Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:34:54 am



Tiêu đề: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:34:54 am
WINFRED BURCHETT, hồi ký
Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà nội - 1985
Người gõ: Ngao5 (tức Mõ Hà Nội)
Lời nhà xuất bản
Winfred Burchett sinh năm 1911 trong một gia đình nông dân Anh di cư sang Australia. Cuộc sống cay đắng cực nhọc của thời niên thiếu đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của Burchett. Rời Australia, Burchett bắt đầu cuộc đời làm báo của mình. Lúc đầu, ông làm phóng viên cho báo London hàng ngày của Bi-vơ-brúc xuất bản ở Berlin trong thời gian này, Burchett nhanh chóng trở thành một trong những phóng viên Anh có năng lực và nổi tiếng nhất.
Cuộc đời làm báo của Burchett là cả một chuỗi dài những cuộc khám phá, những cuộc luận chiến của nghề làm báo và là sản phẩm của những cuộc đụng độ nóng bỏng của thế kỷ 20. Ông đã đem hết nhiệt tình và sự say mê đối với công việc làm báo để ủng hộ những cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã xảy ra trong thời mình.
Dưới hình thức hồi ký, Burchett đã giới thiệu trong tập sách này nhiều sự kiện quan trọng của thế giới trong suốt 40 năm, kề từ tháng 9 năm 1930 - khi ông bắt đầu viết báo, đến tháng 9 năm 1979 - khi Burchett theo dôi Hội nghị cấp cao các nước không liên kết lần thứ 6 họp ở La Habana. Đó là 40 năm có nhiều biến cố sôi động và phức tạp diễn ra trên thế giới. Mặc dù còn có những hạn chế, nhưng những trang hồi ký này rất quý. Nó cung cấp được khá nhiều tư liệu có thể giúp chúng ta tim hiểu thêm về những biến cố lịch sử trong quãng thời gian 40 năm nói trên. Vì thế, Nhà xuất bản Thông tin lý luận đã trích dịch và xuất bản cuốn Hồi ký Burchett để giới thiệu cùng bạn đọc.
Nhà xuất bản Thông tin lý luận
______________________


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:43:58 am
1. Chia cắt nước Đức
Chia cắt nước Đức thành 2 là một cuộc phẫu thuật dài và đau xót. Những nhà luật học của liên đoàn phương Tây chịu trách nhiệm dự thảo những tải liệu về thủ tục pháp lý để làm chủ được công việc, đến mức nhà báo khó mà có thể nếu lên được gì trong mọi giai đoạn của cuộc phẫu thuật đó. Nhưng có một vài đường lối chỉ đạo đã được thoả thuận (mà người ta xem là không lịch sự nếu nhắc lại trước mặt những người thực hiện Mỹ hoặc Anh nhưng nếu bị vi phạm thì có thể chỉ có hậu quả nghiêm trọng. Một đường lối như vậy là điều 14 của Hiệp định Posdam, được xác định bằng một tài liệu gọi là chỉ thể JCS (tham mưu liên quân) số 1007 đã được Roosevelt, Churchill và Stalin chấp nhận ở Yalta.
Điều 14 nói rằng nước Đức sẽ được đối xử như một đơn vị kinh tế riêng lẻ và vạch ra bảy lĩnh vực đặc biệt trong đó các chính sách chung phải được áp dụng”. Lĩnh vực thứ nhất là “về sản xuất và phân phối hầm mỏ và công nghiệp...”. Người Nga đề nghị thiết lập một cơ quan hỗn hợp giám sát toàn bộ việc sản xuất và phân phối than mỏ, kết hợp các mỏ than nâu quan trọng của Xa-xô-ni trong vùng Xô-viết với các mỏ than cứng ở vùng Rua. Người Anh phản đối việc Rua sẽ “tương trợ” vùng Xô-viết vì có hiệu quả lớn hơn. Những đoàn chuyên gia cử đến các khu vực than chính để xem xét các phương pháp lấy than đã thấy rằng, trong khu vực các mỏ than nâu dưới đất đã bị thiệt hại nặng.
Người Anh cho là người Nga đã sử dụng quá mạnh cả máy lẫn người, nhưng cũng phải khâm phục sự tiến triển của công việc. Còn người Nga thì cho rằng người Anh chỉ chơi ở Rua. Họ kiến nghị rằng thợ mỏ phải được cấp thêm mức ăn, bọn quốc xã phải thôi giữ các chức vụ chủ chốt, phải cải thiện ngay các điều kiện nhà ở của thợ mỏ và các nghiệp đoàn phải có tiếng nói hơn trong việc sắp xếp sản xuất và các vấn đề khác. Người Anh tỏ ra bực mình đối với điều mà các quan chức của họ nói riêng với nhau về “một sự ngờ vực điều gì sẽ xảy ra nếu người Nha lại vào vùng Rua”. Vào giai đoạn này cả người Mỹ lẫn người Pháp không quan tâm lắm đến vấn đề đó.
Chính sách chính thức của Anh cho đến ít ra cuối năm 1946 là “xã hội hoá” vùng Rua. Nhưng dưới sức ép của tướng Clê, người Anh bắt đầu thụt lại. Lập luận cơ bản của Mỹ về các chức năng xã hội là: “Chúng ta đến đây để dạy cho người Đức chế độ dân chủ có phải không. Vậy thì làm thế nào người Anh lại được phép gán ép các học thuyết xã hội cho khu vực của họ ở Đức?”
Một vài quan chức Công đảng được cử vào Uỷ ban kiểm soát của Anh tiến hành một cuộc chiến đấu nhẹ nhàng ở phía sau. Nhưng Clê thúc Con-rát A-đơ-nao-ơ, lúc đó thuộc phe thiểu số trong ban lãnh đạo dân chủ Thiên chúa giáo, tiến hành cuộc tấn công mạnh mẽ và tích cực tuyên truyền chống lại các biện pháp xã hội hoá và đòi kinh doanh tự do để cho nước Đức có thể đóng vai trò xứng đáng của mình trong sự phục hồi kinh tế châu Âu
Tuy vào giữa năm 1947 vấn đề “xã hội hoá” vùng Rua rõ ràng đã trở thành một từ chết, nhưng London và Uỷ ban kiểm soát của Anh ở Berlin vẫn cải chính dữ dội. Trong khi đưa ra một trong những lời cải chính, một người phát ngôn của Uỷ ban đã thừa nhận rằng “có sự khác nhau về ý kiến giữa người Mỹ và chúng tôi về vấn đề đó... Quan điểm của Mỹ là... người Đức phải có cơ hội để tự phát biểu về đề tài đó. Trên thực tế, tướng Clê không có ý định để cho người Đức tự quyết định công việc của mình. Việc này đã được làm rõ trong quá trình thực hiện vấn đề “xã hội hoá” ở vùng Grê-tơ Hét-xe, mà cùng với Bavaria và Út-tem-be Ba-den, đã hình thành khu chiếm đóng của Mỹ. Tại các cuộc bầu cử lập hiến ngày 30 thảng 6 năm 1946, những người dân chủ - xã hội và cộng sản đã giành 50 trong số 90 ghế. Một hiến pháp đã được vạch ra, bao gồm điều khoản 41 quy định xã hội hoá công nghiệp nặng và các ngành phục vụ công cộng. Chính phủ quân sự Mỹ địa phương phản đối điều khoản đó nhưng chính phủ Grê-tơ Héc-xơ giữ vững lập trường. Vấn đề đó được đưa lên đến tướng Clê. Ông ta quyết định rằng Hiến pháp không được bỏ phiếu như một tài liệu chung duy nhất và riêng điều khoản 41 phải được đem trưng cầu ý dân.
Như vậy là những người bỏ phiếu cho Grêxơ Hét-xe đã được hỏi liệu họ có muốn đất nước của họ tước đoạt và quản lý các mỏ quặng sắt và pô-tát, các công nghiệp sắt thép, các nhà máy điện và đường xe lửa hay không, ngay dù cho trụ sở của một số công ty đó nằm ở ngoài đất nước của họ. Tướng Clê tin rằng khi đặt vấn đề ra một cách chi tiết và rõ ràng như vậy thì điều khoản 41 sẽ bị đa số áp đảo bác bỏ. Nhưng cũng như trong nhiều vấn đề khác, khi đụng đến những mong muốn thực sự của nhân dân Đức thì Clê đã sai lầm. Cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức ngày 1 tháng 12 năm 1946 và được chấp nhận với hơn 70% phiếu bầu, một đa số lớn hơn bỏ phiếu cho phần còn lại của Hiến pháp. Sau đó Clê phủ quyết điều khoản 41 chướng tai gai mắt đó. Ông ta nói: “Nhân dân Đức với tư cách là một thể thống nhất phải quyết định các vấn đề lớn”. Điều nảy đảo ngược lại sự chống đối của ông ta trước đây đối với bất kỳ cái gì thoáng có vẻ tập quyền trung ương và xâm phạm đến quyền cao cả của người dân.
Lý lẽ mà Clê đưa ra để chống lại các kế hoạnh của Anh đối với vùng Rua chỉ là vì ông ta cho rằng việc Chính phủ quân sự Anh áp đặt các biện pháp xã lội hoá là không dân chủ. Khi những người bỏ phiếu của No-thơ Rai-nơ Uét-xpha-lia, trong đó có vùng Rua, mạnh mẽ tán thành xã hội hoá và một đạo luật thực hiện diều đó được thông qua ngày 6 tháng 8 năm 1948. Clê lại nhấn mạnh nước Đức phải được xem như một đơn vị toàn bộ. Vào lúc đó, nước Anh đã dính sâu vào kế hoạch Mác-san đến mức Ngoại trưởng Éc-nết Bi-vin dễ dàng thoả hiệp và Chính phủ quân sự Anh phủ quyết đạo luật xã hội hoá vùng Rua.
Đối với những nhà báo và những người phong kiến tại chỗ, một màn kịch đang được đạo diễn đồng thời ở hai cấp. Ở cấp cao, sự phân cao Đông - Tây đang có hiệu lực; ở cấp thấp hơn đang diễn ra quá trình Mỹ dàn dần nuốt và tiêu hoá các vùng của Anh và của Pháp để thành lập một quốc gia Tây Đức theo hình ảnh của chính mình. (Quá trình đó với những mưu chước như tạo ra một cuộc khủng hoảng thực phẩm giả tạo ở vủng của Anh và của Pháp đã được mô tả chi tiết trong quyển sách Cuộc chiến tranh lạnh ở Đức của tôi).
Việc chia cắt nước Đức cuối cùng là một cuộc phẫu thuật lớn, đưa các Đồng minh cũ trước đây đến gần miệng hố chiến tranh và tạo ra một tình trạng khủng hoảng thường trực tại trung tâm của châu Âu. Công cụ được lựa chọn là việc cải cách tiền tệ, điểm thứ 6 của 7 điểm trong điều 14. Đó là vấn đề mà ít nhất cùng có một sợi chỉ đoàn kết có thể được duy trì. Mọi người đều đồng ý rằng phải có một đồng tiền mới. Đồng Mác cũ đã được các nhà in của quốc xã in ra hàng tỷ và còn được tăng thêm với đồng Mác của các nước chiếm đóng Đồng minh. Cả hai đều không còn giá trị. Nông dân không muốn trao đổi sản phạm của họ lấy những giấy bạc là họ không thể mua được gì để trồng trọt trên cánh đồng của họ: hoặc để nuôi gia súc. Những nhà chế tạo cũng chẳng muốn sản xuất lại máy móc mua nguyên liệu để sản xuất hàng hoá. Những công nhân có lương tâm làm việc đủ 8 giờ một ngày trong nhà máy hoặc trong cơ quan, thấy rằng tiền lương của anh ta mua được ít hàng hoá hơn là số hàng anh ta có thể mua với số tiền chỉ trong vài phút hoạt động chợ đen, là việc mà một tỉ lệ lớn những công nhân đồng nghiệp của anh ta đang làm.
Từ đầu năm 1948, trên báo chí theo giấy phép của Anh và Mỹ bắt đầu xuất hiện thông tin nói rằng người Nga đang in những giấy bạc riêng và sắp đưa vào khu vực của họ. Tôi được ông Phó Giám đốc của một cơ quan của Uỷ ban kiểm soát Anh cho biết rằng anh ta đã có “bằng chứng không thể thối cãi được” rằng người Nga đã phân phát giấy bạc mới cho các ngân hàng trong khu vực Xô-viết. Nhưng anh ta chưa thấy những giấy bạc đó và cũng không thể cho biết một cách chính xác số lượng, ngày phát hành hoặc ngày phân phối. Phía Liên Xô cũng cải chính dứt khoát rằng họ không in giấy bạc mới và cũng chẳng có ý định nào về một sự cải cách tiền tệ riêng rẽ. Nhưng tin đồn ngày càng lan truyền.
Sau cuộc họp các Ngoại trưởng ở London tháng 1 năm 1948 không có kết quả, tướng Clê công bố rằng ông ta “sắp cố gắng một lần nữa để đạt được thoả thuận về cải cách tiền tệ”. Các chuyên gia tài chính Anh ngay từ đầu đã tin rằng có thể đạt được thoả thuận. Tiếp theo lời công bố của Clê, có những cuộc họp đặc biệt của Hội đồng kiểm soát Đồng minh mà chỉ 4 người đứng đầu 4 ban và các cố vấn tài chính của họ tham dự. Những kế hoạch của Mỹ và của Liên Xô giống nhau đến mức một Uỷ ban đặc biệt đã được thành lập để báo cáo lại cho Hội đòng kiểm soát chậm nhất là ngày 10 tháng 4 năm 1948.
Đầu tháng 3, tôi ăn cơm với một cố vấn tài chính của Clê. Anh ta buồn rầu và chán nản đến mức không thể ăn được. Tôi kết luận rằng mọi việc đều đổ vỡ hết. Không phải vậy. “Trời biết được cái gì cắn rứt Clê khi ông la nói thử lần nữa về vấn đề cải cách tiền tệ. Chúng tôi đang ở trong tình trạng bế lắc tồi tệ nhất. Người Nga đã đồng ý mọi thứ và tình hình đang rắc rối cực độ, khó mà thoát ra được”.
“Chúng tôi nghĩ đó là điều mà các ông chiến đấu để đạt tới và chắc chắn báo chí được phép làm cho mọi người tin như vậy”.
“Làm thế nào chúng tôi có thể có một đồng tiền chung được trừ phi chủng tôi có thể kiểm soát được nhập khẩu của họ”, anh ta trả lời, nhắc đến một vấn đề mà chưa bao giờ được nêu lên công khai. “Để làm việc đó, tôi sẽ phải kiểm soát khu vực của họ và họ sẽ đòi kiểm soát các khu vực của chúng tôi. Lúc đó chúng tôi sẽ rơi vào địa ngục nào?
Đến lúc đó thì 4 cường quốc đã quyết định được số tiền sẽ in và tỷ lệ đối với tiền cũ. Tiền sẽ được in tại “nhà in quốc gia” trên biên giới các khu vực Mỹ và Liên Xô của Berlin, và tiến hành dưới sự kiểm soát của 4 nước lớn. Mẫu của đồng tiền đã được thông qua và chiếu cố đến sự ám ảnh có tiếng của tướng Cơ-ních, tiền đó được gọi là đồng Mác Deuische, chứ không phải đồng Mác Pteich. Các khuôn đã được cắt và việc in thực sự đã bắt đầu.
Điều có vẻ như kỳ lạ đối với một ít nhà báo muốn đi sâu vào điều đang xảy ra của một vấn đề sống còn nhất, đó là việc không có họp báo hoặc phát bản tin, đó là nột sự bặt tin hoàn toàn. Mặt khác thì chiến dịch báo chí của Anh- Mỹ đưa tin người Nga sắp tung số lượng lớn tiền mới vào khu vực của họ, đã đạt tới đỉnh cao.
Đã đến phiên của Thống chế Socolovsky chủ toạ các cuộc họp của Hội đồng kiểm soát trong tháng 3 đầy số mệnh của năm 1948. Bình thường thì các cuộc họp được tiến hành vào ngày 10, 20 và 30 mỗi tháng với một chương trình nghị sự đã được vạch trước. Vì Xô-cô lốp-xki muốn thảo luận về cuộc hội đàm 3 nước lớn mà tướng Clê và Rô-bớt-xơn đã tham dự ở London hài tuần trước đó, nên ông ta không định chương trình cho phiên họp ngày 20 tháng 3. Các tướng phương Tây không chịu thảo luận như vậy trên cơ sở rằng chỉ có những kiến nghị chứ không phải “quyết định” đã được đưa ra ở London và không có liên quan gì đến Hội đồng kiểm soát. Vì “kiến nghị” chính là đặt Bi-đô-nia (được hình thành bằng việc sáp nhập các khu chiếm đóng Anh và Mỹ với nhau) và khu của Pháp trong phạm vi của kế hoạch Mác-san, nên Socolovsky không đồng ý. Các tướng không chịu thảo luận bấl kỳ mặt nào của cuộc hội đàm London. Socolovsky nhắc lại lần thứ hai và lần thứ ba nhưng không được trả lời, rồi ông ta đứng dạy và nói “phiên họp kết thúc”. Đó là kết thúc chính thức Chính phủ 4 nước lớn ở Đức. hoạt động được 2 năm và 9 tháng kể từ sau khi ký Hiệp định Posdam.
Hai ngày sau, Socolovsky triệu tập một cuộc họp của Uỷ ban tài chính đặc biệt. Nửa giờ trước khi cuộc họp bắt đầu các đại biểu Mỹ và Anh, tiếp theo đến phút cuối cùng là Pháp, công bố không thể đến dự. Vào cuối tuần, ông ta hai lần triệu tập những cuộc họp của Ban Giám đốc tài chính, một cơ quan thường trực gồm bốn người đứng đầu của các cơ quan tài chính của mỗi bên. Trả lời của phương Tây là vì Socolovsky đã “bỏ ra” khỏi Hội đỏng kiểm soát nên những đại diện của họ không dự các cuộc họp Uỷ ban nữa. Theo tôi, Socolovsky đã phạm một sai lầm chiến thuật vì đã không triệu tập cuộc họp Hội đồng kiểm soát ngày 30 tháng 3. Những người đồng cấp phương Tây của ông vui mừng vì ông đã không triệu tập cuộc họp đó.
Nếu phương Tây muốn Hội đồng kiểm soát tiếp tục hoạt động thì rất là đơn giản. Tướng Cơ-ních làm chủ tịch tháng 4. Nhưng ông ta không triệu tập phiên họp ngày 10 tháng 4. Công việc ngừng lại ở trụ sở các phái đoàn và đoàn kiểm soát 4 nước rút lui. Ngày 20 tháng 6, các nhà chức trách phương Tây phát hành giấy bạc mới, rực rỡ, in ở Mỹ cùng một cỡ với đồng đô-la. Những giấy bạc đô đã nằm đợi trên tàu hơn 3 tháng ở cảng Brimen. Lời tố cáo rằng người Nga đã in những giấy bạc riêng đã tỏ ra là không đúng. Một biện pháp khẩn cấp đã được đưa ra khi phương Tây phát hành giấy bạc của họ. Các tờ Mác cũ trong khu vực Liên Xô được đóng thêm một cái dấu. Ba tháng sau, cải cách tiền tệ mới được thực hiện ở đó.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:46:24 am
Đức đã bị chia đôi và việc đưa đồng tiền phương Tây vào Berlin đã nêu lên vấn đề quy chế của thành phố đó. Các nước lớn phương tây tuyên bố Berlin lả một thành phố do 4 nước quản lý, trong đó họ có quyền ngang nhau với người Nga. Người Nga thì cho rằng, thì họ mới chiếm được thành phố, họ mời 3 cường quốc phương Tây vào chủ yếu là dể cùng nhau cai quản toàn bộ nước Đức được dễ dàng, còn thì bây giờ, các nước lớn phương Tây có thể trở về các khu vực chiếm đóng của họ. Sự kiểm soát của Liên Xô dôi với vấn đề vận tải đã nêu lên vấn đề quyền vào Berlin của các nước phương Tây. Một vài điểm ghi chép vắn tắt của một cuộc họp nhân viên 4 nước lớn, trong đó được thoả thuận rằng các nước phương Tây có thể dùng xe lửa và đường xe hơi chạy từ Ham-xtớt trên biên giới của các khu vực do Anh và Liên Xô kiểm soát, nhưng người Nga sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề “kiểm soát và duy trì” đường xe lửa và đường xe hơi, đó là những văn bản gốc về các quyền đó.
Bốn ngày sau, các Đồng minh phương Tây đưa đồng tiền riêng của họ vào. Các nhà chức trách Liên Xô đề ra sự kiểm soát thuế quan đối với mọi sự di chuyển không quân sự vượt qua các biên giới khu vực của họ bằng cách đóng cửa con đường bộ và con đường xe lửa Ham-xtớt lên cơ sở những đòi hỏi của sự “kiểm soát và duy trì”.
Việc này đã được suy diễn như là một cuộc “phong toả” Berlin và 2 ngày sau tướng Clê khánh thành cầu hàng không nổi tiếng chuyển hàng cung cấp vào và ra Berlin. Trong khoảng thời gian này các kế hoạnh của Clê về một lực lượng chiến đấu đặc biệt Đồng minh tiên lên đường Ham-xtớt được thảo ra. Nếu việc này bắt đầu được triển khai thì một cuộc chiến tranh nóng, hạn chế hoặc không hạn chế, sẽ không thể nào tránh khỏi được.
Việc chia cắt nước Đức và phát động một cuộc chiến tranh lạnh đã đạt đến điểm mà tôi cảm thấy không còn có thể hoạt động thêm nữa ở Berlin, trừ phi tôi sẵn sàng muốn trở thành một người viết thuê những tin tuyên truyền cho chiến tranh lạnh.
Sau khi tôi chuyển quan điểm này cho tờ Tin nhanh hàng ngày, chủ bút đối ngoại Sáclơ Phô-lây đã đến Berlin và chúng tôi đã đồng ý với nhau một cách thân ái rằng vào lúc mà tôi tự chọn lấy, tôi có thể hoạt động theo quy chế của một nhà báo tự do mà tôi rất thích. Tôi có thể theo dõi Đông Âu cho tờ Tin nhanh hàng ngày với tư cách là cộng tác viên, với một “số tiền ứng trước” phải chăng và tôi sẽ được tự do viết cho các báo khác, cũng như tự do chọn cơ sở cho tôi và tự do chấm dứt công việc phóng viên của tôi.
Cảm giác của tôi khi rời nước Đức là một sự pha trộn giữa thất vọng và lo sợ. Tôi đã từng là nhân chứng của việc phô trương nguy hiểm chính sách “bên miệng hố chiến tranh” và tôi không thể làm gì được. Nước Đức đã biến thành một thùng thuốc súng mà tôi cảm thấy có thể no bật ký lúc nào. Người Nga chịu trách nhiệm đến mức nào? Ngoài việc Socolovsky bỏ hội nghị và tính cảnh giác, tính kiên quyết của Liên Xô, cũng không thể nào chê trách người Nga về sự chia rẽ này. Tướng Clê và những người ủng hộ ông ta trung chính quyền Tru-man và nhất là trong giời lãnh đạo Đảng Cộng hoà đã dùng thủ đoạn một cách có ý thức để ở đưa đến tình trạng đó. đây không phải chỉ là ý kiến thiếu thận trọng của tôi, mà nó dựa vào việc theo dõi sự phát triển của quá trình đó, ít nhất cũng với sự cần cù không kén bất cứ đồng nghiệp nào của tôi; và vào việc sử dụng những cố gắng đặc biệt để thấy cả hai phía của điều đang xảy ra. Ý kiến đó đã được nhiều nhà báo khác và một vài nhà viết xã luận thạo tin tán thành. Trong tác phẩm hai tập của mình về nguồn gốc của chiến tranh lạnh, D. I. Plê-min kể những ví dụ đáng chú ý về việc đó: Oan-tơ Lip-man phàn nàn về phạm vi đã được giao cho các quan chức của chúng ta ở Đức đề vạch ra các chinh sách về Đức của chúng ta. Tướng Clê là người đề xuất ý kiến đầu tiên, được các cố vấn của ông ta ở Berlin và cáo cấp trên trực tiếp của ông ta ở Lầu Năm góc ủng hộ.
Sau khi Clê cải chính những lý lẽ đó, Xăm-mơ Uên ủng hộ mạnh mẽ những lời lên án đó. Ông ta tuyên bố rằng ai cũng biết là tướng Clê thỉnh thoảng hành động độc lập trong khi vạch ra chính sách và ông ta còn được phép của Washington để duy trì sự chủ động trong việc đó. Điều này có nghĩa là sự kiểm soát chính sách về Đức của các sĩ quan quân đội và các nhà ngân hàng đầu tư là những người không có sự hiểu biết thực sự về lịch sử châu Âu hoặc về các lực lượng xã hội và kinh tế, về tâm lý các dân tộc một họ phải giao thiệp. Vì vậy chẳng có gì được làm để ngăn cản sự sống lại của chủ nghĩa dân tộc Đức. “Không có cải cách ruộng đất và không huỷ bỏ tỷ lệ tập trung sức mạnh công nghiệp”. Nước Pháp đã luôn luôn bị gạt sang một bên và các quyết định đưa ra ở Đức gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại với Moscow (Diễn đàn thông tin, ngày 10 tháng 8 năm 1988) (F. Phlê-min: Chiến tranh lạnh và nguồn gốc của nó. New York 1961, trang 526). Những ý kiến như vậy trùng hợp một cách chính xác với những ý kiến của riêng tôi và là thực chất của nhiều bài viết gửi cho tờ Tin nhanh hàng ngày. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng nếu Chính phủ At-li - Bi-vin ở Anh tập trung đủ khí thế để bảo vệ lợi ích thực sự của đầt nước và được một giới báo chí cảnh giác, có dũng khí phát hiện và phơi bày điều đang xảy ra và ủng hộ nó, thì sự phân liệt ở Đức có thể tránh được và những quan hệ hữu nghị với Liên Xô có thể duy trì được.
Người Nga muốn gì? Trước hết là an ninh. Tại Hội đồng kiểm soát Đồng minh và tại các cuộc họp Ngoại trưởng khác nhau, họ chủ yếu muốn có một nước Đức thống nhất nhưng được tháo ngòi nổ và trung lập, dưới một chế độ chính trị và xã hội do nhân dân Đức tự lựa chọn lấy. Họ muốn một giải pháp giống như giải pháp đối với nước Áo. Với việc trôi qua của năm tháng, có thể thấy rằng giải pháp Áo cũng là kết quả của chế độ quản lý và chiếm đóng của 4 nước lớn, là một giải pháp tốt. Tốt cho Đồng minh, tốt cho nhân dân Áo. Một nước Áo trung lập hoá. Tại sao lái không thể là một nước Đức trung lập hóá. Nước Áo ngày nay là một trong những nước hoà bình, thịnh vượng và không rắc rối nhất ở châu Âu và thực vậy, cả trên thế giới nữa. Nó không bao giờ là nguồn gốc rắc rối hoặc căng thẳng trong cộng đồng quốc tế. Vì nó đã thoát khỏi gánh nặng phải duy trì cải lục lượng vũ trang lớn, nên tỷ lệ lạm phát của nó là thấp thất ở châu Âu.
Phải chăng một nước Đức “Áo hoá” là một khả năng thực sự? Đúng là như vậy. Cuộc họp quyết định của các Ngoại trưởng 4 nước lớn ở Berlin (ngày 27 tháng 2 đến ngày 6 tháng 3 năm 1954 đã tập trung vào vấn đề đó. Trên thực tê, sự tán thành cuối cùng nền trung lập của Áo và sự chấm dứt kiểm soát của nước lớn đã đạt được là nhờ Ngoại trưởng Xô-viết Molotov đã nhấn mạnh việc gắn vấn đề đó với một hiệp ước 4 nước lớn tương tự cho Đức. Nhưng các nước lớn phương Tây đã quyết định sáp nhập tiềm lực kinh tế và quân sự của Tây Đức vào thị trường chung và NATO rồi. Đó là vào thời kỳ mà Đa-lét, người xem trung lập là “nguy hiểm” và “không đạo đức”, quản lý chính sách đối ngoại của Mỹ. Lời cảnh cáo của Molotov về việc tạo ra hai khối thù địch đối đầu với nhau ở châu Âu đã bị làm ngơ. Hiệp ước làm cho Áo trở nên độc lập, trung lập và thoát khỏi sự chiếm đóng của Đồng minh đã được ký ngày 15 tháng 5 năm 1955 và các lực lượng chiếm đóng của Đồng minh đã được rút trong vòng 5 tháng.
Phần chính trong đề nghị của Molotov ở Berlin là 4 nước lớn phải rút các lực lượng vũ trang của mình khỏi Đông và Tây Đức, chỉ giữ lại một số nhỏ, theo sự thoả thuận “để làm chức năng bảo vệ cần thiết cho nhiệm vụ kiểm soát của họ”: các Chính phủ Đông và Tây Đức sẽ có những đơn vị cảnh sát “mà số lượng và trang bị sẽ được 4 nước lớn quy định” cùng với các đội thanh tra của nước lớn, để bảo đảm không vượt quá giới hạn đã quy định. Việc thực hiện các điều khoản này sẽ bảo đảm trung lập hoá Đức và tạo những điều kiện cho một giải pháp toàn bộ đôi với vấn đề Đức”. Đề nghị này chẳng đưa lại được gì cả. Và kết quả cuối cùng là Hiệp ước Warsaw của 8 nước cộng sản Đông Âu được ra đời tháng 5 năm 1955 như là một tổ chức đối lập lại Hiệp ước NATO của 12 nước Bắc Đại Tây Dương ký tháng 4 năm 1949. Sự chia cắt nước Đức có nghĩa là sự chia cắt các quan hệ đáng sợ trên thế giới, như tôi cảm thấy lúc đó.
Cuối cùng, ít nhất cũng có sư nhích lại gần với nhau giữa hai nửa của nước Đức, không nhất thiết là bằng một biện pháp hay một hình thức mà các nhà làm chính sách của phương Tây nhận thức là phù hợp với lợi ích của họ. Những người Đức có ý thức về chính trị và không phải chỉ ở cánh tả, đều biết ai chịu trách nhiệm về việc chia cắt đất nước của họ. Không phải chỉ những nhà viết sử mới nhắc lại rằng Liên Xô đã chiến đấu gay gắt chống lại việc đó, cũng như Liên Xô đã chiến đấu gay gắt - trong trường hợp này thì thành công - chống lại các kế hoạch của phương Tây chia cắt nước Áo. Những lý lẽ mà tướng Clê dùng lúc đó và các phương pháp bạo lực để thống nhất của ông ta đã mất hiệu lực. Các chính khách Đức đã chuyển về phương Đông lâu rồi, tại Ra-pan lô năm 1922 chẳng hạn (Hiệp ước ngày 16 tháng 4 năm 1922 giữa Đức và Liên Xô - ND) để tìm sự ủng hộ trong khi hình thành số phận dân tộc của đất nước. Rõ ràng có những dấu hiệu rằng nhân dân Đức, cả Đông lẫn Tây, đều chán ngán và lo sợ trước triển vọng vô hạn định của sự tồn tại một thùng thuốc súng và muốn làm một điêu gì đó. Có những nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt là ở Tây Đức, phản ánh điều đó và họ nhận được một sự đáp ứng đầy cảm tình từ phía Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:47:00 am
2. Vào TQ của Mao.
Sáng sớm ngày 26 tháng 6 năm 1950, chuông nhà ở của tôi ở Budapes réo lên. Tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra đó là con gái của người cho tôi thuê nhà, một Tham mưu trưởng trước kia của quân đội phát-xít thuộc quyền đô đốc Mi-clốt Hoóc-ti đờ Na-gi-ba-ri-a. Sau khi xin lỗi đã làm phiền tôi quá sớm, cô ta nói: “Cha tôi muốn biết khi nào chúng tôi có thể lấy lại được căn nhà”. Tôi nói chúng tôi mới ký lại giao kèo chỉ tuần trước đày thôi. Cô ta nói “nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Chúng tôi muốn về Budapes ngay. Cha tôi nói sẽ trả tiền lại và trả thêm tiền đền bù”. Khi tôi lễ phép hỏi cái gì đã thay đổi, cô ta kêu lên: “Ông là người rất thạo tin, ông không biết chiến tranh đã bắt đầu rồi sao? Cha tôi cho ràng chỉ vài ngày nữa người Mỹ sẽ đến đây và cần phải sẵn sàng để đón họ”.
Hôi tôi được biết rằng đánh nhau đã xảy ra tại một nơi cách đây rất xa, nơi đó gọi là Triều Tiên. Với núi giờ khác nhau, chiến tranh đã diễn ra được 12 giờ rồi, nhưng đêm trước tôi lại không nghe tin tức. Sau khi bảo đảm với cô khách của tôi là sẽ không có Mỹ đến “trong khoảng vài ngày”, là tôi sẽ không bỏ căn buồng này nhưng rất hoan nghênh cha cô đến nói chuyện thêm, tòi đã khất được cô ta.
Sau đó tôi đi bộ đến văn phòng hãng AFP và rất ngạc nhiên thấy tiệm cà-phê ngoài trời của khách sạn Briston (bây giờ là khách sạn Duna) chật ních một loại khách hàng ít thấy ở Budapes trong những ngày này. Từ những đôi giầy ống đánh bóng đen nhánh, đến những phù hiệu đeo trên mũ vải tuồn của họ, rõ ràng họ là những bạn chí thiết của ông chủ nhà của tôi và những bạn sĩ quan của ông ta, vừa mới xông ra khỏi những biệt thự của họ bên bờ hồ Balaton. Rõ ràng họ đang thảo luận “tin vĩ đại” đó nhiều người có cả những tấm bản đồ trải trên bàn cà-phê.
Phóng viên Gioóc-giơ Hiu-dơ của AFP chưa đến. nhưng cô thư ký thanh nhã người Hungary của anh ta đã có mặt. Cũng sôi nổi như cô con gái của vị chủ nhà của tôi, cô cũng lôi ra một tấm bản đồ và nói: “Chỉ là vấn đề vài giờ”. Cô ta tiu nghỉu khi tôi giảu thích rằng đánh nhau xảy ra ở Triều Tiên xa xôi chứ không phải ở Coóc-phu. Đó là tâm trạng mà Đài châu Âu tự do gây ra. Đài này bày ra luận điệu rằng, “hãy làm cho đánh nhau xảy ra, bất cứ ở đâu, và các lực lượng của thế giới tự do sẽ đến với các bạn”. Những nhà quý phái bị truất quyền và những dại tá bị sa thải sống trong một thế giới mơ màng nuốt từng lời của đài châu Âu tự do, đài này có rất nhiều nhân viên người Hungary, dưới sự điều khiển của một nhân viên CIA lâu đời “đại uý Ben” (tức là La-đi-xlat Pha-ra-gô đối với những ai đã biết hắn). Một vài tuần trước đây, tôi đến gặp người chủ cho thuê nhà của tôi tại biệt thự huy hoàng Balaton của ông ta để ký thêm hợp đồng thuê nhà. Trên tường phòng làm việc, ông ta treo đầy những tranh vẽ tàu sân bay, những kiều xe tăng, trọng pháo và các vũ khí khác. Địa vị cao quý được dành cho khái niệm của một hoạ sĩ về một chiếc tàu sân bay khổng lồ với hàng lá máy bay, ầm ầm bay ra khỏi thân chiếc tàu quái vật. Vị tướng hỏi tôi đã thấy chiếc nào chưa, và khi tôi nói tôi không thấy bởi nó không có, thì ông ta mỉm cười và nói: “A” nó còn trong danh sách mật. Khi tôi nói tôi đã trải qua một số thời gian trên các tàu sân bay của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai. thì ông ta mời tôi ở lại ăn tối và gặp một số người bạn.
Một số người bạn đó hoá ra là một tá bá tước, tướng và tá, một số có vợ cùng đến, xưng hô với nhau bằng cấp bậc và chức tước, bằng những cái nghiêng mình và hôn tay. Sau khi uống cho ấm bụng bằng rượu mận mạnh, chúng tôi ngồi vào một bàn thắp nến, lấp lánh ánh bạc và thuỷ tinh. Về phần ăn, tôi chỉ nhớ món cá hồi bắt trong hồ Balaton, ít có ở các khách sạn Budapes, tiếp theo là rượu vang trắng. gà lôi rán và một số rượu không có nhãn nhưng tuyệt vời, rượu vang đỏ nhẹ. Sau đó, tôi chỉ còn nhớ lại sự hăng hái mà những người đàn ông đã bày tỏ khi họ rút sang phòng riêng của vị tướng để uống cà-phê, rượu cô-nhẳc và nghe những câu chuyện chiến tranh thế giới thứ hai của tôi. Họ quan tâm nhất đến những câu chuyện có tính chất kỳ lạ: một chiếc máy bay chiến đấu rời tàu sân bay trong đêm tối và được ra-đa hướng dẫn đến mục tiêu, những phi công Ka-mi-ka-dê (Thần Phong) quyết tử bổ nhào, từ bầu trời đầy đạn đỏ rực như thể ngồi trên một quả bom để lái nó vào mục tiêu hoặc đành chịu nổ trong biển nếu không trúng mục tiêu, việc đánh chìm hạm đội của Nhật Bản trong cuộc chiến đấu lớn tại biển Phi-líp-pin. Mắt của các nhà quý phái bị tước quyền lợi đó sáng lên đầy hy vọng khi tôi mô tả cuộc nhảy cửu lên các hòn đảo tất yếu dẫn những người tấn công đến mục tiêu cuối cùng. Về đỉnh cao tại Hi-rô-xi-ma, không phải những điều đau khổ của nạn nhân hoặc những tác động đối với trường hợp xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba, mà là khả năng tàn phá của quả bom nguyên tử lúc đó còn là độc quyền của Mỹ đã làm cho họ quan tâm.
Sau khi ăn uống đã xong xuôi đâu vào đầy, mọi người vẫn còn trao đổi với nhau một cách sôi nổi. Những lời mời được đưa ra cho những bữa cơm khác ở những bàn ăn quý phái khác. Rõ ràng tôi có thể ăn cơm và kể chuyện chiến tranh ở các biệt thự hồ Balaton hết tháng này qua tháng khác. Nhưng chỉ một lần này là đủ! Với việc các lực lượng Liên hợp quốc, kể cả Anh tham gia chiến tranh Triều Tiên, khó mà có thể đăng được gì từ Đông Âu ngay trên tờ Thời báo London, là tờ đã được mở rộng cho những tin về phát triền kinh té và xã hội hơn là tờ Tin nhanh hàng ngày.
Từ ngày Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (ngày 1 tháng 10 năm 1949) tôi đã cố gắng thiết lập những tiếp xúc với các bạn bè nhằm tổ chức một chuyến đi thăm nước đó. Cuối cùng một bạn nhà báo Mỹ Bê-ti Gra-ham chuyển lại cho tôi một dấu hiệu. Chị ta đã theo dõi từ phía cộng sản những giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến đấu trước khi Mao chiếm Bắc Kinh và bảo đảm với tôi rằng những người bạn cũ, lúc đó có những địa vị cao không quên tôi đâu. Con đường tốt nhát để vào là tiếp xúc với Lữ hành xã Trung Quốc ở Hồng Công. (Ngày 6 tháng 1 năm 1950, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ, Chính phủ Anh đã thừa nhận Chính phủ Bắc Kinh. Vì tôi có một hộ chiếu Anh, nên điều đó sẽ làm dễ dàng các công việc ở Hồng Công).
Trong lúc đó thì tôi được mời đi giảng tại Australia, nơi mà 5 năm rồi tôi đã không đến thăm. Nhưng một vấn đề của cá nhân đã giữ tôi ở lại Budapes. Đó là vấn đề ở lại với người vợ Bun-ga-ri của tôi, Vétxa Ô-xi-cốp-xca, chúng tôi đã cưới nhau ở Sofia trước đêm Thiên chúa giáng sinh năm 1949. Nhiều năm xa cách với Éc-na, người vợ đầu của tôi, đã dẫn đến cuộc ly hôn đầu năm 1948. Vét-xi-li-a và tôi gặp nhau trong chuyến đi thăm Sofia đầu tiên của tôi vào đầu mùa hè năm 1948, và tình bạn ngày càng sâu sắc thêm qua những chuyến đi thăm sau đó của tôi. Gia đình của cô ta là một trong số những người xã hội chủ nghĩa đầu tiên, và bản thân cô ta là một nhà hoạt động của phong trào thanh niên chống phát-xít ở Bun-ga-ri và cuộc đấu tranh ở Italy, nơi cô ta đã tốt nghiệp tiến sĩ văn học và lịch sử nghệ thuật ở Trường đại học cũ Pa-đu-a. Khi chúng tôi gặp nhau, Vét-xa làm việc ở Vụ báo chí Bộ Ngoại giao để đợi được đi làm phóng viên ở nước ngoài. Cô ta đã được học và nói thạo được bốn thứ tiếng ở châu Âu. không kể tiếng mẹ đẻ. Sự quan tâm của chúng tôi và những sở thích của chúng tôi rất phong phú và chúng tôi đã nghiêm túc nghĩ đến việc kết hôn với nhau.
Vào đầu năm 1951, người ta xem là khá không trung thực đối với người Australia nếu anh ta nghĩ đến việc đi “Trung Quốc đỏ”. Còn đối với nước Australia của Rô-bớt Men-đi thì Trung Hoa nhân dân là một “người bị ruồng bỏ” và các hộ chiếu Australia đều bị đóng dấu “không có giá trị đi Trung Quốc đỏ”. May mà tôi đã đề phòng xin được một hộ chiếu Anh mới, trước khi rời Budapes, đặc biệt được ghi là có giá trị đi Trung Quốc của Mao Trạch Đông.
Sau 4 tháng viết và giảng ở Australia, tôi bay đi Hồng Công và tiếp xúc với Lữ hành xã Trung Quốc tại trụ sở là một căn phòng tối, có hai thanh niên với vẻ mặt thông minh đang trực ở đó. Họ nhanh chóng hiểu những yêu cầu của tôi. Phải mất hai tuần mới có trả lời của Bắc Kinh. Vừa đúng thời gian hai tuần, người ta nói với tôi sẽ có chuyến tàu đi đến biên giới. Ngẫu nhiên, ngày đó lại là ngày đầu năm của năm con Hổ nhường chỗ cho năm con Mèo. Đường phố tại ga xe lửa Cửu Long đầy xác của hàng triệu quả pháo. Tờ báo mà tôi đọc khi tàu ra khỏi ga ở đi biên giới, trích lời của các thày bói Quốc dân đảng phân tích những dấu hiệu và điềm lạ ràng năm con Mèo sẽ là năm của chiến tranh thế giới thứ ba.
Hành khách xuống tàu ở phía Cửu Long, sau khi làm thủ tục với các quan chức Anh, phải đi bộ mang theo hành lý vài trăm thước Anh đến Shum chun ở phía Trung Quốc. Một sĩ quan người Ấn Độ, với huy hiệu cảnh sát trên vai lấy hộ chiếu của tôi, đọc tên rồi đi nhanh đến một ngôi nhà nhỏ lợp tôn. Vừa lúc tôi đuối kịp, anh ta nói vào máy: “Thưa ông, con người đó đã đến”, và đọc những chi tiết của hộ chiếu. Tôi giằng lại hộ chiếu và cả ống nghe từ ta anh ta, tôi hỏi và đòi giải thích về thái độ như vậy. Tôi nói: “Đây là một hộ chiếu Anh, có giá trị đi Trung Quốc, và tôi là một nhà báo đi làm nhiệm vụ nghề nghiệp”. Có tiếng nói trong ông nghe giải thích rằng đó là để bảo đảm an toàn cho những công dân Anh và yêu cầu tôi trao máy lại cho sĩ quan an ninh đó. Từ đó chẳng có rắc rối gì thêm nữa và tôi qua biên giới, được những người Lữ hành xã giúp đỡ, kể cả việc mang hành lý hộ tôi.
Nhớ lại những sự lộn xộn và bẩn thỉu của đường xe lửa Trung Quốc trong quá khứ, tôi không thể không có ấn tượng ốt đối với tình trạng trôi chảy của chuyến đi từ Shum Chun đến Quảng Châu. Mỗi vé tàu đều có số, do đó không có sự chen chúc hoặc phải đứng. Trong những ngày trước kia, ngay ở những vùng xa chiến tranh, hành khách vẫn phải vứt hành lý qua cửa sổ và trèo qua đó để vào toa. Mỗi người lái tàu được phân phối một số vé ngồi mà anh ta phải trả hoa hồng cho cấp trên trực tiếp của mình, rồi sẽ thu lại tiền hoa hồng đó bàng cách bán đấu giá số vé đó cho ai cần vé và trá giá cao nhất. Cái toa tàu đầy bụi than, sàn tàu thì đủ loại rác rưởi, buồng vệ sinh không còn dùng được và không có nước để rửa.
Tàu đi Quảng Châu rất sạch sẽ. Những người phục vụ không mong được hối lộ, mà quan tâm đến người già và những bà mẹ có con mọn. Nếu hành khách vứt bừa bãi vỏ lạc xuống sàn tàu thì họ bị nhẹ nhàng phê bình và chỉ cho xem bản nội quy yêu cầu hành khách không được khạc nhổ hoặc làm bẩn tàu. Tôi nghĩ đây là một tàu để phô trương nhằm gây ấn tượng tốt. Nhưng chuyến tàu Quảng Châu - Bắc Kinh lại còn tốt hơn và sau đó thì tôi thấy rằng, cách phục vụ và sự sạch sẽ là tình trạng phổ biến trên các tàu Trung Quốc mới.
Toa tàu đi Bắc Kinh rất sạch, cứ hai tiếng đồng hô các hành lang được lau chùi một lần. Chè, cà-phè, ca-cao và sữa nóng được phục vụ trong toa và cơm tuyệt diệu thì phục vụ ở toa ăn. Bia trong cốc không bị sóng sánh, tuy tàu chạy 50 dặm một giờ. Những cầu mới làm, những nhà ga sạch sẽ và thái độ phục vụ hữu nghị, có hiệu quả tất cả cho thấy có cái gì mới đó ở nước Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Đó là ấn tượng đầu tiên và tiếp tục có giá trị đối với phần lớn những điều mà tôi gặp về sau.
Sau khi thu xếp xong tại một khách sạn bình thường ở Bắc Kinh, tôi gọi điện cho Tân Hoa xã theo con số mà Be-ti Gra-ham cho tôi 6 tháng trước đây. Có sự rắc rối khi tôi yêu cầu nói chuyện với Bê-ti. Sau khi trình bầy tôi là ai, và tôi ở đâu, tôi được báo là một người nào đó sẽ đến gặp tôi ngay; Bê-ti đã tự tử ngày hôm trước và tôi được mời đến dự lễ tang cô ta.
Tinh thần cô ta rất suy sụp từ khi có cái chết, cũng là tự tử của một trong những người bạn thân nhất của cô ta, nhà văn Mỹ A-nhét Xmét-ly. Tiếp theo những công trình của Ét-ga Xnâu, những sách của A-nhét Xmét-ly Bài ca chiến đấu của Trung Quốc, Con đường vĩ đại và những quyền khác, đã góp phần đắc lực vào việc truyền bá cuộc cách mạng Trung Quốc. Bị hành dinh Tô-ki-ô của tướng Mác A-tơ tố cáo đầu năm 1949 là một gián điệp Xô-viết, A-nhét Xmét-ly thấy rằng không thể trở về sống được ở Mỹ, nên cô ta đã đi London để tự làm chủ cuộc đời của mình. Bê-ti cũng chuẩn bị để về nước, nhưng đã nghĩ lại trước những lời tố cáo của Giô-dép McCarthy đối với tất cả những gì mà đầu óc bệnh hoạn của ông ta cho là có gắn với việc “mất” Trung Quốc. Những báo cáo tiền tuyến của Bê-ti Graham về những thắng lợi trên chiến trường của cộng sản đăng trên báo Diễn đàn người đưa tin Neư York chắc chắn đã giành cho cô ta một chỗ danh dự trong danh sách thù địch của ông ta. Trùm lên tất cả là câu chuyện yêu đương với một nhà báo phương Tây đã đưa cô ta đến thảm hoạ.
Tại lễ tang có rất nhiều bạn cũ từ những người ở Trùng Khánh, kể cả Cung Bành, Bang Lang, Kiều Quán Hoa và những người khác quanh Chu Ân Lai. Nhiều người bạn thân thiết của cô tin rằng một phần lý do của sự suy sụp tai hoạ đó là việc cô ta cho rằng không thể xuất bản bất kỳ cái gì có giá trị về Trung Quốc khi cô ta trở về. Đồng thời, với tư cách là một người tiến bộ, nhưng dứt khoát là một người Mỹ không cộng sản, cô ta xúc động và tự thấy tủi nhục nếu hình ảnh một nước Mỹ tao nhã, tự do mà cô rất tự hào lại có thể bị chìm ngập dưới những rác rưởi ô nhục của chủ nghĩa Mác Các ti. Cô ta đã thực sự gói ghém hành lý để ra đi qua Hông Công (lúc đó tôi đang Hồng Công) thì có tin rằng dưới sức ép của Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lên án Trung Quốc là “xâm lược” trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Ý định của riêng tôi là ở lại Trung Quốc khoảng 3 tháng để thu thập tài liệu cho những bài báo và một quyển sách về điều gì đang xảy ra ở nước Trung Hoa của Mao, sau đó tôi sẽ trở về Australia.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:47:36 am
Bằng một phong cách điển hình, Mao tìm cách giải quyết cùng một lúc tất cả những tai hoạ và xấu xa tượng trưng cho tình trạng lạc hậu của Trung Quốc từ lúc Trung Quốc mở cửa cho khách nước ngoài vào. Các nạn lụt, nạn lãnh chúa chiến tranh, nạn địa chủ, nạn dốt, đau ốm và quy chế phong kiến đối với phụ nữ, tất cả đều bị tấn công trên một mặt trận rộng lớn. Đi lùi sâu vào lịch sử và truyền thuyết, thì tai hoạ lớn nhất và thường xuyên nhất là chu kỳ lặp đi lặp lại của lụt lội và hạn hán. Trong tất cả các con sông lớn, sông Hoàng và sông Hoài là hai con sông gây tai hoạ nhất. Nhưng trong những năm ngay trước khi Mao giành được thắng lợi, thì sông Hoài đã vượt sông Hoàng, trở thành con sông gây rắc rối lớn nhất. Nếu nhân dân gọi sông Hoàng là con sông đau khổ thì đó là vì về lịch sử mà nói, nó đã từng là nguồn gốc của phần lớn những đau khổ do lụt lớn xảy ra. Tuy vậy, không phải chỉ thiên nhiên mới gây ra lụt lội, bọn xâm lược và những triều đại chinh chiến cũng góp phần gây ra tình trạng đó. Sông Hoài là trường hợp như vậy...
Trong gần 1.000 năm, sông Hoài là một con sông hiền hoà, chảy theo hướng đông ra biển. Mức nước thấp, nằm dưới các cánh đồng chung quanh. Rồi vấn đề chính trị xen vào. Năm 1194, nhà Thanh, gốc Mãn Châu, gây sức ép với nhà Tống đang cầm quyền, trong khi chính nhà Thanh có những vấn đề với người Mông Cồ ở phía Bắc. Đó là một năm mưa to, và có nguy cơ sông Hoàng, lúc đó là biên giới tự nhiên ở phía bắc của Trung Quốc, sẽ gây lụt. Triều đình nhà Tống cho hàng vạn nông dân đến nơi xung yếu Yun Yu, là nơi sông Hoàng đổi chiều bắc - nam sang đông chảy ra biển. Nhà Thanh thấy sức mạnh của lụt là một đồng minh không thể đánh bại được buộc nhà Tống luôn luôn phải đối phó ở phía nam. Để cho nhà Thanh có thể rảnh tay đánh quân Mông Cồ ở phía bắc. Nhà Thanh tấn công các thợ đắp đê, đuổi họ đi và sông Hoàng bị vỡ bờ, tràn vào các cánh đồng Hoa Bắc, làm ngập các nhánh sông của sông Hoài rồi cuối cùng gộp dòng sông đó vào sông Hoàng.
Sông Hoàng đưa cát từ Mông Cổ về lấp dần con đường ra biển của sông Hoài làm cho nước ứ lại, gây thành một loạt các hồ lớn. Bảy thế kỷ sau, sông Hoàng lấp dần lòng sông Hoài ở đoạn dưới và đoạn giữa làm cho sông Hoài lại phải đổi dòng lên hướng bắc, trở lại dòng cũ của nó. Nhưng lần này lòng sông bị nghẽn bùn, do đó ngay trong những năm bình thưởng mức nước cũng lên cao bằng các cánh đồng chung quanh. Vì vậy gặp một cơn lũ bình thường nó cũng gây lụt, làm thành hàng loạt các hồ trên con đường chảy nối liền sông Hoài với sông Hoàng. Mỗi một lần thay đổi dòng như vậy là một lần tồn thất hàng triệu sinh mạng.
Những chiến lược quân sự của Quốc dân đảng cũng đã tàn phá sông Hoàng. Tháng 6 năm 1938, Tưởng Giới Thạnh nghĩ rằng bằng việc chuyển nước sông Hoàng xuống hướng nam lần nữa, hắn có thể chặn bước tiến của quân đội Nhật trong khi hắn vẫn có thể đối phó được với cộng sản. Do đó tại một điểm trên khúc cong của sông Hoàng đê đã bị phá. Nhân dân địa phương đồ tới đê vá lại chỗ đê vỡ, nhưng bị hoả lực súng máy đuổi bắn. Một nửa triệu dân, kề cả nhiều binh lính của chính quyền Tưởng, đã bị chếf đuối trong 24 giờ đầu và 6 triệu người khác không còn nhà cửa. Một lần nữa, nước lụt lại tôn thêm lòng sông Hoài ở những đoạn giữa và đoạn dưới làm cho mức nước cao hơn các đồng ruộng chung quanh. Do đó các đê ngăn nước đã được xây dựng. Năm 1946 và năm 1947, các kỹ sư Mỹ bịt chỗ cong của sông Hoàng nhằm giúp cho một cuộc tấn công của Quốc dân đảng vào quân của Mao ở phía nam con sông, nhưng cuộc tấn công đã không thành công. Tuy vậy sông Hoàng lại được đẩy trở lại dòng cũ của nó.
Đó là những chính sách lợi dụng lụt lội mà tướng Phu Tso-yi, một trong những tướng tài của Tưởng nhưng đã đầu hàng, giúp cho quân cộng sản Trung Quốc, tháng 1 năm 1949. giải phóng được Bắc Kinh mà không phải bắn một phát súng nào, nay được Mao cử làm Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi đã giải thích như vậy.
Toàn bộ kế hoạch trị thuỷ sông Hoài gồm có 3 phần: một hệ thống bể chứa trên núi để kiểm soát tốc độ nước xuống vùng trung lưu; những bể chứa nhỏ hơn, những đập và những xi-phông ở vùng trung lưu kết hợp với những sông đào sâu nối các nhánh sông và một hệ thống cửa để làm chậm tốc độ nước chảy ra biển; việc xây dựng một lối thoát mới ra biển trong vùng hạ lưu và củng cố các đập tại vùng đó. Công trình đòi hỏi phải đào một khối lượng đất gấp đôi khối lượng đất khi đào kênh Xue.
Quang cảnh làm việc chứng minh khả năng phi thường của bàn tay con người. Công trường thứ nhất là ở Sui Chiên, phía bắc tỉnh An Huy, là nơi mà sông Thuỷ, một trong những nhánh sông quan trọng nhất của sông Joài đà làm ngập 3 triệu mẫu Anh đất trồng trọt năm vừa qua. Công việc ở đây là đào một con sông dài 21 dặm để tách sông Thuỷ chảy vào một hồ và đào sâu lòng sông dải 110 dặm.
Từ trên chóp một đê cao, người ta thấy tứ phía trong tầm mắt của mình hàng nghìn người làm việc mầu đen và màu xanh, nào đào, nào khiêng, nào đắp, nào nện. Họ vừa hát, vừa hò, vừa làm việc. Đằng xa thấy như những bầy “kiến người”, nhưng khi thâm nhập vào họ thì thấy họ rất hăng say làm việc và kể cho nhau những câu chuyện xúc động về những gia đình và những trang trại bị lũ cuốn đi hoặc những nơi khổ cực sống dưới chế độ của địa chủ. Những người mà tôi nhập cuộc đang đào dặm cuối cùng của một con sông đào chính, rộng 45 mét dưới đáy, 198 mét trên miệng, sâu 3,6 mét với hai bờ đê cao 4,5 mét. Không có máy đào, không có xe ủi đất tất cả đều làm bằng cuốc, xẻng và bằng tay với những thúng đan để chuyển đất.
Tôi hỏi kỹ sư Chang Tso Bang: “Đưa máy móc thay cho lao động con người, như đưa máy bơm chẳng hạn, có kinh tế hơn không? Tôi vừa nói vừa chỉ vào hàng đoàn người dùng thúng, dùng xô, dùng xe nước để tát nước từ lòng sông lên.
Người kỹ sư đó nói: “Chúng tôi có một vài máy bơm 5,5 sức ngựa chạy bằng Di-ê-den, Nhưng chúng tôi tôi phải bỏ đi vì dầu quá đắt. Bởi vì tiền tiêu để tát một mét khối nước bằng bơm đi-ê-den có thể dùng để tát 22 mét khối bằng xe nước và 14 mét khối bằng xô hoặc thùng: Tiền đó để cho nông dân còn tốt hơn là để nhập dầu”. Ông ta giải thích rằng chỉ tiêu đã được tính bằng gạo chứ không phải bằng tiền. Toàn bộ đầu tư cho công trình này là hàng chục nghìn tấn gạo cần thiết để nuôi 3 triệu người chuyển đất và đá trên toàn bộ công trình.
Những lớp học văn hoá được tò chức vào buổi tối. Những người nông dân làm việc chăm chỉ nắn nót tập viết từng nét chữ một theo sự hướng dẫn của thầy giáo. Công trình trị thuỷ này chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ những hoạt động đang diễn ra trên đất nước Trung Quốc mới, dưới sự điều khiển của những bàn tay lao động đầy tài năng của người nông dân. Đòn gánh và những chiếc đầm nện đất là phương tiện duy nhất để vận chuyển đất đá lúc bấy giờ. Oang Pheng-vu, một cán bộ địa phương nhấn mạnh về một mặt khác của việc trị thuỷ này.
“Ông có thể thấy được cách suy nghĩ của người nông dân thay đổi từng ngày... Một người nông dân xung phong tham gia vào công việc trị thuỷ để kiếm được một số gạo đủ nuôi sống bản thân anh ta và một ít gửi về cho gia đình. Anh ta nhận thấy rằng việc ngăn dòng nước lũ tràn vào làng là để bảo vệ mảnh đất anh ta sẽ được chia sau cuộc cải cách ruộng đất. Anh ta ngóng chờ việc chia đất đó để cày cấy, gieo trồng, đo từng cu-bít đất (đơn vị đo chiều dài ngày xưa bằng 45,72 cm) đã làm được trong một ngày lao động, và tính xem trên mảnh đất đó anh ta thu hoạch được bao nhiều. Nhưng mặt khác, anh ta cũng nhận thấy rằng, phương thức làm việc theo đội cũng rất thuận lợi, ví dụ như nện đất chẳng hạn. Anh ta đã có ý thức để lao động lập thể. Anh ta bắt đầu trao đổi ý kiến của mình với người khác, dự những cuộc họp của những người nông dân đến từ nhiều làng xã khác nhau nói về hậu quả của lũ lụt đã gây ra cho họ trước đây. Anh ta cảm thấy mình là một thành viên của một tập thể lớn đang lao động để xây dựng quê hương- một thành viên trong gia đình của những người lao động.
Trong cuộc họp, trên một lấm bản đồ đơn giản vẽ con sông và các chi nhánh của nó, mọi người bàn kế hoạch trị thuỷ con sông và một số nơi khác. Nhìn trên bản đồ. anh ta nhận thấy rằng làng xóm và nơi anh ta đang làm việc cùng với một số khu vực lao động khác, ở đó những người dân như anh ta đang xây dựng những đập chắn nước để ngăn dòng nước chảy xuống làng anh ta và cả vùng đó, đều nằm trong một kế hoạch rộng lớn.
Anh ta nghĩ về gia đình, làng xóm quê hương, và bắt đầu có khái niệm về tổ quốc Trung Hoa của mình. Một khái niệm trừu tượng dần dàn trở thành hiện thực.
“Lý do duy nhất để anh ta có thể rời làng xóm của mình để tham gia vào công việc cải tạo con sông đó là vì ở làng quê, công việc làm ăn đã có tổ chức. Vợ, con, bố, mẹ anh ta với mọi người khác cùng nhau làm việc. Ở làng đã có cuộc cải cách ruộng đất, họ có thể là những đội trưởng sản xuất, hoặc cùng nhau cày đất, gieo hạt, thu hoạch vụ mùa, cùng nhau chung vốn nuôi gia súc, nếu cần thiết, ở đây, trên mặt trận trị thuỷ này và làng xóm, hình thức làm ăn tập thể bước đầu đã được thực hiện. Họ sẽ không bao giờ quay trở lại con đường làm ăn cá thể nữa. Ở đây chúng tôi không chỉ thuần hoá con sông Hoài, mà còn làm thay đổi nếp suy nghĩ của con người nữa”.
Quy mô lớn của công trình có thể thấy được tại tỉnh Man Tan, là nơi mà phần lớn các suối làm nên sông Hoài đã bắt nguồn tại vùng núi lởm chởm của tỉnh Hà Nam. Một trong 10 bể chứa sẽ được xây dựng ở đó với 22 đập nước, 6.000.000 nông dân làm việc ở đó, xây đập, mở rộng lòng sông và củng cố các đê.
Hùng, tên một bể chứa nước mới xây dựng theo kế hoạch, đang ở trong tình trạng gay go. Trước đó mấy ngày, bỗng có những trận mưa trái mùa và chỉ trong vài phút, nước sông tràn qua 5 điểm của công trình giữ nước xoá sạch thành quả lao động của 20.000 nhân công làm trong 10 ngày trên khu vực đó. Nhưng 10.000 quân tiếp viện đã lên đường đi tới đó và những người kỹ sư tin tưởng rằng bể chứa nước sẽ được xây dựng xong trước mùa nước lũ.
Công việc chính là xây dựng một đập cao 18 mét giữa hai núi đá thạch anh đỏ. Ngoài bàn tay con người ra, phương tiện duy nhất để tiến hành công việc là thuốc súng đen làm tại địa phương để phá núi. Mười một nghìn công nhân đá và mỏ tấn công vào các núi bằng búa tạ và dao trổ. Nước sẽ được chuyền để tưới 3000 mẫu Anh đất trong giai đoạn đầu và 16.000 mẫu trong giai đoạn hai của công trình sẽ được hoàn thành trong năm sau. Nhưng trong vài tuần nữa, 10.000 mẫu đất có giá trị hai bên bề chứa nước Hùng thường là bị ngập hằng năm, sẽ được hoàn toàn cứu thoát.
Trong chuyến đi lên Ghen Ho Chi tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng người phụ trách phần việc quan trọng nhất của toàn bộ công trình lại là một phụ nữ trẻ rất đáng chú ý, Chien Cheng Ying giỏi lắm cũng chỉ 29 tuổi Cô ta nắm rất vững chắc công việc, nhưng khi nói đến mình thì đỏ mặt như một nữ sinh. Đó là một sự khiêm tốn không thật. Nửa thế kỷ sau, tại Đại hội quốc dân lần thứ IV, Cheng Ying được bầu làm Bộ trưởng Bộ thuỷ lợi và Điện lực. Cô ta cũng được bầu lại tại Đại hội lần thứ V (tháng 11 năm 1977 - tháng 2 năm 1978).
Bố cô ta tốt nghiệp kỹ sư thuỷ lợi ở Mỹ, hăng hái trở về nước để làm công tác trị thuỷ. Nhưng “Quốc dân đảng chỉ lợi dụng lụt, đánh thêm thuế khi có lụt, chứ không làm cái gì thực sự cả”. Ông ta thất vọng chuyền sang nghề xây dựng ở Thượng Hải. “Cha tôi không chống lại việc tôi học nghề kỹ sư, tuy rất hiếm nữ học nghề đó, nhưng ông báo trước không nên học kỹ sư fhuỷ lợi. Vì tôi sẽ chẳng kiếm được việc, và nếu có kiếm được thì cũng chẳng có việc thực sự đâu”. Nhưng cô ta cứ học và đứng đầu khoa kỹ sư tại trường Đại học Thượng Hải. Sáu tháng trước khi thi tốt nghiệp, cô bỏ trốn khỏi Thượng Hải, lúc đó bị Nhật chiếm đóng, và tham gia Tân tứ quân của cộng sản.
“Tôi nghĩ rằng tôi phải bỏ nghề kỹ sư vĩnh viễn để trở thành một nhà cách mạng”. Nhưng mặc dù chiến đấu gay gắt, Tân tứ quân vẫn quan tâm đến công việc đề phòng lụt. Công tác của cô lúc này là phá đường và phá cầu, sau đó lại sửa chữa và xây dựng lại khi chiến tranh chuyển nhiều. Chiến công xuất sắc của cô tháng 2 năm 1948 là phá khối băng trên sông Hoàng, suýt làm tràn nước ngập nhiều vùng quan trọng.
Đang được nghỉ ở Thượng Hải thì có lời kêu gọi trị thuỷ sông Hoài, cô ta lại lao vào công việc. Cô ta rất hăng hái cũng như nhiều trí thức của các gia đình khá giả đì theo cách mạng Trung Quốc. (Nhưng bị trả ơn một cách bạc bẽo trong cái được gọi là “Đại cách mạng văn hoá vô sản”).
Tôi đã viết nhiều về công trình sông Hoài, không phải chỉ vì đó là ấn tượng đầu tiên và lớn nhất của tôi về những biến chuyển mạnh mẽ đang xảy ra ở nước Trung Hoa của Mao, mà còn bởi vì rất nhiều vấn đề và các cách giải quyết của chung đã được tập trung ở đó. Trong một phần tư thế kỷ tiếp theo, tôi đã được chứng kiến nhiều công trình lớn ở Trung Quốc, nhưng không có công trình nào có tác động giống như vậy.
Trong vòng 6 tháng sau khi đi rất nhiều nơi và nghiên cứu kỹ rất nhiều vấn đề, tôi đã tập trung đủ tư liệu để viết một quyển sách mà tôi đã xin lỗi trong lời nói đầu về sự hấp tấp của tôi: “Bởi vì chưa có tư liệu nào khác của những phát triển đương thời” (quyển China’s Feet Unbound - Những bước chân của Trung Quốc không bị ràng buộc). Khi tôi sắp rời đi Australia với bản thảo, thì tôi nhận được một bức điện của chủ bút đối ngoại của tờ Buổi chiều, một tờ báo của Paris gần với Đảng cộng sản Pháp: Tôi có thể đi Triều Tiên không. Ở đó sẽ có các cuộc đàm phán về một cuộc ngừng bắn? Cung Bành lúc đó đứng đầu Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao, đồng ý rằng tôi có thể theo dõi các hoạt động của phái đoàn Trung Quốc. Hơn nữa, chồng cô ta, người bạn cũ Kiều Quán Hoa của tôi, lúc đó cũng là vụ trưởng một vụ trong Bộ Ngoại giao, sẽ là một thành viên của phái đoàn đó. Khi tôi hỏi anh ta cuộc hội đàm sẽ kéo dài bao lâu, anh ta cau mày và nháy mắt nhanh trong vài giây rồi nói: “Tôi có thể nói 3 tuần lễ”. Mang theo đồ dùng tối thiểu, vì chúng ta phải thật nhẹ. Nhưng “3 tuần lễ” đó hoá ra là 2 năm rưỡi, một chuyến công tác dài nhất trong cuộc đời làm báo của tôi.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:48:24 am
3. Chiến tranh báo chí ở Triều tiên
Đó là một đêm giữa hè đẹp trời ngày 13 tháng 7 năm 1951, khi chúng tôi vượt chiếc cầu bị nã pháo mạnh trên sông áp lục, nồi liền An Tung ở phía Trung Quốc với Tân Nghĩa Châu ở phía Triều Tiên. Ngồi trên hành lý và các túi gạo trong một chiếc xe tải Molotova mui trần là nhà báo và nhà nhiếp ảnh về Trung Quốc, A-lan Uyn-min-tơn của tờ Công nhân hàng ngày của Đảng Cộng sản Anh và tôi. Không khí êm dịu và những ảnh hưởng còn lại của buổi hoàng hôn nhiều màu sắc đã xua tan những ý nghĩ đến thực tế là chúng tôi đang đi vào chiến tranh, một thực tế bỗng nhiên lộ rõ khi xe chúng tôi chạy qua những cảnh tàn phá của thị trấn Tân Nghĩa Châu mà các máy bay ném bom của Mỹ đã để lại. Nhiều khung xe chở khách và chở hàng chống chất hai bên đường xe lửa. Tân Nghĩa Châu, một thị trấn với 200.000 dân đã bị đổ nát và các làng ven sườn phía nam thị trấn đó chỉ còn lại những tường nhà và những nền nhà màu đen. Chúng tôi đi về Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Triều Tiên, rồi đi về Khai Thành, nơi cuộc đàm phán ngừng bắn sẽ bắt đầu trong vòng vài ngày tới. Điều ngạc nhiên thứ nhất là toàn bộ những chiếc cầu trên con đường bắc - nam duy nhất đó, bắc qua một tá sông và suối và đã từng là mục tiêu trong hơn một năm của lực lượng không quân mạnh nhất thế giới vẫn còn nguyên vẹn. Cảm tưởng thứ hai, khi màn đàm buông xuống và các vì sao bắt đầu xuất hiện, là sự hoạt động của hệ thống báo động máy bay đơn giản nhưng có hiệu quả. Những người gác đứng cách nhau khoảng một ki lô-mét dọc theo chiều dài của con đường. Khi nghe tiếng máy bay đến họ bắn một phát súng, lập tức xe tắt đèn trước. Khi máy bay đã đi xa, còi lại thổi và đèn lại bật lên. Đoàn xe không giảm tốc độ dù cho có tiếng súng bẳn hay có tiếng còi. Trong đêm đầu đó chúng tôi vượt nhiều đoàn xe ngựa bánh cao-su kéo pháo; những người đánh xe điều khiển từ 6 đến 8 ngựa không phải bằng dây cương mà bằng tiếng lách cách của roi da dài. Khi phát hiện thấy máy bay thì xe ngựa chạy ra khỏi đường và lẫn vào cây cối hai bên đường.
Sau khi đến ngoại ô Bình Nhưỡng, chúng tôi nghỉ lại trong một khu rừng thông nhỏ, nhưng không ngủ được vì tiếng bom inh tai nhức óc dội xuống vùng chung quanh ga xe lửa. Sau mỗi đợi bom, có một thời gian hoàn toàn yên lặng, chỉ nghe tiếng còi của đầu máy xe lửa như nói lên rằng: “Tôi vẫn còn yên lành”. Trong ngày tiếp theo, chúng tôi được nghỉ một cách tương đối yên tĩnh, và lấy làm thích thú khi nghe tín của một đài nào đó nói rằng: “Báo chí cộng sản” đang trên đường đi đến hội nghị và chắc là sẽ được chỉ thị tránh mọi tiếp xúc nguy hiểm với thế giới tự do.
Phần đường nguy hiểm nhất là đoạn đường dài, thẳng ở ngay phía nam Bình Nhưỡng. Chúng tôi đi được khoảng nửa đường thì nghe có tiếng súng báo động nổi lên trên tiếng động cơ của xe chúng tôi lúc đó đang chòng chành với một tốc độ nguy hiểm nhưng không có đèn, chúng tôi có thể nghe thấy tiếng nhào xuống của máy bay và vài giây sau là tiếng súng máy của nó. Đạn rơi ở đâu chúng tôi không thấy, nhưng cả xe chúng tôi lẫn bất kỳ xe nào khác trong đoàn đều không bị trúng đạn. Dù pháo sáng lơ lửng rất lâu trên bầu trời rồi lần lượt hết chiếc này đến chiếc khác rơi xuống đất. Ngồi sát vào nhau trên hành lý dưới ánh sáng trắng chói chang đó, lúc nào cũng có thể ăn bom. Chúng tôi không thể không khâm phục sự vững vàng của những người lái xe Triều Tiên và Trung Quốc, đêm nào cũng chở hàng trên con đường huyết mạch duy nhất đó để ra tiền tuyến. Những người lái xe đã lợi dụng pháo sáng để tăng tốc độ trên con đường được chiếu sáng hàng dặm trước mặt.
Có những lúc đoàn xe phải dừng lại vì những người nông dân và binh sĩ đang chữa một chiếc cầu hoặc lấp một hố bom trên mặt đường. Khi tiếng máy xe ngừng nổ, người ta có thể nghe thấy tiếng những người nông dân đang làm việc lên đường, hoặc đang điều khiển những con bò nặng nề cày đêm hoặc tiếng sột soạt của những lưỡi hái và tiếng nói của những người phụ nữ khi họ ôm những lượm lúa lên bờ. Các đoàn xe bò tới nơi, cũng buộc phải dừng lại, đợi dấu hiệu tiến lên hoặc ngoặt qua các đường khác mà xe cơ giới không thể đi được.
Ban ngày, chúng tôi mới có được ấn tượng thực sự đầu tiên về sự tàn phá của bom đối với nông thôn Bắc Triều Tiên. Ngay thôn xóm nhỏ nhất cũng không được loại trừ. Làng xã chỉ còn là một mảnh đất bằng phẳng như sẵn sàng để được cày lên. Một vài nền móng bằng đá một vài cổng đá hoặc những ống khói bị đánh sập rải rác trên mặt đất lẫn lộn với tro xám. Sau đó, khi đi qua đoạn đường Khai Thanh - Tân Nghĩa Châu vào ban ngày, tôi thấy toàn bộ những làng, những thị trấn trước kia nay đã quay trở lại với những túp lều nguyên thuỷ, không có một tiện nghi gì trừ những tiện nghi để bảo vệ con người. Ở Bình Nhưỡng còn một vài căn nhà nguyên vẹn khi tôi đi qua. Nhưng không có bệnh viện. trường học, nhà thờ, mỉếu mạo hoặc bất kỳ một toà nhà công cộng nào còn đứng vững được dọc theo toàn bộ con đường từ Áp Lục đến Khai Thành.
Một vài dặm cuối cùng vào Khai Thành còn đầy những xe tăng Mỹ có xe kéo pháo nằm bên cạnh: Những xe tải dường như chỉ mới hư hại sơ sài cũng bị đẩy sang bên đường để nhường tôi cho những xe khác tốt hơn vượt lên. Nó đánh dấu con đường rút lui của Mỹ sau khi “chí nguyện quân” nhân dân Trung Quốc nhảy vào cuộc chiến tranh 7 tháng trước đây, tháng 11 năm 1950. Ngoại ô thành phố cổ Khai Thành trước đây không bị tấn công bằng lực lượng trên không hoặc trên bộ để bảo đảm an toàn cho các đoàn xe sớm đến đây họp. Ở đây, một xe chở pháo của Lực lượng không quân Hoàng gia Anh đã bị đánh nẳm kềnh ra đó.
Thoạt nhìn, thành phố đó dường như bị tàn phá hoàn toàn, Trung tâm là một mớ hỗn loạn, một vài người dân mặc đồ trắng, thờ ơ, ngồi trong các quán bán rau quả vừa mới dựng lên. Những dấu vết còn lại của trường học kiểu phương Tây nằm lẫn lộn với những đầu vết của trường Triều Tiên xây dựng một cách đơn sơ hơn. Nhưng Khai Thành, trung tâm sản xuất nhân sâm nổi tiếng của Triều Tiên, là nơi nghỉ mát mùa hè ưa thích của những người giàu có. Vì nằm sâu trong các lớp đồi và thung lũng quanh vùng trung lâm nên nhiều biệt thự lẻ vẫn còn nguyên vẹn. Chúng tôi được đưa đến một trong những biệt thự đó. Chúng tôi tắm dưới một thác nước trong vài phút để rũ sạch bụi bặm và mồ hôi của hai đêm đi xe, và chúng tôi trở nên chỉnh tề, có thể dự cuộc gặp gỡ đầu tiên với báo chí của “phía bên kia” tại một phiên họp định bắt đầu trong một vài giờ nữa. Địa điểm của cuộc họp là một ngôi nhà Triều Tiên giàu có điển hình, xây dựng theo kiểu cổ điền với một mái ngói cong. Tuy bị một vài dấu tích của chiến tranh nhưng nó còn nguyên vẹn và còn tiện lợi cho cuộc họp.
Tôi e rằng sẽ hơi quá mức nếu nói rằng sự xuất hiện của Uyn-min-tơn và tôi đã tạo ra một cảm giác mạnh mẽ. Sau khi tổ chức đợt quay phim và chụp ảnh hai người cộng sản “Cáp-ca” (da trắng - ND) giới báo chí bên kia vẫn chưa thật quyết định nên tiếp tục với chúng tôi như thế nào. Rõ ràng họ rất bối rối khi biết rằng chúng tôi không có người bảo vệ, lại tỏ ra sẵn sàng trà trộn với họ và có cách cư xử giống như cách cư xử bình thường của các nhà báo trong những cơ hội như vậy. Trong số những nhà báo Mỹ, có nhiều người biết tôi trong những ngày làm phóng viên chiến tranh. Một điều làm cho tôi rất chú ý trong ngày đầu tiên đó là các phóng viên được chấp nhận ở phía Liên hợp quốc tin rằng cuộc hội đàm sẽ bị kéo dài.
Vì nghe lời khuyên của Kiều Quán Hoa một cách quá nghiêm chỉnh nên tôi chỉ mang theo đúng một bộ quần áo và áo lót nhẹ để thay. Đêm đó tôi nhắc lại “thuyết 3 tuần” của anh ta (Kiều Quán Hoa đã đến Khai Thành vài ngày trước các nhà báo), anh ta vẫn còn tự tin và giải thích như sau: “Chính Đin A-ki-xơn đã bắt đầu mọi việc bằng cách nói ngày 2 tháng 6 rằng, một cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38, nơi cuộc chiến tranh bắt đầu là có thể chấp nhận được đối với Mỹ và coi đó là một thắng lợi của Liên hợp quốc. Lập trường chính thức của chúng tôi và cũng là lập trường của các đồng chí Triều Tiên là chế độ Lý Thừa Vãn được Mỹ ủng hộ đã gây chiến tranh. Vì vậy một cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38 có thể coi là một thắng lợi của chúng tôi. Lập trường đó đã được báo cho Liên Xô biết. Ngày 23 tháng 6, Gia-cốp Ma-líc trả lời A-ki-xơn, rằng một cuộc ngừng bắn dựa vào việc cùng rút quân khỏi vĩ tuyến 38 là một giải pháp chấp nhận được. Ba ngày sau, đặc biệt nhắc lại trả lời của Ma-líc. Đin A-ki-xơn đã báo cho Quốc hội Mỹ rằng một giải pháp như vậy cũng có thể chấp nhận được đối với Liên hợp quốc. Chúng tôi đến đây với sự đồng ý hoàn toàn của các đồng chí Triều Tiên để thực hiện một giải pháp như vậy: một cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38 và rút các lực lượng của cả hai bên để tạo ra một khu phi quân sự có kiểm soát. Tại sao phải quá 3 tuần để giải quyết điều đó?”.
Đây là một trong những dịp hiếm có để tôi có thể nhận ra rằng một sự phân tích xuất sắc của Kiều Quán Hoa lại tỏ ra hoàn toàn sai.
Một trong những bí mật của 2 năm đàm phán lại Khai Thành - Bàn Môn Điếm là việc Kiều Quán Hoa - con người không hề xuất hiện công khai và lên không hề được nhắc tới - là một nhân vật chủ chốt của đoàn đàm phán Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Tại phiên họp mở đầu ngày 10 tháng 7 năm 195l. Tướng Nam Nhật than mặt chơ phía Triều Tiên - Trung Quốc đề nghị một chương trình 3 điểm nhằm ngừng bắn ngay tức khắc trên cơ sở rút các lực lượng của mỗi bên cách vĩ tuyến 38 về phía bắc và phía nam 40 km, trao đổi tù binh và rút tất cả quân nước ngoài trong thời gian ngắn nhất. Phó Đô đốc C. Tơn-nơ Gioa, đứng đầu phái đoàn Liên hợp quốc, không chịu lấy vĩ tuyến 38 làm cơ sở cho một tuyến ngừng bắn, hoặc ghi việc rút quân nước ngoài vào chương trinh. Đó là vấn đề chính trị và ông ta chỉ có quyền thảo luận các vấn đề quân sự. Hơn nữa, ông ta muốn vấn đề trao đổi tù bỉnh phải là mục được thảo luận đầu tiên. Phải mất 2 tuần mới thảo luận được một chương trình 5 điểm trong đó không nhắc gì đến vĩ tuyến 38, xếp vấn đề trao đổi tù binh là mục thứ 4 và tránh vấn đề rút quân nước ngoài bằng việc đưa ra mục thứ 5 gọi là những kiến nghị cho các Chính phủ có liên quan”.
Từ ngày đầu của cuộc đàm phán - thảo luận về tuyến ngừng bắn ngày 27 tháng 7 năm 1951 - cho đến khi ký Hiệp định đình chiến ngày 27 tháng 7 năm 1953, Chu Chi Pin, Uyn-min-tơn và tôi tự thấy ngẫu nhiên đã đóng vai trò là những “sĩ quan thông báo” không chính thức cho những nhà báo được chấp nhận bên cạnh Bộ chỉ huy Liên hợp quốc. Điều đó, như các hãng thông tấn và báo chí hàng đầu của thế giới đã công khai tuyên bồ, là do kết quả của việc huỷ bỏ, xuyên tạc và những báo cáo không đúng sự thật về hội nghị của các phát ngôn viên chính thức của Liên hợp quốc. Vì những báo cáo của Uyn-min-tơn và của tôi công bố lại London và Paris thường là khác với những báo cáo do các hãng thông tấn thường xuyên công bố về những vấn đề nóng bỏng nhất của hội nghị, nên các tờ báo bắt đầu “ăn cắp” cách trình bày của chúng tôi và đăng bên cạnh cách trình bày của những người khác. Vì những báo cáo của chúng tôi tỏ ra rằng chúng tôi có những tin đúng đắn về các vấn đề thực tế hơn là các nhà báo của Liên hợp quốc, nên các báo bắt đầu thường xuyên quay sang phía chúng tôi không những về những vấn đề thuộc các đề nghị của phía bắc Triều Tiên - Trung Quốc mà còn có cả những đề nghị do phía Liên hợp quốc đưa ra nữa. Tình hình này đã đi đến mức là không có nhà báo nào của Liên hợp quốc, có trách nhiệm viết một báo cáo từ địa điểm của hội nghị mà được chấp nhận nếu chưa kiểm tra lại bằng cách so sánh với báo cáo của Uyn-min-tơn, Chu Chi Ping hoặc của tôi.
Việc đó bắt đầu khi hội nghị thảo luận về tuyên ngừng bắn. Tuy các cuộc đàm phán được tiến hành trong các cuộc họp kín, nhưng các phóng viên Liên hợp quốc được thông báo rằng phía Bắc Triều Tiên -Trung Quốc không chịu nhận tuyến ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38. Thực ra là Đô đốc Gioa đã bất đầu bằng việc đòi các lực lượng cộng sản rút xa 35 dặm khỏi các vị trí phòng thủ mà họ đã thiết lập dọc theo một mặt trận dài 150 dặm từ biển Hoàng hải đến biển Nhật Bản. Lập luận của họ là làm như vậy là để “bù lại” việc Bộ chỉ huy Liên hợp quốc sẽ chấm dứt các hoạt động quân sự trên biển, trên không cũng như trên bộ trong khi các lực lượng Bắc Triều Tiên - Trung Quốc chỉ ngừng bắn trên mặt đất mà thôi. (Họ không có các lực lượng không quân và hải quân tương ứng với tên đó ở giai đoạn này của cuộc chiến tranh).
Tướng Nam Nhật thì lập luận rằng chiến trường đã được thiết lập phù hợp với toàn bộ lực lượng quân sự của mỗi bên (các lực lượng Liên hợp quốc tiến vào phía bắc một ít ở phần phía đông của vĩ tuyến 38, còn các lực lượng cộng sản thì cũng tiến vào phía nam ở phần phía tây của vĩ tuyến). Điều lô-gích là chấm dứt chiến tranh ở nơi nó bắt đầu và ở nơi mà cán cân quân sự đã được phục hồi một cách đại thể.
Chưa nói đến cái sai hay cái đúng của hai lập trường đó, nhưng báo chí của Liên hợp quốc không những được thông báo về những yêu sách của Đô đốc Gioa mà còn được thông báo rằng do cộng sản không chịu nhận tuyến ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38 nên cuộc hội đàm không tiến lên được. Các phóng viên Liên hợp quốc bắt đầu đặt những câu hỏi dựa trên những bản tin của Uyn-min-tơn và của tôi, bắt đầu thăm dò xem chúng tôi có thực sự giữ vững cách trình bày của chúng tôi không, khi có những lời cải chính đứt khoát của sĩ quan báo chí Liên hợp quốc, thiếu tướng William P. Nất-con-xơ.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:49:57 am
Một việc khó xử xảy ra khi các nhà báo Liên hợp quốc thấy sự khác nhau rõ ràng giữa điều họ được phổ biến với điều chúng tôi biết, họ mời chúng tôi chỉ trên chiếc bản đồ mà sĩ quan thông báo thường dùng tuyến ngừng bắn thực sự theo yêu cầu của Đô đốc Gioa. Rõ ràng bản đồ của họ là một bản đồ đặc biệt bị vẽ sai để dùng cho báo chí. Họ đem đối chiếu cách trình bày của Nất-côn-xơ với cách trình bày của chúng tôi mà cuối cùng Nất-con-xơ đã thừa nhận là đúng. Ngày 22 tháng 8. Bôp Tác-man của hãng AP trích dẫn một nhà báo “cộng sản” (tức là tôi) nói rằng nếu phía Liên hợp quốc thật sự muốn một cuộc ngừng bắn dọc theo mặt trận chiến đấu thực tế thì Liên hợp quốc có thể đạt được và đó cũng là lập trường đã được tuyên bố của Đô đốc Gioa lúc bấy giờ. Đó là cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38, hoặc là một cuộc ngừng bản dọc theo mặt trận thực tế. Cùng đêm đó, trụ sở của phái đoàn Bắc Triều Tiên-Trung Quốc ở Khai Thành bị ném bom (đợt bom sát thương đầu tiên rơi xuống giữa nhà ở của tướng Nam Nhật và nhà ở của các nhà báo, một vài mảnh bom trúng vào xe gíp của tướng Nam Nhật).
Một cuộc điều tra do các sĩ quan liên lạc hai bên tiến hành đêm đó đã được hoãn đến sáng hôm sau. Trong kho đó thì cuộc họp hôm sau đã bị tướng Nam Nhật huỷ bỏ. Sĩ quan liên lạc chính của Liên hợp quốc, Đại tá An-đriu Gi. Kin-ni của lực lượng không quân Mỹ đưa tin rằng “cộng sản” đã tạo ra một sự kiện để phá hoại các cuộc hội đàm về ngừng bắn. Họ đà cắt đứt cuộc hội đàm! Tin đó lan nhanh ra khắp thế giới trong vòng vài giờ.
Hôm sau, lại gây ra những câu chất vấn của các phóng viên Liên hợp quốc khi Uyn-min-tơn và tôi được tin nói rằng chỉ có phiên họp ngày 23 tháng 8 bị huỷ bỏ. Nhưng các cuộc tiếp xúc giữa các nhà báo của khai bên bị cắt đứt. Kin-ni tuy đã hứa tiếp tục cuộc điều tra vào sáng ngày hôm sau và sẽ đưa nhà báo theo anh ta, lại tuyên bố rằng những người “cộng sản” từ chối điều tra thêm nữa về “cái gọi là sự kiện” đó và đã cấm các nhà báo Liên hợp quốc ra khỏi Khai Thành.
Một tuyên bố của tướng Kim Nhật Thành và của Tư lệnh chí nguyện quân Trung Quốc ngày 23 tháng 8 đã phản đối cuộc ném bom, nhưng không nhắc gì đến việc phá vỡ cuộc đàm phán. Trái lại, tuyên bố nói: “Chúng tôi hy vọng rằng những cuộc đàm phán ngừng bắn có thể tiến hành trôi chảy để đi đến một thoả thuận công bằng và hợp lý có thể chấp nhận được cho cả hai phía...”. Tư lệnh Liên hợp quốc Ma-thiu B. Rít-uê tiếp tục hành động như thể các cuộc đàm phán đã thực sự bị cắt đứt nhưng báo chí Mỹ, Anh và Pháp tỏ ra nghiêm chỉnh hơn, bắt đầu hỏi liệu ông ta có phần vội vã trong kết luận không. Tướng Nam Nhật chuyển sang một trụ sở khác, nhưng đến 31 tháng 8, hai quả bom 500 cân Anh đã được thả cách đó 200 thước Anh. Ngày đêm sau một số nhà báo theo đại tá Kin-ni đến điều tra. Thực tế chứng tỏ các nhà báo không hề bị “cấm ra khỏi khu vực Khai Thành” đã được Uyn-min-tơn và tôi đưa tin. Kin-ni khó có thể phủ nhận việc hai quả bom lớn đã nổ nhưng lại đưa ra chuyện ngụ ngôn rằng “một máy bay không được xác định” đã bị phát hiện trên màn ra-đa đêm đó cho nên cuộc “tấn công đó là đo chính máy bay của các ông thực hiện”. Sau đó, trừ Tướng Nam Nhật, phần đông nhân viên phái đoàn Bắc Triều Tiên-Trung Quốc cũng như các nhà báo Trung Quốc trừ Chu Chi Ping, đều đi Bình Nhưỡng và Bắc Kinh.
Các triển vọng hoà bình dường như bị đập tan ra từng mảnh.
Tướng Nam Nhật lại chuyển nơi ở lần nữa, lần này vào trung tâm Khai Thành. Sáng sớm ngày 10 tháng 9, chúng tôi tỉnh dậy vì tiếng nhào xuống của một chiếc máy bay và tiếng súng máy của nó bắn vào khu vực của chỗ ở mới. Một cuộc điều tra đã được thực hiện, lần này do đại tá Đa-râu cũng thuộc lực lượng không quản Mỹ phụ trách. Anh này đưa ra lý thuyết rằng các viên đạn còn thấy ở các nhà quanh nhà của Nam Nhật có thể được bắn từ một súng máy đặt trên một mái nhà gần đây. Anh ta được yêu cầu phải toàn bộ nhân dân Khai Thành. Sau khi người đầu tiên chứng minh có nghe thấy tiếng máy bay và tiếng súng bắn, thì anh ta bỏ không điều tra nữa. Sau đó trong ngày, hãng Roi-lơ đưa tin từ Tô-ki-ô rằng “cuộc điều tra dường như không hơn gì một việc làm lầy lệ mấy...”
Không khí trong đêm ngày 10 tháng 9 rất căng thẳng. Một sồ dân còn ở lại đã chạy lên con đồi ở phía bắc vì máy bay bay trên thành phố suốt ngày, vi phạm bay chế bất khả xâm phạm đã được nêu lên. Bộ ba báo chí của chúng tôi và các sĩ quan liên lạc Bắc Triều Tiên - Trung Quốc ở cùng chung với chúng tôi đều cảm thấy rằng đây là đêm mà hoà bình hoặc một cuộc chiến tranh với quy mô rộng lớn sẽ được quyết định. Chúng tôi không buồn cởi áo quần khi nghe tiếng máy hay B-26 lượn và bổ nhào trên đầu, chúng tôi đợi những quả bom đầu tiên rơi xuống. Người ta tích cực đề nghị chúng tôi trở về Bắc Kinh, nhưng chúng tôi cảm thấy rằng vì lợi ích của lịch sử, bất kỳ cái gì xảy ra phải được những người chuyên nghiệp chứng kiến và ghi lại. Có thể đây là sự bắt đầu đáng khiếp sợ của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.
Trên đài phát thanh hồi 11 giờ đêm, có tin giật gân rằng Rít-uê đã thừa nhận và xin lỗi về sự kiện đó. Lần này ra-đa phát hiện rằng một máy bay Liên hợp quốc đã bay trên Khai Thành vào lúc cuộc tấn công xảy ra do “nhầm đường bay” và một “hình thức kỷ luật”, đã được thi hành đối với phi công. Lời xin lỗi dường như để chuẩn bị mở đường cho việc nối lại các cuộc thương lượng. Rõ ràng tại các cuộc họp liên lạc phái đoàn Liên hợp quốc muốn địa điểm hội nghị chuyển từ Khai Thành đến Thôn Ba Nhà của Bàn Môn Điếm hầu như nằm ngang trên vĩ tuyến 38. Một cuộc họp trong một nhà lầu tại địa điểm mới ngày 11 tháng 10, và được thừa nhận rằng một vòng tròn với bán kính 1.000 thước Anh quanh nhà lầu họp sẽ là khu vực trung lập. Các con đường đi từ Mun San ở phía nam (nơi đóng trụ sở tiền tiêu của phái đoàn Liên hợp quốc) và từ Khai Thành ở phía bắc cũng sẽ “không bị tấn công”. Trong vòng 24 giờ, 3 máy bay phản lực Mỹ đã bắn phá bên trong vòng tròn 1.000 thước Anh đó, giết chết một trẻ nhỏ Triều Tiên đang đánh cá tại một con suối đọc theo đường.
Vào lúc này những thành viên có trách nhiệm hơn của báo chí Liên hợp quốc rất nghi ngờ, cũng như chúng tôi đã nghi ngờ từ ngày 22 tháng 8 trở đi, rằng lực lượng không quân Mỹ đàng cố gắng phá hoại các cuộc đàm phán. Sự nghi ngờ đó đã được củng cố thêm khi lần đầu tiên một sĩ quan lính thuỷ đánh bộ Mỹ, trung tá Giôn G. Mu-rê hướng dẫn cuộc điều tra: Anh là xác nhận sự vi phạm; lại có một lời xin lỗi nữa và ngày 25 tháng 10, Đô đốc Gioa và tướng Nam Nhật lại mặt đối mặt lại bàn hội nghị, lần này trong một nhà lầu quân sự lớn. Các phóng viên Liên hợp quốc lại có mặt nhưng đã được chỉ thị không được tiếp xúc với Chu Chi Ping, Uyn-min-tơn hoặc với tôi, nhưng rõ ràng họ đã phớt lờ đi.
Ngày 14 tháng 11 năm 1951, ngày hôm trước của cuộc đàm phán trao đổi tù binh, ĐạI tá Giam Han-lây thẩm phán biện hộ quân đoàn thứ 8 của tướng Giêm Halây Phlit đưa ra một báo cáo cho rằng những “người cộng sản”
đã giữ ít nhất 5.790 tù binh Liên hợp quốc, kể cả 5.500 người Mỹ, từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên. Hàm ý của báo cáo đó là: Tại sao vẫn tiếp tục đàm phán khi “tất cả các tù binh đã bị sát hại”? Đó là nhằm vào việc phá hoại hội nghị một cách trắng trợn đến mức Tổng thống Harry Truman cảm thấy buộc lòng phải nói với báo chí ngày hôm sau rằng ông ta không hề được báo về những cuộc tàn sát như vậy. Ba ngày sau đó, người phát ngôn của Rít-uê bày tỏ “hoàn toàn tiếc rằng sự phối hợp với Washington đã không được tốt” và việc đưa ra bản tuyên bố của Han-lây “tất nhiên đã không có bất kỳ một mối liên hệ nào với các cuộc đàm phán ngừng bắn đang được tiến hành”.
Bốp Ơn-xơn, đứng đầu bộ phận Tô-ki-ô của hăng AP. bạn cũ của tôi từ cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương, đến Bàn Môn Điếm với một ý kiến độc đáo. Hãng AP có một nhà nhiếp ảnh - Phăng “Pê-pi” Nô-en - có tên trong danh sách tù binh đã được Đài phát thanh Bắc Kinh công bố. Vậy thì tại sao không gửi cho anh ta một máy ảnh và phim dể anh ta chụp ảnh những bạn tù binh của mình? Bằng cách đó các gia đình sẽ thấy con và chồng của họ còn sống. họ sẽ gây sức ép để hiệp ước đình chiến được ký kết. Vì tù binh ở trong các trại do người Trung Quốc quản lý, nên tôi đưa đề nghị đó ra với Kiều Quán Hoa. Câu trả lời là: “Tại sao lại không, nếu hãng AP muốn hy sinh một máy ảnh?”. Một vài ngày sau, một máy ảnh của báo chí và nhiều phim đã đã được chuyển giao tại Bàn Môn Điếm và sớm được gửi đến trại tù binh trên sông Áp Lục nơi Nô-en bị giam. Vào khoảng mười ngày sau, các bức ảnh do Nô-en chụp bắt đầu xuất hiện dần dần ở Bàn Môn Điếm đã gây ra một cảm xúc nhất định.
Rít-uê có vẻ tức giận, nhưng một điều xấu hơn đã xảy đến. Các cuộc đàm phàn về tù binh đang được tiến hành, thì ngày 18 tháng 12 năm 195l, một danh sách gồm 11.559 tù binh Liên hợp quốc bị giam ở miền Bắc đã được chuyển cho Phó Đô đốc Bu-thơ-ven E. Líp-bai của hải quân Mỹ, đứng đầu tiểu ban về vấn đề tù binh của Liên hợp quốc. Trên đầu danh sách của hơn 3.000 tù binh là tên Thiếu tướng Uyn-liam Đin, chỉ huy sư đoàn bộ binh Mỹ thứ 24 đã bị tiêu hao nhiều trong những ngày đầu của chiến tranh. Trong cuộc thông báo không chính thức cho những phóng viên có lựa chọn, sĩ quan báo chí Nất-ôn-xơ vồ ngay lấy tên của Đin để chứng minh toàn bộ danh sách là giả. Bộ chỉ huy Liên hợp quốc có “tin xác thực” rằng Đin đã chết, bị hành hình ngay sau khi bị bắt. Đoàn báo chí từ lâu đã khẳng định tin Đin đã chết.
Tướng Rít-uê không phải là người duy nhất lo ngại về thành công của các bức ảnh do Nô-en chụp. Hãng UP cũng bị thiệt hại nặng: “Những ảnh của Nô-en đã giết chúng tôi” - một trong những người đứng đầu bộ phận Tô-ki-ô của hãng UP đã nói như vậy. Anh ta đi Bàn Môn Điếm để hòng cứu vãn được gì chăng trong vấn đề ảnh chụp đó cho hãng tin của anh ta. “Những người Bắc Triều Tiên nói rằng họ đang giam giữ tướng Đin. Người của chúng tôi tôi nhấn mạnh rằng ông ta đã chết. Vậy anh có thể chụp cho chúng tôi m(}t vải ảnh của Đến để khứng minh rằng ông ta còn sống không?”
Vài ngày sau tôi đã có mặt trên con đường Khai Thành - Bình Nhưỡng với một nhà chụp ảnh Trung Quốc. Tình cờ cùng đi xe với tướng Nam Nhật trên đường về họp với Kim Nhật Thành. Chiếc xe đã bị bắn, và tôi vẫn còn nhớ hình ảnh Tướng Nam Nhật điềm tĩnh hút thuốc chẳng thèm nhìn lại khi đạn bắn xới con đường phía sau xe chúng tôi và bên cạnh những nông dân mặc áo trắng chạy vào các hầm bên đường. Người lái xe lao được xe vào một chỗ núp bên đường và tôi lại thấy trong nháy mắt vô số viên đạn bắn ra từ chiếc phản lực khi chúng nhào xuống xới bụi đất bay lên bên đường. Sau vài giờ không ngủ được vì bom của các cuộc tấn công ban đêm thường xuyên đã nổ quá gần, cuộc phỏng vấn với tướng Đin đã diễn ra và người thợ ảnh đã chụp được ảnh anh ta.
Một vài ngày sau tờ báo hằng ngầy chính thức của Quân đội Mỹ Sao và Vạch đăng hai trong báo liền ảnh tướng Đin mặt béo tốt, mặc áo cài chéo, chơi cờ vớicon người trong trại, ăn cơm bằng đũa, tập quyền Anh và dạo trong rừng.
Ảnh đã được đăng trên các báo ở Mỹ cùng với câu chuyện của tướng Đin như anh ta đã kể với tôi, và được tôi kể lại cho các nhà báo ở Bàn Môn Điếm, khi tôi trở lại đó Đin đã đi lang thang khoảng 3 tháng sau khi Sư đoàn thứ 2 của anh ta bị tan rã ở Ta-gôn, trốn trong rừng và sống với quả rừng. Cuối cùng anh ta gặp được một người Nam Triều Tiên biết tiếng Anh anh ta trả đô la để người này dẫn anh ta đến tuyến của Đồng minh, nhưng người này lại đưa anh ta đến trụ sở du kích gần nhất. Do đó anh ta trở thành tù binh quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên.
Từ cuối tháng 10 năm 1952 từ Tổng hành dinh Tướng Phít-uê một bị vong lực đã được luân chuyển, phàn nàn rằng Tổng tư lệnh đã phải chú ý đến việc một số phóng viên lợi dụng những phương tiện treo dõi tin tức của mình để kết bạn về giao thiệp, trao đổi với địch. “Bị vong lục do Sĩ quan báo chí của Rít-uê công bố, nói rằng Bộ tư lệnh Liên hợp quốc lo ngạỉ trước việc một vài phóng viên giao thiệp quá mức, kể cả việc uống rượu với các nhà báo cộng sản”. Các phóng viên được nhắc nhở rằng những cách giao thiệp như vậy phải được chấm dứt ngay và trong tương lai, các phóng viên phải cư xử như thế nào đó để “không làm hại đến an ninh quân sự”.
Trong buổi sáng, sau khi công bố bị vong lục, toàn bộ đoàn báo chí Liên hợp quốc bày tỏ một “sự kết bạn” có tính chất phô trương kể cả “uống rượu”. Họ có thể làm như vậy vì nhiều người được chỉ thị đặc biệt khỏng phải tuân theo lệnh của Rít-uê. Nhưng viên chủ bút không may của tờ Sao và Vạch không được như vậy. Anh ta bị cách chức và phải trở về nước. Việc thay thế anh ta đã đi đôi với một cuộc tấn công bẩn thỉu vào Hãng AP, ngụ ý rằng có sự “bán mình” cho kẻ địch để kiếm một vài bức ảnh. Hãng AP phản đối và đòi được một chỗ bằng như vậy trên báo, để trả lời. Bài trả lời do Sác-li Béc-na viết, và phản ánh một phần những sự ngớ ngẩn của bộ phận quan hệ công cộng đã làm cho Rít-uê bị đẩy vào chân tường như vậy:
Tại sao quân đội lại phải có những lời tố cáo như vậy? Quân đội -không muốn những tin và những ảnh có giá trị mà những người cộng sản đưa ra... tất cả các phóng viên đều biết những phóng viên cộng sản là người như thế nào. Họ chỉ tin có chủ nghĩa cộng sản. Nhưng biết bao lần họ đã đưa ra những tin nóng hồi về điều gì đang xảy ra: tại bàn đàm phán cho các phóng viên Đồng minh và các câu chuyện của họ đều là đúng đắn. Vài tháng trước đây Bộ chỉ huy Liên hợp quốc công bố không có cuộc họp phổ biến tin tức nữa, trong khi các tiểu ban đình chiến vẫn tiếp tục các cuộc họp. Và các nhà báo cộng sản vẫn được thông báo tin và họ thông báo lại cho các nhà báo Đồng minh. Đỏ là tin tức duy nhất về cuộc đàm phán ngừng bắn mà cáo báo cáo của thế giới tự do có được. Quân đội không muốn loại tin đó bởi vì những ảnh của tù binh Đồng minh ở Bắc Triều Tiên luôn luôn cho thấy những tù binh được nuôi tốt và được đối xử tử tế... Truyên truyền của cộng sản chăng. Tất nhiên, đó điều mà cộng sản muốn qua những bức ảnh của họ, nhưng không có ai mặc cả gì với các nhà báo cộng sản cả. Ảnh và tin của họ là hoàn toàn tự do (Sao và Vạch. ngày 10 tháng 2 năm 1952).


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:50:48 am
Rít uê và Nất-côn-xơ chịu một số thất bại lớn về tuyên truyền đối với điều mà chính họ làm ra. Lý do mà báo chí Liên hợp quốc không có được những bản tin của chính họ, đó là vì những bản tin đó sẽ tiết lộ khoảng cách giữa điều được nói ra để sử dụng ở trong nước, tức là đòi chấm dứt chiến tranh với chính sách thực sự của các nhân vật quân sự quan trọng, tức là muốn tiếp tục chiến tranh. Chiến lược đàm phán của Mỹ là nhằm vào điều đó, nhưng lại giấu không cho công chúng biết. Tất cả những nhà báo theo dõi các cụm đàm phán khá lâu đều biết điều đó. Trong một phản ứng ngầm chống lại chính sách ngăn cấm báo chí của Rít-uê - Nấc-côn-xơ. Câu lạc bộ báo chí hải ngoại dành giải thưởng 1951 - 1952 về công trình nhiếp ảnh nổi tiếng trong năm cho Pê-pi Nô-en. Và đó thực sự là giải thưởng có giá trị. Tháng 5 năm 1952, tướng Rít-uê rời Tokio đi nhận nhiệm vụ mới - tư lệnh Đồng minh tối cao ở châu Âu và tôi không nhớ khi ông ta ra đi có nhiều người khóc không, nhưng chắc là không có nước mắt của giới báo chí.
Trong lúc đó, vì Bun-ga-ri đã cấp thị thực xuất cảnh cho vợ tôi và vỉ các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Triều Tiên rõ ràng là còn tiếp tục một thời gian nữa, tôi đã thăm dò khả năng ở vợ tôi làm công việc hiệu đính các bản viết bằng tiếng Pháp cho Nhà xuất bản tiếng nước ngoài của Trung Quốc. Do nhu cầu phù hợp với khả năng nên không có vấn đề gì lớn. Cô ta cũng đang làm thủ tục để được chấp nhận là phóng viên của tờ Mặt trận văn học, tạp chí hàng tuần của Hội nhà văn Bungary. Tôi đang thăm trại tù binh ở sông Áp Lục thì nhận được điện báo Vét-xa đang đến Bắc Kinh trên con tàu tốc hành xuyên Siberi. Tôi liền đi Thẩm Dương bằng xe gíp đến An Đông rồi từ đó đi bằng tàu lửa. Tôi tới Thẩm Dương trong một đêm tắt điện vì máy bay Mỹ ném bom nhà máy thuỷ điện Sui Ho trên sông Áp Lục mà tôi đã đi qua 1-2 giờ trước đó.
Khi tàu đến Thẩm Dương, Vét-xa được đưa xuống cùng với hành lý và đi ngược với chiều về Bắc Kinh để qua cầu của sông Áp Lục, tuy bị hư hại nặng vì bom nhưng vẫn còn dùng được, để vào Triều Tiên. Chúng tôi chỉ ở chung được với nhau một tháng đầu. Đó là một kiểu đón tiếp rất mất lịch sự đối với với người vợ mới cưới được hai năm rưỡi. Cuộc chiến tranh tiếp tục 18 tháng liền sau khi các vấn đề lớn đã được giải quyết như định ra đường ngừng bắn, và việc giám sát quốc tế, và các đại biểu đang quần nhau về vần đề trao đổi tù binh. Thông thường đây là một vấn đề giải quyết đơn giản nhất. Theo những công ước hiện hành, thì việc hồi hương các tủ binh sẽ được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi chiến sự chấm dứt. Tuy vậy các nhà thương lượng Mỹ lại nêu ra nguyên tắc hoàn toàn mới về hồi hương tự nguyện, nghĩa là làm cho Tưởng Giới Thạch có thể xen vào công việc của tất cả các tù binh Trung Quốc; Lý Thừa Vãn của Nam Triều Tiên có thể xen vào công việc của các tù binh Triều tiên. Các nhà thương lượng Mỹ vẫn đã không muốn ngừng bắn, lại có điều kiện để ngăn cản một cách vô hạn định một giải pháp toàn bộ. Các nhà thương lượng Bắc triều Tiên- Trung Quốc coi việc “giữ lại bắt buộc” đó và việc gây sức ép để các tù binh Trung Quốc và Bắc Triều Tiên từ bỏ quyền hồi hương là rất lạc lõng. Nhưng cuối cùng vấn đề này dường như cũng được giải quyết. Các đại biểu đã thoả thuận rằng tất cả các tù binh muốn về nước sẽ được trao đổi ngay sau khi hiệp định ngừng bắn được ký. Những người còn lại thì đưa đến những khu vực khác để họ cân nhắc có về nước hay không, sau khi được trình bày những điều kiện về nước. Theo tin của báo chí Liên hợp quốc, ngày 16 và 17 tháng 6 năm 1953 khi hiệp định toàn bộ đã thảo xong và sẵn sàng được ký thì quân Lý Thừa Vãn, với sự đồng loã của các cai ngục Mỹ đã dùng súng ép 27.000 tù binh Bắc Triều Tiên ra khỏi trại giam. Rồi Lý công bố số đó sẽ được sáp nhập vào các lực lượng vũ trang của hắn ta. Việc này đã phá hoại cơ sở của hiệp định sắp được ký vào ngày 25 tháng 6, kỷ niệm lần thừ 3 ngày xảy ra chiến tranh Triều Tiên.
Để làm yên dư luận công chúng và các Đồng minh Liên hợp quốc hiện có quân ở chiến trường, Tổng thống Ai-xen-hao (vừa đánh bại ứng cử viên Dân chủ Át-lai E. Stê-ven-xơn trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1952 bằng lời cam kết chấm dứt chiến tranh Triều Tiên) đã cử thứ trưởng Ngoại giao Oan-tơ S. Hô-bec-xơn đốn nói chuyện với Lý. Sau 2 tuần gặp nhau hằng ngày giữa hai tên “diều hâu” nổi tiếng đó, một thông cáo chung nói rằng một công ước “an ninh chung” đã được thoả thuận. Trong vòng 24 giờ, Lý đã hân hoan công bố rằng những cuộc đàm phán chính trị sẽ được đưa ra sau ngừng bắn, (điều 5 của chương trình) sẽ bị giới hạn trong 3 tháng, sau đó y có quyền tự do hành động một mình. Việc đó lại phá hoại một điều khoản quan trong khác của dự thảo hiệp định.
Các lực lượng Bắc Triều Tiên - Trung Quốc lại hoạt động trở lại và trong vòng 6 ngày đã quét sạch 5 sư đoàn Nam Triều Tiên và làm tê liệt 2 sư đoàn nữa. Có một điều không được biết là việc Canada đã ra một tối hậu thư cho Mỹ. Điều này đã được nhà ngoại giao Canada Se-xtơ Ron-ning tiết lộ. Ron-mng lúc này đứng đầu Vụ Mỹ và Viễn Đông của Bộ Ngoại giao Canada đã viết trong cuốn sách Một ký sự về Trung Quốc trong cách mạng:
Canada không thể chấp nhận bị cột chặt vào một lập trưởng cuối cùng có nguy cơ phá hoại các cuộc đàm phán. Canada doạ không tham gia các hoạt động chiến sự được trở lại, nếu Bộ chỉ huy Liên hợp quốc không chấp nhận những điều kiện của Liên hợp quốc cho một cuộc đình chiến. Đây là một bức thư tối hậu thực sự với đúng nghĩa của nó, là một tuyên bố cuối cùng về các điều kiện mà nếu bị bác bỏ sẽ đưa lại sự cắt đứt quan hệ của Canada với các cường quốc khác gắn với hành động của Liên hợp quốc ở Triều Tiên. Chính lập trường kiên quyết này của Canada đã thúc ép một quy định hoặc là hoàn toàn làm theo các điều kiện của Đại hội đồng vừa ký một cuộc đình chiến hoặc là, tiếp tục một giải pháp quân sự mà không có sự tham gia của Canada.
Các nhà thương lượng Liên hợp quốc trở lại nhà lều hội nghị. Tướng Nam Nhật yêu cầu một loạt các biện pháp nhắm bảo đảm là sẽ không có giới hạn về thời gian cho cuộc đình chiến. Nó phải bao gồm cả các lực lượng Nam Triều Tiên và Liên hợp quốc. Bộ chỉ huy Liên hợp quốc không được ủng hộ hậu cần và mọi ủng hộ khác cho bất kỳ hành động xâm lược nào của quân đội Nam Triều Tiên; quân đội Nam Triều Tiên cũng phải ngừng bắn trong vòng 12 tiếng sau khi hiệp định đình chiến được ký kết; và những bảo đảm khác. Những yêu cầu này đều được trung tướng William K. Ha-ri-xơn chấp nhận và các trở ngại cuối cùng đã được gạt bỏ để ký hiệp định ngừng bắn.
Trong ngôi chùa Hoà Bình bề thê do quàn đội nhân dân Triều Tiên xây dựng trong 5 ngày tại địa điểm thương lượng Bàn Môn Điếm, vào lúc 10 giờ sáng ngày 27 tháng 7 năm 1953, Ha-ri-xơn và tướng Nam Nhật đã ký những văn kiện quy định sẽ chấm dứt tiếng súng trong vòng 12 tiếng sau đó. Cuối ngày hôm đó, các văn kiện được tướng Mác Clác (người đi thay cho tướng Rít-uê) ký tiếp ở Mun San và tướng Kim Nhận Thành ký tiếp ở Bình Nhưỡng.
Về phương diện cá nhân, một sự kiện quan trọng đã xảy ra 10 tuần trước đó. Bút danh mà tờ Tin nhanh hàng ngày đặt ra cho tôi đã được chính thức hoá bằng sự ra đời của Pi-tơ, con trai của Vét-xa Ô-xi-cốp-xca và Uun-phrết Burchett ở Bắc Kinh...
Như là một ghi chú về tên của chương này, cần phải chú ý rằng “cuộc chiến tranh báo chí” đã được tiến hành mãnh liệt giữa các nhà báo được chấp nhận bên cạnh Bộ chỉ huy của Liên hợp quốc với các sĩ quan báo chí của Mỹ hơn là giữa các nhà báo của mỗi bên. Mối quan hệ hầu như luôn luôn bình thường như giữa các nhà chuyên nghiệp và tình bạn được xây dựng tại Khai Thành - Bàn Môn Điếm đã đứng vững trước thử thách của thời gian...


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:51:51 am
4. Sự lôi cuốn của Đông Dương
Dường như không thể tin được, nhưng thực sự chẳng có gì đáng nghi ngờ. Con người mảnh khảnh với chòm râu dài từ trong cánh rừng bước ra, gậy cầm tay, áo vắt vai, không phải ai khác mà chỉnh là Cụ Hồ Chí Minh truyền thuyết. Được người Pháp đưa tin đã chết đến vài chục lần. Cụ vẫn ở đó, tay đang rộng, mảnh dẻ, nhưng không thể nào nhầm được. Không thể nào quên được buổi gặp gỡ dầu tiên đó, với vẻ ấm cúng và thông minh trong đôi mắt nâu thẫm của Người, đúng một tuần kể từ khi tôi rời Khai Thành, nghỉ vài ngày ở Bắc Kinh để thăm Vét-xa và bé Pi-tơ. Đầu tiên, Cụ Hồ Chí Minh hỏi thăm về sức khỏe của tôi không phải là để xã giao lịch sự mà thực sự là để xem tôi có bị kiệt sức sau nhiều năm ở Triều Tiên và sau chuyến đi dài ngày từ Bắc Kinh đến không?
Trên đường đến Việt Nam, tôi nghe đài sóng ngắn và thấy rằng phần nhiều tin từ Hà nội bị Pháp chiếm đóng đều nói về một địa điểm gọi là Điện Biên Phủ. Người Pháp đã chiếm được địa điểm này làm một căn cứ để tấn công Việt Minh từ phía sau và để quét sạch các sở chỉ huy của họ. Câu hỏi rõ ràng đầu tiên là điều gì đang xảy ra ở Điện Biên Phủ? Bác Hồ lật ngửa mũ lưỡi trai che nắng của Người xuống bàn, đưa mẩy ngón tay mảnh khảnh vòng quanh vành mũ, Bác nói: “Đây là rừng núi, nơi có các lực lượng của chúng tôi. Dưới kia là thung lũng Điện Biên Phủ, ở đó là người Pháp với những đội quân tinh nhuệ nhất. Họ sẽ không bao giờ ra được - tuy có thể mất một ít thời gian”
“Một Stalingrad Đông Dương?”
“Trên một phạm vi khiêm tồn, vâng, hơi giống như Stalingrad”.
Như tôi đã phát hiện trong nhiều cuộc gặp về sau nét điển hình ở Cụ Hồ Chí Minh là chỉ với một vài từ, hoặc một vài hình ảnh, Cụ có thể trình bày được những vấn đề rất phức tạp. Hình ảnh những quân tinh nhuệ nhất của đội quân viễn chinh Pháp lại nhốt vào đáy mũ lưỡi trai của Cụ sẽ là cuộc chiến đấu lịch sử Điện Biên Phủ khi lên đến đỉnh cao. Tại trụ sở trong rừng, tôi gặp ông Phạm Văn Đồng mảnh dẻ với đôi mắt sâu rực cháy, đang bị bệnh sốt rét kinh niên và hậu quả của 6 năm bị giam cầm tại “Hòn đảo địa ngục” Côn Sơn dày vò. Ông rất thích thú nghe kể về các cuộc đảm phán ngừng bắn ở Triều Tiên, nhất là những cuộc đàm phán chính trị ở Bàn Môn Điếm sau khi ký hiệp định ngừng bắn. Ông sẽ sớm đi Giơ-ne-vơ để lãnh đạo phái đoàn Việt Minh tại hội nghị nhằm chấm dứt chiến tranh ở Dông Dương.
Người thông báo cho tôi về bối cảnh của cuộc chiến tranh và về tình hình hiện nay, trả lời những câu hỏi của tôi là ông Xuân Thuỷ, mà 23 năm sau lại dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ Cộng hoà, tại Hội nghị Paris để giải quyết một cuộc chiến tranh khác ở Việt nam. Người duy nhất trong các nhà lãnh đạo chính mà tôi không được gặp trong chuyến thăm đầu tiên là ông Võ Nguyên Giáp, người đứng đầu các lực lượng vũ trang Việt Minh. Cụ Hồ Chí Minh giải thích có vẻ như xin lỗi: “Lúc này đồng chí Võ Nguyên Giáp đang bận việc gì đó”. Một vài ngày sau, lực lượng của tướng Giáp, dưới sự chỉ huy tại chỗ của ông, đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên vào các tiền đồn bảo vệ khu căn cứ chính của Pháp ở Điện Biên Phủ. Cuộc chiến đấu thực sự bắt đầu khi tôi ở trụ sở của Cụ Hồ Chí Minh. Tôi đến Việt Nam hầu như là tình cờ. Những cuộc đàm phán chính trị ở Bàn Môn Điếm đột ngột chấm dứt khi Trưởng phái đoàn Trung Quốc Hoàng Hoa (về sau trở thành Ngoại trưởng) đã mô tả cách tiến hành đàm phán của Mỹ là “một điều xảo trá trắng trợn”. Ác-tơ Đin, đứng đầu phái đoàn Liên hợp quốc, xem đó là một sự xúc phạm đối với danh dự của nước ông ta và cũng bỏ hội nghị. Hội nghị Ngoại trưởng ở Berlin đã đi đến thoả thuận triệu tập một hội nghị đặc biệt lại Giơnevơ để thảo luận vấn đề Triều tiên. Người ta cũng đồng ý một công đôi việc ghi thêm vào chương trình việc thử giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương. Lúc đó A-lan Uyn-min-tơn có khó khăn về vấn đề hộ chiếu, cho nên tờ Công nhân hàng ngày của London yêu cầu tôi theo dõi Hội nghị đó. Vì tôi chẳng biết một tý gì về cuộc chiến tránh ở Đông Dương nên tôi thấy cần thiết phải nắm được một số bối cảnh có cơ sở hiểu biết khi các cuộc đàm phán bắt đầu ở Giơ-ne-vơ.
Chuyến đi thăm Việt Nam đầu tiên đó nhất thiết là phải ngằn, chỉ 2 tuần thôi. Tôi đã tranh thủ gặp các cán bộ cấp cao để thảo luận những mặt khác nhau của cuộc đấu tranh. Vào lúc đó cũng như từ đó về sau, cả những người Việt Minh ở miền Bắc cũng như 10 năm về sau, những người Việt cộng ở miền Nam, tôi chưa hề gặp một nhà cách mạng Việt Nam nào khoác lác hoặc lạc quan tếu. Nêu có ai đó không đúng thì thường chỉ ở khía cạnh tuyên bố thấp hơn tình hình thực tẻ... Những nhận thức và ấn lượng sâu sắc của tôi đã được hình thành không chỉ do các cuộc trao đổi với các cán bộ cấp cao và những báo cáo chi tiết của họ, mà còn thông qua các cuộc đi thăm ở nông thôn, từ những xã ven đồng bằng sông Hồng đến những xã dọc con đường tiếp viện chính đến Điện Biên Phủ. Nếu quân Pháp có thể thấy được những điều xảy ra ban đêm trên các con đường vượt qua đèo núi để đến chiến trường quyết định đó, thì sự sửng sốt của họ khi bất ngờ bị dội pháo sẽ giảm đi rất nhiều. Nông thôn yên tĩnh và thụ động dường ấy nhất là nhìn từ trên không và vào lúc ban ngày, đã sôi sục lên vì hàng trăm nghìn hoạt động vào ban đêm. Từ xe tải đến xe bò, từ xe đạp đến lưng con người, mọi hình thức có thể nghĩ ra được để chở hàng tiếp tế đều đã vượt qua rừng, lên núi xuống dốc, tiến vào Điện Biên Phủ”.
Đạn được qua đường Trung Quốc vào và một số từ chính các xưởng của Việt minh, gạo mua từ đồng bàng sông Hồng, mọi thứ cần thiết để cung cấp và nuôi bộ đội chiến đầu đều đưa vào Điện Biên Phủ qua những đoàn vận chuyển ban đêm vô tận. Trước rạng đông và trước khi máy bay trinh sát phát hiện, con đường tiếp vận có được nguỵ trang bằng những bụi cây mà người ta sẽ dẹp đi khi các đoàn vận tải lại tiếp tục di chuyển n khi trời tối. Chỉ ban đêm người ta mới có cảm giác là cả một dân tộc đang có chiến tranh, ít nhất là ở những khu vực mà tôi đã đến trong 2 tuần đó. Tuy có nhiều dịp tôi chỉ đi cách các vị trí của Pháp một hoặc vài dặm, nhưng tôi chẳng có cảm giác gì về sự có mặt của Pháp, trừ những máy bay của họ bay ban ngày.
Cuộc đấu tranh không phải chỉ đóng khung trong các vấn đề quân sự. Nó đã đến giai đoạn mà sự ủng hộ của quần chúng nông dân sẽ là quyết định trong cuộc chiến đấu tuyệt đỉnh hình thành ở Điện Biên Phủ. Cụ Hồ Chí Minh giải thích rằng để giành được sự ủng hộ đó, người nông dân phải thấy được lợi ích của họ đang chiến thắng.
Do đó khi nông dân xã Hùng Sơn, tỉnh Thái Nguyên, là nơi mà Cụ Hồ đóng trụ sở, làm lễ đốt văn khế ruộng đất và giấy nợ đã từng ràng buộc họ vào bọn địa chủ đã bắt đầu cuộc cải cách ruộng đất, thì tôi dã cớ mặt. Đó là một buổi lễ đầy xúc động tổ chức vào ban đêm vì ban ngày máy bay địch làm chủ bầu trời. Một cơn mưa sương không thể làm giảm nhiệt tình của nông dân ngồi quanh đống lửa, và cũng không thể làm tắt ngọn lửa bùng sáng lên mỗi khi cò một đống giấy được vứt thêm vào đó. Đó là một trong những phút long trọng nhất mà tôi tình cờ thấy được trong quá trình diễn biến của lịch sử.
Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đã đến trụ sở của Cụ Hồ Chí Minh, nơi đây có khoảng vài chục nóc nhà tre lợp tranh dựng rải rác trong rừng để tránh thiệt hại nặng nếu bị ném bom. Với tư cách là người đứng đầu của phong trào kháng chiến Pa-thét Lào của nước Lào láng giềng. Xu-pha-nu-vông đến dự cuộc họp để phối hợp chiến lược ở Giơ-ne-vơ. Là một con người mạnh khỏe đầy sức sống, có nghị lực, ông đã từ bỏ cảnh sung túc của triều đình ở Lu-ăng Pra-băng để sống một cuộc sống khắc khổ, nguy hiểm ở rừng núi. Cũng giống như Cụ Hồ Chí Minh, ông là một người biết nhiều thứ tiếng.
Ông xem xét lại tình hình ở Lào, nhấn mạch sự phối hợp chặt chẽ giữa cuộc đấu tranh ở Việt nam và cuộc đất tranh ở Lào. Ông khẳng định việc đó sẽ được phản ánh trong cuộc chiến đấu này cần phát triển tại Điện Biên Phủ cũng như tại Hội nghị Giơ-ne-vơ.
Tôi được tặng một bản đồ vẽ tay chi tiết của Việt Nam dài 6 bộ, rộng 3 bộ Anh tô bằng ba màu để làm quà khi tôi ra đi: màu đỏ là những khu vực do Việt Minh kiểm soát chặt; mầu vàng là khu vực du kích, nghĩa là nơi mà du kích kiểm soát ban đêm và Pháp có thể hoạt động ban ngày; màu xanh là khu vực còn dưới sự kiểm soát chặt của Pháp. Khi so với số ít bản đồ tình hình mà Pháp công bố thỉ có vẻ như Việt Minh quá lạc quan.
Tôi rời Việt Nam so với lúc mới đến, ít ra cũng hiểu rõ hơn về các vấn đề của Đông Dương như: tinh thần của nhân dân, chất lượng lãnh đạo ở Việt Nam và ở Lào.
Có nhiều việc phải ngẫm nghĩ trên chuyến đi dài ngày đến Bắc Kinh và một chuyến đi còn dài hơn, lần này với Vét-xa, trên tàu tốc hành xuyên Siberi đi Moscow và sau đó đáp máy bay đi Giơ-ne-vơ. Đó là một chuyện đi lý thú, một dịp nghỉ chữa bệnh rất cần thiết và thay đồi chế độ ăn sau 2 năm rưỡi cơm dưa muối ở Triều Tiên. Trong những ngày đó, phải mất 7 ngày đêm để chạy qua quãng đường từ hồ Bai-can xuyên Xi-bê-rí đến U-ran, mà chỉ có 10 phút nghỉ ở những ga xa nhau nhất.
Tại Giơ-ne-vơ, mặc dù không quên kinh nghiệm ở Bàn Môn Điếm, chúng tôi vẫn tìm Kiều Quán Hoa và hỏi xem anh ta dự đoán cuộc họp sẽ kéo dài bao lâu. Anh ta mím môi, chớp mắt và nói: “3 tháng”. Một vài ngày sau, khi chúng tôi báo cho một vài bạn đồng nghiệp ở Bàn Môn Điếm rằng chúng tôi đã thuê một căn phòng trong 3 tháng, họ đều nói: “Các bạn điên rồ à?”. Trên thực tế, lần này Kiều Quán Hoa nói đúng. Cuộc hội nghị đã kéo dài gần như đúng 3 tháng.
Trong các cuộc thảo luận non để đẩy hiệp định ngừng bắn lên một hiệp ước hoà bình, mà tất cả những nước tham gia chiến tranh Triều Tiên đều tham dự, Giôn Pho-xtơ Đa-lét dùng mọi cố gắng chính để tổ chức một cuộc can thiệp kiểu Triều Tiên đề cứu người pháp ở Đông Dương. Ngoại trưởng Anh An-tô-ni I-dơn về sau tiết lộ rằng, tại một bữa tiệc tối ngày trước khi bắt đều hội nghị, Đa-lét kéo ông ta ra một mình để yêu cầu Anh ủng hộ cuộc tấn công bằng không quân của Mỹ xuống Điện Biên Phủ. I-đơn viết rằng đêm đó ông ta “lên giường với tâm trạng của một người băn khoăn, lo lắng: “Chúng ta rất có thể dễ rơi vào một cuộc chiến tranh không đúng, chống lại một đối tượng không đúng, ở một địa điểm không đúng”. Vào ngày tiếp theo, như I-đơn đã tiết lộ trong một phần hồi ký của ông ta tên là Full circle (Vòng tròn khép kín), Đa-lét cùng với Chủ tịch Tham mưu liên quân, Đô đốc Ác-tơ W. Rát-pho, còn đi xa hơn nữa bằng việc yêu cầu lực lượng không quân Hoàng gia cùng tham gia với lực lượng không quân của Mỹ trong các cuộc tấn công đó. I-đơn trở về London ngay để gặp Churchill và nói với Churchill rằng, ông ta không tán thành việc Mỹ tin rằng một sự can thiệp như vậy sẽ có hiệu quả hoặc có thể giới hạn chỉ trong việc tấn công bằng không quân. Ông ta trích lời Churchill tóm tắt lập trường như sau: “Điều mà người ta yêu cầu chúng ta làm là giúp vào việc lừa dối Quốc hội dể tán thành một hành động quân sự, mà bản thân nó không đem lại hiệu quả tích cực, nhưng lại có thể đưa thế giới đến vực thẳm của một cuộc chiến tranh lớn”.
Không được biết những chi tiết như vậy nên trong giai đoạn bàn về Triều Tiên của cuộc họp cánh nhà báo cảm thấy có cái gì đó ám muội đang xảy ra. Da-lét tự làm cho người ta chú ý trong ngày đầu tiên bằng việc không bắt tay Chu Ân Lai, do đó nói lên phong cách tham gia của Mỹ. Đa số áp đảo của Nhóm Mười Sáu, tên người ta gọi những nước tham gia chiến tranh Triều Tiên đã hai lần chấp nhận những đề nghị cho một giải pháp Triều Tiên một do Chu Ân Lai và một do Molotov đề nghị, để rồi cuối cùng bị các phái đoàn Mỹ -Nam Triều Tiên bác bỏ. Tướng Oan-tơ Bi-đen Mít, người thay Đa-lét sau vài ngày đầu, đề nghị rằng vấn đề Triều Tiên nên được chuyển cho Liên hợp quốc. Và như vậy là gạt Trung Quốc ra.
So với Bàn Môn Điếm thì đại diện báo chí ở Giơ-ne-vơ lại ở một mức độ rất khác. Trên chóp bu là những chuyên gia được chọn lựa cẩn thận của Bộ Ngoại giao Mỹ và Anh, không bao giờ vi phạm những nguyên tắc ngoại giao như Giô An xốp và các nhà viết bình luận khác, mà theo ông ta những đề nghị diều hâu nhất cũng chỉ được coi là quá bồ câu. Nhưng cũng có những nhà chuyên nghiệp chất lượng cao rất ngạc nhiên trước những biện pháp rất thô bạo của Đa-lét và nhóm của ông ta: những nhà báo, như Tôm Ha-min-tơn ở tờ Thời báo New York; Ri-sớt Ha-rít của tờ Thời báo London, Xây Phri-đen của tờ Diễn đàn nngười đưa tin New York; Giơ-nơ-vi-e Ta-bu-rix của Sở thông tin Paris, là những người mà hoạt động dũng cảm chống phát-xít và quốc xã trước cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai của họ đã làm cho ngành báo chí đi vào lịch sử; Pi-e Cuốc-ta-đơ người viết bình luận hằng ngày rất có uy tín của báo Nhân Đạo; và An-béc-lô Gia-cô-về-lô của tờ Unita của Đảng cộng sản Italy và nhiều người khác thuộc nhiều quan điểm chính trị khác nhau.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:52:42 am
Tình hình xảy ra tại hội nghị đã làm cho không chỉ các nhà báo mà cả những nhà ngoại giao cũng thấy khó chịu. Se-xtơ Pton-ning, quyền trưởng đoàn của đoàn Canada bình luận rất hùng hồn về việc đó:
Tôi nghĩ tôi đến tham dự một hội nghị hoả bình theo những đường lối đã được đề ra ở Berlin. Trái lại, điều được nhấn mạnh lại là sự cản trở việc thực hiện một giải phảp hoà bình. Tôi đặc biệt khó chịu về những tuyên bố, nhất là của Nam Triều Tiên được Mỹ ủng hộ, gây ấn tượng rằng hội nghị đã được triệu tập chỉ là để chứng minh rằng không thể có một giải pháp chính trị bằng thương lượng.
Ron-ning cũng dứt khoát về lý do tại sao phần thảo luận về Triều Tiên tại hội nghị đã bị thất bại. Nói đến đề nghị của Xmith chuyển vấn đề đó cho Liên hợp quốc giải quyết, khi mà thoả thuận sắp đạt được, Ron-ning viết:
Chu trả lời rằng việc đó sẽ có nghĩa là Trung Quốc sẽ bị gạt ra khỏi các cuộc thương lượng thêm nữa, bởi vì Trung Quốc không có chân trong Liên hợp quốc và như vậy không thể có thoả thuận cuối cùng về Triều Tiên được. Không có ai lên phát biểu tại hội nghị nữa và hội nghị đã thất bại. Trước đây Đa-lét đã từng hùa với Lý rằng hội nghị sẽ chẳng đưa lại cái gì có thể chấp nhận được và ông ta đã giữ lời hứa.
Một khi vấn đề Triều Tiên đã bị gạt đi rỏi, thì hội nghị chuyển sang bàn bạc về Đông Dương. Ông Phạm Văn Đồng đến hội nghị ngày 4 tháng 5 năm 1954, được Molotov và Chu An Lai đón tại sân bay Giơ-ne-vơ. Tại một cuộc thảo luận ở Liên hợp quốc vài tháng trước đó Ngoại trưởng Pháp đã mô tả ông ta là một “con ma không có thật”. Mặc dù sức khỏe yếu, ông Phạm Văn Đông vẫn có “giá trị thực sự” khi ông bước ra khỏi máy bay. Thế nhưng Bi-đôn vẫn tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của ông trong một vài ngày đầu của cuộc thảo luận về Đông Dương bắt đầu từ ngày 8 tháng 5. Người đồng khí thân thiết của ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Nguyên Giáp, đã trao lại cho ông một vũ khí hiệu nghiệm nhất, mà không phải bất kỳ nhà thương lượng nào cũng có thì dám nghĩ đến để đánh dấu sự bắt đầu của một hội nghị như vậy: Điện Biên Phủ thắng lợi hoàn toàn một ngày trước khi hội nghị đó khai mạc. Nhờ thời điểm tuyệt diệu của ông Giáp, kế hoạch Đa-lét nhằm quốc tế hoá cuộc chiến tranh đã thất hại. Việc ông ta đề nghị cho Bi-đôn một hoặc hai quả bom nguyên tử để dùng ở Điện Biên Phủ đã quá chén.
Sự kiện ít được biết này là do một nhà báo Pháp rất xúc động nói với tôi lại Giơ-ne-vơ, đã được Bi-đô nhắc tới trong quyển sách của ông ta Từ cuộc kháng chiến này sang cuộc kháng chiến khác. Tại một cuộc họp ở Paris giữa Bi-đôn, Đa-let và I-đơn ngày 23 và 24 tháng 4 1954, trước Hội nghị Giơ-ne-vơ, Đa-lét kéo riêng ông ta ra một chỗ và nói: “Và nếu tôi cho anh 2 quả bom nguyên tử để dùng tại Điện Biên Phủ thì sao?” Phản ứng của Bi-đôn là việc đó sẽ “gây nguy hại cho người bảo vệ hơn là cho kẻ tấn công”.
Rồi Bi-đôn tiếp tục hành động như thể ông ta đã có Mỹ và cả các cường quốc phương Tây là đồng minh của mình, nhưng thực tế thì ông ta không có như vậy. Ông ta có Đa-lét nhưng không có nước Mỹ. Và thậm chí cũng không có sự ủng hộ của đa số trong Quốc hội Pháp. Sau một tháng thảo luận một cánh vô bổ, Chính phủ Đa-ni-en Bi-đôn bị đổ và một tuần sau thì được thay bằng một Chính phủ do Pi-e Măng-đét Phrăng-xơ đứng đầu. Măng-đét Phrăng-xơ cam kết thương lượng hoà bình ở Đông Dương vào ngày 20 tháng 7, đúng một tháng sau khi nhận chức nếu không thì sẽ từ chức.
Từ Washington, Đa-lét còn hoạt động rất mạnh để ngăn cản giải pháp hoà bình và thiết lập một công cụ để thực hiện sự can thiệp quốc tế. Do đó, tổ chức hiệp ước Đông - Nam Á (SEATO) ra đời, mà ông ta hy vọng nó sẽ lao vào hành động đúng lúc để ngăn cản Pháp “đầu hàng”. Một cuộc họp trọng yếu giữa Đa-lét, I-đơn và Măng-đet Phrăng-xơ đã được tổ chức ở Paris ngày 12 và 13 tháng 7, một tuần trước hạn cuối cùng cho hoà bình hoặc là tan vỡ. Các quan hệ tốt đã được thiết lập giữa Măng-đét Phrăng-xơ và Chu Ân Lai (quá tốt đến nỗi không thể hợp với lập trường của Việt Nam, như về sau đã được tiết lộ) nhưng người Nga và người Việt Nam thì nghi ngờ rằng Đa-lét đã thắng ở Paris và sẽ có một sự can thiệp theo kiểu Triều Tiên. Đó là một trong những lúc nghiêm trọng nhất của Hội nghị về Đông Dương, theo như tôi đã biết qua các cuộc tiếp xúc của tôi với các phái đoàn Trung Quốc và Việt nam. Điều làm sâu sắc thêm những mối ngờ vực của họ là thực sự chẳng có gì được công bố trên báo chí về cuộc họp Paris đó.
Như đã được tiết lộ công khai nhiều năm sau, ông Phạm Văn Đồng đã đồng ý nhận thoả hiệp quan trọng do sức ép của Trung Quốc. Nhưng thoả hiệp đó đã lấy những bảo đảm mà Chu đạt được trong các cuộc gặp song phương với Măng-đét Phrăng-xơ làm cơ sở. Vào ngày 10 tháng 7, ông Phạm Văn Đồng đã chấp nhận một đường ranh giới quân sự tạm thời dọc theo vĩ tuyến thứ 16 không phải vĩ tuyến 13 như ông đã đề nghị. Ông cũng đã đồng ý các cuộc bầu cử của mỗi nước trong vòng 2 năm chứ không phải 6 tháng, và ông đã rút lui những đòi hỏi rằng những người Khmer It-xa-rắc ở Campuchia và Pa-thét Lào ở Lào tham gia hội nghị. Nhưng đến ngày 10 tháng 7 thì về phản ông, đó là lúc đã đi đủ xa và không thể đi xa hơn nữa và Molotov đã ủng hộ lập trường đó của ông. Từ trước đến nay, mọi thứ đều xoay quanh hiệu lực của những bảo đảm mà Măngđét Phrăng-xơ đưa ra cho Chu Ân Lai. Không khí quanh ba phái đoàn cộng sản, nhất là phái đoàn Việt nam, trong đêm 13 tháng 7 năm 1954 là một bản sao của không khí ở Khai Thành trong đêm ngày 10 tháng 9 năm 1951. Đó là một tình hình có thể bốc cháy, nhưng có lẽ là một tình hình trong đó các sáng kiến báo chí có thể đóng góp được một vai trò.
Sáng hôm sau, tôi bay đi Paris và tạt vào Quai d' Orsay (Bộ Ngoại giao Pháp). Tôi đi qua cửa chính nhưng bị một người bảo vệ an ninh chặn li. Tôi trình tình thẻ báo chí Hội nghị Giơ-ne-vơ của tôi và yêu cầu được gặp một phát ngôn báo chí. Người bảo vệ nói: “Nhưng hôm nay là ngày 14 tháng 7 (ngày Baxti), không có ai ở đây cả”. Thì ra tôi hoàn toàn không nhớ đến ngày đó.
Tôi khăng khăng nói rằng nhất định phải có ai đó làm nhiệm vụ trực ban, và đến lúc đó thì một người cao lớn, áo quần lịch sự, xuất hiện và hỏi nhu cầu của tôi. Tôi đưa thẻ báo chí ra anh ta xem xét hồi lâu rồi nói: “Theo tôi!”
Đưa tôi vào một phòng rộng, anh ta tự giới thiệu là Ma-xơ-nê và nói liệu có thể giúp tôi được gì. Bằng cách cố hết sức giải thích tầm quan trọng của câu hỏi có liên quan đến giai đoạn nghiệm trọng này của Hội nghị Giơ-ne-vơ, tôi đề nghị anh ta có thể cho tôi biết về Hội nghị các Ngoại trưởng vừa qua không. Bằng một câu trả lời thẳng thắn nhất ở cấp đó, anh ta cho biết tình hình căn bản như sau: Đa-lét khăng khăng đòi thành lập ngay Tổ chức SEATO và can thiệp ngay vào Đông Dương. Măng-đét Phrăng-xơ trả lời không tán thành. Đa-lét đập bàn. Măng-đét Phrăng-xơ cũng đập bàn. I-đơn kiên quyết ủng hộ Măng-đét Phrăng-xơ. Đa-lét bỏ đi một cách giận dữ. Chính sách của Pháp là làm mọi thứ hợp lý để đạt một cuộc ngừng bắn vào ngày 20-7-1954. Rất tiếc là lúc đó tôi đã không viết cho tờ Thời báo, tôi liền gọi điện cho tờ Công nhân hàng ngày và sáng hôm sau, tờ báo này dành đủ chỗ cho bài của tôi về thất bại của Đa-lét trong việc bắt nạt người Pháp và người Anh trong việc tôi kéo họ phá hoại Hội nghị Giơ-ne-vơ tạo ra một Triều Tiên thứ hai ở Việt nam. Bài đó đã được đọc tại Giơ-ne-vơ vào lúc tôi trở về ngày hôm sau và đã góp phần vào những cố gắng được nối lại để đi đến một giải pháp, trong khi ông Phạm Văn Đồng vẫn đồng ý từ vĩ tuyến 16 lùi lại vĩ tuyến 17 để làm dễ dàng cho một giải pháp toàn bộ có thể ký đúng vào lúc mà Măng-đét Phrăng-xơ đã tự đặt ra cho mình.
Sự tiếp tục với một bộ phận có trách nhiệm của nhóm báo chí thường đóng một vai trò quan trọng để thúc đẩy công việc, khi mà ngoại giao trở nên quá cứng rắn. Những tiếp xúc như vậy vượt qua được những khó khăn chính trị và tư tưởng, và cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ việc I-đơn và Măng-đét Phrăng-xơ thực sự muốn chấm dứt chiến tranh và đã bác bỏ những mệnh lệnh của Đa- lét. Một ví dụ của việc này là tình bạn của tôi với A-đen-be đờ Xi-gông-dác, lúc đó là phóng viên ngoại giao của tờ báo Pháp Nước Pháp buổi chiều. Anh ta đã cùng hoạt động với Măng-đét Phrăng-xơ trong phong trào Nước Pháp tự do của Charles De Gaull khi phong trào này đóng trụ sở tại London. Quan hệ của anh ta với Măng-đét Phăng-xơ cũng đại khái như quan hệ của tôi với Chu Ân Lai, Kiều Quán Hoa và Phạm Văn Đồng, vì vậy những quan điểm ở cấp báo chí nhanh chóng quay trở về cấp bộ. Tuy nhiên, tình thân hữu kiểu Bàn Môn Điếm với các nhà báo Mỹ không tồn tại nữa. McCarthy vẫn còn đó (hắn ta bị đổ đúng 9 ngày sau khi HộI nghị Giơ-ne-vơ kết thúc) và phần đông các nhà báo Mỹ ăn và uống từng nhóm riêng. Những cuộc gặp của tôi với Xây-phri-đen của tờ Diễn đàn thông tin New York chẳng hạn, luôn luôn phải được tổ chức ở một quán ăn xoàng xĩnh nào đó xa trung tâm họp báo của Hội nghị. Quan điểm chính thức của Mỹ cho rằng Hội nghị Giơ-ne-vơ rồi sẽ kết thúc trong một thất bại đau đớn và chiến tranh sẽ mở rộng là không thể tránh khỏi. Các quan chức báo chí Mỹ dường như có ý định tách các nhà báo ra khỏi những điều đang thực sự xảy ra, nhưng dùng một biện pháp ít nay gắt hơn là kiểu mệnh lệnh của Rít-uê.
Suốt trong ngày 20 tháng 7, hoạt động ngoại giao rất sôi nổi, những dự thảo hiệp định được luân chuyển giữa các phái đoàn. Nhiều thì giờ quý đã bị mất đi vì Oan-tơ Bi-đen Mít không chịu hợp tác trong bất kỳ công việc nào, nằm khoèo tại buồng khách sạn và mọi dự thảo đều phải gửi đến đó. Ông ta còn bận với các đại biểu của chế độ Ngô Đình Diệm mà Mỹ đã dựng lên ở Sài Gòn mới 15 ngày trước đây và với các đại biểu của Lào và Campuchia để thúc đẩy họ đưa ra những cản trở cuối cùng không cho hiệp định có thể ký được vào nửa đêm ngày 20 tháng 7.
Phiên họp cuối cùng được định vào 8 giờ tối, nhưng rồi bị hoãn hết giờ này sang giờ khác cho đến nửa đêm. Xe hơi và các chuyên gia thảo hiệp định đi, về giữa cáo biệt thự của I-đơn và Molotov vì hai đồng chủ tịch và nhân viên của họ đang làm việc cho những dự thảo có thể chấp nhận được. Việc làm này của hai đồng chủ tịch đã bị gây khó khăn vì những điều bác bỏ và vì những điều khoản mà mãi tới phút cuối cùng Xmit mới đưa ra cho những người mà anh ta che chở.
Những phóng viên, trong đó có cả bản thân tôi, gọi điện về cho báo của mình từng phút một. Nhưng nửa đêm đến, rồi một giờ, rồi hai giờ sáng, quá chậm không thể kịp đăng trên phần lớn các báo châu Âu. Về kỹ thuật mà nói, Măng-đét Phrăng-xơ đã thua cuộc chạy đua với thời gian. Nhưng xe hơi vẫn còn chạy tới chạy lui và đoàn báo chí vẫn tiếp tục ở lại Nhà Báo chí, là nơi các phương tiện thông tin và chuyển điện đã được tập trung. Đến 3 giờ 50 phút sáng ngày 21 tháng 7, có công bố rằng hiệp định đình chiến đã được ký cho Việt nam và Lào (một hiệp địch tương tự cho Campuchia được ký lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày). Một tuyên bố cuối cùng của Hội nghị sẽ được đưa ra vào cuối buổi chiều ngày 21-7.
Đối với những người quan sát, thì hành động cuối cùng của cuộc họp lịch sử diễn ra vào buổi chiều ngày 21, khi các đại biểu xuất hiện để thông qua các văn kiện cuối cùng. Những nhà chụp ảnh chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư, chen nhau chiếm những vị trí tốt nhất cùng với nhân viên thư ký, đánh máy, lái xe lẫn lộn với những nhà báo hoặc bất kỳ ai có lý do để có mặt lúc để chụp ảnh các Ngoại trưởng khi họ xuất hiện lần cuối.
Các ngoại trưởng cùng với một vài nhân viên đi ra theo từng phái đoàn một để lên xe của họ. Điều khá đặc biệt là quần chúng hoan nghênh và vỗ tay theo sự đánh giá của họ đối với thành tích của mỗi đoàn. Đối với I-dơn và Molotov thì quần chúng hoan nghênh rầm rộ vì công việc không mệt mỏi của họ với tư cách là đồng chủ tịch. Người ta hoan nghênh khá rộng rãi Măng-đét Phăng-xơ, có lẽ vì đã thắng cuộc cho chính ông ta. Người ta vỗ tay chào các đại biểu của Vương quốc Lào và Campuchia. Đối với Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng, có sự tung hô của quần chúng. Đối với Chu Ân Lai đó là do tài khéo léo của ông ta vào buổi xuất hiện đầu tiên của mình trên sâu khấu ngoại giao thế giới. Còn đối với ông Phạm Văn Đồng thì rõ ràng là vì thái độ rộng lượng và hoà giải của ông. Người cuối cùng xuất hiện là Oan-tơ Bi-đen Mít được tiếp đón trong sự im lặng. Ông ta là người duy nhất xuất hiện không có nụ cười trên môi, và không có tiếng vỗ tay hoặc một lời hoan hô: một kiểu yên lặng dành cho kẻ bị mất mát. Đóng góp cuối cùng của ông ta là tách Chính phủ của mình ra khỏi hiệp định đã đạt được nhưng đã cam kết rằng Mỹ “sẽ không đe doạ hoặc dùng vũ lực để làm rắc rối các hiệp định đó”. Trên thực tế, như tôi đã đưa tin tại chỗ, trong vòng vài tháng sau, và như Tài liệu Lầu Năm góc xác nhận 17 năm sau đó, Mỹ đã đi vào con đường dùng vũ lực “để phá hoại các hiệp định trước khi mực khô trên các chữ ký”
Cuối ngày đó những người phát ngôn phái đoàn Mỹ và Anh thông báo không chính thức cho một số nhà báo được lựa chọn rằng đường ranh giới tạm thời dọc vĩ tuyến 17 để tách và tập kết các lực lượng chiến đấu sẽ trở thành đường chia cắt chính trị vĩnh viễn. Khi được hỏi về việc đó, ông Phạm Văn Đồng nói. “Người Mỹ đến Giơ-ne-vơ với những kế hoạch của họ, và chúng tôi, với những kế hoạch của chúng tôi. Họ muốn không có Hội nghị Giơ-ne-vơ. Thay cho một cuộc ngừng bắn, họ muốn một cuộc chiến tranh mở rộng với sự can thiệp của Mỹ. Nhưng như bạn thấy đó, chúng tôi đã đạt được một cuộc ngừng bắn. Và bạn sẽ thấy chúng tôi sẽ thống nhất đất nước chúng tôi. Không có chính phủ nào có thể được duy trì ở miền Nam, dù cho có viện trợ ào ạt của Mỹ, nếu Chính phủ đó công khai chống lại công cuộc thống nhất đất nước”.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:53:07 am
Lịch sử chứng minh rằng ông đúng. Nhưng sự thiệt hại thật khủng khiếp - máu của người Việt nam và cả của người Mỹ nữa, đã phải đổ trên những cánh rừng và đồng ruộng của Việt nam trước khi lời tiên tri đó trở thành sự thật. Và dưới ánh sáng của điều mà về sau đã xảy ra trên chính đất nước của họ và của chiến sự với Trung Quốc và Campuchia, nhiều người Việt nam 25 năm sau còn công khai lên tiếng về những ngờ vực, mà trong thời gian đó đang diễn ra hội nghị, họ chỉ dám nói một cách riêng tư: những hy sinh tại Giơ-ne-vơ có xứng đáng không? Có phải sẽ tốt hơn nếu không tiếp tục dùng vũ khi để thống nhất Việt nam và giúp các lực lượng cách mạng ở Campuchia, và Lào giành chính quyền không? Đối với cán cân quân sự giữa Việt minh và đồng minh của mình với đội quân viễn chinh của Pháp, thì việc quét sạch người Pháp ra khỏi Đông Dương chỉ là một vấn đề đơn giản thôi. Nhưng còn một điều chưa rõ, nó đè nặng lên suy nghĩ của Liên Xô và Trung Quốc là mức độ đe doạ miệng hố chiến tranh của Đa-lét thực hay giả. Vì vậy những ưu thế của thắng lợi không được phát huy. Trong lời bình luận của ông sau khi ký, ông Phạm Văn Đồng xúc động sâu sắc đã nói với chúng tôi: “Tôi chẳng biết chúng tôi sẽ giải thích việc này như thế nào cho các đồng chí của chúng tôi ở Miền Nam”.
Thực tế rằng Việt nam, người chiến thắng không thể tranh cãi, nhưng rộng lượng đã nhân nhượng nhiều nhất ở Giơ-ne-vơ, đã được thấy rõ trong đánh giá của Se-xtơ Ron-ning, 20 năm về sau:
“Chính những nhân nhượng của Chu Ân Lai và những nhân nhượng mà Chu Ân Lai xui cụ Hồ Chí Minh chấp nhận đã giúp cho Măng-đét Phrăng-xơ đạt được hiệp định Việt nam, Lào và Campuchia. Mặc dù thắng lợi quân sự của tướng Giáp đối với các lực Lượng quân sự của Pháp từ Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng đã có nhân nhượng quan trọng nhất khi ông chấp nhận sự chia cắt tạm thời của Việt nam trong 2 năm. Nhân nhượng đó đó cản trở việc thống nhất trở lại”.
Làng xóm đã chuyển về sát các đường lớn và ban ngày nông dân làm việc trên đồng ruộng của họ, khi tôi từ biên giới Trung Quốc đuổi theo đơn vị Việt Minh được chỉ định là đơn vị đầu tiên vào Hà nội ngày 9 tháng 10 năm 1954. Trẻ con chơi trên đường phố; những nhà mới xây được trang trí bằng cờ đỏ và khẩu hiệu; phụ nữ, trẻ em và những người buôn bán đi lại trên dường làng; nông dân chạy từ ruộng lên để hoan hô khi chúng tôi đi qua. Hơn bao giờ hết, đoàn nhà báo nước ngoài nhỏ bé của chủng tôi là chứng cớ rành rành đầu tiên rằng hoà bình đã chấm dứt sự tách rời Việt nam ra khỏi thế giới bên ngoài. Nếu chúng tôi dừng lại ở đâu một lúc thì nhân dân mang đến nước chè, hoa quả mời chúng tôi và sờ vào người chúng tôi. Con đường chạy qua những tàn tích của các thành phố thuộc địa quan trọng trước kia và những xã mới được dựng lên trên tro tàn của những xã cũ. Từ biên giới cho đến khu vực cách Hà Nội khoảng 12 dặm không còn một chiếc cầu nào còn đứng vững. Bốn con suối lớn phải qua bằng phà, trên một chục suối nhỏ khác thì qua bằng đường ngâm sâu. Hàng nghìn mẫu ruộng bậc thang bỏ trắng, đất khô và nứt nẻ. Pháp đã ném bom phá huỷ một bể chứa dẫn nước vào các kênh.
Nhóm của chúng tôi gồm hai nhà báo Xô-viết, một Tiệp, một Ba Lan, một Áo, một Italy và tôi, đã ngủ đêm tại một tiền đồn nhỏ của quân đội nhân dân Việt nam cách Hà Nội 12 dặm. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đến nơi hẹn với một sĩ quan Pháp. Anh ta sẽ đi với chúng tôi qua vùng chưa rút quân để vào Hà Nội theo dõi việc chuyển chính quyền hết vùng này đến vùng khác. Hai bên đường nhựa vẫn còn giây thép gai, pháo đài và boong-ke của Pháp. Trên các boong-ke là những lưới giây thép gai nhìn từ xa trông giống những mạng nhện không lồ. Tại một chiếc cầu bắc qua một nhánh nhỏ của sông Hồng, người sĩ quan hộ tống đang đợi, cùng với một đơn vị tiền phong của Quân đội Nhân dân Việt nam. Gọn gàng trong bộ đồng phục ka-ki sạch sẽ với dép cao-su họ trông rất trẻ và tươi cười, tỏ ra rất quen với kỷ luật khi họ sắp thanh hàng và đợi lệnh ra đi. Dấu hiệu đầu tiên của đội quân viễn chinh là một người lính châu Phi mất tinh thần, ngồi xổm trên cầu, quân phục đầy mồ hôi và bụi bặm, súng kẹp giữa hai đầu gối, đầu cúi xuống ngực - một bức tranh của sự khổ sở và mất tinh thần. Anh ta là điển hình cho số còn lại. Khi chúng tôi đến gần Gia Lâm, ngay phía bên kia sông Hồng của Hà Nội, chúng tôi thấy một vài biểu hiện của sức mạnh quân đội Pháp: xe tăng hạng nặng, xe bọc thép, trọng pháo, lính đội mũ sắt ngồi trên những xe 10 bánh, sắn sàng kéo ra trong khi đội quân trẻ, hay ít ra là có vẻ trẻ, mang súng các-bin. lựu đạn tự tạo và dép cao-su, đang đợi để tiến vào tiếp quản.
Thành phố màu xám và có vẻ hoang vằng, vụt sống lại khi họ tiến vào. Việc chuyển giao đã được thực hiện từng khối từng khu vực cho đến khi thành phố được hoàn toàn giải phóng. Đôi khi, phía bên này của một đường phố đã được giải phóng, phía bên kia còn bị chiếm đóng trên vài giờ nữa. Tình hình đó đã gây ra một cảnh tượng trái ngược đầy kịch tính; một bên thì cờ đỏ sao vàng tung bay ở các cửa sổ, nhân dân chen chúc nhau trên vỉa hè, giữa lề đường và phố xá hoặc nhà ở, vừa hoan hô vừa khóc, ôm chầm lấy các chiến sĩ làm cho các chiến sĩ cũng khóc theo; còn bên kia thì những cảnh sát quân sự Pháp to béo, lưỡi lê trên họng súng sẵn sàng túm ngay những ai tìm cách ra đường hoặc treo cờ chỉ vài phút sớm hơn lúc chuyển giao. Sự hăng hái phút chốc này tượng trưng cho sự nuối tiếc 80 năm thuộc địa của họ khi họ dứt ruột phải ra đi.
Dọc theo vỉa hè, nhân dân tiến song song với người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt nam đi đầu đoàn quân, biển người ngày càng đông khi những chiến sĩ giải phóng tiến sâu vào thành phố. Bộ chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt nam kêu gọi bình tĩnh và trật tự, trước hết không khiêu khích... và tình hình đã diễn ra đúng như lời kêu gọi. Nhưng từng khối, từng khối thành phố nở rộ lên sức sống diệu kỳ. Chỉ một vài giờ sau đã xuất hiện cờ đó, cổng chào vững chắc, với chim bồ câu hoà bình, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, đèn hoa với tất cả những biểu tượng của hoà bỉnh, chiến thắng giải phóng và hân hoan.
Việc tiến vào tiếp quản có tính chất nghi thức của quân đội nhân dân Việt nam sẽ được thực hiện ngày hôm sau. Dân phố làm việc cả đêm để dựng nhưng cổng chào trên các đường tiến. Ngoài số làm tay sai rút theo quân Pháp, toàn bộ nhân dân đã đổ xuống đường để đón các chiến sĩ giải phóng đi bằng xe tải và xe gíp của Mỹ, điều khiển những trọng pháo và súng chống máy bay Mỹ, mang theo súng Ba-do-ka và súng máy Mỹ, chiến lợi phẩm thu được ở Điện Biên Phủ và ở các chiến trường khác. Sự vui sướng đạt đến đỉnh cao khi một tin lan rộng như lửa rừng nói rắng những anh hùng trở về chính là những chiến sĩ thuộc “Trung đoàn của Thủ đô Hà Nội”. Trung đoàn đã được thành lập chủ yếu từ nhữnh công nhân và sinh viên đã từng bảo vệ thủ đô chống lại bọn xâm lược Pháp 8 năm trước đây. Sau 2 tháng chiến đấu anh dũng bảo vệ từng tấc đất, họ đã ra đi. Đến trưa, lễ tiếp quản thành phố chính thức đã chấm dứt, nhưng trước khi kết thúc, chiếc tàu điện đầu tiên trang trí đầy hoa và cờ chạy trên các đường phố, nói lên sự cảnh giác của nhân viên địa phương bảo vệ Nhà máy điện chống lại âm mưu của Pháp muốn tháo dỡ nhà máy đi. Những xe tải đầy gạo và các hàng hoá khác tiến vào Thủ đô đi sau các đội quân. Buổi chiều, từng nhóm chiến sĩ và nhân dân cùng nhau làm việc để tổng vệ sinh, bốc rác rưởi lên xe tải của quân đội, quét đường phố, vỉa hè, thông các cống rãnh; quân đội và nhân dân kể lại với nhau những điều xảy ra trong 8 năm trời cách biệt.
Có tin đồn về sự phá hoại và chắc chắn có hành động phá hoại trong những ngày đầu của cuộc tiếp quản. nhưng các nhà chức trách mới rất cẩn thận khi nói về vấn đề này. Trật tự được lập lại trong thành phố một cách êm thấm và mọi hoạt động trở lại bình thường đã gây nên những ấn tượng mạnh mẽ cho các nhà báo cùng vào với Quân đội Nhân dân Việt nam, và những nhà báo được hấp nhận bên cạnh người Pháp, được ở lại thêm vài ngày.
17 năm sau khi đọc lại những tiết lộ của Phái đoàn quân sự Sài Gòn, được CIA thành lập trong Hội nghị Giơ-ne-vơ để tiến hành phá hoại và thực hiện các hành động nửa quân sự khác ở miền Bắc, người ta mới thật kinh ngạc trước hiệu quả hoạt động của những cán bộ Việt Minh để tiếp tục mọi công việc và ở những bọn phá hoại.
Phái đoàn quân sự Sài Gòn bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 6 năm 1954 khi cuộc đàm phán Giơ-ne-vơ đã tiến hành được 3 tuần. Khi người đứng đầu của nó, đại tá Ét-oát G. Lan-xđan (không quân Mỹ) đến Sài Gòn với một hộp tài liệu nhỏ, áo quần và một chiếc máy chữ...
Nhóm miền Bắc của phái đoàn cũng ra đi với toán quân cuối cùng của Pháp...
Nhóm miền Bắc dùng những ngày cuối cùng của nó ở Hà Nội để làm biến chất số dầu của Công ty vận tải xe buýt làm cho các máy của xe buýt bị hỏng dần vì dùng thứ dầu đó; để tiến hành những hành động đầu tiên nhằm phá hoại lâu dài đường xe lửa (việc này đòi hỏi phải hợp tác với một nhóm kỹ thuật đặc biệt của CIA ở Nhật Bản) và để soạn một danh sách chi tiết các mục tiêu có thể thực hiện các hoạt động nửa quân sự trong tương lai.
Khi cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, Tiến sĩ Đa-ni-en En-xbe bị truy tố năm 1971 vì đã trao một bản sao Tài liệu Lầu Năm góc cho tờ Thời báo New York, Uỷ ban bảo vệ anh ta được thành lập đã mời tôi làm “cố vấn chuyên môn danh dự”. Nhiệm vụ rất dễ dàng của tôi là cung cấp chứng cớ bằng tài liệu nói lên rằng, điều mà người ta xem là tuyệt mật đối với công chúng Mỹ, thực ra chỉ là điều mà mọi người đều biết công khai ở nơi thực hiện chính sách của Mỹ, một trường hợp nói lên điều đó là việc “phá hoại định giờ đường xe lửa” mà CIA chủ trương. Trong tập thứ 5 của bộ Tài liệu Lầu Năm góc do nhà xuất bản Gra-vơn xuất bản, tôi đóng góp một chương Phía tiếp nhận trong đó mô tả phần đông các nhân viên của Lan-xđan đã bỏ trận địa như thế nào khi họ đặt chân lên miền Bắc, như anh ta đã thừa nhận. Người Việt nam biết rất rõ những hoạt động của Lan-xđan, của các đội chiến tranh tâm lý gián điệp và phá hoại của anh ta. Tình cờ mà tôi biết được câu chuyện về mưu đồ phá hoại đường xe lửa khi tôi viết câu chuyện về mỏ than Hòn Gai - Cẩm Phả, chẳng bao lâu sau khi người Pháp rút đi. Một người nào đó đã chú ý đến một người đi lang thang ban đêm quanh các đống than bánh tại vùng để than. Người ta tưởng hẳn là một tên ăn cắp vặt. Nhưng khi hắn ta đặt những bánh than vào đống than, hắn ta đã bị bắt và những bánh than đã bị phát hiện có chứa những chất nổ cực mạnh; chắc chắn đó là công việc của toán gián điệp CIA ở Nhật. Khi cho những viên than đó vào đầu máy xe lửa hoặc vào các nhà máy điện và các lò của các xưởng thì chúng sẽ gây thiệt hại kinh khủng, nhưng không thể tìm được nguyên nhân. Khi tôi ở Cẩm Phả các toán công nhân còn phải dỡ cái núi than bánh để tìm: người ta có thể nhận ra được những bánh thán “nóng” chính là do nó ít láng hơn các bánh than khác. Các nhà chức trách Việt nam sau khi giải thích toàn bộ câu chuyện, kể cả việc kẻ phạm tội là một nhân viên ngầm của Pháp được CIA tiếp quản, cho học kỹ thuật gián điệp và phá hoại, rồi cho thâm nhập trở lại Bắc Việt nam, đã yêu cầu tôi không viết về vấn đề đó vì họ không muốn Lan-xđan biết rằng họ đã biết rõ các hoạt động của y.
Khi cuộc sống ở miền Bắc trở lại bình thường, tôi đi Bắc Kinh, rồi lại trở lại Việt nam với Vét-xa và Pi-tơ, để cho Pi-tơ lúc này đã 2 tuổi tập nói từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt nam, xen vào giữa là tiếng Pháp. Có rất nhiều vấn đề về những thay đổi lớn lao để đưa tin như cải cách ruộng đất, việc đối xửr với các dân tộc thiểu số, việc bắt đầu thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, chỉ trừ có việc thi hành điều khoản then chốt của Hiệp định Giơ-neyơ: tiến hành các cuộc bầu cử trong vòng 2 năm để thống nhất đất nước chưa được thực hiện. Chẳng bao lâu, các báo bắt đầu không còn quan tâm đến Việt nam sau khi sự chém giết đã chấm dứt, hoặc ít ra là có vẻ như vậy, cho nên tôi tập trung vào việc thu thập tư liệu cho một quyển sách được xuất bản ở nhiều nước và bằng nhiều thứ tiếng với đầu đề Phía bắc vĩ tuyến 17. Sách đã được xuất bản lần dầu tiên năm 1956 và trên bìa bọc quyển sách tiếng Anh có câu ghi chú: “Tác giả bày tỏ niềm tin rằng không có sức mạnh nào có thể ngăn cản được nhân dân Việt nam bắt tay với nhau qua hàng rào giả tạo đó (vĩ tuyến 17) để quét sạch nó”.
Giữa tháng 5, tôi đến Hải Phòng để theo dõi việc lá cờ tam tài bị hạ xuống lần đầu tiên ở phía bắc vĩ tuyến 17 và việc các quan chức quân sự và hành chính cuối cùng xuống tàu chiến đi Sài gòn. I. Vét-xa đánh dấu sự kiện lịch sử này bằng việc cho Goóc giơ chào đời từ một bệnh viện Hà Nội.
Tôi cũng đi thăm Lào để nối lại sự quen biết cửa tôi với Hoàng thân Xu-pha-nu-vông tại trụ sử trong rừng thuộc tỉnh Sầm Nưa và đi Campuchia, để làm quen với Thái tử Nô-rô-đôm Sihanouk trong Hoàng cung của ông ta ở Phnompenh.
Tháng 7 năm 1956 đã đến và qua đi mà không có bầu cử như đã được quy định coi đó như một phần thiết yếu của Hiệp định Giơ ne vơ. Tình hình lúc đó chứng minh rõ ràng rằng chừng nào một chính phủ phụ thuộc vào Mỹ còn cầm quyền ở Sài Gòn thì sẽ không hề có bầu cử hoặc bất cứ một hình thức nào khác của một giải pháp chính trị cho Việt nam Và điều gì xảy ra ở Việt Nam nhất định sẽ ảnh hưởng quyết định đến tình hình của Lào và Campuchia.
Vào đầu năm 1957, tôi đã viết và xuất bản một quyển sách thứ hai: Ngược dòng Cửu Long, nói về tình hình Lào và Campuchia. Không có khả năng cho những phát triển mới trong tương lai trước mắt ở khu vực này vì vậy tôi bắt đầu nhìn quanh tìm những đồng cỏ mới. Sự lựa chọn nhất định sẽ bị hạn chế vì, trong lúc này tôi bị mất hộ chiếu.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:53:43 am
5. Đông Âu 1956
Từ chiến tranh thế giới lần thứ hai, tôi đã đưa tin về các vấn đề thuộc phạm vi bên ngoài. Chìa khoá để giải quyết những vấn đề đó phần lớn, nếu không phải là tất cả, đều nằm ở “thủ đô của hai siêu cường”. Về mặt báo chí là nói, ý nghĩ cho rằng phải đi vào đó để tìn một sự thay đổi là rất có ý nghĩa. Vì không có một hộ chiếu có thể được thế giới phương Tây chấp nhận, nên tôi chỉ có thể đi Moscow (vào lúc này tôi đã bị mất hộ chiếu Anh. Chính phủ Anh nói vấn đề bây giờ là do Chính phủ Australia cấp cho tôi hộ chiếu mới; nhưng chính phủ Australia dưới quyền của Robớt Men-đi đã từ chối).
Vấn đề này đã được đặt ta khi tôi nhận được lời mời dự một cuộc họp của Tổ chức quốc tế các nhà báo tại Helsinki vào tháng 6 năm 1956, và nói chuyện về công tác báo chí trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Làm sao có thể đi được khi không có hộ chiếu? Bộ Ngoại giao Việt nam có thể cấp giấy thông hành một lượt đi với dấu thị thực nhập cảnh đóng trong đó. Với điện mời của tôi, các nhà chức trách Phần Lan sẽ cho tôi thị thực nhập cảnh và các nhà chức trách Xô-viết thì cho thị thực hai chiều. Đến dự Hội nghị báo chí đó có nhà văn kiêm nhà báo anh Xi-đrich Ben-phrê-giơ mà tôi rất khâm phục nhưng chưa hề được gặp. Chúng tôi có nhiều điều giống nhau, ngoài việc trên thực tế anh ta cũng đã làm việc 6 năm cho đế chế báochí của Bi-vơ-brúc và đã làm việc trong khu vực của Mỹ ở Tây Đức khi tôi ở Berlin.
Tháng 8 năm 1948, Ben-phrê-giơ cùng hai người bạn Mỹ Giêm Ơ-rơn-xơn và Giôn Mác Mê-nớtx, thành lập tờ Người bảo vệ quốc gia một tờ tuần báo độc lập, cấp tiến như đã ghi trong phần giới thiệu của tờ báo. Nó ra đời chủ yếu là để đưa tin và nêu quan điểm của “phía khác”, nhằm cân bằng với quan điểm của chính phủ. Là một người phóng khoáng đáng khâm phục. Ben-phrê-giơ mới ra khỏi nhà tù của Mỹ chưa đầy một năm khi chúng tôi gặp nhau ở Helsinki; điều kiện để được thả là anh ta phải chấp nhận bị trục xuất ra khỏi Mỹ vì là một “người lật đổ”. Bằng một lời tố cáo “khinh thường quốc hội”, Mc Carthy đã đẩy anh vào tù vô hạn định và việc đó chỉ chấm dứt khi Mát Mé-nơtx và Ơ-rơn-xơn quyết định bằng “đa số phiếu” rằng Xi-đrích phải chuyển “văn phòng” của anh ta từ trung tâm nhà tù liên bang trên Oet-xtrít, New York sang London. Ở đây anh ta sẽ hoạt động như là chủ bút lưu vong của tờ báo. Đúng là tôi gặp anh ta ở Helsinki với tư cách đó. Từ thời chiến tranh Triều Tiên, chúng tôi đã có sự dàn xếp hữu nghị với nhau; tin gì của tôi mà tờ Người bảo vệ quốc gia thấy là có thể in được thì tờ báo có thể tuỳ ý sử dụng.
Khi thảo luận về những khó khăn ở Đông Dương và cả những khó khăn về công tác báo chí của tôi và về ý định muốn tìm một cơ sở nới, Xi-đrích nói: “Tại sao không chính thức hoá các quan hệ của chúng ta và trở thành phóng viên của tờ Người bảo vệ quốc gia ở Moscow? Thời đại sau Stalin rất được các bạn đọc chúng ta quan tâm”, liệu các nhà chức trách Xô-viết có đồng ý không? Việc chấp nhận các phóng viên phương Tây trong những ngày này còn rất hiếm. Chúng ta sẽ được cung cấp tài chính như thế nào? Tờ Người bảo vệ quốc gia chỉ có thể có một sự đóng góp khiêm tốn thôi, nhưng cả hai chúng tôi còn một số lớn tiền rúp về các sách đã xuất bản ở Liên xô chưa thu nhận được.
Sau Hội nghị Henxinki, cả hai chúng tôi đều quá cảnh Moscow, Ben-Phrê-giơ trở về London, tôi thì đi thăm Ba Lan vài hôm, rồi đi Nam Tư là nơi mà Ti-tô, Nát-xe và Nêru sẽ tổ chức cuộc họp ba bên ở Bri-ô-ni để đặt cơ sở cho Phong trào không lên kết. Tại cuộc họp của Ti-tô, Ne-ru và Nát-xe ngày 18 và ngày 19 tháng 7- 1956 trên hòn đảo Bri-ô-ni, các nhà báo phải ở lại bên phía đất liền, vì những lý do an ninh. Chính vì một giác quan thứ sáu về tình hình sắp diễn ra mà tôi đến đó chứ không phải vì một tin quan trọng nào. Hội nghị Băng-đung đã tạo ra một nhân tố mới vào bầu trời quốc tế. Những nước đã từng thoát khỏi chế độ thực dân khi nó còn cường thịnh cũng như những nước mới thoát được ách thực dân gân đây đã gặp nhau, xác định nhân cách tập thể của họ và đưa ra những nguyên tắc mới trong mối quan hệ lẫn nhau. Trên tất cả, họ đã không dính độc lập của họ đối với các “siêu cường” tuy từ này lúc đó chưa được dùng. Nếu Ti-tô có thể đẩy được Nam Tư lên ngôi sao mới đó, ông ta có thể tìm được quỹ đạo đang bị thiếu và vì Nam Tư là một nước châu Âu tương đối phát triển so với các nước Á-Phi vừa gặp nhau ở Băng-đung, thì ông ta có thể chiếm được một vai trò lãnh đạo. Tôi đã chú ý đến bản công bố của Ti-tô ủng hộ 10 quyết định lớn tại Hội nghị Băng-đung. Thông qua việc đọc kỹ thông cáo Bri-ô-ni, người ta có thể thấy được mầm mống của Phong trào không liên kết. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Hội nghị thành lập Phong trào đó lại diễn ra ở Belgrad.
Trong một dịp dừng chân ngắn tại Belgrad, tôi gặp một người bạn. Xơ-gia Prây-xơ, chủ bút một tờ báo của nghiệp đoàn khi tôi thăm Belgrad lần đầu tiên năm 1946, bây giờ là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhưng phong cách vẫn rất dễ gần như trước. Anh ta giải thích tầm quan trọng mà Ti-tô dành cho việc phát triển một phong trào của “lực lượng thứ ba”.
Khi trở về Budapes, rõ ràng tình hình ở đây trở nên căng thẳng một cách không bình thường. Sự chấn động lần này không phải vì các bá tước, tướng lĩnh và các lâu đài hồ Balaton của họ. Đường phố buôn bán Va-xi Ut-ca thường là rất sạch sẽ, nằm ở ngay trung lâm thành phố, cách khách sạn của tôi vài phút đi bộ, bây giờ đầy những rác rưởi không ai dọn dẹp. Cửa hàng bần thỉu và hàng tháng nay không ai chú ý đến việc bày hàng nữa. Trên các dường phố khác tình hình còn xấu hơn. Ngay nhìn cảnh bề ngoài cũng thấy rằng thành phố đã sa sút về tinh thần. Điều gì đang xảy ra? Đó là câu hỏi tôi hỏi Mi-clô Gi-mơ, mà tôi gặp đang đi trên đường Pê-tơ-phi. Tôi đã gặp anh ta tại Hội nghị Giơ-ne- vơ, khi anh ta thay mặt cho tờ báo của Đảng Cộng sản Da-bát Nép, mà anh ta làm chủ bút. Trước câu hỏi của tôi anh ta cho tôi một địa chỉ mà anh ta sẽ có mặt tại một cuộc chiêu đãi đêm đó và mời tôi đến để chứng kiến “những điều rất lý thú”.
Tôi đến và thật là dễ sợ. Trong một khu vườn rộng của một biệt thự ở ngoại ô Bu-đa-pél, một nửa khu nhà sang trọng của Budapes, rất nhiều phụ nữ đẹp với những bót thuốc lá dài, vây quanh Gi-mơ, tất cả đều nói oang oang về “cách mạng”. Khi tôi bước vào, Gi-mơ quay sang phía tôi. Anh ta hỏi: “Khi nào thì người Mỹ giải phóng chúng tôi khỏi người Nga?”. Khi tôi nói tôi nghĩ rằng khả năng đó là con số không và một cố gắng như vậy sẽ đưa đến chiến tranh thế giới thứ ba, thì Gi-mơ trả lời một cách bi thảm: “Vậy thi chúng tôi phải tự làm lấy và mặc kệ chiến tranh thế giới thứ ba”. Người khách duy nhất bày tỏ sự kinh tởm khi thấy cuộc chiến tranh thế giới mới được tính toán một cách nhẹ dạ như vậy, là I-van Bo-díc-xa mà lần cuối cùng tôi gặp thì còn là “trợ lý Bộ trưởng ngoại giao”. Anh ta đã bị giáng chức vì bị nghi là có những “xu hướng hữu khuynh”. Chúng tôi vẫn là bạn tốt với nhau và tôi có thể thấy rằng anh ta chia sẻ sự ghê tởm của tôi vì bị kéo vào một cuộc họp đầy âm mưu để thảo luận một cuộc nổi dậy vũ trang. Không kể những điều phải và điều trái của tình hình cũng như những lo lắng chân thật, rõ ràng là một điều phiêu lưu của những nhà “cách mạng” của buồng khách tìm cách đẩy công nhân Hungary vào một công cuộc chỉ có thể là tuyệt vọng. Khi tôi nói lên sự không bằng lòng của tôi vì đã có mặt trong một cuộc gặp gỡ như vậy với một nhà báo Hungary, là người đã giới thiệu tôi với Gi-mơ và đưa tôi về khách sạn sau bữa tiệc, thì anh ta chỉ trả lời “Mi-clô Gi-mơ là một trong những nhà trí thức hàng đầu của chúng tôi, nhà nghiên cứu Hy tạp vĩ đại nhất của chúng tôi”. Việc nghiên cứu Hy tạp có thể đưa lại đức tin gì để lãnh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang, liều lĩnh và đẫm máu như Gi-mơ đã làm trong vài tuần sau; đó là điều tôi không sao hiểu được. Trái ngược với Budapes, Praha rất bảnh bao, xinh đẹp. Khi tôi nhận xét sự trái ngược về mức sống trong một cuộc nói chuyện với chủ bút tờ Quyền lợi đỏ, tờ báo hàng ngày của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, thì anh ta nói rằng nhiệm vụ của Ban lãnh đạo Đảng là bảo đảm cho người Tiệp Khắc phải được ăn, mặc và sống tốt hơn.
Tôi trở lại Moscow.
Việc xin chấp nhận là một phóng viên của tờ Người bảo vệ quốc gia ở Moscow còn cần thêm một số ngày nữa để giải quyết. Có một quy chê quy định số lượng ngang nhau giữa Mỹ và Liên Xô trong việc chấp nhận các phóng viên, và tất cả các chỗ đã đầy đủ rồi. Nhưng điều đó đã vượt qua được vì tuy tờ báo là của Mỹ, nhưng tôi lại là người Australia và chưa có người nào đồng hương với tôi đã có mặt ở Moscow. Rồi lại đến vấn đề giấy thông hành Việt nam của tôi chứ không phải là một hộ chiếu Australia. Việc này có thể giải quyết được nếu Việt nam đồng ý thường xuyên cấp lại, như họ đã làm. Vấn đề cuối cùng là cung cấp chỗ ở cho một gia đình ít nhất là 4 người. Một khu nhà ở dành cho nhà báo đang được xây dựng và sẽ hoàn thành trong vòng 6 tháng.
Tôi lại đi Bắc Kinh để gặp Vét-xa và cả hai chúng tôi sẽ đưa tin về Đại hội lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đại hội lần thứ 8 là đại hội đầu tiên kể từ năm 1945. Chủ tịch Mao đọc báo cáo khai mạc và đặt cơ sở cho những cái tiếp theo. Mối quan hệ Trung - Xô còn tốt Mao nói: “Chúng ta phải nghiên cứu tốt, học tập Liên Xô, các nước Dân chủ nhân dân, các đảng anh em trên thế giới cũng như nhân dân toàn thế giới. Chúng ta không bao giờ được có thái độ tự phụ sô-vanh nước lớn và trở thành kiêu căng và tự mãn trước thắng lợi của cách mạng và một số thành công trong việc xây dựng đất nước chúng ta...”.
Trong báo cáo tổng hợp của mình, Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình, mà tên tuổi lúc đó hầu như không được biết đến ở nước ngoài, đã ủng hộ đường lối Xô-viết trong việc tố cáo tệ “sùng bái cá nhân”. Một mặt quan trọng trong điều lệ mới của Đảng, được thông qua sau khi thảo luận và xem xét, là việc củng cố quyền giữ quan điểm thiểu số và bảo vệ những ai có quan điểm đó. Đặng Tiểu Bình nói: “Nếu chân lý cuối cùng thuộc về phía thiểu số thì việc bảo vệ quyền giữ những quan điểm thiểu số sẽ giúp cho Đảng phát hiện chân lý” (về sau ông ta là một trong những người được hưởng nhiều nhất điều khoản này).
Vào lúc này chúng tôi đã cân nhắc những cái nên và những cái không nên trong việc chuyển cơ sở của chúng tôi đến Moscow. Trong những nhân tố không nên thì có: Pi-tơ và Gioóc-giơ đã nói thông thạo tiếng Việt đơn âm, vậy thì làm thế nào chúng có thể quen với tiếng Nga đa âm được Đấy là chưa kể đến những mùa đông của vùng gần các băng dương sau khi đã quen với những mùa đông nhiệt đới. Mặt khác, ở Việt nam, từ người dân thường cho đến các nhà lãnh đạo đã chiếm trái tim của chúng tôi. Sẽ là một nỗi đau lớn về tinh thần khi phải ra đi. Trong các nhân tố nên thì: sẽ có những thay đổi lớn đáng chú ý trong thời đại sau Stalin, trong khi chúng tôi đã cạn những đề tài đã viết và cũng không chắc chắn về việc xuất bản ở Việt nam. Còn đối với Vét xa, thì cô ta sẽ thấy vui thích di chuyển đến một nước gần với quê hương của mình hơn, với một tiếng nói mà cô ta chẳng thấy có khó khăn gì trong khi sử dụng.
Chẳng bao lâu sau khi chúng tôi trở về Hà Nội, cuộc bạo loạn phản cách mạng đã xảy ra ở Hungary. Như tôi đã đoán chắc, không có “lực lượng giải phóng nào” đến cứu những người đã cầm vũ khí cả. Mi-clô Gi-mơ một trong những người cầm đầu bạo loạn đó bị bắt tại trận trong khi đang phân phát vũ khí trên đường phố. Một mặt có nghĩa nữa là cuộc bạo loạn đó không được nông dân ủng hộ, mà theo truyền thống thì nông dân là một lực lượng rất cách mạng ở Hungary, nhưng vào lúc này đã thành một bộ phận đáng tin cậy nhất trong quần chúng. Mm cách bản năng họ biết rõ điều mà Gi-mơ và những người ở cấp cao hơn trong cuộc bạo loạn đó đã không biết đến. Đó là sự can thiệp của phương Tây, tất nhiên sẽ đặt chế độ Ex-téc-ha-đi và Min-den-ti trở lại lên lưng họ. Nhà báo đã giới thiệu tôi với Gi-mơ, đã bỏ chạy khi nổ ra tiếng súng đầu tiên.
Tháng 4 năm 1957, sau một cuộc đi thăm ngắn Lào và Campuchia, chúng tôi chuẩn bị hành lý và chào tạm biệt các bạn Việt nam. Thị thực vào Liên Xô của tôi đã được cấp, giấy thông hành của tôi được cấp lại và như vậy là tôi rời Hà Nội để ở lại Bắc Kinh ngày 1 tháng 5 và sau đó đi Moscow.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:54:25 am
6. Trở nên quen với Moscow
Moscow năm 1957 là một địa điểm lớn của những bài tường thuật nhưng lại có ít nhà báo để theo dõi. Đó là năm của Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới, mà công việc chuẩn bị đang được tiến hành tích cực khi chúng tôi đến; và là năm của Hội nghị lớn nhất chưa từng thấy của các nhà lãnh đạo cộng sản trên thế giới - kể cả sự có mặt lần đầu và cũng là lần duy nhất của Mao Trạch Đông tại một sự kiện như vậy. Trên tất cả, đó là năm kỷ niệm lần thứ 40 Cánh mạng bôn-sê-vích, được tiếp theo bằng việc phóng “Sputnik” đầu tiên và việc cho ra đời một loạt cái máy bay chở khách phản lực làm kinh ngạc cộng đồng vận tái đường không của thế giới.
Ngôi nhà xây cho nhà báo chưa hoàn thành, dân chúng tôi phải bằng lòng với hai buồng ở khách sạn Savoa (bây giờ là khách sạn Berlin). Các con tôi chưa quen với việc múi giờ thay đổi. Ngủ và dậy kkhông đúng lúc, không chịu ăn, nói thì toàn nói tiếng Việt nam mà chúng tôi chẳng hiểu gì lắm...
Một phần thưởng mà chúng tôi sớm nhận được để trừ lại nỗi nhớ nhung Việt nam là chỉ sau vài tuần chúng tôi đến, Cụ Hồ Chí Minh đã đến thăm chính thức Liên Xô. Nghi lễ đón tiếp có 21 phát súng đại bác, Quốc ca của hai nước, diễu hành của Đội danh dự, giới thiệu với Đoàn ngoại giao, rồi đến đoan báo chí... Cụ đã trông thấy chúng tôi đứng ở hàng thứ ba trong giới báo chí.
Và trước sự lo sợ của nhân viên an ninh lễ tân và trước sự ngạc nhiên của đoàn ngoại giao, Cụ đã rời hàng danh dự của những người đứng đón chào Cụ và bước đến chỗ chúng tôi đặt bó hoa lớn mà Cụ đã nhận khi bước xuống máy bay, vào tay của Vét-xa. Những thành viên khác của phái đoàn cùng làm gương như vậy chuyển cái bó hoa của họ cho chúng tôi và ôm hôn chúng tôi trước sự ngạc nhiên của cái nhân viên an ninh và lễ tân.
Tính thanh thoát và quan hệ trước sau như một với bạn cũ của Cụ Hồ Chí Minh luôn luôn đứng trên mọi thứ nghi thức lễ tân. Một vài ngày sau, sau vài lần gọi giây nói, một xe hòm đen lớn chở chúng tôi đến một biệt thự đã từng là của Stalin trong khu rừng ở ngoại ô Moscow. Và ở đó chúng tôi ăn cơm sáng với Cụ Hồ Chí Minh. Đó là một toà nhà gạch khá đơn giản, một số tường của nó có thể đổ xuống khi người ta bấm vào một cái nút để cho những người bảo vệ có thể chạy ra ngoài để đối phó với những kẻ xâm nhập. Sau khi hỏi thăm về sức khỏe của chúng tôi và của “lũ quỷ sứ”, Bác Hồ cho chúng tôi nghe về những phát triển ở Việt nam kể từ lúc chúng tôi ra đi. Bữa cơm sáng chỉ là sự nối lại của một tình bạn thân thiết và nói lên cái bên trong đơn giản và nhân ái của Cụ Hồ Chí Minh. những biểu hiện chú ý đặc biệt của Người hầu như chắc chắn đã giúp chúng tôi giải quyết được một trong những khó khăn lớn.
Việc cung cấp nhà ở cho những nhà ngoại giao và nhà báo là do cơ quan phục vụ ngoại giao đoàn phụ trách, và cho đến trước khi có cuộc đi thăm của Bác Hồ, mỗi lần tôi hỏi về nhà cửa thì chỉ được đáp bằng những cái nhìn lạnh lẽo. Ngôi nhà xây dựng cho báo chí đã hoàn thành, nhưng ngưởi ta lại quyết định phá những bức tường ngăn đôi hai buồng tiêu chuẩn cho những gia đình Liên Xô lớn ở biến thành một buồng cho một gia đình nhà báo nước ngoài. Việc này đòi hỏi phải mất thêm vài tháng nữa. Nhưng thình lình, tôi được cấp chỗ ở tại khu nhà Vư-xốt-ky Đôm (Nhà chọc trời) nhìn xuống sông Moscow, cách nửa dặm về phía dưới Crem-li. Cùng ở với chúng tôi trong ngôi nhà đó là những nhân vật nổi tiếng như nữ diễn viên ba-lê Ga-li-na U-la-nô-va và nhà viết xã luận A-lec-xăn-đơ Tva-đốp-xki. Người ta nói rằng trước kia chính Stalin duyệt danh sách những người được ở ngôi nhà này.
Từ những ngày đầu tiên ở Liên Xô, tôi đã bị cuốn vào những bài báo trong các báo khoa học nói về việc nghiên cứu vũ trụ và tên lửa. Tôi gửi một bài báo về vấn đề đó cho tờ Tin nhanh chủ nhật, chủ bút khoa học đã chấp nhận bài báo tuy với nhiều dè dặt. Sau đó thì chủ bút đối ngoại lại gọi điện cho tôi: “Bạn thân ơi” sao đúng lúc như vậy! Thực sự bạn đã vào đúng đường bên trong rồi”. Các nhà khoa lọc vũ trụ Xô-viết đã xác minh “tài chuyên môn” của tôi về các vấn đề vũ trụ bằng việc phóng lên vũ trụ con tàu “Sputnik” đầu tiên của họ ngày chủ nhật (ngày 4 tháng 10 năm 1957), trước khi bài báo của tôi được xuất bản. Bài báo đó được chuyển từ trang đăng truyện sang trang đầu trong mục tin hàng đầu. Các nhân vật quan trọng của đế chế tin nhanh tưởng rằng tôi hết sức thông thạo về các công việc vũ trụ khi mà ngày hôm sau, tôi có thể để cho chủ bút tờ báo nghe tiếng “bíp bíp” giòn giã của “Sputnik” cũng như có thể nói với họ lúc nào có thể bố trí người để chụp được vệt đi của “Sputnik” trên bầu trời.
Phản ứng của thế giới rất là lạ lùng. Trong vòng 24 giờ, tôi được tờ Thời báo New York chuyên về công việc hàng không hỏi liệu tôi có nhầm nó là 8 ki-lô gam chứ không phải là 80 ki-lô-gam không? Trong các bình luận đáng chú ý có bình luận của nguyên Tổng thống Harry Truman, vì ông ta chắc rằng sự kiện đó chẳng hề đã xảy ra và tiếng “bíp bíp” chỉ là tuyên truyền của cộng sản. Thượng nghị sĩ Xtu-at Xai-min-tơn, nguyên Bộ trưởng lực lượng không quân Mỹ đòi phải tiến hành cuộc điều tra ngay tại sao chương trình vũ trụ của Mỹ đã bị trì hoãn.
Sáu ngày trước ngày kỷ niệm lần thứ 40 của Cách mạng Tháng Mười, một “Sputnik” khác nặng 508 ki-lô- gam với con chó Laika bên trong đã được phóng lên. Trong sự hoan nghênh hầu như toàn cầu đối với kỳ công khoa học hết sức to lớn này, cũng có một vài phản ứng điên cuồng. Liên đoàn chống các môn thể thao tàn bạo của Anh đã bày tỏ sự “ghê tởm, chán ghét và khinh miệt” đối với một thí nghiệm như vậy về một con chó nó làm cho các nhà khoa học dù là người Nga hay bất kỳ một người nước nào khác bị đặt ra ngoài phạm vi những người tử tế” và bày tỏ hy vọng rằng Liên hợp quốc sẽ đưa ra ngoài vòng pháp luật những thí nghiệm ghê tởm như vậy cùng với những người tiếp tục những thí nghiệm đó. Thượng nghị sĩ Xai-min-tơn mô tả sự kiện đó như là một Cảng Trân Châu về mặt kỹ thuật. Tổng thống Ai-xen-hao phát biểu với nước Mỹ trong ngày thứ năm về chuyến bay của Lai-ka và giải thích rằng nước Mỹ đã có “38 kiểu (tên lửa) khác nhau hoặc là sẵn sàng để sử dụng hoặc đang phát triển”. Trong khi đó thì Lai-ka vẫn cứ tiếp tục bay quanh thế giới. Đến ngày thứ 12 thì tin về máy thay dưỡng khí trên “Sputnik” đã ngừng hoạt động và Lai ka đã chết “một cái chết không đau đớn” được công bố. Tại cuộc Hội nghị báo chí Moscow, trong đó một nhà khoa học vũ trụ hàng đầu công bố cái chết của Laika, đã có một “phút yên lặng” tưởng nhớ cái chết của nhà du lịch đầu tiên của thế giới trên vũ trụ. Chính sự hy sinh của Lai-ka đã bảo đảm sự trở về an toản của Yuri Gagarin trong mọt chuyến bay tương tự 3 năm rưỡi sau đó.
Giữa các chuyến bay đó, tôi để nhiều thì giờ đi sâu vào lịch sử của việc nghiên cứu khoảng không vũ trụ và tên lửa của Nga, một sự nghiệp đã ra đời từ rất lâu trước Cách mạng bôn-sê-vích. Đã có nhiều cuộc đi thăm các đài thiên văn và các nhà bảo tàng, kể cả nhà thiên văn tại Ka-lu-ga trong nhà của Konstantin Sioncovsky, người tiên phong vĩ đại của thế giới trong việc vạch ra các vấn đề cơ bản của việc đi lại giữa các hành tinh, kể cả ba tốc độ vũ trụ cần phải đạt được. Những giải pháp cho các vấn đề đối phó với tình trạng mất trọng lượng để thiết kế một tàu cứu nạn vũ trụ không lồ với sức chứa 200.000 người (trong trường hợp xảy ra một tai nạn kinh khủng nào đó, đòi hỏi phải bảo đảm sự sống sót của con người bằng cách rời bỏ hành tinh của chúng ta) đã được dán đầy trên tường nhà ở Kaluga của người thầy giáo toán học khiêm tốn đó. Nhiều chuyên gia ở phương Tây xem thằng lợi này của Liên Xô là nhờ sự cộng tác của các nhà khoa học Đức đã từng làm việc với Oéc-nhe Von Broon tại Pi-ne-mun-đê trong việc phát triển các tên lửa có điều khiển của chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là một câu hỏi mà tôi đề ra cho giáo sư Ep-ge-ni Phi-ô-đô-rốp, người hoàn toàn chịu trách nhiệm về chương trình vũ trụ của Liên Xô ngay sau khi Mỹ cố gắng lần đầu tiên phóng một vệ tinh nặng 3 cân rưỡi Anh nhưng đã thất bại vì chiếc tên lửa Van-gat đã nổ trên bệ phóng tại mũi Ca-na-van. Câu trả lời của Phi-ô-đô-rốp là:
“Đúng là có nhiều chuyên gia tên lửa Đức làm việc ở đây sau chiến tranh, nhưng công việc của họ chỉ giới hạn vào việc chỉ cho chúng tôi về hoạt động như thế nào và những nguyên tắc của nó. Nhưng ngay lúc đó chúng tôi đã theo những đường lối hoàn toàn khác. Và chẳng bao lâu chúng tôi thấy rằng chúng tôi học được ở họ rất ít hoặc chẳng có gì để học cả”. Không có sự hy vọng rằng chúng tôi không giữ những bí mật của chúng tôi, nhưng phải biết rằng về nguyên tắc mà nói, chúng tôi có những ý kiến khác ở nhiều điểm với những ý kiến mà các chuyên gia Đức đề nghị. Chúng tôi bác bỏ những kế hoạch của họ; nhưng người Mỹ thì chấp nhận. Chỉ có đơn giản như vậy mà thôi...
Những nhà khoa học của chúng tôi ngay từ những ngày đầu của cách mạng đã lấy các vì sao làm mục tiêu của họ rồi...
Sioncovsky tin rằng con người sẽ chinh phục vũ trụ và công việc của ông đang còn hưởng dẫn chúng tôi trong công tác nghiên cứu của mình. Chúng tôi đã làm khá nhiều công việc về đề tài đó từ rất lâu trước chiến tình thế giới lần thứ 2 và chúng tôi đã dẫn đầu bất ký nước nào, kể cả Mỹ, về lĩnh vực tên lửa. Sau chiến tranh, tiến bộ của chúng tôi còn nhanh hơn, vẫn với mục tiêu cuối củng là đóng những tàu vũ trụ có thể đưa chúng tôi trước hết đến mặt trăng rồi đến các hành tinh khác.
Cùng với Chủ tịch Brê-giơ-nép và một nửa triệu người Nga, gia đình chúng tôi đã có mặt ở quảng trường Đỏ Mảt-xcơ-va ngày 14 tháng 4 năm 1961 để hoan nghênh Yuri Gagarin trở về trái đất. 48 giờ trước đó, Gagarin đã làm nên lịch sử bằng chuyến bay một vòng quanh trái đất 108 phút, với tốc độ khoảng 18.000 dặm một giờ, và đã đưa con tàu vũ trụ Phương Đông trở về trái đất an toàn. Gagarin và vợ anh là Va-li-a đã đi xe trần trang trí đầy hoa diễu qua khoảng một triệu người Moscow đứng chật ních 10 dặm đường cùng với hoa cờ những hình tên lửa màu đỏ với các khẩu hiệu “Vinh quang cho Cô-lông của vũ trụ”, “Bây giờ lên mặt trăng”, “Tiếp tục đến các hành tinh”. Gagarin vẫn giữ nự cười dễ dãi và điển hình của mình. Quá trình luyện lập vũ trụ không chuẩn bị cho anh những thử thách khi được giới thiệu với toàn bộ đoàn ngoại giao tại cuộc tiếp đón ở sân bay. Tất cả mọi người giữ vị trí quan trọng ở Liên Xô có điều kiện đều đã có mặt ở đó. Cả ở sân bay lẫn tại quảng trường Đỏ, gia đình chúng tôi cũng có mặt đầy đủ, kể cả An-na Winfred-đốp-na sinh tại bệnh viện Moscow 3 năm trước đây. Gioóc-giơ và Pi-tơ với ông nội 89 tuổi Gioóc-giơ của chúng. Gioóc-giơ đã đến từ Australia một vài ngày trước đó.
Phát biểu của Gagarin chỉ ngắn thôi nhưng được nhiệt liệt hoan nghênh từng câu một, nhất là khi anh ta kết luận: “Tôi chắc rằng tất cả các bạn phi công vũ trụ của tôi đã sẵn sàng bay quanh hành tinh chúng ta bất cứ lúc nào. Chúng tôi có thể tuyên bố một cách tin tưởng rằng chúng tôi sẽ lái con tàu vũ trụ của chúng tôi bay xa hơn nữa”.
Sau các diễn văn là một cuộc diễu hành khổng lồ. Một dòng sông cuồn cuộn những người với cờ và khẩu hiệu chảy qua quảng trường Đỏ, tất cả các con mặt dán vào người anh hùng mặc quân phục chỉnh tề trên lễ đài. Đêm hôm đó, đỉnh cao của một ngày hân hoan là một cuộc chiêu đãi thần thoại. Trong khi có khoảng 2.000 khách ăn uống bên trong, hàng trăm nghìn người khác đổ xuống đường và các công viên đứng đông nghịt trên các cầu để ngắm các ngọn tháp chăng đèn kết nhau của điện Cremli. Chẳng bao lâu trong bầu trời trên những ngọn tháp đó rộ lên hàng vạn chùm pháo hoa đủ các màu sắc phản chiếu xuống mặt nước yên tĩnh của con sông Moscow. Bữa tiệc Crem-li kết thúc bằng một cuộc hoà nhạc, trong đó những ca sĩ, nhạc sĩ và những diễn viên múa lớn nhất của đất nước ca ngợi người anh hùng vũ trụ đầu tiên của mình.
Anh phát biểu, đua ra những sự việc, những lời nói đùa và chỉ nghỉ để nhớ lại một điều gì đó. Anh luôn luôn có những cử chỉ bằng tay, cố vẽ lên những hình ảnh trong không khí. “Lúc xấu nhất của tôi à?”. Cánh tay anh đưa lên: “Phút đầu tiên”. Cánh tay hạ xuống - “Và tức quay trở về”. Anh gõ gõ ngón tay xuống bàn. Những từ xấu nhất là từ tương đối. Không có lúc nào xấu cả. Mọi thứ hoạt động tốt, mọi thứ đều được tổ chức chính xác, chẳng có gì sai cả...
Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn, anh thiếu tá trẻ nhận một vật kỷ niệm khác cho chuyến bay anh hùng của mình. Người cha của Burchett, 89 tuổi, nhà báo già nhất ở Australia đang nghỉ ở Moscow lúc đó. Trong hành lý của ông ta có một chiếc bu-mơ-răng dùng để đi săn (bu-mơ-răng là một thứ vũ khí của thổ dân Australia ném ra, nó bay tới địch rồi lại quay về chỗ người ném - ND), ông bước vào phòng với vũ khí đỏ và lúc Gagarin sắp rời khỏi phòng, ông nói: “Hãy cầm lấy cái này, giữ nó như một biểu tượng của việc trở về an toàn. Nó luôn trở về và tôi hy vọng rằng anh và đồng sự của anh cũng làm như vậy”. Phấn khởi, Gagarin xem xét vũ khí làm một cách chính xác đó, trong khi người phiên dịch giải thích cách sử dụng và cách các chuyên gia túm lấy nó khi bay trở về như thế nào. “Tôi sẽ giữ gìn nó - Gagarin nói, giương cao vũ khí đó lên - Đây là một loại biểu tượng tốt đáng giữ”.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:54:51 am
Khi tôi trở về nhà thì chuông điện thoại rung lên. Một đại lý văn chương của London là bạn cũ của tôi, chủ hiệu sách Pan-te London - muốn có một quyển sách về con người bay vào vũ trụ đầu tiên và về mọi thứ có liên quan đến anh ta để lên đó. Nếu hiệu sách đó cử một nhả văn về các vấn đề vũ trụ đến Moscow để giúp thì liệu trong vòng một tháng tôi có thể viết xong được một cuốn sách không? Cuộc chiêu đãi đã có một lác dụng kích thích, và tôi đã nhàn lời. Giá sách của tôi lúc đó đã đày mọi thứ mà tôi có thể thu thập về đề tài đó Một vài ngày sau An-tô-ni Pơ-đi đến. Chúng tôi phân công với nhau, chủ yếu sao cho số lớn tài liệu mà tôi đã thu thập được sắp xếp trật tự và liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong vòng chưa đầy bốn tháng kể từ lúc Yuri Gagarin bay lên vũ trụ, quyển sách về sự kiện đó đã được bày trên các tủ của các nhà bán sách hàng đầu của nước Anh và đã được dịch ra 12 thứ tiếng khác nhau. Giống như gần một ngàn những nhà báo trên khắp thế giới, ngay khi Gagarin bay lên quỹ đạo tôi đã đăng ký phỏng vấn anh. Vào lúc đó, những khoản trích những bản tin về vũ trụ của tôi trong tờ Tin nhanh hàng ngày thường trực đăng lại trên báo chí Xô-viết. Nhưng cho đến lúc cuối cùng, không chắc gì có thể có cuộc phỏng vấn được.
Ngay sau khi đã được sắp xếp xong, khi tôi đợi ở buồng tiếp khách kiểu cổ của Uỷ ban Liên lạc văn hoá của Nhà nước, Vla-đi-mia Kô-dơ-lin, Vụ phó Vụ Báo chí, người đã giúp tôi sắp xếp cuộc gặp và sẽ làm phiên dịch đã nói: “Tôi không thể bao giờ nghĩ rằng cuộc phỏng vấn sẽ xảy ra... hiếm có nhà báo nào của chính chúng tôi được nói chuyện với anh ta. Chúng tôi đã nhận được những đăng ký từ khắp nơi của thế giới. Tất cả đều không được nhận”. Thế nhưng cửa mở.
Gagarin bước vào một mình nhanh nhẹn và tươi cười. Ấn tượng đầu tiên là nhân phẩm tốt của anh. Một nụ cười rộng, thực sự là một cái cười thoải mái, bước đi nhẹ nhàng và một không khí hữu nghị tươi sáng. Anh thấp. chắc nịch với thân hình khoẻ khoắn. Nhưng cái chính của đức tính của anh, có lẽ, nằm ở hai điểm khác: cái bàn tay và con mắt của anh. Tay anh khỏe một cách không thể ngờ được, đôi mắt của anh hầu như mầu xanh sáng.
Gagarin đã không hỏi câu nào trước, và các câu trả lời của anh rất nhanh, làm cho người phiên dịch khó khăn lắm mới đuổi kịp.
Nhưng tiếc thay, bùa hộ mệnh đó không có tác dụng. Tháng 8 năm 1968, đại tá Yuri Gagarin đã chết khi thử một kiểu máy bay phản lực mới. Tro của anh đã được chôn ở thành Crem-li, và đất nước đã mặc niệm anh. Ngoài tất cả những công trạng khác của anh, anh là một con người nồng nhiệt, dễ thương, không hề bao giờ không chào hỏi mọi người trong gia đình chúng tôi khi gặp giữa đường.
Quyển sách của tôi bán chạy, những lại xảy ra ra một sự kiện lạ lùng với một công ty xuất bản ở Mỹ. Công ty này đã mua bản quyền của Bắc Mỹ từ hiệu sách Pan-te với một số tiền lớn, nhưng về sau lại không chịu xuất bản lấy lý do rằng đó là sản phẩm “tuyên truyền Xô- viết”. Hiệu sách Pan-te phát đơn kiện và 5 năm sau mới được giải quyết. Pan-te đã được đến một số tiền lớn, vì đã bị vi phạm hợp đồng. Nhà xuất bản đó đã bị một thất bại choáng váng khi quan toà theo dõi vụ kiện này phát biểu, ông ta nói rằng nếu chuyến bay thực sự là một sự tuyên truyền tốt đẹp cho Liên Xô thì thật là lạ nếu quyển sách không phản ánh điều đó.
Hàu như cùng ngày cuốn sách viết về Gagarin được xuất bản, Ghẻcman Stepanovich Titov được đưa vào vũ trụ. Không phải chỉ một vòng quanh trái đất 108 phút mà đã bay 17 vòng và ở trên vũ trụ 25 giờ. Lại một yêu cầu nữa của cùng nhà xuất bản như lần trước. Pơ-đi lại đến và chúng tôi có một cuộc phỏng vấn với Titov dài hơn so với Gagarin. Titov đã được huấn luyện để trở thành một nhà khoa học cũng như một phi công vũ trụ và anh rất thông thạo mọi mặt khoa học của chuyến bay.
Sau 3 tuần lễ, Pơ-đi về nước với phần lớn bản thảo, trong khi tôi đi sâu vào Siberi để nghỉ cuối tuần với gia đình Ti-tôp. Bố Stepan tượng trưng cho cái gì tốt đẹp lãng mạn và hào phóng của tính chất Nga, ông sống gần Bec-non ở ven đông - nam của vùng thung lũng Siberi. Chỉ mới vào giữa mùa thu mà mặt đất đã bị vùi sâu dưới tuyết. Tôi ở lại nhà viên quản lý của một nông trang tập thể. Nông trang này gồm cả xã mà Stepan là giáo viên địa phương. Tôi đi về nông trang này bằng một chiếc xe trượt tuyết một ngựa kéo có chuông kêu leng keng chạy qua một rừng cây bu-lô tráng lệ. Lý do của một cuộc đi thăm không phải chỉ để tìm hiểu bối cảnh gia đình của German Stepanovich mà còn để có một thực tế về việc nhân dân sống ở vùng Siberi xa xôi như thế nào?
Tại cuộc gặp đầu tiên, Stepan, một người mảnh dẻ nhưng đầy nghị lực, đi hơi khập khiễng đã xin lỗi vì không có buồng riêng cho tôi trong túp nhà gỗ ghép của ông. Khi tôi trở về nhà ở đêm đó, người quản lý giải thích rằng Stepan từ chiến tranh thế giới thứ hai trở về làng thì thấy một gia đình rất đông, mà người trụ cột trong gia đình đã bị chết ở mặt trận, sơ tán đến mà phải sống trong điều kiện rất chật chội. Ông giáo Stepan có ngôi nhà rộng đang chờ đón ông về. Sau khi thảo luận trong gia đình, ông và nhà vũ trụ tương lai xây dựng một nhà bằng gỗ ghép đủ cho bố mẹ, em gái và German. Còn ngôi nhà kia của nhà giáo thì chuyển cho gia đình không có nhà đó. Đó là loại việc có thể đã xảy ra trong những ngày khai phá đất đai ở vùng quê hương Gíp-xlan của tôi.
Khi người quản lý biết tôi là một người Australia, anh ta hỏi liệu tôi có biết gì về các con thỏ không, bởi về nông trường đang làm thêm nghề phụ bằng cách nuôi thỏ để lấy da. Anh ta có cảm giác rằng vứt xác của các con thỏ đó cho lợn là một lãng phí. Thịt đó người có thể ăn được không? Tôi khuyên: “Hãy thử quay nó như quay thịt gà đi”. Đêm sau, tại nhà Titov; trong phòng ăn cơm chật ních người hàng núi thịt thỏ quay đã được bày trên bàn, ít ra cũng là 3 con thỏ cho 1 người, rượu vốt-ca cũng nhiều như vậy, nên đêm đó thật là một đêm rất vui vẻ. Stepan chơi vĩ cầm: khách hát những bài hát ưa thích cũ; người ta uống rượu chúc mừng German Stepanovich và các nhà vũ trụ nói chung. chúc mừng hoà bình và tình hữu nghị quốc tế và một cốc riêng chúc tôi đã giới thiệu thịt thỏ quay làm món ăn cho địa phương.
Quyển sách về Titov đã có một kết thúc không hay đổi với tôi. Khi việc xuất bản đang tiến hành thì tôi phát hiện quyển sách đã lấy tên là “Chuyến bay của tôi vào vũ trụ của German Titov như đã được kể với Winfred Burchett và An-tô-ni Pơ-đi. Nhưng khi người đồng tác giả với tôi rời Moscow với bản thảo viết tay chúng tôi lại thoả thuận với nhau là quyển sách sẽ lấy tên Chuyến bay của German Titov vào về trụ của Winfred Burchett và An-tô-ni Pơ-đi. Tại sao Titov lại phải chịu trách nhiệm về điều chúng tôi đã viết về chuyến bay của anh, khi chỉ một phần năm của nội dung trực tiếp là của anh? Bìa của đợt xuất bản đầu tiên đã được in khi tôi gọi điện cho nhà xuất bản yêu cầu họ giữ lại đầu đề ban đầu như đã được đồng ý với Titov. Yêu cầu đó đã được thực hiện, tôi phải thanh toán chi tiêu và số tiền chi tiêu đó hoá ra là nhiều hơn sồ tiền tôi đã được chia về bản quyền của quyển sách.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:55:28 am
7. Việt nam bùng cháy trở lại
Sau 5 năm ở Moscow, những ý nghĩ của tôi ngày càng hưởng về châu Á, đặc biệt là về Việt nam. Những người thỉnh thoảng từ Việt nam đến mang lại những tin báo động về chiến sự đã tiếp diễn và về khả năng của một cuộc chiến tranh toàn bộ. Tại Moscow, tờ Tin nhanh hàng ngày, có một phóng viên. Sau đó có thêm các phóng viên khác của tờ Bưu điện hàng ngày, tờ Điện tín hàng ngày và BBC. Đối với báo chí và các phương tiện thông tin của Anh, thì vai trò tiên phong của tôi đã chấm dứt. Sau khi tờ Tin nhanh hàng ngày không cần đến sự phục vụ của tôi nữa, tôi chuyển sang ở Thời báo tài chính mà các bạn đọc cần tin tức khách quan về các sự phát triển kinh tế và về tin tức nghiên cứu thị trường. Đây là một lĩnh vực hoạt động mới, lý thú, những quá xa với những quan tâm thực sự của tôi. Sự tin tưởng rằng tôi không bao giờ có thể làm phóng viên tại tổng hành dinh đã được củng cố thêm. Ngay những lúc hồ hởi nhất trong việc đưa tin về các cuộc chinh phục vũ trụ, sự quan tâm của tôi vẫn gắn chặt vào các vấn đề của trái đất chúng ta. Chính ở đây, tương lai của nhân loại phải được quyết định.
Mùa xuân năm 1962, tôi thăm lại các quốc gia Đông Dương cũ nhằm tiếp xúc với thực tế rất cần thiết cho tôi trong các cuộc nói chuyện với Cụ Hồ Chí Minh ở Hà Nội; với các hoàng thân anh em cùng cha khác mẹ, Xu-pha-nu-vông ở cánh đồng Chum và Xu-va-na Phuma ở Viêng Chăn; với Thái tử Norodom Sihanouk ở Phnompenh; và với hàng chục những người tị nạn dọc theo các biên giới Campuchia, Lào và đang trốn qua vĩ tuyến 17 để vào Bắc Việt nam, tôi ngày càng tin rằng Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật ở miền Nam Việt nam, Lào và đang gây các sức ép không thể chịu đựng nổi nhằm buộc Sihanouk phải từ bỏ chính sách trung lập của ông ta ở Campuchia. Khi tôi thay đổi đề tài bằng việc đề nghị cho tôi xem xét tình hình ở miền Nam, Cụ Hồ Chí Minh khuyên tôi trước tiên nên thăm các vùng biên giới và tôi đã làm như vậy trong các tuần tiếp theo sau đó.
Dọc theo tất cả các biên giới, tình hình đối với người kinh cũng như các dân tộc ít người, nhất là ở những vùng dọc theo biên giới của Việt nam với Lào và Campuchia, đều giống nhau. Đang có cuộc dồn nông dân và các bộ lạc vào trại tập trung mà người ta gọi là các ấp chiến lược. Dọc theo biên giới phía nam của Campuchia, giáp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. khói và mùi của chiến tranh làm vẩn đục không khí khi cuộc hành quân “Mặt trời mọc” lên đến đỉnh cao. Đây là cuộc hành quân lớn đầu tiên do cố vấn Mỹ chỉ đạo và được không lực Mỹ yểm trợ. Lúc đó, tôi chỉ nghe những câu chuyện do những người tị nạn chạy trốn kể lại về những sự khủng khiếp của bom na-pan, bom sát thương và những “toán bình định” đến để dồn những người còn sống sót vào các ấp chiến lược. Chính ở dọc vĩ tuyến 17 tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Hiếu, Tổng thư ký của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam trên đường ra Hà Nội để báo cáo về Đại hội lần thứ 1 của Mặt trận dân tộc giải phóng miền miền Nam Việt nam họp ở tỉnh Tày Ninh từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3 năm 1962. Ông là cán bộ lãnh đạo của Việt cộng. Đây là một con người gợi cảm với một khuôn mặt bình tĩnh, suy tư và một tinh thần trong sáng, hay phân tích. (Sau khi Việt nam thống nhất, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Văn hoá của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam). Trả lời câu hỏi đầu tiên của tôi về giai đoạn mà cuộc đấu tranh đã đạt tới, ông nói: “Nói chung Ngô Đình Diệm kiểm soát các đô thị và phần lớn, chứ không phải tất cả các đường chiến lược. Chúng tôi nắm nông thôn. Nhưng nếu Diệm và các cố vấn quân sự Mỹ muốn ra khỏi Sài Gòn, thì chúng chỉ có thể thực hiện được bằng việc tổ chức một cuộc hành quân. Chúng không dám di chuyển, thậm chí 10 hoặc 15 dặm về phía bác Sài Gòn. Sự khủng bố và sự đàn áp đã man đang đẩy mọi người vào cánh tay của cuộc kháng chiến”. Khi tôi hỏi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam lấy vũ khí của mình ở đâu, ông Nguyễn Văn Hiếu nói: “Trong giai đoạn này, chúng tôi dùng vũ khí lấy được của Mỹ vào tất cả các hành động lớn và cũng dùng những vũ khí do những người đảo ngũ của các lực lượng Sài Gòn mang đến, thường là những đơn vị trọn vẹn. Người Mỹ rêu rao rằng chúng tôi được cung cấp vũ khí từ Bắc Việt nam. Nhưng đó sẽ là điều ngớ ngẩn ngay khi việc đó có thể làm được. Bạn hãy nghĩ đến vấn đề vận chuyển, nhất là khi những hành động quan trọng nhất của chúng tôi lại xảy ra trong các khu vực cực nam. Chính người Mỹ cung cấp cho chúng tôi tại nơi mà chúng tôi cần đến. Rõ ràng là tốt hơn nếu chúng tôi lấy được loại súng phù hợp với loại đạn mà chúng tôi đã chiếm được hoặc mua ở chợ đen”.
Rõ ràng cuộc chiến tranh của Việt cộng ở miền Nam cũng theo một kiểu mẫu giống như kiểu mẫu của cuộc chiến tranh của Việt nam chống Pháp. Tôi trở lại Moscow tin chắc rằng cuộc chiến tranh sẽ trở thành quy mô lớn. Một khi đã tham gia vào một cuộc mạo hiểm như vậy Mỹ sẽ tăng gấp đôi công sức của họ, nhưng rồi họ cũng sẽ thua. Vào lúc này, tôi đã biết một ít về lịch sử Việt nam và cách mà các chính quyền cũ và nhân dân đã đứng dậy để chống mọi kẻ xâm lược chiếm đóng trong 2.000 năm và cuối cùng đã đánh bại chúng. Do đó trong một quyển sách mà tôi viết ngay trong chuyến đi thăm dài ngày này The Furtive War (Cuộc chiến tranh lén lút - ND) đã có một sồ nhận xét có tính chất tiên tri; những lời tiên đoán này có thể sẽ có tác dụng tích cực đối với các Tổng thống Mỹ nếu họ chịu để ý tới. Nước Pháp đã đưa những tướng và nguyên soái từng lẫy nhất của họ sang tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương. Hết người này đến người khác, những tướng lĩnh đỏ đã mất tiếng tăm hoặc sinh mạng. đôi khi cả hai. Các tướng của Lầu Năm Góc dường như cũng nghiêng theo con đường như vậy. Họ dường như nghĩ rằng với sự ủng hộ của Mỹ, họ có thể làm tốt với tên độc tài Ngô Đình Diệm hơn là người Pháp với vua Bảo Đại. Những mảnh vụn của máy bay Mỹ, xe tăng và những cỗ pháo trong thung lũng Điện Biên Phủ là lời cảnh cáo khá đủ cho những điều sẽ xảy ra vào cuối con đường. Nước Mỹ có thể nhiều tướng hơn người Pháp nhưng sinh mạng và tiếng tăm của họ hoặc cả hai, cũng có thể bị huỷ diệt. Kết quả cuối cùng sẽ giống nhau. Họ không có đủ khả năng để buộc người Việt nam quỳ gối.
Ro ràng là Nhà Trắng có thể tự bào chữa cho mình vì không thay đổi chính sách trước ý kiến của một nhà báo nước ngoài, cấp tiến như tôi. Nhưng có những chuyên gia báo chí Mỹ có uy tín, sản sinh ra tử trong nước, không cấp tiến cũng nói những điều giống như vậy. Họ cũng thấy, như tôi đã thấy rằng ít có công việc gì khó khăn và mạo hiểm bằng việc tìm cách kéo một cuộc chiến tranh ra khỏi những kẻ gây ra chiến tranh, một khi họ đã ngoạm răng nanh của họ vào đó. Nếu có độc giả nào nghĩ rằng tôi đã hài lòng vì được là một trong những người đầu tiên báo trước điều mà nước Mỹ đang đi tới ở Việt nam, thì không phải là như vậy. Trái lại, tôi rất phiền muộn trước điều mà chắc chằn sẽ xảy ra ở Việt nam và rất thất vọng trước sự bàng quan chính thức rất phổ biến lúc bấy giờ. Tôi chán nản đến mức phải nắm bệnh viện đến 4 tháng, trong đó 3 tháng ở bệnh viện Moscow. Về bệnh lý thì được chẩn đoán là bị viêm thần kinh gốc ở lưng. Sau đó các bạn thầy thuốc tâm thần phương Tây cho biết trường hợp của tôi là một hình thức suy nhược cơ thể và tâm thần gây ra do lo nghĩ quá nhiều. Tôi bị sút sức khoẻ rất nhiều trong một thời gian, đến mức nhà văn Australia Phran-cơ Hác-đi, sau khi thăm tôi ở bệnh viện, nói với các bạn rằng: “Burchett sẽ không thể nào đi trở lại được có lẽ anh ta sẽ không bao giờ rời bệnh viện”. Tuy vậy, tôi vẫn có các kế hoạnh khác, chủ yếu là đi Việt nam càng sớm càng tốt để tự mắt thấy được tình hình.
Trong phòng đợi lại sân bay Viêng Chăn đầu tháng 11 năm 1963, trong khi đơn chiếc máy bay giao thông của Uỷ ban kiểm soát quốc tế bay từ Hà Nội đến Phnompenh, thình lình tôi nhận thấy trong một ghế trống bên cạnh tôi có một máy chữ Héc-mét kiểu nhỏ. Tôi kín đáo chuyển sang một ghế khác, tôi kinh ngạc nhận thấy khuôn mặt quen của Téc Hao-ơ. Chúng tôi đã cùng làm việc với nhau trong những ngày ở Berlin khi anh ta là phóng viên của tờ Tóm tắt hàng ngày của ngài Kem-xlây. Vợ anh ta, Rô-bin, tác giả của nhiều cuốn sách về môn nấu ăn và anh ta, Téc Hao-ơ đã là khách của tôi tại một bữa ăn trưa thịnh soạn ở Niu Đê-li 3 năm trước đây. Anh ta lướt mắt qua khắp phòng đợi, thỉnh thoảng lại nhìn vào mặt tôi, rồi lại bỏ qua. Việc cải trang của tôi với bộ râu đen bắt đầu bạc và đôi kính râm đậm đã có tác dụng. Nếu anh ta xem danh sách hành khách, anh ta sẽ thấy một người Áo, tên là Bức-ca-đơ nhà kinh doanh đăng ký đi Phnompenh. Téc nhìn trẻ lại và bắt đầu có một cái nhìn chằm chằm, nghi kỵ nhưng may thay chuyến bay Băng Cốc của anh được công bố trên loa phóng thanh. Anh ta sách ngay máy chữ đi ra cửa.
Tôi đã đi vào công việc nhà báo quan trọng nhất của. tôi kể từ Hirosima, và mong muốn sâu sắc nhất của tôi là không nên gặp bất cứ đồng sự nảo vào giai đoạn này. Bộ râu của tôi là bộ râu thật, có được là nhờ hơn một tháng lăn lộn với các du kích của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam ngay ở phía nam vĩ tuyến 17 xuyên qua biên giới từ Lào. Các cán bộ từ các tỉnh Bắc của Nam Việt nam và từ cao nguyên thường đến những điểm hẹn để thông báo cho tôi tình hình khu vực của họ, chủ yếu là những phát súng đầu tiên đã xảy ra như thế nào và về tình hình mới nhất. Rõ ràng là tôi cần phải đến sát hơn trung tám của các sự việc gần Sài Gòn hơn, nơi Ban lãnh đạo Mặt trận dân tộc giải phóng đóng trụ sở. Vi vậy tôi trở về Hà Nội chuẩn bị những kế hoạch chi tiết để vào Campuchia và từ đó vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền miền Nam Việt nam mà không gây thiệt hại gì cho chính sách trung lập của Sihanouk. Sihanouk sẽ không có cách gì cả ngoài việc từ chồi, nếu tôi xin phép một cách hợp pháp. Còn nếu tôi đi qua mà ông ta không biết thì cũng chỉ thêm một chuyến vượt qua biên giới trong sồ hàng trăm chuyến vượt qua hàng ngày không hợp phàp nhưng òng ta không kiểm soát được. Vì vậy mới có sự sửa đổi cải trang đôi chút mặt mũi, tên tuổi và quốc tịch của tôi. Các bạn Bắc Việt nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam rất xem trọng việc không làm hại đến lập trường của Sihanouk và tôi đã làm như vậy.
Chẳng có gì xảy ra ở sân bay vì danh sách hành khách của máy bay Uỷ ban kiểm soát quốc tế thường không bao giờ bị kiểm tra. Nhưng một giờ sau khi tôi vào buồng ở khách sạn, có tiếng gọi cửa và một con người to lớn tóc hung hung đưa tay ra cho tôi và nói với một giọng Mỹ. “Hi! Bạn là Winfred Burchett? Tôi là Rớt Johnson của Uỷ ban phục vụ những người bạn Mỹ. Tôi thấy tên bạn trong danh sách dưới nhà và không thể ngờ đến số may của tôi. Tôi đang đọc các bài báo của bạn trong tờ Người bảo vệ và nghĩ rằng bạn có lẽ còn ở trong rừng Quảng Nam”.
Làm gì bây giờ? Các kế hoạch vạch ra một cách thận trọng đã bay thành mây khói. Anh ta có một bộ mặt tao nhã và tổ chức của anh ta cũng có tiếng tốt. Tôi quyết định phó mặc cho tính ngay thẳng của anh ta. Tôi bèn nói “Tôi mới từ Quảng Nam đến và bạn sẽ đọc về nó trong các bài của tôi. Nhưng đề nghị cho tôi một đặc ân. Tình cờ bạn gặp tôi, nhưng đừng tiết lộ sự có mặt của tôi cho các đồng sự nhà báo khác, nếu không họ sẽ quấy rày tôi mãi mãi. Tôi cần nghỉ vì thế tôi mới chọn khách sạn không có tiếng này”. Anh ta hứa với tôi hoàn toàn kín đáo và đã giữ lời hứa. Đó là cơ sở cho một tình bạn vững bền, được nối lại tại những cuộc gặp gỡ ở nhiều nơi trên thế giới.
Sau đó, tôi mới phát hiện ra rằng người bạn địa phương chịu trách nhiệm đăng ký khách sạn cho tôi đã quên tên mới của tôi. Vì thế mà Rớt Johnson phát hiện được nơi ẩn trong khiêm tốn của tôi.
Sáng sớm hôm sau, tôi được đưa nhanh bằng xe hơi đến tỉnh biên giới Tây Ninh của Nam Việt nam. Đêm đó, sau khi vượt sông Mê Công bằng phà tại Công Pông Chàm và nghỉ tại một đồn điền cao-su vì cái nóng buổi chiều và đầu đêm người lái xe đưa tôi đến một điểm mà con đường đi song song rất gần với biên giới. Khi biết không có ai theo dõi, người lái xe cho xe đi chậm lại và bật đèn ba lần. Cũng có ba tia sáng trả lời lại. Xe dừng lại và tôi nhảy xuống. Cả người tôi và túi dết được những bàn tay không thấy mặt đón lấy và đẩy vào một cái rãnh đầy lau sậy, đúng vào lúc ba xe tải đầy quân Campuchia súng ống sẵn sàng chạy qua, chiếu đèn vào phía chúng tôi. Rồi chúng tôi bắt tay nhau, nhưng không được nói gì và tôi được hướng dẫn bám vào nòng súng của anh du kích đi trước tôi để đi tới. Chúng tôi đi rất nhanh và không có tiếng động trừ tiếng sột soạt của lá khô dưới dép cao-su. Sau khoảng một tiếng đồng hồ chúng tôi ngồi lại trên một thân cây, vẫn còn phải tiếp tục thận trọng. Vài phút sau đó, một du kích xuất và cho biết mọi việc đều tốt. Chúng tôi tiếp tục đi hai tiếng đồng hồ nữa, đây là những lúc khó khăn nhất cho tôi cũng như khi chúng tôi để xa hơn về phía bắc, bởi vì chúng tôi phải lê chân qua những “cái cầu” chỉ làm bằng một thân cây hoàn toàn tròn.
Cuối cùng chúng tôi dừng lại và cái túi dết được để xuống đất. Bây giờ cười hồn nhiên hơn, bắt tay mạnh mẽ hơn và đã nghe nói đến hai tiếng: Nam Bộ. Thuốc lá được đốt lên và mọi người thấy thoải mái. Việc nói chuyện với nhau chỉ bị hạn chế vì khó khăn ngôn ngữ, khi tôi chỉ biết vài tiếng Việt nam còn họ thì chỉ biết vài tiếng Pháp.
Khi chúng tôi nghỉ, hai chiến sĩ du kích hạ một cây nhỏ, tỉa hết nhánh và cột những dây võng của tôi vào hai đâu cây. Tôi được mời nằm trên chiếc võng đã trở thành một cái cáng nằm trên vai của hai chiến sĩ du kích lực lưỡng. Với một thái độ giận dữ nhất định, tôi yêu cầu họ thử gân chân của tôi. Có những nụ cười và những lời nói tán thưởng và kết quả là chiếc võng được tháo ra gấp lại, còn cây thì bị vứt đi. Ngay hôm sau khi tôi gặp người phiên dịch, anh ta giải thích rằng những người du kích đã được báo là tôi “đã già và không quen đi bộ”. Đó là một sự nói không đúng đối với tuổi 52 của tôi và đối với những năm tháng hoạt động của một chương trình luyện tập khắc nghiệt trước đây của tôi. Nhưng hiếm khi tôi thấy những người du kích nắm sai tin tức.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:56:04 am
Trong những ngày này, chỉ những người miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ mới được phép trở về. Họ đã ra miền Bắc bằng thuyền nhưng sẽ trở về bằng đôi chân của họ. Nhiều người đã quá già và không còn đủ sức để đi, cho nên chương trình luyện tập một tỉnh rừng núi Hoà Bình của Bắc Việt Nam, trên thực tế là một cuộc thử thách để loại bớt số người. Chương trình gồm có đi với tốc độ nhanh bắt buộc, leo núi, ăn cơm hoặc sắn hết ngày này qua ngày nọ, bắn súng trường và súng ngắn (trên thực tế, tôi không hề bao giờ mang một vũ khí nào trong bốn chuyến đi sau đó của tôi vào các vùng chiến tranh). Nhưng cũng giống như những vị chủ nhà không muốn hy sinh cuộc đời của tôi vì không thể chịu đựng được sự khắc khổ và tốc độ của cuộc chiến tranh nhân dân, tôi cũng không muốn hy sinh cuộc đời của những người đồng hành với tôi vì tôi không theo kịp tốc độ của họ. Do đó, tôi cố gắng và tôi đã thành công, để chứng minh rằng tôi có thể đạt được những tiêu chuẩn của họ, như kết quả của những năm tháng lăn lộn trong cuộc đời khủng hoảng trên khắp đất nước Australia.
Vào ngày thứ hai sau khi tôi vượt qua biên giới, những chiếc xe đạp đã được đưa đến. Chương trình luyện tập gồm có vượt qua chỗ trống, vượt qua các suối cạn và các lòng sông khô, nhưng không tập đi xe đạp Những ấn tượng của tôi, ghi lại lúc đó đã nhắc đến một số những điều may rủi.
Một con đường nhỏ hẹp, quanh co, không bao giờ có được 3, 4 mét đường thẳng, với rễ cây và gốc cây gẫy khắp nơi. Những gốc cây con và những bụi cây bị chặt gần sát đất, vướng vào pê-đan và mắt cá của bạn; những dây leo sẵn sàng quấn vào cổ bạn nếu bạn nhìn luống để tránh gốc cây; những cành nứa chéo nhau thành giàn không bao giờ cao quá đầu của bạn, dù cho bạn cúi sát xuống tay lái như thế nào. Vô số gai nhọn chìa ra đường xé áo xé da thịt của bạn ra từng mảnh. Nào bẫy, nào gốc cây, nào thòng lọng nào gai sẵn sàng ngáng xe bạn lại và hất ngã bạn bất cứ lúc nào...
Tệ hơn nữa là ngoài việc tôi rất sợ phải vượt qua những chiếc cầu chỉ làm bằng một thân cây như đã nói ở trên. Bây giờ lại phải vác xe đạp trên vai qua những cầu như vậy. Thế nhưng sau ít giờ đi xe đạp trên con đường mòn đầy gốc cây quanh co khúc khuỷu, tôi bắt đầu thích tiếp tục đạp xe ý thức về thăng bằng đã trở lại và hết ki lô mét này đến ki lô mét khác vèo vèo lui lại sau. Nó còn tốt hơn một xe gíp, bởi vì không có tiếng động cơ nên nghe rõ mồn một tiếng máy bay để lao vào bụi.
Chiếc xe đạp Nam Bộ đầu tiên của tôi là chiếc “Ma vích” và tuy nó thuộc nhãn hiệu Pháp, nhưng khung và hai bánh có khắc chữ Mỹ - Việt nam nói lên đó là quà của nhân dàn Mỹ. Cũng giống như quả bom na-pan và cái túi dết của du kích và quân đội mà tôi gặp trên đường cũng vậy. Túi dết hầu như là các túi đựng bột mỳ trắng, trên có in những chữ lớn: “Đây là quà của nhân dân Mỹ, không được bán hoặc trao đổi”... ngoài những vũ khí đã lấy được, hầu như mọi trang bị mà tôi thấy từ máy phát điện đến các máy hàn tại chỗ về trang bị tia X đều khắc chữ về nguồn gốc của nó...
Vào ngày thứ ba sau khi vượt biên giới, nhóm chúng tôi được cấp thêm một phiên dịch, một bác sĩ, một người nấu bếp, một cán bộ an ninh, một cán bộ thuộc cơ quan báo chí Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam và một người bảo vệ cá nhân. Trong gần 3 tháng chúng tôi cùng đi với nhau, được bổ sung bằng những người hướng dẫn, được luôn luôn thay đổi từ vùng này qua vùng khác. Hầu như không tôi luôn luôn có mặt trên đường đi từ sáng sớm cho đến giữa ngày với 10 phút nghỉ sau một giờ đạp xe. Sau bữa cơm trưa nghỉ trưa, cuối buổi chiều và buổi tối thì đi thăm các đơn vị quân đội, các thôn xã, các xưởng vũ khí trong rừng, các trạm y tế hoặc dành cho các cuộc phỏng vấn và các hội diễn văn nghệ. Thời tiết nóng và ẩm ban ngày, nhưng ban đêm thì chịu được, và trừ khi có pháo lớn và súng cối bắn quá gần, còn thì tôi ngủ rất ngon trên một chiếc võng treo giữa hai cây với một chiếc màn mà đình màn thì bằng ni lông để tránh lá cây và sâu bọ.
Đó là thời kỳ trước khi chiến tranh hoá học Mỹ làm trụi lá cây và giết hại chim muông, trước khi các đồn điền cao-su và những rừng hoang bị xoá sạch, và khi mà người ta cảm thấy hoàn toàn an toàn nếu đi hoặc nghỉ dưới vòm rừng xanh. Sau khi trình bày những điều mà tôi muốn thấy và chụp ảnh những người mà tôi muốn gặp và tất cả những gì có thể minh hoạ cuộc chiến tranh nhân dân đã được tiến hành ở miền Nam Việt Nam như thế nào, tôi rất vui sướng để tất cả các việc sắp xếp hoàn toàn trong tay những người chủ của tôi. Hành trình của chúng tôi thường bị thay đổi từ giờ này qua giờ khác, tuỳ theo nội dung của những thư ngắn viết chi chít trên những mảnh giấy nhỏ có thể nuốt được, mà cứ vài giờ những người giao liên đi xe đạp lại mang tới. Khi chúng tôi ở những vùng tương đối trống trải ở nông thôn, những máy bay do thám Mô- ran của Pháp mà các bạn của tôi gọi là “đầm già” là tai hoạ đối với cuộc sống của chúng tôi. Mỗi khi các máy bay đó phát hiện được cái gì thì máy bay ném bom chiến đấu và các máy bay lên thẳng gắn súng sẽ đến “làm nhiệm vụ” ngay.
Một buổi xế chiều, vì bị “đầm già” phát hiện và phải đạp xe nhanh qua một đồn điền cao-su, trong khi vẫn còn nóng, tôi rất ngạc nhiên khi được đưa vào một căn nhà tranh và thấy trên chiếc bàn tre một chai Uýt-xki Giôn Hegơ. Người chủ nhà đã nhiều tuổi được giới thiệu là một “nhà cách mạng lão thành từ cuộc nổi dậy Mỹ Tho năm 1940” hỏi tôi muốn uống nguyên chất hay pha với Xô-đa. Khi thấy tôi ngạc nhiên, ông ta nói: “Nhưng anh ở Sài gòn rồi mà!”. Trên thực tế chúng tôi ở cách trung tâm Sài Gòn 6 dặm, gần một xã lớn, An Thạnh Tây mà Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam nắm rất chắc. Nơi mà tôi đến thăm sáng mai, chỉ có thể đến bằng cách đi bộ. Rõ ràng vừa mới xảy ra đánh nhau ở đó, một số nhà đã bị phá huỷ, nhung đó là một xã dầy sức sống với nhiều cờ và khẩu hiệu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam.
Một trong những chiến công của những “người vạch chương trình” cho tôi là hộ tống tôi vào được trong một ấp chiến lược nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Sài gòn. Đó là quận Hóc Môn của Sài Gòn. Dân làng đã nhào ra ôm hôn những chiến sĩ của đơn vị du kích nhỏ đi theo chúng tôi, nghĩ rằng họ đã được giải phóng. Một người già gầy yếu tập hợp nhanh chóng dân làng lại khi những người hướng dẫn bảo đảm với họ rằng tôi là một “người bạn nước ngoài”. Ông ta nói: “Đây không phải là cuộc sống. Chúng tôi muốn làm việc ngoài đồng vào buổi chiều mát dịu nhưng đúng lúc đó chúng tôi lại phải trở về. Chúng tôi phải về phía trong cổng nửa giờ trước khi mặt trời lặn, nếu không chúng tôi sẽ bị đánh đập. Không có cây để bóng mát, chứng chặt đi tất cả. Không thể nuôi lợn hoặc gà với kiểu nhà này nằm trên thóp của nhà kia như thế này. Thậm chí không có lấy một ao cá”.
Một chiến sĩ du kích đến, báo tin chúng tôi phải rời đi chỗ khác. Bốn tên lính định đã vào ấp gần nơi chúng tôi vào và đã trở về vị trí của chúng cách đó 1.000 thước anh. Chúng có thể bắn pháo. Vì vậy chúng tôi đi nhanh ra khỏi chỗ đó cho đến lúc chuyên gia an ninh nói là đã ra khỏi khu vực nguy hiểm. Chúng tôi nghỉ lại trên một mảnh ruộng lúa cao, uống một ít bia, và theo dõi các máy bay ném bom hạ xuống đường băng trên sân bay Tân Sơn Nhất của Sài Gòn.
Một sự kiện nổi bật khác xảy ra trong thời gian 10 ngày tôi ở khu vực Sài Gòn là một cuộc gặp gỡ với 12 trong số 16 thành viên của Uỷ ban chấp hành khu vực Sài Gòn - Gia Định của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Người phiên dịch là Chủ tịch Uỷ ban Huỳnh Tấn Phát, nguyên là nhà kiến trúc của Sài Gòn, đồng thời là Tổng thư ký của Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam, về sau là Thủ tướng chính phủ lâm thời Cách mạng miền Nam Việt nam thành lập tháng 6 năm 1969, và về sau nữa là phó Thủ tướng phụ trách công cuộc xây dựng lại đô thị và nông thôn trong nước CHXHCN Việt nam.
Tôi ngồi trước một chiếc bàn trong ngôi nhà gỗ nông dân điển hình để nghe những thành viên của Uỷ ban nói về những hoạt động của các tổ chức trong Mặt trận. Những lời dịch của ông Huỳnh Tấn Phát ngày càng khó nghe vì tiếng bom nổ, tiếng đạn pháo, đạn súng cối và súng máy rộ lên mỗi lúc một mạnh. Trong một lúc nghỉ, chúng tôi ra ngoài, ngồi dưới một vòm cây, khét nghẹt vì khói chiến tranh và rất khó thở. Tôi cố làm ra vẻ chẳng lo ngại gì khi nhận xét: “Có vẻ như một cuộc chiến đấu đang xảy ra ở gàn đây”. Ông Huỳnh Tấn Phát nói với một giọng xin lỗi: “Không có ại nói với bạn về việc đó à? Đó là trung tâm huấn luyện nhảy dù Quang Trung của Mỹ ở cách đây vài ki-lô-mét về phía dưới. Bọn học viên không thể nhảy dù nữa bởi vì quá nhiều tên bị rơi vào khu vực của chúng tôi. Bây giờ chúng được huấn luyện về cách đánh của bộ binh trong những điều kiện của một chiến trường được bố trí như thật. Với tiếng ồn ào như vậy, có nghĩa là một lớp học đang thi tốt nghiệp”.
“Hai ki-lô-mẻl à? Có quá gần để có thể không được yên tâm chăng?”
“Không thực sự như vậy”. Còn người tươi cười, gọn gàng đó, có vẻ như mới bước ra khỏi văn phòng kiến trúc sư ở Sài Gòn của mình, mở bản đồ ra và bắt đầu cho tôi một bài học về cuộc sống “cài răng lược với địch” như các cán bộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam thường trình bày, coi đó là một bộ phận thiết yếu của cuộc chiến tranh nhân dân. Nếu bạn ngó vào bản đồ thì đường như các xã giải phóng của chúng tôi bị bao vây khắp nơi. Nhưng trên thực tế thì chính là các vị trí của địch bị các chiến sĩ du kích của chúng tôi bao vây. Ông ta chỉ cho tôi một khu ấp trong quận Bình Chánh cách Sài Gòn 3 dặm về phía tây - nam, nơi trước đây tôi đã ở lại vài ngày để tổ chức lễ giao thừa năm Mão và năm Thìn. Theo bản đồ thì đêm đó và phần lớn ngày hôm sau, chúng tôi ở cách một vị trí của địch chỉ vài trăm thước Anh. Hiện nay vị trí đó không còn nữa. Ôông Phát nói như vậy và đánh một chữ thập đỏ lên đó. Nó đã bị chúng tôi chiếm vài tháng nay, nhưng tôi quên không gạch nó đi. Nhiều tháng trước cuộc rút lui vị trí đó đã bị bao vây cả ngày lẫn đêm. Chúng sợ chúng tôi tấn công bất cứ lúc nào nên chúng đả tháo chạy”. Nếu nghe câu chuyện đó ở Hà Nội, hoặc ở Moscow tôi sẽ khó mà tin được mặc dù tôi đã biết rất nhiều về tính chân thật của những nhà cách mạng Việt nam. Nhưng bây giờ tôi đang sống với thực tế của tình hình như vậy, hết tuần này đến tuần khác, hết tháng này đến tháng khác. Chưa bao giờ tham vọng muốn gần thực tế của cuộc chiến tranh nhân dân lại được hoàn toàn thoả mãn bẳng thời kỳ ở quanh Sài gòn, trong nửa đầu của tháng 2 năm 1961.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:56:28 am
Một buổi sáng sớm, khi phân phát báo Sài Gòn cho Ba Tư - người phiên dịch nói tiếng pháp của tôi - một người liên lạc mang đến một bức thư ngắn. Thư đó gửi cho người đứng đầu lực lượng quân sự của khu vực Sài gòn, còn đang giấu tên, nhưng đã ngẫu nhiên sống với chúng tôi đêm đó trong một góc của một đồn điền cao-su. Là một người nhanh nhẹn, vui vẻ, ông ta cho những người bạn đi đường với tôi xem thư đó và những nét chữ trả lời nguệch ngoạc của ông ta rồi cài lại thắt lưng và súng Côn, nói một với câu bông đùa, cười hớn hở và đi ra. Ba Tư, sau này trở thành một người phiên dịch tại Hội nghị Paris về Việt nam, về sau đó nữa là người phiên dịch hướng dẫn trong thành phố Sài gòn giải phóng, giải thích rằng một đại đội nhảy dù đã tiến vào khu vực dồn điền lúc nửa đêm và kèm theo nhận xét của cán bộ rằng, chúng đang đi về phía chúng tôi. Ba Tư mà lúc đó tróng các bài viết của tôi, tôi gọi là Huỳnh nói: “Tốt hơn là chúng tôi đưa bạn xuống hệ thống đường hầm”. Tôi nhận thấy rằng mọi thứ đều được gói gắm một cách nhanh hơn lệ thường. Ba Tư nói tiếp: “Chúng còn cách đấy khoảng nửa dặm, nhưng chúng tôi vẫn còn một số quân cạnh đây. Đạn sắp sửa bay quanh đây nên tốt hơn là chúng ta không được la cà”
Vì tôi thấy chưa cần thiết phải đi vào các đườn hầm, mà tôi chắc là. không phải đào theo cỡ của tôi, nên tôi được bố trí vào một hầm tròn nguỵ trang kỹ, có những hầm liên lạc chạy thẳng ra phía sau.
Bọn nhảy dù mặc đồng phục nguỵ trang rằn ri xanh tiến một cách thận trọng bằng hai nhóm: Khoảng 50 tên đi trước với vũ khí bộ binh thông thường và 30 tên đi sau một chút, với súng cối. Nhóm đầu có ba cố vấn Mỹ. Thấy có hai đường hầm và một số quân của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam trong đó, bọn lính dù nhảy xuống và bắn bằng súng hạng nặng của cả hai nhóm. Quân của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam trả lời bằng hai loạt ngắn, cũng súng hạng nặng, làm bị thương 3 tên. Bọn chỉ huy Mỹ múa tay múa chân và la hét, rõ ràng là ra lệnh tiến lên. Bọn nhảy dù do dự một lúc rồi thu các súng máy và súng cối mà chúng mới dựng lên lại, và rút vào rừng cây. Câu chuyện kết thúc nhanh chóng như vậy. Còn các chiến sĩ du kích thì theo hệ thống đường hầm của họ và chẳng bao lâu một thư nhỏ lại được đưa đến: Bọn nhảy dù đã rút về căn cứ huấn luyện Quang Trung của chúng. Một nhà lãnh đạo du kích địa phương phàn nàn rằng nếu tay súng máy không bắn lúc đó thì bọn nhảy dù sẽ đi trúng vào một cái bẫy và số đông sẽ bị quét sạch. Nhưng người chỉ huy khu vực thì giải thích rằng anh ta làm như vậy là do muốn bảo vệ một “người bạn nước ngoài” với ít hành động quân sự nhất.
Khi chúng tôi sắp rút khỏi khu vực Sài Gòn, thì một bức thư nhỏ khác gây ra những cái nhìn nghiêm trọng. Người chỉ huy khu vực không hề bao giờ vắng mặt vào những lúc nguy kịch, giải thích rằng: “Trong thời gian vài ngày nữa, địch sẽ bắt đầu một cuộc hành quân lớn với 5 tiểu đoàn, khoảng 4.000 quân càn quét chính khu vực mà bạn phải đi qua. Cuộc càn quét đó sẽ kéo dài ngày, và chúng tôi đề nghị bạn ở lại đây, là nơi mà chúng tôi có thể bảo vệ bạn”.
Vào buổi sáng đầu tiên của cuộc hành quân đó, do phải tuân theo những chỉ thị, tôi phải giơ thẳng tay lên trời, tụt chậm xuống trước qua một miệng hầm vừa cỡ thân người tôi để vào một hệ thống đường hầm. Theo sau là một số người cùng đi với tôi. Những người khác thi chuẩn bị sẵn sàng cho “hành động quân sự”. Như đã thấy trước, 5 tiểu đoàn dẫn đầu là 23 xe tăng lội nước M-113, đã xuất phát. Một số đơn vị đã chiếm một đầu mối đường cách chỗ chúng tôi nửa dặm; đạn trung phao và đạn súng cối nổ gần một cách đáng sợ, nhưng chính tiếng nổ của súng máy mới buộc phải ra lệnh xuống hầm ngay. Khi nhóm người hạn chế của chúng tôi đã vào cả trong hầm, miệng hầm được lấp bằng đất và lá cây. Mọi vết tích đều được xoá sạch. Trong khi những người khác có thể cúi mình và đi được thì tôi chỉ có thể quỳ hai gối và bò. Ngay việc thở cùng khó khăn vì chúng tôi đã tiêu phí quá nhiều dưỡng khí để chui và đưa hành lý vào hầm.
Khi nhưng người khác đã đi xa vào trong, không khí trở nên dễ chịu hơn, nhưng tôi vẫn còn thấy rất khó chịu vì chật chội và quá kín và vì tỉếng súng máy. Trong khi tôi còn đang thở một cách khó khăn và tiếng súng dường như. đến từ mọi phía, Ba Tư xuất hiện để bảo đảm với tôi rằng “Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa bạn ra khỏi tình hình này”. Tôi giải thích rằng tôi đang lo những ghi chép và phim chụp của tôi và về việc tôi không hề gửi một chữ nào cho gia đình tôi ở Moscow trong nhiều tuần nay. Anh ta biến đi và vài phút sau thì trở lại để nói: Nếu bạn muốn gửi một điện rất ngắn, 3 hoặc 4 chữ, thì chúng tôi có thể gửi đi được. Nhưng phải viết ngày bây giờ”. Tôi viết ngay: “Văn phòng bảo chí Moscow, sức khỏe hoàn hảo, chúc mừng”, và xé đưa cho anh ta. Sau một lát, Ba Tư trở lại báo tin đã đánh điện, cái túi đựng phim và ghi chép của tôi (trên 300 trang đánh máy) đã được dấu kín trong vách hầm. Rồi anh đưa tôi đến một chỗ có lỗ thông hơi. Áp sát mặt vào một buồng không khí mát tuyệt diệu, tôi lơ mơ chớp ngủ.
Hệ thông đường hầm đã được mở rộng. Đường hầm mà tôi đang ở nối với nhiều xã về sau mở rộng đến Sài gòn, với một cửa ra dưới Dinh Tổng thống. Trong một kíp khác, tôi đã được đưa đi từ bộ phận hầm này đến bộ phận hầm khác.
Trò chơi ú tim với cái chết này xảy ra ở Củ Chi, một trong những quận hành chính phía bắc của Sài gòn. Trong một trườn hợp chúng tôi tiến đến sông Sài gòn mà bên kia là tam giác sắt nổi tiếng ở Quận Bến Cát, điểm nóng nhất trong suốt cuộc chiến tranh. Khi vừa đến bờ sông, chúng tôi nghe thấy tiếng máy của một số tàu lớn chạt đường sông. Có tin báo rằng một chiếc tàu đổ bộ lớn của Mỹ đang bỏ neo khoảng một dặm phía hạ lưu sông; máy của tàu vẫn chạy nhưng trên tàu chỉ có tổ lái. Người ta đánh giá rằng, chiếc tàu đó đang đợi đón quân đưa vào vùng mà chúng tôi có ý định ở lại, cho nên tốt hơn là chúng tôi phải dọn đi ngay.
Đó là một đêm sáng trăng đẹp, và trong nửa giờ đầu, chúng tôi đi nhanh qua đồng lúa vừa mới gặt. Chúng tôi có thể nghe tiếng tàu đổ bộ đó, hướng về phía mà chúng tôi vừa mới bỏ ra đi, và hầu như ngay lúc đó có những loạt đạn đại bác bắn trên đường chúng tôi đang đi. Lần này là cuộc chơi ú tim với đạn pháo lớn. Khi thì có lệnh nằm xuống đất, khi thì có lệnh tiếp tục đi. Các lệnh này là dựa vào tiếng đạn được bắn như thể nào. Cuộc ú tim này kéo dài trong 3 giờ cho đến khi chúng tôi đến được một vành đai rừng dày, là nơi mà chúng tôi có thể treo võng một cách tương đối an toàn.
Vào đêm thứ 4 cuộc hành quân chấm dứt, tiểu đoàn đó đã rút lui và chúng tôi tiến về khu vực mục tiêu tiếp theo trong tỉnh Bình Dương ở phía tây - bắc. Trong lúc này tôi bị cảm lạnh đột ngột và nhiệt độ hạ xuống dưới mức trung bình. Vì có thư báo tin, chúng tôi phải ra đi giữa cái nóng của ban ngày, khoảng 104 độ F (Fa-ren-hét - ND), và lần này là đi xe đạp. Vì cát lún quá sâu trong quãng rừng trống lớn nhất, chúng tôi buộc phải dắt xe. Hầu như liền sau đó có hai máy bay ném bom chiến đấu bay về phía chúng tôi. Vác xe đạp và hành lý trên vai, chúng tôi chạy đến một bụi cây thì máy bay liệng trên đầu tìm mục tiêu. Sau một vài vòng chúng bỏ đi. Khi tôi tìm cách đứng lên. Hai chân tôi quỵ xuống: cây cối và bầu trời lẫn còn với nhau và nhoà để trên con đường cát. Hai chiến sĩ du kích vạm vỡ phát hiện ra tình trạng sức khỏe của tôi nên đã chạy đến. Một cây nhỏ đã được chặt ra, và chiếc võng của tôi đã được treo vào đó. Lần này, tôi không thể từ chối chiếc cáng bởi vì sự an toàn của toàn nhóm đang bị lâm nguy. Nhưng lúc đó, một người nấu ăn, làm việc một cách kỳ diệu đi về phía tôi với một chai bia La-ruy của Sài gòn bọt trắng sủi trên cổ chai. Bác sĩ khuyên tôi uống từ từ: sự khó chịu của tôi là do thiếu nước bởi vì mồ hôi đã đổ quá nhiều, nhất là khi cố gắng vượt qua khu rừng trống đấy cát. Trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tất cả chúng tôi lại bắt đầu đạp xe đi đến khu vực cắm trại “an toàn” của chúng tôi.
Đây là lúc mà tôi đến gần nhất tình trạng bị ngất từ trước đến nay. Làm sao tôi có chai bia vào lúc đó, mà lại là bia ướp lạnh, đo là một trong những bí mật lặp đi lặp lại của tổ chức Mặt trận dân tộc giải phóng mà tôi không thể không ngạc nhiên. Cơn hiểm nghèo đã vượt qua được là điều đáng ghi nhớ nhất trong chuyến đi lần đó của tôi. Những điều mắt thấy tai nghe phong phú ở khu vực Sài gòn củng cố lòng tin của tôi rằng Mặt trận dân tộc giải phóng đã có gốc rễ sâu xa trong nhân dân miền Nam; nếu chỉ là vấn đề chiến đấu thẳng với chế độ Sài gòn, dù được Mỹ ủng hộ ào ạt. Mặt trận Dản tộc giải phóng nhất định sẽ thắng. Điều chưa lường được là liệu sự can thiệp trực tiếp của Mỹ mà tôi chắc là sẽ xảy ra có thể làm nhích cán cân về hướng khác được không.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:57:09 am
8. Sa vào bãi lầy
Sau những cuộc phiêu lưu xa hơn nữa, tôi trở lại Phnompenh và thu xếp để gặp Quốc trưởng, Thái tử Norodom Sihanouk. Tôi chưa biết chắc mình sẽ được tiếp như thế nào. Tôi đã vào đất nước của ông ta với giấy tờ căn cước giả và đã vượt qua vượt lại biên giới với Nam Việt nam một cách phi pháp.
Khi tôi vào buồng khách tại Điện Săm-ca Mon, ông ta nắm lấy tay tôi trong cả hai tay của mình và nói: “ông Burchett, tôi được biết rằng ông đã đạt được một kỳ công phi thường. Xin chúc mừng!”. Cùng lúc một chai sâm banh được mở ra và một thợ ảnh đã chụp khi hai cốc chạm nhau..
Tôi có mang theo một quà tặng của ông Nguyễn Hữu Thọ, nguyên luật sư của Sài Gòn và hiện là chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Một vài ngày sau khi tôi đến miền Nam, du kích Mặt trận dân tộc giải phóng đã chiếm một trại huấn luyện của lực lượng đặc biệt ở Hiệp Hoà cách Sài gòn khoảng 20 dặm về phía tây bắc. Trong các tài liệu lấy được, có những tài liệu liên quan đến các kế hoạch huấn luyện và tác chiến của bọn phản bội Khơme Xơ-rây (Khmer tự do) nhắm lật đô chế độ trung lập của Sihanouk. Sihanouk đánh giá rất cao và cũng rất thích thú với một bản đồ cho thấy rằng phần lớn vùng biên giới ở phía miền Nam Việt nam đã thuộc Việt cộng một cách chắc chắn. Mắt ông ta tròn xoe vì bất ngờ, khi ông ta trải bản đồ lên trên bàn và reo lên: Bây giờ tôi thấy tôi phải thảo luận các vấn đề biên giới với ai.
Sihanouk đã hỏi những câu thông minh về tình hình và khi tôi xin lỗi nếu điều tôi làm đã làm rắc rối cho lập trường của Campu-chia, thì ông ta trả lời: “Chúng tôi trung lập, nhưng chúng tôi cũng độc lập và do đó mà có quyền chọn bạn bè của chúng tôi”. Chúng tôi chia tay nhau, thân thiết hơn bao giờ hết.
Rời Phnompenh, tôi đến dự một cuộc chiêu đãi khó tin được ở Hà Nội; trước tiên gặp Cụ Hồ Chí Minh và báo cáo những ấn tượng của tôi, rồi gặp ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt nam để nói lại một lần nữa những điều đó và trả lời những câu hỏi sâu sắc của ông. Rồi gặp ông Võ Nguyên Giáp. Ông đã cho tôi một bản của quyển “Chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân” với một lời đề tựa viết tay về chuyến đi “anh dũng” của tôi, và ông còn hỏi những câu hỏi cụ thể hơn nữa. Cuối cùng là một cuộc chiêu đãi chưa từng có của toàn Bộ Chính trị đối với một người nước ngoài và còn thêm nhiều những câu hỏi nữa. Tất cả họ đều rất thích thú trước sự dũng cảm của một người nước ngoài có kiến thức nhất định về quân sự và chính trị.
Khi tôi về nhà với gia đình ở Moscow, những câu hỏi còn chi tiết hơn nữa. Các con tôi lúc đó đã 6, 9 và 11 tuổi. Vét-xa đã dựa vào một vài cảnh lửa trại lãng mạn để giải thích việc “vắng mặt lâu ngày của tôi”. Sự giải thích đó còn gợi thêm nhiều câu hỏi hơn nữa. Việt nam đối với tôi đã trở thành một điều ám ảnh.
Vì vậy cuối năm 1964 đầu năm 1965 tôi lại trở lại đó. Đối với tôi mọi việc vẫn như cũ, trừ một điều rất thích thú khi tôi được biết rằng trong năm qua các đại đội đã phát triển thành những tiểu đoàn, các tiểu đoàn thành các trung đoàn và đã thực hiện được việc tiêu chuẩn hoá quan trọng về vũ khí. Trong chuyến đi thăm đầu tiên, tôi mang theo một máy quay phim 16 mi-li-mét để quay phim lần đầu tiên. Với sự giúp đỡ của một người quay phim của Mặt trận dân tộc giải phóng, người mà luôn luôn giật lấy máy từ tay tôi để tự quay khi xảy ra những nguy hiểm lớn, tôi đã trở về với khối lượng phim đủ để cho một nhà sản xuất phim vô tuyến truyền hình Pháp, Hô-giơ Píc làm được một phim tài liệu 42 phút. Đây là cuốn phim đầu tiên về Chiến tranh Việt nam được chiếu ở “phía bên kia” và được chiếu trên khắp thế giới, trừ Australia. (Sau đỏ một cuộc phỏng vấn đã được tiến hành, ông Tơ-ni Phơ-gu-xơn thuộc Uỷ ban Phát thanh Australia cho biết, cuốn phim đó không những không được sử đụng mà còn bị đốt đi, có lẽ để tránh làm ô nhiễm các hồ sơ lưu trữ).
Tháng 2 năm 1965, trong khi tôi còn ở miền Nam Việt nam thì Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt nam một cách có hệ thống và trong tháng tiếp theo sau đó, lính thuỷ đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, do đó Mỹ bắt đầu dính vào một cuộc chiến tranh dài và tốn kém khác trên lục địa châu Á.
Tháng 4, tôi ở Jakarta ở dự lễ kỷ niệm lần thứ 10 Hội nghị Á - Phi (Băng-đung). Tại cuộc chiêu đãi của Tổng thống Sukarno, Chu Ân Lai phát hiện ra tôi, và lập tức kéo tôi riêng ra một góc của phòng tiệc, mà một số trợ lý của ông ta đã vây lại. Ông ta nói: “Bạn lại mới ở Việt nam lần nữa. Cho tôi biết tình hình đã diễn ra như the nào? Tôi không trực tiếp đọc các bài báo của bạn, nhưng vợ tôi Đặng Dĩnh Siêu, thường xuyên đọc các bài đó và cũng có đọc cho tôi nghe một ít”.
Tôi cho ông ta biết tóm tắt những cảm tưởng của tôi, và đưa ra những minh hoạ về việc nhân dân rất gắn bó với cuộc đấu tranh vũ trang, đồng thời cho biết lòng tin của tôi dựa vào chuyến đi thăm thứ hai rằng dù Mỹ có can thỉệp vào một cách ào ạt cũng không thể thay đổi được tình hình. Ông ta đưa ra một vài câu hỏi, rồi nói: “Thật là phi thường. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã đưa cuộc chiến tranh du kích đến một mức hoàn hảo ít nhất định, nhưng các đồng chí Việt nam của chúng ta còn đưa nó lên những đỉnh cao mà chúng tôi chưa hề mơ ước đến. Hãy đến Bắc Kinh và nói chuyện với các tướng lĩnh của chúng tôi. Họ sẽ say mê”. Lợi dụng cuộc gặp, tôi hỏi liệu ông ta có đồng ý cho phép một cuộc phỏng vấn có quay phim về thái độ của Trung Quốc đối với sự can thiệp của Mỹ ở Việt nam hay không?
Cuộc phỏng vấn đã diễn ra vài ngày sau, ngày 25 tháng 4 năm 1965. Nhiều tuần trước đó, đã có thông tin đồn có tính chất đe doạ từ Washington, rằng mọi cố gắng của Trung Quốc nhằm can thiệp vào các hoạt động của Mỹ ở Việt nam sẽ có những hậu quả tàn khốc. Chu Ân Lai đã tự phát biểu như sau:
“Mỹ đã bị chìm vào một địa vị khốn khổ nhất ở Việt nam. Giống như tất cả những kẻ xâm lược trong lịch sử, chủ nghĩa đế quốc Mỹ chắc chắn phải thất bại hoàn toàn ở Việt Nam. Ngay những chính khách của Pháp, nước đồng minh của Mỹ cũng vạch ra rằng không có lối thoát cho Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt nam.
Sự viện trợ lẫn nhau của nhân dân Việt nam để chống lại sự xâm lược của nước ngoài là quyền thiêng liêng không thể xâm phạm của họ. Nhân dân Trung Quốc kiên quyết ủng hộ lập trường vững chắc và không khoan nhượng của nhân dân Việt nam. Cũng như nhân dân Việt nam, nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận logic kẻ cướp của Mỹ. Nếu Mỹ lấy cớ sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Bắc Việt nam đối với nhản dân Nam Việt để ném bom Việt nam, thế thì làm sao nó không có thể lấy cớ Trung Quốc ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt nam làm cái cớ như vậy để ném bom Trung Quốc? Đỏ là một vấn đề nguyên tắc không thể có bất kỳ sự mơ hồ nào được. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc sẽ không nhường một tấc đất trước những đe doạ của Mỹ.
Chúng tôi đã đáp ứng một cách kiên quyết lời kêu gọi ngày 2 tháng 3 của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam (kêu gọi quân đội và cán bộ Việt nam cũ ở miền Bắc trở về miền Nam và kêu gọi tất cả các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh ở miền Nam Việt nam) và sẵn sàng đưa người chúng tôi đến chiến đấu vai kề vai với nhản dân miền Nam Việt nam nếu họ yêu cầu như vậy. Chúng tôi cũng hoàn toàn ủng hộ lập trưởng của Quốc trưởng Campuhia, Thái tử Sihanouk tức là một Hội nghị Giơ-ne-vơ mới về vấn đề Campuchia, không được đụng đến vấn đề Việt nam. Để giải quyết vấn đề Việt nam, Mỹ phải chấm dứt cuộc xâm lược chống lại Việt nam và rút tất cả các lực lượng vũ trang của minh ra khỏi miền Nam Việt nam. Vấn đề miền Nam Việt nam chỉ có thể do chính nhân dân Việt nam tự giải quyết. Độc lập, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ Việt nam phải được bảo đảm. Dù cho có làm gì đi nữa, Mỹ cũng không thể tự cứu mình khỏi thất bại chắc chắn ở Việt nam”.
Liền sau khi phỏng vấn Chu Ân Lai, tôi cũng đã phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng. Ông xác nhận rằng Bắc Việt nam chỉ cần nêu yêu cầu là quân Trung Quốc sẽ vào phía ông. Nhưng ông nói thêm trên thực tế tôi thấy trước rằng sẽ không có tình hình như vậy vì chúng tôi không thiếu nhân lực.
Về sau một chi tiết có liên quan đến cuộc phỏng vấn Chu Ân Lai đã được tiết lộ. Tôi đã thoả thuận với ông ta trước rằng cuộc phỏng vấn đó sẽ được công bố cùng với phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng, Xu-pha-nu-vông, Thái tử Sihanouk và Nguyễn Văn Hiếu, tất cả cùng một đề tài giống nhau, vào thứ sáu ngày 4 tháng 3 trên chương trình vô tuyến truyền hình hàng tháng rất có tiếng của Pháp, gọi là “Năm cột trên trang một”. Nhưng trong khi còn ở Jakarta, tôi nhận được một bức điện của Chu Ân Lai trên đường về ghé lại Quảng Châu, yêu cầu tôi công bố ngay bài phỏng vấn của ông ta. (Việc này không thể làm được vì quá chậm nên không thể sửa lại chương trình). Có phải Chu muốn công bố trước khi Mao có thể can thiệp để chặn lại không? Mao sẽ biết nội dung cuộc phỏng vấn chỉ vài phút sau khi máy bay của Chu đến Bắc Kinh và Mao đã nói rõ ông ta không muốn Trung Quốc dính đến Việt nam. Đó là một suy nghĩ trớ trêu cũng như câu hỏi trớ trêu rằng quan điểm của Mao hay của Chu sẽ thắng?
Qua những tư liệu mà Việt nam công bố năm 1979, rõ ràng là Mao đã thẳng. Ví dụ, đã có cuộc thoả thuận bí mật rằng Trung Quốc phải cho phi công chiến đấu sang Việt nam trong tháng 6 năm 1965. Nhưng ngày 16 tháng 7 năm 1965, Bắc Kinh điện cho Hà Nội rằng “thời điểm chưa đúng lúc” và không có cách nào “ngăn chặn địch tăng cường ném bom”. Trong những cuộc thảo luận giữa hai bên tháng 8 năm 1966, Việt nam được báo rằng Trung Quốc “không có sức mạnh không quân sẵn có để bảo vệ Hà nội”.
Trong tháng 12 năm 1964, như Việt nam về sau tiết lộ, Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc đã gửi một thông điệp của Chủ tịch Mao cho cụ Hồ Chí Minh bằng lòng cung cấp mọi thứ cần thiết kể cả quân sự, với điều kiện là Việt nam khước từ bất cứ viện trợ nào của Liên Xô. Tất nhiên đề nghị này bị bác hỏ.
Tôi không thể thực hiện lời nói của Chu Ân Lai gặp các tướng lĩnh ở Bắc Kinh. Nhưng về sau ông ta nói với tôi rằng ông ta rất quan tâm đến điều tôi đã biết và đã nói với ông ta ở Jakarta. Ông ta nói thêm: “Tất nhiên chiến tranh nhân dân được đưa lên mức cao hơn trong chiến đấu. Nếu trước kia chúng tôi có những kinh nghiệm của các đông chí Nam Việt nam, thì có lẽ chẳng phải có cuộc trường chinh).
Quá cảnh qua Hà Nội, trên đường từ Jakarta về Moscow tôi hỏi cụ Hồ Chí Minh nghĩ gì về lời rêu rao trên báo chí Mỹ rằng, việc xây dựng nhanh chóng lực lượng Mỹ ở Đã Nẵng báo trước một cuộc xâm lược Bắc Việt nam của Mỹ. Hồ Chủ Tịch cười và nói: “Tốt hơn bạn nói việc đó với đồng chí Võ Nguyên Giáp. Nhưng ý kiến đó làm cho tôi nhớ lại hình ảnh một con chồn bị mắc một chân vào bẫy. Nó bắt đầu giẫy giụa để tìm cách thoá thì “ụp” một chân thứ hai lại mắc vào một bẫy khác”. Tôi có hỏi tướng Võ Nguyên Giáp, đọc cho ông nghe vài đoạn trích từ báo chí Mỹ chế nhạo ông là một tín đồ của chiến tranh nhân dân với một đội quân trang bị bằng những vũ khí cũ lấy được ở Điện Biện Phủ. Với nụ cười mỉa mai, ông nói: “Hãy để cho họ thử, chúng tôi sẽ tiếp đón họ nơi nào chúng tôi gặp họ với những vũ khí hiện đại mà các đồng chí của chúng tôi ở miền Nam không có... Nhưng họ cũng sẽ tự thấy mình mắc vào cuộc chiến tranh nhân dân. Toàn dân đoàn kết lại như dưới thời tổ tiên chúng tôi và bọn xâm lược sẽ thấy rằng mỗi xã là một tổ ong bò vẽ. Bất kỳ lúc nào, và bất kỳ ở đâu chúng tôi chiến đấu ở đó luôn luôn sẽ là cuộc chiến tranh nhân dân”.
Trong cuộc nói chuyện với Sihanouk ở Phnompenh trên đường đi Jakarta, tôi đã nêu khả năng chuyển trụ sở của tôi đến Campuchia để theo dõi cái mà chúng tôi đều đồng ý sẽ là một cuộc đối đầu quân sự lâu dài, nguy hiểm trong vùng. Ông ta đã biết rằng tôi ủng hộ một cách không do dự chính sách trung lập của ông ta. Ông ta nói: “Xin mời ông cùng với gia đình đến bất kỳ lúc nào ông muốn”.
Vấn đề là phải thuyết phục trẻ con để chúng đồng ý di chuyển một nửa vòng thế giới một lần nứa. Chúng đã có những bạn tốt ở tất cả các cấp, từ bạn học ở nhà trường cho đến “các bác” như Coóc-nây, Su-cốp-ki nhà văn Xô-viết lỗi lạc. Nhiều dịp cuối tuần chúng đi đến Pi-ri-đen-ki-nô, khu nhà ở của các nhà văn trong rừng ngoại ô Moscow, nơi mà Su-cốp-ki và “các bác” nhà văn dễ thương khác có biệt thự của họ. Chúng tôi phải gợi lên những hình ảnh của “các bác” trong rừng như chúng tôi định gọi bất kỳ người du kích nào có thể đến nhà chúng tôi ở Phnompenh; của những con khỉ và các thú nuôi ưa thích khác trong nhà, của việc câu cá trong biển ấm, ngoài trời mở rộng chứ không phải trong một lỗ đục qua băng ở sông Volga, v.v..., để đánh bại việc trẻ con không muốn có một sự thay đổi chỗ ở nữa.
Khi những hành trang đã được chuẩn bị xong đêm đó, chúng tôi nghi đến rất nhiều tình bạn nồng nhiệt đã được hình thành, nhất là giữa những nhà báo, nhà văn với nhau như Borít Pa-xtơ-nác và I-lia E-ren-bua cũng như cộng đồng khoa học mà chúng tôi có nhiều tiếp xúc do kết quả của sự quan tâm trong vấn đề vũ trụ...
Vì Vét-xa là người Bun-ga-ri và các con chúng tôi có nhiều bạn mà cha mẹ chúng đã trở thành bạn của chúng tôi; nên chúng tôi có nhiều người tiếp xúc hơn là phản đông các phóng viên khác. Chúng tôi có đầy đủ lý do để ghi nhở lòng nồng nhiệt và tính rộng rãi tự nhiên của nhản dân Xô-viết.
Đầu tháng 9 năm 1965, chúng tôi rời căn nhà Vi-xốt-ky đi Cairô, đoạn đầu của cuộc đi trú mới đến Campuchia. Và lúc này hai cháu trai đã nói thông thạo tiếng Pháp (ngôn ngữ gia đình) và đang bắt đầu nói một vài tiếng Anh học ở trường chuyên ngữ Nga-Anh; tất cả ba đứa đều nói thông thạo tiếng Nga ở trường và ở vườn trẻ, và tiếng Bun-ga-ri như là “tiếng nói mùa hè” của chúng khi nghỉ hè với gia đình Vét-xa.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:57:36 am
Hai tháng sau khi ổn định cuộc sống ở Phnompenh, tôi trở lại miền Nam Việt nam. Mục đích chính là xem Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam giải quyết như thế nào trước quy mô tăng nhanh sự can thiệp của Mỹ và xem giới lãnh đạo nhìn những phát triển tương lai như thế nào. Từ điểm vượt biên giới mà một toán hộ tống nhỏ đang đợi, chúng tôi đạp xe 11 tiếng đồng hồ, với mỗi giờ nghỉ 10 phút theo quy định, đến thẳng khu vực đóng trụ sở của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Trong hai ngày và hai đêm nói chuyện với Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Văn Châu một quan chức cấp cao của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam đã thấy xuất hiện một triển vọng rõ ràng và một thực tế lạc quan. Tất nhiên, tôi nhớ lại những thông báo tình hình mà cụ Hồ Chí Minh chủ toạ trong Tôtng hành dinh trên rừng của Người hơn 11 năm trước đây. Nhưng đó là hai con người rất khác nhau. Cụ Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng tự rèn luyện, ăn mặc và hành động bình thường, giản dị. Ông Nguyễn Hữu Thọ là một nhà trí thức thành thị được Pháp giáo dục đã bỏ nghề luật rất có lợi ở Sài gòn để đem tài năng và lòng yêu nước phục vụ cuộc kháng chiến thứ nhất chống Pháp. Ông mặc rất lịch sự dù đó chỉ và bộ quần áo may bằng vải ka-ki. Cách nói và điệu bộ là của một trí thức thạo đời. Nhưng các vấn đề khác đều giống nhau. Các lực lượng cách mạng có thể đứng vững được không trước ưu thế trội hẳn về kỹ thuật quân sự và về tài lực kinh tế? Mặt trận dân tộc giải phóng sẽ đối phó với bộ máy quân sự mạnh nhất của thế giới như thế nào? Trả lời một trong các câu hỏi, ông Nguyễn Hữu Thọ đã cho tôi một hình ảnh còn đọng mãi với tôi trong suốt cuộc chiến tranh, cũng như hình ảnh chiếc mũ lưỡi trai của cụ Hồ Chí Minh về Điện Biên Phủ.
“Chiến tranh, đôi khi có thể so sánh nhu một ván cờ. Nhưng cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt nam chắc chắn không phải là một ván cờ. Khi Lầu Năm góc quyết định dùng đến quân Mỹ, đó là vì họ đã thua trong cuộc chiến tranh đặc biệt (đó là cuộc chiến tranh trong đó Mỹ cung cấp mọi thứ trừ quân chiến đấu). Ai đã thua trong một ván cờ, bàn cờ sẽ bị xoá sạch. Mỗi bên sắp xếp lại quân của mình rồi hai bên bắt đầu lại. Trong chiến tranh không phải như vậy. Khi người Mỹ chuyển sang “chiến tranh hạn chế” (không phải hạt nhân mà hạn chế về địa lý) họ chuyển vào một tình hình trong đó người của chúng tôi đã ở trong vị trí chiến thắng trên bàn cờ. Về mặt quân sự thì chúng tôi nắm chủ động chiến lược. Người Mỹ chỉ có sự tự do lựa chọn hạn chế về nơi mà họ có thể đặt quân và tướng của họ. Họ không thể vạch ra một con đường ranh giới rồi nói: “Phía nam là của các anh, phía bắc là của chúng tôi. Hãy chiến đấu đi rồi sẽ thấy ai thắng”.
Một trong những nhân tố quyết định là cuộc chiến tranh sẽ được tiến hành theo những điều kiện của aỉ. Nếu người Mỹ có thể gán ép những điều kiện của họ, thì các lực lượng vũ trang của chúng tôi sẽ sớm ẹi tiêu tan. Chúng tôi không có máy bay, không có tàu biển, xe tăng và phà lớn. Nhưng vì chúng tôi làm chủ tình hình, chúng tôi có núi và có dân, chúng tôi sẽ đề ra những điều kiện của chúng tôi. Chính chúng tôi là người quyết định những cuộc chiến đâu quyết định sẽ diến ra ở đâu, khi nào và như thế nào.
Chúng tôi sẽ buộc họ đánh theo cách của chúng tôi không để cho họ có quyền tập trung hoặc phân tán. Nếu họ muốn phân tán, chúng tôi buộc họ phải tập trung. Nếu họ thấy rằng tập trung sẽ tốt hơn thì chúng tôi sẽ buộc họ phải phân tán”.
(Winfred Burchett: Việt nam sẽ thắng - New York, Sách Người bảo vệ, 1968, trang 66-67)
Sự phân tích cơ bản này của một con người không được rèn luyện về các vấn đề quân sự, luôn luôn giữ được giá trị của nó trong suốt cuộc chiến tranh. Muốn làm cho sự phân tích đó mất hiệu lực, các nhà vạch kế hoạch chiến tranh Mỹ phải làm được hai việc cơ bản: chiếm được cao nguyên Trung Bộ và biến nó thành lãnh thổ của họ, chiếm được tinh thần, quả tim và khôi óc của nhân dân miền Nam Việt nam. Các chỉ huy quân sự Mỹ liên tiếp nhau không giành được tiến bộ nào trong cả hai hướng nên thất bại là tất yếu.
Khi còn là một công dân bình thường, Henry Kít-sinh-giơ đã ý thức được điều đó. Nhưng khi trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Ri-sớt Nixon thì ông ta đã gạt lẽ phải sang một bên và khuyến khích Nixon rằng ông ta có thể thắng lợi trong khi các tổng thống khác đã thua. Ông ta nhắm mắt trước cái lô-gích của chính ông ta, đã được bày tỏ một cách rất có ý thức khi ông ta viết: “... chúng ta đã để mất một câu thâm ngôn chủ yếu của chiến tranh du kích... người du kích thắng khi nó không thua: quân đội chính quy thua nếu nó không thắng”.
Sau một năm Mỹ trực tiếp dính líu vào cuộc chiến tranh mà không đạt được kết quả hấp dẫn nào, thì cuộc tấn công bằng không quân chống lại Bắc Việt nam đã được đẩy mạnh, và đã xuất hiện ở Washington và Sài gòn một lý thuyết về việc “thắng cuộc chiến tranh ở miền Nam bằng cuộc ném bom miền Bắc”.
Ngày 24 tháng 4 năm 1966, một vài ngày sau khi B52 đã được sử dụng lần đầu tiên để chống lại miền Bắc, tôi hỏi tướng Võ Nguyên Giáp xem lý thuyết đó như thế nào. Trong một cuộc phỏng vấn ghi âm cho truyền hình Pháp, ông ta cười một cách khinh bỉ và nói:.
“Các nhà chiến lược Mỹ không thiếu những lý thuyết. Có những lý thuyết mà bạn vừa nói đến, nhưng cũng có những lý thuyết khác, hợp lý hơn, nó xác định rằng chính ở miền Nam Việt nam mà kết quả của cuộc chiến tranh sẽ được quyết định.
“Lý thuyết đúng đắn duy nhất là: cuộc chiến tranh mà chính phủ Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt nam là một cuộc chiến tranh xâm lược, một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới. Còn đối với nhân dân ở miền Nam họ đang chiến đấu để tự vệ hợp pháp, để bảo đảm quyền lợi dân tộc của mình...
“Bằng việc dùng không quân tấn công chống Việt nam Dân chủ Cộng hoà, người Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh ra toàn nước Việt nam. Trong những hoàn cảnh như vậy, chúng tôi nắm vũ khí trong tay chống lại sự xâm lược của Mỹ, để cứu nước. Đó là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi một người yêu nước Việt nam và của toàn dân Việt nam. Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hoà bỉnh thống nhất Tổ quốc...
Tướng Giáp đã nói điều mà không một người Việt nam nào khác đã nói cho đến lúc đó: Đó là bằng cách đưa cuộc chiến tranh không quân ra miền Bắc, Mỹ đã đưa lại một sự thống nhất quân sự trên thực tế của Việt Nam. Nếu thấy bay ném bom Mỹ có thể đố1 xử với Việt nam như một thực thể duy nhất thì tại sao quân đội trên bộ của ông Giáp lại không có thể làm như vậy? Nhưng Washington làm ngơ trước một kiểu cảnh cáo rõ ràng như vậy.
Trong khi một cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng về một đề tài tương tự như vậy đang được quay phim ở dinh Chủ tịch vài ngày sau đó, cụ Hồ Chí Minh bước vào, chào Vét-xa và tôi. Với máy quay phim ở tư thế sẵn sàng, tôi không thể không hỏi: “Người Mỹ đang nói họ sẽ thắng cuộc chiến tranh ở miền Nam bằng việc ném bom miền Bắc. Vậy Cụ sẽ nói gì?”
“Không bao giờ. Chúng tôi sẽ chiến đấu 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa. Chúng tôi có sự ủng hộ của nhân dân thế giới. Chúng tôi sẽ thắng”.
Lời tuyên bố rất đơn giản đó, tuyên bố duy nhất của “Bác Hồ” trong cuộc phỏng vấn truyền hình, đã nhanh chóng truyền đi khắp thế giới.
Ba tháng sau tôi trở lại tổng hành dinh của ông Nguyễn Hữu Thọ. Cuối tháng 8 năm 1966, tôi gặp và phỏng vấn ông. Tôi đặt vấn đề: “Trong ước tính ban đầu của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara cho rằng lực lượng Mỹ lúc đó đã lên đến 300.000 quân, do đó ngay dù cho Bắc Việt nam và Trung Quốc có tham gia vào cuộc chiến tranh, thì số quân trên bộ tối đa cần thiết của Mỹ cũng chỉ là 205.000 quân. (lúc đó đã có dư luận đến 500.000 quân). Mặt trận dân tộc giải phóng xem việc này như thế nào? Ông có thể chịu đựng được sức mạnh quân sự ghê gớm như vậy không? Những người bạn lạc quan nhất của các ông ở nước ngoài nói: cho rằng người Mỹ không thể thắng là điệu tất nhiên, nhưng Mặt trận dân tộc giải phóng cũng không thể thắng. Những người ít lạc quan thì nói: “Thế là hết đối với Mặt trận dân tộc giải phóng! Nhiều người bạn của chúng tôi, kể cả một số chủ bút, nghĩ rằng tôi quá tay mê mới nhấn mạnh rằng các ông có thể tiếp tục và cuối cùng sẽ thắng. Vậy thì ông thấy tình hình như thế nào?”.
Ông Nguyễn Hữu Thọ với mái tóc húi cua bắt đầu điểm bạc, mà 3 năm trước đây chưa hề thấy, đã trả lời:
“Chúng tôi cho rằng sức mạnh của một quân đội trong thời chiến gồm có nhiều nhân tố mà những nhân tố quyết định lại thuộc về chính trị và tinh thần. Chúng tôi có ưu thế tuyệt đối đối với người Mỹ trên các mặt chính trị và tinh thần. Toàn dân chúng tôi tiến hành cuộc chiến tranh này và không lùi bước trước bất khó khăn hoặc hy sinh nào. Chúng tôi cũng mạnh hơn người Mỹ trong các mặt căn bản khác của cuộc đấu tranh, như vị trí chiến lược hậu phương và cách tiến hành thực tế chiến tranh của chúng tôi. Các lực lượng trên bộ cũng hơn các lực lượng của họ, đó là những nhân tố quyết định kết quả trên chiến trường. Mặc dù người Mỹ mạnh về dụng cụ và trang bị, nhưng họ cũng có những điểm yếu căn bản; về chính trị và vật chất, về chiến lược và chiến thuật... Chúng tôi có thể thành công trong việc đương đầu chống lại mọi việc tăng quân của Mỹ và có thể đánh bại về quân sựr bọn xâm lược Mỹ trong bất cứ tình huống như thế nào. Trên thực tế, nếu việc Mỹ không thể đưa lại một chiến thắng quân sự ở miền Nam Việt nam là một sự thật, thì cũng thật rõ ràng đối với chúng tôi rằng nhân dân miền Nam Việt nam và các lực lượng vũ trang của mình có thể đưa lại thắng lợi cuối cùng, bất chấp sức mạnh quân sự và kinh tề của Mỹ như thế nào.
Ông Trương Ký, một nhân viên khác của ông Nguyễn Hữu Thọ, đã giải thích rằng vì sự cần thiết phải mở rộng các căn cứ hậu cần và do đó phải tăng thêm số quân để giữ các khu vực mở rộng đó, cho nên với tổng số 500.000 quân Bộ tư lệnh Mỹ sẽ có ít quân chiến đấu hơn lúc nó đã có trong các chiến dịch mùa khô năm 1965-1966 mặc dù lúc đó tổng số quân chỉ có 50.000”. Trương Ký nói:
“Chúng tôi sẽ tiếp tục bao vây và bám sát những căn cứ của họ dù cho các căn cứ đó được thiết lập ở đâu. Các lực lượng của chúng tôi cũng đang tăng lên về lượng cũng như về chất. Khi chúng tôi trở nên mạnh hơn thì họ sẽ có nhu cầu tương ứng như vậy để bảo vệ những căn cứ đó... Tăng gấp đôi số quân trong những hoàn cảnh như vậy, sẽ có nghĩa là tăng lớn hơn gấp đôi những khó khăn... Lực lượng cơ động của họ sẽ nhỏ hơn dần, chứ không phải lớn hơn”.
Vì chế độ Sài gòn của Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đang đưa những yêu sách về lãnh thổ đối với Campuchia và tuyên bố rằng các biên giới chưa hề bao giờ được xác định, tôi đã hỏi những câu hỏi về điểm đó và ông Nguyễn Hữu Thọ trả lời rằng “Mặt trận dân tộc giải phóng thừa nhận độc lập và chủ quyền của Vương quốc Campuchia trong giới hạn của biên giới hiện nay”. Việc đó đã trở thành một công thức quan trọng về mặt lịch sử.
Tôi trở về Phnompenh một vài phút sau nửa đêm ngày 30 tháng 8 năm 1966. Một vài giờ sau đó Tổng thống Charles De Gaull đến thăm chính thức Campuchia. Đêm đó, văn bản về cuộc phỏng vấn ông Nguyên Hữu Thọ, chi tiết hơn nhiều so với phân tích trong các trang sách này, đã nằm trong tay Thái tử Norodom Sihanouk và Tổng thống Charles De Gaull.
Tôi bảo đảm rằng cả hai đã nghiên cứu tài liệu đó với sự quan tâm lớn và kết quả là Charles De Gaull đã bổ sung cho bản thảo của diễn văn lịch sử mà ông ta đọc hai ngày sau tại một cuộc mít tinh quần chúng ở sân thể thao Olem-pich của Phnompenh. Những phần đặc biệt xúc phạm đến Tổng thống Lin-đơ Giônxơn của Mỹ, trích từ bản tiếng Anh của diễn văn và đã được phân phát là:
“Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ năm 196l được ký kết. Campuchia với lòng dũng cảm và sáng suốt đã chọn chính sách trung lập, một chính sách mà các hiệp định đó đưa lại và vì trách nhiệm của nước Pháp không còn có hiệu lực nữa nền chính sách đó có thể tránh cho Đông Dương trở thành khu vực đối đầu giữa các nền thống trị và tư tưởng đối địch nhau và trở thành nơi thúc đẩy sự can thiệp của Mỹ. Đó là lý do tại sao, trong khi nước của ngài thành công trong việc cứu được thể xác và tinh thần của mình vì đã làm chủ được chính ngôi nhà của mình, thì quyền lực chính trị và quân sự của Mỹ nhảy vào miền Nam Việt nam và gây ra ở đó một cuộc chiến tranh dưới hình thức kháng chiến quốc gia.
Do đó tôi tuyên bố rằng nước Pháp hoàn toàn tán thành những cố gắng của Campuchia nhằm đứng ngoài cuộc xung đột và vì mục đến đó, nước Pháp sẽ mở rộng sự ủng hộ và giúp đỡ. Vâng, nước Pháp đã xác định lập trường của mlnh. Nước Pháp đã bày tỏ việc đó bằng sự lên án của mình đối với các sự kiện hiện nay”.
Và bài diễn văn tiếp tục, theo cùng một mạch suy nghĩ như vậy. Trong diễn văn táo bạo đó. Charles De Gaull đã xác định nguyên nhân của chiến tranh là mưu đồ của Mỹ thay Pháp ở Đông Dương; tính chất của cuộc chiến tranh là sự xâm lược của Mỹ và cuộc kháng chiến cả nước chống lại sự xâm lược đó; giải pháp của chiến tranh là đàm phán trên cơ sở rút quân Mỹ. Ông ta cũng nhấn mạnh việc nước Pháp không chịu bỏng tay để kéo Mỹ ra khỏi đám lửa Đông Dương Không có gì lạ nếu các nhà vạch chính sách Mỹ chết điếng người đi trước bài diễn văn đó.
Ngày chủ nhật tiếp theo sau ngày ra đi của Charles De Gaull, Sihanouk tổ chức một bữa tiệc trưa cho các nhà báo nước ngoài còn ở lại Phnompenh. Khi bày tỏ sự hài lòng lớn của minh đối với cuộc đi thăm, nhất là đối với đoạn trong thông cáo chung nói lên rằng: “Nước Pháp, về phần mình, xác nhận sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong giới hạn của các biên giới hiện tại”. Sihanouk nâng cốc với tôi và nói: “Tôi phải cảm ơn ông Burchett, người đã mang lại công thức đó của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Từ nay trở đi việc chấp nhận công thức đó sẽ trở thành tiêu chuẩn cho bất cứ nước nào muốn thiết lập các quan hệ ngoại giao với Vương quốc Campuchia và ngay cả cho những nước muốn duy trì những quan hệ đã được thiết lập từ trước”.
Đó là một tuyên bố long trọng và trong vòng vài tháng sau đó, bắt đầu từ nước Việt nam dân chủ cộng hoà, đã có một lần sóng bảo đảm “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong giói hạn của các biên giới hiện tại”.
Đó là một công thức mà Washington bắt buộc phải cố nuốt trong việc lập lại các quan hệ ngoại giao 3 năm sau đó.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:58:24 am
9. Những nguy hại cho hoà bình
Lầu Năm Góc do McNamara đứng đầu tiếp tục bị ám ảnh bởi lòng tin chắc rằng một khi liều lượng bom đúng mức đã đạt được cho miền Bắc, thì cuộc chiến tranh sẽ thắng ở miền Nam. Lầu Năm góc tưởng có thể tranh thủ được dư luận công chúng khi McNamara tiên đoán sau mỗi chuyến đi thăm Sài gòn rằng cuộc chiến tranh sắp kết thúc. Trên thực tế, cuộc chiến tranh trở nên ác liệt hơn; “liều lượng” bom tăng lên không có tác dụng gì đối với luồng hàng cung cấp Bắc - Nam và đạo lý về chính sách ném bom đã bắt đầu gây băn khoăn cho tác nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà văn và các nhà trí thức khác, là những người thường đụng chạm đến các vấn đề về lương tâm công chúng.
Một âm mưu nhằm làm dịu bớt những lo lắng đó đã được sử dụng bằng cách ra những tuyên bố long trọng và lặp đi lặp lại của Nhà Trắng và của Lầu Năm góc rằng chi có “thép và các khối xi-măng đúc sẵn”, như Tổng thống đã nói, hoặc “những mục tiêu hoàn toàn quân sự”, như Lầu năm góc nói rõ trong các thông báo hàng ngày, mới bị ném bom. Phải có người có lòng dũng cảm, tính chính trực và uy tín như Ha-ri-xơn Xôn-bơ-ri của tờ Thời báo New York để xé toạc bức màn của cả một mớ những lời nói dối chính thức đó.
“Do thiếu phương tiện vận tải và phiên dịch tiếng Anh, chúng tôi tình cờ cùng đến thăm thành phố dệt Nam Định cách Hà nội khoảng 50 dặm về phía nam, vào ngày lễ Giáng sinh năm 1966. Chúng tôi cùng phỏng vấn người nữ Thị trưởng nhỏ bé và cùng đi xem xét một phần của thành phố với nhau. Sau khi đã xem xét kỹ chung quanh. Xônxbơri nói “Tôi sẽ phát biểu về vấn đề này với Ác-tơ Xin-ve-xtơ (lúc đó là người phát ngôn chính của Lầu Năm góc) khi tôi trở về New York”. Nam Định đã trở thành vấn đề mà Xôn-xbơri đưa ra cho toàn bộ cơ cấu của Mỹ về phương diện chính sách ném bom và về các quan hệ với báo chỉ. Phản ứng của anh ta đã được bày tỏ trong đoạn sau đây của quyển sách mà anh ta viết khi trở về:
Trước ngày Thiên chúa Giáng sinh năm 1966. tôi không hề nghe đến Nam Định... Nhưng sau ngày thiên chúa Giáng sinh năm 1966, tôi sẽ không bao giờ quên Nam Định. Theo tôi nghĩ nhiều người Mỹ khác cũng như vậy. Nam Định đã trở thành một vật xúc tác, một loại lăng kính mà qua đó cuộc tấn công bằng bom của Mỹ ở Bắc Việt nam sẽ nói lên được những phạm vi của vấn đề nhân đạo. Lần đầu tiên chúng tôi bắt đầu vượt qua hàng rào từ ngữ quân sự vô ý nghĩa, một thứ ngôn từ vô vị nó biến thực tế thành một loại từ ngữ nguyên gốc...
Chúng tôi vào Nam Định từ phía bắc và hầu như tất cả các phố chúng tôi đi qua đều mang những dấu vết tàn phá của bom. Hai quan chức địa phương thông báo cho tôi về Nam Định và qua họ tôi biết rằng đó là một thành phố dệt khoảng 90.000 dân, trước khi phần đông số dân đã sơ tản. Họ nói Nam định luôn luôn bị Mỹ tấn công, cho đến lúc đó có khoảng 51 hoặc 52 lần, kể cả 4 cuộc tấn công ngây 23 tháng 4. Tôi được biết rằng máy bay trinh sát của Mỹ bay qua thành phố ban đêm và cho đến sáng ngày Giáng Sinh đã có hai lần báo động. Các quan chức, kể cả Thị trưởng, một phụ nữ người nhỏ nhắn tên là Trần Thị Đoan mà bản thân là một công nhân dệt, đã nhấn mạnh rằng theo chỗ họ biết, thì thành phố không có bất kỷ loại mục tiêu quân sự nào...
Tất nhiên việc xác định mục tiêu quân sự có thể khác nhau giữa người dân sự sống trong thành phố và những quân lính trên máy bay thả bom. Những người cư trú của Nam Định nhấn mạnh điều mà họ cho rằng thành phố không thể được xem như là một khu vực mục tiêu quan trọng bằng việc nhắc lại rằng thành phố đó chưa hề bao giờ được thông báo của Mỹ như là một mục tiêu. Vấn đề liệu Nam định có những mục tiêu quân sự có ý nghĩa và liệu nó có được nhắc trong một thông báo hay không, về sau đã trở thành tiêu điểm tranh cãi nảy lửa mà Lầu Năm góc làm nổ ra ở Washington”.
Xôn-xbơ-ri kể lại rằng sau khi tìm tòi cần thận, thì được thấy rằng Nam Định đã được nhắc ba lần trong các thông báo mùa xuân năm 1966, nhưng với một cách không quan trọng đến mức không có được một chỗ trong tờ Thời báo New York...
“Thật khó mà có thể không ngạc nhiên được. Giống như phần lớn các “mục tiêu quân sự” mà tôi sắp xem ở Bắc Việt nam, Nam Định có vẻ ghê gớm trong lời lẽ của người phát ngôn của Lầu Năm góc hơn là khi xem bằng mắt trần...
Sau khi những tin của tôi bắt đầu xuất hiện trên tờ Thời báo, Ác-tơ Xin-ve-xti đòi rằng tôi phải đi theo đường chính của Nam Định thì sẽ thấy một căn cứ lớn chống máy bay. Tôi chỉ mong có thể đưa anh ta cùng đi với tôi trong chuyến đi đó. Xe tôi đã đi qua con đường chính và rẽ vào một ngã tư đường. Chẳng thấy một căn cứ chống máy bay nào ngay ở đó. Cái sát nhất với khái niệm về một căn cứ quân sự mà tôi thấy trên đường chính của Nam Định là một nữ dân quân khá xinh hoặc là một sĩ quan giao thông. Cô ta có một khẩu súng lục bên hông. Nhưng tôi cũng không tin rằng nó có tác dụng gì đối với một máy bay ném bom tấn công siêu âm...
Tôi ghi những ý nghĩ của tôi lên giấy khi tôi trở về Hà Nội đêm Giảng Sinh và gửi về cho tờ Thởl báo New York một tin làm sửng sốt Lầu Năm góc và gây ra một đợt những lời cải chính những cuộc tấn công vào tính có thể tin cậy của cá nhân tôi; và lập tức nhận được lời giải thích được bàt đặt ra một cách vội vã. Nhưng sau khi tung ra ra tất cả các lời tuyên bố, tất cả các lời tranh cãi, sự bí ẩn của Nam Định vẫn tồn lại. Bởi vì dù Lầu Năm góc có giải thích như thế nào đi chăng nữa cũng không có những mục tiêu rất đáng chú ý ở Nam Định. Đúng là vật dụng để vào Nam phải đi qua thành phố. Đúng là có một đường xe lửa, một sân (nhỏ) chứa hàng, và một khu vực dọc theo sông để các thuyền ăn hàng. Nhưng nó chẳng đáng là bao. Nhưng rồi tôi đã nhận ra đây là một trong những bị kịch của cuộc chiến tranh Việt nam và có lẽ là tính chất dối trá trong toàn bộ chinh sách ném bom của chúng ta”.
Loạt tin của Xôn-xbơ-ri gây ra một xúc động rất lớn, không những ở Mỹ mà trên khắp thế giới. Những sức ép của công chúng đòi chấm dứt ném bom miền Bắc đã tăng lên. Tổng thống Johnson và Ngoại trưởng Đin Ra-xcơ. trong một cố gắng nhằm gạt sự chú ý sang một bên, đã đưa ra một loạt những tuyên bố nói lên rằng lòng mong muốn mãnh liệt nhất của chính phủ Mỹ là chấm dứt chiến tranh, chấm dứt ném bom và chấm dứt tất cả bằng một giải pháp thương lượng. Chính phủ sẵn sàng “đi bất cứ đâu, bất cứ lúc nào” để đưa lại điều đó. Vì vậy tôi cố hết sức để được phỏng vấn ở Hà Nội một người nào đó có thẩm quyền cần thiết, để xác định lập trường của Bắc Việt nam về thương lượng.
Phần đông các nhà báo đều mơ ước một dịp tốt để phỏng vấn đặc biệt với đúng con người, đúng lúc và đúng chỗ về vấn đề cháy bỏng nhất của ngày này. Đối với tôi dịp đó đã đến vào ngày 28 tháng 1 năm 1967, khi tôi phỏng vấn Ngoại trưởng Việt nam Dân chủ Cộng hoà, ông Nguyễn Duy Trinh ở Hà Nội về triển vọng thương lượng.
Ông Nguyễn Duy Trinh, một con người thấp, chắc, với vẻ mặt không khoan nhượng dành phần lớn thời gian trả lời của ông để lên án cuộc chiến tranh không quân phá hoại miền Bắc của Mỹ và nhấn mạnh quyền tâm của nhân dân và Chính phủ của ông không bao giờ khuất phục trước vũ lực. Lời phát biểu thực sự chứa đựng trong câu trả lời câu hỏi cuối cùng của tôi “Mỹ đã nói đến sự cần thiết đối thoại giữa Mỹ và Việt nam Dân chủ Cộng hoà. Ông có bình luận về lời nói đó không? Ông Nguyễn Duy Trinh nói:
“Mỹ đã đưa ra những tuyên bố như vậy, nhưng hành động của họ thì cho thấy một sự ngoan cố và xảo trá tột bực và tiếp tục leo thang đẩy mạnh và mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Nếu Mỹ thực sự muốn nói chuyện trước tiên Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống lại nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà. Chỉ sau khi chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống lại nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà thì mới có thể có việc nói chuyện giữa Việt nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ”.
Việc này đã được suy diễn trên toàn thế giới như là dấu hiệu rõ ràng mà Tổng thống Johnson đã nói là ông ta đang đợi từ Hà Nội. Để làm cho thật rõ ràng Mai Văn Bộ, Trưởng đoàn Ngoại giao của Việt nam Dân chủ Cộng hoà ở Paris, báo cho ông Ma na sơ của Bộ Ngoại giao Pháp rằng Chính phủ Việt nam muốn Washington hiểu rằng cuộc phỏng vấn đó là rất quan trọng và hội đàm có thể thực sự theo sau một sự chấm dứt không điều kiện những cuộc ném bom. Ma-na-sơ đã chuyển thông điệp đó cho Giôn Đin, Bí thư thứ nhất của sứ quán Mỹ ở Paris trước sự có mặt của Rô-bớt Ken-nơ-đi.
Khi ông Cô-xư-ghin đến London 10 ngày sau đó, vấn đề Việt nam đã trở thành đề tài quan trọng trong các cuộc nói chuyện giữa hai thủ tướng. Trong hồi ký của mình, Ha-rôn Uyn-xơn mô tả ông Cô-xư-ghin đã “hướng cuộc nói chuyện thẳng đến vấn đề Việt Nam” như thế nào.
“Dựa vào những tuyên bố công khai và nhất là vào cuộc phỏng vấn của Burchett mà tôi đã nhắc tới. Ông ta (Cô-xư-ghin) có thể thấy những câu tương tự như vậy trong những tuyên bố công khai của Tổng thống Johnson và của Đin Ra-xcơ. Tỏ ra rất nhiệt lình với đề tài của mình, ông ta nói rằng nếu chúng ta, ông ta và tôi, có thể lấy tuyên bố của Bắc Việt nam (của Ngoại trưởng Việt Nam dân chủ Cộng hoà) trong cuộc phỏng vấn báo chí làm một cơ sở và nói với Johnson, cùng nói hoặc nói riêng rẽ, nói không chính thức hoặc nói công khai trong một thông cáo hoặc trong một thông điệp đặc biệt, rằng tuyên bố đó là một cơ sở chấp nhận được để thảo luận và đó là một bước tốt nhất mà chúng ta cần làm để đưa đến cuộc hội đàm song phương. Ông ta đặc biệt đồng ý rằng do có lễ tết thì thời gian hiện tại là thời gian thích hợp nhất”.
Cô-xư-ghin cũng có thể chuyển một bảo đảm mật, có thể chuyển tiếp cho Washington, rằng nếu việc ném bom chấm dứt thì sẽ không có quân mới từ miền Bắc thâm nhập vào miền Nam, với điều kiện là Mỹ cũng chấm dứt tăng lực lượng của họ ở đó. Một bức thư theo ý nghĩa đó đã được Đại sứ quán Mỹ chuẩn bị và xác nhận. Uyn-xơn cũng trích lời của Đại sứ Mỹ ở London, Đê-vít Bau-xơ đã reo lên một cách phấn khởi: “Thưa Thủ tướng, tôi nghĩ rằng ngài đã làm ra việc đó. Nó sẽ là đòn ngoại giao lớn nhất trong thê kỷ này”.
Không phải như vậy. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đắn đo lại khi đứng trước hình ảnh phải chấp nhận những đề nghị mà chính nó đưa ra chỉ với mục đích quan hệ đối ngoại mà thôi. Trả lời cho thư của Uyn-xơn là một văn bản mới của Oasinh-tơn do Oan Rô-xtôp thảo, đưa ra nhiều điều kiện mới mà Uyn-xơn mô tả như “một đảo ngược hoàn toàn chính sách mà Mỹ đã đưa ra để chyển cho Thủ tướng Liên Xô”.
“Đòn ngoại giao của thế kỷ này” đã tan biến vào không khí loãng. Một Uyn-xơn vỡ mộng, ngẫm nghĩ về những lý do có thể có, đã viết: “Một lý do mà tôi không muốn tin là Nhà Trắng đã lừa tôi và do đó lừa cả ông Cô-xư-ghin. Lý do thứ hai, chắc chắn nhất, là bọn điều hâu Washington đã tiến hành một sự tiếp quản thành công...”.
Vào lúc ông Cô-xư-ghin bay trở về Moscow thì máy bay Mỹ đã bay lại trên bàu trời Bắc Việt nam và hy vọng hoà bình đã bị đập tan ra từng mảnh. Những người ít bị ngạc nhiên nhất là các nhà lãnh đạo Bắc Việt nam.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:59:28 am
Uyn-xơn đã phải chịu sự thất vọng thông thường dành cho tất cả những ai, bất kể họ ở cấp bậc cao như thế nào, dám gạt cuộc chiến tranh ra khỏi Lầu Năm góc. Nếu Ha-ri-xơn Xôn-xbơ-ri của tờ Thời báo New York có thể bị gièm pha vì đã tiết lộ sự thật về chính sách ném bom của Mỹ, thì sự căm giận hoàn toàn nhất định sẽ rơi vào đầu tôi, vì tôi đã tiết lộ rằng Hà Nội đã chuẩn bị đưa ra cho Johnson cái điều mà ông ta nói rằng ông ta muốn: đó là đàm phán hoà bình. Phần thưởng cho tôi về việc đã đưa hình ảnh hoà bình lên sân khấu là những hình thức mưu đồ phá hoại các giấy uỷ nhiệm của tôi và việc gây ra nghi ngờ liệu tôi có đủ khả năng diễn giải điều mà ông Nguyễn Duy Trinh thực sự muốn nói không. Trong những tờ báo đầu tiên xuất bản sự phỏng vấn, từ Thời báo, tờ Tuần tin tức in những ảnh của tôi mặc quần áo pi-gia-ma đen của Việt cộng và đội nón rơm hình chóp. Thời báo nhắc đến một “thay đổi nào đó trong không khí”, dựa vào những tiên đoán của thượng nghị sĩ Rô-bớt Ken-nơ-đi, người đã được biết rằng tính chất nghiêm chỉnh đề nghị của ông Nguyễn Duy Trinh. Tờ báo cũng nhắc đến điều trần của Ha-ri-xơn Xôn-xbơ-ri trước Uỷ ban đối ngoại của Thượng viên. Tờ Thời báo tiếp tục:
“Nếu sự lạc quan có gắn gì với sự việc thực tế thì đó là sợi chỉ mỏng manh của điều nói bóng gió mà Bộ trưởng Ngoại giao của Hà nội, ông Nguyễn Duy Trinh, đưa ra trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Uyn-phết Burchett, một người cộng sản gốc Australia, đã từng là phát ngôn của những người cộng sản châu Á, nhưng lại hợp với đường lối của Moscow hơn là với đường lối của Bắc Kinh. Chìa khoá của lập trường của ông Trinh là câu rào đón rất kỹ của ông ta: “Chỉ sau khi chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác của Mỹ chống lại nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà thì mới có thể có việc nói chuyện giữa Việt nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ”.
Tuy lời lẽ rất có điều kiện và ít hoà giải, nhưng nhiều Chính phủ có lãnh sự quán ở Hà Nội đã được những người cộng sản báo cho biết tuyên bố đó là “đầy tín hiệu”. Vì vậy, các chính phủ đó chuyển lại đến Oa-sinh-tơn lời ngụ ý rằng một cuộc ngừng ném bom của Mỹ có thể đưa lại cuộc nói chuyện hoà bình...
Việc ngoại trưởng đã nói có thể có (could be) chứ không phải có thể có (would be) hoặc sẽ có (will be) hội đàm đã được các nhà chuyên về ngôn ngữ của Bộ Ngoại giao và của báo chí coi như bằng chứng rằng ông ta không đề nghị một cái gì dứt khoát cả. Bằng hai trang dầy, tờ Tuần tin tức, phát triển đề tài đó:
Hai điểm trong lời tuyên bố đã làm cho các quan chức Bộ Ngoại giao suy nghĩ: một là Hà Nội dùng từ “could” (có thể) (từ này có thể xem như “might” (có thể) nhưng không chắc chắn), hai là Hà Nội không nhấn mạnh “bốn điểm” của họ (gồm có việc rút quân đội Mỹ khỏi Việt nam và thừa nhận Việt cộng là đại diện “duy nhất ở miền Nam Việt nam” làm điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc nói chuyện hoà bình...
Về công khai, Bộ Ngoại giao thận trọng tránh việc xem tuyên bố của Hà Nội là một “sự thay đổi lập trường”. Tuy Johnson nhấn mạnh một cách kiên định rằng ông ta không biết gì về bất kỳ cố gắng nghiêm chỉnh nào của Bắc Việt nam nhằm chấm dứt chiến tranh, nhưng giọng của ông ta tỏ ra ôn hoà và hoà giải một cách có nghiên cứu”.
Dựa vào cùng một thông báo của Bộ Ngoại giao, rõ ràng đó ít nhiều là những phản ứng hợp lý. Những điều cho là chưa rõ ràng đối với việc dùng từ “could” có thể là một việc làm có dụng ý. Chẳng bao lâu thực chất của vấn đề đã lộ rõ ràng rằng chính thái độ của Washington chứ không phải việc dùng từ là vật chướng ngại. Không phải tất cả các báo Mỹ đều tán thành cách đặt vấn đề như 2 tờ Thời báo và Tuần tin tức về ý định của Hà Nội hoặc về chính những động cơ của tôi.
Thật vậy, tôi đã bị tấn công, bởi vì người ta cho rằng tôi đã cư xử không đúng đắn, thậm chí phản bội vì đã để cho ông Nguyên Duy Trinh gọi Tổng thống Johnson là người lừa gạt. Đáng lý ra tôi phải đủ trung thành với phương Tây và phải đủ tinh vi để nhận rằng Johnson và Ra-xcơ lừa gạt là vì lợi ích tốt nhất của nhân loại và không được làm gì để làm đảo lộn việc đó. Trên thực tế tôi đã khá khờ dại để tin rằng họ thực sự quan tâm đên việc tìm một cách đỡ mất mặt để thoát khỏi những tuyên bố bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào của họ. Nếu Thủ tướng Uyn-xơn và Đại sứ Mỹ Đa-vít Bru-xơ cảm thấy rằng đòn ngoại giao của thế kỷ này có thể thành công được thì tôi cũng sẽ có đủ căn cứ để nghĩ rằng bằng cách dọi một tia ánh sáng vào “cuối đường hầm”, tôi phải nhận được một lờỉ ngợi khen về một sáng kiến của báó chí.
Cũng với cùng một lý do như vậy tôi cảm thấy rất khỏ chịu và vô cùng băn khoăn trước thái độ của Bắc Kinh, nhưng lúc đó tôi không thể xác định vấn đề một cách đúng đắn được bởi vì đất nước đó đang trong những cơn biến động của “Cách mạng văn hoá”. Tháng 4 năm 1967, tôi phải dụi mắt để nhận thức rằng tôi thực sự đang ở Bắc Kinh. Con đường lớn chạy từ đông sang tây trước khách sạn Bắc Kinh và ngang qua quảng trường Thiên An Môn chật ních những người nông dân mặc áo quần xanh. Những xe có gắn loa phóng thanh lách qua đám đông hô hào nhân dân hoặc ủng hộ hoặc tố cáo bên này hay bên kia. Mỗi một toà nhà từ dưới đất đến tầng cao nhất đều dán đầy báo chữ to, cũng hoặc là khích lệ hoặc là tố cáo. Từ cửa sổ phòng khách sạn, tôi thấy hai nhóm vác cờ đỏ tranh nhau một mái nhà. Hai bên xô đẩy nhau cho đến khi một bên đẩy được bên kìa rút chạy vào cầu thang cứu hoả. Ở các khu vực khác, trong các trường đại học và trong các nhà máy cuộc đấu tranh còn ác liệt hơn.
Vào giữa tháng 5, tôi đến thăm A-na Lui-đơ Xtrong một nhà văn Mỹ, hết lòng ủng hộ các cuộc đấu tranh cách mạng. Với tuổi 81, bà ta vẫn còn đầy sức sóng và thông minh.
Tôi hỏi điều gì đang xảy ra thì bà ta nói: “Mao đã thả âm binh ra khỏi chai, và tôi không chắc ông ta sẽ có thể thu trở lại được”.
“Còn Chu An Lai thì thế nào?”
“Kinh khủng. Ông ta ngày càng kiệt sức. Không ăn, không ngủ, luôn luôn đi lại 24 giờ một ngày. Dập tắt các đám lửa. Ông ta tự giết mình”.
Nói đến đó, bà ta đứng dậy, đi lại trong phòng rồi dừng lại và nói: “Vào giai đoạn này của sự việc, Chu sống sót sẽ quan trọng hơn là Mao” và thình lình ngồi xuống, vì đã nói ra điều mà đối với bà là một điều không chính thống nhất trong đời. Rồi bà ta tiếp tục mô tả một sự kiện xảy ra một vài ngày trước đó, khi sinh viên của Viện Ngôn ngữ nước ngoài tiến về Bộ Ngoại giao, trèo lên các tường vì cửa lớn đã bị đóng sầm lại trước mặt họ. Họ muốn đòi “tấm da” của Ngoại trưởng Trần Nghị, họ tràn vào các phòng làm việc, chiếm hồ sơ, gọi Trần Nghị phải tự ra để họ chất vấn.
Chính Chu Ân Lai đã ra gặp họ và nói rằng ông ta đã cấm Trần Nghị xuất hiện. Ông ta sẽ đến Viện của họ sau này để trả lời những câu hỏi của họ. Chu nói: “Nếu các anh có câu hỏi nào bây giờ, hãy nói ra cho tôi, nhưng tôi nhắc các anh là tôi nghe kém lằm. Tôi đã không được ngủ 24 giờ rồi”. Những sinh viên đó giải tán và la to: “Không... không, đề nghị Thủ tướng hãy nghỉ đi một lúc”. Ông ta nói với họ trở về Viện. “Nhưng trước khi đi, tôi muốn các anh hiểu rằng các anh đã cư xử một cách nhục nhã” - ông ta nói với theo họ khi họ bắt đầu giải tán.
Ngày hôm trước, một số sỉnh viên khá ngượng nghịu đã nói với A-na Lu-i-dơ tất cả về chuyện này và khi Trần Nghị đến Viện Ngôn ngữ thì Chu Ân Lai cùng đến với ông ta.
A-na Lu-i-dơ hỏi tôi nhiều về Việt nam, Bắc và Nam, rồi hỏi nếu tôi có muốn nói chuyện ở phòng bà ta đêm đó với một nhóm “những người tiến bộ trong cộng đồng ngoại quốc” không. Tôi nhận lời, và đó là một buổi gặp gỡ khá sinh động. Đề tài là Việt nam và sau những nhận xét mở đầu, là một loạt câu hỏi, chủ yếu đều dựa vào tiền đề rằng giới lãnh đạo ở miền Bắc đã “trở nên ôn hoà” đối với cách mạng và các lực lượng thực tế ở miền Nam, “tự mình chiến đấu” và sắp bị bội phản. Sự thật, chỉ có một chiến lược cách mạng duy nhất cho các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao của Việt nam và một ban lãnh đạo thống nhất của chiến lược đó, nhưng việc nảy còn đang giữ bí mật. Khi tôi giải thích rằng cuộc đáu tranh có thể mở rộng ra lĩnh vực ngoại giao, bằng thương lượng, thì Xít-ny Rít-ten-be người Mỹ cố vấn tiếng Anh chính tại Đài phát thanh Bắc Kinh chỉ tay vào tôi và thét lên: “Anh không thương lượng với chủ nghĩa đế quốc, anh phải tiêu diệt nó”. Rồi anh ta đặt một câu hỏi lăng mạ đối với “tội” của tôi đã đưa ra công thức thương lượng của Nguyễn Duy Trinh. Khi tôi yêu cầu anh ta nói rõ điều anh ta thực sự muốn nói, thì anh ta la lên: “Có phải ông Hồ Chí Minh phản bội cách mạng Việt nam không?”. Đó là thực chất các câu hỏi lúc đó. Tôi hỏi lại: “Nó từ đâu đến thế? Có phải là chính sách chính thức của Trung Quốc không?”. Đến đây một người bạn Mỹ của tôi, tiến sĩ Gioóc-giơ Hây-ơn nay đã trở thành tiến sĩ Trung Quốc Ma Hai-ten, hích vào tay tôi và nói, đã đến lúc tôi phải trở về khách sạn.
Ngày hôm sau, tôi tìm cách gặp Kiều Quán Hoa lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao và chúng tôi ăn cơm tối với Cung Bành vẫn còn là Vụ trưởng Vụ Báo chí. Vào một lúc thích hợp tôi hỏi: liệu “với sự trôi qua của năm tháng, bây giờ người ta có xem ác cuộc thương lượng ngừng bắn ở Triều Tiên đã là một sai lầm không?”.
- Không. - Kiều Quán Hoa trả lời - Đó là điều duy nhất phải làm.
- Vậy thì tại sao lại coi giới lãnh đạo Việt nam gần như phản bội khi xét đến việc thương lượng để chấm dứt chiến tranh của họ.
- Chính người Việt nam có quyền quyết định - Kiều Quán Hoa nói - Tất cả điều chúng tôi mong muốn là họ phải thận trọng và không để cho phương Tây xỏ mũi như đã thường xảy ra trong quá khứ.
Hơn một năm sau, khi các cuộc thương lượng cuối cùng được bắt đầu, tôi được Sứ quán Trung Quốc ở Paris làm cho hiểu rằng rõ ràng những lời lẽ nói về cuộc nói chuyện đã thực sự được xem như một sự phản bội.
Trên đường về Phnompenh, khi ghé qua Hà Nội, tôi đề nghị được phỏng vấn ông Nguyễn Duy Trinh lần thứ hai nhắm “chữa lại thì của động từ” nhưng ông ta để từ chối. Ông ta nói: “Người Mỹ còn nghĩ rằng họ có thể dùng bom để bẻ gãy chúng tôi. Hãy ở cho họ làm điều tôgi tệ nhất. Chỉ khi nào họ nhận thức ra rằng họ đã thất bại thì lúc đó mới đáng thử làm lạ lần khác”.
Trong khi đó, số lượng bom thả hàng ngày đã tăng lên một cách thường xuyên theo chính sách leo thang của Lầu Năm góc.
Với kinh nghiệm của Bắc Kinh, tôi hỏi một người mà tôi tiếp xúc ở Bộ Ngoại giao xem có sự phản chiếu đến các cấp chính thức thái độ thù địch, đối với thương lượng đó không.
- Ở cấp chóp bu, đặc biệt với Chu Ân Lai, chúng tôi thấy không có vấn đề gì; ở các cấp thấp thì đầy rẫy các vấn đề.
Tôi được biết các nhà ngoại giao Việt nam trên đường về nước đã bị lôi ra khỏi tàu của họ ở Nam Ninh trước khi vào Việt nam và bắt phải đứng cúi đầu trên một bệ công khai để ăn năn về các “chính sách đầu hàng” của Hà Nội. Tôi cũng ở được biết các con đường xe lửa chở hàng cung cấp của Liên Xô Trung Quốc và các nước khác cho Việt nam thường bị bọn cực tả phá hoại để trừng phạt Hà Nội vì đường lối “xét lại” của mình.
Mặc dù sự thù địch bí mật của Bắc Kinh đối với thương lượng và mặc dù những ảo tưởng của Washington muốn bẻ gãy Hà Nội bằng việc leo thang ném bom tôi nhận thấy rằng giới lãnh đạo ở Hà nội rất hài lòng với khả nãng của mình trong việc đối phó với cuộc chiến tranh không quân ở miền Bảc và với những thắng lợi trên chiến trường ở miền Nam.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:00:18 am
10. Những cuộc du hành không có hộ chiếu
Việc không có hộ chiếu cho những chuyến du lịch thường xuyên của tôi đã trở thành một vấn đề. Giẩy thông hành của tôi trở nên dày cộm và xộc xệch với những trang giấy vở học trò gấp làm bốn, loại có thị thực ở mỗi trang. Chẳng có vấn đề gì nếu đi vào các nước xã hội chủ nghĩa, và các nước trung lập anh em ở châu Á mà tôi thường xuyên đến thăm. Nhưng khi tôi mạo hiểm đi xa vào phương Tây thì người sĩ quan kiểm tra hộ chiếu sẽ mở nó ra, kéo ra vài trang giấy và nói: “Cái gì thế này?”.
Tại Hội nghị nhà báo ở Berlin, nó đã bị lạc đi một lúc. Sau khi tim kỹ thì mới thấy được nó trong giỏ giấy vụn và được giải thích rằng vì nó bìa xanh nên có người nào đó tưởng là một vở học trò cũ và đã vứt vào giỏ rác. Tôi phải mất một đêm với các bạn ở Đông Berlin để là lại những trang bị nhàu nát và đóng lại từng trang..
Trong một dịp quá cảnh Paris trên đường đi Cuba. tôi đã thêm vào hộ chiêu 150 trang giấy trắng đóng lại thành một quyển với bìa bằng da dê thuộc đen. Để tránh nghe câu “cái gì thế này” mỗi khi đi qua các biên giới, tôi thuê in nổi những chữ vàng lớn “thông hành thay hộ chiếu” ở nửa phía trên của bìa trước và những chữ nhỏ hơn ở dưới “Việt nam Dân chủ Cộng hoà cấp”.
Nhờ tiền bản quyền tác giả thu được ở Tiệp Khắc và có vé máy bay Phnôm kênh - Pra-ha - Paris, cả gia đình tôi đi Paris. Đây là một dịp tốt cho trẻ con nghe tiếng pháp Paris và cho bố mẹ chúng hưởng không khí Paris.
Giấy thông hành vừa mới được đóng lại của tôi đã nảy ra một cảm xúc ở sân bay Habana. Nó quá dày và quá cứng không thể đưa qua khe cửa của các sĩ quan kiểm soát hộ chiếu. Một sĩ quan phải đi vòng ra ngoài để lấy. Khi anh ta trở vào bên trong, các bạn anh ta xúm lại xem vật hiếm có đó. Ngoài hình thức độc đáo của nó, hộ chiếu này có hai giá trị to lớn. Nó không phải là đồ giả vì nó được người bạn danh dự nhất của Cuba - nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà - cấp. Và thị thực đó không phải là giả, vì nó đã được nhà văn đương thời danh dự nhất của Cuba ký. Nhà văn đó là A-lô-giô Cac-pen-tiê Y Van-mông (vào lúc đó ông ta kiêm chức vụ lãnh sự và tuỳ viên văn hoá tại phái đoàn ngoại giao của Cuba ở Paris). Hộ chiếu Bun-ga-ri hợp pháp của Vét-xa đã đủ làm cho chúng tôi được đưa vào phòng VIP (những nhân vật rất quan trọng - ND) và được uống nước giải khát mát, trong khi hộ chiếu quá cỡ của tôi được xem xét kỹ. Phải uống hết ba cốc nước giải khát, giấy tờ của tôi mới được giải quyết xong.
Vào lúc chúng tôi ăn cơm trưa với Fidel Castro ở Đào Thông (nay là Đảo Thanh niên) thì sự đồ sộ của giấy thông hành của tôi đã đến tai ông. Ông yêu cầu được xem nó, nhưng tôi phải giải thích rằng cỡ của nó không cho phép mang trong túi được, nên tôi đã để nó lại khách sạn Habana. Tôi cần có một hộp đặc biệt để mang nó theo người.
Sau một ngày tuyệt diệu với Fidel, ông cắt đứt mọi cuộc thảo luận các kỹ thuật về trồng mía và lai giống gia súc của Australia để nói: “Tôi đã nghĩ đến vấn đề hộ chiếu của bạn. Đi lại khắp thế giới với một hộ chiếu như vậy thật là bất tiện. Nếu bạn lầy một hộ chiếu Cuba, ít nhất là bạn có thể bỏ nó vào túi được. Như vậy sẽ có lợi hơn cho bạn. Mỗi bạn một hộ chiếu, nếu các bạn muốn” - ông nói thêm. Khi đã đến lúc phải đi Paris để theo dõi Hội nghị Paris về Việt nam tháng 5 năm 1968, tôi nhớ lại đề nghị của Fidel. Với một hộ chiếu Cuba, tôi không cần thị thực đối với Pháp. Tôi phát hiện ra rằng một hộ chiếu đã đợi chữ ký của tôi nhiều tháng nay tại Sứ quán Cuba ở Phnôm lênh.
Trong 4 năm tiếp theo, cho đến khi có một sự thay đổi Chính phủ ở Australia, đưa đến việc tôi được cấp lại ngay lập tức hộ chiếu Australia, tôi đã dùng hộ chiếu mà Fidel Ca-xtơ-rô cấp để đi lại, nhất là ở châu âu.
Hội nghị Tổ chức các nước Mỹ la-tinh đã được tổ chức theo yêu cầu của Chê Ghê-va ra đời “một, hai, ba hoặc nhiều Việt nam hơn nữa ở Mỹ la-tinh” một khẩu hiệu có ý thức tốt nhưng không thực tiễn, xuất phát từ lý tưởng thiết tha của Chê; không thực tiễn bởi vì nó vi phạm một nguyên tắc đã được thử thách từ lâu rằng bạn không thể ngăn chặn một dân tộc làm cách mạng nếu họ đã quyết định định làm như vậy, nhưng bạn cũng không thể buộc một dân tộc làm cách mạng nếu họ chưa sẵn sàng. Hội nghị là một Mée-ca (đất thánh của những người Hồi giáo - ND) của những nhà cách mạng toàn khu vực Mỹ la-tinh, và tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy mức độ hiểu biết của họ đối với những tác phẩm của tôi về Việt nam. Những đoạn trích của những sách in tiếng Tây Ban Nha phát hành ở Mê-hi-cô đã được sao lại và chuyển tay cho nhau khắp nơi, từ những vùng núi ăng-đơ trong các nước phía đông đến các Cộng hoà Panama ở miền Trung, mỗi khi có hoạt động chõng các chế độ độc tài. Cuba cũng phát hành những bản dịch tiếng Tây Ban Nha, vì những sách xuất bản đó đi vào những nơi xa xôi của các nước đọc được tiếng Tây Ban Nha. Đó là một hình thức thừa nhận tin tức của bạn được đánh giá cao nhất, và được bạn đọc ưa thích, nhất là những bạn đọc biết sử dụng tốt những tin tức đó.
Mọi người chờ đợi Chê sẽ đến Hội nghị nhưng ông ta đã tham gia vào một hành động nguy hiểm của “một Việt nam nữa” ở Bô-li-vi-a, mà kết thúc là cái chết của ông ta.
Điểm nổi bật nhất trong chuyến đi thăm của tôi là gần trọn một ngày sống với Fidel trên Đảo Thông Chúng tôi đi xe gíp quanh đảo. Fidel trực tiếp lái. Những người bảo vệ rất vất vả đuổi theo. Một người bảo vệ bất ngờ nói trong lần dừng lại đầu tiên: “Fidel ghét lái xe trong bụi của xe khác để lại”. Những lúc dừng lại như vậy thường xảy ra khi một công nhân ra hiệu cho ông dừng lại để nói một vấn đề này hay một vấn đề khác. Luôn luôn có người nào đó bên đường nhận ra người lái xe đặc biệt đó để ra hiệu đừng lại.
Ngồi chen nhau đằng sau xe gíp là Vét-xa; Rô-xa-na Rô-xan-đa, nôti tiếng ở Italy như là người đứng đầu phong trào Tuyên ngôn cánh cực tả, nhà văn kiêm nhà báo gốc Ba Lan, S. Carôn và tôi. Ngồi bên cạnh Fidel là thiếu tá Ri-na Va-lây, một trong những trợ lý thân cận của ông và một phiên dịch Tây Ban Nha - Anh. Trong những xe gíp theo sau là các Bộ trưởng có liên quan đến những vấn đề kinh tế. Fidel đang thực hiện một những chuyến đi tìm hiểu nhằm biến hòn đảo, bằng một chương trình phát triển đầy tham vọng, thành một đảo phát triển, với những cơ sở giáo dục kiểu mâu và một khả năng sản xuất đại trà loại chanh quả đặc biệt thích hợp với điều kiện đất và khí hậu ở đây.
Chuyến đi kéo dài nhiều giờ, trong đó chúng tôi thảo luận mọi thứ, từ tính “đẻ nhanh” của thỏ Australia để cho nhiều thịt đến việc chậm trễ của các ngành công nghiệp vũ khí ở các nước xã hội chủ nghĩa nhằm sản xuất vũ khí đặc biệt cho chiến tranh du kích, nhất là những vũ khí vác trên vai để chống máy bay lên tháng, xe tăng lội nước và những phát minh chính trong các hoạt động chống du kích.
Đến một lúc tôi không thể tự kiềm chế được, đã yêu cầu Fidel kể lại về cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn, chẳng hạn như lúc nào là lúc hấp dẫn nhất? Trả lời của ông luôn luôn được điểm bằng những làn khói thuốc của một điếu xì-gà dài một phút Anh - (phút: đơn vị đo chiều dài Anh bằng 0,3048 m - ND) và bằng những cuộc dừng xe thường xuyên bên đường, là như sau:
“Nó bắt đầu ngày 17 tháng 4 năm 1961 sau khi đã tấn công các căn cứ không quân của chúng tôi vài ngày trước đó. Kế hoạch quét sạch lực lượng không quân nhỏ bé của chúng tôi đã thất bại. Nơi đổ bộ chính là Hi-rôn, gần một lạch nhỏ của Ba-bi-a-đờ Cô-si-nô (Vịnh Con Lợn). Nơi đổ bộ thứ hai là ở Plây-a Lác-ga (Bờ biển dài) ở phía đầu của lạch đó. Bọn xâm lược ngay lập tức rơi đúng vào nơi mà các lực lượng bảo vệ địa phương của chúng tôi đã bố trí sẵn và không thể đạt được các mục tiêu của chúng...
“Vào sáng sớm ngày thứ ba có tin rằng một hạm đội xâm lược thứ hai đã thả neo phía ngoài Hirôn. Chúng tôi có một vài pháo lớn Tiệp Khắc trong một trường huấn luyện nhưng những chuyên gia Tiệp khắc đánh giá học viên của chúng tôi chưa đủ khả năng sử dụng các súng lớn đó. Không để cho các chuyên gia đó biết, tôi ra lệnh đưa súng và số người được huấn luyện của chúng tôi vào vị trí nhằm thẳng vào hạm đội xâm lược, còn tôi thì chạy thẳng đến tận nơi. Có sự di chuyển quân đội quanh bờ biển, nhưng thình lình tôi nhận ra rằng bọn xâm lược rút ra khỏi đầm lầy để ra bờ biển. Đó là một Đoong kéc, chứ không phải một cuộc xâm lược thứ hai. (Đó là cuộc rút lui của quân Anh và Đồng minh châu Âu tại Đoong kéc (Pháp) cuối tháng 5-1940 trong chiẻn tranh thế giới thứ hai - ND) các tàu đã đến để nhặt quân còn lại của lực lượng xâm lược ban đầu. Nhưng chúng tôi phải chặn không cho chúng rút.
“Chúng tôi có một số xe tăng gần đó. Nhảy vào một xe đầu tiên, tôi nói: “Hãy theo tôi!” và toàn bộ đoàn xe chạy hết tốc lực ra bờ biển để ngăn bọn rút lui. Vừa lúc chúng tôi tới bờ biển, trọng pháo của chúng tôi bắt đầu bắn - nhưng lại bắn vào chúng tôi. Họ tưởng định đã lên được bờ biển với xe tăng. Khủng khiếp thật, tôi nghĩ. Vào lúc thắng trận thì chúng tôi tôi lại bị quét sạch bằng chính súng của mình.
“Trong những ngày đó, chúng tôi không có điện đài xách tay, không có liên lạc bằng radio. Tôi trưng dụng một xe gíp và lái hết tốc lực lên các vị trí pháo, may mà thoát được một ổ phục kích của dân quân chúng tôi để chặn bọn xâm lược. May là có người nào đó nhận ra tôi đúng lúc. Tôi tôi ra lệnh cho các tay pháo tăng tầm bán của họ lên và bắn vào các tàu “Đoon kéc”. Họ đã thực hiện rất tốt”.
Trong một buổi uống nước chè trước khi ăn trưa tại nhà khách mà Castro đặt trụ sở tạm thời của ông, tôi được biết qua một trợ lý kín đáo, khi Fidel đang tắm, rằng hôm đó kỷ niệm lần thứ 40 ngày sinh của ông. Nghĩ rằng tôi làm như vậy là đúng lúc, tôi nâng cốc chúc mừng khi ông xuất hiện trở lại. Nhiệt tình của tôi có phần tan biến khi ông trả lời: Tôi chưa bao giờ hiểu tại sao thêm một năm nữa vào cuộc sống lại là việc đáng ăn mừng”. Nhưng ông vẫn uống một cốc rượu và không tỏ ra quá khó chịu. (Về sau tôi biết rằng ông rất nhạy cảm với vấn đề tuổi tác và cảm thấy rằng thì giờ trôi qua nhanh đối với nhiều công trình quốc gia cũng như quốc tế mà ông đang có trong đầu óc).
Tại bữa cơm trưa sau đó, sự hăng hái và tính chất thực tế của cuộc đối thoại buổi sáng đã bị mất đi. Tôi cảm thấy như vậy và tôi nghĩ rằng Fidel cũng cảm thấy như vậy khi Ca-rôn Rô-xa-na chuyển cuộc nói chuyện sang lịch sử phong trào cáchi mạng thế giới. Rõ ràng là Fidel quan tâm thảo luận đến các vấn đề thế giới hiện nay hơn, mà trên hết là vấn đề Việt nam. Vào bất cứ lúc nào cuộc nói chuyện dừng lại dù là một tý. Ca-rôn lại muốn đề cập đến những vấn đề lịch sử. Cuộc nói chuyện chấm dứt với việc Fidel ngáp dài và muốn nghỉ.
Khi chúng tôi bay về Habana, ấn tượng mạnh mẽ nhất của chúng tôi là sự giản dị và thẳng thắn của Fidel, những quan hệ tự nhiên và hữu nghị với nhân dân đã được chứng minh qua cuộc đi quanh đảo vừa rồi. Sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm đối với từng chi tiết của ông mà biểu hiện là sự chú ý đến hộ chiếu của tôi, đã để lại ấn tượng không thể phai mờ. Sức mạnh kỳ diệu đối với nhân dân của ông đã được chứng minh bằng sự chú ý say mê của hàng trăm nghìn người dừng dưới một mặt trời nóng bỏng ở nghe bài diễn văn 6 tiếng của ông tại Xan-ti-a-gô đờ Cuba kỷ niệm cuộc tấn công vào doanh trại Môn-ca-đa 14 năm trước đó. Điều kiện lương thực ở Cuba rất gay gắt, nhưng đám đông đã nhiệt liệt tán thành khi Fidel kêu gọi tiết kiệm để giúp Việt nam.
Chúng tôi nhận thấy rằng lòng tận tình đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam rất sâu xa. “Đến giọt máu cuồi cùng” là đề tài được nhắc đi nhắc lại nhiều trong các áp-phích và quảng cáo trên khắp Habana và dọc theo tất cả các đường mà người ta đi qua. Đó là đề tài trung tâm thảo luận ở bất cứ nơi nào mà chúng tôi đến, và tin về Việt nam chiếm nhiều chỗ trên báo chí hơn bất cứ đe tài quốc tế nào khác.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:00:47 am
Chúng tôi đưa các con trở lại Phnompenh. Không lâu sau đó, tôi đi thăm lại Hà nội. Đó là vào lúc chiến dịch “Sấm rền” được thực hiện với toàn bộ sức mạnh của nó, nhằm phá huỷ mọi cơ cấu do con người làm ra ở phía bắc vĩ tuyến 17, trừ Hà Nội và Hải Phòng. Trong một cuộc nói chuyện khi ăn sáng với cụ Hồ Chí Minh, tôi hỏi liệu có dấu hiệu gì mới cho cuộc thương lượng bắt đầu không. Cụ hỏi lại: “Làm sao có thể thương lượng với một lão găng-xtơ?” và nhắc lại diễn văn Giôn-xon đã đọc và ngày trước đó tại Xan An-tô-ni-ô, Tếch-xát. Cụ tỏ ra đặc biệt tức giận với điều mà cụ xem là sự giả dối của những lời kết luận của Johnson:
“Tại sao không thương lượng bây giờ? Nhiều người hỏi tôi như vậy. Câu trả lời là chúng tôi và những đồng minh Việt nam của chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng thương lượng đêm nay.
Tôi sẵn sàng nói chuyện với ông Hồ Chí Minh và các nguyên thủ quốc gia có liên quan khác vào ngày mai.
Tôi sẵn sàng để Bộ trưởng Ra-xcơ gặp các Bộ trưởng ngoại giao của họ ngày mai.
Tôi sẵn sàng cử một đại diện tin cậy của nước Mỹ đến bất cứ nơi nào trên quả đất để nói chuyện công khai hoặc riêng rẽ với một phát ngôn của Hà Nội... Mỹ sẵn sàng chấm dứt tất cả các cuộc ném bom và bắn phá bằng không quân và hải quân chồng lại Bắc Việt nam khi việc đó sẽ nhanh chóng dẫn đến những cuộc thảo luận có kết quả. Tất nhiên chúng tôi cho rằng trong khi các cuộc thảo luận được tiến hành thì Bắc Việt nam không được lợi dụng sự chấm dứt hoặc hạn chế việc ném bom đó.
Cụ Hồ Chí Minh mô tả: đoạn này là nhằm “lòe công chúng” và nói rằng tất cả điều mà một vài thăm dò ngoại giao đằng sau sân khấu đã tiết lộ rằng Johnson và Ra-xcơ đang đợi sự “đầu hàng hoàn toàn” làm một cá giá để chấm dứt việc ném bom và khái niệm đàm phán của họ là khái niệm “áp đặt những điều kiện đầu hàng”.
Sau những cuộc nói chuyện tiếp theo với ông Phạm Văn Đồng và ông Nguyễn Duy Trinh, tôi viết một bài cho báo Đoàn Kết trong đó tôi nói “Hà Nội không còn tâm trạng nhượng bộ hoặc mặc cả. Họ hoàn toàn không sẵn sàng đưa ra cái gì khác ngoài việc nói chuyện, để đổi lấy sự chấm dứt ném bom... Một khó khăn của các nhà ngoại giao nước ngoài trong việc thuyết phục Hà Nội có một cử chỉ hoà bình mới, đó là điều mà một trong các nhà lãnh đạo Hà Nội đã nhắc đến như là khoảng cách của sự tin cậy” giữa điều mà Tổng thống Giônxơn nói và những việc ông ta đã làm...”
Sau khi dự một phiên toà tại Rốt-xkin-đơ, Đan-mạch, của Toà án Quốc tế xét xử tội ác chiến tranh Béc-trang Rut-xen, tôi qua Paris trở về Phnompenh. trong tuần đầu của tháng 12 năm 1967 tôi bắt đầu làm việc với tư cách là một “tay chân chính trị nguy hiểm” đã được Giôn Đin, Bí thư thứ nhất của Sứ quán Mỹ ở Paris tìm hiểu. Một giấy mời đi dự ăn trưa tại nhà ông ta đã đến một cách thật bất ngờ. Đin là một con người thấp, dễ thương, giới thiệu tôi với một người khách khác, Hây-oát I-sam, một kiểu người học viện to lớn, rồi giải thích rằng anh ta là một thành viên của một đơn vị tác chiến đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về Việt nam, chuyên trách theo dõi mọi điều có thể lộ ra về hoà bình hoặc thương lượng. Bữa ăn rõ ràng được tổ chức để thăm dò thêm về cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Duy Trinh và về cơ sở của một số bài viết của tôi cho báo Đoàn Kết.
Đối với tôi dường như đây là cố gắng nghiêm chỉnh nhất để phát hiện một cơ sở cho thương lượng. Phải đợi đến hơn 10 tháng kể từ khi có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Duy Trinh, Washington mới đặt ra những câu hỏi như vậy Điều đó làm cho tôi thấy rằng sự thật bắt đầu đến với ít nhất một số giới ở Washington. Họ bắt đầu nhận ra sự thật rằng “thương lượng không phải là hành động cuối cùng” của Bắc Việt nam hoặc Mặt trận dân tộc giải phóng. Rõ ràng nội dung cuộc nói chuyện kéo dài của chúng tôi sẽ được chuyển trực tiếp đến A-ve-ren Harriman, người đứng đầu đơn vị tác chiến đặc biệt.
Bữa ăn trưa đó đã củng cố lòng tin của tôi rg có những tiếng nói hợp lý hơn và sáng suốt hơn ở Washington, chứ không phải chỉ những tiếng nói gây ồn ào nhất và để sản sinh ra những đầu đề lớn trên báo chí. Và cũng có những người có những ý kiến về những hoạt động và mục đích của tôi khác với những người đã tìm cách bêu riếu tôi sau cuộc phỏng vấn. Đin và I-sam chẳng hạn, chắc đã tin rằng họ có thể tin vào sự kín đáo của tôi. Điều này họ không hề nêu lên trong cuộc gặp.
Việc cho rằng có những tiếng nói sáng suốt hơn ở Washington, mà tôi ngờ rằng Harriman có trong số này là việc mà tôi rất khó làm cho những người bạn Việt nam của tôi chấp nhận, bởi vì cả ngày lẫn đêm số lượng bom ném xuống đất nước của họ mãi mãi tăng lên. Nếu tôi có vài hy vọng mong manh về những tiếng nói của lẽ phải ở Washington. thì những hy vọng của tôi về một trí thông minh cao hơn ở Hà Nội, còn to lớn hơn nhiều. Những hy vọng đó đã được chứng minh, và chẳng bao lâu sau cuộc họp Paris, tại một cuộc chièu đãi khách Mông cổ tại Hà Nội, ông Nguyễn Duy Trinh đã thay từ “could” (có thể) bằng từ will (sẽ) và vẫn nhắc lại gần như nguyên văn phần chủ yếu của cuộc phỏng vấn. Nhưng, như là một nhượng bộ cho sự thăm dò của I-sam về một chương trình nghị sự, ông Nguyễn Duy Trinh đã thêm “nói chuyện về tất cả các vấn đề liên quan”.
Tính khách quan trong việc thu thập và chuyển những sự kiện thực tế là rất quan trọng, nhưng không thể mở rộng ra bằng cách đặt những người bảo vệ đất nước của họ ngang hàng với những người tấn công họ được.
Điều này càng ngày càng được hiểu rõ ở Washington, các nơi khác của nước Mỹ và ở nước ngoài, nhất là về mặt dư luận công chúng.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:01:22 am
11. Việt cộng ở Paris
Sau chuyến thăm tháng 8 năm 1966 của tôi, tôi đã không đến các khu vực của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam vì chắc rằng Mặt trận đã có một phái đoàn Ngoại giao rất thông thạo ở Phnompenh, do ông Nguyễn Văn Hiếu, người Việt cộng đầu tiên mà tôi được tiếp xúc năm 1962 đứng đầu. Ngoài ra còn có “các bác” trên rừng mà nhiều người là Việt nam gốc Campuchia về nghỉ phép, thường xuyên đến Phnompenh. Ba Tư, người phiên dịch dũng cảm trong các chuyến thăm đầu tiên của tôi đã đến Phnompenh làm phóng viên cho cơ quan Thông tấn xã Giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng. Vì vậy tôi nắm được đầy đủ tình hình trên mặt đất và có thể cười một cách thoải mái trước những đợt tiên đoán của tướng William C. Oét-mô-len, tư lệnh có uy tín của Mỹ vào cuối năm 1967. Nếu Washington vẫn còn không quan tâm đến các cuộc nói chuyện hoà bình thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm bởi vì “Oét-ti” bảo đảm với thế giới rằng Việt cộng đã bị đẩy lên vùng biên giới với Campuchia và không còn là một vấn đề nữa. Tình hình quân sự chưa bao giờ tốt hơn! Vì những bản đồ mà các sĩ quan tham mưu chuẩn bị cho ông ta ở Sài gòn rất khác với những bản đồ tôi thấy ở Phnompenh, cho nên chính ông ta, chứ không phải tôi đã sững sờ khi cuộc tấn công Tết Mậu Thân nổ ra đêm 30 - 31 tháng 1 năm 1968.
Trong quyển sách đầy đủ tư liệu của mình về cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Đôn Đô-bơ-đốc-phơ, phóng viên của tờ Bưu điện Washington kể lại rằng khi tin nhanh đầu tiên đển Bộ Ngoại giao thì 4 bạn đồng nghiệp của anh ta ở tờ Bưu điện đã được thông báo rằng cuộc chiến tranh đang được tiến hành tốt như thế nào, với tập “tài liệu cộng sản bắt được” để chứng minh rằng Việt cộng đã đến “phút cuối cùng”. Sau khi một vài mảnh giấy đã được chuyển cho anh ta, người sĩ quan thông báo “với một nụ cười yếu ớt” báo tin đường như Việt cộng đang tấn công Sứ quán Mỹ ở Sài gòn. Có lẽ cùng vào giờ đó tôi được ông Nguyễn Văn Hiếu ở Phnompenh thông báo một cách đơn giản, ngắn gọn, đầy đủ sự kiện về điều đang xảy ra. Ông nói đó chỉ là ở một cuộc “tấn công chúng chứ không phải một cuộc tổng tấn công” và ông nói thêm “đừng quên rằng chúng tôi đánh giá kết quả của hành động quân sự bằng những tác động chính trị của nó.
Tác động chính trị đã được thấy 2 tháng sau lại buồng của tôi ở khách sạn Thống Nhất Hà Nội trong đêm 31 tháng 3 năm 1968.
Đối với Hà Nội, đây là một tập hợp hiếm có các nhân tài gồm có nhà văn, chủ bút và nhà báo Mỹ: các nhà văn Ma-ri McCarthy và Phăng Xsua-man nhà báo kiêm chủ bút Ha-ri Asơmơ và Uyn-liam Ba-gơ và phóng viên ngoài nước chính của hãng tin CBS, Sác-lơ Cô-Lin-út. Họ có mặt ở buồng tôi vì tôi có một đài thu thanh làn sóng ngắn tốt và Tổng thống Johnson sắp đọc một diễn văn quan trọng về chiến tranh Việt nam. Phần thiết yếu chiến tranh Việt nam là như sau:
“Không cần thiết trì hoãn các cuộc nói chuyện có thể đưa lại một kết thúc cho cuộc chiến tranh đẫm máu dài ngày này. Đêm nay tôi nhắc lại đề nghị tôi đã đưa ra trong tháng 8 để chấm dứt ném bom Bắc Việt nam. Chúng tôi yêu cầu các cuộc nói chuyện bắt đầu ngay tức khắc và chúng phải nghiêm chỉnh về mặt thực chất của hoà bình. Chúng tôi cho rằng trong khi có những cuộc nói chuyện đó, Hà nội sẽ không lợi dụng kiềm chế của chúng tôi...
“Đêm nay tôi đã ra lệnh cho máy bay và tàu hải quân của chúng tôi không được tấn công Bắc Việt nam, trừ khu vực bắc khu phi quân sự, là nơi mà lực lượng của địch vẫn tiế tục được xây dựng để đe doạ các vị trí tiền tiêu của đồng minh, và là nơi mà việc di chuyển quân đội và chuyên chở hàng cung cấp rõ ràng có liên quan đến việc đe doạ đó...
Bây giờ cũng như trong quá khứ, Mỹ sẵn sàng cử đại diện của mình đến bất cứ diễn đàn nào, vào bất cứ lúc nào, để thảo luận những biện phảp đưa cuộc chiến tranh này đến chỗ kết thúc. Tôi chỉ định một trong những người Mỹ ưu tú nhất của chúng ta, Đại sứ A-vơ ren Harriman làm đại diện cá nhân của tôi trong các cuộc nói chuyện như vậy...”
Ông ta tiếp tục nói về các vấn đề kinh tế, và vì A-sơ-mo và Ba-gơ đến chậm, nên có tiếng đòi tắt đài và so sánh những bản ghi chép của mọi người để bảo đảm đã ghi đúng tuyên bố đầy xúc cảm, mạnh mẽ đó của bất cứ Tổng thống nào về cuộc chiến tranh Việt nam. Chúng tôi kéo xuống quậy bán rượu uống mừng.
Sau khi uống đến lượt thứ ba, một bạn Việt nam vào hỏi chúng tôi nghĩ gì về quyết định của Johnson không ra ứng cử Tổng thống lại? Chúng tôi ngây người ra mà nhìn anh ta và nhận thấy mình đã bỏ lỡ mất tác động chính trị tối cao, vì đã tắt đài quá sớm.
Trong vòng vài ngày ông Nguyễn Duy Trinh đề nghị bắt đầu các cuộc nói chuyện ở cấp đại sứ ở Phnompenh. Mặc dù ông ta tuyên bố “bất cứ diễn đàn nào, vào bất cứ lúc nào”, Johnson đã bác bỏ thủ đô Campuchia vì ở đó thiếu các phương tiện liên lạc và vì Mỹ không có quan hệ ngoại giao ở đó. Hà Nội đề nghị Warsaw, là nơi mà cả hai bên đều có quan hệ ngoại giao và Mỹ đã thương lượng với Trung Quốc ở đó gần 10 năm. Warsaw cùng bị bác bỏ. Rồi Đin Ra-xcơ tiến tới việc làm trò cười cho thiên hạ bằng việc nêu ra tiêu chuẩn cho một địa điểm có thể chấp nhận được, và đưa ra những địa điểm vi phạm ngay chính tiêu chuẩn của ông ta: “Nó phải trung lập, ở đó cả hai bên đều có quan hệ ngoại giao và có các phương tiện liên lạc thích hợp”. Ông ta đề nghị 6 nước ở châu Á và 4 nước ở châu Âu mà Bắc Việt Nam không có quan hệ ngoại giao và trong một số các nước đó như Afganistan và Nê-pan, chẳng hạn, khả năng liên lạc là đáng nghi ngờ. Hà Nội đề nghị Paris; Raxcơ đối lại bằng việc chấp nhận một đề nghị của Indonesia dùng một tàu tuần dương và một tàu khách thả neo ở “vùng biển trung lập”. Có vẻ như Ra-xcơ có ý định tiến hành các cuộc nói chuyện ở nơi nào ít báo theo dõi nhất. Cuối cùng Ra-xcơ chấp nhận Paris.
Những bài xã luận trong một số tờ báo Mỹ phàn nàn rằng nước Pháp với phần diễn văn Phnompenh của Charles De Gaull, có thể không được xem là “trung lập” về cuộc chiến tranh Việt nam.
Cuộc họp toàn thể đầu tiên được định vào ngày 13 tháng 5 năm 1968.
Tôi đến Paris sớm hơn vài ngày với tư cách là cố vấn cho nhóm CBS có quyền lực cao chịu trách nhiệm theo dõi hội nghị. Đó là một sự sắp xếp kín đáo, không gây khó khăn gì cho việc hàng tuần tôi gửi tin cho tờ Người bảo vệ. Tôi giữ một buồng lại khách sạn Luy-tê-ti-a ở đường Ra-xpen là nơi mà nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thuỷ, người đứng đầu phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hoà và những đồng sự của ông đang ở. Như đã đồng ý trước với nhau tôi ăn cơm tối với Sác-lơ Cô-lin-út và vợ anh ta tại phòng ăn của Luy-tê-ti-a vào đêm tôi đến. Chúng tôi cố ăn và nói chuyện trong khí hơi cay lọt vào phòng qua mảnh kính vỡ của cửa sổ, bởi vì sinh viên đang đánh nhau với cảnh sát cách đó một vài khối nhà phía dưới đại lộ Xanh Giéc-manh.
Sau khi vợ chồng Cô-lin-út về, tôi tiến ra phía nổ lựu đạn hơi làm chảy nước mắt và những ánh chớp làm sáng bầu trời. Tại một góc của đại lộ Xanh Giéc-manh với phố Đô Lan-xiên Cô-mê-đi, tôi chạy vào một vật chướng ngại đầu tiên làm bằng những tảng đá và thân cây vừa mới hạ dọc theo đại lộ. Tôi bị hai người với vẻ mặt nghiêm khắc và mạnh khỏe chặn lại. Sau đây là cuộc đối thoại vời họ:
- Điều gì đang xảy ra thế?
- Anh có thể đọc báo và nghe đài!
- Tôi vừa mới đến Paris đêm nay. Đây giống như Việt Nam, chứ không phải Paris.
- Anh là ai?
- Một nhà báo - đây, giấy tờ để đến hội nghị về Việt nam đây!
- Đợi một phút!
Họ trở lại với một người đeo băng tay, chắc chắn là làm nhiệm vụ lãnh đạo.
- Anh là ai? Anh muốn gì?
- Tôi đưa ra một thẻ nhà báo.
- Anh là Burchett à? Người viết về Việt nam?
Tôi gật đầu:
- Vâng. Cũng cùng một tình hình như vậy. Chúng tôi là Việt cộng và chúng - anh nói, hất đầu về phía đang đánh nhau - là bọn Yan-ki. Hãy đi với tôi!
Anh ta hướng dẫn tôi đi sang vật chướng ngại thứ hai. Ở đấy chúng tôi phải tránh đường cho hai nhóm mang cáng cứu thương đang chạy đến trường Y, cách đây một vài trăm thước Anh. Nằm trên cáng là một thanh niên tay để trên đầu và máu rỉ ra giữa các ngón tay. Chúng tôi đến một vật chướng ngại thứ ba; vào lúc này nước mắt đã chảy xuống má tôi và tôi cảm thấy đau nhức trong cầu mắt. Ở đây xe hơi bị lật ngược để làm vật chướng ngại cùng với những cây sắt, những cửa sắt lấy từ các tiệm buôn và ngay cả những cột đèn cũng bị nhổ lên. Hoạt động ác liệt nhất xảy ra ngay gần đây, ngã ba giữa đại lộ Xanh Giéc-manh và đại lộ Xanh Mi-sen, người hướng dẫn tôi nói: “không thể đi xa hơn nữa. Phía trước kia thật là gay gắt”.
Tôi chệnh choạng đi trở lại, khăn tay áp trên mặt nóng bừng và chảy nước mắt. Người hướng dẫn tôi nắm cánh tay và đưa tôi trở về vật chướng ngại thứ nhất. Rồi anh ta lại làm nhiệm vụ chỉ huy để cho tôi tự dò dẫm tìm đường trở về.
Tôi rời “khu vực chiến đấu” để đến góc của phố Ptên-nơ, ở đây tôi chứng kiến một cảnh kỳ lạ. Một đống rác to tướng nằm bên bờ đường, công nhân vệ sinh đã đình công vài ba ngày rồi. Một nhóm thanh niên tranh luận với nhau liệu có nên đốt đống rác đó đi không. Khi cuộc tranh luận gay gắt đạt đỉnh cao thì một người có vẻ buồn rầu châm lửa vào đống rác bằng máy lửa của mình. Chỉ khi ngọn lửa bốc lên cao, những người đang tranh cãi nhau mới thấy là vấn đề đã được giải quyết xong xuôi. Còn người buồn rầu kia đã đi xa rồi, đám thanh niên cũng bắt đầu giải tán, vẫn còn tranh cãi nhau nhưng lần này có lẽ về những vấn đề có tính chất học thuyết... đây là một sự kiện không quan trọng nhưng nó tượng trưng cho sự hỗn loạn, thiếu lãnh đạo hoặc thiếu mục tiêu rõ rệt đối với các sự kiện tháng 5, về sau được gọi là như vậy.
Sáng hôm sau, người ta công bố rằng 60 chướng ngại vật đã được dựng lên trong đêm bạo động. 188 xe đã bị phá huỷ hoặc hư hại; 367 người chủ yếu là sinh viên đã bị thương và 160 người bị bắt. Cảnh sát trưởng Paris tố cáo sinh viên tiến hành “khiển tranh du kích thực sự”, nhưng công chúng có cảm tỉnh với sinh viên. Phải thừa nhận chung rằng cảnh sát đã hành động một cách tàn bạo quá mức. ểề làm cho tình hình rắc rối hơn nữa, hai nghiệp đoàn lớn nhất của đất nước đã tham gia tổ chức một cuộc đình công 24 giờ. Cuộc đình công này trùng hợp với việc khai mạc hội nghị. Ngay hôm đó, nước Pháp ở trong tình trạng không hoạt động. 10 triệu công nhân đỉnh công mà phần lớn là công nhân mỏ, xí nghiệp, cơ quan, tiệm buôn và các nơi làm việc khác. Cảnh sát Paris cũng đình công; sinh viên đứng ra hướng đẫn giao thông ở những điểm “nóng”...
Đối với những người muốn bóp nhỏ thực tế rằng nước Mỹ lại phải ngồi lại với những nông dân châu Á, từ một nước tương đối nhỏ lần này, để thương lượng cách thoát khỏi một thất bại, thì những sự kiện tháng 5 rõ ràng là một món quà quý giá của Chúa. Việc xảy ra một tình hình bùng nổ trong hàng ngũ sinh viên cũng như sự bất bình to lớn của công nhân là một điều chẳng bí mật và lạ lùng gì. Nhưng thời điểm mà các nhà lãnh đạo chính trị cũng như các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn, từ cộng sản đến gô-lít, đểu không ngờ đến, đã vô tình trở thành một nhịp chống lại tính chất hấp dẫn của hội nghị về Việt nam. Hàng trăm nhà báo và hàng chục đoàn vô tuyến truyền hình đổ vào Paris để theo dõi hội nghị đã quay sang theo dõi những cuộc chiến đấu bán đêm trên đường phố ở khu La-tinh với những hình ảnh, những đề tài không kém phần hấp dẫn.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:02:02 am
Oan-tơ Crôn-cai-tơ và đoàn CBS của anh ta có quan điểm cho rằng báo chí phải có phần đóng góp vào việc đưa lại một giải pháp và vai trò của tôi sẽ phải bảo đảm rằng, CBS có thể nắm càng đầy đủ càng tốt các quan điểm của Việt nam Dân chủ Cộng hoà về các vấn đề sẽ được thảo luận. Việc họ có những phương tiện riêng của họ để nắm đầy đủ nhất những quan điểm của Mỹ là việc tất nhiên, không cần gì phải nói đến. Ngoại giao báo chí, mà Oan-tơ Crôn-cai-lơ chẳng xa lạ gì, sẽ đi song song với ngoại giao trên bàn hội nghị. Việc này phù hợp với khái niệm báo chí sáng tạo của tôi và làm cơ sở cho sự hợp tác của tôi với đoàn CBS trong gần một năm đầu của hội nghị.
Trong khung cảnh trách nhiệm của một nhà báo tham gia việc theo dõi vấn đề trang nghiêm nhất trong tất cả các vấn đề - vấn đề hoà bình hoặc chiến tranh - đúng hai tuần sau khi cuộc đàm phán tại Paris bắt đầu, tôi đã đến dự một bữa cơm trưa với A-vơ-ren Harriman, dẫn đầu đoàn đại biểu Mỹ, tại căn buồng của ông ta, ở khách sạn Cri-dông nổi tiếng và đắt tiền nhất. Những khách khác là Sác-lơ Cô-lin-út và một trong những trợ lý chính của Harriman là Đa-ni-ên Đa-vít-xơn. Đó là một dịp rất không chính thức một bữa cơm trưa trong một bầu không khí chủ nhật thoải mái, điển hình. Harriman mặc áo cộc tay với quần có dây treo, tự tay mời rượu và bắt đầu bằng việc cảm ơn tôi đã có những đóng góp nhất định vào việc xin thả một số tù binh khi ông ta được Johnson giao nhiệm vụ phải “làm một cái gì” đó trong lĩnh vực này. Ấn tượng đầu tiên của tôi về ông ta là thấy ông ta là một người nhiệt tình có thể dễ dàng nôi chuyện, và ấn tượng này về sau đã được chứng minh là đúng. Cô-lin-út một bạn thân của Harriman, đã sắp xếp cuộc gặp gỡ này, bởi vì trong một lân tâm sự, tôi đã nói anh ta về kết quả có ích của tình bạn giữa Đờ Gôn-dắc của tờ Nước Pháp buổi chiều về tôi trong nghị Giơ-ne-vơ năm 1954. Cô-lin-út nhắc rằng Harriman muốn mang lại cho sự nghiệp lâu dài và nổi tiếng của mình một vinh dự được góp phần vào cuộc thương lượng để đưa Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh đầy tranh chấp và không được lòng dân nhất này. Đó là một tham vọng đáng tán đương, đáng ủng hộ.
Harriman muốn biết quan điểm của tôi về các mục tiêu thương lượng của người Bắc Việt nam và những lĩnh vực thoả thuận thực tế.
Một số nhà báo đã bắt đầu xem tôi là “một phát ngôn của những người Đỏ Bắc Việt nam”, và tôi đã nói rõ ngay từ đầu rằng tôi không có quan hệ chính thức hoặc hữu cơ nào với người Bắc Việt Nam và bất cứ điều gì nói ra đều là ý kiến cá nhân tôi. Nhưng đó là một ý kiến có cơ sở bởi vì, tôi đã theo dõi chặt chẽ các công việc của Việt nam nhiều năm nay. Harriman chấp nhận điều đó. Ông ta chăm chú nghe khi tôi điểm lại một cách vắn tắt lịch sử lâu dài của cuộc kháng chiến của Việt nam chống bọn xâm lược nước ngoài. Tôi đã nhấn mạnh cho Harriman rằng người Việt nam đã bị đánh lừa khi kết thúc chiến dịch chống Pháp, do đó đủ cho Harriman có đến với thiện chí và sự chân thật, thì những sự nghi ngờ của người Việt nam, dựa vào những kinh nghiệm cũ, có thể vẫn còn làm vẩn đục không khí một thời gian. Điều tối thiểu mà họ muốn là điều đã được hứa trong hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954: độc lập với cách là một quốc gia riêng rẽ và thống nhất.
Về Việt nam nghi ngờ rằng nước Mỹ là một cường quốc mới muốn biến Việt nam thành thuộc địa của nó, là điều bình thường. Tuy nhiên Harriman nhấn mạnh rằng người Việt nam xem Mỹ là một cường quốc thực dân thì đó là một sai lầm. Mục đích sự can thiệp của Mỹ chỉ giới hạn trong việc ngăn cản miền Bắc chiếm miền Nam bằng vũ lực. “Chúng tôi không có ý định ghìm sâu vào đó đâu”.
Khi tôi nhận xét rằng quy mô và tính chất vĩnh viễn của các căn cứ Mỹ ở miền Nam Việt nam là cơ sở để người Việt nam ngờ vực Mỹ đã đến để ở lại, thì Đa-vít-xơn ngắt lời tôi, lần duy nhất, để nêu một điểm có giá trị: “Bạn chỉ cần nhìn vào loại căn cứ mà chúng tôi đã bỏ ở đây - trên nước Pháp, với cỏ mọc ở đường bay cao ba bộ Anh, để hiểu rằng quy mô của căn cứ không có quan hệ gì đến tính chất vĩnh viễn để ở lại”.
Harriman nói: “Khi giới quân sự của chúng tôi chuyển vào bất cứ nơi nào của thế giới, nọ đều đòi cái tốt nhất cho mọi thứ”. Rồi một đêm, ông ta cười và nói: “Nếu người Bắc Việt Nam có thể thuyết phục chúng tôi rằng họ không có ý định xâm chiếm miền Nam thì chúng tôi cũng có thể thuyết phục họ rằng chúng tôi không có ý đinh bám lấy miền Nam, lúc đó chúng tôi đạt được cơ sở cho một thoả thuận”.
Đó là điểm quan trọng nhất trong 4 giờ nôi chuyện về toàn bộ tình hình ở châu Á, trong đó tôi đã chỉ trích Mỹ luôn luôn gắn hy vọng của mình vào những lực lượng phản động và chống nhân dân nhất. Đến cuối cuộc nói chuyện, Harriman nhận xét rằng việc ông Xuân Thuỷ không thừa nhận có quân từ miền Bắc vào miền Nam đã làm cho các cuộc thương lượng trở nên khó khăn. Tôi giải thích rằng giới lãnh đạo Hà Nội rất linh động và nếu có triển vọng cho một hiệp định tốt thì sẽ không có quân miền Bắc ở miền Nam vào lúc nó được ký.
Đó là một cuộc nói chuyện dễ chịu, khích lệ và có ích. Rõ ràng đối với những vấn đề có tầm quan trọng như vậy không thể nào giải quyết được bằng những cuộc nói chuyện kiểu này. Nếu Harriman, đáng khen thay, muốn kết thúc đời ngoại giao của mình như là một người đưa lại hoà binh ở Việt nam, thì Johnson lại quyết tâm không chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình như là một Tổng thống đã “mất Việt Nam”. Khá nhiều bùn đã bị vứt vào những ai coi như chịu trách nhiệm về việc “mất Trung Quốc” cho nên ông ta không muốn liều mạng để có một kiểu rút ra khỏi Nhà Trắng một cách không vinh quang như vậy. Và bóng đáng của chủ nghĩa McCarthy còn hiện ra đồ sộ, nếu không phải trực tiếp đối với những nhà thương lượng ở Paris thì ít ra cũng là đối với những người giật dây ở Washington. Trên thực tế Harriman và Van-xơ đã thành công trong việc không kéo dài các cuộc thương lượng và đã đạt được kiểu hiệp định mà Johnson đòi phải đạt được. Nhưng Johnson đã rút thảm dưới chân họ, bác bỏ chính đường lối của mình và do đó làm dễ dàng cho thắng lợi của Ri-sớt Nixon trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 năm 1968.
Việc Nixon đang đợi để tiếp quản Nhà Trắng sẽ làm tan biến khả năng chấm dứt nhanh chóng cuộc chiến tranh với những điều kiện thuận lợi mà Mỹ đã từng mong muốn. Bẳng lời lẽ ngoại giao, Harriman nói bóng gió đến điều đã xảy ra:
“Dường như đã rõ ràng, Thiệu (Nguyễn Văn Thiệu) tên độc tài được Mỹ ủng hộ ở Sài gòn đã được khuyên bằng mọi cách đợi cho đến sau cuộc bầu cử Mỹ.
Hắn được biết rõ ràng rằng đường lối của Nixon sẽ cứng rắn hơn Hămphrây nhiều và hắn được nhắc rằng nếu các cuộc thươmg làm mà bắt đầu thì Hăm-phrây sẽ trúng cử.
Tôi không nói gì về Tổng thống Nixon biết điều gì về việc đó... Nhưng một số người tin rằng nếu chúng ta đã bắt đầu những cuộc thương lượng thực sự trong tuần lễ trước ngày bầu cử, thì nó có thể đưa lại một việc khác tuy nhỏ nhưng quyết định trong kết quả của cuộc bầu cử. Nếu Hăm-phrây đã được bầu làm Tổng thống thì chúng ta sẽ rút ra khỏi Việt nam lúc đó...
Những khả năng chấm dứt sớm cuộc chiến tranh đã tan biến từ ngày công bô kết quả cuộc bầu cử. Mọi thứ tích cực đã đạt được đều bị xoá sạch. Khi tiến bộ đã đạt được trong cuộc đàm phán thì người Bắc Việt nam như một phần chính sánh của họ nhằm “làm dễ dàng” cho Harriman, đã bắt đầu rút nhiều quân khỏi miền Nam một cách lặng lẽ như tôi đã đoán trước. Họ vẫn tiếp tục rút, ngay dù cho giới quân sự Mỹ tại chỗ đã lợi dụng việc đó. Chính trong khái niệm toàn bộ cúa Cụ Hồ Chí Minh mà hoạt động quân sự có thể đánh giá chỉ bằng các kết quả của chính trị, và khái niệm đó được áp dụng cho việc rút quân cũng như việc tiến quân. Harriman và Van-xơ đều biết rằng Hà Nội có xu hướng lùi bước để đạt được hiệp định, nhất là trong thời kỳ giữa thắng lợi bầu cử của Nixon và việc ông ta thực sự vào Nhà Trắng. Harriman nói rõ như sau:
“Tôi không có tài nói tốt cho địch, những người Bắc Việt nam đã rút ra khỏi hai tỉnh phía bắc của Quân khu I, Đó là vùng đã từng đánh nhau đẫm máu nhất, lôi cuốn cả quân Mỹ ở Khe Sanh và những nơi khác. Bắc Việt nam có một lực lượng lớn ở đó. Họ đã rút 90% quân của họ ra, và một nửa số đó rút qua vĩ tuyến 20, khoảng 20 dặm lên phía bắc. Đó là một sự rút rất hoàn toàn...”
Ngay sau khi Nixon tiếp quản Nhà Trắng, Harriman từ chức và được thay bằng Henry Ca-bốt Lốt. Đối với nhiều người chúng tôi đang theo dõi hội nghị, Việc Lốt đến tượng trưng cho việc chấm dứt các cố gắng nhằm đạt được một giải pháp bằng thương lượng. Sự thiếu quan tâm và sự buồn nản phảỉ thương lượng của ông ta đã thể biện bằng một hình thức ngáp ngắn ngáp dài và thực sự ngủ ở bàn hội nghị. Các cuộc thương lượng Paris đã bị đầy lùi bằng một tình trạng băng giá sâu sắc. Cam kết về một “kế hoạch hoà bình” làm cho Ních-ơn thắng cử đã chuyển thành một kể hoạch tiếp tục chiến tranh bằng những biện pháp khác, bằng việc “thay màu da của xác chết” như En-xơ-uốt Bân-cơ, Đại sứ của ông ta ở Sài gòn đã nói. Nó được gọi là “Việt Nam hoá” chiến tranh, thảng nghĩa là rút quân Mỹ về thay bằng các đơn vị Nam Việt nam xây dựng theo hình ảnh quân Mỹ.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:02:44 am
12. Cuộc trở về của con người hoang toàng
Trong khi cuộc đàm phán Paris ở trong trạng thái buồn tẻ và cuộc chiến tranh tiếp tục diễn ra ác liệt ở Việt nam, tôi được dự một cuộc hội thảo khoa học ở Australia đề thuyết trình về: “Chiến tranh ở Việt nam trong những triển vọng lịch sử của nó”. Một vài tháng trước đó, tôi đã gây ra một xúc cảm tại sân bay Hi-thơ-rô của London bằng việc xuất trình vật quái dị đóng bìa da dê đen của tôi như là một giấy tờ đi đường có giá trị. Nó tạo ra cũng nhiều xôn xao như ở Ha-ba-na, những có ít sự quan tâm hữu nghị hơn. Vì tôi đến với lời mời của một Uỷ ban trong đó có nhiều đại biểu Quốc hội nổi tiếng nên cuối cùng tôi được phép đi. Việc đó đã được đăng một đoạn trong tờ Thời đại (London) dưới đầu đề Người vào mà không có hộ chiếu và tờ Người bảo vệ đăng một bức ảnh của tôi đang cầm quyền hộ chiếu nổi tiếng đó. Tôi sử dụng cuộc đi thăm để nộp đơn chính thức xin hộ chiếu lại hạ nghị viện Australia. Và người ta nói với tôi rằng vấn đề này phải được chuyển đến Ken-bơ-rơ. Khi lời mời thuyết trình đến, tôi gửi một bản sao cho sĩ quan phụ trách di trú tại Hạ nghị viện ở Australia, đề nghị rằng nếu không kịp trả lơi cho đơn xin hộ chiếu của tôi thì có thể cho một chứng nhận nhập cảnh tạm thời.
Ba tuần sau đó tôi nhận được một câu trả lời nhắn “tôi được chỉ thị để báo cho ông rằng ông sẽ không được cấp một hộ chiếu Australia hoặc một tài liệu thay thế như ông đã yêu cầu” Do đó, tôi không dự được cuộc hội thảo, nhưng tôi ghi âm phần đóng góp của tôi nói thêm rằng tôi muốn có mặt để tham gia các cuộc thảo luận, nhưng rất tiếc... và tôi gửi bưu điện băng ghi âm đó. Nhờ vậy, một số các nhà trí thức và nhân vật chính trị hàng đầu rất căm phẫn khi biết được những khó khăn về hộ chiếu của tôi (Vì tôi đã từng không có một hộ chiếu Australia trong 14 năm qua, nên tôi rất ngạc nhiên trước sự phản ứng đối với sự tiết lộ bất ngờ và ngẫu nhiên đó). Kết quả là ở bang Victoria, chính quán của tôi một “Uỷ ban hộ chiếu của Burchett” đã được thành lập, có một trong những nhiệm vụ chính là viết lời điều trần về vấn đề đó để chuyển cho Quốc hội liên bang. Chủ tịch Uỷ ban là ngài Ac-tơ Ô-gu-xtút Canuên, nguỵên Chủ tịch Công đảng, Phó chủ tịch toàn quốc cơ quan kỷ niệm Uynxơn Sớc-xin, được thưởng huân chương Xanh Grê-gô-ri vĩ đại (một huân chương đặc sắc của Va-ti-căng). Trong các thành viên có Phrăng-cơ Gan-ba-li luật gia về tội ác xuất sắc của Australia (tự nguyện đấu tranh cho vấn đề hộ chiếu mà không lấy tiền), có các đại biểu Quốc hội thuộc Công đảng, các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn, các nhà văn, nhà báo và những người hoạt động trong lĩnh vực các quyền dân chủ.
Hoạt động của Uỷ ban đó đã gây ra sự giận dữ của một nhóm cánh hữu có quan hệ với hội Giôn Bơ-sơ ở Mỹ và cả tổ chức cùng loại. Những hoạt động chốig lại của chúng làm cho thế giới chú ý đến trường hợp này. Bắt đầu là báo chí ở Anh và rồi mở rộng ra các tổ chức quyên con người khác, các nhà văn, các nhà khoa học, các ngôi sao điện ảnh và những người khác. Những thành phần này đã ký vào bản điều trần để gửi lên Quốc hội Australia.
Sự ủng hộ trong nội bộ nghề nghiệp mà tôi đã tham gia gần 30 năm rất đáng khích lệ. Chủ tịch và tổng thư ký của cả hai tổ chức nhà báo thế giới, (Liên đoàn quốc tế nhà báo đóng ở Brúc-xen và tổ chức quốc tế nhà báo đóng ở Praha) đã ký vào bản điều trần. Hai tổ chức này đại diện cho gần tất cả các nhà báo có tổ chức trên thế giới. Liên minh nhà báo toàn quốc của Anh, liên minh của chính tôi, Hội nhà báo Australia và các tổ chức nhà báo từ Ấn Độ ở Châu Á cho đến Chi-lê ở châu Mỹ la-tinh và nhiều tổ chức khác đều ký vào bản điều trần. Các nhà triết học và các nhà nhân chủng học thuộc cỡ như Béc-tơ-răng Ru-xen và Giăng Pôn Xác-trơ cũng làm như vậy. Trong số những người ký tên có 8 nghị sỹ của hai viện, 8 người đã nhận giải thưởng Nô-ben, nhiều tổ chức chuyên về các vấn đề quyền con người cũng tuyên bố ủng hộ. Trong hàng ngũ các ngôi sao điện ảnh có Giên Phôn-da, Va-nét-xa Ét-grê-vơ, Me-li-na Mơ-cu-ri, trong các nhà văn có Graham Gri-nơ, Nóc-man Mê-lơ, và Ac-tơ Milơ, các nhà khoa học và các nhà triết học lớn nhất của thế giới những vị quý phái ở Uet-min Txtơ cũng bào chữa cho tôi. Chính ngài Ác-tơ Can-uên đưa bản điều trên cho Hạ nghị viện ở Can-be-ra. Bản điều trầ chứng minh rằng bằng việc không cho tôi hộ chiếu, Chính phủ Australia đã vi phạm các điều 13, 16 và 19 của bản Tuyên ngôn nhân quyền chung và kết luận:
Những người ký tên cầu mong một cách khiêm tốn nhất trong Hạ nghị viện ở Quốc hội phải hành động ngay để:
1) Bảo đảm cho Winfred Burchett và gia đình quyền tự do ra vào nước Australia phù hợp với những quyền công dân Australia;
2) Cho lại Winfred Burchett hộ chiếu Australia;
3) Hỏi ngài Tổng chưởng lý liệu có cho rằng ông Burchett có vi phạm luật nào của đất nước nây không, và nếu có thì luật nào. Và những người thỉnh cầu theo nhiệm vụ của mình hết sức mong những điều trên được giải quyết.
Thủ tướng Giôn Grây Goóc-tơn và những thành viên Nội các cánh hữu đã để ngoài tai tất cả mọi điều thỉnh cầu, vẫn tiếp tục cấm. Hội nghị nhà báo Australia kiên trì theo đuổi vấn đề này, đã gửi lời kêu gọi lên Uỷ ban nhân quyền của Liên hợp quốc để tố cáo Chính phủ Australia đã vi phạm hiến chương quyền con người về vấn đề hộ chiếu của tôi. (Nhiều năm về sau, tôi đã nhận được thư của các uỷ ban nổi tiếng là bất lực đó, nói rằng nó chẳng bao giờ có thể làm gì được về những trường hợp cá nhân của quyền con người).
Cầu khẩn, điều trần và kêu gọi chẳng đi đến đâu. Chính phủ vẫn cương quyết chẳng có hộ chiếu, và cũng chẳng xác định những việc gì mà họ cho là tôi đã làm không đúng. Vấn đề xác định những hành động sai trái của tôi là việc mà Hội nhà báo Australia nhấn mạnh nhất như dẫn trích sau đây của một bức thư được công bố trên báo chí Australia tháng 4 năm 1969 đã chứng minh:
Hội tôi đã cố gắng từ năm 1965 gây ảnh hưởng đến chính phủ qua Bộ trưởng Bộ nhập cư để cấp cho ông Burchett, một hộ chiếu Australia và vài tuần trước dây, chúng tôi đã yêu cầu ông Xnét đến gặp một doàn đại biểu Hội. Ông ta đã từ chối và sẽ không cho biết lý do vì sao chính phủ đã không chịu cấp hộ chiếu cho Burchett.
Nếu theo quan điểm của chính phủ, ông Burchett phạm tội phản bội hoặc vi phạm Đạo luàt về tội ác, chính phủ có đủ quyền lực để truy tố ông ta. chứ không được tước doạt những quyền con người cơ bản của òng ta để trở về, hoặc nếu ông ta muốn rời đất nước theo nguyện vọng của mình.
Vào lúc người ta đưa ra lời điều trần ông bố Gioóc- giơ của tôi đã 96 tuổi, già hơn tiêu chuẩn truyên thống tuổi của gia đình Burchett. Rõ ràng chúng tôi muốn gặp ông trước khi ông qua đời, nhưng chúng tôi đã nhất trí với nhau rằng việc yêu cầu trở lại Australia của tôi phải dựa vào nguyên tắc các quyền dân chủ của tôi chứ không thể dựa vào một hành động nhân đạo. Nhưng một sồ người khác thì lại nêu trực tiếp với Chính phủ và trên báo chí vấn đề phải bảo đảm tối thiểu quyền đi về ngắn hạn vì lý do nhân đạo. Công việc chẳng đem lại kết quả gì. Ông đã mất tháng 9 năm 1969, thiếu 2 tháng nữa thì đầy 97 tuổi. Giấy báo tử đã mô tả ông là “người già thanh niên nhất” của Australia. Ông đã có gắng một cách dũng cảm để đợi tôi, nếu tôi về.
Năm tháng sau, một vài giờ trước khi tôi rời Paris đi Phnompenh, chặng đầu của chuyến đi Hà Nội của tôi. Uyn-xtơn, anh tôi, gọi điện từ Men-buốc báo rằng anh cả Clai-vơ của chúng tôi sắp chết. chỉ vào khoảng vài giờ nữa thôi. Vài tuần trước đó, chỉ riêng hai anh tôi và luật sư Phrăng-cơ Gan-ba-li đã được báo rằng tôi đã định ngày và cho biết số máy bay để trở về Xít-nây bất chấp vìệc cấm vào. Tôi đã quyết định một cách đột xuất sau cuộc nói chuyện ngắn với Gan-ba-li, tiếp tục từ Phnôm Penh đi Australia và sẽ ghé qua Hà nội trên đường về. Lễ câu hồn cho Claivơ, một nhân vật rất đại chúng trong cộng đồng của ông, sắp được tổ chức và tôi phải dự lễ đó.
Khi được biết ý định thách thức với Chính phủ của tôi Phrăng-cơ Gan-ba-li khuyên tôi phải chuẩn bị một bản sao giấy khai sinh để xuất trình cho các sĩ quan nhập cư, và một trong những người anh của tôi sẽ có mặt tại chỗ để chứng nhận đúng là người mô tả trong giấy khai sinh. Gan-ba-li bây giờ phải theo dõi hành trình của tôi. Thành công sẽ phụ thuộc vào hoạt động ăn khớp và hoàn hảo của các chuyến bay.
Trong chuyến đi, do gặp rắc rối ở Cô-lôm-bô và ở Xinga-po nên tôi lại phải trở về Phnompenh đợi một chuyến khác. Tin về những khó khân của tôi ở Cô-lôm-bô và Xin-ga-po trên đường về nước đã được báo chi ở Australia in thành tít lớn. Gan-ba-li lại yêu cầu Thủ tướng Goóc-tơn cho phép ít nhất một chuyến thăm ngắn hạn để dự lễ cầu hồn của người anh tôi. Goóc-tơn trả lời với công thức quen thuộc “không có hộ chiếu, không có điều kiện kiện dễ dàng”.
Khi đến sân bay Numêa. hãng UTA được điện cảnh cáo sẽ bị “phạt nặng” nếu chở tôi, trừ khi tôi có hộ chiếu Australia. Ai ra lời cảnh cáo đó? “Tất nhiên là các nhà chức trách Australia” - một nhân viên hàng không trả lời. Tôi đề nghị mua vé khứ hồi để nếu không giải quyết được ở Xít-nây thì tôi sẽ bay trở lại bằng cùng hãng bay đó: “Bình thường ra thì chúng tôi chấp nhận những bảo đảm của ông, nhưng quyền hạ cánh của chúng tôi ở Australia rất mong manh nên chúng tôi phải chú ý đến những lời đe doạ như vậy”. Tôi vạch ra rằng còng ty của anh ta sẽ mắc vào một cuộc bê bối quốc tế nêu tôi công bố rằng công ty đó đã chịu sức ép của Chính phủ để vi phạm một hợp đồng của mình. Anh ta nhún vai và tỏ ra là “rất tiếc”. Hành lý của tôi bị trả lại và tôi đành quay trở về Numea qua những dãy núi Ních-kên xinh đẹp.
Trong những nhà báo cùng đợt với Phrăng-cơ Gan-ba-li và Uyn-xtơn ở sân bay Xít-nây có một số có hộ chiếu, vì vậy họ bay đi Numea với chuyến bay trở lại của UTA. Họ gồm có một toán vô tuyến truyền hình của Uỷ ban phát thanh Australia và một nửa tá nhà báo khác. Nào phim, nào băng ghi âm, nào bài báo hàng nghìn, hàng chục nghìn chữ được tuồn trở về. Các nhà vẽ tranh biếm hoạ, nhất là thành phố Melbourne quê quán của tôi, đã có một dịp rất tốt để hoạt động. Đầu tiên Chính phủ tìm cách phủ nhận việc mình đá gây sức ép với UTA. Nhưng một người quản lý việc bán vé ở Xít-nây nói đã bị Bộ Nhập cư đe doạ. Bộ trưởng nhập cư nói ông ta chỉ lặp lại tuyên bố của Thủ tướng sau sự kiện Cô-lôm-bô rằng “Chính phủ chẳng làm gì cả để cấp hộ chiếu cho Burchett hoặc làm dễ dàng cho chuyến đi của ông ta”. Vào lúc này Chính phủ đã tích cực cản trở chuyến đi của tôi và đã nói dối về việc đó.
Goóc-tơn bắt đầu bị báo chí chỉ trích. Tại sao văn phòng hãng bay Quan-tát của Chính phủ Australia ở Numea, nhân viên địa phương nói rằng anh ta đã được chỉ thị của viên lãnh sự Australia Đe-vít Uyn-xơn, không được bán vé cho tôi. Lúc đó một phóng viên của hãng Roi-tơ có mặt. Anh ta nhanh chóng đưa tin về việc này. Vào cuối ngày, Uyn-xơn ra một thông cáo rất buồn cười, chỉ dài một dòng rưỡi để cải chính rằng đã không đưa ra một chỉ thị nào cả. Những phóng viên khác thẩm tra lại nhân viên Quan-tat. Anh này vẫn giữ điều đã nói với tôi.
Các bức điện được tới tấp đánh tới từ các nghiệp đoàn, các tổ chức sinh viên, các nhân vật mà một số trong đó tôi có được biết còn một số thì chưa, cam kết ủng hộ và yêu cầu tôi tiếp tục đấu tranh. Đầu óc tôi không thể không nghĩ đến Igơn Iếc-uyn Ki-sơ và cuộc đấu tranh của ông ta 36 năm về trước. Nhưng phương tiện đi đã thay đổi. Tôi không thể nhảy từ máy bay xuống một nơi nào đó ở Australia. Gan-ba-li công bố một bức thư do anh ta viết cho Goớc-tơn vạch rõ ràng Chính phủ đã đi quá xa quyết định không cấp hộ chiếu. Với sự đồng ý của tôi, anh ta đòi một cuộc điều tra chính thức:
“Nhằm mục định xác nhận liệu Burchett trên thực tế, bằng hạnh kiểm của mình, có làm mất quyền công dân hay không... Khách hàng của chúng tôi cam kết tôn trọng bất kỳ những điều kiện hợp lý nào mà Chính phủ đề ra cho anh ta khi anh ta trở về. Anh ta cam kết sẽ rời đất nước khi chấm dứt cuộc điều tra như vậy và sẽ ra chứng minh và xem xét trước bất cứ toà án nào mà các ông lập nên vì mục đích đó. Thực vậy. Ông Burchett sẵn sàng có mặt ở Australia để trả lời các quan chức của Bộ có liên quan, theo những điều kiện mà Chính phủ đề ra.
Nếu có một cơ sở nào đó cho những luận điệu mà Chính phủ đã để lộ cho một số nhà báo chống lại tôi, thì đã là cơ hội để chứng minh những luận điệu đó. Nhưng Goóc-tơn đã bác bỏ. Trong những cuộc phỏng vấn hàng ngày trên vô tuyến truyền hình, trên đài phát thanh và với báo chí hàng ngày, tôi luôn luôn củng cố luận điểm: “Nếu tôi có tội về những lỗi lầm ghê tởm đến mức làm cho chính phủ phải có biện pháp chưa từng có là không cấp hộ chiều cho tôi, thì Goóc-tơn sẽ phải thay vui mừng nếu bắt được tôi chứ. Nhưng tôi lại là người đấu tranh để đi vào, trong khi Chính phủ lại đấu tranh để buộc tôi ở ngoài đất nước”. Nhiều máy bay tư nhân đề nghị đưa tôi vào; cũng có người chịu trả “tiền phạt nặng” mà người ta đã doạ UTA: cũng có kế hoạch định đưa lậu tôi từ Numea vào Niu Ca-xton bắng tàu chở than. Đề nghị nghiêm chỉnh nhất là của Goóc-dơn Ba-tơn lúc đó là chủ tờ Người quan sát chủ nhậti của Melbourne. Ông ta thương lượng với một công ty cho thuê tàu tư nhân để đưa tôi vào. Các nhà viết xã luận và trên tất cả, các nhả vẽ tranh biếm hoạ hàng đầu đã ủng hộ Gan-ba-li và buộc Chính phủ chấp nhận một công thức “không giúp cũng không cản trở” nghĩa là một bước rút lui. Theo công thức đó Bác-tơn và Gan-ba-li giành được phép của Bộ Hàng không dân dụng cho phái đoàn đặc biệt bay đi Niu Ca-lê-đô-ni-a và đưa tôi về Bri-xban (cách Nu- mê-a vài trăm dặm, gần hơn Xít-nây).
Trong tức đó, các quan chức Nu-me-a bắt đầu tự hỏi xem đây là loại “người liều mạng quốc tế” như thể nào mà họ đang phải gánh vác và đang làm bận rộn các cơ sở điện tín và điện thoại giữa Numea và Australia đến mức này. Tôi được “mời” đến trụ sở an ninh địa phương. Các quan chức ở đó lễ phép nhưng nghiêm nghị. Họ phát hiện rằng giấy thông hành của tôi không phải là một tài liệu thích hợp có thể đóng dấu nhập cảnh 10 ngày không cần thị thực. Nhưng họ vẫn dặn đi dặn lại rằng: “Không được qúa 10 ngày”. Lãnh sự Uyn-xơn đã tăng cường sức ép để trục xuất tôi.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:03:45 am
Bác-tơn, người trả tiền khách sạn cho tôi, đã bảo tôi cứ ở lại đây, huỷ vé trở lại Paris, Gan-ba-li sẽ đến Numea và vài ngày sau máy bay riêng sẽ đến. Chính phủ đã thay đổi chút ít lập trường của họ. Tôi trở lại giải thích với các quan chức an ninh rẳng tôi có thể ở lại quá thời hạn của thị thực một hoặc hai ngày được không. Sau vài phút chờ đợi, viên sĩ quan an ninh chính trở lại và nói “Tôi vừa gọi điện cho lãnh sự Australia và cũng có thay đổi gì cả. Ông không được phép vào Australia. Và ông cũng không thể ở đây sau khi hết 10 ngày”.
Tôi nói “tôi có một ý kiến mà tôi nghĩ sẽ giải quyết được cả hai vấn đề của chúng ta, và phù hợp với tập tục quốc tế. Tại sao không trục xuất tôi đến nước gốc của tôi?”.
Họ có vẻ ngạc nhiên một lúc rồi phá lên cười: “Chúng tôi không có ý định trục xuất ông đi đâu, thưa ông Burchett, ông chẳng làm gì sai trên lãnh thổ chúng tôi. Nhưng tốt hơn là không vượt quá 10 ngày”.
Phrăngcơ Gan-ba-li đã đến cùng với người cháu là luật sư Pi-tơ của ông ta, và chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ lạnh lùng với lãnh sự Uyn-xơn, mà lúc kết thúc, tôi phải làm một đơn xin một chứng minh thư (một giấy đi đường có thể chấp nhận được đối với những kiều dân Australia trở về nước trong những trường hợp bất thường như mất hộ chiếu). Về vấn đề này cũng phải hỏi ý kiến Can-be-ra. Cuối buổi chiều hôm đó, Uyn-xơn gọi điện cho tôi và với sự hài lòng rõ rệt đọc trả lời của Can-be-ra: “Không có chứng minh thư” và “Mọi yêu câu thêm nữa đều phải được đưa thẳng đến Bộ Nhập cư”.
Bác cháu Gan-ba-li đi về, hạn 10 ngày đã qua, và tôi đến gặp nhân viên an ninh lần nữa. Vào lúc này một máy bay động cơ sáu chỗ ngồi Pai-pơ Na-vagiô đã đợi tôi ở sân bay Tôn-tu-ta. Goócđơn Ba-tơn cho rằng tốt hơn là tôi phải đợi một vài ngày nữa để có thể đến vào ngày thứ bảy, vì ngày đó dù có tin gì đi chăng nữa thì tín của tôi vẫn có thể được đăng đầu tiên vào tờ Người quan sát chủ nhật của anh ta. Cảnh sát Numea đồng ý rằng thêm một vài ngày nữa không thành vấn đề đối với họ nhất là đã có bằng chứng rõ ràng rằng tôi sắp sửa đi.
Bánh xe đã qua một vòng kỳ lạ: tôi phải trở về Australia bằng con đường gần giống với con đường khi tôi ra đi 3 năm trước đây. Chỉ khác là không phải bốn ngày trên chiếc Pi-e Lô-ti, mà là 4 giờ trèn chiếc Paip Na-va-giô với một hiệu điện tín là “Vích-to Brê-vơ Yanki”. Sau vài phút cầt cánh, chúng tô đã bay trên biển. Sau gần 4 giờ bay, đã nhìn thấy một vậl xám của đầt liền. Nhà báo Biil Grinơ của tờ Người quan sát chủ nhật cùng đi trong máy bay, mở một chai sâm-banh để mừng lúc hạ cánh.
Những bằng chứng duy nhất của hoạt động con người là khi máy bay chạy trên đường băng đến chỗ hành khách là những biểu ngữ “Burchett trở lại Hà nội”, “tôi phản bội” và, khi tôi bước xuống khỏi máy bay, có tiếng la phản đối cùng một vài tiếng hoan hô. Trong một khoảnh nhỏ có hàng rào chung quanh những nhóm đối địch chen chúc nhau, một số giơ quả đấm, số khác vẫy tay hoan nghênh. Trong số những người vẫy tay tôi rất vui mừng thấy Uyn-xtơn và Phrăng-cơ Gan-ba-li. Những người giơ quả đấm và la hét là những người do Phong trào những công dân vì tự do cực hữu tổ chức. Những người vẫy lay là từ các nghiệp đoàn sinh viên và các nhóm hoà bình. Tuy là một buổi chiếu thứ bẩy giữa mùa hè nhưng số lượng người tăng lên rất nhiều khi họ biết tin hoạt động của bọn cực hữu.
Sau khi vào cửa người ta hỏi giấy chứng nhận tiêm chủng. Rồi tôi phải điền vào một mảnh giấy xanh về nhập cư. Vào chỗ phải ghi chi tiết của hộ chiếu. Tôi ghi những tư liệu của giấy khai sinh. Người ta xem lại theo bản sao ảnh mà tôi mang theo rồi chuyển tôi sang phòng thuế quan. Sau khi xem kỹ tờ khai, họ liếc nhìn vào đài bán dẫn, máy chữ của tôi và mọi thủ tục coi như xong va-li của tôi cũng không bị mở.
Sau vài pliủl chào hỏi Uynxtơn, Gan-ba-li là một hình thức họp báo đơn giản nhất mà tôi chưa từng tham dự trước đó cũng như từ đó về sau. Những nhà báo nếu thật là như vậy, cắt ngang những câu hỏi của nhau và những câu trả lời của tôi, kèm theo những điều vô lý được họ hét lên rất to. Chân của máy thu hình, dây điện quấn quanh chân họ và có sự xô đẩy, len lỏi làm cho mọi người dễ trở nên bực tức. “Bây giờ anh đã vào rồi, vậy anh sẽ ra như thế nào? Đó là một trong những câu hỏi che giấu cuối cùng, không có một câu hỏi nào về các cuộc hội đàm hoà bình ở Paris hoặc bất cứ cái gì có tầm quan trọng thực sự.
Từ cuộc họp báo đó tôi đi tiếp trên một chiếc máy bay khảc đến sân bay Xít-nây và lại có một cuộc họp báo ngắn với một nhóm các nhà báo chuyên nghiệp, những người đang rất quan tâm tới các cuộc hội đàm hoà bình ở Paris. Tôi lại đi Melbourne. Ở sân bay Melbourne có rất nhiều cảnh sát và nhà báo. Đó là những nhà báo chuyên nghiệp. Cảnh sát theo sát tôi, đẩy tôi đến một chiếc xe và bảo tôi không được nói chuyện với nhà báo. Tôi khăng khăng đòi được nói vài câu với các nhà báo và với đám đông những người đến để hoan nghênh. Sau một hồi chen chúc và xô đẩy, tôi bị đưa đến một xe cảnh sát rồi không rõ điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi nghĩ là mình đã bị bắt giam. Khi đến trước cửa xe cảnh sát để mở sẵn, tôi hỏi Phrăng-cơ Gan-ba-li, luồn luôn không rời tôi, nên làm gì. Ông ta nói: “cứ vào đi”, Uyn-tơn và Bin Gri-nơ cũng cùng vào.
Một sĩ quan cảnh sát ngồi đằng trước quay lại và nói khá nhã nhặn: “Đến đâu ông Winfred?” Anh tôi đưa địa chỉ của anh ở Đông Melbourne, chúng tôỉ bắt đầu chuyển bánh trong sự hoan nghênh của những người đứng quanh xe. Đây là lần duy nhầt trong đời tôi đã dùng một xe cảnh sát như một xe tắc-xi. Người sĩ quan cảnh sát càu nhàu khi chúng tôi đang cho xe chạy: “Có quá nhiều trí thức ở quanh đây nèn tôi không thích lắm”.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:04:16 am
Sau khi gọi điện cho tờ báo của mình, Bin Grinơ báo cho tôi rằng có ai đó đã gọi điện nói rằng anh ta đã từ bỏ Uỷ ban Australia tự do của-Vich-to-ri-a khi được biêt 500 đô-la đã được trả “để giết Burchett”. Sáng hôm đỏ Uyn-xtơn cũng thấy trong thùng thư cúa anh ta một mảnh giấy nói rằng tôi sẽ bị “thủ tiêu” Gan-ba-li nhắc tôi phải cản thận, nếu đi bộ một mình...
Không có ngày “thứ bảy được yên tĩnh ở nhả” trong những ngày đầu của tôi ở Australia sau 19 năm xa cách. Các đoàn vô tuyến truyền hình thay phiên nhau lắp máy và tháo máy từ sáng đến trưa, xen vào giữa là những cuộc phỏng vấn của báo chí. Tôm Prai-ơ của tờ Tin ảnh mặt trời, người chăm chú nhất ở Numea, đã mang đến một bộ tranh biếm hoạ để tôi cho ý kiến. Vào lúc các anh em, các cháu gái, cháu trai và con cái của họ đến dự cuộc họp gia đình đầu tiên vào buổi trưa, tôi đã thực hiện được khoảng một tá các cuộc phỏng vấn vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và báo chí. Thêm nhiều cuộc nữa kể cả một cuộc thảo luận bàn tròn truyền hình tại chỗ, đã được định cho đêm đó. Sáng hôm sau, tôi sẽ đi Can-bê-ra thực hiện một cuộc họp báo truyền hình lại câu lạc bộ báo chỉ toàn quốc. Chỉ đến thứ tư, ngày 4 tháng 3 năm 1970, 4 ngày sau khi tôi đến, tôi mới có thể về nông thôn, lên vùng núi Đan-đơ-nông. Trong chiều sâu của rừng với những màu sắc lộng lẫy đầu thu của nó, tôi mới cảm thấy đã trở về trong lòng Australia, Melbourne, có thể có ở khắp nơi trên thế giới, với tất cả những ngôi nhà mới làm cho nó hầu như không nhận ra được. Còn vùng núi Đan-đơ-nông giáp với quê Gíp-xtan của tôi, là chính nước Australia mà tôi đã biết. Uyn-xtơ mở đài thu thanh ở xe của chúng tôi và sự nghỉ ngơi thoải mái đã kết thúc. Đó là buổi phát hành tại chỗ phiên họp ngày thứ hai của quốc hội năm 1970. Và các nhà lập pháp đã thảo luận số phàn của tôi. Đầu tiên là câu hỏi của một thành viên của chính Đảng Tự do của Goóc-tơn:
- Tôi muốn hỏi Thủ tướng một câu về việc vào nước này của một nhà báo bị cho là đã giúp đỡ hai nước châu Á đang đánh binh sĩ Australia. Chính phủ có hồ sơ cho thấy rằng con người đó cô giúp đỡ những kẻ thù của Australia không? Nếu có thì anh ta đã vi phạm điều luật nào của chúng ta? Nếu anh ta giúp đỡ kẻ địch của đất nước chúng ta, nhưng không vi phạm luật pháp Australia thì có phải ý định của chính phủ muốn thay đổi luật pháp của chúng ta để có thể kết tội những hành động theo kiểu đó là một sự xúc phạm không?
Goóc-tơn: Về con người mà ngài nghị sĩ nói đến, chẳng phải nghi ngờ gì nữa mọi người đều biết rằng anh ta đã sống với kẻ địch vào lúc mà quân Australia tham gia cuộc chién tranh đó. Anh ta đã tham gia công tác tuyên truyền giúp cho kẻ định và cũng không nghi ngờ gì nữa anh ta đã thăm các trại tù binh của kẻ địch trong đó quân Australia đã bị giam hãm trong những điều kiện đối xử dã man nhất. Tôi cho rằng có bằng chứng cho thấy trong các cuộc đi thăm đó, anh ta đã thảo luận với quân Australia một cách có tính toán nhằm hạ thấp tinh thần và lòng tin vào sự nghiệp chiến đấu của họ.
Tình hình đó chứng minh cho việc Chính phủ này không cấp một hộ chiếu cho anh ta, và tôi thấy không có bất cứ triển vọng nào có thể thay đổi được thái độ này.
Sau những cố gắng của Chủ tịch Quốc hội bắt ông ta yên lặng, Tiền sĩ J. F “Gim” Kên-xơ, phó lãnh tụ Công đảng tìm cách đưa ra một câu hỏi về việc liệu tôi có thể yêu cầu một toà án điều tra để tìm ra những lý lẽ từ chối việc cấp hộ chiếu không?
Goóc-tơn:... Ông Burchett có yêu cầu một toà án điều tra để xác định những lời buộc tội chống lại ông ta. Không cần thiết phải có một toà án điều tra để xét xem Burchett có sống đằng sau bên giới của địch tng quá trình của hai cuộc chiếu tranh không...
E. G. Ut-lăm lănh tụ phe đối lập: Tỏi hỏi ông chưởng lý một câu. Ông có nghĩ rằng ông Burchett đã vi phạm điều luật nào đó của Liên hiệp Anh không? Bây giờ ông ta đã ở Australia, vậy có tiến hành cuộc điều tra nào để nắm chắc liệu ông ta có vi phạm điều luật nado đó của Liên hiệp Anh không?
Tổng chưởng lý Hiu-gơ: Tôi không đề nghị cho ý kiến liệu ông Burchett có vi phạm điều luật nào đó của Liên hiệp Anh hay không. Tuy nhiên, điều mà tôi sê nói là với tư cách cố vấn luật pháp chính của Nhà vua tôi không đề nghị, như đã biết hiện nay đưa ra bất cứ lời buộc tội nào chống lại ông ta về việc...
Tiến sĩ Ken-xơ: Ô!
Ông Hu-gơ:... Tôi không đề nghị đưa ra bất cứ lời buộc tội nào...
Xe tôi lướt nhanh qua các hàng cây dương xỉ lớn và những đồi cây khuynh diệp, nhưng lòng tôi quá buồn rầu nên không thể thích thú trước cảnh tượng đó. Trong 15 năm, tôi đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, tên tôi đã bị làm nhục qua những lời bóng gió chính thức và những tiết lộ cho báo chí; những hoạt động nghê nghiệp của tôi đã bị cản trở nghiêm trọng; các con tôi bị mất quyền tự nhiên của việc ra đời. Có tất cả những bất công đó là vì những lý do mà Thủ tưởng và Tổng chưởng lý thừa nhận là họ không dám đưa ra để đối chiếu với luật pháp. Tôi có thể làm gì hơn nữa? Tôi đã hỏi Góoc-tơn lặp lại những lời buộc tội của ông ta ngoài phạm vi đặc quyền của Quốc hội. Ông ta đã từ chối. Điều rõ ràng là tôi sẽ không có một hộ chiếu như đã khẳng định trong một thư trả lời từ chối đơn xin chính thức của tôi vài ngày sau đó.
Nếu nước Mỹ, đồng minh chinh của Australia cũng áp dụng đúng những tiêu chuẩn như ông Goóc-tơn thì họ đã huỷ bỏ những hộ chiếu của Ha-ri-xơn Xôn-xbơ-ri; Sác lơ Cô-li-nút; Đa-ni-en Đơ-lu-xơ, phó tổng quản lý của hãng A-xô-xi-a-tel Prét-xơ và vợ ông ta, An-ma; tác giả Ma-ri Mc Carthy; và hàng tá những người Mỹ khác đã thăm Hà Nội trong chiến tranh, kể cả trên một chục người được đặc biệt phái đến để thu thập bằng chứng về những tội ác chiến tranh của Mỹ chống Việt nam. Còn nếu tiến hành những cuộc thảo luận với quân đội Australia... một cách có tính toán để hạ thấp tinh thần và lòng tin của họ vào sự nghiệp chiến đấu, bị xem là một tội ác, thì hộ chiếu của phần đông nghị viện Công đảng, của những đảng viên Công đảng và của các nhà viết xã luận trên nhiều tờ báo cũng sẽ phải bị lấy lại.
Ông Goóc-tơn và các bộ trưởng của ông ta có quyền có ý kiến về tôi, cũng như tôi có quyền của tôi đối với họ. Sự khác nhau là họ dùng quyền lực và đặc quyền của họ để trừng phạt tôi mà không có xét xử vì những lý do mà Tổng chưởng lý phải thừa nhận là không có cơ sở. Có những ý kiên khác về vai trò của tôi: ví dụ, ý kiến phát biểu trong tờ Thời báo London. Trong một bài xã luận lấy tên là Một người Australia đòi công lý, sau khi ghi chú rằng Goóc-tơn đã tăng thêm sai lầm trước kia của Chính phủ Australia đối với ông Winfred Burchett, bằng việc công bồ rằng “ông ta sẽ bị khước từ cấp hộ chiếu khi ông ta đã trở về quê hương của mình”, tờ Thời báo viết tiếp như sau:
Một số ít nhà báo phương Tây đã chứng kiến thái độ của ông Burchett từ phương Đông, không đánh giá sai về ông ta trừ việc cho rằng ông ta đã phấn khởi không đúng chỗ. Ông ta có cảm tình với Trung Quốc, đưa tin về cuộc chiến tranh Triều Tiên theo lập trường của Bình Nhưỡng và đến Hà Nội vào đúng lúc, nhưng những bài viết của ông ta cho thấy ông ta là một người chủ trương giảm căng thẳng chứ không phải là một kẻ thù cứng rắn có cam kết của phương Tây... Việc ông ta không tán thành Australia ủng hộ Mỹ ở Việt nam đã được một thiều số đáng kể người Australia trong nước đồng tình, mặc dù không biểu hiện một cách rõ ràng và tích cực.
Trong vòng hai tuần lễ, ngoài việc không xin được hộ chiếu các mục tiêu khác của tôi đều đã được hoàn thành. Điều quan trọng nhất là tôi đã đương đầu với những người buộc tội tôi và tôi đã thắng lợi. Trường hợp của tôi đã được đưa ra trước công chúng trong hàng chục cuộc phỏng vấn báo chí và các phương tiện thông tin khác. Tôi đã phát biểu tại một cuộc mít-tinh quần chúng đông đúc ở Toà thị sảnh Melbourne và đã được vinh dự ký trước tiên vào một tài liệu phát động đêm đó, về sau tôi được biết đó là của phong trào hoạt động đòi đưa quân Australia từ Việt nam trở về. Mười lăm ngày sau khi đến Australia, tôi đưa giầy khai sinh của tôi tại phòng kiểm soát hộ chiếu ở sân bay Xít-nây và sau một cuộc họp báo tạm biệt, tôi đi Numea, phần đầu của con đường trở lại Paris qua Phnompenh của tôi. Chủ bút của một tờ báo địa phương đang đợi tôi tại khách sạn. Anh ta hỏi có thật tôi là một quan chức chóp bu của cơ quan an ninh Australia không.
Làm thế nào anh ta có thể có một ý nghĩ như vậy? Anh ta cam đoan rằng đó là điều mà lãnh sự Uyn-xơn đã nói với anh ta và chiếc Pai-pơ Na-va-giơ đã chở tôi đến Bri-xbêm cũng vậy, đó là một chiếc máy bay không đánh sô của lực lượng không quân Hoàng gia Australia. Chắc chắn là Đê-vít Uyn-xơn không tính đến việc tôi lại ghé qua Numea. Sau đó không đâu, anh ta bị đổi đi nơi khác.
Sáng hôm sau tại sân bay, vào phút cuối cùng, hành khách mới được báo là hành trình đã bị thay đổi. Máy bay khỏng dừng lại Phnompenh. Điều đó làm cho tôi bối rối vì tôi dự tính sẽ qua đấy để lấy máy quay phim và một số đồ đạc khác và những ghi chép của tôi về tiểu sử cụ Hồ Chí Minh mà tôi để lại ở đó (thì giờ tiêu phí trong cuộc đi thăm Australia đã xoá bỏ khả năng tiếp tục đi Hà Nội của tôi.
Ngay khi bước vào cửa buồng ở Paris, chuông diện thoại lại réo gọi tôi Đó là điện của hãng BBC hỏi liệu tôi có thể đến ngay phòng phát thanh Paris của hãng đó để trả lời một cuộc phỏng vấn truyền hình về những sự kiện mới nhất ở Campuchia không? “Sự kiện gì?” tôi hỏi. Có một hơi thở mạnh ở phía bên kia dây nói tại London: “Anh, một chuyên gia lớn nhất về Campuchia lại không biết rằng Sihanouk đã bị phế truất hôm nay hay sao? Tiếng tăm của tôi đã được cứu vãn khi tôi giải thích rằng trong 30 tiếng đồng hồ vừa qua tôi ở trên máy bay từ Nu-me-a đến. Tôi vội vàng hôn Vét-xa và các con, rồi không cởi áo ngoài, tôi đến phòng phát thanh. Người phỏng vấn tìm mọi cách để lung lạc tôi, nhưng tôi chỉ bám vào 3 điểm: Sihanouk sẽ đấu tranh lại; Sihanouk sẽ được nhân dân ủng hộ; và cuối cùng ông ta sẽ thắng.
Vận mệnh đã từng chơi khăm tôi với nhiều mánh khóe xấu xa trong chuyến phiêu lưu ở Australia nhưng lần này đã đem may mắn lại cho tôi. Nếu chiếc máy bay UTA đỗ lại ở Phnompenh thì tôi đã dừng lại ở đó đúng vào ngày đảo chính để lấy đồ dùng của tôi. Vì tình hữu nghị của tôi với Sihanouk rất nổi tiếng, nên tôi chắc chắn sẽ bị rắc rối với những kẻ nổi loạn đang nắm chính quyền, nhất là tôi lại dùng giấy thông hành của Bắc Việt Nam.
Vậy tôi đã đạt được gì bằng cách phả cửa sau để vào Australia. Tôi đã chứng tỏ rằng việc di chuyển ra nước ngoài mà không có hộ chiếu không phải là một vấn đề đơn giản như một số nhân vật trong ngành báo chí đã rêu rao, nhất là tờ Người đưa tin buổi sáng Xít-nây. Quan trọng hơn nữa là, nói chung là người ta cho rằng một người Australia có thể vào đất nước anh ta bằng việc xuất trình một giấy khai sinh, thì tôi đã tạo ra một tiền lệ có ích là người ta cũng có thể rời Australia bằng việc xuất trình một giấy khai sinh. Do đó, hộ chiếu không phải là thứ can thiệp như một giấy phép ra nước ngoài. Tiền lệ đó đã được tạo ra, như sau đó tôi được biết, bởi vì chính phủ Goóc-tơn rất kinh sợ rằng tôi sẽ tổ chức một cuộc vận động toàn quốc chấm dứt sự tham gia của Australia vào cuộc chiến tranh ở Việt nam. Họ rất sung sướng khi thấy tôi ra đi. đến mức tôi nghĩ đáng ra có thể để lại một danh thiếp.
Tuy vậy, thành công chính là 6 tháng sau khi tôi rời Xít-nây, Pi-tơ, Gioóc-giơ và An-na đã nhận được hộ chiếu Australia. Cái đó chính là nhằm làm dịu dư luận công chúng, vì công chúng không thể chịu được tại sao những “lầm lỗi” chưa rõ ràng của người cha lại có thể đổ vào trẻ con được.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:04:49 am
13. Mặt đối mặt với Henry Kisinger
Ở Paris các cuộc đảm phán để chấm dứt chiến tranh cứ tiếp tục luẩn quẩn loanh quanh mà không có một tiến bộ hoặc một triển vọng tiến bộ nào. Cũng như năm 1969 Nixon đã từng tìm cách để thắng ở miền Nam Việt nam bằng việc ném bom miền Bắc Việt nam. Năm 1970, ông ta lại tìm cách xâm chiếm Campuchia để quét sạch “các đất thánh của Việt cộng” ở đó và phá huỷ “Lầu Năm góc” của họ sau khi lật đổ Sihanouk. Năm 1971, công thức thắng trong chiến tranh là xâm chiếm Nam Lào để “Cắt đường mòn Hồ Chí Minh” ông Ca-bốt Lốt hay ngáp và hay ngủ gật đã từ chức tháng 11 năm 1969 và dường như để nhấn mạnh việc hạ thấp các cuộc đàm phán Paris, Nixon đã không buồn tìm người thay ông ta trong nhiều tháng.
Chỉ sau cuộc náo động toàn quốc ở Mỹ về cuộc xâm chiếm Campuchia, mà điểm cao là việc giết chết bốn sinh viên tại trường Đại học Cen-tơ ngày 4 tháng 5 năm 1970, Nixon mới cử Đê-vít Bru-xơ đứng đầu phái đoàn ở Paris. Là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp 72 tuổi, Bru-xơ (có dư luận) nuôi dưỡng tham vọng đáng hoan nghênh như A-vơ-ren Harriman. muốn đưa lại vinh dự cho sự nghiệp ngoại giao lâu dài của mình bằng việc gỡ Mỹ ra khỏi vũng lầy Việt nam. Không phải bà Nguyễn Thị Bình duyên đáng và thông minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời của miền Nam đã không khuyến khích một nguyện vọng như vậy. Tại một cuộc họp toàn thể bà đã đề nghị một kế hoạch hoà bình 8 điểm, mà thực chất là chi cần một tuyên bố đơn giản về ý định rút quân của Mỹ vào ngày 30 tháng 6 năm 1971 cũng sẽ đủ để chấm dứt các cuộc tấn công hơn nữa của Mặt trận Dán tộc giải phóng chống lại quân Mỹ. Rồi có thể có hội đàm giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời với chế độ Sài gòn nhằm đạt đến một cuộc ngừng bản và tổng tuyển cử trong cả nước. Đó là một trong nhiều cơ hội để tạo ra nhưng điều kiện có thể là tốt nhất, xét về những lợi ích đã được tuyên bố của chính Washington mà phái đoàn Mỹ đà bác bỏ. Những cơ hội như vậy càng trở nên ít hấp dẫn một cách rõ rệt khi cuộc chiến đấu càng tiếp tục kéo dài.
Cuộc xâm chiếm Nam Lào với ý đồ cá đứt con đường mòn Hồ Chí Minh là một lai hoạ quân sự lớn nhất của quân đội Mỹ - Sài gòn cho đến lúc đó. Về sau này Sihanouk đã kể với tôi câu chuyện ông Võ Nguyên Giáp đã đánh giá chiến dịch đó như thế nào ngay từ những ngày đầu. Sihanouk ngẫu nhiên đến thăm Hà Nội ngày 8 tháng 2 năm 1971 vào đúng lúc mở màn chiến dịch. Trước khi ngồi vào bàn ăn tối với ông Giáp, ông ta đã nghe Nguyễn Cao Kỳ, phó tổng thòng của chế độ Sài gòn hung hăng khoe rằng, các lực lượng xâm chiếm sẽ ở lại Lào “cho đến hết mùa khô, vào cuối tháng 5” và “chúng tôi có thể tấn công trên bộ chống lại Bắc Việt nam”. Nghe lời khoe khoang của Kỳ, ông ta cảm thấy băn khoăn.
“Đến một điểm- Sihanouk nói - không còn tự kiềm chế được nữa, tôi phải nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Thưa Đại tướng, tôi cảm thấy có lỗi. Tôi đã chiếm quá nhiều thì giờ của Đại tướng khi một cuộc chiến đấu to lớn như vậy đang xảy ra ở Nam Lào”. Tướng Giáp cười và trả lời tôi: “À, việc đó à, đã được chuẩn bị bị từ lâu rồi. Những đồng chí của chúng tôi tại chỗ đã có mọi thứ cần thiết để đối phó với tình hình. Tôi chẳng cần phải quan tâm gì đến việc đó cả... Theo đải phát thanh hôm nay, Thiệu nói rằng quân đội của hắn sẽ ở lại Lào cho đến tháng 5 hoặc tháng 6. Trên thực tế, sẽ quân còn lại của chúng chậm nhất là vào cuối tháng 3 sẽ bị đẩy ra”. “Và chúng đã bị đay ra thật”, Sihanouk nói, với đôi mắt đầy khâm phục. “Tên lính cuối cùng bị đẩy ra ngày 25 tháng 3. Ông Giáp là một thiên tài quân sự, chắc chắn là nhà chiến lược vĩ đại nhất của thời đại chúng ta và là một trong những nhả chiến lược vĩ đại nhất của tất cả các thời đại”.
Cuộc tháo chạy ở Lào đã chấm dứt mọi ảo tưởng về thắng lợi quân sự của các lực lượng Mỹ - Sài gòn ở miền Nam Việt nam. Ngày 1 tháng 7 bà Nguyễn Thị Bình đưa ra kế hoạch 7 điểm mới, đáp ứng các yêu cầu của cái mà Đê-vít Bru-xơ đang đề nghị tại các cuộc họp hàng tuần. Kẻ hoạch đó đề nghị một chính phủ lâm thời ba bên, bao gồm chế độ Sài gòn hiện tại, Chính phủ Cách mạng lâm thời (đã được thành lập tháng 6 năm 1969) và các thành phần của lực lượng thứ ba. Chính phủ đó sẽ tổ chức các cuộc bảu cử Quốc hội tái quốc. Miền Nam Việt nam sẽ cam kết theo đuổi một chính sách đối ngoại “hoà bình và trung lập, thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội của họ, phù hợp với nguyên tắc cùng tồn tại hoà binh”. Để có những người hy vọng rằng cái đó sẽ khai thông cho việc đi đến một hiệp định, Bru-xơ đã có mọi lý lẽ để tự lấy làm hài lòng.
Rồi Kissinger đến Paris trên đường về nước sau cuộc đi thăm “bí mật” Bắc Kinh rất giật gân của ông ta. Có tin đồn rằng đã có cuộc tranh cãi giữa bản thân ông ta và Bruxơ. Vào cuối cuộc thăm ngắn này của ông ta, Kissinger công bố rằng Bru-xơ sẽ từ chức vì “sức khỏe kém”. Ngay tức khắc Bru-xơ báo cho một nhóm nhà báo Mỹ rằng sức khỏe của ông ta “rất tốt”. Và Bru-xơ đi Rô-ma hai tuần sau đó, Nixon đã có thể công bố rằng ông ta đã có trong tay một thư từ chức của Đại sứ Bru-xơ. Không có chiêu đãi tiễn đưa, cũng không có cuộc đi về Washington để trình bày báo cáo cuối cùng Bru-xơ đã nhận thấy ở Nixon, cũng như Harriman đã nhận thấy ở Johnson rằng những điều kiện chấm dứt chiến tranh như đã được tuyên bố trước dư luận công chúng và những chỉ thị cho các trưởng đoàn thương lượng có rất ít điều giống với những mục tiêu của chính sách thực sự, và trong trường hợp này thì đây là lệnh của chính Henry Kissinger. William Poóc-tơ thay thế Bru-xơ. Poóc-tơ đã từng là người thứ hai trong một thời gian dài tại Sứ quán Mỹ ở Sài gòn, và cuộc đàm phán Paris lại một lần nữa bị đẩy vào sự băng giá sâu sắc.
Tháng 9 năm đó, tôi đi Liên hợp quốc để theo dõi cuộc thảo luận về Trung Quốc cho Tạp chí châu Phi - châu Á ra hai tuần một lần, tờ Điểm tin chủ nhật Australia (kế tục tờ Người quan sát chủ nhật) và tờ Người bảo vệ New York. Có một ấn tượng rộng rãi rằng Mỹ bằng cuộc vận động khéo léo sau hội trường, đã tạo điều kiện cho Trung Quốc vào Liên hợp quốc năm đó. Chẳng ai là không biết rằng Mỹ và các động minh gần gũi nhất của Mỹ, nhất là Nhật Bản và Australia, đã chiến đấu gay gắt để ngăn cản việc Trung Quốc được nhận vào Liên hợp quốc. Mỹ vẫn tiến hành cuộc vận động hàng năm của mình bằng việc dùng hối lộ và đe doạ để giữ Trung Quốc ở ngoài. Theo chỗ tôi biết hai phóng viên duy nhất đã tiên đoán được việc Trung Quốc sẽ được công nhận vào Liên hợp quốc năm đó là Hăng-rì Tan-nơ của tờ Thời báo New York và tôi, bởi vì chúng tôi là những người theo dõi rất cằn thận tâm trạng thay đổi của các đại biểu.
Một vài ngày trước khi bắt đầu bỏ phiếu, chính xác là ngày 8 tháng 10, tôi nhận được điện thoại tại một nhà ở New York mà một người bạn của tôi cho tôi mượn.
- Tôi là một trợ lý của tiến sĩ Kissinger. Tiến sĩ được tin ông đang ở thành phố này và muốn biết ông có nhận ăn cơm sáng với ông ta vào ngày thứ ba tới không?
- Về nguyên tắc - đồng ý.
- Vậy thì vào lúc 9 giờ 30 phút tại Cánh Tây của Nhà Trắng.
- Tôi có một chút khó khăn.
- Ô cái gi vậy? - với giọng rất lạnh lùng.
- Sự đi lại của tôi bị hạn chế trong phạm vi 25 dặm của trụ sở Liên hợp quốc.
- Trong trường hợp đó, tôi chẳng biết nói gì? Tôi chẳng biết gì về việc đó.
- Trong hoàn cảnh này, vì một mục đích như vậy, tôi đề nghị làm ngơ hạn chế đó đi!
- Tôi đề nghị làm ngơ vì ông đã nêu vấn đề ra. Thế ông có đến chứ?
- Có. Vào 9 giờ 30 phút ngày thứ ba tại Cánh Tây.
Vì ngày thứ hai đó có sương mù, nên tôi đi Washington bằng tàu lửa chứ không dại gì mà đi máy bay, vì rất có thể chuyến bay sẽ bị huỷ bỏ. Tôi cân nhắc xem Kissinger muốn nói chuyện gì về Trung Quốc hay về Việt nam? Vào lúc nảy, giống như tất cả các nhà báo theo dõi các cuộc đàm phán Paris, tôi chẳng biết gì về những cuộc gặp bí mật giữa Kissinger và uỷ viên Bộ Chính trị Bắc Việt nam Lê Đức Thọ, “cố vấn cấp cao” của phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hoà. tôi cũng suy nghĩ về những điều gì có thể sẽ xảy ra nếu có một sự kiểm soát khi tàu chạy nhanh đến Thủ đò, và phát hiện ra rằng tôi đã vi phạm điều hạn chê trong sự đi lại của tôi. Để tránh việc lính bảo vệ dương lưỡi lê chặn một “người Cuba” tìm cách vào Nhà trắng, tôi chỉ mang theo thẻ báo chí Liên hợp quốc của tôi.
Đủng 9 giờ 30 phút sáng thứ ba, tôi xuất trình những giấy tờ đó cho một lính thuỷ đánh bộ trong trạm gác và trong vòng vài giây, một lính thuỷ đánh bộ khác dẫn tôi đi vài chụx thước Anh đến Cánh Tây, ở đỏ một người nữ tiếp khách yêu cầu tôi đợi một lúc. Chính Kissinger mỉm cười đã xuất hiện.
Mới nhìn lần đầu, Kissinger làm cho tôi nhớ lại người thầy giáo hiền lành trong những ngày đi học của mình. Khi ông ta đưa tôi vào văn phòng bên cạnh phòng tiếp khách khác, ông ta tự bày tỏ là rất vui mừng được gặp tôi và cuộc nói chuyện bắt đầu. Kissinger nói trước.
- Tôi đã đọc các bài viết của ông trong một thời gian.
- Tôi cũng đã đọc một số bài của ông, tôi thấy rất thú vị.
- Cái gì, chẳng hạn?
- Trong số tháng 1 năm 1969 của Tạp chí Công việc đối ngoại về Việt nam. Và những tiểu luận về công việc đối ngoại, ở đó ông bàn về khái niệm nhiều cực trong các quan hệ quốc tế. Tôi thấy bài đó lý thú ở chỗ nó nói về sự xuất hiện của Nhật Bản như là một lực lượng mạnh tiềm tàng. Tôi nghĩ rằng người Trung Quốc cũng thấy bài đá là lý thú.
- À vâng, tôi quên rằng ông cũng có một kiến thức về Trung Quốc, Nhật Bản đã là một lực lượng mạnh rồi, và đã bắt đầu làm cho sức nặng của nó có tác dụng. Gần đây ông có ở Trung Quốc không?
Đền đây, một người bước vào với một cái khay và bày ra bữa ăn sáng. Khi chúng tôi ăn, Kissinger nói ông ta cho rằng cuộc nói chuyện của chúng tôi là “không chính thức”. Tôi trả lời rằng tôi không có ý định nhắc rằng nó đã xảy ra. Kissinger nói: “Cũng chẳng sao cho tôi nếu ở ngoài biết việc chúng ta gặp nhau”. Rồi tôi trả lời câu hỏi trước của ông ta.
- Vâng, tôi có ở Trung Quốc vào lúc bắt đầu chính sách ngoại giao bóng bàn, khi các đoàn bóng bàn Mỹ và các đoản khác đến. Tôi có mặt khi Chu Ân Lai tiếp họ.
- Ấn tượng của ông đối với Chu Ân Lai thế nào?
- Tôi luôn luôn thấy ông ta thẳng thắn và thật thà, nói điều ỏng ta nghĩ và làm đúng điều ông ta nói.
- Đó là ấn tượng của tôi. Tôi có ấn tượng sâu sắc với ông là và với những người chung quanh ông ta. Tất nhiên, tôi không biết những mục tiêu dài hạn của ông ta là gì? Ông ta là một nhà cách mạng, nhưng tôi có thể khâm phục những người đã dành cả cuộc đời của mình cho một mục đính, dù đó là một mục đích cách mạng. Nhưng tôi thực sự muốn nói chuyện với ông về Việt nam. Gần đày ông có ở Hà Nội không?
- Lần cuối cùng là tháng 5 năm 1970. Nhưng trước khi đi New York, tôi có ăn cơm tối với ông Xuân Thuỷ, người đứng đầu phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hoà tại cuộc hội đàm Paris”.
- Ông ta nhìn công việc như thế nào trong những ngày này!
- Thoái mái và tin tưởng, rất hài lòng với sự ủng hộ mạnh mẽ của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc đối với kế hoạch hoà bình 7 điểm của bà Bình. Đó là lần đầu tiên Liên Xô và Trung Quốc cùng đồng ý đối với một vấn đề có liên quan đến hội đàm. Ông Xuân Thuỷ cũng tin rằng Trung Quốc sẽ không làm gì trên đầu của Hà Nội trong cuộc đi thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nixon.
- Người nào nghĩ rằng Trung Quốc sẽ làm như vậy chổng lại các bạn bè của họ ở Hà nội thì cần phải xem lại đầu óc của họ. Chúng tôi không có những ảo tưởng như vậy. Nhưng Hà Nội có thực sự muốn một giải pháp bằng thương lượng không?
- Có. Và họ tin rằng kế hoạch 7 điểm chứa đựng tất cả các nhân tố cho một giải pháp.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:05:16 am
- Tôi khâm phục người Bắc Việt nam. Tôi mong rằng họ ở phía chúng tôi. Họ là một dân tộc bền bỉ và kỷ luật, thậm chí đó là một dân tộc anh hùng. Họ có những đức tính vĩ đại, nhưng họ là những nhà thương lượng tồi. Họ phải chấm dứt cách nói “You must” (anh phải)... Nếu họ nói “you should” (anh nên)... thi sê còn tốt hơn.
- Có lẽ sẽ tốt hơn, nếu họ nói Let us... (Chúng ta hãy...)
- (Cười) Đó sẽ là tiến bộ thực sự. Ông thấy đó, có một số lời lẽ không thể dùng được đối với một cường quốc lớn như Mỹ nếu muốn gạt bỏ các trở ngại.
- Trở ngại lớn nhất phải gạt bỏ là gì?
- Hà nội muốn cái gì cũng xảy ra ngay tức khắc. Họ muốn người của họ tiếp quản miền Nam ngay tức thì. Họ muốn chúng tôi nhận mọi thứ họ đề nghị mà họ thì không có nhượng bộ nào.
- Họ và Mặt trận dân tộc giải phóng cho rằng họ đã có nhượng bộ lớn nhất ngay từ đầu, khi họ chấp nhận chưa thống nhất ngay tức khắc. Rõ ràng không có thống nhất trong tương lai trước mắt. Kế hoạch 7 điểm nói rõ điều đó nhất là điểm 5.
- Về nền trung lập?
- Không phải chỉ vấn đề trung lập. Chấp nhận viện trợ kinh tế và kỹ thuật của cả hai phía. Đề nghị tham gia các hệ thống của sự hợp tác kinh tế khu vực. Về các mối quan hệ tương lai với Mỹ, có những điểm làm cho một giải pháp trở nên để dàng chấp nhận đối với ông!
- Nói một cách thẳng thắn trong kế hoạch 7 điểm. Gắn việc rút quân với việc thả tù binh, vẫn là một điều chán ngắt.
- Bị bám vào một kiểu ché độ mà ông có ở Sài gòn mới thầt là một điều chán ngắt lớn hơn.
- Tôi không bình luận điều đó, những người Bắc Việt không đề cập đến bất cứ một cách thực tiễn nào để thay đồi chế độ đó. Họ không thể mong chờ chúng tôi vứt bỏ nó. Họ không đưa ra kế hoạch thực tề nào để thành lập chế độ liên hiệp của họ.
- Họ nghĩ rằng các ông chẳng làm gì để đưa lại một sự thay đổi của chế độ và đáng ra các ông không nên làm một số việc mà các ông làm để giúp chế độ đó tiếp tục nắm quyền.
- Nếu chúng tôi muốn duy trì vĩnh viễn chính quyền ở Sài gòn thì những chiến thuật của Hà Nội có thể đã làm dễ dàng cho nhiệm vụ đó của chúng tôi. Nhưng rất may cho Hà nội là chúng tôi không muốn như vậy. Họ quả ngờ vực. Họ không tin chúng tôi khi chúng tôi nói rằng chúng tôi đang rút ra.
- Lịch sử chứng minh những ngờ vực của họ.
- Tôi đồng ý với ông họ có mọi quyền để ngờ vực. Nhưng họ phải hiểu rằng đây là năm 1971, chứ không phải năm 1954 đó là lúc Đa-lét cố tình kéo chúng tôi vào Đông Nam châu Á... Chinh sách của chúng tôi hiện nay là ngược lại: rút ra. Nhưng chúng tôi không thể làm tất cả việc đó ngay tức khắc được. Hà Nội chẳng làm gì để giúp chúng tôi cả. Họ muốn mọi thứ ngay bây giờ. Chúng tôi đang rút ra. Họ nghĩ rằng chúng tôi muốn giữ các căn cứ. Khi chúng tôi tìm cách bình thường hoá quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, chúng tôi không thể để cho chiến tranh tiếp tục trong khu vực đó. Nếu họ nghĩ rằng chúng tôi bám vào các căn cứ, thì họ đã sai lầm. Chúng tôi muốn các căn cứ đó để làm gì? Chúng tôi cũng không muốn một Bắc Việt nam bị yếu đi về kinh tế và chính trị bằng việc tiếp tục chiến tranh, làm mồi cám dỗ cho một Nhật Bản có tư tưởng bành trướng. Chúng tôi đã biết rằng có thể có những quan hệ tốt với các nước cộng sản, khi mà các nước đó không còn là một khối thuần nhất nữa.
- Thế giới cộng sản cũng là thế giới nhiều cực.
- Chúng tôi không có bất hoà thực sự nào với Việt nam. Chúng tôi không nghĩ rằng các nhà lãnh đạo ở đó là xấu không đạo đức và phải bị trừng phạt. Vấn đề là phải tìm một cơ sở thực tiễn cho cách giải quyết.
- Họ nghĩ rằng 7 điểm đưa lại một khung cảnh thực tế và các cuộc nói chuyện riêng về những vấn đề đó giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời và Mỹ một cách đầy đủ và chi tiết, có thể đưa lại một phương cách thực tiễn để rút ra khỏi cuộc chiến tranh.
- Tôi không chắc rằng đó là cách tốt nhất và duy nhất để giải quyết vấn đề. Điều rắc rối là Hà Nội không chịu đợi để cho các quá trình chính trị tự nó diễn ra sau khi chúng tôi đã hoàn thành việc rút ra khỏi chiến tranh.
- Họ muốn tương lai được giải quyết bằng các quá trình dân chủ phù hợp với các khái niệm triệt để nhất về dân chủ của Mỹ. Nhưng như ông đã thấy ngay Dương Văn Minh hoặc Nguyễn Cao Kỳ cũng không thể đương đầu với Thiệu, và các ông đã ủng hộ trò cười của cuộc bầu cử chỉ một người ứng cử.
- Hà nội cũng làm hỏng khả năng đó. Họ đã làm mọi điều sai.
- Tôi nhắc đến Dương Văn Minh vì tôi nghĩ rằng có thể tìm được những nhân vật và một chế độ có thể chấp nhận được cho tất cả các bên.
- Còn ông Lê Đức Thọ thì thế nào? Ông ta có thực sự quan trọng hơn ông Xuân Thuỷ không?
- Vâng, ông ta là một trong nửa tá nhân vật chop bu trong ban lãnh đạo của Hà Nội. Ông ta là một uỷ viên Bộ chính trị, ông Xuân Thuỷ là một uỷ viên Ban Chấp hành.
- Tôi rất cảm kích ông Phạm Văn Đồng.:.
- Ông ta rất uy nghi. Một nhà trí thức yêu nước, tận tuỵ và thẳng thắn, thật thà và chân thật. Trên thực tế giống ông Chu Ân Lai nhưng theo cách Việt nam.
- Giống Chu Ân Lai! Thật sao? Ông Chu Ân Lai là kỳ lạ.
- Ông Xuân Thuỷ đã hy vọng rằng việc Poỏc-tơ đến có thể có nghĩa là sẽ có một điều gì mới đó... Nhưng khi ông Xuân Thuỷ đề nghị Poóc-tơ ngồi xuống và thảo luận các chi tiết của 7 điểm với bà Nguyễn Thị Bình, thì ông ta lặp lại các phần đề nghị cũ rằng bốn bên gặp nhau trong các phiên họp hạn chế. Cả ông Xuân Thuỷ lẫn bà Bình chẳng thấy có điểm lý thú nào trong các phiên họp hạn chế với sự có mặt của phái đoàn Sài gòn.
- Ít nhất họ phải ngồi xuống với Sài gòn và xem lập trường thương lượng của Sài gòn là gì.
- Lập trường đó đã được biết rõ rồi. Thiệu đã công khai tuyên bố ý chí muốn một giải pháp quân sự. Nếu thương lượng thực sự được tiến hành mà có mặt các đại biểu Sài gòn thì không thể nào bàn đến các vấn đề bí mật cần thiết được. Ông Xuân Thuỷ cũng nói với tôi rằng vấn đề thả thêm phi công như là một cử chỉ thiện chí đã bị kết thúc rồi... Dù sao, thủ tục thả tù binh cũng được nêu trong kế hoạch 7 điểm.
- Chúng tôi muốn đi vào tất câ các vấn đề đó. Ông có thể chuyển các quan điểm của tôi cho các bạn Việt Nam của ông. Tôi không biết ông có biết không, chứ tôi đã làm mọi việc để các cuộc nói chuyện bắt đầu dưới chính quyền Johnson năm 1967. Thật là buồn cười nếu nghĩ rằng trong tình hình hiện nay tôi ít quan tâm đến việc làm cho chiến tranh chấm dứt. Chính việc tôi tiếp ông, đúng một tuần trước chuyến đi thăm Bắc Kinh khác của tôi sẽ thuyết phục các bạn Việt nam của ông về điều đó.
Trong khi chúng tôi nói chuyện, Tổng thống Nixon đã gọi điện đến về một thông cáo mà Kissinger phải dự thảo công bố rằng Nixon sẽ thăm Liên Xô tháng 5 năm 1972.
Kissinger hỏi tôi, trong khả năng không chắc chắn về việc Bắc Kinh lấy lại ghế của Trung Quốc ở Liên hợp quốc năm nay thì ai sẽ dẫn đầu phái đoàn của Trung Quốc. Để thử phản ứng của ông ta, tôi nói: “Có lẽ Chu Ân Lai”. Kissinger hầu như nhảy lên khi nghe câu đó.
- Không - ông ta nói - Chu Ân Lai sẽ không làm việc đó. Ông ta sẽ không đến Mỹ trước khi Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc...
Để làm vừa lòng ông ta, tôi nhắc lại tuyên bố của Chu Ân Lai vài tháng trước đó, trong khi tôi có mặt, rằng ông ta sẽ không đi thăm nước ngoài dài ngày nữa, và nói rằng sẽ có thể là Kiều Quán Hoa. Tôi mô tả Kiều Quán Hoa như là một con người rất xuất sắc mà các nhà ngoại giao Phương Tây có thể dễ tiếp xúc.
Đến đây cuộc gặp gỡ kết thúc.
Tôi được biết từ một người bạn quen rằng vài giờ sau đó, Kissinger xen cuộc trao đổi của chúng tôi là có kết quả. Theo tôi phần lớn những điều mà tôi cảm thấy đạt được trong việc làm rõ cáo quan điểm của Hà nội đã bị giảm giá trị khi tôi được biết qua công bố đột ngột của Nixon trên vô tuyến truyền hình ngày 25-1-1972 rằng, Kissinger đã có 12 cuộc gặp bí mật, 7 với ông Lê Đức Thọ và ông Xuân Thuỷ và 5 với riêng ông Xuân Thuỷ ở Paris trong thời gian từ 4-8-1969 đến ngày 13-9-1971. Kissinger chủ động cắt đứt các cuộc hội đàm kể từ ngày đó, và thông điệp mà ông ta muốn tôi chuyển cho ông Xuân Thuỷ nói lên rằng ông ta vẫn còn quan tâm đến một giải pháp bằng thương lượng và Mỹ có ý định rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt nam.
Tôi rời Nhà Trắng với tin riêng trong túi: Kissinger sắp bay đi Bắc Kinh thăm lần thứ hai: Nixon sắp thăm Moscow (và cả hai sự kiện được công bố ngày hôm sau); Burchett đã có một bữa ăn sáng dài thảo luận với Kissinger. Kissinger đã được gì? Bằng sự ngây thơ của những câu hỏi và những đề nghị của tôi đối với việc nói chuyện riêng, chẳng hạn) ông ta có thể xác nhận rằng ông Lê Đức Thọ và ông Xuân Thuỷ đã tôn trọng nguyên tắc bí mật hoàn toàn đối với các cuộc nói chuyện riêng, và ông ta đã mở được thêm một con đường khác với “phía bên kia” ngoài con đường ngoại giao. Nhiều năm sau, khi tôi đọc quyển sách của người hoạt động CIA Phrăng-cơ Xnép (quyển Khoảng cách lịch sự) tôi bị ám ảnh với ý nghĩ rằng khi Kissinger fhăm dò tầm quan trọng tương đối của ông Lê Đức Thọ và Xuân Thuỷ là hầu như chắc chắn là ông ta chịu trách nhiệm về những kế hoạnh nhằm giết hoặc bắt cóc các nhà lãnh đạo Bắc Việt nam thuộc cỡ đó. Xnép tiết lộ:
“Trong lúc đó Kit xinh-giơ yêu cầu cộng đồng tình báo nghiên cức các tình huống để xàc định xem có thể có cách nào kéo người Việt nam ra khỏi chỗ bế tẳc. Một đề nghị mà CIA và Lầu năm góc cùng đưa ra đòi ám sàt hoặc bắt cóc một hoặc nhiều nhà lãnh đạo lãnh đạo Bắc Việt nam, trên cơ sở cho rằng làm như vậy sẽ gây rối loạn ở Hà Nội đên mức những người còn sống sẽ buộc phái đáp ứng những yêu sách của Mỹ. Khi các đồng sự của tôi và tôi được yêu cầu đánh giá kế hoạch đó, chúng tôi khó mà nén được buồn cười. Như cuộc tấn công của Mỹ năm 1970 vào trại tù binh Sơn Tây ở ngoại thành Hà Nội đã tỏ ra khá đau đớn, tình báo của chúng ta rõ ràng là không hiếu hết về cuộc sống và thì giờ của người Bắc Việt nam. Nếu chúng ta đã không thể xác minh chinh xác chỗ ở của một nhóm lớn tù binh Mỹ ở Thủ đô Bắc Việt nam thì làm thế nào chúng ta có thể hy vọng tim ra được chỗ ở và tấn công những thành viên có lựa chọn của ban lãnh đạo Đảng?”
Ý định ám sát kinh tởm đó đã dọi mọi ánh sâng mới vào lời hứa của Nixon tiến hành những cuộc tấn công thêm nữa theo kiểu Sơn Tây đẻ non. Người ta phải đi lùi xa vào lịch sử mới thấy rằng việc ám sát và bắt cóc đối phương trong một cuộc thương lượng là một kiểu ngoại giao có thể chấp nhận được. Kissinger với tư cách là người đứng đầu Uỷ ban 40, phụ trách lĩnh vực các “mánh khóe xấu xa” của chính sách ngoại giao Mỹ, chắc chắn là đã dính sâu vào công việc xấu xa đó. Hình ảnh của một “Thầy giáo hiền lành” đã phai nhạt từ lâu trước khi tôi đọc quyển sách của Xnép, nhưng những tiết lộ như vậy đã khẳng định tính chất bỉ ổi của các biện pháp của ông ta. Những kế hoạch với tính vô đạo đức và man rợ của “cuộc ném bom vào ngày Giáng sinh bằng B.52 ở Hà Nội tháng 12 năm 1972, tính thiên về lừa bịp trong ngoại giao, và sự bât lực không thấy được những giải pháp, khi những giải pháp đó đã nằm ngay trong tầm tay, đã làm cho một trong những người viết tiểu sử của ông ta, đồng thời cũng là một đồng sự cũ trong Hội đồng an ninh quốc gia Bôgiơ Mô-rít mô tả những biện phảp chấm dứt chiến tranh Việt nam của Kissinger là dã man cũng như tinh tế, thường là vô lý, hèn nhất, không thích hợp trong khi vẫn lịch sự.
Cuối cùng không còn chính sách nào khác, không còn thành tích nào khác trong sự nghiệp lâu dài và đầy tranh cãi của ông ta lại làm nhơ nhuốc việc Henry Kissinger tìm cách vươn lên tiêu chuẩn vĩ đại, đến như vậy”
Ấn tượng chính của tôi về nhân cách Kissinger là sự hài lỏng lấn át của ông ta về bản thân mình và đôi mắt nghiêm khắc, lạnh lùng làm cho nụ cườicủa ông ta khỏng còn vẻ ấm cúng nữa. Tôi rất khó chịu trước lời bác bỏ khiếm nhã của ông ta đối với kế hoạch 7 điểm của bà Bình mà ông ta xem là một điều “chán ngắt”. Đó là giải pháp tốt nhất mà Mỹ chưa bao giờ có thể hy vọng có được để bảo vệ lợi ích của chính mình và để chấm dứt chiến tranh Việt nam một cách hoà bình và “với danh dự”. Từ lúc Kissinger văng ra cái từ “chán ngắt” trong cuộc nói chuyện, tôi nghi ngờ sự thành thật của ông ta muốn đạt đến một giải pháp thực tế.
Khi lên chiếc máy bay đường ngắn trở về New York, tôi tự chúc mừng mình là đã vi phạm giới hạn đi lại mà không bị phát hiện. Một người đến chậm to béo, bước sát và đến ngồi ngay bên tôi. Anh ta kêu lên “Burchett, cậu làm gì ở đây?” Đó là Hăng-ri A-sơ-mo của Trung tâm nghiên cứu các thể chế dân chủ. Với nhiều con mắt nhìn về phía chúng tôi vi lời chào dạt dào của anh ta, tôi giải thích nhẹ nhàng rằng tôi đang theo dõi cuộc thảo luận về Trung Quốc với sự đi lại bị hạn chế, nhưng không thể cưỡng lại một chuyến đi Washington theo lời mơi khẩn cấp của những bạn cũ. Sẽ không tốt nếu việc này lan ra chung quanh. Anh ta hứa giữ kín và đã giú lời hứa. Không phải lỗi của anh ta hoặc của tôi khi tin về cuộc họp, chứ không phải nội dung, đã lọt ra ngoài và nhanh chóng lan về Australia. Do đó, dưới nhan đề “Tiến sĩ Kissinger nói gì với Winfred Burchett tờ Thời báo Melbourne đăng một tin của phóng viên ngoại giao của nó là Bruxơ Gran-tơ, mà dưới đây là một vài đoạn trích:
Ngày 19 tháng 10, nhà báo Australia Winfred Burchett mà dưới con mắt của Chính phủ Australia là một người ngoài vòng pháp luật đã bí mật gặp nhà kiến trúc chính sách ngoại giao của Mỹ Henry Kissinger. Cuộc họp đã được tổ chức theo lời mời của tiến sỹ Kissinger...
“Mặc dù ông ta chính thức là một người bị ruồng bỏ ở Australia, phóng sự của Winfred Burchett từ Đông Dương đã đưa lại cho ông ta một danh tiếng quốc tế như là một con người thông minh và thạo tin, mặc dù những thiên kiến chính trị của ông ta...
Đó là một loại hiểu biết chính trị mà Chính phủ Australia không được tiếp xúc trong nhiều năm nay.
Những tường thuật về cuộc gặp tuy khác nhau, nhưng đều tập trung vào một đề tài: một cách giải quyết chính trị ở Việt nam. Ngày 19 tháng 10 là ngày trước khi Kissinger đi thăm Bắc Kinh lần thứ hai, ông ta muốn nghe ý kiến của Burchett tại sao Hà nộii đã không đáp ứng những đề nghị của Washington nhằm đi đến một giải pháp”.
Con đường dài, buồn thảm và vô cùng đau khổ dẫn đến việc ký một hiệp định chấm dứt chiến tranh. và lập lại hoà bình ở Việt nam tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973, cuộc chiến tranh tiếp tục ở miền Nam, cuộc tấn công chớp nhoáng quét sạch chế độ Sài gòn, dẫn đến sự thống nhất nhanh chóng đất nước, tôi đã mô tả ở chỗ khác. Thật là đúng đắn về mặt lịch sử khi nói rằng nếu Kissinger hành động như một chính khách, ngoại giao như đôi khi ông ta được mô tả như vậy, sẽ cứu được sinh mạng của hàng nghìn binh lính và dân thường, nước Mỹ sẽ duy trì được một địa vị tôn kính ở Đông Dương, những thảm kịch của những người chạy trốn bằng thuyền và thảm kịch của Campuchia sẽ được tránh khỏi, hoà bình và ổn định trong khu vực này của thế giới sẽ được duy trì.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:05:55 am
14. Bắc Kinh và chuyến đi thăm của Nixon
Sau khi có mặt ngày 10 tháng 11 năm 1971 để hoan nghênh Kiều Quán Hoa khi ông ta bước qua ngưỡng cửa của Liên hợp quốc để trình thư uỷ nhiệm lên Tổng thư ký Uthant, và khi ông ta dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc ngồi vào chỗ ngồi hợp pháp của mình với sự vỗ tay hoan nghênh huyên náo, tôi lại lên đi Bắc Kinh. Ở đó tôi có một cuộc hẹn với Thái tử Norodom Sihanouk, Quốc trưởng bị hạ bệ Campuchia, nguyên quốc vương, và lúc này là Chủ tịch sáng lập của FUNK (Mặt trận Thống nhất dân tộc Campuchia). Chúng tôi hợp tác với nhau để viết một cuốn sách trong đó Sihanouk sẽ mô tả các sự kiện dẫn đến việc lật đổ ông ta, tính chất và những triển vọng của cuộc đấu tranh chống lại, mà vào lúc tôi đến Bắc Kinh đang được tiến hành hết sức ráo riết...
Sihanouk rất nóng ruột trình bày trường hợp của mình cho thế giới để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận chung. Chúng tôi nhanh chóng thoả thuận với nhau về nội đung cuốn sách và chia nó ra thành những chương và những vấn đề mà mỗi bên phải viết và định ra cách làm việc thông thường thích hợp với nhiệm vụ của ông ta là Quốc trưởng lưu vong. Nhiệm vụ của ông ta rất nhiều. Các khách cấp cao của các nước thừa nhận Chính phủ kháng chiến đều thực hiện những cuộc đi thăm lễ tân. Mao Trạch Đông đã ra chỉ thị phải cung cấp cho Sihanouk tất cả các phương tiện để hoạt động như là một Quốc trưởng thực sự. Ngôi nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc trước kia (và trước đó là Sứ quán Pháp) đã được chính thức tuyên bố là khu vực của Campuchia. Vì lý do thuận tiện, tôi được bố trí ở tại nhà riêng của Thủ tưởng Chính phủ đoàn kết dân tộc Vương quốc Campuchia (GNLUNK), chính khách đàn anh Xăm-đéc Pen-nút đã xuống miền Nam ấm hơn của Trung Quốc.
Chúng tôi nhanh chóng định xong cách làm việc hàng ngày. Vào trước bữa ăn trưa, tôi sẽ đánh máy những câu trả lời của Sihanouk đối với những câu hỏi liên quan đến các nội dung của chương sách sẽ được viết thảo đêm đó. Chúng tôi nói bằng tiếng Pháp, nhưng sáng sớm sau, ông ta sẽ đọc bản thảo bằng tiếng Anh, trả lại tôi vào buổi tối với những bình luận của ông ta viết rõ ràng mực đỏ ở ngoài lề. Trên cơ sở đó, tôi phải hoàn thành bản thảo cuối cùng và lại chuyển lại cho ông ta thông qua. Đồng thời tôi tôi làm việc cho chương khác. Một khi tư liệu đã đầy đủ, mỗi ngày chúng tôi viết xong một chương...
Trong 3 tuân lễ tôi hoàn toàn hợp nhất vào gia đình Sihanouk. Ăn trưa và ăn tối với họ, máy ghi âm luôn luôn trên bàn ăn; gia đình ông ta gồm có người vợ xinh đẹp và thông minh, bà Monic và mẹ bà ta; một đứa con trai và con gái của một trong những người vợ trước của Sihanouk; bà cô cưng quý của ông ta giám sát việc ăn uống và người thư ký riêng. Ông ta làm việc với một năng lực phi thường và để giữ cho thành viên của Chính phủ và gia đình của ông ta mạnh khoẻ, ông ta thường tổ chức những trận đấu cầu lông ban đêm, thường là 3 người chơi một bên để nhiều người được chơi nhất. Thỉnh thoảng tôi cũng để ra một số thời gian viết ban đêm để theo dõi các cuộc đấu cầu lông giữa bộ này với bộ khác, giữa vụ này với vụ khác.
Sihanouk luôn luôn đứng giữa, nhảy lên nhảy xuống như một quả bóng cao-su, phía ông ta tham gia luôn luôn thắng.
Mao Trạch Đông nhấn mạnh rằng thái độ mến khách phải được mở rộng cho bất kỳ người Campuchia nảo muốn đến Bắc Kinh để cư trú lạm thời, vì vậy cộng đồng này đã luôn luôn được mở rộng. Họ thay mặt cho những quan điểm chính trị khác nhau của sinh viên, trí thức và những người Campuchia thuộc giai cấp trung gian và giai cấp trên, ngẫu nhiên có mặt ở ngoài nước khi Sihanouk bị phế truất, kể cả một số lớn nhà ngoại giao tập hợp dưới ngọn cờ của FUNK - GRUNK. Những người tìm cách thoát khỏi Campuchia và đến Trung Quốc đều được mời ăn cơm với gia đình Sihanouk để kể những kinh nghiệm của họ và tình hình trong nước.
Monic hoạt động như là thư ký báo chí của Sihanouk. Ở Phnompenh, người ta coi bà ta đúng là một nhân tố trang trí cho Thái tử, đứng bên cạnh ông ta tại các cuộc chiêu đãi chính thức, nói lên một vài câu công thức để hoan nghênh người đến hoặc tiễn biệt người đi. Bây giờ bà ta làm việc nhiều giờ, đọc hàng tá những báo hàng ngày từ New York, London, Paris và Hong Kong, cắt những bài nói đến Campuchia và những nhân tố của tình hình quốc tế có liên quan đến tình hình Campuchia. Khi tôi chúc mừng bà ta về sự đánh giá rất nghề nghiệp mà bà ta đã tỏ ra trong việc biên soạn những báo cáo. Bà ta trả lời:
“Trước khi chồng tôi bị phế truất tôi chưa hề bao giờ quan tâm đến chính trị. Trên máy bay từ Moscow đến Bắc Kinh khi ông ta báo cho tôi điều đã xảy ra, tôi cố thuyết phục ông ta rằng sau chuyển thăm Bắc Kinh chúng tôi nên trở về Pháp và sống yên tĩnh ở đó. Nhưng khi ông ta nói chúng ta phải đấu tranh chống lại, tôi đã đồng ý và quyết tâm ủng hộ ông ta. Ông ta yêu cầu tôi đọc báo cho ông ta và cắt những đoạn có ích cần chú ý. Từ đó tôi đã chú ý một cách say sưa đến tất cả các mặt của các công việc quốc tế”.
Còn đối với cuốn sách, mục đích đã được nêu trong lời giới thiệu của tôi, rõ ràng đã được viết với sự đồng ý của Sihanouk. Lời giới thiệu đó nêu lên những đường hướng chính. Dưới đây là một đoạn trích:
Quyển sách mô tả một cách cổ điển toàn bộ tính chất của những phương tiện, mà cường quốc kinh tế quân sự mạnh nhất thế giới đã sử dụng để buộc một nước nhỏ từ bỏ chính sách mà nước đó đã lựa chọn và để gạt nhà kiền trúc và người thi hành chính sách đó.
Tại cuộc gặp đầu tiên của Sihanouk với anh em Đa-lét, họ đã đưa ra một yêu cầu đáng ngại rằng ông ta phải bỏ những ý nghĩ trung lập của mình. Khi những sức ép ngoại giao, chính trị và kinh tế đi đôi với những sức ép quân sự đã thất bại thì tiếp theo là một thời gian của những âm mưu và những kế hoạch ám sát. Khi các mưu đồ đó cũng thất bại cuối cùng đến lượt một cuộc đảo chính quản sự và can thiệp vũ trang của Mỹ và chư hầu Sải Gòn nhằm duy trì bọn chiếm đoạt lại chính quyền bằng việc cung cấp đầy đủ tài chính cho bọn phản bội chóp bu. Bằng cuộc đảo chính của Lon Nol tháng 3 năm 1970, Mỹ đã thành công trong việc xuất cảng sang Đông Dương những biện pháp đã được thử thách ở châu Mỹ la-tinh... Công trình hiện nay được tác giả coi là một vũ khí trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập của chính nước tác giả và là một lời cảnh tỉnh cho các nước khác đã bị xem như là những nạn nhân tương lai.
Trong lời tựa ngắn do Sihanouk viết, đã đưa đoạn sau đây vào. Đó là đoạn làm cho tôi rất thích thú:
“Tôi đã chọn để kể câu chuyện này cho một nhóm các nhà văn đã luôn luôn bảy tỏ cảm tình, sự hiểu biết và từ tôn trọng đối với danh dự quốc gia của chúng tôi, đối với những nguyện vọng của nhân dân tôi, và đối với phần của riêng tôi trong việc bảo vệ những nguyện vọng đó”.
Khoảng hơn ba tuần lễ sau khi đến Bắc Kinh, tôi trở lại Paris để đánh máy sạch một bản viết tay và gửi bản thảo thứ nhất cho đại diện văn nghệ. Rồi tôi trở lại Bắc Kinh; lần này với người làm phim tài liệu vô tuyên truyền hình Pháp nổi tiếng Rô-giơ Píc. Chúng tôi là một trong các đoàn của CBS được chỉ định theo dõi cuộc đi thăm Trung Quốc của Nixon, bắt đầu từ ngày 21-2-1972.
Nếu Mao Trạch Đông đã quyết định thực hiện quay ngược lại 180 độ như bây giờ, mà nhiều quan sát và chuyên gia tin như vậy, thì ông ta phải ffịnh liều lượng cho việc đó để ít nhất là trên bề mặt, đối với những gì còn lại của đảng cộng sản Trung Quốc sau “Cách mạng văn hoá” và đối với quần chúng Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian rất ngắn trước chuyến đi thăm của Nixon, chủ nghĩa đế quốc Mỹ còn là kẻ thù lớn nhất của Trung Quốc. Do đó, cuộc đi thăm phải được đạo diễn khéo như thế nào đó để lộ ra rằng toàn bộ quần chúng, kể đến cằ những người dân thường ngoài đường phố đã hoàn toàn quay ngoắt theo đường lối mới đó.
Không có người khác nào ngay từ phút đầu đã từng được đón tiếp một cách lạnh lùng hơn. Chu Ân Lai có đến sân bay để hoan nghênh Tổng thống Nixon, phu nhân Pát nhưng không có diễn văn, không có văn công đón tiếp, không có quần chủng đứng ở hai bên đường từ sân bay. Một quần chúng có kỷ luật đã xoay lưng lại phía Nixon. Đường phố Bắc Kinh chưa hề bao giờ vắng bóng người trừ đêm khuya, nhưng lúc đó là ban ngày. Vì các đường phố mà đoàn xe đi qua thường là những đường hoạt động nhất, cho nên rõ ràng các Uỷ ban đường phố đã làm một công việc đặc biệt. Và công chúng cũng đã góp phần trong đó. Nhưng phần chính thức thì rất khác...
Một vài giờ sau khi Nixon đến, Chu Ân Lai đã đưa ông ta đến gặp Mao tại nhà riêng ở Cánh Tây của Cố Cung. Thư ký báo chí của Tổng thống, Rôn Di-glơ mô tả cuộc gặp kéo dài một giờ là những cuộc nói chuyện “nghiêm chỉnh và thắng thắn”.
Buổi tối của ngày đầu tiên đó, Chu Ân Lai thết một quốc yến sang trọng tại Đại lễ đường nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn nổi tiếng. Điểm nổi bật không phải là ở chỗ thức ăn thịnh soạn và rượu Mao Đài bốc lửa (mạnh gấp rưỡi uýtki ngô Mỹ hoặc vốt-ka Nga) mà là ở sự diễn tấu quốc ca Mỹ của đoàn quân nhạc Trung Quốc. Sau một vài chén Mao Đài và dự diễn tấu quốc ca: ngay những quả tim băng giá nhất cũng bắt đầu tan chảy. Những nhà báo tại chỗ cũng như những nhà báo theo đoàn ngồi ở những bàn tròn lớn cùng với những nhà báo quan chức và phiên dịch của Vụ báo chí. Chỗ tôi ngồi lại đối diện với một người khách đến thăm. Đến một lúc nhất định, bắt đầu những cuộc giới thiệu nhau và bắt tay, William F. Bắc-cly, một nhà bình luận và là một người mà tôi tự xem là kẻ thù, cũng đã ngà ngà say vì thức ăn ngon nhất trần gian, vì Mao Đài bốc lửa và vì âm nhạc. Những khách mới tới đang say sưa thưởng thức của ngon vật lạ, nên không có phản ứng về lời trách có cân nhắc kỹ càng trong lời chúc rượu của Chu Ân Lai. Sau khi nhận xét rằng cuộc đi thăm của Nixon sẽ tạo nên một diễn đàn để thảo luận việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước và thảo luận những vấn đề cùng quan tâm, ông ta tiếp tục:
“Nhân dân Mỹ là một nhân dân vĩ đại. Nhân dân Trung Quốc là một nhân dân vĩ đại. Nhân dân hai nước chúng ta đã luôn luôn hữu nghị với nhau, nhưng vì những r lý do mà mọi người đều biết, những tiếp xúc giữa nhân dân hai nước chúng ta đã gián đoạn trong hơn 20 năm. Ngày nay, nhờ cố gắng của Trung Quốc và của Mỹ, các cửa tiếp xúc hữu nghị cuối cùng đã được mở ra.
“Vào thời đại hiện nay, nhân dân Trung Quốc và nhân dân Mỹ thiết tha mong muốn làm giảm tình hình căng thẳng. Nhân dân và chỉ một mình nhân dân là lực lượng thúc đẩy quan trọng nhất làm nên lịch sử thế giới và sẽ đến ngày nguyện vọng chung của hai nước chúng ta sẽ được thực hiện”.
Chu Ân Lai tiếp tục nói rằng mặc dù chế độ xã hội của hai nước khác nhau một cách căn bản, nhưng các mối quan hệ vẫn có thể được thiết lập trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.
Trong lời đáp của mình. Nixon nhanh chóng đi vào mục tiêu chính của cuộc đi thăm, tuy không nói ra một cách rõ ràng:
“Vào chính lúc này, nhờ kỳ công của viễn thông, điều chúng ta đang nói ở đây được nhiều người đang nghe và xen hơn là bất kỳ dịp nào khác trong toàn bộ lịch sử của thế giới. Điều mà chúng ta nói ở đây sẽ được nhớ lâu dài. Điều mà chúng ta làm ở đây có thể thay đôi thế giới”.
“Thế giới theo dõi, thế giới lắng nghe, thế giới mong đợi để xem chúng ta sẽ làm gì. Thế giới là gì? Trong một ý nghĩa cá nhân, tôi nghĩ đến người con gái lớn nhất của tôi, mà ngày sinh là hôm nay. Và khi nghĩ đến con cái tôi, tôi nghĩ đến tất cả các trẻ con trên thế giới ở châu Á, châu Phi, ở châu Mỹ. Chúng ta sẽ để lại gì cho con cháu chúng ta?”
Then chốt của sự phấn khởi của Nixon trong chuyến đi là ở chỗ nhắc đến các “kỳ công của viễn thông” và đến “thế giới dõi, thế giới lắng nghe”... Thế giới đó bao gồm hàng mấy chục triệu người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong vòng chưa đầy chín tháng nữa để bầu ra một Tổng thống. Từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 2, Nixon sẽ có nhiều giờ truyền hình và truyền thanh không tốn kém hơn bất kỳ một ứng cử viên nào có thể mơ đến. Cuộc vận động bầu cử năm 1972 đã bắt đầu từ khi ông ta bước ra khỏi chiếc máy bay Không lực số 1 tại sân bay Bắc Kinh. Ông ta đã được hoá trang cho việc truyền hình cả đêm lẫn ngày. Công chúng Mỹ thấy Nixon trong vai trò của một siêu ngôi sao mới, giao du đến cuối địa cầu với tư cách là người làm ra hoà bình, một anh hùng sắp tạo ra cho các cử tri Mỹ và các thế hệ mai sau của con cháu họ một thế giới an toàn. Chưa hề bao giờ một người đang tranh cử Tổng thống lại có được những hậu cảnh như Cố Cung, Lâu đài vua Chúa, Lâu đài mùa hạ, Trường Thành, và những ngôi mộ nhà Minh. Ri-sớt Mi-lớt và Pat Nixon được Giang Thanh (lúc này chưa phải là kẻ đứng đâu bị phỉ báng của “Lũ bốn tên”, mà là phu nhân Mao Trạch Đông đầy uy tín) hướng dẫn đến nhà hát xem buổi biểu diễn vũ ba-lê “Đội nữ hồng quân” (được thai nghén và thực hiện dưới sự hướng dẫn rất cá nhân của Giang Thanh). Trừ cuộc đổ bộ xuống mặt trăng, cho đến nay, đây là một màn truyền hình lớn nhất. Nhưng nó là trên đất và còn tiếp tục và tiếp tục.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:06:17 am
Nếu Nixon xem tất cả các câu chuyện đó là một biện pháp để giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử, thì Kissinger xem đó là biện pháp để giành được thắng lợi trong chiến tranh, một biện pháp chắc chắn để đóng một cái nêm giữa Trung Quốc và Việt nam. Nixon đã mang theo mình một vài miếng mồi phản bội đầy cám dỗ, kể cả đề nghị trao đổi các phái đoàn thương mại và đã nói rõ ràng rằng sẽ có những phần thưởng to lớn bằng tín dụng đôla nếu Trung Quốc ngừng viện trợ cho Việt nam.
Luôn luôn là một nhà ngoại giao hoàn hảo, Sihanouk đã rút lui về Quảng Châu trong cuộc đi thăm của Nixon để tránh làm cho chủ tịch Mao bối-rối vì có một Quốc trưởng thù địch tại Thủ đô, trong khi tiếp kẻ thù của Quốc trưởng đó. Nhưng còn nhiều hon thế nữa: trước đây Kissinger đã khước từ một khả năng tiếp xúc với Sihanouk vì nó có thể làm giảm ảnh hưởng của Khmer Đỏ và tránh được thảm kịch tiếp theo. Kissinger thừa nhận trong hồi ký của mình, và các nhận trò chơi không thành thật mà Bắc Kinh tiến hành có hại cho Hà Nội. Kissinger tiết lộ rằng vào đêm trước khi Kiều Quán Hoa đưa phái đoàn Trung Quốc vào Đại hội đồng Liên hợp quốc (và Ngoại trưởng Đài Loan Chow Shu-kai dắt đoàn của mình ra), ông ta đã dự một bữa cơm tối với Kiều Quán Hoa tại Câu lạc bộ Thế kỷ đặc biệt của New York.
“Đường lối của Kiều là một phương án còn ôn hoà hơn là điều mà chúng tôi đã đi đến thừa nhận là lập trường tiêu chuẩn đối với Trung Quốc: cảm tình với Hà nội, nhưng không chi vốn cho đồng minh của mình.
Trong việc kêu gọi một lần nữa cuộc ngừng bần ở Campuchia, tôi đã nhấn mạnh rằng lợi ích của Mỹ và Trung Quốc là phù hợp với nhau bởi vì cả hai chúng tôi muốn một Campuchia trung lập, độc lập không bị bất cứ nước nào thống trị. Ông ta không tranh chấp gì điều này, trái lại ông ta hỏi liệu tôi có sẵn sàng gặp Sihanouk vào chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của tôi (định vào tháng 1-1973). Tôi tránh câu hỏi cụ thể đó nhưng đã trả lời chung chung rằng chúng tôi không chống Sihanouk nếu ông có thể thiết lập một quốc gia độc lập”.
Rồi Kissinger trích lời của Kiều Quán Hoa như sau:
“Tôi có thể nói riêng với ông rằng có thể đi đến một sự hiểu biết với Thủ tướng (Chu Ân Lai) để đối xử đúng với những lo ngại của Thái tử Sihanouk. Nếu chiến tranh tiếp tục ở Campuchia thì chúng tôi phải duy trì lập trường hiện nay của chúng tôi. Nhưng điều mà chúng tôi muốn ở Campuchia, nếu nói thật rõ ràng ra đó là giữ Campuhia không trở thành một phần phụ thuộc của Hà nội.
Ngày tiếp theo, khi tôi báo lại với Nixon cuộc nói chuyện đó, tôi lặp lại quan điểm của tôi rằng sau khi có một cuộc ngừng bắn ở Campuchia, Sihanouk một lần nứa trở thành một nhân tố và có thể “trở lại đúng lúc”.
Đáng ra tôi có thể quan tâm đến một cuộc gặp gỡ với Sihanouk để sắp xếp một cuộc ngừng bắn, nhưng thương lượng với ông ta có thể không thành công, chừng nào ông ta còn là người đứng đầu trên danh nghĩa của các lực lượng cộng sản đòi thắng lợi hoàn toàn.
Chuyến đi thăm Bắc Kinh của tôi mà cuối cùng được ấn định vào tháng 2 năm 1973, là cơ hội sớm nhất cho một cuộc họp như vậy (nhưng ngẫu nhiên, Sihanouk không có mặt ở Bắc Kinh lúc đó. Như là một biểu hiện của thái độ chúng tôi và nhận thức của Trung quốc về vấn đề đó Chu Ân Lai yêu cầu chúng tôi lo đến sự an ninh của Sihanouk trước những tin đồn về âm mưu chống lại Thái tử trong chuyến ra nước ngoài của ông ta. Chúng tôi thực sự chấp nhận (chúng tôi cũng đã sắp xếp sau đó để cho mẹ Sihanouk đi một cách an toàn từ Phnompenh đến Bắc Kinh). (Xem quyển Những năm ở Nhà Trắng của Henry Kissinger).
Việc Kissinger coi Sihanouk là “người ở đứng đầu trên danh nghĩa của các lực lượng cộng sản” đã phản ánh lòng tin chống cộng mù quáng. Điều đó đã làm sai lạc sự đánh giá của ông ta về tình hình thực sự của công việc. Và Sihanouk đã giải thích một cách đúng đắn sự quan tâm đột ngột của Kissinger đến một cuộc họp để sắp xếp một cuộc “ngừng bắn” như là một sự thừa nhận rằng: (a) chế độ Lon Nol được Mỹ ủng hộ đang thua và (b) Sihanouk phải bán rẻ những người đang chiến đấu để giữ lấy địa vị đặc quyền của mình. Kissinger đã đánh giá sai lầm con người đó một cách tồi tệ đó là một lý do tại sao Sihanouk “không có mặt ở Bắc Kinh” lúc đó.
Vào ngày thứ tư trong thời gian thăm Bắc Kinh, sau những cuộc nói chuyện dài với Chu Ân Lai xen kẽ với những hoạt động tham quan, Nixon tổ chức một tiệc đáp lễ cũng lại lễ đường lớn như chủ nhà đã làm. Tại mỗi chỗ ngồi của khách quanh bàn có một danh thiếp có chữ ký của Tổng thống Nixon trong một túi Lucite (bằng nilông - ND) cũng như những cốc uống sâm-banh mà khách coi như có thể lấy làm kỷ niệm. Thức ăn, may thay, cũng là thức ăn Trung Quốc và Mao Đài, bia được tăng thêm bằng sâmbanh California ngon. Đoàn nhạc cũng là đoàn trong bữa tiệc trước và nhạc cũng vậy. Nhưng có điều gì đó rất không hay. Không khí tại bàn Tổng thống rất giá lạnh. Không có ai, trừ những người ngồi tại đó, có chỗ tốt bằng Rô-giơ Píc và tôi, để quan sát được điều đó. Nhiệm vụ của chúng tôi đêm đó là phải chiếm chỗ phía trước khi đèn chiếu được bật lên khi Nixon đọc diễn văn và bài trả lời của Chu Ân Lai. Chẳng có gì đặc biệt trong diễn văn của Nixon, nhưng có cái gì đó trong không khí quanh bàn ăn. Kissinger quắc mắt nhìn. Mác-san Gơ-rin, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Nam châu Á và Thái Bình Dương thì đỏ mặt và nhìn vào đĩa của mình. Chỉ có Ngoại trưởng William Rô-giơ nở một nụ cười nửa miệng nhưng mọì người đều biết ông ta đã bị gạt ra khỏi các cuộc thảo luận thực sự. Không có ai nói chuyện với ai, tuy mỗi người đều có người Trung Quốc cùng cấp bậc của mình bên cạnh và không thiếu phiên dịch thông thạo. Trong khi Nixon nói, Chu Ân Lai ngồi một cách hờ hững, cầm cái tăm xỉa răng trong tay. Ngoại trưởng Cơ Bằng Phi, đã từng giữ Rô-giơ trong tình trạng bận rộn vì những trao đổi không nghĩa lý gì, trong khi Kiều Quán Hoa và Kissinger làm công việc thực sự, đã ngồi trơ như phỗng. Còn Kiều Quán Hoa, khi nhận được ra tôi đang bận bịu với những ống nghe và những giây điện lòng thòng, đã nheo mắt, nhăn mặt một cách uể oải.
Khi tắt đến chiếu và chúng tôi trở lại bàn của mình, một người quay phim của một hệ thống khác nói thầm với tôi: “Bạn có thấy điều mà tôi thấy không? Khi Nixon nhận ra tôi, người đang quay phim cho Nhà Trắng. Ông ta cố mỉm cười thẳng vào máy quay phim, cách chỗ ông ta chỉ ba bộ Anh (90 cm), nhưng chỉ một nửa mồm ông ta làm việc”. Nhiều người trong số các nhà báo đã vội vã từ bữa tiệc trở về với túi ni-lông và cốc uống âm-banh rỗng túi, để báo cáo lại cho chủ bút của họ rằng xét không khí lạnh lẽo lại bữa tiệc và những biểu hiện buồn bã của Nixon và Kissinger thì các cuộc hội đàm đã kết thúc một cách thảm hại. Ngày hôm sau, Rôn Di-glơ đã chỉ trích những cuộc hội đàm đó.
Điều mà chúng tôi không biết là Chủ tịch Mao ngày đó đã đưa ra hoá đơn cho tất cả “sự mến khách có một không hai” và các buổi vô tuyến truyền hình không phải trả tiền đó chưa. Hoá đơn đó là dưới hình thức thông cáo chung mà Kissinger và Kiều Quán Hoa còn tranh cãi nhau cho đến nửa giở trước khi cuộc chiêu đãi bắt đầu. Những nội dung khi đưa đưa ra công khai ở Thượng Hải vài ngày sau đó đã chứng minh rõ ràng Kiều Quán Hoa đã thắng. Đó là một tài liệu chủ chốt trình bày những lập trường khác nhau về phần lớn các vấn đề tranh chấp. Nhưng trong các đề tài đã đưa thoả thuận chung có việc mà cả hai nước đều đồng ý là các quan hệ của họ đều phải được dựa trên nguyên tắc “Pan-sơ Xi-la”, một từ đã được quốc tế công nhận và là chữ viết tắt bằng tiếng Hin-đi của 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, đã được Hội nghị Băng-đung năm 1955 thông qua như là cơ sở lý tưởng cho các quan hệ giữa các nước có hệ thống chính trị và xã hội khác nhau.
Ngay dù cho từ “Pan-sơ Xi-la” không được nhắc tới, 5 nguyên tắc vẫn được đề ra. Điều còn ngạc nhiên hơn và chắc chắn đó là lý do của những biểu hiện buồn bã của phía Mỹ trên bàn tiệc là sự chuyển hướng quanh co, ít nhất là trên giấy lập trường của Mỹ đối với Đài Loan. Về vấn đề này, thông cáo viết:
“Phía Mỹ tuyên bố: Mỹ thừa nhận rằng tất cả người Trung Quốc ở hai bên eo biển Đài Loan cho rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ không thách thức gì lập trường đó. Mỹ xác định lợi ích của mình trong một giải pháp hoà bình của chính những người Trung Quốc cho vấn đề Đài Loan. Với triển vọng đó trong suy nghĩ, Mỹ xác nhận mục tiêu cuối cùng là rút các lực lượng Mỹ và các cơ sở quân sự khỏi Đài Loan. Trong lúc chờ đợi, Mỹ sẽ giảm dần các lực lượng và các cơ sở quân sự của mình ở Đài Loan khi sự căng thẳng trong vùng giảm đi”...
Sự kiện tiếp theo và là sự kiện cuối cùng là một bữa tiệc của Uỷ ban Cách mạng tỉnh Triết Giang chiêu đãi đoàn Tổng thống Nixon tại Hàng Châu. Vào buổi chiều, Chu Ân Lai dự một tiệc rượu, tại đó Tổng thống giới thiệu các thành viên của đoàn báo chí đã đi theo Tổng thống: “ông bạn Xtan-lây Các-nốp của tờ Bưu điện Washington, ông bạn Oan-tơ Crôn-cai-tơ của CBS...” v.v. và khi bữa tiệc đêm kết thúc, Chu Ân Lai nhận ra tôi và bất ngờ đến bắt tay tôi. Nixon bối rối đi theo Chu. “Ông bạn Burchett của tôi” - Chu quay sang phía Nixon và nói như vậy. “À, vâng”, Nixon nói và đưa tay ra “Anh là nhà báo Australia. Vâng, tôi biết về anh”. Chúng tôi trao đổi một vài câu thông thường và khi tôi bày tỏ hy vọng rằng cuộc đi thăm sẽ thành công thì Nixon rạng rỡ như thể chúng tôi là những người bạn tốt nhất của nhau. Một số nhà báo đến gần tôi và nói: “Nhưng làm thế nào Nixon biết lên bạn và biết bạn là một người Australia?”. Câu trả lời của tôi là tôi chẳng thấy gì ngạc nhiên cả, bởi vì từ khi ông ta vào Nhà Trắng hầu như tuần nào trên tờ Thời báo New York tôi cũng tấn công chính sách của ông ta.
Bữa tiệc từ biệt được tổ chức tại Thượng Hải đêm tiếp theo, trong đó có một nửa của cái nhóm sau này được gọi là “Lũ bốn tên” Trương Xuân Kiều, chủ tịch Uỷ ban Cách mạng thành phố Thượng Hải và Vương Hồng Văn, Phó chủ tịch. Sáng hôm sau, ngày 28 tháng 2, chiếc máy bay không lực 1 cất cánh.
Những người bạn Việt nam của tôi ở Bắc Kinh rất không bằng lòng về chuyên đi thăm này. Khi tôi tìm cách tìm hiểu tại sao những người bạn Việt nam của tôi băn khoăn lo lắng thì họ nhắc lại một đoạn trong thông báo nói lên “sự cam kết của Mỹ giảm dần lực lượng và các cơ sở quân sự trên đảo Đài Loan khi sự căng thẳng trong khu vực giảm” và họ giải thích: “Điều đó có nghĩa là sự đầu hàng của chúng tôi sẽ là cái giá để người Mỹ trả Đài Loan lại cho Trung Quốc”.
Ngày sau khi Chu Ân Lai đưa Nixon ra máy bay và vẫy tay từ biệt tượng trưng ông ta bay xuống Quảng Châu thông báo cho Sihanouk về các cuộc nói chuyện và bảo đảm với ông ta rằng viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia không những không bị giảm đi như Nixon muốn, mà sẽ được tăng lên. Rồi ông ta lại bay đi Hà Nội để thông báo cho Bộ Chính trị Việt nam về các cuộc nói chuyện. Cảm giác của Sihanouk là Chu Ân Lai đã không chịu thảo luận cả vấn đề Việt nam lẫn vấn đề Campuchia, khuyên Nixon rằng các cuộc thảo luận phải được giới hạn vào các vấn đề thuộc “sự quan tâm của cả hai bên” nhưng ông ta có thể làm dễ dàng những tiếp xúc trực tiếp với Sihanouk hoặc giới lãnh đạo Bắc Việt nam. Cảm giác đó, theo các tiết lộ về sau của Việt nam là không đúng.
Tại cuộc họp của chúng tôi ở Thượng Hải, Sihanouk đã đưa ra một vải sửa chữa nhỏ đối với bản thảo viết tay cuối cùng của tôi và xem nó là đã hoàn thành. Sau khi cùng đi nhiều ngày với những nhà báo đến thăm, tôi trở lại Paris. Đó là hai tuần lễ căng thẳng. Sau khi hoàn thành cuốn sách với Sihanouk, tôi nhận được uỷ nhiệm của Nhà xuất bản Pen-guin viết một cuốn về Trung Quốc với sự cộng tác của người bạn cũ của tôi Ri-uy An-ly, trong lời tôi thiệu của cuốn sách này tôi đã viết:
Nếu tôi cảm thấy rụt rè khi viết cuốn sách đầu tiên đó (Cuốn Những chân không bị ràng buộc của Trung Quốc - ND) và phải đợi gần 20 năm nữa mới dám viết cuốn tiếp theo, và nếu Ri-uy An-ly đợi gần một phần tư thế kỷ sau khi đặt chân lên Trung Quốc để viết cuốn sách đầu tiên của mình (Yo Banfa - Chúng tôi có một con đường), đó là vì cả hai chúng tôi rất có ý thức về trách nhiệm của mình trong việc giới thiệu hình ảnh có căn cứ và chân chính của những thay đổi cách mạng trong khu vực chiếm một phàn tư nhân loại...
Những điều viết sau đây là kết quả của sự tổng hợp các chuyến đi độc lập và các cuộc điều tra mà Ri-uy An-ly và tôi đã tiến hành mùa hè năm 1973 bằng một phương pháp có kế hoạch và có sự phối hợp chặt chẽ. Nó đã dựa vào kinh nghiệm độc đáo của Ri-uy An-ly trong 46 năm hầu như liên tục cư trú, làm việc và đi lại ở Trung Quốc, cũng như vào sự cư trú từng giai đoạn và đi lại thường xuyên của chính tôi trong khoảng thời gian trên 3o năm. Ý định tập trung những kinh nghiệm của chúng tôi vào một cuốn sách đã được khai sinh khoảng 20 năm trước đây. Nhưng những kế hoạch cụ thể đã bị hoãn đi hoãn lại nhiều lần. Cuối cùng chúng tôi dứt khoát phải viết... ngày 15 tháng 1 năm 1974 (Tên cuốn sách đó là: China: The quality of life - Trung Quốc đặc tính của cuộc sống. Xuất bản năm 1976 Nhà xuất bản Pen-guin. London - ND).
Tôi nghĩ rằng chúng tôi đạt được nhiệm vụ hạn chế mà chúng tôi đã đề ra, đó là “đánh giá những thay đổi đã xảy ra trong những năm gần đây ở Trung Quốc và đặt chúng vào viễn cảnh của điều mà chúng tôi đã biết về nước Trung Quốc cũ”, và cố tìm hiểu những thay đổi đó đã ảnh hưởng đến “đặc tính cuộc sống của người Trung Quốc bình thường thư thế nào. Việc thu thập tư liệu để “hoàn thành những kinh nghiệm đã thu thập từ trước đã phải mất hai tháng đi vào các vùng hẻo lánh nhất của Trung Quốc, trừ Tây Tạng, và vài tuần cùng nhau so sánh tư tiệu, thảo ra đề cương chung của cuốn sách và quyết định ai viết chương nào.
Sau khi tôi trở lại Paris, các chương viết xong đã được gửi đi gửi lại giữa Paris và Bắc Kinh để mỗi bên góp ý kiến cho đến khi thoả thuận được một nội dung chung. Nhìn lại vấn đề, chúng tôi đều nhận thầy mình may mắn bắt gặp Trung Quốc trong một thời kỳ lương đối yên tĩnh sau những cơn vũ bão của “Cách mạng văn hoá” và trước những biến động xảy ra, sau cái chết của Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông và sau khi “lũ bốn tên” bị vạch mặt.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:06:50 am
15. Một sự thay đổi quang cảnh
Sau khi bắt tay Kiều Quán Hoa với tư cách là trưởng đoàn của Trung Quốc vào Liên hợp quốc ngày 14 tháng 11 năm 1972, tôi cảm thấy cuối cùng đã giải quyết xong một vấn đề mà từ lâu tôi đã gắn mình vào. Trung Hoa đã giành lại cho ngồi hợp pháp của mình ở Liên hợp quốc. Và trong tháng 4, tháng 5 năm 1975, trong một khoảng thời gian ngắn 3 tuần lễ không thể tin được các lực lượng cách mạng ở Campuchia. Việt Nam và Lào, theo đúng thứ tự như vậy, cuộc đấu tranh lâu dài của họ đã giành được thắng lợi và hoà bình đã được lập lại ở Đông Dương. Tôi chắc chắn rằng còn thêm ba vấn đề nữa mà tôi đã gắn bó một cách chặt chẽ sẽ được giải quyết trong tương lai trước mắt: tình hữu nghị chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương hun đúc trong cuộc đấu tranh chung chống những kẻ thù chung: những quan hệ chặt chẽ phát triển với Trung Hoa của mỗi nước; sự bảo đảm một “nền hoà bình trong thời đại chúng ta” ở khu vực đó của thế giới.
Như nhiều người theo dõi châu Á, trước hết là những người có thiện chí đối với châu Á, chưa bao giờ tôi phạm một sai lầm lớn hơn trong cách đánh giá tình hình lúc đó. Tự nhiên suy nghĩ của tôi phải chuyển về miền Nam châu Phi là nơi mà nhân dân nhiều nước đang đấu tranh cho nền độc lập của mình. Ở đó cũng có một Angola. một Mozambia và một Ghi-nê Bít-xao tương xứng với một Việt nam, một Campuhia và một Lào. Tất cả đấu tranh chống một kẻ thù chung: chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha.
Trong vòng ba ngày sau “cuộc đảo chính của các đại uý” tại Bồ Đào Nha, tôi đã có mặt ở Lisbon với sự quan lâm đặc biệt nhằm tìm xem liệu các “đại uý” đó có thành thật trong việc thực hiện chương trình của họ đòi phi thực dân hoá các nước châu Phi của họ không.
Sau những cuộc thảo luận dài với các sĩ quan chủ chốt của cuộc đảo chính, mà không phải tất cả đều là đại uý, tôi tin rằng họ chân thật. Trong nhóm của họ có thiếu tá Me-lô An-tuyn, kiến trúc sư chính trị của cuộc đảo chính; đại uý Ô-tê-lô Xa-rây-va đờ Các-van-hô, kiến trúc sư quân sự và đại tá Va-xô Đôx Xi-lôx Gông-can-vết, người tham mưu vạch kế hoạch chính trị quân sự sau hậu trường. Thực vậy cuộc đảo chính đã được thực hiện vì chế độ phát-xít đã không chịu xét gì ngoài những giải pháp quân sự đối với những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhưng cũng có những lực lượng khác mà hiện thân là tướng An-tô-đi-ô đờ Xpi-nô-la, Chủ tịch của Hội đồng quân sự thay cho chế độ phát-xít, được lãnh tụ xã hội Mario Xoa-rết kín đáo ủng hộ. Xoarết không đóng vai trò gỉ trong cuộc đảo chính: đã tán thành bám vào các thuộc địa bằng công thửc này hay công thức khác nhất là bám vào Angola giàu có vì dầu, kim cương và cà phê.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy tôi chẳng gặp khó khăn gì trong việc tiếp xúc với các sĩ quan đó. Tuy họ sống tách ra khỏi phần lớn các nhà báo. Lý do của tình hình đó lại càng đáng ngạc nhiên hơn nhiều. Một số sách của tôi về Việt nam đã được một nhà phát hành tìm cách lọt qua được “những người kiểm duyệt” để xuất bản. Nhưng theo yêu cầu của Sứ quán Mỹ quyển Việt nam: Câu chuyện bên trong của chiến tranh du kích đã bị tịch thu, trừ những bản được phân phát bằng bưu điện và một vài trăm quyển mà Học viện quân sự Bồ Đào Nha đã mua. Tại Học viện này các “đại uý” tương lai đã học theo quyển sách đó mà nó đã trở thành sách giáo khoa mà tất cả các sinh viên kể cả các sinh viên bổ túc đều phải đọc. Tiền đề của việc đó là các chiến thuật mà Việt Cộng đang sử dụng ngày nay sẽ được các du kích sử dụng ngày mai. Khi tôi hỏi đại uý pháo binh, người đã báo cho tôi việc này, phản ứng là như thế hào, thì anh ta nói: “Ngay người cánh hữu ngu xuẩn nhất cũng có thể nắm được thực tế rằng, nếu một nước như nước Mỹ, với những nguồn tài nguyên, kinh tế và quân sự không hạn chế,, không thể thắng được một nước nhỏ và lạc hậu như Việt nam, thì làm thế nào nước Bồ Đào Nha nhỏ, lạc hậu lại có thể thắng ở các lãnh thổ châu Phi, lớn hơn Bồ Đào Nha 20 lần và với số dân gấp đôi?”.
Đối với Mê-lô A-tuyn và Ô-tê-lô Đờ Các-van-hô ba lần làm nghĩa vụ quân sự ở các thuộc địa đã làm cho họ tin rằng, các thuộc địa phải giành được nền độc lập của họ và con đường duy nhất đưa lại kết quả đó là phải lật đổ chế độ này.
Một tháng sau ngày đảo chính Hội nghị “phi thực dân hoá” đầu tiên, về Ghi-nê Bítxao đã được mở ra ở London. Hội nghị đó đã chẳng đi đến đâu, bởi vì tất cả điều mà ngoại trưởng Mario Xoa-rết đưa ra là một cuộc ngừng bắn quân sự và quyền tự quyết sẽ được quyết định bằng một cuộc trưng cầu dân ý do Bồ Đào Nha điều khiển. Thiếu tá Pê-trô Pi-rét, đứng dầu phái đoàn Ghi-nê Bít-xao - Cáp Ve nói với tôi: “Tự quyết có thể coi là rất kỳ diệu, đối với năm 1945 chứ không phải năm 1974. Chúng tôi dă được gần 90 nước thừa nhận như một quốc gia độc lập. Chúng tôi có quy chế quan sát viên tại Liên hợp quốc. Hơn hai phần ba đất nước chúng tôi đã được giải phóng một cách vững chắc. Tại sao chúng tôi lại phải thảo luận việc Bồ Đào Nha giám sát “quyền tự quyết” của chúng tôi? Nhân dân chúng tôi đã xác định điều mà họ muốn rồi: nền độc lập đầy đủ và hoàn toàn mà chẳng hề có dây ràng buộc nào”.
Các cuộc nói chuyện đã bị tan vỡ sau 4 ngày trao đổi vô ích. Một điều giống như vậy cũng xảy ra với Mozambia, nhưng nhanh hơn. Mặc dù cuộc gặp đầu tiên đầy xúc động và được chụp ảnh nhiều giữa Xoa-rét và nhà lãnh đạo Phrê-li-mo Xa-mô-ra Maen, các cuộc nói chuyện đã nhanh chóng sa lầy và bị hoãn lại một ngày sau đó. Phải đợi đến lúc Xpi-nô-la bị cách chức nguyên thủ quốc gia trên thực tế và các cuộc hội đàm giao cho An-luyn, mà về sau thay Xoa-rét làm ngoại trưởng, mới có thể có tiến bộ. Nền độc lập hoàn toàn cho các đảo Ghi-nè Bít-lao và Cáp Ve cũng như cho Mozambia đã được nhanh chóng thương lượng.
Angola phức tạp hơn, không phải chỉ vì sự giàu có phong phú của nó mà còn vì có ba phong trào độc lập tranh chấp nhau: MPLA (do A-gôt-xti-nhô Nê-tô đứng đầu), FNLA (với Hôn-đen Rô-béc-tô làm chủ tịch) và UNITA (dưới quyền Giô-nét Xa-vim-bi). Liên Xô ủng hộ MPLA; Mỹ và Trung Quốc ủng hộ FNLA; các nhóm cánh hữu ở Bồ Đào Nha và Chính phủ Nam Phi ủng hộ UNITA. Còn CIA thì ban ân huệ của nó cho cả FNLA và UNITA.
Nhờ sự giúp đỡ của OAU (Tổ chức thống nhất châu Phi) và nhiều nhà lãnh đạo châu Phi, ba phong trào đó đã cử các phái đoàn đến An-vo, ở bờ biển phía nam của Bồ Đào Nha tháng 1 năm 1975 để thương lượng một hiệp định với người Bồ Đào Nha về nền độc lập hoàn toàn của Angola.
Ba nhà lãnh đạo là những đối tượng nghiên cứu về những tương phản giữa họ với nhau khi họ xuất hiện vào phiên họp bế mạc của Hội nghị An-vo ngày 17 tháng 1 năm 1975 ở ký vào văn kiện Bồ Đào Nha trao trả độc lập hoàn toàn: A-gô-xti-nhô Nê-tô mặc bộ quần áo công tác phương Tây, với một bề ngoài rụt rè không phản ánh tính chất của ông ta; Hôn-đen Rô-bé-tô, mặc bộ áo quần kiểu Mao, màu xanh, dữ tợn và nghiêm nghị đằng sau đôi kính râm; Giô-nét Xa-vim-bi to lớn với bộ râu đen và mắt lấc láo, mặc quần áo màu xanh rừng. Nê-tô mà nhiều người Bồ Đào Nha xem là một nhà thơ đương thời cao quý, đã được chọn để thay mặt cho phong trào giải phóng phát biểu sau khi ký. Với tiếng sóng Đại Tây Dương vỗ vào bờ bên ngoài, Nê-tô nhắc đến Pôn-ta Đa Xa-grêt gần đây mà từ đó những đoàn thuyền Bồ Đào Nha xuất phát trong các chuyến đi khám phá từ thế kỷ thứ XV trở đi. Ông ta nói: “Ở đây tương đối gần với Pôn-ta Đa Xa-grết, chúng ta đã kết thúc những quan hệ bất công đã bôi nhọ những kỳ công xán lạn của những nhà vượt biển lão luyện Bỏ Đào Nha. Ở đây, những tham lam của bọn thực dân đã bị vĩnh viễn chôn vùi”. Nét mặt của những người Bồ Đào Nha nhất là Mê-lô An-tuyn, Thủ tướng Gông-xa-vét và đô đốc An-tô-ni-ô đờ Cu-tin-hô “Đỏ” đã sáng ngời lên khi Nê-tô nói đến phong trào giải phóng thứ 4, đó là phong trào các lực lượng vũ trang, đã xúc tác vào những ước vọng của nhân dân ở đây bằng việc lật đổ chủ nghĩa phát-xít ở Bồ Đào Nha, do đó xây dựng một cơ sở vững chắc để chấm dứt sự bóc lột thực dân”. Đó là những lời lẽ lựa chọn một cách đầy cảm xúc làm ấm lòng mọi người của Va-xcô Gông-xan-vét, An-tuyn và Rô sa Cu-tin-hô, mà mỗi người theo cách riêng của mình cũng đã đóng góp lớn lao vào văn kiện lịch sử nhằm chấm dứt 500 năm thống trị của Bồ Đào Nha ở châu Phi, tuy rằng sau đó đã sớm bộc lộ có những thiếu sót bất hạnh.
Sau khi buổi lễ kết thúc, tôi hỏi Nê-tô xem ông ta nghĩ gì về triển vọng sau khi thi hành hiệp định. Với nụ cười bẽn lẽn điển hình, ông ta nói: “Hiệp định là tốt. Nhưng nó mới chỉ trên giấy. Đối với MPLA chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể làm để thực hiện triệt để nhất từng điều, từng khoản một. “Vậy tại sao bạn không đến để tự nhìn thấy?” gợi ý này đã được đại diện MPLA ở Cu ba, Pao-lô Gioóc-giơ đứng bên cạnh, nhiệt liệt tán thành.
Lần sau khi tôi thấy Pao-lô Gióoc-giơ, thì vẻ mặt anh ta tỏ ra vui mừng hơn lúc nào hết. Anh ta đã phát hiện ra tôi xuống máy bay ở sân bay Luanda giữa những người lính vũ trang. Đó là lúc tên phân biệt chủng tộc da đen Ni-tô An-vêt (về sau bị bắn vì phản bội) làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Vì những cuộc chiến đấu quyết định đang diễn ra ác liệt, tôi muốn đến Luanda ngaỵ Mặc dù những quan chức tại sân bay Bồf Đào Nha can ngăn tôi, nhưng tôi vẫn ra đi không có thị thực. Tài liệu duy nhất tôi có là một bản telex của Bộ Thông tin đông ý về chuyến đến thăm của tôi và báo cho tôi rằng thị thực đã sẵn sàng để cấp cho tôi tại văn phòng viên lãnh sự danh dự ở Li-xbon. Nhưng khi tôi đến thì anh ta lại đi Luanda. Bị giữ lại trên máy bay cho đến khi tất cả hành khách đã xuống hết, một sĩ quan với vẻ mặt khó chịu đến gặp tôi. Anh ta chẳng chú ý gì đến bản telexe, mà chỉ chú ý đến sự việc không có thị thực trên hộ chiếu. Khi tôi đi giữa hai người lính, tôi nghĩ đến hộ chiếu Cuba hoặc các giấy thông hành của tôi. Chính thủ Công đảng ở Australia đã cấp lại hộ chiếu Australia cho tôi vào ngày đầu tiên nhận chức của mình. Chúng nó trở nên vô dụng ở Luanda nếu không có thị thực. Thái độ gay gắt đối với người nước ngoài còn đang bị tinh nghi là rất dễ hiểu bởi về một nhóm lính đánh thuê da trắng vừa mới bị quét sạch vài ngày trước đây tại vùng biên giới phía bắc. Khi tôi đi qua phòng tiếp khách quan trọng, Pao-lô Gióoc-giơ phát hiện ra tôi từ một cửa sổ, và tôi được giải phóng ngay. Anh ta đưa tôi vào phòng mà anh ta vừa mới đi ra, đang có cuộc vui mừng và chạm cốc. Pao-lô Gióoc-giơ ấn vào tay tôi một cốc rượu và nói: “Hai tin mừng. Bạn đã đến và chúng tôi vừa chiếm Huambô”. Đó là vào khoảng nửa đêm ngày chủ nhật, ngày 8 tháng 2 năm 1976. Một vài giờ trước đó, các lực lượng của Nê-tô và các đồng minh Cuba của họ đã giành được một thắng lợi quyết định nhất chống lại các lực lượng FNLA - UNITA và những đồng minh Nam Phi của chúng, Huambô là đầu não chung của chúng.
Vài ngày sau đó, khi tôi đến Huambô. Những nhóm nhỏ rời rạc trở về thành phố với những câu chuyện đáng sợ về những cuộc tàn sát ào ạt trong những ngày trước đó. Các lực lượng UNITA - FNLA đã rút 100 dặm về phía tây đến Bi-ê, cứ điểm của Xa-vim-bi, nằm trong vùng bộ lạc chính của hắn ta, bộ lạc Ô-vim-bun-đu. Từ Bi-ê, Xa-vim-bi đã tung ra những lệnh rằng những người dân ở Huambô phải rời thành phố. Hắn ta doạ đưa máy bay đến san bằng thành phố và cảnh cáo rằng những người sống sót rồi sẽ bị MPLA tàn sát. Chắc chắn là Xa-vim-bi đã đóng góp phần của hắn trong việc tàn sát! Trong vòng 24 giờ sau khi Biê bị chiếm, tôi đi theo một nhóm tìm kiếm chính thức có trách nhiệm tìm dấu vết các cán bộ MPLA bị bắt vài tháng trước đó khi UNITA chiếm thành phố, mà từ đó về trước là mỗi thành phố do ba bên quản lý. Chúng tôi biết rằng những người mất tích đã được chuyển đến Bi-ê, nhưng các nhà tù ở đó hoàn toàn trống khi các lực lượng MPLA - Cu ba vào thành phố ngày l tháng 2. Lúc đó tôi đã viết về điều mà tôi thấy như sau:
Sau một giờ đào bới uổng công trong nhà tù Cô-mác-cô ở ngoại ô thành phố, nhóm tìm kiếm phát hiện năm cái hố mới đào trong một vùng đất cát. đằng sau nhà tù thấp, tường trắng, trên bờ một ruộng ngô non. Một bàn chân người thò ra trên một hố đó. Cỏ xung qaanh các hố bị dẫm nát và có nhiều vết máu. Trên mặt đất còn một nửa tá thanh sắt đầy máu. một vài cái còn dinh tóc người. Khi bắt đầu đào lên, thì thấy rõ trong các hố là thi thể của khoảng 100 cán bộ MPLA đã bị giam ở nhà tù Cô-mác-cô. Những thi thể còn mới bị vứt lung tung vào hố, rải lên trên một lớp đất nát. Những chậu rửa mặt trong buồng tắm còn dính máu. Có lẽ ở đây các kẻ hành hình đã tắm rửa để xoá sạch dầu vết trước khi cùng với các lực lượng UNITA tháo chạy khỏi thành phố. Khi nhìn thấy thi thể mà bàn chân lòi ra ngoài là của một người phụ nữ mặt mày đã bị băm nát, không thể nào nhận ra được nữa, một người trong nhóm tìm kiếm lẩm bẩm một cách chua xót: “Đó là mặt thật của Xa-vim-bi Trên đường phố chính của Biê một nhóm những người hốc hác lê bước với một khẩu hiệu: Hoan nghênh MPLA vinh quang”, “Chúng tôi là những g người sống sót của Trường huấn luyện cảnh sát Angola ở Bi-ê” (trích quyển Nam Phi đứng lên của Winfred Burchett - ND) Theo Đô-min-gô An-tô-niô Nê-tô, một thân hình chỉ còn là bộ xương, rách nát và một người trong nhóm hoan nghênh các lực lượng vũ trang MPLA, thì trường Bi-ê có 720 học sinh. Khi liên minh UNITA - FNLA chiếm Huambô, chúng đưa khoảng 100 người vào lực lượng mỗi bên của chúng và tổng số còn lại vào một trại tập trung cũ của Bồ Đào Nha. Khi các lực lượng MPLA - Cuba đến gần Bi-ê, những học sinh đó bị đưa từng toán 10 đến 20 người ra bắn, xác của họ ngã xuống hoặc bị vứt xuống sông Quy-quy-na gần đó. Các tiểu đội xử bắn không thể giết được hết, do đó Ô-ming Nê-tô và nhóm của anh ta nằm trong số khoảng 75 người sống sót của 500 tù nhân.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:07:30 am
Về sau, khi các báo cáo được tổng hợp lại thì ước lượng khoảng 10.000 người đã bị hành hình ở vùng Huambô- Biê mà phần lớn là trước cuộc tháo chạy hỗn loạn của các lực lượng UNITA - FNLA. Con số của tôi sưu tập từ báo cáo của những người sống sót, sau 48 giờ làm việc, thì vào khoảng hơn 2.000 người. Việc này đã được thực hiện trực tiếp theo lệnh của Xa-vim-bi. lúc đó có quyền tối cao ở khu vực này.
Thật là một vấn đề gay go và phức tạp khi những mối thù chủng tộc và bộ lạc lại chồng chất lên cuộc đấu tranh sinh tử giành chính quyền. Quyền lực của Xa-vim-bi là dựa vào những người O-vim-bun-đu ở vùng Trung Nam, một bộ lạc lớn nhất, chiếm khoảng 2 triệu người - Mặc dù UNITA liên minh với FNLA ở cấp chóp bu nhưng những người Ô-vim-bun-đu không có tình cảm êm dịu với 750.000 người Ba-công-gô ở phía bắc cơ sở quyền lực cho Hôn-đen Rô-béc-tô. Nếu người ta có thể nói đến căn cứ quyền lực tự nhiên của MPLA thì đó là l,5 triệu người Mbun-du của vùng Trung-bắc và hầu như là tất cả các trung tâm đô thị. Nê-tô đã tìm cách làm nản lòng đối với những ai muốn đa cực hoá các nhóm bộ tộc; MPLA là phong trào duy nhất trong ba phong trào, được tổ chức trên cơ sở toàn Angola và đó là nguồn sức mạnh chính của phong trào.
Trên đường về từ Bi-ê đến Huambô, tại một điểm ngoặt của đường chính về phía nam dẫn đến biên giới Na-mi-bi-a, nhóm báo chí nhỏ của chúng tôi gặp một đơn vị cơ giới xe tăng và trọng pháo của Liên Xô. Một phóng viên TASS với máy quay phim sẵn sàng trên tay, nhảy ra khỏi xe để tìm một cố vấn Liên Xô nhưng khi anh ta trở lại thì có phần tiu nghỉu. Nhưng may mắn anh ta đã tìm được một người Cuba nói được trong Nga. Người Cuba ấy nhanh chóng yêu cầu không được dùng máy quay phim. Đó là một đơn vị hỗn hợp Cuba - LAPLA (lực lượng vũ trang MPLA) đang được nghỉ trước khi làm nhiệm vụ đuổi những người Nam Phi ra khỏi biên giới Na-mi-bi-a. Kli họ cùng nhau hút thuốc và uống cà-phê, thỉ khó mà phân biết ai là Cuba ai là Angola, nhất là vì một tỷ lệ lớn quân Cuba là người da đen; tất cả họ mặc đồng phục màu xanh như nhau. Cũng có một số phải chăng những người “Angola trắng” (những người Bồ Đào ra sinh tại Angola) tham gia LAPLA từ đầu và nắm các ngành kỹ thuật. Do đó sĩ quan “Cuba” đầu tiên tôi tiếp xúc bằng tiếng Tây Ban Nha đã trả lời bằng tiếng Bồ Đào Nha (nhiều người chì huy LAPLA mà tôi gặp về sau nhất là ở xa về phía nam, thường là người Angola trắng hoặc là những người lai, vì lý do đơn giản là chỉ có họ mới có đủ trình độ học thức để sử dụng các vũ khí hiện đại).
Ấn tượng đầu tiên về những quan hệ tự do và dễ dàng giữa các sĩ quan và binh sĩ trong quân đội Cuba và giữa người Angola và người Cuba trong các đơn vị hỗn hợp, đã được khẳng định trong phần còn lại của chuyến đi thăm đầu tiên này và hai chuyến đi thăm tiếp theo.
Một trong những mỗi quan tâm chính của tôi trong chuyến đi thăm Angola và 2 chuyến đi Mô-dăm-bich trong năm 1976 là tìm xem mọi thứ đã nổ ra như thế nào sau gần 500 năm thống trị của Bồ Đào Nha. Và tại sao, đứng về mặt lịch sử mà nói, lại gần đồng thời trong những năm đó? Đó có phải là một sự phối hợp có tổ chức không? Khác với Việt nam, Campuchia và Lào, giữa Angola, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít xao không có biên giới chung. Sự liên kết là ở đâu, là cái gì, và ngòi nổ?
Một điểm rõ ràng của mối liên kết đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai ở các thuộc địa của Bò Đào Nha phát-xít không bộc lộ mạnh mẽ bằng các thuộc địa của các nền dân chủ nghị trường Anh, Pháp và Bỉ. Các nước dân chủ này có những phương tiện giáo dục lớn hơn nhiều và ít nhất cũng có một số tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng có những nhóm gây sức ép bên trong các quốc hội nữa. Hơn nữa các nước đó đã tương đối bị kiệt quệ về kinh tế trong chiến tranh thế giới thứ hai hơn là Bồ Đào Nha. Họ không thể duy trì các cuộc chiến tranh thuộc địa và khi họ cố gắng làm, như trường hợp của Pháp ở Đông Dương và An-giê-ri và của Anh ở Ma-lai-xi-a và Kê-ni-a thì tổn phí vô cùng to lớn. Trong tinh thần “lợi ích ích kỷ có tính toán”, họ bắt đầu đưa lại nền độc lập bằng những phương pháp hợp hiến. Do đó những năm 1950 đã trở thành thập kỷ trong đó 26 thuộc địa Anh, Pháp và Bỉ giành được nền độc lập của họ (Ga-na giành được độc lập năm 1957), tất cả 11 thuộc địa của Pháp đều giành được độc lập của họ trong năm 1960.
“Nếu họ làm được thì tại sao chúng tôi không làm được?” Men-đét đờ Các-van-hô nói như vậy. Các-van-hô, viên thị trưởng nhỏ nhắn nhưng hoạt bát của Luanda, vào lúc tôi gặp, đã vô tình nhen lên cuộc kháng chiến vũ trang ở Angola. Ngoài vấn đề chế độ phát-xít Bồ Đào Nha, còn nhiều vấn đề đặc biệt khác trong các thuộc địa của Bồ Đào Nha. Trong các vấn đề xấu nhất, có một vấn đề luôn luôn có những tác động như bom nó chậm trong các thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, đó là vấn đề của những người lai và những người đa đen đồng hoá. Ông ta giải thích:
Chính sách cũ chia để trị đã được phát triển thành một phương pháp tế nhị hơn. Một người da trắng được xem là cao hơn một người da trắng lai, một người da đen và ngay người da đen cũng chia thành hai loại: người da đen đồng hoá là những người đã bỏ tính cách châu Phỉ của mình để đạt được một sự giáo dục tối thiểu và thật ra ngoài điều mà thực tế cho là một quy chế nô lệ và loại thứ hai là những người thổ dân da đen thấp kém, bình thường... Ở một số vùng người da đen đồng hoá được ở cách nơi ở của thổ dân một vài trăm mét để tỏ ra rằng họ đã đạt được “quy chế văn minh”. Trong những điều kiện như vậy làm sao chúng tôi có thể phát triển một ý thức về sự thống nhất thiết yếu cho một cuộc đấu tranh trong cả nước?
Chế độ quỷ quái đó có nghĩa là những người da đen duy nhất có học thức, một mặt, phải có địa vị lãnh đạo trong phong trào giải phóng và mặt khác, thường bị những người anh em kém quyền lợi hơn của họ nghi ngờ. Sự liên kết giữa các thuộc địa châu Phi có sự cách biệt nhau hơn của Bồ Đào Nha là luồng gió độc lập nóng bỏng thổi từ các vùng lân cận vào. Còn ngòi nổ là sự đàn áp dã man của người Bồ Đào Nha đối với mọi biểu hiện nhỏ nhất của những người dân thuộc địa về bất cứ ước mong nào mà những làng giềng của họ đã đạt được.
Những sự kiện tiếp theo là việc bắt bác sĩ A-gô-xti-nhô Nê-tô trong phòng khám bệnh ở Luanda của ông ta tháng 6 năm 1960, vì bị tình nghi có những ý kiến về nền độc lập, là một việc làm điển hình. Những người dân ở quê hương Ben-gô của ông ta và của làng I-cô-lô bên cạnh đã biểu tình chống lại cuộc bắt đó ở ngoài huyện lỵ Carthy-tê. Trong số khoảng 1.000 người biểu tình, quân đội Bồ Đào Nha đã bắn chết 30 người và làm bị thương 300 người. Ngày hôm sau, quân đội đã đốt trụi hai làng đó và giết hoặc bắt bất cứ ai mà họ gặp. Cuộc thảm sát Carthy-tê là ngòi nổ làm cháy thùng thuốc súng của cách mạng Angola. Việc bắt Nê-tô và sau đó ông ta bị đầy đến trại tập trung nổi tiếng Ta-ra-phan ở đảo Cáp Ve, và đỉnh cao của việc bắt bớ những nhà lãnh đạo quốc gia bị nghi ngờ, với quy mô lớn từ đầu năm 1959 đến giữa năm 1960. Men-đét đơ Các-van-hô là một trong những người bị bắt sớm nhất, và bị tuyên án 30 năm tù vì tội tuyên truyền chủ nghĩa quốc gia. Do việc đọc nhầm một tin mà ông ta gửi ra từ nhà tù. các bạn của ông ta hiểu là ông ta và những người của nhóm ông ta sẽ được chuyển về Lisbon, nghĩa là sẽ bị tử hình, người lãnh đạo của những người chuẩn bị một cuộc đấu tranh vũ trang, Im-pê-ri-an Xan-ta-na, quyết định rằng đã đến lúc phải hành động quân sự. Mười làm năm sau ông ta kể lại giai thoại đó cho tôi như sau:
Tất cả chúng tôi gồm 3.128 người cam kết tổ chức cuộc tấn công. Biện pháp của chúng tôi là mua cùng một thứ quần, sơmi và giày để dễ nhận bạn và thù. Nhưng làm như vậy thì mỗi người chúng tôi không còn đủ tiền khoảng 25 êcu-đô (khoảng 1 đô-la Mỹ) để mua một con dao. Ai có thể mua được thì mua. Những người khác thì vũ trang bằng búa, gậy hoặc cả đá nữa. Một khi có được vũ khí trong tay chúng tôi bắt đầu tập dùng dao, búa trong tấn công và phòng ngự v.v... Chúng tôi đi bộ và từng nhóm nhỏ đến Ca-cu-a-cô cách Luanda 22 ki-lô-mét và tập được ở đó 8 ngày. Ngày 3 tháng 2, chúng tôi nghe một số tin rắc rối và quyết định rằng: cuộc tấn công phải tiến hành ngay hôm sau, vì vậy chúng tôi trở về Luanda.
Họ tấn công không những nhà tù giam Các-van-hô và các đồng chí của ông ta mà còn cả trụ sở PIDE (cảnh sát quốc tế vì an ninh quốc gia của Bồ Đào Nha, tương đương với tổ chức Ghét-ta-pô của Quốc xã, một tổ chức Cảnh sát bí mật hoạt động ở Bờ Đào Nha và ở các lãnh thổ hải ngoại - ND), các doanh trại quân sự, các cơ sở hải quân, đài phát thanh và các toà nhà khác vào nửa đêm ngày 3 tháng 2. Lính gác bỏ nhà tù mà chạy, mang fheo chìa khoá của các phòng giam. Những người tấn công dũng cảm dùng dao và búa của họ nhưng không làm gì được đối với các cửa bằng thép rất chác chắn. Họ rút lúc 5 giờ sáng để lại 7 người Bồ Đào Nha chết mà không có người nào bị thương ở phía họ. Một tuần lễ sau đó họ lại mở cuộc tấn công, lần này trang bị tốt hơn để phá cửa ngục, nhưng bọn Bồ Đào Nha cũng sẵn sàng chờ đợi. Bị kẹp giữa quân đội chính quy ở phía trước và PIDE ở phía sau, những người tấn công đã bị thiệt hại nặng. Rồi bọn Bồ Đào Nha tiến hành một chiến dịch đàn áp tàn bạo, không phải chỉ ở Luanda mà trên khắp đất nước. Ngày 4 tháng 2 năm 1961 bây giờ được lấy làm ngày kỷ niệm cuộc đấu tranh vũ trang được phát động ở Angola. Về chính vị chỉ huy Im-pê-ri-a Xan-ta-na, người đã sống sót một cách thần kỳ qua 100 trận đánh, đã được vinh dự kéo lá cờ độc lập Angola trong một buổi lễ long trọng tại Luanda, một phút sau nửa đêm ngày 11 tháng 11 năm 1965.
Ở Mô-dăm-bích gần ba năm sau mới bắt đầu tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang, nhưng hạt nổ vẫn là như nhau, đó là sự đàn áp dã man, thống đốc Bồ Đà Nha ở tỉnh cực bắc của nước đó, tỉnh Ca-bô Đen-ga-đô đã sắp xếp để gặp tại thị trấn quận Mu-ê-đa một phái đoàn 2 người từ nhóm quốc gia lưu vong đóng tại Tanzania. Họ sẽ trao bản điều trần yêu cầu chấm dứt sự bắt bớ độc đoán, chấm dứt lao động cưỡng bức, thất nghiệp và những điều kiện sinh sống không ổn định làm cho nhiều người chạy ra nước ngoài. Một thầy giáo, lúc đó 22 tuổi, đã tường thuật lại cho tôi điều mắt thấy tai nghe đã xảy ra ngày 16 tháng 6 năm 1960 tại Mu-ê-đa:
“Những đại biểu đã đến từ sáng sớm ngày 26... tên thống đốc đến... khoảng 3 giữ chiều. Hàng nghìn nhân dân vỗ tay hoan nghênh khi các đại biểu được mời vào phòng thư ký. Chẳng bao lâu họ lại trở ra. Bởi tên Thống đốc đi ra, bắt đầu bước xuống bậc tam cấp, có cảnh sát địa phương hộ tống. Mọi người được lệnh đứng nghiêm khi lá cờ được kéo lên. Nhân dân bắt đầu la: “Chúng tôi không đến để chào cờ, mà để biết ông sẽ giải quyết các vấn đề của chúng tôi như thế nào?”
Tên Thống đốc dừng lại và nói: “Tôi đến để xem xét tình lình ở tỉnh này. Chính phủ nghĩ rằng các anh có thể làm nhiều việc để tự giải quyết lấy các vấn đề của các anh bằng cách làm việc nhiều hơn, tăng thêm lạc và thu hoạch thêm đào lộn hột”.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:07:55 am
Tên Thống đốc lại vào phòng thư ký, và điều tiếp theo mà nhân dân nghe là những tiếng ẩu đã, đấm đá nhau và sau đó thì các đại biểu bị đẩy ra ngoài và xích tay trước đông đảo quần chúng. Theo yêu cầu của tên Thống đốc, một số phát ngôn của quần chúng cũng đã vào phòng thư ký và cũng đi ra với tay bị xích. Cảnh sát đẩy họ đến một vài chiếc xe mà tên Thống đốc đã gọi đến.
Nhân dân - kể cả tôi, bắt đầu tiến đến những chiếc xe đó và la lên: “Tại sao họ bị bắt? Ông không thể bỏ tù họ. Họ đã làm gì? Ông mời chúng tôi đến kia mà. Chúng tôi sẽ không rời khỏi đây cho đến khi các yêu sách của chứng tôi được giải quyết”.
Cảnh sát bắt đầu dùng báng súng và lưỡi lê đánh nhân dân và nhân dân đánh lại bằng đá. Lúc đó cảnh sát bắt đầu nổ súng và quân đội nấp sau những bụi cây bắt đầu tiến ra và bắn súng tự động từ phía sau. Khi nhân dân chạy toán loạn thì cảnh sát và binh lính bắn vào đám đông. Nhân dân ngã xuống như rạ, đàn bà, trẻ con, người già, khắp nơi người chết và bị thương, chồng lên nhau thành đống. Trên 600 người bị chết. Đó là Mu-ê-đa.
Thầy giáo trẻ tuổi trước đây đã kể cho tôi nghe tất cả những điều trên và nhiều điều khác nữa chính là An-béc-tô Giô-a-kim Si-pen-đê. Ông ta là Bộ trưởng Quốc phòng của nước Cộng hoà Nhân dân Angola khi ông ta kể những điều nói trên. Cũng giống như một thầy giáo trẻ khác, ông Võ Nguyên Giáp, ông ta đã rút ra từ những hành động lặp đi lặp lại của sự đã man thực dân một kết luận duy nhất có thể có là cầm ngay một kháu súng, cũng giống như ông Giáp, ông ta đã đích thân chỉ huy hành động vũ trang đâu tiên. Ngày 25 tháng 9 năm 1964, ông ta dẫn đầu một toán du kích tấn công 2 vị trí quân sự của Bồ Đào Nha ở tỉnh Ca-bô Đen-ga-đô và do đó dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh đầu tiên của Phrê-li-mô, E-đu-ác-đô Mông-dlan, cuộc đấu tranh vũ trang ở Mô-dăm-bích được bắt đầu.
Mozambia là thuộc địa cuối cùng trong 3 thuộc địa của Bò Đào Nha đứng lên cầm vũ khí. Ở Ghi-nê Bít-xao cuộc tàn sát các công nhân cảng tại cảng Pgi-gui-ti của Bit-xao tháng 8 năm 1959 đã bắt đầu quá trình nổ ra đấu tranh vũ trang tháng 1 năm 1963. Do đó, mặc dù lặng gió truyền nhiễm thổi qua toàn bộ châu Phi là nhân tố liên kết chính của cuộc đấu tranh vũ trang phổ biến tại các thuộc địa châu Phi của Bồ Đào Nha, bắt đầu từ giữa những năm 1961 và năm 1964, nhưng còn một giây liên kết nữa là sự man rợ không giới hạn đã được dùng để chà đạp lên các phong trào độc lập ở hết thuộc địa này đến thuộc địa khác. Và nếu ách thống trị thực dân của Bồ Đào Nha là đặc biệt kinh tởm thì cách ra đi của họ còn kinh tởm hơn. Do việc tôi đi nhiều bằng đường bộ ở Angola và Mô-dăm-bích, tôi thấy không thể không nhận thức về sự tàn phá độc ác, điên rồ tất cả cái gì mà bọn thực dân không mang theo được: xe tải máy kéo. máy ủi đất nằm kềnh càng dưới khe núi; những bộ phận chính của những bình hãm cả-phê bị đập nát hoặc bị tháo ra; những máy làm đường; mọi thứ từ ghế của bác sĩ chữa răng đến các bàn học sinh ở trường, đều bị vứt bừa bãi ở nông thôn.
Sự phá hoại lớn nhất là cuộc tháo chạy quy mô lớn của chính những người Bồ Đào Nha do sắp sửa mất tất cả các đặc quyên vì màu da của họ. Những người ít đặc quyền trong nước “mẹ” đã trở thành những người có đặc quyền tối cao ở thuộc địa. Vì người da đen, trừ những người da đen đồng hoá, không được học, thậm chí không được có khả năng kỹ thuật hoặc hành chính cho nên đất nước hoàn toàn do người Bồ Đào Nha quản lý ở tất cả các cấp.
Bây giờ với nền độc lập giành lại được, thì đa số rộng rãi những người Bồ Đào Nha có thể không chịu nổi những triển vọng của sự bình đẳng về chủng tộc, kể cả thực tế là đến một tương lai nào đó, họ sẽ phải tranh giành việc làm trên cơ sở của năng lực làm việc chứ không phải trên cơ sở màu da. Các phòng đọi của sân bay trong thời gian tới thăm Angola và Mô-dăm-bích đầy những người bỏ ra đi. Phần đông những người tôi ỏi tại sao ra đi họ đã trả lời một cách chung chung: “Tất cả bạn bè tôi đều ra đi, cho nên tôi cũng phải đi thôi”. Nhưng một người đản bà trung niên tại sân bay La-pu-tô đã đụng đến cốt lõi của vấn đề khi chị trả lời: “Chúng tôi cũng phải mang căn cước và những người da đen mặc quân phục có thể ra lệnh cho chúng tôi phải xuất trình”.
Trong quá khứ chỉ những người da đen mới mang giấy căn cước và bất cứ người da trắng nảo, dù là một quan chức hay không đều có thể hỏi bất cứ người da đen nào vào bất cử lúc nào để anh ta xuất trình giấy căn cước đó. Trước kia người da đen bị xem là người bị nghi là phạm tội. Bây giờ người da trắng lại bị nghi là phạm tội. Đó ít nhất là một khái niệm “vô lý” mắc vào cổ của những người ra đi như những xương cá.
Với việc bỏ ra đi ào ạt, Angola và Mô-dăm-bích không còn những người lo công việc buôn bán và các nghề mà trước kia thuộc phạm vi hoạt động của những người Bồ Đào Nha. Do cướp đoạt nhân tài bằng việc xuất khẩu nô lệ từ Angola trong nhiều thế kỷ và do cướp đoạt tài nguyên như dầu, kim cương và cả-phê của Angola, than đá, thuỷ điện và nông phẩm của Mô-dăm-bích v.v... người Bồ Đào Nha đã để lại đây những nền kinh tế kiệt quệ và những xã hội hầu như hoàn toàn phả sản chẳng có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để xây dựng một cuộc sống mới.
Các cuộc đi thăm châu Phi đánh dấu một đường phân giới trong các quan hệ của tôi với Bắc Kinh. Giống như nhiều bạn cũ khác của Trung Qu6c của Mao, tôi thật bối rối, nếu chỉ dùng từ thấp nhất như vậy, trước chung quanh co khúc khuỷu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ủng hộ Ô-gu-xtô Pi-nô-chê ở Chi-lê là không thể nào chịu đựng được. Còn hơn thế nữa là sự ủng hộ của Trung Quốc đối với tên tay sai được CIA trả tiền Hôn-đen Rô-béc-tô và FNL mà hắn đứng đầu và sự ủng hộ to lớn dành cho Xa-vim-bi. Theo người bạn cánh tả của tôi ở Paris, London và những nơi khác đã tìm hết cách thuyết phục tôi rằng Xa-vim-bi là nhà lãnh đạo quốc gia thực sự duy nhất và họ đã lấy sự ủng hộ của Trung Quốc để làm một trong những lý lẽ thuyết phục nhất đó.
Nếu lúc đầu tôi còn dè dặt trong việc chỉ trích Trung Quốc, đó là bởi vì tôi chưa đi Angola và tôi cố tìm cách làm cho hợp lý bằng việc giải thích rằng vì châu Phi quá xa lạ so với các vấn đề của Trung Quốc lên ban lãnh đạo Trung Quốc có lẽ không biết một cách đúng đắn vai trò thực sự của Rô-bée-tô và Xa-vim-bi. Những dè dặt của tôi đã tan biến sau khi tôi đã thấy tình hình tại chỗ và nhất là sau cuộc nói chuyện với Luyci-ô La-ra, Tổng thư ký của MPLA. Là một nhà kỳ cựu Bồ Đào Nha lai, từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh vũ trang, ông ta đưa cho tôi một bản đồ ngả màu vàng và đã bị đánh dấu chi chít của quyển Phía bắc vĩ tuyến 17 của tôi để xin chữ ký. Ông ta đã cùng với Nê-tô đến Trung Quốc tháng 7 năm 1974. Phái đoàn đã được Chu Ân Lai đón tiếp rất nồng nhiệt. Nê-tô đã thông báo cho ông ta về tình hình chung. Khi Nê-tô nhắc đến vai trò của Hôn-đen Rô-béc-tô Chu Ân Lai cắt ngang và nói: “Không cần nói thêm nữa. Chúng tôi biết Rô-béc-tô là một tay sai tự tuyên bố của chủ nghĩa đế quốc Mỹ! Khi Nê-tô nói đến vai trò của Xa-vim-bi như là một tay sai của Bồ Đào Nha và Nam Phi, Chu Ân Lai nói: “Chúng tôi không biết gì nhiều lắm về Xa-vim-bi. Nếu bạn có thể cung cấp chứng cớ về sự phản bội của ông ta, chúng tôi sẽ bỏ rơi ông. Kết quả cuộc gặp là một cam kết tăng viện trợ cho MPLA; là cắt các quan hệ với FNLA, kể cả viện trợ quân sự thêm nữa; duy trì những quan hệ ở mức thấp với UNITA trong khi chờ đợi nắm thêm tin tức.
Tháng 5 năm 1975 Luci-ô La-ra lại đi Bắc Kinh. Chu Ân Lai nằm bệnh viện, và phải đoàn mà La-ra dẫn đầu cũng được cùng một Phó Thủ tướng (không phải Đặng Tiểu Bình) và cùng một Thứ trưởng Ngoại giao như lần trước tiếp. La-ra đọc lại những ghi chép của mình trong cuộc họp trước và bày tỏ sự ngạc nhiên rằng sự ủng hộ của Trung Quốc đối với FNLA cũng như sự ủng hộ đối với UNITA, mặc dù đã được cung cấp tải liệu chứng minh sự phản bội của Xa-vim-bi còn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
- Không khí đã hoàn toàn thay đổi - La ra nói - Chúng tôi được nói một cách rất lạnh nhạt rằng tất cả điều của chúng tôi phải làm là triệt để tôn trọng các điều khoản của Hiệp định An-vo. Chúng tôi đưa ra những chứng cớ về những tàn bạo mà FNLA gây ra ở Luanda. Chẳng có ích lợi gì. Một vài tháng sau, các cố vấn quân đội Trung Quốc đã ủng hộ quân FNLA và quân Da-ia trong các cuộc hành quân của chúng chống MPLA.
Như vậy, tôi biết rõ ràng không phải vì Trung Quốc có những tin không đúng về các công việc ở Angola. Trong một loạt các bài sau chuyến đi thăm đầu tiên, tôi chẳng đắn đo gì trong việc chỉ trích vai trò của Bắc Kinh. Không lâu, sau đó tôi càng tin rằng không phải chỉ ở châu Phi xa xôi chính sách đói ngoại của Trung Quốc mới có một sự đổi hướng nhục nhã như vậy.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:08:41 am
16. Khmer Đỏ và sự rồ dại to lớn
Đầu tháng 5 năm 1979, tôi đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phnompenh lần đầu tiên kể từ khi chiếc máy bay từ Numea đi Paris đổi hướng không ghé lại Phnompenh nữa vào tháng 3 năm 1970.
Những cánh đông tươi tốt, những phiên chợ rộn ràng hai bên đường cho đến thị trấn biên giới thú vị trước đây, thị trấn Ba Vẹt trong góc phía bẳc của vùng “Mỏ Vẹt”. Ba Vẹt đã từng là nơi đi chơi chủ nhật của những ngày trước đây điều thích thú của nó là chợ “ngoài trời” mà ở đó người Campuchia và người Nam Việt nam đến để trao đổi bất cứ thứ hàng lậu nào mà bên này có nhưng bên kia không có, trước sự làm ngơ chính thức của cả đôi bên. Ba Vẹt chỉ còn lại những mảnh vụn phủ có với những bức lường sụp đo của một trụ sở cảnh sát biên phòng của Nam Việt nam trước đây. Cuộc sống đã chấm dứt ỏ biên giới. Tỉnh Xoài Riêng phía bên kia chỉ còn là một bóng ma. Ngay những cây thốt nốt đã từng đứng hai bên đường đến khoảng vài dặm đi vào biên giới cũng đã biến mất.
Trên gần 25 dặm, chúng tôi chạy qua một vùng nông thôn không còn dấu vết của sự sống, không có thôn xóm, không có nhà cửa, chỉ còn những vết tích của những ruộng bậc thang nói lên rằng ở đó đã từng là nơi sản xuất nhiều lúa gạo. Đứng trên đầu xe nhìn ra xa (và về sau được xác nhận bằng việc bay trên khu vực đó) người ta có thể thấy hàng trăm nghìn mẫu Anh ruộng màu mỡ của Campuhia trong đồng bằng sông Cửu Long đã bị bỏ hoá. Chúng tôi chạy qua một phần của vùng không người mà ban lãnh đạo Khmer Đỏ lập ra để tránh sự “ô nhiễm” của người Việt nam đối với người Campuchia. Một vài dặm trước khi đến tỉnh lỵ Xoài Riêng, chúng tôi thấy những dấu hiệu đầu tiên của kiệu công xã nông nghiệp do ăngca đưa ra. (Ăngca là một “tổ chức” mà nhân danh nó mọi việc đều được tiến hành từ việc đào rãnh và đốt sách cho đến việc cắt họng và đập sọ). Đó là những vùng hình chữ nhật lớn dài 1.000 thước anh, rộng 500 thước Anh, vây quanh bằng những bức tường cao tói 3 đến 4 bộ Anh và ốôi nhau bằng những con sông đào tưới nước. Bên trong cái bức tường xây bằng đất nện, những hình chữ nhật đó được chia thành những hình vuông 100 thước Anh mỗi chiếc và được tưới bằng một hệ thống tưới nước bằng sức hút. Nhưng về sau chúng tôi nhận thấy là hệ thống đó luôn luôn thiếu nước vì không có nguồn cung cấp ổn định. Đi qua Xoài Riêng, quang cảnh điển hình nhất là những nhóm nhỏ, chủ yếu là đàn bà và trẻ con kéo những xe bò nội địa. Những đứa trẻ ở lứa tưới từ 13 đến 19 và nhỏ tuổi hơn nữa rất hiếm vì trẻ em trên 12 tuổi đã bị lấy vào lực lượng vũ trang và có rất ít khả năng được trở về với gia đình. Sự thiếu ăn, làm việc quá sức và những căng thẳng về tâm lý đã giảm nhiều tỷ lệ sinh đẻ và tăng cao tỷ lệ tử vong của trẻ con. Nhóm đầu tiên mà tôi nói chuyện ngồi quanh một chiếc xe bò giống phư một chiếc quan tài với bánh bằng gỗ. Họ là 7 người sống sót của một gia đình 5 người đã lưu lạc trên đường 4 tháng trời, nay đang trở về quê ở Xoài Riêng. Từ nơi mà họ bị bắt buộc phải đến ở tại tỉnh Puốc-xát gần biên giới Thái Lan. Bị cháy đen vì nắng và chỉ còn da bọc xương do làm việc quá sức mà ăn thi không đủ, nhưng họ vẫn mỉm cười bởi vì họ biết sắp đến đích. Đồ dùng ít ỏi không đáng kể của họ chi có vài bộ áo quần, vài cái cuốc và một tá những hom sắn mà chỉ cần cắm xuống đất là bắt đầu mọc mầm và quý hơn tất cả, là một nồi nấu ăn đã đen vì khói, mà không có nó thì họ không thể nào ra đi được.
Tại một ngã ba đường trước khi qua sông Mê Công tại Niếc Lương, chúng tôi nói chuyện với một nhóm 21 người gầy còm của một gia đỉnh: một người đàn ông đã trưởng thành, hai bà già mặt nhăn nheo: một trẻ em 15 tuổi nhưng có vẻ chỉ 10 tuổi; số còn lại là đàn bà và trẻ con. Họ đẩy xe bò tự tạo của họ từ làng Prâyxlây tỉnh Xoài Riêng trong 8 ngày rồi và tính còn 8 ngày nữa mới đến quê ở tỉnh Căn-đan, có Thủ đô Phnompenh. Việc di chuyển đã được thực hiện theo cả hai hướng, với tỷ lệ ba hoặc bốn xe đi về phía đông so với một chiếc đi về phía tây. Một người phụ nữ cô đơn với một ít đồ đạc cột vào hai đầu của một chiếc đòn gánh là một y tá của tỉnh Xoài Riêng di chuyển với chồng và bốn con lên vùng núi có bệnh sốt rét gần biên giới Thái Lan. Chồng và hai con của chị bị Pol Pot giết (Pol Pot đồng thời là tên của chế độ đó); hai đứa con khác bị chết vì sốt rét. Chị ta hy vọng tìm được bố còn sống ở Xoài Riêng và sẽ ở với ông hoặc với một vài người láng giềng của mình. Một phụ nữ dũng cảm, một mình trên thế giới với hy vọng trên 50% ít tìm lại được bố hoặc bất cứ người láng giềng nào còn sống trong khi đợi phà qua sông Mê Công ở Niếc Lương, tôi đến xem một cái chợ độc đáo nhất mà tôi chưa hề thấy. Người bán hàng ngồi xổm trên đất với một vài thúng cá và hoa quả đầy ruồi mặc cả với người mua với giá được trả bằng gạo. Chợ và tiền đã bị “Pol Pot” huỷ bỏ và nếu ai mặc áo quần không đúng màu đen tiêu chuẩn sẽ bị xử tử. Gạo bây giờ thành vật ngang giá, và tiêu chuẩn đo lường là một ống sữa bò tròn.
Trong quyển sách viết khoảng 6 tháng sau khi thoát khỏi nơi “giam tại gia”, chính Sihanouk đã từng xác định tính chất của Pol Pot và Ieng Sary là kẻ điên dại. Chỉ cần một vài giờ vào trong đất nước này và một vài cuộc nói chuyện với một vài người trong số hàng chục nghìn người sống sót có thể nhận thức được rằng lúc đó Sihanouk đã đúng như thế nào. Không có ai, chỉ trừ những kẻ điên dại, mới nhổ tận gốc cả một dân tộc, bắt họ đi từ đông sang tây, từ nam sang bắc và ngược lại, với mục đích là cắt đứt nhưng tiếp xúc đã được thiết lập hàng thế kỷ với người láng giềng Việt nam? Không có ai trừ những kẻ điên dại mới ra lệnh phá huỷ cày và lưới dành cá, nồi nấu ăn và đụng cụ gia đình chỉ vì chúng có mùi của các phương thức sản xuất và sốnlg theo lối cá nhân, trái ngược với lệnh thực hiện “chủ nghĩa cộng sản ngay tức khắc” của Ăngca. Không có ai trừ những kẻ điên dại giết người mới tàn sát 40% đồng bào của mình, đến 3 triệu người và cố tình buộc cả một thế hệ trẻ con xem các hình thức tra tấn và giết người đã man nhất là một trò đùa lớn. Đó là hình ảnh nói lên từ các cuộc nói chuyện với những “con người trên đường” cũng như với những người đã được phỏng vấn vài tháng trước đây khi họ đến tìm nơi trú ẩn ở Việt nam. Tại chiếc cầu Mô-ni-vông bắc qua sông Tông-lê Xáp đi vào Phnompenh, những nhóm người nối đuôi nhau đi về hướng tây. Họ gồm hai loại: những người cần đi qua thành phố ở tiếp tục đi xa về phía tây hoặc phía nam để về quê. Những người này được cấp một giấy phép ở lại thành phố đủ thì giờ để nghỉ và chuẩn bị thêm cho việc đi đường. Loại thứ hai là những người quê ở Phnompenh, muốn trở về nhà cũ của họ. Những người này được giải thích là ở thành phố hiện nay không có điện, nước máy hoặc hệ thống cống rãnh, lương thực thiếu và không có việc làm. Họ được yêu cầu tạm ở ngoại ô một thời gian để trồng rau cung cấp cho thành phố. Tên tuổi và khả năng làm việc của họ đã được ghi lại và chỉ cần một người trong gia định có việc làm là họ có thể vào thành phố và sẽ được cấp nhà và lương thực. Hoặc một khi họ đã ổn đình được nơi ở mới, họ có thể vào thành phố thăm nhà cũ và mang đi những tài sản cũ của họ.
Nếu ấn tượng đầu tiên về Xoài Riêng là một thành phố ma thì Phnompenh là một thành phố quỷ. Lái xe qua đại lộ Norodom, những toà nhà đại sứ quán thanh lịch trước đây bây giờ rất vắng vẻ, đổ nát và chẳng có một bóng người; chúng tôi đi vào khu buôn bán. Thật là một cảnh tượng không thể nào tin được với những cửa hàng trống rỗng, không có mặt trước, giống như không thùng trống nằm cạnh những vật đồ nát và rác rưởi tràn ra đến tận vỉa hè. Trừ một vài lính gác ở các góc đường hướng dẫn cho một lượng xe ít ỏi qua lại, và một vài trẻ con đào bới ở một đống rác, cho đến lúc chúng tôi đến khách sạn Hoàng Gia cũ vào lúc mặt trời lặn không còn thấy ai nữa. Quanh mảnh vườn trước kia được giữ gìn rất cần thận, trừ một vài con lợn đang kiếm ăn, quang cảnh cũng ít nhiều giống như vậy. Cây cọ với những chiếc lá giống như một chiếc quạt lớn, vẫn còn đứng ở cổng vào. Trước mặt là trường Ly-xê Đê ac-tơ nơi các con tôi học trước đây.
Một trong những nơi đến thăm đầu tiên của tôi là trường trung học Tung Xleng, nơi đã bị biến thành một trung tâm huỷ diệt. Chính ở đó hàng nghìn nhà trí thức, nhà khoa học, bác sĩ và nhà yêu nước tốt nhất của đất nước đã bị tra tấn một cách tàn ác trước khì bị cắt họng đập nát đầu hoặc chặt đầu, hoặc bị đưa đến cõi chết bằng mổ bụng hoặc bằng những biện pháp tàn bạo khác. Đó là những toà nhà ba tầng xây dựng theo kiểu chữ môn (ba bên của một hình vuông), chung quanh có một bức tường cao 10 bộ Anh bằng gạch tráng xi-măng bên trên gài giây thép gai có điện.
Buồng đầu tiên nạn nhân vào được trang bị một máy ảnh để chụp những ảnh nhận dạng có số; bên cạnh là một buồng khác để tra điện trong trường hợp nạn nhân chậm nói về các chi tiết của gia đình anh ta. Sau khi các thủ tục nhận dạng làm xong, những người tù được đưa đi, theo sự xếp hàng mà Pol Pot đề ra. Những tù nhân rất quan trọng như những đồng chí của hắn ta trong ban lãnh đạo Khmer Đỏ, những nhà ngoại giao và những người khác đều bị xích chân riêng trong xà-lim; những tù nhân quan trọng tiếp theo bị xích chân hai người một trong những xà-lim bê tông cốt sắt không cửa, dài 6 bộ và rộng 3 bộ; những tù nhân thường thì cùm chân tập thể 10 hoặc 12 người trong một chiếc cùm dài. Lúc hỏi cung, tù nhân bị chuyển đến một trong một lớp học ở tầng hai. Đồ đạc trong buồng có vẻ cực kỳ khắc khổ: một khung giường bằng sắc không có nệm, một bàn với một máy chữ và hai ghế ngồi, một cho người hỏi cung, một cho người đánh máy biên bản những “lời thú tội”. Treo trên tường là búa, dao, dao nhà bếp lưỡi có răng cưa, vỏ gỗ, kẹp sắt và kìm.
Hồ sơ hàng ngày của những người bị tra tấn và bị giết đã được viết sạch sẽ bằng tay với những ghi chú bằng mực đỏ nói rõ kiểu chết của những nhân vật nổi tiếng, kẻ cả những ảnh của các thi thể kèm vào các lời “thú tội”. Phụ trách trường Tung Xleng vào lúc tôi đi thăm là một giáo viên trung học trước đày của Phnompenh, Bà Ing Saryn. Với 3 người giúp việc, bà đang cố gắng phân loại những nạn nhân. Do đó tôi được biết rằng một trong những bạn thân của tôi, Hướt Xâm-ba-thơ, Đại sứ của Sihanouk tại Liên hợp quốc và Đại sứ của Pol Pot ở Belgrad, đã bị giết vài ngày sau khi ông ta từ Belgrad trở về nước tháng 9 năm 1976 tham dự cuộc họp xác định chính sách đối ngoại của đất nước. Trong danh sách chưa đầy đủ của những nhà ngoại giao được mời về cùng mục đích như đã nói ở trên và đã bị giết tại Tun Xleng có Đại sứ ở Liên Xô, Ai Cập, An-giê-ri và các nước khác.
Tôi chọn bừa một số ngày để có một ý niệm về số thương vong hàng ngày. Kết quả là như sau:
Ngày 21 tháng 8 năm 1976: 91 người
Ngày 31 tháng 8 năm 1976: 92 người
Ngày 7 tháng 10 năm 1976: 66 người
Ngày 6 tháng 12 năm 1976: 104 người
Ngày 20 tháng 6 năm 1977: 266 người
Ngày 3 tháng 8 năm 1977: 186 người
Cùng một thời gian 6 ngày, 147 sinh viên và trí thức khác, hầu hết còn là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp về kinh tế, kế hoạch, kỹ sư và y học, được mời từ Pháp về để tham gia xây dựng đất nước đã bị tra tấn và giết hại.
Tỷ lệ tra tấn đến chết hàng ngày dường như phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian cần thiết để khai thác những lời thú tội được coi là thoả đáng. Bà Ing Saryn cho tôi xem một “sách đen” hướng dẫn quá trình hành động mà bà nói là do chính tay Pol Pot tự viết. Trong tiểu mục lấy cung như thế nào bà ta dịch như sau: “Mỗi một người tự phải biết điều sẽ xảy ra, hắn sẽ bị giết, do đó hắn sẽ thú tội nhanh chóng. Nhưng không ai có thể bị giết nếu chưa có lời thú tội đầy đủ”. Tầm quan trọng của việc chưa giết trước khi khai thác được những lời thú tội đầy đủ đã được nhấn mạnh trong một tài liệu tổng hợp những kinh nghiệm khi hỏi cung tại một phiên họp nghiên cứu của Nhóm 21 thuộc Khmer đó, lúc đó phụ trách trung tâm Tun Xleng. Tài liệu đề ngày 23 tháng 7 năm 1977, đỉnh cao của chiến dịch tàn sát toàn quốc, nói như sau:
Trong lúc hỏi cung, chúng tôi phân tích lý lịch của mỗi kẻ thù để hiểu sâu sắc xu hướng chính trị, trung tâm hoạt động, các quan hệ, nghề nghiệp và gia đình của hắn ta. Chúng tôi nghiên cứu những ảnh hưởng đó trong quá trình tác động đến hắn với một cách nhìn cả về lượng lẫn về chất và cuối cùng thì phát hiện hắn là một tay sai của CIA...
Đối với phương pháp tra tấn, chúng tôi phải triệt để rút ra những kết luận đúng đắn và luôn luôn tránh những biện pháp đưa lại cái chết... sai lầm? Chúng tôi không làm việc thực sự tốt, chúng tôi không có tiến bộ. Đó là để nói rằng chúng tôi không có nhảy vọt thực sự. Tất cả chúng tôi chẳng làm được tốt như vậy!
Ngày 7 những 1 năm 1979, khi các lực lượng Pôn Pồt sụp đổ và chạy từ Phnompenh xuống phía nam trong cuộc tháo chạy hỗn loạn, 14 trong 16 giường tại Tun Xleng đầy những thi thể nhiều thi thể bị chặt đầu, một số bị mổ bụng, những thi thể khác có những vềt cắt sâu ở họng. Hồ sơ, ảnh và tất cả đều bị bỏ lại, bên cạnh đó còn bốn thanh niên và bốn trẻ em tuổi 4, 8, 11 mà bố mẹ đã bị giết đó cũng bị bỏ lại. Những thanh niên đó là những nghệ sĩ mà cuộc đời đã được kéo dài vì bị buộc phải làm việc 16 giờ một ngày để đắp tượng nửa người cho Pol Pot. Họ đắp thế nào mà Pol Pot giống Hoa Quốc Phong, nguyên thủ Trung Quốc một cách kỳ lạ Đó là những người duy nhất, không kể nhân viên Nhóm 21, đã ra khỏi Tun Xleng sau khi đã vào qua cửa của nó.
Trong những chuyến đi thăm tiếp theo, tôi thấy rằng ở mỗi tỉnh mà tôi đến thăm như Xiêm Riệp, Công-pông Xpơ Prây-veng. Xoài Riêng và Công Pông Chàm đâu đâu cũng đều có những trung tâm chuyên việc sát hại những nhà trí thức như vậy. Những “người bất bình” đối với các điều kiện lao động nô lệ và đối với chế độ ăn chết đói, đều bị giải quyết ngay tại chỗ.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:09:22 am
Sự tàn ác thực hiện ở những nơi tra tấn và cách giết hại cũng giông như sự đã man áp dụng cho mỗi người, từ người già đến phụ nữ, trẻ con trong các cuộc tấn công vào các làng biên giới của Việt nam. Nói chung. những tin về tình hình này đã bị phương Tây cho phần lớn là tuyên truyền của Việt nam. Nhưng đối với các xã ở Thái Lan cũng bị đối xử giống như vậy, như đoạn trích sau đây của một công hàm phản đối do Bộ Ngoại giao Thái Lan công bố ngày 31 tháng 1 năm 1977 nói rõ:
Vào 2 giờ đêm thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 1977 những đơn vị lực lượng vũ trang lớn của Campuchi dân chủ, ước tính khoảng 300 lính Khmer Đỏ trang bị những vũ khí mạnh giết người, đã xâm nhập lãnh thổ Thái Lan và không hề có lời cảnh cáo nào đã tiến công ba mặt vào ba xã Thái Lan... Những binh lính Khmer Đỏ nói trên bắn vào những người Thái vô tội và đốt sạch tất cả nhà cửa. Những tên sát nhân đó không những bắn chết bất kỳ ai chúng trông thấy, kể cả những phụ nữ bất lực mà cỏn làm biến dạng các thi thể và cắt họng trẻ con và trẻ sơ sinh. Trước khi chúng bị đẩy trở về bên kia biên giới đơn vị tàn sát của Khmer Đỏ đã tìm cách đốt mùa màng, và giết hại gia súc để hoàn thành nhiệm vụ khát máu của chúng...
Công hàm phản đối đó tiếp tục trích những tin của tạp chí Tuần châu Á, tạp chí Thời báo, Tuần tin tức và những tạp chí khác với những chi tiết khủng khiếp. Những tường thuật như vậy hầu như phù hợp từng chữ một với những tường thuật về những cuộc tấn công tương tự chồng lại các xã Việt Nam trên toàn biên giới Campuchia, bắt đầu từ tháng 5 năm 1975. Những tường thuật của những người chứng kiến tại chỗ cũng nhận lấy sự hung hãn của bọn tấn công. Công hàm phản đối của Thái Lan vạch rõ ràng, trong thư trả lời của họ, chế độ Pol Pot - Ieng Sary không cải chính những điều nói về tội ác, nhưng rêu rao rằng ba xã đó là của Campuchia, nên Campuchia có “mọi quyền sáp xếp lại công việc nội bộ của nó”.
Tính hung ác tính thích làm hại, tính bài ngoại và tính muốn làm chúa tể là những biểu hiện tính đại rồ dại của Khmer Đỏ. Bằng cách chọn cái tên Ăngca để chỉ quyền lực tối cao đối với mọi hành động và luật lệ Pol Pot muốn chứng tỏ rằng y muốn đồng nhất chế độ của y với uy tín của Đế chế Ăng-co. Lý do tấn công Việt nam và Thái Lan là nhằm khôi phục một phần lãnh thổ của đế chế trước đây. Bằng cách xem lại các sự kiện dọc theo biên giới cuối năm 1978 và năm 1979 tôi thấy khó chấp nhận được những tuyên bố của những lính Khmer Đỏ bị bắt, rằng mục tiêu của chúng là chiếm đóng bằng sông Cửu Long của Việt nam, thậm chí chiếm cả Sài Gòn. Tôi cảm thấy quá gượng gạo và, do luôn luôn không muốn đưa cho các bạn đọc của tôi những tin mà tôi không tin lắm, nên tôi đã không tường thuật về những tuyên bố đó. Tôi xem đó như những ảo tưởng của một tên lính không có học thức hoặc là những lời khoác lác của những tên chỉ huy hoặc những sẽ quan cũng không có học thức như hắn.
Khi người ta đã đọc Sách đen của Bộ Ngoại giao Khmer Đỏ xuất bản, thì không thể có kết luận nào khác ngoài kết luận rằng ít nhất Pol Pot, Ieng Sary và tên chỉ huy quân sự của chúng Son Sen, đã tự lừa mình là có thể tấn công quân đội Việt nam và thắng quân đội đó. Chúng thậm chí còn khoe khoang rằng chính chiến công quân sự của chúng đã đánh bại Mỹ ở Campuchia và ở Việt nam. Trên thực tế, như Sihanouk đã vạch ra, chính các lực lượng của tướng Giáp đã đóng vai trò quyết định trong bốn cơ hội quyết định, trong việc đánh bại chế độ Lon Nol được Mỹ ủng hộ. Nhưng như Sihanouk tiết lộ, Pol Pot làm ra vẻ như đó là nhờ “thiên tài quân sự” của chính hắn ta.
Với mọi tính chất nghiêm trọng của nó, Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan và những kẻ khác rêu rao rằng với những vũ khí thô sơ và nguyên thuỷ, quân đội của chúng đã thành công trong việc quét sạch hầu hết các sư đoàn bộ binh, các đơn vị thiết giáp và các phi đoàn của địch.
Tất nhiên yêu nước là tốt, nhưng cố tình có thái độ sô-vanh và thiếu thiện chí để phủ nhận vai trò ưu thế - nói đến vai trò ưu thế, đó là mới nói lên cái tối thiều, của những người đồng minh và đồng chí chiến đấu Bắc Việt nam của mình trong việc chặn đứng và đầy lủi bọn xâm lược Mỹ vào Sài gòn trong những năm 1970, 1971 và 1972, là một việc làm không những sỉ nhục họ mà còn sỉ nhục chính lịch sử nữa. Đó là việc làm không giúp ích được gì cho tư thế của những người đưa ra những phủ nhận nói trên.
Hết lần này đến lần khác, Sihanouk nhắc đến những ảo tưởng điên cuồng của Pol Pot và một nhúm người quanh hắn, cho rằng chính chúng, chứ không phải người Việt nam là những người làm nên thất bại của Mỹ ở Đông Dương. Đó là câu chuyện hoang đường được khuyến khích ở Bắc Kinh và được nhiều người Mao-ít phương Tây phù hoạ.
Bất hạnh thay, Pol Pot đã để cho đầu của hắn xoay chuyển quá sớm về những thắng lợi “của hắn ta” đến mức tự sánh mình với những người chính phục của quá khứ như A-lêcxan-đrơ Ma-xê-đô-ni-a, Xê-da của Rô-ma như Napoleon người Coóc-xơ và tên Quốc xã Hít-le...
Tháng 9 nãm 1975 khi lần đầu tiên trở lại Campuchia “giải phóng” theo lời mời của các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ, tôi vô cùng ngạc nhiên nghe Khieu Samphan, Son Sen và những người khác nói vớii tôi với những nụ cười toe toét và với những vẻ mặt rất bằng lòng rằng quân đội của họ rất bất bình với “đảng” bởi vì đảng không cho họ đèn xanh để thu hồi Campuchia Khom (Campuchia phía dưới- ND) về các quận biên giới với Thái Lan.
Việc các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ đã có ảo tưởng đến mức cuồng tín như vậy hoặc ít nhất là thuyết phục những kẻ theo họ tin tưởng một cách mù quáng như vậy, đã được nói rõ trong Sách đen mà luận thuyết chính là các lực lượng cách mạng Việt nam đã đến lúc sụp đổ hoàn toàn vào tháng 3 năm 1970 và được cứu thoát nhờ cuộc đảo chính chống Sihanouk. Tình hình công việc ở Nam Việt nam trước cuộc đảo chính được mô tả trong Sách đen 89 trang, chỉ có thể so sánh với những ảo tưởng của tướng Oét-mo-len trước cuộc tấn công Tết Mậu Thân.
Trước cuộc đảo chính, Việt cộng không thể trốn tránh trong đất nước của họ được chỉ vì họ đã không giải phóng được một tấc đất nào. Vòng đai phòng thủ thứ ba của Sài gòn do Mỹ và tập đoàn Thiệu thiết lập đã được kéo dài đến tận biên giới Campuchia. Chính từ lãnh thổ Campuchia mà Việt cộng xuất phát để đánh Mỹ và tập đoàn Thiệu. Đó là một thực tế mà mọi người đều biết.
Liền sau cuộc đảo chính, theo Sách đen, ông Phạm Văn Đồng đến Bắc Kinh với “mục tiêu chính của ông ta là giành được sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Campuchia và bảo vệ các lực lượng Việt nam trong lúc khó khăn”.
Nếu có nhóm nào đó không biết điều gì xảy ra trên chính đất nước của họ và ở miền Nam Việt nam thì đó là Khmer đó. Vào lúc cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970, Pol Pot và Ieng Sary ở Bắc Kinh. Khieu Samphan, Hu Nim và Hou Yuon ở Hả Nội. Với tư cách là một lực lượng chiến đấu thì họ không tồn tại, và với tư cách là một tổ chức chính trị thì trên thực tế họ chẳng có sự ủng hộ nào của nhân dân cả. Vì đã dại dột tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang chống Sihanouk năm 1967 và 1969, các lực lượng Khmer Đỏ đã bị đánh bại hoàn toàn. Một số người sống sót đã lẩn tránh ở những căn cứ cũ dọc theo biên giới với Thái Lan và Việt nam, đã từng được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước kia.
Đầu năm 1967, tôi được một cán bộ lãnh đạo Khmer Đỏ tiếp xúc ở Phnompenh đề nghị tôi mở rộng sự ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của tôi sang cuộc đấu tranh vũ trang sắp được tiến hành chống Sihanouk. Tôi từ chối trên cơ sở rằng (a) không có tính chất “dân tộc” trong cuộc đấu tranh đó bởi vì Campuchia không nằm dưới một sự thống trị nào của nước ngoải; (b) chẳng có áp bức nội bộ đến mức có thể bào chữa cho một hành động vũ trang hoặc tập hợp nông dân để ủng hộ hành động đó; và (c) việc lật đổ Sihanouk sẽ là đâm một nhát dao vào lưng của Việt nam và là một món quà có lợi nhất cho Mỹ. Câu trả lời giận dữ của họ lúc đó là: Anh không thể yêu cầu một nước kìm cách mạng của họ lại vì lợi ích cách mạng của một nước láng giềng. Trên thực tế, thật là vô lý nếu nói đến một tình thế “cách mạng” ở Campuchia vào lúc đó.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:09:42 am
Về cách nhìn tình hình ở Việt nam vào lúc ông Phạm Văn Đồng đến thăm Bắc Kinh, quyển Sách Đen viết:
Lúc đó người Việt nam ở trong một tình hình thư sau: Trước mặt đội quân Mỹ và quân đội của tập đoàn Thiệu đã quét lực lượng Việt cộng ra khỏi Nam Việt nam. Bây giờ Mỹ và quân của tập đoàn Lon Nol đánh ở phía sau, Mỹ tiến hành ném bom chí mạng vào lãnh thổ Cam-pu chia, dọc theo biên giới, triệt hạ các căn cứ của Việt cộng. Đồng thời họ thả quân với những lô cốt đúc sẵn ở phía sau lưng Việt cộng. Tóm lại người Việt nam chịu một bước lùi căn bản.
Điều thực sự đã xảy ra ở Bắc Kinh là một trong những mẩu chuyện trêu ngươi khác của lịch sử, tiết lộ những biện pháp của Chu Ân Lai cố gắng đưa Mao trở lại khi ông ta thấy rằng Mao đã đi chệch hướng. Câu chuyện này là do Sihanouk kể lại cho tôi ngay sau sự kiện đó và được đưa vào quyển sách Cuộc chiến tranh của tôi với CIA mà chúng tôi cùng viết chung: Sihanouk ở Moscow, chuẩn bị đi Bắc Kinh, thì Thủ tướng Liên xô Cosyghin nói với ông ta trong xe khi đưa ra sân bay rằng, ông ta đã bị phế truất. Tại sân bay Bắc Kinh có Chu Ân Lai và toàn bộ Đoàn ngoại giao mà Chu nói là đã triệu tập để nhấn mạnh rằng “Ngài vẫn là Quốc vương, Quốc trưởng duy nhất. Chúng tôi quyết không hề thừa nhận ai khác”. (Trong thực tế và điều này không có trong cuốn sách bởi vì không ai trong chúng tôi biết nó khi viết, chủ tịch Mao thì tán thành chấp nhận việc đã rồi và thừa nhận Lon Nol). Trên xe đi từ sân bay về Sihanouk báo cho Chu Ân Lai rằng ông ta có kế hoạch đánh lại Lon Nol và được khuyên là nên suy nghĩ kỹ vấn đề này trong 24 giờ, nhưng chính vì Cosyghin đã hứa về sự ủng hộ của Liên Xô trong trường hợp Sihanouk chống lại, nên Chu Ân Lai cũng hứa sẽ có sự ủng hộ của Trung Quốc. Sihanouk khẳng định lại quyết định của mình trong 2 giờ sau đó và trong cuốn sách của chúng tôi, Sihanouk nói:
Các tin trong báo chí phương Tây nói rằng Trung Quốc do dự trong vài ngày, nhưng theo cách trình bày vô lý của Lon Nol thì thậm chí trong hàng tuần, trước khi quyết định ủng hộ tôi. Nhưng trong vòng 24 giờ tôi đã đi đến quyết định cuối cùng và ra tuyên bố đầu tiên trên đài Bắc Kinh. Làm thế nào tôi có thể làm được việc đó nếu Trung Quốc không quyết định ủng hộ tôi.
Nhưng cái mà Sihanouk có, trên thực tế, là sự bảo đảm riêng của Chu Ân Lai rằng ông ta sẽ có sự ủng hộ của Trung Quốc. Ngày hôm sau khi Sihanouk đến Bắc Kinh, ông Phạm Văn Đồng cũng đến. Như Sihanouk đã mô tả việc đó. Câu chuyện mở đầu với ông Phạm Văn Đồng xảy ra đại khái như thế này:
- Chúng tôi có thể giúp thế nào?
- Những huấn luyện quân sự - Tôi trả lời - Chúng tôi không thiếu nhân lực và người Trung Quốc đã hứa giúp vũ khí. Chúng tôi thiếu những cán bộ giỏi. Ông có những cán bộ tốt nhất trên thế giới cho loại chiến tranh mà chúng tôi phải chiến đấu.
- Tôi sẽ nói với ông Giáp cử sang vài nghìn cán bộ tốt nhất mà chúng tôi có - ông Phạm Văn Đồng trả lời.
Chúng tôi thảo luận đầy đủ những phương pháp tốt nhất nhằm phối hợp cuộc đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương...
Sau đó, tôi nói chuyện với Chủ tịch Mao vài tiếng đồng hồ. Ông ta hỏi tôi nhiều về Lon Nol mà ông ta đã gặp trong dịp kỷ niệm ngày 1 tháng 10 năm trước.
Khi ông Phạm Văn Đồng gặp Chu Ân Lai, ông ta rất ngạc nhiên trước việc Mao tin rằng Sihanouk không có hy vọng lãnh đạo cuộc kháng chiến vũ trang thắng lợi và Lon Nol phải được thừa nhận. Ông Phạm Văn Đồng đã làm hết sức mình để thuyết phục Chu rằng với sự giúp đỡ của Việt nam ở chiến trường và với sự giúp đỡ của Trung Quốc về vũ khí, Sihanouk sẽ thắng. Tuyên bố công khai đầu tiên về sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Sihanouk đã được đưa ra một cách khá kỳ quặc không phải từ Bắc Kinh, mà từ Bình Nhưỡng. Trên chuyến trở về từ Bình Nhưỡng, Sihanouk kể lại:
Tôi lại gặp đại biện lâm thời Liên Xô và vạch ra cho ông ta rằng sự ủng hộ của Trung Quốc bây giờ là công khai và chính thức, và tôi sẽ đánh giá cao một tuyên bố như vậy của chính phủ Liên Xô. Nhưng ông ta trả lời tuyên bố ủng hộ không được đưa ra trên đất Trung Quốc. Tôi vặn lại: “Tôi không phản đối nếu Thủ tướng Cosyghin đưa ra một tuyên bố giống như vậy trên đất Ba Lan hoặc Tiệp Khắc”.
Đó là một điều suy diễn có lý rằng là đại biện Liên Xô ngờ rằng Chu Ân Lai đưa ra chính sách riêng của mình, như là tôi tin rằng ông ta cũng đã làm như vậy 5 năm trước đây khi đề nghị đưa quân chiến đấu vào Việt nam, lúc đó cũng đưa ra ở ngoài nước Trung Quốc. Nhưng tuyên bố như vậy chỉ có tính chất xác thực khi có dấu ấn của Bắc Kinh tức là có sự chấp nhận của Mao. Sự ủng hộ chính thức chỉ được đưa ra với sự thừa nhận ngay tức khắc của Chính phủ kháng chiến thành lập ở Bắc Kinh ngày 5 tháng 5 năm 1970. Vào lúc đó, Mao đã nhận được một thông điệp mà ông ta hiểu được lời lẽ. Theo yêu cầu đặc biệt của Sihanouk và của Khmer Đỏ, người Việt Nam đã cung cấp cho lực lượng vũ trang mới hình thành những điều kiện xuất phát kỳ diệu nhất mà không có phong trào kháng chiến nào có thể mơ ước được, đó là việc giải phóng hoàn toàn các tỉnh miền đông của Campuchia và giao lại cho chính quyền kháng chiến.
Chính Khmer Đỏ đã khống chế lực lượng vũ trang ngay từ đầu và Khieu Samphan đã được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang. Như là một phần thưởng thứ hai để bảo đảm rằng cuộc đấu tranh vũ trang giành được một bước bắt đầu tốt, Hà Nội đã làm dễ dàng việc hồi hương các cán bộ kỳ cựu của cuộc đấu tranh chống Pháp đang sơ tán ở Bắc Việt nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Những người đó gần 1.000 đảng viên của Đảng cộng sản Khmer. Sihanouk đã mô tả điều đó xảy ra cho họ như sau:
Theo Khieu Samphan, sau những cuộc thảo luận gay gắt, người Việt nam đã trao lại cho ban lãnh đạo Khơ- me đỏ 5000 cán bộ Việt minh Khmer được “giáo dục” ở Hà nội giữa những năm 1954 và 1970 cũng như những đơn vị thân Sihanouk... do các sĩ quan của tướng Võ Nguyên Giáp huấn luyện. Những cán bộ Việt minh Khmer Đỏ và những đơn vị Sihanouk đã bị Pol Pot hoá - nhưng theo Khieu Samphan - phần lớn những người đó không thể cải tạo và do đó mà phải thủ tiêu. (Niên biểu của chiến tranh và hy vọng- ND)
Theo một trong những người cộng sản kỳ cựu mà tôi gặp trong chuyến thăm tháng 5 năm 1979 thì trong nhóm của họ có tất cả khoảng 1.200 người khì cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Lon Nol bắt đầu, kể cả 300 người còn ở lại trong nước dưới quyền của Sihanouk. Theo chỗ anh ta biết thì anh ta là một trong 30 người còn sống sót.
Cách nhìn của anh ta đối với các cuộc thanh trừng ghê tởm trong cuộc đấu tranh chống Lon Nol và sau đó với mỗi nhịp độ còn tăng nhiều hơn nữa, đó là việc Pol Pot, Ieng Sary, Son Sen và những bạn gần gũi nhất của chúng, lặp lại ngay với quy mô rộng lớn hơn nhiều, cái mà chúng đã cố làm từ năm 1954 đến nay. Chúng là những sinh viên ở Paris trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chỉ có Pôn Pố trở về đúng trước khi chiến tranh kết thúc. Chúng đến với một sự hiểu biết rất mơ hồ về những khái niệm mà chúng không thể tiêu hoá được về chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Trốt-ky, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa sinh tồn, mặc dù những nhà lãnh đạo lúc bấy giờ của những người cộng sản Khmer bị coi là những người nông thôn vụng về dốt nát không có kiến thức về lý luận. Bằng nhiều biện pháp khác nhau và do vụ ám sát viên Tổng bí thư (Sơn Ngọc Minh) lúc bấy giờ trong những hoàn cảnh rất đáng ngờ, đã tạo điều kiện cho “nhóm Paris” đó dần dần nắm quyền lãnh đạo. Kết quả là việc tiến hành cuộc chiến tranh vũ trang không xác định đúng kẻ thù năm 1967 - 1968.
Pol Pot và Ieng Sary sống ở Bắc Kinh trong phần lỏn thời gian chiến tranh chóng Lon Nol, và chỉ trở về sau khi nó đã kết thúc. Chúng là những người chủ trương say sưa nhất của cuộc “cách mạng văn hoá vô sản vĩ đại” mà hình như điều chúng thấm nhuần duy nhất là sử dụng bạo lực không hạn chế để đập phá tất cả văn hoá tôn giáo, truyền thống, tục lệ, đạo lý của xã hội cũ và bằng những biện pháp đã man nhất để đập tan mọi sự chống đối và mọi mầm mống của sự chống đối. Kết quả cuối cùng của sự đại rồ dại đó là khoảng 3 triệu người bị giết hoặc chết đói, các cơ cấu kinh tế - xã hội hầu như hoàn toàn bị phá huỷ và một dân tộc bị chấn thương dần dần tìm cách gắn đời sống của chính mình và đời sống của đất nước lại với nhau. Chế độ Khmer Đỏ sẻ đi vào lịch sử như một trong những chẽ độ tàn ác nhất và một số đông những người bạn cánh tả của tôi sẽ bối rối vì đã bảo vệ nó quá hăng hái và quá lâu.
Sau khi Sihanouk đến Pháp cuối tháng 11 năm 1979, tôi hỏi ông ta liệu những người bạn Trung Quốc của ông ta có giải thích gì vì đã bỏ ông ta trong cơn nguy hiểm chết người của cuộc đời ông, cho đến lúc các lực lượng Pol Pot bị buộc phải chạy khỏi Phnompenh không. Ông ta cười khẩy một cách cay đắng và nói: “Bà Chu Ân Lai giải thích rằng vì Campuchia là một quốc gia độc lập và có chủ quyền nên Trung Quốc không thể can thiệp vào cỏng việc nội bộ của nó. Đó là lố bịch. Trung Quốc nắm mọi thứ ở nước Campuchia của Khơme đỏ”.
Ông ta cũng tiết lộ bằng cách ngụ ý rằng, Chủ tịch Mao biết rất rõ điều gì đang xảy ra dưới chế độ Pol Pot tháng 10 năm 1975, ngay trước khi Sihanouk và một bộ phận của gia đình ông ta trở về Phnompenh. Mao nói với Khieu Samphan - trước sự có mặt của Sihanouk - rằng ông ta, vợ ông ta - bà Monic - và hai đứa con của hai vợ chồng đó không được bị giết. Ông ta nói để khuyến khích Sihanouk tiếp tục xin về nước.
Trong cuộc nói chuyện một tiếng đồng hồ của chúng tôi, Sihanouk rất ngạc nhiên và có phần xúc động được biết rằng một nhóm đặc công Việt nam - Campuchia đã tìm cách cứu ông ta và gia đình trước ngày chiếm Phnompenh vì sợ rằng Pol Pot sẽ giết ông ta trước khi bỏ thành phố. Ông ta bình luận: Tôi biết Khmer Đỏ có sợ một việc như vậy và họ luôn luôn thay đổi chỗ ở của tôi. Vào những ngày cuối cùng, nhà mới nhất mà chúng chuyển chúng tôi đến đã bị một trung đoàn bao vây và buồng trong đó Monic và tôi ngủ được chiếu sáng bằng những đèn chiếu rất mạnh cả ngày lẫn đêm, làm cho tôi rất khó ngủ.


Tiêu đề: Re: Hồi ký Winfred Burchett
Gửi bởi: ngao5 trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 07:10:18 am
17. Thay lời kết luận
Nhà báo phải là một thành viên của xã hội loài người với cùng quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội như mọi người khác, kẻ cả những quyền lựa chọn chính trị. Những chính đảng, nhất là những chính đảng tận tuỵ thay đồi xã hội chứ không phải lợi dụng những thay đổi của xã hội, những chính đảng đó đáng được các nhà báo dốc lòng phục vụ những mục đích của họ. Bất cứ đảng nào muốn phát huy được vai trò của mình phải có đủ khả năng dựa vào lỏng trung thành và kỷ luật của các đảng viên.
Thật là ngẫu nhiên mà từng bước, từng bước, tôi đã đạt được một Nát bàn báo chí không bị ràng buộc vì những lòng trung thành với các chính phủ, các đảng hoặc bát cứ tò chức nào đi chăng nữa. Tôi trung thành với chính lòng tin của tôi và với độc giả của tôi. Như vậy phải không bị ràng buộc vào bất cứ kỷ luật nào trừ kỷ luật làm cho những thực tế của các vấn đề quan trọng đến được với những người chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề quan trọng đó. Việc này thường đòi hỏi một sự hy sinh lớn lao. Đó là điều đặc biệt đã lấy ra khi tôi tường thuật về Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất trong sự nghiệp của tôi là không thể để mình bị xao xuyến trước những mệnh lệnh từ bên ngoài hoặc từ bên trên.
Trong bao nhiều năm và ở nhiều nước, tôi đã có một giới bạn đọc mua báo không phải vì những tin về thị trường chứng khoán hoặc vì những tranh biếm hoạ mà vi những sự thật của các vấn đề thiết yếu có ảnh hưởng đến đời sống và lương lâm của họ. Bằng việc luôn luôn giữ cho cả đôi mắt và đôi tai được mở rộng trong 40 năm làm tin tức của tôi về những nơi nóng bỏng nhất của thế giới, tôi ngày càng có ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với bạn đọc, trên cơ sở lòng tin vĩ đại vào những con người bình thường, vào thái độ cư xử lành mạnh và tao nhã của họ khi họ có được những sự thật của tình hình.

HẾT