Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Kiến thức quốc phòng => Tác giả chủ đề:: OldBuff trong 02 Tháng Tư, 2009, 07:25:43 pm



Tiêu đề: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 02 Tháng Tư, 2009, 07:25:43 pm
Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không

(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=4130.0;attach=3272;image)

Vào thời gian này tại một trận địa tên lửa phòng không đang trực ban nào đó, kíp chiến đấu đài điều khiển đang miệt mài rèn luyện hoặc sẵn sàng tại vị trí chiến đấu khi có lệnh chuyển cấp. Dù được đào tạo qua các lớp trắc thủ sơ cấp hay huấn luyện tại chỗ theo kiểu cầm tay chỉ việc, thì nhiệm vụ của họ luôn là nắm vững tính năng tác chiến và sử dụng thành thạo các loại vũ khí, khí tài được trang bị nhằm phát hiện và xử lý hiệu quả mọi tình huống trên không trong không phận mục tiêu được giao bảo vệ.

Chủ đề này giới thiệu một cách khái quát những kiến thức nhập môn của kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không.


-----------------
Ảnh: qdnd.vn




Tiêu đề: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 29 Tháng Giêng, 2010, 03:40:52 pm
Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không

Đài điều khiển tên lửa phòng không là tổ hợp các khí tài kết nối với nhau gồm hệ thống khí tài trinh sát mục tiêu, hệ thống khí tài tính toán phần tử bắn và hệ thống khí tài ngắm bắn và/hoặc điều khiển hỏa lực tiêu diệt mục tiêu.

Đài điều khiển tên lửa phòng không có thể sử dụng hệ thống khí tài trinh sát và khí tài ngắm dẫn bắn tên lửa phòng không theo phương thức thu phát bức xạ điện từ chủ động, thụ động hoặc hỗn hợp.

Dưới đây chúng ta cùng xem xét đài điều khiển tên lửa sử dụng phương pháp thu phát bức xạ điện từ chủ động bằng radar và thu phát bức xạ điện từ hỗn hợp bằng quang điện tử.


Tiêu đề: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 29 Tháng Giêng, 2010, 03:56:12 pm
Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không

Khái niệm ra-đa phòng không

Ra-đa là một thuật ngữ kỹ thuật viết tắt của cụm từ tiếng Anh “RAdio Detection And Ranging/Phương thức phát hiện và định vị vật thể bằng sóng vô tuyến”.

Thuật ngữ ra-đa cũng còn dùng để chỉ loại thiết bị điện tử phát đi các tín hiệu điện từ và xử lý các tín hiệu điện từ phản hồi nhằm phát hiện và xác định tham số của đối tượng phản hồi tín hiệu.

Loại ra-đa chuyên dùng vào mục đích quân sự nhằm thực hiện một hoặc toàn bộ các chức năng phát hiện, theo dõi, bám sát và điều khiển hỏa lực phòng không tiêu diệt phương tiện bay của đối phương được gọi là ra-đa phòng không.

Ra-đa phòng không cung cấp các tham số cơ bản về tọa độ mục tiêu như cự ly, hướng và độ cao.




Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 08:53:23 pm
Đài ra đa P37

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/Image2991.jpg)


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 10:06:05 pm
Vâng,xin phép thủ trưởng em cũng góp vài tấm hình về đài P-37,và bệ đạn Volga


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 10:47:49 pm
Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không

Khái niệm ra-đa phòng không

Ra-đa là một thuật ngữ kỹ thuật viết tắt của cụm từ tiếng Anh “RAdio Detection And Ranging/Phương thức phát hiện và định vị vật thể bằng sóng vô tuyến”.

Thuật ngữ ra-đa cũng còn dùng để chỉ loại thiết bị điện tử phát đi các tín hiệu điện từ và xử lý các tín hiệu điện từ phản hồi nhằm phát hiện và xác định tham số của đối tượng phản hồi tín hiệu.

Loại ra-đa chuyên dùng vào mục đích quân sự nhằm thực hiện một hoặc toàn bộ các chức năng phát hiện, theo dõi, bám sát và điều khiển hỏa lực phòng không tiêu diệt phương tiện bay của đối phương được gọi là ra-đa phòng không.

Ra-đa phòng không cung cấp các tham số cơ bản về tọa độ mục tiêu như cự ly, hướng và độ cao.




Xin phép được tiếp tục các thông tin về rada của thủ trưởng oldbuff:

       Quá trình nhận tin tức rada cơ bản có thể bao gồm các bước sau:
-   Phát hiện mục tiêu
-   Xác định tọa độ,tham số của chuyển động mục tiêu
-   Phân biệt mục tiêu
-   Nhận biết (địch-ta)
 
Có hai phương pháp nhận tin tức rada: chủ động & thụ động
 1-Rada chủ động: Cơ chế : Phát sóng (bức xạ sóng điện từ)-gặp mục tiêu& phản xạ -thu tín hiệu phản xạ.
    VD các đài rada chủ động : P-12,15,18,19,37 ....
 2-Rada thụ động :Cơ chế  : Không bức xạ điện từ mà chủ thu các tín hiệu búc xạ của bản thân mục tiêu.
   VD các đài rada thụ động: Có thể kể đến Kochulga 


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Hai, 2011, 10:15:14 pm
Bác oldbuf  viết tiếp topic này đi ạ!


  Ra đa ПPB-16A

Ra đa đo độ cao ПPB-16 có nhiệm vụ cảnh giới kiêm dẫn đường, có nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, bám sát các mục tiêu trên không, nhằm quản lý vùng trời, kịp thời phát hiện địch trên không và thông báo cho các đơn vị hỏa lực phòng không, dẫn đường cho máy bay chiến đấu bảo vệ bầu trời. Các loại ra này ít chịu ảnh hưởng nhiễu và hoạt động tốt trong nhiều điều kiện thời tiết.

-Vùng phát hiện  ε = 0,5 độ ÷ 30  độ tương ứng với
 H=100m - 4,5km
-KHả năng phát hiện:
+Về phương vị 3 độ
+Về cự ly  1500m
+Về góc tà 0,5 độ
-Độ chính xác:
+Về phương vị  0,2 độ
+về cự ly ±1000m
+ Về độ cao ±250m

-Độ rộng cánh sóng : 2,3 độ

-Chúc ngẩng anten -0,5-30 độ
Thời gian :
-Mở máy   3 phút
-Triển khai thu hồi 15 phút
-Khả năng cơ động
 +Đường tốt 35km/h
 +Đường xấu 25km/h
 
Biên chế kíp chiến đấu
+Đài trưởng 1
+Tiểu đội trưởng trắc thủ 1
+Trắc thủ 2


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Hai, 2011, 11:20:34 pm
1-Rada chủ động: Cơ chế : Phát sóng (bức xạ sóng điện từ)-gặp mục tiêu& phản xạ -thu tín hiệu phản xạ.
    VD các đài rada chủ động : P-12,15,18,19,37 ....

Em xin đưa thông số của các ra đa.

Rada P37:
Ra đa P-37 cảnh giới kiêm dẫn đường. Loại ra đa này được trang bị hệ thống xử lý sơ cấp và hệ thống xử lý thứ cấp (bắt và bám) tích hợp với đài điều khiển từ xa, trang bị máy tính mới hiện đại cùng màn hình màu độ phân giải cao, trang bị hệ thống nhận diện địch - ta.
P-37 có khả năng phát hiện các mục tiêu bay cũng như truyền dữ liệu mục tiêu cho các đối tượng sử dụng bên ngoài, có thể dùng trong phòng không, không quân và kiểm soát không lưu
Ra đa có khả năng phát hiện các mục bay rất thấp trong môi trường nhiễu và tác chiến điện tử mạnh, hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, trong giải nhiệt độ từ -40 đến +50 độ C, độ âm lên tới 98%, độ cao so với mực nước biển đến 3.000m. Ra đa có thể được vận chuyển trên khung gầm xe tải, xe lửa hay phương tiện thủy

-Vùng phát hiện  ε = 0,5 độ ÷ 28 độ
+Dmax = 400km
-KHả năng phát hiện:
+Về phương vị
 1 độ(ε= 20độ÷7độ)
 1,5độ(ε=7độ ÷22độ)
+Về cự ly  500m
-Độ chính xác:
+Về phương vị  0,5 độ
+Về cự ly  500m
-KHả năng phân biệt địch-ta (đài có hệ thống máy hỏi ) HP3-20
-Tham số:
+Độ rộng cánh sóng : 28 độ
+Tốc độ quay anten  3 vòng/phút
                              6 vòng/phút
+Chúc ngẩng anten 4,1 độ - 7,1 độ (dàn trên)
                            4,1 độ - 4,1 độ (dàn dưới)
Thời gian :
-Mở máy  + 7 phút Bình thường
              + 5 phút khẩn cấp
-Triển khai thu hồi 8h
-Khả năng cơ động
 +Đường tốt 35km/h
 +Đường xấu 20-25km/h
 +Vượt cua với bán kính 15m
 +Vượt dốc với bán kính <15 độ

Biên chế kíp chiến đấu
-Đài trưởng 1
-Tiểu đội trưởng trắc thủ 1
-Trắc thủ 4


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 12 Tháng Hai, 2011, 08:30:40 am
Ra đa П-15M2

  Radar П-15M2 đã được xuất khẩu rộng rãi của Liên Xô để trong Khối hiệp ước Warsaw và các quốc gia đồng minh của Liên Xô thế giới thứ ba và khách hàng. radar này đã được sử dụng để hỗ trợ cho tổ hợp  SA-3, SA-4, SA-6 và tên lửa SA-8  như là một radar chỉ thị . P-15M không chỉ được sử dụng để nâng cao độ che phủ thấp, mà còn cho phép sử dụng radar ở địa hình rừng rậm, nơi chiều cao của tán lá vượt quá chiều cao của dàn  ăng-ten P-15.
 
-Vùng phát hiện  ε =  20 độ
+Dmax = 300km (thu A)
-KHả năng phát hiện:
+Về phương vị
 8 độ
+Về cự ly  2500m
-Độ chính xác:
+Về phương vị  ±20  độ
+Về cự ly  ±2000m
-KHả năng phân biệt địch-ta (đài có hệ thống máy hỏi ) HP3-15
-Tham số:
+Độ rộng cánh sóng : 20 độ
+Tốc độ quay anten   6 vòng/phút
- Tần số: 830 MHz
- Xung đầu ra: 270 kW
- Tần số lặp lại: 500-680 Hz
Thời gian :
-Mở máy  + 3 phút Bình thường
              + 2 phút khẩn cấp
-Nguồn điện sử dụng 1 pha ∼220 V 425hz
425hz
 Trọng lượng: 9.150 kg
 Chiều dài: 7300 mm
 Chiều rộng: 3100 mm
 Chiều cao: 3900 mm

-Triển khai thu hồi 10 phut
-Khả năng cơ động
 +Đường tốt 40km/h
 +Đường xấu 20km/h
 
Biên chế kíp chiến đấu
-Đài trưởng 1
-Tiểu đội trưởng trắc thủ 1
-Trắc thủ 1

Rada P19
Là bản nâng cấp của P15 chỉ khác P15 các thông số cơ bản sau:
-KHả năng phân biệt địch-ta (đài có hệ thống máy hỏi ) HP3-19
-Mở máy  + 3 phút Bình thường
              + 1,5 phút khẩn cấp
+Tốc độ quay anten   6 vòng/phút
                               12 vòng/phút
-Triển khai thu hồi 20 phut
-Nguồn điện sử dụng 3 pha ∼220 V 425hz
-Khả năng cơ động
 +Đường tốt 60km/h
 +Đường xấu 20km/h
 



Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 12 Tháng Hai, 2011, 11:26:08 am
Đ/c ngocdan_lep trợ giúp tớ trong lúc bận nhé! Đ/c có thể giới thiệu sơ bộ về các khái niệm cơ bản về phương vị, cự ly và góc tà trước khi giới thiệu hệ thống radar cụ thể.


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 12 Tháng Hai, 2011, 12:42:34 pm
Đ/c ngocdan_lep trợ giúp tớ trong lúc bận nhé! Đ/c có thể giới thiệu sơ bộ về các khái niệm cơ bản về phương vị, cự ly và góc tà trước khi giới thiệu hệ thống radar cụ thể.
Vâng thưa bác thủ trưởng ! Cháu  giải thích về các tham số trên ,bác thủ trưởng đính chính giúp ạ.
 
-Phương vị là theo phương ngang ,góc phương vị là góc giữa đường thẳng nối hình chiếu của mục tiêu trên mặt phẳng ngang và anten với hướng chuẩn (thường lấy phương bắc ) ,         góc βmt trên hình vẽ
-Góc tà là theo phương thẳng đứng (độ cao ),góc tạo bởi đường thẳng nối mục tiêu và anten với phương ngang, góc ﻍmt trên hình vẽ
-Cự ly :
+Cự ly nghiêng là khoảng cách giữa anten ten và mục tiêu Dnghiêng
+ cự ly ngang là khoảng cách anten và hình chiếu của mục tiêu trên mặt phẳng ngang Dngang


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 12 Tháng Hai, 2011, 01:45:45 pm
Xin phép thủ trưởng Buff, và đồng chí "lép", em có một số ý kiến thế này:
Góc tà và góc phương vị đó là cách gọi riêng của bộ đội tên lửa phòng không thôi, nói nôm na thì nó cũng hoàn toàn tương đương với tầm và hướng trong việc ngắm bắn các loại sụng,pháo bộ binh.(Tầm tương đương với góc tà, hướng tương đương với góc phương vị).
Về cách xác định góc tà, góc phương vị thì như đồng chí “lép” đã đưa ra.
Riêng về cư ly em xin có một vài bổ xung nho nhỏ sau.
Cự ly mục tiêu,ta có 2 tham số: cự ly nghiêng và cự ly ngang ( như hình vẽ chú thích của đồng chí “lép”.Để xác định được cự ly ngang,ta cần phải xác định được cự ly nghiêng. Việc xác định cự ly nghiêng tùy thuộc vào chủng loại rada (thụ động-chủ động):
•   Với rada chủ động,việc xác định cư ly nghiêng mục tiêu (không nhiễu) rất đơn giản chỉ là việc đo khoảng thời gian giữa xung phát và xung phản xạ,từ đó theo công thức tính quãng đường ta sẽ có được cự ly nghiêng mục tiêu.
•   Với rada thụ động, việc tính toán cự ly sẽ phức tạp hơn (về nhiều thứ). Với hức năng của rada thụ động thì khi hoạt động độc lập nó hoàn toàn không thể xác định cự ly mục tiêu mà chỉ có thể phát hiện phương vị,góc tà của mục tiêu. Để có thể xác định được cự ly, cần có n đài rada thụ động cùng tham gia (n>1). Việc xác định cự ly khi này sẽ không còn thuần túy theo công thức xác định cự ly như của đài chủ động nữa mà sẽ sử dụng việc giao hội các tham số của các đài rada để xác định cự ly mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 12 Tháng Hai, 2011, 02:17:04 pm
Xin phép thủ trưởng Buff, và đồng chí "lép", em có một số ý kiến thế này:
Góc tà và góc phương vị đó là cách gọi riêng của bộ đội tên lửa phòng không thôi, nói nôm na thì nó cũng hoàn toàn tương đương với tầm và hướng trong việc ngắm bắn các loại sụng,pháo bộ binh.(Tầm tương đương với góc tà, hướng tương đương với góc phương vị).
Về cách xác định góc tà, góc phương vị thì như đồng chí “lép” đã đưa ra.
Riêng về cư ly em xin có một vài bổ xung nho nhỏ sau.
Cự ly mục tiêu,ta có 2 tham số: cự ly nghiêng và cự ly ngang ( như hình vẽ chú thích của đồng chí “lép”.Để xác định được cự ly ngang,ta cần phải xác định được cự ly nghiêng. Việc xác định cự ly nghiêng tùy thuộc vào chủng loại rada (thụ động-chủ động):
•   Với rada chủ động,việc xác định cư ly nghiêng mục tiêu (không nhiễu) rất đơn giản chỉ là việc đo khoảng thời gian giữa xung phát và xung phản xạ,từ đó theo công thức tính quãng đường ta sẽ có được cự ly nghiêng mục tiêu.
•   Với rada thụ động, việc tính toán cự ly sẽ phức tạp hơn (về nhiều thứ). Với hức năng của rada thụ động thì khi hoạt động độc lập nó hoàn toàn không thể xác định cự ly mục tiêu mà chỉ có thể phát hiện phương vị,góc tà của mục tiêu. Để có thể xác định được cự ly, cần có n đài rada thụ động cùng tham gia (n>1). Việc xác định cự ly khi này sẽ không còn thuần túy theo công thức xác định cự ly như của đài chủ động nữa mà sẽ sử dụng việc giao hội các tham số của các đài rada để xác định cự ly mục tiêu.

Cái đỏ này theo mình biết  thì  n>3 chứ đồng Duongthanhvan   ??? Vì bình thường phải có ít nhất 2 trạm trinh sát thụ động đặt cách nhau một khoảng D nào đó  mới xác định được phương vị,góc tà theo phương pháp giao hội hoặc phương pháp tam giác đạc.


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 12 Tháng Hai, 2011, 02:26:34 pm
Đ/c "lép" : n>1 là xét về thuần lý thuyết tuyệt đối,giao của 2 đường mà đ/c. ;D
Còn thực tế thì... ;D em mời các thủ trưởng ;)


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 12 Tháng Hai, 2011, 03:22:31 pm
Đài Ra đa bước sóng mét:

Ra đa P12


Các đài ra đa p12,p18 thường được sử dụng để hỗ trợ chỉ thị mục tiêu ban đầu cho tổ hợp tên lửa Sam2  .Nó thường đặt trước hoặc sau hệ thống an ten phát (xe PB của Sam2) khoảng 500m .Tin tức từ ra đa P12(P18) sẽ đưa đến xe điều khiển YB ,Tùy theo mức đầy đủ của thông tin mà Sĩ quan điều khiển tên lửa có thể quyết định phương án sục sạo : vượt trước,sục sạo quạt ,ss tròn.
-Vùng phát hiện  ε = 1,5- 30 độ
+Dmax = 400km
+Hmax =25 km
-KHả năng phát hiện:
+Về phương vị
 10 độ
+Về cự ly  2000m
-Độ chính xác:
+Về phương vị  ±2  độ
+Về cự ly  ±1000m
-KHả năng phân biệt địch-ta (đài có hệ thống máy hỏi ) HP3-12
-Tham số:
+Độ rộng cánh sóng : 30 độ
+Tốc độ quay anten   2vòng/phút
                               4vòng/phút
                               6vòng/phút
+Chúc ngẩng anten  0-2 độ

Thời gian :
-Mở máy  + 6'
              +Chuyển tần 8''
-Triển khai thu hồi 1,5h
              
-Nguồn điện sử dụng 3 pha ∼220 V 50hz
Khả năng cơ động
+Đường tốt 35km/h
+Đường xấu 20km/h
+Vượt cua bán kính >= 15m
-Biên chế 1 kíp chiến đấu :
+Đài trưởng 1
+Tiểu đội trưởng trắc thủ 1
+Trắc thủ  2
+Điện công 1

Ra đa P18  
Là bản nâng cấp của P12 do đó hình dáng khá giống nhau (P18 kích thước anten lớn hơn)
Các tham số khác so với p12
-Vùng phát hiện  ε = 1 - 30 độ
+Dmax = 270km
+Hmax =30 km
-KHả năng phát hiện:
+Về phương vị
 6-8độ
+về độ cao 0,5 độ
-Độ chính xác:
+Về phương vị  ±1,5  độ
+Về cự ly  ±1800m
-KHả năng phân biệt địch-ta (đài có hệ thống máy hỏi ) HP3-12H
-Tham số:
+Độ rộng cánh sóng : 30 độ
+Tốc độ quay anten   2vòng/phút
                               4vòng/phút
                               6vòng/phút
+Chúc ngẩng anten  -5-15 độ
- Xung đầu ra: 180kW
Thời gian :
-Mở máy  + 3'
            
-Triển khai thu hồi 1h
              
-Nguồn điện sử dụng 3 pha ∼220 V 50hz
Khả năng cơ động
+Đường tốt 40km/h
+Đường xấu 25km/h
+Vượt cua bán kính >= 15m


 


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 12 Tháng Hai, 2011, 05:37:02 pm
•   Với rada thụ động, việc tính toán cự ly sẽ phức tạp hơn (về nhiều thứ). Với hức năng của rada thụ động thì khi hoạt động độc lập nó hoàn toàn không thể xác định cự ly mục tiêu mà chỉ có thể phát hiện phương vị,góc tà của mục tiêu. Để có thể xác định được cự ly, cần có n đài rada thụ động cùng tham gia (n>1). Việc xác định cự ly khi này sẽ không còn thuần túy theo công thức xác định cự ly như của đài chủ động nữa mà sẽ sử dụng việc giao hội các tham số của các đài rada để xác định cự ly mục tiêu.


Radar thụ động có nhiều loại, trong đó có loại chỉ cần 1 đài thu và cũng có loại chỉ cần 1 đài thu cũng xác định được các tham số cự ly, phương vị và góc tà của mục tiêu ;)


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 12 Tháng Hai, 2011, 08:41:59 pm
Radar thụ động có nhiều loại, trong đó có loại chỉ cần 1 đài thu và cũng có loại chỉ cần 1 đài thu cũng xác định được các tham số cự ly, phương vị và góc tà của mục tiêu ;)
Nếu xác định góc tà và phương vị mục tiêu bằng 1 radar thụ động thì em hiểu cơ chế, nhưng xác định cự ly thì em chưa rõ
Thủ trưởng giải thích thêm về cơ chế xác định cự ly của loại radar thụ động sử dụng 1 đài này đi ạ ?


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Hai, 2011, 08:54:49 pm
Thủ trưởng giải thích thêm về cơ chế bắt mục tiêu của loại radar thụ động sử dụng 1 đài này đi ạ ?
----------------------
 Một trong những cơ chế này là "giả lập". ;D


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Hai, 2011, 09:09:05 pm
Thủ trưởng giải thích thêm về cơ chế bắt mục tiêu của loại radar thụ động sử dụng 1 đài này đi ạ ?
----------------------
 Một trong những cơ chế này là "giả lập". ;D

"Giả lập" theo phương pháp gì thủ trưởng ơi?


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Hai, 2011, 09:22:09 pm
Hì, radar thụ động căn cứ vào cơ chế giao hội để xác định tham số mục tiêu, khi chỉ có một đài người ta có thể sử dụng các loại máy thu tín hiệu khác (không phải radar) để giả lập thành n đài. Vấn đề ở đây là đồng bộ tần số thu giữa đài radar và các máy thu khác như thế nào, cách tiếp nhận và xử lý thông tin giữa đài và những máy thu kia ra sao,... mà thôi! ;D


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Hai, 2011, 09:28:12 pm
Hì, radar thụ động căn cứ vào cơ chế giao hội để xác định tham số mục tiêu, khi chỉ có một đài người ta có thể sử dụng các loại máy thu tín hiệu khác (không phải radar) để giả lập thành n đài. Vấn đề ở đây là đồng bộ tần số thu giữa đài radar và các máy thu khác như thế nào, cách tiếp nhận và xử lý thông tin giữa đài và những máy thu kia ra sao,... mà thôi! ;D

Như thủ trưởng nói thì đó là mạng ra đa "bistatic" định vị nhiều trạm. Em tưởng còn cách dùng 1 trạm là thu sóng dội từ mục tiêu rồi so với nguồn phát chuẩn đã biết để đo cự li mục tiêu qua độ trễ chứ ạ?


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Hai, 2011, 09:36:08 pm
Thì tớ nói đó chỉ là một cách, nó tiện lợi ở chỗ là chỉ cần một radar thụ động xịn kết hợp với những máy thu khác (kể cả dân dụng) là cũng có thể xác định tương đối tham số của mục tiêu bay trước khi mở radar chủ động của hệ thống phòng không. ;D



Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 12 Tháng Hai, 2011, 10:42:45 pm
Thì tớ nói đó chỉ là một cách, nó tiện lợi ở chỗ là chỉ cần một radar thụ động xịn kết hợp với những máy thu khác (kể cả dân dụng) là cũng có thể xác định tương đối tham số của mục tiêu bay trước khi mở radar chủ động của hệ thống phòng không. ;D


Như bác thủ trưởng chỉ cần một radar thụ động xịn  nghĩa là một trạm thu và  trung tâm xử lý của nó cùng với các máy thu khác ít nhất là 2 được đồng bộ   thì cũng giống như việc
 bố trí các trạm ra đa thụ động phân tán xa nhau, khoảng 3 đến 4 trạm thành một cụm, máy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội, đồng thời mọi tín hiệu thu về, theo phương pháp định vị "vi sai thời gian tới của tín hiệu" trên các tam giác, tứ giác (số lượng trạm), sẽ xác định được rất nhanh toạ độ mục tiêu.
Nên về thuật toán xử lý là như nhau .Cháu lại hiểu ý thủ trưởng ở phía trên là một trạm rada thụ động hoạt động độc lập đấy ạ  ;D
  


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 13 Tháng Hai, 2011, 10:13:04 pm
Ra đa 1L13-3

1L13-3 họ Nê-bô SV được thiết kế để phát hiện và theo dõi mục tiêu trên không, bao gồm cả  mục tiêu tàng hình  tầm xa ,Xác định về quốc tịch ,tọa độ (Cự ly và phương vị)
Tổ hợp 1L13-3 được đặt trên 3 xe và hai xe kéo cho phép triển khai các radar ở nhiều nơi . Radar có hai trạm điều hành từ  xa (ở khoảng cách 500 m) .

-Vùng phát hiện  ε = 1,5- 20 độ
+Dmax = 350km
+Hmax =40 km
-KHả năng phát hiện:
+Về phương vị
 5 - 6 độ
+Về cự ly  2000m (không nhiễu)
               1000m (có nhiễu)
-Độ chính xác:
+Về phương vị  ±1  độ
+Về cự ly  ±600m
-KHả năng phân biệt địch-ta (đài có hệ thống máy hỏi )76E6
-Tham số:
+Độ rộng cánh sóng : 25 độ
+Tốc độ quay anten   3vòng/phút
                               6vòng/phút

Thời gian :
-Mở máy  + 3'
              +Chuyển tần 4''
-Triển khai thu hồi 45'
              
-Nguồn điện sử dụng 3 pha ∼220 V 400hz
+Công suất tiêu thụ 28kw
+Công suất phát 210 kw
Khả năng cơ động
+Đường tốt 40km/h
+Đường xấu 20km/h
+Vượt cua bán kính >= 12m
-Điều kiện hoạt động:
+   Nhiệt độ,  ± 50 độ C
+   độ ẩm 98%
+   chiều cao trên mực nước biển, 1000m
+   ổn định khi tốc độ gió lên đến 45 m / s
+   Cập nhật dữ liệu  tốc độ  10-20''
-Nhiễu:
+Gây nhiễu - không ít hơn 23dB
+Nhiễu tạp ít nhất là 45dB


-Biên chế 1 kíp chiến đấu :
+Đài trưởng 1
+Tiểu đội trưởng trắc thủ 1
+Trắc thủ  2
+Điện công 2
+Kỹ thuật viên ra đa 1
 Các bác có thể tham khảo về Rada ở đây http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6177.40.html
                                              http://www.ausairpower.net/APA-Acquisition-GCI.html  (http://www.ausairpower.net/APA-Acquisition-GCI.html)




Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: Triumf trong 14 Tháng Hai, 2011, 08:47:23 am
Đài Nebo-SV:
(http://farm5.static.flickr.com/4105/5041249966_04a2e3cf3d_b.jpg)


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 14 Tháng Hai, 2011, 03:53:40 pm
Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không

Các tham số tọa độ và đường bay của mục tiêu bay

Đài ra-đa cung cấp các tham số tọa độ và tham số đường bay của mục tiêu bay cho các hệ thống chỉ huy, kiểm soát không lưu, trực ban phòng không và điều khiển vũ khí phòng không. Các tham số tọa độ mục tiêu gồm: (góc) phương vị, góc tà và cự ly. Từ các tham số tọa độ mục tiêu theo trình tự thời gian, ta thu được tham số đường bay của mục tiêu.

Phương vị là hướng của mục tiêu so với đài phát, được đo bằng góc giữa đường thẳng theo hướng chuẩn của đài phát và đường thẳng nối đài phát với hình chiếu của mục tiêu trên mặt phẳng ngang đi qua đài phát. Góc phương vị được ký hiệu là β (beta), đơn vị độ (o) và có số đo trong cung 360o được tính theo chiều kim đồng hồ tính từ hướng chuẩn là phương vị 0o.

(http://scilib.narod.ru/Technics/Bazhanoff/images/050.gif)
Đo góc phương vị mục tiêu theo hướng chuẩn phương vị từ (minh họa "Что такое радиолокация" của Бажанов С.А http://scilib.narod.ru)


Hướng chuẩn trong phép đo phương vị là hướng chính bắc theo phương vị thiên văn. Tuy nhiên, một số nước cũng sử dụng hướng bắc theo phương vị trắc địa hay phương vị từ để làm hướng chuẩn. Ngoài ra, một số phương tiện chiến đấu như máy bay, tàu chiến, v.v, còn sử dụng hướng tương đối theo trục dọc của phương tiện chiến đấu để xác định góc phương vị mục tiêu.    


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 14 Tháng Hai, 2011, 04:35:42 pm
 Ra đa 55Zh6-1

55Zh6-1 họ Nê-bô UYe / Tall Rack 3-Chiều giám sát Radar
Đài 55Zh6UE Nebo-UE được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch ta, nhận dạng kiểu loại, xác định và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay của các loại mục tiêu bay gồm cả mục tiêu bay đường đạn, mục tiêu kích cỡ nhỏ và mục tiêu có hệ số phản xạ điện từ thấp cho các hệ thống khí tài chiến đấu hay màn hiện sóng của trắc thủ radar, radar có thể được sử dụng  cho kiểm soát không lưu.Tổ hợp ra đa 55Zh6UE được đặt trên 6 xe tải.

Thành phần của radar bao gồm:
- Antenna cột buồm trên ba xe kéo;
- Phần cabin;
- Máy phát điện Diesel.
Ngoài ra, có các thiết bị bổ sung (ED) trên một đơn vị vận chuyển riêng biệt cho phép bạn điều khiển radar từ một khoảng cách lên đến 1000 m

-Vùng phát hiện  ε = 1- 16 độ
+Dmax = 400km
+Hmax =40 km

 Loại máy bay chiến đấu không phát hiện mục tiêu phạm vi km:
+Độ cao 500 m ít nhất 65
+Độ cao 10.000 m  ít nhất 300
+Độ cao 20.000 m  ít nhất 400

-KHả năng phát hiện:
+Về phương vị
 3- 4 độ
+Về cự ly  500m
+Về độ cao 800m
-Độ chính xác:
+Về phương vị  ±1  độ
+Về cự ly  ±600m
+Về độ cao 850m
-KHả năng phân biệt địch-ta (đài có hệ thống máy hỏi )71E6P-1
-Số lượng các mục tiêu đồng thời theo dõi 100
-Tham số:
+Độ rộng cánh sóng : 16 độ
+Tốc độ quay anten   3vòng/phút
                               6vòng/phút

Thời gian :
-Mở máy  + 3'
              +Chuyển tần 4''
-Triển khai thu hồi 22h
              
-Nguồn điện sử dụng 3pha ∼220V 50hz
+Công suất tiêu thụ 200kw
+Công suất phát 500 kw
Khả năng cơ động
+Đường tốt 60km/h
+Đường xấu 20km/h
-Điều kiện hoạt động:
+   Nhiệt độ,  ± 50 độ C
+   độ ẩm 98%
+   chiều cao trên mực nước biển, 1000m
+   ổn định khi tốc độ gió lên đến 45 m / s
+   Cập nhật dữ liệu  tốc độ  10-20''
-Nhiễu:
+Gây nhiễu - không ít hơn 20dB
+Nhiễu tạp ít nhất là 45dB


-Biên chế 1 kíp chiến đấu :
+Đài trưởng 1
+Tiểu đội trưởng trắc thủ 1
+Trắc thủ  4
+Điện công 2
+Kỹ thuật viên ra đa 2
+Kỹ thuật viên máy nổ 1


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 14 Tháng Hai, 2011, 04:46:39 pm
Một số tài liệu pháo binh và cao xạ cũ của LX em từng đọc thấy có nói lấy hướng chuẩn theo chính Nam.


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 14 Tháng Hai, 2011, 04:48:34 pm
NEBO-UE của Đoàn radar 295 thuộc Sư  đoàn 363 - Đoàn phòng không Hải Phòng


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 14 Tháng Hai, 2011, 05:18:13 pm
Ra đa Vostok E

Bác OldBuff đã giới thiệu trong topic này:
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=356.290

Một số ảnh minh họa :
Hình đầu tiên là của bác Triumf  :D


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 14 Tháng Hai, 2011, 05:28:29 pm
Tiếp Vostok E


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 14 Tháng Hai, 2011, 10:16:15 pm
Các đài rada chủ động của NC khá đa dạng ,các bác có thông tin bổ xung thêm ạ  :D

Để kết thúc phần rada chủ động em bổ xung các khái niệm chung nhất về rada:

1.Định nghĩa
 -Rada là một lĩnh vực kỹ thuật mà trong đó người ta sử dụng các bức xạ điện từ (do phản xạ hoặc do chính môi trường bức xạ ra) để phát hiện đo đạc tọa độ cũng như tham số chuyển động của môi trường và từ đó đánh giá một số tính chất của môi trường .
-Mục tiêu rada :trên không, đất ,biển và mục tiêu thiên nhiên ,khí tượng
2.Nhiệm vụ
-Phát hiện :là dựa vào tín hiệu thu để đưa ra quyết định có hay không có mục tiêu
-Đo đạc :đo tọa độ ( R,  ε, β ) và tham số chuyển động của mục tiêu ( vận tốc V,gia tốc a)
-Phân biệt :là phát hiện tham số mục tiêu khi gần môi trường này còn có mục tiêu khác
-Nhận biết :địch hay ta nhờ máy hỏi.
3.Các cấp xử lý thông tin rada
-cấp 1 : sơ cấp ,gồm phát hiện và đo đạc toàn bộ mục tiêu .Thực hiện ở đài ra đa
-Cấp 2 : thứ cấp dùng tin tức tọa độ mục tiêu qua nhiều chu kỳ quan sát để xác định quỹ đạo chuyển động ,tăng chất lượng phát hiện
-Cấp 3: sử dụng tin tức nhiều trạm để tạo nên bức tranh toàn cảnh về mục tiêu trên không (ở sở chỉ huy quân chủng)
4.Phân loại rada
-Theo tính năng :cảnh giới ,dẫn đường,điều khiển hỏa lực ,khí tượng....
-Theo bước sóng :cm,dm,m,hồng ngoại
-Theo nguyên tắc hoạt động:chủ động,thụ động,bán chủ động
5.Tính năng kỹ chiến thuật
-Kỹ năng chiến thuật
+Vùng phát hiên:   Cự li: max-min
                           Độ cao:max-min
+Chu kỳ quan sát :thời gian để đài ra đa quét hết vùng quan sát 1 lần
+khả năng phân biệt theo vân tốc
-Độ tin cậy :Là khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong một khỏang thời gian xác định
+Khả năng chống nhiễu :là khả năng duy trì tính năng kỹ chiến thuật khi có nhiễu
-Tính năng kỹ thuật  
+Nguyên tắc xây dựng đài rada (pp nhận tín hiệu ,dạng dao động bức xạ ,phương pháp gia công tín hiệu )
+Tần số mang
+Qui luật điều chế của tín hiệu bức xạ
+Công suất bức xạ trung bình,đỉnh
+Dạng và độ rộng giản đồ hướng của anten thuộc các mặt phẳng
+độ nhạy máy thu
6.Phương pháp nhận tin tức rada
+Phương pháp chủ động :Rada bức xạ sóng điện từ và thu sóng phản xạ (có thể là hỏi đáp)
+Phương pháp thụ động :Rada thu và xử lý tín hiệu bức xạ của bản thân môi trường
7.Cự ly mục tiêu
   D=C.t/2
(t là thời gian giữ chậm tín hiệu từ khi phát tới khi nhận về ,C là tốc độ ánh sáng =3.10^8 m/s).
-Hướng của mục tiêu :dùng những an ten có bụng sóng hẹp
-Tốc độ xuyên tâm của mục tiêu :dựa vào hiệu ứng đốp le .



Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 15 Tháng Hai, 2011, 06:58:46 am
TỔ HỢP ĐÀI NHÌN VÒNG BẮT THẤP 3 THAM SỐ 39N6E KASTA-2E2

Nhiệm vụ
Tổ hợp đài nhìn vòng bắt thấp 3 tham số Kasta-2E2 được thiết kế cho nhiệm vụ kiểm soát vùng trời và cung cấp tình báo tham số cự ly, phương vị và độ cao của các loại mục tiêu bay (máy bay cánh bằng, trực thăng, phương tiện bay không người lái, tên lửa hành trình bay thấp hoặc bám đất cực thấp) có tiết diện phản xạ điện từ thấp trong điều kiện nhiễu địa hình địa vật và nhiễu khí tượng cường độ mạnh.

Tổ hợp đài di động linh kiện bán dẫn dùng trinh sát phát hiện mục tiêu bay thấp Kasta-2E2 có khả năng sử dụng cho các hoạt động quân sự và dân sự đa dạng như: hoạt động của hệ thống phòng không không quân, hoạt động phòng thủ bờ biển và giám sát biên giới, hoạt động điều phối không lưu và hoạt động giám sát vùng trời đỉnh sân bay.

Đặc điểm
Tổ hợp đài có thiết kế dạng khối linh kiện với khối phát dùng đèn bán dẫn, khối xử lý tín hiệu kỹ thuật số và đồng bộ có khả năng kháng triệt nhiễu tương tác điện từ của các khí tài điện tử khác hoạt động trong đội hình ở cự ly gần (khả năng kháng nhiễu đạt tới 50dB), khối kiểm chỉnh lỗi đồng bộ, khối an-ten thu phát gắn trên xe cao 14m để phát hiện mục tiêu bay thấp, khối an-ten thu phát trên xe kéo cao 50m, khối trạm điều khiển từ xa.

Cấu hình
Tổ hợp đài Kasta-2E2 gồm một xe khí tài thu phát, một xe an-ten xoay kèm trạm nguồn AD-30 và máy biến thế dùng nguồn điện lưới, một trạm nguồn điện diesel dự phòng đặt trên xe thùng kéo việt dã bánh hơi; 2 xe thùng kéo 1 cầu chở phụ kiện, một trạm điều khiển từ xa có khả năng điều khiển đài phát từ khoảng cách tới 300m.

Kasta-2E2 là tổ hợp đài hoạt động hiệu quả và ổn định, vận hành tiện lợi và an toàn, bảo dưỡng dễ dàng, thuận tiện khi vận chuyển trên các loại phương tiện giao thông, tính năng kháng nhiễu cao, có khả năng phát hiện từ cự ly xa các loại mục tiêu bay cỡ nhỏ bay thấp và chậm.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng, tổ hợp đài Kasta-2E2 còn có phiên bản dạng xe thùng kéo được chuyển giao đồng bộ để hoạt động cùng an-ten đặt trên tháp dạng cột kiểu Unzha.

Thông số kỹ thuật cơ bản:
Băng sóng: đề-xi-mét
Phạm vi trinh sát:
- Cự ly (km): 5 - 150
- Góc tà (độ): 25
- Phương vị (độ): 360
- Độ cao (km): 6
Cự ly phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar = 2m2 với cột an-ten cao 14/50m (km):
- Ở độ cao 100m: 41/55
- Ở độ cao 1.000m: 95/95
Sai số định vị mục tiêu
- Cự ly (m): 100
- Độ cao (m): 900
- Phương vị (phút góc): 40
Khả năng kháng lọc nhiễu địa vật (dB): 54
Số mục tiêu có thể bám sát đủ tham số cùng lúc (mục tiêu): 50
Thời gian trung bình giữa 2 lần phát sinh sự cố (giờ): 700
Nguồn điện (kW): 23
Thời gian hoạt động liên tục (ngày): không dưới 20


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Hai, 2011, 07:07:50 am
Rada thụ động Kochuga


Kolchuga do nhà máy Топаз thành phố Донецк sản xuất. Mỗi hệ thống này bao gồm ba thiết bị quét có thể bao quát được 32 mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển. Hệ thống Kolchuga cũng được cho là khó bị tấn công hơn các hệ thống khác vì nó hoạt động thụ động. Một số chỉ tiêu kỹ thuật: có thể phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 10 km ở cự ly 800 km, tầm hoạt động trung bình 600 km, độ nhạy 110-115 db/wat, hệ thống 5 ăngten hoạt động trong dải sóng dài. Radar chủ động phát sóng đến mục tiêu và nhận sóng phản xạ để xác định các thông số góc phương vị, góc tà và cự ly. Radar thụ động khi hoạt động không phát sóng, mà dựa vào việc thu bắt tất cả tín hiệu điện từ phát ra từ mục tiêu để phát hiện và bám bắt. Máy bay dù nhỏ đến đâu, dùng biện pháp tàng hình radar nào thì vẫn có thiết bị phát sóng vô tuyến để liên lạc với bên ngoài như: liên lạc vô tuyến với chỉ huy, với quân bạn, thiết bị đo cao vô tuyến, radar, hệ thống đường truyền số liệu và hệ thống đối phó, chế áp tên lửa phòng không...Radar định vị thụ động khai thác những yếu điểm này để phát hiện mục tiêu.

 Nguồn :http://hotrungnghia.multiply.com
Bài viết của bác Triumf về Kochuga rất đầy đủ và chi tiết :
http://ttvnol.com/gdqp/1265910 (http://ttvnol.com/gdqp/1265910)
Và một số đài rada thế hệ mới :
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=16390.10


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Hai, 2011, 07:39:56 am
Những vấn đề cơ bản về rada thụ động


So với rada chủ động ngoài những điiểm chung ,phương pháp rada thụ động còn có những đặc điểm riêng biệt khác .Do không biết trước được thời gian phát xạ nên việc xác định cự ly không thể thực hiện được bằng một thiết bị thu .Vì vậy để xác định tọa độ mục tiêu phải dùng một hệ các thiết bị thu với thiết bị gia công tín hiệu chung.Trong trường hợp dùng rada thụ động ta sẽ thu được tín hiệu trực xạ chứ không phải tín hiệu phản xạ cho nên việc phát hiện và đo dạc các tọa độ mục tiêu thuận lợi ,dẽ dàng hơn .Ngoài ra vì không phải phát xạ cho nên các rda thụ động bí mật hơn so với rada chủ động
  Nhược điểm chủ yếu của phương pháp rada thụ động là ở chỗ không biết trước dạng tín hiệu thu về cũng nhu không dự kiến trước có những loại nguồn phát xạ nào,do đó không thực hiên được việc thu tối ưu
   Phương pháp rada thụ động bao gồm :
       -Phương pháp đo góc .
       -Phương pháp đo cự ly.
       -Phương pháp đo góc và hiệu cự ly (đo kết hợp)
  Chúng ta sẽ lần lượt xét cụ thể từng phương pháp đó với giả thiết rằng các đài rada và mục tiêu nguồn bức xạ cùng nằm trog một mặt phẳng (ngang hoặc đứng).với giả thiết này xẽ đơn giản hóa vquas trình phân tích nguyên lý hoạt động mà không ảnh hưởn đấn bản chất của chúng .

1.Phương pháp đo góc
   Phương pháp này dực trên cơ sở đo góc (phương vị) của mục tiêu thông qua ít nhất hai điểm thu ,đặt cách nhau một khoảng dáy d.  (Hình vẽ)
  Vị trí của mục tiêu được xác định bằng cách tìm giao điểm của hai đường thẳng tạo bởi hai góc phương vị βA và βB


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Hai, 2011, 12:54:04 pm
2.Phương pháp đo hiệu cự ly
     Phuong pháp này dựa trên việc đo các khoảng cách từ nguồn phát xạ đến điểm thu .Phải có tối thiểu 3 điểm thu được dặt trên một đường thẳng để đo các hiệu cự ly Da-Dc và Db-Dc :hình 1
   Quỹ đạo các điểm hiệu cưc ly tới điểm thu (Da-Dc và Db-Dc là const ) bằng một đại lượng không đổi chính là những đường hypebol với tiêu điểm là các điểm thu A,B .như vậy tọa độ của cục tiêu được xác định bởi giao điểm của các đường hypebol này.

3.Phương pháp kết hợp
   Là đo góc đến nguồn bức xạ và đo hiệu cự ly đến các  điểm thu  Da-Db.
    Phương pháp này đòi hỏi ít nhất là 2 đài thu .Tọa độ mục tiêu là giao điểm của hai đường  : đường thẳng β và đường hypebol Da-Db=const : hình 2

   Hiện nay rada thụ động sử dụng các phương pháp định vị :
    -Hệ định vị tam giác đạc
    -Hệ định vị tương quan.
    


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Hai, 2011, 01:29:57 pm
3.Hệ định vị tam giác đạc
 
  Trong hệ định vị này người ta sử dụng phương pháp đo góc để xác định vị trí mục tiêu .Để đo phương vị các rada được dùng có cánh sóng tương đối nhọn ( thường là dải cm).
  Những số liệu nhânh được khi tiến hành đo của tất cả các đài thụ động được đưa về trung tâm xử lý ,gia công chung ,tại đó người ta sẽ thực hiện tính cự ly bằng công thức hoặc máy tính.
          D=d.(sinβb )/ sin(βb-βa)

nếu tại một trong hai điểm thu ta tiến hành đo thêm giá trị góc tà của mục tiêu thì có thể xá định được độ cao của nó .Hệ định vị tam giác đạc có :

Ưu điểm :
    -Dễ thực hiện trên cơ sở những đài rada có sẵn .
    -Có khả năng làm việc được với nhiều loại tín hiệu (nhiễu)
    -Không đặt ra yêu cầu cao đối với kênh truyền tin tức nghĩa là có thể dùng các kênh điện thoại hay các kênh vô tuyến thông thường .
  Nhược điểm  căn bản của hệ định vị kiểu này là khi xác định vị trí mục tiêu thường xuất hiện cái gọi là mục tiêu giả trong trường hợp có nhiều mục tiêu .Nguyên nhân là do các giao điểm phụ của của những đường thẳng phương vị .Hình 3 minh họa cho trường hợp có 2 mục tiêu M1,M2 mt thật .M3,M4 mt giả.
   Trong trường hợp có N mục tiêu thì số mục tiêu giả sẽ là : n=N(N-1)
   Để giảm số mục tiêu giả thì có thể làm như sau :
        +Tăng số đài thụ động M sao cho M > N
            Hình 4     M=3 ,N=2 loại trừ được mục tiêu giả
        +Bỏ qua mục tiêu giả  tren cơ sở phân tích quỹ đạo bay của mục tiêu (vì đuòng bay của mục tiêu giả thường ngắn hơn và đứt đoạn so với đường bay của mục tiêu thật ).
          +Đồng nhất hóa phương vị thu được
   Phương pháp Tam giác đạc thường sử dụng khi mục tiêu từ 5-10 .
     http://www.chiprate.co.uk/?cat=3 (http://www.chiprate.co.uk/?cat=3)
     http://www.bautforum.com/showthread.php/89434-Passive-Radar-Detection-At-Home (http://www.bautforum.com/showthread.php/89434-Passive-Radar-Detection-At-Home)
    


Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 15 Tháng Hai, 2011, 05:42:29 pm
Theo đề nghị của các sỹ quan và học viên sỹ quan phòng không, chủ đề được đổi tên thành "Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không"

Lấy hướng chuẩn chính nam theo phương vị từ được Liên Xô dùng từ Thế chiến 2 về trước.

Ngoài trực xạ, hệ thống radar thụ động còn có thể đo gián xạ bằng 1 trạm duy nhất nhờ so đồng bộ vi sai thời gian tới của tín hiệu đến từ nguồn trực xạ ngoại lai đã biết và từ mục tiêu phản xạ tín hiệu nguồn ngoại lai này.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Hai, 2011, 06:48:20 pm
4.Hệ định vị tương quan

   Khác với hệ định vị tam giác đạc,trong phương pháp này lượng tin tức thu được từ  các nguồn bức xạ được sử dụng triệt để hơn .Ngoài việc xác định hướng tại các điểm thu của hệ định vị tương quan còn tiến hành xử lý tương quan các tín hiệu thu được nhằm mục đích :
   -Đồng nhất hóa phương vị mục tiêu ( cự ly được đo bằng phương pháp đo góc )
   -Đo hiệu cự ly từ mục tiêu đến những điểm thu  (cự ly) lúc này đo bằng phương pháp hiệu cự ly hay phương pháp kết hợp.Hình sodo
  Từ hình vẽ :
  - Thành phần bao gồm điểm thu chính A,thu phụ B
  -Đường liên lạc dải rộng để truyền tín hiệu thu được từ điểm thu phụ B đến điểm thu Chính A
  -Thiết bị gia công tương quan
  -Thiết bị hiển thị
    Tín hiệu từ mục tiêu thu được tại điểm thu B sẽ theo đường liên lạc truyền đến A  sau đến thiết bị  gia công tương quan .Tín hiệu chuẩn chính là tín hiệuthu được tại A sau khi giữ chậm một thời gian .So sánh hai tín hiệu này : nếu giống nhau thì nó của một mục tiêu  Vị trí mục tiêu là giao điểm của Hypebol (Da-Db=const) với đường thẳng tạo bởi goc β
      D=(d^2-(Da-Db)^2) /2(Dcosβ-(Da-Db))
 Trong không gian quĩ tích của các điểm ứng với các giá trị sai số thời gian là một mặt tròn xoay dạng hypebol và vị trí của mục tiêu tương ứng với giao điểm của đường thẳng tạo bởi góc β =const và mặt đó .
 Tùy theo mục đích sử dụng của hệ định vị tương quan mà khoảng cách giữa điểm thu để  có thể thay đổi khoảng cách từ vài km đến vài trăm km.
 Ưu điểm cơ bản của hệ định vị tương quan là đọ nhạy cao và ố lượng mục tiêu giả ít .
 Nhược điểm là cần đường liên lạc dải rộng và tín hiệu mục tiêu dễ bị mất do khả năng ổn định không cao với những tín hiệu phản tương quan.


 


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 16 Tháng Hai, 2011, 11:22:50 am
Trong  phòng không ngoài các tổ hợp rada,tên lửa  còn một thành phần rất quan trọng mà trong chiến tranh hiện đại cần phải có  đó là các Hệ thống tự động điều khiển 
khí tài tên lửa phòng không-ACY
. Em xin giới thiệu qua về hệ thống này:


 I. Giới thiệu chung về hệ thống ACY PK
     1. Sự cần thiết của ACY trong hoạt động chiến đấu của bộ đội phòng không
Mức độ hiện đại của bộ đội phòng không được đặc trưng bởi hai tính chất sau:
- Sự linh hoạt cao (tức sự chuyển đổi trạng thái, đối tượng).
- Tốc độ thay đổi (quyết định bởi phương tiện đột nhập).
Nguyên nhân:
- Tốc độ các phương tiện đột nhập đường không của địch cao.
- Số lượng nhiều.
- Chiến thuật áp dụng đa dạng: Bay thấp, sử dụng các loại nhiễu khác nhau, cơ động chống tên lửa, chế áp tên lửa…
Trong trường hợp đó việc điều khiển chiến đấu không tự động hoá sẽ không đáp ứng được tính hiệu quả cao của các hoạt động chiến đấu do:
- Mất nhiều thời gian trong việc thu thập xử lí thông tin, truyền đạt những chỉ lệnh cần thiết.
- Sai số xác định toạ độ mục tiêu lớn (do bản thân trắc thủ quan sát trên ẩấẻ, việc truyền thông tin tới các tiểu đoàn bị giữ chậm…).
- Năng suất của sở chỉ huy thấp: Số mục tiêu được quản lý nhỏ, số lượng các tiểu đoàn được điều khiển bị hạn chế.
- Tính chống nhiễu thấp.
Do đó việc áp dụng các hình thức điều khiển chiến đấu mới trên một quy mô rộng lớn là việc làm cần thiết. Sử dụng ACY sẽ khắc phục được các nhược điểm trên và là một hướng quan trọng chủ yếu của việc điều khiển trong chiến tranh hiện đại. Ngoài ra việc sử dụng ACY còn cho phép triển khai đầy đủ các khả năng chiến đấu của bộ đội, đối đầu với các phương tiện chiến tranh ngày càng hiện đại của địch.

2. Nhiệm vụ và ưu điểm của ACY

    a. Nhiệm vụ chủ yếu của ACY
Tự động hoá chỉ huy bộ đội phòng không và giải phóng người chỉ huy, kíp trắc thủ ở sở chỉ huy ra khỏi các nhiệm vụ có thể giải quyết nhanh và tốt hơn bằng máy tính điện tử (íBM) theo các thuật toán chọn trước.
Như vậy bản chất của tự động hoá là thay thế một phần chức năng của con người bằng  máy tính điện tử.
   b. Ưu điểm của việc sử dụng ACY
- Nâng cao hiệu quả điều khiển.
- Giảm nhẹ công việc của người chỉ huy khi đưa ra quyết định chiến đấu.
*) Hạn chế của ACY:
Chỉ thực hiện được những bài toán không có tính chất sáng tạo (những bài toán mô hình hoá được có thể viết được bằng ngôn ngữ toán học), sử lí thông tin tín hiệu ra đa, chuẩn bị số liệu đưa lên màn hình, điều khiển việc trao đổi thông tin giữa sở chỉ huy và các đơn vị…
Còn các bài toán sáng tạo (phân phối hoả lực, quyết định chiến thuật, hoả lực phù hợp…) hiện tại ACY chưa làm được. Chính vì thế mặc dù sử dụng ACY thì yêu cầu đối với người chỉ huy không những không giảm mà còn cao hơn. Họ cần phải biết về kĩ thuật ACY, bản chất ACY, khả năng ACY, phạm vi các bài toán giải được bằng ACY.










Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 16 Tháng Hai, 2011, 01:36:34 pm
    II. NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HOÁ QUÂN ĐỘI
     1 Khái niệm về hệ thống điều khiển tự động hoá
- Điều khiển tự động: là quá trình điều khiển không có con người tham gia (con người chỉ kiểm tra, bảo dưỡng….).
- Điều khiển tự động hoá: Không thể vắng con người trong đó sử dụng các phương tiện tính toán hiện đại (hệ thống người và máy).
- Điều khiển theo nghĩa rộng: Là tác động có định hướng của cơ quan điều khiển tới đối tượng điều khiển nhằm đạt được các kết quả mong muấn.
Để đảm bảo quá trình điều khiển giữa cơ quan điều khiển và đối tượng điều khiển phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về thông tin (Hình 1.1).

Trong hệ thốngACY:
- Cơ quan điều khiển: Sở chỉ huy cấp trên
- Đối tượng điều khiển: Sở chỉ huy cấp dưới, các đơn vị hoả lực.
Có ba dòng thông tin chính:
- Dòng thông tin thuận.
- Dòng thông tin ngược.
- Dòng thông tin về môi trường trong đó đối tượng hoạt động.
Trong hệ thống ACY:
Dòng thông tin thuận: Truyền số liệu chỉ thị mục tiêu xuống, các chỉ thị, mệnh lệnh cần thiết.
- Dòng thông tin ngược: Truyền thông tin báo cáo về tình huống trên không, đặc tính của mục tiêu trên không mà trực tiếp và cơ bản là thông tin từ các phân đội ra đa.
Ngoài ra còn có các dòng thông tin tra cứu (dự trữ tình hình trong mấy ngày, quy luật hoạt động của địch…).
Tóm lại bản chất của ACY thực chất là một hệ thống xử lí tin tức. Điều khiển quá trình là sở chỉ huy gồm có kíp chiến đấu đứng đầu là chỉ huy có nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định xử lí các tình huống chiến đấu, giao nhiệm vụ cho các phân đội cấp dưới, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới, trong đó có sử dụng các phương tiện kĩ thuật điều khiển tự động hoá và phương pháp điều khiển.
Như vậy hệ thống điều khiển tự động hoá - ACY là tập hợp cơ quan điều khiển và đối tượng điều khiển có liên hệ chặt chẽ về thông tin cùng các kíp chiến đấu cũng như các phương tiện kĩ thuật và phương pháp điều khiển quân đội.
Thành phần của ACY:
- Kíp chiến đấu.
- Phương tiện kĩ thuật điều khiển.
- Phương pháp điều khiển.
Bây giờ ta xem xét cụ thể các thành phần của ACY (hình 1.2)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: Hannoi trong 16 Tháng Hai, 2011, 04:02:21 pm
Xin lỗi vì spam các bác.
Tối hôm qua tôi xem bộ phim Military Races (chạy đua vũ trang) trên kênh truyền hình History Channel, phần nói về RADAR. Xin tóm lược nội dung phim:
1. Khái niệm Radar ra đời khoảng năm 1936.
2. Năm 1941 thì Anh đã xây dựng được các trạm RADAR xung quanh đất nước nhằm nhiệm vụ cảnh báo rất có hiệu quả.
3. Các trạm RADAR lớn, bước sóng dài kiểu này cũng được phát triển ở Đức, Mỹ, Nhật Bản và Liên Xô trong đại chiến 2.
4. Năm 1943 người Anh lần đầu tiên phát minh ra mạch điện tử và cơ chế mới cho phép phát triển RADAR có kích thước chỉ bằng một chai bia. Người Anh mang phát minh này qua Mỹ cùng với người Mỹ phát triển loại RADAR mới trên các máy bay chiến đấu.
5. Đên năm 1944 thì rất nhiều máy bay của Mỹ và Anh đã được lắp loại RADAR đơn giản này, nó cho phép phát hiện mục tiêu, tấn công rất chính xác vào các tầu chiến và tầu ngầm (khi đó tầu ngầm còn phải chạy nổi) cùng ưu thế trong các trận không chiến với Đức và nhất là với Nhật vì người Nhật có phần chậm hơn trong phát triển RADAR.
6. Sau thế chiến 2, Liên Xô có những bước phát triển vượt bậc về RADAR. Những trung tâm RADAR của Liên Xô có phần sắc sảo hơn các trung tâm RADAR của Mỹ trong việc cảnh báo từ xa (hàng chục nghìn km và trong vũ trụ).
7. Ứng dụng RADAR chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam và Trung Đông. Phần về Việt Nam thì không rõ, nhưng trong chiến tranh Trung Đông, Liên Xô viện trợ cho Ai Cập và Xê ri, Mỹ viện trợ cho Israel. Máy bay Israel đã tiêu hủy gần như 100% các trạm RADAR và tên lửa của Ai Cập và Sêri (Họ nói chủ yếu là ưu việt của vũ khí Mỹ?). Có chiếu một số cảnh tên lửa diệt các trạm RADAR trong chiến tranh Việt Nam.
8. Phát triển các kỹ thuật chống lại RADAR gồm counter measurement, radar suppression, active, passive radio noises, steal materials (đo và chống đo, chế áp ra đa, chế áp điện tử, nhiễu tích cực, tiêu cực, vật liệu tàng hình, vv.). Phát triển các loại máy bay tàng hình khác nhau, ưu điểm và nhược điểm của từng loại.
9. Phát triển các loại tên lửa tầm xa tự tìm và diệt các trạm RADAR
10. Phát triển các loại RADAR hiện đại nhất hiện nay, có kích thước vô cùng nhỏ lắp trên máy bay, tên lửa. Tuy nhiên ít đề cập đến các loại RADAR mới của Nga.
=========
Đề nghị bác Trâu thu xếp thời gian để tìm tài liệu và up date dần các thông tin cập nhật về RADAR. Nếu có thời gian đề nghị các bác vào giúp một tay.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: Hannoi trong 16 Tháng Hai, 2011, 04:20:50 pm
    II. NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HOÁ QUÂN ĐỘI
     1 Khái niệm về hệ thống điều khiển tự động hoá
- Điều khiển tự động: là quá trình điều khiển không có con người tham gia (con người chỉ kiểm tra, bảo dưỡng….).
- Điều khiển tự động hoá: Không thể vắng con người trong đó sử dụng các phương tiện tính toán hiện đại (hệ thống người và máy).
- Điều khiển theo nghĩa rộng: Là tác động có định hướng của cơ quan điều khiển tới đối tượng điều khiển nhằm đạt được các kết quả mong muấn.
Để đảm bảo quá trình điều khiển giữa cơ quan điều khiển và đối tượng điều khiển phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về thông tin (Hình 1.1).

Trong hệ thốngACY:
- Cơ quan điều khiển: Sở chỉ huy cấp trên
- Đối tượng điều khiển: Sở chỉ huy cấp dưới, các đơn vị hoả lực.
Có ba dòng thông tin chính:
- Dòng thông tin thuận.
- Dòng thông tin ngược.
- Dòng thông tin về môi trường trong đó đối tượng hoạt động.
Trong hệ thống ACY:
Dòng thông tin thuận: Truyền số liệu chỉ thị mục tiêu xuống, các chỉ thị, mệnh lệnh cần thiết.
- Dòng thông tin ngược: Truyền thông tin báo cáo về tình huống trên không, đặc tính của mục tiêu trên không mà trực tiếp và cơ bản là thông tin từ các phân đội ra đa.
Ngoài ra còn có các dòng thông tin tra cứu (dự trữ tình hình trong mấy ngày, quy luật hoạt động của địch…).
Tóm lại bản chất của ACY thực chất là một hệ thống xử lí tin tức. Điều khiển quá trình là sở chỉ huy gồm có kíp chiến đấu đứng đầu là chỉ huy có nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định xử lí các tình huống chiến đấu, giao nhiệm vụ cho các phân đội cấp dưới, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới, trong đó có sử dụng các phương tiện kĩ thuật điều khiển tự động hoá và phương pháp điều khiển.
Như vậy hệ thống điều khiển tự động hoá - ACY là tập hợp cơ quan điều khiển và đối tượng điều khiển có liên hệ chặt chẽ về thông tin cùng các kíp chiến đấu cũng như các phương tiện kĩ thuật và phương pháp điều khiển quân đội.
Thành phần của ACY:
- Kíp chiến đấu.
- Phương tiện kĩ thuật điều khiển.
- Phương pháp điều khiển.
Bây giờ ta xem xét cụ thể các thành phần của ACY (hình 1.2)

Những khái niệm này (terminology) không biết có chuẩn theo tiếng Việt không hả bác Trâu? Ở trong quân đội người ta dùng như thế à?

NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HOÁ QUÂN ĐỘI????

Điều khiển tự động: là quá trình điều khiển không có con người tham gia?????

Các khái niệm hay các thuật ngữ khi sử dụng thường phải là tiêu chuẩn để từ đó phát triển các khái niệm hay thuật ngữ mới. Tôi đang hoạt động trong lĩnh vực điều khiển nhưng quả thật là rất khó hiểu các bài giảng ở đây.

Automation is the use of control systems and information technologies to reduce the need for human work in the production of goods and services.
Automatic control is the research area and theoretical base for mechanization  and automation, employing methods from mathematics  and engineering.
Control engineering is the engineering  discipline that applies control theory to design systems with predictable behaviors


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 16 Tháng Hai, 2011, 04:53:07 pm
Em up mãi mà không được 2 cai hình minh họa.
Tiếp


*) Sự có mặt của con người trong ACY là tất yếu. Con người là một khâu không thể thiếu được trong hệ thống điều khiển tự động hoá. Con người ở đây phải giải quyết các bài toán có tính chất sáng tạo trên cơ sở tập hợp rất nhiều yếu tố, kinh nghiệm liên quan tới hoạt động chiến đấu.
*) Các phương tiện kĩ thuật có nhiệm vụ giải quyết các bài toán theo chương trình và algorit định sẵn.
Phần tử trung tâm của nó là máy tính điện tử số. Nếu số lượng các sự kiện ảnh hưởng tới quá trình trình chiến đấu được tính vào algorit càng lớn thì chất lượng điều khiển càng cao. Nếu phạm vi các bài toán giải được nhờ ACY càng lớn thì mức độ tự động hoá càng cao.
Thực tế ACY vẫn còn hạn chế bởi:
- Tốc độ tính toán.
 - Dung lượng bộ nhớ.
- Sự hoàn thiện của algorit chương trình.
Đối với ACY tương tự:
- Tốc độ tính toán cao hơn (tính liên tục).
- Độ chính xác theo lí thuyết cao hơn.
- Độ linh hoạt kém hơn (thuật toán chương trình).
- Số lượng đối tượng được điều khiển kém hơn (khả năng phân đường, phân chia…).
Ngoài IBM trong ACY còn có:
- ADP (thiết bị thu và truyền số liệu): Để đảm bảo liên lạc giữa các phần tử của ACY.
- Thiết bị hiển thị: Hiển thị tình huống trên không, số lượng về trạng thái, lực lượng của ta… giúp kíp chiến đấu nhanh chóng ra quyết định chiến đấu gồm: Hiển thị cá nhân dưới dạng màn hình bố trí tại vị trí làm việc của trắc thủ; hiển thị tập thể màn hình lớn, bảng điện tử tạo ra một mô hình thông tin về các tình huống chiến đấu và người chỉ huy căn cứ vào đó để ra quyết định chiến đấu.
(Trên màn hình lớn gồm: Máy bay ta, máy bay địch, địa hình tĩnh. Bảng điện tử gồm: Số liệu về sự chuẩn bị chiến đấu, hoạt động của các đơn vị…).
- Thiết bị liên lạc.
- Thiết bị ghi chép luyện tập: Ghi tất cả các thông tin được chỉ thị trên kênh thông tin về hoạt động chiến đấu trên băng từ hoặc thiết bị nhớ để tạo thành tư liệu nghiên cứu và luyện tập trắc thủ.
*) Phương pháp điều khiển bộ đội.
Đó là phương pháp tác động của cơ quan điều khiển lên đối tượng điều khiển. Cơ sở của phương pháp là các algôrit điều khiển chiến đấu được cài đặt trong ACY cùng các chỉ lệnh hướng dẫn hoạt động chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: Daila trong 16 Tháng Hai, 2011, 06:39:29 pm
Trong  phòng không ngoài các tổ hợp rada,tên lửa  còn một thành phần rất quan trọng mà trong chiến tranh hiện đại cần phải có  đó là các Hệ thống tự động điều khiển 
khí tài tên lửa phòng không-ACY
. Em xin giới thiệu qua về hệ thống này:

b]Hệ thống tự động điều khiển khí tài tên lửa phòng không-ACY[/b]
Xin hỏi ACY là viết tắt của chữ gì?


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Hai, 2011, 06:53:40 pm
Trong  phòng không ngoài các tổ hợp rada,tên lửa  còn một thành phần rất quan trọng mà trong chiến tranh hiện đại cần phải có  đó là các Hệ thống tự động điều khiển  
khí tài tên lửa phòng không-ACY
. Em xin giới thiệu qua về hệ thống này:

b]Hệ thống tự động điều khiển khí tài tên lửa phòng không-ACY[/b]
Xin hỏi ACY là viết tắt của chữ gì?
Viết theo phiên âm là ASU. ACY là tiếng Nga - có thể là:
Автоматическая Система Управления - Hệ thống điều khiển tự động hoặc hệ thống tự động điều khiển - có thể là nghĩa này và là từ viết tắt các chữ cái đầu tiên của cụm từ theo tiếng Nga. Chữ Y tương đuơng với chữ "U" trong tiếng Nga, "C" = "S".
ASU luận ra còn một số nghĩa nữa, nhưng không liên quan đến phòng không ;D


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 16 Tháng Hai, 2011, 08:37:07 pm
Các anh giai diễn nghĩa như vậy cũng chưa được chính xác lắm đâu ;D

АСУ - Автоматизированная система управления theo như huyphong được biết thì có nghĩa là "Hệ thống chỉ huy (được) tự động hoá" hoặc "Hệ thống điều hành (được) tự động hoá". Hệ thống này không hoàn toàn tự động theo nghĩa không cần yếu tố con người, mà vẫn cần được con người chỉ đạo trong từng khâu, từng công đoạn chiến đấu cụ thể, phần còn lại do tổ hợp khí tài được đồng bộ hoá và phần mềm thừa hành theo chương trình được tự động hóa triển khai.

Anh giai ngocdan_lep sử dụng thuật ngữ hiện tại của VN. Tuy nhiên, hệ thống ASU như được nêu cho tới gần đây vẫn được gọi trong tiếng VN là "Hệ thống điều hành tự động hóa dùng trong quân sự" nói chung và "Hệ thống điều hành tự động hóa chỉ huy (phân đội) phòng không" nói riêng.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 16 Tháng Hai, 2011, 09:53:00 pm
Ngoài IBM trong ACY còn có:

Phần đỏ nếu phiên âm thì phải là EVM - Máy tính điện tử (ЭВМ - электронная вычислительная машина). Ngoài ra từ algorit (алгоритм) dùng trong trường hợp này đã có từ tiếng Việt thay thế là "thuật toán".


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 16 Tháng Hai, 2011, 09:56:28 pm
Bác Huyphongssi tinh quá  :D Bị lỗi  em lười chuyển ngôn ngữ máy để gõ.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 16 Tháng Hai, 2011, 10:00:51 pm
3. Các nguyên lí điều khiển tự động hoá
Đây là những khái niệm cơ bản, cần thiết để trong quá trình sản xuất, áp dụng ACY vào chiến đấu và việc hoàn thiện chúng. Việc xây dựng một hệ thống ACY rất phức tạp và tốn kém. Để tránh lãng phí đồng thời rút ngắn thời gian đưa chúng vào hoạt động một cách có hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, sản xuất cần phải tuân theo những nguyên tắc điều khiển tự động hoá.
Các nguyên tắc điều khiển tự động hoá:
     a) Nguyên lí cấu trúc:
Xác định sơ đồ ACY và cấu trúc của nó.
Cấu trúc tổ chức trong bộ đội phòng không là cấu trúc phân cấp, các cơ quan cấp dưới phải tuân thủ các chỉ lệnh của cơ quan điều khiển cấp trên, điều đó chính là tư tưởng của điều khiển tập trung đảm bảo cho cấp trên truyền được chỉ lệnh của mình cho cấp dưới.
Ngoài ra người ta còn áp dụng cấu trúc điều khiển phân tán đảm bảo cho các đối tượng điều khiển chủ động, linh hoạt xử lí các nhiệm vụ chiến đấu đã được trao từ trước trong trường hợp cơ quan điều khiển cấp trên không đảm bảo truyền được các chỉ lệnh xuống cơ quan cấp dưới (ACY hỏng, mất liên lạc, máy bay địch quá gần…).
     b) Nguyên lí thông tin.
Đảm bảo việc sắp xếp một cách có trật tự các dòng thông tin luân chuyển trong hệ thống theo các kênh thông tin.
Phụ thuộc vào tính chất dòng thông tin được chia làm bốn loại:
- Thông tin trinh sát.
- Thông tin điều khiển.
- Thông tin báo cáo.
- Thông tin tra cứu, tư liệu.
*) Thông tin trinh sát: Đây chính là thông tin về môi trường bên ngoài cần được xử lí (lấy từ mạng ra đa).
*) Thông tin điều khiển (kênh thuận): Các chỉ thị mệnh lệnh truyền từ trên xuống, không cần phải xử lí.
*) Thông tin báo cáo (kênh ngược): Báo cáo về tình hình chiến đấu từ dưới lên, không cần xử lí.
*) Thông tin tra cứu tín hiệu: Phục vụ công tác tham mưu, chỉ huy.
     c. Nguyên lí, chức năng.
Xác định sự tương quan giữa người và phương tiện kĩ thuật trong ACY. Trong ACY con người đóng vai trò quyết định, máy chỉ trợ giúp.
     d. Nguyên lí tổ chức.
Xác định trình tự trang thiết bị của ACY, cũng như việc hoàn thiện chúng.
Việc xây dựng và trang bị phải xuất phát từ các luận cứ quân sự, kinh tế. Trình tự trang bị ACY thực hiện từ dưới lên trên. Quá trình hoàn thiện phải dựa trên sự cải tiến liên tục mang tính kế thừa, như vậy mới đảm bảo được tính kinh tế, thời gian áp dụng nhanh chóng.
Kết luận:
-Trong điều kiện chiến tranh hiện đại việc điều khiển chỉ có hiệu quả khi áp dụng các hệ thống điều khiển tự động hoá.
- ACY là hệ thống người - máy trong đó con người đóng vai trò chủ đạo, máy là phương tiện của kĩ thuật tính toán và thông tin hiện đại.
- Khi chế tạo và áp dụng ACY trong chiến đấu cần phải tuân theo các nguyên lí điều khiển tự động hoá.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 17 Tháng Hai, 2011, 12:21:12 am
Làm rõ một số từ viết tắt trên hình minh họa của anh giai ngocdan_lep

(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=6082.0;attach=14878;image)

АДП - Аппаратура передачи данных: Thiết bị đầu cuối mạch dữ liệu
АРМ - Автоматизированное рабочее место: Vị trí công tác tự động hoá
АТД - Аппаратура тренажера и документирования: Thiết bị mô phỏng huấn luyện và sao lưu dữ liệu
ЭВМ - электронная вычислительная машина: Máy tính điện tử
РЛИ - радиолокационная информация: Tình báo ra đa


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 17 Tháng Hai, 2011, 01:19:54 pm
 IV. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU CỦA ACY

 Trong bộ đội phòng không ACY được xây dựng theo nguyên tắc phân cấp để đảm bảo sự điều khiển chặt chẽ từ trên xuống dưới. Các sở chỉ huy trang bị ACY liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt thông tin tạo ra một vòng điều khiển kín có các khâu là sở chỉ huy tự động hoá ở các mức khác nhau.
* Mức cao nhất là ACY cấp chiến dịch: Trang bị cho các sở chỉ huy tập đoàn phòng không giải quyết nhiệm vụ xác định hướng tấn công chính của địch, tập trung binh lực của tiểu đoàn trên hướng chính bằng cách cơ động lực lượng, trang bị của tiểu đoàn.
Ở cấp này thông tin về địch được xử lí và hiển thị dưới dạng các nhóm mục tiêu lớn.
* ACY cấp chiến dịch, chiến thuật: Trang bị cho các sư đoàn phòng không có nhiệm vụ phân phối binh lực của sư đoàn (các trung đoàn, hoả lực…) để tiêu diệt mục tiêu.
Ở cấp này thông tin về địch được xử lí dưới dạng mục tiêu nhóm.
* ACY cấp chiến thuật: Trang bị cho các trung đoàn, lữ đoàn phòng không có nhiệm vụ phân phối hoả lực theo các mục tiêu cụ thể.
Bản chất của nó là chọn các tiểu đoàn tối ưu nhất về phương diện tiêu diệt mục tiêu đã chọn. Sau đó nó phân phát các số liệu chỉ thị mục tiêu cho các tiểu đoàn.
Thông tin về địch được xử lí dưới dạng các mục tiêu đơn (nếu là nhóm thì chỉ gồm 2 đến 4 mục tiêu).
* Ngoài ra trong bộ đội phòng không còn có hai loại ACY khác:
- ACY của các đơn vị ra đa: Có nhiệm vụ phát hiện, bám sát mục tiêu trên cơ sở thông tin từ nhiều đài ra đa. Sau đó phát các thông tin về mục tiêu được bám sát lên sở chỉ huy cấp cao hơn. Trên các sở chỉ huy này thông tin đó được dùng để giải các bài toán điều khiển.
- ACY của bộ đội tác chiến điện tử: Có nhiệm vụ phân phối mục tiêu giữa các đài gây nhiễu của ta và chỉ thị mục tiêu cho chúng làm ngăn chặn quá trình tấn công của địch.
Như vậy ACY của bộ đội phòng không là một hệ điều khiển nhiều mức, trên mỗi mức giải quyết một phạm vi nhất định các bài toán điều khiển.
     2. Các chỉ tiêu về khả năng chiến đấu của ACY
Đó là các đặc trưng định tính, định lượng đặc trưng cho khả năng giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu.
     a. Chức năng của ACY.
Chỉ tiêu này xác định vị trí của ACY trong vòng điều khiển chung và tập hợp các bài toán có thể giải quyết được nhờ ACY
     b. Tính sẵn sàng chiến đấu của ACY
Xác định bằng thời gian đưa sở chỉ huy tự động hoá vào chiến đấu. Thời gian đó bao gồm thời gian mở thiết bị tự động hoá từ trạng thái tắt hoặc trực chiến, thời gian cần thiết để tiến hành kiểm tra chức năng thiết bị. Yêu cầu cơ bản đối với đặc trưng này là ở chỗ thời gian đưa Àẹể vào trạng thái chiến đấu (công tác) không qúa thời gian đưa các phương tiện hoả lực vào sẵn sàng chiến đấu.
     c. Tính linh hoạt của ACY
Đặc trưng cho tác động nhanh của Àẹể giải quyết các bài toán điều khiển chiến đấu.
Về định lượng nó đặc trưng bằng chu trình điều khiển Tử.
Hệ ACY gọi là điều khiển được nếu: Tdự trữ > Tyêu cầu.
Tdự trữ  là thời gian mà sở chỉ huy có để giải quyết nhiệm vụ chiến đấu, nó xác định bằng thời gian từ lúc phát hiện được mục tiêu tới biên giới vùng phải trao nhiệm vụ điều khiển chiến đấu cho các phân đội. Để tăng thời gian dự trữ thì phải tăng cự li phát hiện của éậẹ và có thể tăng tính linh hoạt của các phân đội. Thời gian tối thiểu cần để sở chỉ huy làm xong nhiệm vụ điều khiển chiến đấu cho các phân đội được xác định bằng chu trình điều khiển Tử.
                              Tyc = Tmt = Trd + Tsch + Tctmt + Tkt
Trong đó:
Trd- Thời gian cần thiết để phát hiện, bám sát mục tiêu và truyền thông tin mục tiêu về sở chỉ huy của đài ra đa.
Tsch- Thời gian cần để sở chỉ huy phân tích, đánh giá tình hình, hiểu rõ nhiệm vụ được giao từ sở chỉ huy cấp trên và quyết định chọn tiểu đoàn để tiêu diệt mục tiêu đã chọn.
Tctmt- Thời gian chỉ thị mục tiêu, sở chỉ huy giao nhiệm vụ chiến đấu cho các tiểu đoàn dưới dạng mệnh lệnh và số liệu mục tiêu đã chỉ thị.
Tkt- Thời gian để kíp chiến đấu của sở chỉ huy kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của cấp trên.
     d. Tính cơ động của ACY
Đặc trưng này xét ở hai khía cạnh: Kĩ thuật và chiến thuật.
- Tính cơ động kĩ thuật đặc trưng cho khả năng của Àẹể trong chuyên chở khí tài. Thiết bị Àẹể có thể chế tạo theo phương án tĩnh cũng như di chuyển. Trong phương án tĩnh thiết bị tự động hoá đặt trong những căn phòng được trang bị đặc biệt. Đó là phương án thường dùng cho những sở chỉ huy cấp chiến dịch và chiến dịch - chiến thuật.
Phương án di động dùng cho ACY cấp chiến thuật. Thiết bị tự động hoá và kíp chiến đấu đặt trong các thùng xe có thể chuyên chở bằng các xe kéo, điều đó cho phép sở chỉ huy cấp chiến thuật trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi vị trí đóng quân.
- Tính cơ động chiến thuật là khả năng của ACY làm việc trong chế độ tập trung cũng như phân tán.
     e. Khả năng thông qua của ACY
Đặc trưng cho số mục tiêu mà ACY có thể quản lí đồng thời .
     f. Dung lượng ACY
Đặc trưng cho số phân đội mà ACY có thể điều khiển được .

     g. Tính chống nhiễu của ACY
Đặc trưng cho khả năng hoạt động của hệ thống trong điều kiện có nhiễu tích cực. Àẹể được coi là có khả năng chống nhiễu nêu nó đảm bảo xác định được toạ độ các máy bay phát nhiễu. Việc xác định được thực hiện bởi máy tính định hướng theo giác theo các góc hướng tới ACY từ hai, ba nguồn tin tức được đặt cách nhau (hình 1.4). Sự có mặt các toạ độ ACY cho phép xác định cự li tới ACY.
Biết cự li và góc tà tới ACY có thể xác định độ cao mục tiêu, độ ổn định nhiễu càng cao thì số lượng mục tiêu phát nhiễu được xử lí càng lớn.

     h. Sức sống của ACY
Đó là khả năng của hệ thống làm việc không hỏng. Nó bao gồm tính ổn định chiến đấu và tính tin cậy khai thác.
Tính ổn định chiến đấu là tính chất của ACY chống chọi được với mọi tác động của đối phương. Nó có thể được nâng cao bằng cách xây dựng các công trình bảo vệ khác nhau như nhà, hầm…
Tính tin cậy khai thác được xác định bởi số lượng hỏng hóc trong hoạt động của thiết bị tự động hoá sau một chu kì nào đó. Để nâng cao tính tin cậy khai thác phải có dự trữ cho thiết bị tự động hoá chính
     i. Hiệu quả của ACY
Chức năng cơ bản của ACY là nâng cao hiệu quả sử dụng trong chiến đấu của các phương tiện hoả lực nhờ việc nâng cao hiệu quả chỉ huy bộ đội. Do đó về hiệu quả chỉ huy tự động hoá có thể đánh giá theo kết quả cuối cùng của hoạt động chiến đấu của các nhóm bộ đội phòng không.
     k. Tính kinh tế của ACY: Là mối quan hệ giữa hiệu quả và chi phí.
ACY phải đảm bảo tăng cực đại hiệu quả tính cho một đơn vị chi phí

 Sơ đồ cấu trúc của ACY bộ đội phòng không
Phân loại ACY theo nhiệm vụ:




Tiêu đề: Re: Sổ tay trắc thủ đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Hai, 2011, 06:41:46 pm

Ngoài trực xạ, hệ thống radar thụ động còn có thể đo gián xạ bằng 1 trạm duy nhất nhờ so đồng bộ vi sai thời gian tới của tín hiệu đến từ nguồn trực xạ ngoại lai đã biết và từ mục tiêu phản xạ tín hiệu nguồn ngoại lai này.
Em xin phép được viết tiếp về mạng radar bán chủ động bistatic của của thủ trưởng Buff.
(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=6082.0;attach=14857;image)


Một hệ thống radar chủ động thông thường làm việc theo cơ chế bức xạ và thu sóng phản xạ bởi một ăng-ten. Trong khi đó hệ thống mạng radar Bistatic là một hệ thống radar trong đó các máy phát và máy thu được đặt tại các địa điểm riêng biệt cách xa nhau, đây là điểm khác biệt cơ bản của nó so với các hệ thống radar thông thường .Điều này có nghĩa, hệ thống thu của hệ thống mạng radar bistatic có thể nhận được tín hiệu mục tiêu ngay cả khi mục tiêu được thiết kế để hạn chế khả năng chiến đấu của các radar chủ động thông thường( làm lệch đường của sóng phản xạ ngược trở lại).
Với chức năng như thế,hệ thống radar bistatic được gọi là một hệ thống radar thụ động.
Hệ thống mạng radar Bistatic có thể hoạt động với các máy phát chuyên dụng của riêng mình hoặc vớicác máy phát phối ghép. Radar bistatic cũng có thể sử dụng một máy phát một máy thu hoặc nhiều hơn một máy phát hoặc thu hoặc cả hai.
Do đó, một radar Doppler thông thường có thể được nâng cấp dễ dàng với một hệ thống nhận bistatic (bằng cách sử dụng cùng một tần số) hoặc hai radar hai radar thông thường đang làm việc như một radar bistatic.
Như có thể sử dụng một trạm  phát xạ đạt cách xa vị trí của hỏa lực( trận địa tên lửa và đài điều khiển),tại vị trí bố trí hỏa lực,chỉ huy hệ thống hỏa lực phòng không bố trí một trạm thut chỉ tiếp nhận thụ động  . Các đài như P-12 và P-18 đặc biệt thích hợp để bố trí một hệ thống radar bistatic như vậy.  


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Hai, 2011, 07:04:06 pm
Nguyên tắc xác định mục tiêu của Hệ thống bistatic radar.
(với trường hợp đơn giản, số lượng 1 đài phát 1 đài thu)
(http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/h4.jpg?t=1297944381) (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/h5.jpg?t=1297944381)
Với hệ thống radar bastatic, việc định vị mục tiêu hoàn toàn có thể thức hiện với 1 đài phát và 1 đài thu.
Việc xác định góc phương vị của mục tiêu là hoàn toàn đơn giản chỉ là việc xác định góc lệch của đài so với hướng chuẩn định trước. sau đây ta xét nguyên tắc xác định cự ly mục tiêu.
Theo như hình vẽ, ta chia góc β thành các trường hợp sau;
•   β <20 độ, việc tính cự ly được quy vê hoàn toàn tương tự như với các đài radar thông thường.
        (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/h1.jpg?t=1297944381)
•   20<β<145 độ. Việc tính cự ly thực hiện khá phức tạp với một chuỗi nhiều công thức.
        (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/h2.jpg?t=1297944381)
•   145<β< 180 độ. Phép đo sẽ còn không chính xác .
        (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/h3.jpg?t=1297944381)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Hai, 2011, 08:10:56 am
Một số xe chỉ huy phòng không xuất khẩu của Nga 2009-2010

Những bài dưới đây được bác Oldbuff Biên tập và hiệu đính . em xin phép được trích dẫn  để minh họa:


HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ CHỈ HUY ĐỒNG BỘ DÙNG CHO LỮ ĐOÀN PHÒNG KHÔNG HỖN HỢP
9S52M1 POLYANA-D4M1

(http://farm5.static.flickr.com/4134/4738311186_58688955db_b.jpg)
Nhiệm vụ
Hệ thống điều khiển và chỉ huy đồng bộ dùng cho lữ đoàn phòng không hỗn hợp 9S52M1 Polyana-D4M1 được thiết kế cho nhiệm vụ chỉ huy đồng bộ các hệ thống tên lửa phòng không riêng rẽ và chỉ huy đồng bộ nhóm kết hợp các hệ thống này trong đội hình lữ đoàn phòng không hỗn hợp thông qua hệ thống chỉ huy đồng bộ tương ứng của các phân đội hợp thành gồm tên lửa phòng không tầm xa S-300, tên lửa phòng không tầm trung Buk, tên lửa phòng không tầm ngắn Tor và các tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Tunguska.
(http://farm5.static.flickr.com/4138/4738311378_c330049a65_b.jpg)
Cấu hình
• Xe chỉ huy tác chiến
• Xe phục vụ chỉ huy-tham mưu
• Xe truyền đạt đồng bộ
• Thùng kéo chở khí tài bảo dưỡng và phụ tùng dự trữ
• Thùng kéo 2 máy phát nguồn 30-T400-1RAM
(http://farm5.static.flickr.com/4079/4738311810_240a3edaa1_b.jpg)
Đặc điểm
Hệ thống Polyana-D4M1 cho phép:
• Thu thập, xử lý tình báo radar và giám sát tình huống trên không;
• Điều khiển và chỉ huy các hệ thống hỏa lực phòng không tham gia trực ban;
• Phục vụ an toàn bay cho các đơn vị bạn;
• Tiếp nhận, thu thập và xử lý tham số tình huống mặt đất;
• Tự động truyền đạt chỉ thị cho các đơn vị cấp dưới và phối thuộc liên quan tới phân công mục tiêu xạ kích, phân công hỏa lực, phối hợp tác chiến và điều động lực lượng chiến đấu trong tác chiến chống lực lượng không kích của đối phương;
• Sao lưu dữ liệu chiến đấu đồng bộ;
• Liên thông dữ liệu chiến đấu đồng bộ với sở chỉ huy cấp trên và các cấp đơn vị phối hợp tác chiến đồng cấp thông qua khí tài thu phát và mã hóa tín hiệu.

Hệ thống Polyana-D4M1 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với dải nhiệt độ từ -40°C tới +50°C, độ ẩm không khí trung bình 98% và điều kiện áp suất thấp tới 450 mm Hg.
(http://farm5.static.flickr.com/4078/4737677325_25f39b3f2b_b.jpg)
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Số lượng giao diện với:
- Sở chỉ huy cấp trên: 1
- Sở chỉ huy đồng cấp: tới 4
- Nguồn tình báo radar: tới 3
- Khí tài chỉ huy hỏa lực cấp dưới: tới 6
Số mục tiêu bám sát đủ tham số cùng lúc (mục tiêu): tới 250
Số lượng:
- Vị trí chiến đấu đồng bộ trên xe chỉ huy tác chiến/xe phục vụ chỉ huy-tham mưu (vị trí): 8/3
- Vị trí chiến đấu đồng bộ của lính thông tin trên xe chỉ huy tác chiến/Xe phục vụ chỉ huy-tham mưu (vị trí): 1/1
- Kênh truyền dữ liệu trên xe chỉ huy tác chiến/xe phục vụ chỉ huy-tham mưu (kênh): 16/4
Tốc độ truyền dữ liệu tối đa của xe chỉ huy tác chiến/xe phục vụ chỉ huy-tham mưu (kbit/giây): 4,8/32
Thời gian hoạt động liên tục (giờ): không dưới 72
Thời gian giữa 2 lần phát sinh sự cố (giờ): 1.000
Thời gian triển khai/thu hồi (phút): không quá 35
Giá bán ước tính: USD 25.000.000


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Hai, 2011, 08:14:31 am
HỆ THỐNG TÍCH HỢP C3I UNIVERSAL-1E DÙNG CHO PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN
(http://farm5.static.flickr.com/4102/4744461383_d4fb2246db_b.jpg)
Nhiệm vụ
Hệ thống tích hợp chỉ huy, kiểm soát, thông tin và tình báo (C3I) Universal-1E được thiết kế để phục vụ chỉ huy chiến đấu đồng bộ giữa các lực lượng phòng không mặt đất, lực lượng máy bay tiêm kích đánh chặn, các đơn vị tác chiến điện tử và trinh sát điện tử trong tác chiến chống tập kích đường không và trong nhiệm vụ trực ban phòng không.

Hệ thống Universal-1E thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Báo động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị phòng không trực thuộc;
• Theo dõi trạng thái và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trực thuộc;
• Thu nhận và xử lý tình báo radar xác nhận phần tử bắn từ đầu mối các đơn vị trực thuộc và các đơn vị hiệp đồng chiến đấu;
• Điều phối hoạt động tác chiến của các đơn vị phòng không trong khu vực phòng không được phân công;
• Thực hiện dẫn đường mặt đất cho lực lượng máy bay tiêm kích đánh chặn thông qua trạm dẫn đường trực thuộc và các trạm dẫn đường ngoại vi;
• Hỗ trợ thông tin tập trung phục vụ chỉ huy chiến đấu tại sở chỉ huy và đảm bảo an toàn bay cho lực lượng máy bay hiệp đồng;
• Phối hợp tác chiến với các sở chỉ huy đồng cấp của các khu vực phòng không lân cận;
• Sơ kết, tổng kết chiến đấu và tình trạng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị phòng không trực thuộc trong khu vực phòng không được phân công.

Cấu hình
Hệ thống C3I Universal-1E bao gồm một máy tính trung tâm, hệ thống hiển thị tham số, khí tài truyền dữ liệu, hệ thống lập báo cáo tổng kết chiến đấu, máy mã hóa và sao lưu dữ liệu chiến đấu.
(http://farm5.static.flickr.com/4140/4744461489_25d9e5822b.jpg)
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Số mục tiêu bay có thể xử lý đồng thời (mục tiêu): 300
Số đầu mối đơn vị trực thuộc và hiệp đồng chiến đấu:
- hướng liên lạc qua kênh thoại (bằng thuật toán ACCORD-SS-PD/ARAGVA): 16
- hướng liên lạc qua kênh thoại (bằng thuật toán T-235-1L): 4
- hướng liên lạc qua các kênh điện báo: 16
Giới hạn hoạt động tối đa:
- Cự ly liên lạc (km): 3.200
- Độ cao liên lạc (km): 100
- Tốc độ phương tiện liên lạc (km/h): 4.400
Thời gian chuyển trạng thái chiến đấu (phút): 5
Số vị trí chiến đấu đồng bộ (vị trí): 15
Giá bán ước tính: USD 35.000.00


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Hai, 2011, 08:17:19 am
TRUNG TÂM CHỈ HUY PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN DI ĐỘNG Agat Panorama TsM
(http://www.ausairpower.net/Panorama-TsM-CADCP-4S.jpg)
(http://www.ausairpower.net/Panorama-TsM-CADCP-1S.jpg)
(http://www.ausairpower.net/Panorama-TsM-CADCP-2S.jpg)
Nhiệm vụ

Thông tin:
- Thu thập, phân tích và cung cấp tình báo phòng không về lực lượng chiến đấu đường không của đối phương cho các sở chỉ huy phòng không trực thuộc;
- Thu thập và cung cấp tình báo về các lực lượng hiệp đồng chiến đấu cho các sở chỉ huy phòng không trực thuộc;
- Thu thập, phân tích và báo cáo sở chỉ huy cấp trên về tình trạng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng phòng không trực thuộc;
- Thu thập, tổng hợp và thông báo tình hình diễn biến trên không trong vùng trời được phân công quản lý cho sở chỉ huy cấp trên, sở chỉ huy các đơn vị hiệp đồng chiến đấu và sở chỉ huy các đơn vị phòng không trực thuộc;
- Tiếp nhận mệnh lệnh tác chiến từ sở chỉ huy cấp trên, đồng thời ban hành mệnh lệnh chiến đấu cho các đơn vị phòng không trực thuộc;
- Đề ra quyết tâm chiến đấu cho các đơn vị phòng không trực thuộc;
- Giao tốp mục tiêu cần theo dõi và tiêu diệt cho các đơn vị phòng không trực thuộc;
- Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm chiến đấu của các đơn vị phòng không trực thuộc;
- Lập dự báo bay (bao gồm cả dự báo bay quá cảnh), theo dõi diễn biến trên không và việc khai thác vùng trời được giao quản lý;
- Lưu giữ, định dạng và hiển thị thông tin phòng không;
- Huấn luyện và đánh giá kết quả huấn luyện của kíp chiến đấu tại Trung tâm chỉ huy phòng không không quân di động và các sở chỉ huy phòng không trực thuộc
(http://www.ausairpower.net/Panorama-TsM-CADCP-3S.jpg)

Tính toán:
- Xây dựng phương án chặn kích các cuộc tiến công đường không của đối phương;
- Dự báo khả năng tổn thất vũ khí trang bị của lực lượng phòng không thuộc quyền trong quá trình chiến đấu;
- Dự kiến lượng tiêu thụ xăng, dầu, cơ số đạn tên lửa và đạn pháo phòng không cần cho công tác chuẩn bị và thực hành chiến đấu;
- Xác định vùng phủ sóng của hệ thống các đài radar theo nơi bố trí, đặc điểm địa hình và tính chất tín hiệu của mục tiêu dự kiến;
- Tính toán tuyến trận địa tái triển khai của các đơn vị phòng không trực thuộc.

Trung tâm chỉ huy di động Panorama TsS/TsM được thiết kế theo nguyên lý ứng dụng rộng rãi các phần mềm điều khiển chuyên dụng có sẵn trên thị trường và hệ thống hiển thị hiện đại dùng màn hình tinh thể lỏng, cho phép giảm khối lượng, tăng độ tin cậy và chất lượng hình ảnh cao hơn hẳn so với màn hình bằng đèn điện tử chân không truyền thống.

Thông số kỹ thuật cơ bản
Năng lực tiếp nhận tình báo diễn biến trên không cùng lúc từ:
- Hệ thống chỉ huy đồng bộ tự động của các phân đội trinh sát vô tuyến kỹ thuật: tới 16
- Hệ thống máy bay cảnh giới và chỉ huy trên không AWACS: tới 4
Số lượng:
- Mục tiêu đường không có thể tiếp nhận xử lý (mục tiêu): tới 1.500
- Mục tiêu đường không có thể theo dõi bám sát đủ tham số (mục tiêu): tới 500
- Đầu tốp đăng ký theo dự báo bay: tới 5.000
- Đặc điểm địa hình địa vật được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu: tới 500
- Vị trí công tác của kíp chiến đấu (vị trí): tới 34
- Máy bay có thể được dẫn đường cùng lúc tới chặn kích các mục tiêu trên không và trên mặt đất thông qua các trạm dẫn đường (máy bay): tới 144
Phạm vi theo dõi mục tiêu có tham số:
- Cự ly (km): tới 4.800
- Độ cao (km): tới 100
- Tốc độ (km/h): tới 6.000
Số lượng đơn vị phòng không diện và điểm có thể chỉ huy cùng lúc:
- Phân đội tên lửa phòng không (phân đội): tới 16
- Biên đội máy bay tiêm kích đa nhiệm (biên đội): tới 12
- Biên đội máy bay tiêm kích đánh chặn (biên đội): tới 15
- Phân đội tác chiến điện tử (phân đội): tới 5
Số đơn vị phòng không lân cận có thể hiệp đồng chiến đấu đồng bộ tự động cùng lúc: tới 8
Thời gian giao nhiệm vụ (giây): tới 5
Kích thước tổng thể trên khung gầm xe MAZ-543M (mm):
- Dài: 16.345
- Rộng: 3.131
- Cao: 3.900
Nguồn điện: từ nguồn điện công nghiệp hoặc máy phát diesel có tần số 50 ±1 Hz và hiệu điện thế 380 V ±10% (có thể sử dụng nguồn điện từ các ắc quy nạp sẵn trong trường hợp khẩn cấp)
Điều kiện hoạt động:
- Dải nhiệt độ (°С): -40 tới + 60
- Độ ẩm ở +35 °С : tới 98
- Chống bụi, hơi nước và sương ẩm
Giá bán ước tính: USD 60.000.0000


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Hai, 2011, 08:20:34 am
XE CHỈ HUY LỮ ĐOÀN/TRUNG ĐOÀN PHÒNG KHÔNG Agat Polyana S
(http://www.ausairpower.net/Polyana-S-ADCP-3S.jpg)

Nhiệm vụ:
1. Tiếp nhận, xử lý và lưu trữ và truyền đạt tình báo về các lực lượng chiến đấu của đối phương cho các đơn vị phòng không trực thuộc;
2. Tiếp nhận thông tin về tình trạng và các động thái của các đơn vị phòng không trực thuộc và phối thuộc;
3. Thu thập thông tin về trạng thái sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị phòng không trực thuộc rồi tổng hợp báo cáo lên sở chỉ huy cấp trên;
4. Thu thập và thông báo tình báo phòng không cho các đơn vị phòng không trực thuộc;
5. Tiếp nhận mệnh lệnh và chỉ thị tác chiến từ sở chỉ huy cấp trên;
6. Giao nhiệm vụ chiến đấu và chỉ thị tác chiến cho các đơn vị phòng không trực thuộc;
7. Phân công và xác nhận mục tiêu cho các đơn vị phòng không trực thuộc;
8. Truyền lệnh kiểm tra rồi nhận báo cáo phản hồi từ các đơn vị phòng không trực thuộc;
9. Đánh giá hiệu suất chiến đấu của các đơn vị phòng không trực thuộc;
10. Sắp xếp và lưu giữ tài liệu về hoạt động chiến đấu.
11. Thực hành huấn luyện và đánh giá công tác tham gia huấn luyện chiến đấu độc lập của kíp chiến đấu sở chỉ huy.
(http://www.ausairpower.net/Polyana-S-ADCP-1S.jpg)
(http://www.ausairpower.net/Polyana-S-ADCP-2S.jpg)

Thông số kỹ thuật cơ bản:
Số mục tiêu bay có thể tiếp nhận trong mỗi 10 giây (mục tiêu): tới 500
Số mục tiêu có thể bám sát đủ tham số (mục tiêu): tới 150
Số hướng đơn vị phối hợp: tới 16
Số hướng đơn vị phòng không trực thuộc: tới 24
Số lệnh phân công mục tiêu có thể ban hành tự động đồng thời: tới 80
Số địa vật có thể lưu trữ và hiển thị (vật thể): tới 300
Số dự báo bay có thể kiểm soát (dự báo): tới 1.000
Thời gian xác định nhiệm vụ (giây): tới 3-5
Số vị trí chiến đấu (vị trí):
Hệ thống có thiết kế mở
Giá bán ước tính: USD 30.000.000

Nguồn :http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6199.220.html (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6199.220.html)
http://ttvnol.com/quansu/1156520/page-61 (http://ttvnol.com/quansu/1156520/page-61)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Hai, 2011, 03:55:29 pm
Phần tiếp theo em xin trình bày về tổ hợp tên lửa S-75 và kíp chiến đấu .Đây là phần chính của topic,
thủ trưởng OldBuff và các bác hiệu đính,bổ xung các thông tin đầy đủ hơn .



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Hai, 2011, 04:14:15 pm
I.Thành phần và tính năng kỹ chiến thuật.

 Thành phần của tổ hợp C75
1.Xe điều khiển YB
2.Xe tính toán AB
3.Xe thu phát PB
4.Xe máy trạm nguồn,chia điện,Zip
5.Bệ phóng
6.Đạn - tên lửa...



(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/trngluong.jpg?t=1298020200)

(http://peters-ada.de/des1_2.jpg)
(http://peters-ada.de/rku1.jpg)


Tính năng chiến thuật

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/C75.jpg?t=1298020200)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/xcsut.jpg?t=1298020200)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Hai, 2011, 04:39:42 pm
1.Xe điều khiển -YB

Xe YB là trung tâm đầu não của tổ hợp S-75 .

Tại đây giám sát mọi tình hình trên không:   trinh sát và chỉ thị mục tiêu kiểm soát , điều khiển các thành phần khác AB,YB, bệ phóng ,đạn.
- Nhận phân công mục tiêu và báo cáo cấp trên (SCH trung đoàn, lữ đoàn hoặc sư đoàn tùy theo phân cấp) qua kênh thoại (vô tuyến hoặc hữu tuyến).

Thành phần bao gồm :


-Hệ thống hiện hình : Viko của rada  P-18,cự ly,phương vị ,góc tà,màn hình TBK.
-Hệ thống điều khiển bệ phóng
-Hệ thống đồng bộ.
-Hệ thống khuếch đại chính máy thu mục tiêu
-Thiết bị  tự động xác định phần tử phóng
-Thiết bị kiểm tra và tạo giả
-Thiết bị nhận dạng (máy hỏi)
-Thiết bị quang truyền hình (TBK)
-GшB

Cabin YB

(http://peters-ada.de/sa2_fu2.jpg)

(http://peters-ada.de/akkord1.jpg)

(http://peters-ada.de/uenwe12.jpg)

Vị trí các thành phần trong xe YB

(http://peters-ada.de/uw.gif)


Trong hình  tính từ trái  sang phải :

-Hàng trên i: màn hình Viko -P18,tủ trắc thủ góc tà,cự ly,phương vị:
-Hàng dưới   :  bàn làm việc dt , tủ sq điều khiển.


(http://peters-ada.de/kab_uw01.jpg)

Tủ trắc thủ phương vị,góc tà

(http://peters-ada.de/epsilon.jpg)





(http://peters-ada.de/lb222_2.jpg)









Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Hai, 2011, 05:01:02 pm
Tủ sĩ quan điều khiển:

          Màn hình sĩ quan điều khiển

(http://peters-ada.de/scopes_lo.gif)

(http://peters-ada.de/i32_2.jpg)

                         Bảng điều khiển

(http://peters-ada.de/i662.jpg)

(http://peters-ada.de/i641.jpg)

(http://peters-ada.de/i62-1.jpg)

(http://peters-ada.de/LOm4_2.jpg)



                                 Màn hình VIKO

(http://peters-ada.de/tsg02.jpg)     (http://peters-ada.de/uw21.jpg)



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Hai, 2011, 08:44:13 pm
MỤc tiêu trên màn hình của trắc thủ :

      Phương vị


(http://peters-ada.de/beta75_2.jpg)

       -1 Sang trái
       -2 Sang phải
       -3 đường phân giác cánh sóng anten
       -4 mục tiêu

            Góc tà

(http://peters-ada.de/eps75_2.jpg)

      -1 giảm góc tà
      -2 tăng góc tà
      -5 phản xạ địa vật,nhiễu tạp

          Mục tiêu thật  ;D  

     (http://peters-ada.de/z3.jpg)



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Hai, 2011, 12:59:35 am
I.Thành phần và tính năng kỹ chiến thuật.

 Thành phần của tổ hợp C75
1.Xe điều khiển YB
2.Xe tính toán AB
3.Xe thu phát PB
4.Xe máy trạm nguồn,chia điện,Zip
5.Bệ phóng
6.Đạn - tên lửa...

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/trngluong.jpg?t=1298020200)

Tổ hợp tên lửa phòng không S-75M3 Volkhov của LX có các khí tài đã được gọi tên trong tiếng Việt. Huyphongssi phụ các thủ trưởng và anh ngocdan_lep cung cấp tên gọi phần viết tắt và tên trong tiếng Việt của các khí tài này:

1. Кабина УВ (Кабина управления): Xe điều khiển - Xe UV (còn gọi là Xe U)
2. Кабина АВ (Аппаратная кабина): Xe tính toán - Xe AV (còn gọi là xe A)
3. Кабина ПВ (Приемо-передающая кабина): Xe thu phát - Xe PV (còn gọi là xe P)
4. ДЭС (Дизельная электростанция): Xe nguồn
5. РКУ (Распределительная кабина): Xe chia điện
6. ЗИП (Запасные части, Инструменты, Принадлежности): Linh kiện thay thế, dụng cụ sửa chữa và phụ tùng
7. ПУ (Пусковая установка): Bệ phóng
8. ТЗМ (Транспортно-заряжающая машина): Xe chở đạn (TZM)
9. ВИКО (Выносной индикатор кругового обзора): Màn hiện sóng nhìn vòng từ xa (còn gọi là màn hiện sóng VIKO)
10. ТВК (Телевизионный канал): Kênh ngắm quang truyền hình (TVK)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 19 Tháng Hai, 2011, 08:49:33 am
Bác Huyphongssi giải thích các thuật ngữ rất cụ thể . Còn từ viết tắt  :GшB nữa ạ .
tiếng việt nó nôm na là chống nhiêu tích cực dẫn góc.


Trên tủ sq điều khiển có các công tắc và chuyển mạch để chọn các chế độ hoạt động của đài:
-Kiểm tra chức năng
-Chiến đấu
+các chế độ bắt bám mục tiêu
+ phương pháp bắn
+Chế độ nổ quả đạn
+Nút phóng(PUSK) .............


    
(http://peters-ada.de/rw-sb_3.jpg)

 3 công tắc lớn hàng trên cùng dùng chọn phương pháp bắn
    -Nửa bên trái là phương pháp bắn dành riêng cho đạn 5V29-tên lửa mang đầu đạn hạt
                  nhân  ;) ;D  (Bắn một đàn máy bay)
    Sau đó đến :
    +Phương pháp T/T I 87 (giống T/T chỉ khác là Rmt được tạo giả )
    +Phương pháp T/T
    +Phương pháp PS
    +phương pháp  K (bắn mục tiêu bay thấp, mục tiêu mặt đất)
     còn lại là pp bắn dùng cho đạn 15D

 S75  (tùy phiên bản ) có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau nên ứng với mỗi loại cách chọn phương pháp bắn ,chế độ nổ cũng khác.

   3 chuyển mạch ở hàng thứ 2 -Chọn chế độ nổ cho quả đạn  :

  +PB (ngòi nổ vô tuyến)
  +K3 (nổ trực tiếp)

     3 nút hàng thứ 3 :
  nút phóng cho 3 quả đạn thược 3 rãnh

      

    
    


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 19 Tháng Hai, 2011, 09:26:06 am
Em giải thích một chút về phương pháp bắn và chế độ nổ

Phương pháp bắn :

   -  pp  T/T
    
       Phương pháp bắn 3 điểm  là một trong những phương pháp thường được áp dụng đối với các loại tên lửa có ĐK trong điều kiện thiếu thông tin xác định về cự ly mục tiêu.
   Bản chất của phương pháp “T/T” là dưới tác động của lệnh ĐK, tại mọi thời điểm của quá trình dẫn TL tới Mục tiêu, 3 điểm là Đài ĐK, TL và mục tiêu đều phải cùng nằm trên một đường thẳng.
   Đặc điểm của phương pháp bắn “T/T” là quỹ đạo của TL càng gần mục tiêu khi bắn đối đầu càng có độ cong lớn. Độ cong quỹ đạo TL càng tăng khi tỷ số vận tốc MT trên vận tốc TL (Vệ/VP) tăng. Độ cong quỹ đạo TL tỷ lệ với sai số động lực học của phương pháp dẫn, vì vậy mà ở phương pháp “T/T” ở vùng lân cận điểm gặp sai số dẫn lớn do sự gia tăng sai số động lực học.
   Tuy nhiên kết luận trên chỉ đúng trong trường hợp bắn đối đầu MT, còn trong trường hợp bắn “Đuổi” thì độ cong quỹ đạo giảm, do đó sai số dẫn giảm.
  
       -pp PS

   Để giảm sai số động lực học, cần phải làm giảm độ cong quỹ đạo TL nhất là ở vùng lân cận điểm gặp. Điều này có thể đạt được ở phương pháp bắn đón. Bản chất của phương pháp là phụ thuộc vào tốc độ cơ động mục tiêu, người ta đưa trước vào lệnh ĐK một lượng đón, có tác dụng nắn thẳng quỹ đạo bay của TL.   Phương pháp này còn được gọi là phương pháp nắn thẳng một nửa quỹ đạo. Để đơn giản, trong thực tế người ta vẫn gọi là phương pháp bắn đón 1/2


   Chế độ nổ của đầu đạn
  
 -PB  dùng ngòi nổ vô tuyến để kích nổ quả đạn .ví dụ ngòi nổ shmel của đạn B750:

+Ngòi nổ smel - v là ngòi nổ vô tuyến đốp le được dùng cho đạn B-750.  Nguyên tắc xác
 định thời điểm kích nổ đầu đạn như sau:
 Dựa vào hiệu ứng đốp le xẽ xác định được vận tốc tiếp cận mục tiêu  rồi qua mạch tính  được  cự ly  tên lửa -mục tiêu ,sau đó so sánh cự ly này với bán kính sát thương có hiệu quả của đầu đạn, khi  r < Rst  khoảng (9-12) xung nhận về có cự ly thoả mãn điều kiện trên  thì kích nổ đầu đạn.
- Vấn đề tích nhận lệnh K3 trên ngòi nổ smel - v  :
Lệnh K3 được phát lên từ đài điều khiển dưới dạng xung,
Trên đài điều khiển K3 đưa tới UPK tại một thời điểm nào đó (phụ thuộc vào phương án dẫn và chế độ nổ đã chọn),dưới dạng điện áp 26v .Ở hệ phát lệnh nó được biến đổi thành dãy xung ,  khoảng 35 xung. dãy xung này được mã hóa và truyền lên tên lửa  (tên lửa chỉ cần nhân được 9-12 xung  trong 35 xung trên là đủ để  mở tầng bảo hiểm thứ 3 cho ngòi nổ vô tuyến hoạt động nếu trước khi phóng ta chọn chế độ nổ là RB,còn chọn chế độ nổ K3 thì sau khi nhân được 9-12 xung lệnh như trên sẽ mở mạch cấp 26v trực tiếp kích nổ đầu đạn  )  ,việc phát 35 để đảm bảo chắc chắn  :D
-Đối với khí tài cải tiến dùng đạn 20DCY ,5ia23 (ngòi nổ 5X-49) thì để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu thì lệnh k3 được phát theo các chế độ khác nhau và trong hệ YPK sử dụng các bộ biến đổi tùy thuộc vào tốc độ tiếp cận tên lửa-mục tiêu mà có sự thay đổi thời điểm phát lệnh K3.
 Ví dụ : K3 ở chế độ RB khi cự ly tên lửa-mục tiêu là 465m
           K3 ở chế độ trực tiếp là  (40-130)m
           Trong chế độ ADA (ngòi nổ vô tuyến không tham gia) là 120m (bắn bóng,khinh khí cầu).
           Trong chế độ mặt đất là (40-50) m.
    


-Chế độ nổ K3 (nổ trực tiếp)
  Khi Tl nhận được lệnh K3 từ đài điêu khiển gửi lên sẽ nổ ngay (không dùng ngòi nổ vô tuyến)
    




Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: Triumf trong 19 Tháng Hai, 2011, 10:07:31 am
Hiện nay, các đài radar P-14, P-18, P-37, PRV-11/13, Nebo-SV đang được nâng cấp dưới sự hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật của các chuyên gia nước ngoài:
(http://farm6.static.flickr.com/5135/5457655114_d4572acd28_b.jpg)
(http://farm6.static.flickr.com/5094/5457654330_564cb2582d_b.jpg)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 19 Tháng Hai, 2011, 03:15:18 pm
                                   II.Xe thu phát - PB

1. NHiệm vụ thành phần:

+Phát xung thăm dò và thu xung phản xạ từ mục tiêu,xung trả lời tên lửa
+Phát lệnh điều khiển ,xung hỏi tên lửa
+nhận hình ảnh mục tiêu từ TBK


     Thành phần:


     -2 Máy phát cho hai mặt phẳng :phương vị,góc tà
     -Phần cao tần của thiết bị thu :mục tiêu,tên lửa
     -Hệ thống anten gắn trên nóc xe 11 ,12,13,14,16.....
     -TBK

             (http://peters-ada.de/sa2_an2.jpg)




(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/Image2994_800x600.jpg?t=1298103648)



            


                Thành phần Xe PB


      (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/anhdep2_676x600.jpg?t=1298103648)
        

           -1 Anten phát lệnh điều khiển ,xung hỏi lên tên lửa
           -2,3 anten cửa sóng rộng: phát tín hiệu thăm dò sau đó thu tín hiệu phản xạ về từ
              mục tiêu trong hai mặt phăngt tương ứng(góc tà ,phương vị)
           -5,6 an ten của sóng hẹp  phát và thu tín hiệu phản xạ từ mục tiêu trong hai mặt
             phẳng (góc tà ,phương vị)
           -7 Kính ngắm quang học TBK
           -4 anten tương đương (tải tương đương)



        Ảnh kính ngắm TBK


          (http://www.ausairpower.net/SNR-75M3-PV-Van-MiroslavGyurosi-3S.jpg)


Ảnh này hơi nhỏ :D

                                   (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/TVK.jpg?t=1298104849)


Khí tài ngắm đồng bộ quang truyền hình TVK của S-75 được gọi là 9SCh33 Karat-2, gồm khối kính thu KT-53-2, khối xử lý và truyền dẫn tín PB-54 và khối màn hình WPU-44. Trong điều kiện ban ngày với ánh sáng và thời tiết tốt, khí tài này có thể quan sát được mục tiêu từ khoảng cách 45 km. Các điều kiện đêm tối, sương mù, khói đều làm giảm tầm quan sát và ngắm mục tiêu của khí tài.(Bác Oldbuff)

      



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Hai, 2011, 03:21:48 pm
Bác Huyphongssi giải thích các thuật ngữ rất cụ thể . Còn từ viết tắt  :GшB nữa ạ .
tiếng việt nó nôm na là chống nhiêu tích cực dẫn góc.

Từ tắt bôi đỏ đấy không rõ có phải là ГшВ - Генератор шума: thiết bị tạo nhiễu bù GshV. Máy này tạo nhiễu bù đầu thu để lọc nhiễu tích cực trên các màn hiện sóng xe điều khiển.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: khoa162 trong 19 Tháng Hai, 2011, 03:23:57 pm
Hiện nay, các đài radar P-14, P-18, P-37, PRV-11/13, Nebo-SV đang được nâng cấp dưới sự hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật của các chuyên gia nước ngoài:
(http://farm6.static.flickr.com/5135/5457655114_d4572acd28_b.jpg)
(http://farm6.static.flickr.com/5094/5457654330_564cb2582d_b.jpg)
Cách đây rất lâu bác triumf đã nói các đài P-18M và P-15V đã nâng cấp, em còn có hình radar P-15V nâng cấp có sử dụng máy vi tính hiển thị thông tin số nữa nè


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Hai, 2011, 03:35:34 pm
                                  II.Xe thu phát - PB

1. NHiệm vụ thành phần:
     -2 Máy phát cho hai mặt phẳng :phương vị,góc tà
     -Phần cao tần của thiết bị thu :mục tiêu,tên lửa
     -Hệ thống anten gắn trên nóc xe 12,13,14,15,16.....
     -TBK
        
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/Image2994_800x600.jpg?t=1298103648)
  
                Thành phần Xe PB


      (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/anhdep2_676x600.jpg?t=1298103648)
    

Xe điều khiển bên trên có khối ngắm quang truyền hình TVK "Karat-2" 9Sh33 (số 7) và khối phát tương đương ăng ten phương vị (số 4).


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 19 Tháng Hai, 2011, 03:54:01 pm
Bác Huyphongssi giải thích các thuật ngữ rất cụ thể . Còn từ viết tắt  :GшB nữa ạ .
tiếng việt nó nôm na là chống nhiêu tích cực dẫn góc.

Từ tắt bôi đỏ đấy không rõ có phải là ГшВ - Генератор шума: thiết bị tạo nhiễu bù GshV. Máy này tạo nhiễu bù đầu thu để lọc nhiễu tích cực trên các màn hiện sóng xe điều khiển.

Tớ nhớ không nhầm thì ở các hệ cũ cái này được gọi là lọc phi tuyến cho chế độ bám sát bằng tay khi đài điều khiển bị gây nhiễu tích cực.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 19 Tháng Hai, 2011, 04:29:08 pm
Như cháu được biết thì hệ này chỉ có tác dụng  để các trắc thủ bám chính xác tâm giải nhiễu thôi ạ!


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 19 Tháng Hai, 2011, 04:34:39 pm
1.Xe điều khiển -YB

Xe YB là trung tâm đầu não của tổ hợp S-75 .

Tại đây giám sát mọi tình hình trên không:   trinh sát và chỉ thị mục tiêu kiểm soát và điều khiển các thành phần khác AB,YB, bệ phóng ,đạn.
Các thông tin liên lạc bằng giọng nói chiến thuật với chỉ huy e sẽ được tổ chức tại đây.

Không phải thông tin liên lạc bằng giọng nói chiến thuật, mà là nhận phân công mục tiêu và báo cáo cấp trên (SCH trung đoàn, lữ đoàn hoặc sư đoàn tùy theo phân cấp) qua kênh thoại (vô tuyến hoặc hữu tuyến) ;)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 19 Tháng Hai, 2011, 04:56:41 pm
Cháu đã sửa lại và bổ xung các thông tin của thủ trưởng và anh Huyphongssi ở phần trên rồi ạ! :D


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 19 Tháng Hai, 2011, 08:39:34 pm
        Chế độ làm việc


Anten xe PB có hai chế độ quét đó là chế độ  tia rộng và chế độ tia hẹp

Khi làm việc cabin xe PB có thể quay 360 độ theo phương vị trong chế độ sục sạo tròn ,quay trong góc rẻ quạt trong chế độ sục sạo quạt

Trong mặt phẳng tà dàn anten chúc ngẩng trong phạm vi 0-90 độ.

1.Chế độ tia rộng

   Trong chế độ này chỉ có 2 anten  làm việc  :P11 quét trong mặt phẳng góc tà ,P12 quét trong mặt phẳng phương vị .Cự ly bắt mục tiêu đối đa là 75km.


      Hình dạng và  đường truyền của cánh sóng rộng  

 (http://peters-ada.de/pwscan2.jpg)

            khi bắt mục tiêu anten xẽ chuyển động sao cho phân giác cánh sóng anten luôn hướng vào mục tiêu


                             (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/batmctiucasngrng.jpg?t=1298124865)



                          Mục tiêu hiển thị trên màn hình trắc thủ (4)


                                (http://peters-ada.de/eps75_2.jpg)



  2. Chế độ cửa sóng hẹp    

  Trong chế độ này búp sóng anten hẹp hơn trong chế độ tia rộng nên cự ly bắt mục tiêu tăng lên gấp đôi : 150km          


                  (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/s75s3_800x500.jpg?t=1298125250)    
            



                      (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/s75s4567_800x427.jpg?t=1298125391)




     Minh hoạ kích thước,hình dạng cửa sóng rộng và cửa sóng hẹp
  


       (http://peters-ada.de/pwscan1.jpg)







          








Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 21 Tháng Hai, 2011, 09:44:53 am
                                        

Bên trong xe PB :


 (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/CIMG3586_450x600.jpg?t=1298421271)


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/CIMG3587_450x600.jpg?t=1298421434)


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/CIMG3590_800x600.jpg?t=1298421550)


Rada Sam đo cự ly,góc mục tiêu

  
   (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/bttmctiuzd.jpg?1298256275)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 21 Tháng Hai, 2011, 03:18:45 pm
Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không

Các tham số tọa độ và đường bay của mục tiêu bay

Phương vị (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6082.msg289064.html#msg289064)

Góc tà là góc tạo bởi đường thẳng tính từ đài phát tới mục tiêu với mặt phẳng ngang tại vị trí đặt đài phát.

(http://scilib.narod.ru/Technics/Bazhanoff/images/052.gif)
Góc tà mục tiêu (minh họa "Что такое радиолокация" của Бажанов С.А http://scilib.narod.ru)

Góc tà được ký hiệu là ε (epsilon) và có đơn vị đo bằng độ (o) trong cung từ 0o tới 90o. Khi mục tiêu ở vị trí cao hơn mặt phẳng ngang chứa đài phát thì tham số góc tà của mục tiêu có trị số dương (tà dương), ngược lại nếu mục tiêu nằm thấp hơn mặt phẳng ngang chứa đài phát thì tham số góc tà có trị số âm (tà âm).




Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 21 Tháng Hai, 2011, 04:09:09 pm
       Chế độ làm việc


Anten xe PB có hai chế độ quét đó là chế độ  tia rộng và chế độ tia hẹp

Khi làm việc cabin xe PB có thể quay 360 độ theo phương vị trong chế độ sục sạo tròn ,quay trong góc rẻ quạt trong chế độ sục sạo quạt

Trong mặt phẳng tà dàn anten chúc ngẩng trong phạm vi 0-90 độ.

1.Chế độ tia rộng

2. Chế độ cửa sóng hẹp    


Theo tài liệu kỹ thuật thì khối an-ten đài điều khiển SNR-75V của tổ hợp S-75M3 Volkhov có góc chúc ngẩng 3 độ tà âm và 82,5 độ tà dương.

Ngoài ra, việc sử dụng chế độ sục sạo quạt góc rộng hay góc hẹp để bắt bám mục tiêu được phân công còn tùy thuộc vào cự ly và độ cao của mục tiêu.

Chế độ sục sạo quạt góc rộng để bắt mục tiêu có cự ly dưới 75 km và bám sát tự động để bắn mục tiêu ở độ cao dưới 5 km bằng an-ten phương vị (P-12) và an-ten góc tà (P-11)
(http://en.valka.cz/attachments/65/thumbs/_p.JPG)

Chế độ sục sạo quạt góc hẹp để bắt mục tiêu có cự ly trên 70 km bằng cặp an-ten đĩa (an-ten phương vị P-13 và an-ten góc tà P-14)
(http://en.valka.cz/attachments/65/thumbs/up2.JPG)

Chế độ vừa bám sát tự động vừa sục sạo quạt góc rộng bằng cả 4 an-ten khi bắn mục tiêu có độ cao trên 5 km
(http://en.valka.cz/attachments/65/thumbs/podsv_t.JPG)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Hai, 2011, 12:41:15 pm
Tiếp:


              Mục tiêu  trên màn hình radaP18


                        (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/manhinhP18.jpg?t=1298353032)


                      Rada của Sam bắt mục tiêu trong vùng được chỉ thị bằng các thông tin cảu rada P18 .


        (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/trnmn.jpg?t=1298353055)



Chế độ tia hẹp dùng để sục sạo mục tiêu ở cự ly xa hơn 70 km .Khi mục tiêu đã vào trong vùng phóng sq điều khiển sẽ mở chế độ tia rộng để bám sát mục tiêu và dẫn tên lửa.Lúc này tín hiệu mục tiêu và tín hiệu tên lửa được thu bởi anten Phương vị (P12)  và anen góc tà (P11).


-Tên lửa dược phóng lên ban đầu không có tín hiệu điều khiển (giai đoạn bay atonom).
-Sau khi bay được khỏang 2100m tên lửa rơi vào vùng cánh sóng anten nó cắt tầng 1 rơi xuống ,tầng 2 lúc này bắt đầu nhận tín hiệu từ anten p16 ,điều khiển tên lửa đến gặp mục tiêu.

                   Tên lửa nằm trong cánh sóng ,bắt đầu được điều khiển sau khi cắt tầng .


              (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/iukhintnla.jpg?t=1298352932)



Minh họa vị trí tên lửa so với mục tiêu trong một số phương pháp bắn


   1.Phương pháp T/T


   rada-Tên lửa -mục tiêu  luôn  nằm trên một đường thẳng


     (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/BnTT.jpg?t=1298353655)


   Phương pháp  T/T I-87


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/bnmctiu.jpg)





    2.Phương Pháp PS


 tên lửa vượt trước mục tiêu 1/2 góc đón


    (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/n.jpg?t=1298353813)



3.mục tiêu bay thấp ,bổ nhào pp K



    (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/ppK.jpg?t=1298354464)


Mục tiêu mặt đất
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/mctiumtt.jpg?t=1298355360)



  
    
 







    



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 22 Tháng Hai, 2011, 02:15:28 pm
Tiếp:


              Mục tiêu  trên màn hình radaP18


                        (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/manhinhP18.jpg?t=1298353032)


                      Rada của Sam bắt mục tiêu trong vùng được chỉ thị bằng các thông tin cảu rada P18 .


        (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/trnmn.jpg?t=1298353055)



Chế độ tia hẹp dùng để sục sạo mục tiêu ở cự ly xa hơn 70 km .Khi mục tiêu đã vào trong vùng phóng sq điều khiển sẽ mở chế độ tia rộng để bám sát mục tiêu và dẫn tên lửa.Lúc này tín hiệu mục tiêu và tín hiệu tên lửa được thu bởi anten Phương vị (P12)  và anen góc tà (P11).


-Tên lửa dược phóng lên ban đầu không có tín hiệu điều khiển (giai đoạn bay atonom).
-Sau khi bay được khoang 2100m tên lửa rơi vào vùng cánh sóng anten nó cắt tầng 1 rơi xuống ,tầng 2 lúc này bắt đầu nhận tín hiệu từ anten p16 ,điều khiển tên lửa đến gặp mục tiêu.

                   Tên lửa nằm trong cánh sóng ,bắt đầu được điều khiển sau khi cắt tầng .


              (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/iukhintnla.jpg?t=1298352932)



Trên tủ của sỹ quan điều khiển có công tắc chọn chế độ phát xạ sục sạo quạt rộng hay hẹp cho các cự ly dưới 75 km và từ 75 km tới 150 km. Việc chọn chế độ sục sạo theo cự ly được thực hiện theo lệnh của chỉ huy phân đội trên cơ sở tham số mục tiêu do trắc thủ thông báo từ màn hiện sóng của đài nhìn vòng P-12/18 trên xe điều khiển.

Sỹ quan điều khiển phải bật công tắc đồng bộ hướng đài điều khiển (đài 2) với phần tử mục tiêu thu qua đài nhìn vòng (đài 1). Sau khi đồng bộ và khi được lệnh phát sóng, sỹ quan điều khiển tùy theo tham số đã biết về mục tiêu được phân công và tình huống trên không (nhiễu, số lượng tốp trong khu vực phân công, nguy cơ bị chế áp) để nhấn nút chọn chế độ sục sạo quạt góc rộng hay hẹp nhằm bắt bám mục tiêu.

Sau khi bắt và xác nhận mục tiêu, sỹ quan điều khiển nhấn nút chuyển chế độ phát sóng sang bám sát tự động rồi mới tiến hành chọn phương pháp điều khiển, chuẩn bị đạn, mở rãnh điều khiển, đồng bộ bệ đạn.

Riêng ở chế độ bám sát tự động, đài 2 dùng cặp an-ten đĩa P-13/P-14 để phát xạ và dùng cặp an-ten P-11/P-12 để thu sóng dội theo chế độ hoán chuyển búp sóng tại đầu thu, năng lượng phát xạ của cặp an-ten P-11/P-12 được dẫn triệt qua tải tương đương. Đây là biện pháp chống nhiễu ngụy trang hồi sóng khuếch đại đảo.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Hai, 2011, 07:31:27 pm

 

Riêng ở chế độ bám sát tự động, đài 2 dùng cặp an-ten đĩa P-13/P-14 để phát xạ và dùng cặp an-ten P-11/P-12 để thu sóng dội theo chế độ hoán chuyển búp sóng tại đầu thu, năng lượng phát xạ của cặp an-ten P-11/P-12 được dẫn triệt qua tải tương đương. Đây là biện pháp chống nhiễu ngụy trang hồi sóng khuếch đại đảo.

Thưa thủ trưởng cái đỏ này là dựa vào đặc điểm hệ số định hướng (G) của anten tia hẹp lớn hơn anten tia rộng để chống nhiễu tạp ngụy trang   phải không ạ?Yêu cầu quan trọng là  máy thu phải có dải động lớn.

Như cháu được biết thì :  Đối với các loại rađa bám sát (rađa điều khiển hoả lực) biện pháp tăng hệ số khuyếch đại anten phát làm tăng cự ly phát hiện mục tiêu nguồn nhiễu (chế độ tự bảo vệ) lên  G^1/2 lần và tăng cự ly phát hiện mục tiêu nguồn nhiễu (chế độ bảo vệ ngoài) lên G^1/4  lần.(Cái này được rút ra từ phương trình chống rada)



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Hai, 2011, 08:46:55 pm

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của Xe PB nhưng ảnh hưởng lớn nhất chính là : Nhiễu.

   Em làm rõ một chút về vấn đề này .

    1.Nhiễu :
    
Là  những tác động của bức xạ điện từ làm sai lệch hoặc phá hủy thông tin trong các phương tiện vô tuyến điện từ. Nó có khả năng tác động vào mọi khâu của hệ thống chỉ huy - điều khiển - thông tin - trinh sát (C3I) và là một yếu tố rất quan trọng của tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đạ

 Có thể phân chia nhiễu thành hai thành phần chính :  
 

                 -Nhiễu tích cực
                                                                              
                 -Nhiễu tiêu cực

I.Nhiễu tích cực

 *Theo hiệu ứng tác động đến các đài rađa nhiễu tích cực có thể chia ra thành:
       - Nhiễu tích cực ngụy trang
       - Nhiễu giả mục tiêu
 *Theo độ rộng phổ nhiễu bao gồm :
       - Nhiễu ngắm
       - Nhiễu chặn
       - Nhiễu trượt
 + Nhiễu ngắm  là nhiễu tích cực có độ rộng phổ tương đương với độ rộng phổ tín hiệu của thiết bị vô tuyến bị  
   chế áp. Trong thực tế độ rộng phổ nhiễu ngắm không vượt quá 2 -3 lần dải thông hiệu quả của máy thu.
  Việc sử dụng nhiễu ngắm tương đối khó khăn và phải hiệu chỉnh máy phát nhiễu sao cho tần số của nó trùng lên tần số làm việc của thiết bị vô tuyến bị chế áp. Vì các thiết bị này có khả năng thay đổi tần số rất nhanh nên trong các đài gây nhiễu ngắm thường có thêm hệ thống điều khiển tần số.

  +Nhiễu chặn là nhiễu tích cực có độ rộng phổ được chọn gần tương đương với các dải tần làm việc của thiết bị vô tuyến bị chế áp. Trong thực tế nhiễu chặn có độ rộng phổ lớn hơn từ hàng chục đến hàng trăm lần dải thông máy thu thiết bị vô tuyến bị chế áp. Trong trường hợp này năng lượng nhiễu không được sử dụng tập trung để chế áp. Do vậy hiệu quả của nhiễu chặn không cao.

   +Nhiễu trượt là một dạng nhiễu kết hợp giữa hai loại nhiễu kể trên. Trong trường hợp này nhiễu với phổ tương đối hẹp được chuyển dịch hay "trượt" trong một dải tần xác định nào đó theo chương trình đã chọn trước  . Mặc dù các đài rađa cần chế áp làm việc trong một dải tần khá rộng nhưng hiệu quả của nhiễu trượt so với nhiễu ngắm thấp hơn. Trong những năm gần đây, người ta lại chú ý nhiều đến việc sử dụng nhiễu trượt. Đó là do nhờ sử dụng các chương trình điều khiển tối ưu để trượt phổ nhiễu trong dải tần định trước nên hiệu quả loại này tăng lên rõ rệt.

  *Dựa theo thời gian bức xạ nhiễu tích cực được chia thành:
- Nhiễu tích cực liên tục.
- Nhiễu tích cực xung (nhiễu xung tich cực).
        Nhiễu tích cực liên tục - là nhiễu tích cực có độ rộng tín hiệu lớn hơn chu kỳ lặp lại của loại tín hiệu cuả đài rađa bị chế áp.
       Nhiễu xung tích cực là nhiễu được tạo bằng chuỗi xung với độ rộng nói chung rất ngẫu nhiên và nhỏ hơn chu kỳ lặp lại tớn hiệu  của các đài ra đa bị chế áp

 *Theo hướng bức xạ người ta chia nhiễu tích cực thành :
- Nhiễu ngắm theo hướng.
- Nhiễu chặn theo hướng.
      Nhiễu ngắm theo hướng được tạo trong dải không gian khỏ hẹp về hướng tới đài rađa cần chế áp.
      Nhiễu chặn theo hướng được tạo trong dải không gian rộng hay được tạo về mọi hướng.
* Ngoài ra người ta cũn phân loại nhiễu tích cực theo cấu trúc điện áp như:
- Nhiễu tích cực với cấu trúc theo quy luật.
- Nhiễu tích cực với cấu trúc không theo quy luật.
- Nhiễu tích cực với cấu trúc hỗn hợp.
  










Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Hai, 2011, 09:00:12 pm
  

II.TÁC ĐỘNG CỦA NHIỄU TẠP NGỤY TRANG ĐẾN TUYẾN THU HIỂN THỊ


Khi có tác động của nhiễu tạp tích cực nguỵ trang, khả phát hiện mục tiêu của đài ra đa sẽ bị hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn. Độ chính xác của việc xác định vị trí mục tiêu cũng giảm xuống. Tính chất tác động cụ thể của nhiễu phụ thuộc vào các đặc tính của tuyến thu – hiển thị.

Dựa theo cấu trúc, nhiễu tạp tích cực ngụy trang có những dạng sau:
- Nhiễu tạp trực tiếp (NTTT)
- Nhiễu tạp điều biên (NTĐB)
- Nhiễu tạp điều tần (NTĐT)
- Nhiễu tạp điều biên – điều tần (NTĐB – ĐT)
Ta sẽ lần lượt xét tác dụng của nó: ;D

1. Tác động của nhiễu tạp trực tiếp
        Nhiễu tạp trực tiếp tác động đến tuyến thu – hiển thị tương tự như tác động của tạp âm ký sinh trong máy thu.Việc tác động của NTTT dẫn đến sự suy giảm độ nhạy máy thu. Trên màn hình hiển thị nhìn vòng khi đó sẽ xuất hiện các vùng sáng trắng. Số lượng cũng như kích thước của các vùng sáng trắng này phụ thuộc vào cường độ nhiễu, độ rộng cánh sóng chính và mức độ các cánh sóng phụ .

  Việc phát hiện mục tiêu trên các vùng sáng rất khó khăn. Vì thế ta nói rằng nhiễu tạp có tác dụng nguỵ trang tín hiệu. Nếu dải động của máy thu không đủ lớn thì khi cường độ nhiễu quá mạnh, máy thu sẽ bị quá tải và tín hiệu hoàn toàn bị mất.

2. Tác động của nhiễu tạp điều biên
Tác động của NTĐB đối với tuyến thu – hiển thị của ra đa về cơ bản tương tự như NTTT. Nhưng tính nguỵ trang của chúng thấp hơn do các thành phần bên của phổ tương đối nhỏ.

3. Tác động của nhiễu tạp điều tần
          Ảnh hưởng của  NTĐT đến tuyến thu – hiển thị sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào          
dải thông của máy thu và độ lệch tần số hiệu dụng của nhiễu.

4. Tác động của nhiễu tạp điều biên – điều tần
        NTĐB-ĐT có tác động tương tự như NTĐB và phụ thuộc vào hệ số điều biên, độ lệch tần hiệu dụng so với dải thông máy thu.



III.CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG NHIỄU TÍCH CỰC NGỤY TRANG


1.Phương pháp năng lượng

Nội dung của phương pháp này là phải tăng năng lượng tín hiệu dò để tăng cự ly hoạt động của đài rada:

-Dùng máy phát có công suất cực lớn (hàng chục MW)
-Sử dụng tín hiệu giải rộng

  Với máy phát của xe PB (tổ hợp tên lửa C75) chúng ta có thể thay đèn phát manhetron  "MI-147" = "MI-148" ....  ;D ;D.


  (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/mi-147.jpg)



2.Phương pháp chọn không gian

Phương pháp này có thể thực hiện bằng 2 cách:
- Tăng hệ số khuyếch đại anten phát (tăng G),
- Giảm mức độ cánh sóng phụ anten,
....................








Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Hai, 2011, 09:31:09 pm
IV. NHIỄU GIẢ TÍN HIỆU MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG

    Nhiễu tích cực giả tín hiệu mục tiêu là loại nhiễu sau khi qua máy thu ra đa có dạng giống như tín hiệu mục tiêu.Vì vậy nhiễu giả tín hiệu mục tiêu sẽ tạo ra hiệu ứng mục tiêu giả gây khó khăn cho việc thu nhận tin tức về mục tiêu thật. Nhiễu tích cực loại này được tạo bằng những thiết bị chuyển tiếp đặc biệt dải rộng có khả năng khuyếch đại và phát lại có tín hiệu với dạng điều chế bất kỳ, Công suất trung bình dùng phát nhiễu giả tín  hiệu thường không cần lớn so với trường hợp dùng để phát nhiễu tạp ngụy trang. Cho nên trong thực tế nhiễu giả tín hiệu được sử dụng rộng rãi để chế áp các đài rađa. Ngoài ra có thể chứng minh rằng cách dùng kết hợp hai loại nhiễu: Nhiễu giả tín hiệu và nhiễu tạp ngụy trang là phương pháp tối ưu hơn cả về mặt năng lượng lẫn chất lượng chế áp.


Theo quan điểm của một số chuyên gia quân sự các nước phát triển thì nhiễu giả tín hiệu được sử dụng chống lại hệ thống phòng không không quân để giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tạo hiệu ứng “mục tiêu giả” bằng cách đặt trên những “con mồi điện tử” các máy phát nhiễu giả tín hiệu. Trong trường hợp này giá thành hạ mà hiệu quả bảo vệ các phương tiện tấn công trên không lại cao.
- Chế áp các hệ thống đo và bám sát theo cự ly và phương vị góc tà của rađa. Trong trường hợp này tín hiệu phải có lượng tin tức giả về các toạ độ mục tiêu và quy luật thay đổi chúng

* Tác động của nhiễu “giả tín hiệu” đến các hệ bám sát theo  toạ độ
           Tác động của nhiễu giả tín hiệu đến các hệ thống bám góc tự động (bám sát theo hướng).
 Để chế áp các hệ bám sát góc có thể sử dụng nhiễu giả tín hiệu dưới hình thức:
- Nhiễu ngắm khi đã biết trước (hoặc đã trinh sát được trong quá trình tạo nhiễu) tần số quét cánh sóng của rađa.
- Nhiễu trượt hay nhiễu chặn khi không biết trước tần số quét cánh sóng của rađa.
Dưới đây ta sẽ xét cụ thể trường hợp tác động của nhiễu ngắn đối với các hệ bám sát góc.   
1. Hệ bám sát góc với cánh sóng anten quét hình nón khi có nhiễu “giả tín hiệu” và các biện pháp phòng chống
Như ta đã biết dựa vào phương pháp so sánh vị trí mục tiêu với hướng cân bằng tín hiệu của cánh sóng để điều khiển việc bám sát. Sai số của việc bám sát sẽ tăng lên hoặc không bám sát được mục tiêu khi có tác động của nhiễu “giả tín hiệu”.
Hiện nay để chống nhiễu giả tín hiệu cho hệ bám sát với cánh sóng quét theo hình nón người ta dùng những biện pháp sau:
- Dùng các Rađa với tần số quét của anten khác nhau cho mỗi đơn vị hoả lực.
- Tiến hành thay đổi tần số quét của các anten từng Rađa riêng biệt trong quá trình làm việc.
- Dùng biện pháp nhiều kênh để đo và bám sát theo toạ độ góc.

2.  Hệ bám sát góc đơn xung khi có nhiễu “giả tín hiệu”  tác động
Đối với các hệ bám sát đơn xung nếu chỉ dùng một nguồn nhiễu sẽ không có kết quả. Muốn chế áp hệ bám góc loại này phải dùng tới 2 nguồn nhiễu trở lên.


3Tác động của nhiễu giả tín hiệu đến các hệ bám sát tự động theo cự  ly
             Nhiễu giả tín hiệu dùng để chế áp các hệ bám sát theo cự ly có thể được tạo dưới dạng đơn nhịp hay đa nhịp. Nhiễu giả tín hiệu đơn nhịp có tác dụng tạo ra một mục tiêu giả và làm gián đoạn việc giám sát. Nhiễu giả tín hiệu đa nhịp có tác dụng tạo ra một nhóm mục tiêu giả và làm quá tải kênh phát hiện dẫn đến gây khó khăn cho việc chọn mục tiêu thật để bám sát.
     Nhiễu giả tín hiệu các dạng trên có thể tạo bằng những máy phát nhiễu trả lời


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Hai, 2011, 09:55:00 pm
V.KHÁI NIỆM CHUNG VÀ PHÂN LOẠI NHIỄU TIÊU CỰC

Nhiễu tiêu cực dùng để chống các phương tiện vô tuyến điện tử làm việc theo nguyên lý thu lại các tín hiệu được phát ra sau khi phản xạ từ những vật chướng ngại thiên nhiên và nhân tạo có nghĩa là những trạm rađa và một số hệ thống điều khiển vô tuyến. Các loại nhiễu này tạo ra những điểm dấu giả trên màn hình của rađa. Những điểm dấu giả gây khó khăn lớn cho việc phân biệt và nhận biết các điểm dấu thật của mục tiêu, cũng như làm ngưng trệ sự hoạt động của các hệ thống điều khiển, thu nhận tin tức từ trạm rađa. Với số lượng lớn và mật độ dày của điểm dấu giả trên màn hiện hình chỉ thấy vệt sáng, nguỵ trang những điểm dấu từ mục tiêu thật.
Phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh nhiễu tiêu cực có thể ở 2 dạng: tự nhiên và nhân tạo. Nhiễu tiêu cực tự nhiên sinh ra do sự phản xạ điện từ từ các địa vật, mây, giông, mưa, tuyết và tính không đồng nhất của tầng đối lưu. Nhiễu tiêu cực nhân tạo được phản xạ ra bằng những thiết bị phản xạ đặc biệt như: lưỡng cực, góc phản xạ, kính phản xạ, các môi trường phản xạ…

BIỆN PHÁP VÀ THIẾT BỊ TẠO NHIỄU TIÊU CỰC NHÂN TẠO

Những nguồn tạo nhiễu tiêu cực nhân tạo thường dùng gồm có: Lưỡng cực phản xạ hay kính phản xạ gắn theo máy bay hay phóng ra từ máy bay; góc phản xạ hay kính phản xạ hoặc các bẫy điện tử đặt dưới thân máy bay.
Lưỡng cực phản xạ: Là nguồn chủ yếu tạo nhiễu tiêu cực. Đó là những chấn tử thụ động mỏng làm bằng kim loại, những sợi thuỷ tinh được mạ kinh loại, các băng kẽm và những vật liệu khác. Độ dài các lưỡng cực thường gần bằng 1/2 bước sóng ở đài rađa bị chế áp .
                     (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/Lngcc.jpg?t=1298386914)


Độ dày các lưỡng cực chọn nhỏ tới mức có thể trên cơ sở đảm bảo điều kiện bề mặt phản xạ hiệu dụng cực đại. Đường kính của lưỡng cực thông dụng làm từ sợi thuỷ tinh mạ kim loại khoảng 0,025cm.
Khi được thả với số lượng lớn từ máy bay, tàu chiến hay tên lửa  các lưỡng
cực tạo nên một đám mây. Tốc độ rơi của lưỡng cực không những phụ thuộc vào trọng lượng kích thước hình dạng mà cả mật độ và trạng thái của khí quyển. Trong điều kiện khí quyển bình thường tốc độ trung bình khi rơi của lưỡng cực khoảng 50-180m/phút ở độ cao lớn (20000m) và độ 25-70m/phút ở độ cao nhỏ. Theo phương nằm ngang lưỡng cực dịch chuyển gần như với tốc độ gió.
Hiệu quả tác động của lưỡng cực phản xạ phụ thuộc vào những yếu tố:
- Số lượng bó trong 1 đơn vị thể tích phân biệt
- Loại lưỡng cực
- Thời gian thả từ máy bay
- Điều kiện thiên nhiên
- Khoảng cách giữa các nguồn gây nhiễu
- Hướng của nguồn nhiễu
- Khả năng phân biệt của đài
- Vị trí mục tiêu so với mây nhiễu

Một trong những đặc tính không kém phần quan trọng của nhiễu tiêu cực bằng lưỡng cực phản xạ là độ rộng dải tần của nó. Để mở rộng dải tần người ta thường làm những bó lưỡng cực tổng hợp với lưỡng cực có độ dài khác nhau. Nhiễu tiêu cực dải rộng có thể đảm bảo bao bọc dải tần trong giới hạn ± 20% so với tần số mang của dải bị chế áp.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Hai, 2011, 10:17:22 pm
Góc phản xạ:

 Được tạo từ những mặt phẳng gắn chặt và vuông góc với nhau. Tính chất chủ yếu của những góc phản xạ là ở chỗ phần lớn năng lượng cao tần rơi trên chúng từ hướng bất kỳ trong giới hạn của góc trong được phản xạ ngược lại về phía nguồn phát (hình 4-2). Góc phản xạ đơn giản nhất là góc hai mặt.


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/cuwcjgocphnx.jpg?t=1298386914)


Phản xạ sẽ cực đại trong trường hợp sóng tới song song với các đường phân giác của góc phản xạ (hình 4-3)


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/hngphnx.jpg?t=1298386914)

Cường độ phản xạ của tín hiệu có thể thay đổi trong giới hạn nào đó bằng cách quay góc phản xạ theo một trong số những mặt phẳng của nó.
Đặc điểm của góc hai mặt là chỉ phản xạ phần lớn năng lượng về phía nguồn phát nếu năng lượng đến theo phương vuông góc với đường giao tuyến của hai mặt.
Phân cực của sóng có vectơ điện trường nằm trong mặt phẳng tới hay vuông góc với nó, sau 2 lần phản xạ sẽ giữ nguyên không thay đổi. Trong trường hợp phản xạ đơn từ các mặt phẳng phân cực sóng phản xạ cũng trùng với phân cực sóng tới. Vì thế những đài rađa với phân cực tuyến tính quan sát rất rõ những góc phản xạ kiểu này.

Nhược điểm chủ yếu của góc phản xạ hai mặt là cánh sóng trong mặt phẳng sườn hẹp, điều này có thể khắc phục nếu dùng góc phản xạ 3 mặt phẳng bằng cách gắn vuông góc thêm  một mặt nữa.
Trong góc phản xạ 3 mặt, bất cứ sóng rơi từ hướng nào vào mặt nào trong phạm vi góc tương đối rộng sẽ lần lượt phản xạ qua 3 mặt sau đó truyền trở lại nguồn phát xạ.


Sai số đó ít ảnh hưởng đến góc phản xạ mặt tam giác do chúng có cánh sóng rộng hơn và đều hơn, đồng thời có kết cấu góc mặt chắc chắn hơn. Vì thế người ta thường sử dụng loại này nhiều hơn cả mặc dù để chế tạo nó với ú nhất định đòi hỏi tốn vật liệu nhiều hơn so với góc phản xạ mặt vuông.


Kính phản xạ:

Thấu kính Li-u-nhe-be-ga
Một trong những nhược điểm của góc phản xạ là độ rộng cánh sóng nhỏ, có cánh sóng rộng hơn vật phản xạ được cấu tạo theo nguyên tắc thấu kính Li-u-nhe-be-ga (hình 4-6).

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/thaukinh.jpg?t=1298386914)


Đó là một quả cầu kim loại có vài lớp điện môi, hằng số điện môi thay đổi từ mặt ngoài của hình cầu đến tâm trong giới hạn 1 ữ 2. Một nửa mặt ngoài quả cầu được mạ kim loại. Độ thẩm thấu điện môi tầng ngoài của quả cầu gần bằng độ thẩm thấu điện môi của không khí. Trong các lớp tiếp theo nó tăng dần đến 2. Tương ứng, hệ số (n) khúc xạ sóng tới cũng thay đổi phụ thuộc vào khoảng cách bán kính r đến tâm thấu kính








Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Hai, 2011, 10:20:52 pm
.

NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA TÍN HIỆU MỤC TIÊU VÀ NHIỄU TIÊU CỰC



Để giải quyết nhiệm vụ bảo vệ các đài rađa khỏi tác động của nhiễu tiêu cực việc đầu tiên
 cần phải tìm những đặc điểm của tín hiệu nhiễu so với tín hiệu phản xạ từ mục tiêu và sử dụng những đặc điểm đó khi xây dựng các hệ thống phát hiện. Những điểm khác nhau đó bao gồm:

* Nhiễu tiêu cực có tính phản xạ phân bố trong khi mục tiêu có tính phản xạ tập trung
Nhiễu tiêu cực giống như một nhóm vật phản xạ phân bố rộng còn mục tiêu là một nhóm vật phản xạ thứ cấp hầu như tập trung. Sử dụng điểm khác nhau đó có thể tăng chất lượng phát hiện mục tiêu trên nền nhiễu tiêu cực bằng cách rút gọn thể tích xung của đài rađa đến mức bằng kích thước mục tiêu.

* Sự khác nhau về phân cực của tín hiệu phản xạ
Điều khác nhau này xuất hiện nếu nhiễu tiêu cực được tạo bởi những yếu tố khí tượng do những giọt nước nhỏ hình cầu. Khi chiếu xạ những yếu tố khí tượng đó bằng các dao động với phân cực tròn  thì những tín hiệu phản xạ cũng sẽ có phân cực tròn với chiều quay ngược lại. Còn khi phản xạ từ mục tiêu khác với tín hiệu phản xạ từ nhiễu tiêu cực sẽ có phân cực elíp. Hiện tượng này có thể dùng để chọn lọc phân cực cho các tín hiệu có ích. Mức độ chế áp nhiễu tiêu cực khi sử dụng chọn lọc phân cực trong dải sóng cm khoảng 10-20db.

 * Sự khác nhau về tốc độ dịch chuyển của mục tiêu và lưỡng cực  phản xạ
Các địa vật có tốc độ dịch chuyển bằng 0 so với các đài rađa mặt đất. Nếu nhiễu tiêu cực tạo ra từ những vật phản xạ chống rađa thì chúng được thả từ máy bay tốc độ ban đầu sẽ mất ngay và chúng rơi với tốc độ của gió. Mục tiêu có tốc độ dịch chuyển lớn hơn nhiều. Sự khác nhau về tốc độ hướng tâm của mục tiêu và
nguồn nhiễu tiêu cực được sử dụng cho việc chọn lọc theo tốc độ. Chọn lọc theo tốc độ (nói cách khác là theo hiệu ứng chuyển động của mục tiêu) được gọi là chọn lọc mục tiêu di động và rađa có sử dụng hiệu ứng đó thường gọi là rađa với lọc mục tiêu di động. Cơ sở của việc chọn lọc mục tiêu di động là hiện tượng biến đổi cấu trúc của tín hiệu phản xạ từ mục tiêu di động. Phổ tín hiệu trong trường hợp này sẽ bị dịch chuyển  đi một lượng bằng tần số Đốp-lơ.    


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 23 Tháng Hai, 2011, 09:03:56 am
Về bản chất thì nhiễu giả tín hiệu mục tiêu cũng là 1 dạng của nhiễu ngụy trang. Để thoát khỏi chế độ bám sát (lock-on) của ra đa điều khiển hỏa lực của đối phương, máy bay mục tiêu thường dùng 2 loại nhiễu giả mục tiêu để phá bám sát theo góc (Inverse gain jamming) và bám sát theo cự li (Range gate pull off jamming). Cả 2 loại nhiễu này được gọi chung là nhiễu xung trả lời.

Đối phó với loại nhiễu này có nhiều cách tùy theo phương thức quét bám sát của ra đa điều khiển như COSRO (như ra đa ngắm bắn của pháo cao xạ) và LORO (như ra đa SAM-2).


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 23 Tháng Hai, 2011, 08:45:48 pm
Trong tổ hợp tên lửa S75  việc chống nhiễu tiêu cực được thực hiện nhờ hệ lọc mục tiêu di động (CDЦ).Dựa vào sự trôi pha qua chu kỳ (trôi pha đốp le) của tín hiệu mục tiêu người ta xây dựng trong hệ CDЦ nhũng bộ bù khử qua chu kỳ nhiều lần xử dụng đèn tích nhớ .


Ảnh về hệ CDЦ  của C75 ;D


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/CDC.jpg?t=1298468635)




Vấn đề chống nhiễu trong kháng chiến chống Mỹ đã được bác dongadoan viết rất đầy đủ và trực quan ở đây:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16226.80.html (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16226.80.html)
Ngoài cách gây nhiễu ,mục tiêu còn sử dụng phương pháp tàng hình để không bị các hệ thống rada phòng không phát hiện :
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=521.0 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=521.0)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 23 Tháng Hai, 2011, 10:11:50 pm
Trong tổ hợp tên lửa S75  việc chống nhiễu tiêu cực được thực hiện nhờ hệ lọc mục tiêu di động (CDЦ).Dựa vào sự trôi pha qua chu kỳ (trôi pha đốp le) của tín hiệu mục tiêu người ta xây dựng trong hệ CDЦ nhũng bộ bù khử qua chu kỳ nhiều lần xử dụng đèn tích nhớ .
Ảnh về hệ CDЦ  của C75 ;D


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/CDC.jpg?t=1298468635)

СДЦ - Селекция движущихся целей: Chế độ lọc mục tiêu di chuyển (tiếng Anh = Moving target indication - MTI)

Ra đa sử dụng chế độ lọc mục tiêu di chuyển này để bù khử nhiễu không đồng bộ hay nhiễu địa vật nhằm phát hiện và hiển thị mục tiêu di chuyển qua hiệu ứng đốp le. Ở các ra đa phòng không và hàng không thế hệ cũ, СДЦ được thực hiện qua đèn tích nhớ, nhưng ở các hệ thống ra đa hiện đại chế độ này dùng mạch khử nhiễu bán dẫn kĩ thuật số.  


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 23 Tháng Hai, 2011, 10:51:00 pm
 Các hệ thống rada mới hiện nay về nguyên tắc vẫn dựa vào hiệu ứng đốp le nhưng cách thực hiện thì dùng kỹ thuật số  như bác Huyphongssi đã nói với hai cách sau:
-Bù khử qua chu kỳ (cái này là CDЦ dùng kỳ thuật số )
-Phương pháp quay pha (MTD)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 23 Tháng Hai, 2011, 11:07:20 pm
III.Xe tính toán AB


(http://www.ausairpower.net/SNR-75M3-PV-Van-MiroslavGyurosi-1S.jpg)

(http://www.ausairpower.net/SNR-75M3-AV-UV-Vans-MiroslavGyurosi-1S.jpg)


 1.Nhiệm vụ

-Tín hiệu mục tiêu và tên lửa từ xe PB sẽ được đưa tới xe AB.Hệ thống trên xe AB dựa vào các tín hiệu đó tính toán và tạo ra lệnh điều khiển truyền lên tên lửa qua anten P16 của xa PB .

2.Thành phần

-Hệ tọa độ (COK)
-Hệ lập lệnh (CBK)
-Hệ phát lệnh (PПK)
-Hệ lọc mục tiêu di động (CDЦ)



                              Bên trong xe AB

        (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/CIMG3557_800x600.jpg?t=1298469254)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Hai, 2011, 10:49:09 am
СДЦ - Селекция движущихся целей: Chế độ lọc mục tiêu di chuyển (tiếng Anh = Moving target indication - MTI)

Ra đa sử dụng chế độ lọc mục tiêu di chuyển này để bù khử nhiễu không đồng bộ hay nhiễu địa vật nhằm phát hiện và hiển thị mục tiêu di chuyển qua hiệu ứng đốp le. Ở các ra đa phòng không và hàng không thế hệ cũ, СДЦ được thực hiện qua đèn tích nhớ, nhưng ở các hệ thống ra đa hiện đại chế độ này dùng mạch khử nhiễu bán dẫn kĩ thuật số.  

Thuật ngữ chuyên ngành gọi СДЦ là "Bộ lọc mục tiêu di động". Hiện nay đang dùng bộ lọc mục tiêu di động kỹ thuật số sử dụng thuật toán bù khử qua các chu kỳ trên cơ sở ngôn ngữ lập trình C.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Hai, 2011, 11:02:59 am
III.Xe tính toán AB

2.Thành phần

-Hệ tọa độ (COK)
-Hệ lập lệnh (CBK)
-Hệ phát lệnh (PПK)
-Hệ lọc mục tiêu di động (CDЦ)


Hệ phát lệnh (СПК).


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 24 Tháng Hai, 2011, 11:21:06 am
III.Xe tính toán AB

2.Thành phần

-Hệ tọa độ (COK)
-Hệ lập lệnh (CBK)
-Hệ phát lệnh (PПK)
-Hệ lọc mục tiêu di động (CDЦ)


Hệ phát lệnh (СПК).
Báo cáo thủ trưởng bọn em làm bài tham số cho tủ này rõ ràng ghi là PПK mà. Chẳng lẽ tài liệu có sai sót ??? ???


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Hai, 2011, 11:25:09 am
Trích dẫn
Báo cáo thủ trưởng bọn em làm bài tham số cho tủ này rõ ràng ghi là PПK mà. Chẳng lẽ tài liệu có sai sót ??? ???

Tủ РПК chỉ là một phần của hệ phát lệnh СПК.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 24 Tháng Hai, 2011, 01:35:09 pm
РПК là các tủ thuộc hệ phát lệnh được đặt trong xe tính toán - AB. Hệ phát lệnh (СПК) là tính cả anten  phát lệnh -P16 đặt trên xe PB và các tủ  РПК .


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 24 Tháng Hai, 2011, 03:20:39 pm

HỆ TỌA ĐỘ-COK

1.Nhiệm vụ:

Thực chất việc dẫn tên lửa tới tiêu diệt mục tiêu là tạo những lệnh điều khiển cần thiết để đưa tên lửa bay vào quỹ đạo động .Hình vẽ

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/Quiotnla.jpg?t=1298535641)

. Trong đài điều khiển tên lửa C-75 sử dụng hai phương pháp dẫn tên lửa cơ bản là: phương pháp 3 điểm (T/T) và phương pháp bắn đón .
Trong cả hai phương pháp lệnh điều khiển được tạo ra trên cơ sở tín hiệu sai số tỉ lệ với độ lệch thẳng giữa trọng tâm tên lửa so với điểm chạy quỹ đạo động.

1.Chức năng của hệ tọa độ.

Hệ tọa độ có nhiệm vụ tạo ra tọa độ về cự ly mục tiêu, tên lửa  và các tọa độ góc tương đối của một hoặc hai tên lửa được dẫn tới một mục tiêu cần tiêu diệt.Thông tin về tọa độ cự ly, tọa độ góc của mục tiêu và tên lửa được lấy từ tín hiệu phản xạ của mục tiêu và tín hiệu trả lời của tên lửa



(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/vongiukhin.jpg?t=1298533954)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 24 Tháng Hai, 2011, 03:28:41 pm
HỆ LẬP LỆNH - CBK



1. Nhiệm vụ .

-Tạo các lệnh điều khiển (K1, K2) dẫn tên lửa bay theo quỹ đạo đã chọn bởi phương pháp bắn xác định.
-Tạo các lệnh một lần phát lên tên lửa (K3,K4) ,điều khiển các thiết bị trên khoang  thực hiện một số chức năng trong quá trình bay.
-Hiệu chỉnh các tham số của vòng điều khiển kín đảm bảo chất lượng điều khiển.

Vai trò

-HLL trong hệ thống điều khiển khép kín là một phần tử chức năng không thể thiếu. HLL có vai trò hình thành ra tín hiệu dưới dạng điện áp một chiều biến đổi chậm theo thời gian, mà ta gọi là lệnh điều khiển. Lệnh ĐK được tạo ra một cách tương ứng với các mặt phẳng tọa độ, được biến đổi, mã hóa và điều chế cao tần và phát lên TL theo các kênh điều khiển cánh lái trong các mặt phẳng tọa độ chấp hành.
Lệnh ĐKTL được tạo ra trên cơ sở của các thông tin về tọa độ (cự ly, các góc) của TL và MT mà đài ĐK đo được ở hệ tọa độ


-Hệ lập lệnh của tổ hợp tên lửa C75 do có thể điều khiển 3 tên lửa cùng 1 lúc nên nó có 3 tủ lập lệnh riêng biệt cho 3 tên lửa .

*Lệnh điều khiển được tổng hợp từ nhiều thành phần :

+Lượng tín hiệu sai số (tên lửa- mục tiêu)
+Lượng đón  (trong pp PS)
+lượng bù sai số động lực học
+lượng bù góc xoắn không gian :D
.....
* Thời điểm các lệnh một lần được tạo ra dựa vào khoảng cách giửa tên lửa với mục tiêu trừ trường hợp bắn bằng phương pháp T/T.Trong pp T/t các lệnh một lần này được truyền lên sau một thời gian cố định nhờ cơ cấu thời gian trong tủ lập lệnh. :D


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 24 Tháng Hai, 2011, 07:18:58 pm
III.Xe tính toán AB
2.Thành phần

-Hệ tọa độ (COK)
-Hệ lập lệnh (CBK)
-Hệ phát lệnh (PПK)
-Hệ lọc mục tiêu di động (CDЦ)

Tiếp tục thuật ngữ ;D

1. СОК - Система определения координат: Hệ thống xác định tọa độ (tiếng Việt = Hệ tọa độ SOK)
2. СВК - Система выработки команд управления: Hệ thống tạo lệnh điều khiển (tiếng Việt = Hệ lập lệnh SVK)
3. СПК - Система передачи команд: Hệ thống phát lệnh (tiếng Việt = Hệ phát lệnh SPK)
4. РПК - Радиопередатчик команд: Thiết bị phát lệnh


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 24 Tháng Hai, 2011, 09:09:39 pm


HỆ PHÁT LỆNH-СПК



Công dụng của hệ phát lệnh:

-Biến đổi đáp liên tục thành tín hiệu gián đoạn, giai đoạn này gọi là giai đoạn biến điệu sơ cấp.

-Mã hóa các lệnh K1, K2, K3 của các Tên lửa nhằm mục đích phân biệt  các lệnh của từng mặt phẳng, của từng quả đạn và xác định thời điểm mở NNVT.

-Dùng qui luật biến đổi lệnh sau khi mã hóa để biến điệu biên độ dao động cao tần sóng mang - Đây chính là điều kiện cuối cùng để có thể truyền được lệnh điều khiển  cũng như lệnh một lần lên Tên lửa.
 
-Sử dụng máy phát sóng cao tần để truyền lệnh thông qua hệ thống Anten phát lệnh.

-Sự hình thành xung hỏi và điều chế xung bằng dao động cao tần qua hệ thống máy phát lệnh cũng được thực hiện trong thiết bị phát lệnh để bảo đảm cho việc quan sát Tên lửa trong quá trình dãn tên lửa tới mục tiêu.

-Các thiết bị trên tên lửa thuộc tuyến điều khiển vô tuyến  bảo đảm thu các tín hiệu từ mặt đất phát lên, chọn ra các xung hỏi để kích máy phát tín hiệu trả lời, giải mã những lệnh điều khiển K1, K2 và đưa những lệnh đó về dạng điện áp  ,thiết bị  là phần phát thuộc đài điều khiển và nằm ở mặt đất. Còn phần thu của tuyến điều khiển nằm trên tên lửa. Từ đó ta thấy СПК dùng để biến đổi lệnh điều khiển và lệnh một lần thành tín hiệu vô tuyến, tạo ra xung hỏi để khởi động máy phát trả lời và truyền các lệnh cũng như xung hỏi lên Tên lửa dưới dạng điện áp và xung cao tần.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 25 Tháng Hai, 2011, 09:12:59 pm
ĐẠN TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG

Trong một tổ hợp tên lửa phòng không  thì đối tượng điều khiển của nó chính là quả đạn (tên lửa ) .Mục đích của quá trình điều khiển là đưa tên lửa tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu .

Trước khi giới thiệu về quả đạn tên lửa thuộc tổ hợp C75  ,em trình bày về cấu trúc chung của tên lửa :



Có rất nhiều loại tên lửa phong không tuy nhiên với mọi loại đều có cấu trúc chung như sau:

                      -Thân ,cánh
                      -Động cơ phản lực
                      -Thiết bị điều khiển
                      -Thiết bị tự lái
                      -Phần thiết bị chến đấu

Tuỳ thuộc loại tên lửa cụ thể thành phần và bố trí của tên lửa có một vài thay đổi như :thành phần của thiết bị trên khoang phụ thuộc vào hệ thống điều khiển (dẫn) của bộ khí tài,hoặc nếu tên lửa chỉ có động cơ chất rắn thì khoang chứa nhiên liệu  không có v…v


1-Thân,cánh:
          
 a) Thân:

 Thân của tên lửa thường có dạng hình trụ với phần đầu hình côn.Hình dạng đó được chọn sao cho lực cản chính diện khi bay là nhỏ nhất.
Bên trong thân chia thành các khoang để lắp đặt thiết bị. Các khoang này có thể có cấu trúc rời để lắp ráp.Ngoài ra dọc thân có thể bố trí các cửa sổ để dễ dang thâm nhập tới các khối bên trong khi kiểm tra hay hiệu chỉnh khối.

Về phương diện bố trí, thường ở phần đầu lắp đăt ngòi nổ hay thiết bị tọa độ của đầu tự dẫn đối với loại tên lửa tự dẫn.Khi đó phần này được cấu tạo từ các chất liệu trong suốt đối với dạng năng lưọng sử dụng để thiết bị đo toạ độ nhận được thông tin cần thiết thí dụ như sóng vô tuyến hoặc ánh sáng.ở phần giữa thân thường có  các khoang chứa nhiên liệu và các thiết bị trên khoang. ở phần đuôi dặt các động cơ phản lực.Các động cơ này cũng có thể được treo bên ngoài thân .
Thân phải nhẹ nhưng có độ bền vững cao và ứng với trọng lượng xác định phải có thể tích nhỏ nhất.

b) Cánh :  

Cùng với thân cánh có nhiệm vụ tạo ra lực nâng cần thiết cho tên lửa khi bay.Ngoài ra cánh còn có nhiệm vụ tạo ra lực điều khiển cho tên lửa và làm tên lửa ổn định khi bay. Cánh được bố trí trên thân.

- Về mặt cấu trúc cánh có thể cố định hoặc quay.
- Cánh quay dùng để điều khiển bay và được gọi là cánh hoặc cánh lái.
- Cánh cố định làm đường bay ổn định và được gọi là cánh ổn định.

Cánh phải có dạng phù hợp với dòng chảy của không khí.
Cánh được bố trí trong hai mặt phẳng để có thể điều khiển tên lửa trong hai mặt phẳng vuông góc tương hỗ .
Cánh lái khi quay quanh trục tạo nên một góc so với trục dọc của tên lửa (so với dòng chảy của không khí) làm xuất hiện lực điều khiển cho tên lửa thay đổi hướng chuyển động.Cánh lái có thể đặt phía trước hoặc sau cánh nâng tuỳ thuộc yêu cầu bảo đảm độ ổn định của thân tên lửa khi bay.

Phân bố vị trí tương hỗ giữa cánh cố đinh và cánh quay xác định sơ đồ khí động của tên lửa.

Trong các loại tên lửa phân biệt các sơ đồ khí động sau đây:

           - Sơ đồ bình thường
           - Sơ đồ con vịt
           - Sơ đồ khí động không có cánh đuôi
           - Sơ đồ cánh quay.

* Với dạng khí động thông thường cánh lái bố trí ở sau cánh nâng gần phía sau đuôi tên lửa.Cánh nâng thường được gắn chặt vào thân tên lửa .Đặc điểm của sơ đồ này là cánh lái làm giảm lực nâng cho nên cánh nâng phải rộng ;hiệu quả cánh lái bị giảm do bị cánh nâng che khuất.Khi cánh lái quay sẽ lam cho toàn thân tên lửa có góc tấn công .

*Sơ đồ khí động kiểu con vịt có đặc điểm là cánh lái nằm ở phần mũi tên lửa phía trước cánh nâng, do đó hiệu quả cánh lái tăng.Hơn nữa cả cánh lái  và cánh nâng cùng tham gia vào việc tạo lực nâng lên diện tích cánh nâng và kích thước tên lửa có thể nhỏ.

*Sơ  đồ khí động cánh quay: Đặc điểm của sơ đồ là cánh lái chính là cánh nâng và được đặt ở phần giữa thân tên lửa.khi này cánh đuôi của tên lửa sẽ giữ cho tên lửa ổn định khi bay. Tên lủă có sơ đồ khí động loại này có tính cơ động rất cao vì cánh lái lớn, tuy nhiên cấu trúc phức tạp và máy lái phảI có công suất lớn rất nhiều.
        

 


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 25 Tháng Hai, 2011, 09:28:15 pm
2- Động cơ phản lực :


Trên các loại tên lửa phòng không thường lắp đặt động cơ phản lực thuộc các loại sau :
          - Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn
          - Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng
 Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn tạo cho tên lửa tốc độ lớn trong khoảng thời gian ngắn nhưng tiêu hao nhiên liệu lớn.
Do vậy một số loại tên lửa phòng không sử dụng cùng lúc động cơ tên lửa nhiều loaị khác nhau . Thông thường ở đoạn đầu của quỹ đạo bay dùng động cơ nhiên liệu rắn - động cơ tăng tốc.Sau đó động cơ thứ hai bắt đầu làm việc bảo đảm cho tên lửa bay với tốc độ yêu cầu trong khoảng thời gian lớn -động cơ hành trình .Tên lửa nhiều tầng như  vậy có cự li hoạt đông xa và tốc độ lớn.

   Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng được sử dụng đầu tiên là động cơ tên lửa V-2
của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai, hiện nay được sử dụng rộng rãi
làm động cơ hành trình ở các tên lửa tầm xa và các tầu vũ trụ.

Sơ đồ động cơ nhiên liệu lỏng:


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/ngcotla.jpg)

 
 
Nguyên lý cấu tạo động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng  gồm :

1.Bình khí cao  áp  ,
2.Thùng  chứa  nhiên  liệu  và  thùng  chứa  chất  oxy  hoá  ,
3. Buồng đốt  của turbin 3,
4. Van ,
5. turbin ,
6.Bơm nhiên liệu và bơm chất oxy hoá ,
7.Đường ống dẫn ,
8.Buồng đốt và loa phụt .

Hoạt động:

Khi khởi động van 4 mở, không khí từ bình khí nén cao áp đẩy nhiên liệu và chất
oxy  hóa  vào  buồng  đốt  turbin  tạo  ra  quá trình cháy, sản phẩm cháy làm quay turbin
dẫn động bơm nhiên liệu và bơm chất oxy hoá. Nhiên liệu lỏng (dầu hoả, cồn, propan
v.v...)  và  chất  oxy  hoá  (oxy  lỏng,  ozon, tetranitrometan v.v...) được bơm vào buồng
đốt  tạo  thành  quá  trình  cháy,  sản  phẩm cháy  ở  áp  suất    và  nhiệt  độ  cao  dãn  nở
trong loa phụt tạo lực đẩy.


* Động cơ nhiên liệu lỏng dùng cho tên lửa S75:
  
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/IMG00218_480x600.jpg)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/IMG00222_480x600.jpg)

 


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 25 Tháng Hai, 2011, 09:44:21 pm
3- Thiết bị trên khoang :

 a)Thiết bị tự lái :

Thiết bị dùng để ổn định tên lửa trong khi bảo đảm cho tên lửa không quay so với các trục tương ứng dưới tác động của ngoại lực.Khi chuyển động quay thiết bị phải tạo ra các tín hiệu  ổn định đưa tới thiết bị điều khiển cánh lái để quay cánh lái điều khiển cho tên lửa về vị trí ban đầu.

Trong thiết bị tự lái tín hiệu ổn định và tín hiệu điều khiển thường được tổng hợp để tạo ra tín hiệu điều khiển chung.Do vậy thiết bị tự lái cũng đóng vai trò của phần tử thuộc hệ thống điều khiển (dẫn).
           
b)Thiết bị điều khiển trên khoang :

Là phần tử thành phần của hệ thống điều khiển .Thành phần của thiết bị được xác định bởi hệ thống dẫn .Ví dụ trên tên lửa thuộc hệ thống điều khiển vô tuyến lệnh và dẫn vô tuyến thiết bị điều khiển trên khoang gồm : Thiết bị thu và thiết bị giải mã còn trên tên lửa tự dẫn thiết bị trên khoang gồm thiết bị đo toạ độ và thiết bị tạo lệnh

 c)Phần chiến đấu :

Bao gồm: ngòi nổ, thiết bị bảo hiểm và đầu đạn .


  Phần chiến đấu được sử dụng để tiêu diệt mục tiêu.thông thường trên các tên lưả phòng không sử dụng các loại ngòi nổ không tiếp xúc .Với đầu đạn có sức công phá lớn.Do đó đầu đạn sẽ nổ khi đầu đạn tiếp cận tới mục tiêu ở cự li nào đó mà không cần phải trực tiếp tiếp xúc, làm tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu.

         Để nâng cao mức an toàn cho nhân viên sử dụng trong phần chiến đấu luôn phải có thiết bị bảo hiểm nhằm tránh các sự cố có liên quan đến đầu đạn.
             
 d)Nguồn:

   Cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị vô tuyến trên khoang trong giai đoạn bay. Nguồn được sử dụng dưới các dạng pin ,acquy máy phát và các bộ biến dòng.
Đối với các loại tên lửa phòng không xác định, một trong những đặc trưng cơ bản là khả năng cơ động. Khả năng cơ động của tên lửa được đánh giá bằng khả năng quá tải toàn phần, quá tải pháp tuyến.Nếu càng chịu được quá tải lớn tên lửa càng có khả năng cơ động cao.

   Đối với tên lửa phòng không có điều khiển thì quá tải pháp tuyến có ý nghĩa rất lớn vì nó đặc trưng cho khả năng xử lý lệnh điều khiển của tên lửa, nếu tên lửa tạo ra và chịu đựng được một quá tải pháp tuyến càng lớn thì tên lửa càng có khả năng thay đổi hướng bay nhanh .

  Quá tải pháp tuyến lớn nhất mà tên lửa phải chịu là quá tải có được khi góc quay cánh lái là cực đại.Quá tải này gọi là quá tải cho phép.Để cho tên lửa có thể bay được theo một quỹ đạo cong tên lửa cần có và chịu được một quá tải gọi là quá tải yêu cầu mong muốn quá trình đièu khiển chính xác rõ ràng quá tải cho phép phải lớn hơn quá tả yêu cầu.
  Giá trị quá tải hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ bay,diện tích cánh,góc tấn công và góc trượt,mật độ không khí.Khi bay vào tầng khí quyển dày (tầng thấp) tên lửa có thể tạo ra một quá tải lớn hơn so với khi bay trên tầng cao nghĩa là ở tầm cao khả năng cơ động cuả tên lửa nhỏ hơn.Trong nhiều trường hợp để có thể tạo được giá trị quá tải cần thiết đối với các tên lửa tầm cao nhiều khi phải chuyển từ cánh lái khí động sang điều khiển bằng luồng phụt.
 
 *Vũ khí tên lửa phòng không là cả một tổ hợp khí tài phức tạp hoạt động nhịp nhàng theo hệ thống trong đó mỗi phần tử chức năng đều có vai trò riêng quan trọng không thể thiếu được.Tuy nhiên riêng và chỉ có riêng tên lửa phòng không là phần tử tích cực trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu.
- Tên lửa phòng không là một cấu trúc bay phức tạp không ngưòi lái có bố trí nhiều trang thiết bị phục vụ ngay cho quá trình điều khiển bay và thực hiện nhiệm vụ chính là tiêu diệt mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 25 Tháng Hai, 2011, 09:48:15 pm
Thông số các loại đạn được sử dụng trong tổ hợp tên lửa S75(các phiên bản)


V-750       1D        7-29 km            cao 3.000-23.000 m

V-750V     11D      7-29 km             cao 3.000-25.000 m       nặng 2.163 kg, dài    
                                                    10.726 mm, trọng lượng đầu đạn 190 kg, đường kính 500 / 654 mm

V-750VN   13D          7 - 34 km        cao 3000 - 27000 m, dài 10.841 mm          ,
                                                  

V-753       13DM     Tên lửa từ hệ thống hải quân SAM M-2 Volkhov-M

V-755       20D          Tầm bắn 7-43 km, bắn độ cao 3.000-30.000 m,
                                     Trọng lượng 2360-2396 kg, dài 10.778 mm, trọng  
                                     lượng   đầu đạn  196 kg

V-755        20DP      bắn loạt 7-45 km, 56 km
                                    độ cao 300-30000 (35000) m

V-755U      20DSU      Tên lửa  bắn tới mục tiêu ở độ cao thấp  út ngắn  
                                     thời gian chuẩn bị bắn tên lửa,
                                     bắn độ cao 100 -  30000 / 35000 m

V-759          5Ja23      Tầm bắn 6-56 (hoặc 60 hoặc 66) km, bắn độ cao
                                   100-30000 / m 35000, Trọng lượng 2.406 kg, dài 10.806 mm  
                                       trọng lượng đầu đạn 197-201 kg

V-760       15D             Tên lửa với đầu đạn hạt nhân

V-760V     5V29                                   Tên lửa với đầu đạn hạt nhân

V-757       17D                        Thử nghiệm tên lửa  
          
V-758        22D                   Thử nghiệm tên lửa - tên lửa ba tầng, Weirht kg 3200,
                                                            tốc độ 4,8 M (= 1.560 m / s = 5.760 km / h)
.............


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 26 Tháng Hai, 2011, 12:11:23 am
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/bn.jpg?t=1298653883)

Đạn 1D


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/1d_drw_800x202.jpg?t=1298654081)


Sơ đồ đạn 1D (Схема ракеты 1Д):   (Chú thích của bác Huyphongssi)

1. Ăng ten phát của ngòi nổ vô tuyến (Передающая антенна РВ)
2. Ngòi nổ vô tuyến (Радиовзрыватель - РВ)
3. Đầu nổ (Боевая часть)
4. Ăng ten thu của ngòi nổ vô tuyến (Приемная антенна РВ)
5. Thùng chất Ô hay chất Ô xi hoá (Бак окислителя)
6. Thùng chất G hay nhiên liệu (Бак горючего)
7. Bình khí nén (Воздушный баллон)


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/CIMG3821_800x600.jpg?t=1298726873)

8. Khối lái tự động (Блок автопилота)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/CIMG3767_800x600.jpg?t=1298726889)

9. Khối xử lí lệnh điều khiển vô tuyến (Блок радиоуправления)

10. Pin nguồn kiểu xi lanh Am-pul (Ампульная батарея)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/CIMG3835_800x600.jpg?t=1298726890)

11. Khối nâng thế (Преобразователь тока)
12. Khối điều khiển cánh lượn (Рулевой привод)
13. Thùng chất I hay chất kích hoạt động cơ OT-155 (Бак "И")
14. Động cơ tầng đạn (Маршевый двигатель)
15. Đai ốp nối tầng (Переходный отсек)
16. Động cơ tầng phóng (Стартовый двигатель)

những ảnh trên là của đạn sam3  ;D ;D với đạn sam2 chỉ khác về kích thước


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 26 Tháng Hai, 2011, 07:49:03 am
Chuẩn bị thử nghiệm đạn 1D


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/042-1_800x353.jpg)


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/042-2_800x357.jpg)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/041_800x484.jpg)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/bey.jpg?t=1298682132)







Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: f22raptor trong 26 Tháng Hai, 2011, 10:18:31 am
Hồi năm 1972, không quân Mỹ sữ dụng biện pháp gây nhiễu phá hoại tần số rãnh đạn khiến rất nhiều đạn tên lửa của ta bị mất phương hướng. Bác ngocdan_lep có thể cung cấp thêm thông tin về cách gây nhiễu và nhà ta đã chống nhiễu này như thế nào không?


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: thunderchief trong 26 Tháng Hai, 2011, 11:55:05 am
Ngoài gây nhiễu ra em con nghe nói B-52 còn có 18 tín hiệu giả gì gì đó vậy phòng không-không quân mình làm thế nào để tiêu diệt được B-52 bác nói thêm cho cả phần này nữa nha :) 


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Hai, 2011, 12:07:04 pm
Ngoài gây nhiễu ra em con nghe nói B-52 còn có 18 tín hiệu giả gì gì đó vậy phòng không-không quân mình làm thế nào để tiêu diệt được B-52 bác nói thêm cho cả phần này nữa nha :) 
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16226.msg226659.html#msg226659


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 26 Tháng Hai, 2011, 12:37:13 pm
Hồi năm 1972, không quân Mỹ sữ dụng biện pháp gây nhiễu phá hoại tần số rãnh đạn khiến rất nhiều đạn tên lửa của ta bị mất phương hướng. Bác ngocdan_lep có thể cung cấp thêm thông tin về cách gây nhiễu và nhà ta đã chống nhiễu này như thế nào không?

Em định sẽ trình bày sau khi giới thiệu hết về khí tài (Tổ chức và tác chiến) nhưng  em xin giải đáp ..Nếu chưa chính xác thủ trưởng OldBuff giúp cháu  :D

Bác tham khảo bài báo này nhé:
http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Cong-nghe/70854/ch7889ng-nhi7877u-ranh-2737841n-273i7873u-it-2734327907c-nh7855c-2737871n.htm (http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Cong-nghe/70854/ch7889ng-nhi7877u-ranh-2737841n-273i7873u-it-2734327907c-nh7855c-2737871n.htm)

Trong bài này đã nêu về loại máy địch dùng để gây nhiễu cách hóa giải của ta .Em làm rõ thêm một chút:

-Nhiễu rãnh đạn chính là một loại nhiễu đánh trúng tần số của rãnh tên lửa(nhiễu ngắm hoặc nhiễu chặn) -loại nhiễu này em đã trình bày ở trong topic ,bác xem trong mấy trang trước nhé:

-Tác dụng của nhiễu là làm suy yếu tín hiệu điều khiển tên lửa nếu công suất nhiễu nhỏ, do đó dẫn đến các tham số về tên lửa (cự ly,phương vị,góc tà) bị ảnh hưởng làm cho quá trình dẫn tên lửa tới gặp mục tiêu thiếu chính xác .
-Nếu nhiễu có công suất quá lớn sẽ làm quá tải máy thu tên lửa -kênh tên lửa mất tín hiệu điều khiển ...mất đạn.

*Phương pháp chống nhiễu rãnh đạn cũng giống như phương pháp chống nhiễu rãnh mục tiêu:

-Tăng công suất phát kênh tên lửa ( xung hỏi, xung lệnh ,xung nhịp) của máy phát lệnh trên xe AB
+ Tầng này dùng đèn phát là đèn ba cực tháp .Ccánh nhanh nhất là thay đèn khác công suất lớn hơn
  Việc tăng công suất phải đảm bảo nằm trong giới hạn độ bền điện cho pháp của hệ thống anten,ống dẫn sóng.
+ Bảo mật tần số rãnh , dùng nhiều tần số phát lệnh điều khiển khác nhau(cốt ,phách)

Trên máy bay có thiết bị dò tần số của các nguồn của hệ thống phòng không phát lên (tín hiệu rada,tên lửa)
Khi trinh sát được tần số máy sẽ phát ra tín hiệu gây nhiễu với đúng tần số đó(nhiễu ngắm)

Màn hình thiết bị trinh sát điện tử

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/trinhstnhiu.jpg?t=1298701296)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/tnhiunhiu.jpg?t=1298701291)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/Btcri.jpg?t=1298701291)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 26 Tháng Hai, 2011, 08:40:00 pm
Đạn C75 khi chưa lắp ráp được đựng trong thùng , hút chân không ,bên trong có chất hút ẩm chỉ thị  ;D ;D


 Trong kho

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/SDC13034_800x600_GF.jpg?t=1298856492)


Vận chuyển

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/nboqun.jpg?t=1298727354)


khi ra khỏi hòm


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/thora.jpg?t=1298727388)



 


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 26 Tháng Hai, 2011, 08:45:09 pm



(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/khcnpkkq50_799x600.jpg?t=1298727900)



Ảnh này trên báo Đất Việt với chú thích bên dưới :Nạp nhiên liệu cho tên lửa. ???

Nếu nạp nhiên liệu mà mặc như thế này thì cực kỳ nguy hiểm  ,để chụp ảnh thì được   ;D


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 26 Tháng Hai, 2011, 09:09:29 pm
Chiều hôm thứ 5 vừa rồi Huyphongssi thấy có 1 xe Ural chở 1 thùng đạn SAM-2 đỗ cùng 1 chiếc Uaz chết máy trên đường Nguyễn Trãi (đoạn gần ngã tư Khuất Duy Tiến) theo hướng đi Hà Đông. Chắc xe này chở đạn hỏng đi A-31.

Trên đầu xe Ural có số hiệu trắng "63-38" của 1 đơn vị pk phía bắc. Anh giai nào có thể cho biết phiên hiệu đơn vị này?


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 26 Tháng Hai, 2011, 09:34:13 pm
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/khcnpkkq50_799x600.jpg?t=1298727900)


Theo em trong ảnh không phải là nạp nhiên liệu, mà là thực hiện kiểm tra ngòi nổ vô tuyến, các thiết bị vô tuyến và hoạt động về mặt điện của tên lửa bằng xe KÍP.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: su22 m4 trong 26 Tháng Hai, 2011, 09:49:06 pm
Chiều hôm thứ 5 vừa rồi Huyphongssi thấy có 1 xe Ural chở 1 thùng đạn SAM-2 đỗ cùng 1 chiếc Uaz chết máy trên đường Nguyễn Trãi (đoạn gần ngã tư Khuất Duy Tiến) theo hướng đi Hà Đông. Chắc xe này chở đạn hỏng đi A-31.

Trên đầu xe Ural có số hiệu trắng "63-38" của 1 đơn vị pk phía bắc. Anh giai nào có thể cho biết phiên hiệu đơn vị này?
Số hiệu của chiếc xe trên có lẽ là của H - 63 bác huyphongssi à.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 26 Tháng Hai, 2011, 10:04:54 pm
Theo em trong ảnh không phải là nạp nhiên liệu, mà là thực hiện kiểm tra ngòi nổ vô tuyến, các thiết bị vô tuyến và hoạt động về mặt điện của tên lửa bằng xe KÍP.


kiểm tra đạn tuyến 5 phải không bác duongthanhvan ?
Nạp nhiên liệu là các nhà báo chú thích đấy ạ  :D



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 26 Tháng Hai, 2011, 11:34:17 pm
Số hiệu của chiếc xe trên có lẽ là của H - 63 bác huyphongssi à.

Cứ chiếu theo cách đánh số hiệu của đơn vị huyphong trước đây thì đó là xe của đoàn tên lửa H38 f363 :)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 26 Tháng Hai, 2011, 11:48:19 pm
Theo em trong ảnh không phải là nạp nhiên liệu, mà là thực hiện kiểm tra ngòi nổ vô tuyến, các thiết bị vô tuyến và hoạt động về mặt điện của tên lửa bằng xe KÍP.

Gọi là xe KÍP rất dễ nhầm với xe goòng chở than ;D

КИПС - контрольно-испытательная передвижная станция: Trạm kiểm thử cơ động

KIPS-V-75M
(http://v17.lscache6.c.bigcache.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/37350172.jpg)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 27 Tháng Hai, 2011, 09:54:10 am
Theo em trong ảnh không phải là nạp nhiên liệu, mà là thực hiện kiểm tra ngòi nổ vô tuyến, các thiết bị vô tuyến và hoạt động về mặt điện của tên lửa bằng xe KÍP.

Gọi là xe KÍP rất dễ nhầm với xe goòng chở than ;D

КИПС - контрольно-испытательная передвижная станция: Trạm kiểm thử cơ động

KIPS-V-75M
(http://v17.lscache6.c.bigcache.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/37350172.jpg)
Dạ em xin nhận khuyết điểm.  ;D
Còn rất nhiều thuật ngữ tiếng Nga nữa cần có bác chú thích nữa đấy ạ. ;)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 28 Tháng Hai, 2011, 08:56:21 am
  

Đạn tên lửa sau khi được tháo ra khỏi thùng bảo quản sẽ   tiến  hành  kiểm  tra  các  thiết  bị  vô
tuyến trên khoang bằng xe КИПС  (đối với đạn trong vòng 6 tháng chưa được kiểm tra).

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/lprp.jpg?t=1298949080)

Kiểm tra xong các thành phần sẽ được lắp lại thành quả đạn hoàn chỉnh theo thứ tự các bước:

- Nạp, xả khí nén cho bình chứa của tên lửa.

- nối ghép tầng 1 với tầng 2, điều chỉnh độ căng khoá tông đơ khoang 7, điều chỉnh loa phụt, lắp nến nổ,  
  thuốc mồi .

- Lắp cánh (ổn định, cánh nâng), đầu đạn, ngòi nổ, các đầu nối điện

- Cẩu đạn đã lắp ráp lên xe TZM.
  
-Nạp nhiên liệu “G” cho tên lửa.      250kg  (hỗn hợp  50% C8H11N, 50% C6H15N )

- Nạp nhiên liệu “O” cho tên lửa   . 550kg   (hỗn hợp 20±2,5% N2O4, 73,4% HNO3, 1-1,25% H3PO4, 0,5% HF, 2±0,8% H2O ).

ảnh tư liệu nên hơi mờ:D


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/npnhinliu.jpg?t=1298869287)


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/npxongJPG.jpg?t=1298869288)




 
-Kiểm tra đạn đã lắp ráp, các số liệu, ngày tháng, ghi trong lý lịch đạn và trên thân đạn, phủ bạt.
Sau khi kiểm tra xong, đạn có thể cung cấp cho các dHL

Và đây là sản phẩm chuẩn bị đưa đi trực chiến: ;D



(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/SANY0034_800x598_GF.jpg?t=1298858145)

Đạn được vận chuyển bằng xe TZM


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/sa2_ra17_800x508.jpg?t=1298858568)



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 28 Tháng Hai, 2011, 09:10:53 am


(http://www.pvo.su/images/sa02/italie/sam2_52.jpg)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/5Ya23_01_800x531.jpg?t=1298859101)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 28 Tháng Hai, 2011, 06:31:13 pm


Đạn tên lửa  chuyển tới đơn vị trực chiến và được đặt lên bệ phóng .Ở NC hiện tại sử dụng bệ SM-90.

SM-90 trong trạng thái hành quân :

 Bệ phóng được kéo bằng xe KrAZ-214 .Tốc độ di chuyển trên đường cao tốc 40km/h,đường đất 10km,

thời gian chuyển trạng thái 2h20'


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/SM90dichuyn.jpg?t=1298892352)


Đạn được đặt lên bệ phóng:   ;D ;D


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/Sm90.jpg)



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 28 Tháng Hai, 2011, 10:13:56 pm


Nạp đạn


(http://www.ausairpower.net/S-75-Guideline-Transloader-Egypt-1985-1S.jpg)


(http://www.ausairpower.net/PR-11-S-75-Reloading-1S.jpg)


Đạn trên bệ :

 Trục dọc của quả đạn luôn song song với cần bệ phóng và tỳ lên mặt bệ phóng  tại các vị trí:

-Điểm thứ nhất ở gần giữa thân quả đạn :có một mấu nhỏ ở thân đạn chống xuống cần bệ (các bác quan sát hình phía trên )

-Điểm thứ 2,3 là hai bánh xe trên quả đạn (gần loa phụt tầng 1) :hai bánh xe này giúp cho đạn dễ dàng trượt trên ray của cần bệ khi phóng.

-Cuối cần bệ có 2 mấu giữ vào quả đạn để đạn không tụt khỏi bệ .






Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 28 Tháng Hai, 2011, 10:28:44 pm
 Sẵn sàng chiến đấu cấp 1 sẽ  như thế này ;D :

 Đây là đạn  20DSU trên bệ SM-90


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/CIMG3591_800x600_GF.jpg)


Trong kháng chiến chống Mỹ bệ đạn thường được ngụy trang bằng cỏ hoặc lá cây:


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/snsngbn.jpg)


Tác chiến : khi vào bám sát sĩ quan điều khiển sẽ mở đồng bộ bệ đạn ,lúc này bệ chuyển động đồng bộ với anten xe PB.


Lưu ý: Khi phóng tên lửa chuyển động dọc trên bề mặt cần bệ .Thời điểm mấu tỳ phía trên của quả đạn  trượt khỏi cần bệ thì 2/3 cần bệ phía trên sẽ gục xuống một góc nhỏ để tránh momen quay làm đạn rơi xuống đất . :D  


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/nrib.jpg)


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/v.jpg)



 


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 28 Tháng Hai, 2011, 11:09:10 pm

Hạ mục tiêu  :D

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/anh1.jpg)
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/anh2.jpg)
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/anh3.jpg)
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/anh4.jpg)
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/anh5.jpg)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Ba, 2011, 02:02:05 pm
Một số loại đạn được sử dụng trong tổ hợp tên lửa C75


V-755 20DSU

Trọng lượng 2,395 kg ,dài 10.775m

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/20DCU.jpg?t=1298961272)
I.Động cơ nhiên liệu rắn tầng 1
  Nhiên liệu  14 thỏi  nitrat xenlulo  hình trụ có kích thước : vòng trong/vòng ngoài  Ø: 13,5/2,6cm, dài  1,8m.
 Thời gian cháy 3'' ,tốc độ tối đa  V=400m/s

2.Động cơ tầng 2 -nhiên liệu lỏng:
  Cự ly hoạt động : Tốc độ siêu âm /Dưới âm  : 43/56km.
  Vmax = 100-1100m/s

3.phần tự lái
  Thời gian chuẩn bị (con quay đạt tốc độ ổn định ) : 20 giây
  Thời gian làm việc tối đa : 5 phut
4. Khí nén ,nhiên liệu...

5.Nhiên liệu "O" -chất ô xi hóa
      500kg hỗn hợp  Nitric Tetroxide in solution with Nitric Acid, with Phosphoric and Fluoric acid inhibitors.
         (20±2,5% N2O4, 73,4% HNO3, 1-1,25% H3PO4, 0,5% HF, 2±0,8% H2O )

6.Nhiên liệu "G"
  250kg hỗn hợp  xilidine,triethylamine.  theo tỉ lệ : 50% C8H11N, 50% C6H15N  

7.Đầu nổ -Phần chiến đấu 5B88 V-88M
   Trọng lượng 196kg ,8.200 mảnh
 
8. Ngòi nổ vô tuyến
   Cự ly kích nổ tối thiểu là 100m
  
    
II.V-759 5Ya23

Đạn 20DSU xạ kích nhanh chống mục tiêu bay thấp có thể chuyển sang dẫn bám theo nguồn nhiễu. Đạn 5Ya23 là loại cải tiến của đạn 20DSU dùng chống mục tiêu trần bay cực thấp và khắc phục nhiễu rãnh đạn, nhiễu ngòi nổ. Hai loại đạn này được tăng tầm và trần xạ kích, thích hợp chống mục tiêu bay trần thấp, tiết diện phản xạ điện từ nhỏ như các loại tên lửa hành trình, máy bay trinh sát không người lái hoặc mục tiêu được trang bị khí tài chế áp điện tử mạnh như các loại máy bay ném bom chiến lược.

  5Ya23  Được đưa vào trang bị năm 1971 .Trọng lượng 2,406kg ,dài 10.806m ,tốc độ tối đa mục tiêu có thể tiêu diệt : 3700 km / h.
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/5ia23.jpg?t=1298963716)

1,2,3,4,5,6 giống  đạn 20DSU

7.Đầu nổ 5Zh98

  
  Trọng lượng 201 kg (90kg thuốc nổ)
  29.000 mảnh

8.Ngòi nổ vô tuyến 5X49
   100m

 Đạn 5Ya23 trên bệ SM-90

(http://www.ausairpower.net/5Ya-23-Guideline-Round-1S.jpg)



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Ba, 2011, 02:49:12 pm


V-760 15D

  Đưa vào trang bị từ năm 1964 .Trọng lượng 2,450kg,  dài 11.8m. Đầu đạn hạt nhân 15 kt


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/15D.jpg?t=1298965126)

V-760V 5V29

 Là bản nâng cấp của Đạn 15D . 5V29 (V-760V) đã được chấp nhận vào phục vụ \ năm 1975
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/V29.jpg?t=1298965685)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Ba, 2011, 03:24:24 pm
Đạn 17D  ;D ;D
Đạn thử nghiệm:

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/17Ddr.jpg?t=1298967372)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/17D_633x600.jpg?t=1298967370)



Đạn 22D  :D  :D


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/22D.jpg?t=1298967823)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/s75_22d_0s2_800x600.jpg?t=1298968208)




Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Ba, 2011, 08:34:51 pm
                                             

                                             TỔ CHỨC VÀ TÁC CHIẾN

Trong chiến tranh giải phóng bộ đội tên lửa phòng không đã được trang bị các loại vũ khí, khí tài chiến đấu chưa phải là hiện đại; song do đã nghiên cứu nắm chắc các phương pháp tác chiến, thủ đoạn chiến thuật trong từng trận đánh của địch trên không, cùng với sự vận dụng sáng tạo linh hoạt lý luận chiến thuật TLPK với thực tiễn và từng bước hoàn thiện bổ sung kịp thời trong chuẩn bị chiến đấu  và thực hành chiến đấu. Do vậy, đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn , giúp cho các phân đội TLPK, trung đoàn TLPK đánh trả lại hiệu quả các đợt tiến công
đường không ở quy mô chiến thuật, chiến dịch của địch và đã giành được những chiến thắng oanh liệt.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 02 Tháng Ba, 2011, 05:19:25 pm
Tổ chức

Tên lửa phòng không S75 thường được tổ chức thành trung đoàn hoặc lữ đoàn .
   Mỗi trung đoàn thường có 1d kỹ thuật (Nhiệm vụ bảo đảm đạn tên lửa ),4d hỏa lực (mỗi tiểu đoàn tương ứng với một tổ hợp C75).

-Kíp chiến đấu của tiểu đoàn gồm những thành phần:


-    Tiểu đoàn trưởng (hoặc phó)  
-    Trực ban tác chiến  
-    Tiêu đồ 5 x5 và 9 x 9  
-    Chiến sĩ thông tin HT và VTĐ  
-    Chiến sỹ thông tin tiếp sức P405  
-    Chiến sĩ trinh sát mắt  
-    Chiến sĩ  
-    Đài trửởng trắc thủ P18
-    Đài trưởng trắc thủ P15
-   Đại đội trưởng (phó) c điều khiển
-   Sĩ quan điều khiển  
-   Trắc thủ tay quay  
-   Trưởng xe (KTV) xe tính toán  
-   KTV hoặc trắc thủ COK        
-   KTV hoặc trắc thủ CBK        
-   KTV hoặc trắc thủ hệ phát lệnh  
-   Tr-ởng hoặc KTV xe thu phát  
-   Trắc thủ xe thu phát  
-   KTV hoặc trắc thủ chống nhiễu  
-   KTV hoặc trắc thủ nguồn điện  
-   Đại đội trưởng (phó )C2
-   Trắc thủ chuẩn bị đạn  
-  bt  bệ  
-   Khẩu đội  bệ, pháo thủ bệ  
-   Lái xe chở đạn tên lửa  
-   Y sĩ, Y tá  



Kíp chiến đấu của đài điều khiển


- Sĩ quan chỉ huy bắn.
- Đại đội trưởng đại đội đài điều khiển .
- Sĩ quan điều khiển
- Trắc thủ cự ly.
- Trắc thủ phương vị.
- Trắc thủ góc tà.
- Trắc thủ chuẩn bị đạn tên lửa (cyc)
- Tiêu đồ hoả lực (5x5)
- Tiêu đồ tình huống trên không (tình báo trên không 9x9)
- Tiêu đồ viên đài ra đa trinh sát chỉ thị mục tiêu.
- Điện báo viên
- Điện thoại viên .  


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 02 Tháng Ba, 2011, 11:31:55 pm
Chức trách các thành phần trong kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không

a. Sỹ quan chỉ huy bắn.
 
   Trong chiến đấu chỉ huy bắn thường là dt  hoặc dp quân sự có chức trách:

- Đôn đốc kiểm tra các thành phần về vị trí chiến đấu và mở máy, nắm chất lượng khí tài qua kiểm tra chức năng và qua báo caó e.

- Báo cáo kết quả SSCĐ của d lên SCH e.

-  Nắm  tình huống trên không, kịp thời tổ chức sục sạo phát hiện mục tiêu. Kiểm tra  hiện sục sạo .

- Căn cứ vào chỉ thị của SCH e  lựa chọn mục tiêu .

- Quyết định phương pháp chuẩn bị phần tử bắn ban đầu.  

- Theo dõi, kiểm tra động tác thao tác của kíp chiến đấu.

- Quyết định phương pháp điều khiển , số lượng đạn , chế độ nổ , thời cơ phóng.

- Xác định kết quả bắn,

- Có biện pháp khôi phục sức chiến đấu, t báo cáo tình hình chiến đấu lên SCH e.

-  Rút kinh nghiệm

b. Đại đội trưởng đại đội điều khiển  


- Kiểm tra và đôn đốc các thành phần trong đại đội , kịp thời về vị trí chiến đấu và chỉ huy công tác trong kíp chiến đấu của đại đội.

-  Nắm    tình  hình  SSCĐ  của  đơn vị , phát  hiện  hỏng , có kế hoạch sửa chữa sử dụng khí tài, báo cáo với người chỉ huy bắn .  

-  Kiểm  tra  giúp  đỡ  sĩ  quan  điều  khiển,  trắc  thủ  trong  chấp  hành  lệnh  của
người chỉ huy bắn .

- Nắm  kế hoạch chiến đấu của d. Theo dõi, tổng hợp các phần tử bắn, đăng ký và đánh giá kết quả bắn.

- Báo cáo tình trạng khí tài,  biện pháp sửa chữa hỏng

-  Rút kinh nghiệm .............


c. Sĩ quan điều khiển

Sĩ quan điều khiển của xe đài điều khiển  có chức trách:

- Mở máy từ xa toàn đài điều khiển, tiến hành kiểm tra chức năng, đánh
giá đúng chất lượng khí tài, báo cáo tình hình khí tài

-  ý kiến về chọn mục tiêu, thời cơ phóng.

- Theo lệnh người chỉ huy bắn, trinh sát nhiễu và sử dụng các biện pháp kỹ thuật chống nhiễu.

- Theo lệnh của người chỉ huy bắn sục sạo, bắt, bám sát mục tiêu, xác định phần tử, chọn phương pháp điều   
    khiển, chế độ nổ và phóng tên lửa ở cự ly đã định.

- Cùng với các trắc thủ phát hiện tên lửa chống ra đa, báo cáo kịp thời và sử trí linh hoạt.
 
- Cùng với kíp trắc thủ quan sát và đánh giá kết quả bắn.

-  Rút kinh nghiệm

d. Trắc thủ cự ly, phương vị, góc tà (trắc thủ tay quay)  

.
- Mở máy kiểm tra điều chỉnh, chuẩn bị khí

- Cùng sĩ quan điều khiển trinh sát và sử dụng núm nút chống nhiễu.
 
- Tham gia sục sạo phát hiện mục tiêu trên màn hiện sóng trắc thủ , báo cáo tính chất, đặc điểm mục tiêu.
 
- Thao tác theo lệnh sĩ quan điều khiển.

- Báo đọc các tham số cơ động của mục tiêu và báo cáo kịp thời các tình huống xảy ra trong quá trình bám sát,
 điều khiển tên lửa tới mục tiêu với sĩ quan điều khiển.

- Cùng sĩ quan điều khiển đánh giá kết quả bắn.

- rút kinh nghiệm . ;D ;D



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 03 Tháng Ba, 2011, 12:33:14 am
e. Tiêu đồ viên tình huống trên không 9 x 9

- Đo đường bay các mục tiêu theo phần tử  thông báo của tổng trạm

- Kịp thời báo cáo tính chất của mục tiêu trên các đường bay.

- Đăng ký các đường bay cần thiết theo chỉ thị của người chỉ huy bắn.

- Rút kinh nghiệm

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/99tieudo_728x600.jpg?t=1299087099)




  Em xin được dẫn nguyên bài của thủ trưởng OldBuff


     Bảng tiêu đồ 9x9 (hay gọi là 99) và bảng tiêu đồ 5x5 (hay gọi là 55) là loại bản đồ bằng kính mi-ka độ dày 1cm dùng để đánh dấu mục tiêu trên không phục vụ tác chiến phòng không tại các sở chỉ huy phòng không và phân đội hoả lực.

   Dưới đây bàn về bảng tiêu đồ 9x9

    Bảng tiêu đồ 99 được gọi là Bảng tình báo xa, cung cấp toàn bộ diễn biến trên không trong không phận phân công cho cấp chỉ huy tác chiến của đơn vị phòng không. Sử dụng tình báo do các đài ra-đa cảnh giới phòng không (đài nhìn vòng) và các đài hỗ trợ như đo cao, trạm trinh sát mắt cung cấp trên các mạng tình báo, lính tiêu đồ 99 phải thu chuyển tín hiệu morse tình báo để đánh dấu đường bay của mục tiêu trên hệ toạ độ 99 của bảng tiêu đồ.

      Bảng tiêu đồ 99 có thể gồm 1 hoặc nhiều ô khu vực. Mỗi ô khu vực tương ứng với không phận quy chiếu có kích thước 500kmX1000km trên thực địa. Ô khu vực được đánh số hàng đơn vị từ 0 tới 9. Mỗi cạnh của ô khu vực được chia làm 10 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn được đánh số hàng đơn vị một cách ngẫu nhiên và loại trừ từ 0 tới 9 sao cho không có đoạn nào trong mỗi cạnh của ô khu vực bị trùng số.

Ô khu vực bao gồm 100 ô cơ bản. Mỗi ô cơ bản tương ứng với không phận quy chiếu có kích thước 50kmX100km trên thực địa. Toạ độ ô cơ bản trong ô khu vực được xác định bằng tổ hợp số tương ứng giữa số trên đoạn cạnh chiều rộng và đoạn cạnh chiều dài của ô khu vực.

     Ô cơ bản gồm 9 ô cơ sở bằng nhau hình chữ nhật có tỷ lệ kích thước rông/dài = 1/2. Thứ tự các ô cơ sở được tính tuần tự theo chiều kim đồng hồ từ 1 đến 9, với 9 là ô cơ sở trung tâm của ô cơ bản. Về phần mình, ô cơ sở lại được chia tượng trưng thành 9 ô phần tử (không có đường kẻ bao) với thứ tự tính ô phần tử tương tự thứ tự tính ô cơ sở. Toạ độ mục tiêu được đánh dấu trên 1 trong 9 ô cơ sở và 1 trong 9 ô phần tử của ô cơ sở tương ứng chính là điểm toạ độ 9x9. Đường nối các điểm toạ độ 9x9 chính là đường bay của mục tiêu trên không qua ảnh chiếu địa hình tương ứng.

     Tình báo 9x9 được phát bằng mã morse trên các mạng tình báo: mạng quốc gia, mạng nội bộ sư đoàn và mạng nội bộ trung đoàn ra-đa. Tình báo 9x9 có cấu tạo 4 số theo các tổ hợp sau:

  (i) Tổ hợp tình báo đầy đủ có 5 nhóm số: = 0000 0000 0000 0000 0000

   Trong đó:

- Nhóm 1 và nhóm 2 cho biết tên, tính chất (ta/địch/quốc tế/quá cảnh/v.v) và toạ độ tốp mục tiêu, cụ thể: 3 số đầu của nhóm 1 là tên tốp mục tiêu; số thứ tư của nhóm 1 chỉ ô khu vực; số thứ nhất và thứ hai của nhóm 2 là toạ độ ngang theo cạnh chiều rộng ô khu vực và toạ độ dọc theo cạnh chiều dài ô khu vực của ô cơ bản trong ô khu vực; số thứ ba của nhóm 2 chỉ ô cơ sở và số thứ tư của nhóm 2 chỉ ô phần tử
- Nhóm 3 cho biết số lượng và kiểu loại mục tiêu trong tốp mục tiêu, cụ thể: 2 số đầu chỉ số lượng, 2 số sau chỉ kiểu loại

- Nhóm 4 cho biết độ cao của tốp mục tiêu.

- Nhóm 5 cho biết thời điểm tương ứng với toạ độ đánh dấu của mục tiêu
Ví dụ tình báo cụ thể như trong ngoặc (= 0015 6446 0137 0500 0615), lính tiêu đồ 99 sẽ đánh dấu điểm khởi đầu tốp 001 tại toạ độ 46 của ô cơ bản 64 ô khu vực số 5 với 3 nhóm số còn lại trên bảng tiêu đồ 99. Sĩ quan trực kiểm tra và xác nhận như sau: Chiếc máy bay ta bay tuyến nội địa cất cánh đầu tiên trong ngày từ sân bay Nội Bài vào hồi 06 giờ 15 phút là loại chở khách Boeing 757, độ cao phát hiện 500 mét.

(ii) Tổ hợp tình báo rút gọn: có 3 nhóm số: = 0000 0000 0000
Tình báo rút gọn (chỉ gồm nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 5 so với tình báo đầy đủ) cho biết tên, tính chất, thứ tự xuất hiện, toạ độ và thời điểm xuất hiện tốp mục tiêu.  

Toàn bộ hệ toạ độ xác định ô khu vực, ô cơ bản và phân nhóm tốp ta, địch, quốc tế, quá cảnh được thay đổi luân phiên nhằm bảo mật thông tin. Trên bảng tiêu đồ, chì đỏ thể hiện đường bay ta, chì xanh thể hiện đường bay địch và chì vàng thể hiện đường bay các phân nhóm khác.

Bảng tiêu đồ 9x9 dùng cho cấp đại đội ra-đa cảnh giới (gồm 1 ô khu vực và các vòng tròn đồng tâm thể hiện toạ độ phần tử nhìn vòng tính từ tâm phát sóng)

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/P1210351.jpg)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 03 Tháng Ba, 2011, 12:52:12 am


g. Tiêu đồ viên hoả lực 5 x 5

 
- Đo đường bay của mục tiêu theo thông báo của đài ra đa trinh sát chỉ thị mục tiêu.
 
- Xác định phần tử ban đầu theo thông báo toạ độ mục tiêu của đài ra đa trinh sát chỉ thị mục tiêu, hoặc của đài điều khiển tên lửa.

- Trong quá trình đánh dấu đường bay của mục tiêu phải thường xuyên báo cáo về tính chất của mục tiêu.

- Đăng ký chính xác các đường bay tiểu đoàn bắn.

- Tham gia rút kinh nghiệm sau trận đánh.

..........................

    Bảng tiêu đồ 9x9 (hay gọi là 99) và bảng tiêu đồ 5x5 (hay gọi là 55) là loại bản đồ bằng kính mi-ka độ dày 1cm dùng để đánh dấu mục tiêu trên không phục vụ tác chiến phòng không tại các sở chỉ huy phòng không và phân đội hoả lực.

  Dưới đây bàn về bảng tiêu đồ 5x5

   Bảng tiêu đồ 55 được gọi là Bảng tình báo hoả lực, cung cấp thông tin xác nhận chế độ bắt bám mục tiêu được phân công của đài trinh sát và điều khiển tại phân đội hoả lực liên quan. Thông thường, tốp hoặc các tốp mục tiêu địch được sở chỉ huy sư đoàn, trung đoàn và phân đội phòng không theo dõi diễn biến, đánh giá tính chất, phán đoán ý đồ trên bảng tiêu đồ 99 do mạng tình báo B1 và tình báo nội mạng sư đoàn (TB 93 của B61, TB 90 của B75, TB 92 của B77, v.v). Khi được giao nhiệm vụ tiêu diệt tốp mục tiêu cụ thể, phân đội hoả lực phải tiến hành mở máy bắt bám mục tiêu và tiến hành tác xạ. Tình báo do phân đội hoả lực thu được về mục tiêu phân công được thể hiện trên hệ toạ độ 5x5 và được báo thoại qua đường vô tuyến lên sở chỉ huy cấp trên (e và f).

     Bảng tiêu đồ 55 gồm nhiều ô vuông cơ bản, mỗi ô vuông cơ bản tương ứng với không phận quy chiếu có kích thước 50kmX50km trên thực địa. Ô vuông cơ bản được đánh số hàng chục và trăm, trong đó 100 ô cơ bản ở vùng bảo vệ trung tâm được đánh số thứ tự từ 00 tới 99, các ô cơ bản ở vùng ngoại vi được đánh số hàng trăm. Mỗi ô vuông cơ bản được chia thành 25 ô vuông cơ sở, mỗi ô vuông cơ sở tương ứng với không phận quy chiếu 10kmX10km.

    Toạ độ mục tiêu được xác định trên hệ toạ độ của ô cơ bản, theo đó hệ ngang gồm 5 nấc tương ứng vị trí mỗi ô cơ sở tính từ trái sang phải, hệ dọc gồm 5 nấc tương ứng vị trí mỗi ô cơ sở tính từ trên xuống. Đây chính là cơ sở tính toạ độ của hệ tiêu đồ 55. Đường nối các điểm toạ độ 55 chính là đường bay của mục tiêu đã phân công cho phân đội hoả lực.

    Hệ tiêu đồ 55 có trên xe điều khiển của phân đội hoả lực và tại sở chỉ huy của cấp trung đoàn, sư đoàn phòng không.

    Tình báo 55 có cấu tạo (= 00 0000 00), trong đó nhóm số đầu tiên là số tốp mục tiêu; 2 số đầu của nhóm số 2 là tên ô cơ bản; số thứ 3 của nhóm số 2 là toạ độ ô ngang; số thứ 4 của nhóm số 2 là toạ độ ô dọc; nhóm số 3 là thời điểm tính theo phút của toạ độ mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: huyphongssi trong 04 Tháng Ba, 2011, 09:29:49 pm
- Trắc thủ chuẩn bị đạn tên lửa (cyc)

СУС - система управления стартом



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Ba, 2011, 02:23:34 pm
nhóm số 3 là thời điểm tính theo phút của toạ độ mục tiêu.

phút ở trên đó là đo cái gì hả bác (thời gian địch bay đến mục tiêu phải bảo vệ ?)


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 05 Tháng Ba, 2011, 09:31:36 pm
nhóm số 3 là thời điểm tính theo phút của toạ độ mục tiêu.

phút ở trên đó là đo cái gì hả bác (thời gian địch bay đến mục tiêu phải bảo vệ ?)

Nhóm thứ 3 chỉ thời gian xuất hiện mục tiêu thưa bác !

Em lấy ví dụ thế này ạ:
*. Tình báo đủ: gồm 5 nhóm số. Ví dụ:
           XH 01    41532    0422    9050   1800
Hoặc  XH 01   341532    0422    9050   1800
+ Nhóm 1 chỉ chỉ mục tiêu xuất hiện và số tốp (01)

+ Nhóm 2 chỉ toạ độ mục tiêu:
 
           Gồm 5 số nếu ở ô vuông chính: số thứ nhất là (3) chỉ ô vuông phụ,  2 số
tiếp theo là (41) chỉ toạ độ ô vuông lớn, số thứ 4 là (5) chỉ toạ độ dọc của ô vuông
nhỏ, số thứ 5 là (3) chỉ toạ độ ngang của ô vuông nhỏ, số thứ 6 là (2) chỉ toạ độ ô
vuông tưởng tượng.

           Gồm 6 số nếu ở ô vuông phụ: 2 số đầu là (41) chỉ toạ độ ô vuông lớn, số
thứ 3 là (5) chỉ toạ độ dọc của ô vuông nhỏ, số thứ 4 là (3) chỉ toạ độ ngang của ô
vuông nhỏ, số thứ 5 là (2) chỉ toạ độ ô vuông tưởng tượng.

+ Nhóm thứ 3 chỉ số lượng chiếc trong tốp (04) và kiểu loại mục tiêu (22).

+ Nhóm 4 chỉ độ cao mục tiêu (9050).  

Số (9) vô nghĩa.
Số (050) chỉ độ cao mục tiêu, đơn vị là Héc - tô - mét.

+ Nhóm 5 chỉ thời gian xuất hiện tốp mục tiêu (1800).
 
*. Tình báo gọn: gồm 3 nhóm. Ví dụ:
           XH 01   41532      1800

+ Nhóm 1 chỉ mục tiêu xuất hiện và số tốp (01)

+ Nhóm thứ 2 chỉ toạ độ ô vuông lớn (41), ô vuông nhỏ (53) và ô vuông tưởng
tượng (2).

+ Nhóm thứ 3 chỉ thời gian xuất hiện mục tiêu (1800).


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 06 Tháng Ba, 2011, 08:52:05 pm
e. Trắc thủ chuẩn bị đạn tên lửa
  
-  Nối  điện  cho  hệ  thống  chuẩn  bị  đạn  tên  lửa  và  bệ  phóng,  kiểm  tra  tình
trạng SSCĐ của bệ đạn kịp thời báo cáo cho người chỉ huy bắn và đại đội trưởng
đại đội bệ phóng.

- Chuẩn bị đạn theo lệnh của đại đội trưởng.

- Quan sát theo dõi các đèn tín hiệu, các đồng hồ thời gian nắm được tình

trạng  làm  việc  của  tên  lửa  và  hệ  thống  điều  khiển  phóng  báo  cáo  với  đại  đội
trưởng đại đội hoả lực.

-  Phát  hiện  và  khắc  phục  các  hỏng  hóc  trong  hệ  thống  máy  móc  điều
khiển phóng.

- Theo lệnh của đại đội trưởng giữ liên lạc liên tục với các bệ phóng trong
các hầm chứa tên lửa.

- Ghi chép đăng ký thời gian chuẩn bị đạn tên lửa các bệ.

- Tham gia rút kinh nghiệm sau trận đánh.

Các vị trí còn lại trong kíp chiến đấu làm việc theo phân công cụ thể .


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 06 Tháng Ba, 2011, 09:42:41 pm


TỔ CHỨC XÂY DỰNG TRẬN ĐỊA-ĐỘI HÌNH CHIẾN ĐẤU

Đội  hình  chiến  đấu  của  d TLPK là  sự  bố  trí  lực  lượng và phương
tiện của  d trên thực địa để chiến đấu với địch trên không (mặt đất, mặt
nước) nhằm không để cho địch đánh phá vào mục tiêu cần bảo vệ.


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/botritrandia.jpg?t=1299421836)

Yêu cầu chung

- Có khả năng đánh địch trên tất cả các hướng, tất cả các giải độ nhiệm vụ
chiến đấu của bộ khí tài (đặc biệt là độ cao thấp và rất thấp).  
- Tiêu diệt địch trước khi chúng thực hiện đánh phá vào mục tiêu bảo vệ.
- Thuận lợi cho việc chỉ huy hoả lực của tiểu đoàn.
- Có khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật để thu nhận tình báo  và chỉ
thị mục tiêu từ SCH e xuống và bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt.
- Có khả năng phòng thủ mặt đất và chuyển đạn tên lửa sang chế độ SSCĐ
nhanh.
- Có khả năng phòng thủ mặt đất hiệu quả cao (đặc biệt là vùng ven biển và
biên giới).

Trên thực địa :

     Bộ quốc phòng Mỹ vẽ trận địa  cố định của Sam 2 vào khoảng  năm 1966.
(http://www.ausairpower.net/S-75-SAM-Site-PAVN-1966-1S.jpg)


                             [b]Liên Xô vẽ bố trí trận địa[/b]
(http://www.ausairpower.net/S-75-SAM-Site-Almaz-1S.jpg)

                    
  S-75 - ảnh chụp  của một máy bay trinh sát Mỹ trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba
(http://www.ausairpower.net/SA-2-Site-Cuba-090605-F-1234P-023-S.jpg)


S-75 ảnh chụp từ độ cao thấp của một máy bay trinh sát của Hoa Kỳ  trong chiến tranh Việt Nam
(http://www.ausairpower.net/SA-2-Site-NVAF-090605-F-1234P-001-S.jpg)













Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 07 Tháng Ba, 2011, 11:14:16 am
 
Yêu cầu cụ thể đối với các thành phần đội hình chiến đấu

a. Trận địa phóng

Trận địa phóng là một khoảng thực địa được chọn đầy đủ để bố trí các thành
phần đài điều khiển tên lửa, xe liên hợp  ACY, bệ phóng tên lửa và đạn tên lửa,
cùng các lực lượng làm nhiệm vụ SSCĐ và chiến đấu đánh trả lại địch trên không
bảo vệ mục tiêu được giao.
 
Trận địa phóng phải bảo đảm: 

- Bề mặt bằng phẳng, đất cứng nhưng không có nhiều sỏi đá, các góc che
khuất phải đạt yêu cầu ở mọi hướng. 

- Góc che khuất đối với đài điều khiển phải đo theo toàn bộ địa vật tạo thành
màn chắn, đối với bệ phóng phải đo theo  từng địa vật một.

- Không gần quá các nơi phát nhiễu vô tuyến.

- Trong công sự bệ phóng không có đá sỏi, gạch vỡ vụn và các vật khác có
thể vung lên khi phóng tên lửa.

- Bảo đảm xây dựng công trình công sự  tốn ít sức người, phương tiện và nhiên
liệu.

- Bảo đảm chống vũ khí hủy diệt của địch.

- Phải có đường ra vào trận địa bảo đảm cơ động khí tài nhanh nhất


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Ba, 2011, 01:59:34 pm
phút ở trên đó là đo cái gì hả bác (thời gian địch bay đến mục tiêu phải bảo vệ ?)

Nhóm thứ 3 chỉ thời gian xuất hiện mục tiêu thưa bác !

Em lấy ví dụ thế này ạ:
*. Tình báo đủ: gồm 5 nhóm số. Ví dụ:
           XH 01    41532    0422    9050   1800
Hoặc  XH 01   341532    0422    9050   1800
+ Nhóm 1 chỉ chỉ mục tiêu xuất hiện và số tốp (01)

+ Nhóm 2 chỉ toạ độ mục tiêu:
 
           Gồm 5 số nếu ở ô vuông chính: số thứ nhất là (3) chỉ ô vuông phụ,  2 số
tiếp theo là (41) chỉ toạ độ ô vuông lớn, số thứ 4 là (5) chỉ toạ độ dọc của ô vuông
nhỏ, số thứ 5 là (3) chỉ toạ độ ngang của ô vuông nhỏ, số thứ 6 là (2) chỉ toạ độ ô
vuông tưởng tượng.

           Gồm 6 số nếu ở ô vuông phụ: 2 số đầu là (41) chỉ toạ độ ô vuông lớn, số
thứ 3 là (5) chỉ toạ độ dọc của ô vuông nhỏ, số thứ 4 là (3) chỉ toạ độ ngang của ô
vuông nhỏ, số thứ 5 là (2) chỉ toạ độ ô vuông tưởng tượng.

+ Nhóm thứ 3 chỉ số lượng chiếc trong tốp (04) và kiểu loại mục tiêu (22).

+ Nhóm 4 chỉ độ cao mục tiêu (9050).  

Số (9) vô nghĩa.
Số (050) chỉ độ cao mục tiêu, đơn vị là Héc - tô - mét.

+ Nhóm 5 chỉ thời gian xuất hiện tốp mục tiêu (1800).
 
*. Tình báo gọn: gồm 3 nhóm. Ví dụ:
           XH 01   41532      1800

+ Nhóm 1 chỉ mục tiêu xuất hiện và số tốp (01)

+ Nhóm thứ 2 chỉ toạ độ ô vuông lớn (41), ô vuông nhỏ (53) và ô vuông tưởng
tượng (2).

+ Nhóm thứ 3 chỉ thời gian xuất hiện mục tiêu (1800).

Cám ơn bác đã giải thích rất tỉ mỉ và rõ ràng

    3 nút hàng thứ 3 :
  nút phóng cho 3 quả đạn thược 3 rãnh


Như thế có thể hiểu là chỉ có thể phóng đồng thời tối đa 3 quả đạn có phải không bác ?
Nhưng trận 24/7/1965 (trận đầu tiên ra quân của tên lửa) nhiều tài liệu đều nói ta phóng đồng thời bốn quả đạn vào 1 tốp máy bay, diệt 1 F4C, bị thương 1 vài chiếc khác ... Nên hiểu thông tin này thế nào ạ ?

Khi phóng nhiều đạn 1 lúc thì việc lái đạn sẽ thế nào ? Tất cả các quả đạn nằm trong cánh sóng của 1 D đều chấp hành lệnh lái hay chỉ quả đạn được phóng đầu tiên ?

Các lệnh điều khiển khác về điều khiển chế độ nổ các quả đạn nẳm trong cánh sóng có cùng tuân theo không ?  Mong bác làm rõ nhé !


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 07 Tháng Ba, 2011, 02:53:40 pm



    3 nút hàng thứ 3 :
  nút phóng cho 3 quả đạn thược 3 rãnh


Như thế có thể hiểu là chỉ có thể phóng đồng thời tối đa 3 quả đạn có phải không bác ?
Nhưng trận 24/7/1965 (trận đầu tiên ra quân của tên lửa) nhiều tài liệu đều nói ta phóng đồng thời bốn quả đạn vào 1 tốp máy bay, diệt 1 F4C, bị thương 1 vài chiếc khác ... Nên hiểu thông tin này thế nào ạ ?

Khi phóng nhiều đạn 1 lúc thì việc lái đạn sẽ thế nào ? Tất cả các quả đạn nằm trong cánh sóng của 1 D đều chấp hành lệnh lái hay chỉ quả đạn được phóng đầu tiên ?

Các lệnh điều khiển khác về điều khiển chế độ nổ các quả đạn nẳm trong cánh sóng có cùng tuân theo không ?  Mong bác làm rõ nhé !

-Thưa bác đài C75 chỉ có thể phóng "đồng thời" tối đa 3 quả đạn: với giãn cách giữa hai đạn liên tiếp là 6 giây.

-trường hợp như trên đây có thể do sự kết hợp "chi viện hỏa lực"  giữa hai tiểu đoàn gần nhau để tăng xác suất  hạ mục tiêu .(thực hiện đúng phương châm -Ra quân là chiến thắng  :D).

-Một lúc nhiều đạn tên lửa được phóng lên nhưng các quả đạn này được điều khiển độc lập nhau bác ạ :

       +Đài điều khiển tên lửa C75 có 3 rãnh điều khiển đạn : mỗi rãnh hai bệ phóng ứng với 2 tên lửa
       +Khi phóng loạt 3 đạn thì mỗi đạn phải thuộc một rãnh khác nhau.  
       +Mỗi rãnh đạn có một cơ cấu tạo lệnh điều khiển(lệnh lái đạn,lệnh phối hợp vùng văng mảnh đạn,lệnh mở       ngòi nổ vô tuyến...) riêng cho tên lửa của rãnh đó.Các lệnh điều khiển này được gộp lại ở hệ phát lệnh và phát ra không gian.Cả 3 tên lửa cùng nằm trong cánh sóng nhưng lệnh của rãnh nào thì tên lửa thuộc rãnh đó sẽ nhận ,không nhận lẫn của nhau được [cái này là do phần "cốt ,phách"],vì vậy mà 3 quả đạn đều được lái như nhau thưa bác!

[/quote]
 Cám ơn bác đã giải thích rất tỉ mỉ và rõ ràng
 [/quote]

Bác ơi cháu còn  ít tuổi lắm !


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 09 Tháng Ba, 2011, 06:36:46 am
d. Các bệ phóng

Bệ phóng của tiểu đoàn TLPK được bố trí vòng tròn hoặc quây xung quanh
đài  điều  khiển  và  được  đánh  số  thứ  tự  theo  chiều  kim  đồng  hồ  từ  số  1  (bệ  1) 
chính hướng Bắc đến số 6 (bệ 6) .

Mỗi rãnh điều khiển tên lửa điều khiển 2 bệ:
+ Rãnh  số 1: bệ 1 và bệ 2
+ Rãnh  số 2: bệ 3 và bệ 4
 
+ Rãnh  số 3: bệ 5 và bệ 6

Đạn tên lửa cung cấp cho d TLPK đều có ký hiệu riêng dưới dạng 2
mã , thứ nhất của ký hiệu biểu hiện
rãnh điều khiển tên lửa và phải trùng với  khoá cốt.  Thứ hai trùng
với số phách tên lửa và phải lớn hơn một đơn vị so với số phách của  máy phát
rãnh tên lửa của hệ thống phát lệnh điều khiển .
Sau khi nạp đạn vào bệ, tên lửa mang số của bệ đó, số này được dùng trong
tất cả các mệnh lệnh báo cáo trong quá trình chiến đấu.
 
Bệ được đặt cách đài điều khiển với khoảng cách là 75 or 200m với bất kỳ hướng nào,
 Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình có thể đặt các bệ phóng xa hơn hoặc gần
hơn so với xe thu phát, nhưng không nhỏ hơn 60m .


Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Ba, 2011, 10:47:31 pm
Bác ơi cháu còn  ít tuổi lắm !

Hì hì ! "Cháu" ơi, "bác" cũng ... quá ít tuổi  ;D

Khi nói chuyện điện thoại và đặc biệt trên các forums, ta thường đối thoại với các đối tượng mà ta không biết về tuổi tác, học vấn , kinh nghiệm xã hội. Vậy gọi người đối thoại bằng "bác" cho nó lành!

Thuật ngữ "bác" ở đây chỉ mang hàm ý tôn trọng người đối thoại. Nó là xã giao, không liên quan gì tới ngồi thứ trong dòng họ (bác/cháu) hoặc tuổi tác (bác/em). Và cũng là bắt chước các cụ : xưng hô khiêm nhường !

Vậy nếu ngocdan_lep là ... gái thì cũng chẳng nên buồn phiền vì cách gọi vì không vì thế mà mình già hơn được   ;D ;D ;D

Thôi thì đã hỏi thì hỏi thêm tí vậy : Để lái 1 quả đạn (SAM2) thì cần bao nhiêu người lái nó ? Ai sẽ là người chỉ huy những người lái đạn đó ? Nếu 1 D phóng 3 đạn thì việc lái sẽ thế nào ?

Xin hỏi chung các bác : trong ảnh dưới, cái gì đang bay vậy (gần góc trên, bên trái của ảnh). Tiếc rằng ảnh có độ phân giải cao hơn chưa tìm lại được, tuy vậy có thể thấy tương đối rõ có 2 luồng khí phụt : 2 quả SAM2 bay sát nhau hay 1 quả tên lửa có 2 động cơ ?

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/A1.jpg)



Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
Gửi bởi: duongthanhvan trong 10 Tháng Ba, 2011, 02:05:08 am

    Thôi thì đã hỏi thì hỏi thêm tí vậy : Để lái 1 quả đạn (SAM2) thì cần bao nhiêu người lái nó ? Ai sẽ là người chỉ huy những người lái đạn đó ? Nếu 1 D phóng 3 đạn thì việc lái sẽ thế nào ?

    Xin hỏi chung các bác : trong ảnh dưới, cái gì đang bay vậy (gần góc trên, bên trái của ảnh). Tiếc rằng ảnh có độ phân giải cao hơn chưa tìm lại được, tuy vậy có thể thấy tương đối rõ có 2 luồng khí phụt : 2 quả SAM2 bay sát nhau hay 1 quả tên lửa có 2 động cơ ?

    (http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/A1.jpg)


    Em xin phép trả lời thay đ/c "lep":
    -Nói chung là không có ai trực tiếp lái quả tên lửa đâu bác ạ  ;D. Toàn bộ kíp trắc thủ chỉ có nhiệm vụ điều khiển sao cho đường phân giác cánh sóng anten hướng về phái mục tiêu thôi. Còn việc điều khiển tên lửa thì hoàn toàn tự động do đài điều khiển. Các tín hiệu của mục tiêu và tên lửa nhận được sẽ được sẽ được đài điều khiển tự động xử lý theo chu trình: Tín hiệu bức xạ về- lọc nhiễu (nếu có)-các điện áp tham số (cự ly-góc tà- phương vị)- điện áp sai lệch (cự ly,góc ta,phương vị)- tạo điện áp điều khiển TL- mã hóa lệnh- phát tín hiệu điều khiển TL.
    -Còn về việc chỉ huy kíp chiến đấu thì như đ/c "lep" đã nêu trong các bài trước, thứ tự như sau:
        
    • Tiểu đoàn trưởng: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, quan sát tình huống trên không, chọn mục tiêu, phương pháp điều khiển, số lượng đạn, thời điểm phóng đạn
    • Đại đội trưởng: căn cứ theo lệnh của tiểu đoàn trưởng, chỉ thị mục tiêu cho sỹ quan điều khiển
    • Sỹ quan điều khiển: thực hiện dao các tay quay: cự ly,phương vị,góc tà. Sơ bộ đưa các đường VM,GM trùng với mục tiêu. Thực hiện chuyển phương pháp điều khiển,, thực hiện chọn cế độ nổ, kích phóng đạn theo chỉ thị (AC-PC)
    • Các trắc thủ cự ly,phương vị,góc tà: sử dụng trong phương pháp điều khiển PC, thực hiện dao các tay quay để làm trùng chính xác các đường GM,VM với mục tiêu
    [/list]
    -Việc phóng 3 đạn được thực hiện với giãn cách phóng 6s. Khi phóng 3 đạn thì cũng không khác gì so với việc phóng 1 đạn. Sau khi rời khỏi bệ, các đạn sẽ được điều khiển với các tham số điều khiển riêng (3 đạn-3 rãnh khác nhau--> tần số tín hiệu điều khiển của 3 đạn khác nhau).Kíp trắc thủ cũng chỉ cần điều khiển hướng đường phân giác cánh sóng về phía mục tiêu, đài điều khiển sẽ căn cứ vào vị trí của 3 đạn trong không gian mà lập lệnh điều khiển cho từng quả.

    -hình trong ảnh nếu là của Việt Nam:
                           +2 quae Sam-2 bay cạnh nhau: không thể
                           +1 quả đạn có 2 luồn phụt: mình không có loại này bác ạ
      -----> ảnh bị lóa, đó chỉ là 1 quả đạn với 1 luồng phụt


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: ngocdan_lep trong 10 Tháng Ba, 2011, 05:20:48 pm
    Bác ơi cháu còn  ít tuổi lắm !

    Hì hì ! "Cháu" ơi, "bác" cũng ... quá ít tuổi  ;D

    Vậy nếu ngocdan_lep là ... gái thì cũng chẳng nên buồn phiền vì cách gọi vì không vì thế mà mình già hơn được   ;D ;D ;D

    Thôi thì đã hỏi thì hỏi thêm tí vậy : Để lái 1 quả đạn (SAM2) thì cần bao nhiêu người lái nó ? Ai sẽ là người chỉ huy những người lái đạn đó ? Nếu 1 D phóng 3 đạn thì việc lái sẽ thế nào ?

    Xin hỏi chung các bác : trong ảnh dưới, cái gì đang bay vậy (gần góc trên, bên trái của ảnh). Tiếc rằng ảnh có độ phân giải cao hơn chưa tìm lại được, tuy vậy có thể thấy tương đối rõ có 2 luồng khí phụt : 2 quả SAM2 bay sát nhau hay 1 quả tên lửa có 2 động cơ ?

    Cháu tìm hiểu được biết bác có tiểu thư học lớp 12 rồi nhé !Cháu it hơn anh của tiểu thư 2 tuổi .Nếu có duyên rất mong bác cho cháu  "điểm cao" một chút  :D !


    - Đ/c duongthanhvan đã trả lời đầy đủ thắc mắc của bác rồi ạ!


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Ba, 2011, 01:08:01 am
    e. đài trinh sát chỉ thị mục tiêu  (P18)

    Để có thể kịp thời phát hiện mục tiêu ở các hướng và các dải độ cao khác nhau,
    phục vụ hiệu quả cho d trong SSCĐ và chiến đấu, vị trí của đài trinh sát
    chỉ thị mục tiêu của d phải thoả mãn các yêu cầu sau:
    - Bề mặt trận địa phải bằng phẳng (càng bằng phẳng càng tốt) trong khu vực
    bán kính R = 500m.
    - Độ nghiêng mặt phẳng từ 0,5-30 độ.
    - Các góc che khuất đạt yêu cầu
    - Cách xa làng xóm, rừng lớn hơn 1 km và cách khu vực dân cư lớn hơn 2 -3 km.
     Trong khu vực bán kính R = 500m không có các đường dây điện cao thế ,
    điện thoại tín hiệu, các cột bê tông, nhà gạch cao tầng, các công trình có lợp mái
    tôn, thép vv... (các yêu cầu này trên lý thuyết là như thế -em đã thấy một số đài rada bố trí khá gần khu dân cư ,chắc cũng được khoảng 200m ,có thể do các đài rada này đã được cải tiến nên  ít ảnh hưởng  ;D  ;D , lọc nhiễu địa vật ,nhiễu của các thiết bị vô tuyến tốt... )
    Trong các trường hợp đặc biệt như ở vùng đồi núi có thể triển khai đài trinh
    sát  chỉ  thị  mục  tiêu  ở  chân  hoặc  ở  sườn  núi.  Nếu  ở  vùng  ven  biển  hoặc  có  hồ
    rộng, có thể đặt đài trinh sát cách mép nước khoảng 100m.
    Khoảng  cách  đặt  đài  trinh  sát  chỉ  thị  mục  tiêu  với  đài  điều  khiển  tên  lửa
    nằm trong khoảng 250-300 m

    f. Trạm bảo duỡng tên lửa  
     
    Bảo đảm nằm ngoài nơi trận địa phóng và giải quạt bắn chính của tiểu đoàn.
     
    g. Vọng quan sát mắt

    Phải đặt ở giữa các nhóm  nằm trên hướng  dự đoán có thể địch lợi dụng bay thấp
    và phải bảo đảm các yêu cầu sau:
    - Có khả năng phát hiện bằng mắt và xạ kích vào các mục tiêu, nhất là các
    mục tiêu bay thấp và quá thấp.
    - Đài quan sát mắt có khả năng phát hiện nhanh các hoạt động, thủ đoạn của
    địch trên không,  đổ bộ đường không và địch mặt đất.
    - Phát hiện  các khu vực địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn
    - Thông báo kịp thời về SCH d về sự xuất hiện của địch trên không
    và mặt đất, các loại tên lửa (Shrike) chống ra đa cũng như vũ khí hạt nhân.  
    - Có khả năng bảo vệ các khẩu đội vũ khí tự vệ và các đài quan sát.


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: ngocdan_lep trong 13 Tháng Ba, 2011, 05:06:07 pm
    chuẩn bị chiến đấu  cho khí tài gồm:

    - Kiểm tra lấy thăng bằng, định hướng đài điều khiển, đài ra đa trinh sát chỉ
    thị mục tiêu và các bệ phóng.
       +Việc lấy thăng bằng được thực hiện trên các kích thủy lực (thay cho bánh di chuyển) đỡ bốn góc của xe anten,bệ phóng....Phía trên các kích này có ống ly vô nhỏ để căn cứ vào đó chỉnh thăng bằng đảm bảo chính xác

    - Kiểm tra, hoàn chỉnh các tham số kỹ thuật của khí tài trang bị, bệ phóng
    và tên lửa theo quy định.

    - Hoàn thiện các công tác bảo đảm để d vào chiến đấu. Khí tài
    có hỏng hóc phải tổ chức sửa chữa kịp thời, khi khả năng của tiểu đoàn không thể
    khắc phục được phải báo cáo và xin ý kiến của cấp trên (e).

    - Tổ chức sở chỉ huy và thông tin liên lạc.

    - Tổ chức làm công sự cho kíp chiến đấu và ngụy trang trận địa bảo đảm
    vững chắc bí mật bất ngờ.

     Sau khi chuẩn bị chiến đấu  cho khí tài trang bị và các mặt bảo đảm chiến
    đấu,  dt  phải  trực  tiếp  kiểm  tra  định  hướng  đài  điều  khiển  (CHP)  
    với   bệ phóng và với đài trinh sát chỉ thị mục tiêu; tình hình SSCĐ của khí tài
    trang bị và  phương  tiện  chiến  đấu  khác  của  tiểu đoàn thông qua kiểm tra chức
    năng mở rộng đài điều khiển tên lửa, bệ phóng, kiểm tra tín hiệu trả lời tên lửa.
       +Trong tổ hợp S75 Có hai chế độ làm việc :
                 Chế độ chiến đấu
                 Chế độ kiển tra  chức năng
    Trên xe điều khiển có nút chon chế độ này ,với chế độ kiểm tra thì nhấn nút PK  khi đó tổ hợp làm việc trong chế độ kiểm tra chức năng.
           


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: ngocdan_lep trong 13 Tháng Ba, 2011, 06:18:03 pm
    Công  tác  chuẩn  bị  chiến  đấu  ngày 2 lần
     Vào buổi sáng:  Mùa hè vào lúc 5.00.
                           Mùa đông vào lúc 5.30’,
      Buổi chiều 15h 00.
      Thời gian không quá 1 giờ. 
     
    Nội dung
    - Kiểm tra quân số  ;D
    - Kiểm tra vũ khí, khí tài bao gồm:
    + Kiểm tra chức năng đủ (mở rộng) của đài điều khiển.
    + Kiểm tra nguồn điện, bảng chia điện.
    + Kiểm tra số lượng và tình trạng bên ngoài của tên lửa trên bệ phóng và
    trên xe kéo đạn TZM.
    - Kiểm tra thông tin và các phương tiện kỹ thuật chỉ huy gồm:
    - Kiểm tra bổ sung ngụy trang khu vực trận

    Nội dung làm công tác chuẩn bị chiến đấu  buổi chiều gồm:
    - Kiểm tra quân số
    - Bảo quản, kiểm tra tham số vũ khí, khí tài
    + Kiểm tra chức năng khí tài
    + Kiểm tra thăng bằng định hướng
    + Kiểm tra đồng bộ đài và bệ phóng
    + Kiểm tra tín hiệu trả lời đạn tên lửa.
    + Làm các bài tham số theo quy định
     
    - Kiểm tra trận địa giả, ngụy trang trận địa, khu vực để vũ khí, khí tài

       Công tác chuẩn bị chiến đấu  của tiểu đoàn là một nhiệm vụ hết sức quan
    trọng đòi hỏi quá trình thực hiện phải bảo đảm nghiêm túc, thận trọng, chính xác
    để bảo đảm cho d nhanh chóng kịp thời  đánh trả các  đánh trả các
    cuộc tập kích đường không của địch trong mọi điều kiện.

       Việc kiểm tra đồng bộ đài ,bệ phóng và đạn phải thật cụ thể ,kiểm tra đầy đủ các thao tác ,tránh các sự cố đáng tiếc .

     Tuy vậy vẫn có trường hợp tên lửa cướp cò xảy ra  mặc dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng .


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: ngocdan_lep trong 13 Tháng Ba, 2011, 06:55:55 pm
    Trên đây em đã giới thiệu một cách chung nhất về một tổ hợp Tên lủa phòng không (C75) :
    -Hệ thống rada cảnh giới chị thị mục tiêu.
    -Hệ thống tự động chỉ huy
    -Tổ hợp C75
     +Kỹ thuật
     +Chiến thuât
    ....

    Các bài trên em tổng hợp từ nhiều nguồn  trong đó :
    http://peters-ada.de/sa2_futk.htm (http://peters-ada.de/sa2_futk.htm)
    http://peters-ada.de/sa2_azm.htm#Planzeichnergruppe (http://peters-ada.de/sa2_azm.htm#Planzeichnergruppe)
    http://www.ausairpower.net/APA-S-75-Volkhov.html (http://www.ausairpower.net/APA-S-75-Volkhov.html)
    http://www.pvo.su/s75/s75.htm (http://www.pvo.su/s75/s75.htm)
    http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?99988-Russian-Photos-(updated-on-regular-basis)/page1729 (http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?99988-Russian-Photos-(updated-on-regular-basis)/page1729)
    http://www.ifp.illinois.edu/~smherman/darpa/ (http://www.ifp.illinois.edu/~smherman/darpa/)
    http://hadmernok.hu/archivum/2007/2/2007_2_balajti.html (http://hadmernok.hu/archivum/2007/2/2007_2_balajti.html)
    http://www.bautforum.com/showthread.php/89434-Passive-Radar-Detection-At-Home (http://www.bautforum.com/showthread.php/89434-Passive-Radar-Detection-At-Home)
    http://wikirota.org/en/Cecil_Maby_and_Bedford_Franklin (http://wikirota.org/en/Cecil_Maby_and_Bedford_Franklin)
    http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Chum-anh-ve-rong-lua-cua-Quan-doi-nhan-dan-Viet-Nam/20107/100776.datviet (http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Chum-anh-ve-rong-lua-cua-Quan-doi-nhan-dan-Viet-Nam/20107/100776.datviet)
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=228.90 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=228.90)
    http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16226.80.html (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16226.80.html)
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2775.530 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2775.530)
    ............................
    Và nhiều nguồn khác. ;D  ;D  ;D

     


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: ngocdan_lep trong 13 Tháng Ba, 2011, 07:07:25 pm
    Trước khi tham khảo một số trận đánh của C75 ta xem qua  tiêu chuẩn hay tiêu chí cụ thể cho mục tiêu  ;D  ;D

     - Sau khi bắn xong nhìn thấy có lửa cháy từ mục tiêu thế là bắn cháy. Cái này có thể tạo hoang báo khi máy bay phản lực địch bật đốt đít tăng tốc, vứt thùng dầu phụ hoặc đốt bớt nhiên liệu thừa (loại F-111) để chạy cho nhanh khỏi khu hoả lực.
     - Sau khi bắn xong mà thấy mục tiêu bị cháy hạ độ cao khuất chân trời hoặc thấy mất tín hiệu trên màn hiện sóng thì là bắn rơi. Cái này có thể tạo hoang báo như trường hợp bắn cháy hoặc máy bay địch bổ nhào hạ thấp độ cao lợi dụng địa hình che khuất ra-đa để thoát khỏi khu hoả lực.
     - Sau khi bắn xong thấy mục tiêu bị rơi, thu hồi được xác trong lãnh thổ nước ta được coi là bắn rơi tại chỗ. Cái này chắc chắn nhất nhưng vẫn có thể lọt hoang báo khi bắn trượt nhưng do phi công địch hoảng hốt hay non tay thao tác tránh đạn đột ngột (evasive maneuver) khiến máy bay tự rơi.(Bác OldBuff)


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Ba, 2011, 10:30:48 am
    Tuy vậy vẫn có trường hợp tên lửa cướp cò xảy ra  mặc dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng .

    Bác nói rõ về (các?) trường hợp này đi.


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 14 Tháng Ba, 2011, 11:18:25 am
    Tuy vậy vẫn có trường hợp tên lửa cướp cò xảy ra  mặc dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng .

    Bác nói rõ về (các?) trường hợp này đi.
    Việc này xảy ra khi kiểm tra trong quá trình kiểm tra lệnh lệnh phóng. Đúng quy trình thì việc kiểm tra lênh phóng, phải thực hiện đầy đủ các bước chuyển chế độ (em xin phép không nói kỹ các bước). Tuy nhiên trong thực tế khi tiến hành kiểm tra một sô trắc thủ đã bỏ xót, không tiến hành đầy đủ các bước trong quy trình hướng dẫn. Vì thế khi tiến hành cấp điền áp kiểm tra, vô tình đã cấp điện áp kích phóng quả tên lửa.
    Một ví dụ cho sự cố này xảy ra tại tiểu đoàn tên lửa XX đóng tại Chèm, quả đạn đã bay sang khu vực Đông Anh, nhưng rất may không có thiệt hại nào về người.
    Do đó bây giờ điều khiện bắt buộc khi kiểm tra lệnh phóng là phải tháo cáp (ш) phóng gắn với quả tên lửa để đảm bảo  an toàn.


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: OldBuff trong 14 Tháng Ba, 2011, 03:36:19 pm
    Tuy vậy vẫn có trường hợp tên lửa cướp cò xảy ra  mặc dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng .

    Bác nói rõ về (các?) trường hợp này đi.
    Việc này xảy ra khi kiểm tra trong quá trình kiểm tra lệnh lệnh phóng. Đúng quy trình thì việc kiểm tra lênh phóng, phải thực hiện đầy đủ các bước chuyển chế độ (em xin phép không nói kỹ các bước). Tuy nhiên trong thực tế khi tiến hành kiểm tra một sô trắc thủ đã bỏ xót, không tiến hành đầy đủ các bước trong quy trình hướng dẫn. Vì thế khi tiến hành cấp điền áp kiểm tra, vô tình đã cấp điện áp kích phóng quả tên lửa.
    Một ví dụ cho sự cố này xảy ra tại tiểu đoàn tên lửa XX đóng tại Chèm, quả đạn đã bay sang khu vực Đông Anh, nhưng rất may không có thiệt hại nào về người.
    Do đó bây giờ điều khiện bắt buộc khi kiểm tra lệnh phóng là phải tháo cáp (ш) phóng gắn với quả tên lửa để đảm bảo  an toàn.

    Trên tủ của sỹ quan điều khiển có hai nút nhấn chọn trạng thái giữa chế độ chiến đấu/БРmô phỏng diễn tập/КС. Khi kiểm tra khí tài hoặc diễn tập mà quên không chọn chế độ mô phỏng diễn tập, thì các lệnh thay vì qua khối mô phỏng tính toán 5G98 của tủ Akkord-75 sẽ đi thẳng vào mạch chiến đấu gây phóng đạn ngoài ý muốn. 


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: ngocdan_lep trong 14 Tháng Ba, 2011, 10:35:26 pm
    Hai nút này thưa thủ trưởng. :D

                                 (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/dep.jpg?t=1300107479)


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2011, 03:28:18 am
    Vâng ! Xin cám ơn các bác. Tôi không nhớ rõ khoảng thời gian nào, chỉ nhớ là lúc đó đơn vị chúng tôi cũng đóng quân gần đấy. Tôi không trực tiếp thấy nhưng nghe kể (lại "nghe kể"!) là tên lửa bị "cướp cò" đội cả bạt bay đi (chả biết có đúng thế không). Đám bộ binh cứ buồn cười mãi và không tin. Súng bộ binh không phải là không bị cướp cò nhưng rất khó và hiếm, thế mà tên lửa cũng cướp "cò được" !

    Nhưng mà tôi muốn hỏi là xử lý thế nào với quả tên lửa ấy? Nó là loại gì? Có thật là nó đội cả bạt bay đi không? Có chủ động lái nó (bay về phía ít dân cư chẳng han) được không ? Chủ động kích cho nó nổ hay để cho nó bay "mỏi cánh" rồi tự nổ? Phản ứng của các lực lượng trong vùng(F, Quân chủng, ...) thế nào?, Có báo động không ... ? Sau đó các vị trưởng, phó (C,D,E,F, ...) có ai bị rụng sao, rơi vạch hay bóc lịch không ?  

     Ngoài vụ đấy còn có vụ nào khác tương tự không ?


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Ba, 2011, 07:07:59 am
    Chuyện tl cướp cò xảy ra không ít hơn một lần thưa bác.
     Lần 1 vào  năm 1996 tại HN như thông tin của đ/c duongthanhvan ,lần 2 tai QN quả đạn bay rúc vào núi .

    Việc cướp cò rất khó xảy ra : ví dụ như khẩu AK có chốt an toàn + cò,  cứ cho là 2 lần bảo hiểm viên đạn mới bay  đã hiếm lắm .Trong khi tl có tới 17 tầng bảo hiểm  thì xác suất cướp cò gần như bằng 0.Kiểm tra bệ ,đạn  phải mở cả 17 tầng này nhưng rút cáp nối đạn (OШ10) ra.Trường hợp trời lạnh các bác lười không tháo thì đạn bay  chắc  ;D. tl bay như đạn pháo không điều khiển tới khi chạm đất,khi đạn bay ngoài ý muốn thì khoanh vùng rồi huy động tất cả các lực lượng có thể tìm kiếm .
    Việc xử lý sau đó thế nào (giải quyết hậu quả,các lực lượng liên quan...) . Theo cháu Vấn đề này không nên bàn luận nhiều  ;).Để có thông tin chuẩn   bác liên hệ trực tiếp với các thủ trưởng  phòng không trong trang nhà ta ạ!
      


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: ngocdan_lep trong 16 Tháng Ba, 2011, 07:29:51 am
    Tổ hợp S75 được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng sức mạnh của nó được thể hiện rõ nhất trên chiến trường Việt Nam .
    Topic "Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72" được bác ChiếnV  mở trong chủ đề 'Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước 'nói về một trong những chiến công của tên lửa Việt Nam:
             http://www.quansuvn.net/index.php/topic,603.0.html (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,603.0.html)

    Thi đua là yêu nước :D
         (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/thiua.jpg?t=1300234346)


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 16 Tháng Ba, 2011, 11:51:59 pm
    Em xin phép trích dẫn y nguyên bài của thủ trưởng dongadoan để mở đầucho loạt bài viết giới thiệu về hệ thống tên lửa phòng không C-125:
    (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,521.msg6107.html#msg6107 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,521.msg6107.html#msg6107))

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/img_39_12422_1.jpg?t=1300450945)

    Tổ hợp tên lửa phòng không S-125 (SA-3) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung và tầm thấp thế hệ 2 của Liên Xô trước đây. Tổ hợp tên lửa này được nghiên cứu và phát triển từ những năm 50 của TK20. Đến năm 1961, nó chính thức được đưa vào biến chế của bộ đội phòng không Liên Xô, chủ yếu được triển khai để bảo vệ yếu địa. Đơn vị tác chiến chủ yếu của SA-3 là cấp tiểu đoàn, một tiểu đoàn hỏa lực gồm 1 đài radar dẫn đường, antena quét cơ điện có thể bám đồng thời 6 mục tiêu, 4 bệ phóng liên hoàn (2 hoặc 4 tên lửa tùy từng loại S-125 hay S-125M). Cứ 3 đến 4 tiểu đoàn hỏa lực sẽ có 1 tiểu đòan bảo đảm kỹ thuật, tất cả hợp thành biên chế cấp trung đoàn.
     Tổ hợp SA-3 kết hợp với tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung, cao SA-2 hoàn thiện lưới hỏa lực từ thấp đến cao. SA-3 sử dụng tên lửa 5V27, cùng dạng và có thể sử dụng chung với tên lửa phòng không trên hạm SA-N-1. Tên lửa 5V27 dài 6,7m; đường kính 55,2cm; nặng 980kg (kể cả tầng 1-khởi tốc). Tầm bắn hiệu quả của tên lửa 5V27 là 25km, trần bắn hiệu quả là 18km.
      Phương thức dẫn đường của SA-3 là dẫn theo lệnh vô tuyến trên toàn hành trình (phương thức này thường được Liên Xô áp dụng cho các loại tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa). Trình tự tác chiến của SA-3 như sau: Radar P-15 (P-19) làm việc trên băng C (5,45GHz) bắt được mục tiêu, nó chuyển giao các thông số cho radar điều khiển hỏa lực SNR-125 bám bắt mục tiêu. Sau khi tên lửa phóng đi, radar SNR-125 tiếp tục bám đuổi mục tiêu, đồng thời truyền lệnh dẫn vô tuyến tới tên lửa, antena thu tín hiệu ở cánh đuôi tên lửa nhận lệnh dẫn điều khiển tên lửa bay tới mục tiêu. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa sẽ kích nổ đầu đạn phá mảnh bằng ngòi vô tuyến để tấn công mục tiêu bằng hàng trăm mảnh kim loại. Khối lượng của đầu đạn tên lửa nổ mảnh là 72kg, bán kính sát thương hiệu quả là 12,5m.


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Ba, 2011, 12:15:37 am
    Loạt bài viết này em xin phép giới thiệu chi tiết hơn các thành phần trang bị của hệ thống TLPK C-125

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/SNR-125-Low-Blow-Deployed-1S.jpg)

    Hệ thống TLPK C-125 bao gồm các thành phần:
    •   Xe thu phát УНВ
    •   Xe điều khiển УНК
    •   Bệ phóng ПY - 5П - 73  
    •   Đạn tên lửa 5В27 ( hoặc đạn cũ 5В24)
    •   Trạm nguồn điện: Máy nổ (ДэC - 200;AД - 30 ) ,Xe chia điện ( РКУ)
    •   Ngoài ra đi kèm còn có các đài radar trinh sát,cảnh báo tầm xa như: P-18,P-19 (P-15), PRV-16, radar bắt thấp KASTA-2E và Đài thông tin tiếp sức,ACY.
    (cái này đ/c ngocdan_lep đã nêu [http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6082.msg288575.html#msg288575 (http://))


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Ba, 2011, 12:29:50 am
    A.   Xe thu phát УНВ

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/YNB-1.jpg)

    Nhiệm vụ: bao gồm các thiết bị quan sát không gian bằng sóng vô  tuyến hoặc hình ảnh thực từ camera
    Bao gồm các anten, camera (ТВК) và các động cơ truyền động điện đảm bảo cho anten quay (theo góc phương vị) và chúc-ngẩng (theo góc tà) theo tín hiệu điều khiển từ xe điều khiển УНК.

    Thành phần chính của các anten gồm:

    •   Loa phát xạ
    •   Gương phản xạ
     
    Cả hệ thống anten có thể quay xung quanh trục (quay theo góc phương vị 0-360 độ), và chúc ngẩng trong góc giới hạn -1-65 độ.

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/minhoa-2.jpg)


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Ba, 2011, 12:34:39 am
    1.   Anten УВ -10:  

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/yb-10.jpg?t=1300296876)

    Nhiệm vụ: tạo vùng không gian quan sát tích cực phù hợp với các chế độ làm việc của đài.

    Nguyên tắc:bức xạ và thu tín hiệu phản xạ từ mục tiêu

    Quét góc tà (ε) : loa phát xạ quét thẳng đứng

    Quét góc phương vị (β) : cả hệ thống quay quanh trục. (0-360 độ)

    Tùy theo chế độ quét được quy định bởi xe điều khiển, anten có thể thực hiên quét theo ý đồ của người chỉ huy bắn:
     
    • Quét tròn (hình 1)
    • Quét quạt (hình 2)


    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/chqut.jpg?t=1300298525)

    Trong đó,RMin là vùng mù của hệ thống.

    2.   Anten УВ -11: gồm hai anten như nhau,được đặt vuông góc với nhau và hợp với phương ngang 1 góc 45 độ.

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/YB-11.jpg?t=1300296847)

    Nhiệm vụ: tạo vùng quan sát không gian thụ động,đảm bảo vừa quan sát mục tiêu vừa nhận tín hiệu trả lời của tên lửa.

    Nguyên tắc: anten YB-10 phát xạ điện từ, 2 anten YB-11 thu tín hiệu phản xạ từ mục tiêu và thu tín hiệu trả lời tên lửa.

    3.   Anten УВ -12:

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/YB-12.jpg?t=1300296847)

    Nhiệm vụ: phát xung hỏi và lệnh điều khiển tên lửa.
    (ảnh)  

    4.   TBK:

    Khí tài ngắm đồng bộ quang truyền hình9SCh33 Karat-2, gồm khối kính ngắm quang học, khối xử lý và truyền dẫn tín và màn hình hiển thị đặt trong cabin xe điều khiển УНК. Trong điều kiện ban ngày với ánh sáng và thời tiết tốt, khí tài này có thể quan sát được mục tiêu từ khoảng cách 45 km. Các điều kiện đêm tối, sương mù, khói đều làm giảm tầm quan sát và ngắm mục tiêu của khí tài.
    Kính ngắm quang học:

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/techn_32.jpg)

    Nhiệm vụ:  thực hiện quan sát và bám sát mục tiêu thông qua hình ảnh thực.


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Ba, 2011, 01:00:35 am
    Tổng hợp cánh sóng của các anten trong vùng không gian

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/ardneva_2.jpg?t=1300297862)


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Ba, 2011, 11:16:06 am
    B- Xe điều khiển    УНК

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/SNR-125M1T-UNK-Serbia-MiroslavGyurosi-1S.jpg)

    Nhiệm vụ chính: xử lý tham số mục tiêu ,tên lửa thu được; hình thành các tham số điều khiển tên lửa, ănten và bệ phóng.


    •   Bố trí trong cabin YHK
    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/photo03.jpg)

    Các hệ trên xe:
    •   Hệ tọa độ YOK
    •   Hệ lập lệnh YBK
    •   Hệ phát lệnh YPK
    •   CDXE
    •   Vị trí trắc thủ
     
    1-Các vị trí trắc thủ trên xe:   


    Theo thứ tự lần lượt là (hình ảnh trên)

    -vị trí trắc thủ góc

    -vị trí sỹ quan điều khiển kiêm trắc thủ cự ly(hình ảnh )
     
    -vị trí đại đội trưởng

    -vị trí tiểu đoàn trưởng



    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Ba, 2011, 11:31:03 am
    2-vị trí trắc thủ góc.

    Nhiệm vụ trắc thủ góc: trực tiếp sử dụng tay quay điều khiển hướng đường phân giác cánh sóng anten về phía mục tiêu.

    • Thực hiện làm trùng các đường ГМ, ВМ với mục trong thực hiện bắt, bám sát mục tiêu bằng sóng vô tuyến.
    • Thực hiện làm trùng mục tiêu với đường ngắm của kính ngắm quang học, thực hiện trong chế độ bắt,bám bằng khí tài quang học TBK


    Vị trí trắc thủ bao gồm:tay quay và 2 màn hình (1 TBK và 1 màn hình chỉ thị góc (phương vị hoặc góc tà)) như trong ảnh

    -màn hình TBK

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/manhinhtbk.jpg)

    -tủ và tay quay                

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/nevah3.jpg)                                          



    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Ba, 2011, 11:47:47 am
    3-vị trí sỹ quan điều khiển

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/vitri-SQK.jpg)
     
    Nhiệm vụ: thực hiện bắt, bám và chọn phương pháp điều khiển tên lửa tùy theo tình hình cụ thể trên không và chỉ thị cấp trên.

    Bao gồm: 2 màn hình hiển thị cự ly-góc tà và cự ly-phương vị; các tay quay cự ly và góc;bảng điều khiển.

    -Màn hình sỹ quan điều khiển

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/SNR-125-Consoles-3S.png?t=1300336682)
     
    -Màn hình sỹ quan điều khiển khi thực hiện quan sát không gian:

    + Hình ảnh mô tả mục tiêu,đài;

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/minhoa.jpg)

    +Khi ấy,trên màn hình sỹ quan điều khiển sẽ hiển thị như sau :

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/sqdk.jpg)

    Trong đó:
    1,2-tăng giảm góc tà,góc phương vị
    3-đường phân giác cánh sóng anten (YB-10)
    4-mục tiêu

    -Màn hình trên là màn hình hiển thị khi không có sự ảnh hưởng bởi nhiễu

       +Đường  là đường nằm ngang,chỉ thị cự ly mục tiêu;

       +Đường là đường thẳng đứng nằm chỉ thì góc (tà, phương vị của mục tiêu)
     
    -Khi bị các loại nhiễu tác dụng, hình ảnh trên màn hình sẽ có dạng như sau

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/nhieumhsqdk.jpg)
     






    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 18 Tháng Ba, 2011, 10:14:00 am
    4-vị trí đại đội trưởng

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/vitri-ct.jpg)
                                                      
    Nhiệm vụ : quan sát không gian, chỉ thị mục tiêu cho sỹ quan điều khiển và kích phóng đạn, phương pháp điều khiển.

    Bao gồm: màn hiện hình nhìn vòng, bảng chỉ thị đạn và bảng điều khiển

    - Màn hình ико có 2 chế độ quét; quét tròn và quét quạt tùy theo chế độ sục sạo của đài.

    -Màn hiện sóng nhìn vòng ико dùng cho đại đội trưởng, bảng điều khiển

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/uko.jpg)
    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/manhinhiko2_577x313.jpg)

    • Màn hiển thị,như trong ảnh bao gồm:

    a:1-Mục tiêu

    b:3-Cự ly tối đa của đạn tên lửa (đường nét liền)

    c:4-Cự ly tối thiểu có thể phóng đạn(đường chấm trong cùng)

    d:2,5-điểm gặp lý thuyết giữa tên lửa và mục tiêu. (đường đứt nét)

    e:2- điểm gặp nằm ngoài vùng tiêu diệt

    f:5-mục tiêu nằm trong vùng tiêu diệt

    -Cự ly gặp lý thuyêt: Căn cứ vào các tham số mục tiêu, tên lửa đài điều khiển sẽ sử lý qua

    các khâu tính toán để đưa ra 1 cự ly gặp giữa tên lửa và mục tiêu một cách sơ bộ.

    -Nhiệm vụ của cự ly lý thuyết: tạo ra vạch  (vòng) báo hiệu vị trí gặp tên lửa- mục tiêu,

    thong qua vạch đó người điều khiển bắn kích phóng đạn để đảm bảo với cự ly hoạt động

    của tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu.

    • Bảng điều khiển bao gồm:
      -Bảng chị thị bệ, đạn tên lửa.

      (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/chth.jpg)

      -Các núm chuyển rãnh, các nút phóng đạn và hoàn đạn



    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 18 Tháng Ba, 2011, 05:03:44 pm
    Trong chế độ quét quạt, màn hình hiển thị sẽ có dạng như sau:

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/minhhoaquat.jpg)

    Khi mục tiêu thực hiện tạo nhiễu để tránh sự phát hiện, khi đó màn hình ико của đại đội trưởng sẽ tương tụ như trong hình sau (với trường 

    hợp trong chế độ quét tròn):

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/nhieumanhinhiko2-1.jpg)


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 18 Tháng Ba, 2011, 05:10:15 pm

    5-vị trí tiểu đoàn trưởng

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/vitri-dt.jpg)

    Nhiệm vụ: quan sát không gian,chọn mục tiêu cần tiêu diệt,chế độ nổ, số lượng đạn, thời điểm phóng đạn và ra chỉ thị cho đại đội trưởng

    Bao gồm: màn hiện hình nhìn vòng của radar P-19 (P-15)

    -Màn hình ВИКО phục vụ tiểu đoàn trưởng
     
    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/buko.jpg)

    Khi bị ảnh hưởng bởi nhiễu
     
    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/nhieuviko.jpg)





    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 18 Tháng Ba, 2011, 07:46:58 pm
    C-Đạn tên lửa: Là thiết bị chấp hành,nằm trong vòng điều khiển kín của hệ thống.

    Có nhiệm vụ chấp hành lệnh điều khiển,thực hiện cơ động trong không gian tới vị trí điểm gặp với mục tiêu,phát nổ tiêu diệt mục tiêu.

    Có 2 loại đạn : 5b24 và 5b27

    Điểm khác nhau cơ bản dễ phân biệt nhất về hình thức của hai loại đạn này là việc có hoặc không có phần cánh tà của động cơ đẩy tầng 1

    Đạn 5B24

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/064.jpg)

    Đạn 5B27

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/5b37.jpg)


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 18 Tháng Ba, 2011, 07:59:12 pm
    • Cấu tạo và kích thước các phần quả đạn : 

      (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/n5v27.jpg?t=1300452976)

      Chi tiết hơn nữa tham khảo bài của bác Huyphong

      http://www.quansuvn.net/index.php/topic,18281.msg267545.html#msg267545 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,18281.msg267545.html#msg267545)
    • Bố trí trên khoang điều khiển và ngòi nổ vô tuyến

      (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/khoangdk.jpg)


    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 18 Tháng Ba, 2011, 08:04:43 pm
    Một vài hình ảnh thực của các khối:

    • khối xử lý lệnh đk vô tuyến 5U44: thu-giải mã-thực hiện  lệnh điều khiển từ đài điều khiển mặt đất phát lên; tạo tín hiệu trả lời-mã

      hóa-phát lệnh trả lời.

      (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/5U44_1024x768.jpg?t=1300453495)

       
    • khối tự lái AP: thực hiện tự động điều khiển tên lửa trong quá trình bay ôtônôm và ổn định tên lửa trong : rãnh liệng, độ cao, và chế

      độ điều khiển
       
      (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/AP_800x600.jpg?t=1300453474)




    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 18 Tháng Ba, 2011, 08:07:36 pm
    • bình cầu khí nén: chứa khí nén phục vụ điều khiển cánh lái

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/CIMG3768_640x480.jpg?t=1300453683)

    • khối nguồn 5i41: cấp nguồn cho các thiết bị điện,vô tuyến trên khoang.

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/CIMG3837_320x240.jpg)

    • Khối ngoại sai : tạo tần số trung tần ngoại sai cho việc giải, mã lệnh điều khiển gửi lên từ đài điều khiển mặt đất

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/NGOAISAI_320x240.jpg)

    [/list]
     





    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 18 Tháng Ba, 2011, 08:23:38 pm
    • Pittong điều khiển cánh lái: đóng mở van khí nén phù hợp với lệnh điều khiển

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/CIMG3802_640x480.jpg?t=1300453953)


    • Anten phát ngòi nổ vô tuyến:

    (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/mu-f117-sa3-missile01.jpg?t=1300454088)

    • Anten thu ngòi nổ vô tuyến

    (http://svsm.org/albums/s-125/P1020218.jpg)



    Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
    Gửi bởi: duongthanhvan trong 18 Tháng Ba, 2011, 08:31:15 pm
      • Ngòi nổ vô tuyến: quan sát không quan,chọn thời điểm,cự ly thích hợp kích nổ đầu đạn.
      • Đầu đạn có thể nổ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khi nhận lệnh nổ từ đài điều khiển gửi lên :

        -   Nổ trực tiếp: đầu đạn được kích nổ ngay sau khi nhận lệnh

        -   Nổ gián tiếp: sau khi nhận lệnh, ngòi nổ vô tuyến bắt đầu hoạt động, đầu đạn được kích nổ khi mục tiêu vào đến cự ly thích hợp.

        hoặc cũng có thể nổ theo cơ chế giữ chậm.
      • Phần chiến đấu phát nổ theo dạng vành khuyên

      (http://rbase.new-factoria.ru/pub/b_ch/1.gif)

      (xin phép được mượn hình minh họa của bac huyphong)

      • Phạm vi tiêu diệt mục tiêu có hiệu quả của phần chiến đấu là khoảng 40m

      (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/clingin.jpg)

      [/list]


      Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
      Gửi bởi: duongthanhvan trong 19 Tháng Ba, 2011, 12:46:58 am
      Buồng đối &thuốc phóng
        
      (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/bungt-1.jpg?t=1300535061)

      Buồng đốt: đốt cháy nhiên liệu, chụi áp ức, tạo lực đẩy động cơ

      Vấu vận chuyển: sử dụng để cố định tên lửa trên xe TZM trong quá trình cơ động.

      Con lăn: giúp tên lửa trượt trên bệ trong quá trình phóng.

      Loa phụt laval: dựa trên  nguyên tắc động lực học cấu tạo của loa phụt laval có tác dụng tăng tốc luồng phụt.

      Thuốc phóng rắn: nitrat xenlulo


      Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
      Gửi bởi: duongthanhvan trong 19 Tháng Ba, 2011, 06:57:41 pm
        (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/thuyetminh.jpg?t=1300535228)

        • Dây dẫn tín hiệu kích nổ nến nổ mồi của buồng đôt.

        • Hộp cảm biến cắt tầng
           
            Cực nhạy. Khi nhiên liệu tầng 1 hết,giữa tầng 1 và tầng 2 sẽ xuất hiện một góc "gù"
            
            Khi góc "gù" này đạt đến một giá trị nhất định, hộp cảm biến sẽ cấp một tín hiệu kích nến nổ tầng 2 để cắt tầng 1 và đốt cháy nhiên

            liệu tầng 2 .[/list]


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2011, 03:38:49 pm

        (http://peters-ada.de/des1_2.jpg)


        Xin cho hỏi trong chiến tranh chống Mỹ:
        1 - Có phải xe trên là mục tiêu của tên lửa shrike không?
        2 - Nếu trúng (không thao tác tránh) thì sẽ trúng vào vị trí nảo?
        3 - Khả năng sống sót của các vị trí trong kíp trắc thủ thế nào? Vị trí nào là nguy hiểm nhất?
        4 - Trúng shrike rồi thì có trường hợp nào có thể sửa chữa hồi phục được khả năng chiến đấu không? Ta có số liệu thống kê số lần trúng/số lần bị phóng không, số thương vong vì bị trúng tên lửa shrike không?


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: OldBuff trong 20 Tháng Ba, 2011, 04:51:50 pm

        (http://peters-ada.de/des1_2.jpg)


        Xin cho hỏi trong chiến tranh chống Mỹ:
        1 - Có phải xe trên là mục tiêu của tên lửa shrike không?
        2 - Nếu trúng (không thao tác tránh) thì sẽ trúng vào vị trí nảo?
        3 - Khả năng sống sót của các vị trí trong kíp trắc thủ thế nào? Vị trí nào là nguy hiểm nhất?
        4 - Trúng shrike rồi thì có trường hợp nào có thể sửa chữa hồi phục được khả năng chiến đấu không? Ta có số liệu thống kê số lần trúng/số lần bị phóng không, số thương vong vì bị trúng tên lửa shrike không?

        (1) Xe thu phát chính là mục tiêu của sơ rai.
        (2) Khối an-ten sẽ trúng đạn trong điều kiện lý tưởng. Khối chiến đấu trên đạn sơ rai sẽ được ngòi chạm kích nổ.
        (3) Khả năng sống sót còn tùy thuộc hướng tới của đạn sơ rai, công sự bảo vệ và vật che chắn trên trận địa. Các vị trí trên xe điều khiển đều có mức độ nguy hiểm ngang nhau nếu dính mảnh sơ rai.
        (4) Tùy vào mức độ dính mảnh sơ rai mà khí tài có thể được khôi phục hay không và khôi phục nhiều hay ít. Trường hợp nhẹ nhất là mảnh đạn chỉ phá hỏng an-ten chứ không phá hỏng các khối cao tần, không phá hủy xe điều khiển và hệ thống cáp nguồn, thì có thể khôi phục bằng các an-ten dự phòng chiến đấu.


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: ngocdan_lep trong 20 Tháng Ba, 2011, 08:38:46 pm
        Cháu minh họa trường hợp xe thu phát trúng tên lửa shrike !
        (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/4-33.jpg?t=1300628537)
        (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/YouTube--754_500513220-00-23.jpg?t=1300628763)
        (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/1-55.jpg?t=1300628538)

        Câu hỏi của bác Giangtvx cháu nhớ không nhầm thì đã có lần thủ trưởng OldBuff trả lời rồi ạ!
         " Khi dùng shrike thì báy bay địch sẽ bắn vài quả về phía nguồn phát (Xe PV) .Nếu quả thứ nhất đã hạ được xe P hoặc  tắt xe P  thì các quả còn lại sẽ rơi tản mát xung quanh  và như thế xe UV,AV....cũng  lĩnh đủ".


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: huyphongssi trong 20 Tháng Ba, 2011, 09:41:39 pm
        Cháu minh họa trường hợp xe thu phát trúng tên lửa shrike !
        (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/4-33.jpg?t=1300628537)
        (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/YouTube--754_500513220-00-23.jpg?t=1300628763)
        (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/1-55.jpg?t=1300628538)

        Câu hỏi của bác Giangtvx cháu nhớ không nhầm thì đã có lần thủ trưởng OldBuff trả lời rồi ạ!
         " Khi dùng shrike thì báy bay địch sẽ bắn vài quả về phía nguồn phát (Xe PV) .Nếu quả thứ nhất đã hạ được xe P hoặc  tắt xe P  thì các quả còn lại sẽ rơi tản mát xung quanh  và như thế xe UV,AV....cũng  lĩnh đủ".


        Shrike mà táng trúng đài thì trắc thủ PA00 trong "chuồng cu" chết đầu tiên.


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2011, 10:22:10 am
        @ ngocdan_lep : Hình như đó là 1 đoạn video. Cho xin link đi! Mà sao xe cộ gì mà chẳng thấy công sự che chắn gì cả nhỉ? Hay đó là 1 thử nghiệm?
         
        Thế các bác có số liệu gì về sơ rai và trúng sơ rai trong chiến tranh chống Mỹ không ạ ?
         


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: duongthanhvan trong 21 Tháng Ba, 2011, 11:59:11 am
        @ ngocdan_lep : Hình như đó là 1 đoạn video. Cho xin link đi! Mà sao xe cộ gì mà chẳng thấy công sự che chắn gì cả nhỉ? Hay đó là 1 thử nghiệm?
         
        Thế các bác có số liệu gì về sơ rai và trúng sơ rai trong chiến tranh chống Mỹ không ạ ?
         
        Đó là một bộ phim tài liệu của Nga nói về hệ thống C-75 trong chiến tranh Việt Nam có tựa đề:"Крылья России. Танец со смертью ЗРК С-75 во Вьетнаме "
         Và đây là link của bộ phim http://www.youtube.com/watch?v=IhMl8GRUYkA&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=IhMl8GRUYkA&feature=related)
        Quãng phút thứ 3p25' sẽ có đoạn shrike lao vào  xe PB

        Như hình trong tấm ảnh và cùng có nhận xét như nhận xét của bác, em thấy có thể đó là một vụ thử tên lửa chống radar. Vì như trong ảnh thì việc bố trí trận địa là không có, nên khó có thể đó là một trận địa thực.

        Một số thông tin về tên lửa shrike:

        (http://wapedia.mobi/thumb/4176501/en/fixed/470/313/AGM-45_Shrike_on_cart.jpg?format=jpg)

        AGM-45 Shrike là tên lửa chống bức xạ của Mỹ được thiết kế để tiêu diệt các ra đa của đối phương. Shrike được phát triển bởi Trung tâm Vũ khí Hải quân của Hoa Kỳ năm 1963 bởi việc sử dụng một bộ tìm kiếm vào thân của rốc két AIM-7 Sparrow. Nó được rút dần khỏi trang bị của Hoa Kỳ từ năm 1992 và thay thế cho nó là loại tên lửa AGM-88 HARM.

        Chức năng chính:    Tên lửa chống bức xạ phát hiện và tiêu diệt các rada chống máy bay của đối phương.
        Động cơ:     nhiên liệu rắn
        Chiều dài:    10 ft (3,05 m)
        Trọng lượng:    390 lb (177,06 kg)
        Đường kính:    8 in (203 mm)
        Đầu đạn:    Thông thường
        Sải cánh:    3 ft (914 mm)
        Dẫn hướng:    Ra đa bị động
        Máy bay:    A-4 Skyhawk, A-6 Intruder F-105 Thunderchief


        Đây là một bài viết về chiến thuật chế áp phòng không : http://pilot.vn/?mod=news&page=view&id=8259 (http://pilot.vn/?mod=news&page=view&id=8259)
          


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: OldBuff trong 21 Tháng Ba, 2011, 03:34:05 pm

        Đây là một bài viết về chiến thuật chế áp phòng không : http://pilot.vn/?mod=news&page=view&id=8259 (http://pilot.vn/?mod=news&page=view&id=8259)
          

        Đọc xong bài viết không rõ tác giả muốn trình bày vấn đề gì về chiến thuật chế áp phòng không ;)


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2011, 03:52:32 pm
        Xin cho hỏi : Tổ hợp S-75 có phát ra các bức xạ nguy hiểm không? Sử dụng nó có phải tuân theo các quy trình đảm bảo an toàn (bắt buộc) nào không?

        Xin hỏi thêm: có bác nào làm ở M.M. (Ha Tây) không ?


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: Hodongbang trong 23 Tháng Ba, 2011, 04:24:48 pm
        Xin cho hỏi : Tổ hợp S-75 có phát ra các bức xạ nguy hiểm không? Sử dụng nó có phải tuân theo các quy trình đảm bảo an toàn (bắt buộc) nào không?

        Thưa bác! Tất cả các hệ thống phát sóng siêu cao tần(rada,tên lửa,BTS...) đều ảnh hưởng tới sức khỏe con người,nếu tiếp xúc ít thì mệt mỏi ,nhiều thì...ảnh hưởng tới cả máy móc  ;D  .Mức ảnh hưởng như thế nào thì phụ thuộc vào bước sóng ,công suất phát của thiết bị đó ,Vì vậy mà như em được biết  đối với trác thủ các đài rada cứ 1 hoặc 2 tháng thay đổi vị trí làm việc 1 lần  ??? .Tên lửa hoạt động chủ yếu không phát ra không gian mà phát vào tải tương đương nên ít ảnh hưởng .Nhưng nếu sửa PV hoặc RPK thì vũng mệt mỏi cả tuần  ;D (cái này em nghe kể ).Biện pháp bảo đảm an toàn thì nhiều : nhưng chủ yếu là biện pháp tự bảo vệ ,em chưa nhìn thấy thiết bị bảo hộ (áo giáp chì,mũ giáp chì...).


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: duongthanhvan trong 24 Tháng Ba, 2011, 11:49:46 am
        (Em xin viết tiếp về hệ thống C-125):

        D-Bệ phóng.

        -Nhiệm vụ:

        •   chấp hành lệnh điều khiển từ xe điều khiển YHB đưa tới, quay trong các góc tà và

        phương vị, ban đầu đưa tên lửa hướng về phía mục tiêu.

        •   Sau khi tên lửa đã rời bệ, bệ tự động quay về góc nạp đạn đã định trước.

        -Thành phần cấu tạo chính
        :

        •   Cặp động cơ MY- MU

        •   Các cơ cấu cơ khí phục vụ việc nâng, đỡ đạn
              
        -Các loại bệ phóng:

        •   Bệ 5P71 hai cần (1 bê x 2 đạn)

                (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/pu_s125_newa.jpg)

        •   Bệ 5P73: bốn cần (1 bệ x 4 đạn)

                (http://farm3.static.flickr.com/2694/4396791867_eeb3db0fb3_o.jpg)

        •   Ngoài kiểu bố trí bệ phóng cố định như trên, một số nước trên thế giới còn đặt bệ phóng trên các khung gầm xe tăng, xe tải hạng nặng để tăng tính cơ động.

                (http://www.armyrecognition.com/images/stories/east_europe/russia/missile_vehicle/pechora_2m/pechora_2m_sol-air_missile_to_truck_640.jpg)

                (http://www.armyrecognition.com/europe/Pologne/MSPO/MSPO_2003_Pictures_Gallery/pictures/MSPO_2003_Poland_18.jpg)

                
                (http://www.ausairpower.net/5P73-TEL-MAZ-543-Poland-4S.jpg)


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2011, 08:33:35 pm
        Xin cho hỏi : Tổ hợp S-75 có phát ra các bức xạ nguy hiểm không? Sử dụng nó có phải tuân theo các quy trình đảm bảo an toàn (bắt buộc) nào không?

        Thưa bác! Tất cả các hệ thống phát sóng siêu cao tần(rada,tên lửa,BTS...) đều ảnh hưởng tới sức khỏe con người,nếu tiếp xúc ít thì mệt mỏi ,nhiều thì...ảnh hưởng tới cả máy móc  ;D  .Mức ảnh hưởng như thế nào thì phụ thuộc vào bước sóng ,công suất phát của thiết bị đó ,Vì vậy mà như em được biết  đối với trác thủ các đài rada cứ 1 hoặc 2 tháng thay đổi vị trí làm việc 1 lần  ??? .Tên lửa hoạt động chủ yếu không phát ra không gian mà phát vào tải tương đương nên ít ảnh hưởng .Nhưng nếu sửa PV hoặc RPK thì vũng mệt mỏi cả tuần  ;D (cái này em nghe kể ).Biện pháp bảo đảm an toàn thì nhiều : nhưng chủ yếu là biện pháp tự bảo vệ ,em chưa nhìn thấy thiết bị bảo hộ (áo giáp chì,mũ giáp chì...).

        Thưa bác! Tất cả các thông số của môi trường sống (nhiệt độ, áp suất, bức xạ, nồng độ các chất trong không khí, nước, ...) nếu bị thay đổi đều ảnh hưởng tới sức khỏe con người (có thể ảnh hưởng tốt hay xấu), nếu ảnh hưởng xấu mà ít thì mệt mỏi ,nhiều thì...ảnh hưởng tới cả máy móc  ;D  .Mức ảnh hưởng như thế nào thì phụ thuộc vào sự biến đổi nhiều hay ít của các thông số đó  ;D ;D ;D !

        Nhưng thưa bác em muốn biết nhiều hơn thế cơ! Thí dụ như khi phát sóng, có bắt buộc tất cả phải chui vào xe không ? Có bắt buộc phải đóng cửa xe (để tránh ảnh hưởng) không? Có chiến sĩ nào được phép lảng vảng gần đó không? Có cấm (búp sóng chính) chiếu vào doanh trại, vào nhà dân hay không? Chiếu mãi (thời gian đủ lớn) vào 1 cái cây có làm chết nó không? ...

        Em hỏi hơi nhiều, các bác thông cảm. Nhưng nếu không hỏi thì thôi. còn nếu đã hỏi thì phải hỏi cho thất "đã".  ;D  


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: duongthanhvan trong 24 Tháng Ba, 2011, 11:00:40 pm


        Thưa bác! Tất cả các thông số của môi trường sống (nhiệt độ, áp suất, bức xạ, nồng độ các chất trong không khí, nước, ...) nếu bị thay đổi đều ảnh hưởng tới sức khỏe con người (có thể ảnh hưởng tốt hay xấu), nếu ảnh hưởng xấu mà ít thì mệt mỏi ,nhiều thì...ảnh hưởng tới cả máy móc  ;D  .Mức ảnh hưởng như thế nào thì phụ thuộc vào sự biến đổi nhiều hay ít của các thông số đó  ;D ;D ;D !

        Nhưng thưa bác em muốn biết nhiều hơn thế cơ! Thí dụ như khi phát sóng, có bắt buộc tất cả phải chui vào xe không ? Có bắt buộc phải đóng cửa xe (để tránh ảnh hưởng) không? Có chiến sĩ nào được phép lảng vảng gần đó không? Có cấm (búp sóng chính) chiếu vào doanh trại, vào nhà dân hay không? Chiếu mãi (thời gian đủ lớn) vào 1 cái cây có làm chết nó không? ...

        Em hỏi hơi nhiều, các bác thông cảm. Nhưng nếu không hỏi thì thôi. còn nếu đã hỏi thì phải hỏi cho thất "đã".  ;D 
        Báo cáo bác Giangtvx là khi mà trạm radar hoặc xe thu-phát của hệ thống TLPK hoạt động thì nếu không phải vạn bất đắc dĩ không ai lại đứng ngoài ngắm cảnh cả, vì thế nên nếu có không cấm thì đều chiu vào xe hết. Tự bảo vệ mình trước phải không bác.  ;D
        Ở các đài làm việc thường xuyên thì cây cỏ xung quanh không bị chết đâu bác ạ, chỉ có bị chuyển từ lá xanh sang lá vàng thôi.  ;D ;D ;D
        Quy định bố trí trận địa của một tiểu đoàn hỏa lực bao giờ cũng phải đảm bảo để cách khu dân cư một khoẳng cách X km, xe thu phát đạt cao hơn nóc xe điều khiển, tính toán Y m. Vì thế việc tránh cánh sóng chính ảnh hươnngr tới sức khỏe con người đều đã được tính đên bác ạ.


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: ngocdan_lep trong 24 Tháng Ba, 2011, 11:08:20 pm
        Nhưng cái bác hỏi rất cụ thể như vậy cháu đoán là bác có câu trả lời rồi !Ngày trước cháu ở gần mấy anh rada P37 ,trước khi mở máy phát sóng bao giờ cũng có chuông cảnh báo cho tất cả vào nơi trú ẩn an toàn  ;D! Còn trường hợp phát sóng lâu ngày làm cây cối xung quanh chết khô thì cháu chưa được thấy ,chỉ có chỗ nào dính dáng đến nhiên liệu là cỏ chết (rửa dụng cụ liên quan ...).Qui định an toàn thì ai cũng phải tuân theo nhưng trường hợp đặc biệt thì cũng phải liều. (chuồng cu trên nóc xe PV ,anh nào phải ngồi trên đó thì đảm bảo hứng trọn cánh sóng ...)

          Bác ơi ảnh update sau 19-5-2008   ;) ?


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: duongthanhvan trong 25 Tháng Ba, 2011, 01:25:55 am
        E- Máy nổ tên lửa & xe chia điện:

        •   Máy nổ tên lửa

               (http://www.pzra.nnov.ru/5e96-1.jpg) (http://www.pzra.nnov.ru/5e96-2.jpg)

                   (http://www.pzra.nnov.ru/5e96-3.jpg) (http://www.pzra.nnov.ru/5e96-4.jpg)

        •   Xe chia điện PKY : Tạo ra điện áp và tần số làm việc phù hợp với các thành phần của hệ thống C-125

                 (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/CIMG3851_640x480.jpg)


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: duongthanhvan trong 26 Tháng Ba, 2011, 12:14:25 am
        F- Đài thông tin tiếp sức P-405

        (http://museum.radioscanner.ru/r_405/r_405m.gif)


        Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
        Gửi bởi: duongthanhvan trong 26 Tháng Ba, 2011, 12:20:35 am
          Một số trang bị kỹ thuật đi cùng hệ thống C-125


          • XE ТЗМ: Vận chuyển đạn từ vị trí lắp ráp đến tiểu đoàn hỏa lực; sẵn sàng nạp đạn cho bệ

          (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/tzm.jpg)

          • XE ММЗ: Vận chuyển đạn chưa được lắp ráp còn đặt trong thùng kín

          (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/mmz.jpg)

          • Giá để đạn: phục vụ việc lắp ráp và kiểm tra đạn

          (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/t_img00085_114.jpg)

          [/list]


          Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
          Gửi bởi: duongthanhvan trong 26 Tháng Ba, 2011, 12:25:08 am
            • Hòm đạn: Sử dụng để niêm cất,bảo quản đạn. Đảm bảo độ kín, áp suất, độ ẩm theo quy định

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/5w27_tara_01.jpg)

            • Xe cẩu đạn: nâng đạn từ giá lắp ráp lên xe ТЗМ

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/cau.jpg)

            • Xe КИПС: phục vụ việc kiểm tra mức độ hoạt động của đạn: máy lái, ngòi nổ..

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/CIMG3789_800x600.jpg)
            [/list]

            • Xe sản xuất khí nén УКС-400: tạo khí nén phục vụ cho quá tình lắp ráp và kiểm tra đạn

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/img_39_12422_4_640x480.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: duongthanhvan trong 27 Tháng Ba, 2011, 12:03:52 pm
            Hệ thống C-125 có hai chế độ bắn chính:

            -Chế độ bắn đón : dựa trên các tham số mục tiêu, tên lửa thu được, qua các hệ tọa độ, lập lệnh sẽ đưa ra góc đón và điện áp điều khiển

            cho tên lửa.

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/bnn.jpg)

            -Chế độ bắn 3 điểm (T/T): Mục tiêu- tên lửa- xe thu phát nằm trên một đường thẳng. Căn cứ vào vị trí của quả tên lửa so với đường

            ngắmmục tiêu, qua các hệ:tọa độ- lập lệnh sẽ đưa ra điện áp điều khiển để tên lửa bám theo đường ngắm đài-mục tiêu mà lao về phía

            mục tiêu.

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/banTT.jpg)

            -Chế độ bắn đón chỉ có thể thực hiện khi có đầy đủ các tham số: mục tiêu và tên lửa

            -Chế độ bắn 3 điểm có thể thực hiện:

                             + Khi có đầy đủ tham số về mục tiêu và tên lửa:      

                             + Khi chỉ có tham số về tên lửa (mục tiêu tạo nhiễu mạnh, không thể hình thành tham số chính xác cửa mục tiêu). Và trong

                                trường hợp này việc ngắm mục tiêu sẽ sử dụng khí tài quang học TBK.

            -Ngoài ra, còn có các chế độ bắn: mục tiêu bay thấp, bắn khí cầu, bắn mục tiêu mặt đất mặt nước.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2011, 10:11:26 pm
            Xin rất cám ơn các bác. Có thể nói là dữ liệu ở đây rất phong phú và bổ ích mà bình thường muốn có được nó phải tìm rất công phu mà chưa chắc có đủ. Nhưng thực ra thì em (và có lẽ cùng nhiều người khác) chờ đọi không chỉ những thông tin như vậy mà chờ cả những thông tin mà bác Gúc cũng bó tay.

            Thí dụ như 1 trong các câu hỏi lần trước mà em hỏi là Trong KCCM số lượng Sơ rai của Mỹ dùng là bao nhiêu? Xác xuất trúng là bao nhiêu? Những trường hợp đặc biệt như cố lái đạn và rồi nó rơi, mình cũng trúng. Những trường hợp mà diệt nó xong mình kịp gạt thành công sơ rai, ...

            Lần đầu tiên đứng gần S-75 thấy nó to quá, sừng sững quá, không tưởng tượng nổi. Không phải nó "quá to" mà là ở chỗ với kích thước, trọng lượng, yêu cầu ngặt nghèo về kỹ thuật, lại dưới 1 bầu trời mà Mỹ làm chủ hoàn toàn làm sao đưa được các trung đoàn tên lửa vào Quảng Bình, Vính Linh, thậm chí còn vượt cả sông Bến Hải mà vẫn tồn tại (tuy có thiệt hai), vẫn bắn được và vẫn bắn rơi được máy bay Mỹ. Nhiều tài liệu nói rằng "đưa cả trung đoàn xuống lòng đất". Nhưng mà to như thế, lớn như thế "đưa" là "đưa" thế nào? Ngụy trang ra sao? Kích cỡ công sự (chiều rộng, chiều sâu, ... sao cho rađa, bệ, ... vẫn phải quay được, đủ chiều cao để phát sóng được, phóng được)? Vấn đề ngụy trang thế nào khi mà chỉ cần 1 cành cây héo cũng có thể hứng chịu những chùm bom, loạt pháo?

            Đấy là cái mà ai cũng có thể thấy, ai cũng có thể thắc mắc. Còn viết cái gì trong này :

            (http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Sachdo.jpg)

            thì quả thật là không dám mơ. Mà biết đâu các bác lại cho giấc mơ đó thành hiện thực vì bây giờ ai còn trao trọng trách ấy cho S-75 nữa mà B52 cũng ngủ kỹ rồi ?


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: ngocdan_lep trong 28 Tháng Ba, 2011, 07:54:01 am
              Kính thưa bác Giangtvx ! Cháu là thế hệ chỉ được đọc và nghe kể về chiến tranh cũng như cách mà các bác,các chú đi trước sử dụng vũ khí ,khí tài chứ chưa được dùng nó  ;)(mặc dù có lần hút chết  ;D )!Với  tổ hợp tên lửa phòng không C75 trong chiến trường Việt Nam nó đã trở thành huyền thoại ! Vũ khí quyết định nhưng con người sử dụng nó cực kỳ quan trọng . Ta đã vận dụng một cách linh hoạt và khéo léo trong điều kiện chiến trường Việt Nam với cái giá phải trả rất lớn .Ở  trên bác thắc mắc:

            ( kích thước, trọng lượng, yêu cầu ngặt nghèo về kỹ thuật, lại dưới 1 bầu trời mà Mỹ làm chủ hoàn toàn làm sao đưa được các trung đoàn tên lửa vào Quảng Bình, Vĩnh Linh, thậm chí còn vượt cả sông Bến Hải mà vẫn tồn tại)
            Đoạn này số lượng  bắt đầu hành quân từ ngoài bắc khoảng  12 tổ hợp nhưng vào đến nơi dồn dịch lắp ghép lại mà có thể chiến đấu được chỉ còn lại 4 rồi 2 tổ hợp nhưng ta vẫn đánh được ,bắn được để tuyên bố với Mỹ rằng - Tên lửa Việt Nam đã sát nách , đàn chim sắt của chúng sẽ bị hạ bất cứ lúc nào .(nghe kể)

            -Về cách đánh "cuốn sách bìa đỏ và gánh hát rong" theo ý chủ quan của cháu (chỉ được nhìn bìa sách trong Quansuvn.net  ;D)
             +các tình huống trên không trên màn hình  I 32 của sỹ quan điều khiển ,màn hình rada p12 được vẽ lại bằng tay một cách chi tiết trong các trận đánh cụ thể (chụp màn hình) qua nhiều trận đánh đúc kết lại đặc điểm cuả nhiễu: trong đội hình ,nhiễu ngoài đội hình ,mục tiêu thật ,mục tiêu giả (tìm ra cái chung trong vô số những cái riêng)... để có thể vạch nhiễu tìm thù.Thao tác của kíp chiến đấu hiệu quả nhất...
            -Thống kê cụ thể :
            rong KCCM số lượng Sơ rai của Mỹ dùng là bao nhiêu? Xác xuất trúng là bao nhiêu? Những trường hợp đặc biệt như cố lái đạn và rồi nó rơi, mình cũng trúng. Những trường hợp mà diệt nó xong mình kịp gạt thành công sơ rai, ...

            Cái này cháu chưa được biết nhưng nếu có dịp cháu sẽ hỏi thầy giáo (ngày trước thầy làm luận án về lĩnh vực này và có thể đã thống kê chi tiết )  :D. Trường hợp mà diệt nó xong mình kịp gạt thành công sơ rai  cháu  không nhớ tên nhưng   ;)  bác sỹ quan điều khiển ấy hiện tại đang sống cùng gia đình tại Đà Nẵng (...)!

            C75 hiện tại vẫn đang trong biên chế của bộ đội phòng không Việt Nam nên những thông tin chi tiết và cụ thể "sách đỏ" ;) sẽ không có ,Không được phổ biến. Cháu và bác chỉ có thể nhờ anh Google dẫn cho mấy đường đến Đông Đức,Hunggary , Séc ...may ra có một ít thông tin đã tổ hợp trong  topic này thôi ạ  :D !



            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: duongthanhvan trong 28 Tháng Ba, 2011, 04:59:33 pm
            (tiếp theo và hết)

            Một số cách bố trí trận địa của các nước trên thế giới

            Tùy thuộc vào địa hình, tư duy duy quân sự của mỗi nước việc bố trí trận địa của mỗi nước có một điểm riêng, nhưng nói chung đều dựa

            trên một một kiểu mẫu về việc bố trí các thành phần trong hệ thống.

            Phải đảm bảo không có vật che khuật, có công sự, có đường tiếp đạn...

            sau đây là kiểu mẫu chung cho hệ thống:

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/botri.jpg)


            Trong đó:

            -Vòng tròn đỏ: các vị trí bệ đạn

            -Vòng tròn xanh: vị trí trung tâm điều khiển, gồm: YHB,YNK, trạm nguồn.

            -Vòng tròn hồng: vị trí xe TZM tại trận đĩa,sẵn sàng nạp đạn khi có lệnh.

            -Vòng tròn vàng: vị trí đài radar trinh sát chỉ thị mục tiêu.

            -Vòng tròn trắng: Khu trang bị kỹ thuật: đạn, moóc kéo, và các phương tiện lỹ thuật dự trữ.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: duongthanhvan trong 28 Tháng Ba, 2011, 05:06:19 pm
            Một số trận địa của một số nước trên thế giới:

            Ukraina

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/UKR4_400x255.jpg)(http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/UKR4P_400x255.jpg)

            Bắc Triều Tiên

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/NORTHKOREA_400x255.jpg)

            Serbia

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/serbia_400x256.jpg)

            Algeria

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/algeria_400x255.jpg)

            Lybia

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/lybia_400x255.jpg)

            Syria

            (http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/SYR3T_400x255.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2011, 06:43:15 am
            Tiếp đi các bác! Mọi người đang chờ !


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2011, 09:47:29 pm
            Tình cờ gặp tài liệu này, xin trích đăng lại để các bác tham khảo. Tài liệu có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

            Đổi một chiếc đinh ốc U2 rơi xuống đất  

                    Ngày 11/5/1960, máy bay do thám U-2 của Cục tình báo Mỹ bị Liên Xô bắn rơi trên bầu trời Sverdlov, phi công bị bắt, toàn bộ thiết bị máy ảnh, máy ghi âm, ra đa.., lọt vào tay Liên Xô.

                    Một đêm tháng 4 nám 1960, trợ lý của Khơrútsốp là Kranitov đến tìm Malinski, người phụ trách công tác điệp báo vùng Trung Đông. Ông nói: "Đồng chí Mulinski, tôi truyền đạt quyết định của trung ương về việc cơ quan khoa học quốc phòng muốn có một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ. Bộ quốc phòng không giải quyết được nên giao nhiệm vụ đó cho cơ nll~n tình báo phụ trách các nước Ấn Độ, Pakistan, Afganistanvà Iran của KGB, xin đồng chí hãy gấp rút thi hành nhiệm vụ".

                    Malinski đưa tay chào Kranitov và nói: "Xin đồng chí hãy báo cáo với đồng chí Khơrútsốp, tôi bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ".

                    Hôm sau, Malinski bay đến Kabul, thủ đô Afganistan, tiếp xúc với một điệp viên KGB, tuyển chọn một phi công máy bay phản lực rất uy tín có tên là Mahomet Katik Han.

                    Hai ngày sau, Mohamet nhận nhiệm vụ, ăn mặc rách rưới đi ô tô công cộng đến thành phố Pessawar.' Mahomet tìm được một người bạn trong quán cà phê cạnh phi trường Mỹ, bản với anh ta: "Bạn Butto thân mến xin anh hãy tìm cho tôi một việc như quét dọn, khuân vác trong phi trường".

                    Butto vỗ vai Mahomet nói: "Không cần lo lắng, bạn của tôi, phi trường vừa có một phu quét dọn bị ốm, họ nhờ tôi tìm một người thay thế mà tôi chưa từn được.

                    Uống cà phê xong, tôi dẫn anh đi nhận việc".  Hai giờ sau, Mahomet được đưa ra ngoại ô Pessawar  thay chân một phu quét dọn bị ốm. Thế là Mahomet trà trộn được vào phi trường quân sự Pessawar của Mỹ.

                    Trong phi trường quân sự của Mỹ có một bãi đậu máy bay và một nhà kho lớn chứa máy bay, ngày đêm canh phòng cẩn mật.

                    Mahomet kỹ thuật cao minh, thông thạo tiếng anh vừa dũng cảm vừa mưu kế, lại được KGB huấn luyện chu đáo nên hoạt động rất thuận lợi. Anh dùng nhiều tiều mua chuộc một nhân viên cấp dưỡng không quân, được  biết trung đội 20 do -thám trên không vừa từ Thổ Nhĩ Kỳ đến phi trường Pessawar. Sau đó lại dò biết được vị trí máy bay U-2 đậu ở phi trường và biết đội trưởng là Pauwel.

                    Mahomet quyết định mạo hiểm dù biết nguy hiểm, nếu sai sót sẽ mất mạng.

                    Anh dùng ống nhòm hồng ngoại tuyến quan sát kỹ lưỡng, thấy cứ hai giờ thì đổi lính gác một lần. Địa điểm giao gác đều ở phía phải đường băng, cách cửa phi trường tương đối xa. Mahomet chờ đến 2 giờ sáng, thừa cơ lính gác đang nói chuyện với nhau, đi chân đất lọt vào vào phòng lái máy bay.

                    Mahomet nhanh chóng tìm thấy đồng hồ đo độ cao có vỏ bọc bằng nhựa bắt chặt bằng 4 đinh ốc nhỏ ở 4 góc. Anh từ từ tháo ra một đinh ốc ở phía trên, bên phải, thay bằng một chiếc đinh ốc y khác giống như thế.

                    Chiếc đinh ốc này bằng thép từ tính, từ lực cực mạnh.

                    Sau khi thay xong đinh ốc, Mahomet lặng lẽ chờ 2 giờ nữa, thừa lúc đổi gác lẻn ra khỏi phi trường lẫn vào trong đêm tối.

                    Chiếc đinh ốc mới đổi này do có từ tính cực mạnh nên hút chiếc kim đồng hồ chỉ độ cao. Đồng hồ đo độ cao hoạt động theo nguyên lý phản ứng áp lực không khí. Khi áp lực càng thấp, bay càng cao thì kim đồng hồ quay về bên phải chỉ rõ chính xác độ cao của máy bay.

                    Do ảnh hưởng của chiếc đinh ốc từ tính này, tình huống sẽ không bình thường, khi máy bay bay thì kim đồng hồ quay về bên phải. Khi máy bay lên đến mức đồng hồ chỉ 68.000 thước Anh, Pauwel không dám tiếp tục bay lên cao nữa trong khi độ cao thực tế chỉ là 10.000 thước Anh.

                    Máy bay U-2 bay đến bầu trời trên khu vực Sverdlok, lọt vào phạm vi năng lực khống chế của không Liên Xô nên dễ dàng bị bắn hạ. Máy ảnh, máy ghi âm, ra đa, điện đài.., còn nguyên vẹn và được triển lãm ở Mátxcơva.

                    Bấy giờ, lợi dụng điều này, Khơrútsốp tuyên bố dõng dạc ở Liên Hiệp Quốc là Liên Xô đã có đạn đạo liên lục địa, khiến cho toàn thế giới kinh hoàng hai năm.

                    Đó chỉ là chiến công đổi một chiếc đinh ốc của KGB.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2011, 09:34:58 am
            Nếu có sự can thiệp của KGB thì chiếc U2 đó chỉ bị bắn rơi ở độ cao 10.000 feet (khoảng hơn 3000 m) chứ không phải ở độ cao 68.000 feet (khoảng 22000m). Theo 1 số tài liệu là bắn tới 14 quả SAM 2 mới rơi. Các bác nghĩ thế nào ạ ?


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2011, 01:58:41 pm
            Phải chăng lúc đó chưa được Việt Nam nối tầng nên KGB phải vào cuộc ?


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: mig19farmer trong 15 Tháng Tư, 2011, 03:27:35 pm
            Nếu có sự can thiệp của KGB thì chiếc U2 đó chỉ bị bắn rơi ở độ cao 10.000 feet (khoảng hơn 3000 m) chứ không phải ở độ cao 68.000 feet (khoảng 22000m). Theo 1 số tài liệu là bắn tới 14 quả SAM 2 mới rơi. Các bác nghĩ thế nào ạ ?
            Vụ này chắc do mấy ông viết truyện trinh thám nghĩ ra thôi chứ bay ở độ cao 3.000m khác với 22.000m thế nào thì không cần đồng hồ thì em cũng nhận biết được. Ù mà bay 3000m thì đến cao xạ 57mm cũng lôi xuống được, chưa kể mấy ông lái Mig-19 lúc nào cũng thèm được gắn huân chương => có chạy đằng giời. 


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2011, 02:47:25 pm
            Tình cờ tìm được tư liệu này, giải lao tí các bác và các bạn nhé, có lý thuyết và có kết quả thực tế một thời của các bậc cha anh. Đây là những bức ảnh tư liệu của chuyên gia trung đoàn tên lửa 257 giai đoạn 7.1968 - 7.1969 - thiếu tá kỹ sư Vaniukov Mikhain Alekseevitch, nếu không phù hợp thì nhờ chủ topic và các min-mod move đi chỗ khác.

            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Vanukov1.jpg)
            Chiến công đầu tiên của trung đoàn, chiếc máy bay thứ 1300

            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/BanDoBay_Duncan_Vanukov2.jpg)
            Bản đồ bay của phi công trên chiếc máy bay bị bắn rơi. Rơi xuống cùng bom và bị rách. Họ của một
            trong những phi công - Duncan. 29 tháng 8 năm 1968.

            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/XePA_tieudoan68_Vanukov4.jpg)
            Xe PA tiểu đoàn 68, chuyên gia Nga Klimnik và quân nhân Việt Nam, rừng núi tây Nghệ An, tháng 9 năm 1968.

            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/XePA_Vanukov6.jpg)
            Ngụy trang xe PA

            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/XePU_Vanukov7.jpg)
            Ngụy trang tên lửa trên bệ phóng - PU

            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Anten_Srike_Vanukov8.jpg)
            Anten sau khi trúng shrike. Chưa tránh được shrike.

            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Anten_Srike2_Vanukov8.jpg)
            Shrike đánh vào anten RPK. Tháng 10 năm 1968.

            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/CabinUA_Shrike_Vanukov10.jpg)
            Xe UA sau khi dính shrike. Tháng 10 năm 1968.

            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Shrike_Vinh_12_68_Vanukov12.jpg)
            Lần này thì thoát....Shrike. Vinh. Tháng 12 năm 1968.

            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/SuaxePU_Vinh_1_69_Vanukov15.jpg)
            Sửa chữa bệ phóng. Trong 4 bệ có 2 không sửa được nữa. Vinh, tháng 1 năm 1969

            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/PA_Vanukov11.jpg)
            Tác giả, thiếu tá kỹ sư tên lửa Vaniukov trong ngày sinh nhật 22.11.1968 tại Việt Nam, ngồi cạnh xe PA, có bọc tre chống shrike

            Nguồn đây: http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/oldfoto23-6.html


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: Hodongbang trong 08 Tháng Năm, 2011, 09:34:42 am

            Như thế có thể hiểu là chỉ có thể phóng đồng thời tối đa 3 quả đạn có phải không bác ?
            Nhưng trận 24/7/1965 (trận đầu tiên ra quân của tên lửa) nhiều tài liệu đều nói ta phóng đồng thời bốn quả đạn vào 1 tốp máy bay, diệt 1 F4C, bị thương 1 vài chiếc khác ... Nên hiểu thông tin này thế nào ạ ?


            Thưa bác, chiến lệ đầu tiên đây ạ ! ;)

            Ngày 1-5-1965, trung đoàn 236, trung đoàn tên lửa đầu tiên của ta làm lễ thành lập. Sau 85 ngày luyện tập khẩn trương và gian khổ, ngày 24-7, trung đoàn đã bắn rơi máy bay Mỹ, mở đầu cho những chiến công vang dội của bộ đội tên lửa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm đau đầu những ông chủ Nhà Trắng và Lầu năm góc.

            Đầu mùa hè năm 1965, trước khi lên đường đi Ha-oai dự cuộc hội nghị quân sự cấp cao, Mác Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, nhận được tin: ?oTên lửa đất đối không đã vào miền Bắc?. Nguồn tin tình báo còn xác nhận tên lửa đó thuộc loại SAM-2 (surface to air missile type 2), xuất hiện lần đầu trong cuộc diễu binh ngày 1-5-1957 tại Hồng trường Mát-xcơ-va. Tài liệu thu thập được của CIA cho biết thêm SAM-2 được điều khiển bằng hệ thống vô tuyến điện tử chính xác, có khả năng hạ mục tiêu trên tầng cao 24km với tầm xa 30 dặm?. Cùng lúc, các chuyên gia quân sự của Lầu năm góc tường trình với Mác: ?oCăn cứ vào tình trạng kỹ thuật của tên lửa SAM-2, miền Bắc Việt Nam giỏi lắm cũng phải đến giữa năm 1966 mới huấn luyện xong và có thể đưa ra hoạt động được?.

            Đầu tháng 7, những bức ảnh về trận địa phòng không SAM-2 do các máy bay trinh sát chụp được gửi về Oa-sinh-tơn gây ra những cuộc tranh cãi trong chính giới Mỹ. Giê-rôn Pho, thuộc phái ?odiều hâu? của đảng Cộng hòa, không ngớt thúc giục Giôn-xơn: ?oNhững cứ điểm tên lửa thiết lập quanh Hà Nội là những mục tiêu quân sự quan trọng và là một hiểm họa thực tế cần phải được oanh tạc ngay tức khắc?. Không ít tướng lĩnh khác cũng đồng tình với G.Pho. Nhưng lúc này, Giôn-xơn lại đang phải đau đầu vì nhiều bài toán khác. Mỹ muốn ?oleo thang chiến tranh?, nhưng cũng phải kiềm chế, vì lo những ?ođiểm bùng nổ? khác trên thế giới. Mặt khác, theo các cơ quan tình báo thì chưa có tài liệu nào xác minh những bệ phóng đã được đưa vào các trận địa xung quanh Hà Nội, chưa kể những lời khẳng định tên lửa SAM-2 của miền Bắc Việt Nam không thể hoạt động được trong vòng hai, ba tháng tới.

            Ngày 24-7-1965, các trận địa, bộ đội phòng không ta khẩn trương chuẩn bị bước vào một ngày chiến đấu mới. 15 giờ, lại báo động cấp 1. Tiếng kẻng phá tan bầu không khí chờ đợi căng thẳng. Dãy đồi náo nhiệt hẳn lên. Cục phó Cục tác chiến Lê Văn Tri, đặc phái viên của Bộ Tổng tham mưu và Tham mưu phó Quân chủng Phòng không-Không quân Nguyễn Quang Tuyến đứng bên cạnh Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn. Từ tổng trạm, mọi hoạt động của địch đều được tổng hợp, phân tích rất nhanh và truyền ngay về sở chỉ huy tiền phương.

            Trong buồng máy phân đội ra-đa 26A, một đơn vị của đoàn Ba Bể được giao nhiệm vụ đặc trách phục vụ bộ đội tên lửa, phân đội phó Chuyên và các trắc thủ chỉ trong giây lát đã xác định được độ cao, số lượng và kiểu loại máy bay địch:

            - Báo cáo! Bốn F.4. Độ cao 7.000 mét.

            - F.4-Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn chau mày. Một tình huống mới đòi hỏi anh quyết đoán thật chính xác. Theo phương án tác chiến, để bảo đảm đánh thắng trận đầu, ta chủ trương chọn U.2 làm đối tượng chính. Thứ đến là loại máy bay cường kích đang tiếp cận mục tiêu với đường bay ổn định. Vậy F.4 có đánh không? Điểm lại rất nhanh tình hình địch. Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn phát hiện thấy tốp F.4 đang bay gần tới khu vực hỏa lực của ta với đường bay tương đối ổn định. Điều đó chứng tỏ chúng chưa phát hiện được trận địa tên lửa của ta và có thể không chú ý đối phó với cả không quân ta nữa. Nắm thời cơ, anh quyết định hành động:

            - Đề nghị cho tiêu diệt tốp mục tiêu này-Giọng anh đầy tự tin.

            Đồng chí đặc phái viên của Bộ và Tham mưu phó Quân chủng cùng nhất trí. Không đầy 2 phút sau, tiếng báo cáo từ các trận địa tới tấp vang lên trong sở chỉ huy:

            - 63 phát hiện tốp 04, cự ly 34, phương vị 250, độ cao 7.000!

            - 64 bắt tốp 04, cự ly 32, phương vị 250, độ cao 7.000!

            - Đánh! Trung đoàn trưởng phát lệnh ngắn gọn.

            Trong xe điều khiển, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 63 nhìn không chớp mắt vào màn hiện sóng. Máy bay địch bay gần đến tầm phóng của tên lửa ta. Được lệnh của trung đoàn, anh ra lệnh:

            - Phóng!

            Quả đạn màu bạc mang số hiệu ILP-246 gầm lên, giật mạnh ra khỏi bệ phóng. Quả thứ hai, rồi quả thứ ba, thứ tư của tiểu đoàn 63 và tiểu đoàn 64 liên tiếp bay vút lên. Núi đồi rung chuyển trong sấm rền, chớp giật. Hàng ngàn con người trên các vị trí chiến đấu đều hướng về khu trung tâm điều khiển tên lửa chờ đợi. Im lặng trong chốc lát rồi bỗng cửa các buồng xe điều khiển bật mở. Cán bộ, chiến sĩ nhảy xuống ôm chầm lấy nhau, reo hò:

            - Máy bay địch đã bị tiêu diệt!

            Chính ủy trung đoàn Phạm Đăng Ty nghe báo cáo xong, vui vẻ nói:

            - Ta mới nhìn thấy máy bay địch rơi trên màn hiện sóng. Phải tìm được xác của nó. Trong đoàn đã cử người đi lấy rồi.

            Vài giờ sau, chiếc xe com-măng-ca của trung đoàn 236 bóp còi rộn rã dưới chân đồi. Xe không những chở về những mảnh cánh, mảnh thân máy bay có gắn nhãn hiệu F.4-C mà còn mang theo một bằng chứng biết nói. Đó là tên đại úy Ri-sớc Pôn Cơn, từng cầm lái hơn 20 năm, tốp trưởng 4 chiếc máy bay F.4 bị ta trừng trị. Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn thở dài nhẹ nhõm. Anh đọc nhanh bản mật điện cho sĩ quan truyền tin báo cáo về Quân chủng: vào Hồi 15 giờ 53 phút ngày 24 tháng 7 năm 1965, tiểu đoàn 63 và tiểu đoàn 64, mỗi đơn vị phóng 2 quả, tiêu diệt 1 chiếc F.4-C, bắt sống giặc lái Mỹ, 1 tên khác bị chết cháy. Ta: người và vũ khí an toàn?. Chiếc F.4-C bị bộ đội tên lửa ta bắn cháy rơi tại chỗ cũng là chiếc máy bay Mỹ thứ 400 bị bắn rơi trên miền Bắc.

            Cùng ngày 24-7 năm đó, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã hoãn cuộc hội nghị với các cố vấn cấp cao về quân sự, ngoại giao bàn về cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kéo dài liên miên hàng tuần để về nghỉ ở trang trại Mê-ri-len. Các ký giả Mỹ mô tả: ?oCho tới sáng 25-7, cơn rối loạn thần kinh về vấn đề Việt Nam vẫn bám chặt lấy Tổng thống trong những ngày nghỉ cuối tuần ở trại Đê-vít. Từ sáng sớm, ông ta vùng dậy khỏi giường, đứng ngồi không yên. Đang bách bộ ngoài vườn nho, bỗng Giôn-xơn nhảy bổ vào phòng làm việc. Tổng thống gọi điện cho Bộ trưởng quốc phòng M.Na-ma-ra, mở máy vô tuyến điện trao đổi với Ngoại trưởng Đin Rát-xcơ, gắt gỏng với Uy-li-am Bân-đi, trợ lý ngoại trưởng. 9 giờ, Giôn-xơn triệu tập M.Na-ma-ra, Gô-bớc, người sẽ được cử đi làm đại sứ Mỹ ở Liên hiệp quốc, đến trại Đê-vít.

            Cuộc thảo luận tay ba về chiến tranh Việt Nam đang lúc sôi nổi thì bị cắt ngang bởi một bức điện mật: ?oBộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn báo cáo một tốp máy bay chiến đấu hình như bị tên lửa đất đối không bắn rơi trên vùng trời miền Bắc Việt Nam?. Tiếp đó là một tin cụ thể hơn: ?oMột chiếc F.4-C bị bắn rơi hồi 16 giờ 53 (giờ Sài Gòn) ngày 24 tháng 7 ở một địa điểm cách Hà Nội 63 dặm về phía tây, bằng một loại vũ khí có thể là tên lửa SAM-2. Chiếc F.4-C này đang bay cùng với 3 chiếc khác yểm hộ cho những máy bay phóng pháo Mỹ oanh tạc vào một nhà máy hóa chất cách Hà Nội 88km về phía tây-bắc. Chiếc máy bay bị nổ tung từng mảnh. Không thấy ai nhảy dù ra khỏi chiếc Phen-tơm đó và hai phi công chắc đã chết??.

            ?o? Giôn-xơn tức tốc gọi điện tới trung tâm chỉ huy quốc gia ở Lầu năm góc. Y liên lạc ngay với Đin Rát-xcơ và chỉ thị ngay cho Grân-sáp, tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương đang đi thanh tra ở Sài Gòn. Theo lệnh của Giôn-xơn, M.Na-ma-ra lên máy bay trở về Lầu năm góc để điều tra tức khắc và bàn cách đối phó với tên lửa đất đối không của miền Bắc Việt Nam?.

            Tại sao tên lửa ta đánh thắng trận đầu lại làm cho cả Nhà Trắng và Lầu năm góc nhốn nháo như vậy?

            Oa-sinh-tơn đã biết là ta có SAM-2 ngay từ tháng 3-1965. Song, điều bất ngờ đối với chúng là: Bằng cách gì ta lại có thể cho tên lửa xuất hiện sớm như vậy? Cho tới ngày 24-7-1965, các nguồn tin tình báo của Mỹ vẫn bảo đảm chắc chắn rằng miền Bắc Việt Nam mới chỉ có 5 trận địa SAM-2, tất cả đều bố trí ở xung quanh Hà Nội và cũng chắc chắn rằng chưa thể có một trận địa nào hoạt động được. Mặt khác, chiếc F.4-C của liên đội không quân Mỹ số 15 bị tên lửa phòng không ta bắn rơi tức là các phương tiện trinh sát hiện đại nhất của cơ quan thám thính chiến lược của không lực Mỹ và của cơ quan tình báo trung ương CIA hiệu lực rất kém. Chúng cho rằng từ trước đến nay, máy bay thám thính chiến lược U.2 chưa hề tỏ ra kém hữu hiệu, lẽ nào lại chụp ảnh nhầm ở miền Bắc Việt Nam? Tên lửa ta hạ máy bay Mỹ đã hoàn toàn trái ngược với tất cả các tin tức Nhà trắng và Lầu năm góc nhận được từ các mạng tình báo của chúng đặt ở Đông Nam Á.

            Chưa hết, các chuyên gia quân sự Mỹ còn tranh cãi không kết luận được các giả thuyết về loại tên lửa đã bắn rơi chiếc F.4-C. Căn cứ vào tọa độ chiếc máy bay bị bắn rơi, các trận địa tên lửa của ta mà Lầu năm góc nắm được và tính năng của SAM-2, nhiều chuyên gia quân sự của Mỹ cho rằng, miền Bắc Việt Nam đã phóng loại tên lửa chất lượng cao hơn hẳn SAM-2, có thể là SAM-3 hoặc hơn nữa.

            Ta dùng tên lửa bắn rơi tại chỗ máy bay Mỹ trong trận đầu ra quân, theo nhận định của giới cầm quyền Mỹ lúc đó thì ?omiền Bắc Việt Nam đã tỏ ra cao tay, đi trước Oa-sinh-tơn một nước cờ, đánh ngay đòn phủ đầu vào và kế hoạch leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân của Mỹ. Thời gian đó, trong khi hy vọng tìm kiếm được ánh sáng cuối đường hầm còn đang rất mong manh thì Mỹ lại buộc phải đối phó với những tình huống mới vô cùng phức tạp.

            Lê Nguyễn Vĩnh (Theo ký sự Phòng không-Không quân và báo chí nước ngoài)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Năm, 2011, 06:51:33 pm
            (http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/PA_Vanukov11.jpg)
            Tác giả, thiếu tá kỹ sư tên lửa Vaniukov trong ngày sinh nhật 22.11.1968 tại Việt Nam, ngồi cạnh xe PA, có bọc tre chống shrike

            Nguồn đây: http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/oldfoto23-6.html


            Bọc tre không chống được shrike đâu nếu nó nhằm thẳng vào quân ta. Biện pháp này chỉ giảm ảnh hưởng của mảnh văng bom đạn tới kíp chiến đấu và khí tài xe máy mà thôi.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Năm, 2011, 07:23:58 pm
            Đương nhiên bác chuongxedap ạ, đã bảo là giải lao mà, chú thích của nó thế cứ để thế, vì thế mới để link cho các bác các cụ xem cho vui. Cũng giống như người Nga và người Mỹ viết thì hóa ra quân mình chẳng phải làm gì, thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng nó cứ tự hủy và người Nga họ phá cho mình hết. Hổng dám đâu :-\ :-\ 


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Sáu, 2011, 12:49:59 pm
            Theo em trong ảnh không phải là nạp nhiên liệu, mà là thực hiện kiểm tra ngòi nổ vô tuyến, các thiết bị vô tuyến và hoạt động về mặt điện của tên lửa bằng xe KÍP.

            Gọi là xe KÍP rất dễ nhầm với xe goòng chở than ;D

            КИПС - контрольно-испытательная передвижная станция: Trạm kiểm thử cơ động

            KIPS-V-75M

            (http://v17.lscache6.c.bigcache.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/37350172.jpg)


            Xe mà có bánh kép thế này em nghĩ chẳng phải là KIP đâu các bác ạ! Để xác minh cụ thể lại xem sao rồi chính thức tuyên bố vậy.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 26 Tháng Sáu, 2011, 08:31:14 pm
            Gọi là xe KÍP rất dễ nhầm với xe goòng chở than ;D

            КИПС - контрольно-испытательная передвижная станция: Trạm kiểm thử cơ động

            KIPS-V-75M

            (http://v17.lscache6.c.bigcache.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/37350172.jpg)


            Xe mà có bánh kép thế này em nghĩ chẳng phải là KIP đâu các bác ạ! Để xác minh cụ thể lại xem sao rồi chính thức tuyên bố vậy.

            Xe KIP (KIPS) V2 đấy thủ trưởng.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Sáu, 2011, 08:55:32 pm

            Xe KIP (KIPS) V2 đấy thủ trưởng.

            Em vừa "xác minh" xong! Trăm phần trăm không phải là KIP bác ạ. Từ trước đến nay xe "kiểm tra đạn" (KIP) chỉ toàn bánh đơn, và là xe tự hành. Còn cái bánh kép này có thể là xe "Huấn luyện kíp chiến đấu" (AKO) hoặc là xe điều khiển của khí tài SAM3 (YHK), hoặc vân vân ... và thuộc loại không tự hành, được kéo bởi xe ZIL131 "đầu cụt".


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 26 Tháng Sáu, 2011, 10:38:27 pm

            Xe KIP (KIPS) V2 đấy thủ trưởng.

            Em vừa "xác minh" xong! Trăm phần trăm không phải là KIP bác ạ. Từ trước đến nay xe "kiểm tra đạn" (KIP) chỉ toàn bánh đơn, và là xe tự hành. Còn cái bánh kép này có thể là xe "Huấn luyện kíp chiến đấu" (AKO) hoặc là xe điều khiển của khí tài SAM3 (YHK), hoặc vân vân ... và thuộc loại không tự hành, được kéo bởi xe ZIL131 "đầu cụt".

            Cái này là do Huyphong thấy người chụp chú thích thế thủ trưởng ạ. Có thể người chụp chú thích sai ;D


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 26 Tháng Sáu, 2011, 10:51:54 pm
            Tổ hợp TLPK Pechora 2TM vừa được trang bị có 2 phương pháp điều khiển mới và cải tiến là:
            КДУ = метод кинематического дифференциального управления = phương pháp điều khiển vi sai động
            МТТ = модифицированный метод трех точек = phương pháp điều khiển 3 điểm cải tiến

            Các thủ trưởng hay mấy tồng chí học kĩ thuật quân sự thử phân tích, bình luận xem thế nào ;D


            Tiêu đề: Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Gửi bởi: OldBuff trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 12:32:29 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            (http://www.tetraedr.com/thumb/430x173xin/mupload/iblock/671/671c0c0ce9bc175a92e923c5a98dc251.jpg)

            Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM "Pechora-2TM" được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện nhiễu đối với các loại phương tiện tấn công đường không, gồm cả các phương tiện bay thấp và có kích cỡ nhỏ, đang và sẽ được đối phương trang bị, cũng như tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước khác.

            http://www.youtube.com/watch?v=15DXQWxjpBQ
            Đoạn phim giới thiệu cảnh bắn đạn thật diệt mục tiêu bay kiểu trực thăng của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"


            Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" có thể được triển khai chiến đấu độc lập, hoặc được triển khai như một bộ phận trong thế trận phòng không hợp nhất nhờ khả năng tương thích với mọi chủng loại ra-đa và các hệ thống thông tin chỉ huy phòng không, cũng như hệ thống kiểm soát không lưu.

            http://www.youtube.com/watch?v=cjcO7BURKKU
            Đoạn phim giới thiệu các thành phần của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"


            Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" được trang bị bộ thu tín hiệu từ hệ thống dẫn đường vệ tinh, cho phép định vị tọa độ, hiển thị vị trí trên bản đồ số, đồng thời rút ngắn đáng kể thời gian thu hồi từ trận địa cũ và triển khai tổ hợp tại trận địa mới.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 11:36:20 am
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Tính năng kỹ chiến thuật của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"

            • Cự ly nghiêng tối đa trong vùng diệt mục tiêu: 35,4 km
            • Độ cao vùng diệt mục tiêu: từ 20 m tới 25 km
            • Cự ly diệt tối đa đối với mục tiêu có tham số đường bay vòng phía ngoài trận địa: 25 km
            • Tốc độ bay tối đa của mục tiêu có thể diệt: 900 m/giây
            • Số lượng mục tiêu có thể diệt đồng thời: 02 mục tiêu
            • Xác suất diệt mục tiêu bằng 01 đạn: 0,92
            • Khả năng kháng nhiễu chặn tích cực: 2.700 W/MHz
            • Thời gian tổ hợp bắt mục tiêu theo phần tử chỉ định: 3 giây
            • Diện tích phản xạ điện từ nhỏ nhất của mục tiêu có thể bị phát hiện: 0,02 m2
            • Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa: 100 km
            • Thời gian thu hồi / triển khai tổ hợp: 25 phút / 30 phút
            • Thời gian khai thác sử dụng đạn: 15 năm


            (http://www.tetraedr.com/mupload/iblock/1e1/1e168d05dbdb4bc4aa41f8f346e83f96.jpg)
            Bắn nghiệm thu thành công Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" trên trường bắn của khách hàng vào ngày 26/03/2011


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 06:56:22 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            (http://www.tetraedr.com/mupload/iblock/1e1/1e168d05dbdb4bc4aa41f8f346e83f96.jpg)
            Bắn nghiệm thu thành công Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" trên trường bắn của khách hàng vào ngày 26/03/2011

            Khách hàng nào mà thuê được nguyên cái Trường bắn quốc gia KV1 của mình thế thủ trưởng? ;D


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 10:06:53 pm
            Khách hàng này là tiểu đoàn 152 (K2) của Đoàn tên lửa Thăng Long - đơn vị đã tiếp nhận các xe khí tài nhập qua đường hàng không ở cửa khẩu Nội Bài. Vụ này là K2 bắn biểu diễn khí tài mới cho bác Thanh, bác Tỵ và HĐ nghiệm thu của QCPKKQ xem. Đơn vị K2 có trận địa hỏa lực ở phường T.Hòa (HB), cách K3 và E bộ 250 khoảng 8 cây số đường chim bay sang bên kia đoạn sông Đà phía hạ lưu đập thủy điện.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 03:12:37 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Vũ khí trang bị kỹ thuật của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"

            Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" bao gồm 2 nhóm vũ khí trang bị kỹ thuật chính là: Nhóm vũ khí, khí tài chiến đấu và Nhóm trang bị bảo đảm kỹ thuật.

            (http://www.tetraedr.com/mupload/iblock/4f2/4f204ddb1957ca724ed50fe2c3ef78f3.jpg)
            Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" được đơn vị chế tạo Liên hiệp Tetraedr đem trưng bày tại Triển lãm quốc tế về Vũ khí và Trang bị kỹ thuật quân sự MILEX-2011 tổ chức tại thủ đô Minsk của Cộng hòa Belarus trong các ngày từ 24-27/5/2011

            Nhóm vũ khí, khí tài chiến đấu gồm có:
            • Tổ hợp Đài điều khiển tên lửa SNR-125-2TM gồm 2 xe: xe an-ten UNV-2TM và xe điều khiển UNK-2TM
            • Cụm 4 bệ phóng loại 4 cần 5P73-2TM
            • Cụm nguồn tự cấp SAES-2TM
            • Đạn tên lửa có điều khiển 5V27: cơ số 32 đạn (16 đạn trên bệ và 16 đạn trên xe tiếp đạn)
            • Đài trinh sát nhìn vòng và chỉ thị mục tiêu P-18T (trang bị trong trường hợp Tổ hợp trực ban độc lập)

            Nhóm trang bị bảo đảm kỹ thuật gồm có:
            • 04 xe tiếp đạn TRV-2TM


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 10:02:07 pm
            Phân đội K2 chợ Vồ của E250 không được trang bị hoàn toàn bộ khí tài Pechora 2TM đâu thủ trưởng. Nhà mình chỉ mua một số xe khí tài đặc chủng của Pecchora 2TM đưa về A31 để nâng cấp với các thành phần khí tài khác của Pechora M. Hiện 2 bộ khí tài Pechora được đồng bộ chuẩn 2TM đã được A31 bàn giao cho H50 và H84.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 04:59:40 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Tổ hợp đài điều khiển tên lửa SNR-125-2TM của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"

            Đài điều khiển SNR-125-2TM là một tổ hợp ra-đa xung đốp lơ 3 tham số, có 2 rãnh mục tiêu và 2 rãnh đạn, giữ chức năng sục sạo phát hiện, bám sát mục tiêu và điều khiển đồng thời 2 đạn diệt 2 mục tiêu khác nhau hoặc 2 đạn cùng diệt 1 mục tiêu. .

            Tổ hợp đài điều khiển SNR-125-2TM gồm 2 xe: xe an-ten UNV-2TM và xe điều khiển UNK-2TM.

            (http://www.tetraedr.com/mupload/iblock/eae/eae677a034851e97e266d53b52423c88.jpg)
            Rơ moóc UV-600-2TM của xe an-ten UNV-2TM trong trạng thái triển khai tại trận địa


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 05:04:34 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Tổ hợp đài điều khiển tên lửa SNR-125-2TM của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"

            Xe an-ten UNV-2TM gồm 1 xe cẩu tự hành sử dụng khung xe KAMAZ-43118 và khối an-ten đặt trên 1 khung gầm rơ moóc loại UV-600-2TM. Xe cẩu tự hành vừa đảm nhiệm chức năng đầu kéo rơ moóc UV-600-2TM, vừa phục vụ cẩu tháo lắp khối an-ten của đài SNR-125-2TM khi triển khai hoặc thu hồi khí tài. Toàn bộ thời gian triển khai hoặc thu hồi xe an-ten UNV-2TM không quá 25 phút.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/7a8/7a8a40a10c69ac0fa689f9204d62a3c4.jpg)
            Rơ moóc UV-600-2TM của xe an-ten UNV-2TM trong trạng thái thu hồi chuẩn bị hành quân

            Xe an-ten UNV-2TM có các chi tiết khí tài sau:
            • Hệ thống ống dẫn sóng cho an-ten
            • Thiết bị phát sóng vô tuyến
            • Bộ thu phát lệnh điều khiển
            • Bộ thu sóng về của rãnh mục tiêu và rãnh đạn
            • Khí tài quang điện tử tích hợp 2 kênh TVK và TPK OES-2TM
            • Thiết bị thu phát dữ liệu và thông tin

            Khí tài quang điện tử tích hợp 2 kênh OES-2TM có các thành phần:
            • Kênh ảnh nhiệt truyền hình TPK sử dụng bộ cảm biến nhiệt HgCdTe với 2 chế độ trường ảnh là rộng (9,1ox6,9o) và hẹp (2,3ox1,7o), hoạt động trong dải bước sóng nhiệt từ 3 µm tới 5 µm, có khả năng phát hiện mục tiêu bay cỡ máy bay tiêm kích trong mọi điều kiện ánh sáng ở cự ly 40 km
            • Kênh quang truyền hình TVK sử dụng bộ cảm biến hình ảnh công nghệ CCD với 2 chế độ trường ảnh là rộng (2,4ox1,8o) và hẹp (0,73ox0,54o), hoạt động trong dải bước sóng quang từ 380 nm tới 960 nm, có khả năng phát hiện mục tiêu bay cỡ máy bay tiêm kích trong điều kiện ánh sáng ban ngày ở cự ly 45 km
            • Thiết bị bám sát mục tiêu tự động
            • Thiết bị hiển thị tình báo


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 14 Tháng Mười Hai, 2011, 12:27:22 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            ....

            Xe cẩu tự hành kiêm đầu kéo xe an-ten UNV-2TM

            (http://i31.tinypic.com/kcxe1f.jpg)
            Xe cẩu tự hành kiêm đầu kéo xe an-ten UNV-2TM sử dụng khung máy xe KAMAZ-43118 với tay cẩu trong trạng thái triển khai

            (http://i299.photobucket.com/albums/mm295/babyphu_photos/AN124_RA82040_4.jpg)
            Xe cẩu tự hành kiêm đầu kéo xe an-ten UNV-2TM sử dụng khung máy xe KAMAZ-43118 với tay cẩu trong trạng thái gấp gọn phủ bạt che (xe bên trái ảnh của OV10)


            Khí tài quang điện tử tích hợp 2 kênh OES-2TM

            (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=dlattach;topic=6082.0;attach=17544;image)
            Khí tài OES-2TM trên khối an-ten được khoanh màu đỏ (đăng nhập để xem hình)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 12:58:52 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            ....

            Xe đài bảo vệ vô tuyến kỹ thuật SRTZ-2TM/Станция радиотехнической защиты СРТЗ-2ТМ

            Xe đài bảo vệ vô tuyến kỹ thuật SRTZ-2TM dùng để bảo vệ tổ hợp xe an-ten UNV-2TM của đài điều khiển tên lửa SNR-125-2TM trước các loại tên lửa chống bức xạ điện từ của đối phương.

            Xe đài bảo vệ SRTZ-2TM hoạt động đồng bộ với chế độ làm việc của đài điều khiển tên lửa SNR-125-2TM để tạo nguồn phát và cánh sóng giả nhằm thu hút các loại tên lửa chống ra-đa của đối phương ra khỏi khu vực công tác an toàn của tổ hợp đài điều khiển SNR-125-2TM. Tính năng bảo vệ của xe SRTZ-2TM giúp tổ hợp đài điều khiển SNR-125-2TM đối phó hữu hiệu trước sự đe dọa từ cả các đạn chống ra-đa chỉ được dẫn thụ động theo cánh sóng khi đài đang phát, lẫn các đạn chống ra-đa có khả năng nhớ vị trí đài phát nhờ dẫn quán tính hoặc dẫn vệ tinh khi đài phát đã ngừng phát sóng.

            Xe đài bảo vệ SRTZ-2TM gồm một thùng công tác với các tổ hợp trang thiết bị kỹ thuật và máy phát tự cấp nguồn được bố trí trên khung máy xe MAZ-6317 như sau:
            • Khối an-ten thu lắp trong chụp nhựa bảo vệ gắn phía ngoài thùng công tác
            • Khối tiếp nhận, phân tích và điều chế tín hiệu nguồn phát giả đồng bộ với tín hiệu nguồn phát của đài điều khiển
            • Khối trải tần tự động
            • Khối ống dẫn sóng giữa các khối điều chế, khuếch đại và an-ten nguồn phát giả
            • Khối cấp khí nén cho bộ ống dẫn sóng
            • Khối hiển thị vị trí tương đối giữa nguồn phát sóng giả và đài điều khiển
            • Khối sao chép dữ liệu công tác phục vụ kiểm tra, đánh giá và huấn luyện vận hành nguồn phát giả
            • Bộ an-ten phát tạo cánh sóng giả nguồn phát đài điều khiển với phương vị 360o và góc tà từ 15o tới 80o, gồm 1 khối an-ten gắn trên nóc thùng công tác và 1 khối an-ten gắn trên đầu cần an-ten có chiều dài 5 m được kéo theo phương ngang từ thùng công tác
            • Khối tích hợp khí tài phòng vệ bằng mồi nhiệt, đạn khói và đạn tạo nhiễu vô tuyến chống tên lửa chống ra-đa có tích hợp đầu tự dẫn ảnh nhiệt hoặc tự dẫn ra-đa
            • Khối máy phát tự cấp nguồn 20kW

            Xác suất bảo vệ tổ hợp đài điều khiển SNR-125-2TM của xe SRTZ-2TM trước đạn chống ra-đa AGM-88 HARM là 95% khi bị tấn công bằng 1 đạn, 93% khi bị tấn công đồng thời bằng 2 đạn và 90% khi bị tấn công đồng thời bằng cả 4 đạn. Xác suất tự bảo vệ của xe SRTZ-2TM khi tạo nguồn phát giả trong cùng tình huống chiến đấu vừa nêu là 93%, 92% và 90%.

            Ảnh xe đài bảo vệ vô tuyến kỹ thuật SRTZ-2TM (đăng nhập để xem ảnh)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 01:02:23 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Tổ hợp đài điều khiển tên lửa SNR-125-2TM của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"

            Xe điều khiển UNK-2TM/Пункт управления УНК-2ТМ

            Xe điều khiển UNK-2TM là nơi thực hiện việc xử lý các tham số mục tiêu và đạn, đồng thời phục vụ kíp điều khiển tính toán, ban hành và kiểm tra lệnh điều khiển từ xa tới tất cả các bộ phận chiến đấu của tổ hợp S-125-2TM.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/cc8/cc838af1f46ec56496426cd53d93c62d.jpg)
            Xe điều khiển UNK-2TM sử dụng khung máy xe KAMAZ-43118

            Xe điều khiển UNK-2TM gồm một thùng công tác được bố trí trên khung máy xe tải loại KAMAZ-43118. Các trang bị kỹ thuật trong thùng công tác của xe UNK-2TM gồm:
            • Các vị trí công tác tự động đồng bộ hóa với màn hiển thị tinh thể lỏng đa sắc có độ phân giải cao của kíp trắc thủ và chỉ huy phân đội
            • Khối huấn luyện kíp trắc thủ và kiểm tra chức năng vận hành của tổ hợp
            • Các khối khí tài kỹ thuật số của hệ tọa độ, hệ lập và phát lệnh
            • Khối thiết bị khuếch đại chính máy thu rãnh mục tiêu và rãnh đạn
            • Khối sao chép dữ liệu công tác phục vụ kiểm tra, đánh giá và huấn luyện chiến đấu
            • Khối thiết bị thu phát dữ liệu và thông tin liên lạc
            • Khối thiết bị điều hòa nhiệt độ và thông khí
            • Khối tự động phát hiện, khoanh vùng, khắc phục lỗi hoặc hỏng hóc của các khí tài, thiết bị lắp trên xe điều khiển
            • Bộ phụ tùng sửa chữa, linh kiện thay thế và tài liệu hướng dẫn sử dụng

            Ngoài các trang bị kỹ thuật trên thùng công tác, xe điều khiển UNK-2TM còn được trang bị kèm một máy phát nguồn tự cấp SAES-UNK để phục vụ công tác kiểm tra thường nhật đối với khí tài trên xe hoặc dự phòng chiến đấu trong tình huống mất nguồn chính cho xe điều khiển UNK-2TM, xe thu phát UNV-2TM và một bệ 5P73-2TM.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 01:59:08 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Tổ hợp đài điều khiển tên lửa SNR-125-2TM của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"

            Cụm xe thu phát UNV-2TM

            (http://farm8.staticflickr.com/7027/6523831785_0928061fc0_b.jpg)
            Xe cẩu tự hành kiêm đầu kéo xe thu phát UNV-2TM trong tư thế hành quân (ảnh Triumf - phóng viên www.vnmilitaryhistory.net)

            (http://farm8.staticflickr.com/7011/6523753011_4ac9769c79_b.jpg)
            Cụm xe thu phát UNV-2TM trong tư thế hành quân gồm xe cẩu tự hành kiêm đầu kéo và rơ moóc xe an-ten UV-600-2TM (ảnh Triumf - phóng viên www.vnmilitaryhistory.net)


            Xe điều khiển UNK-2TM

            (http://farm8.staticflickr.com/7020/6523830273_4a2f6bcdbc_b.jpg)
            Xe điều khiển UNK-2TM trong tư thế hành quân (ảnh Triumf - phóng viên www.vnmilitaryhistory.net)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 05:13:11 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Tổ hợp đài điều khiển tên lửa SNR-125-2TM của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"

            Các vị trí công tác được tự động đồng bộ hóa trên xe điều khiển UNK-2TM/автоматизированные рабочие места пункта управления УНК-2ТМ

            Xe điều khiển UNK-2TM có các vị trí công tác tự động đồng bộ hóa (tủ điều khiển) với màn hiển thị tinh thể lỏng đa sắc có độ phân giải cao của kíp trắc thủ và chỉ huy phân đội gồm: tủ điều khiển UK-70-2TM (tủ F1) của trắc thủ phương vị, tủ điều khiển UK-101-2TM (tủ F2) của trắc thủ góc tà, tủ điều khiển UK-30-2TM (tủ ARM-N) của sỹ quan điều khiển kiêm trắc thủ cự ly, tủ điều khiển UK-60-2TM (tủ ARM-S) của đại đội trưởng đại đội điều khiển (C1) và tủ điều khiển UK-50-2TM (tủ ARM-K) của sỹ quan trực chỉ huy tiểu đoàn hỏa lực.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/333/333fe4de1a4cde7cfbd5b5c5f77e714d.jpg)
            Các vị trí công tác của kíp trắc thủ xe điều khiển UNK-2TM: trắc thủ phương vị và trắc thủ góc tà (2 tủ điều khiển theo thứ tự tính từ bên góc trái ảnh), sỹ quan điều khiển kiêm trắc thủ cự ly (tủ đầu dãy bên phải tính từ giữa ảnh), đại đội trưởng đại đội điều khiển và sỹ quan trực chỉ huy tiểu đoàn hỏa lực (tủ ngoài cùng bên phải ảnh)


            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/ce7/ce7195f176678fa65c2c080ea0ab19b4.jpg)
            Các vị trí công tác của kíp trắc thủ và chỉ huy xe điều khiển UNK-2TM (trái sang): sỹ quan điều khiển kiêm trắc thủ cự ly, đại đội trưởng đại đội điều khiển và sỹ quan trực chỉ huy tiểu đoàn hỏa lực


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 12:57:40 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Bệ phóng 5P73-2TM/Пусковая установка 5П73-2ТМ

            Bệ phóng 5P73-2TM đảm nhiệm chức năng chuẩn bị đạn trên các cần phóng, đồng bộ đạn với đường phân giác góc tà và phương vị của đài điều khiển để đảm bảo đạn được phóng vào đúng cửa sóng chờ của đài điều khiển, thực hiện lệnh phóng đạn.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/211/211a73f1a51dcef9c3cf6b05621fb80e.jpg)
            Bệ phóng 5P73-2TM mang 4 đạn 5V27 trên cần phóng


            Bệ phóng 5P73-2TM có 4 cần phóng và có thiết kế bên ngoài tương tự bệ phóng 5P73, nhưng bên trong các khối điện và điện tử kiểu cũ đã được thay toàn bộ bằng các khối bán dẫn số hóa, trong đó các động cơ đồng bộ chạy dòng 1 chiều được thay bằng các động cơ đồng bộ chạy dòng xoay chiều đã được nhiệt đới hóa.

            (http://www.ausairpower.net/Milex-2011/5P73-2TM-Goa-Launcher-Upgrade-M.Jerdev-MILEX-2011-1S.jpg)
            Bệ phóng 5P73-2TM được trưng bày cùng Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" tại MILEX-2011 (ảnh Michael Jerdev/http://www.ausairpower.net)


            Bệ phóng 5P73-2TM được gắn thêm 4 kích thủy lực phục vụ công tác triển khai và thu hồi bệ trong khoảng thời gian không quá 10 phút cho khẩu đội pháo thủ bệ 2 người. Khi chuyển sang tư thế hành quân, bệ phóng 5P73-2TM được gấp gọn và gắn thêm khung bánh cho xe kéo.

            (http://farm8.staticflickr.com/7020/6523753447_c5f9dc58ee_b.jpg)
            Bệ phóng 5P73-2TM được gấp gọn trong tư thế hành quân (ảnh Triumf/http://www.vnmilitaryhistory.net)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 07:36:21 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Tổ hợp đài điều khiển tên lửa SNR-125-2TM của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"

            Cụm xe thu phát UNV-2TM

            (http://farm8.staticflickr.com/7027/6523831785_0928061fc0_b.jpg)
            Xe cẩu tự hành kiêm đầu kéo xe thu phát UNV-2TM trong tư thế hành quân (ảnh Triumf - phóng viên www.vnmilitaryhistory.net)

            (http://farm8.staticflickr.com/7011/6523753011_4ac9769c79_b.jpg)
            Cụm xe thu phát UNV-2TM trong tư thế hành quân gồm xe cẩu tự hành kiêm đầu kéo và rơ moóc xe an-ten UV-600-2TM (ảnh Triumf - phóng viên www.vnmilitaryhistory.net)


            Xe điều khiển UNK-2TM

            (http://farm8.staticflickr.com/7020/6523830273_4a2f6bcdbc_b.jpg)
            Xe điều khiển UNK-2TM trong tư thế hành quân (ảnh Triumf - phóng viên www.vnmilitaryhistory.net)
            Bộ này là của K2 đoàn H84. Bắn nghiệm thu đợt vừa rồi do liên quân K2+K5 của H84 cùng tham gia.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 20 Tháng Mười Hai, 2011, 03:52:02 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Hệ thống nguồn tự cấp SAES-2TM/Система автономного энергоснабжения САЭС-2ТМ

            Ngoài việc sử dụng nguồn điện lưới khi đóng quân cố định, Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" còn được trang bị hệ thống nguồn tự cấp SAES-2TM khi cơ động trận địa hoặc khi được triển khai tại khu vực không có điện lưới.

            Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" có tổng công suất tiêu thụ điện là 38 kW so với công suất tiêu thụ điện của tổ hợp S-125 cũ là 135 kW. Hệ thống SAES-2TM gồm 2 khối phát nguồn cung ứng công suất điện nêu trên cho Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" là Phân hệ tự cấp nguồn cho xe thu phát SAES-UNV/Система автономного энергоснабжения антенного поста САЭС-УНВPhân hệ tự cấp nguồn cho xe điều khiển SAES-UNK/Система автономного энергоснабжения пункта управления САЭС-УНК.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/cd4/cd4659961cb08b47c653293aaa304d7b.jpg)
            Thùng công tác chứa khối máy phát và chia điện của Phân hệ tự cấp nguồn cho xe thu phát SAES-UNV


            Phân hệ tự cấp nguồn cho xe thu phát SAES-UNV được bố trí trên thùng công tác xe kéo và đảm nhiệm cung ứng đủ công suất tiêu thụ trong trạng thái chiến đấu cho tất cả các thành phần của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" như xe thu phát UNV-2TM, xe điều khiển UNK-2TM và 4 bệ phóng 5P73-2TM. Việc điều khiển vận hành nguồn phát SAES-UNV được thực hiện từ xe điều khiển UNK-2TM hoặc trực tiếp qua bảng điều khiển tự động trên xe SAES-UNV hoặc nút điều khiển thủ công trên máy phát.

            (http://www.defense.gouv.fr/var/dicod/storage/images/base-de-medias/images/ema/sitta/milex-2011/pechora-2tm/1322067-1-fre-FR/pechora-2tm.jpg)
            Khối máy phát của Phân hệ tự cấp nguồn cho xe điều khiển SAES-UNK được đặt giữa thùng công tác và phần đầu xe điều khiển (ảnh http://www.defense.gouv.fr)


            Phân hệ tự cấp nguồn cho xe điều khiển SAES-UNK được bố trí trên khung máy xe điều khiển UNK-2TM và đảm nhiệm cung ứng nguồn phục vụ công tác kiểm tra thường nhật đối với khí tài trên xe hoặc dự phòng chiến đấu trong tình huống mất nguồn chính cho xe điều khiển UNK-2TM, xe thu phát UNV-2TM và một bệ 5P73-2TM.

            (http://farm8.staticflickr.com/7172/6523939859_eab8739fc2_b.jpg)
            Thùng kéo của Phân hệ tự cấp nguồn cho xe thu phát SAES-UNV trong tư thế hành quân (ảnh Triumf - phóng viên www.vnmilitaryhistory.net)


            (http://farm8.staticflickr.com/7012/6523938661_c579f608aa_b.jpg)
            Thùng kéo của Phân hệ tự cấp nguồn cho xe thu phát SAES-UNV trong tư thế hành quân (ảnh Triumf - phóng viên www.vnmilitaryhistory.net)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 02:18:11 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Tên lửa phòng không có điều khiển 5V27/Зенитная управляемая ракета 5В27

            Tổ hợp S-125-2TM “Pechora-2TM” sử dụng đạn 5V27 chung với các tổ hợp S-125M “Pechora-M” cũ. Điều này giúp giảm đáng kể công tác đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho các đơn vị được trang bị tổ hợp tên lửa cải tiến này.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/cec/cec84b7ecc0c1b1beed8363ddf3a8361.jpg)
            Đạn tên lửa phòng không 5V27 trong trạng thái chưa phóng


            Tên lửa phòng không 5V27 là loại đạn có điều khiển với các cánh lái bố trí gần mũi , 2 tầng phóng sử dụng chất đốt rắn gồm: tầng 1 chứa động cơ xuất phát và 2 cặp cánh đuôi; tầng 2 chứa động cơ chính, các khối thiết bị trên khoang, khối điều khiển, 2 cặp cánh nâng và cánh lái mũi, bộ phận chiến đấu, an-ten thu lệnh điều khiển, khối phát đáp phục vụ bám sát đạn và an-ten thu phát ngòi nổ vô tuyến, đai nối giữa 2 tầng có 2 cánh tà để giảm tốc độ rơi và cự ly văng của tầng xuất phát sau khi cắt tầng.  

            (http://rbase.new-factoria.ru/sites/default/files/missile/c125/5v27.gif)
            Sơ đồ khối đạn 5V27 (ảnh http://rbase.new-factoria.ru)


            Đạn 5V27 do Cục thiết kế chế tạo máy “Fakel” phát triển và được chấp nhận trang bị với mã đạn 4K91 cho tổ hợp S-125M từ ngày 29/5/1964. Hiện tại công nghệ sản xuất đạn 5V27 đã được chuyển giao cho các nước có trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Pechora-M”.  

            (http://vov.vn/Uploaded_VOV/quangtrung/20111205/Ten-lua-C125.jpg)
            Cánh đuôi đạn 5V27 xòe ra sau khi đạn rời bệ phóng (ảnh Vũ Phong - phóng viên VOV Online)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 02:36:20 pm
            Hiện công nghệ sản xuất đạn 5V27 đã được chuyển giao cho các nước có trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Pechora-M”.

            ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

            Theo câu trên của bác suy ra vn đã được chuyển giao CN sản xuất. ;D


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 11:28:04 am
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Đài trinh sát nhìn vòng băng sóng mét P-18T/Радиолокационная станция метрового диапазона П-18Т

            Trong trường hợp được phân công trực chiến đấu biệt lập hoặc dự phòng chiến đấu trong điều kiện bị chế áp vô tuyến điện tử, Tổ hợp S-125-2TM “Pechora-2TM” được trang bị bổ sung tổ hợp đài trinh sát nhìn vòng băng sóng mét P-18T.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/994/9947bc10b3bb55f7cee31410cb758f1b.jpg)
            Các xe của tổ hợp đài trinh sát nhìn vòng P-18T


            Tổ hợp đài trinh sát nhìn vòng băng sóng mét P-18T là đài ra-đa xung đồng pha, có chức năng phát hiện, bám sát mục tiêu và cung cấp tình báo phòng không 2 tham số phương vị và cự ly một cách tự động đồng bộ hoàn toàn cho tổ hợp đài khiển SNR-125-2TM trong mọi điều kiện nhiễu.

            Tổ hợp đài P-18T có thể được vận hành từ xa qua tủ điều khiển UK-50-2TM (tủ ARM-K) của sỹ quan trực chỉ huy tiểu đoàn hỏa lực trên xe điều khiển UNK-2TM hoặc vận hành trực tiếp từ xe điều khiển ra-đa của tổ hợp P-18T.

            Tổ hợp đài P-18T có 2 xe: Xe thu phát và Xe điều khiển ra-đa.

            Xe thu phát được bố trí trên khung máy xe tải 6x6 KAMAZ-43118, gồm khối an-ten thu phát, khối động cơ xoay an-ten và thùng công tác chứa các khối thu phát, xử lý tín hiệu, xử lý tình báo và các khối chức năng khác.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/267/267556957007b543ff257b6ce065e83f.jpg)
            Xe thu phát của tổ hợp đài P-18T


            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/b91/b91410d855e7273da20340844f232a20.jpg)
            Chân đỡ thủy lực của xe thu phát tổ hợp đài P-18T


            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/47f/47f45dfed481497576faffa2bc65ab3b.jpg)
            Khối khuếch đại công suất phát trên xe thu phát của tổ hợp đài P-18T


            Xe điều khiển ra-đa cũng được bố trí trên khung máy xe tải 6x6 KAMAZ-43118, gồm thùng công tác bên trong có các vị trí làm việc được tự động đồng bộ hóa cho kíp trắc thủ và khối máy phát nguồn tự cấp.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/412/412825c6f0e5c6b7ca3b864628e8db51.jpg)
            Xe điều khiển ra-đa của tổ hợp đài P-18T


            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/303/3030e47d6b247026a66fbe819a42090b.jpg)
            Các vị trí công tác với màn hiển thị của trắc thủ và đài trưởng trên xe điều khiển ra-đa tổ hợp đài P-18T


            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/a8c/a8ccfaceddb60891fba47abcd2a2fee5.jpg)
            Bảng điều khiển nguồn và chế độ vận hành đài trên xe điều khiển ra-đa của tổ hợp đài P-18T


            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/9f4/9f4ef4977231cb65a84a459ad9b00b79.jpg)
            Khối máy phát nguồn tự cấp và chia điện trên xe điều khiển ra-đa của tổ hợp đài P-18T


            Thông số kỹ chiến thuật của tổ hợp đài P-18T:
            • Cự ly quét trinh sát: 360 km
            • Xác suất phát hiện mục tiêu bay chậm: không thấp hơn 0,97
            • Số lượng tối đa mục tiêu được bám sát đồng thời: 250
            • Số lượng tối đa các điểm nghi vấn mục tiêu được xử lý trong mỗi chu kỳ quét: 1.000
            • Xác suất chuyển chế độ tự động bám sát mục tiêu: không thấp hơn 0,9
            • Thời gian khắc phục hoang báo: từ 3 giây tới 5 giây
            • Tỷ lệ hoang báo: không quá 3o/ooooo



            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 11:47:26 am
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Vũ khí trang bị kỹ thuật của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" tại trận địa phóng/Размещение ЗРК С-125-2ТМ "Печора-2ТМ" на позиции

            Các thành phần vũ khí trang bị kỹ thuật theo cấu hình nhiệm vụ trực ban phòng không biệt lập của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" được bố trí như sơ đồ kèm theo (OB: đăng nhập để xem ảnh).


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 26 Tháng Mười Hai, 2011, 09:48:44 am
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Xe chở-gắp đạn TPM-2TM/Транспортно-перегрузочная машина ТПМ-2ТМ

            Xe chở-gắp đạn TPM-2TM là phương tiện đảm bảo hậu cần kỹ thuật về lưu giữ bảo quản, vận chuyển và tiếp đạn 5V27 cho Tổ hợp S-125-2TM “Pechora-2TM”.

            (http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/Pechora2TM-TPM.jpg)
            Xe chở-gắp đạn TPM-2TM

            Xe chở-gắp đạn TPM-2TM sử dụng khung máy xe tải KAMAZ-43118 gắn tay cẩu gắp đạn ngay phía sau buồng lái, thùng xe chứa được 4 đạn 5V27 xếp trở đầu đuôi thành 2 lớp và các khung phủ bạt bảo quản. Xe TPM-2TM tự thực hiện việc cẩu gắp đạn từ khung lắp đạn tại xưởng sản xuất đạn lên thùng xe, chuyên chở và bảo quản cơ số đạn dự trữ chiến đấu trên thùng, gắp tiếp đạn hoặc thu hồi đạn từ bệ phóng 5P73-2TM khi triển khai hay thu hồi trận địa.  


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:06:13 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Các phương pháp điều khiển tên lửa của tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"/Методы наведения зенитных управляемых ракет ЗРК С-125-2ТМ "Печора-2ТМ"

            Tổ hợp S-125-2TM “Pechora-2TM” sử dụng các phương pháp điều khiển đạn được cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả xạ kích, mở rộng biên và nâng trần vùng diệt của đạn trước các loại mục tiêu bay cơ động linh hoạt, có tốc độ cao và mục tiêu bay đạn đạo có tốc độ bay tới 900 m/s.

            (http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/Pechora2TMZona01.jpg)
            Vùng diệt mục tiêu của tổ hợp S-125-2TM so với tổ hợp S-125 khi diệt mục tiêu có tốc độ bay dưới 300 m/s


            Các phương pháp điều khiển tên lửa được cải tiến của tổ hợp S-125-2TM gồm các phương pháp Điều khiển vi sai động (KDU)/Kинематическое дифференциальное управление (КДУ), 3 điểm được điều chỉnh (MTT)/Модифицированная трёх точка (МТТ) để thay cho các phương pháp điều khiển Vượt trước nửa góc (PS)/Половинное спрямление (ПС)3 điểm (T/T)/Трёх точка (ТТ) của tổ hợp S-125/S-125M cũ. Ngoài ra, phương pháp điều kiển K được sử dụng để bắn mục tiêu bay thấp hoặc mục tiêu mặt đất, mặt nước cũng được nâng cấp thuật toán lọc nhiễu thích nghi giúp tăng hiệu quả xạ kích của tổ hợp S-125-2TM gấp từ 2 tới 3 lần so với các tổ hợp cũ.

            (http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/Pechora2TMZona02.jpg)
            Vùng diệt mục tiêu của tổ hợp S-125-2TM so với tổ hợp S-125 khi diệt mục tiêu có tốc độ bay tới 700 m/s

            Phương pháp Điều khiển vi sai động KDU được phát triển dựa trên nguyên lý điều khiển tối ưu toàn cục đối với đạn trong điều kiện xác định được các tham số về cự ly, góc, hướng và tốc độ bay của mục tiêu bị xạ kích. Phương pháp KDU khắc phục được nhược điểm thiếu tham số hồi tiếp về mức độ thay đổi tốc độ góc của đạn như một đối tượng điều khiển trong quá trình công kích mục tiêu bay linh hoạt có tốc độ cao của phương pháp PS. Với phương pháp KDU, đạn được điều khiển theo quỹ đạo "mượt" hơn dựa trên bài toán quy hoạch động hướng tới mục tiêu, nhằm giảm tổn hao năng lượng do liên tục thay đổi quỹ đạo theo mục tiêu trong quá trình bay.

            (http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/Pechora2TMZona03.jpg)
            Vùng diệt mục tiêu của tổ hợp S-125-2TM so với tổ hợp S-125 khi diệt mục tiêu có tốc độ bay tới 900 m/s

            Phương pháp MTT được phát triển dựa trên nguyên lý điều khiển tối ưu cục bộ đối với đạn trong điều kiện gặp nhiễu khiến đài điều khiển không xác định được tham số cự ly mục tiêu. Tương tự phương pháp KDU, phương pháp MTT cũng sử dụng bài toán quy hoạch động hướng tới mục tiêu để làm "mượt" quỹ đạo bay của đạn.

            Các phương pháp điều khiển áp dụng cho tổ hợp S-125-2TM được cung cấp kèm theo đài điều khiển SNR-125-2TM mới hoặc trong quá trình nâng cấp đài điều khiển SNR-125M theo chuẩn SNR-125-2TM ngay tại trận địa.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: ngocdan_lep trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 10:48:19 pm


            Các phương pháp điều khiển tên lửa được cải tiến của tổ hợp S-125-2TM gồm các phương pháp Điều khiển vi sai động (KDU)/Kинематическое дифференциальное управление (КДУ), 3 điểm được điều chỉnh (MTT)/Модифицированная трёх точка (МТТ) để thay cho các phương pháp điều khiển Vượt trước nửa góc (PS)/Половинное спрямление (ПС)3 điểm (T/T)/Трёх точка (ТТ) của tổ hợp S-125/S-125M cũ. Ngoài ra, phương pháp điều kiển K được sử dụng để bắn mục tiêu bay thấp hoặc mục tiêu mặt đất, mặt nước cũng được nâng cấp thuật toán lọc nhiễu thích nghi giúp tăng hiệu quả xạ kích của tổ hợp S-125-2TM gấp từ 2 tới 3 lần so với các tổ hợp cũ.
             
            - Cháu có một số thắc mắc xin Bác OldBuff giải thích rõ  ?
            + Dạng quỹ đạo động tối ưu để tên lửa bay "mượt" hơn như thế nào?
            + Cách dựng vùng tiêu diệt của tổ hợp S-125-2TM, Vì S-125-2TM và  S-125/S-125M dùng chung một loại đạn (cùng hệ số quá tải cho phép).Nếu vùng tieu diệt được mở rộng chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp dẫn thì nó được thể hiện trong đại lượng nào ạ?


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: duongthanhvan trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 11:44:35 pm


            Các phương pháp điều khiển tên lửa được cải tiến của tổ hợp S-125-2TM gồm các phương pháp Điều khiển vi sai động (KDU)/Kинематическое дифференциальное управление (КДУ), 3 điểm được điều chỉnh (MTT)/Модифицированная трёх точка (МТТ) để thay cho các phương pháp điều khiển Vượt trước nửa góc (PS)/Половинное спрямление (ПС)3 điểm (T/T)/Трёх точка (ТТ) của tổ hợp S-125/S-125M cũ. Ngoài ra, phương pháp điều kiển K được sử dụng để bắn mục tiêu bay thấp hoặc mục tiêu mặt đất, mặt nước cũng được nâng cấp thuật toán lọc nhiễu thích nghi giúp tăng hiệu quả xạ kích của tổ hợp S-125-2TM gấp từ 2 tới 3 lần so với các tổ hợp cũ.
             



            - Cháu có một số thắc mắc xin Bác OldBuff giải thích rõ  ?
            + Dạng quỹ đạo động tối ưu để tên lửa bay "mượt" hơn như thế nào?
            + Cách dựng vùng tiêu diệt của tổ hợp S-125-2TM, Vì S-125-2TM và  S-125/S-125M dùng chung một loại đạn (cùng hệ số quá tải cho phép).Nếu vùng tieu diệt được mở rộng chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp dẫn thì nó được thể hiện trong đại lượng nào ạ?
            Thủ trưởng buff không có mặt, em lanh chanh chút  ;D
            1- Mượt như "Volga"  ::)
            2- Vùng tiêu diệt được mở rộng do cái một  ;D


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: meo-u trong 28 Tháng Mười Hai, 2011, 04:56:24 pm
            Các bác cho em hỏi chút. Quả tên lửa Sam3 này thì nó đốt nhiên liệu trên toàn hành trình hay chỉ đốt một đoạn rồi bay theo quán tính như S300.
            Em thấy buồng nhiên liệu của nó cũng nhỏ. Mặt khác dẫn đường kiểu mới làm tăng bán kính tiêu diệt mục tiêu hơn loại cũ. Việc đó chắc chỉ thực hiện được khi ta tối ưu hoá đường đi của đạn. Hay nói cách khác đạn bay theo quỹ đạo đường đạn. (chắc kiểu bắn này chỉ áp dụng cho mục tiêu ít cơ động thôi).
            Các bác nhiệt tình chỉ bảo nhé. Em vẫn lăn tăn là nếu nó bay theo quán tính ở giai đoạn cuối thì không thể đuổi theo máy bay địch mãi được như tên lửa phòng không vác vai đầu dò hồng ngoại phải không ạ.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: spetsnaz GRU trong 28 Tháng Mười Hai, 2011, 11:09:50 pm
            Các bác cho em hỏi chút. Quả tên lửa Sam3 này thì nó đốt nhiên liệu trên toàn hành trình hay chỉ đốt một đoạn rồi bay theo quán tính như S300.
            Em thấy buồng nhiên liệu của nó cũng nhỏ. Mặt khác dẫn đường kiểu mới làm tăng bán kính tiêu diệt mục tiêu hơn loại cũ. Việc đó chắc chỉ thực hiện được khi ta tối ưu hoá đường đi của đạn. Hay nói cách khác đạn bay theo quỹ đạo đường đạn. (chắc kiểu bắn này chỉ áp dụng cho mục tiêu ít cơ động thôi).
            Các bác nhiệt tình chỉ bảo nhé. Em vẫn lăn tăn là nếu nó bay theo quán tính ở giai đoạn cuối thì không thể đuổi theo máy bay địch mãi được như tên lửa phòng không vác vai đầu dò hồng ngoại phải không ạ.
            Theo mình hiểu ở đây thì phương pháp KDU không phải là lái đạn đi theo quỹ đạo đường đạn. Nó khắc phục được nhược điểm của phương pháp bắn cũ khi bắn mục tiêu cơ động liên tục. Với phương pháp bắn cũ, đạn sẽ liên tục được điều chỉnh theo hướng cơ động của mục tiêu. Do mục tiêu cơ động nhiều khiến cho đạn bị thay đổi quỹ đạo liên tục theo sự cơ động của mục tiêu, mặc dù điều này là không cần thiết do sự cơ động của mục tiêu chỉ là các cơ động nhỏ, ít ảnh hưởng tới hướng bay dự kiến của mục tiêu. Thuật toán điều khiển mới quy hoạch động hướng tới mục tiêu, tránh các cơ động không cần thiết khi điều khiển đạn, giúp tối ưu hóa quỹ đạo bay của đạn tới khu vực dự kiến để bắn đón mục tiêu, nhờ vậy làm tăng tầm bắn, trần bắn diệt mục tiêu trong khi không phải can thiệp gì vào thiết kế của đạn. Phương pháp điều khiển này có thể áp dụng nhiều loại đạn khác thuộc các tổ hợp như S-125, OSA, Tor, Crotale, ADATS, Roland, Tunguska, Pantsir,...


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 29 Tháng Mười Hai, 2011, 03:35:32 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Doanh nghiệp một chủ Tetraedr và các khách hàng của tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"/УП "Тетраэдр" и Заказчики ЗРК С-125-2ТМ "Печора-2ТМ"

            Doanh nghiệp khoa học kỹ thuật “Tetraedr” là đơn vị phát triển Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/4b4/4b46cbbd4d700432c0ab766ad0c97438.jpg)
            Tòa nhà làm việc của Tetraedr tại lô 20A đường Platonov, thành phố Minsk

            Tetraedr được thành lập ngày 26/4/2001 tại thủ đô Minsk của nước Cộng hòa Belarus theo hình thức doanh nghiệp tư nhân một chủ/частное унитарное предприятие và quy tụ được trên 300 cán bộ, công nhân viên có học hàm học vị và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế, thử nghiệm và vận hành các loại vũ khí trang bị kỹ thuật phòng không tiên tiến. Tuy mới thành lập được hơn 10 năm nhưng Tetraedr đã tạo được uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu cải tiến, nâng cấp các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động, trong đó có tổ hợp S-125-2TM.

            Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM “Pechora-2TM” được Tetraedr bắt tay vào nghiên cứu phát triển từ tháng 12/2006 với tên gọi ban đầu là KO-125-2TM (КО là viết tắt của cụm từ Комплекс Оборудования/Tổ hợp Khí tài), trên cơ sở nâng cấp tính năng kỹ chiến thuật và khả năng cơ động của các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 “Pechora” và S-125M “Pechora-M”. Năm 2008, cấu hình gói nâng cấp theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM” được Tetraedr hoàn thành và đem giới thiệu cho các khách hàng sử dụng các tổ hợp S-125 và S-125M. Trong tên gọi S-125-2TM “Pechora-2TM”, chữ cái T là viết tắt của từ “Тетраэдр/Tetraedr” và chữ cái M là viết tắt của từ “Мобильный/Cơ động” trong tiếng Nga.

            Theo nội dung gói nâng cấp tổ hợp S-125/S-125M theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM”, Tetraedr cung cấp cho khách hàng một số xe khí tài đồng bộ và các chi tiết linh kiện mới cho các tổ hợp cần nâng cấp, đồng thời cử chuyên gia lắp đặt, thử nghiệm, vận hành và chuyển giao công nghệ nâng cấp tổ hợp ngay tại các cơ sở kỹ thuật ở đất nước khách hàng.    

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/264/264f110485ccba80feac294ff735a3f9.jpg)
            Bắn nghiệm thu khí tài Pechora-2TM ngày 5/7/2010 tại trường bắn ở Azerbaijan


            Tháng 12/2008, Tetraedr đã tìm được khách hàng đầu tiên là nước Cộng hòa Azerbaijan với hợp đồng nâng cấp 27 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Neva-M” theo chuẩn S-125-2TM "Pechora-2TM" qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 do các chuyên gia Tetraedr trực tiếp nâng cấp 5 tổ hợp S-125M kết thúc vào tháng 4/2009, giai đoạn 2 do kỹ thuật viên Azerbaijan tham gia nâng cấp dưới sự hướng dẫn, giám sát và chuyển giao công nghệ từng bước của chuyên gia Tetraedr cho các tổ hợp còn lại. Trong 2 ngày 14 và 15/12/2009, kíp trắc thủ của bộ đội phòng không Azerbaijan đã tiến hành bắn nghiệm thu khí tài S-125-2TM “Pechora-2TM” với việc hạ thành công bia bay đạn đạo tốc độ cao IVS-M1/ИВЦ-М1 chỉ bằng 1 đạn. Hiện nay, Tetraedr cùng với lực lượng phòng không Azerbaijan đã hoàn tất giai đoạn 2 nâng cấp cho các tổ hợp Neva-M còn lại.

            (http://www.tetraedr.com/mupload/iblock/b7a/b7aee7c83cebb95a8bed0c62e8feb54c.jpg)
            Bia bay đạn đạo tốc độ cao IVS-M1 do Tetraedr chế tạo để phục vụ bắn nghiệm thu tổ hợp S-125-2TM

            Việt Nam là khách hàng thứ hai ký với Tetraedr hợp đồng chuyển giao gói nâng cấp khoảng trên 30 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Pechora-M” lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM. Đầu tháng 10/2010, các xe khí tài và linh kiện nâng cấp tổ hợp S-125M “Pechora-M” giai đoạn 1 của hợp đồng này đã được máy bay vận tải chuyển tới sân bay Nội Bài.  

            (http://img819.imageshack.us/img819/4567/dsc9789.jpg)
            Chuẩn bị xuống hàng các khí tài S-125-2TM “Pechora-2TM” ngày 1/10/2010 (ảnh aviator007)

            Sau một thời gian triển khai công tác nâng cấp khí tài Pechora-2TM tại Nhà máy A31 Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân, Tiểu đoàn 152 thuộc Trung đoàn tên lửa 250 là đơn vị đầu tiên của Quân chủng tiếp nhận bộ khí tài mới được nâng cấp. Từ ngày 26 tới 28/3/2011, Tiểu đoàn 152 cùng các chuyên gia Tetraedr, Nhà máy A31 và Cục kỹ thuật Quân chủng PK-KQ đã tiến hành bắn nghiệm thu khí tài tại trường bắn TB1. Trong đợt bắn này, kíp bắn đạn thật của tiểu đoàn 152 đã sử dụng bộ khí tài S-125-2TM bắn tổng cộng 6 đạn (1 đạn tiêu thụ ngày 26/3/2011 và 5 đạn tiêu thụ ngày 28/3/2011) diệt cả 6 mục tiêu bay, đạt kết quả diệt 100%.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/1e1/1e168d05dbdb4bc4aa41f8f346e83f96.jpg)
            Đạn 5V27 do kíp điều khiển Tiểu đoàn 152 phóng ngày 26/3/2011

            Đơn vị tên lửa thứ hai tiếp nhận tổ hợp S-125-2TM là Tiểu đoàn 122 thuộc Trung đoàn tên lửa 284. Trong đợt diễn tập bắn đạn thật do Quân chủng PK-KQ tổ chức từ ngày 1 tới 5/12/2011 tại trường bắn TB1, Tiểu đoàn 122 cùng các chuyên gia kỹ thuật Tetraedr đã tiến hành bắn nghiệm thu thành công bộ khí tài S-125-2TM cùng với việc bắn biểu diễn bộ khí tài S-125-2TM của Tiểu đoàn 152.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/791/791217518f712723c832886cb14d8f65.jpg)
            Kíp chuyên gia Tetraedr tham gia chuẩn bị khí tài phục vụ bắn nghiệm thu của Tiểu đoàn 122 tại trường bắn TB1

            Ngoài 2 khách hàng trên, hiện nay doanh nghiệp Tetraedr đang tích cực xúc tiến gói nâng cấp chuẩn S-125-2TM "Pechora-2TM" cho các khách hàng khác ở Đông Âu, Nam Mỹ và Caribe, Trung Đông và Đông Nam Á.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 29 Tháng Mười Hai, 2011, 03:42:31 pm
            - Cháu có một số thắc mắc xin Bác OldBuff giải thích rõ  ?
            + Dạng quỹ đạo động tối ưu để tên lửa bay "mượt" hơn như thế nào?
            + Cách dựng vùng tiêu diệt của tổ hợp S-125-2TM, Vì S-125-2TM và  S-125/S-125M dùng chung một loại đạn (cùng hệ số quá tải cho phép).Nếu vùng tieu diệt được mở rộng chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp dẫn thì nó được thể hiện trong đại lượng nào ạ?
            Kiểm soát tham số tốc độ góc của đạn trong quá trình lập lệnh điều khiển để tối ưu đường đạn và giảm tổn hao năng lượng cho đạn là điểm mới của phương pháp KDU.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Giêng, 2012, 06:28:41 pm
            Kiểm soát tham số tốc độ góc của đạn trong quá trình lập lệnh điều khiển để tối ưu đường đạn và giảm tổn hao năng lượng cho đạn là điểm mới của phương pháp KDU.
            Thưa bác như vậy tương ứng với bản chưa cải tiến nó là k  YK89M ạ?


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: twosoul trong 03 Tháng Giêng, 2012, 12:33:40 am
            Theo mình hiểu ở đây thì phương pháp KDU không phải là lái đạn đi theo quỹ đạo đường đạn. Nó khắc phục được nhược điểm của phương pháp bắn cũ khi bắn mục tiêu cơ động liên tục. Với phương pháp bắn cũ, đạn sẽ liên tục được điều chỉnh theo hướng cơ động của mục tiêu. Do mục tiêu cơ động nhiều khiến cho đạn bị thay đổi quỹ đạo liên tục theo sự cơ động của mục tiêu, mặc dù điều này là không cần thiết do sự cơ động của mục tiêu chỉ là các cơ động nhỏ, ít ảnh hưởng tới hướng bay dự kiến của mục tiêu. Thuật toán điều khiển mới quy hoạch động hướng tới mục tiêu, tránh các cơ động không cần thiết khi điều khiển đạn, giúp tối ưu hóa quỹ đạo bay của đạn tới khu vực dự kiến để bắn đón mục tiêu, nhờ vậy làm tăng tầm bắn, trần bắn diệt mục tiêu trong khi không phải can thiệp gì vào thiết kế của đạn. Phương pháp điều khiển này có thể áp dụng nhiều loại đạn khác thuộc các tổ hợp như S-125, OSA, Tor, Crotale, ADATS, Roland, Tunguska, Pantsir,...

            Em thấy phương pháp điều khiển này rất hay! Bác cho em hỏi liệu khi áp dụng lên các tổ hợp khác thì có phải thay đổi hệ thống chỉ huy hay không? Nếu bác có thêm thông tin về phương pháp điều khiển này thì cho em biết với!  ;D


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: robotden trong 19 Tháng Hai, 2012, 10:02:54 pm
            Thủ trưởng buff không có mặt, em lanh chanh chút  ;D
            1- Mượt như "Volga"  ::)
            2- Vùng tiêu diệt được mở rộng do cái một  ;D
            Chuẩn. Các bác cho em hỏi cái, có luồng nào thảo luận về tên lửa V không nhỉ? Bao gồm tính năng kỹ chiến thuật, quá trình tác chiến chung toàn hệ thống, của riêng xe điều khiển và về kỹ thuật.


            Tình cờ tìm được tư liệu này, giải lao tí các bác và các bạn nhé, có lý thuyết và có kết quả thực tế một thời của các bậc cha anh. Đây là những bức ảnh tư liệu của chuyên gia trung đoàn tên lửa 257 giai đoạn 7.1968 - 7.1969 - thiếu tá kỹ sư Vaniukov Mikhain Alekseevitch, nếu không phù hợp thì nhờ chủ topic và các min-mod move đi chỗ khác.

            Nguồn đây: http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/oldfoto23-6.html


            Mình nói như vầy không biết có đúng không.
            Trong tổ hợp tlpk Volga thì có 3 xe chính:
            UV: xe điều khiển
            AV: xe tính toán
            PV: xe thu phát
            Và không có xe nào tên là PA hay UA cả?


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: duongthanhvan trong 19 Tháng Hai, 2012, 11:29:30 pm
            robotden: xem lại mấy trang đầu đi đ/c ơi, ngocdan_lep có viết khá kỹ về Volga đó.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Hai, 2012, 09:44:34 pm
            Trích:
            Không có xe nào tên là PA và UA cả?

            Theo tôi nó là cách viết tắt người Nga dùng khi nói về S-75 đời đầu (С-75 A «Двина») sử dụng tại Việt Nam thời 196x:
            + UA = xe U - «УА» - кабина управления «УА» 
            + PA = xe P - «ПА» - приемо-передающая кабина «ПА»
            + AA = xe A - «АА» - аппаратная кабина «АА»


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Hai, 2013, 01:43:44 am
            (http://vko.ru/database/images/pictures/archive/1204/51-01.jpg)
            Đã đành là U2 của Pao-ơ bị bắn rụng nhưng bị bắn rơi như thế nào và ai bắn rơi? Ta bắn rơi ta hay ta bắn rơi địch? 53 năm rồi, mời các bác đoán xem. (http://vko.ru/DesktopModules/Articles/ArticlesView.aspx?tabID=320&ItemID=517&mid=2859&wversion=Staging)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: meo-u trong 03 Tháng Hai, 2013, 02:20:52 am
            Em có đọc 1 cuốn sách, đại khái là các bí mật tình báo TK20 thì phải. Vụ  này được miêu tả là Su15 không mang tên lửa (để có thể bay cao bằng U2) bay sát máy bay U2. Do khí xả động cơ của chiếc Su15 mà máy bay U2 bị rơi.
            Khi quay trở về. Chính chiếc Su15 bị Sam2 làm thịt (Do đây là trận phục kích nên các tiểu đoàn tên lửa không được thông báo)
            Sách văn học là như vậy. Em nêu ra để các bác chém. Nhớ nhẹ tay cho em nha.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Hai, 2013, 02:46:14 am
            À cũng không phải hoàn toàn bịa đâu, bạn meo-u nhớ đúng đấy. Cái chính là đại úy Mentiukov lái chiếc Su-9 bê-ta quả quyết như vậy vào năm 1996. Đây cũng là một câu chuyện thú vị y như chuyện KGB làm cho U2 bị thịt. Có khả năng hôm ấy đại úy ăn quá nhiều súp.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 04 Tháng Sáu, 2013, 12:36:37 pm
            Một kiến trúc sư chủ nhiệm dự án gần đây cho rằng đã nhìn thấy tương lai tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh di động Buk-M2E trang bị cho lực lượng phòng không nước ta và đề nghị Buff tôi giới thiệu về tổ hợp tên lửa này. Buff tôi đã nhận lời và xin phép được bắt đầu ;)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 10 Tháng Sáu, 2013, 06:46:28 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.almaz-antey.ru

            (http://i41.servimg.com/u/f41/15/11/39/27/img_1310.jpg)

            http://www.youtube.com/watch?v=eFaCKwOmFR8
            Đoạn phim giới thiệu tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E bản bánh xích và bản bánh lốp (http://www.niip.ru)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 13 Tháng Sáu, 2013, 05:13:54 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.almaz-antey.ru

            Chức năng, nhiệm vụ

            Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung di động 9K-317E “Buk-M2E” được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến trong điều kiện bị chế áp điện tử và hỏa lực mạnh nhằm tiêu diệt các loại mục tiêu bay có tham số hoạt động nằm trong vùng diệt của tổ hợp như máy bay chiến thuật, máy bay chiến lược, trực thăng vũ trang, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hàng không, đạn pháo phản lực, bom thường và bom có điều khiểu, cũng như các loại mục tiêu mặt đất và mặt nước có tính năng phản xạ sóng ra đa.

            (http://www.ausairpower.net/Zhuhai-2010/9K317E-Buk-M2E-MZKT-6922-Display-1S.jpg)
            Mô hình tổ hợp 9K-317E “Buk-M2E” bản bánh lốp tại Triển lãm Hàng không & Vũ trụ quốc tế Chu Hải 2010 – Trung Quốc

            Thông số chiến kỹ thuật của tổ hợp

            • Vùng diệt mục tiêu
                    Đối với máy bay tiêm kích F-15 bay vào:
                     - Cự ly: 3 km – 50 km
                     - Độ cao: 15 m – 25.000 m
                    Đối với tên lửa đạn đạo chiến thuật Lance:
                     - Cự ly: 15 km – 20 km
                     - Độ cao: 2.000 m – 16.000 m
                    Đối với tên lửa chống ra đa HARM:
                     - Cự ly: tới 20 km
                     - Độ cao: 100 m – 15.000 m
                    Đối với tên lửa hành trình phóng từ máy bay:
                     - Cự ly: 30 km – 35 km
                    Đối với tàu khu trục:
                     - Cự ly: 3 km – 25 km
                    Đối với mục tiêu mặt đất như máy bay trú đỗ, bệ phóng tên lửa, sở chỉ huy:
                     - Cự ly: 10 km – 15 km
            • Xác suất diệt mục tiêu bằng 1 đạn:
                     - Máy bay F-15 không cơ động: 0,9 – 0,95
                     - Tên lửa chiến thuật Lance: 0,6 – 0,7
                     - Tên lửa chống ra đa HARM: 0,5 – 0,7
                     - Tên lửa hành trình phóng từ máy bay: 0,7 – 0,8
                     - Trực thăng: 0,7 – 0,8
            • Số lượng mục tiêu có thể xạ kích đồng thời: 24
            • Tốc độ tối đa của mục tiêu bị xạ kích:
                     - Bay vào: 1.100 m/giây
                     - Bay ra: 300 – 400 m/giây
            • Thời gian triển khai / thu hồi: 5 phút
            • Thời gian phóng đạn sau khi phát hiện mục tiêu: 8 – 10 giây
            • Giãn cách phóng đạn: 4 giây
            • Thời gian hoàn thành tiếp đạn cho xe phóng: 12 phút
            • Vòng đời khai thác: 20 năm


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 19 Tháng Sáu, 2013, 07:58:08 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.almaz-antey.ru

            Vũ khí, trang bị kỹ thuật của Tổ hợp 9K-317E “Buk-M2E”

            Vũ khí, trang bị kỹ thuật của Tổ hợp 9K-317E “Buk-M2E” được chia thành hai nhóm chính: Nhóm vũ khí, khí tài chiến đấu và Nhóm trang bị bảo đảm chiến đấu.

            (http://gunm.ru/_nw/4/16099593.jpg)

            Nhóm vũ khí, khí tài chiến đấu gồm có:
            • 01 xe chỉ huy
            • 06 xe bệ phóng chính
            • 06 xe bệ phóng kiêm tiếp đạn
            • 01 xe ra-đa trinh sát
            • 01 xe ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa chống mục tiêu bay thấp
            • 48 đạn tên lửa có điều khiển 9M317

            Nhóm trang bị bảo đảm chiến đấu gồm có:
            • 02 xe chở đạn dự trữ (cơ số 24 đạn)
            • 01 xe cẩu tự hành
            • 01 xe đo kiểm đạn và khí tài
            • 03 xe cung cấp vật tư, phụ tùng và sửa chữa khí tài
            • 01 xe phục vụ phát điện, cấp khí nén
            • 01 xe học cụ huấn luyện mang theo tên lửa tạo giả, tên lửa công nghệ và tên lửa bổ
            • Các xe công vụ khác (xe con chỉ huy, xe cứu thương, xe vận tải hậu cần, xe chở nhiên liệu, xe trinh sát trận địa, xe chở quân)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 20 Tháng Sáu, 2013, 07:11:41 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.almaz-antey.ru

            Phương tiện tự hành của Tổ hợp tên lửa phòng không 9K-317E “Buk-M2E”

            Tổ hợp tên lửa phòng không 9K-317E “Buk-M2E” được thiết kế trên khung xe máy các phương tiện tự hành bánh xích hoặc bánh lốp có độ việt dã cao, phù hợp với yêu cầu trang bị của các đơn vị phòng không quốc gia và phòng không lục quân khi tác chiến tại các địa bàn có hoặc không có hạ tầng giao thông.

            (http://mmzavod.gromdesign.ru/wp-content/photos/buk/gallery_buk_7.jpg)
            Xe phóng chính 9A316 sử dụng khung máy xe bánh xích tự hành GM-569

            Phục vụ nhiệm vụ phòng không bảo vệ đội hình binh chủng hợp thành cấp liên binh đoàn chiến dịch khi hành quân hay đóng quân dã ngoại, toàn bộ nhóm vũ khí, khí tài chiến đấu của Tổ hợp tên lửa phòng không 9K-317E “Buk-M2E” trang bị cho lực lượng phòng không lục quân được gắn trên khung máy xe bánh xích loại GM-569 của Nhà máy chế tạo máy thành phố Mytischi vùng Mát-xcơ-va.

            Thông số xe tự hành bánh xích GM-569:
            • Tự trọng xe: 24.000 kg
            • Tải trọng xe: 11.500 kg
            • Chiều dài cơ sở: 4.605 mm
            • Khoảng sáng gầm xe: 450 mm
            • Cự ly hành trình: 500 km
            • Tốc độ tối đa: 65 km/h
            • Leo dốc: 35 độ
            • Chạy nghiêng xe: 20 độ
            • Vượt hào rộng: 1,5 m
            • Vượt ngầm sâu: 1 m
            • Áp lực xích bình quân: 0,8 kg/cm2
            • Động cơ: loại đi-e-zen tăng áp đa nhiên liệu làm mát bằng chất lỏng
            • Công suất động cơ: 710 mã lực

            (http://army-news.ru/images_stati/MZKT_6922_3.jpg)
            Xe bánh lốp tự hành MZKT-6922

            Phục vụ nhiệm vụ phòng không bảo vệ các mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, công nghiệp quốc phòng, giao thông vận tải ở hậu phương, toàn bộ nhóm vũ khí, khí tài chiến đấu của Tổ hợp tên lửa phòng không 9K-317E “Buk-M2E” trang bị cho lực lượng phòng không quốc gia được gắn trên khung máy xe bánh lốp loại MZKT-6922 do Nhà máy xe kéo bánh lốp Minsk thuộc Doanh nghiệp nhà nước một thành viên khoa học và chế tạo đa ngành “Tetraedr” của nước Cộng hòa Belarus cung cấp.

            Thông số xe tự hành bánh lốp MZKT-6922:
            • Tự trọng xe: 22.000 kg
            • Tải trọng xe: 12.000 kg
            • Bề ngang thân xe: 4.075 mm
            • Chiều cao thân xe: 2.350 mm
            • Chiều dài thân xe: 9.735 mm
            • Chiều dài cơ sở: 4.100 mm
            • Khoảng sáng gầm xe: 400 mm
            • Công thức bánh xe: 6x6
            • Số chỗ ngồi trong buồng lái: 4 chỗ
            • Cự ly hành trình: 1.000 km
            • Tốc độ tối đa: 80 km/h
            • Bán kính quay xe: 12,5 m
            • Vượt ngầm sâu: 1,2 m
            • Động cơ: loại đi-e-zen YaMZ-7513.10
            • Công suất động cơ: 420 mã lực


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 21 Tháng Sáu, 2013, 07:07:56 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.almaz-antey.ru

            Xe chỉ huy 9S510E/Командный пункт 9С510Э của Tổ hợp tên lửa phòng không 9K317E “Buk-M2E”

            (http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2011/i-25hxNs6/0/M/Part719-M.jpg)
            Xe chỉ huy bánh lốp 9S510E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không quốc gia

            Xe chỉ huy 9S510E là khí tài trung tâm của toàn bộ tổ hợp Buk-M2E, có nhiệm vụ tự động thu thập, xử lý, đánh giá và hiển thị tình báo đường không trong vùng trời trực ban cũng như trạng thái sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp, trên cơ sở đó tổ chức quản lý chặt chẽ các mục tiêu bay để phân công và chỉ huy các xe chiến đấu trong tổ hợp tiêu diệt chúng. Kíp xe chỉ huy có 6 cán bộ, chiến sỹ.

            Xe chỉ huy 9S510E thu thập tình báo đường không từ mạng tình báo xa và mạng tình báo nội bộ gồm xe ra-đa trinh sát nhìn vòng 9S18M1-3E, xe ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa chống mục tiêu bay thấp 9S36E và các ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa trên 6 xe phóng 9A316E.

            (http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2011/i-RmM2CkT/0/M/Part720-M.jpg)

            Theo tính năng thiết kế, xe chỉ huy 9S510E có thể tự động thu thập, xử lý, bám sát và hiển thị đủ tham số 36 tình báo tốp mục tiêu đồng thời, qua đó phân công và chỉ huy xạ kích tới 6 xe phóng của tổ hợp, với mỗi xe phóng được phân công diệt tối đa 6 mục tiêu đồng thời. Việc phân công và chỉ huy xạ kích tốp mục tiêu cho các xe phóng có thể được xe chỉ huy 9S510E thực hiện theo 2 phương pháp bằng tay và tự động.

            Ở phương pháp phân công tự động, máy tính trên xe chỉ huy tính toán các tham số đường bay, kiểu loại và tính chất của các tốp mục tiêu để xác định thứ tự ưu tiên xạ kích, đồng thời xác định trạng thái sẵn sàng chiến đấu và vị trí trận địa của các xe phóng để chọn ra xe phóng tối ưu đảm nhiệm xạ kích (các) tốp mục tiêu theo thứ tự ưu tiên xạ kích.

            Ở phương pháp phân công bằng tay, sỹ quan tác chiến sẽ lựa chọn các nút chỉ thị kênh mục tiêu và kênh xe phóng trên bảng điều khiển theo khẩu lệnh của sỹ quan chỉ huy bắn của tổ hợp.

            Sau khi phân công xạ kích các tốp mục tiêu, xe chỉ huy 9S510E tự động tiến hành theo dõi quá trình xạ kích và đánh giá kết quả xạ kích của các xe chiến đấu trong tổ hợp để báo cáo các cấp chỉ huy về kết quả trận đánh và rút kinh nghiệm nội bộ.

            (http://rbase.new-factoria.ru/sites/default/files/missile/bukm2/9s510.jpg)
            Xe chỉ huy bánh xích 9S510E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không lục quân


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 22 Tháng Sáu, 2013, 07:56:47 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.almaz-antey.ru

            Xe ra-đa trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E/Станция обнаружения и целеуказания 9С18М1Э của Tổ hợp tên lửa phòng không 9K-317E “Buk-M2E”

            (http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2011/i-XXk5tJv/0/M/Part717-M.jpg)

            Xe ra-đa trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E là tổ hợp đài ra-đa tự hành 3 tham số sử dụng tín hiệu dạng xung vô tuyến ở băng sóng 3 xăng-ti-mét để phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho xe chỉ huy 9S510E qua kênh truyền dữ liệu vô tuyến song công. Kíp vận hành xe ra-đa gồm 3 cán bộ, chiến sỹ.

            Khối an-ten của xe được thiết kế dưới dạng mảng phát xạ cưỡng bức khe phẳng, có chế độ quét không phận kết hợp giữa quét chùm điện tử trên mặt phẳng góc tà tới 50o và quét cơ khí trên mặt phẳng góc phương vị 360o, chu kỳ quét nhìn vòng từ 4,5 giây tới 6 giây (tương đương với từ 10 tới 14 vòng/phút).

            (http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2011/i-sV44PKg/0/M/Part718-M.jpg)
            Mô hình xe ra-đa trinh sát nhìn vòng và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không quốc gia được trưng bày tại MASK-2011

            Xe ra-đa trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E có cự ly phát hiện mục tiêu 160 km đối với mục tiêu có tiết diện phản xạ hiệu dụng từ 1 tới 2 m2 trong điều kiện chiến đấu bị đối phương chế áp điện tử và có nhiễu địa vật mạnh. Xe chỉ phát sóng trinh sát mục tiêu ở trạng thái tĩnh, với thời gian triển khai và thu hồi xe tại trận địa là 5 phút.

            Tùy chế độ canh trực theo trạng thái sẵn sàng chiến đấu và cấp biên chế Tổ hợp Buk-M2E độc lập hay hợp thành thế trận phòng không, xe đài ra-đa trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E có thể mở máy phát sóng thường xuyên hoặc theo phiên, theo lệnh báo động từ cấp trên hay qua theo dõi tình báo xa.

            (https://lh6.googleusercontent.com/-BZxkigf2OSo/Txa-7kMR3lI/AAAAAAAABTA/hF6mu3bc5Pg/s640/IMG_4220.JPG)
            Xe ra-đa trinh sát nhìn vòng và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không lục quân đang triển khai trên trận địa


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 26 Tháng Sáu, 2013, 07:19:50 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.almaz-antey.ru

            Xe ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E/Радиолокационная станция подсвета целей и наведения ракет 9С36Э của Tổ hợp tên lửa phòng không 9K-317E “Buk-M2E”

            (http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2011/i-Xwz8pLm/0/M/Part716-M.jpg)

            Xe ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E là tổ hợp đài ra-đa tự hành đa năng 3 tham số, sử dụng tín hiệu dạng xung vô tuyến ở băng sóng xăng-ti-mét để sục sạo, phát hiện, bám sát, chiếu xạ mục tiêu bay thấp và cực thấp cho đầu tự dẫn ra-đa bán chủ động của tên lửa bám sát mục tiêu ở pha điều khiển cuối và điều khiển tên lửa bằng lệnh hiệu chỉnh vô tuyến ở pha điều khiển giữa hành trình.

            Khối an-ten của xe được thiết kế dưới dạng mảng phát xạ cưỡng bức pha gắn trên cần nâng dài 22 m và chịu được tốc độ gió tới 30 m/s, có chế độ quét chùm điện tử trên hai mặt phẳng kết hợp với việc điều chỉnh phương vị quét cơ khí, với vùng quét ở chế độ sục sạo mục tiêu có góc phương vị +/- 45o và góc tà 70o, vùng quét ở chế độ bám sát, chiếu xạ mục tiêu có góc phương vị +/- 60o và góc tà từ - 5o tới 85o.

            (https://lh4.googleusercontent.com/-HBgbf9di4yQ/TxboStnfMyI/AAAAAAAABUA/f8G8c44Mk3Y/s640/IMG_4189.JPG)
            Xe ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không lục quân trong trạng thái hành quân

            Xe ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E có khả năng trong cùng thời điểm phát hiện được 10 mục tiêu, bám sát và điều khiển tên lửa diệt 4 mục tiêu, với cự ly phát hiện 120 km đối với mục tiêu có tiết diện phản xạ hiệu dụng từ 1 tới 2 m2 bay ở độ cao 3 km, cự ly phát hiện từ 30 km tới 35 km khi mục tiêu này bay ở độ cao từ 10 m tới 15 m.

            Xe ra-đa 9S36E vận hành theo chỉ lệnh của xe chỉ huy 9S510E trên cơ sở phần tử chỉ thị mục tiêu của xe ra-đa trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E thông qua kênh truyền dữ liệu vô tuyến song công. Cự ly tối đa khi bố trí xe ra-đa 9S36E và xe chỉ huy 9S510E là 10 km.

            Xe ra-đa 9S36E phát sóng ở trạng thái tĩnh, với thời gian triển khai và thu hồi xe tại trận địa là 5 phút. Kíp xe có 4 cán bộ, chiến sỹ.

            (https://lh3.googleusercontent.com/-OQxTV9zUFgw/TxbpDusiIOI/AAAAAAAABV4/Vj1x2yjRyeQ/s640/IMG_4227.JPG)

            (https://lh4.googleusercontent.com/-c1MRa4UH1yM/TxbpGdtMKFI/AAAAAAAABWE/lFa2H5VR6J0/s512/IMG_4232.JPG)
            Xe ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không lục quân đang triển khai tại trận địa


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 02 Tháng Bảy, 2013, 06:53:01 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.almaz-antey.ru

            Xe phóng tự hành 9A317E/Самоходная огневая установка 9А317Э của Tổ hợp tên lửa phòng không 9K-317E “Buk-M2E”

            (http://bastion-karpenko.ru/kartinki/Buk-M2_MAKS-2009_18.JPG)

            Xe phóng tự hành 9A317E là xe hỏa lực phòng không chính của Tổ hợp tên lửa phòng không 9K-317E “Buk-M2E”. Xe có cấu tạo gồm khối bệ phóng, khối đài ra-đa đa năng, khối kính ngắm ảnh nhiệt và quang truyền hình, khối thu phát dữ liệu vô tuyến điện, khối lập lệnh tính toán và khoang công tác của trắc thủ xe phóng. Các khối bệ phóng, khối đài ra-đa đa năng, khối kính ngắm ảnh nhiệt và quang truyền hình và khối thu phát dữ liệu vô tuyến điện được gắn đồng bộ trên sàn quay.

            Khối bệ phóng có 2 cần phóng, mỗi cần phóng có 2 ray phóng để gắn 2 tên lửa, được gắn trên khung nâng góc tà và quay đồng bộ phương vị với sàn quay để hướng tên lửa về phía mục tiêu theo chỉ lệnh của xe chỉ huy.

            (http://www.ljplus.ru/img4/i/_/i_korotchenko/DSC05416.JPG)
            Xe phóng tự hành bánh lốp 9A317E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không quốc gia trong trạng thái thu hồi được trưng bày tại triển lãm MAKS-2011

            Khối đài ra-đa đa năng thực hiện các chức năng sục sạo, phát hiện, nhận diện quốc tịch, bám sát mục tiêu, tính toán tham số phóng tên lửa, hiệu chỉnh đường bay của tên lửa sau khi phóng và chiếu xạ mục tiêu giúp cho đầu tự dẫn vô tuyến bán chủ động của tên lửa bám sát công kích mục tiêu ở pha cuối hành trình. Khối ra-đa đa năng trên xe phóng tự hành 9A317E sử dụng an-ten mảng cưỡng bức pha lái chùm điện tử. Ở chế độ sục sạo mục tiêu, an-ten của ra-đa có khẩu độ theo góc phương vị là +/- 45o và góc tà tới 70o, cự ly phát hiện các mục tiêu có tiết diện phản xạ hiệu dụng từ 1 tới 2 m2 và bay ở độ cao 3 km là trên 20 km và bay ở độ cao 15 m là từ 18 km tới 20 km. Ở chế độ bám sát mục tiêu, an-ten của ra-đa có khẩu độ theo góc phương vị là +/- 60o và theo góc tà từ - 5o tới 85o. Đài ra-đa đa năng này có khả năng phát hiện, bám sát 10 mục tiêu và điều khiển tên lửa chống 4 mục tiêu đồng thời.

            Khối kính ngắm 2 kênh ảnh nhiệt và quang truyền hình cho phép xe phóng có thể độc lập chiến đấu phòng không trong điều kiện đêm tối, khí tượng phức tạp và bị đối phương chế áp điện tử mạnh.   

            (http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2011/i-5w5cn7D/0/M/Part522-M.jpg)
            Xe phóng tự hành bánh lốp 9A317E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không quốc gia trong trạng thái triển khai được trưng bày tại triển lãm MAKS-2011

            Khối thu phát dữ liệu vô tuyến điện trên xe phóng tự hành 9A317E phục vụ việc thu nhận và truyền dẫn tự động tình báo phòng không và thông tin chỉ huy chiến đấu giữa xe phóng tự hành với xe chỉ huy 9S510E và tới từ 1 đến 2 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E. Cự ly tối đa khi bố trí trận địa giữa xe phóng tự hành 9A317E với xe chỉ huy 9S510E là 10 km, giữa xe phóng tự hành 9A317E với xe phóng chấp hành 9A316E là 500 m. 

            Xe phóng tự hành 9A317E chiến đấu ở trạng thái tĩnh, với thời gian triển khai và thu hồi xe tại trận địa là 5 phút, thời gian có thể phóng tên lửa sau khi tiếp nhận tình báo mục tiêu từ xe chỉ huy 9S510E là 5 giây. Kíp xe có 4 cán bộ, chiến sỹ.

            (https://lh6.googleusercontent.com/-ope2AQ4MspU/Ts_2VXD6-rI/AAAAAAAAB68/1CUsLLiKFl4/s800/22.jpg)
            Xe phóng tự hành bánh xích 9A317E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không lục quân đang triển khai trên trận địa


            Tiêu đề: BUK-M2E Turbosquid
            Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Bảy, 2013, 11:58:53 am
            Huyphong bổ sung cho bài viết của anh OldBuff 1 số hình 3D của Turbosquid về xe phóng BUK-M2E:

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev01.jpg7b5df07c-9519-4ed2-b096-dc81874f6581Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev04.jpg8e0759f4-a338-4941-aad7-8cb172b8d944Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev08.jpg24752b88-7c64-470d-bcd6-72ee7e097b76Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev07.jpgc19d7af8-b7bd-4b3b-b3fb-e68ec5a30087Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev06.jpg357dee99-32d0-4d5b-acb7-a98ef56bb2fdLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev05.jpg51648762-74dc-49e0-a6b8-deda8cdd7801Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev02.jpg3a5fe6be-a2bf-4501-a884-2f088463f2acLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev12.jpgc0c27e10-ed4e-4c8b-ad7b-a6904293ec9eLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev11.jpg74862846-cb0d-4917-8fd0-e82be6522f4bLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev09.jpg9aca2624-3cfc-4383-9066-37ff295c0e2eLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev10.jpg5220d6b9-2680-4153-ad7d-d4ccce6ffdaeLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/bukm2e_prev03.jpgda98c415-99fa-4d4d-b769-04e9bbb0692cLarge.jpg)


            Tiêu đề: BUK-M2E Turbosquid
            Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Bảy, 2013, 12:09:38 pm
            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev01.jpgff61b0e9-508f-48d7-9409-0480144ddf0cLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev02.jpg181a9b8e-917f-4360-9e88-b39577b95884Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev03.jpg933c130c-3efa-4922-b9b8-156fa8dab67eLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev04.jpg78e98b9a-4e30-4ba1-8c1e-a295bba05f76Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev05.jpg749609e9-7bb3-4376-a168-34693cc3e6f2Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev06.jpg6f27b876-5e38-410b-9cac-75ebbf4c44dbLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev07.jpgae1fffcf-750b-4500-9ce4-8247a211e753Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev08.jpg312e7090-c16a-4ed3-9ae8-8e9ab120d428Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev09.jpg68c1ee89-beac-4f91-bee2-38c522f99842Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev10.jpgb713921c-26de-4275-b02f-46bf03745c3cLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev11.jpg65a657bf-570a-4f6b-89d5-50287249633bLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev12.jpg2aea9984-3cdb-4754-8f42-0cb7e6ae9d15Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev13.jpgbfe425a3-09f8-461c-a1d9-07a205b18f21Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/07__10_20_42/sa-17_prev14.jpgba562e5d-a47a-4458-b354-90fe0dd5361aLarge.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Bảy, 2013, 07:08:51 pm
            (https://lh6.googleusercontent.com/-ope2AQ4MspU/Ts_2VXD6-rI/AAAAAAAAB68/1CUsLLiKFl4/s800/22.jpg)
            Xe phóng tự hành bánh xích 9A317E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không lục quân đang triển khai trên trận địa

            Chiếc xe phóng này lạ ở chỗ xe 9A317(E) thì thuộc tổ hợp BUK-M2(E), nhưng đạn lại là loại 9M38M1 cũ thuộc tổ hợp BUK-M1. 4 tên lửa này vẫn chưa được tháo nắp chụp màu đỏ bảo vệ mũi chụp đầu tự dẫn ra đa bán chủ động.

            Hình trên chụp tại buổi lễ "Ra quân huấn luyện" khoa mục hành quân và triển khai trận địa ngày 24-11-2011 của 1 phân đội thuộc Lữ đoàn tên lửa phòng không 297 (mã đơn vị 02030) đóng tại làng Alkino-2, vùng Chishminski, nước CH Bashkortostan thuộc Nga.


            Tiêu đề: Hình ảnh ra quân huấn luyện Tổ hợp BUK-M2(E) của Lữ TLPK 297 Nga
            Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Bảy, 2013, 10:58:01 pm
            Một số hình ảnh (nguồn trên hình) chụp tại buổi lễ "Ra quân huấn luyện" khoa mục hành quân và triển khai trận địa ngày 24-11-2011 của 1 phân đội thuộc Lữ đoàn tên lửa phòng không 297 (mã đơn vị 02030) đóng tại làng Alkino-2, vùng Chishminski, nước CH Bashkortostan thuộc Nga:

            Sẵn sàng tại tuyến chuẩn bị trên thao trường làng Alkino-2
            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153066.jpg.700)

            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153067.jpg.700)

            Sĩ quan chỉ huy diễn tập giao nhiệm vụ triển khai trận địa chiến đấu trong thời gian 5 phút cho kíp chiến đấu tại tuyến xuất phát
            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153068.jpg.700)

            Kíp xe phóng tiến hành tiếp thu xe phóng
            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153069.jpg.700)

            Sĩ quan giám sát diễn tập đang đánh giá thao tác tiếp thu xe phóng của kíp chiến đấu
            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153070.jpg.700)

            Sĩ quan chỉ huy diễn tập tại vị trí quan sát trên xe chỉ huy
            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153071.jpg.700)

            Chiến sĩ trinh sát và pháo thủ tên lửa phòng không vác vai Igla-1M đảm nhiệm phòng không chặn hậu chống bị máy bay bay thấp của địch tập kích vào trận địa
            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153072.jpg.700)

            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153073.jpg.700)

            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153074.jpg.700)

            Xe phóng đã hoàn tất triển khai ở trạng thái chiến đấu và được phủ lưới ngụy trang
            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153075.jpg.700)

            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153076.jpg.700)

            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153077.jpg.700)

            Kíp xe đài điều khiển và chiếu xạ hoàn tất thu hồi khí tài và đang tập kết về nơi rút kinh nghiệm
            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153078.jpg.700)

            Sĩ quan chỉ huy diễn tập thực địa đang chủ trì buổi giao ban rút kinh nghiệm ngay trên trận địa
            (http://photopolygon.com/photo/fit/5221/24113/153079.jpg.700)


            Tiêu đề: Các xe chủ chốt của phân đội tên lửa phòng không tầm trung BUK-M2E bánh xích
            Gửi bởi: huyphongssi trong 08 Tháng Bảy, 2013, 10:54:22 pm
            Các xe chủ chốt của phân đội tên lửa phòng không tầm trung BUK-M2E bánh xích (turbosquid.com)
            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__05_03_51/main%20preview2.jpgb07a23ea-c160-4292-8a88-7baf72ffd687Large.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 09 Tháng Bảy, 2013, 06:47:22 pm
            Ảnh kỹ thuật số 3 chiều rất đẹp. Cảm ơn đồng chí! Khi Buff tôi giới thiệu tới xe nào mà đồng chí sưu tầm được ảnh 3 chiều minh họa kèm theo thì tốt biết mấy!


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 10 Tháng Bảy, 2013, 06:42:52 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.almaz-antey.ru

            Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E/Пуско-заряжающая установка 9А316Э của Tổ hợp tên lửa phòng không 9K-317E “Buk-M2E”

            (http://bastion-karpenko.ru/kartinki/Buk-M2_MAKS-2009_22.JPG)

            Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E là xe chấp hành của xe phóng chính 9A317E và có cấu tạo gồm khối bệ phóng, khối thu phát dữ liệu vô tuyến điện, tay cẩu gắp đạn, khay chứa tên lửa dự trữ và khoang công tác của trắc thủ xe phóng. Các khối bệ phóng, khối thu phát dữ liệu vô tuyến điện, khay chứa tên lửa dự trữ và tay cẩu gắp đạn được gắn đồng bộ trên sàn quay.

            Tương tự khối bệ phóng trên xe phóng chính 9A317E, khối bệ phóng trên xe phóng chấp hành 9A316E cũng có 2 cần phóng, mỗi cần phóng có 2 ray phóng để gắn 2 tên lửa, được gắn trên khung nâng góc tà và quay đồng bộ phương vị với sàn quay để hướng tên lửa về phía mục tiêu theo lệnh đồng bộ bệ đạn của xe phóng chính.

            (http://bastion-karpenko.ru/kartinki/Buk-M2_MAKS-2009_25.JPG)
            Mô hình xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn bánh lốp 9A316E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không quốc gia trong trạng thái thu hồi được trưng bày tại triển lãm MAKS-2009

            Ngoài 4 tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng, xe phóng chấp hành 9A316E còn mang theo 4 tên lửa dự trữ chiến đấu tại các khay đạn bên chân khối bệ phóng để có thể dùng tay cẩu gắp đạn tự tiếp đạn hoặc tiếp đạn cho xe phóng chính ngay tại trận địa. Xe tự tiếp đạn với 4 tên lửa trong thời gian 15 phút hoặc tiếp đạn cho xe phóng chính trong thời gian 13 phút.

            (http://ic.pics.livejournal.com/nagolovu_voenny/52535377/21363/21363_900.jpg)
            Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn bánh lốp 9A316E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không quốc gia trong trạng thái hành quân tại triển lãm MAKS-2011

            Khối thu phát dữ liệu vô tuyến điện trên xe phóng chấp hành 9A316E phục vụ việc thu nhận và truyền dẫn tự động lệnh đồng bộ bệ đạn và lệnh phóng từ xe phóng chính 9A317E. Cự ly tối đa khi bố trí trận địa giữa xe phóng chấp hành 9A316E với xe phóng tự hành 9A317E là 500 m.  

            Kíp xe có 4 cán bộ, chiến sỹ.

            (http://rbase.new-factoria.ru/sites/default/files/missile/bukm2/buk_file2.jpg)
            Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn bánh xích 9A316E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không lục quân được vận chuyển hành quân trên toa xe đường sắt


            Tiêu đề: Hình 3D của Turbosquid về Xe nạp phóng tên lửa 9A316E
            Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Bảy, 2013, 08:37:36 pm
            Hình 3D của Turbosquid về Xe nạp phóng tên lửa 9A316E:

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/buk_tel_m2e_prev01.jpg0cb8a799-40eb-443f-b5c5-b70966a5bd09Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/buk_tel_m2e_prev09.jpg69049b3a-134d-4e4e-bc77-f84de955fb64Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/buk_tel_m2e_prev08.jpg93a8e214-7c92-4d14-8595-38eb9fd408d9Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/buk_tel_m2e_prev07.jpga6ba9cb4-96be-4f11-92f1-0e58dff8cd1fLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/buk_tel_m2e_prev06.jpgc86bdba3-ad3a-4ae1-ad76-f0692581f6beLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/buk_tel_m2e_prev10.jpg633395a3-ae3d-435f-8a25-b5ef0c717f89Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/buk_tel_m2e_prev11.jpgf1f3bf45-cc20-4e61-83b8-4abd87638884Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/buk_tel_m2e_prev05.jpgc3f02db4-b024-472a-a8b3-dd56e73ceb04Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/buk_tel_m2e_prev02.jpg498b0a41-08d6-4bf4-9eac-750eea95c986Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/buk_tel_m2e_prev04.jpg66d2a8d1-7009-4778-9367-6610f7cf5c49Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/09/14__11_51_11/buk_tel_m2e_prev03.jpgf714994e-c79c-4f1a-b8ad-a67ac9d4bd72Large.jpg)


            Tiêu đề: Đài ra đa quang điện tử của BUK-M2E
            Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Bảy, 2013, 12:08:25 am
            Đài ra đa quang điện tử của BUK-M2E

            (http://bastion-karpenko.ru/kartinki/Buk-M2_MAKS-2009_35.JPG)

            (http://bastion-karpenko.ru/kartinki/Buk-M2_MAKS-2009_36.JPG)


            Tiêu đề: Hình 3D của Turbosquid về Xe nạp phóng tên lửa 9A316E (bánh xích)
            Gửi bởi: huyphongssi trong 14 Tháng Bảy, 2013, 11:06:58 am
            Hình 3D của Turbosquid về Xe nạp phóng tên lửa 9A316E (bánh xích):

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev01.jpg62826252-da27-491b-b95d-e3e73867735bLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev05.jpg070bad46-4f47-4a2b-ab01-252198ae11caLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev07.jpg4dbbf171-64eb-4b49-8355-a174ed5e7e0bLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev06.jpg722a6e09-2b7e-4f85-90db-a1a911002694Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev02.jpg2968ec84-6542-45bd-9d71-e815f1255064Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev03.jpgd9ba7833-6c16-47eb-a8da-34440319be86Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev04.jpg0d3914df-f5ee-4edf-8c71-6a17c5114489Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev08.jpga1efb99c-d7d0-418c-8f56-e41c6283493dLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev09.jpgc19c5543-5067-4c2e-87e6-347080adda29Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev10.jpg7f859835-4e83-4d5f-89b1-8c5b6f047e2fLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev12.jpg7ca79d0d-99ab-4ee0-8fa6-bc1f85e543ddLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev11.jpg52163c94-3132-4354-8063-f0e968c4253aLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/08__22_32_15/sa-11_prev13.jpga89cbdf8-4e5a-49e8-8c39-7603285185eeLarge.jpg)


            Tiêu đề: Đài ra đa trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E (bánh xích)
            Gửi bởi: huyphongssi trong 22 Tháng Bảy, 2013, 08:03:59 pm
            Hình 3D của Turbosquid về đài ra đa trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E (bánh xích):

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev01.jpg069aa92a-ba83-4223-a382-a046837ff26aLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev02.jpga04af5fb-968b-42b0-ab0d-e0455dbc2c81Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev03.jpg3ce17e0e-8742-4b7f-ace2-bb5f79350408Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev04.jpg7b863764-7fe8-4c63-8123-5d662cd3d7bfLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev05.jpg8237a125-9044-4c51-ad2f-0801ac6556f8Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev06.jpgc0fb9b9a-3545-4337-b8f9-8967999182abLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev07.jpga23fe786-854e-4e62-8e5a-e287e4da4a63Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev08.jpga644b6a5-47c2-450d-9304-eb6b64a45834Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev09.jpg2207a1de-fc95-4479-b95c-c1c682a07f19Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev10.jpg3d0ec5cf-013f-4373-a150-61b1e4602efeLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev11.jpg5f34197c-8ed5-4785-bfbb-ffa2a22c4084Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev12.jpg0fa1f95d-cd11-4668-9306-d7a0c2327c73Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/04/16__15_27_22/snow%20drift_prev13.jpgfa12f80d-210c-4b15-94a6-0b526a6cd75aLarge.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Bảy, 2013, 07:11:43 pm
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.almaz-antey.ru

            Đạn tên lửa phòng không có điều khiển 9M317E/Зенитная управляемая ракета 9М317Э của Tổ hợp tên lửa phòng không 9K-317E “Buk-M2E”

            (http://www.dnpp.biz/History/Raketa%209m317.jpg)

            Đạn tên lửa phòng không có điều khiển 9M317E của Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E được nghiên cứu phát triển và sản xuất tại Doanh nghiệp Nghiên cứu khoa học và Chế tạo thành phố Dolgoprudnyi (vùng Mát-xcơ-va). Đây là loại đạn phòng không đã được thử nghiệm hoàn chỉnh trên nhiều tổ hợp tên lửa Buk các thế hệ của phòng không lục quân và phòng không trên tàu hải quân, đã được Cơ quan đăng kiểm Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn số ВР 02.3.005-01 vào ngày 19/12/2001. Với đặc tính khí động và điều khiển tiên tiến, tên lửa 9M317E đủ khả năng tiêu diệt các dạng mục tiêu bay hiện đại như tên lửa đường đạn chiến dịch chiến thuật, tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa hành trình chống hạm, máy bay cường kích, tiêm kích, máy bay ném bom chiến lược, trực thăng vũ trang và các loại mục tiêu phản xạ vô tuyến điện từ trên mặt đất, mặt nước.

            (http://pvo.guns.ru/images/expo/imds2003/9m317-03.JPG)
            Mẫu đạn tên lửa 9M317 được trưng bày tại gian hàng của Doanh nghiệp Nghiên cứu khoa học và Chế tạo thành phố Dolgoprudnyi trong Triển lãm IMDS-2004

            Đạn tên lửa phòng không 9M317E có thiết kế khí động dạng chữ X, với cánh lái bố trí sau cánh nâng. So với loại đạn tên lửa 9M38 và 9M38M của các tổ hợp Buk thế hệ trước, đạn tên lửa 9M317E có cánh nâng ngắn hơn, nhưng chiều dài thân đạn và kích cỡ buồng đốt lớn hơn. Một số thông số kỹ thuật cơ bản của đạn 9M317E như sau: khối lượng 715 kg, chiều dài 555 cm, đường kính thân 40 cm, sải cánh 86 cm, tốc độ tối đa của mục tiêu bị xạ kích 1.200 m/s, mức độ quá tải tối đa 24g.      

            (http://rbase.new-factoria.ru/sites/default/files/missile/bukm2/9m317e-buk-m2e-9e420-miroslavgyurosi-1s.jpg)
            Đầu tự dẫn ra-đa bán chủ động 9E420 của đạn tên lửa 9M317E

            Cấu tạo tên lửa 9M317E gồm: đầu tự dẫn nhiều chế độ (tự lái quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến giữa pha và tự dẫn ra-đa xung đốp-le bán chủ động cuối pha) 9E420, khối chiến đấu dạng đầu nổ thanh giăng khối lượng 70 kg với bán kính diệt mục tiêu 17 m, khối ngòi nổ vô tuyến 2 chế độ (xung vô tuyến chủ động và bán chủ động) và ngòi nổ chạm dự phòng, khối động cơ tên lửa nhiên liệu rắn 2 chế độ đốt, khối cánh khí động ăn lái và giảm thiểu tổn hao năng lượng khi cơ động công kích mục tiêu.

            (http://favclub.powweb.com/blog/wp-content/uploads/2013/04/Traslado_misiles_NT-6.jpg)
            Các xe chở đạn tên lửa dự trữ cơ động với mỗi xe mang 12 thùng chứa đạn tên lửa 9M317E thuộc một phân đội tên lửa Buk-M2E của Venezuela

            Tên lửa 9M317E được lắp ráp nguyên khối từ nhà máy và bảo quản trong tình trạng sẵn sàng đưa vào khai thác bên trong thùng chứa tên lửa trong suốt vòng đời khai thác 10 năm mà không cần can thiệp kiểm tra kỹ thuật từ bên ngoài. Tùy theo cơ số đạn dự trữ chiến đấu theo kế hoạch tác chiến, phân đội tên lửa phòng không Buk-M2E có thể bảo quản các thùng chứa tên lửa trong kho cố định hoặc chuyên chở trên các xe chở đạn dự trữ cơ động theo đội hình.


            Tiêu đề: Hình 3D của Turbosquid về thùng bảo quản đạn 9Ya266 của BUK-M2E
            Gửi bởi: huyphongssi trong 23 Tháng Bảy, 2013, 08:54:23 pm
            Hình 3D của Turbosquid về thùng bảo quản đạn 9Ya266 của BUK-M2E:

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/22__10_43_15/container_prev02.jpgf151d130-facc-4b30-bd16-8087c8aec516Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/22__10_43_15/container_prev01.jpga66eb195-746e-4688-9fa3-90c49c282776Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/22__10_43_15/container_prev03.jpgc5c0047f-a557-4ce5-bfd3-349137ee5955Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/22__10_43_15/container_prev04.jpg9e0c07ad-2838-421e-8ef7-5fb5f2a70da3Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/22__10_43_15/container_prev05.jpgbc9dfa59-1b6d-4399-ab14-518e8571b300Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/22__10_43_15/container_prev06.jpgf9e0488d-5b2a-49a2-b242-374747ea6423Large.jpg)


            Tiêu đề: Hình 3D của Turbosquid về xe chở đạn dự trữ việt dã Ural-5323 của BUK-M2E
            Gửi bởi: huyphongssi trong 25 Tháng Bảy, 2013, 09:52:46 pm
            Hình 3D của Turbosquid về xe chở đạn dự trữ việt dã Ural-5323 (mỗi xe chở 4 thùng đạn) của BUK-M2E:

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/25__17_18_31/transporter_prev01.jpg9253d16d-86ff-49c4-b488-1acb291c4ab5Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/25__17_18_31/transporter_prev02.jpg88afc11d-718e-4e01-90c8-8421015e9219Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/25__17_18_31/transporter_prev03.jpg16ac03e2-1279-488f-b1f0-f6b327f48f3dLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/25__17_18_31/transporter_prev04.jpgbbf12247-5b87-43bd-9b65-66f31c456a6dLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/25__17_18_31/transporter_prev05.jpg2a720635-6dea-495a-9caf-6cf640565a73Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/25__17_18_31/transporter_prev06.jpg02c89488-da02-4bd5-90cf-335a3dd48f2eLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/25__17_18_31/transporter_prev07.jpg700dae60-1fae-428e-80c9-21f4ed8cf4a0Large.jpg)


            Tiêu đề: Hình 3D của Turbosquid về xe cẩu gắp đạn việt dã Ural-375 của BUK-M2E
            Gửi bởi: huyphongssi trong 25 Tháng Bảy, 2013, 09:58:00 pm
            Hình 3D của Turbosquid về xe cẩu gắp đạn việt dã Ural-375 và phương thức gắp nạp đạn vào xe phóng của BUK-M2E:

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/25__17_18_31/ural_crane_prev01.jpg11859ef1-6fd7-42ec-8e52-0360bc4beec8Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/02/25__17_18_31/ural_crane_prev10.jpg6d6d8491-2ef8-4d08-a68b-8f36bf13748bLarge.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/10__01_39_16/reloading_prev01.jpg4582fdd7-59d8-449b-8fce-f15b02fe72b6Large.jpg)

            (http://preview.turbosquid.com/Preview/2011/03/10__01_39_16/reloading_prev02.jpg42ed55e6-f2ca-4866-9f01-3af60755dd9dLarge.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: SKVN trong 13 Tháng Chín, 2013, 04:04:31 pm
            Minh họa giúp bác Trâu về xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E trong một buổi nghiệm thu nhận bàn giao của một bạn hàng truyền thống của Gấu.
            (https://lh6.googleusercontent.com/-cdWQogUe8Zw/UjLT-SyZXII/AAAAAAAAAto/DXw06MX73VY/w600-h576-no/1278243_4766135489922_1874257033_n.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: OldBuff trong 12 Tháng Giêng, 2014, 09:46:56 am
            Minh họa giúp bác Trâu về xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E trong một buổi nghiệm thu nhận bàn giao của một bạn hàng truyền thống của Gấu.
            (https://lh6.googleusercontent.com/-cdWQogUe8Zw/UjLT-SyZXII/AAAAAAAAAto/DXw06MX73VY/w600-h576-no/1278243_4766135489922_1874257033_n.jpg)

            Cảm ơn đồng chí! Xe 9A316E của Tổ hợp 9K317E Buk-M2E dùng đạn 9M317E ở MAKS-2013.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Ba, 2014, 07:35:30 pm
            Trên đây em đã giới thiệu một cách chung nhất về một tổ hợp Tên lủa phòng không (C75) :
            -Hệ thống rada cảnh giới chị thị mục tiêu.
            -Hệ thống tự động chỉ huy
            -Tổ hợp C75
             +Kỹ thuật
             +Chiến thuât
            ....

            Các bài trên em tổng hợp từ nhiều nguồn  trong đó :
            http://peters-ada.de/sa2_futk.htm (http://peters-ada.de/sa2_futk.htm)
            http://peters-ada.de/sa2_azm.htm#Planzeichnergruppe (http://peters-ada.de/sa2_azm.htm#Planzeichnergruppe)
            http://www.ausairpower.net/APA-S-75-Volkhov.html (http://www.ausairpower.net/APA-S-75-Volkhov.html)
            http://www.pvo.su/s75/s75.htm (http://www.pvo.su/s75/s75.htm)
            http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?99988-Russian-Photos-(updated-on-regular-basis)/page1729 (http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?99988-Russian-Photos-(updated-on-regular-basis)/page1729)
            http://www.ifp.illinois.edu/~smherman/darpa/ (http://www.ifp.illinois.edu/~smherman/darpa/)
            http://hadmernok.hu/archivum/2007/2/2007_2_balajti.html (http://hadmernok.hu/archivum/2007/2/2007_2_balajti.html)
            http://www.bautforum.com/showthread.php/89434-Passive-Radar-Detection-At-Home (http://www.bautforum.com/showthread.php/89434-Passive-Radar-Detection-At-Home)
            http://wikirota.org/en/Cecil_Maby_and_Bedford_Franklin (http://wikirota.org/en/Cecil_Maby_and_Bedford_Franklin)
            http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Chum-anh-ve-rong-lua-cua-Quan-doi-nhan-dan-Viet-Nam/20107/100776.datviet (http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Chum-anh-ve-rong-lua-cua-Quan-doi-nhan-dan-Viet-Nam/20107/100776.datviet)
            http://www.quansuvn.net/index.php?topic=228.90 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=228.90)
            http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16226.80.html (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16226.80.html)
            http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2775.530 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2775.530)
            ............................
            Và nhiều nguồn khác. ;D  ;D  ;D

             

            Minh họa thêm một số thông tin, hình ảnh cho loạt bài của ngocdan_lep về tổ hợp TLPK S-75

            Hình đạn TLPK V759 (5Ya23) của tổ hợp TLPK S-75Mx chuẩn bị cắt tầng (hình SKVN)
            (https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/t31/1602092_480843042038661_1181521008_o.jpg)

            Hình đạn TLPK V759 (5Ya23) cắt tầng
            (http://funkyimg.com/i/G1hf.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Ba, 2014, 10:40:50 pm
            Giới thiệu động cơ tên lửa nhiên liệu rắn PRD-58 tầng 1 của đạn V-755

            Tầng động cơ xuất phát (tầng 1) của đạn V-755SU (20DSU), gọi là động cơ tên lửa nhiên liệu rắn PRD-58, đơn giản là một buồng đốt hình trụ được chế bằng thép, bên trong chứa 12 thỏi thuốc phóng RST-4K hình trụ. Mỗi thỏi thuốc phóng RST-4K có chiều dài 1740mm, đường kính ngoài 157mm, bề mặt đốt là trục lõi có đường kính 43mm, mặt ngoài thỏi thuốc phóng bọc phim chống cháy. Động cơ xuất phát của đạn cung cấp lực đẩy từ 35000kgf tới 58000kgf với thời gian đốt từ 2,5s tới 4s tuỳ theo nền nhiệt độ bên ngoài, giúp đạn tăng tốc từ 0 tới 400m/s tại thời điểm cắt tầng.

            Thiết kế bề mặt đốt từ trục lõi ra của thỏi thuốc phóng cho phép đạn tăng tốc độ từ từ, trong đó động cơ xuất phát đạt 70% công xuất đẩy cực đại trong khoảng thời gian từ 0,05s tới 0,13s sau khi phóng tuỳ theo nền nhiệt độ môi trường.

            (http://funkyimg.com/i/G1ho.jpg)

            Đọc hình minh hoạ thiết kế tầng động cơ xuất phát PRD-58 của đạn 20DSU và 5Ya23:

            1. Các thỏi thuốc phóng RST-4K: tổng cộng 12 thỏi
            2. Mấu cẩu tầng 1
            3. Lưới cố định các thỏi thuốc phóng
            4. Nắp dưới buồng đốt
            5. Đệm chỉnh tiết diện miệng loa phụt 2 chế độ mùa đông-mùa hè. Mùa đông (dải nhiệt từ 10oC tới -50oC) nấc chỉ thị màu xám, chỉnh đường kính miệng loa phụt 245mm. Mùa hè (dải nhiệt từ -20oC tới 50oC) nấc chỉ thị xanh lá cây, chỉnh đường kính miệng loa phụt lên 265mm.
            6. Loa phụt Laval
            7. Vấu vận chuyển
            8. Buồng đốt
            9. Con lăn
            10. Khoá cố định cánh đuôi tầng 1


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Ba, 2014, 10:43:36 pm
            Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn PRD-58 của tầng xuất phát đạn tên lửa V-755SU (20DSU) và V-759 (5Ya23)
            (http://funkyimg.com/i/G1hp.jpg)

            Đọc tiếp hình minh hoạ động cơ xuất phát PRD-58

            1. Tai đỡ đai nối tầng
            2. Nắp trên buồng đốt
            3. Khớp tháo đĩa thuốc nổ mồi
            4. Đĩa thuốc nổ mồi (nến nổ) WG-2000A chứa 1kg thuốc nổ đen để kích hoạt các thỏi liều phóng rắn và hất nắp dưới buồng đốt qua miệng loa phụt Laval
            5. Các thỏi liều phóng rắn
            6. Ngòi điện kích nổ nến nổ (2 ngòi đối xứng trên nắp trên buồng đốt)
            7. Cổng ống trích khí thuốc phóng từ buồng đốt động cơ xuất phát để khởi động máy bơm nhiên liệu lỏng ở tầng 2
            8. Buồng đốt
            9. Vấu vận chuyển để gá móc cố định đạn trên xe TZM
            10. Con lăn định hướng đạn trên rãnh bệ phóng
            11. Loa phụt kiểu Laval


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Ba, 2014, 09:01:08 pm
            (http://funkyimg.com/i/G1hf.jpg)

            Khi cắt tầng 1, tốc độ của đạn tên lửa V-755 đạt khoảng 400m/s. Động cơ hành trình sử dụng nhiên liệu lỏng ở tầng 2 sẽ tiếp tục đưa tốc độ đạn lên tối đa 1200m/s ở pha bay chủ động. Khi động cơ tầng 2 hoạt động, nhiệt từ luồng phụt sẽ làm nóng chảy đai giữ bằng Ma-giê mở khoá cố định đai ốp tầng để cắt tầng 1.

            Động cơ hành trình của đạn tên lửa V-755 là loại động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng 2 thành phần có tên gọi S2.720. Động cơ này nặng 47,5kg, cao 945mm và đường kính 476mm, đốt nhiên liệu tạo lực đẩy ở 2 chế độ tối thiểu 2075kgf và tối đa là 3500kgf.

            Mẫu động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng 2 thành phần S2.720 của đạn tên lửa V-755
            (http://funkyimg.com/i/G1hv.jpg)

            Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng 2 thành phần S2.720 sử dụng nhiên liệu chất G loại TG-02 là một hỗn hợp các chất Triethylamine C6H15N (50%) và Xylidine C8H11N (50%), và chất O loại AK-20K có thành phần chủ yếu là A-xít Ni-tríc HNO3 (>73%), Oxít Ni tơ N2O4 (22%), nước (2%) và một tỉ lệ nhỏ các a xít H3PO4 và HF.

            Nhiên liệu chất O được chứa trong thùng nằm ngay phía dưới đầu nổ tên lửa, có khối lượng 545kg. Chất O có màu nâu đỏ, bốc hơi ở nhiệt độ thường và có tính ăn mòn cao, khối lượng riêng ở nhiệt độ 20oC là 1,575g/cm3, đóng băng ở nhiệt độ dưới âm 61oC, khi rơi vào da người gây bỏng a xít.

            Nhiên liệu chất G được chứa trong thùng phía dưới thùng chất O, khối lượng 169,5kg. Chất G là chất lỏng nhờn, trong suốt, màu vàng rơm hoặc nâu, có mùi đặc trưng và độc hại, gây bỏng da người nếu tiếp xúc không có bảo hộ.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Ba, 2014, 09:06:37 pm
            Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí vận hành của động cơ tên lửa nhiêu liệu lỏng 2 thành phần S2.720 của các đạn TLPK 20DSU và 5Ya23 trong các tổ hợp TLPK S-75Mx trang bị cho bộ đội TLPK của ta hiện nay:
             
            Trước tiên là sơ đồ nguyên lí hệ thống cấp nhiên liệu của động cơ S2.720
            (http://funkyimg.com/i/G1cP.jpg)

            Minh họa:
            1. Loa phụt
            2. Bơm tuốc bin khí kiểu li tâm
            3. Buồng đốt của bơm tuốc bin khí
            4. Van nhiệt mở cổng trích khí thuốc phóng (kích hoạt bằng hạt nổ điện số 11 để mở cổng trích khí thuốc phóng từ buồng đốt động cơ tên lửa nhiên liệu rắn tầng 1 vào phát động bơm tuốc bin, đồng thời để xé màng ngăn cách li tại các van dẫn chất O, chất G)
            5. Van cổng dẫn nhiên liệu (chất G) từ bình chứa
            6. Van cổng dẫn chất ô xi hóa (chất O) từ bình chứa
            7. Máy điều lưu chất O
            8. Bình lưu khí cao áp và xả khí nén cao áp ra bên ngoài khí quyển sau khi van 9 đóng
            9. Van nhiệt ngắt cổng cấp khí cao áp (kích hoạt bằng hạt nổ điện số 10 để ngắt nguồn cấp khí từ bình cầu khí cao áp của đạn tên lửa khi động cơ tên lửa tầng 2 chuyển sang vận hành ở chế độ lực đẩy thấp)
            10 + 11. Hạt nổ điện
            12. Bình giữ chậm chất G
            13. Ống xả khí thải từ bơm tuốc bin khí
            14. Màng bảo vệ miệng ống xả khí thải từ bơm tuốc bin
            15. Nắp chụp loa phụt Laval
            16. Van điều lưu khí cao áp


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Ba, 2014, 11:34:25 pm
            Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng (động cơ hành trình) S2.720 được kích hoạt ngay khi động cơ tên lửa nhiên liệu rắn (động cơ xuất phát tầng 1) còn chưa đốt hết thuốc phóng. Việc kích hoạt này được thực hiện thông qua ngưỡng chỉ số đo khí áp động, khí nén từ bình cầu khí nén và khí thuốc phóng trích từ tầng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn.

            Tại thời điểm đạn tên lửa nhận lệnh phóng, khí nén cao áp từ bình cầu khí nén đã được dẫn qua bộ van giảm áp tới cổng vào các bình chứa nhiên liệu chất O ở áp suất khí 5,5kgf/cm2 (0,54MPa) và bình chứa chất G ở áp suất khí 3,5kgf/cm2 (0,34MPa). Bình cầu khí nén của các đạn V-755SU (20DSU) và V-759 (5Ya23) hiện hành là loại có thể tích 27,2 lít, chứa 8,8 kg khí nén ở áp suất 350kgf/cm2 để cấp khí nén cho quá trình khởi động lệnh phóng và lái đạn tên lửa.

            Bình cầu khí nén còn lại trong phần thân đạn tên lửa 20DSU đã tiêu thụ
            (http://www.gremicha.narod.ru/foto_albom/pvo/girka/posle/foto/059.jpg)

            Khi đạn tên lửa rời bệ phóng, ống đo áp suất không khí (ống Pi tô) ở mũi đạn sẽ đo áp suất khí động trong quá trình bay để cấp tham số kích hoạt động cơ S2.720 cho khối kiểm soát khí áp động SDU3A-0,4. Khi khí áp động đạt tới ngưỡng 0,4kgf/cm2 (0,04MPa), khối SDU3A-0,4 cấp xung điện kích nổ hạt nổ điện số 11 mở van nhiệt cổng trích khí thuốc phóng số 4 để lấy khí thuốc phóng từ buồng đốt động cơ tên lửa nhiên liệu rắn tầng 1 dẫn vào khởi động bơm tuốc bin, đồng thời để xé màng ngăn cách li số 5 và số 6 tại các van dẫn chất G và chất O để cấp nhiên liệu cho buồng đốt của bơm tuốc bin li tâm.
             
            Ở các thùng nhiên liệu chất O và chất G của tên lửa, khí thuốc phóng từ cổng trích khí xuất hiện khi động cơ PRD-58 tầng 1 khai hỏa trước đó được dẫn theo ống khí cao áp tới mở van dẫn khí cao áp từ bình cầu khí nén để tạo áp suất dư trong thùng chất O là 5,5kgf/cm2 và trong thùng chất G là 3,5kgf/cm2. Khi màng ngăn cách li số 5 và số 6 mở, áp suất dư trong các thùng nhiên liệu sẽ tự động đẩy nhiên liệu vào buồng đốt của bơm li tâm.
             
            Việc kiểm soát công suất động cơ đẩy S2.720 được thực hiện gián tiếp thông qua chế độ hoạt động của bơm nhiên liệu li tâm nhờ bộ chỉnh lưu chất O (số 7). Bộ chỉnh lưu chất O điều chỉnh lưu lượng chất O vào buồng đốt máy bơm li tâm, qua đó điều chỉnh tốc độ bơm chất O và chất G vào buồng đốt động cơ tên lửa.
             
            Khi đạn tên lửa đạt tốc độ thiết kế tối đa 1200 m/giây, trên cơ sở ngưỡng tham số khí áp động tương ứng, khối SDU3A-0,4 tiếp tục cấp xung điện kích nổ hạt nổ điện số 10 để kích hoạt van nhiệt ngắt cổng cấp khí cao áp nhằm khống chế tốc độ bơm nhiên liệu li tâm ở chế độ lực đẩy thấp giúp tăng cự li bay ở pha chủ động của đạn.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Ba, 2014, 11:48:53 pm
            Nói thêm về việc trích khí thuốc phóng tầng 1 để khởi động bơm tuốc bin li tâm: đây là cải tiến có từ đạn tên lửa V-750VN về sau. Các đạn tên lửa V-750V của tổ hợp TLPK SA-75M "Dvina" của ta trước đó không có cổng trích khí thuốc phóng, mà có thêm một thùng chất OT-155 (chất I) Isopropyl Nitơrat ngay phía trên động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng S2.711 làm nhiên liệu khởi động chạy bơm nhiên liệu tuốc bin li tâm. Chất I là dung dịch trong suốt và tự bắt cháy khi chạy qua lưới xúc tác phía trên buồng đốt bơm tuốc bin li tâm.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Ba, 2014, 12:38:05 pm
            Bộ đội thực hành lắp ráp đầu nổ V88M  trong một dây chuyền sản xuất đạn tên lửa V-755SU ở dKT85-eTLPK238-fPK363
            (http://phunutoday.vn/dataimages/201208/original/images753141_lap_rap_ten_lua_phunutoday12.jpg)
            Hình minh hoạ thiết kế đầu nổ mảnh V88M của đạn V-755SU
            (http://s6.uploads.ru/VDdyl.jpg)

            Đầu nổ mảnh V88M nặng 196kg, lượng nổ nặng 118kg, đường kính thân 411mm, chiều dài 897mm, số lượng mảnh văng khía sẵn trên mặt phía trong vỏ đầu nổ: 8000 mảnh, mỗi mảnh văng có khối lượng 8,2g, bán kính vùng diệt của đầu nổ 60m.


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Ba, 2014, 12:40:18 pm
            Đầu nổ V88M và phần đấu ngòi nổ vô tuyến
            (http://funkyimg.com/i/G7sB.jpg)

            Đầu nổ và thùng gỗ bảo quản đầu nổ V88M
            (http://s50.radikal.ru/i129/0905/8c/0337e96c59d2.jpg)

            Hình dưới là lớp vỏ đầu nổ V88M với các mảnh văng dập sẵn quay mặt vào khối thuốc nổ mạnh
            (http://funkyimg.com/i/G7up.jpg)

            Mảnh văng lấy ra từ vỏ đầu nổ V88M
            (http://funkyimg.com/i/G7sw.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 23 Tháng Ba, 2014, 05:53:24 pm
            Các xe phục vụ cho tổ hợp tên lửa Sam-2:

            Xe TZM PR-11A của tổ hợp SA-75 "Dvina" chở đạn tên lửa 11D
            (http://cris9.narod.ru/images/s75_pr11_1.jpg)

            Đầu kéo ZIL-151V hay còn gọi là ZIS-151
            (http://cris9.narod.ru/images/s75_pr11_2.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 23 Tháng Ba, 2014, 06:09:34 pm
            Xe TZM PR-11B của Tổ hợp SA-75M "Dvina" chở đạn tên lửa 11DU/DM tương tự loại LX viện trợ cho nước ta thời kì đầu chiến tranh:
            (http://cris9.narod.ru/images/s75_pr11_3.jpg)

            (http://cris9.narod.ru/images/s75_pr11_4.jpg)

            Xe TZM PR-11B của Tổ hợp S-75 "Desna" chở đạn tên lửa 13D tham dự duyệt binh tại Moskva tháng 5-1965
            (http://cris9.narod.ru/images/s75_pr11_5.jpg)

            Đầu kéo ZiL-157KV sử dụng cho các xe TZM PR-11B
            (http://cris9.narod.ru/images/s75_pr11_6.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 23 Tháng Ba, 2014, 06:33:26 pm
            Xe TZM PR-11DA chở đạn tên lửa 15D của Tổ hợp S-75M "Volkhov"
            (http://cris9.narod.ru/images/s75_pr11_7.jpg)

            Xe TZM PR-11DA tham dự duyệt binh tại Moskva tháng 11-1977
            (http://cris9.narod.ru/images/s75_pr11_9.jpg)

            (http://cris9.narod.ru/images/s75_pr11_8.jpg)

            (http://cris9.narod.ru/images/s75_pr11_10.jpg)

            Đầu kéo ZiL-131 của xe TZM-11DA
            (http://cris9.narod.ru/images/s75_pr11_11.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 21 Tháng Sáu, 2014, 11:59:58 am
            Một số hình ảnh về kíp dây chuyền sản xuất đạn tên lửa S-75M của Tiểu đoàn kĩ thuật 70, Trung đoàn tên lửa phòng không 274 (Đoàn tên lửa Hùng Vương), Sư đoàn phòng không 377.

            Huấn luyện dây chuyền sản xuất đạn Tên lửa C75 ở Trung đoàn 274 - QĐND Online Thứ bảy, 07/06/2014 | 15:36 GMT+7
            VŨ NGỌC HOÀNG thực hiện

            Kho đạn 3 cơ số gồm các hòm đạn V755 (20DSU) và V759 (5Ya23) dùng để bảo quản các hòm đạn được chuyển về từ tổng kho trên các xe MMZ. Trong hình các chiến sĩ đang kiểm tra đối chiếu mã trước khi mở niêm cất hòm đạn
            (http://image.qdnd.vn/upload//thuha/2014/6/7/070614ha41151611990.jpg)

            Mặc dù rờ tay vào các hòm đạn V755SU như hình trên, nhưng khi mở nắp hòm trong hình dưới các chiến sĩ đã khui hòm mang mã đạn V759 (5Ya23)
            (http://image.qdnd.vn/upload//thuha/2014/6/7/070614ha40151611631.jpg)

            Rọ đạn được khớp vào ray khung xe kéo lắp ráp đạn 117Zh
            (http://image.qdnd.vn/upload//thuha/2014/6/7/070614ha39151611287.jpg)

            Sau khi an vị trên ray xe lắp ráp, tay cẩu ZSh-6 được dùng nhấc đạn lên để tháo rọ đạn
            (http://image.qdnd.vn/upload//thuha/2014/6/7/070614ha3815161137.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: huyphongssi trong 21 Tháng Sáu, 2014, 12:25:53 pm
            Đang được sức người kéo về khu kiểm tra kĩ thuật
            (http://image.qdnd.vn/upload//thuha/2014/6/7/070614ha37151610740.jpg)

            Các chiến sĩ của xe KIPS V75M (Xe kiểm tra tên lửa cơ động của tổ hợp S-75M) sẵn sàng với các ống cấp khí nén kiểm tra đạn
            (http://image.qdnd.vn/upload//thuha/2014/6/7/070614ha3415161099.jpg)

            Chiến sĩ vận hành xe cấp khí nén MS-4M
            (http://image.qdnd.vn/upload//thuha/2014/6/7/070614ha36151610537.jpg)

            Mở cổng cấp khí cho bình cầu khí nén. Khi lấy từ hòm đạn ra, bình cầu khí nén trên đạn đã được cấp sẵn khí nén ở áp suất 20kgf/cm2. Trong công đoạn này, bình cầu khí nén sẽ được cấp bổ sung khí nén để nâng áp suất bình lên mức 320kgf/cm2. Thường thì khi lắp ráp đạn ngoài bãi, công đoạn cấp khí cho bình cầu khí nén được thực hiện sau công đoạn ráp cánh đạn.
            (http://image.qdnd.vn/upload//thuha/2014/6/7/070614ha33151609724.jpg)


            Tiêu đề: Re: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không
            Gửi bởi: mimohk trong 03 Tháng Mười, 2020, 07:21:48 am
            Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
            Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

            Doanh nghiệp một chủ Tetraedr và các khách hàng của tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"/УП "Тетраэдр" и Заказчики ЗРК С-125-2ТМ "Печора-2ТМ"

            Doanh nghiệp khoa học kỹ thuật “Tetraedr” là đơn vị phát triển Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/4b4/4b46cbbd4d700432c0ab766ad0c97438.jpg)
            Tòa nhà làm việc của Tetraedr tại lô 20A đường Platonov, thành phố Minsk

            Tetraedr được thành lập ngày 26/4/2001 tại thủ đô Minsk của nước Cộng hòa Belarus theo hình thức doanh nghiệp tư nhân một chủ/частное унитарное предприятие và quy tụ được trên 300 cán bộ, công nhân viên có học hàm học vị và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế, thử nghiệm và vận hành các loại vũ khí trang bị kỹ thuật phòng không tiên tiến. Tuy mới thành lập được hơn 10 năm nhưng Tetraedr đã tạo được uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu cải tiến, nâng cấp các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động, trong đó có tổ hợp S-125-2TM.

            Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM “Pechora-2TM” được Tetraedr bắt tay vào nghiên cứu phát triển từ tháng 12/2006 với tên gọi ban đầu là KO-125-2TM (КО là viết tắt của cụm từ Комплекс Оборудования/Tổ hợp Khí tài), trên cơ sở nâng cấp tính năng kỹ chiến thuật và khả năng cơ động của các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 “Pechora” và S-125M “Pechora-M”. Năm 2008, cấu hình gói nâng cấp theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM” được Tetraedr hoàn thành và đem giới thiệu cho các khách hàng sử dụng các tổ hợp S-125 và S-125M. Trong tên gọi S-125-2TM “Pechora-2TM”, chữ cái T là viết tắt của từ “Тетраэдр/Tetraedr” và chữ cái M là viết tắt của từ “Мобильный/Cơ động” trong tiếng Nga.

            Theo nội dung gói nâng cấp tổ hợp S-125/S-125M theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM”, Tetraedr cung cấp cho khách hàng một số xe khí tài đồng bộ và các chi tiết linh kiện mới cho các tổ hợp cần nâng cấp, đồng thời cử chuyên gia lắp đặt, thử nghiệm, vận hành và chuyển giao công nghệ nâng cấp tổ hợp ngay tại các cơ sở kỹ thuật ở đất nước khách hàng.    

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/264/264f110485ccba80feac294ff735a3f9.jpg)
            Bắn nghiệm thu khí tài Pechora-2TM ngày 5/7/2010 tại trường bắn ở Azerbaijan


            Tháng 12/2008, Tetraedr đã tìm được khách hàng đầu tiên là nước Cộng hòa Azerbaijan với hợp đồng nâng cấp 27 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Neva-M” theo chuẩn S-125-2TM "Pechora-2TM" qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 do các chuyên gia Tetraedr trực tiếp nâng cấp 5 tổ hợp S-125M kết thúc vào tháng 4/2009, giai đoạn 2 do kỹ thuật viên Azerbaijan tham gia nâng cấp dưới sự hướng dẫn, giám sát và chuyển giao công nghệ từng bước của chuyên gia Tetraedr cho các tổ hợp còn lại. Trong 2 ngày 14 và 15/12/2009, kíp trắc thủ của bộ đội phòng không Azerbaijan đã tiến hành bắn nghiệm thu khí tài S-125-2TM “Pechora-2TM” với việc hạ thành công bia bay đạn đạo tốc độ cao IVS-M1/ИВЦ-М1 chỉ bằng 1 đạn. Hiện nay, Tetraedr cùng với lực lượng phòng không Azerbaijan đã hoàn tất giai đoạn 2 nâng cấp cho các tổ hợp Neva-M còn lại.

            (http://www.tetraedr.com/mupload/iblock/b7a/b7aee7c83cebb95a8bed0c62e8feb54c.jpg)
            Bia bay đạn đạo tốc độ cao IVS-M1 do Tetraedr chế tạo để phục vụ bắn nghiệm thu tổ hợp S-125-2TM

            Việt Nam là khách hàng thứ hai ký với Tetraedr hợp đồng chuyển giao gói nâng cấp khoảng trên 30 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Pechora-M” lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM. Đầu tháng 10/2010, các xe khí tài và linh kiện nâng cấp tổ hợp S-125M “Pechora-M” giai đoạn 1 của hợp đồng này đã được máy bay vận tải chuyển tới sân bay Nội Bài.  

            (http://img819.imageshack.us/img819/4567/dsc9789.jpg)
            Chuẩn bị xuống hàng các khí tài S-125-2TM “Pechora-2TM” ngày 1/10/2010 (ảnh aviator007)

            Sau một thời gian triển khai công tác nâng cấp khí tài Pechora-2TM tại Nhà máy A31 Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân, Tiểu đoàn 152 thuộc Trung đoàn tên lửa 250 là đơn vị đầu tiên của Quân chủng tiếp nhận bộ khí tài mới được nâng cấp. Từ ngày 26 tới 28/3/2011, Tiểu đoàn 152 cùng các chuyên gia Tetraedr, Nhà máy A31 và Cục kỹ thuật Quân chủng PK-KQ đã tiến hành bắn nghiệm thu khí tài tại trường bắn TB1. Trong đợt bắn này, kíp bắn đạn thật của tiểu đoàn 152 đã sử dụng bộ khí tài S-125-2TM bắn tổng cộng 6 đạn (1 đạn tiêu thụ ngày 26/3/2011 và 5 đạn tiêu thụ ngày 28/3/2011) diệt cả 6 mục tiêu bay, đạt kết quả diệt 100%.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/1e1/1e168d05dbdb4bc4aa41f8f346e83f96.jpg)
            Đạn 5V27 do kíp điều khiển Tiểu đoàn 152 phóng ngày 26/3/2011

            Đơn vị tên lửa thứ hai tiếp nhận tổ hợp S-125-2TM là Tiểu đoàn 122 thuộc Trung đoàn tên lửa 284. Trong đợt diễn tập bắn đạn thật do Quân chủng PK-KQ tổ chức từ ngày 1 tới 5/12/2011 tại trường bắn TB1, Tiểu đoàn 122 cùng các chuyên gia kỹ thuật Tetraedr đã tiến hành bắn nghiệm thu thành công bộ khí tài S-125-2TM cùng với việc bắn biểu diễn bộ khí tài S-125-2TM của Tiểu đoàn 152.

            (http://tetraedr.com/mupload/iblock/791/791217518f712723c832886cb14d8f65.jpg)
            Kíp chuyên gia Tetraedr tham gia chuẩn bị khí tài phục vụ bắn nghiệm thu của Tiểu đoàn 122 tại trường bắn TB1

            Ngoài 2 khách hàng trên, hiện nay doanh nghiệp Tetraedr đang tích cực xúc tiến gói nâng cấp chuẩn S-125-2TM "Pechora-2TM" cho các khách hàng khác ở Đông Âu, Nam Mỹ và Caribe, Trung Đông và Đông Nam Á.


            Cụ OldBuff có tài liệu, or kinh nghiệm sử dụng của các nước, vân vân....về tổ hợp TLPK C125-2TM cho em xin được k? Đội ơn Cụ nhiều