Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thông tin chung => Trao đổi thông tin về sách => Tác giả chủ đề:: hoacuc trong 22 Tháng Mười, 2007, 09:37:20 pm



Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: hoacuc trong 22 Tháng Mười, 2007, 09:37:20 pm
Chủ đề này là nơi mọi người :
+ Giới thiệu sách hay, sách mới mà mình vừa mua hoặc mình biết. Những bài điểm sách, giới thiệu sách là do chính bản thân anh chị em ta tự viết
+ Bày tỏ cảm nhận sau khi đọc xong 1 cuốn sách.


*

Chuyện tướng Độ

  Trần Độ là một vị tướng tài kiêm văn võ, ông gắn chặt cuộc đời mình vào cây súng và cây bút đi cùng dân tộc suốt hai cuộc kháng chiến vĩ đại. Qua câu chuyện tác giả cung cấp cho bạn đọc hiểu thêm về cuộc đời một vị tướng tài ba, nhiều công trạng, có cá tính, thuộc dạng "công thần" của Cách mạng Việt Nam: 16 tuổi đã đi hoạt động; 17 tuổi đã toan tính làm chuyện "tầy đình", không may bị địch bắt. Bị tống hết nhà lao Thái Bình đến Hỏa Lò... Ông không những là một vị tướng tài mà còn là một nhà văn giỏi. Ông đã từng nói với chiến sĩ :"...Mình phải viết cái hào hùng của dân tộc cho mọi người biết. Sách, báo là vũ khí lợi hại lắm..." Câu chuyện kể cho chúng ta thấy những gương chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ,những con người trong chiến tranh sống với nhau đầy tình nghĩa, trung thực, thật thà, tin cậy, chăm sóc lẫn nhau. Trong cuộc chiến chỉ có 3 thứ đó là: vũ khí, lý tưởng và lòng tin. Lòng tin là yếu tố rất quan trong để dẫn đến thắng lợi trong một trận đánh. Đặc biệt ở phần cuối của cuốn sách được thuật lại bức thư tâm huyết trình bày tất cả những gì ông thấy, ông nghĩ, ông muốn về xây dựng chủ nghĩa xã hội gửi tới 3 lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam: Lê Duẩn, Trường Trinh, Lê Đức Thọ.
Mời các bạn đón đọc.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: 10con3 trong 23 Tháng Mười, 2007, 07:30:13 pm
Tớ vừa mua cuốn này hôm kia, đang định giới thiệu, vào đây đã thấy rồi. Bác hoacuc nhanh thật !

Tớ đang định mở cái mục kiểu như "dạo qua thị trường", viết bài ngăn ngắn gửi vào đó. Thấy bài này của bác hoacuc nên nhân tiện tạo thành chủ đề mới luôn.
Thử google thì không có bài giới thiệu sách nào giống như bài mà bác hoacuc đưa. Chỉ có 1 bài của fahasa là tương đối giống.

Tớ sẽ tách cái bài của bác hoacuc ra, làm cái chủ đề mới "Dạo qua thị trường sách LSQS". Chủ đề này sẽ chứa những bài giới thiệu sách do anh em ta tự viết, sau khi lượn qua các hàng sách, kiếm được cuốn sách nào hay mang về.

Coi như là chỗ rèn luyện viết lách cho mọi người.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: 10con3 trong 23 Tháng Mười, 2007, 07:33:29 pm
Có 2 bài viết hay về cuốn này, mời mọi người tham khảo

Nhà văn Võ Bá Cường và 'Chuyện tướng Độ' (http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=93944&ChannelID=7)

Đọc "Chuyện tướng Độ" (http://blog.360.yahoo.com/blog-8lS.UvQ_c6do9gs8MdbNxve0T5mN?p=5509) - nhà báo Đức Hiển, báo Pháp luật tpHCM


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: hoacuc trong 23 Tháng Mười, 2007, 07:41:32 pm
Cám ơn thượng tá đã đưa bài của mình thành một chủ đề mới. Mong mọi người cùng tham gia chủ đề này.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Mười, 2007, 10:08:55 pm
  Mấy hôm nay tự nhiên lại dở chứng đi đọc tiểu thuyết VN! Tuy vậy, cũng cố ý đi tìm những cuốn về chiến tranh-còn tiểu thuyết về thời bình, đặc biệt là thời "mở cửa" thì kiên quyết tránh xa!(http://thongdiepthoigian.bantay.net/Bm21/Anh/IconYM/33.gif)
Mới đọc xong 3 cuốn: Thượng Đức của Nguyễn Bảo Trường Giang, Xiêng Khoảng mù sương của Bùi Bình Thi và Những bức tường lửa của Khuất Quang Thụy. Nhận xét sơ bộ (hoàn toàn mang tính chất cá nhân) thì cuốn cuối cùng là đọc được nhất!
  Siêng khoảng mù sương viết về đoàn cán bộ chuyên gia quân sự VN tại Lào. Tác giả có vốn hiểu biết về Lào nói chung và Xiêng Khoảng-Cánh đồng chum nói riêng nhưng truyện viết thiếu mạch lạc, nhiều tình tiết vô lý và dù đã cố tình dùng biện pháp "sử thi" để tái tạo lại không khí nhưng rõ ràng là...không đạt!
  Thượng Đức thì chắc ai cũng biết, trận đánh điểm rồi biến thành giữ chốt của sư 304 quá nổi tiếng rồi! Tác giả vốn là người trực tiếp tham chiến, vốn sống rất nhiều, lại khéo biết vận dụng những giai thoại, những "truyền thuyết" về những nhân vật có ý đồ dựng làm tuyến nhân vật chính thế nhưng...tiếc một điều là cuốn tiểu thuyết này lại không truyền được cái khốc liệt, cái máu lửa của những trận đánh vào trang sách. Có lẽ theo tớ là tác giả đã dành quá nhiều tâm sức để lột tả, khai thác nhân vật Quận trưởng Hùng nên hơi bỏ lơi các nhân vật khác, các tình huống....Dù vậy, cuốn sách này vẫn đáng đọc hơn cuốn trên!
  Những bức tường lửa của Khuất Quang Thụy là cuốn đọc được nhất trong cả 3 cuốn mà tớ vừa đọc! Nó viết về một sư đoàn chủ lực hoạt động trên địa bàn Quảng Trị trong đợt Mậu Thân 68 và viết rất hay, rất thực về người lính! Từ những cái mẹo vặt nho nhỏ đến những cái to tát hơn như cái sống, cái chết của từng nhân vật đều được viết với một "bút lực" khá dồi dào. Đọc cuốn tiểu thuyết này cảm giác như đang được sống, được chiến đấu với từng nhân vật từ anh chàng Ban-Hùng Phong may mắn và hơi tính tóan nhưng không kém phần dũng cảm đến anh trinh sát Côn thông minh, sắc sảo (nhân vật này có đoạn cuối hy sinh hệt như cụ Kim Tuấn nguyên là PTL QĐ3 trong thời gian ta đang đánh Khmer Đỏ ở Cambodia) hay "ông cậu Cung" kiên quyết chỉ làm anh nuôi mà không chịu làm cán bộ...Những trận đánh, những thói quen của lính ta, lính Mẽo được tả lại chứng tỏ tác giả có vốn sống của một người lính thực thụ. Tóm lại, đây là một cuốn tiểu thuyết về chiến tranh đọc được, đáng đọc! Cũng không có gì lạ bởi Khuất Quang Thụy có những tiểu thuyết về chiến tranh mà tớ cũng rất thích như: Trong cơn gió lốc viết về sư 3 Sao Vàng hay Không phải trò đùa viết về chiến tranh biên giới Tây Nam. Riêng về cuốn Không phải trò đùa thì có một câu mà tớ nhớ mãi, thường kể với bạn bè, đó là: Có hai thứ không bao giờ có thể là trò đùa, đấy là Tình yêu và Chiến tranh!
-------------------------------------------------------
Copy bài này của...chính mình viết bên ttvn sang đây cho nó thêm đông vui, nhỉ?(http://thongdiepthoigian.bantay.net/Bm21/Anh/IconYM/21.gif)


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: 10con3 trong 23 Tháng Mười, 2007, 11:19:41 pm
Quên mất, hôm nọ tớ mua ở phố Đinh Lễ, giá 31.000 đ, giảm được 11 nghìn so với giá bìa.
Sách chắc là mới ra cùng đợt với cuốn “Điệp viên hoàn hảo” (Perfect Spy), nộp lưu chiểu vào T7/2007.
Hôm đi mua cuốn này, thấy họ để 2 cuốn cạnh nhau, ngay ở bàn thu tiền.

Chuyện tướng Độ

Tớ vừa mua cuốn này hôm kia, đang định giới thiệu,



Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: hoacuc trong 24 Tháng Mười, 2007, 09:07:25 pm
Chiến dịch Hồ Chí Minh - trang sử vàng qua các trận đánh
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là cuộc hội quân lớn nhất của các cánh quân, tập trung sức mạnh cao nhất của cả nước đánh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng tại sào huyệt của địch, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng chủ yếu còn lại của đich, tác động quyết định tới cuộc tiến công và nổi dậy thắng lợi nhanh chóng của đồng bằng sống Cửu Long, giành toàn thắng cho chiến tranh cách mạng miền Nam, thực hiện triệt để Nghị quyết trung ương 21, hoàn thành trọn vẹn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Cuốn "Chiến dịch Hồ Chí Minh- trang sử vàng qua các trận đánh" giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nghệ thuật quân sự và các trận đánh xuyên suốt chiến dịch Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách chia làm 2 phần:
- Phần 1: Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh: Tình hình và kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam; Cuộc Tổng tiến cống và nổi dậy mùa xuân 1975; Mấy vấn đề đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam...
- Phần 2:Những trận đánh chủ yếu trong chiến dịch Hồ Chí MInh: Sư đoàn 3 tiến công tiêu diệt địch ở Đức Thạnh; Sư đoàn 6 tiến công thị xã Xuân Lộc, đánh chiếm Hố Nai và sân bay Biên Hòa; Sư đoàn Đồng Bằng hành quân "thần tốc" đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu ngụy...
Sách do nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành xuất bản năm 2005.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: binhcan_hp trong 25 Tháng Mười, 2007, 09:03:22 am
Đội đặc nhiệm TK1

Truyện hay lắm, lần đầu tiên tôi được đọc, tuy vậy, kiểu hành văn và kể truyện đường rừng này tôi thấy quen. Bạn cho hỏi cò phải nhà văn Vũ Hùng không, truyện còn dài không, ngòai ra trong KCCM, đúng là ta có tổ chức thăm dò địa chất, tìm tài nguyên trong Tây Nguyên, mình đã được nghe nói là tổ chức tìm kiếm quặng sắt hay cái gì đó không rõ ở vùng Quảng Ngãi, tây Thừa thiên năm 1973 - 1974 ( người kể đã tham gia tìm kiếm, nay chết rồi ) nên không hỏi được, còn vụ này thì chắc chỉ là truyện thôi, mặc dù trong thời chiến mà tìm được vàng thì sẽ là nguồn bổ sung tài chính quý giá.
PS : nếu truyện còn dài bạn có thể nhờ nhiều người đánh máy hộ để đưa lên cho nhanh, tôi rất sẵn lòng
Tôi có truyện cuộc truy tìm kho vũ khí cửa nhà văn Đòan Giỏi nói về cuộc đi tìm một kho vũ khí của Nhật trong rừng già Nam Cát Tiên trong KCCP, người giữ kho được cử lại giữ kho, sau 3 năm đã biến thành người rừng nhưng hàng ngày vẫn lau chùi bảo quản vũ khí để chờ đồng đội đến, nếu được tôi sẽ up lên ( nó cũng tương tự truyện này, nhưng kẻ đi tìm lại là quân Pháp, người bị bắt đi đưa đường là con của người giữ kho. Trong lúc đó VM cũng tổ chức một cuộc tìm kiếm tương tự.... )


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: 10con3 trong 25 Tháng Mười, 2007, 11:40:22 am
Cảm ơn bạn Binhcan_hp đã nhận lời đánh máy (nhận dạng thì đúng hơn vì sách đã được quét thành file TIFF). Sách do ban chienvit quét và nhận dạng, tớ sẽ liên lạc với bạn chienvit, nếu bạn chienvit làm chưa xong, tớ sẽ chuyển 1 phần cho bạn cùng làm cho nhanh.

Mong rằng bạn binhcan_hp có thể tham gia số hóa sách với quansuvn. Bạn tham khảo việc số hóa sách ở chủ đề này nhé

Số hóa sách cùng quansuvn
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=410.0


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: _new trong 25 Tháng Mười, 2007, 02:58:26 pm
Chiến dịch Hồ Chí Minh - trang sử vàng qua các trận đánh
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là cuộc hội quân lớn nhất của các cánh quân, tập trung sức mạnh cao nhất của cả nước đánh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng tại sào huyệt của địch, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng chủ yếu còn lại của đich, tác động quyết định tới cuộc tiến công và nổi dậy thắng lợi nhanh chóng của đồng bằng sống Cửu Long, giành toàn thắng cho chiến tranh cách mạng miền Nam, thực hiện triệt để Nghị quyết trung ương 21, hoàn thành trọn vẹn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
...
Sách do nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành xuất bản năm 2005.

Bác có thể nói rõ hơn về cuốn sách này được không?


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: 10con3 trong 25 Tháng Mười, 2007, 04:40:09 pm
Tớ đã liên lạc với bạn chienvit, bạn chienvit thông báo đã làm gần xong cuốn này. Bạn chienvit hứa sẽ hoàn thành sớm.

Nếu binhcan_hp muốn làm sách, bạn có thể vào đây
http://www.quansuvn.net/index.php?board=29.0

Ở đây có 3 CD chứa sách, bạn xem có cuốn nào phù hợp với mình không.

Tớ giới thiệu cho bạn cuốn "ký sự chiến tranh" 2 tập  do nhiều tác giả viết. Nó là ký sự được chọn lọc của các tác giả như: Trần Đăng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồ Phương.... Sách của NXB Văn học

Cảm ơn bạn Binhcan_hp đã nhận lời đánh máy (nhận dạng thì đúng hơn vì sách đã được quét thành file TIFF). Sách do ban chienvit quét và nhận dạng, tớ sẽ liên lạc với bạn chienvit, nếu bạn chienvit làm chưa xong, tớ sẽ chuyển 1 phần cho bạn cùng làm cho nhanh.

Mong rằng bạn binhcan_hp có thể tham gia số hóa sách với quansuvn. Bạn tham khảo việc số hóa sách ở chủ đề này nhé

Số hóa sách cùng quansuvn
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=410.0


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: hoacuc trong 25 Tháng Mười, 2007, 08:06:19 pm
Ở đất kẻ thù
Câu chuyện kể về số phận của một tên tù binh phi công Mỹ bị bắn rơi xuống một làng quê có những nông phu lành hiền, nghèo cực, tần tảo đã được khắc họa khá tài tình và công phu. Cái lạc hậu và cái văn minh, sự hiện đại và sự chân chất, điều thiện và điều ác, ý nghĩa xâm lược và triết lý tự vệ được va chạm, phá vỡ và đào bới đến tận đáy để khẳng định một giá trị nhân bản mang tính cội nguồn của lịch sử loài người.
(http://i222.photobucket.com/albums/dd185/thanhthanh07/index.jpg)
Để rồi khi đọc xong cuốn sách dù chỉ vỏn vẹn gần hai trăm trang, ta bỗng nôn nao tự hỏi, cái gì sẽ tồn tại và ngự trị trong dòng đời đầy rẫy hiểm nguy và bão tố này. Để có nắng gió thơi thới hôm nay, dân tộc ta đã phải gồng mình trải qua những ngày tháng đau thương khủng khiếp như thế nào? Phải chăng tất cả nằm trong đôi mắt trẻ thơ và cái chết của cô bé Na. Đôi mắt chỉ có tình thương, đôi mắt không có hận thù, đôi mắt thiên sứ, đôi mắt đứng trên tất cả các cuộc giao tranh đầy tội ác và hư vô của con người và cuối cùng đôi mắt ấy cũng bị nhắm lại vĩnh viễn bởi chính sự hận thù đó.
Với sự kết hợp khá mềm giữa văn học, thi ca và điện ảnh, giữa tả thực và cách điệu, tác giả đã tạo nên một cái nhìn mới về chiến tranh, một đề tài không khéo sẽ rất dễ giẫm chân vào các lối viết đã thành hào, thành rãnh của người đi trước.
Cuốn hút và xúc động. Có lẽ chỉ cần nói gọn một câu như thế về cuốn sách này. Và đó cũng là bản chất của một cuộc đi khai khẩn tìm đường trên lộ trình văn chương rất đỗi chông gai...
(Trích lới giới thiệu sách của Nhà văn Chu Lai. Mời các bạn đón đọc cuốn Ở đất kẻ thù của nhà văn Lê Lan Anh.- Nxb. Văn học, 2007)


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chienvit trong 25 Tháng Mười, 2007, 08:16:28 pm
Bạn cho hỏi cò phải nhà văn Vũ Hùng không,
Không phải. Tác giả cuốn sách là Phan Văn Lợi. Sách do nhà xuất bản Công an Nhân dân xuất bản năm 2002.

Trích dẫn
PS : nếu truyện còn dài bạn có thể nhờ nhiều người đánh máy hộ để đưa lên cho nhanh, tôi rất sẵn lòng
Cám ơn bạn nhưng tớ muốn tự làm trọn quyển này. Hì hì, tiện thể còn lên quân hàm chứ.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: vaxiliep trong 27 Tháng Mười, 2007, 12:51:40 pm
Hê hê cảnh báo trước mọi người đừng kỳ vọng quá vào "Chuyện Tướng Độ" nhé! :D. Cũng may quyển đấy mình không phải mua. Còn "Những bức tường lửa" thì công nhận ổn, bõ công tìm mấy tháng trời với giá hơn 100K, lại còn nói khó với mẹ bán hàng ở 19LNĐ để mua quyển cuối cùng nữa chứ!


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Mười, 2007, 01:08:23 pm
19LNĐ là chỗ nào thế bác, có phải NXB QĐND không ?


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: 10con3 trong 27 Tháng Mười, 2007, 01:18:49 pm
Ở gian hàng Thư viện QĐ tại hội chợ sách, hình như có đủ cả 3 cuốn này, giảm giá 20%.


Mới đọc xong 3 cuốn: Thượng Đức của Nguyễn Bảo Trường Giang, Xiêng Khoảng mù sương của Bùi Bình Thi và Những bức tường lửa của Khuất Quang Thụy. Nhận xét sơ bộ (hoàn toàn mang tính chất cá nhân) thì cuốn cuối cùng là đọc được nhất!
 


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Mười, 2007, 01:27:34 pm
Tôi có truyện cuộc truy tìm kho vũ khí cửa nhà văn Đòan Giỏi nói về cuộc đi tìm một kho vũ khí của Nhật trong rừng già Nam Cát Tiên trong KCCP, người giữ kho được cử lại giữ kho, sau 3 năm đã biến thành người rừng nhưng hàng ngày vẫn lau chùi bảo quản vũ khí để chờ đồng đội đến, nếu được tôi sẽ up lên ( nó cũng tương tự truyện này, nhưng kẻ đi tìm lại là quân Pháp, người bị bắt đi đưa đường là con của người giữ kho. Trong lúc đó VM cũng tổ chức một cuộc tìm kiếm tương tự.... )
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
  Cuốn "Cuộc truy tìm kho vũ khí" này mình đọc từ hồi bé tí, giờ chả còn nhớ mấy nữa, chỉ nhớ hình như nhân vật kể chuyện xưng "tôi" là một cậu bé!
  Bác có thì chịu khó post lên cho mình nhớ lại một thời ngồi hầm xem sách cái!


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: 10con3 trong 27 Tháng Mười, 2007, 01:28:37 pm
** Gian hàng của TVQĐ
Hồi ký các tướng : thiếu tướng Nguyễn Công Trang, thiếu tướng Võ Sở.

** Gian hàng của NXBQĐND : chơi toàn tổng tập của các cụ VNG, VTD, LTT, HVT.

Riêng gian của nhà sách Phương Nam có hồi ký thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên (từ 2004), giảm giá 70%. Anh em nào có nhu cầu thì đến khuân về, giá còn có 13k, coi như đi mua sách cũ mà được sách mới.


Em đề nghị bác admin bỏ tiền đầu tư 1 quyển từ điển BK quân sự (720k, giảm ít nhất 20%) cho quansuvn.net. he he. Lúc tranh luận về thuật ngữ quân sự, đỡ phải cãi nhau.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: vaxiliep trong 27 Tháng Mười, 2007, 06:24:34 pm
19LNĐ là chỗ nào thế bác, có phải NXB QĐND không ?

Còn đâu nữa! Mọi hôm mình mua sách vẫn được giảm giá, nhưng hôm đó mẹ ấy còn cành cao "Tôi định để quyển này đem về đọc, chả định bán!" Thế là tặc lưỡi cái cho xong!


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: _new trong 28 Tháng Mười, 2007, 09:15:27 am
Cuốn từ điểm BK Quân sự ở PN COrP giảm  50%. Qua gian sách thư viện có thấy cuốn "Cao điểm cuối cùng" tái xuất giang hồ.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Mười, 2007, 11:43:32 am
Hừ, mất cả buổi sáng đi càn mà tay trắng. Chắc chậm chân nên chả thấy còn Tường lửa hay Fall phiếc gì cả, toàn Harry với Kim Dung :D


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: rongxanh trong 29 Tháng Mười, 2007, 09:27:44 am
Fall hết nhanh thật! Hôm đầu mình đến (tối thứ 6) còn khối.
CUốn tuờng lửa ở trên tầng 2 (tổ phát hành - thư viện QĐ), giảm giá có mỗi 20% (Còn ~90K).


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: danngoc trong 29 Tháng Mười, 2007, 03:18:20 pm
Đọc cuốn Điệp viên Hoàn hảo tớ thấy:
- Lúc trẻ cụ Ẩn đi học báo chí ở Mỹ đã có dự định dùng mỹ nhân kế, vì thấy cụ cố gắng làm quen, thậm chí đề nghị kết hôn rất nhiều cô để tạo vỏ bọc.
- Cu dịch cuốn này sang tiếng ta quá ẹ về văn hóa: nhà văn Anatole France thì dịch là nhà văn Pháp Anatole, Confucius (Khổng Tử) và Sun Tzu (Tôn Tử) ku ý không biết là ai...
- Cuốn này xuất bản đầy ý đồ chính trị nhằm kết thân với Mỹ của Vịt nhà mình.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: hoacuc trong 29 Tháng Mười, 2007, 07:57:27 pm
Chiến trận và hoa hồng
Cuốn tiểu thuyết nói về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và một câu chuyện tình sau cuộc chiến tranh.
Chiêm, phóng viên được cử ra mặt trận của một tờ báo văn chương, từng đã được tôi luyện và sống hết mình trong những năm chống Mỹ cứu nước, giờ lại được dự suốt một chiến dịch hào hùng, theo sát một quân đoàn anh hùng tiến vào Sài Gòn...
Những diễn biến mau lẹ và cũng khá quyết liệt ở những mặt trận Chiêm được dự, cho đến lúc đứng trước Dinh Độc Lập, đã được miêu tả sinh động với những ấn tượng của một đời làm báo xông xáo, có nghề...
Chiêm được lưu lại công tác, thâm nhập cuộc sống mới ở Sài Gòn, và anh đã gặp Nguyệt Lệ, cô sinh viên con một nhà trí thức ở Sài Gòn cũ với những tính cách mạnh mẽ, sôi nổi, đầy lãng mạn. Mặc dù hai người có hai tính cách trái ngược nhau nhưng họ lại nhận ra những vẻ đẹp của nhau, từ những cá tính mà mình không có. Hơn nữa, họ nhận ra nhau, một người có những nét hồn nhiên, tự do phóng túng; còn người kia có một tuổi trẻ thông minh, bản lĩnh và không kém phần hào hoa kiểu người Hà Nội, chỉ khác là kín đáo, tế nhị. Và, một tình yêu, không thể ngăn nổi đã đến. Song cuộc tình của họ cũng dang dở vì nhiều lý do... Tại anh, tại ả, tại cả những ràng buộc thời thế nữa... Họ muốn ở bên nhau mãi mãi, song không cưỡng nổi những tồn tại khách quan, chủ quan từ hai phía gây ra.
Cuốn tiểu thuyết còn nói đến những hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ tình báo và gia đình trong những năm chiến tranh. Đó là nhà văn Khang... Những gánh nặng vật chất và tinh thần khá gay go quyết liệt mà họ phải gồng mình vượt qua, nhưng cũng từ đó mà họ càng được thử thách, để có được những đức tính, mà những năm tháng yên bình họ không thể có.
Đọc Chiến trận và hoa hồng của nhà văn Ngô Văn Phú ta thấy như một cuốn phim lôi cuốn và hết lúc nào không biết, khi ta vẫn còn đang tiếc cho một cuộc tình lạ và đẹp của Chiêm và Nguyệt Lệ.
(Nguồn: Chiến trận và hoa hồng của tác giả Ngô Văn Phú do nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007)


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: rongxanh trong 30 Tháng Mười, 2007, 01:19:41 pm
Hôm qua qua 1 hàng sách cũ, thấy có cuốn Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 , chất lượng ngon lành, giá cả chắc cỡ 20K
Bác nào quan tâm PM, tôi chỉ địa chỉ cho.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: hoacuc trong 31 Tháng Mười, 2007, 07:30:12 pm
Điệp viên hoàn hảo

Tháng 4/2007, giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt độc giả cuốn sách viết về nhà tình báo Việt Nam Phạm Xuân Ẩn với tựa đề Điệp viên hoàn hảo (Perfect Spy). Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tác giả suốt 5 năm, trong đó khắc hoạ chân dung Phạm Xuân Ẩn - một nhà tình báo nổi tiếng của chúng ta.

Ngay sau khi phát hành, cuốn sách đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả trong và ngoài nước Mỹ, trong đó có độc giả Việt Nam.
Về thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn, cho đến nay đã có khá nhiều tư liệu, tác phẩm, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đánh giá cao về ông. Tuy nhiên, còn nhiều điều "bí ẩn" trong con người Phạm Xuân Ẩn mà bạn đọc muốn biết. Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman đã phần nào đáp ứng mong muốn đó của độc giả.

Nếu có thể nói một điều gì chung nhất về Phạm Xuân Ẩn thì đó chính là lòng yêu nước vô bờ bến, lòng trung thành với Đảng, với ngành tình báo của một đảng viên cộng sản trung kiên, một cán bộ tình báo mẫu mực, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Larry Berman đã viết: "Động cơ cuộc sống của Phạm Xuân Ẩn chính là những mục đích cao cả của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Tình yêu dành cho đất nước đã giúp ông tin tưởng vào con đường cách mạng mình đã chọn - con đường mà ông có thể cống hiến tốt nhất cho đất nước.
"Tôi đã hứa trước Đảng… Tôi còn có nhân dân trông cậy vào tôi và sứ mạng của tôi. và ông đã không phụ lòng tin của Đảng, của nhân dân. Những tin tức tình báo quan trọng kèm theo sự phân tích, đánh giá sắc sảo của ông đã góp phần giúp Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương có cơ sở tin cậy để đề ra quyết sách đúng đắn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Những báo cáo tình báo của Phạm Xuân Ẩn chính xác đến mức Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nhận xét rằng, "dường như chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ".

Là một nhà tình báo có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, từng hoạt động trong "vỏ bọc" một nhà báo làm việc cho Tạp chí Time của Mỹ tại Sài Gòn, Phạm Xuân Ẩn không mưu cầu lợi ích cho riêng mình, mà ông hoạt động vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Với nghề tình báo thầm lặng và đơn tuyến, chỉ một sai lầm nhỏ là có thể nguy hiểm tới sự an toàn của tổ chức, tính mạng của bản thân và đồng đội Phạm Xuân Ẩn quả không chút phóng đại khi nói về cái nghiệp đã "vận vào mình": "Người ta có thể nói gì về cuộc sống khi mà luôn chuẩn bị sẵn sàng hy sinh.

Để chiến thắng đối phương phải hiểu rõ đối phương. Phạm Xuân Ẩn đã được cơ quan tình báo quân sự của chúng ta cử sang Mỹ học báo chí cũng nhằm mục đích đó. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, Phạm Xuân Ẩn thầm lặng hoạt động trong lòng đối phương. Với nghiệp tình báo mà ranh giới giữa thực và giả thật mong manh, thật khó phân định, thì Phạm Xuân Ẩn - "một con người bị xẻ đôi" như một nhà báo Mỹ từng gọi ông, sẽ luôn là ẩn số đối với chúng ta. Đó chính là thành công của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn.

Năm 1975 khi hoà bình lập lại, Phạm Xuân Ẩn bước ra từ "vỏ bọc" trờ về với cuộc sống đời thường của một công dân ở đất nước bao năm oằn mình trong chiến tranh với vô vàn khó khăn. Vì vậy, sự "trở về" ấy không hề đơn giản, nó đòi hỏi ở ông sự thấu hiểu và cảm thông. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi trong con mắt của nhà sử học Mỹ Larry Berman, cuộc đời của nhà cựu tình báo và cuộc đời của một con người bình thường luôn có những mâu thuẫn giằng xé những suy tư trăn trở.

Trong cuốn sách Điệp viên hoàn hảo, con người trong "vỏ bọc" mà Phạm Xuân Ẩn "tạo ra" thuở nào nhằm hoàn thành nhiệm vụ tình báo được giao và con người Phạm Xuân Ẩn trong cuộc sống đời thường đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Xuyên suốt trong cuốn sách là sự vĩ đại gắn liền với những chiến công to lớn và sự dung dị, gần gũi rất con người trong các mối quan hệ, suy nghĩ, cảm xúc của một nhà tình báo; là tính chất anh hùng, vinh quang đi liền với gian khổ, khó khăn, hy sinh âm thầm của nghề tình báo, những day dứt, thậm chí bi kịch của đời riêng không thể chia xẻ của con người tình báo. Dưới ngòi bút của Larry Berman, tất cả những điều dường như là mâu thuẫn đó đã được thể hiện sống động, thống nhất trong cùng một con người Phạm Xuân Ẩn.
Phải chặng đó chính là sự "hoàn hảo" của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn và cũng chính là thành công của tác giả.

Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo cung cấp cho độc già nhiều thông tin mới, trong đó có cả những suy nghĩ, nhận xét riêng của tác giả. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, đó chưa phải là toàn bộ thông tin liên quan đến con người và hoạt động của Phạm Xuân Ẩn. Lý do rất đơn giản, gắn liền với một nguyên tắc sống còn của nghề tình báo - nguyên tắc bí mật.
Cần nhớ rằng, khi tiếp xúc với Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn vẫn là một nhà tình báo chuyên nghiệp. Ông đồng ý tiếp xúc với Larry Berman để "mở" cho thế giới thấy rõ hơn về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhưng trong ông cũng luôn thường trực ý thức "đóng" để giữ bí mật cho ngành tình báo, cho những đồng đội của ông đang còn đứng trong bóng tối. Chắc chắn có nhiều thông tin Phạm Xuân Ẩn biết nhưng sẽ không bao giờ nói ra. Bời vậy đối với nhiều người, Phạm Xuân Ẩn sẽ vẫn tiếp tức là một "bí ẩn".

Giáo sư Larry Berman là một nhà sử học nổi tiếng ở Mỹ, tác giả của nhiều cuốn sách về cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam như: Không hoà bình, không danh dự: Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam, Con đường đi đến bế tắc ở Việt Nam, Vạch kế hoạch cho một thảm hoạ: Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo và những cuốn sách nói trên của ông có giá trị lịch sử giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam và nguyên nhân thất bại của Mỹ.

Tuy nhiên, là một nhà nghiên cứu nước ngoài, chưa thể hiểu thật sâu sắc và đầy đủ về lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam, nên cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả trong cuốn sách còn có chỗ khác biệt với chúng ta. Đó cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta có thể chia sẻ và cảm thông với tác giả.

Trân trọng công trình nghiên cứu của giáo sư Larry Berman, đồng thời mong muốn cung cấp thêm một nguồn tư liệu để bạn đọc và các nhà nghiên cứu hiểu hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cữu nước của nhân dân ta, qua đó thấy được thắng lợi vĩ đại của dân tộc, sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự hy sinh to lớn của nhân dân, chúng tôi xuất bản cuốn sách này.
Trân trọng giới thiệu cùng các bạn một ấn phẩm rất đáng tham khảo.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: hoacuc trong 07 Tháng Mười Một, 2007, 09:26:41 pm
Đen và Trắng

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/sp31466_den20trang-1.jpg)

Tác phẩm "Đen và trắng" viết về cuộc đấu trí giữa một bên là viên tướng tình báo, cố vấn cao cấp của Mỹ là Xti-ven-xơ, cùng các sĩ quan của Phòng Tình báo Phủ Tổng thống chính quyền Sài gòn mà tiêu biểu là Đại tá Vĩnh Hào, Trung tá Phong; và một bên là đồng chí Tư Bình, cán bộ tình báo của ta và lưới tình báo của ông, với điệp báo viên tiêu biểu là Đại uý Hoàng (bí danh Z8) một sĩ quan trẻ hoạt động trong nội bộ kẻ thù, được giác ngộ đã về với chính nghĩa.

Mặc dù sa vào tay giặc, nhưng Tư Bình vẫn khôn khéo, bình tĩnh dùng trí thông minh để cùng cấp trên lừa giặc, giữ bí mật đến phút chót chiến dịch nghi binh cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tất Mậu Thân 1968 của quân và dân miền Nam; làm thất bại hoàn toàn kế hoạch phản gián mang tên "Đen và Trắng" của cơ quan tình báo đối phương.

Tuy cốt truyện đơn giản, nhân vật không nhiều, cách viết giản dị, nhưng cuốn sách lại rất hấp dẫn, bởi những tình tiết gay cấn, bất ngờ và sự thông minh, sắc sảo. Cuốn sách ca ngợi những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo hoạt động trong hang ổ kẻ thù ở giữa đô thành Sài Gòn. Với lòng yêu nước thiết tha, với trí thông minh và lòng dũng cảm, họ đã góp phần không nhỏ vào cuộc tông tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968.

Tác giả Lê Chấn nguyên là Tham mưu trưởng sư đoàn, chuyên viên nghiên cứu trong quân đội, ông là người có vốn hiểu biết sâu sắc về công tác tình báo. Lê Chấn cũng là tác giả cuốn sách "Tuổi thanh niên sôi nổi" (của Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2006), tác phẩm đã được Bộ Công an chọn làm tài liệu giáo dục truyền thống trong lực lượng công an nhân dân.

Mời các bạn đón đọc tác phẩm "Đen và trắng" của tác giả Lê Chấn do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: seahawk1 trong 08 Tháng Mười Một, 2007, 10:30:11 pm
Đội đặc nhiệm TK1

PS : nếu truyện còn dài bạn có thể nhờ nhiều người đánh máy hộ để đưa lên cho nhanh, tôi rất sẵn lòng
Tôi có truyện cuộc truy tìm kho vũ khí cửa nhà văn Đòan Giỏi nói về cuộc đi tìm một kho vũ khí của Nhật trong rừng già Nam Cát Tiên trong KCCP, người giữ kho được cử lại giữ kho, sau 3 năm đã biến thành người rừng nhưng hàng ngày vẫn lau chùi bảo quản vũ khí để chờ đồng đội đến, nếu được tôi sẽ up lên ( nó cũng tương tự truyện này, nhưng kẻ đi tìm lại là quân Pháp, người bị bắt đi đưa đường là con của người giữ kho. Trong lúc đó VM cũng tổ chức một cuộc tìm kiếm tương tự.... )


Các bác nhắc làm tớ lại nhớ lại cuốn này, "Cuộc truy tầm kho vũ khí". Hồi trước vớ được một cuốn rách cả đầu lẫn đuôi. Đọc đúng đến đoạn tiểu đội của mình tìm được ông coi kho, đào công sự chuẩn bị chiến trung đội biệt kích của Pháp thì rách mất phần còn lại mới đau cháu chứ. Các bác có up lên để anh em được thưởng thức nốt cái kết thì tốt quá (cái cuốn  TK1 phải cái kết thảm quá, viết gần đây thảo nào ảnh hưởng phim Hàn Quốc nhiều, kể ra sách kiểu hơi hơi Tarzan thế cứ làm cái kết mỹ mãn cũng chẳng mất gì, đọc lại đỡ hẫng, các bác nhể)


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: AK47 trong 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:12:55 pm
cho em giơi thiệu bộ tiểu thuyết ĐẤt Miền Đông của nhà văn Nam Hà.
Trọn bộ 3 cuốn, kể về cuộc chiến đấu của các chiến sĩ trung đoàn 29 thuộc sư 267( có lẽ là e209f7) từ chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 đến 30/04/1975. Sách theo minh kà khá hay. nhưng hơi củ. do NXB CAND xuất bản năm 2005


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: danngoc trong 14 Tháng Mười Một, 2007, 09:47:30 pm
Trời ơi nghe lời bác hôm qua em ra mua bộ "Ngày rất dài" của Nam Hà, đọc xong chỉ muốn quăng luôn. Viết bôi bác. Mang danh nhà văn mà viết vậy đúng là vô tích sự.

Không dùng từ đệm


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: 10con3 trong 22 Tháng Mười Một, 2007, 01:36:15 am
30/4 : Chuyện những người tháo chạy - Kim Linh

Có điểm vô lý như vầy: đã biết Tay sai của THiệu như vậy, nhưng đám di tản này chúng nó đang chạy đi đâu? Cuốn này đọc đã lâu nhưng không thích.


Chuyển ý kiến của bác danngoc sang đây cho đúng chủ đề. 10con3


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Mười Một, 2007, 06:47:29 pm
Tớ đang cầm trong tay Tuyển tập Phạm Tiến Duật - Phần 1 (Thơ - Trường ca) do "phụ thân" đem về cho, cuốn này mới in có 200 cuốn để kịp tặng cho bạn bè, người thân của nhà thơ Trường Sơn trước lúc ông đi về nơi rất xa...Đặc biệt, cuốn của tớ có "ấn triện" chữ ký của nhà thơ. Đọc để hiểu, để nhớ thêm về một thời "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai".
Mọi người mỗi khi nhắc đến Phạm Tiến Duật thường nhắc đến bài thơ "Tiểu đội xe không kính", bài thơ này gần như đã trở thành "thương hiệu" của ông, riêng tớ lại thích bài thơ rất ngắn của ông, bài "Nhớ". Nó chỉ có 4 câu nên dẫn luôn ra đây để các bạn cùng xem (trong tuyển tập dưới mỗi bài thơ là lời bình của chính tác giả):

NHỚ
Lời một chiến sĩ lái xe

Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo...
Nằn ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.

1969
Nhiều người bảo tôi dụng công ở hai dòng sau.
Thực thì không phải thế.
Cái khó mà tôi đã phải vượt qua là hai dòng đầu
.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: thanhlong trong 01 Tháng Mười Hai, 2007, 01:41:43 pm
Không thể chuộc lỗi
Falure to Atone

Tác giả: Allen Hassan
Người dịch: Lê Đình Bì, Nguyễn Văn Phước

Chúng ta chưa chuộc lỗi với những thiệt hại mà bom đạn và hóa chất của chúng ta đã gây ra tại việt Nam. Tôi hy vọng rằng, một ngày nào đó, chúng ta có thể giúp đất nước tươi đẹp này tẩy xóa hết những hóa chất độc hại, những bom mìn chưa nổ, và rồi tạ lỗi cùng nhân dân Việt Nam về tất cả những gì chúng ta đã gây nên. Tôi hy vọng là tất cả chúng ta sẽ không quá kiêu hãnh và ngạo mạ để có thể thốt lên bằng tiếng Việt "CHÚNG TÔI CHÂN THÀNH XIN LỖI"

Trên đây là những lời nhận định trong phần kết về những bài học chiến tranh trong tác phẩm tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam với tựa đề "KHÔNG THỂ CHUỘC LỖI" của bác sĩ Allen Hassan.

Năm 1968, bác sĩ Allen Hassan là một trong số gần 200 bác sĩ Mỹ hưởng ứng lới kêu gọi của Hiệp hội y học Mỹ trong chương trình Bác sĩ tình nguyện cho Việt Nam. Lên đường đến Việt Nam vào thời điểm vào tháng sau cuộc tổng công kích và nổi dậy của quân và dân Việt Nam trong Tết Mậu Thân, khi mà những cuộc trả đủa của chính quyền Việt Nam cộng hòa và quân đội Mỹ đã làm cho chiến sự ngày một ác liệt hơn, bác sĩ Allen Hassan đến Quảng Trị với nhiệm vụ của một bác sĩ dân sự chăm sóc và điều trị cho dân thường trong tỉnh.

Tỉnh lỵ Quảng Trị chỉ cách vĩ tuyến 17 khoảng 35 km đã trở thành trung tâm điểm của cuộc chiến từ hai phái. Do vậy mà tuy dân số thị xã Quảng Trị thời bấy giờ chỉ ước khoảng 35.000 dân nhưng đã có đến 87.000 lính thủy quân lục chiến thuộc Quân đoàn 1 trú đóng tại trung tâm thị xã và các khu vực lân cận. Và hiển nhiên, nơi đây đã trở tahnhf vùng giao tranh ác liệt cả ngày lẫn đêm với xe tăng, xe bọc thép, phi pháo, bom đạn rải thảm không chỉ nhắm vào đối phương mà phần lớn người dân thường phải gánh chịu những hậu quả tàn khốc của chiến tranh. Bệnh viện tỉnh Quảng Trị đã trở thành nơi thường xuyên tiếp nhận binh lính, các nạn nhân chiến tranh gồm phụ nữ, người già và trẻ em bị thương vong bởi bom đạn và các cuộc giao tranh, càn quét khốc liệt, đãm máu của quân lực Việt Nam cộng hòa và quân đội MỸ.

Đọc những trang viết mà bác sĩ Allen Hassan hồi tưởng lại tại thời điểm làm nhiệm vụ chữa trị, cứu người tại bệnh viện Quảng Trị, chúng ta luôn bắt gặp những cảm xúc thương cảm, bất lực xen lẫn niềm căm phẫn tột độ với tư cách một con người, một bác sĩ với lời thề Hippocrates trước nỗi đau của đồng loại và tội ác chiến tranh do người Mỹ nhân danh tự do, nhân danh niềm kiêu hãnh của nước Mỹ đã gây nên cho dân tộc và đất nước Việt Nam vốn nhỏ bé và hiền hòa này.

Sách do nhà xuất bản Trẻ xuất bản quý 2 năm 2007. Đọc cuốn sách chúng ta thấy được những sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam những "Sự thật chưa từng được tiết lộ của một bác sĩ người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam"


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Mười Hai, 2007, 09:14:32 pm
Hôm nay rỗi việc, lên thư viện mượn cuốn Sông dài như kiếm của Nguyễn Quang Hà về xem. Tên truyện dựa vào ý câu thơ nổi tiếng của Thần thi Cao Bá Quát viết về sông Hương: Trường giang như kiếm lập thanh thiên - Sông dài như kiếm dựng giữa trời xanh..
Nghe tên truyện đã có thể đóan được nội dung, nhỉ?
Nó là một lát cắt thời gian của Huế trong kháng chiến chống Mỹ, thông qua việc kể lại số phận, cuộc chiến đấu của nhân vật chính - Hưng. Hưng vốn là một sinh viên sư phạm Huế, rất tích cực tham gia trong phong trào học sinh, sinh viên, là chủ bút một tờ báo của Tổng hội sinh viên với bút danh Trường Giang.
Bị lộ, bị truy lùng ráo riết bởi cảnh sát VNCH, Hưng phải "nhảy núi" trong hoàn cảnh không có liên lạc với tổ chức, người lãnh đạo của anh - một thị ủy viên - bị hy sinh. Hoàn cảnh ấy đã dẫn đến cho anh biết bao sự nghi ngờ của tổ chức, trong đó có cả những nghi ngờ đầy ác ý của một số cá nhân. Tuy nhiên, với niềm tin trong sáng vào lý tưởng, vào cách mạng Hưng đã vượt lên những khó khăn ban đầu để trở thành một người lính, một người chỉ huy dũng cảm, mưu trí cùng với quân dân Huế giải phóng thành phố thân yêu của mình!
Cuốn sách này có cách viết dung dị, dễ đọc và có những nhân vật khá đặc sắc như Thành đội trưởng Thân Trọng Một hay đại đội trưởng Dư nhưng cũng có khá nhiều...sạn! Tuyến nhân vật phản diện mà đại diện là Phú Nhuận có vẻ được miêu tả kỹ hơn, thật hơn tuyến nhân vật chính diện. Một loạt các vị chỉ huy quân sự có tiếng thiện chiến như Phi Công Uyên, Dư thì lại chả thấy thể hiện gì ráo, để cho anh chàng sinh viên Hưng lên phương án tác chiến, điều binh, khiển tướng như...thật! Mối tình thơ mộng, đẹơ như tranh của Hưng và Hoàng Lan cũng có vẻ gì đó hư ảo, họ yêu nhau khi còn là sinh viên, gặp lại nhau ở chiến khu rồi mỗi người một ngả mà chàng thì chẳng thèm hỏi tin tức nàng đến một lần, dù nàng đã mang trong mình giọt máu của chàng. Cái kết cũng vậy, có chiều quá vội vã như kiểu "hết giờ, mời các bác vào nghỉ!", chẳng để lại cho người đọc một chút "vương vấn" nào! Trong cả cuốn sách, mình khóai nhất anh lính an ninh Lê Việt, khóai hơn cả nhân vật chính, mỗi tội là tác giả chỉ tả anh ta thỏang qua một chút, thấp thóang một tẹo rồi mất hút! Có vẻ rất...an ninh!:-D
Tóm lại, đây sẽ là cuốn sách đọc được nếu tác giả chăm chút cho "con" mình thêm một chút nữa!


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: leopard trong 10 Tháng Mười Hai, 2007, 08:58:52 am
Những vòng đồng kí ức (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=700.0)

Tớ chia sẻ với CaoSon. Tớ đọc như thấy 1 phần của bác trong câu chuyện đó
Ma bác CaoSon này, lính biên giới, sau khi giải ngũ, rất nhiều người sang nước ngòai làm ăn 1 thời gian để tìm cách củng cố hậu phương của mình hay sao ấy.
Sau khi giải ngũ, tớ cũng mò sang Trung Đông, tìm cách lo thêm cho nồi cơm của bà vợ tớ.
Bây giờ già rồi, mỗi lần nghe bài hát: Anh ở biên cương, nghe đài báo gió mùa đông bắc. Em thương anh nơi chiến hào gập rét. Còn anh thương em, đồng quê giá rét, em có lạnh ko?? Vẫn thấy cay mũi. Tớ gần chục năm nơi biên cương, giải ngũ rồi cũng mất mấy năm làm thuê bên xứ người.
Lính chúng mình sẵn đem thân ra chắn đạn, chắc cũng là vì những cái cay mũi đấy.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: 10con3 trong 19 Tháng Mười Hai, 2007, 11:22:35 am
Có bác nào đọc cuốn "Bất khuất" của Nguyễn Đức Thuận chưa nhỉ ? Em nghe bác google nói cuốn này mới tái bản T7/2007.

Cuốn này em đang muốn đọc vì nghe bảo có nhiều người chê nó.


Tái bản tác phẩm "Bất khuất"

(LĐ) - NXB Thanh niên vừa tái bản tác phẩm "Bất khuất" (ảnh) nổi tiếng của đồng chí Nguyễn Đức Thuận. Tác phẩm này mới được tái bản sau khi xuất bản lần đầu năm 1967, với số lượng in 210.000 cuốn và gây tiếng vang rộng lớn trong và ngoài nước.
"Bất khuất" đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được coi như sách gối đầu giường, được đưa vào hệ thống sách giáo dục thanh thiếu niên lúc bấy giờ.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: _new trong 19 Tháng Mười Hai, 2007, 04:12:35 pm
Có bác nào đọc cuốn "Bất khuất" của Nguyễn Đức Thuận chưa nhỉ ? Em nghe bác google nói cuốn này mới tái bản T7/2007.

Cuốn này em đang muốn đọc vì nghe bảo có nhiều người chê nó.


Tái bản tác phẩm "Bất khuất"

(LĐ) - NXB Thanh niên vừa tái bản tác phẩm "Bất khuất" (ảnh) nổi tiếng của đồng chí Nguyễn Đức Thuận. Tác phẩm này mới được tái bản sau khi xuất bản lần đầu năm 1967, với số lượng in 210.000 cuốn và gây tiếng vang rộng lớn trong và ngoài nước.
"Bất khuất" đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được coi như sách gối đầu giường, được đưa vào hệ thống sách giáo dục thanh thiếu niên lúc bấy giờ.


Chê vì cụ Nguyễn Đức Thuận có vẻ gom một số chi tiết của nhiều người vào cho một nhân vật, cách viết cũng lạc quan cách mạng nhiều quá nên các ông theo chũ nghĩa hiện thực không thích. Bỏ qua những điểm đó thì tớ đọc thì thấy cũng khá cuốn hút.
Cụ Thuận sau này (nghe kể) hay phải đi kể chuyện tù đày. Về công danh, cụ làm bên Mặt trận Tổ Quốc, chức chủ tịch.
10con3 thích thì PM cho tớ. :D


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: 10con3 trong 19 Tháng Mười Hai, 2007, 07:14:01 pm
Cám ơn bác Liu, đi OFF chuyển cho tớ đê. Mà sách năm bao nhiêu thế ? Đọc thử mà thấy ngon thì đi mua cuốn mới về (vừa tái bản T7/2007 mà).

Trong số các đ/c chê cuốn này, có cả cụ Mười Hương đấy. Cái cuốn viết về cụ Mười Hương mà bác Liu cho tớ mượn, có nhắc khéo đến vụ này đấy, nhưng trong đó chỉ đề là "ông X" chứ không chỉ tên thật.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: Ngocvancu trong 13 Tháng Giêng, 2008, 07:52:54 pm
30/4 : Chuyện những người tháo chạy - Kim Linh

Có điểm vô lý như vầy: đã biết Tay sai của THiệu như vậy, nhưng đám di tản này chúng nó đang chạy đi đâu? Cuốn này đọc đã lâu nhưng không thích.


Chuyển ý kiến của bác danngoc sang đây cho đúng chủ đề. 10con3
Chuyện những người tháo chạy của Kim Lĩnh ở quyển 2 là xem được thôi,bắt đầu từ cửa Tư Hiền và kết thúc ở Long Bình


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: Gondorian trong 18 Tháng Ba, 2008, 10:38:03 am
Các bác nhắc làm tớ lại nhớ lại cuốn này, "Cuộc truy tầm kho vũ khí". Hồi trước vớ được một cuốn rách cả đầu lẫn đuôi. Đọc đúng đến đoạn tiểu đội của mình tìm được ông coi kho, đào công sự chuẩn bị chiến trung đội biệt kích của Pháp thì rách mất phần còn lại mới đau cháu chứ. Các bác có up lên để anh em được thưởng thức nốt cái kết thì tốt quá (cái cuốn  TK1 phải cái kết thảm quá, viết gần đây thảo nào ảnh hưởng phim Hàn Quốc nhiều, kể ra sách kiểu hơi hơi Tarzan thế cứ làm cái kết mỹ mãn cũng chẳng mất gì, đọc lại đỡ hẫng, các bác nhể)

Cuốn này kết thúc hơi nhạt bác ạ. Đọc cứ thấy hẫng hẫng, chắc tại bác Đoàn Giỏi viết quyển này cho thiếu nhi :)


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: thinguyen trong 30 Tháng Tư, 2008, 01:34:41 pm
                                              Gửi : PTLinh.
        Tôi cũng mới lần đầu tiên vào quansuvn. Nói chung là Tôi tò mò xem có gì hay không. Nhưng khi xem xong những chuyện PTLinh và các bạn khác post lên tôi thấy hay lắm. rất cám ơn các bạn. PTLinh và các bạn có thể giới thiệu những quyển sách ấy ở đâu bán không, nếu biết chỉ dùm chứ chờ các bạn post lên thì lâu quá.
         Cám ơn nhiều.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: ptlinh trong 01 Tháng Năm, 2008, 09:18:30 pm
PTLinh và các bạn có thể giới thiệu những quyển sách ấy ở đâu bán không, nếu biết chỉ dùm chứ chờ các bạn post lên thì lâu quá
=> Bác thử ra các nhà sách xem còn không, nhất là mấy hàng sách cũ ý. Chứ hàng sách mới thì em e là không còn đâu. 2 quyển này xuất bản từ năm 2004 cơ. Còn gửi lên đây thì cũng phải từ từ chứ, để em còn chuyển chiếc, sửa sang tí đã.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: baovip trong 26 Tháng Năm, 2008, 08:21:38 am
các bác có sách về binh chủng Tăng-Thiết giáp không?


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: danngoc trong 25 Tháng Bảy, 2008, 02:02:46 pm
Hiện nay ở SG có bán cuốn "Lịch sử cuộc chiến chinh phục Nam Kỳ 1861" của Leopold Pallu, nhiều chi tiết rất hay về trận đánh đồn Kỳ Hòa và các trận sau đó, về chiến thuật hai bên, về phọc tục, trang bị hai bên.



Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: Ngocvancu trong 25 Tháng Bảy, 2008, 03:19:48 pm
Bán ở nhà sách nào vậy danngoc?Chỉ chỗ anh mua với.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: danngoc trong 25 Tháng Bảy, 2008, 03:32:19 pm
Nhà sách Hà Nội, đường NTMK (gần mũi tàu ngã sáu LÝ Thái Tổ - NVCừ)


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: Ngocvancu trong 25 Tháng Bảy, 2008, 03:45:50 pm
Rồi sáng mai anh ghé chỗ đó giờ thì mưa trắng trời rồi.


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: danngoc trong 28 Tháng Bảy, 2008, 04:11:33 pm
Có bác nào xem cuốn này chưa?


Tiêu đề: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: baogt trong 08 Tháng Bảy, 2009, 10:57:13 pm
Em có hai cuốn "Từ tòa Bạch ốc đến Dinh độc lập" của Nguyễn Tiến Hưng Phụ tá đặc biệt của Thiệu và "Ký ức sư đoàn" của NXB QDND năm 1995. Quyển Ký ức sư đoàn nói mình hy sinh tổn thất khủng khiếp đấy chứ có đâu toàn thắng như lịch sử sư đoàn Sao Vàng đâu.


Tiêu đề: Nhà văn Triệu Huấn với tiểu thuyết Sao đen
Gửi bởi: canaris trong 25 Tháng Mười, 2009, 10:05:43 pm
Sao đen là bộ tiểu thuyết đầu tay của tôi. Tập 1 in năm 1986; tập 2, tập 3 – 1987, tập 4 – 1991. Và đến năm 1999, tôi viết xong tập 5, kết thúc bộ sách 2200 trang. Nhà xuất bản CAND cho in lại toàn bộ năm 2001.

Trong thời gian 14 năm viết Sao đen tôi còn đồng thời sáng tác và in 27 cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn khác. Có 5 cuốn thuộc loại tình báo (Đôi mắt giả - 1992, Chạy trốn tình yêu – 1993, Người đàn bà tự thú – 1995, Cung điện không tên – 2001, Miền đất hiểm cực tây – 2001).

      
Chiến tranh bảo vệ và giải phóng đất nước đã kết thúc thắng lợi. Chiến tranh lạnh đã tiêu tan. Nhưng chiến tranh gián điệp thì chưa chấm dứt! Và có thể nói, không bao giờ kết thúc!

Bọn đế quốc bại trận, lũ tàn quân tay sai, các chính khách lưu vong… cùng với bạn phản động quốc tế đã liên kết mật ước với nhau. Dù động cơ khác biệt nhưng chúng có cùng một mục tiêu làn suy yếu Việt Nam, gây bạo lọan, bất ổn để tiến hành các hoạt động lật đổ.

Ta chủ trương làm bạn với tất cả các nước, chung sống hòa bình với các dân tộc. Nhưng còn nhiều bộ óc đặc quánh hận thù vẫn ngày đêm mưu đồ lật ngược thế cờ bằng những hoạt động chống phá bí mật. Lực lượng vũ trang và Andropov ninh của chúng ta đã chặn đứng, đẩy lùi và đập tan hàng trăm vụ  xâm nhập, bạo loạn ngay từ trong trứng. Các tin tức tình báo đã đóng góp không nhỏ cho những chiến công này.

Tiểu thuyết chiến tranh cách mạng hay bảo vệ an ninh Tổ quốc có mang tính sử thi thì cũng không thể là biên niên. Khi mọi chủ đề đã khép lại thì tôi kết thúc ở tập 5, tuy tư liệu ở lĩnh vực này còn rất phong phú.

Ý định viết tiểu thuyết đến với tôi ngay từ những ngày đầu bước vào hoạt động văn học. Ngày đó thể loại này còn thưa người viết, ít người dịch. Trên quầy sách thể loại này còn thiếu vắng nên nhà xuất bản dễ chấp nhận in ấn.

Trong hơn một chục năm viết ký sự lịch sử tôi có dịp may đi khắp đất nước, tiếp kiến nhiều lãnh đạo chỉ huy, gặp gỡ những chiến sĩ trực tiếp hoạt động, hỏi chuyện các nhân chứng. Tôi cũng được phép “ngó” vào nhiều kho lưu trữ dữ liệu mật đồ sộ. Tôi sao chép những chủ đề trọng yếu, ghi nhớ lại những đoạn giàu cảm hứng để dùng cho chiến sử, kiểm điểm lại trong túi hồ sơ sưu tầm mười năm qua tôi thấy còn “rủng rỉnh” nhiều mẩu mảng, tình tiết, sự kiện hấp dẫn. Nó phải được công bố dưới hình thức sáng tác văn chương thì công chúng mới biết tới và thưởng lãm.

Sau khi nhận giấy báo nghỉ hưu, tôi thiết kế ngay một cấu trúc tiểu thuyết tình báo. Tôi biết những tư liệu quý giá mấy nó cũng chỉ mới là những viên gạch. Nó không thể là tòa lâu đài dù những viên gạch đó bằng vàng. Tôi phải lựa chọn, sàng lọc, gọt rũa, hư cấu thêm rất nhiều mới gắn kết được chúng trong một chỉnh thể có giá trị sáng tạo.

Tiểu thuyết tình báo thường chứa đựng những yếu tố bí mật, đột biến, giàu kịch tính, những mâu thuẫn quyết liệt, những mưu lược sâu xa, những thủ đoạn linh hoạt, những kỹ năng mánh khóe thông minh và cả những mối tình xảo quyệt… Luôn luôn giữ kín những ý đồ tiếp theo. Nếu có thể chỉ đánh lừa suy đoán của độc giả. Tất cả mọi sự kiện kết nối, diễn trình qua một logic chặt chẽ, nhất quán, hợp lý và gợi cảm. Mọi chuyện đều dẫn đến một kết thúc bất ngờ và thú vị.

Dựa trên những đặc điểm truyền thống đó, tôi tìm thêm cho mình một kết cấu và bút pháp riêng. Tôi không muốn lặp lại hoàn toàn con đường các nhà văn tiền bối đã khai phá. Khi viết tôi tuân theo các định hướng sau.

- Đi sâu vào tính cách nhân vật hơn là tiểu tiết sự kiện.

- Chú trọng những biểu cảm tâm hồn tư tưởng trong giao tiếp ứng xử, lúc đấu tranh hơn là những phản xạ bản năng về tâm lý.

- Đề cao tình yêu nước thương dân, quý bạn, tinh thần dũng cảm hơn là biểu dương những hành động phiêu lưu, phô trương điệu nghệ hoặc khai thác bạo lực của vũ khí kĩ thuật.

- Đặt tình dục trong tình yêu. Không coi tình dục là phương tiện

- Quan tâm tới giáo dục, tính tư tưởng nhưng không xem nhẹ tính giải trí. Viết truyện kiều, Nguyễn Du cũng mong “mua vui” cho bạn đọc “một vài trống canh”. Tiểu thuyết trên 2000 trang, bỏ qua tính giải trí, sách ế sẽ dẫn đến tai họa cho nhà xuất bản.

Trong thể loại tiểu thuyết tình báo dài, tôi thường kết cấu theo “mô - đuyn” có thể rút bỏ hay thay đổi một số chương hay thứ tự quyển. Độc giả có thể xem riêng từng quyển, thậm chí từng chương. Không nhất thiết phải đọc cả bộ một lúc. Nếu viết liền một mạch, không có điểm nghỉ, độ phân cách, độc giả thiếu thời gian sẽ chán nản muốn quăng luôn.

Sách dày, dung lượng lớn, số nhân vật lên tới hàng trăm. Ngoài chân dung, tính cách ta còn phải xây dựng mối liên hệ giữa chúng với nhau. Số mối quan hệ song phương, đa phương rất lớn. Nếu có n nhân vật thì số mối quan hệ tối đa sẽ là: n(n-1)/2. Sách có 100 nhân vật, theo công thức trên ta phải xây dựng tới 495 mối quan hệ!

Vì vậy ngay từ đầu phải tiên liệu “chức năng” từng vai gạt bỏ tới mức tối thiểu các vai. Và sau cùng là tô đậm các mối quan hệ của các nhân vật chính yếu. Làm mờ nhạt hoặc tước bỏ các mối quan hệ không cần thiết của vai phụ, tạo nên bộ khung vững chắc cho tác phẩm.

Mối quan hệ giữa các nhân vật quan trọng như số quân và vị trí của nó trên bàn cờ thế, nên khi tuyển lựa các vai là rất công phu. Trong Sao đen trên hai tuyến địch, ta tôi đã cho xuất hiện mọi tầng lớp tiêu biểu trong xã hội. Phía ta trung tâm phải là những điệp viên, những cán bộ lãnh đạo, sĩ quan chỉ huy và đông đảo quần chúng cánh mạng từ Nam đến Bắc, từ vùng giải phóng tới đô thị tạm chiến và về sau còn lan ra cộng đồng người Việt khắp năm châu. Về phía địch tôi phải xây dựng những chỉ huy tình báo hàng đầu của nhiều nước, đám chính khách phản động lưu vong đến những tay đâm thuê chém mướn, lũ buôn lậu đến bọn cặn bã mạt hạng. Ít có điều kiện tiếp xúc với giới này nên muốn viết tôi phải đọc nhiều sách báo, xin vào nhà tù gặp sĩ quan tướng lĩnh ngụy… để có cái nhìn phổ quát. Chân dung thực của họ không đến nỗi ngù ngờ dốt nát . Không phải tên nào cũng dữ dằn nhem nhuốc hay bạo tàn như ác quỷ. Mặc dù đại bại nhưng chẳng phải chúng đều hèn nhát cả. Tôi không mô tả chúng bằng ngòi bút hoạt kê. Chiến thắng một lũ hình nộm có vẻ vang gì, chúng phải xuất hiện trên trang giấy như cuộc đời và số phận thực.

Tôi cũng rất chú trọng tới một tầng lớp khá đông. Không phải ta hay địch, nhưng có lúc là địch, khi lại là ta. Trong bão táp chiến tranh họ muốn đứng ngoài cuộc nhưng nhiều khi không trụ nổi. Trong số này có những nhà tư sản, nghệ sĩ, trí thức, cũng có những người nhát gan đầu hàng phản bội, những người giác ngộ, hoàn lương. Tính cách tâm hồn của họ rất phong phú phức tạp và đầy bi kịch. Mô tả tốt những vai phụ này sẽ làm cho bức tranh chiến cuộc chuyển màu đa dạng, thêm nhiều đường nét lạ. Cấu trúc tiểu thuyết sẽ đỡ rơi vào trạng thái hai màu đen trắng đơn điệu, phân giới địch ta rõ rệt như tranh áp phích.

Nhiều tập trong bộ Sao đen đã tái bản tới ba bốn lần. Tổng số ấn phẩm đã lên tới 230 ngàn bản. Chồng những cuốn sách lên nhau có lẽ dày hơn 4km! Một đỉnh cao vượt ngoài mơ ước của tôi – Sao đen không chỉ giúp tôi thành công ở góc độ ăn khách. Bộ sách còn giúp tôi kinh nghiệm về học thuật trong sáng tác, và nhất là tạo cho tôi nguồn cảm hứng để viết nhiều văn phẩm hơn nữa.

Triệu Huấn

----------------
* Sao đen: Tiểu thuyết tình báo gồm 5 tập. Tập 1: Phương Dung và tôi, tập 2: Li hương, tập 3: Cái tẩu, tập 4: Những người đến muộn, tập 5: Vũ điệu thoát y.


Nguồn: Nhà văn Triệu Huấn với tiểu thuyết Sao đen (http://vannghequandoi.com.vn/binh-lun-vn-ngh/-ac-gi-noi-v-tac-phm/2519.html)


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: quangcan trong 27 Tháng Mười, 2009, 01:22:07 pm
Quyển Ký ức sư đoàn nói mình hy sinh tổn thất khủng khiếp đấy chứ có đâu toàn thắng như lịch sử sư đoàn Sao Vàng đâu.

Đúng đấy bác, tổn thất nhiều lắm chứ, nhưng vì là chính sử nên lịch sử F3 sao vàng chỉ nói là khó khăn, gian khổ thôi. Nếu bác chú ý một chút thì sẽthaasys bác Hàn Thị (Dịu) Trang - nguyên bác sỹ viện quân y K17 - vợ tướng Lư Giang Tư lệnh F3 có kể trong chuyện "một đêm ở BTL sư đoàn" khi đi thăm chồng năm 1967 - 1968. Bà có nhắc đến đoạn tướng Lư Giang nói F3 đến thời điểm đó đã tổn thất gần một vạn quân rồi. Mà đâu có chết vì bom đạn đâu, vì nhiều nguyên nhân "trời ơi" khác nữa chứ.

Em còn nhớ, trên web báo bình định thì phải có đưa thông tin đoàn CCB F3 về chiến trường xưa, họ có dẫn tài liệu con số không chính thức là F3 mất hơn 2,5 vạn LS trong KCCM.


Tiêu đề: Ai là nguyên mẫu nhân vật chính của bộ tiểu thuyết tình báo "Sao đen"?
Gửi bởi: canaris trong 30 Tháng Mười, 2009, 10:40:35 pm
Trong khi hầu hết tiểu thuyết tình báo ở nước ta đều dựa vào một nguyên mẫu có thật: “Ông cố vấn” của Hữu Mai có nguyên mẫu là điệp viên huyền thoại Vũ Ngọc Nhạ; “Tiếng nổ trên chiến hạm Amyot D’inville” của Văn Phan đi từ câu chuyện của Anh hùng liệt nữ Nguyễn Thị Lợi; “Ông tướng tình báo với hai bà vợ” của Nguyễn Trần Thiết cũng là câu chuyện hoàn toàn có thật... thì “Sao đen” của Triệu Huấn lại có “nguyên mẫu” từ... “nhiều trong một” hư cấu mà thành.

(http://vnca.cand.com.vn/Uploaded_VNCA/dungbt/13_nhavan18.jpg)
Nhà văn Triệu Huấn

Ngay sau khi xuất hiện, (năm 1986) tiểu thuyết tình báo (TTTB) “Sao đen” (sau thành tên của cả bộ sách) của nhà văn Triệu Huấn đã gây được hiệu ứng nồng nhiệt với độc giả. Số lượng in hơn 200.000 bản mà nhiều người vẫn phải mua sách “chợ đen”. “Ly hương” (tập 2) cũng có số lượng không kém. “Cái tẩu” (tập 3), “Những người đến muộn” (tập 4) và “Vũ điệu thoát y” (tập 5) in vào thời điểm TTTB đã qua thời hoàng kim mà vẫn ở mức 30.000 bản... Cho đến nay, cả 5 tập đều đã được NXB CAND tái bản nhiều lần. Những con số lặng lẽ khiêm nhường mà có sức lan tỏa khi phần nào nói được sức hấp dẫn của “Sao đen”.

Sau chiến tranh, Triệu Huấn đã có gần 10 năm thâm nhập thực tế tại các đơn vị, gặp gỡ các tướng lĩnh của ta và địch, tiếp cận các tài liệu ở Cục Tình báo, kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng, để xây dựng bộ Ký sự lịch sử Quân đội. Ông có may mắn gặp gỡ với đồng chí Vũ Oanh, người từng trực tiếp phụ trách công tác chuyển cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, đồng thời đưa cán bộ từ Bắc vào Nam lập cơ sở, chuẩn bị cho Tổng tuyển cử sau Hiệp định Giơnevơ. Được đồng chí Vũ Oanh cung cấp tư liệu về một số cán bộ vào Nam hoạt động năm 1954, Triệu Huấn còn trực tiếp gặp gỡ nhiều chiến sĩ tình báo hoạt động ở Tp.HCM. Linh cảm của người từng làm báo đã giúp ông lặng lẽ chắt lọc và tích lũy những tư liệu không dễ mấy người có được.

Năm 1986, Đại tá Triệu Huấn được nghỉ hưu. Nghỉ ở tuổi 52, cái tuổi “không còn trẻ, cũng chưa già”, Triệu Huấn chợt cảm thấy lúng túng, không biết phải làm gì cho đỡ buồn và để giúp đỡ vợ con. Thế là ông viết văn để… giải tỏa! Lúc đó, một số cuốn TTTB của các tác giả có tên tuổi đang rất ăn khách, khiến “cây bút trẻ” Triệu Huấn cũng nghĩ tới việc viết tiểu thuyết dạng này! Nhưng điều kiện thâm nhập thực tế không còn, khả năng kinh tế cũng chẳng cho phép, lấy đâu ra nguyên mẫu? Hơn nữa, ông tự biết mình là người cầm bút muộn mà “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” sẽ rất khó thành công. Vì vậy, muốn đến “thành Roma” phải đi theo đường khác. Không có nguyên mẫu, nhưng Triệu Huấn lại có một lượng tư liệu rất lớn về những người tình báo mà ông tích lũy được. Khối tư liệu quý giá khiến ông cứ đau đáu như người mắc nợ, giờ có cơ hội làm tròn sứ mệnh trong bước tìm tòi mạnh bạo của ông.

…Trong dòng người ngược chiều đoàn quân tập kết ra Bắc năm 1954, có một cán bộ trẻ, chưa một lần yêu, phải đóng vai chồng của một người phụ nữ hơn tuổi, đã có chồng con, để cùng vào Nam hoạt động. Họ đều ra đi với ý nghĩ chỉ xa 2 năm rồi lại trở về nên để gia đình lại. Chồng của người phụ nữ hoạt động ở nhóm khác, nhưng rồi chiêu hồi, còn cặp vợ chồng giả lại gắn bó hơn trong quá trình công tác nên cuối cùng đã trở thành vợ chồng thật. Rồi người phụ nữ mất vì tai nạn. Câu chuyện đã gợi cho Triệu Huấn xây dựng hình tượng cặp nhân vật chính: Phan Quang Nghĩa - Phương Dung, rồi lược bớt bi kịch và thêm vào đó những chiến công của một tình báo khác.

Trong khối tư liệu còn có câu chuyện về một chiến sĩ tình báo đã lấy em gái của chị dâu để dễ bề hoạt động, và thế là nhân vật Bạch Kim, em gái của chị dâu Phan Quang Nghĩa xuất hiện và được “lắp” vào phần đời sau của nhân vật sau khi Phương Dung hy sinh. Từ tư liệu về một chiến sĩ tình báo vẫn phải mang lốt thiếu tá ngụy ra nước ngoài hoạt động sau 1975, Triệu Huấn đã “làm hộ chiếu” cho nhân vật của mình sang Mỹ hoạt động tình báo! Nhân sĩ Đỗ Thúc Vượng là hình bóng một người quen của tác giả, thuộc dòng dõi quý tộc, sau làm một bộ trưởng của chính quyền ngụy. Còn kẻ phản động Phan Quang Ân, Quế Lan, Hứa Vĩnh Thanh và nhất là tên tình báo cáo già Hoàng Quý Nhân, thì hoàn toàn là của nhà văn, bởi ông chưa thấy người nào điển hình như thế ngoài đời!

Trong khi nhiều tác giả TTTB ở Việt Nam đặc biệt coi trọng tính nguyên mẫu, thì Triệu Huấn lại có lối đi riêng. Hầu hết các nhân vật của ông đều chỉ có một chút trong đời thực, còn chủ yếu là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Ông bảo: “Nhiều người cho rằng văn chương là phản ánh hiện thực, tôi lại coi trọng sự liên tưởng. Tôi cứ tự nhủ mình là “người thích hư cấu”, bởi đi tìm thực tế cho đủ viết thì ngay một truyện ngắn tôi cũng không làm được, nhưng nếu xâu chuỗi, kết nối sự kiện của nhiều người để sáng tạo thì tôi sẽ có được nhân vật - sự kiện theo cấu trúc mình tạo ra”.

Vì thế, như người đãi cát tìm vàng, nhà văn Triệu Huấn cẩn trọng lựa từ khối tư liệu bộn bề của mình từng “sợi chỉ” để phối màu và “thêu” lên thành tác phẩm (ông ví công việc viết lách tỉ mỉ và sáng tạo như người thợ thêu). Các tài liệu mật của Lầu Năm Góc, hồi ký của các tướng tá ngụy mà nhà văn Triệu Huấn được đọc đã hỗ trợ cho ông rất nhiều khi viết về “phía bên kia” một cách khách quan.

Ông còn dày công đọc sách báo, tài liệu về địa lý, lịch sử của các khu vực và quốc gia mà nhân vật sống và hoạt động, người Pháp và Tây Ban Nha đến Mỹ thế nào, chiến tranh Tây Ban Nha - Mexico ra sao v.v… Đọc những trang viết về hoạt động tình báo ở nước ngoài của nhân vật (chiếm 4/5 tập) nhà văn Trương Anh Thụy, Việt kiều Mỹ, cháu gái nhà văn Triệu Huấn phải ngạc nhiên: “Không ở Mỹ mà cậu viết cái gì cũng trúng phóc!”.

Đặc biệt, sự trải nghiệm của nhà văn những năm đầu đời hoạt động trong ngành Công an (16 tuổi làm liên lạc cho ông Nguyễn Tài - Trưởng ty Công an Hà Nội, người mà Sở Mật thám Pháp treo giá 20.000 đồng Đông Dương; giúp việc ông Hoàng Đạo - chỉ huy vụ nổ chiến hạm Amyot D’inville lừng danh, và là “cựu binh” của Công an Quận 5 - nay là Đống Đa - và từng làm báo “Cá Hồ Gươm” của Công an Hà Nội) đã cho ông những kiến thức cơ bản về nghề tình báo.

Mấy mươi năm quân ngũ cũng thấm nhuần trong ông những chủ trương, đường lối mang tầm chiến lược quốc gia. Tất cả đã cộng hưởng trong tư duy khoa học và sức tưởng tượng mạnh mẽ cùng tài năng nghệ thuật, lấy đại cục thay cục bộ, đã tạo nên từng trang viết sống động, chân thực và thuyết phục về hình tượng người tình báo, để người đọc say mê và khâm phục. Sự thành công của cuốn TTTB đầu tay khiến chính ông cũng bất ngờ và là chất xúc tác để ông nhanh chóng hoàn thành cả bộ “Sao đen” 5 tập.

Nhà văn Triệu Huấn cho rằng, văn chương phải đặc sắc, ngẫu nhiên chứ không tất nhiên, vì lịch sử chỉ quan tâm đến cái ngẫu nhiên: “Nhiều tác giả chỉ quan tâm đến điển hình thì tôi lại đi vào những vấn đề không điển hình. Thúy Kiều lưu lạc 15 năm lại gặp Kim Trọng cũng là ngẫu nhiên chứ! Cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta hay vì cũng là rất hiếm trong lịch sử! Xuyên suốt trong các tác phẩm của tôi là tính dân tộc, vì đó chính là sức mạnh. Tôi không đề cao cá nhân vì rất đông người đã làm, tôi “xông” vào thì… Quan trọng là tôi có giọng nói từ cảm nhận của riêng mình!”.

Văn học là nhân học! “Sao đen” đã có cái kết nhân bản và hòa hợp, bởi tác giả có quan điểm rõ ràng: cần phải kết thúc đau thương và bớt tranh chấp, vì cuộc chiến 30 năm nhưng lại nhỏ bé so với chiều dài lịch sử dân tộc, nên cần lấy cuộc sống con người với con người làm trọng. Như khi trả lời phỏng vấn một phóng viên nước ngoài, ông cũng nói: “Quá khứ nên khép lại, nhưng không có nghĩa là bỏ và quên nó đi, bởi lịch sử là bất biến!”.

Với nhà văn Triệu Huấn, điều làm ông sung sướng nhất là đã viết được 5 cuốn TTTB. Và theo nhà văn thì chưa quyển nào làm ông hối hận, dù có thể chưa được như mong muốn vì trở thành kiệt tác là rất khó. Nhưng sau 18 năm cầm bút, lại bước vào nghiệp văn muộn màng, vậy mà ông đã có 47 cuốn sách (41 cuốn đã in) và nổi lên là một cây bút viết TTTB ăn khách, đã là điều thật tự hào. Ông đang đến gần cái đích tự đặt ra là viết được 50 cuốn sách. Sau đó, ông sẽ “gác bút”, vì cho rằng “tuổi đã cao, không còn đọc được nhiều như trước và sức tưởng tượng cũng giảm nếu cứ cố viết mà sai là làm hỏng danh tiếng đã có của mình”. Quả là biết mình biết địch, trăm trận trăm thắng!

Một quan điểm văn chương độc đáo đã làm nên một đời sống riêng cho các tác phẩm của nhà văn Triệu Huấn

Ngô Thanh Hằng


Nguồn: Ai là nguyên mẫu nhân vật chính của bộ tiểu thuyết tình báo "Sao đen"? (http://vnca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=49961)


Tiêu đề: Đứng Vững Đến Cùng
Gửi bởi: the_samsara trong 13 Tháng Giêng, 2010, 10:02:45 pm
 Nguồn tại: http://vietnamcayda.com/diendan/showthread.php?t=3368

Phần mở đầu

Kế hoạch tiêu diệt Hitler của Tình báo Xôviết

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Cơ quan tình báo Xôviết đã tổ chức rất nhiều chiến dịch nhằm tiêu diệt các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội,cũng như các quan chức cao cấp của đảng và chính phủ phát xít. Tuy vậy, đối tượng chính trong nhiều kế hoạch của tình báo Xôviết là tên trùm phát xít Adolf Hitler...


Ý tưởng tiến hành một chiến dịch đặc biệt nhằm tiêu diệt Hitler đã được điện Kremli đưa ra ngay từ mùa thu năm 1941, khi bộ máy quân sự khổng lồ của Đức đang rầm rộ tiến về phía Moskva. Do giới lãnh đạo Xôviết khi đó đã không loại trừ khả năng Thủ đô Moskva bị chiếm, Cơ quan Dân ủy nội vụ Liên Xô (NKVD) - tiền thân của KGB - đã được lệnh chuẩn bị cho việc bước vào hoạt động bí mật cũng như lên kế hoạch đặt mìn tại những cơ sở chính quyền và kinh tế hàng đầu của Thủ đô.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này, chỉ huy Phòng 2 của NKVD là Sudoplatov đã đặt ra một nhiệm vụ quan trọng cho các chiến sĩ tình báo dự kiến sẽ ở lại hoạt động bí mật: trong trường hợp Moskva rơi vào tay quân thù và Hitler tới đây, cần phải tổ chức kế hoạch tiêu diệt hắn.

Sudoplatov đã kể về kế hoạch này: “Beria chỉ thị cho chúng tôi phải tổ chức một mạng lưới tình báo tại thành phố trong trường hợp bị quân Đức chiếm đóng. Tại Moskva, chúng tôi đã triển khai đến 3 mạng lưới hoạt động độc lập với nhau.

Chỉ huy một nhóm là người bạn cũ của tôi từ Ukraina - Thiếu tá Drozdov. Để chuẩn bị cho hoạt động bí mật, anh được tạo vỏ bọc từ trước là Cục phó Cục Dược phẩm Moskva. Nếu Moskva bị chiếm, Drozdov sẽ tìm cách cung cấp thuốc cho Bộ chỉ huy quân Đức để giành được sự tin cậy của chúng.

Chỉ huy Fedoseev của Ban Phản gián NKVD đảm trách việc chuẩn bị hoạt động bí mật và nhân sự cho các hoạt động tình báo phá hoại.

Nhóm thứ ba hoạt động độc lập, có nhiệm vụ tiêu diệt Hitler và các quan chức cao cấp của hắn, nếu chúng xuất hiện tại Moskva. Chiến dịch này được giao cho nhạc sĩ Knipper (anh của điệp viên nổi tiếng Olga Chekhova). Lãnh đạo nhóm này là Fedotov, chỉ huy Tổng cục Phản gián của NKVD”.

Mặc dù quân Đức bị đánh bật ngay tại cửa ngõ Moskva, nhưng các chỉ huy Phòng 2 của NKVD (vào năm 1942 đổi thành Phòng 4 phụ trách trinh sát phá hoại) không từ bỏ ý định tiêu diệt Hitler. Sau khi theo dõi rất chặt chẽ việc đi lại của hắn, các chiến sĩ tình báo đã xác định được, từ nửa cuối tháng 7 - 10/1942, Hitler thường có mặt tại Ban Tham mưu dã chiến Verwolf gần Vinnisia. Chính tại đây, hắn đã trực tiếp chỉ đạo các hoạt động tác chiến, trong khi theo định kỳ thỉnh thoảng bay về Berlin hay khu dinh thự Bertgof tại xứ Bavaria.

Nhưng chiến dịch này cuối cùng đã phải từ bỏ, do trong suốt năm 1943, Hitler chỉ tới Verwolf có đúng một lần và không ở lại lâu.

Kế hoạch ngay trên đấy Đức

Những sự kiện chính sau đó không diễn ra tại Vinisia, mà ngay tại nước Đức. Chính tại đây, theo dự tính của Sudoplatov và chỉ huy phó Eitingon của ông, cần phải tổ chức một chiến dịch tiêu diệt tên trùm phát xít Hitler. Họ cho rằng phải cử tới Đức một điệp viên để trực tiếp tổ chức chiến dịch ám sát mà không gây cho Gestapo phải nghi ngờ. Nhân vật được chọn chính là Igor Miclashevski.

Miclashevski sinh năm 1918 trong gia đình nữ nghệ sĩ nổi tiếng Avgust Miclashevskaia (từng có thời được nhà thơ Sergey Esenhin yêu say đắm). Chị chồng của Avgust là Inna đã lấy một nghệ sĩ có tên Bliumental-Tamarin. Mùa thu năm 1941, khi quân Đức tiến sát tới Moskva, Bliumental-Tamarin đã đầu hàng và đi theo chúng và được sử dụng cho các chiến dịch tuyên truyền - bằng việc lên đài phát thanh kêu gọi các chiến sĩ Hồng quân đầu hàng.

Ngoài ra, Bliumental-Tamarin còn dàn dựng một loạt các chương trình xuyên tạc những cuộc họp của Bộ Chính trị, trong đó trực tiếp lồng tiếng của Stalin. Theo khẳng định của Đại tá Victor Baranov, Stalin đã rất tức giận khi lần đầu nghe những chương trình của Bliumental-Tamarin.

Ông đã dùng bút chì đỏ (dấu hiệu của mệnh lệnh đặc biệt quan trọng) để viết một chỉ thị: “Đồng chí Beria - cần áp dụng mọi biện pháp loại bỏ ngay tên phản bội này cũng như cả đài phát thanh”. Tuy nhiên, việc hoàn thành nhiệm vụ của Stalin trở nên rất khó khăn do quân Đức vào cuối năm 1941 đã đưa Bliumental-Tamarin về Berlin. Tại đó, hắn lại tiếp tục làm công cụ tuyên truyền trên đài phát thanh.

Tương kế tựu kế, Sudoplatov đã quyết định lợi dụng sự phản bội của Bliumental-Tamarin để cài cắm điệp viên của mình vào Đức.

Igor Miclashevski được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch này. Đầu năm 1942, Miclashevski được lệnh tới mặt trận phía Tây dưới sự hộ tống của một đơn vị đặc biệt do Đại tá Lomidze chỉ huy. Vào một trận chiến lúc nửa đêm, anh chạy sang phía quân Đức và tuyên bố, từ lâu đã tìm kiếm cơ hội để đầu hàng. Ban đầu, bọn Đức không tin những lời khai của Miclashevski.
Miclashevski đã phải trải qua rất nhiều thủ đoạn kiểm tra của Cơ quan Phản gián Đức - bị giam chung phòng với những kẻ khiêu khích và thậm chí có lần bị đưa đi xử bắn giả. Nhưng Miclashevski đã vượt qua được mọi thử thách. Đến năm 1942, anh được trả tự do và gia nhập vào Quân đoàn Phương Đông của Đức.


Tiêu đề: Re: Đứng Vững Đến Cùng
Gửi bởi: the_samsara trong 13 Tháng Giêng, 2010, 10:03:04 pm
Khi Bliumental-Tamarin được tin cậu cháu trai của mình đã chạy sang phía quân Đức, ngay lập tức hắn tới gặp và đưa về Berlin. Tại đó, Miclashevski được gia nhập Ủy ban nước Nga nhưng ít tham gia hoạt động chính trị. Anh chỉ tỏ vẻ ham mê môn quyền Anh hơn cả.

Khi đã hợp thức hóa được tại Berlin, Miclashevski báo về trung tâm về việc đã sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ. Chẳng bao lâu, một nhóm ba điệp viên có kinh nghiệm từ Nam Tư được cử tới Berlin. Cả ba người này trong quá khứ đều là những sĩ quan trong quân đội Bạch vệ và có nhiều kỹ năng hoạt động bí mật và phá hoại. Chính những người này dưới sự chỉ huy của Miclashevski - theo ý định của Sudoplatov - sẽ bắt tay vào việc chuẩn bị mưu sát Hitler.

Thông qua Nữ hoàng điện ảnh của Hitler

Để có thể xâm nhập sâu vào đội ngũ thân cận xung quanh Hitler, Miclashevski đã tìm cách liên hệ với diễn viên Olga Chekhova. Chekhova tới Đức vào năm 1922 và nhanh chóng đạt được những thành công rực rỡ trong điện ảnh.

Trong một báo cáo vào tháng 11/1945, chỉ huy Phòng 4 NKVD, Thiếu tướng Utenkhin đã viết: “Vào năm 1922, Olga Chekhova đã ra nước ngoài để học về nghệ thuật điện ảnh trước khi định cư tại Đức. Cô đã trở thành diễn viên nổi tiếng, đóng trong rất nhiều bộ phim tại Đức, Pháp, Áo, Tiệp Khắc và cả ở Hollywood. Vào năm 1936, Olga còn nhận được danh hiệu nghệ sĩ quốc gia của Đức”.

Trên thực tế, “nữ hoàng điện ảnh phát xít” là một điệp viên Xôviết và là một người bạn gái rất thân cận của Eva Braun, người tình của Hitler. Trong hồi ký của mình, Sudoplatov đã viết về điều này: “Nữ nghệ sĩ nổi tiếng Olga Chekhova (là vợ cũ của cháu nhà văn nổi tiếng Tsekhov) thông qua họ hàng của mình tại Zakavkaz đã liên hệ với Beria.

Bà thường xuyên có những mối quan hệ tiếp xúc với NKVD. Chúng tôi đã có một kế hoạch tiêu diệt Hitler, theo đó Radzivill (một điệp viên gốc Ba Lan) và Olga Chekhova cần phải tạo điều kiện cho người của chúng ta tiếp cận được với Hitler”.

Đến giữa năm 1942, việc bắt mối Miclashevski và Chekhova hoàn tất. Miclashevski đã gửi về Moskva một bức điện báo cáo rằng, khó có thể sử dụng được nữ diễn viên này vào việc tiêu diệt Hitler.

Tuy nhiên, trong một báo cáo khác, Miclashevski nói về triển vọng mưu sát Goerin, nhưng tình báo Xôviết không quan tâm đến khả năng này. Đến năm 1943, Miclashevski nhận được mệnh lệnh bất ngờ từ trung tâm, yêu cầu ngừng ngay chiến dịch tổ chức tiêu diệt Hitler.

Mệnh lệnh có lẽ được Stalin trực tiếp đưa ra. Về nguyên nhân này, Sudoplatov có giải thích như sau: “Stalin lo ngại rằng, nếu chỉ riêng Hitler bị tiêu diệt, các quan chức cao cấp khác trong chính quyền và giới quân sự phát xít sẽ tìm cách ký một hiệp ước hòa bình riêng với các nước đồng minh mà không có sự tham gia của Liên Xô.

Sudoplatov đã thực thi ngay chỉ thị của Stalin, cho dù đã hoàn tất kế hoạch. Đến năm 1944, Sudoplatov lại nêu ra vấn đề trên nhưng vẫn nhận được sự từ chối. Kết quả là kế hoạch tiêu diệt Hitler không được thực hiện, cho dù theo khẳng định của Sudoplatov, chiến dịch do Miclashevski đã lên kế hoạch triển khai hoàn toàn có đủ mọi cơ hội để thành công.

Cần nói thêm về số phận của nhân vật chính Miclashevski. Cuối năm 1944, anh sang Pháp và gia nhập đội ngũ lực lượng kháng chiến rồi bị thương tại đây. Cuối năm 1945, anh trở về Moskva, được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ và tiếp tục sự nghiệp thể thao của mình

Thái Quân (theo Spy World)


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: _new trong 16 Tháng Tư, 2010, 10:14:04 am
Theo: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1AAA5/

Công bố tài liệu mật của chính quyền Sài Gòn

Cuốn sách chứa những thông tin tuyệt mật, cung cấp một góc nhìn về cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1973-1975 qua nguồn tài liệu của chính quyền Sài Gòn.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia giới thiệu đến bạn đọc 12 ấn phẩm nhằm phục vụ cho những ngày lễ lớn. Nội dung của những ấn phẩm này bao gồm nhiều tư liệu quý giá, giúp độc giả tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc...
Ấn phẩm chứa các tài liệu về chính quyền Sài Gòn cũ lần đầu được công bố.

(http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/AA/A5/sach5.jpg)

Trong đó, ấn phẩm "Về đại thắng mùa xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn" do Trung tâm lưu trữ quốc gia II thuộc Bộ Nội vụ tuyển chọn là những tư liệu lần đầu được công bố, chia sẻ một phần "bí mật" về động thái của giới cầm quyền Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong cơn tuyệt vọng. Cuốn sách này cũng cung cấp một góc nhìn về cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1973-1975 qua nguồn tài liệu của chính quyền Sài Gòn.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Văn Tất Thu, đây là những tài liệu chứa thông tin tuyệt mật trong số 7.000 mét tư liệu mà quân giải phóng đã tiếp quản được khi chính quyền Sài Gòn cũ sụp đổ. Những tài liệu được xuất bản này chỉ là một con số rất nhỏ trong khối tài liệu lưu giữ.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: rongxanh trong 16 Tháng Tư, 2010, 09:10:45 pm
Không hiểu tính 7000 m tư liệu, là thế nào nhỉ?

7000m3, 7000m2, hay chồng tư liệu cao 7000m?

Mà có bác nào biết sách này họ bán ở đâu không?


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: saoden trong 16 Tháng Tư, 2010, 09:12:58 pm
Không hiểu tính 7000 m tư liệu, là thế nào nhỉ?

7000m3, 7000m2, hay chồng tư liệu cao 7000m?

Mà có bác nào biết sách này họ bán ở đâu không?

Có khi là 7000 mét phim bác ạ. Phim chụp tài liệu ý.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 16 Tháng Tư, 2010, 09:25:35 pm
Cụ Giun qua 24 Quang Trung đi, chắc là phải có.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Tư, 2010, 05:16:40 pm
Đợt vừa rồi NXB Chính trị quốc gia có ra 1 loạt sách, trong đó có 2 cuốn này:

(http://images.vinabook.com/product/10/39368/_fill_280_39368.jpg)(http://images.vinabook.com/product/10/39126/_fill_280_39126.jpg)

Cuốn đầu có bộ bản đồ chiến dịch ĐBP và vài chiến dịch nữa trong KCCP. Cuốn 2 có bộ sơ đồ các trận Him Lam, Độc Lập, A1, C1, bản đồ hậu cần, thông tin... Chất lượng in có vẻ không bằng bộ của lão new.

Bác nào quan tâm thì nên mua (hoặc ăn trộm ;D). Giá cả tất nhiên không dễ chịu, 170k và 95k.

Tiện thể nếu bác nào muốn bán lại hay biết chỗ bán 2 quyển này xin PM em:
- ĐBP 1 góc địa ngục - Bernard Fall.
- ĐBP từ góc nhìn của người lính Pháp - Roger Bruge.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: nkp trong 25 Tháng Tư, 2010, 11:00:21 pm
Không hiểu tính 7000 m tư liệu, là thế nào nhỉ?

7000m3, 7000m2, hay chồng tư liệu cao 7000m?

Mà có bác nào biết sách này họ bán ở đâu không?

Có khi là 7000 mét phim bác ạ. Phim chụp tài liệu ý.
Tài liệu VNCH và ở các trung tâm lưu trữ Hoa Kỳ,thường được chứa vào từng thùng giấy (như loại thùng chứa giấy in). Rồi tín tổng cộng chìều dài của những thùng đó ra khối đơn vị lưu trữ. Bên Hoa Kỳ, các trung tâm lưu trữ thừng dùng từ "linear feet of documents ... " để nói đến số lượng tài liệu bao nhiêu.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: _new trong 27 Tháng Tư, 2010, 11:30:50 pm
Tiện thể nếu bác nào muốn bán lại hay biết chỗ bán 2 quyển này xin PM em:
- ĐBP 1 góc địa ngục - Bernard Fall.
- ĐBP từ góc nhìn của người lính Pháp - Roger Bruge.
Cuốn đầu thì ra 421 Nguyễn Trãi (ngã ba Nguyễn Trãi - Hạ Đình) hình như ông Thưởng còn.
Cuốn thứ 2 thì chỉ một nơi có thôi.  :D :D :D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: rongxanh trong 28 Tháng Tư, 2010, 07:47:14 am
Tiện thể nếu bác nào muốn bán lại hay biết chỗ bán 2 quyển này xin PM em:
- ĐBP 1 góc địa ngục - Bernard Fall.
- ĐBP từ góc nhìn của người lính Pháp - Roger Bruge.
Cuốn đầu thì ra 421 Nguyễn Trãi (ngã ba Nguyễn Trãi - Hạ Đình) hình như ông Thưởng còn.
Cuốn thứ 2 thì chỉ một nơi có thôi.  :D :D :D

Ông Thưởng chuyển cửa hàng roài, co về nhà roài chú new ởi  ;). Lão ấy nhắc, lâu lâu không thấy chú  :D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: anhkhoi trong 28 Tháng Tư, 2010, 09:05:57 am
Không hiểu tính 7000 m tư liệu, là thế nào nhỉ?

7000m3, 7000m2, hay chồng tư liệu cao 7000m?

Mà có bác nào biết sách này họ bán ở đâu không?

Có khi là 7000 mét phim bác ạ. Phim chụp tài liệu ý.
Tài liệu VNCH và ở các trung tâm lưu trữ Hoa Kỳ,thường được chứa vào từng thùng giấy (như loại thùng chứa giấy in). Rồi tín tổng cộng chìều dài của những thùng đó ra khối đơn vị lưu trữ. Bên Hoa Kỳ, các trung tâm lưu trữ thừng dùng từ "linear feet of documents ... " để nói đến số lượng tài liệu bao nhiêu.

Các nhà sách bán đầy, 75K/quyển.

Em đang xem, hơi nhức mắt vì nhiều bản chụp chữ rất nhỏ (size chỉ khoảng 8-9), thắc mắc trong tài liệu hay nhắc đến chữ "phông" (ví dụ tài liệu trích từ "phông DIICH-Đệ nhị CH, phông PTTg-Phủ thủ tướng), không hiểu chữ này trong công tác lưu trữ có nghĩa chính xác là gì?

Qua phần I vừa đọc xong, chủ yếu là các bài phát biểu của Nguyễn Văn Thiệu về hiệp định Pari, các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, cân đối thu chi ngân sách cho đến... 1990, cảm nhận riêng của em là nếu công bố tài liệu theo kiểu này dễ có cảm tưởng chính quyền Thiệu chỉ tập trung vào việc dừng bắn, duy trì các hiện trạng chiếm đóng chứ không lấn thêm, hướng đấu tranh bằng phương pháp hòa bình thông qua bầu cử. Tài liệu có nhắc đến một số hoạt động vũ trang nhưng rất mờ nhạt. Một cảm nhận nữa là các bài phát biểu của Nguyễn Văn Thiệu có lẽ do chính ông viết, có thể theo gợi ý của các bộ phận liên quan nhưng văn phong rất đặc trưng. Lời lẽ phát biểu thường dài dòng, lủng củng và khá bình dân, nhiều đoạn nghe Thiệu mắng "thằng cộng sản" mà em cứ ôm bụng cười. ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Tư, 2010, 09:28:14 am
Tiện thể nếu bác nào muốn bán lại hay biết chỗ bán 2 quyển này xin PM em:
- ĐBP 1 góc địa ngục - Bernard Fall.
- ĐBP từ góc nhìn của người lính Pháp - Roger Bruge.
Cuốn đầu thì ra 421 Nguyễn Trãi (ngã ba Nguyễn Trãi - Hạ Đình) hình như ông Thưởng còn.
Cuốn thứ 2 thì chỉ một nơi có thôi.  :D :D :D

Ông Thưởng chuyển cửa hàng roài, co về nhà roài chú new ởi  ;). Lão ấy nhắc, lâu lâu không thấy chú  :D

Các cụ cho đ/c chính xác hộ em cái nào.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: cuong.tran trong 28 Tháng Tư, 2010, 12:01:13 pm
È è, tuần trước có ngày hội đọc sách ở thư viện KHTH tp.HCM ... nghe 1 bác giới thiệu phi ra xem, kết hợp tính hốt cuốn gải thưởng HCM của 1 cụ giáo sư. Sách thì không thấy, chỉ thấy 1 cô thiếu tá xinh xinh ... Lơ láo ngó qua ngó lại đành hốt 5 kg sách (2 cuốn) cũng giải thưởng HCM của 2 cụ khác, hết 73 đồng (!). Về nhà mở ra xem, toàn là nghiên cứu Hán - Nôm gì không hà. Bó tay. Thôi đành coi như "chưng" lên tủ để khè với người ta vậy.  ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: nkp trong 28 Tháng Tư, 2010, 03:10:16 pm


Các nhà sách bán đầy, 75K/quyển.

Em đang xem, hơi nhức mắt vì nhiều bản chụp chữ rất nhỏ (size chỉ khoảng 8-9), thắc mắc trong tài liệu hay nhắc đến chữ "phông" (ví dụ tài liệu trích từ "phông DIICH-Đệ nhị CH, phông PTTg-Phủ thủ tướng), không hiểu chữ này trong công tác lưu trữ có nghĩa chính xác là gì?

Qua phần I vừa đọc xong, chủ yếu là các bài phát biểu của Nguyễn Văn Thiệu về hiệp định Pari, các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, cân đối thu chi ngân sách cho đến... 1990, cảm nhận riêng của em là nếu công bố tài liệu theo kiểu này dễ có cảm tưởng chính quyền Thiệu chỉ tập trung vào việc dừng bắn, duy trì các hiện trạng chiếm đóng chứ không lấn thêm, hướng đấu tranh bằng phương pháp hòa bình thông qua bầu cử. Tài liệu có nhắc đến một số hoạt động vũ trang nhưng rất mờ nhạt. Một cảm nhận nữa là các bài phát biểu của Nguyễn Văn Thiệu có lẽ do chính ông viết, có thể theo gợi ý của các bộ phận liên quan nhưng văn phong rất đặc trưng. Lời lẽ phát biểu thường dài dòng, lủng củng và khá bình dân, nhiều đoạn nghe Thiệu mắng "thằng cộng sản" mà em cứ ôm bụng cười. ;D
[/quote]chịu thua! Không hiểu chữ "phông" này nghĩa là gì (âm ra từ tiếng Anh/ Pháp chăng? Anh em nào scan được vài trang, post lên đây coi chơi. Cảm ơn trước, NKP.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: rongxanh trong 28 Tháng Tư, 2010, 08:03:24 pm
È è, tuần trước có ngày hội đọc sách ở thư viện KHTH tp.HCM ... nghe 1 bác giới thiệu phi ra xem, kết hợp tính hốt cuốn gải thưởng HCM của 1 cụ giáo sư. Sách thì không thấy, chỉ thấy 1 cô thiếu tá xinh xinh ... Lơ láo ngó qua ngó lại đành hốt 5 kg sách (2 cuốn) cũng giải thưởng HCM của 2 cụ khác, hết 73 đồng (!). Về nhà mở ra xem, toàn là nghiên cứu Hán - Nôm gì không hà. Bó tay. Thôi đành coi như "chưng" lên tủ để khè với người ta vậy.  ;D

Các bác trong sì gòng thích nhỉ, hội chợ sách liên tục.

Ngoài bắc, hầu như không có. Có nhõn năm 2007 có 1 dịp, giống trong Nam, mua sách dịp đó thích thật.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: lonesome trong 28 Tháng Tư, 2010, 08:25:33 pm
È è, tuần trước có ngày hội đọc sách ở thư viện KHTH tp.HCM ... nghe 1 bác giới thiệu phi ra xem, kết hợp tính hốt cuốn gải thưởng HCM của 1 cụ giáo sư. Sách thì không thấy, chỉ thấy 1 cô thiếu tá xinh xinh ... Lơ láo ngó qua ngó lại đành hốt 5 kg sách (2 cuốn) cũng giải thưởng HCM của 2 cụ khác, hết 73 đồng (!). Về nhà mở ra xem, toàn là nghiên cứu Hán - Nôm gì không hà. Bó tay. Thôi đành coi như "chưng" lên tủ để khè với người ta vậy.  ;D

Chuyển cho mình hay bác TQNam xin đi. Mình với bác ý mới mua được có ... 4 cuốn thôi à.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: anhkhoi trong 28 Tháng Tư, 2010, 08:43:45 pm

chịu thua! Không hiểu chữ "phông" này nghĩa là gì (âm ra từ tiếng Anh/ Pháp chăng? Anh em nào scan được vài trang, post lên đây coi chơi. Cảm ơn trước, NKP.

Sách dài quá, khoảng 350 trang, hơn nữa mới xuất bản nên em cũng ngại post bác ạ. Một số thông tin bác có thể xem trên website báo Thanh Niên:
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201017/20100419002103.aspx (http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201017/20100419002103.aspx)

Em xin chụp lại một vài trang khá lý thú, trích bài nói chuyện của NVT về vấn đề ngừng bắn, hòa bình ngày 28/1/1973, phông PTTg, hồ sơ số 18111.

NV Thiệu nhắc nhở bà con ngừng bắn là giữ nguyên hiện trạng, không cho cộng sản về chợ Saigon ăn phở mà phải bắn bể sọ:  ;D
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Anpho01.jpg)
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Anpho02.jpg)

Nhắc nhở không được chủ quan "tin rằng CS sẽ củng cố hòa bình dùm cho chúng ta thì điều đó không khác gì nằm ngủ ôm cái thằng CS mà lại còn cho nó để cái dao trên cần cổ mình nữa"  ;D ; đồng thời kêu gọi hưởng ứng các chương trình tái thiết "bắt kịp cái lỗ lã đã mất"
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Taithiet01.jpg)
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Taithiet02.jpg)

Xác định phương thức đấu tranh bằng lá phiếu trong giai đoạn tới
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Bophieu.jpg)


Trong sách hoàn toàn không đề cập chi tiết các bài này là tài liệu soạn sẵn hay là phát biểu ngẫu hứng rồi được ghi lại, cũng không nói rõ là đã được phát trên TV/radio hay báo chí. Một số thông tin, chỉ thị về các hoạt động vũ trang rất sơ sài, lại ở dạng trích dẫn, không có ảnh chụp nên không thuyết phục lắm.
  


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Tư, 2010, 09:07:23 pm
Ổng dân vận cũng vui đấy chứ, đâu có thua gì CS ;D

Ngoài chỗ này ra thì còn có gì đáng chú ý không bác?


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: rongxanh trong 28 Tháng Tư, 2010, 09:21:33 pm
Cuốn bác Anhkhoi pots, ở Hn em chưa thấy chỗ nào bán ?

Hôm truớc qua NXB Chính trị quốc gia (24 Quang Trung) nhận đựoc câu xanh rờn, chúng em ko biết sách nào cả . Mới nhất là loạt sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng ....).
Bó tay ;D

Mà cuốn đó, có bao nhiêu trang chụp tài liệu gốc, hay là có 1 ít, còn đâu là tường thuật vậy bác anhkhoi?


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: anhkhoi trong 28 Tháng Tư, 2010, 10:35:20 pm
Quyển "Về đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền SG" ở TPHCM được giới thiệu rất trang trọng ở hệ thống nhà sách Phương Nam, đặt ngay vị trị trí trung tâm của quầy sách mới XB, đối diện lối vào.

Sách gồm 3 chương: Chính quyền SG với HĐ Pari 1973; Từ thất thủ Phước Long đến phòng tuyến Phan Rang; Từ cửa tử Xuân Lộc đến sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền SG. Tổng cộng 354 trang, trong đó khoảng 40% là ảnh chụp tài liệu gốc. Các tài liệu chủ yếu trích từ 2 phông của TT lưu trữ QG II là ĐIICH (phông Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hòa) và PTTg (phông Phủ thủ tướng chính quyền SG). Em đoán "phông" đại loại là nhóm tài liệu;D

Em mới đọc xong chương 1 và một phần chương 2.

Ngoài các phát biểu của NV Thiệu và chương trình tài thiết quốc gia, chương 1 có trích dẫn nội dung thuyết trình của Bộ quốc phòng VNCH về Hệ thống thiết kế quốc phòng và kế hoạch quốc phòng 4 năm 74-77, chủ trương chung là thiên về phòng thủ, tiến tới cắt giảm ngân sách quốc phòng, tinh giảm quân số:
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/TK-KHQP01.jpg)
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/TK-KHQP02.jpg)
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/TK-KHQP03.jpg)

Ngoài ra bản chụp Dự phóng nhu cầu ngoại viện thuần 1973-1980 và 1980-1990 cho thấy tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về thu-chi ngoại tệ. Tuy nhiên nếu so với các khoản viện trợ thực tế năm 73, 74 (viện trợ kinh tế khoảng 500-600 triệu USD/năm, viện trợ quân sự từ 700-1000 triệu USD/năm) thì coi bộ VNCH vẫn sống khỏe. Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_tr%E1%BB%A3_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_tr%E1%BB%A3_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam)
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Ngoaivien01.jpg)
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Ngoaivien02.jpg)

Trong tài liệu này sử dụng đơn vị tiền tệ khá lạ là SDR, xem tài liệu thì thấy vào năm 1973 SDR/USD giá trị tương đương. (Nguồn http://www.imf.org/external/np/exr/facts/sdr.htm (http://www.imf.org/external/np/exr/facts/sdr.htm))



 


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: dongadoan trong 28 Tháng Tư, 2010, 10:40:21 pm
Hì, bạn anhkhoi mua hộ một quyển đê! ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: anhkhoi trong 28 Tháng Tư, 2010, 11:04:29 pm
Hì, bạn anhkhoi mua hộ một quyển đê! ;D

Sẵn sàng, bác cho địa chỉ mai em chuyển cho.

Em nghĩ các bác ở Hà Nội và các tỉnh có thể thử tìm trong hệ thống nhà sách Phương Nam, theo danh sách ở website của PNC thì Hà Nội có đến 4 nhà sách trong hệ thống, trong đó tiện nhất có lẽ là ở 20 Lý Thái Tổ, các bác nên điện thoại hỏi trước cho chắc.  ;D 
http://www.pnc.com.vn/aboutus.php?id=18 (http://www.pnc.com.vn/aboutus.php?id=18)


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: dongadoan trong 28 Tháng Tư, 2010, 11:07:24 pm
 Cám ơn bạn, mình muốn so sánh với tài liệu của Cục Nghiên cứu về viện trợ Mỹ cho VNCH một chút! Nhận PM và mua giúp nhé, tiền thì chú Xồm trả hộ anh đê, tính cả vào tiền sách cũ chuyến tới! ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: nkp trong 29 Tháng Tư, 2010, 06:59:56 am

chịu thua! Không hiểu chữ "phông" này nghĩa là gì (âm ra từ tiếng Anh/ Pháp chăng? Anh em nào scan được vài trang, post lên đây coi chơi. Cảm ơn trước, NKP.

Sách dài quá, khoảng 350 trang, hơn nữa mới xuất bản nên em cũng ngại post bác ạ. Một số thông tin bác có thể xem trên website báo Thanh Niên:
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201017/20100419002103.aspx (http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201017/20100419002103.aspx)

Em xin chụp lại một vài trang khá lý thú, trích bài nói chuyện của NVT về vấn đề ngừng bắn, hòa bình ngày 28/1/1973, phông PTTg, hồ sơ số 18111.

NV Thiệu nhắc nhở bà con ngừng bắn là giữ nguyên hiện trạng, không cho cộng sản về chợ Saigon ăn phở mà phải bắn bể sọ:  ;D
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Anpho01.jpg)
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Anpho02.jpg)

Nhắc nhở không được chủ quan "tin rằng CS sẽ củng cố hòa bình dùm cho chúng ta thì điều đó không khác gì nằm ngủ ôm cái thằng CS mà lại còn cho nó để cái dao trên cần cổ mình nữa"  ;D ; đồng thời kêu gọi hưởng ứng các chương trình tái thiết "bắt kịp cái lỗ lã đã mất"
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Taithiet01.jpg)
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Taithiet02.jpg)

Xác định phương thức đấu tranh bằng lá phiếu trong giai đoạn tới
(http://i134.photobucket.com/albums/q97/thundercar/Bophieu.jpg)


Trong sách hoàn toàn không đề cập chi tiết các bài này là tài liệu soạn sẵn hay là phát biểu ngẫu hứng rồi được ghi lại, cũng không nói rõ là đã được phát trên TV/radio hay báo chí. Một số thông tin, chỉ thị về các hoạt động vũ trang rất sơ sài, lại ở dạng trích dẫn, không có ảnh chụp nên không thuyết phục lắm.
  


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: nkp trong 29 Tháng Tư, 2010, 07:22:32 am
1- Cảm ơn bạn đã số sắng posted lên vài trang đễ có thể hình dung được lối edit của Ban Chủ Biên. 2- Thật tình, đêm qua tôi mất ngủ vì từ "phông." Có thể đây là âm ra từ chữ "folder" trong Anh ngữ: Như đã nói, tài liệu được chứa trong từng thùng giấy (box); trong thùng giấy đó, hồ sơ được xếp vào từng bìa cứng (folder), theo chủ đề, tác giả, và văn phòng nơi tài liệu xuất phát. Khi trích tài liệu đến từ các trung tâm lưu trữ, tác giả (Hoa Kỳ) thường chú, "Box zxy; Folder 123, Document's author, date..." Một lần nữa, cảm ơn bạn đã bỏ thì giờ cho tôi --- và diễn đàn. Tình Thân, NKP.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: anhkhoi trong 29 Tháng Tư, 2010, 10:43:39 am
@ bác Dongadoan: sáng nay em chuyển sách rồi, các em bên công ty chuyển phát hứa sẽ cố gắng chuyển trong ngày, còn nếu VNairlines có trục trặc thì ... qua lễ ;D.

@ bác Nkp: em tìm thử trên google thì được một tài liệu tập huấn về văn thư lưu trữ của Sở TDTT TPHCM, trong đó giải thích như sau:

"Phông lưu trữ là một khối tài liệu lưu trữ có mối quan hệ logich và lịch sử hình thành do hoạt động của một quốc gia , một cơ quan hoặc một cá nhân, được bảo quản trong một kho lưu trữ.
Các loại phông lưu trữ : Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam; Phông lưu trữ cơ quan; Phông lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ."

(Nguồn http://www.sotdtt.hochiminhcity.gov.vn/websotdtt/data/news/2007/8/1292/vanthu_luutru.doc (http://www.sotdtt.hochiminhcity.gov.vn/websotdtt/data/news/2007/8/1292/vanthu_luutru.doc))

Chữ phông này xuất phát từ tiếng Pháp, "fond" nghĩa là nền tảng, cơ sở. Tiếng Anh thường dùng chữ "record group".


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Tư, 2010, 10:56:57 am
Cám ơn anhkhoi! ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: nkp trong 29 Tháng Tư, 2010, 11:20:49 am
@ bác Dongadoan: sáng nay em chuyển sách rồi, các em bên công ty chuyển phát hứa sẽ cố gắng chuyển trong ngày, còn nếu VNairlines có trục trặc thì ... qua lễ ;D.

@ bác Nkp: em tìm thử trên google thì được một tài liệu tập huấn về văn thư lưu trữ của Sở TDTT TPHCM, trong đó giải thích như sau:

"Phông lưu trữ là một khối tài liệu lưu trữ có mối quan hệ logich và lịch sử hình thành do hoạt động của một quốc gia , một cơ quan hoặc một cá nhân, được bảo quản trong một kho lưu trữ.
Các loại phông lưu trữ : Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam; Phông lưu trữ cơ quan; Phông lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ."

(Nguồn http://www.sotdtt.hochiminhcity.gov.vn/websotdtt/data/news/2007/8/1292/vanthu_luutru.doc (http://www.sotdtt.hochiminhcity.gov.vn/websotdtt/data/news/2007/8/1292/vanthu_luutru.doc))

Chữ phông này xuất phát từ tiếng Pháp, "fond" nghĩa là nền tảng, cơ sở. Tiếng Anh thường dùng chữ "record group".
Vậy tái sao không dùng luôn cụm từ "khối lư trữ / nhóm hồ sơ", mà phải xài "phông"? Nhức cả đầu! Cảm ơn bạn rất nhiều. NKP


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Tư, 2010, 11:31:54 am
Hồi 23h30 hôm qua tớ đã nhận được sách, cám ơn anhkhoi một lần nữa! ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 30 Tháng Tư, 2010, 12:25:02 pm
Hôm nay qua Đinh Lễ thấy bạt ngàn quyển này ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: anhkhoi trong 30 Tháng Tư, 2010, 05:52:05 pm
@ bác Dongadoan: không có gì đâu bác. Mấy cô nhà sách bảo mấy hôm nay sách loại này bán khá chạy  ;D



 


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: rongxanh trong 02 Tháng Năm, 2010, 10:01:54 am
Hôm nay qua Đinh Lễ thấy bạt ngàn quyển này ;D

Hôm nay nhà em cũng tha về 1 cuốn, giá 100K. Nhòm bìa sau, hóa ra 1 cty nào đó in, dưới tên NXB CHính trị QG, lại tận trong SG.

Cuốn này hệ thống phát hành sách quốc doanh chưa có, nhà sách của NXB CTGQ chỗ 24 Quang Trung lại càng chưa có ;D

@anhkhoi: bác đã xem cuốn tài liệu VNCH về Mậu Thân 1968, cùng loạt sách ra kỳ này chưa?


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: 6604 trong 03 Tháng Năm, 2010, 01:37:18 am
Kính mong các Bác số hóa hoặc giới thiệu cho anh em biết cuốn:

Việt Nam nghĩa liệt sử ( của tác giả ) Phan Bội Châu

Trong mục Cha ông ta đánh giặc.

Em đọc cuốn này khoảng hơn chục năm về trước, thấy rất ấn tượng về cách viết văn cũng như những nhân vật trong Việt Nam nghĩa liệt sử. Ví dụ như Tăng Bạt Hổ là ai chẳng hạn.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: altus trong 18 Tháng Năm, 2010, 03:47:10 pm
Vậy tái sao không dùng luôn cụm từ "khối lư trữ / nhóm hồ sơ", mà phải xài "phông"? Nhức cả đầu! Cảm ơn bạn rất nhiều. NKP

Dạ chắc vì tụi Tây chúng dùng "fond de document" nên ta cứ "phông tài liệu" ta giã, bác ạ.  :D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: Bodoibucket trong 07 Tháng Bảy, 2010, 09:22:10 am
Chiangshan đã tìm mua được cuốn "những bức tường lửa" chưa nhỉ?

Hai hôm trước, ra hội chợ sách của Fahasa hốt đại mấy kí-lô sách, chưa đến 150K, đem về cho con nó chơi (toàn sách giải thưởng quốc gia HCM cả) híc.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Bảy, 2010, 09:31:59 am
Hic, chưa bác ơi, bác có dư cuốn nào không ạ.

Mà bọn Fahasa đểu thế, mới mấy hôm trước em nhờ ku duyhau đi mua thì kêu hết hàng :-\


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: Bodoibucket trong 07 Tháng Bảy, 2010, 10:36:51 am
Để mình scan xong sẽ gửi cho! Để ở nhà mấy thằng quỉ sứ nó phá nát hết!  ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: Brest trong 07 Tháng Bảy, 2010, 08:17:54 pm
Để mình scan xong sẽ gửi cho! Để ở nhà mấy thằng quỉ sứ nó phá nát hết!  ;D
Bác scan =SONY á? ;D
Gởi em mấy cái file BMT gì gì bửa trước bác nói đó, em giải quyết hộ cho


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Bảy, 2010, 08:20:46 pm
Để mình scan xong sẽ gửi cho! Để ở nhà mấy thằng quỉ sứ nó phá nát hết!  ;D

Vâng em cám ơn bác ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: lonesome trong 10 Tháng Bảy, 2010, 02:10:16 pm
Chiangshan đã tìm mua được cuốn "những bức tường lửa" chưa nhỉ?

Hai hôm trước, ra hội chợ sách của Fahasa hốt đại mấy kí-lô sách, chưa đến 150K, đem về cho con nó chơi (toàn sách giải thưởng quốc gia HCM cả) híc.
Hội sách này em gom được vài cuốn , có 1 cuốn được GT HCM của ông Hà Văn Tấn. Mua được cuốn "Từ chiến trường khốc liệt" của Peter Arnett hay nhưng dịch bị nhiều lỗi đến mức gội là Thảm họa dịch thuật luôn: http://www.baodatviet.vn/Home/vanhoa/Tu-chien-truong-khoc-liet--them-mot-tham-hoa-dich-thuat/20097/48911.datviet

Tiếc cho 1 cuốn sách hay.




Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: rongxanh trong 10 Tháng Bảy, 2010, 04:38:27 pm
Trong Sài Gòn thích nhỉ, rất hay có hội chợ sách, đại hạ giá ;D

Ngoài này có duy nhất năm 2007, em cũng vác về được 1 mớ. Tưởng đúng hẹn 2 năm sau có tiếp, ai dè chẳng thấy tăm hơi  >:(


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Bảy, 2010, 09:01:01 pm
Chuẩn bị rình cái này thôi bác Giun ạ: http://www.1000namthanglonghanoi.vn/index.php?act=news_detail&Cat_Level1=50&Cat_Level2=85&View=2629&Level=2


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: rongxanh trong 10 Tháng Bảy, 2010, 09:16:52 pm
Hy vọng là như ý ;D

Năm 2007 sướng nhất là qua nhà sách Phuơng Nam, mấy chồng sách giảm giá tận 80%, giờ vẫn còn tiếc mấy cuốn sách chưa mua, về ĐIện Biên Phủ  :)


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Bảy, 2010, 09:18:48 pm
Hy vọng là như ý ;D

Năm 2007 sướng nhất là qua nhà sách Phuơng Nam, mấy chồng sách giảm giá tận 80%, giờ vẫn còn tiếc mấy cuốn sách chưa mua, về ĐIện Biên Phủ  :)

Em thì vụ này tay trắng >:(

Ra chậm 1 ngày mà hết sách >:(


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: _new trong 11 Tháng Bảy, 2010, 12:27:12 am
Tiếc nhất là có mấy đợt sách cũ xả hàng, mình vợt sót để lão Giun cốm vẫn vớ được mấy cuốn.  :D ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: lonesome trong 11 Tháng Bảy, 2010, 12:46:12 am
Mai là ngày cuối đợt bán giảm giá, nhà em lại lượn qua vét kho xem còn cuốn nào hay không ... Có cuốn hay ơi là hay giá còn có 20-30 nghìn/cuốn


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: rongxanh trong 11 Tháng Bảy, 2010, 08:42:30 am
Tiếc nhất là có mấy đợt sách cũ xả hàng, mình vợt sót để lão Giun cốm vẫn vớ được mấy cuốn.  :D ;D

CHú này hay nhỉ, lọt chú xuống anh còn giề  :D

Rõ ràng thấy có, còn điện cho chú, chú nói, em đã vét hết từ mấy hôm truớc còn giề ?

Anh còn chưa hỏi cái tội, có hàng mới mà không gọi anh  :)


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: _new trong 11 Tháng Bảy, 2010, 12:44:51 pm
Tiếc nhất là có mấy đợt sách cũ xả hàng, mình vợt sót để lão Giun cốm vẫn vớ được mấy cuốn.  :D ;D

CHú này hay nhỉ, lọt chú xuống anh còn giề  :D

Rõ ràng thấy có, còn điện cho chú, chú nói, em đã vét hết từ mấy hôm truớc còn giề ?

Anh còn chưa hỏi cái tội, có hàng mới mà không gọi anh  :)
Lần đấy phải nói là lão cực đen. Cả năm không ra hàng đó, vừa mua xong mang về vẫn buộc túi ở góc nhà, chưa kịp gọi thì lão gọi điện. Lão cũng vợt xong mới gọi em mà. Đó gọi là cạnh tranh lành mạnh, ai may hơn thì được. Chứ lại đánh nhau như cuốn "9 lần xuất quân" thì mệt lắm :)
À, chỗ ông Thưởng hình như có sách mới đấy, hôm nọ ông ấy gọi cho em. Em chưa ra được, bác thử tạt qua xem thế nào.  :)


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Bảy, 2010, 12:38:06 pm
Những bức tường lửa công nhận hay thật. Đọc những đoạn trích "luận văn quân sự" của tướng Hùng Phong, em đang tự hỏi không biết tác giả đã lấy ai làm nguyên mẫu của nhân vật này.

Có điều chưa ổn lắm là phần đời sau này của HP được đề cập khá sơ sài, các nhân vật Lân, Côn bị ông bạn học kiêm đồng đội dùng thủ đoạn nẫng mất người yêu rồi đá thẳng cánh mà vẫn giữ tình bạn tốt với HP. Có vẻ đây là cách mà tác giả cố át đi phần tiêu cực trong con người ông này.


Tiêu đề: Đối chiến
Gửi bởi: dongadoan trong 25 Tháng Mười Hai, 2010, 05:41:06 pm
 Nhà văn của "Những bức tường lửa" lại vừa cho ra đời một cuốn tiểu thuyết mới mang cái tên rất chiến tranh - Đối chiến. Đúng như tên gọi của nó đây là một cuộc "đối chiến" giữa hai bên, một bên là những chiến sĩ của sư đoàn Đồng Bằng và một bên là quân lực VNCH mà đại diện là lữ dù 3 của đại tá Thọ trong một chiến dịch rất nổi tiếng được phía VNCH gọi là "Lam Sơn 719".

 Chắc là để cho "đối" một cách trọn vẹn nên kết cấu của cuốn tiểu thuyết cũng khá độc đáo, ta nguyên một chương thì địch cũng trọn một chương, ta gọi đối phương là "địch" thì đối phương cũng gọi ta là "địch", ta có mưu thì đối phương có kế, ta anh hùng thì đối phương cũng chẳng nhát gan,... Cuốn tiểu thuyết này có vẻ cũng đi theo trào lưu mới của những tiểu thuyết chiến tranh gần đây khi không còn mô tả đối phương như những kẻ "thập ác bất xá" chỉ biết bắn giết và trai gái, phía "bên kia" cũng có những "người hùng" của họ, có tình cảm, tình yêu và cả lòng tự tôn của người lính chiến. Đó là đại tá Sơn Đường tự dành viên đạn cuối cùng cho mình sau khi cả ba khẩu súng đã rỗng nòng trên đường rút chạy khỏi Bản Đông. Là thiếu tá dù Hoàng Xuân Thời, ngang tàng kiểu "anh hùng mũ đỏ" nhưng sợ vợ, sợ vợ mà vẫn dắt giây một mối tình với cô nữ sinh Huế đến kết trái, nở hoa và chết trong một trận phản vây lấn cùng với "hổ đội" của anh ta khi vừa rời tấm khăn sữa của con trai. Hay đại úy Thanh Vân tu nghiệp tại Mỹ về, mất chức đại đội trưởng đại đội Hắc Báo vì... đấu súng.

 Tất nhiên, tác giả đã dành những trang viết ưu ái nhất dành cho đồng đội của mình, người lính trung đoàn 64, sư 320 hiện lên trên từng trang giấy thật dung dị mà cũng không thiếu đi chất anh hùng ca của một thời "xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ...". Ta có thể gặp ở đây tiểu đoàn trưởng Thịnh tếu táo, kiêng thịt chó trước khi vào trận nhưng lại kiên quyết không chịu ăn chay, bình tĩnh đến lạnh lùng trước những thi thể của các cô thanh niên xung phong trúng B52 rải thảm nhưng cũng thật hồn nhiên khi "so kè" với đơn vị bạn được đảm nhiệm mũi chủ công. Còn chàng trợ lý tác chiến Dân trai làng Cót, "đẹp trai lồng lộng" bị bỏ bùa bởi cô trung đội trưởng dân quân quê miền "mô, tê, răng, rứa". Hay tiểu đoàn trưởng Hải Đông hy sinh vì chính những viên đạn của thương binh đối phương khi anh đứng lên ngăn chặn chiến sĩ của mình trong cơn nóng giận đang sẵn sàng bắn vào những tên thương binh của lữ dù 3 nằm đầy nhóc dưới chiến hào của "căn cứ hỏa lực 31", bỏ lại đằng sau người vợ và cô con gái nhỏ, còn thêm một "hạt sống" đang thành hình trong bụng cô dân quân Nhài yêu chỉ vì yêu nơi xóm Chát.

 Tác giả vốn trưởng thành từ lính chiến nên ngôn ngữ, câu văn rất lính. Cũng như nhiều tiểu thuyết trước của ông, ở "Đối chiến" chúng ta cũng được nhập vào cái không khí sinh hoạt, chiến đấu rất đặc trưng của lính, tếu táo đấy, ngang tàng đấy mà cũng không kém phần lãng mạn, nhân văn. Câu chuyện về chiếc bi đông chuyền tay qua ba người lính mà cả ba người đều hy sinh giá mà được khai thác, đầu tư thêm thì sẽ lột tả được hết cái khốc liệt, vô tình của chiến tranh và nêu bật được cái giá phải trả cho chiến thắng.

 Theo tôi thì cuốn tiểu thuyết mới của Khuất Quang Thụy đã không làm cho tôi - vốn là một độc giả khắt khe - phải thất vọng, tuy nó chưa vượt lên được "Những bức tường lửa" nhưng cũng không kém mấy. Có lẽ cuốn tiểu thuyết này không làm tôi thích bằng tác phẩm trước của ông một phần là bởi tác giả đã quá coi trọng cái sự "đối" cả trong khi chiến cũng như lúc "phong hoa tuyết nguyệt" của những người lính cả hai phía, đến cái chết của họ cũng có nét giống nhau.

 Nhưng nói gì thì nói, với hơn 600 trang sách ngồn ngộn không khí chiến tranh, miêu tả cuộc đối đầu giữa hai đội quân trên một chiến trường nổi tiếng thì đây cũng là một cuốn sách đáng đọc, đặc biệt với những thành viên của diễn đàn ta! ;D  


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: trucngon trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 03:43:17 pm
Em hóng hớt tí! Nó đã nằm trên kệ chưa ạ? Khoảng 600 trang mà lọ mọ gõ cũng hơi lâu! :D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 05:31:31 pm
Cuốn "Đối chiến" của nhà văn Khuất Quang Thụy đã có mặt ở Thư viện QĐ và đang được bán tại Trung tâm Phát hành sách 23 Lý Nam Đế, bạn ạ!


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 06:13:16 pm
Cuốn "Đối chiến" của nhà văn Khuất Quang Thụy đã có mặt ở Thư viện QĐ và đang được bán tại Trung tâm Phát hành sách 23 Lý Nam Đế, bạn ạ!

Mua hộ/tặng em 1 quyển đi sếp ơi ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 06:35:14 pm
Ừm, nhưng hộ hay tặng nào? ;D


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: sapaco trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 04:23:49 pm
nhà xuất bản đã phát hành chưa TL, nếu có thì chắc hẳn trong TP mang tên bác cũng có, nếu có trong tạp chí VNQĐ càng hay, vì tháng nào cũng mua một cuốn để gối đầu giường, vã lại lởme6 nhà văn Khất Quang Thụy từ ngày còn là lính


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: dongadoan trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 05:21:39 pm
Tạp chí VNQĐ là cơ quan riêng, độc lập với hệ thống phát hành sách của QĐ, bác sapaco ạ! ;D

Để em hỏi lại xem, chắc sách chưa vào đến phía Nam đâu.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: ancakho trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 06:26:30 pm
Phục vụ các bác một ít đọc chơi!  ;D
------------------------------------------------------------------------------------

Phần thứ nhất

Điểm tạm dừng

Chương một

1

Tiểu đoàn trưởng Kiều Bá Thịnh trở về đội hình hành quân của tiểu đoàn vào lúc rạng sáng, sau hơn một giờ được gọi lên hội ý với Ban chỉ huy trung đoàn. Anh cũng như các cán bộ chỉ huy được dự cuộc hội ý đều tỏ ra ngạc nhiên, thậm chí ít nhiều hụt hẫng, tưng hửng, khi được nghe trung đoàn trưởng Đồng Duy Tiên phổ biến mệnh lệnh của sư đoàn trưởng vừa chuyển tới bằng vô tuyến điện. Mệnh lệnh đó chỉ tóm lại trong vài câu, trung đoàn 3 cùng với đội hình của sư đoàn tạm thời ngừng cuộc hành quân ra Bắc, dừng lại đóng quân tại vùng Tây Quảng Bình chờ lệnh mới. Mệnh lệnh này quả là “khó nuốt” khi cả sư đoàn đang hăm hở nươc “mã hồi’. Sau hai năm chiến đấu tại chiến trường Bắc Quảng Trị, những tưởng phen này được trở về hậu phương, nghĩa là được trở về Miền Bắc hẳn hoi để xây dựng, củng cố, lấy lại phong độ thực sự của một sư đoàn chủ lực của Bộ. rồi sau đó mới nghĩ đến chuyện trở lại chiến trường đánh đấm cho ra trò. Khi bắt đầu rời chiến trường hành quân về hậu phương, ai cũng hăm hở vui mừng. Dọc đường hành quân, lính chỉ nói chuyện quê hương, nhiều người còn bộc lộ những dự định khá “lãng mạn” như cưới vợ, sinh con, thậm chí có anh còn nuôi mộng được giải ngũ trở về nhà để đi học một nghề mới để “thoát li” chứ không chịu trở về làm anh nông dân suốt ngày theo sau đít con trâu nữa.

Ai cũng biết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn rất lâu dài, nhưng cũng chẳng ai hăm hở muốn nhanh chóng trở lại chiến trường để ngày đêm đối mặt với bom đạn, hiểm nguy, đùa giỡn với tử thần. Chuyện đó bây giờ hãy để cho đám lính mới, hoa thơm mỗi người ngửi một tý chứ. Đó là tâm sự thật, lính tráng vẫn nói công khai với nhau, chẳng sợ bị cán bộ trù úm. Thì lòng vả cũng như lòng sung thôi. Cán bộ cũng thích nói tới một thời gian được nghỉ ngơi dài dài ở hậu phương. Chỉ những khi nào cần động viên lính, quán triệt các nghị quyết hay nói trên diễn đàn họ mới lên giọng hăng hái nói tới việc tha thiết mong mỏi được trở lại chiến trường, tiếp tục chiến đấu để nhanh chóng đi tới ngày thắng lợi cuối cùng.

Họ nghĩ vậy, mong mỏi như vậy không phải họ không yêu nước, không phải họ đã sa sút ý chí chiến đấu, mà chỉ đơn giản vì họ đã quá mệt mỏi sau hai năm chiến đấu không nghỉ trên chiến trường.

Tiểu đoàn trưởng Thịnh cũng vậy. Anh thất vọng vì hành trình về hậu phương đã sớm bị gián đoạn. Anh cũng đủ thông minh để hiểu rằng, nếu sư đoàn được lệnh dừng lại ở đây thì thời gian được xả hơi thực sự sẽ không nhiều. Từ vùng đứng chân này đơn vị anh có thể trở lại chiến trường bất kì lúc nào.

Mới chỉ tạm dừng chân gần một giờ đồng hồ nhưng lính tráng đã tranh thủ lăn ra ngủ khắp mọi bờ bụi dọc hai bên đường hành quân. Không bỏ phí phút nào. Chính trị viên Cấn Huy Pho và các trợ lí trong Ban chỉ huy tiểu đoàn cũng đã nằm rải rác bên vệ đường mà ngủ say như chết. Như vậy mới là lính chiến thứ thiệt. Chỉ còn hai cậu trinh sát tiểu đoàn được phân công cảnh giới đội hình là còn tỉnh táo.

- Thủ trưởng về rồi ạ? Hội ý gì mà lâu thế?
- Ư có chuyện mà…Cậu liên lạc đâu rồi?
- Nó nằm đâu đó. Chắc đang ngủ say.

Cậu Vân liên lạc của anh tựa vào một gốc cây, nửa nằm nửa ngồi, ba lô vẫn sau lưng, súng ôm trong lòng, ngáy pho pho, miệng liên tục hép chép như vừa được chén món gì đó ra trò. Lay mãi hắn không tỉnh, Thịnh phải thẳng chân đá vào hông mấy cái nó mới hốt hoảng vùng dậy

- Đi tiếp…đi tiếp hả?
- Tỉnh ngủ chưa? Đi truyền lệnh cho các đại đội đánh thức bộ đội dậy, chuẩn bị hành quân. Mời các đại đội trưởng và chính trị viên lên đầu đội hình hội ý. Rõ chưa ?

Vân vừa ngáp vừa càu nhàu
- Rõ. Sáng bạch đến nơi rồi. Cho lính ngủ luôn một giấc, mai đi, có hơn không?

Chính trị viên Pho cũng vừa tỉnh dậy, nghe loáng thoáng có tiếng của tiểu đoàn trưởng. Anh xốc lại ba lô, đứng dậy tiến về phía tiểu đoàn trưởng, hỏi
- Anh Thịnh về rồi hả? Có chuyện gì mà hội ý,hội báo lâu thế?

Thịnh vừa ngáp vừa uể oải trả lời!
- Chán mớ đời. Đơn vị mình được lệnh dừng lại rồi. Không “bắc tiến” nữa
- Sao lại dừng?- Chính trị viên Pho ngạc nhiên hỏi lại
- Dừng là dừng, chứ sao? Lệnh trên là thế.
- Con khỉ!
- Khỉ à?
- Là nói …lệnh trạng cái đồ con khỉ! Lính đang phấn chấn vì được về Bắc. Bây giờ biết động viên làm sao đây?
Thịnh bật cười khô khốc

- Khì… Đó là việc của ông. Phát huy vai trò đi chứ! Chính trị tư tưởng phải luôn là kim chỉ Nam
- Giá nó tiếp tục chỉ Bắc thì tốt hơn. - Chính trị viên Pho làu bàu - Có lẽ cấp trên cho lính nghỉ một vài ngày trước khi tiếp tục hành quân ra Bắc.

- Thế thì còn nói làm gì. Mệnh lệnh rõ ràng, toàn sư đoàn dừng lại tại Quảng Bình để củng cố lại lực lượng, sẵn sàng cho nhiệm vụ mới.

- Toi rồi. Mình đã viết thư báo tin cho vợ rằng phen này nhất định sẽ được về phép để kiếm một thằng cu. Nếu sớm quay vào chiến trường thì coi như đi đứt!
Thịnh bỗng bật cười
- Có khi cậu phải nhờ đến anh em dân quân thôi

Vừa lúc đó cán bộ các đại đội lục tục kéo tới. Thịnh kéo mọi người ngồi xuống một vạt cỏ ướt đẫm sương đêm bên vệ đường rồi bắt đầu phổ biến tóm tắt mệnh lệnh mới

- Các đồng chí đại đội trưởng và chính trị viên các đại đội. Chúng ta được lệnh …tạm thời dừng lại ít ngày - Anh ngập ngừng giây lát rồi nói tiếp -Trước mắt là như vậy. Khu vực đóng quân của trung đoàn ở gần đây thôi. -Anh mở bản đồ dọi đèn pin lên rồi chỉ vào một khu vực được khoanh bằng bút chì đỏ

- Tiểu đoàn ta sẽ trú quân dọc theo con suối này. Đó là một dải đồi thấp, có rừng tái sinh. Rất gần với nương rẫy của dân. Cách vị trí đóng quân của ta chừng một cây số có hai xóm nhỏ

- Sao ta không được đóng quân trong dân - Một đại đội trưởng hỏi

- Tôi không biết. Chỉ có trung đoàn bộ và một vài đại đội trực thuộc được đóng quân trong dân. Tất cả các đơn vị còn lại đều đóng quân trong rừng, ngoài đồi. Ngay ngày mai sẽ bắt đầu đào hầm hào và làm lán trại?

- Làm lán trại? - Cả mấy ông đại đội trưởng đều la lên - Vậy …chúng ta không … về miền Bắc nữa à?

- Thì đây chẳng là miền Bắc hậu phương lớn rồi hay sao? Cấp trên chỉ nói lần này sư đoàn chúng ta dược lui quân ra Miền Bắc hậu phương lớn để nghỉ ngơi củng cố. Chứ có ai nói sẽ về tận Hà Nam nhà cậu để đóng quân đâu?

- Đúng… đúng... Cấp trên chưa bao giờ nói thế - Chính trị viên Pho như vớ đươc chiếc phao cứu sinh - Ngay trong Nghị quyết của Đảng uỷ trung đoàn cũng chỉ nói chúng ta lãnh đạo tốt cuộc hành quân lớn của sư đoàn từ chiến trường trở về Miền Bắc hậu phương lớn để củng cố. Xây dựng lại đơn vị sau hai năm chiến đấu gian khổ, ác liệt. Chúng ta xây dựng củng cố lại đơn vị để làm gì nào? Đâu phải để duyệt binh hả? Sư đoàn chúng ta là sư đoàn chủ lực cơ động của Bộ. Vậy nên, những chiến trường nào gian khổ ác liệt nhất….

- Thôi thôi - Tiểu đoàn trưởng Thịnh vội gạt đi - Ông sẽ khai hội quán triệt nhiệm vụ sau - Bây giờ, các đồng chí trở về ngay đơn vị, xốc lại đội hình. Chúng ta đã hành quân suốt đêm qua, bộ đội rất mệt mỏi, nhưng làm thế nào để đến khi trời sáng, hành quân qua khu vực dân cư cũng phải cho ra dáng bộ đội chủ lực một tí.
Nhếch nhác như đoàn quân thất trận thì mất mặt lắm. Tới nơi trú quân, các đơn vị vẫn phải tuân thủ kỉ luật phòng gian bảo mật và chế độ sẵn sàng chiến đấu cao. Đừng quên nơi này vẫn là tuyến lửa đấy. Bọn phi cong Mỹ ngoài hạm đội 7 chỉ ngáp một cái là có thể dội bom lên đầu ta rồi. Bộ đội sẽ được nghỉ đến chín giờ sáng. Sau đó các đơn vị bắt tay ngay vào việc đào hầm hào công sự phòng tránh đánh trả theo đúng đội hình tiểu đoàn bố trí. Ngày hôm nay phải đào xong hầm hào, công sự để từ ngày mai sẽ bắt đầu xây dựng lán trại

- Nhưng chúng ta chỉ có một ít xẻng cuốc, vài con dao, vài cái cưa cầm tay… lấy gì để làm lán trại

Tiểu đoàn trưởng Thịnh đứng dậy, nói dõng dạc

- Trung đoàn sẽ cố gắng thu xếp cho mỗi đơn vị một ít dụng cụ. Còn lại thì phải khắc phục. Nên nhớ, chỉ với mấy con dao găm, vài cái cưa tay thôi nhưng chúng ta cũng đã từng dựng được cả những khu vực kiềng rất hoành tráng. Thậm chí còn có cả những căn hầm lớn làm kho tàng, trạm cứu thương nữa. Không có việc gì lính không làm được. Thôi, nói vậy đủ rồi. Giả tán! Các đồng chí về đơn vị quán triệt nhiệm vụ ngay. Ba mươi phút nữa hành quân.

Khi các cán bộ đại đội đã tản đi hết, chính trị viên Pho mới thở ra một hơi dài

- Ông làm tôi hố quá. Nhưng, cũng nhẹ cả người. Rốt cuộc nói thật vẫn cứ hơn, phải không?

Thịnh xua tay

- Vớ vẩn. Việc gì cũng có lúc của nó. Ông đã được ngủ gần một giờ, khoẻ hơn tôi.Vậy hãy chạy dọc đội hình xem bộ đội của mình chỉnh đốn trang phục có ra hồn không? Đứa nào ăn mặc rách dưới, lôi thôi, bẩn thỉu quá thì bắt nó dừng lại, kiếm bộ đồ tươm tất một tý mà thay đi. Người nào không có trang phục tử tế thì dồn dịch trong tiểu đội, trung đội để mỗi đứa phải có được một bộ quần áo cho coi được. Tôi không muốn lính của tôi khi gặp dân mà trông như một đội quân ăn mày.

Chính trị viên Pho không nói gì, lặng lẽ xốc ba lô lên vai rồi chạy theo đội hình hành quân của tiểu đoàn.
Tiếng là một tiểu đoàn, nhưng vào thời điểm này tiểu đoàn của Thịnh chỉ còn hơn trăm người. So với hồi đầu năm 1968, khi đơn vị bắt đầu nổ súng tham gia chiến dịch Tổng tiến công Tết Mậu thân thì quân số chỉ còn một phần ba. Hai năm chiến đấu liên miên đã khiến tiểu đoàn rơi rụng mấy trăm lính. Số hi sinh số bị thương bị loại khỏi vòng chiến chiếm nhiều hơn cả. Tuy vậy cũng có một số kẻ đào ngũ và chừng vài chục người còn mất tích. Lại nhớ hôm tập hợp toàn trung đoàn để chuẩn bị hành quân ra Băc, trung đoàn trưởng Đồng Duy Tiên đã ngậm ngùi nói với anh em cán bộ các tiểu đoàn

- Hai năm trước trung đoàn ta ra trận với hàng ngàn quân, người lính nào cũng trẻ trung tươi đẹp như một rừng hoa, toàn quân mũ sắt sáng ngời,quân phục mới tinh, khí thế như rồng như hổ. Vậy mà hôm nay trung đoàn xơ xác thế này đây. Chúng ta đã đánh vài chục trận lớn nhỏ, lập những chiến công lẫy lừng, tiêu diệt hàng ngàn tên Mỹ. Nhưng phải nói thẳng, chúng ta cùng thương tích đầy mình.

“Trung đoàn thì thương tích đầy mình nhưng …thế quái nào mà cái thằng ta thì lại không dính phải hòn tên mũi đạn nào nhỉ?” Đôi lúc Thịnh cũng thường tự hỏi mình như vậy và chẳng bao giờ anh tìm được câu trả lời thoả đáng. Thôi thì cái số nó may mắn thế, biết làm sao được? Nhiều lần sau những trận đánh đẫm máu, nhìn đồng đội kẻ chết, người bị thương nằm la liệt xung quanh Thịnh cũng cảm thấy chạnh lòng. Đôi lúc anh nảy ra những ý nghĩ rất lẩn thẩn” Giá như mình cũng bị vài vết thương, dù chỉ qua quít thôi thì cũng dễ ăn dễ nói hơn với anh em”. Nhưng đánh mãi mà người anh vẫn trơ ra,nhẵn thín ,thì biết làm sao? Dần dà cái chuyện tiểu đoàn trưởng Thịnh đánh mãi mà”vẫn cứ nhẵn thín” trở thành câu chuyện bàn tán trong anh em, thậm chí có nhiều người rỉ tai nhau” Ông Thịnh có quí nhân phù trợ. Cao số lắm. Đi đánh trận với ông ấy thì nhất định sẽ chắc thắng mà còn chắc gáo nữa” Vì cái niềm tin lạ lùng ấy mà họ luôn sát cánh bên anh, anh xông lên trước, có lúc cũng hơi bạt mạng, nhưng họ cũng hò nhau cùng anh xông lên chiến đấu, vì thế mà tiểu đoàn anh đánh thắng nhiều trận, trong đó có cả những trận thắng một cách may mắn lạ lùng.Vậy mà anh …vẫn chưa một lần vinh dự được bị thương! Cái chuyện kì quái này rồi cũng đến tai trung đoàn trưởng Tiên. Một hôm, trong khi đi trinh sát chuẩn bị chiến trường, ông đột nhiên hỏi anh

- Này Thịnh…Có phải cậu chưa hề bị một vết thương nào trên người ?

- Vâng. Em vẫn nhẵn thín. Không tin em cởi quần áo ra cho thủ trưởng xem ngay.

- Là tớ hỏi thế thôi. Hôm đánh tập kích bọn Mỹ ở đồi 300, nhìn thấy cậu từ đầu đến chân toàn máu là máu, tớ cứ ngỡ thế nào cậu cũng dính vài nhát.

- Toàn máu Mỹ cả đấy. Đó là trận giáp lá cà khét tiếng, thủ trưởng còn lạ gì? Trận ấy thằng Hân nó đâm quằn cả lê.đến nỗi cái lê quằn của nó lôi từ trong bụng thằng Mỹ ra một đống ruột non ruột già còn bốc khói nghi ngút. Trông phát khiếp!

Trung đoàn trưởng Tiên chép miệng than

- Tiếc quá, ngay sau đó cậu Hân cũng chết. Nếu không có thể đề nghị tuyên dương nó thành anh hùng. Một mình diệt mười hai tên Mỹ trong một trận giáp chiến. Đúng là Triệu tử Long tái thế!

- Thì nó đích thị là anh hùng ròi.Cần gì phải đợi ai tuyên dương? - Thịnh khẳng định, rồi thở dài - Nhưng nó chết cũng thảm quá. Trúng nguyên một quả pháo, bọn em chỉ nhặt được cái đầu nát bấy với hai cái cẳng chân. Không chết khi xung phong giáp chiến mà lại chết khi lui quân mới đau chứ!

Trung đoàn trưởng Tiên bỗng trở nên ưu tư

- Từ sau trận đó thằng Mỹ dường như khôn hơn. Chẳng mấy khi bọn nó để cho ta có cơ hội đến gần chơi giáp chiến nữa. Mà này. Các cậu cũng sáng ý biết giữ lại cây súng và lưỡi lê của cậu Hân. Mấy ông ngoài Tổng cục chính trị vừa rồi vào sư đoàn hứa sẽ mang ra trưng bày tại bảo tàng đấy.

Thịnh bịt miệng cười

- Đồ rởm đấy, bố ạ. Khẩu súng của thằng Hân cũng tan theo xác nó hôm ấy rồi. Hôm mấy tay phái viên sư đoàn và tổng cục gì đó xuống tiểu đoàn tôi xin thu lại khẩu súng có gắn lưỡi lê của thằng Hân để mang về làm hiện vật truyền thống. Tôi đã xuýt nói thật. May sao ông Pho sáng ý bảo “Ôi dào, súng thì khẩu nào chẳng giống khẩu nào. Cứ đưa đại cho các vị ấy một khẩu để mai này có cớ mà lưu danh cậu Hân nhà mình” “ Nhưng còn lưỡi lê bị cong vì đâm bọn Mỹ” “Thì lấy đại một cái, bẻ cong nó đi rồi gắn vào súng. Muốn cẩn thận hơn thì sang thằng Bốn quân y lấy một bịch máu khô hoà ra bôi đại vào đó. Thế là giống y như thật”.

Trung đoàn trưởng Tiên tỏ vẻ ngạc nhiên

- Các cậu…ngụy tạo hiện vật truyền thống như thế …là có tội với lịch sử đấy!

Thịnh cười xoà

- Ôi dào. Cụ cứ vân vi. Thì cái hôm đánh Thiện Xuân - Đầu Mầu xong cụ chẳng bắt anh em đơn vị tôi lên “diễn lại” cho phóng viên quân đội quay phim chụp ảnh đấy thôi. Như thế chẳng là ngụy tạo à? Khi chúng ta đánh trận, mặt mũi dáng vẻ đâu có sang trọng được như thế?

Trung đoàn trưởng trầm ngâm suy nghĩ giây lát rồi bật ra một câu như lời của những triết nhân:

- Phải, lịch sử mà chúng ta góp phần làm nên làm sao mà sang trọng, khôn ngoan, sạch sẽ được như lịch sử mai này người ta viết lại!


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: ancakho trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 06:30:31 pm
2

Ngày thứ hai ở khu dừng chân. Tiểu đoàn trưởng Thịnh đang cùng cán bộ chiến sĩ của tiểu đoàn bộ dựng ngôi lán của Ban chỉ huy thì Lê Hoài Dân, trợ lí tác chiến của trung đoàn đến với một cuốn sổ nhàu nát trên tay

- Chào tiểu đoàn trưởng. Chào anh em.

Dân lớn tiếng chào khi nhận ra chẳng ai chú ý tới sự xuất hiên của mình.

Tiểu đoàn trưởng Thịnh đang thắt lại mấy mối lạt trên nóc lán với xuống chào khách

- Dân hả? Quan trung đoàn xuống có vịệc gì thế?

- Ông anh nói thế thì thằng em ngọng rồi. Cấp trên sai em xuống xem các anh triển khai xây dựng doanh trại đến đâu rồi thôi.

Thịnh đứng trên nóc nhà khoát tay

- Mới được thế này thôi. Đấy là nhà chỉ huy, được ưu tiên mọi dụng cụ có sẵn thì mới được thế này. Nhà ở của các phân đội thì vẫn đang còn ở giai đoạn san nền, đốn cây… Lính của tiểu đoàn tớ còn phải màn trời chiếu đất hàng tuần nữa

- Hầm hố công sự thì thế nào anh?

- Cái đó thì dẫu có dùng tay mà bới cũng phải xong ngay từ hôm qua rồi. Cậu cứ yên trí báo cáo với trung đoàn rằng nếu thằng Mỹ điên rồ nhảy xuống đây thì chúng tớ có thể quại ngay được.

Đợi Thịnh từ trên nóc nhà tụt xuống. Dân mứi ý tứ nói nhỏ

- Anh nói thế thôi chứ tôi vừa đi một vòng, thấy các phân đội của tiểu đoàn anh cũng đều đang dựng nhà cả rồi. Lính của anh nhanh chân nên đã kịp vào mấy xóm gần đây mượn hết dụng cụ của dân, các đơn vị khác chậm chân hơn nên còn lúng túng lắm

Thịnh bật cười ha hả

- Thế hả? Vậy mà bọn này láu cá thật, kêu các đơn vị cho người và dụng cụ lên chi viện cho Ban chỉ huy tiểu đoàn thì thằng nào cũng nhăn nhó kêu là đang múa tay trong bị. Lát nữa tớ phải dạo qua các dơn vị một lượt mới được, chứ nghe chúng nó báo cáo hồi sáng thì xem ra còn thê thảm lắm.

- Còn chuyện này nữa… -Dân rụt rè nói thêm - Lính của anh… phá rừng tợn quá. Khai thác tre gỗ làm lán thì không sao, nhưng anh em không chịu đi xa khu đóng quân, cứ nhằm những vạt rừng hai bên suối chặt hạ bừa bãi thì trống trải hết…và còn rất dễ bị lộ nơi đóng quân nữa.

- Có chuyện ấy à? Chết thật… tớ quan liêu quá. Chúng nó cứ tưởng rút ra đến đây rồi thì thằng Mỹ nó chẳng với tới được nữa. Được rồi, tớ sẽ nẹt chúng nó. Nhưng cậu đừng báo cáo trung đoàn những chuyện ấy vội nhé!

Dân cười xuê xoa

- Vâng…Thì em nói với anh trước đã. Chẳng gi em cũng từng xuất thân từ tiểu đoàn này trước khi lên làm lính trinh sát trung đoàn, ăn cây nào phải rào cây nấy chứ ạ.

Thịnh cảm động vỗ nhẹ vào vai Dân

- Tớ thích tính thẳng thắn của chú mày. Hồi còn trong chiến trường, mỗi khi ra trận mà được cậu dẫn đường là tớ tin tưởng lắm

- Vậy mà cũng có lần dẫn đường cho các anh đi chuẩn bị ở cánh Đông, em đã dẫn các anh đi lạc. Rơi đúng vào ổ phục kich của bọn biệt động. Cũng may, các anh đánh tao ngộ khá thiện nghệ nên thoát được. Nếu chẳng may có chuyện gì chắc em mang tội.

- Chuyện vặt. - Thịnh tặc lưỡi - Hồi đó đang từ cánh Tây, rừng núi trùng trùng lật sang cánh Đông toàn đồng trắng, điạ hình đơn điệu, chỗ nào cũng như chỗ nào, mà lại toàn cơ động ban đêm, không lạc mới là chuyện lạ.

Nói tới đây tự nhiên Thịnh lại nhớ sang chuyện khác

- Cậu dẫn bọn tớ đi lạc nhưng vẫn sát cánh chiến đấu cùng chúng tớ. Như vậy đâu có vấn đề gì. Cậu cũng có thể bị giết kia mà. Nhưng còn có kẻ là chỉ huy cấp cao hẳn hoi, nhưng khi dẫn lính đi lạc, gặp địch thì anh ta bỏ mặc cho anh em chúng tôi chiến đấu, còn mình thì dẫn theo cả tổ trinh sát tìm đường vượt vòng vây thoát thân. Bị địch vây đánh tứ bề, lại không nắm được địa hình, một mảnh bản đồ trong tay cũng không có, may mà chúng tôi vẫn phá được vây tìm được đường thoát.

Dân nháy mắt

- Tôi biết chuyện đó rồi. Hồi đó… tý nữa anh còn bị kỉ luật nữa kia.

- Mẹ kiếp. - Thịnh nhổ toẹt một bãi nước bọt - Nếu dám đè tớ ra mà kỉ luật thì tớ cho lão ta ra bã ngay. Cũng may mà hồi đó ông Tiên đã ngăn lão ta lại, nói thẳng với hắn rằng nếu kỉ luật thằng Thịnh thì anh sẽ phải trả lời cấp trên nhiều câu hỏi khá hóc đấy. Thế nên hắn phải dừng tay. Tiếc rằng sau đó thì hắn lại được đề bạt lên chức tham mưu phó sư đoàn. Thì để hắn bước cho khuất mắt. Chứ nếu hắn còn ở trung đoàn này thì chắc sớm hay muộn tớ cũng phải so găng với lão ta một trận ra trò.

- Bắt quả tang hai người đang nói xấu thủ trưởng cấp trên nhé!

Chính trị viên Pho đột ngột xuất hiện khiến Dân giật mình

- Anh Pho,làm tôi hết cả hồn

Thịnh cười hỏi lại

- Vậy…anh có định đi tố chúng tôi không đấy!

Chính trị viên Pho bũi môi

- Dỗi hơi …Anh rõ thật. Quên rằng thằng này cũng là nạn nhân của trận “lạc chiến “ đó sao?

- Ư nhỉ! - Thịnh bỗng bật cười - Tôi quên rằng trận đó xém chút nữa thì anh bị con dao găm của một thằng Mỹ đen cắt xoẹt mất của quí. Cũng may nhát dao của hắn đã đâm chệch vào đùi. Cô Duyên nhà anh còn may chán đấy

Dân chợt vỗ trán la lên

- Hay quá…hay quá! Anh Pho vừa bổ sung một từ tuyệt hay cho từ điển quân sự hiện đại. Xưa nay người ta chỉ nói tới một trận quyết chiến, trận vận động chiến, tập kích chiến, tao ngộ chiến, công kiên chiến…chưa ai nói tới khái niệm “lạc chiến” cả. Tôi phải ghi vào đây mới được!

Tiểu đoàn trưởng Thịnh nhăn mặt

- Vớ vẩn. Làm gì có khái niệm ‘lạc chiến”? Không khéo có người hiểu chệch đi thành “cuộc chiến lệch lạc” thì cậu toi đời đấy

Rồi anh kể: Hồi mới đi bộ đội, khi mới vào huấn luyện tân binh, thằng Thông học trò Hà Nội, cùng tiểu đội với tớ kiếm đâu về được một cuốn tiểu thuyết của Liên Xô có tên là”Chiến bại”, bảo sách hay lắm, anh nên đọc. Tớ cáu tiết vứt ngay xuống rãnh nước trước nhà, mắng cho cu cậu một trận” Rác rưởi! Là lính sắp ra trận, đọc sách gì không đọc, lại đi đọc cái thứ gọi là “chiến bại”. Nó thì ngấm vào tận tuỷ, ám ảnh cậu suốt đời đấy!”. Đến khi vào chiến trường, sau trận tiểu đoàn bị thua to ở Cam Lâm, mất hơn bốn chục thằng, một đêm nằm trong hầm không ngủ được tớ mới hỏi thằng Thông: “Này, hồi đó cậu bảo tớ đọc cuốn sách”chiến bại “ gì đó, thế nó có hay thật không?” Thông mới thủ thỉ kể cho tớ nghe toàn bộ nội dung cuốn sách, kể xong, nó hỏi “Anh có thấy hay không?” “ Hay thật”. Tớ thừa nhận như vậy. Rồi thằng Thông thâm trầm kết luận “Cuốn sách đâu có nói về tư tưởng chiến bại, mà nó nói đến một khía cạnh hết sức quan trọng, đó là trong chiến tranh nhiều khi cũng phải biết chấp nhận thất bại. Không vị tướng tài ba nào có thể thắng tất cả các trận đánh trong một cuộc chiến tranh. Điều quan trọng là anh phải chiến thắng chính mình, chiến thắng trong những trận đánh quan trọng nhất và phải giành chiến thắng trong trận đánh cuối cùng.”. Đấy, nó đã nói như thế đấy. Cái thằng học trò mặt trắng Hà Nội. Tiếc rằng…nó đã không qua được trong cái trận”lạc chiến”hay ho mà ông Pho vừa nhắc tới.

Dân ngẩng lên nhìn Thịnh rồi ngập ngừng

- Anh Thông… người mà anh vừa kể chính là cậu ruột em. Cậu ấy là em út của mẹ em. Không phải là học trò đâu,khi tình nguỵện nhập ngũ cậu ấy đang là giáo viên cấp 2 được cử đi học bổ túc thêm một năm để trở thành giáo viên cấp 3

Thịnh ngạc nhiên

- Đang là giáo viên… cậu ta điên hay sao mà lại tình nguyện nhập ngũ!

- Không phải điên… mà là do… cậu ấy thất tình…

- Thế thì còn hiểu được - Thịnh gật gù - Tớ cứ tưởng là do hồi đó cả nước như lên đồng. Ai cũng muốn cầm lấy súng lấy đao nhảy bổ ngay ra trận.

Chính trị viên Pho ngắt lời

- Thì ông cũng vậy…Chẳng phải ông cũng đang là cán bộ nhà nước viết đơn tình nguyện xung phong đi bộ đội đó sao?

Thịnh cười ngặt nghẽo

- Đúng vậy. Hồi đó ai mà chả viết đơn tình nguyện đi đánh Mỹ xâm lược. Vào năm sáu sáu, sáu bảy, cả nước nơi nào cũng sôi lên sùng sục. Không viết đơn, có mà là thằng hèn à? Mà này, tớ còn viết đơn bằng máu hẳn hoi kia đấy. Hồi đó tớ đang làm việc ở một trạm thuỷ nông của Huyện, cả trạm có 12 người đàn ông thì cả mười hai người cùng viết đơn tình nguyện hết.Viết một lần, mang ra đọc cho nhau nghe, thấy lá đơn nào cũng đầy nhiệt huyết, khí thế bừng bừng. Rồi cậu Đoan. bí thư chi đoàn, chợt nhớ ra” Này các anh, hôm trước đi họp trên Huyện đoàn, tôi còn thấy nhiều nơi anh em người ta còn viết đơn bằng máu nữa kia. Bí thư Huyện uỷ mang ra cho cả hội nghị xem những lá đơn đỏ loè loè những máu là máu, cả hội trường ai cũng xúc động” Nghe chuyện đó, bọn tớ cũng lặng cả đi. Đơn mình viết như thế đã thấy hay lắm rồi, nhưng so với việc người ta viết bằng máu thì cũng chưa là gì? Thế rồi cậu Hải, nhân viên cung tiêu đứng bật dậy” Đã vậy thì… chúng ta cũng viết đơn bằng máu”. Nói hăng vậy, nhưng khi chuẩn bị dao kéo để cắt máu viết thư thì… ai cũng thấy ghê ghê. Rồi cũng chính cậu Hải nghĩ ra một sáng kiến tuyệt vời, câu ta chạy ra chợ mua ngay về một con vịt đàn với nửa cân măng ngâm chua. Chúng tớ lập tức cắt tiết chú vịt, lấy máu viết đơn, còn thịt vịt thì nấu một nồi canh măng, liên hoan luôn cho tiện.

Chính trị viên Cấn Huy Pho cười ngất:

- Thế mà hồi ở Động Nóc, khi nhận tân binh về bổ sung cho đại đội, tôi kể với chúng nó rằng, đại đội trưởng của các cậu ( hồi đó ông và tôi còn ở dưới đại đội,nhớ không), là một tấm gương chiến đấu rất anh hùng. Anh ấy là một trong số những người từng viết đơn tình nguyện bằng máu để được ra trận đánh Mỹ. Nghe xong đứa nào đứa nấy đều phục sát đất.

Tiểu đoàn trưởng cười hô hố rồi vỗ vai chính trị viên

- Thì… ông nói đúng đến chín mươi phần trăm. Chỉ thiếu chữ”vịt “, trừ đi mười phần trăm là được rồi. Phàm là những gì các ông chính trị viên nói mà đúng được đến chín chục phần trăm đã là phi thường rồi, phải không nào?

Mọi người cùng cười phá lên. Tiểu doàn trưởng Thịnh thấy câu chuyện sắp chuyển sang phần hết khôn dồn ra dại rồi liền đứng dậy

- ! Thôi, cà kê đủ rồi. Làm việc thôi. Cậu Dân có còn cần bọn tôi báo cáo thêm gì nữa không?

Dân cũng đứng dậy

- Thôi, đủ rồi. Em cũng nắm được đến… chín mươi phần trăm tình hình xây dựng lán trại của các anh rồi.

Thịnh dắt nắm dây rừng vào lưng, đang định leo lên mái nhà, chợt nhớ ra chuyện gì liền gọi giật

- Này Dân…Nếu anh Thông là cậu ruột của chú thì hẳn chú cũng biết đôi điều về gia đình anh ấy nhỉ?

- Vâng… Em biết chứ. - Dân trả lời - Bố mẹ anh ấy còn cả. Các cụ vãn sống bằng nghề làm vàng mã. Dĩ nhiên những năm vừa rồi thì chỉ dám làm chui thôi, nhưng vẫn sống được. Mẹ em cũng biết nghế này. Nhưng bố em không cho làm, ông ấy “bôn “ lắm!

- Thế thì đúng rồi. Hồi còn sống chung với nhau, Thông cũng kể nhiều chuyện rất hay về cái nghề làm vàng mã ở làng Cót của cậu ấy. Tớ còn nói với cậu ấy sau này hết giặc mà còn sống trở về, tớ nhất định sẽ xuống làng Cót để học nghề làm tiền giả bán lấy tiền thật. Cậu ấy cũng đã hứa là sẽ giúp tôi học nghề để trở thành nhân viên Ngân hàng địa phủ đấy

Nói rồi anh vừa cười vừa thoăn thoắt leo lên mái lán, Dân đứng bên dưới nói với lên:

- Nếu đánh Mỹ xong mà anh còn sống thì mời anh về làng Cót tìm em,em sẽ thay cậu Thông giúp anh học nghề

- Thế thì tốt rồi - Thịnh đứng chống nẹ trên mái nhà nheo mắt cười - Tớ vãn nghĩ rằng sau chiến tranh ở nước mình chỉ có nghề làm vàng mã là chắc ăn nhất.Cung sẽ luôn không đủ cầu. Tớ nhất định sẽ về làng Cót tìm cậu để nhờ cậu giúp tầm sư học đạo. Nhưng chắc gì tớ và cậu còn sống đến ngày ấy, hả?

Dân tưng hửng vừa bước đi dọc bờ suối vừa nghĩ thầm” Cái lão này sao mà độc miệng thế? Nhưng, đó cũng là điều thật đơn giản mà trong những năm chiến tranh người ta thường cố tình không nghĩ tới”Bác Hồ cũng nói “thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng lại đàng hoàng hơn ,to đẹp hơn”. Cụ có niềm tin sắt đá rằng nhất định sẽ có ngày chúng ta đánh thắng giặc Mỹ. Vì thế cụ có thể nghĩ tới tương lai của cả dân tộc, cả đất nước. Nhưng với mỗi cá nhân, mỗi con người, nhất là với những người đang ngày đêm đối mặt với kẻ thù thì… nghĩ tới tương lai là một điều gì đó hơi xa xỉ, lãng mạn. Ai biết được ngày mai ngày kia họ có còn sống hay không để mà hoạch định những kế hoạch cho tương lai? Kể cả một tương lai giản dị như anh Thịnh vừa nói ra, còn sống để mà trở về làng Cót quê mình học nghề làm vàng mã?


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: ancakho trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 06:39:41 pm
3

Trung đoàn bộ trung đoàn 3 đóng quân trong một xóm nhỏ có tên là xóm Chát. Chả ai hiểu vì sao cái xóm này lại có một cái tên “ khó nuốt“ như thế. Nhưng theo nhận xét của cậu Hoà, trung đội trưởng trung đội trinh sát thì đám đàn bà con gấi ở xóm này quả thật là rất chát!. Thủ lĩnh của cái đám chát lòm ấy dĩ nhiên là một bà cô tên là Miên, chính trị viên xã đội kiêm trung đội trưởng trung đội súng máy 12 ly7 trực chiến ở ngoài Mả ngựa. Tuy chỉ là một đơn vị trực phòng không được trang bị sung máý thôi, nhưng lính của bà Miên đều thích được gọi đơn vị mình là đơn vị pháo binh, các nữ chiến sĩ thì dĩ nhiên đều thích đưộcgọi là pháo thủ. Lần đầu tiên trung đội trưởng Hoà đưa trợ lí tác chiến trung đoàn Lê Dân đến thống nhất phương án hợp đồng tác chiến với trung đội dân quân trực chiến đã mất cả buổi chiều à ơi, ngồi chơi xơi nước chỉ vì anh Dân đã lỡ lời gọi họ là “chị em dân quân”,

- Chúng tôi… không đơn giản chỉ là dân quân!

Cô Miên trung đội trưởng mặt bỗng rắn đanh lại, nhắc khéo như thế nhưng anh chàng trợ lí tác chiến thì vẫn không hiểu chuyện

-Thì… các chị vừa là dân quân…lại vừa là thanh niên hoả tuyến. Tôi biết chứ, có vụ ứng cứu giao thông nào mà các chị vắng mặt đâu!

Miên điên tiết đứng phắt dậy

- Vậy há? Chị em chúng tôi thì quan trọng gì trong cái phương án tác chiến của mấy anh? Thôi, anh hãy về đi đã… Chiều hãy trở lại đây. Chị em chúng tôi còn luyện tập!

Chàng trợ lí tác chiến xưa nay vốn nổi tiếng là dẻo mỏ, có tài thương thuyết bỗng chưng hửng

- Nhưng… chị Miên… chiều nay tôi đã phải báo cáo trung đoàn rồi

- Thế thì ngày mai… hay ngày mốt anh trở lại cũng được!

Người chỉ huy dân quân choàng vội tấm áo dù ngụy trang lên vai, đưa chiếc còi lên miệng thổi toét một hồi dài. Đám nữ dân quân vừa cười khúc khích vừa chạy rầm rập về hầm pháo.

Dân tiu ngủi ra về, tới Ban tham mưu gãi đầu gãi tai than với Trưởng ban tác chiến Nguyễn Hải Đông

- Bà trung đội trưởng dân quân không chịu hợp tác, em vẫn chưa trao dổi được với họ về phương án phối hợp tác chiến ở khu đóng quân.

Anh trưởng ban tác chiến cười ha hả

- Chắc cậu quên không gọi họ là nữ pháo binh chứ gi?

Dân sực tỉnh, nhớ lại lời trung đội trưởng Hoà dặn tối qua rằng cái đám lính cái này có một cái tật là rất thích được gọi là pháo thủ. Chả sao, đến Napoleon cũng còn thích được gọi là ngài pháo thủ nữa là? Buổi chiều anh quay lại trận địa trực chiến đúng lúc chị em đang tập bài bắn máy bay bay thấp.Tiếng chị trung đội trưởng oang oang như lệnh vỡ. Các nữ xạ thủ đều sát khi đằng đằng khiến anh chàng trợ lí vốn từng là một trung đội trưởng trinh sát nổi tiếng khắp trung đoàn với biệt danh “Dân lì” “Dân dẻo mỏ” mà cũng cảm thấy hơi ngán.

Ra bộ cực kì ngạc nhiên trước trình độ thao tác pháo của chị em, Dân đứng như trời trồng mắt tròn mắt dẹt, say xưa chăm chú theo dõi cuộc tập dượt của trung đội dân quân. Cuối cùng thái độ thuần phục của anh chàng cán bộ chủ lực cũng khiến chị đội trưởng dân quân động lòng. Sau một hồi thử thách lòng kiên nhãn của anh chàng, cô trung đội trưởng liền phất cờ, hạ khẩu lệnh nghỉ tập rồi rời khỏi vị trí chỉ huy, tiến lại, vừa dùng cái mũ rơm rộng vành quạt phàng phạch, vừa nhoẻn miệng cười hỏi

- Ra răng, đồng chí chỉ huy chủ lực… Chị em chúng tôi thao tác có đúng “yếu lĩnh “ không?

-Rất chuẩn ! - Dân thành thực khen - Xứng danh nữ pháo thủ đấy!

Cô trung đội trưởng”pháo binh” cười rạng rỡ

- Rứa mới phải chứ! Vậy chứ mấy anh chủ lực tính hịêp đồng với chị em tui ra răng đây?

Dân tranh thủ trình bày ngay phương án phối hợp tác chiến để bảo vệ khu vưc đóng quân của Sở chỉ huy trung đoàn, trong đó trung đội trinh sát, trung đội cảnh vệ của trung đoàn và trung đội nữ dân quân của địa phương là những đơn vị tác chiến chủ yếu khi có tình huống máy bay địch tấn công từ trên không hoặc biệt kích địch tập kích trên đất liền. Nghe chưa xong, chị trung đội trưởng đã gân cổ cãi

- Các anh mơ mộng chi dữ vậy? Thằng Mỹ thằng ngụy có ăn gan hùm cũng nỏ dám đem quân đổ bộ ra xứ ni. Bạo gan lắm hắn cũng chỉ cho maý bay từ ngoài biển bay vô cắn trộm thôi… Mà việc đó thì chị em tui lo rôi! Khỏi cần phương án nhiêu khê rắc rối

- Trong phương án trung đoàn cũng nói rõ rồi… Nếu máy bay địch tập kích từ trên không thì trung đội “pháo binh” của chị sẽ là lực lượng chiến

đấu chủ yếu, đại đội 12 li 7 của trung đoàn chỉ có một trung đội bảo vệ Sở chỉ huy sẽ là lực lượng hỗ trợ. Còn như nếu thằng đich có “gan hùm “, dám tung biệt kích ra quấy phá thì anh em trinh sát, cảnh vệ chúng tôi sẽ là lực lượng chiến đấu chủ yếu để”dạy bảo “chúng nó.

- Rứa thì được rồi đó - Chị trung đội trưởng gật đầu. - Khi mô anh mời giùm mấy anh chỉ huy súng máy chủ lực tới đây chơi rồi chỉ cho chị em tui “vài ba đường đường ngắm cơ bản” heng!

Dân gật đầu hứa đại rồi khoát tay

- Vậy thì mời đồng chí chỉ huy pháo binh đi một vòng quanh khu vực tác chiến để ta thống nhất với nhau trên thực địa vài điểm.

Chị trung đội trưởng dân quân vui vẻ di theo, hai người men theo những triền đồi, băng qua những nương sắn, nương lúa cằn cỗi rồi vòng ra khu nghĩa trang đầu xóm. Thấy trong nghĩa trang có mấy ngôi mộ còn tươi màu đất mới, Dân buột miệng hỏi

- Hình như xóm mình vừa mới có người chết?

Chị trung đội trưởng thản nhiên trả lời

- Đó là mấy bác trong xóm vừa bị trúng bom trên khu kho binh trạm tuần trước đó. Các bác ấy đều là dân quân hoả tuyến, được huyện huy động lên để chi viện cho binh trạm dựng thêm ít nhà kho chuẩn bị cho mùa khô sắp tới. Ai dè gặp lúc máy bay thằng Mỹ hắn đến ném bom. Riêng đội hoả tuyến xóm em mất bốn mạng rồi. Ngôi mộ bên trái kia là của ông chú ruột em đó. Tội nghiệp gì không? Chú là thương binh chiến đấu ở đường 9, bị thương phaỉ cưa mất một cánh tay, được bộ đội chủ lực cho phục viên năm trước vì không còn đủ sức khoẻ chiến đấu.Về làng chú được phân công làm chính trị viên xã đội, lần đầu dẫn dân quân hoả tuyến đi phục vụ thì bị bom Mỹ nó quật ngã. Chiến trường bom đạn ngút trời thì còn sống sót? Vậy mà. về hậu phương thì lại gục ngã, có hận không chứ?

- Thì bom đạn ở đâu mà chả là bom đạn ...?

- Rành là thế… Nhưng dẫu sao hi sinh nơi trận mạc nó vẫn cứ oanh liệt hơn chứ?
“Thì ra cái chết ở chiến trường dù sao vẫn cứ được coi là sang hơn cái chết ở hậu phương” Dân chua chát nghĩ thầm khi đứng bên những ngôi mộ của những người dân quan còn chưa kịp xanh cỏ. Bất giác, anh quay sang hỏi chị trung đội trưởng dân quân

-Chị Miên… có gia đình chưa?

-Có… mà cũng không!

Cô trả lời lấp lửng rồi quay đi. Không tịện gặng hỏi, Dân lặng lẽ bước theo. Hai người vòng về đầu xóm, tới một con ngõ lơ thơ vài bụi tre, Miên chỉ một ngôi nhà lá thấp lè tè ngay bên đường

- Nhà em đây rồi, mời anh Dân quá bộ ghé qua uống miếng nước

Đó là một ngôi nhà giống như hàng ngàn ngôi nhà đơn sơ trên những làng xóm ở miền Trung nước ta hồi đó. Nó có chung một đặc điểm là tềnh toàng, xơ xác vì nghèo và chẳng bao giờ phải đóng cửa. Miên đi trước, đẩy tấm dại che trước cửa gọi vống vào trong nhà

- Mệ ơi, mệ có trong đó không đấy?

Không có tiếng trả lời Miên đẩy rộng tấm dại che cửa ra rồi nói

- Có lẽ mệ tui chạy quanh đâu đó. Mời anh vào chơi một lát rồi ta đi tiếp

Dân bước vào nhà nhưng phải mất một lúc đôi mắt anh mới quen dần được với khoảng không gian tranh tối tranh sáng trong căn nhà lá. Rồi thì anh cũng nhận ra căn nhà này cũng giống như bao căn nhà khác trong vùng ,giống từ cách bố trí những thứ đồ đạc cũ kĩ, ít ỏi, đến cái mùi ẩm mốc, và cả cái nghèo cứ lồ lộ hiện ra trong từng ngõ ngách. Một bộ ván gỗ cũ mọt ăn lỗ chõ, một trang thờ bằng tre ở gian giưa, một chiếc giường tre ở gian bên.Căn buồng được ngăn bằng vách liếp, có cửa thông ra gian chính, tối hun hút, đượm màu bí ẩn hẳn là buồng ngủ của hai người đàn bà trong nhà. Không thấy dấu vết về sự hiện diện của đàn ông ngoại trừ hai tấm ảnh ố vàng trên bàn thờ, một già, một trẻ. Thấy Dân dừng mắt trên hai tấm ảnh, chị chỉ huy dân quân vội giải thích

- Đó là bọ em với… anh trai em đó. Anh ấy mới hi sinh trong dịp Tổng tiến công vừa rồi ở thành phố Huế. Đó là do bạn bè anh ấy viết thư về báo, vừa rồi có một anh thương binh ra trị thương cũng tìm đến thăm nhà kể lại, chứ gia đình em vẫn chưa nhận được giấy báo tử.

Có một câu hỏi cứ vương vướng trong cuống họng mà Dân chưa dám nói ra. Dường như hiểu được ý anh, Miên thản nhiên nói thêm

- Còn hai ngươì nữa em cũng đáng phải thờ. Hai người ấy đều là người yêu sắp cươi, một anh là lính cao xạ pháo hi sinh khi đang bắn nhau với máy bay Mỹ, anh kia là lính công binh hi sinh khi rà phá thuỷ lôi trên sông Gianh. Anh thấy em có cao số không?

Cô nói điêù đó với một gịong điệu hết sức tự nhiên khiến Dân bỗng tháy nhói trong lòng. Đã vậy, cô còn thản nhiên nói thêm

- Vì thế nên bây giờ em cũng sợ… không dám yêu nữa.

Nói rồi cô che miệng cười khúc khích

- Mà cánh thanh niên trai tráng trong vùng này mới chỉ nghe đến tên em đẫ sợ chêt khiếp rồi. Họ kháo nhau, con Miên chỉ huy trung đội 12li 7 vưa đáo để vừa sát chồng, thằng nào đụng đến là toi mạng ngay. Nghe bọn con gái trong trung đội nói lại, em cười bảo”Càng rảnh nợ. Tao chỉ mong mấy cha đừng quấy, để yên cho tao đánh Mỹ xong cái đã. - Rồi cô bỗng thở dài - Nhưng đánh Mỹ xong thì bọn em thành bà già cả rồi còn gì?

- Đánh giặc… thì cứ đánh giặc… lấy vợ lấy chồng thì vẫn cứ phải…

Dân chưa nói hết câu cô chỉ huy dân quân đã gật đầu

- Thì đó cũng chính là mấy câu em thường nói với chị em…Chúng nó bảo ,bà này chỉ được cái giỏi động viên người khác thôi

Rồi cũng rất tự nhiên cô nhìn Dân, hỏi thẳng

- Anh Dân có gia đình chưa hỉ?

Dân bỗng đỏ bừng mặt

- Tôi… cũng như Miên thôi… Vẫn phòng không. Nhưng thực ra tôi còn kém may mắn hơn Miên vì… chưa có mối tình vắt vai nào!

- Thôi đi cha nội! - Miên bỗng phá lên cười - To cao, đẹp trai lồng lộng như ri mà nói chưa từng yêu ai thì tin sao được. Con trai xứ Bắc các anh nói dối dở thấy mồ! Mà nè, con gái trong ni không cần biết các anh có mấy người yêu đâu nhen. Thích là nhảy đại vô tiến công liền đó!

Tiếng cười trong veo của người chỉ huy dân quân khiến Dân bàng hoàng, sửng sốt. Với bấy nhiêu đau thương cay đắng trong lòng mà nàng vẫn giữ được nụ cười hồn nhiên như vậy thì thật là một điều kì diệu. Khi cười Miên trẻ ra đến vài ba tuổi gương mặt cô lộ rõ vẻ tự tin, tràn đày sức sống. Dân không phải hạng thanh niên dễ bị đàn bà con gái mê hoặc nhưng không hiểu sao anh bỗng thấy từ người con gái này toát ra một sức hút kì lạ. Tuy vậy, ngay lúc này có ai đó nói với anh rằng cuộc gặp gỡ hôm nay chính là cuộc gặp gỡ của định mệnh,rằng từ nay anh sẽ bị những ánh mắt sắc lẹm và tiếng cười trong trẻo tự tin kia cột chặt, thì anh sẽ cho rằng đó là chuyện hoang đường.

Nhưng điều đó đã nhanh chóng trở thành sự thật.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: ancakho trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 06:42:45 pm
4

Không mấy khó khăn, Trung đoàn trưởng Đồng Duy Tiên cũng cảm thấy hình như anh trợ lí tác chiến trẻ tuổi của mình có gì đó thay đổi. Cậu ta bỗng trở nên trầm tư, lặng lẽ hơn. Khi đang tác nghiệp trên bản đồ bỗng dưng dừng ngọn bút chì, đôi mắt ngó mông phía triền đồi sau nhà chỉ huy. Không nén nổi tò mò, ông cũng hướng ánh mắt về phía đó nhưng chỉ thấy một triền đồi đầy nắng với lác đác những bụi xim mua, thảng hoạc cũng xuất hiện vài chùm hoa xim tím ngắt. Nhưng, điều đó đâu phải là một điều gì kì lạ, một cảnh sẵc có thể làm mê đắm lòng người

- Cậu… thấy có cái gì ngoài đó mà thộn cả mặt ra thế hả?

- Thấy gì đâu… A, hình như ngoài kia có mấy con bướm

- Bướm ong gì? - Trung đoàn trưởng nháy mắt cười - Hình như mấy cô dân quân ngoài trận địa phòng không đang ám ảnh cậu chứ gì?

Dân bỗng dưng đỏ bừng mặt

-Em... em có để ý gì đâu ạ

- Trai tráng như cậu thấy gái mà không tít mắt lại mới là chuyện lạ. Thôi,làm cho xong việc đi. Ngày mai tớ phải mang bản kế hoạch huấn luyện bổ sung này lên báo cáo sư đoàn rôi đó.

- Hải Đông đày em rồi, thủ trưởng ơi - Dân chỉ tập bản đồ ngao ngán lắc đầu - Việc vẽ vời đáng ra anh ấy phải đích thân làm. Thế mà lại đùn cả cho em.

- Trưởng ban của cậu cùng với trung đoàn phó còn đang lặn ngụp ngoài thực điạ với cánh trinh sát kia kìa. Những tấm bản đồ vùng rừng núi phía Tây Quảng Bình này cũ quá rồi. Có lẽ có từ thời còn thằng Tây kia, còn rất nhiều đặc điểm chưa được ghi chú lại. Muốn đưa bộ đội lên đó rèn luyện thì phải đạp lại địa hình thôi

Liếc nhìn tập văn kiện đang hoàn thiện, Dân bỗng quay sang trung đoàn trưởng hỏi

- Thủ trưởng ơi, sao sư đoàn ta mang tiếng là sư đoàn Đồng bằng mà chỉ thấy huấn luyện tác chiến rừng núi mãi thế này ạ

Trung đoàn trưởng cười

- Thì cậu không nghe các cụ nói nước ta có tam sơn, tứ hải, nhất phần điền là gì. Nước mình có ba phần rừng núi, bốn phần sông biển nhưng lại chỉ có một phần đồng bằng thôi. Từ hồi vào đánh Mỹ tới nay, sư đoàn mình tác chiến vài chục trận, cũng chỉ có vài ba trận được đánh lớn ở đồng bằng thôi. Còn lại, vẫn chủ yếu phải quần nhau với thằng Mỹ ở những vùng rừng núi dấy thôi

Nghe thủ trưởng nói vậy thì Dân cũng ngầm hiểu rằng lần ra quân sắp tới chắc chắn đơn vị anh lại quần nhau với giặc trên những vùng núi cao rừng thảm. Quả nhiên trung đoàn trưởng lại quay sang hỏi

- Năm ngoái khi đánh địch nhảy cóc ở những dãy cao điểm phía Tây Quảng Trị cậu còn là lính trinh sát sư đoàn nhỉ

- Vâng ạ. Hồi đó, sau khi rời trung đoàn lên sư em phụ trách đội một đội trinh sát chuyên luồn rừng nắm địch cho trung đoàn 2 đánh địch nhảy cóc trên các cao điểm. Thằng Mỹ cũng ghớm thật, mùa mưa mà chúng nó vẫn cả gan tổ chức đổ quân ra những cao điểm phía sau lưng đội hình tác chiến của mình.Bám được tụi nó cũng nhọc. Bây giờ thì tụi Mỹ đang “Việt nam hoá “. đẩy bọn lính ngụy ra chịu trận. Nhưng tụi nó thì sưc mấy mà dám nhảy kiểu đó ạ?

- Chưa hẳn thế đâu… Sư đoàn dù ngụy Sài Gòn cũng được trang bị đến tận răng đấy cậu ạ. Coi chừng, không sóm thì muộn sư đoàn mình cũng sẽ đối mặt với tụi nó. Ban tác chiến các cậu phải tìm hiểu, thu thập thêm tin tức về thằng dù này mới được.

Trung đoàn trưởng nói tới đó thì một cán bộ chỉ huy cao, gầy, đôi mắt thô lố, sáng rực bước vào

- Trung đoàn trưởng vừa nói về bọn dù Mỹ hay dù Ngụy đấy ạ?

Trung đoàn trưởng quay lại và vui vẻ reo lên

- A Thịnh… vào rồi đấy à? Sao nhanh thế, ngày mai cậu mới hết phép kia mà.

Dân cũng nhận ngay ra đó là tiểu đoàn trưởng Kiều Bá Thịnh, một trong số những cán bộ may mắn được sư đoàn cho đi phép sau ngày sư đoàn từ chiến trường Bắc Quảng Trị rút ra ngoài này để nghỉ ngơi, củng cố

- Tôi phải căn trước một ngày để trừ hao đấy, trung đoàn trưởng ạ. Đường xá tệ quá. Từ đây ra đến Thanh Hoá chỗ nào cũng bị máy bay nó đánh nát bấy. Mình khắc phục chưa được bao nhiệu. Hễ mưa một trận là tắc hết mọi ngả đường. Tính ra cấp trên cho nghỉ phép 10 ngày thì đi về mất tám ngày, ở nhà với vợ được đúng hai ngày ba đêm. Với lại, tôi phải vào thì thằng Pho mới có cơ hội đi phép.

- Pho vừa đi hôm qua rồi - Trung đoàn trưởng Tiên phô - Tớ quyết định cho nó thêm năm ngày nữa. Lần này về mà không làm ăn gì được thì chớ có trách.

- Thế thì hay quá. Nó đáng được ưu tiên. Kể ra lần trước không bận đợt tập huấn chính trị thì tôi nhường nó đi trước rồi.

Trung đoàn trưởng Tiên bỗng nhìn thẳng vào mắt Thịnh hỏi

- Này, tớ hỏi thật. Cái vết thương ở bẹn không làm thằng Pho mất khả năng đàn ông đấy chứ?

Thịnh phá lên cười

- Mất làm sao được? Hồi nó còn nằm ở quân y Mặt trận bọn em lên thăm đã cẩn thận hỏi dò cô y tá chuyên thay băng cho nó rồi. Mà phải mất hai chéo dù hoa cô ấy mới nói thật đấy. Cô ấy bảo, những hôm mới vào,vết thương còn đau thì không sao, nhưng mấy hôm nay thì khác lắm rồi. Mỗi lần thay băng hễ cô ấy chạm vào một cái là đồ đạc của cậu ấy dựng đứng lên ngay. Như thế là lưỡi dao của thằng Mỹ đen chẳng ăn thua gì rồi, cụ ạ

Thịnh vừa kể chuyện một cách hồn nhiên vừa thả cái túi mìn Claymo đeo bên sườn xuống, lấy ra một cái bọc vuông vắn đưa cho trung đoàn trưởng

- Cái này là của chị gửi cho anh. Chị nói có it thuốc và mấy thứ linh tinh. Dĩ nhiên có cả thư của chị và các cháu nữa. Còn cái này - anh đưa thêm cho trung đoàn trưởng một bọc nhỏ hơn - là của nhà em gửi biếu anh. Kẹo dồi chó, đặc sản quê em chứ chẳng có gì đâu.

Nhìn thấy Dân đang ngồi bên tập bản đồ, anh liền bước tới rút từ trong túi ra một bao thuốc lá Điên Biên

- Cậu hút với tớ đíếu thuốc cho vui. Gọi là có chút quà hậu phương. Mà này, cậu cũng có quà đấy. Tý nữa thì tớ quên béng đi mất.

- Em…cũng có quà à? - Dân ngạc nhiên hỏi - Ai gửi thế ạ?

- Mẹ cậu chứ ai? Ra tới Hà Nội, đang lang thang tìm xe lên Sơn Tây thì tớ chợt nhớ tới thằng Thông. Thế là tớ quyết định rẽ xuống làng Cót tìm đến thăm bố mẹ nó. -Thịnh bỗng thở dài - Thật ra… mình không nên đến thì hơn. Nhìn thấy mình, chưa kịp nói gì thì bà mẹ cậu ấy đã lăn ra ngất xỉu… Sau đó lại đến các bà chị, bà cô… Biết bao nhiêu là nước mắt? Xã mới báo tử nó được vài tháng. Mình mò đến đó làm gì cơ chứ?

Trung đoàn trưởng Tiên an ủi

- Thì… đến thăm gia đình đồng đội đã hi sinh cũng là hợp đạo nghĩa chứ sao? Đối với thân nhân của họ thì dù chỉ một vài câu chuyện, một vài hồi ức, kỉ niệm về người đã ra đi, cũng là quí lắm rồi. Để họ an tâm rằng con cái họ đã hi sinh anh dũng trên chiến trường thật, chứ không phải chỉ như rơi vào một cái hố đen thăm thẳm vô tăm tích của chiến tranh.

Thịnh mở ba lô lôi ra một gói nhỏ đưa cho Dân

- Mẹ cậu đich thân vượt hơn năm chục cây số mò đến tận nhà tôi để gửi cái gói này cho cậu đấy. Hôm gặp mẹ cậu ở nhà Thông, tôi cũng chỉ kịp nói vôi bà ấy rằng cậu khoẻ, còn nguyên cả chân tay và rất tiến bộ. Thế thôi. Vì mẹ cậu còn bận an ủi, trong nom mẹ cậu Thông. Bà ấy lên nhà tôi buổi sáng, ở lại ăn cơm với vợ chồng tôi, chiều mới về. Hỏi liên tục về cậu, báo hại tôi phải bịa ra hàng trăm câu chuyện về cậu để hầu chuyện bà ấy. Vì thực ra, tớ có biết gì nhiều về cậu đâu cơ chứ?

Dân đột nhiên lo lắng hỏi

- Vậy… anh bịa ra những chuyện gì về tôi?

Thịnh nhăn mặt xua tay

- Bố ai mà nhớ được. Đại loại những chuyện gì mà bà ấy thích nghe. Tỷ như chuyện cậu trẻ tuổi, lại thông minh tuấn tú, đích thị trai Hà Thành nên đi đến đâu con đàn bà con gái cũng bu đến như trấu. Chuyện vợ con cho chú ấy thì bà khỏi lo. Không chừng đến ngày đánh Mỹ xong, chú ấy không chỉ mang về một lô một lốc huân chương mà còn dẫn về Hà Nội cho bà hàng chục đứa cháu nội ấy chứ!

Thịnh vừa nói vừa cười ha hả khiến Dân cũng tin rằng những chuyện anh nói chỉ là để nói cho vui thôi. Tuy vây, trong lòng anh bỗng cồn lên một nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương da diết. Có một câu hỏi đau đáu trong lòng nhưng anh không dám hỏivì anh rất sợ nghe câu trả lời, nhất là từ miệng một người nổi tiếng là thẳng thắn trung thực như anh Thịnh. Đó là về cha anh? Không biết từ ngày anh ra đi tới nay ông ấy có còn rượu chè bê bết, ngày nào cũng say xỉn về nhà hành hạ vợ con nữa hay không? Dường như đoán được tâm trạng của Dân, tiểu đoàn trưởng Thịnh bước tới vỗ nhe vào lưng anh, an ủi

- Yên trí đi. Mẹ cậu có dặn tôi nói với cậu rằng hồi này bố cậu đã tiến bộ hơn nhiều rồi. Bằng chứng là xã người ta đã dám giao cho bố cậu làm bảo vệ, chuyên lo đánh kẻng báo động và báo giờ lên xuống lớp ở trường cấp 1 của làng. Thế là yên tâm rồi nhé. Cậu em trai của chú mày thì đã lấy vợ rồi,cô bé có nghề làm máy khâu, được nhận hàng của nhà máy may Chiến Thắng về làm gia công. Vừa kiếm được tiền vừa giúp mẹ lo việc nhà.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: ancakho trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 06:43:36 pm
Dân như trút được gánh nặng, vội châm điéu thuốc Thinh vừa cho, hút ngon lành. Tiểu đoàn trưởng Thịnh ngồi xuống chiếc ghế gỗ và bắt đầu thao thao kể chuyện hậu phương. Cái giọng Sơn Tây của anh vốn dĩ đã khó nghe, vào những lúc xúc động dạt dào như thế này lại càng khó nghe hơn. Để mặc cho anh ta ba hoa một hồi, trung đoàn trưởng mới đột ngột ngắt lời.

- Thôi được rồi… Nhưng tớ hỏi thực, mẹ thằng cu Thành hồi này có còn ghen với cái cô giáo người Mường trong Lương Sơn ngày nào nữa không?

- Thôi, chứ còn ghen tuông gì nữa.Mà người ta cũng đi lấy chồng rồi.

Trung đoàn trưởng nháy mắt hỏi dồn

- Làm sao mà cậu biết?

- Thì… em cũng chỉ… hỏi thăm thôi!

- Như vậy là vẫn còn vương vấn rồi nhé!

Đó là câu chuyện xảy ra từ năm 1967, khi trung đoàn đang luyện tập để chuẩn bị đi chiến trường. Hồi ấy Thịnh đang còn là trung đội trưởng ở một đại đội chủ công. Trong đại đội còn có chú em ruột của vợ Thịnh là chiến sĩ trinh sát của tiểu đoàn. Chẳng may thế nào, một hôm cậu em trinh sát vớ được ông anh vợ đang tình tự trong ruộng mía với một cô giáo trẻ trong bản Mường gần đó. Cậu không báo cáo tổ chức nhưng nhân lần về tranh thủ liền mang câu chuyện đó ra kể với bà chị gái. Thế là bà chị nổi ba máu sáu cơn, tốc một mạch từ Sơn Tây vào Hoà Bình, nơi sư đoàn đang rèn quân để chuẩn bị đi B. Vào tới nơi cô không gặp chồng ngay mà lập tức đến tận trường tìm cô giáo người Mường. Không ai biết sự thể cuộc gặp gữ ấy diễn ra thế nào, nhưng vào một buổi chiều anh chàng đang chỉ huy bộ đôi tập luyện trên thao trường thì cả vợ và người tình cùng đột ngột xuất hiện. Anh chàng sợ tái mặt, nhưng đã khôn ngoan túm lấy ông Tiên, lúc đó là tiểu đoàn trưởng đng có mặt trên thao trường, thành thật năn nỉ.

- Thủ trưởng ơi… Cứu em với. Làm thế nào mà nhà em nó… đưa được cả cái cô giáo Vang ra tận đây kìa!

Trước đó, ông Tiên cũng đã nghe anh em trong đơn vị xì xào bàn tán về chuyện anh chàng Thịnh này thường hay di về, lui tứi chõ các cô giáo ở trường cấp 1 trong bản. Hoá ra chuyện này… có thật… và không đơn giản tí nào. Là người nhanh trí ông lập tức tháo ngồi nổ bằng cách bước xuống chân đồi, tìm cách ngăn hai người đàn bà lại.

- Xin lỗi hai chị… anh em đang tập luyện, không ai được vào thao trường.Mời hai chị về nhà khách Ban chỉ huy tiểu đoàn. Tập xong, anh Thịnh sẽ về ngay. Tôi sẽ tiếp các chị.

Rồi ông vui vẻ như không hề biết chuyện gì. vừa đi vừa nói chuyện về sự tài giỏi của trung đội trưởng Thịnh trong luyện quân, nào là chuyện trung đội anh ta liên tục là đơn vị tiên tiến trong nhiều tháng, nào là cả trung đội vừa bắn đạn thật đạt loại giỏi, nào là tay Thịnh này rất có triển vọng, còn tiến xa. Nhưng anh chàng cũng có cái tật dẻo mỏ, lại là cây tấu hài rất có duyên, lại giỏi công tác dân vận, nên đi tới đâu cũng được nhân dân yêu mến

- Thảo nào mà… có người chết mê chết mệt người ta. Đến nỗi, biết người ta vợ con bề bề rồi mà cũng cứ lăn vào!

- Cô nói sao… Cái anh chàng Thịnh này lại dám làm những chuyện bậy bạ như thế cơ à? Được, cô cứ để đó cho tôi. phen này tôi sẽ cho nó ra bã

Cô vợ bỗng khựng lại

- Là sao hả anh?

- Tôi sẽ kỉ luật cho sặc gạch… Chứ quân nhân của tiểu đoàn này không thể có những biểu hiện vi phạm đạo đức như vậy được

Chị vợ sợ tái mặt

- Nhưng nhà em… mới chỉ… là… em chỉ nói đùa thế thôi chứ đã có gì đâu ạ?

Ông tiểu đoàn trưởng gật gù

- Chị nói thế thì… tôi yên tâm rồi.Cứ tưởng cái thằng Thịnh nó đã làm chuyện gì bậy bà rồi. A, mà hình như cô này….

- Cô ấy… - Vợ Thịnh nhìn cô giáo rồi nhanh miệng giải thích - Chả là nhà em hỏi thăm đường vào đơn vị anh Thịnh… may quá, gặp cô này nhận là có quen biết các anh trong đơn vị anh Thịnh nên …đưa em vào đây

- Tốt lắm. Cám ơn cô nhé. Bây giờ thì cô có thể về được rồi, chị Thịnh ở lại đây chờ anh ấy cho trung đội kiểm tra xong thì sẽ về.

Cô giáo người Mường mặt đỏ như gấc, lúng búng chào hai người rôi vội vã quay về.

Thế là anh trung đội trưởng Thịnh ngày ấy đã thoát hiểm. Bây giờ nghe trung đoàn trưởng nhắc lại chuyện cũ, Thịnh bỗng thấy nao lòng. Từ ấy đến nay anh luôn nhớ ơn người thủ trưởng đã cứu mình một bàn… thua trông thấy.

- Hồi đó… kể ra thì… em cũng hơi quá đà thật. May mà vợ em cũng nhanh quên. Với lại ngày đó đơn vị cũng đang rụch rịch chuẩn bị đi chiến trường, vợ chồng biết còn gặp nhau được mấy lần nữa mà giận hờn nhau cho mệt.

Dân từng biết ở trung đoàn này trung đoàn trưởng Đồng Duy Tiên được cán bộ chiến sĩ yêu mến, tin cậy vì nhiều phẩm chất tốt đẹp, trong đó có tấm lòng đại lượng, bao dung. Tuy vậy, khi vào trận ông lại là người rất nghiêm khắc, quyết đoán. Đặc biệt ông dị ứng với những biểu hiện yếu đuối, ươn hèn của cấp dưới. Nhưng khi còn là lính trinh sát của trung đoàn, Dân từng chứng kiến một lần trung đoàn trưởng đã phải rơi nước mắt. Đó là những ngày hè đỏ lửa và đẫm máu khi trung đoàn đang chiến đấu trong khu tứ giác ở cánh Đông chiến trường đường 9 - Bắc Quảng trị. Lúc đó ông còn là Tham mưu trưởng trung đoàn, trực tiếp chỉ huy các đơn vị của trung đoàn nhảy dù vào khu tứ giác xây dựng tuyến chốt liên hoàn trên đường quóc lộ số I và đường 9, trong đó có điểm chốt quan trọng tại Ngã tư Sòng. Sau năm ngày chiến đấu kiên cường, trung đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ thu hút một lực lượng lớn quân Mỹ thuộc sư đoàn Thuỷ quân lục chiến phải rời chiến trường Khe Sanh để về giải toả những diểm chốt liên hoàn mà trung đoàn đã cắm vào giữa khu yết hầu củ địch ở Đông Bắc thị xã Đông Hà. Nhưng sau năm ngày chiến đấu ác liệt trong vòng vây trùng điệp của dịch, trung đoàn cũng đã bị thương vong khá nhiều. Đến khi cấp trên xác định trung đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ, được phép rút lui khỏi khu tứ giác đề bảo toàn lực lượng thì số thương binh, liệt sĩ còn tồn đọng trong khu chiến khá là nhiều. Lực lượng vận taỉ, áng thương của sư đoàn không thể xuyên qua vòng vây của bọn thuỷ quân lục chiến để vào chi viện, quân số còn khoẻ mạnh của trung đoàn không thể đủ để đưa hết các liệt sĩ ra phía sau. Tham mưu trưởng Tiên đã phải ra một quyết định hết sức khó khăn là tất cả mọi người, từ chiến sĩ đến chỉ huy trung đoàn đều phải tham gia cáng thương, ưu tiên đưa hết thương binh ra, còn các liệt sĩ thì ông đành phải ra lệnh cho anh em chôn cất tại chõ rồi san bằng đi để xoá dấu vết, đề phòng khi địch trở lại sẽ xâm phạm tới thi thể của đồng chí mình. Mệnh lệnh của ông đã được thực hiện, nhưng sau khi đã san phẳng những ngôi mộ của các liệt sĩ, đánh dấu kĩ trên bản đồ, ông đã rũ xuống, ngồi chết lặng hàng giờ không nhấc nổi bước chân. Trên gương mặt ông, những dòng nước mắt tuôn lã chã. Dân và mấy chiến sĩ đi cùng bảo vệ chỉ huy cũng đèu ôm mặt khóc nức nở. Đêm hôm đó, trung đoàn đã bí mật luồn lách để thoát khỏi vòng vây trùng điệp của địch một cách an toàn. Đó là một cuộc lui quân kì diệu mà cán bộ chiến sĩ trung đoàn 3 không bao giờ quên. Sau chiến dịch, cấp trên đã tặng Huân chương chiến công hạng nhất cho trung đoàn, nhiều cán bộ, chiến sĩ cũng được tặng huân chương. Riêng Tham mưu trưởng trung đoàn xin không nhận bất kì hình thức khen thưởng nào. Trong cuọc họp Thường vụ Đảng uỷ trung đoàn để rút kinh nghiêm, khi có đòng chí đề nghị cấp trên xét tặng Huân chương cho Tham mưu trưởng, ông đã thẳng thắn nói rằng; đánh giỏi đén mấy, thắng to đến mấy mà phải bỏ các liệt sĩ lại trên trận điạ thì cũng là có tội, cấp trên chưa kỉ luật là may rồi, còn khen thưởng cái nỗi gì?

Hết chiến dịch Mậu thân, Dân được đề bạt trung đội trưởng trinh sát. Từ đó tới nay không có trận đánh nào anh không được đi cùng Tham mưu trưởng đi làm công tác chuẩn bị. Hai thày trò ngày càng trở nên thân thiết. Nhưng đến mùa mưa năm đó anh lại bị điều lên sư đoàn chỉ huy một đội trinh sát lùôn sâu nắm dịch trong chiến dịch “chống dịch nhảy cóc “ Đến khi sư đoàn được lệnh ra Bắc củng cố lực lượng, luyện tập bổ sung để chuẩn bị cho những nhiệm vụ mới thì Tham mưu trưởng được đề bạt làm trung đoàn trưởng, Dân cũng được sư đoàn trả về trung đoàn nhưng lại được điều lên Ban tác chiến làm trợ lí. Hôm anh lên nhận nhiệm vụ tại Ban tác chiến, trung đoàn trưởng đã tới để gặp mặt, động viên anh. Ông chỉ nhẹ nhàng vỗ vai anh và bảo.

- Cậu giỏi về bản đồ giỏi đi rừng. Tớ cần cậu về trên này để hỗ trợ chỉ huy trung đoàn trong những nhiệm vụ sắp tới.

Như vạy nên cái chuyện trung đoàn tiếp tục luyện tập bổ sung chiến thuật đánh địch trên đại hình rừng núi đâu phải là chuyện ngẫu hứng, nhất thời của người chỉ huy.

Chừng như cũng đã vơi chuyện, tiểu đoàn trưởng Thịnh xin phép về đơn vị, trung đoàn trưởng bắt tay anh một lần nữa rồi nói

- Tốt lắm, cậu về rất kịp thời. Vì kể từ ngày mai trung đoàn sẽ tiếp nhận thêm nhiều tân binh và bắt đầu chương trình luyện tập bổ sung các chiến thật đánh địch trên những địa hình rừng núi.

Tiểu đoàn trưởng Thịnh vừa khoác ba lô lên vai vừa nói

- Cầu trời lần này ra trận sẽ không phải trở lại cái vùng cát trắng phía Đông Quảng Trị. Thú thật với thủ trưởng cứ nằm mơ là tôi lại thấy mình rúc đầu vào cát để tránh pháo bầy từ biển bắn vào. Tỉnh dậy, mồ hôi tuôn ra ướt như tắm. Nếu được chọn thì tôi thích đánh nhau trên rừng hơn.


Tiêu đề: Re: Điểm sách-Bình sách
Gửi bởi: ancakho trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 06:45:30 pm
5

Trong trung đoàn 3, Kiều Bá Thịnh là một tiểu đoàn trưởng vào lọai cứng nhât. Đánh giặc thì rất lì, nhưng phải cái tính phong lưu, phóng khoáng, ăn nói thường không biết giũ gìn. Mấy tay trợ lí cơ quan trung đoàn rất ngại làm việc với Thịnh, vì mỗi khi xuống tiểu đoàn, anh nào ú ớ, uốn nắn chỉ trỏ không có lí là Thịnh phang liền.

Hôm nay Dân được phân công xuống theo dõi tiểu đoàn của Thịnh tập khoa mục đại đội bộ binh đánh địch phòng ngự lâm thời trên cao điểm. Thực ra đây là bài diễn tập cấp tiểu đoàn, nhưng mấy hôm nay đang còn phân đoạn để tiểu đoàn trực tiếp chỉ huy, uấn nắn các phân đôi nằm trong đội hình tiểu đoàn tấn công. Dân vừa ra đến bãi tập thì đã nghe thấy tiếng tiểu đoàn trưởng oang oang quát đại đội trưởng đại đội 3.

- Đánh đấm cái kiểu gì mà cứ giật cục, giật cục thế ông Giai. Trong tình huống này địch mới đỏ quân, phòng ngự lâm thời, công sự trận điạ chưa xây dựng vững chắc. Vì thế mở xong cửa, pháo bắn chuẩn bị vừa dứt là ông phải cho quân đánh ào lên ngay đi chứ

- Đoạn này sườn đồi dốc quá tiểu đoàn trưởng ạ - Đại đội trưởng Giai thanh minh

- Dốc cũng phải đẩy nhanh tốc độ lên. Nên nhớ rằng trong chiến đấu thì ngoài độ dốc ông còn phải đối đầu với bom pháo và cả hoả lực bắn thẳng của địch nữa. Lừng chừng ở cửa mở như vậy là nướng quân đấy.

Vừa nhìn thấy trợ lí Dân đi tới, Thịnh đã quay lại vặc ngay

- Này ông trợ lí cơ quan. Trên ấy thằng nào ra tình huống mà ngu thế không biết. Nếu tôi mà là thằng địch thì khi chiếm được cao điểm này rồi tôi sẽ cho ngay một trung đội với một khẩu súng máy, một khẩu cối 61 chốt trên cái mỏm yên ngựa kia, từ đó tôi dùng hoả lực xỉa xuống thì mũi chính diện của các ông có đến mùa quít cũng chẳng lên được cao điểm này.

Dân hiểu ý vội thanh minh

- Đấy sẽ là tình huống tiếp theo, anh Thịnh ạ

- Tiếp theo cái con khỉ… Thằng địch nó lại để cho các ông có thời gian mà nâng lên đặt xuống nữa hay sao. Đừng bao giờ nghĩ thằng địch nó ngu hơn mình.

Dân cho rằng ý kiến của Thịnh là có lí, rõ ràng ở đây cần có thêm một tình huống phải xứ lí song song với quá trình đánh chiếm mục tiêu chính

- Ông nói có lí đấy! Giả xử, khi đưa quân vào tiếp cận mục tiêu ông mới phát hiện ra rằng địch đã kịp cho quân bung ra chiếm mỏm yên ngựa bên phải đội hình của ông thì ông sẽ xử lí thế nào?

- Tôi sẽ sử dụng một lực lượng nhỏ bí mật tiếp cận. Ngay khi hoả lực ta bắn chuẩn bị trên hướng mục tiêu chính thì tôi sẽ cho cánh quân ấy xung phong đánh chiếm thật nhanh mỏm yên ngựa. Như thế vừa có tác dụng nghi binh thu hút địch về hướng đó trong khi quân của tôi đang tiếp cận, vừa bảo đảm rằng khi bộ đội của tôi vào tới vị trí xuất phát tiến công trên hướng chính sẽ không bị hoả lực của bọn nó xả chéo vào bên sườn

- Hay đấy - Dân vỗ tay khen - Để tôi về báo cáo với trung đoàn xin bổ xung chi tiết này vào phương án đẻ đến khi thao diễn cấp tiểu đoàn, các anh có thể áp dụng phương án đó.

Buổi trưa, trở về trung đoàn anh lâp tức báo cáo ý kiến bổ sung tình huống của tiểu đoàn trưởng Kiều Bá Thịnh với trung đoàn trưởng. Nghe xong, ông mỉm cười gật gù

- Tay này quả là có nhãn quan chiến thuật. Đó đúng là điều còn sơ hở trong phương án tác chiến của trung đoàn. Cậu cứ báo cáo với trưởng ban của cậu rằng tôi đồng ý bổ sung tình huống đó vào văn kiện diễn tập.

Buổi chiều Dân ghé qua trận điạ trực chiến của trung đội nữ dân quân. Thấy anh tới các “nữ pháo thủ “liền nhấp nháy nhau rồi hét toáng lên gọi trung đội trưởng

- Chị Miên ơi… Chị Miên! Cái nhà anh chủ lực đẹp trai lại đến để ”hợp đồng tác chiến “ đây này!

Miên chạy tới, hai má ửng đỏ.

- Có chuyện chi không anh? - Cô hỏi, mắt lúng liếng

- Không… tôi chỉ ghé qua… xem chị em có cần chi không?

- Nỏ cần chi mô… Tụi em nhớ phương án hiệp đồng với mấy anh rồi mà

- Vậy… thì tôi đi nghe

- Dạ… - Cô khẽ gật đầu rồi nói nhỏ - Nhưng tối nay em không phải trực trên trận đia. Anh có rỗi … qua chơi nghe!
---------------------
Cám ơn các bác Hộii nhà văn đã giới thiệu