Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: citadel trong 01 Tháng Mười, 2008, 09:46:00 am



Tiêu đề: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: citadel trong 01 Tháng Mười, 2008, 09:46:00 am

THÀNH PHỐ HUẾ ĐƯỢC GIẢI PHÓNG VÀO NGÀY NÀO ?
 
 
      Năm học 2008-2009 này học sinh lớp 12 được học sách giáo khoa Lịch sử 12 mới. Sách Lịch sử 12 mới có nhiều sửa chữa và bổ sung phù hợp nên đã khắc phục được một số hạn chế của cuốn Lịch sử 12 trước đó. Ví dụ, ở mục nói về cuộc đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, sách Lịch sử 12 cũ (tập 2) viết : Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Tưởng và tay sai, tại phiên họp đầu tiên, Quốc hội khoá I đồng ý tăng thêm cho Tưởng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử ...  (Tr.77). Sách Lịch sử 12 mới viết: Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, tại kì họp đầu tiên (2-3-1946), Quốc hội khoá I đồng ý nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử... (Tr.127). Rõ ràng so với cách viết của sách Lịch sử 12 cũ thì sách Lịch sử 12 mới viết cụ thể và chính xác hơn. Bởi, thứ nhất, dùng đúng tên gọi chính thức của quân Tưởng là quân Trung Hoa Dân quốc; thứ hai, cho học sinh biết thời gian diễn ra kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá I (2-3-1946); thứ ba, tránh cho học sinh hiểu nhầm là Quốc hội khoá I đồng ý mở rộng thêm 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cho quân Trung Hoa Dân quốc. Ngoài ra, cũng trong phần này sách Lịch sử 12 mới còn bổ sung một đoạn, chính xác là một câu giải thích việc Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố "tự giải tán", nhờ đó học sinh sẽ không bối rối khi học các phần sau và qua đó biết được ý nghĩa của hành động trên.
     Tuy nhiên, có một chi tiết mà sách Lịch sử 12 cũ (tập 2) đã viết thiếu chính xác, sách Lịch sử 12 mới dù có chỉnh sửa chi tiết đó nhưng theo tôi vẫn cần được kiểm tra lại. Đó là việc sách Lịch sử 12 mới cho rằng thành phố Huế được giải phóng vào ngày 26-3-1975.
     Trong mục Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, sách Lịch sử 12 cũ viết:Trưa ngày 25-3, quân ta tiến vào giải phóng cố đô Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên (Tr.173). Sách Lịch sử 12 mới: Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3, quân ta tiến vào cố đô Huế, đến hôm sau (26-3) thì giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên. (Tr.194). Đúng là vấn đề thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào, ngày 25-3 hay 26-3 nhiều tài liệu vẫn chưa có sự đồng nhất. Ví dụ, theo cuốn Từ điển Lịch sử Thừa Thiên Huế (TS Đỗ Bang (Chủ biên). NXB Thuận Hoá, Huế, 2000) thì ngày 26-3-1975 thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng (Tr.82). Với cuốn Chiến trường Trị-Thiên-Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng  của Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên (NXB Thuận Hoá, Huế, 1985) thì ngày 25-3-1975 Thừa Thiên - Huế hoàn toàn giải phóng với một thành phố hầu như còn nguyên vẹn (Tr.256). Còn theo cuốn Địa chí Thừa Thiên Huế (Phần Lịch sử) của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005) thì 10 giờ 30 phút ngày 25-3-1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã được cắm trên đỉnh cột cờ. Thành phố Huế hoàn toàn giải phóng! (...) Sáu giờ 30 phút ngày 26-3-1975, trung đoàn 6 bộ binh quân khu chính thức kéo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam dài 12m rộng 8m lên đỉnh cột cờ, đánh đấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng (Tr.489).
     Các tài liệu thì viết vậy, thế các nhân chứng lịch sử - những người trong cuộc nói gì về thời gian của sự kiện này? Cuốn Thừa Thiên Huế Xuân 1975 của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế (NXB Thuận Hoá, Huế, 2005) là cuốn sách được trình bày dưới dạng hồi ký, gồm các bài viết, lời kể của các tác giả nguyên là những người đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong chiến dịch Xuân 1975 trên chiến trường Thừa Thiên Huế. Theo các bài viết, lời kể của các nhân chứng lịch sử đó, những ai có nhắc đến ngày giờ của sự kiện trên hầu hết đều cho biết rằng thành phố Huế được giải phóng vào ngày 25-3-1975, còn ngày 26-3-1975 là ngày tỉnh Thừa Thiên hoàn toàn giải phóng. Dưới đây xin trích một số đoạn trong bài viết, lời kể của các nhân chứng lịch sử đó:
     Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế: Ngày 25-3-1975, các cánh quân ta từ nhiều hướng đã hợp vây tiến vào giải phóng thành phố Huế, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch. Một cánh quân ta ở phía Bắc được tự vệ và biệt động thành Huế dẫn đường đã dùng xe lam, xe đò, honda... nhanh chóng tiến vào cửa An Hoà, tràn qua Tây Lộc, tiến thẳng vào Ngọ Môn và kéo cờ giải phóng lên cột cờ Phu Văn Lâu lúc 10 giờ 30 phút trưa 25-3-1975, đánh dấu thời khắc lịch sử thành phố Huế hoàn toàn giải phóng. (...) Sáng ngày 26-3-1975, lá cờ giải phóng rộng 8m dài 12m được kéo lên trên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu tung bay trên bầu trời Cố đô Huế, đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng. (Tr.24)
      Trung tướng Lê Tự Đồng, nguyên Bí thư Khu uỷ Trị Thiên Huế: Nói về các cánh quân phía Bắc, Trung đoàn 4 và một số đơn vị lẻ dưới sự chỉ huy của đồng chí Dương Bá Nuôi, Phó Tư lệnh Quân khu suốt cả ngày 24-3 đánh với lữ thuỷ quân lục chiến trên đường Lại Bằng - An Lỗ diệt được trên một đại đội, buộc chúng phải co cụm về cầu An Lỗ. Sáng 25-3 bị đánh tiếp, chúng rút chạy về Huế, đồng chí Dương Bá Nuôi cho bộ đội đuổi gấp. Theo kế hoạch, đến cửa An Hoà, một bộ phận chặn chốt còn đại bộ phận đánh thẳng qua Bao Vinh rồi ngã ba Sình. Cánh quân đánh dọc đường 68 đến thôn Thế Chí Tây thì gặp bọn thuỷ quân lục chiến cũng vừa chạy đến nơi, đơn vị phải đánh với bọn này, diệt một số tên; cuối cùng chúng chạy về cửa Thuận An. Đơn vị đánh dọc theo đường số 1 đến cầu An Lỗ, thì bọn thuỷ quân lục chiến vừa bị Trung đoàn 4 đuổi theo, lại vừa gặp anh chị em tự vệ thành phố đón về luôn trong nội thành vào khoảng 8 giờ. Các đơn vị từ phía Nam đánh lên vừa lùa địch bên ngoài thành phố vừa cho những đơn vị nhỏ thọc vào thành phố. Từ 8 giờ sáng đến khoảng 13-14 giờ ngày 25-3 các đơn vị không hẹn mà gặp nhau tại thành phố giải phóng đang nồng nặc mùi thuốc súng. (Tr.50)
      Vũ Thắng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế: Ngày 25-3-1975, từ hai hướng Nam Bắc Huế, các lực lượng đi đầu tiến công vào thành phố Huế. Phía Bắc, một bộ phận đi đầu của tiểu đoàn 8, bộ đội địa phương Quảng Trị, được tự vệ đẫn đường tiến vào nội thành Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3-1975, lá cờ giải phóng được  cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu. Thành phố Huế đã được giải phóng. (...) Ngày 26-3-1975, Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng, quê hương sạch bóng quân thù. (Tr.72)
      Thiếu tướng Nguyễn Công Trang, nguyên Phó chính uỷ Quân đoàn II (Quân đoàn II có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng Quân khu Trị - Thiên mở chiến dịch Trị - Thiên Huế): Sáng ngày 25-3 chiếm xong Phú Bài và quận lỵ Hương Thuỷ, Trung đoàn 101 phát triển lên An Cựu. Trung đoàn 3 (có xe tăng đi kèm) theo sát phía sau Trung đoàn 101. Được nhân đân địa phương đưa xe lam, xe máy tới giúp chuyên chở lực lượng, Trung đoàn 101 tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân - đứa con chủ lực đầu lòng của nhân dân Thừa Thiên Huế, vinh dự là đơn vị tiến vào Thành Nội, góp phần giải phóng quê hương thân yêu. Ngày 25-3-1975, từ đỉnh Phu Văn Lâu, lá cờ chiến thắng tung bay trên bầu trời Huế, chính thức báo tin vui thành phố đã hoàn toàn giải phóng. (...) Ngày 26-3-1975, các lực lượng vũ trang Quân khu và Quân đoàn cùng nhân dân địa phương quét sạch mọi tên địch còn ẩn náu ở các hang cùng ngõ hẻm. Ta giành toàn thắng trên chiến trường Trị Thiên vô cùng anh dũng. (Tr.175)
      Trần Hoàn, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin: Đêm đầu tiên ở thành phố mới giải phóng sao mà khó ngủ đến thế. Tôi muốn nhắm mắt ngủ sau một ngày hành quân mệt nhọc để lấy lại sức, vì mọi việc đã phải bắt đầu từ ngày mai 26-3, rất bề bộn và phức tạp. Trằn trọc mãi, chập chờn trong giấc mơ đẹp, tỉnh dậy đã nghe tiếng thuyền xuôi ngược sông Hương, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. (Tr.195)
      Thiếu tướng Hoàng Đan, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn II: Cùng với lực lượng chính bao vây địch không cho chúng rút chạy, Trung đoàn 1 của Sư đoàn 325 và Trung đoàn 3 của Sư đoàn 324 tiến công theo hướng đường số 1 qua căn cứ Phú Bài chiều ngày 25-3 đã vào đến thành phố Huế, treo lá cờ cách mạng lên Phu Văn Lâu.
     Việc đánh chiếm Huế hoàn thành vào ngày 25 tháng 3 năm 1975. Sau có người hỏi tôi: "Tại sao tỉnh Thừa Thiên lại kỷ niệm ngày giải phóng là 26-3". Tôi trả lời: "Lấy ngày 26-3 là ngày giải phóng Thừa Thiên là đúng. Bởi trong ngày 26-3 lực lượng của sư đoàn 325 còn tiếp tục tiến công địch để tiêu diệt nốt các căn cứ của chúng từ Phú Lộc vào đến Lăng Cô". (Tr.159)
            Như vậy, căn cứ vào lời kể của nhiều người trong cuộc thì thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên không phải được giải phóng vào cùng một ngày như sách giáo khoa Lịch sử 12 cũ và mới viết, và ngày thành phố Huế được giải phóng là ngày 25-3-1975. Vậy việc sách giáo khoa Lịch sử 12 mới cho rằng thành phố Huế được giải phóng vào ngày 26-3-1975 liệu có chính xác?


(Thêm dấu cho tên topic)


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: lonesome trong 01 Tháng Mười, 2008, 01:11:26 pm
Sách Lịch sử 12 mới: Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3, quân ta tiến vào cố đô Huế, đến hôm sau (26-3) thì giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên. (Tr.194).
------
- Ngày 25/3: Giải phóng TP
- Ngày 26/3: giải phóng Toàn tỉnh (trong đó có TP Huế đã GP từ hôm trước)
Thế thì có gì mâu thuẫn với thực tế đâu nhỉ?


Tiêu đề: Thành phố Huế có thứ gì đây?
Gửi bởi: OldBuff trong 26 Tháng Mười Hai, 2008, 02:34:47 pm
Tấm biển giới thiệu chứng tích tăng M48 Patton trong bảo tàng Huế muốn nói gì đây?


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: chiangshan trong 17 Tháng Ba, 2009, 10:50:25 am
Trích từ cuốn Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ.

GÓP BÀN VỀ NGÀY GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ XUÂN 1975

Trần Vĩnh Tường


Hàng năm, cứ đến dịp ngày 26 tháng 3, nhân dân Thừa Thiên-Huế nô nức tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm như một sinh hoạt tinh thần đầy ý nghĩa. Đây không chỉ là hoại động kỷ niệm mang tính chính trị mà đã trở thành nét văn hóa của người dân xứ Huế. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là, trong thực tế, Thừa Thiên-Huế được giải phóng vào ngày nào, ngày 26 hay ngày 25 tháng 3 năm 1975? Thiết nghĩ, với lịch sử 1 cần phải khách quan và công bằng. Trên tinh thần đó, tôi xin có đôi điều mong góp phần xác định thêm cho rõ ngày giải phóng Thừa Thiên-Huế.

Trong cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, có ghi: “Ngày 26-3-1975, sư đoàn 1 ngụy bị tiêu diệt, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng. Thắng lợi đó đã tạo thế uy hiếp từ hướng Bắc đối với quân địch ở Đà Nẵng". Trong thực tế, sư đoàn 1 ngụy không phải đến ngày 26 tháng 3 mới bị tiêu diệt.

Trong cuốn Thừa Thiên-Huế kháng chiên chống Mỹ cứu nước (1954-1975), viết: “Trong khi 2 cánh quân Nam và Bắc của ta đã tiến vào Huế, thì ở cánh phía Tây, Trung đoàn 6 trung đoàn Phú Xuân) - con đẻ của Quân khu Tn-thiên, trước khi bước vào chiến dịch được Quân khu giao nhiệm vụ cắm cờ chiến thắng ở thành phố Huế, nhưng trên đường về Huế gặp khó khăn. Đến 6 giờ sáng ngày 26 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 6 mới chính thức kéo lá cờ lớn dài 12m, rộng 8m lên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu, đánh dấu mốc lịch sử thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên-Huế hoàn toàn được giải phóng”. Cũng trong cuốn sách này, các tác giả khẳng định: "Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3 năm 1975, lá cờ chiến thắng được các chiến sĩ giải phóng cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu, phần phật bay báo tin vui với nhân dân Cố đô Huế: thành phố Huế được giải phóng".

Trong cuốn Thừa Thiên-Huế xuân 1975, Trung tướng Lê Tự Đồng - nguyên Bí thư Khu ủy Trị Thiên-Huế, viết: "Các đơn vị từ phía Nam đánh lên vừa lùa địch bên ngoài thành phố, vừa cho những đơn vị nhỏ thọc vào thành phố. Từ 8 giờ sáng đến khoảng 13-14 giờ ngày 25-3 các đơn vị không hẹn mà gặp nhau tại thành phố giải phóng đang nồng nặc mùi thuốc súng".

Đồng chí Vũ Thắng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế viết: "Ngày 25-3-1975, từ hai hướng Nam và Bắc Huế, các lực lượng đi đầu của Tiểu đoàn 8, bộ đội địa phương Quảng Trì, được tự vệ dẫn đường tiến vào nội thành Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3 năm 1975, lá cờ giải  phóng được cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu. Thành phố Huế đã được giải phóng.
 
Đồng chí Nguyễn Vạn - nguyên Bí thư Tinh ủy Thừa Thiên-Huế, người đã từng chiến đấu lâu năm ở chiến trường này kể: “Ngày 23 tháng 3 đến ngày 25 tháng 3, đồng chí Hoàng Lanh - Bí thư Thành ủy chỉ huy lực lượng bí mật bên trong cùng lực lượng biệt động đặc công thành phố ở ngoài vào huy động cơ sở cách mạng và quần chúng nổi dậy chiếm các nhà máy điện, nước, bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình và những cơ quan công sở quan trọng, bảo vệ an toàn thiết bị, vật tư tài liệu... tạo thuận lợi cho việc tiếp quản thành phố nhanh gọn, sớm ổn định. Một số cốt cán thành phố do đồng chí Nguyễn Huy Ngọc chỉ huy đã ra tận cửa An Hòa đón Tiểu đoàn 8 Quảng Trị vào thành, cùng vào có một đơn vị của Quân đoàn 2, hai đơn vị này đã treo cờ ở Phu Văn Lâu và Ngọ Môn. Ngày 26 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 6 vào tiếp quản nội thành Huế, treo cờ giải phóng rộng 8m, dài 12m lên Kỳ đài Thừa Thiên-Huế đã hoàn toàn giải phóng".

Thượng tướng Nguyễn Hữu An - nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, viết: "Sau khi giải phóng Phú Bài và Hương Thủy, Trung đoàn 101 , tiếp theo là Trung đoàn 3 bộ binh có xe tăng đi cùng, được nhân dân địa phương giúp phương tiện... vận chuyển tiến rất nhanh vào nội đô Huế. Đúng 13 giờ ngày 25 tháng 3, Tiểu đội phó Tiểu đội trinh sát Nguyễn Văn Phương đã cắm cờ chiến thắng lên Phu Văn Lâu.

Một bộ phận của Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324) cùng xe tăng, chiều ngày 25 tháng 3 đã tiến vào sở chỉ huy Quân đoàn 1 ở Mang Cá và tới giải phóng cho hơn 2.000 tù chính trị ở nhà lao Thừa Phủ.

Cùng chiều hôm đó, các lực lượng của Quân khu Trị -Thiên từ hướng Bắc cũng tràn vào đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố".

Từ những mô tả trên của các vị lãnh đạo và chỉ huy chiến trường lúc bấy giờ có thể nhận thấy rằng có một điều chưa thống nhất là thời điểm cắm cờ giải phóng trên Phu Văn Lâu. Nhiều người cho là cờ được cắm vào 10 giờ 30 phút ngày 25-3, có người nói là 13 giờ cùng ngày. Nhưng tất cả các ý kiến đó đều thống nhất ở những điểm sau.

- Lá cờ giải phóng được cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu vào trưa ngày 25 tháng 3 năm 1975.

- Đơn vị cắm cờ là Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương Quảng Trị.

- Sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy ở Mang Cá bị quân ta đánh chiếm vào ngày 25-3.

- Thành phố Huế được giải phóng ngày 25 tháng 3 năm 1975.

Vậy tại sao lấy ngày 26 tháng 3 làm ngày giải phóng Thừa Thiên-Huế"? phải chăng đây là ngày cả tỉnh được giải phóng? Chúng tôi xin dẫn ra đây ý kiến của các đồng chí chỉ huy chiến trường, tham gia giải phóng Thừa Thiên-Huế.

Thượng tướng Nguyễn Hữu An viết: "Rạng sáng ngày 23, Trung đoàn 101 đã phá vỡ căn cứ Lương Điền, mở được cửa phía Nam về Huế, đồng thời hỗ trợ cho Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 tiêu diệt địch ở 303, núi Bông, núi Nghệ, Mỏ Tàu. Trung đoàn 18 tiến công vào căn cứ mũi Né... Nắm thời cơ địch đang hoảng hốt, Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Lẫm cho Tiểu đoàn 3 truy theo và đánh thẳng vào chi khu Phú Lộc. Tới 19 giờ ngày 23, Trung đoàn 18 diệt xong chi khu và đánh tan tiểu đoàn 128 bảo an, rồi đưa tiếp Đại đội 7 phối bợp với Tiểu đoàn 21 bộ đội địa phương chiếm cửa Tư Hiền... chiều 23 tháng 3, các trung đoàn 1 và 2 (Sư đoàn 324) đã chiếm cửa Thuận An, Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) cùng bộ dội địa phương đã áp sát cửa Tư Hiền.

Phía Bắc Huế, từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 3, bộ đội địa phương Quảng Trị có Đại đội 7 xe tăng (Lữ đoàn 203) yểm hộ đã quét một loạt căn cứ, quận lỵ như Thanh Hương, Đại Lộc, Hương Điền rồi vượt sông Mỹ Chánh tấn công Phò Trạch, Lương Mai, tiếp đó hình thành hai mũi; một mũi đánh chiếm Bao Vĩnh, một mũi đánh chiếm bờ Bắc Thuận An.

Tảng sáng ngày 25 tháng 3, Tiểu đoàn 3 đã nổ súng đánh chiếm quận ly Lương Thủy, cùng lúc, Trung đoàn 101 đánh vào Phú Bài. Địch bị bất ngờ tháo chạy hỗn độn, bỏ lại toàn bộ vũ khí trang bị kỹ thuật, trong đó có một đoàn xe cơ giới đang nổ máy".

Đồng chí Nguyễn Vạn viết: "Chiến trường Bắc Thừa Thiên có khó khăn mới, nhưng trong tình thế địch bị hoảng soạn, tinh thần rêu rã, dù co cụm đông đặc cũng không giữ được sẽ bị quân ta đánh tan. Chấp hành lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch không để địch co cụm vào Huế, không để địch xúc dân, tối 23-3- 1975, toàn bộ mặt trận đồng bằng phát động cao trào tấn công nổi dậy...

Như vậy là 3 huyện Bắc Thừa Thiên-Huế đã hoàn toàn được giải phóng trong 2 ngày 24 - 25-3-1975".

Theo đồng chí Vũ Thắng: "Phối hợp với đòn tiến công quân sự, Đảng bộ và nhân dân các huyện và thành phố Huế đã nổi dậy giải phóng quê hương. Ngày 24 tháng 3, giải phóng các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy. Ngày 25 tháng 3, tiếp tục giải phóng Phú Vang, Quảng Điền, thành phố Huế và huyện Phú Lộc”.

Từ những trình bày trên có thể nhận thấy rằng, các huyện của Thừa Thiên-Huế đều được giải phóng trong các ngày 24 và 25 tháng 3 năm 1975. Để cụ thể hơn, chúng tôi dẫn ra đây ý kiến về ngày giải phóng các huyện. Đồng chí Võ Nguyên Quảng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: "Đến ngày 25-3, nhân dân 18 xã trong huyện đồng loạt nổi dậy cướp chính quyền. Huyện Hương Thủy hoàn toàn giải phóng”.

Đồng chí Nguyễn Hữu Hường - nguyên Bí thư Huyện ủy Hương Trà kể lại: "Đồng chí Lành và đơn vị xuất phát từ 5 giờ sáng ngày 25-3-1975 vào tới thành phố lúc 6 giờ sáng... thì được biết Hương Trà không còn địch . . . Gặp tôi đồng chí Dương Bá Nuôi bắt tay, ôm hôn tôi rất chặt: "Hoan hô Hương Trà đã giải phóng sớm...".

Ở Phong Điền, "Ngày 24-3 một tiểu đoàn của Quảng Trị đánh chiếm Mỹ Chánh rồi tiến thẳng vào Phò Trạch, An Lỗ hướng về Huế. Các lực lượng Phong Điền chớp thời cơ giải phóng ngay quận lỵ. Cùng lúc ấy Tiểu đoàn 812 từ Hải Lăng tràn sang. Các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương đồng loạt nổi dậy giành chính quyền làm chủ huyện. Huyện Phong Điền được hoàn toàn giải phóng”.

Tại Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Trung Chính - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, kể: "Ngay đêm ấy (24-3), anh Hoàng  Điền liên lạc được với bộ đội ở Phong Chương rồi chỉ đạo ngay mũi công tác của huyện và các đội công tác xã phát động quần chúng nổi dậy tiến công giải phóng các xã Quảng Thái, Quảng Hưng (nay là Quảng Lợi, Quảng Phước - TVT) và quận lỵ Quảng Điền. Đúng 15 giờ ngày 25, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên nóc tòa quận trưởng, chi khu quân sự Quảng Điền".

Đồng chí Lê Viết Phong - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Phú Vang viết: "Thừa thắng xông lên, lực lượng vũ trang của huyện... lấy xe và lái xe của địch (GM C)... tổ chức tiến lên vùng trên (Ân - Tài - Thiện) hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy, bao vây tiêu diệt quận lỵ Phú Vang... Ngày 25-3- 1975, toàn huyện Phú Vang được giải phóng, một số xã tiến hành mít tinh mừng giải phóng và ra mắt ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời".

Từ thực tế chiến trường mà các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp đã phản ánh trong bài viết của mình gần đây nhất, có thể nhận thấy toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế được giải phóng ngày 24 và 25 tháng 3 năm 1975. Như đã dẫn ở trên, đồng chí Vũ Thắng viết: "Ngày 24-3, giải phóng các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy. Ngày 25-3, tiếp tục giải phóng Phú Vang, Quảng Điền, thành phố Huế và huyện Phú Lộc".

Có thực tế là "Trung đoàn 6 bộ binh Quân khu là đơn vị con đẻ của Trị-thiên, được Quân khu giao nhiệm vụ cắm cờ chiến thắng ở thành phố Huế, thì đúng 6 giờ 30 phút ngày 26-3- 1975 mới chính thức kéo cờ lớn (dài 12 m, rộng 8 m) lên cột cờ phu Văn Lâu...". Theo đồng chí Nguyễn Vạn thì “Ngày 26-3-1975, Trung đoàn 6 vào tiếp quản nội thành, treo cờ giải phóng". Nói tiếp quản, bởi vì thành phố Huế đã được giải phóng và cờ giải phóng đã được Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương Quảng Trị và một đơn vị của Quân đoàn 2 cắm trên Phu Văn Lâu trước đó một ngày (25-3-1975).

Từ những trình bày trên, mà chủ yếu là dẫn ý kiến từ các bài viết của chính các nhân chứng lịch sử, những vị lãnh đạo và chỉ huy chiến đấu trực tiếp ở chiến trường Trị-Thiên-Huế trong chiến dịch Xuân 1975, theo chúng tôi có thể khẳng định, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được giải phóng ngày 25 tháng 3 năm 1975.


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: tuaans trong 17 Tháng Ba, 2009, 11:51:23 am
Tóm lại là rất rắc rối!
Có thể là Thừa Thiên - Huế không thích Quảng Trị giải phóng?
Hay là các bác Quân đoàn 2 đánh tiếp phía Nam, các đồn bốt nhỏ lẻ, giải quyết nốt chiến trường dành cho quân Thừa thiên Huế. Và các bác này giải quyết xong trong ngày 26?


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: vovanha trong 17 Tháng Ba, 2009, 06:35:43 pm
Tóm lại là rất rắc rối!
Chẳng khác gì với Bình Định quê tôi. 4 giờ chiều ngày 31/3/1975, tôi gặp các chú bộ đội tại cổng sân vận động Quy nhơn ( ngả ba Lê Hồng Phong - Tăng Bạt Hổ hiện nay ) các anh du kích và bộ đội hỏi tôi đường xuống bãi biển khu 2 Quy nhơn ( Phương Mai bây giờ ), thế nhưng Quy nhơn có rạp hát  " 1 tháng 4 " ?
Tóm lại là rất rắc rối! ??? ???


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: Phong Quảng trong 30 Tháng Ba, 2009, 04:59:09 pm
Nếu nói 30/4/1975 là ngày giải phóng miền Nam thì nói nói 25/3/1975 là ngày giải phóng Thưa Thiên Huế là có lý. Vì sao lại là ngày 26/3/1975 ??? Thật lằng nhằng! Việc cắm cờ ở Huế cũng khác với ở Sài Gòn. Địch trong thành phố đã chạy hết xuống Thuận An trong đêm 24/3, nhiều đơn vị đi trước đã được lệnh xuống Thuận An như e1/f324 QDD2, e4 QK Trị Thiên. Đã thấy mong manh chuyện công trạng mà quên mất những rất , rất nhiều người đã ngã xuống trên đường đến chiến thắng. Cái vụ ở dinh Độc Lập đến giờ vẫn chưa rõ  ??? Nghĩ mà buồn


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: lonesome trong 30 Tháng Ba, 2009, 06:16:03 pm
Cái vụ ở dinh Độc Lập đến giờ vẫn chưa rõ  ??? Nghĩ mà buồn

Vụ gì chưa rõ hả bác?


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: Phong Quảng trong 30 Tháng Ba, 2009, 07:03:55 pm
Ai thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh ấy


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: china trong 30 Tháng Ba, 2009, 07:26:42 pm
 Có điều tra, có kết luận rồi đó, tin hay không thì tùy mỗi người, đừng bàn thêm nữa, có việc không bàn có khi còn vui hơn!?


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: lixeta trong 12 Tháng Tư, 2009, 07:15:22 pm
Thực ra vụ việc này đã gây khá nhiều bức xúc cho những người lính đã trực tiếp chiến đấu ở mặt trận Trị Thiên Huế năm 1975. Bản thân tôi cũng vậy. Là một chiến sĩ của đại đội 4, lữ đoàn xe tăng 203 tham gia tiến công Huế ngày 25.3.1975  tôi đã có ý kiến gửi báo QĐND, tạp chí LSQS về vấn đề này từ năm 2005. Một đc ở tạp chí LSQS có gọi điện cho tôi biết sắp tới sẽ có hội thảo để làm rõ nhưng sau đó không thấy gì nữa (hay có tổ chức mà tôi không biết?).
Mặc dù thời gian trôi qua đã lâu nhưng lixeta tôi vẫn nhớ như in: ngày 23.3 đại đội tôi cùng trung đoàn 3 sư 324 đánh chiếm cứ điểm Núi Bông (Tây Nam Huế). Sáng sớm 25.3 chúng tôi đánh chiếm La Sơn, Phú Bài rồi tiến công Huế từ phía nam lên. Tầm 13 giờ thì chúng tôi đánh chiếm được thành Mang Cá. 15 giờ chúng tôi truy kích địch ra Thuận An. Tại phà Thuận An chúng tôi đã gọi hàng hàng nghìn tên địch và thu giữ hàng trăm phương tiện chiến tranh.
Nhìn tổng quát tình hình thì đến trưa hôm đó : phía bắc Huế ta đã hoàn toàn làm chủ, một đơn vị từ đó vào đã cắm cờ tại Phú Văn Lâu. Phía tây và phía nam Huế chính chúng tôi giải phóng. Đến chiều hôm đó chúng tôi lại ra đến sát biển ở phía đông. Như vậy có thể nói rằng: đến chiều tối 25 tháng 3 năm 1975 ta đã lảm chủ gần như toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (các bạn có thể xem lại một số  bài phân tích ở trên cũng đồng nhất với nhận định này). Nếu có nơi nào đó còn trong tay địch thì cũng chỉ chiếm một diện tích hết sức nhỏ bé. Nhưng chính cái phần  diện tích nhỏ bé này đã được một số người cũng như một số cơ quan vin vào đó mà cho rằng đến ngày 26.3.1975 tỉnh Thừa Thiên Huế mới được giải phóng.
Về vấn đề này có lẽ chúng ta cũng cần trao đổi thêm. Bởi vì cứ theo quan điểm ấy của các vị ấy thì ngày 30.4 không phải là ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam vì lúc đó còn đến 9 tỉnh ở miền tây Nam Bộ chưa được giải phóng.
Theo tôi, điều kiện cần và đủ để được coi một địa phương, một tỉnh, một vùng được giải phóng là:
1- Phẩn lớn diện tích được giải phóng, trong đó có thủ phủ (thủ đô, tỉnh lỵ...).
2- Chính quyền ở cấp ấy phải về tay cách mạng.
Ngày 30.4.1975 mặc dù còn 9 tỉnh ở miền Tây NB chưa được giải phóng nhưng chúng ta đã giải phóng một phần khá lớn lãnh thổ miền Nam và thành phố Sài Gòn- thủ đô của VNCH. Cũng ngày hôm đó chính quyền CM đã được thiết lập tại SG và những vùng mới giải phóng. Chính vì vậy chúng ta đã lấy ngày 30.4.1975 làm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Và nếu cũng căn cứ theo những tiêu chí trên thì ngày giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế phải là ngày 25.3.1975 mới thỏa đáng.
Tôi tin rằng nếu Viện LSQS hoặc quân khu 4 đưa vấn đề này ra thì cũng sẽ rất dễ đi đến thống nhất thôi.
Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu về vấn đề này lixeta tôi cũng phát hiện được một vài chi tiết mà bản thân thấy muốn cười ra nước mắt xin "bật mí" với các bạn:
Số là tỉnh Thừa Thiên Huế có trung đoàn Phú Xuân- vốn được coi là biểu tượng của LLVTCM tỉnh, là con ruột của tỉnh nhà. Tuy nhiên vào những ngày tháng 3 năm 75 đó thì cái trung đoàn này đánh đấm hết sức "phọt phẹt". Trong khi các đơn vị của quân đoàn 2 đánh khắp cả từ bắc xuống, từ nam lên thì trung đoàn này vẫn án binh bất động. Chỉ đến đêm 25.3- khi mà thành phố Huế và gần như toàn tỉnh đã nằm trong tay các đơn vị quân đoàn 2 thì trung đoàn này mới xuất quân, và đến 6 giờ sáng hôm 26.3.1975 mới vác lá cờ đại (dài đến hàng chục mét) về treo lên cột cờ. Thế là thời khắc đó được cho là "đánh dấu thời điểm giải phóng tỉnh TTH"
Sự việc này sau đó cũng được nhiều CBCS ở QK4 cũng như một số cán bộ nghiên cứu ở Trường ĐH Huế  có ý kiến. Nhưng thật không may: vị trung đoàn trưởng của cái trung đoàn kia hồi năm 75 bấy giờ lại là "xếp lớn" ở quân khu nên "ngài" đã gạt phắt đi. Sau vụ tai nạn máy bay lixeta tôi hy vọng vị xếp mới lên sẽ giải quyết chuyện này cho rốt ráo. Thế mà chưa thấy động tĩnh gì cả. Nhưng tôi nghĩ rằng trước sau cũng sẽ có câu trả lời thôi.
Nhưng dù có hay không thì với tôi và rất nhiều đồng đội đã từng chiến đấu ở đó thì Thừa Thiên Huế đã được giải phóng ngày 25.3.1975.


Tiêu đề: Re: Phong Quảng chào các bạn !
Gửi bởi: rongxanh trong 14 Tháng Tư, 2010, 09:09:48 pm
Đây là lời quan đầu tỉnh Thừa Thiên - Huế (Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn) viết về ngày 25/3/1975 và 26/3/1975.

(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/Hue-14-4-2010-1.jpg)

(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/Hue-14-4-2010-2.jpg)


Tiêu đề: Re: Phong Quảng chào các bạn !
Gửi bởi: Phong Quảng trong 15 Tháng Tư, 2010, 04:45:50 am
Cái chuyện ngày 25 hay ngày 26 đã rất nhiều người từng là chỉ huy các đơn vị, lãnh đạo các địa phương khảng định rồi, tôi thêm một chi tiết nữa đó là trong hồi ký của một ủy viên thường vụ Trị Thiên ( Hình như chưa in mà là do con gái ông trích dẫn ):
 Trích đoạn hồi ký của PH muội: "Điểm khởi đầu mà cũng là điểm mấu chốt của công cuộc giải phóng là tiêu diệt địch và giải phóng hoàn toàn Ban Mê Thuột, chiến công này làm cho toàn bộ quân địch ở miền Nam, nhất là các tỉnh miền Trung Trung Bộ rung chuyển vì chúng mất thế dựa ở sau lưng.
Những ngày hai mươi của tháng ba lịch sử này, tôi đang trực khu ủy, phụ trách theo dõi mặt trận cánh Bắc TTH, để dễ dàng theo dõi tình hình và tiếp cận trận chiến, chúng tôi dời vị trí khu ủy từ Dốc Cao Bồi về Hòa Mỹ. Khi tôi về tới Hòa Mỹ, chúng tôi mới có điện thoại để liên lạc với các đơn vị. Bộ đội ta đã cắt đường rút của địch từ TTH vào Đà Nẵng, lực lượng lúc đó gồm quân chủ lực Quân đoàn 2 phối hợp với bộ đội quân khu Trị Thiên. Tôi với anh Phùng Vạn (khu ủy viên trực tiếp bí thư tỉnh ủy THH) trao đổi về tình hình, chúng tôi sốt ruột về hoạt động của lực lượng quân khu ở phía Nam, anh Phùng Vạn điện thoại cho anh Lê Tự Đồng (tư lệnh QKTT) giục lực lượng địa phương phải tranh thủ tiến công ở phía Nam, hợp đồng tác chiến với cánh phía Bắc, anh Đồng cáu anh Vạn, anh Vạn trao điện thoại lại cho tôi, tôi nói rằng: Chia cắt rồi, nhưng cần phải tích cực vây ép lực lượng địch tại thành phố nữa, anh Đồng cũng không vui với tôi.
Về phía Quảng Trị, bị các lực lượng du kích, bộ đội địa phương của huyện, tỉnh đánh liên tục quân địch chạy vào Huế. Đến Huế chúng hết đường chạy vào Nam nên đã cùng quân ở Mang Cá tháo chạy về phía biển. Bộ đội tỉnh Quảng Trị (tiểu đoàn 8) tiếp tục anh dũng truy kích địch vào thẳng kinh thành Huế, đã cắm lá cờ đầu tiên lên đỉnh Phu Văn Lâu tuyên bố chiến thắng vào trưa ngày 25/3. Cuối cùng thì kết hợp các lực lượng phía Bắc đánh vào, chia cắt phía Nam và vây ép quân địch tại thành phố Huế đã buộc quân địch phải tháo chạy về phía biển Đông. Sáng ngày 26/3 trung đoàn 6 của quân khu từ phía Nam ra đã treo cờ giải phóng lên kỳ đài thành Huế.
Sau 26/3 vài ngày, tôi về tới Thuận An thấy được tàn tích cảnh hỗn độn đạp nhau chạy tháo thân của quân địch, người đạp lên người, quân phục, áp giáp, súng ống, xe cộ ngổn ngang cả một vùng cửa biển. Có thể thấu được tâm trạng hoảng loạn từ những chiếc xe JEP lao dài vài trăm mét ra phía biển nước để giành giật những bước chân lên tàu".

22:31 Ngày 27 tháng 3 năm 2010

Có lẽ bây giờ là hiển nhiên, không còn tranh cãi nhưng tệ hại nhất là trong cách hiểu và viết của chính các cán bộ viện lịch sử cũng có nhiều sai lệch vì thiếu và hiểu sai thực tế ( Vì phần lớn là sao chép, cắt dán những tài liệu cũ ). Ví dụ trong " Lịch sử chiến dịch Trị Thiên và chiến dịch Đà nẵng " của viện lịch sử quân sự Việt Nam. Kể ra thì nhiều lắm.
Thực tế diễn biến của chiến dịch, trong các đơn vị chủ lực của quân khu e4, e6, e271, các tài liệu chỉ nêu được chiến quả của trung đoàn 4 là có số lượng rõ ràng ( Đợt 1 : _ Ở giáp ranh d2 : diệt 530 tên,bắn rơi 1 máy bay, phá hủy 6 xe quân sự, 3 khẩu pháo và thu nhiều vũ khí_ Ở đồng bằng d1: diệt 170 tên,bắn cháy 9 xe tăng, bắn rơi 1 trực thăng..). Cuộc điện đàm giữa các chỉ huy đủ hiểu cánh Bắc yêu cầu cánh Nam phối hợp ( thực sự là chia sẻ ) là hiểu ( cánh Nam trong Quân khu là : e6 và e271 ). Đợt 2 e4 đánh một trận kịch chiến vượt sông Bồ, từ hướng Bắc và quân đoàn 2 phía Nam là những đơn vị đầu tiên có mặt ở Thuận An. Ấy vậy mà kết luận chỉ thấy nhắc có e6 ;D ;D ;D



Tiêu đề: Re: Phong Quảng chào các bạn !
Gửi bởi: lixeta trong 15 Tháng Tư, 2010, 07:22:34 am
Đây là lời quan đầu tỉnh Thừa Thiên - Huế (Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn) viết về ngày 25/3/1975 và 26/3/1975.

(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/Hue-14-4-2010-1.jpg)

(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/Hue-14-4-2010-2.jpg)

   He...! He...!
   Tư duy của các vị này có vấn đề thì phải ???
Ngày 25.3, quân thù đã bị quét sạch ở Huế và các huyện, lá cờ GP đã được kéo lên cột cờ Huế. Đây là lá cờ của một tiểu đội trinh sát do tiểu đội phó NV Phương cắm (Chiến trường mới- NH An). Sự kiện cắm cờ này tại sao không được tính là thời khắc GP TTH ???  Hay là vì lá cờ này nhỏ và rất có thể nó rách vì đạn thù, nó bẩn vì bụi đường... .
   Còn đến sáng ngày 26.3- trung đoàn 6 mang lá cờ dài 12m, rộng 8 m về kéo lên kỳ đài "đánh dấu mốc lịch sử TTH được hoàn toàn giải phóng". Tại sao vậy? Chắc tại lá cờ này vừa to, vừa mới phải không, các quê? :-\ :'( ???


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: quanghung1951 trong 03 Tháng Chín, 2011, 06:21:43 pm
Thực ra vụ việc này đã gây khá nhiều bức xúc cho những người lính đã trực tiếp chiến đấu ở mặt trận Trị Thiên Huế năm 1975. Bản thân tôi cũng vậy. Là một chiến sĩ của đại đội 4, lữ đoàn xe tăng 203 tham gia tiến công Huế ngày 25.3.1975  tôi đã có ý kiến gửi báo QĐND, tạp chí LSQS về vấn đề này từ năm 2005. Một đc ở tạp chí LSQS có gọi điện cho tôi biết sắp tới sẽ có hội thảo để làm rõ nhưng sau đó không thấy gì nữa (hay có tổ chức mà tôi không biết?).
Mặc dù thời gian trôi qua đã lâu nhưng lixeta tôi vẫn nhớ như in: ngày 23.3 đại đội tôi cùng trung đoàn 3 sư 324 đánh chiếm cứ điểm Núi Bông (Tây Nam Huế). Sáng sớm 25.3 chúng tôi đánh chiếm La Sơn, Phú Bài rồi tiến công Huế từ phía nam lên. Tầm 13 giờ thì chúng tôi đánh chiếm được thành Mang Cá. 15 giờ chúng tôi truy kích địch ra Thuận An. Tại phà Thuận An chúng tôi đã gọi hàng hàng nghìn tên địch và thu giữ hàng trăm phương tiện chiến tranh.
Nhìn tổng quát tình hình thì đến trưa hôm đó : phía bắc Huế ta đã hoàn toàn làm chủ, một đơn vị từ đó vào đã cắm cờ tại Phú Văn Lâu. Phía tây và phía nam Huế chính chúng tôi giải phóng. Đến chiều hôm đó chúng tôi lại ra đến sát biển ở phía đông. Như vậy có thể nói rằng: đến chiều tối 25 tháng 3 năm 1975 ta đã lảm chủ gần như toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (các bạn có thể xem lại một số  bài phân tích ở trên cũng đồng nhất với nhận định này). Nếu có nơi nào đó còn trong tay địch thì cũng chỉ chiếm một diện tích hết sức nhỏ bé. Nhưng chính cái phần  diện tích nhỏ bé này đã được một số người cũng như một số cơ quan vin vào đó mà cho rằng đến ngày 26.3.1975 tỉnh Thừa Thiên Huế mới được giải phóng.
Về vấn đề này có lẽ chúng ta cũng cần trao đổi thêm. Bởi vì cứ theo quan điểm ấy của các vị ấy thì ngày 30.4 không phải là ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam vì lúc đó còn đến 9 tỉnh ở miền tây Nam Bộ chưa được giải phóng.
Theo tôi, điều kiện cần và đủ để được coi một địa phương, một tỉnh, một vùng được giải phóng là:
1- Phẩn lớn diện tích được giải phóng, trong đó có thủ phủ (thủ đô, tỉnh lỵ...).
2- Chính quyền ở cấp ấy phải về tay cách mạng.
Ngày 30.4.1975 mặc dù còn 9 tỉnh ở miền Tây NB chưa được giải phóng nhưng chúng ta đã giải phóng một phần khá lớn lãnh thổ miền Nam và thành phố Sài Gòn- thủ đô của VNCH. Cũng ngày hôm đó chính quyền CM đã được thiết lập tại SG và những vùng mới giải phóng. Chính vì vậy chúng ta đã lấy ngày 30.4.1975 làm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Và nếu cũng căn cứ theo những tiêu chí trên thì ngày giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế phải là ngày 25.3.1975 mới thỏa đáng.
Tôi tin rằng nếu Viện LSQS hoặc quân khu 4 đưa vấn đề này ra thì cũng sẽ rất dễ đi đến thống nhất thôi.
Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu về vấn đề này lixeta tôi cũng phát hiện được một vài chi tiết mà bản thân thấy muốn cười ra nước mắt xin "bật mí" với các bạn:
Số là tỉnh Thừa Thiên Huế có trung đoàn Phú Xuân- vốn được coi là biểu tượng của LLVTCM tỉnh, là con ruột của tỉnh nhà. Tuy nhiên vào những ngày tháng 3 năm 75 đó thì cái trung đoàn này đánh đấm hết sức "phọt phẹt". Trong khi các đơn vị của quân đoàn 2 đánh khắp cả từ bắc xuống, từ nam lên thì trung đoàn này vẫn án binh bất động. Chỉ đến đêm 25.3- khi mà thành phố Huế và gần như toàn tỉnh đã nằm trong tay các đơn vị quân đoàn 2 thì trung đoàn này mới xuất quân, và đến 6 giờ sáng hôm 26.3.1975 mới vác lá cờ đại (dài đến hàng chục mét) về treo lên cột cờ. Thế là thời khắc đó được cho là "đánh dấu thời điểm giải phóng tỉnh TTH"
Sự việc này sau đó cũng được nhiều CBCS ở QK4 cũng như một số cán bộ nghiên cứu ở Trường ĐH Huế  có ý kiến. Nhưng thật không may: vị trung đoàn trưởng của cái trung đoàn kia hồi năm 75 bấy giờ lại là "xếp lớn" ở quân khu nên "ngài" đã gạt phắt đi. Sau vụ tai nạn máy bay lixeta tôi hy vọng vị xếp mới lên sẽ giải quyết chuyện này cho rốt ráo. Thế mà chưa thấy động tĩnh gì cả. Nhưng tôi nghĩ rằng trước sau cũng sẽ có câu trả lời thôi.
Nhưng dù có hay không thì với tôi và rất nhiều đồng đội đã từng chiến đấu ở đó thì Thừa Thiên Huế đã được giải phóng ngày 25.3.1975.
Nhũng câu chuyện sặc mùi địa phương chủ nghĩa bao giờ cũng gây ra những phiền toái về sau ,các vị chỉ huy đơn vị , lãnh đạo địa phương ai chẳng muốn mang chiến công   về đơn vị mình ,địa phương mình vì một lý do rất đơn giản cái đơn vị ấy ,địa phương ấy do tôi lãnh đạo ...
  Tôi cũng là người lính trong cuộc (c5-d2-e101 -f325) ,những ngày ấy ngày 25/3/1975 sau khi cắt đường 1 ở Phú Lộc đơn vị tôi tiến về Huế khi mà kho hàng sân bay Phú Bài cháy nghi ngút và những ai ngày đó chắc còn nhớ những hộp thịt heo pha gan ,giò  gà  cháy nham nhở mà chúng ta "ăn vã " được lôi từ Phú Bài ,rồi chúng ta vào An Cựu ,uống nước dừa tươi ,mấy cậu vai khoác ak 47 đèo nhau bằng chiếc Mobileta (cá xanh ) qua cầu Trường Tiền rồi về kháo nhau đã biết sông Hương ,được cầm tay cô gái Huế  ...hôm ấy chính là ngày 25/3/75 .Cán bộ nói rằng trung đoàn mình (e101) vinh dự đã cắm cờ trên Phú văn Lâu ,vậy mà sau đó chúng tôi nghe rằng trung đoàn Phú Xuân nào đó đã cắm cờ trước e101 vào ngày 26/3 ,chẳng lẽ ở Huế có đến hai Phú văn Lâu ???


Tiêu đề: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: khamvuvan trong 16 Tháng Ba, 2015, 04:03:37 am

THÀNH PHỐ HUẾ ĐƯỢC GIẢI PHÓNG VÀO NGÀY NÀO ?
 
 
      Năm học 2008-2009 này học sinh lớp 12 được học sách giáo khoa Lịch sử 12 mới. Sách Lịch sử 12 mới có nhiều sửa chữa và bổ sung phù hợp nên đã khắc phục được một số hạn chế của cuốn Lịch sử 12 trước đó. Ví dụ, ở mục nói về cuộc đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, sách Lịch sử 12 cũ (tập 2) viết : Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Tưởng và tay sai, tại phiên họp đầu tiên, Quốc hội khoá I đồng ý tăng thêm cho Tưởng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử ...  (Tr.77). Sách Lịch sử 12 mới viết: Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, tại kì họp đầu tiên (2-3-1946), Quốc hội khoá I đồng ý nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử... (Tr.127). Rõ ràng so với cách viết của sách Lịch sử 12 cũ thì sách Lịch sử 12 mới viết cụ thể và chính xác hơn. Bởi, thứ nhất, dùng đúng tên gọi chính thức của quân Tưởng là quân Trung Hoa Dân quốc; thứ hai, cho học sinh biết thời gian diễn ra kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá I (2-3-1946); thứ ba, tránh cho học sinh hiểu nhầm là Quốc hội khoá I đồng ý mở rộng thêm 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cho quân Trung Hoa Dân quốc. Ngoài ra, cũng trong phần này sách Lịch sử 12 mới còn bổ sung một đoạn, chính xác là một câu giải thích việc Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố "tự giải tán", nhờ đó học sinh sẽ không bối rối khi học các phần sau và qua đó biết được ý nghĩa của hành động trên.
     Tuy nhiên, có một chi tiết mà sách Lịch sử 12 cũ (tập 2) đã viết thiếu chính xác, sách Lịch sử 12 mới dù có chỉnh sửa chi tiết đó nhưng theo tôi vẫn cần được kiểm tra lại. Đó là việc sách Lịch sử 12 mới cho rằng thành phố Huế được giải phóng vào ngày 26-3-1975.
     Trong mục Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, sách Lịch sử 12 cũ viết:Trưa ngày 25-3, quân ta tiến vào giải phóng cố đô Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên (Tr.173). Sách Lịch sử 12 mới: Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3, quân ta tiến vào cố đô Huế, đến hôm sau (26-3) thì giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên. (Tr.194). Đúng là vấn đề thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào, ngày 25-3 hay 26-3 nhiều tài liệu vẫn chưa có sự đồng nhất. Ví dụ, theo cuốn Từ điển Lịch sử Thừa Thiên Huế (TS Đỗ Bang (Chủ biên). NXB Thuận Hoá, Huế, 2000) thì ngày 26-3-1975 thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng (Tr.82). Với cuốn Chiến trường Trị-Thiên-Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng  của Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên (NXB Thuận Hoá, Huế, 1985) thì ngày 25-3-1975 Thừa Thiên - Huế hoàn toàn giải phóng với một thành phố hầu như còn nguyên vẹn (Tr.256). Còn theo cuốn Địa chí Thừa Thiên Huế (Phần Lịch sử) của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005) thì 10 giờ 30 phút ngày 25-3-1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã được cắm trên đỉnh cột cờ. Thành phố Huế hoàn toàn giải phóng! (...) Sáu giờ 30 phút ngày 26-3-1975, trung đoàn 6 bộ binh quân khu chính thức kéo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam dài 12m rộng 8m lên đỉnh cột cờ, đánh đấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng (Tr.489).
     Các tài liệu thì viết vậy, thế các nhân chứng lịch sử - những người trong cuộc nói gì về thời gian của sự kiện này? Cuốn Thừa Thiên Huế Xuân 1975 của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế (NXB Thuận Hoá, Huế, 2005) là cuốn sách được trình bày dưới dạng hồi ký, gồm các bài viết, lời kể của các tác giả nguyên là những người đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong chiến dịch Xuân 1975 trên chiến trường Thừa Thiên Huế. Theo các bài viết, lời kể của các nhân chứng lịch sử đó, những ai có nhắc đến ngày giờ của sự kiện trên hầu hết đều cho biết rằng thành phố Huế được giải phóng vào ngày 25-3-1975, còn ngày 26-3-1975 là ngày tỉnh Thừa Thiên hoàn toàn giải phóng. Dưới đây xin trích một số đoạn trong bài viết, lời kể của các nhân chứng lịch sử đó:
     Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế: Ngày 25-3-1975, các cánh quân ta từ nhiều hướng đã hợp vây tiến vào giải phóng thành phố Huế, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch. Một cánh quân ta ở phía Bắc được tự vệ và biệt động thành Huế dẫn đường đã dùng xe lam, xe đò, honda... nhanh chóng tiến vào cửa An Hoà, tràn qua Tây Lộc, tiến thẳng vào Ngọ Môn và kéo cờ giải phóng lên cột cờ Phu Văn Lâu lúc 10 giờ 30 phút trưa 25-3-1975, đánh dấu thời khắc lịch sử thành phố Huế hoàn toàn giải phóng. (...) Sáng ngày 26-3-1975, lá cờ giải phóng rộng 8m dài 12m được kéo lên trên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu tung bay trên bầu trời Cố đô Huế, đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng. (Tr.24)
      Trung tướng Lê Tự Đồng, nguyên Bí thư Khu uỷ Trị Thiên Huế: Nói về các cánh quân phía Bắc, Trung đoàn 4 và một số đơn vị lẻ dưới sự chỉ huy của đồng chí Dương Bá Nuôi, Phó Tư lệnh Quân khu suốt cả ngày 24-3 đánh với lữ thuỷ quân lục chiến trên đường Lại Bằng - An Lỗ diệt được trên một đại đội, buộc chúng phải co cụm về cầu An Lỗ. Sáng 25-3 bị đánh tiếp, chúng rút chạy về Huế, đồng chí Dương Bá Nuôi cho bộ đội đuổi gấp. Theo kế hoạch, đến cửa An Hoà, một bộ phận chặn chốt còn đại bộ phận đánh thẳng qua Bao Vinh rồi ngã ba Sình. Cánh quân đánh dọc đường 68 đến thôn Thế Chí Tây thì gặp bọn thuỷ quân lục chiến cũng vừa chạy đến nơi, đơn vị phải đánh với bọn này, diệt một số tên; cuối cùng chúng chạy về cửa Thuận An. Đơn vị đánh dọc theo đường số 1 đến cầu An Lỗ, thì bọn thuỷ quân lục chiến vừa bị Trung đoàn 4 đuổi theo, lại vừa gặp anh chị em tự vệ thành phố đón về luôn trong nội thành vào khoảng 8 giờ. Các đơn vị từ phía Nam đánh lên vừa lùa địch bên ngoài thành phố vừa cho những đơn vị nhỏ thọc vào thành phố. Từ 8 giờ sáng đến khoảng 13-14 giờ ngày 25-3 các đơn vị không hẹn mà gặp nhau tại thành phố giải phóng đang nồng nặc mùi thuốc súng. (Tr.50)
      Vũ Thắng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế: Ngày 25-3-1975, từ hai hướng Nam Bắc Huế, các lực lượng đi đầu tiến công vào thành phố Huế. Phía Bắc, một bộ phận đi đầu của tiểu đoàn 8, bộ đội địa phương Quảng Trị, được tự vệ đẫn đường tiến vào nội thành Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3-1975, lá cờ giải phóng được  cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu. Thành phố Huế đã được giải phóng. (...) Ngày 26-3-1975, Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng, quê hương sạch bóng quân thù. (Tr.72)
      Thiếu tướng Nguyễn Công Trang, nguyên Phó chính uỷ Quân đoàn II (Quân đoàn II có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng Quân khu Trị - Thiên mở chiến dịch Trị - Thiên Huế): Sáng ngày 25-3 chiếm xong Phú Bài và quận lỵ Hương Thuỷ, Trung đoàn 101 phát triển lên An Cựu. Trung đoàn 3 (có xe tăng đi kèm) theo sát phía sau Trung đoàn 101. Được nhân đân địa phương đưa xe lam, xe máy tới giúp chuyên chở lực lượng, Trung đoàn 101 tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân - đứa con chủ lực đầu lòng của nhân dân Thừa Thiên Huế, vinh dự là đơn vị tiến vào Thành Nội, góp phần giải phóng quê hương thân yêu. Ngày 25-3-1975, từ đỉnh Phu Văn Lâu, lá cờ chiến thắng tung bay trên bầu trời Huế, chính thức báo tin vui thành phố đã hoàn toàn giải phóng. (...) Ngày 26-3-1975, các lực lượng vũ trang Quân khu và Quân đoàn cùng nhân dân địa phương quét sạch mọi tên địch còn ẩn náu ở các hang cùng ngõ hẻm. Ta giành toàn thắng trên chiến trường Trị Thiên vô cùng anh dũng. (Tr.175)
      Trần Hoàn, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin: Đêm đầu tiên ở thành phố mới giải phóng sao mà khó ngủ đến thế. Tôi muốn nhắm mắt ngủ sau một ngày hành quân mệt nhọc để lấy lại sức, vì mọi việc đã phải bắt đầu từ ngày mai 26-3, rất bề bộn và phức tạp. Trằn trọc mãi, chập chờn trong giấc mơ đẹp, tỉnh dậy đã nghe tiếng thuyền xuôi ngược sông Hương, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. (Tr.195)
      Thiếu tướng Hoàng Đan, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn II: Cùng với lực lượng chính bao vây địch không cho chúng rút chạy, Trung đoàn 1 của Sư đoàn 325 và Trung đoàn 3 của Sư đoàn 324 tiến công theo hướng đường số 1 qua căn cứ Phú Bài chiều ngày 25-3 đã vào đến thành phố Huế, treo lá cờ cách mạng lên Phu Văn Lâu.
     Việc đánh chiếm Huế hoàn thành vào ngày 25 tháng 3 năm 1975. Sau có người hỏi tôi: "Tại sao tỉnh Thừa Thiên lại kỷ niệm ngày giải phóng là 26-3". Tôi trả lời: "Lấy ngày 26-3 là ngày giải phóng Thừa Thiên là đúng. Bởi trong ngày 26-3 lực lượng của sư đoàn 325 còn tiếp tục tiến công địch để tiêu diệt nốt các căn cứ của chúng từ Phú Lộc vào đến Lăng Cô". (Tr.159)
            Như vậy, căn cứ vào lời kể của nhiều người trong cuộc thì thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên không phải được giải phóng vào cùng một ngày như sách giáo khoa Lịch sử 12 cũ và mới viết, và ngày thành phố Huế được giải phóng là ngày 25-3-1975. Vậy việc sách giáo khoa Lịch sử 12 mới cho rằng thành phố Huế được giải phóng vào ngày 26-3-1975 liệu có chính xác?


(Thêm dấu cho tên topic)


Tiêu đề: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: khamvuvan trong 16 Tháng Ba, 2015, 04:53:41 am
TÔI CÓ HAI Ý KIỀN VỀ CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG HUẾ 1975
(Kéo pháo lên núi cao của quân đội ta trong chiến dịch Huế 1975 và ngày giải phóng thành phố Huế)


Tôi là Vũ Văn Khảm, chiến sỹ thuộc đơn vị đại đội 1, tiểu đoàn 18 (thông tin), sư đoàn 325, quân đoàn 2, xin có 02 ý kiến được trình bày như sau:
1/ Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã toàn thắng cách đây 40 năm, nhưng tôi vẫn trăn trở vì còn một việc đến nay tôi thấy chưa được nhắc đến, đó là chuẩn bị cho chiến dịch Xuân Hè năm 1975, sư đoàn 325 đã kéo một số khẩu pháo lên núi cao để bắn vào các căn cứ quân sự của phía bên kia tại Thừa Thiên Huế. Đây là phương pháp áp dụng cách đánh truyền thống của quân đội ta ở Điện Biên Phủ. Để đảm bảo bí mật cho chiến dịch trong thời gian chuẩn bị chiến trường các máy thông tin vô tuyến điện không được liên lạc, tôi được phân công hàng ngày đi vác đạn, mỗi ngày tôi vác được 1 quả đạn 122mm, trên đường vác đạn tôi thấy bộ đội ta kéo những khẩu pháo to vượt qua núi cao vực sâu, giống như quân ta kéo pháo vào Điên Biên Phủ năm 1954, cũng trên đường vác đạn tôi còn thấy 1 chiếc xe và khẩu pháo rơi xuống vực. Chiến dịch này ta đã giành thắng lợi vang dội, trong đó có sự góp công của những khẩu pháo này.
2/ Ngày 25/3/1975 tổ điện đài của chúng tôi được giao nhiệm vụ đảm nhiệm toàn bộ mạng thông tin sóng ngắn (15w) của sư đoàn giữ liên lạc với 3 trung đoàn bộ binh của sư đoàn, các đơn vị hiệp đồng: Pháo binh, pháo phòng không, xe tăng, công binh, Quân khu, Quân đoàn 2, đài VX45 ở Hà Nội, đài tiền phương của chỉ huy sư đoàn 325, trực đài canh và một số đài khác để cho các tổ đài khác của đơn vị  hành quân tiến về Huế, vì vậy công việc rất nhiều các đài liên tục gọi về, tôi phải ưu tiên cho các đơn vị chiến đấu vì không đủ thời gian để giải quyết hết yêu cầu của các đài trong đó có tổ điện đài tiền phương của sư đoàn 325 do anh Phúc phụ trách, tôi nghe rất rõ tín hiệu máy anh Phúc gọi về nhưng không thể xoay sở nổi và ngay chiều hôm đó tổ đài chúng tôi lại hành quân gấp, việc giữ liên lạc thông tin do các tổ điện đài khác đảm nhiệm nên bức điện báo cáo ngày, giờ giải phóng Huế của chỉ huy tiền phương sư đoàn 325 không báo về được, sáng ngày 26/3/1975 đoàn Phú Xuân vào Huế vì thế mới có sự nhầm lẫn ngày giải phóng Huế. Thực tế ngày 25/3/1975 sư đoàn 325 đã cắm cờ trên đỉnh Phu Văn Lâu.
Nguyên nhân do tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ vì công việc quá nhiều không đủ thời gian để nhận bức điện của tổ đài anh Phúc. Đến nay tôi đọc trang Dựng nước, Giữ nước thấy nhiều người hỏi về ngày giải phóng Huế vì thế tôi thấy cần thiết phải nói rõ cụ thể việc này.
Về hai việc này tôi nêu lên để cùng mọi người làm rõ thêm việc kéo pháo lên núi cao của quân đội ta trong chiến dịch Huế 1975 và ngày giải phóng thành phố Huế.
Xin cảm ơn.

Ngày 15 tháng 3 năm 2015
Vũ Văn Khảm




Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: bapchuoi trong 16 Tháng Ba, 2015, 10:25:38 am
Sao mấy bác đã cắm cờ nóc Phu Văn Lâu mà không trèo lên kỳ đài nhỉ? Cái nho nhỏ này phát sinh cái to to về sau?
http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=16.465971&lon=107.580552&z=19&m=b (http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=16.465971&lon=107.580552&z=19&m=b)


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: khamvuvan trong 16 Tháng Ba, 2015, 11:38:29 pm
Do thao tác sai váo lúc 04:03:37 AM ngày 16/3/2015 tôi đăng nhầm bài số 1 của thành viên CITADEL trong 01 tháng mười 2008, 09:46 AM.

Nhờ nhà mạng xóa hộ bài này năm ở phần đầu bài số 2 của tôi, xin cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: quanghung1951 trong 28 Tháng Tư, 2015, 07:11:49 pm
TÔI CÓ HAI Ý KIỀN VỀ CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG HUẾ 1975
(Kéo pháo lên núi cao của quân đội ta trong chiến dịch Huế 1975 và ngày giải phóng thành phố Huế)
(Trích bài của Vũ văn Khảm )...
40 năm cùng nhìn lại .
Vậy là có thêm một chiến sĩ nữa của 325 tham gia vấn đề : Huế được giải phóng ngày nào và đơn vị nào cắm ờ trên Phú văn Lâu ??? thú thật là ngày ấy lính tráng chúng mình thì đúng là chỉ đâu đánh đấy chứ có biết chiến thuật chiến dịch gì đâu .Sau khi tập kết về tây Thừa thiên chúng tôi cũng tham gia kéo những khẩu sơn pháo nặng hàng tấn lên Bạch mã để nhằm bắn thẳng vào Huế ,nhưng có lẽ vì hồi đó (tháng 3) trên núi cao mây mù dày đặc nên suốt cuộc chiến từ ngày 21,22/3 đến khi vào Huế 25/3 chúng tôi chẳng nhận được sự yểm trợ nào của pháo binh sư đoàn .Chẳng biết sau này với những chiến thắng như trẻ tre của ta những khẩu pháo kia có được đưa xuống không và đưa xuống bằng cách nào vì lúc kéo lên Bạch Mã ,chúng ta không làm đường .Tất cả con đường kéo pháo là do nhiều người đi lại mà thành nên vô cùng hiểm trở ,phải nói thẳng là nếu không có sức lính thì không có một phương tiện cơ giới nào đưa được hàng tấn lên những sườn núi cheo leo trừ phi dùng ...trực thăng .Còn chuyện Huế được giải phóng ngày nào ? do đơn vị nào ? thì quả là báo chí cũng đã tốn khá nhiều giấy mực .Chúng tôi chỉ biết rằng cứ theo đà tiến quân chúng tôi tràn xuống cặt đường số 1 ở Lộc Điền ,rồi thay vì xuôi phía nam thì đơn vị lại đánh thốc vềphias bắc ,chúng tôi giằng co với địch ở cầu Truồi cả đường bộ và trên cầu đường sắt ,trưa 25 chúng tôi dừng chân ven đường 1 tranh thủ nấu cơm sau 2 ngày chỉ ăn lương khô ,uống nước suối .Cơm nước xong chúng tôi tiếp tục hành tiến về Huế ngược với dòng người đang di tản xuôi phía nam .do phát triển quá nhanh nên d2 chúng tôi đã vượt qua cầu Trường Tiền và xâm nhập nội đô,đến quãng 17h chiều thì đại đội tôi quay ra  An cựu và ngủ qua đêm ở đó để sáng hôm sau tức tốc vượt qua đầm Cầu hai truy đuổi tàn quân ngụy ở cửa Thuận An rồi về Tư hiền ...
Lúc ấy thì làm gì mà nghĩ đến công lao nhưng như những gì chúng ta thấy là người lính trên tuyến đầu trực tiếp chiến đấu chỉ biết hoàn thành nhiệm vụ nên chẳng màng đến danh lợi vì còn lo giữ cái mạng sống của mình , còn người tuyến sau chỉ theo đuôi chúng tôi mà lính chúng tôi gọi là đi nhanh vào mà nhặt ống bơ ...thì lại  đầy âm mưu toan tính ,vì họ có biết hy sinh gì đâu ? chuyện tranh công đổ lỗi là bình thường .Cán bộ cấp trên thì dĩ hòa vi quý sẵn sàng san xẻ chiến công cho đởn vị bạn nên mới có chuyện 2 cái xe tăng cùng húc đổ cổng dinh độc lập sau này vào ngày 30/4 .Để rộng đường cho dư luận tôi xin trích đại ý câu nói của đại úy Việt ngày đó là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 chúng tôi tại Hải Phòng năm  2009 :Tôi đã và đang làm mọi việc để cấp trên Trả lại tên cho em ...(hoan hô ...),nhưng đã 6 năm trôi qua ,đại úy nay đã già thêm 6 tuổi còn câu chuyện cắm cờ Phú văn Lâu vẫn còn là đề tài nóng hổi  mỗi khi chúng tôi những anh lính D2-E 101 ngồi với nhau .Chẳng có ai làm trọng tài và chuyện này cũng không thể đưa ra tòa ...nên chúng tôi vẫn đợi sụ công tâm của lịch sử .
Hà nôi 28/4/2015


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: bapchuoi trong 22 Tháng Mười Hai, 2015, 06:22:27 am
TÔI CÓ HAI Ý KIỀN VỀ CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG HUẾ 1975
(Kéo pháo lên núi cao của quân đội ta trong chiến dịch Huế 1975 và ngày giải phóng thành phố Huế)
...
Chắc người viết nhầm thế nào ... chứ pháo bắn từ Bạch mã đến Huế thì xa quá! ???


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: linhcnn72 trong 24 Tháng Mười Hai, 2015, 02:17:30 pm
Bạn đừng hiểu nhầm như vậy, pháo được kéo lên một số đỉnh núi ở phía Tây nhằm khống chế quốc lộ 1 và một số cứ điểm của địch ,làm sao mà bắn tới TP Huế được . Xem thêm  những chuyện không thể quên-cười ra nước mắt (http://những chuyện không thể quên-cười ra nước mắt)
Thành phố Huế đươc giải phóng chắc chắn là ngày 25/3/1975, hàng nghìn lính E 101 F325 chứng kiến và nhớ . Người ta chọn ngày 26/3 vì..sếp muốn !


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: bapchuoi trong 25 Tháng Mười Hai, 2015, 03:04:22 pm
Bạn đừng hiểu nhầm như vậy, pháo được kéo lên một số đỉnh núi ở phía Tây nhằm khống chế quốc lộ 1 và một số cứ điểm của địch ,làm sao mà bắn tới TP Huế được . Xem thêm  những chuyện không thể quên-cười ra nước mắt (http://những chuyện không thể quên-cười ra nước mắt)
Thành phố Huế đươc giải phóng chắc chắn là ngày 25/3/1975, hàng nghìn lính E 101 F325 chứng kiến và nhớ . Người ta chọn ngày 26/3 vì..sếp muốn !
Ừ.


Tiêu đề: Re: Thành phố Huế được giải phóng vào ngày nào ?
Gửi bởi: khamvuvan trong 26 Tháng Ba, 2016, 05:52:08 am
Cảm ơn các bạn đã gửi ý kiến cho bài viết của tôi, mong rằng sẽ có thêm ý kiến hơn nữa làm sáng tỏ việc kéo pháo lên đỉnh núi để tham gia chiến dịch giải phóng thành phố Huế năm 1975 và ngày giải phóng Huế. Một lần nữa xin cảm ơn các bạn, chúc các bạn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.

Vũ Văn Khảm