Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: ChienV trong 09 Tháng Mười Một, 2007, 09:29:21 pm



Tiêu đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 09 Tháng Mười Một, 2007, 09:29:21 pm
Các nguồn tham sử dụng trong topic này:
Nguồn của Mỹ
SAC History (http://www.strategic-air-command.com/history/history-vietnam.htm)
Boeing B-52 Stratofortress (http://www.csd.uwo.ca/Elevon/baugher_us/b052i.html)
"Linerbacker II: A view from the rock" (http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/linebacker2.pdf)
"The 11 Days of Christmas", M.Mitchel (bác Altus dẫn)


Non-SAC - US Forces in Southeast Asia in DEC 1972 consisted of:
(Lực lượng không quân chiến thuật trong vùng Đông Nam Á thời điểm tháng 12/1972 gồm)

Aircraft       Quantity      BaseSpecial Missions
(Máy bay)       (Số lượng)      (tại căn cứ)(mục đích đặc biệt)
F-111  48Takhli RTAFB, Thailand
F-4  99Udorn RTAFB, Thailand
RF-4  18 Reconnaissance (trinh sát)
F-4C  6Korat RTAFB, ThailandIron Hand / WildWeasel (chế áp - tiêu diệt SAM)
F-4E  24Iron Hand/Wild Weasel (chế áp - tiêu diệt SAM)
F-105G  23Electronic Warfare and  Jammers (tác chiến điện tử/gây nhiễu)
EB-66  17
A-7D  72
HC-130  Air Rescue and Recovery (tìm-cứu hộ)
EC-121Reconnaissance  &  Airborne GCI (trinh sát-chỉ huy trên không)
F-4D111Ubon RTAFB, Thailand
F-427Nam Phong, Thailand(US Marines)
HH-53Nakhon Phanom AB, Thailand

SAC Western Pacific / Thailand based Aircraft
(Lực lượng không quân chiến lược Tây Thái Bình Dương/ Bố trí tại Thái Lan)
Aircraft       Quantity                 BaseSpecial Missions / Units
(Máy bay)       (Số lượng)                 (Nơi đóng quân)Nhiệm vụ/đơn vị đặc biệt
B-52D54RTNAF U-Tapao, Thailand307th Strategic Wing)
KC-135A53 (Appox)RTNAF U-Tapao, ThailandStrategic Wing - Provisional 310
10Takhli RTAFB, ThailandSW-P 310 /  AREFS-P 4101
B-52D53Andersen AFB, Guam(43rd Strategic Wing)
B-52G99Andersen AFB, Guam(Strategic Wing - Provisional 72)
KC-135A59* (Appox)Kadena AB, Okinawa(376th Strategic Wing)
KC-135A7Kadena AB, OkinawaCombat Lightning (Radio Relay)(trạm định vị - trung chuyển vô tuyến kết hợp trên tiếp dầu)
KC-135Q5/6/12**Kadena AB, Okinawa
Giant Bear TTF (SR-71)6Kadena AB, OkinawaSupport
RC-135M(376th SW / 82nd Strat Recon Sq) Reconnaissance - ELINT(Trinh sát - tình báo điện tử)
KC-135A25Clark AB, Philippines(376th SW /  AREFS-P 4102)
SR-71A4Kadena AB, OkinawaReconnaissance -Post Strike (Trinh sát kết quả oanh tạc)
U-2 /DC-1302 / 2RTNAFU-Tapao, ThailandReconnaissance - Pre /Post Strike (Trinh sát trước&sau oanh tạc)
*Includes the Strip Alert / Emergency Air Refueling Assets at/on Andersen AFB & NAS Agana - Guam IAP (Including Aircraft  Diverted to Guam as "Christmas Help" (unofficial description) on Dec 16th, 1972)   
(Về số KC-135 tiếp dầu: số lượng ước tính, bao gồm cả các nhóm Trực chiến/Tiếp dầu khẩn cấp ở sân bay không quân Andersen và sân bay hải quân Agana, sân bay quốc tế Guam, các máy bay chuyển tới Guam như "Trợ giúp Giáng Sinh"- nhóm bổ sung cho chiến dịch LBII- vào ngày 16/12/1972)
** KC-135Q's Assigned 5 PCS to the 376th / 909th AREFS at Kadena, 6 TDY from the 456th BW at Beale
AFB, California, 12 Partial Q's from the 306th BW / 306th AREFS at McCoy AFB, Florida (some McCoy
Partial Q's (Excess of Giant Bear requirements) flew as Arc Light / Linebacker Operations, as well as being a Giant Bear Backup when required.
*** B-52D 55-110 was lost to hostile fire in November during Linebacker I operations, the aircraft although hit by a SAM near Vinh. NVN, was able to get the crew back to Thailand before the crew bailed out

1 số từ viết tắt trong các tài liệu liên quan:
AFB: Air Force Base - Căn cứ không quân
ANGB: Air National Guam Base - căn cứ quốc gia (Mỹ) tại Guam
ANGS: Air National Guam Station - Nhà ga hàng không quốc gia Guam
ARW: Air Refueling Wing - Phi đòan tiếp liệu (trên không)
IAP: International Airport - Sân bay quốc tế
JARB: Joint Air Reserve Base - Căn cứ dự trữ (hỗn hợp)
SOW: Special Operations Wing - Phi đòan đặc nhiệm
SW: Strategic Wing - không đòan chiến lược


Lực lượng Hải quân tham gia gồm 6 tàu sân bay:

USS America (CVA-66)
USS Enterprise (CVAN-65)
USS Midway (CVA-41)
USS Oriskany (CVA-34)
USS Ranger (CVA-61)
USS Saratoga (CVA-60)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Mười Một, 2007, 09:54:27 pm
Chịu khó dịch đi một tí, ChienV ơi! Dịch đi rồi anh góp ít tài liệu, nhá!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Mười Một, 2007, 11:02:05 am
Đây là thông tin về lực lượng Mỹ tham chiến trong Linebacker II của ta: post thử xem có vênh với số liệu nước ngoài không nhé!

- Gần 1/2 số máy bay chiến lược B52 của toàn nước Mỹ: 193/400 chiếc. Thực tế xuất kích: 633 lần chiếc.
- Gần 1/3 số máy bay chiến thuật của toàn bộ nước Mỹ: 1.077/3.041 chiếc. Thức tế xuất kích: 3.920 lần chiếc.
- 1/4 số tàu sân bay: 6/24 chiếc. Đi kèm là nhiều loại tàu khác: chỉ huy-dẫn đường, khu trục, tên lửa, radar, hộ vệ, cấp cứu, sửa chữa... của Hạm đội 7.

Số liệu trên chưa tính tới 50 máy máy bay tiếp dầu trên không và một lượng lớn các máy bay phục vụ khác như: gây nhiễu điện tử, trinh sát có và không người lái, chỉ huy, dẫn đường, liên lạc, cấp cứu...
Chỉ tính riêng Không quân chiến thuật thì trong Linebacker II Mỹ đã huy động số máy bay bằng tổng lực lượng không quân của Anh (600 chiếc) và Tây Đức (500 chiếc) là 2 nước có không quân mạnh nhất Nato hồi đó.

Số máy bay chiến lược, chiến thuật được Mỹ sử dụng vào cuộc tập kích chiến lược này đều là những loại hiện đại nhất thời đó. Phần lớn đã được cải tiến, hoàn hảo hơn nhiều so với thời kỳ 1965-1968:
- Máy bay ném bom chiến lược: B52 D/G.
- Máy bay chiến thuật: F-111A, F-4D/E/J (thay cho F-4C, F-8), F-105G (thay cho F-105F), A-4E, A-6A, A-7 (thay cho A-4).
- Máy bay gây nhiễu điện tử: EA-6A, EB-66B/C/D/E, EC-121.
- Máy bay tiếp dầu trên không: KC-135.
- Máy bay trinh sát có người lái tầng thấp: RF-4C, RA-5C.
- Máy bay trinh sát không người lái tầng thấp: 147SB/SC/SK, 147SRE (bay đêm).
- Máy bay trinh sát có người lái tầng cao: SR71.
- Máy bay trinh sát không người lái tầng cao: BQM34A.

Căn cứ xuất phát:
- Máy bay B52 cất cánh từ Anderson trên đảo Guam và Utapao Thái Lan.
- Máy bay chiến thuật cất cánh từ 6 sân bay ở Thái Lan: Udon, Ubon, Takhli, Korat, Nakhon Phanom, Nam Phong (Nậm Phong) và từ 6 tàu sân bay: Enterprise, America, Ranger, Kitty Hawk, Oriskany, Saratoga đậu rải trên một khu vực rộng gọi là Station Yankee (Trạm Yân-ki) ở biển Đông, từ Đông Thanh Hóa đến Đông Đà Nẵng.

Mgoài ra, tất cả các căn cứ hậu cần, kỹ thuật của QĐ Mỹ tại Đông Nam Á như Clark, Subic tại Philippin, Okinaoa tại Nhật Bản đều được sử dụng để phục vụ cho trận đại oanh kích này.

Để chỉ huy chung 2 căn cứ Anderson và Utapao, Lầu Năm góc đã cấp tốc thành lập một Bộ chỉ huy lâm thời, do tướng John Vogt làm Tư lệnh, đóng ở Utapao.

Đây là sơ đồ đường bay của các mũi tập kích trong Linebacker II:

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/12ngaydem.jpg)

Nguồn: "Điện Biên Phủ trên không" chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam của tác giả Lưu Trọng Lân - nguyên Phó Phòng Tác huấn/ Bộ Tham mưu/Quân chủng PK-KQ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 10 Tháng Mười Một, 2007, 09:41:38 pm
Chịu khó dịch đi một tí, ChienV ơi! Dịch đi rồi anh góp ít tài liệu, nhá!

Số liệu của ta bác chèn cái nguồn vào cho nó hòanh tráng nhé?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Mười Một, 2007, 10:59:15 am
thu truong oi, cho em hoi con luc luong ben minh thi sao ha thu truong

Phía ta :

Khu vực Hà Nội có sư đoàn PK 361 gồm 3 trung đoàn tên lửa phòng không (TLPK) 257, 261, 274 (E274 chỉ có 2D); 5 trung đoàn pháo cao xạ (PCX) 220, 221, 212, 244, 260. Dân quân tự vệ có 226 đội, trang bị 741 pháo và SMPK, trong đó có 4 đại đội trang bị 20 khẩu 100mm (quá khủng, trước đến giờ em cứ nghĩ DQTV chỉ có đến 37 là đã may lắm).

Khu vực Hải Phòng có sư đoàn PK 363 gồm 2 trung đoàn TLPK 238, 285; 1 trung đoàn PCX 252. QK Tả Ngạn có 1 trung đoàn PCX 272 và 4 tiểu đoàn độc lập. DQTV có 90 đội, trong đó có 12 khẩu 100mm.

Khu vực đường 1 Bắc (Lạng Sơn, Hà Bắc) có sư đoàn PK 375 gồm 1 trung đoàn TLPK 268 (không tham chiến do không đảm bảo kỹ thuật), 5 trung đoàn PCX 282, 224, 216, 240, 214. QK Tả Ngạn có 2 tiểu đoàn độc lập. DQTV có 112 đội, trang bị 112 khẩu SMPK.

Khu vực Bắc Thái và Yên Bái có 1 trung đoàn PCX 256 của QK Việt Bắc ở Thái Nguyên, gồm 2 đại đội 100mm và 3 đại đội 37mm.

Ở Yên Bái có 1 trung đoàn PCX 254. DQTV có 15 đội, trang bị 65 khẩu SMPK.

Hướng đường 1 Nam có 3 trung đoàn TLPK 275, 267, 263 và pháo cao xạ đánh phối hợp chiến dịch.

Không quân có 4 trung đoàn 921 và 927 (MiG-21), 923 (MiG-17), 925 (MiG-19).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Triumf trong 12 Tháng Mười Một, 2007, 11:50:29 am
thu truong oi, cho em hoi con luc luong ben minh thi sao ha thu truong

Phía ta :

Khu vực Hà Nội có sư đoàn PK 361 gồm 3 trung đoàn tên lửa phòng không (TLPK) 257, 261, 274 (E274 chỉ có 2D); 5 trung đoàn pháo cao xạ (PCX) 220, 221, 212, 244, 260. Dân quân tự vệ có 226 đội, trang bị 741 pháo và SMPK, trong đó có 4 đại đội trang bị 20 khẩu 100mm (quá khủng, trước đến giờ em cứ nghĩ DQTV chỉ có đến 37 là đã may lắm).

Khu vực Hải Phòng có sư đoàn PK 363 gồm 2 trung đoàn TLPK 238, 285; 1 trung đoàn PCX 252. QK Tả Ngạn có 1 trung đoàn PCX 272 và 4 tiểu đoàn độc lập. DQTV có 90 đội, trong đó có 12 khẩu 100mm.

Khu vực đường 1 Bắc (Lạng Sơn, Hà Bắc) có sư đoàn PK 375 gồm 1 trung đoàn TLPK 268 (không tham chiến do không đảm bảo kỹ thuật), 5 trung đoàn PCX 282, 224, 216, 240, 214. QK Tả Ngạn có 2 tiểu đoàn độc lập. DQTV có 112 đội, trang bị 112 khẩu SMPK.

Khu vực Bắc Thái và Yên Bái có 1 trung đoàn PCX 256 của QK Việt Bắc ở Thái Nguyên, gồm 2 đại đội 100mm và 3 đại đội 37mm.

Ở Yên Bái có 1 trung đoàn PCX 254. DQTV có 15 đội, trang bị 65 khẩu SMPK.

Hướng đường 1 Nam có 3 trung đoàn TLPK 275, 267, 263 và pháo cao xạ đánh phối hợp chiến dịch.

Không quân có 4 trung đoàn 921 và 927 (MiG-21), 923 (MiG-17), 925 (MiG-19).
Không biết lúc bấy giờ sư đoàn 365 đóng ở đâu? Các sư 367 và 377 thì ở sâu phía trong.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 09 Tháng Mười Hai, 2007, 10:26:53 am
- Những ngày giữa tháng chạp năm 1972, tình hình diễn biến rất khẩn trương, sôi động. Ngày 13 tháng 12, do thái độ ngoan cố, lật lọng của chính quyền Mỹ Kit xinh Giơ, cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ tuyên bố đình chỉ vô thời hạn Hội nghị Pari về Việt Nam.

- Ngày 17 - 12, Ních xơn chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chiến dịch mang tên Lainơbêchcơ II.

Về phía ta đã chuẩn bị sẵn sàng. Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng B 52 đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra.

- 10g 30 phút, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trực tiếp chỉ thị cho các đơn vị toàn quân chủng, đặc biệt là hai khu vực Hà Nội - Hải Phòng: "Tình hình rất khẩn trương, các đơn vị cần thực sự chuẩn bị cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu, có kế hoạch tiếp tế đạn cho tên lửa, bảo đảm vũ khí trang bị sẵn sàng chiến đấu với hệ số kỹ thuật cao nhất; thông tin liên lạc phải thường xuyên thông suốt; tổ chức báo động kiểm tra các đơn vị".

- Toàn Quân chủng Phòng không - Không quân cũng quân và dân miền Bắc đã làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu, quyết đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B- 52 của Mỹ nếu chúng liều lĩnh leo thang ra đánh phá Hà Nội, Hải Phòng.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 09 Tháng Mười Hai, 2007, 07:36:02 pm
Ngày 18 - 12 - 1972

- Sáng 18 - 12, Bộ Tổng Tham mưu điện cho các đơn vị: cần đề phòng địch dùng B- 52 đánh phá các mục tiêu trọng điểm. Các binh chủng pháo cao xạ, tên lửa, radda, không quân, pháo binh sẵn sàng chiến đấu kịp thời đánh trả máy bay, tàu chiến địch. Tổ chức quan sát, báo động, có kế hoạch sơ tán đào hầm hào, phối hợp với công an và nhân dân làm tốt công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản...

- Phủ Thủ tướng cũng điện cho các Bộ và cơ quan: Địch có thể ném bom Hà Nội - Hải Phòng cần thực hiện tốt kế hoạch sơ tán của thành phố.

- 10 giờ 15 phút, một chiếc máy bay trinh sát không người lái của địch bay từ hướng Tây Bắc vào trinh sát Hà Nội. Các đơn vị ra đa phát hiện báo cáo về Tổng trạm radda và sở chỉ huy Quân chủ́ng Phòng Không.

- 16 giờ 30 phút Bộ Tổng Tham mưu thông báo cho Quân chủng Phòng không - Không quân  và Bộ Tư lệnh Thủ đô: Sẽ có đợt hoạt động lớn của máy bay chiến lược B - 52 ra miền Bắc.

- 19 giờ 10 phút, các đài ra đa cảnh giới của của binh chủng rađa báo cáo về sở chỉ huy trung tâm: "B- 52 đang bay vào hướng Hà Nội".

- 19 giờ 25 phút, không quân ta được lệnh cất cánh đón đánh các tốp máy bay chiến thuật Mỹ (F4, F8, F 111, A6, A7...). Cùng lúc ở Tam Đảo, Việt Trì, các đài quan sát dồn dập báo về Sở chỉ huy trung tâm: Máy bay F 111 ném bom sân bay Nội Bài, Kép... Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Thủ đô ra lệnh báo động toàn thành phố. Lập tức, còi báo động từ Nhà hát Lớn, Quảng trường Ba Đình, ga Hàng Cỏ và nhiều nơi nội và ngoại thành nổi lên khẩn cấp.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 09 Tháng Mười Hai, 2007, 07:47:54 pm
- Từ - 19 giờ 20 phút đến 20 giờ 18 phút, nhiều tốp máy bay B- 52 (mỗi tốp 3 chiếc) liên tiếp dội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm... Cuộc chiến đấu ác liệt của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội bắt đầu, mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm "Hà Nội Điện Biên Phủ trên không".

- 20 giờ 18 phút, tiểu đoàn 59 trung đoàn tên lửa phòng không 261 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy phóng 2 quả đạn từ cự ly thích hợp hạ ngay 1 máy bay B- 52 ( máy bay rơi xuống cánh đồng thuộc Phủ Lỗ và Đông Xuân, giữa tỉnh Vĩnh Phú và Hà Nội, cách trận địa gần 10 km). Đây là chiếc máy bay B- 52- G đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội.

- 20 giờ 16 phút, tiểu đoàn tên lửa 52, trung đoàn 267, sư đoàn phòng không 365 từ một trận địa ở Nghệ An bắn bị thương nặng 1 máy bay B- 52 khi chúng vừa gây tội ác ở Hà Nội về, buộc phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Đà Nẵng.

- Đêm 18 - 12, Mỹ huy động 90 lần chiếc B- 52 ném 3 đợt bom xuống Thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B- 52 có 8 lần chiếc F 111 và 127 lần chiếc máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Trong đêm đầu tiên Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ đô Hà Nội. 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm chết 300 người.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 09 Tháng Mười Hai, 2007, 07:58:50 pm
Ngày và đêm 19 - 12 - 1972:

Sau cuộc chiến đấu ngày 18 - 12 các lực lượng chiến đấu đã kịp thời rút kinh nghiệm và hạ quyết tâm đánh mạnh hơn nữa lập thành tích chào mừng ngày toàn quốc kháng chiến 19 - 12.

- 4 giờ 30 phút rạng sáng ngày 19 - 12, địch ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, nhà máy Cao su Sao Vàng... Các trận địa tên lửa, pháo phòng không với các đơn vị dân quân tự vệ Thủ đô bắn hàng ngàn viên đạn các loại tiêu diệt một máy bay F4.

- Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257 đánh một trận thật xuất sắc, bắn rơi tại chỗ một máy bay B- 52 D.

- Sáng 19 - 12, Bộ Chính trị họp biểu dương các lực lượng phòng không đã chiến đấu dũng cảm, đồng thời chỉ thị các đơn vị cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh chủ quan thỏa mãn, chuẩn bị đầy đủ hơn nữa để chiến đấu liên tục, bắn rơi nhiều máy bay B- 52.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 09 Tháng Mười Hai, 2007, 09:12:04 pm
- Tổng tham mưu trưởng chỉ thị: Bộ đội tên lửa đêm chiến đấu, ngày nguỵ trang sơ tán. Bộ đội rađa phải thường xuyên theo dõi địch, quản lý vững chắc vùng trời cả ngày và đêm. Bộ đội pháo phòng không thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao và đánh thắng địch.

- Đêm 18 rạng ngày 19 - 12, đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã đến ngay một số đơn vị phòng không - không quân và khu vực Đông Anh, Yên Viên nơi vừa bị B- 52 của giặc Mỹ ném bom, động vien thăm hỏi bộ đội và nhân dân Thủ đô.

- Nhiều nước trên thế giới ra tuyên bố hoặc điện tới Tổng thống Mỹ yêu cầu chấm dứt hành động dùng máy bay B- 52 ném bom tàn phá ác liệt Hà Nội, Hải Phòng và miền Bắc Việt Nam.

- 19 giờ 45 phút ngày 19 đến 5 giờ 20 phút ngày 20 - 12, máy bay B- 52 tiếp tục ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Riêng ở Hà Nội 87 lần chiếc B- 52 và hơn 200 lần chiếc máy bay cường kích ném 3 đợt bom xuống 68 điểm thuộc nội ngoại thành

- Sau 2 đêm đầu chiến đấu tuy quân dân ta giành thắng lợi, nhưng lực lượng phòng không bảo vệ thủ đô cũng gặp khó khăn. Nhiều trận địa bị trúng bom. Cơ số đạn tiêu thu quá mức. Trận địa pháo 10mm của tự vệ Đống Đa bắn hết đạn, nhiều tiểu đoàn tên lửa đạn dự trữ còn ít.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 10 Tháng Mười Hai, 2007, 08:33:07 am
- Những ngày giữa tháng chạp năm 1972, tình hình diễn biến rất khẩn trương, sôi động. Ngày 13 tháng 12, do thái độ ngoan cố, lật lọng của chính quyền Mỹ Kit xinh Giơ, cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ tuyên bố đình chỉ vô thời hạn Hội nghị Pải về Việt Nam.

Không phải chỉ mình Kissinger tuyên bố, mà cả hai bên thỏa thuận cùng về xin ý kiến chính phủ mình. Không phải đình chỉ vô thời hạn, mà ấn định là trong khi hai phái viên về xin ý kiến (khoảng 15 ngày), thì ở Paris vẫn gặp gỡ ở cấp chuyên viên.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 10 Tháng Mười Hai, 2007, 09:15:08 pm
Ngày 20 - 12 - 1972

- 11giờ 45 phút, Bộ Tổng tư lệnh điện cho các đơn vị: "Chiều và đêm nay địch sẽ đánh lớn bằng máy bay B- 52 và máy bay cường kích vào thủ đô Hà Nội".
 
- 19 giờ ngày 20 đén sáng 21 - 12, địch huy động 78 lần chiếc B- 52 ném bom Hà Nội và hơn 100 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào đánh phá nội, ngoại thành Hà Nội. Bộ đội rađa phát hiện nhanh, xã, đúng, đủ, kịp thời, mắc cho các loại máy bay địch phát nhiễu dày đặc.

- Khi B- 52 địch cách Hà Nội 80 km, trực ban trưởng Sở chỉ huy phòng không đóng cầu dao, nổi còi báo động toàn thành phố sẵn sàng chiến đấu.

- 20 giờ 05 phút đến 20 giờ 7 phút, trận đánh xuất sắc trong 2 phút từ cự ly 22 km với 2 quả đạn, tiểu đoàn 93, trung đoàn tên lửa 261 bắn cháy 1 máy bay B- 52 rơi tại chỗ ở khu vực ga Yên Viên, cách Hà Nội hơn 10 km.

- 20 giờ 34 phút, bằng cách đánh "mới", tiểu đoàn 77, trung đoàn tên lửa 257 bắn rơi chiếc B- 52 thứ 2 ở ngoại thành.

- 20 giờ 29 phút đến 20 giờ 38 phút, 3 tiểu đoàn tên lửa (78, 79, 94) tập trung hoả lực bắn rơi tại chỗ chiếc B- 52 thứ 3.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 10 Tháng Mười Hai, 2007, 09:29:50 pm
- Trong đợt chiến đấu này, các đại đội pháo 100ly của dân quân tự vệ thủ đô đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tên lửa cao xạ 57 mm, 14,5 mm, 12, 7 mm bằng nhiều phương pháp bắn cản (bắn đón), bắn the tiếng động... bảo vệ vững chắc cho các trận địa tên lửa và các mục tiêu quan trọng khu vực nội, ngoại thành Hà Nội.

- Đêm 20 rạng ngày 21 - 12 bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã thực hiện trận đánh xuất sắc, chỉ 35 quả đạn bắn rơi 7 chiếc B- 52, có 5 chiếc rơi tại chỗ. Tiêu biểu là trận đánh lúc 5 giờ 2 phút đến 5 giờ 11 phút các tiểu đoàn (57, 77, 79) chỉ trong 9 phút với 6 quả đạn đã bắn rơi 4 chiếc B - 52 (3 chiếc rơi tại chỗ). Riêng tiểu đoàn 57 với 2 quả đạn cuối cùng trong 2 phút (từ 5 giờ 9 phút đến 5 giờ 11 phút) bắn rơi 2 máy bay B - 52 (1 chiếc rơi tại chỗ).

- Cùng ngày, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp gọi điện thoại xuống các sư đoàn biểu dương bộ đội Phòng không Hà Nội vừa qua đánh tốt, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân. Cuối cùng, Đại tướng nói: ''Cả nước đang hướng về. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ, từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương theo dõi chặt chẽ cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội.''


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 11 Tháng Mười Hai, 2007, 07:36:11 pm
Ngày 21 - 12 - 1972

Tại Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng chiến sự vẫn diễn ra ác liệt.

- Ban ngày, 180 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh phá các mục tiêu trọng yếu: Ga Hàng Cỏ và Sở công an (Hà Nội), nhà máy điện yên Phụ, Bộ Giao thông, cầu Phủ Lý và 6 đợt đánh vào khu vực thị xã Thanh Hóa.

-Từ 11 giờ 15 phút đến 12 giờ 24 phút, địch cho 2 lần chiếc máy bay trinh sát Hà Nội và đường số 1 Bắc, nhằm thăm dò lực lượng của ta và chuẩn bị cho đợt tập kích tiếp theo.

- 21 giờ 37 phút đêm, rạng sáng 22, địch huy động 24 lần chiếc máy bay B - 52 và 36 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống vào đánh sân bay và bệnh viện Bạch Mai, Giáp Bát, Văn Điển... Ngoài ra, 30 lần chiếc F4, F105 vào đánh phá các khu vực Bắc Giang, ga Kép, sân bay Yên Bái, cảng Hải Phòng, Cát Bi và An Lão (Kiến An).

Phát huy khí thế chiến thắng của 3 ngày đêm trước quân và dân ta đã bắn rơi 11 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 B- 52, 2 F4, 2 A7, 1 F111, 1 A6, 1 RA50, 1 F105...


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 11 Tháng Mười Hai, 2007, 09:32:12 pm
Ngày 22 - 12 - 1972

- 2 giờ 38 phút sáng 22 - 12, bộ đội rađa đã phát hiện chính xác các tốp B - 52 và máy bay chiến thuật Mỹ ở hướng Tây Nam. Lần này địch sử dụng 24 chiếc B- 52 và 36 máy bay chiến thuật vào đánh phá sân bay, bệnh viện Bạch Mai, ga Giáp Bát, Gia Lâm, Văn Điển... và các trận địa tên lửa, 18 lần chiếc F 111 hoạt động xen kẽ ở độ cao thấp nhằm bất ngờ đánh phá vào các mục tiêu đã trinh sát.

- 3 giờ 42 phút, các kíp chiến đấu của tiểu đoàn 57 bộ đội phòng không Hà Nội đã bình tĩnh, dũng cảm vận dụng kinh nghiệm chiến đấu của các đêm trước, đồng loạt nổ súng bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B- 52 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây. Cùng thời điểm này, tiểu đoàn 71 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B- 52 ở Thanh Miện- Hải Hưng.

- 3 giờ 46 phút, tiểu đoàn tên lửa 93 lại bắn rơi 1 chiếc B- 52 ở khu vực Quỳnh Côi, Thái Bình.

- Ban ngày, 56 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các mục tiêu: Ga Kép, thị xã Bắc Giang, thành phố Việt Trì, thị trấn Vĩnh Yên. Ban đêm, 24 lần chiếc B- 52 có 30 chiếc máy bay chiến thuật hộ tống, 9F - 111 tập trung đánh khu vực Hải Phòng gồm Sở Dầu, nhà máy xi măng, khu An Dương, Đông Anh (Hà Nội), Hoà Lạc, Đáp Cầu... Quân và dân ta bắn rơi 5 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 B- 52, 1 F4.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 13 Tháng Mười Hai, 2007, 08:32:58 pm
21, 22 - 12, tại trận địa Vân Đồn (Hà Nội), các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14,5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi 1 máy bay F 111 "cánh cụp cánh xòe" của Mỹ.

- Nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội, 22 - 12, Bộ Tổng Tư lệnh gửi thư khen bộ đội tên lửa, cao xã, không quân, ra đa, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, đồng bào và cán bộ Thủ đô đã chiến đấu giỏi, đánh những trận xuất sắc tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ.

Ngày 23 - 12 - 1972

- Ban ngày, 54 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các khu vực ngoại thành Hà Nội. Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đức ( Hà Tây ). Ban đêm 33 chiếc B-52 đánh Đồng Mỏ ( Lạng Sơn ) và khu vực Bắc Giang; 30 chiếc máy bay F4 và F105, 11 máy bay F111 đánh vào Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc và các sân bay Nội Bài, Yên Bái. Hướng biển, có 7 máy bay chiến thuật của Hải quân Mỹ vào đánh Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An ( Hải Phòng ).

Ta bắn 4 máy bay trong đó có 2 B- 52, 1 F4, 1 A7.

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương công trạng quân dân miền Bắc và cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt tuyên dương công trạng của quân và dân Hà Nội chiến đấu oanh liệt, giành thắng lợi to lớn, bắn rơi tại chỗ chiếc B- 52 là chiếc máy bay Mỹ thứ 4.100 bị bắn rơi trên miền Bắc.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 13 Tháng Mười Hai, 2007, 08:58:38 pm
Ngày 24 - 12 - 1972

- Ban ngày, địch huy động 44 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá khu vực Thái Nguyên (Cao Ngạn và dọc đường số 1), Sen Hồ, Việt Yên (Hà Bắc).

- Ban đêm, từ 19 giờ 50 phút, địch dùng 33 lần chiếc B- 52 đánh phá ác liệt ga Kép, Bắc Giang, phối hợp với 39 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ đánh phá các sân bay Yên Bái, ga Kép và khu vực Vĩnh Tuy (Hà Nội).

Quân và dân miền Bắc chiến đấu giởi đã bắn rơi 5 chiếc máy bay - trong đó có 1 B- 52, 2 F4, 2 A7.

- Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Nôen, 24 giờ ngày 24 - 12, địch tạm ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần bọn giặc lái, rút kinh nghiệm tìm thủ đoạn và cách đánh mới.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 13 Tháng Mười Hai, 2007, 09:15:14 pm
Ngày 25 - 12 - 1972

- Từ 0 giờ ngày 25 - 12 - 1972, không quân địch ngừng ném bom miền Bắc nhân dịp lễ Noen.

- Sáng 25, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân triệu tập Hội nghị quân chính tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu gai đoạn 1 và phổ biến tình hình nhiệm vụ giai đoạn tới.

- Qua 7 ngày chiến đấu ngoan cường dũng cảm, bộ đội tên lửa, pháo phòng không hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ cùng bộ đội rađa, không quân và các lực lượng phòng không ba thứ quân đã bắn rơi 53 máy bay địch, có 18 B- 52, 5 F111. Trong đó Quân chủng Phòng không - Không quân  bắn rơi 31 chiếc (tên lửa bắn rơi 23 chiếc có 17 chiếc B - 52, không quân bắn rơi 1 chiếc F4, Pháo phòng không bắn rơi 7 chiếc). Lực lượng phòng không đại phương, dân quân tự vệ bắn rơi 22 chiếc, trong đó có 4 chiếc F 111 và pháo 100 ly được công nhận bắn rơi 1 chiếc B- 52.

- Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương nhận định: Địch sẽ đánh phá trở lại Hà Nội ác liệt hơn, quân và dân Thủ đô Hà Nội cần gấp rút chuẩn bị tốt lực lượng đánh địch trong những ngày tới.

- 15 giờ 25 phút ngày 25 - 12, Bộ Tổng Tham mưu lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân  từ 19 giờ ngày 25 - 12 - 1972, tất cả bộ đội, vũ khí, khí tài tên lửa phải sẵn sàng chiến đấu 100%.

Bộ đội, rađa phải phân biệt chính xác mục tiêu thật, giả và thông báo kịp thời B- 52 địch, chú ý máy bay bay thấp.

Các loại pháo, súng máy phòng không tổ chức bố trí đón lõng tập trung đánh tiêu diệt F 111 và bảo vệ tên lửa; pháo 100 milimet tham gia đánh B- 52.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 15 Tháng Mười Hai, 2007, 04:19:13 pm
Ngày 26 - 12 - 1972


- 13 giờ ngày 26, địch sử dụng 56 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào ném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh. Tiểu đoàn tên lửa 72, trung đoàn 285 đã bắn rơi 1 máy bay F4.

- Từ 22 giờ 05 phút ngày 26 - 12, địch sử dụng 105 lần chiếc B- 52 và 110 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống đánh ồ ạt, liên tục vào nhiều mục tiêu trên cả 3 khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái NGuyên (Mỹ tập trung 66 lần chiếc B- 52 vào đánh phá Hà Nội, 21 lần chiếc B- 52 đánh Thái Nguyên và 18 lần chiếc B- 52 đánh Hải Phòng).

- 22 giờ 40 phút , máy bay B- 52 ồ ạt đến ném bom rải thảm dữ dội vào tất cả các mục tiêu nội, ngoại thành Hà Nội. Khu phố Khâm Thiên và Khu Hai Bà Trưng bị tàn phá nặng nề gây khó khăn nhiều nhất cho nhân dân ta.

- Từ các trận địa ở khu vực ngoại thành, ba tiểu đoàn tên lửa (57, 76, 88) đã tập trung bắn rơi 1 máy bay B- 52. Sau ít phút các tiểu đoàn (57, 58, 79, 85, 87, 94) lập tức bắn rơi tại chỗ 2 máy bay B- 52, một chiếc rơi xuống xã Định Công (Thanh Trì).

- Với kinh nghiệm dày dạn, các tiểu đoàn tên lửa Phòng không (59, 93, 78, 79) đã phân tích chính xác, mục tiêu B- 52 trong dải nhiễu, bắn rơi thêm 2 chiếc B- 52.

- Cùng thời gian này tại Hải Phòng, tiểu đoàn tên lửa 81 đã vận dụng tốt phương pháp điều khiển và bám sát mục tiêu trong dải nhiễu, bắn rơi 1 máy bay B- 52 ngay trên đất cảng. Đại đội 74 pháo 100 milimét, trung đoàn 252 cũng bắn rơi 1 B- 52.

- Trận chiến đấu đêm 26 - 12 diễn ra hơn một giờ, lực lượng phòng không 3 thứ quân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh một trận tiêu diệt lớn, bắn rơi 8 máy bay B- 52, riêng Hà Nội Bắn rơi 5 chiếc, có 4 chiếc rơi tại chỗ và 10 máy bay chiến thuật khác. Đây là trận đánh then chốt quyết định bắn rơi nhiều máy bay chiến lược B- 52 nhất trong 9 ngày qua.
Trận đánh làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng. Lầu Năm góc và bọn giặc lái Mỹ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 15 Tháng Mười Hai, 2007, 09:22:38 pm
Ngày 27 - 12 - 1972

- Sáng ngày 27 - 12, địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm 3 đợt đánh phá dữ dội vào các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội như nhà máy dệt 8 - 3, ga và kho Văn Điển, cầu Đuống, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì, các trận địa tên lửa, rađa... Pháo phòng không các loại của quân dân Thủ đô đã phát huy hoả lực, đánh trả mãnh liệt trên tất cả các hướng. Đại đội 61 tiểu đoàn 20 bắn rơi 1 máy bay F4. Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi 2 chiếc máy bay F4 của Mỹ.

- Từ 19 giờ đến 22 giờ ngày 27 - 12, địch tăng cường huy động 36 lần chiếc máy bay B- 52, có 66 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh phá các khu vực: Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa; Xen kẽ giưa các đợt hoạt động của B- 52 địch dùng 17 lần chiếc F 111 tiếp tục thay nhau đánh phá, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta.

- 22 giờ 20 phút ngày 27 - 12, Bộ Tư lệnh Không quân cho đồng chí Phạm Tuân lái máy bay MIG- 21 cất cánh bất ngờ từ sân bay Yên Bái được Sở chỉ huy và rađa dẫn đường trực tiếp bảo đảm, vượt qua hàng rào bảo vệ của máy bay F4 tiến về hướng đội hình B- 52. Đến bầu trời khu vực Mộc Châu- Sơn La anh tiép cận được mục tiêu, công kích bằng 2 quả tên lửa. Một chùm lửa bốc cháy trùm lên chiếc B- 52 thứ 2. đây là chiếc B- 52 đầu tiên bị bộ đội không quân ta bắn rơi trong chiến dich 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không".

- Ngay trong đêm 27 - 12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện khen bộ đội không quân đã lập công xuất sắc, bắn rơi máy bay chiến lược B- 52 của Mỹ.

- 23 giờ ngày 27 - 12, bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội đánh trả quyết liệt tốp B- 52. Bằng 32 quả đạn, các đơn vị tên lửa phòng không của ta đã bắn tan xác 4 máy bay B- 52 trong đó có 2 chiếc máy bay rơi tại chỗ.

- 23 giờ 02 phút ngày 27 - 12, hai tiểu đoàn tên lửa (71, 72) bắn tiêu diệt tốp máy bay B- 52 từ hướng Tây lao vào đánh phá Hà Nội. Bằng 2 quả đạn theo phương pháp bám chính xác vào giữa nền dải nhiễu đậm, chiếc B- 52 chưa kịp cắt bom đã bị trúng đạn bốc cháy rơi xuống làng Ngọc Hà, đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội). Đây là chiếc B- 52 duy nhất chưa kịp cắt bom đã bị bắn rơi. Trong đó tiểu đoàn 59 và tiểu đoàn 77 cũng bắn rơi 2 chiếc máy bay B- 52 lúc 23 giờ 04 phút và 24 giờ 06 phút ngày 27 - 12.

Trong ngày và đêm quân dân miền Bắc đã bắn rơi 14 máy bay trong đó có 5 B- 52 (2 B- 52 rơi tại chỗ), 5 F4, 2 A7, 1 A6, 1 máy bay lên thẳng HH- 53 đến cứu giặc lái.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 16 Tháng Mười Hai, 2007, 01:24:14 pm
Ngày 28 - 12 - 1972

- Từ 10 giờ đến 17 giờ ngày 28 tháng 12, địch huy động 131 lần chiếc máy bay chiến thuật các loại đánh vào trận địa của bộ đội Phòng không - Không quân ở khu vực nội, ngoại thành. Quân và dân Thủ đô đánh trả quyết liệt. Không quân ta cất cánh đánh một trận xuất sắc bắn rơi 1 máy bay RA- 5C.

- Cùng ngày Bộ Tổng Tham mưu thông báo: Tổng thống Mỹ Níchxơn đã phải chấp thuận nối lại các phiên họp Hội nghị Pari. Chính phủ ta chấp nhận.

- Tối 28 - 12, Trung đoàn 274 được lệnh cơ động tăng cường ra Thủ đô Hà Nội. Những quả đạn tên lửa từ Quân khu 4 được chuyển ra chi viện nhanh chóng cho mặt trận Hà Nội.

- Từ 20 giờ đến 22 giờ, địch sử dụng khoảng 60 lần chiếc máy bay chiến lược B- 52 đánh phá khu vực Đông Anh, đa Phúc, Cầu Đuống, Yên Viên, Gia Lâm.

- 21 giờ 41 phút, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh của Sở chỉ huy Không quân, lái chiếc máy bay MIG 21 cất cánh từ sân bay Cẩm Thuỷ, do Sở chỉ huy sân bay Thọ Xuân và rađa dẫn đường vòng ra phía sau đội hình B- 52 đuổi địch đến vùng trời Sơn La. Phát hiện được B- 52 bám sát ở cự ly gần, Vũ Xuân Thiều xin công kích, quyết tiêu diệt địch. Sau khi bắn cháy máy bay địch, Vũ Xuân Thiều cũng anh dũng hy sinh.

- Trận đánh ngày và đêm 28 - 12, quân và dân ta bắn rơi 3 máy bay Mỹ. Trong đó có 2 B- 52, 1 RA- 5C.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoacuc trong 16 Tháng Mười Hai, 2007, 01:43:56 pm
Ngày 29 - 12 - 1972

- Ban ngày, địch sử dụng 36 chiếc máy bay của không quân chiến thuật Mỹ đánh phá nhà máy điện Cao Ngạn, Đồng Hỷ và khu vực cây số 4 Bắc Thái Nguyên.

- 23 giờ 16 phút, địch huy động 60 lần chiếc B- 52 đánh vào 3 khu vực: 30 B- 52 đánh khu gang thép Thái Nguyên và khu Trại Cau, 18 B- 52 đánh khu vực Đồng Mỏ (Lạng Sơn), 12 B- 52 đánh Kim Anh (Vĩnh Phú).

Ngoài ra 70 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh xen kẽ các sân bay Thọ Xuân, Yên Bái, Hoà Lạc, Kép và khu vực Kim Anh (VĨnh Phú), , Đông Anh (Hà Nội), ngoại vi Thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh.

Ta bắn rơi 2 máy bay, trong đó Tiểu đoàn tên lửa 79 bảo vệ Hà Nội chiến đấu anh dũng bắn rơi 1 máy bay B- 52, 1 máy bay F4. đây là trận đánh kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" bảo vệ Thủ đô Hà Nội cuối tháng chạp năm 1972.

- 7 giờ sáng ngày 30 - 12, Níchxơn buộc phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam.

Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B- 52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng kéo dài 12 ngày, đêm đã bị thất bại hoàn toàn.

Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B- 52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác.
Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt trong suốt 8 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đây là cuộc đọ sức quyết liệt nhất từ trước tới nay. Nghệ thuật tác chiến phòng không hiệp đồng chiến đấu, quân binh chủng của bộ đội ta đã chứng tỏ sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quân mà nòng cốt là bộ đội Phòng không - Không quân.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 18 Tháng Mười Hai, 2007, 07:25:06 pm
Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B- 52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác.

Nếu nhớ không nhầm thì dạo trước đã có bác trích tài liệu mới (báo cáo hay tổng kết của ông Phùng Thế Tài ?) của ta với con số 28 B-52 bị bắn rơi ?

Số liệu Mỹ là 15 B-52 rơi, 9 hư hỏng trong giai đoạn từ 18 đến 30 tháng 12 năm 1972.

Đã bác nào có số thống kê cụ thể của ta về số đạn SA-75 bắn lên cho từng đêm chưa? Theo tôi hiểu thì mới chỉ có tổng số và số liệu cho một số đêm chứ chưa có đầy đủ?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 18 Tháng Mười Hai, 2007, 08:17:58 pm
Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B- 52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác.

Nếu nhớ không nhầm thì dạo trước đã có bác trích tài liệu mới (báo cáo hay tổng kết của ông Phùng Thế Tài ?) của ta với con số 28 B-52 bị bắn rơi ?

Số liệu Mỹ là 15 B-52 rơi, 9 hư hỏng trong giai đoạn từ 18 đến 30 tháng 12 năm 1972.

Đã bác nào có số thống kê cụ thể của ta về số đạn SA-75 bắn lên cho từng đêm chưa? Theo tôi hiểu thì mới chỉ có tổng số và số liệu cho một số đêm chứ chưa có đầy đủ?

Chán quá, em tìm được 1 nguồn thống kê của Mỹ, thống kê cho thấy cả số bị thương (damaged) trong chiến dịch này, tổng số hơn 40 B52 bị dính đạn trong 12 ngày.

Số thống kê của ta và Mỹ cũng khác nhau, phía Mỹ báo có tới 741 lần chiếc (sorties) B-52 được lên kế họach, hủy 12 lần chiếc, đã thực hiện 729 lần chiếc.

Số đạn SA-2 hoặc V-75 chứ bác, làm gì có tên lửa SA-75 trong VNW! Em nhớ là có thống kê từng ngày rồi, ể lục lại hầu bác!

Em rất ếch tiếng Anh, nhờ các bác đọc 2 pót sau và giải thích giúp con số 25 chiếc B-52 bị mất trong VNW hộ em.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 18 Tháng Mười Hai, 2007, 08:22:47 pm
Chưa hòan chỉnh lực lượng tham chiến, cũng đua với các bác về hậu quả trận đánh vậy.
Em lấy  nguồn này  (http://www.nampows.org/B-52.html), ở đây thống kê 10 máy bay bị rơi trong miền Bắc, cùng số phi công lâm nạn.
Lưu ý: thống kê này cho tòan bộ cuộc chiến. Em chưa thể đọc kỹ và phân tách số liệu trong đợt 12/72.

Mac’s Facts no. 46  (B52 Combat Losses/Operational Losses in Vietnam)

November 23, 2006

 

B-52Ds, B-52Fs, and B-52Gs flew combat missions in South East Asia. B-52Ds and B-52Gs flew the Linebacker II missions into Route Pack Five and Six, December 1972.

 

This document was done to clear up some confusion as to the names of crewmembers of ten B52s lost over North Vietnam and fifteen B52s lost in other locations.  I have not had the opportunity to read other excellent source books, Linebacker II: A View From the Rock by McCarthy. The internet address to read this book on line is:

http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/linebacker2.pdf

Linebacker -The Untold Story of the Air Raids Over North Vietnam by Karl J. Eschmann.  11 Days of Christmas by Marshall L. Mitchel, III, published 2002, B-52s Over Hanoi by James McCarthy, and Boeing’s Cold War Warrior: B-52 Stratofortress by Dorr & Peacock, published 1995.  Another great reference is Boeing B-52 by Walter Boyne, published in 1981, updated in 1994.  Additional Linebacker books are listed on Amazon.com.  This document should supplement these and future publications.  This document uses the “official” shoot down dates as recorded by the U.S. Defense Department.  For example, Cobalt 1 was shot down over Hanoi at 0003 local time on 12-28-72.  Other researchers fix the shoot down date as 12-27-72, the date the a/c took off from its home base.  (A flight could take eight hours just getting to the target).  I will use 12-28-72, the official Department of Defense date.  Ranks shown are the ranks at the time of shoot down.

 

Call sign          Model     Date           Base          Crewmember                 Position     Status                         

Charcoal 1       B52G      12-18-72    Andersen   LtCol Donald Rissi           Pilot           NR

                        No. 58-0201                                1stLt Robert Thomas       Co-Pilot      NR

                                                                           Maj Richard Johnson       Radar/Nav  RR

                                                                           Capt Robert Certain        Navigator   RR

                                                                           Capt Richard Simpson     EWO          RR

                                                                           E7 Walter Ferguson        Gunner      NR

 

Rose 1             B52D      12-19-72    U-Tapao     Capt Hal Wilson               Pilot           RR

                        No. 56-0608                                Capt Charles Brown        Co-Pilot      RR

                                                                           Maj Fernando Alexander  R/Nav        RR

                                                                           Capt Richard Cooper       Nav            NR

                                                                           Capt Henry Barrows        EWO          RR

                                                                           E6 Charlie Poole             Gunner      NR

 

Orange 3         B52D      12-20-72    U-Tapao     Maj John Stuart               Pilot           XX

                        No. 56-0622                                1stLt Paul Granger          Co-Pilot      RR

                                                                           Maj Randolph Perry         R/Nav         XX

                                                                           Capt Thomas Klomann    Nav            RR

                                                                           Capt Irwin Lerner             EWO          XX     

                                                                           E7 Arthur McLaughlin      Gunner      XX

 

Quilt 3              B52G      12-20-72    Andersen   Capt Terry Geloneck       Pilot           RR

                        No. 57-6496                                1stLt William Arcuri          Co-Pilot      RR

                                                                           Capt Warren Spencer      R/Nav         NR

                                                                           1stLt Michael Martini        Nav            RR

                                                                           Capt Craig Paul               EWO          NR

                                                                           E5 Roy Madden              Gunner      RR

 

Olive 1             B52G      12-21-72    Andersen   LtCol Keith Heggen         Air Cdr        KR     

                        No. 58-0198                                LtCol James Nagahiro     Pilot           RR

                                                                           Capt Donovan Walters    Co-Pilot      NR

                                                                           Maj Edward Johnson       R/Nav         NR

                                                                           Capt Lynn Beens            Nav            RR

                                                                           Capt Robert Lynn            EWO          NR

                                                                           E3 Charles Bebus           Gunner      NR

 

Blue 1              B52D      12-22-72    U-Tapao     LtCol John Yuill               Pilot           RR

                        No. 55-0050                                Capt Dave Drummond     Co-Pilot      RR

                                                                           LtCol Lou Bernasconi      R/Nav         RR

                                                                           1stLt William Mayall         Nav            RR

                                                                           LtCol William Conlee        EWO          RR

                                                                           E5 Gary Morgan              Gunner      RR

                                                                                                                                               

Tan 3               B52G      12-21-72    Andersen   Capt Randall Craddock   Pilot           NR

                        No. 58-0169                                Capt George Lockhart     Co-Pilot      NR

                                                                           Maj Bobby Kirby              R/Nav         NR

                                                                           1stLt Charles Darr           Nav            NR

                                                                           Capt Ronald Perry           EWO          NR

                                                                           E5 James Lollar              Gunner      RR

 

Scarlet 3/1       B52D      12-22-72    U-Tapao     Capt Peter Giroux           Pilot           RR

                        No.55-0061                                 Capt Thomas Bennett     Co-Pilot      XX

                                                                           LtCol Gerald Alley           R/Nav         NR

                                                                           1stLt Joseph Copack      Nav            NR

                                                                           Capt Peter Camerota      EWO          RR

                                                                           E7 Louis LeBlanc            Gunner      RR

 

Ebony 2           B52D      12-26-72    U-Tapao     Capt Robert Morris          Pilot           NR

                        No. 56-0674                                1stLt Robert Hudson       Co-Pilot      RR

                                                                           Capt Michael LaBeau      R/Nav         RR

                                                                           1stLt Duane Vavroch      Nav            RR

                                                                           Capt Nutter Wimbrow       EWO          NR

                                                                           E6 James Cook               Gunner      RR

 

Cobalt 2/1        B52D      12-28-72    Andersen   Capt Frank Lewis            Pilot           RR

                        No. 56-0605                                Capt Samuel Cusimano   Co-Pilot      RR

                                                                           Maj James Condon         R/Nav         RR                                           1stLt Bennie Fryer        Nav      NR

                                                                           Maj Allen Johnson           EWO          NR

                                                                           E7 James Gough            Gunner      RR

 

 

Personnel data is from Defense Prisoner of War/Missing in Action Office Reference Document “U.S. Personnel Missing, Southeast Asia (and Selected Foreign Nationals) (U) dated May 2001.  Crew positions are determined from direct testimony from the returned POWs.  Ranks for the Gunners are: E3=Airman 1/c; E4=Senior Airman; E5=SSgt; E6=TSgt; E7=MSgt.  Air Cdr=Airborne Commander.

 

Status codes:  KR…Died in Captivity, negotiated remains returned, 3-13-74.

                        XX…Presumptive finding of death.  Remains still unaccounted for.

                        NR…Negotiated remains returned.  Dates of return in our records.

                        RR…Returnee (POWs).  Dates of return in our records.

 

 

A total of 10 B-52s went down inside the borders of North Vietnam.  61 total crewmembers.   33 survivors became POWs and were released at the end of the war.  28 of the downed 61 warriors perished.  (Information is listed above).

 


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 18 Tháng Mười Hai, 2007, 08:23:50 pm
Tiếp theo: 15 máy bay rơi ngòai miền Bắc, vì trục trặc kỹ thuật có 7 chiếc rơi trên đường bay tới Việt Nam (tạm hiểu 9 chiếc là rơi do hỏa lực của miền Bắc). 16 chiếc khác bị thương nặng trong chiến đấu và có thể sửa chữa được. Họ cũng ghi rõ theo hồ sơ của Boeing là 19 chiếc bị thương.


Fifteen other B52s went down outside of North Vietnam.  Eight were due to combat.  Seven were “operational losses,” which occurred while B52s were enroute to combat areas in Vietnam.  (Information listed below).

 

Olive 2             B52D      11-22-72    U-Tapao     SA2 damage at Vinh.  Crashed near NKP.  Lost 4 engines on one side. 6 crewmen bailed out/recovered. No. 55-0110.

                        P- N.J. Ostozny; C/P- Tony Foley; RN- Bud Rech; N- Bob Estes; EWO- Larry Stephens; G- Ronald W. Sellers. (Combat loss, 1).

 

Peach 2           B52G      12-18-72    Andersen   Crew bailed out/rescued over Thailand.

                        No. 58-0246.  (Combat loss, 2).

 

Brass 2            B52G      12-20-72    Andersen   Crew bailed out/rescued over Thailand.

                        No. 57-6481.  (Combat loss, 3).

 

Straw 2            B52D      12-21-72    Andersen   Crew bailed out over Laos.  R/N Maj Frank Gould not recovered.  Status XX.  Other crewmembers recovered.

                        No. 56-0669.  (Combat loss, 4).

 

Ash 1              B52D    12-26-72 U-Tapao  Crashed at U-Tapao.  Attempted go-around with 4 engines out on same side.  4 KIA.  CP, 1st Lt Bob Hymel & Gunner, TSgt  Spencer Grippen were rescued.  No. 56-0584.  The A/C made a determination that they should bailout before the crash, but since the gunner was wounded and they felt he might not be able to physically execute the bailout, they decided as a crew to try and bring the plane in.  Ironically, the only survivors of the crash were the C/P and the wounded gunner.  In addition, the C/P would not have survived had he not been rescued by a crewmember from another BUFF who watched the crash, and rushed into the wreck to pull the

C/P out before the plane burned up.  Lord, that we could have more men like these.  September 11, 2001, Lt Col Hymel, Retired, was sitting at his desk as a Defense

Intelligence Agency analyst in the Pentagon. He was one of the thousands of Americans killed that day.  (Combat loss, 5).

 

 

 

Ash 2               B52D      12-27-72    U-Tapao     No. 56-0599.  Bailed out over Laos.  Crew was from 28th BW, Ellsworth AFB, SD.  P- Capt John Mize; CP-Terrence Gruters; RN- Capt Bill North; NAV- Bill Robinson; EWO- Capt Dennis Andersen; G- TSgt Peter Whalen.  Target was SAM site VN-243, near Hanoi.  After bomb release, hit by SAM.  Lost all 4 engines on left wing.  All crew members were picked up by rescue helicopters. (Combat loss, 6).

                         

Ruby 02           B52D      1-4-73, U-Tapao, No. 55-0056.  SA2 hit over Vinh.  Went feet

                         wet, crew bailed out, all rescued by US Navy.  (Combat loss, 7).         

 

(Unknown)        B-52D         July 8, 1967 no. 56-0601 was hit over Vinh and suffered a complete hydraulic failure.  The pilot elected to go into Danang rather than bail the crew out.  After touchdown, the A/C was unable to stop or negotiate a go-around.  They ran off the end of the runway into a mine field.  All forward crewmembers perished.  The Gunner, Albert Whatley survived with the help of a Marine fire truck crew.  Crew was from Columbus AFB,GA.  (Combat loss, 8).  Whatley cannot remember the call sign.

 

(Unknown)        B52D      5-8-69  Andersen,  no. 56-0693 was lost on takeoff from Guam.  It started a right turn after t/o and crashed in the sea killing all six aboard. Pilot- Capt Larry Broadhead; CP-.Maurice Lundy; RN- Capt Russell Platt; NAV- Maj James Sipes; EWO- Lt Thomas McCormick; G- MSgt Harry Deal.  (Operational loss no. 1).

 

(Unknown)        B52D      7-28-69  Anderson, no. 56-0693 was lost on takeoff from Guam.  It crashed into the sea killing all eight aboard. (Op Loss no. 2).

 

(Unknown)        B52G   7-8-72  Anderson, no. 59-2600 was over the Philippine Sea.  For unknown reasons its radome separated from the airplane.  The pilot/copilot reacted incorrectly and subsequently lost all airspeed.  All six crewmen successfully bailed out, but one, the RN (a LtCol) got a streamer.  The other five crewmen were rescued. (No. 3)

 

(Unknown)        B52F       6-18-65  Andersen, no. 57-0047 collided with no. 57-0179 over the South Pacific while circling awaiting KC-135As for pre-strike air refueling.  4 survivors, 8 fatalities among the 12 crewmen. (Op Loss 4).

 

(Unknown)        B52F       6-18-65 Andersen, no. 57-0179 collided with no. 57-0047.

                        (Operational loss no. 5).

 

Red 1               B52D      7-6-67  no. 56-0627 had a mid-air collision with no. 56-0595 over South China Sea near Saigon while “changing formation lead.”  See below, next entry.  Seven survivors, six fatalities(#) among the 13 crewmembers.  Crew: E-06, 22nd BW, March AFB, CA.  P- Capt John Suther; CP- Wilcox Creeden; RN- Maj Paul Avolese(#); Nav- Lt William Gabel; EWO- Capt David Bitten(#);G-SSgt Lynn Chase.; Airborne Commander- Maj Gen William Crumm, 3rd  (#), Air Division Commander. (Op loss 6).

 

Red 2               B52D      7-6-67 no. 56-0595 collided with no. 56-0627.  See entry above. Crew: E-10, 454th BW.  P- Capt George Westbrook; CP- (name unk); RN- George Jones; EWO- Toki Endo G- Msgt Olen McLaughlin (#).  NAV- unkown.  (Op loss 7).

 

 

Out of 498 BUFF sorties over Hanoi/Haiphong the loss rate was 1.7% (.017).  The conservative number of SAMs fired was 884, with 24 BUFFs hit.  Source: Linebacker II: A View From the Rock published by the Air War College in 1979.  (Note: 2001 Boeing records list 32 B52 aircraft hit by SAMs.  Other sources state that there were a total of 724 B-52 sorties flown during LB II).

 

A plaque below B52D, serial no. 55-083, now on display at the north gate to the United States Air Force Academy says, “from June 1965 to August 1973, B52s operating from Kadina Air Base, Okinawa; Anderson AFB, Guam; and Utapao Royal Thai Navy Air Field, Thailand flew over 126,000 combat missions in Southeast Asia.”

 

Bailout:

 

 

B-52 D             The B-52D has upward ejection seats for the Pilot, Copilot, and Electronic Warfare Officer and downward ejection seats for the Navigator and Radar Navigator. In the B-52D the Gunner is in the tail of the aircraft. For bailout, the gunner jettisons the gun turret and “dives out” of the hole created when the gun turret was jettisoned.  Bailout order was Nav, EW Officer, CP, Extra Crewmembers, RN, and P.  If any topside seats failed or any extra crewmembers were on board (up to 10 crewmembers can be carried) the crewmember came down to bail out through the hole the Nav left.  The RN was there to assist.  The Pilot always went last. The Gunner bailed out as soon as the bailout command was given. In an uncontrolled bail out, it was every man for himself…as quickly as possible

 

B-52 G             The B-52G has upward ejection seats for the Pilot, Copilot, Electronic Warfare Officer and Gunner, and downward ejection seats for the Navigator and Radar Navigator. In the B-52G the Gunner sits in an ejection seat next to the EW Officer. Bailout order was Nav, Gunner, EW Officer, CP, Extra Crewmembers, RN, P.  If any topside seats failed or any extra crewmembers were on board (up to 10 crewmembers can be carried), the crewmember(s) came down to bail out through the hole the Nav left.  The RN was there to assist.  The Pilot always went last.  In an uncontrolled bail out, it was every man for himself…as quickly as possible.

 

Ninety-four  B-52s are still actively flying with the USAF. All are B-52Hs built in 1960-62. The Vietnam and Desert Storm veteran B-52s (B-52D and B-52G) have all been retired.  The B-52Hs have taken their place and took part in post Desert Storm missions over Iraq (Note: one B52G, 59-2593 crashed returning from a Desert Storm Mission).   184 Combat missions were flown during Operation Allied Force in Kosovo.  Currently, all B-52Hs are based at two U.S. Bases. The 2nd Bomb Wing and 917th Wing (Air Force Reserve Command) are both at Barksdale AFB, Louisiana and the 5th Bomb Wing is at Minot AFB, North Dakota. The 917th Wing, 93rd BS flew a number of OEF and OEI missions (Iraq), being the only B-52 unit using the Litening Laser Pod to “self designate” LGB targets.  The B-52Hs are scheduled to retire in 2040.  (See amplifying note at end of this document).

 

During the period April 9, 1972 thru January 14, 1973, 16 other B-52s (one G-model and 15 D-models) received major battle damage (caused by SAMs), over North Vietnam. Following is a list of these sixteen B52s (aircraft recovered, no deaths or injuries reported):

 

Serial No.        Date of damage      Remarks  (All damage noted was from SAMs)

 

D 56-0665        4-9-72        Landed at Danang and flown to U-Tapao, Thailand.  156 damaged areas.  Repaired and placed back in service, according to Boeing maintenance records.  Contradicting this information, the plane is “unaccounted for” according to authors Dorr & Peacock.  Contradicting Dorr’s information, there is a B52D now on display at Wright-Patterson with the number 56-0665 painted on the side.  If you’re confused, read the next two paragraphs.

 

D 56-0589        4-23-72      Landed at Danang and later flown to U-Tapao.  Approximately 400 outer surface holes.  20,000 manhours.  Placed back in commission 1-9-73.  Currently located at Wright-Patterson AFB, Dayton, Ohio, according to Boeing.  Contradicting this information, authors Dorr & Peacock, in an appendix, state that 56-0589 was “ultimately disposed to ground instruction at Sheppard, Texas.”

 

                        To complicate the issue of the two notes above, Dorr & Peacock state that the aircraft now on display at Wright-Patterson is B-52B no. 53-0394.  However, to the casual observer of B-52 models, the plane on display is certainly not 53-0394 (as stated by Dorr), because it has the large wingtip fuel tanks common to the B-52 “D” model, not the small ones characteristic of a B-52 “B” model.  Now that you’re really confused, the sign located at the B-52 at Wright-Patterson states words to the effect, “...suffered battle damage over Vietnam, exhibiting over 400 holes...”  This description matches the Boeing Maintenance records for 56-0589...yet the number 53-0665 is currently painted on the side.  I’m confused...are you?  We need a volunteer B-52 history buff to visit the cockpit, look on the back of the door, and find out the real number.

 

D 56-0604        11-5-72      Landed at U-Tapao.  333 external damage areas. Using horizontal stabilizer from 55-097.  Estimated time in commission (ETIC) 2-1-73.

 

D 55-0052        11-22-72    Landed at U-Tapao.  Approx 20 holes.  Repairable by T.O. 1B-52B-3.  In commission 1-9-73.

 

D 56-0678        12-18-72    Landed at U-Tapao.  No inspar damage.  ETIC 7-30-73.  Est. 60,000 manhours.  350 external holes; 24 areas require kits. Lilac 03.

 

D 56-0583        12-18-72    Landed at U-Tapao.  Returned to service 12-20-72 minus three repairs 53 manhours.  10 external holes plus several dents and gouges.

 

D 56-0592        12-18-72    Landed at NamPhong, Thailand; one time flight to U-Tapao 12-23-72.  ETIC 3-15-73.  External holes estimated 2,000 manhours.

 

G 58-0254       12-18-72    Landed at Andersen AFB, Guam.  Sheet metal damage top of fuselage 30 to 50 holes.  Minus three repairs.

 

D 55-0067        12-22-72    Landed at U-Tapao.  Minus three repairs.  In commission 1-9-73.  70 manhours.  Nineteen external holes.  Call sign “Brick 2”.

 

D 55-0051        12-24-72    Landed at U-Tapao.  In commission 1-9-73.  226 manhours.  Eleven external holes.

 

D 55-0062        12-26-72    Landed at Andersen AFB, Guam.  “Dash 3” repairs.  Returned to service 12-27-72.  Cream 1.

 

D 55-0090        12-26-72    Landed at Andersen AFB, Guam.  “Dash 3” repairs.  Returned to service 12-28-72.  Cream 2.

 

D 56-0629        12-26-72.  Landed at U-Tapao.  Black 03  B-52D.  TOT 1609Z  Duc Noi  37,000 MSL.  Returned to service 12-31-72.  63 manhours to repair fourteen external holes plus three dents.

 

D 55-0052        1-8-73        Second incident.  Landed at U-Tapao.  Approx. 45 holes.

 

D 55-0116        1-14-73      Landed at Danang.  Over 200 holes.  Left wing section 21 needs replacing.  Left drop tank numerous holes.  Removed both; being salvaged 4-1-73.  (According to one source there was not enough time before the cease-fire to salvage the aircraft so it was scraped).

 

D 55-0058        1-14-73      Landed at U-Tapao. Took hits from 2 of 6 SA-2s

fired just prior to drop.  More hits from 1 of 3 more SAMs on exit.  Over 120 holes.  Geoff Engels, a/c commander, Gunner, Jack Attebury, C/P Ernie Perrow, NAV Mike Gjede, EW "Torch" Torsiello, RN (Unknown).         

 

Note:  Source of aircraft data…Boeing maintenance records.  Note that Boeing records show 19 aircraft were lost in combat…but that has to be in error.  Nos. G 58-0216 (19 Dec 72) and G 57-6472 (20 Dec 72), shown as downed in combat, later flew in the 1980s.  The correct total number of B52s lost in combat must be 17.  However, eight additional B-52s were operational losses while enroute to a combat area.  Total Vietnam B52 loses: 25.

 

Tail Gunner Note:  B52-D serial no. 55-083, “Diamond Lil,” is now on display at the USAFA.   The plaque at the aircraft states that that aircraft was one of two B52s to shoot down an enemy MIG during the Vietnam conflict.  The date of the confirmed MiG 21 kill is recorded as December 24, 1972.  Tailgunner Moore of the 307SW.  A second B-52D got a confirmed kill:  56-676 got a MiG 21 kill 18 Dec 72.  Tailgunner Turner of the 307SW.  Present location of 56-676 unknown.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Hai, 2007, 06:24:04 am
Em lấy  nguồn này  (http://www.nampows.org/B-52.html), ở đây thống kê 10 máy bay bị rơi trong miền Bắc, cùng số phi công lâm nạn.
Lưu ý: thống kê này cho tòan bộ cuộc chiến. Em chưa thể đọc kỹ và phân tách số liệu trong đợt 12/72.

Ngoài đợt 12/72 ra thì bọn nó tính là không có B-52 nào rơi trong lãnh thổ Bắc Việt Nam.

Tóm tắt lại là đợt 12/72 có 10 B-52 rơi trong lãnh thổ Bắc Việt Nam + 05 rơi bên ngoài = 15 chiếc. 09 chiếc bị thương.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 19 Tháng Mười Hai, 2007, 08:05:49 am
Em lấy  nguồn này  (http://www.nampows.org/B-52.html), ở đây thống kê 10 máy bay bị rơi trong miền Bắc, cùng số phi công lâm nạn.
Lưu ý: thống kê này cho tòan bộ cuộc chiến. Em chưa thể đọc kỹ và phân tách số liệu trong đợt 12/72.

Ngoài đợt 12/72 ra thì bọn nó tính là không có B-52 nào rơi trong lãnh thổ Bắc Việt Nam.

Tóm tắt lại là đợt 12/72 có 10 B-52 rơi trong lãnh thổ Bắc Việt Nam + 05 rơi bên ngoài = 15 chiếc. 09 chiếc bị thương.



Em chưa dám tổng kết nhanh thế, vì còn lợn cợn 1 số thứ. Ví dụ:

(Unknown)        B52D      5-8-69  Andersen,  no. 56-0693 was lost on takeoff from Guam.  It started a right turn after t/o and crashed in the sea killing all six aboard. Pilot- Capt Larry Broadhead; CP-.Maurice Lundy; RN- Capt Russell Platt; NAV- Maj James Sipes; EWO- Lt Thomas McCormick; G- MSgt Harry Deal.  (Operational loss no. 1).

(Unknown)        B52D      7-28-69  Anderson, no. 56-0693 was lost on takeoff from Guam.  It crashed into the sea killing all eight aboard. (Op Loss no. 2).

2 chiếc này cùng số đuôi, nhưng rơi 2 ngày khác nhau, trong điều kiện khác nhau.
1 số chiếc khác trong mục sửa chữa thấy dùng các vật liệu lấy từ các chiếc khác.
Hơn nữa, em cần thời gian để đối chiếu lại số đuôi của các thống kê, và tìm số đuôi của các máy bay trong các phi đòan. Cái quan trọng nhất là record của Boeing thì chắc chả thể tiếp cận được.

Em có cảm tưởng hơi kỳ vì trong bản này có dòng ghi chú có 2 chiếc báo đã đi song đến những năm 80 vẫn bay. Vậy số đuôi có phải là thứ cố định như số khung số máy hay không, và nếu đổi đuôi lành lên thân mới thì liệu có được coi là 1 chiếc bị hạ hay không.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Mười Hai, 2007, 04:10:39 pm
Em chưa dám tổng kết nhanh thế, vì còn lợn cợn 1 số thứ. Ví dụ:

(Unknown)        B52D      5-8-69  Andersen,  no. 56-0693 was lost on takeoff from Guam.  It started a right turn after t/o and crashed in the sea killing all six aboard. Pilot- Capt Larry Broadhead; CP-.Maurice Lundy; RN- Capt Russell Platt; NAV- Maj James Sipes; EWO- Lt Thomas McCormick; G- MSgt Harry Deal.  (Operational loss no. 1).

(Unknown)        B52D      7-28-69  Anderson, no. 56-0693 was lost on takeoff from Guam.  It crashed into the sea killing all eight aboard. (Op Loss no. 2).


Chưa hiểu lắm. Hai chú này rơi năm 69 kia mà, liên quan gì đến 12/72? Hay là bác định đưa theory là bọn nó lấy số đuôi đưa cho thằng B-52 khác (kiểu ô tô đi biển số giả), rồi khi bị rơi, chẳng hạn 12/72 thì ỉm đi?

Điều tra cái theory này thì chắc cũng tương đương tìm xem ai giết Kennedy.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 19 Tháng Mười Hai, 2007, 05:27:23 pm
Em chưa dám tổng kết nhanh thế, vì còn lợn cợn 1 số thứ. Ví dụ:

(Unknown)        B52D      5-8-69  Andersen,  no. 56-0693 was lost on takeoff from Guam.  It started a right turn after t/o and crashed in the sea killing all six aboard. Pilot- Capt Larry Broadhead; CP-.Maurice Lundy; RN- Capt Russell Platt; NAV- Maj James Sipes; EWO- Lt Thomas McCormick; G- MSgt Harry Deal.  (Operational loss no. 1).

(Unknown)        B52D      7-28-69  Anderson, no. 56-0693 was lost on takeoff from Guam.  It crashed into the sea killing all eight aboard. (Op Loss no. 2).


Chưa hiểu lắm. Hai chú này rơi năm 69 kia mà, liên quan gì đến 12/72? Hay là bác định đưa theory là bọn nó lấy số đuôi đưa cho thằng B-52 khác (kiểu ô tô đi biển số giả), rồi khi bị rơi, chẳng hạn 12/72 thì ỉm đi?

Điều tra cái theory này thì chắc cũng tương đương tìm xem ai giết Kennedy.

Bác chưa hiểu ý em rồi. Ý em là 2 con này có số đuôi trùng nhau, vậy thì việc đếm xác bằng số đuôi có chuẩn hay không? Nói cách khác là đợt 12/72 có khả năng 1 số đuôi nằm tại VN, 1 số đuôi nằm ở chỗ khác không???

Tất nhiên đặt vấn đề thế thôi, em đang tìm số đuôi của các máy bay rơi "tại chỗ" theo tiêu chí VN, chả hiểu hồi trước có thấy mà giờ không tìm lại được.

Các bác có bác nào biết chỗ thống kê các máy bay "rơi tại chỗ" của VN không??? Theo số liệu của VN, có ngày ta bắn rơi tại chỗ tới 5 chiếc, nhưng thống kê của Mỹ không có ngày nào như vậy!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 03:04:42 am
Bác chưa hiểu ý em rồi. Ý em là 2 con này có số đuôi trùng nhau, vậy thì việc đếm xác bằng số đuôi có chuẩn hay không? Nói cách khác là đợt 12/72 có khả năng 1 số đuôi nằm tại VN, 1 số đuôi nằm ở chỗ khác không???

Về nguyên tắc thì mỗi máy bay phải có một số đuôi khác nhau. Nhiều khả năng là báo cáo / thống kê kiên quan tới hai trường hợp này có chỗ nhầm lẫn, hoặc là nếu có nhầm lẫn dẫn đến có hai máy bay có số đuôi trùng nhau thì là trường hợp hy hữu thôi. Mang ra để lập giả thiết bọn Mỹ lờ một số máy bay bị rơi đi thì có lẽ khó thuyết phục. Rồi còn bọn phi công, máy bay rơi thì chúng nó đi đâu, bị chết, bị tù hay cứu được ? Rồi còn hồ sơ phi vụ, hồ sơ bảo dưỡng nữa chứ...sửa xóa cho hết làm sao được? Tôi không nghĩ là bọn Mỹ chúng nó bỏ công bỏ sức đến thế để che dấu số máy bay rơi.

Có tài liệu đề cập đến chuyện BTL PKKQ chỉ thị các tốp khảo sát địa điểm máy bay rơi phải cố tìm cho được bằng chứng "cấm cãi" như số đuôi, số seri các bộ phận v.v. để cho "tâm phục khẩu phục". Nhưng rồi hình như cũng ít thấy ta liệt kê cụ thể các thông tin này cho tất cả 34 máy bay mà ta công bố là bắn được. Thường chỉ có cho một số chiếc thôi. Tôi cũng chưa kiểm tra xem có thông tin kiểu này cho chiếc nào trong số ta bắn hạ mà bọn Mỹ không công nhận không.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 07:21:50 am
Bác chưa hiểu ý em rồi. Ý em là 2 con này có số đuôi trùng nhau, vậy thì việc đếm xác bằng số đuôi có chuẩn hay không? Nói cách khác là đợt 12/72 có khả năng 1 số đuôi nằm tại VN, 1 số đuôi nằm ở chỗ khác không???

Về nguyên tắc thì mỗi máy bay phải có một số đuôi khác nhau. Nhiều khả năng là báo cáo / thống kê kiên quan tới hai trường hợp này có chỗ nhầm lẫn, hoặc là nếu có nhầm lẫn dẫn đến có hai máy bay có số đuôi trùng nhau thì là trường hợp hy hữu thôi. Mang ra để lập giả thiết bọn Mỹ lờ một số máy bay bị rơi đi thì có lẽ khó thuyết phục. Rồi còn bọn phi công, máy bay rơi thì chúng nó đi đâu, bị chết, bị tù hay cứu được ? Rồi còn hồ sơ phi vụ, hồ sơ bảo dưỡng nữa chứ...sửa xóa cho hết làm sao được? Tôi không nghĩ là bọn Mỹ chúng nó bỏ công bỏ sức đến thế để che dấu số máy bay rơi.

Có tài liệu đề cập đến chuyện BTL PKKQ chỉ thị các tốp khảo sát địa điểm máy bay rơi phải cố tìm cho được bằng chứng "cấm cãi" như số đuôi, số seri các bộ phận v.v. để cho "tâm phục khẩu phục". Nhưng rồi hình như cũng ít thấy ta liệt kê cụ thể các thông tin này cho tất cả 34 máy bay mà ta công bố là bắn được. Thường chỉ có cho một số chiếc thôi. Tôi cũng chưa kiểm tra xem có thông tin kiểu này cho chiếc nào trong số ta bắn hạ mà bọn Mỹ không công nhận không.

Bác ơi, ta tuyên bố bắn rơi 34 máy bay, nhưng có 17 chiếc rơi tại chỗ thôi! Các chiếc khác chắc con phơm qua trinh sát sau trận đánh, tình báo hoặc nguồn tin Mỹ.

Em quan tâm số đuôi của 16 chiếc kia nhưng chưa tìm ra. Vả lại không rõ các bác nhà mình có thống kê theo số đuôi hay không, vì với máy bay F4 các cụ cứ nhè mảnh nào có ghi chữ F4 thì cắt.

Em thống kê lại theo diễn biến chị hoacuc đã post:
Ngày 18: 1 máy bay rơi tại chỗ ở Phủ Lỗ

Ngày và đêm 19 - 12 - 1972: 1 B52 rơi tại chỗ


Ngày 20 - 12 - 1972: thống kê rơi tại chỗ 5 B52 (tuy nhiên số liệu không khớp, các trận rơi tại chỗ là của tiểu đòan 93 lúc 2005, tiểu đòan 77 lúc 2034, 3 tiểu đòan 78-79-94 lúc 2029, 3 tiểu đòan 57-77-79 bắn tại chỗ 3 chiếc lúc 0502, tiểu đòan 57 lúc 0502 bắn tại chỗ 1, như vậy tổng lẽ ra phải là 7 rơi tại chỗ, tổng số trong ngày thứ 2 này phải là 9 chiếc)


Ngày 22 - 12 - 1972: 3 B52 rơi tại chỗ (Chắc chắn 2 cái rơi ở chợ Bến, Mỹ Đức và Thanh Miện, Hải Hưng)


Ngày 23 - 12 - 1972: Theo ý em hiểu, có 1 rơi tại chỗ trong ngày này (chiếc được thống kê là thứ 4.100 trên miền Bắc)

Ngày 24 - 12 - 1972: không có rơi tại chỗ


Ngày 25 - 12 - 1972: Nghỉ tết


Ngày 26 - 12 - 1972: thống kê rơi tại chỗ 4 chiếc , chắc chắn 1 chiếc xuống Định Công



Ngày 27 - 12 - 1972: Chiếc B-52 bị Phạm Tuân hạ ở Mộc Châu, không rõ rơi trên đất ta hay Lào. Chắc chắn là chiếc rơi ở Hoàng Hoa Thám - Ngọc Hà. Thống kê cho thấy rơi 2 chiếc tại chỗ, chứng tỏ chiếc của Phạm Tuân bắn không liệt vào dạng "rơi tại chỗ".

Ngày 28 - 12 - 1972: Vũ Xuân Thiều hy sinh, song lạ là không có B52 nào rơi tại chỗ.


Ngày 29 - 12 - 1972: không có chiếc nào rơi tại chỗ


- 7 giờ sáng ngày 30 - 12, Níchxơn buộc phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam.

Như vậy theo số liệu của ta (cảm ơn chị hoacuc đã post lên) tổng cộng 17 chiếc rơi tại chỗ. 2 chiếc do không quân bắn đều không tính vào số "rơi tại chỗ" không rõ vì không tìm được xác hay lý do nào khác.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 07:59:02 am
Bác ơi, ta tuyên bố bắn rơi 34 máy bay, nhưng có 16 chiếc rơi tại chỗ thôi! Các chiếc khác chắc con phơm qua trinh sát sau trận đánh, tình báo hoặc nguồn tin Mỹ.

Tôi thì nghĩ là bây giờ đã 35 năm sau trận đánh rồi, bọn Mỹ nó đã công bố hết các thông tin về B-52 rơi rồi, thì ta cũng không nên quá cố chấp mà vin vào những nguồn tin kiểu 'tình báo' hay là 'trinh sát' nếu không có bằng cớ khả tín.

Chẳng hạn cái B-52 mà ta vẫn nói là Vũ Xuân Thiều bắn (đâm) rơi, tài liệu ta chép là rơi trên lãnh thổ VNDCCH (cách xác máy bay anh Thiều có vài trăm mét thì phải), nhưng cấm có thấy đưa số đuôi hay số gì khác. Bọn Mỹ cứ một mực là đêm đó không có chiếc B-52 nào rơi cả. Rõ ràng cãi lý thì ta đuối còn gì? Cái B-52 mà ta nói là Phạm Tuân bắn rơi thì còn khá hơn, vì đêm đó quả có B-52 rơi thật, mỗi tội bọn Mỹ khăng khăng đấy là do SAM (có tổ bay khác confirm).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 08:13:59 am
Bác ơi, ta tuyên bố bắn rơi 34 máy bay, nhưng có 16 chiếc rơi tại chỗ thôi! Các chiếc khác chắc con phơm qua trinh sát sau trận đánh, tình báo hoặc nguồn tin Mỹ.

Tôi thì nghĩ là bây giờ đã 35 năm sau trận đánh rồi, bọn Mỹ nó đã công bố hết các thông tin về B-52 rơi rồi, thì ta cũng không nên quá cố chấp mà vin vào những nguồn tin kiểu 'tình báo' hay là 'trinh sát' nếu không có bằng cớ khả tín.

Chẳng hạn cái B-52 mà ta vẫn nói là Vũ Xuân Thiều bắn (đâm) rơi, tài liệu ta chép là rơi trên lãnh thổ VNDCCH (cách xác máy bay anh Thiều có vài trăm mét thì phải), nhưng cấm có thấy đưa số đuôi hay số gì khác. Bọn Mỹ cứ một mực là đêm đó không có chiếc B-52 nào rơi cả. Rõ ràng cãi lý thì ta đuối còn gì? Cái B-52 mà ta nói là Phạm Tuân bắn rơi thì còn khá hơn, vì đêm đó quả có B-52 rơi thật, mỗi tội bọn Mỹ khăng khăng đấy là do SAM (có tổ bay khác confirm).

Tài liệu Mỹ tất nhiên có chi tiết hơn, nhưng em nghĩ phải phân tích lại, so với số của ta, vì tiêu chí 2 bên khác nhau. Các máy bay bị thương nặng, không phục hồi được Mỹ cũng chỉ tính là bị thương, ta thì tính là "bắn cháy". Cũng như chuyện KIA/WIA ấy mà bác, nếu lính Mỹ về tới viện mới tạch thì chỉ là WIA thôi, ta thì cứ nó ăn đạn là "hạ gục", "lọai khỏi vòng chiến". Hơn nữa số 58k KIA/MIA của họ không thể hiện chính xác số nhân mạng bị thiệt hại, vì phải thuộc USA, USN, USMC... nghĩa là lính chiến mới tính vào, và không cộng các bác "mặc dù các y bác sĩ đã tận tình cứu chữa...."

Chưa kể, chiếc rơi ở Ngọc Hà là chiếc ăn đạn khi chưa thả bom, nổ tung, không lẽ tổ lái kịp thóat??? Trong thống kê của Mỹ thì không có chiếc nào như vậy, vì tình trạng tổ bay họ thống kê không có máy bay nào tất cả bị cùng trạng thái! 2 chiếc rơi vào ngày 26 và 28 theo thống kê của Mỹ (không rõ là họ thống kê theo lịch ở bển thì sớm hay muộn 1 ngày so với ta) đều có phi công được trao trả (RR).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 08:58:34 am
Ngày 20 - 12 - 1972: thống kê rơi tại chỗ 5 B52 (tuy nhiên số liệu không khớp, các trận rơi tại chỗ là của tiểu đòan 93 lúc 2005, tiểu đòan 77 lúc 2034, 3 tiểu đòan 78-79-94 lúc 2029, 3 tiểu đòan 57-77-79 bắn tại chỗ 3 chiếc lúc 0502, tiểu đòan 57 lúc 0502 bắn tại chỗ 1, như vậy tổng lẽ ra phải là 7 rơi tại chỗ, tổng số trong ngày thứ 2 này phải là 9 chiếc)

Em thấy số liệu này khớp, bác ChienV xem lại xem. 2 chiếc (1 tại chỗ) do d57 bắn là nằm trong 4 chiếc (3 tại chỗ) do 3d 57-77-79 bắn  từ 0502 đến 0511.

Vị trí của 16 chiếc tại chỗ, lấy từ sách của ông Lân :

1. Phù Lỗ, 2012, 18/12
2. Thanh Oai, 0400, 19/12
3. Đông Anh, 2007, 20/12
4. Ba Vì, 2034, 20/12
5. Phúc Yên, 0509, 21/12
6. Núi Đôi, 0511, 21/12
7. Chí Linh, 0514, 21/12
8. Chợ Bến, 0341, 23/12
9. Thanh Miện, 0342, 23/12
10. Quỳnh Côi, 0346, 23/12
11. Định Công, 2229, 26/12
12. Tương Mai, 2230, 26/12
13. Đèo Khế, 2233, 26/12
14. Sơn La, 2247, 26/12
15. Quế Võ, 2300, 27/12
16. Đường Hoàng Hoa Thám (HN), 2303, 27/12

Các bác thử nghiên cứu thêm 2 cái này :
Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=96.90) [1]
Lịch sử sư đoàn phòng không Hà Nội 361 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=122.60) [2]

Lưu ý là trong [2] có đoạn : "Trong đêm 26 và ngày 27 tháng 12, các lực lượng phòng không ba thứ quân và bộ đội không quân đã hiệp đồng chặt chẽ, đánh địch dũng cảm, mưu trí, quyết liệt giành thắng lợi lớn, bắn rơi 18 máy bay các loại, có tám chiếc B.52. Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 10 chiếc, có bảy chiếc B.52". Chiếc không do QC PKKQ bắn rơi có lẽ là của cao xạ 100mm QK Việt Bắc.

Có 3 trận lớn nhất là đêm 20 rạng 21, đêm 26 rạng 27 và đêm 27 rạng 28. Mỹ công nhận số liệu trận 20/12.

Nhìn chung, tài liệu 2 bên khớp nhau về diễn biến đợt đầu (18-23/12), vênh khá nhiều ở đợt sau (26-30/12), nhất là khoản đạn SAM.

Em thấy có mấy vấn đề :

- Có khả năng một số chiếc bị thương (ta cho là đã bắn rơi), nhưng về được, sửa chữa được, tiếp tục chiến đấu và lại bị trúng đạn ?

- Nhận chung công : một số chiếc bị thương (ta cho là đã bắn rơi), trên đường về lại bị 1 đơn vị khác đánh bồi ?

- Những chiếc Mỹ không công nhận, ngoài lí do ta phóng đại thì có thể có nguyên nhân kỹ thuật nào gây nhầm lẫn không ? Chẳng hạn nhiều trường hợp ta cho là bắn rơi vì thấy "bắn thẳng vào dải nhiễu, tín hiệu mục tiêu bị xoá trên màn hiện sóng", nếu không bắn trúng thì hiện tượng trên là do cái gì ?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 02:06:20 pm
Cảm ơn Chiangsan, tham vọng của anh là vạch lại trên bản đồ các trận đánh B-52, phối hợp tài liệu các bên để kiểm chứng. Con số 16 rơi tại chỗ anh nhớ rõ nhưng sửa lại 17 theo thống kê trong bản của chị hoacuc.

Về kiểm chứng B-52 "cháy" chắc chắn bộ đội tên lửa dùng quan sát quang học hoặc mắt thường, vì khi trúng đạn B-52 vẫn còn nằm trên chân trời khá cao (với điểm quan sát là đài chỉ huy hoặc trận địa tên lửa), ở góc ngẩng cỡ 30 độ, rất dễ quan sát.

Hay ta bàn từng ngày nhỉ:
Đêm 18, rạng ngày 19
Theo tài liệu của ta: Lịch sử sư đoàn phòng không Hà Nội 361 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=122.60) Hạ 3 chiếc, rơi tại chỗ 2

Chiếc 1: 
Ta: Máy bay B-52G, thuộc tốp 671, bay từ hướng Tam Đảo về đánh Đông Anh, bị 2 quả tên lửa của d59, e261, f361 bắn rơi tại chỗ. Vị trí rơi cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, Đông Anh. Ta thu mảnh máy bay có ký hiệu SAC và chữ B-52G (chắc không phải đuôi)

Theo tài liệu đã dẫn (http://www.nampows.org/B-52.html) của Mỹ:
B-52G số đuôi 58-0201, mật danh Charcoal 1 , căn cứ Andersen, 6 thành viên tổ bay có 2 phi công và xạ thủ súng đuôi bị chết (đã tìm được hài cốt), 3 thành viên hoa tiêu, nhân viên radar và nhân viên đối kháng điện tử bị bắt giam.

Để xem ngày này trong kế họach của SAC chiếc này làm nhiệm vụ gì, hướng bay thế nào đã!
Theo tài liệu trang 1, chiếc này thuộc Không đòan chiến lược lâm thời số 72 (Strategic Wing - Provisional 72), trang bị 99 B-52G, đóng tại sân bay không quân Andersen. Nó được giao nhiệm vụ đánh ga Yên Viên. 3 MIA và 3 bị bắt.

Như vậy chiếc 1 được thống nhất số liệu cả 2 bên.

Chiếc 2:
Ta:
0439 rạng ngày 19, d77, e257, f361 phóng 2 đạn, phương án P, bám tự động. Bắn rơi tại chỗ B-52D, rơi tại xã Tân Hưng, Thanh Oai, Hà Tây. Chiếc này xuất phát từ Utapao (Thái) lúc 0200, mục tiêu là đài phát thanh Mễ Trì, thuộc đợt tấn công thứ 3 vào Hà Nội. Không nói rõ hướng tiếp cận mục tiêu của chiếc này.

Mỹ:
Nguồn 1: (http://www.nampows.org/B-52.html) thống kê vào ngày 19/12, B-52D số đuôi 56-0608, mật danh Rose 1, căn cứ Utapao, thuộc không đòan chiến lược số 307, 4 thành viên tổ bay bị bắt, 2 chết.

Nguồn SAC (http://www.strategic-air-command.com/history/history-vietnam.htm): Ngày 19/12, có máy bay trúng SAM nhưng không có máy bay rơi. Cụ thể Hazel 03 (B-52G 58-0254) trúng mảnh trước khi vào mục tiêu, vẫn bỏ bom và về được Utapao, Ivory 01 (B-52D 56-0692) dính nhiều mảnh và chết 3 động cơ 5, 6, 7 vẫn về được Nam Phong. Như vậy số liệu không trùng, ta sử dụng số liệu không rõ trong ngày 18/12 của họ, vì bên cạnh Charcoal 01 bị hạ, họ cũng nói rằng "Other B52's were shot down".

Vậy theo cách tính của Mỹ ở nguồn SAC, ta sẽ tính "đêm 18 rạng ngày 19" tương đương với các con số thống kê trong ngày 18 của họ.



Chiếc 3:
Ta:
2016 đêm 18, d52, e267, f365 đánh bồi trên đường ra, làm 1 chiếc B-52 phải về hạ cánh Đà Nẵng.

Mỹ:
Nguồn 1: (http://www.nampows.org/B-52.html): B52G số đuôi 58-0246, mật danh Peach 2, xuất phát từ Andersen, bị rơi ở Thái Lan, tổ bay nhảy dù và an tòan về nhà.

Nguồn SAC: tính như chiếc thứ 2

Cả 2 nguồn tham khảo ở trên đều không có máy bay bị thương trong ngày này về Đà Nẵng. Chiếc phải hạ cánh ở Đà Nẵng lại là vào ngày 14/1/1973, số đuôi 55-0116. Chiếc này không kịp sửa nên làm đồng nát.

@Altus: Theo "The 11 Days of Christmas" của M. Michel thì thằng này là Peach 02, B52G No. 58-0246, Andersen, đánh ga Yên Viên, bị SA-2 bắn cháy cánh trái khi vừa thực hiện post-target turn, lết được về Thái Lan rồi phi hành đoàn nhảy dù. Cơ trưởng là Maj. Clifford B. Ashley.
Tòan bộ tổ lái (7 người) nhảy dù an tòan, máy bay rơi ở Thái Lan. Chiếc này thuộc Không đòan 72 đóng ở Andersen.

Như vậy số liệu "đêm 18 rạng ngày 19" của ta và "ngày 18" của phía Mỹ còn cần tìm 1 chiếc B-52 bị bắn cháy do ta khẳng định. Số liệu 2 chiếc rơi tại chỗ được cả 2 phía thống nhất.
Tài liệu 2 bên thống nhất số B-52 bị hạ trong ngày 18/12

Ngòai ra, theo tài liệu Nguồn 1: (http://www.nampows.org/B-52.html), số lượng máy bay bị thương trong ngày 18 là đáng kể:
1/ B-52D, số đuôi 56-0678, mật danh Lilac 03, bị thương hạ cánh ở U-Tapao, bị 350 lỗ thủng vỏ ngòai, mất khỏang 60.000 công để sửa (bị thương nặng)

2/ B-52D, số đuôi 56-0583, mật danh không rõ, hạ cánh ở U-Tapao. Sửa xong ngày 20/12/1972. (bị thương nhẹ)

3/ B-52D, số đuôi 56-0592, mật danh không rõ, hạ cánh ở Nam Phong. Bay tới U-Tapao ngày 23/12/1972. (bị thương nhẹ)

4/ B-52G, số đuôi 58-0254, mật danh không rõ, hạ cánh ở Andersen, Guam. Bị thương nhẹ

Từ chiếc 1 đến 3 không tìm được số liệu căn cứ vào số đuôi. Chiếc 4 về nghĩa địa ngày 4/12/1990, mang số hiệu trong bãi là BC0358.

Có thể thấy rằng các máy bay ta gọi là "bắn hạ" chỉ đơn thuần là trúng đạn bốc cháy như chiếc hạ cánh ở Đà Nẵng. Phía Mỹ cũng thể hiện thống kê không sát thực, vì ngày 14/1/1973 theo nguyên tắc không còn B-52 ném bom nữa để mà bị thương, phải hạ khẩn cấp ở Đà Nẵng.

Theo tin Mỹ, ta bắn trong ngày này trên 200 SAM. Phía ta nhờ Chiangsan post lại hộ bảng thống kê lượng SAM sử dụng đi!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: leopard trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 02:38:03 pm

Hay ta bàn từng ngày nhỉ:
Ngày 18
Theo tài liệu của ta:
......
Theo tài liệu đã dẫn của Mỹ:
...........

Như vậy vụ này được thống nhất số liệu cả 2 bên.
Theo tin Mỹ, ta bắn trong ngày này trên 200 SAM. Phía ta nhờ Chiangsan post lại hộ bảng thống kê lượng SAM sử dụng đi!
Hoan hô bác ChienV, cách làm này rất khoa học, không còn có gì để thắc mắc.
Sau này tớ có tham vọng làm thống kê theo cách này về số liệu không chiến của 2 bên. Lúc đó tớ có 1 ít tài liệu, còn vụ này mong bác ChienV làm xong vào thời điểm kết thúc chiến dịch cách đây 35 năm.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 03:19:39 pm
Theo tin Mỹ, ta bắn trong ngày này trên 200 SAM. Phía ta nhờ Chiangsan post lại hộ bảng thống kê lượng SAM sử dụng đi!

Chỉ có số liệu của 3 ngày đầu thôi anh ạ (tính cho riêng HN)
Đêm 18 rạng 19/12 : 64 quả
Đêm 19 rạng 20/12 : 50 quả
Đêm 20 rạng 21/12 : 35 quả
(Theo [2])


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 04:31:37 pm
Theo tin Mỹ, ta bắn trong ngày này trên 200 SAM. Phía ta nhờ Chiangsan post lại hộ bảng thống kê lượng SAM sử dụng đi!

Chỉ có số liệu của 3 ngày đầu thôi anh ạ (tính cho riêng HN)
Đêm 18 rạng 19/12 : 64 quả
Đêm 19 rạng 20/12 : 50 quả
Đêm 20 rạng 21/12 : 35 quả
(Theo [2])

Nghĩa là quả bắn bồi làm 1 bác phải về Đà Nẵng là chưa tính vào số này??


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 04:35:32 pm
Vâng. Ở trên là số đạn do sư đoàn PK Hà Nội (f361) đã bắn.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 08:45:28 pm
Các bác,

Tôi nhiệt liệt ủng hộ project của bác ChienV. Ta cố gắng thu thập thông tin, phân tích từng trường hợp một, để xem hai bên khác biệt vì nguyên nhân gì.

Đầu tiên có lẽ phải chốt lại cách dùng từ của bên ta. Theo tôi không nên dùng từ "bắn rơi" nữa, mà nên dùng "bắn cháy", "bắn trúng" hay là "loại khỏi vòng chiến". Chỉ dùng "bắn rơi" cho những trường hợp cả hai bên cùng công nhận, và những trường hợp mà bên ta có đầy đủ bằng cớ xác tín 100%.

Nếu có thể, nhờ các bác có điều kiện tìm thông tin (trong khả năng có thể) cho từng chiếc B-52 ta tuyên bố "bắn rơi" xem kết luận được đưa ra trên cơ sở nào (thu được xác (số đuôi/số phụ tùng, ảnh chụp v.v), quan sát, phân tích màn hình ra đa, trinh sát, tình báo, dựa theo Mỹ)

Về kiểm chứng B-52 "cháy" chắc chắn bộ đội tên lửa dùng quan sát quang học hoặc mắt thường, vì khi trúng đạn B-52 vẫn còn nằm trên chân trời khá cao (với điểm quan sát là đài chỉ huy hoặc trận địa tên lửa), ở góc ngẩng cỡ 30 độ, rất dễ quan sát.

Có điều các trận đánh hầu hết xảy ra ban đêm, các loại vũ khí phòng không bắn lên rất nhiều, bây giờ thử đặt ta vào vị trí của trắc thủ quang học, bầu trời thì đen ngòm, tên lửa, đạn cao xạ nổ đầy rẫy, thấy một quầng lửa bùng lên thì đã có thể khẳng định là B-52 trúng đạn rơi hay chưa? Tôi hiểu là nêu cái quầng lửa ấy rơi dần dần xuống, rồi thu được xác B-52, thì không có gì phải bàn cãi. Nhưng nếu quan sát thấy quầng lửa, rồi không tìm được xác máy bay thì có gì đảm bảo cái quầng lửa ấy không phải là đạn SA-2 nổ, bắn phải mồi nhử, hay là máy bay loại khác cháy?



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 08:53:13 pm
Phía Mỹ cũng thể hiện thống kê không sát thực, vì ngày 14/1/1973 theo nguyên tắc không còn B-52 ném bom nữa để mà bị thương, phải hạ khẩn cấp ở Đà Nẵng.

Từ 30/12 đến 27/1 bọn Mỹ vẫn dùng B-52 ném bom dưới vĩ tuyến 20 đấy bác. Rất có thể bị tên lửa đặt ở QK 4 xơi chứ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 08:56:20 pm
Kích thước B-52 lớn hơn nhiều các loại khác nên "quầng lửa" của nó khác với các "quầng lửa" F-x hay A-x chứ bác!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 09:40:22 pm
Kích thước B-52 lớn hơn nhiều các loại khác nên "quầng lửa" của nó khác với các "quầng lửa" F-x hay A-x chứ bác!

Cái này chưa chắc. B-52 bị cháy cánh chẳng hạn thì chắc gì đã cháy to hơn F bị vỡ lò phản lực?

Hai nữa là ban đêm, nhìn bằng mắt khó ước lượng cự li thì bác làm sao phân biệt B-52 cháy ở khoảng cách 10 km với A,F cháy ở khoảng 2-3 km?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 21 Tháng Mười Hai, 2007, 06:57:08 am
Trích dẫn
Như vậy số liệu "đêm 18 rạng ngày 19" của ta và "ngày 18" của phía Mỹ còn cần tìm 1 chiếc B-52 bị bắn cháy do ta khẳng định. Số liệu 2 chiếc rơi tại chỗ được cả 2 phía thống nhất.

Theo "The 11 Days of Christmas" của M. Michel thì thằng này là Peach 02, B52G No. 58-0246, Andersen, đánh ga Yên Viên, bị SA-2 bắn cháy cánh trái khi vừa thực hiện post-target turn, lết được về Thái Lan rồi phi hành đoàn nhảy dù. Cơ trưởng là Maj. Clifford B. Ashley. 
                   
Trích dẫn
Theo tin Mỹ, ta bắn trong ngày này trên 200 SAM. Phía ta nhờ Chiangsan post lại hộ bảng thống kê lượng SAM sử dụng đi!

Sách Michel nói theo số liệu ta (không nói rõ tài liệu nào) thì đêm 18 tổng số đạn dùng là "dưới 130".

Vậy theo số liệu cả hai bên thì đêm 18 có 03 B-52 rơi (02 tại chỗ, 01 rơi tại Thái Lan).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 21 Tháng Mười Hai, 2007, 07:19:11 am
Hơn nữa số 58k KIA/MIA của họ không thể hiện chính xác số nhân mạng bị thiệt hại, vì phải thuộc USA, USN, USMC... nghĩa là lính chiến mới tính vào, và không cộng các bác "mặc dù các y bác sĩ đã tận tình cứu chữa...."

Không phải đâu bác. 58k ấy là tính hết cả Killed in Action, Died of Wound và các thể loại xe cán, hổ vồ khác rồi.

http://www.archives.gov/research/vietnam-war/casualty-statistics.html#typecas

Hostile, Killed in Action     38,502
Hostile, Died of Wounds    5,264
Hostile, Died While Missing    3,524
Hostile, Died While Captured    116
Non-Hostile, Died from Other Causes    7,458
Non-Hostile, Died of Illness or Injury    1,978
Non-Hostile, Died While Missing    1,351

Total    58,193


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Mười Hai, 2007, 08:36:17 am
Theo [1] của ta thì đêm 18 rạng 19/12, có 90 lần chiếc B52, 135 lần chiếc chiến thuật của KQ đánh 3 đợt vào Hà Nội; chỉ có 28 lần chiếc chiến thuật của HQ vào đánh nghi binh Hải Phòng. Như vậy đạn tiêu thụ chủ yếu là của f361 HN (và vài quả của f365).

Ta dẫn lại theo Mỹ (không rõ tài liệu nào) thì số lần chiếc B52 trong đêm này là 129.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 21 Tháng Mười Hai, 2007, 08:56:24 am
Trích dẫn
Như vậy số liệu "đêm 18 rạng ngày 19" của ta và "ngày 18" của phía Mỹ còn cần tìm 1 chiếc B-52 bị bắn cháy do ta khẳng định. Số liệu 2 chiếc rơi tại chỗ được cả 2 phía thống nhất.

Theo "The 11 Days of Christmas" của M. Michel thì thằng này là Peach 02, B52G No. 58-0246, Andersen, đánh ga Yên Viên, bị SA-2 bắn cháy cánh trái khi vừa thực hiện post-target turn, lết được về Thái Lan rồi phi hành đoàn nhảy dù. Cơ trưởng là Maj. Clifford B. Ashley. 
                   
Trích dẫn
Theo tin Mỹ, ta bắn trong ngày này trên 200 SAM. Phía ta nhờ Chiangsan post lại hộ bảng thống kê lượng SAM sử dụng đi!

Sách Michel nói theo số liệu ta (không nói rõ tài liệu nào) thì đêm 18 tổng số đạn dùng là "dưới 130".

Vậy theo số liệu cả hai bên thì đêm 18 có 03 B-52 rơi (02 tại chỗ, 01 rơi tại Thái Lan).

Cảm ơn bác Altus, em muốn hỏi sách này có bản online không ạ? Em sẽ update vào ngày 1.

Đề nghị các bác giúp em tìm tiêu chí, phương thức nhà ta khẳng định máy bay bị bắn cháy/bắn rơi/bắn rơi tại chỗ.
Với các trận nhiễu không nặng, tên lửa bắn trúng sẽ căn cứ thể hiện trên màn radar (tín hiệu lớn lên và nhạt, biến mất dần) để khẳng định bắn rơi. Các trường hợp khác em chưa rõ.

Em đếm thiếu ở nguồn nampows, trong ngày 18 họ có liệt kê chiếc rơi ở Thái Lan.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 21 Tháng Mười Hai, 2007, 09:35:57 am
Chuyển sang đêm 19 rạng ngày 20 tháng 12/1972

Theo tài liệu F361 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=122.60):
Ta bắn trúng 2 B-52, không có chiếc nào rơi tại chỗ.

Tài liệu Mỹ:
Nguồn 1: (http://www.nampows.org/B-52.html) thống kê vào ngày 19/12, B-52D số đuôi 56-0608, mật danh Rose 1, căn cứ Utapao, thuộc không đòan chiến lược số 307, 4 thành viên tổ bay bị bắt, 2 chết.
Cái này ta đã "tạm ứng" vào số liệu đêm 18 rạng ngày 19 của ta, nên không tính.

Họ ghi chú rằng, theo tài liệu của Boeing, chiếc B-52G 58-0216 (19 Dec 72) được thống kê là đã bị hạ, nhưng những năm 198x vẫn bay, có thể do lỗi thống kê.
Theo số đuôi, chiếc này về nghĩa địa máy bay ngày 8/3/1994, mang số hiệu trong bãi là BC0472.

Nguồn SAC (http://www.strategic-air-command.com/history/history-vietnam.htm): Ngày 19/12, có máy bay trúng SAM nhưng không có máy bay rơi. Cụ thể Hazel 03 (B-52G 58-0254) trúng mảnh trước khi vào mục tiêu, vẫn bỏ bom và về được Utapao, chiếc này về hưu ngày 4/12/1990, số trong bãi BC0358, Ivory 01 (B-52D 56-0692) dính nhiều mảnh và chết 3 động cơ 5, 6, 7 vẫn về được Nam Phong, theo số đuôi, chiếc này không phải là B-52 mà là Convair F-102A.

Như vậy nguồn của ta và Mỹ đều có vấn đề. Ta: không rõ rơi hay bị thương. Mỹ: số đuôi thống kê không chuẩn xác, cả số liệu của SAC cũng như Boeing.

Phối hợp 2 bên, em tạm kết luận: trong đêm 19 rạng ngày 20, ta bắn bị thương 2 máy bay B-52G có số đuôi là 58-0216 và Ivory 01 số đuôi 56-0692.
Nhận xét: nguồn SAC khớp thời gian với cách tính của ta, nguồn nampows thời gian bị lệch khỏang 1/2 ngày  (sớm) nên em sẽ dùng nguồn SAC để so sánh, nguồn nampows và các nguồn khác để kiểm.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Triumf trong 21 Tháng Mười Hai, 2007, 05:38:24 pm
Bác ơi, ta tuyên bố bắn rơi 34 máy bay, nhưng có 16 chiếc rơi tại chỗ thôi! Các chiếc khác chắc con phơm qua trinh sát sau trận đánh, tình báo hoặc nguồn tin Mỹ.

Tôi thì nghĩ là bây giờ đã 35 năm sau trận đánh rồi, bọn Mỹ nó đã công bố hết các thông tin về B-52 rơi rồi, thì ta cũng không nên quá cố chấp mà vin vào những nguồn tin kiểu 'tình báo' hay là 'trinh sát' nếu không có bằng cớ khả tín.

Chẳng hạn cái B-52 mà ta vẫn nói là Vũ Xuân Thiều bắn (đâm) rơi, tài liệu ta chép là rơi trên lãnh thổ VNDCCH (cách xác máy bay anh Thiều có vài trăm mét thì phải), nhưng cấm có thấy đưa số đuôi hay số gì khác. Bọn Mỹ cứ một mực là đêm đó không có chiếc B-52 nào rơi cả. Rõ ràng cãi lý thì ta đuối còn gì? Cái B-52 mà ta nói là Phạm Tuân bắn rơi thì còn khá hơn, vì đêm đó quả có B-52 rơi thật, mỗi tội bọn Mỹ khăng khăng đấy là do SAM (có tổ bay khác confirm).
Mấy hôm trước đọc trên VIETNAMNET thấy có một series bài viết về 12 ngày đêm 1972, trong đó có ghi lại lời kể của tướng Nguyễn Hồng Nhị, nguyên trung đoàn trưởng đầu tiên của trung đoàn không quân Lam Sơn. Nguyên văn:
"Một ngày sau, từ Yên Châu (Sơn La), người dân đã kể lại: Họ thấy 2 vệt lửa, một vầng lửa lớn bùng lên, một vầng lửa nhỏ lao vút vào, từng mảnh lửa rơi xuống. "Chúng tôi tới nơi, xác chiếc B.52 còn âm ỉ cháy, cách gần đấy là chiếc Mig 21 của Thiều. Anh đã được đồng bào Sơn La an táng trọng thể. Chúng tôi hiểu, anh đã cùng chiếc Mig của mình thành quả đạn cảm tử tiêu diệt B.52. Ngày đó, vì yêu cầu bí mật quân sự, chúng tôi chưa thể công bố hành động cảm tử đó. Nhưng hôm nay, anh là người anh hùng của nhân dân, trong trái tim người Hà Nội, sống mãi cùng đồng đội của lực lượng Không quân Việt Nam..."."


Như vậy, ít ra về phía ta, thông tin về chiếc B-52 mà phi công Vũ Xuân Thiều tiêu diệt là có thật (còn thật đến bao nhiêu % thì chịu!).

Đồng thời, loạt bài này còn đưa ra một con số là có 367 liệt sỹ của lực lượng không quân Việt Nam hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Nguồn:
http://vietnamnet.vn/psks/2007/12/760443/




Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Mười Hai, 2007, 11:04:49 pm
Nội dung seri này hơi giống với 1 tập kí sự-kí ức PKKQ xuất bản năm 2002 nhân kỉ niệm 30 năm ĐBP trên không. Trong quyển kia trận đánh B52 của AH Vũ Xuân Thiều được mô tả chi tiết hơn hẳn (và cũng vì thế mà phức tạp hơn hẳn).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 22 Tháng Mười Hai, 2007, 08:10:10 am
2/ B-52D, số đuôi 56-0583, mật danh không rõ, hạ cánh ở U-Tapao. Sửa xong ngày 20/12/1972. (bị thương nhẹ)

Thằng này, theo Jon Lake, B-52 Stratofortress Units in Combat 1955-73, Osprey 2004Rainbow 01

Đa số các sách Mỹ chỉ ghi 2 thằng số 1 - Lilac 03 và số 2 - Rainbow 01 bị thương. Hai thằng 3 và 4 có lẽ bị thương nhẹ quá, chỉ có Boeing tính chứ bọn SAC không tính là bị thương chăng?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Mười Hai, 2007, 05:53:59 pm
Theo một số tài liệu của phía ta thì đêm 19 rạng 20/12 là đêm căng thẳng nhất về vấn đề đạn. Hà Nội còn khoảng 90 đạn, phải bắn từng quả một.

Đạn tiêu thụ ở HN theo [1] là 38 quả, theo [2] là 50 quả.

Theo [1], sau đêm này Cục kỹ thuật binh chủng điều dây chuyền sản xuất (lắp ráp thì đúng hơn) của e285/f375 tăng cường cho 2 tiểu đoàn kỹ thuật của e257/f361 và e261/f361. Mỗi tiểu đoàn cũng được bổ sung thêm 20 đạn (tổng cộng 40 quả).

HN "được cấp trên công nhận bắn rơi 2 B52", không có thông tin về thời điểm, đơn vị đánh. Có khả năng ta dựa vào tin tình báo về 2 chiếc bị thương.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 23 Tháng Mười Hai, 2007, 06:46:34 pm
2/ B-52D, số đuôi 56-0583, mật danh không rõ, hạ cánh ở U-Tapao. Sửa xong ngày 20/12/1972. (bị thương nhẹ)

Thằng này, theo Jon Lake, B-52 Stratofortress Units in Combat 1955-73, Osprey 2004Rainbow 01

Đa số các sách Mỹ chỉ ghi 2 thằng số 1 - Lilac 03 và số 2 - Rainbow 01 bị thương. Hai thằng 3 và 4 có lẽ bị thương nhẹ quá, chỉ có Boeing tính chứ bọn SAC không tính là bị thương chăng?

Bác còn file pdf của cuốn này không ạ, chuyển giúp em với. Cái Osprey này chắc phải nhờ OV10!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 23 Tháng Mười Hai, 2007, 11:38:17 pm
Bác ov10 ụp quyển này lâu rồi thôi:

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=501.msg9893#msg9893

Quyển của Michell thì chưa thấy có bản ebook. Tôi chỉ có bản giấy.

Quyển lịch sử chính thống của USAF về vụ này, thấy Michell nói là dự án cấp nhà nước của SAC thuê viết để đập lại mấy bài báo của Drenkowski, là quyển này, có một số sơ đồ khá chi tiết:

Linebacker II: A View from the Rock

http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/linebacker2.pdf


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 23 Tháng Mười Hai, 2007, 11:47:20 pm
Ivory 01 (B-52D 56-0692) dính nhiều mảnh và chết 3 động cơ 5, 6, 7 vẫn về được Nam Phong, theo số đuôi, chiếc này không phải là B-52 mà là Convair F-102A.[/color]

Bác xem số đuôi ở chỗ nào mà ra F-102A vậy nhỉ? Tôi xem ở đây:

http://home.att.net/~jbaugher/1956.html

thấy toàn bộ sê ri 56 từ 681 đến 698 đều là "Boeing B-52D-40-BW Stratofortress".


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 24 Tháng Mười Hai, 2007, 07:20:31 am
Chưa thấy bác ChienV tổng kết ngày 20, bình luận trước vậy :-)

Có 3 trận lớn nhất là đêm 20 rạng 21, đêm 26 rạng 27 và đêm 27 rạng 28. Mỹ công nhận số liệu trận 20/12.

Cũng không phải khớp 100%, vì ta nói bắn rơi 07 B-52, 05 rơi tại chỗ. Mỹ nói mất 06 chiếc, 04 chiếc rơi trong lãnh thổ VNDCCH, 01 chiếc rơi ở Lào, 01 chiếc rơi ở Thái. Mỹ không nhận chiếc nào trong 06 chiếc này bị cao xạ bắn cả. Không thấy số liệu nào về B-52 bị thương trong đêm này.

Theo Michel, chiếc bị D77 bắn ở Yên Viên là Orange 03, tên lửa xuyên trúng khoang bom trước khi chiếc này kịp ném bom, tạo thành vụ nổ sáng rực bầu trời, phi hành đoàn của một KC-135 cách đó 80 dặm cũng thấy rõ.

Sau đợt thứ nhất, 3 B-52 bị tiêu diệt, sau một hồi bàn cãi, Meyer, chỉ huy SAC, được Tham mưu trưởng Liên quân Moorer và Tham mưu trưởng Không quân Ryan cho toàn quyền quyết định, ra lệnh hủy bỏ (một phần) đợt thứ hai, gọi 6 B-52G đang trên đường từ Andersen quay về. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, KQ Mỹ phải thay đổi một cuộc oanh tạc đang tiến hành vì sợ tổn thất. Đợt thứ ba (gồm cả D và G) vẫn triển khai theo kế hoạch.

Sách của Michel chép là D57 bắn rơi Tan 03 bằng quả tên lửa cuối cùng, chứ không phải bắn 2 quả cuối cùng xơi 2 B-52 liền. Tan 01Tan 02 không bị sao cả. Brick 02(D 55-0067 ) bị một SAM nổ rất gần, 19 lỗ thủng, một mảnh tí nữa thì chém cụt đầu sĩ quan đối kháng điện tử, nhưng về được U Tapao an toàn. Có thể chiếc này ta tính là "bắn trúng" thuộc loại "không rơi tại chỗ"?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 24 Tháng Mười Hai, 2007, 08:13:39 am
Ivory 01 (B-52D 56-0692) dính nhiều mảnh và chết 3 động cơ 5, 6, 7 vẫn về được Nam Phong, theo số đuôi, chiếc này không phải là B-52 mà là Convair F-102A.[/color]

Bác xem số đuôi ở chỗ nào mà ra F-102A vậy nhỉ? Tôi xem ở đây:

http://home.att.net/~jbaugher/1956.html

thấy toàn bộ sê ri 56 từ 681 đến 698 đều là "Boeing B-52D-40-BW Stratofortress".

Cảm ơn bác, em lười lại dùng search engine, rồi phán bậy thôi :))
Em dùng cái này để tìm cho nhanh: http://users.rcn.com/jeremy.k/serialSearch.html

Bác Altus đợi em tý, em định tìm đủ nguồn về ngày 1 và 2 đã, rồi phải so với các bản đồ kế họach để xem các máy bay bị bắn có bay đúng đường không....

Các tư liệu của ta thiếu quá, em cũng định vào bảo tàng không quân và chiến thắng B52 kiếm ít tư liệu đã rồi so tiếp.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: baoleo trong 24 Tháng Mười Hai, 2007, 03:59:36 pm
Báo cáo bác ChienV, tớ tìm được cái này, nhưng chưa dịch vì sợ bác đã dịch rồi thì baoleo lại làm cái việc "phát minh ra xe đạp".
Về tài liệu của ta, chính thống thì tớ cho rằng đó là ký sự PK-KQ đã có trong này. Tham khảo thì có hồi ký của cụ Phùng Thế Tài, còn tài liệu "thông báo chiến thắng B-52" của thông tấn xã VN mà Hoa-Cuc đã post thì tớ e là yếu tố tuyên truyền hơi nhiều (e là phía bên kia không tâm phục - khẩu phục).
Nếu bác ChienV yêu cầu dịch đoạn trích dẫn bên dưới, bác cứ yêu cầu baoleo nhé.

http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/linebacker2.pdf


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: baoleo trong 24 Tháng Mười Hai, 2007, 04:01:02 pm
Tiếp trích dẫn, chờ bác Chien V confirm xem có cần dịch không:
During the period April 9, 1972 thru January 14, 1973, 16 other B-52s (one G-model and 15 D-models) received major battle damage (caused by SAMs), over North Vietnam. Following is a list of these sixteen B52s (aircraft recovered, no deaths or injuries reported):
Serial No.        Date of damage      Remarks  (All damage noted was from SAMs)
D 56-0665        4-9-72        Landed at Danang and flown to U-Tapao, Thailand.  156 damaged areas.  Repaired and placed back in service, according to Boeing maintenance records.  Contradicting this information, the plane is “unaccounted for” according to authors Dorr & Peacock.  Contradicting Dorr’s information, there is a B52D now on display at Wright-Patterson with the number 56-0665 painted on the side.  If you’re confused, read the next two paragraphs.  và vân vân.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 24 Tháng Mười Hai, 2007, 04:12:23 pm
Cảm ơn bác baoleo, em đang muốn chốt số 2 ngày đầu đã. Hiện cũng đang bận, mong các bác góp sức.

Theo số liệu em đã làm trang trước, tạm coi 3 máy bay rơi đêm 18 rạng ngày 19 là chuẩn, em đang tìm thêm nguồn tài liệu của ta về ngày 2 và số máy bay bị thương trong ngày 1 vì các tài liệu của Mỹ em đề cập đang chưa thống nhất (ngòai số 3 rơi, 2 tại chỗ và 1 ở Thái, nampows (nguồn bác đưa lên, em đang dùng tham khảo) dẫn số liệu của Boeing còn cho thấy 4 máy bay nữa bị thương)

Đêm 19 rạng ngày 20 của Mỹ em cũng muốn tham khảo thêm các nguồn khác về số hiệu, mật danh và sơ đồ bay của những chiếc bị thương.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: baoleo trong 24 Tháng Mười Hai, 2007, 06:02:07 pm
Được sự ủy quyền của bác Chien V, xin lược dịch dần dần phần trên:
Số liệu này sử dụng thời gian “chính thức” bị bắn hạ theo như thống kê của Bộ Quốc phòng. Ví dụ, chiếc Mầu Xanh dương bị bắn hạ trên bầu trời Hà nội lúc 0003 theo giờ Hà nội ngày 28-12-1972. Nhưng các tài liệu khác thì lại quả quyết là nó bị bắn hạ ngày 27-12-1972 theo thời gian nó cất cánh rời khỏi căn cứ. (Phi vụ mất khoảng 8 giờ bay để đến muc tiêu). Tác giả sẽ dùng thời gian 18-12-1972 theo như số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng. Số liệu dưới đây là số liệu xếp theo thời gian bị bắn hạ.
Mật danh          Kiểu     Thời gian           Căn cứ          Tổ lái          Chức danh    Số phận                         
Than củi 1       B52G      12-18-72    Andersen   Tr.tá Donald Rissi           Lái chính           NR
                        No. 58-0201                                Tr.úy Robert Thomas       Lái phụ      NR
                                                                           Th.tá Richard Johnson       Thả bom  RR
                                                                           Đ.úy Robert Certain        Dẫn đường   RR
                                                                           Đ.úy Richard Simpson     Tác chiến điện tử  RR
                                                                           Th.sỹ Walter Ferguson        Xạ thủ s.máy      NR
Hoa hồng 1             B52D      12-19-72    U-Tapao     Đ.úy Hal Wilson         Lái chính           RR
                        No. 56-0608                                Đ.úy Charles Brown        Lái phụ      RR
                                                                           Th.tá Fernando Alexander  Thả bom        RR
                                                                           Đ.úy Richard Cooper       Dẫn đường      NR
                                                                           Đ.úy Henry Barrows        Tác chiến điện tử  RR
                                                                           Tr.sỹ Charlie Poole          Xạ thủ s.máy      NR
Da cam 3         B52D      12-20-72    U-Tapao     Th.tá John Stuart               Lái chính    XX
                        No. 56-0622                                Tr.úy Paul Granger          Lái phụ      RR
                                                                           Th.tá Randolph Perry         Thả bom    XX
                                                                           Đ.úy Thomas Klomann    Dẫn đường  RR
                                                                           Đ.úy Irwin Lerner             Tác chiến điện tử XX       
                                                                           Th.sỹ Arthur McLaughlin    Xạ thủ s.máy      XX


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: baoleo trong 25 Tháng Mười Hai, 2007, 09:27:44 am
Tiếp phần trích dịch, như là 1 phụ lục cho bài viết của bác ChienV
Chăn chiên 3     B52G      12-20-72    Andersen   Đ.úy Terry Geloneck       Lái chính         RR
                        No. 57-6496                                Tr. úy William Arcuri          Lái phụ      RR
                                                                           Đ.úy Warren Spencer      Thả bom         NR
                                                                           Tr.úy Michael Martini        Dẫn đường   RR
                                                                           Đ.úy Craig Paul               Tác chiến điện tử   NR
                                                                           Hạ sỹ Roy Madden           Xạ thủ s.máy      RR
Ô liu 1             B52G      12-21-72    Andersen   Tr.tá Keith Heggen         Chỉ huy (đêm bay đó)   KR       
                        No. 58-0198                                Tr.tá James Nagahiro     Lái chính           RR
                                                                           Đ.úy Donovan Walters    Lái phụ      NR
                                                                           Thiếu tá Edward Johnson   Thả bom        NR
                                                                           Đ.úy Lynn Beens            Dẫn đường     RR
                                                                           Đ.úy Robert Lynn            Tác chiến điện tử   NR
                                                                           B.nhì Charles Bebus        Xạ thủ s.máy      NR
Mầu xanh 1         B52D      12-22-72    U-Tapao     Tr.tá John Yuill               Lái chính           RR
                        No. 55-0050                                Đ.úy Dave Drummond     Lái phụ      RR
                                                                           Tr.tá Lou Bernasconi      Thả bom         RR
                                                                           Tr.úy William Mayall         dẫn đường    RR
                                                                           Tr.tá William Conlee        Tác chiến điện tử   RR
                                                                           Hạ sỹ Gary Morgan         Xạ thủ s.máy      RR
                                                                                                                                               
Mầu vàng nhạt 3       B52G      12-21-72    Andersen   Đ.úy Randall Craddock   Lái chính    NR
                        No. 58-0169                                Đ.úy George Lockhart     Lái phụ      NR
                                                                           Th.tá Bobby Kirby              Thả bom       NR
                                                                           Tr.úy Charles Darr           Dẫn đường       NR
                                                                           Đ.úy Ronald Perry           Tác chiến điện tử  NR
                                                                           H.sỹ James Lollar              Xạ thủ s.máy      RR
Mầu đỏ tươi 3/1       B52D      12-22-72    U-Tapao  Đ.úy Peter Giroux           Lái chính     RR
                        No.55-0061                                 Đ.úy Thomas Bennett     Lái phụ      XX
                                                                           Tr.tá Gerald Alley           Thả bom         NR
                                                                           Tr.úy Joseph Copack      Dẫn đường            NR
                                                                           Đ.úy Peter Camerota      Tác chiến điện tử          RR
                                                                           Th.sỹ Louis LeBlanc         Xạ thủ s.máy      RR
Gỗ mun 2         B52D      12-26-72    U-Tapao     Đ.úy Robert Morris          Lái chính           NR
                        No. 56-0674                                Tr.úy Robert Hudson       Lái phụ      RR
                                                                           Đ.úy Michael LaBeau      Thả bom         RR
                                                                           Tr.úy Duane Vavroch      Dẫn đường        RR
                                                                           Đ.úy Nutter Wimbrow       Tác chiến điện tử    NR
                                                                           Tr.sỹ James Cook               Xạ thủ s.máy      RR
Mầu xanh thẫm 2/1        B52D      12-28-72    Andersen  Đ.úy Frank Lewis       Lái chính           RR
                        No. 56-0605                                Đ.úy Samuel Cusimano   Lái phụ      RR
                                                         Th.tá James Condon         Thả bom  RR                                                       Tr.úy Bennie Fryer       Dẫn đường      NR
                                                                           Th. tá Allen Johnson         Tác chiến điện tử          NR
                                                                          Th.sỹ James Gough            Xạ thủ s.máy      RR
Danh sách phi hành đoàn được trích dẫn từ Hồ sơ về quân nhân bị bắt/Bị mất tích trong chiến đấu của Bộ Quốc phòng, Hồ sơ người Mỹ bị mất tích ở Đông Nam Á tháng 5/2001.
Chú thích cho cột số phận:  KR…Chết sau khi bi bắt, hài cốt được hồi hương 13-3-1974
                        XX…Được xác định là chết. Hài cốt chưa tìm thấy
                        NR…Chết, hài cốt đã được trao trả. Thời gian trao trả hài cốt đc ghi trong báo cáo khác
                        RR…Tù binh đã được trao trả. Thời gian trao trả đc ghi trong báo cáo khác 
Có tổng số 10 pháo đài bay B52 các loại bị bắn rơi bên trong lãnh thổ miền bắc Việt nam với 61 nhân viên phi hành đoàn. Bao gồm 33 bị bắt sống và đã được trao trả sau chiến tranh và 28 chết. (danh sách đã đề cập ở trên)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: baoleo trong 25 Tháng Mười Hai, 2007, 11:53:42 am
Tiếp phần trích dịch, như là 1 phụ lục cho bài viết của bác ChienV
Có 15 pháo đài bay B52 các loại khác, bị rơi bên ngoài lãnh thổ miền bắc Việt nam. Bao gồm 8 chiếc bị bắn hạ và 7 chiếc do tai nạn trong khi tham chiến ở Việt nam (xem danh sách dưới đây)
Ô liu 2             B52D   No. 55-0110.   11-22-72    U-Tapao     Bị trúng SAM2 ở Vinh. Rơi gần  NKP. Bị rụng cả 4 động cơ ở 1 bên cánh. Cả phi hành đoàn 6 người nhẩy dù và được cứu thoát. Bao gồm: Lái chính- N.J. Ostozny; Lái phụ- Tony Foley; Thả bom- Bud Rech; Dẫn đường- Bob Estes; Tác chiến điện tử- Larry Stephens; Xạ thủ s.máy- Ronald W. Sellers. (Bị bắn rơi, 1).
Qủa đào 2           B52G      12-18-72    Andersen   Phi hành đoàn nhẩy dù ra và được cứu thoát trên không phận Thailand.  No. 58-0246.  (Bị bắn rơi, 2).
Đồng thau 2            B52G      12-20-72    Andersen   Phi hành đoàn nhẩy dù ra và được cứu thoát trên không phận Thailand.     No. 57-6481.  (Bị bắn rơi, 3).
Cọng rơm 2         B52D      12-21-72    Andersen   Phi hành đoàn nhẩy dù ra và được cứu thoát trên không phận Laos.  Nhưng thiếu tá Frank Gould phụ trách ném bom không tìm thấy. Được xác định là chết, hài cốt chưa tìm thấy.    No. 56-0669.  (Bị bắn rơi, 4).
Tro tàn 1              B52D    12-26-72 U-Tapao  Bị rơi tại U-Tapao.  Đã có gắng hạ cánh chỉ với 4 động cơ ở 1 bên cánh. 4 nhân viên phi hành tử nạn, chỉ có Tr.úy lái phụ Bob Hymel & Th.sỹ bắn súng máy  Spencer Grippen là sống sót.  No. 56-0584.
Thực ra chỉ huy đã quyết định là cả phi hành đoàn sẽ nhẩy dù ra, nhưng phát hiện ra xạ thủ bắn sung máy bị thương và không thể nhẩy ra khỏi máy bay, vì vậy họ quyết định sẽ cho máy bay hạ cánh. Trớ trêu thay, lại chỉ có lái phụ và xạ thủ bị thương là đc cứu thoát. Hơn nữa, lẽ ra lái phụ cũng đã không đc cứu nếu như không có nhân viên phi hành đoàn khác xông vào đống đổ nát để kéo anh ta ra trước khi máy bay nổ tung. Ơn Chúa là chúng ta còn có nhiều người dũng cảm như thế. Ngày 11/09/2001, trung tá về hưu Hymel, đang ngồi bên bàn làm việc tại phòng tình báo-Bộ Quốc phòng ở Lầu Năm góc  đã bị tử nạn cùng hàng ngàn người khác trong sự kiện đó. (Bị bắn rơi, 5).
Tro tàn 2               B52D      12-27-72    U-Tapao     No. 56-0599.  phi hành đoàn nhẩy dù ra và được cứu thoát trên không phận Laos.  Phi hành đoàn thuộc quân số của phi đoàn 28th BW, Ellsworth AFB, SD. Bao gồm Đ.úy lái chính John Mize; Lái phụ-Terrence Gruters; Đ.úy hoa tiêu ném bom Bill North; dẫn đường- Bill Robinson; Đ.úy tác chiến điện tử Dennis Andersen; Th.sỹ bắn súng máy Peter Whalen.  Bị trúng tên lửa SAM ở tọa độ VN-243, gần Hanoi.  Sau khi thả bom, bị trúng SAM.  Hỏng 4 động cơ ở cánh trái. Toàn bộ phi hành đoàn được trực thăng cứu thoát. (Bị bắn rơi, 6).
                         
Ruby 02           B52D      1-4-73, U-Tapao, No. 55-0056.  Trúng SA2 trên bầu trời Vinh. Khi lao xuống biển, phi hành đoàn nhẩy dù ra và được Hải quân cứu thoát   (Bị bắn rơi, 7).         
(Chưa xác định được tên)        B-52D         Ngày 8 tháng 7, 1967 no. 56-0601 Trúng SA2 trên bầu trời Vinh và hỏng toàn bộ hệ thống thủy lực. Thay vì ra lệnh nhảy dù, lái chính quyết định hạ cánh khẩn cấp xuống Danang. Khi lao xuống đường băng, phi công ko thể cho máy bay dừng lại hoặc quay vòng. Phi cơ lao hếtt đường băng và lao vào bãi mìn. Gần như toàn bộ phi hành đoàn tử nạn, chỉ có xạ thủ súng máy Albert Whatley là đc cứu thoát bởi xe cứu hỏa của thủy quân lục chiến. Phi hành đoàn thuộc phi đoàn Columbus AFB,GA. Xạ thủ Whatley không nhớ đc tên mật danh máy bay (Bị bắn rơi, 8).   
(Chưa xác định được tên)        B52D      5-8-69  Andersen,  no. 56-0693 bị rơi khi cất cánh khỏi Guam. Máy bay vòng phải sau khi cất cánh và bị rơi xuống biển, giết chết tất cả 6 người trên máy bay. Bao gồm: Lái chínhĐ.úy Larry Broadhead; Lái phụ.Maurice Lundy; Đ.úy hoa ném bom Russell Platt; Th.tá dẫn đường James Sipes; Tr.úy tác chiến điện tử Thomas McCormick; Th.sỹ xạ thủ Harry Deal.  (Rơi do tai nạn no. 1).
(Chưa xác định được tên)        B52D      7-28-69  Anderson, no. 56-0693 bị rơi khi cất cánh khỏi Guam. Máy bay rơi xuống biển, giết chết tất cả 8 người trên máy bay.   (Rơi do tai nạn no. 2).
(Chưa xác định được tên)        B52G   7-8-72  Anderson, no. 59-2600 rơi ở vùng biển Philippine. Vẫn chưa biết lý do vì sao mũ che ra đa lại rơi ra khỏi máy bay. Cả lái chính và lái phụ phản ứng sai lầm nên máy bay mất tốc. Cả 6 người đều nhẩy đc ra khỏi máy bay, nhưng Tr.tá ném bom bị xoắn dù. Vì vậy chỉ 5 người đc cứu thoát. (Rơi do tai nạn No. 3)
(Chưa xác định được tên)        B52F       6-18-65  Andersen, no. 57-0047 đâm vào no. 57-0179 trên vùng biển nam Thái Bình Dương khi đang bay vòng chờ KC-135As tiếp dầu.  4 sống sót, 8 tử nạn trong tổng số 12 nhân viên phi hành đoàn. (Rơi do tai nạn 4).
(Chưa xác định được tên)   B52F       6-18-65 Andersen, no. 57-0179 đâm vào no. 57-0047.
                        (Rơi do tai nạn no. 5).
Mầu đỏ 1               B52D      7-6-67  no. 56-0627 đâm nhau trên không trung với no. 56-0595 trên vùng biển Nam Trung Hoa, gần Saigon trong khi thay đổi đội hình bay. 7 được cứu thoát, 6 tử nạn trong tổng số 13 nhân viênh phi hành. Tổ bay thuộc phi đoàn E-06, 22nd BW, March AFB, CA. bao gồm lái chính Đ.úy John Suther; lái phụ- Wilcox Creeden; Th.tá ném bom- Paul Avolese(#); dẫn đường Tr.úy William Gabel; Đ.úy tác chiến điện tử David Bitten(#);Tr.sỹ xạ thủ sung máy Lynn Chase.; Chỉ huy đợt bay lúc đó-Thiếu tướng- (Maj Gen???) William Crumm, 3rd  (#), Air Division Commander. (Rơi do tai nạn 6).
Mầu đỏ 2               B52D      7-6-67 no. 56-0595 đâm nhau trên không trung với no. 56-0627.  Tổ bay thuộc phi đoàn E-10, 454th BW. Bao gồm Đ.úy lái chính George Westbrook; Lái phụ-vô danh; Ném bom- George Jones; Tác chiến điện tử- Toki Endo Xạ thủ sung máy Olen McLaughlin (#).  Dẫn đường-vô danh.  (Rơi do tai nạn 7).


Trong số 498 phi vụ đánh vào Hanoi/Haiphong, tỷ lệ tổn thất là 1.7% (.017).  Số lượng SAMs  bắn là 884, có 24 phi vụ trúng SAMst.  Nguồn tài liệu:Linebacker II: A View From the Rock xuất bản bởi Air War College năm 1979.  (Ghi chú:tài liệu năm 2001 của Boeing cho thấy có 32 B52 trúng SAMs. Tài liệu khác cho thấy có tổng cộng 724 phi vụ B-52  trong LB II). 


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: baoleo trong 25 Tháng Mười Hai, 2007, 03:20:38 pm
Tiếp phần trích dịch, như là 1 phụ lục cho bài viết của bác ChienV

Trong khoảng thời gian từ April 9, 1972 đến January 14, 1973, 16 chiếc B-52s (một G-model và 15 D-models) đã bị bắn trọng thương (do SAMs), trên bầu trời bắc Vietnam. Dưới đây là thống kê của 16 chiếc B52 bị bắn trọng thương đó (máy bay sau đó được sử chữa-phục hồi, không có báo cáo về số nhân viên phi hành chết và bị thương):
Số đuôi No.        Thời gian bị bắn      Ghi chú  (tất cả tổn thất ở đây là do SAMs)
D 56-0665        4-9-72        Hạ cánh xuống Đà Nẵng và sau đó đã bay được về U-Tapao, Thailand.  156 lỗ thủng-hỏng hóc. Theo thống kê của Boeing, chiếc này đã đc sửa chữa và sau đó đã quay trở lại phục vụ tiếp. Trái với thông tin này, theo tác giả Dorr & Peacock, chiếc này thuộc loại không đc thống kê. Chiếc này đang đc trưng bày tại   Wright-Patterson với số hiệu 56-0665 đc sơn ở một bên thân. Nếu bạn vẫn thấy băn khoăn, xin đọc tiếp đoạn dưới.
D 56-0589        4-23-72      Hạ cánh xuống Đà Nẵng và sau đó đã bay được về U-Tapao, Thailand.  Có khoảng 400 lỗ thủng trên thân vỏ. Mất 20,000 giờ công sửa chữa. Đã quay trở lại đội ngũ ngày 1-9-73.  Hiện nay đang đậu tại Wright-Patterson AFB, Dayton, Ohio, theo như báo cáo của Boing.  Mâu thuẫn với thông tin này, tác giả  Dorr & Peacock, trong phụ lục của mình, nói rằng 56-0589 đã tìm đc bến đỗ cuối cuộc đời của mình tại Sheppard, Texas.” 
                        Cắt nghĩa cho sự khác nhau của 2 thông tin trên, tác giả   Dorr & Peacock cho rằng chiếc trưng bày  tại Wright-Patterson là B-52B no. 53-0394. Tuy nhiên, theo như nhận xét của nhà nghiên cứu ko chuyên về các kiểu dáng  của B-52, chiếc đang đc trưng bày không phải  là 53-0394 (theo như lời của Dorr), vì nó có cái cánh lớn đặc trưng chứa dầu của loại  B-52 “D” model, chứ không phải loại cánh nhỏ đặc trưng cho loại B-52 “B”. Và lúc này bạn sẽ có câu hỏi: số hiệu trên thân chiếc  B-52 ở Wright-Patterson có đúng là, “...bị trọng thương ở Vietnam, với hơn 400 lỗ thủng...”  Dòng mô tả này sẽ đúng với báo cáo của Boeing cho chiếc  56-0589...thế còn số 53-0665 đang đc sơn ở 1 bên thân.  Tôi thấy có vấn đề…….còn bạn? Chúng ta cần có người tình nguyện nghiên cứu lịch sử các trận chiến B52 chui vào trong buồng lái, nhìn xem phía đằng sau cửa, khi đó có thể tìm ra số thực của máy bay. 
D 56-0604        11-5-72      Hạ cánh xuống U-Tapao.  333 vết thủng trên vỏ. Sử dụng thăng bằng ngang của  55-097.  Ước đóan thời điểm quay lại đội ngũ là (ETIC) 2-1-73.
D 55-0052        11-22-72    Hạ cánh xuống U-Tapao.  Khoảng 20 vết thủng.  Được T.O. 1B-52B-3 sửa chữa.  Thời điểm quay lại đội ngũ là 1-9-73.
D 56-0678        12-18-72    Hạ cánh xuống U-Tapao.  Không bị hỏng khung xương.  Ước đóan thời điểm quay lại đội ngũ là ETIC 7-30-73.  Mất khoảng. 60,000 giờ công sửa chữa.  350 vết thủng ngoài; 24 bộ phận cần thay thế. Lilac 03.
D 56-0583        12-18-72    Hạ cánh xuống U-Tapao.  thời điểm quay lại đội ngũ là 12-20-72 ,mất 53 giờ công sửa chữa.  10 vết thủng vỏ cộng với một số vết móp méo.
D 56-0592        12-18-72    Hạ cánh xuống NamPhong, Thailand; ngay sau đó bay đc về U-Tapao vào ngày 12-23-72. thời điểm quay lại đội ngũ là ETIC 3-15-73.  Mất khoảng 2,000 giờ công sửa chữa cho các vết thủng bên ngoài.
G 58-0254       12-18-72    Hạ cánh xuống Andersen AFB, Guam. Hư hỏng phia trên bình nhiên liệu với khoảng 30 – 50 lỗ thủng. Thời gian sửa chữa ngắn
D 55-0067        12-22-72    Hạ cánh xuống U-Tapao.  Thời gian sửa chữa ngắn.  Thời điểm quay lại đội ngũ là 1-9-73. Mất  70 giờ công sửa chữa.  19 lỗ thủng bên ngoài. Mật danh máy bay là: “Cục gạch 2”
D 55-0051        12-24-72    Hạ cánh xuống U-Tapao.  Thời điểm quay lại đội ngũ là 1-9-73.  226 giờ công sửa chữa. 11 lỗ thủng bên ngoài.
D 55-0062        12-26-72    Hạ cánh xuống Andersen AFB, Guam. Đội “Dash 3” sửa chữa.  Thời điểm quay lại đội ngũ là 12-27-72.  Cream 1.
D 55-0090        12-26-72    Hạ cánh xuống Andersen AFB, Guam. Đội “Dash 3” sửa chữa.  Thời điểm quay lại đội ngũ là 12-28-72.  Cream 2.
D 56-0629        12-26-72.  Hạ cánh xuống U-Tapao.  Black 03  B-52D.  TOT 1609Z  Duc Noi  37,000 MSL.  Thời điểm quay lại đội ngũ là 12-31-72.  63 giờ công sửa chữa, 14 vết thủng vỏ cộng với một số vết móp méo
D 55-0052        1-8-73        Bị thương lần 2.  Hạ cánh xuống U-Tapao.  Khoảng. 45 lỗ thủng.
D 55-0116        1-14-73      Hạ cánh xuống Danang.  Hơn 200 lỗ thủng. cánh phải có 21 chi tiết cần thay thế. Thùng xăng phụ bên trái có vô số lỗ thủng. Tất cả đã đc sửa Thời điểm quay lại đội ngũ là  4-1-73.  (Theo 1 nguồn tin khác, lửa ko có đủ thời gian để bắt cháy gây thảm họa và máy bay chỉ bị xây xước).
D 55-0058        1-14-73      Hạ cánh xuống U-Tapao. Bị trúng từ  2 đến 6 SA-2s
Hỏa lực PK dường như đã ngừng nhưng bị trúng tiếp từ 1 đến 3 SAM trên đường trở về. Hơn  120 lỗ thủng. Phi hành đoàn gồm:  Geoff Engels-chỉ huy, Xạ thủ -Jack Attebury, Lái phụ- Ernie Perrow, Ném bom- Mike Gjede, Tác chiến điện tử- "Torch" Torsiello, Dẫn đường-Vô danh.         
Ghi chú:  Đây là số liệu bảo trì của hãng Boeing. Lưu ý rằng số liệu của Boeing chỉ ra có 19 bị bắn hạ trong chiến đấu..nhưng thực ra có sai số. Nos. G 58-0216 (19 Dec 72) và G 57-6472 (20 Dec 72), đc cho là bị bắn hạ trong chiến đấu, nhưng vẫn còn bay vào  1980s. Vì thế số lượng B52s bị bắn hạ trong chiến đấu chỉ là 17. Tuy nhiên có 7  B-52s bị rơi trong khi tham chiến.  Tổng B52 mất tại Vietnam là: 25.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 25 Tháng Mười Hai, 2007, 07:11:35 pm
Bình luận thêm một tí về bản thống kê này của Mike McGrath. Những B-52 ghi chú là ETIC (thời hạn dự đoán sửa xong bàn giao lại cho KQ) thì chắc là thanh lý, bởi vì nếu sửa được thì trong hồ sơ đã ghi ngày bàn giao chứ không phải dự đoán nữa. Ngoài ra, có thằng như Lilac-03, 60,000 giờ công cộng với tiền phụ tùng thì chắc làm cái mới luôn.

Tuy nhiên tôi chưa tìm được tài liệu nào khẳng định những trường hợp này chắc chắn là bỏ. Nếu tìm được thì ta có thể cộng thêm mấy chú này vào số "bắn rơi" mà bọn Mỹ cũng khó có thể cãi mạnh được. Những thằng chúng nó sửa được trong vòng vài ngày thì không tính được.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 25 Tháng Mười Hai, 2007, 09:27:59 pm
Em xin phép cứ tha rác về đầy nhà đã, ta làm ổ sau. Có thêm 1 link:  Boeing B-52 Stratofortress (http://www.csd.uwo.ca/Elevon/baugher_us/b052i.html)
Sau đây là danh sách B-52D có số phận không bình thường, em đã bỏ các chú về triển lãm hay về bãi:

55-0049/0051   Boeing B-52D-1-BW Stratofortress - c/n 464001/464003
            0050 shot down by SAM 12/21/72 during Linebacker
55-0052/0054   Boeing B-52D-5-BW Stratofortress - c/n 464004/046006
55-0055/0060   Boeing B-52D-10-BW Stratofortress - c/n 464007/464012
            0056 shot down by SAM 1/3/73
            0058 w/o 12/11/74 near Guam, experienced instrument malfunction followed by loss
of control and structural failure
            0060 crashed 1/13/64 near Cumberland, MD, excessive turbulence resulted in  tructural failure, two nuclear weapons recovered
55-0061/0064   Boeing B-52D-15-BW Stratofortress - c/n 464013/464016
            0061 shot down by SAM 12/21/72 during Linebacker
55-0065/0067   Boeing B-52D-20-BW Stratofortress - c/n 464017/464019
            0065 crashed 9/16/58 near St. Paul, WI
55-0068/0088   Boeing B-52D-55-BO Stratofortress - c/n 17184/17204
            0078 w/o 10/30/81 near Ja Junta, CO during low-level night mission
            0082 crashed 1/10/57 near Loring AFB
            0083 scored MiG kill during Linebacker, now on display at USAF Academy
55-0089/0104   Boeing B-52D-60-BO Stratofortress - c/n 17205/17220
            0089 crashed 4/3/70 at Allsworth AFB during landing
            0093 crashed 7/29/58 near Loring AFB, flew into ground during bad weather
            0095 to ground instruction airframe, Chanute AFB
            0097 sustained crash damage at U Tapao AB, Thailand 10/15/72, scrapped 2/73
            0098 crashed 12/15/60 during landing at   Larson AFB after having collided
               with tanker
            0099 to ground instruction airframe, Andersen AFB, Guam
            0102 destroyed 6/26/58 by ground fire at Loring AFB
            0103 aborted takeoff and was destroyed by fire at Kadena AB, Okinawa 11/18/68
55-0105/0117   Boeing B-52D-65-BO Stratofortress - c/n 17221/17233
            0108 crashed 11/10/64 near Glasgow AFB while on low-level mission
            0110 hit by SAM 11/22/72 during Linebacker, crashed in Thailand, first B-52 to be lost in combat
            0112 tested to destruction at Wichita 1973
            0114 crashed 21/9/60 after navigator ejected while descending to low-level route,
               pilot concluded that aircraft was breaking up and ordered rest of crew to eject
            0115 destroyed by fire at Kadena AB, Okinawa 12/3/68
            0116 made emergency landing 1/13/73 at Da Nang AB, South Vietnam with battle damage, scrapped 3/29/73
55-0673/0675   Boeing B-52D-20-BW Stratofortress - c/n 464020/464022
55-0676/0680   Boeing B-52D-25-BW Stratofortress - c/n 464023/464027
            0676 lost 7/19/69 in take-off accident from U Tapao AB, Thailand
56-0580/0590   Boeing B-52D-70-BO Stratofortress - c/n 17263/17273
            0584 crashed on landing at U Tapao AB, Thailand 12/26/72 after being hit by SAM during Linebacker
            0586 to ground instruction machine, Andersen AFB, Guam
            0589 to ground instruction machine, Sheppard AFB, Texas
56-0591/0610   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress - c/n 17274/17293
            0591 crashed 6/23/59 near Burns, or after turbulence-induced failure in
               horizontal stabilizer at low level
            0593 crashed into Pacific after takeoff from Andersen AFB, 5/10/69
            0594 w/o 10/19/78, March AFB
            0595 w/o 7/7/67 over Pacific after midair collision with B-52D 56-0627
            0597 crashed 12/12/57 at Fairchild AFB due to incorrect wiring of stabilizer trim switch
            0599 crashed in Thailand 12/27/72 after   being hit by SAM during Linebacker
            0601 destroyed in emergency landing 7/8/67 at Da Nang
            0605 shot down by SAM 12/27/72
            0607 burned out on runway 4/1/60 at Fairchild AFB
            0608 shot down by SAM 12/18/72 during Linebacker
            0610 crashed 2/11/58 at Ellsworth AFB due to total power loss during final approach
56-0611/0630   Boeing B-52D-80-BO Stratofortress - c/n 17294/17313
            0616 tested to destruction at Wichita in 1971
            0622 shot down by SAM 12/20/72 during Linebacker
            0625 crashed short of runway at McCoy AFB after multiple engine failure, 3/31/72
            0627 w/o 7/7/67 over Pacific after midair collision with B-52D 56-0595
            0628 used as ground instruction machine Dyess AFB, scrapped early 1980s
            0630 crashed into Pacific following failure of starboard wing after takeoff from
               Andersen AFB, Guam, 7/27/69
56-0657/0668   Boeing B-52D-30-BW Stratofortress - c/n 464028/464039
            0661 crashed 9/9/58 near Fairchild AFB after midair collision with B-52D 56-0681
            0662 blown up April 1984 at Carswell AFB
            0664 used as GB-52D ground instruction machine Andersen AFB, scrapped after 1986
56-0669/0680   Boeing B-52D-35-BW Stratofortress - c/n 464040/464051
            0669 shot down by SAM 12/21/72 during Linebacker
            0674 shot down by SAM 12/26/72 during Linebacker
            0677 crashed 7/30/72 in Thailand following lightning strike and fire
            0680 blown up 4/84, Carswell AFB
56-0681/0698   Boeing B-52D-40-BW Stratofortress - c/n 464052/464069
            0681 crashed 9/9/58 near Fairchild AFB after midair collision with B-52D 56-0661
            0688 blown up April 1984, Carswell AFB


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 25 Tháng Mười Hai, 2007, 09:48:26 pm
Còn đây là danh sách đã lọc của các chú B-52G

57-6468/6475   Boeing B-52G-75-BW Stratofortress - c/n 464173/464180
57-6476/6485   Boeing B-52G-80-BW Stratofortress - c/n 464181/464190
            - 6479 flew into ground 10/16/84 during   low-level mission at Kayenta, AZ
            - 6481 crashed in Thailand 12/20/72 during Linebacker after being hit by SAM
            - 6482 w/o 12/16/82
57-6486/6499   Boeing B-52G-85-BW Stratofortress - c/n 464191/464204
            - 6493 crashed 9/3/75 near Aitken, SC, fuel leak in starboard outer wing with aircraft
               rolling inverted due to loss of control
            - 6494 crashed 7/5/67 on takeoff from Ramey AFB, life raft inflated, causing control loss
            - 6496 shot down by SAM 12/20/72 during Linebacker
57-6500/6520   Boeing B-52G-90-BW Stratofortress - c/n 464205/464225
            - 6507 destroyed 1/26/83 by fire during ground maintenance at Grand Forks AFB
58-158/187   Boeing B-52G-95-BW Stratofortress - c/n 464226/464255
            - 161 crashed 4/11/83 near St. George, UT, flew into ground during Red Flag mission
            - 169 shot down by SAM 12/20/72 during Linebacker
            - 174 crashed 2/8/74 after multi-engine failure and fire on takeoff from Beale AFB
            - 180 crashed 2/1/60 at Ramey AFB, PR, incorrect trim setting during touch-and-go
               approach
            - 187 crashed 1/24/61 near Goldsboro, NC, fatigue failure of starboard wing after
               fuel leak at high altitude, wing failed when flaps selected during emergency
               approach to Seymour Johnson AFB, two nuclear weapons   separated from the
               aircraft, one fell by parachute, and the other broke apart on impact
58-188/211   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress - c/n 4642256/464279
            - 188 w/o 1/21/68 near Thule AFB, Greenland, cabin fire caused crash   on sea ice, four
               nuclear weapons   on board destroyed in fire
            - 190 w/o 7/24/89 at Kelly AFB by ground explosion and fire during depot
               maintenance work
            - 196 w/o 10/15/61 off Newfoundland coast, cause unknown
            - 198 shot down by SAM 12/20/72 during Linebacker
            - 201 shot down by SAM 12/18/72 during Linebacker
            - 208 destroyed by ground fire 7/20/70 at Loring AFB
            - 209 destroyed 8/19/80 by ground fire at Robins AFB
58-212/232   Boeing B-52G-105-BW Stratofortress - c/n 464280/464300
            - 215 crashed 9/4/69 after multi-engine failure on takeoff from Loring AFB
            - 219 w/o 2/11/88 at Castle AFB, overran runway and destroyed after aborted takeoff
            - 228 w/o 11/18/66, flew into ground
58-233/246   Boeing B-52G-110-BW Stratofortress - c/n 464301/464314
            - 246 hit by SAM 12/18/72 during Linebacker and crashed in Thailand
58-247/258   Boeing B-52G-115-BW Stratofortress - c/n 464315/464326
            - 256 collided with KC-135 during mid-air refuelling 1/17/66 near Palomares,
               Spain, four nuclear weapons fell from wreckage
59-2564/2575   Boeing B-52G-120-BW Stratofortress - c/n 464327/464338
            - 2574 crashed 5/8/72 at Griffiss AFB,   aquaplaned during landing
59-2576/2587   Boeing B-52G-125-BW Stratofortress - c/n 464339/464350
            - 2576 crashed 3/30/61 near Lexington, NC, loss   of control for unknown reason
59-2588/2602   Boeing B-52G-130-BW Stratofortress - c/n 464351/464365
            - 2593 crashed 2/3/91 into Indian Ocean 15 miles north of Diego Garcia due to electrical
               failure after Desert Storm mission, 5 engines flamed out due to improper fuel
               management, three crewmen ejected safely, three others ejected out of the
               envelope and were killed
            - 2597 destroyed 11/29/82 in post-landing fire in hydraulic system at Castle AFB
            - 2600 crashed 7/7/72 on takeoff from Andersen AFB, Guam
60-0063/0070      cancelled contract for Boeing B-52G



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 27 Tháng Mười Hai, 2007, 09:01:57 am
Vào cái kho Lubbock, kiếm được cái tài liệu tổng kết Linebacker từ 09/72 đến 12/72 của Ban Lịch Sử BTL KQ Mỹ tại Thái Bình Dương.

Linebacker Operations September-December 1972(U)
Project CHECO
Office of History
HQ PACAF


Số liệu khá phong phú, ví dụ:

Thống kê các máy bay bị tính là mất (combat losses) trong Linebacker II, có ghi giờ giấc (Zulu, hay GMT) cụ thể:

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/168300010944Linebackerpart22.jpg)

Thống kê từng đợt tấn công vào các mục tiêu:

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/168300010944Linebackerpart23.jpg)

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/168300010944Linebackerpart24.jpg)

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/168300010944Linebackerpart25.jpg)

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/168300010944Linebackerpart26.jpg)

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/168300010944Linebackerpart27.jpg)

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/168300010944Linebackerpart28.jpg)

Thống kê số lần chiếc B-52 và các loại yểm trợ cho từng ngày:

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/168300010944Linebackerpart29.jpg)

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/168300010944Linebackerpart210.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 27 Tháng Mười Hai, 2007, 12:37:37 pm
Cảm ơn bác Altus, em đóng gói thành 1 PDF và chuyển sang text cho dễ đọc bác nhé!

Với cả giờ Zulu là tính múi nào hả bác???


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chuongxedap trong 27 Tháng Mười Hai, 2007, 01:42:39 pm
Ních-xơn và Kít-xinh-giơ cố tình ném bom vào dịp Lễ Giáng sinh


Tháng 8-2007, nhà văn Mĩ Lây-di Bô-tơn mang sang Việt Nam một đĩa CD-ROM về cuốn nhật kí của Han-đê-man, trợ lí riêng và Chánh văn phòng của Tổng thống Mĩ Ních-xơn. Vì đĩa này được sản xuất năm 1994, thuốc thế hệ đầu tiên của đĩa CD-ROM truyền thông đa phương tiện, chạy chương trình Windows.3, nên suốt 4 tháng ròng, đã không thể tìm thấy một máy tính nào ở Việt Nam còn làm việc với chương trình này. “Việt Nam nay thật là hiện đại”, Lây-di Bô-tơn nhận xét.

Thứ sáu vừa rồi, hai bạn trẻ, một đến từ Ca-na-da, một bạn đến từ Ô-xtrây-li-a, độc lập, nhưng đồng thời mở được chiếc đĩa này.. Thư viện Quân đội của Việt Nam, có một bản của đĩa này do Lây-di tặng, sẽ phục vụ các bạn đọc muốn truy cập nhật kí của Han-đê-man.

Dưới đây, Lây-di Bô-tơn trích dẫn một số nội dung chưa công bố tại Việt Nam về nội tình Nhà Trắng trong tiến trình của trận “Điện Biên Phủ trên không”. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu cùng bạn đọc.


Cựu Tổng thống Hoa Kì Ních-xơn và cố vấn đặc biệt của ông, Kít-xinh-giơ gần đây đã xuất bản hồi kí nhằm phục vụ cho cách đánh giá riêng của họ về lịch sử. Trong khi đó, tại Hoa Kì cũng xuất bản cuốn nhật kí của Han-đê-man, ghi lại công việc hàng ngày của ông ta trên cương vị “tay hòm chìa khóa” cho ông chủ Nhà Trắng khi đó là Tổng thống Ních-xơn. Đây là một tư liệu phản ánh chuyện “thâm cung bí sử” của một đời tổng thống Mĩ. Đĩa CD là một hồ sơ chứa đựng 2000 trang nhật kí, các băng ghi âm, nhiều thước phim tư liệu, bức ảnh tư liệu. Tính xác thực và bất biến của tài liệu được đảm bảo, do Han-đê-man bị bắt khi đương nhiệm, do liên can đến vụ bê bối Oa-tơ-ghết, và toàn bộ sổ sách giấy tờ của ông này lúc đó bị niêm phong, và sung công vào Lưu trữ quốc gia Hoa Kì. Hiện nay, hồ sơ này đã được chuyển đến Thư viện Tổng thống Ních-xơn tại bang Ca-li-phoóc-ni-a bảo quản.

Dưới đây là một số điểm, thiết nghĩ là có ý nghĩa, liên quan đến diễn biến của trận “Điện Biên Phủ trên không” hay “Cuộc ném bom lễ Giáng sinh”, theo cách gọi của phương Tây. Về trình tự thời gian, xin lưu ý rằng giờ Hà Nội sớm hơn giờ Oa-sinh-tơn nửa ngày. Trong nguyên bản, “P” là chữ viết tắt chỉ Tổng thống Ních-xơn (President), còn “K” là Kít-xinh-giơ. Một số đoạn của nhật kí Han-đê-man nêu ở đây còn chịu tác động kiểm duyệt Hoa Kì, do đĩa CD-ROM này được sản xuất cách đây 13 năm. Tác giả bài viết này hiện đang tìm cách liên hệ với các cơ quan hữu quan Hoa Kì, với hi vọng rằng 35 năm đã qua, hẳn là các chi tiết đó đã được giải mật.

1. Bối cảnh lịch sử và việc chọn thời gian cho cuộc ném bom Lễ Giáng sinh.

Cuộc ném bom Hà Nội cuối tháng 12-1972 xảy ra khi Ních-xơn đã thắng áp đảo (61%) trong cuộc bầu cử đầu tháng 11-1972. Lễ nhậm chức tổng thống nhiệm kì II sẽ được tiến hành vào tháng 1-1973. Nhưng vào tháng 12-1972, công tác điều tra vụ “đột vòm” trụ sở toàn quốc đảng Dân chủ tại tòa nhà Oa-tơ-ghết đã “chiếu tướng” đội hình nhân viên chủ chốt của Ních-xơn, cùng các cộng tác viên của họ. Vụ Oa-tơ-ghết sẽ mở lối dẫn tới việc từ nhiệm của Han-đê-man vào 30-4-1973 và vụ FBI bắt giam ông này, rồi đến việc Ních-xơn “thoái vị” ngày 9-8-1974.

Ngày 14-12-1972, Kít-xinh-giơ trở lại Oa-sinh-tơn sau 10 ngày hội đàm ở Pa-ri. Các cuộc hội đàm bị đình đốn, và ông Lê Đức Thọ bay về Hà Nội để hội ý. Để đáp lại sự “không khoan nhượng” của miền Bắc Việt Nam, chính quyền Ních-xơn xúc tiến phương án không kích ồ ạt. Ngày 18-12, Han-đê-man viết như sau về thời điểm không kích: “Tổng thống cũng nghĩ rằng chúng ta thuận lợi, vì bắt đầu ném bom đúng một tuần trước Lễ Giáng sinh”.

Ở đây cần có một chú giải. Kì nghỉ lễ Giáng sinh ở Hoa Kì được xem là tương đương với dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Một tuần trước Lễ Giáng sinh, (tương tự với tuần lễ trước Giao thừa âm lịch ở Việt Nam) mọi người nô nức trẩy hội. Vào dịp này, Quốc hội Mĩ dừng các kì họp. Các nghị sĩ của lưỡng viện phân tán về các địa phương quê nhà họ. Vì thế, các dân biểu thuộc đảng Dân chủ đối lập không thể tổ chức hoạt động phản đối. Các nhà trường và học viện cũng nghỉ học. Sinh viên, học sinh đều đi nghỉ lễ, không thể tập hợp được (để biểu tình). Ních-xơn, Kít-xinh-giơ và Han-đê-man biết rằng ở thời điểm này, dân Mĩ ai cũng lo việc gia đình, hoàn toàn có thể ném bom mà không gặp phản đối kịch liệt của dư luận trong nước.

Thời điểm bắt đầu ném bom được Han-đê-man bình luận như sau trong trang nhật kí đề ngày 15-12: “Dự kiến kế hoạch là tổ chức một cuộc họp báo hôm nay, rồi bắt đầu hành động quân sự vào ngày mai, và không kích ồ ạt vào chủ nhật … Nó sẽ dân tới bối cảnh hay ho là, chúng ta ném bom đúng lúc Lê Đức Thọ ở Bắc Kinh sẽ gây tác dụng ghê gớm hơn … Tổng thống cho rằng lẽ ra nên ném bom ngày thứ hai, trừ phi Kít-xinh-giơ nhất quyết phải làm việc này vào chủ nhật. Tổng thống không ưa chuyện ông vừa dự lễ nhà thờ ngày chủ nhật, vừa ném bom”.

Ngày 18-12, Han-đê-man viết: “Tổng thống muốn hai hay ba chiếc B52 hôm nay. Ngài hỏi Kít-xinh-giơ liệu không quân Hoa Kì có muốn lùi bước. Kít-xinh-giơ nói rằng không đâu, rằng chúng ta đang làm đúng. Rồi Tổng thống nói rằng, mọi sự sẽ kết thúc hay ho; rằng ta đã có thể lui chuyện này lại vài tuần nhưng ra tay bây giờ mới là thượng sách. Kít-xinh-giơ cho rằng đường hướng tốt nhất của Tổng thống là cư xử bất trắc một cách cục súc (brutal unpredictability). [Một đoạn không rõ dài hay ngắn bị kiểm duyệt]

2. Phản ứng của Ních-xơn với tổn thật của B52

Cuốn nhật kí cho thấy cả Tổng thống và Han-đê-man thường làm việc liền tù tì, kể cả thứ bảy lẫn chủ nhật. Tuy nhiên, không may cho các nhà sử học, là Han-đê-man lại đi phép vào nửa sau của kì nghỉ Giáng sinh. Vì thế, đã không có các trang nhật kí đề các ngày từ 23-12-1972 đến 1-1-1973.

Tuy nhiên, nhật kí Han-đê-man ngày 19-12 đã cho thấy một thoáng của những đợt không kích đầu tiên: “Trận ném bom mở đầu của ngày hôm nay đã xảy ra mà không có thiệt hại nào (của B52) cả khi vào, lẫn khi ra. Vậy là tốt hơn của ngày hôm qua. (Theo các nguồn tin, tổn thất của đêm 19-12 là hai b52. Đêm 18-12, Mĩ mất ba chiếc B52, trong đó hai chiếc rơi tại chỗ, một chiếc rơi ở biên giới Thái-Lào).

Trang nhật kí ngày 20-12 cho thấy bức tranh đầy đủ hơn: “Chúng ta mất thêm ba chiếc B52 nữa hôm nay. [Một đoạn không rõ dài hay ngắn bị kiểm duyệt]. Tổng thống rõ ràng là đang lo lắng về hậu quả với B52. Giới quân sự đã tiên liệu rằng, cứ 100 lấn chiếc máy bay đi đánh phá, (không lực Hoa Kì) sẽ chịu tổn thất là 3 chiếc. Tuy nhiên, Tổng thống nói tiếp, chúng ta chớ có ngã tay chèo (knock it off) và được Kít-xinh-giơ tán đồng.[Một đoạn không rõ dài hay ngắn bị kiểm duyệt]. Rồi tổng thống lại quay lại vấn đề tổn thất về B52. Tổng thống bảo rằng ta không thể chùn bước, nhưng liệu chúng ta có chịu nổi tổn thất 3 chiếc (B52) mối đợt? Nếu xẩy ra như vậy thì quả là khó chịu đựng được”.

3. Vai trò của Nguyễn Văn Thiệu.

Thiệu liên tục từ chối kí Hiệp định, trừ phi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rút hết quân khỏi miền Nam. Sự ngoan cố của Thiệu làm Tổng thống và Kít-xinh-giơ ngán ngẩm. Ngày 2-12, Han-đê-man hỏi: “ … Liệu chúng ta có phải tiếp tục các hoạt động quân sự cho tới khi tất cả bộ đội Bắc Việt Nam rời khỏi miền Nam Việt Nam?”. Ngày hôm sau, Han-đê-man bình luận: “Quan điểm của Tổng thống là, vì Thiệu không tin tưởng Kít-xinh-giơ, chúng ta cần phải cử người khác sang (Sài Gòn) để mặc cả với Thiệu”. Người liên lach chủ chốt với Thiệu được chọn là Alếch-xan-đơ Hai-gơ, người giúp việc cho Kít-xinh-giơ và phó trợ lí về an ninh quốc gia cho Tổng thống.

Hôm 7-12, khi Kít-xinh-giơ còn ở Pa-ri, Han-đê-man nói: “Hà Nội muốn thống nhất toàn Việt Nam dưới sự kiểm soát của họ. Còn Thiệu muốn tất cả (bộ đội) Bắc Việt phải rời khỏi Việt Nam … Chúng ta không thể để cho kẻ thù của mình lấn lướt, càng không thể cho phép đồng minh của mình được phủ quyết. Chúng ta không thể dung thứ sự chống đối của Nam Việt Nam … Không thể có chuyện chúng ta phải làm theo ý Thiệu, bởi vì điều đó sẽ làm chúng ta mất sự ủng hộ của Quốc hội, hoặc của nước Mĩ, để rồi cả chúng ta lẫn Việt Nam Cộng hòa đều bị đánh bại … Ngoài ra,  nếu chúng ta chọn một phương cách khác, cộng đồng quốc tế sẽ bảo rằng chúng ta đặt Thiệu lên trên vấn đề tù binh Mĩ. Có nghĩa là chúng ta không thể tiếp tục biện hộ rằng chúng ta ném bom nhằm cứu tù binh Mĩ. Trái lại, sẽ lộ ra là chúng ta ném bom để cứu (chế độ) Thiệu”.

Báo QĐND số 16769, ngày 27-12-2007


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 27 Tháng Mười Hai, 2007, 08:18:11 pm
.pdf bản gốc ở đây:

http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/039/0390127001a.pdf
http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/039/0390127001b.pdf
http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/039/0390127001c.pdf

Zulu Time là giờ GMT.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Mười Hai, 2007, 08:56:02 pm
VTV1 đang có chương trình trực tiếp kỉ niệm 35 năm 12 ngày đêm. Vừa rồi phỏng vấn trung tướng, AH LLVT Nguyễn Văn Phiệt thì d57 của bác trong 12 ngày đêm bắn tổng cộng 23 đạn.
d57 là 1 trong những tiểu đoàn đánh B52 thành công nhất, hạ 4 chiếc, với 2 rơi tại chỗ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: leopard trong 28 Tháng Mười Hai, 2007, 10:21:21 am
Tớ muốn đưa thêm 1 giả thiết về số lượng B52 bị bắn rơi tại chỗ trong chiến dịch Linebacker II. Ta xem số liệu sau:
Về số liệu của ta là 16 chiếc. Theo tài liệu của Chiangshan:
Vị trí của 16 chiếc tại chỗ, lấy từ sách của ông Lân :

1. Phù Lỗ, 2012, 18/12

2. Thanh Oai, 0400, 19/12

3. Đông Anh, 2007, 20/12
4. Ba Vì, 2034, 20/12

5. Phúc Yên, 0509, 21/12
6. Núi Đôi, 0511, 21/12
7. Chí Linh, 0514, 21/12

8. Chợ Bến, 0341, 23/12
9. Thanh Miện, 0342, 23/12
10. Quỳnh Côi, 0346, 23/12

11. Định Công, 2229, 26/12
12. Tương Mai, 2230, 26/12
13. Đèo Khế, 2233, 26/12
14. Sơn La, 2247, 26/12

15. Quế Võ, 2300, 27/12

16. Đường Hoàng Hoa Thám (HN), 2303, 27/12


Số liệu phía bên kia là 10 chiếc. Theo số liệu phía bên kia mà baoleo trích dịch:

1/ Than củi 1       B52G      12-18-72    Andersen     No. 58-0201

2/ Hoa hồng 1     B52D      12-19-72    U-Tapao       No. 56-0608

3/ Da cam 3         B52D      12-20-72    U-Tapao       No. 56-0622
4/ Chăn chiên 3     B52G      12-20-72    Andersen    No. 57-6496
 
5/ Ô liu 1                  B52G   12-21-72    Andersen      No. 58-0198
6/ Mầu vàng nhạt 3   B52G    12-21-72    Andersen  No. 58-0169

7/ Mầu xanh 1         B52D      12-22-72    U-Tapao   No. 55-0050
8/ Mầu đỏ tươi 3/1   B52D    12-22-72    U-Tapao     No.55-0061

9/ Gỗ mun 2         B52D      12-26-72    U-Tapao       No. 56-0674

10/ Mầu xanh thẫm 2/1  B52D   12-28-72    Andersen No. 56-0605     


Gỉa thiết của tớ lấy ví dụ về ngày 26/12. Số liệu của ta là rơi tại chỗ 4 chiếc. Trong đó ở Hà Nội rơi 2 chiếc.
Phía bên kia là 1 chiếc.
Xem bảng số liệu của ta, thấy nói rơi ở Định Công 1 và Tương Mai 1. Nhưng nếu nhìn vào bản đồ và xem thời gian rơi, rất có thể đấy chỉ là 1 chiếc. Có thể là đầu thì rơi ở Tương Mai, đuôi thì rơi ở Định Công . Như vậy rơi ở Hà nội ngày 26/12/1972 chỉ có 1 chiếc mà thôi.
Gỉa thiết này dựa trên căn bệnh thành tích của chúng ta.
Nhà mình nuôi có 1 con gà, nhưng ông đi họp tổ CCB báo cáo là tôi nuôi 1 con. Bà đi họp phụ lão cũng hô nuôi 1. Con đi họp ở trường cũng hô cháu nuôi 1. Hai vợ chồng đi báo cáo ở hai cơ quan cũng được hô là nuôi 1 ở mỗi nơi.
Tổng kết các báo cáo của mọi cơ quan đoàn thể, nhà mình nuôi 5 con gà.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chuongxedap trong 28 Tháng Mười Hai, 2007, 01:06:39 pm
Ních-xơn và Kít-xinh-giơ cố tình ném bom vào dịp Lễ Giáng sinh.

Sự không bằng lòng của chính quyền Mĩ với Thiệu thêểhiện ở trang nhật kí đề ngày 20-12: “Sau đó, Kít-xinh-giơ tới, vui vẻ báo Hai-gơ đã nhập cuộc rồi, có điều ông ta bị Thiệu “nện gãy răng” bằng cách bắt chờ tới năm tiếng đồng hồ, rằng Thiệu vẫn đòi quân miền Bắc phải rút hết. Vậy là, chúng ta sẽ ra mắt vào hôm 3-1 với một cuộc chơi riêng rẽ, nếu chúng ta giành được quyền chơi … Thiệu đã phải thôi không làm ngơ các bức thư của Tổng thống, và chỉ phát biểu theo nguyện vọng cá nhân về những chủ đề như (miền Bắc cần) rút hết quân. Tổng thống nói rằng, về thực chất, những điều Thiệu đã nói có nghĩa là chúng ta sẽ phải vào cuộc một cách riêng rẽ. Vậy là chúng ta phải tính sao để có thể rời khỏi Việt Nam mà lại không làm chìm con thuyền Nam Việt Nam”.

“Vấn đề chủ yếu là, liệu Hà Nội có đồng ý dàn xếp tay đôi mà không bắt chúng ta phải cắt viện trợ cho Nam Việt Nam. Họ thậm chí có thể đặt cược rằng, Quốc hội Mĩ sẽ quẳng cái gánh viện trợ (cho chính quyền Sài Gòn) đi. Nếu chúng ta cũng chấp nhận dàn xếp tay đôi (với Hà Nội), hẳn là sẽ không có chuyện ngừng bắn đâu. Nhưng ta cần nhìn nhận rằng, vị thế của Sài Gòn hôm nay đã có thể xem là vững chãi. Kít-xinh-giơ, trong khi ngồi họp, cứ nguyền rủa Thiệu mãi, bảo rằng Thiệu là “đồ chó đẻ” (SOB – son of a bitch). Kít-xinh-giơ bảo rằng, Thiệu làm thế chẳng qua chỉ vì muốn gây một tiếng vang, để rồi sửa soạn cho kết cục phải “đi ở riêng” (cave at the end); còn chúng ta thì phải cố hoàn tất chuyện này cho ổn thỏa. Tổng thống nói, phải làm sao để ta không phải kí một hiệp định bất lợi, rằng ta nên dàn xếp tay đôi. Tôi phát biểu, phản đối dàn xếp tay đôi … Nếu Bắc Việt chịu đàm phán ngay, thì chúng ta sẽ được đà. Nếu Hà Nội chấp nhận đàm phán vào 1-3-1973, chúng ta phải gặp họ, dàn xếp, rồi ấn (giải pháp đó) cho Thiệu. Có thể nói, Tổng thống bây giờ đã chuyển sang lập trường của tôi. Chúng ta nay phải cư xử sao cho Thiệu hoàn toàn trật tự, không được ho he. Tổng thống sau đó khái quát lại mọi sự, cho rằng tình hình hiện nay không sáng sủa, nhưng lại vẫn có thể phát sinh”.

Vậy là chính quyền Ních-xơn cố thuyết phục Thiệu thông qua thư tín, sứ giả, và qua tiếp xúc hậu trường nhờ vào “mệnh phụ rồng” (bà vợ góa của tướng Clai-rê Chen-nau, người đã gặp Hồ Chí Minh ở Côn Minh tháng 3 năm 1945). Ních-xơn và các trợ thủ bàn soạn một kế hoạch tổng lực nhằm “chơi khăm” (bluff) Thiệu, thông qua một tuyên bố của Phủ Tổng thống Hoa Kì trên truyền hình. Những hoạt động như thế sẽ được tiếp tục đến tận ngày kí Hiệp định Pa-ri, vào tháng 1-1973. Han-đê-man và các trợ lí khác phải lập các kế hoạch đối phó với các phát sinh, dự phòng trường hợp Thiệu từ chối kí kết Hiệp định. Chẳng hạn, chuẩn bị sẵn hai bộ hồ sơ cho họp báo và ra thông cáo báo chí trong cả hai trường hợp: một với chữ kí của chính quyền Thiệu, một dành cho trường hợp Thiệu không tới kí.

Tới ngày thứ bảy, 13-1-1973 (sau trận “Điện Biên Phủ trên không”), thân phận Thiệu đã được Tổng thống Mĩ định đoạt. Theo nhật kí Han-đê-man, “Thiệu buộc phải phục tùng. Vì nếu không, Tổng thống sẽ chủ động đặt vấn đề với Quốc hội Mĩ để “cúp” viện trợ, trước khi Nghị viện Mĩ kịp xuống tay với ngài. Tốt hơn hết là Tổng thống xòe bài trước, một khi kết cục như thế là (phủ quyết viện trợ) không thể tránh nổi”.

Và, như chúng ta đều biết, Hiệp định Pa-ri được kí bởi cả bốn bên tham gia hội đàm: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kì.

4. Suy xét của Ních-xơn và Kít-xinh-giơ về miền Bắc Việt Nam.

Tổng thống Mĩ, Kít-xinh-giơ và Han-đê-man đã không ngại sử dụng những từ ngữ cục cằn nhất khi nói về miền Bắc. Một vấn đề then chốt là làm sao đổ được trách nhiệm. Trang nhật kí đề ngày 5-12 thổ lộ: “Câu hỏi đặt ra là đỏ lõi cho ai đây về việc đàm phán đổ bể? Kít-xinh-giơ muốn Tổng thống sẽ cáo buộc miền Bắc đã gây chuyện này, rồi nhờ đó mà lấy thế. Tổng thống e rằng chuyện này sẽ đẩy ngài (Tổng thống) dấn vào chuyện thất cơ, vì thế không muốn dính vào … Nói chung, Kít-xinh-giơ, chứ không phải Tổng thống, sẽ phải ôm rơm, nhưng phải tươi tỉnh lên khi làm phận sự này”.

Ngày 6-12, Han-đê-man viết tiếp: “Tổng thống đang nhăm nhe làm một loạt tác động tâm lí lên Kít-xinh-giơ … (Tổng thống nghĩ) rằng, Kít-xinh-giơ đang ngầm tính chước chuồn, không muốn chiến đấu, nhưng lại phủ định chuyện này, thác rằng mình (Kít-xinh-giơ) đang cố lấy sức để đấu tranh. Trên thực tế thì y đang tìm cách thoái thác những việc nan giải, và đang không biết đâu là con đường đúng. Tổng thống chắc mẩm rằng, nếu Kít-xinh-giơ quay về nhà mà không đạt được Hiệp định thì y sẽ từ nhiệm. Nếu Kít-xinh-giơ về, mình (Han-đê-man) sẽ phải lên dây cót, để Kít-xinh-giơ vẫn vững tay chèo, vẫn nhìn xa trông rộng, và không được ỉu xìu; rằng chúng ta không được để cho Kít-xinh-giơ nuốt lời mà y đã từng tỏ ra kiên định, và Tổng thống ép Kít-xinh-giơ phải làm ăn cho ra hồn”

Ngày hôm sau, Hai-đê-man viết thêm: “(Vì) chúng ta phải dấn tới trong đàm phán, chúng ta không thể khựng lại, và tái diễn việc ném bom”.

Về đến Hoa Kì, Kít-xinh-giơ tới gặp Tổng thống và Han-đê-man hôm 14-12. Han-đê-man mô tả thời kì ở Pa-ri vừa qua của Kít-xinh-giơ là “ngập đầu trong những xấc xược, thủ đoạn và quay như chong chóng của Bắc Việt”. Theo lời Han-đê-man, Kít-xinh-giơ đã nắm tay lại, rủa: “Quả là cứt đái. So với người Bắc Việt, người Nga thật hảo tâm làm sao (trong mắt của Oa-sinh-tơn).  Họ sánh được với người Trung Hoa. Một khi đi đến hội đàm, người Trung Hoa tỏ ra thật đáng tin cậy (responsible) và lành như đất (decent)!”. Ngày hôm sau, Han-đê-man ghi nhận: “Kít-xinh-giơ bảo rằng, y đã lấy lại được phong độ ngon hơn so với mấy tuần trước, bởi vì nay ta lại nắm vững tình hình, chứ không còn ở thế của con thỏ bị kẹt giữa hai con rắn đang phun phè phè”.

Hôm 19-12, giờ Oa-sinh-tơn, cuộc ném bom bắt đầu. Trong khi Nhà Trắng đếm con số B52 bị hạ, Tổng thống và Han-đê-man bàn cách phát biểu trước công chúng. Họ lại có dịp đổ lỗi cho miền Bắc: “(Tổng thống và tôi) thảo luận vấn đề về việc nên nói về vấn đề Việt Nam ra sao (trên phương tiện thông tin đại chúng), đặc biệt là về các dư luận như “Tổng thống đi ngược lại điều Kít-xinh-giơ đã hứa”, và “Tổng thống và Kít-xinh-giơ khỏi hòa đàm”. Bàn về cách kàm thế nào để đáp lại những chất vấn về việc chúng tôi (chính quyền Ních-xơn) đã reo rắc những hi vọng hão huyền (về hòa bình). Đã nhất trí được rằng chỉ cần phản công lại bằng cách gán ngay cho miền Bắc đã gieo những ảo vọng”.

Ngày 20-12, chính quyền Ních-xơn thay đổi cách cư xử với miền Bắc: “Tổng thống lại quay lại với thiệt hại về B52, và tỏ ra thực sự phiền muộn, cứ hỏi xem liệu còn cách gì xoay xở. Kít-xinh-giơ bảo chả còn gì. Rằng đây là cuộc không kích qui mô lớn cuối cùng. Rằng chúng ta phải tìm cách giảm tổn thất. Kít-xinh-giơ lại tiếp tục rủa bọn Thiệu là “chó đẻ” (SOB), là lũ tâm thần bệnh hoạn (maniac). Cả hai đều nhất trí rằng, chúng ta không được để lộ là Hai-gơ đã bị Thiệu cự tuyệt. Chúng ta cần tiếp tục ném bom miền Bắc, nhưng ở qui mô kém ồ ạt hơn. Chúng ta cần giảm bớt đòn không kích vào Hà Nội, nhờ đó mà tránh những tổn thất quá lớn (excessive losses)”.

5. Quan hệ giữa Tổng thống và Kít-xinh-giơ.

Nhật kí Han-đê-man tiết lộ quan hệ giữa Ních-xơn và Kít-xinh-giơ. Bởi lẽ Han-đê-man hoàn toàn trung thành với Tổng thống, ông ta rõ ràng phải “bênh” Tổng thống hơn. Han-đê-man mô tả Kít-xinh-giơ là không tin cậy (insecurity), quá nhấn mạnh cái tôi, mắc chứng “ám thị tự sát” (suicidal complex), hay để rò rỉ (tin mật) cho giới báo chí, có nhu cầu đặt mình vào trung tâm của mọi sự.

Nhật kí Han-đê-man thường xuyên nhắc đến “vấn đề Kít-xinh-giơ”. Vào ngày 13-12, một ngày trước khi Kít-xinh-giơ bay sang Pa-ri, Han-đê-man viết: “Tổng thống sau đó nhận xét rằng, Kít-xinh-giơ đã bộc lộ quá nhiều dấu hiệu bất phục tùng (insubordination)”. Tiếp đến hôm 20-12, ông ta viết tiếp: “Tổng thống đã quán triệt “vấn đề Kít-xinh-giơ”. Ngài e rằng Kít-xinh-giơ đang bắt cá hai tay … chỉ ra rằng, chúng ta không thể cho phép những suy xét của Kít-xinh-giơ ngự trị lên trên mọi công việc, rằng Kít-xinh-giơ không thể vừa gần gũi với Tổng thống, lại vừa xa rời ngài”.

Đoạn hay ho nhất của mối quan hệ Ních-xơn/Kít-xinh-giơ chính là sau khi Hiệp định Pa-ri được kí kết. Ních-xơn, Kít-xinh-giơ, Han-đê-man và các chức sắc khác của Nhà Trắng đã thiết kế một chiến dịch tiến công trên phương tiện thông tin đại chúng của Hoa Kì, cũng như trong khuôn khổ Quốc hội Mĩ, nhằm chống lại “những kẻ chống đối” và “bọn địch”. Chiến dịch nhằm vào đề cao sự “quả cảm” và “quyết đoán” của Tổng thống. Tuy vậy, chính Kít-xinh-giơ lại đoạt được sự “tỏa sáng”.

Han-đê-man đã không quan tâm gì đến việc Hiệp định được kí kết ngày 27-1-1973. Thay vào đó, ông ta nhận xét về cuộc họp báo của Kít-xinh-giơ: “Vậy là Tổng thống đã chỉ rõ: mắt xích bị khuyết chính là “tấm gương quả cảm”. Chúng ta đã xem kĩ các bài xã luận trên báo chí, nhưng chủ đề này đã không được phản ảnh. Cuộc họp báo (của Kít-xinh-giơ) đã không có tác dụng đột phá để làm nổi bật được chủ đề này. Trong cuộc này, Kít-xinh-giơ đã chỉ nhắc đến Tổng thống có ba bận - ngược lại, khi những chuyện tồi tệ đến, Kít-xinh-giơ kể tên ngài những 14 lần. Kít-xinh-giơ (sau đó) còn nói rằng chúng ta đã tiêu diệt được những kẻ phê phán, nhưng chúng ta không hề làm được điều đó”.

Cho đến nay họ không làm được điều đó. Và chắc là sẽ chẳng bao giờ làm được.

Báo QĐND số16770, ngày 28-12-2007


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 10:53:50 pm
Chưa thấy bác ChienV tiếp tục nên em mạn phép lấn sang đêm thứ ba một chút.

Đêm 20/12 rạng 21/12

Ta : sử dụng F361 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=122.60) [1], LS TLPK (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=96.90) [2] và tham khảo thêm "Điện Biên Phủ trên không..." của Lưu Trọng Lân [3]

Chiếc số 1 : thuộc tốp 383, trong 6 chiếc vào đánh ga Yên Viên, Gia Lâm. Bị d93 bắn hạ lúc 2007 [1] hay 2010 [2], 20/12 bằng 2 đạn. Cháy rất to và gần như rơi thẳng xuống xã Yên Thường, gần ga Yên Viên.

Chiếc số 2 : thuộc tốp 621 từ hướng tây bắc xuống [2], được ghi nhận cho d94 bắn hạ trong khoảng 2029 đến 2038, 20/12.

Chiếc số 3 : thuộc tốp 618 [1], theo [2] thì lại là tốp 621. Bị d77 bắn hạ lúc 2034 [1], 20/12 bằng 2 đạn. Rơi xuống xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Tây [1], theo [2] thì lại là khu vực Hoà Bình.

Chiếc số 4 : thuộc tốp 318 nằm trong đợt 2 vào đánh Yên Viên rạng sáng 21. Bị d79 bắn hạ lúc 0500 [1] hay 0514 [2], 21/12 bằng 2 đạn. Rơi xuống Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương.

Chiếc số 5 : thuộc tốp 318. Bị d77 bắn hạ lúc 0509 [1] hay 0510 [2], 21/12 bằng 2 đạn. Rơi xuống thị xã Phúc Yên.

Chiếc số 6 : thuộc tốp 518. Bị d57 bắn lúc 0509 [2], 21/12 bằng 1 đạn. [1] chỉ nói là bắn cháy, theo [2] thì trắc thủ quang học báo cáo B52 bốc cháy rơi xuống hướng tây nam.

Chiếc số 7 : thuộc tốp 532 [1] [2]. Bị d57 bắn hạ lúc 0511 [1] hay 0519 [2] bằng 1 đạn cuối cùng. Rơi xuống chợ Thá, Núi Đôi, Vĩnh Phú.

Thời gian và địa điểm do [1] nêu cụ thể hơn và trùng với [3]. Vậy tạm chấp nhận mốc bắn rơi B52 theo [1].

Đạn tiêu thụ của HN : 35 theo [1], [3] và một số nơi khác, 36 theo [2]


Mỹ : sử dụng NAMPOW (http://www.nampows.org/B-52.html) [4] và SAC (http://www.strategic-air-command.com/history/history-vietnam.htm) [5]. Quyển Linebacker 2 thì em down mãi không được nên có gì các bác kiểm tra giúp.

Cả [4] và [5] đều không có mốc thời gian, thứ tự B52 bị bắn rơi cũng khác nhau. Xem qua thì có vẻ thứ tự trong NAMPOW khớp với ta hơn, nên tạm xếp theo NAMPOW.

4 rơi tại chỗ :

Chiếc số 1 : B52D No. 56-0622, mật danh Orange 3, từ Utapao. Rơi tại chỗ đêm 20/12 [4]. Bị bắn rơi xuống gần mục tiêu [5]. Tổ lái 2 bị bắt, 4 mất tích.     

Chiếc số 2 : B52G No. 57-6496, mật danh Quilt 3, từ Andersen. Rơi tại chỗ sáng 21/12 (nhầm, đúng ra là đêm 20/12) [4]. Tổ lái 2 chết, 4 bị bắt.

Chiếc số 3 : B52G No. 58-0198, mật danh Olive 1, từ Andersen vào đánh Kinh No Complex (?), trúng 1 SAM [5]. Rơi tại chỗ sáng 21/12 [4]. Tổ lái 3 bị bắt, 4 mất tích.

Chiếc số 4 : B52G No. 58-0169, mật danh Tan 3, từ Andersen. Rơi tại chỗ sáng 21/12 [4]. Tổ lái 1 bị bắt, 5 mất tích.

2 chiếc khác rơi ngoài lãnh thổ VN :

Chiếc số 5 : B52G No. 57-6481, mật danh Brass 2, từ Andersen. Trúng 2 SAM vào cánh và thân [5], lết về và rơi ở Thái đêm 20/12 [4], tổ lái được cứu.

Chiếc số 6 : B52D No. 56-0669, mật danh Straw 2, từ Andersen. Trúng 1 SAM, cháy 2 động cơ [5], lết về và rơi ở Lào sáng 21/12 [5], tổ lái 1 mất tích.


Nhận xét :

- Theo ta 7 B52 bị bắn rơi (5 tại chỗ), Mỹ chỉ công nhận mất 6 (4 tại chỗ).

- Theo ta 3 B52 bị hạ (2 tại chỗ) trong đợt đầu tiên đêm 20/12, Mỹ chỉ công nhận mất 2 (1 tại chỗ) trong đêm này. Số liệu 4 chiếc mất (3 tại chỗ) trong rạng sang 21/12 được cả 2 bên thống nhất.

Cụ thể :

- Chiếc số 1 của ta do d93 bắn chính là Orange 3 (số 1 trong danh sách Mỹ). Cháy rất lớn và rơi xuống gần mục tiêu.

- Chiếc số 2 của ta ghi nhận cho d94 có thể là Brass 2 (số 5 trong danh sách Mỹ). Rơi ở Thái đêm 20/12.

- Chiếc số 6 của ta ghi nhận cho d57 có thể là Straw 2 (số 6 trong danh sách Mỹ), rơi ở Lào rạng sáng 21/12.

- Chiếc số 4, 5, 7 của ta có thể lần lượt ứng với Quilt 3, Olive 1, Tan 3 (số 2, 3, 4 trong danh sách Mỹ). Đều rơi tại chỗ sáng 21/12.

Như vậy chiếc số 3 trong danh sách của ta cần kiểm tra lại.

- F361 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=122.60) :

20 giờ 34 phút, bằng phương pháp phát sóng phát hiện được mục tiêu và dùng phương pháp sở trường là điều khiển bám sát tự động, tiểu đoàn 77 đã phát hiện được mục tiêu từ xa, bám sát chính xác tốp B.52 có ký hiệu 618, phóng hai quả đạn, bắn rơi tại chỗ một chiếc B.52 ở xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Đây là chiếc máy bay B.52 thứ hai bị tiểu đoàn bắn rơi tại chỗ trong chiến dịch.

- LS TLPK (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=96.90) :

Sau 20 phút, tiểu đoàn 77 Trung đoàn 257 tại trận địa Chèm, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn cùng sĩ quan điều khiển Nguyên Văn Đức, kíp trắc thủ Mộc, Hà, Tân theo dõi tốp 621 đang từ tây bắc xuống, tốp mà Trung đoàn trưởng Điển giao nhiệm vụ cho ba tiểu đoàn 77, 78, 79 tập trung tiêu diệt.

Trận địa Chèm với địa thế có lợi, khi đánh đường bay từ tây bắc xuống, có khoảng cách (P) tham số lớn, lại bay chếch dễ hở bụng, hở sườn, chỗ yếu nhất mà nhiễu điện tử không phủ kín được. Vào tới cự ly 35km, tiểu đoàn trưởng ra lệnh phát sóng, cả ba trắc thủ (góc tà, cự ly, phương vị), sĩ quan điều khiển đều nhìn rõ 3 tín hiệu B- 52 xuất hiện trên nền dải nhiễu. Tiểu đoàn quyết tâm đánh bằng phương pháp vượt trước nửa góc (ΠC) 2 đạn, bám sát tựđộng, quỹ đạo đạn bay rất đẹp. Đạn nổ trùm mục tiêu, chiếc B-52 bốc cháy rơi xuống khu vực Hoà Bình.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 11:51:19 pm
Bác xem lại phát:

- Chiếc số 1 của ta do d77 bắn chính là Orange 3 (số 1 trong danh sách Mỹ). Cháy rất lớn và rơi xuống gần mục tiêu.

Trích dẫn
Chiếc số 1 : thuộc tốp 383, trong 6 chiếc vào đánh ga Yên Viên, Gia Lâm. Bị d93 bắn hạ lúc 2007 [1] hay 2010 [2], 20/12 bằng 2 đạn. Cháy rất to và gần như rơi thẳng xuống xã Yên Thường, gần ga Yên Viên.

Nếu chiếc số 1 của ta do d77 bắn thì đêm 20/12 d77 bắn rơi tổng cộng 03 chiếc?

Sách của Michel, nói là đã đối chiếu với tài liệu ta, đưa như sau:

Quilt 03 - d93
Brass 02  - d94
Orange 03 - d77
Straw 02 - d78
Olive 01 - d77
Tan 03 - d57

Toàn bộ cuốn sách này không nói gì đến d79. Chắc là nhầm thành d78 - Straw 02. Tôi nghi chênh nhau là chiếc thứ 6 của ta.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 31 Tháng Mười Hai, 2007, 08:41:48 am
Em gõ nhầm d93 thành d77, cám ơn bác.

Danh sách của Michel có đúng theo thứ tự bị hạ không bác. Nếu theo đó thì B52 mất 3 (2 tại chỗ) đêm 20/12 và 3 (2 tại chỗ) sáng 21/12, mâu thuẫn với SAC/NAMPOW là B52 mất 2 (1 tại chỗ) đêm 20/12 và 4 (3 tại chỗ) sáng 21/12 (?).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 31 Tháng Mười Hai, 2007, 07:42:36 pm
Lão này viết kiểu narrative chứ không có bảng biểu. Xem lại thì đúng theo trình tự giờ phút.

Trang NAM-POW của McGrath cũng tính 03 chú ngày 20 03 chú ngày 21 đấy chứ. Có gì mâu thuẫn đâu. Cái báo cáo của PACAF cũng thế.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 31 Tháng Mười Hai, 2007, 08:50:19 pm
Trang NAM-POW của McGrath cũng tính 03 chú ngày 20 03 chú ngày 21 đấy chứ. Có gì mâu thuẫn đâu. Cái báo cáo của PACAF cũng thế.

Em lại nhầm tiếp, Quilt 3 bị đêm 20 chứ không phải ngày 21. Liệu có thể số 5 và số 7 của ta là cùng 1 chiếc (Tan 3 ?) không nhỉ. Chắc phải so thêm đường bay mới nói được.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Giêng, 2008, 09:41:34 am
Đêm thứ tư

Đêm 21/12 rạng 22/12

Ta : theo F361 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.70)

Chiếc số 1 : bị d57 bắn rơi tại chỗ lúc 0342 ngày 22/12 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây.

Chiếc số 2 : bị d71 bắn rơi tại chỗ ở Thanh Miện, Hải Hưng. Không rõ giờ, nguyên văn là "Cũng thời điểm này" với chiếc số 1. Theo cuốn ĐBP trên không... thì chiếc số 1 là 0341, số 2 là 0342, coi như cùng thời điểm.

Chiếc số 3 : bị d93 bắn rơi tại chỗ lúc 0346 ngày 22/12 ở Quỳnh Côi, Thái Bình.


Mỹ : theo NAMPOW (http://www.nampows.org/B-52.html), SAC (http://www.strategic-air-command.com/history/history-vietnam.htm). Giờ lấy từ báo cáo bác altus post ở trang trước. 

Chiếc số 1 : B52D No.55-0061, mật danh Scarlet 3, bị bắn rơi tại chỗ lúc 0345 ngày 22/12 (2045 GMT). Tổ lái 3 mất tích, 3 bị bắt.

Chiếc số 2 : B52D No. 55-0050, mật danh Blue 1, bị bắn rơi tại chỗ lúc 0346 ngày 22/12 (2046 GMT). Toàn bộ tổ lái 6 người bị bắt.

Số liệu 2 bên vênh nhau 1 chiếc, dựa vào thời điểm bắn và đường bay thì có thể chiếc số 2 và số 3 mà ta công bố là 1.

---------------------

Đêm thứ năm

Đêm 22/12 rạng 23/12

Ta : theo TLPK (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=96.90), tên lửa F363 ở Hải Phòng bắn rơi (hay bắn trúng) 2 B52. Giống như trường hợp F361 ở Hà Nội đêm 19/12, không có thông tin cụ thể.

Mỹ : Theo NAMPOW (http://www.nampows.org/B-52.html) B52D No.55-0067, mật danh Brick 2 bị thương, hạ cánh xuống Utapao, sửa mất 70 giờ công. In commission 9/1/1973 (không hiểu, có thể là đến 9/1/73 mới nhận nhiệm vụ trở lại?)

----------------------

Đêm thứ sáu

Đêm 23/12 rạng 24/12

Cả 2 bên đều ghi nhận không có B52 rơi

----------------------

Đêm thứ bảy

Đêm 24/12 rạng 25/12

Ta : theo LS nghệ thuật chiến dịch PK 12-1972, 33 lần chiếc B52 vào đánh Thái Nguyên bị cao xạ 100mm QK Việt Bắc bắn rơi (hay bắn trúng) 1 chiếc.

Mỹ : theo NAMPOW (http://www.nampows.org/B-52.html), B52D No.55-0051 bị thương, hạ cánh xuống Utapao, sửa mất 226 giờ công. In commission 9/1/1973.


Đến đây kết thúc đợt 1 của chiến dịch. Tổng kết lại số B52 bị hạ qua từng đêm :


Đêm          Ta công bố          Mỹ công bố
18 rạng 19/12          3 rơi (2 tại chỗ)          3 rơi (2 tại chỗ)
4 bị thương (1 nặng)
19 rạng 20/12          2 rơi          0
20 rạng 21/12          7 rơi (5 tại chỗ)          6 rơi (4 tại chỗ)
21 rạng 22/12          3 rơi tại chỗ          2 rơi tại chỗ
22 rạng 23/12          2 rơi          1 bị thương
23 rạng 24/12          0          0
24 rạng 25/12          1 rơi          1 bị thương
25 rạng 26/12          0          0
Tổng          18 rơi (10 tại chỗ)          11 rơi (6 tại chỗ)
6 bị thương (1 nặng)
               
               

               


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 16 Tháng Giêng, 2008, 09:12:15 pm
Đêm thứ 9

Đêm 26/12 rạng 27/12

Nguồn tham khảo giống bài trên ;D

Ta

Chiếc số 1 : bị d86 bắn lúc 2227 ngày 26/12, không rơi tại chỗ, nguyên văn trong F361 là "bắn trúng", theo TLPK là "được công nhận bắn rơi". B52 thuộc các tốp từ hướng tây, tây bắc vào đánh khu vực Văn Điển, Giáp Bát, khu công nghiệp Thượng Đình, Bạch Mai..., theo F361.

Chiếc số 2 : bị d76 bắn rơi tại chỗ lúc 2230 ngày 26/12, rơi xuống cửa hàng ăn ở Tương Mai (HN). B52 thuộc tốp 599 từ bắc Tam Đảo vào.

Chiếc số 3 : bị d93 bắn rơi tại chỗ lúc 2233 ngày 26/12, rơi xuống đèo Khế, Tuyên Quang.

Chiếc số 4 : bị d78 bắn rơi tại chỗ lúc 2240 ngày 26/12, rơi xuống Định Công, Thanh Trì, HN. Theo TLPK thì lại là 2229.

Chiếc số 5 : bị d79 bắn rơi tại chỗ ở Sơn La, F361 không nói thời điểm, theo TLPK thì chiếc B52 thuộc đợt cuối cùng vào đánh HN lúc 0045 từ hướng tây nam, bị hạ trên đường quay ra. Trong ĐBP trên không... lại ghi là 2247, khả năng là TLPK in sai vì trong đợt tập kích này B52 chỉ đánh 1 đợt duy nhất với thời gian rất ngắn.

Chiếc số 6 : bị d81 ở HP bắn hạ lúc 2236 ngày 26/12, không rơi tại chỗ. Theo TLPK.

Chiếc số 7 : c174/e252 cao xạ 100mm ở HP "được công nhận bắn rơi 1 chiếc B52", theo TLPK.

Chiếc số 8 : e256 cao xạ QK Việt Bắc ở Thái Nguyên "được công nhận bắn rơi 1 chiếc B52", theo TLPK.

Tóm lại ta công bố bắn rơi 8 B52 (4 tại chỗ), trong đó tên lửa bắn rơi 6 (4 tại chỗ) - 5 do HN và 1 do HP, cao xạ bắn rơi 2 - 1 do HP và 1 do TN.



Mỹ :

Chiếc số 1 : B52D No. 56-0674, mật danh Ebony 2 từ Utapao, bị bắn rơi tại chỗ lúc 2204 ngày 26/12 (1504 GMT).

Chiếc số 2 : B52D No. 56-0584, mật danh Ash 1 từ Utapao, bị bắn lúc 2244 ngày 26/12 (1544 GMT), lết về và rơi ở Utapao.

Ngoài ra có 3 chiếc khác bị thương :

Chiếc số 3 : B52D No.55-0062, mật danh Cream 1, hạ cánh ở Andersen, quay lại biên chế ngày 27/12.

Chiếc số 4 : B52D No.55-0090, mật danh Cream 2, hạ cánh ở Andersen, quay lại biên chế ngày 28/12.

Chiếc số 5 : B52D No.56-0629, mật danh Black 3, hạ cánh ở Utapao, quay lại biên chế ngày 31/12.

Tóm lại Mỹ công bố bị rơi 2 B52 (1 tại chỗ) và bị thương 3 B52.


Trận này số liệu 2 bên mâu thuẫn nhiều nhất.

Bác altus tra hộ em xem mấy chiếc kia là vào đánh HN, HP hay TN với ạ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 17 Tháng Giêng, 2008, 07:30:50 am
Theo Michel thì

Ebony 02 ăn 2 SA-2, 1 của d76 và 1 của d78 (theo phỏng vấn phi hành đoàn và đối chiếu tài liệu ta). Quả thứ nhất (d76) bắn trúng cockpit. Quả thứ hai (d78) bắn trúng cánh trái, làm B-52 ngửa bụng.

Vậy có thể coi ta tính đúp chiếc này (số 2 và số 4 của ta).

Ash 01 đánh Kinh No, bị một SA-2 nổ sát sườn phải, cháy động cơ số 7 và 8, lết về được U-Tapao nhưng khi hạ cánh thì nổ.

Không thấy thông tin nào về 3 chiếc bị thương kia.

Hai cái còn lại ta tính rơi tại chỗ (số 3 và số 5 của ta), bọn Mỹ lờ tịt, không hiểu có thể tìm thêm được thông tin gì hay không nhỉ?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 20 Tháng Giêng, 2008, 11:25:44 pm
Các bác cho tôi hỏi một số thông tin xoay quanh vụ điều đạn tên lửa từ khu 4 ra HN. Tôi chuẩn bị tinh thần là nhiều số liệu có thể không có, nhưng được cái nào tốt cái nấy  :)

1. Ngày 18.12 ở HN, HP có bao nhiêu đạn S-75? Bao nhiêu đạn đã lắp sẵn sàng chiến đấu? Bao nhiêu trong kho chưa lắp?

2. Đợt 1 từ 18 đến 25, HN, HP có bao nhiêu tiểu đoàn kỹ thuật lắp tên lửa (có tìm được phiên hiệu cụ thể không)? Đã lắp được bao nhiêu đạn trong khoảng thời gian đó? Có thống kê từng ngày không?

3. Ngày 18.12.1972, cụ thể các đơn vị nào đang bố trí ở khu 4? Có bao nhiêu đạn sẵn sàng? Bao nhiêu đạn chờ lắp? Bao nhiêu tiểu đoàn kỹ thuật?

4. Bắt đầu từ khi nào đạn từ QK 4 được chuyển ra HN, HP? Bao nhiêu đạn lắp rồi, bao nhiêu đạn chưa lắp? Có thống kê từng ngày không?

5. Các tiểu đoàn kỹ thuật nào được điều từ QK 4 ra HN, HP? Sau khi tăng cường thì công suất lắp đạn của HN. HP thay đổi thế nào?

Cảm ơn các bác trước.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Giêng, 2008, 05:37:41 pm
1. Ngày 18.12 ở HN, HP có bao nhiêu đạn S-75? Bao nhiêu đạn đã lắp sẵn sàng chiến đấu? Bao nhiêu trong kho chưa lắp?
----------------------------------------------------
  Theo cụ Lương Hữu Sắt thì trước 18/12 để chuẩn bị cho "12 ngày đêm" bình quân mỗi tiểu đoàn tên lửa được trang bị 2 cơ số đạn. Bao nhiêu tiểu đoàn thì bên topic Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không có đấy! ;D

2. Đợt 1 từ 18 đến 25, HN, HP có bao nhiêu tiểu đoàn kỹ thuật lắp tên lửa (có tìm được phiên hiệu cụ thể không)? Đã lắp được bao nhiêu đạn trong khoảng thời gian đó? Có thống kê từng ngày không?
----------------------------------------------------
  Cũng theo nguồn trên, cả HN và HP lúc ấy có 2 dây chuyền (tiểu đoàn) lắp ráp đạn, số hiệu thì cần tra cứu thêm, các thông tin khác thì chắc là...vô vọng! :'(



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 22 Tháng Giêng, 2008, 06:27:59 pm
Cảm ơn bác dongadoan. Thế một 'cơ số đạn' cho một tiểu đoàn tên lửa là bao nhiêu quả hở bác?

Tôi tìm mấy cái số liệu này, để thử định lượng hóa yếu tố chuyển đạn/lực lượng kỹ thuật từ khu 4 ra. Chứ cứ 'ra nhiều lắm', 'bắn thoải mái', thì thấy chưa ổn.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Giêng, 2008, 07:23:24 pm
Bổ sung một thông tin nữa: Công suất tối đa mà một tiểu đoàn kỹ thuật lắp ráp đạn tên lửa trong 1 ngày đêm (trong chiến dịch ĐBP trên không) là 24 quả khi bố trí 3 ca làm việc liên tục. Quy định tiêu chuẩn là 8 quả/24h.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Giêng, 2008, 07:45:07 pm
Cảm ơn bác dongadoan. Thế một 'cơ số đạn' cho một tiểu đoàn tên lửa là bao nhiêu quả hở bác?
----------------------------------------------------------
  12 đạn, bác ạ! ;D

À, sau 2 trận ngày 18 và 19/12 để tăng cường khả năng lắp ráp đạn tên lửa QC PK-KQ đã điều một tiểu đoàn kỹ thuật thuộc 2268/f375 để tăng cường cho HN. Như vậy là trong phần lớn thời gian của "12 ngày đêm" ở HN có 3 tiểu đoàn kỹ thuật thuộc các e257, 261, 268.
Mãi đến tối 28/12 những quả đạn đầu tiên được điều từ f365/QK4 mới ra đến HN. Trước đó, để khắc phục tình trạng thiếu tên lửa, xưởng A31 và các tiểu đoàn kỹ thuật đã sửa chữa 220/300 đạn tên lửa bị hỏng. Như vậy, có thể khẳng định việc chuyển đạn tên lửa từ QK4 ra HN không đóng góp nhiều lắm vào chiến thắng "12 ngày đêm"! ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Giêng, 2008, 07:51:56 pm
Thêm một thông tin nữa, nhưng lần này không phải là đạn tên lửa! ;D

Lượng đạn pháo PK đã sử dụng trong trận ĐBP trên không:
- Đạn 100mm: 2.036 viên.
- Đạn 57mm: 15.669 viên.
- Đạn 37mm: 19.454 viên.
- Đạn 14,5mm: 1.147 viên.
Tổng cộng bằng 66% lượng dự trữ của HN và HP.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Giêng, 2008, 08:12:00 pm
He...he, bác altus đâu? Trả công lục tài liệu đê! ;D

Trong cả 2 đợt của ĐBP trên không ta tiêu thụ hết 334 đạn tên lửa  bằng 60% số đạn tốt của HN, HP.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Giêng, 2008, 09:01:27 pm
Trước đó, để khắc phục tình trạng thiếu tên lửa, xưởng A31 và các tiểu đoàn kỹ thuật đã sửa chữa 220/300 đạn tên lửa bị hỏng.

Trong cả 2 đợt của ĐBP trên không ta tiêu thụ hết 334 đạn tên lửa  bằng 60% số đạn tốt của HN, HP.

Không biết là đỏ dưới có tính cả đỏ trên không, nếu có thì quả là rất lạnh gáy ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 24 Tháng Giêng, 2008, 11:53:44 pm
12 đạn, bác ạ! ;D

Cảm ơn bác. Tôi hỏi vì cái vụ 'cơ số' này nó cũng rối rắm lắm. Chẳng hạn cơ số đạn AK thấy có nói là đạn đủ để tác chiến 1 ngày, 150 viên thì phải. Nếu cũng theo nguyên tắc ấy thì mỗi D tên lửa dự trù chỉ đánh mỗi ngày 02 lượt phóng (x 02 đạn) cho một bệ thôi ạ?

Trích dẫn
Mãi đến tối 28/12 những quả đạn đầu tiên được điều từ f365/QK4 mới ra đến HN. Trước đó, để khắc phục tình trạng thiếu tên lửa, xưởng A31 và các tiểu đoàn kỹ thuật đã sửa chữa 220/300 đạn tên lửa bị hỏng. Như vậy, có thể khẳng định việc chuyển đạn tên lửa từ QK4 ra HN không đóng góp nhiều lắm vào chiến thắng "12 ngày đêm"! ;D

Dạ thế bác có con số 'những' này nó cụ thể là bao nhiêu không ạ?

Trích dẫn
Lượng đạn pháo PK đã sử dụng trong trận ĐBP trên không:
- Đạn 100mm: 2.036 viên.
- Đạn 57mm: 15.669 viên.
- Đạn 37mm: 19.454 viên.
- Đạn 14,5mm: 1.147 viên.
Tổng cộng bằng 66% lượng dự trữ của HN và HP.

Chắc đây là số đạn pháo của PK HN và HP thôi đúng không ạ? Còn đạn của, chẳng hạn QK Tây Bắc được công nhận bắn rơi B-52, chắc chưa tính ạ?

Trích dẫn
Trong cả 2 đợt của ĐBP trên không ta tiêu thụ hết 334 đạn tên lửa  bằng 60% số đạn tốt của HN, HP.

Đạn tốt...là đạn tốt đã lắp hay đạn tốt còn trong kho chưa lắp nhỉ? Nếu muốn chứng tỏ 'chúng tao còn khối đạn, đ... sợ chúng bay' thì chắc phải đưa số đạn tốt đã lắp xong.

Trích dẫn
Trước đó, để khắc phục tình trạng thiếu tên lửa, xưởng A31 và các tiểu đoàn kỹ thuật đã sửa chữa 220/300 đạn tên lửa bị hỏng

Đã sửa chữa... thế có sửa được không ạ ?  ;D

'trước đó', là lúc nào vậy nhỉ? 26.12, 27.12 hay là 19.12 ? ::)

Ngoài ra 'ta tiêu thụ' là toàn miền Bắc hay là chỉ riêng HN, HP hay thế nào ạ?

Bác thông cảm, không phải tôi ném đá, nhưng mà sau cái vụ thông tin nhập nhèm về SAM-3 có kịp tham gia chiến dịch không, tôi tự nhiên thấy phải xem ky kỹ mấy cái số liệu này tí.... :-\

Bác muốn tôi đền cái gì nào? Bác có cần kéo cái gì ở rapid hay mega không? 8)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 25 Tháng Giêng, 2008, 04:44:42 pm
Thêm một thông tin nữa, nhưng lần này không phải là đạn tên lửa! ;D

Lượng đạn pháo PK đã sử dụng trong trận ĐBP trên không:
- Đạn 100mm: 2.036 viên.
- Đạn 57mm: 15.669 viên.
- Đạn 37mm: 19.454 viên.
- Đạn 14,5mm: 1.147 viên.
Tổng cộng bằng 66% lượng dự trữ của HN và HP.

ơ anh đòanh ơi, cả HN và HP chỉ có nhõn 1 khẩu 14,5 ly thôi ạ  ???


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 25 Tháng Giêng, 2008, 06:03:49 pm
... Nếu cũng theo nguyên tắc ấy thì mỗi D tên lửa dự trù chỉ đánh mỗi ngày 02 lượt phóng (x 02 đạn) cho một bệ thôi ạ?
------------------------------------------------------------------------------
  Trước 18/12 BTTM qui định cho các trung đoàn tên lửa về việc dữ trữ đạn như sau: Luôn sẵn sàng 12 đạn tại mỗi tiểu đoàn hỏa lực, 12 đạn tại tiểu đoàn kỹ thuật và 12 đạn tại kho chờ lắp ráp.

Dạ thế bác có con số 'những' này nó cụ thể là bao nhiêu không ạ?
------------------------------------------------------------------------------
  Rất tiếc, chưa tìm thấy bác ạ! :-\

Chắc đây là số đạn pháo của PK HN và HP thôi đúng không ạ? Còn đạn của, chẳng hạn QK Tây Bắc được công nhận bắn rơi B-52, chắc chưa tính ạ?
------------------------------------------------------------------------------
  Chính xác! ;D

Đạn tốt...là đạn tốt đã lắp hay đạn tốt còn trong kho chưa lắp nhỉ? Nếu muốn chứng tỏ 'chúng tao còn khối đạn, đ... sợ chúng bay' thì chắc phải đưa số đạn tốt đã lắp xong.
------------------------------------------------------------------------------
  Đã trả lời ở trên! ;D


Đã sửa chữa... thế có sửa được không ạ ? 
Mà 'trước đó', là lúc nào vậy nhỉ? 26.12, 27.12 hay là 19.12 ?
Ngoài ra 'ta tiêu thụ' là toàn miền Bắc hay là chỉ riêng HN, HP hay thế nào ạ?

------------------------------------------------------------------------------
  Đã sửa chữa nghĩa là sửa được chứ bác! Trước đó - nghĩa là trước 18/12. Số đạn tên lửa này chỉ tính riêng cho HN, HP vì B-52 cũng chỉ tập trung đánh HN, HP và tại khu 3 lúc ấy các trung đoàn tên lửa đều tập trung quanh HN, HP.

ơ anh đòanh ơi, cả HN và HP chỉ có nhõn 1 khẩu 14,5 ly thôi ạ
-----------------------------------------------------------------------------
  Cũng thắc mắc như thế, nhưng sau khi check lại thông tin từ 2 tài liệu khác nhau thì số liệu giống hệt nên cứ ghi tạm vào đây để chờ xác minh thêm. Cũng có thể, trước vụ "12 ngày đêm" các loại 14,5mm như ZPU-1, 2, 4 đã được chuyển hết cho DQ-TV nên số đạn tiêu thụ cho hội này không được tính vào số liệu của PK-KQ chăng?




Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 26 Tháng Giêng, 2008, 12:21:48 am
Rất cảm ơn bác doangadoan nhé. Tôi xin đào mỏ phát nữa, thế bác có đủ số liệu về số đạn S-75 bắn lên cho từng ngày của toàn bộ quân chủng không ạ? Mấy quyển lịch sử PKKQ hình như không quyển nào đưa đủ bộ.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 26 Tháng Giêng, 2008, 10:10:44 am
Rất cảm ơn bác doangadoan nhé. Tôi xin đào mỏ phát nữa, thế bác có đủ số liệu về số đạn S-75 bắn lên cho từng ngày của toàn bộ quân chủng không ạ? Mấy quyển lịch sử PKKQ hình như không quyển nào đưa đủ bộ.
----------------------------------------------------------
  Có đủ thì không, bác ạ!  >:(
Hồi ấy, công tác thống kê của ta còn thiếu sót nhiều lắm. Tớ chỉ có số liệu thế này thôi, mong bác thông cảm!

- Đêm 18, rạng 19: 62 đạn.
- Đêm 19: 38 đạn.
- Đêm 20: 36 đạn.
- Đêm 21-24: không có số liệu cụ thể.
- Đêm 25: 2 bên nghỉ giải lao. ;D
- Đêm 26: 49 đạn.
- Đêm 27: 32 đạn.
- Đêm 28: được lệnh trên cho bắn không hạn chế, không có số liệu cụ thể.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 26 Tháng Giêng, 2008, 05:57:35 pm
Có đủ thì không, bác ạ!  >:(
Hồi ấy, công tác thống kê của ta còn thiếu sót nhiều lắm. Tớ chỉ có số liệu thế này thôi, mong bác thông cảm!

Vâng, cảm ơn bác. Biết là bên mình cũng không thống kê kỹ được như bọn tư bản quen đi buôn  ;D, nhưng mà không hiểu sao các ngày khác số liệu đủ thế, tổng số cũng có cụ thể, mà lại có mấy ngày chả có thống kê gì. Chẳng nhẽ mấy hôm đó các đơn vị bắn xong không báo cáo lên trên là bắn bao nhiêu hay sao?  >:( Chắc là số liệu có nhưng công tác tổng hợp để sót, hoặc lâu ngày tài liệu để lẫn, mấy ông biên tập sách sử cũng lười không đi tìm chăng ...


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: tuaans trong 27 Tháng Giêng, 2008, 04:56:40 pm
Cuốn này thấy có sơ đồ các đợt ném bom 12 ngày đêm cuối năm 72
http://www.megaupload.com/?d=SOLZ6DXF

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Linebecker21.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Hai, 2008, 04:10:17 pm
Tổng kết nốt mấy đêm cuối ;D

Đêm thứ mười

Đêm 27/12 rạng 28/12

Ta :

Chiếc số 1 : do MiG-21 của phi công Phạm Tuân (e921) bắn rơi (hay bắn trúng) lúc 2220 đêm 27/12 ở khu vực Sơn La.

Chiếc số 2 : do d94 bắn rơi tại chỗ lúc 2300 đêm 27/12, rơi xuống Quế Võ, Hà Bắc.

Chiếc số 3 : do d72 bắn rơi tại chỗ lúc 2303 đêm 27/12, rơi xuống khu vực đường Hoàng Hoa Thám-làng Ngọc Hà (HN). Đây là chiếc duy nhất bị bắn rơi khi chưa cắt bom.

Chiếc số 4 : do d77 bắn rơi (hay bắn trúng) lúc 2304 đêm 27/12. 

Chiếc số 5 : do d59 bắn rơi (hay bắn trúng) lúc 2306 đêm 27/12.

Ta công bố bắn rơi 5 B52 (2 tại chỗ), trong đó 4 do TLPK, 1 do KQ.


Mỹ :

Chiếc số 1 : B-52D No.56-0599, mật danh Ash2 từ Utapao, bị bắn lúc 2300 đêm 27/12, lết về rơi ở Lào.

Chiếc số 2 : B-52D No.56-0605, mật danh Cobalt2 từ Andersen, bị bắn rơi tại chỗ lúc 2303 đêm 27/12.

Mỹ công bố bị rơi 2 B52 (1 tại chỗ)
 


-------------------------
Đêm thứ mười một

Đêm 28/12 rạng 29/12

Ta : trong đêm này, 5/12 tiểu đoàn TLPK ở HN không chiến đấu được do đang trong quá trình cơ động, hoặc bị địch đánh hỏng, đang sửa chữa khôi phục khí tài.

Chiếc số 1 : do MiG-21 của phi công Vũ Xuân Thiều hạ lúc 2141 đêm 28/12 ở khu vực Sơn La.

Chiếc số 2 : d78 "được công nhận" bắn rơi 1 B52.

Ta công bố bắn rơi 2 B52


Mỹ :

Không có B52 nào rơi hay bị thương.


-------------------------
Đêm thứ mười hai

Đêm 29/12 rạng 30/12

Ta :

d78 và 79 bằng 4 quả đạn, "được công nhận" bắn rơi 1 B52 trong tốp vào đánh Thái Nguyên.


Mỹ :

Không có B52 nào rơi hay bị thương.

-----------------------------

Tổng kết chung toàn chiến dịch (18/12-30/12)

Đêm          Ta công bố          Mỹ công bố
18 rạng 19/12          3 rơi (2 tại chỗ)          3 rơi (2 tại chỗ)
4 bị thương (1 nặng)
19 rạng 20/12          2 rơi          0
20 rạng 21/12          7 rơi (5 tại chỗ)          6 rơi (4 tại chỗ)
21 rạng 22/12          3 rơi tại chỗ          2 rơi tại chỗ
22 rạng 23/12          2 rơi          1 bị thương
23 rạng 24/12          0          0
24 rạng 25/12          1 rơi          1 bị thương
25 rạng 26/12          0          0
26 rạng 27/12          8 rơi (4 tại chỗ)          2 rơi (1 tại chỗ)
3 bị thương
27 rạng 28/12          5 rơi (2 tại chỗ)          2 rơi (1 tại chỗ)
28 rạng 29/12          2 rơi          0
29 rạng 30/12          1 rơi          0
Tổng          34 rơi (16 tại chỗ)          15 rơi (10 tại chỗ)
9 bị thương (1 nặng)
     


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: thanhlong trong 24 Tháng Hai, 2008, 10:48:27 am
CHUYỆN BẢO ĐẢM ĐẠN TÊN LỬA ĐÁNH MÁY BAY B-52

Bài viết ghi theo lời kể của Trung tướng Lương Hữu Sắt
Nguyên Phó chủ nhiệm TCKT

Trong chiến dịch 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, tôi vinh dự là người được cấp trên giao nhiệm vụ cùng cán bộ, chiến sĩ Cục kỹ thuật Phòng không- không quân (PK-KQ) tổ chức bảo đảm vũ khí trang bị cho các đơn vị hỏa lực của Quân chủng PK- KQ đánh máy bay Mỹ. Trong chiến đấu có nhiều kỷ niệm, nhưng kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi là vấn đề bảo đảm đạn cho các đơn vị tên lửa. Đạn tên lửa không giống như các loại đạn khác, với đạn tên lửa SAM-2, SAM-3 lúc đó, trước khi đưa vào sử dụng phải đưa qua một dây chuyền lắp ráp khá phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Trước ngày 18.12.1972, các đơn vị tên lửa trên miền Bắc cũng có một số đạn dữ trữ, nhưng không đáng kể. Chuẩn bị cho chiến dịch 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, bình quân mỗi tiểu đoàn tên lửa được trang bị khoảng 2 cơ số đạn với các tham số kỹ thuật của các dây chuyền sản xuất đạn có hệ số bảo đảm tốt nhất. Để phục vụ cho các trận địa tên lửa của Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng có hai tiểu đoàn, hai dây chuyền sản xuất đạn. Từ ngày 18, 19 tháng 12, các dây chuyền sản xuất đạn được bổ sung số cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao liên tục thay nhau sản xuất 3 ca, cả ngày lẫn đêm để kịp có đạn cho bộ đội chiến đấu. Mặc dù kế hoạch tổ chức lắp ráp đạn tên lửa được chuẩn bị từ trước và công tác dự phòng cũng đã được triển khai chu đáo, song mới chỉ qua hai đêm 18, 19 những tín hiệu về “cơn sốt đạn tên lửa” đã nhanh chóng xuất hiện. Bộ tư lệnh Quân chủng PK - KQ chủ trương dành tên lửa chỉ đánh B-52 và khẩu hiệu tiết kiệm đạn “Dành đạn cho B-52” đã trở thành mệnh lệnh cho các đơn vị tên lửa phòng không. Như vậy, toàn bộ gánh nặng phải đương đầu với hàng trăm, hàng ngàn lần chiếc máy bay chiến thuật các loại “Con Ma”, “Thần Sấm” đánh phá liên tục cả ngày lẫn đêm dồn hết cho bộ đội cao xạ, không quân và dân quân tự vệ đảm nhiệm. Một chủ trương sáng suốt, đúng đắn. Tuy nhiên, chỉ sử dụng đạn tên lửa dành riêng cho đánh B-52, các đơn vị tên lửa vẫn không thoát khỏi tình trạng thiếu đạn. Hầu như đêm nào cũng có những tiểu đoàn phải đánh đến quả đạn cuối cùng.

Toàn quân chủng lúc đó làm thế nào để tìm được các biện pháp tối ưu nhất tập trung vào việc lắp ráp đạn tên lửa và sửa chữa những hư hỏng của tên lửa và khí tài trang bị của các đơn vị. Với khẩu hiệu “Tất cả cho chiến đấu!”, “Tất cả cho sản xuất đạn tên lửa”, cả guồng máy lắp ráp đạn tên lửa được vận hành hết công suất. Sản lượng tăng gấp đôi, nhưng những nỗ lực đó vẫn chưa thấm gì với mức tiêu thụ đạn ghê gớm trên từng bệ phóng. Cảnh chạy đạn cho các bệ phóng như cảnh nhà nghèo chạy ăn từng bữa. Bãi lắp ráp làm được quả đạn nào, xe TZK trực sẵn lập tức lấy ngay, đưa đi ngay. Trong ánh lửa của bom đạn, những quả đạn tên lửa vừa “bóc tem” được chuyển đến đặt ngay trên bệ phóng. Có những quả đạn chỉ ít phút sau khi hoàn tất đã lao vút lên trời tìm diệt máy bay B-52. Chưa bao giờ cuộc đời của những quả đạn tên lửa được sản xuất ra lại nhanh chóng được gánh vác nhiệm vụ vinh quang đến như vậy.

Đêm 19, địch vào 87 lần chiếc B-52; đêm 20, tăng lên 93 lần chiếc B-52. Ai nấy đều hồi hộp nghĩ rằng đêm 21, địch sẽ vào tăng nhiều hơn, mà đạn tên lửa thì chỉ lắp ráp có hạn; đêm 21 sẽ là đêm thử thách ngặt nghèo nhất, khốc liệt nhất. Nhưng những điều dự đoán đó của chúng tôi và của tất cả lại không xảy ra. Đêm 21, chỉ có một đợt 24 lần chiếc máy bay B-52 tập trung đánh vào Bệnh viện Bạch Mai, khu dân cư An Dương, ga Giáp Bát, Văn Điển.

Từ đêm 22 trở đi, B-52 hầu như “lảng xa” Hà Nội, đánh Hải Phòng. Đêm 23, B-52 vào đánh Đồng Mỏ- Lạng Sơn, Băc Giang. Đêm 24, B-52 đánh Thái Nguyên, Kép. Như vậy, đang “cơn sốt” đạn tên lửa chúng ta lại có thời gian để chuẩn bị đạn, các dây chuyền sản xuất đạn vẫn ngày đêm làm việc không ngừng. Các đơn vị nhanh chóng củng cố trận địa, hầm hào, rút kinh nghiệm chiến đấu. Vì thế, ngày 25 và 26 tháng 12.1972, các bệ phóng tên lửa của ta đã có đủ cơ số đạn theo quy định. “Cơn sốt” đạn đã bị đẩy lùi. Bộ đội tên lửa không còn phải lo thiếu đạn; chủ động tự tin chuẩn bị sẵn sàng cho trận đánh quyết định đêm ngày 26.12.1972.

Nhiều câu hỏi được đặt ra, nếu đế quốc Mỹ cứ tiếp tục cho máy bay B-52 vào đánh phá Hà Nội, thì ta lấy đâu đạn tên lửa để chống chọi với chúng? Tất nhiên, nếu Ních- xơn cứ điên cuồng dùng B-52 đánh phá thì cũng có thể chúng ta sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Nhưng đúng như Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh và Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ đã nhận định: Vì sao từ đêm 22 địch lại “lảng xa” Hà Nội? Chính là vì máy bay chiến lược B-52 bị rơi nhiều quá, đến mức Bộ Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ (SAC) không thể chịu nổi. Nó không chỉ là vấn đề số máy bay B-52 bị rơi mà là vấn đề tinh thần hoang mang dao động của giặc lái và sự phản đối của nhân dân toàn thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ.

Chuyện kể về tình trạng khan hiếm đạn tên lửa trong một vài ngày đầu bước vào chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” đã thể hiện dường như tất cả quy mô, cường độ và tính khốc liệt của chiến dịch. Đó cũng là một khó khăn mà lực lượng làm công tác bảo đảm đạn phải đương đầu. Nhưng không phải là ta đã hoàn toàn bị bó tay, mà trên thực tế công tác bảo đảm vũ khí, kỹ thuật trang bị của Bộ đội PK- KQ có rất nhiều cố gắng, đã thể hiện tính liên tục chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường rất lớn của ngành Kỹ thuật PK - KQ và đã góp phần quyết định đến thắng lợi to lớn của trận đánh 12 ngày đêm cuối tháng 12. 1972.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 30 Tháng Ba, 2008, 04:44:54 am
Bọn Mỹ có nguồn lập luận là bọn nó trong đợt 2 (không rõ ngày nào), dùng tên lửa có điều khiển, bắn xuyên mây xuống, đã đánh trúng được một khu lắp tên lửa của ta gần Hà Nội, dẫn đến thiệt hại nặng về khả năng tác chiến của phòng không ta.

Air University Review, January-February 1983
Linebacker and the Law of War

W. Hays Parks


Trích dẫn
On 20 December, Linebacker II forces suffered the loss of six B-52s to enemy SAMs. A change of tactics, diversification by SAC of their previously utilized axis of attack, coupled with increased command attention to maintenance of B-52 cell integrity, and increased ECM were ordered to enhance aircraft survival. The previous excellent multiservice cooperation and coordination to overcome the SAM defenses were redoubled. However, it was clear to mission planners that the SAM threat had to be confronted directly. The B-52 sorties decreased from the near-100 of each of the first three days to thirty for each of the next four days as targeting intelligence commenced an intense search for the key or keys to the SAM defenses. B-52 assets were deployed in part to attack SAM sites located outside populated areas. The search continued through the 36-hour stand-down ordered by President Nixon for Christmas. As SAM storage areas were located, each was added to the list of targets and validation requested. One key was a SAM assembly plant in the immediate Hanoi area. The value of its destruction was inestimable; but weather conditions precluded use of precision guided munitions (PGM) or visual attack by TACAIR, and the target location prevented B-52 employment. In one of the more remarkable feats of the air campaign, the target was destroyed by 16 LORAN-guided F-4s bombing through solid overcast from 20,000 feet. Despite the fact that 48 SAMs were fired at the formation, all aircraft held their positions throughout the bomb run. No losses were suffered, and collateral civilian casualties and damage were determined to have been minimal.35

Destruction of the SAM defenses led to a marked change in the North Vietnamese attitude toward a return to meaningful peace negotiations.36 Linebacker II drew to a close after eleven days of intense bombing, flown in the face of equally intense defenses. The peace talks were renewed three days later, with formal discussions commencing on 8 January l973. Bombing up to 20°N continued until 15 January, when agreement for a Vietnam-wide cease-fire was reached.
 

Tài liệu bên mình có nói gì về vụ này không nhỉ? Có lần nào ta dùng 48 SAM bắn một tốp F-4 nào không?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChienV trong 30 Tháng Ba, 2008, 07:24:17 am
Bọn Mỹ có nguồn lập luận là bọn nó trong đợt 2 (không rõ ngày nào), dùng tên lửa có điều khiển, bắn xuyên mây xuống, đã đánh trúng được một khu lắp tên lửa của ta gần Hà Nội, dẫn đến thiệt hại nặng về khả năng tác chiến của phòng không ta.

Air University Review, January-February 1983
Linebacker and the Law of War

W. Hays Parks


Trích dẫn
On 20 December, Linebacker II forces suffered the loss of six B-52s to enemy SAMs. A change of tactics, diversification by SAC of their previously utilized axis of attack, coupled with increased command attention to maintenance of B-52 cell integrity, and increased ECM were ordered to enhance aircraft survival. The previous excellent multiservice cooperation and coordination to overcome the SAM defenses were redoubled. However, it was clear to mission planners that the SAM threat had to be confronted directly. The B-52 sorties decreased from the near-100 of each of the first three days to thirty for each of the next four days as targeting intelligence commenced an intense search for the key or keys to the SAM defenses. B-52 assets were deployed in part to attack SAM sites located outside populated areas. The search continued through the 36-hour stand-down ordered by President Nixon for Christmas. As SAM storage areas were located, each was added to the list of targets and validation requested. One key was a SAM assembly plant in the immediate Hanoi area. The value of its destruction was inestimable; but weather conditions precluded use of precision guided munitions (PGM) or visual attack by TACAIR, and the target location prevented B-52 employment. In one of the more remarkable feats of the air campaign, the target was destroyed by 16 LORAN-guided F-4s bombing through solid overcast from 20,000 feet. Despite the fact that 48 SAMs were fired at the formation, all aircraft held their positions throughout the bomb run. No losses were suffered, and collateral civilian casualties and damage were determined to have been minimal.35

Destruction of the SAM defenses led to a marked change in the North Vietnamese attitude toward a return to meaningful peace negotiations.36 Linebacker II drew to a close after eleven days of intense bombing, flown in the face of equally intense defenses. The peace talks were renewed three days later, with formal discussions commencing on 8 January l973. Bombing up to 20°N continued until 15 January, when agreement for a Vietnam-wide cease-fire was reached.
 

Tài liệu bên mình có nói gì về vụ này không nhỉ? Có lần nào ta dùng 48 SAM bắn một tốp F-4 nào không?

Em nghĩ là không có, trừ phi tốp F-4 này bay và tạo tín hiệu giống B-52, vì đợt 2 thì SAM của ta chắc chắn là chỉ dùng cho B-52, đợt 1 đã có 1 đơn bị bắn rơi F4 mà xém bị kỷ luật vì dùng SAM bắn thì phải!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Ba, 2008, 11:57:22 am
Em nghĩ là không có, trừ phi tốp F-4 này bay và tạo tín hiệu giống B-52, vì đợt 2 thì SAM của ta chắc chắn là chỉ dùng cho B-52, đợt 1 đã có 1 đơn bị bắn rơi F4 mà xém bị kỷ luật vì dùng SAM bắn thì phải!
----------------------------------------------------------------------------------
  Chắc là không dù F-4 đã áp dụng chiến thuật giả B52 vì hồi ấy Vịt đã có phương pháp tạo giả tín hiệu phóng tên lửa, mấy chú F-4 đang bay cùng độ cao và tốc độ như B52 bỗng thấy đèn cảnh báo SAM sáng là vỡ tung đội hình chạy ráo. Dùng loại "giấy quỳ" này để thử nên Vịt chọn đúng B52 để bắn, khó nhầm lắm!
  Việc 1 tiểu đoàn SAM mới điều dưới HP lên chưa quán triệt tinh thần "dành tên lửa cho B52" nên đã vác SAM ra bắn F là đầu đợt 2 chứ không phải đợt 1. ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: CMKCD trong 23 Tháng Năm, 2008, 04:22:17 pm
Tôi đọc Hồi ký Nixon (Richard Nixon memoirs) đếm đi đếm lại thấy trong đó liệt kê rơi 19 chiếc B-52.  Con số chênh lệch khá lớn so với tổng kết ba mươi mấy chiếc của ta.

Tôi cũng từng nghe một số người cho rằng việc ta nói bắn rơi hơn ba chục B-52 là nói quá, nhưng tôi không tin những người này, dù họ dẫn nguồn không chính thức từ Cục Tác chiến.  Tuy nhiên, tôi cũng không tín nhiệm bất cứ ai, kể cả mod, vào đây cho rằng hễ tài liệu Mỹ hoặc VNCH thì chuyên nói sai sự thật còn tài liệu ta thì không.

Đọc liệt kê của Chiangshan tôi có thắc mắc:

Với các trường hợp được coi là "bắn rơi (hoặc bắn trúng)", tại sao ta cũng liệt kê vào?  Về mặt kỹ thuật, hễ B-52 trúng tên lửa thì có chắc chắn là rớt không?  Có chiếc nào bị bắn trúng mà không rớt không?

Bác nào rành tên lửa và B-52 giải thích hộ cái.  Cảm ơn các bác.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: songoku trong 23 Tháng Năm, 2008, 04:54:20 pm
Trích dẫn
Tôi đọc Hồi ký Nixon (Richard Nixon memoirs) đếm đi đếm lại thấy trong đó liệt kê rơi 19 chiếc B-52.  Con số chênh lệch khá lớn so với tổng kết ba mươi mấy chiếc của ta.
Cũng chỉ là một nguồn tài liệu để tham khảo, đánh giá như mọi nguồn tài liệu có nguồn gốc rõ ràng khác thôi  ;D


Trích dẫn
Tôi cũng từng nghe một số người cho rằng việc ta nói bắn rơi hơn ba chục B-52 là nói quá, nhưng tôi không tin những người này, dù họ dẫn nguồn không chính thức từ Cục Tác chiến.  Tuy nhiên, tôi cũng không tín nhiệm bất cứ ai, kể cả mod, vào đây cho rằng hễ tài liệu Mỹ hoặc VNCH thì chuyên nói sai sự thật còn tài liệu ta thì không.
Thời buổi nào rồi mờ ai nói gì cũng tin sao ???  ;D Mod hay thành viên cũng chỉ là con người. Họ có lấy nguồn ở đâu thì cũng chỉ chứng minh rằng tài liệu họ đưa ra có nguồn gốc, không phải do họ tự ngồi bốc phét ra mà thôi.

Trích dẫn
Đọc liệt kê của Chiangshan tôi có thắc mắc:

Với các trường hợp được coi là "bắn rơi (hoặc bắn trúng)", tại sao ta cũng liệt kê vào?  Về mặt kỹ thuật, hễ B-52 trúng tên lửa thì có chắc chắn là rớt không?  Có chiếc nào bị bắn trúng mà không rớt không?

Bác nào rành tên lửa và B-52 giải thích hộ cái.  Cảm ơn các bác.
Tại sao lại liệt kê vào thì phải ở vào hoàn cảnh của những người ngồi đong đếm khi đó, chứ giờ hỏi tại sao thì cũng chỉ nhận được những câu trả lời theo chủ quan của người trả lời mà thôi  ;D
Còn về mặt kỹ thuật thì đương nhiên, B-52 có trúng tên lửa cũng chưa chắc đã rơi, rơi cũng chưa chắc rơi ở vùng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiểm soát được. Điều có thể xem vụ bắn B-52 bằng MiG-21 của bác Rạng (hình như là Đại tá Vũ Đình Rạng thì phải), bắn trúng B-52 như B-52 đâu có rơi, nó vẫn lết được về căn cứ. Vì vậy bác Rạng đâu có được phong Anh hùng ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 23 Tháng Năm, 2008, 05:37:39 pm
Tôi đọc Hồi ký Nixon (Richard Nixon memoirs) đếm đi đếm lại thấy trong đó liệt kê rơi 19 chiếc B-52.  Con số chênh lệch khá lớn so với tổng kết ba mươi mấy chiếc của ta.

Nixon thì cũng phải đọc báo cáo của không quân Mỹ chứ lấy đâu ra hở bác?  ;)

Trích dẫn
Tuy nhiên, tôi cũng không tín nhiệm bất cứ ai, kể cả mod, vào đây cho rằng hễ tài liệu Mỹ hoặc VNCH thì chuyên nói sai sự thật còn tài liệu ta thì không.

Vâng, bác mà cứ thấy ai dùng cái lập luận "hễ", hay "phàm là" kiểu này bác cứ đập.

Trích dẫn
Về mặt kỹ thuật, hễ B-52 trúng tên lửa thì có chắc chắn là rớt không?  Có chiếc nào bị bắn trúng mà không rớt không?

Bác xem phần liệt kê các chú B-52 bị thương ấy. Bị thương tức là trúng gì đấy mà không rớt. Đa số là trúng tên lửa.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Sáu, 2008, 09:28:13 pm
Có mấy cái sơ đồ tên lửa đánh B52 hồi 12 ngày đêm đây:

(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/hanoitrenkhong3.jpg)


(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/hanoitrenkhong1.jpg)


(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/hanoitrenkhong2.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 13 Tháng Sáu, 2008, 04:02:09 pm
Ních-xơn và Kít-xinh-giơ cố tình ném bom vào dịp Lễ Giáng sinh


Tháng 8-2007, nhà văn Mĩ Lây-di Bô-tơn mang sang Việt Nam một đĩa CD-ROM về cuốn nhật kí của Han-đê-man, trợ lí riêng và Chánh văn phòng của Tổng thống Mĩ Ních-xơn. Vì đĩa này được sản xuất năm 1994, thuốc thế hệ đầu tiên của đĩa CD-ROM truyền thông đa phương tiện, chạy chương trình Windows.3, nên suốt 4 tháng ròng, đã không thể tìm thấy một máy tính nào ở Việt Nam còn làm việc với chương trình này. “Việt Nam nay thật là hiện đại”, Lây-di Bô-tơn nhận xét.


Báo QĐND số 16769, ngày 27-12-2007

Ôi trời, sao không bảo, Win 2020 khó tìm chứ win 1990 dễ không
 ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 13 Tháng Sáu, 2008, 04:19:20 pm
Thêm một thông tin nữa, nhưng lần này không phải là đạn tên lửa! ;D

Lượng đạn pháo PK đã sử dụng trong trận ĐBP trên không:
- Đạn 100mm: 2.036 viên.
- Đạn 57mm: 15.669 viên.
- Đạn 37mm: 19.454 viên.
- Đạn 14,5mm: 1.147 viên.
Tổng cộng bằng 66% lượng dự trữ của HN và HP.

ơ anh đòanh ơi, cả HN và HP chỉ có nhõn 1 khẩu 14,5 ly thôi ạ  ???

1 khẩu 12 ngày bắn ngần í là ít chứ. 14,5mm là súng máy chứ đã là pháo đâu.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lemaithuy trong 15 Tháng Bảy, 2008, 11:59:17 pm
Các đồng chí ơi cho em hỏi thông tin về đồng chí Lương Hữu Sắt. Tôi là em của anh Sắt đã bị thất lạc địa chỉ lâu rồi, ai có thông tin về địa chỉ của anh Sắt giúp giùm gia đình em với. Xin cảm ơn nhiều


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Bảy, 2008, 05:46:36 pm
Lang thang trên mạng thấy bài này có một số thông tin hơi lạ: http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.psks.phongsu.27247.qdnd (http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.psks.phongsu.27247.qdnd)


Chiến công quả cảm của anh hùng không quân Vũ Xuân Thiều


Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Xuân Thiều trước đây là một học sinh Trường phổ thông Chu Văn An, niên khóa 1959-1962. Bản chất hiền lành, giản dị, học giỏi, hay giúp đỡ bạn nên Vũ Xuân Thiều được mọi người quý mến. Tốt nghiệp trung học, Thiều trúng tuyển vào học khóa 7, ngành Vô tuyến điện Trường đại học Bách khoa. Khi đang chuẩn bị làm luận án tốt nghiệp, anh tình nguyện nhập ngũ, được tuyển chọn vào Binh chủng Không quân, được cử đi học lái máy bay MIG-21 ở Liên Xô trước đây từ giữa năm 1965.

Đang học bay bên nước bạn, Thiều được tin, giặc Mỹ đã dùng máy bay B-52 đánh bom miền Bắc Việt Nam ở đèo Mụ Giạ, Quảng Bình từ ngày 12 tháng 4 năm 1966. Các đồng chí Phùng Thế Tài, Đặng Tính, Tư lệnh và Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân khi gặp Bác Hồ đã hứa với Người, “cán bộ, chiến sĩ quân chủng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn đánh thắng B-52”.

Các phi công Việt Nam cùng khóa học với Thiều, ai nấy đều thể hiện quyết tâm học bay thật tốt để nhanh chóng về nước chiến đấu, tiêu diệt nhiều máy bay địch, tìm cách đánh thắng được B-52 Mỹ.

Năm 1968 tốt nghiệp về nước, Thiều nhận nhiệm vụ chiến đấu tại Trung đoàn 921. Sau một thời gian, anh cùng các phi công Vũ Đình Rạng, Đinh Tôn... được điều về phi đội 5 huấn luyện bay và chiến đấu ban đêm.

Thời gian này, máy bay B-52 Mỹ liên tục ném bom rải thảm trên đường mòn Hồ Chí Minh nhằm ngăn chặn những hoạt động vận tải của binh đoàn 559 chi viện chiến đấu cho miền Nam. Cuối năm 1971, một số sĩ quan không quân được cử đến Quảng Bình, Vĩnh Linh nghiên cứu hoạt động chiến đấu của máy bay B-52. Một số đơn vị ra-đa cũng được điều đến đây nhằm bảo đảm cho các đơn vị phòng không, không quân chiến đấu đánh B-52 Mỹ.

Hồi 19 giờ ngày 4-10-1971, phi công Đinh Tôn nhận lệnh xuất kích đánh một tốp B-52 nhưng vì máy bay địch quay lại Thái Lan nên MIG - 21 của Đinh Tôn không được đánh B-52 địch lần ấy.

Đêm 20-11-1971, được thông báo có B-52, Vũ Đình Rạng nhận lệnh xuất kích từ sân bay Anh Sơn, phóng tên lửa trúng chiếc B-52 Mỹ do phi công Kalp Wetter Haln điều khiển.

Chiếc B-52 không rơi tại chỗ nhưng bị hỏng phải hạ cánh xuống sân bay Nakhon Phanomb ở Thái Lan, sau đó phải tháo rời đưa về Utapao.

Cuối tháng 12 năm 1972, Kalp Wetter Haln bay trên một B-52 khác, bị tên lửa ta bắn rơi tại Hà Nội, bị bắt làm tù binh đã khai với ta trường hợp B-52 của Kalp bị MIG-21 của Vũ Đình Rạng bắn rơi.


Ngày 14-12-1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn thông qua kế hoạch dùng máy bay B-52 đánh Hà Nội và Hải Phòng. Từ 18-12, Mỹ bắt đầu chiến dịch tập kích đường không đánh phá Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trên miền Bắc. Tối 27-12-1972, các phi công trực chiến đấu được thông báo có B-52 từ Mộc Châu đến. Lúc 22 giờ 30 phút, phi công Phạm Tuân nhận lệnh cất cánh từ sân bay Yên Bái, phát hiện mục tiêu, đã tăng tốc độ đạt 1.200km/g, bay lên độ cao 10.000m, phóng 2 tên lửa ở cự ly 2.000m, tiêu diệt chiếc B-52 số 2 rồi vòng gấp sang trái, hạ cánh an toàn xuống sân bay Yên Bái.

Rút kinh nghiệm đánh B-52 của phi công Vũ Đình Rạng và Phạm Tuân, thực hiện quyết tâm: “Bắn rơi B-52, bắt sống phi công B52 Mỹ”, Thượng úy phi công Vũ Xuân Thiều báo cáo với trung đoàn trưởng:

- Lần sau khi phát hiện B-52, xin phép cho tôi được xuất kích tiêu diệt. Bắn mà B-52 không rơi tại chỗ, tôi sẽ xin lao thẳng vào nó!

Và rồi cuối cùng, anh đã thực hiện được mơ ước cao đẹp ấy của mình.

Đêm 28-12-1972, được thông báo có B-52, Vũ Xuân Thiều nhận lệnh xuất kích từ sân bay Cẩm Thủy. Lúc này nhiều sĩ quan cao cấp của quân chủng như Đào Đình Luyện, Trần Mạnh, Trần Hanh… đã có mặt tại Sở chỉ huy mặt đất. Anh Lê Thiết Hùng dẫn đường bay, hướng dẫn Vũ Xuân Thiều tiếp cận B-52 địch ở độ cao 10.000m. Thiều báo cáo về Sở chỉ huy mặt đất:

- Hồng Hà (mật danh Sở chỉ huy). Sao Mai (mật danh MIG của Thiều) đã thấy rõ Mây Đen (mật danh B- 52). Mây Đen bắt đầu thả khói vàng.

- Sao Mai. Tiếp cận công kích.

- Hồng Hà. Sao Mai đã công kích. Mây Đen chỉ bị thương. Sao Mai xin công kích lần 2. Quyết tiêu diệt Mây Đen.

- Sao Mai! Sao Mai!… Sao Mai! Sao Mai!…

- Không có tín hiệu trả lời. Ra-đa cũng mất tín hiệu.

Lúc này là 21 giờ 45 phút ngày 28-12-1972.

Hôm sau, tỉnh đội Sơn La báo cáo: Đêm qua có một máy bay B-52 bị cháy rơi, một MIG-21 cũng rơi gần đó trên cánh đồng xã Tạ Khoa, Yên Châu, Sơn La. Một số phi công trong phi đội bay đêm nhận lệnh đến ngay Tạ Khoa, tìm đến khu vực chiếc B-52 Mỹ bị cháy rơi. Chiếc MIG-21 của Vũ Xuân Thiều nằm cách đấy không xa lắm. Đơn vị và nhân dân địa phương đã tổ chức trọng thể lễ an táng phi công Vũ Xuân Thiều tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Sơn La.

Anh em trong Trung đoàn, Sư đoàn, Binh chủng, Quân chủng xác định, sau khi phóng tên lửa, Vũ Xuân Thiều đã lao thẳng MIG của mình vào chiếc B-52 vừa bốc cháy. Cả hai chiếc máy bay đều đã bị rơi tại chỗ.


Sau này, hằng năm các bạn chiến đấu trong Quân chủng gặp nhau vẫn nhắc đến câu nói lịch sử của Thiều hôm rút kinh nghiệm đánh B-52: “Bắn mà B-52 không rơi tại chỗ là tôi lao thẳng vào nó…”.

Vũ Xuân Thiều đã thực hiện được quyết tâm và hoài bão cao đẹp của mình. Anh được tặng Huân chương Quân công hạng ba, sau đó được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ở Hà Nội hiện nay đã có một đường phố mang tên Vũ Xuân Thiều.

Tháng 10 năm 2002, một số chuyên viên Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam sang công tác bên Mỹ đã đọc cuốn sách “Không chiến trên bầu trời Bắc Việt” của nhà xuất bản Squadron, bang Tếch-dát trưng bày ở Viện Bảo tàng Bay Hoa Kỳ tại Oa-sinh-tơn. Các anh chị thấy trong cuốn sách nói nhiều đến chiến công của những phi công Nguyễn Văn Cốc, Trần Hanh, Phạm Tuân, Phạm Thanh Ngân, Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Đức Soát, Đinh Tôn, Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Tiến Sâm… và 3 phi công đã bắn rơi B-52 Mỹ: Vũ Đình Rạng, Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều.

Nói đến chiến công của Vũ Xuân Thiều, tác giả Istvan Toperczer viết:

“Hồi 21 giờ 41 phút ngày 28-12-1972, được thông báo có B-52, phi công Vũ Xuân Thiều nhận lệnh xuất kích từ sân bay Cẩm Thủy, theo chỉ huy của Sở chỉ huy mặt đất đuổi đánh tốp B-52.

Phát hiện mục tiêu trên bầu trời Sơn La, Thiều tiếp cận, phóng một tên lửa. B-52 trúng đạn. MIG-21 của Vũ Xuân Thiều bay sát rồi lao thẳng vào máy bay Mỹ, vỡ tan cùng chiếc máy bay B-52” .

Không phải đây là cuốn sách duy nhất ở Hoa Kỳ viết về chiến công của phi công Vũ Xuân Thiều. Đại tá Vũ Xuân Thăng, anh ruột liệt sĩ Thiều cho tôi xem bức thư của cháu anh, một sinh viên Việt Nam đang học bên Hoa Kỳ gửi về, kèm theo bài báo của một tác giả Mỹ viết về trận không chiến mà Thiều đã lao thẳng chiếc MIG-21 của mình vào chiếc B52-D của sĩ quan không quân Mỹ mang tên Lewis trên bầu trời Sơn La đêm 28-12-1972.

Trên căn gác nhà 21 Đặng Dung, Hà Nội, nơi Vũ Xuân Thiều trước đây vẫn hằng ngày đạp xe đi học tại Trường Chu Văn An, Trường đại học Bách khoa, vợ chồng Đại tá Vũ Xuân Thăng đã đưa tôi xem nhiều lưu niệm của Vũ Xuân Thiều khi anh còn học tại Trường Chu Văn An, Trường đại học Bách khoa, nhiều sách, báo viết về chiến công của Anh hùng Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, nhiều kỷ vật của Thiều hoặc nói về Thiều mà gia đình còn giữ. Trong những kỷ vật đáng quý đó có mảnh xác chiếc B-52 Mỹ đã bị MIG của Thiều tiêu diệt trên không phận Sơn La, được đơn vị chiến đấu của Thiều gửi tặng.

Kim chiếc đồng hồ Quân chủng tặng gia đình đặt bên bàn thờ Vũ Xuân Thiều đã được đặt cố định ở 9 giờ 45 phút (đêm), cái thời điểm vinh quang mà người phi công anh hùng Vũ Xuân Thiều đã anh dũng hy sinh.

ĐỖ SÂM


Bác altus có ý tưởng gì về mấy chỗ tô màu không?

À nhân tiện bác nào còn link down cuốn MiG-21 Units of the Vietnam war thì cho em xin với.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 21 Tháng Bảy, 2008, 06:36:38 pm
Ý tưởng của tôi là tác giả đã mô đi phê sách của bác Chơn, thêm dấm thêm ớt lăng nhăng.

Sách của Toperczer, quyển viết về MIG-21, hầu như hòan tòan là dịch LSKQNDVN, lấy ra làm đối chứng người ta cười cho thối mũi.

VXT vs. B-52 của Lewis thì status là disputed claim, chứ bọn Mỹ không công nhận.

Cái mảnh xác B-52 kia thì đáng tìm hiểu thêm. Tuy nhiên sau khi đọc tòan bài thì tôi hơi bi quan.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Bảy, 2008, 07:38:03 pm
Chỉ "hơi" thôi thì vẫn còn lạc quan chán ;D

Tổ lái của tay Lewis kia có claim là bắn hạ được MiG không bác?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 22 Tháng Bảy, 2008, 02:37:18 am
Chỉ "hơi" thôi thì vẫn còn lạc quan chán ;D

Tổ lái của tay Lewis kia có claim là bắn hạ được MiG không bác?

Theo tôi hiểu thì không. Bọn này bị bắn rơi, tuy nhiên bọn Mỹ phán là do SAM.

http://home.att.net/~jbaugher/1956.html (http://home.att.net/~jbaugher/1956.html)

Trích dẫn

56-591/610      Boeing B-52D-75-BO Stratofortress

605 (7th BW, assigned to 43rd SW) shot down by SA-2 SAM
               over North Vietnam 12/27/72 during Linebacker II.
               Two crewmembers KIA, four ejected and became POWs.
               This plane may also be the second B-52 claimed as
               a MiG-21 air-to-air victory, and may correspond to
               Vu Xuan Thieu firing 1 K-13 (AA-2 Atoll) AAM from
               MiG-21 of the 921th Sao Sao Fighter Regiment "Red
               Star", based at Cam Thuy.  The MiG-21 was also
               destroyed by the resulting explosion.
               Parts of this plane are on display in Lenin Park,
               Hanoi and Ngoc Ha, near Hanoi.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Bảy, 2008, 11:14:05 am
Ớ bác ơi, thằng này bị hạ đêm 27 rạng 28, đêm Phạm Tuân đánh cơ mà.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 22 Tháng Bảy, 2008, 11:35:02 pm
Ớ bác ơi, thằng này bị hạ đêm 27 rạng 28, đêm Phạm Tuân đánh cơ mà.

Nói chung trong trường hợp anh Thiều thì bọn Mỹ khi muốn đặt dấu hỏi cũng không có nhiều lựa chọn, chỉ có mỗi thằng này là có vẻ có lý, sau khi đã tính chênh lệch giờ. Phạm Tuân thì bọn nó đánh dấu hỏi với thằng này cơ:

Ebony 2    B52D      12-26-72    U-Tapao     Capt Robert Morris       No. 56-0674


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 16 Tháng Tám, 2008, 06:01:00 am
Tay Lewis này hắn viết hồi ký kể lại trường hợp của mình như sau:

(Trích từ: LINEBACKER: The Untold Story of the Air Raids over North Vietnam, Karl J. Eschmann)

Trích dẫn
The events of the Cobalt 01 mission were clearly recollected by the pilot, Frank Lewis, and a detailed transcript provided to this author recalled his crew's harrowing experience of the shootdown and their captivity:

On 26 December 1972,1 was the aircraft commander of a B-52D that was targeted on a rail yard north of Hanoi. My crew members were: Capt. Sam Cusimano, copilot; Maj. Allen Johnson, EWO; Lt. Col. Jim Condon, radar navigator; First Lt. Bennie Fryer, navigator; and SMSgt. Jim Gough, gunner. We were armed with eighty-four, 500-pound bombs internally and twenty-four 750-pound bombs under the wings. We took off from Anderson AFB, Guam, about 1800 local time. It was still not quite dark.

Takeoff and climb-out were routine. We were number Two in a three-ship cell code-named Cobalt. En route to our refueling north of the Philippines, both Lead and Three experienced problems with their electronic-warfare equipment. We assumed lead in the cell because our equipment was operating normally. Refueling was routine, with all ships taking a maximum offload of fuel.

At about 1045 (Guam time) we coasted in over South Vietnam and began rendezvous with about fifty other aircraft. After establishing Cobalt cell correctly in this long linear stream of aircraft, the entire formation turned north off the coast of South Vietnam. As we proceeded north about ten to fifteen miles off the coast of North Vietnam, I did not observe any activity over Dong Hoi or Vihn as we passed abeam of these two North Vietnamese coastal cities. As we passed Haiphong, still several miles off the coast, I saw a considerable amount of AAA activity over the city. Additionally, two SAMs were launched in an almost vertical trajectory. They were, of course, no threat to us. We were now at an altitude of 35,000 feet, running at about 350 KIAS, and beginning to make small timing corrections to put us over target plus or minus thirty seconds, which guaranteed us safe separation.

We proceeded north of Haiphong, making landfall, but continuing north almost to the Chinese border. At this time we made a large turn to the southwest and established our run-in heading to Hanoi. Cobalt cell was on time and on heading, with Two and Three each a mile and a half in trail, stacked five hundred feet up. All running lights were extinguished. The time was about 2330 (Guam). Shortly after turning inbound on Hanoi, I authorized the cell to go to independent bombing mode, which means that each aircraft used its own radar to locate and attack the target which was just across the Red River north of Hanoi.

I was handling UHF communication with the rest of the cell as well as any HF traffic. The copilot was talking to our support package on the second UHF radio. Of some concern to me was the likelihood of not seeing SAMs targeted against us. I had the copilot run his seat full up to give himself the best chance of clearing right. I also reiterated to the gunner that his primary responsibility was to clear for SAMs from behind. In order to help in this process, I was making shallow turns left and right of course. I could now see considerable AAA activity in the distance around Hanoi. There was a lot of 37mm AAA which I could see coming up through a milky undercast in their characteristic seven-round sequence before detonating. I estimated this undercast at about ten thousand feet, based on observing it in relation to the 37mm rounds. There was also a considerable amount of heavier-caliber AAA detonations in front of us and nearer to our altitude, but still low. We were getting lots of AAA signals and SAM signal activity. At about this time I saw SAM launches beginning. Under the undercast, their launch was evident as a diffused orange glow. As they broke through the undercast they looked like fast-moving white lights. These initial SAMs were not a threat.

Cobalt Two and Three kept up a constant radio chatter, calling out every SAM they saw. I ordered Cobalt cell to cease SAM calls unless they appeared to be an immediate threat. As we continued inbound, the SAM activity increased. I think I may have seen as many as ten SAMs in the air at one time. The radar navigator acquired his offset aimpoint (I believe it was the Hanoi railroad highway bridge). Offsets were reconfirmed with the navigator. Everything was go. My bomb direction indicator (BDI) was centered. We were about two minutes from the bomb release. At this time the EWO called SAM guidance signals at ten o'clock. At almost the same time I saw two SAMs break through the undercast. They stabilized on my windscreen at about ten o'clock low. I made a slight turn into them and back to my bomb-run heading. They moved with me and restabilized. I confirmed to the EWO that two SAMs were locked-on and tracking us. We were within sixty seconds of bomb release.

At this point there was nothing to do except allow the SAMs to get closer. I waited until I could stand it no longer, until the twin SAMs looked like huge train lights bearing down on us, counted to three, and broke hard left into them. They began to move up and right on the windscreen, and I immediately started a hard turn back right to get back on my bomb-release heading. The two SAMs passed immediately high in front of us. I did not see them detonate. From this point things began to happen very fast. We were probably inside thirty seconds to bomb release.

Amazingly, I remember, the BDI was centered after my rather violent SAM evasive turn and recovery. The EWO said, "Pilot, we are going to get it!" In that split second I started to tell Al that they had just missed. Before I could say a word, we were hit with a tremendous concussion. The only similar experience I've had was running into a telephone pole at fifty mph in a small car. Everything went into slow motion. My forward and side windscreens turned to opaque sugar and disappeared. I felt a hot burning across my shoulder. The warm, red glow of the safe cockpit lighting was replaced with the harsh white of the emergency floodlights. My oxygen mask blew off my face from the force of the air rushing out of my lungs. White sparks were coming out of the instrument panel in front of me. After what seemed like a long time, the torrent of air coming out of my mouth stopped and I reconnected my oxygen mask. The control yoke I was holding was like a wet noodle. All pitch-and-roll authority were gone from my position. I do not recall whether I had any rudder control.

The aircraft had pitched over slightly into a descent, but we were wings level. I couldn't tell this from my ADIs which were tumbling, but I could see the outside horizon created by the undercast and the sky in the distance. There was a bright orange glow out my left window. I remember mentally kicking myself for having missed seeing the SAM which I assumed had hit us on the left side of the aircraft. From this orange glow I knew that we were burning.

I reached across to grab my copilot's control yoke. He was still holding it. Pushing and pulling on it as hard as I could, I couldn't get it to move, and there was no aircraft response. The wind blast and noise were tremendous. The copilot's ADI was frozen in an incorrect steep climb indication. We were gathering speed in the shallow descent and were up to about 400 KIAS. I immediately pulled the throttles back to cut our speed but felt the nose of the aircraft drop abruptly. I firewalled all eight engines and saw two red fire-warning lights blink on for the two right inboard engines. I remember at the time pausing momentarily to wonder how come my right engines were on fire when the SAM had hit us on the left side. Going to max power on all engines caused the aircraft to dish out of the dive and almost, but not quite, come level. I never touched the throttles again.

I knew that we had taken a fatal hit and were going down. I knew we were burning and potentially riding a bomb with over 60,000 pounds of ordnance and 200,000 pounds of JP-4. We were still, as near as I can judge, inside our thirty seconds to bomb release. I never did feel the bombs drop, if they did. At this point I determined to get my crew out. I hit the abandon switch and ordered bailout into what seemed to be a dead intercom. I gave the ßame bailout order over my UHF radio but heard no feedback. I looked at my copilot and pointed up to the ejection hatch.

Sam looked around and then began fiddling with a panel on his right. I took off my oxygen mask, reached over and hit him, and having gotten his attention, yelled for him to bail out. He again looked around quizzically. I remember hearing a dull thump behind me and thinking that someone ejected. Sam was still looking around. I assumed the ejection position and reached down and rotated my seat-arming handles exposmg the ejection triggers. Again I looked at Sam. He was watching me. I pointed to my now-stowed control yoke and then up at the large hole left above me where the ejection hatch had blown off. I remember thinking how bright and beautifully clear the stars looked. I pointed up to Sam's still-in-place ejection hatch and both yelled and motioned for him to eject. Still no response. I assumed an ejection position and squeezed the ejection triggers.

Hoàn toàn không đả động gì đến MIG.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoi_ls trong 30 Tháng Mười, 2008, 11:25:48 am
Từ chiến dịch LINEBACKER II đến bàn đàm phán PARIS

MẠNH KIM
(KTNN số 445 Ngày 20.12.2002)


87 chiếc pháo đài bay Boeing B- 52 Stratofortress từ căn cứ không quân Andersen (Guam) cùng 42 chiếc B-52 từ căn cứ không quân Hoàng gia Thái Lan U-Tapao gần Sattihip (Thái Lan) đã kéo vào bầu trời Hà Nội đêm 18.12.1972, mở đầu chiến dịch oanh kích kinh hoàng nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Trận chiến 12 ngày đêm khốc liệt nhất chiến tranh Việt Nam - “Điện Biên Phủ trên không" - bắt đầu. Ngay trong trận đầu tiên, chiếc B-52 số 8201 đã bị hai hoả tiễn SAM bắn rơi và ba trong sáu phi công phi hành đoàn nhảy dù bị bắt. Chiến dịch “Linebacker II”, mà quân đội Mỹ gọi là "món quà Giáng sinh" cho Hà Nội, được thiết kế để có thể làm thay đổi thế trận xuống dốc và cục diện bất lợi của Mỹ tại chiến trường Việt Nam, sau loạt thất bại trên mặt trận ngoại giao - cuối cùng cũng không cứu nổi sự nghiệp chính trị của Tổng thống Nixon và chính “Điện Biên Phủ trên không” đã mở màn cho việc sập tiệm của một cuộc chiến dài hơi kéo dài qua bốn đời tổng thống Mỹ. Thử nhìn lại nguyên nhân chính đưa đến sự kiện "Điện Biên Phủ trên không" và kết quả của nó...

Đàm phán

Từ tháng 5.1968, cuộc chiến Việt Nam bắt đầu tiến hành song song hai mặt trận : mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao. Ngày 13.5.1968, phái đoàn đàm phán Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH) gặp nhau lần đầu tiên tại Pháp, mở đầu cuộc thương lượng marathon kéo dài hơn bốn năm. Từ Hà Nội, chỉ thị được gửi đến phái đoàn với nội dung : 1/ Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện; 2/ VNDCCH ngưng tấn cộng các khu phi quân sự; 3/ VNDCCH đồng ý cuộc họp bốn bên về giải pháp chính trị cho tình hình Nam Việt Nam nhưng chính quyền Sài Gòn phải công nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP). Suốt từ 1968 đến đầu 1972, hàng loạt cuộc gặp gỡ đã diễn ra, nhưng hai bên - với Bộ trưởng Xuân Thuỷ cùng cố vấn Lê Đức Thọ đại diện VNDCCH và ông William Averell Harriman (sau đó là Henry Kissinger) đại diện chính phủ Mỹ - đều bất đồng. Thời gian này, chính phủ Nixon bắt đầu thực hiện kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh (“Vietnamization” - do Bộ trưởng quốc phòng Melvin Laird đặt). Tháng 6.1969, trong khi Nguyễn Văn Thiệu gặp Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại đảo Midway để bàn chương trình Việt Nam hoá chiến tranh (kế hoạch rút quân từng bước của quân đội Mỹ khỏi chiến trường Việt Nam) thì tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành thuộc vùng giải phóng Tây Ninh, MTDTGP cùng nhiều tổ chức yêu nước cũng tổ chức bầu chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (CPCMLT) do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch và Hội đồng cố vấn do luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu. Sự ra đời của CPCMLT - như một đối tác chính trị chính thức đại diện Nam Việt Nam - đã gây thêm áp lực trong vòng đàm phán Paris...

Từ đầu năm 1970, cuộc chiến ngoại giao xảy ra chủ yếu giữa hai đối thủ : Henry Kissinger và Lê Đức Thọ (hai người gặp nhau lần đầu tiên trong cuộc họp vào ngày 21.2.1970 tại Pháp). Đầu năm 1972 , khi cuộc đấu trí căng thăng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Pháp chưa ngã ngũ, Chính phủ VNDCCH đánh giá : “Năm 1972 là năm hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh giữa ta và địch trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. Nhiệm vụ quân sứ cần kíp là đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị, binh vận, phát triển thế tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền nam..., đánh bại chính sách Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ...”. Ngày 30.3.1972, bộ đội tổ chức tấn công qui mô vào Quảng Trị, Thừa Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Một tuần sau, ngày 6.4.1972, Mỹ không kích ác liệt (chiến dịch Linebacker I). Mùa hè đỏ lửa 1972 bắt đầu. Ngày 2.5.1972, trong khi tiếng súng chưa ngưng tại Việt Nam, ở Paris, cuộc họp giữa Kissinger và các đồng chí Xuân Thuỷ, Lê Đức Thọ được tái lập. Ngày 18.10.1972, Kissinger sang Sài Gòn, đưa chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bản dự thảo kế hoạch hoà bình. Nguyễn Văn Thiệu bất mãn, cho rằng mình bị xử ép vì Mỹ chỉ tìm tiếng nói từ phía Hà Nội chứ không phải Sài Gòn. Trong hồi ký Our endless war, Trần Văn Đôn (Tổng tư lệnh ngụy quân kiêm Tổng trưởng quốc phòng) kể rằng Thiệu chỉ đồng ý với dự thảo hiệp định hoà bình với bốn điều kiện : 1/Không có chính phủ liên hiệp; 2/ Quân miền Bắc phải rút khỏi miền Nam; 3/ Tôn trọng tính trung lập của khu phi quân sự; 4/ Giải quyết những bất đồng chính trị còn lại giữa hai miền mà không có sự can thiệp nước ngoài.

Tại sao bế tắc?

Với chính quyền Sài Gòn, sự rút lui quân đội miền Bắc khỏi miền Nam là yếu tố quan trọng mang tầm chiến lược lâu dài. Điều này có thể thấy rõ trong báo cáo của Bùi Diễm (đại sứ VNCH tại Mỹ từ 1962-1972) : “Tôi vẫn còn nhớ những gì tổng thống Thiệu nói, khi tôi gặp ông ấy vài tuần trước khi ký hiệp định Paris : Hãy đến gấp Washington và Paris và ráng cố hết sức. Đặt vấn đề quân đội miền Bắc rút khỏi lãnh thổ chúng ta vào lúc này có lẽ quá muộn nhưng còn cơ hội thì chúng ta cứ thử. Nếu không thể đạt được những đòi hỏi cơ bản cho sự tồn tại của chúng ta, chúng ta sẽ gặp rắc rối về lâu dài...”. Cùng lúc, chính quyền Thiệu nhận ra rằng chính sách Việt Nam hoá chiến tranh là đòn thoái bộ trong danh dự của Mỹ. Ngày 24.10.1972, Thiệu đọc diễn văn trước Quốc hội , chỉ trích và bác bỏ Văn bản thoả thuận 20.10.1972; trong khi đó, bên Mỹ, khi trở về Washington, Kissinger loan báo với giới báo chí : "Hoà bình đang trong tầm tay"...

Văn bản thoả thuận 20. 10. 1972 nói gì? Có thể điểm lại vài điểm chính : 1/ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký hiệp định này, Mỹ phải hoàn thành việc rút quân, bao gồm nhân viên quân đội và cố vấn quân sự; cùng lúc, hủy mọi căn cứ quân sự Mỹ trên đất Việt Nam. 2/ Việc thống nhất hai miền Nam-Bắc sẽ thực hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và đặc biệt không có sự can thiệp nước ngoài; trong khi chờ đợi, miền Nam và miền Bắc không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự. 3/ Chính phủ VNDCCH, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam, Chính phủ Mỹ và chính phủ VNCH cử đại diện thành lập ban liên hợp quân sự bốn bên để giám sát việc thực hiện ngừng bắn cũng như việc rút quân Mỹ khỏi Nam Việt Nam... Tháng 11.1972, Thiệu cử đặc phái viên Nguyễn Phú Đức sang Mỹ, gõ cửa Nhà trắng, thuyết phục Washington tìm cách “câu giờ” tiến trình đàm phán giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Tiếp đó, Nguyễn Văn Thiệu đưa tướng Alexander Haig bức giác thư yêu cầu Washington giúp sửa 69 điểm trong Văn bản thoả thuận... (Theo Các cuộc thương lượng L ê Đức Thọ - Kissinger, vài tài liệu khác ghi "96 điểm"). Tuy nhiên, dù muốn cứu Thiệu, Nixon cũng không còn cách vì chính ông cũng đang chết đuối trong chính  trường Mỹ. Trong bốn năm  cuối cùng ở cương vị tổng thông, Nixon đã làm mất thêm 20.553 lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam, đối mặt làn sóng phản chiến bạo động nhất trước giờ và uy tín bị suy yếu bởi ảnh hưởng từ xìcăngđan “Bộ tài liệu Lầu năm góc” (toàn bộ kế hoạch chi tiết về cuộc chiến Việt Nam mà viên chức Lầu năm góc Daniel Ellsberg bí mật cung cấp cho tờ NewYork Times đăng tải vào tháng 6.1971)...

Trong hồi ký, Tổng thống Nixon thú nhận rằng việc Quốc hội tước quyền hành động quân sự khiến ông chỉ có thể hù VNDCCH bằng miệng, nhưng Hà Nội lại biết rõ điều này. Cuối năm 1972, các cuộc đàm phán nhằm thống nhất những bất đồng còn lại tiếp tục bế tắc, trong khi Chính phủ VNDCCH lợi dụng mùa tranh cử tổng thống Mỹ để gây áp lực Washington - như lời kể trong quyển Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ -Kissinger. Khi Kissinger đưa kiến nghị sửa đổi gồm 69 điểm của Nguyễn Văn Thiệu cho Lê Đức Thọ, phía VNDCCH bác bỏ. Ngày 13.12.1972, khi quan điểm tiếp tục bất đồng và chính quyền Sài Gòn cương quyết không ngồi vào bàn thương lượng, hai bên Henry Kissinger- Lê Đức Thọ tạm ngưng làm việc Hôm sau, Tổng thống Nixon gửi tối hậu thư, yêu cầu Hà Nội tái đàm phán trong vòng 72 giờ. Hà Nội từ chối. Ngày 15.12.1972, Lê Đức Thọ lên đường về nước, tạt qua Bắc Kinh và Moscow. Ngày 18.12.1972, khi Lê Đức Thọ vừa từ sân bay Gia Lâm về tới nhà ở phố Nguyễn Cảnh Chân, chiến dịch "Linebacker II" bắt đầu...

Trận chiến cuối cùng của sự nghiệp Nixon

Theo trung tướng Lê Văn Tri (nguyên Tư lệnh quân chủng phòng không - không quân), kế hoạch đánh B-52 được phác thảo từ tháng 2.1972 và hoàn thành vào tháng 5.1972. Như vậy, một trận chiến như "Điện Biên Phủ trên không" đã nằm trong thế chủ động trước. Trước năm 1972, miền Bắc có hệ thống phòng không với các chiến đấu cơ MIG cùng 26 vị trí tên lửa đất đối - không SA-2 Guideline - theo sử gia quân sự Mỹ Waiter J. Boyne. Đêm đầu tiên, Mỹ tung 129 chiếc B-52, hơn 200 tên lửa SAM được bắn trong đêm này và ba chiếc B-52 bị trúng. Cũng trong đêm đầu tiên, xạ thủ Samuel Turner trên chiếc B-52 Brown 03 bị một MiG-21 bắn gục (vụ tử nạn đầu tiên trong lịch sử B-52). Những phi công Mỹ bị bắt trong trận đầu tiên đã được đăng ảnh trên hai tuần báo Time và Newsweek vào vài tuần sau. Đêm thứ hai kết thúc với hai chiếc B-52 bị hỏng và đêm thứ ba trở thành bi kịch, khi bốn B-52G và hai B-52D bị bắn cháy. Một trong những phi công bị bắt - trung tá Keith Heggen - chết vào 10 ngày sau do vết thương nặng từ vụ cháy máy bay.

Vào Giáng sinh, Nixon ra lệnh 36 giờ ngừng bắn và trận “Điện Biên Phủ trên không” đợt hai tiếp tục được tiến hành với cường độ kinh hoàng hơn, bởi sự tham gia của 120 chiếc B-52. Chỉ trong đêm này, B- 52 đã thả 9.932 quả bom. Ngày 27.12, phi công Phạm Tuân lái chiếc MiG-21 từ sân bay Yên Bái bắn rơi một B-52 tại Mộc Châu (Sơn La). Cuối cùng, ngày 30.12.1972, chiến dịch “Linebacker II” kết thúc. Chiếc B-52 cuối cùng hạ cánh xuống căn cứ Guam vào trưa cùng ngày. Trong chiến dịch “Linebacker II”, B-52 thực hiện 729 chuyến bay (trong số 741 chuyến bay dự kiến), thả 15.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam (một tài liệu khác của Mỹ ghi "hơn 36.000 tấn bom") . Hà Nội đáp trả với khoảng 1.240 tên lửa SAM. Theo Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1945- 1975, riêng tại Hà Nội, số nạn nhân thiệt mạng là 2.380 người ; 1.355 người bị thương ; 7 trong 9 ga xe lửa bị phá hủy ; 4 trong 5 cầu ; 4 trong 5 bến phà ; 1/3 nhà máy; 5 bệnh viện; Đài tiếng nói Việt Nam và phố cổ Khâm Thiên cũng như nhiều tài sản - di tích văn hoá khác bị hư hỏng nặng... Theo thiếu tướng Trần Văn Giang, nguyên chính ủy sư đoàn phòng không Hà Nội, số máy bay Mỹ bị bắn cháy trên bầu trời Việt Nam trong 12 ngày đêm kinh hoàng tháng 12.1972 là 81chiếc, trong đó có 34 B-52 và 47 máy bay chiến thuật, 47 phi công bị bắt sống. Theo sử gia quân sự Mỹ Walter J.Boyne, số máy bay B-52 bị bắn rơi là 15 chiếc, cùng 13 máy bay chiến thuật và có tổng cộng 92 phi công B-52 bị bắn rơi (59 người bị bắt sống, số còn lại chết hoặc mất tích). Số phi công bị bắn rơi từ các máy bay Mỹ khác là 29 người, với 17 người bị bắt sống và phần còn lại chết hoặc mất tích...

***

Giá trị lịch sử của "Điện Biên Phủ trên không" như thế nào? Washington nói rằng chiến dịch "Linebacker II" là “chiến thắng”, một chiến thắng kinh điển của chiến thuật dùng quân sự gây áp lực ngoại giao. Hà Nội chấp nhận tái đàm phán, nhưng để đánh giá chiến thắng thuộc phe nào thì chỉ cần xem kết quả chung cuộc từ hiệp định Paris 27.1.1973. Hiệp định này gần như không khác mấy bản dự thảo tháng 10.1972 và như vậy bên thật sự thắng lại chính là Chính phủ VNDCCH vả kẻ thua nặng nhất là chính quyền Sài Gòn. Nguyễn Văn Thiệu không còn chọn lựa nào khác hơn là ký vào Hiệp định Paris 27.1.1973, dù trong thâm tâm bất mãn tột độ. Tại sao Thiệu chịu ký? 11 ngày trước khi các bên ngồi quanh chiếc bàn tròn tại Paris để ký Hiệp định 27.1.1973, ngày 16.1.1973, Nixon phái tướng Alexander Haig sang Sài Gòn thuyết phục Thiệu (chính xác hơn là gây sức ép). Bùi Diễm đã thuật lại vài chi tiết từ cuộc gặp này (dẫn lại từ www.ehistory.com) : Quyết định cuối cùng của Sài Gòn trong việc ký Hiệp định chỉ ra đời sau loạt thông điệp đau đớn giữa hai tổng thông Nixon và Thiệu mà trong vài thông điệp Tổng thống Nixon đã dùng thứ ngôn ngữ ngoại giao cứng rắn nhất, ít thấy trong hoạt động ngoại giao, chẳng hạn nếu Thiệu ngoan cố không ký vào Hiệp định, viện trợ của Mỹ sẽ "cắt hoàn toàn...và nếu ông (Thiệu) từ chối không tham gia với chúng tôi, Chính phủ VNCH sẽ gánh toàn bộ trách nhiệm các hậu quả... Nếu ông không đưa câu trả lời tích cực vào trước 12 giờ trưa theo giờ Washington, vào ngày 21.1.1973, tôi sẽ cho phép tiến sĩ Kissinger tham gia tiến trình ký Hiệp định mà không cần có mặt chính phủ ông”.

Đúng là Nguyễn Văn Thiệu không còn chọn lựa nào khác và chấp nhận nhiều điều kiện khó chịu, kể cả nhìn nhận sự tồn tại hợp pháp của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam!


------------------------------------------------------------------
Tài liệu:

- Nhớ về trận "Điện Biên Phủ trên không, nhiều tác giả, NXB TP.HCM, 2002.
- Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ- Kissinger, Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ, NXB Công an Nhân dân, 2002.
- Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1945 - 1975, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện sử học, NXB Giáo dục, 2002.
- Paris Agreements of 1973. North Vietnamese and PRG expectations, www.ehistory.com
- Vietnamization - American assessment, www.ehistory.com
- Linebacker Days, http://members.aol.com/dpoole 1272/home/lbdays.htm
- Linebacker II, Walter J. Boyne (cựu đại tá không quân, nguyên giám đốc Viện bảo tàng không gian - hàng không quốc gia Hoa Kỳ, sử gia quân sự), Air Force Magazine, Vol. 801 No. 11
- How Nixon plotted to prolong Vietnam, Martin Kettle, The Guardian 12.8.2000


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 30 Tháng Mười, 2008, 01:12:52 pm
Linebacker I & II nên được Việt hoá như thế nào?

Nhiều sách báo của ta phiên âm chiến dịch ném bom Giáng sinh năm 1972 "Linebacker II" của Mỹ là "Chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ 2" hay "Chiến dịch 12 ngày đêm", trong khi các chiến dịch ném bom khác lại dịch nghĩa Việt hoá như "Sấm rền/Rolling Thunder" hay "Mũi lao lửa/Flaming dart". Việc tránh dịch nghĩa từ "Linebacker I & II" gây khó khăn cho người đọc phổ thông khi tìm hiểu ý nghĩa cách đặt tên chiến dịch không kích của không quân, hải Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Vậy "Linebacker" là gì?

Trong ngôn ngữ văn hoá Mỹ, "Linebacker" là một thuật ngữ chỉ vị trí "hậu vệ thòng" hay "hậu vệ dập" của một trong số các môn thể thao vua của họ - bóng bầu dục hay còn gọi là bóng đá kiểu Mỹ. Trong sơ đồ chiến thuật của bóng đá Mỹ, hậu vệ thòng/dập đứng sau hàng tiền vệ và ngay trước thủ môn. Nhiệm vụ chủ yếu của vị trí này là dùng hết sức bình sinh lao vào húc ngã tiền đạo đối phương nếu hàng tiền vệ đội nhà cản phá không thành công. Hậu vệ thòng/dập vì vậy cần to khoẻ, nhanh nhẹn để có thể ra đòn bẻ gãy mũi tấn công của đội bạn ngõ hầu tránh một bàn thua trông thấy cho đội nhà.

Trở lại cục diện đàm phán bế tắc vào cuối năm 1972 khi dự thảo Hiệp định hoà bình bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cự tuyệt, nước Mỹ cần một chiến thắng tương đối về quân sự mang tính chiến thuật nhằm thúc ép VNDCCH chấp nhận điều chỉnh yêu sách đàm phán mang tính chiến lược, giúp Mỹ nhanh chóng thoát khỏi cuộc chiến phi nghĩa trong danh dự. Và thế là không quân chiến lược thuộc SAC được tính đến.

Cùng là "Linebacker" nhưng "Linebacker I" và "Linebacker II" có ý nghĩa không hẳn trùng nhau, dù chúng đều nhằm mục đích tranh lợi trên bàn đàm phám. Nếu "Linebacker I" là ném bom trong thế thủ thì "Linebacker II" là ném bom trong thế tấn.

Chiến dịch Linebacker I sử dụng các lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật của cả Không quân và Hải quân Mỹ để tấn công từ Vĩ tuyến 20 trở lên nhằm giảm áp cho Quân lực VNCH những đòn tấn công như vũ bão của ta trong Chiến dịch Trị - Thiên. Về mặt ý nghĩa, tên của chiến dịch ném bom này tương đối sát với nghĩa đen của thuật ngữ.

Chiến dịch Linebacker II lại khác! Mỹ muốn qua lực lượng ném bom chiến lược B-52 tấn công chủ động vào mục tiêu chiến lược trên Miền Bắc để đạt thắng lợi ngoại giao trên bàn đàm phán. Điều này chỉ có thể đạt được khi đánh đòn chiến lược liên tục và kéo dài mà Miền Bắc không thể phản đòn. Nói nôm na là đêm đêm cho B-52 đi rải bom mà không bị bắn rơi hoặc rơi cực thấp cho đến khi Hà Nội phải xin thua thì thôi. Về mặt ý nghĩa, tên của chiến dịch bắt đầu bắt nghĩa bóng, tức là chủ động tiến công để ngăn ngừa thảm bại của Mỹ khi bị kéo chìm cùng VNCH trên chiến trường.

Dù với nghĩa gì, các chiến dịch Linebacker cũng đều mang nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy, tiếp sức cho mục tiêu chiến lược của Mỹ tại Việt Nam là "rút quân trong danh dự" qua diễn biến trên bàn đàm phán. Thực tế nếu chỉ xét riêng kết quả của Hội nghị Paris là bản Hiệp định hoà bình năm 1973 thì chỉ có Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Cộng hoà Miền Nam Việt Nam và Mỹ là thắng theo kiểu win-win (tức Mỹ rút được quân về mà không mang tiếng thua trận và lực lượng cách mạng xoá được dính líu quân sự của Mỹ trên toàn cõi Đông Dương), còn VNCH thì thua toàn tập.

Vì vậy, cách chuyển ngữ "Linebacker" bám theo nghĩa bóng của từ xem ra phù hợp hơn. Do những điều trên, tên gọi các chiến dịch ném bom "Linebacker" do Mỹ tiến hành ở Miền Bắc Việt Nam trong năm 1972 nên được Việt hoá là "Người tiếp sức" nếu gọi tắt, và "Chiến dịch ném bom Người tiếp sức thứ nhất hay thứ hai" nếu gọi đầy đủ.

OldBuff


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 30 Tháng Mười, 2008, 01:32:37 pm
Diễn tập sở chỉ huy Quân chủng Phòng không-Không quân và các sư đoàn phòng không phía Bắc tới nay vẫn còn dùng các chiến lệ này làm tình huống.

Hướng tấn công Tây Nam tương ứng với đường bay R-473 sử dụng các tốp B-52 và F-111 chế áp phòng không
(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/hanoitrenkhong3.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 30 Tháng Mười, 2008, 03:13:41 pm
Chiến lệ đêm 26/12/1972, không quân chiến lược Mỹ đánh theo cả hai hướng Tây Nam (R-473) và Đông Nam (R-1)

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Linebecker21.jpg)

(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/hanoitrenkhong2.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 30 Tháng Mười, 2008, 04:37:40 pm
Sách báo nhà mình vẫn thế...


Tại sao bế tắc?

Khi Kissinger đưa kiến nghị sửa đổi gồm 69 điểm của Nguyễn Văn Thiệu cho Lê Đức Thọ, phía VNDCCH bác bỏ. Ngày 13.12.1972, khi quan điểm tiếp tục bất đồng và chính quyền Sài Gòn cương quyết không ngồi vào bàn thương lượng, hai bên Henry Kissinger- Lê Đức Thọ tạm ngưng làm việc


Tức là lờ tịt quá trình đàm phán từ 22/10 đến 12/12, cứ như là Mỹ nó đòi 69 điểm, không được thì nó ném bom, sau đó đến tháng 01/73 nó chỉ đòi lặt vặt, suy ra nó thua trên bàn đàm phán, suy ra nó thua Linebacker 2.

Trong thực tế hầu như tất cả những khúc mắc trong số 69 điểm kia đều đã được giải quyết, đối chác, dùng phương án hai ngôn ngữ v.v đến 12/12. Chỉ còn mỗi một điểm mà Hà Nội cho là quan trọng là thể thức di chuyển qua giới tuyến quân sự tạm thời. Kissinger muốn thòng một chữ "di chuyển dân sự" vào. HN sợ câu này, kết hợp với nguyên tắc tôn trọng HĐ Geneva, sẽ trở thành cớ để Mỹ gây rắc rối cho việc chuyển quân vào Nam sau này của ta. Lo lắng này là hơi quá, bởi sau Quảng Trị thì bắc sông Thạch Hãn đã do QGP kiểm soát rồi, ta mà không cho thì bố ai kiểm tra được. Ông Lê Đức Thọ biết điều này, và đã cơ bản đồng ý với Kissinger, nhưng HN nhất định không cho. Kissinger thấy ta cho rồi lại thôi, lại hạch câu chữ, nên tin tưởng rằng ta không muốn chấm dứt đàm phán, dẫn đến ném bom. Bọn Mỵ ném bom chỉ có mỗi một mục đích là ép ta quay lại đàm phán mà thôi, cho nên đến chiều 26, khi có công hàm từ HN thông báo có thể họp lại, Mỹ lập tức giảm cường độ ném bom, và sau khi thỏa thuận được ngày họp lại, lập tức ngừng ném bom.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 30 Tháng Mười, 2008, 04:42:21 pm
Bác OldBuff cho một bài về cách nhà mình tính số B-52 bị trúng đạn, bị rơi, và bị rơi tại chỗ đi. Bác có bình luận gì về sự chênh lệch giữa các con số của ta và của Mỹ không, nhất là ngày 26, ngày mà cả hai bên đều cho là ngày quyết định thắng lợi của mình?

Ngoài ra, vụ đạn tên lửa QK4 mang ra giúp ta thay đổi tình thế sau ngày 26, theo bác dongadoan thì là không phải. Bác có bình luận gì không ạ?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Mười, 2008, 05:31:21 pm
Về cái tên Linebacker-I và II đã có tài liệu gọi là "Chắn bóng trước khung thành".


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 10:19:26 pm
Bác OldBuff cho một bài về cách nhà mình tính số B-52 bị trúng đạn, bị rơi, và bị rơi tại chỗ đi. Bác có bình luận gì về sự chênh lệch giữa các con số của ta và của Mỹ không, nhất là ngày 26, ngày mà cả hai bên đều cho là ngày quyết định thắng lợi của mình?

Ngoài ra, vụ đạn tên lửa QK4 mang ra giúp ta thay đổi tình thế sau ngày 26, theo bác dongadoan thì là không phải. Bác có bình luận gì không ạ?

Oh mấy hôm rày bận chỉnh quân chưa có thời gian ngó lại phần này bác altus thông cảm nhé! Buff tôi sẽ sớm có phần phân tích những vấn đề bác nêu.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Đinh Phạm Kiều trong 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:05:43 pm
Các bác phòng không - không quân thân mến ơi! Em vốn là trinh sát bộ binh, sau chuyển qua "lóng văn kinh" (lính văn công) đó mà. Em nhờ các bác giải thích hộ em một vần đề mà bấy lâu nay em giữ kín trong lòng: "Nghe nói, hồi KCCM, Liên Xô chỉ viện trợ cho ta tên lửa SAM 2, bắn không tới B.52. Nên kỹ sư Trần Đại Nghĩa mới nghĩ ra cách thêm thuốc phóng vào để hạ B.52, đúng không? Lại có một chuyện nữa, là một người bạn của em ở quân đoàn III, cho biết: "Hồi KCCM, CUBA gỡ dàn tên lửa SAM 3 của mình đang bố trí ở CUBA, chuyển sang cho VN bắn rơi B.52! Cái nào đúng, cái nào sai mong các bác cho biết để em khỏi "théc méc" nữa, cám ơn các bác lắm lắm! Dân trinh sát bộ binh như tụi em dốt về tên lửa lắm!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:28:39 pm
Các bác phòng không - không quân thân mến ơi! Em vốn là trinh sát bộ binh, sau chuyển qua "lóng văn kinh" (lính văn công) đó mà. Em nhờ các bác giải thích hộ em một vần đề mà bấy lâu nay em giữ kín trong lòng: "Nghe nói, hồi KCCM, Liên Xô chỉ viện trợ cho ta tên lửa SAM 2, bắn không tới B.52. Nên kỹ sư Trần Đại Nghĩa mới nghĩ ra cách thêm thuốc phóng vào để hạ B.52, đúng không? Lại có một chuyện nữa, là một người bạn của em ở quân đoàn III, cho biết: "Hồi KCCM, CUBA gỡ dàn tên lửa SAM 3 của mình đang bố trí ở CUBA, chuyển sang cho VN bắn rơi B.52! Cái nào đúng, cái nào sai mong các bác cho biết để em khỏi "théc méc" nữa, cám ơn các bác lắm lắm! Dân trinh sát bộ binh như tụi em dốt về tên lửa lắm!

Khổ quá, cái vụ cụ Trần Đại Nghĩa nối tầng thêm thuốc phóng này do Thế Giới Mới phao tin đồn nhảm làm hại bao người. Vụ này đã được giải thích rất nhiều lần là "Tiệt không có nối tầng, thêm thuốc phóng" cho SAM2. Trần bắn của SAM2 loại cũ đã gấp hơn 2 lần trần bay rải bom hiệu quả của B-52 rồi bác ah.

SAM3 chưa bắn rơi chiếc B-52 nào tại Việt Nam và Cu-ba cũng không có loại này đem cho Việt Nam.

Câu hỏi của bác nên đưa vào mục Hỏi&Đáp nhé. Mục này chỉ đăng tư liệu mà không bình bàn. Nhờ Mod phụ trách chuyển cả câu hỏi của bác Đinh Phạm Kiều và câu trả lời này tới mục phù hợp!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: b41-vn trong 04 Tháng Mười Hai, 2008, 10:13:42 pm
có bác nào đưa toàn văn cái hiệp định pa ri về việc chấm dứt chiến tranh ,và lập lại hòa bình ở việt nam thì hay quá nhỉ ,cái này nó sát với việc đánh b52 năm đó mà ,năm ấy cũng khoảng dạo này trời giá rét lắm /


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: GF trong 28 Tháng Mười Hai, 2008, 12:21:16 pm
Các bác phòng không - không quân thân mến ơi! Em vốn là trinh sát bộ binh, sau chuyển qua "lóng văn kinh" (lính văn công) đó mà. Em nhờ các bác giải thích hộ em một vần đề mà bấy lâu nay em giữ kín trong lòng: "Nghe nói, hồi KCCM, Liên Xô chỉ viện trợ cho ta tên lửa SAM 2, bắn không tới B.52. Nên kỹ sư Trần Đại Nghĩa mới nghĩ ra cách thêm thuốc phóng vào để hạ B.52, đúng không? Lại có một chuyện nữa, là một người bạn của em ở quân đoàn III, cho biết: "Hồi KCCM, CUBA gỡ dàn tên lửa SAM 3 của mình đang bố trí ở CUBA, chuyển sang cho VN bắn rơi B.52! Cái nào đúng, cái nào sai mong các bác cho biết để em khỏi "théc méc" nữa, cám ơn các bác lắm lắm! Dân trinh sát bộ binh như tụi em dốt về tên lửa lắm!
SAM2 tầm bắn cao 27km, độ xa 34km, vượt hơn hẳn tầm bay cao của máy bay B52. Ngay cả SAM1 cũng đã có thừa khả năng đó. Bằng chứng là ngày 1/5/1960, một tên lửa SAM1 đã bắn rơi 1 máy bay trinh sát tầng cao U2 do phi công Gary Power lái trên bầu trời thủ đô Mát-xcơ-va. Còn ở VN thì ngay từ đầu ra quân tiểu đoàn 64, trung đaòn H36 đã dùng tên lửa SAM2 bắn hạ tại chỗ một máy bay trinh sát không người lái BQM 34A ở độ cao 19km trên bầu trời Hà Tây. Vì vậy việc cải tiến nâng tầm bắn của SAM2 là không cần thiết và thực tế là không hề diễn ra.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: songoku trong 28 Tháng Mười Hai, 2008, 12:37:25 pm
Trích dẫn
SAM2 tầm bắn cao 27km, độ xa 34km, vượt hơn hẳn tầm bay cao của máy bay B52. Ngay cả SAM1 cũng đã có thừa khả năng đó. Bằng chứng là ngày 1/5/1960, một tên lửa SAM1 đã bắn rơi 1 máy bay trinh sát tầng cao U2 do phi công Gary Power lái trên bầu trời thủ đô Mát-xcơ-va. Còn ở VN thì ngay từ đầu ra quân tiểu đoàn 64, trung đaòn H36 đã dùng tên lửa SAM2 bắn hạ tại chỗ một máy bay trinh sát không người lái BQM 34A ở độ cao 19km trên bầu trời Hà Tây. Vì vậy việc cải tiến nâng tầm bắn của SAM2 là không cần thiết và thực tế là không hề diễn ra.

Bạn hiền ơi, bạn còn lâu mới đạt được trình như mộ tiên sinh nhá  ;D. U2 mà bị bắn rơi ở thủ đô thế thì tất cả mấy ông phòng không không quân Liên Xô từ to đến bé, về nhà đuổi gà cho vợ hay bế cháu hết roài  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: GF trong 28 Tháng Mười Hai, 2008, 06:02:09 pm
Trích dẫn
SAM2 tầm bắn cao 27km, độ xa 34km, vượt hơn hẳn tầm bay cao của máy bay B52. Ngay cả SAM1 cũng đã có thừa khả năng đó. Bằng chứng là ngày 1/5/1960, một tên lửa SAM1 đã bắn rơi 1 máy bay trinh sát tầng cao U2 do phi công Gary Power lái trên bầu trời thủ đô Mát-xcơ-va. Còn ở VN thì ngay từ đầu ra quân tiểu đoàn 64, trung đaòn H36 đã dùng tên lửa SAM2 bắn hạ tại chỗ một máy bay trinh sát không người lái BQM 34A ở độ cao 19km trên bầu trời Hà Tây. Vì vậy việc cải tiến nâng tầm bắn của SAM2 là không cần thiết và thực tế là không hề diễn ra.

Bạn hiền ơi, bạn còn lâu mới đạt được trình như mộ tiên sinh nhá  ;D. U2 mà bị bắn rơi ở thủ đô thế thì tất cả mấy ông phòng không không quân Liên Xô từ to đến bé, về nhà đuổi gà cho vợ hay bế cháu hết roài  ;D ;D ;D
Thế thì ông đi hỏi các tiên sinh của ông đi xem có đúng như tôi nói không  ;D. Hoặc ông cứ Google cái tên Gary Power xem nó là cái gì? Thôi tôi trả lời luôn cho ông nhé: Gary Power là phi công lái chiếc trinh sát tầng cao U2 thám thính bầu trời thủ đô Liên Xô bị tên lửa SAM1 bắn rơi tại chỗ và bị bắt sống. Sau này anh ta được trao đổi với 1 điệp viên của Liên Xô tại cây cầu phân chia Đông và Tây Đức. Sau này hình như anh ta cũng chết vì một tai nạn máy bay trực thăng thì phải. Sở dĩ hồi đó U2 có thể tự do bay lượn trên bầu trời Liên Xô bởi vì Mỹ cho rằng với tầm cao của U2 thì không tên lửa nào của LX có thể với tới được. Còn cái vụ nhiều tướng lĩnh phòng không LX bị về đuổi gà thì hình như cũng có đấy nhưng là vào năm 1988 hay sao ấy. Khi đó 1 chú lái chiếc máy bay thể thao từ Tây Đức bay tới đậu ngay tại Quảng Trường Đỏ


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: songoku trong 28 Tháng Mười Hai, 2008, 06:45:20 pm
Chẹp chẹp, em chạ thấy có đoạn nào nói về việc U2 do anh pao eo này lái bị bắn rơi trên bầu trời thủ đô Mát xờ cơ va cả.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: rongxanh trong 01 Tháng Giêng, 2009, 11:16:57 pm
Theo tin Mỹ, ta bắn trong ngày này trên 200 SAM. Phía ta nhờ Chiangsan post lại hộ bảng thống kê lượng SAM sử dụng đi!

Chỉ có số liệu của 3 ngày đầu thôi anh ạ (tính cho riêng HN)
Đêm 18 rạng 19/12 : 64 quả
Đêm 19 rạng 20/12 : 50 quả
Đêm 20 rạng 21/12 : 35 quả
(Theo [2])

[2] là nguồn nào vậy bạn???
Bạn có số liệu chung cho cả đợt 12 ngày đêm hay không???


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Giêng, 2009, 11:23:53 pm
Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=96.90) [1]
Lịch sử sư đoàn phòng không Hà Nội 361 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=122.60) [2]

Trong cả 2 đợt của ĐBP trên không ta tiêu thụ hết 334 đạn tên lửa  bằng 60% số đạn tốt của HN, HP.

- Đêm 18, rạng 19: 62 đạn.
- Đêm 19: 38 đạn.
- Đêm 20: 36 đạn.
- Đêm 21-24: không có số liệu cụ thể.
- Đêm 25: 2 bên nghỉ giải lao. ;D
- Đêm 26: 49 đạn.
- Đêm 27: 32 đạn.
- Đêm 28: được lệnh trên cho bắn không hạn chế, không có số liệu cụ thể.

Kiểu này là bác giun lại mới kiếm được cái gì hở ::)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: tuaans trong 01 Tháng Giêng, 2009, 11:55:01 pm
Chẹp chẹp, em chạ thấy có đoạn nào nói về việc U2 do anh pao eo này lái bị bắn rơi trên bầu trời thủ đô Mát xờ cơ va cả.

Bác thử đọc bài này xem nó nói cái gì, nhà em già rồi tiếng Anh không học kịp nữa!  ;D

http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,894849-2,00.html

(http://img.timeinc.net/time/magazine/archive/covers/1960/1101600516_400.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: saruman trong 02 Tháng Giêng, 2009, 10:35:14 am
Tổng kết trong 12 ngày đêm có bao nhiêu máy bay bị cao xạ bắn rơi hả các bác?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Giêng, 2009, 04:51:17 pm
Tổng kết trong 12 ngày đêm có bao nhiêu máy bay bị cao xạ bắn rơi hả các bác?

Mượn cái ảnh của bác altus, theo nguồn Mỹ:
(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/168300010944Linebackerpart22.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Nguyễn Trường Sơn trong 02 Tháng Giêng, 2009, 11:37:31 pm
Cái vụ máy bay do thám U2 của Mỹ bị tên lửa SAM1 bắn rơi năm 1960 là có thật đấy. Tuy nhiên đây là chiến công của KGB chứ ko phải của binh chủng tên lửa đâu. Điệp viên nằm vùng của KGB ở Pakistan đã đột nhập vào sân bay và hiệu chỉnh lại đồng hồ báo độ cao bay của U2. Kết quả là phi công Gary Power đã ung dung bay vào không phận Liên Xô trong tầm bắn hiệu quả của SAM1.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 02 Tháng Giêng, 2009, 11:48:55 pm
Cái vụ máy bay do thám U2 của Mỹ bị tên lửa SAM1 bắn rơi năm 1960 là có thật đấy. Tuy nhiên đây là chiến công của KGB chứ ko phải của binh chủng tên lửa đâu. Điệp viên nằm vùng của KGB ở Pakistan đã đột nhập vào sân bay và hiệu chỉnh lại đồng hồ báo độ cao bay của U2. Kết quả là phi công Gary Power đã ung dung bay vào không phận Liên Xô trong tầm bắn hiệu quả của SAM1.

SAM-1 không bắn rơi U-2. Lực lượng phòng không Liên Xô dùng đạn 1D của tổ hợp tên lửa phòng không SA-75 Đờ-vi-na (SAM-2 đời đầu) bắn hạ máy bay do thám U-2 của Mỹ tại vùng Sverdlovsk.

Thông tin có tay điệp viên Xô-viết mò vào hiệu chỉnh đồng hồ đo cao máy bay của Gary Powers là nhảm nhí!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: GF trong 05 Tháng Giêng, 2009, 09:18:55 pm
Cái vụ máy bay do thám U2 của Mỹ bị tên lửa SAM1 bắn rơi năm 1960 là có thật đấy. Tuy nhiên đây là chiến công của KGB chứ ko phải của binh chủng tên lửa đâu. Điệp viên nằm vùng của KGB ở Pakistan đã đột nhập vào sân bay và hiệu chỉnh lại đồng hồ báo độ cao bay của U2. Kết quả là phi công Gary Power đã ung dung bay vào không phận Liên Xô trong tầm bắn hiệu quả của SAM1.

SAM-1 không bắn rơi U-2. Lực lượng phòng không Liên Xô dùng đạn 1D của tổ hợp tên lửa phòng không SA-75 Đờ-vi-na (SAM-2 đời đầu) bắn hạ máy bay do thám U-2 của Mỹ tại vùng Sverdlovsk.

Thông tin có tay điệp viên Xô-viết mò vào hiệu chỉnh đồng hồ đo cao máy bay của Gary Powers là nhảm nhí!
Có nguồn nói là U2 bị bắn do tên lửa SA-75 (SAM-2) nhưng cũng có nguồn nói là do SA-25 (SAM-1). Theo tác giả Lưu Trọng Lân, phó phòng tác huấn, bộ TM, quân chủng PK-KQ thì là U2 bị rơi là do SAM-1


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 05 Tháng Giêng, 2009, 09:53:40 pm
Cái này có lẽ là lỗi của Buff tôi do chưa trình bày hết về hệ thống S-25 (SAM-1) trong chủ đề "Các hệ thống phòng không LX và Nga" ;)

Hệ thống S-25 chỉ được bố trí tại 2 vành đai quanh Mát-xcơ-va với bán kính xuyên tâm xa nhất của vòng 2 là 90 km. Đây là hệ thống phòng không tĩnh và duy nhất được thiết kế cho thủ đô Liên Xô. Trong khi đó, nơi U-2 bị hạ nằm tại Sverdlovsk trên dãy Ural cách Mát cũng bằng từ Hà Nội tới TP Hồ Chí Minh. Buff tôi không thấy có sự liên hệ nào giữa SAM-1 và U-2 trong trường hợp này.

Thực tế, U-2 của Gary Powers bị hàng tá đạn 1D của SAM-2 Đờ-vi-na bắn chặn, bắn đuổi thành chùm (salvos) trên suốt tuyến đường tới Sverdlovsk. Đây là một trong những chiến lệ mà bộ đội phòng không Xô-viết được dạy và Buff tôi may mắn được ké. Vậy có thể bác Lưu Trọng Lân nhầm, hoặc có thể do lỗi sách in.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: drunganov trong 08 Tháng Giêng, 2009, 09:03:17 am
cho em hỏi tầm bắn tối đa cuả pháo phòng không 100mm là bao nhiêu mà xử được thằng b52 đẹp vậy.em đọc sách báo thấy b52 nó toàn bay trên 10.000m(mắt thường không nhìn thấy.không nghe được tiếng động cơ) rồi  thả bom theo toạ độ định sẵn.


Đề nghị bạn lần sau viết đủ dấu!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Giêng, 2009, 05:04:45 pm
cho em hỏi tầm bắn tối đa cuả pháo phòng không 100mm là bao nhiêu mà xử được thằng b52 đẹp vậy.em đọc sách báo thấy b52 nó toàn bay trên 10.000m(mắt thường không nhìn thấy.không nghe được tiếng động cơ) rồi  thả bom theo toạ độ định sẵn.


Đề nghị bạn lần sau viết đủ dấu!

Cao xạ KS-19 100mm có thể bắn tới độ cao tối đa 12-13km (ngắm bắn bằng radar).

Tuy nhiên Mỹ không công nhận trường hợp B-52 nào bị bắn rơi do cao xạ (bị thương thì có). Không biết những trường hợp kiểu này thì nhà ta lấy tiêu chí gì để đánh giá là đã bắn trúng/bắn rơi nhỉ?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 08 Tháng Giêng, 2009, 07:12:23 pm
Đa số (nhất là trước ngày 26)  các phi vụ B-52 trong Linebacker 2 thực hiện ở độ cao 16,000 -18,000 fít, tức là quãng có 5,000 m thôi.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Giêng, 2009, 07:52:06 pm
Đa số (nhất là trước ngày 26)  các phi vụ B-52 trong Linebacker 2 thực hiện ở độ cao 16,000 -18,000 fít, tức là quãng có 5,000 m thôi.

Như vậy cao xạ từ 57 đổ lên đều có thể bắn trúng/bắn rơi B-52 trên lí thuyết.
S-60 57mm: 19.684 ft.
KS-12 85mm: 25.500 ft.
KS-19 100mm: 44.900 ft.
(http://www.47df.com/taktisches/fahrzeuge.htm)

M1/2 90mm và FlaK 88mm thì chắc lúc đó không còn được sử dụng.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Triumf trong 09 Tháng Giêng, 2009, 05:18:43 pm
Rất cảm ơn bác doangadoan nhé. Tôi xin đào mỏ phát nữa, thế bác có đủ số liệu về số đạn S-75 bắn lên cho từng ngày của toàn bộ quân chủng không ạ? Mấy quyển lịch sử PKKQ hình như không quyển nào đưa đủ bộ.
----------------------------------------------------------
  Có đủ thì không, bác ạ!  >:(
Hồi ấy, công tác thống kê của ta còn thiếu sót nhiều lắm. Tớ chỉ có số liệu thế này thôi, mong bác thông cảm!

- Đêm 18, rạng 19: 62 đạn.
- Đêm 19: 38 đạn.
- Đêm 20: 36 đạn.
- Đêm 21-24: không có số liệu cụ thể.
- Đêm 25: 2 bên nghỉ giải lao. ;D
- Đêm 26: 49 đạn.
- Đêm 27: 32 đạn.
- Đêm 28: được lệnh trên cho bắn không hạn chế, không có số liệu cụ thể.


Theo Báo QDND thì trong chiếc dịch 12 ngày đêm, tên lửa ta đã đánh 192 trận, bắn tổng cộng 334 quả đạn, bắn rơi 36/81 máy bay các loại, trong đó có 30 máy bay B-52, 16 chiếc rơi tại chỗ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Triumf trong 09 Tháng Giêng, 2009, 10:31:46 pm
Lực lượng dân quân tự vệ phòng không trong chiến dịch (364 đội với 1428 khẩu súng pháo)
- Số đội: 346
- Số khẩu: 1428. Trong đó trung đại liên 769 khẩu; 12,7mm 284 khẩu; 14,5 263 khẩu; 37mm 61 khẩu; 100mm 32 khẩu; cỡ khác 19 khẩu.

Lực lượng phòng không chủ lực trong chiến dịch
- Số sư đoàn: 3 (361, 363, 375).
- Tên lửa: số e=6, số d=23
- Cao xạ: số e=16, số d độc lập=22
- Không quân: số e=4, số d độc lập=1
- Radar: số e=4, số d độc lập=1.

Một vài số liệu tham khảo khác:
- Đơn vị phát hiện B-52 đầu tiên: Đại đội radar 16 trung đoàn 291 - 19h10 ngày 18 tháng 12.
- Đơn vị đầu tiên đánh B-52: Tiểu đoàn 78 trung đoàn 257 - 19h44 ngày 18 tháng 12.
- Đơn vị bắn rơi B-52 đầu tiên: d59 e261 - 20h13 ngày 18 tháng 12.
- Trung đoàn 261 bắn rơi nhiều B-52 nhất: 12 chiếc.
- Trung đoàn 257 bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: 8 chiếc.
- Tiểu đoàn 57 (e 261) bắn rơi nhiều B-52 nhất: 4 chiếc.
- Tiểu đoàn bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: d77 (e257); d93 (e261): 3 B-52.
- Tiểu đoàn 79 (e257) bắn rơi chiếc B-52 cuối cùng: 23h16 ngày 29 tháng 12
- Tiểu đoàn 72 (e285) bắn trận cuối cùng trong chiến dịch: 23h29 ngày 29 tháng 12


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Sáu, 2009, 09:28:00 pm
Hôm nay tớ ngồi tiếp chuyện với cụ Nghiêm Đình Tích nguyên đài trưởng radar, người đầu tiên khẳng định "B-52 đang bay vào Hà Nội" ngày 18/12/1972. Câu chuyện cũng hay, có nhiều thứ đã từng nghe, từng biết, cũng có đôi ba cái mới. Chỉ tiếc là cụ có vẻ hơi coi thường các cải tiến kỹ thuật về tên lửa của ta trong đợt này, đặc biệt cụ coi cái K8.60 chả ra quái gì! ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 05 Tháng Sáu, 2009, 12:02:13 am
Hôm nay tớ ngồi tiếp chuyện với cụ Nghiêm Đình Tích nguyên đài trưởng radar, người đầu tiên khẳng định "B-52 đang bay vào Hà Nội" ngày 18/12/1972. Câu chuyện cũng hay, có nhiều thứ đã từng nghe, từng biết, cũng có đôi ba cái mới. Chỉ tiếc là cụ có vẻ hơi coi thường các cải tiến kỹ thuật về tên lửa của ta trong đợt này, đặc biệt cụ coi cái K8.60 chả ra quái gì! ;D

Hì! Một bác đài trưởng đài P-35 cảnh giới tầm xa sóng từ xăng-ti-mét tới đề-xi-mét lại tranh chấp làm gì với cái đài trinh sát cao xạ sóng đề-xi-mét dùng hỗ trợ tại chỗ cho hỏa lực tên lửa ;D

Về công suất, khả năng phát hiện mục tiêu tầm xa thì K8-60 không thể bằng P-35, nhưng bù lại, K8-60 quét được góc hẹp, quét đỉnh đầu, quét chỉ định, v.v để lọc nhiễu, vượt nhiễu nhằm giúp đài 2 mở máy là bắt được mục tiêu đỡ mất công sục sạo hoặc bắn trước mở máy sau để tránh sơ-rai. Nói chung, chúng kết hợp với nhau để chống nhiễu và tăng khả năng xạ kích của các phân đội hỏa lực.

Còn về điều kiện sinh hoạt, đài trưởng và trắc thủ K8-60 bao giờ cũng ở gần mục tiêu bảo vệ, trong khi đài trưởng và trắc thủ đài P-35 ở tít rừng xanh núi đỏ. Cụ Tích "coi khinh" lũ nhép cũng phải ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Sáu, 2009, 05:05:48 pm
Hì, không phải ở cái ấy, lão ạ! Cụ ấy coi khinh cái tác dụng của K8.60 trong việc chống B-52 kia. Theo ý cụ thì mấy cái P-35 phát hiện sớm "như đ/c Tích" - trích nguyên văn - và kíp trắc thủ điều khiển mới đóng vai trò quyết định trong chiến dịch 12/72. Còn K8.60 với PA00 vứt hết! ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Sáu, 2009, 09:56:03 pm
Không biết cái ảnh này đã ai post chưa nhỉ?

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/12-72.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: rongxanh trong 07 Tháng Sáu, 2009, 09:00:14 pm
Cái này chắc chỉ có bác Buff mới xử nổi:

http://old.vko.ru/article.asp?pr_sign=archive.2005.24.07

(http://old.vko.ru/pictures/2005_24/37_01.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 07 Tháng Sáu, 2009, 09:59:08 pm
Cái này chắc chỉ có bác Buff mới xử nổi:

http://old.vko.ru/article.asp?pr_sign=archive.2005.24.07

(http://old.vko.ru/pictures/2005_24/37_01.jpg)

Đây là sơ đồ mạng ra-đa cảnh giới/dẫn đường của Binh chủng ra-đa ngày 18/12/1972.

Các chú dẫn trên hình như sau:
- Cung vạch liền là vùng phủ của mạng ra-đa cảnh giới
- Cung vạch đứt quãng là vùng phủ của mạng ra-đa dẫn đường (dùng cho không quân tiêm kích)
- Hình vuông là vị trí trạm ra-đa sóng xăng-ti-mét (có thể gồm đề-xi-mét)
- Hình tam giác là vị trí trạm ra-đa sóng mét
- Hình tam giác viền đỏ rỗng ruột là trạm dẫn đường mặt đất (GCI)
- Hình màu xanh lá cây là trạm ra-đa của Trung đoàn ra-đa 290
- Hình màu đỏ là trạm ra-đa của Trung đoàn ra-đa 291
- Hình màu vàng là trạm ra-đa của Trung đoàn ra-đa 292
- Hình màu xanh nước biển là trạm ra-đa của Trung đoàn ra-đa 293
- Hình xanh da trời là trạm ra-đa của Tiểu đoàn ra-đa độc lập số 8


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 08 Tháng Sáu, 2009, 10:00:30 am
Bổ sung một chút cho bảng mạng ra-đa:

Trên các cung vạch liền/đứt quãng có ghi các số (ví dụ: 400, 500, 1000, 2000, 3000) là giới hạn bắt thấp của đài trên cung đó (tương ứng với 400m, 500m, 1000m, 2000m và 3000m). Về nguyên tắc, đài bắt càng thấp thì tầm quét của đài càng ngắn.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Sáu, 2009, 11:16:54 am
Bác Trâu cho em hỏi tí, những trường hợp mà ta thấy "biến mất trên màn hiện sóng" rồi tính là bắn hạ, liệu có khả năng là địch tổ lượn xuống dưới tầm quét để chạy không?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 08 Tháng Sáu, 2009, 11:28:46 am
Bác Trâu cho em hỏi tí, những trường hợp mà ta thấy "biến mất trên màn hiện sóng" rồi tính là bắn hạ, liệu có khả năng là địch tổ lượn xuống dưới tầm quét để chạy không?
Nếu trong tầm phủ sóng của rada, thì tín hiệu máy bay trên màn hiện sóng là bộ tín hiệu về độ cao, khoảng cách (cự ly), góc phương vị nữa. Nếu nó lượn xuống thì cũng sẽ có tín hiệu "lượn xuống" về độ cao/cự ly/phương vị tương ứng trên màn hiện sóng.
Nếu đang bị rada bám mà thấy "biến mất trên màn hiện sóng" thì chỉ có thể là bị bắn rơi (tín hiệu bị xóa) hay rơi do tai nạn/sự cố hay tín hiệu trộn lẫn trong tín hiệu dải nhiễu.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 08 Tháng Sáu, 2009, 01:06:27 pm
Bác Trâu cho em hỏi tí, những trường hợp mà ta thấy "biến mất trên màn hiện sóng" rồi tính là bắn hạ, liệu có khả năng là địch tổ lượn xuống dưới tầm quét để chạy không?
Nếu trong tầm phủ sóng của rada, thì tín hiệu máy bay trên màn hiện sóng là bộ tín hiệu về độ cao, khoảng cách (cự ly), góc phương vị nữa. Nếu nó lượn xuống thì cũng sẽ có tín hiệu "lượn xuống" về độ cao/cự ly/phương vị tương ứng trên màn hiện sóng.
Nếu đang bị rada bám mà thấy "biến mất trên màn hiện sóng" thì chỉ có thể là bị bắn rơi (tín hiệu bị xóa) hay rơi do tai nạn/sự cố hay tín hiệu trộn lẫn trong tín hiệu dải nhiễu.

Bác Hung_E1F2 đã nói về việc xác định trường hợp mất tiêu đối với đài điều khiển, tôi chỉ bổ sung một chút trong trường hợp đài nhìn vòng (cảnh giới):
Thường tín hiệu đài nhìn vòng có chu kỳ cập nhật vị trí mục tiêu gồm phương vị và cự ly 1/6 phút (tức 6 vòng quét/1 phút hay lặp vòng quét sau mỗi 10 giây). Trong 10 giây này, máy bay có thể bổ thấp dưới trần quét thấp của ra-đa và thế là mất tín hiệu hay còn gọi là "biến mất trên màn hiện sóng". Việc này về lý thuyết chưa thể dẫn tới hoang báo bắn rơi được. Theo quy trình, khi phát hiện mục tiêu lạ, các trạm ra-đa được lệnh chuyển cấp 1 theo đó là mở máy tăng cường (thêm đài nhìn vòng băng sóng khác, đài đo cao hoặc thêm trạm). Nếu mất tiêu, các đài có thể chỉnh góc tà (nếu có thể) để hạ trần quét thấp nhằm lặp lại việc bắt mục tiêu. Nếu vẫn không xác nhận lại mục tiêu thì tọa độ cuối cùng trước thời điểm mất tiêu sẽ được đánh dấu rồi kết hợp tình báo từ trinh sát mắt, từ báo cáo phi công nhảy nhù, máy bay cháy hoặc xác máy bay rơi.
Thực tế vẫn xảy ra hoang báo ngay cả khi kết hợp các trường hợp trên nếu máy bay địch cơ động bổ thấp kết hợp vứt thùng dầu phụ, bật đốt đít, xịt khói nghi binh, v.v, để thoát ly. Nhiều khi hoang báo kiểu trên vẫn được mặc nhiên công nhận để có thứ mà tuyên truyền, cổ động thắng lợi và quyết tâm thắng lợi ;) Việc binh cốt ở lừa dối mà ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 09 Tháng Sáu, 2009, 03:01:26 am
Nhiều khi hoang báo kiểu trên vẫn được mặc nhiên công nhận để có thứ mà tuyên truyền, cổ động thắng lợi và quyết tâm thắng lợi ;)

Vâng ạ, thế túm lại rút cục cuối cùng kiến giải của bác về vấn đề 34 ta so với 15 địch thế nào ạ?  ;)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 09 Tháng Sáu, 2009, 05:06:59 pm
Nhiều khi hoang báo kiểu trên vẫn được mặc nhiên công nhận để có thứ mà tuyên truyền, cổ động thắng lợi và quyết tâm thắng lợi ;)

Vâng ạ, thế túm lại rút cục cuối cùng kiến giải của bác về vấn đề 34 ta so với 15 địch thế nào ạ?  ;)

Ta gộp cả bắn rơi tại chỗ và bắn trúng, bắn cháy, bắn hỏng vào thôi! Phần chênh lệch là do ta tổng hợp từ nhiều nguồn, trong đó phải kể tới nguồn do trinh sát kỹ thuật của bạn cung cấp.

Hồi đó tớ phải sơ tán về quê làm trẻ trâu, duy có ông chú họ là quân tên lửa chính ngạch khi đó đang ngồi ghế sư phó-tham mưu trưởng sư 361 tham gia trực tiếp những trận này. Năm 89 tớ cũng đã hỏi nhưng ông chỉ cười không nói. Để hôm nào có dịp vào SG tớ moi lại vụ này. Hy vọng cụ nghỉ hưu rồi nên có thể dốc lòng ;)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: tamhang59 trong 26 Tháng Sáu, 2009, 07:21:09 pm

SAM2 tầm bắn cao 27km, độ xa 34km, vượt hơn hẳn tầm bay cao của máy bay B52. Ngay cả SAM1 cũng đã có thừa khả năng đó. Bằng chứng là ngày 1/5/1960, một tên lửa SAM1 đã bắn rơi 1 máy bay trinh sát tầng cao U2 do phi công Gary Power lái trên bầu trời thủ đô Mát-xcơ-va.


Tra lại Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không 1965-2005 và một số tài liệu của Liên Xô cũ, tôi thấy chiếc U-2 của Mỹ do phi công Francis Gary Power lái bị bắn rơi ngày 1/5/1960 không phải do SAM-1 mà là do SAM-2, không phải trên vùng trời thủ đô Mát-xcơ-va mà trên vùng trời tỉnh Sverlovsk. Sĩ quan điều khiển của kíp chiến đấu đã bắn rơi chiếc U-2 này sau đó đã sang Việt Nam giúp đỡ bộ đội tên lửa của ta đánh máy bay Mỹ. Tôi sẽ tra lại tên nguời này sau.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: tamhang59 trong 27 Tháng Sáu, 2009, 01:16:13 pm
Trả lời tiếp ngày 26/6/2009

Các chiến sĩ tên lửa Xô Viết đã bắn rơi chiéc U-2C trên bầu trời tỉnh Sverlovsk ngày 1/5/1960 sau này trở thành chuyên gia giúp bộ đội tên lửa Việt Nam đánh thắng máy bay Mỹ trong trận đầu tiên hồi 15 giờ 53 phút ngày 24/7/1965 tại trận địa Chùa Ghề và Vô Khuy là:
1- Trung tá Boris Mojayev, trưởng kíp chuyên gia tiểu đoàn hỏa lực 63 (trung đoàn tên lửa 236-Sông Đà)
2- Thiếu tá Ilynukh, trưởng kíp chuyên gia tiểu đoàn hỏa lực 64 (trung đoàn tên lửa 236-Sông Đà)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Bảy, 2009, 09:20:45 am
có bác nào đưa toàn văn cái hiệp định pa ri về việc chấm dứt chiến tranh ,và lập lại hòa bình ở việt nam thì hay quá nhỉ ,cái này nó sát với việc đánh b52 năm đó mà ,năm ấy cũng khoảng dạo này trời giá rét lắm /

Toàn văn hiệp định Pari và các nghị định thư ( bản tiếng Việt ) bác có thể xem ở đây :http://www.quansuvn.net/index.php?topic=7235.140


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Bảy, 2009, 09:50:30 am
Cái này chắc chỉ có bác Buff mới xử nổi:

http://old.vko.ru/article.asp?pr_sign=archive.2005.24.07

(http://old.vko.ru/pictures/2005_24/37_01.jpg)

Đây là sơ đồ mạng ra-đa cảnh giới/dẫn đường của Binh chủng ra-đa ngày 18/12/1972.

Các chú dẫn trên hình như sau:
- Cung vạch liền là vùng phủ của mạng ra-đa cảnh giới


- Cung vạch đứt quãng là vùng phủ của mạng ra-đa dẫn đường (dùng cho không quân tiêm kích)
- Hình vuông là vị trí trạm ra-đa sóng xăng-ti-mét (có thể gồm đề-xi-mét)
- Hình tam giác là vị trí trạm ra-đa sóng mét
- Hình tam giác viền đỏ rỗng ruột là trạm dẫn đường mặt đất (GCI)
- Hình màu xanh lá cây là trạm ra-đa của Trung đoàn ra-đa 290
- Hình màu đỏ là trạm ra-đa của Trung đoàn ra-đa 291
- Hình màu vàng là trạm ra-đa của Trung đoàn ra-đa 292
- Hình màu xanh nước biển là trạm ra-đa của Trung đoàn ra-đa 293
- Hình xanh da trời là trạm ra-đa của Tiểu đoàn ra-đa độc lập số 8

Ở Trường Sơn khi có 1 phát súng cảnh báo của cao xạ (37, 57, hoặc 100 tuỳ từng nơi ) là khoảng hơn 1 tiếng sau ( có thể tới tiếng rưỡi, hoặc gần 2 tiêng ) là có B52 tới. Với tốc độ bay B52 khoảng 800 ~ 1000 km/h thì suy ra ở Trường Sơn ta phải phát hiện B52 từ xa trên 1000 km. Nhưng theo sơ đồ trên thì không có đơn vị rada nào làm được việc này. Vậy tại sao ta vẫn biết sớm để báo động cho các đơn vị nhỉ ?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ahuuls trong 27 Tháng Bảy, 2009, 01:49:33 pm
Có thể là thông tin từ CCCP thông báo cho ta chứ bác .


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: abc3012 trong 19 Tháng Mười, 2009, 08:27:02 pm
Rốt cuộc chiến dịch này có khoảng bao SAM 2 đc bắn ra vậy ạ, em xem tren wiki thấy bảo 300 nhưng bên vndefence lai khẳng định là khoảng 1000 quả?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Tunguska trong 19 Tháng Mười, 2009, 08:45:05 pm
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg13686#msg13686

Trong cả 2 đợt của ĐBP trên không ta tiêu thụ hết 334 đạn tên lửa  bằng 60% số đạn tốt của HN, HP.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChimViet trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 03:40:52 pm
Tôi nghe hơi nồi chõ từ 1973 thì chẳng có chuyện sửa đạn nào cả.
Bắn gần hết đạn tên lửa rồi, lùa hết tất cả các đạn đã quá hạn lên thôi.
Nó kéo thêm vài ngày nữa thì đứt. Nhưng nó cũng chẳng kéo thêm nổi nữa.
Một tin nữa là bệ SAM 3 đầu tiên đã về hôm 28-12.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: trucngon trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 04:29:32 pm
Tôi nghe hơi nồi chõ từ 1973 thì chẳng có chuyện sửa đạn nào cả.
Bắn gần hết đạn tên lửa rồi, lùa hết tất cả các đạn đã quá hạn lên thôi.
Nó kéo thêm vài ngày nữa thì đứt. Nhưng nó cũng chẳng kéo thêm nổi nữa.
Một tin nữa là bệ SAM 3 đầu tiên đã về hôm 28-12.

Đúng là có thông tin nếu như chiến dịch này kéo dài thêm ba ngày nữa, ta sẽ chẳng còn đạn tên lửa để chiến đấu. Nhưng thông tin về bệ SA-3 về hôm 28-12 bác lấy ở nguồn thông tin nào vậy?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ChimViet trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 10:12:34 am
Thông tin về SAM-3 tôi đọc ở một tài liệu nội bộ của một "lão thành tên lửa", phê phán BTTM đưa 2 hay 3 E tên lửa thiện chiến (quen đánh B-52) vào Nghệ An ngay trước 12 ngày đêm.
Trước đó có nghe là SAM-3 từ Nga đã bị chậm (do chuyến thăm của Nixon sang Matxcova tháng 5?), đến Nakhodka thì Hải Phòng bị phong tỏa rồi, phải chuyển sang đường bộ qua anh láng giềng. Anh này lại làm chậm thêm một nhịp nữa.
Giá mà SAM -3 triển khai trước đó 1 tuần, có khi B-52 hết cửa.
Tôi sẽ thử tìm lại tài liệu này xem.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: TQNam trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 10:41:57 am
Về các chuyện nầy các bạn đọc quyển "TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG " của ĐT VNG sẽ thêm rõ.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5133.0


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 06:11:45 pm
Về các chuyện nầy các bạn đọc quyển "TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG " của ĐT VNG sẽ thêm rõ.

Quyển này chẳng có gì thêm vào chuyện này cho rõ được bác ạ.

Theo bác Triumf từng pốt từ "Lịch sử Trung đoàn tên lửa phòng không 276" thì đây các bác này.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=371.msg37506#msg37506

Vụ mang đạn từ khu 4 ra để thay đổi tình thế thì sếp sòng đã bảo là không phải.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: trucngon trong 17 Tháng Mười Một, 2009, 01:51:18 pm
Thông tin về SAM-3 tôi đọc ở một tài liệu nội bộ của một "lão thành tên lửa", phê phán BTTM đưa 2 hay 3 E tên lửa thiện chiến (quen đánh B-52) vào Nghệ An ngay trước 12 ngày đêm.
Trước đó có nghe là SAM-3 từ Nga đã bị chậm (do chuyến thăm của Nixon sang Matxcova tháng 5?), đến Nakhodka thì Hải Phòng bị phong tỏa rồi, phải chuyển sang đường bộ qua anh láng giềng. Anh này lại làm chậm thêm một nhịp nữa.
Giá mà SAM -3 triển khai trước đó 1 tuần, có khi B-52 hết cửa.
Tôi sẽ thử tìm lại tài liệu này xem.
Em vừa đọc sự kiện nhân chứng số tháng này. Theo đó trong cuốn nhật ký "Bầu trời rực lửa" của các cựu chiến binh tham gia vào những ngày tháng này tại Việt Nam có ghi. Cuối năm 1973 Liên Xô quyết định viện trợ cho ta 12 đồng bộ tên lửa Sam-3 thì chiến dịch Lai nơ Béc- cơ II đã kết thúc.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 17 Tháng Mười Một, 2009, 02:06:55 pm
Thông tin về SAM-3 tôi đọc ở một tài liệu nội bộ của một "lão thành tên lửa", phê phán BTTM đưa 2 hay 3 E tên lửa thiện chiến (quen đánh B-52) vào Nghệ An ngay trước 12 ngày đêm.
Trước đó có nghe là SAM-3 từ Nga đã bị chậm (do chuyến thăm của Nixon sang Matxcova tháng 5?), đến Nakhodka thì Hải Phòng bị phong tỏa rồi, phải chuyển sang đường bộ qua anh láng giềng. Anh này lại làm chậm thêm một nhịp nữa.
Giá mà SAM -3 triển khai trước đó 1 tuần, có khi B-52 hết cửa.
Tôi sẽ thử tìm lại tài liệu này xem.
Em vừa đọc sự kiện nhân chứng số tháng này. Theo đó trong cuốn nhật ký "Bầu trời rực lửa" của các cựu chiến binh tham gia vào những ngày tháng này tại Việt Nam có ghi. Cuối năm 1973 Liên Xô quyết định viện trợ cho ta 12 đồng bộ tên lửa Sam-3 thì chiến dịch Lai nơ Béc- cơ II đã kết thúc.
Chiến dịch đó nó kết thúc từ cuối năm 1972 bác ạ ;)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: trucngon trong 23 Tháng Mười Hai, 2009, 11:24:20 am
Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 1)



Linebacker II là cuộc tập kích đường không chiến lược của quân đội Mỹ vào miền bắc Việt Nam, với âm mưu “đưa miền bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá”. Đây là bước phiêu lưu quân sự lớn nhất của tập đoàn Nixon. Về mặt khoa học quốc phòng, Linebacker II còn là chiến dịch tập trung những gì tinh hoa nhất của nền công nghiệp quốc phòng Mỹ giai đoạn bấy giờ.

Trong chiến dịch này, Mỹ đã huy động 193 B-52 (chiếm gần một nửa trong tổng số 400 B-52), 1077 máy bay chiến thuật chiến đấu hiện đại trong tổng số trên 3000 chiếc.

Lực lượng hải quân huy động sáu tàu sân bay (trong tổng số 24 chiếc) cùng với đội tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu cấp cứu của hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra, còn có một đội bay tiếp dầu trên không, trinh sát chiến thuật, trinh sát chiến lược, gây nhiễu điện tử…hùng hậu.

Có thể nói, Mỹ đã đưa vào chiến dịch này những vũ khí hiện đại nhất thời bấy giờ vào "canh bạc cuối cùng" này. Đó là những chiến đấu cơ mới nhất, hiện đại nhất, những tổ hợp chiến đấu tinh vi, phức tạp nhất.

Sau đây là một số loại máy bay hiện đại quân đội Mĩ sử dụng trong chiến dịch Linebacker II:

F-4 “Con ma” là máy bay tiêm kích – bom siêu âm, hai động cơ, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. F-4 là một trong những thiết kế thành công nhất của tập đoàn Mcdonell.

Bắt đầu phục vụ Hải quân Mỹ từ năm 1961, nhưng vai trò của F-4 lúc đó lại là tấn công mặt đất hỗ trợ cho các chiến dịch của lính thủy đánh bộ (United states marine corp – USMC).

Máy bay chiến đấu F-4 tham gia hoạt động với nhiều vai trò khác nhau ví dụ như: chiến đấu chiếm ưu thế trên không, đánh chặn trên không, hỗ trợ tấn công tầm cực ngắn, tấn công tầm xa và trinh sát chiến thuật.

Tiêm kích - bom F-4 "con ma" là máy bay chiến đấu có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ.
Cấu trúc thân của F-4 sử dụng nhiều hợp kim Titan, dài tới 19m, tổng trọng lượng cất cánh tối đa 27 tấn. F-4 có một thân hình khá đồ sộ, to lớn khác hẳn với những tiêm kích cùng thời. “Con ma” này đạt được tốc độ Mach 2.23 (2.370km/h) đáng nể , tốc độ lên cao 210m/s, tầm bay 2.600km và trần bay trên 18.000m.

Buồng lái được thiết kế dành cho hai phi công (một phi công điều khiển và một phi công phụ trách vũ khí hoặc theo dõi radar). Các hệ thống điện tử trên máy bay gồm radar điều khiển hỏa lực, thiết bị hỗ trợ ném bom, thiết bị dẫn đường quán tính…

Đối với hệ thống vũ khí của F-4 được mang trên chín giá treo, tùy vào từng nhiệm vụ khác nhau chúng có thể linh động thay đổi phù hợp. Về cơ bản, chúng trang bị các tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow (chim sẻ) và AIM-9 Sidewinder (rắn đuôi chuông), tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và các loại bom thông thường, bom dẫn đường bằng laze, bom chùm…

Tuy nhiên, có một thiếu hụt mà trở thành điểm yếu lớn của F-4 trong thời gian tham chiến ở Đông Nam Á. Chúng không được lắp đặt pháo dùng cho không chiến tầm gần, mãi đến phiên bản F-4E ra đời điểm yếu này mới được khắc phục khi máy bay có thêm pháo M61 "Thần lửa" (có thể bắn 639 viên đạn).

Đi vào phục vụ không lâu, F-4 bắt đầu tham gia vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Chúng hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu không chiến chiếm ưu thế trên không, cường kích.

Sau này, F-4 còn được đưa vào tham gia chương trình Wild Weasel (chồn hoang). Đây là một dự án đặc biệt của quân đội Mĩ nâng cấp cải tiến máy bay thực hiện nhiệm vụ khống chế hệ thống phòng không đối phương (suppression of enemy of air defenses-SEAD).

Vũ khí trang bị chủ yếu là tên lửa chống radar AGM-88 HARM (tên lửa có thể phát hiện, tấn công và phá hủy trạm radar, ăng ten). Cùng với các thiết bị gây nhiễu điện tử.

Trong chiến dịch Linebacker II (1972), Không quân và Hải quân Mỹ đã huy động hàng trăm chiếc thuộc ba phiên bản F-4D/E/J tham chiến. Vai trò của F-4 trong chiến dịch là hộ tống “pháo đài bay” B-52, khống chế hệ thống phòng không của ta, đặc biệt là các trận địa tên lửa SAM.

F-105 “Thần sấm” là máy bay tiêm kích – bom siêu âm của không quân Mĩ. F-105 cũng là một trong những chiến đấu cơ được quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

F-105 được thiết kế với một chỗ ngồi duy nhất, nó có chiều dài 19,6m. Trang bị một động cơ phản lực Pratt & Whitney J75-P-19W cho phép F-105 đạt tốc độ Mach 2.08 (2208km/h), tầm bay tối đa 3.500km, trần bay trên 14.000m.

F-105 được lắp đặt một pháo M-61 “Thần lửa” (1.208 viên đạn) cùng với đó là bom và tên lửa mang trên giá treo bên ngoài. Máy bay có khả năng sử dụng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder (Rắn đuôi chuông) và AIM-12 Bullput cho các nhiệm vụ không chiến. Tuy nhiên, vai trò chính của “thần sấm” trong cuộc chiến tại Việt Nam lại là ném bom đánh phá. Chúng thường được các đơn vị F-4 hộ tống.
Trong chiến dịch Linebacker II, không quân Mỹ đã đưa F-105G tham gia. Đây là phiên bản nâng cấp cải tiến của F-105 sử dụng cho mục đích áp chế hệ thống phòng không đối phương.

F-105G được lắp đặt thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ-105, một số chiếc còn được trang bị tên lửa chống radar AGM-78 (tầm bắn 90km) có khả năng phát hiện, tiêu diệt các trạm radar của hệ thống tên lửa đối không.

Các máy bay làm nhiệm vụ áp chế hệ thống phòng không luôn là những người đến sớm nhất và “ra về” muộn nhất. Đến sớm là để khống chế hệ thống phòng không hỗ trợ các máy bay ném bom vào đánh phá, và rút ra muộn nhất là để hỗ trợ việc rút lui an toàn các đơn vị ném bom. Những chiếc F-105G thường được KC-135 tiếp dầu trên không để có đủ thời gian hoạt động hỗ trợ.
 
Phi đội "thần sấm" đang được tiếp nhiên liệu từ máy bay tiếp dầu trên không KC-135.
F-111 là máy bay ném bom siêu âm của không quân Mĩ. F-111 cũng là loại máy bay mang thiết kế độc đáo cánh cụp cánh xòe đầu tiên trên thế giới.

"Lợn đất” F-111 được thiết kế với hình dạng cánh có thể thay đổi, chính điểm đặc biệt này cho phép phi công có thể bay tầm thấp với vận tốc siêu âm và đạt tốc độ gấp hai lần vận tốc âm thanh ở tầm bay cao.

Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay cất hạ cánh đường băng ngắn.

Hệ thống điện tử của F-111 bao gồm: hệ thống dẫn đường, thông tin liên lạc, hệ thống áp chế hỏa lực phòng không và radar điều khiển ném bom giúp tấn công chính xác mục tiêu trong điều kiện ban đêm hoặc thời tiết xấu.

Một điểm mới của F-111 so với các loại máy bay khác, nó được trang bị radar theo dõi địa hình cho phép máy bay bay trong khu vực thung lung, đồi núi, bất kể ngày hay đêm hay trong điều kiện thời tiết xấu ở tốc độ cao.

Vũ khí của F-111 gồm pháo M-61 “Thần lửa” và 14.000 kg bom mang trên bốn giá treo bên ngoài cánh và hai giá treo nằm trong khoang vũ khí máy bay. F-111 mang được các loại bom thông thường và bom hạt nhân.

F-111 trang bị hai động cơ Pratt & Whitney TF30-P-100 cho phép nó đạt tốc độ vượt âm Mach 2.5 (2.665km/h), tầm bay trên 5000km.

Tại Việt Nam, đến tận năm 1972 loại máy bay này mới được đưa vào sử dụng. Lợi dụng ưu thế bay tốc độ cao ở tầm thấp giúp F-111 tránh được sóng radar, không quân Mĩ sử dụng nó với vai trò áp chế hệ thống tên lửa phòng không.

Trong chiến dịch Linebacker II, bên cạnh các chiến đấu cơ của không quân, Hải quân Mỹ cũng được điều động tham chiến với các loại máy bay ném bom hạng nhẹ A-4, A-6 và A-7.

Trong đó, máy bay cường kích A-4 được mệnh danh là “chim ưng nhà trời” tham gia cuộc chiến Việt Nam từ những năm đầu. Chúng được hải quân Mỹ sử dụng rộng rãi trong các phi vụ ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam.

Ngoài những tính năng kỹ chiến thuật thông thường, A-4 là loại máy bay đầu tiên áp dụng kĩ thuật tự tiếp dầu trên không, nghĩa là các máy bay cùng loại A-4 có thể tiếp dầu cho nhau mà không cần máy bay chuyên dụng.

Để thực hiện kĩ thuật này, một chiếc  A-4 cải tiến trang bị hệ thống tiếp dầu gồm thùng nhiên liệu phụ và vòi bơm dầu cất cánh với tải trọng tối đa đổ đầy nhiên liệu và sẽ rời khỏi tàu sân bay trước tiên.

Tiếp đó, các máy bay A-4 làm nhiệm vụ chiến đấu mang tối đa vũ khí và chỉ bơm một lượng nhiên liệu đủ dùng, sau khi cất cánh sẽ được tiếp dầu đầy đủ trên không.

Tham gia Linebacker II, không quân Mỹ đã đưa phiên bản cải tiến A-4E vào tấn công đánh phá miền Bắc Việt Nam. A-4E được cải tiến nhiều về hệ thống điện tử bao gồm: radar dẫn đường Doppler, hệ thống định vị TACAN (Tactical Air Navigation – dẫn đường chiến thuật trên không), radar độ cao, máy tính điều khiển ném bom, thiết bị dẫn đường ném bom tầm thấp AJB-3A. Ngoài ra, A-4E được lắp động cơ mới Pratt & Whitney J52-P-6A.

Trang bị vũ khí của A-4E cũng tương tự các phiên bản khác, chúng lắp đặt một pháo 20mm. Năm giá treo trên cánh có thể mang được tên lửa không đối không AIM-9 “rắn đuôi chuông”, tên lửa chống radar AGM-45, tên lửa không đối đất AGM-65, AGM-12 và các loại bom thông thường, rocket.

Bên cạnh các loại chiến đấu cơ, không quân Mỹ còn huy động các loại máy bay gây nhiễu điện tử tầm xa (EA-6A, EB-66, EC-121); trinh sát tầm cao SR-71 Blackbird (chim hét) có tầm bay cao lên tới 30000m, tốc độ gấp ba lần vận tốc âm thanh; trinh sát tầm thấp RF-4, RA-5 và kể cả các loại máy bay không người lái (BQM-34A).
 

(còn tiếp)

http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Can-can-quan-su-trong-chien-dich-DBP-tren-khong-ky-1/200912/73506.datviet


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: trucngon trong 23 Tháng Mười Hai, 2009, 01:49:50 pm
[center]Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 2)[/center]



-52 Stratofortress (Pháo đài bay) là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của không quân Mỹ. Đi vào hoạt động năm 1955, B-52 đã trở thành niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng của siêu cường này.

Với chiều dài gần 50m, cao 12,4m, sải cánh 56,4m, trọng lượng cất cánh tối đa trên 200 tấn. B-52 được xem là máy bay ném bom lớn nhất trên thế giới lúc đó.

Hình dáng của B-52 khá giống với mẫu máy bay ném bom chiến lược B-47 Stratojet. Tất cả bộ phận cánh, vị trí đặt động cơ, bộ phận bánh đáp đều gợi cho người ta nhớ tới những chiếc B-47. Tuy nhiên, xét trên mọi mặt, B-52 vẫn to lớn hơn và nặng hơn “người tiền nhiệm”.

Để nâng “con quái vật” này lên bầu trời, Boeing đã trang bị cho nó 8 động cơ phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whiteney TF33-P-3/103 giúp B-52 đạt tốc độ 1.000km/h, tầm hoạt động 12.000km, trần bay 15.000m.

 
"Ngáo ộp" B-52 trang bị tám động cơ TF-33, chiều dài máy bay gần 50m, chiều cao 12,4m, sải cánh 56,4m.

B-52 được điều khiển bởi một kíp lái 6 người gồm: chỉ huy, phi công, sĩ quan phụ trách radar, sĩ quan dẫn đường, sĩ quan tác chiến điện tử và một xạ thủ súng máy ở phía đuôi máy bay.

Mỗi chiếc B-52 có thể chứa khoảng 100 quả bom đặt trong khoang bom và giá treo trên cánh. Số lượng đó tương đương với 30 tấn. Ngoài ra, còn có tháp pháo đuôi trang bị pháo M 61 “Thần lửa” cỡ 20mm dùng để bắn máy bay hoặc tên lửa.

Tất cả những điều trên đã làm cho B-52 trở thành “thần tượng của không lực Mỹ”. Vì thế, với tham vọng đè bẹp ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Từ năm 1965, Mỹ đã đem B-52 tới Việt Nam tham chiến. Hầu hết các máy bay B-52 đều cất cánh từ hai sân bay Utapao (Thái Lan) và Anderson (Guam).

Trong chiến dịch Linebacker II năm 1972, bên cạnh các loại máy bay chiến đấu chiến thuật thì B-52 chính là “quân át chủ bài” mà Tổng thống Nixon tung ra hòng “đưa miền bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá”, tạo thế thuận lợi trên bàn đàm phán hiệp định Paris. Để thực hiện mưu đồ này, chúng đã huy động 193 chiếc B-52D/G (chiếm gần 50% số B-52 mà Mỹ có).

Trong đó:

- Phiên bản B-52D không có quá nhiều sự thay đổi, ngoài việc nó đã được cải tiến để mang được một lượng bom lớn hơn thông thường phục vụ cho các chiến dịch ném bom rải thảm.
 
- Phiên bản B-52G có hai sự thay đổi lớn nhất là: trọng lượng tăng thêm từ 200 tấn lên 221 tấn và thay thế động cơ mới Pratt & Whiteney J57-P-43W.

Ngoài ra, có một số điểm thay đổi là thiết kế lại phần cánh cung cấp thêm giá treo bên ngoài cho hai thùng nhiên liệu 2.650 lít; phần đầu máy bay chứa radar được mở rộng. Đối với hệ thống điện tử trên máy bay, ngoài các thiết bị tiêu chuẩn thì nó trang bị mới radar điều khiển hỏa lực AN/ASG-15, cải tiến công nghệ gây nhiễu điện tử.
 
Về trang bị vũ khí, ngoài khối lượng bom thông thường, những chiếc B-52G được trang bị một động cơ phản lực Pratt & Whiteney J52, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và mang thêm loại tên lửa hành trình không đối đất AGM-28 Hound Dog (chó săn).

Nếu AGM-28 bay tầm cao ở tốc độ siêu âm thì tầm bắn lên tới 800km, còn bay ở tầm thấp và tốc độ cận âm thì tầm bắn giảm xuống còn trên 300km. Tên lửa AGM-28 có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân.
 
B-52G mang được bốn quả tên lửa “mồi bẫy” ADM-20 Quail (chim cút). Đây là loại vũ khí có khả năng đánh lừa được radar địch, thu hút tên lửa tầm nhiệt K-13 của MiG-21 về phía mình bảo vệ cho B-52G. Tên lửa sử dụng một động cơ phản lực Pratt & Whiteney J85, tầm bắn khoảng 700km, tốc độ Mach 0.9.
Tuy nhiên, những trang bị trên chưa đủ để B-52 vượt qua được lưới lửa phòng không miền Bắc hay “rồng lửa” SAM-2. Không quân Mỹ đã trang bị thêm cho “con ngáo ộp” này 16 máy gây nhiễu điện tử tích cực, hai máy gây nhiễu tiêu cực và hai máy thu tần số radar đối phương.

Toàn bộ hệ thống máy gây nhiễu điện tử tích cực của B-52 đều do sĩ quan tác chiến điện tử phụ trách, các thiết bị này sẽ tự động thu và phân tích tần số sóng radar đối phương, sau đó sĩ quan phụ trách sẽ lựa chọn phát tần số sóng để chế áp đài radar đối phương.

Bên cạnh đó, B-52 còn nhận được sự hỗ trợ từ các máy bay trinh sát điện tử EA-6A, EB-66, EC-121 và kể cả từ các chiến đấu cơ F-4, F-105, A-6, A-7 đều được lắp đặt thiết bị gây nhiễu điện tử tích cực.

Ngoài ra, không quân Mỹ còn áp dụng cả phương thức gây nhiễu tiêu cực là các “quả bom” chứa hàng triệu triệu sợi kim loại màu bạc, rất mỏng, nhẹ (mỗi quả bom chứa 450 bó nhiễu).  Những sợi nhiễu này còn được thả từ các tốp F-4,  khi gặp sóng radar sẽ phản xạ hiển thị trên màn hình theo dõi thành các chấm nhỏ li ti che giấu mục tiêu thật. Tất cả được kỳ vọng sẽ hình thành một hành lang an toàn cho B-52 xâm nhập bầu trời thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam.

Đắc ý với những vũ khí siêu hiện đại như vậy, không quân Mỹ hoàn toàn tự tin cho một chiến thắng. Nhưng chúng đã lầm, với ý chí quật cường, lòng quyết tâm cao độ quân dân miền bắc đã bẻ gãy chiến dịch Linebacker II làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không lẫy lừng.

Trong 12 ngày đêm (từ 18 tới 30/12), lực lượng phòng không - không quân miền bắc đã bắn hạ 81 máy bay. Trong đó, có 34 chiếc B-52. Đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới từng bắn hạ pháo đài bay B-52.

(còn tiếp)
http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Can-can-quan-su-trong-chien-dich-DBP-tren-khong-ky-2/200912/73620.datviet


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: trucngon trong 24 Tháng Mười Hai, 2009, 04:43:08 pm
Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 3)



Để đối phó với Linebacker II, quân và dân thủ đô Hà Nội đã thiết lập lưới lửa phòng không để bảo vệ Thủ đô cùng các thành phố lớn ở miền Bắc.
Các loại pháo phòng không ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không:

Súng máy phòng không tầm thấp (cỡ 12,7mm và 14,5mm)

Ngay từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ cho súng máy phòng không tầm thấp DShK 12,7mm và đã lập chiến công bắn hạ nhiều máy bay quân Pháp ở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Song, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972, DShK 12,7mm lần nữa tham gia bảo vệ bầu trời Hà Nội chống lại không quân Mỹ.

DShK 12,7mm được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930, với mục đích tạo ra loại súng có khả năng chống thiết giáp hạng nhẹ và máy bay tầm thấp. Súng máy phòng không 12,7mm hoạt động theo cơ chế trích khí, được làm mát bằng không khí; nặng khoảng 137kg (tính cả giá đỡ ba chân), được điều khiển bởi một tổ ba người và cả ba người này sẽ phụ trách tháo lắp di chuyển từng phần súng khi cần; được lắp một hộp tiếp đạn cỡ 50 viên. Tầm bắn tối đa 2000m tuy nhiên tầm bắn hiệu quả chỉ là 1.000m. Sơ tốc đầu đạn 850 viên/phút, tốc độ bắn 600 viên/phút.
 (http://i991.photobucket.com/albums/af38/minhthanh-10/khcn_llpk128.jpg)
Súng máy phòng không DShK 12,7mm đặt trên giá ba chân.

Kết hợp với các đơn vị trang bị DShK 12,7mm lực lượng phòng không tầm thấp của ta còn được viện trợ loại súng máy phòng không ZPU-1/2/4 sử dụng cỡ nòng 14,5mm.

Tất cả seri ZPU đều được Liên Xô phát triển trong khoảng thời gian 1945-1947, đến đầu năm 1950 chúng được đưa vào biên chế của Hồng Quân. Mặc dù ra đời từ cách đây nửa thế kỉ, nhưng tới tận ngày nay, chúng vẫn nằm trong thành phần trang bị của hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Các seri của ZPU bao gồm:
-ZPU-1 được lắp một nòng cỡ 14,5mm
-ZPU-2 được lắp hai nòng cỡ 14,5mm
-ZPU-4 lắp bốn nòng cỡ 14,5mm
(http://i991.photobucket.com/albums/af38/minhthanh-10/khcn_llpk137.jpg)
 Pháo phòng không ZPU-1 14,5mm. Ảnh: Lê Nam
 (http://i991.photobucket.com/albums/af38/minhthanh-10/khcn_llpk131.jpg)
Pháo phòng không ZPU-2 14,5mm (hai nòng). Ảnh: Lê Nam
(http://i991.photobucket.com/albums/af38/minhthanh-10/khcn_llpk130.jpg)
 Pháo phòng không ZPU-4 14,5mm (bốn nòng). Ảnh: Lê Nam

Tất cả các series ZPU trên đều bắn loại đạn API (BS41) trọng lượng 64,4gram. Sơ tốc đầu đạn 1000m/s, tầm bắn tối đa chống máy bay 5000m, tuy nhiên thật sự hiệu quả ở cự ly 1400m. Tốc độ bắn trên lý thuyết 600 viên/phút còn thực tế chỉ là 150 viên/phút.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, DShK 12,7mm kết hợp với các khẩu đội ZPU-1/2/4 với nhiệm vụ chống máy bay địch bay thấp đã phát huy tác dụng bắn rơi nhiều máy bay quân địch, đặc biệt là chiến công bắn hạ 5 máy bay cánh cụp cánh xòe F-111 “con lợn đất”.
Pháo phòng không 37mm M1939 (61-K)

M1939 (61-K) là pháo phòng không cỡ nòng 37mm được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930 và sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Pháo 37mm được thiết kế chủ yếu để chống lại máy bay ném bom bổ nhào, các mục tiêu tầm thấp, tầm trung hoặc chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ. Đây là loại pháo nòng dài rãnh xoắn, được đặt trên xe kéo bốn bánh ZU-7l; có tầm bắn chống máy bay 2500m, tốc độ bắn khoảng 180 viên/phút. Khẩu đội bao gồm 8 người. Pháo được ngắm bắn bằng kính ngắm quang học.
(http://i991.photobucket.com/albums/af38/minhthanh-10/khcn_llpk132.jpg)
 Pháo phòng không 37mm M1939. Ảnh: Lê Nam

Ngay từ trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, quân đội ta đã được viện trợ loại vũ khí này để chống máy bay quân Pháp ở Điện Biên Phủ.

Năm 1972, pháo 37mm tiếp tục tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ trên không với vai trò phòng không bảo vệ cầu cống, kho tàng, bến bãi,… và các trận địa tên lửa chống máy bay địch bay tầm thấp.

Pháo phòng không 57mm AZP S-60

57mm AZP S-60 là loại pháo phòng không tầm thấp, tầm trung do Liên Xô phát triển từ những năm 1950.

Cũng giống như pháo 37mm, S-60 được sử dụng để chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ và bắn máy bay tầm thấp. Thông thường, 57mm S-60 được kéo bởi một xe Ural-375.

Một sự khác biệt lớn với 37mm M1939 (61-K) trong hệ thống ngắm bắn, 57mm S-60 được triển khai cùng với hệ thống điều khiển với máy chỉ huy PUAZO-6/60 và radar SON-9/9A, hoặc tương tự pháo 57mm cũng sử dụng máy chỉ huy PUAZO-5 và radar SON-4.

Trong tác chiến phòng không, pháo 57mm có tầm bắn 4.000m nếu dùng kính ngắm quang học và 6.000m nếu có radar dẫn đường. Trong một trung đoàn trang bị 57mm thường được bố trí thành bốn khẩu đội. Mỗi khẩu đội gồm 6 pháo, radar điều khiển hỏa lực, máy chỉ huy.

 (http://i991.photobucket.com/albums/af38/minhthanh-10/khcn_llpk134.jpg)
Pháo phòng không 57mm AZP S-60. Ảnh: Lê Nam

Sau này, các chuyên gia còn cải tiến lắp pháo 57mm lên thân xe tăng T-54 để tăng khả năng cơ động. Mẫu cải tiến này được đặt tên là ZSU-57-2 (pháo 57mm hai nòng). Loại này cũng được trang bị cho quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Pháo 57mm AZP S-60 nằm trong thành phần lực lượng phòng không tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Pháo phòng không 100mm KS-19

100mm KS-19 là loại pháo phòng không tầm trung, tầm cao của Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

 (http://i991.photobucket.com/albums/af38/minhthanh-10/khcn_llpk133.jpg)
Pháo phòng không tầm cao 100mm KS-19. Ảnh: Lê Nam

Pháo 100mm được điều khiển bởi một tổ 15 người, khi cần thiết chúng được di chuyển bởi xe kéo bánh xích hạng trung AT-S và hạng nặng AT-T.

Trong tác chiến chống máy bay, 100mm KS-19 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 10000m. Các loại đạn sử dụng cho KS-19 bao gồm: đạn HE (thuốc nổ mạnh), đạn HE-nổ mảnh, đạn nổ mảnh.

KS-19 sử dụng kính ngắm quang học hoặc dùng hệ thống điều khiển bảo gồm radar SON-9A và máy chỉ huy PUAZO-6/19 tăng thêm độ chính xác. Tuy nhiên, tốc độ bắn của KS-19 khá chậm (15 viên/phút).

 (http://[http://i991.photobucket.com/albums/af38/minhthanh-10/khcn_llpk144.jpg/img]Máy chỉ huy PUAZO-6. Ảnh: Lê Nam  [img]http://i991.photobucket.com/albums/af38/minhthanh-10/khcn_llpk145.jpg)
Radar điều khiển SON-9 có thể dùng chung pháo 57mm và 100mm. Ảnh: Lê Nam

Tương tự pháo 37, 57mm, KS-19 cũng được dùng để chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ. Chúng có thể xuyên giáp dày 185mm ở khoảng cách 1000m.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, pháo 100mm KS-19 trang bị hạn chế trong các đơn vị pháo cao xạ.

Trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972, lực lượng phòng không quân ta với trang bị từ súng máy phòng không 12,7mm, ZPU-1/2/4 14,5mm tới pháo 37mm, 57mm, 100mm đã tạo thành lưới lửa tầm thấp, tầm trung, tầm cao phủ khắp miền bắc. Tập trung đánh địch từ mọi hướng, bảo vệ an toàn cho các kho tàng, bến bãi, sân bay, trận địa tên lửa (át chủ bài của nhân dân ta chống “ngáo ộp” B-52)…

Tính riêng từ ngày 18 đến 30 tháng 12, bộ đội phòng không đã bắn rơi hàng chục chiếc máy bay hiện đại của quân Mỹ, trong đó có cả loại mới nhất F-111.
 


Lê Nam (tổng hợp)
http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Can-can-quan-su-trong-chien-dich-DBP-tren-khong-ky-3/200912/73849.datviet


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Mười Hai, 2009, 04:51:40 pm
Trong một trung đoàn trang bị 57mm thường được bố trí thành bốn khẩu đội. Mỗi khẩu đội gồm 6 pháo, radar điều khiển hỏa lực, máy chỉ huy.

Nhà anh Lê Nam chắc lại đi cóp từ wiki nên mới có đoạn dịch "battery" thành "khẩu đội" này.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: trucngon trong 26 Tháng Mười Hai, 2009, 01:53:57 pm
Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 4)


Bên cạnh súng phòng không và pháo cao xạ, “én bạc” MiG-21 và “rồng lửa Thăng long” SA-2 là hai loại vũ khí chủ lực đập tan niềm tự hào của không lực Mỹ, làm nên chiến thắng vang dội địa cầu
Tiêm kích đánh chặn MiG-21

MiG-21 là máy bay tiêm kích phản lực siêu âm do Liên Xô thiết kế phát triển vào những năm 1950. Vào thời điểm bấy giờ, MiG-21 là một trong những tiêm kích cơ hiện đại nhất thế giới. Chúng đã tham gia phục vụ ở gần 50 quốc gia trên thế giới, cho tới ngày nay vẫn có nhiều nước tiếp tục sử dụng MiG-21 như Việt Nam, Ấn Độ, Cu ba, Trung Quốc (biến thể J-7 do Trung Quốc tự sản xuất).

Liên Xô viện trợ loại tiêm kích này cho Việt Nam vào năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đang ở giai đoạn rất quyết liệt.

 (http://i761.photobucket.com/albums/xx254/thanhminh-09/khcnmig4.jpg)
Tiêm kích MiG-21 của không quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tuấn Linh


Tiêm kích MiG-21 thiết kế theo kiểu cánh tam giác, có hình dáng gần giống một mũi tên, được trang bị hệ thống điện tử khá đơn giản bao gồm:

- Thiết bị nhận diện bạn và thù (identification, friend or foe – IFF) dùng để nhận biết các loại máy bay, xe cộ thuộc quân ta hay đối phương. IFF xác định vị trí khoảng cách. MiG-21 hầu hết trang bị IFF SRZO-2 “Khrom-Nikel”.

- Thiết bị thông tin liên lạc RSIU-5, trừ một số phiên bản đời đầu như MiG-21F-13 trang bị R-802.

- Radar cảnh báo trên MiG-21 chủ yếu là SPO-2.

- Kính ngắm cho súng máy ASP-5 (phiên bản đời đầu MiG-21F-13, MiG-12F), PKI cho các bản tiếp sau.

Ngoài ra, một thiết bị không thể thiếu trên máy bay chiến đấu là radar điều khiển hỏa lực. Các máy bay MiG ngoài các mẫu đời đầu, thường được trang bị radar RP-21 “Saphir”. Trên lý thuyết loại radar này phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 20km và khóa mục tiêu ở cực ly 10 km. Tuy nhiên, thực tế con số này lần lượt ở mức 13 km và 7 km.

Các phiên bản MiG-21 trang bị vũ khí chủ yếu là hai tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K-13 có tầm bắn khoảng 8 km. Vũ khí phụ là pháo 23 hoặc 30 mm.

MiG-21 sử dụng động cơ phản lực đốt nhiên liệu hai lần Tumansky R-11-300, cho phép tiêm kích này đạt tốc độ lên tới 2.500 km/h (Mach 2,5), tầm hoạt động khoảng 1.500 km, trần bay gần 20.000m.

Không quân nhân dân Việt Nam lúc đó được viện trợ các loại MiG-21F-13/PF/PFM/MF. Trong chiến dịch Linebacker II, không quân Việt Nam đã lập nên kỳ tích bắn rơi hai pháo đài bay B-52. Một “kỷ lục” mà cho tới tận ngày nay vẫn chưa có quốc gia nào trên thế giới làm được.

 (http://i761.photobucket.com/albums/xx254/thanhminh-09/khcnmig3.jpg)
MiG-21 số hiệu 5121 do phi công Phạm Tuân lái bắn rơi "Pháo đài bay" B-52.
Ảnh: Tuấn Linh


Hai người anh hùng đó là phi công Phạm Tuân lái một chiếc Mig-21MF (trang bị radar RP-22) bắn rơi B-52 vào đêm 27/12/1972. Phạm Tuân sau này đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên vũ trụ cùng với nhà du hành vũ trụ Gorbatko trên con tàu Soyuz 37.

Người phi công thứ hai là Vũ Xuân Thiều, bắn hạ một chiếc B-52 đêm 28. Anh anh dũng hy sinh khi dùng máy bay làm "viên đạn thứ ba” đâm thẳng vào B-52, sau khi bắn hai tên lửa mà chưa tiêu diệt được địch.

Ngoài ra, trước đó, phi công Vũ Đình Rạng từng bắn bị thương một B-52 vào ngày 20/11/1971. Tổng kết sau 12 ngày đêm, không quân MiG-21 đã xuất kích 24 lần bắn rơi 7 máy bay địch (trong đó có hai B-52)

Hệ thống tên lửa đất đối không SA-2

SA-2 (theo tiếng Nga gọi là C-75) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, tầm cao do Liên Xô phát triển từ những năm 50. SA-2 được triển khai chủ yếu ở các quốc gia thuộc khối Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.

 (http://i761.photobucket.com/albums/xx254/thanhminh-09/khcnsam3.jpg)
Tên lửa đất đối không SA-2. Ảnh: Tuấn Linh


Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Việt Nam được Liên Xô viện trợ cho loại tên lửa này. Ngày 24/7/1965, bộ đội tên lửa Việt Nam đã tham gia đánh thắng trận đầu bắn rơi một chiếc F-4 trên bầu trời miền Bắc.

Từ đó tới chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, tên lửa phòng không Việt Nam tham gia bắn hạ hàng trăm máy Mĩ.

Hệ thống tên lửa đất đối không SA-2 bao gồm các thành phần:

-Tên lửa V-750 là loại tên lửa hai tầng gồm một tầng phóng chứa nhiên liệu rắn và một tầng chứa nhiên liệu lỏng. Bộ phận phóng hoạt động trong khoảng 4-5 giây, động cơ chính vào khoảng 22 giây. V-750 lắp một đầu đạn 200 kg HE-phá mảnh. Khi cách mục tiêu khoảng 60m thì đầu đạn tự nổ bung ra 12.000 mảnh vụn. Tên lửa có tầm bắn 45km, độ cao bay trên 20 km.

- Radar điều khiển hỏa lực FAN SONG, tầm phát hiện mục tiêu khoảng 60 –120km đối với phiên bản A/B và 75-145km (phiên bản E/F/D). Radar có khả năng quét theo dõi đồng thời sáu mục tiêu cùng lúc. Radar FAN SONG kết hợp với hệ thống tên lửa SA-2 và radar bắt mục tiêu SPOON REST.

- Radar bắt mục tiêu và cảnh báo SPOON REST có tầm hoạt động khoảng 275 km.

- Radar đo độ cao SIDE NET, độ cao tìm kiếm từ 28 - 32 km.

- Radar cảnh báo sớm KNIFE REST, tầm hoạt động khoảng 250 km. Loại này chỉ được trang bị ở một số phiên bản đời đầu của hệ thống SA-2.

 (http://i761.photobucket.com/albums/xx254/thanhminh-09/khcnsam5.jpg)
Tên lửa SAM-2 Radar điều khiển hỏa lực FAN SONG. Ảnh: Tuấn Linh

 (http://i761.photobucket.com/albums/xx254/thanhminh-09/khcnradar1.jpg)
Radar bắt mục tiêu và cảnh báo SPOON REST. Ảnh: Tuấn Linh

 (http://i761.photobucket.com/albums/xx254/thanhminh-09/khcnradar2.jpg)
Radar đo độ cao SIDE NET. Ảnh: Tuấn Linh
 (http://i761.photobucket.com/albums/xx254/thanhminh-09/khcn_llpk142.jpg)
 Radar cảnh báo sớm KNIFE REST.


Một tiểu đoàn tên lửa SA-2 thường được bố trí theo kiểu hình hoa, 6 bệ phóng bố trí ở xung quanh các hệ thống radar điều khiển và dẫn đường.

Một điểm đáng lưu ý nữa, có một số nguồn tin lâu nay cho rằng tên lửa SA-2 trong chiến tranh Việt Nam đã được cải tiến nối tầng nâng tầm bắn. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải, bởi tên lửa SA-2 có thể hạ mục tiêu ở độ cao trên 20.000m trong khi trần bay tối đa của B-52 chỉ là 15.000 - 17.000m (khi bay ném bom độ cao bay 10.000m). Trên thực tế, chất bộ đội ta đã cải tiến các thiết bị radar để "vạch nhiễu tìm thù" bắt B-52 đền tội.

 (http://i761.photobucket.com/albums/xx254/thanhminh-09/khcnhohuutiep.jpg)
Xác B-52 rơi tại hồ Hữu Tiệp, làng Ngọc Hà (Hà Nội). Ảnh: Tuấn Linh


Trong chiến dịch cuối năm 1972, tên lửa SA-2 đã bắn rơi được 29 chiếc B-52, riêng Hà Nội bắn rơi 25 chiếc. Đây là một “cú sốc” đối với không lực Mỹ, bởi chúng coi B-52 là pháo đài bay không thể xâm phạm, được bảo vệ bởi nhiều loại máy bay gây nhiễu chủ động, bị động.

Với ý chí kiên cường, sáng tạo, anh dũng, quân và dân Thủ đô đã hạ đo ván con “ngáo ộp” này trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Buộc đế quốc Mỹ phải quay trở lại bàn đám phán ở Paris để ký kết hiệp định lập lại hòa bình ở Việt Nam.

http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Can-can-quan-su-trong-chien-dich-DBP-tren-khong-ky-4/200912/73990.datviet


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hanoixanh trong 26 Tháng Mười Hai, 2009, 08:33:52 pm
Ngày giỗ lớn trong gia đình ...


Tiêu đề: 'Có thể thắng trận ĐBP trên không trong 3 ngày'
Gửi bởi: altus trong 01 Tháng Giêng, 2010, 12:49:25 am
Đọc đầu đề, tò mò quá.

http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Co-the-thang-tran-DBP-tren-khong-trong-3-ngay/200912/74135.datviet

“Theo tôi, mình có thể thắng trận này chỉ trong ba ngày mà không cần tới 12 ngày”, Trung tướng Trần Nhẫn, nguyên Phó tư lệnh Sư đoàn Phòng không Hà Nội, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không, chia sẻ với Đất Việt về chiến dịch Điện Biên Phủ trên không lịch sử


Đọc đến cuối thì hóa ra là

Hồi ấy, bộ đội nói một, làm hai…  Chính vì vậy theo tôi, nếu ta tập trung đúng mức thì chỉ cần ba ngày là ta tiêu diệt được B-52, làm nên Điện Biên Phủ trên không.









Tiêu đề: Trung tướng Phạm Tuân: Chuyện chưa kể về Điện Biên Phủ trên không
Gửi bởi: altus trong 01 Tháng Giêng, 2010, 12:54:30 am
Còn đây là bác Phạm Tuân.

http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Trung-tuong-Pham-Tuan-Chuyen-chua-ke-ve-Dien-Bien-Phu-tren-khong/200912/73768.datviet

Trích dẫn
Sau khi B-52 bị rơi, tôi có gặp một phi công Mỹ trong Hỏa Lò, tôi hỏi các ông suy nghĩ gì khi các ông cưỡi máy bay bay ra Hà Nội, phi công đó nói: Tên lửa của chúng tôi che lửa, không quân VN không nhiều, chúng tôi đã gây nhiễu và có máy bay bảo vệ. Chắc chắn rằng không có một vũ khí nào của VN có thể bắn rơi được B-52. Vì vậy, chỉ huy của Mỹ đã nói rằng cứ cưỡi máy bay vào, ấn nút thả bom rồi bay ra.

Không thấy bác kể gì về chuyện bác có gặp cái thằng lái chiếc B-52 bác bắn rơi không, nó có công nhận nó bị bác bắn rơi không nhỉ.  ???

Tuy nhiên, có vẻ bác Tuân cũng không "tâm phục" là bác Rạng đã "diệt" B-52.  ;)

Trích dẫn
Tôi là người bắn rơi B-52 đầu tiên ở Hà Nội, nhưng còn có anh Vũ Đình Rạng, đêm tháng 11/1971, đồng chí đã bắn bị thương một máy bay. Đấy là một kinh nghiệm và nhờ có những kinh nghiệm của những người đi trước, có cách đánh cho các trận đánh để chúng ta đánh thắng ở HN.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Giêng, 2010, 09:30:49 am
Hôm đấy nhà em có gửi tới bác Tuân 3 seri câu hỏi ;D, nhưng chắc là gửi muộn quá nên không tới kịp (9h bắt đầu, gần 10h mới gửi). Có điều nhìn cách giao lưu theo kiểu MC đọc cho bác Tuân nghe thì chắc cũng sẽ chỉ chọn những câu kiểu "ông nghĩ gì, ông cảm thấy thế nào" chứ không có đất cho kỹ thuật ;D

http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Trung-tuong-Pham-Tuan-Chuyen-chua-ke-ve-Dien-Bien-Phu-tren-khong/200912/73768.datviet

Trích dẫn
Sau khi B-52 bị rơi, tôi có gặp một phi công Mỹ trong Hỏa Lò, tôi hỏi các ông suy nghĩ gì khi các ông cưỡi máy bay bay ra Hà Nội, phi công đó nói: Tên lửa của chúng tôi che lửa, không quân VN không nhiều, chúng tôi đã gây nhiễu và có máy bay bảo vệ. Chắc chắn rằng không có một vũ khí nào của VN có thể bắn rơi được B-52. Vì vậy, chỉ huy của Mỹ đã nói rằng cứ cưỡi máy bay vào, ấn nút thả bom rồi bay ra.

Không thấy bác kể gì về chuyện bác có gặp cái thằng lái chiếc B-52 bác bắn rơi không, nó có công nhận nó bị bác bắn rơi không nhỉ.  ???

Bố hắn cũng chả công nhận được ;D Lúc bác Tuân chưa cất cánh xong thì tay đó đã an dưỡng trong Hỏa Lò được gần 1 tuần rồi ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: T-90s trong 01 Tháng Giêng, 2010, 10:36:21 pm
Các bác có thông tin về hệ thống radar ta dùng trong trận này không???
  TỚi giờ em vẫn chưa hiểu vì sao ta có thể vạch nhiễu tìm B-52 :o


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lonesome trong 02 Tháng Giêng, 2010, 12:09:02 am
Các bác có thông tin về hệ thống radar ta dùng trong trận này không???
  TỚi giờ em vẫn chưa hiểu vì sao ta có thể vạch nhiễu tìm B-52 :o

"Vạch nhiễu tìm thù" - bác cứ Gúc cụm từ trên sẽ ra cả lô cả lốc thông tin nếu như không muốn lục trong QSVN nhà mình :D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hanoixanh trong 04 Tháng Giêng, 2010, 10:34:00 am
Đọc mấy bài của bác "Răng nhọn" trích dẫn tự nhiện khó ngủ...Hình ảnh 12 ngày và đêm lại hiện ra trong mắt 1 đứa trẻ ngày ấy . Bom ! bom và bom. Ôi giá mà ta đánh máy bay địch chỉ trong 3 ngày thì tốn ít bao nhiêu máu xương nhưng.... đánh bằng trí tưởng tượng hay sao ? trong khi đến ngày thứ 9 thì thật sự là cạn vũ khí  và lũ B 52 lượn lờ gây tội ác  >:(
Chúng ta được Liên xô cung cấp chính xác tọa độ, thời gian của B52 đánh phá cộng với 7000 tên lửa và hàng ngàn pháo phòng không các loại . Trong thời gian Operation Linebacker I Khi B 52 đánh Hải phòng thì 99 quả SAM 2 bắn đi trong 1 lần đã chảng đạt kết quả nhưng nó cũng rút kinh nghiệm cho Operation Linebacker II .
Ngày thứ nhất dùng hết 180 đạn hạ được B52 ngày hôm sau 200 đạn chẳng hạ được cái nào..con số bắn và hạ lại do tuyên truyền hay sao...
Ngu xuẩn nhất nhì
Là tổng thống Mỹ
Cái câu này chắc in sâu vào trí trẻ thơ thời ấy nhưng đến khi xem bọn ngu xuẩn chiếu những thước phim do thám và cử đi cả đám máy bay với hàng đống máy quay phim làm nhiệm đếm xem đối phương bắn loại đạn gì và như thế nào lại càng thấy bọn nó có trí nhớ tồi .
Ôi giá như em được sinh ra và những năm 90 thì hay biết bao ! để em khỏi phải biết thế nào là chiến tranh ! để em khỏi phải nhìn người dân những nước xâm lược  Vn bằng ánh mắt mang hình viên đạn .


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 04 Tháng Giêng, 2010, 10:47:19 am
1 điều khá buồn cười là trên mạng có nhiều người (nhất là những ngườii ở nước khác rồi nhìn về VN bằng nửa con mắt) lúc nào cũng hô hào rằng thì là phải đọc nhiều chiều, rằng thì là phải khách quan, rằng thì là.... nhưng cuối cùng cũng chỉ biết nhai lại số liệu của 1 phía rồi tin sái cổ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: RAU HÚNG trong 04 Tháng Giêng, 2010, 06:25:40 pm
Đọc mấy bài của bác "Răng nhọn" trích dẫn tự nhiện khó ngủ...Hình ảnh 12 ngày và đêm lại hiện ra trong mắt 1 đứa trẻ ngày ấy . Bom ! bom và bom. Ôi giá mà ta đánh máy bay địch chỉ trong 3 ngày thì tốn ít bao nhiêu máu xương nhưng.... đánh bằng trí tưởng tượng hay sao ? trong khi đến ngày thứ 9 thì thật sự là cạn vũ khí  và lũ B 52 lượn lờ gây tội ác 
Chúng ta được Liên xô cung cấp chính xác tọa độ, thời gian của B52 đánh phá cộng với 7000 tên lửa và hàng ngàn pháo phòng không các loại . Trong thời gian Operation Linebacker I Khi B 52 đánh Hải phòng thì 99 quả SAM 2 bắn đi trong 1 lần đã chảng đạt kết quả nhưng nó cũng rút kinh nghiệm cho Operation Linebacker II .
Ngày thứ nhất dùng hết 180 đạn hạ được B52 ngày hôm sau 200 đạn chẳng hạ được cái nào..con số bắn và hạ lại do tuyên truyền hay sao...
Ngu xuẩn nhất nhì
Là tổng thống Mỹ
Cái câu này chắc in sâu vào trí trẻ thơ thời ấy nhưng đến khi xem bọn ngu xuẩn chiếu những thước phim do thám và cử đi cả đám máy bay với hàng đống máy quay phim làm nhiệm đếm xem đối phương bắn loại đạn gì và như thế nào lại càng thấy bọn nó có trí nhớ tồi .
Ôi giá như em được sinh ra và những năm 90 thì hay biết bao ! để em khỏi phải biết thế nào là chiến tranh ! để em khỏi phải nhìn người dân những nước xâm lược  Vn bằng ánh mắt mang hình viên đạn .
 
 
Năm 1972, tôi cũng 15 tuổi rồi, trong 12 ngày đêm này tôi sơ tán ở làng TÓ, TẢ THANH OAI( ngay gần túi bom  ??? đúng là sơ tán cho có ).
Tôi vẫn nhớ rất rõ, hàng đêm xem tên lửa bắn sáng rực trời, thấy cả B52 cháy nhiều lần ( cảnh cháy tuyệt đẹp, không bao giờ quên được ). Tôi cũng có đếm số tên lửa bắn hàng đêm, không chính xác vì chỉ trong phạm vi bầu trời HÀ NỘI, cả đêm chỉ khoảng 40 -50 chục quả thôi ( mỗi quả bắn lên đều nhìn thấy ngay, kể cả cách xa 40-50 km ), nếu tính theo một hệ số hợp lý thì khoảng 100 quả mỗi đêm là nhiều. Vậy thì 12 ngày đêm chỉ bắn khoảng 1000-1200 quả. Lấy đâu ra 7000 quả.
Bạn đừng lấy thông tin kiểu phập phồng trên mạng.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 04 Tháng Giêng, 2010, 07:17:17 pm
Vậy thì 12 ngày đêm chỉ bắn khoảng 1000-1200 quả.

Bọn Mỹ thực ra cũng chỉ bêu là ta bắn chừng ý thôi bác.  ;) 4 -5 ngày đầu 150 -200 quả mỗi ngày. Sau ngày 26 thì Không lực Hoa Kỳ phang cho banh càng gãy gọng, bắn lên lẻ tẻ một cách tuyệt vọng, coi như không đáng kể.  ;)

Con số của bác dongadoan là 334 quả.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg13686#msg13686


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: RAU HÚNG trong 04 Tháng Giêng, 2010, 08:09:38 pm
Bọn Mỹ thực ra cũng chỉ bêu là ta bắn chừng ý thôi bác.   4 -5 ngày đầu 150 -200 quả mỗi ngày. Sau ngày 26 thì Không lực Hoa Kỳ phang cho banh càng gãy gọng, bắn lên lẻ tẻ một cách tuyệt vọng, coi như không đáng kể. 

Con số của bác dongadoan là 334 quả
.

Theo tôi thì cũng không đến mức độ lẻ tẻ tuyệt vọng như bác nói đâu. Tôi tận mắt nhìn thấy 01 chiếc B52 bị trúng tên lửa sau ngày 25.12.1972 ( sau đêm NOEL ). Hôm đó trời rất trong, nhìn rất rõ chiếc B52 này bị nổ tung giữa trời, ngay gần trên đỉnh đầu tôi, bị gãy làm đôi, một nửa cháy sáng rực, một nửa lăn tròn vừa rơi vừa nổ ( có thể do bom trên máy bay nổ, hay đây chính là chiếc duy nhất bị bắn rơi khi chưa kịp thả bom? ). Tâm điểm nổ sáng trắng rồi chuyển dần sang đỏ rực, sau đó chuyển sang màu tím sậm.
Cũng sau đêm NOEL, tôi còn thấy một chiếc nữa trúng tên lửa nhưng cháy trong mây, sáng rực trong mây, một lúc sau các mảnh cháy rơi lả tả xuống dưới mây. Tên lửa vẫn bắn đều những đêm sau NOEL, chẳng có vẻ gì yếu cả.
Bọn phi công rơi xuống giữa đêm đông, rét quá không chịu được, tìm đến hầm trú ẩn của dân ( thỉnh thoảng le lói đèn dầu ) để xin hàng, làm dân phát khiếp tưởng ma hiện hình.
Sau này tôi có nghe kể, ở khu an dưỡng QUẢNG BÁ ( nay là khách sạn CÔNG ĐOÀN ở HỒ TÂY, hồi nhỏ nhà tôi ở trong khu này ), phi công rơi xuống mép HỒ TÂY, bác PHÁI ( bảo vệ khu, người BÌNH ĐỊNH rất giỏi võ ) bơi ra đánh cho một cú vào họng ngất lịm, vác vào hành lang của khu nhà an dưỡng, lấy lá thuốc xoa vào họng,nôn ọe một lúc rồi tỉnh lại (đây là truyện thật 100%, ai ở QUẢNG BÁ năm 1972 đều biết chuyện này )


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Giêng, 2010, 08:26:00 pm
Tài liệu của tớ dẫn ra là từ nguồn tổng kết của BTTM, tớ không nghĩ nguồn này dùng để tuyên truyền đâu! ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 04 Tháng Giêng, 2010, 08:27:07 pm
Các bác có thông tin về hệ thống radar ta dùng trong trận này không???
  TỚi giờ em vẫn chưa hiểu vì sao ta có thể vạch nhiễu tìm B-52 :o
Để có thể giải thích và dễ hiểu  ;), nên nhìn màn hình hiện sóng của radar (như PDP11, P12, P15, P18...), sẽ phải phân biệt các tín hiệu hiện trên màn hiện sóng là nhiễu gì, sẽ hiểu thế nào là vạch nhiễu, tìm ra phân biệt đâu là tín hiệu nhiễu, tín hiệu máy bay (B52).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 04 Tháng Giêng, 2010, 08:35:18 pm
Bọn Mỹ thực ra cũng chỉ bêu là ta bắn chừng ý thôi bác.   4 -5 ngày đầu 150 -200 quả mỗi ngày. Sau ngày 26 thì Không lực Hoa Kỳ phang cho banh càng gãy gọng, bắn lên lẻ tẻ một cách tuyệt vọng, coi như không đáng kể. 

Con số của bác dongadoan là 334 quả
.

Theo tôi thì cũng không đến mức độ lẻ tẻ tuyệt vọng như bác nói đâu.

Tôi không nói đâu nhá. Không lực Hoa Kỳ nói đấy.  ;)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Giêng, 2010, 08:45:02 pm
Để có thể giải thích và dễ hiểu  Wink, nên nhìn màn hình hiện sóng của radar (như PDP11, P12, P15, P18...), sẽ phải phân biệt các tín hiệu hiện trên màn hiện sóng là nhiễu gì, sẽ hiểu thế nào là vạch nhiễu, tìm ra phân biệt đâu là tín hiệu nhiễu, tín hiệu máy bay (B52).
--------------------------------------
 Vach nhiễu trong cả câu "vạch nhiễu tìm thù" chỉ là một cách nói hình tượng thôi! ;D

 Để phát hiện ra tín hiệu B52 trên màn vico của đài điều khiển tên lửa thì có nhiều cách nhưng ví dụ một cái thế này: B52 trong đợt 1972 có tổng cộng 22 máy gây nhiễu các loại từ tiêu cực tới tích cực, mồi bẫy hồng ngoại. Cũng chính vì thế dải nhiễu của B52 có độ mịn, nét và đậm hơn nhiều so với các loại tiêm kích, cường kích khác. Đấy, "vạch nhiễu" đấy! ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: napoleon trong 04 Tháng Giêng, 2010, 09:38:31 pm
"vạch nhiễu tìm thù" cũng là đưa các trạm rada ra vòng ngoài Hà Nội để quan sát dễ hơn ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Giêng, 2010, 09:45:01 pm
Ơ, thế có radar ở trong HN à? ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: tamking trong 04 Tháng Giêng, 2010, 09:48:03 pm
còn nghe là có loại rada cho pháo 57 của bạn phát hiện được B-52 vì Mĩ chưa gây nhiễu nặng ở tần số của loại rada này nên ta sử dụng để phát hiện B-52 và có sửa lại chút ít ( do từ Trung Quốc về nó hay chập chờn )
không biết có đúng không ???


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 04 Tháng Giêng, 2010, 09:52:21 pm
"vạch nhiễu tìm thù" cũng là đưa các trạm rada ra vòng ngoài Hà Nội để quan sát dễ hơn ;D
Đó là các đài radar phòng không (cảnh báo sớm) của bên binh chủng radar, nó có thể nhận được các tín hiệu nhiễu ở cự ly xa nào đó (quãng 200-300km).
Với radar của đài điếu khiển tên lửa phòng không loại Dvina (có cự ly <70km thôi), các tín hiệu radar thu/phát về hiện trên màn hiện sóng (viko) đều là nhiễu, phải tìm trong đó nhiễu B52 là như thế nào thì như TL nói.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Giêng, 2010, 09:58:21 pm
Các trạm, đài radar nói chung và đặc biệt là radar cảnh báo sớm không bao giờ đặt trong thành phố, kể cả trước đây và hiện nay!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: napoleon trong 04 Tháng Giêng, 2010, 10:19:07 pm
còn nghe là có loại rada cho pháo 57 của bạn phát hiện được B-52 vì Mĩ chưa gây nhiễu nặng ở tần số của loại rada này nên ta sử dụng để phát hiện B-52 và có sửa lại chút ít ( do từ Trung Quốc về nó hay chập chờn )
không biết có đúng không ???
Chiến thuật gây nhiễu chủ động của Mỹ cũng có thiếu sót và bị đối phương khai thác tối đa: các máy gây nhiễu chủ động của không quân Mỹ chỉ tập trung trấn áp các tần số sóng của radar tên lửa và không quân mà không trấn áp các radar điều khiển các cỡ pháo cao xạ phòng không khác vì cho rằng các loại súng này không thể gây nguy hại cho B-52. Điều này đã được phòng không của ta khai thác triệt để: tất nhiên các radar của pháo phòng không không thể tích hợp điều khiển tên lửa, nhưng các số liệu của nó cho phép cân nhắc để khẳng định mục tiêu B-52. Đặc biệt các loại radar này đã góp phần phát hiện thủ đoạn của không quân Hoa Kỳ tạo tín hiệu B-52 giả để tiêu hao đạn tên lửa của ta.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: napoleon trong 04 Tháng Giêng, 2010, 10:23:02 pm
Để có thể giải thích và dễ hiểu  Wink, nên nhìn màn hình hiện sóng của radar (như PDP11, P12, P15, P18...), sẽ phải phân biệt các tín hiệu hiện trên màn hiện sóng là nhiễu gì, sẽ hiểu thế nào là vạch nhiễu, tìm ra phân biệt đâu là tín hiệu nhiễu, tín hiệu máy bay (B52).
--------------------------------------
 Vach nhiễu trong cả câu "vạch nhiễu tìm thù" chỉ là một cách nói hình tượng thôi! ;D

 Để phát hiện ra tín hiệu B52 trên màn vico của đài điều khiển tên lửa thì có nhiều cách nhưng ví dụ một cái thế này: B52 trong đợt 1972 có tổng cộng 22 máy gây nhiễu các loại từ tiêu cực tới tích cực, mồi bẫy hồng ngoại. Cũng chính vì thế dải nhiễu của B52 có độ mịn, nét và đậm hơn nhiều so với các loại tiêm kích, cường kích khác. Đấy, "vạch nhiễu" đấy! ;D
Đồng ý với bác về radar  ;D, em xin đưa thêm về "vạch nhiễu" trong "cẩm nang bìa đỏ":

    * Tuy không quân địch gây nhiễu dày đặc nhưng trong mớ hỗn loạn các loại tín hiệu nhiễu trên màn hiện sóng, B-52 không phải là hoàn toàn vô hình nếu tinh mắt vẫn có thể phát hiện được mục tiêu B-52 một cách gián tiếp đó là các đám nhiễu tín hiệu mịn trôi dần theo tốc độ di chuyển của B-52. Tuy các đám nhiễu này kích thước to không hiển thị rõ rệt để có thể xác định mục tiêu chính xác và điều khiển tên lửa chính xác nhưng cẩm nang đã đề ra biện pháp bắn theo xác suất: bắn một loạt các quả đạn tên lửa vào đám nhiễu theo cự ly giãn cách nhất định sẽ có xác suất tiêu diệt mục tiêu khá cao, phương án bắn xác suất này được "cẩm nang" gọi là "phương án P".
    * Đồng thời "cẩm nang" cũng chỉ ra khi mục tiêu B-52 đi thẳng vào đài phát cường độ nhiễu sẽ tăng lên nhưng tín hiệu mục tiêu sẽ tăng mạnh hơn, mục tiêu sẽ hiển thị khá rõ nét, đây là thời cơ có thể bắn điều khiển tên lửa chính xác theo "phương án T" khi đó chỉ cần 1 đến 2 quả tên lửa B-52 sẽ phải rơi tại chỗ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Giêng, 2010, 10:25:23 pm
tất nhiên các radar của pháo phòng không không thể tích hợp điều khiển tên lửa, nhưng các số liệu của nó cho phép cân nhắc để khẳng định mục tiêu B-52. Đặc biệt các loại radar này đã góp phần phát hiện thủ đoạn của không quân Hoa Kỳ tạo tín hiệu B-52 giả để tiêu hao đạn tên lửa của ta.
-------------------------------------
  Không đúng rồi! ;D

  Bạn napoleon nếu có hứng thú tìm hiểu về "ĐBP trên không" thì nên đọc kỹ thêm đi!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 04 Tháng Giêng, 2010, 10:43:10 pm
Pờ với Tờ thì toàn là bí kíp nhập môn của LX cả. Bác Buff đâu rồi ý nhỉ?  :)

bắn một loạt các quả đạn tên lửa vào đám nhiễu theo cự ly giãn cách nhất định sẽ có xác suất tiêu diệt mục tiêu khá cao, phương án bắn xác suất này được "cẩm nang" gọi là "phương án P".

Phương án này là thủ phạm làm các d "cháy bệ" nên không đánh gọn được trong 03 ngày, đúng không nhỉ?  ::)

Trích dẫn
   
* Đồng thời "cẩm nang" cũng chỉ ra khi mục tiêu B-52 đi thẳng vào đài phát cường độ nhiễu sẽ tăng lên nhưng tín hiệu mục tiêu sẽ tăng mạnh hơn, mục tiêu sẽ hiển thị khá rõ nét, đây là thời cơ có thể bắn điều khiển tên lửa chính xác theo "phương án T" khi đó chỉ cần 1 đến 2 quả tên lửa B-52 sẽ phải rơi tại chỗ.

Ừ, rõ nét nhất là Sơ-rai.  ;)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: napoleon trong 04 Tháng Giêng, 2010, 11:27:55 pm

Phương án này là thủ phạm làm các d "cháy bệ" nên không đánh gọn được trong 03 ngày, đúng không nhỉ?  ::)

Ừ, rõ nét nhất là Sơ-rai.  ;)
"phương án P"-->"trắng bệ" ;D
"phương án T"-->Bắt được sóng của ta, địch phóng tên lửa Sơrai theo trục sóng. Phát hiện có tín hiệu Sơrai, ta dùng các biện pháp gạt Sơrai ;D
....
Nhiễu điện tử mà không quân Mỹ gây cho ta có cường độ rất mạnh, nhưng nó chỉ mạnh về phía trước, khi đang bay vào phía mục tiêu. Còn khi ở trạng thái bay chếch, bay ngang, bay ra, hoặc lúc vào gần thì phía hông, phía sườn, đằng đuôi và phía dưới bụng của nó lại yếu tạm gọi là những "góc chết". Là hướng nhiễu nhẹ nhất trên đường bay tới của B52, chúng ta đã nghiên cứu một đội hình chiến đấu của ra-đa, tên lửa thật khôn khéo, đưa một số đơn vị vào bố trí ở hướng đó, đồng thời tận dụng khả năng mọi loại khí tài, tạo thành một thế liên hoàn chặt chẽ, sớm phát hiện địch từ xa, ở mọi hướng, để có thể kết hợp đánh "vỗ mặt", đánh "tạt sườn" với đánh "tập hậu", để bắn rụng pháo đài bay.
...
SAM2 có ống kính quang học với bội số nhìn xa lớn, đặt trên đài thu phát, đôi lúc cũng nhìn rõ đèn của B52(B52 có 7 đèn trên lưng), qua đó hỗ trợ cho kíp trắc thủ xác định đúng tọa độ của B52 trên màn hiện sóng...
Nguồn: "Điện Biên Phủ trên không" - chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam - Tác giả : Lưu Trọng Lân, nguyên là Phó trưởng phòng Tác huấn, Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 04 Tháng Giêng, 2010, 11:56:51 pm
còn nghe là có loại rada cho pháo 57 của bạn phát hiện được B-52 vì Mĩ chưa gây nhiễu nặng ở tần số của loại rada này nên ta sử dụng để phát hiện B-52 và có sửa lại chút ít ( do từ Trung Quốc về nó hay chập chờn )
không biết có đúng không ???

Cái radar hay chập chờn nhập từ Trung Quốc là loại radar cảnh giới P-8 anh tamking ạ. Về cái radar pháo 57 khi bắt bám B-52 thì vấn đề không phải nó bị gây nhiễu hay không, mà ở chỗ nó giảm nguy cơ bị đám tiêm kích chế áp phòng không phóng Shrike.

Radar điều khiển tên lửa SAM-2 có chế độ quét góc khi sục sạo, bắt bám mục tiêu tạo cửa sóng rộng. Khi đám tiêm kích Iron Hand hay Wild Weasal bay hộ tống đội hình phát hiện được cửa sóng này liền phóng tên lửa chống radar bám theo búp sóng tới hạ đài điều khiển. Bình thường kíp trắc thủ có thể thao tác "gạt Shrike" bằng chuyển góc quét hay hạ cao áp dừng phát sóng. Nhưng trong lúc bom nổ, đạn reo và bị gây nhiễu nặng nề thì rất khó phát hiện để gạt Shrike theo cách trên, hoặc giả gạt được thì cũng mất cơ hội xạ kích. Giải pháp có thể dùng radar pháo cao xạ để hỗ trợ.

Radar pháo cao xạ có chế độ quét hình nón khi bắt bám mục tiêu với cửa sóng hình chóp nón có góc quét chu kì 3 độ, góc chùm quét đơn 2 độ bám theo mục tiêu nên rất khó bị đám máy bay mang Shrike phát hiện và phóng đạn (trừ trường hợp bắt bám đúng vào chiếc mang shrike ở góc phóng thích hợp của nó ;D).

Máy bay B-52 phát nhiều loại nhiễu tích cực trong đó có nhiễu xung trả lời trên tất cả các dải tần radar phòng không đối phương mà bộ thu của nó bắt được. Vì thế không cứ radar điểu khiển tên lửa hay pháo phòng không nếu phát sóng đều bị B-52 phá nhiễu, nặng thì trắng màn hiện sóng, nhẹ thì mất tham số cự li. Radar pháo cao xạ có thể hỗ trợ hoặc thay thế radar điều khiển tên lửa trong những trường hợp vừa có nhiễu vừa bị tên lửa shrike đe dọa như thế. Giống như khí tài quang học PA00 lắp trong "chuồng cu", radar pháo cũng được đồng bộ ngắm bắn với hệ thống điều khiển tên lửa để bắn theo phương pháp 3 điểm. Trong khi kính ngắm PA00 chỉ sử dụng được khi thời tiết tốt thì radar pháo dùng được trong mọi điều kiện thời tiết khi hỗ trợ cho radar điều khiển tên lửa.

Có bấy nhiêu em nghe lóm được từ mấy thằng bạn bên trung đội radar. Có gì chưa đúng mong các thủ trưởng và các anh bổ sung, chỉ bảo thêm ạ ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 05 Tháng Giêng, 2010, 03:13:40 am
Trong khi kính ngắm PA00 chỉ sử dụng được khi thời tiết tốt

Điển hình là lúc nửa đêm về sáng, đứng dưới đất nhìn rõ cả đèn hiệu trên lưng máy bay nó chiếu lên giời phải không bác?  ::)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hanoixanh trong 05 Tháng Giêng, 2010, 04:30:14 am
Cái ảnh cao xạ gửi xong thì thấy bác Rồng xanh đăng lên cả năm roài ...thật sơ ý quá ! chủ nhà xóa dùm .


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ThanhBinh trong 05 Tháng Giêng, 2010, 06:35:00 am
1 điều khá buồn cười là trên mạng có nhiều người (nhất là những ngườii ở nước khác rồi nhìn về VN bằng nửa con mắt) lúc nào cũng hô hào rằng thì là phải đọc nhiều chiều, rằng thì là phải khách quan, rằng thì là.... nhưng cuối cùng cũng chỉ biết nhai lại số liệu của 1 phía rồi tin sái cổ.

Nhất trí với nhà bác, mặc dù tôi cũng đã sống xa Việt Nam hơn 10 năm nay.
7000 quả tên lửa SAM? Cứ như là đếm sỏi bắn súng cao su ấy nhỉ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hanoixanh trong 05 Tháng Giêng, 2010, 10:24:20 am
Hê hê bạn Thanh bình làm IT này cũng hay để ý từng chữ nhỉ , Tôi thì hồi đi học đọc thấy ta thắng giòn rã số B52 bị bắn hạ ít nhất là hơn số thực tế sau này sửa lại nhiều .
Trong nhà tôi (Vn ) có cả những sách xuất bản năm 1968 có ghi rõ dân quân Vĩnh phú bắn hạ chiếc máy bay thứ 4000.
Cái con số 7000 tên lửa là bọn Nga viết đến thời điểm đó đã viện trợ cho Vn ngần ấy .Suy rộng ra là số tên lửa còn lại từ khi thành lập binh chủng còn khá nhiều .
Sau này Puttin đến Vn xóa 85% nợ chiến tranh bạn biết là bao nhieu tiền không ?
Tên lửa SAM 2 vận chuyển tới Vn như thế nào bạn có tham khảo không ? ,lắp ráp và chuẩn bị tác chiến ra sao ? và thủ tục sau khi bắn cũng có chứ không phải là quả tên lửa giá cả 1 đống tiền lại bắn như đạn 12,7mm được
Còn những bài bạn viết thì sao ? . Đơn giản là nó chỉ là cắt và dán
Có 1 địa điểm tại Hà nội mà lần nào đi qua tôi cũng cúi đầu . Nó đây :



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: napoleon trong 05 Tháng Giêng, 2010, 10:29:17 pm
tất nhiên các radar của pháo phòng không không thể tích hợp điều khiển tên lửa, nhưng các số liệu của nó cho phép cân nhắc để khẳng định mục tiêu B-52. Đặc biệt các loại radar này đã góp phần phát hiện thủ đoạn của không quân Hoa Kỳ tạo tín hiệu B-52 giả để tiêu hao đạn tên lửa của ta.
-------------------------------------
  Không đúng rồi! ;D

  Bạn napoleon nếu có hứng thú tìm hiểu về "ĐBP trên không" thì nên đọc kỹ thêm đi!
hê hê, nhầm cả rồi bác. Đang nghiên cứu về "ĐBP trên không" đây ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ThanhBinh trong 06 Tháng Giêng, 2010, 12:34:03 am
Hê hê bạn Thanh bình làm IT này cũng hay để ý từng chữ nhỉ

Xin lỗi bác, em để ý từng chữ của bác làm gì? Chỉ muốn khi đưa ra thông tin gì thì bác cũng nêu cái nguồn hay chụp cái đoạn trích đó từ trong sách nào ra. Có thế thì mới có cơ sở để bàn luận chứ còn cứ "quăng lựu đạn", phán bừa rồi lại trách người khác "ném đá" thì không hay bác ạ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 06 Tháng Giêng, 2010, 08:49:20 pm
Trong khi kính ngắm PA00 chỉ sử dụng được khi thời tiết tốt

Điển hình là lúc nửa đêm về sáng, đứng dưới đất nhìn rõ cả đèn hiệu trên lưng máy bay nó chiếu lên giời phải không bác?  ::)

Kính PA00 này chẳng qua là loại kính trinh sát TZK thôi anh ạ. Thời bắn B-52 thì em không rõ thời tiết cuối tháng 12 năm đó như nào, chứ như bây giờ thì năm nào tầm này trời cũng có mây. Mà ngắm PA00 qua mây thấy đèn B-52 thì em cũng chịu các cụ nhà ta ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: mig21-58 trong 06 Tháng Giêng, 2010, 09:52:38 pm
Trong khi kính ngắm PA00 chỉ sử dụng được khi thời tiết tốt

Điển hình là lúc nửa đêm về sáng, đứng dưới đất nhìn rõ cả đèn hiệu trên lưng máy bay nó chiếu lên giời phải không bác?  ::)

Kính PA00 này chẳng qua là loại kính trinh sát TZK thôi anh ạ. Thời bắn B-52 thì em không rõ thời tiết cuối tháng 12 năm đó như nào, chứ như bây giờ thì năm nào tầm này trời cũng có mây. Mà ngắm PA00 qua mây thấy đèn B-52 thì em cũng chịu các cụ nhà ta ;D
cái kính nó cấu tạo ,hay tác dụng ra sao ... tôi không hiểu .nhưng về thời tiết năm đó rất giá rét một cách lạ kỳ ,mấy hôm đó ban ngày trời vẫn nắng ,thành lệ là tối đến ra đứng chỗ cao xem tên lửa , máy bay cháy ,riêng  đạn pháo bắn đỏ trời ,cách ba bốn chục cây số vẫn nhìn thấy


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hanoixanh trong 07 Tháng Giêng, 2010, 03:08:38 am
Bạn Thanh bình là chuyên viên IT chắc nắm rõ nguồn hơn tớ trên nét . Nguồn của tớ là nét ,là phim, là thư viện là...blaba .Tất nhiên tớ sống ở Đức nên toàn là tuyên truyền của phía bên kia thôi bạn . Sách giáo khoa ở nhà có thấy ghi đâu cơ chứ !...thôi thì theo ý bạn Chiangshan tớ "tin sái cổ" .Dây là 1 nguồn tớ tham khảo :


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ThanhBinh trong 07 Tháng Giêng, 2010, 05:05:21 am
Bạn Thanh bình là chuyên viên IT chắc nắm rõ nguồn hơn tớ trên nét . Nguồn của tớ là nét ,là phim, là thư viện là...blaba .Tất nhiên tớ sống ở Đức nên toàn là tuyên truyền của phía bên kia thôi bạn . Sách giáo khoa ở nhà có thấy ghi đâu cơ chứ !...thôi thì theo ý bạn Chiangshan tớ "tin sái cổ" .Dây là 1 nguồn tớ tham khảo :
Tranh luận với bác chán thật. Cứ lúc nào bí thì bác lại giở thói cùn ra, rồi lôi những thứ liên quan tới cá nhân người khác ra để khích bác, châm chọc. Cám ơn bác đã có công sưu tầm ảnh cho anh em mở mắt. Nhưng cái mà em cần bác chỉ ra nguồn thông tin là những con số, kiểu như 7000 của bác đó. Còn em i tờ, không thể cái gì cũng "suy rộng ra" như bác được.
 Đây là lần cuối cùng em trả lời bác. Lần sau thì xin... cạch bác ạ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Bí Bếp trong 07 Tháng Giêng, 2010, 05:08:00 am
hê hê, nhầm cả rồi bác. Đang nghiên cứu về "ĐBP trên không" đây ;D

Đã đụng đến tên ĐBP thì trận nào cũng thua cả đấy bác, nhất là mấy trận ĐBP ở SG!  ::)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: bocuaHeliox trong 07 Tháng Giêng, 2010, 05:42:05 am
hê hê, nhầm cả rồi bác. Đang nghiên cứu về "ĐBP trên không" đây ;D

Đã đụng đến tên ĐBP thì trận nào cũng thua cả đấy bác, nhất là mấy trận ĐBP ở SG!  ::)
Người ta so sánh sự thất bại của chiến dịch Linebeker II (xin lỗi có thể em viết không đúng) của Mỹ không kích vào Hà Nội như một sự thất bại mà Pháp đã hứng chịu tại Điện Biên Phủ năm 1954, tạo bước ngoặt cho chiến tranh bác ạ. Bác học tiếng Việt từ nhỏ, chắc bác biết phương pháp so sánh chứ ạ? Còn cái ĐBP bác nói ở SG là trận nào, khai sáng cho em với! Em nghĩ bác lớn tuổi rồi, cũng nên nghĩ lại đi, biết là khó nhưng cũng cố mà sửa đii ạ, cái kiểu nói bỏ lửng như nói kháy, em nói thật bác chưa là gì đâu ạ!
 Còn vạch nhiễu tìm thù là do tín hiệu của một loại rada dấn đường cho pháo phòng không khi đó không bị dải nhiễu của B-52 phá, bác Đoàn có nhắc đến một lần em không tài nào tìm ra được. Trong topic Vũ khí Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến thì phải. Còn có lần em nhớ năm 2002 thì phải, kỷ niệm 30 năm trận ĐBP trên không, cachphats hiện B-52 của ta hồi đó là trong tín hiệu các dải nhiễu thì tín hiệu của B-52 là ổn định nhất, tên lửa của mình theo đó mà bắn lên. Đại khái thế, em không nhớ rõ ạ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Bí Bếp trong 07 Tháng Giêng, 2010, 06:29:48 am
Người ta so sánh sự thất bại của chiến dịch Linebeker II (xin lỗi có thể em viết không đúng) của Mỹ không kích vào Hà Nội như một sự thất bại mà Pháp đã hứng chịu tại Điện Biên Phủ năm 1954, tạo bước ngoặt cho chiến tranh bác ạ. Bác học tiếng Việt từ nhỏ, chắc bác biết phương pháp so sánh chứ ạ? Còn cái ĐBP bác nói ở SG là trận nào, khai sáng cho em với! Em nghĩ bác lớn tuổi rồi, cũng nên nghĩ lại đi, biết là khó nhưng cũng cố mà sửa đii ạ, cái kiểu nói bỏ lửng như nói kháy, em nói thật bác chưa là gì đâu ạ!
 

Được, chừng sáu tháng nữa nhớ PM cho Bí Bếp để hiểu thêm tại chổ về ĐBP ở SG nhá!  ;)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hanoixanh trong 07 Tháng Giêng, 2010, 09:46:50 am
hehe bạn Thanh bình thích số liệu kiểu 7000 thì qua bên ttvnol là có khá nhiều bác thông thạo chuyện này ...trên Web cũng khối ra. Mấy hình ảnh trên trong cuốn phim tài liệu mà người bạn Nga gửi cho tớ  (Đĩa nén chất lượng  không tốt và nhiều lỗi ) ,tuy nhiên trình tiếng Nga tớ cũng i tờ ( mấy chục năm rồi ) nhưng cũng tạm hiểu người ta nói gì  ;) . Tớ tìm cách chụp qua màn ảnh : dùng paint, dùng Screen cap ko ăn thua vì trình vi tính của tớ quá là i tờ nên tớ lấy máy ảnh chụp đại  .Ơ mà bạn có thể dịch chữ mà ...
Chả lẽ tớ nói nguồn là cuốn sách này nằm trong thư viện thành phố  , cuốn phim này nằm trong tủ nhà tớ bằng tiếng Nga  và cuốn phim kia bằng tiếng Đức nó cũng...nằm trong tủ nhà tớ . ;D .Tài liệu phía VN nếu tớ biết tớ cũng chẳng nói đâu mà con số chính xác đố bạn biết đấy  ;)
Tớ chỉ nói số lượng bên giao hàng và bên nhận hàng ký nhận còn bán ra bao nhiêu ,tồn kho bao nhiêu ,hư hỏng và bán trong nội bộ hay là trao đổi với cớ quan bạn thì con số này ai biết  :-X
Thế nhá ! bạn Thanh bình có nói tớ cùn hay là là gì thì tớ vẫn là tớ  ;D có thương hiệu riêng mà ...Tớ cứ nghĩ là bạn đưa bác Danngoc đi chơi Fm cơ đấy ...


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lonesome trong 07 Tháng Giêng, 2010, 11:49:33 am
Em chưa hiểu bác Thanh Binh và bác hanoixanh đang tranh luận cái gì nữa? Về số tên lửa ta được nhận hay số tên lửa ta bắn lên?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Giêng, 2010, 10:12:48 pm
Các anh cùng nhau trao đổi, thảo luận thiện chí chứ sao lại cãi nhau mất đoàn kết như thế >:(


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Giêng, 2010, 10:48:04 pm
Để có thêm tư liệu từ phía bên kia về Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Huyphongssi xin giới thiệu và lược dịch một bài viết của tác giả Marshall Michel nhan đề Chiến dịch ném bom Giáng sinh đăng trên Tạp chí Hàng không và Vũ trụ ngày 1/1/2001:

-------

Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Tháng 12/1972, những chiếc máy bay ném bom B-52 mà lực lượng tên lửa phòng không Bắc Việt hằng trông chờ ngênh chiến rồi cũng tới đánh phá Hà Nội hết đêm này qua đêm khác với hướng bay gần như không đổi.

Vào năm ngoái, trên một sân khấu nhỏ với 3 màn chiếu hình cùng một sa bàn khu vực Hà Nội năm 1972  tại Bảo tàng chiến thắng B-52, tôi đã được chứng kiến cảnh tái hiện chiến dịch ném bom cuối cùng của Hoa Kì trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Trên nền điệu quân nhạc kèm tiếng bom rơi đạn nổ vang động sân khấu là hình ảnh những quả tên lửa phòng không vút lên xé toang màn đêm và sau đó là những chiếc B-52 bốc cháy lao đầu xuống đất. Những chiếc đèn nhấp nháy trên mặt sa bàn thể hiện nơi những loạt bom trút xuống và địa điểm rơi của những chiếc B-52. Sau đoạn băng hình chiếu cảnh các lãnh đạo Bắc Việt đi thăm các tòa nhà vừa bị bom tàn phá và động viên bộ đội phòng không chiến đấu là giọng đọc lời kết nghe qua hướng dẫn viên du lịch của tôi dịch lại là “12 ngày đêm chiến thắng B-52 trong trận Điện Biên Phủ trên không mãi là niềm tự hào và sức mạnh ý chí đầy quyết tâm và sáng tạo của nhân dân Việt Nam”.

Tôi tới Hà Nội để tìm tư liệu viết cuốn sách thứ hai về cuộc chiến tranh đường không trên bầu trời Bắc Việt với nhan đề: Sự kiện B-52 ném bom Hà Nội tháng 12/1972 trong Chiến dịch Linebacker II. Hành trang kiến thức của tôi về trận ném bom năm đó khi tới với Hà Nội cũng là những gì người Mĩ quan niệm trước nay rằng: đầu tháng 12/1972, tổng thống Richard Nixon và viên trợ lí an ninh quốc gia của ông ta khi đó là Henry Kissinger đang phải đối mặt với một thất bại chính trị khi đoàn đại biểu Bắc Việt rời bỏ bàn đàm phán tại Paris nhằm đạt thắng lợi ngoại giao khi Quốc hội Mĩ với phe phản chiến chiếm đa số tái họp trong tháng 1 sau kì nghỉ lễ thông qua kế hoạch cắt giảm ngân sách chiến tranh. Để buộc phía Bắc Việt thông qua bản Hiệp định, tổng thống Nixon đã quyết định ném bom Hà Nội. Sau những thất bại nặng nề ban đầu, lực lượng máy bay ném bom B-52 dần tránh được các đòn trả đũa của đối phương và vẫn đạt được mục tiêu của chiến dịch sau 11 ngày ném bom khi buộc phía Bắc Việt phải quay lại bàn đàm phán Paris và kí kết bản hiệp định mà họ đã khước từ trước đó.

Mảnh xác B-52 tại Bảo tàng chiến thắng B-52 Hà Nội (ảnh: max-walsh.com)
(http://max-walsh.com/wp-content/upLoads/b52-nose-section-remnants.jpg)
(http://max-walsh.com/wp-content/upLoads/b52-tail-section-2.jpg)

Thế nhưng chỉ sau vài ngày ở Hà Nội, tôi nhận thấy phía Bắc Việt có cách nhìn nhận khác về trận ném bom năm đó khi cho rằng Chiến dịch Linebacker II là thắng lợi chung cuộc của người Việt trước người Mĩ và ví chiến thắng này như trận chiến Điện Biên Phủ đuổi người Pháp ra khỏi Đông Dương trước đây. Để lí giải cho hai hình ảnh trái ngược nhưng song song tồn tại về cùng một trận chiến năm đó, tôi đã tìm tới thăm bảo tàng nêu trên nhưng rốt cuộc lại ra về tay không.

Tôi rời khỏi bảo tàng theo lối đi băng ngang khoảng sân nơi mảnh xác những chiếc B-52 bị bắn rơi được gom lại thành đống cao tới 6 mét. Kế bên đống xác B-52 là 2 quả tên lửa SA-2 nằm trên bệ phóng, một đài radar điều khiển tên lửa loại Fan Song và một xe điều khiển nơi kíp trắc thủ bám sát đường bay của những chiếc máy bay ném bom đối phương và tìm cách bắn hạ chúng. Bước giữa một bên là đống xác B-52, một bên là xe điều khiển tên lửa làm tôi liên tưởng tới cảnh những người lính từ hai phía bước vào trận đánh với những điều kiện chiến đấu giống nhau: 6 thành viên tổ bay ngồi trên khoang lái gò bó của chiếc B-52 bị 7 thành viên kíp trắc thủ ngồi trong chiếc xe điều khiển tên lửa SA-2 kín như bưng ngắm bắn.

Vào thứ sáu ngày 15/12/1972, đại úy Bob Certain và các thành viên trong cùng tổ bay chiếc B-52G đóng ở căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam nhận được thông báo rằng việc luân chuyển về Mĩ của tất cả các thành viên tổ bay trong dịp đó đều bị đình lại. Đây quả là một tin đáng thất vọng đối với  các thành viên tổ bay này khi họ đã chuẩn bị cho chuyến trở về căn cứ không quân Blytheville ở Arkansas vào ngày thứ Hai tuần kế tiếp sau hai lần bị đình hoãn chuyến trở về này vào các ngày 4/12 và 12/12 trước đó. Đối với cơ trưởng chiếc B-52 của Certain là trung tá Don Rissi thì việc phải ở lại là đặc biệt khó chịu khi việc bổ nhiệm chức phi đoàn trưởng của anh ta chỉ còn là vấn đề thủ tục ngay khi đặt chân về tới đất Mĩ.

Khu sân đỗ trực chiến hiện nay của máy bay ném bom chiến lược B-52 và các máy bay tiếp dầu KC-135 tại căn cứ không quân Andersen Guam (ảnh: corytodd@air-attack.com)
(http://www.air-attack.com/MIL/b52/b52s_guam_20080910.jpg)

Trong cuốn hồi kí chưa xuất bản của mình, cựu hoa tiêu B-52 Certain nhớ lại mình và đồng đội phản ứng ra sao trước tin phải ở lại: “các thành viên tổ bay thoạt tiên đã nghĩ và cũng hi vọng rằng chiến tranh rồi cũng tới hồi kết và việc bị giữ lại ở Guam là để chờ đưa đám B-52 quay trở về Mĩ, thế nhưng trong chuyến kiểm tra máy bay vào sáng thứ bảy chúng tôi lại thấy tất cả số máy bay B-52 đều đã được tiếp nhiên liệu và gắn đầy bom.”

Khi tổ bay của Certain bước vào phòng hành quân vào 11 giờ sáng ngày thứ hai 18/12 thì căn phòng họp này đã có hàng trăm thành viên các tổ bay khác tề tựu. Trong một quang cảnh dường như giống với bộ phim về Thế chiến II có tên “Hướng 12 giờ phía trên”, sĩ quan phụ trách hành quân bước lên bục và thông báo khi hình chiếu tấm bản đồ hành quân với tam giác đánh dấu mục tiêu ngay tại thủ đô Bắc Việt xuất hiện trên tấm phông sau lưng: “Các anh em, Hà Nội là mục tiêu của các anh em trong phi vụ đêm nay”. Vậy là lần đầu tiên những chiếc máy bay ném bom hạng nặng loại này được tung vào khu vực phòng không dày đặc ở Hà Nội. 

(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ThanhBinh trong 09 Tháng Giêng, 2010, 05:49:25 am
Em chưa hiểu bác Thanh Binh và bác hanoixanh đang tranh luận cái gì nữa? Về số tên lửa ta được nhận hay số tên lửa ta bắn lên?

@bác Lonesome: đã kịp tranh luận gì đâu bác, tôi mới chỉ muốn biết là những con số đó có nguồn gốc thế nào thôi. Bởi vì tôi cũng đã gặp những con số như vậy, nhưng nguồn gốc không được rõ ràng lắm cho nên mới muốn tìm hiểu xem có nguồn nào chính xác hơn không thôi.

@bác Huyphongssi: người quen cũ gặp lại thì hỏi thăm nhau ấy mà bác.  ;)

Hôm nay tôi có liên lạc với người chủ trang web http://peters-ada.de/vietnam.htm. Bác này là cựu sỹ quan điều khiển tên lửa. Trong bài ở trang trên có trích dịch một phần bộ phim tài liệu nói về sự tham gia của Liên Xô cũ trong chiến tranh Việt Nam dài 5 tập chiếu trên truyền hình Nga.
Thấy cũng có nhiều thông tin thú vị, tôi xin phép sẽ được lần lượt trích dịch một phần lên đây.

Nhưng trước hết xin được post email mà tác giả gửi cho tôi khi tôi xin phép được dịch và post lại bài của bác ấy trên QSVN. Mong rằng ai có thông tin về việc có hay không đơn vị nữ tham gia nạp đạn tên lửa thì giúp đỡ cho tác giả này.


Nguyên văn email:

xóa theo yêu cầu của tác giả
---------------------------

Xin tạm dịch như sau (phần trong "" là lời giải thích của em):

Xin chào,

tôi đồng ý. ("với việc bạn dịch và post bài của tôi lên quansuvn.net")
Bạn hãy thêm vào là dẫn từ nguồn Peters-ada.de
Người ta có thể viết trao đổi với tôi bằng tiếng Đức, tiếng Anh hoặc tiếng Nga.
Tôi đã được đào tạo về hệ thống tên lửa huyền thoại S 75 Wolchow và đã làm công việc của sỹ quan dẫn đường. Tôi đã thực hành bắn (đạn thật) 3 lần trong trường bắn ở nước Nga.
Tôi đã sống khá lâu ở nước Mỹ và tôi biết rằng người Mỹ cho tới ngày hôm nay vẫn tỏ sự khâm phục đối với hệ thống phòng không Việt Nam.
Một người trong số các bạn đã bắn rơi B52 bằng máy bay MIG và sau này đã trở thành nhà du hành vũ trụ bay vòng quanh trái đất.
Tôi dịch rất nhiều các ấn phẩm quân sự tiếng Nga. Tôi cũng không biết rõ là bài viết của tôi có chính xác hoàn toàn về mặt chính trị và chuyên môn hay không khi các đồng nghiệp người Việt đọc chúng. ("cái này liên quan đến phần bài dịch từ các tài liệu của Mỹ").
Tôi tìm kiếm (và đã gần như buông xuôi) những người liên quan tới SAM , SA2 , S 75 ở Việt Nam.
Tôi sưu tập tất cả những gì liên quan tới Linebacker II vào tháng 12 năm 1972.

Một điều này tôi cũng mong muốn ("từ các bạn")
Tôi biết diễn đàn này ("Quansuvn.net"), chỉ tiếc là tôi không viết được bằng tiếng Việt.
Tôi biết rằng trong chiến dịch Linebacker II người Việt Nam (và người Nga) đã bắn rơi B52 (15 chiếc).
Có thể có một đơn vị nạp đạn tên lửa, những người đã nạp 24 quả tên lửa lên bệ phóng S75 Wolchow. Họ toàn là phụ nữ. Tôi đang tìm kiếm những mối quan hệ, những người đã trực tiếp tham gia hoặc biết về câu chuyện này???
Đó là điều mong muốn của tôi.

Có những bức ảnh của S 75 Wolchow, ở trang http://peters-ada.de/sa2_futk.htm. Sẽ có một vài người trong số các bạn sẽ chảy nước mắt ("vì nhìn thấy những máy móc quen thuộc một thời đó. Chắc bác này chưa biết ảnh thế này ở VN mình cũng nhiều").... các bạn cũng được phép copy chúng...

Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

                PUSK , Unischdaschit




Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Giêng, 2010, 10:14:41 am
Chủ trang web trên là người Nga nhưng hiện đang sống ở Đức hả bạn ThanhBình?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ThanhBinh trong 09 Tháng Giêng, 2010, 11:40:43 pm
Chủ trang web trên là người Nga nhưng hiện đang sống ở Đức hả bạn ThanhBình?

Bác này là sỹ quan của quân đội Cộng hòa dân chủ Đức cũ. Học về S75 và làm sỹ quan điều khiển (dẫn đường) cho S 125 NEVA.

Đây là link tới bộ phim tài liệu do Nga làm, nói về việc Liên Xô giúp đỡ Việt Nam đánh máy bay Mỹ bằng tên lửa. Không biết bộ phim này đã được dịch và chiếu ở Việt Nam chưa?
http://www.youtube.com/watch?v=Z1csNm5-lE4&feature=related


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Giêng, 2010, 11:47:24 am
Nếu vậy thì lạ nhỉ? Chuyên gia tên lửa của ta hồi chống Mỹ toàn là người LX thôi mà?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ThanhBinh trong 11 Tháng Giêng, 2010, 06:41:31 am
Nếu vậy thì lạ nhỉ? Chuyên gia tên lửa của ta hồi chống Mỹ toàn là người LX thôi mà?

Ầy, tác giả không chuyên gia ở VN bác ạ. Tác giả này chỉ là một "người ngoài cuộc" thôi. Là sỹ quan điều khiển tên lửa dưới thời CHDC Đức, tác giả đã được nghe giáo viên (chắc là người Nga) kể rất nhiều về chiến đấu của tên lửa SAM 2 ở VN.

Từ trước tới nay có nhiều thông tin từ ta và địch rồi, giờ em đưa cái này lên coi như tham khảo thêm xem ý kiến của "lực lượng thứ 3" ra sao.

Sau đây là phần lược dịch từ http://www.peters-ada.de/vietnam_2.htm#Jahr%201972

Những ngày cuối cùng của năm 1972

Hệ thống phòng không miền Bắc Việt Nam năm 1972

   Cuộc chiến tranh đường không chống lại Việt Nam có thể còn kéo dài thêm 1 năm nữa. Hà Nội đã hứng chịu liên tục những cuộc ném bom. Quân đội Mỹ, với sự cho phép của tổng thống Nixon, đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược B52 tấn công Hà Nội. Việc ném bom hủy diệt các mục tiêu quân sự giờ đây mở rộng thêm cả các mục tiêu dân sự với mong muốn tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ cho cuộc chiến tranh.
   Lực lượng phòng không Việt Nam đã phải trả khá nhiều „học phí“: mọi sự bắt đầu với những khẩu súng trường, súng máy chống lại những chiếc máy bay tiêm kích. Dân quân tự vệ và những người nông dân chân chất đã học cách sử dụng hệ thống tên lửa phòng không để bảo vệ những cây cầu bắc vào làng. Người cảnh giới gõ kẻng… người nông dân đứng lên với cây súng và bắn trả. Cả những người phụ nữ cũng đứng vào vị trí người chiến sỹ phòng không và đã bắn. Những người nông dân học kỹ thuật tên lửa. Từng bước, từng bước, những con người đơn giản này đã học cách sử dụng hệ thống tên lửa phòng không. Những nụ cười coi thường khi nhìn thấy những quả tên lửa bắn trệch xa máy bay đã trở thành sự khâm phục chết người. Không lực và hải quân Hoa Kỳ đã tìm thấy một đối thủ đáng kính trọng. Giờ là lúc phải chống lại quyết liệt các hệ thống tên lửa phòng không. Với các biện pháp gây nhiễu điện tử và hệ thống tên lửa chống tên lửa phòng không, hệ thống phòng không bị uy hiếp nặng nề.

   Nhưng những người Việt Nam đã bảo vệ các thành phố của họ chống lại máy bay ném bom. Trong con mắt của họ đó là lũ cướp trời. Những mảnh xác máy bay đã trở thành những chiếc lược, đồ nhà bếp và đồ lặt vặt trong gia đình. Một đơn vị gồm toàn chiến sỹ nữ, trong thời gian Hà Nội bị ném bom trong tháng 12 năm 1972 (chiến dịch Linebacker II), đã tham gia nạp đạn 24 lần không nghỉ ở một trận địa tên lửa.
Cả hai bên đã học tập lẫn nhau trong nhiều năm ròng. Hệ thống phòng không đã không bao giờ hèn nhát. Cả hai bên đều phải chịu nhiều tổn thất. Trong chiến tranh Việt Nam đã có 54 máy bay ném bom B52 bị bắn rơi. Trừ 2 chiếc (bị MIG 21 tiêu diệt, một trong số đó do lao thẳng vào) số còn lại bị tên lửa phòng không SAM2/SA 75 bắn rơi. Chỉ riêng những ngày cuối tháng 12 năm 1972 đã có 18 máy bay ném bom B52 bị tên lửa phòng không Việt Nam tiêu diệt.

   Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống phòng không là bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế. Hệ thống phòng không của người Việt Nam với súng phòng không, máy bay và tên lửa phòng không đã chiến đấu hiệu quả chống lại không lực và hải quân Mỹ.

   Sự sẵn sàng chiến đấu của 22 đơn vị phòng không trong chiến dịch „Linebacker II“  đạt hệ số 0,6-0,7 đối với các đơn vị tên lửa. Sự thiệt hại của các đơn vị tên lửa làm yếu đi khả năng sẵn sàng chiến đấu. Thiệt hại và sự mất sức chiến đấu tạm thời do các biện pháp chống lại của người Mỹ (ném bom các bệ phóng SAM, hoặc là các bệ phóng phải di chuyển địa điểm), đã được khắc phục nhanh chóng chỉ trong vòng vài giờ hoặc ít ngày sau.

   Các khẩu đội tên lửa đã không có nhiều hơn 10-12 tên lửa cho mỗi bệ phóng. Số tên lửa còn lại được chuẩn bị sẵn sàng và cất giữ ở nơi gần đó, đặt sẵn trên các xe chuyên chở. Ưu điểm của biện pháp này là các quả đạn tên lửa sẽ không dễ dàng bị phá hủy nhưng nhược điểm sẽ là mất thêm thời gian cho tới khi tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng. (Đó cũng là vấn đề ngày hôm nay đối với hệ thống phòng không hiện đại PATRIOT. Thời gian nạp đạn kéo dài hơn 1 tiếng, đạn tên lửa hoặc là được cất trữ ở một kho trung tâm cho một nhóm bệ phóng hoặc riêng rẽ cho từng bệ phóng.)
 
   Nhiệm vụ chính của các đơn vị tên lửa trong tháng 11, 12 năm 1972 là bảo vệ các thành phố lớn Hà Nội và cảng Hải Phòng, bảo vệ các sân bay và trung tâm thông tin liên lạc.

   Năm 1972 được chia ra thành 2 chu kỳ nổi bật: trung tuần tháng 4 tới tháng 10 và giữa tháng 12 tới cuối năm 1972 (chiến dịch Linebacker II)
  
   Cường độ tấn công các hệ thống phòng không trong chu kỳ đầu thấp hơn.
   Với 55 lần bắn của tên lửa SAM đã có tới 23 máy bay hoặc máy bay không người lái bị tiêu diệt. Tính trung bình 4 tên lửa tiêu diệt 1 mục tiêu, tỉ lệ diệt mục tiêu của hệ thống tên lửa phòng không (Xác suất tiêu diệt mục tiêu) trong chu kỳ này là 0,5 (50%). (Nguyên tắc bắn của SA2: một loạt bắn 3 tên lửa vào một mục tiêu. Mục tiêu bị tiêu diệt thì hiệu suất bắn là 1,0. Người Mỹ có vẻ không biết tới nguyên tắc này của nhà sản xuất nên nói rằng: 3 tên lửa tiêu diệt 1 mục tiêu = 0,33 ).

(còn tiếp...)

Ảnh minh họa: S 75 Dwina, sẵn sàng chiến đấu -  ảnh do máy bay trinh sát chụp. Foto US Air Force


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lonesome trong 11 Tháng Giêng, 2010, 01:41:05 pm
Mời bác TB xem thêm Kỷ niệm 35 năm trận Tập kích chiến lược 12 ngày đêm của KQ Mỹ vào MB (http://ttvnol.com/forum/gdqp/995879/trang-1.ttvn?v=xw1sz5pfcav4aom7mvwk)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Giêng, 2010, 06:38:55 pm
Nếu vậy thì lạ nhỉ? Chuyên gia tên lửa của ta hồi chống Mỹ toàn là người LX thôi mà?

Sỹ quan Đông Âu đi học điều khiển Volkhov S-75M là thế hệ sau 12 ngày đêm rồi. Thường những bác này được lấy chuyển hệ đi học điều khiển S-125 luôn.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: ThanhBinh trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:19:51 pm
Mời bác TB xem thêm Kỷ niệm 35 năm trận Tập kích chiến lược 12 ngày đêm của KQ Mỹ vào MB (http://ttvnol.com/forum/gdqp/995879/trang-1.ttvn?v=xw1sz5pfcav4aom7mvwk)

Cám ơn bác Lonesome, nhưng mà hình như link lại bị hỏng mất rồi.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:24:35 pm
Bác Ngao5 hiện đã dịch xong 11 chương của cuốn "To Hanoi and back" của Wayne Thompson. Đây cũng là một nguồn để tìm hiểu thêm về Chiến dịch PK Hà Nội-Hải Phòng năm 1972.

(http://img233.imageshack.us/img233/859/1882tae1.jpg)

Bản dịch cần hiệu chỉnh, có bạn nào muốn tham gia không? ;D


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:42:39 pm
Trích một đoạn có liên quan đến đạn tên lửa!

"Số lượng tên lửa phóng lên được tình báo Mỹ phát hiện đã giảm từ 73 quả ngày 27-12 xuống 48 quả ngày 28-12 và 25 quả ngày 29-12, nên trận tập kích Phúc Yên, Quỳnh Lôi và Trại Cả có thể coi là rất thành công. Tướng Vogt đặc biệt vui sướng về thành công tập kích Quỳnh Lôi, và sau chiến tranh ông thích kể “những máy bay B-52 của SAC được cứu đúng theo nghĩa đen bởi việc áp dụng chiến thuật ném bom trong mọi thời tiết”( ). Ngoài sự thật cuộc trận tập kích Phúc Yên đã gây ra thiệt hại rõ ràng, còn có câu hỏi lớn hơn về hiệu quả tất cả những cuộc trận tập kích và các cơ sở lắp ráp tên lửa trong hai ngày cuối cùng của chiến dịch. Đô đốc Moorer sau này nhớ lại rằng đánh giá của tình báo Mỹ về sự giảm bớt tên lửa dựa trên không những tên lửa được phóng lên, mà còn dựa vào những phàn nàn của Bắc Việt nam về sự thiếu hụt tên lửa( ).

Tuy thế, nên lưu ý rằng ngay trước Linebacker II, số tên lửa phóng lên đã giảm xuống, thậm chí giảm mạnh hơn. Sau khi phóng nhiều nhất hơn hai trăm quả đêm thứ ba, số tên lửa phóng lên giảm xuống còn 40 trong đêm thứ tư và dưới 4 quả trong đêm thứ sáu (23-12). Trong thời kỳ này, Bộ tư lệnh không quân chiến lược cắt bớt số lượt xuất kích B-52 từ khoảng một trăm trong ba đợt một đêm xuống 30 lượt một đợt một đêm. Cũng sau đó, những mục tiêu bị tấn công nằm xa Hà nội. Chỉ có đêm thứ sáu hầu như không có tên lửa, B-52 bắt đầu ném bom các trận địa tên lửa lần đầu tiên; ba trận địa 50 dặm về phía đông bắc Hà nội bị ném bom trước khi những chiếc B-52 khác thả bom xuống ga Lang Dang (ga Lạng Giang, gần Kép - ND) - thậm chí xa hơn Hà nội và được bảo vệ chủ yếu bởi ba trận địa tên lửa vừa vị không kích. Để bổ xung cho bốn SAM phóng lên, những máy bay MiG làm một nỗ lực khác thường, nhưng tên lửa không đối không của họ bắn trượt. Việc một xạ thủ B-52 nói rằng bắn rơi hai MiG là không thể kiểm chứng được, đây là một đêm rất tồi đối với phòng không Bắc Việt nam. Từ điểm đen đủi này, số tên lửa phóng lên trong hai đêm sau Giáng sinh tới khoảng 70 chiếc trên một đợt (khá tương đương với số lượng ba đêm đầu tiên)( ).

Phán đoán đơn độc số tên lửa phóng lên sau đó, không có gì đảm bảo rằng kéo dài Linebacker II sẽ không gặp phải sự hồi sinh số tên lửa phóng lên. Một mặt, Bắc Việt thực tế đang chịu đựng sự thiếu hụt tên lửa liên tục. Việc sử dụng hoang phí cũng Mỹ đã làm cạn loại tên lửa mới chống radar Standard, chỉ loại cũ hơn Shrikes. Nhưng khi nguồn cung cấp nhiễu kim loại bị thiếu hụt, họ được được bổ xung từ bên ngoài. Tương tự, đối với Bắc Việt Nam, họ phụ thuộc nhiều và những tên lửa loại mới của Liên Xô đang được chở qua biên giới Trung Quốc. Dù sao đi nữa, Linebacker II chẳng có cách nào chặn được giao thông."



Tiêu đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Giêng, 2010, 08:45:20 pm
Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Phần 1: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg185098#msg185098

Phần tiếp: http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html?c=y&page=2

Tổng thống Nixon phát lệnh ném bom vào ngày 14/12 và giao Bộ tư lệnh Không quân chiến lược SAC đặt tại Omaha bang Nebraska cấp tốc lập kế hoạch hành quân. Bộ tham mưu Tập đoàn không quân số 8 tỏ ra bất ngờ khi SAC quyết định lập kế hoạch hành quân mãi tận Omaha thay vì giao cho họ làm ở Guam vừa dùng được kinh nghiệm lập kế hoạch hành quân cho các phi vụ ném bom của B-52 bấy lâu nay, vừa thuận trong việc vạch chiến thuật cùng các tổ bay sẽ tham gia chiến dịch. Sự cách biệt tới nửa vòng Trái đất giữa các sĩ quan tham mưu quen ngồi bàn giấy ở SAC với những tổ bay đang trực tiếp chiến đấu báo hiệu những trục trặc khi thực hiện chiến dịch sau này.

Theo kế hoạch hành quân của SAC, lực lượng B-52 đồn trú tại Guam và Utapao tham gia chiến dịch ném bom Hà Nội được chia thành 3 đợt theo cùng đường bay và độ cao, mỗi đợt cách nhau 4 giờ đồng hồ và đều diễn ra vào ban đêm.  Đại úy phụ lái Jim “Bones” Schneiderman tham dự buổi họp phổ biến kế hoạch hành quân hôm đó thể hiện sự không nhất trí với chiến thuật ném bom khi kể lại: “Ai cũng hiểu ngay từ trước khi xuất kích thực hiện phi vụ đầu tiên rằng chiến thuật ném bom kiểu đấy thực sự ngớ ngẩn khi mọi người tiếp cận hay thoát li mục tiêu từ cùng hướng bay và cùng độ cao. Kiểu chiến thuật đó chẳng khác hình ảnh quân Anh hồi còn Chiến tranh Độc lập khi cứ ngay hàng thẳng lối xung trận để thành mục tiêu dễ dàng cho đối phương – quả là kiểu chiến thuật kì dị.”

Nhập nhoạng tối ngày 18/12, trong tiết trời giá buốt và mưa phùn gió bấc bao trùm nơi đặt xe radar cảnh giới tiền tiêu của Đại đội 45, Trung đoàn radar 291, Quân chủng phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam, tại rìa một ngôi làng nhỏ phía tây tỉnh Nghệ An, sĩ quan trực chỉ huy là đại đội trưởng Đinh Văn Thân cùng kíp trắc thủ đang căng mắt dõi theo chuỗi tín hiệu mục tiêu trên màn hiện sóng chiếc radar cảnh giới P-12 khi chúng nhích dần lên hướng bắc vượt qua đoạn sông Mê kông phân giới giữa Lào và Thái Lan. Từ trong màn nhiễu tích cực và nhiễu địa vật dày đặc trên màn hiện sóng, Thân và kíp trắc thủ của mình nhận ngay ra tín hiệu mục tiêu là của loại máy bay ném bom chiến lược lớn nhất có khả năng mang tới 30 tấn bom của Mĩ. Dù đã quan sát tín hiệu loại máy bay nhiều lần trước đây nhưng chưa lần nào họ thấy số tốp tín hiệu B-52 tập trung với số lượng lớn như lần này. Kíp trắc thủ đài radar cảnh giới của trạm 45 chăm chú theo dõi trên màn hiện sóng khi tín hiệu các tốp mục tiêu B-52 tiến tới Điểm mốc 300, nơi chúng hoặc sẽ theo hướng tây đi ném bom các mục tiêu ở Lào, hoặc sẽ theo hướng đông đi ném bom vùng cán xoong của Bắc Việt.

Bộ đội radar triển khai radar cảnh giới P-12 (ảnh sưu tầm)
(http://img13.imageshack.us/img13/7006/airwarovernorthvietnamt.jpg)

Nhưng tối nay, tín hiệu các tốp mục tiêu B-52 vẫn tiếp tục theo hướng bắc thẳng tiến vượt qua Điểm mốc 300. Thân nhanh chóng nhận thấy các tốp mục tiêu B-52 tiến theo đường bay mà máy bay chiến thuật của Mĩ thường dùng khi thực hiện các phi vụ ném bom Hà Nội. Sau khi kiểm tra lại tín hiệu các tốp mục tiêu B-52, Thân đã báo cáo lên sở chỉ huy Trung đoàn vào lúc 7 giờ 15: “một số lượng lớn máy bay B-52 đã bay vượt qua Điểm mốc 300 và có vẻ chúng đang trên đường bay tới Hà Nội.” Sở chỉ huy Trung đoàn ngay lập tức báo cáo lên Bộ tư lệnh Quân chủng. Tại đài radar cảnh giới, Thân nhận được chỉ thị kiểm tra và xác nhận lại tình báo đã báo cáo trước đó. Trận đánh cuối cùng của Mĩ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam đã chính thức bắt đầu.

Thân cùng kíp trắc thủ của mình là một cấu phần của mạng lưới radar cảnh giới phủ sóng trên toàn bộ không phận Bắc Việt chứ không chỉ là những trạm radar đơn lẻ với kiểu tổ chức lỏng lẻo vốn khó lòng xử lí các cuộc tập kích đường không đồng loạt hay xử lí các tình huống đường không khẩn cấp. Các tình báo thu được từ đài radar của Thân về trận tập kích được gửi tới Bộ tư lệnh Quân chủng. Tại Bộ chỉ huy Quân chủng có đặt một dãy bảng tiêu đồ trong suốt khổ lớn, với các sĩ quan chỉ huy hướng có đường thoại trực tiếp tới tất cả các phân đội tên lửa ngồi phía ngoài bảng, còn bên phía trong bảng là nhóm các tiêu đồ viên làm nhiệm vụ nhận tình báo các tốp máy bay đối phương chuyển về từ các đài radar cảnh giới để đánh dấu đường bay cùng các tham số mục tiêu với kiểu viết chữ ngược lên bảng tiêu đồ cho các sĩ quan chỉ huy của Bộ tham mưu nắm bắt.

Khu vực Hà Nội thuộc địa bàn phụ trách phòng không của Sư đoàn phòng không 361 với lực lượng chiến đấu gồm nhiều trạm radar và pháo phòng không, nhưng chủ lực là 3 trung đoàn tên lửa phòng không được trang bị SAM-2 gồm: Trung đoàn 261 phụ trách phòng không hướng đông-bắc thành phố, Trung đoàn 257 và Trung đoàn 274 phụ trách phòng không hướng nam và hướng tây thành phố. Mỗi trung đoàn tên lửa nêu trên được trang bị nhiều radar cảnh giới và biên chế 3 tiểu đoàn tên lửa phòng không SAM-2, mỗi tiểu đoàn hỏa lực loại này được trang bị 1 bộ radar cảnh giới, 1 bộ radar điều khiển tên lửa Fan Song cùng 6 bệ phóng tên lửa SAM-2.

Bộ đội tên lửa nạp đạn tên lửa SAM-2 vào bệ phóng (ảnh sưu tầm)
(http://img83.imageshack.us/img83/7006/airwarovernorthvietnamt.jpg)

(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: t2ncdn trong 11 Tháng Giêng, 2010, 08:59:52 pm
Bác Ngao5 hiện đã dịch xong 11 chương của cuốn "To Hanoi and back" của Wayne Thompson. Đây cũng là một nguồn để tìm hiểu thêm về Chiến dịch PK Hà Nội-Hải Phòng năm 1972.

(http://img233.imageshack.us/img233/859/1882tae1.jpg)

Bản dịch cần hiệu chỉnh, có bạn nào muốn tham gia không? ;D
cho e tham gia mí


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Giêng, 2010, 09:13:36 pm
Hoan nghênh, trước hết bạn down bản gốc tiếng Anh ở đây (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=501.90) đã, sau đó tôi sẽ chuyển cho bạn bản dịch của bác Ngao5. Sau mỗi chương ta sẽ cùng trao đổi!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Giêng, 2010, 09:22:58 pm
Rapid mà down khó thì các bác có thể thử ở đây: http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/ToHanoiAndBack.pdf


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lonesome trong 11 Tháng Giêng, 2010, 11:09:57 pm

Cám ơn bác Lonesome, nhưng mà hình như link lại bị hỏng mất rồi.

Link đã sửa: Kỷ niệm 35 năm trận Tập kích chiến lược 12 ngày đêm của KQ Mỹ vào MB (http://ttvnol.com/forum/gdqp/995879/trang-1.ttvn) . Mời bác vào thử.

Cụ Đoành cho em ké hiệu chỉnh nhé


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: t2ncdn trong 12 Tháng Giêng, 2010, 12:24:53 am
E down bản tiếng Anh cả 2 đường đều không được, các bác còn link nào khác không?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lonesome trong 12 Tháng Giêng, 2010, 12:51:24 am
E down bản tiếng Anh cả 2 đường đều không được, các bác còn link nào khác không?

Bạn thử xem: http://www.mediafire.com/file/g23zymt5gn2/ToHanoiAndBack.pdf


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 12 Tháng Giêng, 2010, 04:13:46 am
"Số lượng tên lửa phóng lên được tình báo Mỹ phát hiện đã giảm từ 73 quả ngày 27-12 xuống 48 quả ngày 28-12 và 25 quả ngày 29-12, nên trận tập kích Phúc Yên, Quỳnh Lôi và Trại Cả có thể coi là rất thành công. Tướng Vogt đặc biệt vui sướng về thành công tập kích Quỳnh Lôi, và sau chiến tranh ông thích kể “những máy bay B-52 của SAC được cứu đúng theo nghĩa đen bởi việc áp dụng chiến thuật ném bom trong mọi thời tiết”( ). Ngoài sự thật cuộc trận tập kích Phúc Yên đã gây ra thiệt hại rõ ràng, còn có câu hỏi lớn hơn về hiệu quả tất cả những cuộc trận tập kích và các cơ sở lắp ráp tên lửa trong hai ngày cuối cùng của chiến dịch.

Đây là cái vụ F-4 ném bom xuyên mây mặc dù bị 48 SAMs bắn vào đội hình mà hai bác ChienV với cả sếp vẫn bảo là "chắc là không có" chứ gì.  ;) Hay là ý các bác bảo là không có SAM bắn lên, còn vụ nó đánh tan hoang bãi lắp tên lửa của ta là có?

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg18078#msg18078


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Giêng, 2010, 04:55:42 pm
Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Phần 1: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg185098#msg185098
Phần 2: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg186804#msg186804

Phần tiếp: http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html?c=y&page=3


Máy bay tiêm kích bom F-105 bị tên lửa SAM-2 bắn rơi trên bầu trời Miền Bắc (ảnh sưu tầm)
(http://img525.imageshack.us/img525/7884/bogun3.jpg)

Hệ thống tên lửa phòng không SAM-2 được sử dụng trong suốt cuộc chiến nhưng cũng chỉ đạt kết quả hạn chế trước những loại máy bay chiến thuật rất cơ động của Mĩ. Nhìn chung hệ thống này vận hành đáng tin cậy, nhưng kĩ thuật thô sơ với sự kết hợp giữa công nghệ đèn điện tử và hệ thống máy tính cơ khí chậm chạp, cùng một đài radar điều khiển dễ bị tác động bởi đủ các loại gây nhiễu điện tử. Chính vì vậy mà sự hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống này lệ thuộc hoàn toàn vào kĩ năng vận hành của kíp trắc thủ điều khiển 7 người.

Bộ đội tên lửa triển khai khối anten khí tài điều khiển tên lửa SAM-2 Fan Song (ảnh sưu tầm)
(http://img90.imageshack.us/img90/7006/airwarovernorthvietnamt.jpg)

Các kíp trắc thủ điều khiển tên lửa đầy kinh nghiệm của Hà Nội dù đã từng chiến đấu với những đợt bắn phá của máy bay Mĩ từ nhiều năm nhưng vẫn tỏ ra rất băn khoăn về việc liệu họ có bắn hạ được loại máy bay B-52 hay không. Chính loại máy bay này đã từng tàn sát lực lượng Bắc Việt ở Khe Sanh và vừa băm nát các đơn vị Bắc Việt chiến đấu đâu đó ở phía nam. Các chuyên gia bên phía Bắc Việt đã ngày nối ngày nghiên cứu các chiến thuật tiêu biểu và phương pháp gây nhiễu của B-52 ngay từ khi loại máy bay này bắt đầu thực hiện các phi vụ ném bom ở Lào và phía nam Bắc Việt. Tháng 10/1972, tại một hội nghị được tổ chức ở Hà Nội, các chỉ huy tiểu đoàn tên lửa phòng không Bắc Việt đã cùng nhau nghiên cứu hàng trăm thước phim do các đơn vị tên lửa chiến đấu ở vùng Bắc Trung bộ chụp các loại nhiễu của B-52 trên loại radar điều khiển tên lửa Fan Song và loại radar cảnh giới P-12. Sau hội nghị này, Bộ tư lệnh Quân chủng đã lưu hành một cuốn cẩm nang nhan đề “Phương pháp đánh B-52” để phát cho các đơn vị hỏa lực SAM-2.

Bộ đội tên lửa thể hiện quyết tâm bắn rơi máy bay Mĩ (ảnh sưu tầm)
(http://img258.imageshack.us/img258/4796/wildweasels1.jpg)

Trong khi dưới mặt đất là sự rét mướt và mưa phùn, thì bầu trời đêm phía trên những đám mây dày cộp nơi lực lượng hộ tống đội hình B-52 tiến vào lại rất đẹp dưới ánh trăng vành vạnh tỏa sáng. Đội hình tập kích gồm các biên đội máy bay tiêm kích F-4 một số làm nhiệm vụ thả các bó nhiễu kim loại gây nhiễu, còn số khác tham gia hộ tống đội hình, một biên đội máy bay gây nhiễu điện tử EB-66, một số biên đội máy bay tiêm kích chuyên chế áp phòng không Wild Weasel được trang bị các khí tài điện tử cùng các loại tên lửa Standard ARM và Shrike để chống loại radar Fan Song điều khiển tên lửa SAM-2, một số máy bay tiêm kích bom bay thấp FB-111 làm nhiệm vụ tấn công vô hiệu các sân bay có Mig của Bắc Việt dọn đường cho đội hình tập kích tới ném bom Hà Nội và cuối cùng là lực lượng B-52 bay theo đội hình biên đội 3 chiếc một.

Sơ đồ đội hình tấn công đường không tiêu biểu của Không quân Mĩ trước và trong Linebacker II (ảnh www.airbattle.co.uk)
(http://www.airbattle.co.uk/Assets/comb_strike_USAF.gif)

Trên bảng tiêu đồ tại Sở chỉ huy, một trong số ba nữ tiêu đồ viên có tên Đặng Thị Vân tỏ ra lo lắng khi thấy tín hiệu báo những chiếc B-52 bay tới. Cô nhớ lại: “Thoạt tiên là một tốp, rồi tiếp tới 2 tốp, sau đó là hàng loạt tốp xuất hiện như một bầy ruồi. Nhưng tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của một người lính đã giúp tôi lấy lại bình tĩnh và tiếp tục đánh dấu đường bay”. Sở chỉ huy Sư đoàn 361 theo dõi hướng tấn công của các tốp mục tiêu trước khi phân công số tốp và nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu cho các phân đội hỏa lực.

Các kíp trắc thủ điều khiển tên lửa đã được báo động chuyển cấp khi những chiếc B-52 đang trên đường bay hướng tới mục tiêu. Trên trận địa tên lửa, tiếng các xe máy phát diesel nổ ồn ã cung cấp nguồn điện cho xe radar và xe điều khiển. Trong chiếc xe điều khiển không có điều hòa nhiệt độ giữ vai trò trung tâm của phân đội tên lửa SAM-2 là kíp chiến đấu gồm vị sĩ quan chỉ huy phân đội, một sĩ quan điều khiển, 3 trắc thủ xe điều khiển, một tiêu đồ viên và một lính kĩ thuật phụ trách theo dõi bảng trạng thái vận hành của hệ thống 6 bệ phóng đã nạp tên lửa. Sĩ quan chỉ huy phân đội ngồi trước màn hiện sóng radar cảnh giới P-12 theo dõi các tốp mục tiêu và tay giữ tổ hợp điện thoại để nhận lệnh phân công và tiêu diệt tốp mục tiêu được giao từ Sở chỉ huy Trung đoàn. Bên cạnh người sĩ quan chỉ huy phân đội có dựng một tấm bảng tiêu đồ trong suốt được kẻ ô tọa độ thể hiện khu vực phụ trách hỏa lực của phân đội và do một lính tiêu đồ đứng sau bảng đánh dấu đường bay tốp mục tiêu đối phương theo tình báo nhận qua cáp nghe nối với sở chỉ huy cấp trên. Khi phân đội được giao tốp mục tiêu phân công, chỉ huy phân đội xác nhận tốp mục tiêu đó bằng chiếc radar cảnh giới P-12 trong khi tiêu đồ viên đánh dấu đường bay của tốp đó trên bảng tiêu đồ. Thao tác vừa nêu có tác dụng giúp chỉ huy phân đội nắm được tọa độ và hướng bay của tốp mục tiêu được phân công trên bảng tiêu đồ, qua đó xác định thời điểm mở radar điều khiển ngay cả khi không phát hiện được tín hiệu tốp mục tiêu trên nền nhiễu màn hiện sóng chiếc radar cảnh giới của đơn vị.

Kíp trắc thủ trong xe điều khiển tên lửa SAM-2 (ảnh sưu tầm)
(http://img201.imageshack.us/img201/7006/airwarovernorthvietnamt.jpg)

Cách vài bước chân ngay phía tay phải vị trí sĩ quan chỉ huy phân đội là vị trí của sĩ quan điều khiển tên lửa với màn hiện sóng dùng bắt bám mục tiêu của radar điều khiển tên lửa Fan Song đặt phía trước. Hướng trước mặt sĩ quan điều khiển là vị trí của 3 trắc thủ đảm nhiệm các tham số mục tiêu cho tên lửa như góc tà, phương vị và cự li, với mỗi vị trí trắc thủ đều có màn hiện sóng riêng cho tham số tương ứng và bánh quay điều chỉnh chế độ bám mục tiêu theo tham số liên quan của radar điều khiển được bố trí phía dưới.

Khí tài điều khiển tên lửa SAM-2 Fan Song (ảnh sưu tầm)
(http://img16.imageshack.us/img16/2184/samthesa2guidelineantia.jpg)

Xe điều khiển được đóng kín mít để ngăn ánh sáng bên ngoài giúp kíp trắc thủ tập trung theo dõi màn hiện sóng. Âm thanh duy nhất nghe được trong xe ngoài tiếng xác nhận lệnh của kíp trắc thủ chỉ còn tiếng vù vù của các quạt làm mát đám đèn điện tử lắp trong các khí tài điều khiển tương đối thô sơ của hệ thống SAM-2. Một sĩ quan chỉ huy phân đội khi được hỏi về mức độ tiếng ồn trong xe đã cho biết: “Hệ thống quạt làm mát khi chạy khá ồn, nhưng cũng chẳng thành vấn đề với chúng tôi vì mãi rồi cũng quen. Còn âm giọng của mỗi chỉ huy phân đội lại có sắc thái riêng tùy theo tính cách và tác động tới âm giọng của kíp trắc thủ thuộc quyền trong xe ngay từ khi còn huấn luyện”.

Đợt B-52 đầu tiên tiến đánh Bắc Việt đêm đó gồm 21 chiếc tới từ căn cứ U-Tapao Thái Lan và 28 chiếc tiếp theo tới từ căn cứ Andersen hợp thành đội hình 49 chiếc máy bay ném bom bay cùng độ cao và đường bay theo hướng tây bắc – đông nam tới Hà Nội.


(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 13 Tháng Giêng, 2010, 12:28:51 pm
Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Phần 1: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg185098#msg185098
Phần 2: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg186804#msg186804
Phần 3: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187151#msg187151

Phần tiếp: http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html?c=y&page=4

Sơ đồ đường bay của B-52 trong Chiến dịch Linebacker II (ảnh sưu tầm từ redsaigon@honda67vn.com)
(http://i960.photobucket.com/albums/ae89/redsaigon300/Ngaynay_namay/DBP%20tren%20khong%2018-12-1972/B-52_to_Ha_Noi.jpg)

Biên đội B-52 xuất kích (ảnh sưu tầm từ fas.org)
(http://www.globalsecurity.org/wmd/systems/images/b-52-990483d.jpg)
(http://www.globalsecurity.org/wmd/systems/images/b-52g-dfst8712398.jpg)

Bob Certain nhớ lại trong cuốn hồi kí của mình: “khi vòng rẽ sang hướng đông rời khỏi Lào tiến vào không phận Bắc Việt thực hiện việc trút bom, tất cả chúng tôi đều cố gắng tập trung để hoàn thành phi vụ này một cách chính xác và tốt nhất so với các phi vụ ném bom đã tiến hành trước đây. Chúng tôi sẽ mất khoảng 20 phút nằm trong tầm hỏa lực hiệu quả của tên lửa phòng không đối phương, nhưng không được vì mối đe dọa này mà sao nhãng nhiệm vụ. Nhân viên hoa tiêu vô tuyến và tôi đã tắt các máy liên lạc truyền tin với bên ngoài để chỉ chuyên tâm vào bảng chỉ dẫn và phối hợp thao tác với tổ bay. Chúng tôi nhận được chỉ thị không được phép cơ động đường bay tính từ điểm bắt đầu cải bằng tính toán đường bom tới điểm trút bom. Những chỉ thị kiểu này càng lúc càng trở nên nguy hiểm cho chúng tôi khi hàng loạt tiếng thét báo SAM vang lên từ các tốp B-52 xuất kích từ U-Tapao khi họ tiến vào vùng mục tiêu trút bom 30 phút trước đội hình chúng tôi".

Buồng công tác của hoa tiêu vô tuyến trên máy bay B-52 (ảnh sưu tầm từ fas.org)
(http://www.globalsecurity.org/wmd/systems/images/b-52_elctrnc-opticl-view-systm_030407-f-7194f-005.jpg)

Tiểu đoàn 57 Trung đoàn tên lửa 261 có trận địa ngay bờ bắc sông Hồng là phân đội tên lửa đầu tiên chặn đánh đội hình tập kích. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57 Nguyễn Văn Phiệt là một chỉ huy lão luyện từng lăn lộn chiến đấu chống các trận không kích của Mĩ trong suốt 5 năm nhưng cũng chưa bao giờ gặp trường hợp nhiễu nặng như trận này. Ông nhớ lại: “tất cả các tín hiệu mục tiêu đều biến mất trong đám nhiễu trắng lóa khắp màn hiện sóng. Màn hiện sóng trước mặt sĩ quan điều khiển và các trắc thủ hiện lên các vạch xanh đậm đan chéo chằng chịt với nhau và biến đổi không ngừng, các dải nhiễu nhằng nhịt nối tiếp nhau xuất hiện, tụ vào rồi lại tan ra trước khi xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn đốm sáng trùm lên màn hiện sóng giống cả đám tín hiệu mục tiêu đang di chuyển hỗn loạn. Với cả mớ tín hiệu hỗn loạn đi kèm với màn hiện sóng radar chập chờn trôi xuống liên tục giống như trận mưa trút nước như vậy thì làm sao chúng tôi có thể phân biệt giữa dải nhiễu của B-52 với dải nhiễu của máy bay tiêm kích chiến thuật, hay giữa nhiễu chủ động phát đi từ những chiếc EB-66 với nhiễu thụ động từ các sợi kim loại gây nhiễu do đám F-4 thả ra ngang trời?” 

Chẳng mấy chốc mặt đất và các ngôi nhà ở Hà Nội, cùng các xe điều khiển tại các trận địa tên lửa bắt đầu rung chuyển nhè nhẹ khi vệt bom đầu tiên trút xuống các sân bay có Mig tại Hòa Lạc và Phúc Yên. Bộ tư lệnh Quân chủng phòng không dồn dập điện hỏi ban chỉ huy Trung đoàn 261: “Các anh đã phát hiện ra B-52 chưa? Đã có đơn vị nào bắn chưa? Tại sao vẫn chưa bắn?”

Trên các xe điều khiển, các kíp trắc thủ điều khiển tên lửa Bắc Việt đang cố gắng bám theo dải nhiễu B-52 nhờ đài radar cảnh giới P-12 thay vì bật radar điều khiển Fan Song để tránh làm lộ vị trí đài phát trước đám máy bay tiêm kích chế áp phòng không Wild Weasel mang tên lửa chống radar. Nhưng việc bám mục tiêu thụ động cũng không mấy hiệu quả do bị nhiễu quá nặng.

(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 13 Tháng Giêng, 2010, 04:16:51 pm
Nhặt sạn cho đồng chí huyphongssi:

Bài 1 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg186804#msg186804)

Trích dẫn
Nhập nhoạng tối ngày 18/12, trong tiết trời giá buốt và mưa phùn gió bấc bao trùm nơi đặt xe radar cảnh giới tiền tiêu của Đại đội 45, Trung đoàn radar 291, Quân chủng phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam, tại rìa một ngôi làng nhỏ phía tây tỉnh Nghệ An, sĩ quan trực chỉ huy là đại đội trưởng Đinh Văn Thân cùng kíp trắc thủ đang căng mắt dõi theo chuỗi tín hiệu mục tiêu trên màn hiện sóng chiếc radar cảnh giới P-12 khi chúng nhích dần lên hướng bắc vượt qua đoạn sông Mê kông phân giới giữa Lào và Thái Lan.

Nhân vật bôi đỏ có tên là Đinh Hữu Thuần - đại trưởng Đại đội ra-đa 45 chứ không phải Đinh Văn Thân. Theo chính sử Quân chủng PK thì người báo cáo phát hiện tín hiệu B-52 là cấp dưới của Đinh Hữu Thuần - đài trưởng đài P-35 Nghiêm Đình Tích. Tác giả hoặc nhầm đài P-35 với đài P-12, hoặc đài P-12 được mở tăng cường sau khi có lệnh chuyển cấp.

Bài 2 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187151#msg187151) 

Trích dẫn
Trên bảng tiêu đồ tại Sở chỉ huy, một trong số ba nữ tiêu đồ viên có tên Đặng Thị Vân tỏ ra lo lắng khi thấy tín hiệu báo những chiếc B-52 bay tới. Cô nhớ lại: “Thoạt tiên là một tốp, rồi tiếp tới 2 tốp, sau đó là hàng loạt tốp xuất hiện như một bầy ruồi. Nhưng tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của một người lính đã giúp tôi lấy lại bình tĩnh và tiếp tục đánh dấu đường bay”. Sở chỉ huy Sư đoàn 361 theo dõi hướng tấn công của các tốp mục tiêu trước khi phân công số tốp và nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu cho các phân đội hỏa lực.

Nữ chiến sĩ báo vụ - tiêu đồ mạng B1 này có tên Nguyễn Thị Vân chứ không phải Đặng Thị Vân.

Trích dẫn
Các kíp trắc thủ điều khiển tên lửa đã được báo động chuyển cấp khi những chiếc B-52 đang trên đường bay hướng tới mục tiêu. Trên trận địa tên lửa, tiếng các xe máy phát diesel nổ ồn ã cung cấp nguồn điện cho xe radar và xe điều khiển. Trong chiếc xe điều khiển không có điều hòa nhiệt độ giữ vai trò trung tâm của phân đội tên lửa SAM-2 là kíp chiến đấu gồm vị sĩ quan chỉ huy phân đội, một sĩ quan điều khiển, 3 trắc thủ xe điều khiển, một tiêu đồ viên và một lính kĩ thuật phụ trách theo dõi bảng trạng thái vận hành của hệ thống 6 bệ phóng đã nạp tên lửa. Sĩ quan chỉ huy phân đội ngồi trước màn hiện sóng radar cảnh giới P-12 theo dõi các tốp mục tiêu và tay giữ tổ hợp điện thoại để nhận lệnh phân công và tiêu diệt tốp mục tiêu được giao từ Sở chỉ huy Trung đoàn. Bên cạnh người sĩ quan chỉ huy phân đội có dựng một tấm bảng tiêu đồ trong suốt được kẻ ô tọa độ thể hiện khu vực phụ trách hỏa lực của phân đội và do một lính tiêu đồ đứng sau bảng đánh dấu đường bay tốp mục tiêu đối phương theo tình báo nhận qua cáp nghe nối với sở chỉ huy cấp trên. Khi phân đội được giao tốp mục tiêu phân công, chỉ huy phân đội xác nhận tốp mục tiêu đó bằng chiếc radar cảnh giới P-12 trong khi tiêu đồ viên đánh dấu đường bay của tốp đó trên bảng tiêu đồ. Thao tác vừa nêu có tác dụng giúp chỉ huy phân đội nắm được tọa độ và hướng bay của tốp mục tiêu được phân công trên bảng tiêu đồ, qua đó xác định thời điểm mở radar điều khiển ngay cả khi không phát hiện được tín hiệu tốp mục tiêu trên nền nhiễu màn hiện sóng chiếc radar cảnh giới của đơn vị.


Chiến sĩ tiêu đồ này cũng thu tình báo mạng B1 nhưng đứng phía trước bảng tiêu đồ đặt bên trái màn hiện sóng đài P-12.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 13 Tháng Giêng, 2010, 04:27:24 pm
Thế đài radar điều khiển tên lửa Fansong (tên NATO?), nó có tên ký hiệu của LX/Nga là P-xx? Bác Oldbuff giúp cho luôn đê ;)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 13 Tháng Giêng, 2010, 05:44:17 pm
Nhặt sạn cho đồng chí huyphongssi:

Dạ, cảm ơn thủ trưởng! Em dịch theo nguyên bản và chỉ bỏ thêm dấu vào họ tên nhân vật. Có lẽ tác giả nhầm lẫn họ tên.

Mỗi trạm radar cảnh giới đều có nhiều loại radar như P-10 Knife Rest, P-12 Spoon Rest và P-35 Bar Lock. Em nghĩ P-35 vừa là loại cảnh giới, vừa bắt thấp lại có thể dẫn đường cho không quân nên phải đặt trên đồi cao. Có thể do đơn vị vào cấp 1 nên đại đội trưởng Thuần trực tiếp chỉ huy tại đài radar P-35 của bác Tích. Đoạn em dịch chỉ thấy viết bác Thuần trực chỉ huy bên màn hiện sóng của P-12. Cũng có thể 2 radar này bố trí gần nhau và đều lên máy vào thời điểm đó.

Anh Hungnt_E1F2: Fan Song là radar điều khiển tên lửa SAM-2 có kí hiệu LX/Nga là SNR-75 anh ạ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 14 Tháng Giêng, 2010, 12:33:04 pm
Thế đài radar điều khiển tên lửa Fansong (tên NATO?), nó có tên ký hiệu của LX/Nga là P-xx? Bác Oldbuff giúp cho luôn đê ;)

VN dùng nhiều phiên bản đài điều khiển tên lửa Fan Song. Loại có chuồng cu PA-00 dùng hồi năm 72 như hình chiến sỹ huyphongssi đưa ở trên có tên RSNA-75M (được Mỹ/NATO gọi là Fan Song F) dùng cho các tổ hợp SA-75M Đờ-vi-na cải tiến (Dvina-A)

Trích dẫn
(http://img16.imageshack.us/img16/2184/samthesa2guidelineantia.jpg)
Đài điều khiển tên lửa RSNA-75M giống chiếc đang được trưng bày tại Bảo tàng PKKQ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 14 Tháng Giêng, 2010, 03:53:50 pm
Dưới đây là xe thu phát (còn gọi là xe P/приемо-передающая кабина П) của tổ hợp tên lửa phòng không SA-75M Dvina-A gồm có khối ăng-ten thu phát và truyền lệnh, khối cao tần RPK, khối ngắm quang học PA-00:

(http://img16.imageshack.us/img16/2184/samthesa2guidelineantia.jpg)



Xe điều khiển (còn gọi là xe U/кабина управления У) của tổ hợp tên lửa phòng không S-75M2 Volga: nơi kíp chiến đấu làm việc và đặt các tủ khí tài điều khiển. Như bức hình dưới đây thì đồng chí thiếu tá tay cầm tổ hợp mắt ngó màn hiện sóng đài nhìn vòng là trực chỉ huy của tiểu đoàn, đồng chí ngồi quay lưng vào chỉ huy là sĩ quan điều khiển, 3 chiến sỹ đang ngồi nhìn màn hiện sóng cùng hướng với chỉ huy lần lượt là trắc thủ phương vị, trắc thủ cự ly và trắc thủ góc tà, kỹ thuật viên đứng góc trong cùng, chiến sỹ tiêu đồ - báo vụ đã được sơ tán để nhường chỗ cho phóng viên đứng chụp hình ;D

(http://image.qdnd.vn/ImageHandler/upload//phongpv/2009/12/8/08122009p2.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 14 Tháng Giêng, 2010, 04:00:34 pm
Bác Buff ơi, mấy cái mảnh vải trăng trắng treo trên trần xe U là cái gì thế bác?

Bị Sơ rai đánh thì xe P sẽ lãnh đủ còn xe U thì không sao đúng không ạ?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 14 Tháng Giêng, 2010, 04:25:58 pm
Xin hỏi bác Buff:
1. Bảng điều khiển trước mặt SQĐK có nút bấm phóng đạn tên lửa? và có mấy nút bấm (1, 2, hay 3) dùng cho cả 3 bệ đạn?
2. Ca bin xe P, khi làm việc thì có bao nhiêu người trên đó, có phải là các đ/c ngồi trên xe P đó, gồm cả trắc thủ quan sát bằng mắt qua PA00 đều sẽ bị tiệt ....trùng?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 15 Tháng Giêng, 2010, 11:59:45 am
Bác Buff ơi, mấy cái mảnh vải trăng trắng treo trên trần xe U là cái gì thế bác?

Bị Sơ rai đánh thì xe P sẽ lãnh đủ còn xe U thì không sao đúng không ạ?

Mấy tấm chao đèn trần ấy mà!

Tên lửa Shrike AGM-45 được thiết kế để diệt đài điều khiển và đánh dấu trận địa. Máy bay Mỹ sẽ bắn nhiều Shrike một lúc vào trận địa tên lửa có đài điều khiển đang phát sóng. Nếu sóng tốt, búp sóng đẹp thì nó sẽ chui theo búp sóng vào đúng đài diệt cả cụm ăng ten lẫn khối cao tần trong thùng xe đài - xe P. Nếu sóng đài điều khiển rớt hoặc đổi hướng hoặc quả trước đã diệt xong đài rồi thì quả shrike bắn tới sẽ rơi gần đài hoặc quanh trận địa. Trường hợp sau thì mấy xe điều khiển - xe U, xe nguồn, xe hiện sóng, xe tính toán, v.v, bệ đạn và pháo bảo vệ đặt quang xe thu phát hay trận địa sẽ lĩnh đủ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 15 Tháng Giêng, 2010, 12:45:00 pm
Xin hỏi bác Buff:
1. Bảng điều khiển trước mặt SQĐK có nút bấm phóng đạn tên lửa? và có mấy nút bấm (1, 2, hay 3) dùng cho cả 3 bệ đạn?
2. Ca bin xe P, khi làm việc thì có bao nhiêu người trên đó, có phải là các đ/c ngồi trên xe P đó, gồm cả trắc thủ quan sát bằng mắt qua PA00 đều sẽ bị tiệt ....trùng?

1. Nút bấm phóng đạn bố trí trên mặt bảng trước mặt sỹ quan điều khiển. Có 3 nút bấm phóng đạn theo thứ tự trái sang là quả thứ nhất, thứ 2 và thứ 3 (số kênh điều khiển tối đa) với dãn cách bắn 6 giây mỗi quả.

2. Xe P là xe thu phát được vận hành từ xe điều khiển. 2 trắc thủ PA-00 ngồi trong chuồng cu gắn ngay trên khối ăng ten P12 và chịu nhiều tác động của sóng điện từ nhất (tất nhiên khi đài điều khiển phát sóng bắt bám mục tiêu mới phát xạ từ nguy hiểm).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 15 Tháng Giêng, 2010, 10:27:02 pm
Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Phần 1: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg185098#msg185098
Phần 2: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg186804#msg186804
Phần 3: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187151#msg187151
Phần 4: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187486#msg187486

Phần tiếp: http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html?c=y&page=5

Khi đội hình máy bay tập kích tiến tới, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 78 Nguyễn Chấn nhìn thấy “tầng tầng lớp lớp các loại nhiễu nhìn giống những chiếc nan quạt lớn chồng chéo lên nhau cùng xổ xuống, xóa nhòa tất cả các dải tần, làm lóa mắt kíp trắc thủ. Tín hiệu mục tiêu xoắn quện, vón cục rối bời với nhau trông như một cuộn len.”

Tiểu đoàn trưởng Chấn ra lệnh sẵn sàng nhấn nút phát sóng để radar điều khiển có đủ công suất phát cao áp trong 4 giây khi thời cơ tới. Khi đội hình B-52 tới gần mà radar cảnh giới của đơn vị vẫn không phát hiện được mục tiêu, Chấn đã quyết định mở máy phát sóng sục sạo mục tiêu được phân công theo tình báo trên bảng tiêu đồ. Dù biết việc radar điều khiển càng phát sóng lâu càng dễ bị đối phương tấn công, nhưng Chấn vẫn quyết định mở máy trỏ ăng ten theo cự li và phương vị của tốp mục tiêu B-52 đang tiến vào được đánh dấu trên bảng tiêu đồ. Ngay sau đó sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Luyện đã bám được vào dải nhiễu của một chiếc B-52 và nhấn nút chuyển tín hiệu bám mục tiêu sang màn hiện sóng của 3 trắc thủ. Trắc thủ cự li Đinh Trọng Duệ phấn khích hô to “B-52” rồi cùng các trắc thủ khác thao tác tinh chỉnh cự li, phương vị và góc tà bám sát dải nhiễu.    

Không ảnh trận địa SAM-2 (ảnh sưu tầm)
(http://img11.imageshack.us/img11/1655/samsite.jpg)


Duệ tiếp tục reo mừng “B-52 thật rồi” khiến tiểu đoàn trưởng Chấn phải nhắc nhở giữ trật tự để toàn kíp tập trung thao tác. Mặc dù nhiễu làm cho kíp trắc thủ không thể sử dụng chế độ bám tự động chính xác nhất của radar điều khiển Fan Song, nhưng cuối cùng vào lúc 7 giờ 49 phút tiểu đoàn trưởng Chấn cũng đã ra lệnh phóng và 2 đạn đã rời bệ lao về phía mục tiêu. Vị tư lệnh bộ đội phòng không Hà Nội trung tướng Trần Nhẫn nhớ lại khi tiểu đoàn trưởng Chấn báo cáo lệnh phóng lên sở chỉ huy Trung đoàn 257 “Những tiếng thở phào nhẹ nhõm của kíp chiến đấu tại sở chỉ huy vang lên khắp nơi”. Một cựu sĩ quan Bắc Việt đã diễn tả cho tôi biết cảm xúc trong bối cảnh đó như sau: “Được bắn lại đối phương đem tới cho chúng tôi cảm giác về sức mạnh của một người đang trong tư thế chiến đấu chứ không chỉ thụ động chịu đòn. Chính vì vậy chúng tôi đã phát súng cho mọi người dân và động viên họ nhắm bắn máy bay Mĩ cho dù kết quả chẳng đáng là bao. Chúng tôi thực sự mong lũ trẻ con đang nấp trong hầm tránh bom xem cảnh bố mẹ chúng đứng bắn máy bay địch ngay ở cửa hầm ra sao”.

Trung tướng Trần Nhẫn nguyên Phó tư lệnh Sư đoàn cận vệ đỏ 361 Hà Nội tham gia 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không (ảnh Báo Đất Việt)
(http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/dvbaogiay/20091227/ds2712093.jpg)

Cách Hà Nội chỉ vài cây số về hướng bắc, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 59 Nguyễn Thăng đã khởi đầu buổi tối chiến đấu đáng thất vọng khi đơn vị không những phóng cả 4 đạn đều trượt, mà lại còn bị đối phương quăng bom trùm lên trận địa. Lúc này, trong khi đang quan sát đội hình ném bom của đối phương bay vào trên màn hiện sóng radar P-12 và bảng tiêu đồ kế bên, tiểu đoàn trưởng Thăng nhận được lệnh từ sở chỉ huy Trung đoàn 261 giao nhiệm vụ diệt tốp mục tiêu 671 có độ cao 10.000 mét. Tiểu đoàn trưởng Thăng lệnh ngay cho sĩ quan điều khiển Dương Văn Thuận: “Mục tiêu, phương vị 350, cự li 30 km, độ cao 10.000 mét, phát sóng”. Thuận đánh tay quay chỉnh an-ten về góc phương vị 350 rồi bật công tắc phát sóng bắt mục tiêu. Sau 4 giây lên sóng, khi thấy trên màn hiện sóng hiện lên các dải nhiễu cho thấy đội hình một biên đội 3 chiếc B-52, Thuận báo cáo tiểu đoàn trưởng Thắng: “Phát hiện mục tiêu, phương vị 352, không rõ cự li, độ cao 10.000 mét, theo tốp, bay vào”.

Thắng chuyển qua ngó màn hiện sóng trước mặt sĩ quan điều khiển rồi quay lại vị trí để kiểm tra tín hiệu tốp mục tiêu trên màn hiện sóng chỉ huy và đường bay trên bảng tiêu đồ, sau đó ra lệnh cho Thuận chuẩn bị phóng 2 đạn. Tuy mới chỉ xác định được 2 tham số là phương vị và góc tà, nhưng để tính toán tham số còn lại của mục tiêu là cự li cũng không khó. B-52 thường bay ở độ cao từ 9.000 mét tới 11.500 mét nên chỉ cần một phép tính lượng giác đơn giản cũng xác định được cự li của nó: sử dụng tham số độ cao tạo thành cạnh đối của 1 tam giác vuông và góc kề là góc tà tại đài radar điều khiển để tính cạnh huyền sẽ ra cự li mục tiêu.


(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 16 Tháng Giêng, 2010, 12:16:16 am
Tiểu đoàn trưởng Chấn ra lệnh sẵn sàng nhấn nút phát sóng để radar điều khiển có đủ công suất phát cao áp trong 4 giây khi thời cơ tới.

Xin hỏi Bác OldBuff nữa: Thời 1985, khi bọn tôi học sĩ quan dự bị về Tên lửa PK, giáo viên sĩ quan TLPK có nói là các đài điều khiển tên lửa có nhiều chế độ trực phát sóng radar, trong đó nếu chế độ chờ là để mức 1/2 điện áp nung tim đèn công suất phát, là một nửa của 6,3VDC, lâu quá không biết có đúng không nữa ???. Như đoạn trên thì có phải là cấp đủ điện áp nung tim đèn để phát đủ công suất không nhỉ?


Tiêu đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 16 Tháng Giêng, 2010, 09:47:56 pm
Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Phần 1: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg185098#msg185098
Phần 2: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg186804#msg186804
Phần 3: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187151#msg187151
Phần 4: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187486#msg187486
Phần 5: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg188826#msg188826

Phần tiếp: http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html?c=y&page=6

Tiểu đoàn trưởng Thăng bám theo dải nhiễu trên màn hiện sóng cho tới khi tín hiệu của nó trở nên mịn thì chuyển lệnh bám sát mục tiêu bằng tay, một công việc vốn đòi hỏi kĩ năng thao tác rất cao, cho kíp trắc thủ. Thăng mô tả trong một bài báo tiếng Việt vào năm 1982 rằng: “ngay cả trong điều kiện chiến đấu bình thường thì điều khiển tên lửa bằng tay bám theo tín hiệu mục tiêu hiện rõ trên màn hiện sóng đã là một việc khó, huống hồ là lái tên lửa vào dải nhiễu của B-52. Chỉ cần vê tay quay điều khiển giật cục hay lỡ trớn thì tên lửa đã bay trệch mục tiêu tới hàng cây số hay phát nổ ngay trên không.”

Kíp chiến đấu Tiểu đoàn tên lửa 57 rút kinh nghiệm sau trận đánh (ảnh sưu tầm)
(http://pilot.vn/upload/files//2009/05/30/nhomotdemhanoidienbienphutrenkhong_pilot.vn.jpg)

Khi chiếc B-52 tiến vào, Thuận đã nhấn nút phóng liền 2 đạn rồi cùng các trắc thủ tập trung vào màn hiện sóng và tay quay, vừa bám sát mục tiêu vừa lái đạn. Chỉ 24 giây sau khi các quả đạn được phóng đi, đèn báo hiệu ngòi nổ cận đích của quả đạn đầu tiên rồi quả thứ hai nháy sáng trên bảng điều khiển báo hiệu đạn nổ tốt. Trắc thủ phương vị Nguyễn Văn Độ và trắc thủ góc tà Lê Xuân Linh lần lượt báo cáo tín hiệu dải nhiễu của mục tiêu biến mất trên màn hiện sóng phương vị và nhanh chóng tụt độ cao trên màn hiện sóng góc tà.

Chiếc B-52 mã hiệu Than củi số 1 của Bob Certain bị bắn hạ khi đã tới sát mục tiêu rải bom. Trong cuốn hồi kí của mình, hoa tiêu Certain đã mô tả tình thế trong khoang công tác phía dưới mũi của chiếc B-52 khi đó như sau: “Tôi và thiếu tá hoa tiêu vô tuyến Dick Johnson phải gác lại mọi cảm xúc để tập trung vào công đoạn quan trọng nhất của phi vụ. Chúng tôi mở cửa khoang bom khoảng 15 giây trước khi cắt bom và 5 giây kế tiếp tôi bấm đồng hồ tính giờ để kịp xử lí tình huống nếu hệ thống rải bom tự động bị trục trặc. Đúng lúc đó máy bay của chúng tôi dính đạn. Các màn hiện sóng cùng thiết bị trong khoang công tác phụt tắt vì mất nguồn. Thoạt tiên tôi cứ nghĩ tay phụ lái Bobby Thomas đã ấn nhầm nút tắt nguồn, nhưng chưa kịp hỏi thì đã nghe giọng Bobby gào lên qua máy nội đàm: “Phi công tiêu rồi! Phi công tiêu rồi”. Viên đại úy sĩ quan tác chiến điện tử Tom Simpson cũng hét lên: “Mọi người sao rồi? Xạ thủ! Xạ thủ ơi!”. Ngoái qua vai trái tôi thấy lửa bén ngay ghế trước đang phụt qua khe cửa phía sau lưng tôi. Chợt nhớ còn có tới 27 quả bom 750 cân trong khoang bom phía sau đám lửa nên tôi quay sang viên hoa tiêu vô tuyến thét lên: “Quẳng đám bom chết tiệt đấy ngay đi!”. Anh ta đã mở công tắc quân giới rồi nhấn nút thả đám bom xuống đâu đó từ chiếc máy bay đang loạng choạng của chúng tôi. Trong khi đang lo lắng về đám cháy ngay phía dưới thùng nhiên liệu chứa tới 10.000 cân dầu JP-4 giữa thân máy bay thì tôi nghe thấy cơ trưởng Don Rissi cất giọng yếu ớt trên máy nội đàm thông báo “Phi công vẫn còn sống!”. Biết tới lượt mình thoát li, tôi vội báo cáo: “Phụ lái! Hoa tiêu thoát li theo hướng 290 đây!”

Xác B-52 bị bắn rơi(ảnh sưu tầm)
(http://hphotos-snc3.fbcdn.net/hs115.snc3/16245_213626941726_155002776726_3663014_4776836_n.jpg)

(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 18 Tháng Giêng, 2010, 06:08:04 pm
Tiểu đoàn trưởng Chấn ra lệnh sẵn sàng nhấn nút phát sóng để radar điều khiển có đủ công suất phát cao áp trong 4 giây khi thời cơ tới.

Xin hỏi Bác OldBuff nữa: Thời 1985, khi bọn tôi học sĩ quan dự bị về Tên lửa PK, giáo viên sĩ quan TLPK có nói là các đài điều khiển tên lửa có nhiều chế độ trực phát sóng radar, trong đó nếu chế độ chờ là để mức 1/2 điện áp nung tim đèn công suất phát, là một nửa của 6,3VDC, lâu quá không biết có đúng không nữa ???. Như đoạn trên thì có phải là cấp đủ điện áp nung tim đèn để phát đủ công suất không nhỉ?

Hồi 1985 ta dùng các tổ hợp S-75M có đèn công suất phát là loại Mi-147 hay (Mi-148) với điện áp nung tim đèn là 6,5V DC, điện áp phát động là 11V DC. Nếu không nhầm thì đoạn trên có nghĩa là nâng thế cấp đủ điện áp phát động sau 4 giây bác ạ!


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: OldBuff trong 18 Tháng Giêng, 2010, 06:14:08 pm
Tặng bác Hung_E1F2 bảng số liệu và hình chiếc đèn Mi-147


Tiêu đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 22 Tháng Giêng, 2010, 04:33:46 pm
Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Phần 1: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg185098#msg185098
Phần 2: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg186804#msg186804
Phần 3: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187151#msg187151
Phần 4: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187486#msg187486
Phần 5: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg188826#msg188826
Phần 6: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg189156#msg189156

Phần tiếp: http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html?c=y&page=7


“Sau khoảng 10 giây kể từ khi 1 trong 2 quả tên lửa SAM bắn trúng máy bay thì tôi nghe thấy tiếng sĩ quan tác chiến điện tử Tom Simpson hô: “sĩ quan tác chiến điện tử thoát li đây”, kèm theo là tiếng nổ hất nắp cửa thoát hiểm ngay phía trên đầu tôi rồi tới tiếng đạn đẩy ghế phóng khi anh ta phóng dù ra khỏi máy bay. Không nhận thấy sự giảm áp trong khoang sau cú thoát li phía trên, tôi quay sang đánh mắt thống nhất hành động với viên hoa tiêu vô tuyến rồi cùng sửa soạn nhảy dù. Sau khi cố hết sức quăng chiếc cặp công tác về phía sau khoang lái, tôi ngoái nhìn viên hoa tiêu vô tuyến lần nữa trước khi giữ cho đầu thẳng rồi nắm lấy cần khởi động ghế phóng. Tôi thấy đèn báo phi công đang kéo cần phóng ghế nhảy dù thoát li, nhưng chiếc ghế phóng này lại bị trục trặc. Tôi nghĩ rồi cũng đến lượt mình thoát ra.

Khối đạn phóng theo thiết kế sẽ thổi tung nắp thoát hiểm phía dưới gầm ghế rồi phóng ghế của tôi ra ngoài từ phía dưới mũi máy bay trong khoảng thời gian 1 phần 10 giây, thế nhưng trong sự hoảng loạn tôi lại thấy dường như chỉ mỗi khối bảng điều khiển phía trước mặt tôi nhúc nhích trước khi nó chậm chạp trôi ngược lên phía trên. Tiếp sau, tôi thấy mình lộn tùng phèo trong khoảng không lạnh lẽo trên tầng bình lưu cùng với ý nghĩ trong đầu “Quả là ngớ ngẩn khi nhảy ra. Mình cá là máy bay vẫn còn bay được. Đây là đâu thế này? Liệu có chui trở lại được không”. Một lúc sau tôi thấy dù mở. Tới lúc đó mọi việc vẫn ổn. Tôi kiểm tra tình trạng hoạt động của dù rồi cúi xuống ngắm nhìn qua khe đôi ủng xem quang cảnh địa ngục trên 3 mục tiêu bị bom của chúng tôi đánh trúng trong vòng 20 phút qua. Trong khi đang mải ngắm nhìn, tôi thấy hàng loạt chớp nổ của một dây bom 27 quả đang chạy xuyên qua mục tiêu. Trước khi chạm đất tôi còn thấy loạt tiếng nổ của một dây bom khác ngay dưới mặt đất phía hướng dù của tôi đang hạ xuống. Tôi thốt lên: “Ôi Chúa ơi, cái gì nữa đây? Cầu mong không còn mục tiêu ném bom nào ở chỗ chúng tôi rơi xuống”. Cúi đầu nhìn xuống tôi thấy đám cháy như hình mũi tên mà chiếc B-52 của chúng tôi đã reo rắc xuống ngôi làng bên dưới. Giờ sự hoảng loạn dần lấn át nỗi lo lắng trong tôi. Trần mây bao phủ mặt đất khi tôi vừa mới bung dù thoát khỏi máy bay đã biến đâu mất tiêu. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, tôi có thể nhìn rõ mọi thứ trên mặt đất xung quanh. Màu trắng của tấm dù và chiếc mũ công tác đang đội quả là vô duyên khi tôi là là hạ xuống mặt đất cách Hà Nội về hướng bắc non chục cây số”.

Phía Bắc Việt chẳng quan sát được gì nhiều qua trần mây dày đặc nên phải mất vài phút Bộ tư lệnh Quân chủng phòng không của họ mới nhận được tin báo có B-52 rơi ở ngoại vi thành phố. Lại mất thêm vài phút nữa mới có tin báo đã bắt được 3 thành viên kíp lái B-52 trong đó có Bob Certain. Ngay sau khi bị bắt, Certain đã được dẫn tới xem xác cơ trưởng Don Rissi bị chết trước đó do các vết thương khi máy bay bị trúng SAM.

Khi đợt ném bom đầu tiên kết thúc, các sở chỉ huy phòng không Bắc Việt thở phào nhẹ nhõm vì họ đã trụ vững qua trận ném bom của B-52 và ra được đòn giáng trả đối phương. Các xe tiếp đạn từ dưới các tiểu đoàn tên lửa bắt đầu lăn bánh vượt qua những tuyến đường bùn lầy và dãy phố tan hoang để tới kho chứa nơi các kíp thợ kĩ thuật đang tấp bật lắp ráp và xếp dỡ đạn để nhận tên lửa về cho trận địa mình. Ngay trước nửa đêm, các máy bay tiêm kích và hỗ trợ hành quân của Mĩ lại xuất hiện trên màn hình radar báo hiệu một đợt ném bom tiếp theo của B-52 lại sắp sửa diễn ra.

Sản xuất đạn tên lửa tại một tiểu đoàn kĩ thuật (ảnh sưu tầm)
(http://img258.imageshack.us/img258/7006/airwarovernorthvietnamt.jpg)

Trong sân nhà tù Hà Nội khi đó có một phi công tù binh Mĩ bị bắt tại Lào có tên Norb Gotner đang dỏng tai lắng nghe tiếng bom reo, đạn phòng không nổ ầm ầm, rồi tiếng gầm khi bật tăng lực động cơ của đủ loại máy bay tiêm kích trên đầu. Anh ta kể lại gần đây rằng: “vốn đã quá quen với những trận ném bom B-52 hồi bên Lào nên tôi nhận ra sự tham gia của loại máy bay B-52 ngay từ loạt bom đầu tiên trút xuống. Nhớ khi đó tôi đã thốt lên: Lũ BUFF (hỗn danh của B-52) đang ở đây và điều đó cũng có nghĩa là cuộc chiến chết tiệt này sẽ sớm chấm dứt”.

Điều khiến dân Bắc Việt càng thêm sợ hãi là họ không hề nghe thấy tiếng máy bay tới khi hàng loạt bom trút xuống phá tan phố xá, hầm hào, làm những căn hầm trú ẩn bằng bê tông cũng phải rung bần bật như mắc võng. “Chúng tôi không làm cửa sổ cho căn hầm trú bom nhưng vẫn tìm cách khoét một lỗ nhỏ như lỗ khóa trên tấm phên gỗ che miệng hầm để nhìn ra ngoài khoảng sân giữa các căn hầm và một phần trời đêm. Điều không thể ngờ là nhiều B-52 bị bắn rơi đến vậy. Chúng tôi thấy nhiều máy bay bị trúng đạn và bốc cháy rơi xuống. Sáng hôm sau, sợi nhiễu phủ trắng xóa mặt đất”.

(còn tiếp)


Tiêu đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 25 Tháng Giêng, 2010, 03:32:25 pm
Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Phần 1: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg185098#msg185098
Phần 2: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg186804#msg186804
Phần 3: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187151#msg187151
Phần 4: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187486#msg187486
Phần 5: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg188826#msg188826
Phần 6: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg189156#msg189156
Phần 7: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg192055#msg192055

Phần tiếp: http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html?c=y&page=8

Đợt ném bom thứ hai của những chiếc B-52 diễn ra theo cùng đường bay tới phần lớn các mục tiêu đã bị tấn công trong đợt trước. Chiếc B-52 thứ hai của biên đội Peach có mã Peach 02 đã bị trúng một quả đạn tên lửa ở ngay khúc lượn sau khi trút bom xuống mục tiêu vừa bị ném bom trong đợt trước đó. Phi công đã cố gắng đưa chiếc máy bay bị bắn trọng thương này về tới không phận Thái Lan để toàn bộ kíp lái nhảy dù thoát ra an toàn.

Cảnh B-52 bị bắn rơi tại chỗ tại Hà Nội trong 12 ngày đêm Điện Biên phủ trên không (ảnh sưu tầm)
(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=603.0;attach=10309;image)

Tại căn cứ U-Tapao, trung tá John Yuill kết thúc buổi giao ban nhiệm vụ cho các kíp lái thực hiện đợt ném bom thứ ba thì vừa lúc những kíp lái trở về từ đợt ném bom thứ nhất bước vào. John Yuill nhớ lại: “Họ chẳng mở mồm nói lấy một lời nhưng qua mắt họ tôi biết chắc mình sẽ có một ngày làm việc chẳng mấy vui vẻ”.

Khi đội hình ném bom B-52 đợt 2 rút ra theo hướng phía nam thành phố, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77 Đinh Thế Văn tranh thủ hội ý với sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức về cách thức bắn rơi B-52 bằng chế độ bám sát tự động của đài điều khiển tên lửa Fan Song. Mặc dù chế độ bám sát tự động cho kết quả xạ kích rất chính xác nhưng nó lại dễ bị vô hiệu khi mục tiêu gây nhiễu. Một vị tiểu đoàn trưởng ở đơn vị khác đã kể lại như sau: “Chẳng ai dám nghĩ tới việc sử dụng chế độ bám sát tự động khi bàn tới phương án hạ B-52 vì chế độ bám sát đó quá ư lý tưởng. Ba màn hiện sóng radar từng được sử dụng cho chế độ bám sát tự động trong thời gian 1965-1966 khi đối phương chưa tiến hành gây nhiễu radar với những kĩ thuật hết sức tinh vi như lúc này”. Thế nhưng Văn vẫn quyết thử.    

Đợt 1 của trận ném bom hầu như dập tắt hi vọng của Văn khi vài quả bom rơi sát trận địa Tiểu đoàn 77 làm hư hỏng khí tài và gây thương vong cho các pháo thủ bệ. Vài phút sau trận địa lại bị tên lửa Shrike do 1 máy bay chế áp phòng không Wild Weasel phóng theo cánh sóng tới phát nổ cách xe điều khiển non 30 chục mét khi Văn cho mở đài phát sóng bám sát B-52 theo chế độ tự động. Nỗi lo lắng của Văn càng tăng khi đã tới đợt 2 của trận ném bom mà tiểu đoàn của anh vẫn chưa phát hiện được B-52 trong nhiễu. Nhưng cũng trong thời gian diễn ra đợt ném bom thứ hai này, Văn nhận thấy có một điểm mà ở đó nhiễu của B-52 đột ngột giảm xuống. Nguyên tiểu đoàn trưởng Văn nhớ lại: “chúng tôi nhận thấy B-52 gây nhiễu rất nặng và chúng thường làm trắng xóa màn hiện sóng. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy loại nhiễu của B-52 không phải lúc nào cũng nặng như nhau. Vấn đề là phải biết tính toán lựa đúng thời điểm và cự li để vạch nhiễu bắn hạ chúng”.

Tiểu đoàn trưởng Văn cùng kíp chiến đấu đã có cơ hội thực hành chiến đấu 4 giờ sau đó khi đợt ném bom thứ 3 diễn ra với cùng đường bay tới các mục tiêu ném bom như trong 2 đợt trước đó. Kíp chiến đấu của Tiều đoàn 77 cẩn trọng theo dõi tốp mục tiêu được giao cho tới khi cường độ nhiễu của nó giảm thấy rõ thì phóng liền 2 đạn vào tốp mục tiêu theo chế độ bám sát tự động. Chiếc B-52 mã hiệu Rose 01 trúng đạn rơi xuống ngoại vi Hà Nội sau khi 4 thành viên kíp lái của nó kịp phóng dù thoát ra.

Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn (thứ 2 bên phải) cùng kíp chiến đấu Tiểu đoàn 77 rút kinh nghiệm sau trận bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 Rose 01 (ảnh Công an nhân dân)
(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=603.0;attach=10310;image)

Văn đã đánh trúng yếu huyệt chiến thuật của Không quân chiến lược Mĩ. Bộ tư lệnh Không quân chiến lược đã bê nguyên chiến thuật ném bom hạt nhân cao tầng dùng cho B-52 vào trận này khi qui định máy bay ném bom phải ngoặt gấp thoát li khu vực mục tiêu ngay khi vừa trút hết bom, trong khi chưa từng kiểm chứng chiến thuật này đối phó ra sao với đài điều khiển của tên lửa SAM hay cân nhắc chiến thuật ngoặt gấp thoát li mục tiêu cần phải tiến hành ra sao trong khu vực hỏa lực của SAM. Thực tế cho thấy việc ngoặt gấp khiến hệ thống anten gây nhiễu cố định hướng xuống phía dưới của B-52 bị thay đổi hướng chùm nhiễu tác động tới các radar của hệ thống SAM, giúp đài điều khiển Fan Song thu được tín hiệu sóng về từ mục tiêu và thực hiện chế độ bám sát mục tiêu tự động.    

(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: John Kerry trong 26 Tháng Giêng, 2010, 02:17:51 pm
Linebacker II

(http://img30.imageshack.us/img30/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img190.imageshack.us/img190/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img8.imageshack.us/img8/2628/battlefieldvietnam12of1h.jpg)

(http://img191.imageshack.us/img191/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img8.imageshack.us/img8/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img689.imageshack.us/img689/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img109.imageshack.us/img109/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)


Tiêu đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 27 Tháng Giêng, 2010, 01:27:07 pm
Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Phần 1: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg185098#msg185098
Phần 2: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg186804#msg186804
Phần 3: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187151#msg187151
Phần 4: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187486#msg187486
Phần 5: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg188826#msg188826
Phần 6: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg189156#msg189156
Phần 7: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg192055#msg192055
Phần 8: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg193210#msg193210

Phần tiếp: http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html?c=y&page=9 &10

Ngay khi mặt trời mọc vào sáng hôm sau, một số người dân Hà Nội hiếu kì đã xúm quanh vòng trong vòng ngoài chỗ xác chiếc B-52. Điện mừng từ khắp nơi tới tấp gửi về Bộ tư lệnh phòng không Thủ đô. Tướng Nhẫn nhớ lại: “một bầu không khí đặc biệt tràn ngập sở chỉ huy các cấp từ các tiểu đoàn tới Bộ tổng tham mưu, từ hậu phương miền Bắc tới chiến trường miền Nam. Việc lực lượng phòng không Thủ đô đã đương đầu và giáng trả được loại vũ khí mạnh nhất của Mĩ làm nức lòng quân và dân cả nước”.

Mặc dù đêm hôm sau máy bay ném bom Mĩ vẫn dùng đường bay và điểm ngoặt thoát li cũ để đánh các mục tiêu hôm trước, nhưng phía phòng không Bắc Việt cũng chỉ bắn bị thương được mỗi 2 chiếc. Vào sáng hôm sau, Phòng tham mưu Sư đoàn phòng không 361 đã triệu tập chỉ huy của tất cả 9 tiểu đoàn tên lửa về họp khẩn tại Sở chỉ huy mặc cho họ vừa chiến đấu trắng đêm. Trước khi về họp, các chỉ huy đơn vị phải viết báo cáo giải trình chiến thuật xạ kích đã sử dụng, nguyên do bắn trượt và phương hướng khắc phục thành tích chiến đấu. Cùng trong buổi chiều hôm đó, các sĩ quan tham mưu của Sư đoàn đã tới kiểm tra từng trận địa hỏa lực, xem xét chiến thuật và thao tác xạ kích qua chương trình mô phỏng chiến đấu trên xe điều khiển, rồi cho kíp chiến đấu luyện tập trong tất cả các tình huống chiến đấu mà họ đã gặp trong 2 đêm trước, đồng thời điều chỉnh thao tác điều khiển tên lửa để có thể bắn trúng B-52 trong các đường bay dự kiến.

Đêm ném bom thứ ba diễn ra từ chập tối 20/12 cũng bắt đầu giống 2 đêm ném bom trước với đợt ném bom thứ nhất ngay trước 8 giờ tối. Kíp chiến đấu có mặt trên xe điều khiển của Tiểu đoàn 93 bồn chồn chờ đợi khi đội hình B-52 bay vào. Trong suốt buổi chiều hôm đó, một sĩ quan tác huấn được Phòng tham mưu Sư đoàn 361 cử xuống đã chấn chỉnh thao tác phối hợp chiến đấu cho toàn bộ các sĩ quan chỉ huy và kíp chiến đấu của đơn vị này sau khi họ bị khiển trách nặng nề vì kết quả xạ kích kém cỏi trong đêm trước. Những vất vả luyện tập của kíp chiến đấu Tiểu đoàn 93 cuối cùng cũng được đền đáp khi tốp B-52 bay tới ném bom các mục tiêu được phân công giống 2 đêm trước. Họ đã phóng 2 đạn trúng vào chiếc B-52 mã hiệu Quilt 03 ngay khi nó đang thực hiện vòng lượn thoát li mục tiêu khiến chiếc này bốc cháy lao thẳng xuống đất. Chỉ 4 trong số 6 thành viên kíp lái của Quilt 03 kịp phóng dù thoát thân.

Tên lửa SAM-2 và súng cao xạ bảo vệ trận địa tham gia Chiến dịch 12 ngày đêm Điện Biên phủ trên không (ảnh sưu tầm)
(http://img268.imageshack.us/img268/9097/h96.jpg)

Các tiểu đoàn tên lửa khác đã khắc phục được hiệu quả chiến đấu thấp của đêm trước. Trong một tình huống có tới cả 3 tiểu đoàn tên lửa cùng phóng đạn vào một chiếc B-52 vừa mở khoang bom khiến nó nổ tung. Chớp lửa từ vụ nổ mạnh đến nỗi một máy bay trinh sát của Mĩ hoạt động trên Vịnh Bắc bộ cách đó tới 80 dặm vẫn còn nhìn thấy. Chỉ 2 trong số 6 thành viên kíp lái trên chiếc máy bay này sống sót.   

Loa tường tại hầm Sở chỉ huy Sư đoàn 361 liên tục vang lên giọng nói của nữ phát thanh viên thông báo tình hình chiến sự cho biết hết chiếc này tới chiếc khác B-52 bị bắn rơi. Tư lệnh Quân chủng phòng không Lê Văn Tri điện xuống Sư đoàn 361 thông báo: “đội hình tấn công của đối phương đã rối loạn. Chúng đang réo gọi nhau một cách hoảng loạn và kêu gào lực lượng tìm cứu phi công …”. Phía Bắc Việt đang chiến đấu rất hưng phấn, nhưng đúng lúc đó lượng đạn dự trữ ở các đơn vị lắp ráp cũng đã cạn trong khi họ phải vật lộn cho đủ cơ số đạn phục vụ chiến đấu cho trận chiến tiếp theo dự kiến diễn ra lúc nửa đêm với máy bay Mĩ. Vào nửa đêm hôm đó, Bộ tư lệnh Không quân chiến lược Mĩ đã hủy lệnh cho B-52 ném bom đợt 2 xuống các mục tiêu ở Hà Nội mà chuyển sang mục tiêu khác ở tít trên phía bắc. Các kíp tên lửa phòng không Bắc Việt đã làm được cái điều mà người Nhật, Đức, Bắc Triều Tiên, Trung quốc và Liên xô chịu không làm được trong các cuộc chiến trước đó là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử các chiến dịch tập kích đường không của Mĩ, đội hình máy bay ném bom đang trên đường tới tấn công mục tiêu đã phải thúc thủ quay về vì vấp phải hệ thống phòng không của đối phương. Dù đã cho hủy lệnh tấn công đợt hai nhưng SAC vẫn cố tung đợt tấn công thứ 3 tới đánh phá mục tiêu Hà Nội vào 4 giờ sáng ngày hôm sau, lúc mà lực lượng tên lửa phòng không Bắc Việt đã được tiếp đạn đầy đủ.

Đoàn xe chở đạn TZM đang trên đường về trận địa (ảnh sưu tầm)
(http://img258.imageshack.us/img258/1112/airwarovernorthvietnamtn.jpg)

Một lần nữa phía Bắc Việt lại được dịp tóm đúng đường bay tới ném bom các mục tiêu không hề thay đổi so với 8 giờ trước đó của những chiếc B-52. Một chiếc B-52 đã trúng đạn ngay khi vòng lượn thoát li mục tiêu, nhưng phi công đã cố gắng đưa nó về tới Lào để 5 trong số 6 thành viên kíp lái nhảy dù thoát ra. Thêm 2 chiếc B-52 của đợt này đã bị bắn rơi trong vòng 15 phút sau khi chiếc thứ nhất trúng đạn.


(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: John Kerry trong 27 Tháng Giêng, 2010, 01:45:39 pm
Screenshot from Battlefield Vietnam Episode 12, they taken than from  Hanoi-Vietnam Video Archives

Is F-111 or F-4 I think. it is F-111


During rolling thunder The American get high air losses in day so they decided do their aggression in Linebacker II at night flying at very high altitude with B-52.

That is a B-52  down


-----------------------------------------


Ảnh chụp màn hình từ Battlefield Việt Nam Tập 12, họ lấy hơn từ Hà Nội-Việt Nam Video Archives

Là F-111 hay F-4 tôi nghĩ. nó là F-111


Trong sấm cán The American nhận được khoản lỗ không khí cao trong ngày nên họ đã quyết định làm xâm lược của họ trong dịch Linebacker II vào ban đêm bay ở độ cao rất cao với B-52.

Đó là một chiếc B-52 xuống


(http://img213.imageshack.us/img213/804/aba1.jpg)

(http://img29.imageshack.us/img29/8774/aba2a.jpg)

(http://img195.imageshack.us/img195/571/aba3a.jpg)

(http://img195.imageshack.us/img195/9431/aba4w.jpg)

(http://img12.imageshack.us/img12/4503/aba5.jpg)

(http://img29.imageshack.us/img29/3267/aba6.jpg)

(http://img259.imageshack.us/img259/8987/aba7.jpg)

SAM
(http://img29.imageshack.us/img29/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: vitính trong 27 Tháng Giêng, 2010, 08:05:44 pm
2. Xe P là xe thu phát được vận hành từ xe điều khiển. 2 trắc thủ PA-00 ngồi trong chuồng cu gắn ngay trên khối ăng ten P12 và chịu nhiều tác động của sóng điện từ nhất (tất nhiên khi đài điều khiển phát sóng bắt bám mục tiêu mới phát xạ từ nguy hiểm).
Hôm nay mới biết PQ có thằng bạn trắc thủ PA00, 5/72 xuýt chết vì trận địa trúng quả xì-rai (xe nguồn bị).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lonesome trong 28 Tháng Giêng, 2010, 01:42:06 pm
Another U.S plane down During Linebacker II
Một MÁY BAY khác của Mỹ bị hạ Trong chiến dịch Linebacker II

(http://img30.imageshack.us/img30/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img190.imageshack.us/img190/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img8.imageshack.us/img8/2628/battlefieldvietnam12of1h.jpg)

(http://img191.imageshack.us/img191/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img8.imageshack.us/img8/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img689.imageshack.us/img689/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img109.imageshack.us/img109/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: John Kerry trong 28 Tháng Giêng, 2010, 02:17:56 pm
B-52  



(http://img213.imageshack.us/img213/804/aba1.jpg)

(http://img29.imageshack.us/img29/8774/aba2a.jpg)

(http://img195.imageshack.us/img195/571/aba3a.jpg)

(http://img195.imageshack.us/img195/9431/aba4w.jpg)

(http://img12.imageshack.us/img12/4503/aba5.jpg)

(http://img29.imageshack.us/img29/3267/aba6.jpg)

(http://img259.imageshack.us/img259/8987/aba7.jpg)





Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: John Kerry trong 29 Tháng Giêng, 2010, 04:58:55 pm
(http://img37.imageshack.us/img37/5812/usafsd1.jpg)

(http://img208.imageshack.us/img208/2213/usafsd4.jpg)

(http://img208.imageshack.us/img208/9448/usafsd3.jpg)

(http://img12.imageshack.us/img12/6975/usafsd2.jpg)





Tiêu đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 31 Tháng Giêng, 2010, 10:07:48 am
Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Phần 1: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg185098#msg185098
Phần 2: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg186804#msg186804
Phần 3: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187151#msg187151
Phần 4: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187486#msg187486
Phần 5: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg188826#msg188826
Phần 6: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg189156#msg189156
Phần 7: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg192055#msg192055
Phần 8: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg193210#msg193210
Phần 9: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg193862#msg193862

Phần tiếp: http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html?c=y&page=10

Tại các căn cứ Không quân Mĩ ở Thái Lan, các phi công tiêm kích bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận đối với nhóm phi công lái B-52 thay vì thái độ cười cợt chế nhạo trước đây khi cho rằng phi công tiêm kích toàn phải bay thấp vất vả luồn lách trong các khu vực phòng không dày đặc, trong khi đám phi công ném bom nhàn tản chót vót bên trên khu vực không có phòng không bảo vệ và chẳng bao giờ bị dính một mũi tên hòn đạn nào. Nhưng trong suốt Chiến dịch Linebacker II, các đồng nghiệp phi công tiêm kích đã tận mắt chứng kiến những kíp phi công B-52 lao vào tử địa của SAM và nhiều đồng đội của họ đã bỏ xác lại đó hết đêm này qua đêm khác. Từ đó trở đi, những lời chế nhạo lòng dũng cảm của các phi công ném bom cũng đã chấm dứt.

Khi tin tức tổn thất báo về căn cứ B-52 tại U-Tapao, chuẩn tướng tư lệnh Sư đoàn không quân chiến lược số 17 Glenn Sullivan cho rằng mình đã chịu đựng như thế là quá đủ. Ông kể lại: “Tôi gọi 2 viên sĩ quan phụ trách hành quân là đại tá Don Davis và đại tá Bill Brown tới nhận lệnh tập hợp các phi công kinh nghiệm nhất ngay khi họ trở về từ trận đánh để bàn phương án rút kinh nghiệm cùng tôi trình lên SAC. Tôi đã từng phản đối chiến thuật ném bom kiểu đội hình các biên đội máy bay ném bom bám đuôi nhau tới và lui khỏi mục tiêu với cùng đường bay và độ cao, cũng như các chiến thuật dở ẹc khác. Lần này đám phi công đã mang tới một lô những thay đổi nóng hổi thể hiện trong báo cáo và vì thế tôi đã kí chuyển một bản ngay sáng hôm đó tới đại tướng tư lệnh Không quân chiến lược Mĩ J.C Meyer và một bản tới cấp trên của tôi là đại tướng tư lệnh Tập đoàn không quân số 8 Jerry Johnson. Chính vì nóng lòng muốn bản báo cáo sớm tới tận tay đại tướng tư lệnh SAC Meyer mà nhiều người đã lo ngại việc tôi có thể bị xử lí vì hành động báo cáo vượt cấp này”.

Chuẩn tướng tư lệnh Sư đoàn Không quân số 17 Glenn Sullivan - người quyết đoán trong việc điều chỉnh chiến thuật ném bom những ngày cuối Chiến dịch Linebacker II (ảnh Teleproduction Group)
(http://www.teleproductiongroup.com/images/sully1-small.jpg)

Bản báo cáo của tướng Sullivan đã phát huy tác dụng. Các tư lệnh lực lượng B-52 đồn trú tại Guam cũng gửi báo cáo lên cấp trên nhất trí với đề xuất trong bản báo cáo của tướng Sullivan. Dù vậy, SAC chỉ chấp nhận cho thay đổi phương án vòng ngoặt thoát li mục tiêu sau ném bom, còn vẫn ngoan cố buộc đội hình B-52 phải bay bám theo chiến thuật cũ với cùng đường bay và độ cao tới mục tiêu trong đêm ném bom sau đó. Hậu quả là có thêm 2 chiếc B-52 bị bắn rơi. Vì thất bại này mà 3 đêm tiếp theo SAC chỉ dám điều B-52 ném bom các mục tiêu ngoài Hà Nội và dừng hẳn ném bom vào đêm Giáng sinh. Đêm 26, B-52 lại tới đánh Hà Nội, nhưng trận này do Tập đoàn không quân số 8 lập kế hoạch hành quân theo những đề xuất chiến thuật trước đó của tướng Sullivan cùng các kíp lái.

Khoảng 10 giờ đêm 26/12, hệ thống radar cảnh giới của Bắc Việt phát hiện được một lượng lớn các may bay hỗ trợ ném bom báo hiệu đội hình B-52 đang tiến tới. Các trắc thủ radar theo dõi một đội hình B-52 lớn di chuyển qua Lào, rồi lại thấy một đội hình B-52 khác xuất hiện từ phía Vịnh Bắc Bộ. Hai đội hình B-52 bay về hướng thành phố rồi dàn trận quanh Hà nội và Hải phòng. Sau đó gần như đồng thời, trên 110 chiếc B-52 đồng loạt lao vào tấn công mục tiêu từ tất cả các hướng.


(còn tiếp)


Tiêu đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: huyphongssi trong 01 Tháng Hai, 2010, 11:06:46 pm
Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Phần 1: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg185098#msg185098
Phần 2: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg186804#msg186804
Phần 3: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187151#msg187151
Phần 4: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg187486#msg187486
Phần 5: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg188826#msg188826
Phần 6: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg189156#msg189156
Phần 7: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg192055#msg192055
Phần 8: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg193210#msg193210
Phần 9: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg193862#msg193862
Phần 10: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=603.msg195228#msg195228

Phần cuối: http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html?c=y&page=11

15 phút đã trôi qua. Các trắc thủ Bắc Việt vẫn đang vật lộn tìm cách bám theo các tốp mục tiêu, nhưng hệ thống bám sát bằng tay của họ bị rối loạn do đám B-52 ùn ùn kéo vào đồng loạt từ mọi hướng. Thứ nữa, thay vì chiến thuật vòng ngoặt thoát li mục tiêu ngay sau khi trút bom, những chiếc B-52 lại tiếp tục giữ đường bay thẳng sau khi cắt bom và chỉ vòng lượn thoát li mục tiêu sau khi đã ra ngoài tầm với của tên lửa. Tên lửa SAM vẫn được phóng liên tiếp về phía đội hình máy bay ném bom trong suốt trận chiến, nhưng cuối cùng cũng chỉ bắn rơi được 1 chiếc B-52 ngay tại Hà Nội. Một chiếc B-52 trở về từ đợt ném bom này đã gặp nạn khi tìm cách hạ cánh xuống căn cứ U-Tapao. Rõ ràng là phía phòng không Bắc Việt đã không còn cửa để hi vọng bắn rơi nhiều máy bay B-52 thêm nữa, nên vào ngày hôm sau 27/12, đoàn đàm phán Bắc Việt đã phải ngỏ ý với đoàn đàm phán Mĩ về việc nối lại đàm phán ở Paris.

Cuối cùng những người hùng Mĩ chóng mặt cũng được phép rời Hanoi Hilton để trở về trong vòng tay gia đình nhờ bản Hiệp định hòa bình Paris 1973 (ảnh www.forties.net)
(http://www.forties.net/files/lt.col_stirm_pow_returns_vietnam_war_mar171973.jpg)

Trong khi các nội dung đàm phán cụ thể đang được các bên nâng lên đặt xuống trên bàn đàm phán thì chiến dịch ném bom Hà Nội vẫn được phía Mĩ tiếp tục tiến hành. Vào đêm mà phía Bắc Việt đồng ý quay trở lại bàn đàm phán Paris đã diễn ra trận ném bom Hà Nội của đội hình 60 chiếc B-52 với 2 chiếc bị bắn rơi. Nhưng 2 đêm tiếp theo là 28 và 29/12, các trận ném bom của B-52 vẫn tiếp tục diễn ra mà không tổn thấp thêm chiếc nào. Do đạt được những tiến triển trên bàn đàm phán nên tới ngày 30/12, tổng Nixon cuối cùng cũng ra lệnh ngưng ném bom. Tới cuối tháng 1/1973, Hiệp định hòa bình Paris chấm dứt dính líu của Mĩ vào cuộc Chiến tranh Việt Nam đã được kí kết.

*
**

Sau này hai phía mới chỉ dừng ở việc cùng công nhận rằng Linebacker II là trận đấu quan trọng quyết định cục diện chiến tranh. Chỉ sau khi trao đổi với một số thành viên kíp chiến đấu SAM và các cựu binh khác, tôi mới từng bước hiểu được cái nhìn của người Việt về chiến dịch ném bom Giáng sinh. Cốt lõi của vấn đề là do các nhà lãnh đạo Mĩ và Việt nam có quan điểm khác nhau về mục đích của chiến dịch ném bom này. Đối với người Mĩ, Hiệp định hòa bình Paris đã giúp tổng Nixon hoàn thành mục tiêu đưa tù binh về nước và chấm dứt sự can dự của Mĩ vào cuộc chiến Việt nam mà không làm giảm cam kết và chỗ dựa tinh thần cho chính quyền Nam Việt nam. Thế nhưng người Việt lại cho rằng chiến dịch ném bom của Mĩ là nhằm mục đích buộc họ khuất phục và rút quân khỏi Miền Nam. Vậy nên khi bản Hiệp định cho phép Miền Bắc vẫn được giữ quân ở Miền Nam, người Việt cho rằng chiến dịch Linebacker II đã thất bại và niềm tin này càng được củng cố khi bộ đội Bắc Việt trú quân ở phía nam tiến hành chiến dịch tổng tiến công đem lại thống nhất cho đất nước vào năm 1975.  Nhưng để hiểu một cách tường tận sự khác biệt quan điểm này, tôi đã phải ghi nhận cách hiểu của người Việt rằng Linebacker II đơn giản chỉ là một thắng lợi trong chuỗi thắng lợi trong suốt 30 năm kháng chiến giành độc lập, mà kết quả của nó là việc họ đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

(Hết)



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: John Kerry trong 03 Tháng Hai, 2010, 12:59:23 pm
B-52 pilot taken POW
(http://img97.imageshack.us/img97/7184/oloz.jpg)   (http://img97.imageshack.us/img97/2604/kohx.jpg)

(http://img718.imageshack.us/img718/595/dibujool.jpg)   (http://img130.imageshack.us/img130/6171/lloz.jpg)


ID and documentation taken from US pilots
(http://img208.imageshack.us/img208/9955/lolzss.jpg) (http://img137.imageshack.us/img137/1787/thereone.jpg)

(http://img33.imageshack.us/img33/5392/wowoz.jpg) (http://img195.imageshack.us/img195/3691/hahazg.jpg)

(http://img33.imageshack.us/img33/3951/kekzo.jpg) (http://img718.imageshack.us/img718/571/lolze.jpg)

Pilot Helmets and Parachute - B-52
(http://img33.imageshack.us/img33/6484/there2.jpg) (http://img710.imageshack.us/img710/5638/dibujozwqwz.jpg)


The full video from Democratic Republic of Vietnam  TV center  (in French )  Warning: Graphic 
http://www.ina.fr/histoire-et-conflits/guerre-froide/video/CAF93029481/bataille-d-hanoi.fr.html




Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: John Kerry trong 04 Tháng Hai, 2010, 03:31:31 pm

B-52
(http://img535.imageshack.us/img535/3889/battlefieldvietnam12of1l.jpg)

(http://img197.imageshack.us/img197/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)


(http://img213.imageshack.us/img213/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img24.imageshack.us/img24/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

(http://img535.imageshack.us/img535/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)



-------------------------------------------------------



(http://img535.imageshack.us/img535/552/battlefieldvietnam12of1t.jpg)

(http://img535.imageshack.us/img535/4051/battlefieldvietnam12of1v.jpg)

According with US expert in www.militaryphotos.net it is a part from B-52 (this pictures and all the post was deleted)
(http://img20.imageshack.us/img20/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Nguoixaquehuong trong 05 Tháng Hai, 2010, 09:14:55 am

B-52
(http://img535.imageshack.us/img535/3889/battlefieldvietnam12of1l.jpg)

(http://img197.imageshack.us/img197/892/battlefieldvietnam12of1.jpg)

It's pity.It isnt clear enough to see.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: John Kerry trong 05 Tháng Hai, 2010, 01:51:24 pm
Battlefield Vietnam episode 12 “The fall of Saigon”  

(http://img708.imageshack.us/img708/1525/32az.jpg)

(http://img52.imageshack.us/img52/1367/ikdks.jpg)

(http://img268.imageshack.us/img268/6229/kokso.jpg)

(http://img4.imageshack.us/img4/7819/kikgf.jpg)


(http://img682.imageshack.us/img682/9042/lokof.jpg)
(http://img407.imageshack.us/img407/8119/leible.jpg)


(http://img9.imageshack.us/img9/8467/472aeb6709a057a2fc86111.jpg)



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 08 Tháng Hai, 2010, 10:40:59 pm
Ngoài cái này (http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2007/10/64304.cand?Page=1) ra, chính sử nhà mình còn chính thức ghi nhận lần nào bắn rơi B-52 ở miền Bắc trước 18/12/1972 không hở các bác?

Trích dẫn
- Ánh chớp lóe lên trên mặt hiện sóng. Quả đạn thứ nhất, nổ! Quả đạn thứ hai, nổ! Mục tiêu tan ra như những hạt cát, lấp lóe, lả tả trên màn hiện sóng.

- Cùng lúc, đài quan sát mặt trận thông báo: “B-52 bốc cháy, lao xuống biển!”. Lúc đó là 17h5’.

Nửa tiếng sau, các chiến sĩ Cồn Cỏ báo cáo với Ban chỉ huy Đặc khu Vĩnh Linh là họ nhìn rất rõ chiếc B-52 bốc cháy ngùn ngụt, đâm rầm xuống biển làm dựng lên một cột nước khổng  lồ.

- 1h đêm hôm đó (18/9/1967), Phó tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài sau khi kiểm tra chính xác B-52 bị TLPK bắn rơi trên vùng trời Vĩnh Linh, mừng quá, quên cả những quy tắc, gìn giữ sức khỏe của Bác, đã cầm ống nói báo cáo với Bác. Ông vừa: "Thưa Bác...", thì Bác đã ngắt lời, nhỏ nhẹ:

- Chú Tài hả! Đã bắn rơi B-52! Phải không?

Và, cũng chỉ hai ngày sau (ngày 20/9/1967) Bác gửi điện  khen. Nội dung điện có đoạn: “Bác rất vui mừng được tin ngày 17/9/1967 Vĩnh Linh lập công xuất sắc, lần đầu tiên bắn rơi máy bay B52 của giặc Mỹ. Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác đặc biệt gửi lời khen đồng bào, cán bộ, chiến sĩ Vĩnh Linh đã đánh giỏi, bắn trúng, chiến thắng vẻ vang. Vĩnh Linh thật xứng đáng là tiền tuyến anh hùng của miền Bắc XHCN”.


Bọn Mỹ không công nhận B-52 nào bị bắn rơi ngày 17/09/1967, chỉ có một chiếc bị thương ngày 08/07/1967, hạ cánh được xuống Đà Nẵng nhưng lao vào bãi mìn và nổ (http://www.nampows.org/B-52.html).

Trích dẫn
(Unknown)        B-52D         July 8, 1967 no. 56-0601 was hit over Vinh and suffered a complete hydraulic failure.  The pilot elected to go into Danang rather than bail the crew out.  After touchdown, the A/C was unable to stop or negotiate a go-around.  They ran off the end of the runway into a mine field.  All forward crewmembers perished.  The Gunner, Albert Whatley survived with the help of a Marine fire truck crew.

Vậy những xác định của ta và báo cáo của quân ta ở đảo Cồn Cỏ hiểu thế nào được nhỉ?  ???




Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Hai, 2010, 10:13:47 pm
Tôi nhớ là trong quân sử ta (không nhớ chỗ nào) đã có nói tới 2 trường hợp bắn rơi B52 ở Vĩnh Linh mà Mỹ không xác nhận: 1 lần là bắn vào 1 cái EB66, lần khác là 1 cái C130 chứ không phải là B52


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: John Kerry trong 14 Tháng Ba, 2010, 01:43:10 pm
http://www.youtube.com/watch?v=rcOCzMAKNwk


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: napoleon trong 14 Tháng Ba, 2010, 03:25:09 pm
Tôi nhớ là trong quân sử ta (không nhớ chỗ nào) đã có nói tới 2 trường hợp bắn rơi B52 ở Vĩnh Linh mà Mỹ không xác nhận: 1 lần là bắn vào 1 cái EB66, lần khác là 1 cái C130 chứ không phải là B52
Theo hồi ức Thượng tướng Phùng Thế Tài "Bác Hồ những kỉ niệm không quên"- trang 223:"Hồi 17h3' ngày 17/9/1967, tiểu đoàn 84 phóng 2 đạn vào một tốp B.52, tiêu diệt 1 chiếc. Tiếp đó 17h34', phóng tiếp 2 đạn vào tốp B.52 khác, tiêu diệt thêm 1 chiếc". Vậy là trận 17/9/1967 ta diệt(làm thương vong) là 2 chiếc B.52?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: napoleon trong 14 Tháng Ba, 2010, 10:51:22 pm
Ngoài cái này (http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2007/10/64304.cand?Page=1) ra, chính sử nhà mình còn chính thức ghi nhận lần nào bắn rơi B-52 ở miền Bắc trước 18/12/1972 không hở các bác?
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3176.50
Ngày 16 tháng 4 năm 1972, khi B-52 thật vào Hải Phòng thì không được thông báo rõ ràng, nhưng khi B-52 giả vào thì đường bay trên bảng tiêu đồ lại y như thật. Ngày hôm đó, bộ đội tên lửa Hải Phòng đã phóng lên hơn 90 quả đạn mà chỉ được công nhận bắn rơi 1 B-52


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2010, 08:14:37 am
Tướng Khánh viết vậy thôi bác ạ. Đợt đó không 1 phương tiện thông tin đại chúng nào đưa tin bắn rơi B52 cả (báo QĐND, ND, đài phát thanh chỉ đưa tin HN bắn rơi 10 cái, HP 4 cái thôi, không có B52)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2010, 02:46:07 pm
http://www.youtube.com/watch?v=2nHiIH3mIEY&feature=related

Không ngờ việc chuẩn bị cho B52 lại thủ công đến thế. Có lẽ thời gian chuẩn bị chắc khoảng 1 ngày. Điều này có thể cắt nghĩa là tại sao Mỹ có 200 chiếc B52 nhưng mỗi tối chỉ trên dưới 100 chiếc tham chiến


Tiêu đề: Chiến công thầm lặng
Gửi bởi: hieutc trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 04:07:06 pm
Chiến công thầm lặng
(Dân trí) - Hai năm tự mày mò nghiên cứu đã tìm ra cách sửa chữa, cải tiến Ra đa K860, chuyển ứng dụng từ hỗ trợ pháo cao xạ sang hỗ trợ tên lửa, ông và các đồng đội đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”
Ở khu tập thể Nam đồng. Mọi người mách nhau, ai muốn xay bột thật mịn, chịu khó leo lên tầng 4 nhà Đ11 đến phòng 403 gặp “Ông xay bột”. Nhìn ông già gày yếu hom hem, cần mẫn làm việc. Nào ai biết được “ông xay bột” có một thời trai trẻ đã lập được chiến công góp phần hạ máy bay B52 của Mỹ trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.

“Ông xay bột” bây giờ chính là Thượng uý - Kỹ sư - Nguyễn Ngọc Lạc năm 1972, khi ông cùng đồng đội lập nên chiến công đó.

Thượng uý - Kỹ sư - Nguyễn Ngọc Lạc ngày ấy và bây giờ
Thành quả của hai năm mày mò, nghiên cứu
Là người rất gần gũi ông mới cho tôi xem cuốn Lịch sử ngành Quân khí phát hành năm 2006 , trong đó có đoạn: Đồng chí đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong một lần họp ở Bộ Quốc phòng khi trao đổi với đồng chí Cục trưởng Cục Quân khí Nguyễn Quang Lộc, đã khen ngợi thành công của Cục Quân khí trong việc cải tiến Ra đa K860. Tổng kết thi đua năm 1972, Phòng Vũ khí Phòng không của Cục Quân khí được thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba về thành tích năm 1972. Riêng đồng chí Nguyễn Ngọc Lạc được chọn làm báo cáo để đề nghị tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Hỏi ông về bối cảnh tạo nên chiến công đó. Ông kể: Một hôm, đang công tác ở cơ quan, có một cán bộ quân khí ở Quân chủng Phòng không Không quân đến cho biết: “Mình vừa đưa Ra đa K860 về Xưởng Quân giới để sửa chữa, không hiểu tại sao cả hai băng sóng 1 và 2 đều hỏng. Đây là tình trạng chung của đơn vị”.

Nghe được thông tin đó. Tôi báo cáo với đồng chí Trưởng phòng và xin xuống ngay đơn vị xem tình hình hư hỏng như thế nào. Xuống đến nơi, tôi thấy khoảng ba chục cán bộ kỹ thuật chuyên gia Trung quốc đang tìm cách sửa chữa băng sóng 1. Còn băng sóng 2 hỏng họ chưa làm, có lẽ vì khó hoặc vì một lý do nào đó.

Tôi thắc mắc hỏi ông: Trong cải tiến Ra đa K860 thấy nói là tập trung khắc phục tình trạng kỹ thuật của băng sóng 2. Vậy việc khôi phục được băng sóng 2 có khó khăn như thế nào?

Ông giải thích vắn tắt: Ra đa K860 hoạt động ở cả hai băng mới có tác dụng, nếu băng này bị hỏng hoặc bị địch gây nhiễu thì phải sử dụng băng kia để bắt mục tiêu cho Pháo cao xạ 57 bắn hạ máy bay tầm thấp.

Thực tế ra đa K860 sử dụng băng sóng 1 đã bị địch gây nhiễu và phóng tên lửa “Sơ-rai” vào trận địa, gây nên nhiều tổn thất. Trong khi đó băng sóng 2 của Ra đa K860 lại bị hỏng.

Việc khôi phục băng sóng 2 có nhiều khó khăn. Ngay từ khi tiếp nhận khí tài đã không có tài liệu nguyên lý cấu trúc của băng sóng 2. Mà thiếu tài liệu này thì khó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Ông đã phải tìm mua sách chuyên ngành bằng tiếng Nga, tiếng Trung để nghiên cứu trong gần 2 năm. Đến khi ông hiểu được nguyên lý cấu trúc của băng sóng 2 thì cũng đúng lúc ông biết về thông tin băng sóng 2 bị hỏng.

Một điều khó khăn nữa là việc sửa chữa ra đa được phân cấp là hư hỏng nhẹ đơn vị tự sửa, hỏng nặng thì đưa về Xưởng Cục Quân giới. Còn ông ở Cục Quân khí chỉ quản lý cấp phát khí tài chứ không có trách nhiệm sửa chữa. Mà nếu có về Xưởng sửa chữa thì chủ yếu là thay thế chi tiết hư hỏng chứ không dám cải tiến thay đổi thiết kế.

Ông đã chọn giải pháp xin xuống một đơn vị có Ra đa hỏng chờ đi xưởng để tự sửa chữa theo kết quả nghiên cứu của mình. Sau khi xuống đơn vị, qua thực nghiệm, ông đã phát hiện ra nguyên nhân và chính ông đã mạnh dạn thay đổi thiết kế, có biện pháp khôi phục băng sóng 2 đưa Ra đa K860 hoạt động ổn định cả hai băng sóng. Chiến công này thực ra chỉ giải quyết trong khoảng hai giờ, nhưng đó là quá trình nghiên cứu tìm tòi gần hai năm của ông.

Sáng tạo góp phần bắn hạ máy bay B52

Nhờ sáng tạo của ông trong việc sử dụng Ra đa K860 hỗ trợ tên lửa nên chúng ta đã bắn hạ được nhiều máy bay B52 của địch
Tôi lại hỏi ông: Ra đa K860 trang bị đồng bộ với pháo cao xạ 57, vậy tại sao Ra đa K860 lại được xác định là khí tài quan trọng góp phần hạ máy bay B52 bằng tên lửa?

Ông trả lời: Trong gần hai năm, các ra đa của pháo, tên lửa của ta đều dùng băng sóng 1 nên kẻ địch tìm cách gây nhiễu băng sóng 1. Đến thời điểm tháng 12 năm 1972, ta có băng sóng 2 hoạt động ổn định. Đó chính là một bí mật bất ngờ đối với kẻ địch. Địch không kịp có biện pháp gây nhiễu cho băng sóng 2.

Mặt khác, do trước đó ông được giao quản lý khí tài tên lửa Sam -2, nên ông biết có thể vận dụng Ra đa K860 vào trận địa tên lửa để hỗ trợ tên lửa xác định mục tiêu máy bay B52. Ông đã đề xuất và được triển khai thí điểm đưa Ra đa K860 đến một tiểu đoàn tên lửa của Sư 361 đóng tại Hà nội. Kết quả là Ra đa K860 hoạt động ổn định tốt ở cả hai băng sóng.

Băng sóng 2 đã hỗ trợ tên lửa bắt rõ mục tiêu trong vòng 30km đủ thời gian cho trắc thủ và người chỉ huy quyết định phóng tên lửa. Sau đó, Bộ Tư lệnh phòng không không quân đã nhanh chóng triển khai ứng dụng cải tiến cho toàn bộ Ra đa K860, kịp thời chiến đấu trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972.

Tôi hỏi tiếp: Tại sao hồi đó ông đã được chọn làm báo cáo để đề nghị tuyên dương Anh hùng mà ông chưa được trao tặng danh hiệu đó.

Ông cười trả lời: Câu hỏi đó chú phải hỏi cơ quan khen thưởng chứ sao tôi biết được. Mình làm việc theo lương tâm trách nhiệm của người lính Cụ Hồ. Thấy việc thì nhảy vào làm, còn kết quả để cấp trên đánh giá. Anh hùng là danh hiệu vinh dự, nhưng khi làm mình có nghĩ sẽ được đề nghị phong Anh hùng đâu !

Chưa được vinh danh

Lịch sử đã lùi xa 38 năm. Nhìn lại tầm vóc chiến công đó và bối cảnh khen thưởng cuối năm 1972. Chúng ta thấy nổi lên vấn đề: Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” 1972 có ý nghĩa quyết định, buộc Mỹ phải ngừng ném bom và ký kết Hiệp định Pa - ri, chấp nhận rút quân năm 1973.

Trong chiến thắng  đó có biết bao đóng góp của quân và dân ta, cũng như bè bạn quốc tế. Đó là chiến công của tập thể, do từng con người cụ thể, bình dị không tiếc hy sinh xương máu, của cải và trí tuệ tạo nên. Những người trực tiếp chiến đấu thường được khen thưởng kịp thời. Những người có chiến công thầm lặng chưa được vinh danh xứng đáng, trong đó có các cán bộ phục vụ chiến đấu như trường hợp của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lạc .

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lạc nay đã 80 tuổi. Cụ sinh năm 1930 tại quê Hà Nam theo gia đình ra Hà nội từ nhỏ. 15 tuổi đã là chiến sỹ liên lạc đại đội 2 tiểu đoàn 3 chiến đấu bảo vệ nơi làm việc của Chính phủ tại Hà nội. Sau đó được đi học trường Quân giới. Tiếp đến , được đi nhận vũ khí, lái xe kéo pháo từ Trung quốc về phục vụ chiến dịch Điện biên phủ. Hoà bình lập lại, ông được cử đi học ở Trung quốc 4 năm về vũ khí tên lửa, ra đa. Về nước bên cạnh công việc bận rộn vẫn cố gắng học hàm thụ Đại học Bách khoa có bằng Kỹ sư.

Sau 44 năm trong quân ngũ. Năm 1989 về hưu với quân hàm Đại tá, nguyên trưởng phòng Cục quân khí. Cụ thường tự hào mình đã trải qua ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” 1972 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Cuộc sống gia đình cụ vẫn mang bản chất anh bộ đội Cụ Hồ cần cù , giản dị.

Từ ngày về hưu, cụ vẫn tham gia tích cực công tác chi bộ giao, là tổ trưởng dan phố và đang còn là chi hội trưởng Cựu chiến binh ở Cụm 9 phường Nam đồng, Quận Đống đa. Những năm qua, lúc còn khoẻ và rỗi, cụ chữa đồ điện gia dụng cho anh em và hàng xóm láng giềng để có việc làm cho vui. Cụ không chịu ngồi yên, có lúc còn xay bột gạo , làm bột đậu để được vận động và có thêm thu nhập. Mà có lẽ chính do hoạt động cả trí óc, chân tay như vậy, nên vóc dáng tuy hom hem nhưng cụ vẫn tinh tường.

Một con người hết lòng vì nhiệm vụ, tận tâm tận lực đóng góp cho sự nghiệp cách mạng như thế. Một tấm gương thường xuyên học tập nâng cao trình độ để khi cần sẽ phát huy. Một con người có động cơ trong sáng làm nên chiến công không phải để mang lại lợi ích cho cá nhân mình.

Con người như Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lạc đáng để chúng ta nhắc đến để mọi người biết  một “Chiến công thầm lặng”, và cũng để giới thiệu một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới chiến thắng trong chiến dịch “ Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.

Phạm Huy Hà



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: thanhh63 trong 24 Tháng Chín, 2011, 01:35:57 pm
Các bài học kinh nghiệm phòng không tên lửa chống không quân Mỹ tại Việt Nam 1972

Tháng 12 năm 1972. Năm đỉnh cao của lực lượng không quân chiến lược Mỹ với vai trò chủ đạo là máy bay ném bom chiến lược B52 Stratofortressa. 18 tháng 12 năm 1972. Lần đầu tiên 127 chiếc máy bay ném  bom chiến lược pháo đài bay B-52 xuất kích vào không phận Miền Bắc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu. Đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá.
Đại tá Tiến sỹ Alexcander Malgin
Giáo sư Viện Hàm lâm quân sự, giảng viên
Viên khoa học phòng thủ hàng không vũ trụ Liên bang Nga.
Đại tá, Tiến sỹ Mikhain Malgin.
Chuyên viên nghiên cứu khoa học
Viện nghiên cứu khoa học quân sự Bộ quốc phòng Liên bang Nga.


Chiến thắng không thể nào đạt được với  máy bay ném bom hiện đại
    
Tạp chí phòng không, phòng thủ vũ trụ VKO nhiều lần đăng các bài viết về kinh nghiệm chiến tranh không quân và phòng không trong cuộc chiến tranh mang nhiều dấu ấn lịch sử giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa từ năm 1965 đến năm 1973. Trong bài viết này VKO đưa ra những thông số mang tính kỹ chiến thuật đối với lực lượng không quân Mỹ và lực lượng phòng không Việt Nam trong 1 giai đoạn vô cùng căng thẳng của chiến tranh Việt Nam – năm 1972. Trong bài viết này tác giả không bình luận nhiều về chiến dịch Linebacker II. Các bài viết về nó đã có rất nhiều. Ở bài viết này, tác giả tổng kết kinh nghiệm phòng thủ bầu trời của lực lượng phòng không Việt Nam trong một năm cao điểm nhất của chiến tranh đường không.

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Lichsuvn/25638.jpg)

Lực lượng phòng không Việt Nam với chiến dịch Linebacker II

Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1972, biên chế tác chiến của lực lượng không quân Mỹ khu vực Đông Nam Á tăng cường lực lượng không quân chiến lược lên 3 lần, không quân Hải quân tăng cường 1,5 lần. Cũng từ tháng 3 năm 1972, không quân Mỹ tăng cường tần xuất không kích các mục tiêu kể cả mục tiêu dân sự trên địa bàn Miền Bắc Việt Nam. Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon về việc đưa Hà Nội về thời kỳ đồ đá, tần suất không kích của lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật với sự tham gia của 207 máy bay ném bom chiến lược B52 và hơn 2000 máy bay cường kích đánh chặn của không quân và hải quân Mỹ. Mật độ không kích cao nhất là từ 18/12 đến 30/12. Cuộc không kích đã bị lực lượng phòng không Việt Nam đáp trả xứng đáng với những tội ác mà nó gây lên.

Lực lượng phòng không tên lửa Việt Nam trong chiến tranh phòng không.

Năm 1972, lực lượng phòng không Việt Nam, như trước kia, thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở 3 khu vực chính. Quân khu Hà Nội, Quân khu duyên hải với thành phố Hải Phòng, và quân khu 4. Trong giai đoạn đó, trên các trận địa phòng không có khoảng từ 30 đến 36 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-75.

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Lichsuvn/pvo01.jpg)

Sơ đồ bố trí lực lượng tên lửa phòng không khu vực Hà Nội - Hải Phòng

Nếu tính toán hệ số sẵn sàng chiến đấu thì các tiểu đoàn tên lửa phòng không có hệ số là 0,6 – 0,7. Khả năng phóng đạn đánh chặn các đợt không kích sẽ là khoảng 22 – 25 tiểu đoàn (nếu tính những tổn thất và tính chất của các đòn tấn công liên tiếp thì các tiểu đoàn tên lửa sẵn sàng phóng đạn còn thấp hơn) Trên các bệ phóng tên lửa của các phân đội sẵn sàng từ 10 – 12 tên lửa. Các tên lửa còn lại tập trung tại các điểm cách xa bệ phóng, nạp nhiên liệu và chuẩn bị kỹ thuật( trực tiếp trên các xe vận tải đạn. Trong trường hợp đó, khả năng sống còn và phản kích của các phân đội tên lửa hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng đảm bảo cung cấp tên lửa kịp thời lên bệ phóng của các phân đội trong quá trình đánh trả lực lượng không quân đối phương.

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Lichsuvn/pvo03.jpg)

Sơ đồ bố trí các đài radar cảnh báo của phòng không Việt Nam

Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng phòng không Việt Nam là bảo vệ các mục tiêu ở Hà Nội và Hải phòng, các mục tiêu kinh tế công nghiệp của miền Bắc, các tuyến đường vận tải và sân bay quân sự trên địa bàn cả nước. Bảo vệ tuyến vận tải huyết mạch từ Bắc vào Nam và các mục tiêu ven biển của Vịnh Bắc bộ.

( Còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: thanhh63 trong 24 Tháng Chín, 2011, 01:42:03 pm
Các bài học kinh nghiệm phòng không tên lửa chống không quân Mỹ tại Việt Nam 1972
(tiếp)
....
Trong cả năm 1972, không quân Mỹ tham chiến với các tần suất khác nhau. Vì vậy có thể chia ra thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 3 đến giữa tháng 10, giai đoạn 2 tính từ 18/12 đến 30/12/1972. nêu nghiên cứu các hoạt động của không quân Mỹ và các hoạt động tác chiến của phòng không và không quân Việt Nam, có thể thấy:

Giai đoạn 1: tần suất hoạt động của không quân Mỹ không cao. Hệ thống tên lửa phòng không Việt Nam phóng đạn 55 lần và bắn hạ 23 máy bay không quân hải quân chiến thuật với 4 máy bay không người lái. Bình quân 4 tên lửa cho 1 máy bay, hiệu quả phóng đạn là 0,5. Không quân cường kích sử dụng nhiễu ở cường độ trung bình và cường độ thấp. Tầm cao bay tác chiến là từ 1 đến 5 km.

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Lichsuvn/pvo05.jpg)

Phân tích kết quả các đòn tấn công của không quân Mỹ vào trận địa tên lửa

Kết quả những đòn tấn công của không quân Mỹ vào các trận địa của các phân đội phòng không với mức độ cơ động trung bình trong một đợt tác chiến vào năm 1972.

Giai đoạn 2: Giai đoạn triển khai chiến dịch Linebacker II. Với mật độ bay và lực lượng lớn nhất trong lịch sử không quân Mỹ với mục tiêu san phẳng Hà Nội Hải Phòng và các mục tiêu khác

Để chống lại lực lượng phòng không tên lửa, không quân Mỹ đã triển khai kế hoạch tấn công phủ đầu các trận địa tên lửa của các cụm phòng không.

Đợt tấn công thứ 1 của không quân Mỹ trong chiến dịch Linebacker II. Không quân chiến thuật Mỹ đã  tập kích với 12 đòn tấn công vào trận địa phòng không tên lửa bị phát hiện (6 quả bom và 6 quả tên lửa chống radar) Theo kết quả gây tổn thất cho 7 phân đội tên lửa (hai bệ phóng – 1 tên lửa Shrike). Các tiểu đoàn di chuyển 6 lần trong một giai đoạn tác chiến-1 đợt không kích ( khoảng 2 lần trong 1 tháng). Để chống lại tên lửa chống radar điều khiển Shrike, loại tên lửa đã gây nhiều khó khăn cho các khẩu đội tên lửa. Theo tính toán của các cán bộ chiến sỹ trắc thủ điều khiển phóng, khi kíp trắc thủ điều khiển phát hiện tên lửa chống radar Shrike hoặc trên các trạm quan sát phát hiện đối phương phóng tên lửa Shrike. Trắc thủ điều khiển có thể kịp thời quay anten và cắt nguồn phát tín hiệu cao tần. Kỹ thuật này sẽ làm tên lửa Shrike mất sóng dẫn đường, đánh trượt mục tiêu. Đầu nổ nổ cách mục tiêu hàng trăm mét cách xe điều khiển.

Đã có những trường hợp trắc thủ  khẩu đội tên lửa không kịp thời đánh lạc hướng tên lửa Shrike toàn bộ khẩu đội bị tổn thất và mất khả năng chiến đấu. Một khẩu đội tên lửa trong chiến dịch Linebacker II không kịp thời cắt Shrike. Tên lửa phát nổ cách xe điều khiển 6 m, trên cánh radar thu phát bị 70 lỗ đạn bi xuyên qua, tên lửa cắt đứt hơn 10 cuộn cáp vi mạch và cáp cao tần của radar, trên bệ phóng cáp nguồn điện và cáp điều khiển bị cắt đứt. Khẩu đổi bị loại hoàn toàn khỏi trận địa, tổn thất sinh lực không.

Trong chiến tranh, các hoạt động tác chiến đều do các chiến sỹ điều khiển tên lửa Việt Nam đảm nhiệm, các chuyên gia quân sự Xô viết chỉ giới hạn nhiệm vụ hỗ trợ trong các hoạt động chuẩn bị trang bị khí tài, vũ khí, sửa chữa và khai thác sử dụng, thống kế kết quả phóng đạn và đưa ra những đề xuất, kiến nghị về nghệ thuật tác chiến. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng các ban chỉ huy các đơn vị tên lửa Việt Nam rất chú trọng tiết kiệm đạn (không ít lần phóng 1 tên lửa, dẫn đến hiệu quả phóng không cao) Có khoảng 70% lần phóng là 2 quả đạn liên tiêp và 28% lần phóng là 1 đạn. Trong đợt tấn công lần 1 của chiến dịch Linebacker II tỉ lệ tổn thất 3,8. Có nghĩa là cứ một khẩu đội tên lửa bị tổn thất là có 4 đơn vị bay của đối phương bị bắn rơi. Có thể coi tỷ lệ đó là rất cao, nhưng so với những năm trước 1966 – 1968 tỷ lệ đó còn cao hơn nhiều.

Đợt tấn công thứ 2 của chiến dịch Linebacker II, tần suất tấn công của không quân Mỹ tăng gấp nhiều lần, đặc biệt là không quân hải quân và không quân chiến thuật. đồng thời tăng cường gây nhiễu chiến thuật đến mức độ cực đại. Giai đoạn này các khẩu đội phóng 500 tên lửa, bắn rơi 185 máy bay, trong đó có 177 máy bay chiến thuật và không quân hải quân. 8 máy bay B52. Tỷ lệ hiệu quả tác chiến là 5 tên lửa trên 1 máy bay. Tỷ lệ khẩu đội tên lửa với máy bay đối phương là 0,37, với máy bay ném bom B52 là 0,16. Tỷ lệ đạn cho 1 máy bay B52 là 8 tên lửa/1 B52. Mật độ nhiễu xạ bầu trời và độ phức tạp phòng không khi phóng đạn đạt đỉnh cao nhất, gần 90% khó phát hiện mục tiêu.

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Lichsuvn/pvo02.jpg)

Sơ đồ tác chiến của bộ đội tên lửa phòng không đợt 1 chiến dịch Điện Biên Phủ trên không

Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến dịch Linebacker II, để phát hiện và đánh dấu các mục tiêu trận địa phòng không và hệ thống phòng không, người Mỹ đã sử dụng cả máy bay trinh sát chiến lược SR-71. Trên tất cả các trận địa tên lửa bị tấn công 111 lần. Bom và tên lửa Shrike đã gây tổn thất cho 32 trong tổng số 37 tiểu đoàn tên lửa phòng không. 3 trong số 10 tiểu đoàn kỹ thuật bị tấn công. Có những phân đội bị tấn công nhiều lần (2 hoặc 4 lần) một nửa là bằng bom, số còn lại là tên lửa. Các phân đội tên lửa bị tổn thất là 54 lần, bị tổn thất do tên lửa Shrike là 10 phân đội, các kíp xe trắc thủ đã nhanh chóng học được phương pháp tránh tên lửa Shrike. Hiệu quả của tên lửa Shrike  giảm xuống chỉ còn 0,16.

Hệ số cơ động của các đơn vị tên lửa tăng cao. Trong giai đoạn tác chiến này, các phân đội thực hiên đến 12 lần cơ động sang vị trí mới (tương đương khoảng 4 lần cơ động trong 1 tháng). Đồng thời hệ số khó khăn trong cung cấp đạn cũng tăng cao. Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không Không quân lại quyết định chỉ lệnh tiết kiệm đạn cao nhất khi bắn nhằm mục tiêu chủ yếu là B52.

Chính vì thế khoảng 70% lần phóng là 1 tên lửa. tất nhiên, trong điều kiện quá phức tạp của chiến trường khả năng tiêu diệt mục tiêu rất khó khăn. Chính vì vậy, việc tiết kiệm đạn lại dẫn đến việc tiêu hao đạn cao hơn. Tỷ lệ giữa các khẩu đội tên lửa và máy bay bị bắn hạ là 3,4. Có nghĩa là cứ 1 khẩu đội tên lửa bị đánh trúng chỉ còn 3,4 máy bay bị bắn rơi. Đây là tỷ lệ hiệu quả nhỏ nhất trong toàn bộ những năm chiến đấu của phòng không không quân Việt Nam.

Đợt tấn công thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, các phân đội tên lửa phóng 290 tên lửa, bắn hạ 110 máy bay, trong đó có 104 máy bay chiến thuật và không quân hải quân, 6 máy bay ném bom chiến lược B52. Tỉ lệ bắn hạ máy bay là 4,5 tên lửa / 1 máy bay, hiệu quả bắn là 0,38.

Hiệu quả tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược B52 là 0,6, tỷ lệ cao nhất trong toàn bộ chiến tranh ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, các phân đội tên lửa phòng không quân khu 4 đã tấn công B52 bằng phương pháp phục kích. Khi máy bay B52 chưa kích hoạt máy gây nhiễu tích cực. Từ phương án khác, các chiến sỹ trắc thủ điều khiển tên lửa đã học được phương phát vạch nhiễu để phát hiện máy bay. Khi máy bay bật nhiễu tích cực và gây nhiễu dầy đặc hoặc khi máy bay địch bay lượn vòng, biểu đồ các thông số nhiễu thay đổi và tín hiệu máy bay hiện ra rất rõ trên màn hình radar ngay cả trong trường hợp nhiễu dày đặc nhất.

Trong khu vực có khả năng tiêu diệt mục tiêu của tên lửa, khi phát hiện nhiễu bắt đầu dày đặc, các phân đội tên lửa Việt Nam lập tức phóng đạn vào hướng mục tiêu. Trong rất nhiều trường hợp đạn đánh trúng mục tiêu khi đội hình hành tiến của không quân Mỹ chưa kịp triển khai đội hình chiến đấu. Trong khu vực tác chiến mật độ phức tạp đạt đến 100% do nhiễu thụ động, nhiễu tích cực, tác chiến điện tử và chế áp điện tử, các hoạt động nghi binh của không quân, các đòn tấn công của tên lửa Shrike, bom đánh tọa độ vào khu vực trận địa phòng không…

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Lichsuvn/pvo08.jpg)

Biểu đồ số lượt xuất kích của các loại máy bay Mỹ trong năm 1972

Không quân Mỹ đã tấn công vào các trận địa tên lửa 55 lần, 22 lần tấn công bằng bom và 33 lần tấn công bằng tên lửa. 20 phân đội bị tổn thất, trong đó có 8 khẩu đội vị trúng tên lửa Shrike. Trong đợt tấn công này, các đơn vị tên lửa đã thực hiện đến 20 lần cơ động trận địa, khiến hiệu quả đánh trúng các khẩu đội tên lửa xuống thấp  0,36. Hiệu quả giai đoạn 2 của chiến dịch Linebacker II là 0,5.

Trong đợt không kích thứ 3 mặc dù độ phức tạp của chiến trường tăng đến 100%, các phân đội tên lửa Việt Nam đạt hiệu quả tác chiến rất cao, khả năng đánh trúng mục tiêu lên đến 0,4. Tỷ lệ phóng đạn là 70% lần phóng là 2 tên lửa liên tiếp. Tỷ lệ tổn thất của 1 khẩu đội tên lửa với máy bay là 4,0. Mỗi khẩu đội bị đánh trúng, không quân Mỹ mất 4 máy bay chiến đấu. Điều đó đã khẳng định khả năng huấn luyện chiến đấu và chiến đấu rất cao của các phân đội, các trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam, khả năng hợp đồng và phối hợp điêu luyện, trình độ đánh giá điều kiện chiến trường chính xác, ra quyết định chính xác trong phóng đạn tiêu diệt mục tiêu trên không.

....
(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: thanhh63 trong 24 Tháng Chín, 2011, 01:47:01 pm
Các bài học kinh nghiệm phòng không tên lửa chống không quân Mỹ tại Việt Nam 1972
(tiếp)
....

Kết quả


Các đơn vị phòng không tên lửa Việt Nam trong giai đoạn năm 1972 đã phóng tổng số 1025 lần, bắn rơi 376 máy bay, trong đó có 325 máy bay chiến thuật và hải quân. 45 máy bay ném bom B52, 6 máy bay không người lái. Nếu so với năm 1967, năm căng thẳng nhất của của các chiến dịch ném bom ngoài miền Bắc đã bắn rơi 397 máy bay trong đó có 367 máy bay máy bay chiến thuật không quân và hải quân, 24 máy bay không người lái và chỉ có 6 máy bay B52. các máy bay B52 đều do phòng không quân khu 4 tiêu diệt.

Tỉ lệ tiêu hao đạn cho một máy bay trong toàn bộ năm 1972 là 5 tên lửa, hiệu quả bắn cho tất cả các loại máy bay là 0,34 máy bay cho 1 tên lửa. nếu tính toán đến độ phức tạp của chiến trường do mật độ nhiễu lớn nhất, gây nhiễu điện từ và chế áp điện tử cao nhất, mật độ bay tấn công lớn nhất, tính cơ động cao nhất thì tính tổng kết hiệu suất chiến đấu của các đơn vị tên lửa Việt Nam là rất cao.

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Lichsuvn/pvo06.jpg)

Đặc điểm sơ đồ tác chiến chiến thuật của không quân Mỹ

Trong giai đoạn năm 1972, các trận địa tên lửa bị tấn công 200 lần, trong đó 96 lần bằng bom và 104 lần bằng tên lửa chống radar Shrike. Các đơn vị tên lửa bị tổn thất phải rút khỏi trận đánh 98 lần, trong đó có 21 lần bằng tên lửa. Hiệu quả tấn công trận địa tên lửa bằng Shrike giảm xuống còn 0,2. Các kíp trắc thủ điều khiển tên lửa đã học được phương pháp tác chiến hiệu quả với tên lửa Shrike. Do đó làm giảm đến tối thiểu hiệu quả của tên lửa Shrike nếu so sánh với năm 1966 – 1967. Tỷ lệ tổn thất giữa máy bay và khẩu đội tên lửa trong năm 1972 là 3,8.

Cũng trong gian đoạn, các đơn vị pháo phòng không bắn rơi 20 máy bay, trong đó có 1 máy bay B52 và 3 máy bay F111A. Lực lượng không quân xuất kích 10 lần, bắn rơi 7 máy bay, trong đó có 2 máy bay B52. Tổn thất 3 máy bay tiêm kích.

Có thể so sánh như sau: Đại chiến thế giới lần thứ 2 trong 1000 lần xuất kích, không quân Mỹ bị mất bình quân 9 máy bay. Trong cuộc chiến tại Triều tiên ( 1950 – 1953) tổn thất là 4 máy bay. Nhưng trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1972. Bình quân cứ 1000 lần xuất kích người Mỹ mất 17 máy bay. Trong chiến dịch Linebacker II từ 18 đến 30 tháng 12 năm 1972, tổn thất trong 1000 lần xuất kích là 27 máy bay.

Tổng kết lại các kết quả của lực lượng phòng không Việt Nam tính từ ngày 24 tháng 6 năm 1965 đến tháng 12 năm 1972. Các đơn vị tên lửa đã phóng 3228 lần và bắn rơi 1293 máy bay, chiếm 31% số lượng máy bay bị bắn rơi trên bầu trời Việt Nam. Trong đó có 1109 máy bay chiến thuật của không quân và hải quân, 54 máy bay B52 (chiếm 95 %  tổng số máy bay B52 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam) và 130 máy bay không người lái.

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Lichsuvn/pvo04.jpg)

Vị trí các sân bay dã chiến và lực lượng không quân Việt Nam

Trong giai đoạn này không quân phòng không và không quân Việt Nam bắn rơi 350 máy bay Mỹ (chiếm khoảng 9% tổng số máy bay bị rơi) trong đó chỉ có 2 chiếc B52. một chiếc bị tiêu diệt bởi đòn tấn công đâm thẳng vào máy bay địch.

Các đơn vị và phân đội pháo phòng không trong các lực lượng phòng không Việt Nam (bao gồm các lực lượng dân quân tự vệ và các đơn vị phòng không độc lập đã bắn rơi 2550 máy bay. Chiếm 60% tổng số máy bay bị bắn rơi trên bầu trời Việt Nam. Tổng số máy bay bị bắn rơi khoảng 4200 máy bay, có thể khác nhau chút ít, do số liệu máy bay do pháo phòng không các loại bắn rơi khó chính xác. Do máy bay có thể bay đến chỗ khác và bị rơi.

Số lượng lớn máy bay bị bắn rơi do các lực lượng pháo phòng không được hiểu chính xác là: lực lượng pháo phòng không nhân dân được thành lập rất sớm, ngay từ ngày đầu chiến tranh và từng ngày phát triển. Đến giữa năm 1967 lực lượng pháo phòng không đã có tới 35 trung đoàn và các phân đội phòng không độc lập. Được biên chế đến 1000 khẩu pháo phòng không các loại như pháo phòng không tầm trung 85 mm, 100mm, tầm thấp 37mm, 57 mm. Chủ yếu các lực lượng phòng không được trang bị pháo phòng không 57mm. Tất  cả các mục tiêu nhỏ ( cầu, phà, ngầm, đường hẹp, và bản thân đường quốc lộ số 1 đường Hồ Chí Minh, các kho xăng dầu, thiết bị và vật chất chiến tranh được bảo vệ bởi các đơn vị pháo phòng không. Nói  chính xác là lực lượng pháo phòng không được trải rộng trên toàn bộ địa bàn đất nước.

Nếu lực lượng phòng không và không quân Việt Nam chiếm khoảng 200.000 cán bộ chiến sỹ thì các đơn vị pháo phòng không có quân số lên tới 160.000 người, chiếm khoảng 80% quân số. Lực lượng tên lửa phòng không chỉ có 14000 cán bộ, chiến sỹ (7% quân số) của lực lượng phòng không, không quân. Các trung đoàn tên lửa phòng không trên toàn bộ đất nước khoảng 11 trung đoàn sẵn sàng chiến đấu. Triển khai trên các trận địa tên lửa khoảng 30 – 35 phân đội trong các giai đoạn của chiến tranh.

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Lichsuvn/pvo07.jpg)

Biểu đồ số lần cất cánh của không quân Mỹ

Tháng 2 năm 1973. Bộ trưởng Bộ quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc họp tổng kết kinh nghiệm chiến trang với phái đoàn quân sự Liên bang Xô viết và lãnh đạo đội cố vấn quân sự Xô viết tại Việt nam đã đánh giá chiến công của lực lượng tên lửa phòng không bảo vệ miền Bắc” Nếu như không có chiến thắng của lực lượng bộ đội tên lửa phòng không trên bầu trời Hà Nội, thì Hiệp định Pari sẽ bị kéo dài và có thể không ký được, nói cách khác, chiến công của lực lượng bộ đội tên lửa là chiến công có ý nghĩa chính trị” Sau này, dù có nhiều người muốn bóp méo kết quả của chiến dịch Linebacker II, chiến công của bộ đội tên lửa thực sự là một chiến công anh hùng. Bộ đội tên lửa phòng không và không quân được trao tặng danh hiệu: đơn vị anh hùng.
...
(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: thanhh63 trong 24 Tháng Chín, 2011, 01:49:23 pm
Các bài học kinh nghiệm phòng không tên lửa chống không quân Mỹ tại Việt Nam 1972
(tiếp theo và hết)
....

Kết luận

1. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng lực lượng không quân Mỹ không thể đạt được một chiến thắng có ý nghĩa chính trị cho chính phủ tổng thống Mỹ Richard Nixon.

2. Trong khoảng thời gian 6 tháng, từ 15 tháng 3 đến nửa đầu tháng 10 năm 1972. Không quân Mỹ tấn công vào các trận địa tên lửa 166 lần, 74 lần sử dụng bom và 92 lần sử dụng tên lửa chống radar. Các phân đổi tên lửa bị tổn thất và mất khả năng tác chiến 74 lần (18 khẩu đội bị tổn thất bởi tên lửa, còn lại là bom không điều khiển) Hiệu quả tấn công sử dụng bom thông thường là 0,75. Hiệu quả sử dụng tên lửa chống raddar Shrike là 0,19. Các kíp điều khiển tên lửa đã học được phương pháp vô hiệu hóa tên lửa Shrike.

3. Hiệu quả tấn công vào các trận địa tên lửa giảm xuống rất thấp do khả năng cơ động liên tục của các phân đội tên lửa, trong một tháng, các đơn vị tên lửa thường xuyên di chuyển trận địa, mật độ cơ động là 4-5 lần thay đổi trận địa trong một tháng.

4. Các đơn vị và các phân đội tên lửa thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong điều kiện vô cùng phức tạp, khó khăn của trến trường. Nhưng hiệu quá tác chiến đối với mọi mục tiêu trên không rất cao. 0,34 máy bay/tên lửa.

5. Nhóm các chuyên gia quân sự Xô viết liên tục có mặt trong các trung đoàn và tiểu đoàn tên lửa. Các tướng lĩnh chuyên gia và các sỹ quan chuyên gia quân sự đã kịp thời hỗ trợ các cán bộ chiến sỹ phòng không tên lửa sự giúp đỡ kịp thời, đưa ra những đề xuất tác chiến trong cuộc chiến đấu, lắp đặt và hiệu chỉnh các phương tiện, trang thiết bị, hỗ trợ tổ chức các đơn vị tên lửa cơ động và cung cấp đạn ở vị trí trận địa mới, sửa chữa khí tài tên lửa khi bị tổn thất hoặc đánh hỏng.

6. Lực lượng chỉ huy phòng không và không quân Việt Nam trong điều kiện phức tạp của đợt không kích đã sử dụng phương án tiết kiệm đạn. Trong 6 tháng có 49% lần phóng đạn sử dụng 1 quả tên lửa, 48% phóng 2 tên lửa liên tiếp. Chỉ có 3% phóng liên tiếp 3 quả đạn do điều kiện tác chiến trở lên vô cùng phức tạp, độ phức tạp đạt đến 100% do không quân Mỹ đã sử dụng hết mọi phương thức gây nhiễu, chế áp điện tử, ngụy trang, nghi binh.v.v…Tổng kết cho thấy, nếu mỗi lần phóng chỉ một quả đạn, lượng tiêu thụ đạn cho một mục tiêu lên đến 6 tên lửa/1 máy bay các loại, nhưng nếu phóng 2 tên lửa liên tiếp, hệ số tiêu diệt là 4 tên lửa/máy bay. Do đó, phương án phóng đạn đơn chỉ thích hợp trong điều kiện tác chiến rất tốt, nếu như tháng 12 năm 1972, phương pháp đó làm số lượng tên lửa tiêu hao tăng lên.

7. Đỉnh cao của tác chiến phòng không và chống phòng không là cuộc đọ sức giữa lực lượng phòng không Việt Nam và không quân Mỹ, lực lượng phòng không Việt Nam đã thành công trong việc bẻ gấy đòn tấn công có quy mô lớn nhất với sự tham gia của pháo đài bay B52 trong chiến dịch không kích tháng 12 năm 1972. Linebacker II trở thành đỉnh điểm của cuộc chiến tranh đường không chống Miền Bắc Việt nam. Chiến dịch Linebacker II đã sử dụng hơn 800 máy bay chiến thuật không quân, hải quân, có tới 190 máy bay B52, 36 máy bay ném bom chiến thuật hiện đại nhất F111A, 54 máy bay cường kích ném bom Hải quân.

Bài học kinh nghiệm


1. Nhiệm vụ chính của lực lượng phòng không Việt Nam trong điều kiện cụ thể, với những cụm mục tiêu cụ thể là bảo vệ chắc chắn các mục tiêu được giao, không để lọt các đòn tấn công từ trên không của đối phương. Nhưng vào tháng 12 năm 1972. Bộ tư lệnh tham mưu phòng không không quân đã có quyết định giao nhiệm vụ khác: trong quá trình đánh phản kích các đòn tấn công ô ạt, có mật độ hỏa lực cao nhất và có sự tham gia với số lượng lớn máy bay tiến công đường không chiến lược, chiến thuật không quân và hải quân vào các mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam, mục tiêu đầu tiên cần phải tiêu diệt là máy bay ném bom chiến lược B52 (ngay cả trong trường hợp trong khu vực phòng thủ của các đơn vị tên lửa có hoạt động tác chiến của máy bay cường kích chiến thuật). Quyết định đó được hình thành bởi nhận định đúng âm mưu của đối phương, tương quan lực lượng giữa ta và địch về khả năng tác chiến của các đơn vị phòng không và tiềm năng quân sự của lực lượng không quân đối phương. Hệ thống phòng không không đủ khả năng tiêu diệt toàn bộ lực lượng không kích trong 1 trận tấn công ồ ạt với mật độ không lực cao như vậy. Do đó trong điều kiện thực tế của chiến trường, quyết định này là chính xác và đã thể hiện sự đúng đắn của nó trong chiến dịch.

2. Các đơn vị tên lửa không được liên kết trong một hệ thống chỉ huy đồng bộ, thống nhất dưới 1 trung tâm chỉ huy tác chiến. Điều khiển hỏa lực được thực hiện bởi các ban chỉ huy cấp trung đoàn, trong một số trường hợp đã xảy ra hiện tượng khai hỏa tự phát, ngay cả trong trường hợp đánh phục kích B52. Do đó, mặc dù đội hình tác chiến của các trung đoàn tên lửa phòng không đã tạo ra một lưới lửa dầy đặc, nhưng không ít trường hợp tiến hành đánh B52 không hợp lý, thậm chí tấn công cả máy bay ném bom chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ. Có thể nói, trong thời điểm đó, về thực tế không thể hình thành một trung tâm điều khiển hỏa lực trên toàn tuyến phòng thủ tính trên sự cân đối lực lượng, kinh nghiệm và trình độ tác chiến hiện đại của cán bộ chiến sỹ. Nhưng sẽ tốt hơn rất nhiều nếu có một trung tâm chỉ huy đồng bộ từ cấp cao nhất của lực lượng phòng không không quân và sự năng động, chủ động sáng tạo, phối hợp nhịp nhàng của các khẩu đội tên lửa, sẽ cho hiệu quả cao hơn sự tác chiến độc lập của các trung đoàn tên lửa.

4. Trong đợt tấn công thứ 2 và thứ 3 của chiến dịch. Không quân Mỹ đã tăng cường lực lượng vàn tần suất tấn công các trận địa phòng không và cũng đạt được những kết quả nhất định. Nếu các tiểu đoàn tên lửa không năng đông, cơ động thay đổi trận địa liên tục, thì cụm phòng không Hà Nội sẽ bị tiêu diệt. Từ những kinh nghiệm này, việc chế tạo các tổ hợp phòng không có sức cơ động rất cao, bao gồm cả các dàn phóng tên lửa, các xe chỉ huy, điều khiển và các xe cấp đạn, đồng thời phát triển chiến thuật cơ động của các cụm hỏa lực phòng không tên lửa. Các nhân tố đó quyết định sự sống còn của các cụm hỏa lực phòng không, hiệu quả sử dụng trang thiết bị khí tài phòng không và kết quả tác chiến của các đơn vị lực lượng phòng không. Kinh nghiệm chiến tranh cho thấy, một cụm hỏa lực tác chiến cố định hoàn toàn không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trước một lực lượng không quân hùng mạnh, hiện đại, trong điều kiện ngày nay, khi đối phương sử dụng vũ khí có độ chính xác cao. Các cụm hỏa lực phòng không cố định sẽ bị tiêu diệt ngay trong giờ đầu tiên của trận đánh.

5. Một lần nữa khẳng định, vị trí và ý nghĩa quan trọng bậc nhất của nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, hợp đồng tác chiến và khả năng phối hợp hoạt động nhịp nhàng, chuẩn xác và hiệu quả của từng thành viên cán bộ chiến sỹ trong kíp trắc thủ. Các cán bộ chỉ huy Việt Nam thể hiện khả năng nắm bắt trang thiết bị rất tốt, có năng lực chỉ huy tác chiến cao, phối hợp ăn ý và hiệu quả với các cố vấn, chuyên gia quân sự Xô viết trong hoạt động khai thác vũ khí trang bị khí tài tác chiến. Nhanh chóng nắm bắt được các kinh nghiệm chỉ huy tác chiến hiện đại trong quá trình chiến đấu phức tạp và nguy hiểm. Các chuyên gia quân sự đã đóng một vai trò quan trọng trong vị trí huấn luyện tác chiến cho các trắc thủ, cán bộ kỹ thuật tên lửa của trung đoàn, góp một phần công sức vẻ vang cho chiến công của phòng không Việt nam.

Biên dịch Trịnh Thái Bằng.tech.edu
http://www.vko.ru/


Link: http://quocphonganninh.edu.vn/index.aspx?Menu=1379&Chitiet=1636&Style=1


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười, 2011, 09:37:47 pm
Bài viết có nhiều số liệu, khá công phu, nhiều thông tin hay, tuy nhiên có rất nhiều điểm không ổn. Thí dụ như ngay ở sơ đồ đầu tiên, họ vẽ có những đường bay của không quân Mỹ bay qua đảo Hải Nam và có cả đường bay vòng qua đất Trung Quốc vào miền Bắc : điều mà Mỹ rất kiêng kỵ. Hoặc như đoạn này : "Đợt tấn công thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, các phân đội tên lửa phóng 290 tên lửa, bắn hạ 110 máy bay, trong đó có 104 máy bay chiến thuật và không quân hải quân, 6 máy bay ném bom chiến lược B52. Tỉ lệ bắn hạ máy bay là 4,5 tên lửa / 1 máy bay, hiệu quả bắn là 0,38" Trong khi Viêt Nam nói cả 3 đợt chỉ đươc 81 cái !


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 08 Tháng Mười, 2012, 04:08:46 pm

Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

KỊP THỜI PHÁT HIỆN MÁY BAY B52

QĐND - Thứ Bẩy, 29/09/2012, 18:12 (GMT+7)

QĐND - Sáng 18-12-1972, cường độ đánh phá của Không quân Mỹ ở Khu 4 giảm hẳn. Một hiện tượng bất thường là tất cả các đài ra-đa mở máy trực đều không phát hiện thấy nhiễu tích cực và không có một dấu hiệu máy bay B-52 xuất hiện trên bầu trời. Sự yên tĩnh lạ thường ấy khiến bộ đội ra-đa nghi ngờ, cần cảnh giác với âm mưu mới của Không quân Mỹ.

Đến 16 giờ 40 phút, trên bản đồ thu mạng tình báo quốc gia xuất hiện hai tốp máy bay tiêm kích F-111 từ Sầm Tớ (Lào) bay về phía Yên Bái. Tình huống đó khiến trắc thủ ra-đa Đại đội 16, đơn vị đang mở máy trực, tập trung quan sát phát hiện mục tiêu, đặc biệt là máy bay B-52.

(http://image.qdnd.vn/Upload/phucthang/2012/9/29/5057165920120929172026576.jpg)
Bộ đội ra-đa chuẩn bị ăng-ten phục vụ chiến đấu. Ảnh tư liệu.

Đại đội 16 ở Nghệ An thấy trên màn hình xuất hiện một số dải nhiễu mới. Từ kinh nghiệm chiến đấu, Đại đội trưởng Trần An và Chính trị viên Trịnh Đình Nham đã thống nhất ra lệnh các đài ra-đa chống nhiễu, phát hiện máy bay B-52. Chỉ giây lát, các trắc thủ đã khẳng định trong nhiễu có B-52 và báo cáo với đại đội trưởng: “Khả năng B-52 đánh miền Bắc”. Báo cáo đó liền được truyền tới tổng trạm ra-đa ở Hà Nội. Lúc đó là 19 giờ 10 phút.

Tham mưu phó Binh chủng báo cáo với Tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri: Máy bay B-52 đã vượt qua vĩ tuyến 20. Khả năng B-52 đánh Hà Nội. Lập tức Tư lệnh Quân chủng ra lệnh cho các lực lượng phòng không - không quân chuẩn bị đánh B-52. Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trên miền Bắc được lệnh báo động phòng không để nhân dân kịp thời xuống hầm trú ẩn.

Do cảnh giác cao, Trung đoàn Ra-đa 291 đã phát hiện được máy bay B-52 từ xa, bảo đảm cho Tổ quốc không bị bất ngờ trước chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng. Nên các lực lượng phòng không ở khu vực Hà Nội đã chuyển cấp chiến đấu sớm, bắn rơi tại chỗ máy bay B-52 ngay từ trận đầu, đêm đầu của chiến dịch.

Trần Công

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/406/406/208915/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 08 Tháng Mười, 2012, 04:15:01 pm

Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

10 KÍP CHIẾN ĐẤU TÊN LỬA TIẾP TỤC LÀM RÕ 25 TRẬN BẮN RƠI B52

QĐND - Thứ Hai, 08/10/2012, 12:42 (GMT+7)

QĐND Online – Sáng 8-10, tại Hà Nội, Sư đoàn 361 (Quân chủng Phòng không-Không quân) đã tổ chức Hội nghị thống nhất kỷ yếu 25 trận đánh, bắn rơi B-52 trong 12 ngày đêm tháng 12-1972. Tham gia hội nghị có thành phần của 10 kíp chiến đấu, đã tham gia 25 trận đánh nói trên và lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn 361.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/8/4213909620121008104153515.jpg)
Thành phần kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257, Sư đoàn 361

Đại tá Đặng Đình Tuấn, Chính ủy Sư đoàn 361 cho biết, việc tổ chức Hội nghị lần này nhằm hoàn thiện Kỷ yếu 25 trận đánh bắn rơi B-52 của Sư đoàn. Đây là một trong những hoạt động của đơn vị hướng tới kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/8/7879164220121008104159375.jpg)
"Siêu pháo đài bay" B-52 của Mỹ đã bị hạ gục bởi những con người và vũ khí này.

Tại Hội nghị, thành phần của 10 kíp chiến đấu đã phát biểu làm rõ những nội dung liên quan đến 25 trận đánh, như: thành phần kíp chiến đấu, trận địa, diễn biến trận đấu…

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/8/3556646320121008104205953.jpg)
Quang cảnh Hội nghị

Trong các ngày từ 18 đến 29-12-1972, 9 tiểu đoàn (57, 59, 72, 77, 78, 79, 86, 93, 94) của 3 trung đoàn (261, 257, 274), thuộc Sư đoàn 361, đã bắn rơi 29 máy bay Mỹ, trong đó 25 máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ).

Tin, ảnh: Hà Phong Thủy

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/406/406/210053/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 08 Tháng Mười, 2012, 04:19:59 pm

Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"


CHỦ ĐỘNG NGHIÊN CỨU, HOÀN CHỈNH CÁC PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN

QĐND - Thứ Bẩy, 29/09/2012, 18:12 (GMT+7)

QĐND - Sau khi Không quân Mỹ sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 trên chiến trường miền Nam (tháng 6-1965), chấp hành sự chỉ đạo của Đảng, Bác Hồ, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) nghiên cứu cách đánh máy bay B-52, với quyết tâm bắn rơi “siêu pháo đài bay” của giặc.

Để chuẩn bị và đánh thắng máy bay B-52 của Mỹ, một mặt điều động Trung đoàn Tên lửa 238 vào chiến trường Khu 4 nghiên cứu cách đánh, mặt khác Quân ủy Trung ương dự đoán Mỹ có thể dùng máy bay B-52 leo thang đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và giao cho Quân chủng PK-KQ xây dựng kế hoạch tác chiến. Suốt thời gian sau đó, nhiều đoàn cán bộ PK-KQ cùng một số trung đoàn tên lửa và biên đội không quân tiêm kích được cử vào nghiên cứu cách đánh máy bay B-52 trên vùng trời Khu 4.

Tháng 4-1972, Mỹ huy động không quân, hải quân mở Chiến dịch Lai-nơ-bêch-cơ I (Linebacker I) đánh phá trở lại miền Bắc, sử dụng máy bay B-52 đánh phá thành phố Vinh, Hải Phòng, đồng thời thả thủy lôi phong tỏa các cảng ven biển và các cửa sông miền Bắc. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về nâng cao cảnh giác, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống; chủ động đối phó với khả năng Mỹ sử dụng B-52 đánh phá Thủ đô Hà Nội, ngày 6-7-1972, Bộ Tổng tham mưu tổ chức Hội nghị chuyên đề tìm cách đánh máy bay B-52. Hội nghị đã phân tích tình hình, đặc tính kỹ thuật, chiến thuật của máy bay B-52, các phương án tác chiến và kinh nghiệm đánh máy bay B-52 từ thực tế trên chiến trường, trên cơ sở đó thống nhất cao về cách đánh và chuẩn bị chu đáo về con người và vũ khí trang bị kỹ thuật.

(http://image.qdnd.vn/Upload/phucthang/2012/9/29/4648055820120929172008513.jpg)
Tư lệnh Binh chủng Không quân báo cáo kế hoạch tác chiến chống máy bay B-52 bảo vệ bầu trời miền Bắc. Ảnh tư liệu.

Ngay sau hội nghị, Bộ Tổng tham mưu (BTTM) chỉ thị cho các cơ quan, đơn vị thực hiện gấp việc nghiên cứu và triển khai kế hoạch đánh B-52. Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ chủ trì biên soạn lý luận chiến thuật đánh B-52; nhanh chóng bổ sung ý kiến chỉ đạo của Bộ để hoàn chỉnh kế hoạch và phương án tác chiến, kết hợp một cách hợp lý việc điều chỉnh bố trí lực lượng đánh B-52, biên soạn tài liệu huấn luyện và tiến hành tập huấn đánh B-52 trong các tình huống phức tạp. Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ chỉ thị cho cơ quan tham mưu cùng các binh chủng khẩn trương hoàn chỉnh phương án đánh B-52 bảo vệ miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội và Hải Phòng. Tổ nghiên cứu, biên soạn tài liệu “Cách đánh B-52" được gấp rút thành lập và làm việc không kể ngày đêm để sớm có tài liệu huấn luyện. Phương án đánh B-52 được nhanh chóng hoàn thành theo đúng kế hoạch gọi là “Phương án tháng bảy”. Các đơn vị tên lửa, ra-đa, pháo 100mm mở đợt huấn luyện đột kích với nội dung và mục tiêu chủ yếu là đánh B-52. Bộ đội Không quân tích cực luyện tập theo phương án đánh B-52 trên năm hướng xung quanh Hà Nội, gọi là “Phương án năm cánh sao”. Phương án này được kết hợp chặt chẽ với hỏa lực của các binh chủng bạn, cả vòng trong và vòng ngoài, kết hợp cơ động và yếu địa, tuyến trước và tuyến sau, trên không và mặt đất.

Toàn quân tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp quy luật hoạt động của không quân địch, xác minh tính năng kỹ thuật, chiến thuật của B-52 đối với các loại vũ khí của ta, Bộ Tổng tham mưu giao cho Cục Tình báo chủ trì cùng với Quân chủng PK-KQ, Viện Kỹ thuật Quân sự khai thác thông tin từ giặc lái Mỹ. Cục Tình báo cung cấp kịp thời những tin tức, tư liệu liên quan đến B-52 địch, phục vụ cho yêu cầu tác chiến của lực lượng PK-KQ. Quân chủng PK-KQ tiến hành nghiên cứu cải tiến VKTBKT, sử dụng cả ra-đa cũ kết hợp khí tài quang học với khí tài điện tử, điều chỉnh độ nhạy của đầu đạn tên lửa để có thể bắn rơi tại chỗ B-52. Cục Tình báo, Cục Quân lực, Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc cùng Quân chủng PK-KQ giải quyết các vấn đề bảo đảm trinh sát kỹ thuật, bảo đảm sức kéo, thông tin, quân số để lập đài quan sát. Quân chủng PK-KQ hiệp đồng với Bộ tư lệnh Hải quân tổ chức quan sát, cung cấp tin tức về địch và kế hoạch cứu phi công của ta ngoài biển...

Việc nghiên cứu chuẩn bị kế hoạch đánh máy bay B-52 được triển khai gấp rút và đã căn bản hoàn thành vào đầu tháng 9-1972. Dựa vào kinh nghiệm đã rút ra từ thực tiễn chiến đấu và những hiểu biết ngày càng nhiều về vũ khí, khí tài và thủ đoạn hoạt động của địch, tài liệu "Cách đánh B-52" sau nhiều lần bổ sung hoàn chỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, chiến đấu của bộ đội. Tháng 9-1972, Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo Quân chủng PK-KQ bổ sung và hoàn thiện phương án mới đánh B-52, được gọi là “Phương án tháng 9”; xác định những vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch phòng không như phán đoán âm mưu, thủ đoạn, hướng và mục tiêu tiến công của địch, quyết định sử dụng lực lượng và cách đánh của ta; đồng thời chỉ đạo Quân chủng khẩn trương xây dựng thế trận, điều chỉnh lực lượng, nhanh chóng hoàn thành mạng lưới phòng không ba thứ quân nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều hướng, có trọng điểm vào hai khu vực Hà Nội và Hải Phòng.

Nhờ nắm vững thực tế chiến trường, nghiên cứu đề ra phương án tác chiến đúng, điều chỉnh kịp thời, ta đã chủ động trong chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng tháng 12-1972 và giành thắng lợi quyết định, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam tháng 1-1973, rút hết quân Mỹ về nước.

Đại tá, TS Nguyễn Thành Hữu

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/406/406/208907/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 08 Tháng Mười, 2012, 04:36:41 pm

BA TRẬN THEN CHỐT TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG

QĐND - Thứ Bẩy, 15/09/2012, 18:40 (GMT+7)

QĐND - Trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" tháng 12-1972 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh phụ cận, lực lượng phòng không chủ lực đã hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng phòng không nhân dân tổ chức nhiều trận đánh máy bay địch, trong đó có 3 trận đánh then chốt.

Trận thứ nhất vào đêm 18 rạng sáng 19-12-1972. Tuy thời tiết xấu, trời nhiều mây, mưa nhỏ, nhưng đế quốc Mỹ đã huy động 90 lần chiếc B52 và 143 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm 3 đợt đánh vào các sân bay Nội Bài, Hòa Lạc, Gia Lâm và một số mục tiêu ở thủ đô Hà Nội. Bộ đội Tên lửa ta đã đánh trả máy bay địch, bắn rơi 3 chiếc B52, trong đó 2 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống nhiều giặc lái. Đây là thắng lợi mở đầu chiến dịch, có ý nghĩa quan trọng về chính trị, quân sự và nghệ thuật tác chiến.

(http://image.qdnd.vn/Upload//phucthang/2012/9/15/8758179020120915175415615.jpg)
Chuẩn bị tên lửa cho chiến dịch phòng không tháng 12-1972. Ảnh tư liệu.

Trận thứ hai vào đêm 20-12-1972. Trong trận này, đế quốc Mỹ đã huy động 93 lần chiếc B52 và 151 lần chiếc máy bay chiến thuật, tổ chức 3 đợt đánh vào các mục tiêu ở Hà Nội, Thái Nguyên và Hải Phòng. Do phán đoán đúng về địch và nắm chắc thời cơ nên Bộ tư lệnh Phòng không-Không quân chủ động cho không quân ta xuất kích. Tuy chưa đánh được máy bay B52 nhưng không quân ta đã buộc máy bay tiêm kích và máy bay chiến thuật hộ tống B52 phải quay ra đối phó, lộ rõ đội hình B52, hạn chế nhiễu giảm, tạo điều kiện cho tên lửa ta phát hiện và tiêu diệt mục tiêu. Trận đánh đêm 20-12 khẳng định tính đúng đắn trong chỉ đạo cách đánh của chiến dịch phòng không là cách đánh hiệp đồng binh chủng. Thắng lợi của trận đánh này càng cổ vũ thêm tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, thúc đẩy sự phát triển của chiến dịch trong thế thuận lợi.

Trận thứ ba vào đêm 26-12-1972, Mỹ huy động một lực lượng lớn gồm 105 lần chiếc B52 và 130 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá vào 3 khu vực: Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Bộ đội ta, trong thời gian địch ngừng bắn phá đã nỗ lực chuẩn bị tốt về mọi mặt, nhất là phổ biến kinh nghiệm đánh B52 để bước vào chiến đấu. Trận này ta đã bắn rơi 8 chiếc B52, có 4 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 8 giặc lái. Đây là một trận thắng lớn, mở màn cho đợt hai của chiến dịch và thúc đẩy chiến dịch sớm kết thúc.

Dương Hà

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/206926/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 08 Tháng Mười, 2012, 05:29:19 pm
Trong các ngày từ 18 đến 29-12-1972, 9 tiểu đoàn (57, 59, 72, 77, 78, 79, 86, 93, 94) của 3 trung đoàn (261, 257, 274), thuộc Sư đoàn 361, đã bắn rơi 29 máy bay Mỹ, trong đó 25 máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ).

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/406/406/210053/Default.aspx


Như vậy có lẽ con số B-52 bắn rơi đợt 12/1972 chính thức của ta bây giờ là 25 (tên lửa) + 02 (không quân) + 01 (cao xạ 100mm) = 28 B-52 chứ không còn là 34 như trước?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Mười, 2012, 08:16:40 pm
Trong các ngày từ 18 đến 29-12-1972, 9 tiểu đoàn (57, 59, 72, 77, 78, 79, 86, 93, 94) của 3 trung đoàn (261, 257, 274), thuộc Sư đoàn 361, đã bắn rơi 29 máy bay Mỹ, trong đó 25 máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ).

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/406/406/210053/Default.aspx


Như vậy có lẽ con số B-52 bắn rơi đợt 12/1972 chính thức của ta bây giờ là 25 (tên lửa) + 02 (không quân) + 01 (cao xạ 100mm) = 28 B-52 chứ không còn là 34 như trước?
Bài báo chỉ nói đến sư 361 thôi bác altus ơi, còn 1 chiếc B-52 nữa tài liệu ta kê thuộc công của tiểu đoàn tên lửa 81 sư 363 bảo vệ Hải Phòng (ngày 26 tháng 12).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 09 Tháng Mười, 2012, 02:31:37 am
Vậy thì là 29 chiếc tổng cộng hở bác?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Mười, 2012, 02:49:45 am
Vậy thì là 29 chiếc tổng cộng hở bác?
Cao xạ 2 (1 ở Thái nguyên + 1 ở Hải Phòng - số liệu theo cụ Lân). Những số liệu đó chưa thấy cải chính, vậy ta cứ cho là 30 cái, nhưng số rơi tại chỗ vẫn là 16. Để xem tới đây kỷ niệm 40 năm "ĐBP trên không" truyền thông chính thống nhà nước ta đưa tin thế nào thì khi đó mới biết bác ạ. Tôi nhớ đọc ở đâu đó thì cái của tiểu đoàn 81 bắn bị rơi ngoài biển (có lẽ là hồi ức của cụ Vũ Trọng Cảnh sư 363). Bác altus tra số liệu của Mỹ xem có cái nào rơi tõm ngoài biển dịp đó không, có thể của bọn bay từ Guam chăng?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 09 Tháng Mười, 2012, 03:47:40 am
Tôi không tìm thấy Mỹ họ chép chiếc nào rơi ngoài biển cả bác ạ. Tất cả những chiếc bị trúng tên lửa mà còn điều khiển được đều cố lết ra khỏi không phận VNDCCH về hướng Thái Lan, kể cả những chiếc xuất phát từ Andersen.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: baoleo trong 09 Tháng Mười, 2012, 07:40:59 am
Đã có nhiều bài phân tích về số lượng B52 rơi (rơi nhé).
Baoleo tôi thì tin rằng, con số 34 chiếc là con số thần thoại.
Ví dụ: chiếc rơi ở Tân Mai và chiếc rơi ở Đại Kim, ta vẫn tính là 2, ghi công cho 2 tiểu đoàn tên lửa. Trong khi đó, nếu xem lại thời gian bắn - rơi - và vệt rơi, thì nhận rằng có 2 chiếc, e là thực sự thần thoại.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hunghsmn trong 09 Tháng Mười, 2012, 08:08:58 am
Mình không phải là lính nên không biết nhiều , vào đây chỉ đọc thôi. Ngày đó mình đã 19 tuổi rồi nhưng vẫn là ... học sinh phổ thông. Đêm đêm hướng về bầu trời Hà Nội mình thấy rực rỡ ... hic, không phải pháo hoa đâu mà là lửa đạn, nhưng nó còn ngoạn mục hơn cả pháo hoa bây giờ. Mỗi tin máy bay đich rơi đều làm náo nức trong lòng những HSMN chúng mình ngày ấy.

 Mình còn nhớ có một chiếc B57 tan xác ngay trước mặt mình. Chiếc B57 này đã cày ngang xẻ dọc trên đầu mình nhiều đêm thấy ghét nhưng 12ly7 của dân quân toàn vuốt đuôi  nó. Hôm đó khảng 7 giờ tối, cả lớp đang ngồi sinh hoạt tại một bờ sông nơi sơ tán, nó lại bay qua. Một quả tên lửa vút lên trước đầu nó , nó kịp cắm đầu xuống tưởng tránh thoát nhưng nó bị quả tên lửa thứ 2 tiếp theo xé xác ngay trước mặt bọn mình. Thầy trò cả lớp nhảy cẫn lên mà reo hò. Những hình ảnh này vẫn còn mãi trong ký ức mình như những thước phim hay.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Mười, 2012, 09:01:41 am
Thực ra mình đâu có "nhìn thấy" B-52 mà chỉ "nhìn thấy giải nhiễu" có B-52 và bắn vào đấy. Vì vậy đối với những chiếc mà Mỹ công nhận rơi tại chỗ, cả trên đất ta hay trên đất Lào, thì chắc chắn là đúng, còn nếu không - phải mò được mảnh xác có số đuôi của nó thì bọn Mỹ nó mới chịu, nhưng thực tế đâu phải dễ. Đối với những chiếc bị thương thì bó tay, chỉ còn dựa vào các nguồn mình không nắm trong tay.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Mười, 2012, 09:10:08 am
Số liệu của ta là 29/TLPK (25/HN+4/HP) + 2/KQ + 3/PPK = 34.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Mười, 2012, 01:08:40 pm
Tôi không tìm thấy Mỹ họ chép chiếc nào rơi ngoài biển cả bác ạ. Tất cả những chiếc bị trúng tên lửa mà còn điều khiển được đều cố lết ra khỏi không phận VNDCCH về hướng Thái Lan, kể cả những chiếc xuất phát từ Andersen.
Vâng, bác nói đúng rồi - chiếc rơi ngoài biển trúng tên lửa mà Mỹ thừa nhận là bị bắn trúng ở Vinh trong đợt đánh phía nam vĩ tuyến 20 đầu năm 73 (4-1-1973) mật danh Ruby02, tổ lái được cứu - không thể tính vào 12 ngày đêm được.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: nkp trong 13 Tháng Mười, 2012, 12:10:39 am
Các nguồn tham sử dụng trong topic này:
Nguồn của Mỹ
SAC History (http://www.strategic-air-command.com/history/history-vietnam.htm)
Boeing B-52 Stratofortress (http://www.csd.uwo.ca/Elevon/baugher_us/b052i.html)
"Linerbacker II: A view from the rock" (http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/linebacker2.pdf)
"The 11 Days of Christmas", M.Mitchel (bác Altus dẫn)
1 số từ viết tắt trong các tài liệu liên quan:
AFB: Air Force Base - Căn cứ không quân
ANGB: Air National Guam Base - căn cứ quốc gia (Mỹ) tại Guam
ANGS: Air National Guam Station - Nhà ga hàng không quốc gia Guam
ARW: Air Refueling Wing - Phi đòan tiếp liệu (trên không)
IAP: International Airport - Sân bay quốc tế
JARB: Joint Air Reserve Base - Căn cứ dự trữ (hỗn hợp)
SOW: Special Operations Wing - Phi đòan đặc nhiệm
SW: Strategic Wing - không đòan chiến lược
Xin có vài ý kiến:
1- "The 11 Days of Chrismas" được cọi như một sử liệu căn bản nhất của Không Quân Hoa Kỳ.
2- Ý kiến về thuật ngữ: (a) Joint Air Reserve Base: từ reserve trong đây không phải là dự trữ, mà là trừ bị. Không Quân Trừ Bị (Air Force Reserve). Không Quân Trừ Bị thuộc về thẩm quyền tiểu bang, trừ khi được "liên bang hóa" (nghĩa là tổng thống cho quyền Không Quân Hoa Kỳ điều khiển). Nhóm từ này phải được dịch là Căn Cứ Không Quân Trừ Bị. (b) Special Operations Wing phải được dịch là Không Đoàn Đặc Nhiệm như trong nghĩã Không Đoàn Chiến Lược (Strategic Wing). 21 SOW là  Không Đoàn Đặc Nhiệm 21 vói nhiều phi đoàn, phụ trách chiến trường Đông Dương (Lào và Campuchia).   


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười, 2012, 12:53:44 am
Các nguồn tham sử dụng trong topic này:
Nguồn của Mỹ
SAC History (http://www.strategic-air-command.com/history/history-vietnam.htm)
Boeing B-52 Stratofortress (http://www.csd.uwo.ca/Elevon/baugher_us/b052i.html)
"Linerbacker II: A view from the rock" (http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/linebacker2.pdf)
"The 11 Days of Christmas", M.Mitchel (bác Altus dẫn)
1 số từ viết tắt trong các tài liệu liên quan:
AFB: Air Force Base - Căn cứ không quân
ANGB: Air National Guam Base - căn cứ quốc gia (Mỹ) tại Guam
ANGS: Air National Guam Station - Nhà ga hàng không quốc gia Guam
ARW: Air Refueling Wing - Phi đòan tiếp liệu (trên không)
IAP: International Airport - Sân bay quốc tế
JARB: Joint Air Reserve Base - Căn cứ dự trữ (hỗn hợp)
SOW: Special Operations Wing - Phi đòan đặc nhiệm
SW: Strategic Wing - không đòan chiến lược
Xin có vài ý kiến:
1- "The 11 Days of Chrismas" được cọi như một sử liệu căn bản nhất của Không Quân Hoa Kỳ.
2- Ý kiến về thuật ngữ: (a) Joint Air Reserve Base: từ reserve trong đây không phải là dự trữ, mà là trừ bị. Không Quân Trừ Bị (Air Force Reserve). Không Quân Trừ Bị thuộc về thẩm quyền tiểu bang, trừ khi được "liên bang hóa" (nghĩa là tổng thống cho quyền Không Quân Hoa Kỳ điều khiển). Nhóm từ này phải được dịch là Căn Cứ Không Quân Trừ Bị. (b) Special Operations Wing phải được dịch là Không Đoàn Đặc Nhiệm như trong nghĩã Không Đoàn Chiến Lược (Strategic Wing). 21 SOW là  Không Đoàn Đặc Nhiệm 21 vói nhiều phi đoàn, phụ trách chiến trường Đông Dương (Lào và Campuchia).   
Cám ơn bác đã đóng góp, thực ra đây chỉ là cách dùng từ thôi và người viết cũng không phải không hiểu. Đó là một cách tổ chức hay của người Mỹ. Bác có thông tin gì mới về chủ đề thì mời bác tham gia.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: star trong 14 Tháng Mười, 2012, 09:47:43 am
Về chuyến xuất kích của phi công Phạm Tuân và thành tích bắn hạ một  Mig-21 của xạ thủ Samuel. O. Turner
tối 18/12/1972


Khi tìm hiểu về hoạt động của B-52 trong chiến dịch Linebacker II, tôi thấy họ công nhận hạ sĩ nhất (SSGt) Samuel O. Turner bắn hạ 1 Mig-21 vào tối ngày 18/12/1972. Sau khi tìm hiểu thêm các tài liệu từ hai phía, tôi cho rằng phía Mỹ đã nhầm và chiếc Mig-21 trong báo cáo của Turner chính là chiếc Mig do phi công Phạm Tuân điều khiển, đã hạ cánh xuống sân bay Đa Phúc. Mặc dù chiếc Mig đã gặp sự cố rơi xuống hố bom sau khi hạ cánh (phi công an toàn), nhưng không thể tính là bị Turner bắn hạ.
 
Dưới đây là danh sách các tài liệu tham khảo:

Các thông tin về chuyến xuất kích của Phạm Tuân dựa trên các tài liệu sau:

1. [PCTK] Hồi ký của bác Phi Công Tiêm Kích
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24255.msg402217.html#msg402217

2. [LSDĐKQ] Lịch sử dẫn đường Không quân (1959-2004)
 http://www.otofun.net/threads/378973-lich-su-dan-duong-khong-quan?p=9841833#post9841833

3. [PKKQVN1272] Hoạt động chiến đấu của quân chủng Phòng không - Không quân Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tháng 12 năm 1972:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,25415.msg399502.html#msg399502

Các thông tin về thành tích của Turner dựa trên tài liệu:
[Turner] 1st B-52 Tail Gunner to Score a Mig kill – SSgt Samuel O. Turner
http://afehri.maxwell.af.mil/Documents/AerialGunnerParachutist/turner1.pdf
Tài liệu nghiên cứu của “Air Force Enlisted Heritage Research Institute”, Hoa Kỳ.

[Turner] là bản tổng hợp nhiều tài liệu, trình bày rất chi tiết các thông tin liên quan đến thành tích của S.O. Turner, trong đó có:
+ [Turner, trang 4] Bản báo cáo xác nhận của Turner (xem thêm hình 2) về việc bắn hạ chiếc Mig tối 18/12/1972 khi bay trên máy bay B-52 D số hiệu 6676, mật danh Brown 03 (báo cáo lập ngày 29/12/1972).
+ [Turner, trang 5] Bản tường trình của SMSgt. William R. Camp, thuộc “Wing Fire Control Superintendent” (tạm dịch: bộ phận phụ trách xạ kích của không đoàn), thuật lại báo cáo của MSgt. Louis E. LeBlanc, xạ thủ phòng không của chiếc B-52 mật danh Brown 02 về quá trình Turner (Brown 03) bắn hạ chiếc Mig. Do ngày 22/12/1972, LeBlanc cùng tổ bay chiếc B-52D (55-0061), mật danh Scarlet 1/3 bị bắn hạ. LeBlanc bị bắt làm tù binh nên mới có việc Camp thuật lại như vậy. Đây có thể coi là nhân chứng cho việc Turner bắn hạ chiếc Mig. 
+ [Turner, trang 11] Tường thuật lại quá trình bắn hạ chiếc Mig tối 18/12/1972 của Turner (xem thêm  hình 3)

Qua tài liệu này, ta cũng có thể thấy được quy trình công nhận thành tích của phía Mỹ cũng rất cẩn thận, dựa trên nhiều báo cáo, nhân chứng khác nhau. Nhưng dù sao, đó cũng chỉ là cái nhìn từ một phía. Các phần tiếp theo sẽ bao gồm báo cáo chung từ hai phía, mô tả chi tiết chuyến xuất kích (từ phía Việt Nam) và quá trình bắn hạ chiếc Mig (từ phía Mỹ). Ta sẽ tìm ra được cách giải thích hợp lý nhất cho sự khác nhau giữa thông tin từ hai bên.

(Do bài dài nên phía dưới tôi tách thành 3 bài nhỏ, các hình 1, 2, 3 sẽ được post vào cuối bài thứ 3)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: star trong 14 Tháng Mười, 2012, 09:49:35 am
1. Báo cáo chung từ hai phía.

Theo tài liệu của Việt Nam và Liên Xô ([LSDĐKQ], [PCTK], [PKKQVN1272]) : Tối 18/12/1972, Không quân Nhân dân Việt Nam (KQNDVN) đã có 2 chuyến xuất kích của Mig-21 với mục đích tấn công B-52:
+ 19h28 phút, phi công Trần Cung, cất cánh từ Hòa Lạc, dẫn ra Hòa Bình- Suối Rút để đánh tốp B-52 từ nam Mộc Châu đi lên Vạn Yên.
+ 19h47 phút, phi công Phạm Tuân, cất cánh từ Đa Phúc (Nội Bài), dẫn ra Hòa Bình.

Cả hai chuyến đều không hạ được B-52, và đều bị trục trặc khi về hạ cánh. Phi công Trần Cung phải bay một vòng qua các sân bay: Đa Phúc, Kép, Gia Lâm trước khi hạ cánh tại sân bay Đa Phúc. Máy bay của phi công Phạm Tuân sau khi hạ cánh thì lao xuống hố bom (phi công an toàn).  

Theo Tài liệu của Mỹ ([Turner]): Tối 18/12/1972, vào lúc 19:51:40, hạ sĩ nhất Samuel O. Turner điều khiển tổ hợp súng phòng không tại đuôi máy bay B-52 D (số hiệu 6676) mật danh Brown 03 đã bắn hạ một Mig-21 khi chiếc tiêm kích này tiếp cận máy bay B-52 từ phía sau.  

(Tổ hợp súng phòng không tại đuôi máy bay B52-D bao gồm 4 nòng súng máy Browning .50 caliber, bắn đạn 12.7 x 99 mm).

Theo như bản báo cáo của Turner (xem hình 2) :
+ Thời gian: 12:51:40Z (Z: Zulu time, dùng trong hàng không và quân đội, chính là giờ GMT), tương ứng với 19:51:40 giờ Hà Nội.
+ Địa điểm: 21o08'30” Bắc, 104o56'20” Đông; tương ứng với khu vực ranh giới giữa Phú Thọ và Hòa Bình (xem hình 1)

Như vậy về thời gian và địa điểm theo báo cáo của Turner rất khớp với chuyến xuất kích của Phạm Tuân. Cũng cần lưu ý thêm rằng, trong 12 ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, một chuyến xuất kích ban đêm của Mig-21 chỉ giới hạn từ 6 đến 7 phút [PKKQVN1272] nên khoảng thời gian từ lúc cất cánh (19:47) đến lúc gặp địch và (khoảng 19:51) là rất phù hợp. Trường hợp phi công Trần Cung xuất kích sớm hơn Phạm Tuân 19 phút nhưng hạ cánh chỉ sớm hơn tầm 2 phút [PCTK] là do phải bay qua Kép và Gia Lâm trước khi vòng trở lại hạ cánh xuống Đa Phúc.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: star trong 14 Tháng Mười, 2012, 09:51:38 am
2. Diễn biến trận đánh trong tài liệu từ hai phía.

Trong 3 tài liệu phía ta thì [PKKQVN1272] mô tả quá trình tấn công chi tiết nhất, chỉ có một lỗi ở thời gian xuất kích là nhầm với phi công Trần Cung (19:28). Khi so sánh diễn biến trận đánh với [PCTK] và [LSDĐKQ], từ địa điểm cất cánh, quá trình công công kích, thoát li và sự cố sa xuống hố bom khi hạ cánh thì có thể chắc chắn rằng đây là chuyến xuất kích của phi công Phạm Tuân.

Dưới đây là đoạn trích trong [PKKQVN1272]:
“Hồi 19:28 giờ (đúng ra thì phải là 19:47) sau khi cất cánh từ sân bay Nội Bài theo hướng 220 ° trong chế độ công tác tối đa của động cơ, phi công lấy độ cao 5000 mét, ngay trước mặt ở khoảng cách 10-15 km anh ta phát hiện ra đèn hiệu dẫn đường của một máy bay ném bom chiến lược B-52. Sau khi báo cáo tình hình về SCH trung tâm và nhận được lệnh công kích, phi công bật tăng lực, ném thùng dầu phụ và bắt đầu leo cao đồng thời ngoặt phải.

Khi lên đến độ cao 10.000 m, theo lệnh từ SCHTT (cự ly đến mục tiêu - 10 km) phi công bật máy ngắm RP-21 để chiếu xạ. Sau 3-5 giây phi công nhận thấy rằng đèn dẫn đường trên máy bay B-52 tắt phụt, còn màn hình máy ngắm lấp đầy các vệt sáng của nhiễu chủ động, trên nền nhiễu đó mục tiêu không quan sát được.

Phi công báo cáo tình hình có nhiễu và bay tiếp hướng tới mục tiêu. Sau một thời gian ngắn (30-40 giây sau khi bật RP-21 vào chế độ chiếu xạ), anh thấy có 6 phát tên lửa nổ gần xung quanh máy bay mình, sau đó anh kiên quyết ngoặt phải đồng thời với việc hạ độ cao thoát khỏi công kích. Khi hạ cánh xuống sân bay, máy bay rơi vào một hố bom và bị tai nạn. Phi công may mắn không bị thương.”

Trong tài liệu của Mỹ, Turner đã mô tả quá trình bắn hạ chiếc Mig-21 như sau [Turner, trang 11] (hình 3):

“Chiếc Mig-21 tiếp cận chúng tôi, và từ khoảng cách vài dặm, tôi cũng xác định được tín hiệu của chiếc máy bay trên radar”

“Vài giây sau, chiếc Mig-21 khóa mục tiêu (look-on) vào chúng tôi, phi công trên máy bay đã vào đến cự li có thể phóng tên lửa”

“Tôi cũng khóa mục tiêu vào chiếc Mig đang tăng độ cao rất nhanh và từ từ tiếp cận (khoảng cách tương đối giữa 2 máy bay giảm chậm do cả hai chuyển động cùng chiều). Trong khi bám theo chiếc Mig thứ nhất thì đồng thời tôi cũng phát hiện chiếc máy bay thứ hai của đối phương, tại vị trí 8 giờ với khoảng cách tầm 7 dặm rưỡi. Đường bay của chiếc máy bay này khá ổn định và có vẻ không nhằm vào chúng tôi. Có lẽ chiếc Mig thứ hai này dành không gian cho chiếc Mig thứ nhất có thể cơ động công kích”.

“Khi chiếc Mig (thứ nhất) lọt vào tầm súng, tôi bắt đầu bắn. Một cụm lửa khổng lồ bùng lên ở phía sau máy bay (B-52). Tôi nhìn ra cửa sổ nhưng không thể trực tiếp quan sát được chiếc Mig đã bị làm sao. Tôi nhìn lại vào radar và chỉ còn thấy chiếc Mig ở vị trí 8 giờ. Trong vòng 15 giây sau, có thể chiếc Mig này cũng đã bay đi và chúng tôi không phát hiện được nữa”.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: star trong 14 Tháng Mười, 2012, 09:55:13 am
3. Kết luận dựa trên trên diễn biến trận đánh nhìn từ 2 phía:

Ta có thể kết luận rằng Phạm Tuân đã bị tấn công từ cả phía sau và phía trước, từ các máy bay F-4 hộ tống (có lẽ bằng tên lửa AIM-7) và từ tổ hợp súng phòng không tại đuôi chiếc B-52 Brown 03. Tuy nhiên, Phạm Tuân đã thoát li và hạ cánh xuống sân bay Đa Phúc. Turner đã không bắn hạ được chiếc Mig-21 nào. “Cụm lửa khổng lồ” phía sau máy bay là điểm nổ của các quả tên lửa đối không phóng ra từ những chiếc F-4. 

Qua tài liệu [Turner], ta có thể thấy quy trình công nhận thành tích của Mỹ cũng rất chặt chẽ. Báo cáo của Turner rất phù hợp với của LeBlanc (do Camp tường thuật lại ), và nếu chỉ dựa vào đó, hoàn toàn cho phép kết luận về việc một chiếc Mig bị bắn hạ. Nhưng khi so sánh và khớp với các số liệu từ phía ta thì lại thấy rằng chiếc Mig đó không bị bắn hạ mà đã thoát li hạ cánh xuống sân bay Đa Phúc.

Như vậy, ta thấy việc so sánh các thông số về thành tích/thiệt hại giữa các bên trong chiến tranh là một việc làm rất phức tạp và rất hay gặp sự vênh nhau, sự mâu thuẫn. Trên diễn đàn này, bác Phi Công Tiêm Kích cũng đã nhận xét: “Kết quả của nhiều trận không chiến giữa ta và không quân Mỹ theo tôi cần phải có những nghiên cứu hoặc hội thảo nhìn từ hai phía thì mới có thể sáng tỏ được” .

Kết bài, tôi xin nêu ra hai nghi vấn mà chưa tìm được câu trả lời:
1. Về chiếc “Mig thứ 2 tại vị trí 8 giờ”: tôi chưa xác định được nguyên nhân. Cũng có thể đó là tên lửa mồi nhử AMD-20 của B-52. Do tầm bay của AMD-20 vào cỡ 700 km nên rất có thể nó đã được phóng ra từ 1 chiếc B-52  khác (không hẳn là trong cùng tốp với Brown 03, cũng không hẳn là để chống lại chiếc Mig-21 đang tiếp cận), và quả tên lửa này vô tình lọt vào tầm quét của radar trên chiếc Brown 03 đúng lúc Phạm Tuân đang tiến hành công kích. Tôi cũng chưa tìm được nhiều thông tin từ các tài liệu của Mỹ liên quan đến việc sử dụng AMD-20 trong Linebacker II nên chỉ tạm đặt ra một phương án trả lời như vậy.
2. Về phía ta thì Phạm Tuân đã thấy 6 qủa tên lửa nổ xung quanh máy bay trước khi thoát li. Nếu ta chấp nhận “cụm lửa khổng lồ” mà Turner nhìn thấy tại vị trí chiếc Mig của Phạm Tuân là điểm nổ của những quả tên lửa đối không phóng ra từ những chiếc F-4 đi hộ tống, như vậy thì toán F-4 cũng có thể làm một bản báo cáo về việc “phóng tên lửa vào một chiếc Mig, và trên màn hình radar mục tiêu bị xóa”. Liệu có một báo cáo như vậy không, và nếu có thì phía Mỹ đã xử lý các thông tin thế nào để rồi công nhận thành tích của Turner ?

(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/18121972_us_report_zpse6f483d4.png)

Hình 1: Tọa độ báo cáo vị trí chiếc Mig bị hạ, xác định bằng Google Map, dựa trên thông số tại  [Turner, trang 4]



(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/TurnerClaim_zpsd478e20b.png)

Hình 2: Bản báo cáo xác nhận, lập ngày 29/12/1972, của Turner về việc bắn hạ chiếc Mig tối 18/12/1972 [Turner, trang 4]



(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/Turner_Description_zpsab3323d6.png)

Hnh 3: Tường thuật lại quá trình bắn hạ chiếc Mig tối 18/12/1972 của Turner [Turner, trang 11]


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Mười, 2012, 06:02:09 pm
Bác star phân tích rất có lý. Phía Mỹ họ nhầm thôi. Quy trình chặt chẽ, nhưng nếu nhầm ngay từ đầu thì đương nhiên vẫn sai.
Trong ngày đêm 18-12-72 theo nguồn Mỹ mà ACIG dẫn ra thì có tới 2 kill đối với Mig-21:
18Dec72   307th   B-52D   J.Turner**       .50cal   MiG-21
18Dec72   555/432 TRW   F-4E   J.Madden   ?   AIM-7   MiG-21MF

- Hai "thành tích" này theo tôi đều là từ vụ vào công kích của bác Phạm Tuân tối 18-12-72 cả. Như vậy, đối với một bên, việc xác định thành tích trong nhiều trường hợp là rất dễ mắc sai lầm (ban đêm, trên đất đối phương, hoang tưởng, v.v...).

- Vụ xạ thủ súng máy đuôi B-52 tuyên bố hạ Mig-21 này còn ngày 24-12-72 nữa:
24Dec72       B-52D   A.Moore**       .50cal   MiG-21
Bác star có số liệu chi tiết của Mỹ thì phân tích tiếp trận này.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: star trong 16 Tháng Mười, 2012, 11:01:31 am
Trong ngày đêm 18-12-72 theo nguồn Mỹ mà ACIG dẫn ra thì có tới 2 kill đối với Mig-21:
18Dec72   307th   B-52D   J.Turner**       .50cal   MiG-21
18Dec72   555/432 TRW   F-4E   J.Madden   ?   AIM-7   MiG-21MF

- Hai "thành tích" này theo tôi đều là từ vụ vào công kích của bác Phạm Tuân tối 18-12-72 cả. Như vậy, đối với một bên, việc xác định thành tích trong nhiều trường hợp là rất dễ mắc sai lầm (ban đêm, trên đất đối phương, hoang tưởng, v.v...).

Cũng trong tài liệu
[Turner] 1st B-52 Tail Gunner to Score a Mig kill – SSgt Samuel O. Turner
http://afehri.maxwell.af.mil/Documents/AerialGunnerParachutist/turner1.pdf

Em tìm thấy biên bản cuộc họp ngày 02/01/1973 của Hội đồng thẩm định Không Lực 7 Hoa Kỳ (Seventh Air Force) thẩm định một số báo cáo thành tích từ ngày 13/11/1972 đến 24/12/1972. Biên bản này bao gồm 2 trang, nằm tại trang 20 và 21 trong [Turner], em chụp lại và up lên phía dưới.

Theo đó thì "báo cáo thành tích" ngày 18/12/1972 của kíp lái F-4 Madden và Hilliard đã không được chấp nhận (disapproved) do không phù hợp với các thông tin tình báo thu thập được (All source intelligence information does not support claim).

Do chưa tìm được các thông tin về thời gian và địa điểm tương ứng với "báo cáo thành tích" của Madden và Hilliard nên em không rõ nó có liên quan đến chuyến xuất kích của Phạm Tuân hay không.

Như vậy dòng tương ứng với "thành tích" ngày 18/12/1972 của Madden trong danh sách tổng hợp tại Acig.org là không chính xác.

Em cũng không rõ đây là biên bản thẩm định toàn bộ hay một số báo cáo thành tích của Không Lực 7 trong khoảng từ ngày 13/11/1972 đến 24/12/1972.

(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/7thAF_Evaluation_3Jan1973_1_zpsac70f59b.png)


(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/7thAF_Evaluation_3Jan1973_2_zps0ede8f02.png)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 16 Tháng Mười, 2012, 12:00:11 pm
HÀ NỘI, KHOẢNG KHẮC 12 NGÀY ĐÊM 1972


TPO - Tại Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội) đang diễn ra triển lãm ảnh những khoảnh khắc thời chiến 1972, trưng bày hình ảnh tư liệu về những ngày Thủ đô Hà Nội 12 ngày dưới mưa bom của pháo đài bay B52.

Triển lãm này tái hiện những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của năm 1972, năm mấu chốt cho việc giải quyết xung đột Việt Nam - Mỹ với kết cục là việc ký kết hiệp định Paris ngày 27 - 1 - 1973, một kết cục không thể che khuất số phận bi thương của hàng ngàn thường dân bị chết hoặc bị thương trong những đợt ném bom vào Hà Nội.

Triển lãm được tổ chức từ ý tưởng của Viện Viễn đông bác cổ Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, nhằm kỷ niệm 40 năm sự kiện phái đoàn của chính phủ Cộng hòa Pháp tại Hà Nội bị ném bom, ngày 11 - 10 - 1972.

Các phim, ảnh tư liệu và các tài liệu được sử dụng được cung cấp từ các nguồn tài liệu khác nhau tại Việt Nam, tại Pháp, cùng với các nguồn tư liệu của tư nhân do chủ sở hữu cung cấp và nhiều nhân chứng sống tại Hà Nội....

Một số hình ảnh tại triển lãm:

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237144&Width=480)
Pháo đài bay B52 - vũ khí tối tân của Mỹ được sử dụng để phá hoại Miền Bắc Việt Nam

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237143&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237133&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237132&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237131&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237130&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237129&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237128&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237127&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237126&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237125&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237124&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237123&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237122&Width=480)
Mục tiêu đánh phá của Mỹ nhằm vào các cơ sở vật chất, cầu đường, bệnh viện... của Hà Nội...

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237121&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237120&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237119&Width=480)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng lãnh đạo Quân chủng Phòng không không quân chuẩn bị phương án đánh B52 của Mỹ.
(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237118&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237117&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237116&Width=480)
Theo số liệu được công bố, có hơn 30 chiếc máy bay B52 của Mỹ bị quân và dân ta bắn hạ.

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237115&Width=480)

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=237114&Width=480)
Chiến thắng này góp phần đưa đến thắng lợi tại Hội nghị Paris ngày 27 - 1 - 1973, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền bắc Việt Nam.

Trường Phong

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/595606/Ha-Noi-khoa%CC%89nh-kha%CC%81c-12-nga%CC%80y-dem-1972-tpov.html




Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Mười, 2012, 04:12:16 pm
Cám ơn bạn star nhé. Nếu theo tài liệu Liên Xô bạn đã dẫn thì trong giai đoạn 12 ngày đêm KQ ta mất 3 Mig-21:
1. Ngày 22-12: 1 chiếc, phi công (chưa biết tên) nhảy dù an toàn;
2. Ngày 28-12: 1 chiếc, anh Hoàng Tam Hùng nhảy dù nhưng hy sinh;
3. Đêm 28-12: 1 chiếc, AHLLVT Vũ Xuân Thiều.
Không có dữ liệu nào trùng với ngày 18-12 và 24-12 của phía Mỹ. Không hiểu người Mỹ kiểm chứng thế nào.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 16 Tháng Mười, 2012, 04:51:53 pm
Không hiểu người Mỹ kiểm chứng thế nào.

Chắc cũng như ta thôi. Thấy có cái gì nổ, mục tiêu biến mất trên màn hình thì đoán là rơi. Hỏi các phi công khác các anh có thấy bạn các anh bắn trúng máy bay địch không? Chứ biết làm gì hơn bây giờ?


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Mười, 2012, 04:55:19 pm
Không hiểu người Mỹ kiểm chứng thế nào.

Chắc cũng như ta thôi. Thấy có cái gì nổ, mục tiêu biến mất trên màn hình thì đoán là rơi. Hỏi các phi công khác các anh có thấy bạn các anh bắn trúng máy bay địch không? Chứ biết làm gì hơn bây giờ?
Bác altus nói có lý, nhưng còn camera gun. Xem ra không phải lúc nào nó cũng làm việc.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 16 Tháng Mười, 2012, 05:37:59 pm
Ban ngày sáng rõ phim quay chụp đã mờ mịt, đêm tối như mực thế thì gân ca mê ra bằng niềm tin.  ;)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Mười, 2012, 05:52:56 pm
Ban ngày sáng rõ phim quay chụp đã mờ mịt, đêm tối như mực thế thì gân ca mê ra bằng niềm tin.  ;)
Hồng ngoại được chứ bác vấn đề nó có trang bị không. Chỉ có điều xác định điểm nổ thôi, sau đó máy bay cơ động luôn, có lẽ không quay tiếp được. Điểm nổ nếu xác định được đúng cũng chưa chắc đã rơi.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 17 Tháng Mười, 2012, 03:06:49 am
Hồng ngoại được chứ bác vấn đề nó có trang bị không.

Bác thấy thời ấy ở đâu có gun camera hồng ngoại trang bị đồng loạt thì chỉ cho tôi biết với.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Mười, 2012, 10:38:16 am
Hồng ngoại được chứ bác vấn đề nó có trang bị không.

Bác thấy thời ấy ở đâu có gun camera hồng ngoại trang bị đồng loạt thì chỉ cho tôi biết với.
Vậy coi như không có vì không cần thiết đi. Tôi thấy thiết bị hồng ngoại trên máy bay cường kích chuyên đánh đêm thời đó là có đấy. Chỉ có camera để ghi diễn biến khi không chiến thì có lẽ không cần vì chủ yếu đánh ngày. Còn B-52 thì pháo đuôi bảo vệ có radar điều khiển thì cũng không cần thật.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 17 Tháng Mười, 2012, 12:49:09 pm
Vậy coi như không có vì không cần thiết đi.

Vâng, chắc là vì thế. Cho nên đánh đêm nếu không phải trên lãnh thổ mình như phía Mỹ thì kiểm chứng cũng chỉ có mấy cách ấy thôi. Tuy nhiên quy trình của họ cũng không phải là dễ dãi, nhiều báo cáo của phi công không được công nhận.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: star trong 17 Tháng Mười, 2012, 06:52:38 pm
Cám ơn bạn star nhé. Nếu theo tài liệu Liên Xô bạn đã dẫn thì trong giai đoạn 12 ngày đêm KQ ta mất 3 Mig-21:
1. Ngày 22-12: 1 chiếc, phi công (chưa biết tên) nhảy dù an toàn;

Em cũng cảm ơn bác đã dịch cuốn "Hoạt động chiến đấu của QC PK-KQ QĐND Việt Nam tháng 12 năm 1972" sang tiếng Việt. Đây thật sự là một tài liệu rất chi tiết và có rất nhiều thông tin để có thể so sánh, đối chiếu, tham khảo.
Dưới đây là bài viết em tổng hợp tài liệu của phía ta và phía Mỹ về trận không chiến chiều ngày 22/12/1972

Về trận không chiến giữa Mig-21 và F-4 chiều ngày 22/12/1972

Vào lúc 13:28 ngày 22/12/1972, một cặp Mig-21 của ta cất cánh từ sân bay Nội Bài đánh chặn một tốp F-4 cường kích từ Lào bay sang. Tuy nhiên, trong quá trình công kích thì chiếc Mig-21 số 2 trong biên đội đã bị một chiếc F-4 đang làm nhiệm vụ hộ tống tốp cường kích bắn rơi, phi công nhảy dù và tiếp đất an toàn. Chiếc Mig-21 số 1 bị đeo bám và tấn công bằng nhiều phát tên lửa đối không đã hạ xuống độ cao cực thấp và thoát li khỏi chiến trường.

Bài viết dưới đây sẽ so sánh diễn biến trận đánh theo tài liệu từ cả hai phía (phần 1) và đưa ra 1 số kết luận (phần 2).

Tài liệu phía ta:
[PKKQVN1272] Hoạt động chiến đấu của quân chủng Phòng không - Không quân Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tháng 12 năm 1972:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,25415.msg399502.html#msg399502

Bài viết có trích dẫn lại sơ đồ trận đánh dựa trên suy luận của phía ta [PKKQVN1272, sơ đồ 21] (hình 1).

Tài liệu phía Mỹ:
[A&AV65-73] aces & aerial victories, The United States Airforce in Southeast Asia 1965-1973.
Office of Air Force History and The Albert F. Simpson Historical Research Center,
1976
Link download (gồm 2 file)
http://f4phantom.com/docs/USAF1.pdf
http://f4phantom.com/docs/USAF2.pdf

Lưu ý rằng trong tài liệu của ta chỉ nói rằng chặn đánh tốp F-4 từ Lào bay sang. Việc xác định toán F-4 này làm nhiệm vụ cường kích dựa vào nội dung của tài liệu phía Mỹ, đoạn "Their flight was escorting strike aircraft in Route Package 6" (hình 2).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: star trong 17 Tháng Mười, 2012, 06:55:15 pm
1 Diễn biến trận đánh:

Tài liệu phía ta:
"Ngày 22 tháng 12 hồi 13:28 một cặp MiG-21 cất cánh từ sân bay Nội Bài lên đánh chặn tốp F-4 bay từ Lào sang. Khí tượng: mây - cấp 10, độ cao rìa mây thấp - 400 m, đỉnh mây - 1500 m, tầm nhìn - 8-10 km. Dẫn đường thực hiện từ SCH trung đoàn. Thực hiện lệnh của SCH, cặp tiêm kích lấy hướng 220 °, kéo cao lên 8000 m (sơ đồ 21).

Sau khi ra khỏi mây chiếc đi đầu theo lệnh SCH thi hành vòng ngoặt sang trái và lập tức phát hiện một biên đội F-4 về phía trái ở góc 90 °, cự ly 6-8 km, đang bay ở độ cao 6000-8000 m. Phi công quyết định tấn công cặp F-4 thứ hai, lệnh cho chiếc đi sau thả thùng dầu phụ và bật tăng lực.

Vì đối tượng của cuộc tấn công được lựa chọn là cặp ngoài cùng bên trái, chiếc dẫn đầu chuyển sang ngoặt sâu hơn nữa (với quá tải lên đến 7-8). Tại thời điểm này, chiếc đi sau mất dấu chiếc đi đầu. Tại thời điểm lật nghiêng máy bay sang hướng ngược lại máy bay bị bắn rơi. Phi công nhảy dù và may mắn tiếp đất an toàn.

Khi phân tích trận không chiến, đã cắt nghĩa được rằng bay sau biên đội đầu tiên trên cùng độ cao đó còn một biên đội F-4 thứ hai, biên đội đó đã tấn công cặp tiêm kích MiG-21. Chiếc bay đầu khi công kích chiếc F-4 bay sau của cặp thứ hai thuộc biên đội thứ nhất đã bị chiếc đi đầu của tốp F-4 thuộc biên đội thứ hai tấn công, chiếc F-4 đó đã bắn sáu phát đạn tên lửa vào chiếc MiG-21. Tất cả 6 phát tên lửa đều trượt.

Khi thấy sự vượt trội về số lượng của đối phương, và nhiên liệu chỉ còn hạn chế, chiếc MiG-21 dẫn đầu tại chế độ giới hạn về quá tải đã hạ cực thấp thoát khỏi chiến trường. Ở chiều cao 30-50 mét, phi công đã cắt được đeo bám của máy bay đối phương và với 250-300 lít nhiên liệu còn lại đã an toàn tiếp đất tại sân bay xuất kích. Máy bay của phi công bay sau bị bắn rơi bởi tốp đi sau của biên đội F-4 thứ hai."

Tài liệu phía Mỹ (lược dịch)
Đoạn liên quan đến trận không chiến chiều ngày 22/12/1972 nằm tại [A&AV65-73, trang 113] và [A&AV65-73, trang 114] (thuộc file USAF2.pdf). Tôi ghép lại trong 1 bức ảnh cho tiện theo dõi (xem hình 2 phía dưới)
Trong đoạn dịch, "Red Crown" là mật danh của nhóm tàu hải quân hoạt động trên vịnh Bắc Bộ thực hiện nhiệm vụ theo dõi bầu trời miền bắc Việt Nam và điều khiển các phi vụ không kích. Có thể coi như đây là sở chỉ huy tiền phương của không quân Mỹ trong Linebacker II.

"Sau khi được tiếp dầu, biên đội bay của Brunson bay lên phía bắc, hướng về Phú Thọ, thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu làm chủ bầu trời gần sân bay Kép ... (Lúc này), Hai chiếc Mig-21 bắt đầu tăng độ cao ở phía tây bắc Hà Nội. Khi biên đội F4 của Brunson bay vào vùng trời Bắc Việt Nam, quyền chỉ huy được chuyển giao cho Red Crown. Red Crown thông báo cho biên đội Bruson hai chiếc Mig đang tăng lên độ cao 26 nghìn ft (7925 m) ở vị trí góc 290 độ phía trước. Sau khi nhận lệnh chuyển hướng bay một góc 20 độ, Brunson được thông báo những chiếc Mig ở vào 30 độ phía bên phải, khoảng cách 46 dặm (74 km), độ cao 29 nghìn ft (8839m). Red Crown cũng thông báo có những máy bay Mỹ khác ở giữa biên đội của Brunson và 2 chiếc Mig.

Hai chiếc Mig chuyển hướng xuống phía nam, bay về phía những chiếc máy bay Mỹ. Red Crown dẫn biên đội của Brunson tiến vào tấn công trực diện. Khi được thông báo Mig ở vị trí 20 độ và còn cách 16 dặm (25.75 km), Brunson khóa mục tiêu bằng radar và xin được công kích. Red Crown ra lệnh cho Brunson phải xác định rõ mục tiêu bằng mắt thường trước khi bắn, do vẫn còn những chiếc máy bay Mỹ khác trong khu vực.

Biên đội Brunson thả thùng dầu phụ và bắt đầu tăng tốc. Lúc này một chiếc Mig đang bay cao hơn biên đội Brunson tầm 10 nghìn ft (3048m). Khi Brunson kéo máy bay lên để hướng về mục tiêu thì đã nhìn thấy rõ chiếc Mig-21 màu bạc.  

Từ phía dưới, chiếc F-4 của Brunson và Pickett phóng 4 quả AIM-7, được điều khiển tốt bằng radar, vào chiếc Mig-21 phía trên. Kíp lái quan sát rõ một quả tên lửa nổ trúng mục tiêu, cắt đứt phần đuôi của chiếc Mig. Chiếc Mig-21 mất điều khiển, xoay vòng và không quan sát thấy phi công nhảy dù.

(Trong lúc Brunson tấn công chiếc Mig thứ nhất) thì máy bay số 3 trong biên đội quan sát theo dõi chiếc Mig thứ 2. Sau khi tấn công chiếc Mig thứ nhất, biên đội của Brunson quay sang công kích chiếc Mig thứ 2. Tuy nhiên, họ đã mất dấu chiếc Mig này và biên đội của Brunson quay về căn cứ do không còn đủ nhiên liệu."          


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: star trong 17 Tháng Mười, 2012, 06:58:05 pm
2. Kết luận

Như vậy chiếc Mig-21 bay số 2 của ta đã bị chiếc F-4 của Brunson và Pickett bắn hạ bằng tên lửa AIM-7. Đây là tên lửa đầu nổ thanh giăng liên kết (xem thêm tại đây (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24255.msg388305.html#msg388305)), khi nổ đã tiện đứt phần đuôi của máy bay ta. Phi công của ta đã nhảy dù và tiếp đất an toàn, tuy nhiên biên đội của Brunson đã không quan sát được điều này.

Theo như sơ đồ không chiến dựng lại dựa trên những suy đoán của ta (hình 1) thì chiếc Mig này bị một toán F-4 bổ nhào xuống tấn công từ phía sau khi đang lật nghiêng và chúc xuống tại độ cao tầm 6000m. Điều này là không chính xác. Dựa vào tài liệu cả 2 phía, tôi nghĩ ta có thể hiệu chỉnh lại diễn biến trận đánh cho chính xác hơn như sau:

"Vì đối tượng của cuộc tấn công được lựa chọn là cặp ngoài cùng bên trái, chiếc dẫn đầu chuyển sang ngoặt sâu hơn nữa (với quá tải lên đến 7-8). Tại thời điểm này, chiếc đi sau mất dấu chiếc đi đầu. Tại thời điểm lật nghiêng máy bay sang hướng ngược lại (tại độ cao tầm 6000m), máy bay bị một chiếc F-4 từ phía dưới khoảng 3000m phóng tên lửa AIM-7 ngược lên bắn trúng vào phần đuôi. Phi công nhảy dù và may mắn tiếp đất an toàn."

Chiếc Mig-21 bay số 1 trong khi tiếp tục cơ động tấn công cặp F-4 cường kích thì bay ra khỏi tầm quan sát của biên đội Brunson. Tuy nhiên, ta tiếp tục bị địch công kích cho đến khi hạ xuống cực thấp mới cắt được sự đeo bám. Với những tài liệu hiện có, tôi chưa thể xác định được những chiếc F-4 đã phóng 6 qủa tên lửa tấn công và đeo bám theo chiếc Mig thứ nhất là thuộc các biên đội nào. Các máy bay này có thể là các máy bay trong toán F-4 cường kích (tôi không rõ cấu hình vũ khí trong các nhiệm vụ cường kích của F-4, nhưng có lẽ chúng cũng mang theo tên lửa đối không để tự vệ) và/hoặc của một biên đội F-4 tiêm kích khác cũng do Red Crown điều đến bảo vệ toán F-4 cường kích.


(http://old.vko.ru/pictures/2005_21/ex26_sx21.jpg)

Hình 1: Sơ đồ trận đánh theo tài liệu của ta (trích dẫn từ [PKKQVN1272, sơ đồ 21])



(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/F4vsMig21_22121912_13h28m_zps6b886920.jpg)
Hình 2: Diễn biến trận đánh dựa trên tài liệu phía Mỹ [A&AV65-73]


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Mười, 2012, 08:25:23 pm
Bạn star thân mến: bạn tìm luôn dữ liệu của trận ngày 28 và 29-12-1972 nhé. Trận ngày 28 là trận mà anh Hoàng Tam Hùng bắn rơi 1 RA-5C của hải quân Mỹ và bắn cháy 1 F-4 (?). Trận đêm ngày 29 là trận mà anh Bùi Doãn Độ bắn cháy 1 F-4 (phóng liên tiếp 2 đạn) nhưng phía Mỹ không công nhận.

Trận 22-12: Brunson và Pickett thì đúng là bay từ Lào sang vì họ thuộc phi đội 432/không đoàn 555 đóng ở căn cứ Udorn, Thái Lan. Như vậy lực lượng của đối phương trong trận này áp đảo, đội hình trải dài, nhiều tầng nhiều lớp, và có khả năng radar của ta trận này cũng không bao quát được hết.

(http://lh5.ggpht.com/-ZHJYZOelNss/SPURINJzhmI/AAAAAAAACmA/xfVdDfOLhfs/s720/555%2520TFS%2520sapper%2520attack%2520damage.jpg)
Jonhn Dubler, phi công F-4 (tham gia trận không chiến ngày 28-12-1972 với đôi bay Lê Văn Kiền - Hoàng Tam Hùng) phi đội 432/không đoàn 555 tại Udorn đứng cạnh doanh trại của không đoàn 555 sau một trận đột kích của đặc công gần Giáng Sinh năm 1972. Nguồn (http://picasaweb.google.com/115555578008042922618/Udorn197273#5257126972692334178).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười, 2012, 01:10:17 am
Về các tài liệu phía ta mà bạn star đưa ra, cơ bản giống nhau. Nhưng tham khảo thêm nguồn khác của ta thì có một số chi tiết hơi khác. Ví dụ trận ngày 27-12-1972 (ban ngày). Theo LSDDKQ và tài liệu của Liên Xô thì trận của bác Trần Việt là đầu buổi chiều, còn trận của đôi bay Đỗ Văn Lanh-Dương Bá Kháng là buổi trưa. Nhưng theo bác Lê Thành Chơn, người tham gia dẫn đường cả 2 trân trên trong "Đọ cánh với B-52" thì thứ tự ngược lại.
Ngoài ra theo bác Chơn có thêm chi tiết:
Trận của bác Trần Việt - xuât kích trước là biên đội nghi binh Nguyễn Văn Sang-Bùi Thanh Liêm lên độ cao lớn ra hướng Việt Trì thu hút tiêm kích địch. Còn bác Trần Việt đi thấp dọc đường số 1 xuống hướng Phủ Lý rồi vòng lại đánh bọn cường kích, phát hiện địch, kéo cao công kích rồi thoát ly xuống thấp ngay về căn cứ.

Trận 22-12 thì trong LSDDKQ không đề cập.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 18 Tháng Mười, 2012, 04:45:49 pm

ƯU THẾ LỰC LƯỢNG MẠNH VẪN THẤT BẠI

QĐND - Thứ Bẩy, 29/09/2012, 18:13 (GMT+7)

QĐND - Chiến dịch Linebacker II mà Không quân Mỹ tiến hành tháng 12-1972 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng của Việt Nam là một hình mẫu về việc tập trung lực lượng lớn, tạo ưu thế chiến dịch hơn hẳn đối phương trước khi tiến công. Chiến dịch thể hiện cách đánh rất phổ biến của Không quân Mỹ, được vận dụng trong nhiều cuộc chiến tranh.

Học thuyết tác chiến Không quân Mỹ đối với chiến dịch tiến công đường không là coi trọng tập trung lực lượng lớn, tạo ưu thế hơn hẳn đối phương trước khi tiến công, coi đây là "điểm tựa" của chiến thắng chiến dịch. Những yếu tố để tạo nên ưu thế quân sự là có học thuyết quân sự tiên tiến, quy mô lực lượng lớn, sử dụng hệ thống vũ khí công nghệ cao.

Để tạo ưu thế chiến dịch tiến công đường không tháng 12-1972 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng trên miền Bắc Việt Nam, Không quân Mỹ đã tập trung một lực lượng lớn chưa từng có, gồm hàng trăm máy bay B-52, một liên đội máy bay F-11A với 48 chiếc; 5 liên đội máy bay F-4H, F-105, tổng số 400 chiếc; 5 liên đội máy bay A-6 và máy bay A-7 lên tới 360 chiếc. Mỹ còn điều thêm 50 chiếc máy bay tiếp dầu KC-135 đến Phi-líp-pin; thành lập Bộ chỉ huy Sư đoàn Không quân chiến lược; đưa thêm 2 tàu sân bay, nâng tổng số lên 5 tàu sân bay phục vụ cuộc chiến ở Việt Nam.

Với lực lượng áp đảo như trên, Không quân Mỹ tính toán sẽ dễ dàng vượt qua hệ thống Phòng không của Việt Nam để "đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá". Song ưu thế về lực lượng tác chiến trên không, trên biển và ưu thế về vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại không giúp cho Mỹ giành chiến thắng, bởi nghệ thuật quân sự và tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.

Tân Vũ

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/303/303/208917/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: altus trong 18 Tháng Mười, 2012, 05:25:01 pm
Với lực lượng áp đảo như trên, Không quân Mỹ tính toán sẽ dễ dàng vượt qua hệ thống Phòng không của Việt Nam để "đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá".

Báo chí nhà mình vẫn hay phát biểu kiểu "ngoại cảm" như này. Các bố thử đưa tài liệu chứng tỏ Mỹ nó tính toán thế thật xem nào.  ;)


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: star trong 18 Tháng Mười, 2012, 11:50:19 pm
Bạn star thân mến: bạn tìm luôn dữ liệu của trận ngày 28 và 29-12-1972 nhé. Trận ngày 28 là trận mà anh Hoàng Tam Hùng bắn rơi 1 RA-5C của hải quân Mỹ và bắn cháy 1 F-4 (?). Trận đêm ngày 29 là trận mà anh Bùi Doãn Độ bắn cháy 1 F-4 (phóng liên tiếp 2 đạn) nhưng phía Mỹ không công nhận.

Quả thật em cũng như đa số thành viên khác trên diễn đàn, tìm các tài liệu qua công cụ tìm kiếm trên internet.
Do đó, em cũng chỉ có thể tìm hiểu thông tin trong những tài liệu đã được số hóa, đã được dịch, hoặc được giải mật và đưa lên mạng, bằng tiếng Việt hoặc thứ ngoại ngữ mình biết thôi.
Hơn nữa, các thông tin mình cần có thể đã có trên mạng, nhưng quan trọng là mình có tìm được hay không.
Việc so sánh giữa các nguồn tài liệu 2 phía là rất khó, vì coi như ta chỉ nắm được mỗi bên 1 phần rất nhỏ (những tài liệu đã tìm được), thậm chí còn cả sự sai khác ngay cả giữa những tài liệu của ta, hoặc giữa những tài liệu của Mỹ.
Việc tìm ra được những phần thông tin chung đòi hỏi phải đọc, tra cứu và đối chiếu rất cẩn thận.
Vì vậy, em tổng hợp trên tinh thần "biết đến đâu viết đến đấy" thôi. Cũng mong là qua việc đọc bài và trao đổi với các bác trên VMH, phần "biết" sẽ luôn được mở rộng để có thể có thể "viết" được nhiều hơn.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 27 Tháng Mười, 2012, 08:31:07 am
Hồi ức

10 PHÚT, DIỆT 2 PHÁO ĐÀI BAY B-52

QĐND - Thứ Sáu, 26/10/2012, 20:11 (GMT+7)

QĐND Online-Trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, bộ đội tên lửa Việt Nam đã lập nên những chiến công hiển hách. Trong đó, Tiểu đoàn 57, thuộc Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không-Không quân (hiện nay Trung đoàn tên lửa 261 thuộc Sư đoàn 367) đã lập nên kỳ tích, một bệ phóng bắn 2 quả tên lửa tiêu diệt 2 máy bay B-52 trong thời gian 10 phút.

… Đêm thứ 4 trong chiến dịch oanh tạc Hà Nội, sau 2 đợt ném bom một số khu vực trên địa bàn Thủ đô, rạng sáng ngày 21-12-1972, một tốp máy bay B-52 tiếp tục xuất kích “rải thảm” khu vực Yên Viên. Tiểu đoàn 57 thuộc Trung đoàn Tên lửa 261 được lệnh tiếp tục bám sát mục tiêu nhưng số lượng đạn quá ít, chỉ còn lại 3 quả. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt trực tiếp chỉ huy kíp chiến đấu gồm một sĩ quan điều khiển và 3 trắc thủ xác định quyết tâm không để đạn phóng đi uổng phí.

(http://image.qdnd.vn/Upload/vanphong/2012/10/26/8186320420121026192613899.jpg)
Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt (bên phải) bên bệ phóng tên lửa. Ảnh: Văn Phong

Tốp B-52 đầu tiên vào đến cự ly 35 km trong tầm sát thương, Tiểu đoàn trưởng Phiệt hạ lệnh phóng quả đạn thứ nhất nhưng đèn tín hiệu báo trục trặc kỹ thuật bật sáng, đạn không thể rời bệ phóng. Lập tức anh hạ lệnh nhấn nút hoàn lại quả thứ nhất rồi hạ lệnh tiếp tục phóng quả thứ 2. Kíp trắc thủ gấp rút thao tác, căng mắt bám sát dải nhiễu, khéo léo điều chỉnh tên lửa bắn chính xác mục tiêu. Một cột khói bốc cao, ánh lửa bùng lên dữ dội. Chiến sĩ quan sát báo cáo, chiếc B-52 cháy ở cự ly 25 km, vào lúc 5 giờ 9 phút.

Thừa thắng xông lên, kíp trắc thủ tiếp tục nhận lệnh tiêu diệt chiếc B-52 trong tốp thứ 2. Chỉ còn quả đạn duy nhất, không thể phóng trượt, cả kíp trắc thủ hết sức thận trọng, mọi thao tác diễn ra nhanh chóng, chuẩn xác; công tác hiệp đồng ăn khớp, bám đúng dải nhiễu B-52. Đợi cho chúng bay vào cự ly sát thương hiệu quả, Tiểu đoàn trưởng hạ lệnh phóng nốt quả đạn còn lại. Mặc dù trên màn hiện sóng, các dải nhiễu liên tục biến đổi nhưng kíp trắc thủ vẫn bình tĩnh vận dụng mọi kiến thức, kinh nghiệm, phân tích dải nhiễu, bám tín hiệu mục tiêu máy bay B-52, điều khiển đạn đi trúng đích. Đạn nổ ở cự ly 24 km làm tan xác thêm một chiếc B-52, rơi xuống địa phận núi Đôi (Sóc Sơn ngày nay). Thời gian lúc đó là 5 giờ 19 phút.

Như vậy, chỉ trong vòng 10 phút, bằng 2 quả đạn, kíp trắc thủ của Tiểu đoàn 57 đã bắn rơi tại chỗ 2 pháo đài bay B-52, đạt hiệu suất chiến đấu 300%, lập kỷ lục cho bộ đội tên lửa.

Hiện nay, bệ phóng và chiếc xe chở đầu đạn lập nên kỳ tích ấy được lưu giữ bên cạnh phòng truyền thống của Trung đoàn 261 nhằm giáo dục tinh thần đoàn kết, hiệp đồng, mưu trí, sáng tạo của bộ đội tên lửa cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ hôm nay.

HOÀNG THÀNH

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/212808/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 27 Tháng Mười, 2012, 09:20:08 am
  
Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

MIG-21 "HẠ ĐO VÁN" B-52

QĐND - Thứ Tư, 24/10/2012, 11:0 (GMT+7)

QĐND Online – Chiếc Mig 21 đó mang số hiệu 5121, hiện đang được đặt tại một vị trí trang trọng trong khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Phòng không-Không quân (số 171 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội).

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/23/3701596920121023222736921.jpg)
“Én bạc” 5121

Trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, tháng 12-1972, phi công Phạm Tuân (khi đó thuộc biên chế của Trung đoàn 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không-Không quân), đã cùng chiếc Mig 21 này xuất kích, tiêu diệt một “siêu pháo đài bay” B-52 cùng toàn bộ kíp “giặc lái” Mỹ.

Thực hiện quyết tâm của Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân là phải tạo điều kiện cho không quân bắn rơi bằng được máy bay B-52, đúng 22 giờ 20 phút đêm 27-12-1972 (ngày thứ 10 của Chiến dịch), Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân lệnh cho phi công Phạm Tuân xuất kích bất ngờ từ sân bay Yên Bái.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/23/135849620121023223023234.jpg)
Chiếc Mig 21 này đã được nhiều phi công sử dụng, hạ nhiều máy bay của không quân và hải quân Mỹ. Mỗi ngôi sao là một chiến công của máy bay.

Được sở chỉ huy trung tâm của Binh chủng, sở chỉ huy trung đoàn và ra-đa dẫn đường theo dõi, Phạm Tuân liên tục nhận được thông báo dẫn dắt về cự ly và hướng.

Đến vùng trời Sơn La, anh phát hiện mục tiêu B-52 và xin phép vào công kích. Sở chỉ huy ra lệnh: Bắn 2 tên lửa, thoát ly nhanh!

Do địch chưa phát hiện Mig 21 của ta “bám đuôi”, Phạm Tuân nhanh chóng vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích yểm hộ của địch, bám được B-52, công kích bằng 2 quả tên lửa. Một quầng lửa trùm lên chiếc B-52 thứ hai trong đội hình B-52 của địch. Ngay sau đó, Phạm Tuân điều khiển máy bay thoát ly, quay về sân bay Yên Bái hạ cánh anh toàn.

Đây là chiếc B-52 đầu tiên bị bộ đội Không quân bắn rơi.


Sau chiến công bắn rơi B-52 của Phạm Tuân, phi công Vũ Xuân Thiều cũng đã lái máy bay Mig 21, tiêu diệt một B-52 của địch vào đêm 28-12 và anh dũng hy sinh trong trận đánh này.

Ngay trong đêm 27-12-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện khen bộ đội Không quân đã lập công xuất sắc, bắn rơi máy bay chiến lược B-52 của địch.

Bài, ảnh: Phạm Hoàng Hà[/i]

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/406/406/212420/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 27 Tháng Mười, 2012, 09:28:09 am

Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

TÊN LỬA THẬT, TÊN LỬA GIẢ CÙNG ĐÁNH TRẬN

QĐND - Thứ Ba, 23/10/2012, 17:1 (GMT+7)

QĐND Online – Tại khu vực trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Phòng không-Không quân (Quân chủng Phòng không-Không quân), có một hiện vật khiến khách tham quan hết sức tò mò, đó là “quả tên lửa” được làm bằng cót ép.

Tuy là “tên lửa cót”, song nó đã giúp Bộ đội Phòng không-Không quân “quật cổ” chiến đấu cơ của không quân Mỹ.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/23/7473707120121023134404671.jpg)
Tên lửa cót được trưng bày tại Bảo tàng PK-KQ

Ban đầu, tên lửa giả được bộ đội công binh Quân chủng PK-KQ làm bằng cót toàn phần, sau này cải tiến đầu đạn bằng kim loại, kết hợp với tạo khói để “nhử” máy bay địch.

Dưới bàn tay khéo léo của các chiến sĩ canh trời, qủa tên lửa giả được làm có hình dáng bên ngoài rất giống tên lửa Đờvina. Đây là loại tên lửa được trang bị cho lực lượng phòng không Liên Xô từ năm 1957; đến tháng 5-1965, được trang bị cho bộ đội Phòng không Việt Nam.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/23/4760205820121023134410499.jpg)
Bộ khí tài tên lửa Đờvina

Được trưng bày bên cạnh “tên lửa cót” là bộ khí tài tên lửa Đờvina, đã sát cánh cùng “tên lửa cót”, tiêu diệt “giặc trời” Mỹ.

Ngược dòng lịch sử, ngày 24-7-1965, tại trận địa Chùa Ghề (xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội), với bộ khí tài này, Tiểu đoàn 63 (Trung đoàn 236, Sư đoàn 361, Quân chủng PK-KQ) đã phối hợp với Tiểu đoàn 64 (cũng thuộc Trung đoàn 236), phóng 4 quả đạn tên lửa, tiêu diệt cả tốp 3 máy bay F-4 của Mỹ, trong đó có một chiếc rơi tại chỗ, phi công Mỹ Ri-sớt Pôn-cơn bị bắt sống. Đây là chiến công đầu tiên của Bộ đội Tên lửa Việt Nam.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/23/5264737420121023134414827.jpg)
Tên lửa thật và tên lửa giả

Ngay sau khi tên lửa thật rút đi, bộ khí tài “tên lửa cót” đã vào chiếm lĩnh trận địa thay thế tên lửa thật để nhử máy bay địch. Lầm tưởng tên lửa thật của ta vẫn bám trận địa, máy bay Mỹ tiếp tục vào oanh tạc trận địa nhằm tiêu diệt lực lượng của ta và chúng vừa "phí đạn" vừa đã phải đền tội. Ngày 26-7-1965, 2 máy bay Mỹ bị tiêu diệt; ngày 27-7-1965, thêm 3 máy bay của Mỹ tiếp tục phải đền tội, khi chúng định thực hiện đòn trả đũa Bộ đội Tên lửa Việt Nam.

Có lẽ, sáng tạo trong cách đánh địch, trong nghi binh lừa địch kiểu "tên lửa cót" ấy chỉ có bộ đội PK-KQ Việt Nam thực hiện.

Bài, ảnh: Phạm Hoàng Hà

http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/10/23/5264737420121023134414827.jpg


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 28 Tháng Mười, 2012, 02:33:30 pm
Hồi ức

10 PHÚT, DIỆT 2 PHÁO ĐÀI BAY B-52

QĐND - Thứ Sáu, 26/10/2012, 20:11 (GMT+7)


(http://image.qdnd.vn/Upload/vanphong/2012/10/26/8186320420121026192613899.jpg)
Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt (bên phải) bên bệ phóng tên lửa. Ảnh: Văn Phong

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/212808/Default.aspx

Vẫn biết bệ phóng nào cũng là bệ phóng, ảnh cũng chỉ mang tính chất minh họa nhưng chiến dịch Điện Biên Phủ trên không làm sao đã có S-125 (báo qdnd điện tử là C-125) mà sử dụng ảnh kia ạ?
Hết Phạm Tuân bật ra-đa để sục sạo thì ngay tức khắc đèn từ mục tiêu vụt tắt, trên màn hình ra-đa nhiễu trắng xóa. Nhìn ra xung quanh thấy đèn của F-4, anh nhanh chóng bám theo phóng tên lửa tới tấp, lại đến bệ phóng tên lửa Sam-3 này. Hạt sạn to hay nhỏ cũng đều là sạn. 
Em thấy là nếu những sự kiện quan trọng của dân tộc, nếu có bị giảm đi ý nghĩa lịch sử thì nguyên nhân đầu tiên không phải do những tài liệu bóp méo, dựng đứng lịch sử từ bên ngoài mà từ chính những hạt sạn do các phóng viên báo tạo ra.
Em viết ở đây chứ phản hồi vào link gốc cũng coi như bằng không.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười, 2012, 07:09:56 pm
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30281&cn_id=213507

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/giaoducthoidai.vn/Nhung-ngay-vach-nhieu-tim-thu/5400717.epi

Đọc lài bài cũ một chút các bác:

Những ngày “vạch nhiễu tìm thù”
 

(GD&TĐ) - Trong cuộc chiến chống lại trận tập kích đường không bằng B-52 của đế quốc Mỹ, ta gặp phải một trở ngại là thủ đoạn gây nhiễu điện tử của địch. Trong màn nhiễu dày đặc, các đơn vị đã phải đổ bao sức lực và xương máu để phân biệt đâu là “Bê” giả, đâu là “Bê” thật để tiêu diệt. Ông La Văn Sàng, nguyên Trưởng ban tác chiến điện tử (Quân chủng Phòng không - không quân) đã kể lại những tháng ngày cùng đồng đội làm nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” trên bầu trời Hà Nội…

Năm 1971, Tiểu đoàn Nhiễu chúng tôi được Quân chủng Phòng không-không quân bố trí đến các trận địa rađa, tên lửa, vào buồng máy ngồi cạnh các trắc thủ, sĩ quan điều khiển để cùng nghiên cứu nhiễu trên thực địa. Tôi và anh Phan Thu (nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Nhiễu, sau này là Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) được giao nhiệm vụ chụp ảnh nhiễu trên màn hiện sóng của các loại rađa. Có mặt tại trận địa để ghi lại hình ảnh nhiễu, những diễn biến trận đánh trên màn hiện sóng, công việc của chúng tôi cũng vất vả, gian nan và không kém phần nguy hiểm. Từ những “nhiếp ảnh gia” không chuyên, “tay nghề” của chúng tôi dần được nâng cao và xác định dạng nhiễu có đủ kiểu, đủ loại với những tên gọi khác nhau được đặt theo hình dáng của chúng như: nhiễu quét, nhiễu giọt mưa, nhiễu xoắn thừng, nhiễu râu…

(http://giaoducthoidai.vn/dataimages/201011/original/images444739_vachnhieu.jpg)

Tôi còn nhớ kỷ niệm về cuốn “cẩm nang bìa đỏ” và “gánh hát rong” được anh em gọi vui trong thời điểm tháng 10-1972. Khi ấy, anh em các đơn vị coi tập tài liệu mang tên “Cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa” là cuốn “cẩm nang bìa đỏ”. Cuốn sách dày 30 trang đánh máy, in rô-nê-ô và được bọc ngoài một tờ bìa màu đỏ, đó là kết quả của cả một quá trình xây dựng hết sức gian khổ, công phu gắn với tài trí và công lao của hàng loạt sĩ quan có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, dày dạn trong chiến đấu như: Nguyễn Sinh Huy, Chu Thái, Vũ Lai Trường, Trần Ngọc Lân, Quách Hải Lượng… Tài liệu này đã được đưa ra bàn bạc kỹ tại hội nghị ngày 31-10-1972 (sau này gọi là Hội nghị tháng 10). Trong cuốn “cẩm nang bìa đỏ” ấy, tôi và các đồng đội ở Tiểu đoàn nhiễu đã đóng góp cách phân biệt “Bê” thật, “Bê” giả trước màn hiện sóng để bộ đội tên lửa có thể ngắm trúng mục tiêu. Nói và viết thành tài liệu như vậy, nhưng để thực hành được như sách lại rất khó bởi kẻ địch thường xuyên thay đổi thủ đoạn gây nhiễu. Vì vậy, Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không-không quân và Bộ tư lệnh Phòng không Hà Nội đã thành lập các đội huấn luyện lưu động mà thành phần chủ yếu là các sĩ quan đã từng tham gia biên soạn cuốn “cẩm nang bìa đỏ”. Chúng tôi đã tới các tiểu đoàn tên lửa trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn cách đánh B-52 cho các kíp chiến đấu. Đội huấn luyện lưu động đi hết đơn vị này đến đơn vị khác nên thường được anh em gọi vui là những “gánh hát rong”.

Trong những ngày diễn ra chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, tôi có mặt ở trận địa tiểu đoàn 79 (Đoàn tên lửa H57) và đã phần nào lý giải được nguyên nhân tại sao bộ đội tên lửa đánh B-52 ở Hà Nội lại đạt hiệu quả cao hơn so với đánh B-52 ở chiến trường Khu 4 - nơi mà Quân chủng Phòng không-không quân đã cử các đội nhiễu cơ động chúng tôi làm nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù”. Khi B-52 vào Hà Nội, yếu tố bất ngờ dùng thủ đoạn nhiễu tổng hợp bảo vệ B-52 không còn, đồng thời cường độ gây nhiễu của B-52 cũng đã bị phân tán. Hướng này bị nhiễu nặng, song ở hướng khác, hai bên sườn, phía trước, phía sau… các đơn vị tên lửa  lại có thể “vạch mặt” được B-52 trên nền nhiễu. Ta đã bố trí đội hình tên lửa đánh bọc lót cho nhau, sử dụng phương pháp bắn 3 điểm và linh hoạt sử dụng phương pháp bắn đón nửa góc khi thấy mục tiêu. Trong các trận đánh B-52 trên bầu trời Hà Nội, vì bắt được tín hiệu B-52 trên màn hiện sóng nên đa số các đơn vị sử dụng phương pháp bắn đón nửa góc, làm cho kẻ địch từ chỗ ngạo mạn tuyên bố vào Hà Nội để “dạo chơi” đã thực sự lao đầu vào nơi “tử địa”.

Khi chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” kết thúc, đầu năm 1973, anh Phan Thu đã có vinh dự đại diện cho anh em Tiểu đoàn nhiễu đi cùng anh Vũ Lai Trường (Trưởng phòng Khoa học Quân sự - Quân chủng Phòng không-không quân) tới nhà riêng Tổng bí thư Lê Duẩn để báo cáo về những diễn biến và thắng lợi của chiến dịch. Sau này, gặp chúng tôi, anh kể lại: “Tôi đã mang theo một tờ bìa lớn trên đó dán các ảnh nhiễu được phóng to nên đã trình bày được khá rõ ràng, đầy đủ về tình hình gây nhiễu của địch, đặc biệt về nhiễu B-52, các dạng nhiễu và kết quả khắc phục của ta. Tổng bí thư tỏ ý khen ngợi Quân chủng Phòng không-không quân trong cuộc chiến đấu chống tập kích đường không của địch, thắng lợi ấy đã góp phần tạo thêm thế và lực cho phái đoàn ta ở Hội nghị Pa-ri”.

Giờ đây, những tấm ảnh nhiễu do chúng tôi thực hiện vẫn còn lưu lại ở các bảo tàng và ở nhiều đơn vị làm tài liệu huấn luyện. Ít ai biết rằng trong những năm chiến tranh, tập ảnh đã được sử dụng làm tài liệu giới thiệu với bạn bè quốc tế khi đến nước ta học tập kinh nghiệm và đã trở thành “tặng phẩm” khi các đoàn cán bộ Quân chủng Phòng không-không quân đi thăm bạn bè quốc tế.

 Bài, ảnh: Bùi Vũ Minh

PS: Phải nói là : "trong những năm sau chiến tranh" mới phù hợp.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 03 Tháng Mười Một, 2012, 09:15:15 am

Hướng tới kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" (12-1972/12-2012)

TÊN LỬA SAM-2, VŨ KHÍ CHỦ LỰC TIÊU DIỆT B-52

QĐND - Thứ Sáu, 02/11/2012, 17:48 (GMT+7)

QĐND - Máy bay ném bom chiến lược B-52 được quân đội Mỹ ngạo mạn tuyên bố là “bất khả xâm phạm”. Thế nhưng, trong 12 ngày đêm chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972, bằng tên lửa SAM-2, bộ đội tên lửa của ta đã bắn rơi 29 “siêu pháo đài bay” B-52 (trong tổng số 193 chiếc tham chiến). SAM-2 đã thực sự trở thành nỗi khiếp sợ của phi công địch.

SAM-2 (tên lửa đất đối không kiểu 2) là tên gọi mà các quốc gia phương Tây đặt cho loại tên lửa S-75 Đvi-na do Liên Xô (trước đây) chế tạo và viện trợ cho ta. Đây là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm cao, được điều khiển bằng hệ thống ra-đa ba tác dụng. Đạn tên lửa dùng trong hệ thống SAM-2 là V-750. Đạn V-750 có hai tầng: Động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn; động cơ hành trình sử dụng nhiên liệu tên lửa lỏng để duy trì quỹ đạo bay. Tầm bắn của tên lửa SAM-2 có thể lên đến gần 40km và độ cao bắn lên đến 25km. Độ cao bắn này giúp tên lửa hoàn toàn có khả năng “hạ gục” máy bay B-52. Đầu đạn của SAM-2 là loại tạo mảnh, chứa gần 200kg thuốc nổ và có tốc độ bay đạt Mach 3. Bán kính tiêu diệt mục tiêu của đạn tên lửa V-750 khoảng 65m (ở độ cao lớn, khí quyển loãng, bán kính tiêu diệt mục tiêu có thể lên đến 250m). Các đầu nổ của đạn tên lửa đều được lắp hai hệ thống ngòi nổ: Hệ thống ngòi nổ sát thương và hệ thống ngòi nổ tự hủy. Khi cách mục tiêu khoảng 60m, hiệu ứng vô tuyến sẽ kích hoạt ngòi nổ sát thương gây nổ đạn. Ngòi nổ tự hủy của đạn tên lửa hoạt động ở chế độ tự động và chỉ được kích hoạt ở độ cao hơn 23km khi ngòi nổ sát thương không hoạt động (trường hợp bắn trượt mục tiêu). Khi đầu đạn được kích nổ sẽ sinh ra nhiệt lượng rất lớn, sóng xung kích mạnh và tạo ra hàng chục nghìn mảnh đạn để tiêu diệt mục tiêu.

(http://image.qdnd.vn/Upload/phucthang/2012/11/2/376349522012110216182362.jpg)
Tên lửa SAM-2 trong chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.

Ngoài yếu tố quyết định là sự mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta thì sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xô trong lĩnh vực tên lửa phòng không có vai trò rất quan trọng làm nên chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Ngay từ tháng 4-1965, các chuyên gia quân sự thuộc Binh chủng Tên lửa phòng không của Liên Xô đã tới Việt Nam để huấn luyện kỹ thuật cho bộ đội tên lửa Việt Nam. Nội dung huấn luyện gồm: Cấu tạo, tính năng, cách vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tên lửa SAM-2; huấn luyện trắc thủ, tổ chức khẩu đội chiến đấu… Đầu tháng 7-1965, sau khi tiếp nhận đầy đủ vũ khí, khí tài tên lửa và được huấn luyện thuần thục, hai Tiểu đoàn 63 và 64 thuộc Trung đoàn Tên lửa phòng không 236 (trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của quân đội ta) đã đủ điều kiện để SSCĐ. Tiếp theo, các chuyên gia quân sự Liên Xô tiếp tục giúp ta huấn luyện Trung đoàn Tên lửa phòng không 238, Trung đoàn Tên lửa phòng không 285, Trung đoàn Tên lửa phòng không 263… Năm 1968, bạn còn đưa các chuyên gia về lĩnh vực ra-đa sang giúp bộ đội Việt Nam nghiên cứu, đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả tác chiến của tên lửa trong điều kiện địch sử dụng các biện pháp gây nhiễu mới.

Được sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia Liên Xô, bộ đội tên lửa Việt Nam nhanh chóng làm chủ vũ khí, khí tài phòng không hiện đại. Tên lửa SAM-2 nhanh chóng được đưa vào chiến đấu đạt hiệu quả cao. Bộ đội tên lửa với vũ khí SAM-2 đã trở thành một trong những lực lượng nòng cốt bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Ngay trận đầu ra quân (ngày 24-7-1965), Tiểu đoàn 63 và 64 thuộc Trung đoàn Tên lửa phòng không 236 đã hiệp đồng chặt chẽ, mỗi tiểu đoàn phóng 2 quả đạn tên lửa, bắn rơi tại chỗ một chiếc máy bay F-4C, làm nên chiến thắng trận đầu của bộ đội tên lửa. Kể từ trận đầu xuất quân ngày 24-7-1965, trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ (từ năm 1965 đến năm 1968 và năm 1972), các đơn vị tên lửa SAM-2 của quân đội ta đã đánh tổng cộng hơn 3.540 trận (trong đó có 588 trận đánh đêm), phóng hơn 5.880 quả đạn, bắn rơi 788 máy bay Mỹ (có 366 chiếc rơi tại chỗ), trong đó có 43 máy bay B-52. Tính trung bình cứ hơn 7 quả đạn tên lửa thì tiêu diệt một máy bay. Trong 12 ngày đêm chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12-1972, các đơn vị tên lửa SAM-2 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh phía Bắc đã bắn rơi 29 chiếc máy bay B-52 (trên tổng số 34 chiếc bị bắn rơi). Cho đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đã sử dụng tên lửa SAM-2 để đánh thắng máy bay ném bom chiến lược B-52, hạ bệ “thần tượng” của không lực Hoa Kỳ.

NGUYỄN TRUNG

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/409/409/213916/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 05:53:47 pm

"HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG" VÀ NHỮNG CON SỐ (Phần 1)

QĐND - Thứ Hai, 05/11/2012, 18:27 (GMT+7)

QĐND Online – Gần 40 năm đã trôi qua song tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân và dân Hà Nội nói riêng, quân và dân miền Bắc nói chung trước cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận vẫn lưu giữ vẹn nguyên. Những con số về Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”,  vừa lên án sự tàn bạo của kẻ thù, vừa thể hiện tinh thần mưu trí, sáng tạo, quả cảm và hiệu suất chiến đấu cao của quân và dân ta…

Phần 1: Những con số của sự bạo tàn

663 lần chiếc B-52 đánh phá

Đó là số lần chiếc B-52 mà không quân Mỹ sử dụng để đánh phá miền Bắc, trong chiến dịch tập kích đường không 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972 (trong đó, khu vực Hà Nội bị 417 lần chiếc B-52 vào đánh phá). 

Trong khi đó, không quân chiến thuật của Mỹ cũng cất cánh 3.920 lần chiếc từ các căn cứ của địch để hộ tống bảo vệ B-52 và đánh phá các sân bay, các trận địa phòng không, các mục tiêu nhỏ lẻ của ta.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/11/5/2312529220121105172804359.jpg)
Xác của “con ngáo ộp” B-52 và nhiều loại máy bay khác của Mỹ đã phải đền tội trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ” trên không.

Chiến dịch tập kích đường không 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972 cũng ghi nhận lần đầu tiên không quân Mỹ sử dụng cả một liên đội F-111 gồm 150 chiếc; mỗi đêm cất cánh từ 10 đến 25 lần chiếc, hoạt động xen kẽ giữa các đợt đánh phá của B-52.

Máy bay B-52 được Mỹ coi là vũ khí “linh hoạt nhất” trong bộ ba vũ khí chiến lược (tên lửa chiến lược, tàu ngầm hạt nhân, máy bay chiến lược B52), có thể bay trong điều kiện thời tiết phức tạp, ném bom ở độ cao trên dưới 10km; mỗi máy bay có thể mang 15 máy gây nhiễu tích cực và 2 máy gây nhiễu tiêu cực. Một số thông số của B-52:

Vận tốc lớn nhất: 1.050 km/h; độ cao tối đa: 16,7km; tầm bay xa nhất: 18.000km; bán kính hoạt động: 4.000km

Dài: 48,07m; cao: 12,39m; rộng: 56,42m

Khả năng mang vũ khí: 18.000 đến 30.000kg, có súng 12,7ly 4 nòng, có thể mang 20 tên lửa Sram


5000 quả bom đào xới một khu vực


Nơi phải hứng chịu số lượng bom khổng lồ ấy là khu vực Yên Viên, Hà Nội.

Trong chiến dịch tập kích đường không nói trên, không quân Mỹ đã trút 8 vạn tấn bom đạn xuống 140 điểm lớn nhỏ thuộc 5 thành phố, 17 tỉnh, giết hại 4.025 người và làm bị thương 3.327 người.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/11/5/7226935420121105172759968.jpg)
Bệnh viện Bạch Mai bị B-52 rải thảm tháng 12-1972. Chụp lại ảnh tư liệu

Riêng Hà Nội phải hứng chịu 4 vạn tấn bom của địch, với 67 xã ngoại thành, 39 phố nội thành, 7 ga xe lửa, 4 cầu, 4 bến phà và Đài Tiếng nói Việt Nam bị oanh tạc. Khu phố Khâm Thiên bị bom Mỹ phá hủy gần 2.000 nhà ở, trường học, trạm xá, đền chùa; làm thiệt mạng 287 người và bị thương 290 người, phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già, có gia đình chết cả 9 người. Khu tập thể An Dương có hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy, với 117 người dân bị chết và 151 người bị thương.

Ngoài ra, không quân Mỹ còn tập trung đánh phá 19 trận địa tên lửa, 14 trận địa pháo phòng không và 8 sân bay, gây cho ta tổn thất cả về người và vũ khí, khí tài…

Bài, ảnh: PHẠM HOÀNG HÀ

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/407/407/214306/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 05:59:34 pm


"HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG" VÀ NHỮNG CON SỐ (Phần cuối)

QĐND - Thứ Ba, 06/11/2012, 16:42 (GMT+7)


QĐND Online – Vượt lên những mất mát, đau thương, quân và dân Hà Nội, nòng cốt là Bộ đội Phòng không-Không quân đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ, làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không” sáng chói…

Phần cuối: Con số của ý chí quyết chiến, quyết thắng

34 “siêu pháo đài bay” B-52 bị tiêu diệt

Với sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân, sau 12 ngày đêm (từ 18 đến 29-12-1972) chiến đấu ngoan cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay của Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F-111 (2 chiếc rơi tại chỗ) và 42 máy bay chiến thuật các loại.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/11/5/2234992920121105235623122.jpg)
81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52 đã bị tiêu diệt trong Chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12-1972. Ảnh: Hoàng Hà

Trong số 34 máy bay B-52 bị tiêu diệt, Bộ đội Tên lửa bắn rơi 29 chiếc; Bộ đội Không quân bắn rơi 2 chiếc; Bộ đội pháo phòng không 100mm bắn rơi 3 chiếc.

8 chiếc B-52 bị “hạ gục” trong một đêm

Thành tích xuất sắc đó được ghi dấu trong đêm 26-12-1972, đêm thứ 9 của Chiến dịch.

Chiều 26-12, Quân chủng PK-KQ nhận được thông báo của Bộ Tổng tham mưu: “Từ 18 giờ đến 23 giờ có hoạt động của B-52”. Trực ban trưởng tại Sở chỉ huy Quân chủng phát lệnh cho toàn Quân chủng vào cấp 1 lúc 17 giờ 35 phút.

Vào lúc 21 giờ 35 phút, Tiểu đoàn 78 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) đã phóng những quả đạn đầu tiên vào các tốp B-52 của địch. Đạn được điều khiển tốt, nổ đúng thời cơ, thiêu cháy một B-52, rơi xuống xã Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/11/5/4712224420121105235201779.jpg)
Bộ đội Tên lửa chuẩn bị chiến đấu trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Ảnh tư liệu.

Tiếp đó, vào 22 giờ 27 phút, Tiểu đoàn 86 (Trung đoàn 274, Sư đoàn 361) bắn cháy một B-52 (rơi xa); 22 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 76 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) bắn một B-52 rơi tại chỗ xuống Tương Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội; 22 giờ 33 phút, Tiểu đoàn 93 (Trung đoàn 261, Sư đoàn 361) bắn một B-52 rơi tiếp xuống Đèo Khế, Tuyên Quang; 22 giờ 47 phút, Tiểu đoàn 79 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) bằng một quả đạn đã diệt gọn một B-52, rơi xuống địa phận Sơn La.

Trong đêm 26-12, Trung đoàn pháo 100mm của Quân khu Việt Bắc cũng bắn rơi một B-52 (lần thứ hai trong Chiến dịch bắn rơi B-52).

Tại Hải Phòng, mặc dù bị máy bay chiến thuật của hải quân Mỹ gây nhiễu, phóng sơ-rai liên tục nhưng Tiểu đoàn tên lửa 81 (Trung đoàn…., Sư đoàn 363) đã vận dụng tốt phương pháp điều khiển và chế độ bám sát, tiêu diệt một máy bay B-51. Đại đội 174 pháo 100mm của Trung đoàn pháo phòng không 252 cũng đã bắn rơi một B-52 lúc 22 giờ 24 phút.

“Quán quân” diệt B-52

Ngôi vị “quán quân” diệt B-52 thuộc về Trung đoàn 261, với thành tích hạ gục 12 chiếc (7 chiếc rơi tại chỗ). Tuy nhiên, nếu tính thành tích “bắn rơi tại chỗ”, thì ngôi vị “quán quân”  lại thuộc về Trung đoàn 257, với 11 lần hạ gục B-52, trong đó 8 chiếc rơi tại chỗ.

(http://image.qdnd.vn/Upload/hoangha/2012/11/5/6091902220121105235848982.jpg)
Đại diện các kíp chiến đấu của Sư đoàn 361 đã tiêu diệt 25 máy bay B-52 trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Ảnh: Hoàng Hà

“Quán quân” bắn rơi B-52 ở cấp tiểu đoàn thuộc về Tiểu đoàn 57 (Trung đoàn 261) và Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257), cùng bắn rơi 4 chiếc.

Trong khi đó, xét thành thích “bắn rơi tại chỗ” B-52, Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257) tiếp tục ở vị trí “quán quân” cùng với Tiểu đoàn 93 (Trung đoàn 261), khi cùng bắn rơi tại chỗ 3 máy bay B-52.

PHẠM HOÀNG HÀ

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/407/407/214381/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: baoleo trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 07:48:52 am
Có bài này, nhân nói về tướng Phiệt của PK-KQ (ông nguyên là D trưởng tên lửa thời 1972), nói rằng:
Đợt 12 ngày đêm 1972, ta bắn rơi 23 B-52.
Link trích dẫn:
http://m.thethaovanhoa.vn/132/20111221093357057/tuong-dien-bien-phu-tren-khong-lam-viec-thien.htm
Con số B-52 rơi, đã có nhiều lần bàn luận, ngay cả trong diễn đàn này.
Theo cá nhân tôi, con số 23-24 là phù hợp.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 08:20:58 am
Có bài này, nhân nói về tướng Phiệt của PK-KQ (ông nguyên là D trưởng tên lửa thời 1972), nói rằng:
Đợt 12 ngày đêm 1972, ta bắn rơi 23 B-52.
Link trích dẫn:
http://m.thethaovanhoa.vn/132/20111221093357057/tuong-dien-bien-phu-tren-khong-lam-viec-thien.htm
Con số B-52 rơi, đã có nhiều lần bàn luận, ngay cả trong diễn đàn này.
Theo cá nhân tôi, con số 23-24 là phù hợp.

Bác baoleo nói có lý: đúng là con số 23-24 đó mà cụ Phiệt đưa ra "nghe" khiêm tốn hơn nhưng có lẽ chuẩn hơn - nghĩa là 15 thằng rơi cả trong lẫn ngoài lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa + tám chín thằng bị thương bất kể thương nhẹ hay nặng (gần khớp số liệu Mỹ).
- Nói thêm: tiểu đoàn 57 của cụ Phiệt là 1 trong 2 tiểu đoàn tên lửa (d kia là d 77) chiến đấu lập công xuất sắc nhất trong dịp "Hà Nội 12 ngày đêm".


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 04:02:36 pm
Có cái này trên trang :
http://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=B52&page=1

Các bác xem kỹ xem có gì mâu thuẫn không:

Trang 1:

acc. date   type   reg.   operator   fat.   location       dmg   
16-FEB-1956   Boeing B-52B-30-BO Stratofortress   53-0384   USAF 93rd BW   4   Near Tracey, Sacramento, CA      w/o   
17-SEP-1956   Boeing B-52B-35-BO Stratofortress   53-0393   USAF 93rd BW   5   Near Highway 99, 9 miles SE of Madera, CA      w/o   
30-NOV-1956   Boeing RB-52B-20-BO Stratofortress   52-8716   USAF 93rd BW   10   4 miles N of Castle AFB      w/o   
10-JAN-1957   Boeing B-52D-55-BO Stratofortress   55-0082   USAF 42nd BW   8   New Brunswick 10 miles from Loring AFB      w/o   
06-NOV-1957   Boeing B-52B-30-BO Stratofortress   53-0382   USAF 93rd BW      Castle AFB, CA      w/o   
12-DEC-1957   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0597   USAF 92nd BW   8   Fairchild AFB, WA      w/o   
11-FEB-1958   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0610   USAF 28th BW   2+3   Ellsworth AFB,      w/o   
11-MAR-1958   Boeing B-52 Stratofortress      USAF      Westover AFB, MA      min   
26-JUN-1958   Boeing B-52D-60-BO Stratofortress   55-0102   USAF 42nd BW   0   Loring AFB, ME      w/o   
29-JUL-1958   Boeing B-52D-60-BO Stratofortress   55-0093   USAF 42nd BW   0   3 miles S of Loring AFB, ME      w/o   
08-SEP-1958   Boeing B-52D-40-BW Stratofortress   56-0681   USAF 92nd BW   5   3 miles NE of Fairchild AFB, WA      w/o   
08-SEP-1958   Boeing B-52D-30-BW Stratofortress   56-0661   USAF 92nd BW      3 miles NE of Fairchild AFB, WA      w/o   
16-SEP-1958   Boeing B-52D-20-BW Stratofortress   55-0065   USAF 42nd BW   7   August Kahl Farm, 10 miles S of St Paul, MN      w/o   
10-DEC-1958   Boeing B-52E-85-BO Stratofortress   56-0633   USAF 11th BW   9   Altus AFB, Ok      w/o   
29-JAN-1959   Boeing RB-52B-25-BO Stratofortress   53-0371   USAF 93rd BW      Castle AFB, CA      w/o   
23-JUN-1959   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0591   USAF (Boeing)   5   Near Burns, OR      w/o   
10-AUG-1959   Boeing B-52C-50-BO Stratofortress   54-2682   USAF 99th BW   0   Spruce Swamp Fremont, 20 miles E of New Hampton, NH      w/o   
15-OCT-1959   Boeing B-52F-100-BO Stratofortress   57-0036   USAF 4228th SW   4+4   Near Hardinsberg, KY      w/o   
01-FEB-1960   Boeing B-52G-95-BW Stratofortress   58-0180   USAF 72nd BW   7   Ramey AFB      w/o   
01-APR-1960   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0607   USAF 92nd BW      Fairchild AFB, WA      w/o   
09-DEC-1960   Boeing B-52D-65-BO Stratofortress   55-0114   USAF 99th BW   1   Near Barre, Plainfield, VT      w/o   
15-DEC-1960   Boeing B-52D-60-BO Stratofortress   55-0098   4170 SW USAF      Larson AFB, WA      w/o   
19-JAN-1961   Boeing B-52B-35-BO Stratofortress   53-0390   USAF      Utah      w/o   
24-JAN-1961   Boeing B-52G-95-BW Stratofortress   58-0187   USAF 4241st SW   3   Seymour Johnson AFB, Goldsboro, NC      w/o   
14-MAR-1961   Boeing B-52F-70-BW Stratofortress   57-0166   USAF 4134th SW   0   Near Yuba City, CA      w/o   
30-MAR-1961   Boeing B-52G Stratofortress   59-2576   USAF   6   Denton, NC      w/o   
07-APR-1961   Boeing B-52B-30-BO Stratofortress   53-0380   USAF 95th BW   3   Mt. Taylor, NM      w/o   
15-OCT-1961   Boeing B-52G Stratofortress   58-0196   USAF            w/o   
24-JAN-1963   Boeing B-52C-40-BO Stratofortress   53-0406   USAF 99th BS   7   Near Greenville, ME      w/o   
30-JAN-1963   Boeing B-52E Stratofortress   57-0018   USAF            w/o   
19-NOV-1963   Boeing B-52E-90-BO Stratofortress   56-0655   USAF 6th BW   0   Walker AFB, NM      w/o   
23-DEC-1963   Boeing B-52F-105-BO Stratofortress   57-0043   454 BW USAF   9   nr Aberdeen, MI      w/o   
13-JAN-1964   Boeing B-52D-10-BW Stratofortress   55-0060   USAF 484th BW   3   Near Cumberland, MD      w/o   
07-FEB-1964   Boeing RB-52B-10-BO Stratofortress   52-0009   USAF      San Joaquin, CA      w/o   
10-NOV-1964   Boeing B-52D-65-BO Stratofortress   55-0108   USAF 462 SAW   7   60 miles S of Glasgow AFB, MT      w/o   
18-JUN-1965   Boeing B-52F-70-BW Stratofortress   57-0179   USAF 441 BS/7 BW/3960 SW   5+3   250 miles off-shore of the Demilitarized Zone (DMZ), Vietnam      w/o   
18-JUN-1965   Boeing B-52F-105-BO Stratofortress   57-0047   USAF 441 BS/320 BW/3960 SW   3+5   250 miles off-shore of the Demilitarized Zone (DMZ), Vietnam      w/o   
17-JAN-1966   Boeing B-52G Stratofortress   58-0256   USAF            w/o   
18-NOV-1966   Boeing B-52G-105-BW Stratofortress   58-0228   USAF 2nd BW   9   Sawyer County, WI      w/o   
05-JUL-1967   Boeing B-52G-85-BW Stratofortress   57-6494   USAF 72nd BW   4   Off Jobos Beach, Isabela      w/o   
05-JUL-1967   Boeing B-52G-85-BW Stratofortress   57-6494   Ramey AFB   4   Isabela, apx. 18.5166N 67.0603W      w/o   
07-JUL-1967   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0595   USAF 22nd BW assigned to 4133rd BW   3   South China Sea near South Vietnam      w/o   
07-JUL-1967   Boeing B-52D-80-BO Stratofortress   56-0627   USAF 22nd BW attached to 4133rd BW   3   South China Sea, near South Vietnam      w/o   
08-JUL-1967   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0601   USAF 22nd BW attached to 4133rd BW   5   Da Nang, SouthVietnam      w/o   
02-NOV-1967   Boeing B-52H Stratofortress   61-0030   USAF            w/o   
21-JAN-1968   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0188   USAF 528th BS 380th SW   1   7miles W of Thule AFB      w/o   
29-FEB-1968   Boeing B-52F-70-BW Stratofortress   57-0173   USAF 7th BW   8   Gulf of Mexico, off Matagorda Island, TX      w/o   
29-AUG-1968   Boeing B-52C-45-BO Stratofortress   54-2667   USAF      Near Cape Kennedy, FL      w/o   
04-OCT-1968   Boeing B-52H Stratofortress   60-0027   USAF            w/o   
18-NOV-1968   Boeing B-52D-60-BO Stratofortress   55-0103   USAF 306th BW attached to 4252 SW   3   Kadena AB, Okinawa      w/o   
03-DEC-1968   Boeing B-52D-65-BO Stratofortress   55-0115   USAF 306th BW attached to 4252 SW      Kadena AB, Okinawa      w/o   
21-JAN-1969   Boeing B-52H Stratofortress   61-0037   USAF            w/o   
08-MAY-1969   Boeing B-52F-65-BW Stratofortress   57-0149   USAF 93rd BW      Castle AFB, CA      w/o   
10-MAY-1969   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0593   USAF 509th BW attached to 4133 BW   6   Off Guam      w/o   
19-JUL-1969   Boeing B-52D-25-BW Stratofortress   55-0676   USAF 70th BW   0+2   U-Tapao AB      w/o   
27-JUL-1969   Boeing B-52D-80-BO Stratofortress   56-0630   USAF 70th BW assigned to 4133rd BW   6   Andersen AFB      w/o   
04-SEP-1969   Boeing B-52G-105-BW Stratofortress   58-0215   USAF 42nd BW   7   Near Loring AFB, ME      w/o   
09-OCT-1969   Boeing B-52F-70-BW Stratofortress   57-0172   USAF 329th BS 93rd BW   6   Castle AFB, CA      w/o   
21-OCT-1969   Boeing B-52F-105-BO Stratofortress   57-0041   United States Air Force (USAF), 93 BW   0   Castle AFB, CA      w/o   
03-JUL-1970   Boeing B-52D Stratofortress   55-0089   USAF            w/o   
20-JUL-1970   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0208   USAF 42nd BW   0   Loring AFB, ME      w/o   
07-JAN-1971   Boeing B-52C-45-BO Stratofortress   54-2666   USAF 9th BW 364th BS   9   Near Charlevoix, Little Traverse Bay, Lake Michigan      w/o   
31-MAR-1972   Boeing B-52D-80-BO Stratofortress   56-0625   USAF 306th BW   7   Near McCoy AFB, FL      w/o   
08-MAY-1972   Boeing B-52G Stratofortress   59-2574   USAF      Griffiss AFB, NY      w/o   
07-JUL-1972   Boeing B-52G Stratofortress   59-2600   USAF            w/o   
30-JUL-1972   Boeing B-52D-35-BW Stratofortress   56-0677   307th BW USAF   5   ?      w/o   
15-OCT-1972   Boeing B-52D-60-BO Stratofortress   55-0097   USAF 43rd SW   0   U-Tapao      w/o   
22-NOV-1972   Boeing B-52D-65-BO Stratofortress   55-0110   96 BW/307 SW USAF   0   15 miles SW of Nakhon Phanom      w/o   
18-DEC-1972   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0608   99 BW/307 SW USAF   2   Near Hanoi (North Vietnam)      w/o   
18-DEC-1972   Boeing B-52G-110-BW Stratofortress   58-0246   United States Air Force (USAF), 2 BW/72 SW(P)   0   Unknown, Thailand      w/o   
18-DEC-1972   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0201   United States Air Force (USAF), 97 BW/72 SW(P)   3   Near Yen Vien, Vinh Phu Province (North Vietnam)      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52D-80-BO Stratofortress   56-0622   7 BW/307 SW USAF   4   Unknown, Thailand      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52G Stratofortress   58-0169   United States Air Force (USAF), 72 SW   5   North Vietnam      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52G-85-BW Stratofortress   57-6496   456 BW / 72 SW(P) USAF   2   Hanoi (North Vietnam)      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52D-35-BW Stratofortress   56-0669   United States Air Force (USAF), 306 BW   1   Unknown, Laos *      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52G-80-BW Stratofortress   57-6481   United States Air Force (USAF), 42 BW/72 SW(P)   0   Unknown, Thailand      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0198   United States Air Force (USAF), 72 SW(P)   4   Kinh No (North Vietnam)      w/o   
21-DEC-1972   Boeing B-52D-15-BW Stratofortress   55-0061   22 BW/307 SW USAF   3   Near Bach Mai (North Vietnam)      w/o   
21-DEC-1972   Boeing B-52D-1-BW Stratofortress   55-0050   United States Air Force (USAF), 43 BW   0   Bach Mai      w/o   
26-DEC-1972   Boeing B-52D-70-BO Stratofortress   56-0584   22 BW/307 SW USAF   4   U-Tapao AB      w/o   
26-DEC-1972   Boeing B-52D-35-BW Stratofortress   56-0674   449 BW/307 SW USAF   2   Giap Nhi Rail Yard, Hanoi, North Vietnam      w/o   
27-DEC-1972   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0605   United States Air Force (USAF), 7 BW/assign.to 43 SW   2   Near Trung Quan, North Vietnam      w/o   
27-DEC-1972   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0599   7 BW/assig.to 307 SW USAF   0   Near U-Tapao      w/o   
03-JAN-1973   Boeing B-52D-10-BW Stratofortress   55-0056   307 SW USAF   0   Gulf of Tonkin, South China Sea      w/o   
13-JAN-1973   Boeing B-52D-65-BO Stratofortress   55-0116   307 SW USAF   0   Da Nang AB (South Vietnam)      w/o   
08-FEB-1974   Boeing B-52G-95-BW Stratofortress   58-0174   456 BW / 744 BS USAF   8   Beale AFB, CA      w/o   
09-FEB-1974   Boeing B-52 Stratofortress      USAF   7   Beale      w/o   
30-MAY-1974   Boeing B-52H Stratofortress   60-0006   USAF   0   Wright-Patterson AFB      w/o   
12-DEC-1974   Boeing B-52D-10-BW Stratofortress   55-0058   USAF 43rd SW   4   Near Guam      w/o   
03-SEP-1975   Boeing B-52G-85-BW Stratofortress   57-6493   USAF 68th BW   3   Near Aiken, SC      w/o   
14-NOV-1975   Boeing B-52H Stratofortress   61-0033   USAF            w/o   
04-FEB-1977   Boeing B-52H Stratofortress   61-0011   USAF            w/o   
01-APR-1977   Boeing B-52H Stratofortress   60-0039   USAF            w/o   
19-OCT-1978   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0594   USAF 22nd BW   5   2 miles SE of March AFB, CA      w/o   
20-AUG-1980   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0209   USAF 19th BW   0   Robins AFB, GA      w/o   
30-OCT-1981   Boeing B-52D-55-BO Stratofortress   55-0078   USAF 22nd BW   8   9 miles E of La Junta, CO      w/o   
29-NOV-1982   Boeing B-52G Stratofortress   59-2597   USAF   0   Castle AFB, California      w/o   
16-DEC-1982   Boeing B-52G Stratofortress   57-6482   USAF - 441st Bomber Squadron   9   Mather Airforce Base Sacramento, California      w/o   
27-JAN-1983   Boeing B-52G-90-BW Stratofortress   57-6507   USAF 319th BW   0+5   Grand Forks AFB, ND      w/o   
11-APR-1983   Boeing B-52G-95-BW Stratofortress   58-0161   USAF 19th BW   7   20miles N of St.George UT      w/o   

Trang 2:
acc. date   type   reg.   operator   fat.   location       dmg   
16-OCT-1984   Boeing B-52G-80-BW Stratofortress   57-6479   USAF 92nd BW   2   Hunts Mesa, 13 miles NE Kayenta, AZ      w/o   
11-FEB-1988   Boeing B-52G-105-BW Stratofortress   58-0219   USAF 93rd BW      Castle AFB, CA      w/o   
06-DEC-1988   Boeing B-52H Stratofortress   60-0040   USAF   0   K.I. Sawyer AFB, Gwinn, MI      w/o   
24-JUL-1989   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0190   USAF 2nd BW   1   Kelly AFB, TX      w/o   
24-JUN-1994   Boeing B-52H Stratofortress   61-0026   United States Air Force   4   Spokane-Fairchild AFB, WA (SKA/KSKA)      w/o   
21-JUL-2008   Boeing B-52H Stratofortress   60-0053   US Air Force   6   30 miles northwest of Apra Harbor      w/o   


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 11:46:16 am
"PHÁO ĐÀI BAY" B-52 VÀ SAM-2 "NỐI TẦNG (Phần I)

QĐND - Thứ Tư, 07/11/2012, 20:55 (GMT+7)

QĐND Online - Nhiều người hiện vẫn cho rằng để bắn rơi được "Pháo đài bay" B-52, quân đội ta đã cải tiến, nối tầng đạn tên lửa 1D (V-750V/V750VM) nằm trong tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina (SAM-2).  Với mục đích giúp bạn đọc hiểu hơn về sự sáng tạo về cách đánh, vạch nhiễu tìm thù của Bộ đội Tên lửa trong 12 ngày đêm Chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" và sự thực có cần thiết phải nối tầng SAM-2 mới bắn được B-52 hay không, QĐND Online xin giới thiệu bài viết góp phần làm sáng tỏ điều này.

Pháo đài bay B-52 - niềm tự hào của không lực Mỹ

Được phát triển từ nền tảng chiến lược sử dụng máy bay ném bom chiến lược từ thế chiến thứ 2 (B-17, B-29), B-52 có hình dáng tương đồng với thế hệ máy bay ném bom chiến lược trước đó là B-47 Stratojet. Với chiều dài thân máy bay 50m, cao 12,4m và sải cánh rộng tới 56,4m, B-52 lớn hơn người tiền nhiệm B-47 rất nhiều và là máy bay ném bom chiến lược lớn nhất thế giới thời kỳ đó (trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 200 tấn, trong đó có 40 tấn vũ khí).

(http://image.qdnd.vn/Upload/tuanson/2012/11/7/654018220121107202815606.jpg)
Máy bay B-52 thực sự là kho bom đạn bay trên không.

Pháo đài bay B-52 hoạt động được trên bầu trời nhờ 8 động cơ phản lực cánh quạt Pratt & Whiteney TF33-P-3/103 (trong trường hợp trúng đạn, với 4 động cơ, B-52 vẫn có thể thoát hiểm bay trở về). Tốc độ bay trung bình của B-52 vào khoảng 1.000km/giờ, tầm bay 12.000km và trần bay cao khi cần có thể đạt 15km. Kíp lại của B-52 gồm 6 người: Chỉ huy, phi công, sĩ quan ra-đa, sĩ quan hoa tiêu, sĩ quan tác chiến điện tử và xạ thủ súng máy ngồi ở đuôi máy bay.

Vũ khí tấn công của B-52 là các dây bom (khoảng 100 quả) lắp trong thân và dưới cánh. Khả năng phòng ngự của dòng máy bay ném bom chiến lược này là một tháp pháo M61 Vulcan 20mm để tự vệ trước máy bay hoặc tên lửa của đối phương.

Khi tham chiến tại Việt Nam, hầu hết máy bay B-52 sử dụng 2 căn cứ không quân Utapao (Thái Lan) và Anderson (Guam).

(http://image.qdnd.vn/Upload/tuanson/2012/11/7/2044071920121107202728122.jpg)
B-52 cất cánh từ căn cứ Anderson (Guam) tham gia chiến dịch Linebacker II (Điện Biên Phủ trên không).

Trong chiến dịch Linebacker II năm 1972 (Điện Biên Phủ trên không theo cách gọi của ta), với mục đích “đưa miền Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá” và tạo thế thuận lợi trên bàn đàm phán hiệp định Paris, quân đội Mỹ đã tung ra con bài chiến lược của mình là 193 máy bay B-52D/G (chiếm gần 50% số B-52 của không quân chiến lược). Trong đó, đáng chú ý là phiên bản B-52G với nhiều tính năng hàng không hiện đại bậc nhất của Mỹ như:

- Trang bị động cơ phản lực Pratt & Whiteney J57-P-43W mới cho phép nâng trọng lượng cất cánh tối đa từ 200 lên 221 tấn.

- Thiết kế cánh máy bay được thay đổi cho phép treo thêm 2 thùng dầu phụ có dung tích 2.650 lít; khoang lắp đặt thiết bị điện tử của máy bay được mở rộng (ra-đa ngắm bắn AN/ASG-15 và hệ thống gây nhiễu mới). Theo một số tù binh phi công Mỹ bị ta bắt giữ, chỉ riêng hệ thống gây nhiễu trên B-52G đã có giá tương đương một chiến đấu cơ F-4D.

(http://image.qdnd.vn/Upload/tuanson/2012/11/7/6794407620121107202733653.jpg)
Là máy bay ném bom chiến lược, B-52 không bao giờ hoạt động đơn độc, mà luôn có các phi đội chiến đấu cơ hộ tống.

Để nâng cao khả năng sống sót của máy bay, B-52G được lắp 4 đạn tên lửa "chim mồi" ADM-20 Quail (chim cút). Khi được phóng, ADM-20 sẽ giả lập tín hiệu giống máy bay B-52 để thu hút đạn tên lửa không đối không, đất đối không thay cho B-52. Ngoài ra, B52G còn được trang bị 16 máy gây nhiễu điện tử tích cực, 2 máy gây nhiễu tiêu cực và 2 máy thu tần số ra-đa đối phương để tạo màn nhiễu dày đặc che toàn bộ máy bay trước hệ thống ra-đa, tên lửa phòng không của đối phương. Các thiết bị này sẽ tự động thu, phân tích tần số sóng ra-đa của đối phương và cung cấp cho sĩ quan điều khiển để lựa chọn phát tần số sóng để chế áp.

Với vai trò là máy bay ném bom chiến lược, các phi đội B-52 không hoạt động độc lập mà được hộ tống bởi các máy bay trinh sát điện tử EA-6A, EB-66, EC-121 và các chiến đấu cơ F-4, F-105, A-6, A-7 với các thiết bị gây nhiễu chủ động và thụ động đi kèm. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, rất nhiều phi đội F-4 đã giả lập tín hiệu nhiễu của B-52 hòng lừa lưới lửa phòng không của ta.
(http://image.qdnd.vn/Upload/tuanson/2012/11/7/5224689220121107202738528.jpg)
Khả năng tự vệ cứng hạn chế của B-52, do nhiệm vụ này đã được các máy bay hộ tống đảm nhiệm.

Điểm đáng chú ý trong khả năng gây nhiễu của không quân Mỹ là sử dụng các máy bay F-4 thả các "bom" gây nhiễu gồm hàng triệu triệu sợi kim loại màu bạc, rất mỏng, nhẹ (mỗi quả bom chứa 450 bó nhiễu). Trên màn hình ra-đa, các sợi kim loại gây nhiễu này có thể gây nhẹ thì làm ra-đa không thể nhận diện được các mục tiêu, nặng thì trắng màn hình (mất hoàn toàn khả năng theo dõi và bám mục tiêu).

TUẤN SƠN
(còn nữa)

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/409/409/214670/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 11:57:55 am

"PHÁO ĐÀI BAY" B-52 VÀ SAM-2 "NỐI TẦNG (Phần II)

QĐND - Thứ Năm, 08/11/2012, 18:37 (GMT+7)


Nối tầng SAM-2 có cần thiết và khả thi?

QĐND Online - Theo các thông số được cung cấp chính thức, tổ hợp tên lửa SAM-2 có tầm vươn cao tới 27km và tầm bắn tới 35km. Với thông số này, SAM-2 thừa sức bắn được B-52 mà không cần cải tiến gì thêm. Tuy nhiên, bắn B-52 không hề đơn giản bởi....nhiễu chủ động và thụ động do bản thân máy bay ném bom chiến lược này và phi đội hộ tống phát ra. Ngoài ra, Bộ đội Tên lửa Việt Nam còn phải đối phó với tên lửa chống ra-đa Sơ-rai do không quân chiến thuật Mỹ phóng để áp chế hệ thống phòng không.
(http://image.qdnd.vn/Upload/tuanson/2012/11/8/7595134120121108173658388.jpg)
SAM-2 là một trong những khí tài quân sự hiện đại mà Bộ đội Tên lửa đã làm chủ trong thực tiễn chiến đấu ác liệt.

Thực tế, ngày 1-5-1960, tổ hợp SAM-2 thế hệ đầu tiên sử dụng đạn tên lửa 1D đã bắn hạ một máy bay trinh sát tầm cao U-2 của không quân Mỹ ở tỉnh Sverdlovsk khi nó đang bay ở độ cao 20km. Viên phi công điều khiển chiếc U-2 nói trên là Francis Gary Powers đã buộc phải nhảy dù và bị bắt giữ.

Tiếp đó, đạn tên lửa trong tổ hợp SAM-2 là tổng thành của nhiều yếu tố như: Cơ khí chính xác, khí động học, điều khiển điện tử... Toàn bộ các thành phần của đạn đều đã được tính toán và thử nghiệm đảm bảo cho khả năng hoạt động tối ưu và chính xác. Việc can thiệp vào phần cứng của đạn sẽ làm thay đổi trọng tâm, hình dáng khí động và thuật điều khiển của đạn. Ngoài ra, để đạn tên lửa "cải tiến" hoạt động được cần thay đổi cả giá phóng, thiết bị điện tử điều khiển và thậm chí là cả thuật phóng. Từ những thông tin trên có thể thấy, việc nối tầng tên lửa SAM-2 thực hiện ở Việt Nam giai đoạn những năm 1960, 1970 là không khả thi (toàn bộ các tổ hợp tên lửa phòng không đều là hàng viện trợ hoặc nhập từ nước ngoài).

(http://image.qdnd.vn/Upload/tuanson/2012/11/8/8254975620121108173703185.jpg)
Sức mạnh của PK-KQ Việt Nam là dám đương đầu, dù có phải hy sinh. Đó là một trong những điểm sáng về tinh thân yêu nước, anh hùng cách mạng.

Có thể đây chỉ là phương thức nghi binh của ta làm địch không phát hiện được những sáng tạo trong cách đánh, chiến thuật vốn là thế mạnh của người Việt Nam.

Những thay đổi được ghi nhận trên tổ hợp SAM-2 là việc các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với chuyên gia Xô viết thay đổi tần số điều khiển rãnh đạn giúp đạn tên lửa khó bị gây nhiễu bởi các thiết bị đối kháng điện tử chủ động và thụ động (trong giai đoạn 1965-1972, chuyên gia ta phối hợp với kỹ sư Liên Xô đã 5 lần thay đổi tần số rãnh đạn).

Phương pháp bắn ba điểm - sáng tạo sử dụng vượt tính năng khí tài của người Việt Nam


Thông qua thực tế chiến đấu, Bộ đội Tên lửa Việt Nam đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm để đối phó với màn nhiễu của không quân quân Mỹ và phương pháp vạch nhiễu tìm thù, lấy điểm yếu của địch làm lợi thế của ta.

(http://image.qdnd.vn/Upload/tuanson/2012/11/8/3961808620121108173709450.jpg)
Hình ảnh mô phỏng về phương thức Bắn ba điểm.
Về căn bản, phương pháp bắn 3 điểm là hình thức cải tiến của phương thức bắn Vượt nửa góc với việc bỏ chế độ dẫn tự động sang dẫn đạn tên lửa bằng tay bám theo nguồn nhiễu do trắc thủ trực tiếp thực hiện. Khi tới cự ly tiêu chuẩn, đạn tên lửa sẽ đươc kích hoạt đầu do tự thân để tìm kiếm, khóa và tiêu diệt mục tiêu. Điểm khó của phương thức này là việc vạch nhiễu, xác định đúng đâu là nguồn nhiễu của máy bay B-52 và đâu là nhiễu do máy bay chiến thuật tạo ra.

Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không", Bộ đội Tên lửa đã lợi dụng đài ra-đa K8-60 của pháo phòng không 57mm quét tập trung để xác định chính xác các tốp B-52 (không quân Mỹ không để ý tới tần số phát của đài ra-đa dạng này với chủ quan rằng chúng không có khả năng gây hại tới B-52) cung cấp thông tin cho đài ra-đa dẫn bắn Fan Song (một thành phần của tổ hợp SAM-2) để dẫn bắn trúng vào các tốp B-52 của địch khi tần số ra-đa của tổ hợp tên lửa SAM-2 bị gây nhiễu nặng. Ngoài ra, đài ra-đa Fan Song được trang bị hệ thống kính tiềm vọng TZK- tổ hợp PA-00 (chuồng cu - cách gọi nôm na của Bộ đội Tên lửa) cung cấp thông tin đồng bộ với hệ thống quan sát bằng ra-đa (phương thức so kim) cho phép SAM-2 khai hỏa vào mục tiêu trong điều kiện nhiễu nặng, không thể xác định được mục tiêu. Theo lời nhiều trắc thủ đã trực tiếp chiến đấu đánh B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm,  tổ hợp PA-00 với tầm quan sát chỉ 12km, nhưng do không thể bị gây nhiễu (quan sát trực tiếp bằng mắt) đã đóng góp rất lớn vào việc "vắt cổ" những "Pháo đài bay bất khả xâm phạm" của Mỹ.

(http://image.qdnd.vn/Upload/tuanson/2012/11/8/4084002820121108173638169.jpg)
Nhiều phi công Mỹ ngạc nhiên không hiểu vì sao SAM-2 "lạc hậu" trong tay Bộ đội Tên lửa Việt Nam lại làm lên điều thần kỳ là vặt cổ Pháo đài bay bất khả xâm phạm B-52.

Cùng với sự sáng tạo, tài tình trong chiến thuật và cách đánh của Bộ đội Tên lửa ta trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không", cũng không thể không kể tới những sai lầm tính hệ thống của không quân Mỹ như: Các tốp B-52 sử dụng đường bay ổn định ở độ cao 10km để ném bom; áp dụng cứng nhắc biện pháp B-52 ngoặt gấp sau khi ném bom (phương thức áp dụng với các vụ ném bom hạt nhân, máy bay cần nhanh chóng thoát ly tránh ảnh hưởng của vụ nổ) làm máy bay bị bộc lộ vị trí trên màn hình ra-đa của ta.

TUẤN SƠN
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/409/409/214813/Default.aspx
_______
Ảnh minh họa viên phi công bị bắt là thiếu tá hải quân Su-mec-cơ lái F8 bị bắn rơi tại Quảng Bình ngày 7/2/1965. Su-mec-cơ từng được chọn làm phi công vũ trụ và là phi công tù binh thứ 2 bị bắt tại Bắc Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 11 Tháng Mười Một, 2012, 09:38:54 am

BỘ ĐỘI RA-ĐA LẬP CÔNG ĐẦU

QĐND - Thứ Bẩy, 10/11/2012, 18:38 (GMT+7)

QĐND - 18 giờ 15 phút ngày 18-12-1972, sở chỉ huy Trung đoàn Ra-đa 291 điện về Tổng trạm Ra-đa trong Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân: Tất cả các đài ra-đa đang phát sóng đều bị nhiễu, cường độ nhiễu tăng nhanh. Cùng lúc, các đài ra-đa cảnh giới theo phiên từ 18 giờ đến 20 giờ của Đại đội 16 báo cáo phát hiện được nhiễu máy bay B-52 lên sở chỉ huy Trung đoàn Ra-đa 291. Lập tức, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 291 Đỗ Năm ra lệnh cho các đài ra-đa chủ công của Đại đội 45 là đơn vị chốt của Trung đoàn mở máy tăng cường.

Vốn có kinh nghiệm phát hiện máy bay B-52 hoạt động ở phía nam Quân khu 4 từ năm 1969, đã từng tham gia dẫn đường cho phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng máy bay B-52 trong đêm 20-11-1971, trực tiếp bảo đảm cho Trung đoàn Tên lửa 263 bắn rơi máy bay B-52 trong đêm 22-11-1972 và kinh nghiệm chống nhiễu phát hiện máy bay B-52 vào đánh Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trước đó, Đài trưởng ra-đa P-35 Nghiêm Đình Tích cùng các trắc thủ Phạm Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Xích đã xác định ngay những dải nhiễu B-52 ở hướng tây nam Đô Lương (Nghệ An). Được lệnh của Đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần, cả kíp ban đã thao tác xử trí quy trình chống nhiễu B-52 với kinh nghiệm sở trường của đơn vị. Chỉ trong khoảnh khắc, trắc thủ số 1 Phạm Hoàng Cầu đã thông báo tình báo các tốp máy bay B-52 lên sở chỉ huy Trung đoàn và thông báo vượt cấp về Tổng trạm Ra-đa tại Sở chỉ huy Quân chủng.

Nhận được tin tình báo về máy bay B-52 của Đại đội 45, Trung đoàn Ra-đa 291, Trực ban trưởng Binh chủng Ra-đa sử dụng đường dây thông tin của Tổng cục Bưu điện nối với đường dây chỉ huy từ Trung đoàn Ra-đa 291 tới Đại đội 45 kiểm tra, xác định chính xác máy bay B-52 đang bay vào miền Bắc. Ngay sau đó, lúc 18 giờ 50 phút ngày 18-12-1972, toàn Quân chủng Phòng không-Không quân vào cấp 1. Đây cũng là thời điểm bắt đầu của chiến dịch phòng không đánh trả chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội.

Nhờ phát hiện sớm máy bay B-52 của không quân Mỹ tập kích vào Hà Nội, Bộ đội Ra-đa góp phần giúp Bộ tư lệnh Quân chủng hạ quyết tâm đánh địch chính xác, các đơn vị tên lửa, pháo phòng không kịp thời chuyển cấp và chủ động chiến đấu. Trong đêm đầu của chiến dịch, ta đã bắn rơi 5 máy bay của địch, trong đó có máy bay B-52 bị bắn rơi tại chỗ.

THÀNH SƠN-VĂN CHUNG (Ghi theo lời kể của các đồng chí Nguyễn Đăng Tuất Nghiêm Đình Tích, nguyên cán bộ Đại đội 45, Trung đoàn Ra-đa 291).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 11 Tháng Mười Một, 2012, 09:41:09 am

KHÔNG ĐỂ BỊ BẤT NGỜ   

QĐND - Thứ Bẩy, 10/11/2012, 18:38 (GMT+7)

QĐND - Thắng lợi của chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” bắt nguồn từ một trong những yếu tố là ta không bị bất ngờ về chiến lược và chiến dịch. Bác Hồ đã nhận định, Mỹ chỉ chấp nhận thua khi chúng thua trên bầu trời Hà Nội, sau khi đã sử dụng loại vũ khí không quân hiện đại nhất: Máy bay B-52.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bác Hồ, Quân chủng Phòng không-Không quân tích cực, chủ động nghiên cứu cách đánh máy bay B-52; nêu cao tinh thần cảnh giác, mưu trí, sáng tạo, thường xuyên theo dõi, nắm tình hình chiến trường; tổ chức canh trực chặt chẽ, không để sót lọt mục tiêu trên không. Tinh thần cảnh giác được quán triệt đến mọi cán bộ, chiến sĩ phòng không, nhất là lực lượng ra-đa cảnh giới, canh trực bầu trời.

Sau khi nắm được thông tin tình báo vào ngày 14-12-1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã phê chuẩn Kế hoạch tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng, Quân chủng Phòng không-Không quân đã xây dựng và được Bộ phê duyệt kế hoạch tác chiến phòng không, đặc biệt là chống máy bay ném bom chiến lược B-52. Ngày 18-12-1972, Sư đoàn Phòng không 361 nhận được điện chỉ đạo của Sở chỉ huy Quân chủng nhận định, máy bay B-52 của không quân Mỹ đánh vào Hà Nội.

Tôi làm nhiệm vụ trực ban tác chiến hôm đó báo cáo với Sở chỉ huy Sư đoàn. Ngay sau đó, chỉ huy sư đoàn lệnh cho các đơn vị vào cấp 1, đến 19 giờ ngày 18-12-1972, toàn sư đoàn đã vào cấp 1 với trạng thái chiến đấu cao nhất. Liên tục từ đó, Bộ Quốc phòng, Quân chủng và Chỉ huy sư đoàn có điện gửi tới các đơn vị thông báo tình hình, quán triệt theo dõi và bám sát mục tiêu trên không, đặc biệt là phát hiện máy bay B-52 sớm nhất. Lúc 19 giờ 15 phút ngày 18-12-1972, Đại đội 45, Trung đoàn Ra-đa 291 phát hiện và thông báo: “Máy bay B-52 tiến ra miền Bắc”. Như vậy, ta đã phát hiện máy bay B-52 oanh tạc Hà Nội sớm hàng chục phút.

Khi nhận được thông tin lúc 20 giờ 13 phút ngày 18-12-1972, Tiểu đoàn 59 của Trung đoàn Tên lửa 261 do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy phóng 2 quả đạn bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay B-52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội, rơi tại cánh đồng Chuôm thuộc xã Phủ Lỗ, huyện Đông Anh, cách trận địa gần 10km. Cả Sở chỉ huy chúng tôi reo lên vui sướng khiến Sư đoàn trưởng phải nhắc mọi người vào vị trí chiến đấu.

Như vậy, chúng ta đánh thắng chiến dịch tập kích bằng không quân chiến lược của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng là nhờ sự chủ động chuẩn bị, không để bị bất ngờ, bố trí lực lượng phù hợp, cách đánh sáng tạo và bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng phòng không và của toàn dân.

NHẬT QUANG (Ghi theo lời kể của đồng chí Trần Minh Lương, nguyên trợ lý tác chiến Sư đoàn Phòng không 361).


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 11 Tháng Mười Một, 2012, 09:45:00 am

CHỦ ĐỘNG MỌI MẶT CHO CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG

QĐND - Thứ Bẩy, 10/11/2012, 18:38 (GMT+7)


QĐND - Những tháng cuối năm 1972, đặc biệt là sau khi trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ 2, Ních-xơn và tập đoàn cầm quyền Mỹ vừa gấp rút tăng viện trợ cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đốc thúc quân đội Sài Gòn tăng cường phản kích lấn chiếm vùng giải phóng ở miền Nam, vừa tập trung toàn bộ lực lượng không quân chiến lược (hơn 100 máy bay B-52), không quân chiến thuật (khoảng 1000 máy bay các loại) ở khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương mở cuộc tập kích không quân chiến lược (chủ yếu bằng máy bay B-52) mang mật danh Lai-nơ-bếch-cơ II vào Hà Nội, Hải Phòng, dọc phía Bắc đường số 1, nhằm đánh phá hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng miền Bắc, buộc Chính phủ ta phải trở lại Hội nghị Pa-ri, chấp nhận ký kết những điều khoản có lợi cho Mỹ.

Trước tình hình nghiêm trọng đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương một mặt tăng cường chỉ đạo quân và dân trên các chiến trường Trị-Thiên, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên tích cực tiến công đánh bại các đợt phản kích lấn chiếm vùng giải phóng của quân đội Sài Gòn; mặt khác, quyết định tập trung lực lượng phòng không nhân dân trên miền Bắc (chủ yếu là Bộ đội Phòng không - Không quân) mở chiến dịch phòng không quyết tâm đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng của đế quốc Mỹ.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân khẩn trương hoàn thiện nội dung kế hoạch chiến dịch phòng không (đã được chuẩn bị từ trước), trong đó đặc biệt chú trọng những vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch phòng không như nắm vững và phán đoán chính xác âm mưu, thủ đoạn về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật, hướng và mục tiêu tiến công của chúng; nghệ thuật bố trí đội hình, sử dụng lực lượng, cách đánh và công tác bảo đảm của bộ đội phòng không để sớm triển khai mọi mặt cho chiến đấu và SSCĐ, luôn giành chủ động đánh thắng địch trong bất cứ tình huống nào. Trên cơ sở đó (cùng với kinh nghiệm tác chiến phòng không chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất), các cơ quan tác chiến, huấn luyện của Bộ và Quân chủng Phòng không - Không quân thống nhất phương pháp huấn luyện bổ sung nâng cao kỹ năng kỹ thuật, chiến thuật sử dụng vũ khí, khí tài quyết tâm đánh bại các thủ đoạn mới của địch trong tập kích đường không bằng máy bay B-52, nhất là thủ đoạn gây nhiễu phức tạp và dày đặc nhằm vô hiệu hóa ra-đa, tên lửa và hệ thống chỉ huy hỏa lực của ta. Quá trình tác chiến phải phát huy được sức mạnh hiệp đồng chiến đấu của lực lượng phòng không ba thứ quân, tạo thành lưới lửa nhiều tầng, nhiều tuyến, có thể đánh địch đột nhập từ mọi hướng, trên mọi độ cao, tìm mọi cách đánh diệt máy bay B-52 của địch.

(http://image.qdnd.vn/Upload/thuthuy/2012/11/10/8351352120121110170150716.jpg)
Kíp chiến đấu tên lửa Tiểu đoàn 77 trao đổi kinh nghiệm đánh máy bay B-52 của không quân Mỹ. Ảnh tư liệu.

Với phương án tác chiến, huấn luyện được soạn thảo bổ sung, hoàn chỉnh nâng cao và tập luyện kỹ lưỡng, chúng ta quyết tâm đối đầu với chiến dịch tập kích bằng không quân chiến lược của Mỹ. Trong chiến dịch này, ta bố trí lực lượng ra-đa thành mạng lưới liên hoàn, có thể hỗ trợ cho nhau phát hiện các loại máy bay ở các tầng, các hướng; lấy tên lửa là lực lượng chính tiêu diệt máy bay B-52; lực lượng không quân tiêm kích là lực lượng tiến công phá vỡ và gây rối loạn đội hình không quân địch và công kích máy bay B-52 ngoài tầm tên lửa phòng không; lực lượng pháo cao xạ là lực lượng chính đánh diệt máy bay cường kích chiến thuật, tầm thấp. Với lực lượng, thế trận được chuẩn bị kỹ càng, toàn bộ lực lượng trực tiếp tham gia chiến dịch phòng không bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, được bố trí trên ba cụm phòng không (Hà Nội, Hải Phòng và phía Bắc đường 1) cùng các hướng hỗ trợ khác, đã đánh trả mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ. Đây là cuộc đấu trí, đấu lực hết sức căng thẳng giữa Bộ chỉ huy ta với Bộ chỉ huy địch, giữa lực lượng phòng không ta với lực lượng không quân Mỹ. Trải qua 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972 chiến đấu, lực lượng phòng không ba thứ quân mà nòng cốt là bộ đội tên lửa, pháo cao xạ, không quân, bằng ba trận then chốt (đêm 18 rạng ngày 19-12, đêm 20-12, đêm 26-12) đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Số máy bay B-52 bị bắn hạ (34 chiếc) vượt quá sức chịu đựng của đế quốc Mỹ.

Thắng lợi to lớn, toàn diện của chiến dịch phòng không nhân dân nửa cuối tháng 12-1972 đã giáng đòn quyết định vào nỗ lực cuối cùng về quân sự trong năm 1972 của đế quốc Mỹ. Cùng với chiến thắng của cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam năm 1972, chiến công vang dội kể trên đã buộc Mỹ phải trở lại và ký vào bản Hiệp định của Hội nghị Pa-ri, thừa nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết chấm dứt dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đồng thời, chiến thắng đó đã để lại cho quân và dân ta nói chung, bộ đội phòng không - không quân nói riêng nhiều bài học quý báu về nghệ thuật chủ động xây dựng phương án, tổ chức lực lượng, thế trận chiến tranh nhân dân đất đối không; về nghệ thuật tác chiến và xử lý tình hình trong quá trình diễn biến chiến dịch… Những bài học quý báu ấy vừa làm giàu thêm kho tàng lý luận khoa học quân sự Việt Nam, vừa có giá trị thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong điều kiện mới.

Đại táTRẦN TIẾN HOẠT


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 05:01:53 pm

ĐƯỜNG ĐẾN "HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG"

QĐND - Thứ Bẩy, 17/11/2012, 12:21 (GMT+7)

QĐND - Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" thể hiện truyền thống càng đánh càng mạnh của quân đội ta trong quá trình vừa xây dựng, vừa chiến đấu, đánh bại chiến tranh công nghệ, chiến tranh điện tử quy mô lớn của Mỹ. Trước hết, đó là kỳ tích về chiến đấu và lao động của từng chiến sĩ phòng không-không quân (PK-KQ) trực tiếp đối đầu với địch ở cấp chiến thuật, nhất là các kíp chiến đấu của các tiểu đoàn hỏa lực và các cán bộ kỹ thuật đã dũng cảm, sáng tạo từng bước đánh bại tất cả các thủ đoạn tinh vi của không quân Mỹ…

"Bửu bối" B-52?

Đầu năm 1972, để hỗ trợ cho quân ngụy đang thua ở Quảng Trị và để gây sức ép với ta trong bế tắc ở Hòa đàm Pa-ri, Mỹ đã mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân lần thứ 2 đánh phá miền Bắc Việt Nam.

Lần đầu tiên Mỹ đã dùng B-52 leo thang đánh rộng ra từ Quảng Bình, Vinh, Thanh Hóa đến Hải Phòng và uy hiếp thủ đô Hà Nội. Bộ đội Tên lửa Hải Phòng bắn nhiều đạn, nhưng B-52 không rơi.

Lầu Năm góc vội chủ quan, tuyên bố: "Bằng kỹ thuật điện tử hiện đại, không lực Hoa Kỳ đã bịt mắt được toàn bộ hệ thống phòng không Bắc Việt. Giờ đây B-52 có thể ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ miền Bắc, B-52 là bất khả xâm phạm".

Bộ đội Phòng không băn khoăn lo lắng về thủ đoạn mới của địch và khả năng đánh trả của ta, trăn trở với nhận định của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng: "Khả năng sớm muộn gì Mỹ sẽ sử dụng B-52 đánh lớn vào Hà Nội để gây sức ép với ta, đang trở thành hiện thực".

(http://image.qdnd.vn/Upload/phucthang/2012/11/17/2607208120121117112942640.jpg)
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông qua cách đánh B-52. Ảnh tư liệu.

Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ quán triệt quyết tâm của Bác Hồ năm xưa: "Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52, hay "bê" gì đi chăng nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng", phát động cuộc thi mới: "Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, đi sâu nghiên cứu địch, thực hiện lời Bác dạy".

Tư lệnh Phòng không Lê Văn Tri giao cho Bộ Tham mưu, trực tiếp là tôi, bấy giờ là Tham mưu phó phụ trách nghiên cứu và huấn luyện chuyên về tên lửa: "Đồng chí hãy tập hợp anh em có trình độ chuyên môn và có quyết tâm cao, để nghiên cứu xây dựng tài liệu về cách đánh B-52 của tên lửa, càng sớm càng tốt".

Tôi rất lo lắng, vì nhiệm vụ này không dễ dàng gì. Là một trong ba con át chủ bài về phương tiện tấn công chiến lược của Mỹ, B-52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất, thường bay ở độ cao trên 10.000m, mỗi chiếc có thể mang đến 30 tấn bom, được trang bị đến 15 máy gây nhiễu các loại và được bảo vệ chặt chẽ.

Đường đến "Điện Biên Phủ trên không"

Tôi còn nhớ ngay từ năm 1962, Bác Hồ đã chỉ thị cho đồng chí Phùng Thế Tài, lúc đó là Tư lệnh Quân chủng Phòng không, cần quan tâm đầu tư nghiên cứu loại máy bay này để không bị bất ngờ.

Vào đầu năm 1966, khi Mỹ lần đầu tiên dùng B-52 đánh ra đèo Mụ Giạ (Quảng Bình), Bác đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Đặng Tính, Chính ủy Bộ đội PK-KQ: Đã đến lúc phòng không phải tìm cách đánh B-52. Chấp hành chỉ thị của Bác, Trung đoàn 238 - trung đoàn tên lửa thứ 2 mới ra quân đã được đưa vào khu vực Vĩnh Linh để nghiên cứu quyết đánh B-52. Bộ Tham mưu quân chủng đã cử một số cán bộ tác chiến, quân báo, đội trinh sát nhiễu, dưới sự lãnh đạo của Phó tư lệnh Hoàng Văn Khánh, vào Vĩnh Linh để cùng Trung đoàn 238 nghiên cứu nhiễu của địch và tìm cách đánh B-52.

Kết quả, ngày 17-9-1967, Trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc B-52 đầu tiên trên miền Bắc nước ta.

Vào năm 1969, từ những kinh nghiệm, Trung đoàn 238 đã hình thành tài liệu đánh B-52 đầu tiên của tên lửa nhưng do điều kiện lúc đó nên tài liệu còn sơ khai, cần phải bổ sung nhiều.

Theo chỉ đạo của Bộ tư lệnh, Bộ Tham mưu chúng tôi đã bắt đầu thành lập ra Ban nghiên cứu biên soạn tài liệu đánh B-52 của tên lửa. Ban biên soạn gồm các cán bộ đầu ngành và cán bộ chủ chốt của Bộ Tham mưu và Trường Sĩ quan Phòng không. Tùy theo chủ đề, chúng tôi tranh thủ sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô; huy động sự đóng góp của một số cán bộ của Sư đoàn Phòng không Hà Nội, của Viện Khoa học kỹ thuật quân sự Bộ Quốc phòng; tranh thủ ý kiến cả của các cơ quan có liên quan của Bộ Tổng tham mưu; dựa vào tư liệu của Bộ và của chuyên gia Liên Xô, các tài liệu thu được của địch, kể cả khai thác các lời cung của tù binh phi công Mỹ. Nhưng thiết thực hơn, đã nghiên cứu các bản sơ kết, tổng kết kinh nghiệm của cả các trận đánh thành công lẫn thất bại của tên lửa từ khi ra quân đánh máy bay cường kích, ném bom các loại, nhất là B-52… Xuất phát từ những trận đánh B-52 của Trung đoàn 238 tại Vĩnh Linh năm 1966-1967 đến các trận đánh B-52 ở các cửa khẩu 559, Đường 9 - Nam Lào, Chiến dịch Trị Thiên năm 1972… Khảo sát kinh nghiệm đánh tập trung, hiệp đồng binh chủng, chống nhiễu của các trận chống tập kích quy mô lớn của địch vào Hà Nội năm 1966-1967, nhưng sốt dẻo nhất là các trận đánh B-52 của tên lửa những ngày tháng 4-1972.

Bộ Tham mưu Quân chủng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề khá sôi nổi.

Về nghiên cứu địch, đã đi sâu phân tích các thủ đoạn mới về kỹ, chiến thuật của địch, nhất là về các nhiễu điện tử, nhiễu ngoài đội hình, nhiễu tiêu cực, nhiễu tích cực trong đội hình, thủ đoạn phóng tên lửa Shrike chống ra-đa của ta.

Tập trung nghiên cứu điểm yếu của nhiễu điện tử. Nhận thấy không phải chỗ nào, lúc nào nhiễu cũng giống nhau, nên cần khai thác những điểm có lợi cho ta. Cần chú ý nhiễu tổng hợp của địch trong đội hình mật tập, sử dụng lực lượng quy mô lớn.

Về cách đánh của ta, sử dụng tập trung từ 2 đến 3 tiểu đoàn tên lửa hiệp đồng binh chủng đánh vào một tốp máy bay địch, trong điều kiện địch gây nhiễu tổng hợp và sử dụng rộng rãi tên lửa Shrike chống ra-đa. Bố trí đội hình phù hợp, tập trung vào hướng đường bay chủ yếu có trận địa chốt có thể cơ động hỏa lực, có trận địa cơ động vòng ngoài, đánh địch từ xa, sẵn sàng chuyển hóa thế trận, kết hợp với đánh chính diện, đánh đòn, đánh bên sườn, đánh đuổi, tạo thế trận bao vây địch, hạn chế tác hại của nhiễu.

Về xạ kích, nâng cao khả năng đánh địch trong nhiễu tạp bằng phương pháp ba điểm (T/T), nhưng cần tích cực phát sóng, tránh tư tưởng ngại Shrike địch; tạo khả năng bắt rõ mục tiêu để đánh bằng phương pháp hiệu quả nhất - phương pháp vượt nửa góc (пC).

Hết sức tận dụng những thành quả cải tiến khí tài của chuyên gia Liên Xô cùng các cán bộ kỹ thuật của ta để góp phần khắc phục nhiễu của địch. Sử dụng bộ khí tài quang học đặt trên nóc xe thu phát (cabin пA-00), giúp phát hiện máy bay địch trên nền nhiễu, đồng thời tránh được tên lửa Shrike của địch.

Những nội dung trên được nhóm chúng tôi tổng hợp thành tài liệu, đánh máy in Roneo, mang bìa đỏ, để phân biệt với các tài liệu khác nên anh em thường gọi là Quyển sách đỏ.

Nội dung Tài liệu đánh B-52 được tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh dần qua các Hội nghị quân chính của quân chủng, thông qua các phương án tác chiến đánh B-52 vào tháng 7 và 9 năm 1972.

Tại Hội nghị quân chính mở rộng vào tháng 10-1972, thành phần gồm các cán bộ từ cơ sở trở lên thuộc Quân chủng PK-KQ, Tài liệu đánh B-52 chính thức được thông qua. Sau đó được in và gửi xuống các tiểu đoàn tên lửa để nghiên cứu học tập, vận dụng.

Tháng 11-1972, địch dùng B-52 đánh vào Tây Nghệ An. Ngày 23-11-1972 quân chủng cử một kíp chiến đấu và một số cán bộ tham mưu xuống Tiểu đoàn 43, Tiểu đoàn 44 thuộc Trung đoàn 263 bố trí ở Tây Nghệ An để theo dõi, hỗ trợ đánh B-52 theo tài liệu mới. May mắn thay, đêm đó, tên lửa của ta đã bắn B-52 rơi tại chỗ ở biên giới Việt - Lào - Thái Lan. Phía Mỹ lần đầu tiên đã phải công nhận B-52 bị SAM 2 bắn rơi.

Những kinh nghiệm mới được bổ sung vào tài liệu. Quân chủng phát động tiếp một đợt huấn luyện đột kích về đánh B-52 cho tên lửa. Tư lệnh Quân chủng lại giao nhiệm vụ cho tôi phụ trách một số cán bộ và trắc thủ cốt cán, lần lượt đi xuống một số tiểu đoàn để huấn luyện và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu theo phương án, phối hợp với cán bộ của các sư đoàn phòng không. Đoàn cán bộ này được anh em gọi vui là "gánh hát rong".

Cuối tháng 11-1972, phương án cuối cùng đánh B-52 đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và tập thể lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu trực tiếp thông qua, sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phê chuẩn.

Hiệp đấu quyết định và những bài học


Trong cuộc không kích chiến lược chủ yếu bằng B-52 cuối năm 1972, Mỹ đã huy động 4.547 lần chiếc máy bay các loại, trong đó có 663 lần chiếc B-52, tức là 1/2 số máy bay B-52 và 1/3 máy bay chiến thuật của Mỹ, ném xuống miền Bắc nước ta hàng vạn tấn bom. Nhưng kết quả Mỹ đã mất 81 máy bay hiện đại, trong đó có 34 chiếc B-52, có 16 chiếc rơi tại chỗ, mất hàng trăm phi công sừng sỏ, tỷ lệ tổn thất lớn xấp xỉ 15% - một tỷ lệ khiến Mỹ không chịu nổi, phải kết thúc chiến dịch sớm, ngoài ý muốn của Nhà Trắng và Lầu Năm góc... Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương "lực lượng phòng không-không quân cùng quân và dân miền Bắc đã làm nên một trận Điện Biên Phủ trên không vẻ vang nhất".

Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân đất đối không của Việt Nam, dựa trên tác chiến của 3 thứ quân. Lực lượng PK-KQ làm nòng cốt, đánh có trọng điểm và rộng khắp với mọi đối tượng địch ở mọi độ cao, ngày cũng như đêm. Tất cả các thành phần đều lập công: Bộ đội ra-đa thông báo kịp thời, chính xác; Tên lửa đánh giỏi, bắn rơi nhiều chiếc B-52; Không quân và pháo 100mm cũng bắn rơi B-52; Cao xạ bắn rơi hàng chục máy bay cường kích các loại; Tự vệ Cơ khí Mai Động bắn rơi 1 chiếc F111A bay thấp, dân quân Hòa Bình bắn rơi 1 trực thăng cứu người lái…

Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" thể hiện nghệ thuật tác chiến phòng không Việt Nam, đỉnh cao là chiến dịch chống tập kích đường không của Mỹ: Từ trận mở đầu thắng giòn giã (18-12-1972), tới trận thắng quan trọng (20-12-1972), kết cục là trận then chốt quyết định (26-12-1972).

Trung tướng VŨ XUÂN VINH - Nguyên Tham mưu phó Quân chủng PK-KQ, nguyên Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/409/409/216206/Default.aspx


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: star trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 11:28:28 pm
Đã 40 năm, kể từ đêm 22/11/1972, hai Tiểu đoàn 43 và 44 thuộc Trung đoàn tên lửa 263 đã phối hợp bắn hạ chiếc máy bay B-52D số hiệu 55-0110, mật danh Olive-2 tại Vinh, Nghệ An.
Bị tên lửa SAM-2 phá hủy 4 động cơ ở một bên cánh, chiếc máy bay này lết về được gần Nakhon Phanom thì tổ lái phải bỏ máy bay nhảy dù.
Đây là lần đầu tiên Mỹ phải công nhận máy bay B-52 bị bộ đội phòng không Việt Nam dùng tên lửa SAM-2 bắn hạ trong chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 11:38:57 pm
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/409/409/216125/Default.aspx

(http://image.qdnd.vn/Upload/phucthang/2012/11/16/3977484720121116183040984.jpg)
Kíp chiến đấu Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261 trao đổi kinh nghiệm sau trận đánh. Ảnh tư liệu.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 12:06:26 am
Xem lại bài cũ:
http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/www.cpv.org.vn/Gap-nguoi-chi-huy-kip-truc-ban-roi-tai-cho-chiec-may-bay-B52-dau-tien-tren-bau-troi-Ha-Noi/7591233.epi

Gặp người chỉ huy kíp trực bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay B52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội

14:54 | 22/12/2011
(ĐCSVN) - Trận “Điện Biên Phủ trên không” đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không chủ yếu bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội - Hải Phòng tháng 12/1972, đã qua đi gần 40 năm. Đối với chúng ta, đây là một trong những chiến thắng không thể quên trong lịch sử chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

Trong những ngày tháng 12 đầy ý nghĩa này, chúng tôi tìm gặp và hỏi chuyện những nhân chứng lịch sử đã làm nên chiến thắng trong chiến dịch phòng không cuối năm 1972. Một trong những nhân chứng mà chúng tôi gặp và hỏi chuyện là người chỉ huy kíp trực sẵn sàng chiến đấu với máy bay B52 Mỹ đêm đầu tiên 18/12/1972 của Tiểu đoàn tên lửa 59, Trung đoàn 261, Sư đoàn Phòng không Hà Nội - ông Vũ Văn Đương, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn.

(http://dangcongsan.vn/cpv/Upload/NewsFolder/2011/12/51/Vu-v-duongttt.gif)
Ông Vũ Văn Đương, nguyên Chính trị viên tiểu đoàn 59

Ông Vũ Văn Đương sinh ra và lớn lên ở làng Trung Trữ, xã Ninh Giang, huyện Gia Khánh (nay là Hoa Lư) tỉnh Ninh Bình, năm nay đã bước vào tuổi 78. Ông hiện sống ở phố Nguyễn Ngọc Vũ, làng Hòa Mục (Hà Nội). Mặc dù sức khỏe yếu, nhưng khi kể lại chuyện với chúng tôi về quá trình chuẩn bị chiến đấu và những khoảnh khắc Tiểu đoàn trưởng cùng ông ra lệnh cho sĩ quan điều khiển phóng quả tên lửa vào tốp B52 có ký hiệu 671, thì ông sôi nổi, linh hoạt hẳn lên.

Ông Đương cho biết: Giữa năm 1965, ông đang là cán bộ quản lý giáo dục của huyện thì được tổng động viên vào quân đội. Nhập ngũ một thời gian, qua một lớp đào tạo cán bộ chính trị, được bổ nhiệm làm chính trị viên phó, rồi chính trị viên trưởng đại đội. Mấy năm sau, từ thực tiễn rèn luyện trong chiến đấu công tác, ông được phong quân hàm trung úy và được điều lên làm trợ lý tuyên huấn của Trung đoàn, sau đó được phong quân hàm Thượng úy và làm chính trị viên trưởng Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261, Sư đoàn 361, Phòng không Hà Nội. Tiểu đoàn 59 của ông là một tiểu đoàn cơ động, thường xuyên được cấp trên điều đến bảo vệ những mục tiêu trọng yếu của miền Bắc và những ngày cuối năm 1972. Tiểu đoàn nằm trong đội hình bảo vệ Hà Nội.

Ông Đương còn cho biết một kỷ niệm không thể nào quên trong đời quân ngũ: Ngày hôm đó, theo lệnh của Trung đoàn, từ 17 giờ ngày 18/12, kíp trực đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu. Sở chỉ huy Quân chủng thông báo có hai tốp máy bay F111 từ bên kia biên giới Việt Lào đang bay vào phía Tây Bắc, Hà Nội. 18 giờ 30 phút, Quân chủng ra lệnh cho toàn Sư đoàn vào cấp 1. Thế là từ giờ phút có ý nghĩa lịch sử trên, chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B52 của Mỹ vào Thủ đô Hà Nội bắt đầu.

19 giờ 44 phút, nhiều tốp B52 có máy bay F4 yểm hộ, tiếp cận không phận Hà Nội. Theo sự chỉ huy của Sư đoàn 361 và Trung đoàn 261, Tiểu đoàn 59 bám sát, theo dõi, xác định phần tử tốp máy bay được Trung đoàn phân công tiêu diệt. Nhưng trên màn hình sóng rađa của Tiểu đoàn dày đặc nhiễu trong đội hình, ngoài đội hình và nhiễu tiêu cực. Cũng như một số tiểu đoàn khác, Tiểu đoàn 59 chưa tiêu diệt được B52. Theo thông báo của Trung đoàn, trận đánh kế tiếp của Tiểu đoàn 57, 94 cũng không thành công đã đánh nhầm vào tốp tiêu kích “làm giả B52”.

Đến 20 giờ 11 phút, các tiểu đoàn tên lửa đã liên tiếp đánh một số trận vẫn chưa bắn rơi được B52. Hai máy bay Mic21 cất cánh nhưng cũng không tiếp cận được B52 phải quay trở lại sân bay. Tiểu đoàn trưởng cùng với chính trị viên tiểu đoàn Vũ Văn Đương và anh em trong kíp trực họp rút kinh nghiệm và đi đến thống nhất: Trên màn hình ra-đa, thấy sau các dải nhiễu có những đốm sáng hơn, to hơn, rõ hơn các chấm khác, đó mới là tín hiệu chính của B52. Vừa hội ý xong, chỉ huy sở trung đoàn thông báo, một tốp máy bay B52 ký hiệu (671) bay chếch về hướng Tam Đảo xuống đánh Đông Anh. Trung đoàn lệnh cho các tiểu đoàn 94, 57 và tiểu đoàn 59 đánh tập trung.

Nhận được lệnh trên, cả kíp trực bám vào màn hiện sóng của ra-đa, lệnh của tiểu đoàn trưởng các trắc thủ bám sát chấm sáng to, rõ nhất trên màn hình ra đa. Chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh, chấm sáng vào đến điểm 3-4-0 là phóng. Trong khoảnh khắc trắc thủ góc tà hô lên: mục tiêu đã đến 3-4-0! Tiểu đoàn trưởng liếc nhanh về phía chính trị viên rồi ra lệnh: góc tà 3-4-0, ba quả phóng. Sĩ quan điều khiển bấm nút, quả đạn thứ nhất bay ổn định hướng về phía mục tiêu,, quả thứ hai, thứ ba vượt qua dải nhiễu tiến về phía mục tiêu. 20 giờ 13 phút, mục tiêu bị xóa trên màn hình. Trắc thủ trên máy PA00 reo lên: Mục tiêu cháy rồi! Cháy to lắm! Cả kíp trực reo lên: B52 cháy rồi! Rơi tại chỗ rồi!

Như vậy, Tiểu đoàn 59 đã phân biệt rõ dải nhiễu bám sát đúng, phóng và điều khiển tên lửa trúng mục tiêu. Một máy bay B52 đã bốc cháy, rơi xuống cánh đồng Chuôm, thuộc xã Phủ Lỗ, huyện Đông Anh, cách trận địa chưa đầy 10km. Đây là trận đánh có ý nghĩa lịch sử, là trận đánh bắn rơi chiếc pháo đài bay B52 tại chỗ đầu tiên trên bầu trời Hà Nội của chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972./.

Minh Sơn (CTV)

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=256888

(http://daibieunhandan.vn/media/12/08/120831155201441/07-nui-chiec-2912-400.jpg)


Tiêu đề: Đề cương tuyên truyền 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:15:03 am
(http://camranh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Images/Tintuc/DBP%20TREN%20KHONG%20GUI%20LAN%203%20(1).jpg)


ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 40 NĂM CHIẾN THẮNG “HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
(12/1972 - 12/2012)


Biên soạn: BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG ĐOÀN



Phần thứ nhất
CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC
CỦA ĐẾ QUỐC MỸ THÁNG 12 NĂM 1972



1. Lý do Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12/1972

Mỹ tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12/1972 bởi các lý do sau đây:

Một là, để cứu vãn tình thế cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

- Cuối năm 1964 đầu năm 1965, Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn, để cứu vãn tình thế, Mỹ đã quyết định thay đổi chiến lược, gấp rút đưa quân viễn chinh vào chiến trường miền Nam, sử dụng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc lần thứ nhất. Bị thất bại trên cả 2 miền Nam, Bắc, từ ngày 31/3/1968 Mỹ buộc phải thực hiện ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào; ngày 01/11/1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố, chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc.

- Năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã bước vào giai đoạn quyết định, ở miền Nam, bằng cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè năm 1972, quân và dân ta đã giành thắng lợi lớn, cơ bản giải phóng tỉnh Quảng Trị... đẩy chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ đến bờ vực sụp đổ hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, ngày 6/4/1972, Tống thống Mỹ Ních-xơn huy động lực lượng lớn không quân và hải quân Mỹ ở khu vực Đông Nam Á tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc với quy mô lớn hơn, tính chất ác liệt, tàn bạo hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.

Hai là, trước thất bại nặng nề, đế quốc Mỹ buộc phải tìm cách thoát ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam.

- Đầu tháng 10/1972, ở miền Nam quân và dân ta tiếp tục giành được thắng lợi lớn. Mỹ vừa phải tiếp tục triệt thoái các đơn vị bộ binh vừa phải “Mỹ hoá” trở lại bằng không quân và hải quân để ngăn chặn cuộc tiến công của ta. Tình hình đó đã tác động sâu sắc đến kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mỹ; đặc biệt, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã đến gần, sức ép trong nội bộ nước Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến đường lối của Tổng thống Ních-xơn. Nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới kịch liệt lên án và đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Trước thực trạng này, Nhà Trắng buộc phải tìm cách thoát ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam.

Trước các sức ép đó, tại Pari, trong 3 ngày 8, 9, 10/10/1972, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ tiến hành phiên họp kín thứ 19 và phái đoàn ta đưa ra Dự thảo Hiệp định “Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”. Phía Mỹ đã chấp nhận bản Hiệp định này.

- Ngày 12/10/1972 Ních-xơn và Kít-xinh-giơ đã tung tin lừa bịp dư luận rằng, “hoà bình đã ở trong tầm tay”, “chiến tranh sắp vãn hồi” để lôi kéo tranh thủ cử tri Mỹ trong bầu cử.

- Ngày 22/10/1972, Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Song, với bản chất cực kỳ phản động và ngoan cố, ngày 23/10, Ních-xơn đột nhiên gửi công hàm cho Chính phủ ta đề nghị tạm hoãn việc ký kết vì có “trục trặc” từ phía chính quyền Thịệu. (Thực chất là nhằm tranh thủ thời gian giúp Quân đội Sài Gòn giành dân, lấn đất để cải thiện thế đứng chân, viện trợ ồ ạt vũ khí, chuẩn bị cho Quân đội Sài Gòn đi vào giải pháp chính trị trên thế mạnh. Một mặt Mỹ tập trung ngăn chặn nguồn chi viện của ta từ miền Bắc vào miền Nam, mặt khác chuẩn bị một đòn mạnh hòng gây sức ép buộc ta phải nhân nhượng cho Mỹ sửa đổi các điều khoản của Hiệp định đã thảo luận).

- Từ ngày 23/10/1972, không quân Mỹ đã tập trung lực lượng đánh phá ác liệt các tuyến giao thông từ nam vĩ tuyến 20 trở vào. Ở miền Nam, Mỹ thúc ép quân dội Sài Gòn mở các cuộc phản kích hòng chiếm lại các vùng ta vừa giải phóng. Chúng còn ngang ngược tiến hành các chuyến bay trinh sát ra phía Bắc vĩ tuyến 20 nhằm khẩn trương chuẩn bị cho âm mưu đen tối mới.

Ba là, Mỹ lật lọng, buộc ta phải khuất phục và chấp nhận những điều kiện mà chúng đưa ra ở Hội nghị Pari.

- Ngày 7/11/1972, Ních-xơn được tái cử Tổng thống nhiệm kỳ lần thứ hai. Sau khi thắng cử, ông ta ra lệnh bí mật chuẩn bị một kế hoạch tập kích đường không chiến lược bằng B-52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu quan trọng trên miền Bắc. Cuộc tập kích chiến lược này mang tên “Lai-nơ-béch-cơ II” (tạm dịch là “Tiền vệ” hay “Cứu bóng trước khung thành”) nhằm đánh huỷ diệt, làm tê liệt ý chí quyết chiến quyết thắng của dân tộc ra, buộc ta phải khuất phục và chấp nhận những điều kiện mà chúng đưa ra ở Hội nghị Pa-ri.

- Sau một thời gian họp đi, họp lại, Mỹ cố tình lật lọng, đòi ta phải sửa đổi những điều rất cơ bản trong Hiệp định nhưng đều bị bác bỏ.

- Ngày 13/12/1972 theo lệnh của Ních-xơn, Kít-xinh-giơ tuyên bố bỏ họp vô thời hạn.

- Ngày 14/12/1972, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã họp và quyết định tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược với quy mô huỷ diệt Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu quan trọng trên miền Bắc.

- Ngày 18/12, Nhà Trắng gửi Công hàm cho Chính phủ ta đề nghị họp lại Hội nghị Pa-ri vào bất cứ lúc nào kể từ ngày 26/12, nhằm đánh lừa ta, đồng thời hy vọng chỉ sau vài ngày dùng B.52 huỷ diệt Hà Nội, buộc ta phải chấp thuận theo điều kiện của Mỹ.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:18:09 am
2. Âm mưu và lực lượng của Mỹ trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972

a. Âm mưu của Mỹ trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972

- Thứ nhất, Mỹ hăm dọa sẽ phá vỡ Hiệp định Pari.

+ Ngày 8/10/1972 ta và Mỹ đã thoả thuận cơ bản về nội dung của Hiệp định “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” do ta dự thảo với một lịch trình rất rõ ràng và đến ngày 27/10/1972 hai bên sẽ ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

+ Ngày 20/10, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận được thư của Tổng thống Ních-xơn khẳng định: “Hiệp định coi như đã hoàn tất, hãy tin vào chúng tôi là có thể ký kết được Hiệp định như thời gian biểu đã thoả thuận”.

+ Nhưng, sau khi Ních-xơn thắng cử Tồng thống Mỹ, Kit-xinh-giơ đã quay ngoẳt 180 độ đối với Hiệp định Pa-ri. Phía Mỹ đòi ta phải sửa một số điều trong những điều hai bên đã thoả thuận của Hiệp định, đòi miền Bắc cùng rút quân, đòi miền Nam là một quốc gia riêng.

Ngày 24/11, Kit-xinh-giơ hăm doạ: “Nếu các ông không tỏ ra biết điều, Tổng thống chúng tôi buộc sẽ ra lệnh ngừng đàm phán và tiếp tục các hành động quân sự mà hậu quá sẽ khó lường”.

Ngày 6/12, Kit-xinh-giơ lại doạ dẫm: “Nếu cuộc thương lượng bị tan vỡ thì chiến tranh sẽ tiếp diễn với cường độ mạnh hơn. Đến lúc đó cuộc chiến tranh sẽ thay đổi tính chất. Mỹ sẽ không bàn bạc về Hiệp định này nữa”.

Ngày 7/12, Ních-xơn điện cho Kit-xinh-giơ “Chúng ta sẽ ném bom dữ dội Bắc Việt. Nhưng sẽ không thông báo cho công chúng biết trước”. Hội nghị Pa-ri bị phá vỡ.

- Thứ hai, đánh phá hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam, làm giảm thế và lực của ta so với quân đội và chính quyền Sài Gòn.

- Thứ ba, đe doạ phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới.

Có một thực tế, khi đế quốc Mỹ tuyên bố sẽ dùng B.52 tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không đối với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số mục tiêu quan trọng khác trên miền Bắc, thì một số nước trên thế giới đã khuyên ta nên chấp nhận những điều kiện mà Mỹ nêu ra.

b. Lực lượng của Mỹ trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972

- Mỹ đã huy động lực lượng:

+ Máy bay B.52: 193 chiếc trên tổng số 400 chiếc.

+ Không quân chiến thuật: 1.077 chiếc trên tổng số 3.043 chiếc.

+ Tàu sân bay: 6 chiếc trên tổng số 14 chiếc.

+ Hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số máy bay gây nhiễu từ xa, máy bay trinh sát chiến lược, chiến thuật, máy bay chỉ huy, liên lạc dẫn đường, cấp cứu, cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.

- Căn cứ xuất phát của các loại máy bay Mỹ :

+ Máy bay chiến lược B.52 cất cánh từ căn cứ Enđơxơn trên đảo Guam;

+ Máy bay chiến thuật các loại cất cánh từ 6 sân bay ở Thái Lan và từ 6 tàu sân bay đậu rải rác trên biển Đông.

+ Ngoài ra, tất cả các căn cứ hậu cần, kỹ thuật của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á như căn cứ Cờ-lác, Su-bích ở Philíppin, kể cả căn cứ Okinaoa ở Nhật Bàn đều được sử dụng để phục vụ tối đa cho cuộc tập kích đường không chiến lược này.

+ Lầu Năm Góc đã cấp tốc thành lập Bộ chỉ huy lâm thời, đóng ở Utapao, do tướng Joshn-vốt làm Tư lệnh. Bộ chỉ huy này đặt dưới quyền chỉ huy của không quân chiến lược và Bộ Quốc phòng Mỹ.

Có thể nói, đây là một cuộc huy động lực lượng lớn chưa từng có của Mỹ từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2 (tính đến tháng 12/1972) cho một cuộc tập kích đường không chiến lược.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:22:53 am
3. Sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bác Hồ và Quân ủy Trung ương chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972 của đế quốc Mỹ

a. Chủ động nắm bắt tình hình và nghiên cứu, chuẩn bị cách đánh

- Năm 1962, khi Đại tá Phùng Thế Tài vừa được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phòng không, Bác Hồ đã gọi ông lên và hỏi: “Bây giờ chú là Tư lệnh Phòng không, vậy chú đã biết gì về B.52 chưa”?, và Bác nói tiếp: “Nói thế thôi, chú có biết lúc này cũng chưa làm gì được nó. Nó bay trên cao mười cây số mà trong tay chú hiện nay chỉ mới có cao xạ thôi. Nhưng ngay từ nay, là Tư lệnh Phòng không, chú phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm đến thằng B52 này”.

- Ngày 18/6/1965, lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, đế quốc Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B.52 ném bom rải thảm khu vực Bến Cát (tây bắc Sài Gòn). Ngay sau đó một tháng ngày 19/7/1965, Hồ Chủ tịch đến thăm Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ), tại Trung đoàn 234 (Đoàn pháo cao xạ Tam Đảo), Bác khẳng định: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B.57, B.52 hay “bê ” gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”.

- Ngày 12/4/1966, đế quốc Mỹ dùng B.52 ném bom khu vực Đèo Mụ Giạ (Quảng Bình), mở đầu việc đánh phá của B.52 đối với miền Bắc nước ta. Ít lâu sau, B.52 đánh rộng đến Vĩnh Linh, phía bắc vĩ tuyến 17 với mức độ ngày càng dữ dội. Bác Hồ đà chỉ thị cho đồng chí Đặng Tính, Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân: “B.52 đã ném bom miền Bắc, phải tìm cách đánh cho được B.52. Trách nhiệm này Bác giao cho các chú Phòng không - Không quân”.

- Đầu Xuân Mậu Thân (1968), Bác Hồ gọi đồng chí Phùng Thế Tài - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Đặng Tính - Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đến báo cáo tình hình và Bác dự báo rằng: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống này càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ chuẩn bị... Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhung nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.

- Đến ngày 5/4/1972 khi quân và dân ta ở miền Nam đang thắng lớn, Quân ủy Trung ương đã chỉ thị cho Quân chủng PK-KQ và các Quân khu: “Phải sẵn sàng đối phó với khả năng Mỹ cho không quân, kể cả không quân chiến lược đánh phá trở lại miền Bắc”.

- Trong một buổi họp quan trọng của Bộ Quốc phòng (11/1972), Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định: Mỹ cho B.52 đánh Thủ đô Hà Nội, linh hồn của cuộc kháng chiến sẽ là hành động gây sức ép cuối cùng để buộc chúng ta phải nhân nhượng. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết đánh thắng chúng trên bầu trời Thủ đô.

Ngày 24/11/1972, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng cùng các Tổng Tham mưu phó Trần Quý Hai, Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh, Phùng Thế Tài đã thông qua và phê chuẩn kế hoạch đánh B.52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng của Quân chủng PK-KQ. Đây là một chiến dịch phòng không được tiến hành chủ yếu bằng lực lượng phòng không ba thứ quân trên miền Bắc, lấy Quân chủng PK-KQ làm nòng cốt. Sau khi ký duyệt, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng ra lệnh: “Phải hoàn thành nhiệm vụ công tác chuẩn bị trước ngày 3 tháng 12 năm 1972” và còn dặn thêm: “Trước ngày Ních-xơn nhậm chức, Mỹ có thể mở đợt tập kích bằng không quân chiến lược ra Hà Nội, Hải Phòng, các đồng chí phải nắm địch thật chắc. Tuyệt đối không để bị bất ngờ... phải tập trung mọi khả năng nhằm đúng đối tượng B.52 mà tiêu diệt”.

Đầu tháng 12/1972, Bí thư Thứ Nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Lê Duẩn đã xuống Sở chỉ huy Quân chủng PK-KQ, trực tiếp nghe Tư lệnh Lê Văn Tri trình bày về kế hoạch đánh B.52 của Quân chủng và nhấn mạnh: “Để gây sức ép với ta trước sau Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ném bom Hà Nội. Quân dân ta, mà nòng cốt là Quân chủng Phòng không - Không quân, phải kiên quyết làm thất bại âm mưu này cùa chúng”.

Như vậy có thế nói về mặt chiến lược, chúng ta hoàn toàn chủ động, không hề bị bất ngờ trước mưu thâm, kế hiểm của đế quốc Mỹ.

b. Chủ động chuẩn bị về mặt chiến dịch, chiến thuật

- Trên cơ sở những nhận định và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu, Quân chủng PK-KQ đã sớm có “Kế hoạch tác chiến đánh trả cuộc tập kích bằng B.52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng” và khẩn trương chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn về cách đánh B.52 để phổ biến cho các đơn vị. Tiêu biểu là cuốn “Cẩm nang bìa đỏ”, cuốn sách “Cách đánh B.52 của Bộ đội Tên lửa”, in rô-nê-ô, dày 30 trang nhưng là kết quả tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quý giá từ tác chiến của lực lượng PK-KQ từ chiến trường Khu 4.

- Ngày 31/10/1972, Quân chủng PK-KQ tổ chức Hội nghị cán bộ tập trung bàn về cách đánh B.52.

- Về công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) có một nội dung hết sức quan trọng trong thời điểm này là việc chống “ảo tưởng hoà bình” đã xuất hiện trong tư tưởng của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Quân chủng PK-KQ và lực lượng vũ trang nhân dân miền Bắc nói chung.

- Để có cơ sở xây dựng quyết tâm và kế hoạch đánh B.52, từ tháng 5/1966 Bộ Tư lệnh Quân chủng đã điều Trung đoàn tên lửa 238 vào tuyến lửa Vĩnh Linh để nghiên cứu cách đánh B.52 theo lời căn dặn của Bác “Muốn bắt cọp thì phải vào tận hang”.

- Ngày 15/3/1967, B.52 xuất hiện, Trung đoàn 238 đã tổ chức trận đánh tập trung nhưng chưa thành công.

- Ngày 17/9/1967, sau một thời gian dày công nghiên cứu, nhận dạng máy bay B.52, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 84 - Trung đoàn 238 đã bắn rơi 1 chiếc B.52. Đây là kíp chiến đấu đầu tiên của bộ đội tên lửa Phòng không Việt Nam bắn rơi “pháo đài bay B.52” của không quân chiến lược Mỹ.

Từ năm 1968 đến giữa năm 1972 Quân chủng PK-KQ tiếp tục đưa một số đơn vị tên lửa phòng không và máy bay Mic-21 vào Khu 4 để chi viện cho chiến trường Trị-Thiên và trực tiếp nghiên cứu cách đánh B.52.

Ngày 3/12/1972, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ báo cáo lên Bộ Tổng Tham mưu: “mọi mặt công tác chuẩn bị đánh B.52 đã xong, quyết tâm của Quân chủng kiên quyết không để bị bất ngờ, bắn rơi tại chỗ máy bay địch, kể cả B.52”.

Như vậy, về mật chiến dịch ta đã chuẩn bị chu đáo. Đêm 18/12/1972 khi chiến dịch tập kích đường không của Mỹ vào Hà Nội, chúng ta đã hoàn toàn chủ động đối phó, không bị bất ngờ.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:26:18 am
4. Tóm tắt diễn biến cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B.52 của Mỹ và sự giáng trả quyết liệt của quân và dân ta, tháng 12 năm 1972.

- Ngày 17/12/1972, Ních-xơn chính thức ra lệnh mở Chiến dịch Lai-nơ-bêch-cơ II, sử dụng không quân chiến lược B.52, tập kích với quy mô hủy diệt vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc.

- Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Quân chủng PK-KQ chuyến trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng máy bay B.52 đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra.

- Đêm 18/12/1972:

+ 18 giờ 50 phút, toàn Quân chủng PK-KQ chuyển trạng thái chiến đấu vào cấp 1.

+ 19 giờ 10 phút, Đại đội rađa 16/Trung đoàn 291 phát hiện được nhiễu B.52, tiếp đó 19h 15 phút, Đại đội ra đa 45/Trung đoàn 291 phát hiện và kịp thời báo cáo về sở chỉ huy: “B.52 đang vào miền Bắc”.

+ 19 giờ 25 phút, không quân ta được lệnh cất cánh đón đánh các tốp máy bay chiến thuật Mỹ ở Tam Đảo, Việt Trì. Máy bay F. 111 ném bom sân bay Nội Bài, Kép...

+ Từ 19 giờ 20 phút đến 20 giờ 18 phút, nhiều tốp máy bay B.52 (mỗi tốp 3 chiếc) liên tiếp dội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm...

+ 19 giờ 44 phút, quả đạn tên lửa đầu tiên của Tiểu đoàn 78 thuộc Trung đoàn Tên lửa Phòng không 257 được phóng lên.

+ 20 giờ 13 phút, Tiểu đoàn 59/Trung đoàn tên lửa Phòng không 261 do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy phóng 2 quả đạn hạ 1 máy bay B.52 (rơi xuống cánh đồng Chuôm thuộc xã Phủ Lỗ huyện Đông Anh, cách trận địa gần 10 km). Đây là chiếc máy bay B.52 đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội.

+ Trong đêm đầu tiên 18/12 và rạng ngày 19/12, Mỹ huy động 90 lần chiếc B.52 ném 3 đợt bom xuống Hà Nội, 8 lần chiếc F.111 và 127 lần chiếc máy bay chiến thuật bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Hà Nội, 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm thương vong 300 người. Quân và dân ta bắn rơi 3 máy bay B.52 (2 chiếc rơi tại chỗ), 3 máy bay chiến thuật (2 chiếc F4, 1 chiếc A7).

+ Từ đêm 19/12 đến 29/12/1972, Mỹ liên tục tấn công Hà Nội và các địa phương khác trong toàn miền Bấc bằng máy bay chiến lược B.52, máy bay F. 111 “cánh cụp cánh xòe”, máy bay F4, F5 và các loại phương tiện tiến công đường không chiến thuật hiện đại khác và trong 12 ngày đêm oanh liệt đó không có ngày nào quân dân ta không bắn rơi máy bay B.52 của Mỹ. (trừ ngày 25/12, lấy cớ nghỉ lễ Nôen, địch tạm ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần giặc lái, rút kinh nghiệm, tìm thủ đoạn và cách đánh mới).

+ Cao điểm nhất là ngàv 26/12, lúc 22 giờ 05 phút, địch sử dụng 105 lần chiếc máy bay B.52 và 110 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống, đánh ồ ạt, liên tục từ nhiều hướng và tập trung một đợt vào nhiều mục tiêu ở 3 khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Đây là trận đánh lớn nhất và là trận then chốt trong cuộc tập kích đường không chiến lược của địch. Trận tập kích này chỉ diễn ra trong thời gian hơn một giờ, ta đã bắn rơi 8 máy bay B.52. Thất bại lớn này đã làm suy sụp tinh thần và ý chí của giới cầm quyền Nhà trắng và Lầu Năm góc. Đến đêm 29/12 máy bay B.52 của Mỹ chỉ dám đánh vào khu gang thép Thái Nguyên, Đồng Mỏ (Lạng Sơn), Kim Anh (Vĩnh Phú), mà không dám tập trung lực lượng ở toạ độ lửa Hà Nội nữa.

Trước sự thất bại lớn và liên tiếp trong 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc Việt Nam, 7 giờ sáng ngày 30/12, Ních-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận quay lại bàn đàm phán. Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B.52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và miền Bắc Việt Nam của Mỹ đã bị thất bại hoàn toàn.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:30:31 am
5. Tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc tập kích đường không chiến lược và chiến thắng của quân và dân ta, tháng 12 năm 1972

a. Tội ác của đế quốc Mỹ

Cuộc cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12/1972 của đế quốc Mỹ là một cuộc ném bom hủy diệt vô cùng man rợ. Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc B.52 và 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật, ném xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng yếu khác trên miền Bắc nước ta, hơn 100 ngàn tấn bom đạn. Riêng Thủ đô Hà Nội cũng đã sử dụng 441 lần chiếc B.52 cùng hàng ngàn lần chiếc máy bay chiến thuật, ném hơn 10 ngàn tấn bom (sức công phá húy diệt tương đương 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã nêm xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki - Nhật Bản). Chúng đã huỷ diệt nhiều khu phố, làng mạc, phá sập 5.480 ngôi nhà, trong đó gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga, giết hại 2.368 dân thường, làm bị thương 1.355 người khác.

Phố Khâm Thiên, một khu vực có mật độ dân số đông nhất Hà Nội, đã bị bom B.52 tàn phá cả chiều dài trên 1 km, gần 2000 ngôi nhà, đền chùa, trường học, trạm xá bị phá sập, 287 người chết, 290 người bị thương, có gia đình 6 người ngồi trong hầm chết toàn bộ. Cùng với Khâm Thiên, máy bay B.52 của Mỹ còn rải bom xuống hơn 100 điểm dân cư trong thành phố (Bệnh viện Bạch Mai, Gia Lâm, Yên Viên, Uy Nỗ, An Dương...) làm hơn 1.000 người bị thương vong.

b. Chiến thắng của quân và dân ta

Trong 12 ngày đêm từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972 có 81 máy bay Mỹ bị ta bắn rơi, gồm: 34 chiếc B.52, 5 chiếc F.111A, 21 chiếc F.4C-E, 4 chiếc A6A, 12 chiếc A7, 1 chiếc F.105D, 2 chiếc RA5C, 1 chiếc trực thăng HH53, 1 chiếc trinh sát không người lái 147SC.

Sau cuộc ném bom tàn bạo ấy, ngày 30/12/1972, tướng Gioóc Ét-tơ, Phó chỉ huy không quân chiến lược Mỹ, đã thú nhận trên tạp chí Không lực Hoa kỳ rằng, “Tổn thất về máy bay chiến lược B.52 cùng các nhâu viên phi hành là hết sức nặng nề, là đòn choáng váng đánh thẳng vào những nhà vạch kế hoạch của Lầu Năm góc”.

Trong hồi ký của mình, Ních-xơn viết: “Nỗi lo của tôi trong những ngày này không phải là lo những làn sóng phản đối, phê phán nghiêm khắc ở trong nước và trên thế giới, mà chính là mức độ tổn thất về máy bay B. 52 quá nặng nề”.

Đi đôi với tổn thất về máy bay, phía Mỹ còn phải chịu thêm tổn thất về người lái. Trong quân đội, người lái máy bay được coi là sinh lực cao cấp. Để đào tạo được 1 phi công đặc biệt là phi công chiến lược B.52, phi công F.111 phải tốn khá nhiều tiền bạc và thời gian. Chỉ hơn 10 ngày Không quân Hoa Kỳ đã mất gần 100 phi công (bị chết và bị bắt). Đây đều là nhừng phi công kỳ cựu, có giờ bay cao, có phi công có hơn 6.000 giờ bay.

Thông thường trong chiến tranh, ở những trận tập kích đường không lớn, tỷ lệ tổn thất về máy bay của phe tiến công là khoảng 1 - 2%. Vậy mà trong cuộc tập kích không quân chiến lược cuối tháng 12/1972 này tỷ lệ tổn thất về máy bay của Mỹ (chỉ tính riêng B.52) đã lên tới 17 %  (34/193 chiếc), thực sự là sự tổn thất khủng khiếp.



Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:34:56 am
Phần thứ hai
NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ;
BÀI HỌC KINH NGHJỆM CỦA CHIẾN THẮNG
“HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”


1. Nguyên nhân thắng lợi

Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cách đây 40 năm do nhiều nguyên nhân, trong đó cơ bản nhất đó là:

a. Có sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ và Quân ủy Trung ương

- Sớm tiên đoán được âm mưu, ý đồ của đế quốc Mỹ: ngay từ cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội. Phải dự kiến mọi tình huống càng sớm càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.

- Đầu tháng 12/1972, Bí thư Thứ Nhất Lê Duẩn đã xuống Sở chỉ huy Quân chủng PK-KQ, trực tiếp nghe Tư lệnh Lê Văn Tri trình bày về kế hoạch đánh B.52 của Quân chủng. Tại đây, Bí thư Thứ Nhất Lê Duấn đã chỉ thị: “Để gây sức ép với ta trước sau Mỹ cũng sẽ đưa B. 52 ném bom Hà Nội. Quân dân ta, mà nòng cốt là Quân chủng Phòng Không - Không quân, phải kiên quyết làm thất bại âm mưa này của chúng”.

- Quân ủy Trung ương đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng vũ trang, mà trực tiếp là Quân chủng PK-KQ, xây dựng kế hoạch tác chiến phòng không chống địch tập kích bằng B.52 vào Hà Nội.

- Cuối tháng 11/1972 Quân ủy Trung ương lại nhắc nhở: “Đếquốc Mỹ có thể liều lĩnh dùng B.52 ném bom Hà NộiHải Phòng”.

b. Quân và dân ta luôn chủ động, sáng tạo trong chiến đấu chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 của Mỹ

- Trong một buổi họp quan trọng của Bộ Quốc phòng tháng 11/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định: Âm mưu của Mỹ cho B.52 đánh Thủ đô Hà Nội, linh hồn của cuộc kháng chiến sẽ là hành động gây sức ép cuối cùng để buộc chúng ta phải nhân nhượng. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết đánh thắng chúng trên bầu trời Thủ đô.

- Ngày 24/11/1972, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng cùng các đồng chí Tổng tham mưu phó QĐNDVN như Trần Quý Hai, Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh, Phùng Thế Tài đã thông qua và phê chuẩn kế hoạch đánh B.52 bảo vệ Hà Nội, Hài Phòng của Quân chủng PK-KQ. Sau khi ký duyệt, Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp ra lệnh: “Phải hoàn thành nhiệm vụ công tác chuẩn bị trước ngày 3 tháng 12 năm 1972” và còn dặn thêm: “Trước ngày Ních-xơn nhậm chức, Mỹ có thể mở đợt tập kích bằng không quân chiến lược ra Hà Nội, Hải Phòng, các đồng chí phải nắm địch thật chắc. Tuyệt đối không để bị bất ngờ... phải tập trung mọi khả năng nhằm đúng đối tượng B.52 mà tiêu diệt”.

- Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo biên soạn tài liệu Cách đánh B.52 để huấn luyện cho các đơn vị Phòng không - Không quân; đồng thời, tiến hành điều chỉnh lực lượng, bổ sung vũ khí trang bị, điều các đơn vị phòng không chủ lực về các địa bàn trọng điểm, xây dựng thế trận phòng không 3 thứ quân, chấn chỉnh công tác bảo đảm phục vụ chiến đấu... Các đơn vị tên lửa, rađa, phòng không đều chủ động triển khai nghiên cứu cách đánh B.52 tại chỗ. Đồng thời, Bộ Tổng tham mưu đã đưa một số đơn vị vào Khu 4 trực chiến để đúc rút kinh nghiệm, thậm chí trong chiến dịch Quảng Trị đưa tới 4 trung đoàn vào tham chiến cùng các lực lượng phòng không tại chỗ nhằm tìm ra cách đánh B.52 hiệu quả nhất.

- Trước 3 tháng diễn ra cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng, ta đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch chiến dịch đánh B.52, chuẩn bị và điều chỉnh bố trí lực lượng, xác định nghệ thuật tác chiến chiến dịch phòng không... Chính vì vậy, khi cuộc tập kích chiến lược của không quân địch diễn ra, ta đã không bị bất ngờ về chiến lược, chiến dịch cũng như chiến thuật.

- Ngày đầu tiên B.52 đánh phá Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu đã phát lệnh báo động trước 25 phút, những ngày sau đó, ta thường phát hiện B52 trước 30 phút. Nhờ phán đoán đúng âm mưu của địch, hạ quyết tâm kịp thời và chính xác, chuẩn bị đồng bộ, quân và dân ta đã giành được thế chủ động ngay từ đầu và duy trì trong suốt chiến dịch.

- Lần đầu tiên đương đầu với cuộc tập kích chiến lược bằng siêu pháo đài bay B.52 và các loại vũ khí tối tân hiện đại của Mỹ, các lực lượng vũ trang của ta đã tìm ra cách đánh hay, phù hợp điều kiện thực tế về trang bị. Bộ đội rađa qua thực tế chiến đấu đã tách được B.52 ra khỏi nền nhiễu và tách được B.52 ra khỏi lực lượng hộ tống trong một khối nhiễu dày đặc. Bộ đội tên lửa đã khắc phục được những hạn chế về tính năng binh khí kỹ thuật, phân biệt mục tiêu thật và giả, tránh được tên lửa tự dẫn của máy bay địch (tên lửa không đối đất), nhận diện được B.52, tạo cho mình thế trận có lợi nhất để tiêu diệt mục tiêu. Quân và dân ta đã nghiên cứu phát hiện điểm mạnh, yếu của địch, bảo đảm lực lượng nào cũng có thể hạ máy bay, vũ khí nào cũng phát huy tác dụng...

c. Huy động được sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân để đối phó có hiệu quả với những thủ đoạn đánh phá nham hiểm của địch.

- Ta đã huy động, tập trung lực lượng phòng không chủ lực mạnh nhất cho chiến dịch, bao gồm: ba sư đoàn phòng không (361, 363, 375), 23 tiểu đoàn tên lửa, 13 trung đoàn cao xạ, 4 trung đoàn không quân, 4 trung đoàn rađa, 3 trung đoàn, 2 tiểu đoàn phòng không của các quân khu Việt Bắc, Hữu Ngạn, Tả Ngạn. Ngoài ra còn có 346 đội (1.428 khẩu pháo) phòng không của dân quân, tự vệ. Toàn bộ lực lượng này được bố trí thành thế trận vững chắc, hiểm hóc tại các địa bàn trọng yếu ở trong và các vùng lân cận Hà Nội, Hải Phòng.

- Ta đã xây dựng được một thế trận phòng không ba thứ quân vững chắc và duy trì được sự phối họp hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng. Bên cạnh các lực lượng phòng không chủ lực, tại thủ đô Hà Nội ta đã tổ chức được 92 trận địa tập trung pháo phòng không tầm thấp và bốn đại đội cao xạ tầm trung (loại 100 mm), nhiều trận địa được bố trí trên các tòa nhà cao tầng, gần các mục tiêu trọng điểm, đón lõng trên các đường bay của địch... Ngoài ra còn có 1.122 tổ đội dân quân, tự vệ phối hợp đánh trả máy bay địch. Hiệu quả trong chiến đấu và nghệ thuật tác chiến của cách bố trí này được miêu tả qua lời một phi công Mỹ may mắn thoát chết: “Khi những chiêc B52 đầu tiên tới vùng trời Hà Nội, tên lửa đất đối không bắn như pháo hoa lên máy bay chúng tôi. Từ khi vào mục tiêu, anh bạn xạ thủ của tôi đã đếm được 32 tên lửa SAM bắn vào hoặc ít ra cũng bay sát máy bay chúng tôi. Chiếc máy bay số 2 trong tổ bay mất liên lạc nhưng không ai có thì giờ tìm hiểu nó”.

d. Được sự ủng hộ, giúp đỡ của anh em, bạn bè và nhân loại tiến bộ thế giới

Thắng lợi của nhân dân ta giành được trong cuộc tập kích đường không chiến lược 12 ngày đêm tháng 12/1972 còn do tác động của thời đại, của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả về mọi mặt của chính phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em; sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, của các lực lượng cách mạng, dân chủ hoà bình và của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ. Tinh đoàn kết và sự ủng hộ quốc tế đã cổ vũ mạnh mẽ, tăng thêm sức mạnh cho nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống lại cuộc tập kích chiến lược đường không của đế quốc Mỹ vào 12 ngày đêm tháng 12/1972.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:37:54 am
2. Ý nghĩa lịch sử

- Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân ta có ý nghĩa dân tộc và thời đại vô cùng sâu sắc.

a. Đối với dân tộc

- “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20, nó khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Bác Hồ. Với thắng lợi này, quân và dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng chiến công chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

- “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc Việt Nam, là ý chí, quyết tâm dám đánh, biết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.

- Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân, của “thế trận phòng không nhân dân” sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới; của trí thông minh và lòng dũng cảm của dân tộc ta chống lại cuộc tập kích đường không quy mô lớn của đế quốc Mỹ với vũ khí trang bị hiện đại.

- Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng không nhân dân, phòng tránh, đánh trả cuộc tập kích đường không của đế quốc Mỹ.

- “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” góp phần quyết định “đánh cho Mỹ cút” - buộc chính quyền Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử làm tiền đề để đi đến thẳng lợi trọn vẹn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975.

b. Chiến thắng mang ý nghĩa thời đại sâu sắc.

- “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc được thôi thúc bởi ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của cả dân tộc, sự cổ vũ những chiến công to lớn của quân và dân miền Nam đánh bại sức mạnh quân sự của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.

- “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là đòn đánh lịch sử, mở đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam; góp phần làm tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của phong trào cách mạng thế giới vào chủ nghĩa đế quốc; đem lại lòng tin cho nhân loại tiến bộ trên trái đất đang đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã chứng minh sức sống của học thuvết Mác - Lê nin về chiến tranh cách mạng trong thời đại ngày nay và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam.

- Cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” có thể coi như một “cuộc đụng đầu lịch sử tiêu biểu, mang nhiều ý nghĩa sâu xa về chính trị và quân sự, không những với quá khứ mà còn cho cả tương lai, đã để lại “Hội chứng Việt Nam”, vết thương trong lòng nước Mỹ không dễ gì xoá được.


3. Những bài học kinh nghiệm của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, đó là:

a. Quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm của Đảng, chỉ thị, mệnh lệnh của Quân ủy Trung uơng, Bộ Quốc phòng là nhân tố quyết định làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Chiến thắng oanh liệt “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần minh chứng đường lối chính trị, học thuyết quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh kiệt xuất; chứng minh tài mưu lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bộ thống soái tối cao của đất nước. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa cách mạng và khoa học, giữa dám đánh và biết đánh, giữa ý chí kiên định, bản lĩnh vững vàng với năng lực chỉ huy, lãnh đạo tài giỏi của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, giữ khí phách anh hùng và tài trí tuyệt vời cùa người chiến sĩ trên trận địa.

b. “Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng”

Trải qua những năm tháng chiến đấu với không quân Mỹ, trinh sát của ta luôn nắm chắc tình hình địch; tìm hiểu quy luật hoạt động của không quân địch; nghiên cứu đường bay của máy bay trinh sát của địch đế ta phán đoán hướng bay vào của mỗi đợt tập kích. Thường xuyên nắm chác âm mưu thủ đoạn của địch, nắm vững lực lượng mà địch sử dụng, ý đồ và hướng tiến công chủ yếu, số chất lượng các loại vũ khí trang bị cua địch để có phương án tác chiến phù hợp, hiệu quả, đồng thời nắm chắc lực lượng, tinh thần, khả năng chiến đấu của quân và dân ta để xây dựng phương án tác chiến phù hợp.

c. Phát huy sức mạnh tổng hợp

Trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, chúng ta đã rất thành công trong việc phát huy sức mạnh tổng họp của toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận phòng không nhân dân, tạo nên hệ thống hoả lực phòng không rộng khắp, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù.

Đó là sức mạnh của bộ đội Phòng không - Không quân nhân dân Việt Nam (lực lượng chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam), Trong thế trận đó, phải kể đến vai trò của: Bộ đội Ra đa; Bộ đội Không quân tiêm kích; Bộ đội Tên lửa Phòng không; Bộ đội Pháo Phòng không. Ngoài lực lượng chủ lực đó ra, lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ (nhất là Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải phòng) là lực lượng tại chỗ rộng khăp, đánh máy bay địch bay thấp hoạt động tốp nhỏ, chiếc lẻ, trực tiếp bảo vệ các mục tiêu quan trọng của địa phương có vai trò quan trọng.

Đó là sức mạnh của sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của chính phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em; sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, của các lực lượng cách mạng, dân chủ hoà bình và của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ.

d. Bố trí, sử dụng các lực lượng hợp lý nhằm phát huy hiệu quả tất cả các lực lượng, các loại vũ khí trang bị hiện có tạo thành lưới lửa phòng không nhiều tầng, nhiều lớp, đánh địch ở mọi độ cao, mọi hướng.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cũng chính là chiến thắng của nghệ thuật sử dụng lực lượng, bày binh, bố trận, cơ động tác chiến, theo một ý định cách đánh. Phát huy cao độ tiềm năng chiến đấu của lực lượng phòng không ba thứ quân, tạo nên hệ thống hoả lực phòng không rộng khắp, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng, vừa tập trung hiệp đồng tiêu diệt lớn, vừa đồng thời đánh liên tục, tại chỗ, rộng khắp trên các địa bàn. Chúng ta đã phát huy được sức mạnh “Toàn dân tham gia bắn máy bay Mỹ, toàn dân tham gia bắt giặc lái” và đã tạo nên một lưới lửa phòng không dày đặc, nhiều tầng, nhiều nấc, hoạt động nhịp nhàng, có thể đánh địch liên tục từ xa đến gần, đánh địch ở mọi tầng cao, đánh từ nhiều phía, đánh trực diện, đánh từ sau, từ bên sườn, gây cho địch lúng túng không thể ca dộng tránh được lưới lửa phòng không, đảm bảo chiến đấu thắng lợi suốt toàn bộ chiến dịch.

e. Phát huy nhân tố chính trị tinh thần, tăng cường sức mạnh, ý chí chiến đấu, dám đánh, quyết đánh và quyết đánh thắng của quân và dân ta

Sức mạnh chính trị tinh thần trước hết là biểu hiện tập trung ở tinh thần dám đánh, quyết đánh và quyết thắng. Đó là yếu tố tiên quyết, chỉ có dám đánh, quyết đánh thì chúng ta mới tìm ra được cách đánh, ý chí dám đánh, quyết đánh trở thành một lực lượng vật chất to lớn trong cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt với kẻ thù. Sức mạnh chính trị tinh thần phải được biểu hiện ở tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể; ở lòng tin, quyết tâm đánh thắng trận đầu, bắn rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái, tạo niềm tin đánh bại hoàn toàn mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:41:20 am
Phần thứ ba
PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG 
“HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” TRONG SỰ NGHIỆP
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN


Nước ta bước vào thời kỳ đẩv mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đã có những biến động sâu sắc. Trong đó, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng.

Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển, các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh giai cấp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ngày càng mạnh mẽ. Mỹ đã chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trở lại Đông Nam Á; các tranh chấp trên biển Đông ngày càng gay gắt.

Trong nước, sau những năm đổi thế và lực của đất nước lớn hơn nhiều so với trước. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng...

Phát huy tinh thần chiến thắng “Hà Nội Điện Biên Phủ trên không” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hôm nay, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Quán triệt sâu sắc phương hướng lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong những năm tới. Tập trung xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong tình hình mới.

1. Thấu triệt sâu sắc phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong những năm tới.

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và các nghị quyết của Đảng về quân sự, quốc phòng

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành thống nhất của Nhà nước.

- Đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc, mà trọng tâm là: tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng; củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận chiến tranh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc; nâng cao khả năng phòng thủ biển, đảo, thềm lục địa và biên giới.

- Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột vũ trang và chiến tranh, giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Tập trung xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; đổi mới cơ cấu tổ chức; tăng cường trang bị hiện đại; nâng cao chất lượng huấn luyện và các mặt bảo đảm.

- Tạo sự chuyển biến thực sự về chất lượng tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm cho quân đội thực sự là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tô quôc Việt Nam XHCN. Luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN và nhân dân.

2. Tập trung xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

a. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức

- Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện mới, Quân đội nhân dân Việt Nam cần tập trung củng cố vững chắc sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Kiện toàn các tổ chức Đảng trong quân đội; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ; tăng cường đấu tranh phê bình và tự phê bình, triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả Nghị quyết Trung ương ương 4, khóa XI; tăng cường công tác bảo vệ chính trị, nội bộ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường đoàn kết, kỷ luật Đảng.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng; thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng ý thức trách nhiệm, lòng trung thành, bản lĩnh chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống, hình ảnh  “Bộ đội Cụ Hồ”, chống “phi chính trị hóa quân đội” cho cán bộ, chiến sĩ, làm cho bộ đội luôn kiên định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, đường lối đổi mới cua Đảng, chấp hành nghiêm mọi Nghị quyết, Chỉ thị và các nhiệm vụ được giao.

- Tiếp tục quán triệt các nghị quyết của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương về chấn chỉnh tổ chức quân đội đến năm 2020, theo hướng tinh, gọn nhẹ, cơ động, có sức mạnh chiến đấu cao.

b. Xây dựng quân đội tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

- Trước hết, cần tập trung xây dựng quân đội tinh nhuệ về chính trị, bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội; xây dựng quân đội tinh nhuệ về kỹ thuật, chiến thuật tác chiến trong chiến tranh hiện đại, chiến tranh công nghệ cao, đồng thời vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

- Tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ IX về từng bước hiện đại hóa quân đội, trong đó tập trung xây dựng lực lượng hải quân, phòng không - không quân, thông tin, tác chiến điện tử và trinh sát kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.

- Để bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc trong tình hình hiện nay, Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng xác định yêu cầu tập trung hiện đại hóa Quân chủng PK-KQ cũng như xây dựng lực lượng phòng không Thủ đô hiện đại. Trong những năm qua Quân chủng PK-KQ và lực lượng phòng không Thủ đô đã đầu tư mua sắm một số loại vũ khí trang bị mới; cải tiến, hiện đại hóa một số vu khí, trang bị kỹ thuật hiện có. Tiếp tục chấn chỉnh tổ chức, biên chế, điều chuyển lực lượng; đầu tư nâng cấp một số công trình sân bay, công trình chiến đấu, đảm bảo cho các lực lượng của Quân chủng PK-KQ, cũng như lực lượng phòng không Thủ đô hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý và bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

Trong không gian tác chiến phòng không của quân đội ta hiện nay đã mở rộng trên toàn bộ lãnh thổ đất liền và vùng trời trên biển, đảo. Tình hình tranh chấp trên biển Đông giữa các nước trong khu vực có liên quan đang diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiệm vụ quản ý và bảo vệ vùng trời Tổ quốc nói chung và việc sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng không ba thứ quân trong mặt trận đối không phải thường xuyên duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, kiên quyết không bị bất ngờ, lỡ thời cơ, đánh thắng ngay từ trận đầu, ngày đầu. Do vậy, mà hàng loạt vấn đề đặt ra cho các lực lượng phòng không ba thứ quân phải quan tâm giải quyết ngay từ bây giờ, trong điều kiện đất nước đang thời bình.

Yếu tố quan trọng hàng đầu, trước hết là phải sẵn sàng về ý chí, về quyết tâm đánh thắng mọi kẻ thù, trong mọi tình huống, thường xuyên nâng cao cảnh giác, canh giữ bầu trời, kịp thời phát hiện và đánh trả các cuộc tiến công đường không của địch. Ra sức học tập làm chủ vũ khí khí tài trang bị, nhất là vũ khí khí tài mới được trang bị. Rèn luyện nâng cao trình độ bản lĩnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu đối với các lực lượng thường trực và lực lượng dự bị, cả lực lượng chủ lực và lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ. Nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng, từng bước bổ sung và hoàn thiện phương án tác chiến trong từng khu vực và trên địa bàn cả nước.

Tập trung huấn luyện theo đúng phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc, an toàn, tiết kiệm” và các quan điểm, nguyên tắc, mối kết hợp trong huấn luyện. Tăng cường huấn luyện đêm, cơ động nhanh, huấn luyện hiệp đồng, xử lý các tình huống phức tạp trên biển, đảo và đất liền khu vực trọng điểm. Lấy huấn luyện chính trị làm cơ sở, huấn luyện quân sự làm trọng tâm. Tích cực, chủ động huấn luyện chuyển loại khí tại mới, khí tài cải tiến.

*
*       *

Sau 40 năm nhìn lại chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; từ thực tiễn các cuộc chiến tranh do Mỹ và đồng minh của Mỹ gây ra từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, chúng ta càng hiểu rõ hơn giá trị lịch sử to lớn chiến thắng vĩ đại này. Hôm nay kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” chúng ta có dịp ôn lại truyền thống hào hùng của Ọuân đội nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam; qua đó, chúng ta càng tin tưởng, tự hào hơn về dân tộc ta, Đảng ta, Quân đội ta - một dân tộc đất không rộng, người không đông nhung biết đoàn kết chống lại một kẻ thù hùng mạnh và đã làm nên những chiến thắng chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu. Một Đảng Mác xít kiên cường, luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có đường lối đúng đắn, sáng tạo đã dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Một quân đội anh hùng, quân đội của dân, do dân, vì dân. Chúng ta tự hào về truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc, lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trước mọi kẻ thù xâm lược. Đó là cội nguồn sức mạnh, là nội lực của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vệt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay.

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG ĐOÀN


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:44:49 am
Phụ lục 1
CƯỜNG ĐỘ TẤN CÔNG VÀ SỐ LƯỢNG BOM ĐẠN
MỸ SỬ DỤNG TRONG 12 NGÀY ĐÊM THÁNG 12 NĂM 1972


1- Cường độ xuất kích của B.52:

+ Đêm 18: 90 lần chiếc.
+ Đêm 19: 87 lần chiếc.
+ Đêm 20: 93 lần chiếc.
+ Đêm 21: 24 lần chiếc.
+ Đêm 22: 24 lần chiếc.
+ Đêm 23: 33 lần chiếc.
+ Đêm 24: 33 lần chiếc.
+ Đêm 25: Nghỉ Nô-en.
+ Đêm 26: 105 lần chiêc.
+ Đêm 27: 36 lần chiếc.
+ Đêm 28: 60 lần chiếc.
+ Đêm 29: 60 lần chiếc.

2- Cường độ xuất kích của không quân chiến thuật:

+ Cao nhất: 465 lần chiếc ( ngày 19/12).

+ Trung bình: 300-400 lần chiếc; riêng F.111 xuất kích trung bình 17 - 19 lần chiếc/ đêm, cao nhất 25 lần chiếc (đêm 20/12).

Tổng số lần xuất kích của các loại máy bay: 4.583 lần chiếc; trong đó: B.52 = 663 lần chiếc, (trung bình 55,3 lần chiếc/ngày). Không quân chiến thuật: 3.920 lần chiếc (326,6 lần chiếc/ngày).

Tổng số bom đạn xấp xỉ 15.000 tấn bom đạn (Theo một số tài liệu nước ngoài: Mỹ sử dụng 209 máy bay B.52 xuất kích 740 lần chiếc tới mục tiêu đánh phá, ném 49.000 quả bom xấp xỉ 13.605 tấn vào 34 mục tiêu. Không quân chiến thuật đã xuất kích 2.123 lần chiếc trong dó có 1.082 lần chiếc ban đêm, 1.041 lần chiếc ban ngày). Riêng máy bay KC.135 (tiếp dầu) bay trên 1.300 lần chiếc để tiếp dầu trên không.
Điều đáng lưu ý là tất cả các loại máy bay và vũ khí mà Mỹ đưa ra sử dụng trong thời kỳ này đều là những máy bay và vũ khí được cải tiến ở trình độ cao hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968).



Phụ lục 2
MÁY BAY CHIẾN LƯỢC B.52


+ Máy bay B.52 là “pháo đài bay” khổng lồ, có uy lực rất lớn:

B.52 là loạt máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Bô inh sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu.

- 2 chiếc mẫu (YB-52 và XB-52) bay thử lần đầu năm 1952.
- Loại B.52A: Sản xuất 3 chiếc, bay lần đầu tiên ngày 5 tháng 8 năm 1954.
- Loại B.52 B: Sản xuất 30 chiếc, bay lần đầu ngày 27 tháng 01 năm 1955.
- Loại B.52 C: Sản xuất 35 chiếc cũng trong năm 1955.
- Loại B.52 D: Sản xuất 170 chiếc, bay lần đầu ngày 14 tháng 5 năm 1956.
- Loại B.52 E: Sản xuất 100 chiếc, bay lần đầu ngày 3 tháng 10 năm 1957.
- Loại B.52 F: Sản xuất 89 chiếc, bay lần đầu tháng 5 năm 1958
- Loại B.52 G: Sản xuất 193 chiếc.
- Loại B.52 H L: Sản xuất 122 chiếc, bàn giao đợt cuối vào tháng 10 năm 1962 cho Bộ Tư lệnh không quân chiến đấu (SAC).

Qua 8 lần cải tiến, ngành công nghiệp hàng không quân sự Mỹ đã sản xuất tổng cộng 744 chiếc B.52 và hiện nay B.52 vẫn nằm trong trang bị của lực lượng máy bay ném bom chiến lược của quân đội Mỹ. Đến những năm đầu của thế kỷ 21, B.52 vẫn là vũ khí chiến lược và được trang bị tên lửa hành trình loại A6M-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Cùng với B.52, chính quyền Mỹ còn trang bị cho quân đội loại máy bay ném bom hạng nặng B.1B và B.2A (tàng hình).

+ Tính năng kỹ chiến thuật B.52 G/H.

- Kíp bay 6 người; Sải cánh 56,39m; Chiều dài 49,05; Chiều cao 12,40 m.

- Trọng lượng cất cánh Max: 221.350 kg; Vmax = 960 km/h, Vtb = 820 km/h.

- Hmax = 16.765m thông thường H = 10.000 - 13.000m

- Tầm bay xa: 12.000 km (B.52 G), 16.000 km (B.52H)

- Tải trọng vũ khí: 18 - 30 tấn bom, có thể mang 12-20 quả tên lửa hành trình ALEM hoặc 8 tên lửa hành trình (tàng hình) ACM, 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng. (Gấp 10 lần 1 máy bay cường kích).

- Trang bị: Thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ 117, 122, 153, 172, (12-16 máy gây nhiễu tích cực).

- Tên lửa chống ra đa HARM; thiết bị phóng nhiễu tiêu cực ALE 24 (21 bộ), thiết bị gây nhiễu hồng ngọại (12 bộ) AL-20. Hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình AVQ-22 và quan sát hồng ngoại ELIR AAQ-6, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh NAVSTAR. Hệ thống quan sát quang điện tử AN/AQS-151, Ra đa cảnh giới ALR-46, máy tính điện tử ASQ-151, ASQ-38 ...

B-52 có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu, nếu được tiếp dầu còn có thể bay xa hơn (ví dụ từ Guam đến Hà Nội là 10.000 km rồi quay trở về) hoặc có thể vượt chặng đường 18.000 - 20.000 km.

- Ở chiến trường Việt Nam, không quân Mỹ đều sử dụng các loại máy bay B.52 đã được cải tiến nhiều lần: (gồm 4 loại B.52 D, F, G, H) để tăng số lượng bom mang theo và khả năng tác chiến điện tử. (Ví dụ B.52D lúc đầu mang được 51 quả bom = 12.247 kg) khi mới tham chiến mỗi B.52 chỉ được trang bị 8 máy gây nhiễu, tới tháng 12 năm 1972 đã có tới 15 máy gây nhiễu.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:49:02 am
(http://img196.imageshack.us/img196/9697/0020nj.jpg)



Phụ lục 4
DANH SÁCH TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU
ANH HÙNG LLVT TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG 12 NGÀY ĐÊM THÁNG 12 NĂM 1972


I. TẬP THỂ:

1- Binh chủng Tên lửa.

2- Sư đoàn Phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361).

3- Trung đoàn Tên lửa 261.

4- Trung đoàn Tên lửa 257.

5- Trung đoàn Rađa 291.

6- Tiểu đoàn 77, Trung đoàn Tên lửa 257.

7- Đại đội 45 (nay là Trạm ra đa 45), Trung đoàn Rađa 293.

8- Đại đội 25 (nay là Trạm ra đa 25), Trung đoàn Rađa 295.

9- Đại đội 37 (nay là Trạm ra đa 37), Trung doàn Rađa 293.

Riêng Thủ đô Hà Nội, với thành tích to lớn trong 2 cuộc kháng chiến và trong xây dựng hòa bình, đặc biệt là chiến công rực rỡ “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, nhân dịp kỷ niệm 990 năm ngày Vua Lý Thái Tổ dời đô về đất Thăng Long, Hà Nội đã được Đảng và Chính phủ phong tặng danh hiệu “Thủ đô anh hùng”.


II. CÁ NHÂN:

1- Đồng chí Nguyễn Văn Phiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57, Trung đoàn Tên lửa 261.

2- Đồng chí Phạm Tuân, Phi công lái máy bay Mig21.

3- Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, Phi công lái máy bay Mig21.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 10:54:40 am
Báo Mỹ Sao và Vạch ngày 24 tháng 11 năm 1972 đưa tin về chiếc B-52 rơi ở Nakhon Phanom: (http://www.voy.com/287/7/61309.html)

Date Posted: Wed, Nov 23 2011, 15:21:41 PST
Author: Charles Penley, LM #606, 377th Security Police Squadron
Author Host/IP: 66-191-233-117.dhcp.kgpt.tn.charter.com / 66.191.233.117
Subject: Re: B-52 at NKP
In reply to: John Boyer 's message, "B-52 at NKP" on Mon, Nov 21 2011, 23:30:58 PST

Pacific Stars and Stripes Newspaper
November 24, 1972 (page 1 and 3)

Crew of 6 Rescued
FIRST B52 SHOT DOWN

SAIGON — The United States lost its first B52 bomber to enemy fire in the Vietnam war Wednesday and disclosed that another $15-million, F-11 fighter-bomber had vanished, the fourth in less than two months, on a mission over North Vietnam.

While the U.S. command here declined to say what caused the B52 loss, military sources' here and in Washington said the big plane was hit by enemy fire during the heaviest B52 raids of the war over North Vietnam.

The eight-engine stratofortress crashed near Nakhon Phanom in eastern
Thailand shortly before midnight while trying to make it back to its base at
Utapao, 400 miles to the southwest. All six crewmen bailed out and were rescued, the command said.

Command spokesmen said the cause was not determined but other sources said the plane was believed to have been hit by a Soviet-built SAM missile during a bombing run near Vinh, a North Vietnamese coastal city.

It was able to fly about 100 miles before the crew was forced to abandon the plane.

S o u r c e s said Wednesday's crash was being officially listed as a "combat loss," meaning that it was downed by hostile fire.

It was the first of the huge $8 million Strategic Air Command Stratofortresses lost to enemy fire in the seven years they have been flying missions in Indochina.

Several have been hit by ground fire and at least 10 have crashed from operational causes. There are about 150 B52s operating out of Guam and 55 out of Thailand.

An announcement by the U.S. command said, "A U. S. Air Force B52 crashed shortly be-
(Continued on back Page, Col. 1)

(Continued From Page 1)

First B52 Shot Another Fill Lost

fore midnight last night approximately 12 miles west of Nakhon
Phanom, Thailand. The aircraft was returning from a mission over North Vietnam. A search and rescue has been completed. All six crew members were recovered.

Initial reports indicate no serious injuries. The cause of the loss has not been determined."

In Washington, the U.S. Air Force said Wednesday following the loss of the bomber that North Vietnam's success in downing the plane will not affect American operations or tactics. "It was bound to happen," one official said in citing a record of more than 100,000 B52 sorties over Indochina since 1965 without a loss to enemy fire. A sortie is one flight by one plane.

These officials said they are confident that new aerial tactics and sophisticated electronic countermeasures/equipment aboard the plane for foiling antiaircraft defenses are adequate to protect the B52s.

"But," they added, "If you're going to be operational, you've got to expect losses."

Since the North Vietnamese opened their offensive last spring, the bombers, each capable of carrying up to 26 tons of explosives, have dropped probably the most massive amount warfare.

U.S. military officials credit these planes with playing a significant role in blunting the offensive and in opening the way to a peace settlement.

Critics of U.S. war policy single out the B52 as a symbol for American overkill.

The B52s, flying from bases in Thailand and Guam, 2,800 miles out in the Pacific, usually fly in formations of three at about 35,000 feet and lay down a carpet of bombs roughly a half mile wide and 1-3 miles long.

Meanwhile, in the ground war, North Vietnamese Army (NVA) soldiers threatened to overrun fire base Thanh Giao in the central highlands about 210 miles northeast of Saigon.
Communists made sporadic shelling and ground attacks Wednesday against the base and its outlying positions.

Reports said 176 Communists were killed while South Vietnamese
losses were listed as three dead and 18 wounded.

In Quang Tri, Communist gunners fired 1,900 rounds of artillery
and mortar fire at government troops, killing 16 South Vietnamese and wounding 69.

Communist casualties were listed as 26 dead. Communists have been firing an average of 1,000 rounds a day against government positions for
the last 11 days.

A command spokesman said 15 B52 missions over North Vietnam
— all well below President Nixon's northern bombing boundary, the 20th parallel — eclipsed by two the highest number of missions flown above the DMZ. The previous record was set Aug. 12 and equalled Oct. 31
and Nov. 4.

While the U.S. Command would not disclose how many B52s made up each mission, other U.S. military sources said there were about 45 in all and they dropped more than 1,300 tons of explosives on the southern
panhandle of North Vietnam.

U.S. military sources said the B52 attacks were unusually heavy to make up for the curt ailment in fighter-bomber strikes due to the monsoon
weather. The U.S. command reported only 60 such strikes Tuesday,
the fifth successive day the total has been 60 or less.

The B52s are unaffected by the weather since they can fly as high as 60,000 feet and drop their bombs by radar.

The U.S. command said their targets were supply caches awaiting
shipment into northern Laos and to North Vietnamese forces in South Vietnam just below the demilitarized zone.


Tiêu đề: Re: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 11:18:59 am
http://www.ejection-history.org.uk/aircraft_by_type/b52_stratofortress.htm

Chiếc B-52 đầu tiên số liệu Mỹ thừa nhận bị thương do hỏa lực đối phương trong chiến dịch Arc Light ngày 8 tháng 7 năm 1967 và bị phá hủy khi hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng:

8th July 1967 USAF Boeing B-52D Stratofortress  56‑0601   
Crew 736th Bomb Squadron, 454th Bomb Wing (on TDY), 4133rd Bomb Wing (P), SAC A/c from 22 BW.
USAF, Andersen

On an Arc Light mission from Anderson AFB, Guam to Utapao RTNAFB. Hit by gound fire over Vihn causing complete hydraulic failure. Pilot made decision to divert to Da Nang. The aircraft was destroyed in emergency landing at Da Nang.Vietnam. They were attempting to make a no-flaps landing, landed long, and were unable to stop before going into a mine field off the end of the runway. Only the gunner survived.  

Maj. Gene Wesley "Swede" Brown  (KIA)   
Capt James Thomas Davis (KIA)   
Capt Anthony Kent Johnson (KIA)   
Capt William Henry Pritchard (KIA)   
Capt Donald J. Reynolds (KIA)   
Albert J. Whately Tail gunner survived

Tuy nhiên chưa thấy số liệu nào của phía Việt Nam khớp với ngày 8 tháng 7 năm 1967. Số liệu của ta lại là ngày 17/9/1967 và cũng chẳng khớp với số liệu nào của Mỹ:

Địa điểm trận địa tên lửa bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam (http://dulich.quangtri.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-nguyen-du-lich/Dia-diem-tran-dia-ten-lua-ban-roi-may-bay-B52-dau-tien-o-Viet-Nam-393/)

Thứ bảy - 10/11/2012 10:38

Xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh từ lâu luôn được biết đến là vùng đất màu mỡ với những cánh cao su bạt ngàn, những khu rừng già trãi dài hàng chục cây số. Tuy nhiên, nơi đây còn gắn liền với một sự kiện lịch sử rất quan trọng đã được ghi danh: Là địa điểm trận địa bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam. Chiến tích này đã được Tiểu đoàn 84 thuộc Trung đoàn tên lửa 238 Quân chủng Phòng không – Không quân xác lập vào ngày 17/9/1967.

(http://dulich.quangtri.gov.vn/uploads/news/2012_11/anh-dang.jpg)
Bia lưu niệm trận địa tên lửa bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam

Cục diện chiến tranh và sự xuất hiện của “Pháo đài bay” B52.
Tháng 6 năm 1966, Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã quyết định thành lập Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (gọi tắt là mặt trận B5) nhằm thu hút, giam chân một bộ phận của quân Mỹ. Trong khi đó, Mỹ liên tiếp phải gánh chịu những thất bại nặng nề trên chiến trường Việt Nam và chúng nhận thấy B5 là mặt trận rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện tới cục diện chiến tranh nên Mỹ đã quyết định tăng cường một đội quân hùng hậu ra đường 9 – Bắc Quảng Trị nhằm xây dựng phòng tuyến mạnh. Để phục vụ cho “chiến lược” này, cuối năm 1966, đầu năm 1967, ngoài những loại máy bay thông thường như AD6, F105, F111 Mỹ đã điều động hàng loạt máy bay B52 ném bom rãi thảm khu vực Nam Bến Hải, mặt trận B5, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn, khu vực Quảng Bình, Vĩnh Linh. Mục đích của Mỹ là nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, cắt đứt sự chi viện của hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam của ta đồng thời phục vụ âm mưu “Bắc tiến”.
B52 là loại máy bay chiến lược hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ. Với sãi cánh dài 56,39m, tổng chiều dài thân 49,05m và có tầm bay từ độ cao 12.000 đến 16.000m. B52 được trang bị súng máy, tên lửa, các phương tiện dẫn đường, ném bom rãi thảm và tác chiến điện tử, có thể mang tới 30 tấn bom. Khi đi làm nhiệm vụ ném bom, B52 được sự yểm trợ của nhiều lớp hàng rào máy bay tiêm kích, có khả năng tàng hình nhờ “áo giáp điện tử”và triệt tiêu sự phát hiện của ra đa