Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: chuongxedap trong 06 Tháng Ba, 2009, 04:58:17 pm



Tiêu đề: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Ba, 2009, 04:58:17 pm

Tên sách: Khép lại quá khứ đau thương
Hồi ký về trại tù binh sĩ quan Pháp số 1
Tác giả: Kỳ Thu
Nhà xuất bản: Văn hoá - Thông tin
Năm xuất bản: 1993
Số hoá: ptlinh, chuongxedap




Hà nội, ngày 19 tháng 12 năm 1993

Đồng chí Kỳ Thu thân mến,

Tôi đã nhận được cuốn Hồi ký “Khép lại quá khứ đau thương”, ghi lại những mẩu chuyện về tù binh Âu Phi của Quân đội Pháp, bị bắt trong chiến dịch biên giới và chiến dịch Điện Biên Phủ.

Qua những tư liệu phong phú, cụ thể và sinh động của những người trong cuộc, chúng ta cảm thấy đồng bào các dân tộc và các chiến sĩ quân đội ta, trong hoàn cảnh gian khổ của chiến tranh, đã đối xử nhân đạo như thế nào đối với tù binh, chăm sóc nơi ăn chốn ở, sức khoẻ của họ, được chữa bệnh lúc ốm đau, được nhận thư nhà, lại có điều kiện giải trí, cho đến khi họ được thả về nước.

Chính sách khoan hồng và đầy tinh thần nhân đạo ấy đã nói lên tính nhân văn sâu sắc của tư tưởng. Hồ Chí Minh cũng như truyền thống nhân nghĩa cao đẹp của dân tộc ta, của quân đội ta.

Tôi hoan nghênh cuốn Hồi ký của đồng chí. Chúc sức khoẻ.

                                                                                                                       Chào thân ái

                                                                           
                                                                                                               Đại tướng Võ Nguyên Giáp








Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Ba, 2009, 05:01:05 pm

Lời tác giả

Hè năm 1993. Chiều nào trước bữa ăn tối tôi và đứa cháu nội lên 9 tuổi cũng dời căn hộ đầu phố Hàn Thuyên tản bộ qua đường Tăng Bạt Hổ đến vườn hoa Pasteur hóng mát. Sau khi dừng chân trước bức tượng đá bán thân nhà bác học Pháp vĩ đại, ngắm nhìn bao quát toà nhà đồ sộ mang tên Viện Vệ sinh dịch tễ học-Trung tâm Quốc gia kiểm nghiệm vaccin nằm trên con đường A.Yersin, hai ông cháu ngồi xuống ghế đá dưới bóng cây xà cừ nói chuyện rì rầm.

Tối hôm qua, khác với mọi lần, thằng cháu nội tôi không chạy đi chơi mà dán mắt chăm chú theo dõi bộ phim "Điện Biên Phủ" của nhà đạo diễn điện ảnh Pháp Pierre Schoendoeffer chiếu trên màn ảnh nhỏ Truyền hình Việt Nam. Rõ ràng nó rất xúc động trước cảnh chiến đấu dữ dội, đẫm máu, và cuối cùng trông thấy hàng nghìn binh sĩ Pháp và Âu Phi từ các hầm hào đổ nát, quần áo tả tơi, lếch thếch kéo nhau ra hàng bộ đội Việt Nam. Chợt thằng bé hỏi một câu làm tôi sửng sốt:

- Ông ơi, đêm nay tù binh ngủ ở đâu, hả ông? Các chú bộ đội có trả thù, đánh đập, có cho chúng nó ăn không?

Tôi cũng xúc động không kém đứa cháu nội tôi. Cả một thời không thể nào quên ập đến trong đầu óc, xuyên thủng mức màn thời gian ngăn cách quá khứ xa xăm với hiện tại sôi động biết bao sự kiện và biến cố của thời đại mới. Mặc dầu cuốn phim “Điện Biên Phủ” đã kết thúc, bên tai tôi vẫn dồn dập hàng loạt câu hỏi của đứa cháu nội:

- Tù binh Pháp là ai, hả ông?

- Chúng nó ở tận đâu đến?

- Tại sao chúng nó đem bom đạn đánh nước ta?

- Lúc đó ông ở đâu, hả ông?

Làm sao tôi có thể giải thích ngắn gọn cho đứa cháu nội về một thời kỳ đau thương trong mối quan hệ Việt-Pháp cách đây non nửa thế kỷ?

Lời phát biểu xúc tích của Tổng thống nước Cộng hoà Pháp Francois Mitterand trong cuộc họp báo chính thức tại Nhà khách Bộ Quốc phòng ở Hà Nội ngày 10-2-1993 trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam từ ngày 9 đến ngày 11-2-1993, đã nói rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến trận Điện Biên Phủ được nhà đạo diễn Pháp Pierre Schoendoeffer tái hiện hôm nay:


“… Trong quá khứ, hai nước đã trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc.

Về phía Việt Nam, cuộc chiến tranh mang tính dân tộc và yêu nước rất mạnh. Về phía Pháp, đó là sự sai lầm lớn. Trong bối cảnh thực dân Anh phải nhượng bộ Ấn Độ, Hà Lan nhượng bộ Indonesia, lẽ ra chế độ thực dân Pháp phải hiểu rõ điều đó, nhưng họ đã không làm như thế đối với Việt Nam.

Bây giờ đã hơn 40 năm qua. Tôi nhớ cuộc đi thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tìm người đối thoại, nhưng không tìm được người đối thoại ở Fontainebleau. Lúc ấy chúng ta đã buộc Việt Nam phải chiến đấu. Như vậy người Pháp là nước liên quan trực tiếp đến Việt Nam. Và chúng ta phải trực tiếp đến hoà giải…”(Trích báo Tiền phong-Tuần báo của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh-số 7, ngày 16-2-1993)

Tôi trả lời đứa cháu nội:

- Rồi ông sẽ kể chuyện cháu nghe. Câu chuyện xẩy ra lâu lắm rồi…

Tôi nghĩ thằng bé mải chơi và đùa nghịch sẽ chóng quên, nào ngờ chiều nay vừa ngồi xuống ghế đá, nó đã níu lấy cánh tay ông nội, giục:

- Ông kể chuyện tù bình cho cháu nghe nào!

- Ừ. Rồi ông sẽ kể có đầu có đuôi cho cháu nghe. Đó cũng là một quãng đời có ý nghĩa của ông.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Ba, 2009, 05:03:56 pm

Thay lời tựa

TỪ “TRẠI GIAM VIỆT MINH” TRỞ VỀ VỚI TỰ DO

Hai tháng sau

Trung uý Xavier de Villeneuve, phóng thích nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hoà Pháp 14-7-1952, “Đoàn 14-7” gồm 18 tù binh sĩ quan và hạ sĩ quan Trại số 1.



TRÍCH THƯ MỘT BÀ MẸ PHÁP

Thưa ông.

Vào những giờ phút đầu tiên của hạnh phúc bao la khi đứa con trai tôi trở về mạnh khoẻ, tâm trí tôi hướng về ông với tấm lòng biết ơn người đã nhiều lần vui lòng cho chúng tôi nhận được tin tức.

Tôi không quên rằng tôi đã yêu cầu ông khẩn cầu Ngài Hồ Chí Minh phóng thích con trai tôi: trung uý Xavier de Villeneuve ở Trại số 1 Bắc Kỳ.

Xin ông hãy bày tỏ với Người lòng biết ơn sâu sắc và đời đời của tôi về cử chỉ phóng thích cho không đó… Tôi nói lời “cám ơn” đó từ một trái tim yêu thương của người mẹ đã từng trải qua bao nỗi thống khổ…

                                                                                                   Bà F.de Villeneuve
                                                                                         Coran-Plougassnou-Finistère-Pháp

   

EXTRAIT DU MESSAGE D’UNE MÈRE FRANÇAISE

Monsieur,

Aux premières heures du bonheur immense que nous éprouvons du retour de mon fils en bonne santé, ma pensée va avec reconnaissance vers vous qui avez bien voulu plusieurs fois nous faire parvenir des nouvelles.

Je n’oublie pas que je vous avais demandé de bien vouloir supplier Son Excellence HO CHI MINH de libérer mon fils: le lieutenant Xavier de Villeneuve, prisonnier au Camp No 1 au Tonkin.

Voulez - vous lui exprimer ma profonde et éternelle reconnaissance pour ce geste gratuit de libération... Je dis ce mot “merci” du fond d’un coeur aimant de mère qui a connu tant d’angoisse.

                                                                                  MADAME F. DE VILLENEUVE
                                                                           CORAN – PLOUGASNOU – FINISTÈRE
                                                                                               FRANCE


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Ba, 2009, 09:53:03 pm

TÔI XIN CHỊU HOÀN TOÀN TRÁCH NHIỆM…

(Trích tuyên bố của viên quan hai Xavier de Villeneuve
trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Pháp LE MONDE (Thế giới)
ngày 11-9-1952)


“… Viên quan hai de Villeneuve đặc biệt khẩn khoản để tôi nêu với sự chính xác nhất một số lời tuyên bố với tôi. Sau đây là những lời tuyên bố dưới hình thức hỏi và đáp:

Hỏi: Sự thất bại của những cuộc tiến công năm 1951 có ảnh hưởng đến tinh thần Việt Minh không?

Đáp: Hoàn toàn không. Việt Minh có một quân đội sùng tín được nhân dân hoàn toàn ủng hộ. Họ cũng luôn luôn tin ở thắng lợi cuối cùng, và tôi không hề thấy có sự khác nhau giữa tinh thần của họ hiện nay so với hai năm về trước.

Hỏi: Đài phát thanh bí mật Việt Minh đã nhiều lần phát đi những tuyên ngôn do nhiều tù binh ký đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Ông có nghe nói đến không?

Đáp: Bản thân tôi đã ký nhiều tuyên ngôn, cũng như các bạn tôi. Chúng tôi không hề bị một sức ép nào cả. Thời gian đầu mới bị giam giữ, trong chín tháng tôi từ chối không ký, tuy nhiên tôi vẫn được phóng thích. Trong năm qua, tất cả tù binh đều ký vào các bản tuyên ngôn được đưa cho họ.

Hỏi: Ông được phóng thích có điều kiện nào không?

Đáp: Người ta không hề yêu cầu chúng tôi điều gì, trừ việc không chỉ vị trí của trại và không cung cấp những tin tức thuộc lĩnh vực quân sự.

Hỏi: Chỉ có mười tám trên một trăm tù binh được phóng thích. Sự lựa chọn được tiến hành như thế nào?

Đáp: Dựa vào sự cư xử của chúng tôi trong thời gian bị giam, người ta phóng thích những ai xử sự một cách “xã hội hóa” nhất trong trại.

Hỏi: Người ta nói rằng Việt Minh bắt buộc tù binh ký những bản tuyên bố thừa nhận họ đã phạm những tội ác chiến tranh.

Đáp: Điều đó là sai. Người ta không bao giờ bắt buộc chúng tôi phải ký bất cứ cái gì. Tuy nhiên, tất cả các sĩ quan trong trại đều đã ký những bản tuyên bố về những tội ác mà chúng tôi trông thấy.

Bỗng đơ Vin-nơ-vơ chữa lại và nói thêm một cách bứt rứt: “ Xin ông nói rõ cho “về những tội ác mà chúng tôi đã phạm phải”!”

Hỏi: Những tội ác gì? Bản thân ông cũng đã phạm những tội ác gì?

Đáp: Vâng, có một lần tôi đã cho lính của tôi giết một người dân mà tôi cho là một cán bộ Việt Minh.

Hỏi: Tất cả các sỹ quan trong trại ông có đồng tình với ý kiến của ông về tình hình ở khu vực Việt Minh không?

Đáp: Tất cả, không trừ một ai.

Hỏi: ông có phải là cộng sản không?

Đáp: Không, và có lẽ tôi sẽ không bao giờ là cộng sản. Trong thời gian bị giam, tôi đã đọc những tác phẩm của Mác và Lê-nin, cũng như những sách báo nói về Trung Quốc cộng sản và Liên Xô. Đó là một vấn đề mà tôi quan tâm, nhưng tôi không phải là cộng sản.

Hỏi: ông biết những lời tuyên bố của ông có nguy cơ gây nên một sự chấn động nào đó chứ? Ông chịu trách nhiệm chứ?

Đáp: Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Các bạn tôi và tôi đều tin rằng có một số điều cần phải nói về cuộc chiến tranh Đông Dương”.




Article paru dans “LE MONDE”
du 11-9-1952

JE PRENDS ENTIÈREMENT LA RESPONSABILITÉ...
XAVIER DE VILLENEUVE
(PG du Camp No 1 libéré le 14-7-1952)


“… Le lieutenant de Villeneuve a insisté particulièrement pour que je cite avec la plus grande exactitude quelques unes des déclarations qu’il m’a faites. Les voici sous forme de questions et de réponses:

Q: Les échecs des offensives de l’année 1951 n’ont-ils pas atteint le moral Viet Minh?

R: Absolument pas. Les Viet Minh ont une armée fanatique soutenue à fond par la population. Ils sont toujours aussi convaincus de la victoire finale. Et je ne vois aucune différence entre leur moral actuellement et ce qu’il était il y a deux ans.

Q: La radio clandestine Viet Minh a diffusé à plusieurs reprises des manifestes signés de nombreux prisonniers demandant la fin de la guerre au Vietnam. En avez-vous entendu parler?

R: J’ai signé moi- même plusieurs manifestes, ainsi que mes camarades. Nous n’ avons subi aucune pression. Au début de ma captivité, pendant neuf mois j’ai refusé de signer, j’ai pourtant été libéré. Au cours de la dernière année, les manifestes qui nous ont été présentés ont été signés par tous les prisonniers.

Q: Avez vous été libéré sous conditions?

R: On ne nous a rien demandé, sauf de ne pas indiquer la position du camp et de ne pas donner des renseignements d’ordre militaire.

Q: Dix huit prisonniers seulement sur cent ont été libérés. Comment s’est faite la sélection?

R: D’après notre comportement en captivité, on a libéré ceux qui s’étaient comportés de la façon la plus “sociale” dans le camp.

Q: On dit que les Viet Minh obligent les prisonniers à signer des déclarations reconnaissant qu’ils ont commis des crimes de guerre.

R: C’est faux. On ne nous a jamais obligés à signer quoi que ce fut. Pourtant, tous les officiers du camp ont signé des déclarations sur les atrocités que nous avons vu commettre.

De Villeneuve se reprend brusquement et nerveusement ajoute: “Dites bien” sur des atrocités que nous avons commises””.

Q: Quelles atrocités? Vous en avez commis vous-mêmp?

R: Oui, une fois j’ai fait tuer par mes hommes un civil que j’ai pris pour un Viet Minh.

Q: Tous les officiers de votre camp partagent-ils vos opinions sur la situation en zone Viet Minh?

R: Tous, sans exception.

Q: Êtes - vous communiste?

R: Non et je ne le serai probablement jamais. Pendant ma captivité j’ai lu des ouvrages đe Marx et de Lénine, ainsi que des publications sur la Chine communiste et l’ Union Soviétique. C’est un problème qui m’intéresse, mais je ne suis pas communiste.

Q: Vous savez que vos déclarations risquent de provoquer une certaine sensation? Vous en prenez la responsabilité?

R: Je la prends entièrement. Mes camarades et moi sont convaincus qu’il y a sur la guerre d’Indochine un certain nombre de choses qui doivent être dites.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Ba, 2009, 10:01:14 pm

* HAI MƯƠI MỐT NĂM SAU (1954-1975)

Trung tá Pi-e Sác-tông, Chỉ huy trưởng Phân Khu Biên thùy II tự trị Cao Bằng, phong thích tại Việt Trì ngày 3-9-1954 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam.

(Trích “ĐƯỜNG SỐ 4 TẤN THẢM KỊCH CAO BẰNG”, Pi-e Sác-tông. Nhà xuất bản ALBATROS, 12-1975 “RC4 - LA TRAGÉDIE DE CAO BANG”, Pierre Charton, Editions ALBATROS, 12-1975.”)


*… “Thời gian trôi qua. Thế rồi ông Tân phó trưởng trại đến thăm tôi, đó là một người còn rất trẻ tên là Kỳ Thu, có học vấn tốt và thân ái mà một cán bộ Việt có thể có được. Ông ta nói chuyện này chuyện khác, một cách tao nhã và bằng một giọng nhã nhặn.

Một buổi tối, một người lính gác đánh thức tôi dậy. Tôi phải lập tức đến ngay chỗ ở của ông phó trưởng trại.

- Tôi mời ông ăn bữa cơm tối, ông Kỳ Thu nói với tôi.

Tôi không thể nào từ chối và, Chúa ơi, tôi đã được ăn một bữa cơm tươm tất do một binh sỹ Việt Nam phục vụ, như là khách mời thực sự. Câu chuyện mang tính chất xã giao nhiều hơn là chính trị...

Trong suốt cả thời gian tôi bị cầm tù, tôi không còn được một cán bộ Việt nào mời tôi nữa.

Tuy vậy, một thứ tình bạn không được thú nhận đã được xác lập giữa ông Kỳ Thu và tôi, tình bạn do quý trọng lẫn nhau...”.(Trang 98 - Sách đã dẫn)
1.



* “… Người kế tục, ông Kỳ Thu trẻ tuổi, mà tôi đã nói đến, người cộng sản vững tin ở lý tưởng của mình (nhưng hơi quá mức nên chắc sẽ không bền) nhưng công bằng và chính trực, nắm trong tay vận mệnh của chúng tôi. Chúng tôi ngay lập tức được đối xử và ăn uống vô cùng tốt hơn. Chúng tôi được lĩnh quần áo vải để thay bộ đồ rách rưới và mỗi người một cái chăn…”(Trang 109 - Sách đã dẫn)2.



* “… Nhờ ông Kỳ Thu, đời sống tiện nghi của chúng tôi được nâng cao. Ăn uống được cải thiện. Chính các tù binh sỹ quan làm bếp... Ông Kỳ Thu yêu cầu chúng tôi tự quản lý lấy kinh phí dành cho trại. Chúng tôi tự chọn lấy những người chịu trách nhiệm đi chợ mua thức ăn. Kết quả thật là nhanh chóng và kỳ diệu, tất cả mọi người lấy lại được sức khỏe...”(Trang 112 - Sách đã dẫn)3.
___________________________________
1. “... Le temps passa. Puis je reçus la visite du nouvel adjoint au chef de camp, un tout jeune homme nommé Ky Tu, bien élevé et sympathique autant que peut l’être un Viet. ll me parla de choses et d’autres, gentiment et sur un ton poli.
      Un soir, une sentinelle me réveilla. Je devins me rendre immédiatement chez l’adjoint au chef de camp.
      - Je vous invite à dîner, me dit Ky Tu.
      ll m’était impossible de refuser et mon Dieu, je fis en véritable invité, un repas correct servi par un militaire Viet. La conversation fut beaucoup plus mondaine que politique…
      De toute ma captivité, je ne fus plus jamais invité par un cadre Viet.
      Et pourtant, une sorte d’amitié non avouée s’était établie entre Ky Tu et moi, faite d’estime mutuelle”. (Page 98- Ouvrage cité).
2. “... Son successeur, le jeune Ky Tu, dont j’ai déjà parlé, communiste convaincu (trop même pour que cela dure) mais juste et honnête, prit en mains nos destinées. Nous fumes aussitôt infiniment mieux traités et mieux nourris. Nous touchâmes des tenues de toile pour remplacer nos guenilles, et une couverture chacun…”1 (Page 109 - Ouvrage cité).
3. “Grâce à Ky Tu, notre confort augmentait. La nourriture s’améliorait. C’étaient des prisonniers officiers qui faisaient ia cuisine... Ky Tu nous demanda de gérer nous - mêmes les crédits attribués au camp. Des responsables choisis parmi nous faisaient les achats au marché. Les résultats furent rapides et prodigieux, tout le monde reprit des forces…” (Page 112 - Ouvrage cité).


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Ba, 2009, 10:11:23 pm

* BA MƯƠI CHÍN NĂM SAU (1954-1993)

Trung úy Lu-i Chiêng, sĩ quan tình báo trong ban tham mưu tiểu đoàn dù Lê dương số 1, phóng thích tại Việt Trì ngày 3-9-1954 theo hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam.

(Trích “NHỮNG BINH LÍNH BỊ LÃNG QUÊN-TỪ CAO BẰNG ĐẾN CÁC TRẠI CẢI TẠO CỦA VIỆT MINH”. Lu-i Chiêng, Nhà xuất bản ALBIN MICHEL, 3-1993. “LES SOLDATS OUBLIÉS - DE CAO BANG AUX CAMPS DE RÉÉDUCATION”, Louis Stien, Editions ALBIN MICHEL, 3-1993).


* “Với ông ta (Kỳ Thu- T.G) sự quản lý trở nên dễ chịu: hai trung tá tái hợp với chúng tôi và tham gia đời sống của chúng tôi. Họ rất sung sướng và bảo đảm phần công việc của họ. Những hình phạt thân thể và ăn uống bị xóa bỏ; sự tống giam vào “chuồng trâu” vẫn còn, nhưng thưa thớt, không kèm theo những sự tàn nhẫn, cũng như nhịn ăn, khẩu phần gạo tăng lên...”(trang 171- Sách đã dẫn)1.


* “Khi tôi bước vào trong nhà, ông Kỳ Thu đang ngồi sau cái bàn...ông ta nhìn tôi, lạnh lùng, thản nhiên, và khoát một cử chỉ cho tôi ngồi xuống. Tôi chờ đợi một lời la mắng hoặc một câu hỏi. Không có gì như thế: ông ta đưa ra một sự nhận xét đơn giản, không thể chối cãi:

- Thế nào, anh Xchiêng, đây là lần thứ hai anh trốn trại.

Rồi ông ta nín lặng...

Tôi biết trong số phận của tôi đang nằm trong tay ông. Ông có thể kết án tôi tử hình, bằng nhiều cách. Nếu ông chỉ đơn thuần tống tôi đến một trại cải tạo, mà ông biết rằng ở đó rồi sẽ chết, thì dù sao chính ông sẽ giết tôi....

Mắt ông ta lại rực sáng. Ông ta đứng dậy, không nói gì, bước ra lối cửa vào, che khuất mặt. Sau một thời gian đối với tôi hình như dài vô tận, ông ta quay lại và, giọng nói ôn tồn:

- Tôi yêu cầu anh viết bản tự phê bình, anh và những kẻ trốn trại khác”…
(Trang 251-252 - Sách đã dẫn)2


* “… Trên đường, ông Kỳ Thu đứng ngay trước các sỹ quan “chấm sổ” và trước mặt các nhà nhiếp ảnh, để nói lời từ biệt với những người khách trọ... Khi đến lượt tôi, tôi dừng lại và bắt chặt tay ông ta. Một ánh sáng ngạc nhiên lấp lánh trong đôi mắt đen của ông và lần đầu tiên tôi thấy một nụ cười thật sự trên khuôn mặt ông ta:

- Tạm biệt, ông Kỳ Thu!

- Tạm biệt, “ông” Xchiêng!

- Trung úy, thưa ông Kỳ Thu, trung úy.

Tôi không còn là một cựu sỹ quan, và tôi cũng chưa bao giờ chấp nhận tự coi mình như thế. Một sỹ quan Pháp “chấm sổ” nhìn tôi với một vẻ ngạc nhiên. Tôi bất chấp những gì anh ta có thể suy nghĩ. Ông Kỳ Thu đối với tôi là một người chính trực, vả lại ông ta còn để tôi được sống. Tôi xin cảm ơn ông ta...”
(Trang 299-300 - Sách đã dẫn).

Chiến tranh thế giới thứ hai cạn kiệt sĩ quan rồi. Đào tạo không kịp nên FFI và FTP cũng có mặt trong hàng ngũ Quân đội viễn chinh Pháp...”.

Thực hiện chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 21-11-1951 Ban chỉ huy Trại số 1 tổ chức lễ phóng thích không điều kiên cho phía đối phương 9 tù binh sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp, trong đó có viên quan năm thầy thuốc Tô-mát Đuy-rít. Cử chỉ nhân đạo của Chính phủ và Quân đội Nhân dân Việt Nam hoàn toàn bất ngờ đối với toàn thể tù binh sỹ quan Trại số 1. Viên quan năm thầy thuốc Tô-mát Đuy-rít, thay mặt đoàn tù binh sĩ quan đầu tiên được phóng thích, xúc động hứa trong buổi lễ tiễn đưa “Đoàn Nô-en” lên đường trở về với tự do:

“CHÚNG TÔI CAM KẾT ĐẤU TRANH CHO HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM BẰNG HỒI HƯƠNG QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP Ở VIỄN ĐÔNG TRONG HÀNG NGŨ CÁC TỔ CHỨC DÂN CHỦ CỦA NHÂN DÂN PHÁP”

Sau đó ít lâu, tôi được bổ nhiệm thay thế trưởng trại đi nhận công tác khác. Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 đã đi vào nề nếp, không còn cấp phó. Trên cương vị mới tôi được giao thêm trách nhiệm chi huy phó Liên trại tù binh biên giới mới đổi tên. Mỗi tháng tôi đi họp một lần ở huyện Quảng Uyên, vừa báo cáo công việc vừa nắm tình hình chung, tham gia ý kiến chỉ đạo hoạt động của các trại tù binh biên giới. Anh Lê Văn Quyết, sau này được điều động về Trại số 1 thay người giám thị cũ, tổ trưởng tổ Đảng trực thuộc Chi bộ Đảng Lao động Việt Nam Liên trại tù binh biên giới, phụ trách luôn công tác bảo vệ và công tác quản trị, động viên tôi:

- Tôi sẽ giúp anh giải quyết công việc hàng ngày để anh chăm lo giáo dục tù binh. Có việc gì khó tôi sẽ xin ý kiến anh. Mọi mệnh lệnh của anh, tôi và anh em sẽ chấp hành nghiêm chỉnh.

Từ đó bốn mươi mốt mùa xuân đã trôi qua. Bao thay đổi và biến động long trời lở đất. Cứ tưởng tôi sẽ không bao giờ gặp lại người cộng sự thân thiết đã cùng tôi sát cánh chiến đấu trong những tháng năm gian khổ ở một vùng hậu phương xa xôi của Tổ quốc. Quả đất tròn, mùa Xuân 1993, chúng tôi đã ôm nhau thân thiết ở thủ đô Hà Nội, mái tóc hai người lính đã bạc nhưng tâm hồn vẫn còn trẻ như thời trai tráng ở miền núi rừng heo hút năm xưa.
______________________________________
1. “Avec lui (Ky Thu) le régime s’adoucit: les deux colonels nous rejoignent et partagent notre vie lls sont très heureux et assurent leur part de travaux. Les punitions corporelles et alimentaires sont supprimées; la mise “aux buffles” existe toujours, mais se fait rare sans accompagnement de brutalités ni privation de nourriture. Notre ration de riz augmente...” (Page 171 Ouvrage cité).
2. “Quand je pénètre dans la maison. Ky Thu est assis derrière sa table… ll me regarde, froid, impassible, et d’un geste me fait asseoir. J’attends un sermon, ou une question. Rien de cela une simple constatation de sa part, irréfutable:
      - Alors. Stien c’est la deuxième fois que vous vous évadez.
      Et il se tait
      - Je sais que mon sort est entre vos mains. Vous pouvez me condamner à mort, de diverses façons. Si vous m’envoyez simplement dans un camp de rééducation, vous savez que c’est pour y mourir, ce sera quand même vous qui me tuerez...
      Nouvel éclair dans ses yeux ll se lève sans rien dire, va à l’entrée, me cachant ainsi son visage. Après un temps qui me semble immensément long, il se retourne et, la voix adoucie:
      - Je vous demande de rédiger votre autocritique, vous et les autres évadés” (Page 251-252. Ouvrage cité).


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 08:19:45 pm

CHƯƠNG I
TIẾN VỀ HẬU PHƯƠNG XA


Hồi đó tôi là quân nhân thuộc Tổng cục Chính trị biệt phái sang công tác tại Bộ Ngoại giao để chuẩn bị cho việc lập quan hệ ngoại giao với các nước. Chẳng bao lâu tôi được lệnh của Bộ Quốc phòng trở về gấp đơn vị nhận nhiệm vụ mới. Rời xã Đào Ngạn, huyện Yên Bình (Tuyên Quang) trên ngã ba đường đi Yên Bái - Phú Thọ, nơi bộ phận sơ tán của Bộ Ngoại giao di chuyển đến mấy tháng nay, tôi đeo ba lô cuốc bộ một mạch qua Bình Ca - Yên Lãng - Quảng Nạp về phía Chợ Chu (Thái Nguyên). Đến Quán Vuông, tôi dừng lại vào khu ATK1 dưới chân núi Hồng, tìm đến Cục Địch Vận thì trời vừa tối. Sương đêm giăng kín núi rừng. Khí lạnh buốt thấu xương. Dưới ánh đèn dầu vàng nhạt hắt ra từ chiếc đèn Hoa Kỳ, trong căn nhà lá cất trên một đồi cọ, anh Lưu Quyên2, Cục phó Cục Địch Vận, mới đi công tác ở mặt trận Đông Khê trở về, tiếp tôi. Người gầy xọp, giọng mệt mỏi, anh nói: “Cục điều cán bộ lên Cao Bằng hết rồi. Công tác đột xuất quan trọng của Cục bây giờ là tù binh. Anh đi nghỉ, mai sớm lên đường”.

Sáng hôm sau, cầm giấy giới thiệu của Cục và nhận tiền đi đường, tôi đeo ba lô cắm cúi ngày đi đêm nghỉ theo con đường số 3 lên Bắc Cạn, vượt đèo Ngân Sơn, lên thẳng Cao Bằng. Con đường dài dằng dặc, quang cảnh nhộn nhịp. Từng đoàn dân công, lưng gùi những chiếc sọt tre hoặc kĩu kịt trên vai những gánh nặng, lần lượt vượt qua trước mặt tôi. Họ là người H’mông, người Dao, người Nùng, người Tày, người Kinh, từ những đỉnh núi cao, các bản heo hút, các thị trấn mới giải phóng, đồ về xuôi phục vụ tiền tuyến. Lần này họ đi giữa ban ngày, trên đường cái thênh thang, không phải len lỏi ở bìa rừng trong sương đêm giá lạnh. Đó đây hiện ra trước mắt tôi, trên những vách đá bên đường, những khẩu hiệu viết bằng vôi, bằng than, nêu cao ý chí diệt thù của bộ đội, đồng bào địa phương. Sau Chiến địch Bô-phơ-rê cuối năm 1947 của giặc Pháp tiến công lên chiến khu Việt Bắc, đồng bào các dân tộc Cao-Bắc-Lạng rên xiết dưới ách chiếm đóng của quân xâm lược. Thấm thoắt đã ba năm họ ăn ngô, ăn sắn, ăn cháo cầm hơi, một lòng hướng về cách mạng để có ngày vui hôm nay làm chủ cuộc đời.

Tôi đến thị xã Cao Bằng thì trời nhuốm ánh hoàng hôn. Trước mắt tôi in đậm trên một ngọn đồi một pháo đài cổ vươn mình sừng sững như một con quái vật hăm dọa cả một vùng. Thị xã Cao Bằng, với bốn nghìn dân, nằm trên một bán đảo rộng khoảng 150 héc-ta cách biên giới Việt Trung 30 ki-lô-mét, được tưới mát bởi hai con sông Bằng và sông Hiến bao quanh. Pháo đài cổ được xây dựng vào những năm đầu 1890 sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ năm 1886, đặt Cao Bằng làm thủ phủ Quân Khu Biên thùy II để duy trì sự đô hộ của chúng ở miền biên giới Đông Bắc. Trước khi ta mở Chiến dịch Biên giới, địch đã ra sức củng cố tuyến phòng thủ trên con đường số 4 kéo dài 320 ki-lô-mét dọc theo biên giới Việt-Trung, đặc biệt từ Lạng Sơn đến Cao Bằng.

Tối hôm đó tôi nghỉ ở một quán trọ trong thị xã mới giải phóng. Bà chủ quán trọ là một phụ nữ người Kinh đứng tuổi, đầu chùm khăn vuông xanh, bận chiếc áo bông thâm đã bạc và sờn, dáng đi nhanh nhẹn, bưng đến trước mặt tôi một bát phở chua xà xíu, tươi cười nói: “Mời anh bộ đội ăn cho đỡ đói bụng”. Vừa lúc đó một cán bộ đường phố mặc áo ka-ki màu vàng nhạt, cổ quàng khăn len cũ, đầu đội xùm xụp chiếc mũ cối, vai đeo xà cột, bước vào quán, nói bô bô:

- Ông nhà đi dân công chưa, bà chủ?

- Dạ, nhà em đi dân công sáng nay ạ.

- Thế còn thằng cả, dáng chừng lại đi la cà với bạn rồi phải không?

- Dạ, cháu nó cũng xin đi dân công đợt này với bố cháu để thu dọn chiến trường.

Sau khi róc nước chè xanh nóng vào bát sành mời khách, bà chủ quán nói tiếp:

- Ấy, dạo này cứ tối về đến nhà, hai bố con chong đèn đến khuya bàn tán chuyện tên Quản Tu tỉnh trưởng Cao Bằng, và tên chánh cẩm Liên bị Tòa án quân sự tỉnh xử bắn về tội ác chồng chất đối với dân chúng địa phương.

Câu chuyện thời sự hấp dẫn, ông khách bắt chuyện luôn, giọng oang oang:

- Quản Tu, tên cúng cơm là Nông Ngọc Tu, tức Hai Tư, đeo lon quan hai. Còn Pi Qúy Liên vào làng Tây, có tên Pháp là Hăng-ri Sáp-pha. Tôi rất tiết hôm ta xử bắn bọn gian ác này, tôi có chút việc đi xa. Chúng nó chạy theo quan thầy Sác-tông nhưng nào có thoát...
_______________________________
1. ATK = An Toàn Khu, tên gọi nơi đóng các cơ quan đầu não kháng chiến ở Việt Bắc.
2. Anh Lưu Quyên tức Lưu Đức Hiểu, nguyên ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, trong Ban Pháp vận của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trước ngày kháng chiến toàn quốc 19-12-1946.



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 08:20:41 pm

Ngày 8-11-1950, một tháng sau Chiến thắng Biên giới, Tòa án quân sự tỉnh Cao Bàng đã mở phiên tòa công khai xét xử bọn tội phạm bị bắt trong Chiến dịch Biên giới. Tòa gồm các ông Bế Ngọc Bảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Cao Bằng, ngồi ghế chánh án, ông Nông Công Dũng, hội thẩm chính trị, ông Đoàn Văn Hiếu, hội thẩm pháp luật, ông Hoàng Huy Toại, công cán ủy viên, và ông Đinh Ngọc Cận, lục sự. Tại phiên tòa này, 8 tên tội phạm có nhiều nợ máu với nhân dân đã bị kết án xử tử, 4 tên khác bị kết án tù chung thân. Nhân dân kiến nghị với chính phủ đưa cả viên quan năm Pi-e Sác-tông, chỉ huy trưởng Phân Khu Biên thùy II Cao Bằng ra xét xử trước Tòa án quân sự đặc biệt tỉnh Cao Bằng cùng với Quản Tu, tỉnh trưởng, về những tội ác đối với dân chúng trong những năm giặc Pháp chiếm đóng Cao Bằng. Cán bộ kiên trì giải thích chính sách khoan hồng của Cụ Hồ và chính phủ đối với tù binh mới làm dịu sự căm phẫn của dân.

Đêm ấy tôi không sao chợp mắt khi nghe tiếng loa truyền thanh của Ty Thông tin Cao Bằng văng vẳng bên tai tổng kết thành tích của đồng bào các dân tộc miền núi Cao Bằng đã góp phần to lớn cùng bộ đội làm nên Chiến thắng Biên giới lịch sử 1950. Dưới ách chiếm đóng của giặc Pháp, Cao Bằng chịu vô vàn đắng cay, tủi nhục, nhưng tấm lòng thủy chung đối với cách mạng của Cao Bằng luôn sáng chói như một vì sao trong đêm tối lầm than.

Trong hai năm 1949-1950, mặc dù đời sống cơ cực, đồng bào các dân tộc Cao Bằng - không trừ một huyện nào - đã tự nguyện dành thóc gạo bán hoặc ủng hộ cách mạng 1.267.415 ki-lô-gam quân lương nuôi quân đánh giặc. Theo bản tin ngày 11-12-1950 của Ty Thông tin Cao Bằng, trong Chiến dịch Biên giới, đồng bào đã đi dân công phục vụ các chiến trường 68.639 lượt người, vận chuyển cho bộ đội 6.738.775 ki-lô-gam lương thực, đạn dược phương tiện chiến đấu… và đi một đoạn đường dài tổng cộng 26.319.625 ki-lô-mét, hơn nửa vòng trái đất, gấp hơn 68 lần khoảng cách từ trái đất lên mặt trăng1.

Rõ ràng những lời cảnh cáo quân thù trước cửa ngõ thị xã Cao Bằng và dọc đường số 4 đã báo giờ cáo chung của đạo quân Lê dương số 3 đóng ở Cao Bằng: “Đường số 4 - CON ĐƯỜNG CHẾT” - “Đường số 4 - VÙI THÂY QUÂN THÙ” - “HỠI BINH LÍNH LÊ DƯƠNG - HÃY ĐẦU HÀNG TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!”


*

Thị trấn Quảng Uyên, cách thị xã Cao Bằng 37 ki-lô-mét về phía Đông Bắc, khá đông vui. Những cửa hiệu, nhà hàng, quán ăn, hàng nước dọc đường phố huyện, lúc nào cũng đông khách vào ra mua bán, ăn uống tấp nập. Hàng hóa phong phú, cả hàng Tàu, hàng Tây, hầu như thứ gì cũng có. Khách có thể mua ngoài hàng nội địa, xà phòng thơm Thượng Hải, sữa hộp con chim “Nestlé”, bánh quy săm-pa, và cả bơ, pho-mát, sô-cô-la, thuốc lá thơm Cô-táp.

Chợ cứ năm ngày họp một phiên, thu hút đồng bào các dân tộc quanh vùng mang theo những đặc sản như mật ong, măng khô, đường phèn và cả gà vịt, ngan ngỗng, rau tươi. Trong màu áo chàm, áo sọc đỏ xen lẫn màu áo ka-ki vàng của cán bộ đeo xà cột, màu áo xanh lá cây của bộ đội, đôi khi cả màu áo xanh công nhân nhem nhuốc dầu mỡ của cánh lái xe Mô-lô-tô-va từ phía Trùng Khánh Phủ đổ về muộn, vải bạt chùm kín mít, đậu phía xa xa dưới những gốc cây cổ thụ ở cuối phố huyện.

Thị trấn Quảng Uyên nay còn có thêm những “khách bắt buộc”. Đó là tù binh Lê dương, Ma-rốc, Xê-nê-ga-le... cũng “đi chợ” có bộ đội áp giải - nói đúng hơn là tải gạo hoặc thực phẩm từ các kho gạo gần huyện lỵ và từ chợ về các trại đóng rải rác cách thị trấn khoảng 5-10 ki-lô-mét trên đường Quảng Uyên - Trùng Khánh. Chúng ngồi nghỉ túm tụm ven đường cái, dưới những gốc cây to, uống xì xụp bát nước chè xanh nóng, khoan khoái rít từng hơi thuốc lá, ăn nghiến ngấu một múi bưởi, một quả ổi hoặc một đẵn mía đường - “quà” của những người dân địa phương giàu lòng nhân đạo. Tất nhiên không ai nói cho chúng biết rằng nơi đây hai máy bay khu trục Pháp đã đến gieo tội ác, bắn phá làng Tục Ngôn cách phố huyện Quảng Uyên một ki-lô-mét vào ngày 19-5-1950 và sau đó ngày 2-7-1950, quân dân Quảng Uyên, căm thù giặc sâu sắc, đã anh dũng chặn đánh 400 tên lính Pháp và ngụy binh từ thị xã Cao Bằng mở cuộc hành quân tiến công vùng An Lại ở chân đèo Mã Phục, giết chết 11 tên, một số bị thương, phải rút chạy về thị xã Cao Bằng. Để phục vụ Chiến dịch Biên giới, chỉ tính 6 tháng đầu năm 1950, nhân dân huyện Quảng Uyên đã thắt lưng buộc bụng, chắt chiu từng hạt gạo bán cho bộ đội 55.457 ki-lô-gam, đi dân công vận tải, sửa đường 29.313 lượt người. Vậy mà bây giờ họ lại gánh thêm một nhiệm vụ nặng nề của hậu phương: san sẻ lương thực, thực phẩm và cả nhà ở trong các bản làng cho hàng ngàn Tây trắng, Tây đen dữ dằn mới hôm qua còn là kẻ thù của họ. Tấm lòng nhân đạo của nhân dân các dân tộc miền núi Cao Bằng cao cả biết bao nhiêu!
_________________________________
1. Chu vi xích đạo Trái Đất: 40.075.696 ki-lô-mét. Khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng tới Trái Đất - 384.400 ki-lô-mét.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 08:21:34 pm

Anh Lưu Thanh, Giám đốc Trại tù binh biên giới, tiếp tôi trên một căn nhà sàn rộng rãi, thoáng mát của dân ở bản Nà Pheo, cách thị trấn Quảng Uyên khoảng 5-6 ki-lô-mét. Xem xong giấy giới thiệu của Cục Địch Vận, anh tươi cười nói, giọng cởi mở, như đã từng quen biết tôi từ lâu: “- A, lại thêm một lính mới tăng cường cho Trại tù binh biên giới. Cậu ăn uống gì chưa? Rồi à! Ngủ luôn với bọn mình ở đây đêm nay, ta nói chuyện công việc luôn thể”.

Anh Lưu Thanh, quê ở xã Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên cũ, tham gia cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám ở địa phương, nguyên ủy viên Ủy ban Hành chính huyện Văn Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, anh chuyển ngành làm phái viên chính trị Trung đoàn 36 của địa phương. Đầu năm 1948, anh được điều động lên Trung ương làm công tác vận động binh lính địch và được cử làm Phó Ban Địch Vận Mặt trận Biên giới 1950. Vóc người anh vạm vỡ, nước da ngăm đen, khuôn mặt vuông, đôi mắt sáng dưới hàng lông mày rậm, cử chỉ nhanh nhẹn. Ngay từ phút đầu tiên, anh đã gây cho tôi mối thiện cảm với thái độ ân cần, cởi mở, không che giấu những khó khăn to lớn của công tác tù binh còn hoàn toàn mới mẻ đối với đơn vị.

Sau khi bày ra đĩa một phong bánh chè lam mời tôi ăn, anh nói:

- Sau Chiến dịch Biên giới, bộ đội giải về lốc nhốc từng đoàn tù binh trong khi Trại tù binh biên giới mới thành lập thiếu thốn mọi bề. Ban giám đốc trại chỉ có hai bàn tay trắng, tất cả đều trông cậy vào sự giúp đỡ của chính quyền địa phương Cao Bằng. Trước mắt, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh điều về cho Trại tù binh biên giới một trung đoàn bộ đội địa phương làm nhiệm vụ canh gác từ binh. Vấn đề gay go nhất hiện nay là lo chạy gạo cho tù binh ăn, chưa nói thuốc men, quần áo. Trong những tháng đầu, Tổng cục Cung cấp phát cho trại phiếu lĩnh gạo ở các kho lương thực của quân đội. Sau này, chưa biết tính sao khi mặt trận lùi dần về Trung du...

Trong ánh đèn dầu vàng nhạt tôi thoáng thấy hiện lên trên trán anh những nếp răn của tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức - kỷ luật trong tình hình khó khăn anh đang phải phấn đấu vượt qua. Anh nói tiếp, vẻ mặt không vui:

- Mặc dầu anh Dương Công Hoạt, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng và anh Hồng Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh, rất quan tâm giúp đỡ Trại tù binh biên giới nhưng khả năng của địa phương có hạn. Bản thân giám đốc trại phải lo chạy gạo cho tù binh hàng ngày; ngoài huyện Quảng Uyên tôi phải đến cả các huyện Trùng Khánh, Hòa An, Phục Hòa... và xa hơn là Nguyên Bình, xộc cả vào Tỉnh đội Cao Bằng để vay gạo mà cũng chỉ được nhỏ giọt từng đợt.

Cuối cùng trại đành vay gạo của dân, dân hết gạo thì vay ngô, rồi nhờ cối của dân mà xay. Cán bộ chiến sĩ cũng ăn ngô... Tiền chưa có, anh em mua chịu của dân bí ngô, rau xanh, cả lợn, bò, trâu. Đến hạn trả nợ dân, Cục chưa gửi tiền lên kịp, đành khất nợ dân.

Tôi chia xẻ nỗi buồn của anh và nhẩm tính thì thấy với khoảng hai ngàn tù binh, mỗi ngày ta phải cung cấp cho chúng 1.600 kg gạo, một tháng 48.000 kg, chưa kể cán bộ, chiến sĩ. Tôi hỏi thêm:

- Thế còn vấn đề mục cho tù binh thì sao?

Giám đốc Trại tù binh biên giới bật lên như đụng vào lửa. Anh nhếch mép cười gượng gạo, rồi đột nhiên nói như quát với ai:

- Đào đâu ra một lúc hàng ngàn bộ áo quần mới và cả áo ấm, chăn màn cho tù binh! Chấy rận kinh khủng, tù binh hôi hám, đau ốm nhiều…

Cán bộ của trại ngày nào cũng lên gặp Ban giám đốc đòi hỏi cấp phát áo quần, thuốc chữa bệnh ỉa chảy, kiết lỵ... cho tù binh. Ở địa phương Cao Bằng bao năm sống dưới ách kìm kẹp của địch, đâu có nhà máy hoặc cơ sở nào sản xuất vải, quần áo may mặc, thuốc chữa bệnh... Chỉ toàn là những khung cửi dệt. Điện không có. Máy bay địch bắn phá ngày đêm…

Ngừng một lát, anh nói tiếp:

- Ở thị xã Cao Bằng, một cán bộ coi kho quân lương của Tổng cục Cung cấp buồn rầu nói với tôi: “Nếu viên quan năm Sác-tông không hạ lệnh nổ mìn đốt cháy kho lương thực gồm hàng trăm ngàn tấn gạo, cả kho quân trang, kho dụng cụ y tế và thuốc chữa bệnh chất dưới hầm ngầm trước khi rút chạy thì bây giờ chưa đến nỗi ta thiếu gạo, quần áo, thuốc chữa bệnh cấp cho tù binh! Số gạo chưa cháy hết còn khét lẹt mùi xăng. Dân chúng kể lại cả thị xã Cao Bằng rung chuyển, chìm trong khói lửa.

Nghe người giám đốc bộc bạch những khó khăn khách quan chồng chất buổi ban đầu của Trại tù binh biên giới Cao Bằng, tôi càng hiểu rõ hơn nhiệm vụ nặng nề đang chờ đợi tôi và đồng đội ở phía trước.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 08:36:49 pm

*

Ở hậu phương xa; đêm đêm những đoàn xe tải Mô-lô-tô-va ầm ì, hối hả chạy về xuôi trên cả hai con đường chiến lược số 3 và số 4. Tiền tuyến đang kêu gọi. Đồng bào Cao Bằng một lần nữa lại vào trận, đi đầu là thanh niên. Chiều 3-12-1950, Tỉnh đoàn Thanh niên Cao Bằng đã làm lễ trọng thể xuất phát cho thanh niên đi sửa đường, sửa cầu sau khi cùng bộ đội thu dọn chiến trường. Anh em thanh niên kháo nhau:

- “Chiến lợi phẩm” thu được trong Chiến dịch Biên giới dễ có đến hàng vạn tấn vũ khí, đạn đủ loại. Chưa kể xe tăng bị bắn cháy dọc đường, cam-nhông lao xuống vực còn chất đầy thực phẩm các loại

- Xì, tớ chỉ thích sữa hộp thôi. Còn đồ hộp, tanh bỏ mẹ. Có thứ ngửi mùi như xà phòng. Hỏi thì có cậu bảo là “pho-mát”.

- Cái thỏi gì đen đen, gói trong giấy bạc, đắng ơi là đắng. Cán bộ cho, tớ vứt hết.

- Quân ta lớn như Phù Đổng. Khoái quá, vũ khí có lẽ đủ trang bị cho 3-4 sư đoàn mới. Nghe cán bộ nói thế...

- Phen này, cánh ta đi sửa đường cho thật tốt, chở vũ khí về xuôi cho bộ đội đánh giặc. Giải phóng Thủ đô, thế nào Cao Bằng cũng có đại diện thanh niên về thăm Hà Nội và được gặp Bác Hồ.

Bắt đầu từ cuối tháng 12-1950, Trại tù binh biên giới Cao Bằng cũng chuyển động mạnh mẽ phục vụ tiền tuyến: bố trí lực lượng tù binh khoẻ mạnh đi sửa đường. Tôi được nghe Ban giám đốc thông báo: Thứ trưởng Bộ Giao thông Lê Dung đến làm việc trực tiếp với Ban giám đốc Trại tù binh biên giới đặt vấn đề huy động nhân lực tù binh đi sửa đường bắt đầu từ tháng 1-1951. Bộ giao thông sẽ cung cấp quần áo và tăng thêm khẩu phần gạo cho tù binh, điều xe tải chở gạo đến các cung đường quy định. Thế là vấn đề ăn và mặc cho tù binh tạm thời được giải quyết. Tất cả các cung đường Ban giám đốc trại nhận với Bộ Giao thông cách xa mặt trận hàng trăm ki-lô-mét, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tù binh.

Trong khi chờ đợi, Ban giám đốc phân công tôi về bộ phận giáo dục tù binh Âu Phi do anh Nguyễn Thúc Đại, học viên cũ trường sỹ quan lục quân khóa I (1946), Phó giám đốc, phụ trách. Anh Hoàng Quang Thanh (bí danh Thanh Huệ) cùng công tác ở Phòng Âu Phi, Cục Địch Vận, với anh Nguyễn Thúc Đại, được điều động làm Phó giám đốc, phụ trách công tác quản trị hành chính. Guồng máy của Trại tù binh biên giới bắt đầu đi vào nề nếp, hoạt động mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới: cải thiện đời sống, đẩy mạnh công tác giáo dục tù binh Âu Phi, tiến tới thành lập ở các trại Ủy ban đấu tranh đòi hòa bình ở Việt Nam bằng hồi hương Quân đội viễn chinh Pháp, gọi tắt là “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HUƠNG”.

Từ ngày anh Hoàng Quang Thanh được tăng cường về phụ trách công tác quản trị - hành chính Trại tù binh biên giới, đời sống tù binh được cải thiện rõ rệt. Là một cán bộ năng động, tháo vát, có đầu óc tổ chức và tinh thần trách nhiệm, anh không ngồi yên một chỗ mà chạy như “đèn cù” lo cái ăn, cái mặc, thuốc chữa bệnh... cho tù binh. Cán bộ các trại có việc tìm gặp anh thật là khó khăn. Hỏi thì anh em đáp: Phó giám đốc lo chạy “cơm-áo-gạo-tiền”... Mà cũng đúng thế thật. Mỗi ngày hàng ngàn miệng ăn chứ có ít đâu!

Trong thời gian chờ đợi, anh Nguyễn Thúc Đại, bề ngoài có vẻ nghiêm khắc, nhưng tính tình cởi mở, đã nhiệt tình giúp tôi tìm hiểu tư tưởng tù binh, những vấn đề cần quan tâm giáo dục đối với cả cán bộ, chiến sĩ và tù binh Âu Phi để thực hiện chính sách khoan hồng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Với sự giúp đỡ của người bạn mới, tôi nghiên cứu chồng hồ sơ dày cộp, tìm hiểu thành phần hai binh đoàn Sác-tông và Lơ-pa-giơ cũng như diễn biến sự tan rã từng mảng của các đơn vị Lê dương, Ta-bo, Dù... từng một thời là niềm tự hào của nước Pháp sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một con số làm tôi kinh ngạc: tù binh Âu Phi bị bắt trong Chiến dịch Biên giới 1950 và các chiến trường lên đến 36 quốc tịch khác nhau. Nếu tôi nhớ không nhầm thì chúng thuộc các quốc tịch: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Thụy Sĩ, Nam Tư, Hà Lan, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Dào Nha, Phần Lan, Anh, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Tiệp Khắc, Ma-rốc, Xê-nê-gan, Ni-giê, Xa-ha-ra, Thượng Vôn-ta, Sha-nê-en, Mác-ti-ních, Rê-uy-ni-ông, Ma-đa-gát-xca, Li-băng, Ấn Độ.

Đúng là một thế giới thu nhỏ trên đất Cao Bằng, tôi bỗng mỉm cười, cái thế giới đó đang nằm dưới sự “cai trị của chúng tôi - những người “cai tù” như một số cán bộ các trại tù binh biên giới thường đùa tếu với nhau trong cuộc gặp mặt hàng tháng để rút kinh nghiệm về công tác tù binh.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 08:40:49 pm

Trong khi chờ đợi phân công công tác, tôi gặp lại anh Trương Đắc Vy tức “Từ Dũng” người bạn cùng học khoa tiếng Anh trường Ngoại ngữ năm 1947 ở xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Vốn là học sinh cũ trường Tây An-be Xa-rô ở Hà Nội, anh luôn miệng nói tiếng Tây và huýt sáo. Chiều chiều bên bờ suối, hoặc dưới ánh trăng, nhớ về thủ đô Hà Nội, anh cất lên giọng trầm những bài hát Tây một thời được thanh niên ta ưa chuộng của danh ca Pháp Ti-nô Rô-xi... Để giữ bí mật, các học binh trường Ngoại ngữ hồi bấy giờ đều thay tên đổi họ, chọn cho mình một “bí danh” theo quê quán, địa phương, tỉnh, thành hoặc một nhân vật trong truyện cổ tích, người hùng trong tiểu thuyết, hoặc tên của người yêu xa vắng. Thế là một nhóm sinh viên liền “kết họ” với nhau, nổi tiếng nhất là họ “Từ”: Từ Hạnh, Từ Bích Hoàng, Từ Hải, Từ Dũng v.v... Thật là vui nhộn với nhiều kỷ niệm không thể nào quên của buổi đầu đi vào cuộc kháng chiến. Mà sao có thể quên những tháng năm đầy gian khổ, chia ngọt xẻ bùi, thậm chí cả đau thương1 ở cái nôi đã giáo dục, rèn luyện một số khá đông học sinh, trí thức, tự nguyện rời bỏ gia đình, quê hương theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Chúng tôi chào nhau theo thói quen nghịch ngợm trong trường Ngoại ngữ cũ:

- Hello, “Mister Winter”, enfin, on se retrouve.

- Et oui, le monde est petit2.

Anh bạn “Từ Dũng” của tôi vẫn thế - rừng xanh, măng non, rau “tàu bay” và cả muỗi rùng không làm anh thay đổi bao nhiêu. Anh thuộc loại vóc người tầm thước, dáng đi hài hòa, cử chỉ lịch thiệp, khuôn mặt luôn nở nụ cười tươi của thời sinh viên, có khác chăng là bộ râu quai nón lởm chởm chưa cạo của anh. Chúng tôi chuyển đầu đề câu chuyện đi vào thực tế của hiện tại. “Từ Dũng” thì thầm:

- Cậu mới lên Cao Bằng à? Tớ đang công tác ở văn phòng ông Hoàng Quốc Việt3. Thế là đùng một cái có lệnh lên đây, trước cậu ít lâu thôi. Mais c’est la pagaie ici!4. Sắp tới họ sẽ đưa mình về trại Lê dương để nói tiếng Tây với tù binh Tây.

Thấy tối chăm chú lắng nghe anh nói, “Từ Dũng” nhún vai:

- Ngày mai Ban giám đốc sẽ tổ chức hội nghị cán bộ bàn về công tác tổ chức chuẩn bị cho tù binh đi làm đường, sửa đường, phân chia các trại và tớ sẽ làm “cai lục lộ” kiêm “giảng viên” lên lớp chính trị để mở mắt cho tù binh về chiến tranh xâm lược của bọn “đế quốc sài lang”.

Anh bạn cũ của tôi vẫn không bỏ được tính bông đùa của thời sinh viên. Tôi hỏi nhỏ anh:

- Vậy cậu có định ở lại trên này làm công tác tù binh không?

- Thế cậu bảo mình chuồn đi đâu? Anh trố mắt nhìn tôi rồi nói tiếp:

- Mệnh lệnh là mệnh lệnh. Đất này mới đúng là nơi “dụng võ” của bọn mình.

Trước yêu cầu của tình hình mới, Ban giám đốc quyết định tổ chức lại các trại tù binh theo các cung đường được giao sửa chữa, tăng cường cán bộ quản lý và giáo dục chính trị tù binh ở các trại. Trại 1 đóng ở Sóc Chang cách huyện lỵ Quảng Uyên khoảng 5-6 km, gồm các sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp không tham gia sửa đường, được di chuyển lên phía bắc tại huyện Trùng Khánh. Trại 2 và 3 chủ yếu gồm lính Lê dương sáp nhập gọi là Trại 2 đóng một bộ phận từ Bó Luông (Quảng Uyên) đến An Lại dưới chân đèo Mã Phục và một bộ phận khác đóng ở Khâu Chỉ về mạn Phục Hòa, cách thị trấn Quảng Uyên khoảng 20 ki-lô-mét. Trại 4 gồm lính Ma-rốc, An-giê-ri, Tuy-ni-di v.v... rời về Nà Phạc - Ngân Sơn (Bắc Cạn) trên con đường số 3 Bis, theo yêu cầu của Bộ Giao thông để sửa một số cung đường bị hư hại. Để bảo đảm tiếp tế thực phẩm cho tù binh Trại 4 ở cung đường xa, Ban giám đốc thành lập một trạm trung chuyển gồm một số bộ đội và tù binh Ma-rốc chuyên làm nhiệm vụ tiếp phẩm, nuôi lợn, chăn bò... Trại 5 là bệnh xá tiếp nhận tù binh ốm do một bác sĩ Việt Nam phụ trách. Đồng thời ở các trại cũng thành lập các trạm xá do y tá Việt Nam hoặc y tá tù binh đảm nhiệm việc điều trị các bệnh thông thường.

Tôi chia tay với anh bạn “Từ Dũng” như hai người lính ra trận, cọ má tôi vào bộ râu quai nón lởm chởm của anh.

- Hello, “Mister Winter”, bonne chance!

- My old chap, soon to see you again5.

Tôi đứng ở bên đường dõi mắt nhìn theo bóng “Từ Dũng với bước đi khỏe khoắn, hòa vào đoàn tù binh Lê dương rời thị trấn Quảng Uyên đi về mạn Phục Hòa. Còn tôi nhảy lên một chiếc xe Jeep của Tỉnh đội Cao Bằng với chiếc ba-lô dã chiến ngược về phía thị xã Cao Bằng để xuống Ngân Sơn, dừng chân ở Nà Phạc.

Địa chỉ mới của tôi trao cho anh bạn “Từ Dũng” lúc chia tay: BAN CHỈ HUY TRẠI TÙ BINH SỐ 4 NÀ PHẠC- BẮC CẠN
_____________________________________
1. Mở đầu cuộc hành quân Bô-phơ-rê tiến công lên Việt Bắc, trường Ngoại ngữ đóng ở Văn Lãng. xã Yên Lãng là một trong những mục tiêu bị máy bay địch ném bom, bắn phá ngày 5-10-1947.
2. Này, “Ông Đông”, cuối cùng ta lại gặp nhau - Đúng thế, quả đất tròn.
3. Ông Hoàng Quốc Việt, ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, phụ trách công tác Dân vận, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt.
4. Ở đây thật là “bát nháo”.
5. Này “Ông Đông”, chúc may mắn! - Bạn cố tri, mong sớm gặp lại.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 08:47:04 pm

CHƯƠNG II
“TỪ CỬA SỔ NHÀ TÙ...”


Tháng 9-1951 từ Trại tù binh lính Bắc Phi số 4 ở Nà Phạc (Bắc Cạn) tôi được điều động lên huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) nhận công tác tại Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1. Thời gian này công việc sửa đường của các trại tù binh đã gần hoàn tất, một số khá lớn tù binh Pháp và Âu Phi bị bắt sau Chiến dịch Biên giới 1950 đã được phóng thích không điều kiện cho đối phương.

Năm đó tôi gần tròn 24 tuổi. Các cán bộ, chiến sĩ cũng đều rất trẻ, bộ đội địa phương canh gác tù binh còn trẻ hơn nhiều, có chiến sĩ vẫn còn lông tơ trên mặt. Thời kỳ đó tất cả chúng tôi không được huấn luyện qua trường lớp nào về công tác vận động binh lính địch, cũng không thể có lớp huấn luyện nào về công tác tù binh sau Chiến thắng Biên giới 1950.

Cẩm nang quý báu và vũ khí duy nhất của chúng tôi là CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện xúc tích qua hai bức thư của Người gửi tù binh năm 1951. Tháng 6-1951, trong bức thư đầu tiên gửi tù binh, Cụ Hồ viết:

“… Nhân dân Việt Nam chỉ mong muốn thống nhất và độc lập cho Tổ quốc mình. Nhưng thực dân Pháp, nhân danh nước Pháp, nền văn minh và nền dân chủ, đã che giấu những lợi ích bỉ ổi của bọn triệu phú Pháp và Mỹ, sử dụng các người để gieo rắc chết chóc, đổ nát và sự tàn phá trên đất nước chúng tôi. Bởi vậy, chúng tôi có mối căm thù, một mối căm thù thiêng liêng và mãnh liệt chống lại bọn thực dân đầu sỏ. Nhưng sự căm thù đó không dành cho các người, những nạn nhân của chính sách tội ác thực dân mà đối với các người có nghĩa là sự nô lệ, khốn cùng và cái chết.

Bởi thế, đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức yêu nước của nước Pháp và của gia đình các nạn nhân, chúng tôi quyết định, chừng nào có thể được, làm dễ dàng cho việc hồi hương của các người, để các người có thể gặp lại gia đình, cha mẹ, vợ con của các người...”
1.

Nhân dịp Nô-en 1951, Cụ Hồ viết bức thư thứ hai cho những kẻ bại trận bị giam giữ ở bên này chiến tuyến:

“… Trong ngày lễ này, tôi nhớ đến các người, kẻ thù của chúng tôi hôm qua, những người khách bắt buộc (và tôi có thể nói những người bạn của chúng tối hôm nay), bởi vì chúng tôi biết phân biệt giữa bọn đế quốc, các tôi tớ của bọn gây chiến Mỹ, và các người, con em nhân dân lao động dũng cảm của nước Pháp và các nước khác...”2.

Cụ Hồ còn ân cần khuyên tù binh ba điều ngắn gọn, có ý nghĩa sâu sắc:

* HÃY GIỮ KỶ LUẬT
* HÃY TỎ RA CÓ ÍCH
* HÃY GIỮ GÌN SỨC KHỎE.
______________________________________
1, 2. Trích “Tập san giáo dục tù hàng binh Âu Phi” của Cục Địch Vận - Tổng cục Chính trị trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và báo tiếng Pháp “LE VLET NAM EN MARCHE” (Việt Nam tiến bước), tr. 9, số 14, tháng 12-1957.)


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 08:49:32 pm
*
NGƯỜI CHỦ BÚT BÁO “NGƯỜI CÙNG KHỔ”
VÀ VỊ CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA CHỈ LÀ MỘT


Trong lần chúng tôi gặp lại nhau tháng 5-1993 tại Hà Nội, anh Lưu Thanh, giám đốc cũ Trại tù binh biên giới Cao Bằng, kể lại:

- “… Với tư cách là Phó Ban Địch Vận Mặt trận Biên giới, tôi luôn đi sát anh Lê Liêm hồi đó là Chủ nhiệm Cục Chính trị, kiêm Chính ủy Mặt trận Đông Khê. Anh Lê Liêm, nguyên ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, nên có biết tôi.

Đông Khê là một cứ điểm kiên cố của địch trên đường số 4, là điểm tiến công mở màn Chiến dịch Biên giới. Ta tiêu diệt đồn Đông Khê và bắt sống viên quan ba A-li-úc, trưởng đồn. Một đơn vị của Đại đoàn 308 được lệnh áp giải tù binh gồm hơn 100 tên về phía sau. Anh Lê Liêm gọi tôi đến giao nhiệm vụ: - Cậu đến ngay Phòng cung cấp của Mặt trận lấy chè, đường, thuốc lá để úy lạo tù binh trước khi giải chúng về hậu phương chiều nay.

Anh Lê Liêm căn dặn: - Anh Văn1 sẽ đến gặp tù binh, có thể cả Bác nữa.

Tôi vội chạy đi làm nhiệm vụ. Bộ đội áp giải cho tù binh nghỉ dưới rặng cây trên con đường rải đá ở bìa rừng. Đứa nằm, đứa ngồi hút thuốc lá vẻ khoan khoái sau khi được uống nước giải khát chè đường. Quả nhiên, khoảng ba giờ chiều anh Văn đến, cùng đi có anh Hoàng Văn Thái, Chỉ huy trưởng Mặt trận Đông Khê và anh Lê Liêm, Cục trưởng Cục Chính trị. Các anh thăm hỏi và nói chuyện với tù binh hồi lâu thì có một ông cụ mặc bộ đồ ka-ki màu vàng nhạt, đầu đội mũ cứng, khăn mặt vắt trên quai mũ che kín bộ râu, tay chống gậy, chân đi dép cao su, dáng đi nhanh nhẹn, xuất hiện. Theo sau ông cụ là một người lính bảo vệ vai khoác khẩu ca-bin. Lúc nay tù binh đã được lệnh tiếp tục lên đường. Cụ Hồ vượt qua đám tù binh một đoạn rồi quay trở lại, vừa đi vừa quan sát bọn quan quân cất bước nặng nề trên con đường rải đá ở bìa rừng. Tôi đứng xa quan sát thấy Cụ Hồ bỗng dừng lại hỏi chuyện một tù bình người Âu, mình trần, chỉ còn cái quần cộc, chân không giầy, đi lết cuối cùng.

Mặt trời đã lấp sau những rặng núi phía Tây. Cụ Hồ nhìn trời, nhìn tên tù binh đứng trước mặt, thoắt cái Cụ Hồ cởi chiếc áo ka-ki đang mặc đưa cho tên tù bình đó. Nó sững sờ giây lát, rồi nắm chặt hai bàn tay ông già tốt bụng, cảm ơn rối rít. Sau khi tên tù binh tiếp tục lê gót chân bám theo đoàn, Cụ Hồ tiến gần đến người lính bảo vệ dặn dò mấy câu rồi đi ngược lại con đường cũ, trở về Bộ chỉ huy Chiến dịch...

Anh Lưu Thanh kế tiếp:

Tôi đứng xa quan sát không biết Cụ Hồ nói gì với cậu chiến sĩ trẻ áp giải tù binh. Tôi cắm đầu chạy theo hỏi thì được biết Cụ Hồ căn dặn: -“Các chú phải đối xử tử tế với tù binh nhưng cũng phải cảnh giác kẻo tù bình cướp súng đấy. Ở đây vẫn còn là mặt trận.:.”. Sau này tôi được biết tên tù binh người Âu kia, quốc tịch Ý, nhưng không nhớ tên. Rồi bận việc tôi cũng quên khuấy chuyện đó.

Tôi suy nghĩ: Cụ Hồ đối xử nhân đạo với tù binh nhưng không quên bảo vệ tính mạng các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở mặt trận. Cụ Hồ đề xướng chính sách khoan hồng đối với tù binh và cũng là người đầu tiên thực hiện chính sách khoan hồng đó của Đảng, của quân đội và nhân dân Việt Nam. Người sáng lập và chủ bút tờ báo “Người cùng khổ” (LE PARIA) năm 1922 trên đất Pháp và người sáng lập, vị Chủ tịch đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hai mươi ba năm sau vẫn chỉ là MỘT.
_______________________________________
1. Tên gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 08:53:09 pm

*
“CHÍNH TRONG MỘT TRẠI TÙ BINH VIỆT NAM TÔI MỚI BẮT ĐẦU ĐƯỢC TỰ DO”.
Quan năm Pi-e Sác-tông



Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 cũng như các trại tù binh Âu Phi khác không có hàng rào kẽm gai và hào sâu bao quanh trại, không có chòi canh bốn phía với những khẩu súng FM sẵn sàng nhả đạn, không có đèn pha sáng rực quét trong đêm tối phát hiện những bóng đen vượt ngục. Bởi một lẽ giản dị tù binh sống trong những căn nhà sàn của dân từ đầu đến cuối bản. Hàng rào canh gác tù binh là “tai mắt” của dân bản ở vòng trong và cái “thiên la địa võng” gồm đồng bào các dân tộc trong vùng mới giải phóng ở vòng ngoài, kéo dài đến sát các đồn địch còn chốt ở miền Trung du xa xôi, cách Cao Bằng hàng trăm ki-lô-mét.

Viên quan năm Sác-tông, chỉ huy trưởng Phân Khu Biên thùy II Cao Bằng, trước lúc bị bắt làm tù binh, đinh ninh cho rằng dân chúng Cao Bằng trung thành với nước Pháp. Than ôi, hắn đã bị vỡ “giấc mộng vàng” khi Trại số 1 còn đóng ở bản Nà Lèng thuộc địa phận huyện Quảng Uyên, dân chúng địa phương đã bắt giải về trại 5 tên tù binh Pháp trốn trại ngày 2-12-1950. Trong đó có viên quan ba Pi-e Mô-ri-se (F.I), chỉ huy tiểu đoàn lính dõng, thuộc binh đoàn Sác-tông, nói tiếng Tày, tiếng Kinh khá thạo. Mẩu giấy vẽ đường đi trốn do một viên đội Pháp trao cho Sác-tông ở bản Nà Lèng được giấu trong bao kính của hắn, cuối cùng cũng bị bộ đội bảo vệ phát hiện sau khi chuyển Trại số 1 lên phía bắc huyện Trùng Khánh. Từ đó Sác-tông vui lòng làm “người khách bắt buộc” tại Trại số 1 cho đến khi được trao trả tự do ở Việt Trì sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954.

Vào dịp tôi đến nhận công tác tại Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 thì “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” của tù binh được thành lập ngày 22-9-1951 gồm 7 người đại diện cho các binh chủng và cấp bậc sĩ quan. Sau này các thành viên của Ủy ban được tù binh bầu bổ sung theo từng thời kỳ và do viên quan hai Bơ-cle Giăng Giắc, tiểu đoàn Ta-bo thứ ba, thuộc binh đoàn Sác-tông, làm thư ký trong một thời gian dài cho đến ngày hòa bình được lập lại ở Việt Nam 1954.

Mục đích thành lập “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” ở Trại số 1 được toàn thể tù binh sĩ quan thảo luận và thống nhất:

- Đấu tranh cho HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM BẰNG HỒI HƯƠNG QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP.

- Đấu tranh cho HÒA BÌNH THẾ GIỚI.

Nhiệm vụ của Ủy ban là hướng dẫn và lãnh đạo cuộc đấu tranh của toàn thể tù binh trong trại, soạn thảo những tuyên ngôn, tuyên bố, lời kêu gọi, thư ngỏ v.v... trong khuôn khổ các khẩu hiệu hành động và mục tiêu đã được xác định. Ngoài ra Ủy ban còn chăm lo đáp ứng, trong điều kiện cho phép của trại, niềm khao khát chung của tù binh muốn tìm hiểu những vấn đề thời sự ở Việt Nam và trên thế giới có liên quan đến lợi ích nâng cao sự hiểu biết của tù binh về nhiều mặt.

Cũng trong thời gian này, một đoàn cán bộ của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đến Trại số 1 nghiên cứu diễn biến các trận đánh trên đường số 4 trong tù binh sĩ quan Pháp. Ban chỉ huy trại chúng tôi bố trí nơi làm việc thuận tiện cho đoàn cũng như tạo điều kiện dễ dàng tiếp xúc với tù binh, giúp anh em hoàn thành nhiệm vụ.

Vào dịp này, tôi gặp anh Nguyễn Phong, phái viên Tổng Cục Chính trị đến Trại số 1 kiểm tra tình hình thực hiện chính sách tù binh theo Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Chỉ thị của Quân ủy Trung ương. Anh Nguyễn Phong quê ở xã Đái Nhân, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình nguyên ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ, ủy viên Ban Pháp vận Trung ương, là thành viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định trước khi được Trung ương điều động lên Việt Bắc tăng cường lãnh đạo công tác địch vận từ năm 1949. Ngay sau Chiến địch Biên giới: Quân ủy Trung ương cử anh thay mặt Tổng cục Chính trị làm việc trực tiếp với Tổng cục Cung cấp, Liên Khu ủy Việt Bắc và Tỉnh ủy các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng và Bộ Giao thông nhằm đảm bảo việc cung cấp gạo, áo quần, thuốc chữa bệnh cho tù binh Âu Phi. Sau khi phổ biến chính sách khoan hồng của Đảng và Chính phủ đối với tù binh Âu Phi cho toàn thể cán bộ của trại, anh bắt tay vào việc chấn chỉnh tổ chức, sắp xếp lại nhân sự, tăng cường cán bộ lãnh đạo có năng lực và phẩm chất cho các trại tù binh. Tôi hiểu rằng sự có mặt của tôi ở trại tù binh sĩ quan Pháp lúc này không phải là một sự ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà là sự chọn lọc của Đảng đặt tôi vào một vị trí hết sức tế nhị, có nhiều khó khăn và thử thách, mặc dầu tôi là người ngoài Đảng.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 09:01:55 pm

Một hôm anh Nguyễn Phong chuyển cho tôi bản viết tay của viên quan năm Pi-e Sác-tông bị giam riêng cũng như viên quan năm Mác-xen Lơ-pa-giơ trong hai căn nhà sàn nhỏ của dân. Anh nói với tôi:

- Anh xem để hiểu rõ hơn tâm trạng hiện nay của viên quan năm Pi-e Sác-tông. Nó chửi tuốt tuột tất cả tướng lĩnh và bọn cầm đầu Bộ chỉ huy quân sự Pháp. Nó chửi tướng Các-păng-chi-ê, tướng A-le-xăng-đri, tướng Mác-săng là những thằng ngu. Nó kết tội “TẤN THẢM KỊCH CAO BẰNG” do bọn cầm đầu Quân đội viễn chinh Pháp gây ra. Chính bọn “tướng lĩnh” mới đáng là “tù binh” của Việt Minh.

Tôi liếc mắt nhìn hàng chữ bên ngoài xấp giấy viết tay của Sác tông: “TỪ CỬA SỔ NHÀ TÙ CỦA TÔI” và đọc qua mấy dòng đầu: “Tôi bị bắt làm tù binh của Việt Nam. Bây giời tôi đang ở bên kia chiến lũy. Tôi suy tưởng. Lần đầu tiên tôi có thời gian để suy tưởng. Chính trong một trại tù binh Việt Nam tôi mới bắt đầu được tự do...1.

Anh Nguyễn Phong nói tiếp:

- Tôi đã nói chuyện vài lần với viên quan năm Sác-tông về sự rút chạy khỏi Cao Bằng dẫn đến thảm họa đối với hai binh đoàn Sác-tông và Lơ-pa-giơ trên đường số 4.

Viên quan năm Sác-tông bực bội trả lời tôi: - “Các ông đã vào thăm công sự của chúng tôi ở thị xã Cao bằng rồi. Các ông biết rõ pháo đài Cao Bằng của chúng tôi rất kiên cố, có hầm ngầm, có kho dự trữ hơn 100.000 tấn vũ khí, đạn dược, có kho lương thực, kho quân trang, có cả bệnh xá, phòng ăn được xây dựng lại theo kiểu chiến lũy Ma-gi-nô. Bên ngoài thành chúng tôi bố trí một hàng rào bảo vệ vững chắc gồm hơn 10 cứ điểm lớn nhỏ trên những quả đồi để phòng thủ tuyến ngoài. Lại có pháo lớn sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào từ xa. Chúng tôi có một sân bay được sửa chữa lại và mở rộng hơn để các loại máy bay chiến đấu ném bom và tiếp viện có thể dễ dàng hạ cánh và cất cánh”.

Rồi Sác-tông cao giọng, nói tiếp: - “Màng lưới tình báo của chúng tôi rất rộng và biết rõ hai đơn vị chủ lực 316 và 308 của các ông đã sang Trung Quốc lấy vũ khí về đánh chúng tôi trong Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950. Chúng tôi cũng biết các ông đang tập trung quân đội ở Cao Bằng nhưng các ông sẽ không đánh vào thị xã Cao Bằng mà đánh những điểm yếu hơn ở phía dưới con đường số 4. Tại sao? Các ông không dại gì đánh vào thị xã Cao Bằng bởi vì các ông sẽ chịu tổn thất ít nhất 10.000 quân. Quả như tôi dự đoán, các ông đã đánh và tiêu diệt cứ điểm Đông Khê”.

Nói rồi, viên quanh năm Sác-tông nhìn tôi, vẻ dò xét phản ứng của tôi ra sao. Nhưng thấy tôi vẫn im lặng, hắn liền dốc hết ruột gan: “- Nếu phải rút bỏ thị xã Cao Bằng trong cuộc hành quân mang mật danh “BÃO TÁP”2, chúng tôi sẽ đi con đường số 3Bis qua đèo Ngân Sơn hoặc đi con đường số 3 qua đèo Lê-a xuống Bắc Cạn rồi điện cho cánh quân ở Thái Nguyên trong cuộc hành quân nghi binh3 đã được Bộ chỉ huy Pháp dự kiến để lên đón chúng tôi, đồng thời quấy rối hậu phương các ông. Như vậy hậu phương các ông sẽ rối loạn mà chúng tôi sẽ bảo toàn được lực lượng. Tại sao chúng tôi cứ phải đi con đường số 4 có quân chủ lực của các ông mai phục sẵn chờ đón chúng tôi? Đó là sai lầm của bọn tướng lĩnh chúng tôi. Biết nói với ông thế nào cho đúng với sự suy nghĩ của tôi lúc này. Đó là sự bất lực của Bộ chỉ huy Pháp trong việc điều hành chiến tranh, sự chủ quan đánh giá quá thấp đối phương. Thế nào tôi cũng phải viết một cuốn sách với nhan đề “SỰ THẤT BẠI TRÊN ĐƯỜNG SỐ 4”4 để vạch sự ngu dốt của Bộ chỉ huy Pháp và để nhân dân Pháp biết rõ nguyên nhân sự thất bại của chúng tôi...”.

Anh Nguyễn Phong tiếp tục kể:

- Thấy tôi vẫn im lặng và chú ý lắng nghe hắn nói, viên quan năm Sác-tông than thở, giọng não nùng: - “Cái sai lầm duy nhất của tôi là đã tuyên truyền Trung Cộng sẽ tham chiến để chuẩn bị tinh thần chiến đấu của binh sĩ chúng tôi. Nhưng than ôi, binh sĩ chúng tôi lại đâm ra hoảng sợ...”.

Sác-tông kết thúc bằng câu: “Nói dối mãi, cuối cùng người ta sẽ tin”5. Rồi hắn nói thêm: “Cuối cùng ngay chính tôi có lúc cũng tin điều đó là sự thật”.

Ngừng một lát, bỗng Sác-tông hăm hở hỏi tôi:

- Các ông tiến quân vào Hà Nội chưa?

- Sớm muộn rồi chúng tôi sẽ vào Hà Nội, tôi trả lời hắn.

- Không, tôi hỏi thật các ông về mặt quân sự, chứ không hỏi về mặt chính trị - Sác-tông dán mắt vào tôi, vẻ mặt căng thẳng. Hắn hạ giọng:

- Tôi hỏi ông bởi vì phòng tuyến biên giới của chúng tôi cứng hơn ở đồng bằng. Nếu các ông tiến quân nhanh xuống đồng bằng, các ông sẽ chiếm được dễ dàng Hà Nội, cả Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Nếu các ông chậm chân sẽ đụng vào thép và lửa, bởi vì các ông phải đánh lộ thiên. Phòng tuyến ở đồng bằng không nơi nào cứng như phòng tuyến của chúng tôi ở biên giới. Lợi ích của chúng tôi bây giờ là sớm được trở về nước…” Rồi viên quan năm Sác-tông thốt lên não nùng: “Maintenant, j’ai les reins cassés!”6.

Viên quan năm Pi-e Sác-tông, vóc người vạm vỡ, da ngăm đen, đầu to, dáng đi hùng hục, ăn nói “thẳng ruột ngựa” khiến người đối thoại với hắn đôi khi khó chịu. Khác với Sác-tông, viên quan năm Mác-xen Lơ-pa-giơ có một thời làm “quan cai trị” ở Ma-rốc, điềm đạm, kín đáo, lịch sự và khôn khéo hơn trong sự giao tiếp hàng ngày với cán bộ, chiến sĩ trong trại. Sau khi tốt nghiệp trường võ bị Xanh Xia (Saint Cyr), Sác-tông đã lê gót giầy đinh hàng chục năm trên đất Ma-rốc, An-giê-ri, Tuy-ni-di trong đạo quân Lê dương, rồi sang Việt Nam đóng ở Tông (Sơn Tây) ngay từ những năm đầu 1930. Sau Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 người ta lại thấy Sác-tông có mặt ở Trung Kỳ (huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) và cuối cùng ở Cao Bằng trong những năm 1948-1949-1950. Do chiến tích phục vụ nhiều năm trong đạo quân Lê dương (3ème REI), Sác-tông được phong hàm “quan năm” ngày 2-1-1949 giữ chức vụ chỉ huy trưởng Phân Khu Biên thùy II tự trị Cao Bằng ngày 17-7-1950 thì bị bắt làm tù binh ngày 7-10-1950 tại dãy núi Cốc Xá trong Chiến dịch Biên giới 19507.

Viên quan năm Sác-tông tức giận đối với Bộ chỉ huy Pháp ở Bắc Kỳ là phải, bởi vì hắn mới hơn 47 tuổi (1903-1950) thì bị bắt làm tù binh. Cuộc đời binh nghiệp có thể còn nhưng con đường công danh của Sác-tông coi như đã chấm dứt.
_______________________________________
1. “Je suis captif, prisonnier de guerre du Vietnam. Maintenant je suis de l’autre côté de la barricade. Je médite. Pour la première fois j’ai le temps de méditer. C’est dans un camp de P.G vietnamien que j’ai commencé à être libre...”. (DES FENÊTRES DE MA PRISON), Pierre Charton.
2. Bộ chỉ huy Pháp đặt tên cho cuộc hành quân của binh đoàn Lơ-pa-giơ là ‘BAY-A”, của binh đoàn Sác-tông là “TÊ-RE-DƠ”. Cuộc hành quân “BÃO TÁP” do Sác-tông đặt cho binh đoàn hắn.
3. Cuộc hành quân nghi binh mang tên PHÔ-CƠ (Hải Cẩu) tiến đánh Thái Nguyên từ ngày 29-9-1950, đỡ đòn cho hai binh đoàn Sác-tông và Lơ-pa-giơ. Đến ngày 10-10-1950, địch lại vội vã rút quân đề phòng ta thừa thắng tiến công đồng bằng Bắc Bộ.
4. “LA CHUTE DE LA RC4”.
5. “À force de mentir, on finit par le croire”.
6. “Bây giờ tôi gẫy sống lưng rồi!”.
7. Dựa theo tiểu sử Pi-e Sác-tông, trang 217, “ĐƯỜNG SỐ 4 – TẤN THẢM KỊCH CAO BẰNG”, Nhà xuất bản Albatros, năm 1975.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 09:09:00 pm

*

Tối nay viên quan nam Pi-e Sác-tông là “khách mời đặc biệt” của tôi. Một bữa ăn được cải thiện chút ít, vừa ăn vừa nói chuyện bên ấm chè nóng với vài quả chuối và một bao thuốc lá “Gô-loa” xanh - chiến lợi phẩm.

Mở đầu câu chuyện tôi tỏ ý lấy làm tiếc nếu năm 1946 tại Hội nghị Phông-ten-blô và sau này vào năm 1947 nếu chính phủ Pháp tỏ ra có thiện chí và không khước từ lời đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nối lại cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ hai nước, công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do trong khối Liên Hiệp Pháp thì đâu đến nỗi xây ra “TẤN THẢM KỊCH CAO BẰNG” ngày hôm nay. Tôi cũng thẳng thắn đánh giá sự chiến đấu dũng cảm của đạo quân Lê dương tại dãy núi 477 (Cốc Xá) trước khi chịu hạ vũ khí đầu hàng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trước đó tôi đã được biết qua đoàn quân sự Bộ Tổng tham mưu về diễn biến trận đánh ác liệt đồn Đông Khê của bộ đội ta và sự chống trả quyết liệt của địch. Đại tướng Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp đã gặp viên quan năm Sác-tông để tìm hiểu thêm nguyên nhân sự rút chạy khỏi thị xã Cao Bằng của đạo quân Lê dương, đã đánh giá một cách khách quan tinh thần chiến đấu của sĩ quan và binh lính dưới sự chỉ huy của hắn trên đường số 4.

Như trút được hòn đá tảng đè nặng trên vai người cầm quân bại trận, viên quan năm Sác-tông không nén được sự tức giận, ngồi ngọ ngoạy không yên. Cuối cùng hắn nói:

- Thưa ông ủy viên chính trị1, tôi xin phép được nói vài lời về sự thất bại của chúng tôi trên đường số 4. Mong ông hiểu cho rằng sự thất bại chua xót đó không phải lỗi của chúng tôi - những người thừa hành mệnh lệnh của cấp cao hơn là Bộ chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp. Nói thẳng ra là tướng Các-păng-chi-ê và bộ tham mưu của ông ta ngồi ở bàn giấy tại Hà Nội - Sài Gòn. Tôi đã suy nghĩ nhiều ngày đêm, tôi cần phải nói cho nhân dân Pháp biết rõ sự thật trên chiến trường. Lần đầu tiên tôi cảm thấy mình được tự do, nhưng than ôi, tôi được tự do trong chính trại giam của các ông - những người chiến thắng.

Tôi cắt ngang lời viên quan năm Sác-tông và lái câu chuyện sang hướng khác. Hắn là “khách mời” của tôi đêm nay, và thành thực mà nói, tôi không muốn gợi lại những “kỷ niệm buồn” trong đời một người lính chiến bại và cũng đã biết trước Sác-tông sẽ lặp lại những điều đã giãy bày trong “TỪ CỬA SỔ NHÀ TÙ CỦA TÔI”. Tôi nói về nước Pháp với truyền thống cách mạng và Tuyên ngôn Nhân quyền 1789, về những công trình nghệ thuật tuyệt đẹp của lâu đài Véc-xây thời đại vua Lui thứ XIV tháp Ép-phen xây dựng năm 1889 với đỉnh tháp cao hơn 1.000 “feet”2, một công trình nghệ thuật kiến trúc bằng thép duyên dáng trông ra dòng sông Xen thơ mộng...

Viên quan năm Sác-tông đi từ ngạc nhiên đến hứng thú, không ngờ câu chuyện đêm nay lại thoải mái đầu óc đến thế. Từ khi bị bắt làm tù binh, Sác-tông luôn luôn cáu kỉnh vì hàng ngày bị câu thúc bởi mọi thứ chuyện vặt vãnh của đời tù. Mỗi lần cán bộ cấp cao, hoặc một vị khách nào đó đến thăm trại, câu chuyện trao đổi với Sác-tông rút cục xoay quanh “TẤN THẢM KỊCH CAO BẰNG” làm hắn luôn luôn căng thẳng đầu óc. Dù sao thì bây giờ, trước con mắt của thiên hạ, mọi tội lỗi đều đổ dồn lên đầu hai người cầm đầu cuộc rút chạy thê thảm Cao Bằng.

Viên quan năm Sác-tông xin phép rút một điếu thuốc lá “Gô-loa”, chậm rãi châm lửa bằng chiếc đóm vào đèn Hoa Kỳ một cách thành thạo, rít một hơi dài rồi thả khói mờ mịt căn phòng. Về phần tôi cũng châm lửa vào nõ chiếc điếu cầy, rít một hơi thuốc lào, tiếng nước trong ống điếu kêu sòng sọc nghe thật vui tai. Đó là một cách chống lại cái rét cắt thịt của núi rừng Việt Bắc đối với cánh lính trẻ chúng tôi thời kỳ đó. Đến lượt viên quan năm Sác-tông giới thiệu với tôi về đời sống của nhân dân Pháp với các quán cà phê, quán rượu - một phần không thể thiếu trong đời thường của những người lao động, các công chức, các văn nghệ sĩ hàng ngày. Hắn dừng lại khá lâu nói về các loại rượu nho và các món ăn Pháp một cách thích thú, đặc biệt là món “bít-tết”, món xúp “Bui-a-bét”3 của các bà nội trợ Pháp.

Tôi nhìn chiếc đồng hồ Wyler cũ kỹ, kỷ niệm duy nhất của tôi còn lại khi rời thủ đô Hà Nội. Đã chín giờ tối, giờ đi ngủ của tù binh. Vừa lúc đó một hồi mõ dóng lên từ trạm gác của bộ đội bảo vệ. “Vị khách đặc biệt” của tôi dỏng tai nghe rồi vội vã nói tiếp, hình như sợ rằng sẽ không còn có dịp nào giãi bầy hết “bầu tâm sự” của hắn trong đời tù.

Tôi nói:

- Anh cứ nói tiếp, tôi sẽ cho lính bảo vệ đưa anh về.

Sác-tông yên tâm, rút thêm một điếu thuốc lá “Gô-loa”, ngồi lại thoải mái và tiếp tục câu chuyện. Lần này hắn nói về chợ ở các thành phố miền Nam nước Pháp đầy rẫy cà chua, dưa chuột, hành tây, hành lá, tỏi, củ cải đỏ, rau xà lát... Hắn khoe chợ Pháp còn có cả chuối, dứa, na và các loại hoa quả khác của vùng nhiệt đới với nhiều màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn không kém chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ Đông Ba (Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội).

Thật là thú vị khi nghe người đứng đầu một binh đoàn của đạo quân Lê dương số 3 nói chuyện say sưa về “HÒA BÌNH” trong khi ở hậu phương xa, trên đất Cao Bằng, những chiếc phóng pháo Xpít-phai, Gioong-ke hầu như ngày nào cũng quần đảo một vòng vùng trời hai huyện Trùng Khánh – Quảng Uyên, sẵn sàng gieo tội ác xuống các bản làng thanh bình.

“TỪ CỬA SỔ NHÀ TÙ”... viên quan năm Sác-tông cũng như nhiều tù binh sĩ quan khác bắt đầu nhìn thấy khoảng trời mới ló dạng trước mắt chúng, khác hẳn cuộc đời binh nghiệp của đạo quân Lê dương luôn luôn ngập ngụa trong máu và lửa ở tất cả các miền, các xứ thuộc địa chúng đã đi qua. Chợt người lính gác trong đội tuần tra đêm nay xuất hiện. Viên quan năm Sác-tông không nén nổi hân hoan giơ tay đón nhận bao thuốc lá “Gô-loa” đang hút dở, đứng nghiêm chào tôi trước khi trở về căn nhà sàn dành riêng cho hắn.
__________________________________
1. Ủy viên chính trị hay “chính trị viên”, tiếng Pháp gọi là “commissaire politique”.
2. Đơn vị đo lường. Một foot = 0,304 m.
3. Bouillabaisse = xúp thập cẩm.



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 09:20:57 pm

CHƯƠNG III.
TRÊN “HÒN ĐẢO TÌNH THƯƠNG”


Không biết tù binh sĩ quan Pháp nào đã đặt cái tên đó cho Bản Ca thuộc xã Bồng Sơn của đồng bào Tày thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Bồng Sơn cũng như Nà Lèng, Nà Vường, Nà Num, Tà Pít, và nhiều bản khác tù binh sĩ quan Pháp đã đến rồi lại đi trong một chuỗi dài chuyển trại, vì những lý do khác nhau của thời chiến tranh. Mỗi bản làng Trại số 1 chuyển đến là một dấu ấn đậm nhạt khác nhau hằn trong trí óc tù binh trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng có lẽ nơi để lại kỷ niệm khó quên trong đời tù là trên “Hòn đảo Tình thương”1.

Đó là một khu đất rộng nằm giữa ruộng lúa với bãi cỏ xanh rờn, hàng cây cổ thụ bao quanh phủ bóng mát, lấp lánh ánh mặt trời. Nơi đây đã chứng kiến lễ trọng thể thành lập “ỦY BAN HOÀ BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” Trại số 1, đánh dấu một bước ngoặt trong đời sống của tù binh sĩ quan Pháp ở bên này chiến lũy. Từ đó, chiều chiều tù bình đến tụ tập, tham dự những buổi trao đổi thời sự của Ban chỉ huy trại hoặc tổ chức những cuộc giải trí, vui chơi, ca hát ngoài trời. Đêm đến, bên ngọn lửa bập bùng, dưới ánh trăng lu, trước khi sương mù giăng kín núi rừng, từng nhóm tù binh ngồi quây quần dưới sân nhà sàn, bên gốc bưởi hoặc sát hàng rào những khu vườn rau, nấu nước lá ổi, lá chanh, lá bưởi uống với nhau, trò chuyện rì rầm. Đó đây trong bản vẳng lên những bài hát vui tươi xen lẫn những bài hát buồn, những điệu dân ca đồng quê man mác của quê hương, xứ sở. Tôi thường dừng chân trên đồi cọ trông ra đồng lúa, đồng màu lắng nghe những bài hát “Dân sơn cước” (Les Montagnards), “Núi rừng Pia-rê-nê” (Montagnes - Pyrénées)... Thỉnh thoảng lại vang lên những bài hát “Du kích quân” thời chống phát xít Đức của các lực lượng FFI (Forces Françaises Intérieures), FTP (Francs Tireurs ét Partisans). Tôi nhớ có lần một tù binh sĩ quan FFI nói với tôi: - “ Nước Pháp dưới ách chiếm đóng của bọn na-di sau Chiến tranh thế giới thứ hai cạn kiệt sĩ quan rồi. Đào tạo không kịp nên FFI và FTP cũng có mặt trong hàng ngũ Quân đội viễn chinh Pháp...”.

Thực hiện chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 21-11-1951 Ban chỉ huy Trại số 1 tổ chức lễ phóng thích không điều kiện cho phía đối phương 9 tù binh sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp, trong đó có viên quan năm thầy thuốc Tô-mát Đuy-rít. Cử chỉ nhân đạo của Chính phủ và Quân đội Nhân dân Việt Nam hoàn toàn bất ngờ đối với toàn thể tù binh sĩ quan Trại số 1. Viên quan năm thầy thuốc Tô-mát Đuy rít, thay mặt đoàn tù binh sĩ quan đầu tiên được phóng thích, xúc động hứa trong buổi lễ tiễn đưa “Đoàn Nô- en” lên đường trở về với tự do:

“Chúng tôi cam kết đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam bằng hồi hương quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn đông trong hàng ngũ các tổ chức dân chủ của nhân dân Pháp” 2.

Sau đó ít lâu, tôi được bổ nhiệm thay thế trưởng trại đi nhận công tác khác. Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 đã đi vào nề nếp, không còn cấp phó. Trên cương vị mới tôi được giao thêm trách nhiệm chỉ huy phó Liên trại tù binh biên giới mới đổi tên. Mỗi tháng tôi đi họp một lần ở huyện Quảng Uyên, vừa báo cáo công việc vừa nắm tình hình chung, tham gia ý kiến chỉ đạo hoạt động của các trại tù binh biên giới. Anh Lê Văn Quyết, sau này được điều động về Trại số 1 thay người giám thị cũ, tổ trưởng tổ Đảng trực thuộc Chi bộ Đảng Lao động Việt Nam Liên trại tù binh biên giới, phụ trách luôn công tác bảo vệ và công tác quản trị, động viên tôi:

- Tôi sẽ giúp anh giải quyết công việc hàng ngày để anh chăm lo giáo dục tù binh. Có việc gì khó tôi sẽ xin ý kiến anh. Mọi mệnh lệnh của anh, tôi và anh em sẽ chấp hành nghiêm chỉnh.
_____________________________________
1. “Île d’amour”.
2. “Nous nous engageons à lutter pour la Paix au Việt nam Par le Rapatriement du Corps Expéditionnaire Francais en Extrême-Orient au sein des organisations démocratiques du peuple francais”.



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 09:24:11 pm

Từ đó bốn mươi mốt mùa xuân đã trôi qua. Bao thay đổi và biến động long trời lở đất. Cứ tưởng tôi sẽ không bao giờ gặp lại người cộng sự thân thiết đã cùng tôi sát cánh chiến đấu trong những tháng năm gian khổ ở một vùng hậu phương xa xôi của Tổ quốc. Quả đất tròn, mùa Xuân 1993, chúng tôi đã ôm nhau thắm thiết ở thủ đô Hà Nội, mái tóc của hai người lính đã bạc nhưng tâm hồn vẫn còn trẻ như thời trai tráng ở miền núi rừng heo hút năm xưa.

Người giám thị cũ Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1, quê ở xã Đồng Thanh, huyện Kim Thi, tỉnh Hưng Yên cũ, vừa làm lễ thượng thọ 70 tại một căn hộ của gia đình ở đường Láng Thượng trong niềm vui chung của gia đình, họ hàng, và các bạn chiến đấu cũ. Anh vẫn khỏe mạnh, nước da hồng hào, nét mặt tươi vui như thời kháng chiến chống Pháp. Ngỡ anh đã bỏ “nghề” từ lâu, nhưng không anh - vẫn đeo đuổi “nghiệp cũ”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, anh là ủy viên Ban cán sự Cục Tuyên truyền đặc biệt thuộc Tổng cục Chính trị và có mặt từ những ngày đầu tiên ta bắt sống viên phi công Mỹ ALVAREZ của Không lực Hoa Kỳ năm 1964 tại trại tù binh Mỹ ở Hỏa Lò, Hà Nội.

Nâng chén rượu thuốc trong bữa cơm thân mật, người bạn chiến đấu cũ nói với tôi: - Bây giờ nghĩ lại thấy vui đáo để. Anh còn nhớ không? Cụ Liễu, thủ quỹ kiêm thủ kho hiền lành nhưng rất nghiêm túc. Sổ sách kế toán rành mạch đâu ra đấy. Cấp phát gạo và thực phẩm hàng ngày cho tù binh không thiếu một cân mà cũng không thừa một lạng. Thanh toán tiền chợ cũng rất chặt chẽ. Ngồi ở nhà nhưng cụ nắm giá cả ở chợ rất sát. Anh em không thể lơ mơ với cụ được. “PMT” đấy1! Cụ Liễu quê ở huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, đảng viên cộng sản, là cán bộ tuyên truyền ở xã, bị bắt trong một trận càn của giặc Pháp.

Ngừng một lát, anh nói tiếp:

- Anh có còn nhớ cậu Cấm không? Cái cậu da ngăm đen, vóc người to khỏe, chưa vợ, quê ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cũ. Cậu ấy cũng là đảng viên cộng sản bị giặc Pháp bắt trong một trận càn. Cậu ta chuyên đi tải bạc từ Cục Địch Vận ở Thái Nguyên lên Cao Bằng để cấp phát lương cho cán bộ, chiến sĩ và mua thực phẩm cho tù binh. Tiền nong không xuy xuyển một đồng nào, giấy bạc Tài chính hồi ấy ta phát hành như bươm bướm, phải vác cả một bao tải nặng mới hết.

Còn cậu Liệu, người cao, to, nước da trắng, cũng là đảng viên cộng sản, quê ở Tứ Kỳ - Hải Dương cậu ấy chuyên áp giải tù binh đi chợ. Cậu Liệu cũng là “PMT” đấy. Cả ba người đều được trở lại sinh hoạt Đảng sau khi xác minh rõ lý lịch tại địa phương.

Bỗng anh cười vang: - Anh còn nhớ ông Tựu không? Nhân viên cấp dưỡng của trại, người to, đen, hiền như củ khoai, cùng quê với hai cậu Cấm và Liệu. Nhớ vợ ra trò, hay bị anh em trêu chọc mà không hề giận. Sau khi ta cho tù binh Ma-rốc chuyển sang công việc khác, ông Tựu hướng dẫn bọn tù binh sỹ quan nấu ăn. Chúng nó nấu cơm không sống thì khê, thật chết cười...

Hình ảnh anh em “PMT” - những người bị đày đọa, đánh đập tàn nhẫn hàng ngày trong các đồn lính Pháp, quê hương họ bị giặc đốt phá, gia đình họ có những người thân bị giặc bắn chết trong các cuộc hành quân càn quét, lần lượt hiện ra trước mắt tôi chập chờn, rực sáng. Họ đã nén đau thương và lòng căm thù giặc, cùng đồng đội vượt qua biết bao khó khăn, thực hiện chính sách khoan hồng của Đảng, Chính phủ đối với tù binh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tôi cũng nhớ lại với nhiều kỷ niệm sâu sắc những đóng góp to lớn của bộ đội bảo vệ trại, hầu hết là con em các dân tộc Tày, Nùng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mặc dầu ngôn ngữ bất đồng và rất nhớ vợ con, gia đình, quê hương. Một trong những hình ảnh trong sáng còn in đậm nét trong trí óc tôi cho đến ngày nay là em Phoóng, một chiến sỹ bảo vệ người Tày, bé loắt choắt, mặt còn lông tơ, mắt đen và sáng như thỏ con, luôn đeo trên vai khẩu súng “Mút” dài ngoẵng. Một hôm, Phoóng chạy ập vào phòng Ban chỉ huy trại, mặt tái xám, giận dữ nói:

- Báo cáo chỉ huy, cứ thế này thì em sẽ bắn vớ!

- Có chuyện gì xẩy ra thế? Tôi bình tĩnh hỏi.

- Thằng quan năm Sác-tông láo lắm vớ. Chiều nay em canh gác nó, em đứng ở gốc cây chuối dưới nhà sàn. Trông thấy em, nó vờ không biết, rồi quay mặt sang phía khác, vạch quần đái một bãi xuống đất trước mặt em...

Máu trên hai thấy dương tôi chảy giần giật. Tôi cố nén giận, hỏi tiếp:

- Thế ý kiến giám thị thế nào?

- Giám thị giận lắm đã cho giải nó đến ban bảo vệ trại cảnh cáo. Nhưng nó chối, bộ mặt ngơ ngác... Phoóng trả lời, giọng không vui.

- Em về đi, tôi lựa lời khuyên giải người chiến sĩ trẻ. Việc này sẽ không xẩy ra nữa đâu. Em giữ bình tĩnh như thế là tốt. Dù hoàn cảnh nào, em cũng không được bắn tù binh nhé. Kỷ luật nặng lắm đấy!

Người thanh niên dân tộc Tày ra khỏi phòng làm việc của Ban chỉ huy trại, vẻ mặt hờn giận như con trẻ. Phoóng quê ở huyện Trà Lĩnh gần thị trấn Nước Hai, cách thị xã Cao Bằng 12 ki-lô-mét. Trong một trận càn của giặc, bản làng của Phoóng bị đốt cháy trụi. Mặc dầu chưa đến tuổi tòng quân, cậu bé cứ nằng nặc xin bố mẹ cho đi bộ đội cầm súng giết Tây để trả thù nhà. Ban tuyển quân của huyện thông cảm với hoàn cảnh đau thương của gia đình Phoóng nên cuối cùng chấp nhận lời thỉnh cầu tha thiết của em. Thế là cậu bé dân tộc Tày, 16 tuổi đời, lên đường tòng quân giết giặc như bao thanh niên khác cùng lứa tuổi với Phoóng trên đất Cao Bằng.

Đêm ấy tôi thao thức không ngủ. Làm thế nào để chấm dứt thái độ hỗn xược của một số tù binh sĩ quan ngổ ngáo, ngang tàng, tẩy rửa được “đầu óc thực dân” đối với “người dân bản xứ”? Chúng có đủ lý do để thanh minh tự bào chữa và thậm chí “cười mũi” các chiến sĩ mà ta khó có thể kết tội chúng được. Tôi nghe nói có tù binh đã “chào cái cột” khi thấy cán bộ ta đi tới.

Đối với các chiến sĩ bảo vệ trại và đồng bào địa phương, rõ ràng thực hiện chính sách khoan hồng không hề đơn giản mà là một quá trình đấu tranh gian khổ, ác liệt, giằng co giữa lý trí và tình cảm của con người với con người, “Con người – CHIẾN SĨ” căm thù giặc sâu sắc, hàng ngày tiếp xúc với “Con người – KẺ THÙ HÔM QUA” đã từng gây tội ác “trời không dung đất không tha” đối với gia đình, quê hương họ! Uất hận, một số chiến sĩ ta, đồng bào ta có thể RỬA HẬN THÙ. Điều đó có thể xẩy ra nếu chỉ một giây phút nào đó lý trí không chiến thắng nổi tình cảm đau thương...
______________________________________
1. “PMT” (Prisonnier militaire du Tonkin), tức “Tù binh Bắc Kỳ”. Tên gọi những người dân bị giặc Pháp bắt trong những cuộc đi càn, thường bị chúng đánh đập tàn nhẫn, bắt đi phu khuân vác nặng trong những cuộc hành quân của địch.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 09:28:23 pm

*

Một buổi sáng tôi đi kiểm tra trại trên cương vị mới: Chỉ huy trưởng Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 - Cao Bằng. Tôi mặc chiếc áo bông trấn thủ hình quả trám đã bạc màu, đầu đội mũ cứng bọc vải ka-ki vàng nhạt, chân đi dép lốp cao su đen, lưng không đeo khẩu Bơ-rao-ninh mới toanh giắt trên dây lưng Mỹ to bản vẫn được cất kỹ trong kho, một mình đi vào khu vực trại. Đằng sau tôi không có lính bảo vệ lăm lăm nắm chặt trong tay khẩu “Xten” - như lệ thường ở các trại tù binh.

Đồng bào đã đi làm ruộng, lên nương hoặc đi chợ, trong bản chỉ còn các ông ké, bà mé và trẻ con đang nô đùa. Trên đường đi chật hẹp trong bản, đó đây những bãi cứt trâu, bò được thải ra từng quãng hoặc đã tự tiêu hủy với nắng, mưa. Những con lợn xề gầy giơ xương, ủn ỉn đi dạo, chốc chốc lại dũi mõm vào cống rãnh bên đường, sục sạo kiếm ăn. Xa xa một bầy gà con, lông vàng mượt lon ton chạy theo gà mẹ, tranh nhau bới một đống rác, kêu “chíp”, “chíp”. Tôi đi qua một nhóm tù binh gầy gò, xanh xao, đầu tóc bù xù - chúng được miễn lao động - đang ngồi hâm lại trong chiếc gà-mèn một ít cơm nguội bớt lại bữa tối hôm trước để ăn lót dạ sáng hôm sau. Tôi đến gần, chúng bật dậy đứng nghiêm chào. Tôi xua tay ra hiệu cho chúng ngồi xuống và nói:

- Các anh cứ tự nhiên. Chỉ cần sau khi tôi quay lưng đi, các anh không văng ra tiếng chửi! “Merde”1 là được rồi!

Bọn tù binh ngơ ngác nhìn nhau trong khi tôi tiếp tục rảo bước về phía nhà bếp được dựng trên một gò đất cao ven sườn đồi. Một máng nước bằng ống bương bắc từ trên núi cao dẫn nước xuống, chảy vào phuy xăng đã được cọ sạch. Từ những bếp lò xây bằng những phiến đá to trát vôi tỏa ra làn khói trắng lửng lơ bay theo chiều gió rồi tan biến vào khoảng không bên ngoài. Nhà bếp tù binh chỉ là một cái mái lợp cọ, chống trên cột bằng thân cây chặt ở trong rừng, ba bề trống hoác. Trên bếp lò lửa cháy đỏ rực, những chiếc “nồi” bằng phuy xăng bốc hơi sôi sùng sục. Một tù binh đổ gạo vào nồi, không rơi vãi một hạt gạo nào, dáng điệu thuần thục. Một tù binh khác đổ bí ngô vào nồi bên cạnh sau khi đã được rửa sạch trong một cái rổ to đặt bên cạnh phuy nước bên ngoài bếp. Một tù binh thứ ba chặt nốt một khúc xương bò, đứng dậy đổ tiếp vào nồi xúp mà lẽ ra thịt và xương bò phải được hầm kỹ từ trước.

Nhóm tù binh làm bếp là những viên quản thay thế tù binh Ma-rốc được chuyển đi làm việc khác của trại. Trưởng bếp người to béo, vẻ hiền lành vui tính. Hắn đứng nghiêm trước mặt tôi, tự giới thiệu. Tôi chỉ còn nhớ mang máng, có lẽ thế, nếu tôi không nhầm.

- Ăng-đơ-rê Măng-xuy, chánh quản, đại đội Ta-bo thứ hai, thưa ông trưởng trại.

Rồi hắn lần lượt giới thiệu với tôi những người cộng sự. Năm tháng đã trôi vào quá khứ, tôi không còn nhớ tên những “bếp” đầu tiên của Trại số 1, những con người siêng năng, cần mẫn đã giữ một vai trò không nhỏ trong việc cải thiện đời sống của tù binh sĩ quan Pháp. Tôi dừng lại khá lâu, hỏi chuyện gia đình, vợ con, quê hương của từng người. Tôi yên tâm khi thấy tất cả đều nhiệt tình, có vẻ thích thú là đằng khác với công việc bếp núc mà cả trăm con mắt trong trại đều đổ dồn vào, ngóng trông, chờ đợi, hy vọng ở bữa ăn hôm nay ngon miệng hơn bữa ăn hôm trước. Xét đến cùng, trong đời tù, làm bếp cũng có cái “địa vị” riêng của nó. Nó quyết định cái “dạ dày” của mọi thành viên trong trại. Nó có thể ra lệnh, hạch xách, quát mắng hoặc dịu dàng, vuốt ve, ban ơn tùy theo hoàn cảnh, sở thích, cá tính của những “bếp” ngày hai buổi chia cơm và thức ăn cho từng ê kíp tù binh.

Bỗng tôi chỉ tay vào nồi xúp, bảo viên chánh quản Măng-xuy:

- Anh cho tôi nếm thử món xúp.

Người trưởng bếp ngạc nhiên, tròn mắt nhìn tôi, rồi vội vàng chạy đi lấy cái muỗng đẽo bằng gỗ treo ở góc bếp. Một phụ bếp mở nắp nồi. Măng-xuy chùi tay sạch sẽ vào cái tạp dề đeo ở trước bụng, khoắng nồi, múc một muỗng xúp đầy đổ vào gà-mèn rồi bưng đến trước mặt tôi. Tôi cầm chiếc thìa cũng đẽo bằng gỗ do một phụ bếp khác đưa cho tôi, múc nước xúp từ từ đưa lên môi. Nước xúp nhạt thếch, lờ lợ, không mùi vị loáng thoáng nổi lên bề mặt một váng mỡ màu vàng nhạt. Tôi không nhận xét gì, cám ơn trưởng bếp, ra về.
______________________________________
1. “Merde!” - Tiếng chửi tục, có nghĩa đen: “Đồ cứt!”.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 09:29:14 pm

Đi về phía trạm xá tù binh cất trên một khoảnh đất cao ráo, tôi bước vào Viên quan ba thầy thuốc Max En-jan-be, đại đội Ta-bo thứ nhất, phụ trách trạm xá, chạy ra đón tiếp tôi. Tôi gặp ở đây cả viên quan ba thầy thuốc Pi-e Pê-đu-xô, tiểu đoàn dù Lê dương thứ nhất, người dỏng cao, trán rộng, mắt đeo kính trắng, cử chỉ lịch thiệp, khiêm tốn và nhã nhặn cúi đầu chào tôi một cách lễ độ. Ồ, tôi không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra viên quan ba thầy thuốc Gióoc-giơ Am-xtơ-rông, thuộc đơn vị biệt kích dù thứ ba, vóc người tầm thước, da ngăm đen, cử chỉ hào hoa, cũng có mặt ở đây. Có lẽ chỉ còn viên quan hai thầy thuốc Guy I-ê-lê, đại đội Ta-bo thứ ba, không có mặt. Trong trạm xá kê hai giường bệnh cá nhân bằng gỗ trải chiếu, ở một góc phòng dựng một cái cáng bằng tre. Một cái bàn kê ở giữa phòng, trên bày vài lọ ax-pi-rin, xuyn-fa-đi-a-din, ký-ninh, một hộp đựng ống tiêm và kim tiêm, bông băng và một lọ thuốc đỏ méc-quya-rô-cơ-rôm. Ở bên ngoài lối ra vào trạm xá đặt một chiếc ghế dài có một tù binh đang ngồi chờ băng bó vết thương chân - anh ta vấp ngã trong khi lên rừng lấy củi khô.

Viên quan ba thầy thuốc En-jan-be báo cáo:

- Thưa ông trưởng trại, chúng tôi đang bàn về những biện pháp phòng bệnh theo chỉ thị của ông. Quả thật là khó khăn, chúng tôi chưa biết giải quyết cách nào trong những điều kiện thiếu thốn về nhiều mặt hiện nay của trại. Như không có thuốc đặc trị các bệnh hiểm nghèo sốt rét rừng, kiết lỵ, uốn ván. Ngay cả cồn 90o cũng đã hết, từ lâu phải dùng méc-quya-rô-cơ-rôm để sát trùng trước khi tiêm hoặc băng bó các vết thương.

Tôi an ủi người phụ trách trạm xá của trại.

- Chúng tôi sẽ cố gắng nhưng không hứa sẽ có được ngay các loại thuốc kháng sinh dạng uống như xtô-vác-xon hoặc dạng tiêm chống bệnh uốn ván. Trước mắt, các anh - những người thầy thuốc - bàn kỹ thực hiện phương châm phòng bệnh là chính như làm tổng vệ sinh trong toàn trại, lấp rãnh, đốt rác, diệt trừ ổ muỗi bằng vôi, đổ tro hàng ngày các hố phân, phân công cụ thể cho từng ê-kíp, kiểm tra chặt chẽ hàng ngày. Phê bình hoặc cảnh cáo toàn trại những cá nhân hoặc ê-kíp nào lười biếng. Tôi sẽ báo giám thị tổ chức đợt tổng vệ sinh chung cùng bộ đội và dân bản.

Thấy viên quan ba thầy thuốc En-jan-be tỏ ý không tin tưởng lắm vào biện pháp này, tôi nói luôn:

- Tiếp đó chúng ta sẽ mở một đợt diệt trừ chấy rận trong toàn trại.

- Bằng cách nào, thưa ông trưởng trại? Đến lượt viên quan ba thầy thuốc Pê-đu-xô ngạc nhiên, hỏi tôi.

- Bằng cách luộc nước sôi tất cả áo quần, chăn màn của các anh vào lúc trời nắng to nhất.

Nói xong tôi ra về, thoáng thấy vẻ mặt bối rối của cả ba viên thầy thuốc tù binh đưa mắt nhìn nhau.

Ngày hôm sau người y tá của trại từ bệnh xá tù binh ở huyện Quảng Uyên trở về, nét mặt vui tươi, hớn hở. Tôi cũng mừng rỡ khi thấy anh ta lôi từ túi xách to tướng ra nhiều loại thuốc do Xí nghiệp Dược phẩm của Cục Quân Y sản xuất, chữa bệnh sốt rét, kiết lỵ, ỉa chảy cùng các loại thuốc chữa bệnh thông thường. Ngoài bông băng, còn có cả cồn 90o và một số vitamin A, B, C... kèm theo một bức thư của người phụ trách bệnh xá. Anh Nguyễn Đức Quế, y sĩ, quê ở Thị Cầu, thị xã Bắc Ninh, mới được Cục Quân Y điều động lên Trại tù binh biên giới, là cán bộ quân y có nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Tôi ưa thích tính tình giản dị, đi sâu, đi sát và có thái độ nghiêm túc trong công việc của anh. Nhiều lần gặp tôi, anh căn dặn: “Phải chú ý thực hiện phương châm phòng bệnh là chính” để giữ gìn sức khỏe cán bộ, chiến sĩ cũng như tù binh. Tôi thầm cám ơn người thầy thuốc tận tụy, yêu nghề đã khắc phục khó khăn của thời chiến tranh để giúp các trại có thuốc chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và tù binh khi hoàn cảnh cho phép.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 09:33:27 pm

Một buổi sáng, sau khi giám thị cắt đặt xong công việc hàng ngày cho tù binh vào giờ điểm danh, tôi đi vào trại. Đến kíp số 5 chưa bầu được trưởng kíp mới, tôi gặp một tù binh đang ngồi ở chân bậc cầu thang gỗ, miệng huýt gió, tay gõ nhịp vào thành cầu thang. Tôi liếc nhìn thấy anh ta hoàn toàn khỏe mạnh, nước da trắng, đôi mắt sáng và xanh lơ trên khuôn mặt trái xoan với bộ râu quai nón khá đẹp, vóc người đậm và cao. Thấy tôi đến gần, anh ta nhảy xuống đất đứng nghiêm chào. Tôi hỏi:

- Anh tên gì?

- Fê-lix Đơ-vô, thưa ông trưởng trại

- Đơn vị?

- Tiểu đoàn dù Lê Dương thứ nhất.

- Anh bị bắt ở đâu?

- Tại điểm cao 649, ngày 7-10-1950.

Tiểu đoàn dù Lê dương thứ nhất của viên quan ba Đơ-vô gồm 90 sĩ quan, 119 hạ sĩ quan, 1.084 lính Lê dương do viên quan năm Xơ-grê-tanh (Segrétain) chỉ huy. Đơn vị này nhảy dù xuống vùng Đông Khê ngày 1-10-1950 liền bị bộ đội ta bao vây, chặn đánh dữ dội mấy ngày đêm liền ở các điểm cao 765, 649, 477 thuộc dãy núi Cốc Xá. Cuối cùng, bọn tàn quân dù cùng các đơn vị khác của binh đoàn Lơ-pa-giơ, trên bước đường cùng, đã tụ hội với bọn tàn quân của binh đoàn Sác tông tại điểm cao 649 thì bị bắt làm tù binh. Tiều đoàn dù Lê dương thứ nhất bị tiêu diệt 90% quân số, một số rất ít chạy thoát về Thất Khê. Viên quan năm chỉ huy tiểu đoàn dù Xơ-grê-tanh bị tử thương được bộ đội ta chôn cất tử tế với sự chứng kiến của một số binh lính trong đơn vị dù dưới chân núi 703 sau khi Hồng thập tự Pháp không đến nhận thi hài ở nơi đã hẹn. Ta gửi về Hà nội cho Hồng thập tự Pháp chiếc nhẫn cưới của viên quan năm Xơ-grê-tanh để chuyển về cho gia đình1.

Tôi không phê bình Đơ-vô lẩn trốn lao động, cáo ốm ở nhà. Vô ích, tù binh có đủ lý do thoái thác lao động chân tay, một khi họ không tự giác. Đơ-vô đang chờ nhận xét đó của tôi, hẳn thế và anh ta có thể đã sắp sẵn câu trả lời biện minh cho việc ở nhà huýt gió. Bỗng tôi hỏi đột ngột:

- Ngoài binh nghiệp anh có ưa thích nghệ thuật không? Viên quan ba Đơ-vô ngạc nhiên trước câu hỏi của tôi, trên nét mặt anh ta giãn nở một nụ cười tươi tắn:

- Ồ, thưa ông trưởng trại, ai mà không thích nghệ thuật. Nghệ thuật trút bỏ mọi ưu phiền, đem lại cho ta sảng khoái, thậm chí làm tâm hồn ta bay bổng...

- Đúng, tôi đáp lại. Yêu nghệ thuật tức là yêu cái đẹp. Mà cái đẹp nhất là con người. Anh hiểu ý tôi muốn nói chứ.

Thấy viên quan ba Đơ-vô im lặng, dường như đang suy nghĩ về điều tôi vừa nói, tôi tiếp tục:

- Còn tôi rất yêu mến văn học Pháp với những tác phẩm bất hủ của Vích-to Huy-gô, Sa-bô-bơ-ri-ăng, An-phông-xơ Đô-đê và cả Coóc-nây, Mô-li-e... Tôi cũng khâm phục truyền thống Cách mạng Pháp 89. Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng tôi đã nhắc đến Tuyên ngôn Nhân quyền của nước Pháp.

Viên quan ba Đơ-vô ngập ngừng hỏi tôi:

- Thưa ông trưởng trại, ông có dịp qua thăm thủ đô nước Pháp của chúng tôi rồi chứ?

- Rất tiếc là chưa. Tôi đáp. Người ta gọi Pa-ri là “Thành phố Ánh sáng”...

Tôi nói tiếp:

- Hồi còn ở Hà Nội, tình cờ tôi đọc một tạp chí ở Thư viện Trung ương nói về Rạp hát Fô-li Béc-gie tại khu Pi-gan, nơi nổi tiếng ăn chơi của “Thủ đô Ánh sáng”. Nghe nói Rạp hát đó đã đi vào huyền thoại của nước Pháp...

Tôi hẹn viên quan ba Đơ-vô:

- Lúc khác ta sẽ nói chuyện tiếp, anh đồng ý chứ?

Sáng hôm sau, điểm danh tù binh xong, giám thị trại công bố quyết định của Chỉ huy trưởng Trại số 1 cử viên quan ba Fê-lix Đơ-vô làm trưởng kíp số 5, một kíp có nhiều tù binh “lười nhác”, “vô kỷ luật”, thường xuyên vi phạm nội quy của trại. Trong số đó có viên quan ba Fê-lix Đơ-vô - theo lời giám thị trại - tỏ ra rất kiêu ngạo và đã trốn trại cùng bốn tù binh khác ở Nà Lèng đầu tháng 12-1950.

Một điều lạ khiến toàn thể tù binh trong trại ngạc nhiên. Sau này Fê-lix Đơ-vô là một trong số trưởng kíp gương mẫu kéo theo nhiều tù binh lừng chừng khác vào “kỷ luật tự giác”, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của trại, và tiến lên một bước mới cao hơn. Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chung của toàn thể tù binh sĩ quan Pháp đòi HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM VÀ HỒI HƯƠNG QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP.
_______________________________________
1. Tư liệu về sự tổn thất của tiểu đoàn dù lê dương số 1 (1er BEP) trích trang 194-195 “Đường số 4 - Tấn thảm kịch Cao Bằng”, Pi-e Sác-tông. NXB Albatros -1975.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Ba, 2009, 09:35:16 pm

*

Trại số 1 lại di chuyển đến địa điểm mới mang một cái tên mà tù binh sĩ quan Pháp không thể nào quên: Nà Num. Mùa đông năm ấy rét buốt lạ lùng. Gà đã nhao nhác gáy rộ mà những tia nắng sớm vẫn không xua tan được đám sương mù dày đặc giăng kín bản làng. Từ các căn nhà sàn của đồng bào Tày, ngọn lửa bập bùng hắt qua kẽ liếp ánh sáng tươi vui của một ngày mới.

Dưới sự hướng dẫn của người giám thị, các tù binh phân công nhau vào rừng hái hoa, chặt cành lá về dựng sân khấu, tốp đi chợ Trùng Khánh mua thực phẩm - một cái chợ miền núi bao giờ cũng đông vui cách Trại tù binh số 1 khoảng 6-7 cây số. Nhưng hấp dẫn hơn cả là nhóm văn nghệ với chương trình khá phong phú: kịch ngắn, ngâm thơ, đơn ca, đồng ca...

Bản làng hôm nay được tù binh làm tổng vệ sinh khá sạch sẽ. Tiếng tù binh gọi nhau ồm ồm, tiếng chân chạy huỳnh huỵch, tiếng đàn ghi-ta lả lướt trong nắng mới, tiếng cãi vã nhau nhộn nhạo, hợp thành một bản hòa tấu kỳ dị ở cái bản làng xơ xác đang hồi sinh này.

Rời trụ sở Ban chỉ huy, tôi đảo một vòng quanh trại để kiểm tra việt tổ chức lễ Nô-en cho tù binh. Sau khi đi kiểm tra vệ sinh, viên quan ba thầy thuốc En-jan-be đang tranh cãi điều gì sôi nổi với trưởng kíp số 8 không tuân thủ nghiêm ngặt nội quy phòng bệnh. Cả hai đang đi chậm rãi về phía trạm xá cất trên một gò đất đầu bản.

Trên đường vào trại, vườn rau cải của kíp 1 bây giờ đã xanh um: dưa chuột khá sai quả nhưng cà chua thì cứ quắt lại xanh lét. Viên quan ba Giắc Tít-xi-ê (FI), chỉ huy lính dõng, vốn ở thuộc địa lâu năm, nói thạo tiếng Kinh và tiếng Tày, đang mãi mê gọt những quân cờ từ mấy miếng gỗ hương kiếm được trong rừng. Chỉ một loáng anh ta đã tuốt xong con “Tua” (Thành) đặt ngay ngắn bên cạnh con “Ren” (Hoàng Hậu) khiến một số tù binh đi ngang qua cũng phải dừng lại trầm trồ thán phục. Chính Tít-xi-ê cùng một số bạn khéo tay đã sản xuất nhữngchiếc tẩu thuốc lá với nhiều hình thù hấp dẫn, khá đẹp. Trong những khu vườn nhỏ trồng rau của tù binh, những cây thuốc lá mọc xanh tốt và chiếm một diện tích không nhỏ.

Từ phía nhà bếp tù binh, tiếng dao thớt rộn ràng, một con lợn 60 ki-lô đã được mổ từ chiều hôm trước theo yêu cầu của tù binh, không biết chúng chuẩn bị làm món ăn gì. Tốp tù binh đi chợ mua thực phẩm cũng vừa về, mồ hôi nhễ nhại nhưng nét mặt hớn hở, tươi vui. Từng nhóm “đầu bếp” tù binh được tăng cường hối hả xúm nhau làm những món ăn cho bữa liên hoan chiều nay mừng lễ Chúa Giáng sinh. Lễ cầu kinh đã được chuẩn bị chu đáo đêm nay, một linh mục nhà thờ của địa phương sẽ đến làm lễ rửa tội cho các con chiên ngoan đạo.

Trên một bãi cỏ rộng ở cuối bản, những cái “bàn dã chiến” mượn của dân được khiêng ra, ghép vào nhau từng hàng dài ngay ngắn, thẳng tắp. Tôi nghe nói những món ăn chính cống Pháp do những “đầu bếp nghiệp dư” được lựa chọn cẩn thận đảm nhiệm việt nấu nướng. Ban quản trị trại đã cố gắng giúp đỡ tù binh tổ chức buổi liên hoan đặc biệt này. Thực đơn “Nô-en 1951” của tù binh sĩ quan Pháp được viết nắn nót trên một trang giấy trắng vở học sinh điểm một bông hồng đỏ thắm với hàng chữ đậm: “ Noel 1951 - PAIX AU VIET NAM”1. Nó được đặt ngay ngắn trên bàn tiệc danh dự dành cho người chỉ huy Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1, sẽ đến dự cùng tù binh mừng lễ Chúa Giáng sinh.

Một hàng rào danh dự, đứng đầu là hai viên quan năm Sác-tông và Lơ-pa-giơ, chào đón nghiêm trang người đại diện Quân đội Nhân dân Việt Nam. Anh “bộ đội Cụ Hồ” vẫn mặc chiếc áo trấn thủ hình quả trám mỏng, đầu đội chiếc mũ cứng bọc vải ka-ki vàng nhạt, chân đi dép lốp cao su đen, ngồi trên chiếc ghế danh dự dành cho Người chiến thắng giữa đám sĩ quan tinh hoa của đạo quân viễn chinh Pháp. Cây thông Nô-en được kết những chùm hoa rừng tinh khiết, nhiều màu sắc, và cả những dải kim tuyến lóng lánh dưới nắng vàng rực rỡ.

Một điều không ngờ là ban tổ chức liên hoan đã mời một số đại diện tù binh Ma-rốc ngồi dự tiệc trên chiếc bàn danh dự cùng với tôi và hai viên quan năm Sác-tông và Lơ-pa-giơ. Tất nhiên tôi rất hài lòng và ăn ngon miệng, nhất là viên quan hai dù Ga-bơ-ri-en Sô-vê, vốn ngang tàng, chiều nay lại tỏ ra ân cần, chu đáo trong nhiệm vụ phục vụ bàn tiệc đối với cả tù binh Ma-rốc.

Nhân dịp này tôi kể về phong tục Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, và thích thú nghe giới thiệu những phong tục đầu năm mới của nước Pháp và một số nước Tây Âu. Thì ra họ cũng mê tín và kiêng kỵ như ở Pháp, sáng mồng một đầu năm đi ra đường trông hướng gió để đoán vận may rủi, tốt lành. Ở Anh có tục chọn người tốt xông nhà Năm mới như ở Việt Nam, còn ở Áo có tục kiêng ăn tôm để khỏi thua kém bạn bè, làm ăn xúi quẩy, bởi tôm đi giật lùi.

Cuối cùng tôi đứng dậy phát biểu:

- Tất cả các dân tộc đều mong muốn Hòa bình, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước. Không một dân tộc nào mong muốn chiến tranh tàn phá đất nước mình và cùng với nó là máu và nước mắt, đồng thời cũng tiêu hủy luôn cả những tài sản văn hóa và nghệ thuật vô giá của dân tộc mình. Chiến tranh có lợi cho ai? Phải đấu tranh để giành lấy Hòa bình. Đó là quyền lợi thiết thân của các anh để mau chóng trở về xum họp với gia đình. Trong khi chờ đợi, tôi mong các anh thực hiện đúng ba lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư của Người gửi các anh nhân dịp lễ Nô-en năm nay: “HÃY GIỮ KỶ LUẬT” - “HÃY TỎ RA CÓ ÍCH” - “HÃY GIỮ GÌN SỨC KHỎE”.

Cũng buổi chiều nay, bên cây thông Nô-en, những người đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trùng Khánh, trong niềm cảm thông sâu sắc với các bà mẹ Pháp, đã dẫn một bầy trẻ nhỏ đến múa hát nhằm xua tan nỗi cô đơn của những kẻ cách đây không lâu đã từng đích thân chỉ huy và cầm súng tàn phá ngay chính quê hương họ. Một niềm vui lớn bất ngờ: Trước khi ra về, một em bé gái mở nắp một làn mây lấy ra một xấp thư của gia đình tù binh, trao “quà Nô-en” cho một đại diện “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” trong niềm xúc động chung của toàn trại.

“NÔ-EN 1951 - HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM” là khát vọng cháy bỏng của tù binh sĩ quan Pháp Trại số 1 - Cao Bằng.
___________________________________
1. “Nô-en 1951 - Hòa bình ở Việt Nam”.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 10:46:53 pm

CHƯƠNG IV.
MÙA XUÂN KHÔNG ĐẾN MUỘN

I- MỪNG TẾT ĐẠI THẮNG LỢI


Mùa xuân năm ấy hình như đến sớm hơn trên đất Trùng Khánh Phủ - Cao Bằng. Những đám mây trắng bồng bềnh trôi trên nền trời trong xanh như những con thuyền chơi vơi trên đại dương. Trong những khu vườn nhỏ của dân bản, những cây hồng hiếm hoi đua nhau trổ nụ, những bông hoa dâm bụt khoe màu đỏ thắm trên những hàng rào tre đơn sơ trong bản. Từng đợt gió bấc thổi về kéo theo đám bụi mỏng và những lá vàng xào xạc, lay động những cành bưởi nặng trĩu quả trên lối đi vào bản. Ở đầu hồi nhà dân bên những ống bương đựng nước lúc nào cũng đầy tràn, những con gà sống thiến, lông đỏ rực điểm màu xanh biếc trên đôi cánh, nằm ngoan ngoãn trong những cái bu đan mất cáo. Đêm đêm tiếng chày giã gạo lại nổi lên hòa cùng tiếng cười giòn của các cô gái Tày hiền lành, đảm đang.

Từ mấy bữa nay, một sồ chiến sĩ bảo vệ trại, đa số là người dân tộc địa phương, đã xin về nhà ăn Tết sớm. Các cán bộ và nhân viên quản trị quê ở miền xuôi thì vẫn thản nhiên, coi việc ăn Tết trên đất Cao Bằng thêm một mùa xuân hoặc hai, ba mùa xuân nữa là một chuyện bình thường. Họ vẫn đùa tếu, trêu chọc nhau hàng ngày, cần cù làm tốt nhiệm vụ. Tiếng cười vui ồn lên một chập rồi tắt ngấm. Từ trong những chiếc màn cá nhân của các chiến sĩ vẳng ra tiếng ngáy đều đều của một giấc ngủ say.

Tôi trằn trọc không ngủ nhớ về Hà Nội, nơi tôi đã để lại tất cả những gì gắn bó của thời niên thiếu như số đông - rất đông thanh niên thủ đô đã thề “CẢM TỬ CHO TỔ QUỐC QUYẾT SINH”. Tôi nghĩ miên man và bỗng mỉm cười trong đêm tối với chính mình. Để kiếm sống cho gia đinh, tôi đã vào đời với nghề bán sách báo ở cửa hàng của người bà con bên ngoại tại phố Huế, sau đó bạo gan đứng tên làm giám đốc Nhà xuất bản tư nhân “TIA SÁNG”, trụ sở trên “danh nghĩa” chỉ là một cái buồng nhỏ hẹp rộng 12 mét vuông ở phía sau một ngôi nhà phố Bà Triệu, Hà Nội. Tôi vừa tham gia dịch sách và biên soạn cuốn “Anh ngữ tự học” xuất bản từng tập mỏng theo loại truyện “ Kiếm hiệp” để “lấy ngắn nuôi dài”. Tôi kiêm luôn cả nghề sửa bản in, tiêu thụ sách ở các phố phường Hà Nội. Sách ế, chưa trả được nợ vay của họ hàng và một số bạn thân. Thế là tôi lèn chặt sách trong một cái bồ lớn, nhẩy lên tầu hỏa vào tận Huế bán sách. Cứ mỗi lần tầu đỗ ở các ga lớn, tôi xem giờ nhảy xuống tầu xách chiếc cặp học sinh, chạy vội đến các hiệu sách nhắc lại điệp khúc: “Thưa bà...”, “Thưa cô...”. Mỗi ga, may lắm bán được vài chục quyển sách - không phải vì sách hay, mà có lẽ đúng hơn vì lòng thương một học sinh nghèo. Số tiền bán sách vừa đủ trả tiền nhà trọ và ăn dọc đường cho đến khi tôi trở về Hà Nội thì sách hết mà tiền cũng sạch túi. Bước vào cuộc kháng chiến, tôi vẫn thầm cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của họa sĩ Mạnh Quỳnh ở Cửa Bắc, anh Lưu Quang Thuận ở “Việt Nam Ấn Thư Cục” và Nhà in Cộng Lực đã giúp tôi trình bày bìa sách, in và tiêu thụ các cuốn sách “CÁCH MẠNG NGA CHỐNG XÂM LĂNG DỆT NỘI PHẢN”, “MUSTAFA KÊMAN - MỘT NHÀ ĐẠI ANH HÙNG CỨU QUỐC THỔ NHĨ KỲ” (Kiểm duyệt sổ 198 S.T - 29-4-1946. Thư viện Trung ương, P29104).

Tiếng súng toàn quốc kháng chiến bùng nổ đêm 19-12-1946, đèn điện toàn thành phố phụt tắt. Anh tự vệ chiến đấu Khu Bảy Mẫu đốt hết sách còn ế đọng dưới gầm bàn phủ kín chiếc chăn dạ che ánh sáng khỏi lọt qua cửa sổ khép kín ra bên ngoài, rồi vội vã thu xếp cho gia đình tản cư ngay tối hôm đó gồm người già và trẻ con theo lệnh của Ban chỉ huy quân sự Khu. Giặc Pháp chiếm nhà ga Hà Nội, nhà Đấu xảo, xe tăng của chúng tiến gần đến hồ Ha-le, chuẩn bị đánh chiếm Khu Nam Hà Nội. Trước thế mạnh áp đảo của địch, sau gần một tuần lễ chiến đấu, ta tạm rút lui để bảo toàn lực lượng. Thế là anh tự vệ chiến đấu Khu Bẩy Mẫu theo đồng đội rút về Văn Điển, từ đó lên Phú Thọ công tác ở Tỉnh bộ Việt Minh, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh, rồi theo học tại trường Ngoại ngữ của Bộ Giáo dục. Tháng 10-1947, theo sự phân công của ban giám hiệu nhà trường, do ông Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục làm hiệu trưởng, số khá đông sinh viên trường Ngoại ngữ gia nhập quân đội, công tác ở một số bộ phận thuộc Bộ Quốc phòng, còn tôi và một số bạn học cùng trường được phân công về Phòng Địch vận1 - Cục Chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ đó tôi trở thành “Anh bộ đội Cụ Hồ” và bây giờ có mặt trên đất Trùng Khánh - Cao Bằng, chỉ cách Hà Nội trên 350 ki-lô-mét đường quốc lộ mà sao không gian xa vời vợi...
_____________________________________
1. Cục Chính trị, sau Chiến dịch biên giới, đổi tên là Tổng cục Chính trị, hồi bấy giờ gồm có Phòng Tuyên truyền, Phòng Huấn luyện và Phòng Địch vận... do anh Lưu Văn Lợi, một cây bút của báo tiếng Pháp “LE PEUPLE” (NHÂN DÂN), trong Ban Pháp vận của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, làm trưởng phòng. Sau này anh Lưu Văn Lợi làm Trưởng ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng, hàm Bộ trưởng, nay đã về nghỉ hưu.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 10:51:17 pm

… Trong cuộc họp bàn việc tổ chức Tết Nguyên đán mừng thắng lợi to lớn của quân và dân ta năm 1951, cán bộ và chiến sĩ góp nhiều ý kiến trong không khí dạt dào, phấn khởi.

Anh Nguyễn Văn Thành, giám thị, mở đầu cuộc họp:

- Năm nay quỹ tăng gia của trại cũng được kha khá. Ta sẽ tổ chức cái Tết này rôm rả một chút. Anh em đồng ý không?

- Đồng ý! Tiếng vỗ tay rào rào trong cuộc họp.

Anh Thành, nét mặt vui tươi, hỏi tiếp:

- Đề nghị anh em cho biết lý do tại sao nào?

- Rõ quá rồi! Anh chàng Khang, nhân viên văn thư, vốn là học sinh phổ thông cấp II, đẹp trai, nhiều tài hoa văn nghệ, lên tiếng trước.

- Hoan hô! Tiếng vỗ tay lại nồi lên ầm ầm.

- Hoan hô cái gì? Giám thị tỏ vẻ sốt ruột. Cậu Khang nói tiếp đi chứ!

Ngồi lại nghiêm chỉnh, cậu Khang giơ cao tay xin phát biểu tiếp:

- Một là: Hoan hô Mặt trận Thống nhất Đoàn kết Dân tộc Việt Minh - Liên Việt ra đời dưới cái tên chung Mặt trận Liên Việt.

Có tiếng ai đó trêu chọc: “Hai là...”.

- Hai là, cậu Khang nói tiếp. Hoan hô Đảng Cộng sản Đông Dương nay đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam ra công khai lãnh đạo toàn dân kháng chiến và kiến quốc đến thắng lợi hoàn toàn.

- Ba là: Hoan hô Khối liên minh Việt-Khơme-Lào của ba dân tộc anh em cùng sát cánh đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc trên bán đảo Đông Dương...

Trong phòng có tiếng xì xào:

- Nhân viên văn thư có khác!

- Thật hết xẩy!

Giám thị gật gù hỏi tiếp:

- Nào còn ai có ý kiến gì không?

- Có tôi. Một người ở cuối phòng họp giơ tay nói nhỏ. Tôi ngoảnh lại nhìn thì đó là cụ Liễu, người thủ kho cần mẫn, vốn là cán bộ tuyên truyền của xã, được các chiến sĩ yêu mến và kính trọng. Cụ thường gần gũi anh em, nhỏ nhẹ khuyên bảo lời hay lẽ thiệt, kể cho anh em nghe sự thống khổ của dân ta dưới thời thuộc Pháp, cuộc chiến đấu kiên cường của du kích địa phương diệt thù cứu nước. Cụ ít nói về mình, mặc dầu trên mình còn tím những vết lằn của roi da, dùi cui, mũi súng sau khi cụ bị giặc bắt trong một trận càn. Sau này tôi được biết cụ là đảng viên Đảng Cộng sản Dông Dương, đã tham gia Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám giành chính quyền ở địa phương. Hàng ngày lúc rỗi rãi, cụ đọc sách báo và thường kể lại cho các chiến sĩ những tin thời sự trong nước, những chiến công của các chiến sĩ ngoài tiền tuyến. Mọi người đồ dồn con mắt về phía người thủ kho liêm khiết, xưa nay vốn ít nói trong các cuộc họp. Cụ Liễu cất tiếng đĩnh đạc:

- Tôi đề nghị Tết Nguyên đán tới, ta cần tổ chức thật vui. Vui chung với chính quyền địa phương và bà con trong bản để tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình bấy lâu nay đối với chúng ta. Đối với tù binh ta cũng nên tổ chức cho chúng tham dự những cuộc vui chung như văn nghệ, thể thao mừng Tết Nguyên đán “Đại thắng lợi”.

Cuối cùng tôi xin bổ sung thêm ý nghĩa thắng lợi của mùa Xuân năm nay. Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lần đầu tiên ta lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Địch thất bại hoàn toàn trong âm mưu cô lập Việt Nam với thế giới bên ngoài.

- Hoan hô, hoan hô, tiếng các chiến sĩ reo lên vang dậy. Đề nghị thủ quỹ cho xuất chuồng con lợn 60 ki-lô “khao quân”.

Giám thị, vẻ mặt từ nghiêm trang chuyển sang hồ hởi, nói:

- Nào, còn ai có ý kiến gì nữa không? Đề nghị của anh em tôi thấy “được đấy”!

Đến lượt tôi phát biểu cuối cùng:

- Tôi đồng ý Tết này ta tổ chức chu đáo mừng thắng lợi toàn diện của quân và dân ta trong năm 1951. Phải tiết kiệm nhưng thật vui. Ta sẽ thành lập ban tổ chức “TẾT ĐẠI THẮNG LỢI” cùng chung vui với chính quyền địa phương, bà con trong bản và cả tù binh với hình thức phù hợp. Đề nghị ban quản trị tính toán tăng thêm khẩu phần cho tù binh vào dịp Tết này, trích ở quỹ tăng gia của chúng ta.

- Đồng ý! Tiếng vỗ tay lại nổi lên hồi lâu. Có tiếng ai đó xì xào: - “Nhất định phải có tý “lẩu” rồi”.

Tôi nói tiếp:

- Trước khi kết thúc cuộc họp, tôi xin báo một tin vui lớn mà anh em đang nóng lòng chờ đợi. Đó là tin chiến thắng trên mặt trận Hòa Bình!

- Hoan hô! Hoan hô!... Lần này tiếng vỗ tay kéo dài tưởng như không dứt. Qua những tràng vỗ tay mạnh mẽ, cán bộ, chiến sĩ Trại tù binh sĩ quan số 1 - Cao Bằng muốn gửi đến các chiến sĩ ngoài mặt trận đang ngày đêm chịu đựng mưa bom, bão đạn của quân thù, lòng biết ơn của hậu phương luôn luôn gắn bó máu thịt với tiền tuyến.

Tôi thông báo cho các chiến sĩ tin vui lớn mới nhận được:

- Tiếp theo Chiến dịch Trung Du mùa xuân, chiến dịch Đường số 18. Chiến dịch Hà Nam Ninh mùa hè. Thu-Đông năm nay ta mở Chiến dịch Hòa Bình với quyết tâm lớn tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng các vùng giải phóng. Mặc dầu Chiến dịch Hòa Bình chưa kết thúc, nhưng quân ta hoàn toàn làm chủ chiến trường, giáng cho địch những đòn nặng nề, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20.000 binh lính, bắt làm tù binh khoảng 7.000 người. Ngành địch vận của ta năm nay được “mùa lớn”. Chắc chắn trại ta sẽ tiếp nhận thèm tù binh mới.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 10:52:54 pm

*

Trong buổi liên hoan mừng TẾT ĐẠI THẮNG LỢI với đại diện chính quyền địa phương và các chủ nhà có tù binh ở trong bản, ông chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính xã, nâng cao chén rượu mừng Xuân, đứng lên nói trong không khí thắm tình đoàn kết quân dân.

- Các “Anh bộ đội Cụ Hồ” ăn Tết xa nhà, khổ lắm vớ. Dân chúng tôi biết rõ điều đó, kỷ luật quân đội nghiêm lắm mà. Không tơ hào cái kim sợi chỉ của dân, tôn trọng tín ngưỡng của dân, mua bán sòng phẳng, dạy Bình dân học vụ. Bộ đội còn chữa bệnh cho dân, làm vệ sinh bản làng sạch sẽ, tham gia gặt hái ngoài đồng giúp dân, không quản khó khăn, vất vả. Dân bản chúng tôi rất ưng cái bụng các “Anh bộ đội Cụ Hồ”.

Sau khi uống cạn chén rượu, ông chủ tịch nói tiếp:

- Tù binh thì khác vớ. Thoạt đầu dân không bằng lòng đâu. Đàn bà, con gái sợ lắm, sợ chúng nó hãm hiếp mà. Con nít trông thấy tù binh mắt xanh, mũi lõ, râu ria xồm xoàm, quắp chặt lấy mẹ khóc thét, không chịu chạy chơi. Các cụ già sợ chúng nó làm ô uế nơi thờ cúng, sợ con ma nó bất vía, làm cả nhà ốm đau quanh năm...

Tôi từ tốn thưa với ông chủ tịch xã:

- Nhân dịp họp mặt đoàn kết quân dân, chúng tôi muốn được nghe những nhận xét chân tình, thẳng thắn của dân đối với trại, giúp chúng tôi phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm trong công tác giáo dục chiến sĩ và tù binh. Có điều gì tốt, điều gì xấu mong chính quyền địa phương cứ nói rõ.

Ông chủ tịch xã khoan thai uống cạn một chén rượu nữa, nét mặt vui tươi nói:

- Về bộ đội, tôi chỉ có một điều dặn dò: chớ ăn thịt bò trong nhà dân, cả tù binh cũng phải bảo chúng như vậy. Dân kiêng lắm đấy. Cái ma nó không ưng đâu. Chỉ kiêng thịt bò thôi.

Còn tù binh, quả có thế. Hồi trại mới về đây, tù binh ăn cắp của dân nhiều lắm vớ. Trong nhà, dân mát oản, chuối luôn, cả bánh kẹo bầy cúng trên bàn thờ. Có nhà mất trứng gà đang ấp, mất cả mỡ lợn. Lá thuốc phơi ở vườn cũng mất đấy. Ngoài ruộng thì dân kêu mất mía khoai, cà chua, dưa chuột... Nhưng chỉ là “vặt vãnh” thôi, chẳng đáng bao đồng tiền. Chắc tù binh đói...

Ngừng một lát, đưa mắt dò hỏi cán bộ, chiến sĩ, thấy mọi người gật đầu tán thưởng, ông chủ tịch nói tiếp, giọng chân tình:

- Bộ đội cũng bị mất cắp đấy. Mất gạo ấy mà. Tù binh đi vác gạo từ kho huyện về trại, nộp không đủ đâu. Gạo buộc túm trong hai ống quần không có bao tải mà - dễ lấy lắm vớ. Dân bản phát hiện có lần tù binh giấu ở bụi cây bên bờ suối đầu bản, khi thì 1 ki-lô, 2 ki-lô, có khi một bọc gạo to. Một lát sau dân quay trở lại định lấy bọc gạo đem về nộp trại thì không còn nữa... Dân để ý theo dõi thì nay hết rồi. Tù binh no thì không ăn cắp vặt nữa. Việc đã qua rồi, bộ đội biết để giáo dục tù binh thôi.

Nói dứt lời, ông chủ tịch xã hoan hỉ đón nhận chén rượu đầy từ tay tôi đưa lên miệng uống cạn. Vừa ngồi xuống ông chủ tịch lại đứng lên, nói lớn:

- Đã nói thì nói cho hết, bộ đội có ưng không? Ta phải công bằng với tù binh mới thỏa cái bụng. Sai nói sai, tốt nói tốt. Bây giờ dân bằng lòng với tù binh rồi đấy. Tại sao à? Một là, tù binh không ăn cắp vặt của dân nữa vớ. Hai là, tù binh giúp dân nhiều việc lắm vớ: làm vệ sinh bản làng sạch sẽ này, gánh phân ra ruộng rồi quẩy lúa về nhân này. Có tù binh tưới nước cả vườn rau, xách nước từ suối về cho dân. Ban đầu lóng ngóng, nay chúng quen rồi. Các bà mé và bọn con gái cứ bịt miệng, rũ ra cười. Chiều, tù binh có đứa cõng trẻ con đi chơi trong bản nữa đấy. Bộ đội giáo dục tù binh giỏi quá. Dân ưng rồi.



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 10:58:51 pm

Chiều mồng ba Tết, bận tiếp khách, tôi ra sân bãi cuối bản dự cuộc vui chung giữa bộ đội bảo vệ và tù binh hơi chậm. Khi tôi ra đến nơi thì trận đấu bóng chuyền vừa kết thúc với phần thắng nghiêng về phía tù binh. Tiếng vỗ tay nổi lên rì rào trên sân bãi khi tôi xuất hiện vào lúc sắp kết thúc cuộc vui. Giám thị báo cáo với tôi kết quả trận đấu bóng chuyền giữa hai “đội bóng nghiệp dư” của bộ đội bảo vệ và tù binh, bây giờ là cuộc thi nhẩy cao của hai bên. Tôi đến ngồi trên chiếc ghế tựa dành cho tôi vẫn bỏ trống gần sân nhảy. Trừ những tù binh làm bếp và bận công việc khác hàng ngày, một số cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ, còn tất cả đều có mặt trên sân bãi. Khá đông thanh niên nam nữ trong bản cũng đến xem diễn kịch và ở lại dự các cuộc giải trí, vui chơi cùng bộ đội.

Cuộc thi nhẩy cao bắt đầu trong tiếng hoan hô, cổ vũ cả hai bên nổi lên bốn phía. Trọng tài tù binh lần lượt tuyên bố: 1 mét 10 - 1 mét 15. Các chiến sĩ bảo vệ không ai vượt qua xà ngang của chiều cao này. Bỗng người giám thị, tính nóng nẩy, hình như lòng tự ái bị xúc phạm, bất chợt hét to: - “Ta lại thua rồi. Anh xem có thể...”.

Một đề nghị thật bất ngờ đối với tôi! Nhẩy cao với tù binh ư? Có hạ mình trước con mắt chúng không? Có làm mất uy tín của quân đội ta không? Có mất lập trường và hữu khuynh không? Các cán bộ, chiến sĩ thì có thể chấp nhận, còn tôi là chỉ huy trưởng trại tù binh! Một băn khoăn khác vụt đến trong trí óc tôi: Nếu thua thì thế nào...?

Trên sân bãi không khí im phăng phắc. Hàng trăm con mắt dồn về phía người chỉ huy cao nhất, chờ đợi quyết định cuối cùng của tôi. Tôi đứng dậy, chậm rãi cởi chiếc áo bông hình quả trám đang mặc, bỏ chiếc mũ cối đội trên đầu trao cho một chiến sĩ đứng bên cạnh tôi giữa tiếng vỗ tay vang dậy của chiến sĩ ta và tù binh sĩ quan có mặt. Trong giây phút đó, tôi không nghĩ gì khác ngoài một ý nghĩ: “- Trong thể thao không có đẳng cấp, không phân biệt địa vị xã hội, màu da...”.

Tôi đến bên trọng tài tù binh điềm đạm nói:

- Anh đặt xà ngang chiều cao lên mức 1 mét 20.

Trọng tài tù binh tuyên bố dõng dạc:

- Chiều cao 1 mét 20. Bắt đầu nhẩy.

Một, hai, ba tù binh sĩ quan thuộc các binh chủng hăm hở chạy từ xa lấy đà, rồi lao mình nhẩy qua tầm cao còn khiêm tốn đó, nhưng chiếc xà ngang đều rơi xuồng cát trong tiếng “Ồ” râm ran của đám đông tù binh đang chứng kiến một cảnh tượng bất ngờ diễn ra trước mắt chúng trong “trại giam Việt Minh” ở núi rừng Việt Bắc.

Bỗng tiếng vỗ tay như sấm của cả hai bên nổi dậy trên sân bãi: người chỉ huy trại đã vượt qua chiều cao 1 mét 20 bằng một cú nhẩy không cần lấy đà, cách cột xà ngang 3 mét. Hồi còn là học sinh trung học Hà Nội, tôi đã vượt qua mức xà ngang chiều cao 1 mét 30 một cách dễ dàng. Tôi thong thả khoác chiếc áo bông trấn thủ, đội lại chiếc mũ cối xỏ chân vào đôi dép lốp cao su đen, đến ban tổ chức nhận giải thưởng: 1 ki-lô thuốc lá khô “sừng bò”. Tôi trao lại giải thưởng cho trọng tài tù binh và nói: “- Anh chia đều cho các “nhà thể thao” đã cùng nhẩy cao với tôi. Họ xứng đáng được nhận giải thưởng này”.

Nói xong tôi hướng về phía đám đông tù binh tuyên bố:

- Cảm ơn các anh đã đến dự cuộc vui liên hoan mừng “Tết Đại thắng lợi” của chúng tôi. Tôi không nói điều tôi suy nghĩ: - “Cú nhẩy” của tôi là “cú nhẩy” mừng chiến thắng to lớn của “Chiến dịch Hòa Bình”. Một “cú nhẩy” về thủ đô Hà Nội trong một tương lai không xa...


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:00:37 pm

II- QUAN BA MÔ-RI-SE ĐI CHỢ

Từ mùa Xuân 1952 Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 bước vào thời kỳ mới theo “chế độ tự quản”, thực hiện “kỷ luật tự giác”, xây dựng một đời sống “dân chủ nội bộ” trên cơ sở áp dụng phương pháp “tự phê bình và phê bình”, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chỉ huy trại. Có thể nói đó là những điều hoàn toàn mới mẻ đối với tù binh buổi ban đầu. Tôi triệu tập một cuộc họp các trưởng kíp để phổ biến chủ trương của Ban chỉ huy và giải thích rõ thế nào là “kỷ luật tự giác”, “dân chủ nội bộ”, “tự phê bình và phê bình” trong “chế độ tự quản” được áp dụng từ nay ở trại để thực hiện ba lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- HÃY GIỮ KỶ LUẬT.
- HÃY TỎ RA CÓ ÍCH
- HÃY GIỮ GÌN SỨC KHỎE

Cùng với mùa Xuân, chế độ tự quản được áp dụng ở Trại số 1 đã làm bừng lên một sinh khí mới, một cuộc sống rộn ràng, vui tươi. Các mặt hoạt động của trại đều sôi nổi, nhịp nhàng theo sự chỉ huy và điều khiển hàng ngày của giám thị trại. Cán bộ, chiến sĩ đỡ vất vả mà công việc trôi chảy như chiếc kim vận hành theo dây cót và bánh xe của đồng hồ báo giờ hàng ngày. Nội quy của trại được tù binh “tự giác” tuân thủ nghiêm ngặt, bởi vì đó chính là lợi ích thiết thân của chúng, là sức mạnh và cỗi gốc của chế độ tự quản trong đời sống tù binh.

Tuy nhiên ở Trại tù binh sĩ quan số 1, từ lâu đã xuất hiện một hiện tượng lạ lùng - đó là “hiện tượng La-bi-nhét”. Một điển hình của sự “lãn công” kéo dài tháng này sang tháng khác, thậm chí năm này sang năm khác dưới hình thức “bệnh ngủ đông” (hibernation) nhưng vẫn ăn đủ cơm ngày hai bữa, và có điều kỳ khôi là vẫn ký tên đều đặn vào các bản tuyên bố, kiến nghị, thư ngỏ... lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam cùng các bạn trong trại. Đó là viên quan ba Ê-ríc La-bi-nhét thuộc trung đoàn Lê dương bộ binh số 3, người dong dỏng cao, nước da xanh xao, mắt xanh lơ, mặc dầu mới khoảng 40 tuổi nhưng đóng vai một ông già 70, để râu trắng dài đến ngực như trong chuyện cổ tích. Xung quanh “hiện tượng La-bi-nhét” có nhiều điều kỳ dị, tức cười và cũng thật đáng thương. Chỉ vì muốn “lẩn trốn lao động” đã tự biến mình thành một cây tầm gửi, đầy đọa thân thể, chịu khổ ải quanh năm, ít khi tắm rửa, trên mình bám đầy cáu ghét, khiến những người xung quanh phát rùng mình. Xét đến cùng, đó cũng chỉ là một “mẹo vặt” của đời tù, và bây giờ thực hiện chế độ tự quản thì tập thể tù binh chịu hậu quả của hành động “bệnh ngủ đông” của ông già La-bi-nhét.

Trời đã sang xuân mà cái rét Cao Bằng vẫn xuyên thấu vào từng thớ thịt của tôi qua chiếc chăn dạ mỏng. Khí lạnh của màn đêm dầy đặc sương mù lùa qua kẽ liếp của căn nhà sàn nằm lọt thỏm trong thung lũng nhỏ, bốn bề là những dãy núi đá vôi. Tiếng gió hú từng đợt thốc vào chiếc màn cá nhân khiến tôi cứng bụng và đói cồn cào ruột gan. Bỗng tôi thèm một “củ sắn lùi” - bếp nhà sàn vẫn còn đỏ lừa vùi tro - nhưng tôi không thể đánh lừa cái dạ dày đang kêu đói chỉ bằng một củ sắn hoặc một củ khoai, một bắp ngô nướng ban đêm. Tôi giật mình: 800 gam gạo ban ngày nhét vào bụng đã biến đi đằng nào!

Các chiến sĩ bảo vệ cũng như tôi nằm co ro ngủ theo nhiều kiểu khác nhau, có nhiều đêm các chiến sĩ ngủ đôi, chung một màn cá nhân, theo kiểu “úp thìa”, để truyền hơi ấm cho nhau. Với cơ thể cường tráng và đang tuổi ăn ngủ, họ “kéo bễ” và người thủ kho già luôn luôn trích tiền tăng gia nuôi lợn nuôi gà, trồng rau, cải thiện đời sống cho các chiến sĩ khi nồi chè đậu đen, khi nải chuối, quả đu đủ, quả bưởi đường và mỗi tháng, ít nhất một lần, cho các chiến sĩ ăn tươi ra trò.

Đêm nay chắc tù binh cũng không ngủ được. Chúng đi kiếm rơm rạ ở ngoài đồng bện chặt làm nệm và đắp thêm trên người một lớp rơm, cao đến 50 cm, phủ kín sàn nhà dân. Chiến tranh không hề phân biệt tù binh và những người chiến thắng cùng hưởng tiêu chuẩn như nhau về ăn uống: 1.200 gam gạo một ngày, trong đó 400 gam gạo quy thành tiền theo giá thị trường để mua thức ăn. Nhưng đối với tù binh sĩ quan Pháp, rõ ràng đời sống công nghiệp, phong tục tập quán, lối sống và chế độ ăn uống của chúng khác xa xứ sở vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu ở vùng Đông Nam châu Á. Khí hậu khắc nghiệt ở miền núi rừng Việt Bắc - nơi nổi tiếng với dân chúng miền xuôi lên miền ngược là “ma thiêng nước độc” với các bệnh hiểm nghèo như “sốt rét ngã nước”, “sốt thương hàn”, “phong thấp”, “uốn ván”, “kiết lỵ” và các chứng bệnh kỳ quái “bướu cổ”, “phù thũng”v.v... với tỷ lệ tử vong khá cao, đã là nỗi kinh hoàng đối với bao công chức “Nhà nước Bảo hộ” dưới thời thuộc Pháp. Nhiều dân tộc ít người vùng cao “có sinh mà không có dưỡng”, dần dần đi đến ngưỡng cửa của sự “tuyệt chủng” trong vòng vây của sự mê tín, dị đoan, và những ông thầy “phù thủy” có phép linh thiêng trừ tà ma để “trị bệnh” cứu dân lành. Bệnh tật, ốm đau và cái chết là không tránh khỏi đối với tù binh thuộc đạo quân viễn chinh Pháp từ bên kia đại dương ồ ạt đổ tới trong điều kiện kháng chiến gian khổ, thiếu thốn mọi mặt trong đời sống hàng ngày của nhân dân ta. Bỗng một ánh chớp lóe lên trong óc khiến tôi tỉnh hẳn: “Trong khi áp dụng chế độ tự quản cho tù binh, tại sao tôi không thí nghiệm một mô hình quản lý mới về kinh tế ngay trong nhà tù!” Nói một cách khác là “mở rộng dân chủ về kinh tế” đối với tù binh. Điều đó có ý nghĩa tích cực cả về mặt chính trị và đời sống vật chất và tinh thần, là một trong những biện pháp có hiệu quả gắn với tăng gia sản xuất, giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, đẩy lùi bệnh tật, để giữ gìn sức khoẻ của tù binh.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:02:02 pm

Điều đó có nghĩa là từ nay Ban chỉ huy trại giao cho tù binh, với sự giúp đỡ của ban quản trị, quyền quản lý việc ăn uống của chúng hàng ngày: tự phân phối gạo, thực phẩm đến tận “nhà bếp tù binh” theo tiêu chuẩn quy định; tự cử người “đi chợ” mua thức ăn và chế biến thức ăn hợp khẩu vị, có nhiều sinh tố và thay đổi hàng ngày theo chỉ dẫn của các thầy thuốc tù binh; tự bảo quản thực phẩm trong kho và “cân, đong, đo, đếm” lấy, với sổ sách kế toán rành mạch và tài chính công khai trước toàn trại.

Quyết định của tôi về “mở rộng dân chủ về kinh tế” trong chế độ tự quản của tù binh được thi hành ngay sau “TẾT ĐẠI THẮNG LỢI” tháng 2-1952 ở Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ đều ủng hộ chủ trương mới của Ban chỉ huy và nhiệt tình giúp đỡ tù bình thực hiện. Từ đó trong ban quản trị của trại có thêm một “nhân viên mới” hàng ngày sát cánh cùng người thủ kho già kiêm thủ quỹ của trại. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là viên quan hai Cơ-léc-giê Sác-lơ, sĩ quan công binh Cao Bằng, người mảnh dẻ, nước da trắng, dáng vẻ trí thức, cần cù, điềm đạm, lễ độ, được toàn thể tù binh sĩ quan tín nhiệm giao cho trọng trách này. Cơ-léc-giê còn nổi tiếng là một cây “Bách khoa toàn thư” của Trại số 1, trả lời vanh vách trong những buổi vui chơi, giải trí, những câu hỏi hóc búa của bạn bè về từng trận đánh lừng lẫy của Hoàng đế Na-pô-lê-ông, từng đoạn văn trong các tác phẩm văn học trứ danh của nước Pháp, từng kiểu kiến trúc nghệ thuật các lâu đài cổ kính của thành phố La Mã và thủ đô Pa-ri hoa lệ, cho đến tên từng hòn đảo nhỏ của biển Thái Bình Dương. Anh chàng tù binh tri thức và uyên bác này cũng được Ban chỉ huy trại giao luôn nhiệm vụ cắt cử lao động hàng ngày dưới sự hướng dẫn của người giám thị trong giờ điểm danh tù binh mỗi buổi sáng, để làm những công việc phục vụ đời sống tù binh (vào rừng kiếm củi đốt, đi lấy gạo ở các kho của huyện, đi chợ tiếp phẩm cho bếp tù binh v.v…). Từ chiều hôm trước, giám thị đã phổ biến cho viên quan hai Cơ-léc-giê biết những công việc ngày hôm sau và số lao động cần thiết để bảo đảm guồng máy hoạt động của toàn trại chạy đều. Cơ-léc-giê thông báo cho các trưởng kíp tù binh cắt cử lao động ngày hôm sau trong các kíp của mình, miễn trừ lao động cho những tù binh ốm đau, hoặc có bệnh đột xuất ban đêm mà chỉ có trưởng kíp mới biết được rành rọt.

Còn “người nội trợ” của Trại số 1 thì không ai bằng viên quan ba Pi-e Mô-ri-se (FI) sống lâu năm ở thuộc địa, thông thạo phong tục, tập quán các dân tộc miền núi, và điều quan trọng là nghe và nói được tiếng Kinh và tiếng Tày. Thế là viên quan ba lính dõng năm nào nay đóng vai “người nội trợ” hàng ngày đi chợ Trùng Khánh Phủ, trà trộn, len lỏi vào dòng người nườm nượp với đủ sắc áo các dân tộc địa phương. Mô-ri-se thường dừng lại khá lâu trước những mặt hàng tươi sống, những gánh hoa quả và “mặc cả” như một “người nội trợ” sành sỏi. Nhân viên tiếp phẩm của trại kiên trì chờ đợi để trả tiền cho người bán hàng và thông báo cho Mô-ri-se biết số tiền còn lại để tùy anh ta định đoạt cuối cùng. Một số tù binh khác cùng “đi chợ” với Mô-ri-se nhưng để khuân vác thực phẩm về trại, cũng kiên trì chờ đợi không kêu ca, phàn nàn, dù thời gian “đi chợ” kéo dài hơn trước. Hơn lúc nào hết, chúng hiểu rõ giá trị của thời gian mà viên quan ba Mô-ri-se dành cho việc đi đi lại lại từ đầu đến cuối chợ, so sánh giá cả các mặt hàng và cũng biết cò kè “bớt một, thêm hai” trước khi quyết định cuối cùng.

Sự chuyển mình của Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 khi thì sống động, ồn ào trong không khí vui tươi, khi thì âm thầm, lặng lẽ trong đời tù cứ tưởng như hoàn toàn buồn tẻ, đơn điệu, tối tăm.

Mới có mấy tháng mà bộ mặt của trại đã biến đổi hẳn. Với sự nỗ lực vượt bậc của ban quản trị trại, sự tận tình của “anh nuôi” vui tính có nhiều kinh nghiệm nấu ăn, hàng ngày dành thời gian đến bếp tù binh chỉ dẫn cách nấu cơm, xào nấu các món ăn, đời sống tù binh được cải thiện rõ rệt. Bản làng phong quang, sạch sẽ, không còn cảnh cứt trâu, rãnh nước ứ đọng, hôi thối, bám đầy ruồi muỗi trên các lối đi trong bản. Nạn chấy rận bước đầu bị đẩy lùi qua một buổi “tổng vệ sinh” áo quần, chăn màn, trên cánh đồng bên con suối trong bản ở khu vực nước sâu có thể tắm mát. Những buổi trao đổi tình hình thời sự được tù binh sĩ quan chăm chú lặng nghe hơn, thảo luận sôi nổi hơn theo từng ê-kip. Những thắc mắc xung quanh những vấn đề thời sự nóng bỏng đều được các trưởng kíp ghi lại, chuyển lên Ban chỉ huy trại giải đáp trong buổi thảo luận tuần sau. Tiếng đàn, tiếng hát vui tươi hơn trong những giờ nghỉ giải lao hoặc chiều chiều khi hoàng hôn tắt hẳn, trong bản lại lập lòe những ánh lửa nhỏ bốc lên từ vài ba que củi đun nước uống của từng nhóm tù binh.

Đời sống tinh thần của tù binh cũng là mối quan tâm đặc biệt của Ban chỉ huy. “Tủ sách” của trại được xây dựng từ tháng 3-1951 nay được bổ sung khá nhiều sách báo và tạp chí, chủ yếu của Liên Xô và các nước Đông Âu, tuy chưa đáp ứng yêu cầu của tù binh nhưng cũng cung cấp nhiều tin tức. Tôi còn nhớ trong số sách của trại có cuốn tiểu thuyết “Người lính Pháp ở ngã ba đường” (Le soldat français à la croisée des chemins) được đông đảo tù binh sĩ quan tìm đọc hồi đó. Báo L’HUMANITÉ (NHÂN ĐẠO) của Đảng Cộng sản Pháp tuy đã cũ mòn nhưng vẫn là món ăn tinh thần bổ ích đối với tù binh, trong đó chúng có thể tìm thấy những tin tức thú vị của xứ sở như về giá cả sinh hoạt của nước Pháp, hoạt động thể dục thể thao, văn học nghệ thuật, những công trình xây dựng mới, cuộc đấu tranh ngày càng lan rộng của các tổ chức quần chúng nhân dân Pháp đòi hòa bình ở Việt Nam và hồi hương Quân đội viễn chinh Pháp. Ngoài ra tù binh sĩ quan còn có khái niệm chung về sự can thiệp ngày càng sâu của đế quốc Mỹ vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương, sự hình thành khối Bắc Đại Tây Dương và nguy cơ phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức, sự phụ thuộc ngày càng tăng của quân đội Pháp trong khối NATO dưới quyền chỉ huy của Mỹ v.v...


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:06:43 pm

Do có sự can thiệp của chính phủ ta, thư từ của gia đình tù binh gửi qua Hội Hồng thập tự Pháp đến tay tù binh đều đặn hơn. Theo quy định, mỗi tháng tù binh được viết thư một lần gửi về nước cho gia đình. Trong thư tù binh kể lại đời sống hàng ngày trong trại và báo tin sức khỏe của chúng được giữ vững. Có tù binh khuyên gia đình tham gia phong trào đấu tranh của các tổ chức quần chúng Pháp đòi chấm dứt cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” ở Việt Nam để sớm được trở về xum họp với gia đình.

Sau đây là một số đoạn trích thư gửi gia đình của tù binh sĩ quan Pháp Trại số 1 trong thời kỳ ấy:

+ “Vài lời về bữa ăn - cơm là thức ăn chính - thường bữa sáng có một quả trứng, mà mỗi người luộc tùy theo ý thích, một đĩa rau ăn với cơm, rau khô (đậu, đậu nành), hoặc rau tươi (đậu xanh, đậu Hà Lan hột, cải xoong, xà lát chín, cà chua, khoai lang) thay đổi tùy mùa và thỉnh thoảng một trái cây – buổi tối ăn như trên, không có trứng. Khi không có trứng (6 trong một tuần lễ) thì có hai bữa thịt lợn với hai quả trứng. Anh không bao giờ đói - nước uống của bọn anh là nước sắc lá cây

                                                                                 Quan ba Hăng-ri Pa-giét
                                                                 (Thư gửi vợ - Các-ta-giơ, Tuy-ni. Tháng 3-1952)


+ “Mặc dầu xứ sở, khí hậu, phong tục rất khác với những gì thích hợp với người châu Âu, tất cả đã được Ban chỉ huy Việt Nam thực hiện để giữ gìn sức khỏe và tinh thần của bọn anh.”

                                                                                      Quan tư A. Ác-nô
                                                                  (Thư gửi bà Ác-nô Lô-ri-ôn, Đơ-rôm. 11-3-1952)


+ “… Lễ Tết này là một thực tế, người Việt Nam, Ban chỉ huy và dân chúng, bằng một cử chỉ đáng được nhấn mạnh, đã quan tâm cho các anh tham dự các cuộc vui chơi của họ, coi các anh là những người bạn và khách qua đường chứ không phải tù binh

                                                                                 Quan năm Lơ-pa-giơ Mác-xen
                                                                               (Thư gửi vợ, 3 phố Phơ-lô-răng,
                                                                              Bơ-lu-măng-tan, Pa-ri. 16-2-1952).


+ “Buổi chiều chúng con có những buổi sinh hoạt hoặc chính trị, vệ sinh, văn hóa, giải trí, ca hát, bóng chuyền, thư viện, đánh bài và cờ, bơi lội

                                                                                       Quan hai Gu-xta-vơ Mô-nê
                                                                           (Thư gửi bố mẹ, Xa-voa Thượng. 15-4-1952).


+ “Còn anh thì vẫn khỏe như có phép mầu, duy có điều rủi là anh hơi mập và cũng chẳng buồn cưỡng lại”.

                                                                                       Quan hai Giăng Giắc Bơ-cle
                                                                              (Thư gửi vợ. Mông-bê-li-a, 11-12-1951)


+ “Ở đây mọi việc đều tốt, sức khỏe thật tốt. Chúng con đã hoàn toàn lại sức sau những mệt nhọc mùa hè nhờ mùa đông thích hợp với chúng con và ăn uống khá hơn. Con còn lên cân nữa kia.”.

                                                                                 Quan hai Y-vơ đơ La-cơ-roa Vô-boa
                                                                                (Thư gửi bố mẹ, Pa-ri VII, 13-3-1952)


+ “Đời sống trong trại về mặt thực tiễn, bản thân nó là một sự giáo dục chính trị với ý nghĩa nó là một hình ảnh thu nhỏ của một xã hội thực sự dân chủ. Những buổi thông tin và những bài diễn thuyết hoàn thiện sự giáo dục đó về mặt lý thuyết”.

                                                                                         Quan ba Luy-xiêng Mô-ry
                                                                               (Thư gửi vợ. Mông-pen-li-ê, 14-4-1952)


+ “Anh và các bạn đã phải xem xét lại hoàn toàn các giá trị và tức giận về sự tiếp tục một cách ngu xuẩn và tàn bạo cuộc chiến tranh này ở Việt Nam”.

                                                                                    Quan ba thầy thuốc Pi-e Pê-đu-xô
                                                                                  (Thư gửi vợ, … Cô-re-dơ, 13-3-1952)


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:12:13 pm

CHƯƠNG V
“TRẠI GIAM VIỆT MINH”
DƯỚI CON MẮT TÙ BINH SĨ QUAN PHÁP


I


“NHỮNG TRANG NÀY ĐƯỢC VIẾT KHÔNG PHẢI BỞI NHỮNG CON NGƯỜI NÔ LỆ”

                                                                           ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG
                                                                                       Trại số 1 (1952)


Bây giờ chúng ta hãy nghe tù binh sĩ quan Pháp nói về đời sống ở Trại số 1 (Cao Bằng) trong tập sách nhỏ do “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” Trại số 1 biên soạn1 nhân Tuần Hòa bình tổ chức từ ngày 16 đến 30-10-1952 ở trại hưởng ứng Đại hội Hòa bình thế giới họp ở Viên, thủ đô Áo, tháng 12-1952.


PHẦN MỞ ĐẦU

“Ngày 7 tháng 10 năng 1950 khi những sự may rủi của chiến tranh đã phân chia những người chiến thắng và những kẻ chiến bại, người Pháp mất cùng với sự kiểm soát miền thượng du Bắc Kỳ hơn hai nghìn người của họ bị giết chết hoặc bị bắt làm tù binh. Chúng tôi thuộc trong số những tù binh, gồm một trăm sĩ quan là nòng cốt của Trại số 1. Ngày thất bại của chúng tôi đánh dấu sự phụ thuộc của chúng tôi vào Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông đã chấm dứt và sự mở đầu một thời kỳ mới mở ra trước mắt chúng tôi đầy bất ngờ. Là những kẻ chiến bại chúng tôi sợ sự trả thù của người chiến thắng. Nhiều người trong số chúng tôi nguyền rủa số phận đã từ chối họ không chết trong khi chiến đấu.

Những nỗi lo sợ của chúng tôi là không chính đáng, sau này chúng tôi mới hiểu điều đó, một tình huống khác hẳn sự tình chúng tôi chờ đợi đã dành cho chúng tôi. Thay cho cái hốc tối tăm của sự quên lãng chúng tôi đã tìm thấy ánh sáng. Đôi mắt chúng tôi ngày lại ngày đã khám phá một xứ sở mà cho đến lúc đó chúng tôi đã đi qua như những người mù, những suy nghĩ của chúng tôi được mở rộng sang những vấn đề mà cho đến lúc đó chúng tôi đã bỏ qua mà không hề biết, những thành kiến của chúng tôi dần dần tan biến và một sự tin cậy nẩy nở cuối cùng đã cho chúng tôi cảm giác là những con người mới.

Những lý do của sự biến đổi có nhiều, bởi vì Quân đội và Nhân dân Việt Nam đã coi chúng tôi không phải như những kẻ thù chiến bại mà như những con người bất hạnh, những công cụ mù quáng trong những bàn tay tội lỗi; họ đã tha thứ cho chúng tôi và chìa bàn tay vực chúng tôi dậy. Nhưng trên hết, công ơn của cử chỉ đó thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh đạo kính yêu của dân tộc Việt Nam, người giải phóng của họ. Con người đó với những đức tính cách mạng cao cả của sự công minh, chính trực, độ lượng gắn liền với những đức tính cá nhân giản dị, nhân từ, sáng suốt, yêu thương các dân tộc, đã chiến đấu từ 40 năm nay cho cùng một sự nghiệp giải phóng dân tộc bị áp bức của Người. Chính Người đã đề xướng chính sách khoan hồng được áp dụng với tù binh và những biểu hiện của chính sách khoan hồng đó càng ngày càng rõ rệt trong việc đối xử với chúng tôi, sự chăm lo giáo dục chính trị đối với chúng tôi, sự phóng thích không điều kiện nhiều người trong chúng tôi. Có ai mà không biết đánh giá một cách đứng đắn đặc ân đó của Chủ tịch dành cho tù binh để trả họ về cho nhân dân Pháp?

Để bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm của họ đối với những ân nhân của mình, những người tù binh muốn ghi lại trong những trang tiếp theo trước hết những cảm tưởng đầu tiên của những kẻ bị bắt, những sự do dự, những băn khoăn trong những bước đi đầu tiên của những tân tín đồ và cuối cùng là sự nhiệt tình họ đã tiếp đón sau đó những buổi học tập chính trị2 Trong hơn 24 tháng họ đã không ngừng đặt chân đến miền khác nhau. Hàng trăm ki-lô-mét đã đi qua, những ngày lưu lại khá lớn trong các bản làng, đã cho phép họ trông thấy, quan sát, nhận xét về đất nước và nhân dân đã giữ họ làm tù binh.

Họ sẽ nhắc lại với bạn tất cả sự độ lượng mà họ là đối tượng ở mọi nơi; họ sẽ kể với bạn về tình anh em trong lao động và sự vui tươi đã gắn bó quân đội và toàn dân ở nước Việt Nam tự do, tình anh em rộng lớn và được cảm thông đến nỗi nó đã mở rộng nhanh chóng đến toàn thể tù binh.
Một niềm hy vọng chứa chan đã nẩy nở trong trái tim những con người đó, hy vọng ở một thế giới tốt đẹp hơn mà cuối cùng họ đã khám phá, hy vọng ở hòa bình, hy vọng và tin tưởng Chính phủ Việt Nam một ngày kia sẽ trả họ trở về với tự do.

Hôm qua còn chưa biết, mù quáng, họ chiến đấu, họ căm ghét đất nước này; ngày nay, là những chiến sĩ hòa bình, để phổ biến ánh sáng, nói lên sự thật soi sáng nhân dân Pháp, nói tóm lại làm thất bại một sự tuyên truyền dối trá mà họ viết chuyện kể này.

Họ không có ý định tiến hành một cuộc nghiên cứu đầy đủ về nước Việt Nam mà chỉ ghi lại ở đây những cảnh tưởng sâu đậm nhất, những nét đã gây cho họ những ấn tượng đặc biệt nhất....

_______________________________________
1. Nguyên văn tiếng Pháp với chữ ký của tù binh sĩ quan Pháp đăng ở phần Phụ lục.
2. Nhân Tuần Hòa bình được tổ chức ở Trại số 1 từ 16 đến 31 tháng mười 1952. cuốn sách nhỏ này đã được viết để tiếp thêm vào những công trình chuẩn bị cho Đại hội Hòa Bình thế giới sẽ họp ở Viên vào tháng mười hai 1952. (Chú thích của U.B.H.B.H.H Trại số 1 - Tác giả).


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:15:33 pm

PHẦN I
NHỮNG CẢM TƯỞNG BAN ĐẦU

Những ngày đầu tiên sau khi chúng tôi bị bắt làm tù binh là một sự phát hiện và nhiều người trong chúng tôi, nếu không phải là tất cả, đã sớm xem xét lại sự đánh giá của họ về cuộc kháng chiến Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu đặc biệt ác liệt và tàn khốc ở Đông Khê (17 tháng chiến 1950), sau đó, vài tuần lễ sau, trong trận chiến đấu đẫm máu rút khỏi đồn binh Cao Bằng (3-7 tháng Mười 1950), nhiều lần chúng tôi đã có dịp đánh giá đạo quân non trẻ và dũng cảm đó. Cho đến lúc đó chúng tôi cho rằng “Việt Minh” (trước kia chúng tôi gọi như vậy) là một nhóm phiến loạn trang bị tồi, tổ chức tồi, chỉ huy tồi. Tuy nhiên, một vài cuộc đụng độ đã gây bất lợi cho chúng tôi trong những tháng trước đó (đánh chiếm Đông Khê lần đầu tiên từ ngày 25-27 tháng năm 1950 - đánh chiếm Phố Lu ngày 14-2-1950) đã làm chúng tôi choáng váng. Sự thất thủ Lạng Sơn (19-12-1950), hậu quả của sự tiêu diệt hoặc đa số quân đội Pháp trong những cuộc chiến đấu trước đó bị bắt làm tù binh, là một bằng chứng hùng hồn của lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu cao của đối phương.

Với tinh thần ngưỡng mộ về mặt quân sự mà chúng tôi cảm thấy đối với những người chiến thắng ngay từ buổi đầu bị bắt làm tù binh, chúng tôi còn cảm thấy tiếp theo là tinh thần nhân đạo, lòng biết ơn. Là những sĩ quan thua trận, không được thông tin đầy đủ về sự đối xử với tù binh của Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi cứ tưởng rằng sẽ không được kẻ thù của chúng tôi khoan dung. Chúng tôi lo sợ về số phận buồn thảm đang chờ đợi chúng tôi. Chúng tôi đã hình dung sẽ bị đem ra xử bắn hàng loạt hoặc một cái chết từ từ trong một khu rừng rậm xa xôi nào đó mà tất cả những người thân thích của chúng tôi không hề hay biết, đối với họ chúng tôi sẽ trở thành những người “mất tích” vĩnh viễn theo điện tín chính thức.

Vậy mà những thương binh chúng tôi đã được chăm sóc ngay lập tức, và trong một số trường hợp được các binh sĩ Việt Nam hoặc dân thường khiêng đến tận trạm cấp cứu gần nhất, do đó mà người đứng đầu tiểu đoàn Xơ-grê-tanh, chỉ huy tiểu đoàn dù lê dương thứ nhất
(1er BEP) đã được phụ nữ khiêng cáng đến Đông Khê, ở đó ông ta đã tắt thở vì những vết thương. Trong đêm 10 tháng mười, khoảng nửa đêm, dưới ánh sáng của những cây đuốc, một trung đội Việt Nam có vũ trang đã bồng súng chào khi chôn cất trong cảnh đổ nát còn đang bốc khói của đồn binh. Những thương binh nặng nhất được trao trả ở Thất Khê trong một cuộc hội kiến do chính những người Việt Nam đề nghị và họ đã được di tản bằng máy bay về Hà Nội. Những cán bộ, trong số đó có trung úy Phôn-cơ thuộc tiểu đoàn dù Lê dương thứ nhất (1er BEP), trung úy Đơ-ni-ét thuộc lực lượng lính dõng, cả hai đều bị thương nặng đã được trao trả dưới sự bảo trợ của Hồng thập tự Pháp. Trung úy Đơ-ni-ét, trưởng đồn cũ Cò Thuột năm 1949 đã được trao trả vì đặc biệt có sự can thiệp của một vị chỉ huy Việt Nam với lý do người sĩ quan này đã đối xử tốt đối với dân chúng dưới sự bảo hộ của ông ta. Ví dụ nổi bật này chứng tỏ với chúng tôi các cán bộ Việt Nam đã biết phân biệt trong chúng tôi những người, mặc dầu tuân theo kỷ luật nhà binh, mà vẫn giữ được lòng nhân đạo. Trước khi gặp các đại diện Hồng thập tự, bộ chỉ huy Việt Nam đã quan tâm cho chúng tôi viết thư về cho gia đình để họ yên tâm về số phận của chúng tôi. Một vài trường hợp đặc biệt còn được gửi các bức điện tín mà các đài Việt Nam lập tức chuyển đi ngay. Bị bắt làm tù binh ngày 7 tháng mười, nhiều người trong số chúng tôi đã nhận được tin tức gia đình trước ngày 30 của tháng đó.

Lấy ở những suất ăn của chính mình các binh sĩ Việt Nam đã chia xẻ một cách tự phát cho chúng tôi những nắm cơm của họ. Cử chỉ đó có giá trị biết bao khi người ta biết rằng trong 15 ngày chiến đấu liên tục, những binh sĩ đó đã phải chiến đấu mà thường không có thời gian để nhận thực phẩm của họ.

Sự mến khách đáng cảm kích và thân mật mà dân chúng dành cho chúng tôi ngay sau khi bị bắt đã khiến lòng ngờ vực của chúng tôi, những người được thông tin một cách sai lạc, hết sức bối rối. Những nỗi lo sợ của chúng tôi bắt đầu tiêu tan nhường chỗ cho một tình cảm biết ơn sâu sắc trước sự đón tiếp nhân đạo và độ lượng mà các chiến sĩ đã dành cho chúng tôi. Bằng chứng là hai người bạn, đại úy Ghi-đông và trung úy Rây-ni-ê, cả hai thuộc trung đoàn bộ binh Ma-rốc thứ 8
(8ème RTM) sau khi bị bắt ở cửa ngõ Thất Khê, đã được một vị chỉ huy tiểu đoàn Việt Nam đãi họ một bữa ăn khá thịnh soạn.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:23:01 pm

PHẦN II
ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
NHƯ CHÚNG TÔI ĐÃ TRÔNG THẤY


Xứ Thổ1, một tỉnh miền Bắc Việt Nam, nơi chúng tôi đã sống gần hai năm, là một vùng đặc biệt nghèo khổ. Nhiều thung lũng nhỏ thường là rất hẹp luồn qua một cách khó khăn giữa vô vàn rặng núi đá vôi. Ở đó đất canh tác rất hiếm. Dân quê sống tập hợp trong các bản nhỏ. Lúa gạo trồng trọt không đủ nuôi sống dân cư. Mỗi năm vào thời kỳ giáp hạt, thường thường người nông dân phải ăn ngô trong ba, bốn tháng. Sự nghèo khổ đó chủ yếu là kết quả của 80 năm thục dân hóa, thời kỳ mà không có gì được tiến hành để khai thác vùng này, tăng gia sản xuất, cải thiện những điều kiện sinh sống của nhân dân, đó là thời kỳ đen tối đối với người nông dân! Bị bóc lột không thương tiếc, chịu sưu cao thuế nặng, họ làm việc không ngơi nghỉ trong suốt mười hai tháng ròng để cuối cùng bị trưng thu phần lớn thóc gạo thu hoạch được. Cứ ba năm một lần nạn đói đã cướp đi nhiều sinh mạng con người trong số dân chúng hiền hòa và siêng năng đó. Ngoài ra, dân chúng còn cung cấp nhân công hoàn toàn cần thiết cho việc xây dựng các con đường chiến lược, những con dường này đã cho phép những nhà cai trị người Pháp kiểm soát có hiệu quả cũng như làm thuận lợi cho việc khai thác một cách vô liêm sỉ trong vùng. Hơn nữa, nạn mù chữ hoàn toàn ngự trị ở các địa phương bị tước đoạt này…


QUAN HỆ VỚI DÂN CHÚNG

Quan hệ của chúng tôi với dân chúng luôn luôn rất thân mật. Không bao giờ dân chúng có biểu hiện thù hận gì đối với chúng tôi. Trái lại, ở khắp mọi nơi người dân đã đón tiếp chúng tôi như những người bạn, cho chúng tôi ở dưới mái nhà của họ, cho chúng tôi sử dụng phần lớn căn nhà của họ, chiếu cho chúng tôi ngủ, không nói bếp mà đôi khi chúng tôi hâm nóng thức ăn. Mến khách, họ chăm sóc đặc biệt đối với khách ngoại lai đã trở thành người bạn của họ.

Bây giờ biết nói gì về người nông dân Việt Nam đó, trong khi máy bay phá hoại thường luôn luôn bay trên ngôi nhà khốn khổ của họ, đã tiếp nhận dưới mái nhà mình người anh em chiến đấu của viên phi công nọ sẵn sàng gieo rắc sự đổ nát và tang tóc. Tuy nhiên người nông dân đó đã không nghiến răng, nắm chặt hai bàn tay, không xua đuổi người khách của họ. Họ tự nguyện chấp nhận người khách đó. Họ luôn luôn chứng tỏ với chúng tôi sự thiện cảm và độ lượng của họ: cái tẩu mà họ nhồi đầy thuốc buổi tối bên bếp lửa, một nhúm muối, bát cơm họ cho chúng tôi ăn, biết bao nhiêu kỷ niệm êm ái ám ảnh tâm trí bất cứ người nào trong số chúng tôi. Nô-en 1951, dân chúng đã tham gia tích cực chuẩn bị cho ngày lễ của chúng tôi, tặng chúng tôi nhiều quà (bánh tráng) Các thiếu nhi đã biểu diễn một số điệu nhảy dân gian và những lời ca của các em đã giúp chúng tôi vui hưởng ngày lễ đó một cách êm đềm.

Nhưng cũng có những việc làm tăm tối nhà dân chúng không tiếc sức mình. Cho đến một giờ đã khuya, vì chúng tôi, họ đã nhiều lần xay thóc cho chúng tôi ăn ngày hôm sau; nhờ họ, một số bạn chúng tôi đã nhận được vào ngày 1 tháng tư 1951, những kiện hàng mà họ đã phải chuyên chở theo chặng từ vùng có chiến sự.

______________________________________
1. Miền giáp biên giới Trung Quốc chạy dài từ Đình Lập ở phía Đông đến các vùng lân cận Hà Giang ở phía Tây. Do người Việt Nam nói tiếng thổ ngữ đệm tiếng Thái. (Chú thích của U.B.H.B.H.H Trại số 1 - Tác giả).


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:25:09 pm

QUAN HỆ VỚI LÍNH GÁC

Thường xuyên tiếp xúc với dân chúng, người tù binh cũng thường xuyên tiếp xúc với các binh sĩ Việt Nam chịu trách nhiệm bảo đảm sự giám sát nơi đóng trại của chúng tôi.

Xin các bạn đừng tưởng tượng đến một khu đất rộng khép kín bởi kẽm gai có những chòi canh chấn ngự, mà thật sự đó là một bản làng chỉ có vài lính canh ở xung quanh, bản làng đó - nói thì quá đáng - là trại của chúng tôi.

Mặc dầu luôn luôn sống giữa chúng tôi, trung đội Việt Nam luôn luôn bảo đảm một sự canh gác kín đáo. Họ có mặt khắp nơi, tuy vậy đối với chúng tôi những tù binh, ho không phải là sự ám ảnh thật sự. Mỗi buổi sáng lính gác có mặt trong buổi tập hợp của chúng tôi và sau đó cùng đi với chúng tôi thực hiện một số công việc hoàn toàn do chính nhu cầu của chúng tôi đòi hỏi như kiến củi hoặc lấy gạo. Suốt dọc những con đường đi và về, nhiều lần lính gác đã tỏ rõ sự độ lượng của họ đối với chúng tôi. Có ai trong số chúng tôi không trông thấy một người lính gác làm giảm nhẹ bó củi của một người bạn mệt mỏi và đưa họ trở về trại! Và người hạ sĩ quan Việt Nam nọ trong một cuộc chuyển trại xa đã tháo đôi dép của mình đưa cho một tù binh đi chân đất khó nhọc trên đường cái. Cùng với lính bảo vệ chúng tôi đã quét dọn những bản làng chúng tôi ở và ngày mùa đến, chúng tôi cùng giúp đỡ dân cấy lúa. Cùng với lính bảo vệ, chúng tôi thi đua trồng trọt trong những khu vườn rau của chúng tôi, hoặc hơn thế nữa, trong những cuộc thi thể thao mà chúng tôi tổ chức một số ngày chủ nhật. Nếu ông trưởng trại luôn giành thắng lợi trong cuộc thi nhảy cao thì đội bóng chuyền chúng tôi thường không bao giờ bị đánh bại. Những câu hát và điệu múa chung làm sôi động tất cả những buổi diễn kịch của chúng tôi. Tuân theo nghiêm chỉnh mệnh lệnh của người lính gác, giữ gìn kỷ luật tự giác của con người đối với con người chứ không phải của người lính gác đối với nô lệ, người tù binh trở thành người đồng hành với người lính Việt Nam và sẽ là người bạn tốt nhất của họ sau này.



QUAN HỆ VỚI CÁC CÁN BỘ

Những quan hệ với các nhà chức trách của trại vào thời kỳ đầu chúng tôi bị bắt làm tù binh rất thưa thớt và nói chung bó hẹp trong việc hỏi cung các bạn. Một ủy ban quân sự Việt Nam đến trại vào tháng chín 1951 có kết quả tốt đẹp là cải thiện đáng kể đời sống vật chất của chúng tôi và một sự thay đổi rõ rệt trong mối quan hệ với các cán bộ của trại. Ủy ban đó ở lại chỗ chúng tôi gần hai tháng, trong thời gian này những cuộc chiến đấu trên đường số 4 đã được nghiên cứu kỹ càng. Song song với những cuộc nghiên cứu quân sự đó, việc học tập chính trị của chúng tôi được tiến hành dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ông ủy viên chính trị của chúng tôi.

Dù trong các cuộc nói chuyện buổi chiều hoặc buổi tối trước khi đi ngủ hàng ngày, thường xuyên ông trưởng trại đến ngồi một cách giản dị trong nhóm chúng tôi để nghe, đính chính hoặc điều khiển những cuộc tranh luận. Lòng tin cậy đã khiến chúng tôi trong lễ Nô-en 1951 mời ông trưởng trại và những người cộng sự của ông ta chủ tọa bữa ăn của chúng tôi với sự thành tâm hoàn toàn. Ngày 1 tháng Giêng năm 1952 một đoàn đại biểu của chúng tôi đã được mời đáp lại đến dự bữa ăn với ông chỉ huy trại.

Sự thụ giáo phê bình và tự phê bình mới đây của chúng tôi trong khuôn khổ kỷ luật tự giác đã đem lại cho chúng tôi một quan niệm mới về dân chủ và sự phục tùng. Tấm gương tuyệt vời là một cán bộ Việt Nam có khuyết điểm đã tự phê bình trước binh lính và tù binh tập hợp. Những sự ăn cắp của chúng tôi đối với dân thưa dần trong khi đó chúng tôi giúp dân ngày càng nhiều. Từ đó tù binh tự nguyện giúp dân bất kỳ như đi lấy nước ở sông, xay cối thóc hoặc cắt cỏ cho gia súc. Theo gương các cán bộ đặc biệt đề cao giá trị của lao động chân tay trước mắt chúng tôi, vào thời kỳ canh tác, người ta thấy tù binh và binh lính, dẫn đầu là người chỉ huy của họ, gánh những thúng phân bón ruộng đến những cánh đồng nông dân đang hối hả làm việc.

Như vậy, hàng ngày chúng tôi cố gắng thực hiện những lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một bức thư của Người: “Hãy giữ kỷ luật” - “Hãy tỏ ra có ích” - “Hãy giữ gìn sức khỏe”.

Sức khỏe của chúng tôi luôn luôn là mối quan tâm của các cán bộ ngay từ tháng 9-51 đã đòi hỏi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng bệnh. Những người ốm của chúng tôi là đối tượng đặc biệt của họ. Chú ý đến lòng mong muốn của chúng tôi về ăn uống, tháng hai năm 1952 sự độc lập về kinh tế của chúng tôi đã được quyết định. Từ ngày đó chúng tôi có thể quản lý hoàn toàn bữa ăn hàng ngày của chúng tôi và tự chúng tôi mua bán trực tiếp ở các chợ trong vùng...



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:29:53 pm

KẾT LUẬN

Nếu những trang này không phải là công việc của những con người tự do, chúng tôi là tù binh, thì chúng cũng không phải được viết bởi những con người nô lệ dưới sự đe dọa hoặc dưới một sức ép bên ngoài nào đó. Như chúng tôi đã nói chúng là một bằng chứng của những người anh em còn là “viễn ảnh” của nhân dân Việt Nam, muốn làm cho mọi người biết rõ sự thật, với niềm hy vọng cùng một lúc phục vụ nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp. Chúng tôi mong rằng những trang viết đó sẽ là một trong những hành động xứng đáng nối tiếp với những hành động khác, cuối cùng sẽ biến thành “thật sự” tư cách của danh hiệu anh em mà nhân dân Việt Nam muốn dành cho chúng tôi.

Là những người khách bắt buộc của một quốc gia dân chủ non trẻ, trong khi tiếp xúc với dân chúng và binh sĩ, chúng tôi đã được biết những lợi ích của chế độ của quốc gia đó. San đó chúng tôi đã đánh giá những lợi ích đó bằng cách tổ chức dưới hình thức dân chủ đời sống của chúng tôi ở trại. Chính trong hoàn cảnh mới đó đã làm thuận lợi cho sự học tập chính trị của chúng tôi, chúng tôi đã được giác ngộ về những lỗi lầm đã qua của chúng tôi và tiếp nhập một lý tưởng mới, lý tưởng hòa bình. Cũng trong hoàn cảnh mới đó những người lính canh gác và nhân dân Việt Nam đã làm chúng tôi hiểu rõ chính sách khoan hồng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng và quân đội đó, nhân dân đó đang phải chịu đựng những sự rùng rợn của chiến tranh, mặc dầu máu còn đang chảy, đã chìa tay cho chúng tôi sau khi đã khoan hồng. Chỉ riêng cử chỉ đó mà chúng tôi sẽ không bao giờ quên, cũng đủ chứng thực tấm lòng biết ơn của chúng tôi đối với Chủ tịch và nhân dân của Người.

Sống gần gũi với nhau trong sự thắt chặt những mối dây liên kết, chúng tôi đã ý thức được sức mạnh mới của chúng tôi. Chúng tôi đã trở thành những con người tốt hơn muốn tranh đấu cho hạnh phúc và nền độc lập của các dân tộc. Được học tập về những vấn đề quốc tế lớn, dẹp bỏ những thành kiến của chúng tôi chống lại các nước dân chủ, đi theo con đường của lý trí chúng tôi đã chọn phe các chiến sỹ hòa bình.

Lần lượt được sống ở hai bên chiến lũy, có thể xét đoán được cả hai phía đối diện, chúng tôi có thể khẳng định thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về ai. Một mặt những kẻ tán thành tên bù nhìn Bảo Đại lệ thuộc vào phe Pháp – Mỹ, không có một chút tinh thần quốc gia chân chính nào, đang chiến đấu để bảo vệ những lợi ích vật chất bỉ ổi. Mặt khác nước Việt Nam tự do dưới sự lãnh đạo của vị lãnh tụ của mình đang chiến đấu quên mình cho nền độc lập dân tộc. Công lý sẽ thuộc về những người này, họ thực sự là biểu tượng của Dân tộc Việt Nam, thắng lợi sẽ thuộc về họ bởi vì sự nghiệp của họ là chính nghĩa và lực lượng của họ mỗi ngày một tăng lên. Họ tin tưởng ở thắng lợi của cuộc đấu tranh của họ sẽ nở hoa kết trái với những sự hy sinh đẫm máu của họ. Chúng tôi chia xẻ lòng tin của họ. Từ nay con đường chúng tôi đi đã được vạch rõ; dù chúng tôi đi theo con đường đó trên đất nước Việt Nam, hoặc ngày mai trên đất Pháp, những chặng đi lần lượt của chúng tôi sẽ là:


HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM
HỒI HƯƠNG QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP Ở VIỄN ĐÔNG

và chúng tôi sẽ ghi ở chính diện hành đông của chúng tôi mục tiêu chung cho tất cả những người có thiện chí:

HÒA BÌNH VÀ TỰ DO CHO TẤT CẢ CÁC DÂN TỘC1
______________________________________
1. Tiếp theo bên dưới cuốn sách nhỏ là chữ ký của 79 tù binh sĩ quan và hạ sĩ quan còn lại ở Trại số 1 - Cao Bằng, trong đó có chữ ký của viên quan tư Ác-nô Ăng-đrê (8ème RTM) và hai viên quan năm Sác-tông Pi-e (3ème REI), Lơ-pa-giơ Mác-xen (GTM). Hai đoàn tù binh sĩ quan Pháp: “Đoàn Nô-en” 1951 (9 tù binh), đoàn “14-7” 1952 (18 tù binh) đã được phóng thích.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:32:42 pm

II


CÁC NHÀ CHỨC TRÁCH VIỆT NAM ĐÃ LÀM TẤT CẢ ĐỂ GIÚP CHÚNG TÔI CHỐNG LẠI ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU KHẮC NGHIỆT


(Quan hai Giô-be Giắc
trung đoàn bộ binh Ma-rôc số 8 ).

Sau khi chuyển trại từ Trùng Khánh (Cao Bằng) về huyện Nà Hàng (Tuyên Quang), đời sống của tù binh sĩ quan Pháp được miêu tả dưới các góc độ khác nhau (Trích TIẾNG NÓI TÙ BINH)

Dưới con mắt của viên quan ba Pi-e Pi-ca (BMTS số 24):

- “Ở đây, không có gì giống trại tù binh cổ điển, cái “lồng” kẽm gai có những chòi canh bảo vệ, bao quanh bởi con đường tuần tra. Chúng tôi ở một làng Việt Nam yên bình với những căn nhà sàn lợp rơm hoặc lá cọ, với những cây chuối, gà, vịt, lợn, trâu. Chúng tôi trông ra những đồng ruộng êm đềm lần lượt ngả màu vàng, xanh, nâu, ngập lụt tùy theo mùa. Chúng tôi được phân công theo nhóm khoảng mười hai người, ở hoặc với dân, hoặc trong những căn nhà gỗ mà chúng tôi xây dựng.

Mời bạn vào: Bạn sẽ thấy giường tre của chúng tôi, nằm ngày càng êm với thói quen, những bọc quần áo giản dị của chúng tôi xếp trên những cái giá, cái bàn chúng tôi ăn cơm, ngồi viết, cái bếp chúng tôi ngồi xung quanh chuyện trò buổi tối, trước ngọn lửa hồng mùa đông, và mùa hè trước vài cục than hồng để châm tẩu thuốc. Thuốc lá chúng tôi trồng và thu hoạch, khô trên đầu chúng tôi. Màn của chúng tôi được căng cẩn thận.

Chúng tôi dạy vào lúc trời sáng. Vài người dè sẻn hâm lại cơm bữa tối hôm trước. Người “phụ trách” nhóm đánh thức những kẻ lười biếng, người phụ trách đó giữ một vai trò quan trọng. Anh ta được các thành viên của nhóm và ban chỉ huy Việt Nam tin cậy. Anh ta chăm lo cho cái tập thể nhỏ hoạt động tốt, điều khiển những cuộc thảo luận, nêu gương kỷ luật và vui tươi.

Buổi sáng được dành cho công việc chân tay. Người phụ trách tổ chức lao động được tất cả các bạn bầu lên, phân phối công việc. Chúng tôi đến kho lân cận lấy gạo chúng tôi ăn, hoặc đi chợ mua rau. Có những đội xây mới hoặc sửa sang nhà ở của chúng tôi. Một số giúp đỡ dân. Những nhà chuyên môn: nấu bếp, thợ cạo, thầy thuốc, đến nơi làm việc. Những anh chàng “võ biền” không nấu chín được cơm cũng như dựng được sườn nhà thì chuyên khuân vác, đôi khi khá vất vả vì đường trơn sau mưa. Hai hoặc ba giờ hoạt dộng hàng ngày duy trì sức khỏe cho chúng tôi và giúp chúng tôi cải thiện đời sống vật chất.

Mỗi nhóm có vườn của nhóm, trong vườn dựng sát bên nhau những rào cà chua, đậu quả và những gốc thuốc lá qúy. Một khu vườn lớn của tập thể cho chúng tôi rau và ngô để vỗ béo một số gà vịt. Cuối buổi sáng, tất cả có mặt trên sông chảy ở phía dưới 100 mét. Tắm mát khiến chúng tôi ăn ngon cơm hai bữa một ngày với rau và đôi khi với thịt lợn hoặc cá. Không một ai trong chúng tôi có thể tưởng tượng trước khi là tù binh rằng một con người có thể bằng lòng với sự ăn uống chỉ có thế. Nhưng đó là một thực tế: Sức khỏe của chúng tôi tốt và sự suy nhược là do muỗi, giun xán, khí hậu, chứ không bao giờ do ăn uống. Chất lượng ăn uống tất nhiên thay đổi từng vùng, theo từng thời kỳ trong năm, nhưng bao giờ chúng tôi cũng được hưởng cùng chế độ với cán bộ và chiến sĩ Việt Nam ở trại. 1.200 gam gạo một ngày, trong đó 400 gam đổi thành rau hoặc thịt. Những ngày lễ là dịp cải thiện những bữa ăn rất nhiều, tôi nhớ thực đơn Nô-en 1951 gồm có: Pa-tê dã chiến - củ cải muối - thịt lợn quay - đậu quả xào mỡ - canh miến - khoai lang nấu - trái cây - bánh mì - nước chè. Có đôi khi, trước mùa gặt, người nông dân cho chúng tôi ở, chỉ ăn ngô trong khi chúng tôi, những tù binh, chúng tôi được ăn cơm gạo.

Gạo đối với chúng tôi là sự phát hiện lớn trong đời tù. Nhưng đó không phải là duy nhất.

Những buổi sáng đã dạy chúng tôi biết kính trọng lao động chân tay. Chúng tôi hiểu rõ hơn câu nói: “Lao động để kiếm sống”. Chúng tôi hiểu rõ hơn giá trị của sự đoàn kết, tương trợ, một tổ chức tốt, sự giải quyết chung tất cả những vấn đề do đời sống vật chất của chúng tôi đặt ra. Chúng tôi đánh giá cao sự tự do dành cho chúng tôi trong lĩnh vực này. Ban chỉ huy Việt Nam xác định cho chúng tôi công việc: Chúng tôi tự tổ chức thực hiện.

Những buổi chiều cũng không kém phần có ích. Những buổi nói chuyện của cán bộ Việt Nam, những cuộc thảo luận tự do trong các nhóm, những tài liệu đọc luôn luôn không đáp ứng được sự thèm khát của chúng tôi đã giúp chúng tôi hiểu biết về mặt chính trị những vấn đề có liên quan đến Tổ quốc chúng tôi và trên thế giới”.



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:35:09 pm

Viên quan ba thầy thuốc Pi-e Pê-đu-xô thuộc tiểu đoàn dù lê dương thứ nhất viết:

- “Một trong những kinh nghiệm kỳ lạ và bổ ích nhất của đời tù chúng tôi có lẽ là cuộc sống của chúng tôi trong lòng dân thường miền núi Bắc Việt Nam. Câu chuyện về mối quan hệ của chúng tôi với họ đáng được kể lại khá dài như một biểu hiện tuyệt đẹp về sụ hòa hảo với nhau, về lòng độ lượng và sự cao quý của tình dân.

Chúng tôi ở với những người nông dân. Một nơi ở được dành cho chúng tôi buộc gia đình phải thu hẹp lại và câu thúc vì chúng tôi. Ban đầu những tấm ván được dựng lên ngăn cách giữa họ và chúng tôi, sau đó điều đó không còn cần thiết nữa khi chắc chắn rằng giữa chúng tôi thật sự có thể có sự hiểu biết lẫn nhau. Khi chúng tôi đến một làng mới, đàn bà và thiếu nữ hơi lo sợ và giận dữ, chúng tôi cố gắng không làm gì xúc phạm đến phong tục, sự rụt rè và thẹn thùng của họ. Sự giữ gìn tan biến khi họ thấy chúng tôi ẵm trẻ nhỏ chơi đùa. Tôi thường thế một số bạn cõng trẻ trên lưng hoặc trên vai dạo chơi trên lối mòn. Đứa trẻ cười và các bạn cũng cảm thấy sung sướng với niềm hy vọng chẳng bao lâu họ cũng sẽ có thể đặt chính những đứa con của họ nhông trên đầu gối.

Nô-en 1951, ba em gái Việt Nam đến hát cho chúng tôi, giọng trong và mảnh như pha lê. Sau đó, đến cuối buổi chiếu, các em mở một cái làn con bí mật đựng thư từ của gia dình chúng tôi.

Vào dịp lễ Tết 1952, ông chủ nhà đến bảo tôi: “- Bây giờ, trong những ngày Tết tất cả các anh cùng ăn Tết với gia đình tôi”. Chúng tôi ngồi ở góc bếp lửa ba ngày, cầm đầy quà: nào oản, thịt lợn quay, nào bánh ngọt ngộ nghĩnh nhiều hình nhiều vẻ, thuốc lá. Nhưng hơn cả những tặng phẩm vật chất đó, điều làm chúng tôi xúc động, đó là sự tự phát của quà biếu, lòng mong muốn giản dị làm chúng tôi vui lòng, làm chúng tôi quên tình trạng của những kẻ bị cầm tù và cho chúng tôi một chút tình cảm gia đình...”


Viên quan hai Giắc Giô-be thuộc trung đoàn bộ binh Ma-rốc số 8 (RTM.) kể lại:

- “HÃY GIỮ GÌN SỨC KHỎE” Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên chúng tôi. Các nhà chức trách Việt Nam đã làm tất cả để giúp chúng tôi chống lại ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt. Bây giờ chúng tôi đã có thuốc điều trị những bệnh phổ biến nhất (sốt rét và kiết lỵ). Phòng bệnh chống sốt rét rừng, kết hợp với giữ gìn vệ sinh nghiêm túc là vũ khí có hiệu quả nhất chống lại những sự tiến công của mùa nóng. Kết quả của những cố gắng đó là đã giải quyết được hầu hết những bệnh hiểm nghèo chúng tôi đã mắc trong năm đầu bị bắt làm tù binh và có một số đã là những nạn nhân. Một người bạn thầy thuốc của chúng tôi được các nhà chức trách của trại hết sức tín nhiệm. Anh ta làm việc rất hòa hợp với một y tá Việt Nam và khi y tá vắng mặt, anh ta chăm sóc cả bộ đội bảo vệ và dân thường.

Mặc dầu hoàn cảnh đôi khi khó khăn, mặc dầu các phương tiện hạn chế, tất cả đã được làm để giữ vững sức knỏe của chúng tôi. Ví dụ tốt nhất chẳng phải là trường hợp anh bạn Béc-tô
(Gióoc-giơ Béc-tô, quan hai, tiểu đoàn dù Lê dương thứ nhất - Tác giả) cách đây mấy tháng bị bệnh viêm gan có xán, tất cả đã được huy động để chữa khỏi bệnh. Trong thời gian ốm, hàng ngày anh ta được ban chỉ huy trại đến thăm, khi bình phục, lính gác chuyên lo tiếp phẩm chạy ngược xuôi kiếm thức ăn được thay đổi luôn và ngon lành giúp anh ta nhanh chóng bình phục.

Vấn đề áo quần cũng có tầm quan trọng của nó. Sau khi bị bắt, phần đông chúng tôi bị rách rưới áo quần. Có được áo quần đối với chúng tôi là một phương tiện để bảo vệ sức khỏe của chúng tôi, chống rét, chống ký sinh trùng, giữ gìn tốt vệ sinh. Cả ở đây, những khó khăn mà các nhà chức trách Việt Nam phải giải quyết là chắc chắn. Tuy nhiên, thời kỳ tổ chức đã qua, chúng tôi được cấp phát áo quần giống như áo quần của lính canh gác. Tất cả chúng tôi không phải đã được cấp phát một bọc áo quần đầy đủ, tuy vậy một áo bơ-lu-dông dạ, một cái chăn, một áo chẽn mềm, bốn bộ áo quần mới do địa phương sản xuất, và một quần đùi thể thao đã được lần lượt phân phối cho chúng tôi bị bắt làm tù binh từ mùa thu năm 1950. Nhờ sự tương trợ trong tập thể chúng tôi, những người ít áo quần nhất cũng có cái mặc.

Phải thừa nhận rằng chúng tôi cảm thấy bứt rứt khi nhận những tặng vật đó trước mặt những người nông dân dũng cảm cho chúng tôi ở. Họ bằng lòng với những áo quần rách rưới, bởi họ dành tất cả cho cuộc Khán chiến sẽ đem lại cho họ nền độc lập xiết bao mong đợi. Đó là lao động cật lực của họ, đó là mồ hôi của họ đã cung cấp cho chúng tôi cái mặc. Chúng tôi biết rõ điều đó và chúng tôi sẽ không quên…”



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:36:32 pm

Viên quan hai Y-vơ đơ La-cơ-roa Vô-boa thuộc tiểu đoàn dù Lê dương thứ nhất, nói thêm:

- “Nếu ban đầu, mối quan hệ giữa lính gác và tù binh căng thẳng thì sau công tác giải thích và cố gắng hiểu biết lẫn nhau của cả hai phía, mối quan hệ đó trở nên rất tốt, thân ái và hữu nghị. Một lối sống giống nhau, những khó khăn tương tự gặp phải trong những cuộc chuyển trại, những ngày lễ mà chúng tôi cùng tổ chức và mời lẫn nhau, đã đoàn kết chúng tôi trên tình anh em.

Chúng tôi trông thấy trong những chuyến tiếp phẩm và chuyển trại những người lính gác làm giảm nhẹ cho những tù binh bị mệt.

Chúng tôi trông thấy một tù binh còn thừa một đôi giầy đã đưa cho một người lính mượn trong một cuộc đi đêm trên một con đường nhiều đá sỏi...

Chúng tôi trông thấy Ban chỉ huy trại nhường con ngựa của mình cho một người bạn chúng tôi vừa bị xái bàn chân...

Chúng tôi trông thấy những cố gắng của lính gác đề làm giảm nhẹ những cuộc di chuyển khá vất vả đó: Những đội tiền phong đi trước bảo đảm việc tiếp phẩm, chuẩn bị nước uống trên đường đi vào những giờ oi bức nhất trong ngày. Những buổi phê bình được tổ chức trước và sau những cuộc di chuyển nhằm mục đích rút kinh nghiệm cuộc đi để sau đó khắc phục những khó khăn trong phạm vi có thể được.

Chúng tôi trông thấy ở một vùng mà sự tiếp phẩm rau và thịt đặc biệt khó khăn, chúng cố gắng của ban quản trị để cung cấp cho chúng tôi trong phạm vi khả năng có thể được của địa phương, những gì bảo đảm đời sống của chúng tôi. Những cố gắng đó, chúng tôi xin ghi nhận và nguyện biết ơn sâu sắc những người tiếp phẩm.

Một sụ việc khác làm chúng tôi xúc động: đó là sự tự do tín ngưỡng đã dành cho chúng tôi. Thái độ của các cán bộ và lính gác đối với những biểu hiện tín ngưỡng tôn giáo của chúng tôi hoàn hảo về mọi mặt. Mặc dầu không thể tổ chức lễ cầu kinh do thiếu bánh và rượu, mọi sự tự do đã dành cho chúng tôi họp mặt những ngày chủ nhật và ngày lễ. Trong những ngày đó chúng tôi cùng nhau đọc những lời cầu nguyện và tưởng nhớ nhũng người thân vắng mặt của chúng tôi. Sự an ủi tinh thần đó không thể sao nhãng được và chúng tôi sung sướng tìm đến nó”.


Và viên quan ba Pi-ca kết luận:

- “Chúng tôi sống như thế đó. Đó là một cuộc sống hà khắc, gian khổ vì xa cách gia đình chúng tôi, gian khổ đôi khi vì những điều kiện vật chất, nhưng giàu về những điều học hỏi được. Nếu buổi tối bạn đến dự một trong những lửa trại của chúng tôi, hoặc một tối diễn kịch, bạn sẽ nghe thấy những tiếng cười của chúng tôi. Khi có thư từ đến, bạn sẽ thấy niềm vui của chúng tôi. Giữa tiếng cười và niềm vui đó, đôi khi có một bóng đen ưu sầu, nhưng như mọi bóng đen - chỉ càng làm nổi bật ánh sáng.

- Lương tri của chúng tôi.
- Sự vững vàng của chúng tôi.
- Lòng tin cậy của chúng tôi”.



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:39:14 pm

III
MỘT “SỔ GỬI NGÂN HÀNG” TRONG TRẠI GIAM VIỆT MINH


Từ mùa Xuân 1952 phong trào tăng gia sản xuất được phát động trên quy mô toàn trại để cải thiện đời sống của cán bộ, chiến sĩ và tù binh. Cán bộ, chiến sĩ trại cùng thi đua với tù binh đấy mạnh sản xuất, chỉ dẫn cho tù binh kinh nghiệm trồng cà chua và các loại cây rau khác. Chính quyền và bà con dân bản vui lòng nhường cho trại những khoảnh đất trống làm vườn gần nơi ở để từng kíp tù binh tiện chăm sóc hàng ngày. Kíp nào, tù binh nào thu hoạch bao nhiêu sẽ được hưởng kết quả lao động của mình bấy nhiêu. Cả hai viên quan năm Sác-tông và Lơ-pa-giơ đều hồ hởi tham gia lao động, bởi đó là niềm vui trong những ngày trống vắng. Mặc dầu Trại số 1 di chuyển nhiều lần từ bản nọ đến bản kia trên địa phận huyện Trùng Khánh - Cao Bằng, và từ cuối năm 1952 từ Cao Bằng đến Tuyên Quang (huyện Nà Hang) bên sông Gâm, phong trào tăng gia sản xuất vẫn được cán bộ, chiến sĩ và tù binh sĩ quan duy trì và phát triển. Bởi đó là lợi ích thiết thân của tù binh để cải thiện bữa ăn giữ vững sức khỏe, tiêu khiển và giải trí trong những giờ nhàn rỗi, chờ đợi ngày trở về đoàn tụ với gia đình vợ con.

Ngày nay đọc lại những dòng cảm tưởng của viên quan hai Luy-xiêng Pi-e-ra, tiểu đoàn 2, trung đoàn Lê dương bộ binh thứ hai (2/2ème REI) viết ngày 14-8-1954 ở Tuyên Quang trước ngày được trao trả tự do theo Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, tôi không khỏi hồi hồi nhớ lại cảnh núi rừng hùng vĩ Việt Bắc thân thương. Nơi cán bộ, chiến sĩ Trại tù binh sĩ quan số 1 đã sống trong vòng tay chở che của đồng bào các dân tộc miền núi, đã cùng chúng tôi chia xẻ ngọt bùi, hết lòng giúp chúng tôi thực hiện chính sách khoan hồng đối với tù binh.

Viên quan hai Luy-xiêng Pi-e-ra viết:

“… Ở Trại số 1 chúng tôi bắt dầu làm vườn từ mùa xuân. Chúng tôi hợp thành mỗi ê kíp từ 12 đến15 người... Chúng tôi tự tổ chức với nhau. Những người khỏe hơn chịu trách nhiệm cuốc đất, gánh phân, nước tưới. Những người khác làm những công việc đỡ vất vả hơn nhưng chính xác: cấy cây rau, rẫy cỏ, xới đất, vun đất. Mỗi buổi sáng ngay sau khi thức dậy chúng tôi chạy vội ra vườn bắt sâu và những côn trùng có hại khác. Mỗi buổi chiều chúng tôi tưới từng gốc cây rau với nước trộn phân và tro, và chúng tôi không ngừng mở rộng phần đất trồng trọt. Rau cải của chúng tôi đẹp tuyệt. Ban chỉ huy trại cho chúng tôi biết người quản lý trại có thể mua rau của chúng tôi với giá cao hơn ở chợ...

Vào thời kỳ đó tôi nhận thấy có sự biến đổi trong tôi và một số các bạn khác. Thay vì có tâm trạng của người tù binh tầm thường, với những giờ phút ưu phiền, hoặc chán nản, thờ ơ với cuộc sống, tôi đã trở thành một con người bận rộn, thích thú với công việc chân tay, ngày trở nên quá ngắn để làm mọi việc người ta muốn làm. Buổi tối trước khi đi ngủ chúng tôi trò chuyện như sau. “Cậu có nghĩ trời sẽ mưa không?” – “Cậu thì ngày mai phải đi lấy hai thúng phân đấy.” - “Này các cậu nghĩ gì nếu ta trồng thêm 200 gốc rau nữa” v.v...

Tháng 11 năm 1953, lứa rau đầu tiên giao nộp cho người quản lý. Chúng tôi sung sướng phát rồ. Đêm hôm trước tôi không ngủ được. Trời vừa sáng chúng tôi đã ở ngoài vườn: “Cậu đi tìm cái cân, cậu nhổ gốc rau, cậu đếm và xếp gốc rau vào rổ.” Các bạn khác đến xem chúng tôi làm và thán phục trước những bó rau cải tuyệt đẹp.

Chúng tôi cân gốc cải đẹp nhất: 1 kg 100, đó là một kỷ lục.

Trong vài lần giao nộp chúng tôi nhổ 500 gốc cải mà chúng tôi đã trồng. Hiển nhiên tất cả các gốc cải không được 1.100 kg. Trung bình mỗi gốc cải là 160 kg : 500 = 320 gram.

Chúng tôi bán 120 kg cho người quản lý với giá từ 80 đến 100 đồng một ki-lô. Trong khi ở chợ giá chỉ có 60 đồng. Đó là bằng chứng Ban chỉ huy trại đã giúp đỡ chúng tôi. Bốn mươi ki-lô khác, chúng tôi ăn trộn xà lát, nấu canh và cho các bạn đau yếu.

Số rau còn lại trong vườn tiếp tục mọc. Chúng tôi không thỏa mãn với thành tích đã đạt được và chúng tôi trồng 800 gốc thuốc lá, 120 gốc cà chua, 300 gốc ngô. Tất cả đều mọc rất tốt. Tôi đo một lá thuốc lá đẹp nhất: 85 xăng-ti-mét. Cà chua ra hoa, rồi đâm quả.

Thảm họa rồi! Trại dời đi nơi khác trong hai ngày. Lý do cấp bách chúng tôi không thể chậm trễ. Ban chỉ huy trại làm tất cả những gì có thể được để thu xếp cho chúng tôi. Người quản lý mua của chúng tôi cả cà chua xanh: 20 ki-lô với giá 200 đồng một ki-lô. Chúng tôi vội vã phơi khô lá thuốc.

Và khi chúng tôi dời trại đó với các bạn tôi, tôi mang theo phần riêng cá nhân 1,5 kg thuốc lá và một “Sổ gửi Ngân hàng” ở người quản lý gần 5.000 đồng.

Với số tiền đó tôi đã có thể từ tháng 11-1953 đến tháng 7-1954 mua theo nhu cầu của tôi nào thuốc lá, chuối, nào giấy hút thuốc, giấy viết thư, xà phòng.v.v...

Cùng một lúc chúng tôi phát triển chăn nuôi gà. Cả ở đây chúng tôi cũng được sự giúp đỡ của Ban chỉ huy Việt Nam. Ví dụ ban quản trị cho chúng tôi mượn một số trọng lượng gà, 6 tháng sau chúng tôi trả lại cũng số trọng lượng đó và được giữ lại cho chúng tôi sự chênh lệch trọng lượng. Sau đó chúng tôi cho ấp trứng. Cả ở đây thật là hấp dẫn được chăm sóc và trông thấy gà con lớn lên và trở thành những gà mái và gà trống. Mùa xuân 1954, cùng hợp tác với một bạn, chúng tôi có hai con gà mái và một con gà trống, điều đó giúp chúng tôi được ăn thêm từ hai đến ba quả trứng một tuần lễ.

Một hôm, Ban chỉ huy trại gợt ý với chúng tôi làm một chuồng gà tập thể. Người quản lí đã mua lại của chúng tôi những con gà mái và để lại cho tập thể. Tôi đã bán lại một con gà mái và mua được 1.200 kg thuốc lá. Vào những dịp khác, cùng với các bạn chúng tôi đã ăn những con gà khác bằng cách tổ chức những bữa tiệc nhỏ ra trò; ví dụ: một chủ nhật, họp mặt 15 bạn chúng tôi đã thưởng thức thực đơn sau đây:

- 5 con gà quay

- Cơm và rau của bữa ăn thường ngày

- Đậu đũa và cà tím xào (sản phẩm vườn)

- Cá rán câu ở sông.

Vậy, khi tôi gợi lại tất cả những kỷ niệm làm vườn này tôi chỉ tìm thấy lại trong đó những sự thỏa mãn, những kinh nghiệm, niềm an ủi.

Tóm lại, công việc làm vườn, ở đây tại nước Việt Nam tự do, đối với tôi được cô đúc như sau.

1. Cải thiện, rõ rệt đời sống (không phải ăn uống đã đủ, mà còn có thuốc lá, giấy, hoa quả)

2. Tôi đã khám phá công việc đồng áng, sự cao quý của nó, niềm vui, sự thất vọng, sự kính trọng đối với người nông dân.

3. Trong một thời gian dài trong đời sống cầm tù, tôi đã có được trạng thái của con người tự do, tôi đã sống với những mảnh vườn của tôi, những bận rộn nó gây ra cho tôi, những lợi ích nó đem lại cho tôi…”.



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:42:46 pm

CHƯƠNG VI
KHI LƯƠNG TRI THỨC TỈNH



VIỆT MINH Ở KHẮP MỌI NƠI

Viên quan năm Pi-e Sác-tông dạo này tươi tinh hẳn, gặp cán bộ, chiến sĩ đều đứng dậy chào, dù hắn đang làm bất cứ việc gì. Không có gì lạ. Cùng với việc áp dụng chế độ tự quản của tù binh trong trại, tôi đã bãi bỏ chế độ “biệt giam” và ra lệnh “thả” hai viên quan năm Sác-tông và Lơ-pa-giơ.

Trong 18 tháng liền, ngày cũng như đêm có lính canh gác, đi đâu cũng có lính áp giải, viên chỉ huy trưởng Phân Khu Biên thùy II tự trị Cao Bằng đâm ra cáu kỉnh. Hắn chửi số phận rủi ro, chửi Bộ chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp, chửi lính gác không rời hắn một bước chân, nguyền rủa cả cái bản nghèo xơ xác, căn nhà sàn tối tăm - bên trên hắn ở, bên dưới trâu phóng uế và “gãi cột” xua muỗi suốt đêm làm hắn không ngủ được. Ban đầu, hắn đến dự các buổi nghe thời sự hoặc các buổi vui chơi, giải trí cho thư giãn thần kinh, thỉnh thoảng lại đặt những câu hỏi chất vấn bâng quơ với Ban chỉ huy trại. Qua những cử chỉ đó, viên quan năm bề ngoài muốn chứng tỏ cho bọn sĩ quan cấp dưới biết rằng hắn - trung tá Pi-e Sác-tông, không dễ gì “bán mình cho Việt Minh” và cũng ngầm cảnh cáo những “con chiên ghẻ FTP – FFI” , bọn “xu thời”, trong đó có viên quan năm thầy thuốc Tô-mát Đuy-rít, các ủy viên trong Ban thư ký “ỦY BAN HOÀ BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG”, các trưởng kíp mà hắn cho đã ngả về phía “Việt Minh”.

Thế mà bây giờ viên quan năm Sác-tông lại niềm nở, tỏ ra lễ độ với lính gác, với giám thị, hàng ngày chăm chỉ tham gia lao động nhẹ, đến trạm xá nấu cháo cho tù binh ốm, quét dọn vệ sinh quanh nhà hoặc trồng vài cây rau trong khu vườn nhỏ. Có một lần giám thị trại đi qua, viên quan năm Sác-tông mời một cách thành thực người giám thị thưởng thức món “xa lát” cùng viên quan năm Lơ-pa-giơ, người bạn ăn cùng bàn. Có trời mới biết ai bày cho hắn làm món rau sam tái trộn với trứng luộc xắt nhỏ chấm muối - rau sam hái trong vườn, còn trứng là suất ăn buổi tối khi không có thịt.

Trả lời câu hỏi của một chiến sĩ bảo vệ, dân tộc Tày, về việc “thả” hai viên quan năm Sác-tông và Lơ-pa-giơ, tôi đáp:

- Mặt trận đã lùi xa, không sợ chúng nó trốn đâu. Anh em canh gác chúng nó cả ngày lẫn đêm, cực quá rồi. Bây giờ không còn cần thiết nữa!

Thấy vẻ mặt không yên tâm của người chiến sĩ trẻ, tôi nói thêm:

- Trưởng kíp có trách nhiệm quản lý hai viên quan năm này. Nội quy của trại đã quy định rõ trưởng kíp phải bảo đảm số lượng tù binh tập hợp điểm danh mỗi buổi sáng và phân công lao động hàng ngày cho chúng nó mà...

Người chiến sĩ bảo vệ, nhoẻn miệng cười, gật đầu nói:

- Thế là bây giờ quan hai, quan ba chỉ huy quan năm à? Ồ, Ban chỉ huy giỏi quá!

Tôi không nói điều tôi suy nghĩ: “Hòa nhập vào cuộc sống tập thể và trong một chừng mực nào đó, cảm thấy mình là “con người tự do”, cùng tham dự những cuộc thảo luận, tranh cãi về những vấn đề thời sự nóng bỏng ở Việt Nam và trên thế giới, hai viên quan năm Sác-tông và Lơ-pa-giơ sẽ suy ngẫm và có ý thức hơn về trách nhiệm công dân của họ...”

Trước đó không lâu, trong một lần đến gặp tôi sau buổi nghe trình bày về “chủ nghĩa thực dân”, viên quan năm Sác-tông vẫn ba hoa về cái gọi là công cuộc “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp ở Việt Nam. Nào là mở mang đường quốc lộ, đường xe lửa, cầu cống, đập nước, đê điều, nào là xây dựng nhà đèn, nhà thương, trường học và cả đến những đồn điền cao su, mỏ than, mỏ thiếc v.v… Không cần tranh luận với một tên lính lê dương “nòi” mà cả cuộc đời của hắn sống bằng chiến tranh thuộc địa, quyền lợi của hắn gắn liền với chế độ thực dân, công danh của hắn gắn chặt với đạo quân xâm lược, tôi nói:

- Nếu đúng như anh nói thì từ năm 1886 nhân dân Cao Bằng đã được hưởng lợi ích “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp. Còn anh thì được hưởng cái “Pháo đài cổ” Cao Bằng mà anh đã biến nó thành cái chiến lũy “Ma-gi-nô” để bảo vệ công cuộc “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp. Bây giờ ở trong tù, anh nguyền rủa dân chúng sống “lạc hậu” cũng có nghĩa anh phủ định cái gọi là công cuộc “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp, trong đó có trách nhiệm của cả anh trên đất Cao Bằng.

Thấy viên quan năm vẫn nấn ná ngồi lại, vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ, tôi nói tiếp:

- Hơn 60 năm sống dưới sự cai trị của thực dân Pháp mà anh và các bạn anh đều thấy, nhân dân các dân tộc miền núi Cao Bằng vẫn đói khổ quần áo rách rưới, bữa cơm, bữa cháo, bữa ngô. Những năm mất mùa, dân chúng đào củ rừng ăn. Cao Bằng có khoảng 50-60 vạn dân, đất đai tự nhiên rộng hơn 800.000 héc-ta. Theo công bố của Nha canh nông thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương thì diện tích trồng trọt cả lúa và ngô của tỉnh Cao Bằng ước tính khoảng hơn 17.000 héc-ta, thu hoạch cao nhất 23.000 tấn một năm cả ngô và gạo. Đó là những con số “chết đói” đối với dân chúng Cao Bằng.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:44:07 pm

Viên quan năm Sác-tông vẫn im lặng ngồi nghe, điếu thuốc lá lập lòe lửa đỏ trên môi. Tôi nói tiếp, giọng nghiêm khắc:

- Tôi chưa nói nhân dân Cao Bằng sống trong lửa đạn, nhà tan, cửa nát, từ sau chiến dịch Bô-phơ-rê cuối năm 1947. Họ vừa bị cướp bóc vừa bị buộc phải cung cấp lương thực, gia súc, rau tươi cho đạo quân chiếm đóng Pháp. Người ta phát hiện trong chiến lũy “Ma-gi-nô” của anh tích trữ cả trăm ngàn tấn gạo cướp bóc của dân mà anh đã ra lệnh đốt cháy trước khi rút chạy. Bây giờ nhân dân Cao Bằng phải nuôi hàng ngàn tù binh, trong đó có cả anh sau Chiến dịch Biên giới.

Viên quan năm Sác-tông ngồi cựa quậy trên ghế, rồi lắp bắp:

- Thưa ông trưởng trại, tôi chỉ là một quân nhân tuân theo lệnh cấp trên. Tôi không chịu trách nhiệm về lĩnh vực dân sự, như mở mang canh nông...

Tôi đột ngột hỏi Sác-tông:

- Anh đã đến thác Bản Giốc rồi chứ? Thác Bản Giốc cách huyện lỵ Trùng Khánh, nơi các anh đang ở khoảng 26 ki-lô-mét về phía đông bắc giáp biên giới Việt-Trung. Ở gần đó có một đồn binh cũ của thực dân Pháp nay bỏ phế hoang tàn. Tháng trước ông trưởng thôn đã dẫn tôi đến thăm thác Bản Giốc, một thắng cảnh đẹp của đất Cao Bằng...

Nói đến đây trước mắt tôi hiện ra một cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ mà ai đến đó một lần cũng khó quên. Tôi đã hưởng trọn vẹn một buổi nghỉ ngơi thoải mái bên thác Bản Giốc với cơm nắm, muối vừng đem theo. Từ xa đã nghe tiếng thác đổ ào ào, đến gần từ trên cao hàng chục mét một dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc đổ xuống hạ lưu ba dòng thác khổng lồ trắng xóa. Dưới ánh nắng mặt trời, cảnh vật trở nên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng với những cánh rừng bát ngát núi non chập trùng, những đám mây trắng bồng bềnh trôi trên một khoảng trời xanh thẳm khiến tôi trong phút chốc hầu như quên cả chiến tranh!

Tôi nói tiếp với viên quan năm Sác-tông:

- Từ lâu thực dân Pháp đã quảng cáo thác Bản Giốc là một điểm du lịch hấp dẫn của Cao Bằng. Nhưng ai được hưởng cảnh đẹp này? Chắc chắn không phải dân chúng Cao Bằng!

Viên quan năm Sác-tông bỗng thốt lên một cách thành thực:

- Ồ, thưa ông trưởng trại, tôi chưa một lần đặt chân đến thác Bản Giốc. Từ lâu Trùng Khánh, Quảng Uyên cũng như các địa phương khác của tỉnh Cao Bằng không còn thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi. “Việt Minh” ở khắp mọi nơi...

Tôi tiếp tục nói:

- Để “khai hóa văn minh” thực dân Pháp thừa sức cải tạo thác Bản Giốc thành một công trình thủy điện lớn, cho phép khai thác hàng vạn ki-lô-oát điện phục vụ sản xuất và đời sống của dân chúng địa phương. Các công trình thủy lợi sẽ được mở mang rộng khắp, chẳng những tưới tiêu cho đồng ruộng hạn hán, ngập úng, mà còn khai hoang mở rộng diện tích trồng trọt, giải quyết được cả nước ăn, nước sinh hoạt cho người và gia súc. Nhờ có điện, khoa học kỹ thuật và đời sống văn hóa của địa phương cũng sẽ được phát triển. Được vậy, chắc bây giờ anh sẽ không “nguyền rủa” dân chúng - những người đang cưu mang những “khách không mời” và đang phải chịu đựng cuộc sống khổ cực do chính thực dân Pháp và đạo quân xâm lược Pháp gây nên....

Viên quan năm Sác-tông ngồi im lặng hồi lâu rồi cất tiếng nói buồn rầu:

- Thưa ông trưởng trại, bây giờ ở trong nhà tù của các ông, tôi bắt đầu hiểu ra một số điều mà lâu nay tôi chưa hề nghĩ đến... Mong ông hiểu cho, tôi chỉ là một người lính...

Từ “CỬA SỔ NHÀ TÙ CỦA TÔI” viên quan năm Sác-tông đã hé mở tâm hồn của hắn và hắn đã nói một cách thành thực: “Bây giờ tôi đang ở bên kia chiến lũy. Tôi suy tưởng. Lần đầu tiên tôi có thời gian đề suy tưởng. Chính trong một trại tù binh Việt Nam tôi mới bắt đầu được tự do...”

Vậy hãy để cho viên chỉ huy trưởng Phân Khu Biên thùy II tự trị Cao Bằng có thời gian suy tưởng về cả cuộc đời hắn đã tắm trong máu và nước mắt của nhân dân các dân tộc thuộc địa, và lần này về chặng cuối cuộc đời binh nghiệp của hắn trên đất nước Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 08:01:48 pm

*

II. HÀNH TRÌNH ĐẾN CHÂN LÝ

Đời sống của nhân dân Cao Bằng là một bức tranh minh họa sống động vai trò của “Nhà nước Bảo hộ” Pháp và cái gọi là công cuộc “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp ở các xứ thuộc địa và Đông Dương.

Với sự quan sát khách quan và chứng kiến tận mắt đời sống của dân chúng địa phương, các tù binh sĩ quan Pháp đã phải xác nhận: “Lúa gạo trồng trọt không đủ nuôi dân cư. Mỗi năm vào thời kỳ giáp hạt, thường thường người nông dân phải ăn ngô trong ba, bốn tháng. Sự nghèo khổ đó, chủ yếu là kết quả của 80 năm thực dân hóa...”. Nhận xét nói trên của tù binh sĩ quan Pháp khẳng định lời thú nhận của viên Toàn quyền Đông Dương An-be Xa-rô cách đây hơn nữa thế kỷ trong cuốn sách “VINH VÀ NHỤC THUỘC ĐỊA”: “... Chiếm thuộc địa là một hành động bạo lực, bạo lực có vụ lợi..., là một sự chiếm đoạt vì lợi ích cá nhân ích kỷ, được thực hiện bởi kẻ mạnh hơn đối với kẻ yếu hơn1.

Từ hơn một thế kỷ trước, Giuyn Ghét-đơ, người sáng lập Đảng Công nhân Pháp, đã vạch trần bộ mặt thật của chủ nghĩa thực dân Pháp trong báo “Tiếng kêu của dân chúng” (Le cri du peuple), số ra ngày 7-4-1885: “... Hỡi binh lính, người ta đã bôi nhọ các người bằng cách sử dụng các người, máu, và sự dũng cảm của các người phục vụ cho bọn ăn cắp ở ngành kỹ nghệ, thương mại và ngân hàng, những kẻ kiếm chác lợi nhuận với những xác chết của các người.

Hỡi thợ thuyền, chính sách xuất cảng binh lính chính là chống lại các người.

Hỡi những người vợ, những bà mẹ, những thắng lợi cũng như những thất bại đem lại tang tóc cho các người đều làm giàu bạc triệu cho bọn thị trường chứng khoán, bởi vì thắng lợi hay rủi ro thì con em các người đều chết một cách tối tăm và vô ích cách xa Tồ quốc này hai nghìn dặm…
2.

Sau khi chứng kiến buổi lễ thành lập “ỦY BAN HOÀ BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” của tù binh sĩ quan Pháp tháng 9-1951, anh Nguyễn Phong, phái viên Tổng cục Chính trị, đến kiểm tra việc thực hiện chính sách tù binh ở Trại số 1, nói với tôi:

- Với việc toàn thể tù binh sĩ quan tự nguyện thành lập “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” và trực tiếp bầu các đại diện của họ trong Ban thư ký để hướng dẫn tù binh đấu tranh cho “HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM” và “HỒI HƯƠNG QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP”, đó là một thắng lơi lớn của công tác giáo dục chính trị tù binh trong thời kỳ đầu. Chỉ với cái tên gọi đó thôi, tù binh sĩ quan Pháp đã công nhận tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và quân đội viễn chinh là công cụ của thực dân Pháp được sử dụng để thực hiện chính sách thực dân đối với các dân tộc thuộc địa. Từ nay cuộc đấu tranh của tù binh sĩ quan bắt đầu bước vào một giai đoạn mới có tổ chức do Ban thư ký là người trực tiếp hướng dẫn tù binh thực hiện cuộc đấu tranh này với nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta không “áp đặt” mà cung cấp những tư liệu và bằng chứng để nâng cao nhận thức của họ về những vấn đề có liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam v.v…
_________________________________
1. “La colonisation est un acte de force, de force intéressée…, une entreprise d’intérêt personnel égoiste, accomplie par le plus fort sur le plus faible”. Albert Sarraut – “Grandeur et Servitude coloniales”.
2. “… Soldats, c’est vous qu’on déshonore en vous mettant, en mettant votre sang et votre héroisme au service des voleurs de l’industrie, du commerce et de la banque qui pêchent aux profits avec vos cadavres!
      Ouvriers, c’est contre vous qu’est dirigée cette politique d’exportation à main armée.
      Femmes, mères, c’est vous que mettent en deuil les victoires comme les défaites in partibus qui emmillionnent également les gens de bourse, parce que succès ou revers ce sont vos enfants qui meurent obscurément ou inutilement à deux mille lieuex de cette patrie …”. Jules Guesde. “Le cri du peuple”. 7-4-1885.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 08:05:21 pm

Tối hôm đó, ngồi bên nồi chè đậu đen nấu với mật đãi khách, tôi nghe anh Nguyễn Phong kể lại quá trình diễn biến tư tưởng của tù binh sĩ quan trong thời kỳ đầu mới bị bắt làm tù binh. Anh nói:

- Qua những buổi tiếp xúc với tù binh sĩ quan Pháp, tôi thấy nổi lên một vấn đề cần làm rõ trước tiên: Người quân nhân không làm chính trị. Nói một cách khác, tù binh sĩ quan từ chối trách nhiệm của họ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Họ không có trách nhiệm gì trong việc ném bom, bắn phá, triệt hạ các làng mạc, đối xử tàn bạo với dân chúng trong vùng chiếm đóng hoặc những nơi binh lính quân đội viễn chinh “bình định”, càn quét...

Trong một buổi họp chung toàn trại, tôi đã nhắc đến một câu nói của Cơ-lao-dơ-vít, nhà lý luận quân sự nổi tiếng người Phổ: “Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những phương tiện khác1. Tôi nhấn mạnh rằng tại Hội nghị trù bị Đà Lạt và sau đó tại hội nghị Phông-ten-nơ-blô, chúng ta đã bày tỏ thiện chí của nhân dân Việt Nam mong muốn hòa bình, ở trong khối Liên Hiệp Pháp với tư cách là một nước tự chủ. Nhưng sau khi ký Hiệp định sơ bộ 6-3, thực dân Pháp xúc tiến “chính sách lấn dần”2, cuối cùng đã đẩy nhân dân Việt Nam đến chỗ phải nhất tề đứng lên cầm vũ khí chiến đấu. Chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong hoàn cảnh hệt như nhân dân Pháp đã chiến đấu chống bọn phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai... Đa số tù binh sĩ quan đã nhận thức được tính chất cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Và người hưởng ứng đầu tiên là viên quan năm Sác-tông đã trao cho tôi bản viết tay mười hai trang “SỰ THẤT BẠI TRÊN CON ĐƯỜNG SỐ 4” (La chute de la Route No4).

Trong ánh lửa bếp nhà sàn hắt sáng khuôn mặt hốc hác của anh, tôi thấy lấp lánh ánh mắt tươi vui, đầy kiên nghị. Đêm đã khuya. Khí lạnh từ bên ngoài lùa vào căn nhà sàn đơn sơ, trống trải. Trước khi rời bếp lửa đã lụi tàn, anh nói thêm với tôi:

- Hôm sau viên quan năm Lơ-pa-giơ gặp tôi nói: - “Chúng tôi biết các ông sẽ chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Hầu như đa số trí thức Việt Nam có mặt trong hàng ngũ kháng chiến. Bằng chứng mà chúng tôi thấy rõ là dù ở nơi xa xôi gần sát biên giới Việt - Trung, mỗi lần di chuyển trại từ vùng này sang vùng khác, đâu đâu cũng có khẩu hiệu đập vào mắt chúng tôi: “ỦNG HỘ CHÍNH PHỦ HỒ CHÍ MINH”, “KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI”.

Sự chuyển biến bước đầu của hai viên quan năm Sác-tông và Lơ-pa-giơ là một dấu hiệu tốt trong công tác giáo dục tù binh sĩ quan bằng cách thuyết phục và cảm hóa với lý lẽ và những dẫn chứng cụ thể, có lý có tình.

Một lúc sau, từ chiếc màn cá nhân giăng sát cạnh tôi, hình như sực nhớ ra điều gì quan trọng, người phái viên Tổng cục Chính trị nhổm dậy, mình khoác chiếc chăn dạ mỏng, nói với sang màn tôi trong ánh sáng lờ mờ của chiếc đèn Hoa Kỳ vặn bấc nhỏ như hạt đỗ đặt ở góc bếp.

- Tôi suýt quên chưa nói với anh về tình hình tư tưởng chung của tù binh sĩ quan Pháp trước khi thành lập “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” để anh theo dõi và tiếp tục giải quyết trong thời gian sắp tới.

Có tù binh đã phát biểu trong cuộc họp chung toàn trại lúc bấy giờ:

- Nếu chúng ta đều ký vào các bản tuyên bố hoặc lời kêu gọi đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam thì số đông sẽ tạo nên sức mạnh. Chính phủ và Bộ chỉ huy Pháp sẽ không thể đàn áp cả một tập thể đồng lòng, nhất trí.

Một số tù binh khác tán thành và lập luận:

- Tất cả đều ký vào tuyên bố chung, có nghĩa là không ai ký mà chúng ta vẫn đạt được mục đích.

Không ít tù binh nói một cách thành thật với tôi:

- Nếu ký, chắc chắn khi về nước, chúng tôi sẽ bị vứt ra “vỉa hè”, chịu cảnh thất nghiệp.

Khá đông tù binh giữ thái độ im lặng, chờ xem. Tôi ước tính khoảng một phần ba tù binh sĩ quan trong trại tán thành ký các văn kiện lên án cuộc chiến tranh xâm lược và đòi hồi hương Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
__________________________________
1. “La guerre est la continuation de la politique par d’autres moyens” - Clausewitz.
2. “La politique de grignotage”.



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 08:09:10 pm

Kết thúc cuộc họp tôi phát biểu:

- Chiến trường sẽ trả lời các anh về tính chất phi nghĩa và chính nghĩa của cuộc chiến tranh Đông Dương. Các anh ký hay không ký các tuyên bố, lời kêu gọi “Hòa bình ở Việt Nam”, điều đó đối với chúng tôi không quan trọng. Đó là quyền lợi của bản thân các anh sẽ mau chóng được trở về xum họp với gia đình. Quân đội viễn chinh Pháp sớm hay muộn sẽ bị đánh bại trong cuộc chiến tranh xâm lược. Máu của con em nhân dân Pháp sẽ tiếp tục đổ nhiều hơn để bảo vệ cái gì không phải là quyền lợi chân chính của nước Pháp. Đồng bào các anh sẽ không khoanh tay ngồi nhìn cuộc chiến tranh “không hợp hiến” này1.

Quả thật sự chuyển hóa tư tưởng của tù binh sĩ quan, một tầng lớp chỉ huy, đa số thuộc giới trí thức, gia đình thượng lưu trong xã hội Pháp, không dễ dàng. Đó là một quá trình đấu tranh tư tưởng bản thân gay go, quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa ý thức công dân và “người lính đánh thuê” trong Quân đội viễn chinh Pháp, một công cụ của chủ nghĩa thực dân và bọn tài phiệt Pháp. Bên cạnh đó là hàng rào thành kiến về chủng tộc, sứ mệnh “khai hóa văn minh”, “bảo vệ nền dân chủ” và trên hết là kỷ luật nhà binh “Người quân nhân không làm chính trị”.

Viên quan hai Giăng Giắc Bơ-cle thuộc tiểu đoàn Ta-bo số 3, người cao to, đôi mắt sáng và thông minh, tính tình điềm đạm, nước da đỏ au, làm thư ký “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” Trại số 1 trong một thời gian dài. Anh ta được toàn thể tù binh sĩ quan tín nhiệm, cũng như viên quan ba Ăng-đơ-rê Phô-gát, chỉ huy đại đội Ta-bo thứ nhất, đã giúp tôi đắc lực trong công tác giáo dục tù binh, nắm bắt kịp thời những băn khoăn, thắc mắc của toàn trại trước tình hình chiến sự diễn biến mau lẹ trên các chiến trường. Sự can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương của đế quốc Mỹ nhằm hất cẳng Pháp là mối quan tâm lớn của tù binh sĩ quan trong thời kỳ nảy. Phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Pháp đòi “Hòa bình ở Việt Nam bằng Hồi hương Quân đội viễn chinh Pháp” vừa là chỗ dựa tinh thần vừa thúc đẩy cuộc đấu tranh của tù binh sĩ quan ngày càng mạnh mẽ hơn. Những sáng kiến của ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG về việc lựa chọn các hình thức đấu tranh (tuyên bố, tuyên ngôn, thư ngỏ…) và nội dung đấu tranh, khi tỏ ra phù hợp, đều được Ban chỉ huy trại ủng hộ. Sự trưởng thành nhanh chóng về mặt chính trị, sự nhạy bén trong phân tích tình hình và dự thảo các tuyên bố, lời kêu gọi gửi các đoàn thể quần chúng Pháp, các bạn chiến đấu trong Quân đội viễn chinh Pháp..., sự thuyết phục kiên trì những tù binh “gai góc”, “ương ngạnh”, của viên thư ký U.B.H.B.H.H làm tôi ngạc nhiên. Đôi khi tôi ngỏ một lời nhận xét nào đó, anh ta không che giấu nội tâm, mặt ửng đỏ, và càng tỏ ra khiêm tốn. Có lẽ vì sự khiêm tốn, trung thực và chân thành trong đối xử hàng ngày với bạn bè nên viên quan hai Bơ-cle được toàn thể tù binh yêu mến và tin cậy. Viên quan ba Phô-gát cũng gây cho tôi những ấn tượng tốt không những về sự chín chắn trong hành động, tính tình điềm đạm, cử chỉ mực thước, mà trên hết là sự trung thực trong đối xử, giao tiếp hàng ngày với bạn bè.

Trong công tác giáo dục tù binh sĩ quan Pháp, ngoài công tác thông tin về tình hình chiến sự trên các chiến trường, tình hình chính trị và thời sự nước Pháp và trên thế giới, một động lực khác thúc đẩy sự chuyển hóa tư tưởng của tù binh là tin tức gia đình. Chẳng những tù binh yên tâm chờ đợi ngày trở về xum họp với những người thân mà họ còn nhận được những lời khuyên bổ ích của vợ con, họ hàng, bè bạn ở trong nước. Nhìn nét mặt tươi vui, những nụ cười rạng rỡ của những tù binh may mắn nhận được thư nhà, kèm theo cả ảnh gia đình hoặc những lưỡi câu, dây câu hoặc một gói thuốc chữa bệnh... tôi không khỏi vui lây cái vui của họ.

Sau này có dịp về Cục Địch Vận công tác, tôi được biết vấn đề thư từ của tù binh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Cục. Mặc dầu gặp nhiều khó khăn, cuối cùng ta cũng thỏa thuận được với Hồng thập tự Pháp mỗi tháng một lần tù binh được viết thư gửi về cho gia đình và nhận tin tức, quà gửi của gia đình. Chiến sự ác liệt, đường dây liên lạc bị chậm trễ, đôi khi ách tắc, nhưng các chiến sĩ giao thông vẫn vượt qua gian khổ, hy sinh, chắp nối những sợi dây liên lạc tình cảm từ bên kia bờ Đại Tây Dương đến núi rừng Việt Bắc xa xôi và ngược lại, mà phương tiện vận chuyển chỉ là hai bắp chân trên những con đường mòn gai góc, hiểm trở. Có thể nói những gói thư, những kiện hàng của tù binh được bọc cẩn thận trong áo mưa, những tấm ni lông, lèn chặt trong ba lô, túi xách hoặc xếp gọn trong đôi thúng ngụy trang bên ngoài bằng những lá chuối, cành cây, đôi khi đã nhuốm cả máu đào của các chiến sĩ giao thông.

Nhìn cảnh làm việc tất bật, nhịp nhàng của các phòng, ban của Cục Địch Vận, nghe truyền đạt những chỉ thị, mệnh lệnh xung quanh việc thực hiện chính sách tù binh của Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, tôi càng thấy rõ hơn trách nhiệm của công tác tù binh và vận động binh lính địch. Anh Nguyễn Phong, phụ trách bộ phận hậu phương trong ban lãnh đạo Cục Địch Vận, đã dành nhiều buổi làm việc với tôi. Anh vẫn vậy, giản dị trong sinh hoạt, cởi mở trong trò chuyện, nghiêm túc trong khi làm việc, như buổi đầu tôi mới gặp anh trên đất Trùng Khánh Phủ. Vừa hút thuốc lá “sừng bò” - anh nghiện nặng - và mời tôi uống cà phê “bình dân” buộc túm trong mảnh vải trắng pha trong ấm tích, anh thông báo cho tôi biết tình hình chung bộ máy lãnh đạo và hoạt động của Cục ngày càng vươn xa và mở rộng trên các chiến trường.

Anh nói:

- Nay Cục Địch Vận gồm hai bộ phận tác chiến: bộ phận tiền phương đi các địa phương, các chiến dịch phục vụ tiền tuyến do anh Phan Hiền2 phụ trách, và bộ phận hậu phương chịu trách nhiệm về công tác tù hàng binh Âu Phi, biên soạn sách báo và truyền đơn, bươm bướm bằng ba thứ tiếng Pháp, Đức, Ả rập để vận động binh lính địch.
________________________________
1. Hiến pháp mới của nước Cộng hòa Pháp sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai có điều khoản quy định: “Nước Cộng hòa Pháp sẽ không tiến hành bất cứ cuộc chiến tranh nào với mục đích đi chinh phục. Nước Pháp sẽ không bao giờ dùng quân đội của mình chống lại tự do của bất cứ dân tộc nào.”.
2. Anh Phan Hiền, nguyên Đổng lý Văn phòng Bộ Ngoại giao, trong Ban lãnh đạo Cục Địch Vận, sau này là cán bộ cấp cao Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nay đã nghỉ hưu.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 08:16:55 pm

Công tác tù binh và vận động binh lính địch được Bác Hồ theo dõi với mối quan tâm đặc biệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ đạo, mang tầm vóc chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cũng bởi vậy mà Tổng cục Chính trị thành lập “Tiểu ban Địch Vận”1 do đích thân anh Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm Chủ tịch. “Tiểu ban Địch Vận” quyết định những chủ trương quan trọng và những biện pháp lớn trong công tác tù hàng binh và vận động binh lính địch qua từng giai đoạn khác nhau gắn với tình hình chính trị và quân sự trên các chiến trường.

Trước những câu hỏi của tôi về công tác giáo dục tù binh, anh Nguyễn Phong cho biết thêm:

- Cục Địch Vận đã khắc phục những khó khăn của thời chiến, cố gắng đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức của tù binh Âu Phi về cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc kháng chiến Việt Nam và cung cấp đều đặn hàng tháng cho các trại tù binh nhiều tài liệu tham khảo. Anh Nguyễn Hữu Ngọc, trưởng phòng giáo dục tù binh Âu Phi2, được phân công biên soạn các bài giảng3 sau khi chương trình giáo dục tù binh Âu Phi được tập thể lãnh đạo Cục thông qua.

Ngừng một lát, chọn trong xấp báo, truyền đơn đặt trên bàn làm việc anh Nguyễn Phong đưa cho tôi xem tờ báo tiếng Pháp “RAPATRIEMENT” (Hồi Hương) còn thơm mùi mực mới.

Anh nói tiếp:

- Sau khi tất cả các trại tù binh biên giới đã thành lập “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG”, Cục Địch Vận đã kịp thời cho xuất bản tờ báo tiếng Pháp “RAPATRIEMENT” in typô phát hành rộng rãi ở các địa phương, các đơn vị chiến đấu để đẩy mạnh công tác vận động binh lính Âu Phi đòi “HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM” và “HỒI HƯƠNG QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP” khiến Bộ chỉ huy quân đội Pháp hết sức bối rối, tìm cách chống đỡ sự suy sụp tinh thần chiến đấu của binh lính trước khi ra trận.

Tuyên bố của viên quan hai Pháp Xa-vi-ê đơ Vin-nơ-vơ với phóng viên tờ báo Le Monde (Thế giới) cũng như các tuyên ngôn lời kêu gọi của tù binh Âu Phi đều được Cục trích đăng trên tờ báo “RAPATRIEMENT” kể cả danh sách từng đợt thả các đoàn tù binh Âu Phi mang tên “1-5”, “19-5”, “14-7”, “2-9” hoặc mang tên “Hăng-ri Mác-tanh”, “Ray-mông Đi-ăng”, “Vì tình Hữu nghị và Đoàn kết với các dân tộc”.v.v… Những tuyên bố, tuyên ngôn, thư ngỏ của tù binh kèm theo chữ ký của hàng trăm tù binh Pháp Lê dương, Bắc Phi và danh sách các đoàn thả tù binh giữa cuộc chiến tranh ác liệt, đều được đài “TIẾNG NÓI VIỆT NAM” phát trên các làn sóng điện, đài phát thanh Praha (Tiệp khắc) tiếp âm truyền đi rộng rãi trên thế giới. Sau đó báo L’HUMANITÉ (Nhân Đạo) của Đảng Cộng sản Pháp và các báo tiến bộ khác đăng tải đưa tiếng nói của tù binh thâm nhập, lan truyền trong hàng ngũ binh lính địch, tiếp thêm sức mạnh cho phong trào đấu tranh của gia đình tù binh, các đoàn thể Pháp, các lực lượng tiến bộ trên thế giới, kịch liệt lên án cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” ở Việt Nam và đòi “HỒI HƯƠNG QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG”.

Hôm sau, trước khi chia tay tôi trở về đơn vị, anh Nguyễn Phong đưa tiễn tôi một đoạn đường rừng, ấn vào tay tôi một ki-lô đường mía, và động viên tôi:

- Đây là quà của Cục gửi tặng anh em chiến sĩ... Chiến trường đang giúp ta giải quyết những thắc mắc còn tồn đọng của tù binh.


Bước vào đầu năm 1 953, do tác động mạnh mẽ của những chiến thắng to lớn của quân và dân ta trên các chiến trường, kết quả đạt được trong công tác giáo dục tù binh sĩ quan Pháp ở Trại số 1 vượt ra ngoài sự mong đợi của tôi. Tôi đánh giá cao văn kiện tổng hợp được “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” Trại số 1 biên soạn công phu vào tháng 5-1953 với sự tham gia đóng góp của khá đông tù binh sĩ quan Pháp, kể cả hai Đức Cha tinh thần của tù binh sĩ quan Pháp An-be Xti-lê và Pôn Giăng-đen bị bắt trong Chiến dịch Tây Bắc Thu-Đông 1952. Có thể nào nghi ngờ Đức Tin của hai Đức Cha đã đặt bút ký vào lời tuyên bố chung của các con chiên và của chính mình lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam!

Văn kiện có giá trị và tầm vóc lớn hơn hẳn thời kỳ đã qua của tù binh sĩ quan Pháp được Phòng giáo dục Âu Phi đặt tên sau này là “TIẾNG NÓI TÙ BINH” (Les prisonniers parlent) mang chữ ký của 131 tù binh sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp thuộc các binh chủng, quân chủng, các chiến trường từ Biên giới, Đồng bằng, Trung du đến Tây Bắc, trong đó có viên quan năm Mác-xen Lơ-pa-giơ (GTM), ba viên quan tư Rơ-nê Ti-ri-ông (BT1), Rơ-nê Bơ-ruy-giơ (23eme RIC), Giăng Xi-ca (5ème BCL) và hai viên quan ba tuyên úy An-be Xti-lê, Pôn Giăng-đen.

Chúng ta hãy nghe tù binh sĩ quan Pháp Trại số 1 bộc bạch về những suy nghĩ của chúng về cuộc chiến tranh Đông Dương.
_______________________________________
1. “Tiểu ban Địch Vận” còn gồm có anh Trần Văn Quang, nguyên chính ủy Đại đoàn 304, Cục trưởng Cục Địch Vận (1950-1953), sau này được phong quân hàm Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nay là Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Ngoài ra còn có các anh Phan Hiền, Nguyễn Phong và một số thành viên khác.
2. Anh Nguyễn Hữu Ngọc, sau này làm chủ bút tờ báo tiếng Pháp “’LE VIET NAM EN MARCHE” (Việt Nam tiến bước), “E’TUDES VIETNAMIENNNES” (Nghiên cứu Việt Nam), giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn, hiện nay là Cố vấn Nhà xuất bản “THẾ GIỚI”, Chủ tịch Qũy Thụy Điển - Việt Nam Phát triển Văn hóa – “CÀNH CỌ HÀN LÂM” của Chính phủ Pháp.
3. Các bài giảng trong chương trình giáo dục tù binh Âu Phi gồm có: CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHÁP - CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM - CUỘC KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM – MẶT TRẬN THỐNG NHẤT ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VIỆT NAM - QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM – CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG – SỰ NGHIỆP CHÍNH NGHĨA CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI... cùng nhiều tài liệu tham khảo khác.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 08:20:11 pm

*


III. TỰ BẠCH
NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TÔI SUY NGHĨ1

“Đó là những điều chúng tôi đã trông thấy từ khi chúng tôi đến Đông Dương. Những bằng chứng sống đó, những cảnh mà chúng tôi quan sát, thường khi chính là những người thực hiện, luôn luôn ám ảnh tâm trí chúng tôi. Những sự việc không thể chối cãi, với sự cao cả, hoặc sự nhơ nhuốc, nhiều lần đã là đầu đề những cuộc thảo luận sôi nổi đã làm sống động, từ nhiều tháng nay, những buổi chiều tà trước khi đi ngủ bên đống lửa, những buổi tối dưới ánh trăng. Những lúc đó, trong tĩnh lặng của hoàng hôn, thân thể thư giãn, tâm trí bám lấy những kỷ niệm, tìm trong đó những bài học cho tương lai. Trong từng nhóm nhỏ, những cuộc tranh luận đôi khi say sưa đã đề cập đến những vấn đề mà cuộc sống bươn chải hoặc tư sản đa số chúng tôi đã sống từ năm 1939 khiến chúng tôi không có thời gian rỗi rãi đề cập đến hoặc nghiên cứu kỹ.

Trong những tháng đầu tiên bị cầm tù, mệt mỏi bởi những cuộc chiến đấu, kinh hoàng bởi sự thất bại to lớn, uy tín bị tổn thương, chúng tôi không muốn nhìn thẳng vào thực tế. Chúng tôi tìm cách đổ trách nhiệm cho sự ngẫu nhiên hoặc số phận rủi ro về những thất bại của chúng tôi, sự bấp bênh của cuộc sống chúng tôi hiện nay. Núp sau những nguyên tắc đã biến quân đội Pháp thành “Người hoàn toàn câm lặng”, chúng tôi đã từ chối nghiên cứu một cách khách quan các sự kiện, chúng tôi đã đóng vai trò những kẻ hoài nghi, những người lãnh đạm, nghĩ rằng như thế chúng tôi sẽ lớn lên trong đau khổ.

Tuy nhiên, hồi phục lại dần dần những choáng váng về thể xác cũng như tinh thần chúng tôi đã trải qua, lấy lại sự thăng bằng, chúng tôi tận dụng những giờ rỗi rãi để suy tưởng, để suy nghĩ về những nguyên nhân và hậu quả của tấn thảm kịch từ nhiều năm nay đã làm chảy máu đất nước Việt Nam. Lương tâm của con người, lương tâm của người công dân mà lâu nay sự ích kỷ, sự kiêu ngạo, cuối cùng là cảnh khốn cùng của chúng tôi đã làm chìm đắm trong cơn mê bắt đầu thức tỉnh.

Dần dần mọi người đều cởi mở, người này nêu lên những sự kiện, người kia đính chính lại, trao đổi với nhau những quan điểm có lợi. Những người ít nói nhất trong số chúng tôi, lâu nay chỉ im lặng chứng kiến những cuộc thảo luận đến lượt họ tham gia, và từ những cuộc nói chuyện thân tình giữa những người bạn tù, dần dà chúng tôi đã rút ra được những bài học quý báu. Những đôi mắt mở to, những trí óc tìm hiểu, để biết và học tập, những lương tâm đòi hỏi được giải phóng.

Dần dần mỗi chúng tôi đều gạt bỏ xiềng xích của sự câu nệ một cách tự nhiên, khao khát tìm hiểu sự thật và tất cả những vấn đề lớn có liên quan đến đời sống trên thế giới. Những kẻ hoài nghi và những người mà sự đào tạo tư sản hoặc quân sự còn khiến họ đứng ngoài những cuộc thảo luận của chúng tôi, càng ngày càng quan tâm đến những cuộc hội họp của chúng tôi và không thể dửng dưng trước những bằng chứng sống và được trình bày với sự thành thực, không úp mở, bởi những người bạn chiến đấu mà họ tín nhiệm. Dần dần những sự dè dặt biến mất, những thành kiến sụp đổ và mỗi người tùy theo tính cách, lối diễn giải đã đi đến chỗ bày tỏ tự do những ý kiến của mình.

Từ đó, để có cơ sở cho những lập luận của chúng tôi, chúng tôi cố gắng mở rộng những hiểu biết và để làm điều đó chúng tôi đã nhờ các bạn chuyên quan tâm đến các vấn đề kinh tế và chính trị, yêu cầu các cán bộ Việt Nam cung cấp cho chúng tôi tài liệu còn thiếu, thông báo cho chúng tôi biết đều đặn sự phát triển của tình hình thế giới.
_______________________________________
1. Trích phần II “Tiếng nói tù binh” do ủy ban Hòa bình và hồi hương Trại số 1 biên soạn tháng 5-1953. Nguyên văn tiếng Pháp theo tư liệu.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 08:22:20 pm

Như anh bạn Pi-ca1 của chúng tôi đã phát biểu:

“Là những quân nhân tốt, cho đến lúc đó chúng tôi vẫn từ chối xem xét khía cạnh chính trị của những vấn đề lớn sống còn. Chúng tôi nói, quân đội không làm chính trị. Ai cai trị nước Pháp đối với chúng tôi không quan trọng lắm: Chúng tôi tuân lệnh. Ai có lợi tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam đối với chúng tôi ít quan trọng: Chúng tôi cũng tuân lệnh. Những truyền thống tự do của đất nước chúng tôi, sứ mệnh khai hóa văn minh đối với chúng tôi là những bảo đảm tốt nhất quyền lợi chính đáng của đất nước chúng tôi.

Nhưng chúng tôi đã thay đổi. Sự chuyển biến đó của mỗi người chúng tôi diễn ra từ từ. Những điều các cán bộ Việt Nam nói hoặc những điều chúng tôi đọc là những tư liệu giúp chúng tôi tự suy nghĩ. Nhất là chúng tôi đã được chứng kiến tận mắt những sự dối trá nói về Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và về nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những ngày tháng chung sống với dân chúng, với những binh sĩ mà chúng tôi ở bên cạnh.

Chúng tôi đã hiểu rằng tất cả nhân dân Pháp bây giờ đều phản đối sự tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam và chúng tôi tự đặt câu hỏi: “Tại sao cuộc chiến tranh này vẫn cứ tiếp tục?”. Chúng tôi đã trả lời rằng chính phủ của chúng tôi đã không còn là chủ nhân quyết định quyền lợi của đất nước chúng tôi, chính phủ đó đã phụ thuộc vào Mỹ. Chẳng phải chính Tơ-ru-man đã tuyên bố: “Tuyến phòng thủ của Mỹ chạy qua Triều Tiên, Đài Loan và Đông Dương” đó sao?

Mắt chúng tôi đã mở và chúng tôi nhận rõ, chúng tôi đã là những nạn nhân của sự dối trá khủng khiếp như thế nào. Chúng tôi đã bị lừa dối một cách bỉ ổi bởi những nhà chính trị vô lương chỉ vì muốn thỏa mãn những quyền lợi bỉ ổi của họ đã không ngần ngại biến chúng tôi thành những công cụ mù quáng của một chính sách khả ố và áp bức, một chính sách chiến tranh và cướp bóc.

Các bạn chúng tôi bị bắt cách đây vài tháng trong chiến dịch Tây Bắc, và lần lần đến với chúng tôi, đã xác nhận sự đúng đắn về những tin tức và tài liệu đã được các cán bộ Việt Nam cung cấp cho chúng tôi. Họ xác nhận với chúng tôi những khó khăn ngày càng tăng về đời sống ở nước Pháp, thái độ hiếu chiến của đế quốc Mỹ, sự nô lệ hóa đất nước chúng tôi, và những lời tuyên bố của họ củng cố những ý kiến của chúng tôi.

Chúng tôi đã hiểu thực trạng của tình hình. Là những người lính đánh thuê của một quân đội viễn chinh chiến đấu cho quyền lợi duy nhất của một vài tên thực dân Pháp, tay sai của bọn tư bản phản động Mỹ, chúng tôi đã dập tắt sự trỗi dậy của lương tâm con người và lương tâm của người Pháp dưới tấm màn giả dối của những danh từ rỗng tuếch “Văn minh” và “Kỷ luật”. Chúng tôi đã gieo rắc sự đổ nát và tang tóc trên một đất nước chỉ đòi hỏi được sống trong Hòa bình, Tự do, Độc lập và Hạnh phúc.

Làm sao không khỏi căm giận những kẻ vì muốn thỏa mãn một sự ích kỷ tham lam, đã biến chúng tôi trở thành những tên đao phủ của dân chúng vô tội? Chúng tôi, đa số là những người đã tham gia tích cực vào công cuộc giải phóng đất nước chúng tôi, chúng tôi có đủ tư cách để căm thù chiến tranh. Là những nạn nhân của chiến tranh rồi lại trở thành những kẻ chủ mưu của chiến tranh, là những người gánh chịu chiến tranh rồi lại gây ra chiến tranh, chúng tôi biết rõ tất cả mức độ của những sự rùng rợn gắn liền với chiến tranh và chúng tôi đánh giá một cách sâu sắc trách nhiệm của chúng tôi nặng nề như thế nào?

Là những sĩ quan cũ của Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, tự biến mình thành những kẻ đồng lõa của thực dân Pháp và quan thầy Mỹ của chúng, chúng tôi không chối cãi đã nhìn thấy mùa màng bị cướp phá, làng mạc bị cướp bóc và đốt cháy, dân chúng vô tội bị ngược đãi và tàn sát. Chúng tôi đã trông thấy không quân mù quáng ném bom những ngôi làng yên bình, hòa lẫn vào một cái chết khủng khiếp đàn bà, người già và trẻ thơ.

Chúng tôi cũng đã tự mình nhúng tay vào những tội lỗi tương tự đó. Chúng tôi gánh chịu những trách nhiệm nặng nề trước nhân dân Việt Nam, nạn nhân của những hành động tội ác của chúng tôi, cũng như trước nhân dân Pháp mà ở đây chúng tôi đã làm tổn hại những lợi ích chân chính, đã bôi nhọ câu châm ngôn cao cả Tự do, Bình đảng và Bác ái. Do đó chúng tôi đã làm tổn thương đến mối quan hệ hữu nghị gắn bó hai dân tộc chúng ta mà Chủ tịch Hồ Chí Mình đã diễn đạt một cách hùng hồn tại Phông-ten-nơ-blô khi Người cầu mong một cách nhiệt thành “một sự hợp tác anh em và bình đẳng với nhân dân Pháp mà chúng tôi yêu nến và kính phục”. Do đó chúng tôi đã phục vụ chính sách hiếu chiến của bọn đế quốc mưu toan đẩy thế giới vào một cuộc xung đột mới sẽ tàn phá quả địa cầu chúng ta với mục đích thống trị về kinh tế và làm bá chủ thế giới. Do đó chúng tôi đã làm tổn hại đến hòa bình mà tất cả những người trung thực trên toàn thế giới đều cầu mong.

Chúng tôi đã nhận thức được những sai lầm của chúng tôi, những tội lỗi của chúng tôi, những trách nhiệm thật sự của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi đã hiểu rõ, và xóa bỏ những thành kiến thừa hưởng của một quá khứ đã trôi qua, chúng tôi có ý thức đầy đủ về những bổn phận của con người, những bổn phận của những người dân Pháp.”
____________________________________
1. Pi-e Pi-ca, quan ba, đơn vị BMTS số 24.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 09:22:32 pm

Văn kiện “TIẾNG NÓI TÙ BINH” viết tiếp:

“… Để tỏ lòng biết ơn đối với nhân dân Việt Nam cũng như để chuộc lại tội lỗi của chúng tôi, để tỏ rõ chúng tôi là những người con xứng đáng của nhân dân Pháp, chúng tôi muốn đứng về phía những người con trung thực hoạt động cho hạnh phúc của các dân tộc, chống lại những kẻ chỉ nghĩ đến thỏa mãn những lợi ích cá nhân của chúng, dù phải trả giá hàng triệu sinh mạng con người. Chúng tôi muốn đứng trong hàng ngũ những người mong muốn Hòa Bình, chống lại những kẻ tìm kiếm trong chiến tranh sự thỏa mãn những thèm thuồng nhơ nhuốc.

Chúng tôi tin tưởng ở sự khôn ngoan và sức mạnh của quần chúng cần lao, chúng tôi tin tưởng ở hiệu quả hành động của họ, chúng tôi kiên quyết noi theo họ trong cuộc đấu tranh sôi nổi mà họ đang tiến hành để dập tắt tất cả các lò lửa xung đột.

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là phi nghĩa bởi vì nó trái với quyền tự quyết của các dân tộc. Bởi vì nó vi phạm ngay chính những nguyên tắc của Hiến pháp chúng ta. Cuộc chiến tranh đó là tội ác bởi vì nó là một mối đe dọa đối với Hòa bình thế giới… Cuộc chiến tranh đó trái với lợi ích của nhân dân Pháp mỗi năm hao tổn hơn 500 tỷ phờ-răng và 30.000 sinh mạng con người.

Chính Thống chế Đơ Lát đã tuyên bố cuối năm 1951:

- “Chúng ta không còn gì để cho nữa, không còn gì để chuyển nhượng nữa... Chúng ta đã cho đến cả chiếc áơ sơ-mi của chúng ta và than ôi, hơn nữa, chúng ta còn cho cả tính mạng của chúng ta: Người ta còn muốn gì hơn nữa!”

Còn Bộ trưởng Lơ-tuốc-nơ thì tuyên bố ngày 17-6-1952:

- “Nước Pháp không thể nào gánh vác một mình tất cả gánh nặng cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Nước Pháp cần đến một sự viện trợ thường xuyên và ngày càng tăng của phía Hoa Kỳ”.

Cuối cùng ngày 19-7-1952 Đa-la-đi-ê xác nhận:

“Chỉ một mình Đông Dương đã ngốn mất 500 tỷ để bảo đảm cho Bảo Đại ăn chơi yên ổn ngày này sang tháng khác - ít nhất người ta cũng hy vọng thế - trên ngai vàng dưới con mắt hài lòng của một viên đại sứ nước Cộng hòa Pháp”.

Chúng tôi mong muốn chấm dứt ngay lập tức cuộc chiến trành này đang làm phá sản đất nước chúng tôi, bôi nhọ những truyền thống tất đẹp nhất và làm nhơ nhuốc lá cờ của đất nước chúng tôi.

Chúng tôi mong muốn Hòa bình ở Việt Nam bằng Hồi hương Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông...”


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 09:38:12 pm

CHƯƠNG VII
TỪ TRONG RỪNG SÂU BẮC KỲ

                                             “Nếu những trang này đôi khi nhuốm máu và nước mắt
                                             thì có lúc chúng cũng ghi lại chủ nghĩa anh hùng, sự khoan
                                             dung và tấm lòng cao thượng”
.1

(Trích “TIẾNG NÓI TÙ BINH”
của Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1
biên soạn tháng 5-1953.)




TÔI XIN HOÀN TOÀN CHỊU TRÁCH NHIỆM...
Quan hai Xa-vi-ê đơ Vin-nơ-vơ


Nhân dịp Quốc khánh Pháp 14-7, thừa lệnh Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Trại số 1 Cao Bằng cũng như các trại tù binh Âu Phi khác, tổ chức lễ phóng thích tù binh không điều kiện cho đối phương. Cuộc tiễn đưa mười tám tù binh sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp trong “Đoàn 14-7” trở về với tự do diễn ra đầy bất ngờ và lưu luyến trong không khí trang nghiêm của buổi lễ phóng thích xen lẫn buồn vui giữa tù binh còn lại và đoàn sắp ra đi.

Tôi cũng bùi ngùi chia tay với cán bộ, chiến sĩ bảo vệ trại trong một chuyến đi xa cùng đoàn tù binh được phóng thích về phía Trung du với niềm khao khát được ngắm nhìn trở lại bầu trời trong xanh cao lồng lộng, đàn cò trắng sải cánh bay trên những cánh đồng lúa xanh rờn bấy lâu bị núi cao, rừng già che khuất. Cùng đi với tôi có anh Nguyễn Tuấn Tú, giám thị mới được tăng cường về trại mấy tháng nay, và một tổ chiến sĩ bảo vệ. Đến giờ lên đường các chiến sĩ vây quanh người giám thị, nhét vào túi xách của anh quà bánh và gửi gắm anh thư từ cho gia đình ở miền xuôi.

Anh Nguyễn Tuấn Tú, chạc 37 tuổi, vóc người cao lớn, nước da trắng, dáng điệu “bệ vệ” với bộ ria mép đen nhánh, lần lượt ôm hôn các chiến sĩ, vừa đi vừa ngoái nhìn lại. Mọi người đứng nhấp nhô trên bờ suối dưới rặng cây ổi, cay xoan vẫy tay chào tạm biệt người nghệ sĩ đoàn kịch nói “SAO VÀNG” của thủ đô Hà Nội - một đoàn kịch luôn có mặt ở tiền tuyến cũng như hậu phương trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Bề ngoài anh Nguyễn Tuấn Tú có vẻ nghiêm nghị nhưng là đối với tù binh thôi, chứ đối với anh em, anh rất cởi mở, vui tính ra trò. Anh đi nhiều, biết nhiều, thường kể nhiều chuyện lý thú, kể cả chuyện “tiếu lâm” cho các chiến sĩ nghe trong những giờ nhàn rỗi. Anh em cười bò, sảng khoái mỗi khi nghe anh kể chuyện với nét mặt khi vui khi buồn, với cử chỉ khoan thai đấy rồi thoắt lại mang dáng dấp nghiêm trang, trầm tư theo cảnh theo tình của câu chuyện.

Tôi đi cuối đoàn cùng một chiến sĩ bảo vệ, lòng bồi hồi, xốn xang khi xa các cán bộ, chiến sĩ ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Mọi việc của trại đã bàn giao tỉ mỉ cho anh Lê Văn Quyết, giám thị thứ nhất, tổ trưởng đảng trực thuộc Chi bộ Đảng Lao động Việt Nam Liên trại tù binh biên giới. Cục Địch Vận sẽ cử một cán bộ mới thay tôi phụ trách Trại số 1 trong thời gian tôi vắng mặt, vì tinh chất quan trọng của “Đoàn 14-7” được phóng thích đợt này. Trại số 1 đã đi vào nề nếp sức khoẻ của tù binh được giữ vững, tôi yên tâm ra đi sau khi họp mặt với Ủy ban Hòa bình và Hồi hương cùng các trưởng kíp tù binh, dặn dò những công việc phải làm trong thời gian sắp tới.

“Đoàn 14-7” ngày đi, đêm nghỉ. Trùng Khánh, Quảng Uyên, Cao Bằng, Bắc Cạn lùi xa với những kỷ niệm đối với tôi khó phai mờ. Vừa mới ngày nào tôi đeo ba lô “Tiến về hậu phương xa”, nay trở lại con đường cũ đã được tu sửa lại, rộng hơn, đông vui hơn trước. Thị xã Thái Nguyên là chặng dừng chân cuối cùng nghỉ lấy lại sức khỏe trong sự chăm sóc chu đáo, ân cần của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và thị xã cùng các đoàn thể quần chúng và chính quyền địa phương. Một cuộc mít tinh ngoài trời được tổ chức trọng thể trong đêm dưới ánh đuốc khi tỏ khi mờ. Chị Minh Phương trong Ban thường vụ Tỉnh Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Nguyên, thay mặt phụ nữ Việt Nam, chúc các “Chiến sĩ Hòa bình” trở về xum họp với gia đình không quên lời thề đấu tranh cho “HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM” và gửi lời chào đoàn kết đến các bà mẹ và phụ nữ Pháp trong cuộc đấu tranh đòi “Hồi hương Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông”.

Thị xã Bắc Giang thấp thoáng phía xa. Trên đường quốc lộ một đoàn xe GMC nhà binh Pháp nối đuôi nhau chạy. Trên những cánh đồng hoang dại bao quanh thị xã, cỏ gianh ngập lút đầu, xóm làng tiêu điều không một bóng người. Đoàn tù binh được phóng thích dừng lại chia tay với chúng tôi khi còn cách thị xã khoảng một ki-lô-mét theo đường chim bay. Giây phút xiết bao cảm động. Những cái bắt tay nồng ấm, những cái hôn thắm thiết, những lời hứa thiêng liêng - không, tôi có cảm tưởng đó là những lời thề của các “Chiến sĩ Hòa bình” trên tuyến lửa trước khi trở về bên kia chiến lũy.
______________________________
1. “Si ces pages sont quelquefcis tachées de sang et de larmes, elles sont aussi parfois marquées d’héroisme, de générosité et de grandeur.”


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 09:41:11 pm

Tối hôm đó, dưới ánh đèn dầu Hoa Kỳ, tôi xúc động đọc những lời phát biểu cuối cùng của “Đoàn 14-7” gửi lại nhân dân Việt Nam. Viên quan ba Luy-xiêng Mô-ry, đại đội 11, tiểu đoàn 3, trung đoàn Lê dương bộ binh số 3 thuộc binh đoàn Sác-tông cùng hai bạn đồng cấp Giăng Đơ-ni-en và Giăng Vô-le-rơ thay mặt các tù binh được phóng thích viết:

“… Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân của Người đã coi chúng tôi chỉ là những công cụ mù quáng của bọn thực dân Pháp và Mỹ, những binh lính bị lợi dụng bởi một sự tuyên truyền dối trá... Sự cầm tù không phải là một hình phạt mà là một cơ hội đối với tù binh để chuộc tội lỗi và trở thành các Chiến sĩ Hòa bình. Quan điểm đó dựa trên sự sáng suốt và một sự khôn ngoan đặc biệt bắt nguồn từ một tư tưởng dân chủ không ngừng được phát triển.

… Thật thế, nhân dân Việt Nam đã từng chịu những tổn thất và những tang tóc không thể hàn gắn nổi từ bàn tay tội ác của bọn thực dân Pháp. Họ đã phải nén lòng căm thù đúng đắn và chính đáng đối với chúng tôi là những kẻ chịu trách nhiệm nặng nề trong sự tàn sát đó, để áp dụng một cách trung thực và nghiêm chỉnh chính sách khoan hồng do chính phủ Hồ Chí Minh đề xướng. Chúng tôi, những tù binh, chúng tôi hiểu rất rõ điều đó, và chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên thấy những binh sĩ Việt Nam ít học nhất, bà mẹ gia đình khốn khổ nhất, đều biết phân biệt giữa chúng tôi và bọn thực dân kẻ cướp đã trao vũ khí vào bàn tay chúng tôi vì những lợi ích tội ác của chúng”.


Sau này trong thời gian ở lại Bắc Giang giúp Ban Địch Vận tỉnh trong công tác vận động binh lính Âu Phi, theo yêu cầu của cấp ủy địa phương, tôi được nghe kể lại một viên đội Pháp vốn là lính thủy đã hỏi một cán bộ Việt Nam đi cùng đoàn tù binh Âu Phi được phóng thích: “Binh lính chúng tôi đi đến đâu cũng gây tội ác, đốt nhà, hãm hiếp, tàn phá xóm làng, cả nhà thờ, đình chùa là những nơi tôn nghiêm của dân chúng. Các ông làm thế nào mà binh lính các ông đối xử tử tế với chúng tôi sau khi bị bắt làm tù binh? Dân chúng Việt Nam đã nhường cơm xẻ áo cho chúng tôi, mặc dù đời sống cơ cực do chiến tranh tàn phá xóm làng, đồng ruộng. Tôi xin hỏi ông, về mặt tâm lý, làm sao các ông giải quyết được vấn đề này? Chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vượt qua tâm lý thông thường của con người, làm thế nào nó thấm được vào con người Việt Nam? Quả thật chúng tôi không thể hiểu nổi nhân dân các ông, không thể hiểu nổi chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam”! Rồi anh ta kết luận: - “Tôi là thủy thủ mà cũng không chịu đựng nổi những cảnh tàn bạo này. C’est plus fort que moi!”1.

Tôi còn nhớ theo báo cáo của Ban Địch Vận tỉnh Bắc Giang hồi đó thì có một tiểu đoàn lính Phi, phiên hiệu 57 RTA, đã đấu tranh đòi hồi hương không chịu ra trận. Trong số tù binh Âu Phi phóng thích không được hồi hương xuất hiện lẻ tẻ những hiện tượng phản chiến. Trong những cuộc đi càn vào làng, binh lính Âu Phi bắn chỉ thiên hoặc lấp lại nắp hầm du kích cho kín hơn rồi lặng lẽ bỏ đi.

Một niềm vui lớn bất ngờ đến với tôi cuối năm 1952 khi tôi trở về Cục Địch Vận. Xa nhau lâu ngày, vừa trông thấy tôi, anh Nguyễn Phong trong Ban lãnh đạo Cục Địch Vận reo lên: - “A, cậu đã về. Có tin vui cho cậu đây. Vào ngay phòng mình nhé!”. Sau khi đi vòng các phòng, ban bắt tay chào hỏi anh em, tôi vội chạy vào phòng làm việc của anh. Anh Nguyễn Phong đưa cho tôi xem tờ báo Pháp LE MONODE (Thế giới) vui vẻ nói:

- Cậu đọc đi, cột báo tôi đã đánh dấu bút chì đỏ. Phần thưởng của cậu đấy!

Tôi cắm cúi đọc một mạch bài phỏng vấn viên quan hai Xa-vi-ê đơ Vin-nơ-vơ trong “Đoàn 14-7” của tờ báo Pháp LE MONDE, số ra ngày 11-9-1952. Mặc dù cánh cửa “Trại giam Việt Minh” ở Cao Bằng đã khép lại vĩnh viễn sau lưng, viên quan hai đơ Vin-nơ-vơ đã giữ đúng lời thề của một “Chiến sĩ Hòa bình”.
_____________________________________
1. Điều đó vượt quá sức tôi!


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 09:44:13 pm

TÔI XIN CHỊU HOÀN TOÀN TRÁCH NHIỆM...

“… Viên quan hai dơ Vin-nơ-vơ đặc biệt khẩn khoản để tôi nêu với sự chính xác nhất một số lời tuyên bố với tôi. Sau đây là những lời tuyên bố dưới hình thức hỏi và đáp:

Hỏi: Sự thất bại của những cuộc tiến công năm 1951 có ảnh hưởng đến tinh thần Việt Minh không?

Đáp: Hoàn toàn không. Việt Minh có một quân đội sùng tín được nhân dân hoàn toàn ủng hộ. Họ cũng luôn luôn tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng, và tôi không hề thấy có sự khác nhau giữa tinh thần của họ hiện nay so với hai năm về trước.

Hỏi: Đài phát thanh bí mật Việt Minh đã nhiều lần phát đi những tuyên ngôn do nhiều tù binh ký đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Ông có nghe nói đến không?

Đáp: Bản thân tôi đã ký nhiều tuyên ngôn, cũng như các bạn tôi. Chúng tôi không hề bị một sức ép nào cả. Thời gian đầu mới bị giam giữ, trong chín tháng tôi từ chối không ký, tuy nhiên tôi vẫn được phóng thích. Trong năm qua, tất cả tù binh đều ký vào các bản tuyên ngôn được đưa cho họ.

Hỏi: Ông được phóng thích có điều kiện nào không?

Đáp: Người ta không hề yêu cầu chúng tôi điều gì, trừ việc không chỉ vị trí của trại và không cung cấp những tin tức thuộc lĩnh vực quân sự.

Hỏi: Chỉ có mười tám trên một trăm tù binh được phóng thích. Sự lựa chọn được tiến hành như thế nào?

Đáp: Dựa vào sự cư xử của chúng tôi trong thời gian bị giam, người ta phóng thích những ai xử sự một cách “xã hội hóa” nhất trong trại.

Hỏi: Người ta nói rằng Việt Minh bắt buộc tù binh ký những bản tuyên bố thừa nhận họ đã phạm những tội ác chiến tranh.

Đáp: Điều đó là sai. Người ta không bao giờ bắt buộc chúng tôi phải ký bất cứ cái gì. Tuy nhiên, tất cả các sĩ quan trong trại đều đã ký những bản tuyên bố về những tội ác mà chúng tôi trông thấy.

Bỗng đơ Vin-nơ-vơ chữa lại và nói thêm một cách bứt rứt: “ Xin ông nói rõ cho “về những tội ác mà chúng tôi đã phạm phải”!”

Hỏi: Những tội ác gì? Bản thân ông cũng đã phạm những tội ác gì?

Đáp: Vâng, có một lần tôi đã cho lính của tôi giết một người dân mà tôi cho là một cán bộ Việt Minh.

Hỏi: Tất cả các sỹ quan trong trại ông có đồng tình với ý kiến của ông về tình hình ở khu vực Việt Minh không?

Đáp: Tất cả, không trừ một ai.

Hỏi: ông có phải là cộng sản không?

Đáp: Không, và có lẽ tôi sẽ không bao giờ là cộng sản. Trong thời gian bị giam, tôi đã đọc những tác phẩm của Mác và Lê-nin, cũng như những sách báo nói về Trung Quốc cộng sản và Liên Xô. Đó là một vấn đề mà tôi quan tâm, nhưng tôi không phải là cộng sản.

Hỏi: ông biết những lời tuyên bố của ông có nguy cơ gây nên một sự chấn động nào đó chứ? Ông chịu trách nhiệm chứ?

Đáp: Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Các bạn tôi và tôi đều tin rằng có một số điều cần phải nói về cuộc chiến tranh Đông Dương”.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 09:46:10 pm
*

NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI NÓI VỀ CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG

Từ trong rừng sâu Bắc Kỳ, các tù binh sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp Trại số 1 đã đáp lại lời khẳng định của viên quan hai đơ Vin-nơ-vơ với phóng viên tờ báo Pháp Le Monde (Thế giới) trước dư luận nhân dân Pháp và thế giới về những điều cần phải nói về cuộc chiến tranh Đông Dương.

Chúng ta hãy nghe Lời mở đầu “TIẾNG NÓI TÙ BINH”:

Cao Bằng - Đông Khê - Lạng Sơn, con đường số 4.

Hòa Bình: Con đường số 6.

Nghĩa Lộ: Xứ Thái.

Tiếng chuông báo tử đã điểm đối với Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông. Những tai họa nối tiếp những cuộc bại trận. Bộ chỉ huy Pháp đã đến bước đường cùng.

Chúng tôi những tù binh, sĩ quan và hạ sĩ quan cũ của những đội quân bị ném một cách mù quáng vào những cuộc chiến đấu vô vọng, chúng tôi xin nói với các bạn về những gì chúng tôi đã trông thấy ở Việt Nam:

- Về những trận đánh tuyệt vọng mà tất cả đều chống lại chúng tôi: thiên nhiên, khí hậu, vận may.

- Về những cuộc chiến đấu của những đội quân quyết tử, về những hi sinh mà tất cả chúng tôi đều cảm thấy đã bị những người chỉ huy bất lực và vô tâm một cách hoan hỉ bỏ rơi.

- Về quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chiến thắng chúng tôi.

- Về cuộc kháng chiến mà sự tuyên truyền đã xuyên tạc với chúng tôi bộ mặt thật của nó.

- Về nhân dân Việt Nam tự do đang dung nạp và cưu mang chúng tôi.

- Về số phận của chúng tôi là những tù binh.

- Về sự biến chuyển và quyết tâm tranh đấu của chúng tôi.

Nếu những trang sách này đôi khi nhuốm máu và nước mắt thì chúng cũng ghi lại chủ nghĩa anh hùng, sự khoan dung và tấm lòng cao thượng.

Chúng tôi đã hiểu:

- Hiểu rằng người ta đã lừa dối chúng tôi về những động cơ và tính chất thực sự của cuộc chiến tranh bẩn thỉu này.

- Hiểu rằng chúng tôi đã chiến đấu cho lợi ích của Hoa Kỳ và một vài kẻ trục lợi chứ không phải cho sự cao cả của đất nước chúng tôi.

- Hiểu rằng kẻ thù không phải là đối phương hôm qua của chúng tôi, chính sách khoan hồng của họ đối với chúng tôi đã làm chúng tôi xiết bao cảm động, mà là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã xô đẩy chúng tôi vào cuộc chiến đấu.

Bởi thế, bằng tất cả sức lực của mình, chúng tôi đấu tranh với mọi phương tiện mà chúng tôi có, để làm cho cuộc chiến tranh bỉ ổi này ở Việt Nam chấm dứt và một nền hòa bình thế giới được kiến lập.

Chúng tôi cho rằng bổn phận của chúng tôi, những người con của nhân dân Pháp là soi sáng dư luận, cảnh cáo các bạn chúng tôi trong Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông.

Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ hành động của những tù binh đã được phóng thích đang truyền bá sự thật xung quanh họ.

Và từ trong rừng sâu Bắc Kỳ, ở bên kia Đại dương, chúng tôi chia tay với họ trên tình anh em, để nhắc lại với họ lời thề tranh đấu của chúng tôi. Mong ràng kinh nghiệm của chúng tôi sẽ phục vụ sự nghiệp của chính nghĩa. “Sự nghiệp Hòa Bình”.



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 09:49:20 pm

II

TÔI ĐÃ ĐỂ LẠI ĐẰNG SAU TÔI NHỮNG NẤM MỒ...

Quan hai Lơ-me A-léc-xăng, tiểu đoàn Thái số 3,
bị bắt ở vùng Nghĩa Lộ - Tây Bắc tháng 10-1952.


Trích Chương V, phần I “NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TÔI ĐÃ TRÔNG THẤY” của “TIẾNG NÓI TÙ BINH”.


“Viên quan ba Giắc Ti-xi-ê (FI) thuộc binh đoàn Sác-tông viết:

- “Lịch sử đường số 4, từ tháng giêng 1948 đến tháng mười 1950 không chỉ là một chuỗi dài những đòn rất đau đối với Quân đội viễn chinh Pháp. Nó còn được đánh dấu bởi sự chồng chất những sự tàn bạo mà những nạn nhân là những người yêu nước Việt Nam, các chiến sĩ trong quân đội chính quy, hoặc các du kích cũng như dân chúng các vùng Bắc Cạn, Nguyên Bình, An Lại, Cao Bằng v.v... bị kìm kẹp dưới ách chiếm đóng của Quân đội viễn chinh Pháp.

Dưới đây là những điều tôi đã chứng kiến hoặc là người đương sự:

… Trong đêm 24 rạng ngày 25 tháng Chạp năm 1948, một đội tuần tra lính dõng do viên quan hai Hốt-tơ-phơi (FI) chỉ huy, phát hiện trên đường Nguyên Bình cách Cao Bằng chưa đầy một ki-lô-mét, một xác chết bị trói trần truồng ở một thân cây. Đó là xác chết một người đàn bà trẻ bị giết bởi một viên đạn vào gáy. Cuộc điều tra do viên quan ba Xcốt-tê, chỉ huy F.I tiến hành, phát giác người đàn bà đó đã bị viên phó sĩ quan an ninh của khu vực hành hình, dựa trên sự nghi ngờ đơn thuần là đã cung cấp cho kháng chiến Việt Nam những tin tức về sự di chuyển của các đoàn xe.

Tôi sẽ không bao giờ quên sắc mặt hoảng hốt và đau lòng của viên quan hai Hốt-tơ-phơi miêu tả lại với tôi ông ta đã phát giác như thế nào tội ác, đúng vào lúc mà kẻ phạm tội đang dự lễ cầu kinh nửa đêm hoặc ăn đêm Nô-en một cách vui vẻ.

Vào ngày 20-8-1948, vợ một lính dõng có chửa vài tháng, đã bị hãm hiếp trước mặt hai đứa con của mình và bị bóp cổ đến nghẹt thở bởi một người lính bộ binh An-giê-ri, thuộc đại đội 23, tiểu đoàn bộ binh An-giê-ri. Mặc dầu được chạy chữa người đàn bà khốn khổ đó đã chết vài giờ sau ở nhà thương mà bà ta đã được chở đến.

Sự hãm hiếp đó không phải là duy nhất nhưng còn có điều tệ hại hơn: đó là cách đối xử với dân chúng rút chạy khỏi Bản Cao, Nguyên Bình, Trà Lĩnhv.v... năm 1949 và cả dân chúng Cao Bằng năm 1950.

Các gia đình lính dõng ở Bản Cao, Nguyên Bình và Trà Lĩnh được di tản đến Cao Bằng vì họ sợ Bộ chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông tàn sát, đã đi bộ, hoàn toàn kiệt sức và thiếu thốn đủ thứ. Sự rút chạy khỏi các trục đường Bắc Cạn và Nguyên Bình được tiến hành hoàn toàn bí mật, không có sự chuẩn bị gì để tiếp nhận từ ba đến bốn trăm phụ nữ, người già và trẻ con. Họ ở chồng chất trong chợ Cao Bằng từ ngày 20-8 đến 15-9, ngột ngạt vì nắng ban ngày, bị muỗi xúm vào đốt ngay khi trời đổ tối, cho đến khi một bộ phận đồn binh rút đi mới có thể cho họ đến ở một cách chu đáo.

… Một năm sau, cũng những người khốn khổ đó lại chịu những đau thương mới: ngày 20 tháng 9 năm 1950, tướng Các-păng-chi-ê đã thề thốt với họ vào tháng 11 năm 1949 rằng Cao Bằng sẽ không bao giờ bị bỏ rơi, thì chính ông ta lại đến ra lệnh di tản các gia đình về Lạng Sơn. Giữa ngày 25 và ngày 26, tất cả vợ con các nhà buôn và binh sĩ,  cũng như những người già trên 65 tuổi, bị phân ly với những người bất chấp những sự phản kháng của họ, bị binh lính ở vùng biên giới chạy trốn bỏ lại ở Lạng Sơn và bị không quân Pháp bắn trong khi họ trở về Cao Bằng. Trong số những người bị giết, có vợ và con gái nhỏ của viên đội Ngô Văn Tác là tài xế của tôi. Còn đàn ông thì buộc phải đi theo “binh đoàn Sác-tông” mà họ chia xẻ số phận hẩm hiu. Trong số bốn trăm người thì hơn hai trăm người đã bị giết chết hoặc bị thương nặng.”


Viên quan hai Gu-xta-vơ Mon-nê thuộc trung đoàn Lê dương bộ binh số 3, kể lại:

“… Tháng 8-1949, tôi là quyền sĩ quan tình báo tiểu khu Thất Khê. Hỏi cung về sự đào ngũ của năm người lính Lê dương, tôi đi đến tình nghi cho một phụ nữ ở bản Nà Dừa (đồng bằng Thất Khê) đã tham gia vào vụ việc này.

Tôi ra lệnh bắt giữ người phụ nữ đó và giao cho viên hạ sĩ quan chịu trách nhiệm việc hỏi cung. Không thu thập được lời thú nhận nào, viên hạ sĩ quan đó nói với tôi: “Ngày mai, tôi cần phải sử dụng phương pháp mạnh hơn”. Không muốn thay đổi thói quen, tôi để cho anh ta làm: hai bàn tay bị trói chặt sau lưng, kẻ tình nghi bị treo lên cao bằng cổ tay trong nhiều giờ, sau đó cô ta bị treo bằng hai chân. Tôi sẽ không bao giờ quên sự rùng rợn của cảnh tượng: chân tay căng phồng, nước da nhợt nhạt, bộ mặt méo mó...”



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 09:52:47 pm

Ở các chiến trường Tây Bắc, Trung du và đồng bằng thì sao? Chúng ta hãy tiếp tục nghe viên quan hai A-léc-xăng Lơ Me-rơ, tiểu đoàn Thái số 3, thú nhận tội lỗi:

- “Vài ngày trước khi đồn Ba Lay thất thủ, 16 lính dõng của đơn vị tôi định mang theo vũ khí chạy sang phòng tuyến Việt Nam. Tôi được tin đó liền bắt giữ họ. Tôi báo ngay cho Phòng nhì ở Nà Sản. Sau khi trao đổi điện tín, tôi nhận được lệnh đem họ ra bắn.

Không quan tâm một giây phút nào về sự tàn bạo của lệnh đó, về điều có thể là tội ác và oan uổng, mù quáng bởi thứ kỷ luật thụ động làm cho mỗi chúng tôi trở thành những kẻ chủ mưu hoặc những đồng loã của biết bao tội ác, tôi ra lệnh hành hình họ và cho đem chôn trong cùng một hố.

Những người đó có mẹ, có em gái, có vợ. Không một giây lát nào, ý nghĩ về những tang tóc tôi sẽ gây ra, những giọt nước mắt tôi sẽ làm tuôn chảy, giữ tay tôi lại.

Nhưng điều đó có lẽ còn chưa đủ. Tôi ra lệnh bắt giữ vợ họ. Lợi dụng tình cảnh, một số binh lính của tôi đã thả lỏng cho bản năng xấu xa của họ.

Như vậy là tôi đến Ba Lay trên lý thuyết để “bảo vệ” dân chúng, tôi đã để lại đàng sau tôi những nấm mồ, những người cha, người mẹ đeo tang và những người con gái của họ bị làm ô nhục...”


Viên quan ba phi công Rô-giê Frantz thuộc phi đội liên lạc hàng không (E.L.A.) chứng kiến sự ném bom bừa bãi của không quân Pháp tàn phá làng mạc và giết hại hàng loạt dân chúng, kể lại:

- “Chịu trách nhiệm chở thương binh bằng máy bay “Mo-ran” tôi thường phải bay qua miền đồng bằng ở độ thấp. Nhiều lần tôi nhận thấy các làng mạc bề ngoài chỉ có những người nông dân dũng cảnh, những phụ nữ và trẻ con ở, đã bị không quân và pháo binh ném bom hoặc bắn phá một cách dã man.

Đặc biệt, cuối tháng ba năm 1952, tôi bay trên vùng phía nam tỉnh Bắc Ninh để đến Lục Nam. Ở đó, khi đi tôi còn trông thấy những ngôi làng bình dị, khi trở về thì chỉ còn những đống đổ nát và tro tàn...”


Những tội ác mà viên quan hai Rô-be Đơ-nen thuộc trung đoàn pháo binh thuộc địa Ma-rốc (RACM) tố cáo thật rùng rợn:

- “Trong cuộc hành quân “Hành tinh” (tháng 3 năm 1950), ở quân khu Hải Dương, phía nam đồn Gia Lộc, có tiếng súng nổ từ rìa một ngôi làng mà tôi không còn nhớ tên, ngôi làng bị đại dội hỗn hợp của trung đoàn pháo binh thuộc địa Ma-rốc chiếm, dân làng được tập trung ở địa điểm trung tâm và bị viên quan ba Tác-gơ, sĩ quan tình báo quân khu Hải Dương, tra hỏi. Không một ai có thể giải thích đạn bắn từ đâu, viên quan ba Tác-gơ ra lệnh cho đội quân hỗn hợp đi theo ông ta, lôi bất kỳ mười tám người đem bắn. Đáp lời yêu cầu giải thích của tôi, ông ta trả lời: - “Biện pháp đó là tốt nhất: bằng cách giết mười tám người, tôi tin chắc rằng ít nhất cũng loại trừ được bốn hay năm tên Việt Minh.”

Trong cuộc hành quân “Đa-na-ê” (tháng 4-5 năm 1950 - Nam Sông Đuống - đồn Quỳnh Lạng.) tôi chứng kiến cảnh tượng sau đây: Viên quan hai La-nốt, sĩ quan tình báo đại đội I, tiểu đoàn 23, trung đoàn pháo binh thuộc địa, không nhận được một câu trả lời nào của một người đàn ông mà ông ta tra hỏi suốt nửa tiếng đồng hồ, đã thả và xua một con chó sói tên Đi-a-bô-la. Con vật lao vào người tù và xé anh ta thật sự ra từng mảnh...

Ở đồn Núi Đèo, từ tháng 6-1946 đến tháng 2-1950, nhiều lần tôi được chứng kiến những phương pháp dã man của viên chánh đội Mác-ti-ních Huy-gien, hạ sĩ quan tình báo đại đội I, tiểu đoàn 23, trung đoàn pháo binh thuộc địa. Trong lúc hành quân những cuộc hỏi cung được tiến hành, hoặc tra điện trên các bộ phận sinh dục của người tù, hoặc làm người tù ngạt thở từ từ bằng cách úp một chiếc khăn mặt thấm nước trên mặt. Ở đồn, những người bị phát giác mà câm lặng liền bị đóng đinh, lột truồng, phơi ra nắng. Để làm tăng thêm nỗi đau đớn của họ, người ta đổ nước sôi trên các bộ phận sinh dục...

Một lần, người đội phó đội biệt động bị bắt làm tù binh, anh ta bị chặt đầu và đầu anh ta được trưng bầy ở nhà tù Núi Đèo. Một lần khác, hai cô gái bị bắt trong một trận càn, được trao cho hai viên hạ sĩ quan của trung đội bảo vệ Hải Phòng, do viên quan hai Đuy-rúp chỉ huy.”


Trước những tội ác khủng khiếp và man rợ của Quân đội viễn chinh Pháp, viên quan ba tuyên úy An-be Xti-lê phẫn nộ lên án:

“… Nhân dân Việt Nam lên án cuộc chiến tranh xâm lược này, bởi vì họ mong muốn hòa bình, nền hòa bình sẽ trả lại cho đất nước họ bản sắc lịch sử của nó. Chủ nghĩa thực dân đã tô son trát phấn cho bản sắc lịch sử đó, nếu không phải đã làm cho nó vấy máu. Những cảnh hoang tàn vật chất, vun thành đống dọc những đường mòn và đường cái có người qua lại, phản kháng những cuộc ném bom của không quân đã bịa đặt ra những mục tiêu chiến lược, ở đó người dân cầy khẩn cầu đồng ruộng của họ cái ăn hàng ngày cho chính họ và những người thân. Những nhà thờ và chùa chiền, nơi thờ cúng tôn nghiêm, không phải bao giờ cũng được tôn kính và cả nhà thờ và chùa chiền cũng giương lên trời xanh hình khối bộ khung của chúng. Cả nhà thờ và chùa chiền cũng lên án sự tàn bạo của những kẻ đã loại trừ sự có mặt của những điện thờ hòa bình trong sự mù quáng của những chiến trận, đó là sự phản kháng sống động của tình thương, nạn nhân của sự tàn nhẫn của chiến tranh.

Những chủng viện và những ngôi chùa không chịu đựng nổi luồng thổi của những quả bom. Nhưng ở đó sự tàn phá của chiến tranh cũng không dừng lại. Mọi cuộc chiến tranh xâm lược hoặc chinh phục đều xâm phạm đến nhân cách và phẩm chất con người.

Từ cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương do những bàn tay bẩn thỉu gây ra, bốc lên mùi hôi tanh hãm hiếp đàn bà, con gái và ngay cả những nữ tu sĩ cũng bị thóa mạ bởi những hành động thô bỉ không sao giải thích nổi. Cả cụ già cũng phải chịu đựng những sự hành hạ mà tuổi tác không cho phép.”


Những tội ác và sự tàn bạo của Quân đội viễn chinh Pháp không chỉ là những hành động cá nhân của binh lính và sĩ quan cấp dưới mà còn ở cấp cao hơn. Lời tố cáo của viên quan hai Sác Lơ-vát-xơ thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn bộ binh thuộc địa Ma-rốc số 22, giải ngũ ngày 1-4-1948, nhà buôn, tố cáo:

“… Tháng ba năm 1946, ở Nam Bộ (Nam Việt Nam), trước khi rút khỏi khu vực Biên Hòa sau một cuộc hành quân, đại tá Gơ-rơ-giăng nói với các sĩ quan được tập hợp: “Các ông sẽ cào bằng một khu vực đã bị bọn Việt Minh làm nhiễm độc. Hãy phá sạch. Giết sạch tất cả những gì động đậy.” Các sĩ quan ngạc nhiên và yêu cầu nói rõ, ông ta nhắc lại: “Giết sạch những gì còn sống”.

Viên quan hai Y-vơ Ma-hê, thuộc trung đoàn pháo binh số 64, dẫn thêm bằng chứng:

“… Tháng tám năm 1950 tôi tham gia cuộc hành quân Cơ-ry-da-lít ở vùng Phú Thọ - Yên Bái. Những mệnh lệnh viết của đại tá Gam-bi-ê chỉ huy cuộc hành quân, được phát trước lúc hành binh là phá sạch. Cũng do đó mà trong một vùng chiều sâu khoảng 30 ki-lô-mét, rộng 10 ki-lô-mét, dân chúng bị phóng hỏa, mùa màng bị cướp phá, những nông cụ và xe bò đều bị ném xuống sông Hồng.”

Thông tư số 699-20/3 (ngày 14-3-1951) của tướng đờ Li-na-rét ra lệnh cho quân đội tàn phá lúa đã gặt trong các vùng bị kiểm soát ở lưu vực sông Hồng có ý nghĩa đặc biệt.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 09:56:10 pm

III

KHI NHỮNG SĨ QUAN VÀ BINH LÍNH QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP
TRỞ NÊN VÔ DỤNG...


Trong cuộc họp mặt hàng năm của những người bạn chiến đấu cũ làm công tác binh địch vận tổ chức ngày 11-4-1993 tại Hà Nội, tôi gặp lại anh Hoàng Thắng, nguyên chỉ huy phó trại tù binh Lê dương số 2 (huyện Quảng Uyên, Cao Bằng), nay về nghỉ hưu tại thị trấn Bãi Bông, huyện Phổ Yên, tỉnh Bắc Giang. Anh là học sinh trung học trường Bưởi Hà Nội, và là học viên trường sĩ quan Lục quân khóa 5. Cuối năm 1950 anh được điều động về Cục Địch Vận rồi lên biên giới làm công tác tù binh.

Anh Hoàng Thắng kể lại với tôi:

- Sau Chiến thắng Biên giới năm 1950. Bộ chỉ huy Pháp không thể chối không biết khu vực các trại tù binh đóng ở hai huyện Quảng Uyên và Trùng Khánh, cũng như hoạt động của tù binh trên các cung đường tại Quảng Uyên - Phục Hòa - An Lại - Mã Phục. Dân địa phương, từ người già đến trẻ con, ai cũng biết và trông thấy tù binh hàng ngày đi chợ, hàng tuần vác gạo từ các kho lương thực của huyện về trại.

Vậy mà, nhiều lần máy bay địch đến bắn phá và ném bom các trại tù binh Âu Phi ở vùng này. Tôi nhớ mãi trận ném bom dã man của địch xuống trại đóng ở thôn Bó Luông, xã Hồng Định, huyện Quảng Uyên ngày 15-8-1951, tức đúng ngày 14 tháng 7 âm lịch. Lúc đó, vào khoảng 4 giờ chiều, trong lúc tù binh đang lĩnh khẩu phần chuẩn bị bữa ăn tối. Theo phong tục của địa phương, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, đồng bào Tày cúng lễ to. Từ chiều hôm trước, nhà nhà giã bánh dầy, làm các loại bánh, mổ gà, giết lợn... Số tù binh Pháp và Lê dương cũng như lính Bắc Phi chết khá nhiều. Tất nhiên, cả dân và bộ đội bảo vệ trại cũng không tránh khỏi có thương vong.

Ngay tối hôm đó, ta cho tù binh tạm thời sơ tán vào rừng, dựng lều lán trú qua đêm. Bộ đội đem cơm nắm, thịt kho đến từng kíp cho tù binh. Sáng hôm sau Ban chỉ huy trại tổ chức mít tinh tại một địa điểm an toàn. Tù binh phẫn nộ, vạch dã tâm cố ý giết hại tù binh, làm kiến nghị và ra tuyên bố tố cáo tội ác man rợ của Bộ chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp. Dài phát thanh “TIẾNG NÓI VIỆT NAM” đã truyền đi thế giới sự kiện bi thảm này. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, địch lại cho máy bay đến bắn phá quanh vùng và ném bom giữa thị trấn Quảng Uyên, để khủng bố tinh thần tù binh các trại đóng xung quanh thị trấn. Lần ném bom này của địch, tù binh không bị thương vong vì ta đã cho di chuyển các trại sau ngày 15-8-1951.

Chúng ta hãy nghe những “nạn nhân của chính sách tội ác thực dân” lên tiếng về những vụ ném bom, bắn phá các trại tù binh ở Cao Bằng trong văn kiện “TIẾNG NÓI TÙ BINH”:

- “… Ngày 18-11-1950. Trại tù binh số 3 ở vùng Quảng Uyên đã bị bốn máy bay khu trục tiến công. Thành tích: 3 người chết.

Tháng 7 năm 1951, một đoàn tiếp phẩm mà chúng tôi có tham gia bị bắn súng liên thanh trên con đường Trùng Khánh Phủ đi Quảng Uyên, bởi một chiếc máy bay bay ở độ thấp, chiếc máy bay đó không hề quan tâm tìm hiểu đoàn đó có phải là tù binh hay không.

Ngày 15 tháng 8 năm 1951, trại lính số bị không quân của Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông ném bom và bắn phá. Thành tích: năm lính bảo vệ, 15 dân thường và 30 người bạn của chúng tôi bị giết chết ngay hoặc do hậu quả của những vết thương. Cả ở đây viện lý do có mục tiêu quân sự là không thể chấp nhận được. Ngoài ra, thật đáng nghi ngờ rằng Bộ chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông không biết các địa điểm tù binh.

Những sự việc đó khỏi cần bình luận: họ bỏ rơi chúng tôi. Họ định tiêu diệt chúng tôi... Rồi họ định ve vãn chúng tôi.

Dưới đây là những đoạn trích một bức thư ngỏ mà chúng tôi gửi cho các bạn chúng tôi trong Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông sau khi tiếp nhận ở trại tù binh số 1 một cuộc thả dù ích kỷ và bất hợp pháp.

- “Bởi vì họ sợ cuộc đấu tranh của chúng tôi tố cáo những tội ác của họ, bọn trục lợi chiến tranh tìm cách mua chuộc sự im lặng của chúng tôi bằng cách vứt cho chúng tôi vài thứ đồ hộp. Không một ai trong chúng tôi thấy trong cử chỉ đó một chút ý định nhân từ nào. Những cuộc bắn phá và ném bom cố ý các trại tù binh, cuối cùng đã thuyết phục những kẻ còn cả tin rằng không bao giờ có một nhân tố nhân đạo nào ảnh hưởng đến những quyết định của những kẻ chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam. Chúng tôi không phải là những kẻ bị lừa bịp.

Bộ chỉ huy Pháp chẳng hề quan tâm đến số phận binh lính mà sự bất lực của họ đã ném vào một cuộc phiêu lưu không lối thoát tháng 10 năm 1950. Những lợi ích của bọn thực dân nào có đếm xỉa gì đến những sinh mạng con người!”
1
_______________________________________
1. Nguyên văn tiếng Pháp: Theo tư liệu


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Ba, 2009, 10:03:36 pm

*
*   *

Không chỉ các trại tù binh biên giới bị ném bom, bắn phá mà ngày 30-10-1953 trại tù binh Âu Phi ở Kim Tân (Thanh Hóa) cũng là mục tiêu của không quân Pháp. Ngày 6-12-1953 pháo binh và không quân Pháp giết và làm bị thương hơn 30 lính Âu Phi thuộc trung đoàn bộ binh Ma-rốc số 4 bị bắt làm tù binh và tập trung ở làng Phú Tạo (Hải Dương). Bom na-pan của không quân Pháp cũng đã giết chết 61 tù binh Âu Phi và lính ngụy khi họ đi qua làng Đông Lạc. Toàn thể tù binh sĩ quan Pháp Trại số 1 đã ra tuyên bố vạch rõ: “Điều đó chứng tỏ một lần nữa tính chất cuộc chiến tranh bẩn thỉu cùng trò hèn mạt, vì sự tàn bạo của các viên chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, họ không lùi bước trước bất cứ một tội ác nào khi con người không còn ích lợi gì nữa đối với họ”.

Chia xẻ nỗi đau thương với các bạn tù ở trại Kim Tân và các bạn bị bắt làm tù binh tháng 12-1953 ở huyện Gia Lộc (Hải Dương), ngày 27-1-1954 các sĩ quan và hạ sĩ quan tù binh Trại số 1 đã viết một bức thư cho các nạn nhân trong đó có đoạn1:

“… Năm tháng trôi qua, những thất bại của Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông gia tăng nhưng những thủ đoạn của bọn thực dân vẫn chỉ là một. Chúng muốn bằng mọi giá bóp nghẹt tiếng nói của chúng ta, ngăn cản chúng ta nói lên sự thật về tính chất cuộc chiến tranh bẩn thỉu, làm suy sụp tinh thần chúng ta, ngăn cản cuộc đấu tranh của chúng ta lan rộng, vì chúng sợ tính hiệu quả.

Không hề ngã lòng, nản chí, trái lại những cuộc ném bom đó càng tăng cường tinh thần chiến đấu của chúng ta, cổ vũ hành động của chúng ta. Và bởi kẻ thù muốn bịt miệng chúng ta, chúng ta càng cất cao tiếng nói, thét to hơn nữa không chỉ sự bất bình của chúng ta trước những hành động đó, mà cả sự khinh bỉ của chúng ta đối với những kẻ đã không ngần ngại sử dụng những thủ đoạn đê hèn và bất chính đối với những tôi tớ cũ nay đã trở nên vô dụng.

Cùng ngày hôm nay chúng tôi gửi đến Ủy Ban Hòa Bình toàn quốc Pháp một nghị quyết khẳng định lập trường của chúng tôi đối với những cuộc ném bom của không quân Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông mà mục tiêu là các trại tù binh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để dư luận Pháp và dư luận thế giới được biết.


Những tội ác bỉ ổi cần phải được ghi vào hồ sơ những sự tàn bạo do bọn thực dân đã gây ra. Những tội ác đó cần phải có trong hồ sơ tố tụng của bọn gây chiến. Những bằng chứng của chúng tôi cần phải đóng góp ngày càng nhiều vào một chuỗi chứng cớ phạm tội chồng chất chống lại những kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh bẩn thỉu này và tiếp tục theo đuổi nó, bất chấp sự phản đối ngày càng tăng của tất cả những người trung thực.

… Cùng với chúng tôi, các bạn hãy lập mặt trận chung chống chủ nghĩa thực dân, tất cả những ai sống bằng chủ nghĩa thực dân.

Hỡi các tù binh, hãy xiết chặt hàng ngũ chúng ta, tiếng nói chúng ta sẽ mạnh hơn, cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ có hiệu quả hơn, thắng lợi của chúng ta sẽ đến gần hơn.

Hãy can đảm lên các bạn, và trên tình anh em, chúng tôi gửi đến các bạn bị thương lời chúc mau chóng lành mạnh, gửi đến tất cả các bạn lời chúc sức khoẻ, mong các bạn hãy tìm thấy ở đây biểu hiện ý chí không gì lay chuyển của chúng tôi cùng tất cả các tù binh, cùng tất cả những người trung thực trên toàn thế giới đấu tranh cho:


- HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM BẰNG HỒI HƯƠNG QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP Ở VIỄN ĐÔNG.

- HÒA BÌNH THẾ GIỚI.

Thay mặt 119 sĩ quan và 25 hạ sĩ quan Trại số 1
ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG
- Bơ-cle, Giăng Giắc, quan hai Ta- bo 3
- Phô-gát Ăng-đơ-rê, quan ba Ta-bo 1
- Sô-vê Ga-bơ-ri-en, quan hai B.E.P.I
- Risa Pi-e, quan hai B.C.L.8

____________________________________
1. Nguyên văn tiếng Pháp: Theo tư liệu


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:01:13 pm

CHƯƠNG VIII
VÌ SAO THẤT BẠI?



I

MỘT BÀI HỌC CỦA “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN”


Tháng 4-1953 tôi trở lại nhận nhiệm vụ tại Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 sau một thời gian dài vắng mặt.

Từ cuối năm 1952 Trại số 1 từ huyện Trùng Khánh-Cao Bằng đã di chuyển về huyện Nà Hang1 thuộc tỉnh Tuyên Quang nằm gần con sông Gâm cuộn sóng. Tuyên Quang, một thời lừng danh với dòng sông Lô đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, nhận chìm nhiều tàu chiến giặc trong cuộc hành quân “Lê-a” nhằm tiêu diệt lực lượng kháng chiến Việt Nam cùng bộ máy đầu não của chính phủ Hồ Chí Minh. Bước vào Thu - Đông 1947, tướng Giăng Ê-chiên Va-luy, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông đã huy động 20.000 quân theo thế hai gọng kìm đánh lên vùng biên giới Cao Bằng-Lạng Sơn ở phía Đông và dọc theo sông Lô ở phía Tây hòng khép chặt và tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc, kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam trong vòng sáu tháng. Nhưng chúng đã hoàn toàn bị vỡ mộng.

Nhìn dòng sông Lô và nhánh sông Gâm với cảnh quan hùng vĩ của nó, tôi không khỏi lo lắng về cái “cầu nổi” thiên nhiên nối liền trại tù binh sĩ quan Pháp đóng ở Nà Hang với Việt Trì, nơi giặc Pháp còn chiếm đóng với khoảng cách chưa đầy 170 ki-lô-mét đường sông. Mùa hè, mưa lớn, dòng nước hai con sông Gâm và sông Lô dâng lên nhanh chóng, gây ngập lụt hai bên bờ, có đoạn cao đến một mét. Nhánh sông Gâm tách khỏi dông Lô ở mạn Vạn Yên, cách thị xã Tuyên Quang không bao xa, đặc biệt hiểm trở với nhiều ghềnh, thác, bè mảng khó vượt qua, nếu không phải là những tay lái cừ khôi. Một anh bạn thủy lợi cho tôi biết dòng nước trên sông Lô vào mùa hè mưa nhiều, nước chảy xiết, đạt tốc độ từ 2,5 mét/giây đến 3 mét/giây. Do đó, một vật trôi theo dòng nước trong 24 giờ sẽ đi xa được từ 216 đến 259 ki-lô-mét. Nếu gió ngược thì có thể đạt từ 130 đến 170 km. Nếu vật trôi trong 12 giờ, tốc độ sẽ đạt từ 108-130 km (gió xuôi) và từ 65-85 km (gió ngược). Vì vậy, nếu tù binh có ý đồ vượt sông theo dòng sông Lô từ Tuyên Quang đến Việt Trì với khoảng cách chưa đầy 100 km, rõ ràng điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được, nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và đuổi bắt được.

Tôi suy nghĩ, trước hết tù binh trốn trại phải là những tay bơi lặn giỏi, am hiểu địa hình mới vượt qua được những ghềnh, thác, nước chảy xiết trên dòng sông Gâm vào mùa lũ, hoặc dù chúng có đến được gần Việt Trì, nếu chệch tay lái, bè mảng của chúng chắc chắn sẽ bị dạt vào hai bên bờ sông Lô nước dâng trắng xóa. Do đó, vận may dành cho tù binh “vượt ngục” đạt tỷ lệ rất thấp, chưa kể nhân dân địa phương và bà con chài lưới đi nghề sớm dễ phát hiện. Những tội ác của giặc Pháp Thu-Đông 1947 mãi mãi còn khắc sâu trong lòng nhân dân địa phương hai bên bờ sông Lô.

Trở lại Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 ở Nà Hang, một niềm vui bất ngờ đối với tôi là gặp lại người bạn cố tri cùng học trường Ngoại Ngữ với tôi, rồi cùng về nhận công tác ở Cục Địch Vận, cùng làm việc với nhau trong một thời gian dài. Đó là anh Phan Kế Định, phái viên Cục Địch Vận, vóc người nhỏ bé, tính tình giản dị, dễ mến. Anh không thích thói ba hoa, sự hào nhoáng bên ngoài, làm nhiều, nói ít và luôn tỏ ra thận trọng trong mọi việc, từ đời tư đến việc công. Anh thích hát và thổi sáo miệng một mình, và hát hay. Nhiều lần được nghe anh hát những bài hát Ta, hát Tây, tôi thường đứng lặng lẽ bên cửa sồ thả hồn quyện với trăng sao, trời cao biển rộng, với chim muông, hoa lá, những cánh đồng quê lúa chín vàng có cánh diều trắng bay vi vu, đàn trâu lững thững bước về làng khi hoàng hôn buông xuống ở phía chân trời.

Giờ đây, trên căn nhà sàn của đồng bào Tày ở một bản nhỏ, cách sông Gâm khoảng ba ki-lô-mét, hai cái đầu chụm vào nhau, tôi nghe anh kể lại cuộc hành trình gian khổ từ Trùng Khánh-Nà Hang kéo dài đằng đẵng ngót một tháng trời. Một cuộc hành trình “không tiền khoáng hậu” với nhiều vất vả, gian truân. Kể từ tháng 12 năm 1952 không còn một trại tù binh Âu Phi nào đóng trên địa phận tỉnh Cao Bằng.
________________________________
1. Nà Hang vốn thuộc châu Chiêm Hóa gồm 4 tổng: Thổ Bình, Vĩnh Yên, Cổ Linh, Côn Lôn. Theo nghị định của Phủ Toàn quyền Đông Dương ngày 11-11-1944: Nà Hang thuộc tổng Vĩnh Yên được tách ra thành lập châu mới gọi là châu Nà Hang do vị trí quân sự quan trọng của nó ở vùng này. “Tách Châu Chiêm Hóa và thành lập Châu Nà Hang” (Scission du Châu de Chiêm Hóa et création du Châu de Nà Hang). Ký hiệu 69102. Thư viện Khoa học TW. Hà Nội.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:02:29 pm

Dọc đường đi, trong đêm tối, bắt ngờ viên quan hai Y-vơ Ma-hê thuộc trung đoàn pháo binh số 64 tụt chân xuống hai thân cây bắc qua một con suối sâu, bị xái khớp cổ chân, không tài nào tiếp tục cuộc hành trình. Anh Lê Văn Quyết, giám thị phụ trách công tác bảo vệ, đi cuối đoàn tù binh, đã quyết định cho Ma-hê ngồi trên lưng ngựa còn bộ đội bảo vệ thì “thồ” trên lưng, trên cổ, trên vai lủng củng nào bao gạo, túi muối, nào nồi niêu, xoong chảo của bếp ăn tập thể và “thượng vàng hạ cám” khác dỡ từ trên lưng ngựa xuống. Không thể cáng Ma-hê trên lối mòn hiểm trở, lội qua suối qua đèo, và một điều nan giải, ai khuân vác các đồ lỉnh kỉnh của bốn tù binh khiêng cáng, nếu được cắt cử vào công việc này! Cuộc hành trình chắc chắn sẽ giảm tốc độ chung, sức khỏe của tù binh sẽ suy sụp nhanh chóng, mà đường đi còn dài...

Đến chặng nghỉ đêm, các tù binh đi trước trông thấy Ma-hê cưỡi ngựa dưới ánh trăng, liền xúm nhau “chiêm ngưỡng” một cảnh lạ lùng trong rừng sâu: bộ đội bảo vệ lưng cõng nặng hành trang, tay dắt dây cương, trên lưng ngựa Ma-hê ngồi chễm chệ. Chúng xì xào, có tù binh đứng nghiêm chào “quan năm” Y-vơ Ma-hê đã đến...

Anh Phan Kế Định tiếp tục kể: - Sau khi đến địa điểm mới ở huyện Nà Hang, với sự cố gắng lớn, cán bộ và chiến sĩ đã nhanh chóng ổn định đời sống tù binh và đưa sinh hoạt của trại vào nề nếp. Xóm bản nhà dân chật hẹp. Ban chỉ huy trại đã cho tù binh bạt rừng, xây dựng nhiều căn nhà trên một khu đất rộng với các kiểu nhà châu Âu tùy theo sở thích của mỗi kíp tù binh. Ở địa điểm mới, việc tiếp tế thực phẩm có nhiều khó khăn, đời sống của đồng bào các dân tộc Tày, Dao, H’mông, Lô Lô trong vùng chưa được cải thiện bao nhiêu. Nhân viên tiếp phẩm phải trèo đèo, lội suối, nghỉ đêm tại các bản xa, hôm sau mới về đến trại. Phong trào tăng gia sản xuất chủ yếu là trồng rau, nuôi gà, vốn đã có nề nếp ở trại cũ, nay được phát triển mạnh hơn để cải thiện đời sống các chiến sĩ và tù binh. Tù bình được phép câu cá trong những giờ rảnh rỗi để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Nhiều gia đình tù binh đã gửi kèm theo thư từ qua Hội chữ thập đỏ Pháp cả thuốc men, lưỡi câu, dây câu, cho con em họ. Những xâu cá treo lơ lửng phơi khô trước nhà mỗi kíp tù binh trông thật vui mắt. Nếu ở Cao Bằng viên quan hai Ma-hê đã tỏ ra cần mẫn chăn dắt con bò của trại, thì đến địa điểm mới Ma-hê còn bộc lộ tài năng huấn luyện ngựa, đã giúp dân thuần hóa một con ngựa dữ. Mối quan hệ giữa trại và dân chúng địa phương ngày càng thắm thiết.

Một thời gian ngắn sau khi tôi đến Trại số 1 thì anh Phan Kế Định trở về Cục Địch Vận nhận nhiệm vụ mới. Từ sau chiến dịch Tây Bắc Thu-Đông năm 1952, nhiều tù binh sĩ quan mới được giải về Trại số 1 nhưng nòng cốt vẫn là tù binh sĩ quan và hạ sĩ quan bị bắt trong Chiến dịch Biên giới 1950. Số tù binh mới hòa nhập khá nhanh với đời sống vốn đã có quy củ, nề nếp của Trại số 1 và tích cực tham gia phong trào đấu tranh chung đòi “HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM BẰNG HỒI HƯƠNG QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP Ở VIỄN ĐÔNG”. Bề ngoài cuộc sống của trại tưởng như bình thản trôi qua, nhưng trong lòng nó chứa đựng những toan tính mới của không ít tù binh muốn “đốt cháy giai đoạn” trở về xúm họp với gia đình. Thật lạ lùng nếu không có tù binh nào thực hiện ý định “vượt ngục” trong khi trại tù binh đóng liền kề con sông Gâm đầy khêu gợi đang ngày đêm kêu gọi chúng trở về với tự do!

Mùa hè 1953. Mưa rừng xối xả từng cơn. Nước con công Gâm từ thượng nguồn đổ về xuôi hung dữ lạ thường, cuốn trôi băng những cây gỗ mới đốn của đồng bào địa phương, rác rưởi kết thành những mảng lớn dập dềnh trên mặt nước đục ngầu, sủi bọt dữ dội. Anh Lê Văn Quyết, giám thị phụ trách công tác bảo vệ trại, và tôi đội mưa đi quan sát cơn lũ ập đến bất ngờ theo dọc bờ công Gâm khoảng 4-5 ki-lô-mét về phía xuôi. Nỗi khổ lớn nhất của chúng tôi không sợ mưa, ướt sũng áo quần, mà sợ nhất “vắt xanh”, vắt lúc nhúc trên đường mòn, trên cành cây. Vắt bám vào ngón chân, leo lên tận đùi, luồn vào áo, chui vào nách, hút lấy hút để máu tươi. Chúng hút no căng bụng những ai vô phúc đạt chân vào “giang sơn” của chúng. Từ đó, bất kể trời nắng, trời mưa, mỗi khi qua khu rừng này, cán bộ, chiến sĩ trại đều không quên đem theo xà phòng để trị vắt. Vắt cũng là nỗi kinh hoàng của tù binh mỗi khi phải luồn rừng dưới trời mưa đi vận chuyển gạo hoặc thực phẩm về trại. Chúng gọi cánh rừng bao quanh trại, dọc bờ công Gâm là “Đường vắt”, “Rừng vắt”.

Người giám thị nhận định khả năng tù binh sĩ quan trốn trại là có thể xẩy ra. Tôi hỏi anh:

- Cậu đã liên hệ với chính quyền thôn và xã dọc hai bên bờ sông Gâm rồi chứ? Có thể số tù binh trốn trại lần này sẽ không ít đâu.

Anh Lê Văn Quyết bình tĩnh trả lời:

- Các cán bộ có trách nhiệm của địa phương khẳng định với tôi rằng: - “Không một thằng nào chạy thoát về đến Việt Trì đâu. Tinh thần cảnh giác của bà con vùng này rất cao. Ở địa phương chúng tôi, mỗi người dân là một chiến sĩ!”.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:04:54 pm

Ít hôm sau, mây đen giăng kín bầu trời. Sấm chớp ầm ầm. Trời mưa tầm tã. Con nước sông Gâm cuồn cuộn trôi theo dòng với sức mạnh khủng khiếp. Bộ đội bảo vệ đã lùng sục ở các cánh rừng quanh trại nhưng không phát hiện dấu hiệu khả nghi nào. Trong rừng rậm, núi cao, có nhiều hang hốc, có trời biết tù binh giấu bè mảng ở đâu, nếu chúng có ý định trốn trại. Sáng ngày 15-6-1953, trước giờ tập hợp điểm danh, tôi thấy một đám đông tù binh nhốn nháo trước sân. Người giám thị đang trao đổi với một số trưởng kíp, giọng gay gắt khác thường. Cuối cùng, ba trưởng kíp dáng điệu rụt rè, buồn xỉu, theo người giám thị bước vào phòng làm việc của Ban chỉ huy trại. Tôi đoán biết điều gì đã xảy ra: 9 tù binh ở ba kíp cùng rủ nhau đi trốn. Rõ ràng chúng đã chuẩn bị công phu, dài ngày để đóng ba cái mảng lớn với các vật liệu cần thiết đem theo, đủ sức chống chọi với nước lũ và đối phó với mọi tình huống xấu nhất có thể xẩy ra dọc đường. Việc làm đó không thể không có sư giúp đỡ của đồng đội và qua mặt các trưởng kíp cũng như các tù binh cùng nhóm đi kiếm củi trong rừng. Bây giờ lương tâm và trách nhiệm cùng một lúc đè nặng lên vai những trưởng kíp có tù binh trốn trại. Lương tâm đã giữ chân chúng lại, không báo cáo ngay với giám thị khi phát hiện đồng đội vắng mặt trong đêm. Trách nhiệm dằn vặt chúng vì đã vi phạm nội quy của trại và tự biến mình thành những “kẻ đồng lõa”, dù muốn hay không, trong cuộc trốn trại tập thể này. Còn nếu chúng lập tức đi báo cáo trong đêm với giám thị, chúng sẽ tự biến mình thành những “kẻ phản bội” mà lương tâm sẽ không bao giờ tha thứ cho chúng. Thời gian càng kéo dài càng có lợi cho tù binh chạy trốn, sức nước càng đưa chúng đi xa trại. Mọi sự đuổi bắt của trại sẽ trở thành vô ích! Vào lúc này đây, khi ba trưởng kíp đứng trước mặt tôi, 12 giờ đã trôi qua. Rất có thể các tù binh “vượt ngục,” nếu gặp may mắn - một sự may mắn kỳ lạ của Thượng đế ban cho - đã vượt qua hai phần ba khoảng cách, hoặc ung dung ngồi ở Việt Trì. Ai biết đâu được! Bây giờ ba trưởng kíp đang chò đợi một sự phán quyết của người chỉ huy trại đối với bản thân chúng và toàn trại như lẽ thường xưa nay ở các trại tù binh. Có thể nào lại không có một hình thức “trừng phạt” nào khi những kẻ khờ khạo nhất cũng đoán biết bọn tù binh trốn trại cùng một lúc vượt sông Gâm lại không có sự ủng hộ và giúp đỡ của ít nhất là các tù binh cùng kíp?

Sau khi nghe báo cáo về vụ trốn trại của một số tù binh sĩ quan Pháp, tôi điềm tĩnh nói:

- Các anh có thể thông báo cho bạn các anh những kẻ trốn trại sẽ trở về đây trong vòng ba ngày hoặc chậm lắm trong vài tuần lễ.

Bọn trưởng kíp ngơ ngác nhìn nhau, lặng lẽ rời trụ sở Ban chỉ huy trại. Ngày hôm đó, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường: toán vào rừng kiếm củi không hề có thêm lính gác, tốp đi vận chuyển thực phẩm ở bản xa trạm xá, chòi cắt tóc, vườn rau tập thể... không vắng bóng người. Nhưng tôi nhận thấy không khí bao trùm toàn trại là sự lo âu và vắng hẳn tiếng cười, tiếng hát bên ngọn lửa nhỏ trong các căn nhà gỗ mới xây dựng khi bóng đêm giăng kín núi rừng.

Quả nhiên ba ngày sau, du kích địa phương giải về trại ba tên tù binh bị lật mảng khi vượt qua thác trên dòng sông Gâm. Nửa tháng sau du kích lần lượt giải về trại sáu tên tù binh, tốp bị bắt ở Chiêm Hóa, tốp đã vượt qua thị xã Tuyên Quang về gần đến Việt Trì. Mặc dù chúng ngụy trang bằng những cây chuối và lá chuối che kín người, bà con ngư dân đi nghề sớm vẫn phát hiện ra chúng, đã nổi hiệu báo động, bắt gọn chúng. Nhìn những khuôn mặt ủ rũ, hốc hác đầu tóc rối bù, quần áo tơi tả của những con người khốn khổ chạy trốn đi tìm tự do, một ý nghĩ vụt đến trong đầu óc tôi: - “Họ đi tìm cuộc sống tự do ư? - Không, họ chỉ muốn tồn tại. Bởi vì chân lý ở bên này chiến lũy!”.

Sau khi các tù binh chạy trốn nộp bản tự phê bình cho Ban chỉ huy trại, tôi cho gọi các trưởng kíp đến và nói:

- Các anh tiếp nhận bạn các anh về kíp.

Không có bất cứ một hình phạt nào được áp dụng đối với bọn tù binh chạy trốn, cũng như không có bất cứ một sự đối xử nghiêm khắc nào khác đối với tù binh toàn trại. Những điều đó không cần thiết: nhân dân địa phương đã dạy cho chúng một bài học sống động và quý giá về cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc Việt Nam anh hùng chúng ta chống thực dân Pháp xâm lược. 

LẤY ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN
ĐEM CHÍ NHÂN ĐỂ THAY CƯỜNG BẠO

Lòng khoan dung, đại lượng của tổ tiên ta cho đến thời đại HỒ CHÍ MINH vẫn còn vang vọng núi sông với thiên anh hùng ca bất diệt: “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” của NGUYỄN TRÃI - vị anh hùng dân tộc vĩ đại trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh (1418-1427):

“… Tướng giặc bị bắt tù, xin thương hại vẫy đuôi cầu sống

Uy thần chẳng giết hại, lấy khoan hồng để thể bụng hiếu sinh

Bọn tham chính Phương Chính, nội quan Mã Kỳ được cấp trăm thuyền, đã vượt biển vẫn hồn kinh phách lạc.

Lũ Tổng binh Vương Thông, tham chính Mã Anh được cho mấy nghìn ngựa, đã về nước còn ngực đập, chân run…”
1

Mấy tháng sau, một vinh dự lớn đã dành cho đời lính của tôi. Sau khi về Cục Địch Vận-tổng cục Chính trị dự chỉnh huấn chính trị, bước vào Chiến dịch Đông Xuân 1953- 1954 tôi được cấp trên chỉ định vào Ban chỉ huy trại tù binh Âu Phi tiền phương của MẶT TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ. Xa trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 hơn một năm trời, cấp trên lại điều động tôi trở về Trại số 1 lần thứ ba sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam 1954 được ký kết để chuẩn bị trao trả tù binh sĩ quan cho đối phương. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi đọc mấy dòng chữ của viên quan hai Lơ-đu Giăng Ma-ri thuộc tiểu đoàn Thái số 1 gửi cho tôi trước khi được phóng thích ở Việt Trì ngày 3-9-1954:

“Bị bắt ở Nghĩa Lộ ngày 18-10-1952, trước khi hồi hương, tôi muốn nói lên cử chỉ hào hiệp áp dụng chính sách khoan hồng của ông trưởng trại Kỳ Thu.

Trốn trại ngày 14-6-1953 và bị bắt lại vài ngày san đó, nhờ ông ta, tôi không hề bị dân chúng hoặc lính gác đối xử tàn tệ.

Nhờ có ông, thưa ông Kỳ Thu, ngày hôm nay tôi mới có thể trở về đất nước tôi hoàn toàn mạnh khỏe. Tôi xin cảm ơn ông về điều đó và xin bảo đảm với ông tất cả tấm lòng quý trọng của tôi”.


Quan hai LƠ-ĐU GIĂNG MA-RI2
______________________________________
1. Trích “Bình Ngô Đại Cáo” trang 261 Lịch sử Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội - 1971.
2. “Fait prisonnier à Nghĩa Lộ le 18-10-1952, je veux avant mon rapatriement, signaler la parfaite facon dont fut appliquée la mesure de clémence par. Monsieur le chef de camp Ki Thu. Évadé le 14-6-1953 et repris quelques jours après, je n’ai, grâce à lui, subi aucun mauvais traitement de la population ou de la garde.
      Grâce à vous, Mr Ki Thu, je peux aujourd’hui regagner mon pays en bonne santé. Je vous en remercie et vous assure de toute mon estime.” Lt LEDOUX JEAN MARIE



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:18:29 pm

II

BỘ CHỈ HUY PHÁP BẤT LỰC

Bước vào đầu năm 1953, trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 là tấm gương phản chiếu rõ rệt sự phá sản của “chiến tranh chớp nhoáng” của địch, sự thiệt hại ngày càng to lớn của Quân đội viễn chinh Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

“Sau bẩy năm chiến tranh Đông Dương, nước Pháp đã liên tiếp có 19 chính phủ thay thế nhau đổ và lần lượt đưa sang Đông Dương năm cao ủy như đô đốc Đắc-giăng-li-ơ, Bô-la-éc, Pi-nhông, Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi, Lơ-tuốc-nô, còn tổng tư lệnh thì đã có sáu tướng kế tiếp nhau sau mỗi lần bị bất lợi về quân sự - đó là các danh tướng Lơ-cléc, Va-luy, Ble-đô, Các-păng-chi-ê, Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi và Xa-lăng”.

P. Rô-côn “VÌ SAO ĐIỆN BIÊN PHỦ?”1.

Cũng theo ký giả P. Rô-côn thì: “... Cuộc chiến tranh Việt Nam đã giết chết 3 tướng, 3 đại tá, 18 trung tá, 69 thiếu tá, 341 đại úy, 1.140 trung úy, và thiếu úy, 2.683 hạ sĩ quan và 6.008 lính Pháp, 12.019 lính Lê dương và lính Phi, 14. 093 lính bản xứ, chưa kể mất tích trên 20.000 và 100.000 bị thương. Tiền phí tổn đã lên tới 535 tỷ frăng năm 1952 so với 27 tỷ năm 1946”2.

Tất nhiên những con số thống kê trên đây của P. Rô-côn còn chưa đầy đủ nhưng cũng phác họa bức tranh ảm đạm về số phận cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” ở Việt Nam.

Từ Trại tù binh số 1, trong rừng sâu Việt Bắc các sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp thuộc các binh chủng đã cất cao tiếng nói vạch trần một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại thảm hại của chúng trên các chiến trường.

Trích “TIẾNG NÓI TÙ BINH”3


PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TÔI ĐÃ TRÔNG THẤY

Những bằng chứng của chúng tôi được soạn thảo với tất cả sự tự do về tinh thần và với lương tâm: những bằng chứng đó là những chứng cứ. Chúng được phân chia và hoàn chỉnh cho nhau. Tất cả đều đi đến kết luận giống nhau.

I – BỘ TỔNG CHỈ HUY QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP Ở VIỄN ĐÔNG RỜI RẠC, KỂ CẢ BẤT LỰC, VÀ HỌ BỎ RƠI QUÂN ĐỘI

Chiến thắng mới đây của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Tây Bắc làm chúng tôi nhớ lại sự thất bại to lớn của Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông trên đường số 4 tháng 10-1950. Người ta nhớ lại sự sụp đổ của đồn Đông Khê ngày 18-9-1950, sau đó bắt đầu từ ngày 1-10 là những cuộc hành quân của “Binh đoàn Lơ-pa-giơ” nhằm chiếm lại Đông Khê và cho phép cuộc rút quân đội ở Cao Bằng (“Binh đoàn Sác tông”). Hậu quả là sự bỏ rơi Lạng Sơn và vùng biên giới của đạo quân viễn chinh đã biến thành thảm họa.

Ai là những kẻ chịu trách nhiệm về tai họa đó đã làm tổn thất biết bao nhiêu sinh mạng con người?

Anh bạn Đơ-vô chúng tôi, quan ba, thuộc tiểu đoàn dù Lê dương thứ nhất (1er BEP) trả lời câu hỏi đó:

“… Nói gì về sự rời rạc của Bộ chỉ huy Pháp?

Những sự việc tự chúng nói lên điều đó. Những ví dụ thì có nhiều, chỉ cần nhắc lại một cách vắn tắt.

Tháng 5-1950, đồn Đông Khê do ba đại đội chiếm giữ, bị quân đội Việt Nam đánh chiếm. Bốn tháng sau, đồn đó được chiếm lại, chỉ còn có hai đại đội bảo vệ. Trong thời gian đó không có một biện pháp nào được tiến hành để tăng cường sự phòng thủ.

Khi cuộc tiến công thứ hai nổ ra vào tháng 9-1950, tướng A-le-xăng-dri đang ở Pháp nghỉ ngơi. Ông ta giao quyền chỉ huy cho một vị tướng rất mỏi mệt
4 mà sự bất lực thì ai cũng biết. Người ta phủ nhận sức mạnh và kinh nghiệm của quân đội Việt Nam. Người ta không thèm đếm xỉa đến những tin tức tình báo nói rằng 20.000 quân Việt Nam có mặt giữa Cao Bằng và Thất Khê.

Sáng chủ nhật 17-9, ở ban thanh mưu “Khu vực Tác chiến Bắc Kỳ” (Z.O.T.), tôi nghe thấy viên quan tư Phuốc-ni-ê, trưởng phòng ba, tỏ ý nghi ngờ về sự xác thực của con số, những người bị thương ở Đông Khê. Còn viên tướng tạm quyền chỉ huy thì ông ta rất dao động và nhắc lại nhiều lần: “Thế mà A-le-xăng-đri đã khẳng định với tôi rằng sẽ không có điều gì xảy ra...”

_____________________________________
1, 2. Theo TIẾNG SẤM ĐIỆN BIÊN PHỦ, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Việt Nam, Hà Nội -1984.
3. Nguyên văn tiếng Pháp: theo tư liệu.
4. Tướng Mác-săng tạm quyền trong lúc tướng A-le-xăng-dri vắng mặt. Chú thích của UBHBHH Trại số 1 (Tác giả).


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:22:40 pm

Bằng chứng sau đây của người bạn chúng tôi, Mác-xen Lơ-pa-giơ, trung tá G.T.M, người chỉ huy binh đoàn lừng danh, rất có giá trị:

- “… Tôi nhận lệnh chiếm Đông Khê. Tôi báo cáo hai lần về sự nguy hiểm tiến hành cnộc hành binh đó trong những điều kiện như vậy. Lạng Sơn trả lời: “Chia xẻ sự lo ngại của ông, cuộc hành binh của ông nằm trong khuôn khổ một cuộc hành quân của “Khu vực Tác chiến Bắc Kỳ” (Z.O.T). Tiến binll (!!!) (Ký tên: Công-xtăng, chỉ huy vùng Biên giới)”

… Ngày 2 tháng 10, hồi 15 giờ, tôi nhận bằng thư chuyển chậm, một mệnh lệnh đề ngày 27 tháng 9 báo cho tôi biết quyết định rút quân khỏi Cao Bằng và những thể thức thực hiện. Mệnh lệnh đó, chậm năm ngày, không đếm xỉa gì đến tình hình lúc đó.

… Người ta dự đoán rằng cuộc rút quân đó sẽ gây nên một sự xúc động mạnh mẽ trong dư luận Pháp. Do đó, Bộ chỉ huy đồng thời tiến hành một cuộc hành quân ngoạn mục lên Thái Nguyên, người ta muốn đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng rộng rãi bằng một thắng lợi vang dội hơn là làm tan máu vùng Biên giới. Sự chiếm đóng Thái Nguyên được loan báo bằng đầu đề chữ lớn ở trang nhất các báo, sẽ giúp luồn vào trang bốn một thông báo vắn tắt báo tin “Sự rút lui chiến lược” Cao Bằng. Vả lại, sự phân tâm đó không đem lại kết quả nào.

Sau đó không lâu quân đội rút khỏi Thái Nguyên.

Hiển nhiên là trong những cuộc chiền đấu đó, Bộ chỉ huy đã tỏ ra vô tích sự, mỗi binh đoàn hoạt động theo lợi ích của mình, không hề có bất cứ một sự liên lạc hoặc chỉnh đốn nào được thực hiện.

Khuyết điểm khởi đầu đem lại hậu quả nặng nề đã được một viên tướng Việt Nam nhấn mạnh với tôi: “Tại sao lại đi đến Đông Khê? Chúng tôi đã chờ đợi các ông từ lâu ở đó một cách vững vàng.

… Bộ chỉ huy ra những mệnh lệnh áp đặt, hoàn toàn đánh giá thấp đối phương. Họ không liên lại với những người đứng đầu binh đoàn, kể cả trước và trong khi hành quân. Họ chỉ sử dụng những phương tiện không quân để đến bay trên chiến trường và tìm hiểu tình hình”.


Thật là có biết bao nhiêu điều vô lý! Ấy thế mà cũng vẫn những lỗi lầm đó lại tiếp diễn ở Hòa Bình, sau đó ở Nghĩa Lộ: xa rời thực tế, bỏ rơi quân đội, hành động lộn xộn, phân tán phi lý, ngu ngốc và hợm hĩnh!

Bạn Pê-rô, quan hai thầy thuốc, thuộc tiểu đoàn Mường thứ nhất, nói với chúng tôi:

“… 14 tháng 11 năm 1951 - 23 tháng 2 năm 1952: hai ngày tháng mà các binh sĩ ở Hòa Bình khó mà quên được! Trong khi Ban chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông khoái trá trong sự khoa trương về một thắng lợi dễ dàng thì Quân đội Nhân dân Việt Nam với quyết tâm về điều mà báo chí thế giới phải gọi là “CUỘC CHIẾN ĐẤU ĐẪM MÁU Ở HÒA BÌNH”. Về phía Quân đội viễn chinh, đó là cảm giác khoan khoái sau khi chiếm được nhanh chóng một phần xứ Mường. Một tờ báo Pa-ri loan tin: “Đến Nô-en tướng đờ Li-na-rét viết cho gia đình từ trong rừng rậm...!

Về phía quân đội, họ không chia xẻ sự lạc quan tếu đó!”.


Hòa Bình đã trả giá đắt. Nhưng người ta không rút ra được bài học.

Chúng ta hãy nghe bạn Ti-ri-ông, chỉ huy tiểu đoàn Thái thứ nhất và phân khu Nghĩa Lộ, nói với chúng ta về chiến dịch Tây Bắc mùa thu năm 1952:

“Mặc dù được báo trước về một cuộc tiến công sắp đến của Việt Nam ở Khu Tự trị Tây Bắc (Z.A.N.O), cơ quan tình báo của Lực lượng bộ binh Bắc Việt (F.T.V.N) đã không biết đánh giá một cách chính xác những phương tiện, những mục tiêu, và những ý đồ của đối phương... do đó, tháng 10 năm 1952, Nghĩa Lộ đã bị bỏ rơi chính nó. Không có một sự tiếp viện nào được dự kiến. Nhưng vào đêm trước cuộc tiến công, một tiểu đoàn - đó là tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 - đã được thả dù xuống Tú Lệ vào một nơi mà nó không thể nào giúp vào việc phòng thủ Nghĩa Lộ, cách xa 40 ki-lô-mét.

Những binh đoàn cơ động (G.M) mà người ta đã từ chối cho Phân khu Nghĩa Lộ sử dụng thì vài ngày sau được ném một cách hào phóng vào trận đánh khi sân bay Nà Sản bị đe dọa mà sự đổ vỡ có thể sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Bộ chỉ huy.



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:23:08 pm

Còn bạn chúng tôi, đại úy Đuy-răng, chỉ huy phân đội tác chiến ở Quỳnh Nhai (Xứ Thái) nói thêm:

- “Sự thờ ơ của Bộ chỉ huy trong tất cả các lĩnh vực, được biểu hiện một cách hiển nhiên trong những cuộc hành quân tháng 11-1952 trên sông Đà.

Họ không hề phòng bị gì trước khiến tôi phải nhắc đi nhắc lại những yêu cầu. Đồn Tuần Giáo có nhiệm vụ đảm bảo an ninh một đoạn đường dài của tỉnh lộ 41 đã không nhận được vào thời điểm thích hợp những vật liệu cần thiết cho việc tổ chức một điểm tựa vững vàng. Chỉ khi đã quá muộn, vào lúc mà tình hình đã tuyệt vọng, những vật liệu đó cuối cùng mới được cung cấp...

Sự khinh suất của Bộ chỉ huy đã phạm vào một trọng tội khi quân đội Việt Nam đe dọa vượt qua sông Đà, người ta lại giao cho tôi bốn đại đội không thiện chiến mà tôi không hề được biết họ. Người ta giao cho tôi bảo vệ một mặt trận dài ba mươi ki-lô-mét: một nhiệm vụ khó mà thực hiện nổi. Điều đó không quan trọng mấy: chúng tôi đã bị hy sinh; chúng tôi là những tấm bia đỡ đạn!...”


Sự dối trá đã được nâng lên đến tình trạng bịa đặt. Về mặt này, lời tuyên bố của Cha Giăng-đen, tuyên úy đội quân dù, vài ngày sau khi bị bắt, chứng minh điều đó:

“… Hậu quả của tất cả những điều đó, chính là toàn thể quân đội viễn chinh sống trong sự dốt trá: người ta lừa dối nhân dân, người ta lừa dối binh lính, người ta lừa dối các cấp chỉ huy.

Ví dụ những bản thông cáo. Viên chỉ huy tiểu đoàn, trong bản báo cáo của mình, thổi phồng những sự thiệt hại của kẻ thù, tầm quan trọng của cuộc chiến đấu, điều đó chỉ có lợi cho ông ta. Viên đại tá sẽ không ngần ngại khuếch đại những con số. Viên tướng tư lệnh, để tạo sự lạc quan, cảm giác thắng lợi, lại từng thêm tầm quan trọng của thắng lợi, cố tình che giấu những thất bại. Nếu người ta cộng cái gọi là những thiệt hại của địch từ mười tám tháng nay, người ta có cảm tưởng rằng ở phía bên kia sẽ không còn một binh sĩ nào nữa.

Cũng là điều dối trá về viện binh chỉ có binh lính trên danh nghĩa. Những binh lính đó được huấn luyện chưa đầy sáu tháng, đôi khi ba tháng. Tôi đã trông thầy tân binh ra đi mà không biết bồng súng. Đó là một sự xấu hổ: người ta đưa những con người đó đến chỗ chết thực sự.

Cũng là điều dối trá đối với các trưởng đồn mà người ta hứa với họ viện binh không bao giờ đến. Người ta hứa với họ xi-măng để xây lô cốt nhưng họ phải tự xoay xở lấy để có xi-măng.

Cũng là điều dối trá đối với sự tàn sát, hãm hiếp, cướp bóc mà người ta không báo cho các viên chỉ huy và che giấu dưới dạng “thiệt hại chiến tranh”.

Dối trá đối với cả những sự biểu dương, những tấm huân chương, những bản báo cáo về thiệt hại. Tôi đã trông thấy một viên sĩ quan được biểu dương về một hành động mà ông ta không hề tham dự.

Cuối cùng là điều dối trá những lời hứa đối với binh lính Pháp mới tuyển mộ: “Nếu các anh sang Đông Dương, các anh sẽ phục vụ đúng thời hạn, và không hơn; các anh sẽ không bị điều đến một đơn vị chiến đấu, các anh sẽ ở lại các thành phố của hậu phương”.

Thử hỏi làm sao mà không lên tiếng, không phản đối trước sự lừa dối triền miên đó, trước sự dối trá trong đó tất cả Quân đội viên chinh Pháp ở Viễn Đông đang sống!...”



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:29:40 pm

CHƯƠNG IX
TÙ BINH ĐIỆN BIÊN PHỦ SAU CƠN BÃO LỬA


                                   “Lòng biết ơn của thương binh và của chúng tôi đối với Quân đội Nhân dân
                                   ở Điện Biên Phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thật là sâu nặng, chúng tôi sẽ
                                   không bao giờ quên điều đó”.
1

(Quan tư thầy thuốc Gơ-rô-uyn, phụ trách
Trung tâm thương binh Pháp ở Điện Biên Phủ.)


Tháng 12-1953, bước vào Chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954, anh Trần Quang Cơ2 và tôi cùng ở trong Ban chỉ huy Trại tù binh Âu Phi tiền phương Mặt trận Điện Biên Phủ. Chúng tôi quen biết nhau từ 6-7 năm nay khi tôi về nhận công tác ở Phòng Địch Vận - Cục Chính trị, cùng chung sống tập thể trong một căn nhà lá ở căn cứ địa Việt Bắc. Chúng tôi đã gắn bó với nhau bởi nhiều kỷ niệm của thời kỳ đầu kháng chiến gian khổ. Thật là vui sướng lại có dịp được sống bên nhau và cùng sát cánh chiến đấu trong một chiến dịch lịch sử.

Ngay từ ngày đầu tiên rời khu ATK dưới chân núi Hồng lên đường đi chiến dịch, tôi đã phải chống gậy tập tễnh lết đi qua suối qua đèo. Một con dốc trơn như mỡ đã quật tôi ngã dúi dụi, cổ chân xái khớp, sưng vù. Tốc độ của đoàn rõ ràng sẽ bị chậm lại trong khi thời gian tập kết chung của các đơn vị tại mặt trận không thể chậm trễ. Anh Trần Quang Cơ, trưởng đoàn, nhìn vết thương tím bầm ở cổ chân tôi, tỏ vẻ lo lắng, nhưng vẫn tươi cười động viên tôi: “Không sao, chỉ vài ngày cậu sẽ hết đau, hết nhức và đâu sẽ vào đấy”.

Thế là một cái gậy tre được đưa cho tôi, và anh em trong đoàn thay nhau dìu tôi đi từng chặng. Đến nơi nghỉ, người đun nước nóng ngâm chân, người chăm sóc vết thương, băng bó cổ chân. Đó là một gánh nặng cho đoàn nhưng không một ai phàn nàn mà còn động viên tôi bằng những nụ cười, những lời bông đùa làm tôi khuây khoả nỗi phiền muộn.

Tình đồng đội của những người bạn chiến đấu đối với tôi thật là quý báu. Trong đời lính chúng tôi hồi đó, ai không có ước mơ thầm kín cháy bỏng được đi chiến dịch, mặt giáp mặt với quân thù. Và cũng thật là buồn khi phải ở lại hậu phương ngóng tin tiền tuyến. Cho đến hiện nay, hình ảnh trong sáng của đồng đội như các anh Nguyễn Văn Sạ, Lê Ngọc Thụ... cùng quê ở xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội, vẫn còn in đậm trong trí óc tôi. Rời Thái Nguyên, chúng tôi đã vượt một chặng đường dài hàng trăm ki-lô-mét bằng đôi chân dép lốp qua Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, rồi Thuận Châu, Tuần Giáo đến ki-lô-mét 83 thì trú quân tại căn cứ tiền phương tạm thời của Tổng cục Chính trị.

Đường ra mặt trận cực kỳ gian khổ. Dòng người nườm nượp đổ ra tiền tuyến với một sức mạnh không gì ngăn cản nổi. Trước mắt chúng tôi là những đoàn dân công, thanh niên xung phong, xe đạp thồ ngày đêm không ngừng vận chuyển, tiếp tế lương thực, thực phẩm và cả đạn pháo cho tiền tuyến. Địch đánh phá ác liệt các tuyến đường vận tải của ta dài 400 - 500 ki-lô-mét từ các ngả miền xuôi, Trung Du, Tây Bắc, thả bom bươm bướm, bom tạ, bom nổ chậm, hòng cắt đứt sự chi viện của hậu phương. Đó là con đường 13 từ Yên Bái qua Nghĩa Lộ lên Sơn La, những tuyến đường từ Thanh Hóa nối với con đường đi qua Mộc Châu - Sơn La - Tuần Giáo, đường từ Hoà Bình - Suốt Rút - Sơn La, và cả đường từ Đồng Đăng - Thái Nguyên - Hòa Bình - Sơn La, cuối cùng là đường từ Tuần Giáo - Điện Biên Phủ dài 89 ki-lô-mét. Các chiến sĩ công binh, công nhân giao thông, bám trụ vô cùng anh dũng, bạt núi, làm đường, sửa đường, phá bom nổ chậm. Nhiều đoạn đường nhỏ hẹp, một bên là vách đá cheo leo, một bên là vực sâu hun hút mà người và xe cứ cuồn cuộn tiến về phía trước, bất chấp máy bay địch gầm rít trên đầu, cỏ gianh bên đường bốc cháy ngùn ngụt. Trời rét ngọt, mồ hôi của ai nấy vã ra như tắm. Xa xa con đèo Pha Đin uốn mình như một con trăn khổng lồ vắt qua những dãy núi cao trùng điệp, vừa cheo leo vừa trống trải - mục tiêu bắn phá, giội bom điên cuồng của địch. Luôn luôn ở kề bên lưỡi hái tử thần, ấy thế mà khói bom vừa tan, các chiến sĩ công binh lại dũng cảm lao vào trận địa tìm cách phá bom nổ chậm.

… Bước vào đợt tiến công thứ ba của quân ta vào Phân Khu Trung tâm Mường Thanh, Ban chỉ huy Trại tù binh Âu Phi tiền phương chúng tôi di chuyển đến cánh rừng sau dãy núi Him Lam, gần con đường 41 trông xuống thung lũng Mường Thanh. Chúng tôi hồi hộp theo dõi diễn biến những trận đánh cuối cùng của các dũng sĩ Điện Biên Phủ và hiểu rằng tiếng chuông báo tử của tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch ở Đông Dương sấp điểm.
_________________________________
1. “La reconnaissance des blessés et la nôtre envers l’Armée Populaire à Dien Bien Phu et, par conséquent, le Président Ho Chi Minh est grande, nous ne l’oublierons jamais”. Commandant médecin Grauwin, chef du service des blessés de guerre français de Dien Bien Phu.
2. Anh Trần Quang Cơ, ủy viên BCHTW Đảng CSVN khoá VI và khoá VII, hiện nay là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:34:15 pm

Cuối cùng, chiều 7-5 trên tất cả các trận địa của địch và ở khu Trung tâm Mường Thanh xuất hiện cờ trắng. Từ Bộ chỉ huy Mặt trận lặp tức phát ra mệnh lệnh: TỔNG CÔNG KÍCH TIÊU DIỆT TOÀN BỘ QUÂN ĐỊCH Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ

17 giờ 30 phút: Tướng Đờ Cát và Ban tham mưu của ông ta đầu hàng.

24 giờ: Toàn bộ quân địch ở Phân Khu Nam Hồng Cúm gồm 2000 tên tháo chạy theo kế hoạch “Chim biển” (Albatros) về phía biên giới Việt Lào hạ vũ khí đầu hàng.

Trận quyết chiến chiến lược lớn nhất trong Chiến dịch Đông - Xuân 1953-1954 của quân đội nhân dân Việt Nam diễn ra 55 ngày đêm từ 13-3-1954 đến 7-5-1954 tại Mặt trận Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Tập đoàn cứ điểm lớn nhất Đông Dương của tướng 4 sao Hăng-ri Na-va, viên Tổng chỉ huy thứ bẩy Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, gồm 21 tiểu đoàn và 10 đại đội, 49 cứ điểm, đóng trên một khu vực dài 12 ki-lô-mét, rộng 6 ki-lô-mét trên cánh đồng Mường Thanh, có 2 sân bay lớn, với quân số 16.200 tên đã bị hoàn toàn tiêu diệt.

Theo Thông cáo của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 8-5-19541:
… Bị bắt tù binh và bị chết có:

- Toàn bộ cơ quan bộ chỉ huy ba phân khu Nam - Bắc và Trung tâm.

- Ba bộ chỉ huy của ba binh đoàn cơ động và tất cả các ban chỉ huy các tiểu đoàn bộ binh và binh chủng nói trên.

- Toàn bộ cơ quan Tổng chỉ huy của địch ở Điện Biên Phủ.

Sĩ quan cáo cấp có:

- Thiếu tướng Đơ Cát-tri, tư lệnh quân khu Tây Bắc, kiêm tư lệnh Điện Biên Phủ, bị bắt sống.

- 16 viên quan năm vừa bị bắt vừa bị giết, trong đó có:

     + Viên quan năm Tơ-răng-ca (Trancart), tư lệnh phó thứ nhất phụ trách công việc địa phương Tây Bắc.

     + Viên quan năm Gốt-sê (Gaucher), tư lệnh phó thứ hai kiêm tư lệnh phân khu miền Bắc và chỉ huy trưởng binh đoàn cơ động số 9.

     + Viên quan năm Lăng-gơ-le (Langlais), tư lệnh phó thứ ba kiêm chỉ huy trưởng binh đoàn cơ động quân nhảy dù số 2.

     + Viên quan năm Pi-rốt (Piroth), tư lệnh phó thứ tư kiêm chỉ huy trưởng pháo binh.

     + Viên quan năm An-li-ơ (Allieu), tư lệnh phân khu miền nam kiêm chỉ huy trưởng binh đoàn cơ động số 6.

     + Viên quan năm Guýt (Guth), tham mưu trưởng Điện Biên Phủ.

     + Viên quan năm Đu-cơ-ruých (Ducruix), thay cho Guýt tử trận.

     + Viên quan năm Gơ-ranh (Guerin), tư lệnh không quân Điện Biên Phủ.

     + Viên quan năm Vay-ăng (Vaillant), tư lệnh pháo binh thay An-li-ơ.

     + Viên quan năm Lơ-mơ-ni-ê (Lemeunier), tư lệnh phó phân khu Trung tâm.

     + Viên quan năm Xê-ganh Pác-ji (Séguin Parjies), tham mưu trưởng thay Đu-cơ-ruých, v.v...

Tổng số sĩ quan bị giết và bị bắt:

Từ quan một đến quan tư là 353 tên, tổng số hạ sĩ quan bị giết và bị bắt là 1.396 tên.

Cộng tất cả là 1.749 tên....
__________________________________
1. Theo “Điện Biên Phủ” (qua các bài báo viết tại mặt trận) - Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân Hà Nội-1960.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:37:24 pm

Tin Điện Biên Phủ thất thủ truyền đi khắp thế giới gây bàng hoàng cho bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, niềm vui mừng cho các dân tộc thuộc địa và bị áp bức trên toàn thế giới. Báo “Pa-ri Mát”, số ra ngày 8-5-1954 đưa tin về sự thảm bại của Quân đội viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ: “...Mặc quần áo tang den, nét mặt co rúm vì xúc động, ông La-ni-en nặng nề bước lên các bậc của diễn dàn. Tất cả các nghị sĩ đều đứng dậy trong sự im lặng nặng nề…

La-ni-en bắt đầu bằng cái giọng đứt quãng:

“Chính phủ... vừa được tin tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ... đã thất thủ... sau 20 giờ chiến đấu gay go liên tục”. La-ni-en nói chầm chậm. Trong không khí của hội trường rộng rãi âm vang, người ta nghe tiếng nói của La-ni-en như tiếng khóc nức nở của một thiếu phụ ở chốn xa xăm nào đó”
1.

Cũng vẫn báo “Pa- ri Mát” trong những ngày sau đó tiếp tục đưa tin:

“Một bầu trời xám ngắt màu chì, nặng trĩu mây dông đè lên thành phố Pa-ri. Đó là ngày thứ ba 11-5-1954. Tại quốc hội, trong hơn một tiếng đồng hồ, thủ tướnng La-ni-en thu mình trong chiếc ghề dành cho chính phủ, nín thinh nghe nghị sĩ Mít-tơ-răng dồn dập chất vấn về việc mất Điện Biên Phủ.

Cũng như bầu trời, phong vũ biểu chính trị chỉ hướng về bão tố. Tóm tắt sự bực tức hầu như là của toàn thể mọi người, nhà luật sư - nghị sĩ I-xoóc-ni lẩm bẩm: “Thủ tướng thì im tiếng, ngài bộ trưởng quốc phòng và các phụ tá cũng câm lặng, còn bộ ngoại giao thì vắng mặt. Chẳng còn thể thống một chính phủ nữa, đó là một người câm”
2

Pa-ri bàng hoàng.

Các công sở toàn nước Pháp treo cờ rủ (8-5-1954).

Chính phủ Pháp hoảng hốt đặt Pa-ri trong tình trạng thiết quân luật (9-5-1954)!

Trước sức tiến công như vũ bão của quân ta, hơn 10.000 tàn quân địch đã đầu hàng tại Mặt trận Điện Biên Phủ. Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam cắm trên nóc hầm sở chỉ huy “E-péc-vi-ê” của tướng Đờ Cát-tri, trên đỉnh các cao điểm phía đông, tung bay phần phật trước gió giữa một vung trời xanh thẳm. Những lá cờ trắng của địch rũ xuống các giao thông hào như những cờ tang. Nắng vàng rực rỡ trải dài trên thung lũng Mường Thanh đã im tiếng súng.

Tôi đứng đó cùng các chiến sĩ Trại tù binh Âu Phi tiền phương trên một gò đất dưới chân dãy núi Him Lam tiếp nhận bọn tàn quân Pháp, Lê dương, Phi từ “Địa ngục Điện Biên Phủ” lếch thếch kéo ra hàng từng đoàn dài vô tận. Anh Trần Quang Cơ, phụ trách Trại tù binh sĩ quan tiền phương gồm tướng Đờ Cát-tri, toàn bộ ban tham mưu và các sĩ quan sừng sỏ khác đã chia tay tôi đi tiếp nhận chúng ở một địa điểm khác. Dưới sự điều khiển của loa phóng thanh, bọn tù binh Âu Phi từ trong các hầm ngầm cố thủ chui ra, trườn qua các giao thông hào, leo qua các ngọn đồi phía bắc theo lệnh các chiến sĩ đi áp giải.

Mặt trời đã lặn sau rặng núi phía tây mà đoàn tù binh vẫn ùn ùn kéo đến địa điểm tập kết tưởng như không bao giờ dứt. Một trận chiến đấu mới bắt đầu: nuôi hơn một vạn tù binh, chữa chạy và chăm sóc thương binh, bệnh binh, phân chia tù binh theo quốc tịch để quản lý... Đứng trên gò cao, tôi chụm hai bàn tay lên miệng hét to với những toán tù binh đang tụ tập mỗi lúc một đông dưới chân gò:

- Tập hợp, Âu bên phải, Phi bên trái.

Đoàn tù binh xúm xít dưới bãi cỏ rộng chuyển động theo mệnh lệnh của tôi. Tôi giơ tay vẫy hai tên tù binh khoẻ mạnh - một Âu, một Phi - đeo lon đội và cai.

- Các anh lên đây. Tôi cử các anh tạm thời chỉ huy bạn các anh theo mệnh lệnh của tôi. Rõ chứ?

Tên tù binh người Âu rập hai gót giầy đứng nghiêm:

- Xin tuân lệnh, thưa đại tá.

Thấy vậy, tên tù binh Ma-rốc liền quỳ xuống nắm lấy gấu quần tôi hôn, rồi ngửa mặt lên trời kêu to:

- Allah! Thưa tướng quân.

Chỉ trong giây lát tôi được những kẻ bại trận mới thoát khỏi “Địa ngục Điện Biên Phủ” phong cho hai quân hàm cùng một lúc: “Đại tá” và “Thiếu tướng” của tù binh. Tôi hiểu rõ niềm vui sướng tột độ của đám tàn quân sau cơn bão thép và lửa, nay còn được nhìn thấy màu xanh của trời, của núi rừng và con sông Nậm Rốm vẫn uốn khúc trôi bình thản dưới chân cầu Mường Thanh. Đó cũng là màu xanh hoà bình của quê hương đang vẫy gọi chúng.

Tôi tiếp tục ra những mệnh lệnh cần thiết:

- Hãy tập hợp theo từng kíp Âu riêng, Phi riêng. Mỗi kíp 50 người và tự chọn lấy trưởng kíp. Trưởng kíp chịu trách nhiệm về số người trong kíp để lĩnh khẩu phần cơm và thức ăn của kíp mình. Cứ 10 kíp theo bộ đội áp giải đến khu vực được chỉ định trong cánh rừng này để nghỉ đêm nay.
____________________________________
1, 2. “TIẾNG SẤM ĐIỆN BIÊN PHỦ” trang 297 - 298, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Hà Nội -1984.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:41:28 pm

Trăng non thượng tuần đã lên cao chênh chếch trên vòm trời trong xanh, chiếu ánh sáng lung linh qua những cành lá. Tôi cùng một tổ bảo vệ cầm đèn pin đi kiểm tra khu rừng già nằm sát con đường 41. Tôi thầm cảm ơn ngành hậu cần đã tất bật phục vụ chu đáo, cung cấp đủ cho tù binh mỗi đứa một nắm cơm to và thịt trâu kho mặn. Trước khi ăn, chúng được phép xuống con suối ở bìa rừng lau người hoặc tắm rửa. Và giờ đây, mặc dù sương đêm lành lạnh, chúng ngủ ngon lành dưới những gốc cây cổ thụ, bên bụi cỏ dại, hoặc trên những đống lá khô. Có đứa gối đầu lên cả chiếc ba lô to sụ hoặc trùm người kín mít trong những mảnh vải dù xanh, đỏ, trắng đem theo; những tù binh bị thương hoặc đau ốm được bộ đội bảo vệ thu xếp cho ngủ trong các lán bỏ trống của các đơn vị đã rời đi nơi khác.

Dù sao trong cánh rừng này chúng cúng còn sung sướng gấp bội ở trong các hầm hào trên chiến trường Điện Biên Phủ. Chúng ta hãy nghe tướng Đờ Cát-tri điện về Hà Nội cho tướng Cô-nhi:

“-… Trời mưa làm ngập các hầm hào và làm sập các nơi trú ẩn, hoàn cảnh binh sĩ bị thương ngày càng trở nên thê thảm. Họ nằm chồng chất lên nhau trong các hố bùn và hoàn toàn không có một tý vệ sinh nào”. (E. Béc-gô)- “Binh nhì ở Điện Biên Phủ”1

Báo Pháp “Rạng đông”, số ra ngày 8-5-1954,2 đưa tin:

“Binh lính của chúng ta không có thời gian rửa ráy và ngủ. Họ chi vừa đủ thời gian bỏ súng xuống để ăn vội một miếng... Người ta cần đến họ ở mọi nơi và bất cứ lúc nào. Sự mệt mỏi về tinh thần trở nên kinh khủng”.

Chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng nhân đạo của Quân đội nhân dân Việt Nam biểu hiện sáng ngời ngay tại trận địa Điện Biên Phủ sau khi quân ta làm chủ chiến trường. Chúng ta đã cứu sống gần 1.000 thương binh nặng của địch ngoi ngóp trong các hàm hào đầy bùn lầy, nước đọng hôi thối, sức khỏe của chúng hoàn toàn suy sụp.

Trước thái độ nhân đạo của những người chiến thắng đối với tù binh và binh lính địch bị thương nặng, viên quan tư thầy thuốc Gơ-rô-uyn, được tham gia cứu chữa tù thương ở Điện Biên Phủ, đã bày tỏ lòng khâm phục và biết ơn sâu sắc chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quân đội nhân dân Việt Nam: “Ngay từ những phút đầu tiên cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng, chúng tôi đã ghi nhận thái độ hết sức đúng đắn của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đối với binh lính nói chung, những thương binh và nhân viên y tế nói riêng. Họ đã không hề có bất cứ một sự thô bạo nào và một biểu hiện nào không đúng chỗ.

Chúng tôi đã yêu cầu các nhà chức trách Việt Nam cho phép để lại tại chỗ các thầy thuốc và y tá để tiếp tục chăm sóc các thương binh.

Sự cho phép đó đã được chấp nhận ngay phải sống ở Điện Biên Phủ và cứ điểm của nó mới hiểu hết những khó khăn vật chất ghê gớm mà chúng tôi đã phải vật lộn trong 16 ngày.

Chúng tôi tin chắc rằng những khó khăn đó xưa nay chưa hề có trong biên niên sử cuộc chiến tranh ở Việt Nam và ngay cả toàn thế giới.

Miêu tả sự trầm trọng của những vết thương, sự khốn cùng tột độ của thương binh chúng ta, sự tiếp tế quá ít ỏi, mưa, lụt lội, hầm sập, sẽ phải viết hàng trang, hàng trang giấy mà sự thê thảm sẽ đạt tới mức không thể nào tin được.

Khi quân đội Pháp bị bắt làm tù binh rời Điện Biên Phủ để chúng tôi ở lại không còn cách nào xoay xở và tràn ngập thương binh từ các nơi đổ về, ngay lập tức chúng tôi đã có thể trông cậy vào sự giúp đỡ độ lượng và có hiệu quả của Quân đội nhân dân.

Những thương binh được đưa ra khỏi những nơi trú ẩn sụp đổ và được tập hợp lại ở bốn địa điểm khác nhau được che chắn dưới rất nhiều tấm dù căng trên cọc tre.

Cả một tiểu đoàn Quân đội nhân dân đã làm công việc đó. Các bếp nấu ăn được tổ chức với những đầu bếp do Quân đội nhân dân cung cấp và lần đầu tiên từ nhiều tuần lễ nay, thương binh được ăn xúp nóng.

Chúng tôi cũng được giúp đỡ về thuốc men và dụng cụ băng bó.

Cuối cùng một nhóm y tế của Quân đội nhân dân đã đến giúp đỡ chúng tôi một cách vững vàng.

Lòng biết ơn của thương binh và của chúng tôi đối với Quân đội nhân dân ở Điện Biên Phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thật là sâu nặng, chúng tôi sẽ không bao giờ quên điều đó.”
3
___________________________________
1, 2. Trích “Trận tuyến hậu cần Điện Biên Phủ”, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975.
3. Nguyên văn tiếng Pháp: Theo tư liệu.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:44:36 pm

Ngày 26-5-1954, sau khi các tù binh ở Điện Biên Phủ được Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam phóng thích và mang đi hết, Giáo sư Huy-a (Huard), trưởng đoàn đại biểu Bộ Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông dương tại Điện Biên Phủ, đã ký một biên bản trong đó ông ta “bày tỏ lòng kính trọng đối với chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cảm ơn nhân dân Quân đội nhân dân Việt Nam nhờ họ mà việc mang thương binh đi đã có thể diễn ra trong điều kiện tốt nhất và đặc biệt là nhân viên y tế về những sự chăm sóc dành cho các thương binh Quân đội viễn chinh Pháp từ khi thất thủ Điện Biên Phủ đến khi họ ra đi”.
 
Xuất phát từ chính sách khoan hồng, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã phóng thích ngay sau khi Điện Biên Phủ đầu hàng tám trăm năm mươi tám thương binh gồm 21 quốc tịch, 624 người Âu, 150 người Phi, 84 người Việt, trong đó có 11 sĩ quan, 183 hạ sĩ quan, 664 lính. Rất tiếc còn nhiều thương binh được cứu chữa tại mặt trận Điện Biên Phủ đã không được đoàn đại biểu Bộ Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp chấp nhận.

Chính sách nhân đạo của Quân đội và nhân dân Việt Nam là nhất quán nếu người ta nhớ lại lời phát biểu của viên quan năm thầy thuốc Tô-mát Đuy-rít sau thảm bại Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới năm 1950.

“Sau thảm bại Đông Khê, lính Pháp bị thương dọc đường trong cuộc di tản dài đã được nhân dân Việt Nam chăm sóc và hơn nữa, tôi đã được chứng kiến điều sau đây mà tôi sẽ không thể tin tý nào nếu không được tận mắt trông thấy: những thương binh quan trọng Pháp và Bắc Phi được phụ nữ Việt Nam khiêng cáng trên những đường núi hiểm trở”1.


*

Sau khi Bộ Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp tiếp nhận hơn 800 thương binh nặng nhất chuyển bằng máy bay về Hà Nội, tại mặt trận Điện Biên Phủ vẫn còn hàng trăm lính Pháp và Âu Phi cần được tiếp tục cứu chữa. Lập tức Bộ chỉ huy mặt trận ra lệnh thành lập một trại tù thương ở vùng Tuần Giáo nằm sát con đường 41, chia thành nhiều khoa điều trị các vết thương, các loại bệnh. Một đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn giỏi được rút từ các binh đoàn chủ lực điều động về trại tù thương cùng một số bác sĩ quân y Pháp bị bắt làm tù binh, khẩn trương bắt tay ngay vào việc chăm sóc, điều trị tù thương với một chế độ ăn uống hợp lý theo chỉ định của các bác sĩ điều trị. Tôi được cấp trên chỉ định ở lại Tuần Giáo phụ trách trại tù thương này từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1954, trong khi các đoàn tù binh Âu Phi khỏe mạnh lần lượt được chuyển về xuôi.

Nhờ sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương, sự chi viện đắc lực của ngành hậu cần về thuốc men, tinh thần làm việc tận tụy của cán bộ, nhân viên ban quản trị và đội ngũ cán bộ y tế của ta, sức khoẻ của tù thương dần dần hồi phục.

Đêm nằm nghe mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá cọ, tôi nhớ lại một chặng đường dài đã vượt qua bằng chính đôi chân của mình, một đôi chân học sinh chỉ biết cắp sách đến trường. Phép lạ nào đã chắp cho tôi đôi cánh đi vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và sức mạnh nào đã tiếp bước cho đôi chân tôi dẻo dai từ miền cực Đông Bắc Cao Bằng sát biên giới Việt - Trung, thoắt cái bây giờ lại có mặt ở mặt trận Điện Biên Phủ thuộc miền Tây Bắc sát biên giới Việt - Lào? Mà chẳng riêng tôi, hàng triệu triệu con người Việt Nam mang dòng máu của tổ tiên với truyền thống Bạch Đằng - Chi Lăng - Đống Đa, đã hăng hái lên đường ra trận.

Trong những ngày hào hùng này của dân tộc, chúng tôi theo dõi với mối quan tâm sâu sắc diễn biến của Hội nghị Giơ-ne-vơ đang họp bàn về việc lập lại hoà bình ở ba nước Đông Dương. Tin tức ít ỏi và chậm trễ. Cuối cùng âm mưu phá hoại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 của đế quốc Mỹ, bọn thực dân hiếu chiến Pháp và các thế lực phản động quốc tế đã thất bại. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đã được ký kết lập lại hoà bình ở Đông Dương và công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và hai nước láng giềng Lào - Cam-pu-chia.

Cả trại tù thương ở vùng Tuần Giáo tràn ngập một sức sống mới. Những tiếng hoan hô của tù binh Âu Phi: “Hourrah: Hoà bình muôn năm!” vang vọng núi rừng. Nhưng giọt nước mắt vui sướng, những nụ cười không còn khô héo, những bài hát khi hoàng hôn buông xuống trong khu rừng già này không còn nghe ảm đạm, thê lương. Một niềm vui êm dịu dắt tôi vào một giấc mơ nhè nhẹ. Hình như có ai đó thì thầm bên tai tôi: “- Hãy thú nhận đi, không phải chỉ có tù binh mà chính anh cũng có khát vọng cháy bỏng Hoà bình. Bởi vì anh là chiến sĩ nhưng anh cũng chỉ là một con người.”

Tôi tỉnh hẳn, xoay người trên chiếc giường tre, nhìn qua cửa sổ lấp ló ánh trăng, nghe tiếng lá rừng rì rào trò chuyện với nhau. Suốt 2775 ngày kháng chiến gian nan, kháng chiến trường kỳ, cũng như phần lớn cán bộ và các chiến sĩ khác, tôi chỉ nhận được vẻn vẹn một lá thư của người anh ruột tôi2 do một người bạn học cùng trường Ngoại ngữ hoạt động ở nội thành Hà Nội chuyển giúp theo một đường dây liên lạc đặc biệt lên đến Cao Bằng, trao đến tận tay tôi trên “Hòn đảo Tình thương”. Một “Mùa thu kỳ diệu” đã đi qua với hương thơm thoang thoảng của hoa sữa bên hồ Ha-le năm nào đưa tôi vào một giấc ngủ say trong khu rừng già không tên trên bản đồ Tổ Quốc.
_____________________________________
1. “Après le désastre de Đông Khê, les français, égrénés le long des pistes durant le long exode, furent soignés par le peuple vietnamien, et qui plus est, il m’ a été permis de constater la chose suivante à laquelle je n’ aurais attaché aucune créancé si je ne l’avais vue de mes propres yeux: des blessés importants français et nord africains transportés sur des brancards par - dessus les rudes pistes de montagne par les femmes vietnamiennes Lieutenant “Colonel médecin THOMAS DURIS (1951)
2. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Thường Xuân, chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hà Nội. Hội viên Hội Phẫu thuật Thần kinh nói tiếng Pháp, hội viên Hội Hàn lâm Phẫu thuật Thần kinh Âu-Á.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:50:25 pm

CHƯƠNG X
KHI MỘT CHƯƠNG CŨ KHÉP LẠI

                                 “… Khi người ta sống trong lòng dân chúng đó, khi người ta ẵm trong
                                 tay những trẻ em Việt Nam, khi người ta trông thấy những bà mẹ Việt Nam
                                 chia xẻ niềm vui của chúng tôi nhận được thư nhà, khi người ta nghe những
                                 người kháng chiến Việt Nam nhắc lại với chúng tôi tình hữu nghị của họ
                                 đối với nhân dân Pháp, người ta chỉ có thể rời đất nước đó, trái tim tràn ngập
                                 lòng biết ơn và chan chứa những kỷ niệm xúc động đủ bù đắp sự khổ cực
                                 của cảnh tù đầy dài đằng đẵng của chúng tôi.”


(Quan hai BƠ-CLE Giăng Giắc, tiểu đoàn Ta-bo 3,
Binh đoàn Sác-tông, Thư ký ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ
HỒI HƯƠNG Trại số 1 - Tuyên Quang, ngày 13-8-1954)




I

TẠM BIỆT CÁC “SỨ GIẢ HÒA BÌNH”


Theo Hiệp định đình chiến ở Việt Nam ký kết ngày 21-7-1954 tại Hội nghị Giơ-ne-vơ, hai bên ngừng bắn, tiến hành trao trả tù binh dưới sự giám sát của ủy ban kiểm soát quốc tế và ủy ban hỗn hợp hai bên.

Giữa tháng 8-1954 tôi nhận được lệnh chuyển trại tù thương Âu Phi ở vùng Tuần Giáo về Tuyên Quang, còn tôi trở lại Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 từ huyện Nà Hang đã chuyển đến một địa điểm thuộc huyện Chiêm Hóa cách thị xã Tuyên Quang khoảng 20 ki-lô-mét. Lần thứ ba tôi nhận chức vụ chỉ huy trưởng Trại số 1, nhưng lần này để chuẩn bị trao trả tù binh sĩ quan cho đối phương.

Trại số 1 bây giờ gồm khá nhiều tù binh sĩ quan và hạ sĩ quan mới, chủ yếu từ Mặt trận Điện Biên Phủ chuyển về. Theo Hiệp định đình chiến ở Việt Nam, tất cả tù binh của hai bên được liệt kê danh sách trao cho đối phương trước khi tiếp nhận. Một số tù binh sĩ quan Trại số 1 đã được lần lượt phóng thích ở Việt Trì trước khi tôi trở về Trại số 1. Trong số đó có bốn viên quan hai Bơ-cle Giăng Giắc (Ta-bo 3), Mô-ranh Hăng-ri (REI 3), Sô-vê Ga-bơ-ri-en (BEP I) bị bắt trong Chiến dịch Biên giới 1950 và Giê-gô Rê-my (REI 3) bị bắt ở Liên khu 3. Trước đó, tháng 9-1953, kỷ niệm Quốc khánh 2-9 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 9 tù binh sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp Trại số 1 đã được phóng thích, trong số đó có hai viên quan ba Bơ-roong Mác (RTM 8 ), Sa-be Ma-ri-uýt (BT 3), hai viên quan ba thầy thuốc Pê-đu-xô Pi-e (BEP 1), Ăng-jan-be Max (Ta-bo 1), viên quan hai I-vơ đơ La-cơ-roa Vô-boa (BEP 1). Đến đầu năm 1954, Ủy Ban Hòa bình và Hồi hương Trại số 1 chỉ còn có bốn ủy viên Bơ-cle Giăng Giắc (Ta-bo 3), Phô-gát Ăng-đơ-rê (Ta-bo 1), Sô-vê Ga-bơ-ri-en (BEP 1) và Ri-sa Pi-e (BCL 8 ) do viên quan hai Bơ-cle làm thư ký Ủy ban.

Trưởng trại cũ đã đi nhận công tác mới. Một cán bộ mà tôi không quen biết thông báo với tôi: - “Sáng mai có một cuộc họp của Ban chỉ huy trại với các đại diện tù binh sĩ quan. Chúng sẽ trao cho ta một bản kiến nghị yêu cầu thực hiện một số điều khoản đối với tù binh theo tinh thần Hiệp định đình chiến ở Việt Nam.”1

Tôi hỏi:

- Những điều khoản gì? Cụ thể là những kiến nghị gì?

- Tôi không biết rõ. - Người cộng tác mới của tôi trong Ban chỉ huy trại trả lời. - Nghe đâu có đến hơn 10 điều kiến nghị, có thể hơn nữa. Rồi anh than thở:

- Tình hình khá phức tạp. Sáng mai anh sẽ rõ.

Tôi đặt tiếp câu hỏi:

- Tại sao Trưởng trại không ở lại giải quyết? Cấp trên có biết việc này không?

Im lặng. Trước khi rời phòng họp anh ta nói thêm:

- Vừa qua, ta phóng thích tù binh Âu Phi ở Việt Trì, có đoàn tù binh bất mãn điều gì đó đã vứt xuống sông những đồ dùng cá nhân cấp trên cấp phát cho chúng sau khi bàn giao cho đối phương...

Đêm hôm đó tôi trằn trọc suy nghĩ về những điều không vui xẩy ra ở Trại số 1 trước ngày trao trả tù binh. Tôi thông cảm với sự lo ngại của anh bạn mới về những điều xấu tương tự có thể xẩy ra trong một số tù binh sĩ quan Pháp trước ống kính máy ảnh và quay phim truyền hình của phóng viên phương Tây đến lấy tin tức và săn tin “giật gân” ở địa điểm trao trả tù binh.
___________________________________
1. Ngày 5-7-1954, Hội nghị quân sự Trung Giã bàn các nguyên tắc và thể thức trao đổi tù binh trước khi chấm dứt hoàn toàn chiến sự ở Bắc Bộ ngày 27-7-1954. Hai bên thỏa thuận ở các điều 1-2-3-4 sẽ trao trả tù binh cho nhau từng đợt liên tiếp, ưu tiên các tù binh ốm và bị thương nặng; cho tù binh được hưởng chế độ ăn uống, áo quần, nhà ở ngang với binh lính quân đội mỗi bên; không làm gì phương hại đến tinh thần từ binh, không sử dựng tù binh vào các hoạt động quân sự, không được truyền, lấy máu tù binh; hai bên có thể gửi thuốc men đến các trại tù binh và tạo những điều kiện cần thiết cho phép tù binh của mỗi bên, viết thư, nhận thư, quà và bưu kiện của gia đình vào thời gian ấn định.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:53:10 pm

Sự thay thế liên tục Ban chỉ huy Trại số 1 trong hơn một năm qua có thể đã dẫn đến sự đánh giá khác nhau của cán bộ phụ trách đối với tù binh sĩ quan, từ đó đã áp dụng phương pháp đối xử khác nhau trong việc thực hiện chính sách khoan hồng. Mặt khác, trước sự chuyển biến đột ngột của tình hình mới, sự thuần nhất về chính trị - tư tưởng của Trại số 1 bị xáo trộn, không loại trừ có một số tù binh sĩ quan cũ bất mãn điều gì đó đã lôi kéo tù binh khác đấu tranh để gây khó khăn cho ta, làm tình hình trong trại không ổn định.

Sáng hôm sau khi các đại diện sĩ quan Pháp gồm khoảng 12 người do viên quan ba Phô-gát Ăng-đơ-rê, ủy viên Ban thư ký: “Ủy ban Hòa bình và Hồi hương”, làm trưởng đoàn, đã ngồi vào bàn với bản kiến nghị đặt trước mặt, tôi bước ra ngồi vào ghế chủ tọa cuộc họp. Sự xuất hiện đột ngột của tôi sau một thời gian dài vắng mặt đã làm cho viên quan ba Phô-gát Ăng-đơ-rê và một số tù binh sĩ quan cũ có mặt hoàn toàn bất ngờ. Tôi mở đầu cuộc họp:

- Tôi vui mừng trở lại Trại số 1 với chức vụ Trưởng trại. Tôi được thông báo các anh có một số kiến nghị trao cho Ban chỉ huy trại giải quyết hôm nay. Bây giờ tôi nghe các anh nói đây.

Tất cả các đại diện tù binh đổ dồn con mắt về phía người trưởng đoàn ngồi im lặng, vẻ mặt bối rối. Một phút, rồi hai phút trôi qua. Nào có gì ngăn cản viên quan ba Phô-gát Ăng-đơ-rê, trưởng đoàn, đứng dậy trao cho tôi bản kiến nghị đã được chuẩn bị sẵn, yêu cầu Ban chỉ huy trại thực hiện các điều khoản đã được quy định giữa hai bên theo Hiệp định Giơ-ne-vơ về trao trả tù binh? Nào, mời viên quan ba Phô-gát Ăng-đơ-rê cũng như các thành viên Ủy ban Hòa bình và Hồi hương, và các trưởng kíp cứ nói. Không còn gì nguy hiểm đối với các anh đâu, danh sách tất cả các tù binh sĩ quan và hạ sĩ quan Trại số 1 đã được chúng tôi trao cho phía đối phương rồi, tôi nghĩ thầm.

Tôi lên tiếng lần thứ hai:

- Nào, các anh có những đòi hỏi gì theo các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, xin cứ nói. Tôi sẵn sàng giải quyết những kiến nghị chính đáng của các anh thay người trưởng trại cũ.

Bỗng viên quan ba Phô-gát ghé vào tai người ngồi bên cạnh thì thầm điều gì đó và tôi thấy bạn anh ta gật đầu. Một phút nữa trôi qua. Không khí trong phòng họp như nén xuống trong sự im lặng nặng nề kéo dài.

Đến lượt tôi ghé vào tai người cộng sự mới trong Ban chỉ huy trại nói nhỏ. Anh ta đứng dậy, rời phòng họp. Một lát sau, các nhân viên phục vụ mang cà phê, trái cây, thuốc lá bày trên bàn họp. Tôi tuyên bố:

- Cuộc họp hôm nay hoàn toàn là một điều bất ngờ đối với tôi sau một thời gian dài vắng mặt. Bây giờ, trước hết, để mừng ngày tôi trở lại. Trại số 1 tiễn các anh trở về xum họp với gia đình, chúng ta cùng nói chuyện. Các anh đồng ý chứ?

Viên quan ba Phô-gát gật đầu, nét mặt giãn nở, và chủ động mời các bạn uống cà phê, hút thuốc lá. Không khí phòng họp dần dần trở nên sống động khi tôi kể chuyện về Mặt trận Điện Biên Phủ, ở đó tôi đã được hai tên tù binh Pháp và Ma-rốc cùng một lúc phong hàm “đại tá” và “thiếu tướng” cai quản tù binh. Những tiếng cười rộ nổi lên trong căn phòng xua tan bầu không khí gượng gạo lúc ban đầu. Tôi hỏi:

- Bác sĩ Gin-đrây Giác có ở đây không? Tôi đã làm việc với ông ta và Bác sĩ Pơ-rê-mi-li-ơ ở trại tù thương Tuần Giáo trong một thời gian dài. Đó là những thầy thuốc có tài năng và lương tâm nghề nghiệp mà tôi cảm phục. Nhiều tù binh đã được cứu sống với sự chăm sóc tận tình của họ và cán bộ y tế Việt nam.

Trong câu chuyện vui của người đi xa lâu ngày trở về chốn cũ, tôi định hỏi thăm về “ông già La-bi-nhét” mắc “bệnh ngủ đông” nhưng vẫn ăn đủ ngày hai bữa và ký tên mình bên dưới các tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, thư ngỏ... đòi “Hòa bình ở Việt Nam” nhưng tôi kịp ghìm lại. Ở Mặt trận Điện Biên Phủ, trong khi chờ đợi giờ phút Tổng tiến công của đại quân ta vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của đối phương trong cuộc chiến tranh Đông Dương, tôi luôn luôn nhớ về Trại số 1 với nhiều kỷ niệm khó quên, trong đó có “ông già La-bi-nhét”. Thật là vui nhộn trong đời tù, viên quan ba Ê-rích La-bi-nhét, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn bộ binh Lê dương số 3, cầm quân nắm sinh mạng cả tiểu đoàn thay viên quan tư Pho-gét (Forget) bị tử thương trên điểm cao 477 tại dãy núi Cốc Xá, đột ngột mắc “bệnh ngủ đông” chỉ sau đó không lâu trong “Trại giam Việt Minh”. Chắc hẳn Hiệp định đình chiến ở Việt Nam bây giờ đã làm cho “ông già La-bi-nhét” khỏi bệnh...

Các tách cà phê trên bàn lần lượt được uống cạn, các đĩa trái cây đã vơi, tôi tuyên bố:

- Bây giờ nếu các anh không có điều gì cần nói thì cuộc họp kết thúc. Tôi gửi lời thăm sức khỏe đến các thành viên cũ và mới của Trại số 1.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:54:42 pm

Ngay sáng hôm đó, tôi đi một vòng quanh trại kiểm tra nơi ăn chốn ở và xem xét sức khỏe của tù binh ở trạm dừng chân tạm thời trước khi chuyển đến trại tập kết ở thị xã Tuyên Quang. Các tù binh sĩ quan cũ ở Cao Bằng và Tây Bắc, Đồng bằng và Trung du đều biểu lộ niềm vui chân thành khi gặp lại người phụ trách cũ trước những con mắt dò hỏi của tù binh mới. Có gì đâu, họ đã sống những năm tháng dù sao cũng không uổng phí và đã khám phá ở bên này chiến lũy nhiều điều mới mẻ, bổ ích trong đời sống và cuộc chiến đấu của một Quân Đội, một Nhân Dân, một Dân Tộc kiên cường, bất khuất nhưng xiết bao độ lượng và nhân ái đối với “Kẻ thù hôm qua”!

Tôi thành thật vui mừng khi gặp lại những tù binh trốn trại năm nào, nay vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, sắp được trở về thật sự an toàn với tự do. Ồ, viên quan ba dù Phê-lích Đơ-vô, trưởng kíp cũ số 5, vốn ưa thích cái Đẹp của nghệ thuật, luôn luôn lạc quan yêu đời. Đây rồi viên quan ba lính dõng Pi-e Mô-ri-se, “người nội trợ” đảm đang của Trại số 1 trên đất Trùng Khánh Phủ - Cao Bằng, vừa đạo mạo với cặp kính trắng vừa thân ái với cả mọi người. Đằng xa kia, đúng là viên quan hai Guy Lơ-fê-buya, người “thủ thư” cần mẫn một thời của Trại số 1, dáng điệu lịch sự, duyên dáng, nổi tiếng là một nghệ sĩ nhảy “van-xơ” đẹp nhất của Trại số 1. Đưa mắt dõi tìm mà không thấy bóng dáng viên quan hai dù Lu-i Xchiêng, người “thủy thủ can trường” đã từng thử sức với con sông Gâm hung dữ dạo nào... Xin chào, xin chào...

Thị xã Tuyên Quang đã để lại cho tù binh sĩ quan Pháp cũng như binh lính Âu Phi nhiều ấn tượng tốt đẹp trước khi rời đất nước Việt Nam tự do. Nhân dân địa phương đã cùng với các đơn vị quân đội tập trung sức xây dựng trong thời gian kỷ lục bốn ngày một khu trại tập kết tù binh rộng rãi, khang trang, đủ chỗ ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí cho hàng ngàn con người. Tù binh đi lại tự do; tiếng cười, tiếng nói vang vang từ khu vực này đến khu vực khác. Các đoàn đại biểu nhân dân địa phương mang những gói quà nặng đến tặng con em Nhân dân Pháp và nhân dân các dân tộc anh em. Tiếng hát trong trẻo của nhi đồng hòa lẫn tiếng trống ếch bay cao, bay xa trong khung cảnh của một ngày hội mừng Chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ, mừng Hòa bình đã được lập lại trên Tổ quốc đau thương còn mang nặng trên từng dải đất, dòng sông, đồng ruộng, xóm làng, thị trấn... những vết tích của chiến tranh tàn phá. Các em đứng đó, trên sân khấu rực sáng ánh đèn điện đêm nay, hát cho tù binh nghe những điệu hát đồng quê tràn đầy sức quật khởi của dân tộc ta. Các em nào có biết đâu cách đây 7-8 năm khi các em mới lọt lòng hoặc chưa chào đời, dòng sông Lô quê hương các em dậy sóng trong bom đạn của chiến tranh, hai bên bờ sông thấm đẫm máu đào của những người anh, người chị du kích quân, của các chú bộ đội “RA ĐI KHÔNG HẸN NGÀY VỀ”.

Việt Trì rực rỡ cờ đỏ sao vàng chào mừng kỷ niệm Ngày Độc Lập 2-9, đầu tiên trong khung cảnh hòa bình. Buổi lễ được tổ chức trọng thể, trang nghiêm với sự tham gia đông đủ của chính quyền địa phương, các đoàn thể quần chúng và các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên lễ đài đặt bàn thờ Tổ quốc với ảnh chân dung Hồ Chủ tịch, đỉnh trầm tỏa hương thơm ngát. Trong số những người tham dự cuộc mít tinh hôm nay có những “khách đặc biệt” gồm hàng trăm tù binh sĩ quan Pháp sẽ dược trao trả cho Bộ Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương sáng mai 3-9-1954. Sự có mặt của họ trong ngày lễ Độc Lập “2-9” ghi đậm dấu ấn của những chặng đường thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.

Thay mặt toàn thể các tù binh sĩ quan Pháp có mặt, viên quan năm Mác-xen Lơ-pa-giơ đọc lời chào mừng ngày Quốc khánh 2-9 của nhân dân Việt Nam:

“Với tư cách là người lớn tuổi nhất của các tù binh sẽ được phóng thích ngày hôm nay, tôi xin cảm ơn Bộ chỉ huy Việt Nam đã cho phép chúng tôi được dự lễ kỷ niệm ngày 2-9 này. Ngày 2-9, sau bao nhiêu ngày 2-9 của niềm hy vọng, là ngày 2-9 đầu tiên của hiện thực, ngày 2-9 của Hòa bình. Ngày 2-9 đối với nhân dân Việt Nam cũng giống như ngày 14-7 đối với chúng tôi, là một ngày hội lớn. Nhiều lần, cán bộ và nhân dân Việt Nam đã cùng chúng tôi kỷ niệm ngày 14-7 và tôi sung sướng được dự lễ kỷ niệm ngày 2-9 hôm nay, không phải với tư cách là tù binh mà với tư cách là khách mời. Còn hơn thế nữa, hôm nay lại là ngày trọng đại đối với chúng tôi, ngày chúng tôi được phóng thích.

Mặc dù phải chịu đựng những sự rùng rợn của một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, chúng tôi vẫn có thể thấy rõ lòng thương yêu và tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam đối với chúng tôi. Chúng tôi đã trông thấy nhân dân Việt Nam làm việc cả ngày lẫn đêm để xây dựng cho chúng tôi các trại trong vài ngày, chúng tôi đã trông thấy họ cáng các thương binh của chúng tôi, và từ đáy lòng chúng tôi xin cảm ơn họ. Tôi hy vọng rằng cả bây giờ nữa mối tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta sẽ còn tốt đẹp hơn. Bây giờ tất cả chúng tôi đều cảm thấy từ trong sâu thẳm của trái tim mình rằng hai dân tộc chúng ta được sinh ra là để hòa thuận với nhau. Tôi tin tưởng rằng sẽ không có những sứ giả hòa bình nào tốt hơn là số đông tù binh được phóng thích. Tôi xin chấm dứt bằng cách hô to:

TÌNH HỮU NGHỊ PHÁP- VIỆT MUÔN NĂM!

HÒA BÌNH THẾ GIỚI MUÔN NĂM!

Trong tấm lòng biết ơn nhân dân Việt Nam, tôi sẽ không thể nào quên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính sách khoan hồng của Người đối với chúng tôi được biểu hiện mỗi ngày một nhiều hơn. Và sự phóng thích các sĩ quan Pháp sẽ được trao trả ngày hôm nay là một bằng chứng cuối cùng của chính sách khoan hồng của Người. Và tôi tin sẽ là người đại diện cho tất cả các bạn tôi khi kính chào Người.

NGÀY 2-9, NGÀY CHIẾN THẮNG CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM MUÔN NĂM!

HÒA BÌNH THẾ GIỚI MUÔN NĂM!

TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC MUÔN NĂM!

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MUÔN NĂM!1
____________________________________
1. Nguyên văn tiếng Pháp: Theo tư liệu.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 09:02:52 pm

Trong những ngày này, cũng như đồng đội của tôi, mỗi người làm việc gấp ba, bốn ngày thường, cả ngày lẫn đêm, mà vẫn không hết việc. Việc nào cũng cần thiết, không thể gác lại đến hôm sau, nhằm bảo đảm việc trao trả tù binh cho đối phương đúng hạn và hoàn hảo. Một trong những công việc cấp bách là hoàn trả tù binh những đồ dùng cá nhân như đồng hồ, bút máy... ta đã tạm giữ, nay đã hỏng hoặc thất lạc. Ngồi trong ca-bin chiếc xe tải đi đầu đưa đoàn tù binh sĩ quan Pháp từ thị xã Tuyên Quang đến Việt Trì, chân tôi đạp lên chiếc bao tải căng phồng giấy bạc Đông Dương. Người thủ quỹ đã giao cho tôi chiếc bao tải đó khi ô tô rồ máy sắp chạy. Anh ta vừa thở vừa dặn tôi: - “Một triệu bạc Đông Dương đó. Anh ký giấy biên nhận cho tôi”. Lập tức tôi ngoáy tên tôi bên dưới tờ giấy trắng hình chữ nhật, không kịp đọc nội dung viết gì. Chỉ một chữ ký thôi, tôi đã trở thành “triệu phú”. Dưới chân tôi là một “đống vàng mười”, có lẽ trị giá đến 300-400 cây vàng lá “KIM THÀNH”. Là một học sinh nghèo, chưa bao giờ tôi dám ước mơ có được một chỉ vàng! Bỗng tâm chí tôi vụt liên tưởng đến những vụ bê bối “Buôn bạc Đông Dương” với những hàng tít lớn chạy dài trên báo L’HUMANITÉ (Nhân Đạo) của Đảng cộng sản Pháp số ra ngày 11-9-1953, có liên quan đến nhiều vị tai to mặt lớn trên chính trường Pháp, làm xôn xao dư luận một thời trong khi con em nhân dân Pháp tiếp tục đổ máu trên chiến trường Đông Dương.

Ngay sau cuộc mít-tinh mừng Quốc khánh 2-9, tôi triệu tập viên quan ba Phô-gát Ăng-đơ-rê đến gặp tôi và nói:

- Chủ trương của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam là hoàn trả tù binh những đồ dùng cá nhân tạm giữ sau khi giải về trại. Nay những vật thu giữ đó, cái thì hư hỏng, cái bị thất lạc. Do đó chúng tôi đền bù bằng tiền Đông Dương mà các anh có thể sử dụng ở Hà Nội hoặc Sài Gòn trước khi về nước.

Viên quan ba Phô-gát Ăng-đơ-rê đứng im lặng, nghe tôi nói tiếp:

- Đây là công việc cuối cùng tôi ủy thác cho anh. Việc làm này khá phức tạp, đòi hỏi sự khách quan và vô tư, nhưng đồng thời cũng phải đạt mục đích đã đề ra. Thời gian còn lại rất ít. Anh hãy thành lập một “Ủy ban đền bù” do anh làm chủ tịch. Ủy ban có trách nhiệm làm một bản kê khai đầy đủ những đồ vật tạm giữ của từng cá nhân, số tiền đền bù, kèm theo chữ ký của người nhận tiền. Anh sẽ giao lại cho tôi bản kê khai đó vào trước 5 giờ sáng ngày mai. Tôi sẽ dặn lính bảo vệ cho phép anh vào thẳng gặp tôi sau khi xong việc.

Viên quan ba Phô-gát vẫn đứng nghiêm, trả lời tôi:

- Tôi sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Tôi chỉ vào chiếc báo tải đặt dưới gầm giường trong phòng riêng của tôi.

- Đây là một triệu bạc Đông Dương, anh hãy mang đi...

Khi viên quan ba Phô-gát ra đến cửa, tôi nói thêm:

- Nhân viên phục vụ sẽ mang đến cho các anh cà-phê đêm nay.

Trong khi tôi thiếp đi trong cơn ngủ chập chờn trên bàn làm việc, một bàn tay khẽ đập lên vai tôi. Bỗng tôi nghe hình như có tiếng gọi:

- Thưa ông trưởng trại, thưa ông trưởng trại…

Rồi có tiếng ai đó nói to hơn bên tai tôi:

- Trời sắp sáng rồi, thưa ông trưởng trại ...

Tôi bừng tỉnh giấc, hai con mắt cay xè và nhanh chóng hiểu ra ai đã đánh thức tôi. Lúc này kim đồng hồ đeo tay của tôi chỉ 4 giờ 50 phút ngày 3-9-1954, ngày trao trả tù binh sĩ quan Pháp Trại số 1 cho Bộ Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.

Viên quan ba Phô-gát đứng trước bàn làm việc của tôi từ bao giờ, vẻ mặt tươi tỉnh, dưới chân anh ta là chiếc bao tải trống rỗng. Tôi đưa mắt hỏi và nghe tiếng trả lời rành rọt:

- Thưa ông trưởng trại, nhiệm vụ của tôi và các bạn trong “ỦY BAN ĐỀN BÙ ĐỒ VẬT CÁ NHÂN CỦA TÙ BINH SĨ QUAN PHÁP TRẠI SỐ 1” đã hoàn thành. Tôi xin gửi ông bản kê khai của toàn thể các sĩ quan và hạ sĩ quan Trại số 1 ghi rõ số tiền đền bù kèm theo chữ ký của người nhận tiền.

Tôi vội hỏi viên quan ba Phô-gát:

Có gì vướng mắc không? Số tiền một triệu bạc Đông Dương có đủ đền bù cho mỗi người không?

Vẫn đứng nghiêm tại chỗ, viên quan ba Phô-gát lễ phép trả lời:

- Thưa ông trưởng trại, mọi việc đều tốt đẹp. Cũng không tránh khỏi có một số người - họ là những tù binh mới - kê khai hơi quá đáng. Nhưng theo chỉ thị của ông, “ỦY BAN ĐỀN BÙ” chúng tôi đã chấp nhận...

Rồi như sực nhớ ra điều gì, viên quan ba Phô-gát đưa tay lên túi áo ngực rút ra một tập giấy bạc Đông Dương đặt lên bàn cùng một cuốn sổ tay bìa xanh vẫn cầm trong tay:

- Thưa ông trưởng trại, số tiền một triệu đồng của Nhà băng Đông Dương sau khi đền bù, còn thừa một nghìn tám trăm bẩy mươi đồng. Tôi xin nộp lại ông.

Còn cuốn sổ tay này ghi cảm tưởng của một số bạn tôi và tôi trước lúc rời nước Việt Nam tự do. Bây giờ xin phép ông tôi về chuẩn bị lên đường.

Giữa lúc đó tiếng kẻng nổi lên lanh lảnh, giục giã tù binh chuẩn bị sẵn sàng hành trang và đi ăn sáng. Tôi xiết chặt bàn tay viên quan ba Phô-gát và nói:

- Từ giờ phút này các anh là bạn của nhân dân Việt Nam chúng tôi. Tôi sẽ đưa tiễn các anh ra tận bến tầu...

Trong ánh sáng bình minh rạng rỡ trên bến sông Hồng đục ngầu phù sa sau một trận lụt, bên khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng rực rỡ “HÒA BÌNH VÀ TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC MUÔN NĂM”, tôi đã lần lượt ôm hôn và xiết chặt bàn tay những người con của nhân dân Pháp mà chính phủ ta trả về trong vòng tay của những người vợ, những bà mẹ Pháp đang mòn mỏi chờ mong. Những chiếc xà lan từ từ rời bến đưa họ lên tầu xuôi dòng sông Hồng về Hà Nội1.

Những cái vẫy tay của các sứ giả của Hòa bình, của tình Hữu nghị giữa hai dân tộc Pháp và Việt Nam chào “tạm biệt” cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam mờ dần trong ánh nắng vàng rực rỡ của mặt trời đã lên cao mùa thu năm ấy - một mùa thu không thể nào quên..
_______________________________________
1. Theo Hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản Thủ đô Hà Nội ngày 10-10-1954.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 09:04:15 pm

THAY LỜI KẾT LUẬN

Bóng đêm đã trùm xuống thành phố ngã ba sông. Hòa bình đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Đường phố nhộn nhịp, đông vui dưới ánh đèn điện tỏa sáng, nhà nhà phấp phới tung bay lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc yêu thương.

Từ chối lời mời của đồng đội đi tham dự những cuộc vui, tôi ngồi trước bàn làm việc giở cuốn sổ tay mà viên quan ba Phô-gát Ăng-đơ-rê trao lại, đọc những dòng cảm tưởng của tù binh sĩ quan Pháp Trại số 1. Là một trong những nhân chứng thực hiện chính sách khoan hồng, việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được đối với tầng lớp “thượng lưu”, “trí thức” trong Quân đội viễn chinh Pháp là hết sức cần thiết đối với một chặng đường lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Pax-can1 có nói một câu nổi tiếng: “Cái tôi là đáng ghét” (Le moi est haïssable). Nhưng trong trường hợp cụ thể này, “cái tôi” hòa lẫn với cái chung, không thể tách rời cái chung, đại diện cho cái chung, không có cái chung thì “cái tôi” không thể tồn tại và phát triển. Để làm nổi bật ánh sáng của chân lý ở bên này chiến lũy trong việc thực hiện một chính sách lớn của Đảng và Chính phủ, của Quân đội và nhân dân Việt Nam đối với tù binh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, có thể nói là một “mặt trận thầm lặng” nhưng không kém phần gay go, quyết liệt, tôi xin phép được trích dẫn những cảm tưởng của một số tù binh sĩ quan pháp đã viết hoàn toàn tự do trong cuốn sổ tay mà viên quan ba Pháp Phô-gát Ăng-đơ-rê đã trao lại cho tôi ở Việt Trì trước lúc chia tay.

* “Tôi sắp rời nước Việt Nam tự do sau bốn năm bị giam giữ, một sự giam giữ được dịu đi rất nhiều nhờ chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhân dân, quân đội và cán bộ Việt Nam thực hiện hết sức nghiêm chỉnh.

Tôi rời đất nước này với một tinh thần mới, một tâm hồn tự do, và tôi chân thành cảm ơn tất cả nhân dân, quân đội và cán bộ Việt Nam đã luôn luôn đối xử tử tế với cá nhân tôi.

Tôi xin chào một lần cuối cùng nước Việt Nam tự do, độc lập và kính chúc nước Việt Nam một kỷ nguyên phồn vinh và hạnh phúc trong nền hòa bình đã được lập lại...”

 
Quan ba Giăng DƠ-LA-CUA (Ta-bo 11)
10 phố Tướng Me-xtơ-rơ, Pari XIV, 1-9-1954.




* “Nguyện vọng chân thành nhất của tôi là nước Việt Nam đã giành được độc lập sẽ còn lâu dài được vì Chủ tịch kính yêu của mình đứng đầu và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Người, tiếp tục một cách thắng lợi bước tiền của mình lên chủ nghĩa xã hội. Tôi sẽ mãi mãi biết ơn nhân dân Việt Nam, biết ơn Chính phủ và Chủ tịch của họ mà nhờ lượng khoan hồng, đã đưa tôi trở lại con đường chân lý và danh dự”.

Quan ba TI-XI-Ê Giắc (F.I)
11, 13 đường Mác-nơ Sa-lông /Mác-nơ
Mác-nơ, 1-9-1954.



* “Đã gần bốn năm tôi bị bắt làm tù binh. Bốn năm của một kinh nghiệm thoạt đầu chua chát, rồi sau trở thành phấn chấn! Bốn năm khám phá trên con đường chân lý.
 
Đối với đa số tù binh cũ của Trại số 1, ông Kỳ Thu mãi mãi là người chỉ huy trại của chính sách khoan hồng. Không thể nào không thừa nhận ở ông sự trung thực tuyệt đối, sự thiện ý hoàn toàn và tấm lòng tôn trọng nhân phẩm của người tù binh...”.


Quan ba PI-CA Pi-e (BMTS 24)
10 phố Ghê-bơ-ri-ăng, Pari XX, 1-9-1954.



* “Trung thực, chân thành, tin tưởng mãnh liệt vào lý tưởng của mình, nêu gương trong tất cả các lĩnh vực, ông Kỳ Thu đã luôn luôn cố gắng trong mọi tình huống cải thiện số phận của chúng tôi về phương diện vật chất cũng như tinh thần và tri thức... Ông là người đã làm nhiều việc nhất để người Pháp và người Việt Nam xích lại gần nhau, là người đã đạt những kết quả tốt nhất đối với tù binh vì hòa bình và tình hữu nghị Pháp - Việt.”

Quan ba PHÔ-GÁT Ăng-đơ-rê (Ta-bo 3)
5 phố An-be đơ Moong, Bóc-đô,
Gi-rông, 31-8-1954.
____________________________________
1. Pascal Blaise (1623-1662), nhà toán học, nhà vật lý học và nhà triết học Pháp nổi tiếng thế kỷ 17.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 09:05:47 pm

* “Khi tôi hồi tưởng lại bốn năm qua tôi cảm thấy có rất nhiều tình cảm phức tạp, khác nhau và ngay cả trái ngược nhau. Tấm vải dệt của thời gian đó không được trơn tru, bằng phẳng. Nhiều thời kỳ đã kế tiếp nhau, có đặc điểm rõ rệt.

Tôi coi việc ông Kỳ Thu đến trại năm 1951 như là sự mở đầu trong bốn năm kinh nghiệm đó, cho chủ đề chính. Việc làm của ông rất khó khăn mặc dù bề ngoài của nó giản đơn. Làm thế nào áp dụng chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Làm thế nào chiến thắng sự kiêu ngạo của tôi để thừa nhận những lỗi lầm và sai trái, làm cho tôi cũng phải công nhân rằng Chính phủ Pháp không phải là toàn nước Pháp trong tấn thảm kịch xấu xa là cuộc chiến tranh ở Việt Nam?

Cho nên tôi công nhận (và tôi sung sướng nói lên điều đó) rằng những thời kỳ mà ông Kỳ Thu chỉ huy Trại tù binh số 1 đối với tôi là những thời kỳ quyết định. Tôi không cần phải viết nhiều bình luận về vấn đề đó... Bằng chứng mạnh mẽ nhất là niềm tin của ông ta, lý tưởng của ông ta, sự chính trực về tinh thần của ông ta...”


Quan ba DƠ-VÔ Pôn Phê-lích (BEP 1)
36 phố Ma-tuy-ranh, Pa-ri 8 và 28
phố Cổng Vàng Buốc-giơ Se-rơ, 31-8-1954.



* “… Ông đã làm nhiều việc để hai dân tộc Pháp và Việt Nam xích lại gần nhau. Trong một thời gian dài tôi là một trong những người nghe dở nhất của ông, tôi sẽ là, tôi hi vọng như thế, một trong những người sẽ giữ kỷ niệm bền vững nhất về ông.”

Quan ba A-LI-ÚC Hăng- ri (REI 3)
Pơ-luy-vi-duy-ê, Mô-ri-băng.



* “Tôi sẽ không quên sự chăm sóc tinh thần, sự hiểu biết và sự ân cần độ lượng mà ông Kỳ Thu đã đem lại cho tôi trong những ngày sống biệt lập gian khổ hồi đầu tôi mới bị bắt. Tôi đặc biệt biết ơn ông ta về điều đó và trước khi được phóng thích, tôi xin đem lại cho ông ta bằng chứng này.”

Quan năm LƠ-PA-GIƠ Mác-xen (GMT)
3 phố Phlô-răng-xơ, Bơ-luy-măng-tan,
Pa-ri 16, 1-9-1954



* “Mặc dù không tán thành và chấp nhận bất cứ một quan điểm chính trị nào mà người ta đã trình bày trong 22 tháng về tất cả những vấn đề, kể cả vấn đề chiến tranh ở Việt Nam, tôi sẽ không giữ mối hận nào đối với ông Kỳ Thu mà tôi luôn luôn khâm phục những đức tính chân thành, trung thực và độ lượng. Ông ta là người con xứng đáng của nhân dân Việt Nam với nhiều đức tính thường luôn luôn được tất cả các tù binh mến phục.”

Việt Trì, 2-2-1954
Quan hai ĐEN-BĂNG bị bắt ngày 22-10-1952
ở vùng Nghĩa LỘ.



* “… Sự chính trực của ông, tài năng tổ chức của ông đã được chứng minh một cách rực rỡ khi thành lập các Trại - Bệnh viện ở vùng Điện Biên Phủ - Tuần Giáo.

Tôi cũng muốn giới thiệu với ông, ở nước Pháp, chúng tôi cũng có đủ khả năng làm việc một cách có hiệu quả, chân thành và tận tâm vì lợi ích của nhân dân.

Vài dòng này quá ngắn ngủi để diễn tả đầy đủ ý nghĩ của tôi, nhưng tôi rất vui lòng để lại cho ông địa chỉ của tôi để chúng ta có thể xác định và giải thích lập trường của hai bên.

Căn nhà này sẽ mở rộng cửa với ông, khi ông muốn.”


Bác sĩ Giắc GIN-DRÂY,
nhà ông Gin-đrây, Bô-giơ - Thượng sông Xôn - Pháp.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 09:07:35 pm

Tuyên Quang, ngày 1-9-1954

* “Mặc dù bị cầm tù năm mươi nhăm tháng, hôm nay tôi xin bày tỏ mối cảm tình kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc của tôi đối với ông Kỳ Thu đã hoạt động không mệt mỏi và luôn luôn tỏ ra ân cần trong những trường hợp khó khăn thường xảy đến.

Tôi xin vui lòng để lại cho ông Kỳ Thu địa chỉ bên Pháp của tôi để giúp chúng ta trong tương lai trao đổi cảm tưởng và củng cố tinh thần của chúng ta là những Chiến sĩ Hòa Bình.”


Sác-lơ LƠ-VÁT-XƠ
Sác-lơ LƠ-VÁT-XƠ, ở nhà ông Mô-ni-ê
62 Đại lộ Ben-giơ, Li-ông.



* “Với tất cả lòng chân thành, sau hơn ba năm rưỡi bị cầm tù, tôi xin đem lại ở đây bằng chứng về lòng biết ơn đối với ông Kỳ Thu.

Nếu hôm nay tôi còn sống đến trước ngày được phóng thích, đó là nhờ ông ta đã biết áp dụng một cách trọn vẹn, với lòng khoan dung rộng mở và sự chính trực cao cả, những lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mong ông ta hãy biết tôi sẽ không bao giờ quên điều đó, và nếu một ngày nào đó tôi có dịp dược gặp ông ta ở nước Pháp, ông ta sẽ có thể lúc nào cũng được đón tiếp thân tình với lòng biết ơn trong ngôi nhà của tôi.”


Rất thân ái
Quan hai BÁP-XTƠ Huy-be-8è GSAP
89 phố Máy Bơm, Pa-ri, XVI.



* “Sau hơn bốn năm cần tù ở Việt Nam tôi xin bày tỏ với tất cả sự chân thành tấm lòng cảm phục sâu sắc của tôi đối với ông Kỳ Thu là ông trưởng trại của tôi trong một năm rưỡi. Sự chân thành và sự trung thực của ông đã làm tôi rất cảm động và nhất là lòng tin không lay chuyển vào lý tưởng của ông ta. Sự chính trực đã khiến ông tôn trọng nghiêm túc những lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm cách làm dịu đời sống cầm tù của chúng tôi, nỗ lực tìm hiểu chúng tôi và cải thiện số phận của chúng tôi.

Tôi rất vui mừng được gặp lại ông Kỳ Thu ở nước Pháp và sẽ mời ông ta đến nhà tôi, nơi mà chúng ta có thể có những cuộc thảo luận dài và những sự trao đổi quan điểm mà tôi tin chắc sẽ rất xây dựng. Tất nhiên tôi sẽ vui mừng được đưa ông ta đi thăm tất cả những nơi mà ông ta muốn để giới thiệu với ông ta một cách tốt hơn bộ mặt thật của nhân dân Pháp.”


Phó quản PHOÓC-TANH Gióoc-giơ, Ta-bo 11
19 Đại lộ Phông-ten-nơ-blô, Xen và Mác-nơ.




* “Tin tưởng, Chân thành, Trung thực, Quên mình, đó là những đức tính mà chúng tôi đã có thể nhận thấy ở ông Kỳ Thu. Chính với những cán bộ như thế Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể suy nghĩ một cách tin cậy về tương lai đất nước tươi đẹp của Người.”

Quan ba GHI-DÔNG Giô-dép
Trung đoàn bộ binh Ma Rốc thứ 8
11 phố St Ra-đơ-gông, Poa-chi-ê, Viên.



* “Sau bốn năm cầm tù với những chế độ khác nhau, tôi dành cho ông Kỳ Thu tất cả sự quý mến của tôi vì sự hiểu biết của ông ta, sự chính trực của ông ta. Ông ta tin ở lý tưởng của mình và đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ một cách nhân đạo. Tôi biết quá rõ hoặc biết quá ít các cán bộ khác nối tiếp nhau ở trại, nên dành hoàn toàn sự quý trọng của tôi với ông Kỳ Thu. Tuy nhiên tôi cũng xin nhấn mạnh cảm tình tự phát trong tôi đối với ông Lê Vân trong thời gian ở lại ngắn ngủi với chúng tôi.”

Quan hai XCHIÊNG Lu-I,
Tiểu đoàn dù Lê dương thứ nhất.




* “Trước khi rời trại Tuyên Quang và hoàn toàn xóa bỏ cái nhãn hiệu tù binh tôi cảm thấy cần phải viết cho ông để bày tỏ một vài suy nghĩ của tôi... Bởi vì tôi xem ông là một con người trung thực và chân thành, người phụ trách trại hiểu biết nhất và nhân đạo nhất mà chúng tôi đã có, hoặc như chúng tôi đã nói với nhau ở Trại 1 “một bậc thánh nhân của thế tục”…

Có thể một ngày nào đó ông sẽ sang Pháp, tôi có thể bảo đảm với ông rằng ông sẽ nhân được một sự đón tiếp thân tình của tất cả các tù binh cũ của Trại số 1. Có thể ông không biết điều đó, nhưng chúng tôi luôn luôn có nhiều cảm phục và tấm lòng quý trọng đối với ông. Tất nhiên chúng tôi không thể nói với ông điều đó. Chúng tôi là tù binh (... và đầy kiêu ngạo), ông là trưởng trại. Ông đã dạy cho chúng tôi nhiều điều và bằng hoạt động của ông bên cạnh các cựu sĩ quan Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông ông đã phục vụ tốt nước Việt Nam và sự nghiệp Hòa Bình...

Kết thúc bức thư này tôi chúc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhanh chóng xây dựng lại đất nước và cuối cùng nhân dân Việt Nam được sống trong Độc lập, Tự do, Hạnh phúc và Hòa bình.”


Quan hai SÔ-VÊ Ga-bơ-ri-en,
Tiểu đoàn dù Lê dương thứ nhất.
Tuyên Quang, 27-8-1954.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 09:10:21 pm

*

Dưới đây là bản cảm tưởng của viên quan hai Giăng Giắc BƠ-CLE, Thư ký Ủy ban Hòa bình và Hồi hương Trại số 1 viết ngày 13-8-1954 ở thị xã Tuyên Quang trước khi xuống tàu trở về với tự do.

“Sau bốn năm bị cầm tù ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôi sắp sửa trở về nước với gia đình, thời gian dài đó đúng là gian khổ: gian khổ vì xa cách, gian khổ vì những điều kiện vật chất mà tôi không quen. Nhưng ngược lại, nó phong phú về những điều học hỏi được ở mọi mặt đã cho đời tới một ý nghĩa mới.

Tôi đã học được những gì?



CUỘC KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM

Quân đội Nhân dân Việt Nam đã cho tôi một tấm gương quân đội thật sự là của dân tộc, tổ chức tốt, lãnh đạo tốt, có một lý tưởng cao. Cuộc chiến đấu tháng mười 1950 trên đường số 4 đã cho tôi thấy thế nào là người chiến sĩ Việt Nam dũng cảm đến chủ nghĩa anh hùng, tin tưởng ở sự đúng đắn của sự nghiệp, có kỷ luật đến độ tỏ ra - không phải chỉ là đúng đắn - mà còn quan tâm đến tù binh mà họ có thể căm thù coi như một tên tôi tớ của chủ nghĩa thực dân áp bức...

Nguời ta nói với tôi: “Ở vùng Việt Minh, dân chúng khuất phục vì sợ hãi.” Tôi đã nhận thấy sự đoàn kết chặt chẽ giữa dân và quân, quân chỉ là con đẻ của dân. Không thể nghi ngờ gì điều đó khi người ta thấy sự tận tâm của những dân công khuân vác và khiêng cáng ở tiền tuyến, sự bột phát mà người dân đón tiếp bộ đội, sự hăm hở của họ giúp đỡ cuộc kháng chiến. Sau một cuộc giải thích ngắn của các cán bộ phụ trách trại, dân làng vui lòng ở chật lại để cho chúng tôi ở, cho chúng tôi mượn dụng cụ bếp núc, vui vẻ chấp nhận mọi phiền hà với sự có mặt của chúng tôi.

Khi người ta sống trong lòng dân chúng đó, khi người ta ẵm trong tay những trẻ em Việt Nam, khi người ta trông thấy các bà mẹ Việt Nam chia xẻ niềm vui của chúng tôi nhận được thư nhà, khi người ta nghe những người kháng chiến Việt Nam nhắc lại với chúng tôi tình hữu nghị của họ đối với nhân dân Pháp, người ta chỉ có thể rời đất nước đó, trái tim tràn ngập lòng biết ơn và chan chứa những kỷ niệm xúc động đủ bù đắp sự cực khổ của cảnh tù đầy dài đằng đẵng của chúng tôi.



ĐỜI SỐNG TẬP THỂ

Biết bao nhiêu điều đã thu hoạch được trong lĩnh vực này! Chính sách khoan hồng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng được quán triệt và thực hiện đầy đủ bắt đầu từ tháng 9-1951, đã giúp chúng tôi tổ chức đời sống tập thể của chúng tôi. Trong tất cả lĩnh vực, những đề nghị của chúng tôi khi tỏ ra là đúng mực bao giờ cũng được xem xét. Một người không được báo trước có lẽ sẽ kinh ngạc khi thấy những cuộc họp có sự tham gia của các cán bộ Việt Nam và những người đại diện do chính tù binh lựa chọn. Trong những cuộc họp đó người ta thảo luận thẳng thắn với mối quan tâm duy nhất là lợi ích chung của trại.

Ngay năm 1952, khi điều kiện của địa phương cho phép, chúng tôi có thể tự do quản lý quỹ ăn uống của chúng tôi.
Điều này có một không hai trong biên niên sử tù binh của mọi thời đại và mọi xứ sở1. Biết bao lần, những người quản trị Việt Nam chịu trách nhiệm mua bán đã từ chợ trở về, còng lưng dưới sức nặng của thực phẩm dành cho chúng tôi. Lúc đó, mỗi lần tôi lại nghĩ rằng “giữa chúng tôi ai là tù binh”. Chúng tôi tham gia hoạt động của trại: xây dựng những căn nhà bất thần, kiếm củi đốt và tiếp tế thực phẩm. Không bao giờ chúng tôi phải làm một công việc gì khác mà chính chúng tôi không được hưởng. Do đó, tôi đã học được khá nhiều kinh nghiệm lao động chân tay... Nhất là tôi biết yêu lao động và tôi nói không quá đáng một chút nào khi khẳng định rằng những ngày trời xấu hoặc có một công việc nào đó ngăn cản tôi đi rừng, tôi cảm thấy nhớ công việc đi kiếm củi: công việc đó hầu như đã trở thành một nhu cầu của thân thể. Từ đó tôi có thể tự hiểu rằng chỉ kẻ ăn không ngồi rồi hoặc lười biếng mới coi khinh người lao động và nhất là người lao động chân tay. Và tôi tin chắc rằng một xã hội chỉ có thể tồn tại và sống được bởi và vì quần chúng cần lao.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chịu những hi sinh to lớn cho tù binh. Tất nhiên, một người dân Pa-ri không được báo trước, đột ngột đến trại chúng tôi, có thể sẽ nhận xét những điều kiện sống của chúng tôi là “không thể chịu đựng nổi”. Nhưng ta cần phải khách quan và tính đến những điều kiện thời gian và địa điểm. Tôi sẽ không bao giờ quên lúc mà tôi được cấp phát hai bộ quần áo mới một năm thì người chủ nhà dân thường Việt Nam mặc áo quần vá. Tôi sẽ không bao giờ quên rằng tôi được hưởng nhiều thuốc bệnh hơn ông ta. Tôi cũng sẽ không quên vào những tháng “giáp hạt” người nông dân ăn ngô thì hàng ngày bao giờ tôi cũng có 800 gram gạo. Trừ năm 1951 - tình hình thực phẩm bấp bênh, việc ăn uống của tôi bao giờ cũng giống những người lính Việt Nam canh gác tôi.

Phải viết hàng trang và hàng trang giấy mới kể hết những điều học hỏi về đời sống trong cộng đồng chúng tôi: những người cứng đầu cứng cổ nhất càng ngày càng hiểu rõ hơn sự cần thiết của tinh thần tương trợ lẫn nhau. Tất cả chúng tôi, theo các mức độ khác nhau, hẳn là thế, đều từ bỏ sự ích kỷ tư sản của chúng tôi. Về cá nhân tôi, tôi đã rút ra được nhiều lợi ích.

_____________________________________
1. Tác giả gạch đậm dưới dòng.


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 09:12:15 pm

ĐẤU TRANH CHO HÒA BÌNH

Làm cho chúng tôi hiểu những sai lầm đã qua của chúng tôi... Cải tạo chúng tôi trở thành các Chiến sĩ Hòa bình. Về phần mình: tôi có thể khẳng định nhiệm vụ đã hoàn thành. Khi tôi nhìn lại những giai đoạn đã vượt qua, tôi mới đánh giá được sự kiên trì của các cán bộ chịu trách nhiệm giáo dục tôi. Trước hết họ phải làm cho tôi công nhận cái công thức người sĩ quan không làm chính trị chỉ là một cạm bãy. Tôi đã hiểu rằng một cách vô tình, không có ý thức, tôi đã phục vụ một chính sách... mà sự trung lập là không thể có được. Sau đó, tôi đã lựa chọn: chủ nghĩa thực dân, sụ xâm lược của phe chiến tranh, là những phương sách không thể biện hộ. Tôi đã hiểu quá rõ cái giá của tự do và hòa bình để không đứng trong hàng ngũ các Chiến sĩ Hòa bình và cầu mong cho mọi người được hưởng tự do và hòa bình quý giá đó. Cuối cùng tôi đã học được lòng tin về sự cần thiết đấu tranh cho Hòa bình và Tự do đó. Đó là những điều tôi đã học hỏi được, kết quả của nhiều buổi lên lớp chính trị, đọc các sách báo tiến bộ và những buổi nói chuyện với các cán bộ Việt Nam.

Cũng như tôi, nhiều bạn tù binh đã chân thành tìm cách hành động để chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Dần dần chúng tôi đã nhận thức rõ hơn hiệu quả của những văn kiện tập thể của chúng tôi, những văn kiện đã phối hợp với nhiều biểu hiện của ý chí hòa bình của nhân dân Pháp. Trong số chúng tôi, ngay cả những người không công khai bày tỏ lập trường cũng đánh giá hiệu quả to lớn của những văn kiện đó trong thâm tâm của họ mà không hay biết. Chỉ những tù binh mới bị bắt không có đủ thời gian và những điều kiện có thể dẫn họ đến chỗ nhận rõ tính chất thật sự của cuộc chiến tranh Đông Dương.

Mục tiêu thứ nhất của chúng tôi đã đạt được: Đình chiến ở Đông Dương. Nhưng mỗi chúng tôi đã học được điều cần phải cảnh giác. Tôi không hề quên có những người trên thế giới cần đến chiến tranh, họ sẽ tìm cách phá hoại đình chiến và xóa bỏ hòa bình. Cũng cần phải giải phóng nước Pháp thoát khỏi sự can thiệp của Mỹ, chống lại sự phục hồi chủ nghĩa quân phiệt phục thù Đức, được che giấu dưới cái tên Cộng đồng phòng thủ Châu Âu (CED). Cần phải xây dựng một quân đội quốc gia. Cần phải tránh để xẩy ra ở châu Phi tấn thảm kịch Đông Dương. Chủ nghĩa thục dân là không thể biện hộ: đó là biểu hiện tàn bạo của công thức “sức mạnh chà đạp pháp luật”. Tôi kiên quyết chống lại chủ nghĩa chủng tộc dưới mọi hình thức. Cùng với tất cả mọi người xứng đáng với tên gọi con người, tôi sẽ bảo vệ những nguyên tắc của 89. Làm điều dó, tôi sẽ chỉ tuân theo hiến pháp của nước tôi.

Trong hoạt động của tôi, tôi sẽ được vợ tôi giúp đỡ, cô ấy không chờ đợi ngày tôi trở về, để tiến hành một cuộc đấu tranh tích cực. Sự hòa hợp của chúng tôi do đó sẽ được tăng cường.

Vào lúc trở về gia đình, tôi khó mà phân tích được tất cả những cảm tưởng của tôi. Lùi thời gian lại, chắc chắn tôi sẽ phát hiện những khám phá khác. Do đó tôi không có ý định dựng lên một bức tranh hoàn chỉnh. Trại tạm trú ở Tuyên Quang, nơi tôi đang ở hiện nay sẽ xác nhận ý kiến của tôi rằng nhân dân Việt Nam đã vui lòng vượt qua những khó khăn, ngay cả để cải thiện số phận tù binh của họ. Tôi chỉ có thể một lần nữa bày tỏ sự biết ơn của tôi đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đề xướng chính sách khoan hồng, và đối với các cán bộ, nhân dân và binh sĩ Việt Nam đã áp dụng một cách trung thực chính sách khoan hồng đó.

… Bốn năm cầm tù, đúng là gian khổ, nhưng đó là trường đời mà khi ra trường tôi đã biến đổi biết bao nhiêu.”



*

Đêm đã khuya lắm rồi. Khi trang cuối cùng của cuốn sổ tay được khép lại, tôi đứng dậy, đến bên cửa sổ, lòng thanh thản, ngước mắt nhìn bầu trời đầy sao trải ánh sáng bạc lung linh trên thành phố đã ngủ say.

Từ nhà ai, bên kia đường phố, bật lên tiếng hờn của trẻ thơ, quyện vào tiếng ru hời ngọt ngào của một bà mẹ trẻ, đưa tâm trí tôi bay về một vùng quê của tuổi ấu thơ bên dòng sông Tô Lịch, ngoại thành Hà Nội.

- “Cô ấy không đơi ngày tôi trở về… ”. Không, anh bạn Bơ-cle. Chắc chắn cô ấy đang đợi anh về.

Một cơn gió lạnh từ mạn ngã ba sông ùa vào căn phòng sáng ánh điện, chợt làm tôi nhớ đến ngọn đèn Hoa Kỳ leo lét cháy, bỗng tắt phụt trên căn nhà sàn trống trải nhưng nặng tình thương cả đối với tôi và anh của đồng bào Tày ở miền núi Trùng Khánh xa xôi...

                                                                                        HÀ NỘI - NHA TRANG, THÀNH PHỐ BIỂN
                                                                                                       Tháng Mười 1993
                                                                                                              KỲ THU


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 09:16:35 pm
ANNEXES
(PHỤ LỤC)


I. EXTRAITS D’UN DOCUMENT ÉCRIT PAR LE COMITÉ DE PAIX ET DE RAPATRIEMENT DU CAMP No1 À L’OCCASION DE LA QUINZAINE DE LA PAIX ORGANISÉE AU CAMP No1 DU 16 AU 31 OCTOBRE 1952.

II. IMPRESSIONS DES OFFICIERS ET SOUS - OFFICIERS AU CAMP No1 AVANT LEUR LIBÉRATION.

III. IMPRESSIONS DU LIEUTENANT JEAN JACQUES BEUCLER À LA VEILLE DE SA LIBÉRATION.




ANNEXE III



Après presque 4 ans de captivité dans la République Démocratique du Vietnam, je m’apprête à regagner mon pays, ma famille. Ce long séjour fut dur, certes: dur par l’éloignement, dur par des conditions matérielles auxquelles je n’étais pas habitué. Mais, en revanche, il fut fertile en enseignements de toute nature, qui ont donné un sens nouveau à ma vie.

Qu’ai-je appris?

La résistance vietnamienne

L’armée populaire vietnamienne m’a fourni un exemple d’armée vraiment nationale, bien organisée, bien guidée, dotée d’un idéal élevé. La bataille d’ Octobre 1950, sur la route no4, m’a révélé ce qu’est le combattant vietnamien courageux jusqu’à l’héroisme, confiant en la justesse de sa cause, discipliné au point de se montrer - non pas simplement correct - mais attentionné vis - à - vis de son prisonnier qu’il pourrait hair en le considérant comme un serviteur du colonialisme oppresseur.

J’ai vu vivre la compagnie de garde du camp: bonne humeur, discipline “librement consentie”, les termes sont parfaitement exacts. Je me rappelle mon étonnement ce rassemblement de Mai 1952 au cours duquel un soldat vietnamien fit devant tout le camp son autocritique. Ces méthodes sont autrement plus humaines et autrement plus efficaces que les punitions en usage dans l’armée que j’ai connue. Elles s’adressent à la conscience et au coeur de l’individu; elles développent l’esprit d’émulation et le sens de responsabilité.

On m’avait dit: “En zone Vietminh, la population obéit à la peur” J’ai constaté l’étroite union qui existe entre peuple et armée, celle-ci n’étant que l’émanation de celui-là Il est impossible d’en douter quand on a vu le dévouement des colporteurs et brancardiers au front, la spontanéité de l’accueil réservé par le civil au militaire, l’empressement à fournir son aide à la résistance. Après une courte explication des cadres responsables du camp, les villageois se resserraient de bon coeur pour nous héberger, nous prêtaient outils et instruments culinaires, acceptaient complaisamment toutes les gênes inhérentes à notre seule présence.

Quand on a vécu au sein de cette population, quand on a tenu dans ses bras les petits enfants vietnamiens, quand on a vu des mères vietnamiennes partager notre joie de recevoir du courrier, quand on a entendu des résistants vietnamiens nous répéter leur amitié pour le peuple de France, on ne peut quitter ce pays que le coeur plein de reconnaissance et rempli de souvenirs suffisamment émouvants pour contrebalancer la détresse de notre long exil.


La vie en collectivité

Que d’acquisitions dans ce domaine! La politique de clémence, instituée par le Président HO CHI MINH, comprise et appliquée pleinement à partir de Septembre 1951, nous a permis d’organiser notre vie collective. Dans tous les domaines, nos propositions, quand elles étaient raisonnables ont toujours été prises en considération. Une personne non avertie aurait été stupéfaite à la vue de ces réunions auxquelles participaient cadres vietnamiens et représentants choisis par les prisonniers eux-mêmes. On y discutait sans arrière pensée, chacun ayant pour seul souci le bien commun du camp.

En 1952 même, les conditions locales le permettant, nous avons pu gérer en toute liberté les fonds alloués pour notre alimentation. Ceci doit être unique dans les annales des prisonniers de tous temps et lieux. Que de fois, les intendants vietnamiens chargés des achats revenaient du marché, courbés sous le poids de victuailles à nous destinées. Alors, je pensais chaque fois que nous n’étions pas “des prisonniers comme les autres”. Nous travaillions à la marche de notre camp: constructions éventuelles, ravitaillement en bois de chauffage et en denrées alimentaires. Jamais il ne nous fut demandé un travail autre, dont nous ne bénéficiĩons pas nous-mêmes. J’ai pu ainsi acquérir l’expérience du travail manuel... Surtout, j’ai appris à l’ aimer et je n’exagère nullement en affirmant que, les jours où le mauvais temps ou une occupation quelconque m’empêchait d’aller en forêt, mon travail de bûcheron me manquait: c’était devenu presqu’un besoin physique. Désormais je me sens à même de comprendre le mépris du travailleur et surtout du travailleur manuel - pour l’oisif ou le paresseux. Et je suis convaincu qu’une société viable ne doit et ne peut vivre que par et pour ses masses laborieuses.

La République Démocratique du Vietnam a consenti à de gros sacrifice pour ses prisonniers. Evidemment, un parisien non prévenu, arrivant subitement dans notre camp, aurait jugé “impossibles” nos conditions de vie. Mais il faut demeurer objectif et tenir compte des conditions de temps et de lieu. Je n’oublierai jamais qu’au moment où le civil vietnamien qui m’hébergeait portait des vêtements rapiécés je percevais - moi - deux tenues neuves par an. Je n’oublierai jamais que je bénéficiais de plus de médicaments que lui. Je n’oublierai pas non plus qu’aux mois où la “soudure” obligeait le paysan à manger du maïs, j’avais toujours moi, mes 800 grammes de riz quotidien. Sauf en 1951, où les conditions alimentaires étaient précaires, j’ai toujours reçu une nourriture sensiblement analogue à celle des militaires vietnamiens qui me gardaient.

Il faudrait des pages et des pages pour énumérer tous les enseignements de l’existence dans notre communauté: les plus récalcitrants ont compris mieux chaque jour la nécessité de l’esprit d’entr’aide. Tous nous avons abandonné, à des degrés divers, certes, notre égoisme bourgeois. Personnellement, j’en ai tiré de multiples profits.

La lutte pour la paix

Nous faire comprendre nos erreurs passées.. Nous transformer en combattants de la paix. En ce qui me concerne, je puis affirmer que la tâche est accomplie. Quand je réalise les étapes franchies, j’évalue la patience dont ont fait preuve les cadres chargés de mon instruction. D’abord, il m’a fallu admettre que la formule de “l’officier apolitique” n’était qu’un leurre. J’ai compris qu’involontairement, inconsciemment, je servais une politique... que la neutralité était impossible. Ensuite, j’ai choisi: le colonialisme, l’agression préconisée par le camp de la guerre - sont procédés indéfendables. J’ai trop compris Ie prix de la liberté et de la paix pour ne pas me ranger parmi les partisans de la paix, et souhaiter pour tous cette liberté et cette paix si chères. Enfin, j’ai acquis la conviction de la nécessité de lutter pour cette paix et cette liberté. Partisan ne suffit pas, il faut être combattant de la paix. Telles sont mes acquisitions, fruits de multiples cours politiques, lectures progressistes et conversations avec des cadres vietnamiens.

Comme moi, beaucoup de mes camarades prisonniers ont sincèrement cherché à agir pour mettre fin à la guerre d’Indochine. Peu à peu nous avons mieux réalisé l’ efficacité de nos écrits collectifs, qui se joignaient aux nombreuses manifestations de la volonté de paix du peuple de France. Parmi nous, même ceux qui n’ont pas pris publiquement position ont considérablement évalué dans le fond d’eux-mêmes à leur insu. Seuls les prisonniers de fraîche date ont pu ne bénéficier ni du temps, ni des conditions susceptibles de les amener à réaliser le vrai caractère de la guerre d’Indochine.

Notre premier objectif est atteint: l’armistice en Indochine. Mais chacun de nous a appris à demeurer vigilant. Je n’oublie pas que des gens dans le monde ont besoin de la guerre, qu’ils essayeront de saboter l’armistice et d’enrayer la paix. Il faut aussi libérer la France de l’ingérence américaine, s’opposer à la renaissance du militarisme revanchard allemand, camouflé en CED. Il faut faire une armée nationale. Il faut éviter que se reproduise en Afrique le drame d’Indochine. Le colonialisme n’est pas défendable: c’est la manifestation brutale de la formule “la force prime le droit” Je suis fermement décidé à combattre le racisme sous toutes ses formes. Avec tous les hommes dignes de ce nom, je défendrai les principes de 89. En cela, je ne ferai d’ailleurs que me conformer à la constitution de mon pays.

Dans mon action, je serai aidé par ma fenme qui n’a pas attendu mon retour pour entreprendre une lutte active. Notre union en sera renforcée.

Telles sont mes résolutions. Elles permettent de mesurer mes acquisitions de captivité.

Au moment de rentrer chez moi, j’ai du mal à analyser toutes mes impressions. Le recul du temps me révélera certainement d’autres découvertes. Aussi n’ai-je pas la prétention de dresser un tableau complet. Le camp de passage de Tuyen Quang, où je séjourne actuellement, confirmera mon opinion que le peuple vietnamien a consenti à surmonter de difficultés, même pour améliorer le sort de ses prisonniers. Je ne puis qu’exprimer à nouveau ma reconnaissance envers le Président HO CHI MINH, instigateur de la politique de clémence, et envers les cadres, la population et les soldats vietnamiens qui ont loyalement appliqué cette politique.

… 4 années de captivité, dures, certes, école de la vie d’où je sortirai grandement transformé.

                                                                                                            Le 13 Août 1954
                                                                                                      JEAN JACQUES BEUCLER
                                                                                                               LIEUTENANT


Tiêu đề: Re: Khép lại quá khứ đau thương
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Ba, 2009, 09:19:52 pm

SÁCH VÀ TƯ LIỆU THAM KHẢO, TRÍCH DẪN


TƯ LIỆU


- Tập san Giáo dục tù hàng binh Âu Phi của Cục Địch Vận.

- Tài liệu do “ỦY BAN HÒA BÌNH VÀ HỒI HƯƠNG” Trại số 1 biên soạn nhân Tuần Hòa bình tổ chức ở Trại số 1 từ 16 đến 31-10-1952.

- “TIẾNG NÓI TÙ BINH” (LES PRISONNIERS PARLENT) do “ỦY BAN HÒA VÀ HỒI HƯƠNG” Trại số 1 biên soạn tháng 5-1953.

- Cảm tưởng của tù binh sĩ quan Pháp trước khi được phóng thích theo Hiệp định đình chiến ở Việt Nam 1954 tại Việt Trì.

- Bản tin của Ty thông tin Cao Bằng ngày 19-7, 20-7, 13-11, 27-11, 11-12-1950 (Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam ).

- “Nos P.G”, - LE VIETNAM EN MARCHE – No14 -12-1957



SÁCH TIẾNG VIỆT

- ĐIỆN BIÊN PHỦ- ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1979. (In lần thứ sáu có bổ sung)


- TIẾNG SẤM ĐIỆN BIÊN PHỦ - ĐỖ THIỆN ĐINH KIM KHÁNH, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1984..

- TRẬN TUYẾN HẬU CẦN ĐIỆN BIÊN PHỦ, Trương Đình Châu - Trần Minh Hồng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1975.

- ĐIỆN BIÊN PHỦ (qua các bài báo viết tại Mặt trận), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1960.



SÁCH TIẾNG PHÁP

- RC4 - LA TRAGÉDIE DE CAO BANG, Colonel PIERRE CHARTON - Editions ALBATROS - 1975.

- LES BAGNARDS D’ HO CHI MINH - RENÉ MARY - Editions ALBIN MICHEL. “Collection - Les Combattants” - 1986.

- LES SOLDATS OUBLIÉS - De Cao Bang aux camps de rééducation du Việt Minh - STIEN LOUIS - Editions ALBIN MICHEL “Collection - Les combattants” - 3-1993.


Het