Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tự dịch => Tác giả chủ đề:: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:27:51 pm



Tiêu đề: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:27:51 pm
Trích từ cuốn "Russia At War" của Alexandr Werth - Pan Books Ltd., 1964


Lời người dịch:

Sau ngày 22-6-41, đại cường đầu tiên đặt vấn đề viện trợ cho Liên Xô chính là nước Anh bởi nước Mỹ khi ấy còn ngần ngại chưa muốn bước vào cuộc chiến. Vì thế, nhà báo Anh Alexander Werth được LX cho phép đi thực tế và phỏng vấn viết bài ngay giữa lúc cuộc chiến đang hồi quyết liệt nhất. Cần hiểu rõ bầu không khi nghi ngại, sợ hãi và đôi khi là thù hằn đối với người nước ngoài ở LX khi đó, ta mới có thể hiểu được phần nào chuyện này (tháng 9-41, khi 1 nhóm lính Anh đi ô tô tới Maskva theo yêu cầu ngoại giao, họ đã bị người dân giữ lại giữa đường, đánh 1 trận và bắt nhốt cho tới khi có người của sứ quán tới can thiệp, lý do vì bộ quân phục lạ lẫm của họ khiến mọi người nhầm với lính dù Đức - thông tin lính dù Đức phá hoại lan khắp nơi ở Maskva khi đó).

Alexander Werth (1901-1969) là một người Anh gốc Nga, sinh tại St. Petersburg, di cư sang Anh sau Cách Mạng Tháng 10. Tới LX với tư cách phóng viên của BBC.



Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:28:03 pm
LENINGRAD

1

Cái chết của Leningrad


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:28:17 pm
Trong WW2 có biết bao những bi kịch tập thể. Hiroshima, nơi 200.000 người bị giết chỉ trong vòng vài giây và hàng bao ngàn kẻ khác bị thương tật và tàn phế suốt đời; Nagasaki, nơi quả bom nguyên tử thứ 2 rơi xuống. Tại Đresen 135 ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị giết trong 2 đêm tháng 2 1945. Tại Stalingrad ngày 23 tháng 8 1942, 40 ngàn người bị giết vì bom Đức. Đầu chiến tranh thì có trận không kích London và những nơi nhỏ hơn như Coventry, nơi khoảng 700 người bị giết trong 1 đêm. Có những cuộc thảm sát hàng trăm ngôi làng "Du kích" ở Belorussia, có những trại diệt chủng Quốc xã nơi hàng triệu người chết trong phòng hơi độc và bằng nhiều cách thức khủng khiếp khác. Danh sách này hầu như kéo dài vô tận.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:28:49 pm
Bi kịch của Leningrad, với gần 1 triệu người chết, tuy vậy, không giống như những bi kịch kể trên. Tại đây, vào tháng 9-1941, gần 3 triệu người bị quân Đức vây hãm và buộc phải chết đói. Gần 1/3 trong số họ đã chết - nhưng không bị người Đức cầm tù.* (Theo lời của Harrison Salisbury, một trong những nhà quan sát nước ngoài xuất sắc nhất trong thời chiến tranh tại Nga thì : "Đây là cuộc vây hãm kéo dài và vĩ đại nhất mà một thành phố trong thời kỳ hiện đại từng phải chịu đựng, một thời kỳ của thử thách, chịu đựng đau khổ và của chủ nghĩa anh hùng mà đã đạt tới cực đỉnh của bi kịch và sự dũng cảm hầu như vượt ngoài tầm nhận thức của chúng ta... Thậm chí ngay tại Liên bang Xô viết thiên anh hùng ca Leningrad cũng chỉ nhận được sự lưu ý khiêm tốn nếu so với những gì giành cho Stalingrad và Trận Maskva. Còn tại phương Tây thì trong 50 người rùng mình trước sự dũng cảm của người dân London trong Trận chiến nước Anh, chỉ có chưa đầy 1 người nhận thức được sự dũng cảm của người Leningrad." - New York Times Book Review, 10 tháng 5 1962)

Leningrad - St Petersburg cũ - từng là thủ đô của Đế quốc Nga trong suốt 200 năm. Với dòng Neva, những chiếc cầu, Cung điện Mùa Đông, Bảo tàng Hermitage và hàng chục cung điện khác, với Thánh đường Admiralty và St Isaac, với Tượng đồng Người cưỡi ngựa (bức tượng Piotr Đại đế nổi tiếng), với Đại lộ (Prospekt) Nevsky, với Vườn Mùa hè và những con kênh nhân tạo, với những chiếc cầu đá hoa cương cong cong, đó đã từng và vẫn đang là một trong những thành phố đẹp nhất trên thế giới.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:29:14 pm
Trong suốt 200 năm đây khg chỉ là thủ đô nước Nga mà còn là trung tâm văn hóa quan trọng nhất. Kg TP nào khác ở Nga có số hội văn học nhiều như tại St Petersburg. Pushkin, Gogol, Dostoievsky, Innokenti Annensky, Blok và Anna Akhmatova, đó mới chỉ là một số, sẽ không bao giờ thành danh như vậy nếu kg có cái thành phố đầy thu hút này - là lóa mắt trước sự vĩ đại, hoa lệ và hài hòa đối với Pushkin; là bí ẩn, ác gở và kỳ dị, nếu có thể nói như thế, đối với Gogol và Dostoievsky; Gogol có cuốn Cái Mũi thì Dostoievsky có Thằng Khờ và Tội ác và Hình phạt.

St Petersburg - Petrograd sau này - cũng là nơi khởi đầu 2 cuộc CM năm 1917 (CM tháng Hai và CM tháng 10 - ND).Năm 1918, Chính quyền Xô viết dời thủ đô về Maskva và 3-4 năm sau, Petrograd gần như trở thành 1 TP chết, đói khát hơn bao giờ hết. Từ 1919 tới 1921 hơn nửa dân số bỏ đi, còn trong số những người ở lại, nhiều ngàn người chết vì đói. Bởi thế cái đói không có gì là lạ đối với Leningrad. Tuy nhiên, vào năm 1924, TP bắt đầu hồi sinh - trên hết, nền CN của nó hồi sinh - và vào 1941, nó lại nở hoa là trung tâm CN và văn hóa và là trung tâm giáo dục lớn nhất Liên Xô với, tương ứng, một dân số sinh viên học sinh lớn hơn bất cứ TP nào.

Dù kg còn là thủ đô của nước Nga, TP vẫn có tinh thần ái quốc hơi trưởng giả rất độc đáo của riêng mình, và có khuynh hướng xem thường Maskva như một kẻ mới phất. TP cũng mang nhiều điềm gở dưới chế độ Xô viết. Kirov bị ám sát tại đây tháng 12-1934, và sau đó khởi đầu cuộc Đại thanh trừng cuối thập kỷ 30. Leningrad cũng phải lãnh phần của mình, có lẽ nhiều hơn tiêu chuẩn, trong cuộc Thanh trừng thời Yezhov-Stalin. Rất đặc sắc, một nhà văn và nhà thơ đầy tài năng như Olga Bergholz, người đóng vai trò rất quan trọng như 1 phần của chương trình "Leningrad có thể vượt qua được" trên Đài phát thanh Leningrad trong mùa đông đói rét năm 1941-42, đã nằm nhiều tháng trời trong tù vào năm 1937 do 1 tố cáo vu vơ nào đó. Những thành viên khác của gia đình bà cũng phải gánh chịu cuộc Thanh trừng. Nhưng, cuốn hồi ức của Olga Bergholz - cuốn Những vì sao ban ngày, là 1 trong những cuốn sách cảm động nhất về những ngày đáng sợ của Cuộc phong tỏa. Trong đó, lấy ví dụ, có 1 mô tả khg thể quên được khi, xanh nhợt vì đói và với chỉ 1 mẩu bánh mì và 1 điếu thuốc lá để sống qua 1 ngày - những điếu khác bà để giành cho cha mình - bà đi bộ 10 dặm giữa mưa tuyết băng qua mặt sông Neva đóng băng, lảo đảo giữa những xác người chết, để tới gặp cha mình, 1 người bác sĩ già cũng đang sắp chết vì đói, cùng với những bệnh nhân xung quanh đang chết dần. Bà là 1 hiện tượng đặc trưng của Leningrad - 1 phụ nữ sẵn sàng chết cho Leningrad, nhưng trong thâm tâm thì vô cùng ghét Stalin.

Và vậy là, tháng 9-1941, 3 triệu người bị vây bởi quân Đức; chưa từng có 1 TP lớn như vậy phải chịu đựng những gì Leningrad đã từng trải qua trong mùa đông 1941-42.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:29:27 pm
2

QUÂN THÙ TIẾN ĐẾN


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:30:06 pm
Tại Leningrad ngày 22 tháng 6 1941, cuộc xâm lược của Đức gây nên 1 làn sóng những cuộc mít tinh quy mô, và trong 2 tuần sau đó 1 lượng lớn người dân Leningrad tình nguyện gia nhập tổ chức dân quân opolcheniye. Chỉ riêng tại Nhà máy Kirov, 15 ngàn đàn ông và phụ nữ nộp đơn xin nhập ngũ ngay lập tức. Kg phải tất cả những đơn ấy đêu được chấp nhận, do cũng cần phải duy trì việc sx vũ khí tại Nhà máy Kirov. Do đó, kế hoạch ban đầu là thành lập 15 sư đoàn công nhân đã phải bị hủy bỏ, và ngày 4 tháng 7 người ta đã quyết định giới hạn số sư đoàn dân quân xuống còn là 3, cho tới khi có những chỉ thị tiếp theo. Vào ngày 10 tháng 7, sư đoàn dân quân đầu tiên được gửi tới mặt trận, và vào vài ngày sau là sư đoàn thứ 2 và 3. Họ chỉ có vài ngày để huấn luyện, thực hiện tại những quảng trường chính của TP. 3 sư đoàn dân quân ấy vội vã tới phòng tuyến Luga, dài 175 dặm (mile) và chỉ được phòng thủ thưa thớt bởi 3 sư bộ binh và thiếu sinh quân của 2 học viện quân sự, những người cũng vừa tới từ Leningrad.

Tới ngày 14 tháng 7, quân Đức đã thành công trong việc thiết lập 1 đầu cầu lớn phía bắc Luga, trên hữu ngạn của Lugáôngsông Luga; chính từ đó chúng phát triển những cuộc tấn công tiếp theo vào thành Leningrad.

Tình thế đặc biệt tồi tệ, dường như Voroshilov, tổng tư lệnh (C-in-C) của các Tập đoàn quân phía Bắc (the Northern Armies) và Zhdanov, bí thư Đảng ủy Leningrad, đang trong tâm lý thực sự tuyệt vọng, như ta có thể cảm nhận từ bản mệnh lệnh đọc trước toàn thể các đơn vị Hồng quân "phía Tây-Bắc" ngày 14 tháng 7 :

"... Hỡi các đồng chí chiến sĩ, sĩ quan và chính trị viên Hồng quân! Một mối đe dọa trực tiếp từ quân xâm lược hiện đang lơ lửng trên đầu Leningrad, cái nôi của Cách Mạng Vô sản. Binh lính của Phương diện quân phía Bắc đang dũng cảm chống trả bè lũ phát xít và quân Schutzcorps Phần Lan trên mọi nẻo đường từ biển Barent tới Tallinn và Hango, họ đang bảo vệ từng mẩu đất Xô viết mến yêu của chúng ta, trong khi đó binh lính Phương diện quân Tây Bắc thường xuyên thất bại trong việc đánh lui đòn tấn công của kẻ thù, rời bỏ vị trí chiến đấu khi mà thậm chí chưa hề giao chiến với kẻ thù, và đang bằng hành động của mình khuyến khích sự ngạo mạn ngày càng tăng của quân Đức. Những kẻ hèn nhát và hoảng loạn không chỉ đang bỏ chạy khỏi mặt trận không theo mệnh lệnh, mà còn gieo rắc sợ hãi giữa các chiến sĩ dũng cảm và chân chính. Trong một số trường hợp có cả các sĩ quan và chính trị viên không chỉ không thể ngăn chặn sự sợ hãi và thất bại trong việc tổ chức đơn vị của mình chiến đấu, mà thậm chí còn, bằng lối hành xử đáng xấu hổ của họ, làm tăng thêm sự hoảng loạn và vô tổ chức ngoài mặt trận..."


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:30:45 pm
Bản mệnh lệnh tiếp tục thông báo rằng bất cứ ai rời bỏ mặt trận không có lệnh sẽ bị xử án lập tức bằng 1 tòa án dã chiến có thể cho phép xử bắn họ, "bất kể chức vị và các thành tích đạt được trước đó." * (A. V. Karasev, Leningradtsy v gody blokatdy - Người Leningrad trong những ngày tháng phong tỏa, Maskva 1960, p 65)

Giữa tháng 7, Đảng ủy Leningrad quyết định động viên thêm hàng trăm ngàn đàn ông và phụ nữ đi xây dựng hệ thống phòng thủ; công tác này được theo dõi bởi các lãnh đạo thành phố và tỉnh ủy viên, bởi bí thư khu ủy v.v. Vô số tuyến phòng ngự được xây - tuyến 1 từ cửa sông Luga tới Chudovo, Gatchina, Uritsk, Pulkovo và kéo dài dọc sông Neva; tuyến 2 - tuyến phòng ngự vành ngoài của Leningrad, từ Peterhof tới Gatchina, Pulkovo, Kolpino và Koltushki; và còn nhiều tuyến khác ở ngay trong thành phố, gồm cả 1 tuyến ở phía bắc, đối diện quân Phần Lan.

Cuối tháng 7 và đầu tháng 8 có gần 1 triệu người đã tham gia việc xây dựng tuyến phòng thủ:

"... Nhân dân thuộc nhiều ngành nghề khác nhau - công nhân, lao công, học sinh, nội trợ, nhà khoa học, thày cô giáo, nghệ sĩ, diễn viên, sinh viên v.v. - làm việc bằng cuốc và xẻng. Từ sáng sớm tới chiều tối họ liên tục làm việc, thường là ngay dưới làn đạn địch..." *(A. V. Karasev, Leningradtsy v gody blokatdy - Người Leningrad trong những ngày tháng phong tỏa, Maskva 1960, p 69)


Hầu hết việc đào hào được tiến hành trong điều kiện những người thực hiện không quen với công việc kiểu này, quá hấp tấp và thiếu chuyên nghiệp; rất nhiều con hào đào không đủ sâu, các bãi mìn và hàng rào kẽm gai thường được đặt bừa bãi. Tuy nhiên, khi ta xem xét tới việc quân Đức đã tiến tới chiến tuyến Luga, 125 dặm cách phía bắc của Leningrad, chỉ sau 3 tuần của cuộc xâm lược, và chúng phải mất thêm 6 tuần nữa để tới được ngoại ô Leningrad, thì mới rõ là việc xây dựng tuyến phòng thủ đóng vai trò quan trọng thế nào trong việc cứu thoát Leningrad. Cũng vậy, nhân dân Leningrad đã thành công trong việc đào 340 dặm hào chống tăng, 15.875 dặm chiến hào hở, và dựng 400 dặm hàng rào kẽm gai, 190 dặm rào rừng (chặt đổ rừng cây v.v.) và 5000 ụ hỏa điểm bọc gỗ hoặc bê tông, chưa kể tới nhiều loại công sự khác xây bên trong thành phố Leningrad.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:31:06 pm
Nhưng, ngoại trừ 1 cuộc phản công thành công của quân Nga ở vùng Soltsy ở đầu phía Bắc của tuyến Luga, gần hồ Ilmen ngày 14-18 tháng 7, hầu hết những gì người Nga có thể làm là giữ lấy những tuyến phòng thủ giữa sông Luga và Leningrad càng lâu càng tốt.

Tình trạng tâm lý của hàng trăm ngàn người đang đào hào và xây công sự đó, ngày qua ngày, có thể dễ dàng đoán được; chắc chắn là rất có tinh thần hy sinh, nhưng cũng pha lẫn với niềm cay đắng tột độ. Tướng Fedyuninsky kể lại rằng, có 1 lần, cách Leningrad vài dặm, ông nhìn thấy 1 nhóm đông thanh niên và bà già đang đào hào như điên: "Các cô đào tốt lắm," ông nhận xét. "Đúng," 1 bà già nói, "chúng tôi đào tốt, nhưng lũ các anh đánh đấm thì chả ra gì". Điều này là không đúng, bởi quân lính đã làm tất cả những gì họ có thể; nhưng khắp nơi đều thiếu thốn trầm trọng cả lực lượng dự trữ và vũ khí nặng. Khắp nơi, ngoại trừ khu vực dọc chiến tuyến Luga, quân Đức đều chiếm ưu thế rõ rệt. Do đó, thiếu tướng Nikishov, tham mưu trưởng Phương diện quân phía Bắc (chống quân Phần Lan), đã viết vào tháng 8 trong 1 báo cáo cho Nguyên soái Shaposhnikov như sau:

"... Các khó khăn trong tình thế hiện tại xuất phát từ thực tế rằng không 1 sư đoàn trưởng hay tư lệnh tập đoàn quân hay tư lệnh phương diện quân nào có được trong tay bất kỳ lực lượng dự trữ nào. Thậm chí 1 cuộc đột kích nhỏ nhất của địch cũng phải bị chặn lại bởi những đơn vị bổ sung nhỏ rút từ các khu vực khác của mặt trận..."


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:31:44 pm
Hơn nữa, nhiều đơn vị dân quân kg có chút kinh nghiệm nào; sự vất vả đối với họ có thể đo được qua ví dụ về sư đoàn dân quân số 1 mới thành lập, sau 1 cuộc hành quân nhanh 37 dặm, trong đó thường xuyên bị máy bay Đức tấn công, họ đã nhanh chóng bị ném vào trận đánh với bộ binh cơ giới và thiết giáp Đức:

"... Trận đánh đầu tiên này, trong đó các chiến sĩ chưa từng trải qua đã là 1 thử thách khủng khiếp cả đối với họ lẫn với các sĩ quan. Họ kg chỉ hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, mà còn kg có vũ khí để chống lại xe tăng địch, và khi chống lại các cuộc tấn công bằng thiết giáp quy mô lớn, họ hiển nhiên là phải rút lui..." * (Karasev, SĐD, p 99)


Việc quân Nga đứng vững dọc 1 phần lớn tuyến Luga trong khoảng giữa tháng 7 tuy nhiên đã buộc quân Đức phải tập hợp lại lực lượng và mãi tới ngày 8 tháng 8 cuộc tấn công "cuối cùng" vào Leningrad mới bắt đầu. Những người bảo vệ tuyến Luga bị chọc sườn cả ở phía tay và phía đông, và đến 21 tháng 8, họ bị lọt ở đầu của vòng cung phòng thủ, 13 dặm ngang và gần 130 dặm sâu, với quân Đức đang chọc thủng tiến về phía trước về phía Vịnh Phần Lan tây nam của Leningrad và về phía Hồ Ladoga đông nam của thành phố. Do sợ bị bao vây, họ phải rút lui - 1 việc mà họ thực hiện trong tình trạng hỗn loạn. Ngày 21 tháng 8 quân Đức chiếm được Chudovo, do đó cắt đứt tuyến đường sắt chính nối Leningrad-Maskva, và vào 30 tháng 8, sau khi chiến đấu dữ dội, chúng chiếm Mga, cắt đứt tuyến đường sắt cuối cùng nối Leningrad tới phần còn lại của đất nước. Sau khi tập hợp được 1 lượng lớn xe tăng và máy bay cả ở 2 phía tây nam và đông nam Leningrad, quân Đức giờ đây tin chắc sẽ chiếm được thành phố bằng đòn đột kích. Mặc dù quân Nga chống trả tuyệt vọng, quân Đức xuyên thủng được tới bờ nam của hồ Ladoga. Chúng chiếm được 1 phần lớn tả ngạn của sông Neva, gồm cả Schlusselburg, nhưng thất bại trong việc vượt sông. Leningràd giờ đây bị cách ly khỏi đất nước, ngoại trừ tuyến liên lạc rất thiếu ổn định dọc hồ Ladoga. Phía Nam và tây nam của TP các vị trí quân Nga cũng tuyệt vọng không kém, với việc quân Đức đã xuyên được tới Vịnh Phần Lan, chỉ còn cách vài dăm tới phía Tây nam TP và tấn công dữ dội tại vùng Kolpino và Pulkovo cách phía Nam Leningrad khoảng 15 dặm. Quân Nga, tuy vậy, đã duy trì được 1 đầu cầu lớn tại Oranienbaum, đối diện Kronstadt, và ở phía tây của nơi quân Đức đã tới được bờ vịnh. Ở phía bắc, ngày 4 tháng 9, quân Phần Lan chiếm được nhà ga biên giới cũ ở Beloostrov, 20 dặm phía Bắc Leningrad, nhưng bị đánh bật khỏi đó vào ngày hôm sau.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:32:15 pm
Ngay từ 20 tháng 8, tại cuộc mít tinh của Đảng bộ Leningrad (Leningrad Party aktiv), Voroshilov và Zhdanov đã nói thẳng về sự đặc biệt nghiêm trọng của tình hình. Zhdanov nói rằng toàn bộ dân chúng, đặc biệt là thanh niên, cần phải được tiếp nhận các huấn luyện cơ bản về xạ kích, ném lựu đạn và chiến đấu đường phố.

"... Hoặc giai cấp lao động của Leningrad sẽ bị biến thành nô lệ, và những người xuất sắc trong số họ sẽ bị tiêu diệt, hoặc chúng ta sẽ biến Leningrad thành nấm mồ của bọn phát xít..." * D. N. Pavlov, Leningrad v blokade - Leningrad trong phong tỏa, Maskva 1961, pp 14-15

Trong những ngày sau đó Bản kêu gọi nổi tiếng gửi đến nhân dân Leningràd do Voroshilov, Zhdanov và Popkov - chủ tịch Xô viết Leningrad ký, đã được công bố:

"... Chúng ta hãy, muôn người như một, vùng lên bảo vệ thành phố, nhà cửa và gia đình của chúng ta, tự do và danh dự của chúng ta. Chúng ta hãy thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của mình như những công dân Xô viết yêu nước trong cuộc chiến đấu không nao núng của mình chống lại kẻ thù đáng căm ghét và tàn ác, chúng ta hãy cảnh giác và không khoan nhượng khi đối xử với bọn hèn nhát, gieo rắc sợ hãi và đào ngũ, chúng ta hãy thiết lập kỷ luật cách mạng khe khắt nhất tại thành phố của chúng ta. Trang bị thứ kỷ luật sắt thép đó cùng với sự tổ chức Bolshevik, chúng ta hãy giao chiến với kẻ thù và đánh lùi chúng..."


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:32:43 pm
Trong những ngày đó, không có gì rõ ràng là bọn Đức sẽ không đột phá được vào Leningrad. Như Pavlov sau này viết lại:

"... Mọi thứ đã được chuẩn bị để tiêu diệt kẻ thù bên trong thành phố. Các xưởng máy, cầu cống và công trình công cộng đã được gài mìn, mảnh vỡ của chúng sẽ rơi xuống đầu kẻ thù và chặn xe tăng chúng lại. Công đồng cư dân, không kể đến binh lính và thủy thủ Hạm đội Baltic, đã được chuẩn bị đế chiến đấu đường phố. Ý tưởng chiến đấu trên đường phố tại từng căn nhà không phải như 1 hành động tự sát, mà là nhắm vào việc tiêu diệt kẻ thù. Sau này, kinh nghiệm của Stalingrad đã chứng tỏ rằng kiểu chiến tranh đó rất có thể thành công..."


Điều này vang lên nghe có vẻ như làm ra vẻ hiên ngang; bởi việc nuôi ăn và cung ứng cho Leningrad, với dân số gần 3 triệu người, trong tình thế như vậy, ắt hẳn vô cùng phức tạp nếu so với Stalingrad. Tuy nhiên, rõ ràng rằng, như tôi (Werth) đã được cho biết tại Leningrad năm 1943, khả năng từ bỏ từ từ phần phía nam (và là phần chính) của TP, và việc bám chặt lấy phần "Phía Petrograd" và Đão Vassili trên hữu ngạn sông Neva, hoàn toàn không bị loại trừ trong những ngày tháng tuyệt vọng ấy.


Việc bắn phá Leningrad bắt đầu ngày 4 tháng 9, và trong ngày 8, 9, 10 thành phố bị không kích đặc biệt dữ dội. Ngày 8 tháng 9 đó có 178 đám cháy, gồm cả đám cháy cửa hàng thực phẩm nổi tiếng Badayev ( xem thêm http://www10.ttvnol.com/quansu/1005141.ttvn) - sự tiêu hủy được kể lại dưới nhiều câu chuyện phóng đại, đặc biệt sau khi nạn đói đáng sợ xuất hiện. Việc theo dõi phát hiện đám cháy được tổ chức tốt hơn từ ngày 9 tháng 9, và tất cả ngoại trừ một vài quả bom cháy đã mau chóng bị dập tắt. Pháo phòng không bắn hạ 5 máy bay, nhưng các tiêm kích kiểu Chaika (I-15) chậm chạp của LX hầu như vô ích khi chống lại kiểu Messerschmidt; đó là khi, trong tuyệt vọng, nhiều phi công Xô viết đã đâm máy bay m2inh vào máy bay Đức.

Trong những cuộc không kích đầu tiên này, quân Đức cũng thả nhiều bom nổ chậm và mìn, và, vốn chưa quen để đối phó, nhiều tình nguyện viên (tại Leningrad khi ấy có tình nguyện viên cho mọi loại công tác trên đời) đã phải thiệt mạng.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:33:13 pm
Có vô số câu chuyện kể về các trận đánh tuyệt vọng trong những ngày đó diễn ra tại Pulkovo, Kolpino và Uritsk - địa điểm cuối chỉ cách Khu nhà máy Kirov 2-3 dặm tại đông nam Leningrad; nhưng ngoại trừ 1 ghi chú trong cuốn LS CT Vệ quốc được xuất bản chính thống viết rằng Zhukov đã nắm quyền chỉ huy phòng thủ Leningrad từ 11 tháng 9 cho tới giữa tháng 10, các ghi chép hậu chiến vẫn im lặng (A. Werth xuất bản cuốn này năm 64) về những thay đổi diễn ra tại Bộ Tổng tham mưu. 1 câu chuyện thú vị tôi được nghe từ nhiều người tại Leningrad năm 1943 rằng khoảng ngày 10 tháng 9, khi tình thế đặc biệt hỗn loạn ngoài mặt trận, Voroshilov, tin chắc rằng mọi thứ đã mất cả, bỏ đi ra mặt trận hy vọng rằng mình sẽ bị giết bởi quân Đức. Nhưng ngày 11 tháng 9 Stalin đưa Zhukov tới Leningrad và chính là Zhukov đã tổ chức phòng thủ Tp trong vòng 3 ngày; trong 1 phỏng vấn báo chí tôi tham dự tại Berlin tháng 6 1945, Zhukov hãnh diện đề cập tới việc này, mặc dù không đi vào chi tiết, và Vyshinsky nói "Đúng, đó là Zhukov đã cứu Leningrad". Điều này, kg nghi ngờ gì, diện ra trong thời gian ngắn Zhukov nắm quyền - sau đó ông được chuyển về nắm nhiệm vụ phòng thủ Maskva - mặt trận xung quanh Leningrad đã trở nên bình ổn.

Sau khi thất bại trong việc chiếm được Leningrad bằng đột kích, Bộ Tổng tham mưu Đức (không phải là kg có lý) cho rằng thành phố cần, không quá lâu, bỏ đói cho tới khi tự đầu hàng. Nhưng Hitler, theo tính cách đặc trưng của mình, ra lệnh rằng không chấp nhận bất cứ sự đầu hàng nào và rằng TP phải bị "quét sạch khỏi mặt đất", do Leningrad sẽ trở thành một ổ bệnh dịch và có thể, hơn thế nữa, bị gài mìn, và vì thế trở thành nguy hiểm gấp đôi cho bất cứ binh lính nào tiến vào nó. Mệnh lệnh này (và, tình cờ thay, đúng vào lúc quân Đức thất bại trong việc chiếm Leningrad) được giải thích bởi Jodl tại Nuremberg:

"... Thống chế von Leeb, Tổng chỉ huy Cụm tập đoàn quân Bắc tại Leningrad ... chỉ ra rằng hoàn toàn không thể cho phép mình giữ nhiều triệu người Leningrad đó ăn uống và cung cấp nhu yếu phẩm, nếu họ bị rơi vào tay mình, do tình hình quân nhu của cụm TĐQ đã rất thê thảm vào lúc đó. Đó là lý do đầu tiên. Nhưng ngay trước đó, Kiev đã bị bỏ trống bởi quân Nga, và chúng tôi đã vất vả chiếm lấy TP đó bởi cứ vụ nổ này lại vụ nổ khác nối tiếp nhau diễn ra. Phần lớn bên trong TP bị cháy trụi, 50 ngàn người trở thành vô gia cư. Lính Đức ... chịu thiệt hại đáng kể, bởi lượng lớn thuốc nổ nổ tung lên trên... Mục đích mệnh lệnh đó đặc biệt là nhằm bảo vệ lính Đức phải gặp thảm họa tương tự; giống như nhiều ban tham mưu bị nổ tung toàn bộ lên trời tại Kharkov và Kiev..." * Phiên tòa chính xử Tội phạm chiến tranh Đức, vol. 15 (London 1947), pp 306-307


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 09:59:41 pm
Một mệnh lệnh từ sở chỉ huy của Fuhrer, đề ngày 7 tháng 10 1941 và ký bởi Jodl, lặp lại mệnh lệnh của Fuhrer không được chấp nhận đầu hàng tại "kể cả Leningrad lẫn sau đó, tại Maskva". Người tản cư từ Leningrad, theo mệnh lệnh này, phải bị nổ súng lùa ngược về TP nếu họ tới gần chiến tuyến Đức, nhưng bất cứ chuyến bay về phía đông nào chở "những cá nhân tách biệt", xuyên qua những khe hở của vòng phong tỏa, thì sẽ được hoan nghênh, bởi chúng có thể làm tăng thêm sự hỗn loạn ở miền Đông nước Nga. Mệnh lệnh này cũng nói rằng Leningrad phải bị san bằng thành bình địa bởi không kích và pháo kích.



Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 09:59:55 pm
Ngày tháng của mệnh lệnh này rất đáng lưu ý: vào đầu tháng 10, quân Đức đã từ bỏ hy vọng chiếm được Leningrad bằng đột kích. Leningrad, và hầu hết eo đất Leningrad, tiếp tục nằm trong tay người Nga, và đang cầm chân (tying down) 1 quân đội mà theo ước tính của phía Nga là 300 ngàn người. Mặc dù không có gì bảo đảm là quân Đức sẽ không cố gắng lần nữa 1 cuộc tổng tấn công vào Leningrad, những sự chuẩn bị tuyệt vọng thực hiện vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 để phòng ngự từng ngôi nhà và tiêu diệt bất kỳ cuộc đổ bộ lính dù Đức nào lên những quảng trường rộng thoáng của Leningrad đã mất hết tính khẩn cấp của nó; tuy nhiên việc xây dựng các ụ hỏa điểm và lô cốt bên trong mọi ngôi nhà (đặc biệt những căn nhà ở góc đường) tiếp tục mãi cho tới tháng Chạp; 10 ngàn lính và 75 ngàn dân thường tham gia những công tác ấy. * Karasev, Sđd, p123. 17 ngàn hỏa điểm được dựng lên bên trong các căn nhà và trên 4 ngàn lô cốt được xây trong Leningrad, cũng như 15 dặm chiến lũy. Những khẩu đội pháo bờ biển hạng nặng, pháo hải quân và lục quân được lắp đặt ngay quanh Leningrad, và Hạm đội Baltic thì thật vô giá. Thậm chí đại bác của tuần dương hạm Rạng Đông vốn từng bắn phát pháo hiệu cuộc tấn công Cung điện Mùa đông năm 1917, giờ được gắn lại trên cao điểm Pulkovo, phía nam Leningrad. Nhưng, trớ trêu lạ lùng thay, dù Leningrad vẫn đang trong nguy hiểm chết người, Maskva vào tháng 10 vẫn trong mối nguy hiểm cấp bách hơn, và, mặc dù bị phong tỏa, 1000 pháo và một lượng đáng kể đạn dược cùng trang thiết bị khác vẫn được chở từ Leningrad về Maskva. ** i]Karasev, Sđd, p133.[/i] Một suy nghĩ tàn nhẫn (grim), đặc biệt khi xét dưới góc độ của sự thiếu thốn đạn dược đến tuyệt vọng tại Mặt trận Leningrad cuối mùa đông năm đó, khi cuộc phong tỏa đói khát đã giảm rất đáng kể sản lượng đạn dược của bản thân Leningrad.



Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 10:00:28 pm
Nguy hiểm hiện tại của một cuộc chiếm đóng của quân Đức đối với Leningrad đã bị chuyển hướng vào giữa tháng 9, nhưng chỉ có 1 điều là đã rõ ràng rằng, bị cắt rời khỏi "main land", ngoại trừ tuyến đường qua Hồ Ladoga, hy vọng thực tế duy nhất để giữ Tp được cung cấp lương thực, nhiên nguyên liệu - cũng như vũ khí và các loại đạn dược không thể tự sản xuất tại chỗ - nằm tại chỗ vết thủng này của vòng phong tỏa. Tháng 9 người Nga đã làm 1 cố gắng tuyệt vọng để đẩy quân Đức khỏi vành đai Mga-Siniavino, chạy cho tới bờ nam của hồ Ladoga, và để chiếm lại tuyến đường sắt Lenigrad-Vologda. Nhưng mặc dù người Nga thành công trong thiết lập 1 đầu cầu nhỏ trên bờ nam sông Neva, phía bắc Schlusselburg, và thậm chí giữ được nó cho suốt mùa đông với cái giá nhân mạng cao khủng khiếp, quân Đức vẫn cũng cố được vùng Mga-Siniavino mạnh tới mức không có gì tiến triển thêm, và tuyến phòng thủ Đức tại đây không bị phá vỡ mãi cho tới tháng Hai 1943. *** Câu chuyện về sự nỗ lực vô ích này đế chiếm lấy vành đai Mga, vốn kết thúc với việc người lính phòng thủ cuối cùng ở đầu cầu Neva bị quét sạch ngày 29 tháng 4 1942, là 1 trong những chương bi kịch nhất của các nỗ lực của Leningrad để nới lỏng vành đai Đức. - A. Werth



Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:49:27 am

3

Ba triệu người bị vây



Vậy là, kể từ đầu tháng 9, Leningrad hoàn toàn bị cô lập với đất Nga, gần 3 triệu người bị vây hãm tại đây. Tuyến liên lạc duy nhất còn lại thì không ổn định chút nào. Năm 1941 nước Nga vô cùng thiếu máy bay, và với sự thống trị hoàn toàn của không quân Đức tại khu vực Leningrrad, bất kỳ máy bay Nga nào cũng có khả năng bị bắn rơi rất cao, thậm chí kể cả bay đêm. Ngoài ra, hồ Ladoga, vốn không có bất cứ bến cảng nào, lại là con đường duy nhất mà Leningrrad có thể dùng để nối liền với main land.

Làm sao mà biết bao người như vậy lại dồn lại tại Leningrad, thậm chí cả khi mối hiểm họa kinh khủng của việc quân Đức chiếm đóng đang treo lơ lửng trên đầu TP ngay từ dạo giữa tháng 7? Và điều gi đã tạo ra hy vọng có thể nuôi ăn lượng người khổng lồ ấy trong trường hợp Leningrad bị bao vây?

Rõ ràng rằng, thậm chí trong lúc chiến tranh, đâu đó đã có một số tính toán hết sức sai lầm ; nhưng các tài liệu thực sự xuất bản trong vài năm gần đây cho thấy rằng tình thế nguy hiểm ấy được tạo ra bởi 1 loạt những sai lầm cụ thể. Có sự thiếu nhìn xa trông rộng của những người lãnh đạo vốn trước hết chỉ lo chặn bớt đà tiến của quân Đức, do đó đã không hề suy nghĩ gì về vấn đề lương thực cung cấp cho TP; hơn nữa, trong những tuần lễ quyết định, khi quân D(ức dường như đã bị chặn lại ở tuyến Luga, lại còn có cả những tuyên truyền lạc quan quá mức; điều này khiến tạo ra quá nhiều suy nghĩ khao khát trong dân cư Leningrad, những người không thể hình dung được TP sẽ có thể bị chiếm đóng hay bị phong tỏa.

Việc thiếu nhìn xa này được minh họa bởi 1 số sự thực rất đáng lưu ý. Trong đà tiến blitzkrieg của Đức qua các nước CH Baltic và thẳng đến vùng Leningrad trong tháng 6 và 7, nhiều ngàn tấn ngũ cốc đã được sơ tán bằng đường sắt chở từ các khu vực sắp bị quân Đức chiếm, đi thẳng về phía D(ông, không dừng lại ở Leningrad. Đồng thời, việc sơ tán xí nghiệp CN từ Leningrad tiếp tục bị hoãn lại.

Tiến trình chậm chạm của việc di tản trong tháng 7 và 8 là bởi có những suy nghĩ lạc quan: mọi người không tin rằng quân Đức sẽ đến được bất cứ đâu ở gần Leningrad. Thực tế rằng, do mối nguy hiểm từ những cuộc không kích, trẻ em bắt đầu được sơ tán trong tháng 6 và đầu tháng 7, nhưng kỳ quặc thay, lại đi tới những vùng như Gatchina và Luga, ngay trên hướng tiến trực tiếp của quân Đức tới Leningrad. Mau chóng sau đó, trẻ em lại được vội vã đưa về Leningrad, và 1 số - nhưng không phải tất cả - được sơ tán về phía đông, nơi chúng được ở lại tuyệt đối an toàn cho tới cuối chiến tranh.



Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:50:18 am

Nhìn chung, việc tản cư Leningrad trong suốt tháng 7 và 8 tiến triển rất chậm. Chỉ có 40.000 người - hầu hết là công nhân các nhà máy đã được chọn để sơ tán, cùng với gia đình của họ, là được chở về phía đông, cùng với 150.000 người tản cư thuộc các nước CH Baltic và Pskov v.v.

Một số quan chức địa phương xem việc từ chối đi tản cư là sự thể hiện lòng yêu nước, trong thực tế họ đã khuyến khích cho những thái độ như vậy. Ta thường nghe thấy những quan chức như vậy nói: "Dân vùng ta sẵn sàng đi đào chiến hào ngay gần chiến tuyến, nhưng không muốn phải bỏ Leningrad". Đó là 1 thái độ đặc trưng của vùng Leningrad, nhưng lại bỏ qua một thực tế rằng còn có rất nhiều người - trẻ em, người già và người tàn tật, những người vô dụng cho phòng thủ TP, và còn làm tiêu tốn thêm vào dự trữ thực phẩm thiếu thống của TP. * Pavlov, sdd, p. 58-59


Hơn nữa, trong tháng 7 và 8, hầu hết người Leningrad đều không biết được chính xác quân Đức đang có mặt ở đâu, và do trong suốt hai tháng đó TP không hề bị ném bom, họ đã có một thái độ hết sức tự mãn lạc quan.

Tình thế đòi hỏi phải có những biện pháp tản cư được điều hành quản lý mạnh mẽ, nhưng các cấp chính quyền lưỡng lự không dám áp dụng chúng. Hậu quả là cuộc phong tỏa đã quây 2.544.000 dân thường (gồm có 400.000 trẻ em) ở riêng Leningrad, và 343.000 người thuộc vùng ngoại ô và các địa phương khác bên tng vòng vẩỷổong vòng vây - tổng cộng đến gần 3 triệu người ** Sdd, p. 60

Tổng số những "miệng cần được cho ăn" đó còn cần phải công thêm số binh lính mà sau này cấu thành "Phương diện quân Leningrad". Việc sơ tán quy mô lớn dân thường không thể bắt đầu cho mãi tới tháng 1 1942, dọc theo Con đường Băng giá trên hồ Ladoga. Vào lúc này, hàng trăm ngàn dân thường đã chết vì đói.



Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:51:35 am

Toàn bộ quy mô của thảm họa Leningrad không thể hiểu thấu hoàn toàn nếu ta không biết về lượng dự trữ thực phẩm có được vào đầu của cuộc phong tỏa, biết về cách thức của chế độ phân phối và về lượng cung ứng nghèo nàn đưa tới từ bên ngoài để chống lại những nỗi khó khăn khủng khiếp.

Ngày 6 tháng 9, 2 ngày trước khi vòng phong tỏa trên bộ khép kín, Povkov, chủ tịch Xô viết Leningrad, đánh điện cho Hội đồng Quốc phòng LX tại Leningrad cho biết rằng có quá ít thực phẩm còn lại ở TP và cảnh báo rằng phải gửi ngay tới bằng được sắt càng nhiều càng tốt. * Trong ngày hôm đó Povkov vẫn hy vọng rằng Mga sẽ được quân Nga chiếm lại. Sdd, p. 60


Nhưng đường sắt đã bị cắt, và 2 ngày sau mọi liên lạc khác với đất liền cũng vậy. Ngày 12 tháng 9 người ta đã thiết lập những cơ chế cơ bản phát triển từ hệ thống phân phối đã được áp dụng ngày 18 tháng 7 tại Maskva, Leningrad và các TP khác, kho hàng có tại Leningrad cho cả binh lính lẫn dân thường chỉ còn lại:

- Bột ngũ cốc và bột mì : 35 ngày cung cấp
- Ngũ cốc và macaroni: 30 ngày
- Thịt, gồm cả gia súc sống : 33 ngày
- MỠ : 45 ngày
- Đường và bánh kẹo : 60 ngày

Thêm vào đó, lục quân và hải quân có 1 số kho dự dữ khẩn cấp khác, nhưng số lượng kg nhiều.

Không đột phá nổi vòng phong tỏa và không tái lập được liên lạc đường sắt với "mainland", có rất ít hy vọng bổ sung được cho nguồn dự trữ khốn khổ ấy. Hồ Ladoga có hệ thống trang bị kém, rất kém, những tàu thuyền nhỏ bé lại luôn chịu oanh kích liên tục của không quân Đức. Dự trữ lương thực ở Leningrad, hơn nữa, lại thường xuyên bị đe dọa bị tiêu hủy bởi không kích. Những lượng đáng kể bột ngũ cốc, bột mì và đường đã bị thiêu cháy, nhất là vào ngày 8 tháng 9, phần lớn là bởi những cảnh báo không kích cơ bản nhất đã không được thực hiện. Vẫn chưa có những điều phối tập trung, còn lương thực trong TP lại được nắm giữ bởi quá nhiều tổ chức; do đó, trong nhiều ngày sau khi vòng phong tỏa bị đóng lại, vẫn có thể tới ăn tại các nhà hàng "thương mại" (''commercial'' restaurants), vốn không bán theo tem phiếu, và sử dụng đến 12 phần trăm tổng lượng dầu mỡ và 10 phần trăm tổng lượng thịt tiêu thụ trong TP. Những món đồ hộp khác như thịt cua hộp chẳng hạn, vẫn có thể mua được ở cửa hàng mà đôi khi không cần có sổ gạo (ration-card) sau ngày 8 tháng 9.

Ngày nay giải thích cho tất cả những bất cẩn đó, người ta cho rằng cả chính quyền dân sự lẫn quân đội vẫn còn quá quan tâm tới xây dựng phòng thủ và ngăn quân Đức khỏi TP nên họ "không có thời gian để suy nghĩ nhiều về vấn đề thực phẩm". * Pavlov, sdd trên, p. 64. Một ví dụ của sự hỗn loạn chung, kể cả tại Leningrad và những vùng khác, được cùng tác giả này trích dẫn, đó là bản mệnh lệnh gửi từ Maskva tới Leningrad, nhiều ngày sau khi cuộc phong tỏa bắt đầu, yêu cầu phải gửi nhiều toa tàu hàng chở đường và bánh kẹo từ Leningrad tới cho Vologda!





Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:52:16 am
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy chính quyền được cảnh báo về tình hình lương thực tại Leningrad là bản quyết định ngày 2 tháng 9 theo đó cắt giảm khẩu phần xuống còn 22 oz. (1 ounce = 31,1 gram) bánh mì 1 ngày cho công nhân, 14 oz cho nhân viên văn phòng, 11 oz cho trẻ em và những người phụ thuộc (dependant). Ngày 12 tháng 9, có cuộc cắt giảm khẩu phần lần thứ 2 - khẩu phần bánh mì giờ chỉ còn hơn 1 lb. (0.45359237 kilogram) cho công nhân, 11 oz cho nhân viên văn phòng và trẻ em, và 9 oz. cho người phụ thuộc.

Cũng có sự cắt giảm khẩu phần thịt và ngũ cốc (ngũ cốc cereal - krupa: có nghĩa ở đây là hạt kê, gạo, semolina, kiều mạch v.v.) , nhưng, để bù vào, đường, bánh kẹo và khẩu phần mỡ lại được tăng lên như sau:

đường, bánh kẹo
Công nhân 4,5 lb. hàng tháng
Nhân viên (employee) 3 lb. 12,5 oz. / tháng
Người phụ thuộc 3 lb. 5 oz. / tháng
TRẻ em (tới 12 tuổi) 3 lb. 12,5 oz. / tháng

mỡ
Công nhân 2 lb. 2 oz. hàng tháng
Nhân viên (employee) 1 lb. 2 oz./ tháng
Người phụ thuộc 11 oz./ tháng
TRẻ em (tới 12 tuổi) 1 lb. 2 oz. / tháng


Khẩu phần đường và bánh kẹo này, 3-4 pound 1 tháng (khoảng 1,4 - 1,8 kg/tháng - Danngoc) và mỡ từ 1-2 pound/tháng, mặc dù chẳng rộng rãi gì theo tiêu chuẩn thông thường, lại hoàn toàn không tương ứng tới nguồn dự trữ lương thực khốn khổ của Leningrad; những người chịu trách nhiệm về phòng thủ ở Leningrad vẫn còn những suy nghĩ quá lạc quan rằng cuộc phong tỏa sẽ, bằng cách nào đó, bị phá vỡ không muộn lắm.

Điều này không xảy ra, và để tiết kiệm về bột mì "nguyên chất", chính quyền mau chóng lao vào háo hức tìm kiếm thứ thay thế có thể dùng làm chất độn trong bột làm bánh. Khi vào tháng 9 nhiều chiếc bè chở bột ngũ cốc bị quân Đức đánh chìm ở hồ Ladoga, 1 lượng lớn bột ngũ cốc được vớt lên bởi thợ lặn và mặc dù, rất dễ hiểu, chúng không phù hợp cho bộ máy tiêu hóa của con người, thứ bột mốc meo ấy được dùng làm chất độn. Từ 20 tháng 10, bánh mì bao gồm 63 % bột mì, 4 % bột lanh (flax-cake), 4 % cám, 8 % bột thô (whole meal), 4 % bột đậu nành (soya flour), 12 % bột mạch nha (mault flour), 5 % bột mốc (mouldy flour); vài ngày sau, do bột mạch nha đã hết, những chất độn khác được sử dụng như cellulose (chắc là bột giấy) sau khi được chế biến bằng cách nào đó, và bột bông vải (cotton cake). "Trong thời kỳ khủng hoảng cao đó, những chất độn cho phép kéo dài thêm 25 ngày khẩu phần". Đúng vậy, bột giấy và bột mốc khiến bánh mì có vị mốc meo và đắng, "nhưng trong những ngày ấy, vị của thức ăn là điều mà mọi người không còn quan tâm tới nữa".




Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:53:11 am
Không cần phải noí thêm, yến mạch vốn giành làm thức ăn cho ngựa, nay được con người sử dụng, còn ngựa - ít nhất 1 số nhỏ của chúng được quân đội cần thiết phải giữ lại - được cho ăn lá cây và những thứ tương tự. Những chất độn không thể tưởng tượng nổi được phát minh ra. Tại cảng Leningrad người ta tìm ra 1 kho chứa 2000 tấn ruột cừu; tất cả đã hóa thành một thứ chất lỏng khủng khiếp, mùi của chúng xuyên qua cả nhiều lớp găng tay; trong cao điểm của nạn đói, thứ ruột cừu nhầy nhụa đó thường được phân phối cho những người cầm sổ gạo thay cho khẩu phần thịt.


Không như các thành phố khác tại Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh, nơi moị người có thể mua một số thứ khác tại khu chợ của kolkhoz (nông trang tập thể), cộng đồng dân cư Leningrad hoàn toàn chỉ dựa vào ration card của mình.

Tất nhiên, vẫn có những kẻ xấu (black sheep). Trong tháng 9 và nửa đầu tháng 10 có nhiều vụ lừa đảo (fraud); nhiều người tìm cách có được hai hoặc nhiêù hơn nữa ration card; thường là card của những người đã chết hoặc rời khỏi TP. Cũng có rất nhiều trường hợp dùng card giả: do đèn đóm trong cửa hàng rất ít, người bán thường không thể phân biệt được giữa card thật và giả. Đặc biệt tồi tệ là những vụ ăn cắp card. Việc mất sổ gạo thường là đồng nghĩa với cái chết.

Một công nhân xưởng in đang in card bị tóm khi đang sở hữu 100 chiếc card như vậy; cô ta bị xử bắn. Người ta cũng nghi ngờ rằng một số card đựơc máy bay Đức thả xuống Leningrad để làm tình hình thêm hỗn loạn. Giữa tháng 10, một đợt "tái đăng ký" cho tất cả những người có sổ gạo được thực hiện; qua đó người ta phát hiện có khoảng 70 ngàn sổ gạo không hợp lệ. Người ta đã dùng sổ của người vắng mặt, người đã chết hoặc của những người giờ đang trong quân đội.


Vào cao điểm của nạn đói, trong tháng Chạp, có một "trận dịch" mất sổ gạo; trong tháng 10 có 5000 sổ gạo bị mất thật hoặc giả vờ; trong tháng 11 con số tăng lên 13 ngàn, tháng 12 là 24 ngàn. Lý do thông thường là sổ gạo bị cháy trong 1 trận bom.


Rất đáng ngạc nhiên rằng không nhiều người hơn phải sử dụng đến thủ đoạn ấy, mặc dù sự khác biệt giữa 1 và 2 sổ gạo trong giai đoạn tháng Chạp thường có nghĩa quyết định giữa sự sống và cái chết. Việc chính quyền từ chối cấp lại những sổ gạo bị mất đó, ngoại trừ những mất mát có thể được chứng minh hết sức rõ ràng, mau chóng đã chấm dứt cái "trận dịch" nêu trên.



Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:54:11 am

Nếu trong tháng 9 và 10 hầu hết những khẩu phần vẫn được phân phối đúng hạn thì tới tháng 11 không còn được như vậy nữa; việc thiếu thốn ngũ cốc, thịt và mỡ là đặc biệt nghiêm trọng, và những người có sổ gạo phải chấp nhận nhận những thứ thực phẩm thay thế. MỘt vài trường hợp như vậy, ví dụ như 6 oz. bột trứng thay cho 2 lb. thịt, không phải là “phổ biến” cho mọi nơi. Những thức thay thế khác cho thịt là thứ chất nhầy (jelly) kinh khủng từ ruột cừu, hoặc thứ chất nhầy mùi vị ghê tởm chế từ da bò, khi 1 kho thứ này được tìm thấy trong 1 nhà kho. Trong tháng 11 và đặc biệt là tháng 12, hoàn toàn không còn mỡ (tức là bơ, dầu hoặc magarine) hoặc bất cứ thứ thay thế nào.

Trong vài tháng đầu tiên của cuộc phong tỏa, việc phân phối thực phẩm khá hỗn loạn; theo lý thuyết, bất cứ ai có sổ gạo đều sẽ được cấp phát tại bất cứ điểm phân phối nào; nhưng điều này thường tạo ra những dãy xếp hàng dài ngắn không đồng đều (giữa khu này với khu khác-Danngoc). Trong tháng 12, mọi người đều phải đăng ký tại 1 cửa hàng riêng; các trung tâm phân phối do đó có thể gửi hàng tới mỗi cửa hàng theo đúng số lượng cần thiết – không như thế thì các phiếu thực phẩm đều không thể phân phối đúng và đủ được.

Trong tháng 11 và 12, toàn bộ Leningrad đều sống theo 1 khẩu phần đói khát; thậm chí nhiều người có tiêu chuẩn ưu tiên (công nhân, ban quản đốc kỹ thuật và kỹ sư) – đại diện cho 34,4 % dân số - cũng đã chết vì đói; thế mà còn có những sổ gạo tiêu chuẩn thấp hơn giành cho nhân viên văn phòng (17,5 %), những người phụ thuộc (29,5 %) và trẻ em (18,5 %). Hệ thống này bị chỉ trích dữ đội bởi các tác giả Xô viết sau này – đặc biệt là về khẩu phần của trẻ em: một đứa trẻ 11 tuổi thực ra cần nhiều thực phẩm hơn 1 đứa trẻ 3 tuổi, và đặc biệt không công bằng khi xếp tiêu chuẩn của các trẻ em đã đến 12 tuổi thậm chí còn thấp hơn của người phụ thuộc.

Như ta đã biết, đợt cắt giảm tiêu chuẩn đầu tiên là vào ngày 2 tháng 9, đợt thứ 2 ngày 10 tháng 9, đợt thứ 3 ngày 1 tháng 10, đợt 4 ngày 13 tháng 11 và đợt thứ 5, đợt thấp nhất, là vào ngày 20 tháng 11. Ngay từ đợt giảm thứ 4, đã bắt đầu có người chết vì đói. Ngoài việc thiếu lương thực, còn xuất hiện tình trạng thiếu chất đốt nghiêm trọng ở Leningrad. Cả dầu đốt lẫn than đá đều thiếu thấy rõ kể từ cuối tháng 9. Hy vọng duy nhất là cắt xẻ bất cứ khúc gỗ nào còn lại trong khu vực bị phong tỏa.

Ngày 8 tháng 10, Thành ủy và Tỉnh ủy quyết định tổ chức đi đốn củi tại vùng Pargolovo và Vsevolozhsk phía Bắc thành phố… Các đội đốn củi hầu hết bao gồm phụ nữ và thiếu niên; họ đi vào rừng mà không có các dụng cụ cũng như quần áo cần thiết, và cũng không có lán trại hay phương tiện di chuyển. Toàn bộ kế hoạch bị đe dọa phải sụp đổ. Vào ngày 24 tháng 10 mới chỉ thực hiện được có 1 % định mức kế hoạch … tại 1 khu vực, chỉ có 216 người đang làm việc thay vì 800 như kế hoạch ban đầu… Trong điều kiện ấy các Đoàn viên Komsomol, hầu hết là con gái, đã được gửi tới Pargolovo và Vsevolozhsk. Không có quần áo và giày ủng ấm, đôi khi lại chỉ mặc áo choàng và đi giày mỏng, đồng thời phải chịu đựng đói và rét, tuy nhiên những cô gái của Đoàn Komsomol Leningrad đã làm việc những kỳ tích. Các cô gái thuộc Chi đoàn Smolny đã xây được, trong giá rét 40 độ âm, một tuyến đường ray hẹp nối từ khu rừng tới tuyến đường sắt gần nhất. Họ xây được khu lán trại, lắp vào những lò sưởi thô sơ, và rồi vận chuyển số lượng lớn củi về cho Leningrad. * Karasev, Sđd, p. 237-238


Việc này đã giảm nhẹ chút ít tình hình căng thẳng về chất đốt tại Leningrad, tuy nhiên không thể giải quyết được hoàn toàn. Vào cuối tháng 10, nguồn điện của thành phố chỉ còn cung cấp được 1 lượng rất nhỏ so với trước đây. Việc sử dụng đèn điện bị cấm ở mọi nơi, ngoại trừ tại Bộ tham mưu, điện Smolny*(Đây là Sở chỉ huy của Hội đồng phòng thủ Leningrad dưới quyền Zhdanov và văn phòng của Xô viết Thành phố và các cơ quan đầu não khác), văn phòng Đảng ủy, các trạm (station) phòng thủ thành phố, và 1 số văn phòng đặc cách khác; nhưng các căn nhà ở bình thường, cũng như hầu hết các văn phòng làm việc phải làm việc không có ánh sáng điện trong suốt những đêm dài mùa đông. Lò sưởi trung tâm không được sử dụng tại các căn hộ, văn phòng và nhà ở, còn tại nhà máy thì lò sưởi trung tâm được thay bằng các bếp lò nhỏ đốt củi. Do thiếu điện, hầu hết nhà máy phải đóng cửa, hoặc sử dụng những phương pháp sơ đẳng nhất để làm máy chạy được – ví dụ như quay pê đan xe đạp. Xe điện mặt đất (tram-car) giảm hoạt động đột ngột từ tháng 10, và tới tháng 11 chúng ngưng chạy hoàn toàn. Không thực phẩ, không ánh sáng, không sưởi ấm, và trên hết là các cuộc không kích pháo kích liên tục của quân D(ức – đó là cuộc sống tại Leningrad mùa đông năm 1941-42.




Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:54:49 am

4

Tuyến đường cứu sinh Ladoga




Với việc Leningrad bị quân Đức vây chặt từ đầu tháng 9, người ta đã nghĩ ra các biện pháp tuyệt vọng để chở tiếp tế đến cho thành phố. Người ta cũng không còn tin vào chuyện có thể phá vỡ vòng phong tỏa trên đất liền torng thời gian ngắn sắp tới. Do đó, ngày 9 tháng 9, Hội đồng phòng thủ Leningrad quyết định cho xây 1 bến cảng trong cái vịnh nhỏ tại Osinovets trên bờ tây của hồ Ladoga gần cuối của tuyến đường sắt ngoại ô, khoảng 35 dặm ở đông bắc của Leningrad. Người ta cho là, bằng con đường này có thể sơ tán 1 số thiết bị quan trọng khỏi Leningrad, và thực phẩm cùng các hàng hóa khác có thể tiếp tế cho TP. Bến cảng dự định sẽ tiếp nhận 12 tàu thuyền mỗi ngày vào cuối tháng 9. Giang đội Ladoga, được gắn thêm một số pháo phòng không, được giao nhiệm vụ bảo vệ bến cảng mới này.

Cũng cần phải nói rằng do quân Đức chỉ cách Osinovets khoảng 25 dặm về phía nam, máy bay của chúng không chỉ thường xuyên theo dõi bến cảng mới mà còn theo dõi cả bến cảng thô sơ nhỏ bé Novaya Ladoga trên bờ nam của Hồ mà qua đó các hàng tiếp tế được chuyển tới, cũng như theo dõi bất cứ chuyến hàng nào chuyển qua hồ giữa 2 điểm này. Rất nhiều tàu kéo và bè bị đánh chìm trong những tuần đầu tiên của “Tuyến đường cứu sinh Ladoga”, cùng với nhiều phụ nữ và trẻ em được sơ tán khôi Leningrad.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 02 Tháng Giêng, 2009, 02:44:49 pm
Tuyến đường cứu sinh mong manh này hiển nhiên là không khả quan chút nào. Trong tháng đầu tiên sau khi bến cảng đối phó tại Osinovets mở cửa, chỉ có 9.800 tấn thực phẩm được chuyển tới từ phía Hồ Ladoga. Số lượng này chỉ bằng 8 ngày ăn cho Leningrad, vì thế người ta đã phải sử dụng đến kho thực phẩm dự trữ của TP trong 22 ngày còn lại. Thảm họa còn tăng thêm do vào tháng 11, mặt hồ bị đóng băng mỏng không thể sử dụng cho việc vận chuyển cả bằng tàu thuyền lẫn xe cộ. Một vài biện pháp khẩn cấp do đó đã được áp dụng, và vào khoảng từ 14 tháng 10 cho tới 20 tháng 10, 5000 tấn thực phẩm được đưa từ Novaia Ladoga tới Osinovets; nhưng cũng vẫn quá ít. Giữa 20 tháng 10 và đầu tháng 11, 12 ngàn tấn bột mì và 1 ngàn tấn thịt được đưa từ nội địa nước Nga tới Hồ Ladoga, và mặc cho các cuộc không kích liên tục của quân Đức, mặc cho những cơn gió lạnh mùa thu giờ đây đã quét trên mặt hồ, hầu hết số thực phẩm trên đã được an toàn chuyển đến Leningrad. Ngoài thực phẩm, một số lượng đáng kể đạn dược cũng được chuyển đến.

Nhưng vào ngày 15 tháng 10, việc di chuyển trên Hồ Ladoga không còn thực hiện được nữa. Kết luận cho thời kỳ này của tuyến đường cứu sinh Ladoga, Pavlov đã viết:

Tuyến cứu sinh đường thủy vào mùa thu năm 1941 là một sự hỗ trợ vô cùng lớn cho thành phố bị bao vây. Khoảng từ giữa 12 tháng 9 cho đến khi không thể đi lại được vào ngày 15 tháng 11, 24 ngàn tấn bột mì và ngũ cốc, 1.131 tấn thịt và bơ sữa đã được vận chuyển, ngoài ra còn có một lượng đáng kể đạn dược và nhiên liệu. 25 ngàn tấn thực phẩm ấy chỉ chiếm 1 phần của số lượng cần thiết, nhưng vẫn cho phép Leningrad giữ được thêm 20 ngày, và trong 1 pháo đài bị phong tỏa thì mỗi ngày đều đáng quý. Các công nhân của giang đoàn Volkhov, các thủy thủ và công nhân bến cảng của Ladoga, các binh lính và sĩ quan có tham gia các nhiệm vụ ấy, rất nhiều người trong số họ đã phải hy sinh cuộc đời mình, đang bảo vệ từng tấn thực phẩm chống lại bão tố, hỏa hoạn, không quân địch và nạn cướp bóc. Công việc mà họ đã thực hiện là không thể bị lãng quên. * Pavlov, SĐD, p. 118.

Ngày 16 tháng 11 một thời kỳ thử thách mới đến với Leningrad. Thành phố giờ đây chỉ có thể tiếp tế được bằng đường không. Mặc dù Trận Maskva đang hồi cao điểm, Hội đồng Quốc phòng Liên Xô vẫn cấp cho Leningrad một số máy bay vận tải và tiêm kích để vận chuyển hàng từ Novaia Ladoga tới Leningrad – khoảng cách khoảng 100 dặm. Bởi vậy quân Đức đã tiến hành ném bom sân bay Novaia Ladoga, và 2/3 lượng hàng hóa đã phải cất cánh từ các sân bay sâu hơn trong nội địa. Hơn nữa, các chuyến vận tải thường xuyên bị máy bay Đức tuần tiễu trên hồ tấn công, và một số máy bay Nga bị bắn rơi. Do không gian vận tải hàng rất có giới hạn, chỉ có thịt sấy và những thực phẩm cô đặc khác mới được vận chuyển tới Leningrad theo cách thức phức tạp và tốn kém như vậy. “Cầu vận chuyển” quy mô nhỏ này về lâu về dài không thể giải quyết vấn đề nuôi ăn gần ba triệu người.



Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: Ceasar trong 14 Tháng Giêng, 2009, 10:11:29 am
Thanks!


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 14 Tháng Giêng, 2009, 10:44:21 am
Trên tất cả, giờ đây đang xuất hiện những thất bại quân sự mang tính thảm họa thực sự. Đầu tháng 11, quân Đức đã gắng chiếm được toàn bộ bờ nam của Hồ Ladoga, gồm cả đầu mối đường sắt Volkhov; quân của tướng Fediuninsky chỉ tìm cách chặn được quân Đức ở ngoài Volkhov; tuy nhiên, về phía Đông, quân Đức thành công trong việc cắt đứt tuyến đường sắt chính Leningrad-Vologda, và ngày 9 tháng 11 thì chiếm được Tikhvin. Việc đánh mất Tikhvin thật đáng trách. Những lượng thực phẩm nhỏ vẫn có thể, với rất nhiều khó khăn, chuyển tới bằng đường không. Vấn đề vận chuyển lượng thực phẩm quy mô lớn hơn băng qua hồ Ladoga, thậm chí ngay cả khi nó đã đóng băng cứng, đã trở nên hầu như không giải quyết được. Các kho ở Volkhov và Novaia Ladoga bị vô hiệu hóa khi quân D(ức cắt đứt tuyến đường sắt từ phía đông tới đó. Trạm đường sắt mới giờ đây là nhà ga nhỏ Zaborie tại một vùng rừng 100 dặm về phía đông Volkhov và khoảng 60 dặm về phía đông Tikhvin. Chỉ một đầu óc đang trong cơn tuyệt vọng mới có thể khiến Hội đồng Phòng thủ Leningrad ra lệnh xây dựng một “con đường ô tô” dài gần 200 dặm dọc theo những lối mòn cũ trong rừng và băng qua các khu rừng nguyên sơ, tạo thành một vòng cung từ Zaborie tới Novaia Ladoga. Binh lính và nông dân được động viên để làm “con đường” này vào tháng rét nhất của mùa đông; con đường cuối cùng đã hoàn tất ngày 6 tháng 12. Toàn bộ khu vực này không có dân cư và :

Dọc những quãng khá dài, con đường rất hẹp đến nỗi xe tải gặp nhau đối đầu thì không thể vòng qua được; hơn nữa, tuyết ngập dày và những sườn đồi dốc trên địa hình hoàn toàn không thông thuộc với tài xế dẫn tới những hỏng hóc và chậm trễ. May thay, tình cờ 3 ngày sau khi con đường hoàn tất, tình thế quân sự đã thay đổi khả quan hơn nhờ việc Hồng quân chiếm lại được Tikhvin. Hiển nhiên là con đường mới này không thể cứu được Leningrad sống thêm lâu hơn chút nào. Một đoàn xe tải đi từ Zaborie tới Novaia Ladoga mất 14 ngày để quay về căn cứ, và trong 3 ngày trên quãng từ Novaia Ladoga và Yeremina Gora có hơn 350 xe tải bị kẹt lại trong tuyết. Những chuyến vận tải ấy di chuyển với tốc độ 20 dặm 1 ngày… * (Pavlov, SĐD, p. 155)

Nhờ đánh bật quân Đức khỏi Tikhvin và sông Volkhov vào giữa ngày 9 và 15 tháng 12, quân của tướng Meretskov đã đúng nghĩa là cứu sống Leningrad. ** (Một hệ quả lớn khác của việc tái chiếm Tikhvin là đã đặt dấu chấm hết cho mối đe dọa của một cuộc “hợp quân” Đức và Phần Lan). Quân Đức, trước đó qua radio đã rêu rao lớn tiếng về sự đầu hàng không tránh khỏi của Leningrad vào ngày Tikhvin thất thủ, nay nói rất ít về việc để mất “chìa khóa” (padlock) vào Leningrad. Nếu Tikhvin còn trong tay quân Đức, không thể biết được có cách nào tiếp tế được cho Leningrad, do 200 dặm đường làm thêm kia gần như là vô dụng. Và vào lúc này, với cuộc phản công của quân Nga tại Maskva đang hồi cao điểm, sẽ không thể đặt vấn đề cung cấp cho Leningrad số lượng máy bay vận tải và tiêm kích cần thiết để lập cầu hàng không. Không chỉ quân của tướng Meretskov đã đuổi quân Đức khỏi Tikhvin, mà tới cuối tháng Chạp quân của Cụm Tập đoàn quân Volkhov cũng đã đánh quân Đức bật ra xa đáng kể khỏi Voibokalo, nằm giữa Volkhov và Mga (nơi này vẫn còn nằm trong tay quân Đức). Ngày 1 tháng 1 1942, các đoàn tàu hỏa đã có thể di chuyển suốt từ Maskva và Vologda tới Voibokalo, nơi hàng tiếp tế được đưa bằng xe tải băng qua Hồ Ladoga giờ đã đóng băng cứng để tới Leningrad. Nhưng việc tổ chức “Con đường cứu sinh” dọc qua Hồ Ladoga đóng băng vẫn còn là một câu chuyện dài và rắc rối, thật sai lầm khi nhận định rằng, với việc giải phóng Tikhvin ngày 9 tháng 12, vấn đề tiếp tế cho Leningrad đã được giải quyết.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 18 Tháng Hai, 2009, 02:54:42 pm
5

NẠN ĐÓI KINH HOÀNG


Lúc này đã là tháng 11, người dân tại Leningrad (trước hết là người già) bắt đầu chết vì đói, nói cho hoa mỹ thì là vì “thiếu dinh dưỡng”. Chỉ nội trong tháng 11 có trên 11.000 người chết; việc cắt giảm khẩu phần ngày 20 tháng 11 – lần thứ 5 kể từ đầu cuộc phong tỏa – đã làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong.
 
Trên giấy tờ, và chỉ là trên giấy tờ, những khẩu phần hàng ngày ở thời điểm thấp nhất ấy như sau:

Bánh mì:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    9 oz.
Nhân viên văn phòng         4,5 oz.
Người phụ thuộc         4,5 oz.
Trẻ em               4,5 oz.

Chất béo:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    2/3 oz.
Nhân viên văn phòng         1/3 oz.
Người phụ thuộc         1/4 oz.
Trẻ em               3/5 oz.

Thịt:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    1,75 oz.
Nhân viên văn phòng         1 oz.
Người phụ thuộc         0,5 oz.
Trẻ em               0,5 oz.

Ngũ cốc:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    1 + 3/4 oz.
Nhân viên văn phòng         1 + 1/6 oz.
Người phụ thuộc         3/4 oz.
Trẻ em               1 + 2/5 oz.

Đường và đồ ngọt:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    1 + 3/4 oz.
Nhân viên văn phòng         1 + 1/6 oz.
Người phụ thuộc         1 oz.
Trẻ em               1 + 2/5 oz.

Tổng cộng:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    15 oz. hoặc 1087 calories
Nhân viên văn phòng         8 + 1/6 oz. hoặc 581 calories
Người phụ thuộc         7 oz. hoặc 466 calories
Trẻ em               8 + 1/3 oz. hoặc 684 calories


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 18 Tháng Hai, 2009, 02:55:37 pm
Thậm chí các con số calories không thể tưởng tượng nổi ấy - vốn chỉ cung cấp được, đặc biệt với 3 mục thực phẩm cuối cùng, một phần rất nhỏ nhu cầu của con người - cũng vẫn là phóng đại “lạc quan” so với thực tế. Do khẩu phần thịt và chất béo không được cấp đúng hạn, hoặc được thay thế bởi những thứ không hề tương đương (ví dụ như ruột cừu), lượng calories của khẩu phần trong thực tế còn thấp hơn nhiều, ngoại trừ (đã được xác thực) trong trường hợp tiêu chuẩn trẻ em. Trong tháng Chạp 52.000 người chết, bằng số người chết cả năm trong thời bình; trong khi vào tháng Giêng 1942, có khoảng 3500 tới 4000 người chết mỗi ngày; trong tháng 12 và tháng 1 có 200.000 người chết. Mặc dù vào tháng 1 khẩu phần có tăng đôi chút, hậu quả của trận đói vẫn còn tác động sau đó nhiều tháng; ngoài ra, theo con số chính thức từ phía Nga đưa ra tại Tòa án Nuremberg, 632.000 người chết tại Leningrad do ảnh hưởng trực tiếp của Cuộc Phong tỏa – một con số không nghi ngờ gì là đã bị giảm nhẹ. Năm 1959 tôi được Shostakovich, người từng ở tại Leningrad trong giai đoạn đầu của cuộc phong tỏa, kể rằng có 900.000 người chết, và thậm chí còn có những con số thống kê còn cao hơn thế.

Ngoài nạn đói, người dân còn phải chịu đựng giá rét trong những căn hộ không được sưởi ấm. Người ta đốt lửa bằng đồ gỗ và sách – nhưng chúng không cháy được lâu.

Để làm đầy dạ dày, làm giảm bớt những đau đớn dữ dội do cái đói, mọi người đi tìm những thứ thay thế không thể tưởng tượng ra nổi: họ tìm bắt quạ và ác là, hoặc mèo, hoặc chó mà vì lý do nào đó vẫn còn sống sót; họ lục lọi tủ thuốc để tìm dầu thầu dầu, dầu bôi tóc, vaseline hay glycerine; họ nấu súp hoặc cháo từ hồ dán (cạo từ giấy dán tường hay đồ gỗ gãy hỏng). Nhưng không phải công dân nào của cái thành phố khổng lồ ấy đều tìm được nguồn “thực phẩm” bổ sung như vậy.

Cái chết có thể tóm lấy con người trong mọi tình huống: khi đang đi trên đường phố, họ có thể ngã xuống và không bao giờ ngồi dậy được nữa; hoặc khi ở trong nhà họ có thể ngủ thiếp đi và không thức dậy nữa; khi trong xưởng máy, nơi họ gục xuống trong lúc đang làm việc. Không có phương tiện vận chuyển, do đó xác chét thường được xếp lên xe trượt được kéo bởi hai hay ba người thân của người chết; thường là kiệt sức trên quãng đường dài tới nghĩa trang, bọn họ sẽ bỏ lại xác chết giữa đường, mặc cho chính quyền lo liệu.

(Pavlov, SĐD, p 136-37)


Theo lời 1 nhân chứng khác thì:

Gần như không có cách nào kiếm được 1 chiếc quan tài. Hàng trăm xác chết bị bỏ mặc trong nghĩa địa hoặc giữa các khu dân cư, thường là chỉ được quấn bằng 1 tấm vải giường… Chính quyền chôn cất tất cả những xác chết vô thừa nhận ấy trong những nấm mồ tập thể; chuyện này do những đội dân quân thực hiện với sự hỗ trợ t\bằng thuốc nổ. Người ta không đủ sức để đào những nấm mộ thông thường trong lớp đất đóng băng… Ngày 7 tháng 1, 1942, Ủy ban Quản trị của Xôviết Thành phố Leningrad nhận thấy xác chết rải rác khắp nơi, ngập đầy các nhà xác và khu nghĩa trang; một số được chôn không cần quan tâm tới các quy tắc cơ bản về vệ sinh.

(Karasev, SĐD, p 189)



Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 18 Tháng Hai, 2009, 02:56:19 pm
Sau đấy, vào tháng Tư, trong cuộc tổng vệ sinh thành phố - vô cùng cần thiết để ngăn chặn bệnh dịch ngay khi mùa xuân bắt đầu – hàng ngàn xác chết được tìm thấy trong các căn hầm, hào đất và trong lớp tuyết đang tan, nơi chúng đã nằm đấy trong suốt nhiều tháng trời. Như Bí thư Đoàn Komsomol Leningrad khi ấy đã viết lại: “Việc đào bới những xác chết thực vô cùng kinh khủng, chúng tôi sợ ảnh hưởng của việc ấy tác động lên tinh thần của trẻ em và thiếu niên. Một thông báo khô khan đơn giản như sau: “Đoàn Komsomol chịu trách nhiệm về tất cả chiến hào và hầm trú ẩn.” Trong thực tế công việc ấy không tài nào có thể tả nổi.

(Karasev, SĐD, p 227)

Các bệnh viện không hỗ trợ được gì nhiều trong nạn đói. Không chỉ vì bản thân các bác sĩ và y tá cũng đang dở sống dở chết vì đói, mà còn vì thứ bệnh nhân cần giờ đây không phải là thuốc men mà là thực phẩm, và thứ ấy ở đấy không có.

Trong tháng 12 và tháng 1 giá rét làm đóng băng các ống cấp nước và cống rãnh, và giờ đây những đường ống vỡ khắp thành phố có thể gây thêm khả năng lan truyền bệnh dịch. Nước dùng phải xách về bằng xô từ sông Neva hoặc từ vô số kênh đào quanh Leningrad. Thứ nước này tuy vậy rất bẩn và không an toàn khi uống, và trong tháng Hai, khoảng 1,5 triệu người đã được tiêm ngừa thương hàn.

Từ giữa tháng 11 tới cuối tháng 12, 35.000 người được sơ tán khỏi Leningrad, hầu hết bằng máy bay; ngày 6 tháng 12 nhiều người được phép rời thành phố băng qua mặt băng Hồ Ladoga, nhưng cho tới ngày 22 tháng 1, cuộc sơ tán này tiếp tục trong tình trạng vô kiểm soát: hàng ngàn người đơn giản là đi bộ băng qua mặt hồ Ladoga, nhiều người trong số đó chết thậm chí trước cả khi họ tới được bờ hồ phía nam.

Mãi tới 22 tháng Giêng, với hỗ trợ của một dòng xe buýt chạy dọc Con đường Băng giá mới mở, cuộc sơ tán qua Hồ Ladoga mới bắt đầu trở nên quy củ.

Có một số bằng chứng mâu thuẫn về ảnh hưởng của nạn đói tác động lên con người: xét về tổng thể, những người chết chỉ với cảm giác cam chịu, trong khi những người sống sót tiếp tục sống trong niềm hy vọng: việc tái chiếm Tikhvin và khẩu phần tăng nhẹ ngày 25 tháng Chạp đã tạo 1 ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên, Karasev đã kể về nhiều trường hợp bị ‘chấn thương tinh thần’ gây ra bởi đói và rét, bởi các cuộc ném bom và pháo kích của quân Đức, và về cái chết của vô số người thân và bạn bè. Không có con số chính xác về số trẻ em bị chết vì đói và rét; nhưng tỷ lệ chết của trẻ em được tin là  tương đối thấp, chỉ bởi vì cha mẹ các em thường đã hy sinh khẩu phần ít ỏi của họ.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 18 Tháng Hai, 2009, 02:57:38 pm
Chính tình cảm yêu quê hương và một kỷ luật sắt, một phần được thúc buộc bởi chính quyền, đã khiến biến mất thấy rõ bất cứ sự vô kỷ luật hay náo loạn do nạn đói gây ra. Các biện pháp nhằm chống lại tình trạng ‘phản xã hội’ (anti-social) được tiến hành rất quyết liệt, như được rút ra từ lời phát biểu vào tháng Tư của Kuznetsov, Bí thư Thành ủy Leningrad: ‘Chúng tôi thường bắn bỏ những ai dám lấy cắp nửa pound bánh mì giành cho cộng đồng.’ (We used to shoot people for half-a-pound of bread stolen from the population) Hiển nhiên, vẫn có một vài kẻ ăn cướp ăn chặn xuất hiện đâu đó;  nhưng xét tổng thể thì kỷ luật được giữ khá tốt.

Pavlov kể lại 1 sự kiện đáng chú ý như sau:

Người lái chiếc xe tải đang chở những ổ bánh mì tới một tiệm bánh thì 1 quả đạn pháo rơi trúng phía trước xe và giết chết người lái… Những ổ bánh văng tung tóe trên vỉa hè. Tình huống rất thuận tiện để cướp giấu. Nhưng mọi người đã bu xung quanh chiếc xe bị hỏng, kéo chuông báo hiệu (raised the alarm) và canh gác những ổ bánh cho tới khi có chiếc xe tải khác đến. Tất cả những người ấy đều đang đói khát và sự cám dỗ của việc chộp lấy 1 ổ bánh mới thật như không thể cưỡng lại được. Vậy mà đã không một ổ bánh nào bị lấy cắp.

Pavlov, SĐD, p. 109


Tuy nhiên, mặt khác, như Pavlov đã nói bóng gió, thật khó phân biệt 1 người cất tiếng la hét giữa đám đông đang sắp hàng mua bánh kêu gọi họ cướp phá cửa hàng là điệp viên của quân thù hay đơn giản chỉ là 1 người đã dở điên dở dại vì đói; rất nhiều người đã trở nên dở điên dở dại, như theo lời của Karasev và 1 số nhân chứng khác.

Tinh thần mọi người, thậm chí trong những điều kiện kinh hoàng giữa lúc nạn đói đang cao trào, đã được giữ vững bằng mọi cách: có rất nhiều ghi nhận cho biết các buổi biểu diễn nhà hát vẫn tiếp tục trong suốt mùa đông, diễn bởi những diễn viên đã gần ngất xỉu vì đói, họ ăn mặc giống hệt khán giả, dùng bất cứ thứ gì để có thể giữ cho ấm người.

Đoàn Thanh niên Komsomol Leningrad đã đóng vai trò khá quan trọng trong việc giúp đỡ mọi người trong điều kiện khốn cùng tột độ. Đoàn Komsomol đã tổ chức những đội bytovyie otriady (‘đội sinh hoạt thường nhật’) gồm hàng ngàn thanh niên tham gia:

Những đội này bao gồm 1 tổng số 1000 thanh niên; hơn thế tại mỗi quận có khoảng 500 tới 700 người hỗ trợ nhất thời, thường xuyên tham gia. Mệt mỏi và kiệt sức, những thanh niên ấy, hầu hết là nữ, tham gia giúp đỡ người dân vượt qua những điều kiện khó khăn khủng khiếp. Ghé thăm những căn hộ bẩn thỉu và lạnh giá, họ dùng đôi tay sưng phù, nứt nẻ vì lạnh và lao động nặng của mình để chặt củi, châm chiếc bếp lò nhỏ burzhuika hoặc xách những xô nước lên từ sông Neva, hoặc đem bữa tối đến từ căng tin, hoặc lau sàn nhà và giặt quần áo, và rồi nụ cười thảm hại của người dân Leningrad đang hoàn toàn kiệt lực sẽ thể hiện lòng biết ơn của ông ta đối với công việc cực nhọc và đầy vinh dự kia. Chỉ riêng trong quận Primorski, các Đoàn viên Komsomol của những đội ấy trong tháng Hai-tháng Ba đã kiểm tra 1810 căn hộ, chăm sóc 780 người bệnh và giúp đỡ được 7678 người… Các chi đoàn Komsomol được giao quyền để tái định cư mọi người tới những căn nhà phù hợp hơn, đưa trẻ em vô gia cư tới những nhà nuôi dưỡng trẻ, và tổ chức những cuộc sơ tán… Phần lớn thông qua sự giúp đỡ của những đội Komsomol, hơn 30.000 trẻ mồ côi được tới sống tại 85 nhà nuôi trẻ mới thành lập trong vòng tháng Giêng và tháng Năm 1942.

Karasev, SĐD, p190


Hầu hết những trẻ em đó là mô côi do cha mẹ chúng đã chết vì đói.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 18 Tháng Hai, 2009, 02:58:04 pm
Nếu cộng đồng dân cư Leningrad phải chịu đựng tất cả nỗi khốn khổ của nạn đói và nhiều người trong số họ phải chết, bởi không có giải pháp nào khác trong khi việc sơ tán quy mô lớn là không thể thực hiện được, vậy thì không thể xem xét tới khả năng phải để cho binh lính chịu đói, bởi mọi thứ đều đang vô cùng tùy thuộc vào họ. Tuy vậy, khẩu phần của chiến sĩ cũng phải chịu cắt giảm. Khẩu phần Hồng quân quy định ngày 20 tháng 9 năm 1941 có 3450 calories cho các chiến sĩ ngoài mặt trận và 2659 calories cho các ‘cán bộ hậu phương’, với 2 cấp khẩu phần trung gian giữa 2 mức này.

Trong điều kiện của Leningrad những cấp khẩu phần như vậy không thể duy trì lâu dài được. Vào giữa tháng 11 năm 1941 và tháng Hai 1942, khẩu phần của lính tiền tuyến bị giảm xuống còn 2593 calories, còn của lính ‘hậu phương’ chỉ còn 1605 calories; từ 20 tháng 11 – tức là lúc cao điểm của nạn đói trong thời kỳ chịu phong tỏa – lính tiền tuyến được cấp 1 lb. bánh mì và khoảng 4 oz. thịt, ngoài ra còn thêm 1 lượng nhỏ các thực phẩm khác. Mức này, vào lúc cao điểm của giá rét mùa đông, thật còn xa mới có thể gọi là đủ, mặc dù việc biết rõ những gì đang xảy ra tại Leningrad cùng khi ấy đã khiến binh sĩ cảm thấy họ đang được ưu tiên vô cùng so với dân thường. Bất cứ khi nào dân thường tới thăm tiền tuyến, binh lính thường chia khẩu phần khốn khổ của mình với họ. Hơn nữa, hầu hết lượng khoai tây dự trữ của Leningrad đã được chuyển cho các bếp dã chiến Hồng quân, và việc này tạo ra ảo giác thật ‘to lớn’ (đối với lính Hồng quân, cảm giác được ưu tiên vô cùng – Danngoc); cũng vậy, bính m2i quân đội có chất lượng tốt hơn 1 chút so với bánh dân thường.

Binh lính, tuy vậy, vẫn phải chịu thiếu thốn nghiêm trọng vì việc thiếu thuốc lá của Leningrad, và mọi thứ chất động đã được thêm vào – ví dụ như cỏ và lá khô. Những phương thức tuyệt vọng được áp dụng để giữ cho lính được cung cấp đủ thuốc lá, vốn rất cần thiết để giữ vững tinh thần. Rất ít binh lính, như được biết, đã đồng ý đổi khẩu phần thuốc lá của mình lấy thậm chí là sô cô la, vốn nằm trong số những thực phẩm ‘cô đặc’ được chở tới Leningrad bằng máy bay.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 18 Tháng Hai, 2009, 02:59:02 pm
6

CON ĐƯỜNG BĂNG GIÁ


Chỉ có 2 phương cách quyết liệt để giải quyết nạn đói kinh hoàng mà Leningrad đang phải chịu đựng, đặc biệt kể từ cuối tháng 10: giải pháp thứ 1 là sơ tán càng nhiều người càng tốt; cách còn lại là tổ chức 1 tuyến đường tiếp tế thực phẩm, nhiên liệu và nguyên liệu thô đáng tin cậy. Việc tổ chức 1 con đường băng giá băng qua Hồ Ladoga đã nằm trong đầu những lãnh đạo Leningrad thậm chí ngay từ khi vòng phong tỏa trên bộ vừa khép kín quanh Leningrad ngày 8 tháng 9; mặt hồ được hy vọng là sẽ đóng băng vào tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Nhưng mọi thứ đều tùy thuộc vào độ lạnh của sương giá; được xây được 1 con đường cơ giới thỏa dụng trên mặt băng, băng cần phải phủ dày tối thiểu 2 m. Chiều dày này chỉ đạt được mau chóng khi thời tiết đạt ít nhất âm 15 độ C.

Ngày 17 tháng 11 mặt băng chỉ được 1 m dày, nhưng tới 20 tháng 11 – chính vào ngày khẩu phần cắt xuống thấp nhất tại Leningrad – đã đạt tới chiều dày 1,8m; xe ngựa kéo đã khởi hành trên mặt băng, nhưng lũ ngựa thiếu ăn tới nỗi rất nhiều con gục xuống và chết trên đường. Các đánh xe được lệnh phải xẻ thịt lũ ngựa ấy và chở chúng tới Leningrad làm thịt phân phối. Ít nhất, ngày 22 tháng 11, đoàn vận tải cơ giới đầu tiên đã mạo hiểm xuất hành trên mặt hồ; nhưng băng vẫn quá mỏng nên chỉ có thể chất ít hàng trên các xe tải 2 tấn, và ngay cả khi ấy, nhiều xe vẫn bị chìm xuống hồ. Sang ngày hôm sau 1 hệ thống được áp dụng để nối xe trượt vào với xe tải và chất hầu hết số hàng trên xe trượt, sao cho trải rộng tải trọng đều trên mặt băng. Trong khoảng từ 23 tháng 11 tới 1 tháng 12 chỉ có 800 tấn bột mì được chở qua mặt băng theo những cách khác nhau như trên, và trong quá trình thực hiện, có khoảng 40 xe tải bị mất, 1 số là rơi xuống mặt băng, thường là kéo theo cùng với tài xế. Kết quả của nỗ lực đầu tiên sử dụng con đường Cứu sinh này là không đáng kể. Cần nhớ rằng, vào thời điểm này, Tikhvin đang nằm trong tay quân D(ức, và rằng hầu hết thực phẩm được vận chuyển trong tuần lễ ấy xuất phát từ những kho hàng thiếu thốn từng được tích cóp lại từ phía nam của hồ trước khi Tikhvin thất thủ ngày 9 tháng 11. Những tiếp tế mới – nếu có – giờ đây được mong đợi sẽ tới được Hồ Ladoga dọc theo con đường bổ sung dài đến khó tin nổi kéo từ Zaborie, cực đông của Tikhvin. Để duy trì khẩu phần đói khát mà người ta đã buộc phải áp dụng tại Leningrad ngày 20 tháng 11, cần thiết phải chở tới cho thành phố ít nhất 1000 tấn thực phẩm mỗi ngày, chưa kể đạn dược và nhiên liệu vốn vô cùng cần thiết cho quân lính của Phương diện quân Leningrad. Thậm chí trong điều kiện tốt nhất có thể, ta cũng chỉ hy vọng không hơn được 600 tấn mỗi ngày từ tuyến đường Zaborie. Do đó, việc giải phóng Tikhvin ngày 9 tháng 12 mang ý nghĩa rằng Leningrad đã được cứu sống. * (Pavlov, SĐD, p. 156)

Việc tái chiếm Tikhvin thực ra cũng không phải đã giải quyết được tất cả - còn lâu mới được như thế. Mặc dù Tikhvin, nằm trên tuyến chính Vologda-Leningrad, giờ đây đã trở thành căn cứ thực phẩm chính cho Leningrad và đã trở thành, ngay từ khi được tái chiếm, ‘tựa như 1 tổ kiến khổng lồ’ (Pavlov), nhiệm vụ vận chuyển thực phẩm và những đồ hậu cần khác từ Tikhvin tới Leningrad vẫn còn là việc vô cùng gian nan. Do quân Đức trong lúc rút lui đã đặt nổ tung tất cả những cầu đường sắt nối giữa Tikhvin và Volkhov, không còn lựa chọn nào khác trong thời gian trước mắt để vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, cụ thể là từ Tikhvin tới một loạt những điểm tiếp nhận bên bờ hồ như Kabona hoặc Lednevo, thực hiện trên quãng dài trên 100 dặm trong thời tiết mùa đông rất xấu. Phải tới tận mùng 1 tháng Giêng những cây cầu đường sắt giữa Tikhvin và Volkhov mới được dựng lại; đến lúc này quân Đức cũng đã bị đẩy 1 khoảng khá xa khỏi Volkhov và Voibokalo (đại khái là về ‘mấu lồi Mga’ mà chúng đã chiếm được hồi tháng 9), và chính là Voibokalo, nằm trên tuyến đường sắt chính Leningrad-Vologda và ngay tại phía nam của Vịnh Schusselburg , đã trở thành ‘vựa lương thực’ chính. Nó chỉ cách Osinovets khoảng 35 dặm về phía bờ Leningrad của hồ. Hơn nữa, trong những tuần tiếp theo, 1 tuyến đường nhánh đã được xây dựng trong điều kiện mùa đông cực kỳ kinh khủng, nối từ Voibokalo tới Kabona, dài khoảng 20 dặm để đưa các đoàn tàu tới ngay sát bờ hồ, tại đây thực phẩm được chất lên xe tải.

Mặc dù việc tiếp tế thực phẩm tại Leningrad vẫn còn khá tồi tệ và bấp bênh vào dạo cuối tháng 12, Hội đồng quân sự (có lẽ là của Leningrad-Danngoc) đã quyết định băng khẩu phần bánh mì lên 1 chút vào ngày 25 tháng 12. Việc này không đủ để giảm tỷ lệ tử vong, nhưng gây được 1 tác động quan trọng lên tinh thần mọi người.

Nhìn chung, kể từ khởi đầu cuộc phong tỏa ngày 8 tháng 9 cho tới 1 tháng Giêng, khoảng 45.000 tấn thực phẩm được chuyển tới Leningrad theo những cách sau (đơn vị: tấn):

Bột và bột mì
Bằng tàu thuyền: 23.041
Bằng máy bay: 743
Bằng con đường trên băng: 12.343
Tổng cộng: 36.127

Ngũ cốc
Bằng tàu thuyền: 1.056
Bằng máy bay: 0
Bằng con đường trên băng: 1.482
Tổng cộng: 2.538

Thịt và sản phẩm từ thịt
Bằng tàu thuyền: 730
Bằng máy bay: 1.829
Bằng con đường trên băng: 1.100
Tổng cộng: 3.659

Chất béo và phô mai
Bằng tàu thuyền: 276
Bằng máy bay: 1.729
Bằng con đường trên băng: 138
Tổng cộng: 2.143

Sữa cô đặc
Bằng tàu thuyền: 125
Bằng máy bay: 200
Bằng con đường trên băng: 158
Tổng cộng: 483

Bột trứng, sô cô la v.v.
Bằng tàu thuyền: 0
Bằng máy bay: 681
Bằng con đường trên băng: 44
Tổng cộng: 725

Tổng hợp
Bằng tàu thuyền: 25.228
Bằng máy bay: 5.182
Bằng con đường trên băng: 15.265
Tổng cộng: 45.675

Khi xem xét rằng có khoảng 2,5 triệu người tại Leningrad thì những con số đó, tất nhiên, là khá ít, và hơn nữa, số lượng hàng được chuyển cho tới ngày 1 tháng Giêng qua mặt băng là khá đáng thất vọng. Cần thiết phải nói thêm rằng ngoài thực phẩm, 1 lượng đáng kể đạn dược và nhiên liệu cũng được chở tới Leningrad cùng thời kỳ này.



Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 24 Tháng Hai, 2009, 02:00:02 pm


Nhìn chung, kể cả thời kỳ tháng 12 lẫn thậm chí là tháng 1, Con đường băng giá chưa bao giờ được đánh giá là hoạt động đáng hài lòng (satisfactorily), và đến đầu tháng Giêng Zhdanov đã bộc lộ sự bất bình tột độ của mình với tất cả những gì đang diễn ra. Những vấn đề rắc rối vẫn tồn tại là tình trạng cũ nát của tuyến đường sắt ray hẹp (trước kia đây là tuyến đường sắt ngoại đô vô chủ quản, xây dựng từ rất lâu trước Cách Mạng) nối giữa Osinovets và Leningrad. Tuyến đường sắt này thậm chí thiếu cả các tháp nước, còn đầu máy phải được đổ nước làm nguội bằng tay xách, và cây gỗ phải được chặt ngay tại chỗ để làm chất đốt, thứ chất đốt này ẩm ướt và hoàn toàn không thích hợp chút nào. Tuyến đường này vốn thường dùng phục vụ cho 1 chuyến tàu mỗi ngày, giờ đây được kỳ vọng sẽ thực hiện được 6 tới 7 chuyến tàu chở nặng hàng hóa. Các công nhân đường sắt ốm đói liên tục phải chiến đấu chống lại những thử thách khủng khiếp.

Ngoài ra còn vấn đề thiếu thốn nghiêm trọng vật liệu làm vỏ đóng gói tại nước Nga và do đó 1 lượng lớn thực phẩm chở tới Leningrad đã bị thất thoát. Trong thực tế, mãi tới cuối tháng Giêng, hoặc thậm chí tới mùng 10 tháng Hai 1942, tuyến đường nhánh từ Voibokalo tới Kabona vẫn chưa hoàn tất, phải mãi cho tới khi việc tái tổ chức được thực hiện triệt để thì tuyến đường Cứu sinh băng qua Hồ Ladoga mới bắt đầu hoạt động quy củ trật tự. Tới lúc này rất nhiều tuyến đường cơ giới rộng rãi đã được làm trên mặt băng, và hàng trăm xe tải giờ đây chở thực phẩm tới Leningrad, đồng thời sơ tán hàng ngàn cư dân của nó đi, rất nhiều trong số họ đang sắp chết vì đói. Quân Đức làm mọi điều để ngăn chặn cả việc xây dựng tuyến đường sắt tới Kabona lẫn ngăn chặn tuyến đường trên băng; những tuyến đường này thường bị pháo kích và ném bom, nhưng tiêm kích Nga bảo vệ chúng hết công suất, và cảnh sát giao thông luôn đóng dọc theo con đường. Một trong những nhiệm vụ của họ là đặt những cây cầu nhỏ băng qua bất kỳ khe hố nào trên mặt băng do bom đạn Đức gây ra.

Ngày 24 tháng 1 1942, tiếp tế thực phẩm đã cải thiện đáng kể để cho phép có đợt tăng mức khẩu phần lần thứ 2 tại Leningrad; công nhân giờ đây được nhận 14 oz. bánh mì, nhân viên văn phòng 11 oz., người phụ thuộc và trẻ em 9 oz., còn lính tiền tuyến 21 oz.; ngày 11 tháng Hai, khẩu phần lại tăng lần thứ 3.

Ngày 22 tháng 1, Dân ủy Quốc phòng quyết định sơ tán nửa triệu người khỏi Leningrad; ưu tiên là phụ nữ, trẻ em, người già và người bệnh. Trong tháng 1 có 11.000 người được sơ tán, trong tháng Hai là 117.000, trong tháng 3 là 221.000, trong tháng Tư 163.000; tổng cộng 512.000. Trong tháng 5, sau khi tuyến đường thủy trên hồ Ladoga được khôi phục, việc sơ tán tiếp tục, và trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 11 năm 1942, 449.000 người nữa được sơ tán, tổng cộng trong năm 1942 là gần 1 triệu người. Hơn thế, việc sơ tán ngành công nghiệp, vốn bị ngưng lại đột ngột trong tháng 9 năm 1941, đã được nối lại: từ tháng 1 tới tháng 4, hàng ngàn dụng cụ thiết bị được sơ tán qua mặt băng về phía đông. Hơn thế, 1 đường ống dầu được lắp đặt từ tháng 4 tới tháng 6 1942 đi qua dưới đáy hồ Ladoga để tiếp tế nhiên liệu cho Leningrad. Những cố gắng Quân Đức để làm hỏng tuyến ống bằng cách thả khối nổ sâu xuống hồ đều thất bại. Tương tự như vậy, khi nhà máy điện Volkhov hoạt động lại trong tháng 5 1942, 1 tuyến điện được thả băng qua đáy hồ Ladoga để cung cấp điện cho Leningrad.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 25 Tháng Hai, 2009, 02:45:34 pm
Tuyến Cứu sinh Leningrad – đườnbg băng trong mùa đông và đường thủy trong mùa hè, tiếp tục hoạt động tốt cho tới tháng 1 1943 khi vòng phong tỏa trên bộ bị chọc thủng và tàu hỏa ngay sau đó bắt đầu chạy xuyên qua ‘khe thủng Schlusselburg’ chật hẹp.

Với việc dân số giảm đáng kể, ban đầu là do nạn đói, sau đó là do được sơ tán, việc nuôi ăn Leningrad không còn là vấn đề không thể khắc phục được nữa. Thực tế là sau tháng 3 năm 1942, để bù cho những gì thành phố đã phải chịu đựng, khẩu phần tại Leningrad đã cao hơn mọi nơi khác của đất nước, và những nhà ăn đặc biệt với thực phẩm chất lượng cao (extra-good food) được dựng lên, đặc biệt ưu tiên cho những công nhân có sức khỏe kém. Tuy nhiên, nạn đói mùa đông đã để lại dấu ấn lên vô số người. Trong những tháng hè 1942 1 tỷ lệ lớn công nhân quá ốm yếu không thể làm việc được – tại 1 nhà máy vũ khí được Karasev đề cập tới, 35 % công nhân quá yếu không thể làm việc cho tới tận tháng 5, và 31 % trong tháng 6. Ngày 23 tháng 5 1942, nữ thi sĩ Vera Inber, có chồng làm việc tại 1 bệnh viện ở Leningrad, đã ghi lại trong nhật ký của mình:

Khu bệnh viện của chúng tôi đã được dọn quang đổ nát và đã trở nên gần như không thể nhận ra được – thậm chí còn đẹp hơn cả hồi trước chiến tranh, như người ta nói với tôi. Thay vào chỗ những đống rác bây giờ là những mảnh vườn rau mới trồng. Tại khu cư xá sinh viên người ta đã mở 1 phòng ăn ‘bổ sung dinh dưỡng’; chúng có tại mọi quận. Những con người yếu ớt, xanh xao, kiệt sức (loạn dưỡng mức độ hai – second degree distrophy) chậm chạp lê bước, gần như còn ngạc nhiên với suy nghĩ rằng họ vẫn còn sống sót… Họ thường ngồi xuống nghỉ chân và duỗi cẳng chân dưới ánh nắng mặt trời, vốn giúp chữa những ung nhọt hoại huyết (scurvy ulcers) … Nhưng trong số những người Leningrad cũng có 1 số không còn có thể di chuyển hay đi lại nữa (loạn dưỡng mức độ ba). Họ nằm lặng lẽ trong những căn nhà lạnh lẽo của mình, ở trong đó thậm chí mùa xuân cũng dường như không thể xuyên thủng mà chui vào. Những căn nhà đó được các bác sĩ trẻ, sinh viên y khoa và y tá tới thăm; những ca nặng nhất được chở tới bệnh viện; chúng tôi đã dựng 200 chiếc giường mới trong bệnh viện của mình, bao gồm cả khu cho sản phụ; quá ít trẻ em ra đời vào lúc này, cũng có thể nói không 1 bé nào được sinh ra! *

* Vera Inber, Pochti tri goda (Gần ba năm trời) (Leningrad, 1947), p. 118-119



Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexander Werth
Gửi bởi: danngoc trong 25 Tháng Hai, 2009, 03:19:38 pm
Một tỷ lệ tử vong cao tồn tại cho tới ít nhất là tận tháng Tư; và mặc dù, vào tháng 6, người ta đã thôi không chết vì đói hay vì những hậu quả của nó, sự căng thẳng do những gì họ đã trải qua, cũng như do những trận ném bom và pháo kích thành phố liên tục, tiếp tục để lại hậu quả. Karasev kể về 1 ‘tổn thương tinh thần’ lan rộng, có biểu hiện đặc biệt là áp huyết tăng rất cao; tình trạng này diễn ra thường xuyên gấp 4-5 lần so với trước chiến tranh.

Tuy nhiên, với việc dân cư giảm xuống chỉ còn 1.100.000 vào tháng Tư và khoảng 650.000 vào tháng 11 năm 1942, điều kiện cuộc sống trở nên khá bình thường. 148 trường học (trong số 500) được mở cửa với 65.000 học sinh, còn trẻ em được phát 3 bữa ăn mỗi ngày.

Mặc dù mặt trận xung quanh Leningrad trong 1942 dường như đang ổn định, nguy hiểm của 1 cuộc tấn công tổng lực nữa của quân Đức để đánh chiếm thành phố vẫn còn hiển hiện, và có rất nhiều đợt báo động (cũng có ít nhiều là báo động giả). Mặt khác, các cố gắng của Hồng quân để phá vỡ vòng phong tỏa đều thất bại.

Những tin tức trong suốt ‘mùa hè đen’ năm 1942 về việc quân Đức xông thẳng tới vùng Caucasus và về Stalingrad đã gây tác động nản lòng. Tin Sebastopol thất thủ - thành phố vốn có rất nhiều nét tương tự với Leningrad – dường như đặc biệt gở, và cũng có 1 cảm giác là nếu Stalingrad thất thủ, số phận của Leningrad cũng sẽ khép lại.

Cuộc phản công của người Nga tại Stalingrad không chỉ tạo ra 1 cảm giác lạc quan to lớn ở Leningrad, giống như nó đã tạo ra trên khắp đất nước, mà còn cải thiện đáng kể triển vọng về việc phá vỡ vòng vây quân Đức. Điều nàygiờ đây đạt được nhờ kết quả của 1 tuần chiến đấu ác liệt trọng tháng Ba 1943, khi quân của Phương diện quân Leningrad dưới quyền tướng Govorov và của Phương diện quân Volkhov dưới quyền tướng Meretskov hội quân với nhau, và chọc được 1 hành lang rộng 10 dặm xuyên qua vành đai quân Đức ở phía nam hồ Ladoga. Schusselburg được tái chiếm và trong 1 thời gian ngắn 1 tuyến đường sắt đã nối với ‘mainland’ và 1 cây cầu phao được dựng qua sông Neva; kết quả là tàu hỏa có thể đi thẳng từ Moscow tới Leningrad. *

* Vera Inber (sđd, p. 194) viết trong tháng Ba 1943 rằng ‘chỉ có tàu chở hàng băng qua cầu phao trên sông Neva tại Schusselburg. Những công nhân đường sắt gọi đây là ‘hành lang tử thần’. Nó luôn nằm dưới làn đạn pháo của Đức.’


Nhưng ký ức của những tháng mùa đông khủng khiếp năm 1941-42 vẫn còn tồn tại, và khi tôi tới Leningrad năm 1943, chúng vẫn còn là chủ đề chính của những cuộc trò chuyện.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 25 Tháng Hai, 2009, 03:21:10 pm
7

LENINGRAD CẬN CẢNH


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 26 Tháng Hai, 2009, 03:46:50 pm
Khi tôi tới Leningrad vào tháng Chín 1943 *, chiến tuyến quân Đức vẫn còn xách xí nghiệp Kirov chỉ chừng 2 dặm về phía nam ngoại ô thành phố. Tổng số cư dân giờ đây đã giảm xuống còn khoảng 600.000 và thành phố, mặc dù vẫn đẹp như xưa mặc cho có những tàn phá đáng kể do bom đạn và hỏa hoạn gây nên, hiện mang một vẻ hoang vắng kỳ lạ. Đây là 1 thành phố tiền tuyến, chắc chắn là vậy, và 1 lượng lớn cư dân của nó đang mặc quân phục. Thực tế hiện giờ không có ném bom, nhưng vẫn thường bị bắn phá, và cũng thường là chết người. Việc này gây phá hủy rất nhiều cho những tòa nhà, đặc biệt tại phần phía nam mới xây dựng của Leningrad, và rất nhiều người thường nhớ lại ‘những sự việc’ kinh khủng khi 1 quả pháo rơi trúng 1 hàng người xếp hàng tại bến xe điện hay 1 toa xe điện đông đúc: 1 trường hợp như vậy đã xảy ra chỉ cách đây có vài ngày.

* Cùng với trường hợp ngoại lệ của Henri Shapiro của United Press đã có mặt ở đây 3 tuần trước đó, tôi là phóng viên nước ngoài duy nhất được phép tới thăm Leningrad trong thời kỳ bị phong tỏa. Đối với tôi, vốn từng sinh trưởng tại Leningrad và từng sống tại đây cho tới khi 17 tuổi, đây quả là 1 kinh nghiệm đáng cảm động. Sau khi đã vắng mặt 25 năm, tôi tới thăm mọi nơi mà mình từng quen thuộc, gồm cả ngôi nhà mà tôi đã sống thời thơ ấu và khi còn đi học. Rất nhiều ngôi nhà trên phố đã bị phá hủy bởi bom và trong ngôi nhà mà tôi từng sống có rất nhiều người đã chết vì đói trong năm 41-42. Tôi đã miêu tả chuyến đi của mình rất chi tiết tại 1 cuốn sách trước đây (Leningrad, London, 1944), nhưng bởi nó đã bán hết và tôi không thiết tha với việc in lại, nên trong chương này sẽ có 1 vài ghi chép về chuyến thăm đó và những cuộc trò chuyện truyền tải được tinh thần của Leningrad trong thời kỳ bị phong tỏa.


Tiêu đề: Re: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth
Gửi bởi: danngoc trong 05 Tháng Ba, 2009, 11:14:18 am
Đúng, theo 1 cách kỳ lạ, cuộc sống có vẻ gần như đã trở lại bình thường. Hầu hết thành phố trông hoang vắng và vào cuối buổi chiều, khi không có bắn phá, có những đám đông lớn đi bộ sang phía ‘an toàn’ của khu Nevsky Prospect (đạn thường rơi xuống phía bên kia*) và thậm chí có cả 1 số món đồ sang trọng được đem mua bán ở đây, vốn không thể mua được vào lúc này ở Moscow, như là những chai nhỏ nước hoa làm tại Leningrad. Và ‘Cửa hàng sách của các văn sĩ’ ở gần Cầu Anichkov tại khu Nevsky đang buôn bán rất ồn ào những cuốn sách cũ. Hàng triệu cuốn sách đã bị dùng làm chất đốt tại Leningrad trong mùa đông đói khát; và vẫn còn có nhiều người đã chết trước khi có thời gian đốt hết sách của mình, và – 1 suy nghĩ thật tàn nhẫn – giờ đây ta có thể kiếm những món lời thật ngoạn mục. Những nhà hát và rạp chiếu phim đã mở cửa, mặc dù bất cứ khi nào có bắn phá là lập tức người ta vội vã sơ tán. Tại Marsovo Pole (Cánh đồng tháng Ba – Champs de Mars) và trong Vườn Mùa đông – những bức tượng cẩm thạch thế kỷ 18 tạc các vị thần nam nữ Hy Lạp tại đây đã được dời tới nơi an toàn – các loại rau đang mọc và 1 vài người đang loay hoay quanh những luống bắp cải và khoai tây. Cũng có những luống bắp cải chạy vòng quanh bức tượng Người kỵ sĩ đồng được bọc các bao cát (bức tượng nổi tiếng của St. Peter tạc Piotr Đại đế - Danngoc).

* Xem ở đoạn dịch sau.

Gần như ngay khi tôi tới Leningrad – khi bay tới đây ngang qua Tikhvin và rồi, vào ban đêm, khi chỉ cách mặt nước hồ Ladoga có vài yard – tôi bắt đầu được nghe những câu chuyện kể về nạn đói. Ví dụ như câu chuyện dưới đây vào ngay đêm đầu tiên gặp Anna Andreievna, người phụ nữ quý phái lớn tuổi chịu trách nhiệm chăm sóc tôi tại (khách sạn) Astoria:

Giờ này Astoria trông giống như 1 khách sạn, nhưng giá mà anh được nhìn thấy nó vào giữa nạn đói! Nó đã được chuyển thành 1 bệnh viện – y như địa ngục vậy. Người ta đưa tới đây mọi loại người, hầu hết là dân trí thức, đang chết dần vi đói. Cho họ uống viên vitamin, cố gắng động viên họ 1 chút. Nhưng rất nhiều người trong số đó đã quá kiệt quệ và chết gần như là ngay khi vừa đến được đây. Tôi biết rõ đói là như thế nào. Tôi cũng quá yếu đến nỗi đi lại rất khó khăn. Phải dùng 1 cái gậy chống để hỗ trợ. Nhà tôi chỉ cách đây 1 dặm, tại khu Sadovaya… Tôi phải dừng lại và ngồi xuống cứ mỗi 100 bước… Mất đến hơn 1 giờ để đi được về đến nhà…

Anh không hiểu được điều đó là thế nào đâu. Anh dẫm phải xác chết cả trên đường phố lẫn ở trong cầu thang. Anh đơn giản là không còn chú ý tẹo nào nữa. Lo nghĩ cũng chẳng ích gì. Những chuyện khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Một số người phát điên vì đói. Còn việc giấu người chết đâu đó trong nhà và dùng sổ gạo của họ thì xảy ra rất phổ biến. Có quá nhiều người chết dần tại cùng 1 nơi, chính quyền không thể nắm bắt hết về mọi cái chết… Anh phải nhìn thấy tôi vào dịp tháng Hai 1942. Ôi trời ơi, tôi trông khi ấy thật ngộ ngĩnh (funny)! Người tôi tụt từ 70 kg xuống còn 40 kg chỉ trong 4 tháng! Hiện giờ tôi quay trở lại 62 kg – cảm thấy mình khá tròn trịa rồi… 


Sang ngày hôm sau tôi có cuộc trò chuyện tại Viện Kiến trúc, nơi người ta đang làm việc về việc sắp tới tái trùng tu rất nhiều công trình lịch sử như dinh thự của Pushkin  (Tsarskoie Selo) và Cung Peterhof vốn đã bị bọn Đức phá hủy:

Chúng tôi tiếp tục công việc trên bản vẽ từ ngay trong mùa đông năm 1941-42… Đó quả là điều phúc lành đối với đám kiến trúc sư chúng tôi. Vị thuốc tốt nhất mà chúng tôi có thể nhận được ngay giữa nạn đói. Tác động tâm lý rất lớn khi mà 1 người đói khát biết được mình có 1 công việc hữu ích để làm… Nhưng cũng không có nghi ngờ gì về điều này: 1 người công nhân chịu đựng vất vả tốt hơn người trí thức. Rất nhiều người của chúng tôi không cạo đầu nữa – dấu hiệu đầu tiên cho thấy người đó đã rời rã… Hầu hết những người đó đã tự xốc lại mình khi họ được giao nhận công việc. Nhưng nói chung đàn ông sụp đổ dễ dàng hơn phụ nữ, và thoạt đầu tỷ lệ tử vong của đàn ông là cao hơn. Tuy nhiên, những người sống sót qua thời kỳ tồi tệ nhất của nạn đói cuối cùng đã tồn tại được. Cánh phụ nữ cảm nhận hậu quả nghiêm trọng hơn đàn ông. Nhiều người chết khi sang mùa xuân, lúc mọi sự tồi tệ nhất đã qua rồi. Nạn đói gây 1 tác động thể xác đặc biệt lên con người. Phụ nữ quá kiệt sức đến mức họ mất hẳn kinh… Rất nhiều người chết đến nỗi chúng tôi phải chôn họ không có quan tài. Cảm giác mọi người cùn nhụt đi, không còn có thể khóc trước đám tang nữa…. Chôn cất được tiến hành trong im lặng hoàn toàn, không có biểu lộ cảm xúc nào. Khi mọi việc đã được cải thiện, dấu hiệu đầu tiên là phụ nữ bắt đầu thoa phấn hồng và son môi lên gương mặt xanh xao hốc hác của mình. Vâng, chúng tôi đã trải qua địa ngục quá đủ rồi; nhưng anh đáng ra nên có mặt tại đây vào cái ngày vòng phong tỏa bị chọc thủng – mọi người trên đường phố khóc lên vì vui mừng, và những người lạ ôm chầm lấy cổ nhau. Giờ này thì cuộc sống hầu như đã trở lại bình thường. Vẫn có pháo kích, tất nhiên, và vẫn có người bị giết, nhưng cuộc sống đã lại trở nên đáng giá.