      - Tập trung lực lượng, chọn một đoạn tương đối thuận lợi trên đường từ phía Tân An đến Cai Lậy để bộ đội ta tiêu diệt một số vị trí của địch, thực hiện cho được chia cắt chiến lược, khống chế vững chắc, buộc địch phải đối phó ; đồng thời sẵn sàng ngăn chặn, tiêu diệt địch khi chúng rút quân từ Sài Gòn về Cần Thơ.
     


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:12:22 pm
Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục theo dõi và nghiên cứu các biện pháp đối phó của địch để đề đạt ý kiến bổ sung về cách đánh.
      Lời khai của viên trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi bị bắt ngày 16-4 ở Phan Rang, đáng cho chúng ta chú ý. Cục Tình báo đã khai thác được những tin tức khá quan trọng. Chúng tôi điện những nội dung chủ yếu lời khai của Nguyễn Vĩnh Nghi có liên quan đến cách đánh sắp tới của ta, đồng thời cho người mang gấp băng ghi âm lời khai vào chiến trường để các anh trong đó tham khảo.
      Nguyễn Vĩnh Nghi không rõ toàn bộ lực lượng trên các hướng của ta mà chỉ biết lực lượng B2. Theo y thì bộ Tổng Tham mưu nguỵ phán đoán ta có thể đánh vào Sài Gòn trên hai hướng: theo đường 1 từ phía bắc xuống, từ phía đông sang và theo đường 13 từ phía bắc, đông-bắc xuống.
      Địch giữ Sài Gòn bằng cách phòng thủ từ xa, theo vòng cung từ Gò Dầu Hạ, Lai Khê, Biên Hoà, Xuân Lộc. Mỗi hướng một sư đoàn.
      Trường hợp Sài Gòn bị tiến công, địch sẽ rút 3 sư đoàn của vùng 4 chiến thuật về Cần Thơ: 1 sư đoàn lấy việc giữ sân bay làm trọng điểm, trong vòng bán kính 12 ki-lô-mét; 1 sư đoàn án ngữ dọc đường số 4 từ Vĩnh Long đến Cai Lậy; 1 sư đoàn từ Cai Lậy đến Tân An.
      Địch cho rằng có giữ được đoạn đường này mới bảo đảm giữ được Sài Gòn và ngược lại, có giữ được Sài Gòn mới giữ được vùng 4.
      Theo Nguyễn Vĩnh Nghi thì chưa bao giờ địch có ý định bỏ Sài Gòn rút về vùng 4, vì vùng này chưa được chuẩn bị cơ sở tiếp tế và hậu cần.
      Nghi khai rằng trong nội đô Sài Gòn, lực lượng chủ yếu của địch là cảnh sát và phòng vệ dân sự. Trừ các trọng điểm, trong thành phố không có tổ chức phòng thủ. Hắn cho rằng ta không nên trực tiếp đánh vào Sài Gòn mà chỉ cần chiếm các sân bay và tiêu diệt các lực lượng phòng thủ vòng ngoài thì địch trong thành phố Sài Gòn sẽ rã. Nếu có đánh vào trong thì chủ yếu là đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, bộ Tổng Tham mưu và quân dù ở trại Hoàng Hoa Thám.
      Hướng hiểm yếu nhất, theo Nguyễn Vĩnh Nghi, là tiến công từ phía Gò Dầu Hạ-Trảng Bàng. Trên hướng đông, địch có khả năng phá các cầu quan trọng để ngăn chặn ta.
      Về kho tàng, Nghi cho rằng các kho chủ yếu là Nhà Bè và Cát Lái. Cát Lái là kho đạn chính của địch hiện nay. Long Bình chỉ là kho tiếp liệu có đánh cũng ít tác dụng.
      Hiện nay địch dựa chủ yếu vào lực lượng không quân, vì lực lượng phòng thủ bị căng mỏng, lực lượng dự bị còn ít. Do đó, sự tồn tại của 3 sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ là hết sức quan trọng đối với chúng, trong đó sân bay Biên Hoà đóng vai trò quan trọng đặc biệt. Đây là nơi sửa chữa các loại máy bay F.5 và A.37. Các sân bay Tân Sơn Nhất và Cần Thơ không có thiết bị kỹ thuật để sửa chữa hai loại máy bay này. Vừa qua, địch phải sơ tán một số, song về cơ bản địch vẫn phải để F.5 và A.37 trong các hầm ở sân bay Biên Hoà.
      Nguyễn Vĩnh Nghi đã nói lên những hiểu biết và suy nghĩ của y. Nhưng do y không thể nào hiểu nổi bản chất và nghệ thuật quân sự của quân đội cách mạng chúng ta, cho nên rõ ràng những ý kiến của y không thể phù hợp với cách đánh của ta.
      Mấy ngày cuối tháng Tư, cơ quan tham mưu đang tổng hợp tình hình, chuẩn bị cho cuộc họp ngày 26 của Bộ Chính trị thì nhận được điện đề ngày 25 tháng 4 của anh Thọ gửi anh Ba. Bức điện dài 10 trang đánh máy mang đầy đủ tình hình mọi mặt của chiến trường B2 trong cả mấy tuần qua. Bức điện cho chúng tôi hiểu rõ hơn, đúng tình hình cả về ta và về địch từ những ngày đầu đánh Xuân Lộc đến lúc bấy giờ, trước ngày mở màn trận quyết chiến cuối cùng.
      Anh Thọ nhất trí với nhận định của Bộ Chính trị trong cuộc họp ngày 22 tháng 4 nói rằng thời cơ đã chín muồi, ta phải tranh thủ từng giờ để mở cuộc tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch. Để lâu, không những tình hình chính trị, ngoại giao càng thêm phức tạp mà những trận mưa đầu mùa đã sắp đến. Nhưng anh cho biết tình hình tại chỗ có những khó khăn cụ thể, khiến ta có muốn làm ngay cũng không thể được.
      Trước hết là tình hình hành quân tập kết của các binh đoàn: đến khoảng ngày 24 tháng 4 hầu hết 10 sư đoàn đưa vào chiến trường mới vừa đến nơi, đang ổn định tổ chức, nơi ăn ở và nghiên cứu chiến trường, một chiến trường (nhất là nội đô) chưa quen thuộc với nhiều cán bộ chỉ huy. Đơn vị nào cũng thấy rất thiếu thời gian.
      Về hậu cần, vì số đơn vị tăng vọt, chiến trường lại xa, đường dài, phương tiện vận chuyển thiếu, nên dù đã cố gắng rất lớn, hậu cần của trung ương cũng như của chiến trường vẫn đứng trước rất nhiều khó khăn, nhất là về đạn dược.
      Mặc dù đã cùng nhau xác định không được cầu toàn, vừa đánh vừa bổ sung, nhưng cũng phải bảo đảm những điều kiện tối thiểu để mở màn chiến dịch, đánh thắng giòn giã.
      Hiện nay địch chưa phán đoán được cách đánh của ta, ta sẽ dùng lổi vây ép, tiêu diệt chúng ở vòng ngoài, lấn dần rồi mới đột kích hay dùng lối đánh thẳng ngay vào bên trong?
      Cách bố trí hiện nay của địch là nhằm ngăn chặn ta từ xa, nhất là ở hướng bắc và tây-bắc. Địch đã có kế hoạch phá cầu nếu chúng thấy không giữ nổi. Một trong những nỗi lo ngại nhất của bộ đội ta bây giờ là nếu địch phá được cấu thì trở ngại lớn cho việc tiến quân của các binh chủng kỹ thuật. Ta đã có kế hoạch đánh chiếm cầu, giữ cầu và có cả kế hoạch làm cầu khác hoặc đánh trong điều kiện không có xe tăng và pháo binh vì không vượt được sông.
      Anh Lê Đức Thọ cũng nói về kế hoạch kết hợp tiến công và nổi dậy và đã chuẩn bị những gì để thực hiện được sự kết hợp đó Các anh đã kiểm tra và góp ý vào kế hoạch của các khu và tỉnh. Anh Võ Văn Kiệt đã xuống vùng đồng bằng để đôn đốc việc này. Các anh trong đó cũng tin rằng khi ta tiến công vào trọng điểm Sài Gòn, địch bị thất bại thì lực lượng của chúng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ tan rã và các địa phương sẽ có điều kiện nổi dậy.
      Ở mặt trận trọng điểm Sài Gòn, các anh trong đó dự kiến địch có thể co cụm về hướng bắc và tây-bắc, về sát Sài Gòn hơn nừa và đã thảo luận với các quân đoàn đánh địch như thế nào khi chúng co cụm.
      Bức điện của anh Thọ còn cho biết vì sao vừa qua bộ đội Miền không thực hiện được tốt chủ trương của Trung ương Cục là tranh thủ thời cơ thuận lợi cuối tháng 3, không đợi chủ lực ở ngoài vào, chủ động mở ra ba hướng hoạt động ở Xuân Lộc, đường 4 và ở hướng tây-nam sát Sài Gòn. Nguyên nhân hoặc là do tổ chức đánh và cách đánh chưa tốt, hoặc do lực lượng không đủ, hậu cần khó khăn vì quá xa, v.v.
      Trở lại tình hình chuẩn bị đang diễn ra hết sức khẩn trương cho chiến trường trọng điểm Sài Gòn, điện của anh Thọ khẳng định:
      "Các anh yên tâm, chúng tôi hết sức tranh thủ từng ngày, từng giờ và chi trong vài hôm nữa, một số nhược điểm trên cơ bản được khắc phục, thì bắt đầu tiến hành (mở màn chiến dịch) ngay như đã định".
      Bức điện đã được đọc trong cuộc họp Bộ Chính trị ngày 26 tháng 4. Hội nghị nhất trí với nhận định và chủ trương của các đồng chí lãnh đạo ở chiến trường. Phân tích tình hình chính trị hiện nay ở Sài Gòn, Bộ Chính trị dự kiến Mỹ có thể đưa Dương Văn Minh lên, nên đã quyết định ra lời tuyên bố của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam để giành chủ động về chính trị. Sau cuộc họp, Bộ Chính trị điện ngay vào chiến trường, nhấn mạnh: "Bộ Chính trị nhận thấy chúng ta cần hành động hết sức mạnh bạo, hết sức khẩn trương và kịp thời, nhất là trong tình hình hiện nay.
      Dựa vào tin tức mới nhất, nhận được sau bức điện của anh Thọ, Bộ Tổng Tham mưu soát xét lại toàn bộ công tác chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Chỉ trong một thời gian ngắn, cả nước đã dốc sức chuẩn bị cho chiến trường trọng điểm với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa".
      Trên chiến trường, trong tác chiến tạo thế cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta đã đánh thiệt hại nặng một bộ phận lực lượng chủ chốt địch, đã mở ra địa bàn Xuân Lộc và Long Khánh, kéo thêm lực lượng quân đoàn 3 nguỵ về hướng đông, tạo thêm sơ hở ở hướng bắc và tây-bắc. Ở hướng tây-nam, ta đã áp sát đường 4 và đưa lực lượng xuống đứng vững ở nam Long An, hình thành một hướng lợi hại từ phía nam thọc lên Sài Gòn. Các lực lượng vùng ven đã bám trụ vững chắc trên các địa bàn. Chiến trường đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển lên thế mới, kìm giữ lực lượng địch, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho hướng chính, Sài Gòn.
      Các binh đoàn cơ động chiến lược, với gần 10 sư đoàn bộ binh và các đơn vị binh chủng kỹ thuật, đã từ miền Bắc và miền Trung chạy đua với thời gian, hành quân "thần tốc" vào chiến trường.
      Cánh quân hướng đông đã vượt qua mọi khó khăn, đánh địch mà đi mở đường mà tiến và đã cùng các binh đoàn trên các hướng khác kịp thời vào vị trí tập kết đúng thời gian quy định, hình thành những quả đấm với sức mạnh áp đảo trên từng hướng trước ngày mở màn chiến dịch.
      Hậu cần chiến lược và hậu cần Miền, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh Đinh Đức Thiện và anh Bùi Phùng, đã sắp xếp tổ chức, điều chỉnh lực lượng, hình thành 5 đoàn đảm nhiệm phục vụ chiến đấu trên 5 hướng. Các tuyến đường vận chuyển chiến dịch với chiều dài gần 1.800 ki-lô-mét đã được củng cố và mở rộng, hướng về vị trí tập kết của các cánh quân. Mọi phương tiện vận tải đã được huy động, cùng với trên 6,3 vạn dân công hoả tuyến trực tiếp vận chuyển vật chất hậu cần và phục vụ việc cơ động lực lượng chiến đấu. Đến ngày quy định (ngày 25-4-1975) mọi công tác chuẩn bị bảo đảm vật chất kỹ thuật cho chiến dịch đã hoàn thành. Với 10 vạn tấn hàng các loại mới đưa từ hậu phương lớn vào, và trên 6 vạn tấn dự trữ từ trước, khối lượng vật chất chuẩn bị đã vượt yêu cầu của kế hoạch chiến dịch, kể cả một phần chuẩn bị cho trường hợp chiến dịch kéo dài sang mùa mưa.
      Thế là đến lúc này, sáng ngày 26 tháng 4, mọi công tác chuẩn bị trên chiến trường trọng điểm đã hoàn thành. Cánh quân hướng đông được bắt đầu nổ súng trước. Các binh đoàn trên tất cả các hướng đều đã sẵn sàng bước vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, của cả 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, với sức mạnh lớn nhất và khí thế hào hùng nhất.

      Chú thích:

      (1) Quân đoàn 3, thành lập ngày 27-3-1975, do căc anh Vũ Lăng làm tư lệnh và Đặng Vũ Hiệp làm chính uỷ.
      (2) Sau cuộc họp ngày 25 tháng 3, theo sự phân công của Bộ Chính trị, ngày 28 anh Lê Đức Thọ vào chiến trường B2, cùng các anh Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
      (3) Gồm các tỉnh Cực Nam Trung Bộ.
      (4) Ngày 27 tháng 4 giải phóng Cù Lao Thu.
      (5) Một đồng chí của ta được cài sâu vào không quân nguỵ.
      (6) Đến ngày 29 tháng 4 ta đã đánh chiếm hết các đảo do quân nguỵ chiếm đóng trên quần đảo Trưởng Sa, như Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang.
      (7) Tức là nghị quyết ngày 29-3-1975 về địa phương chuẩn bị tự giải phóng bằng lực lượng của chính mình khi có thời cơ.
      (8) Đến ngày 27 tháng 4 đường 4 bị cắt hoàn toàn trên 4 đoạn giữa Tân Hiệp - Trung Lương - Long Định - Cai Lậy Cái Bè.
      (9)) Sở chỉ huy của anh Đổng Sĩ Nguyên, Tư lệnh Đoàn 559, lúc này đã vào Quy Nhơn.
      (10) FULRO, một tổ chức phản động người địa phương núp dưới chiêu bài "Lực lượng liên hiệp giải phóng các chủng tộc bị áp bức" do Pháp lập ra trước đây và sau đó Mỹ lợi dụng để chia rẽ dân tộc, phá hoại cách mạng.
      (11) Tổ được thành lập từ tháng 3 năm 1974 đề giúp Quân uỷ Trung ương nghiên cứu kế hoạch tác chiến chiến lược. Nay được bổ sung một số cán bộ thuộc các cục Tác chiến, Tình báo, Quân lực, Tham mưu Hậu cần. Viện khoa học quân sự, một số binh chủng, quân chủng… để giúp nghiên cứu và đề đạt về cách đánh trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Tổ do anh Cao Văn Khánh. Phó Tổng Tham mưu trưởng phụ trách.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:13:23 pm
Chương 7
TRẬN QUYẾT CHIẾN CUỐI CÙNG


      Sau buổi giao ban sáng ngày 27 tháng 4, chúng tôi tổ chức cuộc hội nghị cán bộ trong phòng họp của Cục Tác chiến.
      Ngoài số cán bộ tham mưu có trách nhiệm giúp Quân uỷ Trung ương theo dõi chiến dịch, chúng tôi mời cả đại biểu các tổng cục đến dự. Anh em đã có mặt đông đủ. Có lẽ không ai nghĩ rằng hôm đó là ngày chủ nhật. Nét mặt hân hoan của mọi người cho thấy nỗi lo lắng trong những ngày chuẩn bị chiến dịch đã qua. Bộ đội trên các hướng đã sẵn sàng. Chiều hôm trước, cánh quân hướng đông đã nổ súng. Đường tiếp cận nội đô từ hướng xa hơn các hướng khác, Quân uỷ đã chấp nhận đề nghị của anh Tấn và Bộ tư lệnh chiến dịch, cho bộ đội hướng này nổ súng trước.
      Sau khi bàn, anh Khánh và tôi thấy cần có cuộc họp chung hôm nay để phổ biến những vấn đề liên quan đến chiến dịch mà anh em cần nắm vững để theo dõi và giúp trên chỉ đạo.
      Mở đầu cuộc họp, anh Khánh chính thức thông báo: Ngày 13 tháng 4, Bộ tư lệnh chiến dịch thể theo nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường nhất trí gửi điện đề nghị Bộ Chính trị cho được đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn là chiến dịch Hồ Chí Minh. Hôm sau, đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã thay mặt Bộ Chính trị điện trả lời, chấp nhận đề nghị của chiến trường.
      Anh Khánh vừa dứt lời, anh em vỗ tay hoan hô. Nét mặt mọi người rạng rỡ hẳn lên.
      Hơn 60 năm trước, Sài Gòn là nơi Bác Hồ tạm biệt quê hương, bôn ba đi tìm đường cứu dân, cứu nước. Sài Gòn cũng đã từng được vinh dự mang tên Thành phố Hồ Chí Minh từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sài Gòn và cả miền Nam đã đi trước, về sau, trong suốt 30 năm kháng chiến lâu dài. Giờ đây, tên Bác gắn với một sự kiện lịch sử trọng đại sắp diễn ra, cho thấy tầm vóc to lớn của chiến dịch, tính triệt để và tất thắng của nó. Các chiến sĩ cháu con của Bác, vinh dự có mặt trong chiến dịch lịch sử mang tên Người, sẽ dũng mãnh xốc tới, đập tan sào huyệt cuối cùng của địch, giành thắng lợi lớn nhất, nhanh nhất.
      Tiếng vỗ tay vừa biểu thị lòng tin tất thắng, vừa chia sẻ vinh dự với các chiến sĩ ở phía trước.
      Cục Tình báo báo cáo những tin mới nhất về địch.
      Thái độ phải ngậm đắng nuốt cay ra đi của Mỹ đã rõ rệt. Nếu tuần trước, cả tổng thống Pho và ngoại trưởng Kissinger còn gây sức ép, đòi quốc hội viện trợ bổ sung gấp cho Thiệu thì vừa qua, trước nguy cơ sụp đổ của nguỵ quyền Sài Gòn, họ đều buộc phải "lảng ra". Sau lệnh di tản của Pho (ngày 18 tháng 4) là lời tuyên bố của Kissinger trong cuộc họp báo hôm sau, nói rằng: "Tình hình chính trị ở Nam Việt Nam phát triển như thế nào là tùy thuộc vào bản thân người Nam Việt Nam; Mỹ sẵn sàng chấp nhận bất kỳ giải pháp nào do họ thông qua".
      Cùng ngày, trong bức thư gửi cho Thiệu, đại sứ Ma-tin nói: "Không thể làm gì hơn là kéo dài sự tồn tại của Sài Gòn trong 1-2 tuần. Thành phố có thể rơi vào tay Bắc Việt và Việt cộng trong vòng mấy tuần nữa".
      Cùng với việc Thiệu ra lệnh rút chạy khỏi Xuân Lộc là việc Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch di tản. Ba tàu sân bay Mỹ đến vùng biển Nam Việt Nam để thực hiện kế hoạch này.
      Được Mỹ bật đèn xanh, các tướng lĩnh nguỵ và các nhóm đối lập tăng sức ép, buộc Thiệu từ chức, trao quyền cho Trần Văn Hương. Nhưng chỉ hai ngày sau, nội các Nguyễn Bá Cần đệ đơn từ chức, khi lời tuyên bố của tổng thống Pho bay tới Sài Gòn. Ngày 23, đọc diễn văn tại trường đại học ở Ô-li-ân, Pho nói: "Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc đối với Mỹ. Không thể giúp người Việt Nam (nguỵ Sài Gòn) được nữa. Họ phải đương đầu với bất cứ số phận nào đang chờ đợi họ".
      Từ ngày 24, nhiều sứ quán phương Tây ở Sài Gòn đóng cửa. Các công ty hàng không quốc tế ở Tân Sơn Nhất ngừng hoạt động. Ngày 26, Trần Văn Hương yêu cầu "quốc hội" trao quyền cho tướng Dương Văn Minh, gọi là để "thương lượng với Mặt trận"(!) Cùng ngày, Thiệu đã chuồn ra nước ngoài. Cuộc di tản người Mỹ và bọn tay sai "có chọn lọc" đang diễn ra khẩn trương.
      Có nhiều triệu chứng cho thấy Pháp muốn đứng ra "dàn xếp", nhằm đạt tới một cuộc ngừng bắn và "thương thuyết để chấm dứt chiến tranh". Paris đã cử người đến Nam Việt Nam tìm cách liên lạc với Chính phủ cách mạng lâm thời.
      Sau khi nghe báo cáo của Cục Tình báo và dựa vào những nhận định cơ bản của Bộ Chính trị, tôi tóm tắt, rút ra mấy kết luận: 1. Tiếp theo sự kiện ngày 17 tháng 4 ở Phnôm Pênh, thái độ Mỹ bỏ rơi bọn nguỵ Sài Gòn là điều khẳng định; 2. Cuộc khủng hoảng chính trị ở Sài Gòn đã sâu sắc đến cực độ, đây là tình hình mà Bộ Chính trị đã từng dự kiến; 3. Cần theo dõi sát ý đồ của Pháp và nhất là của Trung Quốc trong những ngày chiến dịch diễn biến.
      Dựa vào hình thái địch, ta đã được ghi trên tấm bản đồ chiến sự treo trên tường, anh Cao Văn Khánh trình bày tình hình mọi mặt của mặt trận Sài Gòn trước khi chiến dịch mở màn.
      Sau khi buộc phải rút khỏi Xuân Lộc, địch củng cố lực lượng, hình thành ba tuyến phòng thủ Sài Gòn.
      1. Ở tuyến ngoài, 5 sư đoàn nguỵ giữ từ Long An đến Tây Ninh xuống Biên Hoà, Long Bình.
      2. Ở ngoại vi Sài Gòn, 2 lữ đoàn dù và 3 liên đoàn biệt động quân bố trí trên bốn khu vực: Khu bắc, từ Hóc Môn, Cầu Bông vào đến Tân Sơn Nhất; khu tây, từ Vĩnh Lộc, Châu Hiệp, Bà Hom, Bình Chánh trở vào; khu đông, từ Gò Vấp đến quận 9; khu nam, từ Nhà Bè trở vào.
      3. Nội đô được tổ chức thành 5 liên khu, lực lượng chủ yếu là cảnh sát và phòng vệ dân sự.
      Đặc điểm bố trí phòng thủ của địch ở Sài Gòn và vùng chung quanh là ngoài mạnh, trong yếu. Chúng dồn các sư đoàn mạnh và binh khí kỹ thuật ra vòng ngoài hòng ngăn chặn và đẩy lui các mũi tiến công của ta. Lực lượng dù và biệt động quân ở tuyến ngoại vi Sài Gòn còn yếu vì đã bị tổn thất nặng, tổ chức xộc xệch, binh lực phân tán để đối phó trên nhiều hướng, dễ bị cô lập, bao vây, chia cắt. Nhìn vào thế chung, địch đang trong quá trình bị thiệt hại nặng, tan rã lớn, tinh thần và sức chiến đấu đã bị sa sút nghiêm trọng. Nhưng trên chiến trường Nam Bộ và riêng trên mặt trận Sài Gòn - Gia Định, hai quân đoàn 2 và 4 nguỵ chưa bị đánh đau nên chưa bị hỗn loạn, tan rã. Cần dự kiến chúng còn có khả năng ngoan cố chống cự hòng kéo dài đến mùa mưa.
      Về phía ta, trước hết anh Khánh giới thiệu tóm tắt đội hình các binh đoàn chủ lực đã triển khai trên các hướng.
      Trên hướng tây-bắc, hướng tiến công chủ yếu, từ ngày 25, Quân đoàn 3 đã chuyển các sư đoàn và binh khí kỹ thuật sang phía tây sông Sài Gòn. Trên hướng bắc, Quân đoàn 1 đã triển khai xong lực lượng ở nam Sông Bé. Trên hướng đông, từ trưa ngày 26, Quân đoàn 2 đã hoàn thành chiếm lĩnh trận địa. Quân đoàn 4, sau khi giải phóng Xuân Lộc, đã khẩn trương triển khai đội hình chiến đấu ở nam, bắc đường số 1. Ở hướng tây và tây- nam, mặc dù gặp khó khăn trong việc đưa lực lượng vào vị trí tập kết, Đoàn 232 (được tăng cường sư đoàn 9, trung đoàn độc lập 16 của Miền và được sư đoàn 6 của Quân Khu 7 phối thuộc), đã đưa các đơn vị vào khu vực tập kết.
      Tiếp đó, anh Khánh đi sâu giới thiệu các đơn vị chủ lực tại chỗ tham gia chiến dịch.
      Trong thế chung của cuộc tiến công chiến lược, tù đầu tháng 4, Bộ tư lệnh B2 đã điều chỉnh bố trí theo yêu cầu tác chiến tạo thế trước mắt và theo phương án tiến công vào Sài Gòn. Về tác chiến tạo thế ở phía nam và tây-nam, chủ lực của Miền và của Quân khu 8 đã áp sát đường 4 và các huyện ven đô ; ở phía bắc và tây-bắc, ta đã áp sát Tân Uyên, Gò Dầu, Củ Chi; ở phía đông, áp sát Trảng Bom, Hố Nai và căn cứ Nước Trong.
      Các lực lượng đặc công, biệt động và lực lượng thành đội Sài Gòn đã đứng sẵn ở ven đô, áp sát các mục tiêu được phân công.
      Đó là 6 đoàn đặc công (tương đương 6 trung đoàn), từ trước vẫn bám vững địa bàn vùng ven và liên tục hoạt động trong vùng sau lưng địch; là 4 tiểu đoàn và nhiều đội biệt động ở ngoại thành, 60 tổ hoạt động ở nội thành; ngoài ra còn khoảng 300 quần chúng vũ trang và lực lượng quần chúng đông đảo do các đội biệt động tổ chức và chỉ huy; là các đại đội tiểu đoàn tập trung của thành đội và hai trung đoàn 1 và 2 Gia Định, bố trí ở tây và tây-bắc thành phố; là các đơn vị lực lượ ng vũ trang các tỉnh miền Đông Nam Bộ đang bám sát và tiến công, bao vây địch trên các địa bàn chung quanh Sài Gòn, sẵn sàrtg phối hợp với chủ lực để giải phóng địa phương mình.
      Hàng trăm cán bộ, kể cả cán bộ quận, thành và hàng trăm đội viên vũ trang đã vào đứng chân ở các lõm chính trị để cùng với các tổ chức Đảng chỉ đạo hướng dẫn Đoàn thanh niên và các đoàn thể khác, chuẩn bị cho quần chúng vùng ven và nội đô nổi dậy phối hợp khi chủ lực tiến công.
      Thế đứng của lực lượng vũ trang tại chỗ của ta ở Sài Gòn và vùng chung quanh là thế bao vây, cô lập Sài Gòn chia cắt lực lượng địch ở bên trong với bên ngoài, sẵn sàng cùng với các binh đoàn cơ động thọc vào nội đô. Thế đứng đó có được là do thế chung của cuộc tổng tiến công chiến lược tạo nên. Thế đứng đó của lực lượng vũ trang cũng chính là chỗ dựa cho quần chúng sẵn sàng nổi dậy.
      Tóm lại, lực lượng ta ở vào thế áp đảo địch. Ta vừa có các quân đoàn chủ lực mạnh, sung sức (so sánh: địch 1, ta 3), vừa có lực lượng tại chỗ dồi dào, đều khắp, bố trí áp sát địch từ nội đô ra tuyến ngoài. Lực lượng lãnh đạo ở cơ sở và lực lượng chính trị quần chúng đều đã sẵn sàng.
      Bộ tư lệnh chiến dịch đã cân nhắc và chọn 5 mục tiêu quan trọng nhất mà ta phải nhanh chóng đánh chiếm bằng được: sân bay Tân Sơn Nhất là căn cứ không quân lớn nhất cuối cùng của nguỵ, là đầu mối giao thông đường không cuối cùng giữa Sài Gòn với bên ngoài; bốn mục tiêu khác trong thành phố (bộ Tổng Tham mưu nguỵ, dinh tổng thống, biệt khu thủ đô, tổng nha cảnh sát) đều là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của bộ máy chiến tranh, là những cái "huyệt" hiểm yếu nhất trong cơ thể đã suy nhược cao độ của chế độ tay sai ở Sài Gòn. Mất 5 vị trí đó quân nguỵ sẽ như rắn mất đầu, toàn bộ hệ thống phòng ngự và bộ máy kìm kẹp của chúng sẽ tan rã. Quần chúng sẽ nổi dậy phối hợp với chủ lực. Chiến dịch sẽ kết thúc nhanh chóng với thắng lợi trọn vẹn.
      Về cách đánh, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương: Trước hết hình thành thế bao vây, cô lập triệt để bọn địch trong thành phố Sài Gòn và vùng chung quanh, cả về đường bộ, đường không và đường thuỷ. Sau đó, trên từng hướng, sử dụng lực lượng thích hợp, đủ sức bao vây, chia cắt, tiêu diệt địch bên ngoài, đồng thời sử dụng một bộ phận quan trọng lực lượng hình thành những mũi đột kích mạnh của binh chủng hợp thành, thọc sâu, đánh thẳng vào trung tâm thành phố, đánh chiếm ngay 5 mục tiêu đã được xác định. Từ đó toả ra phối hợp với các đơn vị đặc công, biệt động, các lực lượng an ninh chính trị, tự vệ thành phố và quần chúng nổi dậy, đánh chiếm tất cả các mục tiêu quân sự, chính trị kinh tế trong thành phố. Phối hợp với các mũi đột kích của chủ lực, bộ đội đặc công, biệt động và lực lượng vũ trang tại chỗ sẽ đánh chiếm và làm chủ các cấu tham gia khống chế sân bay và các trận địa pháo địch, cùng quần chúng nổi dậy đánh chiếm các mục tiêu đã được phân công, giữ vững các lõm chính trị trên đường tiến quân của chủ lực.
      Bị ta phối hợp trong ngoài cùng đánh, cả bằng tiến công và nổi dậy, dịch sẽ không thể ngăn chặn và làm chậm bước tiến của ta ở vòng ngoài, không kịp phá các cầu lớn trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn trên hướng đông và các cầu trên các hướng khác.
      Chúng cũng không thể co cụm về giữ các mục tiêu, các nhà cao tầng và các khu phố đông dân để cùng lực lượng của chúng trong thành phố kéo dài chống cự với ta. Chiến dịch sẽ kết thúc nhanh và ta sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất về tính mạng và tài sản của nhân dân trong thành phố.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:14:01 pm
Buổi chiều, hội nghị nghe đồng chí đại biểu Tổng cục Chính trị trình bày kế hoạch công tác chính trị trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
      Trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng này, công tác chính trị có vai trò quan trọng đặc biệt. Lần đấu tiên, nửa triệu quân ta tham gia chiến dịch, tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, tiến công vào một thành phố lớn nhất ở miền Nam, sào huyệt cuối cùng của địch. Công tác chính trị phải làm cho toàn quân quán triệt sâu sắc quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị là tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, trên cơ sở đó mà xây dựng cho toàn quân một ý chí quyết chiến quyết thắng, một tinh thần đoàn kết nhất trí cao độ.
      Bộ tư lệnh chiến dịch đã ra bản chỉ thị về công tác chính trị.
      Bản chỉ thị đã được phổ biến xuống từng cánh quân, nói rõ ý nghĩa chiến dịch quyết chiến chiến lược cuối cùng, những nhân tố thắng lợi của chiến dịch mang tên Bác, nhằm động viên trách nhiệm và lòng tin tưởng của cán bộ và bộ đội, xây dựng quyết tâm thỉ đua giành thắng lợi lớn nhất, nhanh nhất, giáo dục tinh thần đoàn kết hiệp đồng giữa các đơn vị, các quân chủng, binh chủng, giữa chủ lực và địa phương, giữa các lực lượng vũ trang với đảng bộ và chính quyền địa phương, giữa bộ đội và nhân dân. Bản chỉ thị nêu rõ yêu cầu khắc phục mọi biểu hiện do dự, chần chừ, ỷ lại hoả lực, ỷ lại vào đơn vị bạn cũng như biểu hiện chủ quan, đơn giản, dẫn đến những tổn thất đáng tiếc và mọi biểu hiện cục bộ địa phương, thiếu khiêm tốn, tranh công đổ lỗi. Chỉ thị cũng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm chấp hành tốt kỷ luật chiến trường và các chính sách, nhất là chính sách chiến lợi phẩm, chính sách thương binh, từ sĩ, chính sách tù hàng binh.
      Cuối cùng, đồng chí đại biểu Tổng cục Chính trị đọc lời động viên của Quân uỷ Miền đối với bộ đội, ghi ở cuối bản chỉ thị công tác chính trị.
      "Chúng ta phải mang lá cờ Quyết chiến quyết thắng của Bác cắm lên thành phố quang vinh mang tên Bác, lấy thành tích chào mừng kỷ niệm lần thứ 85 ngày sinh của Người".
      Được biết, kèm theo bản chỉ thị công tác chính trị, cơ quan tuyên huấn mặt trận còn cho phát hành rộng rãi "7 lời dạy của Bác Hồ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968"(1) và lời dạy của Người năm 1954 khi bộ đội vào tiếp quản các thành phố ở miền Bắc.
      Tiếp đến là báo cáo về công tác chuẩn bị bảo đảm vật chất kỹ thuật cho chiến dịch.
      Các đồng chí đại biểu Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật cho biết: Điểm nổi lên là ngay trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, ta đã phát huy sức mạnh của cả ba nguồn bảo đảm: chi viện của hậu phương lớn miền Bắc, hậu cần tại chỗ và tận dụng chiến lợi phẩm.
      Với hai trục đường vận chuyển chiến lược Đông và Tây Trường Sơn được củng cố và mở rộng, bảo đảm vận chuyển bằng xe cơ giới với tốc độ nhanh, với đường ống dẫn dầu đã kéo dài thêm về phía nam, với việc khôi phục và sử dụng các đường 14 và đường 1, với lực lượng và phương tiện vận tải tăng cường cho các binh đoàn xe thuộc Bộ tư lệnh 559, với việc tận dụng đường biển và đường không, chỉ trong một thời gian ngắn, 10 vạn tấn hàng đã từ hậu phương lớn được đưa cấp tốc vào chiến trường.
      Hậu cần Miền, sau khi được tăng cường về lực lượng, tổ chức và phương tiện, đã mở thêm hành lang về các hướng (hướng đông: Long Khánh, Bà Rịa; hướng tây: Bến Cầu, Kiến Tường, bắc lộ 4).
      Quá trình tiếp nhận chi viện của hậu phương lớn và huy động lực lượng tại chỗ cũng là quá trình hình thành hệ thống kho tàng trên các hướng cơ động. Cán bộ và chiến sĩ hậu cần Miền đã mưu trí "lót ổ" hàng ngàn tấn lương thực, đạn dược, rải ra trong các lõm du kích trên các địa bàn cơ động theo hướng tiến vào Sài Gòn. Thuốc nổ, súng đạn đã được cất giấu ở các vùng ven đô, sát các sân bay, bến cảng, kho tàng của địch và cả ở ngay nội thành, gần các mục tiêu quan trọng, sẵn sàng bảo đảm cho các lực lượng biệt động, đặc công hoạt động.
      Ở đồng bằng sông Cửu Long, ở miền Đông Nam Bộ và cả vùng chung quanh Sài Gòn, từ vùng giải phóng đến vùng còn do địch kiểm soát, nhân dân đã góp sức người, sức của chi viện cho bộ đội.
      Gần 10 ngàn tấn lương thực, thực phẩm được huy động tại chỗ đã bảo đảm nửa nhu cầu của các cánh quân tham gia chiến dịch.
      Trên những địa hình ruộng lầy hoặc có nhiều sông rạch bao quanh, từ phía tây đến phía nam và đông-nam Sài Gòn, hàng vạn dân công và hàng trăm ghe, thuyền, ca nô đã được huy động phục vụ chiến dịch.
      Số chiến lợi phẩm thu được của địch trên chiến trường Nam Bộ trong mùa mưa, cũng như các trang bị kỹ thuật thu được ở Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung được khẩn trương đưa vào làm tăng thêm sức mạnh về trang bị của các binh đoàn chủ lực và các quân chủng, binh chủng kỹ thuật tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
      Kết thúc báo cáo, đồng chí đại biểu Tổng cục Hậu cần vui vẻ nói:
      - Xin báo cáo thêm với các anh, nỗi băn khoăn của chúng ta về đạn lớn đến nay được giải quyết. Đạn thu được trong tháng qua rất nhiều, trước mắt đã đủ cho trận quyết chiến. Đó là chưa kể số đạn ta sẽ thu được trong quá trình diễn biến chiến dịch, cũng chưa kể số đang được tiếp tục đưa vào bằng cả đường biển và đường bộ để bảo đảm liên tục chiến đấu nếu chiến dịch kéo dài.
      Hội nghị trao đổi ý kiến về cách hiệp đồng giữa Bộ Tổng Tham mưu và các tổng cục để cùng nhau theo dõi và giúp trên chỉ đạo trong quá trình diễn biến chiến dịch.
      Do có ý kiến hỏi và tôi thấy cũng nhân cuộc họp đông đủ này mà thông báo để anh em nắm vững được tình hình Đoàn cán bộ của Bộ Tổng tư lệnh cử vào chiến trường và về việc sử dụng không quân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
      Ngoài số cán bộ đi với Đoàn A.75 đã cùng anh Dũng từ Tây Nguyên vào B2 từ đầu tháng 1, mới đây, để giúp Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ đạo công tác chuẩn bị chiến đấu, thêm một đoàn cán bộ được Bộ cử vào chiến trường. Ngoài số cán bộ đầu ngành hoặc có kinh nghiệm công tác của Bộ Tổng Tham mưu và các tổng cục, trong đoàn còn có nhiều cán bộ chỉ huy các quân chủng, binh chủng.
      Đó là các anh Doãn Tuế, Tư lệnh Pháo binh; Lê Xuân Kiện, Phó tư lệnh Thiết giáp; Nguyễn Chí Điềm, Tư lệnh Đặc công; Trần Quang Hùng, Phó tư lệnh Phòng không - Không quân; Hoàng Niệm, Phó tư lệnh Thông tin; Phan Khắc Hy, Phó tư lệnh Đoàn 559.
      Nhớ lại hôm gặp và trao nhiệm vụ cho đoàn, anh Văn đã thay mặt Quân uỷ Trung ương nói rõ quy mô to lớn của chiến dịch và những nội đung cần nghiên cứu để thiết thực giúp đỡ Bộ tư lệnh chiến dịch trên các mặt tổ chức chỉ huy, công tác chính trị, hậu cần kỹ thuật. Chiến dịch quy mô 4-5 quân đoàn với nhiều binh khí kỹ thuật, tiến công địch trong một thành phố lớn, yêu cầu hiệp đồng rất cao, trên một không gian rất rộng, rất nhiều vấn đề mới được đặt ra và phải được giải quyết trong một thời gian ngắn để không lỡ thời cơ chiến lược, chiến dịch. Từ việc cơ động binh khí, khí tài, cơ động bộ đội trên địa hình nhiều sông ngòi, kênh rạch, việc chi viện hoả lực của pháo binh trên nhiều hướng, đến việc tiếp quản một thành phố mấy triệu dân đã trải qua nhiều năm dưới chế độ Mỹ-nguỵ, tất cả những vấn đề đó yêu cầu phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, nắm vững khoa học và nghệ thuật quân sự và vận dụng trong từng tình huống cụ thể của từng binh chủng, quân chủng để giúp Bộ tư lệnh chiến dịch trong chỉ đạo chuẩn bị và thực hành chiến dịch.
      Đến nay, trước khi mở màn chiến dịch, qua tin tức chúng tôi nhận được, Đoàn cán bộ của Bộ đã "miệng nói tay làm" cùng các đồng chí cán bộ các ngành của B2 vượt lên mọi khó khăn, góp phần vào công tác chuẩn bị để bộ đội sẵn sàng nổ súng.
      Việc dùng máy bay chiến đấu trước và trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn là vấn đề được chúng tôi ở cơ quan Bộ trao đổi ý kiến nhiều lần với các anh ở B2 để cùng nhau thực hiện. Vừa qua, hải quân đã cùng bộ đội Khu 5 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Còn không quân nên sử dụng thế nào, đó là vấn đề được đặt ra để suy nghĩ.
      Với một lực lượng không quân không lớn, những năm vừa qua, máy bay chiến đấu của ta tập trung chủ yếu vào việc đánh trả máy bay địch để bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc. Nhưng đến nay, tình hình đã khác.
      Ngày 7 tháng 4, anh Lê Ngọc Hiền điện ra cho biết: ở Nha Trang, Cam Ranh, ta thu được một số máy bay chiến đấu. Anh đề nghị cho người vào tiếp thu và nghiên cứu sử dụng. Hôm sau, có tin trung uý phi công Nguyễn Thành Trung, một đảng viên của ta hoạt động bí mật trong không quân nguỵ, lái máy bay F.5E của địch, ném bom dinh tổng thống nguỵ rồi hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long.
      Chúng tôi trong Bộ Tổng Tham mưu trao đổi ý kiến và nhất trí đề đạt với Quân uỷ: Ta đã giải phóng được nhiều sân bay, thu được nhiều máy bay địch, đã có những sĩ quan không quân ra hàng ta, như trường hợp viên trung tá ở Đà Nẵng. Cần nghiên cứu sừ dụng số phi công này vào việc huấn luyện các sĩ quan lái của ta cũng như việc bảo quản máy bay, quản lý sân bay và dùng máy bay địch tham gia chiến dịch sắp tới. Chúng tôi nghĩ, nhân lúc địch đang rối loạn này mà ta dùng máy bay của chúng đánh vào một số mục tiêu ở Sài Gòn, nhất là đánh căn cứ Tân Sơn Nhất, sẽ tác động lớn đến tinh thần quân địch.
      Anh Thọ và anh Dũng cũng đề cập vấn đề này. Các anh đề nghị giao cho Nguyễn Thành Trung chỉ huy số phi công nguỵ đã sang hàng ngũ ta hướng dẫn các chiến sĩ lái của ta dùng máy bay A.37 và F.5E của địch đánh địch. Ở Đà Nẵng, ta thu được một số F.5E còn tốt, có thể tổ chức thành một phi đội để sử dụng ngay.
      Sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Quân uỷ, anh Khánh chỉ thị cho Bộ tư lệnh Phòng không-không quân cho chiến sĩ lái và kiểm tra kỹ thuật vào Đà Nẵng. Chỉ trong mấy ngày, ta đã huấn luyện được 8 chiến sĩ lái và kiểm tra kỹ thuật được 4 máy bay A.37. Ngày 26 tháng 4, Bộ Tổng Tham mưu cho một tổ chỉ huy do anh Lê Văn Tri, Tư lệnh Phòng không-không quân dẫn đầu, vào sân bay Thành Sơn để chuẩn bị cho một phi đội A.37 xuất kích trong vài ngày tới. Trong khi đó, ở Đà Nẵng, ta tiếp tục huấn luyện các phi đội cường kích A.37 và tiêm kích F.5E, tiếp tục kiểm tra kỹ thuật số máy bay còn lại để sớm đưa vào sử dụng.
      Việc chọn thời cơ và chọn mục tiêu cho máy bay sẽ do anh Dũng và các anh trong đó chỉ thị trực tiếp cho anh Tri và bộ phận tiền phương của Phòng không-không quân ở Thành Sơn. Bộ Tổng Tham mưu đã cho đưa đài vô tuyến điện và một tổ cơ yếu để anh Tri liên lạc với Bộ tư lệnh chiến dịch.
      Về cách đánh, Bộ Tổng Tham mưu đã thảo luận với Bộ tư lệnh Phòng không-không quân. Mỗi lần xuất kích, chỉ nên dùng một biên đội với số lượng giống đội hình của không quân nguỵ. Trước hết, nên đánh vào bộ Tổng Tham mưu của địch và sân bay Tân Sơn Nhất. Từ sân bay Thành Sơn, bay thấp độ 300 mét, vào đến Xuân Lộc sẽ nâng độ cao vào đánh đúng mục tiêu. Đánh xong, bay ra hướng bắc để đánh lạc hướng địch rồi mới quay về Thành Sơn.
      Thế là đến hôm nay, ngày 27 tháng 4, một chủ trương mới, khá táo bạo đã được hình thành, với sự nhất trí giữa các anh trong Bộ tư lệnh chiến dịch và Bộ Tổng Tham mưu. Với trí thông minh và trình độ kỹ thuật vốn có, các chiến sĩ lái của ta đã nhanh chóng nắm được kỹ thuật máy bay địch và chắc chắn sẽ tạo nên một bất ngờ đối với quân nguỵ, cũng như đã từng làm cho giặc lái Mỹ bị bất ngờ khi chúng lao ra miền Bắc mấy năm trước.
      Trong cuộc họp hôm nay, khi nói về chủ trương dùng máy bay địch đánh địch, tôi nhắc Cục Tác chiến thông báo cho bộ đội ở phía trước, nhất là những đơn vị phòng không ven biển và cánh quân hướng đông, chú ý phân biệt máy bay của ta bay từ Phan Rang vào; nhắc Cục Cơ yếu và Thông tin bảo đảm việc liên lạc với đài của cơ quan chỉ huy tiền phương Phòng không-không quân.
      Cuộc họp bế mạc, tôi mời anh Nguyễn Duy Phê, Cục trưởng Cơ yếu ở lại báo cáo tóm tắt công việc của cục và riêng tổ cơ yếu thường trực trong Khu A. Cục mới hợp kiểm điểm đợt hoạt động trong hai tháng qua. Tôi muốn gặp anh chị em hai tổ cơ yếu và thông tin thường trực trước khi chiến dịch mở màn.
      Từ tháng 3, Văn phòng bố trí cho tổ làm việc ngay trong phòng của đồng chí Tổng Tham mưu trưởng, gần phòng họp của Quân uỷ Trung ương. Anh Dũng đang ở trong chiến trường. Phòng làm việc của anh vẫn bài trí như trước đây. Vẫn chiếc bàn to, trên có tấm bản đồ Đông Dương trải rộng. Vẫn mấy hàng ghế và hai tấm bản đồ thế giới và Đông Nam Á treo trên tường.
      Trời đã về chiều, một buổi chiều chủ nhật. Trừ các phòng trực ban còn mở cửa, trong khu "Nhà con rồng" đã vắng bóng người.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:14:39 pm
Khi tôi và anh Phê đến, một số cán bộ và chiến sĩ cơ yếu, thông tin đã có mặt đông đủ. Tổ cơ yếu thường trực có năm người thì hai là nữ, Đặng Thị Muôn và Vũ Thị Trọng. Cô Trọng đã có một cháu nhỏ.
      Anh chị em cho biết: Công việc hết sức khẩn trương, từ khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu. Những bức điện luôn kèm theo những chữ "dịch ngay", "hoả tốc", "ưu tiên 1". Cái ký hiệu "TK" (thượng khẩn) đã bị đẩy lùi. Không còn ngày nào làm việc 10 giờ mà 14 giờ, 18 giờ và trực 24/24. Tổ mang cơm về ăn tại chỗ để tranh thủ thời gian làm việc. Trả lời câu hỏi của tôi, các đồng chí nói chân thật:
      - Báo cáo thủ trưởng, mệt thì mệt thật, nhưng rất vui. Tin chiến thắng dồn dập, càng dịch điện càng phấn khởi, quên cả mệt.
      Tôi thầm nghĩ: Đối với người lính, chiến đấu cho mục đích cao cả-vì độc lập tự do của Tổ quốc - thì tin chiến thắng luôn là một nguồn động viên vô giá.
      Phòng làm việc của tổ ở cùng dãy với phòng họp của Quân uỷ Trong những ngày qua, như đã thành lệ, cứ buổi sáng anh chị em lại thấy những chiếc xe qua cổng A, thấy các đồng chí lãnh đạo của Đảng, của quân đội đi vào căn phòng giữa. Và cũng đã thành lệ, cứ sau cuộc họp thường có những bức điện gửi vào chiến trường, bức điện chứa đựng trí tuệ tập thể Bộ Thống soái tối cao - Bộ Chính trị. Đã có sự phân công chuẩn bị sẵn trong tổ cơ yếu, có sự phối hợp giữa hai tổ thông tin và cơ yếu thường trực, làm sao có điện là dịch được ngay và thông tin chuyển được ngay. Phân đoạn thế nào, xử lý kỹ thuật thế nào để đảm báo bí mật, nhất là khi gặp những bức điện đài, có khi 15-20 trang.
      Có lúc đang dịch, anh chị em nghe tỉếng giày bước chậm rãi, đi đi lại lại ngoài hành lang. Rồi đồng chí Tổng tư lệnh bước vào.
      Đồng chí chữa một chữ, thêm một đoạn vào bức điện đang dịch.
      Tôi ngồi nghe anh chị em nói về tâm tư và công việc của mình một cách rất tự nhiên, thoải mái. Một đồng chí kể lại câu chuyện mới xảy ra cách đây ít ngày mà tổ cơ yếu ở cánh quân hướng đông vừa biên thư về cho biết.
      Bữa đó, một bức điện của đài "VF73" (đài chỗ anh Dũng) vừa chuyển đến. Cơ yếu dịch xong mang sang anh Tấn mà không biết rằng đó chính là bức điện mà Bộ chỉ huy cánh đông đang chờ đợi.
      Đọc xong bức điện, anh Tấn reo lên: "Hay lắm, rất tốt, rất kịp thời". Rồi anh bảo đồng chí Vũ Văn Cảnh, người vừa trao bức điện.
      - Cậu đưa sổ đây tớ ghi mấy chữ.
      Cảnh giở trang cuối của cuốn sổ chuyển điện. Anh Tấn viết:
      "Hoan nghênh các đồng chí cơ yếu, thông tin. Rất kịp thời. Ký tên Tấn".
      Tôi hỏi:
      - Thế sắp tới, các đồng chí mong được dịch bức điện mang nội dung gì?
      Hầu như mọi người đều trả lời thống nhất:
      - Báo cáo, điện nói quân ta cắm cờ trên "dinh Độc Lập" ở Sài Gòn.
      Một sự mong đợi như sự mong đợi của tất cả mọi người, thật là chính dáng, tôi thầm nghĩ.
      Tôi nói tóm tắt về hoạt động vừa qua của Bộ Tổng Tham mưu đã góp phần vào thắng lợi chung của cả nước, về thành tích của các tổ cơ yếu hoạt động độc lập phục vụ phái đoàn quân sự bốn bên và các đoàn của anh Dũng, anh Thọ, anh Tấn và của các tổ cơ yếu và thông tin thường trực trong Khu A, về yêu cầu phục vụ chỉ đạo chỉ huy trong chiến dịch sắp tới. Phải làm sao để Bộ Chính trị và Quân uỷ kịp thời nắm từng bước phát triển của các cánh quân, của từng mũi tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch.
      Cuộc gặp gỡ thân mật, ngắn gọn kết thúc. Bắt tay anh chị em, tôi vui vẻ nhắc lại:
      - Bức điện mà tất cả chúng ta đang chờ, nhất định sẽ đến. Nhất định chúng ta sẽ toàn thắng.
      Đèn điện trong Khu A đã bật sáng.
      Tôi đi qua phòng trực ban tác chiến. Anh em đã tổng hợp xong tình hình nhận được trong ngày. Anh Khánh đang dùng điện thoại báo cáo tóm tắt tình hình với các anh trong Bộ Chính trị và Thường trực Quân uỷ. Từ 17 giờ ngày 26, cánh quân anh Tấn bắt đầu nổ súng tiến công khu căn cứ Nước Trong, các chi khu Long Thành, Đức Thạnh và thị xã Bà Rịa.
      Hướng tây-bắc, anh Vũ Lăng đang cho dùng pháo cối diệt các trận địa pháo địch và cho sư đoàn 316 chốt chặn ở Phú Mỹ, ở đông Trảng Bàng và cắt một số đoạn trên đường 22. Hướng tây- nam, anh Lê Đức Anh đã cho quân áp sát đường 10, chuẩn bị tiến công địch trên đường 4, chia cắt Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long và mở đầu cầu qua sông Vàm Cỏ Đông, đưa lực lượng đột kích thọc sâu vào chiếm lĩnh vùng ven. Trên hướng bắc, sư đoàn 312 Quân đoàn 1 đang chuẩn bị tiến công địch ở Bình Cơ, Bình Mỹ, tạo thế cho toàn quân đoàn đánh chiếm Lai Khê-Bến Cát và đưa lực lượng đột kích vào triển khai ở vùng ven. Dự kiến sáng ngày 29, tất cả các hướng sẽ tiến công đồng loạt vào nội thành Sài Gòn.
      Anh Khánh chuyển điện của đồng chí Bí thư Quân uỷ Trung ương cho cánh quân hướng đông: 1. Thường xuyên báo cáo diễn biến tình hình hàng ngày để báo cáo với Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương; 2. Trước mắt, cho biết mấy vấn đề sau: đánh giá thắng lợi bước đầu; dự kiến thời cơ phát triển vào nội đô, cả trường hợp hiệp đồng chung với các hướng và trường hợp đến mục tiêu trước mắt sớm hơn thời gian quy định và khi có thời cơ cụ thể thuận lợi, bảo đảm chắc thắng thì tranh thủ phát triển vào không nên chờ các cánh khác; 3. Nếu trận địa pháo 130 đặt xong ở Nhơn Trạch và bắn được vào Tân Sơn Nhất thì Sài Gòn sẽ rung động lớn.
      Tình hình ngày 27 cho thấy hướng đông có nhiều thuận lợi.
      Hướng bắc và tây bắc có thể chậm hơn một chút, nhưng hướng tây-nam có thể phát triển kịp với các hướng khác. Mấy hôm nay, quân ta hoạt động trên đường 4 (Tân An) có kết quả. Nếu hướng tây nam phát triển nhanh và mạnh sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho hướng bắc và tây-bắc.
      Trong buổi giao ban sáng hôm sau, ngày 28 tháng 4, anh Khánh và trực ban tác chiến cho biết chưa nắm được tình hình các tỉnh đồng bằng sông Cừu Long. Chiến sự vùng chung quanh Sài Gòn đã được thể hiện trên bản đồ.
      - Trên hướng đông, ta đã đột phá được các tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, làm chủ được đường 22 và phần lớn đường 15, áp sát Bà Rịa, chia cắt Bà Rịa với Vũng Tàu, giải phóng gần hết tỉnh Phước Tuy và phần lớn tinh Biên Hoà, nhưng chưa chiếm được Biên Hoà, Nhơn Trạch theo kế hoạch, do đó cũng chưa đặt được trận địa pháo tầm xa ở Nhơn Trạch để bắn vào Tân Sơn Nhất và khoá sông Lòng Tàu.
      Trên hướng bắc, sư đoàn 312 đã chiếm lĩnh xong trận địa, một bộ phận của sư đoàn 320b đã vượt sông sang phía tây đường 16, chuẩn bị bàn đạp cho sư đoàn thọc sâu. Lực lượng vũ trang và quần chúng tỉnh Bình Dương đã nổi dậy phối hợp với chủ lực.
      Công tác binh vận được đẩy mạnh.
      Trên hướng tây-bắc, sư đoàn 316 cùng lực lượng vũ trang Tây Ninh đã tổ chức chốt chặn ở Phú Mỹ và đông Trảng Bàng, cắt nhiều đoạn trên đường 22. Quân ta đã liên tục đánh địch phản kích, giữ vững thế bao vây chia cắt từng cụm quân địch trên đường 22 và đường 1. Phối hợp với Quân đoàn a, lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân Trảng Bàng, Hiếu Thiện, Khiêm Hạnh, Phước Ninh đã bao vây, bức hàng, bức rút nhiều đồn bốt, giải phóng nhiều xã ấp vùng nông thôn Tây Ninh. Lực lượng vũ trang vùng ven đã giải phóng một số ấp trên đường 7 (bắc Củ Chi). Lực lượng đặc công bám sát cầu Bình Phước trên sông Sài Gòn và các mục tiêu từ cầu Bình Phước đến Quán Tre, đồng thời đã có lực lượng chuẩn bị thọc sâu vào bắc sân bay Tân Sơn Nhất.
      Trên hướng tây và tây-nam, quân ta đang khắc phục khó khăn để đưa binh khí kỹ thuật vượt sông Vàm Cỏ Đông vào chiếm lĩnh tuyến xuất phát tiến công. Hai trung đoàn thuộc Quân khu 8, trên hướng nam, đã đứng chân ở bắc Cần Giuộc, chiếm lĩnh tỉnh đường 5, sẵn sàng thọc sâu vào quận 8 và Nhà Bè.
      Buổi chiều, qua đài phương Tây, chúng tôi được tin: Hồi 16 giờ 40 phút, 5 chiếc A.37 của ta đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Tin cho biết nhiều máy bay bị phá huỷ, kể cả máy bay Mỹ túc trực để thực hiện kế hoạch "di tản". Sài Gòn náo động vì đòn bất ngờ này.
      Bộ Tổng Tham mưu nhận được tin này gần như đồng thời với tin Trần Văn Hương trao ghế tổng thống cho Dương Văn Minh, một việc mà Bộ Chính trị đã từng dự kiến. Viên tổng thống mới kêu gọi quân đội nguỵ "bảo vệ những vùng đất đai còn lại và muốn hoàn thành nhiệm vụ đó, mọi người phải giữ vững vị trí" (!).
      Buổi tối, Bộ Tổng Tham mưu tổng hợp tình hình, báo cáo Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương sau hai ngày chiến dịch mở màn.
      Bộ đội trên các hướng đã cơ bản thực hiện được kế hoạch tiến công bao vây cô lập Sài Gòn, chia cắt địch giữa tuyến ngoài và nội đô Quân ta đã cắt đường 15 từ Sài Gòn đi Vũng Tàu và đường 4 từ Sài Gòn về đồng bằng sông Cửu Long. Trên hướng đông, mặc dù địch ra sức chống đỡ, Quân đoàn 4 (anh Hoàng Cầm, Tư lệnh; anh Hoàng Thế Thiện, Chính uỷ) và Quân đoàn 2 (anh Nguyễn Hữu An, Tư lệnh; anh Lê Linh, Chính uỷ) đã chiếm được một số mục tiêu quan trọng như Trảng Bom, Long Thành, Đức Thạnh, thị xã Bà Rịa và về cơ bản đã làm chủ căn cứ Nước Trong. Lực lượng của ta trên hướng bắc và tây-bắc đã triển khai, hình thành thế bao vây, chia cắt địch ở vòng ngoài, đã làm các sân bay Biên Hoà và Tân Sơn Nhất bị tê liệt. Sài Gòn bị bao vây và hoàn toàn bị cô lập cả về đường bộ, đường không và đường thuỷ. Phối hợp với chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân vòng ngoài và vùng ven đô đã kịp thời tiến công và nổi dậy, giải phóng được nhiều vùng nông thôn rộng lớn bao quanh các chi khu quận lỵ, các tiểu khu và các căn cứ lớn chung quanh Sài Gòn.
      Điều đáng quan tâm lúc này là chỉ đạo các đơn vị đặc công đánh chiếm và giữ các cầu, nhất là trên hướng đông, để đảm bảo tốc độ tiến quân cửa các quân đoàn và việc đưa binh khí kỹ thuật của Đoàn 232 sang sông để kịp phối hợp với các hướng khác tiến công vào nội đô.
      Trên hướng đồng bằng sông Cửu Long, tin tức đầu tiên cho biết lực lượng vũ trang của hai quân khu 8 và 9 đã áp sát các thị xã Cần Thơ, Mỹ Tho, kìm chân các sư đoàn của quân đoàn 4 nguỵ, khống chế sân bay Bình Thuỷ. Lực lượng chính trị và vũ trang các tỉnh, huyện đã áp sát các chi khi quận lỵ, thị xã, thị trấn.
      Việc đánh và cắt đường 4 được xúc tiến khẩn trương.
      Chỉ mới sau hai ngày tiến công của ta, hệ thống chỉ huy của địch, từ bộ Tổng Tham mưu đến bộ chỉ huy quân đoàn 3, đều đã rối loạn. Nhiều tên cầm đầu nguỵ quân, nguỵ quyền tiếp tục di fản theo Mỹ. Việc Dương Văn Minh thay Trần Văn Hương nói lên thế chính trị và quân sự của nguỵ đã sắp sụp đổ, nhưng chúng vẫn hy vọng con bài cuối cùng có thể đứng ra dàn xếp với tạ nhằm đạt tới "ngừng bắn".


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:15:15 pm
Sau khi nghe báo cáo, đồng chí Tổng tư lệnh đã thay mặt Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương gửi điện động viên toàn thể cán bộ và chiến sĩ, đảng viên và đoàn viên "anh dũng tiến lên giành toàn thắng cho chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại".
      Tiếp đó, bức điện viết:
      "1. Chiến dịch đã bắt đầu với những thắng lợi giòn giã. Chúng tôi tất cả đều rất phấn khởi, gửi lời chúc các ạnh khỏe và giành được toàn thắng.
      2. Các anh nhắc cơ quan tham mưu và chính trị:
      a) Đi đôi với mệnh lệnh tác chiến, cần có chỉ thị cụ thể về nhiệm vụ, phạm vi quản lý thành phố của từng đơn vị; b) Xúc tiến kế hoạch phát triển thắng lợi, tiêu diệt và làm tan rã quân địch ở đồng bằng sông Cửu Long; c) Có dự kiến về việc điều chỉnh lực lượng sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhất là những việc điều chinh cần làm trước mùa mưa.
      3. Nhận được điện, các anh trả lời để chúng tôi hướng dẫn cơ quan nghiên cứu".
      Từ sáng sớm ngày 29, những chiếc xe con lần lượt vào Khu A.
      Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp bàn những việc lớn cần phải làm ngay sau ngày toàn thắng.
      Trong phòng trực ban tác chiến, anh Khánh và một số cán bộ Cục Tác chiến, Cục Tình báo dành hầu hết thời gian bám sát diễn biến từng giờ của mặt trận Sài Gòn. Mỗi khi nhận được tin mới, anh Khánh lại sang phòng họp của Quân uỷ để báo cáo. Một cán bộ tác chiến thường đi theo để tác nghiệp những bước tiến của từng cánh quân trên tấm bản đồ Sài Gòn trải rộng trên chiếc bàn lớn trong phòng họp.
      Khoảng 9 giờ, anh Ba cho gọi một cán bộ Cục Tình báo sang.
      Anh muốn nghe những tin tức mới nhất về địch.
      Qua đài phương Tây, được biết có thêm nhiều tên tay sai ở Sài gòn bỏ chạy ra nước ngoài, trong đó có 60 nghị sĩ, Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên, thủ tướng Nguyễn Bá Cần mới từ chức. Tại trung tâm Sài Gòn, cuộc di tản đang diễn ra trong cảnh hỗn loạn, hốt hoảng. Sau khi sân bay Tân Sơn Nhất bị ném bom, một số máy bay Mỹ đang làm nhiệm vụ di tản bị phá huỷ, Mỹ phải tổ chức chiến dịch di tản bằng máy bay trực thăng trên sân thượng một số nhà cao tầng ngay trung tâm thành phố, làm cho quang cảnh nội đô càng thêm hỗn loạn. Các đài Anh, đài Úc, đài Nhật đều nói nhiều đến không khí náo động trong thành phố Sài Gòn, nhất là từ chiều ngày 28. Dương Văn Minh gặp một số sĩ quan cao cấp còn lại ở Sài Gòn. Quá nửa số tướng nguỵ được mời đến chủ trương ngừng bắn. Viên tổng thống mới cố vớt vát bằng cách cử "đại diện chính phủ" đến Tân Sơn Nhất xin gặp phái đoàn ta, hòng "thương lượng cho một cuộc ngừng bắn". Hắn rất hy vọng cuộc gặp gỡ sẽ đạt kết quả mong muốn vì "Hà Nội chưa chắc đã có một bộ máy hành chính đủ để quản lý toàn quốc, vì vậy rất có thể họ sẽ sẵn sàng chấp nhận một chế độ quá độ". Có tin lệnh ngừng bắn đã được nguỵ ban ra.
      Sau khi trao đổi ý kiến với các anh có mặt trong phòng họp, anh Ba đọc một bức điện để chuyển gấp vào chiến trường:
      "Gửi các anh Sáu, anh Bảy, anh Tuấn, anh Tư, đồng điện anh Tấn(2).
      Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đang họp thì được tin Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chì thị:
      1. Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch: tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng.
      2. Công bố đặt thành phố Sài Gòn-Gia Định dưới quyền của uỷ ban quân quản do tướng Trần Văn Trà làm chủ tịch.
      3. Sẽ có điện tiếp, nhận được điện trả lời ngay. Ba".
      Điện viết lúc 10 giờ sáng ngày 29 tháng Tư.
      Tối hôm ấy, trong buổi giao ban của tham mưu, có anh Văn dự, chúng tôi nghe anh Lê Hữu Đức, Cục trưởng Tác chiến báo cáo tình hình tổng hợp sau ba ngày đêm liên tục chiến đấu. Riêng trong ngày 29, tình hình diễn ra đúng như kế hoạch. Các sư đoàn, quân đoàn đã chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh chiến đấu và kế hoạch hiệp đồng. Mọi khó khăn, trở ngại đã được khắc phục với tinh thần nỗ lực, khẩn trương, linh hoạt và sáng tạo. Mặc dù tốc độ phát triển khác nhau, nhưng các mũi, các hướng đều đã đánh chiếm được các mục tiêu quy định. Ta đã tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân địch ở vòng ngoài, mở được cửa thọc sâu trên các hướng. Trên hướng tây-bắc, tây và tây-nam, lực lượng thọc sâu vào đã tới địa bàn quy định. Trên hướng đông, địch ngoan cố chống cự, Quân đoàn 4 phát triển chậm, nhưng Quân đoàn 2 phát triển thuận lợi hơn, lực lượng thọc sâu đã vòng qua căn cứ Long Bình và đang phát triển trên xa lộ. Các lực lượng ven đô đã phối hợp đắc lực với các cánh quân, kịp thời đánh chiếm và giữ các cầu quan trọng và các mục tiêu được phân công, chuẩn bị tất các địa bàn vùng ven trên hướng tiến của các binh đoàn, đồng thời chặn đánh, diệt và bắt tàn quân địch từ ngoài chạy vào Sài Gòn. Lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nổi dậy trên các hướng tiến công của chủ lực đã kịp thời phối hợp chặt chẽ, tích cực tiến công địch. Lực lượng ba mũi trong vùng sâu đã chủ động nổi dậy tự giải phóng địa phương mình, tạo nên một thế chung là chủ lực phát triển đến đâu thì diện giảỉ phóng đều mở rộng đến đó.
      Trong ba ngày qua, nhất là ngày 29, sự đối phó của địch chỉ có mức độ. Hiện tượng chung là mau chóng tan rã, rút chạy hoặc đầu hàng. Thực tế cho thấy hệ thống chỉ huy của địch đã bị rối loạn không còn phát huy được tác dụng. Bộ máy nguỵ quyền, nhất là ở cơ sở, đã sụp đổ. Cuộc di tản của Mỹ và bọn tay sai đang xúc tiến với tốc độ khẩn trương nhất và sắp đến lúc kết thúc.
      Các cánh quân trên các hướng đã nhận lệnh của Bộ tư lệnh chiến dịch chuyển sang tổng công kích vào nội đô, hiệp đồng đánh thẳng vào trung tâm thành phố, chiếm các mục tiêu đã định.
      Chúng tôi đang nghe báo cáo thì một nhân viên cơ yếu gõ cửa xin vào mang theo bức điện mới nhận.
      Anh Tấn báo cáo: Đã ra lệnh cho hai quân đoàn đánh vào nội đô 16 giờ hôm nay. Nếu có khó khăn sẽ đánh vào 4 giờ sáng mai, ngày 30 tháng 4.
      Anh Văn cầm điện thoại trao đổi với anh Ba. Sau đó anh đọc bức điện gửi ngay cho anh Dũng:
      "Anh Ba và chúng tôi thấy tình hình các hướng đang phát triển thuận lợi. Hướng anh Tấn hành động càng nhanh càng tốt".
      Và một bức điện gửi anh Tấn:
      "Anh căn cứ chỉ thị về thời gian của anh Tuấn mà hành động. Nếu anh Tuấn không có chỉ thị thì hành động với thời gian nhanh nhất. Giờ cụ thể, anh căn cứ vào tình hình mà quyết định".
      Những bức điện ra khỏi phòng trực ban tác chiến lúc 22 giờ 15 phút ngày 29 tháng 4.
      Đêm hôm đó, anh Cao Văn Khánh nghỉ lại trong phòng trực ban tác chiến. Chừng quá nửa đêm, nghe Cục Tình báo báo cáo xong, anh gọi điện thoại cho tôi. Sau khi trao đổi ý kiến, anh điện thông báo cho các anh trong chiến trường: Có tin lúc 01 giờ ngày 30 tháng 4, địch ra lệnh cho các tàu hải quân ở Cần Thơ, Đồng Tâm và Phú Quốc tập trung ở một địa điểm (chưa rõ ở đâu) và một số tàu (tin đầu tiên có 8 chiếc) chuẩn bị chuyển qua đảo Guam. Trước đó có tin 78 máy bay của nguỵ đã chuyển qua U-ta-pao. Chưa rõ đây là tổng số máy bay địch chuyển đi hay mới là đợt đầu tiên. "Báo cáo các anh rõ và ra lệnh cho đơn vị theo dõi xem tàu hải quân có chở bộ binh theo không và có kế hoạch đánh cho kịp".
      Sáng ngày 30 tháng 4, anh Ba, anh Trường Chinh và anh Đồng vào khu "Nhà con rồng" từ sớm. Anh Văn cũng đã có mặt.
      Các anh khác trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương tiếp tục đến sau.
      Sau khi nghe anh Khánh báo cáo, các anh trao đổi ý kiến đánh giá tình hình. Khoảng 8 giờ, một bức điện của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương viết xong và cho dịch gửi đi:
      - Nhiệt liệt khen ngợi toàn thể các đơn vị đã lập được chiến công lớn trong những ngày qua, đập tan tập đoàn phòng ngự và các cứ điểm phòng ngự phía đông, bắc, tây-bắc và tây-nam, cắt đứt đường 4, tiến công các sân bay lớn của địch, hoạt động tốt ở ven Sài Gòn và nội thành Sài Gòn.
      Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương kêu gọi toàn thể cán bộ và chiến sĩ, đảng viên và đoàn viên, với quyết tâm lớn nhất, hãy nhanh chóng đánh thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch với khí thế hùng mạnh nhất của một quân đội trăm trận trăm thắng, đập tan mọi sự đề kháng của địch, kết hợp tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn-Gia Định. Phải giữ kỷ luật thật nghiêm, triệt để chấp hành mọi chỉ thị, mệnh lệnh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; nêu cao truyền thống và bản chất cách mạng của quân đội ta, hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc giành thắng lợi hoàn toàn cho chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại.
      Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương nhắc Quân uỷ và Bộ tư lệnh Miền về việc quản lý thành phố; tiếp tục phát triển thắng lợi tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn các lực lượng dịch còn lại ở các khu vực khác, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, các đảo Côn Sơn và Phú Quốc; động viên tinh thần cách mạng triệt để và chiến đấu liên tục cho đến thắng lợi hoàn toàn, khắc phục mọi hiện tượng thoả mãn dừng lại. Để tiếp tục phát triển thắng lợi ngay sau khi giải phóng Sài Gòn, Quân uỷ Trung ương nhắc việc chuẩn bị sân bay Tân Sơn Nhất để sử dụng không quân vào kế hoạch mới. Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân đã chuẩn bị hai đại đội chiến sĩ lái A.37 ở Phan Rang. Các phi đội Mích cũng được lệnh chuẩn bị sẵn sàng cất cánh khi có lệnh.
      Cuộc họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương vẫn tiếp tục.
      10 giờ đồng chí Nguyễn Thanh, trường phòng 70 (3) chạy vào báo cáo: "Đài phát thanh của Nhật loan tin quân giải phóng, có xe tăng dẫn đầu, đang tiến vào Sài Gòn".
      Tôi đề nghị hội nghị tạm dừng ít phút để nghe tình hình.
      Anh Khánh được mời lên báo cáo. Cả đêm qua, hầu như anh không ngủ.
      Anh trình bày:
      "Các anh trong Bộ tư lệnh chiến dịch đã trao thêm nhiệm vụ cho Quân đoàn 3: Khi đánh vào Tân Sơn Nhất thì cho một cánh phát triển vào hướng bộ Tổng Tham mưu nguỵ, phối hợp với Quân đoàn 1. Từ nửa đêm, các binh đoàn thọc sâu đã khẩn trương thi hành lệnh tiến gấp, chọc thẳng vào mục tiêu được giao, bỏ qua những mục tiêu khác trên dọc đường để nâng tốc độ tiến quân.
      Cuộc di tản của người Mỹ diễn ra dồn dập từ chiều ngày 29, đã kết thúc mờ sáng nay với chuyến bay của đại sứ Mỹ Ma-tin, rời Sài Gòn lúc 4 giờ 45 phút".


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:15:48 pm
Theo tin mới nhận được sáng nay, sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) đang tiến vào ngã tư Bảy Hiền; các cánh quân của Quân đoàn 1 đánh vào căn cứ Lai Khê, Phú Lợi, Lái Thiêu, đang phát triển về Gò Vấp. Một cánh khác đang đánh địch từ cầu Bình Phước đến cầu Bình Triệu. Sau khi đánh tan quân địch chống cự ở Hố Nai, Tam Hiệp, Quân đoàn 4 đang tiến công sở chỉ huy quân đoàn 3 nguỵ chuẩn bị thọc sâu vào Sài Gòn. Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 đang vượt cầu xa lộ trên sông Đồng Nai. Đã diệt ổ đề kháng của địch ở Thủ Đức, phía bắc cầu Rạch Chiếc. Trên hướng nam và tây-nam, các đơn vị phía trước của Đoàn 232 đang tiến về hướng biệt khu thủ đô và tổng nha cảnh sát nguỵ. Trên đường 4, ta đã đánh chiếm chi khu Thủ Thừa, giải phóng thị xã Tân An.
      Để chuẩn bị cho các mũi thọc sâu của chủ lực tiến quân vào nội đô từ 27 đến ngày 29 tháng 4, các đơn vị đặc công và biệt động đã kịp thời đánh chiếm các cầu lớn, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch và giữ vững cầu. Có những cầu ta phải giành giật với địch 2-8 lần như cầu Rạch Chiếc, cầu Bình Phước. Trước đó, từ cuối trung tuần tháng 4, các trung đoàn 1 và 2 Gia Định đã đẩy mạnh hoạt động: tiến công trạm ra-đa Phú Lâm; đưa lực lượng vào áp sát phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất; mở hành lang tiến công cho chủ lực vào ngã tư Bảy Hiền; phối hợp với đặc công đánh chiếm và giữ cầu Rạch Chiếc, cầu Xa Lộ Biên Hoà; đưa quân vào tiếp cận các mục tiêu theo kế hoạch hiệp đồng trên các cánh, các hướng. Lực lượng vũ trang Biên Hoà, sau khi phối hợp với chủ lực giải phóng các đường 25, 19, các khu Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, đã tiến xuống giải phóng và tiếp quản các mục tiêu ở huyện Duyên Hải, một huyện hẻo lánh sát biển.
      Khi các đơn vị đầu tiên của cánh quân hướng đông tiến từ cầu Tân Cảng vào Sài Gòn, đông đảo nhân dân đổ ra hai bên đường tiến quân, hoan hô bộ đội. Nhiều nhà báo trong và ngoài nước đón đường quay phim, chụp ảnh bộ đội tiến vào nội đô. Trên hướng bắc, lực lượng vũ trang địa phương đã giải phóng các chi khu quận lỵ Châu Thành, Dĩ An, bức hàng bọn địch trong căn cứ Sóng Thần. Nhân dân các xã ấp được lực lượng vũ trang hỗ trợ đã nổi dậy, xoá chính quyền địch, xây dựng chính quyền tự quản.
      Trong vùng ven đô và nội đô, khi quân ta sắp tiến quân vào, nhân dân nhiều nơi, được sự chỉ đạo của cơ sở cách mạng và lực lượng biệt động đã kịp thời nổi dậy phối hợp. Ngay trong đêm ngày 29, ở nhiều phường, quận, quần chúng đã chiếm bốt địch, chiếm trụ sở, cướp chính quyền ở phường, xóm. Có nơi như ở phường Tây Nhì (nay là phường 12) quận Phú Nhuận, ở sát bộ Tổng Tham mưu nguỵ, cờ cách mạng được treo ở trụ sở phường từ trưa ngày 29, tự vệ và quần chúng phường Bình Thới, quận 11, đã chiếm trụ sở khóm 5 và 6 từ đêm hôm đó, trong khi quần chúng ở phường Khánh Hội nổi dậy chiếm chi khu cảnh sát và làm chủ phường.
      Trên hướng đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Tổng Tham mưu vừa nhận được tin tức mới nhất của một số tinh.
      Từ chiều ngày 29, các lực lượng vũ trang Trà Vinh đã tập kết chung quanh thị xã 1 ki-lô-mét và ém sẵn quân gần các mục tiêu sâu như sân bay, trận địa pháo địch. Ở Bạc Liêu, ta đã vận động và cuối cùng đưa tối hậu thư buộc tỉnh trưởng đầu hàng. Hắn vẫn chần chừ do dự, viện cớ chờ lệnh trên. Các ban khởi nghĩa của các huyện đã bí mật đưa lực lượng vào thị xã và đang hoạt động tích cực chuẩn bị cho quần chúng nổi dậy.
      Ở Sóc Trăng, lực lượng vũ trang đã tiến vào thị xã và sân bay, bức hàng chi khu Khánh Hưng.
      Sau khi Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương nghe báo cáo và trao đổi ý kiến về tình hình và những công việc cấp thiết trước mắt, anh Văn đã thay mặt Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương gửi điện vào chiến trường, nói về "một số ý kiến đã nhất trí để các anh kịp thời thi hành".
      1. Uỷ ban quân quản công bố ngay trên đài phát thanh mệnh lệnh đầu tiên. Nội dung đại thể: a) Quân giải phóng tiến vào để giải phóng thành phố Sài Gòn-Gia Định, hoàn thành công cuộc giải phóng miền Nam; b) Quân đội nguỵ quyền Sài Gòn phải lập tức hạ vũ khí đầu hàng; c) Tuyên bố giải tán chính quyền các cấp; d) Kêu gọi đồng bào đứng dậy cùng Quân giải phóng đập tan mọi sự chống cự của địch, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, hoàn thành công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam thân yêu.
      2. Đã kiểm tra lại công tác chuẩn bị của không quân. Các đơn vị Mích 17, Mích 21 đã sẵn sàng. Sẽ tùy tình hình, nếu thật cần thiết thì sẽ quyết định sử dụng theo kế hoạch dự kiến.
      Bức điện vừa gửi đi được nửa giờ thì Cục Tình báo báo cáo: Đài phương Tây đưa tin quân ta đã vào dinh tổng thống nguỵ.
      Thêm một bức điện gửi gấp vào Nam nói rõ ý kiến của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương: "Có thể dùng Dương Văn Minh để kêu gọi các đơn vị của địch hạ vũ khí nhưng không phải với tư cách tổng thống mà chỉ với tư cách một người đã sang hàng ngũ nhân dân".
      Bức điện nhắc lại tin quân ta đã cắm cờ trên "dinh Độc Lập" và kết thúc bằng câu: "Các anh Bộ Chính trị rất vui, rất vui".
      Cầm bức điện, chưa kịp dịch để gửi đi, mấy anh chị em trong tổ cơ yếu thường trực hỏi nhau:
      - Các "cụ" nhận được tin ở đâu mà nhanh thế nhỉ?
      Thắc mắc là đúng, vì tin này do đài anh Tấn ở hướng đông trực tiếp báo về, cơ yếu của cục dịch và anh Phê đích thân mang lên báo cáo gần như đồng thời với Cục Tình báo thu được của đài phương Tây.
      Gặp tôi ở sân "Nhà con rồng", anh Phê phấn khởi ôm lấy tôi, xúc động nói:
      - Toàn thắng, toàn thắng rồi, anh ạ! Quân ta cắm cờ trên "dinh Độc Lập" rồi!
      Tôi bảo anh vào báo cáo với các anh trong phòng họp. Ngay sau đó, hành lang phòng họp của Quân uỷ bỗng trở nên chật hẹp hẳn lại. Không biết từ lúc nào, các anh trong Bộ Chính trị và chúng tôi đã từ phòng họp ra cả hành lang. Anh Khánh, một số cán bộ các cục và Văn phòng, trực ban tác chiến, tổ cơ yếu thường trực, mấy chiến sĩ công vụ, vệ binh, tất cả chỉ trong chốc lát bỗng nhiên hình thành một cuộc mít tinh. Già; trẻ, thường phục, quân phục, cấp trên, cấp dưới, mọi người đều hân hoan, xúc động. Các anh trong Bộ Chính trị cười nói rất vui.
      Đồng chí trực ban tác chiến được phép thông báo tin chiến thắng đến các tổng cục, các cục. Trước đó, ít nhiều cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan Bộ Tổng tư lệnh đã biết. Vậy mà khi tiếng loa chính thức báo tin vừa dứt, nơi nơi vang lên tiếng vỗ tay reo hò.
      Đâu đó có tiếng pháo nổ vang. Một không khí phấn khởi, náo nhiệt bao trùm cơ quan Tổng hành dinh.
      Tin chiến thắng cũng được thông báo cho Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và cho cơ quan thông tin Hà Nội.
      Một đồng chí cán bộ vừa đi từ Bờ Hồ qua ngã tư Cửa Nam về, kể lại: Tiếng loa trên các đường phố vang lên báo "tin đặc biệt".
      Dòng người, dòng xe đạp đang chuyển động trên các ngả đường bỗng chậm hẳn lại. Người người lắng nghe và cuối cùng, tiếng reo hò vang lên. Một sự kiện bao năm chờ đợi, nay đã đến. Từ các nhà, các dãy phố, người ta đổ ra đường. Quanh Bờ Hồ, dưới các loa phóng thanh, người chật ních. Ai cũng muốn nghe tiếng phát thanh viên đọc đi, đọc lại tin chiến thắng mới nhận được. Nét mặt mọi người hân hoan, rạng rỡ. Chặng đường dài chiến đấu liên tục 30-40 năm đã đến đích cuối cùng. Lời tiên tri của Bác năm 1960 đã thành hiện thực: "Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà".
      Mặt trời đã đứng bóng. Nhiều anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương lên xe ra về. Niềm vui còn thể hiện rõ trên nét mặt các anh. Hơn hai mươi năm qua, các anh đã bao lần trải qua những giây phút ưu tư, với trách nhiệm nặng nề, nhiệm vụ to lớn đè trĩu lên vai. Thắng lợi không đột ngột nhưng quá nhanh, khiến tâm tư, tình cảm tràn ngập một niềm xúc động mạnh.
      Anh Văn chưa về, dù đã 12 giờ trưa. Anh cho gọi tổ cơ yếu thường trực sang phòng họp. Trên bàn đã bày sẵn mấy chai bia Trúc Bạch, kẹo Hà Nội, thuốc lá Điện Biên. Anh muốn chia vui và thưởng riêng cho anh chị em cơ yếu thường trực sau những ngày làm việc hết sức khẩn trương, căng thẳng, phục vụ đắc lực cho việc chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương.
      Mới hơn 18 giờ, đã thấy những chiếc xe con trở lại Khu A. Buổi trưa nay, ngày 30 tháng 4, hình như nhiều anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương không nghỉ. Các anh vào phòng họp, vẫn với vẻ mặt hân hoan, xúc động.
      Buổi họp chiều chưa bắt đầu thì đồng chí trưởng phòng 70 đã chạy vào phòng họp, mang theo bản tin mới thu được của đài Sài Gòn. Bản tin nói về lời chấp nhận đầu hàng của viên tổng thống nguỵ quyền Sài Gòn.
      "Tôi là Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn.
      Tôi kêu gọi bỏ vũ khí đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng, giải tán cơ cấu chính quyền từ trung ương đến địa phương và giao quyền cho Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam".
      Tiếp đến là lời đại biểu Quân giải phóng:
      "Tôi đại diện Quân giải phóng, chấp nhận sự đầu hàng của…".
      Anh không ghi tiếp nữa. Anh xúc động quá, bỏ máy chạy ngay lên phòng họp của Quân uỷ. Trong phòng mới có anh Ba, anh Đồng, anh Văn, một số anh trong Thường trực Quân uỷ và tôi. Nghe xong, anh Ba hỏi lại:
      - Có đúng nó tuyên bố đầu hàng vô điều kiện không? Phải bắt nó tuyên bố như vậy.
      Đồng chí trưởng phòng 70 đọc lại. Đúng là nó đầu hàng vô điều kiện.
      Các anh cùng cười, vui, rất vui.
      Nửa giờ sau, anh Trần Lâm ở Đài phát thanh vào và cũng mang theo tin nói trên. Các anh dặn anh Lâm về phương hướng tuyên truyền trong những ngày sắp tới. Cần nói nhiều hơn, rõ hơn về chiến dịch Hồ Chí Minh, về các trận chiến đấu, về phong trào nổi dậy và tin đồng bào nhiệt liệt hoan nghênh Quân giải phóng, nhất là ở Sài Gòn, về việc đầu hàng vô điều kiện của tổng thống nguỵ. Cần đưa nhiều tin về các tinh đồng bằng sông Cửu Long và công việc của Uỷ ban quân quản. Chú trọng động viên nhân dân giúp đỡ lực lượng vũ trang truy quét tàn binh địch và góp sức vào việc xây dựng chính quyền mới, kêu gọi quân đội và cảnh sát địch còn lại nhanh chóng đầu hàng.
      Cuộc họp buổi chiều bắt đầu muộn. Các anh vừa trao đổi ý kiến về những công việc lớn trước mắt, vừa có ý đợi báo cáo chính thức của chiến trường.
      Khoảng 16 giờ, hai bức điện đến cùng một lúc, một của anh Lê Đức Thọ, một của anh Phạm Hùng và anh Văn Tiến Dũng, được viết hồi 13 giờ 30 ngày 30 tháng 4. Các anh nói về lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh, về lệnh cho các cánh quân tiếp tục phát triển tiến công thật nhanh vào các khu vực và mục tiêu đã quy định; về lời kêu gọi quân địch còn lại đầu hàng, nộp toàn bộ vũ khí; về chỉ thị bắt giữ và tập trung các sĩ quan địch từ cấp tá trở lên, nếu nơi nào địch chống cự thì lập tức tiến công tiêu diệt ngay. Các anh cũng đã chỉ thị cho đồng bằng sông Cửu Long chớp thời cơ nổi dậy, đánh đổ toàn bộ chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng, lập Uỷ ban quân quản ở địa phương.
      Sau khi nghe điện báo cáo của các anh trong chiến trường, anh Ba tóm tắt những vấn đề đã được trao đối ý kiến hôm nay và nhắc lại một số việc dự kiến bàn trong cuộc họp chính thức của Bộ Chính trị vào ngày 3 tháng 5, để chuẩn bị hội nghị Ban Chấp hành Trung ương sắp tới. Anh chỉ thị Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị báo cáo tổng hợp diễn biến của chiến trường từ trưa ngày 30 tháng 4, cả ở Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long, để báo cáo trong cuộc họp của Bộ Chính trị. Quân uỷ Trung ương cần họp trước, bàn về một số công tác trước mắt mà đồng chí Bí thư Quân uỷ đã nêu lên: Vấn đề chỉ đạo tác chiến, hoàn thành giải phóng toàn bộ lãnh thổ (kể cả các đảo); vấn đề quản lý vùng giải phóng; kế hoạch (sơ bộ) bố phòng đất nước, làm cơ sở để kiện toàn và điều chỉnh lực lượng; vấn đề thu hồi toàn bộ vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh, cơ sở vật chất và kỹ thuật của một đội quân trên một triệu tên địch vừa bị tiêu diệt và tan rã hoàn toàn. Đây là một nhiệm vụ rất lớn, ta đã làm một bước, nay phải có kế hoạch toàn diện, trong phạm vi toàn chiến trường miền Nam và cả nước. Cần bàn cả công thức ra tuyên bố về việc giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, các đảo Côn Sơn, Phú Quốc, Cù Lao Thu. Một vấn đề cụ thể cần làm sớm là tổ chức lễ mừng chiến thắng, vào khoảng từ 10 đến 12 tháng 5, không nên để chậm. Ngoài công tác ngoại giao, hội nghị Bộ Chính trị sắp tới sẽ tập trung bàn phương hướng tiến lên của cách mạng nước ta sau ngày toàn thắng. Đảng là một, dân tộc là một, quân đội là một. Đương nhiên phải có chuẩn bị nhưng tình hình đã chín muối để thực hiện thống nhất đất nước. Chúng ta sẽ có nhiều điều kiện cơ bản để đưa cách mạng tiến lên mạnh mẽ, xây dựng đất. nước giàu mạnh. Phải làm sớm vấn đề cơ bản này mới có cơ sở để giải quyết các vấn đề cụ thể khác.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:16:19 pm
Trước khi ra về, anh Ba còn nhắc tôi:
      - Dặn anh em chú ý tin tức về tiến công và nổi dậy ở đồng bằng sông Cửu Long. Thông tin chỉ huy của tham mưu nặng về tiến công của chủ lực, nhẹ về nổi dậy của quần chúng đấy!
      Có tiếng cười vui.
      Thật ra thì vừa qua, Bộ Tổng Tham mưu nhận được tin tức phong trào nổi dậy. Đã có lần báo cáo chúng tôi xin phải "khất".
      Chúng tôi trong Thường trực Quân uỷ ngồi nán lại. Đồng chí Bí thư nhắc chúng tôi những nội dung cần chuẩn bị cho cuộc họp của Thường trực Quân uỷ, dự định vào ngày 2 tháng 5. Ngoài những việc anh Ba vừa gợi ý, anh Văn nhắc thêm một số công tác quân sự trước mắt.
      Một là, trong việc quản lý các vùng mới giải phóng nhất là các thành phố lớn, phải chỉ đạo các Uỷ ban quân quản phối hợp với các ngành, các đoàn thể, vừa xây dựng chính quyền cách mạng, vừa thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết như truy quét bọn tàn binh, bắt giữ bọn đấu sỏ phản động, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ tính mạng vâ tài sản của nhân dân và tài sản công cộng, ổn định đời sống của nhân dân. Phải làm cho mỗi cán bộ và chiến sĩ của các đơn vị có nhiệm vụ quản lý thành phố trở thành một cán bộ biết vận động nhân dân, phát động quần chúng làm chủ địa bàn mới giải phóng.
      Hai là, nghiên cứu kế hoạch giải quyết bọn địch còn lại ở đồng bằng sông Cửu Long và các đảo Côn Sơn, Phú Quốc. Trong việc giải quyết các đảo, anh nhắc lại chủ trương trước đây của Bộ Chính trị về việc giải phóng và đưa các anh chị em tù chính trị của ta ở ngoài đó trở về.
      Ba là, nghiên cứu kế hoạch xây dựng và điều chỉnh lực lượng trong điều kiện đất nước thống nhất và ta mới thu hồi được một số lớn trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của địch.
      Tôi xuống phòng trực ban tác chiến. Đã khá muộn, nhưng cả anh Khánh và anh Đức còn ở đó. Các anh đang nắm lại tình hình.
      Tôi nói lại ý định của Bộ Chính trị và Quân uỷ về nội dung các hội nghị sắp tới và những việc Bộ Tổng Tham mưu cần làm. Riêng về báo cáo chiến sự, chúng tôi trao đổi ý kiến và nhất trí rằng trong những ngày này, các anh trong kia còn rất bận, mọi công việc sau chiến thắng rất bề bộn, chờ điện báo cáo tổng hợp thì chậm, nhất là tình hình diễn biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Phải dùng cả điện thoại và vô tuyến điện và dựa vào sự giúp đỡ của các phái viên của Bộ Tổng Tham mưu ở trong đó, nắm lại diễn biến chiến sự từ ngày 80 tháng 4, trong đó chú ý phong trào tiến công và nổi dậy ở đồng bằng sông Cừu Long. Cơ quan tham mưu nắm vấn đề này chưa vững, chưa kịp thời, vì vừa qua chúng ta tập trung nhiều vào việc theo dõi mặt trận Sài Gòn. Cần có báo cáo kịp thời để Bộ Chính trị và Quân uỷ chỉ đạo giải phóng tiếp các địa bàn còn lại.
      Đường Hoàng Diệu đã sáng đèn. Có tiếng loa phóng thanh từ xa vẳng đến. Phát thanh viên đang đọc tin chiến thắng trong bản tin buổi tối. Một ngày đã trôi qua, ngày 80 tháng 4, với những sự kiện liên tiếp diễn ra. Nhưng sự kiện lịch sử của ngày 30 tháng 4 sẽ được ghi đậm nét trên chặng đường 80 năm giải phóng dân tộc.
      Hôm sau, ngày 1 tháng 5. Những người lao động bốn biển, năm châu chia vui với dân tộc Việt Nam đúng vào một ngày lịch sử quốc tế. Tự hào biết bao đối với Đảng ta, dân tộc ta, quân đội ta, đã giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dãn tộc đúng vào ngày kỷ niệm trọng đại của giai cấp cần lao thế giới.
      Tại cơ quan Bộ Tổng Tham mưu chiều hôm đó, tất cả cán bộ cao cấp, trung cấp đều có mặt ở hội trường để mừng ngày lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân và mừng chiến thắng mà quân và dân cả nước mới giành được.
      Thay mặt thủ trưởng Bộ, phát biểu ý kiến trong cuộc mít tinh trọng thể này, tôi trình bày vắn tắt một số vấn đề về quá trình hình thành và phát triển quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị từ sau Hiệp định Paris đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vừa qua; khái quát quá trình diễn biến của ba chiến dịch - chiến lưọc trong hai tháng 3 và 4 năm 1975; ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi trong đó đi sâu phân tích sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương.
      Trong ngày lịch sử huy hoàng này, tôi đặc biệt nhấn mạnh đến sự lãnh đạo tài tình của Đảng trong 20 năm chống Mỹ, cứu nước, nhất là trong 3 năm cuối của cuộc chiến tranh. Từ những dự kiến đầu sau Hiệp định, đến từng bước phát triển của cục diện chiến trường, Đảng ta đã kiên trì tạo thế mới, lực mới và trong hai tháng qua đã nhạy bén chớp thời cơ chiến lược, hạ quyết tâm liên tiếp đánh những đòn quyết định, giành thắng lợi trọn vẹn. Trong thắng lợi chung đó, mỗi người, mỗi bộ phận trong cơ quan tham mưu chiến lược, từ các đồng chí phái viên ở phía trước, các cán bộ trực tiếp giúp việc chỉ đạo, chỉ huy ở phía sau, đến các chiến si công vụ, vệ binh, lái xe, nấu ăn, tất cả đều làm tròn nhiệm vụ của mình, góp phần cùng toàn quân, toàn dân hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam thân yêu.
      Sau khi nêu lên yêu cầu nhận thức đúng về tình hình mới và nhiệm vụ mới của cơ quan tham mưu chiến lược, thay mặt thủ trưởng Bộ, tôi kêu gọi anh em tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm và bản chất của người cán bộ cách mạng, người sĩ quan tham mưu trong điều kiện mới. Với thắng lợi vĩ đại và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thống nhất xã hội chủ nghĩa.
      Trong giờ phút đáng ghi nhớ của mùa Xuân đại thắng này, để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham mưu trong giai đoạn mới, chúng ta càng ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chủ động trước".
      Cuộc mít tinh kết thúc, sau khi bài hát Giải phóng miền Nam và bài Quốc tế ca vang lên, trang nghiêm, hùng tráng. Niềm vui dào dạt thể hiện trên nét mặt hân hoan của mọi người.
      Ngay sau buổi lễ chào mừng chiến thắng, chúng tôi thông qua bản báo cáo diễn biến chiến sự trong ngày chót của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Thực ra, đến lúc này, Cục Tác chiến chỉ mới nắm được những điểm chính, nhất là trên các hướng tiến quân của các binh đoàn chủ lực. Sau ngày Sài Gòn giải phóng, các phái viên được cử vào làm việc với cơ quan tham mưu chiến dịch và thành đội Sài Gòn. Bộ Tổng Tham mưu mới xây dựng được bản báo cáo đầy đủ hơn về dỉễn biến của mặt trận Sài Gòn cũng như cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long, đệ trình lên Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Kèm theo bản báo cáo lần này là tấm bản đồ thành phố Sài Gòn khổ rộng, trên đã ghi diễn biến ngày 30 tháng 4 của cuộc tiến công và nổi dậy từ vùng ven vào nội đô.
      Chúng tôi nhất trí nên báo cáo diễn biến của các cánh quân trên từng hướng, đánh vào các mục tiêu chủ yếu ở nội đô; vấn đề nổi dậy nói riêng ở mặt trận Sài Gòn rồi đến đồng bằng sông Cửu Long; tập trung vào diễn biến ngày 30 tháng 4 như Bộ Chính trị đã chỉ thị, vì tình hình những ngày trước đó, các anh đã nắm được.
      Tại mặt trận Sài Gòn, ngày 30 tháng 4, trên cả 5 hướng các cánh quân đồng loạt tiến vào đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố.
      Trên hướng đông:
      Từ 5 giờ sáng, binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2, được một phân đội đặc công phối hợp và dẫn đường, bắt đầu vượt cầu Xa Lộ sông Đồng Nai, tiến về Sài Gòn. Sau khi tiêu diệt địch ở trường huấn luyện Thủ Đức, bộ phận đi đầu liên lạc được với tiểu đoàn biệt động 81 (đang giữ cầu Rạch Chiếc) rồi tiến về cầu xa lộ Sài Gòn (cầu Tân Cáng, cũng do biệt động đánh chiếm và giữ từ ngày 29 tháng 4). Sau tiêu diệt địch ở cầu Thị Nghè, binh đoàn thọc sâu đã mở được đường tiến về hướng "dinh Độc Lập". Tổ đặc công đã dẫn đường cho xe tăng tiến vào cơ quan đầu não của chính quyền địch. Dương Văn Minh đấu hàng, cờ cách mạng được treo lên lúc 11 giờ 30 phút. Trong khi đó, các cánh quân khác của binh đoàn thọc sâu nhanh chóng toả ra chiếm đài phát thanh, nhà ngân hàng, trụ sở bộ quốc phòng, bộ tư lệnh hải quân và quận 4.
      Lực lượng còn lại của Quân đoàn 2 ở bên ngoài tiếp tục truy quét địch ở khu Long Bình, chiếm và làm chủ thị xã Vũng tàu, sau đó phát triển ra giải phóng đảo Cần Giờ.
      8 giờ sáng, sau khi tiêu diệt địch ở tuyến phòng thủ tây Hố Nai, sư đoàn 7, đơn vị thọc sâu của Quân đoàn 4, theo đường 1 phát triển vào Biên Hoà. Cầu Mới qua sông Đồng Nai bị địch phá sập, cầu Ghềnh quá yếu, xe tăng không qua được, quân ta phải quay lại cầu Xa Lộ sông Đồng Nai để tiến vào thành phố Sài Gòn. 13 giờ, bộ phận đi đầu tới "dinh Độc Lập" và đến 16 giờ 80, đã chiếm lĩnh xong các mục tiêu quy định và nhận sự bàn giao "dinh Độc Lập" của Quân đoàn 2. Lữ đoàn 52 tiến sau đội hình sư đoàn 7, cũng đã đánh chiếm bộ tư lệnh biệt động quân.
      Các đơn vị còn lại của Quân đoàn 4 tiếp tục phát triển tiến công khu quân sự Biên Hoà; sư đoàn 6 đánh chiếm sở chỉ huy Quân khu 3, bộ tư lệnh sư đoàn 3 nguỵ và sân bay Biên Hoà; sư đoàn 341 đánh chiếm căn cứ Hóc Bà Thức và các thị xã Biên Hoà, Thủ Đức, sau đó phát triển vào nội đô.
      Trên hướng bắc:
      Sáng 30 tháng 4, sư đoàn 320b thuộc Quân đoàn 1 được lệnh tăng tốc độ tiến quân. Đến Lái Thiêu, sư đoàn theo đường 18 tiến thẳng về cầu Bình Triệu, bắt cả lữ đoàn kỵ binh 3 và thiết đoàn 6 nguỵ đầu hàng (bọn này đang rút chạy về Sài Gòn), thu 140 xe tăng, thiết giáp. Trung đoàn 48 dùng 8 xe địch, bắt tù binh lái dẫn đường qua cầu Bình Triệu, theo đường Bạch Đằng - Chi Lăng tiến thẳng về bộ Tổng Tham mưu nguỵ, bắt liên lạc với đội biệt động Z 28. Anh em biệt động cho biết: Từ sáng, nhiều tướng tá nguỵ đã bỏ chạy nhưng biệt kích dù vẫn ngoan cố giữ các cổng và chống cự quyết liệt Từ 9 giờ sáng, một tổ biệt động 17 người đã cải trang làm lính nguỵ, bất ngờ đánh chiếm cổng số 3 rồi thọc thẳng vào khu làm việc trong bộ tổng tham mưu. Một tổ khác của Z.28 diệt khu trung tâm điện toán, bắt viên đại tá phụ trách trung tâm này cùng 30 sĩ quan, hạ sĩ quan và giao nhiệm vụ cho họ phải bảo vệ phương tiện khí tài để bàn giao cho quân đội giải phóng. Một tổ thứ ba của Z.28, sau khi tiến công vào cổng số 2 không thành công, chuyển sang cổng số 3 thì gặp trung đoàn 48. Trung đoàn trưởng cho tổ biệt động lên xe dẫn các mũi đánh thắng vào bên trong bộ Tổng Tham mưu. 11 giờ 30, trung đoàn 48 và biệt động đã làm chủ các cơ quan thuộc bộ Tổng Tham mưu nguỵ (trừ khu vực do trung đoàn 28 sư đoàn 10 đã chiếm giữ), với đầy đủ hồ sơ tài liệu, máy móc và phương tiện làm việc.
      Ở bên ngoài, trung đoàn 27 sư đoàn 320b, phối hợp với lực lượng vũ trang Bình Dương, đánh chiếm trung tâm huấn luyện sư đoàn 5 nguỵ và chi khu quận lỵ Lái Thiêu; đánh quân địch từ Thủ bầu Một chạy về, bắt tù binh dẫn đường tiến về cầu Bình Phước (do đặc công chiếm lại lần thứ hai lúc 7 giờ 30 phút). Sau khi qua cầu, quân ta đánh chiếm khu bộ tư lệnh các binh chủng nguỵ và chi khu quận lỵ Gò Vấp, đồng thời cho một bộ phận tiến về "dinh Độc Lập".
      Trong khi đó, sư đoàn 312 tiến công tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận sư đoàn 5 nguỵ, tiến công căn cứ Phú Lợi, diệt lực lượng chính của địch ở tiểu khu Bình Dương và lực lượng còn lại của sư đoàn 5 nguỵ. Bọn này gồm 1.200 tên cùng 36 xe đang rút từ Lai Khê Bến Cát về An Lợi. Sau đó, sư đoàn 312 phát triển lên đánh chiếm chi khu quận lỵ Bến Cát, bắt toàn bộ hệ thống kìm kẹp của địch.
      Từ sáng, nhất là sau khi Dương Văn Minh kêu gọi ngừng bắn, cán bộ chính trị địa phương và lực lượng biệt động đã kịp thời phát động quần chúng nổi dậy, kết hợp với lực lượng vũ trang từ ngoài tiến công vào, nhanh chóng làm chủ thị xã Thủ Dầu Một.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:16:53 pm
Trên hướng tây bắc:
      Từ 6 giờ sáng, một phân đội thuộc sư đoàn 10 Quân đoàn 3 tiến công tiểu đoàn dù 8 của địch và làm chủ ngã tư Bảy Hiền. Pháo binh cấp tập vào sân bay Tân Sơn Nhất khi phân đội này phát triển vào lăng Cha Cả rồi đánh chiếm cổng số 5 của sân bay. Nhưng cả ba lần tiến công, xe tăng đều bị hoả lực địch chặn lại. Quân ta phải tổ chức lại đội hình tiến công và đưa pháo 85 lên ngắm bắn trực tiếp, diệt hoả điểm chống tăng của địch. Vượt qua cửa số 5, phân đội đánh thắng vào chiếm bộ tư lệnh sư đoàn 5 không quân và khu truyền tin trong sân bay. Trong khi đó, một phân đội khác của sư đoàn 10 đánh chiếm bộ tư lệnh quân dù và liên lạc với phái đoàn quân sự của ta ở "trại David". Đến 11 giờ, phân đội thứ ba tiến công bộ tư lệnh không quân. Đến 14 giờ, các tiểu đoàn 4, 5 và 6 trung đoàn 24 thuộc sư đoàn 10 đã hoàn toàn làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất.
      Trong khi trung đoàn 24 tiến công sân bay, trung đoàn 28 sư đoàn 10 được lệnh đánh thẳng vào bộ Tổng Tham mưu nguỵ, phối hợp với trung đoàn 48 sư đoàn 820b. Dọc đường tiến quân, trung đoàn 28 liên tiếp diệt quân dù ngoan cố chống cự, 11 giờ, tiểu đoàn 3 của trung đoàn đến cổng số 1 của bộ Tổng Tham mưu, diệt một lô cốt và bắn cháy hai xe thiết giáp. Bọn biệt kích dù giữ cổng bỏ chạy. Quân ta nhanh chóng đánh thẳng vào trong và cùng trung đoàn 48 và lực lượng biệt động làm chủ cơ quan bộ Tổng Tham mưu nguỵ.
      Cũng trong thời gian trên, theo lệnh của quân đoàn, trung đoàn 64 cho một tiểu đoàn bộ binh, có xe tăng dẫn đầu, tiến về "dinh Độc Lập".
      Trên hướng tây:
      Từ 4 giờ 80 sáng, trung đoàn 1 sư đoàn 9 Đoàn 232 đánh chiếm ngã ba Bà Quẹo rồi phát triển về ngã tư Bảy Hiền, ngay sau đội hình thọc sâu của Quân đoàn 3. Mặc dù máy bay địch ném bom dọc đường tiến quân, trung đoàn vẫn khẩn trương vượt lên theo đường Lê Vãn Duyệt tiến về bộ tư lệnh biệt khu thủ đô. Nhân dân đổ ra đường hoan hô bộ đội. Đến cổng biệt khu, thấy địch bỏ chạy, trung đoàn chỉ dùng một tiểu đoàn đánh vào mục tiêu, bắt tướng nguỵ Lâm Văn Phát, tư lệnh biệt khu; hai tiểu đoàn còn lại được lệnh tiến về "dinh Độc Lập".
      Trong khi đó, trung đoàn 2 của sư đoàn 9 nhanh chóng vượt qua ngã tư Bảy Hiền rồi theo đường Phan Thanh Giản tiến về "dinh Độc Lập". Thấy đơn vị bạn đã đánh chiếm và làm chủ mục tiêu trung đoàn quay về biệt khu thủ đô và toả ra chiếm các khu vực thuộc hai quận 2 và 10.
      Trung đoàn 3, sau khi giải phóng toàn bộ khu Bà Hom, Tân Tạo, diệt bọn địch từ Đức Hoà chạy về Sài Gòn, sau đó phát triển về hướng trường đua Phú Thọ, bức địch bàng, thu 18 khẩu pháo và hai kho súng trên 2.000 khẩu.
      Trên hướng nam.
      Từ 5 giờ 30 sáng, trung đoàn 24 (Quân khu 8) và trung đoàn đặc công 429 phối hợp tiến công tiêu diệt địch ở ngã ba Bình Hưng Đông, đánh chiếm bất cảnh sát quận 8 và cầu Nhị Thiên Đường rồi phát triển lên cầu Chữ Y. 10 giờ 30 phút quân ta tiến vào chiếm tểng nha cảnh sát, thu toàn bộ hồ sơ, tài liệu của địch. Sau đó, một bộ phận của trung đoàn 24 tiến về "dinh Độc Lập".
      Cùng lúc đó, sau khi vượt qua cầu ông Thìn và ngã ba An Phú chiếm lĩnh tuyến đường 5, trung đoàn 88 (Quân khu 8) chia thành hai mũi đánh chiếm bộ tư lệnh hải quân, cảng Bạch Đằng và chi khu quận lỵ Nhà Bè.
      Trên hướng đường 4, sư đoàn 5 Đoàn 232 diệt và bức hàng toàn bộ sư đoàn 22 nguỵ, liên đoàn biệt động quân 6 và một liên đoàn bảo an, đánh chiếm các thị xã Tân An, Thủ Thừa. Quân dịch ở Tân An chống trả quyết liệt. Trận đánh kéo dài từ 10 giờ đến 12 giờ mới kết thúc. Quân ta thu 9 khẩu pháo và 3 xe M.113. Sau đó, sư đoàn 5 nhanh chóng tiến công tiêu diệt sư đoàn 22 nguỵ trên đường 22, thu 10 xe M.113.
      Như vậy là ngay trong buổi sáng ngày 30 tháng 4, các binh đoàn đột kích thọc sâu đã từ các hướng đồng loạt tiến công vào nội đô và đến trưa đã chiếm xong 5 mục tiêu chủ yếu đã được xác định là "dinh Độc Lập", bộ Tổng Tham mưu, biệt khu thủ đô, tổng nha cảnh sát và sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó đã nhanh chóng toả ra đánh chiếm các mục tiêu và khu vực khác trong thành phố.
      Một điểm nổi lên trong sự hiệp đồng giữa các hướng là sau khi đánh chiếm mục tiêu chủ yếu được giao, các mũi đột kích đều cho một bộ phận tiến về "dinh Độc Lập" để hỗ trợ cho đơn vị bạn có trách nhiệm đánh chiếm mục tiêu quan trọng hàng đầu này.
      Đến buổi chiều, ta đã hoàn toàn làm chủ thành phố Sài Gòn.
      Về phong trào nổi dậy của quần chúng vùng ven đô và nhất là nội đô, qua báo cáo của thành đội, sau này Bộ Tổng Tham mưu mới nắm được tình hình cụ thể hơn. Dưới sự chỉ đạo của các cơ sở cách mạng, của cán bộ chính trị do Thành uỷ phái vào và của các lực lượng biệt động thành, nhân dân ở nhiều nơi đã kịp thời nổi dậy phối hợp với cuộc tiến công của bộ đội trên các hướng, tạo nên một khí thế cách mạng rầm rộ, sôi nổi, áp đảo quân địch ngay từ đêm ngày 29 tháng 4.
      Hoạt động phối hợp và hỗ trợ của quần chúng trong quá trình bộ đội tiến công vào nội đô, diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: tổ chức đón và dẫn đường cho bộ đội; sử dụng các loại xe chở bộ đội nhanh chóng tiếp cận và đánh chiếm các mục tiêu; dùng loa kêu gọi, giải thích, hù doạ, buộc địch đầu hàng; hướng dẫn bộ đội bắt bọn cảnh sát ác ôn và sĩ quan nguỵ ngoan cố chạy trốn; cao hơn cả là xoá bỏ chính quyền địch, lập chính quyền tự quản ở phường, khóm. Đường phố được giải phóng đến đâu, rừng cờ cách mạng lan nhanh đến đó, nhiều nhất là ở Hạnh Thông, Bình Hoà, Phú Nhuận, Bàn Cờ, Vườn Chuối, đường Trần Quốc Toản, cư xá Lữ Gia, ngã tư Bảy Hiền, Tân Phú, Phú Lâm.
      Hoạt động nổi bật của quần chúng nội thành đêm ngày 29 và sáng 30 tháng 4 là có nơi như ở nhà máy sợi Khánh Hội, nhân dân nổi dậy phá kho lấy súng của địch trang bị cho tự vệ phường; bao vây trụ sở phường, kêu gọi địch đầu hàng, tuyên bố xoá bỏ chính quyền địch, như ở phường Bình Tây, quận 6 (Chợ Lớn), phường Trần Quang Khải, quận 1, phường Bến Thành, quận 2, phường Trương Minh Giảng, Bàn Cờ, quận 3, v.v. Anh chị em tù chính trị ở nhà lao Chí Hoà, quận 10, nổi dậy phá ngục tự giải phóng, bung ra phát động nhân dân phường Chí Hoà đứng lên giành chính quyền. Khi sư đoàn 9 tiến vào, lực lượng tự vệ Chí Hoà đã cùng anh em tù chính trị và quần chúng phối hợp đánh chiếm trại quân cụ, viện quân y 115, trại Trần Nguyên Hãn. Ở nhiều phường khác, khi bộ đội tiến vào thành phố, hoạt động phổ biến của nhân dân là nổi dậy chiếm trụ sở phường, khóm, thu vũ khí của cảnh sát và phòng vệ dân sự, tiêu diệt bọn tề điệp, giải tán chính quyền địch.
      Công nhân, viên chức đã chấp hành chỉ thị của Thành uỷ và Uỷ ban khởi nghĩ nhanh chóng chiếm và làm chủ nhà máy, xí nghiệp, công sở của nguỵ quyền trung ương và thành phố, không cho địch và những phần tứ xấu phá hoại, lấy cắp hoặc tẩu tán máy móc, vật liệu sán xuất, kho tàng, hồ sơ tài liệu.
      Đặc biệt là các nhà máy điện và nhà máy nước Thủ Đức, ngay trong ngày 30 tháng 4 vẫn cung cấp đầy đủ điện nước cho thành phố (nguồn điện chỉ gián đoạn từ hai giờ). Tại hầu hết các nhà máy dệt, thực phẩm, cơ khí, công nhân đã bảo vệ an toàn máy móc, nguyên vật liệu, kho tàng. Hồ sơ, tài liệu và phương tiện làm việc của các công sở nguỵ quyền đều được bảo vệ để bàn giao Uỷ ban quân quản.
      Nhìn chung lại, trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, trong tổng số 160 phường, đã có khoảng 60 phường nội thành nổi dậy giành chính quyền trước và trong khi chủ lực từ các hướng tiến công vào.
      Sau khi bộ đội đã vào thành phố, chính quyền địch trong 100 phường, khóm còn lại đều tan rã hết. Kết quả của các đòn tiến công quân sự trong quá trình của cuộc tổng tiến công đã tạo nên một thế hết sức thuận lợi cho phong trào quần chúng nổi dậy. Sự phối hợp kịp thời của lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và quần chúng từ vùng ven vào nội đô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cánh quân chủ lực tiến công nhanh chóng, đã tiêu diệt lớn lực lượng địch, thúc đẩy nhanh đà tan rã, sụp đổ của nguỵ quân, nguỵ quyền, thực hiện được việc đánh chiếm và làm chủ thành phố còn nguyên vẹn nhanh, gọn, tạo điều kiện để đời sống nhân dân trong thành phố sớm trở lại bình thường.
      Về tình hình đồng bằng sông Cửu Long, báo cáo của các quân khu 8 và 9 cho thấy: trong những ngày chiến dịch Hồ Chí Minh đang diễn biến thuận lợi thì phong trào chuẩn bị tiến công và nổi dậy của lực lượng vũ trang và nhân dân hết sức khẩn trương.
      Quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đã phối hợp kịp thời và đắc lực với chiến trường trọng điểm Sài Gòn, thực hiện xuất sắc chủ trương đón thời cơ của Trung ương Cục là từng địa phương tự giải phóng với lực lượng của chính mình.
      Từ sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Cục đến khi mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh, ở đồng bằng sông Cửu Long, ta đã phát triển được 36 ngàn dân quân tự vệ, du kích, đã tuyển thêm được gần 14 ngàn tân binh, đã đưa du kích lên phát triển được thêm 80 tiểu đoàn bộ đội địa phương. Lực lượng chính trị cũng phát triển mạnh. Quần chúng được động viên, tổ chức thành đội ngũ mạnh mẽ. Tất cả đã sẵn sàng chuyển lên cao trào tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng địa phương.
      Đường 4, con đường huyết mạnh cuối cùng của địch nối liền Sài Gòn với miền Tây đã bị cắt đứt hoàn toàn. Bọn địch ở đồng bằng sông Cửu Long không những không chi viện được cho đồng bọn ở Sài Gòn mà còn bất lực trước các hình thức nổi dậy tự giải phóng của nhân dân trên toàn địa bàn chiến lược quan trọng đông người, nhiều của này.
      Khi chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, trong lúc chủ lực Quân khu 8 cắt đường 4 và có một bộ phận phối thuộc cho Đoàn 232 tiến vào Sài Gòn từ hướng nam, chủ lực Quân khu 9 vừa tham gia cắt đường 4 vừa tiến công địch ở Cần Thơ, thì lực lượng vũ trang các tỉnh, huyện, xã cùng quần chúng thực hành tổng tiến công và nổi dậy đều khắp.
      Quân khu 4 nguỵ bị cô lập với Sài Gòn, tiếp đến là việc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, bọn địch ở đồng bằng sông Cửu Long hoang mang, dao động cao độ, không còn ý chí đề kháng. Các cấp lãnh đạo địa phương đã nhạy bén chớp thời cơ, phát động quần chúng nổi dậy, xoá bỏ chính quyền địch, giành quyền làm chủ ở từng địa phương. Với kinh nghiệm sẵn có về vận dụng chiến lược tổng hợp, kết hợp chặt chẽ hai chân, ba mũi, cấp uỷ các khu tỉnh, huyện, xã đã động viên hàng chục vạn quần chúng xuống đường biểu dương khí thế cách mạng, bao vây đồn bốt, quận lỵ chi khu để làm áp lực, đẩy mạnh hoạt động binh vận của hàng ngàn, hàng vạn gia đình binh sĩ, kêu gọi con em trong hàng ngũ địch hạ vũ khí đầu hàng cách mạng.
      Cuộc tổng tiến công và nổi dậy cửa quân và dân đồng bằng sông Cửu Long diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú. Bước đầu, do tài liệu chưa thật đầy đủ, chúng tôi tạm thời khái quát thành ba hình thức dưới đây:
      - Trước hết là hình thức tiến công của lực lượng quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng tại chỗ như ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Vị Thanh. Lực lượng vũ trang đánh chiếm các mục tiêu trong thị xã thì quần chúng nổi dậy bao vây bức hàng, bức rút hàng loạt đồn bốt. Gia đình quân nguỵ xuống đường kêu gọi con em, tranh thủ cô lập bọn sĩ quan, tạo thế cho tiến công quân sự.
      Khi bọn địch ở Sài Gòn đầu hàng thì quần chúng tràn vào toà hành chính, buộc tỉnh trưởng đầu hàng. Ba mũi giáp công áp đảo buộc các đơn vị bảo an địch phải hạ vũ khí. Khi bọn địch ở sân bay Sóc Trăng phản kích, lực lượng vũ trang đánh lui địch, bao vây bức hàng thì quần chúng nổi dậy chiếm thị xã. Cũng có nơi như ở Vị Thanh, khi địch ở Sài Gòn đã đầu hàng nhưng quân địch ở đây vẫn chống cự quyết liệt, lực lượng vũ trang bắn pháo vào hậu cứ địch, đoạt xe M.113 tiến công vào dinh tỉnh trường, cuối cùng đã làm chủ thị xã.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:17:30 pm
Một hình thức khác là khi lực lượng vũ trang tiến công áp sát các mục tiêu ở ngoại vi, quần chúng nắm thời cơ nổi dậy giành chính quyền như Cần Thơ, Mỹ Tho, Rạch Giá, Vĩnh Long, Bến Tre, Sa Đéc, Gò Công. Ở Cần Thơ khi nghe tin địch ở Sài Gòn đã đầu hàng, Thành uỷ lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở các phường, mở khám giải phóng tù chính trị và thanh niên bị bắt. Quần chúng xuống đường chiếm đài phát thanh, gây áp lực làm tan rã bọn địch ở sân bay Trà Nóc, trong khi đó bộ đội từ các hướng tiến công vào thị xã. Ở Vĩnh Long, sau khi đã cắt đường 4, ta gọi địch đầu hàng, chúng ngoan cố chống cự, lực lượng vũ trang tiến công các vị trí trong thị xã, quần chúng nổi dậy vây dinh tỉnh trưởng buộc phải đầu hàng. Nhân dân làm chủ thị xã sáng ngày 1 tháng 5. Ở Gò Công, ta không có lực lượng tiến công địch từ ngoài vào mà huy động quần chúng tập trung các loại xe nhanh chóng tiến vào thị xã bằng nhiều hướng, cùng nhân dân tại chỗ bức địch đầu hàng. Ta làm chủ thị xã đồng thời với các huyện.
      Hình thức thứ ba là công tác binh vận đi trước một bước, kết hợp với quần chúng nổi dậy buộc địch đầu hàng trước khi lực lượng vũ trang tiến công địch như ở Bạc Liêu, Châu Đốc. Do ta cứ người gặp trước, buộc tỉnh trưởng (hoặc phó tỉnh trường) phải đầu hàng, ta lấy xe cắm cờ Mặt trận đưa quần chúng kéo vào dinh tỉnh trưởng, nơi đã có hàng vạn quần chúng tại chỗ tập trung từ trước. Tỉnh trưởng tuyên bố đầu hàng cách mạng. Ta tiếp nhận bàn giao chính quyền, 6 tiểu đoàn của ta ở Bạc Liêu không phải ra quân chiến đấu.
      Như vậy là, trừ một số nơi địch ngoan cố chống lại, còn nhìn chung, chỉ trong hai ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5, cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân các tỉnh, huyện, xã ở khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long đã giành thắng lợi nhanh chóng, trọn vẹn và ít tổn thất.
      Bằng tiến công đồng loạt, nổi dậy đồng loạt, ta đã làm chủ toàn bộ các thành phố, thị xã, thị trấn, đã chiếm các căn cứ quân sự lớn, các chỉ khu quận lỵ, các sân bay, đã tiêu diệt, bức hàng và làm tan rã toàn bộ lực lượng quân đoàn 4 nguỵ, đánh đổ toàn bộ chính quyền địch từ tỉnh, huyện đến cơ sở, giải phóng hoàn toàn vùng đồng bằng sỏng Cửu Long và các đảo Côn Sơn, Phú Quốc, kết thúc thắng lợi trọn vẹn sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam.
      Sau khi được bổ sung và chinh lý bước đầu, bản báo cáo được trình bày trong cuộc họp ngày 2 tháng 5 của Thường trực Quân uỷ Các anh góp nhiều ý kiến quan trọng, nhất là những kết luận rút ra về chỉ đạo vận dụng các phương châm, phương thức trong quá trình chuẩn bị và thực hành đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng.
      Trong hội nghị lần này, Thường trực Quân uỷ tập trung thảo luận một số vấn đề quân sự trước mắt đã được Bộ Chính trị nêu lên trong cuộc họp ngày 30 tháng 4.
      Trong việc củng cố vùng mới giải phóng, nhất là quân quản các thành phố lớn, phải phát động nhân dân giúp quân đội và các lực lượng an ninh kiên quyết truy quét bọn tàn quân còn lẩn trốn, nhất là bọn chỉ huy, bọn cầm đầu ác ôn ngoan cố không chịu ra trình diện, trốn tránh cải tạo. Phải nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, trật tự xã hội, để nhân dân sớm trở lại cuộc sống bình thường. Riêng đối với bọn Phun-rô đang lén lút hoạt động phá hoại vùng Tây Nguyên, phải chỉ đạo địa phương tiếp tục giúp đỡ bộ đội tiêu diệt bọn cầm đầu và kêu gọi những người còn lầm đường theo chúng mau tỉnh ngộ trở lại với gia đình, với buôn làng đã giải phóng. Đây là một công việc khó khăn, phức tạp, phải có kế hoạch phối hợp giữa các ngành, các cấp, để cùng nhân dân địa phương tiến hành kiên trì, vì nó có quan hệ đến các mặt quân sự, chính trị, xã hội và đoàn kết dân tộc.
      Việc thu hồi các phương tiện chiến tranh của địch là một công tác lớn. Bộ Tổng Tham mưu và các tổng cục cần có kế hoạch kiểm tra lại các kho tàng và khối lượng rất lớn chiến lợi phẩm còn rải rác khắp nơi, để thống kê, bàn giao, bảo quản chu đáo và có kế hoạch điều chỉnh sử dụng đối với từng loại ở từng địa phương đơn vị.
      Bộ Tổng Tham mưu nghiên cứu kế hoạch điều chỉnh bước đầu các đơn vị chủ lực của Bộ. Không nên để nhiều lực lượng trong thành phố, mà nên lui ra ngoài theo một kế hoạch sơ bộ về bố phòng trên cả hai miền, cả ở đô thị và nông thôn, biên giới và hải đảo Cần điều chỉnh một bước, sau sẽ căn cứ vào kế hoạch phòng thủ chung mà bố trí lại cho phù hợp. Dù ở nông thôn hay thành phố, cần chỉ đạo các đơn vị tăng cường giáo dục bộ đội chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật và chính sách vùng mới giải phóng, giữ gìn bản chất tốt đẹp của quân đội cách mạng.
      Đối với những nhân viên nguỵ quân, nguỵ quyền, nhất là các sĩ quan và viên chức cao cấp, phải tổ chức tốt việc giáo dục, cải tạo, để họ có thể trở thành những công dân tốt của chế độ xã hội mới.
      Ngoài ra, Thường trực Quân uỷ cũng đề cập đến một số công việc cụ thể như tổ chức lễ mừng chiến thắng trên cả hai miền, việc chuẩn bị tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trước mắt là kinh nghiệm chỉ đạo chuẩn bị và thực hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy vừa qua.
      Thắng lợi to lớn của 20 năm chống Mỹ, cứu nước và riêng hơn hai năm cuối chiến tranh, đã cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu về lãnh đạo chiến tranh, về chỉ đạo, chỉ huy các chiến dịch, về công tác tham mưu chiến lược. Cần nhanh chóng tổng kết, rút ra những kết luận chính xác, để vận dụng trong chỉ đạo chiến lược trong giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước trong điều kiện Tổ quốc đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
      Thực tế cuộc sống và chiến đấu mấy chục năm qua cho thấy âm mưu và thủ đoạn của bọn đế quốc và các thế lực phản động còn vô cùng thâm độc. Mặc dù đã phải chịu những thất bại cay đắng, nhưng bản chất phản động không cho chúng có khả năng tiếp thu những bài học của lịch sử.
      Chủ động đi trước một bước trong việc tổng kết kinh nghiệm, làm cơ sở để nghiên cứu phương hướng xây dựng quân đội, củng cế quốc phòng trong điều kiện mới là một yêu cầu vừa rất cơ bản vừa rất cấp bách, để trong bất kỳ tình huống nào, quân và dân ta cũng luôn chủ động trước âm mưu của mọi kẻ thù xâm lược.

      Chú thích:

      (1) Ý chí phải kiên quyết.
      Kế hoạch phải thật tỉ mỉ.
      Kiểm tra phải thật kỹ càng.
      Phối hợp phải thật ăn khớp.
      Chấp hành phải thật chu đáo.
      Cán bộ phải thật gương mẫu.
      Bí mật phải giữ triệt để.

      (2) Tức các anh Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn.
      (3) Phòng 70 thuộc Cục Tình báo, chuyên theo dõi tin địch bằng phương tiện kỹ thuật.


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:18:36 pm
Chương 8 (Chương kết)
NHỮNG SUY NGHĨ SAU MƯỜI NĂM


Tôi muốn dành những trang cuối của cuốn sách nhỏ này để nói lên những suy nghĩ của mình về thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975 lịch sử, thắng lợi của hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
      Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 là thiên anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, xét về cả bề rộng, chiều sâu, tầm cao và sức nặng. Âm vang của nó đã vượt qua mọi không gian và sẽ tồn tại mãi với thời gian. Nó chứng minh một cách hùng hồn lòng yêu nước, chí quật cường, óc thông minh và tài thao lược của dân tộc Việt Nam ta trong sự nghiệp đấu tranh cứu nước.
      Sau 10 năm, nhìn lại càng thấy thắng lợi của quân và dân ta trong mùa Xuân năm 1975 như một viên ngọc quý, càng mài càng sáng.
      Với chiến công thắng Mỹ, thế hệ chúng ta ngày nay không những đã kế tục một cách xuất sắc sứ mệnh thiêng liêng chiến thắng giặc ngoại xâm của ông cha ta thuở trước, mà còn hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng nhân dân lao động trên cả nước ta. Thắng lợi đó mở đường cho công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ xã hội tốt đẹp nhất, tiên tiến nhất trong lịch sử dân tộc và cả trong lịch sử loài người.
      Nếu bằng thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã đổi đời lần thứ nhất, từ người nô lệ thành người tự do thì ba mươi năm sau, với đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhân dân ta lại đổi đời lần thứ hai, từ người dân một đất nước chia đôi, núi sông ngăn cách, thành người chủ tập thể của cả giang sơn một dải, Nam Bắc một nhà.
      Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 là một bước phát triển nhảy vọt vĩ đại chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Nó kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầy hy sinh gian khổ đã kéo dài hàng trăm năm, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.
      Thắng lợi của dân tộc ta trong Mùa Xuân 1975 đã từng làm nức lòng hàng triệu người trên thế giới. Báo chí thế giới ngày ấy từng mô tả: Khi lá cờ cách mạng Việt Nam tung bay trên "dinh Độc Lập" ở Sài Gòn, chính là lúc "cơn bão lửa" chiến tranh 20 năm trên hành tinh chúng ta vừa tắt, cũng chính là lúc một làn gió trong lành lan nhanh, lan xa khắp bốn biển, năm châu, đến với từng người, từng nhà. Từ đất nước Triệu Voi, Chùa Tháp láng giềng, gần gũi, đến hòn đảo Cuba anh hùng, chiến trường Ni-ca-ra-goa rực lửa, ở châu Mỹ La-tinh cách nửa vòng trái đất, đến đất nước Ăng-gô-la, Mô-dăm- bích ở châu Phi xa xôi; từ tất cả các nước anh em bầu bạn đến mọi người vùng của các nước trong thế giới phương Tây, hàng triệu người dân bồi hồi, xúc động trước "sự kiện kỳ diệu của một dân tộc kỳ diệu", hân hoan chia sẽ niềm vui toàn thắng của Việt Nam, coi thắng lợi đó như của cả loài người tiến bộ và như của chính mình. Đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô khẳng định: "Thắng lợi của Việt Nam là một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử cận đại, sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, sau chiến thắng chủ nghĩa phát xít".
      Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 là một thực tế hùng hồn phủ định "tính bất khả chiến thắng của đế quốc Mỹ", chôn vùi cái huyền thoại về "Sức mạnh vô địch của không lực Hoa Kỳ", đồng thời cũng là lời kết luận cuối cùng cuộc tranh cãi dai dẳng nhiều năm ở nhiều nước trên thế giđi chung quanh vấn đề "Ai sẽ thắng, ai sẽ thua ở Việt Nam?".
      Tôi còn nhớ, hồi đó trong bài Việt Nam, nhà thơ Đức Clao Bu-phê viết:
      "Sau những phát súng cuối cùng,
      Lũ chuột cống đã tìm đường tháo chạy,
      Sài Gòn lại trở về,
      Mảnh lưới thù bốc cháy,
      Một khoảng không gian rộng mở đến khôn cùng
      Trước nhân dân rất đỗi anh hùng!
      …
      Việt Nam,
            trong âm vang,
                  đã và đang
                        lớn hơn tầm một đất nước.
      Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là thắng lợi chưng của cách mạng thế giới. Ba dòng thác cách mạng của thời đại luôn luôn là nguồn cổ vũ và tiếp sức lớn lao đối với cách mạng Việt Nam; thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã góp phần làm mạnh thêm và thúc đẩy ba dòng thác cách mạng của thời đại. Trước các dân tộc trên hành tinh này, nhân dân Việt Nam nhận rõ sứ mệnh thiêng liêng của mình trong cuộc đụng đầu lịch sử với tên đế quốc đầu sỏ; phong trào cách mạng thế giới cũng dành bao tâm trí và sức lực, góp phần đánh quy kẻ thù số 1 của cả loài người ngay trên tuyến đầu Việt Nam. Nếu trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô đã cứu nhân loại khỏi hoạ phát xít thì ngày nay, với chiến thắng lịch sử của mình Việt Nam đã cống hiến cho các dân tộc trên thế giới một kinh nghiệm thực tế về quyết tâm chiến đấu và khả năng chiến thắng đế quốc Mỹ, tên đế quốc hung hãn nhất của thời đại.
      Nói đến tầm vóc thắng lợi của dân tộc Việt Nam cũng tức là nói đến tầm cỡ "thất bại chưa từng có trong lịch sử 200 năm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ", thất bại của một tên đế quốc đầu sỏ từng giày xéo lên non sông đất nước của bao dân tộc.
      Năm đời tổng thống Mỹ nối tiếp nhau điên cuồng tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam với biết bao hy vọng lớn lao. Nhưng với 6 - 7 triệu lượt binh sĩ Mỹ và một đội quân tay sai đông hơn một triệu tên, với hàng chục triệu tấn bom đạn và hàng trăm tỷ đô-la(1), với cả những bộ óc từng được coi là "thông minh nhất" trong Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, chúng vẫn không xoay chuyển được tình thế
      Thất bại của Mỹ trên chiến trường càng lớn, càng thúc đẩy hậu phương chúng thêm rối loạn. Khi dân chúng Mỹ biết sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa này và khi cuộc chiến tranh đó càng kéo dài, càng thất bại thì nó trở thành "một cuộc chiến tranh mất lòng dân nhất", và phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ càng lên tới đỉnh cao chưa từng thấy.
      Sau thắng lợi mùa Xuân năm 1975 của ta, mà Mỹ gọi là "sự kiện Sài Gòn", Mác-xoen Tay-lơ, viên tướng số 1 của nước Mỹ hồi đó đã cay đắng thừa nhận rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, "Chúng ta (Mỹ) không hề có một anh hùng nào, mà chỉ toàn là một lũ ngu xuẩn. Chúng tôi cũng nằm trong số đó". Mười năm đã qua, đến nay nhiều người trên thế giới vẫn khẳng định: "Di chứng Việt Nam" của Mỹ sẽ còn tác động toàn diện, sâu sắc, lâu dài đến đời sống chính trị và xã hội của nước Mỹ đế quốc chủ nghĩa.
      Suy nghĩ về thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, về vinh quang của thế hệ Hồ Chí Minh, trước nhất, sâu sắc nhất và cũng tự hào nhất là suy nghĩ về vị trí lịch sử và vai trò quyết định của Đảng ta. Dân tộc ta, giai cấp công nhân nước ta tiếp thụ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đã sản sinh ra Đảng và Đảng ra đời lãnh đạo cách mạng, đã làm rạng rỡ thêm dân tộc ta, giai cấp công nhân nước ta. Thắng lợi vẻ vang của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua đã khẳng định Đảng ta là một chính đảng mác-xít Lê- nin-nít kiên cường, vững mạnh.
      Trong những năm kháng chiến lâu dài, sức mạnh của Đảng không chỉ ở số lượng đông mà còn ở chất lượng cao, không chỉ mạnh ở Trung ương mà mạnh cả ở địa phương và cơ sở; không chỉ mạnh ở đường lối mà cả trong tổ chức thực tiễn; mạnh cả ở hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam. Chính với sức mạnh đó mà Đảng ta vượt qua được mọi khó khăn, thử thách, kể cả những khó khăn thử thách lớn nhất, tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. Và quá trình vượt qua những khó khăn, thử thách đó, lại chính là quá trình Đảng lãnh đạo quân và dân ta giành thắng lợi ngày càng to lớn, mà dỉnh cao là thắng lợi mùa Xuân năm 1975.
      Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta, Bộ Tham mưu tối cao của toàn dân tộc, là nơi tập trung trí tuệ sáng suốt và khí phách kiên cường của toàn Đảng. Trong suốt những năm dài chống Mỹ, các nghị quyết của Trung ương là những ngọn đuốc soi đường cho toàn quân, toàn dân ta từng bước tiến lên qua bao chặng đường khó khăn gian khổ, quyết liệt, hy sinh. Tiêu biểu nhất là các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (khoá II) làm xoay chuyển hẳn tình thế, dẫn tới thắng lợi của cao trào đồng khởi; Nghị quyết 9 (khoá III) dẫn đến đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt"; Nghị quyết 12 (khoá III) đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ; và Nghị quyết 21 (khoá III) xác định hướng đi lên của cách mạng miền Nam sau Hiệp định Paris, dẫn tới toàn thắng năm 1975. Ngày nay, đọc lại những nghị quyết lịch sử đó và đối chiếu với thực tế đã diễn ra mấy chục năm qua, chúng ta càng thấy rõ những nhận định sáng suốt, những tiên đoán khoa học, những chủ trương chiến lược kịp thời, chính xác những biện pháp chiến lược đúng đắn, sáng tạo, thể hiện tập trung sâu sắc tài thao lược của Đảng. Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương đã nâng hẳn sức mạnh của dân tộc ta lên, tạo nên những bước ngoặt cơ bản, giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong từng giai đoạn của cách mạng và chiến tranh cách mạng.
      Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu - sau khi Người qua đời, đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn kế tục - thực sự là Bộ Thống soái kiệt xuất trong chỉ đạo cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam. Mỗi khi vận mệnh dân tộc đứng trước những thử thách lớn lao, với ý chí kiên cường và trí tuệ sáng suốt, Bộ Chính trị đã vạch ra "đường đi nước bước" rất đúng đắn, đã khôn khéo chèo lái rất tài tình con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh hiểm trở, để cuối cùng cập bến vinh quang toàn thắng mùa Xuân năm 1975. Có thể nói, đó là "sự chỉ đạo chiến lược kỳ diệu của một Bộ Thống soái tối cao kỳ diệu", như nhiều người nhận định.
      Đó là một nhân tố quyết định thắng lợi của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, của 20 năm kháng chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là trong những bước ngoặt của cách mạng và chiến tranh cách mạng, nhất là lúc khởi đầu và khi kết thúc.
      Dân tộc ta, Đảng ta có một diễm phúc thật đặc biệt là được sống và chiến đấu dưới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà chiến lược thiên tài, nhà tổ chức vĩ đại của câch mạng nước ta. "Hồ Chủ tịch là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
      Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta"(2).
      Bác Hồ vừa tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt mấy nghìn năm lịch sử, vừa tượng trưng cho tinh thần cách mạng triệt để của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. Người đại biểu cho quá khứ huy hoàng, hiện tại rực rỡ và tương lai tươi sáng của dân tộc ta. Người là mẫu mực tuyệt vời của con người Việt Nam trong thời đại mới. Cuộc đời hoạt động cách mạng lỗi lạc của Bác gắn liền với những bước ngoặt vĩ đại, những thắng lợi rực rỡ của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam, mà tiêu biểu nhất là Bác cùng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị hạ quyết tâm chiến lược: lãnh đạo toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa, kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ và cả ba lần đều giành thắng lợi rất vẻ vang.
      Mùa Xuân 10 năm trước, khi quân và dân ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì Bác đã đi xa. Nhưng hồi đó cũng như mãi mãi sau này mỗi người Việt Nam chúng ta vẫn một lòng, một dạ đinh ninh: "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng".


Tiêu đề: Re: Những Năm Tháng Quyết Định - Hoàng Văn Thái
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:19:45 pm
Suy nghĩ về thắng lợi kỳ diệu 10 năm trước là suy nghĩ về nhân dân ta, dân tộc ta, về những con người đã lập nên những chiến công kỳ diệu. Tâm hồn, cốt cách, tư chất của con người Việt Nam là những yếu tố tạo nên những chiến công, và mỗi chiến công giành được lại tô thắm thêm tâm hồn, cốt cách, tư chất của dân tộc Việt Nam ta.
      Với ý chí quật cường bất khuất, kết tinh của sức mạnh truyền thống "rời non lấp biển" hàng nghìn năm trước, sức mạnh đó lại được phát huy lên đến đỉnh cao, dưới ngọn cờ của một Đảng Mác- Lê-nin chân chính, dân tộc ta đã tiến những bước tiến thần kỳ: từ người dân nô lệ trở thành người làm chủ vĩnh viễn cả non sông gấm vóc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
      Nói sao cho xiết đức tính cách mạng kiên cường và sáng tạo của đồng bào ta, dù ở tuyến lớn miền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù hay hậu phương lớn miền Bắc ngày đêm xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chi viện miền Nam.
      Nhớ lại những năm ở chiến trường, được tiếp xúc với đồng bào miền Nam, cả ở vùng tự do và vùng địch kiểm soát, từ miền Trưng Trung Bộ đến miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, điều mà tôi ghi sâu trong tâm trí là tinh thần "một tấc không đi, một ly không rời", "tiếng hát át tiếng bom", là lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng tin vô hạn vào Đảng và Bác Hồ, vào anh bộ đội giải phóng, vào đồng bào miền Bắc, của người dân miền Nam.
      Còn đồng bào miền Bắc, sau những năm dài kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy được sống trong độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, nhưng trong những tháng năm đất nước còn bị chia cắt, hầu như không giây phút nào không nghĩ đến đồng bào miền Nam, đến cách mạng miền Nam, có Chắt chiu xây dựng cũng để dốc sức ra tiền tuyến, sẵn sàng cùng miền Nam ruột thịt đánh thắng quân thù. Không chỉ hàng ngàn, hàng vạn mà là hàng triệu người con ưu tú của hậu phương lớn đã lên đường vào Nam chiến đấu. Anh chị em sặn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Đã biết bao nhiêu đồng chí yên nghỉ vĩnh viễn trên dải đất miền Nam thân yêu, ở Trị Thiên hay Tây Nguyên, ở ven biển miền Trung hay miền Đông Nam Bộ, ở đồng bằng sông Cửu Long hay ngay giữa Sài Gòn - Gia Định. Còn biết bao đồng chí khác đã hy sinh một phần xương máu, rời khỏi chiến trường với những thương tích trên người, nhưng tiếng súng chiến thắng vừa dứt, đã lao vào cuộc đấu tranh mới để xây dựng và bảo vệ đất nước.
      Càng nghĩ lại càng thấy sự hy sinh của nhân dân cả nước cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thật là cao cả lớn lao. Sự hy sinh đó càng lớn lao, cao cả bởi cuộc đấu tranh của nhân dân ta không chỉ vì lợi ích của dân tộc mình mà còn vì lợi ích của cả loài người tiến bộ.
      Suy nghĩ về thắng lợi vĩ đại của chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam là suy nghĩ về vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang ta, của quân đội ta. Từ những ngày trứng nước, "như suối mới chảy, như lửa mới nhen", quân đội ta đã sớm được tôi luyện thử thách ngay trong ngọn lửa đấu tranh vũ trang cách mạng.
      Một đặc điểm nổi bật cửa quá trình hình thành và phát triển của quân đội ta là các cuộc đọ sức với quân thù luôn luôn diễn ra trong bối cảnh quân địch thường chiếm ưu thế về số quân và trang bị vũ khí kỹ thuật, khiến những người thiên về vũ khí luận thường không sao giải thích nổi: sao quân đội ta thắng, quân đội địch thua?
      Truyền thống trăm trận trăm thắng của quân đội ta bắt nguồn từ đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo sự sáng suốt, tài tình của Đảng, từ lòng trung thành vô hạn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và của Đảng kính yêu Đảng đã hun đúc cho quân đội một ý chí quyết thắng rất cao. Đảng lại chỉ cho quân đội biết đánh thế nào để thắng địch.
      Truyền thống trăm trận trăm thắng ấy đã nở hoa kết trái trên mảnh đất của chiến tranh nhân dân, trong mối quan hệ máu thịt giữa quân đội với nhân dân. Sinh ra và lớn lên trong sự đùm bọc của nhân dân, bộ đội ta thấy rất rõ, rất sâu lời Bác Hồ nhắc nhở: "Dễ trăm lần, không dân cũng chịu; khó ngàn lần, dân liệu cũng xong".
      Các thế hệ cán bộ và chiến sĩ quân đội ta, bằng cả mồ hôi, xương máu của mình, từ những năm 1944 -1945 đến 1974-1975 rồi 1984 -1985, bằng lòng dũng cảm và trí thông minh vốn có, đã sáng tạo và tích luỹ biết bao kinh nghiệm quý báu, cả trong xây dựng và chiến đấu. Những kinh nghiệm đó đã góp phần xứng đáng vào sự phát triển ngày càng hoàn thiện nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, hiện đại, độc đáo. Đó chính là cái vốn quý vô giá, đã được kiểm nghiệm trên thực tế chiến trường mấy chục năm qua và đang được vận dụng vào nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
      Những suy nghĩ của tôi về quân đội luôn luôn gắn liền với những suy nghĩ về các cơ quan trong Tổng hành dinh, trực tiếp giúp Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương điều hành quân đội, chỉ đạo chiến tranh. Một trong những cơ quan đó là Bộ Tổng Tham mưu nơi mà tôi đã từng gắn bó nhiều năm tháng trong cả quá trình trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quần đội.
      Kể từ ngày 7-9-1945, Bác Hồ giao nhiệm vụ tổ chức Bộ Tổng Tham mưu, đến nay đã gần 40 năm. Cùng lớn lên trong mỗi bước trưởng thành của quân đội, Bộ Tổng Tham mưu đã cùng các tổng cục trong Bộ Quốc phòng có những đóng góp quan trọng trong chỉ đạo chiến tranh, chỉ đạo xây dựng quân đội. Thật đáng vui mừng và tự hào biết bao khi suy nghĩ về những đóng góp không nhỏ của cơ quan tham mưu chiến lươc trong suốt mấy chục năm qua, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
      Dưới sự hướng dẫn, đìu dắt trực tiếp của Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cơ quan tham mưu cao nhất của toàn quân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhất là trong cuộc tiến công Đông Xuân 1953 -1954, cũng như trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
      Suy nghĩ về thắng lợi của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam, tôi thường suy nghĩ về đội ngũ cán bộ của Đảng.
      Thắng lợi của cách mạng và chiến tranh cách mạng gắn liền với sự trường thành về mọi mặt của đội ngũ cán bộ. Lý luận đã khẳng định và thực tế đã chứng minh, đường lối đúng đắn của Đảng chỉ trở thành thắng lợi hiện thực, thông qua trí tuệ và nhiệt tình của cán bộ. Chỉ riêng trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trước những khó khăn căng thẳng trong nửa đầu năm 1973, chính trái tim và khối óc của cán bộ các chiến trường, các địa phương, đã vận dụng sáng tạo chủ trương chiến lược của Đảng, làm xoay chuyển tình thế và đầu năm 1975, khi thời cơ lịch sử xuất hiện, lại cũng chính ý chí và tài năng của cán bộ các cấp, các ngành, các đơn vị, các cơ quan đã góp phần quyết định trong tổ chức thực hiện phương hướng "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", biến quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị thành hiện thực thắng lợi trên chiến trường. Thật đáng tự hào và tin tưởng biết bao, khi Đảng ta, Nhà nước ta, nhân dân ta, quân đội ta có được một đội ngũ cán bộ hùng hậu và vững mạnh, tuyệt đối trung thành, dũng cảm và tài trí như thế. Đó thật là một vốn quý của cách mạng và chiến tranh cách mạng nước ta.
      Cũng như trong các ngành khác của đất nước, quân đội ta hiện có ít nhất hai thế hệ cán bộ, chiến sĩ. Có lớp "tre đang già", bên cạnh một lớp "măng đã mọc". Làm sao lớp người đi trước hết lòng tin yêu và tạo điều kiện tốt nhất cho lớp người đi sau kế tục xuất sắc cả về phẩm chất chính trị và bản lĩnh chiến đấu; lớp người đi sau ra sức rèn luyện phẩm chất và tài năng, tôn trọng, học tập kinh nghiệm quý báu của lớp người đi trước, thấy rõ trách nhiệm trước lịch sử, không ngừng bồi đắp cho phẩm chất và bản lĩnh đó tốt đẹp mãi lên, để mỗi cán bộ, chiến sĩ ta luôn luôn xứng đáng là "Anh bộ đội Cụ Hồ". Và mỗi "Anh bộ đội Cụ Hồ" mãi mãi là niềm tự hào của mỗi gia đình, của mỗi người Việt Nam, như trong mùa Xuân lịch sử mười năm trước. Đó là yêu cầu của toàn Đảng, toàn dân và cũng là trách nhiệm của toàn quân, của mỗi quân nhân cách mạng chúng ta.
      Mùa Xuân toàn thắng của dân tộc ta đến nay đã được mười nâm. Trong mười năm ấy, trên đất nước ta lại diễn ra bao sự kiện lớn lao càng thể hiện rõ hơn, sáng hơn phẩm chất cao quý và sức mạnh vĩ đại của dân tộc ta.
      Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta từ Nam chí Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến rừng núi đã hân hoan, sung sướng biết bao khi trên đất lước ta đã sạch bóng quân xâm lược, và bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề để tiến lên xây dựng đất nước giàu mạnh trong hoà bình, độc lập tự do và xã hội chủ nghĩa. Nhân dân ta càng sung sướng, hân hoan khi nhân dân hai nước Lào và Campuchia anh em láng giềng gần gũi, đã bao năm gắn bó với nhau "hạt gạo chia đôi, cọng rau bẻ nửa" trong đấu tranh cách mạng gian khổ, hy sinh, đã cùng Việt Nam giành được độc lập, tự do, đưa đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.
      Song, dân tộc ta lại phải bước ngay vào cuộc đụng đầu lịch sử mới với thế lực phản bội, phản động tệ hại nhất ngày nay. Quân và dân ta lại phải cầm súng kiên quyết chống lại hai cuộc chiến tranh xâm lược ở hai đầu đất nước. Và, một lần nữa, dân tộc Việt Nam ta lại tỏ rõ quyết tâm chiến đấu và khả năng chiến thắng kẻ thù xâm lược mới, tỏ rõ tinh thần quốc tế vô sản thuỷ chung, trong sáng với hai dân tộc Lào và Campuchia anh em, đã cùng với lực lượng cách mạng chân chính Campuchia kịp thời cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, cùng nhân dân các dân tộc Lào bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, chủ quyền dân tộc tạo nên thế chiến lược tốt đẹp và vững mạnh chưa từng có của cả ba nước anh em trên bán đảo Đông Dương.
      Thắng lợi vĩ đại của ta trong mùa Xuân lịch sử năm 1975 đã làm cho dân tộc ta mạnh hẳn lên. Qua lao động và chiến đấu trong mười năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và làm nghĩa vụ quốc tế, dân tộc ta vượt qua được những thử thách mới - càng mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ trước đến nay. Chúng ta còn khó khăn - trước hết và chủ yếu về kinh tế, đời sống, cả khó khăn không tránh khỏi cũng như khó khăn không đáng có - nhưng dù khó khăn thế nào, sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta vẫn ở thế đi lên ngày càng vững chắc. Bởi vì ta đã có, đang có và sẽ mãi mãi có những điều cốt yếu nhất để "xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như Bác Hồ kính yêu từng căn dặn. Ta có đường lối cách mạng - cả đường lối chung, đường lối kinh tế và đường lối quân sự, cả đường lối đối nội và đường lối đối ngoại - rất đúng đắn, sáng tạo. Ta có sức mạnh "rời non lấp biển" của cả dân tộc với lòng yêu nước rất thiết tha, giác ngộ xã hội chủ nghĩa ngày càng sâu sắc, ý chí kiên cường và tài năng sáng tạo - cả lao động và chiến đấu - đã từng tôi luyện qua bao năm đấu tranh cách mạng, bao thử thách quyết liệt, đang làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa cả non sông đất nước. Ta còn có lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng hùng mạnh, với lực lượng vũ trang địa phương rộng khắp, mạnh mẽ và quân đội nhân dân gồm các quân chủng, binh chủng, các binh đoàn chiến lược chính quy hiện đại. Ta lại có thế mạnh, lực mạnh chưa từng có của liên minh chiến lược và chiến đấu của ba nước Đông Dương, sự đoàn kết chiến đấu và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, sự gắn bó khăng khít với sức mạnh vô địch của ba dòng thác cách mạng của thời đại.
      Năm nay quân và dân cả nước ta tổ chức những ngày kỷ niệm lớn. Mỗi ngày kỷ niệm đánh dấu một mốc quan trọng, có liên quan mật thiết đến đời sống chính trị của đất nước, của dân tộc.
      Đây là những dịp để mỗi chúng ta ôn lại quá khứ vẻ vang và hướng về tương lai tươi sáng, suy nghĩ về những mục tiêu phải đạt tới những việc cần phải làm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

      Chú thích:

       (1) Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, Uỷ ban những người bạn Mỹ đã ra một bản tin đặc biệt nhan đề "Việt Nam và nước Mỹ 10 năm sau cuộc chíến tranh - hoà giải ở chỗ nào?". Bản tin đã thống kê những tổn thất do cuộc chiến tranh để lại cho nước Mỹ, trong đó có 57.692 lính Mỹ chết và 300.000 lính Mỹ bị thương, 100.000 người tàn tật hoàn toàn, hơn 274,4 tỷ đô-la đã chi phí trực tiếp cho cuộc chiến tranh, 41% số cựu binh Mỹ đang bị cầm tù hoặc đã bị cầm tù sau khi cuộc chiến tranh đã kết thúc và 40% số cựu binh Mỹ đang thất nghiệp. Rất nhiều cựu binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam tự sát, nhiều ngưởi khăc tàn tạ trong các bệnh viện tâm thần, trong khi đó ít nhất có 25 nghìn ngưới khác bị hậu quả chất độc màu da cam. Tỷ lệ ly dị, nghiện ma tuý của các cựu binh và tỷ lệ quái thai trong số con em họ sinh ra cao hơn nhiều so với người cùng thế hệ không tham chiến ở Việt Nam. Nếu kể cả số tiền chi phí cho những ngưởi bị thương, cho các sĩ quan về hưu và trả món nợ tích lại trong thời kỳ chiến tranh, thì tổng số chi phí cho cuộc chiến tranh lên tới 1.647 tỷ đô-la hoặc 19.965 đô la cho mỗi ngưởi đóng thuế ở Mỹ.
      (2) Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đổng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Hết