Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: chiangshan trong 10 Tháng Giêng, 2009, 10:18:41 pm



Tiêu đề: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Giêng, 2009, 10:18:41 pm
Dẫn nhập

Chủ đề này nhằm mục đích khảo sát những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ qua tài liệu của cả 2 bên, bao gồm cả tiến công, phòng ngự, phục kích, tập kích....

Phạm vi khảo sát chỉ gồm những trận đánh trong giới hạn hẹp về không gian và thời gian và không có hoặc rất ít yếu tố VNCH tham gia.

Nội dung dự kiến (sẽ tiếp tục bổ sung nếu có thể):
- Vạn Tường – Battle of Chu Lai, 18/08/1965. (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=6438.0)
- Đất Cuốc - Battle of Hill 65, 08/11/1965.
- Bàu Bàng – Battle of Ap Bau Bang I, 12/11/1965.
- Ia đrăng – Battle of Ia Drang, 14/11 – 17/11/1965. (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2047.msg79946#msg79946)
- Bắc Bồng Sơn – Battle of Cu Nghi, 28/01 – 30/01/1966.
- Cần Đâm - Battle of Ap Tau O, 08/06/1966.
- Cần Lê - Battle of Srok Dong, 30/06/1966.
- Xa Cát - Minh Hòa - Battle of Minh Thanh Road, 09/07/1966.
- Bàu Bàng - Battle of Ap Bau Bang II, 19/03/1967. (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13911.msg212311#msg212311)
- Đồng Rùm – Battle of Suoi Tre, 21/03/1967. (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13911.msg212373#msg212373)
- Ba Vũng – Battle of Ap Gu, 31/03/1967.
- Cồn Tiên, 08/05/1967.
- Vinh Huy - Battle of Vinh Huy, 02/06/1967.
- Cồn Tiên – Battle of July Two, 02/07/1967.
- Ông Thạnh (?) - Battle of Ong Thanh, 17/10/1967.
- Điểm cao 875 – Battle of Dak To, 19/11/1967 – 23/11/1967.
- A Bia ("đồi thịt băm") – Battle of Dong Ap Bia (Hamburger Hill), 10/05/1969 – 21/05/1969.
- Điểm cao 935 – Battle of FSB Ripcord, 01/07/1970 – 23/07/1970.

------------------------------
Do 1 số trận nội dung thảo luận đã mở rộng ra khá nhiều nên tách thành chủ đề riêng.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: pain trong 12 Tháng Giêng, 2009, 02:10:04 pm
Mau mau Núi dài ơi. Đặt gạch chờ đọc.


Tiêu đề: Trận Vạn Tường
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Giêng, 2009, 10:54:13 pm
Một số tư liệu từ phía ta

http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/bangtin/2004/1847/

3 giờ sáng ngày 18/8, 2 máy bay trinh sát L20 và 4 máy bay phản lực F100 quần lượn trên khu vực An Cường, Vạn Tường, Thanh Thủy, An Lộc, Lộc Tự, Nam Yên, Ngọc Hương. Ngoài biển, 8 tàu đổ bộ và 2 tàu khu trục xuất hiện cách bờ biển 500 đến 1000 mét.

Sau khi nắm được tình hình địch, Trung đoàn thông báo và lệnh cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu.

4 giờ 30 phút, 8 F100, máy bay L20, 8 khẩu pháo mặt đất ở quận Bình Sơn và pháo trên hạm tàu bắn phá chuẩn  bị vào Long Bình, An Cường, An Lộc, trong 30 phút với hơn 100 tấn bom và gần 200 viên đạn bác. 5 giờ đến 6 giờ 45 phút, địch vừa dùng phản lực oanh tạc, vừa lần lượt thực hành đổ bộ đường không, đường biển và tiến công đường bộ vào khu vực tác chiến như sau:

06 giờ, 19 trực thăng H34 đổ quân xuống Đông núi Phổ Tinh khoảng hơn 200 tên thuộc d3/e7, đồng thời 12 phản lực F105 ném bom và phóng rốc-két xuống khu vực Long Bình, An Cường.

06 giờ 20 phút, 31 trực thăng đổ d2/e4 xuống phía Đông Ngọc Hương (Bắc đồi Tranh). Đồng thời, lúc 06 giờ 20 phút có 4 tàu và 20 đỉnh đổ bộ loại LCU, LCM đổ d1/e7 vào phía Bắc bờ biển An Cường (Đông Nam Vạn Tường 2 km) và cách mũi đổ bộ đường không phía Đông Ngọc Hương 3-4km. Mũi đổ bộ này dùng tàu LST chở xe tăng vào cách bờ chừng 1,5 km đến 2 km, lính thủy đánh bộ xuống các xe lội nước và đỉnh đổ bộ tiến vào bờ theo đội hình: Đợt đầu là đỉnh chở xe tăng; đợt 2 các xe bọc thép lội nước chở quân, sau cùng là 3-4 đợt đỉnh tuần tiểu. Cách bờ 6-8 km là khu vực cơ động của một tàu tuần dương và 2 tàu khu trục bắn yểm hộ trong quá trình đổ bộ.

06 giờ 30 phút, 8 máy bay phản lực ném bom vào Trung Sơn và 1c của d3/e3 có xe lội nước từ Chu Lai vượt sông Trà Bồng đánh chiếm Bình Giang (Tây Bắc Vạn Tường 5 km) rồi tiến xuống An Lộc chặn đường rút lui của ta.

Trung đoàn ra lệnh cho các đơn vị triển khai đánh địch tại chỗ. Nhưng thực tế các đơn vị đã chủ động nổ súng bắn địch trước 06 giờ 20 phút, mũi đổ bộ đường biển của địch vào An Cường đang triển khai lên bãi cát trước làng An Cường, b công binh (15 đồng chí) dùng súng trường diệt 4 tên đi đầu, địch ào lên xung phong, ta điểm hỏa một quả mìn định hướng diệt hơn 20 tên, địch hoảng hốt lùi ra tổ chức lại đội hình, dùng xe cơ giới M113 yểm hộ cho bộ binh tiến công. Bộ phận công binh đã dựa vào làng chiến đấu ngăn chặn địch khoảng 30 phút lùi về SCH/e ở Vạn Tường.

06 giờ 30 phút, trên hướng d, bộ binh 60 ở Ngọc Hương-Lộc Tự tiểu đoàn lệnh cho c BB5 nhanh chóng vận động ra chiếm đồi phía Đông Ngọc Hương. Trên đường vận động trinh sát ta phát hiện ở chân đồi Tranh có địch, đồng chí Thuật quyền c trưởng lệnh cho b2 có đồng chí Tri c viên đi cùng nhanh chóng chiếm lĩnh đoạn hào giao thông phía Đông Ngọc Hương. Quyền c trưởng cùng b1 và b3 nhanh chóng chiếm lĩnh khu vực Tây Bắc đồi Tranh. Khi đang vận động, ta phát hiện khoảng 500 tên địch dưới sự chi viện của hỏa lực và 12 máy bay phản lực chia thành từng đợt tiến vào, 2b do quyền c trưởng chỉ huy bí mật chiếm lĩnh trận địa trên đồi Tranh chờ địch đến cách 40-50 m mới nổ súng. Tất cả các hỏa khí của ta phát dương mạnh mẽ hỏa lực diệt nhiều địch.

Ta phát hiện có 2 khẩu cối 81 ly trong đám địch chết, liền tổ chức xung phong ra lấy, nhưng  bị hỏa lực địch  bắn mạnh không lấy được.

Bị đánh bất ngờ, địch lùi lại dùng đại liên, súng cối hỏa lực trên xe tăng, xe bọc thép bắn mạnh vào đội hình của c BB1 (-), đồng thời 50 trực thăng tiếp tục đổ quân xuống phía Đông Ngọc Hương tăng cường cho cánh quân vừa bị c BB1 (-) đánh thiệt hại. Nghe súng nổ, đồng chí c viên dẫn b2 đang bố trí ở Ngọc Hương ra tăng cường hình thành thế phòng ngự ở khu đồi Tranh của toàn bộ cBB5.

Mũi đường bộ của địch sau khi vượt sông Trà Bồng tiến vào Tân Hy, Đông Lễ cĐP21 và du kích chặn đánh, địch tổ chức nhiều đợt tấn công nhưng cĐP21 và du kích đã dựa vào hào giao thông trong làng đánh lùi nhiều đợt xung phong của địch, không cho chúng hợp vây xuống An Lộc.

Sau đợt đầu, các hướng tấn công và đổ bộ bằng trực thăng của địch đều bị chặn lại. Địch dùng không quân, pháo binh và trực thăng vũ trang đánh phá quyết liệt, đồng thời dùng trực thăng đổ quân tiếp viện, chở thương. Lực lượng ngoài biển tiếp tục cho quân đổ bộ vào An Cường và Thanh Thủy, tổ chức các đợt tấn công khác mãnh liệt hơn.

Khoảng 7 giờ 15 phút, quân địch tiếp tục tấn công vào đồi Tranh. cBB5 chờ cho xe M113 đến cách khoảng 40 mét mới dùng B40 bắn hỏng 1 chiếc, những chiếc khác dừng tại chỗ dùng hỏa lực bắn vào trận địa của ta. Lúc này một số trực thăng địch đổ thêm quân xuống, ta dùng trọng liên bắn cháy 1 chiếc. Địch vẫn liều mạng cho một số trực thăng hạ cánh xuống để lấy xác chết và số bị thương.

Khi cBB5 đang chiến đấu ở đồi Tranh thì cBB6 được lệnh cơ động ra hiệp đồng tác chiến, đồng chí c trưởng cBB2 được trinh sát báo cáo phía Nam xóm Chuối có địch, liền ra lệnh cho b1 vận động ra hướng Nam xóm Chuối, b2 chiếm đồi đất, b3 chiếm phía Đông Lộc Tự.

b1 đang cơ động ra xóm Chuối phát hiện bộ binh và xe M113 địch từ Đông Bắc Ngọc Hương đang tiến về xóm Chuối, c phó lệnh cho b1 chiếm giao thông hào ở rìa làng, dùng cối 60 mm và các loại hỏa lực khác bắn mãnh liệt vào bộ binh đang tiến sau xe M113. Bị đánh bất ngờ, địch lùi lại bám vào xe tăng, xe bọc thép để chiến đấu với ta. Cùng lúc 12 máy bay phản lực quần lượn trên không nhưng không dám bắn phá vì trận địa của ta và địch rất gần nhau.

Khi đang vận động ra chiếm đồi đất đỏ, b2 cũng phát hiện bộ binh và xe M113 đang ồ ạt tiến lên phía Đông quả đồi (còn cách khoảng 100 mét). Địch dùng cối 81 mm, trọng liên 12,7 mm và các loại hỏa lực khác bắn mạnh vào đội hình của trung đội. Các chiến sĩ b2 đã dùng B40 bắn cơ giới địch nhưng đạn không nổ, súng hỏng. Địch ồ ạt tiến lên đồi, ta bắn mạnh, diệt được nhiều địch, nhưng chúng vẫn ngoan cố xông lên. Các chiến sỹ đã dùng báng súng, lưỡi lê đánh giáp lá cà với địch. Trước sự đánh trả quyết liệt của ta, địch phải lùi xuống chân đồi dùng hỏa lực bắn lại. Đơn vị bị thương vong nhưng vẫn quyết tâm giữ vững trận địa, tiếp tục đánh lùi nhiều đợt xung phong khác của địch, loại khỏi  vòng chiến đấu khoảng 80 tên.

B3 nghe súng nổ ở đồi đất đỏ và xóm Chuối đã dùng cối 60 mm và trung liên bắn chi viện và hợp đồng tác chiến cùng với b2 diệt địch.

Trên hướng c21ĐP: Sau khi địch bị chặn lại ở Hòa Tây, chúng dùng 8F100 ném bom xuống Phú Long và ven đồi Trung Sơn dọc đường cho 30 trực thăng đổ quân xuống khu vực này để thay thế cho mũi đổ bộ. Khi 10 H34 hạ cánh xuống Bắc An Lộc, c21 ĐP đã dùng cối 60 mm bắn trúng đội hình địch, 5 chiếc cháy tại chỗ, 2 chiếc bị hỏng nhẹ vội vàng cất cánh tháo chạy nhưng bay đến Đông Lễ thì rơi, 3 chiếc bị hỏng nặng không cất cánh được. Địch cho 12 F100 và HU 1A phóng rốc két vào trận địa của c21ĐP và sau dùng 20 trực thăng đổ quân xuống Bắc Trung Sơn, cách trận địa cũ 500 mét. Nhưng c21ĐP đã bí mật cơ động sang đồi Trung Sơn để sẵn sàng chờ địch. Đợi đích đến cách khoảng 50-60m, ta bất ngờ bắn mãnh liệt vào đội hình địch, diệt được một số và sau đó lại chuyển sang phía Đông đồi Trung Sơn, địch triển khai vào làng An Lộc, c21ĐP tiếp tục đánh vào An Lộc, địch bỏ chạy, ta diệt được 20 tên và giải phóng được 100 đồng bào bị bắt. Sau đó, ta cơ động về Tây Gò Đam, Đông núi Phổ Tinh.

Trên hướng Thanh Thủy, cùng với lực lượng đổ bộ xuống Bắc Trung Sơn, địch cho 16H34 đổ quân xuống Đông Bắc Lộc Tự và tăng cường lực lượng vào cửa biển Phú Vinh hòng tập trung tiêu diệt lực lượng ta ở Đông Bắc Vạn Tường. Một lực lượng địch đổ bộ đường biển vừa tiến lên đồi 60 bị đại đội đặc công-trinh sát chặn đánh, buộc chúng phải lùi lại tổ chức chống cự.

Sau 4 giờ chiến đấu (từ 5 giờ đến 9 giờ ngày 18/8), theo báo cáo của các đơn vị và qua theo dõi chỉ huy Trung đoàn nắm được đợt đầu, địch có khoảng hơn 200 tên và 3 chi đoàn cơ giới, nhưng càng về sau chúng càng tiếp tục tăng quân, đưa số quân lên 7000 đến 8000 tên cùng hơn 100 xe cơ giới các loại, cả M113, xe tăng M41, M48, pháo tự hành và nhiều loại xe giống như công trình xa (dài 9m, rộng 5m, cao 3,5m).


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Giêng, 2009, 10:54:29 pm
Trung đoàn nhận định: Địch tuy có bị đánh chặn lại, nhưng vẫn tiếp tục tăng quân trên các hướng, tập trung chủ yếu vào thôn Ngọc Hương. Về ta, đã phát huy tinh thần chủ động đánh địch, nhất là dBB60, c21ĐP, song ta cũng bị thương vong, đạn dược tiêu hao nhiều chưa bổ sung được.

Xử trí và quyết tâm của Trung đoàn: Cho dBB60 đưa cBB7 vào chiến đấu ở xóm Chuối-Lộc Tự cùng tập trung ngăn chặn tiêu diệt địch. Tập trung toàn bộ lực lượng của cả 2 dBB60 và dBB40 tiêu diệt cánh quân ở Ngọc Hương. Lệnh cho dBB40 vận động từ An Thái xuống Lộc Tự phối hợp cùng với dBB60 tiêu diệt cánh quân ở Ngọc Hương. Lệnh cho dBB45 và dBB90 sẵn sàng cơ động.

9 giờ 30 phút, sau nhiều lần đánh địch ở đồi Tranh cBB5/dBB60 lui về phía Đông Nam Ngọc Hương, Lộc Tự; c8 trợ chiến của d bộ đã đưa ra bố trí ở Tây Nam xóm Chuối-Ngọc Hương. Lúc này cBB7 được lệnh bước vào chiến đấu: b2 và b3 vận động ra bố trí ở xóm Chuối, b1 do c phó Hải (quyền trưởng) chỉ huy đánh thẳng vào đội hình địch ở nam xóm Chuối.

Khi b1 đang vận động thì phát hiện 1 chi đoàn xe M113 cách khoảng 400-500m, b trưởng hạ lệnh cho ĐKZ bắn 8 phát nhưng không trúng. Địch phát hiện hoả lực của ta dã tập trung hoả lực cối, 12,7 mm bắn vào đội hình làm ta thương vong một số, b1 vẫn kiên quyết bám vào giao thông hào ở phía đông xóm Chuối đánh trả lại. Địch tiếp tục tăng quân tổ chức nhiều đợt xung phong, dùng cả súng phun lửa để sát thương, nhưng b1 được sự phối hợp của b2, b3 và một bộ phận của cBB6 đang chiến đấu ở khu vực này nên vẫn giữ vững được trận địa.

Trước sự tiến công ngoan cường của quân ta, địch cho một lực lượng bộ binh cùng xe M113 vòng lên phía Đông bắc đánh vào xóm Chuối. b2/cBB7 do chính trị viên Nhuận chỉ huy vận động ra phòng ngự ở một đoạn giao thông hào phía bên trái đội hình cBB6. Chờ cho địch vào cách khoảng 70 m, khẩu đội ĐKZ của đồng chí Châu đã bắn cháy 3 chiếc, bắn hỏng 4 chiếc khác, làm cho đội hình của địch rối loạn chen chúc nhau núp sau các xe bọc thép còn lại. Ta đã tiếp tục dùng súng cối 60 mm và 81 mm của tiểu đoàn bắn dồn dập vào đội hình địch diệt được nhiều tên, đánh tan đợt xung phong thứ nhất của địch vào xóm Chuối. Đồng chí Nhuận chính trị viên và đồng chí b trưởng b2 vừa dùng các loại súng bộ binh tiêu diệt hàng chục tên địch, vừa động viên bộ đội kiên quyết giữ vững trận địa, liên tục đánh bại nhiều đợt xung phong của địch.

09 giờ 45 phút, tiểu đoàn BB40 khi được lệnh bước vào chiến đấu đã khẩn trương xuất kích về phía Ngọc Hương-Lộc Tự để hiệp đồng với dBB60 tiêu diệt cánh quân địch ở phía Đông Bắc xóm Chuối và Bắc Lộc Tự. Tiểu đoàn lệnh cho cBB1 cùng với c4 hoả lực do tiểu đoàn trực tiếp chỉ huy xuất kích. Lúc 9 giờ 45 phút đội hình bắt đầu vận động, phải qua nhiều đoạn trống trải, máy bay trinh sát, trực thăng HU1A và máy bay phản lực quần rất sát.

11 giờ, cBB1/d40 đã vận động đến bắc làng Lộc Tự thì phát hiện địch dùng trực thăng đổ thêm 1d LTĐB xuống Ngọc Hương tăng viện cho d2/e4, đồng thời địch dùng xe bọc thép LVTP có xe tăng M48 hộ tống tiểu đoàn này gồm cả thảy 9 chiếc, từ hướng An Cường theo hàng dọc tiến vào tiếp tế lương thực, đạn dựơc cho bọn địch ở Lộc Tự và xóm Chuối.

Nắm được tình hình, cBB1/d40 đã triển khai đội hình đánh địch: b1 chiếm đoạn hào phía bắc Lộc Tự làm nhiệm vụ chặn đầu, b2 chiếm đoạn giao thông hào bên phải, đánh vào bên sườn quân địch, b3 chiếm đoạn hào giao thông bên phải của b2 làm nhiệm vụ khoá đuôi.

cBB1 triển khai đội hình chiến đấu xong cũng là lúc đoàn xe địch có cả bộ binh ngồi trên xe bắt đầu tiến vào trận địa. Khi chiếc xe tăng đi đầu cách bộ phận chặn đầu khoảng 50 m, ta đã bắn 3 quả B40 và phóng 2 quả AT làm cháy và hỏng 4 chiếc. Đội hình xe tăng rối loạn, một số chiếc sau dừng lại, cách ta khoảng 400-500m, dùng trọng liên 12,7 ly bắn lại, một số chiếc đi giữa định tháo chạy, nhưng khi quay xe thì chúc đầu xuống ruộng sâu không lên được phải nằm tại chỗ dùng đại liên, trọng pháo trên xe bắn ngăn chặn quân ta, quân lính địch chui hết vào trong xe.

Thấy đoàn xe địch rối loạn, đồng chí c phó (quyền c trưởng) hạ lệnh xung phong, nhưng vì không tổ chức hoả lực chế ác nên khi xung phong bị hoả lực trên các xe còn lại bắn trả rất mạnh, địch dùng cả súng phun lửa gây cho ta một số thương vong. Mặc dù địch bắn rất mạnh, bộ đội ta vẫn tiếp cận, quyết tâm tiêu diệt đoàn xe. Từng tiểu đội, từng tổ 3 người trang bị tiểu liên, lựu đạn bám sát tìm cách trèo lên xe để tiêu diệt. Có tổ xung phong lên bị hy sinh, tổ sau xung phong lên cũng bị hy sinh hoặc bị thương, tổ khác lại tiếp tục xung phong bám vào đựơc thành xe nhưng vì xe cao và trơn không trèo lên đựơc. Có tổ đã công kênh nhau lên và đưa cả đại liên lên xe địch để chế áp sát lại bị hoả lực địch, nhưng các xe khác bên cạnh vẫn bắn trả lại.

Tổ đánh tăng của các đồng chí Kim, Thông, Nên vừa dùng tiểu liên kiềm chế vừa nhanh chóng men theo xích xe tăng trèo lên định dùng lựu đạn ném vào buồng lái. Xe địch dừng lại, bọn lính định mở cửa tháo chạy. Tổ chiến đấu dùng tiểu liên bắn, các tên Mỹ trong xe hoảng sợ thụt vào đóng cửa lại.

Tổ chiến đấu khác gồm 4 đồng chí Nhân, Nhi, Thành, Nhàn đu nòng pháo vọt lên xe tăng, địch quay nòng làm các đồng chí ngã xuống. Họ lại tiếp tục đu lên lần 2 và bị hoả lực của xe khác bắn 1 đồng chí bị thương. Hai đồng chí khác nhảy lên lần thứ 3 và bò lên được thùng xe, họ dùng thủ pháo tiêu diệt được chiếc xe này.

11 giờ 30 phút, địch bắn pháo hiệu đỏ, 12 chiếc F.100 đến ném bom và bắn rốc-két phá huỷ các xe bị ta đánh hỏng.

10 giờ 30 phút, cBB2 đồng thời xuất kích từ An Thái 2 qua Lộc Tự. Lúc 11 gìơ phát triển đến gần mương nước phát hiện có xe tăng và bộ binh địch bên kia đường, đại đội đã nhanh chóng chiếm địa hình có lợi triển khai đội hình, dùng cối 60 ly, 82 ly, đại liên, trung liên bắn vào xe của địch để phối hợp với cBB1.

Khi được lệnh cBB3 vận động men theo rìa làng phía Tây bắc An Thái 2. Lúc 11 giờ 30 phút, phát hiện một số xe tăng và bộ binh địch từ an Thái tiến lên, các chiến sĩ b40 đã bắn cháy một chiếc và đứt xích một chiếc, nhưng địch vẫn tiếp tục ồ ạt tiến về phía Bắc lộc Tự theo đội hình 3 hàng dọc. cBB3 đã nhanh chóng vận động qua bên phải cBB2 chiếm đoạn hào giao thông dùng cối 60 ly và dùng toàn bộ hoả lực bắn mạnh vào đội hình địch, giữ vững trận địa, hiệp đồng cùng cBB7, cBB6/d60 giữ vững khu vực làng Lộc Tự.

c4 hoả lực được lệnh vận động ra trận địa để chi việc cho cBB1 chiến đấu, nhưng vừa đến tây làng An Thái phát hiện một lực lượng địch bí mật vận động từ núi Phổ Tinh về An Lộc-An Thái. c4 trợ chiến dừng lại tổ chức hoả lực cối, ĐKZ  đại liên chờ địch đến gần bắn mãnh liệt vào đội hình của chúng, địch bị thiệt hại nặng phải quay về núi Phổ Tinh.

Cùng thời gian này một lực lượng bộ binh và bọc thép M113 của địch từ hướng An Cường tiến về hướng Vạn Tường gặp a vệ binh của Trung đoàn chặn đánh, ta diệt được một số tên, địch phải dừng lại dùng hoả lực bắn vào khu vực Vạn Tường. Lực lượng nam Thanh Thuỷ và Phú Vinh cũng bị c đặc công-trinh sát chặn đánh không tiến lên được.

13 giờ, địch tiếp tục dùng phản lực và trực thăng vũ trang liên tục ném bom và bắn phá vào các trận địa của ta. 14 giờ địch tổ chức tấn công vào Lộc Tự, nhưng các đơn vị cBB3/d40, cBB6/d60 kiên quyết đánh trả, giữ vững trận địa.

Sau gần 9 giờ chiến đấu gay go quyết liệt, ta giữ được Lộc Tư-xóm Chuối-Nam Yên và một số nơi khác. Địch không đánh chiếm được mục tiêu và buộc phải ngừng tiến công chuẩn bị vị trí trú quân.

Đêm 18-8, địch đứng chân tại một số điểm Đông Ngọc Hương đến Đông Lộc Tự-An Thái, Nam Vạn Tường, dọc bờ biển An Cường đến Thânh Thuỷ và khu vực núi Phổ Tinh. Đề phòng quân ta tập kích, 4 máy bay c47 thả pháo sáng, máy bay trinh sát và phản lực quần lượn trên không kết hợp với pháo binh bắn vào xung quanh khu vực nội trú quân của chúng.

Về ta: Sau một ngày chiến đấu ác liệt, Trung đoàn thấy dBB40, dBB60 cần được khôi phục sức chiến đấu, tập trung giải quyết hậu quả và rút ra để củng cố. dBB45, dBB90 chưa trực tiếp chiến đấu, còn sung sức. Trung đoàn hạ quyết tâm sử dụng dBB45 kết hợp với một bộ phận của dBB60 đang trực tiếp tiếp xúc với địch để tập kích quân địch trong đêm 18-8.

Sau khi hạ quyết tâm, Trung đoàn giao nhiệm vụ cho dBB45 đi nắm tình hình địch và chuẩn bị phương án tập kích. Từ 23 giờ ngày 18 đến 2 giờ ngày 19-8, dBB45 báo cáo đã chuẩn bị xong, nhưng Trung đoàn kiểm tra lại thấy dBB45 chưa nắm chắc địch đầy đủ và thời gian đã muộn; mặt khác Trung đoàn sắp sửa đi nhận nhiệm vụ mới nên quyết định không tập kích và tổ chức cho Trung đoàn rời khỏi khu vực tác chiến lúc 3 giờ sáng ngày 19-8-1965.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Giêng, 2009, 10:55:45 pm
    
Lịch sử chiến thuật Quân đội Nhân dân Việt Nam 1944 - 1975 - Tập 2  (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3616.50)

Từ tháng 7 năm 1965, sau khi cơ bản triển khai lực lượng ở các căn cứ Chu Lai và Đà Nẵng, Sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ1 (Biên chế của sư đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ: quân số 21.475 tên, thành phần gồm 3 trung đoàn chiến đấu, tiểu đoàn xe tăng (83 xe), tiểu đoàn xe lội nước (174 xe), 3 tiểu đoàn pháo 105mm (54 khẩu), tiểu đoàn pháo 155mm (18 khẩu), tiểu đoàn tên lửa phòng không (24 bệ), tiểu đoàn chống tăng, tiểu đoàn trinh sát, tiểu đoàn thông tin, tiểu đoàn vận tải (1.754 xe), tiểu đoàn quân y, tiểu đoàn trực thăng đổ bộ (70 chiếc). Trang bị: 500 trung liên, 80 đại liên, 108 ĐKZ, 36 cối 106,7mm, 180 cối 81mm, 72 cối 61mm, 630 súng phóng lựu) Mỹ bắt đầu tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt" chủ lực ta để mở rộng căn cứ, khống chế các con đường vận chuyển của ta từ miền Bắc vào. Đầu tháng 8, bộ chỉ huy lính thủy đánh bộ Mỹ nhận được tin Trung đoàn 1 Quân giải phóng đang lập căn cứ ở Vạn Tường, chuẩn bị tổ chức tiến công căn cứ Chu Lai. Oét-mo-len lập tức ra lệnh mở cuộc hành quân "Ánh sáng sao" đánh vào Vạn Tường nhằm tiêu diệt Trung đoàn 1, gây uy thế cho quân đội Mỹ. Lực lượng quân Mỹ trực tiếp tham gia cuộc hành quân gồm 4 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, 1 tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp (105 xe), 2 đại đội truyền tin, 2 đại đội trinh sát, một bộ phận của Tiểu đoàn phá hoại số 3. Phương tiện, hỏa lực phục vụ, chi viện gồm: 6 tàu chở quân, 1 tàu tuần dương, 2 tàu khu trục, 2 tàu hộ vệ, 20 khẩu pháo trên các tàu, 8 lựu pháo 105mm ở Bình Sơn, 100 máy bay trực thăng chở quân, 60-70 máy bay ném bom... Tổng số quân tham gia cuộc hành quân lên tới 8.000 tên. Chỉ huy cuộc hành quân là viên đại tá, lữ đoàn trưởng Os-ca Pê-trô.


Vạn Tường là một làng nhỏ nằm ở trung tâm xã Bình Hải, cách căn cứ Chu Lai khoảng 17km về phía Đông Nam. Xung quanh Vạn Tường là các thôn Thanh Thủy, An Lộc, An Thái, Nam Yên, Ngọc Hương, Lộc Tự, xóm Chuối, An Cường. Đây là vùng đồng bằng ven biển có nhiều gò đồi Địa hình chung trong khu vực là làng mạc, đồng ruộng, xen kẽ nhiều gò đồi thấp, trải dài đến tận mép biển. Thôn Vạn Tường cách đường số 1A về phía Đông khoảng 10km. Phía Tây Bắc là sông Trà Bồng, sông rộng và sâu Vạn Tường được giải phóng từ năm 1963. Cũng như phần lớn các địa phương nằm trong vùng giải phóng của tỉnh Quảng Ngãi, nhân dân Vạn Tường đã xây dựng làng chiến đấu, có công sự, hào sâu, hầm trú ẩn, hầm địa đạo Nhân dân trong vùng hầu hết đứng về phía cách mạng, cơ sở chính trị khá sâu rộng, các thôn đều lập được ruột trung đội du kích, riêng Vạn Tường có tới 30 gia đình có con em tập kết ra Bắc.


Đêm 17 tháng 8 năm 1965, địch bắt đầu đưa 8 tàu đổ bộ và 2 tàu khu trục đến vùng bờ biển An Cường. Rạng sáng ngày 18, các máy bay ném bom và trận địa pháo ở Bình Sơn cùng pháo trên các hạm tàu địch bắn phá dồn dập vào Long Bình, An Cường, An Lộc. Sau đợt bắn phá bằng hỏa lực, từ 5 giờ sáng, các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ bắt đầu đổ quân bao vây khu vực Vạn Tường: Một đại đội thuộc Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 3) có xe bọc thép đi cùng từ Chu Lai tiến qua Bình Giang, thiết lập các vị trí đánh chặn dọc theo sông Trà Bồng, cách Vạn Tường khoảng 3km về phía Bắc; lực lượng còn lại của Tiểu đoàn 3 có xe tăng và xe bọc thép đi cùng đổ bộ bằng đường biển xa hơn về phía Nam, vào bãi biển An Cường; toàn bộ Tiểu đoàn 2 trung đoàn 4) được máy bay trực thăng đổ xuống 3 bãi (bãi đáp Xanh, bãi đáp Trắng và bãi đáp Đỏ) nằm sâu trong đất liền, ở các khu vực núi Phổ Tinh, thôn Ngọc Hương và Nam Yên. Các cánh quân địch tạo thành vòng cung vây chặt Vạn Tường và dồn Trung đoàn 1 của ta vào thế phơi lưng ra biển.


Ngay khi địch có triệu chứng mở cuộc tiến công, Ban chỉ huy Trung đoàn 1 cùng Đại đội 21 bộ đội địa phương và trung đội du kích Vạn Tường đã bàn phương án chiến đấu phân công nhiệm vụ đồng thời khẩn trương tổ chức sơ tán nhân dân, củng cố lại công sự trận địa, chuẩn bị đánh địch. Do có sự chuẩn bị trước nên ngay khi địch đổ quân, các khẩu đội súng cối 82mm và 60mm của trung đoàn đã bắn cấp tập vào bãi đổ quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều lính Mỹ, phá hỏng một số máy bay. Ở hướng An Cường, sau khi tàu địch tiếp bờ, lính Mỹ tiến quân trên bãi cát theo đội hình hai hàng dọc. Chờ địch vào gần, các chiến sĩ công binh của Trung đoàn 1 dùng súng bộ binh và mìn định hướng diệt khoảng 25 tên. Hướng Ngọc Hương, các lực lượng địch bị Đại đội 1 chặn đánh quyết liệt ở khu vực Đồi Tranh. Hướng Bình Giang, cánh quân địch tiến theo đường bộ, sau khi vượt sông Trà Bồng bị du kích và Đại đội 21 chặn đánh chúng không tiến sâu xuống An Lộc được Lực lượng lính Mỹ đổ quân xuống phía Đông dãy núi Phổ Tinh thấy đồng đội bị đánh liền co cụm lại không dám tiến quân.

Với quyết tâm tiêu diệt bằng được Trung đoàn 1, chỉ huy cuộc hành quân của địch lập tức cho trực thăng đổ thêm quân xuống phía Tây thôn Ngọc Hương, đồng thời tiếp tục cho bộ binh, xe tăng, xe bọc thép đổ bộ bằng đường biển lên An Cường, hòng phối hợp hai cánh quân này tiến đánh vào Đông Nam Vạn Tường. Chúng còn cho 30 máy bay trực thăng đổ quân xuống cánh đồng An Lộc và tổ chức thêm một bãi đổ bộ bằng đường biển ở Phú Vinh, hình thành mũi tiến công đánh vào Đông Bắc Vạn Tường.


Do thông thạo địa hình, Đại đội 21 bộ đội địa phương đã áp sát bãi đổ quân ở bắc An Lộc dùng cối 60mm bắn trúng bãi đổ bộ làm cháy và hỏng 10 máy bay trực thăng, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục lính Mỹ. Đại đội còn luồn lách trong khu vực diệt nhiều địch, giải thoát trên 100 người dân bị địch bắt. Hướng Phú Vinh, lính thủy đánh bộ Mỹ vừa ở tàu lên, tiến đến chân đồi 61 thì bị đại đội đặc công - trinh sát và hỏa lực cối của trung đoàn chặn dành, chúng phải dừng lại dưới chân đồi. Hướng Ngọc Hương, An Cường, cuộc chiến đấu diễn ra vô vùng ác liệt. Xác định đây là hướng tiến công chủ yếu của địch, Trung đoàn 1 đã tập trung các tiểu đoàn bộ binh để đánh địch trên hướng này. Từ 9 giờ ngày 18, Tiểu đoàn 60 được tăng cường một đại đội trợ chiến của trung đoàn, dựa vào thế trận làng xã chiến đấu của thôn Ngọc Hương đã đánh bật 10 đợt tiến công của một tiểu đoàn Mỹ, bắn cháy nhiều xe tăng, xe bọc thép và loạt khỏi vòng chiến đấu hàng trăm lính Mỹ. Tại khu vực xóm Chuối, bộ đội của Tiểu đoàn 60 cùng các chiến sĩ ĐKZ chiến đấu ngoan cường, chờ địch vào gần mới nổ súng, diệt cả 7 xe bọc thép M-113 và nhiều lính Mỹ.


11 giờ, bộ chỉ huy cuộc hành quân địch đổ tiếp 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ xuống Ngọc Hương. Bãi đổ quân của địch ở ngay sát Sở chỉ huy Trung đoàn 1. Phân đội vệ binh và lực lượng phục vụ của trung đoàn đã kiên cường chiến đấu bảo vệ an toàn Sở chỉ huy. 1 giờ 30 phút, địch mở một đợt tiến công vào khu vực xóm Chuối. Một đoàn gồm 5 xe thiết giáp chở quân loại LVTP-5 và 3 xe tăng phun lửa tiến quân theo đội hình hàng dọc từ An Cường đi theo con đường mòn giữa An Thái và Nam Yên. Lợi dụng địa hình kín đáo, các chiến sĩ Tiểu đoàn 40 và Tiểu đoàn 60 chờ cho đoàn xe địch đến cách 50m mới nổ súng. Bằng súng B40 và súng phóng lựu AT ta đã bắn cháy 4 chiếc đi đầu ngay trong loạt đạn đầu. Những chiếc còn lại hoảng loạn bỏ chạy, sa xuống ruộng lầy. Tiểu đội trưởng Hồ Công Thám chỉ huy bộ đội xung phong dùng súng phóng lựu AT và lựu đạn diệt tiếp 3 xe. Viên chỉ huy phó Tiểu đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ vội vã tập hợp tột toán xe cứu viện gồm 1 xe tăng M-48, 1 xe tăng phun lửa, 3 xe chống tăng On-tos và một số xe bọc thép tiến về đồi 30, phía Bắc An Cường. Đoàn xe cứu viện của địch cũng bị bộ đội ta tiến công dữ dội, bị thiệt hại nặng và phải co cụm lại để đối phó với các đợt xung phong của bộ đội ta.


Khắp khu vực Vạn Tường, tiếng bon đạn, xe máy, máy bay gầm rít liên tục. Chỉ huy cuộc hành quân của Mỹ đã sử dụng tối đa không quân và pháo binh trên các hạm tàu và căn cứ lân cận bắn phá ác liệt vào Vạn Tường để chi viện cho các lực lượng trên bộ và làm gam áp lực tiến công của ta. Bộ đội Trung đoàn 1 cùng Đại đội 21 bộ đội địa phương và dân quân du kích dựa vào thế trận làng xã chiến đấu, thế có lợi của địa hình gò đồi đã ngoan cường chiến đấu bẻ gãy hết đợt tiến công này đến đợt tiến công khác của các lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ và mạnh bạo phản kích khi có thời cơ.


Cuộc chiến đấu ở Vạn Tường còn kéo dài đến 18 giờ ngày 18. Khi trời bắt đầu tối, bộ chỉ huy cuộc hành quân Mỹ cho quân chốt lại ở các vị trí Ngọc Hương, An Cường, điểm cao 61... và cho máy bay thả pháo sáng suốt đêm hòng giữ chặt bộ đội ta ở Vạn Tường để hôm sau tiếp tục tiến công tiêu diệt. Về phía Trung đoàn 1, sau gần một ngày chiến đấu liên tục, bộ đội cũng bị hao tổn một phần, khó có thể chiến đấu dài ngày với quân Mỹ. Đêm 18 rạng sáng ngày 19, lợi dụng lúc thủy triều xuống, trung đoàn đã tổ chức rút quân dọc theo bờ biển, thoát khỏi vòng vây địch, về căn cứ an toàn.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: TQNam trong 14 Tháng Giêng, 2009, 07:51:31 am
Cách làm nầy rất hay, phát huy đi chiangshan ơi.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: khanhhuyen trong 30 Tháng Giêng, 2009, 09:18:28 pm
Đây là phim tư liệu về cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam đặc biệt là trận Khe Sanh. bác nào có bài và hình ảnh xin bổ xung thêm.
http://www.youtube.com/watch?v=G_34sSZlGYs&feature=channel
http://www.youtube.com/watch?v=KhEEGQ2Mtjg&feature=channel
http://www.youtube.com/watch?v=jArtau3zgPs&feature=channel
http://www.youtube.com/watch?v=tgWnkWY85H0&feature=channel
http://www.youtube.com/watch?v=ooEuo5g7SdQ&feature=channel
http://www.youtube.com/watch?v=r1YTObS1S2g&feature=channel_page


Tiêu đề: Trận Bàu Bàng - Battle of Ap Bau Bang I, 12/11/1965
Gửi bởi: chiangshan trong 04 Tháng Hai, 2009, 06:56:02 pm
Trận Bàu Bàng, 12/11/1965


Bối cảnh:

Đầu tháng 11/1965, quân báo Mỹ nhận định các đơn vị của sư đoàn 9 QGP và tiểu đoàn Phú Lợi đang hoạt động ở khu vực Bàu Bàng (Lai Uyên, Bến Cát, Bình Dương) dọc đường 13. Ngày 10/11/1965, lữ đoàn 3 sư đoàn 1 BB Mỹ mở cuộc hành quân Bushmaster I nhằm giải tỏa và kiểm soát đường 13, hỗ trợ cho sư đoàn 5 VNCH. Sáng 12/11/1965, sư đoàn 9 QGP tấn công lực lượng Mỹ ở ấp Bàu Bàng. LS sư đoàn 9 gọi là trận Bàu Bàng lần thứ 2, còn phía Mỹ gọi là Battle of Ap Bau Bang I.


Diễn biến:

Trong 2 ngày đầu tiên của cuộc hành quân Bushmaster I, quân Mỹ không gặp trở ngại gì. Chiều 11/11/1965, cụm quân đóng lại tại khu vực phía nam ấp Bàu Bàng gồm đại đội A tiểu đoàn 2/2 BB; đại đội A (xe bọc thép) tiểu đoàn kỵ binh 1/4, tiểu đoàn bộ và đại đội C (pháo 105mm) tiểu đoàn pháo binh 2/33 (Tính theo biên chế trên giấy tờ, tổng cộng khoảng 600-650 quân, khoảng 20 xe bọc thép và 6 pháo 105mm).

Sáng 11/11/1965, BTL sư đoàn 9 QGP quyết định tập trung lực lượng toàn sư đoàn (thiếu trung đoàn 1) tiến công quân Mỹ ở Bàu Bàng. Lực lượng trực tiếp tham gia trận đánh là trung đoàn 2 (trung đoàn Đồng Xoài) được tăng cường tiểu đoàn 1 trung đoàn 1 (trung đoàn Bình Giã) và 2 đại đội của tiểu đoàn 8 trung đoàn 3. Tiểu đoàn 7 trung đoàn 3 làm dự bị. Tiểu đoàn 9 trung đoàn 3 làm nhiệm vụ chặn viện. Do triển khai gấp, hầu hết các BCH trung đoàn đều không liên lạc được với các tiểu đoàn, trừ tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 vẫn liên lạc được với BTL sư đoàn.

04h10 ngày 12/11, toàn bộ các đơn vị Mỹ được báo động để sẵn sàng tiếp tục cuộc hành quân vào lúc 05h30. Lúc 05h06, đạn cối dội xuống trận địa phòng ngự và tiếp theo đó là các đợt xung phong của bộ binh QGP. Trận đánh Bàu Bàng bắt đầu.

(http://www.army.mil/cmh-pg/books/Vietnam/mounted/images/m5.jpg)

Trong 2 đợt tấn công đầu tiên, QGP tấn công từ phía nam lên và phía đông sang nhằm vào khu vực do đại đội A xe bọc thép và 1 trung đội bộ binh Mỹ phòng thủ. Tuy nhiên 2 đợt tấn công này bị hỏa lực của các xe bọc thép đẩy lùi.

Đến 07h00, QGP mở đợt tấn công thứ 3 và lớn nhất từ hướng bắc có súng cối và ĐKZ yểm trợ, đánh vào khu vực do đại đội A tiểu đoàn 2/2 BB (thiếu 1 trung đội) và đại đội C pháo 105mm phòng thủ. Các đợt xung phong bị hỏa lực súng bộ binh và pháo 105mm bắn thẳng của quân Mỹ ngăn chặn quyết liệt, tuy nhiên cũng đã có 1 tiểu đội QGP lọt qua vành đai phòng thủ, dùng lựu đạn tấn công khẩu đội 1 pháo 105mm làm chết 2 và bị thương 4 lính Mỹ.

Từ 06h45, quân Mỹ sử dụng cường kích A-1H và A-4 của HQ chi viện, đồng thời ném bom CBU vào các vị trí được cho là nơi đặt cối và ĐKZ của QGP trong ấp Bàu Bàng.

Trước tình hình khó khăn, BTL sư đoàn 9 QGP quyết định đưa lực lượng dự bị là tiểu đoàn 7 trung đoàn 3 vào trận. Khoảng 09h00, QGP tăng cường tấn công từ hướng tây bắc. Các đợt xung phong tiếp tục bị quân Mỹ đẩy lùi. Lần này KQ Mỹ sử dụng 1 phi đội F-100 ném bom napan trực tiếp xuống bộ binh và các vị trí súng cối của QGP.

Trận đánh kéo dài trong khoảng 6 giờ, sau đó QGP tổ chức rút lui về hướng tây bắc.


Kết quả:

Trong trận Bàu Bàng, phía Mỹ tổn thất 20 chết và 103 bị thương, 2 xe bọc thép M113 và 3 xe M106 chở cối 106,7mm bị phá hủy, 3 xe M113 bị bắn hỏng. Theo tài liệu Mỹ, quân Mỹ “đếm được” 198 thi thể QGP và ước tính 250 bị thương. Theo tài liệu VN, sư đoàn 9 có 109 hy sinh và 200 bị thương.


Tiêu đề: Trận Đất Cuốc - Battle of Hill 65, 08/11/1965
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Ba, 2009, 06:27:52 pm
Trận Đất Cuốc, 08/11/1965


Bối cảnh

Ngày 05/11/1965, tiểu đoàn 1/503 lữ đoàn đổ bộ đường không 173 Mỹ phối hợp với tiểu đoàn 1 trung đoàn Hoàng gia Úc mở cuộc hành quân tìm diệt Hump, càn quét khu vực Tân Uyên, Biên Hòa. Ngày 08/11/1965, tiểu đoàn 1/503 Mỹ bị tiểu đoàn 3 trung đoàn 1 sư đoàn 9 QGP phục kích ở khu vực điểm cao 65, Đất Cuốc. Trận đánh còn được phía Mỹ gọi là Battle of Hill 65.


Diễn biến

Ngày 05/11/1965, tiểu đoàn 1/503 Mỹ được trực thăng vận đổ bộ xuống càn quét khu vực Tân Uyên. Trong 3 ngày đầu, quân Mỹ lùng sục phá hủy một số vị trí trú quân của QGP nhưng hầu như không có đụng độ.

Lúc 06h00 ngày 08/11/1965, cuộc hành quân tiếp tục. Đại đội C tiến về phía tây bắc tới điểm cao 65, đại đội B tiến về phía đông bắc tới điểm cao 78, đại đội A là lực lượng dự bị của tiểu đoàn.

Lúc 08h00, cánh phải của đại đội C Mỹ vấp phải hỏa lực của tiểu đoàn 3 QGP bố trí ở mặt nam điểm cao 65. QGP tiến đánh vào cánh phải đại đội C nên đến 09h30, đại đội B được lệnh tiến về điểm cao 65 để hỗ trợ. Sau cuộc giao tranh quyết liệt, đại đội B giải tỏa được cánh phải của đại đội C, nhưng ngay sau đó đến lượt cánh phải của đại đội này cũng bị uy hiếp. Để hỗ trợ, quân Mỹ cho đại đội A dự bị của tiểu đoàn tiến đánh vào cánh trái của QGP. Trong khi đó đại đội B bị bao vây và phải phá vây 2 lần. Đến trưa, đại đội A Mỹ được lệnh rút về khu vực tiểu đoàn bộ ở phía sau khoảng 1km, đại đội B và C củng cố phòng ngự, hướng dẫn pháo binh và không quân bắn chặn để đẩy lùi các đợt tiến công của QGP.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/datcuoc.jpg)

Đến chiều tối, giao tranh trong khu vực giảm xuống các hoạt động bắn tỉa hay quấy rối. Trong đêm 08/11/1965 chỉ còn chạm súng lẻ tẻ xảy ra giữa tiểu đoàn 1/503 Mỹ với các phân đội QGP trên đường rút khỏi khu vực. Đến đây trận đánh Đất Cuốc đã chấm dứt.


Kết quả

Trong cuộc hành quân Hump (chủ yếu là ở trận Đất Cuốc), quân Mỹ tổn thất 49 chết và 83 bị thương. Theo phía Mỹ, QGP có 403 người chết.

--------------------
Bác giun với bác tuấn sờ cho 500 bản đồ đi nào ::)


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: altus trong 10 Tháng Ba, 2009, 07:31:36 am
Vậy tức là quân ta chỉ có d3/e1/f9 chứ không phải 3 tiểu đoàn như tụi Mỹ vẽ ? Tuy nhiên sách "Chặng đường mười nghìn ngày" của cụ Hoàng Cầm chép là

Trích dẫn
(trừ hai tiểu đoàn của trung đoàn 1 đánh trận Đất Cuốc chưa cơ động về kịp)

Vậy e1 có ở trận này ít nhất 02 tiểu đoàn?

Tài liệu ta có chỗ còn chép

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=353.msg9274#msg9274
Trích dẫn
166. Trận đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn quân Mỹ đầu tiên trên chiến trường miền đông Nam Bộ là trận đánh nào?
        Đó là trận Đất Cuốc (ngày 8-11-1965). Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 (Sư đoàn 9 chủ lực Miền) dưới sự chỉ huy của Phó trung đoàn trưởng Bùi Thanh Vân tập kích Lữ đoàn 173 không vận Mỹ ở Đất Cuốc, cách thị xã Biên Hòa 30 km về phía bắc, diệt và làm bị thương gần 300 tên, bắn rơi 4 máy bay, thu nhiều vũ khí.

Đọc qua thì có cảm tưởng một tiểu đoàn của ta đánh tan cả một lữ đoàn Mỹ.  :o



Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 10 Tháng Ba, 2009, 10:18:15 am
Vậy e1 có ở trận này ít nhất 02 tiểu đoàn?
2 tiểu đoàn, nhưng cách đánh có thể là dùng 1d (tăng cường) đánh tập kích, còn 1d (thiếu) làm dự bị?


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: tuaans trong 10 Tháng Ba, 2009, 11:33:24 am
Đất Cuốc - Tân Uyên.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: tuaans trong 10 Tháng Ba, 2009, 12:06:02 pm
PTS cho cái tọa độ đê! Có nó mới chấm chính xác trên bản đồ 1:50,000 được.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Ba, 2009, 01:25:38 pm
Bác thử so với cái này xem:

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/op_hump.jpg)


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: tuaans trong 10 Tháng Ba, 2009, 01:51:40 pm
Chiangshan xem trong tài liệu có chỗ nào ghi tọa độ kiểu như YT025257 (là tọa độ của xóm Đất Cuốc) hay cái gì đấy tương tự?


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: altus trong 10 Tháng Ba, 2009, 07:25:32 pm
Đồi 65.

Nhầm. Cái này là đồi 65 ở ngoài Vùng 1.  ;)


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: altus trong 10 Tháng Ba, 2009, 08:21:35 pm
Báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm của Mỹ (không phải báo cáo chiến trường gốc của 173rd) lấy ở Lubbock.



Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: altus trong 10 Tháng Ba, 2009, 08:23:10 pm
.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: altus trong 10 Tháng Ba, 2009, 09:21:41 pm
Gửi các tham mưu rongxanhtuaans tài liệu lấy được của địch.



Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: altus trong 24 Tháng Ba, 2009, 06:55:37 am
Đợi mãi không thấy các tham mưu cập nhật bản đồ, thôi đành mượn tạm cái này vậy:  :)

(http://i250.photobucket.com/albums/gg272/Boonierat1972/Hill65.jpg)


Tiêu đề: Trận Bắc Bồng Sơn – Battle of Cu Nghi 28/01/1966 – 30/01/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Ba, 2009, 05:59:35 pm
Trận Bắc Bồng Sơn – Battle of Cu Nghi 28/01/1966 – 30/01/1966



Bối cảnh

Ngày 28/01/1966, liên quân Mỹ - VNCH – Hàn Quốc mở màn chiến dịch Masher (sau đó đổi thành White Wing) nhằm tìm diệt sư đoàn 3 QGP trên địa bàn nam Quảng Ngãi và bắc Bình Định. Sáng 28/01/1966, lữ đoàn 3 sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ đổ bộ xuống khu vực Hoài Hảo, Tam Quan, Bình Định và đụng độ với tiểu đoàn 7 và 9 trung đoàn 22 sư đoàn 3 bố trí tại đây. Theo các tài liệu VN, đây là 1 phần của trận Bắc Bồng Sơn, còn phía Mỹ gọi là Battle of Cu Nghi.


Diễn biến

Sáng sớm ngày 28/01/1966, các tiểu đoàn 1/7 và 2/7 thuộc lữ đoàn 3 sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ được trực thăng vận đổ bộ vào khu vực Hoài Hảo, Tam Quan.

Trên hướng tiểu đoàn 1/7 Mỹ, 1 trực thăng CH-47 chở pháo 105mm bị bắn rơi tại khu vực bãi đáp Papa (LZ Papa) ngay sau khi cất cánh. Tiểu đoàn 1/7 Mỹ được lệnh điều 1 đại đội tới giải cứu. Bộ phận này đụng độ quyết liệt với QGP trong khu vực và phải sử dụng pháo 105mm bắn thẳng để đối phó với QGP.

Trên hướng tiểu đoàn 2/7 Mỹ, đại đội A đổ bộ xuống bãi đáp 3 (LZ 3) không gặp trở ngại gì. Đại đội C đổ bộ xuống bãi đáp 4 (LZ 4) gần thôn Cự Nghi lúc 07h45. Đến 07h51, đại đội C bắt đầu vấp phải hỏa lực mạnh của tiểu đoàn 9 QGP bố trí trong công sự, khiến cho đại đội này bị cầm chân và phân tán. Lúc 08h00, đại đội A được lệnh tiến về phía bắc tới bãi đáp 4 để hỗ trợ đại đội C nhưng sau đó cũng bị QGP chặn đánh. Quân Mỹ tìm cách đổ bộ thêm đại đội B xuống bãi đáp 4 nhưng bị hỏa lực phòng không mạnh của QGP bắn chặn nên không thành công. Giao tranh quanh khu vực bãi đáp 4 tiếp tục diễn ra quyết liệt cho đến cuối ngày 28/01.

Sáng sớm ngày 29/01, đại đội A và C tiểu đoàn 2/7 Mỹ bắt được liên lạc với nhau tại bãi đáp 4, nhưng tiếp tục bị hỏa lực của QGP uy hiếp mạnh. Thời tiết trở nên tốt hơn cho phép quân Mỹ sử dụng cường kích A-1 và B-57 cùng trực thăng chi viện bắn phá, ném bom và bom napan vào các vị trí của QGP. Trong ngày hôm đó, tiểu đoàn 2/12 Mỹ đổ bộ xuống phía nam và tiến về bãi đáp 4 để giải tỏa sức ép cho tiểu đoàn 2/7. Trong khi đó tiểu đoàn 1/7 Mỹ tiến chiếm khu vực bãi đáp Romeo phía bắc bãi đáp 4 và bố trí chốt để chặn đường rút lui của QGP.

Ngày 30/01, giao tranh trong khu vực bãi đáp 4 vẫn diễn ra quyết liệt. Từ lúc bình minh, giao tranh bắt đầu giảm xuống. Tiểu đoàn 2/7 Mỹ tiến hành càn quét, lùng sục quanh bãi đáp, trong khi tiểu đoàn 2/12 Mỹ tiếp tục tiến về phía bắc. Tiểu đoàn 1/12 Mỹ cũng được đổ bộ xuống bãi đáp Mike và Tom ở phía bắc rồi tiến xuống phía nam. Sau 3 ngày chiến đấu, BCH trung đoàn 22 QGP cũng quyết định cho các đơn vị QGP rút về tuyến sau.

Ngày 31/01, tiếp tục xảy ra giao tranh giữa các tiểu đoàn 1/7, 1/12 và 2/12 Mỹ với các đơn vị QGP đang tìm cách vượt vòng vây. Đến đây trận đánh ở Bắc Bồng Sơn có thể coi như chấm dứt, những ngày sau chỉ còn đụng độ lẻ tẻ giữa 2 bên.


Kết quả

Trong chiến dịch Masher từ 28/01 đến 03/02 (chủ yếu từ 28/01 đến 31/01), quân Mỹ tổn thất 77 chết (69 chết từ 28/01 đến 03/02) và 195 bị thương, 6 trực thăng bị bắn rơi. Theo phía Mỹ, tiểu đoàn 7 QGP có 300 thương vong và tiểu đoàn 9 QGP có 200 thương vong.

 
---------------------
Không kiếm được cái map nào nên đành viết chay :'(


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Ba, 2009, 06:00:16 pm
Khu chiến


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Ba, 2009, 06:03:12 pm
Tài liệu phía ta: Lịch sử sư đoàn 3 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=235.msg2423#msg2423)
So sánh diễn biến 2 bên thì có vẻ trận đánh ở khu vực thôn Cự Nghi chỉ có tiểu đoàn 9 tham gia (?)


Ngày 28 tháng 1 năm 1966, lúc 8 giờ sáng, những loạt bom B.52 nổ rền trên đãy núi Hưng Nhượng giáp giới hai huyện Hoài Nhơn và An Lão. Đó là những loạt bom mở đầu cho cuộc hành quân “Cái chày” của sư đoàn không vận Mỹ. Dứt bom, bầu trời chưa kịp yên tĩnh thì hàng chục trận địa pháo đã giội đạn dồn dập xuống các làng mạc thuộc các xã Hoài Hảo, Hoài Châu, Hoài Sơn, Nam Quan. Sau đó, hàng trăm chiếc trực thăng kết thành từng bầy liên tiếp phóng rốc két và đổ quân xuống ba khu vực Chợ Cát (Hoài Hảo), Trường Xuân, An Thái (Tam Quan Nam) và khu vực ga Chương Hòa, Bình Đê thuộc xã Hoài Châu.

Mũi tên lớn nhất của cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất đánh vào bắc Bình Định đã được khai diễn. Toàn sư đoàn Sao Vàng được lệnh chiến đấu. Lúc đó, ở Hoài Nhơn, trung đoàn 22 bắt đầu nổ súng. Đội hình trung đoàn đứng thành thế chân kiềng. Tiểu đoàn 9 ở Hoài Hảo, tiểu đoàn 8 ở Tam Quan Nam, tiểu đoàn 7 ở Hoài Châu. Sở chỉ huy trung đoàn ở giữa tiểu đoàn 9 và 7. Cũng như các chiến sĩ tiểu đoàn 2 trong trận Thuận Ninh, các chiến sĩ tiểu đoàn 9 ở khu vực Chợ Cát, khu vực nổ súng đánh địch sớm nhất và cũng là khu vực địch tập trung đánh phá dữ dội nhất, thoạt đầu rất ngạc nhiên khi thấy bọn Mỹ tỏ ra ngờ nghệch và máy móc. Chỉ mấy phút đầu, năm chiếc trực thăng đã bị bắn rơi tại chỗ và toàn bộ số lính của 18 chiếc trực thăng vừa đổ xuống đã bị các chiến sĩ đại đội 93 tiêu diệt gần hết. Nhưng đó mới chỉ là khúc dạo đầu của những trận đánh quyết liệt và dai dẳng tiếp theo. Phó tiểu đoàn trưởng Bùi Tín vừa nhắc các chiến sĩ đại đội 93 giữ vững đội hình chuẩn bị đón đánh những cuộc đổ quân tiếp thì 52 chiếc trực thăng khác chở đầy lính đã ào ạt bay tới đáp xuống phía sau đội hình đại đội.

Trên các hướng đánh của tiểu đoàn 8 ở An Thái, tiểu đoàn 7 ở các thôn Gia Hưu, Chương Hòa, Hy Thế, Quy Thuận, Liễu An (Hoài Châu) và ngay cả ở Phú Lương Tân An, Trường Sơn, nơi trung đoàn đặt sở chỉ huy, những trận đánh cũng bắt đầu diễn ra quyết liệt với quân Mỹ và quân ngụy.
 
Trước tình hình ấy, tham mưu trưởng trung đoàn Nguyễn Duy Thương và phó chủ nhiệm chính trị Hồng Sơn, thay cán bộ chỉ huy trung đoàn đang đi tập huấn, không khỏi lo lắng. Tuy giây phút ngỡ ngàng đối với quân Mỹ của bộ đội đã qua đi rất nhanh, anh em đều diệt được nhiều Mỹ, bắn rơi nhiều máy bay nhưng kinh nghiệm chiến đấu liên tục và hợp đồng chiến đấu của trung đoàn còn yếu, lại phải chiến đấu với quân địch đông gấp bốn, năm lần, cơ động nhanh và rất mạnh về hỏa lực. Một cuộc hội ý giữa cán bộ chỉ huy trung đoàn với bí thư huyện ủy Hoài Nhơn và chính trị viên huyện đội được tiến hành gấp rút. Soát xét tình hình, các anh thống nhất đánh giá chỗ mạnh, chỗ yếu của quân Mỹ và xác định cách đánh cho từng đơn vị, kể cả bộ đội chủ lực và các lực lượng vũ trang địa phương.

Qua nửa ngày chiến đấu, thủ đoạn của bọn Mỹ đã bộc lộ khá rõ. Nếu một đơn vị Mỹ gặp lực lượng ta, lập tức chúng dùng trực thăng đổ quân bao vây, dùng hỏa lực bắn phá dữ đội rồi khép chặt dần vòng vây: Khi cần, chúng bốc quân ở những khu vực khác tăng cường đột ngột cho mục tiêu chính khiến so sánh lực lượng nghiêng hẳn về phía chúng. Chúng hy vọng sử dụng thế mạnh về quân số, hỏa lực và sức cơ động để giải quyết chớp nhoáng trận đánh. Trước thủ đoạn đó của địch muốn phá thế chủ động và làm giảm hiệu quả hỏa lực của địch, các lực lượng chủ lực cũng như du kích phải luôn luôn chủ động, táo bạo, bám trụ địa hình có lợi, đánh gần, đồng thời tổ chức nhũng trận phục kích, tập kích, đánh vào sườn, sau lưng địch, các bãi đổ bộ trực thăng... tích cực bắn rơi nhiều máy bay, tiêu diệt gọn từng đại đội tiến tới đánh thiệt hại nặng từng tiểu đoàn Mỹ.

Lúc đó, trên hướng đánh của tiểu đoàn 9 ở Chợ Cát, tiếng súng phản kích vẫn nổ dồn dập, không dứt. Các chiến sĩ đại đội 93 bám chặt từng gốc dừa, ruộng mía đầy lùi hết đợt tiến công này tới đợt tiến công khác của bọn Mỹ. Trước mặt họ, xác địch nằm ngổn ngang. Nhiều tên sợ hãi nằm ngửa mặt lên trời, làm dấu thánh lia lịa. Ngày thứ hai và ngày thứ ba, tiểu đoàn 9 không phải chỉ quần nhau với một mà là ba tiểu đoàn Mỹ. Chúng định dồn tiểu đoàn 9 vào tình thế bị cô lập và chia cắt, nhưng rốt cuộc, chúng lại phải xin thêm hai tiểu đoàn khác đến tăng viện. Hai tiểu đoàn này vừa từ đường số 1 thọc lên thôn Cự Tài, Cự Lễ đã bị đại đội 91 và 94 chặn đánh. Đại đội 92 cũng xuyên qua các bãi dừa, vườn chuối đến chi viện cho đại đội 94 và 91. Một trận đánh đẫm máu đã xảy ra trên một bãi cát gần thôn Cự Tài. Gần nửa tiển đoàn Mỹ đã bị tiêu diệt bằng cối, DKZ, tiểu liên và lựu đạn của các chiến sĩ tiểu đoàn 9.

2 giờ trưa ngày 30, tham mưu trưởng trung đoàn nhận được điện của quân khu: “Các đồng chí hãy cố gắng diệt cho nhiều Mỹ giữ vững trận địa. Số cán bộ tập huấn đang trên đường về đơn vị”. Nhận điện, tham mưu trưởng Thương lập tức điều thêm đại đội 82 của tiểu đoàn 8 từ thôn Cửu Lợi (Tam Quan Nam) lên tăng cường cho hướng chính cửa tiểu đoàn 9 ở khu vực Chợ Cát. Chiều hôm ấy, địch dùng đạn hóa học và hơi cay, lấn được một phần trận địa của đại đội 91.

Trong khi tổ chức phản kích khôi phục lại trận địa, một quả rốc két từ trực thăng phóng vào giữa đội hình trung đội 3 làm hai chiến sĩ Anh và Tô bị thương nặng. Trung đội dừng lại định dìu Anh và Tô vào hầm trú ẩn, nhưng Anh gạt đi: “Các đồng chí có thương chúng tôi thì hãy nhanh chóng chiếm lại cho được trận địa”. Nói xong, Anh rút ở thắt lưng ra hai quả lựu đạn đưa cho Tô một quả, bình thản nói: “Mình với cậu bị thương không chạy được thì nằm lại đây giữ phía sau cho trung đội”. Một lát sau, một toán Mỹ ập tới. Thấy hai chiến sĩ ta nằm thoi thóp bên vệ đường, chúng đổ xô lại toan bắt sống. Anh và Tô cùng rút chốt lựu đạn. Khi các chiến sĩ trung đội 3 chiếm được trận địa quay trở lại thì thấy xác gần chục tên Mỹ to kềnh nằm quanh thi hài của Anh và Tô. Chẳng mấy chốc, tấm gương hy sinh lẫm liệt của hai đồng chí được truyền đi khắp các đơn vị và nhân dân địa phương.

Ở trận địa của tiểu đoàn 7, những trận đánh diễn ra liên miên bắt đầu từ buổi sáng ngày 28. Dùng trực thăng và xe bọc thép không đột phá được trận địa ta, hai tiểu đoàn lính cộng hòa và một tiểu đoàn Mỹ xảo quyệt thúc ép dân đi trước che cho chúng đi phía sau. Tham mưu trưởng tiểu đoàn Nguyễn Xuân Hòa chưa biết xử trí ra sao thì đã thấy đồng bào ngồi thụp xuống các bờ đất. Một cuộc giằng co kéo dài giữa đồng bào và bọn lính đã diễn ra. Để hỗ trợ cho đồng bào, các chiến sĩ tiểu đoàn 7 được lệnh bắn chỉ thiên mấy loạt súng, được thể, đồng bào xô đẩy bọn lính chạy tản về phía sau. Rốt cuộc trên các mặt ruộng chỉ còn trơ lại bọn lính. Chúng nằm bẹp sau các gò mả, bờ đất không dám nhích lên nửa bước dưới làn đạn của quân ta.

Trên đồi 10, một ngọn đồi thấp nằm án ngữ bên con đường số 1 đoạn từ Tam Quan đi đèo Bình Đê, các chiến sĩ đại đội 71 đã nhiều lần đánh giáp lá cà với địch. Trong trận đánh chiều ngày 30, trung đội trưởng Phạm Ngọc Iểng và hai chiến sĩ còn lại, khi hết đạn đã đập vỡ súng, thống nhất với nhau: còn ba quả lựu đạn sẽ dành cho bọn giặc hai quả, quả cuối cùng dành cho mình, kiên quyết không để chúng bắt sống. Bọn giặc từ bốn phía lại tràn lên xung quanh Phạm Ngọc Iểng và hai chiến sĩ. Quả lựu đạn thứ nhất nổ. Ba tên giặc lộn từ sườn đồi xuống. Quả lựu đạn thứ hái quật ngã bốn tên ở vị trí gần nhất. Còn quả lựu đạn cuối cùng Iểng và hai chiến sĩ, bỗng đứng bật dậy trên đỉnh đồi, khoác vai nhau cùng cất tiếng hát vang bài “Giải phóng miền Nam”. Tiếng hát đột ngột làm bọn ngụy đang tràn lên chững lại sửng sốt. Chúng đưa mắt nhìn nhau rồi dần dần tụt xuống chân đồi. Từ lúc đó, không hiểu vì kết quả của hai quả lựu dạn hay vì tiếng hát hào hùng của ba chiến sĩ mà cho đến chiều tối ngày hôm đó, bọn giặc không dám xông lên ngọn đồi đỏ quạch ấy nữa.

Dưới chân đồi, chiến sĩ nuôi quân Vũ Văn Mã đang xếp cơm vào gùi, chuẩn bị cõng lên chốt thì một trung đội địch vòng sau lưng đội hình đại đội xộc vào nhà bếp. Mã bình tĩnh đặt gùi cơm xuống xách súng vòng ra phía sau lần lượt hạ tám tên giặc. Bị đánh bất ngờ địch vội vàng rút chạy. Mã rượt theo, phối hợp với mũi của phó đại đội trưởng diệt  gọn trung đội này.

Trên hướng đánh của tiểu đoàn 8 ở khu vực An Thái, Cửu Lợi, mặc dù trung đoàn đã điều đại đội 82 chi viện cho tiểu đoàn 9 ở Chợ Cát, các đơn vị còn lại vẫn giữ vững một hướng chiến đấu của trung đoàn. Tại đây, các chiến sĩ tiểu đoàn 8 đã để cho bọn Mỹ vào thật gần mới bất ngờ nổ súng, rồi đồng loạt xung phong, dùng cả báng súng, lưỡi lê, dao găm đánh giáp lá cà với địch. Bọn lính của sư đoàn không vận rất sợ lối đánh này. Ét-út Phô-lơ phóng viên tờ Nữu-ước thời báo đi theo quân Mỹ đã viết: “Tại làng An Thái, lính của sư đoàn kỵ binh bay Mỹ đã phải sống những giờ phút hãi hùng nhất trong đời họ. Việt cộng đã xông vào quá gần. Nếu dùng máy bay, đại bác sẽ gây thương tích cho cả lính Mỹ..”.

Đó là kết quả của lối đánh gần, đánh sau lưng quân địch, khiến chúng mất cả chủ động, bắn nhầm lẫn nhau. Ngày 31 tháng 1, một đại đội Mỹ ở khu vực này đã bị bom Mỹ thả nhầm chết và bị thương 80 tên. Ngay tên đại tá Han-mo-ơ chỉ huy lữ đoàn 3 cũng chết hụt vì một quả đạn rốc két. Ngày hôm ấy, hai đại đội Mỹ thuộc tiểu đoàn 2 sư đoàn không vận số 1 đã bị các chiến sĩ tiểu đoàn 8 tiêu diệt gần hết.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: saruman trong 26 Tháng Ba, 2009, 07:08:47 pm
"Phó tiểu đoàn trưởng Bùi Tín vừa nhắc các chiến sĩ đại đội 93 giữ vững đội hình chuẩn bị đón đánh những cuộc đổ quân tiếp thì 52 chiếc trực thăng khác chở đầy lính đã ào ạt bay tới đáp xuống phía sau đội hình đại đội."

Bùi Tín này có phải là...


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: altus trong 26 Tháng Ba, 2009, 07:56:27 pm
Tôi đoán là không, vì nếu phải thì chắc là đã phải có ít nhất một chương sách về trận này trong tàng thư...


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: altus trong 27 Tháng Ba, 2009, 06:50:55 am
Chưa tìm thấy bản đồ nào kha khá cả, mới chỉ có mấy cái như gà bới này

(http://www.tallcomanche.org/Kim_Son_Map_B.gif)

(http://www.tallcomanche.org/Kim_Son_Map_C.gif)

(http://www.tallcomanche.org/Kim_Son_Overlay_1.gif)


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: altus trong 27 Tháng Ba, 2009, 07:19:19 am
Từ lịch sử f3: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=235.msg2423#msg2423

Trích dẫn
Bốn ngày đêm, hơn một ngàn lính Mỹ bỏ xác, gần năm chục máy bay bị bắn rơi.

Trận này số liệu vênh nhau cũng khiếp nhỉ.  ;)

Không thấy bên ta đưa con số tổn thất, nhưng đọc đoạn miêu tả khó khăn của ta

Trích dẫn
Ngoài lực lượng của trung đoàn 22, đối đầu với sư đoàn không vận Mỹ còn có bộ đội tỉnh Bình Định, bộ đội huyện Hoài Nhơn, du kích và nhân dân các xã Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Châu... ngày đêm trụ bám, sống thết cùng sư đoàn. Nhiều du kích, nhiều đồng bào đã hy sinh cùng với bộ đội trong một ngách hào, trong một công sự chiến đấu. Mới có bốn ngày, giặc Mỹ đã gây ra biết bao thương tích cho đồng bào Hoài Nhơn . Hàng trăm đồng bào bị bom pháo giết chết, hàng trăm người khác bị bắt bớ, giam cầm, hàng ngàn người bị xúc tát vào các khu tập trung. Nhưng nỗi lo lắng trước hết của đồng bào Hoài Nhơn là tính mạng của gần một trăm thương binh còn đang nằm trong các làng xóm bị địch bao vây, khống chế. Làm sao có thể nuôi dưỡng, chạy chữa và đưa anh em về bệnh xá an toàn?

thì có thể đoán là tình hình cũng ác liệt.  :-\


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: bich_ngoc trong 27 Tháng Ba, 2009, 08:33:23 am
Tôi nghĩ số quân ta thương vong chưa thật chính sác khi mà việc thông báo này được đưa ra từ phía MỸ


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: tuaans trong 31 Tháng Ba, 2009, 12:50:58 pm
Tại trung tâm Việt Nam, đại học kỹ thuật Texas có 1 bản ghi số 862:
(phần lính Mỹ bị thương, chết trong cả chiến dịch xem ra khá lớn! )


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 31 Tháng Ba, 2009, 05:22:41 pm
Thiệt hại 2 bên (VN và Mỹ) trong chiến dịch Masher/White Wing, theo báo cáo của sư đoàn 1 KB Mỹ.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/masher-whitewing.jpg)



Tiêu đề: Trận Cần Đâm – Battle of Ap Tau O/Benchmark, 08/06/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 31 Tháng Ba, 2009, 08:25:50 pm
Cuối tháng 05/1966, phát hiện sư đoàn 9 QGP chuẩn bị mở đợt hoạt động ở khu vực Lộc Ninh – Bình Long, quân Mỹ-VNCH sử dụng sư đoàn 1 BB phối hợp với sư đoàn 5 BB VNCH mở chiến dịch tìm diệt El Paso II nhằm khai thông đường 13 và tấn công sư đoàn 9 QGP. Trong chiến dịch này, sư đoàn 9 QGP đánh 3 trận vận động phục kích nhằm vào các đơn vị của sư đoàn 1 BB Mỹ trên đường 13. Đó là các trận Cần Đâm tức Battle of Ap Tau O hay Battle of Benchmark (08/06), Cần Lê tức Battle of Srok Dong (30/06) và Xa Cát – Minh Hòa tức Battle of Minh Thanh Road (09/07).


Trận Cần Đâm – Battle of Ap Tau O/Benchmark, 08/06/1966


07h00 ngày 08/06/1966, đại đội A tiểu đoàn 1/4 kỵ binh thuộc sư đoàn 1 BB Mỹ với lực lượng gồm 9 xe tăng M-48, 29 xe bọc thép M-113 ACAV, 2 xe phun lửa M-132, 2 xe radar, 2 xe công binh, 1 cứu kéo và 135 lính rời căn cứ Phú Lợi hành quân lên tăng cường cho An Lộc. Trong khi đó, tiểu đoàn 2/18 bộ binh cũng được trực thăng vận lên An Lộc làm lực lượng sẵn sàng ứng cứu.

Khoảng 08h05, 1 xe tăng của trung đội 1 vấp mìn và 1 xe M-113 của trung đội 2 gặp trục trặc kĩ thuật, 2 xe này được đưa trở lại căn cứ Phú Lợi.

11h00, đoàn xe đại đội A tới Lai Khê và được tăng cường thêm 1 trung đội công binh. Từ đây, đoàn xe rời đường 13 để chuyển sang đi trên đường xe lửa tới Chơn Thành. Sau khi vượt qua Chơn Thành, nhận thấy địa hình di chuyển khó khăn và dễ bị phục kích, quân Mỹ quyết định quay trở lại đường 13. Đội hình hành quân theo thứ tự là trung đội 3, 2 và 1. Một phân đội được để lại Chơn Thành.

14h15, xe tăng đi đầu của trung đội 3 bị ĐKZ bắn cháy. Trung đoàn 2 sư đoàn 9 QGP bố trí dọc phía tây đường 13, kéo dài 3km từ ấp Tàu Ô về phía bắc bắt đầu tiến công đoàn xe đại đội A Mỹ, tập trung mạnh nhất vào trung đội 3 đi đầu. Sau khi phát hiện hướng tiến công chính của trung đoàn 2, đại đội A Mỹ tổ chức các xe bọc thép quây lại phòng thủ thành vòng tròn và gọi không quân và pháo binh chi viện. Phân đội ở Chơn Thành cũng được lệnh nhanh chóng tiến lên nhập với đại đội, đồng thời thu nhặt những xe bị bỏ lại dọc đường. Phân đội này bị QGP tiến công, dùng ĐKZ bắn cháy 1 xe tăng nhưng sau 30 phút giao tranh đã đẩy lui được và sáp nhập với đội hình đại đội A.

Để hỗ trợ đại đội A, tiểu đoàn 2/18 bộ binh được trực thăng vận đổ bộ xuống cách đó 4 dặm về phía bắc tuy nhiên chỉ bắt liên lạc được với đại đội A sau khi kết thúc.

Giao tranh kéo dài trong 4 giờ, đại đội A Mỹ đẩy lùi được các đợt tiến công của QGP. Đến 18h30, trung đoàn 2 QGP rút lui về phía tây nam. Trận đánh Cần Đâm kết thúc.

Kết quả trận đánh, quân Mỹ tổn thất 14 chết và 37 bị thương, 2 xe tăng M-48 bị hỏng nặng và 2 xe M-113 ACAV bị phá hủy. Theo phía Mỹ, "đếm được" 93 tử thi QGP và ước tính 250 người khác chết, 1 bị bắt; quân Mỹ thu được 1 ĐKZ 57, 1 RPG-2, 30 súng bộ binh và một số đạn dược.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 31 Tháng Ba, 2009, 08:26:19 pm
Khu chiến.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/candam.jpg)


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 31 Tháng Ba, 2009, 08:27:49 pm
Một số tư liệu từ phía Mỹ:
http://www.freerepublic.com/focus/f-vetscor/925211/posts
http://quarterhorsecav.org/pg44a1.htm (báo cáo sau trận đánh của quân Mỹ)


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 31 Tháng Ba, 2009, 08:33:09 pm
Tư liệu phía ta: Chặng đường 10000 ngày - Hoàng Cầm (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=93.msg9573#msg9573)

Giữa tháng 5 sau khi đi trinh sát thực địa trên hai đoạn đường Lộc Ninh - Hớn Quản, Hớn Quản - Lộc Ninh, Bộ tư lệnh sư đoàn họp trao đổi, quyết định chọn trận địa phục kích là đoạn đường từ ngã ba Cây Đa đến bắc cầu Cần Đâm (dài 3,5 ki-lô-mét) thuộc xã Tân Khai.
      Như vậy là điểm tác chiến nằm kẹp giữa hai căn cứ quân sự mạnh của địch là tiểu khu Hớn Quản và chi khu quân sự Chơn Thành. Nếu trận đánh xảy ra thì khả năng chi viện bằng không quân, nhất là bằng bộ binh và pháo binh, xe tăng, thiết giáp của địch sẽ xảy ra với lực lượng mạnh và nhanh. Nhưng chúng tôi vẫn chọn vì mặt đường ở đây hẹp, giữa đoạn phục kích có hai đầu cầu bị hư hại, địch có sửa nhưng không bảo đảm, lại có hai suối Tàu Ô, Cần Đâm cắt ngang đầy nước vì đang là mùa mưa, khi qua đó tốc độ xe phải giảm, dễ bị ta chặn đầu, khoá đuôi đội hình bị ùn tắc. Đây là điểm yếu cơ bản địch không thể khắc phục được, còn ta thì có điều kiện lợi dụng để lập trận địa hiểm thực hành tiến công tiêu diệt sinh lực địch.
      Để hạn chế sức đột kích mạnh, sức cơ động cao, khả năng chi viện nhiều và nhanh của địch, chúng tôi nhấn mạnh với Trung đoàn 2 là, cần cơ động nhanh, đánh quân viện và quân thoát ly ngoài công sự là chính.
      Nếu các trận Bầu Bàng, Nhà Đỏ - Bông Trang tổ chức tiến công theo đội hình sư đoàn, nhằm tạo ưu thế lực lượng vào một trận then chốt để dứt điểm nhanh, thì trong đợt hoạt động này chúng tôi lại chủ trương lấy cấp trung đoàn làm đơn vị tiến công theo kế hoạch chung của sư đoàn, nhằm cùng một thời gian tạo thế đánh địch trên nhiều hướng, nhiều mục tiêu, nhiều yêu cầu cụ thể phục vụ nhiệm vụ chung của chiến dịch. Từ kinh nghiệm trận đánh xe cơ giới Mỹ ở Căm Se, trên khu vực phục kích dài gần 4 ki-lô-mét, sư đoàn chỉ đạo Trung đoàn 2 đưa toàn bộ lực lượng ra phía trước, hình thành thế chặn đầu, khoá đuôi, đột phá khúc giữa, chỉ để một đại đội làm lực lượng dự bị. Sở dĩ phải dàn mỏng lực lượng, nhưng có trọng điểm như vậy còn do cường độ phản kích của Mỹ mạnh hơn nhiều lần cường độ phản kích của Pháp trong thời ký kháng chiến chín năm. Ngay trên đoạn đường này đã có tiền lệ mỗi khi muốn tăng viện cho Hớn Quản, Lộc Ninh, Mỹ phải tổ chức từng đoàn xe lớn, trước khi xuất phát, chúng dùng không quân, pháo binh bắn phá như đổ đạn hai bên đường (từ mép đường ra 200 - 300 mét) sau đó lực lượng tuần đường triển khai bố trí chốt sẵn ở các khu vực hộ tống cho xe qua.
      Ngày 25 tháng 5, Trung đoàn 2 hoàn tất toàn bộ công việc chuẩn bị chiến đấu, kể cả làm đường xuất kích ra vị trí xuất phát xung phong cách đường từ 200 -500 mét, nhưng phải chờ 15 ngày sau mới có "việc làm". Thật ra thì không riêng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 2 bồn chồn, mong đợi, đã xuất hiện cả nôn nóng, thiếu tin, mà cả Bộ tư lệnh Sư đoàn chúng tôi cũng có chung tâm trạng nao nao, lo lắng: hay là lại bị lộ, địch đề phòng? Nếu vậy thì xử lý thế nào? Sư đoàn cho kiểm tra, chưa thấy có hiện tượng lộ từ phía chủ quan trung đoàn.
      Hai mươi mốt ngày ém quân chờ giặc, phải chịu đựng gian khổ, chỉ có cơm vắt với nhúm muối trắng, anh em vẫn kiên trì.
      Mặt khác, anh em vẫn tha thiết đề nghị trên chuyển hướng khác, sợ nằm mãi đây lỡ "thất nghiệp"; ngay trong cán Bộ chỉ huy cũng có người tính chuyện như vậy. Trận đánh chưa xảy ra mà việc theo dõi, lãnh đạo tư tưởng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 2 không kém phần vất vả, căng thẳng! Ngay cả trong lãnh đạo, chỉ huy sư đoàn đã xuất hiện sự nản chí, muốn xoay hướng như sợ mình chọn điểm lầm, tính toán, phán đoán địch có cái gì chưa sát?
      Kẻ địch thật xảo quyệt. Trước khi khởi sự chúng thăm dò nhằm đánh lạc phán đoán của ta về thời điểm hành quân cụ thể tạo bất ngờ đến phút chót, khi ta biết thì đã muộn. Tám giờ ngày 8 tháng 6, địch xuất hiện ở cầu Tân Khai để sửa cầu. 12 giờ 40 phút, theo tin kỹ thuật, có đoàn xe địch từ Hớn Quản xuống, ta vận động ra chỉ có ba xe Jeep nên không nổ súng. Sau đó lúc 15 giờ nhận được tin kỹ thuật báo có đoàn xe địch xuất phát từ Chơn Thành đi Hớn Quản, toàn bộ đội hình trung đoàn nhanh chóng vận động ra vị trí xuất phát tiến công, tất cả đều sẵn sàng. Nhưng mãi xế chiều, quân của đại đội A, tiểu đoàn 1, trung đoàn kỵ binh số 4 cùng xe tăng và xe bọc thép di chuyển ồ ạt trên đường 13. Khi đoàn xe di chuyển qua Tàu Ô tiến về Hớn Quản thì bị Trung đoàn 272 (tức trung đoàn 2) phục kích.
      Xe tăng dẫn đầu đại đội A bị súng không giật bắn trúng. Còn đoàn quân phía sau bị tê liệt. Việt cộng (tức Quân giải phóng) tiến công các xe mắc kẹt ở giữa. Trận ác chiến diễn ra trong 4 giờ Đại đội A bị loại khỏi vòng chiến"(1).
      Trên đây là một đoạn tường thuật tóm tắt của tác giả Mỹ Xten-tơn về trận Cần Đâm. Còn thực tế thì gay go hơn nhiều.
      Những ngày chờ địch đã căng, khi địch đến, bên cạnh cái mừng địch đã trúng kế, cái lo lại ập đếnr Trước hết làm sao kéo căng đội hình hành quân của địch lọt vào trận địa phục kích của ta, không cho chúng "sổng chuồng" khi ta nổ súng. Sau này khi chiến dịch kết thúc, về tổng kết rút kinh nghiệm, nghe các đồng chí chỉ huy trung đoàn 2 báo cáo diễn biến mới thấy hết được tính phức tạp của trận đụng độ. Khi sư đoàn thông báo - lúc ấy là 15 giờ 20 phút đoàn xe địch xuất phát từ Chơn Thành lên Hớn Quản, mười phút sau đó nghe rõ tiếng động cơ, cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn mới thực sự phấn khởi. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Đi đầu là chiếc M.41 đen trũi như con bọ hung, tiếp đến là M.113, cách nhau mỗi xe 50 mét, tốc độ chậm, tỏ ra thận trọng.
      Theo đúng kế hoạch, khi đoàn xe đến cầu Tàu Ô, công binh cho nổ mìn ĐH.10, xe địch tăng tốc, như để tránh nguy hiểm. Khi chiếc xe thứ 17 lọt vào trận địa, đại đội 1 (tiểu đoàn 4) nổ súng, phút đầu diệt một M.41, 20 phút sau diệt thêm 4 chiếc nữa, cả đoàn xe phải dừng lại. Nhiệm vụ chặn đầu của tiểu đoàn 4 đã hoàn thành. Hơn một giờ sau trên hướng tiểu đoàn 4, tiểu đoàn 5 đều hoàn thành nhiệm vụ. Cũng tại đây một tiểu đội của ta phục đánh bất ngờ, bắt được một xe M.113, địch bỏ chạy, nhưng máy vẫn nổ. Biết xe còn tốt, mọi người nhìn nhau thất vọng vì không ai làm nghề lái xe (sau chiến dịch đánh giao thông này, Bộ chỉ huy Miền điện ra Bộ Tổng Tham mưu xin bổ sung lực lượng biết lái xe vận tải quân sự và cả xe tăng, thiết giáp để có người xử lý khi có chiến lợi phẩm thuộc loại cao cấp này).
      Nhưng tình hình bỗng chốc trở nên phức tạp. Địch từ phía sau (Chơn Thành) tổ chức thành hai cụm lèn phản kích ở khu vực Tàu Ô. Trung đoàn phải đưa lực lượng dự bị (tiểu đoàn 6) vào chiến đấu ở nam, bắc Tàu Ô. 17 giờ, bảy xe M.41, M.113 từ Chơn Thành lên, thọc thẳng vào trận địa ta ở khu vực ngã ba Cây Đa, ta diệt 4 xe, còn 3 xe quần nhau với bộ binh ta, chúng chạy thẳng về Tàu Ô hợp điểm với đồng bọn từ Tân Khai đánh xuống. Trận ác chiến diễn ra trong 4 giờ liền, như địch thừa nhận (từ 15 giờ đến 18 giờ mới kết thúc).
      Thắng nhưng không trọn vẹn, lực lượng khoá đuôi mỏng, lại thiếu lực lượng dự bị mạnh, khi địch tăng viện ta xử lý lúng túng, không kịp thời, nổ súng không đồng ỉoạt, một số xe địch có điều kiện quay lại cụm thành hình vòng đối phó. Phi pháo địch bắn dữ dội, ta tổ chức rút chưa nhanh nên bị thương vong.


Về mốc thời gian, như vậy là có độ vênh ??? Ở bài #132, các mốc đều được lấy nguyên văn trong tài liệu Mỹ.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 31 Tháng Ba, 2009, 08:40:19 pm
Về cái xe M-113 mà cụ Hoàng Cầm nói đến, bọn Mỹ xác nhận là lúc 16h30 KQ quan sát thấy quân ta chiếm được 1 chiếc và lái vào ven rừng.

(http://quarterhorsecav.org/vc4cav.jpg)


Tiêu đề: Trận Cần Lê – Battle of Srok Dong, 30/06/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Tư, 2009, 07:47:11 pm
Trận Cần Lê – Battle of Srok Dong, 30/06/1966

Sáng 30/06/1966, tiểu đoàn 1/4 kỵ binh thuộc sư đoàn 1 BB Mỹ xuất phát từ Hớn Quản tiến hành cuộc hành quân trinh sát về phía bắc với lực lượng gồm đại đội B và C, được tăng cường đại đội C tiểu đoàn 2/18 bộ binh.

Đại đội B đi đầu đội hình với 1 trung đội của đại đội C tiểu đoàn 2/18 BB. Tới khu vực ngã tư đường 13-17, quân Mỹ tiến hành trinh sát về phía đông theo đường 17, sau đó quay trở lại đường 13 và tiếp tục tiến lên phía bắc, đội hình hành quân thứ tự là trung đội 3, đại đội bộ, trung đội 2 và trung đội 1.

Đại đội C cùng đại đội C (thiếu) tiểu đoàn 2/18 BB đi sau để lại trung đội 3 cùng 3 xe chở cối và 1 tiểu đội bộ binh ở lại chốt giữ ngã tư, sau đó hành quân về phía tây theo đường 17.

Khoảng 09h30, đại đội B bắt đầu vấp phải hỏa lực súng cối và ĐKZ ở khu vực gần sóc Đông (Srok Dong). Trung đoàn 1 sư đoàn 9 QGP bố trí dài gần 2km dọc theo phía tây đường 13 tổ chức tiến công đội hình đoàn xe đại đội B Mỹ. Trong 30 phút đầu tiên, QGP tập trung hỏa lực ĐKZ vào các xe tăng, bắn hỏng cả 4 xe tăng của đại đội B.

Để đối phó, đại đội B cho trung đội 2 tiến lên, triển khai xung quanh trung đội 3 chống trả, đồng thời gọi pháo binh và không quân chi viện. Trung đội 1 và 1 bộ phận trung đội 3 đưa thương binh rút về khu vực ngã tư và lấy thêm đạn dược.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/canle.jpg)

Đại đội C kỵ binh cho các trung đội rút về ngã tư lúc này cũng đang bị hỏa lực của QGP uy hiếp. Sau khi tổ chức lại, để trung đội 3 và đại đội C (thiếu) bộ binh ở lại phòng thủ ngã tư, đại đội bộ và trung đội 1, 2 của đại đội C kỵ binh tiến về phía bắc chi viện cho đại đội B.

Để hỗ trợ cho tiểu đoàn 1/4 KB, quân Mỹ dùng trực thăng vận đổ bộ đại đội A và B tiểu đoàn 2/18 BB xuống phía bắc các vị trí của QGP.

Sau khi đại đội C kỵ binh tới nơi, quân Mỹ cho rút toàn bộ đại đội B kỵ binh về ngã tư, sau đó tiến về phía tây và bố trí chốt giữ dọc theo đường 17 để ngăn chặn QGP rút lui.

Giao tranh kéo dài đến khoảng 17h30, trung đoàn 1 QGP rút lui về phía tây. Đến đây trận đánh Cần Lê kết thúc.

Kết quả trận đánh, quân Mỹ tổn thất 19 chết và 94 bị thương, 4 xe tăng M-48 và 7 xe bọc thép M-113 bị hỏng, 1 xe bọc thép M-113 và 1 trực thăng UH-1 bị phá hủy. Theo tài liệu Mỹ, “đếm được” 270 tử thi QGP và ước tính 300 người khác chết, 7 bị bắt; quân Mỹ thu được 40 vũ khí cá nhân và 23 vũ khí cộng đồng.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Tư, 2009, 07:49:27 pm
Khu chiến (cái ấp Cần Lê nằm tít phía dưới, chả hiểu nhà mình đặt tên trận kiểu gì ???)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/canle2.jpg)


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Tư, 2009, 07:52:40 pm
Tài liệu phía ta: Chặng đường 10000 ngày - Hoàng Cầm (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=93.msg9573#msg9573)

Nhưng trận thắng trong chiến dịch đánh giao thông địch trên đường 13 gây cho Mỹ nhiều lúng túng trong âm mưu mở cuộc hành quân "dự phòng" nhằm phá cuộc tiến công của ta, tạo đà cho những trận thắng tiếp sau của sư đoàn trong đợt hoạt động mùa mưa, lại xảy ra ở địa điểm khác.
      Đó là trận phục kích địch trên khu vực cầu Cần Lê mà địch gọi là "trận Srok Dong - là một trận đánh cổ điển trong chiến tranh Việt Nam"(2).
      Cần Lê cũng là khu vực nằm trong kế hoạch tổng thể đánh giao thông địch trong đợt hoạt động mùa mưa của sư đoàn.
      Nhưng khi xảy ra lại là trận phục kích hai chiều, không phải chỉ đánh địch từ Hớn Quản lên mà còn tiến công địch từ Lộc Ninh rút về.
      Chiều 27 tháng 6, sư đoàn được tin trinh sát kỹ thuật của Miền: một đoàn xe cơ giới địch đang chuẩn bị xuất phát từ Hớn Quản lên đón quân Mỹ rút từ Lộc Ninh về theo đường 13. Như vậy theo phán đoán của sư đoàn, cuộc hành quân dự phòng "En Pa-xô" của địch đã bị phá sản, âm mưu phá cuộc tiến công của ta đã thất bại, chúng thấy không thể trụ lại vì đường 13 đang tắc nghẽn ở đoạn vừa xảy ra trận đánh của Trung đoàn 2: cầu Cần Đêm. Việc vận chuyển vũ khí, đạn dược, nhu cầu hậu cần cho lính Mỹ gặp nhiều trở ngại.
      Bộ tư lệnh sư đoàn hội ý quyết định: Đây là trận đánh do sư đoàn trực tiếp chỉ huy, sở chỉ huy đặt ở điểm cao 124, lực lượng sử dụng:
      - Lệnh cho Trung đoàn 1 tạm ngừng kế hoạch tiến công Lộc Ninh, chuyển sang đánh phục kích đoàn xe cơ giới địch từ Hớn Quản lên.
      - Trung đoàn 2 đánh địch phản kích phía sau.
      - Trung đoàn 3 đánh địch đổ bộ đường không (rút kinh nghiệm trận Cần Đâm, Sư đoàn nhận định - Thế nào địch cũng sử dụng sở trường của đội quân công tử - sẽ đổ bộ đường không khi bị đánh để cứu nguy cho bộ binh).
      - Phương châm tác chiến, đánh nhỏ đồng thời chuẩn bị đánh lớn, chặn diệt bộ binh, cơ giới đồng thời đánh địch đổ bộ trực thăng.
      Trong quá trình trao đổi kế hoạch tác chiến, một vấn đề nổi lên là bố trí thế nào. Ở đây chỉ cách chi khu quân sự Lộc Ninh có 7 ki-lô-mét, không có địa hình trung bình như Cần Đâm, rừng thưa, đồng trống, phần lớn là cây dừa nước mọc xen với cỏ le. Từ vị trí tập kết đến khu chiếm lĩnh phải vượt qua ba con suối khó khăn trong cả cơ động và giấu quân. Vì vậy phải bố tn thế trận vận động phục kích.
      Ý kiến khác (chủ yếu của phái quân sự) thì ngược lại. Làm như vậy khi tiếp cận địch bị trống trải, không an toàn, rất phiêu lưu.
      Đây là vấn đề tư tưởng chiến thuật, có ảnh hưởng trực tiếp đến trận đánh nếu không được giải quyết.
      Sau khi trao đổi thống nhất ý kiến, Bộ tư lệnh Sư đoàn phân công tôi thực hiện. Trước hết cần gặp các đồng chí cán bộ chủ chốt cấp trung đoàn để trao đổi thông suốt, kết hợp với bàn công việc chuẩn bị cụ thể vừa tranh thủ được thời gian vừa giải quyết vấn đề có chiều sâu, gắn với thực tế.
Trận địa phục kích gần hay xa không theo ý muốn chủ quan, càng không thể cứng nhắc với điều đã học. Nó phụ thuộc trước hết vào nhiệm vụ chiến dịch, vào yếu tố địa hình, vào đối tượng địch cụ thể mà ta có nhiệm vụ xoá sổ. Chúng ta chọn Cần Lê làm trận địa phục kích đánh quân dịch từ Hớn Quản lên đón quân từ Lộc Ninh về, nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ cơ bản của chiến dịch đánh giao thông địch. Nếu thừa nhận chỉ có Cần Lê mới là trận phục kích thứ hai thì phải chấp nhận biện pháp chiến thuật vận động phục kích, vì đặc điểm địa hình nơi đây quyết định. Tiến công hay phòng ngự, tập kích hay phục kích đều có chung một yêu cầu là tạo thế bất ngờ. Ở Cần Lê, tạo yếu tố bất ngờ chính là phải bố trí trận địa phục kích từ xa, thực hiện biện pháp chiến thuật vận động phục kích (đây không phải là điều mới, nó đã được áp dụng trong thời kỳ kháng chiến chín năm trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ).
      Tất nhiên là việc cơ động và giấu quân khó, nhưng nếu chúng ta có biện pháp nguỵ trang khéo, xây dựng công sự tốt, xuất kích đúng lúc, ta sẽ ở vào thế bất ngờ, trên tầm cao tiến công địch ở tầm thấp, phơi lưng trên trảng trống dài hơn 3 ki-lô-mét để ta tiêu diệt.
      Lúc nêu vấn đề tranh luận thì găng, tưởng như không có lối thoát. Nhưng khi trao đổi có lý có tình, kết hợp cả thực tiễn những trận đánh trước đó, thì tư tưởng thông suốt, công việc chạy đều. xin trở lại trận Cần Lê. Sau khi bàn bạc nhất trí, các đồng chí trung đoàn 1 đã khẩn trương bắt tay vào thiết bị chiến trường, xây dựng hầm hào công sự, theo yêu cầu vận động phục kích; làm đến đâu tiến hành nguỵ trang đến đó, thực hiện nghiêm kỷ luật giữ bí mật. Nhận lệnh chiều 27 tháng 6, Trung đoàn 1 vừa hành quân, vừa làm công tác chuẩn bị; đến đêm 29 tháng 6 hoàn thành, vào chiếm lĩnh trận địa, tất cả đều sẵn sàng thì sáng hôm sau 30 tháng 6 đã bước vào chiến đấu, khi một đoàn xe địch từ Hớn Quản tiến lên hướng Lộc Ninh; khác với Trung đoàn 2, thời gian chờ đợi quá lâu.
      Phải dùng hình thức vận động phục kích, nhưng do có biện pháp bảo đảm tốt, Trung đoàn 1 ngay từ đầu đã đánh địch trên thế bố trí thích hợp, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Khi trận chiến đấu xảy ra, đội hình địch bị chặn đầu khoá đuôi như thân rắn bị quằn, khúc oằn ra, đoạn co lại, là lúc từ vị trí xuất phát xung phong các đơn vị Trung đoàn 1 vận động ra, B.40 cách 50 mét, ĐKZ cách 100 mét là cự ly thích hợp diệt địch.
      Việc chặn đầu khoá đuôi, chặn địch từ Hớn Quản lên diễn ra ăn khớp, đội hình hành quân của địch bị ùn, tạo thuận lợi cho ta tiến công tiêu diệt chúng. Sự chống trả có nhưng khác với Cần Đâm, chỉ là lực lượng tại chỗ, số còn sống sót cụm lại, dựa vào vỏ thép hoả lực chống trả yếu ớt, tuyệt vọng, chỉ có thể trông chờ vào quân đổ bộ đường không.
      Chỉ huy sư đoàn chúng tôi vừa trao đổi nhận định như thế, thì sự thật đã xảy ra đúng như nhận định. Gần giữa trưa bầu trời trong, quang mây, từ phía Hớn Quản có tiếng ầm ì vọng đến mỗi lúc mỗi gần, liền đó nhiều máy bay lên thắng xuất hiện. Chúng đổ quân xuống tây-nam trảng Bà Nghi, thực hành phản kích nhằm đẩy lùi áp lực của ta ra xa. Cuộc chiến đấu trở nên gay go, phức tạp. Mãi 19 giờ khi mặt trời gần tắt, trận đánh mới kết thúc. Trung đoàn 1 vừa đánh địch tại chỗ vừa phải chống đỡ với quân tăng viện đổ bộ đường không, tuy thắng lợi nhưng cũng bị thiệt hại.
      Mặc dầu rất thông cảm với cấp dưới, nhưng tôi vẫn gọi điện xuống nghiêm khắc: Trung đoàn 8 xuất kích chậm vì sở chỉ huy không ra sát mặt dường, mất thời cơ đánh địch, nên trận đánh không kết thúc nhanh gọn, kéo dài, gây thêm khó khăn cho các trung đoàn bạn.
      Các đồng chí trong ban chỉ huy trung đoàn 3 chẳng những không phản ứng, trái lại thấy rõ khuyết điểm của mình gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung nên đã nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm, tích cực sửa chữa, không để cho khuyết điểm này tái diễn. Có đồng chí khóc vì ân hận.
      Mặc dù địch đã bị đòn đau, với gần 80 xe tăng, xe bọc thép, hơn 600 lính Mỹ thuộc sư đoàn 1 bị chết và bị thương sau hai trận đụng độ với ta ở Cần Đâm, Cần Lê, nhưng chúng chưa chịu từ bỏ con đường 13, vì đây là đường tiếp tế chính cho Bình Long, Lộc Ninh. Chúng vẫn phải đưa thêm lực lượng và phương tiện chiến tranh lên để củng cố các căn cứ Hớn Quản - Chơn Thành, Minh Hoà nhằm bảo vệ tuyến phòng thủ bắc Sài Gòn.



Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: TQNam trong 04 Tháng Tư, 2009, 08:26:41 pm
...sau đó quay trở lại đường 13 và tiếp tục tiến lên phía bắc, đội hình hành quân thứ tự là trung đội 3, đại đội bộ, trung đội 2 và trung đội 1...
--------

chiangshan cho tôi xin hỏi, phần đầu bạn soạn hay trích từ đâu? Theo tôi nhớ thì QĐ Mỹ có tổ chức khác ta, ở cấp C và D họ biên chế hằn 1 đơn vị gọi "trung đội chỉ huy" cho C và "đại đội chỉ huy" cho D (VNCH copy lại y chang), không có C bộ hay D bộ.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 04 Tháng Tư, 2009, 08:40:58 pm
...sau đó quay trở lại đường 13 và tiếp tục tiến lên phía bắc, đội hình hành quân thứ tự là trung đội 3, đại đội bộ, trung đội 2 và trung đội 1...
--------

chiangshan cho tôi xin hỏi, phần đầu bạn soạn hay trích từ đâu? Theo tôi nhớ thì QĐ Mỹ có tổ chức khác ta, ở cấp C và D họ biên chế hằn 1 đơn vị gọi "trung đội chỉ huy" cho C và "đại đội chỉ huy" cho D (VNCH copy lại y chang), không có C bộ hay D bộ.

Mấy cái này em đều tóm tắt lại từ báo cáo của Mỹ. Nguyên văn nó viết là Troop Command Group, em dịch thoát thành "đại đội bộ".


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: thichcafefin trong 05 Tháng Tư, 2009, 08:44:15 pm
Tôi là người "ngoại đạo" sinh vào năm giải phóng đất nước nên không biết nhiều lắm ; tuy vậy rất thích đọc và tìm hiểu về chiến tranh Việ Nam - tương quan giữa 2 bên Ta và Địch . Về số liệu sao mỹ đếm cao hơn ta , các bác ko biết vì như thế này : Khi Mỹ vào trận đánh thì dùng hỏa lực hết cỡ , nào bom , pháo cối tất cả các loại ... thương vong của ta là lớn nhưng ko quá như Mỹ nói đâu . Một chiến sỹ hi sinh vì pháo định chẳng hạn , cơ thể bị tan ra làm 4 đến 5 mảnh chẳng hạn ; khi thu dọn chiến trường Mỹ đã làm phép tính là 2 cái tay , 2 cái chân và 1 cái đầu = 5 người chết . Chỉ có cách đó thôi vì khi trúng bom hay đạn pháo nhiều lầm thì chỉ con màu đỏ thôi có gì để mà đếm xác .:P
-------------------------------------------
 Bạn phải viết đúng chính tả tiếng Việt khi tham gia thảo luận tại quansuvn.net. Ngoài ra, không có lý do đặc biệt không được làm đậm chữ!


Tiêu đề: Trận Xa Cát – Minh Hòa – Battle of Minh Thanh Road, 09/07/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Tư, 2009, 09:37:57 pm
Trận Xa Cát – Minh Hòa – Battle of Minh Thanh Road, 09/07/1966


Sau 2 trận Cần Đâm và Cần Lê, BCH sư đoàn 1 BB Mỹ quyết định nhử QGP tấn công vào 1 đoàn xe thiết giáp Mỹ. Để thực hiện, quân Mỹ tung tin tình báo giả rằng 1 đoàn xe công binh và vận tải do 1 đơn vị thiết giáp nhỏ hộ tống sẽ hành quân từ Minh Thạnh lên An Lộc vào ngày 09/07/1966. Đơn vị hành quân thực tế bao gồm 2 đại đội B và C tiểu đoàn 1/4 KB được tăng cường đại đội B tiểu đoàn 1/2 BB được tổ chức thành lực lượng lâm thời DRAGOON.

Ngày 07/07/ và 08/07/1966, quân Mỹ bắt đầu triển khai lực lượng. Đại đội C pháo 105mm tiểu đoàn 2/23 PB cùng 2 tiểu đoàn 2/2 và 1/18 BB được bố trí tại Minh Thạnh. Đại đội B pháo tự hành 203mm, đại đội D pháo 155mm và tiểu đoàn bộ 3/26 PB cùng đại đội A pháo 105mm tiểu đoàn 1/5 PB được bố trí tại căn cứ hỏa lực 1 cách điểm phục kích khoảng 8km. Đại đội C pháo 105mm và tiểu đoàn bộ 1/7 PB được bố trí tại căn cứ hỏa lực 2 cách điểm phục kích khoảng 9,5km.

Để đánh lạc hướng QGP, ngày 08/07, tiểu đoàn 1/28 BB Mỹ được B-52 Mỹ yểm trợ được trực thăng vận đổ bộ xuống khu vực sóc Con Trăng thực hiện cuộc hành quân nghi binh, thu hút.

07h00, đơn vị DRAGOON bắt đầu hành quân từ An Lộc theo đường 13, sau đó rẽ sang đường đá đỏ Xa Cát – Minh Hòa (phía Mỹ gọi là Minh Thanh Road). Toàn bộ lực lượng này có 6 xe tăng M-48, 52 xe bọc thép M-113 ACAV và 2 xe phun lửa M-132. Pháo binh bắn phá trước đội hình 200-300m và cách 2 bên đường 100m.

11h00, các xe đi đầu quan sát thấy 1 phân đội QGP đang vượt qua đường, quân Mỹ lập tức nổ súng và gọi PB, KQ.

11h15, trung đoàn 2 sư đoàn 9 và 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 16 QGP bố trí dọc theo trục đường Xa Cát – Minh Hòa bắt đầu tiến công đoàn xe, dùng ĐKZ bắn cháy xe tăng đi đầu và 2 xe M-113 của đại đội C. Đại đội B và C Mỹ lập tức tổ chức co cụm chống trả.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/xacatminhhoa.jpg)

11h17, quân Mỹ huy động tiểu đoàn 1/18 BB hành quân bộ về phía bắc song song với trục đường nhằm đánh vào bên sườn QGP. 12h15, tiểu đoàn 1/28 BB được trực thăng vận đổ bộ xuống bãi đáp ND.

Khoảng 13h30, QGP bắt đầu ngừng tiến công và rút lui về phía tây bắc. Tiểu đoàn 1/28 BB được lệnh tiến xuống phía tây nam song song với trục đường và đụng độ với QGP cho đến 15h40. Tiểu đoàn 1/18 BB cũng được lệnh chuyển hướng tiến đánh về phía đông, đến 14h35 tiếp tục được lệnh chuyển hướng đánh về phía bắc.

14h17, tiểu đoàn 1/16 BB từ Quản Lợi được trực thăng vận đổ bộ xuống bãi đáp NC, sau đó tiến đánh về phía tây nam và đụng độ với một số đơn vị nhỏ của QGP đang rút lui. 17h00, quân Mỹ dùng trực thăng đổ bộ thêm tiểu đoàn 2/2 BB xuống bãi đáp NC, kết hợp với tiểu đoàn 1/16 BB bố trí chốt chặn đường rút lui về phía bắc. Sau khi trận đánh kết thúc, quân Mỹ còn tiếp tục càn quét khu vực trong các ngày 10, 11/07 và đụng độ lẻ tẻ với một số đơn vị của trung đoàn 2 và 3 sư đoàn 9 QGP.

Kết quả trận đánh, quân Mỹ tổn thất 25 chết và 113 bị thương; 1 xe tăng M-48 và 4 xe bọc thép M-113 bị phá hủy; 3 xe bọc thép M-113, 1 trực thăng UH-1 và 1 trực thăng CH-47 bị bắn hỏng. Theo phía Mỹ, “đếm được” 238 thi thể QGP và ước tính 304 người khác chết; quân Mỹ bắt được 8 tù binh, thu 41 vũ khí cá nhân và 13 vũ khí cộng đồng.

Theo tài liệu VN, báo cáo ngày 15/07/1966 của sư đoàn 9 QGP thống kê có 90 hy sinh và 217 bị thương; báo cáo ngày 17/08/1966 thống kê có 128 hy sinh và 167 bị thương.


Tiêu đề: Re: Trận Xa Cát – Minh Hòa – Battle of Minh Thanh Road, 09/07/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Tư, 2009, 09:38:25 pm
Khu chiến

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/xacatminhhoa2.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/xacatminhhoa3.jpg)


Tiêu đề: Re: Trận Xa Cát – Minh Hòa – Battle of Minh Thanh Road, 09/07/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Tư, 2009, 10:23:55 pm
Chặng đường 10000 ngày - Hoàng Cầm (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=93.msg9574#msg9574)


Mặc dù địch đã bị đòn đau, với gần 80 xe tăng, xe bọc thép, hơn 600 lính Mỹ thuộc sư đoàn 1 bị chết và bị thương sau hai trận đụng độ với ta ở Cần Đâm, Cần Lê, nhưng chúng chưa chịu từ bỏ con đường 13, vì đây là đường tiếp tế chính cho Bình Long, Lộc Ninh. Chúng vẫn phải đưa thêm lực lượng và phương tiện chiến tranh lên để củng cố các căn cứ Hớn Quản - Chơn Thành, Minh Hoà nhằm bảo vệ tuyến phòng thủ bắc Sài Gòn.
      Để tránh bị ta phục kích, địch tăng cường tuần tra, nghi binh đánh lạc hướng; dùng bom pháo dọn đường, đồng thời chúng còn tìm thêm đường khác, thường xuyên thay đổi quy luật hành quân. Ngoài đường 13, địch còn sử dụng đường đá đỏ nối liền Hớn Quảng - Minh Hoà. Đây là con đường độc đạo nằm giữa đường 13 và sông Sài Gòn nên việc che giấu lực lượng và vận động phục kích của ta gặp nhiều khó khăn.
      Thấy những triệu chứng chúng đang chuyển đội hình hành quân sang đường này, Bộ tư lệnh Sư đoàn trao đổi và đi tới thống nhất quyết định khắc phục mọi khó khăn, khẩn trương hình thành thế trận phục kích, sẵn sàng đánh địch khi chúng mở cuộc hành quân, với lực lượng phân công như sau:
      - Trung đoàn 2 được tăng cường một tiểu đoàn của trung đoàn 16 làm nhiệm vụ chủ yếu.
      - Trung đoàn 1, trưng đoàn 3 làm nhiệm vụ chặn viện phía sau.
      Ngày 28 tháng 6, Trung đoàn 2 hoàn thành công tác chuẩn bị, bộ đội tiến vào vị trí xuất phát tiến công. Nhưng mãi mười ngày sau (8 tháng 7) trận đánh mới xảy ra. Phải chờ lâu nhưng Trung đoàn 2 đã có kinh nghiệm chờ dài ngày trong trận Cần Đâm, anh em nhanh chóng thông suốt, không xuất hiện tư tưởng nôn nóng.
      Mặc dầu đã có nhiều việc làm đánh lạc hướng đối phương, mặt khác rút kinh nghiệm thất bại ở Cần Đâm, Cần Lê mới đây nên khi khởi sự địch vẫn rất thận trọng đưa bộ binh chốt giữ dùng tối đa hoả lực pháo binh, không quân dọn đường.
      Ngày 9 tháng 7, sau ba tiếng bắn phá huỷ diệt các vạt rừng hai bên đường, đoàn xe mới vượt qua cầu Xa Cát.
      Đây là trận địch chuẩn bị hoả lực kéo dài chưa từng có trước đó.
      Ngồi ở sở chỉ huy chúng tôi thấy như có lửa đốt trong lòng, nghe âm thanh bom đạn liên tục từ phía Trung đoàn 2 dội về mà đứng ngồi không yên! Mặc dầu tin tức từ trung đoàn vẫn được đều đặn báo cáo về sư đoàn qua mạng lưới thông tin. Kiên trì đã được đền đáp, địch bắt đầu dẫn xác đến. Điều chủ yếu mà chúng tôi nhắc Trung đoàn 2 lúc này - cần theo dõi đội hình hành quân của địch để thực hiện chặn đầu, khoá đuôi đúng lúc.
      Từ kinh nghiệm Cần Đâm, tôi nhấn mạnh: quyết chia cắt không cho địch co cụm.
      Trận chiến đấu lúc đầu diễn ra thật gay go. Nhưng ta ở thế chủ động nên thắng lợi thu được nhanh gọn. Đội hình hành quân của địch lọt vào trận địa phục kích của ta cơ bản bị tiêu diệt. Chúng phải đưa viện binh từ Minh Hoà ra cùng với máy bay lên thẳng đổ quân xuống nam cầu Xa Cát, bị Trung đoàn 3 chặn đánh. Tiểu đoàn thuộc trung đoàn 16 mới từ miền Bắc vào tất cả đều mới lạ, nhưng trong trận đánh lần đầu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, diệt hai phần ba lực lượng địch ở Xa Cát.
      Tiểu đội do tiểu đội trưởng Thắng phụ trách bắn cháy 9 xe, được giao báo cáo thành tích trực tiếp qua điện thoại về tư lệnh sư đoàn.
      Báo cáo có 9 xe "chạy"!
      Mới nghe mừng, sau thắc mắc: Cháy hay chạy? Nếu để địch chạy thì thắng lợi cái gì?
      - Báo cáo lại - Nói chậm mới nghe rõ.
      - Báo cáo có 9 xe "chạy".
      - Sao lại chạy - đánh vần chữ chạy.
      - Báo cáo ch...áy.
      - Cháy phải không?
      - Dạ đúng.
      Tôi reo lên, thế chứ, cả tiểu đội Thắng bắn cháy 9 xe.
      Một trục trặc thật vui. Sau hỏi ra mới biết Thắng quê ở Nghi Lộc, nơi nổi tiếng phát âm khó nghe nhất của tỉnh Nghệ An, vì trung đoàn 16 từ Khu 4 mới bổ sung vào.
      Trận đánh trở nên phức tạp không phải đo lực lượng cơ giới đi trên đường mà là viện binh từ phía Minh Hoà tiến ra và máy bay lên thẳng địch đổ quân xuống phía nam cầu Xa Cát. Trung đoàn 3 lần này tích cực sửa chữa khuyết điểm mắc trong trận Cần Lê, cùng các chiến sĩ thông tin, hậu cần sư đoàn, kể cả các chiến sĩ của Trung đoàn 2 bị thương nhẹ đều tình nguyện tham gia chiến đấu. Trận đánh vì thế phải kéo dài đến ngày 11 tháng 7 mới kết thúc.
      Những trận mưa xối xả đã bớt dần, tiết trời bước vào trung tuần tháng 7. Sau trận Xa Cát - Minh Hoà cũng là thời điểm kết thúc cuộc hành quân không theo quy luật thời tiết.


Như thế này là lúc đầu cụ Cầm nghe nhầm hay nghe đúng nhỉ ;D


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: ducthang85 trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 03:07:02 pm
Còn trận Hamburger Hill không có tư liệu ạ?


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 03:53:29 pm
Sẽ có ;D


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:37:18 pm
Bổ sung chiến lệ Trận Vạn Tường, chiangshan xem thử so với tư liệu đã có khác gì không nhé!

TRẬN CHỐNG CÀN VẠN TƯỜNG CỦA eBB1 VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HUYỆN BÌNH SƠN (QUẢNG NGÃI)               
                                   Ngày 18 tháng 8 năm 1965


  Đầu năm 1965 khi cuộc “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ thất bại, để cứu nguy cho sự sụp đổ của chính quyền ngụy Sài Gòn, Lầu Năm Góc đã ồ ạt đưa quân Mỹ và phương tiện chiến tranh vào chiến trường miền Nam, đồng thời mở cuộc oanh tạc bằng không quân “sấm rền” (Rolling Thunder) đánh phá miền Bắc. Đế quốc Mỹ quyết định chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sang “chiến tranh cục bộ”, hòng nhanh chóng giành thắng lợi quyết định bằng sức mạnh quân sự của đội quân viễn chinh Mỹ.

  Trận Vạn Tường là cuộc đọ sức giữa tên “xâm lược hiếu chiến” với tinh thần ý chí quyết đánh và quyết thắng Mỹ của quân dân ta. Tuy trong thế có chuẩn bị chống càn, nhưng ta chưa lường hết khả năng quân Mỹ tập trung lực lượng quy mô lớn trên 8000 quân với hàng trăm máy bay, xe tăng và tàu chiến, lớn gấp 7-8 lần về lực lượng và có ưu thế tuyệt đối và binh  khí kỹ thuật, mở cuộc hành quân “ánh sáng sao” (Starlight) hiệp đồng hải – lục – không quân do tên đại tá Oscar Peiross chỉ huy tiến vào vùng giải phóng ven biển để “tìm diệt” “đệ nhất trung đoàn” của quân giải phóng. Nhưng với tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, với ý chí tự hào của dân tộc, với truyền thống quyết chiến quyết thắng của trung đoàn, với sức mạnh vô địch của thế trận CTND, với sự giúp đỡ và phối hợp của cấp ủy Đảng, chính quyền và các LLVT địa phương, quân và dân ta đã đánh thắng trận đầu ra quân của quân Mỹ.

  Dựa vào các tài liệu lưu trữ tại eBB1, phòng KHLSQS QK5 biên soạn lại trận này nhằm ghi lại truyền thống chiến đấu và chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời rút ra bài học thực tiễn cho nhiệm vụ xây dựng và sẵn sàng đối phó cuộc tấn công xâm lược của bất kì đối tượng nào và qua đây cũng góp phần nghiên cứu chiến thuật phòng ngự bờ biển, nghiên cứu tác chiến trong KVPT ở các địa hình đồng bằng, ven biển.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:38:32 pm
I. TÌNH HÌNH CHUNG

1. Địa hình, thời tiết

  Khu vực tác chiến diễn ra thuộc các xã Bình Thông, Bình Thiện, Bình Kỳ, nay là 2 xã Bình Hải, Bình Hòa (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), cách Chu Lai về phía nam 18 km, cách phía đông huyện lỵ Bình Sơn 10 km. Đặc điểm địa hình ở đây là đồng bằng ven biển bao gồm nhiều đồi gò cát pha sỏi, cao thấp trên dưới 60m, xen kẽ đồng ruộng với xóm làng chia ra thành từng khu vực.

  Trong làng nhân dân trồng nhiều mít, cây cối rậm rạp kín đáo, nhiều làng có hầm địa đạo, có chiến hào và giao thông hào nối liền thôn xóm, có nhiều đoạn hào trong các ấp chiến lược cu rộng 3m, sâu 1,5-2m.
 
  Đồng nhiều phần nhiều là ruộng nước, phía bắc Lộc Tự, ruộng nước sâu và có chỗ lầy, phía đông Ngọc Hương (Nam Yên) có nhiều ruộng khô.

  Đồi gò chất đất cát pha sỏi thành hình bậc thang, đỉnh đồi bằng phẳng nhiều gò trồng sắn, bắp (ngô), có gò cây cối lúp xúp xen kẽ một số cây mít, chung quanh các đồi có dây thép gai và gai tre bao bọc để ngăn trâu bò.

  Trong khu vực tác chiến có nhiều gò, đồi hưng có 3 diềm cao khống chế. Về phía tây có núi Phổ Tinh cao 106m, núi Gò Đam cao khoảng 60m, núi Đam Tây cao 45m nằm sát mép biển.

  Đường sá: có con đường lớn chạy từ Châu Ổ xuống Tuyết Diêm và nối liền với những đường nhỏ chạy xuống các thôn Nam Yên, Ngọc Hương, Vạn Tường, An Cường, Thanh Thủy, An Thái…
 
  Phía đông Vạn Tường là bờ biển, tính chung cả khu vực tác chiến có chiều dài hơn 10km, nhiều vách đá đứng, từ Bắc An Cường đến Phước Thuận có ghềnh đá cao khoảng 15-20m. Độ sâu của nước tại cửa biển An Cường từ 25-30m.

  Phía Tây Vạn Tường có sông Trà Bồng rộng và sâu, nhưng xe lội nước và thuyền có thể qua lại được.
   
   Tóm lại: Địa hình có nhiều thuận lợi cho ta giấu quân, cơ động kín đáo, trong làng và một số khu vực có hào giao thông và có hầm địa đạo nối liền nhau (như thôn Vạn Tường). Nhưng khu vực Vạn Tường có bãi biển, địch có thể đổ bộ các đơn vị quy mô nhỏ, có các đồi gò dễ dàng đổ bộ đường không, có các diềm cao có tầm khống chế. Tuy nhiên việc cơ động của cơ giới địch gặp khó khăn, tầm quan sát bị hạn chế.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:40:27 pm
2. Tình hình địch:

  Tại căn cứ Chu Lai địch có sư đoàn 3 LTĐB Mỹ mới đổ bộ lên. Địch sử dụng vào cuộc hành quân “tìm diệt” mang tên “ánh sáng sao” 1 lữ đoàn LTĐB Mỹ tăng cường, khoảng 8000 tên. Trong đó có:

- 4 tiểu đoàn LTĐB.

- 1 tiểu đoàn xe tăng – xe bọc thép lội nước 105 chiếc (44 xe tăng M48-A1, G1. Xe bọc thép lội nước M113 và LVTP).

- Một số đại đội bảo đảm truyền tin, trinh sát, vận tải và công binh thuộc tiểu đoàn phá hoại 3.
 
Phương tiện đổ bộ và chi viện:

- 6 tàu chở quân và trang bị kĩ thuật (gồm 1 LPH chở trực thăng, 2 APA chở quân, 1 LSD chở khí tài, 2 LST chở xe tăng).

- 5 tàu chi viện chiến đấu (gồm 1 tuần dương hạm CLG, 2 khu trục hạm, 2 tàu hộ vệ).

- Máy bay chiến đấu phản lực 60-70 lần chiếc.

- 30 khẩu pháo: 155mm, 76mm, 8 khẩu lựu pháo 105 mm ở quận Bình Sơn và 127mm trên hạm sẵn sàng chi viện hỏa lực.

  Những ngày trước khi mở cuộc tiến công, máy bay RB57, trực thăng HU1A, H37 thường xuyên trinh sát khu vực Vạn Tường, An Thái, Long Bình, Nam Yên, núi Phổ Tinh, Gò Đam. Máy bay L19 trinh sát dọc bờ biển từ mũi Nam Trân đến mũi Ba Làng An. Đồng thời địch đã dùng pháo trên hạm tàu bắn vào đồn 45 núi Đam Tây.
 
  Ngày 14-8, 1 tiểu đoàn thiếu (khoảng 300 tên) và 1 chi đoàn xe bọc thép M113 từ căn cứ Chu Lai vượt sông Trà Bồng càn vào khu vực Tân Hy, Tuyết Diêm bị đại dội 21 bộ đội địa phương và du kích loại khỏi vòng chiến đấu hơn 50 tên, bắn hỏng 2 xe M113.

  Ngỳ 15-8 địch dùng 4 máy bay phản lực ném bom, bắn phá ở núi Phổ Tinh và khu vực Phước Thiện. Đêm 15-8 trận địa pháo ở Bình Sơn bắn cầm canh vào khu vực Vạn Tường.

  Ngày 16-8, 5 máy bay F.100, 2L20, 2 trực thăng HU1A và 2H34 bay lượn trên khu vực đóng quân của eBB1. Ngoài khơi phía đông bắc Vạn Tường khoảng 16 km có 6 tàu và 5 thuyền xuất hiện ở vịnh Dung Quất.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:41:18 pm
3. Tình hình ta:

  eBB1 là 1 trong 2 trung đoàn mạnh của Quân khu 5, biên chế 4dBB (40, 45, 60 và 90), có 3 đại đội hỏa lực cối, ĐKZ và 12,7 ly, các đại đội thông tin, công binh và đặc công, trinh sát, có 1 đại đội quân y, 1 đại đội vận tải.

   Các lực lượng của trung đoàn đã trải qua nhiều năm chiến đấu ở Quảng Nam với các trận Tư Yên, Kỳ Sanh, Chóp Chài, Việt An, Lạc Sơn, Đồng Dương, nổi bật nhất là đã tiêu diệt chiến đoàn ngụy trong chiến dịch Ba Gia (5-1965).

  Ngày 19-7-1965 trung đoàn về đóng quân ở các xã phía đông Bình Sơn và Sơn Tịnh để tập huấn cán bộ, bổ sung trang bị biên chế và huấn luyện bộ đội. Trong gần một tháng huấn luyện ở đây, sự giúp đỡ của chính quyền và các đoàn thể địa phương, tình hình mọi mặt của đơn vị được củng cố, trình độ chính trị, kỹ chiến thuật được nâng lên qua rút kinh nghiệm chiến đấu của trận Ba Gia và xây dựng quyết tâm chuẩn bị ra quân đánh Mỹ trong thời gian sắp đến. Sức khỏe của cán bộ chiến sĩ tăng lên.
 
  Trong thời gian dừng chân tại khu vực này, các đơn vị đều có phương án và tập luyện đánh địch tại chỗ. Khi xảy ra tác chiến, hầu hết cán bộ quân sự cấp trưởng từ trung đoàn đến tiểu đoàn, đại đội và một số cán bộ cơ quan trung đoàn, tiểu đoàn đều đi chuẩn bị chiến trường ở phía tây đường 1, tây Bình Sơn. Chỉ có chính ủy trung đoàn, các chính trị viên tiểu đoàn, tham mưu trưởng và đại đội phó ở lại nắm đơn vị.

  Đại đội địa phương 21 Bình Sơn là một đậi đội thường xuyên đứng chân và hoạt động ở vành đai phía đông nam Chu Lai, đã từng đánh những trận càn quét, ngày 14-8 đã cùng với du kích chặn đánh bộ binh và xe M113 lội nước từ Chu Lai vượt sông vào Tân Hy – Tuyết Diêm thắng lợi.

  Tình hình nhân dân:

  Nhân dân trong khu vực tác chiến đã được giải phóng từ năm 1963. Riêng các làng Ngọc Hương, Nam Yên, Long Bình thuộc xã Bình Kì mới được giải phóng tháng 6-1965 trong  chiến dịch Ba Gia. Nguồn sinh sống chính của nhân dân là làm ruộng và đánh cá.

  Cơ sở chính trị trong nhân dân rất tốt, có các tổ chức chính quyền, đoàn thể nhân dân nhiệt tình, tích cực tham gia và giúp đỡ bộ đội. Ở các thôn có nhiều gia đình có con em đi tập kết ra bắc. Các thôn đều có dân quân du kích và đã từng tham gia chiến đấu cùng với bộ đội địa phương Tinh – Huyện.

  Bọn tề điệp tuy bị khống chế, nhưng số ác ôn có nợ máu lưu vong ở Châu Ổ - Bình Sơn vẫn có liên hệ ngầm với bọn phản động xấu còn cài lại ở địa phương.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:44:51 pm
II. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU

1. Khi đứng chân ở khu vực đóng quân, để có thể chủ động đánh địch, trung đoàn đã dự kiến các phương án sau:

a) Nếu địch từ Tân Hy, Tuyết Diêm vào hướng Đông Lễ, Phước Hòa, dBB40 triển khai phối hợp cùng c21ĐP và du kích chặn đánh, dBB60 sẵn sàng cơ động phối hợp và đánh địch đổ bộ đường không. Các đơn vị trực thuộc đứng sát tuyến biển chú ý cảnh giới hướng đổ bộ đường biển lên Thanh Thủy. c12,7 sẵn sàng đánh máy bay trong khu vực, dBB45 làm dự bị, sẵn sàng cơ động.

b) Nếu địch từ hướng Châu Ổ xuống Long Bình, Nam Yên, Ngọc Hương: dBB60 triển khai chặn đánh và chú ý đề phòng hướng đổ bộ đường biển lên An Cường, dBB40 sẵn sàng cơ động phối hợp, dBB45 làm dự bị. cPK12,7 ly như phương án 1.

c) Nếu địch ở đường quốc lộ 1 xuống Liêm Quang: dBB45 là chủ yếu triển khai chặn đánh, dBB60 làm lực lượng dự bị, dBB90 và dBB40 sẵn sàng cơ động. Hỏa lực của trung đoàn tùy tình huống cụ thể sẽ quyết định cơ động chi viện.

d) Địch từ hướng Sơn Tịnh xuống Đồng Xuân, Đồng An: dBB90 là lực lượng chủ yếu độc lập tác chiến, dBB45 sẵn sàng cơ động phối hợp, dBB40, dBB60 và các c hoả lực tùy tình hình cụ thể sẽ quyết định cơ động chi viện.

e) Nếu địch đổ bộ đường không bằng trực thăng xuống khu vực đơn vị nào thì đơn vị đó chiến đấu là chủ yếu, tùy tình hình cụ thể trung đoàn sẽ quyết định sử dụng lực lượng chi viện hoặc cơ động sang vị trí khác.

2. Một số nội dung về hiệp đồng và bảo đảm:

- Căn cứ vào phương án đã dự kiến từng đơn vị nghiên cứu địa hình và có kế hoạch chiến đấu cụ thể, thường xuyên sẵn sàng chiến đấu.

- Trung đoàn tổ chức đài quan sát ở Thanh Thủy và phái trinh sát nắm tình hình chung trong khu vực. Từng tiểu đoàn thường xuyên theo dõi nắm tình hình ở địa bàn mình phụ trách.

- Các đơn vị phải kiểm tra trang bị súng đạn, cuốc xẻng và củng cố công sự chiến đấu và phòng tránh.

- Bảo đảm mạng thông tin liên lạc thường xuyên từ trung đoàn đến các đơn vị bằng 3 phương tiện: hữu tuyến diện, vô tuyến diện và vận động. Mạng điện thoại của tiểu đoàn đảm bảo đến đại đội, khi chiến đấu dùng cả VTĐ.

3. Vị trí bố trí đứng chân của các đơn vị:

- dBB40 ở khu vực An Lộc – Trung Sơn (xã Bình Thông, Bình Sơn).

- dBB60 ở Lộc Tự - Ngọc Hương (xã Bình Kì – Bình Sơn).

- dBB45 ở Phú Nhiêu – Liên Quang (xã Bình Ân – Bình Sơn).

- dBB90 ở Đồng Xuân – Đồng Quang (xã Sơn Quang – Sơn Tịnh).

- c cối 81/e ở An Thái 2 (xã Bình Thiện – nay Bình Hải).

- c ĐKZ/e ở Đông Hòa (xã Bình Thiên – nay Bình Hải).

- cPK 12,7mm và cĐC – TS ở Thanh Thủy (xã Bình Thiện).

- SCH/e ở Vạn Tường (xã BÌnh Thiện – nay Bình Hải).


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:46:30 pm
III. DIỄN BIẾN CHIẾN ĐẤU, KẾT QUẢ, Ý NGHĨA TRẬN ĐÁNH

1. Diễn biến chiến đấu:

a) Triệu chứng trước cuộc hành quân:

  Ngày 10-8 vợ một tên dân vệ ở An Lộc chạy vào quận Bình Sơn báo cáo tình hình. Ngày 14-8 địch bắt 15 người dân ở An Cường khi đang đánh cá ngoài biển để khai thác. Bọn tề điệp lưu vong ở thị xã Quảng Ngãi và quận lỵ Bình Sơn gửi thư cho bọn phản động ở địa phương hẹn ngày về gặp mặt.

  7 giờ ngày 14-8, 1d Mỹ và 1 chi đoàn xe M113 từ căn cứ Chu Lai vượt sông Trà Bồng càn quét vào Tân Hy, Tuyết Diêm, c21ĐP phối hợp với du kích vành đai diệt Mỹ đã chiến đấu suốt 1 ngày đêm. Kết quả ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 50 tên , bắn cháy và phá hủy 2 xe M113. Sau đó ta chuyển về đứng ở tây nam Trung Sơn và Long Bảng để rút kinh nghiệm chiến đấu.

  Những ngày trước khi hành quân địch dùng máy bay trinh sát L20, L19, RB57 và trực thăng HU1A, H37 thường xuyên quan sát quần lượn trên khu vực Vạn Tường và dọc theo ven biển từ mũi Nam Trần đến Ba Làng An, đồng thời dùng pháo trên tàu bắn vào các mục tiêu ven biển, 9 giờ 4 phút ngày 15-8 có 4 máy bay pảhn lực bắn phá khu vực bắc núi Phổ Tinh. 14 giờ ngày 15-8 2 máy bay phản lực thả bom ở khu vực Phước Thiện. Đêm 15-8 trận địa pháo ở quận Bình Sơn bắn vào thôn Vạn Tường. Từ 7 giờ đến 19 giờ ngày 16-8 các loại máy bay phản lực, trinh sát và trực thăng HU1A, HU1B bay lượn trên khu vực đóng quân của trung đoàn.

  Trước những triệu chứng trên, trung đaòn nhận định khu vực đóng quân của ta có thể đã bị lộ và địch chuẩn bị càn quét. Lúc đầu trung đoàn có ý định di chuyển đội hình xuống phía nam để bảo đảm cho đợt hoạt động sắp tới. Nhưng xét thấy chỉ còn vài ngày nữa trung đoàn sẽ đi làm nhiệm vụ ở địa bàn khác, nên quyết định không di chuyển nữa, nếu địch càn đến thì đánh. Trung đoàn lệnh cho các đơn vị tăng cường củng cố cộng sự và sẵn sàng chiến đấu.

  12 giờ ngày 17-8, trung đoàn tập báo động triển khai thử các đơn vị theo kế hoạch tác chiến. Trong khi trung đoàn chuẩn bị chiến đấu thì các loại máy bay trinh sát địch vẫn tiếp tục tuần tiễu, 8 tàu đổ bộ và 2 tàu khu trục di chuyển dọc bờ biển Thanh Thủy, An Cường. Pháo bắn vào điểm cao 61 (điểm cao 45 trên bản đồ) và quanh khu vực Vạn Tường, An Thái.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:48:38 pm
b) Diễn biến chiến đấu ngày 18-8-1965:

  3 giờ sáng ngày 18-8, 2 máy bay trinh sát L20 và 4 máy bay phản lực F100 quần lượn trên khu vực An Cường, Vạn Tường, Thanh Thủy, An Lộc, Lộc Tự, Nam Yên, Ngọc Hương, đặc biệt địch chú ý khu vực Lộc Tự và Ngọc Hương. Ngoài biển 8 tàu đổ bộ và 2 tàu khu trục xuất hiện cách bờ biển 500 đến 1000m.

  Sau khi nắm được tình hình địch, trung đoàn đã thông báo và lệnh cho các đơn vị săn sàng chiến đấu.

  4 giờ 30 phút, 8 F100, 8 máy bay L20, 8 khẩu pháo mặt đất ở quận Bình Sơn và pháo trên hạm tàu bắn phá chuẩn bị vào Long Bình, An Cường, An Lộc trong 30 phút với hơn 100 tấn bom và gần 2000 viên đại bác. 5 giờ đến 6 giờ 45 phút, địch vừa dùng phản lực oanh tạc, vừ lần lượt thực hành đổ bộ cả đường không, đường biển và tiến công đường bộ vào khu vực tác chiến như sau:

  06 giờ, trực thăng H34 đổ quân xuống đông núi Phổ Tinh khoảng hơn 200 tên thuộc d3/e7, đồng thời 12 phản lực  F105 ném bom và phóng rocket xuống khu vực Long Bình – An Cường.

  06 giờ 20 phút, 31 trực thăng đổ d2/e4 xuống phía đông Ngọc Hương (bắc đồi Tranh). Đồng thời lúc 6 giờ 20 phút có 4 tàu và 20 đinh đổ bộ loại LCU, LST, LCM đổ d1/e7 vào phía bắc bờ biển An Cường (đông nam Vạn Tường 2km) và cách mũi đổ bộ đường không cách phía đông Ngọc Hương 3-4km. Mũi đổ bộ này dùng tàu LST chở xe tăng vào cách bờ chừng 1,5km đến 2km, lính thủy đánh bộ xuống các xe lội nước và đinh đổ bộ tiến vào bờ theo đội hình: đợt đầu là đinh chở xe tăng; đợt 2 các xe bọc thép lội nước chở quân; sau cùng là 3-4 đợt đinh đổ bộ chở quân. Bên sườn đội hình đổ bộ có 1 tàu hộ vệ tuần tiễu. Cách bờ 6-8km là khu vực cơ động của 1 tàu tuần dương và 2 tàu khu trục bắn yểm hộ trong quá trình đổ bộ.

  6 giờ 30, 8 máy bay phản lực ném bom vào Trung Sơn và 1 c của d3/e3 có xe lội nước từ Chu Lai vượt sông Trà Bồng đánh chiếm Bình Giang (tây bắc Vạn Tường 5km) rồi tiến xuống An Lộc chặn đường rút lui của ta.

  Trung đoàn ra lệnh cho các đơn vị triển khai đánh địch tại chỗ. Nhưng thực tế có đơn vị đã chủ động nổ súng đánh địch trước. 6 giờ 20 phút, mũi đổ bộ đường biển của địch vào An Cường đang triển khai lên bãi cát trước làng An Cường, b công binh (15 đồng chí) dùng súng trường diệt 4 tên đi đầu, địch ào lên xung phong, ta điểm hỏa 1 quả mìn định hướng diệt hơn 20 tên, địch hoảng hồn lui ra tổ chức lại đội hình, dùng xe cơ giới M113 yểm hộ cho bộ binh tiến công. Bộ phận công binh đã dựa vào làng chiến đấu ngăn chặn địch khoảng 30 phút lui về SCH/e ở Vạn Tường.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:49:21 pm
  06 giờ 30 phút, trên hướng d bộ binh 60 ở Ngọc Hương – Lộc Tự tiểu đoàn lệnh cho cBB5 nhanh chóng vận động ra chiếm đồi phía đông Ngọc Hương. Trên đường vận động trinh sát ta phát hiện ở chân đồi Tranh có địch, đồng chí Thuật quyền c trưởng lệnh cho b2 có đồng chí Tri c viên đi cùng nhanh chóng chiếm lĩnh đoạn hào giao thông phía đông Ngọc Hương. Quyền c trưởng cùng b1 và b3 nhanh chóng chiếm khu vực tây bắc đồi Tranh. Khi đang vận động ta phát hiện khoảng 500 tên địch dưới sự chi viện của hỏa lực và 12 máy bay phản lực chia thành từng đợt tiến vào. 2b do quyền c trưởng chỉ huy cách 40-50m mới nổ súng. Tất cả các hỏa khí của ta phát dương mạnh mẽ hỏa lực diệt nhiều địch. Ta phát hiện có 2 khẩu cối 81 ly trong đám địch chết, liền tổ chức xung phong ra lấy, nhưng bị hỏa lực địch bắn mạnh không lấy được.

  Bị đánh bất ngờ  địch lùi lại dùng đại liên, súng cối và hỏa lực trên xe tăng, xe bọc thép bắn mạnh vào đội hình của cBB1 (-), đồng thời 50 trực thăng tiếp tục đổ quân xuống phía đông Ngọc Hương tăng cường cho cánh quân vừa bị cBB1 (-) đánh thiệt hại. Nghe súng nổ đồng chí c viên dẫn b2 đang bố trí ở Ngọc Hương ra tăng cường hình thành thế phòng ngự ở khu đồi Tranh của toàn bộ cBB5.

  Mũi đường bộ của địch sau khi vượt sông Trà Bồng tiến vào Tân Hy, Đông Lễ bị cĐP21 và du kích chặn đánh, địch tổ chức nhiều đợt tấn công nhưng cĐp21 và du kích đã dựa vào hào giao thông trong làng đánh lui nhiều đợt xung phong của địch, không cho chúng hợp vây xuống An Lộc.

  Sau đợt đầu các hướng tiến công và đổ bộ bằng trực thăng của địch đều bị chặn lại. Địch dùng không quân, pháo binh và trực thăng vũ trang đánh phá quyết liệt, đồng thời dùng trực thăng đổ quân tiếp viện, chở thương. Lực lượng ngoài biển tiếp tục cho quân đổ bộ vào An Cường và Thanh Thủy, tổ chức các đợt tấn công khác mãnh liệt hơn.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:50:18 pm
  Khoảng 7 giờ 15, quân địch tiếp tục tấn công vào đồi Tranh. cBB5 chờ cho xe M113 đến cách khoảng 40m mới dùng B4 bắn hỏng 1 chiếc, những chiếc khác dừng tại chỗ dùng hỏa lực bắn vào trận địa của ta. Lúc này 1 số trực thăng địch đổ thêm quân xuống, ta dùng trọng liên bắn 1 chiếc. Địch vẫn liều mạng cho 1 số trực thăng hạ cánh xuống để lấy xác chết và số bị thương.

  Khi cBB5 đang chiến đấu ở đồi Tranh thì cBB6 được lệnh cơ động ra hiệp đồng đánh địch, đồng chí quyền c trưởng cBB2 được trinh sát báo cáo phía nam xóm Chuối có địch, liền ra lệnh cho b1 vận động ra hướng nam xóm Chuối, b2 chiếm đồi đất đỏ, b3 chiếm phía đông Lộc Tự.

  b1 đang cơ động ra xóm Chuối phát hiện bộ binh và xe M113 địch từ đông bắc Ngọc Hương đang tiến về xóm Chuối, c phó lệnh cho b1 chiếm giao thông hào ở rìa làng, dùng cối 60mm và các loại hỏa lực khác bắn mãnh liệt vào bộ binh địch đang tiến sau xe M113. Bị đánh bất ngờ địch lùi lại bám vào xe tăng, xe bọc thép để chiến đấu với ta. Cùng lúc 12 máy bay phản lực quần lượn trên không nhưng không dám bắn phá vì trận địa của ta và địch rất gần nhau.

  Khi đang vận động ra chiếm đồi đất đỏ, b2 cũng phát hiện bộ binh và xe M113 đang ồ ạt tiến lên phía đông quả đồi (còn cách khoảng 100m). Địch dùng cối 81mm, trọng liên 12,7mm và các hỏa khí khác bắn mạnh vào đội hình của trung đội. Các chiến sĩ b2 đã dùng B40 bắn cơ giới địch nhưng đạn không nổ, súng hỏng. Địch ồ ạt tiến lên đồi, ta bắn mạnh diệt được nhiều địch, nhưng chúng vẫn ngoan cố xông lên. Các chiến sĩ đã dùng báng súng, lưỡi lê đánh giáp lá cà với địch. Trước sự đánh trả quyết liệt của ta, địch phải lùi xuống chân đồi dùng hỏa lực bắn lại. Đơn vị bị thương vong nhưng vẫn quyết tâm giữ vững trận địa, tiếp tục đánh lui nhiều đợt xung phong khác của địch, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 80 tên địch.

  b3 nghe súng nổ ở đồi đất đỏ và xóm Chuối đã dùng cối 60mm và trung liên bắn chi viện và hợp đồng cùng với b2 diệt địch.

  Trên hướng c21ĐP: sau khi địch bị chặn lại ở Hòa Tây, chúng dùng 8F100 ném bom xuống Phú Long và ven đồi Trung Sơn dọn đường cho 30 trực thăng đổ quân xuống khu vực này để thay thế cho mũi đổ bộ. Khi 10H34 hạ cánh xuống bắc An Lộc, c21ĐP đã dùng cối 60mm bắn trúng đội hình địch, 5 chiếc cháy tại chỗ, 2 chiếc bị hỏng nhẹ vội vàng cất cánh tháo chạy nhưng bay đến Đông Lễ thì rơi, 3 chiếc bị hỏng nặng không cất cánh được. Địch cho 12 F100 và HU1A phóng rocket vào trận địa của c21ĐP và sau đó dùng 20 trực thăng đổ quân xuống bắc Trung Sơn, cách trận địa cũ 500m. Nhưng c21ĐP đã bí mật cơ động sang đồi Trung Sơn để sẵn sàng chờ địch. Đợi địch đến cách khoảng 50-60m ta bất ngờ bắn mãnh liệt vào đội hình địch, diệt đuợc một số và sau đó lại chuyển sang phía đông đồi trung Sơn, địch phát triển vào làng An Lộc, c21ĐP tiếp tục đánh vào An Lộc, địch bỏ chạy, ta diệt được 20 tên và giải phóng được 100 đồng bào bị địch bắt. Sau đó ta cơ động về tây Gò Đam, đông núi Phổ Tinh.

  Trên hướng Thanh Thủy, cùng với lực lượng đổ bộ xuống bắc Trung Sơn, địch cho 16H34 đổ quân xuống đông bắc Lộc Tự và tăng cường lực lượng đổ bộ vào cửa biển Phú Vinh hòng tập trung tiêu diệt lực lượng ta ở đông bắc Vạn Tường. Một lực lượng địch đổ bộ đường biển vừa tiến lên đồi 60 bị đại đội đặc công – trinh sát chặn đánh, buộc chúng phải lui lại tổ chức chống cự.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:52:08 pm
  Sau 4 giờ chiến đấu (từ 5 giờ đến 9 giờ ngày 18-8) theo báo cáo của các đơn vị và qua theo dõi chỉ huy trung đoàn nắm được đợt đầu địch có khoảng hơn 2000 tên và chỉ 3 đoàn cơ giới, nhưng càng về sau chúng càng tiếp tục tăng quân, đưa số quân lên 7000 đến 8000 tên cùng hơn 100 xe cơ giới các loại, cả M113, xe tăng M41, M48, pháo tự hành và nhiều loại xe giống như công trình xa (dài 9m, rộng 5m, cao 3,5m).

  Trung đoàn nhận định: địch tuy có bị đánh chặn lại, nhưng vẫn tiếp tục tăng quân trên các hướng, tập trung chủ yếu vào thôn Ngọc Hương. Về ta đã phát huy tinh thần chủ động đánh địch, nhất là dBB60, cĐP21, song ta cũng bị thương vong, đạn dược tiêu hao nhiều chưa được bổ sung.

  Xử trí và quyết tâm của trung đoàn: cho dBB60 đưa cBB7 vào chiến đấu ở xóm Chuối – Lộc Tự cùng tập trung ngăn chặn tiêu diệt địch. Tập trung toàn bộ lực lượng của cả 2 dBB60 và dBB40 tiêu diệt cánh quân ở Ngọc Hương. Lệnh cho dBB40 vận động từ An Thái xuống Lộc Tự phối hợp cùng dBB60 tiêu diệt cánh quân địch ở Ngọc Hương. Lệnh cho dBB45 và dBB90 sẵn sàng cơ động.

  9 giờ 30 phút, sau nhiều đợt đánh địch ở đồi Tranh cBB5/d50 lui về phía đông nam Ngọc Hương, Lộc Tự; c8 trợ chiến của d sau khi đi lạc về d bộ đã được đưa ra bố trí ở tây nam xóm Chuối – Ngọc Hương. Lúc này cBB7 được lệnh bước vào chiến đấu: b2 và b3 vận động ra bố trí ở xóm Chuối, b1 do c phó Hải (quyền c trưởng) chỉ huy đánh thẳng vào đội hình địch ở nam xóm Chuối.

  Khi b1 đang vận động thì phát hiện 1 chi đoàn xe M113 cách khoảng 400-500m, b trưởng hạ lệnh cho ĐKZ bắn 8 phát nhưng không trúng. Địch phát hiện được hỏa lực của ta đã tập trung hỏa lực cối, 12,7mm bắn vào đội hình làm ta thương vong 1 số, b1 vẫn kiên quyết bám vào giao thông hào ở phía đông xóm Chuối đánh trả lại. Địch tiếp tục tăng quân tổ chức nhiều đợt xung phong, dùng cả súng phun lửa để sát thương ta, nhưng b1 được sự phối hợp của b2, b3 và một bộ phận của cBB6 đang chiến đấu ở khu vực này, nên vẫn giữ vững được trận địa.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:53:52 pm
  Trước sức tiến công ngoan cường của quân ta, địch cho một lực lượng bộ binh cùng xe M113 vòng lên phía đông bắc đánh vào xóm Chuối. b2/cBB7 do chính trị viên Nhuận chỉ huy vận động ra phòng ngự ở một đoạn giao thông hào phía bên trái đội hình cBB6. Chờ cho địch vào cách khoảng 70m, khẩu đội ĐKZ của đồng chí Châu đã bắn cháy 3 chiếc, bắn hỏng 4 chiếc khác, làm cho đội hình của địch rối loạn chen chúc nhau, nấp sau các xe bọc thép còn lại. Ta đã tiếp tục dùng súng cối 60mm và 81mm của tiểu đoàn bắn dồn dập vào đội hình địch diệt được nhièu tên, đánh tan đợt xung phong thứ nhất của địch vào xóm Chuối. Đồng chí Nhuận CTV và đồng chí b trưởng b2 vừa dùng các loại súng bộ binh tiêu diệt hàng chục tên địch, vừa động viên bộ đội kiên quyết giữ vững trận địa, liên tục đánh bại nhiều đợt xung phong của địch.

  9 giờ 45, tiểu đoàn BB40 khi được lệnh bước vào chiến đấu đã khẩn trương xuất kích về phía Ngọc Hương – Lộc Tự để hiệp đồng với dBB60 tiêu diệt cánh quân địch ở phía đông bắc xóm Chuối và bắc Lộc Tự. Tiểu đoàn lệnh cho cBB1 cùng với c4 hỏa lực do tiểu đoàn trực tiếp chỉ huy xuất kích. Lúc 9 giờ 45 đội hình bắt đầu vận động, phải qua nhiều đoạn trống trải, máy bay trinh sát, trực thăng HU1A và máy bay phản lực quần rất sát.

  11 giờ, cBB1/d40 đa vận động đến bắc làng Lộc Tự thì phát hiện địch dùng trực thăng dò thên 1d LTĐB xuống Ngọc Hương tăng viện cho d2/e4, đồng thời địch dùng xe bọc thép LVTP xó xe tăng M48 hộ thống tiểu đoàn này gồm cả thảy 9 chiếc, từ hướng An Cường theo hàng dọc tiến vào tiếp tế lương thực, đạn dược cho bọn địch ở Lộc Tự và xóm Chuối.

  Nắm được tình hình cBB1/d40 đã triển khai đội hình đánh địch: b1 chiếm đoạn hào phía bắc Lộc Tự làm nhiệm vụ chặn đầu, b2 chiếm đọan giao thông hào bên phải, đánh vào bên sường quân địch, b3 chiếm đoạn hào giao thông bên phải của b2 làm nhiệm vụ khóa đuôi.

  cBB1 triển khai đội hình chiến đấu xong cũng là lúc đoàn xe địch có cả bộ binh ngồi trên xe bắt đầu tiến vào trận địa. Khi chiếc xe tăng đi đầu cách bộ phận chặn đầu khoảng 50m, ta đã bắn 3 quả B40 và phóng 2 quả AT làm  cháy và hỏng 4 chiếc. Đội hình xe tăng rối loạn, một số chiếc phía sau dừng lại cách ta khoảng 400-500m dùng trọng liên 12,7mm bắn lại, một số chiếc đi giữa định tháo chạy, nhưngkhi quay xe thì chúc đầu xuống ruộng sâu không lên được phải nằm tại chỗ dùng đại liên, trọng liên và pháo trên xe bắn ngăn chặn quân ta, quân lính địch chui hết vào trong xe.

  Thấy đoàn xe địch rối loạn, đồng chí c phó (quyền c trưởng) hạ lệnh xung phong, nhưng vì không tổ chức hỏa lực chế áp nên khi xung phong bị hỏa lực trên các xe còn lại bắn trả rất mạnh, địch dùng cả súng phun lửa gây cho ta một số thương vong. Mặc dù địch bắn rrất mạnh, bộ đội vẫn tiếp cận quyết tâm tiêu diệt đoàn xe. Từng tiểu đội, từng tổ 3 người trang bị tiểu liên, lựu đạn bám sát tìm cách trèo lên xe để tiêu diệt. Có tổ xung phong lên bị hi sinh, tổ sau xung phong lên cũng bị hi sinh hoặc bị thương, tổ khác lại tiếp tục xung phong bám vào được thành xe nhưng vì xe cao và trơn không trèo lên được. Có tổ đã công kênh nhau lên và đưa cả đại liên lên xe địch để chế áp hỏa lực địch, nhưng các xe khác bên cạnh vẫn bắn trả lại.

  Tổ đánh tăng của các đồng chí Kim, Thông, Nên vừa dùng tiểu liên kiềm chế vừa nhanh chóng men theo xích xe tăng trèo lên định dùng lựu đạn ném vào buồng lái. Xe địch dừng lại, bọn lính địch mở cửa tháo chạy. Tổ chiến đấu dùng tiểu liên bắn, các tên Mỹ trong xe hoảng sợ thụt vào đóng cửa lại.

  Tổ chiến đấu khác gồm 4 đồng chí Nhân, Nhi, Thanh, Nhàn đu nòng pháo vọt lên xe tăng, địch quay nòng làm các đồng chí ngã xuống. Họ lại tiếp tục đu lên lần 2 và bị hỏa lực của xe khác bắn 1 đồng chí bị thương. Hai đồng chí khác lại nhảy lên lần thứ 3 và bò lên được thùng xe, họ dùng thủ pháo tiêu diệt được chiếc xe này.

  11 giờ 30, địch bắn pháo hiệu đỏ, 12 chiếc F.100 đến ném bom và bắn rocket phá hủy các xe bị ta đánh hỏng.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:55:10 pm
  10 giờ 30 phút, cBB2 đồng thời xuất kích từ An Thái 2 qua Lộc Tự. Lúc 11 giờ phát triển đến gần mương nước phát hiện có xe tăng và bộ binh địch bên kia đường, đại đội đã nhanh chóng chiếm đại hình có lợi triển khai đội hình, dùng cối 60 ly 82 ly, đại liên, trung liên bắn vào đoàn xe của địch để phối hợp với cBB1.

  Khi được lệnh cBB3 vận động men theo rìa làng phía tây bắc An Thái 2. Lúc 11 giờ 30, phát hiện một số xe tang và bộ binh địch từ An Thái tiến lên, các chiến sĩ B40 đã bắn cháy 1 chiếc và đứt xích 1 chiếc, nhưng địch vẫn tiếp tục ồ ạt tiến về phái bắc Lộc Tự theo đội hình 3 hàng dọc. cBB3 đã nhanh chóng vận động qua bên phải cBB2 chiếm đoạn hào giao thông dùng cối 60mm và dùng toàn bộ hỏa lực bắn mạnh vào đội hình địch, giữ vững trận địa, hiệp đồng cùng cBB7, cBB6/d60 giữ vững khu vực làng Lộc Tự.

  c4 hỏa lực được lệnh vận động ra trận địa để chi viện cho cBB1 chiến đấu, nhưng vừa đến tây làng An Thái phát hiện một lực lượng địch bí mật vận động từ núi Phổ Tinh về phía An Lộc – An Thái. c4 trợ chiến dừng lại tổ chức hỏa lực cối, ĐKZ, đại liên chờ địch đến gần bắn mãnh liệt vào đội hình của chúng, địch bị thiệt hại nặng phải quay về núi Phổ Tinh.

  Cùng thời gian này một lực lượng bộ binh và bọc thép M113 của địch từ hướng An Cường tiến về hướng Vạn Tường gặp a vệ binh của trung đoàn chặn đánh, ta diệt được một số tên, địch phải lùi lại dùng hỏa lực bắn vào khu vực Vạn Tường. Lực lượng nam Thanh Thủy và Phú Vinh cũng bị c đặc công – trinh sát chặn đánh không tiến lên được.

  13 giờ, địch tiếp tục dùng phản lực và trực thăng vũ trang liên tục ném bom và bắn phá vào các trận địa của ta. 14 giờ địch tở chức tấn công vào Lộc Tự, nhưng các đơn vị cBB3/d40, cBB7 cBB6/d60 kiên quyết đánh trả, giữ vững trận địa.

  Sau gần 9 giờ chiến đấu gay go ác liệt, ta giữ được Lộ Tự - xóm Chuối – Nam Yên và một số nơi khác. Địch không đánh chiếm được mục tiêu và buộc phải ngừng tiến công chuẩn bị vị trí trú quân.

  Đêm 18-8, địch dừng chân lại một số điểm từ đông Ngọc Hương đến đông Lộc Tự - An Thái, nam Vạn Tường, dọc bờ biển từ An Cường đến Thanh Thủy và khu vực núi Phổ Tinh. Đề phòng quân ta tập kích, 4 máy bay c47 thả pháo sáng, máy bay trinh sát và phản lực quần lượn trên không kết hợp với pháo binh bắn vào xung quanh khu vực trú quân của chúng.

  Về ta: sau một ngày chiến đấu ác liệt, trung đoàn thấy dBB40, dBB60 cần được khôi phục sức chiến đấu, tập trung giải quyết hậu quả và rút ra để củng cố. dBB45, dBB90 chưa trực tiếp chiến đấu, còn sung sức. Trung đoàn hạ quyết tâm sử dụng dBB45 kết hợp với một bộ phận của dBB60 đang trực tiếp tiếp xúc với địch để tập kích quân địch trong đêm 18-8.

  Sau khi hạ quyết tâm, trung đoàn giao nhiệm vụ cho dBB45 đi nắm địch và chuẩn bị phương án tập kích. Từ 23 giờ ngày 18 đến 2 giờ ngày 19-8, dBB45 báo cáo đã chuẩn bị xong, nhưng trung đoàn kiểm tra lại thấy dBB45 chưa nắm chắc địch đầy đủ và thời gian đã muộn, mặt khác trung đoàn sắp sửa đi nhận nhiệm vụ mới nên quyết định không tập kích và tổ chức cho trung đoàn rời khỏi khu vực tác chiến lúc 3 giờ sáng ngày 19-8-1965.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tư, 2010, 03:57:39 pm
2. Kết quả chiến đấu:

  Sau một ngày chiến đấu quyết liệt ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 919 tên địch, bắn cháy và bắn hỏng 22 xe tăng, xe cơ giới các loại và 13 trực thăng, thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh.

3. Ý nghĩa thắng lợi:

- Trận Vạn Tường là biểu hiện sức mạnh chiến tranh nhân dân vô địch và tinh thần hiệp đồng chiến đấu dũng cảm ngoan cường của các lực lượng vũ  trang nhân dân trung Trung bộ. Qua chiến thắng Vạn Tường đã nâng cao bản lĩnh chiến đấu của trung đoàn với quân Mỹ, củng cố lòng tin, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân ta trên chiến trường. Đồng thời cũng là thất bại thảm hại của quân Mỹ khi mới đặt chân vào chiến trường miền Nam.

- Trận đánh Vạn Tường quân Mỹ hoàn toàn chủ động tổ chức hành quân, lựa chọn chiến trường, đối tượng, thời gian và cách đánh. Tập trung lực lượng gấp bội đối phương và có ưu thế tuyệt đối về binh khí kỹ thuật, nhưng biểu tượng “sức mạnh của Hoa Kỳ” đã thất bại. Bình luận về cách đánh tài tình của ta, hãng A.F.B (Mỹ) thuật lời bọn sĩ quan Mỹ đã tham dự cuộc hành quân “ánh sáng sao”: “Trận đánh này giống như trận đánh Okinawa trong chiến tranh thế giới thứ hai.. Việt cộng xuất hiện từ trong các hầm hố mà lính thủy đánh bộ không trông thấy. Việt cộng xuất hiện thình lình cả đằng trước mặt và đằng sau lưng…”. Rõ ràng thua ở trận Vạn Tường quân Mỹ không hề đổ lỗi cho sự bị động mà chính cái “bất ngờ” đó đã dành cho “kẻ hiếu chiến”.


IV.   ƯU, KHUYẾT ĐIỂM VÀ KINH NGHIỆM:

1. Ưu điểm:

- Quá trình đóng quân đã chủ động xây dựng phương án chiến đấu, khi phát hiện triệu chứng càn quét của địch đã cảnh giác sẵn sàng chiến đấu tốt nên không bị động, bất ngờ trước âm mưu của địch.

- Ý chí quyết tâm cao, tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ rất dũng cảm, tiến công kiên quyết, phòng ngự ngoan cường.

- Tinh thần chấp hành kỷ luật và ý thức tự giác hiệp đồng chiến đấu của các phân đội chặt chẽ. Động tác kỹ, chiến thuật thể hiện tốt, vận dụng nguyên tắc, cách đánh linh hoạt, mưu trí.

2. Khuyết điểm:

- Kế hoạch chiến đấu nghiên cứu chưa kỹ, kế hoạch đánh địch ĐBĐK, ĐBĐB chưa thật cụ thể.

- Kế hoạch tập kích đêm 18-8 triển khai chậm nên bỏ lỡ cơ hội diệt địch.

Ghi chú: Phần kinh nghiệm trong chiến lệ đã được lược bỏ.


Tiêu đề: Re: Những trận đánh đáng chú ý giữa QĐNDVN và QĐ Mỹ 1965-1970
Gửi bởi: lonesome trong 19 Tháng Sáu, 2010, 04:13:54 am
http://5nam.ttvnol.com/f_533/245590.ttvn : Topic cũ về trận IA DRANG , mời các bác qua nhặt hàng của mình về ạ.