Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Cha ông ta đánh giặc => Tác giả chủ đề:: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:14:53 pm



Tiêu đề: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:14:53 pm
Tên sách: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Tác giả: Giang Minh Đoán
Nhà xuất bản: Thành phố Hồ Chí Minh
Số hoá: dongadoan, Sao Vàng


LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Nhân kỷ niệm 123 năm ngày mất của Nguyễn Trung Trực anh hùng kháng Pháp (8-1868 - 8-1991), và tròn 130 năm chiến công đốt tàu giặc trên Vàm Nhật Tảo (1861 - 1991) của ông, chúng tôi trân trọng giói thiệu với bạn đọc quyển Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp.

Sách do Giang Minh Đoán. một nhà giáo kỳ cựu ở Kiên Giang viết trong quá trình sưu tập tài 1iệu, đi khảo cứu một số đình, đền, các di tích thờ phượng Nguyễn quân trên đất Rạch giá - Hà Tiên cũ, cùng những chuyện ghi chép được từ các kỳ lão.

Trước đây, chúng tôi có ấn hành cuốn sách "Anh hùng kháng Pháp - Nguyễn Trung Trực" do cụ Nguyễn Văn Khoa, người quý trọng chiến tích hào hùng của Nguyễn quân viết để tặng quê hương Kiên Giang.

Sử liệu ghi chép về Nguyễn Trung Trực và các truyện kể lưu truyền về ônq không thiếu. Nhưng mức độ chính xác về những công tích, đức độ của người anh hùng thì thời gian đã làm phôi pha, mai một.

Nhất là trên vùng đất Nam kỳ Lục tỉnh luôn ngụt lửa chiến chinh với nhiều trào luân phiên thay đổi. thì nguồn tư liệu về các anh hùng hào kiệt, các sĩ phu, nghĩa dân giàu lòng yêu nước chống xâm lăng ở đây cũng bị thất thoát và sai lệch là dĩ nhiên.

Trân trọng các sử liệu, truyện kể lưu truyền về các chiến tích oanh liệt, các gương hy sinh anh dũng, gan dạ như Nguyễn Trung Trực với chiến công đốt tàu giặc hồi thập kỷ 60 của thế kỷ trước là điều quý báu. làm tấm gương soi cho nhiều lớp cháu con.

Việc in tiếp cuốn sách này cũng do người viết trên đất Kiên Giang kể về Nguyễn Trung Trực anh hùng của Nhật Tảo Rạch Giá, lại được sự bảo trợ của tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang, chúng tôi nhắm gạn đục khai trong, đãi cát tìm vàng qua các tư liệu của tác giả để góp thêm vào kho báu lịch sử hào hùng của cha ông ta.
Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh



Tựa

Tôi có hứa với các vị kỳ lão, các nhân sĩ trong tỉnh Kiên Giang và nhiều di tích khác tôi từng đến viếng mà các vị đã cung cấp chi tiết cho tôi viết quyển sách này và mong mỏi được đọc tác phẩm do tôi ghi lại lời thuật của quý vị, hầu làm đẹp lòng quý vị. Chắc quý vị cũng hoan hỉ lượng thứ cho sự chậm chạp vụng về của tôi. Tuy rằng chính quý vị không đọc (vì có người đã khuất) nhưng sự đóng góp của quý vị về tấm gương trung liệt của một anh hùng cứu quốc - Cụ Nguyễn Trung Trực - thì tôi có nêu trong sách này.

Tôi dựa vào chính sử, các truyền thuyết; các giai thoại và cả văn chương thời đó để cố gắng dựng lại một giai đoạn lịch sử mà thân thế và sự nghiệp của cụ Nguyễn Trung Trực lồng trong bối cảnh đó.

Lịch sử Việt Nam chép về Cụ Nguyễn Trung Trực còn thưa thớt, tài liệu của Pháp thì không thể hoàn toàn tin cậy, còn các truyền thuyết và giai thoại lại cần phải chọn lọc.

Riêng tỉnh Kiên Giang, có vài cuốn sử và địa chí nhắc đến Cụ Nguyễn Trung Trực nay hầu như không tìm ra được, chỉ nghe người ta thuật lại. Tôi tìm đọc các quyển sách đó, thấy có đoạn viết về Cụ Nguyễn Trung Trực . . . Còn thực tế nguyên bản tôi chưa có may mắn được thấy.

Tôi muốn nói đến các tác phẩm sau đây có nói đến Cụ Nguyễn Trung Trực:

- Les Héros de Rach Gia (những anh hùng của Rạch Giá) chưa rõ tác giả.

- ne de Tortue (Hòn rùa tức Hòn Tre) của ông Le Nestour

- Những bài ông Ginber Trần Chánh Chiếu đăng trong Lục Tỉnh Tân Văn.

Sắp đến ngày giỗ Cụ Nguyễn Trung Trực, tôi ráng sắp xếp các ghi chép sưu tập trong các tài liệu để ra mắt độc giả.

Rất mong các bực thức giả góp ý và chỉ giáo để nếu có cơ hội tái bản tôi sẽ đính chính và bổ sung đầy đủ hơn.

Kính cẩn
Rạch Giá, ngày 26-6-1991
Giang Minh Đoán
.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:17:23 pm
THÂN THẾ CỤ NGUYỄN TRUNG TRỰC


Cụ Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh quán tỉnh Bình Định (Trung Bộ Việt Nam), thân sinh làm nghề đánh cá.

Sau nhiều lần hải quân Pháp uy hiếp Đà Nẵng (từ năm 1858) và bắn phá để thị uy các hải đồn và chiến lũy của ta dọc miền duyên hải Trung Bộ, gia đình Cụ Nguyễn theo đoàn người di cư bềnh bồng trên sóng nước phiêu bạt vào Nam, định cư ở thôn Bình Nhựt, nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Hàng ngày cụ Nguyễn giúp cha chài lưới ven sông nên người trong vùng thường gọi là chài Lịch. Khi cầm quân chống Pháp đổi tên là Nguyễn Trung Trực.

Theo Cụ Nghè Trương Gia Mô: Thủa nhỏ Cụ Nguyễn có theo thày học chữ.

Tài liệu của P.Vial một nhà sử học cho biết: Nguyễn Văn Lịch giữ chức đội trong đạo quân đồn điền do Trương Công Định chỉ huy. 

Lính đồn điền thực hiện dưới triều nhà Nguyễn theo kế hoạch: “tĩnh vi nông, động vi binh" (thời bình làm dân cày, lúc biến làm lính). Kế hoạch này tổ chức khắp trong Nam thì đương nhiên Cụ Nguyễn, được sung vào đạo quân đồn điền.

Và có phải vì thế mà ngoài mưu trí và võ nghệ hơn người, Cụ Nguyễn với chức đội đủ uy tín để tập hợp các dũng sĩ dưới cờ của mình hầu kháng chiến chống Pháp.

Trong bản thẩm vấn của ông Piquet (thanh tra) ghi Cụ Nguyễn Trung Trực 30 tuổi (1868) ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định. 
Theo lời khai trên, lúc lấy khẩu cung, tính ra Cụ Nguyễn sinh năm 1839 (theo cách tính tuổi của ta thì năm dương lịch phải lùi lại một năm).

Lời khai đó có thể không thật. Vì theo di ảnh và lời thuật của các cụ già chứng kiến ngày hành quyết Cụ Nguyễn tại chợ Rạch Giá thì Cụ Nguyễn lớn tuổi hơn nhiều. Thân mẫu cụ nói gịong hơi cứng và cụ võ nghệ cao cường nên đoan quyết phải là người Bình Định mới có võ thuật siêu quần bạt chúng như vậy.

Về diện mạo Cụ Nguyễn ra sao? 

Ở Rạch Giá ít người thuật rõ. Chỉ thường nghe nhắc đến hai chi tiết: 

+ Cụ Nguyễn có tướng tinh rất mạnh.

+ Thân hình cao lớn và sức khỏe phi thường.

Trong quyển “Bốn anh hùng kháng chiến Miền Nam" của ông Thái Bạch, ở phần kể chuyện "Nguyễn Trung Trực anh hùng dân tộc kháng chiến ở Rạchh Giá" có chép lời thuật của ông Cả Nhiêu ở làng Bình Trinh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An) như sau: "Hồi ấy, tôi còn nhỏ, tôi không biết rõ lắm về ông Nguyễn, vả lại ông Nguyễn đóng ở miệt này không lâu. Tuy vậy hồi ông già thầy tôi còn sống, thỉnh thoảng trong khi nói chuyện với con cháu, ông lại nhắc đến ông Nguyễn. Theo tôi thì ông Nguyễn sau khi thất trận về đây có ở lại ấp tôi ít lâu. Ông người cao lớn khỏe mạnh, nước da bánh ít, gương mặt vuông, hai mắt to và sáng, ông giỏi nghề võ lắm. Lúc quân Pháp mới sang, tại làng này có nhiều kẻ bất lương nổi 1ên 1àm trộm cướp. Nhưng khi ông tới, bọn chúng đều tan hết. Ông có oai, nên quân sĩ kinh sợ nhiều lắm. Trong những ngày ông lén lút hoạt động ở đây, ông già tôi vì nhà cũng khá giả nên cũng giúp ông rất nhiều về tiền gạo để nuôi quân đánh giặc".

Lời thuật trên cho ta biết thêm vài chi tiết về thân thế cụ Nguyễn Trung Trực.

Còn theo ông Paulin Vial: "Trực có một diện mạo thông minh và dễ mến" (Truc avait une physionomi intenigente et sympathique) ông Piquet nhận xét (trong khi lấy khẩu cung cụ Nguyễn): "Trực tỏ ra rất tự trọng và đầy khí phách" (Il montra beaucoup de dignité et d'énergie).


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:19:37 pm
BỐI CẢNH LỊCH SỬ


Chính sách bế quan toả cảng của triều đình Huế, từ chối mọi giao dịch với Tây Phương, sứ thần và đại diện các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ nhiều lần đến nước ta dâng quốc thư và tặng phẩm để xin việc mua bán đều bị các vua từ chối . .

Do phát triển cơ khí, các nước tư bản Tây Phương tìm thị trường ở các nước Á Châu, trong đó có Việt Nam.

Trong khi đó Triều đình Huế thiển cận không có chánh sách ngoại giao hợp thời hầu canh tân nước nhà, đã dẫn đến việc Pháp lấy cớ giết hại các giáo sĩ và tín đồ Thiên chúa để xâm lăng nước ta. 

Năm 1847 hải quân Pháp đến Đà Nẵng gởi lên Triều đình Huế bức thư xin bãi bỏ việc cấm đạo. Trong khi hai bên đang thương thuyết, quân sĩ ta chuẩn bị đề phòng bất trắc thì các tàu Pháp bắn vào các hải đồn của ta rồi bỏ đi.

Năm 1858 hải quân Pháp, với một lực lượng hùng hậu hơn, tấn công Đà Nẵng, quân ta chống trả quyết liệt. Pháp thấy không thể tấn công triều đình Huế là đầu não của cả nước hầu bức bách nhà Vua để dễ dàng thôn tính nước ta nên họ để lại một số tàu chiến còn bao nhiêu di chuyển xuống tấn công Nam Kỳ.

Nam Kỳ đất rộng, phì nhiêu, dân cư thưa thớt lại nhiều sông rộng thuận tiện cho tàu chiến tiến sâu vào nội địa 

Quân Pháp hạ nhiều thành lũy của ta ở miền nam. Vua Tự Đức sai ông Nguyễn Tri Phương vào Gia Định đắp đồn Kỳ Hòa để chống giữ quân Pháp. 

Khi chiến tranh với Trung Hoa kết thúc, Pháp tập trung tàu chiến đánh ta. 

Tháng 1-1861 Charner đem 2200 quân, 600 phu, 2 chiến hạm, 4 tàu chiến, 16 thông bảo hạm, 17 tàu vận tải cùng với 900 thủy binh và 200 lính Y Pha Nho tấn công đồn Kỳ Hòa. Sau hai ngày kịch chiến thì đồn vỡ, thừa thắng quân Pháp đánh lấy tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang)

LÚC QUỐC BIẾN ANH HÙNG XUẤT HIỆN


Thuở ấy thế giặc rất hung hăng đi đến đâu bắn phá đến đó. Muốn biết cảnh quân giặc tàn phá trên đất nước ta lúc đó thế nào ta hãy đọc bài thơ "Chạy giặc" sau đây của Cụ Đồ Chiểu.

“Bỏ nhà lũ nhỏ lăng xăng chạy.
Mất ở bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước.
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây".




"Giăng dưới nước tàu đồng tàu sắt, súng nổ quá bắp rang, kéo trên bờ ma-ní mã tà đạn bắn như mưa vãi".
"Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo cũng chẳng tha con nit, đàn bà, đốt nhà bắt vật”.

(Văn tế Trương Công Định)

Những cảnh tàn hại này đã nhóm ngọn lửa căm thù trong lòng anh hùng Nguyễn Trung Trực sẽ lập những chiến công oanh liệt sau nầy!

Cụ Nguyễn Trung Trực là người mưu trí, tinh thông võ nghệ nhất là lòng quả cảm nên được dân chúng trong vùng cảm mến. Cụ tập hợp trai tráng và ra sức ngày đêm luyện tập vì lúc bấy giờ Pháp đã chiếm xong tỉnh Định Tường.

Nhờ tài thao lược, nhiều thanh niên vùng lân cận theo cụ rất đông, lại được dân địa phương ủng hộ và tiếp tế lương thực. Cụ đưa nghĩa quân tấn công các đồn giặc.

Vì khí giới thô sơ nên các lãnh tụ phong trào kháng chiến áp dụng chiến thuật du kích để ít có thể đánh được nhiều; lấy tầm vông mã tấu mà chống với vũ khí tinh nhuệ, tấn công thần tốc, quân giặc luôn luôn ở trong thế bị động còn ta trong thế chủ động. Lúc mạnh mà rõ địch tình thì bất thần tấn công tiêu diệt, yếu thế thì lui về nơi an toàn dưỡng quân. Trên địa thế mới lạ, chiến thuật du kích của ta đã giết tỉa dần quân Pháp rất hiệu lục.

Đã không rõ đường bộ, quân Pháp trông cậy vào 1ực 1ượng thủy quân. Tàu chiến thường xuyên tuần tiễu các sông rạch.

Trong bài văn tế "Vong hồn mộ nghĩa” của Cụ Đồ Chiểu đã nói đến lực lượng thủy quân Pháp như sau:

"Bữa thấy bòng bong che trắng lốp,
muốn tới ăn gan
Ngày xem thấy ống khói chạy đen sì,
muốn ra cắn cổ”.


Có người còn ví sức mạnh cơ khí của quân giặc

"Chớp nhoáng thẳng bon dây thép kéo
Mây tuôn đen kịt khói tàu bay”.

Thông tin mau lẹ, có tàu sắt, súng lớn, đạn nhiều là sức mạnh của quân xâm lược.

Thủy quân là lực lượng nòng cốt của thực dân đi chiếm thuộc địa. Vì đường bộ chỉ là những con đường mòn không liên tục, địa thế không rõ, nếu hành quân trên bộ sẽ gặp toàn những cạm bẫy nguy hiểm nên Pháp chỉ dùng một độc đạo là đường thuỷ để tiến quân vừa nhanh lại vừa an toàn. Mỗi chiến thuyền là một pháo đài nổi và rất cơ động, với khí giới thô sơ của nghĩa quân không thể nào tấn công hay phá hủy.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:20:47 pm
"HỎA HỒNG NHỰT TẢO KINH THIÊN ĐỊA"
.

Tàu Espérance áng ngữ trên Vàm Nhựt Tảo (Long An), ban ngày thường xuôi ngược tuần tra, ban đêm buông neo giữa dòng sông canh giữ.

Sau nhiều ngày do thám biết rõ tình hình địch, cụ Nguyễn Trung Trực cùng hai phó tướng là Huỳnh Khắc Nhượng và Nguyễn Văn Quang chuẩn bị một đoàn dũng sĩ tinh nhuệ trang bị gươm và mã tấu ngồi trên một chiếc ghe lớn có mái che, trong ghe chứa đầy chất dẫn hỏa.

Trưa ngày 10/12/1861 cụ Nguyễn ra lịnh cho ghe tiến về phía tàu Espérance đậu. Ghe êm trôi trên sông, cụ Nguyễn thấy chỉ có một tên lính đang đứng canh trên tàu. Tên lính nom thấy chiếc ghe có hai người chèo, ngoắc lại hỏi giấy phép lưu thông. Khi ghe gần tàu thì nhanh như chớp cụ Nguyễn vung gươm nhảy vọt lên đâm chết tên lính gác. Theo hiệu lịnh của cụ tức khắc bao nhiêu dũng sĩ ngồi trong ghe tốc dậy thi nhau phóng mình lên tàu, kẻ chém người đâm, quân giặc trở tay không kịp. Cụ ra lịnh đốt con cúi tẩm dầu quăng vào hầm máy, đồng thời cho đốt chiếc ghe có bổi cặp sát tàu Espérance. Máy tàu nổ tung, ghe cũng bắt lửa cháy liếm qua tàu, đoàn dũng sĩ nhảy xuống sông lội vào bờ.

Trong "Gia Đình Tam Tiên liệt truyện" cụ nghè Trương Gia Mô thuật cụ Nguyễn Trung Trực đánh tàu Espérance như sau: 

“Vào lúc đứng bóng, lính trên bộ đương nghỉ mệt, lính dưới tàu đang ngủ trưa.

Mấy chiếc ghe trần rề tới, đàn ông thì áo rúng khăn đen, phụ nữ thì áo dài nón cụ. Rõ ràng là một “đám cưới" khá lớn. Chiếc ghe đi đầu ghé sát tàu. Một ông lão trình việc đi rước dâu. Nhìn thấy mâm trầu bịt to tướng và hai chén rượu khổng lồ, tên bồi làm thông ngôn "trâm tiếng Tây" theo kiểu "ba rọi". Quan lớn xếp gật đầu hiểu biết. Ông lão xin phép cho chú rể ra mắt và xin phép hiến vài chục hột gà rất tươi và mấy nải chuối cau rất ngon - Hai món mà thường thường mấy quan lớn Lang Sạ rất thích - để quan lớn dùng lấy thảo.

Chú rể chánh khúm núm bưng cái quả đựng hột gà, chàng rể phụ khệ nệ bưng cái mâm đầy chuối. Lễ vật được kính cẩn bày ra trước mặt, ông xếp híp mắt cười sung sướng. 

Bất thần chú rể phụ rút đoản kiếm lụi tên bồi, hố to "xáp chiến"...

Từ cả đoàn ghe, họ lột áo rộng ra, mỗi người chỉ còn một chiếc quần tà lỏn, rút mác thong mã tấu dưới chiếu ngồi, nhảy bổ lên tàu tha hồ chém giết. Bọn lính Tây và maní đương cởi trần ngủ trưa, chỉ còn năm ba tên may lắm là thảy được đòn dài, xuồng nhỏ xuống sông rồi nhảy theo bơi lội. Mấy bà phá mâm trầu, trút ché rượu, đèn chai, dầu rái, con cúi, hỏa mai được ném tua tủa lên tàu. Lửa phát đỏ trời. Ai nấy thót xuống ghe, túa lên bờ, cùng dân làng giựt lá trên mái nhà dọc theo sông mà phóng xuống tàu. Lửa càng cao ngọn. Đạn dược tiếp nổ kinh hồn. Một cảnh tượng: "hỏa hồng oanh thiên địa".

Đồng thời nghĩa quân đột ngột từ tứ phía tấn công bọn lính mã tà, chẳng để sót mót mống.

Có người bảo trận đánh tàu Espérance kể trên là tiểu thuyết hóa. Vì trong hoàn cảnh đất nước giặt giã lúc bấy giờ chuẩn bị một đám cưới như vậy thật mất thì giờ và bề bộn. Nhưng theo tôi nghĩ có như vậy mới kích thích được tánh hiêsu kỳ của bọn Tây và thừa cơ đánh giáp chiến. Vì việc đánh tàu Espérance là một chiến công lớn, việc ngụy trang là phải có để nắm yếu tố bất ngờ.

Dù hai truyền thuyết đánh tàu Espérance kể trên khác nhau nhưng tựu trung đều nói lên mưu lược của Cụ Nguyễn Trung Trực và lòng dũng cảm của nghĩa quân.

Nhưng nếu chúng ta phân tích kỹ sẽ thấy trận hỏa công đốt tàu Espérance được Cụ Nguyễn nghiên cứu trận thế tường tận và chuẩn bị rất chu đáo:


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:22:07 pm
Trước hết về tình hình địch

- Phải theo dõi lúc nào địch hơ hỏng phòng bị. Thời gian đó là lúc giữa trưa

- Tàu Espérance đậu ngang một cái đồn trên bờ để có thể hỗ trợ cho nhau vì thế phải làm thế nào để cách ly sự phối hợp tiếp ứng trên bờ và dưới nước. Vì vậy cụ Nguyễn đã cho một toán quân bao vây và tấn công đồn lính mã tà nầy đồng thời với tấn công tàu Espérance.

Về chiến thuật

Cụ Nguyễn đã áp dụng một chiến thuật rất táo bạo, nếu không muốn nói là rất nguy hiểm mà Binh thư Tôn Tử cho là "Xua quân vào chỗ chết, quân sẽ sống".

Muốn thành công trong chiến thuật nầy các dũng sĩ phải là những người can đảm, võ thuật giỏi, sử dụng khí giới trên xuồng ghe thành thạo như đứng trên đất liền, ngoài việc biết lặn lội như rái, còn phải rành địa thế vùng đó như thuộc những chỉ tay trong lòng bàn tay, phải theo dõi nước lớn nước ròng...

Sau khi luyện tập thành thuộc, các dũng sĩ nầy được tung vào chiến trận và phải tự chiến đấu: một là giết giặc hai là bị giặc giết. Trong khi đánh giáp chiến các dũng sĩ phối hợp với nhau và la hét khủng khiếp để cướp tinh thần địch.

Cho nên, ngoài cụ Nguyễn Trung Trực là một tay võ nghệ cao cường của đất Bình Định ra, khó có người nào sử dụng thành công chiến thuật này.

Cụ Nguyễn còn phối hợp thế hoả công để đánh đắm tàu Espérance sau khi tiêu diệt địch trong khoảnh khắc.
Tóm lại chiến thuật đột kích thần tốc đòi hỏi: 

1- Nắm vững tình hình địch.

2- Hiểu thực lực của ta (tương quan lực lượng). 

3- Rõ địa thế và trận địa.

4- Phải tạo yếu tố bất ngờ.

5- Quân sĩ phải can đảm và giỏi đánh giáp chiến.

Kết quả của trận hỏa công trên, nghĩa quân hạ sát 17 lính Pháp; và hạ 20 lính mã tà giữ một cái đồn trên bờ sông ngang chỗ tàu Espérance bị đốt cũng bị diệt gọn.

Đế trả thù, Pháp cho chiến thuyền bắn và đốt phá dọc theo hai bờ Vàm Nhật Tảo.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:23:57 pm
Sau trận đánh tàu Espérance, danh tiếng Cụ Nguyễn Trung Trực vang lừng khắp trong Nam đến Triều đình Huế. Vua Tự Đức phong cho cụ chức Quản Cơ, ngoài ra còn ân thưởng chức tước cho những người khác đã lập chiến công và trợ cấp cho gia đình các tử sĩ cùng các làng bị Pháp tàn phá. 

Quả thật chiến công đốt tàu Espérance tác động mạnh tinh thần chiến đấu của nghĩa quân vì từ nay nghĩa quân không còn xem tàu chiến của Pháp là bất khả xâm phạm nữa và tin tưởng tầm vông, mã tấu cũng là vũ khí tinh nhuệ nếu biết kết hợp với mưu lược và nghiên cứu tường tận địa hình địa vật.

Điều đó đã được chứng minh là đúng, vì sau chiến thắng tàu Espérance, ông Paulin Vial ghi: Nguyễn Trung Trực còn tấn công vào một tiểu hạm khác thả neo ở sông Tra ngày 16/12/1862.

Hay qua bài "Văn tế vong hồn mộ nghĩa" của cụ Nguyễn Đình Chiểu:

'Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia, gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầul quan hai nọ”.

Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới.. coi giặc cũng như không, nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có".


“Kẻ đâm ngang người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ"

Nghĩa quân vốn chẳng phải là lính được luyện tập quen dùng gươm, nhuần tay súng trong một tổ chúc cơ binh trang bị hẳn hoi: 

“Nhớ linh xưa; cui cút làm ăn riêng lo
nghèo khó”

“Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng bộ"

“Việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiêng tập súng, tập mác tập cờ, mắt chưa từng ngó..."

“Khá thương thay! Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qna là dân ấp dân lân, mến nghĩa, làm quân chiêu mộ"

“Mười tám ban võ nghệ nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư không chờ bày bố"

"Ngoài cật có một manh áo vải, nào đòi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ"


Cụ Nguyễn Trung Trực dùng chiến thuật du kích đưa nghĩa quân đi đánh các đồn bót lẻ tẻ. Cụ cũng bắt liên lạc với ông Trương Công Định đang dấy binh ở Gò Công.

Sau khi chiếm tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) ngày 12/04/1861, Pháp xây dựng các đồn bót ở những nơi hiểm yếu và tổ chức việc cai trị. Chiếm đến đâu, Pháp tổ chức việc cai trị đến đó và bành trướng thế lực đến các tỉnh Biên Hòa và Vĩnh Long. Thế là đến tháng 3/1862, ba tỉnh phía Đông Nam Kỳ đã lọt vào tay Pháp.

Cụ Phan Thanh Giản được phái vào Gia Định để điều đình và ký với Pháp tờ hòa ước Nhâm Tuất 1862.

Hòa ước Nhâm Tuất là một thua thiệt và nhục nhã, nghĩa quân căm phẫn nổi lên đánh phá các vùng Pháp chiếm.



Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:25:42 pm
Tài liệu Histoire de la pénétration francaise au Vietnam (1858 - 1897) (Lịch sử cuộc xâm nhập của Pháp vào Việt Nam giai đoạn 1858 - 1897 ) của Nguyễn Xuân Thọ do Nguyễn Huy dịch sang tiếng Việt cho biết (xin tóm lược). 

Trong lúc quân Pháp và Y Pha Nho (Tây Ban Nha) đánh chiếm Đà Nẵng và Sài Gòn thì triều đình Huế có những ý kiến bất đồng.

1- Nhóm chủ trương "thủ để điều đình" nhưng phải phòng thủ vững vàng để rồi địch thấy không thể thắng nổi quay ra thương thuyết. Vua Tự Đức ngả về nhóm này.

2- Nhóm thứ hai "chủ trương tấn công và đánh đến cùng”. Nhóm này là thiểu số trong Triều, tuy nhiên được các sĩ phu và nhân dân hậu thuẫn. 

3- Nhóm thứ ba là nhóm cực hữu chủ trương thương thuyết hoà bình không điều kiện.

(Về Pháp không muốn thương thuyết, nếu có chăng là họ muốn hoãn binh để chuyển quân sang mặt trận Trung Hoa.
Điều đó được chứng minh là đúng khi kết thúc chiến tranh với Trung Hoa, Pháp kéo đại quân tấn công Nam Kỳ).

Hình như trong suốt quá trình chống giặc dưới Triều Nguyễn, ta chỉ giữ thế thủ như đắp đồn ngăn giặc, mất đất thì chuộc.

Có ý kiến cho rằng: có lần ta, đáng lẽ tấn công tiêu diệt quân Pháp chiếm đóng tại Đà Nẵng vì chúng chỉ với một lực lượng nhỏ còn thì kéo đại bộ phận chi viện cho chiến trường Trung Hoa và vào đánh Nam Kỳ, nhưng ta để mất dịp đó.

Song ta cứ nghĩ: thuyền chiến của ta vỏ bằng gỗ, di chuyến bằng bướm và chèo, đạn đại bác của ta nạp tiền, tầm đạn không xa. Trong khi tàu chiến của Pháp vỏ sắt, di chuyển bằng máy, súng đại bác nạp hậu, tầm đạn xa thì chắc gì ta có thể tấn công thắng được

Nhìn chung xã hội và cơ cấu Triều Nguyễn chỉ thích hợp với một nước phát triển trong hoàn cảnh thái bình, chứ lúc biến thì khó mà phản ứng để bảo toàn. 

Đến đây ta nhớ đến ông Cao Bá Quát, một người giỏi chữ, một thi bá, đến vua Tự Đức còn phải khen. Khi đi sứ sang Tân-gia-ba (Singapore) có dịp nhìn thấy văn minh của các nước khiến ông thức tỉnh:

“Nhai văn nhả chữ buồn ta.
Con giun còn biết đâu là cao sâu.
Tân gia từ vượt còn tàu.
Mới hay vũ trụ một bầu bao la.
Giật mình khi ở xó nhà.
Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi".


Thì việc mất nước đã thấy trước. Vì thất thế phải ký nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ nhưng vua Tự Đức vẫn muốn chuộc lại ba tỉnh đã mất nên Ngài sai cụ Phan Thanh Giản cầm đầu phái bộ sang Pháp thương thuyết. Nhưng việc không thành, cụ Phan trở về nước. Biết trước thế nào Pháp cũng lấy nốt 3 tỉnh phía Tây Nam Kỳ, đã ngậm ngùi than thở.

Những tưởng một lời an bốn biển.
Nào hay ba tỉnh lại chầu ba!


Triều đình Huế cũng thấy ý đồ của Súy phủ Sài Gòn nên bổ nhiệm cụ Phan Thanh Giản làm kinh lược sứ vào tỉnh Long Hồ (Vĩnh Long) để tìm kế giữ ba tỉnh còn lại.

Paulin Vial viết: sự sáp nhập 3 tỉnh miền Tây được sắp đặt một cách kín đáo. Hơn một năm trước, đã được tuyển các nhà hành chánh sẽ cai trị các lãnh thổ mới. Nhiều cuộc thám sát thường xuyên khắp mọi nơi đã được thực hiện bởi những nhân viên An-nam-mít trung tính (trích trong quyển "Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ” của Nguyễn Thế Anh trang 33").

Quả nhiên chỉ trong 5 ngày Pháp thu xong 3 tỉnh phía Tây Nam Kỳ. 

Ngày 20/06/1876 Pháp chiếm thành Vĩnh Long.

Ngày 22/06/1867 Pháp hạ thành Châu Đốc.

Ngày 24/06/1867 Pháp lấy thành Hà Tiên.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:26:35 pm
Vua Tự Đức truyền hịch kêu gọi toàn dân khởi nghĩa chống Pháp. Nhà Vua hứa ban phẩm hàm cho những ai có công chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp hoặc đánh bại quân Pháp. Cuộc kháng chiến hưởng ứng rất mau lẹ khắp nơi (tất nhiên không vì phẩm tước của Triều đình).

Đó là các cuộc khởi nghĩa sau: Trương Công Định và Nguyễn Trung Trực, của Phan Công Tòng, của Phan Liêm và Phan Tôn (con của cụ Phan Thanh Giản) ở vùng Bến Tre, của Thiên Hộ Dương (tức Võ Duy Dương) ở Đồng Tháp Mười (1866), của Phủ Cận ở Mỹ Tho, Tri Huyện Thoại ở Gò Công, của Nguyễn Hữu Huân khởi nghĩa ở Mỹ Tho năm 1864, của Nguyễn Văn Chắt tại Vĩnh Long (1868), của Lê Công Thanh, Phạm Văn Đồng, Lâm Lễ, Âu Dương Lân các vùng Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ, của Đức Cố Quản (Trần Văn Thành) ở Bảy Thưa (Châu Đốc).

Năm 1867 cụ Nguyễn Trung Trực lên chức Lãnh Binh Tỉnh Gia Định, rồi Triều Đình Huế phong chức Thành Thủ Úy Hà Tiên để ông mộ binh chống giữ. Nhưng cụ chưa kịp đến nơi thì Hà Tiên đã lọt vào tay quân Pháp ngày 24/06/1867. Cụ rút quân về Sân Chim (ở tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang).

Một hôm cụ đi đường biến đến chợ Rạch Giá, đưa mẹ tạm ở nhà ông Dương Công Thuyên. Rồi cụ mang thơ giới thiệu của ông Dương Công Thuyên vào Tà Niên tìm gặp ông Lâm Văn Ky. Sau câu chuyện hàn huyên cụ Nguyễn nhận thấy ông Lâm Văn Ky là một thanh niên khẳng khái và yêu nước. Còn ông Lâm Văn Ky vô cùng cảm phục vị anh hùng Nhựt Tảo mà ông may mắn đối diện. 

Ông Lâm Văn Ky còn tiến cử bốn đồng chí thân tín của mình cho cụ Nguyễn. Đó là các ông Trịnh Văn Tư, Ngô Văn Búp, Hồng Văn Ngàn và Nguyễn Văn Miên.

Sau khi quan sát xong vùng Tà Niên (nay là xã Hòa Hiệp cách chợ Rạch Giá khoản 10 cây số đường chim bay), cụ Nguyễn quyết định chọn nơi này làm địa điểm xuất phát trận tấn công Thành Kiên Giang.

Cụ Nguyễn ở nhà ông Lâm Văn Ky được năm hôm. Đêm thứ năm định sáng hôm sau trở về Sân Chim chuyển quân đến Tà Niên thì có chị em bà Điều và bà Đỏ đến thăm.

Hai bà nghe tin cụ Nguyễn Trung Trực về Tà Niên nên vội vã xách đèn đến để biết mặt. Lúc ấy cụ Nguyễn chỉ chào hỏi theo phép xã giao, không quan tâm đến hai bà. Và trong câu chuyện đối đáp cụ tỏ ra rất dè dặt vì cho rằng nữ nhi thường tình, còn ông Lâm Văn Ky và bốn đồng chí của mình cũng rời rạc trong câu chuyện. Bà Điều là chị bà Đỏ với lòng nhiệt thành yêu nước, bà thường công kích để dọ lòng cụ Nguyễn, trong khi cụ Nguyễn cũng dùng những lời nhu nhược để dọ lòng bà, bực mình, hai bà xách đèn ra về và không quên mắng xéo một câu: “Té ra chúng tôi nói chuyện với những người đàn ông không dái".

Vì sao hai bà có thái độ đó? Vì cụ Nguyễn nghĩ rằng đại sự mà có đàn bà dự vào thì nát việc, sớm muộn gì cũng bị bại lộ hại lây cho người địa phương. Do đó hai bà mới dùng câu nói đó để nhục mạ hạng mày râu có mặt.

Khi hai bà đã đi khỏi, ông Lâm Văn Ky thuật sơ lý lịch hai bà, cụ Nguyễn cho người chạy theo thỉnh cầu hai bà trở lại. Qua câu chuyện bàn bạc, cụ Nguyễn nói : "Bao giờ những người anh hùng cũng xem thường thân mạng nhẹ như lông hồng, trận đánh sắp đến đây cũng như bao trận đã qua, thành, bại là do nhiệt tâm của những người yêu nước trước sự thử thách của định mệnh".

Bàn về việc tấn công thành lính Sơn Đá, hai bà lãnh việc du thuyết đồn lính mã tà làm nội ứng. Hai bà tổ chức nhiều tổ hoạt động bí mật, cụ Nguyễn đặt bốn vị đầu quân trước tiên ở Tà Niên phụ giúp hai bà, tiền bạc tốn kém trong các hoạt động này hai bà đảm nhận cả.

Cụ tổ chức điểm xuất quân xa chợ Rạch Giá để giữ được bí mật và nắm yếu tố bất ngờ.

Gần đến ngày tấn công, ông Quản Cơ đồn lính mã tà bằng lòng làm nội ứng.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:27:24 pm
KIẾM BẠT  KIÊN GIANG KHẤP QUỈ THẦN


Đem quân từ sân Chim về Tà Niên, cụ Nguyễn Trung Trực ra lệnh cho nghĩa quân đêm ngày ra sức tập luyện. 

Các cụ già ở đây còn thuật lại giai thoại cụ Nguyễn dùng roi từ đàng xa chạy lại nhẹ nhún mình một cái nhảy vọt đứng trên nóc nhà và cụ Nguyễn nhiều lần nhảy qua con rạch Tà Niên. Có lúc cụ cầm roi đi vút như gió táp mưa sa và cho phép các em nhỏ ném đất vào mình cụ, nếu trúng được thưởng, nhưng không đứa nào ném trúng cả. 

Để biết rõ tình hình hơn, cụ trá hình ra chợ Rạch Giá thám sát thành lính Sơn Đá và dọ lòng dân chúng. Cụ có ở trọ chùa Bà Hoặng dăm hôm.

Thế rồi đến đêm 16/06/1868 cụ Nguyễn cùng đoàn dũng sĩ dùng ghe xuất phát từ rạch Tà Niên theo bờ vịnh Rạch Giá đổ bộ lên bờ rạch Láng ông khoảng nửa đêm. Nằm chờ đến 4 giờ sáng thì động binh.

Trời tối đen,bỗng một trận mưa nhỏ trút xuống, không khí mát mẻ để lính trong thành ngủ say.

Đến 4 giờ, nghĩa quân bò sát thành bố trí, hai tên lính canh trốn mưa ngồi co ro trong chòi canh, cụ Nguyễn bò lại gần chỉ loáng một nhát kiếm đầu một tên lìa khỏi cổ, tên thứ hai chưa kịp la lên, đầu đã lăn lốc trên đất.

Sau khẩu lịnh thét lên của cụ, đoàn dũng sĩ công thành, kẻ phá cửa xông vào, người trèo lên thành thi nhau chém giết, quân Pháp không kịp phản ứng, bị giết ngay trên giường ngủ, vài tên tỉnh táo cầm súng bắn trả nhưng không kịp nạp đạn lần thứ hai. Trại lính mộ làm nội ứng im lìm không nổ súng để mặc cho nghĩa quân tung hoành.

Tiếng gào thét, tiếng súng nổ, tiếng gươm giáo, tiếng rượt đuổi vang động hào hùng trong đêm tối.

Có 3 tên lính Pháp chạy thoát nhờ bóng đêm nhưng sáng lại đồng bào tìm thấy 2 tên trốn dưới đầm sen kéo lên đập chết. Tên thứ ba trốn vào nhà một người Miên, người này thương hại không nỡ đi tố cáo, giấu trong nhà và cho ăn, khi Pháp tái chiến thành Kiên Giang, người này dẫn tên Pháp tị nạn ra nạp và được trọng thưởng. Tên lính này đúng là tên lính kèn Duplessis mà ông Benoist ghi trong hồi ký của ông.

Sáng ngày 17/06/1868 ngọn cờ nghĩa quân bay phấp phới trên thành lính Tây, dân chúng kéo đến chào mừng cụ Nguyễn và thết đãi nghĩa quân.

Trận đánh thành Kiên Giang cụ Nguyễn và nghĩa quân hạ sát được tên Chánh Phèn (1) và 5 võ quan, 67 lính Tây và Việt gian, 6 tên bị bắt sống, đoạt trên 100 khẩu súng và một kho đạn.

"Đài chiến sĩ" trước khuôn viên dinh tỉnh trưởng cũ có ghi: "Aux morts de la grande guerre 1914-1918" (tử sĩ trận thế chiến 1914-1918) "ét la surprise de 1868" (và tử sĩ trận đột kích 1868), thì đủ biết trận đánh thành Kiên Giang thật là ác liệt.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:28:15 pm
PHÂN TÍCH TRẬN ĐÁNH THÀNH KIÊN GIANG


Trận đánh thành Kiên Giang theo lời khai của cụ Nguyễn Trung 'Trực trong bản thẩm vấn do ông Piquet ghi thì cụ Nguyễn bị động Xã Lý, Quản Cầu, Thị bà Đỏ thúc giục cụ tấn công Rạch Giá. Nhưng thực ra cụ là người hoàn toàn chủ động trong trận đánh này với sự hỗ trợ của ba người đó, nhất là bà Điều và bà Đỏ, hai người đã khuyến dự được đồn lính mã tà làm nội ứng.

Hơn nữa, trận đánh có thời gian chuẩn bị như luyện tập nghĩa quân, và chính cụ trá hình ra đến chợ Rạch Giá để trinh sát thành lính Sơn Đá.

Và không thiếu yếu tố bất ngờ vì nghĩa quân di chuyển bằng ghe từ rạch Tà Niên ra biển và men theo bờ vịnh Rạch Giá đổ bộ lên bờ rạch Lãng ông lúc nửa đêm, chờ đến 4 giờ sáng thì khởi sự tấn công nhưng quân Pháp trong đồn vẫn không hay biết gì. Theo thường lệ chúng tăng cường mỗi trạm canh hai người lính gác vì trời tối chớ không phải nghi ngờ nghĩa quân sẽ tấn công.

Có một số sách ghi lại các chi tiết như sau: việc đánh thành Kiên Giang thật là bất ngờ. Bất ngờ vì Pháp không biết trước hoặc biết trước mà không tin nghĩa quân đủ sức tấn công đồn.

1/ Ngày 17 tháng 06 - 1868 trong chuyến kinh lý miền Tây, thiếu tướng hải quân Ohier khi đi qua Sóc Trăng hay tin Quản Nhơn nhóm nghĩa quân ở Sân Chim, định tập kích Rạch Giá. Đồn Rạch Giá được báo tin nhưng khốỗn thay đã trễ. Ngày hôm sau, 18 tháng 06, một điện tín gởi đi từ Vĩnh Long đến Mỹ Tho báo rằng Rạch Giá đã bị chiếm.

2/ Ông cai tổng người công giáo là Nguyễn Văn Ngươn mách tin cho người Pháp biết đồn Rạch Giá sẽ bị đánh nhưng họ không chú ý đến lời ông ta, ông và gia đình đi trốn trong bãi sậy cho đến khi quân Pháp trở 1ại.

3/ Theo ông Gilbert Chiếu Tri Phủ danh dự ở Rạch Giá, viên Thanh tra cũng đã được báo tin do ông Cai Tổng người Cao Miên. Ông này được viên thanh tra phái đi Tà Niên xem sự việc xay ra ở đây nhưng ông ta không trở lại vì bị giết ngày hôm trước cuộc tấn công (theo Abrégé de l'histoire d'annam của Alfred Schreiner).

Cụ Nguyễn được bà Điều, bà Đỏ ly gián thành lính Tây và đồn lính mã tà, nếu không thì quân cụ Nguyễn phải bị phân tán lực lượng do đồn mã tà tiếp ứng cho thành lính Sơn Đá. Trong trường hợp đó hai bên phải đổ thêm máu mặc dầu quân cụ Nguyễn có chiều thắng thế hơn nhiều.

Trong cuộc đánh giáp chiến này, quân cụ Nguyễn chỉ dùng gươm giáo. Do đó tuy tương quan lực lượng rất chênh lệch về quân số và vũ khí nhưng quân cụ Nguyễn đã thắng.

Tóm lại chiến thuật đột kích thần tốc tại Kiên Giang cũng giống như trận đánh trên Vàm Nhựt Tảo trước đây 1à:

1/ Nắm vững tình hình địch.

2/ Biết rõ thực lực của ta (tương quan lực lượng). 

3/ Rõ địa thế và trận địa.

4/ Phải tạo yếu tố bất ngờ.

5/ Quân sĩ phải dũng cảm và giỏi đánh giáp chiến.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 14 Tháng Ba, 2009, 02:29:40 pm
PHÁP TÁI CHIẾM THÀNH KIÊN GIANG


Khi làm chủ tình hình, nghĩa quân bêu đầu những viên sĩ quan và lính Pháp cắm dọc theo kinh rạch Rạch Giá - Long Xuyên để giương oai.

Nguyên con kinh này được đào vào năm Gia Long thứ 17 (1818) để các miền trên thông thương với Rạch Giá vừa làm thủy lộ chiến lược để vận quân đánh Xiêm La.

Đề phong quân Pháp trở lại tấn công, cụ Nguyễn Trung Trực cho nghĩa quân hợp cùng dân chúng cắm cọc thả chà, đắp đập dọc theo con kinh trên từ Rạch Giá đến núi Sập. Có hai cái cảng lớn: một tại Tà Keo và một tại Lục Dục và trí những khẩu đại bác do Vua Tự Đức gởi vào.

Cụ Nguyễn giao cho Lâm Văn Ky (còn gọi là Lâm Quang Ky) ở lại giữ thành Kiên Giang còn mình đón quân giặc tại cảng Lục Dục (Núi Sập). 

Ngày 18/06/1868 Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mới được tin thành Kiên Giang đã mất, lập tức cho quân phản công '

Quân Pháp do thiếu tá Ausart chỉ huy từ Vĩnh Long đưa qua Kiên Giang, dưới quyền có đại uý Dismuratin chỉ huy một phân đội bộ lính thủy chiến, trung úy Taradel (thanh tra) chỉ huy phân đội lính mã tà và trung úy hải quân Richard đi canô chạy bằng hơi nước, cùng theo có Trần Bá Lộc và Tổng Đốc Phương.

Qua nhiều trận kịch chiến gian nan, ngày 21/06/1868 quân Pháp đến Sọc Suông (thuộc xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp). Cụ Nguyễn rút quân về cố thủ thành Kiên Giang, đuối thế cụ cùng nghĩa quân lui về Hòn Chông (2), một số nghĩa quân theo không kịp ở tản mác tại Rạch Giông (cách chợ Rạch Giá khoảng 3 cây số) Còn ông Lâm Văn Ky và một số nghĩa quân chạy về rạch Kim Qui (thuộc xã Vân Khánh Đông, huyện An Biên ). 

Quân Pháp tái chiếm thành Kiên Giang, một số nghĩa quân hy sinh, một số bị bắt.

Mẹ cụ Nguyễn vẫn ở nhà ông Dương Công Thuyên, nhiều người đến thăm hỏi và biếu lễ vật, sợ bị lộ, bộ hạ cụ Nguyễn đưa về Hà Tiên.

Bị cám dỗ bởi chức tước bạc tiền, đội Lượm vốn trong hàng ngũ nghĩa quân xuất thú chỉ cho Pháp bắt nhiều nghĩa quân. 

LẬP CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN TRÊN ĐẢO PHÚ QUỐC


Quân Pháp chặn các con đường tiếp tế dẫn đến Hòn Chông và siết chặt vòng vây, cụ Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân đáp ghe ra đảo Phú Quốc, lập căn cứ kháng chiến cuối cùng.

Khi đến đảo cụ truyền đánh đắm các chiếc ghe này để ngăn cửa rạch. Nghĩa quân hợp lực cùng dân trên đảo lấy manh bồ và cà tăng có cọc gỗ đóng giữ chặt để làm chiến lũy.

Chiến hạm Goeland do Bouchet Rivière chỉ huy đến đảo, chúng dùng súng đại bác bắn vào chiến lũy này, tốn hao nhiều đạn mới phá vỡ. Khi quân Pháp đổ bộ lên đảo thì một trận kịch chiến diễn ra trên bãi Hàm Ninh gây thiệt hại nặng cho quân Pháp. Sau đó nghĩa quân rút lên núi..

Ngày 19/09/1868 Bouchet Rivière trở về Hà Tiên chở thêm 125 lính mã tà ở Gò Công và Huỳnh Công Tấn đến Phú Quốc. 
Lúc này cụ Nguyễn dùng chiến thuật du kích tỉa dần quân Pháp. Trong những đêm tối trời nghĩa quân nương theo bóng đêm tấn công và đốt phá trại giặc

Các cụ già ở đây thuật lại giai thoại cụ Nguyễn dùng kế nghi binh cho nghĩa quân đi loanh quanh trên núi. Quân Pháp trên tàu dùng ống dòm (viễn vọng kính) theo dõi, tưởng nghĩa quân còn đông không dám tấn công lên núi. 

Pháp phong tỏa đảo Phú Quốc, chặn tất cả các ghe xuồng qua lại vì nghi là tiếp tế gạo cho nghĩa quân. Huỳnh Công Tấn lại bày với Pháp bắt tất cả dân trên đảo tập trung vào một nơi phơi mưa nắng và không cho ăn uống, cùng truyền rao: Nếu cụ Nguyễn Trung Trực không ra đầu hàng sẽ hành hạ dân trên đảo đến chết vì họ cố tình tiết tay và che chở cho nghĩa quân.

Mặt khác tại chợ Rạch Giá, Pháp treo giải thưởng:

1/ Ai bày mưu cho Pháp bắt được cụ Nguyễn Trung Trực được thưởng 200 quan tiền. 

2/ Ai bắt sống hay hạ sát được cụ Nguyễn Trung Trực, đem nộp thủ cấp sẽ được thưởng 500 quan tiền.

Lời rao truyền được loan đi khắp nơi trong tỉnh đến tận đảo Phú Quốc. Mấy ngày sau có một tên nghiện thuốc phiện đã lâu ngày thấy tiền thưởng to đến hiến kế cho Pháp.

Tên Việt gian này mách Pháp bắt mẹ cụ Nguyễn Trung Trực ở Hà Tiên và truyền rao rằng nếu cụ Nguyễn không chịu ra đầu hàng tất mẹ cụ phải thế mạng. Thế nào cụ Nguyễn cũng ra hàng vì cụ có hiếu với mẹ lắm (3).

Pháp làm y lời, cho bắt bà và nài nỉ bà viết thơ khuyên dụ cụ Nguyễn Trung Trực ra qui thuận Tân Trào, mẹ con được sum vầy, lại được ân thưởng bạc tiền cùng chức trọng cao sang. Bà cụ không nghe, chúng bắt bà cụ hạ ngục.

Nghe nói về sau khi nghe tin cụ Nguyễn ra hàng, bà cụ tức giận thổ huyết chết trong ngục.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:10:59 pm
ÔNG LÂM VĂN KY RA HÀNG VÌ ĐẠI NGHĨA
   

Cảm thương cụ Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân bị hành hạ tù đày, ông Lâm Văn Ky ra nộp mình cho Pháp, ông than rằng: "Cơ trời đã định, việc ta làm để khổ cho ai ?"

Tại Tà Niên người ta còn truyền khẩu câu chuyện: Trước khi ra hàng, ông Lâm Văn Ky dâng khay trầu rượu với chiếc khăn tang, quỳ trước mặt cha tỏ tình thương đồng bào bị tai ách muốn nạp mình để đỡ tội cho bao người, xin cha già tha tội không tròn chữ hiếu.

Ông Lâm Kim Diệu cầm chung rượu lên uống đoạn đặt chung rượu xuống cười và nói: "Có thế mới đáng mặt làm con dân nước Việt và làm con ta".

Khi đến trước mặt Pháp, ông tự xưng là Nguyễn Trung Trực, lãnh tướng nghĩa quân, nhưng đội Lượm mách báo cho Pháp biết: Người đến nộp mình là Lâm Văn Ky, phó tướng nghĩa quân chớ không phải Nguyễn Trung Trực. Nhưng người đó cũng nguy hiểm lắm.

Pháp ra lệnh đóng vào cổ ông hai cái gông dẫn ra chợ Rạch Giá xử chém. Hôm ấy là sáng ngày 12 tháng 5 năm Nhâm Thìn (nhằm ngày 1/7/1868) Pháp cho hành quyết cả ông Ngô Văn Búp và Trịnh Văn Tư. Riêng ông Hồng Văn Ngàn bị bắt sau nên Pháp đày ra Côn Đảo. Mười hai năm sau ông ấy được trả tự do nhưng không rõ Pháp đã làm gì mà đôi mắt ông bị mù. Về Tà Niên ông lê lết cuộc sống tàn tật gần mười năm nữa mới mất.

Mộ ông Lâm Văn Ky sau thành lính Sơn Đá, về sau con cháu xin di táng về vòng mộ họ Lâm ở Tà Niên. 

Tại đình thần hoàng bổn cảnh ở Vĩnh Hòa Hiệp (Tà Niên) có bài vị thờ ông Lâm Văn Ky cạnh cụ Nguyễn Trung Trực để ghi nhớ ơn đức liệt sĩ Kiên Giang. 

Ở Rạch Giá người ta gọi tặng ông Lâm Văn Ky là Lê Lai đất Kiên Giang vì đại nghĩa ra nộp mình hầu đánh lạc hướng quân Pháp để Cụ Nguyễn Trung Trực có thời cơ mộ binh kháng chiến.

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TRÊN ĐẢO


Đau lòng vì đồng bào bị hành hạ dã man và thương xót mẹ già, cụ Nguyễn Trung Trực quyết định ra hàng.

Tương truyền cụ cho gọi tất cà nghĩa quân lại. Đại ý khuyên dạy: "Khi tôi ra nộp mình cho quân Pháp, tất chúng sẽ rút khỏi đảo này để đồng bào được yên thân vì giặc chỉ muốn bắt cho được tôi thôi. Vả lại nếu tôi không ra hàng thì quân Pháp kéo dài cuộc vây tỏa. Chúng ta sẽ lâm vào thế bế tắc vì cạn lương."

"Anh em trót đã theo tôi, có người từ vùng Nhựt Tảo tới, có người từ Rạch Giá tới, nay vận nước đã đến hồi suy vi.. Vậy anh em hãy trở về sum họp với gia đình, tìm phương kế làm ăn, chờ đợi thời cơ"

Cụ vừa dứt lời tất cả nghĩa quân đều khóc, có người quỳ ôm lấy chân cụ xin sống chết có nhau. Cụ khuyên đừng làm cụ bịn rịn không ích lợi gì trong lúc nay, một khi cụ đã quyết tâm. Cụ gọi một nghĩa quân đến trói tay cụ nhưng không ai đành tâm làm việc này.

Cuối cùng cụ từ giã anh em nghĩa quân và ra đi. Trên đường đi, cụ bứt vài cọng bông súng biển và tự trói cho có vẻ người ra quy thuận để Pháp khỏi phải nghi ngờ. Cụ ngồi trên một chiếc xuồng do một nghĩa quân chèo đến tàu Pháp đang đậu. Lãnh binh Tấn thấy cụ Nguyễn Trung Trực rất đỗi vui mừng, lấy tình cũ bạn xưa đối đãi rất ân cần, tử tế.

Trên con tàu đưa cụ Nguyễn từ Phú Quốc về Hà Tiên, lãnh binh Tấn không ngớt lời khuyến dụ cụ Nguyễn quy hàng Tân trào sẽ được đối đãi trọng hậu. Cụ Nguyễn chỉ cười nhạt và nói: " tôi với anh trước là đồng tâm đồng chí, nay anh theo Pháp còn tôi chống Pháp. Bây giờ tôi là kẻ thất thế, tôi chỉ muốn được chết. Nếu anh còn nghĩ tình xưa cũ xin anh nói bọn Pháp giết tôi càng sớm càng tốt".

Chiến hạm tới Hà Tiên, Pháp cho ghe bầu chở cụ Nguyễn Trung Trực vào chợ Hà Tiên nghỉ lại một đêm, sáng hôm sau đưa cụ về Rạch Giá.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:12:24 pm
Dân trên đảo Phú Quốc thuật việc cụ Nguyễn ra hàng như được kể ở trên. Nhưng có người chẳng bằng lòng chủ trương ra hàng giặc của cụ Nguyễn. Do đó có thuyết cho rằng cụ Nguyễn chiến đấu đến phút cuối cùng. bị thương và bị giặc bắt. 
Thuyết đó có thể cứu vãn được khí tiết cụ Nguyễn Trung Trực nhưng bóp méo sự kiện lịch sử.

Theo tôi cụ Nguyễn ra hàng vì nhân dân trên đảo, vì số nghĩa quân còn lại, còn mẹ già là thứ yếu. Hơn nữa xếp giáp quy hàng cũng có nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có người quy hàng vì ham sống sợ chết, có người quy hàng vì muốn vinh thân phì gia, có người trá hàng để mưu đồ về sau... Riêng cụ Nguyễn Trung Trực khi nộp mình cụ quyết liệt từ chối chức trọng quyền cao. Người ta nói "hàng thần lơ láo", nhưng cụ Nguyễn lúc nào cũng hiên ngang. Đến nỗi ông Piquet khi lấy khẩu cung cụ Nguyễn Trung Trực ghi nhận xét một cách trung thực rằng: "Trực rất tự trọng và đầy khí phách". Vả lại lúc nào cụ cũng yêu cầu Pháp: sớm kết liễu đời mình. 

Như vậy việc cụ ra hàng không phải là úy tử tham sanh, muốn hưởng bả vinh hoa, mất khí tiết. Vì cụ vẫn biết hơn ai hết, người tung hoành như cụ chiến đấu từ miền đông đến miền tây, trong hoàn cảnh lịch sử mà ông Huỳnh Mẫn Đạt nói "Nguyện làm cọc đá ngăn lúc sóng lở” thì khi bị bắt làm sao hợp tác với giặc được, làm sao nhìn thẳng vào mặt đồng bào và đồng chí của mình được. Cho nên cụ biết hơn chúng ta nhiều: Cái khí tiết anh hùng là chết vinh hơn sống nhục.

ANH HÙNG CƯỜNG CẢNH PHƯƠNG DANH THỌ

Pháp thấy cụ Nguyễn Trung Trực một người trung hiếu nghĩa khí hiếm có, cho các ông hương chức làng khuyến dụ qui thuận nhà nước Đại Pháp sẽ được phong chức Phó Soái. Cụ Nguyễn cười bảo "Tụi bây kiếm cho tao cái chức gì giết Tây được thì tao làm, còn chức Phó Soái thì tao không màng” (4).

Biết không thể mua chuộc được cụ, Pháp đưa cụ lên Sài Gòn để lấy khẩu cung, sau đó đưa trở về Rạch Giá hành quyết.
Pháp trường là miếng đất trống có cây da ở giữa. Miếng đất nầy nay xây cất Sở Bưu điện và Phòng Công an thị xã Rạch Giá bây giờ, còn cây da Pháp đốn năm 1947. 

Dân chúng từ các nơi trong tỉnh, kẻ đi bộ người đi xuồng đến xem hành quyết cụ Nguyễn Trung Trực rất đông, cũng là dịp để họ vĩnh biệt vị anh hùng tài đức mà họ vô cùng cảm mến. 

Người đao phủ là một người Miên tên Tưa, dân chúng thường gọi là bòn Tưa nghĩa là anh Tưa, chénm mỗi cái đầu lãnh một quan tiền.

Trước khi chém bòn Tưa bỏ gươm xuống đất, quỳ lạy cụ Nguyễn tỏ lời xin lỗi. Cụ Nguyễn nghiêm mặt bảo: mầy có tội gì mà xin lỗi, mầy thi hành theo lệnh của Tây mà nhưng nhớ chém tao một nhát cho thật tốt nếu không tao vặn họng mầy à!".

Bòn Tưa khúm núm nhặt gươm đứng lên rồi cụ quắc mắt nhìn bọn lính Tây bồng súng gác quanh pháp trường khiến chúng nó rợn người, các vị kỳ lão thuật lại rằng tướng tinh của cụ mạnh lắm và oai dũng lắm vì vậy các bà có thai không ai dám đi xem, sợ sảy thai.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:14:09 pm
Tương truyền rằng trước khi hành quyết cụ Nguyễn, Pháp hỏi cụ có cần gì không, cụ chỉ xin uống một trái dừa tươi. Uống xong cụ ngâm sang sảng bài thơ tuyệt mệnh sau đây: 

Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên,
Yêu gian đảm khí hữn long tuyền,
Anh hùng nhược ngộ vô dụng địa. 
Bảo hận thâm cừu bất đái thiên". 


Thi sĩ Đông Hồ Lâm Tấn Phát dịch: 

Theo việc binh nhung thuở trẻ trai, 
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài. 
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.".


Hôm đó là ngày 27/10/1868 (5) dân chúng chứng kiến thấy đều rơi nước mắt, nhiều cụ già quá xúc động ngã quỵ bất tỉnh.
Đất Kiên Giang sau ngày ấy, gió thảm mưa sầu suốt mấy ngày đêm, đất trời tang tóc, dân chúng ngậm ngùi mến tiếc vị tướng oai hùng bất khuất đến lúc chết. 

Hay tin cụ Nguyễn Trung Trực bị Pháp hành hình, Đức Cố Quản Trần Văn Thành đang dấy binh chống Pháp tại Bảy Thưa, Châu Đốc "bùi ngùi vô hạn, cố truyền cho binh sĩ phải lặng lẽ ba ngày để tưởng niệm vị anh hùng vừa quá cố, lại sai người làm riêng một linh vị, khắc tên họ cụ Nguyễn, để lên thờ trên án tướng sĩ trận vong mà Cố đã cho đặt ra ở một bên quân doanh" (Đức Cố Quản của Nguyễn Văn Hầu.).

Ông Huỳnh Mẫn Đạt khóc cụ Nguyễn Trung Trực bằng một bài thơ chữ Hán.

"Thắng phụ nhưng trường bất túc luân,
Đồi ba để trợ ức ngư dân.
Hỏa hồng Nhựt Tảo Oanh thiên địa.
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Nhất đán phi thường tiêu tiết nghĩa.. 
Lưỡng toàn vô úy bào quân thân.
Anh hùng cường cảnh phương danh thọ 
Tu sát đê đầu vị tử nhân".
 

Triệu Dương dịch nghĩa: 

"Thua được ở chiến trường không cần bàn đến,
Chỉ nhớ người dân chài đã làm cột đá trong lúc sóng lở
Lửa đỏ Vàm Nhựt Tảo vang động trời đất,
Gươm vung lên ở đồn Kiên Giang làm quỷ thần phải khóc
Một buổi sáng phi thường nêu cao tiết nghĩa,
Không sợ báo đền Vua và cha mẹ không vẹn toàn
Anh hùng cứng cổ tiếng thơm dài lâu
Làm cho bọn chưa chết chịu sống cúi đầu thẹn chết được".


Có người nói rằng giờ phút ra pháp trường của cụ Nguyễn Trung Trực còn oanh liệt hơn những chiến công của cụ. 

Lời phê bình đó có quá đáng không?

Tất nhiên không thể trả lời suông được mà phải bằng những luận chứng. 

Trận Nhựt Tảo đốt tàu Espérance và trận đột kích thành lính Sơn Đá ở Kiên Giang là hai chiến công lớn, giết chết nhiều lính Tây và thâu nhiều chiến lợi phẩm. Giữa lúc mà các cuộc dấy binh của nghĩa quân khắp nơi bằng chiến thuật du kích chỉ giết lẻ tẻ vài tên xâm lược thì hai chiến công đó quả là lừng danh

Nhưng hai chiến thắng trên thì đồng bào không mục kích tường tận vì không ai dám nhìn nhận thế đang lúc đạn lạc tên bay. Song giờ phút cụ Nguyễn Trung Trực ra pháp trường thật là oai dũng, bất khuất, cảnh nầy đồng bào Kiên Giang có dịp chứng kiến và đã gây một ấn tượng sâu sắc với lòng cảm phục khôn cùng.

Tôi nghe nhiều vị kỳ lão nói: "Lúc ra pháp trường cụ Nguyễn Trung Trực vẫn hiên ngang kiêu dũng, tướng tinh của cụ rất mạnh vì vậy các bà có thai không dám đi xem sợ sảy thai và khi cụ quắc mắt nhìn bọn lính Tây canh gác quanh pháp trường chúng nó phải run người.

Không dám ghi vào phần tiểu sử của cụ vì e rằng các vị thuật quá đáng, nhưng mãi mấy năm sau, khi tôi có dịp đến thư viện Quốc Gia ở Sài Gòn (lúc bấy giờ đặt trên một góc lầu trong Tòa thị sảnh Sài Gòn, khi xem đến nhận xét của ông Piquet lúc lấy khẩu cung: "Trực tỏ ra rất tự trọng và đầy khí phách" (il mon tra beaucoup de dignité ét d'énergie) lúc đó tôi mới tin lời thuật của các cụ.

Dũng khí của cụ oai hùng đến nỗi bòn Tưa, tên đao phủ chém thuê phải quỳ lạy và xin lỗi cụ vì nghèo hèn phải làm nghề chém thuê. Lịch sử từ cổ chí kim và từ Đông qua Tây chưa bao giờ thấy một đao phủ quỳ lạy một tử tội. Nhưng điều đó đã xảy ra ở Việt Nam với một Nguyễn Trung Trực.

Cảnh tượng đó làm cho dân chúng Kiên Giang không thể nào quên được và truyền miệng với lòng tôn kính và ngưỡng vọng như thần thánh.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:15:36 pm
MỘ CỤ NGUYỄN TRUNG TRỰC


Đã có một thời người ta tìm kiếm mộ cụ Nguyễn Trung Trực và do đó đặt ra nhiều giả thuyết.

Có người bảo rằng sau khi chôn cụ Nguyễn ở ấp Vĩnh Huy lúc bấy giờ nơi đây hoang vụ nhiều lau lách rậm rạp, tối đến nghĩa quân bốc xác rồi không biết đưa về đâu 

Có người nói sau khi trảm quyết, Pháp cho chôn mình cụ Nguyễn sau dinh tỉnh trưởng còn đầu cụ thì đem bêu trước chợ Rạch Giá. Tối đến nghĩa quân đánh cắp thủ cấp rồi không biết đem chôn nơi nào?

Nhưng có một truyền thuyết đáng tin hơn cả. Sau khi hành quyết, Pháp cho khâm liệm tử tế rồi chôn sau dinh tỉnh trường nhưng không rõ chỗ nào. Vì không ai chăm sóc lâu ngày liền ra, có người còn suy diễn; Pháp cho trồng lên mộ một cây đa. Qua nhiều năm tháng cây đa trở thành cổ thụ và nắm xương tàn đã vun bón cho cây nên người ta lập một cái miếu nhỏ dưới gốc cây đa để thờ.

Tôi có hỏi nhiều vị kỳ lão hầu hết thuật rằng mộ cụ Nguyễn Trung Trực ở sau dinh tỉnh trưởng. Lời thuật này rất sát với nhiều truyền thuyết về sự linh hiển của cụ Nguyễn diễn ra ở đây; như:

Sau khi chôn, đêm nào cụ Nguyễn cũng hiện về kéo binh gia rầm rộ, khua trống, hò hét vang dậy, bắn súng rền trời báo hại mấy thằng lính Tây phải nghinh chiến và canh phòng suốt đêm.

Hoặc Pháp cho xiềng lòi tói chung quanh mộ cụ Nguyễn nhưng sáng hôm sau bao nhiêu lòi tói quanh mộ đều đứt tung. Cho làm lại thì cũng đứt như hôm trước. 

Thực ra ngôi mộ xây gạch theo kiểu Pháp có trang hoàng lòi tói chung quanh và cái mỏ neo sơn đen trước mộ là mả của một viên trung úy hải quân Pháp. Ngôi mộ nầy bị phá vỡ năm 1945, nay vẫn còn vết tích.

Nào là Pháp cho các tên lính kèn đứng trước mộ cụ mà thổi nhưng khi về trại các chú lính nầy đều hộc máu chết hết. .

Tại sao có các truyền thuyết nầy vì nó liên quan đến sự hiển linh của cụ Nguyễn và chứng tỏ mộ cụ Nguyễn Trung Trực sau dinh tỉnh trưởng cũ, bây giờ là Câu lạc bộ Thiếu nhi.

Năm 1986 chánh quyền tỉnh đã tìm được hài cốt cụ Nguyễn và di táng gần đền thờ cụ tại thị xã Rạch Giá. 

GIA ĐÌNH CỤ NCUYỄN TRONG NHỮNG NGÀY THẤT THẾ

Mẹ cụ Nguyễn Trung Trực sau khi thổ huyết chết trong ngục không biết gởi nắm xương tàn về đâu?

Còn bà Nguyễn Trung Trực theo chồng ra đảo Phú Quốc; bà hạ sinh một hài nhi. Gặp lúc quân Pháp khủng bố dân trên đảo, thêm mưa dông nên không ai đến giúp bà. Vì non ngày tháng lại đói khát, thiếu thuốc men, bà kiệt sức rồi chết, đứa hài nhi cũng chết theo. Xác của bà được giấu trong một bộng cây, khi quân Pháp rời khỏi đảo, dân chúng khâm liệm tử tế và táng tại cửa Cạn. Tại Vũng Bầu (cửa Cạn) có 4 khúc gỗ bằng cây trai làm dấu mả. Tương truyền nơi đây là mộ bà Nguyễn Trung Trực, nhưng quan quách đã được bốc đi rồi, không biết di táng nơi đâu ? 

Riêng đứa hài nhi được cụ Nguyễn gói trong khăn giấu trong một bộng cây cổ thụ. 

Hiện nay không ai biết cụ Nguyễn Trung Trực được bao nhiêu người con? Còn mất ra sao?

Cháu chắt cụ Nguyễn Trung Trực hiện cư ngụ tại số 41/1 ấp 5 ngã tư Bình Nhựt (Bến Lức), tiệm buôn Nguyễn Thành số 259 đường Minh Mạng, Chợ Lớn và ở chùa Sùng Đức (Phú Lâm) số 136, đường Lục tỉnh Chợ Lớn cho biết, thân sinh cụ Nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Phụng và trao cho tôi tiểu sử của Cao tổ dòng họ Nguyễn. Gần đây Sở thông tin và Văn hóa tỉnh Kiên Giang còn tìm biết một số con cháu cụ Nguyễn ở xã Tân Kiên, huyện Đầm Dơi tỉnh Minh Hải và lập thành gia phả.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:17:16 pm
ĐỀN THỜ CỤ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở THỊ XÃ RẠCH GIÁ


Ở Kiên Giang có nhiều ngôi đình hoặc đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực. Ngoài ra có một số các đình thờ Thành hoàng bốn cảnh có đặt thêm bàn thờ thờ cụ Nguyễn Trung Trực.

Đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực ở số 8 đường Nguyễn Công Trứ trước là đình Lăng ông. Nguyên ngày mùng 5 tháng 5 (không rõ năm nào nhưng phải trước năm 1840 là năm ngài Phó cơ Nguyễn Hiền Điều tử trận) dân chài thấy Cá ông lụy (chết) ngoài biển, theo phong tục của ngư phủ, ai thấy Cá ông lụy trước tiên, người ấy được xem là trưởng nam phải để tang và làm lễ an táng như cha mẹ.

Dân làng kéo xác Cá Ông về con rạch tại xóm chài thường gọi là Vạn lưới để cho rã thịt đoạn cất đình thờ, gọi là đình Lăng Ông, và con rạch đó người địa phương gọi là rạch Lăng Ông nay đã lấp thành đại lộ Tự Do.

Đình Lăng Ông thuộc xã Vân Tập. Về sau các làng Vĩnh Huê, Vĩnh Lạc, Thanh Lương và Vân Tập sát nhập đổi thành làng Vĩnh Thanh Vân. Từ đó đình Vân Tập trở thành đình Vĩnh Thanh Vân. Trong đó có linh vị thờ Nam Hải Đại tướng quân (tức Cá Ông).

Khi ngài Phó cơ Nguyễn Hiền Điều tử trận thì thủ cấp được rước về đây để thờ.

Về sau dân chúng ý thức: tuy Cá Ông có công độ ngư phủ qua nhiều phen sóng to gió lớn nhưng ông cũng chỉ là sinh vật. Và lại ngài Phó Cơ Điều cũng có công dẹp giặc Miên, rất hiển linh nên dân chúng đổi tên gọi là đình thần Phó Cơ Điều hay là đình quan lớn Phó.

Năm 1950, hội đình xây lại cổng vào có khắc câu

“Vân khai phước địa bảo hộ nhân dân, nông thịnh
Tập tại Mỹ Hương phò trì thôn xã Kiết Xương"


Đến năm 1959 cổng này được phá ra sửa lại và giữ nguyên cho đến nay.

Khi cụ Nguyễn Trung Trực mất, dân làng lập linh vị thờ Cụ.

Trong đình có 3 bàn thờ: bàn thờ chánh ở giữa thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh (Vọng Thần), bàn thờ bên mặt (từ ngoài nhìn vào) thờ Thần Nam Hải, bàn thờ bên trái thờ ngài Phó Cơ Nguyễn Hiền Điều và cụ Nguyễn Trung Trực (chung một bàn thờ).

Năm 1957, linh vị cụ Nguyễn Trung Trực dời vào bàn chánh ở giữa và trước đình có treo tấm bảng:Nguyễn Trung Trực anh hùng dân tộc Việt Nam".

Năm 1964 đình được phá ra xây cất lại nguy nga tráng lệ như hiện tại. Hằng ngày nhiều khách lui tới viếng thăm và bái ngưỡng. 

ĐÌNH THỜ CỤ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở TÂN ĐIỀN
 

Nghe nói nhân ngày cúng Kỳ Yên năm (1908), ban hội tề làng có mời Chánh Tham biện Renault đến dự. Tuy là người Pháp nhưng ông rất giỏi chữ Hán, ông có vợ người Trung Hoa, và thường ăn mặc như người Tàu. Khi đến đình, ông rảo xem các câu đối, đoán xem các linh vị thờ thần. Thấy linh vị thờ cụ Nguyễn Trung Trực, ông bất bình, liền gọi ban hội tề làng đến mà nói rằng: "Các người làm việc cho Nhà nước Đại Pháp sao lại thờ phụng người chống Pháp?". Rồi ông không nói gì thêm, lặng lẽ bỏ về dinh. 

Các ông hương chức làng khi đó sợ quá, liền viết tấm bằng đề "Pagode de la Baleine" (đình thờ Cá ông) treo trên cổng đình..

Cảm phục cụ Nguyễn Trung Trực là người trung, hiếu, tiết, nghĩa, ông Le Nestour thỉnh linh vị cụ Nguyễn về Tân Điền lập đình thờ. Ông Le Nestour nói với bản hội tề làng: "Nếu thằng Chánh nó đụng tới tao, tao kiện tới trời”.

Sau cháu ngoại của ông cũng rất tin tưởng và phụng thờ cụ Nguyễn Trung Trực, Cháu ông tuy theo đạo Thiên Chúa nhưng đến ngày giỗ cụ Nguyễn đều quỳ lạy và đội sớ còn cho biết rằng cụ Nguyễn linh thiêng lắm, đã che chở dân làng qua bao binh biến, thiên tai và bịnh dịch.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:19:50 pm
GHI NHẬN VÀI HÀNG VỀ CỤ NGUYỄN TRUNG TRỰC


Cụ Nguyễn là người giỏi võ nghệ, đương thời cụ cũng là người chỉ huy lắm mưu trí, sử dụng chiến thuật đột kích rất táo bạo. Với tài võ nghệ đó, cụ đã truyền dạy và luyện tập quân sĩ thuần thục trước khi ra quân. Chiến thuật của cụ dùng vũ khí bén đánh giáp chiến bất ngờ khiến cho quân địch dù cho súng to đạn nhiều cũng phải bó tay.

Trong hai chiến công lớn của cụ, một trận dùng hỏa công đốt tàu Espérance ở Vàm Nhựt Tảo, và trận thứ hai đột kích thành lính Sơn Đá ở Kiên Giang đều được sử dụng triệt để yếu tố bất ngờ và cận chiến. Ngoài ra cụ còn nghiên cứu địa hình địa vật và vật liệu có sẵn tại địa phương để tấn công hoặc trấn giữ. Chiến thuật của cụ tuy cổ điển những đã thành công vẻ vang. 

Ông Paulin Vial đã phải thán phục cụ Nguyễn Trung Trực khi nói: "Một người chỉ huy trẻ tuổi gan dạ đã quyết liệt gây chiến với ta trong 8 năm trời trước khi bị ta bắt" (un chef jeune ét andacieux, qui devait nous faire une guerre acharnée pendant huit années, avant de tomber dans nos mains).

Cụ Nguyễn thắng được quân Pháp nhờ lối đánh xuất quỷ nhập thần, tuy nhiên những yếu tố kể ra đây không kém phần quan trọng. Cụ là người rất thành thật, đối đãi mọi người rất chân tình. Phải chăng vì thế mà nghĩa quân và đồng bào còn gọi cụ là Quản Chơn.

- Biết kích động quân sĩ trước khi ra quân. 

- Rất quí trọng sinh mạng người dưới tay nên bao giờ cũng luyện tập quân sĩ nhuần nhã và chuẩn bị chu đáo trước khi tấn công. 

- Bao giờ cũng đi đầu trong các cuộc giao chiến và gánh lấy phần nguy hiểm nhất. Điều này làm cho nghĩa quân mến phục và liều chết với chủ tướng. 

- Trung với nước, hiếu vớt cha mẹ, đối đãi nhân hậu với đồng bào nên dễ thu phục nhân dân, đi đến đâu cũng được nhân dân hưởng ứng đầu quân dưới cờ và tiếp tế lương thực cùng phương tiện cho nghĩa quân.

- Từ khước mọi cám dỗ quyền tước để rồi cuối cùng điềm tĩnh trước cái chết với vẻ hiên ngang kiêu dũng. (6) .

Cụ Nguyễn Trung Trực đã chết nhưng khí hùng nào chết, sanh vi tướng tử vị thần là Cụ. Đồng bào Kiên Giang tôn thờ cụ là phúc thần.

Cái chết hiên ngang và tấm gương trung liệt của cụ Nguyễn đã khắc sâu vào tâm tư người Việt Nam, cổ vũ người đồng thời và kẻ hậu sinh nhóm dậy tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Thế nên dù thực dân Pháp có chiếm được nước ta mà bao trang ái quốc, kẻ trước người sau tiếp tục hào khí tiền nhân, quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi.
 


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:20:00 pm
GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ TRƯỚC VÀ SAU CÁI CHẾT CỦA CỤ NGUYỄN TRUNG TRỰC


Trương Công Định chết ở Gò Công năm 1864, Thủ Khoa Huân bị đày sang đảo Réunion năm 1864, Thiên Hộ Dương chết ở Đồng Tháp Mười năm 1866, Nguyễn Trung Trực chết tại Rạch Giá năm 1868, Đức Cơ quan Trần Văn Thành im tiếng súng khởi nghĩa ở Bảy Thưa năm 1873, cuộc kháng chiến của Phan Liên và Phan Tôn cũng lắng dịu ở Bến Tre. Đó là chưa kể một số đông các cuộc dấy binh chống Pháp nhưng ngắn hơn: Phan Công Tòng, Nguyễn Công Chất, Lê Công Thành, Phạm Văn Đồng, Lâm Lễ, Âu Dương Lân...

Non nước vắng bóng anh hùng cứu nước qua mấy lời thơ của cụ Đồ Chiểu:

“Trạm Bắc, ngày chiều tin điệp vắng
Thành Nam, đêm quạnh tiếng quyên sầu”


Trước cảnh nước mất nhà tan, cụ Đồ Chiểu làm bài "Điếu tướng sĩ Lục tỉnh" lời văn thật lâm ly thống thiết: 

Gần Côn Lôn, xa Đại Hải máu thây trôi nổi, ai nhìn: hàng cai đội, bực quản cơ, xương thịt rã rời ai cất. Sông thì chịu tuyết sương trời một góc khó đem sừng ngựa hẹn qui kỳ, thác rồi theo mưa ngút biển muôn trùng, khôn mượn thư nhàn đem tin tức, 

Thấp thoáng hồn hoa bóng quế lòng cố hương gởi lại bóng trăng thu; bơ vơ nước quỷ non ma, hơi âm sát về theo luồng gió bấc.


Như vậy thời:

Số dẫu theo sáu nẻo luân hồi; khí sao dễ trăm năm uất ức.

Trời Gia Định ngày chiều rạng sáng, âm hồn theo con bóng ác dật dờ.

Đất Biên Hòa đêm vắng sao lờ, oan quỷ nhóm ngọn đèn thần heo hắt.

Quận An Hà đương khi bạch trú gió cây vụt thổi, cát bụi bay, con trốt dậy bên thành. 

Sông Trường Giang mỗi lúc hoàng hôn, khói nước xông mù, lửa đốm nháng, binh mã chèo dưới vực.

Ôi!

Nhìn mấy chặng cờ lau trống sấm mỉa mai trận nghĩa gởi binh tình; Thảm đòi ngàn ngựa giá xe mây, mườn.g tượng vong linh về chiến luật

Người lạc phách theo miền giang hải, cung ngao lầu thẫn, đành một câu thân thế phù trầm. Kẻ du hồn ở cõi sơn lâm, lũy kiến, đồn ong, còn bốn chữ âm dương phảng phất..."


Rồi cụ Đồ Chiểu ngậm ngùi than thở:

“Trời đất từ đây mặc gió thu”

Gió thu hiư hắt, trời thu ảm đạm, cảnh vật mùa thu điêu tàn phải chăng nó biểu tượng cho cảnh quốc phá gia vong?

Gió thu kia đã thổi mạnh lên miền Bắc để đưa đến những hòa ước nhục nhã mất nước: 1874, 1883, 1884..../.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:20:42 pm
PHẦN CHÚ THÍCH


(1) Chánh Phèn, nguyên là trung úy Hải quân Pháp, làm Chánh tỉnh đầu tiên ở Rạch Giá. Ông ta có bộ râu màu râu bắp nên dân địa phương đặt tên là Chánh Phèn. (Trong Nam, màu vàng hoe như màu râu bắp thì gọi là phèn, như chó phèn, cá phèn, đường phèn...

(2) Hòn Chông là dãy núi đá vôi, tuy gọi là hòn song những núi đá vôi này đã nằm yên trong đất liền từ lâu, gần bờ biển, núi có nhiền hang động. chung quanh núi là rừng và đầm lầy, địa thế hiểm trở.
Vì đá mọc chơm chờm từ chân đến đỉnh nên mới gọi là Hòn Chông. Nay thnộc xã Bình Trị, huyện Kiên Lương, cách Hà Tiên khoảng 30 cây số đường bộ.

(3) Thuật theo lời thày Huỳnh Văn Tần khi tôi học lớp sơ đẳng (Cours élémentaire) trường Vĩnh Thah Vân gần chùa Quan Âm, trước cách mạng tháng 8 năm 1945, thày đã lén kể cho học sinh nghe trong giờ học.

(4) Viết theo lời thuật của ông Bảy Nghĩa, làm thủ từ đình Vĩnh Thanh Vân. Năm 1956 khi tôi đến sưu tầm tài liệu cụ Nguyễn Trung Trực lúc đó ông đã 90 tuổi song vẫn khỏe mạnh, mình trần ngồi đánh cờ suốt ngày

(5) Theo quyển “(200 năm dương lịch và âm lịch đối chiếu” của ông Nguyễn Như Lân thì hôm đó là ngày 12 tháng 9 năm Mậu Thìn.

Con cháu cụ Nguyễn Trung Trực tại chùa Sùng Đức (Phú Lâm) Cnợ Lớn cúng giỗ cụ Nguyễn ngày 12 tháng 9 âm lịch. Nhưng đình thần Vĩnh Thanh Vân tại Thị xã Rạch Giá và các đình thần trong tỉnh đều cúng huý nhựt ngày 28 tháng 8 âm lịch.

(6.) Cụ Nguyễn Trung Trực là người tin thnyết định mệnh nhưng không chìu theo định mệnh, nhắm mắt theo định mệnh, mà lúc nào cụ cũng đấu tranh và thử thách với định mệnh để tận nhân lực mà tri thiên mệnh. Việc đánh chiếm thành Kiên Giang, Cụ biết là không thể đương cự lâu dài với quân Pháp vì thế lực của Pháp bấy giờ rất mạnh sau khi chiếm trọn Nam kỳ. Nhưng vùng Pháp chiếm dân chúng gần như sống yên bình. Tuy biết thế song cụ vẫn tiến hành việc đánh Kiên Giang cho dù biết rằng không giữ được lâu. Hoặc cụ nói với Bà Điều và Bà Đỏ: "Bao giờ những người anh hùng cũng xem thân mạng nhẹ như lông hồng, trận đánh sắp đến đây cũng như bao trận qua, thành bại là do nhiệt tâm của những người yêu nước trước sự thử thách của định mệnh".

Hoặc qua câu nói: "Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt.. "

Ngoài ra Cụ còn là một thuyết khách có tài mà ngôn từ xuất phát từ lòng thiết tha yêu nước thương dân nên tấm chân tình đó dễ thu phục nhân tâm. Lúc ở Hòn Chông, Cụ đã thu phục được một tướng Miên giỏi về chiến thuật du kích là Thạch Phít và khi ra đảo Phú Quốc, một phú thương người Tàu đã theo giúp Cụ và nghĩa quân,


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:21:53 pm
PHẦN PHỤ BẢN

Phụ bản 1

Trong quyển "Le premièrès années de la Cochinchine colonie Francaise" ông Paulin Vial thuật việc tấn công tàu Espérance như sau:

Lúc giữa trưa ngày 10 tháng 12, Trực lợi dụng viên sĩ quan chỉ huy chiếc tiểu hạm Espérance đuổi theo bọn gian phi cách tàu khoảng 2 dặm. Bốn hoặc năm chiếc ghe lớn có mui thả trôi theo hông tàu, đoàn thủy thủ nghỉ ngơi trên sàn tàu không nghi ngờ gì, viên hạ sĩ quan giữ chức vụ phụ tá, thò mình ra cửa sổ vì tưởng rằng người buôn bán muốn xin thị nhận giấy phép lưu thông. Tên vô phước này đã bị giết bằng một mũi giáo vào ngực và đoàn người đột kích phóng mình từ dưới mui những chiếc ghe cặp sát tàu vừa la hét khủng khiếp vài phút đồng hồ, sàn tàu tràn ngập hơn một trăm năm chục người Việt Nam cầm giáo, gươm và đuốc và một cuộc giáp chiến lực lượng không tương xứng diễn ra. Trong vài phút đồng hồ, lửa bắc qua mái rơm của chiếc tiểu hạm và cháy lan mau chóng. Bị lửa táp, những người giao chiến nhảy bổ xuống sông hay chạy thoát vào trong những chiếc ghe. Năm người trong đoàn thủy thủ: 2 người Pháp và 3 người Tagal không khí giới trốn trên một chiếc ghe chèo thục mạng. Từ xa họ thấy chiếc Espérance nổ tung mà những mảnh vỡ văng ra đến tận hai bờ sông chôn vùi xác chết của 17 người Pháp và Tagal bị giết trong tai biến này.

Thuyền trưởng Parfait, sĩ quan trẻ tuổi, hoạt động và can đảm đã được tuyên dương vì chỉ huy xuất sắc trong nhiều trận chiến, được chiếc ghe thoát hiểm báo tin, ông ta đến xin vài người tiếp viện ở tàu Garonne, và trở lại chỗ xảy ra thảm kịch cùng ngày. Ông ta gặp 3 tên Tagal bị địch quân bắt nhờ lúc tàu nổ mà trốn thoát, những tên bất hạnh này trốn sau những bụi rậm và ở yên trong một cái đầm nước sâu tới miệng chờ cứu viện.

Phụ bản 2

Ông Dương Công Thuyên, người Rạch Giá, làm thầy thuốc Bắc, giỏi Hán tự và y dược, có tư tưởng cách mạng và tinh thần yêu nước, ông có sáng tác thơ văn nhưng có lẽ ông là bạn của cụ Nguyễn Trung Trực nên người nhà sợ liên lụy mà thiêu hủy đi chăng.

Trước khi cụ Nguyễn Trung Trực đến chợ Rạch Giá đã cho thuộc hạ đến dọ tìm những người yêu nước. Sau đó cụ Nguyễn mới tìm đến và gởi mẹ già ở nhà ông Dương Công Thuyên. Nhà ông ở tại chợ Rạch Giá. 

Theo người cố cựu ở Rạch Giá cho biết ông Dương Công Thuyên hiện còn một người cháu tên Dương Văn Quản cư ngụ số 31 đường Huỳnh Tịnh Của (tức đường Poncho cũ) Sài Gòn. .

Năm 1971, tôi có tìm đến địa chỉ trên, một ông lão khoảng 60 tuổi nhận đúng tên họ nhưng bảo với tôi ông không phải là cháu ông Dương Công Thuyên. Có điều lạ là qua câu chuyện ngắn tôi thấy ông có biết đến ông Lâm Văn Ky và bảo tôi tìm đến gia đình ông Lâm Văn Ky để biết thêm.

Phụ bản 3


Bà Điều và Bà Đỏ, có người cho là hai chị em ruột, cư ngụ tại làng Minh Lương (người Khơ Me gọi là Cà Lang, có thời gian gọi là xã Minh Hòa do sự sát nhập làng Minh Lương và làng Hoà Thạnh Lợi rồi đổi tên, nay thuộc quận Chậu Thành, Tỉnh Kiên Giang).

Hai bà thuộc gia đình khá giả, có nhan sắc nhưng quá 30 tuổi vẫn chưa chồng, biết chữ nghĩa, ăn nói lịch thiệp. 

Hai bà đã thuyết dụ được ông Quản Cơ cầm đầu trại lính mộ làm nội ứng. Về sau khi Pháp tái chiếm thành Kiên Giang, phạt không cho người Việt làm đến chức quản trong vòng 50 năm, nghĩa là mãi đến năm 1918 mới có lính mộ làm đến chức quản.

Chiến thắng thành Kiên Giang, hai bà đã góp công lớn. Trong những ngày thất thế, nghe nói hai bà theo cụ Nguyễn Trung Trực ra đảo Phú Quốc rồi không biết sống chết thế nào hay phiêu bạt về đâu?

Trong quyển Les Héros de Rạch Giá, tác giả đã hư cấu rất nhiều và mô tả bà Đỏ là người phụ nữ có thành tích xấu, một đứa con lai do một người Pháp khi ở Nam Vang đã lấy một người đàn bà Cao Miên mà sanh ra, vì mái tóe đỏ hoe là đặc điểm của sự lai đó. Do đó mới đặt tên Đỏ. Về sau cô lại bị người cha ruột giở trò loạn luân. Đây là chi tiết hoàn toàn hư cấu vì Pháp chiếm Cao Miên năm 1864 đến năm 1867 thì Pháp chiếm Kiên Giang mà Bà Đỏ khi hợp tác với cụ Nguyễn Trung Trực đánh thành Kiên Giang đã ngoài ba mươi tuổi.

Nhưng đó là phần hư cấu của câu chuyện. Thực ra Bà Điều và bà Đỏ là hai chị em, người địa phương, cư ngụ làng Minh Lương. Và ở địa phương này vẫn có nhiều phụ nữ mang tên Điều hay Đỏ mà không do lai gì cả.

Trong bản thẩm vấn cụ Nguyễn Trung Trực do ông Piquet ghi cũng đã viết sai: Thị Bà Đỏ. Sự thực thì đồng bào Khơ Me ở đây nam dùng Danh như là họ, nữ dùng Thị như là họ rồi ghép tên vào việc này do triều đình nhà Nguyễn đặt ra. Do đó có tên Danh Đông, Danh Sang, Thị Lài, Thị Mỹ chớ không ai gọi là thị bà Đỏ bao giờ.


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:23:50 pm
Phụ bản 4


Rạch Lăng Ông: Thuở xưa cạnh đình thần Nguyễn Trung Trực ở số 8 đường Nguyễn Công Trứ ngày nay là xóm chài lưới thường gọi là Vạn lưới, về sau gọi là xóm Phủ, do chữ Ngư phủ nói tắt. Dân chung thấy cá Ông lụy (chết) ngoài biển Rạch Giá ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (không rõ năm nào), kéo xác vào con rạch xóm Phủ, lập miếu thờ. Con rạch này về sau dân địa phương gọi rạch Lăng ông, sau này đã lấp làm đại lộ Tự Do.

Nghĩa quân không sử dụng kinh ông Hiển để đến thành lính Sơn Đá vì có nhiều nhà cửa ở dọc hai bên con kinh này, nếu dùng trong việc chuyển quân sẽ bị lộ, như vậy không còn yếu tố bất ngờ nữa, mà yếu tố bất ngờ là một quyết định quan trọng trong chiến thuật đột kích.

Vì vậy cụ Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân đi theo đường biển.

Phụ bản 5


Thành lính Sơn đá xây dựng cách nay 124 năm, rất kiên cố, nay vẫn còn. Đó là kiến trúc lâu đời nhất còn tồn tại, tường xây bằng đá tảng rất dầy, có nhiều cửa sổ, một số cửa sổ sau này được xây bít lại. Trong thành có sáu cầu thang lên từng trên. Thành xây trên một khu đất cao chung quanh trống trải, bên sông Kiên, nhưng về sau các công sở xây cất kế tiếp đã che khuất thành này.

Khi Pháp mới chiếm Rạch Giá liền cho xây thành này để một đội lính ở nên mới gọi là thành lính Sơn đá do chữ Pháp soldat dịch âm ra, cách thành này không xa là trại lính mộ người Việt, dân địa phương quen gọi là lính mã tà. 

Về sau khi tình hình đã ổn định, Pháp dùng thành này làm cơ quan hành chánh trong tỉnh gọi là Tòa Bố, nhưng dân chúng quen gọi là nhà hầu.

Năm 1945, dân chúng tràn vào thành này. Tuôn hết giấy tờ công văn xuống đất, mang tấm bảng ghi danh sách các công chánh tham biện Rạch Giá đem ra bùng binh chợ Rạch Giá hỏa thiêu.

Phụ bản 6


A.Schreiner thuật trận đánh đồn Rạch Giá như sau:

Đồn Rạch Giá bị tấn công lúc 4 giờ sáng ngày 16-6-1868. Trung úy hải quân, Thanh tra địa phương, người ở đây gọi là Chánh Phèn vì bộ râu vàng hoe, là một trong những người bị giết trước tiên. Trung úy Sauterne chỉ huy đồn lính bị giết chết sau một chập chống trả mãnh liệt, đồn lính này gồm 30 người, ngủ say cạnh những khẩu súng của họ đều bị hạ sát. Khoảng 12 người họp lại mở vòng vây chạy tản mác vào làng, vì lạ người lạ cảnh họ bị giết lần lượt bằng chĩa ba, chỉ trừ tên Duplessis, tên này chạy trốn trong lùm bụi và được một ông lão và một người đàn bà Việt Nam cho ăn. Một viên chủ của sở thâu thuế tự vệ một lúc lâu bằng súng, cuối cùng cũng bị hạ sát với đứa con gái và đứa con trai nhỏ. Mấy tên thông ngôn và viên chức Việt Nam làm việc cho người Pháp bị bắt và bị giết vừa lúc quân Pháp trở lại. Lúc Pháp tái chiếm Rạch Giá, những người Cao Miên quanh vùng dẫn nạp tên Duplessis cho thiếu tá Ausart và bắt đầu lục soát tìm bắt nghĩa quân. 



Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:23:58 pm
Phụ bản 7

Đảo Phú Quốc hình thoi, diện tích 66.000 héc ta, cách xa bờ biển Hà Tiên 70 cây số và Rạch Giá 130 cây số có nhiều núi rừng và đồi nhỏ.

Thời Mạc Cửu, người Việt ở trên này rất ít, đa số là những chòi được dựng lên để tạm trú bắt đồi mồi, bắt ghẹ, đánh cá, lấy gỗ quí, nhặt vò sò, vỏ ốc để hầm vôi ăn trầu. 

Về sau có người đàn bà tên Kim Giao đưa người nhà và gia súc từ đất liền ra đảo khẩn hoang và cày cấy tại Cửa Cạn thì dân chúng mỗi ngày thêm đông. Đa số những ngôi nhà lúc bấy giờ cất núp sau những hàng cây cao để tránh những trận dông biển và bão biển.

Khi bà mất, dân chúng địa phương lập miếu thờ và tôn bà là Kim Giao thần nữ. 

Trước khi bà mất, bà cho tha hết trâu. Đàn trâu này lên rừng và trở thành trâu hoang. Dân trên đảo vì trọng bà nên không ai dám bắt ăn hay tái sử dụng bầy trâu phóng sanh này.

Khi cụ Nguyễn Trung Trực rút quân lên núi lập căn cứ kháng chiến chống Pháp có giết ăn một số trâu hoang này.

Phụ bản 8.

Ông Lâm Văn Ky (còn gọi Lâm Quang Ky) tự là Hưng Thái, sanh năm 1839 tại Tà Niên, nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, song thân là ông Cai tổng Lâm Kim Diệu và bà Nguyễn Thị Của.

Ông tiến cứ cụ Nguyễn Trung Trực 4 đồng chí của mình là Trịnh Văn Tư, Ngô Văn Búp, Hồng Văn Ngàn, và Nguyễn Văn Miên, ông có công chiêu tập nghĩa quân, rất có uy tín tại địa phương, nên được thuộc cấp gọi tên là phó tướng và được cụ Nguyễn Trung Trực tín nhiệm giao trọng trách.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Thạnh, ông bà có bốn người con: Lâm Văn Di, Lâm Thị Hôn, Lâm Thị Bưởi và Lâm Văn Bửu.
Khi ở Tà Niên, cụ Nguyễn ở tại nhà ông và nhà ông Lê Văn Quyền thường gọi là ca Quyền (Vợ ông ca Quyền là chị ruột của ông Lâm Văn Ky).

Ông Lâm Văn Ky, trước đây người trong vùng quen gọi là Lâm Văn Ky, trong bản thẩm vấn của ông Piquet cũng ghi là Lâm Văn Ky, nhưng sau con cháu lập bia và viết gia phả sửa lại là Lâm Quang Ky.

Ông Lâm Văn Khương là cháu nội của ông Lâm Văn Ky có soạn quyển gia phả họ Lâm. Quyển gia phả trên được giữ tại nhà ông Khương ở ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Hòa Hiệp. Trong gia phả có dấu sửa Lâm Văn Ky thành Lâm Quang Ky. 


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:26:01 pm
Phụ bản 9


Huỳnh Công Tấn, người tỉnh Gò Công, theo lãnh binh Trương Công Định kháng chiến chống pháp. Vì bất bình Trương Công Định, Tấn xuất thú điểm chỉ  Pháp vây bắt Trương Công Định tại Kiến Phước. Cụ Trương bị thương, rút gươm chỉ vào mặt Tấn mắng rồi tự sát. Tấn còn vạch nhiều kế hoạch cho Pháp tiễu trừ nghĩa quân. Có công lớn nên được Pháp phong chức lãnh binh và lót chữ Công - Huỳnh Công Tấn.

Về sau lãnh binh Tấn chết, Pháp sợ dân chúng căm thù bằn xác Tấn nên cho đào 5 cái huyệt cách xa nhau trên một cái gò nhiều mồ mả tại làng Yên Luông Đông, tỉnh Gò Công. Khi đi chôn trong đêm tối chỉ có vài người khiêng quan tài nên không ai biết chính xác mả Tấn ở chỗ nào.

Tấn có một người con trai là cậu Hai Miêng, thích võ nghệ, mê bạc bài, rày đây mài đó nên được phong tặng là "Miễn tử lưu linh". Vì Tấn lập công to, để đền ơn, sau khi Tấn chết, Pháp ban cho cậu Hai Miêng một đặc ân là đi đến đâu hết tiền thì cứ vào dinh tỉnh trưởng Pháp trình giấy giới thiệu do Pháp cấp rồi sau đó đến kho bạc lãnh tiền ra mà ăn chơi hoang phí. Việc làm này Pháp muốn khuyến khích một số Việt gian đi theo con đường của Tấn.

Cậu Hai Miêng có tới Rạch Giá hốt me, đá gà và ngồi xuồng đi chơi nhiều nơi trong tỉnh.

Phụ bản 10

Ông Huỳnh Mẫn Đạt, người đương thời thường gọi là Tuần Phó Đạt, sanh năm 1807 tại làng Tân Hội, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

Thuở nhỏ ông có học với cụ Võ Trường Toản, đậu cử nhân năm Minh Mạng thứ 12, tức khoa Tân Mão 1831. Làm quan đến chức Tuần phủ tỉnh Hà Tiên. 

Ông sống đồng thời với cụ Phan Thanh Giản, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Vàn Trị, Tôn Thọ Tường.

Ông có tất cả mười người con, ông mất ngày mùng 4 tháng 11 âm lịch (1883).

Từ đường thờ ông hiện tại nhà người cháu nội là Huỳnh Trung ở số 28 đường Hùng Vương, Rạch Giá. Nơi đây còn thờ bút tự của ông Huỳnh Mẫn Đạt. Nét chứ đã mờ, tróc nhiều chỗ vì giấy đã mục rả.

Mộ phần của ông hiện nay ở phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá. Mộ nằm trên một giồng đất cát trông ra biển. Sau này mở con đường Lâm Quang Ky chạy ngang qua trước mộ, mộ của ông sau căn nhà số 61/4. Bên phải ngôi mộ ông là mộ của bà Chánh thất, bên trái là mộ của bà Trắc thất. 

Thơ văn của ông còn truyền lại vài bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, hầu hết bằng chứ nôm, chỉ còn truyền lại một bài thơ chữ Hán là bài ông khóc điếu Cụ Nguyễn Trung Trực khi bị Pháp hành quyết tại chợ Rạch Giá.

Có điều hai câu thơ: 

"Hỏa hồng Nhựt Tảo kinh thiên địa .
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỉ thần".'


được nhiều nơi khắc làm câu đối khắc trước cổng đình bị sửa lại: 

"Hỏa phần Nhựt Tảo kinh thiên địa
Kiếm phạt Kiên Giang khấp quỉ thần".


Sự sửa này chắc ngoài ý muốn của ông Huỳnh Mẫn Đạt mà nghĩa lại phản lại .

Chữ "phần" là đốt nhưng làng Nhựt Tảo tội gì mà bị đốt.

Còn Kiên Giang có tội gì mà bị phạt, ắt hẳn là bọn Tây giỏi chữ Hán hay bọn Việt gian bày vẽ chi đây? 


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:27:22 pm
Phụ Bản 11:


Ông Nguyễn Hiền Điều, người tỉnh Vĩnh Long, được phái đến huyện Kiên Giang (thuộc tỉnh Hà Tiên) năm Minh Mạng thứ 21 (1840), làm chức Phó Cơ, người địa phương gọi là Phó Cơ Điều.

Ngày 14 tháng giêng (1840) được tin cấp báo có một nhóm Miên nổi lên cướp phá ở Rạch Sòi (cách chợ Rạch Giá khoảng 7 cây số đường bộ). ông liền tập hợp một toán quân đi tiếp cứu. Bọn giặc rất đông, ông dẫn quân xông vào giao chiến lợi dụng đất ruộng thô cứng, chứng cỡi trâu bao vây. Trâu bị thúc giục chém báng loạn cuồng. Ông và quân sĩ tả xung hữu đột giữa vòng vây khép kín.

Đến chiều tối, đám quân ông dẫn theo đều tử trận chỉ còn ông và thằng phòng (bây giờ gọi là người hộ vệ). Đổi lại bọn giặc chết đầy đồng, vì chung tuy đông song chỉ là đám giặc ô hợp.

Bọn giặc biết ông đang thế cô nhưng chưa dám xông vào bắt, chúng cho bao vây chờ ông sơ hở để phục kích giết chết.
Khi chờ quân tiếp viện tới, phần mệt, phần đói khát, ông đi lần đến giếng cây Trâm tìm nước uống. Vì mùa khô, giếng cạn, ông phải xuống giếng lấy tay hớp từng ngụm nước, trong khi đó thằng phòng canh giữ trên miệng giếng. Bất ngờ bọn giặc đến phóng lao vào ông, ông bị thương nhưng vẫn nhổ lao cắm trong mình phóng lại bọn giặc cho đến khi kiệt sức ngã quỵ. Bọn giặc lấy thủ cấp ông đem về bêu trên ngọn tre cắm tại xóm Rạch So Đũa.

Thủ cấp của ông được ông Tám Giang, người chuyên lấy mật ong, nửa đêm bơi xuồng đến rước đem về thờ tại đình Vân Tập, nay là đình thờ Cụ Nguyễn Trung Trực. 

(Giếng nước này miệng hình vuông loe ra rất rộng, có thể đi lần xuống để gánh nước lên được, vì thành giếng dốc thoai thoải. Về sau muốn bảo vệ di tích trên, dân chúng xây toàn bộ bằng gạch, di tích được bảo vệ nhưng vẻ nguyên thủy đã mất).

Phụ Bản 12


Ông Le Nestour sanh ngày 13-1-1854 tại Quimperle (Pháp). Ông làm chánh sở Douant nên người địa phương thường gọi ông chủ Đoan, tương đương với chức trưởng ty quan thuế ngày nay.

Ông có vợ người Việt Nam tên Nhan Thị Lựu và nhiều bà vợ bé, với tất cả 10 người con đều đặt tên Việt Nam và được người địa phương gọi rất bình dân như Ba Chim (nữ), Tư Chuột (nữ), Năm On (nam), Sáu Ô (nữ)... Con gái của ông hầu hết gả cho người Việt Nam, Trung Hoa hoặc Ấn Độ.

Ông nói tiếng Việt khá rành, ông dịch Le Nestour thành Lê Đức Tu, từng diễn thuyết bằng tiếng Việt cho hội Khai trí Tiến Đức ở Sài Gòn. 

Theo người trong tỉnh, ông là người Pháp tiến bộ. Ông Huỳnh Văn Yến nói rằng ông Le Nestour thường chỉ trích việc làm sai quấy của người Pháp. Ông Le Nestour cho dân xóm chài mượn tàu mang cá đỏ của ông ra hòn Sơn Rái đốn cây danh mộc về cất đình Lăng ông. Ông có xuất bản quyển Ile de Tortue (Hòn Rùa). Nghe nói trong quyển sách này có phần ông đề cập tiểu sử cụ Nguyễn Trung Trực. Tiếc thay nay đã thất lạc. Tôi có đi đến nhiều như viện để tìm nhưng chưa thấy.

Ông mất ngày 22-10-1928 tại Rạch Giá, mộ phần nằm phía sau Sở Công an Kiên Giang.

Phụ Bản 13

+ Gilbert Trần Chánh Chiếu cha là Trần Cửu Thọ, mẹ là Lại Thị Dẹt, sanh ngày mùng 2 tháng 6 năm Đinh Mão, tức ngày 3-7-1867 tại làng Vân Tập, tỉnh Rạch Giá. (Thiên Địa Hội của Sơn Nam trang 99) . .

Ông học chữ Pháp, có Pháp tịch và theo đạo Thiên Chúa, xuất thân làm xã trưởng làng Vĩnh Thanh Vân, nên người đương thời gọi là Xã Chiếu. Về sau được thăng phủ danh dự nên được gọi là Phủ Chiếu.

Trần Chánh Chiếu làm Chủ bút tờ Nông Cổ Mìn Đàm. Sau đó làm chủ bút tờ Lục tỉnh Tân Văn. Ông hoạt động công khai và hăng hái cho cuộc Minh Tân ở Miền Nam lúc bấy giờ. Ông mất năm 1919.

+ Ông viết bài ca ngợi chiến công của Cụ Nguyễn Trung Trực kích động dân chúng noi gương ái quốc của Cụ Nguyễn nổi lên chống Pháp. Bài viết của ông đăng trên Lục tỉnh Tân Văn (Sài Gòn) ngày 12-12-1907 và 13-1-1908 (theo tài liệu của Sơn Nam).

Ông có yết kiến Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Năm 1911, ông bị phát giác ngầm vận động thanh niên trong tỉnh đưa đi du học bên Nhựt nên bị bắt đưa về Mỹ Tho.

Về sau ông chết tại Sài Gòn, mồ mả của ông tại phường Chí Hòa. 

Tại Rạch Giá có con đường mang tên Trần Chánh Chiếu.

Mồ mả song thân ông tại phường Vĩnh Lạc, Rạch Giá, đã di táng về Sài Gòn năm 1975.

Năm 1971, tôi có đến địa chỉ số 459/6 đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn là nhà của Bà Trần Thị Hiếu gọi ông bằng chú. Lúc đó Bà Hiếu đã 84 tuổi song tinh thần vẫn sáng suốt. 

Theo lời Bà Hiếu, ông Trần Chánh Chiếu cha là Trần Cáo (người Trung Hoa), mẹ là Nguyễn Thị Dẹt, còn một người con gái tên Trần Thị Xuyến, ngoài 80 tuổi đã lẫn, nhà cửa cũng ở Sài Gòn. 

Còn ông Huỳnh Văn Yến cho biết ông Trần Chánh Chiếu có một người con trai tên Trần Chánh Thọ từng làm chef de Sureté (chánh Sở mật thám) tỉnh Mỹ Tho (trước 1945)


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:31:14 pm
Phụ Bản 14


Bản thẩm vấn do Piquet ghi: 

Ngục thất trung ương Sài Gòn.
Lời khai của Nguyễn Trung Trực, 30 tuổi, sanh tại phủ Tân An.
 

Hỏi: Nguyên cớ nào thúc đẩy ngươi tấn công Rạch Giá?

Đáp: Tôi đã rút về Hòn Chông cùng với gia đình từ khi quân Lang Sa chiếm tỉnh Hà Tiên, nơi tôi nhậm chức Thành Thủ úy. Trước khi tấn công Rạch Giá, một vị quan được Triều đình Huế phái đến mang cho tôi lệnh nhóm nghĩa quân để dấy động tỉnh Hà Tiên. Tôi đã trả lời với vị quan đó rằng tôi không đủ sức để tấn công và tôi không tiết lộ lệnh đó cho ai biết.

Hỏi. Lệnh đó có đóng triệu son của vua không? 

Đáp: Không, đó là một bản sao tôi đã đánh mất tại Phú Quốc. 

Hỏi: Ai đã quyết định tấn công đồn Rạch Giá?

Đáp: Ít ngày sau khi nhận lệnh do vị quan chuyển giao, tôi có tiếp tại Hòn Chông xã Lý (xã trưởng Minh Lương, tên một làng Việt Nam ở Rạch Giá), Quản Cầu người cùng làng, và người phụ nữ Thị Bà Đỏ. Ba người này nói với tôi ràng họ đã biết lệnh của Triều đình Huế và họ tìm tôi để giục thúc tôi tấn công Rạch Giá, họ quả quyết nhiều lính mã tà sẽ theo về phía chúng tôi. Tôi khước từ quyết liệt, cảm thấy mình không đủ sức đối với một việc lớn lao như thế. Ba người bất bình từ biệt tôi, vừa đe dọa tôi là sẽ cho quân Lang sa bắt tôi nếu tôi không nghe họ. Tại Hòn Chông, Quản Diêu cho tôi biết viên thanh tra Rạch Giá bắt Quản Cầu, Xã Lý và Bà Đỏ. Tên Lương nào đó lôi thôi với Xã Lý về tiền nợ mới tố giác cho viên thanh tra bắt họ. Quản Diêu nói với tôi rằng khi biết tôi ở Hòn Chông, viên thanh tra sẽ cho người bắt tôi, và tôi chỉ còn một quyết định là điều khiển tức khắc cuộc công hãm đồn Rạch Giá. Tôi đi từ Hòn Chông đến Rạch Giá Tà Niên bằng ghe và tôi tập hợp dễ dàng khoảng 100 người, bốn mươi tám giờ sau khi tôi đến, tôi đổ bộ tại Rạch Giá lúc nửa đêm. 

Hỏi: Chú có thứ vũ khí gì ?

Đáp: Tôi chỉ có giáo. 

Hỏi: Chú có biết các sĩ quan Lang sa được mách báo trước không? 

Đáp: Tên Lương đã mạch báo. Dầu vậy, chúng tôi quả quyết rằng tất cả đều ngủ và không làm được một cuộc biểu dương nào. Lúc bấy giờ là 4 giờ sáng và trời tối đen dầy đặc.

Hỏi: Có lính gác Lang sa nào canh đồn không? 

Đáp: Có 2 lính canh ngủ bên cạnh súng của họ và họ bị hạ sát trước tiên. 

Hỏi: Viên thanh tra và viên trưởng đồn bị giết cách nào? 

Đáp: Tôi không thể cho biết một chi tiết nào rõ ràng về việc đó. Lệnh là phải giết tất cả người Lang sa, và chỉ sáng ra tôi mới biết được số người chết. Hai viên sĩ quan Lang sa đã chết từ lâu họ đã ngã gục ngay từ đầu. 

Hỏi: Những lính Lang sa khi lấy lại bình tĩnh, có họp lại tự vệ không?

Đáp: Có, khoảng 10 người tự vệ trong một giờ, nhưng chúng tôi vây bức quá khiến họ không nạp đạn được ba lần.

Hỏi. Làng có được báo tin về cuộc tấn công này không? Và như vậy trợ lực cho chú là lính mã tà?

Đáp: Chỉ vài dân làng biết, còn những lính mã tà theo hầu viên thanh tra thì không biết, tôi chắc về điều đó nếu họ có đạn để sử dụng không chắc tôi chiếm được đồn.

Hỏi: Ông huyện Hiên có hay biết không?

Đáp: Tôi không biết. Các viên chức làng đã cho tôi hay rằng tôi sẽ dễ dàng chiếm đồn và tôi không hỏi thêm điều gì nữa. Buổi sáng khi mọi người hay tôi thắng trận, tất cả dân chúng và huyện Hiên được dẫn đến do những người Cao Miên. Tôi bảo tập hợp tất cả những lính mã tà và tôi buộc họ theo tôi.



Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:31:35 pm
Hỏi: Có mấy người lính Lang sa thoát khỏi đồn?

Đáp: Năm, bị bắt lại trong buổi sáng. Hai người trong nhóm muốn kháng cự, tôi cho hạ sát. Còn ba người kia bị giam tại nhà làng cùng với những viên chức và những viên thông ngôn trong tòa bố và số người Thiên Chúa giáo. 

Hỏi. Tại sao chú ra lệnh giết  họ? 

Đáp: Không phải tôi, và không bao giờ tôi muốn làm vậy. Khi tôi hay tin những đoàn lính Lang sa tới tái chiếm đồn, tôi đi ra cản chỉ huy, tôi để ông Lâm Văn Ky, con của ông Cai Tổng ở Rạch Giá thay tôi.

Trong lúc vắng tôi đã không ra lệnh, ông đã chém đầu tất cả những người Thiên Chúa giáo và ba người Lang Sa (Lâm Văn Ky vừa bị bắt và bị bắn sau khi tái chiếm Rạch Giá). 

Khi tôi trở lại Rạch Giá trước sự đuổi theo của lính Lang sa, cuộc hạ sát đã gần kết thúc và đến lượt viên thông ngôn Chomb. Tôi cho phóng thích và tôi lên ghe đi.

Tới đây Nguyễn Trung Trực day qua phía Chomb đang có mặt nói với hắn: "Anh có mặt ở đây để xác nhận rằng tôi đã cứu mạng anh, có thể anh có ảnh hưởng do địa vị thông ngôn của anh. Tôi chỉ yêu cầu anh dùng ảnh hưởng ấy để xin cho tôi được chết ngay”.

Hỏi: Tại sao chú cho giết chết nhân viên của sở thâu thuế nha phiến?

Đáp. Hắn đã ra tay trước khi người ta chưa muốn tấn công hắn vì hắn đã giết ba hoặc bốn người Việt Nam, tôi không thể tha thứ hắn được.

Hỏi: Vì sao mang cấp bực cao chú lại nghe theo lời của những người có hành tích xấu như Quản Cầu, xã Lý và Bà Đỏ. Tôi không cần nhắc hành tích của 3 người đó, nhứt là Bà Đỏ?

Đáp: Tôi không biết họ, tôi tưởng rằng họ được phái từ Huế hay Quảng Nam. 

Hỏi: Chú còn nói thêm điều gì không? 

Đáp: Tôi cho biết rõ rằng tôi đã tự ý qui thuận lãnh binh Tấn. Khi hắn đến đảo, hắn bảo viết thơ yêu cầu tôi qui hàng, vì chúng tôi bị bao vây trong núi không có gì để sống, tôi báo một người dân trói tôi và dẫn tôi đến Tấn. Nếu tôi muốn tiếp tục chiến đấu, hắn không bắt tôi được dễ dàng như thế. Tôi luôn luôn nhiệt thành phụng sự đất nước tôi, tôi ngỡ quân Lang sa không mạnh như thực tế. Nếu tôi biết, có lẽ tôi sẽ cống hiến các chiến công của tôi, và tôi dám nói rằng tôi có thể trội hơn lãnh binh Tấn về chiến công. Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt và mong rằng người ta cho những đứa con của tôi lên Sài Gòn.



Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:31:46 pm
Hoi. Chú ở đâu khi rời Rạch Giá ?

Đáp: ở Phú Quốc, tôi không đi đâu cho đến ngày tôi bị bắt. Tôi nói rằng Cai tổng Diêu (Cai tổng Phú Quốc) không tự ý theo tôi. Chính tôi bắt buộc ông ta theo và trao cho tôi tiền thuế mà ông chuẩn bị mang về Hà Tiên.

Hỏi: Xã Lý và Bà Đỏ hiện giờ ra sao? 

Đáp: Có khi trở vào núi và chắc họ sẽ chết đói.

Hỏi: Người Tàu nào bị bắt cùng với chú?

Đáp: Tôi không biết rõ tôi biết ông ta theo phe của nhóm Quản Thứ và Xã Ngãi (xã trưởng Phú Quốc), nhóm này đã khởi nghĩa trước khi tôi tới.

Hỏi: Hồi năm 1861 người ta gọi chú là gì ?

Đáp: Quản Lịch. Chính tôi làm nổ chiếc tàu đậu tại Nhựt Tảo. Kế tôi ra Huế nơi tôi được bổ nhiệm chức quản cơ, và vài năm sau, tôi được phái đến Hà Tiên với chức Thành Thủ úy. Lúc đó quân Lang sa đã chiếm Hà Tiên, tôi và gia đình lui về Hòn Chông.

Lãnh binh Tấn khẩn khoản nài xin người Pháp ân xá Trực, ông tự xem như kẻ thuộc hạ về lòng can đảm cũng như về sự thông minh; ông bảo đảm rằng người đại đởm phản nghịch này sẽ trở nên một trong số người phục vụ hữu ích và tận tâm nhất.

Đô đốc Ohier không thể tha thứ người không kể gì đến quốc tế công pháp đã cướp một trong những đồn của ta và đã cho giết 30 người Lang sa.

Với một tình cảm thương tiếc thành thật, đô đốc truyền lệnh đưa Trực về Rạch Giá và phán xử theo án quyết, Trực bị kết án tử hình và bị hành quyết công khai ngày 27 tháng 10 năm 1868.

Lời khai trên của Cụ Nguyễn Trung Trực chắc chắn nhiều chi tiết Cụ cố tình nói sai đi để đánh lạc hướng quân Pháp. Còn những chi tiết nêu lên sự yếu mềm do Pháp chủ tâm thêm vào. Pháp thêu dệt những chi tiết như vậy để cho các thế hệ sau lầm rằng người Việt Nam nào cũng không giữ trọn lòng trung thành, tức là không có thần tượng anh hùng.

Vì nếu nghiên cứu và phân tích kỹ các lời khai đó ta thấy nó mâu thuẫn một cách rõ rệt, như ở một chỗ: "Tôi ngỡ rằng quân Lang sa không mạnh như thực tế. Nếu tôi biết, có lẽ tôi sẽ cống hiến các chiến công của tôi."

Thật là khó tin vì người như Cụ đã từng chạm trán với quân Pháp từ miền Đông sang đến miền Tây mà lại không rõ binh lực của Pháp. 

Tại sạo có câu "Nếu tôi biết, có lẽ tôi sẽ cống hiến các chiến công của tôi".

Thì đàng khác Cụ lại nói: "Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi tôi chi xin một điều là hay kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt." 

Hoặc cụ nói với viên thông ngôn Chomb: "Anh có mặt ở đây để xác nhận rằng tôi cứu mạng anh, có lẽ anh có ảnh hưởng do địa vị thông ngôn của anh. Tôi chỉ yêu cầu anh dùng ảnh hưởng ấy để xin cho tôi được chết ngay."

Thật 1à mâu thuẫn, một người chiến đấu anh dũng như vậy, tận trung ái quốc như vậy, lại có thể tiếc rằng mình không biết trước sức mạnh của Pháp để theo Pháp.

Có người nghĩ ràng có lẽ lúc đó tinh thần của Cụ bị dao động, khủng hoảng chăng? Điều này hoàn toàn không đúng vì chính Piquet nhận xét trong lúc lấy khẩu cung Cụ Nguyễn Trung Trực: "Trực tỏ ra tự trọng và đầy khí phách".

Hay viên thông ngôn cố ý dịch sai chăng?...


Tiêu đề: Re: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: SaoVang trong 15 Tháng Ba, 2009, 07:32:38 pm
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, nhà xuất bản Tân Việt, 1964.

2. 200 năm dương lịch và âm lịch đối chiếu của Nguyễn Như Lân, nhà in Man Sanh, 1961. 

3. Địa phương chí Kiên Giang 1965.

4. Tài liệu của ủy ban Khảo cứu lịch sử các bậc anh hùng cận đại trong tỉnh Kiên Giang (Chủ tịch ủy ban ông Huỳnh Văn Yến), 1956.

5. Việt Nam khảo cổ tập san số 1, 1960.

6. Nguyễn Đình Chiểu của Nguyễn Bá Thế, 1957.

7. Gò Công cánh cũ người xưa, quyển 1, của Việt Cúc 1969.

8. Đức Cố Quản hay là cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa của Nguyễn Văn Hầu. 1956.

9. Đại Nam Nhứt Thống Chí (Lục tỉnh Nam Việt), tập hạ, dịch giả Tu Trai Nguyễn Tạo, 1959.

10. Gia phả họ Lâm do ông Lâm Văn Khương Soạn

11. Gia phủ họ Nguyễn đo ông Nguyễn Văn Thìn soạn.

12. Tân An ngày xưa cửa Đào Văn Hội, phủ Quốc Vụ khanh đặc trách Văn hóa xuất bản, 1972. 

13. Miền Nam đầu thế kỷ 20 - Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân của Sơn Nam. Phù Sa xuất bản, 1971 

14. Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh. 

15. Cụ Nghè Trương Gia Mô của Nguyễn Nam, Nhà xuất bản tổng hợp An Giang, 1989.

16. Bốn vị anh hùng kháng chiến Miền Nam của Thái Bạch.

17. Tập san Sử Địa số 12 "Kỷ niệm 100 năm Nguyễn Trung Trực", Nhà sách Khai Trí bảo trợ, 1968. 

18. Tạp chí Chiêu Anh Các số 5, tòa soạn số 10 đường Tự Do, thị xã Rạch Giá.

19. Abrégé de l'histoire d'annam của Alfred Schreiner, in lần 2, Sài Gòn 1906.

20. Les premières années de la Cochinchine Colonie Francaise của Pauhn Vial, quyển 1, Paris, 1874.

HẾT