Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Từ thuở mang gươm đi mở cõi... => Tác giả chủ đề:: HuuTrang trong 23 Tháng Chín, 2008, 10:49:20 pm



Tiêu đề: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: HuuTrang trong 23 Tháng Chín, 2008, 10:49:20 pm
Chiều nay, thầy em mới bảo về nhà làm 1 bài tiểu luận về Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, thầy có cho một số gợi ý nhưng gợi ý của thầy em thấy hình như sai, thành thử đem lên đây hỏi các anh
1. Thầy em bảo quân đội thời Lý (chống Tống) là 10 vạn, trong khi quân Tống có 30 vạn (em không nghĩ quân đội 2 bên nhiều như vậy); quân đội ta thời Trần kháng chiến chống Nguyên và quân Nguyên thời đó lần lượt là 30 và 60 vạn quân (quân Nguyên lần đầu sang nước ta hình như chỉ có 5 vạn, 2 lần sau, 1 lần 70, 1 lần 50 vạn theo ý kiến của em là như vậy); Vua Quang Trung lúc đánh 29 vạn quân Thanh có 10 vạn quân(cái này có thể đúng)
2. Thầy em có đọc cho nghe 1 câu nói của Hưng Đạo Vương là "Dĩ đoản chế trường", các anh cso thể cho em biết Hưng Đạo Vương nói câu này với ai, ở đâu, vào thời gian nào và nhân sự kiện gì không ạ?
3. Thế kỉ XIII, thầy em bảo khi nhà Trần chống quân Nguyên thì được Chăm-pa giúp sức, bản thân em không tin điều này, vì trong cuộc kháng chiến lần thứ 2, nhà Trần ta đã phải cử 1 lượng lớn binh sĩ tới Chăm-pa để hợp sức chống Toa-đô, vậy thì Chăm-pa làm sao có thể gửi quân sang Đại Việt được?
Các anh cho em biết thêm thông tin về những chi tiết trên đi ạ


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: danngoc trong 24 Tháng Chín, 2008, 02:17:18 am
Theo em nhớ thì thời Tiền Lê-Lý dân số cả nước mình khoảng 3-4 triệu.

Thời Trần có lẽ lên 4-5t.

Thời Lê, có lẽ tới 7-8t.

Thời Nguyễn khoảng trên dưới 17-18t

Thời Pháp thuộc: khoảng 24-25t. Liên bang Đông Dương khi đó 30t.

Khi cha ông mình đánh giặc, do thể chất người Việt yếu ớt hơn nhiều so với các dân tộc khác (em nghĩ có lẽ yếu nhất vùng Đông Nam Á), nên ta dùng mưu nhiều hơn dùng sức. TRận đánh dàn trận đối chiến nổi tiếng nhất của Việt mình có lẽ là chống Ngột Lương Hợp Thai trong kháng chiến chống Nguyên lần 1, lần đầu đụng độ với kỵ binh Mông Cổ. Trận này mình thua nặng. Kể từ đó, VN mình chỉ có du kích, vây thành, dùng mưu thay sức người. Có thể quân số ít hơn, có khi quân số nhiều hơn, nhưng không ỷ vào vũ khí, số đông, mà vào địa hình, mưu tướng. Tất nhiên ở đây không nói những lần người Việt mình đánh lẫn nhau.

Vậy cho nên, sử Tàu có chép là mấy chục vạn, thì cũng không thấm là đâu, vì toàn dân ta là chiến sĩ, toàn nước ta là chiến trường. Quang Trung đánh Thanh, dùng mưu ma chước quỷ là chính, trận địa chiến mà nghe theo sử ta thì không tin được. Trận Ngọc Hồi Đống Đa, không thể biết chính xác đã diễn ra ntn.

3. Mặt trận liên minh Việt-Chiêm? Cũng có thể, nhưng bạn nghĩ đưa một đoàn quân với tổ chức hậu cần yếu kém thời đó, đi đánh giúp nước bạn giống như các liên minh quân sự thời nay? Chắc là không rồi. Chắc là tưởng tượng của các bác sử ra nhà mình thời.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 24 Tháng Chín, 2008, 11:13:14 pm
Những bài lạc đề đã bị xoá
@ HuuTrang: Lưu ý bạn 1 điều, đây là topic dành riêng cho hỏi đáp thì có thắc mắc gì cứ cho vào, không hỏi lại ở 1 topic khác

Chiều nay, thầy em mới bảo về nhà làm 1 bài tiểu luận về Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, thầy có cho một số gợi ý nhưng gợi ý của thầy em thấy hình như sai, thành thử đem lên đây hỏi các anh
1. Thầy em bảo quân đội thời Lý (chống Tống) là 10 vạn, trong khi quân Tống có 30 vạn (em không nghĩ quân đội 2 bên nhiều như vậy); quân đội ta thời Trần kháng chiến chống Nguyên và quân Nguyên thời đó lần lượt là 30 và 60 vạn quân (quân Nguyên lần đầu sang nước ta hình như chỉ có 5 vạn, 2 lần sau, 1 lần 70, 1 lần 50 vạn theo ý kiến của em là như vậy); Vua Quang Trung lúc đánh 29 vạn quân Thanh có 10 vạn quân(cái này có thể đúng)
=========
Số lượng quân của 2 bên trong các cuộc chiến đều được sách sử ghi chép rõ ràng, việc các cụ có chép vống lên so với sự thật hay không, chúng ta không thể biết được. Nhưng xét thấy qua câu chuyện vua Lê Thánh Tông đòi xem quốc sử nhưng bị từ chối và việc các sử gia nhà Hậu Lê viết về các vua Lê cũng chẳng kiêng nể gì mà "phê" ầm ầm, từ các vua Quỷ, vua Lợn rồi ngược lên thì chê vua Lê Lợi giết công thầng, giống Việt vương Câu Tiễn, "phê" vua Lê Thánh Tông ham sắc.v.v..v...Tất cả chứng tỏ rằng các sử quan xưa khá khách quan và độc lập, ko chịu tác động của giới cầm quyền
- Tuy nhiên quân số theo sử 2 bên chép có sự chênh lệch đôi chút nhưng trong đó cũng thừa nhận rằng có khi quân có 10 vạn nhưng đồn ầm lền 30 vạn chẳng hạn để uy hiếp tinh thần đối phương
- Việc bạn ko tin quân số lúc đó đông đến thế thì chắc sử Tàu chép sai bét hết sao? Ví dụ như cuộc xâm lược Triều Tiên của nhà Tuỳ, quân số lên đến 1 triệu đấy
- Hay như quân nhà Lý chống Tống là 10 vạn, nếu theo sử thì cuộc tập kích vào đất giặc đã là 10 vạn rồi, chưa kể lực lượng lớn trấn giữ phía Nam và 1 lực lựong cũng chẳng phải ít bảo vệ các địa phương, nhất là kinh đô Thăng Long, khi mà vua mới có mấy tuổi

2. Thầy em có đọc cho nghe 1 câu nói của Hưng Đạo Vương là "Dĩ đoản chế trường", các anh cso thể cho em biết Hưng Đạo Vương nói câu này với ai, ở đâu, vào thời gian nào và nhân sự kiện gì không ạ?
======
Nếu theo ĐVSKTT thì câu này Trần Hưng Đạo nói với vua Trần Anh Tông ngày 24 tháng 6 năm Canh Tý (1300) khi ông đang ốm nặng, vua đến thăm và hỏi kế sách chống giặc nếu chúng lại sang....Câu trả lời của ông rất dài, trong đó có đoạn "...Gịăc cậy trận dài, ta cậy binh ngắn, lấy ngắn chế dài là việc thường của binh pháp..."

3. Thế kỉ XIII, thầy em bảo khi nhà Trần chống quân Nguyên thì được Chăm-pa giúp sức, bản thân em không tin điều này, vì trong cuộc kháng chiến lần thứ 2, nhà Trần ta đã phải cử 1 lượng lớn binh sĩ tới Chăm-pa để hợp sức chống Toa-đô, vậy thì Chăm-pa làm sao có thể gửi quân sang Đại Việt được?
Các anh cho em biết thêm thông tin về những chi tiết trên đi ạ
=========
Chẳng có chuyện Chămpa giúp sức gì, mà khi Toa Đô dẫn quân đánh Chămpa, tấn công cảng Thị Nại, định uy hiếp thành Đồ Bàn đầu năm 1283, quân Trần đã sang chi viện với 20.000 quân đi trên 500 chiến thuyền. Chăm pa còn cho người sang Chân Lạp và Java xin viện trợ...Quân Nguyên bị chặn đánh, thiệt hại lớn nên tháng 3.1284, Hốt Tất Liệt tăng viện cho Toa Đô 15.000 quân và 200 chiến thuyền do Ô Mã nhi, Khutukhu, Lưu Vân Khánh chỉ huy.

Muốn tìm hiểu 1 cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Nguyên của Việt, Chăm và các nước ĐNÁ, xin mời tìm đọc cuốn: "Việt Nam và ĐNÁ thời kỳ chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII" (Nguyễn Thị Thu Thuỷ) -XNB Trẻ,1999, sách "mỏng" 101 trang  ;D


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: HuuTrang trong 26 Tháng Chín, 2008, 09:26:18 pm
Em muốn hỏi các anh thêm câu này nữa
Tối nay em mới đọc trong 1 quyển sách, người ta nói hồi tướng Đỗ Khắc Chung cứu Huyền Trân công chúa về nước, vua Chăm lúc đó rất tức tối, muốn đòi lại 2 châu Ô, Lí (đã sáp nhập với Đại Việt làm của hồi môn) nên cử 1 đại tướng đi đánh ta, vua Trần cử tướng Đoàn Nhữ Hài đi chặn giặc, sách đó bảo tướng Hài không đánh mà dùng kế, phô trương thanh thế khiến quân Chăm phải lui binh, không biết có thật không?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: tuaans trong 26 Tháng Chín, 2008, 10:52:41 pm
Bạn có thể dùng từ khóa "Đoàn Nhữ Hài" vào google search là ra 1 số cái hay ho!

Cả xuất thân, tài năng cũng như dở năng của ổng. ;D Đại Việt sử ký toàn thư đấy nhé!


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: HuuTrang trong 27 Tháng Chín, 2008, 09:37:21 pm
Bạn có thể dùng từ khóa "Đoàn Nhữ Hài" vào google search là ra 1 số cái hay ho!

Cả xuất thân, tài năng cũng như dở năng của ổng. ;D Đại Việt sử ký toàn thư đấy nhé!
Em tìm thử rồi nhưng không thấy chi tiết nói về việc ông đánh lui quân Chăm


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: HuuTrang trong 17 Tháng Mười, 2008, 12:02:33 pm
Sáng nay rảnh, em ngồi đọc lại các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc của nước ta, thấy có sự sai lệch nên muốn hỏi mọi người
Trong sách giáo khoa Sử 10 (cơ bản) viết Triệu Quang Phục đánh bại quân xâm lược nhà Lương vào năm 550, nhưng trong tài liệu của em lại viết là 557
Còn nữa, tài liệu của em viết cuộc khởi nghiã của Lý Tự Tiên - Đinh Kiến nổ ra vào năm 687 nhưng không cho biết kết thúc vào thời gian nào
không biết ra sao, nhờ mọi người xem xét giùm


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: tuaans trong 17 Tháng Mười, 2008, 12:20:03 pm
Sáng nay rảnh, em ngồi đọc lại các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc của nước ta, thấy có sự sai lệch nên muốn hỏi mọi người
Trong sách giáo khoa Sử 10 (cơ bản) viết Triệu Quang Phục đánh bại quân xâm lược nhà Lương vào năm 550, nhưng trong tài liệu của em lại viết là 557

không biết ra sao, nhờ mọi người xem xét giùm

Sách Giáo Khoa đúng rồi! Muốn rõ thì có thể xem trong "Đại Việt Sử ký Toàn thư" với lời bình của Ngô Sĩ Liên.

550 là đánh nhau với quân Lương, 557 đánh nhau với Lý Phật Tử (Hậu Lý Nam Đế)- cháu của Lý Bí (Lý Nam Đế - sếp của Triệu Quang Phục)


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: tuaans trong 17 Tháng Mười, 2008, 12:46:56 pm

Còn nữa, tài liệu của em viết cuộc khởi nghiã của Lý Tự Tiên - Đinh Kiến nổ ra vào năm 687 nhưng không cho biết kết thúc vào thời gian nào


He he, cái này không biết, mời xem sách TQ vậy: Tân Đường thư, Cựu Đường thư, Thông giám: mục Tào Huyền Tĩnh.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 17 Tháng Mười, 2008, 08:23:15 pm
Sáng nay rảnh, em ngồi đọc lại các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc của nước ta, thấy có sự sai lệch nên muốn hỏi mọi người
Trong sách giáo khoa Sử 10 (cơ bản) viết Triệu Quang Phục đánh bại quân xâm lược nhà Lương vào năm 550, nhưng trong tài liệu của em lại viết là 557

không biết ra sao, nhờ mọi người xem xét giùm

Sách Giáo Khoa đúng rồi! Muốn rõ thì có thể xem trong "Đại Việt Sử ký Toàn thư" với lời bình của Ngô Sĩ Liên.

550 là đánh nhau với quân Lương, 557 đánh nhau với Lý Phật Tử (Hậu Lý Nam Đế)- cháu của Lý Bí (Lý Nam Đế - sếp của Triệu Quang Phục)

Năm 550 là đánh bại quân Lương, giết chủ tướng Dương Sàn. Đến năm 557, Lý Phật Tử từ phía Nam kéo quân về tranh quyền, hai bên đánh nhau ko phân thắng bại nên chia đất giảng hòa. Năm 571 Lý Phật Tử bội ước, tấn công bất ngờ. Triệu Việt Vương thua chạy đến bờ biển Nam Định thì cùng đường nhảy xuống tự tử.
Lý Phật Tử không phải là cháu của Lý Nam Đế, các sách chỉ chép là người cùng họ thôi, hoặc chép là bộ tướng của Nam Đế (một số tài liệu cho hay ko chỉ có 1 mà có đến 2 Hậu Lý Nam đế)


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: HuuTrang trong 18 Tháng Mười, 2008, 02:35:15 pm
Thêm câu hỏi nữa ạ, em được biết Đinh Tiên Hoàng có 5 vợ, 3 con, trong đó 2 con là con của ông với hoàng hậu Dương Vân Nga, các anh có biết đó là 2 hoàng tử nào không ạ, và vi hoàng tử kia là con của ông với ai không


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 18 Tháng Mười, 2008, 04:53:34 pm
Đinh Tiên hoàng đế có 3 người con trai là Đinh Liễn, Đinh Toàn và Ðinh Hạng Lang. Trong đó

- Đinh Liễn (có tên khác là Đinh Khuông Liễn) là con trai cả

- Đinh Toàn (có tên khác là Đinh Tuệ), do Hoàng hậu Dương Vân Nga sinh

- Đinh Hạng Lang là con út

Năm người vợ được Đinh Tiên hoàng phong là hòang hậu là :1. Đan Gia 2. Trinh Minh, 3.Kiểu Quốc,  4. Cồ Quốc,  5. Ca Ông

Có thể vào tham khảo thêm ở đây : http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh_Ti%C3%AAn_Ho%C3%A0ng

Ngoài 3 người con trai, vua Đinh còn có cả con gái nữa đó là:
- Công chúa Minh Châu, (trưởng nữ), lấy tướng Trần Thăng
- Công chúa Phất Kim (tên khác là Bảo Ngọc) lấy Ngô Nhật Khánh
- Công chúa Phất Ngân lấy Lý Công Uẩn


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: tuaans trong 18 Tháng Mười, 2008, 05:07:28 pm
Huutrang biết nhiều thế! Chắc là nêu câu hỏi cho anh em tìm tòi học hỏi đây mà!  ;D


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: HuuTrang trong 19 Tháng Mười, 2008, 10:27:38 pm
Chết rồi chết rồi, chết em rồi, lúc nãy em lỡ bốc phét với bạn, nói là từ thời Hùng Vương có cả trăm ông quan, tướng thuộc dạng "Thỏ khôn chết, chó săn bị giết làm thịt;chim cao bay hết,cung tốt bị vất bỏ, nước địch phá xong mưu thần bị giết", không biết kiếm đâu ra cho đủ đây, ai biết thì giúp em với
 :'( :'( :'(


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 20 Tháng Mười, 2008, 07:49:48 pm
Có gì đâu mà chết, bác HuuTrang đã lỡ nói phét ròi thì cũng nên dũng cảm nhận lỗi với bạn bè, thế mới tiến bộ được  ;D


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: HuuTrang trong 22 Tháng Mười, 2008, 11:54:12 am
Anh cứ đùa, ai biết thì giúp em với


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: vinaheart trong 22 Tháng Mười, 2008, 01:17:33 pm
Các bác giả nhời em câu này nhé: Người Việt nào có họ tên đầy đủ đầu tiên được nhắc đến trong lịch sử Việt Nam (cả sử truyền miệng và sử viết nhé các bác) ?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: HuuTrang trong 22 Tháng Mười, 2008, 08:31:11 pm
Các bác giả nhời em câu này nhé: Người Việt nào có họ tên đầy đủ đầu tiên được nhắc đến trong lịch sử Việt Nam (cả sử truyền miệng và sử viết nhé các bác) ?
Ông này chắc là vua Hùng đời đầu tiên, mà nói đến vua Hùng thì phải hỏi anh caytrevietnam


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 22 Tháng Mười, 2008, 11:08:47 pm
Các bác vào đây định phá quấy hả ?  ???, toàn đưa ra những câu trời ơi đất hỡi thế?
Nếu muốn tìm hiểu văn hóa tên họ của người Việt thì 1 là mua sách, 2 là tìm trên mạng nhá. Nói ngắn gọn là theo các nhà nghiên cứu, đến tận thời Hai Bà Trưng dân ta vẫn chưa có họ, chỉ có độc tên thôi. Tuy nhiên trong các thần tích, ngọc phả cũng nó những nhân vật đủ cả tên họ, ấy là do đời sau các nhà viết ngọc phả, thần tích thêm vào, đặc biệt là dưới triều Hậu Lê và Nguyễn. Ví như nhân vật Tam Trinh, 1 tướng của Bà Trưng, chỗ thì nói ông họ Nguyễn, lúc ghi họ Đỗ. Giáo sư Lê Văn Lan từng có bài viết về chuyện này, nguyên nhân là đền thờ ông ở làng Mai Động, mà làng này có 2 họ lớn, họ nào mạnh nắm các vị trí chức sắc trong làng thì "Thánh" lại "được đổi tên theo họ " đó, vì thế khi đặt tên đường, các nhà sử học đã góp ý là nên để tên Đô Tam Trinh, (đô = đô vật) nhưng chắc các ông làm văn hóa tưởng người đánh máy bỏ thiếu dấu nên khi đề bảng đường lại thành Đỗ Tam Trinh. Nay thì chả hiểu sao ở đường đó nhà thì ghi Nguyễn Tam Trinh, chỗ thì chỉ có tên là Tam Trinh (ko tin các bác xuống đó mà xem  :D).

Về người đầu tiên có cả họ và tên (kể cả trong lịch sử và truyền thuyết...) không phải là vua Hùng đâu bác HuuTrang nhé. Các vua chỉ có tên thôi, đến vua Hùng cuối cùng cũng vậy trong khi ông con rể Sơn Tinh lại có tên họ đầy đủ là Nguyễn Tuấn, hoặc danh tính ông cháu họ xa là Thục Phán (con Thục Chế). Do đó rất khó trả lời, tuy nhiên em cũng xin mạo muội đưa ra đáp án, mong các cao nhân thêm bớt, chỉnh sửa cho:
Nếu xác định được truyện Trầu Cau có 2 anh em Tân và Lang (họ Cao) và truyện Qủa dưa đỏ có Mai An Tiêm xảy ra vào đời vua Hùng thứ mấy thì hay. Nhưng vì truyền thuyết chỉ chung chung là vào đời vua Hùng (?) nên ta bỏ qua nhé. Vậy giờ lấy mốc là đời Hùng Vương thứ 6, "danh tướng" khi ấy là Gióng (ko có họ) nhưng trong 1 truyền thuyết ở miếu Ngọc Tháp thuộc xã Hà Thạch, huyện Lâm Thao, Phú Thọ có nói đến 1 dũng sĩ từng mộ binh tham gia đánh giặc Ân, ông có tên là Nguyễn Cận. Như vậy suy ra là Nguyễn Cận sống vào thời gian này và "có lẽ" ông là người đầu tiên được ghi nhận đủ cả "họ và tên".  ;D


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: altus trong 23 Tháng Mười, 2008, 12:57:34 am
Như vậy suy ra là Nguyễn Cận sống vào thời gian này và "có lẽ" ông là người đầu tiên được ghi nhận đủ cả "họ và tên".  ;D

Tôi nghe các bác bàn sử, thường hãi nhất cái câu bôi đỏ kiểu kia.  ;) Bác có cơ sở gì để khẳng định là truyền thuyết không bị làm "sinh động" thêm, chẳng hạn, vào thời nhà Nguyễn không? Có bia đá đã qua xét nghiệm C-14 không?  ::)


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 23 Tháng Mười, 2008, 09:08:19 pm
Tôi nghe các bác bàn sử, thường hãi nhất cái câu bôi đỏ kiểu kia.   Bác có cơ sở gì để khẳng định là truyền thuyết không bị làm "sinh động" thêm, chẳng hạn, vào thời nhà Nguyễn không? Có bia đá đã qua xét nghiệm C-14 không?
=======================

Chả có truyền thuyết nào mà ko bị người qua các đời làm "sinh động" thêm, thế nên mới có nhiều chuyện "dị bản" chứ ạh! Chắc bác hiểu nhầm ý em nên mới hỏi thế phải ko?  ;)
Nếu kể đến người viết thần phả nổi tiếng thì phải nói đến Nguyễn Bính, 1 viên quan đời Lê Anh Tông và Nguyễn Hiền đời Lê Ý Tông. Họ sử dụng kiến thức dân gian, địa danh, tôn giáo.v.v... để viết, gán ghép những câu chuyện,huyền tích về những nhân vật đời trước.
Về thời Nguyễn thì phải kể đến ông Nguyễn Hồ sống thời Tự Đức.

Do viết rồi sao chép, thêm bớt lại, mỗi người 1 kiểu nên thông tin về 1 nhân vật nhiều khi khác hẳn nhau, như trường hợp của thân phụ Triệu Việt Vương, đa số viết ông là tù trưởng 1 vùng nhưng có bản thần phả lại chép Triệu Túc làm nghề kiếm củi, bản khác chép gia đình khá giả, hiền lành....Hoặc về mẹ Triệu Việt Vương, bản chép bà tên là Lý Thị, rồi Nguyễn Thị Hựu, nào là Hán Thị Siêu... Thậm chí 1 nhân vật có hiệu là Lê Hải Hạnh đại nhân sống vào thời Nguyễn có viế ngọc phả Triệu Việt vương hoàng đế còn hư cấu cả chi tiết vua có em gái lấy chồng tên là Nguyễn Bình sinh đc 2 con, 2 người này sau theo cậu đánh giặc Lương.v.vv.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: HuuTrang trong 27 Tháng Mười, 2008, 06:11:15 pm
Em nghĩ Trần Thủ Độ là 1 vị thái sư, chỉ huy quân nhà Trần thì ông cũng có 1 đội quân riêng như bao vị thân vương nhà Trần khác nhưng bạn em không nghĩ vậy, không biết mọi người có ý kiến gì không?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Mười, 2008, 12:15:37 am
Theo như ở đây là có: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=141.30

Những dấu tích xưa còn lại ở những vùng có thái ấp, điền trang của vương hầu quý tộc cho biết phần nào về quy mô các phủ đệ và một số hình thức tổ chức quân sự ở đó. Quắc Hương, tức làng Thành Thị (Bình Lục, Nam Hà) là thái ấp của Trần Thủ Độ. Nhà Trần ban cho Trần Thủ Độ vùng đất này làm thái ấp với mục đích ban đầu là dẹp loạn. Vị trí địa lý của Quắc Hương nằm ở ngã ba sông Châu, sông Sắt, trấn giữ và bảo vệ đường thuỷ phía bắc phủ Thiên Trường. Trong bối cảnh chung của vùng trũng nước, bố trí một thái ấp ở đây là khiến vị trí này trở thành một cứ điểm quân sự. Trần Thủ Độ vừa có trách nhiệm giữ vững an ninh ở khu vực vốn đã từng là "điểm nóng" chống lại triều Trần, vừa phải xây dựng nơi đây thành một trung tâm bảo vệ Tức Mặc (Thiên Trường). Tại vùng Quắc Hương hiện còn dấu vết của khu Cột Cờ, nhà Giảng Võ, gò Con Quy, gò Rẻ Quạt, chân thành nội, chân thành ngoại... Khu Cột Cờ là một khu đất cao và rộng khoảng 3 sào. Ở đây ngày trước còn tồn tại tục kéo cờ; hằng năm vào ngày 12-8 âm lịch, các thôn đem cờ của mình để treo rồi tổ chức trò đất vật đánh gậy, biểu dương lực lượng, các trai tráng đua tài võ nghệ. Tương truyền khi Trần Thủ Độ về lập phủ đệ ở Quắc Hương, ông cho quân lính khiêng một con rùa đá lên gò đất nơi ông thường dùng để làm bãi tập binh, đặt rùa quay về hướng Bắc. Từ đó có tên là gò Con Quy. Khu Rẻ Quạt gồm năm gò toả ra theo hình rẻ quạt. Dân địa phương cho đây là các điểm đóng quân. Tại làng Thành Thị còn có di tích nền nhà Cương; đó là khu nhà nuôi ngựa và để yên cương của quân lính Trần Thủ Độ. Những di tích cùng với những địa danh ở làng Thành Thị mà ngày xưa là Quắc Hương chứng tỏ nơi phủ đệ của Trần Thủ Độ đã có một lực lượng quân sự đáng kể.
------------------

Không rõ quy chế thời đấy cho phép các vương hầu nuôi bao nhiêu quân riêng nhỉ, chắc không quá 1000 được.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: littlerock trong 28 Tháng Mười, 2008, 02:43:32 pm
Các bác cho hỏi: Trong sách sử Việt Nam, sách nào ghi rõ họ tên vợ vua Đinh Tiên Hoàng là Dương Vân Nga, vợ thái sư Trần Thủ Độ là Trần Thị Dung.
Xin các bác trả lời theo sách vở từ thời xưa, còn sách vở thời nay xin đừng dẫn ra nhé.
Theo em được biết, hai cái tên Dương Vân Nga và Trần Thị dung mới ra đời trong thời gian gần đây thôi. Nhưng vì hiểu biết có hạn nên lên đây nhờ kiểm tra lại cho chắc.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: HuuTrang trong 30 Tháng Mười, 2008, 11:04:36 am
Tối qua mình có đi hiệu sách, giở 4 cuốn Đại Việt Sử kí (hay gì gì đấy) của Ngô Sĩ Liên ra đọc thì thấy chi tiết này


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 30 Tháng Mười, 2008, 09:12:09 pm
Các sách sử xưa ít ghi rõ họ tên phái nữ lắm, toàn là Dương Thị, Trần Thị..., đến như bà Ỷ Lan cũng thấy dân gian chỗ này chỗ khác nói đến mấy tên cơ. Do đó tên đầy đủ, chính xác ko thể biết được.

Các sách gần đây dựa vào kịch này, rồi thần phả này v.v.v. mà suy ra tên, lại còn có sách nói bà Trần Thị Dung vốn tên là Ngừ (cá ngừ) vì là con nhà thuyền chài. Các người thân thích của bà cũng thế, Trần Lý tên chính là Chép (cá chép = Lý ngư), Trần Thừa tên gốc là Dưa (cá dưa), Trần Liễu vốn tên là Leo (cá leo), rồi ông vua đầu tiên của nhà Trần (Trần Cảnh) tên gốc là Lành Canh (cá lành canh)...


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: TQNam trong 03 Tháng Mười Một, 2008, 08:43:03 pm
Các sách gần đây dựa vào kịch này, rồi thần phả này v.v.v. mà suy ra tên, lại còn có sách nói bà Trần Thị Dung vốn tên là Ngừ (cá ngừ) vì là con nhà thuyền chài. Các người thân thích của bà cũng thế, Trần Lý tên chính là Chép (cá chép = Lý ngư), Trần Thừa tên gốc là Dưa (cá dưa), Trần Liễu vốn tên là Leo (cá leo), rồi ông vua đầu tiên của nhà Trần (Trần Cảnh) tên gốc là Lành Canh (cá lành canh)...
Nhờ caytrevietnam nói rõ hơn cái ý nầy, tôi cảm nhận có gì đó hay hay nên muốn biết nhiều hơn. Từ nhận xét:
1/ Các họ người Âu châu thường nói lên nhiều điều về gia phả, gốc gác của họ. TD: Bush -> tổ tiên vốn là tiều phu. Ta thì sao?
2/ Các địa danh nước mình nay bị Hán hóa nhiều nên không nói lên mấy chuyện, song tên gốc là tên Việt thì thường mang trong nó cả một câu chuyện lý giải tên địa danh đó.

Vậy có phải tên họ người Việt mình một thời cũng vậy?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 04 Tháng Mười Một, 2008, 10:36:54 pm
Nhờ caytrevietnam nói rõ hơn cái ý nầy, tôi cảm nhận có gì đó hay hay nên muốn biết nhiều hơn. Từ nhận xét:
1/ Các họ người Âu châu thường nói lên nhiều điều về gia phả, gốc gác của họ. TD: Bush -> tổ tiên vốn là tiều phu. Ta thì sao?
2/ Các địa danh nước mình nay bị Hán hóa nhiều nên không nói lên mấy chuyện, song tên gốc là tên Việt thì thường mang trong nó cả một câu chuyện lý giải tên địa danh đó.

Vậy có phải tên họ người Việt mình một thời cũng vậy?
=======
Kính thưa cụ Nam, do biến động liên miên nên việc ghi chép sử sách của cha ông ta bị thiếu hụt, không được liền mạch... do đó ngay bản thân chính sử cũng có những sai lệch về sự kiện,thời gian, tên họ, địa danh..., ví dụ như cuốn Đại Việt sử lược với Đại Việt sử ký toàn thư chẳng hạn.
Song hành, thậm chí ra đời sớm hơn chính sử chính là dòng sử "ngoài luồng" được lưu truyền qua lời kể, trí nhớ, sự sáng tạo của dân gian dưới dạng truyền thuyết, giai thoại dã sử, thần phả. Chính việc "viết sử" theo hướng này thể hiện sự đa dạng, phóng khoáng của các "nhà sử học nhân dân", nó bổ khuyết những thiếu hụt cho phần mà chính sử lúc chưa xuất hiện, đồng thời bổ sung thêm cho dòng chính sử.
Có rất nhiều ví dụ, như qua truyền thuyết các bác mới biết về nguồn gốc địa danh Bạch Hạc, tên các đảo Bạch Long Vĩ, Cẩu đầu Sơn... từ câu chuyện Mộc Tinh, Ngư Tinh..v.v. Hoặc các câu chuyện về tài trí, mưu hay kế giỏi, các câu đối đáp tài tình của trạng nguyên, sứ thần VN với bọn người phương Bắc cũng đều từ giai thoại dân gian. Hay như chính sử đó các bác biết cụ thể về "mối tình" của Lê Hoàn với Dương Vân Nga, trong khi giai thoại dan gian lại kể 1 cách cụ thể, lãng mạn với nhiều tình tiết lâm ly  ;D, kiểu như nơi bà thái hậu họ Dương ra đón vị tướng họ Lê, rồi họ "tình củm" với nhau tại đó, trên 1 chiếc giường và được mây trắng che phủ mà nay vẫn còn địa danh Vân Sàng (giường mây) ở Ninh Bình. Do đó tên "tục" của anh em họ Trần nói trên cũng là sáng tạo của dân gian chăng? Chỉ biết rằng nó vẫn được lưu truyền lâu nay, qua các cuộc sưu tầm, điền dã của các nhà sử học, nghiên cứu, họ tập hợp ghi chép lại rồi công bố qua tác phẩm của mình. Cái phần này các bác có thể tìm xem cuốn Tám vị vua nhà Lý của GS Vũ Ngọc Khánh.

Về vấn đề họ của người Việt, các nhà nghiên cứu cho rằng trước thời Bắc thuộc dân ta không có họ, chỉ có tên. Sau đó một phần do sự ảnh hưởng, phần bị cưỡng ép của chính quyền đô hộ mà, ngoài ra 1 bộ phận dân cư phía Bắc xuống ở hòa lẫn với người Việt, bị Việt hóa nhưng vẫn giữ họ gốc của mình từ đất Tàu. Nên 1 người có thể mang họ gốc Tàu nhưng chưa chắc tổ tiên xa xưa là dân Tàu mà là dân Việt xịn.
Dòng họ, gia phả ở phương Đông khác phương Tây. Các bài viết có nhiều, bác có thể tìm trên mạng hoặc mua sách. Đây chẳng hạn
http://www.hovuvo.com/readarticle.php?article_id=391
http://www.hovuvo.com/readarticle.php?article_id=317
http://www.hovuvo.com/readarticle.php?article_id=403
http://www.hovuvo.com/readarticle.php?article_id=309


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: TQNam trong 05 Tháng Mười Một, 2008, 07:45:11 am
Rồi, cám ơn bạn. Xin hỏi tiếp một câu:

Năm rồi đọc báo thấy Hà Tây đồng ý chỉnh lại 1 dự án vì dân vùng đó kiến nghị về một ngôi cổ mộ. Truyền truyền tụng thì đây là một của bà Đỗ (họ)..., vốn là mẹ của Lạc Long Quân. Giới khảo cổ xác nhận ngô mộ nầy có niên đại 5000 năm.
Bạn có thề cho biết một số thông tin về ngôi mộ nầy? Xin cám ơn.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 05 Tháng Mười Một, 2008, 10:24:08 pm
Rồi, cám ơn bạn. Xin hỏi tiếp một câu:

Năm rồi đọc báo thấy Hà Tây đồng ý chỉnh lại 1 dự án vì dân vùng đó kiến nghị về một ngôi cổ mộ. Truyền truyền tụng thì đây là một của bà Đỗ (họ)..., vốn là mẹ của Lạc Long Quân. Giới khảo cổ xác nhận ngô mộ nầy có niên đại 5000 năm.
Bạn có thề cho biết một số thông tin về ngôi mộ nầy? Xin cám ơn.

Bác có thể nói rõ hơn được ko ạ? Mấy năm trước báo chí rộ lên 1 số bài về ngôi làng ở Hà Tây (nhà cháu quên mất tên rồi) rằng có gà mấy cựa, ròi ở đó lưu giữ gia phả ghi chép đầy đủ các danh nhân trải dài nhiều thế kỷ đều xuất phát từ đó, rồi là tại làng còn dấu tích mộ của cả những nhân vật thời Hùng Vương... Có 1 ông còn đến sưu tầm, biên soạn thành sách xuất bản nữa cơ nhưng bị thu hồi ngay sau đó, ông này cũng là tác giả của logo Cha Rồng Mẹ Tiên trong cuộc thi tìm biểu tượng cho lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ thế nhưng cũng bị phát giác là "đạo", xào lại ý tưởng của người khác. Có nhiều bài báo đăng tin phản bác lại những thông tin "chấn động" về cội nguồn dân tộc đó... vạch ra những sai trái, chỉ ra rằng gia phả đó thuộc dạng "ngụy thư" tự sướng của dòng họ Nguyễn trong làng.
Nhà cháu cũng có đọc 1 số bài đó trên báo KH&ĐS, thấy nói tại làng ấy có cả mộ vua Hùng thứ 1. Đúng là sai bét, nếu đó là "đất tổ phát tích" của dân Việt sao các triều đại pk ko ghi chép lại, rồi trùng tu, tế lễ. Trong khi ấy mộ vua Hùng thứ 1 - Kinh Dương Vương ở làng An Lữ, huyện Thuận Thành , tỉnh Bắc Ninh cơ.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: TQNam trong 07 Tháng Mười Một, 2008, 08:54:06 pm
Mấy hôm nay cố nhớ và tìm trên internet nhưng không ra về ngôi cổ mộ ở Hà Tây nầy. Tiếc quá.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 12 Tháng Mười Một, 2008, 10:57:38 pm
Mấy hôm nay cố nhớ và tìm trên internet nhưng không ra về ngôi cổ mộ ở Hà Tây nầy. Tiếc quá.

Mấy hôm nay nhà cháu lục tìm lại bài báo kia nhưng chưa thấy, tuy nhiên cũng nhớ ra 1 địa danh và kèm theo nó cái gọi là "Cổ Lôi ngọc phả". Bác Nam nhờ thằng gúc nó tìm với từ khóa Cổ Lôi rồi vào xem có đúng là tin bác đang kiếm ko nhé


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: lonesome trong 23 Tháng Mười Hai, 2008, 09:52:39 am
Nhà cháu cũng có đọc 1 số bài đó trên báo KH&ĐS, thấy nói tại làng ấy có cả mộ vua Hùng thứ 1. Đúng là sai bét, nếu đó là "đất tổ phát tích" của dân Việt sao các triều đại pk ko ghi chép lại, rồi trùng tu, tế lễ. Trong khi ấy mộ vua Hùng thứ 1 - Kinh Dương Vương ở làng An Lữ, huyện Thuận Thành , tỉnh Bắc Ninh cơ.


Ai bảo chú KDV là Hùng Vương thứ 1?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: lonesome trong 23 Tháng Mười Hai, 2008, 10:01:53 am
Mấy hôm nay cố nhớ và tìm trên internet nhưng không ra về ngôi cổ mộ ở Hà Tây nầy. Tiếc quá.

Mấy hôm nay nhà cháu lục tìm lại bài báo kia nhưng chưa thấy, tuy nhiên cũng nhớ ra 1 địa danh và kèm theo nó cái gọi là "Cổ Lôi ngọc phả". Bác Nam nhờ thằng gúc nó tìm với từ khóa Cổ Lôi rồi vào xem có đúng là tin bác đang kiếm ko nhé

http://hodovietnam.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=10&Itemid=32
http://blog.360.yahoo.com/blog-sp3njA4wda4fT3mEv8YMEjES.obK?p=64
 ;D


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 30 Tháng Giêng, 2009, 12:07:56 pm
Nhà cháu cũng có đọc 1 số bài đó trên báo KH&ĐS, thấy nói tại làng ấy có cả mộ vua Hùng thứ 1. Đúng là sai bét, nếu đó là "đất tổ phát tích" của dân Việt sao các triều đại pk ko ghi chép lại, rồi trùng tu, tế lễ. Trong khi ấy mộ vua Hùng thứ 1 - Kinh Dương Vương ở làng An Lữ, huyện Thuận Thành , tỉnh Bắc Ninh cơ.


Ai bảo chú KDV là Hùng Vương thứ 1?

Ko phải là Hùng Vương I vậy cụ là Hùng vương mấy vậy anh Xồm. Nếu sách báo trước đây thường nói chung chung là con cả Lạc Long Quân lên ngôi lấy hiệu là Hùng Vương, truyền được 18 đời, như thế dễ gây hiểu lầm là ngoài 18 vua Hùng thì còn có 2 vua trước đó nữa là Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân.

Tuy nhiên trong danh sách các vua Hùng theo Ngọc phả thì KDV là vua Hùng thứ 1 hiệu là Hùng Kinh Dương, Lạc Long Quân là vua Hùng 2 hiệu là Hùng Hiền Vương, còn Lân Lan, người con cả trong 100 người nở từ bọc trứng lên ngôi hiệu là Hùng Quốc Vương.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: stylishman trong 20 Tháng Hai, 2009, 02:51:26 pm
E đọc bài của bác Tre Việt Nam về đất nước Chăm pa hay quá, nhưng có một số điều mà e ko hiểu:

1. Nước Việt mình ban đầu chỉ kéo dài vào đến xứ Thanh Nghệ, sau đó theo thời gian mình sát nhập luôn cả Chiêm Thành (Chăm pa) vào thì kéo dài đến khoảng Đồng Nai, Bình Thuận gì đấy. Còn đoạn cuối từ Bình Thuận, Sài Gòn vào đến Cà Mau thì ban đầu, theo em đọc trong bài, là thuộc về Chân Lạp (hay còn gọi là Khmer, Angkor, Phù Nam... cái này em ko chắc). Vậy quá trình mở cõi của nước mình vào vùng này diễn ra như thế nào vậy các bác?

2. Chân Lạp, Khmer, Angkor, Phù Tang, Phù Nam... có phải là 1 không các bác (như kiểu nhà mình đổi tên: Âu Lạc, Văn Lang, Đại Cồ Việt...), và có phải là nước Cam pu chia bây giờ không ạ?

E cám ơn các bác nhiều!


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 23 Tháng Hai, 2009, 12:44:12 am

1. Nước Việt mình ban đầu chỉ kéo dài vào đến xứ Thanh Nghệ, sau đó theo thời gian mình sát nhập luôn cả Chiêm Thành (Chăm pa) vào thì kéo dài đến khoảng Đồng Nai, Bình Thuận gì đấy. Còn đoạn cuối từ Bình Thuận, Sài Gòn vào đến Cà Mau thì ban đầu, theo em đọc trong bài, là thuộc về Chân Lạp (hay còn gọi là Khmer, Angkor, Phù Nam... cái này em ko chắc). Vậy quá trình mở cõi của nước mình vào vùng này diễn ra như thế nào vậy các bác?
----------
Quá trình cha ông ta Nam Tiến, diệt Chiêm, lấy đất Thủy Chân Lạp, sáp nhập 2 "nước": "Thủy Xá", "Hỏa Xá" (Tây Nguyên) diễn ra mạnh nhất từ khi họ Nguyễn xưng hùng ở Đàng Trong. Chiến thuật thế nào, diễn biến ra sao, bạn có thể đọc ở nhiều tài liệu, có vẻ phổ thông và dễ kiếm nhất là cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim.

2. Chân Lạp, Khmer, Angkor, Phù Tang, Phù Nam... có phải là 1 không các bác (như kiểu nhà mình đổi tên: Âu Lạc, Văn Lang, Đại Cồ Việt...), và có phải là nước Cam pu chia bây giờ không ạ?
----------
Chân Lạp là 1 trong những tên gọi Campuchia theo từ Hán Việt, Angkor là tên 1 đế chế từng tồn tại ở quốc gia này, Phù Tang là tên 1 loại cây dâu thường dùng để chỉ nước Nhật. Còn Phù Nam là 1 quốc gia cổ từng tồn tại ở đồng bằng sông Cửu Long (nếu ko nhầm nó là bước ptriển cao trên nền tảng văn hóa Óc eo). Quốc gia này xưa kia lớn mạnh, có ảnh hưởng rộng đến tận bán đảo Mã Lai, các nước Chân Lạp, Xiêm La từng là thuộc quốc của Phù Nam


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: stylishman trong 23 Tháng Hai, 2009, 09:41:06 am
Cảm ơn bác Tre về câu trả lời rất chi tiết! Em còn 1 chút thắc mắc nữa muốn hỏi bác:

- Việc Campuchia đòi đất từ Việt Nam (hình như là Sài Gòn và các vùng lân cận) phải chăng có liên quan tới các giai đoạn lịch sử cách đây hàng trăm năm này? Cụ thể là họ đòi những tỉnh nào của Việt Nam, và căn cứ trên dữ liệu lịch sử nào (có cuộc chiến nào của Việt Nam mà họ cho rằng đã lấn chiếm đất đai bờ cõi của họ?).

Em cảm ơn bác nhiều!


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 01 Tháng Ba, 2009, 09:15:22 pm
Cảm ơn bác Tre về câu trả lời rất chi tiết! Em còn 1 chút thắc mắc nữa muốn hỏi bác:

- Việc Campuchia đòi đất từ Việt Nam (hình như là Sài Gòn và các vùng lân cận) phải chăng có liên quan tới các giai đoạn lịch sử cách đây hàng trăm năm này? Cụ thể là họ đòi những tỉnh nào của Việt Nam, và căn cứ trên dữ liệu lịch sử nào (có cuộc chiến nào của Việt Nam mà họ cho rằng đã lấn chiếm đất đai bờ cõi của họ?).

Em cảm ơn bác nhiều!

Như đã nói ở phần trên, nếu bác xem trong Việt Nam sử lược sẽ thấy phần nào quá trình vùng Thủy Chân Lạp được sáp nhập vào lãnh thổ VN, vừa là do họ cắt đất dâng cống, vừa là do các quan của họ xin "nội thuộc", "thần phục" (như trường hợp họ Mạc ở Hà Tiên), 1 phần là do các cụ mình "khai phá"  ;) bởi khi ấy nước Chân Lạp quá yếu và kiệt quệ sau nhiều cuộc chiến với Champa, Xiêm La nên phần Thủy Chân Lạp (tức Nam Bộ VN) gần như "bỏ hoang" và dân ta đến ở đó, lập làng ấp---sau đó chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược phía nam, thiết lập bộ máy chính quyền tại đây.

Bác cần xem thêm 1 số tài liệu khác như cuốn Lịch sử vương quốc Thái Lan (G.S Dương Vũ Ninh) - NXB Giáo dục, 1994. Qua đó sẽ thấy Chân lạp là địa bàn tranh chấp ảnh hưởng giữa Việt - Xiêm, sau mỗi lần đụng độ, các quốc vương Chân lạp do phía VN dựng lên đều bày tỏ "trân trọng cám ơn" bằng 1 số vùng đất (thậm chí thời Minh Mạng, cả Chân Lạp và phần lớn miền Nam, trung và Đông Ai Lao thuộc về VN dưới các tên gọi Trấn Tây Thành, trấn Ninh, Trấn Man...)


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: mig21-58 trong 12 Tháng Tư, 2009, 02:54:16 pm
các bác cho hỏi tí ,tôi không hiểu ba lần đáng tan giặc ở sông bạch đằng ,thì ba bãi cọc này có cùng một địa điểm hay không ? mong các bác giuúp  hộ ,xin cảm ơn


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: danngoc trong 12 Tháng Tư, 2009, 03:57:07 pm
Em cũng thắc mắc chuyện này lâu rồi. Bác nào vẽ lại sơ đồ thủy triều và cơ chế vận hành của thủy binh kết hợp bãi cọc này với. Em cám ơn.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: HuuTrang trong 12 Tháng Tư, 2009, 11:17:57 pm
Em chắc chắn là 3 địa điểm đó khác nhau
Em nhớ có 2 lần là đánh ở Song Bạch ĐẰng (bây giờ tên là sông Chanh), lần còn lại thì đánh trên sông mà bây giờ ta gọi là Bạch Đằng
Thử phân tích, ta thấy trong 3 lần đó, 2 lần là chặn đánh giặc từ biển vào, 1 lân flà chặn đánh giặc từ đất liền ra, nên vị trí bãi cọc chắc chắn khác nhau


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Tư, 2009, 10:29:40 pm
Trích Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII của Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm:

...Hiện nay chúng ta chưa xác định được bãi cọc chắn sông Bạch Đằng mà Toàn thư chép nằm ở chỗ nào trên sông. Khoảng năm 1953-1954, nhân dân đã phát hiện được các cọc gỗ trên cánh đồng nước xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Bãi cọc này cách ngã ba sông Chanh và sông Bạch Đằng 414m, cách nhà máy kém 120 và thị trấn Quảng Yên 2km.

...Cho đến nay, số cọc mà các nhà bảo tàng và nhân dân lấy đi lên đến khoảng 500 chiếc. Đa số cọc bằng gỗ lim, một ít là gỗ táu. Chiều dài còn lại của cọc từ 1,5m đến hơn 2,5m, đường kính khoảng 18cm đến 28cm. Hiện nay (sách XB năm 1972) ở bãi cọc này còn có 14 cọc lộ thiên, gồm 12 cọc thẳng đứng và 2 cọc chếch về phía tây bắc. Tháng 5-1969, Khoa Sử trường ĐH Tổng hợp phối hợp với Ty văn hóa Quảng Ninh đã tiến hành khai quật ở bãi cọc này. Đoàn đã đào 7 hố khai quật, diện tích 520m2. Trong các hố khai quật, đoàn đã quan sát được 32 cọc gỗ cắm đứng và 62 đoạn gỗ nằm ngang. Theo báo cáo của đoàn, trong 32 cọc đó, có 17 cọc đứng thẳng, 11 cọc chếch về phía tây bắc và 4 cọc chếch về phía đông bắc.

Đoàn nghiên cứu Khoa Sử trường ĐH Tổng hợp, Sở văn hóa Hải Phòng và Ty văn hóa Quảng Ninh tháng 7-1965 còn khảo sát những cọc gỗ ở đồng Vạn muối (còn gọi là đồng Quai) ở xã Nam Hòa, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh. Địa điểm này cách thị trấn Quảng yên 3km và cách đèn hiệu số 2 trên sông Bạch Đằng 400m. Theo nhận định của đoàn nghiên cứu 1965 thì ở đây có vết tích 1 con sông cũ chi lưu của sông Bạch Đằng nay đã bị lấp cửa sông. Đoàn nghiên cứu trường ĐH Tổng hợp và Ty văn hóa Quảng Ninh năm 1969 cho biết thêm là hiện nay ở đây chỉ còn có 3 cọc gỗ cách nhau chừng 10 đến 12m, có đường kính 18-21cm và những cọc này rất giống các cọc gỗ ở bãi cọc trong đồng xã Yên Giang. Hiện nay chưa có phương pháp nào thật khoa học để đoán định chắc chắn rằng những bãi cọc đó là của Trần Quốc Tuấn. Nhưng theo các đoàn nghiên cứu của Vụ Bảo tồn bảo tàng năm 1958 và của trường ĐH Tổng hợp, Sở văn hóa Hải Phòng, Ty văn hóa Quảng Ninh năm 1965, 1969 thì các cọc đó không phải cọc cừ sông, cũng không phải cọc móng hay cọc đáy đánh cá mà là những cọc đặc biệt có thể có mục đích quân sự. Có thể những bãi cọc này là những bãi cọc mà Trần Quốc Tuấn đã chắn ở các con sông chi lưu của sông Bạch Đằng chảy ra biển để bịt hết đường chạy của binh thuyền Ô Mã Nhi.

Đoàn nghiên cứu năm 1965 và 1969 còn khảo sát một bãi cọc ở ngoài đê tả ngạn sông Chanh, cách ngã ba sông Chanh gặp sông Bạch Đằng 337m, cách bãi cọc trong đồng xã Yên Giang nói trên 195m và cách thị trấn Quảng Yên 2.200m. Bãi cọc này gồm 3 hàng cọc chạy song song ra tới gần giữa sông. Khoảng cách giữa các cọc từ 1,50 đến 1,80m. Những cọc này nhỏ, đường kính trên dưới 10cm, phần lớn là gỗ dẻ, một ít là táu, còn lại là gỗ tạp ít lõi, như vậy là khác với các cọc ở đồng Yên Giang và đồng Vạn muối nên không rõ là có cùng thời và cùng công dụng với các bãi cọc nói trên không. Nhân dân còn cho biết về một bãi cọc ở xã Điền Công, huyện Yên hưng, Quảng Ninh nhưng bãi cọc này không còn nữa.

Ở hữu ngạn sông Bạch Đằng cho đến nay chưa tìm được bãi cọc nào có tính chất giống như các bãi cọc ở tả ngạn. Đoàn nghiên cứu năm 1965 và 1969 đã khảo sát và tìm hiểu về các bãi cọc ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng như bãi cọc tả ngạn cửa sông Giá, bãi cọc đường Áng Khinh (xã Minh Đức) và bãi cọc ở Gia Đước, nhưng theo các đoàn nghiên cứu cọc ở các bãi cọc đó đều nhỏ, gỗ tạp, xấu, có nơi có cả tre, thường đóng sít nhau, có khả năng là cọc cừ hay cọc kè đê và thuộc thời kỳ gần đây.

Cần lưu ý là theo truyền thuyết ở vùng Phả Lễ (Thủy Nguyên, Hải Phòng) thì Hưng Đạo Vương không đóng cọc ngang qua sông Bạch Đằng (chú ý là đến nay khi thủy triều xuống thấp nhất, độ sâu của sông là 16m) mà chỉ đóng cọc ở cách sông phía Yên Hưng, còn ở hạ lưu Bạch Đằng thì dùng thủy quân án ngữ. Điều này cũng phù hợp với bài bia Lý Thiên Hựu trong Từ khê văn cảo của Tô Thiên Tước: "Người Giao chắn chiến hạm ở trong sông để chống cự". Tuy nhiên vấn đề bãi cọc sông Bạch Đằng cần được nghiên cứu sâu hơn nữa.



Tóm lại là chưa (và chắc là sẽ không) có câu trả lời.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: hồn_xứ_nghệ_84 trong 07 Tháng Năm, 2009, 03:06:39 am

1. Thầy em bảo quân đội thời Lý (chống Tống) là 10 vạn, trong khi quân Tống có 30 vạn (em không nghĩ quân đội 2 bên nhiều như vậy); quân đội ta thời Trần kháng chiến chống Nguyên và quân Nguyên thời đó lần lượt là 30 và 60 vạn quân (quân Nguyên lần đầu sang nước ta hình như chỉ có 5 vạn, 2 lần sau, 1 lần 70, 1 lần 50 vạn theo ý kiến của em là như vậy); Vua Quang Trung lúc đánh 29 vạn quân Thanh có 10 vạn quân(cái này có thể đúng)



Đánh sang Ung châu
Năm 1075, Vương An Thạch, tể tướng nhà Tống, xúi vua Tống rằng nước Đại Việt bị quân Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. (Có thuyết cho rằng, nhà Tống quyết định đánh Đại Việt để củng cố lại tinh thần của quân dân sau những thất bại trước quân Liêu-Hạ ở phía bắc.) Vua Tống bèn dùng Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri phủ Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, ngoài ra còn cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt các mặt hàng chiến lược thời đó như sắt thép, trâu bò. Vua nhà Lý biết tin, sai Lý Thường Kiệt và Tông Đản đem hơn 100.000 binh đi đánh; quân thủy và quân bộ đều tiến. Lý Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là thành phố Nam Ninh, khu tự trị Choang Quảng Tây) phá tan quân dịch, chém Trương Thủ Tiết tại trận. Tri phủ Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bị hạ. Tô Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Người trong thành không chịu hàng, giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000 người. Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về.

Phòng thủ sông như nguyệt
 :)
Năm 1076 tháng 3, nhà Tống dùng tuyên phủ sứ Quảng Nam (Quảng Đông - Quảng Tây ngày nay) là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu, hợp với quân Chiêm Thành và quân Chân Lạp sang xâm chiếm nước Đại Việt. Quân nhà Tống tiến theo hai đường thủy, bộ vào Đại Việt. Đường thủy do Hòa Mâu chỉ huy; đường bộ do Quách Quỳ chỉ huy. Ở trên sông Vân Đồn (Quảng Ninh), Lý Kế Nguyên đã chặn đánh thủy binh nhà Tống, làm thất bại kế hoạch hội quân của họ. Lý Thường Kiệt đã lập phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt, một khúc của sông Cầu đề chặn đánh. Quân Tống đã nhiều lần cố gắng vượt sông nhưng đều thất bại. Quách Quỳ cho đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt và chuyển sang phòng ngự nhằm chờ thời cơ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân (Trương Hống và Trương Hát: hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục) có tiếng đọc to bài thơ thần mà người đời sau cho rằng nó là của Lý Thường Kiệt:

 
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!  Tạm dịch
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời 


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Năm, 2009, 04:16:07 am

1. Thầy em bảo quân đội thời Lý (chống Tống) là 10 vạn, trong khi quân Tống có 30 vạn (em không nghĩ quân đội 2 bên nhiều như vậy); quân đội ta thời Trần kháng chiến chống Nguyên và quân Nguyên thời đó lần lượt là 30 và 60 vạn quân (quân Nguyên lần đầu sang nước ta hình như chỉ có 5 vạn, 2 lần sau, 1 lần 70, 1 lần 50 vạn theo ý kiến của em là như vậy); Vua Quang Trung lúc đánh 29 vạn quân Thanh có 10 vạn quân(cái này có thể đúng)

Đánh sang Ung châu

Phòng thủ sông như nguyệt
 

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3476.0
 Bạn đọc lại bài đầu tiên của topic này xem có phải bạn và bạn chủ topic là đồng môn, cùng một thầy dạy Sử không ạ?
 Hai tiêu đề "Đánh sang Ung Châu" và "Phòng thủ sông Như Nguyệt" đề nghị bạn ghi cụ thể là bạn lấy tại nguồn nào?
 Nếu tôi không nhầm thì đó bạn lấy ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_L%C3%BD (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_L%C3%BD)


Tiêu đề: Ngụ binh ư nông là cái gì?
Gửi bởi: Lancelot trong 06 Tháng Mười, 2009, 02:40:46 pm
thật ra, em viết topic này ko phải để hỏi nó là cái gì, mà là nó áp dụng cho thành phần nào?

Trước nay đọc Sách giáo khoa, xem lướt qua thường thấy khoảng " kê biên sổ dân đinh để gọi dân đi lính khi cần" và " ngụ binh ư nông, quân chia ra nhiều phiên, đến phiên thì đi canh, hết phiên lại về cày ruộng,...". Bởi 2 cái này thường được viết sát mé nhau nên đôi khi không biết có ghi nhầm gì không. Đọc về Phan Huy Chú, ông ấy viết "" đại để, người trúng tuyển thì sung vào quân ngũ, người hạng kém thì biên vào sổ, có việc mới gọi ra, niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định.". Rõ ràng ngụ binh ư nông là có phiên canh và thời gian đi canh/ về cày rõ ràng, sao lại bảo mấy người "hạng kém thì biên vào sổ" kia là " có việc mới gọi ra, niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định". Vậy rốt cuộc những người "hạng kém" và cái khoản "niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định" đang đề cập trong đoạn trích ấy có phải đang thực hiện "ngụ binh ư nông", hay là Phan Huy Chú đang nói đến việc bắt dân đi lính khi nhà nước cần thêm nhu cầu ki số lượng binh sĩ triều đình ko còn đáp ứng được.

Cuốn đại cương lịch sử VN của NXB Giáo dục cũng chép binh lính thời Lý có 2 loại là quân triều đình ( cấm quân, quân địa phương) và quân tự vũ trang ( dân binh, hương dũng, giặc tới làng thì tự vũ trang mà tự vệ). Trong đó, quân địa phương là thành phần duy nhất thực hiện "ngụ binh ư nông. Xem sử cũng nhiều lầy thấy đến việc tuyển binh, tuyển lính bằng các cuộc thi võ. Đọc kỹ lại, em cảm thấy hình như giữa " dân đinh bị chiếu sổ đinh mà bắt đi lính" hình như khác với  những thành phần được áp dụng ngụ binh ư nông.

Vấn đề ở đây ta phải xác định là cái đám ngụ binh ư nông ấy được áp dụng cho ai? Theo cách viết xưa nay thì có 2 cách hiểu:

1. Dân đinh cả nước, mỗi năm nhà nước trưng thu lấy 1 số lượng dân đinh nhất định đi canh gác, tuần tiễu và trong phiên canh ấy sẽ trả lương cho số dân này để bù khoảng thu nhập của họ trong thời gian đó. Nếu nghĩ thế này thì ngụ binh ư nông như 1 hình thức đi phu hơn ( thế sao ko gọi là đi phu lính mà lai gọi là ngụ binh ư nông, rồi chia phiên,....)

2. Đây là những binh lính được tuyển mộ trong các kỳ thi, nhưng thay vì giữ tất cả họ trong quân ngũ thì người ta lại chia họ ra thành nhiều phiên khác nhau, ai tới phiên thì đi nhận vật dụng để bắt đầu canh gác, tuần tiễu, ai chưa tới phiên thì ở nhà cày ruộng, đến phiên mình thì đi, cứ thế mà thay nhau. Thời bình làm thế này, nhà nước chỉ phải trả lương cho 1 phần mấy số quân thực sự, còn trong thời chiến thì có thể tập trung 1 lượng quân lớn được ngay.

Thế rốt cuộc ngụ binh ư nông là áp dụng cho quân đội hay là toàn bộ dân đinh cả nước, cần phải xác định. Ý kiến các bác là như thế nào?
---------------------------
 Tiêu đề chịu khó viết hoa chữ đầu, bạn nhé!


Tiêu đề: Re: Ngụ binh ư nông là cái gì?
Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:31:48 pm
thật ra, em viết topic này ko phải để hỏi nó là cái gì, mà là nó áp dụng cho thành phần nào?

Trước nay đọc Sách giáo khoa, xem lướt qua thường thấy khoảng " kê biên sổ dân đinh để gọi dân đi lính khi cần" và " ngụ binh ư nông, quân chia ra nhiều phiên, đến phiên thì đi canh, hết phiên lại về cày ruộng,...". Bởi 2 cái này thường được viết sát mé nhau nên đôi khi không biết có ghi nhầm gì không. Đọc về Phan Huy Chú, ông ấy viết "" đại để, người trúng tuyển thì sung vào quân ngũ, người hạng kém thì biên vào sổ, có việc mới gọi ra, niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định.". Rõ ràng ngụ binh ư nông là có phiên canh và thời gian đi canh/ về cày rõ ràng, sao lại bảo mấy người "hạng kém thì biên vào sổ" kia là " có việc mới gọi ra, niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định". Vậy rốt cuộc những người "hạng kém" và cái khoản "niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định" đang đề cập trong đoạn trích ấy có phải đang thực hiện "ngụ binh ư nông", hay là Phan Huy Chú đang nói đến việc bắt dân đi lính khi nhà nước cần thêm nhu cầu ki số lượng binh sĩ triều đình ko còn đáp ứng được.

Cuốn đại cương lịch sử VN của NXB Giáo dục cũng chép binh lính thời Lý có 2 loại là quân triều đình ( cấm quân, quân địa phương) và quân tự vũ trang ( dân binh, hương dũng, giặc tới làng thì tự vũ trang mà tự vệ). Trong đó, quân địa phương là thành phần duy nhất thực hiện "ngụ binh ư nông. Xem sử cũng nhiều lầy thấy đến việc tuyển binh, tuyển lính bằng các cuộc thi võ. Đọc kỹ lại, em cảm thấy hình như giữa " dân đinh bị chiếu sổ đinh mà bắt đi lính" hình như khác với  những thành phần được áp dụng ngụ binh ư nông.

Vấn đề ở đây ta phải xác định là cái đám ngụ binh ư nông ấy được áp dụng cho ai? Theo cách viết xưa nay thì có 2 cách hiểu:

1. Dân đinh cả nước, mỗi năm nhà nước trưng thu lấy 1 số lượng dân đinh nhất định đi canh gác, tuần tiễu và trong phiên canh ấy sẽ trả lương cho số dân này để bù khoảng thu nhập của họ trong thời gian đó. Nếu nghĩ thế này thì ngụ binh ư nông như 1 hình thức đi phu hơn ( thế sao ko gọi là đi phu lính mà lai gọi là ngụ binh ư nông, rồi chia phiên,....)

2. Đây là những binh lính được tuyển mộ trong các kỳ thi, nhưng thay vì giữ tất cả họ trong quân ngũ thì người ta lại chia họ ra thành nhiều phiên khác nhau, ai tới phiên thì đi nhận vật dụng để bắt đầu canh gác, tuần tiễu, ai chưa tới phiên thì ở nhà cày ruộng, đến phiên mình thì đi, cứ thế mà thay nhau. Thời bình làm thế này, nhà nước chỉ phải trả lương cho 1 phần mấy số quân thực sự, còn trong thời chiến thì có thể tập trung 1 lượng quân lớn được ngay.

Thế rốt cuộc ngụ binh ư nông là áp dụng cho quân đội hay là toàn bộ dân đinh cả nước, cần phải xác định. Ý kiến các bác là như thế nào?
---------------------------
 Tiêu đề chịu khó viết hoa chữ đầu, bạn nhé!

Ngay trong quân sử cũng có nói về vấn đề này, không dài nhưng đủ rõ. "Ngụ binh ư nông" là một chính sách, chứ không phải là một lực lượng để tính bằng đơn vị "đám".
"Chính sách "Ngụ binh ư nông" (nghĩa là đặt binh ở nông thôn) được thi hành ở nước ta từ khá sớm, nhất là từ thời kỳ Lý, Trần trở đi. Chính sách đó nhằm bảo đảm có số quân tập trung của triều đình đến mức cần thiết và hợp lý, giảm một phần nào đóng góp của nhân dân và tiêu dùng của nhà nước, bảo đảm có sức sản xuất để đánh lâu dài. Điều quan trọng hơn nữa là với chính sách đó, ngoài việc bảo đảm có quân đội tập trung, còn tổ chức nên những đội dân binh (hương binh, thổ binh) bảo vệ các thôn, ấp, đánh địch tại chỗ. Thời Lê lại phát triển đến chính sách "vừa đánh giặc vừa cày ruộng" nhằm bảo đảm xây dựng "chỗ đứng chân” để từ đó tiến lên giải phóng toàn bộ đất nước. Đó là những điều kiện rất quan trọng để có thể đánh lâu dài.".

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=522.0


Tiêu đề: Re: Ngụ binh ư nông là cái gì?
Gửi bởi: Lancelot trong 07 Tháng Mười, 2009, 05:27:30 am
em nói thật là đôi khi em rất bực mình vì lối viết sách của 1 số người, VD như người là tác giả cuốn sách anh viết:

Trích dẫn
6. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG

Xây dựng lực lượng là một vấn đề rất cơ bản trong chiến tranh. Có lực lượng quân sự mới có thể tiến hành chiến tranh được. Cái cơ sở, cái nguồn của lực lượng quân sự là ở nhân dân. Chiến tranh giải phóng, chiến tranh chống xâm lược là dựa vào sức mạnh của nhân dân. Các cuộc chiến tranh giải phóng và chống xâm lược của dân tộc ta ở những thế kỷ trước tuy do giai cấp phong kiến lãnh đạo nhưng cũng được nhân dân ủng hộ và tham gia, vì họ nêu được ngọn cờ độc lập dân tộc. Một cuộc chiến tranh giải phóng, chống xâm lược của một nước nhỏ chống lại một nước lớn thì điều kiện nhân dân tham gia là vô cùng quan trọng, là quyết định. Việc tổ chức và xây dựng lực lượng trong một cuộc chiến tranh như thế thường là chia ra mấy thứ quân, thường là có ba thứ quân cơ bản:

- Quân chủ lực (quân trung ương, hay quân triều đình).

- Quân địa phương (quân các lộ hay quân các vương hầu).

- Dân binh (nghĩa dũng quân hay hương binh).

Việc tổ chức các thứ quân như trên thể hiện được quy luật của việc tổ chức lực lượng vũ trang trong một cuộc chiến tranh chống xâm lược, thể hiện được bản chất của một cuộc chiến tranh có tính chất nhân dân. Đội quân tập trung đặt dưới sự chỉ huy của cơ quan chỉ huy tối cao, cơ động tác chiến trên phạm vi cả nước là đội quân chủ lực. Ở từng khu vực, có lực lượng vũ trang của các lãnh tụ địa phương. Ở từng thôn, xã thì nhân dân đứng dậy đánh địch. Đó là lực lượng vũ trang rộng rãi trong nhân dân.

Trong cuộc chiến tranh đời nhà Trần, khi quân triều đình rút lui, xoay chuyển thế trận, thì quân các lộ và hương binh đánh địch ở các nơi, cả miền núi và miền xuôi cùng nhân dân làm nhà không vườn trống. Do đó đã làm cho địch bị tiêu hao, mệt mỏi, không vơ vét được lương thực, của cải làm cho quân lính địch tinh thần chán nản. Tình hình này tạo điều kiện thuận lợi cho quân chủ lực và tất cả các lực lượng vũ trang tiêu diệt địch.

Trong cuộc chiến tranh của nghĩa quân Lam Sơn, nhân dân nhiều nơi đã hưởng ứng với nghĩa quân nổi dậy đánh địch bằng cách này cách khác. Khi quân chủ lực của nghĩa quân đến đánh địch ở đâu thì quân các lộ và nghĩa dũng quân đều có phối hợp, hiệp đồng tác chiến. Số lượng quân chủ lực của nghĩa quân không nhiều. Các đạo quân chủ lực đi tác chiến ở các hướng so với địch thì rất ít. Nhưng do cơ sự phối hợp, hiệp đồng của quân địa phương và dân binh nên nghĩa quân vẫn có đủ sức mạnh để đánh địch, giành được thắng lợi rực rỡ.

Nguyễn Trãi đã nói đại ý là nghĩa quân Lam Sơn có quân tinh nhuệ, quân các lộ và quân nghĩa dũng. Thời cổ cũng đã có câu: "Ngụ binh ư nông" và câu: "Vừa cày ruộng, vừa đánh giặc". Do tổ chức được các thứ quân như thế, tổ chức được lực lượng vũ trang rộng rãi như thế, nên sức mạnh của chiến tranh được nhân lên gấp bội, đánh địch được khắp mọi nơi, dàn được thế trận trong cả nước, đưa địch vào một vòng vây trùng điệp. Tổ chức được các lực lượng quân sự, các thứ quân như trên thì có một sức mạnh rất lớn, có một nguồn vô tận.

Cuộc chiến tranh nghệ thuật của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong thời đại Hồ Chí Minh, đã thể hiện được cao nhất, toàn diện nhất về ý nghĩa và tính chất này.

đây là 1 tác phẩm nghiên cứu chiến tranh, ko phải là 1 bài diễn văn tuyên truyền về liên minh công nông binh. Đọc vào đoạn trích này, mô tả bản chất, cách thực hiện "ngụ binh ư nông" thì ít, mà ca ngợi chiến tranh nhân dân thì nhiều, đọc xong vẫn ko hiểu được cái cần hiểu về ngụ binh ư nông.

Quân lính, bất kể là cấm vệ, quân địa phương hay dân binh đều là từ dân mà ra, cái đó là đương nhiên rồi, ko lẽ có lính nào từ trên trời rơi xuống? Quân Vương Hầu bản chất cũng là nô lệ, nhân dân bị bán làm nô lệ đấy thôi. Nhưng tuy cùng là nhân dân mà ra, mức độ vũ trang, luyện tập của từng loại quân thế nào, cái quan trọng đó thì ko nói tới, viết dài dòng cả tràng giang đại hải mà ko đề cập đến chỗ đó thì có ích gì? :-\

Quay lại cơ chế quân đội thời Lý - Trần, ông cha ta có 3 loại:
- quân cấm vệ
- quân địa phương
- dân binh

trong đó cấm vệ là lính tuyển ( từ dân, 1 số là con em quan lại, quý tộc) và thường trực bảo vệ kinh đô cùng 1 số vị trí hành chính quan trọng trên cả nước. Lương và trang bị của họ đều do nhà nước cung cấp, được huấn luyện thường xuyên, cái này không phải bàn nhiều. Tóm gọn, Cấm vệ quân là quân chuyên nghiệp.

Thứ 2, dân binh. Dân binh ko được nhà nước trả lương, trang bị hay luyện tập, họ phải tự lo tất cả. Đại để giặc đến làng ai người đó vác cuốc ra chiến đấu. Đây là lực lượng trang bị, huấn luyện nghèo nàn nhất và có phần hơi độc lập so với 2 loại quân kia chịu sự điều động của nhà nước. So sánh thì đại để gọi họ là dân bị bắt đi lính bên châu Âu vậy ( tuy cách nói này ko đúng lắm, nhưng về bản chất trình độ, trang bị thì đúng là 2 lực lượng này ngang nhau)

Thứ 3, quân địa phương. Quân địa phương cũng là thành phần chịu sự điều động của triều đình, và đây cũng là lực lượng bị miêu tả lùng bùng nhất, đôi khi em có cảm giác những người viết hay đánh đồng họ vào dân binh, có lúc lại tách ra, đọc 1 hồi rối mù chẳng còn hiểu mình đang đọc về quân địa phương hay dân quân nữa. Tóm gọn là quân địa phương cũng là những người chịu chính sách "ngụ binh ư nông", toàn bộ lực lượng họ chia ra nhiều phiên, hết phiên về cày ruộng, đến phiên lại lên canh gác, tuần tiễu. Trong thời gian trực phiên canh thì họ được trang bị vật dụng rồi trả lương bù cho thu nhập ở nhà của họ trong thời gian đó. Khi có chiến tranh, nhà nước có thể mau chóng tổng động viên tất cả họ vào quân đội. Vây rốt cuộc họ là dân đinh bị bắt đi canh gác, hay là lính tuyển mộ chia phiên nhau đi canh gác, tuần tiễu theo chính sách "ngụ binh ư nông"? Quân địa phương và dân binh là 1 nhưng được triều đình sử dụng theo 2 cách khác nhau, hay họ là 2 thành phần được huấn luyện, trang bị với mức độ khác nhau ( quân địa phương là quân, dân binh là dân)?

Phan Huy CHú: " đại để, người trúng tuyển thì sung vào quân ngũ, người hạng kém thì biên vào sổ, có việc mới gọi ra, niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định.". Rõ ràng theo ông, quân và dân tách biệt rõ ràng, ko hề nhập 1. Và quân là tuyển chứ ko phải cứ đến kỳ bắt dân đi, chỉ đến khi quân ko đáp ứng đủ nhu cầu nữa thì mới chiếu sổ gọi thêm dân đinh đi, "niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định." bởi vì ông đang đề cập trường hợp " có việc" là chiến tranh, chứ ko phải là " đến phiên canh".

Thế nên em từ đầu mới hỏi rốt cuộc chính sách ngụ binh ư nông được áp dụng cho ai?


1. Dân đinh cả nước, mỗi năm nhà nước trưng thu lấy 1 số lượng dân đinh nhất định đi canh gác, tuần tiễu và trong phiên canh ấy sẽ trả lương cho số dân này để bù khoảng thu nhập của họ trong thời gian đó. Nếu nghĩ thế này thì ngụ binh ư nông như 1 hình thức đi phu hơn ( thế sao ko gọi là đi phu lính mà lai gọi là ngụ binh ư nông, rồi chia phiên,....)

2. Đây là những binh lính được tuyển mộ trong các kỳ thi, nhưng thay vì giữ tất cả họ trong quân ngũ thì người ta lại chia họ ra thành nhiều phiên khác nhau, ai tới phiên thì đi nhận vật dụng để bắt đầu canh gác, tuần tiễu, ai chưa tới phiên thì ở nhà cày ruộng, đến phiên mình thì đi, cứ thế mà thay nhau. Thời bình làm thế này, nhà nước chỉ phải trả lương cho 1 phần mấy số quân thực sự, còn trong thời chiến thì có thể tập trung 1 lượng quân lớn được ngay.

Rốt cuộc ngụ binh ư nông được áp dụng cho loại nào trong 2 loại trên.

Cứ suốt ngày chiến tranh nhân dân, toàn dân toàn dân rồi 1 hồi nhập 2 - 3 loại quân vào 1 thì chết cha. Có quân nào ko tuyển hay bắt từ dân mà ra? Diễn giải 1 hồi người đọc cứ đinh ninh cha ông ta xưa nay toàn 1 lũ dân binh bị bắt lính hay tự vũ trang, ko hề có luyện tập, tóm lại là ô hợp. Trên cái wiki về chống Mông Nguyên, tên viết bình rằng " Trần Hưng Đạo lãnh đạo đội quân trang bị nghèo nàn" kia kìa.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Lancelot trong 07 Tháng Mười, 2009, 05:36:10 am
các bác các chú có thể giải thích kỹ giùm cháu thực chất thành phần tham gia chính sách "ngụ binh ư nông" trong topic này ko>?

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=10142.0


bởi vì viết về thành phần tham gia "ngụ binh ư nông" đôi khi quá nhập nhằng. Lại thêm việc quen ca ngợi chiến tranh nhân dân, thành ra cứ đánh đồng tất cả quân lính có xuất thân nhân dân ( mà quân lính nào ko xuất thân nhân dân mà ra?) thành 1 loại như dân binh ráo trọi. Đến nỗi hiện nay ko ít người đinh ninh cha ông chỉ là 1 đội quân ô hợp, đến buổi chiếu sổ gọi thì vác cuốc đi đánh giặc ( cỡ đó chống Tàu xâm lược thì còn hiểu là dùng chiến thuật, nhưng sao có thể xâm lược và chiến thắng Champa thường xuyên như thế? Ai lại đi đánh nước người bằng 1 bọn nông dân vác cuốc vừa chiếu sổ đinh gọi đến, chưa hề được trang bị, huấn luyện tí gì?) :-\


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: china trong 07 Tháng Mười, 2009, 09:10:40 am
các bác các chú có thể giải thích kỹ giùm cháu thực chất thành phần tham gia chính sách "ngụ binh ư nông" trong topic này ko>?

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=10142.0


bởi vì viết về thành phần tham gia "ngụ binh ư nông" đôi khi quá nhập nhằng. Lại thêm việc quen ca ngợi chiến tranh nhân dân, thành ra cứ đánh đồng tất cả quân lính có xuất thân nhân dân ( mà quân lính nào ko xuất thân nhân dân mà ra?) thành 1 loại như dân binh ráo trọi. Đến nỗi hiện nay ko ít người đinh ninh cha ông chỉ là 1 đội quân ô hợp, đến buổi chiếu sổ gọi thì vác cuốc đi đánh giặc ( cỡ đó chống Tàu xâm lược thì còn hiểu là dùng chiến thuật, nhưng sao có thể xâm lược và chiến thắng Champa thường xuyên như thế? Ai lại đi đánh nước người bằng 1 bọn nông dân vác cuốc vừa chiếu sổ đinh gọi đến, chưa hề được trang bị, huấn luyện tí gì?) :-\
Việt Nam là vậy bạ̣n ơi, Theo tôi "Ngụ Binh Ư Nông" được hiểu là thời bình là dân(làm ruộng) khi có chiến tranh là lính. Là nông dân không có nghĩa là ngày làm ruộng, tối nhậu như bây giờ, mà có thể là ngày làm ruộng, tối rèn luyện võ nghệ hay binh pháp, hoặc thay phiên nhau tốp này làm ruộng, tốp kia luyện tập, và ngược lại. Mục đích chính là duy trì một lực lượng sẵn sàng chiến đấu được huấn luyện thường xuyên nhưng vẫn đảm bảo tư cấp tự túc lương thực đạt tiêu chí"thực túc binh cường". Theo tôi có lẽ chính sách "Ngụ Binh Ư Nông" có từ lâu ở Trung Quốc, vì Việt Nam và nước bạn có quá trình lập quốc, điều kiện khí hậu, văn hóa khá tương đồng,  nhưng nước bạn có lịch sử phát triển sớm hơn,nên cũng có thể cho là lính của nhà nước phong kiến phương Bắc phần lớn là nông dân mang tư tưởng tự cấp tự túc bất cứ nơi nào, lúc nào có thể, chỉ có điều không rõ có nguồn tư liệu cụ thể nào không?, nhưng tôi không nói là Việt Nam học ở nước bạn(mà có học cũng đâu có sao  ;D) chính sách "Ngụ Binh Ư Nông" là hành động phản ứng tất yếu của người lính nông dân với hoàn cảnh chiến tranh. Và đây chỉ là một bước sơ khai của chiến tranh nhân dân mà thôi. Chiến tranh nhân dân rộng hơn, nội hàm sâu sắc hơn.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Lancelot trong 07 Tháng Mười, 2009, 11:11:37 am
Vấn đề là ở chỗ nếu thành phần chịu "ngụ binh ư nông" chỉ là dân đinh dân cày thì cái gọi là "lộ quân" ( quân địa phương) ấy tại sao ko gọi là dân quân mà lại còn chia ra "lộ quân" và "dân quân, hương dũng"????

Và đọc kỹ lại lời Phan Huy Chú viết xem, rõ ràng ông ta đang nói đến việc đồng loạt bắt lính ( theo kiểu lục soát từng nhà bắt người đi lính, như trong mấy bài thơ của Đỗ Phủ) " niên hạn lâu mau ko có quy định". Những người dân bị bắt lính dạng Phan Huy Chú nói chính là kiểu mà Nguyễn Huệ đã làm ở Thanh - Nghệ ( cứ 3 suất đinh chọn 1 suất người).

Nhưng ngay trước khi nói về kiểu dân bị bắt đi lính ấy ( họ ko phải dân quân rồi, dân quân là tự vũ trang, tự bảo vệ, còn dân bị bắt lính là được cấp 1 phần vũ khí để theo quân đi đánh bên ngoài vùng đất quê hương của mình), Phan Huy Chú có nói đến thành phần dân trúng tuyển được nhập vào quân ngũ. Vậy là giữa dân quân và quân có 1 sự phân biệt chứ hình như ko như ta nghĩ đơn giản trước giờ " thời bình dân đi cày, đến phiên dân đi gác, chiến tranh dân ra trận". Có khi nào chính những người lính trúng tuyển này mới là thành phần chịu sự áp dụng "ngụ binh ư nông"? Tổng số những người lính được tuyển mộ ấy sẽ được chia thành nhiều phiên, thay nhau làm ruộng/ đi gác thời bình, thời chiến thì tổng điều động vào đội ngũ???

Nên nhớ 1 điều: Thời Trần, rất nhiều quân "lộ quân ( địa phương)" lần lượt được nhập vào quân cấm vệ. Quân cấm vệ là chuyên nghiệp 100% rồi, nếu lộ quân chỉ là dân đến buổi bị bắt lính, trang bị nghèo nàn sơ sài như city Militia bên Châu Âu thì làm sao nhà Trần lại nghĩ đến chuyện nhập 2 đám quân vốn có sự cách biệt quá xa về trang bị, sĩ khí và trình hộ huấn luyện như thế vào nhau? Nên em bắt đầu nghi ngờ. Rất có thể câu nói của Phan Huy Chú kia ko phải đang nói ngụ binh ư nông, mà chỉ nói sự khác nhau giữa quân và dân thường bị bắt lính, nhưng nhiều người nhầm tưởng là ông đang nói ngụ binh ư nông ( Đại Cương Lịch Sử Vn đem câu ấy ra để nói về ngụ binh ư nông). Chưa kể, ko ai lại vác 1 bọn nông dân bị bắt lính vội vàng đi xâm lược nước khác ( Champa) cả. Dân quân bảo vệ lãnh thổ còn được, chứ đi đánh lấn qua đất khác thì làm sao chịu nổi? Ấy thế mà ta đã thắng Champa luôn luôn. Mà Champa có yếu gì, từng phá hủy cả kinh đô Angco Thom của Campuchia ở thời Khmer cực thịnh.

Em thấy vấn đề này có vẻ ko đơn giản như ta nghĩ thoáng qua trước giờ, cần bàn luận thêm để sáng tỏ.


nhìn sâu hơn về thời Lê trung Hưng, chiến tranh liên miên, binh lính phải trường trực trong quân ko ngụ binh ư nông được nữa nên nhà nước phải ban hành chính sách ruộng cho lính ( quân điền) bên cạnh đất dành cho quan lại và quý tộc, chúa. Suy nghĩ, nếu đám lính này vốn chỉ là nông dân bị bắt lính, số lượng nhiều và ko cố định như thế thì làm sao có thể thống kê mà chia đất, giả có chia thì cũng như đem đất của nhà nông đó đưa cho ông ta, bảo " triều đình thưởng ông đây" ( thì là nông dân đi lính mà, có ở ông ta vốn có đất để cày khi chưa tới phiên, giờ tự dưng ban hành "quân điền" làm gì khi mà ông ta vốn có ruộng rồi.)


Tiêu đề: Re: Ngụ binh ư nông là cái gì?
Gửi bởi: Lancelot trong 07 Tháng Mười, 2009, 11:33:10 am
mới tìm được 1 link:

http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20081008210542AAWlf6Y

Trích dẫn
chính sách "ngụ binh ư nông" được áp dụng không phải chỉ trong nhà Lý mà còn kéo dài đến nhà Trần.
Tìm hiểu về chủ trương phát triển nông nghiệp nhằm mục tiêu “quốc phú, binh cường” thời Lý - Trần không thể không đề cập đến “ngụ binh ư nông” được nhìn nhận từ góc độ kinh tế.

Theo ghi chép cửa sử sách vào năm 1128 đời Lý Thần Tông. nhà vua chủ trương “cho sáu quân thay phiên nhau về làm ruộng theo chế độ xưa”1. Nhà sử học Phan Huy Chú khảo về “lương lộc” của quân lính cho hay về thời Lý “ngoại binh không có lương, cứ luân phiên đến hết phiên canh cho về nhà cày cấy trồng trọt để tự cấp. Nhà Trần theo phép nhà Lý (...) binh các đạo thì đều chia phiên về làm ruộng, cho đỡ tốn lương”2. Phan Huy Chú còn dẫn lời Ngô Thì Sĩ nói rõ hơn về thời Lý: ngoài quân cấm vệ “lại có chín quân như sương quân: để sai khiến làm mọi việc, mỗi tháng đến phiên một lần gọi là đến canh, hết canh cho về nhà cày cấy hoặc làm công nghệ, tự cấp lấy chứ không được cấp lương. Khi có chiến tranh thì cho gọi ra lệ thuộc vào các tướng. Nếu số quân này không đủ thì chiểu sổ dân ra tòng ngũ. Xong việc lại cho về làm ruộng. Đó là đúng với nghĩa “ngụ binh ư nông”3.

Nhiệm vụ tham gia sản xuất nông nghiệp, có lẽ đối với loại gia binh và dân binh khỏi phải bàn vì hai loại này, tuy là binh, nhưng thời bình họ không phải tập trung, chỉ tham gia sản xuất ở hương ấp hoặc các điền trang, thái ấp của vương hầu. Riêng với loại quân thường trực (chính binh) thuộc các “vệ” thời Lý, các “quân”, “đô” thời Trần lại bao gồm hai loại: cấm quân và sương quân còn gọi là ngoại binh (quân canh giữ cổng thành, phục vụ bên ngoài) ở thời Lý; thời Trần gọi là quân túc vệ và quân các đạo (như ngoại binh thời Lý).

Theo sử sách, ta lại biết nhà nước thời Lý chỉ cấp lương bổng cho quân cấm vệ hoặc quân túc vệ. Đối với loại quân này: theo Phan Huy Chú được cấp 10 bó lúa mỗi năm làm lương bổng. Nhà Trần cấp cho bao nhiêu không rõ4. Nguồn lương thực nuôi quân không ngoài tô thuế thu của dân. Năm 1092 đời Lý Nhân Tông “định sổ ruộng, thu tô mỗi mẫu ba thăng5 để cấp lương cho quân”6.

Về số lượng loại quân này sử chỉ cho biết thời Lý năm 1028 đặt 10 vệ cấm quân, đến năm 1059 tăng lên 16 vệ, thích vào trán ba chữ “thiên tử quân”7, ước khoảng 3.200 người. Số sương quân và quân các đạo (ngoại binh) có nhiệm vụ thay phiên nhau cày ruộng tự túc lương thực, hẳn là với số lượng đông hơn nhiều mà tài liệu chưa cho phép xác định, dù chỉ ước đoán. Điều đó có nghĩa là việc xây dựng một đội quân đông đảo không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Với chính sách “ngụ binh ư nông”, không những nông dân không phải trích ra một lượng sản phẩm lớn đề nuôi quân, mà nông nghiệp không mất đi một nguồn lao động quan trọng (tráng đinh). Hẳn rằng đây cũng là một biện pháp quan trọng của nhà nước Lý - Trần nhằm duy trì một nền nông nghiệp không ngừng phát triển.

Khi nghiên cứu chủ trương “ngụ binh ư nông” của nhà nước thời này cũng cần đề cập đến thái ấp, nơi cung cấp, nuôi dưỡng nguồn “gia binh” của vương hầu, đặc biệt ở thời Trần.

Ta biết về thời Trần, bên cạnh điền trang là sở hữu riêng của vương hầu quý tộc, nhà nước còn có chế độ ban cấp thái ấp cho họ. Xét về mặt sản xuất nông nghiệp, thái ấp không góp phần tăng diện tích canh tác và về mặt sở hữu vẫn là ruộng đất công. Người được ban cấp chỉ được quyền hưởng tô thuế và huy động nhân lực trong phạm vi thái ấp, giới hạn trong một đời. Sau khi người được ban cấp qua đời, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước trực tiếp quản lý hoặc trả lại cho hương ấp quản lý. Tại đây, gia binh của vương hầu làm nhiệm vụ sản xuất và phục dịch lúc thời bình theo chủ trương “ngụ binh ư nông”. Điều cần quan tâm thêm là sự kết hợp giữa thái ấp với quốc phòng. Sự kết hợp này được thể hiện ở hai điểm.

Trước hết, dường như khi phong cấp thái ấp, nhà nước phong kiến quý tộc Trần có ý thức giao cho vương hầu tông thất nhiệm vụ trấn giữ những vùng quan yếu của đất nước. Điều này hoàn toàn khác với chế độ phân phong của nhà nước phong kiến phân quyền. Cho đến nay chúng ta chưa có tài liệu để khôi phục diện mạo đầy đủ của thái ấp thời Trần về mọi phương diện. Tuy nhiên qua sự phân bố các thái ấp, ta có thể nắm bắt được ý đồ của nhà nước Trần. Có thể kể các thái ấp8: Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Hưng) của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn; Quắc Hương (Vụ Bản, Bình Lục, Nam Hà) của Thái sư Trần Thủ Độ; Cao Đài (Mỹ Lộc, Nam Hà) của thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải; Tĩnh Bang (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng; Cổ Mai (Thanh Trì, Hà Nội) của Thượng tướng Trần Khát Chân; Dương Xá (Hưng Hà, Thái Bình) của Thái úy Trần Nhật Hạo; Dưỡng Hòa (Duy Tiên, Nam Hà) của Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư; Văn Trinh (Quảng Xương, Thanh Hóa) của Thái úy quốc công Trần Nhật Duật; Diễn Châu (Nghệ An) của Tĩnh Quốc vương Trần Quốc Khang.

Qua sự phân bố các thái ấp, ta thấy nổi lên các vùng chiến lược trọng yếu: vùng biên cương phía bắc (Chí Linh, Đông Triều - Quảng Ninh); vùng cửa ngõ đông bắc (Hải Phòng, Thái Bình); vùng phên giậu phía nam (Thanh Hó

xem kiểu này, có lẽ nghĩ về ngụ binh ư nông như " lính chia phiên đi làm ruộng" hơn là " dân cày bị bắt đinh lính theo phiên"


Tiêu đề: Re: Ngụ binh ư nông là cái gì?
Gửi bởi: danngoc trong 07 Tháng Mười, 2009, 12:15:49 pm
Chính sách ngụ binh ư nông là để áp dụng miền biên viễn, tức là những vùng như Khánh Hòa, Phú Yên chưa có cư dân Việt di cư tới sinh sống, thì lính biên phòng lập ấp lập làng sẽ được khuyến khích. Hồi đó đau có ngân sách quốc phòng tập trung, thường trực và có hệ thống như bây giờ.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Mười, 2009, 08:07:32 pm
xem kiểu này, có lẽ nghĩ về ngụ binh ư nông như " lính chia phiên đi làm ruộng" hơn là " dân cày bị bắt đinh lính theo phiên"

Cách hiểu thứ nhất em nghĩ là đúng. "Ngụ binh ư nông" về mặt nào đó cũng giống chính sách NVQS của 1 số nước bây giờ, hàng năm quân dự bị phải tập trung huấn luyện trong 1 thời gian nhất định.

Dân binh thì ở nhà làm ruộng, bảo vệ làng xã, có biến lớn cần tổng động viên thì mới huy động đi chiến đấu. Đã tổng động viên thì tất nhiên không có thời hạn cụ thể rồi.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: spirou trong 08 Tháng Mười, 2009, 11:36:45 am
Tớ thấy bạn Lancelot giải thích khá rõ ràng, trong các triều đại chỉ thấy nhà Nguyễn là thực sự tổ chức "ngụ binh ư nông". Khi chúa Nguyễn Ánh về Gia Định năm 1788, ông có cho mộ dân làm đồn điền, họ vừa là lính, nhưng vẫn tham gia sản xuất như thường chứ không phải là dân cày. Sau này các đời vua Nguyễn vẫn tiếp tục thực thi, gọi là đồn điền binh, sau khi mãn hạn lính, họ vẫn có thể giữ đất, cày ruộng nạp thuế. Lịch sử cuộc chiến Nam Kỳ, sỹ quan Pháp có nhắc tới đám quân này.

Về cách thức tổ chức binh bị của nhà Lý, căn cứ vào cách thức tổ chức hành chánh, ruộng đất, ta sẽ thấy quân đội nhà Lý đơn giản hơn nhiều so với các sử gia sau này viết. Lý không có tổ chức hành chánh địa phương, vua Lý là lãnh chúa lớn nhất có ruộng đất riêng, còn địa phương thì có các lãnh chúa nhỏ (quản giáp, chủ đô) . Vua Lý có gia binh riêng, khi cần dụng binh thì ông ta trưng tập các lãnh chúa tham gia. Nói chung, cách thức rất giống các vương quốc phong kiến châu Âu đương thời.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Lancelot trong 08 Tháng Mười, 2009, 10:27:22 pm
Trích dẫn
Cách hiểu thứ nhất em nghĩ là đúng. "Ngụ binh ư nông" về mặt nào đó cũng giống chính sách NVQS của 1 số nước bây giờ, hàng năm quân dự bị phải tập trung huấn luyện trong 1 thời gian nhất định.

Dân binh thì ở nhà làm ruộng, bảo vệ làng xã, có biến lớn cần tổng động viên thì mới huy động đi chiến đấu. Đã tổng động viên thì tất nhiên không có thời hạn cụ thể rồi.

vậy đấy, nhưng bao nhiêu năm nay đã có bao nhiêu phần trăm dân số Vn hiểu từ "ngụ binh ư nông" theo nghĩa " dân cày bị bắt đinh lính theo phiên"??? Rất rất nhiều. Đến cả cái wiki English nó viết về Trần Hưng Đạo chống Mông cũng ghi là " quân đội nhà Trần cực kỳ nghèo nàn". Cuốn sách gì trong quansuvn.net mà bạn gì đó đã gửi link cho em đọc, mang danh là sách của NXB Quân Đội, tựa thì đề rõ ràng là bàn nghiêm túc về truyền thống quân sự Vn, ấy thế mà vào xem có cái phần "ngụ binh ư nông thôi" phân tích thì ko thấy đâu, chỉ ngồi đó mà ca ngợi " chiến tranh nhân dân", " lính gần gũi dân" rồi ào cái nhảy qua " Đảng và nhà nước hiện nay đã phát triển truyền thống trên đến mức cao nhất" làm suýt nữa em lại hiểu lầm lính "ngụ binh ư nông" là "dân cày ko được trang bị" thật.

Tuyên truyền thì lựa lúc mà tuyên truyền, tuyên truyền mà đến nỗi làm át luôn cái vấn đề quan trọng. SGK ghi về chính sách này cũng mập mờ, cuốn "Lịch sử Vn bằng tranh" cũng thế. Mang danh là tuyên truyền lòng tự hào về cha ông mà truyền 1 hồi con cháu, các đứa nhỏ nó nghĩ cha ông nó toàn dân cày ô hợp, suốt ngày quấn khố khi đánh giặc. Thật là hết nói. Đó nên gọi là tuyên truyền hay phản tuyên truyền?

Em là người tin tưởng vào nhà nước ( chửi nhau với mấy tên kia suốt) mà phải phát bực về mấy kiểu viết sách như cái ông trên. 1 ổng thôi đâu, em nghiên cứu phần kiến trúc VN trong cuốn " Văn Hóa VN" của TS.Huỳnh Công Bá để rút ra xem kiến trúc ta và Tàu giống/ khác thế nào. Ông Bá nguyên 3 - 4 trang toàn khen " kiến trúc VN mang đậm truyền thống dân tộc" còn cái truyền thống ấy thế nào thì ko nói đến 1 dòng. Nghĩ có tức mình ko chứ?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Mười, 2009, 04:57:38 pm
Quote Spirou: Tớ thấy bạn Lancelot giải thích khá rõ ràng, trong các triều đại chỉ thấy nhà Nguyễn là thực sự tổ chức "ngụ binh ư nông".
----------------------------------------
 5. Chính sách nông-binh, quan hệ giữa kinh tế và quân sự.

Tìm hiểu về chủ trương phát triển nông nghiệp nhằm mục tiêu “quốc phú, binh cường” thời Lý - Trần không thể không đề cập đến “ngụ binh ư nông” được nhìn nhận từ góc độ kinh tế.

Theo ghi chép cửa sử sách vào năm 1128 đời Lý Thần Tông. nhà vua chủ trương “cho sáu quân thay phiên nhau về làm ruộng theo chế độ xưa”1. Nhà sử học Phan Huy Chú khảo về “lương lộc” của quân lính cho hay về thời Lý “ngoại binh không có lương, cứ luân phiên đến hết phiên canh cho về nhà cày cấy trồng trọt để tự cấp. Nhà Trần theo phép nhà Lý (...) binh các đạo thì đều chia phiên về làm ruộng, cho đỡ tốn lương”2. Phan Huy Chú còn dẫn lời Ngô Thì Sĩ nói rõ hơn về thời Lý: ngoài quân cấm vệ “lại có chín quân như sương quân: để sai khiến làm mọi việc, mỗi tháng đến phiên một lần gọi là đến canh, hết canh cho về nhà cày cấy hoặc làm công nghệ, tự cấp lấy chứ không được cấp lương. Khi có chiến tranh thì cho gọi ra lệ thuộc vào các tướng. Nếu số quân này không đủ thì chiểu sổ dân ra tòng ngũ. Xong việc lại cho về làm ruộng. Đó là đúng với nghĩa “ngụ binh ư nông”3.

Nhiệm vụ tham gia sản xuất nông nghiệp, có lẽ đối với loại gia binh và dân binh khỏi phải bàn vì hai loại này, tuy là binh, nhưng thời bình họ không phải tập trung, chỉ tham gia sản xuất ở hương ấp hoặc các điền trang, thái ấp của vương hầu. Riêng với loại quân thường trực (chính binh) thuộc các “vệ” thời Lý, các “quân”, “đô” thời Trần lại bao gồm hai loại: cấm quân và sương quân còn gọi là ngoại binh (quân canh giữ cổng thành, phục vụ bên ngoài) ở thời Lý; thời Trần gọi là quân túc vệ và quân các đạo (như ngoại binh thời Lý).
---------------------------------
 http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2229.10


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: menthuong trong 10 Tháng Mười, 2009, 10:25:47 pm
Ải Lê Hoa lừng danh xưa   ?
Trong các bài viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và ngay cả bài Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi, không bài nào là không nhắc đến đia danh "Ải Lê Hoa".
Nhưng những giai đoạn lịch sử sau đó địa danh này không được nhắc đến nữa. Phải chẳng ải này đã đổi tên? Nếu thế thì đổi thành tên gì? Và nó nằm ở vị trí nào tại vùng Lào Cai, Vân Nam hiện nay?
Ai biết chỉ giùm, cám ơn.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: thapbut trong 13 Tháng Mười Một, 2009, 10:47:12 am
Ai là người được ban quốc tính đầu tiên trong lịch sử


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: menthuong trong 13 Tháng Mười Một, 2009, 05:17:44 pm
Ai là người được ban quốc tính đầu tiên trong lịch sử
Ở ta thì hình như là Ngô Tuấn (1019-1105). Ông là cháu 6 đời của Ngô Quyền (898–944) .Vì có công giúp các vua nhà Lý  phá Tống, bình Chiêm nên được ban "quốc tính", mang họ vua (do đó có họ tên là Lý Thường Kiệt) và phong làm Phụ quốc hái phó, dao thụ chư trấn tiết độ, đồng trung thư môn hạ, thượng trụ quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước Khai quốc công, sau lại có công nữa, được phong làm Thái úy. Ông cũng là vị thái giám đầu tiên của các triều đại phong kiến Việt Nam có công đức và đóng góp cho đất nước.

(Chú thích: Tất nhiên không tính đến trường hợp danh tướng Phạm Tu mà trong bài "Phạm Tu và nhà nước Vạn Xuân", báo Hà nội mới ra ngày 11/09/1982, Đàm Hưng viết "Phạm Tu người Thanh liệt, có nhiều công đánh Lương dẹp Chiêm" "Vì thế ông được Lý Nam Đế phong chức Phục Man tướng công và cho đổi họ. Vì thế dân gian gọi Phạm Tu là Lý Phục Man".
Bởi vấn đề này đã được thapbut kết luận ở: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=9488.0 nghe rất thuyết phục.)


Còn trên thế giới thì tôi mù tịt chả biết ai, nhưng chắc có Lâu Kính được Hán Cao Tổ ban họ Lưu vì đã dâng kế sách hay.

Tôi cũng rất nóng lòng muốn biết việc "đổi họ" rất hay và đặc biệt này của thời xa xưa. Bây giờ có đâu còn áp dụng không nhỉ?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: thanhtra_dhsp trong 10 Tháng Sáu, 2010, 04:07:27 pm
Em xem trong một số phim thấy chiến thuật chiến tranh của Phương Tây và Phương Đông rất khác nhau ạ. Điển hình là khi giao chiến, các đơn vị quân của Phương Tây thường đứng rất dày, dàn hàng ngang, xếp lá chắn tiến lên, giao chiến thành một hàng dài. Trong khi các đơn vị của Phương Đông đánh nhau theo kiểu "răng lược", đánh xen kẽ vào nhau. Em muốn hỏi là cách đánh nào tối ưu hơn ạ?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: anhguomdatrach trong 07 Tháng Tám, 2010, 11:39:30 am
Em xem trong một số phim thấy chiến thuật chiến tranh của Phương Tây và Phương Đông rất khác nhau ạ. Điển hình là khi giao chiến, các đơn vị quân của Phương Tây thường đứng rất dày, dàn hàng ngang, xếp lá chắn tiến lên, giao chiến thành một hàng dài. Trong khi các đơn vị của Phương Đông đánh nhau theo kiểu "răng lược", đánh xen kẽ vào nhau. Em muốn hỏi là cách đánh nào tối ưu hơn ạ?
Các chiến binh của phương Tây với trang bị thường là giáo dài và bộ giáp rất dày nặng khoảng 20kg. Chính vì thế rất cồng kềnh. Họ dàn trận thường phải dàn hàng ngang ra bởi nếu đứng xen kẽ sẽ bị vướng víu. Với lại địa hình chiến đấu cũng bằng phẳng ( châu Âu đa phần là đồng bằng ). Còn vũ khí- trang bị của người phương Đông rất nhẹ và cơ động. Cách bố trí đội hình cho phù hợp với vũ khí- thể chất cũng như địa hình đồi núi của châu Á. Một chiến sĩ Mông Cổ chỉ một ngựa với cây đoản đao rất cơ động đã đánh bại nhiều chiến binh da trắng với bộ đồ cồng kềnh xoay trở chậm chạp là vì thế.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: lonesome trong 07 Tháng Tám, 2010, 11:56:22 am
Các chiến binh của phương Tây với trang bị thường là giáo dài và bộ giáp rất dày nặng khoảng 20kg. Chính vì thế rất cồng kềnh. Họ dàn trận thường phải dàn hàng ngang ra bởi nếu đứng xen kẽ sẽ bị vướng víu. Với lại địa hình chiến đấu cũng bằng phẳng ( châu Âu đa phần là đồng bằng ). Còn vũ khí- trang bị của người phương Đông rất nhẹ và cơ động. Cách bố trí đội hình cho phù hợp với vũ khí- thể chất cũng như địa hình đồi núi của châu Á. Một chiến sĩ Mông Cổ chỉ một ngựa với cây đoản đao rất cơ động đã đánh bại nhiều chiến binh da trắng với bộ đồ cồng kềnh xoay trở chậm chạp là vì thế.

Mình tưởng chiến binh Mông Cổ khi đánh nhau với các khối quân phương Tây họ còn dùng chiến thuật tiên pháo hậu binh: đầu tiên là kị binh chạy vòng quanh các khối quân bắn tên để làm tiêu hao sinh lực khối quân này sau đó mới lao vào dùng đoản khí đế giáp chiến chứ. Nếu chưa gì mà lao ngay vào các khối người được trang bị giáp và giáo dài thì khác gì thí mạng vì chưa vào tới tầm sát thương hiệu quả của đoản đao thì đã bị ít nhất 10 - 20 ngọn giáo dài chĩa ra cản lại như bàn chông rồi chứ nhỉ ? ???


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: linhtapsu trong 07 Tháng Tám, 2010, 12:23:48 pm
Hihi Mông Cổ họ cũng có kị binh hạng nặng trang bị giáp trụ như phương Tây và cầm toàn giáo dài ! Nhưng nói chung thời cổ các nước phương Tây họ vẫn nặng về chiến thuật xắp xếp đội hình , và trang bị ,  tiêu biểu  như các đội hình Phanlax và Testudo của La Mã . Trước khi Mông Cổ tiến sang thì ở Châu Âu kị binh chỉ đóng vai trò thứ yếu vì chỉ có quý tộc mới đủ tiền để trang bị ,hơn nữa lúc đó kị binh châu Âu ngựa chưa có bàn đạp (nên chắc không dám ngồi phi nước đại lâu vì sợ hư hết .. máy móc ;D ;D ) Chiến thuật của Mông Cổ lúc ấy gần như đi trước Châu Âu 1 thời gian dài .
chưa có hỏa khí thì có lẽ châu Âu không phải đối thủ của đông Á !!


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: lonesome trong 07 Tháng Tám, 2010, 12:35:55 pm
Hihi Mông Cổ họ cũng có kị binh hạng nặng trang bị giáp trụ như phương Tây và cầm toàn giáo dài ! Nhưng nói chung thời cổ các nước phương Tây họ vẫn nặng về chiến thuật xắp xếp đội hình , và trang bị ,  tiêu biểu  như các đội hình Phanlax và Testudo của La Mã . Trước khi Mông Cổ tiến sang thì ở Châu Âu kị binh chỉ đóng vai trò thứ yếu vì chỉ có quý tộc mới đủ tiền để trang bị ,hơn nữa lúc đó kị binh châu Âu ngựa chưa có bàn đạp (nên chắc không dám ngồi phi nước đại lâu vì sợ hư hết .. máy móc ;D ;D ) Chiến thuật của Mông Cổ lúc ấy gần như đi trước Châu Âu 1 thời gian dài .
chưa có hỏa khí thì có lẽ châu Âu không phải đối thủ của đông Á !!

Kị binh Mông Cổ dù có mang giáp nhưng cũng không phải giáp nặng như Bộ/Kị binh châu Âu nên khi đánh trên địa hình bằng phẳng theo cách của các bạn châu Âu thì kị binh Mông Cổ lại rất thích vì họ cơ động, dễ thay đổi chiến thuật hơn những khối người mang giáp..


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Phan4 trong 13 Tháng Mười, 2010, 02:16:02 am
Các bạn cho mình hỏi với, trong sử sách của ta ghi lại thì thường thấy cha ông ta đã từng đánh thắng quân xâm lược bằng bộ binh, thủy quân nhưng không thấy nhắc đến kỵ binh,có phải do địa hình nước ta không phù hợp xây dựng lực lượng kỵ binh chăng. Còn nếu có thì các bạn cho biết là vào thời kỳ nào ta có kỵ binh và có trận đánh nào mà ta sử dụng kỵ binh làm nòng cốt dành chiến thắng không? Xin cảm ơn


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: trucngon trong 13 Tháng Mười, 2010, 02:07:50 pm
Các bạn cho mình hỏi với, trong sử sách của ta ghi lại thì thường thấy cha ông ta đã từng đánh thắng quân xâm lược bằng bộ binh, thủy quân nhưng không thấy nhắc đến kỵ binh,có phải do địa hình nước ta không phù hợp xây dựng lực lượng kỵ binh chăng. Còn nếu có thì các bạn cho biết là vào thời kỳ nào ta có kỵ binh và có trận đánh nào mà ta sử dụng kỵ binh làm nòng cốt dành chiến thắng không? Xin cảm ơn
Bạn hỏi câu rất hay! Theo mình nghĩ thì thời đó chúng ta không xây đựng lực lượng kỵ binh(Dùng ngựa) do xét về tính chất đối đầu ta thua kém địch về khả năng và kinh nghiệm trong lâm trận. Tuy nhiên trong cấu thành của lực lượng quân đội ta ngày xưa vẫn không thiếu thành phần này. Mặc khác, cha ông ta phần nhiều là đánh đuổi xâm lược nên việc sử dụng hoặc xây dựng lực lượng kỵ binh cũng chưa được đề cao.(Nhưng tượng binh thì có nhé!) ;D


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Piccolo trong 14 Tháng Mười, 2010, 02:26:36 pm
http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?p=286586

Trích dẫn
Tiết chế Trịnh Tùng nghe tin, ngay ngày hôm ấy chia quân, sai tướng sĩ dinh hữu khu tiến lên khiêu chiến. Lại chọn 400 quân thiết kỵ xông lên trợ chiến.

Trích dẫn
Chiều hôm ấy, Tiết chế Trịnh Tùng bàn rằng: Nên nhân cái uy thế sấm sét không kịp bịt tai này [25b] mà đánh lấy thì dễ như nhặt hạt cải. Bèn tiến quân, sai Nguyễn Hữu Liêu đem 5000 quân tinh nhuệ và voi khoẻ cùng ngựa bọc sắt, đến giờ Dần, thẳng tiến đến đóng ở cầu Cao tại góc tây bắc thành Thăng Long, phóng lửa hiệu, bắn liền bảy phát, thiêu đốt nhà cửa, khói lửa khắp trời.  Trong thành sợ hãi rối loạn. Mạc Mậu Hợp sợ hãi cuống quít, bỏ thành chạy trốn. Đêm hôm ấy, già trẻ gái trai thành trong thành ngoài, tranh nhau xuống thuyền qua sông, thuyền đắm, chết đuối đến hơn 100 người. Đến sáng, Hữu Liêu lại thu quân về hành dinh. Gặp ngày tết Nguyên đán, uý lạo tướng sĩ, hẹn phải thu phục kinh thành. Ba quân vui mừng phấn khởi, đều nguyện báo ơn nước. Bấy giờ, đảng Mạc tuy còn chưa dẹp hết, nhưng thanh thế quan quân càng ngày càng lừng lẫy.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: lonesome trong 14 Tháng Mười, 2010, 02:54:05 pm
Kị binh VN không phải binh chủng chủ lực thôi chứ thời nào cũng có mà.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Phan4 trong 18 Tháng Mười, 2010, 09:14:00 am
Kị binh VN không phải binh chủng chủ lực thôi chứ thời nào cũng có mà.

Mình cũng nghĩ là có, nhưng các tài liệu mà mình biết thì cũng chỉ ghi chung chung, không có số lượng. Mình thì muốn biết 1 con số ước lượng về quy mô lực lượng và những đóng góp nổi bật của kỵ binh VN trong lịch sử chống ngoại xâm.
Còn về tượng binh, mình cũng không biết rõ về quy mô, bắt đầu xuất hiện từ khi nào, như thời Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi ra trận đã được coi là đạo tượng binh hay chỉ có vài chú voi tham gia. Mình thì nghĩ đã gọi là tượng binh thì phải là số nhiều, cỡ vài trăm con, không biết tượng binh của mình có quy mô như vậy không ? Mong các bạn biết chỉ giáo thêm.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: hồn_xứ_nghệ_84 trong 19 Tháng Mười, 2010, 09:12:30 pm
Kị binh VN không phải binh chủng chủ lực thôi chứ thời nào cũng có mà.
Bạn có thể nói rõ hơn được không, thời này làm gì có.
Còn trước đây thì do địa hình và thiên nhiên của ta thì ta mạnh về tượng binh!


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: hồn_xứ_nghệ_84 trong 19 Tháng Mười, 2010, 09:31:46 pm
Trích dẫn
Tượng binh là một lực lượng rất khỏe khi nó đi tiến qua một lực lượng hùng mạnh Phalxang cũng khó mà đấu nổi vì khi nó qua bọn voi này chủ yếu là dẫm dẫm.Người ta lại thường cho voi uổng rượi nên nó hung hăng dữ tợn nên khi nó thấy ai nó sẽ lao vào một cách hung tợn đi rất nhanh nên ai cũng nản khi đấu với tượng binh.Trong chiến dịch xâm chiếm miền Tây Bắc Ấn Độ của Alexander Đại Đế Ấn Độ đã tung lực lượng voi chiến rất lớn lên tới 6000 con nên quân của Alexander phải rút về chiếm một nửa miền Tây Bắc Ấn.Nhưng cho dù nó ớn cỡ nào Kỵ binh ta vẫn ko sợ bít sao ko vì một khi chỉ cần một chiến sĩ kỵ binh cảm tử dùng nỏ bắn vào mắt nó thui thì nó rống lên dẫm đạt các loại quân khác chiến thuật này khá hiệu quả vì nó mà quân Mông Cổ đã đại thắng quân ta trong khi ta có những lớp voi chiến dũng mãnh hoặc là bắn mù mắt con voi đó mình không có ngựa làm sao mà chạy nhanh được.VÌ thế con voi chưa chắc đã hạng nhất nhưng em chỉ giới thiệu sơ lượt vậy thôi để em còn đi ngủ nữa
http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=14843
Có ý kiến như thế này bên lịch sử các bác xem nhé


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Lancelot trong 22 Tháng Mười, 2010, 05:46:33 pm
kỵ binh không phải là quân chủ lực chứ ko phải là ko có. Đặc biệt những đội quân dân tộc miền núi dùng kỵ khá nhiều. Tới giờ mà dân Tày, Nùng ở vùng núi phía Bắc vẫn thi cưỡi ngựa bắn nỏ hàng năm. Bởi địa thế các làng xa trên núi nhau nên họ phải di chuyển bằng ngựa, phát triển kỵ cũng là thường.

Chủ lực VN ban đầu là thủy quân, từ thời nhà Lý đổ đi, để đối phó với phương Bắc, ta bắt đầu phát triển các lực lượng đánh bộ như bộ binh, kỵ binh. Ko rõ ngày xưa ta dùng ngựa làm kỵ binh ra sao vì ngựa thời nay rất nhỏ, nhưng thưc sự thời Lý vua thường luyện các tướng và cấm vệ cưỡi ngựa bắn cung. 1 hình ảnh kỵ binh thời Trần là Lê Phụ Trần cầm gươm cưỡi ngựa xông vào giữa hiểm nguy để hộ tống vua Trần rút khỏi Bình Lệ Nguyên năm 1258.

Thời hoàng kim của VN là đời Lê Thánh Tông, nhà vua ban hành tổng cộng các điều luật sao để luyện quân:

42 điều bộ trận
31 điều thủy trận
27 điều mã trận
22 điều tượng trận

qua đó ta cũng hiểu cơ cấu quân đội VN thời cổ thế nào

1 đặc điểm của quân đội VN là các binh chủng luôn gắn chặt với thủy binh. Thủy binh có vai trò chuyên chở hoặc phối hợp với họ trong các trận chiến. Chuyện tàu bè ta chở được cả voi lần đầu ghi nhận là thời Lý, khi chở voi đi tặng cho nhà Tống.

tóm lại: ta có kỵ binh, dù nó chưa bao giờ là chủ lực. Kỵ binh VN phần lớn là do các thủ lĩnh miền núi nắm giữ và phát triển, sau đó mới tới quân triều đình.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Phan4 trong 26 Tháng Mười, 2010, 12:54:12 am
kỵ binh không phải là quân chủ lực chứ ko phải là ko có. Đặc biệt những đội quân dân tộc miền núi dùng kỵ khá nhiều. Tới giờ mà dân Tày, Nùng ở vùng núi phía Bắc vẫn thi cưỡi ngựa bắn nỏ hàng năm. Bởi địa thế các làng xa trên núi nhau nên họ phải di chuyển bằng ngựa, phát triển kỵ cũng là thường.

Chủ lực VN ban đầu là thủy quân, từ thời nhà Lý đổ đi, để đối phó với phương Bắc, ta bắt đầu phát triển các lực lượng đánh bộ như bộ binh, kỵ binh. Ko rõ ngày xưa ta dùng ngựa làm kỵ binh ra sao vì ngựa thời nay rất nhỏ, nhưng thưc sự thời Lý vua thường luyện các tướng và cấm vệ cưỡi ngựa bắn cung. 1 hình ảnh kỵ binh thời Trần là Lê Phụ Trần cầm gươm cưỡi ngựa xông vào giữa hiểm nguy để hộ tống vua Trần rút khỏi Bình Lệ Nguyên năm 1258.

Thời hoàng kim của VN là đời Lê Thánh Tông, nhà vua ban hành tổng cộng các điều luật sao để luyện quân:

42 điều bộ trận
31 điều thủy trận
27 điều mã trận
22 điều tượng trận

qua đó ta cũng hiểu cơ cấu quân đội VN thời cổ thế nào

1 đặc điểm của quân đội VN là các binh chủng luôn gắn chặt với thủy binh. Thủy binh có vai trò chuyên chở hoặc phối hợp với họ trong các trận chiến. Chuyện tàu bè ta chở được cả voi lần đầu ghi nhận là thời Lý, khi chở voi đi tặng cho nhà Tống.

tóm lại: ta có kỵ binh, dù nó chưa bao giờ là chủ lực. Kỵ binh VN phần lớn là do các thủ lĩnh miền núi nắm giữ và phát triển, sau đó mới tới quân triều đình.
Bạn cho mình hỏi tượng binh mình có từ thời nào? Có phải từ thời chống quân Tống không hay trước đó?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Lancelot trong 26 Tháng Mười, 2010, 07:05:36 am
nếu cho rằng những câu chuyện khởi nghĩa thời Bắc thuộc có nhiều chi tiết mang màu sắc huyền thoại đời sau thêm thắt, không chính xác, phải tính từ thời Khúc Thừa Dụ tính đi thì với kiến thức của tôi, thời Lý là lần đầu tiên nghe có voi:

- nhà Lý từng dùng thuyền chở voi đi cống cho nhà Tống ( cái này chưa tính là tượng binh)
- theo Tống Sử thì hồi Tô Giám tử thủ Ung Châu, đã làm quân Lý thiệt hại chừng 1 vạn người và mấy con voi. Ko thể kiểm chứng sự thống kê này là đúng hay sai, nhưng nó thừa nhận tượng binh trong nhà Lý.

Vậy muộn nhất tượng binh phải có trước thời Lý Thường Kiệt đánh Tống ( 1075).

có 1 điều nữa cần xem lại là thời đó, ta lấy voi từ đâu ra. Đó giờ tôi cứ nghĩ là lấy voi từ các miền trung du phía Bắc hoặc Tây Bắc. Nhưng xem cuộc khởi nghĩa của Nùng TRí cao thì thấy người dân tộc dùng kỵ binh chứ ko phải tượng binh. Cuốn " Quân Sử trong lịch sử chống ngoại xâm" cũng kể lại việc vua Lý thu nhận các tướng người dân tộc để tăng cường sức mạnh kỵ binh trong nước. Tượng binh nghe đâu chủ yếu lấy từ Thanh Hóa - Nghệ An, những vùng gần Champa.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: linhtapsu trong 26 Tháng Mười, 2010, 05:11:19 pm
Vậy mà mình cứ nghĩ tượng binh có lâu rồi chứ nhỉ ? thời 2 bà Trưng chẳng cưỡi voi là gì ?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Lancelot trong 26 Tháng Mười, 2010, 05:49:02 pm
cái ở trên là dựa vô chính sử, còn mấy cái thời Bắc Thuộc có ai ở nước mình chép sử đâu, sử Tàu thì tui...đâu đọc được nên làm sao biết thời đó có dùng voi hay không.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: linhtapsu trong 27 Tháng Mười, 2010, 02:14:31 pm
cái ở trên là dựa vô chính sử, còn mấy cái thời Bắc Thuộc có ai ở nước mình chép sử đâu, sử Tàu thì tui...đâu đọc được nên làm sao biết thời đó có dùng voi hay không.
Nhưng em nhớ thời Bà Triệu cũng có câu ca !
Ru con con ngu cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi !
Em nghĩ chắc có thì dân gian mới truyền tụng 2 câu thơ đó chứ  ;D ;D


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: trucngon trong 27 Tháng Mười, 2010, 03:54:17 pm
Vậy mà mình cứ nghĩ tượng binh có lâu rồi chứ nhỉ ? thời 2 bà Trưng chẳng cưỡi voi là gì ?
Tượng binh theo em thì chỉ có thể thời Tây Sơn tượng binh mới thành lập đạo quân riêng thôi!


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: mây đen trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 07:58:10 am
Theo ngu ý của em thì chắc hồi đó ta gọp chung tượng binh vào trong kỵ binh nên kỵ của Nùn Trí Cao chắc cũng bao gồm tượng trong đó.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: mây đen trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 08:10:28 am
Các bác cho em hỏi câu này, trong cuốn "đất nước Việt Nam qua các đời" của Đào Duy Anh có đoạn:
"...Năm 1352, vua Chiêm là Chế A Nan chết, rể là Trà Hòa Bố Để cướp ngôi. Con Chế A Nan là Chế Mỗ chạy sang nước ta cấu cứu. Năm sau Trần Dụ Tông sai cử binh đem Chế Mỗ về, nhưng bộ binh đến Cổ Lũy rồi mà thủy binh không chở lương đến kịp nên phải rút lui. Quân Chiêm Thành bèn ra đánh Hóa Châu, nhà Trần phải sai Trương Hán Siêu lãnh quân Thần sách ra trấn giữ..."
Vậy quân Thần sách ở đây là gì có phải là cấm quân được tuyển ở Thiên Trường quê của nhà Trần không hay là một đạo quân tinh nhuệ khác của nhà Trần bởi vì cấm quân thì quân số không nhiều nhiệm vụ chính là để bảo vệ kinh thành thì làm sao có thể điều ra biên giới đánh tay bo với giặc được??? ???


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: lonesome trong 16 Tháng Giêng, 2011, 01:14:58 pm
Các bác cho em hỏi câu này, trong cuốn "đất nước Việt Nam qua các đời" của Đào Duy Anh có đoạn:
"...Năm 1352, vua Chiêm là Chế A Nan chết, rể là Trà Hòa Bố Để cướp ngôi. Con Chế A Nan là Chế Mỗ chạy sang nước ta cấu cứu. Năm sau Trần Dụ Tông sai cử binh đem Chế Mỗ về, nhưng bộ binh đến Cổ Lũy rồi mà thủy binh không chở lương đến kịp nên phải rút lui. Quân Chiêm Thành bèn ra đánh Hóa Châu, nhà Trần phải sai Trương Hán Siêu lãnh quân Thần sách ra trấn giữ..."
Vậy quân Thần sách ở đây là gì có phải là cấm quân được tuyển ở Thiên Trường quê của nhà Trần không hay là một đạo quân tinh nhuệ khác của nhà Trần bởi vì cấm quân thì quân số không nhiều nhiệm vụ chính là để bảo vệ kinh thành thì làm sao có thể điều ra biên giới đánh tay bo với giặc được??? ???

Bạn có thể tham khảo bài viết này: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,187.msg9211.html#msg9211


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: kieuanh91 trong 10 Tháng Tư, 2011, 07:32:57 pm
Tôi được biết về quá trình nam tiến, mở mang lãnh thổ về phía nam của các Chúa Nguyễn. Ai hiểu biết rộng xin cho tôi những thông tin rõ ràng, cụ thể về quá trình này dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Trần Anh trong 22 Tháng Bảy, 2012, 07:41:28 pm
Hôm trước thầy dạy em có bảo Vạn Lý Trường Thành và Tử Cấm Thành đều do người Việt chúng ta thiết kế ! Em về xem lại, thì gần như chắc chắn Tử Cấm Thành là thiết kế của người Việt rồi :D, còn Vạn Lý Trường Thành thì ít thông tin quá, mong các bác giải đáp cho ;D


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: phong_thai trong 04 Tháng Chín, 2012, 10:52:19 am
Mọi người cho em hỏi xưng hiệu Hùng Vương có nghĩa là gì? Em xin cảm ơn trước ạ.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: altus trong 06 Tháng Chín, 2012, 04:20:39 am
Hôm trước thầy dạy em có bảo Vạn Lý Trường Thành và Tử Cấm Thành đều do người Việt chúng ta thiết kế !
...
mong các bác giải đáp cho ;D

Thế thì phải hỏi thầy chứ? "Dạ thưa thầy, thầy cho em xin cái nguồn!"


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 06 Tháng Chín, 2012, 08:33:53 pm
Mọi người cho em hỏi xưng hiệu Hùng Vương có nghĩa là gì? Em xin cảm ơn trước ạ.

Đại khái là như thế này :

Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Hùng Vương gồm hai thành tố khác nhau. Thành tố thứ nhất là “Hùng”, đây là từ phiên âm Hán Việt của một từ Việt cổ có ngữ âm và ngữ nghĩa gần với từ Khun trong tiếng Thái, Kun (Lang Kun) trong tiếng Mường, Khunzt trong tiếng Munđa…Những từ này đều có nghĩa là thủ lĩnh, tù trưởng, người đứng đầu. Thành tố thứ hai là “vương”, đây là từ do người đời sau thêm vào khi nói về người đứng đầu, thủ lĩnh của các nước nếu không là đế thì cũng là vương. Có ý kiến còn cho rằng “vua Hùng” có âm cổ là Pò khun, có nghĩa là bố các thủ lĩnh.
Như vậy, Hùng Vương theo nghĩa chung là từ để gọi vị thủ lĩnh đứng đầu nhà nước sơ khai, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: menthuong trong 09 Tháng Chín, 2012, 10:02:26 am
Mọi người cho em hỏi xưng hiệu Hùng Vương có nghĩa là gì? Em xin cảm ơn trước ạ.

Đại khái là như thế này :

Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Hùng Vương gồm hai thành tố khác nhau. Thành tố thứ nhất là “Hùng”, đây là từ phiên âm Hán Việt của một từ Việt cổ có ngữ âm và ngữ nghĩa gần với từ Khun trong tiếng Thái, Kun (Lang Kun) trong tiếng Mường, Khunzt trong tiếng Munđa…Những từ này đều có nghĩa là thủ lĩnh, tù trưởng, người đứng đầu. Thành tố thứ hai là “vương”, đây là từ do người đời sau thêm vào khi nói về người đứng đầu, thủ lĩnh của các nước nếu không là đế thì cũng là vương. Có ý kiến còn cho rằng “vua Hùng” có âm cổ là Pò khun, có nghĩa là bố các thủ lĩnh.
Như vậy, Hùng Vương theo nghĩa chung là từ để gọi vị thủ lĩnh đứng đầu nhà nước sơ khai, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.


Chua ro "Hung Vuong" có trong su lieu Viet tu bao gio?
DT khong go duoc chu Viet có dau, mong moi nguoi thong cam)


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: tung677 trong 09 Tháng Chín, 2012, 12:32:04 pm
Hôm trước thầy dạy em có bảo Vạn Lý Trường Thành và Tử Cấm Thành đều do người Việt chúng ta thiết kế !
...
mong các bác giải đáp cho ;D

Thế thì phải hỏi thầy chứ? "Dạ thưa thầy, thầy cho em xin cái nguồn!"
Tôi đọc lâu rồi.... ,chỉ có Thiên an Môn là do Nguyễn năng An,người Việt thiết kế,và Hồ nguyên Trừng ( con của Hồ quí Ly ) thiết kế ra súng Thần công gọi là thần cơ xang pháo ,ông tổ của các loại đại bác hiện đại..(nhà Minh xâm lược nước ta,họ vơ vét nhân tài nước Việt về phục vụ họ ).


Tiêu đề: Thắc mắc đời nhà Lý
Gửi bởi: Đình Văn trong 12 Tháng Mười, 2012, 06:46:50 pm
"Tháng 3, ngày mồng 7, gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái".- Đại Việt sử ký Bách khoa toàn thư( ĐVSKBKTT), lúc này Thái Tông mới 29 tuổi. Không lẽ công chúa Bình Dương chưa được 16 tuổi đã gả cho châu mục và phải có trách nhiệm giúp nhà Lý gắn kết với nhà họ Thân ở biên cương? Trách nhiệm như thế có nặng nề trên vai một cô gái chưa 16 tuổi?
Ngoài ra, cũng theo ĐVSKBKTT. thì Thánh Tông là con trưởng của Thái Tông, tức là con đầu lòng sinh năm 1023, lúc Bình Dương công chúa gả đi, Thánh Tông mới 6 tuổi. Thêm ý này, không lẽ Bình Dương công chúa gả cho một châu mục lúc chưa được 6 tuổi?
Bởi nếu công chúa Bình Dương là chị của Thánh Tông thì phải khẳng định Thánh Tông là hoàng trưởng nam chứ không phải con trưởng, hay khẳng định Bình Dương là Trưởng công chúa- Hoàng trưởng nữ, chứ đúng không mọi người?
--> Mình cho rằng Thái Tông gả em gái chứ không phải là gả con gái như một số bài báo ghi. Lúc này, công chúa Bình Dương là cô của Thánh Tông. Mình cho rằng như vậy có là sai?


Tiêu đề: Re: Thắc mắc đời nhà Lý
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 12 Tháng Mười, 2012, 08:34:21 pm
"Tháng 3, ngày mồng 7, gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái".- Đại Việt sử ký Bách khoa toàn thư( ĐVSKBKTT)...
Bạn đặt vấn đề hay lắm... Nhưng cái đo đỏ là sách gì vậy ???


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Mười, 2012, 09:28:22 pm
Đại Việt Sử ký toàn thư ghi Lý Thánh Tông là con trưởng của Thái Tông, nhưng Đại Việt Sử lược lại ghi là con thứ ba đấy. Tôi chỉ cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho bác Đinh Văn thôi, không khẳng định cuốn nào chính xác hơn, và cũng chưa biết hai người con trước của Lý Thái Tông là ai (nếu giả sử Lý Thánh Tông là con thứ ba)


Tiêu đề: Re: Thắc mắc đời nhà Lý
Gửi bởi: Đình Văn trong 12 Tháng Mười, 2012, 10:00:39 pm
"Tháng 3, ngày mồng 7, gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái".- Đại Việt sử ký Bách khoa toàn thư( ĐVSKBKTT)...
Bạn đặt vấn đề hay lắm... Nhưng cái đo đỏ là sách gì vậy ???
Là Đại Việt sử ký Bách khoa toàn thư của 1 nhóm tác giả?
(
"Tháng 3, ngày mồng 7, gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái".- Đại Việt sử ký Bách khoa toàn thư( ĐVSKBKTT), lúc này Thái Tông mới 29 tuổi. Không lẽ công chúa Bình Dương chưa được 16 tuổi đã gả cho châu mục và phải có trách nhiệm giúp nhà Lý gắn kết với nhà họ Thân ở biên cương? Trách nhiệm như thế có nặng nề trên vai một cô gái chưa 16 tuổi?
Ngoài ra, cũng theo ĐVSKBKTT. thì Thánh Tông là con trưởng của Thái Tông, tức là con đầu lòng sinh năm 1023, lúc Bình Dương công chúa gả đi, Thánh Tông mới 6 tuổi. Thêm ý này, không lẽ Bình Dương công chúa gả cho một châu mục lúc chưa được 6 tuổi?
Bởi nếu công chúa Bình Dương là chị của Thánh Tông thì phải khẳng định Thánh Tông là hoàng trưởng nam chứ không phải con trưởng, hay khẳng định Bình Dương là Trưởng công chúa- Hoàng trưởng nữ, chứ đúng không mọi người?
--> Mình cho rằng Thái Tông gả em gái chứ không phải là gả con gái như một số bài báo ghi. Lúc này, công chúa Bình Dương là cô của Thánh Tông. Mình cho rằng như vậy có là sai?
)
Có ai cách kiến giải nào ko?
Dẫu là Thánh Tông là con thứ 3 thì không lẽ anh chị em cách tuổi nhau nhiều thế?


Tiêu đề: Re: Thắc mắc đời nhà Lý
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 13 Tháng Mười, 2012, 05:36:27 am
...
Là Đại Việt sử ký Bách khoa toàn thư của 1 nhóm tác giả?
...
Em tìm mãi mà không thấy cuốn sách bác nói. Không hiểu trong nhóm tác giả viết cuốn này có mấy ông Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy ???


Tiêu đề: Re: Thắc mắc đời nhà Lý
Gửi bởi: Đình Văn trong 13 Tháng Mười, 2012, 08:32:33 am
...
Là Đại Việt sử ký Bách khoa toàn thư của 1 nhóm tác giả?
...
Em tìm mãi mà không thấy cuốn sách bác nói. Không hiểu trong nhóm tác giả viết cuốn này có mấy ông Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy ???

Bạn có thể xem online tại đây: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/index.html
(
"Tháng 3, ngày mồng 7, gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái".- Đại Việt sử ký Bách khoa toàn thư( ĐVSKBKTT), lúc này Thái Tông mới 29 tuổi. Không lẽ công chúa Bình Dương chưa được 16 tuổi đã gả cho châu mục và phải có trách nhiệm giúp nhà Lý gắn kết với nhà họ Thân ở biên cương? Trách nhiệm như thế có nặng nề trên vai một cô gái chưa 16 tuổi?
Ngoài ra, cũng theo ĐVSKBKTT. thì Thánh Tông là con trưởng của Thái Tông, tức là con đầu lòng sinh năm 1023, lúc Bình Dương công chúa gả đi, Thánh Tông mới 6 tuổi. Thêm ý này, không lẽ Bình Dương công chúa gả cho một châu mục lúc chưa được 6 tuổi?
Bởi nếu công chúa Bình Dương là chị của Thánh Tông thì phải khẳng định Thánh Tông là hoàng trưởng nam chứ không phải con trưởng, hay khẳng định Bình Dương là Trưởng công chúa- Hoàng trưởng nữ, chứ đúng không mọi người?
--> Mình cho rằng Thái Tông gả em gái chứ không phải là gả con gái như một số bài báo ghi. Lúc này, công chúa Bình Dương là cô của Thánh Tông. Mình cho rằng như vậy có là sai?
)
Có ai cách kiến giải nào khác ko? Có ai có ý kiến gì ko? ^^"


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 13 Tháng Mười, 2012, 10:47:58 am
ỐI giời,
Em cứ tưởng cái sách của bác Là tên gọi mới của Đại Việt sử ký toàn thư ...


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: lonesome trong 22 Tháng Mười, 2012, 12:26:09 am
Tôi đọc lâu rồi.... ,chỉ có Thiên an Môn là do Nguyễn năng An,người Việt thiết kế,và Hồ nguyên Trừng ( con của Hồ quí Ly ) thiết kế ra súng Thần công gọi là thần cơ xang pháo ,ông tổ của các loại đại bác hiện đại..(nhà Minh xâm lược nước ta,họ vơ vét nhân tài nước Việt về phục vụ họ ).

Cái chỗ nhà em đánh dấu được đưa tin thế này http://baothanhhoa.vn/vn/van-hoa/n92393/%E2%80%9CThan-co-thuong-phao%E2%80%9D-trieu-Ho

Theo các nhà quân sự, súng “thần cơ của Hồ Nguyên Trừng có đầy đủ các bộ phận của loại súng “thần công” ở những thế kỷ sau này. Súng có nhiều loại, loại nhỏ dùng cho bộ binh bắn xa khoảng 700 m. Loại lớn là “thần cơ pháo” đặt cố định bảo vệ thành hoặc dùng xe kéo vận chuyển.

Tuy nhiên không biết "các nhà quân sự" này là ai?

Bác menthuong: Bác tìm đọc cuốn Thần Người Đất VIệt của ông Tạ Chí Đại Trường để biết qua trình xuất hiện của hệ thông Hùng Vuơng trong sử Việt.


Tiêu đề: Re: Thắc mắc đời nhà Lý
Gửi bởi: lonesome trong 22 Tháng Mười, 2012, 12:29:27 am
Em tìm mãi mà không thấy cuốn sách bác nói. Không hiểu trong nhóm tác giả viết cuốn này có mấy ông Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy ???

Bạn có thể xem online tại đây: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/index.html
(
"Tháng 3, ngày mồng 7, gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái".- Đại Việt sử ký Bách khoa toàn thư( ĐVSKBKTT), lúc này Thái Tông mới 29 tuổi. Không lẽ công chúa Bình Dương chưa được 16 tuổi đã gả cho châu mục và phải có trách nhiệm giúp nhà Lý gắn kết với nhà họ Thân ở biên cương? Trách nhiệm như thế có nặng nề trên vai một cô gái chưa 16 tuổi?
Ngoài ra, cũng theo ĐVSKBKTT. thì Thánh Tông là con trưởng của Thái Tông, tức là con đầu lòng sinh năm 1023, lúc Bình Dương công chúa gả đi, Thánh Tông mới 6 tuổi. Thêm ý này, không lẽ Bình Dương công chúa gả cho một châu mục lúc chưa được 6 tuổi?
Bởi nếu công chúa Bình Dương là chị của Thánh Tông thì phải khẳng định Thánh Tông là hoàng trưởng nam chứ không phải con trưởng, hay khẳng định Bình Dương là Trưởng công chúa- Hoàng trưởng nữ, chứ đúng không mọi người?
--> Mình cho rằng Thái Tông gả em gái chứ không phải là gả con gái như một số bài báo ghi. Lúc này, công chúa Bình Dương là cô của Thánh Tông. Mình cho rằng như vậy có là sai?
)
Có ai cách kiến giải nào khác ko? Có ai có ý kiến gì ko? ^^"


1/ Tên sách trong link bạn đưa là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Bạn đổi thành Đại Việt Sử Ký Bách Khoa Toàn Thư là sai rồi.
2/ Giải thích theo cách khác: công chúa Bình Duơng có thể là 1 người được phong làm công chúa chứ không nhất thiết phải là con hay chị em vua.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Trần Anh trong 12 Tháng Hai, 2013, 10:50:59 am
Mọi người cho em hỏi, tại sao 2 con rồng ở thành Nhà Hồ đều bị mất đầu?
Trên mạng thì có nhiều giả thuyết quá, không biết đâu mà lần, đành phiền các cao nhân vậy :D


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: huonghn76 trong 12 Tháng Hai, 2013, 11:48:50 am
Mọi người cho em hỏi, tại sao 2 con rồng ở thành Nhà Hồ đều bị mất đầu?
Trên mạng thì có nhiều giả thuyết quá, không biết đâu mà lần, đành phiền các cao nhân vậy :D


                 Chào bạn Trần Anh ! Đón năm mới chúc bạn vui vẻ ,mạnh khỏe,thành công mọi ước mong .
      Còn hai con rồng ở thành nhà Hồ ,năm 1973 mình lên nông trường Phúc Do huyện Cẩm Thủy ,dừng chân nghỉ ở cổng phía Đông xây bằng đá ,đó là cổng thành đẹp nhất và vào đoạn giữa thành ,bên hai bên đường nhỏ hai xe ô tô tránh nhau chật .Có hai con rồng đá cụt đầu .Hỏi được giải thích là RỒNG tượng trưng cho nhà vua ,tượng trưng cho uy quyền của một triều đại .Khi triều đại đó đổ ,người ta chặt đầu để chấm dút nó. Nó cũng giống như người ta đạp đổ ngai vàng ,hạ cờ ,thu kiếm ... của ông vua bại trận . Còn có một ý nữa nó là SỰ TRẢ THÙ một ông vua ,một triều đại tàn bạo ,gây đau khổ ,oán hận cho con người.
         Cũng còn một ý kiến khác trong dân nói là trong đầu rống có đục lỗ và nhét vàng và đá quý cho linh thiêng ,nên bị kẻ gianchặt đầu đập phá lấy đi...vv.
          Đầu năm nói những gì mình biết .xin các bác góp thêm ý kiến hiểu biết .    Chào bạn


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Trần Anh trong 14 Tháng Hai, 2013, 09:36:07 pm
Vâng, cảm ơn bác huonghn ạ.
Số là em đang thử tìm hiểu về cái đàn tế Nam Giao bằng đá ở thành nhà Hồ, giờ thì người ta vẫn đang khai quật cái đàn này. Luẩn quẩn thế nào lại xem ảnh 2 con rồng đá đó, nhận ra nó mất đầu :-\


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Hai, 2013, 10:19:13 pm
Cái thành nhà Hồ này trong thế kỷ 20, cho đến năm 73 mà tôi biết, nó vẫn còn khá đủ chu vi một tòa thành. Vậy nhưng đến khi được công nhận di sản thế giới như ngày nay thì nó chỉ còn một đoạn cổng thành.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: caytrevietnam trong 14 Tháng Hai, 2013, 11:55:29 pm
Vâng, cảm ơn bác huonghn ạ.
Số là em đang thử tìm hiểu về cái đàn tế Nam Giao bằng đá ở thành nhà Hồ, giờ thì người ta vẫn đang khai quật cái đàn này. Luẩn quẩn thế nào lại xem ảnh 2 con rồng đá đó, nhận ra nó mất đầu :-\

Em có đọc ở đâu đó (quên mất nguồn rồi) thì việc 2 con rồng đá mất đầu có thể do bọn giặc Minh chặt, vì "dám" dùng biểu tượng thiên tử, dám chống lại "thiên triều"


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Hai, 2013, 12:46:23 am
Quanh vụ đầu rồng thì em lượm được từ vnexpress. Theo đó, giả thiết bị quân nhà Minh cắt mất đầu có vẻ nhận được nhiều sự ủng hộ. Còn sự thật thì vẫn để dấu hỏi thôi.

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/02/nhung-bi-an-xung-quanh-thanh-nha-ho/

Ai đã chặt đầu rồng, câu hỏi này có nhiều lý giải. Người cho rằng sau khi xâm lược, quân Minh đã chặt đầu rồng, biểu tượng quyền lực của nhà Hồ để thể hiện sự diệt vong của vương triều này. Lại có người cho rằng việc này là do những người bất đồng chính kiến với nhà Hồ gây ra.

Lại có ý kiến rằng thời kỳ mới chiếm đóng Việt Nam, người Pháp bắt dân trong vùng hàng tháng, hàng năm phải trải chiếu hoa trên con đường dẫn tới đôi rồng đá. Người dân bức xúc nên chặt đầu rồng? Còn một cách lý giải lưu truyền trong dân gian rằng có thời kỳ làng Xuân Giai (nằm ở cổng Nam, thuộc xã Vĩnh Tiến) thường xuyên bị cháy nhà. Người dân cho rằng do rồng quay đầu về làng phun lửa gây cháy nên đã chặt đầu rồng.

Người dân xứ Thanh còn truyền tai câu chuyện nhuốm màu giang hồ như sau. Nghe đồn trong mắt rồng ở cung cấm thường được vua chúa cho yểm rất nhiều vàng ngọc châu báu, một đêm lợi dụng lúc trời đổ mưa như trút nước, trong thành hoang vắng không bóng người qua lại, hàng chục đạo tặc bí mật chặt đầu đôi rồng mang đi xa đập nát để tìm ngọc quý. Cũng chẳng ai nhớ đó là năm nào.

Tiến sĩ Phạm Văn Đấu (Hội sử học Thanh Hoá) đánh giá đôi rồng đá ở thành Tây Đô thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất hiện còn lại ở Việt Nam. Đôi rồng thể hiện nghệ thuật chạm khắc thời Trần lúc hưng thịnh với đặc điểm khỏe khoắn, đầy đặn. “Sử cũ không ghi chép cũng không ai biết đôi rồng đá bị mất đầu từ bao giờ, nhưng giả thiết sau khi xâm lược nước ta, quân Minh cho chặt đầu rồng mang về báo công được nhiều người chấp nhận”, tiến sĩ Đấu nói.


Em có đọc ở đâu đó, là người đời sau làm. Lý do: liên quan đến những ân oán với triều đại nhà Hồ, liên quan đến việc cướp ngôi và các cải cách của Hồ Quí Ly. Nguồn em không nhớ rõ vì ít khi em chịu ngồi đọc báo mạng, mà có đọc, thì cũng lướt qua. Lý do thì các bác biết cả rồi.


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: Trần Anh trong 16 Tháng Ba, 2013, 06:10:12 pm
(http://i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/13594043_data_2009_04_01_21490763_product_zps1b73b68a.jpg)

Em lên Facebook thì thấy cái hình con tem này. Xin hỏi có bác nào biết là tem thời năm bao nhiêu không?


Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp
Gửi bởi: star trong 16 Tháng Ba, 2013, 06:27:57 pm
Em lên Facebook thì thấy cái hình con tem này. Xin hỏi có bác nào biết là tem thời năm bao nhiêu không?

Đây là mẫu tem Trần Hưng Đạo (họa sĩ Nguyễn Văn Khanh), phát hành ngày 02/10/1958.
Bạn có thể xem thông tin chi tiết tại đây:

http://www.vietstamp.net/vn/tem-viet-nam/tem-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/1958/tran-hung-dao-1253-1300/