Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: ktqsvn trong 16 Tháng Ba, 2023, 01:13:03 pm



Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 16 Tháng Ba, 2023, 01:13:03 pm
- Tên sách: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Giao thông Vận tải
- Năm xuất bản: 2014
- Người số hóa: macbupda, ktqsvn


LỜI GIỚI THIỆU


Từ năm 1967 đến năm 1972, bất chấp luật pháp quốc tế, đế quốc Mỹ đã dùng thủy lôi, bom từ trường phong toả các cửa biển của nước ta nhằm mục đích: ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam, gây sức ép chính trị với ta trên bàn hội nghị (thời kỳ đàm phán ở Hội nghị Paris)...


Đầu năm 1967, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai trên chiến trường miền Nam, đưa cuộc "Chiến tranh cục bộ" lên đỉnh cao, đồng thời Tổng thống Mỹ Giôn-xơn cũng bí mật cho rải thuỷ lôi ở các cửa sông, bến cảng phía Bắc. Từ tháng 6/1967 trở đi, địch dùng bom từ trường thay thế thuỷ lôi. Đồng thời chúng mở chiến dịch đánh phá phong toả Cảng Hải Phòng bằng máy bay, kết hợp rải hàng ngàn bom từ trường trên các luồng sông, cửa biển, bến phà... tạo thành vành đai ngăn chặn các phương tiện vận chuyển đường thuỷ.


Đầu năm 1972, Tổng thống Mỹ Ních-Xơn huy động không quân, hải quân tổ chức Đội đặc nhiệm số 11, mở chiến dịch ném bom, rải mìn ồ ạt với trận mở màn lúc 8 giờ 49 ngày 9/5/1972. Rải mìn xong, Ních-Xơn công bố thời gian an toàn của thuỷ lôi là 3 ngày để thúc giục tàu nước ngoài đang bốc dỡ hàng tại Hải Phòng phải nhanh chóng rời cảng.


Ngày 11/5/1972, máy bay Mỹ tiếp tục rải mìn bịt luồng ra vào các cảng Hồng Gai, Cẩm Phả, các cửa sông và vùng ven biển miền Bắc nước ta. Từ ngày 9/5/1972 đến tháng 1/1973 địch đã thả ở 8 tỉnh, thành miền Bắc với 166 điểm, gồm hàng vạn quả bom từ trường, thuỷ lôi, mìn các loại; diện tích bị phong toả ở các khu vực trọng điểm gần 478 km, suốt từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị)...


Cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc nước ta ngày càng quyết liệt. Cuộc chiến đấu chống phong toả đường biển để giải phóng luồng lạch vào các bến cảng trở thành nhiệm vụ vô cùng cấp bách của toàn Đảng, toàn quân và dân ta. Cục Vận tải Đường biển (nay là Cục Hàng hải Việt Nam) dù mới được thành lập (5/5/1965) vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ trực tiếp đương đầu với chiến tranh phong toả đường biển.


Cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ phong toả sông, biển miền Bắc bằng thuỷ lôi và bom từ trường lần thứ nhất (1967 - 1968) và lần thứ hai (1972 - 1973) là cuộc chiến đấu vô cùng khó khăn, gian khổ, căng thẳng, quyết liệt, đầy nguy hiểm và hy sinh của cán bộ nhân viên ngành Đường biển - nay là Hàng hải Việt Nam.


Với quyết tâm mở luồng, thông tuyến, chống phong toả bằng thủy lôi của địch đảm bảo an toàn cho công tác vận tải đường biển, công nhân ngành Đường biển trở thành những chiến sỹ. Những khẩu hiệu thể hiện ý chí kiên cường, sắt đá của người công nhân gác đèn biển như: "Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn sáng", hoặc "Ra đi mang nặng lời thề, thuỷ lôi chưa sạch chưa về quê hương".


Thời kỳ này xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể, thể hiện tinh thần dũng cảm, bất khuất trong việc đảm bảo an toàn giao thông đường biển của ngành Đường biển Việt Nam: Công nhân Lê Văn Lợi đã được tập thể làm "Lễ truy điệu sông" trước khi lái tàu đi phá thuỷ lôi để mở đường thông tuyến chống phong toả của giặc Mỹ; Ba cô gái: Huệ, Kim, Vây ở tổ trinh sát Hoàng Châu - Cát Hải đã hiên ngang dũng cảm đếm từng quả thuỷ lôi do quân đội Mỹ thả phong toả và đánh dấu chúng trên hải đồ để giao cho đồng đội đi rà phá đảm bảo thông luồng; Các phân đội rà phá thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải như: Phân đội Lê Mã Lương, Phân đội Quyết Thắng 1 & 2 - đã ra quân là đánh thắng.


Hàng đêm, công nhân luồng của Ty Bảo đảm Hàng hải dùng đèn pin biến mình thành "Đăng tiêu sống" để dẫn luồng cho tàu tránh được thuỷ lôi nổ. Công nhân đảo đèn Long Châu (sống trên diện tích chưa đầy 1 km2) phải chiến đấu 238 trận dưới 5 nghìn tấn bom đạn dội xuống nhưng đảo đèn vẫn sáng. Đảo đèn Hòn Dáu bị đánh 116 trận, đèn chính bị đánh sập, nhưng chỉ trong vòng 24 giờ ngọn đèn hải đăng tạm thời đã lại chớp sáng chỉ dẫn tàu ra vào Cảng Hải Phòng.


Ngành Đường biển Việt Nam mà trực tiếp là Ty Bảo đảm Hàng hải cùng nhân dân miền Bắc và cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đối với các cửa biển, luồng vào các cảng biển của miền Bắc. Trong cuộc chiến không cân sức này, chỉ riêng Ty Bảo đảm Hàng hải đã có 2 liệt sỹ trong lúc trực tiếp rà phá thuỷ lôi của địch, 10 liệt sỹ trong lúc đang quan sát thuỷ lôi, 13 thương binh trong rà phá; 3 ca-nô bị đánh chìm, 10 tàu phá lôi bị hư hỏng.


Bằng sự can trường, dũng cảm và ý chí quyết tâm cao trong hai cuộc chiến đấu chống địch phong toả, cán bộ nhân viên ngành Đường biển Việt Nam đã cùng với quân, dân ta phá hủy được 13.346 quả thuỷ lôi và bom từ trường đập tan âm mưu và hành động xảo quyệt của đế quốc Mỹ hòng phong toả sông biển miền Bắc nước ta bằng thuỷ lôi và bom từ trường. Chiến công này góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục tiến lên "đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc.


Tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của ngành Đường biển Việt Nam trong thời kỳ này là tàu Tự Lực 06- 50, tàu Tankit, Trạm đèn biển Long Châu, Nam Triệu, Tiểu đoàn tự vệ Ty Bảo đảm Hàng hải, Tự vệ Cảng Hải Phòng, Cảng Nghệ Tĩnh đã được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng; năm 2010 và năm 2011 cán bộ nhân viên Cục Hàng hải Việt Nam, cán bộ nhân viên Công ty Bảo đảm Hàng hải Miền Bắc (nay là Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Bắc) tiếp tục được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Sau này, Cục Hàng hải Việt Nam, Ty Bảo đảm Hàng hải, Cảng Hải Phòng... được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật công trình phá thuỷ lôi từ tính và bom từ trường bảo đảm giao thông (1967 - 1972) do Chủ tịch nước trao tặng1 (Ngoài thành tích chung của tập thể, 10 cán bộ công nhân viên Ty Bảo đảm Hàng hải là các ông Phạm Văn Hải, Vũ Long Vân, Nguyễn Thái Phong, Trần Công Hợp, Trần Viễm, Nguyễn Khắc Khải, Lê Văn Lợi, Nguyễn Công Hoa, Nguyễn Uyển, Đào Nguyên được Bộ GTVT tặng Bằng khen. Nguồn: Tư liệu Nguyễn Thái Phong).


Gần 50 năm đã trôi qua song cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ phong toả sông biển miền Bắc vẫn đang sống động với đầy ý nghĩa và giá trị thực tiễn sâu sắc.

Quá khứ, hiện tại, tương lai là một dòng chảy liên tục.

Chiến công của cán bộ nhân viên ngành Đường biển trong cuộc chiến đấu chống phong toả đường biển mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ nhân viên ngành Hàng hải Việt Nam. Khúc tráng ca ấy đã và đang tiếp thêm sức mạnh trên chặng đường xây dựng phát triển mới của ngành Hàng hải Việt Nam, góp phần thực hiện Chiến lược Biển đến năm 2020 và lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó"2 (Bác Hồ nói chuyện với Bộ đội Hải quân, tháng 3/1961. Nguồn: Báo Quân đội nhân dân Online).


Hướng tới kỷ niệm các ngày Lễ lớn trong năm 2014 và 2015 trong đó có 50 năm thành lập Cục Vận tải Đường biển (nay là Cục Hàng hải Việt Nam) và 70 năm truyền thống ngành Giao thông vận tải Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam và Nhà xuất bản Giao thông vận tải phối hợp biên soạn, xuất bản sách "Chống phong toả sông, biển - Nhũng năm tháng hào hùng".


Sách là tấm lòng tri ân của các thế hệ cán bộ nhân viên lao động ngành Hàng hải Việt Nam hôm nay đối với sự hy sinh xương máu và sự cống hiến tuổi xuân vì đất nước của các thế hệ cha ông; đồng thời là lời hứa, quyết tâm xây dựng ngành Hàng hải Việt Nam lớn mạnh, góp phần làm cho Việt Nam trở thành quốc gia "mạnh về biển, làm giàu từ biển".

(https://i.imgur.com/jE6aplu.jpg)

Bút tích Thư khen lực lượng Bảo đảm hàng hải về thành tích rà phá thủy lôi của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Vô Nguyên Giáp (tháng 12/1972)


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 16 Tháng Ba, 2023, 01:14:28 pm
PHẦN I
NGÀNH ĐƯỜNG BIỂN VIỆT NAM
VỚI CUỘC CHIẾN CHỐNG PHONG TOẢ SÔNG, BIỂN


Chương 1 - BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Sau Hiệp định Genève năm 1954, đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam. Dựa vào viện trợ và điều hành của Mỹ, chính quyền Diệm đã ra sức chổng phá Hiệp định Genève, cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Nam - Bắc; tiến hành chính sách "Tố Cộng, diệt Cộng", lê máy chém đi khắp miền Nam tàn sát hàng vạn đồng bào yêu nước và chiến sĩ cách mạng hòng tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam.


Trước tình hình đó, tháng 1 năm 1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 15 (Khóa 2), xác định con đường giải phóng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 đã mở ra bước ngoặt cho cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, tạo nên bước nhảy vọt mà đỉnh cao là Phong trào Đồng khởi (1959- 1960).


Quán triệt Nghị quyết Trung ương 15, các cấp ủy Đảng ở miền Nam lãnh đạo, nhanh chóng chuyển phương châm đấu tranh, phát động quần chúng nổi dậy, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đưa phong trào cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công, giành quyền làm chủ ở nhiều vùng nông thôn và ven đô thị. Cùng với quá trình đấu tranh cách mạng, lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam không ngừng lớn mạnh, từ những đội vũ trang tự vệ và vũ trang tuyên truyền đã phát triển thành các tiểu đoàn, trung đoàn chủ lực; bắt đầu hình thành ba thứ quân bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Hệ thống chỉ huy quân sự cũng được hình thành đến cấp huyện, xã.


Nhận rõ yêu cầu cấp bách phải kịp thời chi viện cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam trực tiếp chống Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ngày 19/5/1959, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng quyết định thành lập "Đoàn Công tác quân sự đặc biệt" (sau đổi tên là Đoàn 559), có nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng hóa, tổ chức đưa đón bộ đội, cán bộ từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc.


Sau thất bại trong "Cuộc chiến tranh một phía" (1954 - 1960), đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965), ráo riết thực hiện các cuộc hành quân tìm diệt, tiến hành bình định để nắm đất, nắm dân theo kiểu "tát nước bắt cá", đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng biệt kích và phong toả vùng biển để ngăn chặn chi viện của miền Bắc.


Nhằm đáp ứng nhu cầu chi viện cho cách mạng miền Nam ngày một lớn, trung tuần tháng 8 năm 1962, Quân ủy Trung ương quyết định mở đợt vận chuyển vũ khí vào Nam. Đêm 11/10/1962, chiếc tàu gỗ gắn máy đầu tiên của Đoàn 759 chở 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng) vào Cà Mau. Ngày 24/1/1964, Đoàn 759 được điều chỉnh tổ chức, phát triển thành Lữ đoàn 125 Hải quân3 (Đơn vị sau này 2 lần được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân). Trong hơn ba năm hoạt động (1962 - 1965), Đường Hồ Chí Minh trên biển đã chi viện cho các tỉnh ven biển thuộc chiến trường Khu V, Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ 89 chuyến tàu, với gần 5.000 tấn vật chất chủ yếu là vũ khí, đạn dược.


Ngày 5/8/1964, Mỹ viện cớ "Sự kiện vịnh Bắc Bộ"4 (Sự kiện vịnh Bắc Bộ - sự kiện được cho là hai cuộc tấn công của Hải quân Nhân dân Việt Nam chống lại hai tàu khu trục USS Maddox và USS Turner Joy của Hải quân Mỹ. Nguồn: Bách khoa toàn thư mở) tiến hành "Chiến dịch Mũi Tên Xuyên"5 (Chiến dịch Mũi Tên Xuyên (tiếng Anh: Operation Pierce Arrow) là chiến dịch không kích do Hải quân Mỹ thực hiện vào ngày 5/8/1964 nhằm "trả đũa" Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về Sự kiện vịnh Bắc Bộ xảy ra vào các ngày 2 và 4/8/1964. Chiến dịch này đã mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại chín năm do Không quân và Hải quân Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam. Nguồn: đã dẫn) đánh phá miền Bắc Việt Nam. Sự kiện này mở đầu cho các chiến dịch phá hoại miền Bắc Việt Nam kéo dài chín năm của Không quân và Hải quân Mỹ. Trong đó, phong toả thuỷ lôi là chiến thuật được Mỹ kì vọng. Ngày 26/2/1967, Không quân Mỹ thả những quả thuỷ lôi đầu tiên trong chiến dịch phong toả cảng sông miền Bắc.


Do vị trí chiến lược hết sức quan trọng của đường biển đế quốc Mỹ dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, với các loại vũ khí, thiết bị tối tân hiện đại nhất của nền khoa học - công nghệ quân sự Mỹ để đánh phá, hòng huỷ diệt, ngăn chặn, cắt đứt tuyến đường tiếp viện của ta trên biển. Những luồng lạch bến bãi đều nằm trong cốc vùng địch lùng sục, truy quét, đánh phá ác liệt suốt đêm ngày.


Một trong những chiến thuật của Mỹ là sử dụng hỗn hợp nhiều loại thủy lôi: thủy lôi từ tính (cảm ứng từ thay đổi thì phát nổ), thuỷ lôi âm thanh (cảm ứng tiếng động gây nổ), bom từ trường (cảm ứng từ trường gây nổ), thuỷ lôi áp suất (áp suất tàu đi qua thay đổi thì phát nô)...


Những loại thuỷ lôi trên đều nhắm tới một mục tiêu nhất định, dùng để đánh chìm nhiều loại tàu chiến, tàu vận tải khác nhau của ta. Có loại chỉ chở tàu trọng tải lớn mới phát nổ, tăng hiệu quả phá hoại. Ngoài ra, Mỹ còn dùng thủy lôi "định lần" (ví dụ, tàu chạy qua 30 lần mới nổ), dùng để khai thác sự mất cảnh giác, khiến ta lầm tưởng tuyến đường sông này an toàn và mạnh dạn cho nhiều tàu vận tải đi qua...


Âm mưu của Mỹ gây khỏ khăn cho lực lượng rà phá thuỷ lôi của Việt Nam. Bước đầu, chúng đã gây khó khăn trong việc chi viện cho miền Nam và vận chuyển hàng tiếp tế của các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ Việt Nam6 (Nguồn: Đại tá Nguyễn Thế Trinh, nguyên Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Trưởng khoa Hải quân, Học viện Quốc phòng một trong những cán bộ quân đội tham gia nhiệm vụ chống phong tỏa thủy lôi).


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 16 Tháng Ba, 2023, 01:16:51 pm
Chương II
NGÀNH ĐƯỜNG BlỂN VIỆT NAM VỚI CUỘC CHIẾN CHỐNG BAO VÂY PHONG TOẢ SÔNG, BIỂN


Bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ (năm 1964), cơ sở vật chất của ngành Đường biển còn hết sức nghèo nàn, chỉ có 7 tàu và một số sà lan, tàu kéo có tổng trọng tải 13.000 tấn. Hầu hết các tàu đều có trọng tải nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, cũ kỹ chỉ chạy được tuyến ven biển. Toàn Ngành chỉ có 5 tàu: Hoà Bình, Hữu Nghị, Đoàn Kết, Thống Nhất, Bến Thủy là có khả năng chạy trong khu vực Đông Nam Á.


Hệ thống cảng biển gồm: Cảng Hải Phòng, Hồng Gai, Cẩm Phả (tiếp nhận từ Công ty Than Quảng Ninh ngày 21/3/1966), cảng Bến Thuỷ (Nghệ An) và khu bốc xếp Nhật Lệ (Quảng Bình) với tổng chiều dài các cầu tàu của các càng là 1.700 m.


Cảng Hải Phòng là thương cảng lớn nhất miền Bắc thời gian này cũng chỉ có 1.100 m cầu tàu, có khả năng thông qua được 1,5 triệu tấn hàng hoá trong năm (trong đó 2/3 là than nội địa và apatit). Toàn Ngành có trên 10.000 cán bộ công nhân viên, đa số có trình độ Trung cấp hàng hải trở xuống, số cán bộ kỹ thuật có trình độ cao cấp rất ít và phần lớn chưa quen với công việc quản lý thương cảng và các hoạt động viễn dương.


Tuy gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng cán bộ công nhân viên ngành Đường biển có ý chí quyết thắng và tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ phấn khởi, dám nghĩ, dám làm; có ý thức tổ chức kỷ luật và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ.


Ngành Đường biển thời kỳ này được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghi sự chỉ đạo thường xuyên của Bộ Giao thông vận tải và đặc biệt là Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ, được sự phối hợp chân tình, cụ thể, gắn bó giữa các ngành, các địa phương mà trước hết là Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Ngoại thương, Bộ Nội thương, thành phố như Hải Phòng, chính quyền các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình...


Toàn ngành Đường biển thực hiện cả hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, tập trung sức vào hai khâu chính là tiếp nhận hàng hoá viện trợ của nước ngoài và bốc xếp, vận tải hàng hoá chi viện cho chiến trường Khu IV và miền Nam; đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển Ngành Đường biển trong tương lai.


Khi chuyển hướng sản xuất từ thời bình sang thời chiến, khối lượng hàng nhập khẩu và viện trợ thông qua đường biển tăng vọt lên 80% đã làm đảo lộn cả phương án bốc xếp và quy trình công nghệ của ngành Đường biển, phát sinh rất nhiều khó khăn và mất cân đối gay gắt cần giải quyết.


Trong những năm sau khi Hải Phòng được giải phóng (năm 1955), tại Cảng Hải Phòng, việc bốc xếp hai mặt hàng chính là than nội địa và apatit (khoảng 1 triệu tấn/năm, bằng 2/3 tổng khối lượng hàng thông qua cảng) được cơ giới hoá 90%, vì vậy để bốc xếp lượng hàng nhập tăng lên 3 - 4 lần cần thay đổi kết cấu hạ tầng, trang thiết bị và công nghệ cho phù hợp. Để thay đổi công nghệ bốc xếp, nếu bình thường phải mất vài năm nhưng nhu cầu cấp thiết của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và chi viện miền Nam không cho phép kéo dài thời gian mà phải hết sức khẩn trương. Lúc này khả năng của kho bãi chứa hàng và khả năng rút hàng ra khỏi cảng cũng mất cân đối trầm trọng.


Theo đề xuất của các đồng chí lãnh đạo Cảng Hải Phòng là Trần Hữu Liêm, Nguyễn Đức Hoè, lãnh đạo Cục Vận tải Đường biển đã báo cáo và được Bộ Giao thông vận tải cho phép Cảng Hải Phòng triển khai phương án tiếp nhận hàng nhập trong thời chiến với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa hoàn chỉnh quy trình công nghệ, quyết tâm giải phóng tàu nhanh, quay vòng phương tiện nhanh bằng các biện pháp tích cực: tận dụng sức nâng của cần cẩu trên các tàu biển, kéo dài phao neo đậu các tàu lên thượng lưu và xuống hạ lưu khu vực cảng chính, mở các điểm chuyển tải bốc xếp sang mạn trên vịnh Hạ Long, trên sông Bạch Đằng để chuyển thẳng hàng hoá vào nội địa, khắc phục khả năng cầu tàu bị hạn chế, phối hợp với ngành Đường sông huy động phương tiện sang vận chuyển hàng bao; huy động tối đa phương tiện vận tải của các ngành và các địa phương tham gia rút hàng nhập.


Chính phủ đã thành lập Ban Điều hoà vận tải Trung ương7 (Thành lập theo Nghị định 190_CP ngày 6/9/1965 của Hội đồng Chính phủ. Nguồn: Thư viện Pháp luật) bao gồm đại diện Bộ Giao thông vận tải, Bộ Ngoại thương, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, đại diện Ủy ban hành chính các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh và vùng duyên hải do Phó Thủ tưởng Lê Thanh Nghị làm Trưởng ban; đồng chí Lê Văn Kỳ - Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển là uỷ viên. Nhằm tăng thêm năng lực bốc xếp, tăng cường việc rút hàng nhập trong khi địch đánh phá, Cảng Hải Phòng được trang bị thêm một số thiết bị mới gồm cần cẩu có sức nâng 10 tấn- cải tạo cần cẩu nổi P1 có sức nâng từ 40 tấn - 120 tấn; đưa cẩu bánh xích có sức nâng 7 tấn gắn xuống phao vừa cẩu vừa ngoạm hàng; đóng mới cẩu P6 có sức nâng 25 tấn, tầm với 13 mét và tiếp tục sản xuất hàng loạt cẩu P4, P7, P8, P9 có sức nâng tới 40 tấn... Việc giải toả rút hàng khỏi cảng được tiến hành khá tập trung và đồng bộ, có ngày rút được 7.000 tấn có đợt hàng nghìn ô tô ở các địa phương và ô tô của sư đoàn vận tải quân sự tham gia rút hàng; có đợt hàng của cảng đã đươc "vét sạch" để đưa đi các nơi.


Đánh phá hệ thống cảng biển miền Bắc nhằm cắt đứt "yết hầu" của hậu phương lớn là một trong những mục tiêu quan trọng của giặc Mỹ. Vì vậy chỉ một thời gian ngắn sau khi bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại, lần lượt các cảng biển bị máy bay địch đánh phá rất ác liệt, đặc biệt là cảng Bến Thuỷ, một càng trung chuyển rất quan trọng ở vùng tuyến lửa khu IV (cũ).


Ngày 11/2/1965, giặc Mỹ cho 46 lần chiếc máy bay A4, F111 và F4 đánh kho Lát Mông (Nghĩa Đàn - Nghệ An) và 22 lần chiếc máy bay ném bom xuống cảng Bến Thuỷ. Hầu hết cơ sở hạ tầng của cảng, thành quả của 10 năm xây dựng, phút chốc đã bị quân thù phá hoại.


Ngày 11/5/1965, máy bay, tàu chiến Mỹ tiếp tục oanh tạc cảng Bến Thuỷ. Tàu Đoàn Kết chở 600 tấn gạo chưa kịp bốc dở đã bị trúng bom. Đồng chí Trần Công Tâm - Chính uỷ tàu hy sinh ngay trong hầm tàu. Tàu bị cháy, trôi trên sông Lam cách cầu tàu 200 mét. Tuy nhiên, số gạo trong tàu Đoàn Kết được giải toả một cách nhanh gọn nhờ sự hỗ trợ đắc lực và kịp thời của C3 công nhân Cảng Hải Phòng.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 16 Tháng Ba, 2023, 01:18:05 pm
Cuộc chiến tranh phá hoại do Không quân và Hải quân Mỹ gây ra ngày càng ác liệt. Khu vực Bến Thuỷ đã bị máy bay, tàu chiến Mỹ đánh phá hàng trăm lần. Địa bàn tiếp nhận, bốc xếp hàng hoá của cảng phải sơ tán nhiều nơi, từ bờ Bắc sang bờ Nam sông Lam, từ chợ Củi (Xuân Hồng) xuống Xuân Viên, Xuân Hội và sau đó thêm nhiều địa điểm khác. Các đơn vị của Cảng Bến Thuỷ được bố trí lại theo mô hình quân sự hoá, chia thành 2C (mỗi C tương đương 1 đại đội), mỗi C được biên chế thành 3B (mỗi B tương đương 1 trung đội). Cảng thành lập Đơn vị Thuỷ đội, buổi đầu có 17 tàu thuyền vận tải với gần 100 chiến sĩ do đồng chí Hồ Quang Hải làm Đội trưởng.


Năm 1965, Cục Vận tải Đường biển thành lập Công ty Vận tải biển 103 chuyên làm nhiệm vụ vận tải hàng hoá trên biển tuyến Khu IV (thay một số tàu lớn của Công ty 101 không phù hợp với phương thức vận tải thời chiến phải đưa đi sơ tán) bao gồm: đội sà lan biển và tàu kéo, đoàn thuyền V0 chạy buồm vỏ gỗ, đoàn thuyền lắp máy vỏ gỗ và đoàn tàu vỏ sắt.


Cục Vận tải Đường biển phối hợp với Cục Cơ khí (Bộ Giao thông vận tải) thành lập Công trường Đóng thuyền biển. Công trường gồm các cán bộ, kỹ sư và công nhân được giao nhiệm vụ lắp máy cho các thuyền gỗ và đóng mới loại thuyền lắp máy và đóng vỏ tàu sắt. Công trường đã đóng được hàng chục thuyền vỏ gồ với trọng tải 10 tấn, 20 tấn, 30 tấn. Sau đó, công trường còn đóng các tàu vỏ sắt (VS) 50 tấn máy 120 CV, tốc độ 10 hải lý/giờ. Các cơ sở của ngành Đường biển còn đề xuất việc thiết kế và chế tạo loại tàu trọng tải 100 tấn, công suất 900 CV, tốc độ 14 hải lý.


Chiến tranh ngày càng ác liệt, mật độ hoạt động của địch trên biển ngày càng tăng. Qua thực tế hoạt động, số phương tiện vỏ gỗ không còn phù hợp nữa. Được phép của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Cục Vận tải Đường biển cùng Bộ Ngoại thương đàm phán với Liên Xô và Trung Quốc, đề nghị nước bạn giúp thêm các phương tiện có tính năng kỹ thuật tốt hơn.


Quý III năm 1965, sau khi đàm phán với Trung Quốc, ta mở luồng vận tải Việt - Trung. Trung Quốc giúp ta đóng các loại tàu vỏ sắt trọng tải 50 tấn, lắp máy 120 CV, tốc độ 10 hải lý/giờ để chở hàng khô, chở xăng dầu, và đóng tàu Giải Phóng (GP) (theo đề xuất của ta) trọng tải 100 tấn lắp máy 900 CV, tốc độ 14 hải lý/giờ dùng chạy tuyến Nam Định - Bến Thuỷ và tham gia vận chuyển trên đường Hồ Chí Minh trên biển.


Tàu được Trung Quốc giúp đóng xong, tập kết ở Bắc Hải (Trung Quốc). Ta tổ chức lực lượng sang tiếp nhận. Trên đường từ Trung Quốc về, 3 tàu GP bị máy bay Mỹ đón đánh, 2 tàu bị đắm, hoa tiêu Huỳnh Văn Đảnh hy sinh, riêng tàu do Thuyền trưởng Nguyễn Văn Lễ (Cả Lễ) và đồng chí Bùi Ngọc Châu8 (Sau này là Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (1995 - 2001)) điều khiển đã mưu trí về tới Hải Phòng an toàn.


Giữa năm 1966, Liên Xô viện trợ cho ta 17 tàu tankit, kiểu tàu "há mồm" trọng tải 50 tấn.

Ngày 23/7/1966, đội tàu vận tải "Tankit" được thành lập với bí hiệu là "Đoàn tàu 17-7" chuyên vận tải hàng hoá nội địa, đường ngắn và ven biển, do Cảng Hải Phòng quản lý, cùng với một số tàu của Thuỷ đội, hình thành đoàn tàu chuyển tải đường ngắn và tiếp viện cho các đảo.


Ngày 29/8/1966, đoàn tàu vỏ sắt 50 tấn được Công ty 103 tổ chức tiếp nhận về khai thác lấy tên là đội tàu Tự Lực ký hiệu là "Đoàn tàu 20-12".

Ngày 10/9/1966, Bộ Giao thông vận tải quyết định chuyển giao số phương tiện và nhân lực đang vận chuyển xăng dầu của Công ty Vận tải Bạch Đằng (Công ty 202) thuộc Cục Vận tải Thuỷ sang cho Cục Vận tải Đường biển quản lý và thống nhất giao cho Cục Vận tải Đường biển phụ trách toàn bộ hoạt động tiếp nhận xăng dầu từ các tàu nước ngoài vào đất liên và vận tải đi khắp các tuyến đường sông và biển (Hải Phòng - Hà Nội - Nam Định và các tỉnh Khu IV). Đồng chí Ngô Tuyết được cử đi tiếp nhận và tổ chức lại hoạt động của các phương tiện trên.


Đến thời kỳ này đã hình thành ba đội tàu do Cục Vận tải Đường biển trực tiếp quản lý và điều hành.

Trên mặt biển, hoạt động đánh phá của địch diễn biến rất phức tạp: có lúc chúng đánh phá dồn dập, có lúc ngừng bắn một vài ngày tết; dài nhất là đạt ngừng bắn 37 ngày rồi trở lại đánh phá ác liệt, tàn khốc hơn và đánh liên tục dài ngày hơn.


Ngày 4/10/1966, Công ty Vận tải biển 101 giải thể để thành lập các đội tàu. Do chiến tranh diễn ra ác liệt đội tàu Hữu Nghị gồm các tàu Hoà Bình, Hữu Nghị, Bến Thuỷ, Thống Nhất, "20-7" phải tạm thời sơ tán sang Trung Quốc.


Hoạt động vận tải biển thời kỳ này thực sự là cuộc đấu trí quyết liệt để hạn chế tổn thất về người và phương tiện, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

Đội tàu Tự Lực ban đầu tổ chức hai phân đội hoạt động trên hai cung đoạn: một phân đội lấy hàng tại Hải Phòng chạy theo tuyến đường sông vào Nam Định; Còn phân đội chủ lực, các tàu VS đều phân tán từ Nam Định, dọc hai bờ sông Ninh Cơ, sau khi lấy hàng xong, ra cửa biển Lạch Giàng, chạy vào Khu IV (Bến Thủy, Sông Gianh, Nhật Lệ).


Các phương tiện đều có lưới nguỵ trang. Đến từng cung đoạn, các phương tiện được đưa vào ụ trú ẩn. Hàng triệu mét lưới nguỵ trang được tổ chức cung cấp cho các trạm bảo đảm hàng hải đảm bảo cho các con tàu đều có nguỵ trang chu đáo khi sơ tán cũng như khi vận chuyển trên luồng. Phương châm là: phòng tránh địch là chủ yếu, chỉ đánh trả máy bay địch trong trường hợp bất đắc dĩ.


Trên luồng vận tải, dù luôn luôn bị máy bay, tàu biệt kích địch uy hiếp, nhưng cán bộ, thuỷ thủ vẫn bình tĩnh, gan dạ, anh dũng, kiên cường.

Quá trình vận tải đã xuất hiện nhiều gương xung phong đi đầu mở tuyến, điển hình như Thuyền trưởng Trịnh Văn Vàng, thuỷ thủ Nguyễn Thanh Hải tàu TL02 - 20, sau chuyến thứ hai thành công sắp về đến đích thì bị máy bay địch phát hiện đuổi theo bắn phá. Tàu chìm và hai anh hy sinh trong khi không rời vị trí chỉ huy và không rời tay lái tại địa phận Nghĩa Hưng (Nam Định).


Trong phong trào thi đua noi gương, học tập tinh thần anh dũng hy sinh của các thuyền viên đã ngã xuống, ở các đội tàu vận tải biển nổi lên nhiều điển hình như các tàu: TL06, VS21, VS24, VS32, VS35, VS27... tăng tốc độ quay vòng từ 1 - 2 chuyến/tháng (Nam Định - Cửa Hội) lên 3 - 5 chuyến/tháng. Đội tàu Tự Lực là đơn vị bị bắn phá nhiều nhất, riêng năm 1967 có đến 18 tàu trong tổng số 24 tàu của toàn Ngành: 3 chiếc bị thuỷ lôi, 14 chiếc bị máy bay oanh tạc, 1 chiếc bị pháo kích (có 12 tàu bị chìm, 6 tàu bị hư hỏng nặng) nhưng toàn đội vẫn kiên cường nêu tấm gương sáng về ý chí tiến công và tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 16 Tháng Ba, 2023, 01:19:16 pm
Đội tàu Quyết Thắng làm nhiệm vụ tiếp nhận và vận tải xăng dầu từ các tàu nước ngoài đến khu vực vịnh Hạ Long đưa vào các kho xăng dầu Hải Phòng và vận chuyển đi khắp các tuyến như Hải Phòng - Hà Nội, Hải Phòng - Nam Định, Hải Phòng - Khu IV. Lực lượng của Đội bao gồm các loại tàu kéo (TD) và tàu đẩy sông với các sà lan chuyên dùng 300 tấn (D), 100 (G), sà lan tự hành 100 tấn (H) tiếp nhận từ Công ty Vận tải Bạch Đằng thuộc Cục Đường sông.


Khi có tàu dầu lớn của nước ngoài (Liên Xô, Trung Quốc và một số nước khác) đến vịnh Hạ Long, Đội lập kế hoạch tổ chức từng đoàn tàu kéo sà lan dầu và sà lan tự hành đêm đến cập mạn tàu ngoại, sang hàng xong theo kế hoạch đã định, đưa từng đoàn, từng phương tiện về các cung đoạn, các nơi ẩn nấp, nguỵ trang tránh máy bay địch. Đêm sau đưa vào khu xăng dầu Hải Phòng bơm lên trả hàng theo phương châm: "Tiếp nhận nhanh để tàu lớn đến nhanh, xăng dầu nhận được nhiều hơn". Ngoài việc tiếp nhận và giao hàng tại Hải Phòng, các phương tiện khác lại vận chuyển đi cung cấp cho các tuyến Hà Nội - Nam Hà...


Theo các cung đoạn đã định, đêm đi, ngày ẩn giấu phương tiện trong điều kiện chiến tranh lại thiếu thốn thiết bị phòng chống cháy nổ, phòng độc; công việc tiếp nhận vận chuyển, sơ tán, nguỵ trang hầu hết phải làm trong đêm tối, thường xuyên trong tình trạng nguy hiểm mà cán bộ thuỷ thủ lại chưa được huấn luyện để làm công tác xăng dầu. Nhưng, với tinh thần anh dũng, kiên cường, quán triệt được nhiệm vụ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên công việc tiếp nhận, vận chuyển xàng dầu được bảo đảm an toàn, các chỉ tiêu quay vòng, tăng sản lượng và giải phóng tàu nhanh vẫn được thực hiện.


Tháng 3/1967, địch bắt đầu thả thuỷ lôi xuống các cửa sông nhưng chưa trực tiếp đánh vào các Cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả.

Từ ngày 4/8/1967, Mỹ mở đợt tập trung đánh phá, thả bom mìn, thuỷ lôi phong toả cảng và thành phố Hải Phòng. Chúng đánh phá từ vòng ngoài: cầu Nghìn, sông Hoá, sông Thái Bình, sông Mới, sông Văn Úc, sông Luộc, phà Quý Cao, Tiên Cựu. Tiếp đến, chúng đánh phá phà Rừng, phà Đụn, phà Kiền Bái, cầu Đá Bạch, cầu Giá, ném bom và mìn chờ nổ vào các sông trên toàn thành phố Hải Phòng. Từ 2/9/1967, địch đánh phá huỷ diệt các cầu xi măng, cầu đường sắt, cầu Rào, cầu Niệm, gây ách tắc giao thông, chia cắt các khu phố, các huyện thành những đảo nhỏ.


Tháng 9/1967, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc quyết định đẩy mạnh đánh phá và phong toả Cảng Hải Phòng nhằm cô lập Hải Phòng để "không cho miền Bắc nhận tiếp tế từ nước ngoài vào", hòng cắt đứt "yết hầu" của miền Bắc và cả chiến trường lúc này. Từ tháng 10/1967, với Chiến dịch "Rồng biển", Mỹ huy động nhiều tàu chiến bắn phá vùng biển từ Vĩnh Linh - Quảng Bình tới Nam Định - Thái Bình. Đồng thời, máy bay Mỹ tăng cường đánh phá các cảng: Hải Phòng, Cẩm Phả, Hòn Gai; các đảo đèn: Long Châu, Hòn Dáu; các đèn biển: Nhật Lệ, Sông Gianh, Cửa Hội, Lạch Trường, Lạch Trào, Bỉm Sơn9 (Trần Xuân Nhơn: Bác Hồ trong lòng đội ngũ công nhân và thủy thủ Hàng hải Việt Nam)...


Tháng 12/1967, địch mở rộng diện thả thuỷ lôi (bằng máy bay) với hi vọng "thực hiện biện pháp có hiệu lực nhất làm cho giao thông đường thuỷ miền Bắc bị giảm xuống".

Trung ương Đảng nhận định: "Đi đôi với việc tăng cường chiến tranh xâm lược miền Nam, chúng sẽ đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng Không quân và Hải quân, đánh phá mạnh Hà Nội, phong toả Cảng Hải Phòng, phá hoại đê điều trong mùa mưa, rải chất độc phá hoại mùa màng... Chính vì vậy phải giữ vững tuyến đường vận chuyển vào Nam trong mọi tình huống, tăng cường các mạng đường vận chuyển cho các chiến trường đủ khả năng phục vụ về những nhu cầu vật chất, về hành quân, về sử dụng lực lượng dự bị chiến lược..."10 (Theo lời của tướng G.Sharp - Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương).


Ngày 31/10/1967 để tăng hiệu lực chỉ đạo của Cục Vận tải Đường biển trong tình hình địch phong toả đường biển, Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ đã ký Quyết định số 2103 giao cho Cục trưởng Lê Văn Kỳ thay mặt Bộ trưởng điều hành, phối hợp toàn ngành Giao thông vận tải, các địa phương khu đầu mối Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh miền duyên hải.


Đến thời kỳ này, Cảng Hải Phòng bắt đầu bị địch đánh phá và phong toả. Tất cả các cảng khác như Vật Cách (ngoại ô Hải Phòng), Cẩm Phả, Hồng Gai (Quảng Ninh), Bến Thuỳ (Nghệ An) đều bị đánh đi đánh lại nhiều lần.


Ở Khu IV, các cảng biển như: Lạch Trường, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu, cảng Gianh... không những bị máy bay địch bắn phá mà còn bị địch khống chế bằng thủy lôi và bom từ trường (TN)11 (Trích báo cáo tổng kết của Bộ Giao thông vận tải).


Để chống lại những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của đich các đội tàu của ngành Đường biển cùng các phương tiện của đường sông kể cả thuyền đánh cá, vừa chuyên chở chi viện cho Khu IV vừa lập các chân hàng cho tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn (thuộc Đoàn 559).


Đội tàu Tự Lực đã khắc phục mọi khó khăn, luôn luôn bám biển trong mọi tình huống, chiến đấu kiên cường dũng cảm, thực hiện đầy đủ chức năng đội tàu chủ lực làm nhiệm vụ xung kích của ngành Đường biển trên tuyến vận tải vào phía Nam với việc tham gia nhiều chiến dịch vận tải của ngành Giao thông vận tải.


Các cơ sở của ngành Đường biển như Cảng Hải Phòng, Ty Đảm bảo hàng hải tổ chức các đài quan sát thuỷ lôi và máy bay địch, lập nhiều cung nhiều tuyến, nhiều trạm bảo đảm giao thông, các bến dã chiến, các công sự âu, ụ đỗ tàu, giấu tàu thuyền...


Khi địch đánh phá ác liệt, theo sự chỉ đạo của Cục Vận tải Đường biển, đội tàu Giải Phóng kiên trì sơ tán, che giấu lực lượng ở vùng vịnh Hạ Long hoặc thượng nguồn các sông ở miền Bắc, bảo toàn lực lượng, làm nhiệm vụ phân đội dự bị của ngành Đường biển, sẵn sàng phục vụ các chiến dịch vận tải khi địch ngừng ném bom vào các dịp Noel, lễ, tết... (như chuyên chở hàng từ Cảng Hải Phòng "thần tốc" chỉ một đêm là đến Khu IV, kịp phục vụ cho nhu cầu của tuyến lửa và chiến trường).


Các tàu Hòa Bình, Hữu Nghị, Thống Nhất, "20 - 7" sơ tán sang Trung Quốc vừa bảo toàn lực lượng lâu dài, vừa tổ chức kinh doanh vận tải bằng cách cho thuê cho các nước. Rieêng hai năm 1967, 1968 các tàu của ta đã vận tải cho Trung Quốc được 20.260 tấn hàng, thu về cho Nhà nước trên 1 triệu đồng nhân dân tệ.


Đội tàu Quyết Thắng đã huy động toàn bộ lực lượng phương tiện chuyên chở xăng dầu, là mặt hàng chiến lược thiết yếu số một trong thời gian này.

Cục Vận tải Đường biển tập trung két chứa xăng dầu hiện có và cho sản xuất loại két xăng 40 tấn lắp xuông sà lan và tàu VS (vì ta không có đủ phương tiện chuyên dùng chở xăng dầu), đồng thời cho chôn két xuống đất để chứa dầu làm kho dự trữ, "hàn kín" hầm sà lan thường thành sà lan chở dầu.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 16 Tháng Ba, 2023, 01:20:17 pm
Tranh thủ lúc địch ngừng bắn, đội tàu Quyết Thắng dùng phương tiện vận chuyển xăng dầu đường sông gặp thời tiết thuận lợi chở thẳng vào tận cửa sông Gianh (Quảng Bình), góp phần tăng thêm lượng xăng dầu chi viện cho miền Nam.


Có những lúc bị máy bay địch oanh tạc trúng tàu kéo và sà lan như các trường hợp tàu kéo TD1, TD2, H1, H2, DU, E54, E55, G15, G23... nhưng tàu vừa phát cháy anh em đã dũng cảm, bình tĩnh lao vào nhanh chóng dập tắt ngọn lửa, cứu được phương tiện và hàng hoá. Có nhiều anh em bị cháy bỏng nhưng không ai dao động rời bỏ nhiệm vụ.


Từ ngày 10/9/1966 đến cuối năm 1969, riêng đội tàu Quyết Thắng đã vận chuyển được trên 1 triệu tấn xăng dầu phục vụ các chiến trường, nhiều gấp 2 lần tổng số xăng dầu đã chở trong 10 năm hoà bình (1955 - 1964).


Khi địch bắt đầu thả thuỷ lôi, bom từ trường, các đội rà phá thuỷ lôi gồm: Phân đội Quyết thắng 1 & 2, Phân đội Lê Mã Lương của Cục Vận tải Đường biển phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn, đặc biệt là Hải quân nhân dân Việt Nam, cùng nghiên cứu và kết hợp thực hiện việc rà phá, làm mất tác dụng của chúng. Đây là cuộc đấu mưu, đấu trí với giặc Mỹ và là sự chịu đựng đầy quả cảm của toàn ngành Đường biển.


Đèn đảo Long Châu12 (Năm 1962 ông Phùng Văn Bằng (công nhân gác đèn biển) và năm 1973 đảo đèn Long Châu được Nhà nước tcặng danh hiệu Anh hùng) bị máy bay Mỹ bắn phá từ ngày 28/4/1966 với tổng số 29 trận trong năm 1966, 126 trận trong năm 1967, 37 trận trong năm 1968, bình quân mỗi cán bộ, công nhân đảo đèn này phải chịu đựng sức nổ của 300 quả bom, mỗi mét vuông đảo chịu 2 tấn bom. Đảo đèn Hòn Dáu trong 3 năm bị địch đánh phá 116 trận, trong đó trận ngày 27/4/1967 chúng dùng bom lade điều khiển từ xa để hòng phá sập tháp đèn. Nhưng với ý chí "Tim còn đập, đèn đảo còn sáng, người này ngã xuống, người khác tiếp tục thay thế" cán bộ, công nhân trên các đảo đèn Long Châu, Hòn Dáu... đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, kiên cường với máy bay, tàu chiến giặc bằng mọi vũ khí có trong tay. Nhiều người thà hy sinh nhưng không chịu rời đảo, bằng mọi giá, họ quyết tâm giữ cho "Mắt ngọc của Tổ quốc" luôn luôn phát sáng. Với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" đó, những đảo đèn và phao đèn dẫn tàu vào Cảng Hải Phòng trong chiến tranh không chỉ được những người canh đèn đảm bảo ánh sáng tới 95% - 97% mà còn là đài quan sát rất hiệu quả để theo dõi giặc Mỹ thả thuỷ lôi và bom chờ nổ vào vùng ven biển và các luồng dẫn tàu. Chính các đảo đèn và 72 đài quan sát được lập dọc các tuyến ven biển đã góp phần xác định tọa độ, giúp cho các chiến sĩ rà phá thuỷ lôi tổ chức rà phá đạt kết quả cao.


Khẩu hiệu hành động của người công nhân đèn biển được khác trên vách đó thể hiện quyết tâm đánh thống giặc Mỹ xâm lược13 (Chiều 28/11/1966, máy bay Mỹ tập kích đảo đèn Long Châu, chiến sĩ thông tin Cao Văn Viên hy sinh. Trong lễ truy điệu đồng đội tuyên thệ "Còn người, còn đảo / Trái tim còn đập, đảo đèn còn ánh sáng").


Việc tổ chức khảo sát, đo đạc, lập bản đồ các tuyến luồng mới, thanh thải chướng ngại vật trên luồng, nạo vét mồi năm hàng triệu mét khối, vẫn thường xuyên được triển khai đi đôi với việc tổ chức lập sơ đồ cho cuộc chiến đấu chống phong toả, đảm bảo an toàn hàng hải có hiệu quả trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.


Công việc rà phá bom, mìn, thuỷ lôi của ngành Đường biển thời kỳ này do Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển Lê Văn Kỳ tổ chức chỉ đạo và có sự phối hợp chặt chẽ của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Công binh và Quân khu Tả Ngạn cùng Viện Kỹ thuật Quân sự đã mở nhiều lớp huấn luyện về phá thuỷ lôi cho các đơn vị đường biển. Tư lệnh Hải quân biệt phái một số sĩ quan chuyên gia về bom mìn sang giúp đỡ và phối hợp với đội rà phá thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải, Cảng Hải Phòng giúp ngành Đường biển có tài liệu nghiên cứu về thuỷ lôi của Mỹ.


Trong cuộc chiến đấu mang tính "sinh tử" với kẻ thù tàn bạo, để góp phần bảo vệ "yết hầu" quan trọng của đất nước, ngành Đường biển xây dựng lực lượng tự vệ biển khá hùng mạnh, phối hợp cùng Hải quân và các Quân khu chiến đấu trực diện trên biển với kè thù. Tự vệ biển được trang bị vũ khí khá đầy đủ gồm 1.800 khẩu súng các loại, trong đó có cả pháo 37 ly - B40...


Để chủ động chống lại việc phong toả của giặc Mỹ, Cục Vận tải Đường biển thành lập đội rà phá thuỷ lôi ở các đơn vị trực thuộc, trong đó nổi bật là Đội rà phá thuỷ lôi mang tên "Quyết thắng" của Ty Bảo đảm Hàng hải14 (Từ 19/8/1967 - 8/1972 là Đội phá lôi Bảo đảm hàng hải, từ 9/1972 đổi tên là Đội phá lôi Quyết thắng. Đội phá lôi "Quyết thắng" gồm 4 phân đội: Quyết thắng 1, 2, Lê Mã Lương, khí tài thủ công. Ngoài ra còn có 2 phân đội dự bị. Nguồn: Tư liệu Nguyễn Thái Phong) với đội hình hàng chục con tàu và hơn 100 chiến sĩ có tinh thần chiến đấu cao do đồng chí Nguyễn Thái Phong làm Đội trưởng và Phó trưởng Ty Vũ Long Vân trực tiếp chỉ đạo.


Đội Công binh Cảng Hải Phòng gồm 60 cán bộ chiến sĩ trẻ, khoẻ, nhiệt tình do Trần Viết Chẩn làm Đội trường. Đội Rà phá thuỷ lôi Cảng Bến Thuỷ gồm 50 đội viên đo đồng chí Nguyễn Tài Vân làm Đội trưởng.


Tất cả các đơn vị nói trên đều đặt dưới sự chỉ huy và điều động trực tiếp của Cục Vận tải Đường biển nhằm tập trung sức mạnh tổng hợp khi triển khai nhiệm vụ.

Ngày 18/4/1967, Cục Vận tải Đường biển thành lập Tổ nghiên cứu thuỷ lôi và công nghệ rà phá làm mất hiệu lực của chúng, đồng thời cho triển khai phương án sản xuất thiết bị PĐ67, chuẩn bị hậu cần, y tế bảo vệ sức khoẻ, cấp cứu cho các lực lượng tham gia rà phá thuỷ lôi.


Vào thời gian này, Trưởng Ty Bảo đảm Hàng hải Dư Bá Thượng cùng một số cán bộ chủ chốt phối hợp với chuyên gia kỹ thuật của Hải quân đến cửa Lạch Trào để tìm cách chống phá thuỷ lôi. Tại đây họ "bắt sống" được 4 quả MK52 Mod - 0 Trung uý Hải quân Nguyễn Sĩ Trinh đã tháo gỡ thành công. Quả thuỷ lôi MK52 trở thành giáo cụ trực quan vô cùng quí giá cho những chiến sĩ tham gia chống thuỷ lôi và là cơ sở thực tiễn duy nhất giúp cho chúng ta thiết kế chế tạo thiết bị rà phá. Đến tháng 6/1967 tổ nghiên cứu có sự giúp đỡ của bộ đội Hải quân đã cho ra đời thiết bị phá thuỷ lôi đầu tiên với tên gọi PĐ67 - 01 (PĐ là "phao đèn" viết tắt) và được đưa vào thừ nghiệm trên bờ (ngày 4/5/1967), thử nghiệm dưới nước (ngày 24/5/1967). Thiết bị PĐ67 - 01 nặng 500 kg, có máy hiện sóng để theo dõi biến thiên từ trường, PĐ67 - 01 được tổ nghiên cứu đưa về Lạch Trào, thử nghiệm rà phá 1 tháng rồi sơ kết rút kinh nghiệm và xác định lại các thông số kỹ thuật để tiếp tục sản xuất PĐ67 - 02, PĐ67 - 03 có trọng lượng nhẹ hơn, thuận tiện và hiệu quả rà phá cao hơn. PĐ67 - 03 chỉ còn nặng 150 kg, sử dụng bộ đóng ngắt tự động (do Cục phó Cục Vận tải Đường biển Trần Văn Nhận kiên trì nghiên cứu chế tạo từ mô tơ gạt nước, có tác dụng rất cao trong việc rà phá thuỷ lôi MK42).


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 16 Tháng Ba, 2023, 01:21:48 pm
"Đến cuối năm 1967, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Lưu quyết định đổi tên PĐ thành ĐB để ghi nhận công lao sáng chế của ngành Đường biển và giao cho Cục Cơ khí do đồng chí Vỵ Hải làm Cục trưởng và đồng chi Trịnh Xương - Viện Thiết kế tàu thuỷ - tổ chức sản xuất phần vỏ thiết bị, ngành Đường biển sản xuất 40 cuộn từ trang bị cho toàn ngành Giao thông vận tải, đưa về sử dụng ở đường sắt, đường sông, Ban 67 và một số đơn vị đảm bảo giao thông đường bộ địa phương.


Việc cho ra đời thiết bị ĐB67 đã tạo cho khả năng của thiết bị phả lôi thêm phong phú, đa dạng và rất hiệu quả.

Từ cách thô sơ như kéo tôn, nhử trâu bò qua vùng bom đến sử dụng cuộn phóng từ; từ bè kéo đến các thiết bị ĐB67 là cả quá trình nghiên cứu, tính toán, phát huy "chất xám" cao độ, thể hiện ý chí quyết thắng của toàn Ngành. Việc phá lôi ngày càng đạt hiệu quả hơn và an toàn hơn nên qua hàng trăm lượt rà phá về sau không hề gây thương vong đối với lực lượng của ta.


Từ khi Mỹ thả quả thuỷ lôi đầu tiên xuống Lạch Trào đến ngày Mỹ buộc phải ngừng ném bom toàn miền Bắc, các đội rà phá thuỷ lôi của ngành Đường biển đã cùng với ngành Hải quân xuất quân hàng trăm trận và đều chiến thắng trở về".


Ngày 17/10/1967, Thượng uý Trương Thế Hùng (C8 Hải quân) cùng các đồng chí Nguyễn Thái Phong - Đội trưởng phá lôi Quyết thắng của ngành Đường biển và đồng chí Đào Ngọc Tấn, đồng chí Trần Thanh Hoài đã tập trung tháo gỡ thành công quả thuỷ lôi MK42 đầu tiên ở Hải Phòng, phục vụ kịp thời cho tổ nghiên cứu của Ngành và Hải quân15 (Theo tư liệu của ông Nguyễn Thái Phong, rạng sáng 17/10/1967 nhóm tháo gỡ bom từ trường đầu tiên ở Hải Phòng gồm 10 người cả tuyến I và II đã tiếp cận và tháo gỡ thành công quả MK42 - Mod 0 ở An Dương). Ngày 13/11/1967 phân đội phá lôi Bảo đảm hàng hải do đồng chí Hoàng Phú Tròn phụ trách đã phả nổ quả bom từ trường đầu tiên bằng cách kéo tôn sắt.


Từ 20/11/1967, một phân đội phá thuỷ lôi Ty Bảo đảm Hàng hải hành quân vào phá thuỷ lôi vùng Lạch Giang, Cửa Đáy và tiếp tục nghiên cứu công nghệ pha lôi theo quy trình ngược, sử dụng cả thiết bị thô sơ16 (Thiết bị thô sơ rà phá bom mìn, thuỷ lôi của Mỹ được bộ đội, nhân dân ta sử dụng thời gian này bao gồm: bè luồng treo sắt thép thả trôi theo thuỷ triều, điều khiển bằng dây lèo, thùng phuy, tấm tôn, phao sắt, thanh nam châm...) và thiết bị ĐB67 - 03 để rà quét, có đêm phá nổ được 15 quả MK42. Chỉ riêng khoảng thời gian từ 20/11/1967 đến 20/2/1968, các phân đội phá lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải đã phá nổ 101 quả MK42, giải toả các tuyến Lạch Giang, sông Đáy, Đò Quan, Ninh Giang. Từ 5/12/1967 đến 24/9/1968, Đội phá lôi của ngành Đường biển đã 3 lần tiến quân vào Quảng Bình đến các vùng Bắc Trạch, Mỹ Trạch, Quảng Văn, Bến Hát, Quảng Phúc, Quảng Thuận, Khương Hà, Lý Hoà, phà Gianh, Quán Hầu, Nhật Lệ... phá nổ 242 quả MK42, tháo gỡ 9 quả MK42, MK26, cứu 1 sà lan chở vũ khí và 12 khẩu pháo ở trận địa bắc sông Gianh.


Đồng thời lúc này X46 Hải quân cũng đã chế tạo được tàu phá lôi HDL-9 góp phần tăng hiệu quả và tốc độ rà phá, khai thông luồng lạch.

Cùng với Đội rà phá thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải, Đội công binh Cảng Hải Phòng do Trần Viết Chấn làm Đội trưởng, ngoài việc giải toả bom mìn ở khu vực cảng và các khu vực trong thành phố Hải Phòng như Nhà máy Xi măng, An Hải, Nam Sách (Hải Dương) còn tham gia rà phá thuỷ lôi giải toà luồng dẫn tàu vào cảng.


Trong quá trình thử nghiệm rà phá thuỷ lôi đã xuất hiện nhiều gương dũng cảm, kiên cường như anh Lê Văn Lợi một mình lái ca nô xông vào bãi thuỷ lôi để phục vụ nghiên cứu thử nghiệm. Các Thuyền trưởng tàu Tankit như Dương Hải Rê, Nguyễn Duy Hồ, Nguyễn Minh Trinh, Nguyễn Ngọc Hùng được Cục Vận tải Đường biển giao nhiệm vụ đưa tàu Tankit vào việc rà phá thuỷ lôi. Các anh đã lợi dụng tốc độ cao của tàu, cho tàu "lướt" nhanh trên các vùng có thuỷ lôi, kích thích cho thuỷ lôi phát nổ, đạt hiệu quả rất cao. Trong 2 năm 1967 - 1968 đội phá lôi tàu Tankit chạy lướt một trọng điểm, phá nổ 37 quả thuỷ lôi.


Trong chiến công chung, cũng cần ghi nhận việc tàu Tankit dũng cảm dùng tốc độ cao chạy lướt, giải vây cho tàu Zalesky, phá nổ nhiều quả MK42. Tàu TK154 cùng đội công binh Cảng Hải Phòng đã chi viện phá 13 quả MK42 giải phóng phà Khuể và phá nổ 5 quả tại phà Tiên Cựu, tham gia tháo gỡ bom nổ chậm, bom bi... góp phần giải toả luồng và bến bãi chứa hàng ở sân bay Cát Bi17 (Ngày 31/12/1973, tập thể tàu Tankit 154 được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Nguồn: Lịch sử Giao thông vận tải Việt Nam).


Từ 15/3/1968 đến 25/7/1968, Đội Rà phá thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải do Nguyễn Thái Phong chỉ huy theo lệnh của các Thứ trưởng Trịnh Ngọc Điệt, Nguyễn Tường Lân hành quân vào tuyến kênh đào Nhà Lê (KT66) giúp ngành Đường sông rà phá thuỷ lôi từ chân núi Quyết (Nghệ An) tới bến Trung Lương (Hà Tĩnh) để giải toả tuyến luồng quan trọng này, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật cho Đội Rà phá thuỷ lôi của ngành Đường sông sử dụng thiết bị rà phá do ngành Đường biển cung cấp. Cục Vận tải Đường biển sử dụng tàu Tankit vừa chờ hàng vừa lai phà đưa 1.800 chuyến xe chờ hàng ra tiền tuyến.


Cuối năm 1968, Đội Công binh Cảng Hải Phòng cũng được lệnh tiến vào Khu IV tham gia rà phá thủy lôi ờ Quảng Bình theo kế hoạch điều động của Cục Vận tải Đường biến để tăng thêm sức mạnh trong cuộc tổng công kích chống phong toả trước khi triển khai chiến dịch mang mật danh VT5 (vận tải tranh thủ tụt thang).


Phân đội Phá lôi Trạm 5 Cảng Bến Thuỷ đo Đội trưởng Nguyễn Tài Vân chỉ huy cùng Đội phó Hồ Quang Hải, ra quân phá lôi ngay từ đầu năm 1967. Suốt thời kì chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Phân đội này đã bám trụ trên trận địa của sông Lam và quét thuỷ lôi từ Cửa Hội đến Bến Thủy, sát cảnh cùng Đội Phá lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải giữ vững tuyến chuyển tải sông Lam, tuyến vượt sông tại phà Bến Thuỷ chợ Củi, chi viện rà phá thuỷ lôi giải toả các tuyến sông trọn điểm vùng phụ cận như cầu Cấm, cầu Phương Tích... Thời kì 1967 - 1968 Phân đội Càng Bến Thuỷ đã phá nổ 270 quả bom từ trường.


Vừa bốc xếp, vận tải, vừa chống bao vây phong toả ngành Đường biển vẫn coi trọng việc xây dựng cơ bản, làm thêm các bến bãi sơ tán, cải tạo luồng lạch, phao tiêu, các cơ sơ sửa chữa phương tiện thiết bị và dự trữ vật tư, các công trình phòng không sơ tán, chế tạo kịp thời các phương tiện rà phá thuỷ lôi. Đặc biệt vẫn tiến hành xây dựng các Bến 7 8 9 và lắp đặt các cần cẩu chân đế tại Cảng Hải Phòng trong khi địch chưa trực tiếp đánh phá vào cảng, nhờ đó sau hoà bình ta có thêm 600 m cầu tàu phục vụ xếp dỡ hàng hoá.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 16 Tháng Ba, 2023, 01:22:57 pm
Tận dụng thế mạnh về kỹ thuật và vật chất, lực lượng lao động và kỹ thuật, việc thi công cấu kiện các dầm cầu di động được triển khai ngay tại cảng để phục vụ việc láp ráp cầu Thượng Lí và các cầu xe lửa: Lai Vu, Phú Lương, Bắc Giang. Đêm xuống, các sà lan chở cấu kiện lắp ráp sẵn giấu tại cảng được tàu kéo kéo ra khu vực cầu và dùng cần cẩu có sức nâng lớn, nâng các cấu kiện đặt lên mố cầu, đảm bảo cho các đoàn xe, đoàn tàu vượt sông trong đêm đưa hàng vào nội địa. Đến gần sáng, ta lại cẩu các cấu kiện đưa xuống sà lan chở về cất giấu và cứ thế, ngày cất giấu để tránh máy bay địch, đêm lắp ráp bảo đảm cho tuyến quốc lộ 5 thông suốt.


Cục Vận tải Đường biển còn huy động tổng lực các tàu Tankit góp phần chuyên chở nhân dân đi lại qua các tuyến sông Hồng, sông Cấm, phà Bính - Hải Phòng, sông Lam, hỗ trợ ngành Đường bộ lai dắt phà qua sông vào các thời điểm có lũ lớn hoặc cần nhanh chóng sơ tán người chờ đợi quá đông ở hai bên bến sông, đề phòng máy bay Mỹ đánh phá gây thiệt hại cho hành khách.


Trong cuộc chiến đấu chống bao vây phong toả, các đài thông tin liên lạc đường biển và những cán bộ, công nhân công tác trên lĩnh vực này đã đảm bảo việc liên lạc thường xuyên bằng vô tuyến điện với tàu nước ngoài ở cự ly 5000 km, giúp cho Đại lý và Cảng biết rõ lịch trình các tàu bạn đi đến, trên cơ sở đó điều hành các phương tiện vận tải của ta trong hoạt động thời chiến, đồng thời đảm bảo cho các đảo đèn, các đội rà phá thuỷ lôi, các trạm đảm bảo giao thông thống nhất chỉ huy. Thông tin liên lạc đường biển làm việc liên tục theo ca 24/24 giờ trong ngày, đảm bảo thông tin được liên tục và thông suốt trong mọi tình huống.


Các đơn vị khác như Đại lý tàu biển, Xưởng Cơ khí hàng hải, Y tế hàng hải và Cơ quan Cục đã góp phần rất tích cực cùng toàn Ngành thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Nhờ có quyết tâm cao và áp dụng nhiều biện pháp chống phong tỏa linh hoạt sáng tạo nên Cảng Hải Phòng luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng năm của Nhà nước giao, năm sau cao hơn năm trước: Năm 1965 vượt 1,9%; năm 1966 vượt 6,5%; năm 1967 vượt 7,3%. Tính bình quân cả ba năm (1965, 1966, 1967), công nhân bốc dỡ mỗi tháng bảo đảm được 9 vạn tấn hàng. Cảng còn huy động hàng trăm công nhân, thuỷ thủ, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi... cùng với Phân đội Cần cẩu tham gia lắp ráp cầu Thượng Lý, cầu Quay, đồng thời giải quyết hậu quả cho một số đơn vị hải quân chiến đấu ở Hàm Rồng, Lạch Trường (Thanh Hoá), Hạ Long, Hòn Gai (Quảng Ninh).


Lịch tàu ra vào cảng được bố trí hợp lý nên luôn luôn có từ 3 đến 5 tàu nước ngoài thường trực đậu tại cảng nhằm ngăn chặn âm mưu của địch đánh phá vào càng (giặc Mỹ sợ chính phủ các nước phản đối nên không dám đánh vào các tàu nước ngoài đậu ở cảng nước ta). Các đơn vị công binh của Quân chủng Hải quân, Quân khu Tả Ngạn phối hợp rà phá thuỷ lôi, mở đường cho tàu thuyền tiếp tục vận chuyển hàng hoá từ Cảng Hải Phòng vào Khu IV, bảo đảm thông tuyến vận tải ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh.


Cùng với lực lượng công binh của Sư đoàn 350 Thành đội Hải Phòng, Đội Công binh Cảng phá tan các đợt phong toả của địch ở sông Tam Bạc (10/1967), sông Cấm, cảng Vật Cách (11/1967), rà phá bom mìn, mở luồng Lạch Giang (12/1967), Ninh Giang, Lạch Trào (12/1967). Cán bộ thuyền viên tàu Tankit 154 (Cảng Hải Phòng) nhiều lần rà phá bom nổ chậm, bom từ trường (TN), thông luồng vận chuyển Hải Phòng - Khu IV, đồng thời giải phóng cho nhiều tàu nước ngoài thoát khỏi vòng vây mìn và thuỷ lôi của đế quốc Mỹ18 (Từ 26/2/1967 đến tháng 3/1968, máy bay Mỹ đã thả xuống quân khu Tả Ngạn 2.727 quá bom từ trường (theo Trung tướng Đặng Kinh - nguyên Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn)). Tự vệ các đảo đèn Hòn Dáu, Long Châu chiến đấu hàng trăm trận, bảo vệ các cây đèn, đảm bảo ánh sáng thường xuyên dẫn dắt tàu nước ngoài ra vào Cảng Hải Phòng và các cảng Hòn Gai, Cẩm Phả. Nhiều gương mặt tiêu biểu của ngành Đường biển như Phạm Văn Hải, Vũ Long Vân, Nguyễn Thái Phong, Trần Viết Chấn, Nguyễn Ngọc Linh, Lê Văn Lợi, Đào Nguyên, Nguyễn Khắc Khải, Trần Viễm, Trần Công Hợp... và một số sĩ quan Hải quân như Hoàng Sơn, Nguyễn Sĩ Trinh, Trương Thế Hùng... những người gan dạ tháo được thuỷ lôi Mỹ, có công "giải mã" đầu tiên giúp ngành Đường biển tìm ra nguyên lí và cấu tạo của loại bom đặc biệt này. Nhờ nắm được nguyên lí của thuỷ lôi MK42, nhiều cán bộ, công nhân kỹ sư của ngành Đường biển đã chế tạo thành công hàng loạt thiết bị phá thuỷ lôi thay cho kéo bè tre, bè tôn lúc ban đầu để phá thuỷ lôi.


Tối ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải công bố quyết định ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 19 trở ra, nhưng đồng thời cũng tăng cường phong toả đánh phá ven biển từ vĩ tuyến 19 trở vào. Chúng huy động số tàu chiến tăng 2 lần, dùng pháo hạm bắn phá ác liệt vào quốc lộ 1 dọc ven biển.


Ngày 24/4/1968, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng của quân và dân ta là kiên quyết đánh tan âm mưu ngăn chặn của địch, bảo đảm giao thông vận tải thông suốt, tích cực chi viện cho tiền tuyến, đẩy mạnh tiến công địch, giành thắng lợi to lớn.


Ba đội tàu Tự Lực, Quyết Thắng, Giải Phóng của ngành Đường biển được giao nhiệm vụ bảo đảm hoạt động ở cả hai vùng: vùng "cán xoong" Khu IV và vùng ngoài vĩ tuyến 20 đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.


Tại miền Trung, cảng Bến Thuỷ (Nghệ An) và cảng Gianh (Quảng Bình) kiên cường chiến đấu, bảo đảm được nhiệm vụ giao nhận hàng chuyển tải. Trong hai năm 1966, 1967 máy bay và tàu chiến địch đã đánh 5.519 trận với 17.038 quả bom các loại xuống các trọng điểm giao thông ở Nghệ An, trong đó hơn 60% số bom đạn đổ xuống khu vực từ Bến Thuỷ đến Cửa Hội. Ngoài bom sát thương, đại bác, rốc két... giặc Mỹ sử dụng thuỷ lôi, bom từ trường trên tất cả các tuyến đường giao thông thuỷ, bộ nhằm ngăn chặn sự chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa với nước ta.


Cán bộ công nhân viên Cảng Bến Thuỷ thực hiện quyết tâm "Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, đảm bảo cho tàu, thuyền cập bến trong mọi tình huống". Trạm Bảo đảm hàng hải số 5 (trụ sở tại Cửa Hội) và Đội Rà phá thuỷ lôi của Cảng được thành lập, ban đầu có 50 đội viên do đồng chí Nguyễn Tài Vân làm Đội trưởng (sau khi đồng chí Vân hy sinh thì đồng chí Trần Bạch Mai thay thế)19 (Ông Trần Bạch Mai sau này là Giám đốc Cảng Nghệ Tĩnh).


Năm 1965, Cảng Bến Thuỷ đã bốc xếp được 78.000 tấn; năm 1966 mặc dù bị máy bay tàu chiến Mỹ tập trung đánh phá nhưng lượng hàng thông qua cảng (bao gồm cả các bến bãi sơ tán) vẫn đạt 31.390 tấn; năm 1967: 57.630 tấn; năm 1968: 49.405 tấn chủ yếu là hàng nhập, với các mặt hàng chiến lược như: lương thực, thực phẩm, than đá và phân hoá học. Nhờ những thành tích trong chiến đấu sau này Cảng Bến Thuỷ được tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1996).


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 16 Tháng Ba, 2023, 01:24:13 pm
Một số đơn vị khác của ngành Đường biển là: Xưởng Trung đại tu phương tiện Z21, năm 1968 được dời ra khu vực Phà Rừng, đã xây dựng bến, bãi, triền đá cho sửa chữa. Trong thời gian địch phong toả, đánh phá ác liệt, Xưởng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn tiếp tục sản xuất được nhiều thiết bị ĐB67 phục vụ đắc lực cho công tác rà phá thuỷ lôi lắp máy cho các đoàn thuyền vận tải hàng hoá chi viện cho các tỉnh Khu IV.


Công ty Công trình thuỷ là một trong những đơn vị chủ công của ngành Đường biển thường xuyên chi viện kịp thời cho các đơn vị bạn bắc cầu thông đường, góp phần quan trọng thực hiện phương án lắp đường ray trên sà lan cho xe lửa qua sông. Kế hoạch xe lửa "vượt sông không cầu" là một biện pháp sáng tạo có sự phối hợp giữa ngành Đường sắt và đội ngũ cán bộ, công nhân xây dựng công trình Ngành Đường biển Việt Nam.


Riêng Cảng Hải Phòng, trong thời gian giặc Mỹ đánh phá từ năm 1965 đến năm 1968, đã tiếp nhận trên 1.500 lượt tàu ra vào cảng và các khu vực chuyển tải, trong đó có 158 tau có trọng tải trên 15.000DWT với khối lượng hàng thông qua cảng năm 1965 là 2,2 triệu tấn, năm 1966 là 1,6 triệu tấn, năm 1967 là 1,5 triệu tấn và năm 1968 là 1,8 triệu tấn. So với 10 năm hoà bình (1955 - 1964), trong 4 năm chống bao vây phong toả của giặc Mỹ, Cảng Hải Phòng bốc xếp được khối lượng hàng hoá nhiều gấp 1,5 lần trong đó có: hơn 2, 6 triệu tấn lương thực, thực phẩm, hơn 1 triệu tấn thiết bị sắt thép; 905.000 tấn phân bón; một số loại hàng siêu trường siêu trọng được thông qua cảng như: 4 kiện cần cẩu cao 11 mét, dài 38 mét, và gần 5.000 tấn thuốc nổ đã được bốc xếp an toàn, đưa về nơi sử dụng, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và chi viện cho chiến trường miền Nam.


Đúng 20 giờ ngàỵ 1/11/1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn buộc phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom bắn phá miền Bắc. Tiếp theo, Trung ương quyết định mở chiến dịch vận tải quy mô lớn VT5. Chấp hành mệnh lệnh của Trung ương, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Hậu cần, các Bộ có liên quan đã tập trung mọi sức lực, trí tuệ phối hợp tổ chức vận chuyển cho tiền tuyến toàn bộ khối lượng hàng hoá trong kế hoạch vận tải năm 1969, đảm bảo những mặt hàng phục vụ chiến trường và từ 50% - 60% nhu cầu thiết yếu cho các tỉnh phía Nam Khu IV, trước hết là những mặt hàng phục vụ đời sống và sản xuất.


Tham gia chiến dịch VT5, tàu Tankit 154 mở đường từ Cảng Hải Phòng đi Nhật Lệ (Quảng Bình). Đoàn tàu của ngành Đường biển như Giải phóng, Tankit, Sà lan B3, B7... được tàu Tankit 154 dẫn đường nên sau 3 ngày chạy đến Bến Thuỷ (Nghệ An), sau 5 ngày chạy đến cảng Gianh (Quảng Bình), sau 8 ngày đến Nhật Lệ (Đồng Hới - Quảng Bình).


Trên luồng Hải Phòng - Khu IV, đội tàu của ngành Đường biển gấp rút chuyên chở hàng hoá vào Khu IV tăng gấp hai lần so với cả năm 1967. Cục Vận tải Đường biển cũng khéo léo đưa được 3 tàu nước ngoài vận chuyển được 6.685 tấn hàng vào Khu IV. Mặc dù bị địch đánh phá ác liệt, cán bộ nhân viên cảng Bến Thuỷ, bến phà Gianh vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ tiếp nhận hàng dồn dập vào cảng. Các Cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả nhanh chóng khôi phục hoat động tiếp nhận và bốc xếp được khối lượng hàng hoá lớn phục vụ chiến dịch. Chiến sĩ trên các đảo đèn, chiến sĩ rà phá thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải đều làm tròn trách nhiệm mở luồng, hướng dẫn tàu nước ngoài đưa hàng đến các cảng Việt Nam. Cán bộ, công nhân Đại lí tàu biển luôn luôn nêu cao tinh thần chủ động, động viên các chủ tàu, chủ hàng vượt qua nguy hiểm chuyển thẳng hàng vào Khu IV. Nhiều cán bộ gương mẫu, bất chấp hy sinh, gian khổ vượt hơn 400km từ Hải Phòng vào Hòn Ngư, Cửa Sót để đón tàu, bốc hàng. Khi tàu nước ngoài bị mắc kẹt trong "vòng vây mìn, thuỷ lôi", cán bộ lãnh đạo và nhân viên ngành Đường biển kịp thời đến thăm hỏi, động viên thuỷ thủ và cùng với các bạn tìm biện pháp đưa tàu thoát khỏi vòng nguy hiểm.


Tại cảng sông Gianh, trong chiến dịch VT5 với sự nỗ lực của toàn Ngành, phối hợp của nhân dân địa phương đặc biệt có sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ, Thứ trường Dương Bạch Liên, trong một thời gian ngắn, 132.000 tấn hàng hoá được Cảng tiếp nhận an toàn (vượt 12.000 tấn so với kế hoạch), góp phần tăng cường khả năng chiến đấu và bảo đảm đời sống của nhân dân tại Quảng Bình và chi viện trực tiếp cho tiền tuyến.


Đến tháng 3/1969, ngành Đường biển phối hợp với ngành Đường bộ, Đường sắt, Đường sông hoàn thành xuất sắc các mục tiêu vận tải trong chiến dịch VT5. Riêng ngành Đường biển, kết quả vận chuyển trong chiến dịch bằng cả ba năm - từ năm 1966 đến năm 1968 và hoàn thành kế hoạch năm 1969 (đã đưa vào Nghệ An 200.000T, vào Quảng Bình 112.000T, xăng dầu vào Khu IV đạt 12.000T).


Năm 1969, sau Chiến dịch VT5, ngành Đường biển đã bắt tay ngay vào việc khôi phục cơ sở vật chất kỹ thuật sau 4 năm bị chiến tranh tàn phá.

Sau những năm phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tình trạng quản lý ở Càng Hải Phò và các cảng biển khác bị đảo lộn lớn, mặc dù thiết bị và nhân công được tăng cường nhưng còn tồn tại nhiều mặt yếu, năng suất lao động thấp. Đặc biệt các cảng và cơ sở sản xuất ở miền Trung bị đánh phá hết sức ác liệt, bị bom đạn tàn phá và cơ vật chất thiệt hại rất nặng nề.


Ngành Đường biển kịp thời chuyển hướng hoạt động nhằm nhanh chóng phục hồi sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

Các đội tàu Hữu Nghị, Giải Phóng, Tự Lực, Quyết Thắng được giải thể để chuẩn bị thành lập Công ty Vận tải biển Việt Nam trực thuộc Cục Vận tải Đường biển. Các bộ phận khác như thông tin liên lạc, vật tư, thanh tra, cảng vụ... cũng được sắp xếp lại.


Thời kỳ này, toàn ngành Đường biển chỉ có 34.000 tấn tàu và một số sà lan biển, tàu kẻo trong đó có 1 tàu có khả năng chạy ở tuyến nội địa và vùng Đông Nam Á. Các tàu lớn như: Hoà Bình, Hữu Nghị, Việt Trung, Bến Thủy, Thống Nhất đã "già cỗi", quá thời hạn khai thác, cần được đưa ra nước ngoài để sửa chữa, khôi phục. Những cầu tàu, bến cảng bị địch bắn phá hư hỏng nhiều, chưa sửa chữa kịp nên phần lớn tàu phải cập các bến dã chiến (Khu IV), việc bốc xếp càng chậm, khó bảo đảm kế hoạch định mức.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 16 Tháng Ba, 2023, 01:25:37 pm
Ngày 1/7/1970, Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) chính thức đi vào hoạt động, đây là lực lượng chủ lực có trách nhiệm tổ chức các tuyến vận tải viễn hải trên các luồng đường biển từ Hải Phòng đi Hồng Kông, Quảng Châu (Trung Quốc).


Công ty Vận tải biển Việt Nam phải hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu là: tập trung bảo đảm mạch máu giao thông trên biển được thông suốt, liên tục, vận tải hàng hoá kịp thời, đáp ứng yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam và các tỉnh Khu IV; tiếp nhận, vận chuyển xăng dầu đường sông; đồng thời từng bước ổn định công tác quản lý sản xuất để nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ.


Nhiệm vụ vận tải chi viện cho Khu IV và tiền tuyến rất nặng nề, trong khi trình độ, năng lực của Công ty Vận tải biển lại rất có hạn. Tuy Công ty có 217 tàu nhưng tàu lớn nhất cũng chi có trọng tải 3.500 tấn; Các tàu Giải Phóng, Tự Lực có trọng tải 50- 100 tấn, sà lan vận tải sông cũng chỉ có trọng tải 40 - 300 tấn. Toàn Công ty có 2.775 lao động nhưng phần lớn chưa được đào tạo ngành nghề chính quy, hầu hết thông qua thực tế sản xuất, chiến đấu mà trưởng thành, chủ yếu chỉ quen điều khiển các phương tiện nhỏ, thậm chí còn có bộ phận thuyền viên của xí nghiệp đánh cá thô sơ chuyển sang làm vận tải biển cơ giới.


Sau khi được thành lập, Công ty Vận tải biển Việt Nam xác định phương thức vận chuyển thích hợp là: các tàu lớn chạy cung Hải Phòng - Hòn Ngư - Bến Thuỷ; các tàu nhỏ (VS, GP) thực hiện chuyển tải từ Hòn Ngư vào các chân hàng hai bên bờ sông Lam, Cửa Hội, sông Gianh.


Cục Vận tải Đường biển trực tiếp giao dịch, thuyết phục các chủ tàu, chủ hàng nước ngoài vận chuyển hàng hoá, không qua Cảng Hải Phòng mà vào thẳng Hòn Ngư, Cửa Hội, Bến Thuỷ. Trong năm 1971, Cục đã điều 33 tàu, chở 134.000 tấn hàng vào thẳng Khu IV.


Chính vì vậy, thời gian này, mỗi năm ngành Đường biển tổ chức vận chuyển được nhiều hàng hoá, bảo đảm các yêu cầu cơ bản của tiền tuyến lớn và của Khu IV, đặc biệt là những mặt hàng chiến lược quan trọng như hàng quân sự, nhiên liệu, lương thực.


Trải qua 3 năm (1969 - 1971) khôi phục và phát triển, công tác vận tải đường biển đã từng bước đi vào ổn định, phục vụ kịp thời cho tiền tuyến và xây dựng kinh tế, củng cố hậu phương.


Từ cuối tháng 12/1970, Mỹ - nguỵ ráo riết chuẩn bị cuộc hành quân lớn vào Nam Lào nhằm "cắt đứt đường vận chuyển Trường Sơn, cô lập cách mạng miền Nam và kéo quân chủ lực của ta vào đó để tiêu diệt"20 (Những năm sôi động nhất trên đường Hồ Chi Mình - Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh).


Đầu tháng 2/1971, Tổng thống Mỹ Ních-Xơn đã thông qua kế hoạch của Abram. Liền sau đó, chúng thực hiện cuộc hành quân "Lam Sơn 719" vào đường 9 - Nam Lào.


Để phối hợp với cuộc hành quân, địch đưa nhiều tàu biệt kích ra hoạt động, đánh phá vùng ven biển miền Bắc nhằm ngăn chặn tuyến chi viện đường biển của ta. Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ cho ngành Đường biển phối hợp chặt chẽ với lực lượng vận tải của Quân chủng Hải quân, Công binh, nhanh chóng vận chuyển một số lượng lớn vũ khí nặng như xe tăng, thiết giáp từ phía Bắc vào tập kết ở khu vực cảng Gianh (Quảng Bình) sẵn sàng trực tiếp chi viện cho chiến trường.


Cục Vận tải Đường biển và Bộ Tư lệnh Hải quân đã thành lập Ban Chỉ huy phối hợp. Đồng chí Tạo (Bộ Tư lệnh Hải quân) làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Võ Bày, nguyên Đội trường Đội tàu Tự Lực, Trạm trưởng Trạm Vận tải Khu IV, đại diện của Công ty Vận tải biển Việt Nam (tại Khu IV) làm Chỉ huy phó.


Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chiến dịch vận chuyển lớn được bí mật triển khai.

Cục Vận tải Đường biển lựa chọn 7 tàu Tankit do những cán bộ, thuỷ thủ dày dạn kinh nghiệm điều khiển, tham gia chiến dịch. Chỉ sau 1 đêm, đoàn tàu từ cảng Hải Phòng đã vào tới bến Nhật Lệ (Quảng Bình) rồi đưa xe tăng tới Long Đại - chân hàng của Đoàn 559. Sau 25 ngày đêm, đoàn vận chuyển của ngành Đường biển hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển 55/50 xe tăng T54 vào địa điểm tập kết, chi viện cho chiến trường đường 9 - Nam Lào.


Trong quá trình vận chuyển, công nhân, thuỷ thủ còn phải chiến đấu quyết liệt với các tàu biệt kích của địch, bảo vệ được tàu và hàng, phá tan ý đồ của địch hòng ngăn chặn và cắt đứt tuyến đường vận tải trên biển của ta.


Nhằm đúng mục tiêu quan trọng nhất là giải phóng tàu nhanh, hệ thống cảng đã đón, tiễn 460 tàu nước ngoài trong năm 1969 (phần lớn cập cảng Hải Phòng); thực hiện nhiệm vụ cụ thể là phục vụ hàng hoá xuất nhập khẩu, vận chuyển vào Khu IV và bảo quản đầy đủ, an toàn.


Kết quả đợt vận tải đột xuất đã góp phần đánh bại cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của địch. Nhiều tàu vận tải và thuyền viên được Nhà nước và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân khen thưởng21 (Ra đời tháng 9/1954, đến năm 1975 Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ngừng hoạt động).


Trong ba năm (1969 - 1971), các cảng đều có kế hoạch phục vụ bốc xếp, chuyên chở ưu tiên đối với hàng hoá tư liệu sản xuất và phương tiện kỹ thuật. Riêng Cảng Hải Phòng, ba năm liền hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao; đặc biệt, năm 1971 là năm đạt được kết quả toàn diện về sản xuất, quản lý kinh tế, sẵn sàng chiến đấu và giữ gìn trật tự trị an.


Ghi nhận những thành tích trên, Cảng Hải Phòng được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng gửi tặng lẵng hoa và Tổng Công đoàn tặng Cờ thi đua xuất sắc. Cảng Hải Phòng còn điều 136 công nhân bốc xếp giỏi vào hỗ trợ cho Cảng sông Gianh mới thành lập và có 303 tự vệ của Cảng tình nguyện vào quân đội.


Ngày 21/2/1971, Trung đội Cơ động tự vệ Cảng Hải Phong cảnh giác kịp thời, bắn rơi 1 máy bay do thám không người lái của địch tại đảo Đình Vũ. Đảng uỷ Cảng Hải Phòng luôn quán triệt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, thường xuyên kiểm tra và chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện các chủ trương quân sự hoá đi đôi với xây dựng "binh chủng" chuyên môn trong lực lượng tự vệ, thực hiện kế hoạch sản xuất gắn liền với huấn luyện quân sự, đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân, luôn luôn bổ sung phương án tác chiến bảo vệ Cảng và thành phố Hải Phòng.


Cục Vận tải Đường biển cũng chú ý quan tâm, tăng cường các mặt về trang thiết bị kỹ thuật và con người cho Cảng Bến Thuỷ - một đầu mối giao thông quan trọng ở miền Trung, giúp Cảng vượt qua mọi khó khăn thử thách để phục hồi và phát triển sản xuất, nên từ năm 1969 đến năm 1971, năm nào Cảng Bến Thuỷ cũng hoàn thành các chỉ tiêu được giao.


Vừa ổn định tổ chức, vừa sản xuất, thời gian này Cảng Gianh đã tổ chức tốt việc tiếp nhận và giải phóng nhanh các tàu hàng (VS, GP) hạ được giá thành, rút ngắn được thời gian tàu phải vào neo đậu tại bến.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 28 Tháng Ba, 2023, 07:48:24 am
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong Chiến dịch VT5, cán bộ, công nhân, thuỷ thủ Ty Bảo đảm Hàng hải vẫn tiếp tục rà quét thuỷ lôi, bom mìn, dọn sạch luồng lạch, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền vận chuyển từ Quảng Ninh, Hải Phòng vào Khu IV. Mặc dù đang trong thời bình nhưng các đơn vị rà phá thuỷ lôi của ngành Đường biển vẫn luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Các nhà đèn quan trọng đều bảo đảm 100% đèn chiếu sáng, hệ thống phao tiêu trên luồng lạch luôn đầy đủ (được kịp thời bổ sung sau các cơn bão). Hệ thống radio - phare nhanh chóng hoà nhập vào mạng lưới phao tiêu đèn biển, tạo thành hệ thống bảo đảm hàng hải có độ tin cậy cao, phục vụ tốt nhu cầu giao thông vận tải của toàn Ngành.


Các đơn vị nghiệp vụ như Công ty Đại lý tàu biển Cơ quan Cung ứng tàu biển, Công ty Kiểm kiện... luôn bám sát theo tàu vào Khu IV phục vụ kịp thời các chủ tàu, chủ hàng- Công ty Kiểm kiện vừa kiểm đếm hàng hoá cho tàu biển vào các cảng, vừa kiểm đếm cả hàng chở bằng tàu hoả từ Trung Quốc sang giao tại Thái Nguyên, Lạng Sơn. Công tác cung ứng đã giải quyết được nhu cầu sinh hoạt cho sĩ quan, thuỷ thu tàu nước ngoài đến các cảng Việt Nam. Sau 3 năm, Công ty Đại lý cũng đã đón tiễn hàng nghìn lượt tàu nước ngoài, làm tốt công tác hướng dẫn, dịch vụ, cung ứng... thu về cho Nhà nước một khoản ngoại tệ đáng kể...


Các cơ sở công nghiệp và sửa chữa của ngành Đường biển điển hình là Z21 dấy lên phong trào "cơ sở tự sửa chữa là chính, sửa chữa ở trong nước là chủ yếu".

Lực lượng vận tải được dự trữ khá lớn, thường xuyên bảo đảm được nhiệm vụ trong các chiến dịch vận chuyển vào Khu IV.

Thực hiện nhiều biện pháp khai thác năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề, ngành Đường biển đã khắc phục mọi khó khăn chế tạo thành công cẩu chân để chạy trên đường ray, giải phóng được tình trạng xưa nay số đông công nhân bốc xếp vẫn phải đội những hàng độc hại như apatit và quặng đông. Việc đưa vào sử dụng võng lưới trong bốc hàng bao cho phép nâng năng suất từ 80 tấn máng ca lên 170 tấn, hạ 50% giá thành bốc xếp; thiết kế chế tạo được cần cẩu nổi 150 tấn, trung tu được một số loại tàu lớn...


Từ tháng 8/1971 đến tháng 9/1971, ngành Đường biển huy động tới 22.977 ngày công và một số phương tiện, thiết bị cơ giới vận chuyển 2.580 m3 đá hộc, 3 vạn bao cát phục vụ hàn gắn các quãng đê xung yếu ở Yên Viên (Hà Nội), Vĩnh Bảo (Hải Phòng), Kim Thành (Hải Hưng).


Trong Chiến dịch Hàn khẩu đê Nhất Trại, Gia Lương (Hà Bắc) ngành Đường biển chấp hành nghiêm chỉnh lệnh huy động, đưa các phương tiện hiện đại như cẩu nổi P6, P8, tàu đóng cọc, sà lan 800 tấn, tàu Tăng-kít, ca nô tự hành v.v... đến tham gia chiến dịch, thực hiện nhiệm vụ với vai trò chủ công chống bão lụt khẩn cấp, được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.


Từ cuối năm 1971 đến đầu năm 1972, 11 đơn vị trong ngành Đường biển đã hăng hái ra quân thực hiện chiến dịch vận tải một khối lượng lớn hàng hoá vào Khu IV, tạo chân hàng dự trữ cho chiến trường, góp phần trực tiếp phục vụ cuộc tiến công chiến lược của quân và dân miền Nam từ đầu tháng 4 năm 1972.


Cùng với các lực lượng vận tải khác tham gia chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược năm 1972, từ 25/3/1972 ngành Đường biển hoàn thành tốt chiến dịch vận tải, đưa 59.000 tấn hàng (đạt 110,25% kế hoạch) vào Nghệ An, 30.600 tấn hàng vào Hà Tĩnh (đạt 116,7%); vận chuyển 54 xe tăng (kế hoạch 50 chiếc). Trong thời gian này, các tàu chuyển tải và lực lượng công nhân bốc xếp của ngành Đường biển giải phóng đươc 25.000 tấn hàng của tàu Hồng Kỳ (Trung Quổc) ở địa ban Khu IV - hậu phương trực tiếp của chiến trường Trị - Thiên Ngày 30/3/1972, quân ta tiến công Quảng Trị, Kon Tum Ngày 1/4/1972, cuộc tiến công nôi dậy của quân dân ta nổ ra ở miền Đông Nam Bộ, Khu V và đồng bằng sông Cửu Long.


Trước nguy cơ thất thủ hoàn toàn ở Quảng Trị, địch phản ứng hết sức điên cuồng, ngày 6/4/1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn chuẩn y kế hoạch của Tướng Abrams huy động lực lượng Không quân và Hải quân đánh phá trở lại từ vĩ tuyến 17 trở ra hết sức ác liệt, nhất là các trọng điểm, tuyến giao thông vận tải, các khu công nghiệp thành phố, phong toả các bến cảng đầu mối giao thông nhằm thực hiện mưu đồ cắt đứt hoàn toàn mạch máu chi viện của hậu phương miền Bắc và "buộc" miền Bắc "trở về thời kỳ đồ đá".


Trong đợt đánh phá này, ngành Đường biển cũng phải gánh chịu những thiệt hại to lớn sau những năm khôi phục. Ngày 6/4/1972, máy bay Mỹ bắn phá cảng Gianh, Cửa Hội. Ngày 16/4/1972, giặc Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B52 ném bom rải thảm nhiều khu vực dân cư, đầu mối vận tải thuỷ bộ, nhà máy, xí nghiệp, thành phố Hải Phòng, làm hư hại nặng các kho 3,4, 5, 6, 7, 12 và toàn bộ bến bãi của Cảng Hải Phòng. Chúng còn ném bom Khu tập thể công nhân Cầu Tre - Vạn Mỹ, nhà làm việc Cảng vụ, trụ sở Cục Vận tải Đường biển, Ty Bảo đảm Hàng hải, Xưởng cơ khí Z21, Công ty Công trình thuỷ. Trong hai ngày 24, 25 tháng 4, địch ném bom bắn phả vào bến Xuân Hải (Hà Tĩnh), phá hủy cầu bến, kho bãi, tàu, sà lan ở các địa điểm sơ tán. 81 cán bộ, công nhân Cảng và ngành Đường biển đã hy sinh. Trong đau thương, cán bộ công nhân viên ngành Đường biển không hề nhụt chí, không sợ hy sinh gian khổ, vượt qua thử thách ác liệt, quyết tâm giải quyết hậu quả do địch đánh phá gây ra, đồng thời tiếp tục bám trụ, củng cố công sự, hầm hào ở các khu vực sản xuất, nhanh chóng giải phóng hàng hoá cho hàng chục tàu đang đậu ở Cảng Hải Phòng, giải toả hết 15 vạn tấn hàng tồn đọng trong các kho bãi. Mặc dù địch đánh phá trực tiếp vào cảng nhưng 70-75% công nhân lao động vẫn tiếp tục bảo đảm sản xuất.


Cảng khẩn cấp huy động hàng chục xe ô tô đưa người già, trẻ em của các gia đình cán bộ, công nhân đến địa điểm sơ tán và cho phân tán các xưởng, các cơ sở sản xuất, tài liệu, phương tiện, thiết bị, vật tư. Cán bộ lãnh đạo phân công đi tổ chức ngay các bến bãi dã chiến A1, A3 trên các đảo, dự kiến kế hoạch ứng phó với tình huống địch phong toả gắt gao, đồng thời củng cố các bến H1, H2, H3, triển khai nhanh việc bốc xếp hàng hoá trên các tàu nước ngoài đang đậu ở ngoài khơi.


Trong trận giặc Mỹ ném bom ngày 16/4/1972, khi các tàu Larennov Halberstadt bị trúng đạn bốc cháy, cán bộ đại lý tàu biển đã có mặt kịp thời, giúp thuỷ thủ thuyền viên của bạn giải quyết hậu quả; phối hợp với lực lượng công an, y tế tổ chức cứu nạn các tàu Pevek, Josep, Conrad bị trúng đạn rốc két cháy ở phao số 0.


Nhiều cán bộ, công nhân ở các cảng Hòn Gai, Cẩm Phả trong điều kiện phải ăn ở trong hang đá nhưng vẫn bám tàu, bám hàng, làm nhiệm vụ của người đại lý tàu biển Việt Nam, hết lòng vì bạn bè quốc tế.


Ở các cảng Khu IV, mặc dù địch đánh phá hết sức ác liệt, nhưng cán bộ, công nhân vẫn kiên cường bám cảng, bám bến bãi, nhanh chóng giải phóng hàng hoá trên tàu, đảm bảo an toàn cho tàu.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 28 Tháng Ba, 2023, 07:50:09 am
Đến đầu tháng 5/1972, quân dân ta thắng lớn trên chiến trường miền Nam: giải phóng hoàn toàn Đông Hà, chiếm thị xã Quảng Trị, Đắc Tô, Tân Cảnh. Ở miền Bắc, quân dân ta cũng liên tiếp chiến thắng cuộc chiến tranh phá hoại của địch, hàng ngàn máy bay Mỹ bị bắn rơi, nhiều giặc lái bị tiêu diệt và bắt sống, giao thông vận tải được giữ vững, chúng ta không ngừng tăng cường vận chuyển chi viện cho các chiến trường.


Ngày 8/5/1972, Tổng thống Mỹ Ních-Xơn tuyên bố phong toả toàn bộ các cảng và các tuyến vận chuyển đường biển trên miền Bắc bao gồm:

- Tất cả đường đi vào các cảng của Bắc Việt Nam đều bị đánh mìn để ngăn chặn tàu ra vào và ngăn chặn hoạt động của Hải quân Bắc Việt Nam.

- Các lực lượng Mỹ được chỉ thị tiến hành những biện pháp thích đáng trong vùng biển mà Bắc Việt Nam tuyên bố là của họ để ngăn cấm bất cứ cơ sở tiếp tế nào.

- Đường sắt và mọi đường giao thông khác ở Bắc Việt Nam sẽ bị cắt đứt đến mức tối đa22 (Tin TTXVN ngày 9/5/1972).

Ngày 9/5/1972, chính Ních-Xơn trực tiếp ra lệnh cho biên đội Hai quân đặc nhiệm số 11 thả thuỷ lôi23 (Đầu năm 1972, đế quốc Mỹ phát động cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Gần 40.000 quả thuỷ lôi và bom từ trường được chúng thả xuống 40 khu vực cửa sông, cửa biển thuộc 10 tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Quảng Trị) phong tỏa các đường ra vào cảng Hải Phòng và các cảng khác, mở đầu cuôc phong toả đường biển có qui mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại nhằm ý đồ "đánh úp các hải cảng và luồng chính từ nước ngoài vào miền Bắc", bịt chặt các con đường biển vào miền Bắc của Việt Nam.


Đế quốc Mỹ huy động 69 tàu chiến trong đó có 5 tàu sân bay chở 350 - 400 máy bay các loại, 4 tàu tuần dương, 30 tàu khu trục... cùng tham gia vào đợt thả thuỷ lôi này.

Ngày 9/5/1972 địch thả 36 quả thuỷ lôi xuống các luồng đi vào các bến cảng lớn như Cửa Nam Triệu; các Cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả. Tiếp đó, 5 ngày liền chúng thả thuỷ lôi cấp tập ở tất cả các cảng, cửa sông ven biển toàn miền Bắc.


Trên các luồng quan trọng nhất, chúng thả một đợt hơn 1.000 quả thuỷ lôi và bom từ trường các luồng khác khoảng 300 quả - 400 quả. Lần này, chúng sử dụng các loại đầu nổ cải tiến từ loại Mod - 0 đến Mod - 1, 2, 3, 4 để tăng thêm tính phức tạp, gây khó khăn cho ta quan sát, phát hiện.


Ních-xơn còn trắng trợn tuyên bố: "Chỉ có một cách duy nhất để chấm dứt sự chém giết trong cuộc chiến tranh bi thảm này là giữ không cho vũ khí chiến tranh vào tay Bắc Việt Nam. Do đó, tôi (Ních-xơn) kết luận là phải làm cho Hà Nội không có được các vũ khi và đồ tiếp tể mà Hà Nội cần để tiếp tục chiến tranh". Ních-Xơn còn khẳng định: "Khi đánh mìn các cảng Bắc Việt Nam, tình hình chiến sự trên chiến trường miền Nam hoàn toàn xoay chuyển"24 (Tạp chí QĐND, sách của Viện lịch sử quân sự và tin của TTXVN).


Trả lời những tuyên bố và hành động ngông cuồng của bè lũ Ních-xơn, Trung ương Đảng, Chính phủ nhân dân ta vẫn kiên quyết thực hiện quyết tâm chiến lược là tiếp tục tiến công địch ở miền Nam, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả của đế quốc Mỹ ở miền Bắc; tiếp tục chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn, đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến ứanh của đế quốc Mỹ.


Để phá âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của đế quốc Mỹ, Chính phủ thành lập Ban chống phong toả trực thuộc Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị làm Trưởng ban, Tư lệnh Hải quân Đại tá Nguyễn Bá Phát, Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn Đại tá Đặng Kinh, Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển Lê Văn Kỳ, Chủ tịch UBHC Hải Phòng Lê Đức Thịnh là Uỷ viên.


Ban Chống phong toả được thành lập nhàm điều hành kế hoạch chống phong toả của các ngành: Đường biển, Đường sông, Đường bộ, Đường sắt. Trung ương xác định rằng, trong điều kiện bị địch phong toả đường biển ác liệt, chúng ta phải thực hiện phương án tiếp nhận hàng hoá nhập cảng từ phía Bắc bằng đường bộ và đường sắt. Tất cả các lực lượng bảo đảm giao thông vận tải đều phải thực hiện nhiệm vụ này và quán triệt tinh thần chống phong toả thuỷ lôi như là nhiệm vụ trung tâm số 1.


Ngành Đường biển phối hợp với Quân chủng Hải quân và các lực lượng trong ngành Giao thông vận tái, các địa phương từng bước xây dựng kế hoạch, biện pháp chống phong toả đường biển khu vực Hải Phòng và toàn vùng duyên hải.


Được phép của Chính phủ, đoàn cán bộ của Bộ Giao thông vận tải và Cục Vận tải Đường biển sang Trung Quốc thương lượng, để được sử dụng một số cảng phía Nam Trung Quốc, cụ thể đề nghị Trung Quốc cho mở rộng cảng Phòng Thành - tiếp giáp vùng Đông Bắc của Việt Nam tạm thời làm cảng trung chuyển cho Việt Nam. Đồng thời, chúng ta cũng thành lập Ban Chỉ đạo mở luồng Đông Bắc do đồng chí Kỳ Lân làm Trường ban, cùng các đồng chí: Phạm Văn Hải, Ngô Tuyết và một số người có nhiều kinh nghiệm chỉ đạo thông luồng tham gia.


Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Thành uỷ Hải Phòng hoàn chỉnh phương án chống phong toả Cảng Hải Phòng và ngày 9/5/1972 được Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua.

Phương án đã phân loại cụ thể, rõ ràng về thứ tự ưu tiên hàng hoá được bốc xếp và vận chuyển mỗi khi tàu cập bến tại các cảng là: 1 - Hàng quân sự; 2 - Xăng dầu; 3 - Lương thực; 4 - Vật tư, kim khí, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải; 5 - Vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.


Ngày 9/5/1972, Đảng uỷ Cảng Hải Phòng họp nhận định tình hình và bổ sung thêm vào phương án tác chiến:

a. Trước mắt phải thực hiện bằng được việc kéo 3 tàu nước ngoài ra khỏi bãi thuỷ lôi do giặc Mỹ phong toả tnrớc giờ thuỷ lôi phát huy hiệu lực.

b. Phân công cán bộ chỉ đạo các hoa tiêu, thuỷ đội đi tìm luồng mới, tiếp cận tàu bạn, tổ chức thêm khu vực sang mạn chuyển tải ở ngoài biển, tiếp tục bốc xếp, tiếp nhận những mặt hàng chiến lược từ nước ngoài đưa về; tiếp tục đôn đốc quân sự hoá sản xuất ờ mức cao hơn trên các tuyến...


Cảng chuẩn bị một đội hình cán bộ công nhân viên sẵn sàng đi phục vụ ở các phân cảng, tiếp tục bốc dỡ hàng hoá. Đơn vị C3 vượt qua nghìn cây số từ biển lên rừng rồi lại ra biển để vào Quảng Bình, Quảng Trị. Đơn vị C6 suốt 5 tháng phải làm việc ban đêm ở ngoài biển. Đơn vị C2 sản xuất dưới làn bom B52 ở Yên Viên. Đơn vị C4 bám trụ ở Cảng khu II, Vật Cách để tiếp tục sản xuất. Hoa tiêu vẫn "lướt" trên các bãi mìn để đưa đón tàu ra vào khu vực chuyển tải.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 28 Tháng Ba, 2023, 07:56:34 am
Lúc này Ban Chỉ huy Chống phong toả liên ngành chính thức giao nhiệm vụ cho Cục Vận tải Đường biển tổ chức rà phá thuỷ lôi và sản xuất thiết bị phá lôi thế hệ ĐB72.

Đêm 9/5/1972, tàu Tankit 169 do Đội trưởng Nguyễn Thái Phong chỉ huy kỹ thuật cảm tử chạy rà khu vực có thuỷ lôi trên luồng Nam Triệu giữa lúc máy bay Mỹ đang khống chế trên không và còn rất nhiều thuỷ lôi ở dưới đáy luồng. Hết ngày 10 tháng 5 năm 1972, thuỷ lôi không nổ. Ngày 11/5/1972, Cảng Hải Phòng khẩn trương kéo 3 tàu biển của nước ngoài ra khỏi khu vực thuỷ lôi khống chế.


Ngày 13/5/1972, Ban Chỉ huy liên ngành cử nhóm trinh sát gồm Trương Thế Hùng - Đội trưởng C8 Hải quân, Nguyễn Thái Phong - Đội trưởng phá lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải, đồng chí Hiền - sĩ quan Công binh 350, đồng chí Tấn - C8 Hải quân đi kiểm tra phát hiện quả MK52 mới ở gần Đèn Nơm (Cửa Nam Triệu). Tuy vẫn là thuỷ lôi đáy MK52 từ trường MK42, nhưng do địch đã cải tiến nên các thiết bị rà phá cũ của ta (1967 - 1968) đều không có hiệu lực.


Ngày 15/5/1972, ta tháo gỡ được quả MK52 cải tiến đầu tiên ở Hải Phòng.

Do có thành tích này, Đại uý Trương Thế Hùng, Nguyễn Thái Phong và một số đồng đội được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện khen.

Ngày 28/6/1972, tháo gỡ quả MK52 thứ 2 với sự tham gia của Phân đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải, C8 Hải quân và Công an vũ trang.

Tổ Nghiên cứu khoa học kỹ thuật phá lôi của Cục Vận tải Đường biển gồm 8 kỹ sư: Trần Văn Chấp, Lê Anh Dũng, Nguyễn Ngọc Linh, Cao Hữu Đính, Lê Gia Chừng, Vũ Tấn Khiêm, Đỗ Đức Hinh, Nguyễn Văn Lai cấp tốc hoạt động trở lại. Đồng thời, tập trung một số cán bộ và công nhân bậc cao của các đơn vị trong Cục đến tham gia chế tạo thiết bị và thực nghiệm. Trên cơ sở "bắt sống" được những quả thuỷ lôi mới các cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Cục Vận tải Đường biển, Cục Cơ khí Bộ Giao thông vận tải, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Tổng hợp cùng tập thể cán bộ khoa học kỹ thuật của các cơ quan liên quan đã nghiên cứu chế tạo được thiết bị rà phá thuỷ lôi mới mang tên ĐB72.


Ngày 15/7/1972, hoàn thành thiết kế ĐB72-1 (sản xuất 3 bộ) và 1 bộ ĐB72 - 2.

Tháng 8/1972, hoàn thành thiết kế ĐB72 - 3 và chế tạo 1 bộ. Đây là loại thiết bị cỏ công suất lớn, rất hoàn chỉnh.

Tháng 1/1973, hoàn thành ĐB72 - 4.

Ty Bảo đảm Hàng hải cũng nghiên cứu cải tiến và cho ra đời loại thiết bị phá lôi hoán cải gồm: ĐB67/72 - 1, ĐB67/72 - 2, ĐB 67/72 - 3 và T480 hoán cải lắp cho tàu, thuyền phá lôi.

Hải quân cho ra đời các phương tiện rà phá mới như: máy phóng từ U80, xuồng phóng từ 311, Tankit phóng từ...

Nói chung, các thiểt bị phá lôi do ngành Đường biển chế tạo và hoán cải năm 1972 đều có những đặc điểm tiến bộ khoa học kỹ thuật về dạng xung từ, tự động đóng ngắt dung từ, lắp trên phương tiện đường biển có người điều khiển rất an toàn, chính xác, thuận tiện, phù hợp để phá lôi trong sông, ngoài biển trong điều kiện sóng gió, trong mọi thời gian ban đêm, ban ngày; cơ động, bền chắc và hiệu quả cao.


Kết quả nghiên cứu chế tạo nói trên đã tạo khả năng kịp thời trang bị cho Hạm đội Phá lôi bằng tàu thuyền do Ty Bảo đảm Hàng hải quản lý và có Cảng Hải Phòng tham gia gồm 14 tàu, thuyền trong đó 13 tàu tự động phóng từ, đạt hiệu quả phá thuỷ lôi rất cao.


ĐB72 - 3 là thiết bị thành công nhất trong các thiết bị phá thuỷ lôi được chúng ta nghiên cứu chế tạo trong năm 1972 và cả những năm sau đó.

Ngoài ra, ngành Giao thông vận tải còn chế tạo thành công thiết bị T5 là ca nô phá lôi điều khiển từ xa. Thiết bị này do Phân viện Thiết kế Cục Cơ khí thiết kế chế tạo với sự phối hợp, giúp đỡ của nhiều nhà khoa học kỹ thuật trong và ngoài Ngành.


Phối hợp với các lực lượng Hải quân, Công binh, Công an vũ trang, Vận tải Đường sông và nhân dân các địa phương ven sông, biển, ngành Đường biển xây dựng và bảo vệ 129 trạm quan sát thuỷ lôi cùng với 213 trạm quan sát của lực lượng dân quân, tự vệ, bộ đội địa phương hiệp đồng phát hiện đánh dâu thuỷ lôi của địch, phục vụ đắc lực cho việc phá huỷ chúng, trong đó đơn vị tự vệ của Cục Vận tải Đường biển ở Cát Hải góp phần không nhỏ vào thắng lợi này. Trên tuyến Hải Phòng - Đông Bắc dài 400 km, anh em công nhân các trạm quan sát thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải kiên trì bám trụ, quan sát đánh dâu trên hải đồ các điểm có thuỷ lôi, thông báo ngay cho tàu thuyền tránh và mở đường hướng dẫn tàu thuyền vận tải đi lại trên các tuyến tránh. Hàng trăm trạm quan sát thuỷ lôi của đường biển, của dân quân tự vệ và các lực lượng vũ trang được phối hợp, tổ chức liên kết, hợp tác trên một vùng sông biển rộng lớn đã tạo được hiệu quả quyết định: phát hiện nhanh chóng, chính xác vị trí thuỷ lôi địch thả để kịp phòng tránh - mở luồng và rà phá.


Từ tháng 7/1972, cuộc chiến đấu chống phong toả được triển khai rộng khắp trên hầu hết các vùng biển miền Bắc. Lực lượng rà phá của ngành Đường biển phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Hải quân, Quân khu, các tình thành phố ven biển thực hiện các chiến dịch quét thuỷ lôi bằng những phương tiện, khí tài mới được trang bị.


Các cán bộ khoa học kỹ thuật của Cục Vận tải Đường biển phối hợp với nhóm nghiên cứu thiết bị phá bom mìn (GK1) nghiên cứu và chế tạo thành công máy dò siêu âm để đưa vào sử dụng. Nhờ phương tiện hiện đại này, ta đã phát hiện và rà phá được nhiều thuỷ lôi nằm ở độ sâu 5 - 7 mét dưới đáy biển, đảm bảo cho tàu hút, nạo vét luồng hoạt động an toàn.


Khi Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa viện trợ thêm 50 tàu vỏ sắt, 8 sà lan, 4 tàu kéo biển, ta đưa đủ cán bộ thuỷ thủ tiếp nhận và sử dụng. Nhờ vậy, khối lượng hàng nhập từ Trung Quốc về Hải Phòng ngày một tăng.


Sau khi được trang bị khí tài mới là ĐB72, Đội Phá thuỷ lôi với 14 tàu thuyền của Ty Bảo đảm Hàng hải chia ra 4 phân đội trong đó có Phân đội Lê Mã Lương. Phân đội Lê Mã Lương do đồng chí Nguyễn Uyển làm Phân Đội trưởng, Phó trưởng Ty Bảo đảm Hàng hải Vũ Long Vân làm cố vấn đã thực hiện tốt các đợt quét thuỷ lôi, mở luồng thông tuyến ở Khu IV và luồng Đông Bắc.


Các chiến sĩ hải quân, công binh cũng tham gia vào chiến dịch mở luồng tại các cửa sông từ Cửa Hội (Nghệ An) vào đến Cửa Tùng (khu vực Vĩnh Linh), vùng Đông Bắc (Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông) và luồng chính Nam Triệu - Cảng Hải Phòng. Một số cơ sở của Cục Vận tải Đường sông cùng phối hợp với Cục Vận tải Đường biển rà phá thuỷ lôi ở các cửa sông, hiệp đồng chặt chẽ trong các đợt vận chuyển giải toả hàng hoá ở Cảng Hải Phòng, Hòn Gai, "cảng cạn" Lạng Sơn.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 28 Tháng Ba, 2023, 07:58:12 am
Từ tháng 6/1972, máy bay B52 thường xuyên ném bom với qui mô và cường độ ngày càng lớn, tập trung nhất vào khu vực Quảng Bình - Hà Tĩnh - Nghệ An. Hải quân địch cũng tăng cường đánh phá vào các vùng ven biến, pháo kích lên bắc vĩ tuyến 20, uy hiếp các khu vực bờ biển Nam Hà, Ninh Bình, Hải Phòng.


Địch đánh phá ngày càng ác liệt ở Khu IV, nhất là các khu vực cảng sông Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Bến Thuỷ (Nghệ An), trong khi lực lượng vận tải chủ yếu của ngành Đường biển với 94 tàu vỏ sắt, 17 tàu Giải Phóng, 3 tàu Tankit đang hoạt động dưới làn bom đạn của Không quân Mỹ. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng vận tải, Trạm trường Lực lượng vận tải ở Khu IV sau khi xin ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tư lệnh Quân khu IV, đã quyết định phải nhanh chóng đưa đội tàu ra khỏi vùng biển Khu IV. Trong cuộc chuyển quân dũng cảm, táo bạo và cương quyết đó, chúng ta đạt được mục tiêu chính, 67 tàu an toàn trở về, trong đó có một số tàu Giải Phóng được đưa lên cất giấu ở vùng thượng nguồn các con sông tỉnh Hà Bắc. Tuy nhiên, 33 tàu bị địch đánh chìm, nhiều cán bộ, công nhân đường biển anh dũng hy sinh. Trong thời gian sau này, một số tàu Giải Phóng, Tankit, vỏ sắt tiếp tục hoạt động vận tải trên luồng vận tải Đông Bắc.


Ngày 11/6/1972, Bộ Giao thông vận tải chỉ thị cho Cục Vận tải Đường biển và Cảng Hải Phòng tổ chức lực lượng bốc xếp hàng hoá ở cả hai phân cảng: Phân cảng Lạng Sơn (B11) và Phân cảng ven biển từ Hải Phòng đến Móng Cái (B18).


Nghiêm chỉnh chấp hành lệnh điều động của Bộ Giao thông vận tải, Cảng Hải Phòng chỉ để lại 400 công nhân, đưa 220 công nhân đi làm nhiệm vụ bốc xếp ở các bến sơ tán nằm rải rác ở khu vực Quảng Ninh. Còn lại gần 800 người do đồng chí Nguyễn Ngọc Can - Phó Giám đốc chỉ huy cùng với xe, máy, cần cẩu, thiết bị xếp dỡ đã nhanh chóng lên bốc xếp hàng quá cánh đường sắt ở Lạng Sơn. Lạng Sơn trở thành "Cảng cạn", điểm tập kết hàng hoá viện trợ quan trọng từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Kết quả thực hiện được 660.000 tấn, góp phần đẩy nhanh tốc độ tiếp nhận hàng nhập từ nước ngoài vào bằng đường sắt và đường bộ ở tuyến Đông Bắc bốc được 504.000 tân, tạo điều kiện tốt cho khâu tiếp nhận của luồng Việt - Trung.


Cảng Vật Cách bị địch đánh đi đánh lại nhiều lần. Tranh thủ lúc địch tạm ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, Cảng nhanh chóng sửa lại 3 mố cầu, 1 hệ thống bằng chuyền, đưa sản lượng bốc xép từ 800 tấn/ngày lên 1.000 tấn/ngày (có ngày lên tới 1.500 tấn).


Cảng Hải Phòng tập trung mọi phương tiện, thiết bị Cơ giới rút nhanh hàng tồn đọng trong kho bãi và trên 26 tàu nước ngoài tổng cộng 90.000 tấn đến tháng 10 đã được giải phóng. Đồng thời Cảng Hải Phòng nhanh chóng củng cố các bến bốc xếp dã chiến A1, A3 ở các đảo và các bến H1, H2, H3, tiếp cận tàu nước ngoài, bốc xếp hàng hoá ở ngoài khơi.


Các hang đá trên đảo Cái Chiên, Vĩnh Thực được sửa chữa, cải tạo thành nơi trú ẩn chắc chắn.

Ở các luồng ra vào cảng Bến Thuỷ (Nghệ An), địch đánh phá hết sức ác liệt, tàu vận tải của ngành Đường biển vận chuyển hàng hoá từ Quảng Ninh - Hải Phòng không vào được. Bộ Giao thông vận tải, Cục Vận tải Đường biển đã đẩy mạnh công tác đối ngoại, thuyết phục thuỷ thủ, thuyền viên Trung Quốc chuyển hàng vào khu vực Hòn Ngư, từ đó các lực lượng bốc xếp của ta chuyển tiếp vào bờ.


Ngày 7/5/1972, tàu Hồng Kỳ (Trung Ọuốc) bị trúng bom Mỹ, công nhân Cảng sát cánh cùng thuỷ thủ Trung Quốc cứu tàu, vớt hàng. Vì vậy, hàng ngàn tấn hàng được cứu và chuyển tải vào bờ.

Ngày 23/6/1972, tại Hội trường xã Nghi Thu (huyện Nghi Lộc - Nghệ An), các đồng chí lãnh đạo, công nhân Cảng Bến Thuỷ sau khi được các thủy thủ Trung Quốc ủng hộ đã hạ quyết tâm thực hiện phương án bốc xếp bằng cách thả trôi các túi gạo từ tàu Hồng Kỳ vào bờ. Phương án đạt được hiệu quả cao, hàng nghìn tấn gạo được vận chuyển tiếp, chi viện cho chiến trường.


Trong các chiến dịch vận tải ở vùng Khu IV bom đạn ác liệt Đảng bộ và nhân dân các địa phương đã tận tình giúp độ cung cán bộ công nhân Cảng Bến Thuỷ gom vớt và bảo vệ tốt hàng hoá. Điển hình là nhân dân các xã Nghi Hải, Nghi Hòa, Nghi Hương, Nghi Thuỷ, Nghi Hội, Nghi Tân, Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc) và các xã Xuân Trường, Xuân Hải, Xuân Dân (huyện Nghi Xuân), nhân dân ngày đêm lăn lộn cùng với các lực lượng Giao thông vận tải, bất chấp hy sinh gian kho quyết bảo vệ hàng và đưa hàng tới đích.


Nhờ vậy, trong điều kiện đầy khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, Cảng Bến Thuỷ đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tiếp nhận vận chuyển hàng hoá, giải phóng 12 tàu với trọng tải 20.000 tấn.

Lợi dụng thời gian trên biển không có gió mùa Đông Bắc cán bộ công nhân viên Cảng Bến Thuỷ áp dụng phương pháp thả trôi đạt kết quả cao. Từ chỗ tháng 6/1972 không nhận được hàng thì đến tháng 7/1972, Cảng nhận được 70 tấn và tháng 8/1972 nhận được 5.600 tấn.


Từ kết quả khả quan đó, được Bộ Giao thông vận tải chấp nhận, Cục Vận tải Đường biển chính thức công bố phương thức vận chuyển thả trôi hàng hoá trên địa bàn ven biển Khu IV.

Ở cảng Gianh (Quảng Bình), Cục Vận tải Đường biển mạnh dạn đề nghị với Bộ Giao thông vận tải đưa tàu Hồng Kỳ (Trung Quốc) vào áp dụng phương thức thả trôi hàng như ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy địa thế không thuận lợi, ta vẫn đưa được 3 tàu với 5.790 tấn hàng hoá vào cảng. Cảng kiên quyết đưa lực lượng ra phía Bắc bốc hàng và chuyển tải bằng đường bộ qua sông Gianh. Đến cuối tháng 12/1972, ta chuyển được 12.000 tấn hàng. Đồng thời, lúc này Cục Vận tải Đường biển chuyển phần lớn lực lượng xây dựng cơ bản sang làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông và chi viện cho ngành Đường sắt. Công ty Công trình đường thuỷ II hỗ trợ một phần cho đảm bảo giao thông đường sắt, phần lực lượng còn lại tiếp tục xây dựng khu Phà Rừng và lán trại sơ tán. Nhiều đội công trình chuyển sang làm hầm hào phòng tránh và củng cố nhà cửa ở địa bàn sơ tản.


Bộ Giao thông vận tải, Cục Vận tải Đường biển đã tập trung hàng nghìn công nhân và nhiều phương tiện thiết bị cơ giới vào việc thi công sửa chữa các cầu Tam Bạc, Lai Vu, Phú Lương trên đường 5 (Hải Phòng - Hà Nội) và cầu Thị Cầu (Bắc Ninh).


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 28 Tháng Ba, 2023, 08:00:06 am
Từ ngày 23/10/1972, địch tập trung lực lượng Không quân và Hải quân đánh phá ác liệt các tuyến giao thông từ vĩ tuyến 20 trở vào, đồng thời tiến hành các chuyến bay trinh sát ra phía Bắc ngoài vĩ tuyến 20 nhằm chuẩn bị cho những đợt đánh phá lớn sau này.


Chấp hành chỉ thị của Bộ Giao thông vận tải, Cục Vận tải Đường biển đã điều động lực lượng công trình thuỷ góp phần khôi phục các cầu. Công nhân Cảng Hải Phòng vẫn tiếp tục hoạt động ưên các phân cảng, bảo đảm tiếp nhận vận chuyển, đưa đón tàu vào các khu vực chuyển tài, giải quyết kịp thời hậu quả các đợt ném bom của Mỹ.


Chuẩn bị cơ sở vật chất và lực lượng lâu dài, ngành Đường biển tiếp tục thi công Bến 11, Kho 10 (cảng Hải Phòng), mở rộng cảng Chùa Vẽ, lập phương án đào kênh Cái Tráp thay thế luồng Nam Triệu; đưa 600 công nhân đi đào tạo chuyên môn, gửi một số kỹ sư đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, và manh dạn đưa các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật trung cấp của Bộ Giao thông vận tải về Cục Vận tải Đường biển, xuống thực tập ở các tàu vỏ sắt, Giải Phóng, kể cả một số tàu lớn hơn.


Bị địch đánh phá ác liệt, công nhân Cảng Hải Phòng đã gửi thư cho công nhân các cảng biển trên thế giới, "kịch liệt lên án hành động dã man của đế quốc Mỹ, cầm đầu là bè lũ Ních-xơn".

Công nhân, thuỷ thủ ờ nhiều cảng trên thế giới lên tiếng phản đổi đế quốc Mỹ, đồng tình ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một trong những sự kiện điển hình là hàng vạn thuỷ thủ Liên đoàn Hàng hải Australia xuống đường biểu tình, phản đối tội ác bè lũ Ních-Xơn - Kitsingiơ, đòi chấm dứt ném bom Việt Nam, ngừng ngay lập tức hành động phong toả cảng Hải Phòng.


Sau ngày 9/5/1972, đế quốc Mỹ tiếp tục cho máy bay thả thuỷ lôi suốt dọc bờ biển từ Quảng Bình - Nghệ An - Hải Phòng - Quảng Ninh, nhiều bãi thuỷ lôi dày đặc kéo dài 10 km -15 km, làm cho luồng vận chuyển Hải Phòng - Quảng Ninh - Khu IV hầu như không đi lại được. Không quân Mỹ còn tiếp tục mở những đợt đánh phá ác liệt vào tất cả các tuyến giao thông đường sắt, đường thuỷ, bến bãi, kho hàng25 (Riêng khu Tả Ngạn, từ 9/5/1972 đến 22/10/1972, Mỹ đã thả 5.000 quả thuỷ lôi)...


Thời gian này, đồng chí Nguyễn Đức Hoè, Giám đốc Cảng Hải Phòng và đồng chí Vũ Long Vân, Phó Ty Bảo đảm Hàng hải được Cục trưởng Lê Văn Kỳ chỉ định làm Chỉ huy trưởng tuyến tiếp chuyển hàng hoá từ Đông Bắc về Hải Phòng.


Để phá thế phong toả, Cục Vận tải Đường biển chủ động nghiên cứu trình lên Bộ Giao thông vận tải và Nhà nước phương án mở luồng Việt - Trung nhằm đưa tàu sang Trung Quốc tiếp nhận hàng nhập, chuyển về Hải Phòng. Thực hiện phương án này, nhiều đoàn công tác khẩn trương đi vạch tuyến luồng, xác định cung độ và xây dựng nơi trú tàu, tổ chức lực lượng thủy thủ hoa tiêu dẫn đường; huy động sà lan, tàu kéo của Cảng Hải Phòng tham gia tiếp chuyển, thuyền của Quảng Ninh tham gia vận chuyển; tổ chức lực lượng quan sát rà phá thuỷ lôi để thông luồng. Đồng thời, đàm phán với Trung Quốc đưa tàu giúp ta vận chuyển và cung cấp bổ sung giúp Việt Nam thêm 50 tàu vỏ sắt.


Đầu tháng 6/1972, chuyến đi mở luồng thí điểm kinh nghiệm đã thành công. Sau đó, Bộ Giao thông vận tải quyết định nhanh chóng triển khai hoạt động trên luồng mới.

Tháng 7/1972, hầu hết số tàu Giải Phóng và vỏ sắt có thể hoạt động đều được huy động ra làm nhiệm vụ vận chuyển hàng trên luồng mới Việt - Trung. Nhiều thuỷ thủ tàu vỏ sắt mới được điều từ Khu IV ra không quen luồng mới, nhiều người là thuỷ thủ thuyền gõ chưa đọc được hải đồ nhưng nhiệm vụ đòi hỏi phải đi đúng tuyến, đúng cung độ. Song tập thể cán bộ, thuỷ thủ, thuyền viên với tinh thần dũng cảm thông minh, sáng tạo, có quyết tâm cao, vừa học, vừa rút kinh nghiệm quen dần với luồng mới đã đưa được khối lượng hàng về ngày càng lớn. Tháng đầu chỉ mới đạt hơn 7.000 tấn nhưng đến tháng 12/1972 đã đạt hơn 38.000 tấn. Vòng quay phương tiện khối tàu Giải Phóng từ chỗ 2-3 chuyến/tháng tăng lên 4-5 chuyến/tháng. Khối tàu vỏ sắt đạt 3 - 4 chuyến/tháng. Trên luồng có hàng trăm phương tiện đi lại với 2.000 thuỷ thủ thuyền viên, hàng vận chuyển đủ loại khô và nước, lại hoạt động ban đêm, nhưng vẫn bảo đảm được an toàn cho người phương tiện và hàng hoá.


Tháng 11/1972, tranh thủ địch tạm ngừng oanh tạc từ vĩ tuyến 20 trở ra, Cục Vận tải Đường biển đã cho khối tàu lớn: Việt Trung, Thống Nhất, Cửu Long, Bến Thuỷ, Trạm Giang, Hoàng Phố ra luồng Trung Quốc hoạt động gây chân hàng; đưa 8 sà lan 800 tấn, 4 tàu kéo biển từ Trung Quốc về tham gia vận chuyển. Đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa tàu Trung Quốc vào Cửa Vạn để chuyển tải về Hải Phòng.


Ngày 16/12/1972, chúng ta giải phóng nhanh, gọn 4.200 tấn gạo trong 22 giờ trên tàu Hồng Kỳ 155, dùng sà lan đưa về Hải Phòng an toàn trước khi cuộc chiến đấu 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Tiếp theo, điều tàu Bến Thuỷ chở 1.800 tấn gạo về Hạ Long rồi chuyển về Hải Phòng và đưa sâu vào nội địa.


Trong thời điểm diễn ra "12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không" (18/12/1972 đến 29/12/1972) công nhân, thuỷ thủ trên địa bàn cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả... vẫn đứng vững trên vị trí chiến đấu.


Từ ngày 17/12/1972, địch tiếp tục thả thuỷ lôi xuống luồng ra vào cảng Hải Phòng.

Ngày 19/12/1972, chúng lại thả thuỷ lôi xuống luồng lạch vào cảng Hòn Gai, luồng Hang Trống và cảng Cửa Ông.

Trong khi địch tập trung đánh phá ở phía Bắc vĩ tuyến 20, Bộ Giao thông vận tải vẫn chỉ đạo các đợt vận chuyển lớn ở phía Nam, đưa khối lượng hàng hoá vượt ra cửa khẩu chi viện cho các chiến trường, trong đó lực lượng vận tải ven biển, công nhân các cảng Bến Thuỷ, cảng Gianh đã góp phần tích cực.


Từ tháng 7/1972 đến tháng 12/1972, ngành Đường biển vận chuyển được gần 400.000 tấn hàng hoá, trong đó luồng Khu IV đạt 85.000 tấn, luồng Đông Bắc đạt gần 93.000 tấn hàng và 117.300 tấn xăng dầu.


Các tuyến vận chuyển ven biển được duy trì với quy mô vừa và nhỏ, ngay cả tuyến phía Bắc vào Nghệ An vẫn vận chuyển được 10% khối lượng hàng hoá.

Năm 1972, địch thả mìn phong toả tất cả các đường vào các cảng biển quan trọng nhưng các luồng vận chuyển ven biển Đông Bắc vẫn hoạt động tích cực, góp phân không nhỏ trong việc giải toả các chân hàng ứ đọng.


Đế quốc Mỹ vốn đặt nhiều hi vọng vào chiến địch phong toả cảng Hải Phòng, hòng tạo ra một "nhân tổ đột ngột", cắt đứt viện trợ nước ngoài tới miền Bắc Việt Nam, song với quyết tâm và sự nỗ lực to lợn của ngành Giao thông vận tải đặc biệt là ngành Đường biển, nhiều ý đồ của giặc Mỹ bị vô hiệu hoá và cuối cùng địch phải công nhận: "Việc phong tỏa bờ biển Việt Nam bằng mìn đã không ngăn chặn được viện trợ của nước ngoài đến Bắc Việt Nam".


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 28 Tháng Ba, 2023, 08:05:02 am
Ngày 15/1/1973, chính phủ Mỹ phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn, không điều kiện mọi hoạt động ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Ngay sau khi địch ngừng ném bom (15/1/1973), lãnh đao ngành Đường biển huy động các lực lượng, phương tiện sẵn có phối hợp với Hải quân, các binh chủng, các địa phương ven biển tiến hành giải quyết cơ bản hậu quả bom, mìn của địch. Đội Rà phá thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải, Cảng Hải Phòng, cảng Bến Thuỷ kết hợp sử dụng phương tiện thô sơ với phương tiện hiện đại, phối hợp với các lực lượng Công binh, Hải quân tiến hành rà phá thuỷ lôi trên các tuyến luồng từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Cửa Việt, Đông Hà (Quảng Trị), từ 10 ngày trước khi Hiệp định Paris được ký kết.


Ty Bảo đảm Hàng hải phối hợp với E171 (Hải quân) phá thuỷ lôi và sớm tuyên bố thông luồng Nam Triệu vào cảng Hải Phòng.

Ngày 16/1/1973, tàu HQ160 đã mở luồng đưa tàu "20 - 7" của Cục Vận tải Đường biển vào cảng Hải Phòng. Sau đó, tàu của Cu Ba, Liên Xô và các nước khác vào cảng Hải Phòng an toàn (tháng 1/1973 có 10 tàu nước ngoài cập bến, cuối tháng 3/1973 số lượng tàu đã tăng lên 61 chiếc).
Ngày 13/3/1973, luồng Lạch Miếu - Hòn Gai được khai thông. Sau đó, các luồng Cửa Vạn vào Hòn Gai (25/3/1973), Đồng Trang vào Cửa Ông (30/3/1973) được khai thông.


Các bãi thuỷ lôi trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, dọc bờ biển Cửa Việt, Đông Hà được quét sạch trong tháng 4/1973 và tháng 5/1973.

Ở Cảng Hải Phòng và Bến Thuỷ, Ty Bảo đảm Hàng hải đã tháo gỡ và phá nổ hàng trăm quả thuỷ lôi hiện đại của Mỹ.

Toàn tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng đến Cửa Việt - Đông Hà (Quảng Trị) được khai thông. Các phân đội Lê Mã Lương, Quyết Thắng 1 và 2 thuộc Ty Bảo đảm Hàng hải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ngày 27/1/1973, Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn buộc phải kí Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ờ Việt Nam. Trong những điều khoản Hoa Kỳ phải thực hiện, có điều khoản buộc họ phải đưa các phương tiện phá huỷ mìn, thuỷ lôi trên các vùng biển miền Bắc Việt Nam. Để thi hành các điều khoản đã ký kết, Hải quân Mỹ cử 1 biên đội gồm 44 tàu chiến và tàu quét mìn các loại, 45 máy bay lên thẳng và trên 5.000 binh lính, sĩ quan do chuẩn đô đốc Mắc Caoly chỉ huy đến Hải Phòng chuẩn bị làm mất hiệu lực thuỷ lôi. Ban Chỉ đạo rà phá bom mìn Bộ Giao thông vận tải cừ các kỹ sư: Thới Liệu, Nguyễn Hữu Bảo, Nguyễn Ngọc Linh tham gia tổ tiếp nhận của phía Việt Nam để tiếp nhận và sử dụng các thiết bị rà phá do phía Mỹ bàn giao. Ngày 6/3/1973, Hải quân Mỹ bắt đầu rà, quét ở vùng biển Hải Phòng. Sau đó, Mỹ sẽ rà quét tiếp ở các vùng biển Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hoá. Hoa Kỳ muốn thông qua chiến dịch vớt mìn trên vùng biển Bắc Việt Nam nhằm phô trương với nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới uy thế của lực lượng Hải quân Mỹ.


Nhưng qua chiến dịch rà phá với việc sử dụng những thiết bị hiện đại, tân tiến nhất của Mỹ và được quảng cáo rầm rộ Biên đội đặc nhiệm vớt mìn của Mỹ chỉ làm nổ được 3 quả thuỷ lôi trong hàng vạn quả họ đã thả trên vùng biển Bắc Việt Nam. (Mỹ bị hỏng 1 tàu vớt mìn, rơi 1 máy bay lên thẳng 1 lính bị chết, 9 lính bị thương.)

(https://i.imgur.com/r8sXyaq.jpg)

Thiết bị quét thủy lôi thủy âm MK10426 (Rà phá bom thuỷ lỏi kích nổ thuỷ âm, người Mỹ sử dụng thiết bị rà phá hạng nhẹ MK104. Đây là thiết bị quét thuỷ lôi, được thiết kế theo dạng hình ống Venguri, trong ống có đặt đĩa quay đường kính 0,91 m và nặng khoảng 15 kg. Thiết bị được bố trí trực tiếp trên máy bay trực thăng quét thuỷ lôi. Khi tiếp cận khu vực quét mìn, máy bay trực thăng sẽ thả thiết bị quét xuống biển nhờ tời dây cáp, cáp kéo được thả ra đến độ dài cần thiết và buộc gắn vào thanh kéo, được gắn trên máy bay trực thăng. Khi máy bay tiếp cận khu vực rà quét thủy lôi, trên thanh gá máy bay sẽ nhả tời đến độ sâu cần thiết thả thiết bị quét, được gắn trên thân máy bay) của Hải quân Mỹ


Ngày 26/7/1973, chuẩn đô đốc Hoa Kỳ đành phải tuyên bố: "hoàn thành" công việc rà quét thuỷ lôi rồi rút lực khỏi vùng biển nước ta.

Từ tháng 6/1973 đến tháng 11/1973, Cục Vận tải Đường biển phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn thực hiện chiến dịch huỷ diệt thuỷ lôi dưới độ sâu. Nhờ vậy, ngành Đường biển đã hoàn thành sớm việc nao vét luồng Nam Triệu (từ phao số 0 đến phao số 6 chập 303 độ...) đảm bảo cho tàu bè đi lại an toàn.


Đồng thời hệ thống phao tiêu, hải đăng dọc biển được nhanh chóng khôi phục đảm bảo ánh sáng, hướng dẫn tàu theo các luồng ra vào cảng.

Các Cảng Bến Thuỷ (Nghệ An), Cửa Sót (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Đông Hà (Quảng Trị)... từng bước khôi phục được hệ thống cầu cảng, kho bãi.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 28 Tháng Ba, 2023, 08:09:40 am
Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong thời bình, Cảng Hải Phòng tuyển thêm 1.000 công nhân, mở phong trào thi đua "Đuổi kịp và vượt Tổ 44", đăng ký lao động tình nguyện trong thanh niên, giành 2 điểm cao trong lực lượng tự vệ, tạo ra khí thế sôi nổi trên toàn Cảng. Năm 1973, Cảng đạt sản lượng bốc xếp 1.620.000 tấn hàng, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm. Cảng không những tổ chức giải toả nhanh chóng các tàu, hàng hoá, mà còn chi viện người và phương tiện kỹ thuật cho Cảng Gianh (Quảng Bình), Đông Hà (Quảng Trị); đồng thời bốc xếp, bảo quản an toàn tuyệt đối 2 vạn tấn hàng hoá đặc biệt chuẩn bị cho việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Công ty Vận tải biển Việt Nam với lực lượng gồm 290 tàu lớn nhỏ, tổng trọng tải 48.500 tấn và 4.000 cán bộ thuỷ thủ, thuyền viên trường thành về mọi mặt, sẵn sàng vươn ra biển để đảm nhận những nhiệm vụ mới nặng nề hơn. Mở đầu, ngày 9/11/1973, lần đầu tiên trong lịch sử đường biển Việt Nam, chúng ta mở được tuyến vận tải Hải Phòng - Nhật Bản. Tàu Hồng Hà thuộc Công ty Vận tải biển mang quốc kỳ Việt Nam lần đầu tiên cập cảng Tokyo (Thủ đô Nhật Bản).


Sau ngày 27/1/1973, miền Bắc đã có hoà bình nhưng ở miền Nam chiến tranh vẫn chưa chấm dứt. Nguỵ quyền Sài Gòn được Mỹ hà hơi tiếp sức điên cuồng chống phá cách mạng, mưu toan xé bỏ Hiệp định Paris. Chúng huy động toàn bộ lực lượng quân đội vào các chiến dịch "lấn chiếm", "tràn ngập lãnh thổ". Khi Hiệp định có hiệu lực, Mỹ - nguỵ tiếp tục lấn chiếm cảng Cửa Việt, Sa Huỳnh, đồng bằng sông Cửu Long và hầu hết các chiến trường miền Nam.


Tháng 3/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (khoá III) ra nghị quyết xác định rõ: "Con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình huống nào, ta cũng phái nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công...". Mục tiêu cuối cùng của cách mạng miền Nam, Đảng ta chỉ rõ là: đánh đổ toàn bộ chính quyền tay sai của Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Nghị quyết 22 khoá III của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng chỉ rõ nhiệm vụ "đẩy mạnh khôi phục và phát triển giao thông vận tải, kết hợp giữa vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, bảo đảm giao lưu trong nước được thông suốt, phục vụ tốt kinh tế và quốc phòng... Cải tiến tổ chức quản lý ngành Giao thông vận tải nhằm tăng năng suất phương tiện vận tải, phát huy tốt năng lực giao thông vận tải".


Quân uỷ Trung ương cũng xác định rõ nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu ở miền Bắc và chi viện chiến trường miền Nam.

Theo tinh thần nghị quyết trên, ngành Đường biển chấn chỉnh lại tổ chức, cơ cấu, cải tiến quản lý sản xuất, chú trọng xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển nhanh chóng đội tàu biển xa để chuẩn bị cho ngành Đường biển từng bước tiến lên chính quy hiện đại.


Cục Vận tải Đường biển tiếp tục quản lý trực tiếp các đơn vị cơ sở như: Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO), Cảng Hải Phòng, Cảng Bến Thuỷ (Nghệ An), Cảng Cửa Sót (Hà Tĩnh), Đông Hà (Quảng Trị), Nhà máy Sửa chữa thuỷ Z21, Nhà máy Phụ tùng, Nhà máy Sửa chữa cần cẩu, Công ty Công trình thuỷ I và II, Công ty Đại lý tàu biển Việt Nam, Ty Bảo đảm Hàng hải...; xác định rõ tư tưởng chỉ đạo hoạt động của toàn Ngành là tập trung lực lượng thực hiện hai nhiệm vụ trung tâm là bốc xếp và vận tải. Cục Vận tải Đường biển kiến nghị lên Bộ Giao thông vận tải một số vấn đề về tổ chức, phương hướng phát triển đội tàu biển trong tình hình mới; cụ thể hoá các quan điểm về phương hướng phát triển 5 năm (1971 - 1975) của ngành Vận tải biển Việt Nam, trong đó đề ra kế hoạch phát triển Đội tàu vận tải biển Việt Nam theo hai giai đoạn: 1971 - 1975 và 1976 - 1985; chủ yếu là sử dụng tàu của ta sản xuất, kết hợp mua mới một số tàu chuyên dùng như tàu ướp lạnh, tàu dầu, tàu có trọng tải cỡ lớn khoảng 1 vạn tấn trở lên.


Phát huy thắng lợi trong việc mở luồng cuối năm 1973 năm 1974, ngành Đường biển ổn định và hoàn chỉnh tuyến vận tải than của Việt Nam sang Nhật Bản, Hồng Kông trên cơ sở đó, từng bước hình thành đội tàu viễn dương Việt Nam.


Để giúp Khu IV nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống, ngành Đường biển mở thêm tuyến mới vào Thanh Hóa nhằm đưa hàng hoá vào sâu các huyện.

Ở khu vực cảng Hải Phòng, Cẩm Phả, Bến Thuỷ, Quảng Bình... ngành Đường biển tổ chức tốt hậu cần, thông tin liên lạc nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu của chủ tàu chủ hàng. Cục Vận tải Đường biển mạnh dạn vận dụng phương thức vay vốn ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài để mua 2 tàu trọng tải lớn, mỗi chiếc 20.840 tấn. Đó là các tàu Cửu Long 1, Cửu Long 2 tạo khả năng mở rộng phạm vi hoạt động trên nhiều tuyến hàng hải quốc tế. Công ty Vận tải biển Việt Nam tiếp nhận 2 tàu trên, cử cán bộ, thuyền viên từng bước làm chủ con tàu để đưa vào khai thác.


Sau một năm khôi phục hàn gắn vết thương chiến tranh, hệ thống cảng biển miền Bắc hình thành được thế liên hoàn dọc bờ biển Bắc - Trung - Nam: Hải Phòng - Bến Thuỷ - Cửa Sót - Quảng Bình - Đông Hà. Cảng Hải Phòng được đầu tư nhiều loại phương tiện bốc xếp, vận tải, đảm bảo 90% tỉ lệ cơ giới hoá (toàn phần hoặc từng phần).


Năm 1974, ngành Đường biển vận chuyển được đầy đủ về số lượng và chất lượng các mặt hàng chủ yếu, hoàn thành vượt mức kế hoạch vận tải phục vụ Khu IV và chiến trường B, C.

Hơn 60% năng lực vận tải được huy động để vận chuyển cho chiến trường nhằm gấp rút lập kho dự trữ các hướng chiến lược. Đến cuối tháng 9/1974, trên 33 vạn tấn vật chất các loại đã được chuyển tới các chiến trường.


Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, từ đầu năm 1975, Cục Vận tải Đường biển đề ra kế hoạch vận tải để đáp ứng tới mức cao nhất yêu cầu vận tải phục vụ chiến đấu, sản xuất của miền Nam, chi viện cho cách mạng Lào.


Ngày 25/3/1975, sau khi xác định thời cơ chiến lược đã đến, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chỉ thị cho Hội đồng Chi viện tiền tuyến (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch) khắc phục mọi khó khăn, động viên mọi lực lượng vật chất của miền Bắc, chi viện nhanh chóng, đầy đủ cho tiền tuyến lớn.


Sau ngày 31/3/1975, Trung ương Đảng quyết định thành lập các đoàn "bộ khung" của tất cả các ngành để giải phóng đến đâu có người tiếp quản ngay đến đó.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 28 Tháng Ba, 2023, 08:12:58 am
Toàn ngành Đường biển hăng hái ra quân. Mọi người từ cán bộ lãnh đạo đến công nhân viên đều quyết tâm thực hiện phương châm của Đảng uỷ và Bộ Giao thông vận tải đề ra: "Địch rút đến đâu vận tải đường biển vươn tới đó".


Các đồng chí lãnh đạo của Cục Vận tải Đường biển như Cục trưởng Lê Văn Kỳ, các Phó Cục trưởng Trần Hữu Liêm, Lê Văn Hớn và nhiều đồng chí khác đã hăng hái lên đường ra tiền tuyến.

Đồng chí Nguyễn Văn Vy - Phó Cục trưởng và một số bộ được tổ chức thành bộ khung chuẩn bị tiếp quản và quản lý hệ thống cảng ở phía Nam.

Ngành Đường biển cấp tốc huy động tới 75% lực 1 và phương tiện tham gia vào công cuộc giải phóng miền Nam.

Cảng Hải Phòng phân công 1/3 lực lượng công chuyên bốc xếp hàng hoá phục vụ kịp thời yêu cầu của tiền tuyến lớn. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề đều hăng hái nhận nhiệm vụ mới sẵn sàng bổ sung vào đội ngũ cán bộ tiếp quản các cảng phía Nam như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Sài Gòn, Cần Thơ, Vũng Tàu.


Ty Bảo đảm Hàng hải tổ chức một lực lượng cơ động bao gồm những cán bộ khảo sát giỏi, các chiến sĩ phá thủy lôi dũng cảm, có kinh nghiệm, công nhân hải đăng thả phao đốt đèn, các nhân viên thông tin liên lạc, hoa tiêu thông thuộc luồng lạch v.v... hăng hái đi tiên phong mở đường cho các tàu thuộc VOSCO, VIETCOSHIP vận tải hàng hoá trực tiếp phục vụ các chiến trường với tốc độ thần tốc.


Ngành Đường biển huy động 36 tàu vỏ sắt chuyên chở tên lửa SAM2 phục vụ kịp thời cho các cuộc tiến công ven biển từ Đông Hà (Quảng Trị) đến Nha Trang. Chỉ hai ngày sau khi địch rút khỏi Trị Thiên, tàu của ngành Đường biển đã cập cảng Thuận An (Huế).


Ngày 29/3/1975, công nhân Cảng Đà Nẵng cùng nhân dân thành phố nổi dậy phối hợp giải phóng cảng; công nhân nhanh chóng chiếm kho hàng của Mỹ, ngăn chặn địch phá hoại kho tàng, hàng hoá. Nhiều công nhân tự nguyện tuyên truyền, kêu gọi quần chúng đóng góp lương thực tiếp tế cho bộ đội giải phóng. Trong khi đó, Cục Vận tải Đường biển điều động 4 tàu Giải Phóng chờ người, lương thực kịp thời vào cảng Đà Nẵng. Các tàu Thống Nhất 154, tàu dầu "20-7" và tàu dầu của Liên Xô (cũ) cũng kịp thời vào cảng Đà Nẵng, chi viện cho bộ đội ta tiếp tục tiến công tiêu diệt địch.


Quân nguỵ Sài Gòn vừa rút khỏi Xuân Lộc, Phan Thiết, các tàu vỏ sắt và tàu Giải Phóng của ta đã cập bến Quy Nhơn, Nha Trang.

Sự có mặt kịp thời của cán bộ, công nhân, thuỷ thủ, thuyền viên và những con tàu của ngành Đường biển trên các chiến trường trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 có ý nghĩa quan trọng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Lúc này, từ ga Hà Nội, các đoàn tàu hoả chở bộ đội, vũ khí đạn dược chạy thẳng đến Vinh, từ đó ô tô và tàu thuỷ chuyển tiếp đi thẳng vào các khu vực đang có chiến sự, vào tận miền Đông Nam Bộ...

Đồng thời từ các cảng sông, cảng biển, tàu thuyền vận tải của Công ty Vận tải Đường sông, Đường biển, tàu vận tải của Hải quân vận chuyển xe tăng, pháo lớn và bộ đội vào các cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, kịp thời tăng cường lực lượng truy kích địch.


Sự chi viện to lớn của miền Bắc trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành Giao thông vận tải nói chung và lực lượng vận tải Đường biển nói riêng làm cho tiềm lực của ta ở miền Nam tăng rõ rệt. Ngay kẻ thù đầu sỏ ngoan cố nhất cũng phải thừa nhận: "Vào năm 1975, tiềm lực chiến tranh của chúng tôi (ngụy) giảm 60%, trong khi đó tiềm lực chiến tranh của Hà Nội gia tăng ghê gớm"27 (Maicơn Maclia: "Cuộc chiến tranh mười ngàn ngày").


Khi Chiến dịch Hồ Chí Minh tổng tiến công đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định mở màn, Bộ Chỉ huy chiến dịch giáo nhiệm vụ cụ thể cho các cơ sở cách mạng trong công nhân Cảng Sài Gòn như sau:

"1 - Vận động công nhân và lao động nổi dậy phối hợp với quân giải phóng đánh chiếm các điểm trong càng.

2- Tiến công làm tan rã hàng ngũ địch (nguỵ quân ngụy quyền) ở các đồn bốt, thương khẩu, cướp vũ khí địch trang bị cho lực lượng tự vệ Cảng (Sài Gòn).

3- Bảo vệ kho, hàng hóa, không để cho địch rút đi phá hoại và kẻ xấu lợi dụng phá phách các phương tiện hàng hoá ở cảng".

Những nhiệm vụ đó được nhân dân Sài Gòn và công nhân Cảng hoàn thành, góp phần đưa Chiến dịch Hồ Chí Minh đến toàn thắng.

Sau khi Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, sáng 13/5/1975 tàu Sông Hương chờ 541 người con miền Nam trở về quê hương sau 21 năm xa cách (Công ty Vận tải biển Việt Nam) dưới sự điều khiển của Thuyền trưởng Nguyễn Tấn Nghiêm - người con ưu tú của miền Nam đã cập bến cảng Nhà Rồng28 (Tàu Sông Hương là con tàu đẹp nhất của ngành Đường biển lúc bấy giờ. Sáng 10/5 bà Ngô Thị Huệ phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sau này đã lên đầu tàu giao nhiệm vụ cho Thuyền trưởng. Sau 3 ngày hành trình, 14h ngày 13/5 tàu cập bến cảng Nhà Rồng). Việc tàu Sông Hương trọng tải gần 1 vạn tấn cập cảng Sài Gòn chi sau khi miền Nam giải phóng ít ngày là một "hiện tượng" đặc biệt, làm xôn xao dư luận Sài Gòn. Lúc bấy giờ, nhiều người coi đây là một biểu trưng rất đẹp, rất đáng tự hào của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, điều này thực sự gây ấn tượng và tăng thêm lòng tin cho đồng bào Sài Gòn và đồng bào miền Nam vào chính quyền cách mạng và chế độ mới.


Ngay trong tháng 5/1975, nhiều con tàu của Cục Vận tải Đường biển và Hải quân chở cán bộ miền Nam tập kết từ miền Bắc trở về và các chiến sĩ cách mạng bị địch giam giữ ở các nhà tù cũng cập bến Sài Gòn.


Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, ngành Đường biển bằng tinh thân dũng cảm, sáng tạo, ý chí quyết chiến quyết thắng và lòng yêu nước nồng nàn, vượt lên mọi hiểm nguy, bất chấp gian khổ, hy sinh, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vô cùng phức tạp và khó khăn là chống trả và chiến thắng oanh liệt cuộc bao vây phong tỏa đường biển của giặc Mỹ, giữ vững mạch máu giao thông vận tải trên biển. Đặc biệt, cuộc chiến chống giặc Mỹ phong toả sông biển thực sự là một cuộc chiến đấu vừa quyết liệt vừa ác liệt. Mặc dù địch thực hiện âm mưu thâm độc, sử dụng kỹ thuật thuỷ lôi hiện đại và áp dụng các thủ thuật tinh xảo (bom định giờ, định lần, độ nhạy, độ suy giảm, chống tháo gỡ...), nhưng chúng ta đã vượt lên tất cả để chiến thắng một kẻ địch hùng hậu, một cường quốc kinh tế và quân sự trên thế giới.


Đây là chiến công to lớn, là niềm tự hào về truyền thống "Dũng cảm, thông minh, sáng tạo" trong trang sử vàng của ngành Đường biển nói riêng và Giao thông vận tải Việt Nam nói chung.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 28 Tháng Ba, 2023, 08:16:28 am
Chương III -
BẢO ĐẢM HÀNG HẢI VỚI CUỘC CHIẾN
CHỐNG PHONG TỎA SÔNG, BIỂN


Trong những ngày Pháp rút khỏi Hải Phòng, công nhân ngành Bảo đảm Hàng hải đã cùng với công nhân vận tải thuỷ nêu cao khẩu hiệu: "Máy móc là xương là thịt của công nhân không để cho bất kỳ kẻ nào xâm phạm"; đồng thời cùng với công nhân Cảng Hải Phòng tổ chức nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt để giữ các tàu: HC - 1, tàu HC - 5, Long Châu Hòn Dáu và phần lớn hệ thống phao tiêu (trị giá 23 triệu đồng Đông Dương hồi ấy).


Thực dân Pháp rút khỏi thành phố Hải Phòng (13/5/1955) và đảo Cát Bà (22/5/1955), miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chúng ta giành được chủ quyền và quản lý 937 km đường biển, 5.442 km đường sông và cả vùng biển bao la. Nhưng các cảng biển như Hải Phòng, Hồng Gai bị hư hòng nặng, không hoạt động được. Các cửa biển, luồng lạch, tuyến sông đều bị sa bồi nghiêm trọng, nhiều chướng ngại vật, nhiều phương tiện chìm đắm, kè đập xây dựng trong kháng chiến còn đầy rẫy trên sông. Hệ thống phao tiêu biển báo dọc sông không có gì. Lúc này, Cảng Hải Phòng còn lại 2 tàu cuốc đã bị hư hỏng cần sửa chữa gấp, được trang bị thêm 2 tàu kéo (180 CV và 300 CV) và 10 sà lan với tổng trọng tải 1.045 tấn.


Ngày 15/5/1955, Ty Bảo đảm Hàng hải tiếp quản đèn biển Hòn Dáu và Long Châu do người Pháp để lại. Ngày ấy khi tiếp quản, số nhân viên và công nhân ngành Bảo đảm hàng hải chưa đầy 50 người, đã phải lập tức tìm tòi, học hỏi và dựa vào những người quản đăng cũ để phục hồi hệ thống đèn biển, phao tiêu báo hiệu dẫn luồng vào các cảng biển, nhiệm vụ chính là quản lý các hệ thống báo hiệu nhập bờ và dẫn luồng vào các cảng quan trọng là Hòn Gai, Cẩm Phả, Hải Phòng,... Chỉ sau hai ngày tiếp quản, những con người của Bảo đảm hàng hải đã góp phần đưa 02 tàu của Pháp cập càng Hải Phòng an toàn trước sự thán phục của người Pháp. Dù phương tiện đi lại chỉ bằng thuyền nan, nhưng những công nhân đèn biển vẫn làm chủ công việc, giúp đỡ nhau biết đọc, biết viết rồi nắm vững kiến thức về đèn biển và phao tiêu báo hiệu dẫn đường cho các con tàu trong và ngoài nước ra vào các cảng biển miền Bắc được an toàn. Hệ thống giao thông vận tải ờ nước ta sau tiếp quản đã bị 9 năm chiến tranh tàn phá: đường sắt chỉ còn đúng được một đường duy nhất là Hà Nội - Hải Phòng, đường bộ xuống cấp nghiêm trọng, đường hàng không chưa có, chỉ có ngành Vận tải thuỷ (gồm sông, biển) là phù hợp với mọi điều kiện của ta lúc đó và cho phép ta tiếp nhận, xuất khẩu hàng hoá, nhận viện trợ và mậu dịch để khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng, thống nhất Tổ quốc. Chính vì thế công tác bảo đảm hàng hải và công tác quản lý đường sông, đường biển được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ thông qua sự chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.


Giai đoạn này, nhiều cán bộ kỹ thuật Hàng hải ở khắp miền Bắc được điều động về cùng với các cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết, xây dựng bộ máy điều hành Cục Vận tải thủy29 (Ngày 5/5/1965 Cục Vận tải thủy được giải thể để thành lập Cục Vận tải Đường sông và Cục Vận tải Đường biển) (vận tải, bảo đảm hàng hải, đại lý tàu biển, xếp đỡ, nạo vét và các việc liên quan hoạt động ở cảng). Cảng Hải Phòng, một cảng quan trọng bậc nhất của miền Bắc đã hoạt động trở lại, đón hàng trăm tàu nước ngoài vào cảng rót hàng nhập và nhận hàng của nước ta xuất khẩu. Tiếp theo Cảng Hải Phòng, các cảng biển như Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông, Bến Thuỷ, sông Gianh... cũng nhanh chóng hoạt động trở lại.


Phòng Hàng hải chuyển thành Cục Vận tải Đường thuỷ do kỹ sư công chính Lý Văn Sâm làm Cục trưởng đầu tiên theo Quyết định số 70/QĐ của Chính phủ ngày 11/8/1955. Hệ thống vận tải ven biển ờ miền Bắc Việt Nam được khai thác từ Trà Cổ đến Vĩnh Linh, chủ yếu là vận tải than từ khu mỏ Quảng Ninh cung cấp cho các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh. Các càng được sử dụng nhiều trong thời gian này để phục vụ bốc xếp hàng hoá lưu chuyển trong nước và xuất nhập khẩu với khối lượng lớn, chủ yếu ở các Cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thuỷ... Từ những càng này đã mở luồng cho tàu biển trong nước nước ngoài ra, vào buôn bán và xuất nhập khâu hàng hoá. Cảng Hải Phòng và cảng Bến Thuỷ là hai cơ sở sản xuất đầu tiên của ngành Vận tải Đường biển miền Bắc Việt Nam.


Từ năm 1957, Bộ Giao thông và Bưu điện tiếp tục tư vật chất kỹ thuật và tăng cường lực lượng cho Cục Vận tải thuỷ. Từ đây, một số cơ sở ban đầu của ngành Vận tải biển được hình thành. Ngày 16/2/1957, Công ty Tàu cuốc tách khỏi Cảng Hải Phòng để thành lập Công ty Tàu cuốc trực thuộc Cục Vận tải thuỷ. Ngày 31/3/1957, Phòng Đại lí tàu biển Việt Nam (VOSA) tách khỏi Cảng Hải Phòng để trực thuộc Cục Vận tải thuỷ. Ngày 9/9/1957, Cảng Bến Thuỷ chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh trực thuộc Cục Vận tải thuỷ... Công Ty Bảo đảm Hàng hải đảm đương việc quản lý vùng biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình với gần 1.000 km đường biển hàng chục cây đèn biển có tầm chiếu xa từ 12 đến 30 hải lí, trong đó có những đèn quan trọng như: Vĩnh Thực, Cô Tô (giáp biên giới Trung Quốc). Các đèn Hòn Dáu, Long Châu là những ngọn đèn "cửa ngõ" để dẫn dắt tàu biển từ vùng vịnh Bắc Bộ vào các Cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả...


Từ đây, khối cảng biển mà nòng cốt là Cảng Hải Phòng ngày càng được củng cố, phát triển. Đội ngũ hoa tiêu, thuỷ thủ, bảo đảm an toàn hàng hải, công nhân ngành Đường biển ngày càng trường thành, có đủ khả năng đưa đón các tàu nước ngoài như Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc... vào cập cảng Hải Phòng và các cảng khác trên miền Bắc. Đến tháng 5/1957, Cảng Hải Phòng đã đón 300 tàu nước ngoài. Cảng Cẩm Phả, Hòn Gai cũng bắt đầu tiếp nhận một số tàu nước ngoài (từ 5.000T - 10.000T) vào chuyên chở than xuất khẩu của Việt Nam (Bộ Giao thông và Bưu điện chịu trách nhiệm nạo vét luồng lạch, đặt phao tiêu báo hiệu và hoa tiêu cho tàu nước ngoài ra vào).

Tại Cảng Hải Phòng: từ tháng 6/1955 đến tháng 12/1955: mỗi tháng có 7 tàu vào cảng; năm 1956, mỗi tháng có 13 tàu cập bến; năm 1957, mỗi tháng trung bình có 24 tàu vào cảng.

Ngày 30/5/1957, Hồ Chủ tịch về thăm Cảng Hải Phòng giữa lúc công nhân, thủy thủ đang thực hiện lời dạy của Người là "Thi đua sản xuất và tiết kiệm". Bác đến thăm tàu HC - 15, tàu VTB1 và nói chuyện với cán bộ, công nhân, thuỷ thủ Cảng. Người nhấn mạnh:   Cảng Hải Phòng là cửa ngõ của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chúng ta muốn cuộc cách mạng xã hội thắng nghèo nàn lạc hậu, muốn cho dân giàu, nước mạnh thì chúng ta phải có công nghiệp hiện đại, càng hiện đại..", Bác nhấn mạnh sự giúp đỡ quý báu của một số nước như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức (cũ)... đối với việc khôi phục giao thông vận tải. Về đường biển, các nước Xã hội chủ nghĩa đã giúp đỡ Việt Nam những phương tiện cần thiết như: sà lan, tàu biển, tàu cuốc biển, tàu cuốc sông, tàu thả phao, tàu cứu hộ... Vì vậy các cơ sr vận tải sông biển được tăng cường năng lực, từng bước góp phần thoả mãn yêu cầu ngày càng tăng về vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, phục vụ đắc lực cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 28 Tháng Ba, 2023, 08:18:35 am
Cảng Hải Phòng những năm khôi phục kinh tế đã được tăng cường thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật: Từ chỗ chỉ có 1 tàu vận tải, đến năm 1958, Trung Quốc giúp hai tàu Hoà Bình và Hữu Nghị (trọng tải mỗi tàu 800T); Cộng hòa Dân chủ Đức giúp hai tàu Đoàn Kết và Thống Nhất (trọng tải mỗi tàu 800T). Ngày 10/7/1958, hai tàu Hoà Bình và Thống Nhất chở chuyến hàng đầu tiên. Từ đó các tàu biển nước ta thường xuyên đảm nhận việc chở than, gạo từ các cảng Hải Phòng, Hòn Gai vào Bến Thuỷ và chuyên chở gỗ từ Bến Thuỷ ra phía ngoài. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hai tàu Hoà Bình, Hữu Nghị cũng bắt đầu chuyên chở hàng hóa xuất khẩu sang cảng Hoa Nam, Hoàng Phố (Trung Quốc) và Hồng Kông. Thời gian này, Liên Xô gửi sang giúp ta một đoàn tàu cuốc và tàu hút bùn giúp cho việc nạo vét các luồng tuyến, cảng biển Việt Nam, trước mắt giải quyết gấp luồng Nam Triệu, đảm bảo độ sâu cho tàu 7.000 tấn có thể ra vào cảng Hải Phòng an toàn. Đến năm 1960, khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tăng lên rõ rệt: năm 1957: 7.000 tấn; năm 1958: 172.000 tấn; năm 1959: 236.000 tấn; năm 1960: 239.000 tấn.


Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo đảm hàng hải, các cơ quan quản lý cấp trên đã kiện toàn sắp xếp lại tổ chức của Ngành, đầu tư đào tạo cán bộ đặc biệt là cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề vốn còn rất thiếu, cử cán bộ sang Trung Quốc để nghiên cứu về thiết bị hải đăng của bạn, nhờ các chuyên gia Liên Xô về thuỷ đạc, thuỷ văn sang hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Đồng thời Nhà nước tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho Ngành - đó là quyết định tất cả các đèn biển, đèn luồng do Ty Giao thông và Thủy sản các địa phương từ vĩ tuyến 17 trở ra quản lý được bàn giao cho Ty Bảo đảm Hàng hải. Các trang thiết bị chủ yếu quan trọng cũng được cấp trên tăng cường như tàu cẩu phao (loại tàu hơi nước chạy biển 800 tấn có sức cẩu 100 tấn), các phương tiện vận tải phương tiện đốt đèn, các loại xe tải, xe cẩu, các phương tiện máy gia công cơ khí như máy cắt gọt, máy khoan, máy hàn...


Trong điều kiện còn trứng nước, khó khăn chồng chất thiếu cơ sở vật chất, thiếu con người có trình độ về quản lý kỹ thuật nhưng chúng ta có thừa quyết tâm, có nhiệt huyết của người dân làm chủ đời mình, đất nước mình, cùng với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Trung ương, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện, toàn thể cán bộ, công nhân viên ra sức thi đua cố gắng lao động, tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong lao động sản xuất đảm bảo thông suốt giao thông hàng hải, đảm bảo cho các chuyến hàng vào ra an toàn, góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng miền Bắc và là hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam.


Tháng 9 năm 1960, tại thủ đô Hà Nội diễn ra một sự kiện quan trọng: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam khai mạc. Đại hội xác định mục tiêu cơ bản là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế ở miền Bắc (1961 - 1965), Nghị quyết của Đại hội vạch rõ: "Đi đôi với việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp, cần ra sức phát triển giao thông vận tải để phục vụ kinh tế, quốc phòng và mở rộng giao thông liên lạc với các nước anh em"30 (Nghị quyết Đại hội lân thứ III của Đảng. Nguồn: dangcongsan.vn). Đại hội cũng xác định vai trò đặc biệt quan trọng của ngành Đường biển trong việc tiếp nhận khối lượng lớn hàng hoá xuẩt nhập khẩu. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện giai đoạn này là ông Phan Trọng Tuệ.


Từ năm 1961, Nhà nước tiếp tục đầu tư thiết bị Cơ giới bốc xếp, mở rộng thêm 10 bến cảng. Ngành Giao thông vận ta cũng xây dựng được một mạng lưới các trạm quản lý đường sông, đường biển. Số lượng phao tiêu trên các luồng vận tải biển ngày một tăng: năm 1960 có 132 chiếc, năm 1963 tăng 189 chiếc. Trên gần 1.000 km đường biển miền Bắc (từ Hải Phòng đến Vĩnh Linh) cũng được xây dựng thêm 10 tháp đèn biển trên các đảo và cửa biển nhằm phục vụ vận tải biển và tàu thuyền đánh cá của nhân dân.


Ngày 5/8/1962, Chính phủ chính thức ban hành Bàn Quy tắc Giao thông đường biển. Ngày 20/9/1962, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định thành lập Công ty Vận tải Đường biển Việt Nam. Sự thay đổi và tăng cường về tổ chức tạo điều kiện cho ngành Đường biển hoạt động ngày càng có hiệu quả. So với năm 1961, năm 1963 tăng 16,4% về tấn và 21% về tấn.km. Tính trung bình từ năm 1961 trở đi, vận tải đường biển tăng bình quân hàng năm 4,7% về tấn và 6,7% về tấn.km.


Từ năm 1963, cùng với ngành Vận tải Đường sông, ngành Vận tải Đường biển Việt Nam đã đảm bảo chuyên chở các loại hàng chính tăng khá cao so với năm 1961: than tăng 71,2%; phân bón tăng 72,2%; xi măng tăng 23,3%; lâm thổ sản tăng 55,5%; thóc, gạo, ngô... tăng 14,7%. Ngoài ra, hằng năm ngành Đường biển còn phục vụ tốt các kế hoạch vận chuyển hàng nặng cho sản xuất công nghiệp và quốc phòng, kể cả việc giải quyết tốt kế hoạch vận chuyển đột xuất.


Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Đảng ta vạch rõ: "Phải cải tạo và xây dựng từng bước các đường giao thông thành một mạng lưới thống nhất và hợp lý. Phải phát triển vận tải đường sắt, cải tạo và xây dựng phát triển đường thuỷ...". Công ty Vận tải Đường biển Việt Nam đã thực sự quản lý và khai thác những con tàu biển Việt Nam như: Hoà Bình, Hữu Nghị, Đoàn Kết, Thống Nhất, Việt Trung, Bến Thuỷ (trọng tải 2.000T) và các tàu chuyên chở xăng dầu: Trạm Giang, Hoàng Phố (do Trung Quốc viện trợ).


Cũng thời gian này, Ty Bảo đảm Hàng hải tham gia nạo vét được hơn 11 triệu mét khối sa bồi, nâng cao khả năng thông qua của các luồng lạch. Đến cuối năm 1963, Cảng Hải Phòng đã nâng cao được tỉ lệ cơ giới hoá bốc xếp hàng rời tương đương với một số cảng tiên tiến của nước ngoài. Vào thời điểm này, trước sự chuyển biến và yêu cầu của cách mạng miền Nam, Trung ương Đảng chi rõ: "Đã đến lúc miền Bắc phải tăng cường chi viện cho miền Nam hơn nữa: miền Bắc phải phát huy hơn nữa vai trò căn cứ địa cách mạng toàn quốc của mình...".


Ngày 27/3/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội Chính trị đặc biệt lần thứ Nhất và phát động phong trào đua "Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt". Trước tình hình và nhiệm vụ mới, cán bộ công nhân ngành Đường biển ở các cảng, phao tiêu đảm bảo hàng hải, thuỷ thủ... đều sẵn sàng khắc phục những khó khăn về kinh tế - kỹ thuật để đảm đương những nhiệm vụ mới nặng nề và gian khổ hơn. Trung ương Đảng chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện chủ trương vận chuyển hàng hoá, chủ yếu là vũ khí tiếp viện cho chiến trường miền Nam bằng đường biển.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 04 Tháng Tư, 2023, 07:20:12 am
Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc Từ 8/2/1965, máy bay Mỹ bắt đầu "leo thang" đánh phá từ vĩ tuyến 20 trở vào, chủ yếu là đánh phá mạng lưới giao thông vận tải; những tuyến đường đầu tiên bị đánh phá là Đường 12 từ Tân Ấp đến biên giới Việt - Lào tại đèo Mụ Giạ và đến Ba Na Phào (trên đất Lào), Mường Xén (Quốc lộ 7 Nghệ An) Tiếp đến ngày 19/3/1965, chúng ném bom bến phà Thanh Khê (Quảng Bình), cầu Phủ trên Quốc lộ 1 (Hà Tĩnh) và một số mục tiêu trên đường 12A (Quảng Bình). Ngày 24/3/1965 và 25/3/1965, địch tiếp tục bắn phá vào nhiều mục tiêu, chủ yếu là đường sá, bến phà, cầu cống của khu vực Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Trong các ngày 26, 29, 30/3/1965 máy bay địch cũng đánh phá đảo Bạch Long Vĩ và đảo đèn Long Châu (Hải Phòng)... của Ty Bảo đảm Hàng hải. Tuy phần lớn lực lượng lao động trên bến cảng đã kịp sơ tán nhưng hầu hết cơ sở hạ tầng của Cảng, thành quả 10 năm xây dựng phút chốc bị huỷ hoại. Sau đó, khu vực Bến Thuỷ còn bị máy bay, tàu chiến Mỹ đánh phá hàng trăm lần.


Chỉ tính những trận lớn trực tiếp đánh vào giao thông vận tải thì: năm 1965 (tính từ tháng 4): 5.500 trận, địch đánh nhiều đợt, nhiều lượt máy bay đánh vào một điểm; năm 1966: 13.000 trận; năm 1967: 27.000 trận.


Sau khi đánh vào đường sắt và đường bộ - mà theo chủ quan chúng cho là đã bị tê liệt, chúng liền quay sang đánh vào đường sông và đường biển. So với năm 1965, mức độ địch đánh vào đường sông và đường biển năm 1966 tăng gấp 2 lân, năm 1967 tăng gấp 5 lần.


Sau khoảng tháng 6/1965, đế quốc Mỹ hằng ngày vẫn đe doạ phong toả cảng Hải Phòng và các cảng khác, song chúng vẫn chủ trương "Leo thang từng bước, đánh phá từng đợt". Từ tháng 7/1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định: "Giao thông vận tải là nhiệm vụ trung tâm đột xuất cấp bách có tính chất chiến lược của toàn Đảng, toàn dân, bảo đảm giao thông vận tải là chiến lược quan trọng, đặc biệt là các con đường chi viện cho miền Nam..". Ty Bảo đảm Hàng hải đã vận dụng sáng tạo, kết hợp giữa hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu.


Ty Bảo đảm Hàng hải kịp thời phục vụ an toàn cho hoạt động của Đội tàu Hữu Nghị gồm các tàu Hoà Bình, Hữu Nghị, Bến Thuỷ, Thống Nhất, "20 - 7"... trong hoàn cành chiến tranh ác liệt, đêm cũng như ngày.


Tháng 8/1965, Bộ Giao thông vận tải mở hội nghị gồm đại biểu các tinh, thành toàn miền Bắc. Hội nghị đã xác định nhiệm vụ chính trị cao nhất của Ngành là: bảo đảm giao thông - nêu thành khẩu hiệu: Địch phá, ta sửa, ta đi/Địch lại phá, ta lại sửa, ta đi.


Bộ Giao thông vận tải cũng xác định rõ các tuyến đường vận tải chiến lược lúc ấy và nêu mục tiêu: Bằng bất cứ giá nào cũng phải bảo đảm giao thông vận tải thông suốt, liên tục trong mọi tình huống. Các biện pháp được đề ra:

- Tập trung vào các trọng điểm: các cầu lớn, bến phà, đoạn đường xung yếu qua đầm lầy, đèo dốc vực sâu;

- Bám lấy tuyến cũ có nền mặt đường tốt, làm cầu tránh, cầu tạm, bến phà, mỗi điểm vượt sông có 2 - 3 cầu và 2 -3 bến phà;

- Nghiên cứu mọi biện pháp qua sông (cầu tạm cầu phao các loại, cầu cáp, phà cải tiến...);

- Theo sát tình hình địch, sẵn sàng đối phó theo phương châm "4 trước": dự kiến âm mưu địch trước, có biện pháp đối phó trước, chuẩn bị trước về các mặt như vật tư nhân lực và tranh thủ thi công trước;

- Mưu trí phân tán hoả lực địch, bảo vệ mình, hết sức coi trọng công tác nghi trang, nguỵ trang;

- Dựa vào lực lượng nhân dân, nhưng phải xây dựng lực lượng đơn vị mạnh, cơ động kịp thời ứng phó (kể cả đơn vị giao thông vận tải trung ương và địa phương), tổ chức dân quân công binh.


Đối với phía Đông Bắc, phải đảm bảo hoạt động của Cảng Hải Phòng và duy trì tuyến đường sắt từ cảng Hải Phòng tận dụng vận tải đường sông khi đường sắt bị đánh. Phải giữ quốc lộ 5 thông suốt liên tục.


Cùng với cả nước, ngành Đường biển, trong đó có Ty Bảo đảm Hàng hải tổ chức lại hoạt động để phù hợp với nhiệm vụ.

Đồng thời, Ty Bảo đảm Hàng hải chủ động chống lại sự phong toả của Mỹ: khảo sát các tuyến luồng mới, thanh thải chướng ngại vật, rà phá bom mìn,...

Cùng với các đơn vị của ngành Đường biển, Ty Bảo đảm Hàng hải tổ chức các đài quan sát thuỷ lôi và máy bay địch, lập nhiều cung, nhiều tuyến, nhiều trạm bảo đảm giao thông, các bến dã chiến, các công trình nguỵ trang, che giấu tàu thuyền... Ty Bảo đảm Hàng hải bảo đảm cho các đội tàu Tự Lực, Giải Phóng bám biển trong mọi tình huống, chiến đấu kiên cường dũng cảm, thực hiện đây đủ chức năng đội tàu chủ lực làm nhiệm vụ xung kích của ngành Đường biển trên tuyến vận tải vào phía Nam với việc tham gia nhiều chiến dịch vận tải của ngành Giao thông vận tải.


Khi địch bắt đầu thả thuỷ lôi, bom từ trường, Đội Rà phá thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn đặc biệt là Hải quân nhân dân Việt Nam, cùng nghiên cứu và kết hợp thực hiện việc rà phá, làm mất tác dụng của chúng. Đây là cuộc đấu mưu, đấu trí với giặc Mỹ và là sự chịu đựng đây quả cảm của toàn ngành Đường biển.


Tháng 8/1967, Ty Bảo đảm Hàng hải thành lập Đội Phá thuỷ lôi Bảo đảm hàng hải gồm:

Phân đội 1: Hoàng Hải, Nguyễn Duy Thanh, Lê Văn Bách, Vũ Văn Giang, Phạm Ngọc Sâm, Phạm Tư, Lê Văn Điệm, Đặng Khắc Vỹ.

Phân đội 2: Nguyễn Ích Luyến, Phạm Anh Hồng, Cao Văn Vĩnh, Nguyễn Xuân Lâm, Nguyễn Văn Tĩnh, Bùi Ngọc Khiêm, Dương Xuân Cường, Nguyễn Màu.

Phân đội 3 (Phân đội Lê Mã Lương): Trần Văn Nhớn, Lê Sấm, Kim Hoàng, Văn Đức Thanh, Ngô Mộng, Nguyễn Đức Minh, Phùng Văn Cúc, Phan Văn Dằng. Phân đội Lê Mã Lương do đồng chí Nguyễn Uyển làm Phân trưởng31 (Tư liệu của ông Nguyễn Thái Phong, nguyên Đội trưởng Đội Rà phá thuỷ lôi). Phân đội phá thuỷ lôi khí tài thủ công.

Hậu cần: Nguyễn Mùi, Phạm Văn Trạc, Đoàn Thị Hay.

Ban Chỉ huy: Nguyễn Thái Phong - Đội trưởng Nguyễn Đình Thi - Đội phó, Nguyễn Khắc Khải - Kỹ sư thi công

Đây chỉ là những người có đơn tình nguyện đầu tiên, về sau có bổ sung thêm, thời kỳ cao điểm lên đến hàng nghìn cán bộ chiến sĩ.

Ngày 20/9/1967, Đội tập trung huấn luyện tại Bùi Xá Quảng Ninh do Đội 8 Hải quân phụ trách. Tập huấn 8 ngày thì Hải Phòng bị phong toả, tất cả được lệnh hành quân về giải toả thuỷ lôi tại Hải Phòng.

"Phải đưa gấp đội phả lôi về Hải Phòng.

- Ổn định chỗ ăn ở cho đội phá lôi và C8 Hải quân

- Lập kế hoạch rà phá và chuẩn bị vật tư thiết bị.

- Trinh sát thực địa khu vực rà phá..."

(Trích Báo cáo mật Ty Bảo đảm Hàng hải 1967 - 1968)

Đội Phá lôi Bảo đảm hàng hải đặt trụ sở tiền phương tại số 13 phố Hồ Xuân Hương, văn phòng Đội trưởng và Đội 8 Hải quân ở số 7 Hồ Xuân Hương.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 04 Tháng Tư, 2023, 07:27:14 am
Bí thư Thành uỷ Trần Kiên, Chủ tịch Lê Đức Thịnh, Tư lệnh Sư đoàn 350, Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển Lê Văn Kỳ, đồng chí Phan Tiền Đạo (Hải quân)... đến thăm và giao nhiệm vụ cho đơn vị Đội Phá lôi và Đội 8.


Ngành Đường biển nói chung và Bảo đảm Hàng hải nói riêng đã tập trung nhân tài vật lực cao độ, tranh thủ sự giúp đỡ các ngành, các cấp, vận động quần chúng nhân dân tham gia cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ phong toả đường biển trong toàn ngành và rộng khắp trên các tuyến miền duyên hải, các tuyến vượt sông ra tiền tuyến. Tổ chức hệ thống các đơn vị chống phong toả gồm:

- Hệ thống các trạm quan sát thuỷ lôi;

- Trinh sát, đánh dấu, truyền tin;

- Quản lý luồng cấm có thuỷ lôi;

- Khảo sát mở luồng tránh;

- Tháo gỡ thuỷ lôi;

- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật phá lôi, chế tạo thiết bị phá lôi mẫu;

- Thí nghiệm, thực nghiệm phá lôi, chỉnh định thiết bị;

- Sản xuất chế tạo thiết bị đồng bộ về phá lôi, sửa chữa, hoán cải;

- Rà phá thuỷ lôi, giải phóng luồng, vận tải;

- Chạy thử, thông tuyến luồng, bàn giao sử dụng;

- Quản lý khai thác luồng vận tải...

Từ ngày 15/10/1967 - 16/10/1967, các tổ trinh sát hỗn hợp Ty Bảo đảm Hàng hải và C8 Hải quân triển khai trinh sát các vùng trọng điểm:

- Khu vực Nhà máy Xi măng: Hoàng Phú Tròn, Hoàng Văn Nguyên.   

- Khu vực đóng tàu Bạch Đằng: Nguyễn Duy Thanh, Lưu Đức Kính.

- Khu tập thể An Dương: Lê Văn Bách, Đặng Khắc Vỹ, Lê Văn Diệm.

Phát hiện có mấy quả bom từ trường chưa nổ, Ban Chỉ huy Đội báo cáo kế hoạch tháo gỡ lên cấp trên. Cùng thời gian này có hai chiến sỹ công binh Đông Bắc tháo gỡ một quả bom từ trường ở An Dương, bom nổ tại chỗ làm cả hai chiến sỹ hy sinh. Kế hoạch tháo gỡ bom từ trường được cấp trên chuẩn y đồng chí Phan Tiền Đạo thay mặt Ban chỉ đạo giao nhiệm vụ cho Đội Phá lôi Bảo đảm Hàng hải và Đội 8 Hải quân tổ chức tháo gỡ.


Đêm 16/10/1967 rạng sáng 17/10/1967, nhóm trinh sát tháo gỡ hỗn hợp gồm:

- Tuyến I: Trương Thế Hùng - Chỉ huy, Nguyễn Thái Phong, Trần Thanh Hoài, Đào Ngọc Tuân.

- Tuyến II: Lê Văn Bách, Trần Văn Nhớn, Trần Tiến Nhiên, Vũ Giang,...

Phương tiện di chuyển là xe ô tô Robur của Ty Bảo đảm Hàng hải và đã tháo gỡ quả bom từ trường đầu tiên ở Hải Phòng.

Với lòng dũng cảm, thông minh và khôn khéo các đồng chí trong Đội Rà phá thủy lôi đã tháo gỡ thành công bộ máy DST còn nguyên vẹn ngày 17/10/1967 tại Khu An Dương. Bộ máy này được chúng ta kịp thời phục hồi để nghiên cứu phục vụ công tác rà phá thuỷ lôi, bom từ trường.


Ngày 18/10/1967, tiếp tục tháo gỡ quả bom từ trường thứ hai tại khu Nhà máy Xi măng. Ngày 13/11/1967, Đội Phá lôi - Ty Bảo đảm Hàng hải cử đồng chí Hoàng Phú Tròn phụ trách một phân đội rà phá thực nghiệm tại vùng Phà Cựu - Thanh Hà đã phá nổ quả bom từ trường đầu tiên tại Hải Phòng bằng công nghệ kéo tấm tôn sắt (đạt tốc độ chuẩn, bom nổ dễ dàng). Từ đó, việc rà phá thuỷ lôi và bom từ trường đạt hiệu suất cao.


Đến tháng 12/1967, tất cả các luồng vận tải Hải Phòng đều được giải toả, nhưng các tuyến từ Hải Phòng đi ra tiền tuyến vẫn bị phong toả. Trước tình hình đó dưới sự chỉ đạo của cấp trên, Đội Phá lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải bố trí lực lượng chốt giữ tất cả các vùng chiến thuật:

- Một phân đội phá lôi vùng Lạch Trào, Đò Lèn từ tháng 2/1967 đến 26/3/1968 phá nổ 44 quả thuỷ lôi, tham gia cùng Hải quân tháo gỡ 5 quả MK52 - Mod 0.

- Một phân đội chốt giữ vùng Lạch Giang - Ninh Cơ, cảng Nam Định và phụ cận từ ngày 20/11/1967 đến ngày 12/3/1968 phá nổ 101 quả thuỷ lôi. PĐ67 - 3 được thử nghiệm trận đầu vào ngày 18/2/1968 phá nổ 2 quả, sau đó phá nổ liên tiếp nhiều quả.

- Hai phân đội tăng cường chốt giữ các tuyến vượt sông vùng Quảng Bình ngày 05/12/1967 đến ngày 15/11/1968 chia làm 3 đợt:

+ Đợt 1 từ ngày 5/12/1967 đến ngày 30/01/1968 - Xuân Mậu Thân 1968.

+ Đợt 2 từ ngày 04/3/1968 đến tháng 5/1968 - đợt Mỹ xuống thang lần thứ nhất.

+ Đạt 3 từ 24/9/1968 đến 15/11/1968 - đạt Mỹ xuống thang lần thứ hai ngừng bắn vô điều kiện.

- Lực lượng phá lôi Trạm 4 Thanh Hoá tiến vào phá lôi giải toả Lạch Quèn phía Bắc Nghệ An, tạo điều kiện cho đội thuyền vận tải thọc sâu vào Nam.

- Thành lập Đội Xung kích II có ba phân đội lấy Trạm 3 của Ty Bảo đảm Hàng hải ở Nam Hà làm nòng cốt tiến vào giải phóng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh để đón thuyền vận tải từ Bắc vào.

- Phân đội tiến vào phá lôi vùng Lạch Cờn, sau đó là Nhật Lệ...

- Đêm 22/10/1968, chiến dịch vận tải xăng dầu bằng phi vào Lạch Quèn đưa lên thuyền tấp nập tiến vào Nam.

- Ngày 26/10/1968, Đoàn Phá lôi tàu Tankit của Ty Bảo đảm Hàng hải tiến quân vào hội quân vùng Sông Gianh, tàu TK160 gắn hai PĐ67 - 3 trên bè có cần đẩy và Tankit 1 chạy lướt kiểm tra luồng, 04/11/1968 đã có mặt tại vùng chiến thuật sông Gianh. Một phân đội C8 Hải quân do đồng chí Huỳnh Ngọc Tiên phụ trách cũng có mặt ở vùng sông Gianh (01 tàu Tankit đã được bàn giao cho Bảo tàng Cách mạngViệt Nam làm hiện vật lịch sử vào năm 2003).

Ngày 24/2/1968, Cục Vận tải Đường biển công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ huy chống phong toả vùng Cửa Hội - Bến Thuỷ:

- Đồng chí Phạm Hải - Phó Ty Bảo đảm Hàng hải: Chỉ huy trưởng;

- Đồng chí Nguyễn Trung Lương - Phó Giám đốc Cảng Bến Thuỷ: Chỉ huy phó;

- Đồng chí Ngọc - Cán bộ quân sự Cục: Chỉ huy phó;

- Đồng chí Nguyễn Thái Phong - Đội trưởng Đội Phá lôi: Uỷ viên;

- Đồng chí Đào Kỳ - C8 Hải quân: Uỷ viên;

- Đồng chí Huỳnh Ngọc Tiên - C8 Hải Quân: Uỷ viên.

Về kế hoạch phá lôi, bố trí lực lượng do ngành Đường biển của Ty Bảo đảm Hàng hải điều hành. Ngoài 5 đội tàu, bè phá lôi PĐ67 - 3 còn có một phân đội phá lôi bằng khí tài thủ công và hai đường dây rà bằng nam châm tự trôi theo thuỷ triều để phá lôi vùng trọng điểm, số thuỷ lôi phá được ở vùng Cửa Hội - Bến Thuỷ là 267 quả, tháo gỡ 03 quả, giải toả toàn bộ vùng Cửa Hội - Bến Thuỷ đưa vào khai thác.


Tháng 4/1968, theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải, ngành Đường biển đã chế tạo một khối lượng lớn PĐ67 - 3 cung cấp cho các đơn vị. Đồng chí Phó Ty Bảo đảm Hàng hải Vũ Long Vân phụ trách việc tổ chức thành lập các phân đội và trực tiếp đi theo đoàn tàu Tankit.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 04 Tháng Tư, 2023, 07:30:33 am
Tại vùng chiến thuật sông Gianh, chúng ta phá nổ 243 quả thuỷ lôi, tháo gỡ 02 quả MK42.

Ở vùng Cửa Hội - Bến Thủy và Sông Lam, Đội Phá lôi - Ty Bảo đảm Hàng hải chốt giữ kết hợp với đơn vị Trạm 5 và một phân đội Hải quân là chủ chốt. Thiết bị phá lôi PĐ67 V3 được bố trí 5 đội hình, trong đó ca nô phá lôi NBV (người bảo vệ) phá lôi vùng cửa biển.


Vừa tham gia chống bao vây phong toả, Ty Bảo đảm Hàng hải vừa coi trọng việc xây dựng cơ bản, làm thêm bến bãi sơ tán, cải tạo luồng lạch, phao tiêu, các cơ sở sửa chữa phương tiện thiết bị và dự trữ vật tư, các công trình phòng không sơ tán, chế tạo kịp thời các phương tiện rà phá thuỷ lôi...


Ty Bảo đảm Hàng hải góp phần cùng ngành Đường biển hằng năm tổ chức vận chuyển được nhiều hàng hoá, bảo đảm được các yêu cầu cơ bản của tiền tuyến lớn và của Khu IV, đặc biệt là những mặt hàng chiến lược quan trọng như hàng quân sự, nhiên liệu, lương thực. Nhờ công tác bảo đảm an toàn hàng hải, trong ba năm (1969- 1971) khôi phục và phát triển, công tác vận tải đường biển từng bước đi vào ổn định phục vụ kịp thời cho tiền tuyến và xây dựng kinh tế củng cố hậu phương.


Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong Chiến dịch VT5 cán bộ, công nhân, thuỷ thủ Ty Bảo đảm Hàng hải vẫn tiếp tục rà quét thuỷ lôi, bom mìn, dọn sạch luồng lạch, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền vận chuyển từ Quảng Ninh, Hải Phòng vào Khu IV. Mặc dù đang trong thời bình nhưng các đơn vị rà phá thuỷ lôi của ngành Đường biển luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Các đảo đèn quan trọng đều bảo đảm 100% đèn chiếu sáng, hệ thống phao tiêu trên luồng lạch luôn đầy đủ (được kịp thời bổ sung sau các cơn bão). Hệ thống radio - phare nhanh chóng hoà nhập vào mạng lưới phao tiêu, đèn biển tạo thành hệ thống bảo đảm hàng hải có độ tin cậy cao, phục vụ tốt nhu cầu giao thông vận tải của toàn Ngành.


Nhận biết các thiết bị phá thuỷ lôi thời kỳ 1967 - 1968 không còn phù hợp với các loại thuỷ lôi Mỹ phong toả năm 1972 nên các cán bộ đã có cải tiến. Một số tự vệ của Ty Bảo đảm Hàng hải ngày ấy dũng cảm trục vớt được thuỷ lôi thế hệ mới (loại MK42) khi nó chưa nổ phục vụ kịp thời cho công tác nghiên cứu cải tiến thiết bị phá lôi.


Ngày 19/5/1972, Đoàn Thanh niên Ty Bảo đảm Hàng hải tập trung những thanh niên tình nguyện học lớp tập huấn quả bom từ trường MK42 - Mod 0 và quả MK52 - Mod 0 do đồng chí Nguyễn Thái Phong - Đội trường Bảo đảm Hàng hải giảng dạy.


Vì điều kiện khó khăn thiếu thốn nên cán bộ công nhân viên Ty Bảo đảm Hàng hải tận dụng những phương tiện hiện có, đa dạng hoá đội tàu trang bị các thiết bị rà phá từ ĐB - 01 đến ĐB - 04 tổ chức và hoàn chỉnh. 14 tàu thuyền rà phá các loại đã hình thành như một "Hạm đội phá lôi" do Ty Bảo đảm Hàng hải quản lý và chỉ huy.


ĐB72 - 02, ĐB72 - 03 là thành công lớn của công nghệ rà phá thuỷ lôi năm 1972 sản phẩm trí tuệ của ngành Đường biển. Hiệu quả cao và an toàn, đã phá nổ nhiều quả MK42 trên các luồng từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Bến Thuỷ, Lạch Giang, Phà Giang, Quảng Bình. Có nhiều trận thuỷ lôi nổ liên tục, không thể đếm được chính xác số thuỷ lôi phát nổ.


Công trình chế tạo thiết bị rà phá thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải ngày ấy đã phát huy hiệu quả cao. Nhờ những thành quả trên, mà sau này Chủ tịch nước tặng Giải thường Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật cho Công trình Phá thuỷ lôi từ tính và bom từ trường.


Những ngày cuối tháng 12/1972 là thời kì căng thẳng và ác liệt bởi Mỹ đang dốc sức leo những nấc thang cuối cùng của tội ác, hòng cứu vãn tình hình chiến trường miền Nam và giành lại lợi thế trên bàn đàm phán Hiệp định Genève về lập lại hoà bình ở Việt Nam.


Từ ngày 10/01/1973, Ty Bảo đảm Hàng hải huy động toàn bộ lực lượng rà phá thuỷ lôi phối hợp với Hải quân và các địa phương tiến hành tổng công kích rà phá thuỷ lôi và tháo gỡ bom mìn trên toàn bộ các tuyến từ Quảng Ninh tới Quảng Bình và luồng dẫn tàu vào cảng Hải Phòng. Ngày 16/01/1973 các tàu cỡ nhỏ và vừa được giao nhiệm vụ chạy kiểm tra luồng Nam Triệu sau đó cho tàu loại 2.000 tấn chạy thử an toàn.


Tại vùng Cửa Vạn ngày 21/01/1973, Tàu Gui Sa - Cu Ba trọng tải 10.000 tấn đã ra vào Cửa Vạn an toàn, cùng ngày tàu Việt Bảo vận chuyển hàng qua Cừa Vạn an toàn.

Ngày 05/02/1973, tàu Việt Bảo dẫn đầu một đoàn tàu Việt Nam và đoàn tàu nước ngoài: Hồng Kỳ 88, Hồng Kỳ 89 và Hồng Kỳ 157,... chở đầy hàng cập cảng Hải Phòng an toàn trong niềm vui của toàn Ngành và hàng trăm sĩ quan thuyền viên các nước có mặt tại đây.


Ngày 13/3/1973, luồng Lạch Miều - Hòn Gai đưa vào sử dụng; ngày 25/3/1973 giải toả xong luồng Cửa Vạn; ngày 30/3/1973 khai thông luồng Đông Tráng - Cửa Ông và tất cả các luồng ngắn, các bến bãi trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.


Khu vực miền Trung, ngày 18/1/1973 mở luồng Cửa Hội - Bến Thuý; ngày 19/1/1973 mở luồng sông Gianh và 21/01/1973 mở luồng Nhật Lệ.

Tính đến hết chiến tranh phá hoại của Mỹ, với trên 500 đài quan sát Ty Bảo đảm Hàng hải đã quan trắc đánh dấu được 6.798 quà thuỷ lôi; tháo gỡ 67 quả thuỷ lôi và bom mìn; rà phá nổ 2.157 quả thủy lôi, bom từ trường, 1.120 bom khoan, bom cam, bom từ trường32 (Tư liệu của ông Nguyễn Thái Phong - nguyên Đội trưởng Phá thủy lôi).


Để phong toả đường biển, bên cạnh thả thuỷ lôi, trong suốt thời gian từ năm 1965 đến 1972, Mỹ tập trung ném bom huỷ diệt các đèn đảo dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình nhằm phá hoại tín hiệu dẫn đường ban đêm, gây khó khăn cho tàu biển của bạn bè quốc tế chở hàng viện trợ Việt Nam.


Hằng đêm, các công nhân luồng dùng đèn pin làm "đăng tiêu sống" để dẫn luồng tàu tránh được thuỷ lôi nổ. Công nhân trên đảo đèn Long Châu (sống trên diện tích chưa đầy 1 km2) - chiến đấu với 238 trận máy bay Mỹ, 5.000 tấn bom đạn dội xuống đảo nhưng Hải Đăng Long Châu - Mắt ngọc của Tổ quốc luôn toả sáng. Đảo đèn Hòn Dáu với diện tích chưa đầy 1/4 km2 bị đánh 116 trận với hàng ngàn tấn bom đạn, đèn chính bị đánh sập nhưng chỉ trong vòng 24 giờ ngọn đèn hải đăng tạm thời lại chớp sáng để chỉ dẫn tàu ra vào cảng Hải Phòng. Không những thế, họ còn dũng cảm chiến đấu bắn trả quyết liệt máy bay Mỹ bằng những vũ khí có trong tay như pháo, súng đại liên, trung liên đặt trên các nhà đèn.


Đội ngũ những người làm công tác bảo đảm an toàn hàng hải còn đóng góp vào việc mở luồng thông tuyến đưa dắt các con tàu không số từ Bến Nghiêng (Đồ Sơn) ra tới phao 0 để tiếp viện vũ khí lương thực cho chiến trường miền Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ; việc mở thêm tuyến luồng Việt Trung I, Việt Trung II và hướng dẫn báo hiệu an toàn góp phần tiếp nhận hàng trăm triệu tấn hàng hoá, lương thực thuốc men của các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam góp phần đánh thắng đế quốc Mỹ.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 04 Tháng Tư, 2023, 07:37:47 am
Cuộc chiến đấu chống phong toả sông, biển luồng tàu của giặc Mỹ đã có 13 chiến sĩ hy sinh trong lúc trực tiếp rà phá thuỷ lôi của địch, 10 chiến sĩ hy sinh trong lúc đang quan sát thuỷ lôi; 13 thương binh trong rà phá thuỷ lôi là cán bộ công nhân của Ty Bảo đảm Hàng hải; 3 ca nô bị đánh chìm; 10 tàu phá lôi bị hư hỏng.


11/13 liệt sỹ trong lúc làm nhiệm vụ quan sát, rà phá thuỷ lôi, trực gác đèn biển trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, bao gồm:

1. Đồng chí Nguyễn Tài Ngọ quê xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Hy sinh năm 1966 trong khi trực gác đèn cửa Lạch Bạng tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.

2. Đồng chí Nguyễn Duyên Sáng quê xã Hoàn Quang, huyện Hoang Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Hy sinh năm 1966 (sau đồng chí Nguyễn Tài Ngọ) trong khi trực gác đèn cừa Lạch Bạng tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá trong khi trực gác đèn cửa Lạch Bạng.

3. Đồng chí Nguyễn Văn Thụ người miền Nam (không rõ quê quán). Hy sinh năm 1966 tại cống Quần Vinh, trong khi trực gác đèn Ninh Cơ, cửa Ninh Cơ, xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tinh Nam Định.

4. Đồng chí Nguyễn Hữu Tuy quê xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Hy sinh năm 1967 trong khi trực gác đèn Lạch Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

5. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tĩnh quê thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Hy sinh năm 1967 trong lúc rà phá thủy lôi tại khu vực xã Hoàng Châu, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

6. Đồng chí Trương Văn Xa quê xã An Dương, huyện Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Hy sinh năm 1967 trong lúc tầu hút sông đang nạo vét âu tầu tại khu vực X3 cầu Đại Tám huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà.

7. Đồng chí Hoàng Văn Hiệu quê xã Đại Hợp, huyện An Thụy, thành phố Hải Phòng. Hy sinh năm 1967 trong lúc tầu hút sông đang nạo vét âu tầu tại khu vực X3 cầu Đại Tám huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà.

8. Đồng chí Trần Văn Lạng quê xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà. Hy sinh năm 1968 trong khi làm nhiệm vụ hoa tiêu dẫn tàu hải quân ra biển chiến đấu ngoài biển.

9. Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh quê xã Hải Giang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà. Hy sinh năm 1968 tại Cửa Lạch, Ninh Cơ trong khi đang rà phá thuỷ lôi tại khu vực cống Quần Vinh, xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà.

10. Đồng chí Nguyễn Tiến Thức quê xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Hy sinh năm 1972 trong khi gác trực đèn tại trạm đèn Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

11. Đồng chí Đậu Khắc Ngân quê xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hy sinh năm 1972 trong khi bảo vệ âu giấu tàu tại X2 Thanh Hoá, xã Hoằng Đại, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá (Vì đồng chí Ngân là con một nên mẹ của đồng chí đã được Nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng).


Các liệt sỹ khác thuộc khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, đèn đảo... như: đồng chí Nguyễn Thanh Tân - Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Tự vệ; Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Tuyến, Đỗ Thị Mây, Cao Quang Viên;...

Thành công trong việc rà phá hàng loạt thuỷ lôi và bom từ trường của Mỹ thả xuống phong toả luồng vào cảng của Ty Bảo đảm Hàng hải góp phần đập tan âm mưu phong toả bằng đường biển của Mỹ, tăng thêm niềm tin để bạn bè quốc tế tiếp tục cho tàu biển chờ hàng giúp đỡ Việt Nam.


Ty Bảo đảm Hàng hải xác định rõ tư tường chỉ đạo, hoạt động cụ thể hoá các quan điểm về phương hướng phát triển 5 năm (1971 - 1975). Năm 1974, ngành Đường biển vận chuyển được đầy đủ về số lượng và chất lượng các mặt hàng chủ yếu, hoàn thành vượt mức kế hoạch vận tải phục vụ Khu IV và chiến trường B, C. Đến cuối tháng 9/1974, trên 33 vạn tấn vật chất các loại được chuyển tới các chiến trường. Ngành Đường biển cấp tốc huy động tới 75% lực lượng và phương tiện tham gia vào công cuộc giải phóng miền Nam.


Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, từ đầu năm 1975, Ty Bảo đảm Hàng hải bước vào thực hiện kế hoạch vận tải mới của ngành Đường biển để đáp ứng tới mức cao nhất yêu cầu vận tải phục vụ chiến đấu, sản xuất của miền Nam, chi viện cho cách mạng Lào. Thời kỳ này, hơn 60% năng lực vận tải được huy động để vận chuyển cho chiến trường nhằm gấp rút lập kho dự trữ các hướng chiến lược.


Ty Bảo đảm Hàng hải tự hào, bằng việc bảo đảm an toàn hàng hải, góp phần đưa con tàu của ngành Đường biển có mặt trên các chiến trường trong cuộc Tổng Tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, góp phần xứng đáng vào sự nghiên giải phóng miền Nam, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 04 Tháng Tư, 2023, 07:50:27 am
PHẦN II
CUỘC CHIẾN CHỐNG PHONG TỎA SÔNG, BIỂN
QUA MỘT SỐ HỒI ỨC

ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, QUÂN DÂN HẢI PHÒNG TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG PHONG TOẢ CỦA ĐỂ QUỐC MỸ


Lê Đức Thịnh33
(Nguyên Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hải Phòng, Uỷ viên Ban Chống phong toả Đường biển (trực thuộc Chính phủ))


Tháng 10 năm 1962, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An thành phố Hải Phòng tạo nên sức mạnh mới cả về thể và lưc- không những có khu nội thành tập trung đông công nhân lao động mà còn có cả vùng nông thôn, ven biển, hải đảo rộng lớn, với những vùng đảo tiền tiêu quan trọng như đảo Bạch Long Vĩ, Long Châu, Cát Bà, Cát Hải, bán đảo Đồ Sơn, các huyện Thuỷ Nguyên, An Hải, Kiến Thuỵ, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Có nhiều cơ sở công nghiệp tập trung quan trọng như Nhà máy Xi măng, Nhà máy Điện, Nhà máy Đóng tàu, có cảng lớn nhất miền Bắc - tiếp nhận hơn 80% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, với hệ thống giao thông đường sắt, đường 5, đường 10 và hệ thống đường sông chằng chịt gồm sông Bạch Đằng, sông Giá, sông Cấm, Lạch Huyện, sông Thái Bình, sông Hoá, sông Luộc, sông Thượng Lý, sông Re... rất thuận lợi cho vận tải thuỷ nhưng cũng chia cắt từng huyện, khu phố thành những đảo nhỏ, đi lại phải qua nhiều cầu phà, bến đò... Nông nghiệp cũng đa dạng, có nghề cá, nghề muối phát triển. Gần 30 vạn dân tập trung tại nội thành và thị xã Kiến An, gần 70 vạn dân ngoại thành. Vì vậy, Hải Phòng là thành phố có vị trí kinh tế và quốc phòng quan trọng. Trong lịch sử biết bao lần bọn xâm lược đều từ đường biển đánh vào chiếm Hải Phòng, Bạch Đằng Giang và khi thua thì rút chạy qua đường biển Hải Phòng.


Diễn biến cuộc chiến tranh phá hoại phong toả vùng sông biển và thành phố Hải Phòng của đế quốc Mỹ có thể tóm lược như sau: Ngày 5/8/1964, Hải quân Mỹ cho máy bay bắn phá Hòn Gai và một số nơi khác. Máy bay Mỹ đã bay qua không phận Hải Phòng, mở đầu cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc.


Với Chiến dịch Mũi Lao Lửa (đầu tháng 2/1965), Chiến dịch Sấm Rền (mở đầu ngày 2/3/1965), ngày 26/3/1965 và liên tiếp các ngày 29, 30/3/1965 máy bay Mỹ ném bom bắn phá đảo Bạch Long Vĩ và tiếp sau đánh phá đảo đèn Long Châu, bắn phá một số phương tiện vận tải và đánh cá ven biển, đánh phá cầu Phú Lương, Lai Vu.


Ngày 29/6/1966, Mỹ đánh phá khu xăng dầu Thượng Lý, nơi tiếp nhận gần 70% xăng dầu vào miền Bắc, đồng thời cũng đánh phá kho dầu Đức Giang - Hà Nội. Những ngày tiếp theo, liên tiếp đánh phá kho Thượng Lý, kho dầu Đồ Sơn, ga Thượng Lý và nhiều nơi chúng cho là có kho xăng dầu và bến tiếp nhận phân tán, nhằm triệt tiêu, diệt nguồn nhiên liệu các loại phương tiện vận tải, các nhà máy điện Diesel, triệt được việc chi viện cho miền Nam, đưa chiến tranh phá hoại vào gần trung tâm thành phố.


Ngày 22/3/1967, Mỹ tập trung đánh phá một loạt xí nghiệp quan trọng nhất của thành phố dọc sông Cấm từ Nhà máy Xi măng, Điện Thượng Lý, Nhà máy Bê tông đúc sẵn, Nhà máy Xay, Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy Nhiệt điện Cửa Cấm, Nhà máy Sắt tráng men, hoá chất sông Cấm...


Từ ngày 4/8/1967, chúng mở chiến dịch tập trung đánh phá, thả bom mìn chở nổ, phong toả Cảng và thành phố. Chúng đánh phá từ vòng ngoài: cầu Nghìn, sông Hóa, bền phà Quý Cao, Tiên Cựu. Cùng ngày chúng đánh phá các bến phà Rừng, phà Đụn, phà Kiền Bái, các cầu Đá Bạch, cầu Giá, triệt đường nước ngọt duy nhất đủ tiêu chuẩn cung cấp cho các tàu biển từ Nhà máy Nước ngọt Vàng Danh (Uông Bí).


Từ ngày 2/9/1967, chúng ném bom, mìn chờ nổ vào các sông trên toàn thành phố, đánh phá huỷ diệt các cầu XI măng cầu đường sắt, cầu Rào, cầu Niệm, làm cho giao thông vân tải khó khăn, bị ách tắc, chia cắt các khu phố, các huyen thành những đảo nhỏ.


Ngày 31/3/1968, Mỹ phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, ngừng ném bom Hải Phòng.

Ngày 16/4/1972, Mỹ ném bom tại Hải Phòng, dùng B52 ném bom rải thảm vào khu Thượng - Hạ Lý và Kiến Thuỵ.

Ngày 5/9/1972, chúng lại thả thuỷ lôi, phong toả các luồng lạch trên biển, vào Cảng Hải Phòng, thả bom mìn vào các sông rạch, đánh phá các cầu đường, luồng lạch vào thành phố.

Ngày 22/10/1972, chúng tạm ngừng ném bom và thả thuỷ lôi, mìn phong toả thành phố.

Ngày 18/12/1972, Mỹ tiến hành tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và vùng phụ cận.

Ngày 30/12/1972, Mỹ phải chịu nhận thất bại, ngừng ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Điểm lại những bước leo thang chiến tranh của Mỹ ở khu vực Hải Phòng, ngay từ những ngày đầu tiên đánh đảo Bạch Long Vĩ, đến các đợt thả thuỷ lôi, bom mìn chờ nổ, đến việc ném bom rải thảm B52 hủy diệt thành phố... đều nhằm mục đích phá hoại, hạn chế, chặn đứng việc tiếp tế, vận chuyển thiết bị, vật tư, nhiên liệu hàng hoá từ bên ngoài vào, vận chuyển cung cấp cho thủ đô và miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Vì vậy, khi nói chống phong toả vùng sông biển, cảng Hải Phòng, chúng ta cần phải có quan điểm nghiên cứu toàn diện hơn những hoạt động liên quan đến chống phong toả.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 04 Tháng Tư, 2023, 07:52:29 am
Trước hết phải nói đến việc tổ chức lực lượng, phối hợp hiệp đồng đánh địch của các lực lượng vũ trang nhân dân. Từ việc phán đoán đúng âm mưu, thủ đoạn, quy luật của địch ta bố trí các lực lượng bắn máy bay tầm thấp, tầm cao trong từng đợt, thậm chí từng trận đánh. Thí dụ, trong đợt Mỹ đánh phá đào Bạch Long Vĩ. Ngay ngày đầu tiên 26/3/1965, quân dân ở đây đã bắn rơi một máy bay Mỹ và cũng là chiếc máy bay đầâu tiên bị bắn cháy trên bầu trời thành phố. Tiếp đó ngày 5/11/1965, Đảo lại bắn rơi thêm 5 máy bay nữa. Hoặc như trong trận đánh Cụm Thành Công, trong một ngày, ta bắn rơi 6 máy bay Mỹ - trong đó dân quân nữ Thuỵ Hương (Kiến Thuỵ) bắn rơi một chiếc. Càng đánh, lực lượng càng phát triển số lượng và chất lượng. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, dân quân huyện được trang bị thành những đại đội, tiểu đoàn súng máy, pháo tầm thấp, thay thế cho bộ đội chủ lực đánh địch khắp nơi. Quân dân ta đã làm trận địa giả, nhả khỏi nghi trang che giấu những mục tiêu quan trọng, làm trận địa tên lửa dã chiến sát luỹ tre làng, có thể di chuyển ngay giữa hai đợt địch đánh phá, hạn chế không cho địch đánh trúng mục tiêu, vừa bảo toàn lực lượng, vừa đánh địch có hiệu quả. Khi địch đánh phá các kho xăng dầu, nơi tiếp nhận nhiên liệu thì ta tạo ra nhiều nơi tiếp nhận, nhiều kho phân tán mới. Ta đã sản xuất hàng ngàn si-téc chứa dầu chôn sâu dưới đất, đưa vào hang núi dùng tàu nhò, sà lan áp mạn tàu biển nhận dầu ngay từ ngoài biển, xây dựng hệ thống đường ống vận chuyển dầu vươn dài qua vườn, đồng ruộng, sông, núi và vào tận miền Nam.


Công tác đảm bảo giao thông vận tải, giải toả hàng hoá càng ngày càng trở nên quan trọng và luôn là công tác trọng tâm, huy động mọi sức lực của quân dân thành phố, cũng như của Trung ương và các tỉnh bạn. Điển hình phong trào làm giao thông nông thôn những năm 1963 - 1965 đã tạo ra hàng ngàn ki-lô-mét đường từ huyện về xã, thôn. Đến năm 1967, ta làm thêm, nâng cấp gần 200 km đường bộ, tăng thêm nhiều phà, ca nô kéo cho 10 bến phà chính, làm thêm bến phà mới và hơn 20 bến phà phòng tránh. Cả một hệ thống cầu phao, cầu treo liền sát trong và xung quanh thành phố đã hình thành. Ngay việc tìm ra kỹ thuật, phương pháp khắc phục tình hình, giờ giấc nước thuỷ triều lên xuống, phục nền đất lầy thụt ở Hải Phòng cũng rất công phu, sáng tạo để tạo ra những cầu phao mới. Những cầu phao này từ chỗ là tre, luồng, sau chuyển thành thuyền gỗ, phao gồ, phao sắt, rồi tận dụne vỏ thùng tên lửa thay thế với ưu điểm nhanh chóng lắp ráp, tháo rời và cất giấu. Ta dùng cần cẩu pông-tông lắp nhịp cầu, đường sắt. Ban đêm lắp cho tên lửa qua lại, buổi sáng lại tháo dỡ cất đi, đảm bảo vận tải an toàn. Thành phố tập trung chỉ đạo hằng ngày việc giải toả hàng hoá đi các nơi, thứ tự ưu tiên trước - sau, hàng hoá để lại - phân tán, cất giấu ở nội thành - ngoại thành. Ngoài ra, chúng ta cũng tạo nhiều bến bãi dỡ hàng hoá phân tán ven biển, ven sông, dùng phương tiện vận tải nhỏ tiếp nhận hàng từ biển đi thẳng vào nội địa. Công nhân cảng tổ chức vào Ninh Cơ, sông Gianh, Đông Hà... bốc dỡ hàng hoá - thậm chí còn phân cảng ở Lạng Sơn, nhận hàng kịp thời thay thế cho đường biển. Nhiều con tàu không số xuất phát từ Đồ Sơn, Lâm Động theo đường Hồ Chí Minh trên biển chi viện thẳng cho chiến trường miền Nam. Thật là những kỳ tích anh hùng.


Việc phân tán hàng trăm xí nghiệp công nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, mậu dịch, dịch vụ ra ngoại thành và tỉnh bạn, vừa bảo vệ, duy trì, phát triển được sản xuất, vừa phục vụ cho chiến đấu, vận tải và đời sống. Mặt khác, có những bộ phận cơ quan xí nghiệp vẫn phải bám trụ ở nội thành để sản xuất và phục vụ, như vậy vừa bảo vệ được lực lượng công nhân lao động vừa bố trí được lực lượng trực chiến thích hợp ở nội, ngoại thành. Cùng với việc sơ tán các lực lượng lao động và máy móc, thiết bị, phong trào xây dựng trạm cơ khí nhỏ của một số hợp tác xã nông nghiệp, kéo đường điện về nông thôn, đã tạo điều kiện phân tán cơ sở sản xuất về thôn, xã. Từ chỗ đưa xí nghiệp ra rìa núi, ven sông, khi địch bắn phá dễ bị đất, đá văng ra làm hư hại máy móc và thương vong con người, ta cải tiến xây dựng tường dày bao che xí nghiệp phân tán vào các vườn cây, các nhà dân, đào đất sâu đặt máy phát điện và các máy móc quan trọng, hoặc đưa hẳn xí nghiệp và hang núi. Có những việc làm rất kì công như làm ống hút khói bụi xi măng xuống thấp, đưa ra bờ sông cấm, đánh lừa địch đề Nhà máy Xi măng vẫn sản xuất tiếp tục, ngày đêm thành phố vẫn có ánh sáng điện làm cho địch càng bực tức, điên đầu.


Địch tập trung đánh phá Nhà máy Nước Vành Danh và đường ống dẫn nước ngọt duy nhất đủ tiêu chuẩn, cung cấp cho tàu biển. Để bảo vệ Nhà máy, chúng ta xây dựng tường bao bọc và nghi trang cho Nhà máy, không khôi phục cầu Đá Bạch để nghi trang. Xây dựng hệ thống ống thép xip-phông thả chìm xuống lòng sông Đá Bạch, sông Giá, sông Cấm đưa về cảng; xây dựng hệ thống tiếp nước từ Kim Sơn qua sông đào Thượng Lý về nội thành. Từ kinh nghiệm này ta đã xây dựng những hệ thống xip-phông lớn đưa nước ngọt từ Vĩnh Bảo về Tiên Lãng, từ Kinh Môn về Thuỷ Nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp.


Công tác tuyên truyền đối ngoại cũng góp phần tích cực cho việc chống phong toả: kịp thời thông báo chiến thắng, vạch tội ác của địch, họp báo, tổ chức triển lãm máy bay địch bị bắn rơi, tranh thủ sự đồng tình của các đoàn ngoại giao, báo chí và các vị khách quốc tế, đảm bảo phục vụ tốt và an toàn cho sĩ quan, thuỷ thủ các nước; hoà giải, đoàn kết mọi lực lượng tàu nước ngoài; bố trí xen kẽ và kéo dài nơi neo đậu tàu nước ngoài trên sông Cấm, hạn chế diện bắn phá của địch. Việc này đã góp phần đáng kể vào việc chống phong toả của Mỹ.


Sự lãnh đạo chỉ đạo của Thành uỷ, Ủy ban hành chính Thành phố cũng từng bước có tiến bộ. Từ chỗ còn bỡ ngỡ ban đầu, càng ngày càng chặt chẽ, toàn diện, khẩn trương, khoa học, linh hoạt hơn. Gần với thủ đô, nên sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh, Quân khu chặt chẽ, thông báo thông tin nhanh. Các cơ quan của Quân khu, Quân chủng Hải quân, Công an biên phòng, F363, Cục Vận tải Đường biển đóng trên đất Hải Phòng; các cơ sở của ngành bưu điện, truyền thanh được phát triển, đây chính là yếu tố giúp cho việc thông tin, truyền đạt, trao đồi kinh nghiệm nhanh chóng, tạo đà cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy chống phong toả thuận lợi.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 04 Tháng Tư, 2023, 07:53:46 am
Lực lượng quân sự chủ lực, địa phương được tăng cường nhanh - cả về số lượng, chất lượng, trang bị kỹ thuật khí tài. Thí dụ, Sư đoàn Phòng không 363 từ chỗ chi có một E pháo cao xạ, vừa đánh địch vừa phát triển lên thành 3E pháo cao xạ, 1E tên lửa; Sân bay Kiến An được nâng cấp, máy bay chiến đấu được tăng thêm. Đặc biệt từ tháng 6/1965, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định hợp nhất Sư đoàn Bộ binh 350 với Thành đội Hải Phòng thành Bộ Tư lệnh 350 - có tính chất như Bộ Chỉ huy khu vực. Cùng với một số đơn vị trực thuộc thành đội, F350 có các E42, E50 và sau này thêm E5 chuyên xây dựng khung và huấn luyện, xây dựng các tiểu đoàn vào miền Nam chiến đấu. E42, E50 đều sinh ra, lớn lên, chiến đấu ở Hải Phòng và khu Tả Ngạn, suốt những năm kháng chiến chống Pháp, tiếp quản, xây dựng bảo vệ thành phố. Sư đoàn có nhiều tiểu đoàn trực thuộc pháo cao xạ, pháo bờ biển, công binh, trinh sát, thông tin. Bộ Tư lệnh 350 có nhiệm vụ làm tham mưu cấp uỷ nghiên cứu và thực hiện mọi chủ trương, quyết định về quân sự, phối hợp chiến đấu với các lực lượng vũ trang trên địa bàn, trực tiếp chỉ huy các lực lượng bộ đội chủ lực địa phương, dân quân, tự vệ của thành phố. Sự thống nhất lực lượng và chỉ huy trên đây đã tạo ra sức mạnh mới, thay đổi về chất, giúp cho Đảng bộ chính quyền thành phố trong việc lãnh đạo, chỉ đạo chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, chống phong toả của Mỹ.


Sau ngày 5/8/1964, theo chỉ thị của Trung ương, thành phố gấp rút chuẩn bị và ngày 28/9/1964 Hội nghị Thành uỷ thông qua kế hoạch phòng thủ quốc phòng, chống chiến tranh phá hoại bằng Không quân, Hải quân của Mỹ. Hội nghị quyết định lập Ban Chỉ huy phòng không nhân dân, do một đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố làm chủ nhiệm, Bộ Tư lệnh 350 là thường trực. Hội nghị cũng quyết định một số biện pháp như tổ chức thông tin, báo động, vận động làm hầm hố phòng tránh, chuẩn bị sẵn sàng - khi cần thiết thì sơ tán ngay người và cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành và thị xã.


Ngay sau ít ngày, Mỹ bắt đầu Chiến dịch Mũi Lao Lửa, ném bom miền Bắc. Thành uỷ Hải Phòng cử một đoàn cán bộ đi vào Quảng Bình, Vĩnh Linh khảo sát tại chỗ, học tập kinh nghiệm Ngày 1/3/1965, hội nghị Thành uỷ nghe báo cáo kinh nghiệm chiến đấu và phòng tránh của quân dân Quảng Bình, Vinh Linh; kiểm điểm kết quả thi hành Quyết định tháng 9/1964 của Thành uỷ, nêu ra những thiếu sót: vân chủ quan, tiến hành chưa thật khẩn trương. Hội nghị quyết định thành lập Ban Sơ tán để chỉ đạo chuẩn bị kế hoạch, địa bàn sơ tán xí nghiệp, trường học, bệnh viện, phát động làm hầm hố phòng tránh liền đường, liền nhà, liền giường; quyết định đồng chí Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố làm Chủ nhiệm Phòng không nhân dân.


Ngày 26/3/1965, máy bay và tàu chiến Hải quân Mỹ đánh phá đảo Bạch Long Vĩ. Nhờ rút kinh nghiệm, bổ khuyết kịp thời kinh nghiệm chiến đấu ở Quảng Bình, Vĩnh Linh nên thành phố đã đề nghị khu Tả Ngạn tăng thêm khí tài cho quân dân đảo Bạch Long Vĩ và bố trí lực lượng chiến đấu. Vì thế, khi máy bay và tàu chiến Mỹ đánh phá đảo ngày 26/3/1965 - và tiếp các ngày sau đó, quân dân đảo chiến đấu rất ngoan cường, dũng cảm bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Hồ Chủ tịch gửi thư khen quân dân đảo Bạch Long Vĩ. Ngày đó một đoàn cán bộ Hải quân, Quân khu, Thành uỷ, Thành đội, Thanh niên Hải Phòng ra Bạch Long Vĩ động viên quân dân đảo, rút kinh nghiệm tại chỗ và gần như sau này mỗi đợt chiến đấu đều có kiểm tra tại chỗ, động viên và rút kinh nghiệm kịp thời.


Tôi nhớ trận đầu tiên địch ném bom bắn phá Sở Dầu ngày 29/6/1965. Tôi, anh Lê Bảo và các đồng chí lãnh đạo Sở Công an, khu phố Hồng Bàng đều có mặt tại trận địa. Nhân dân khu Thượng Lý, Hạ Lý, xã Hùng Vương ra cứu hoả rất đông. Tôi đứng trên toa xe quan sát thấy nơi bãi rộng để hàng nghìn thùng dầu loại 200 lít, đang được tập trung để xếp lên toa xe.


Mấy trăm người, cả đồng chí Hội trưởng Hội Phụ nữ thành phố, Chủ tịch Uỷ ban hành chính khu Hồng Bàng và một số cán bộ lãnh đạo khác cũng tham gia lăn các thùng dầu phân tán ra xa, một số đã đưa xa và lăn xuống ao, 2 - 3 người cùng chụm vào lăn 1 thùng dầu. Tình hình rất nguy hiểm, nếu địch đánh phá lại rất khó tránh thương vong, nên chúng tôi phải kêu gọi mọi người tạm thời giải tán ngay về nơi có hầm tránh bom... Buổi tối, Ban Chỉ huy Phòng không nhân dân và Sở Công an họp rút kinh nghiệm, đề ra cách dập tắt các bồn chứa dầu bị cháy, trước hết tập trung cứu các bồn cháy ít hơn tập trung xe cứu hoả phun nước chia cắt ngọn lửa; quyết định đào hào đắp đê ra phía sông Cấm đề phòng tràn dầu ra sông, phân tán các kho dầu, thùng dầu ra rìa luỹ tre làng, hang núi; lực lượng đi cứu hoả, chống sập, sửa đường phải có tổ chức chăt chẽ, không huy động nhân dân ào ạt để tránh thương vong.


Tháng 6/1965, Thường vụ Thành uỷ quyết định thành lập Ban Đảm bảo giao thông, sau này bổ sung thêm nhiệm vụ điều hoà vận tải. Cuộc chiến đấu chống phong toả ngày càng gay go, ác liệt thì hoạt động của Ban cần sáng tạo, tích cực khẩn trương và sự chỉ huy, phối hợp các lực lượng của Ban ngày càng hiệu quả.


Tháng 12/1965, Thường vụ Thành uỷ quyết định thành lập Ban Quân sự, coi như một ban chuyên môn, đặc biệt của thời chiến. Ban này có nhiệm vụ giúp Thành uỷ nghiên cứu đề xuất chủ trương, kế hoạch, biện pháp thực hiện các chỉ thị của Trung ương và Thành uỷ về quân sự, quốc phòng; phối hợp được các lực lượng vũ trang trên địa bàn đoàn kết hiệp đồng chiến đấu. Ban này do đồng chí Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban hành chính làm Phó ban, một số đồng chí Thường vụ Thành uỷ - phụ trách quân sự, công an làm uỷ viên. Các cuộc họp ban thường được các đồng chí đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân, F363, Cục Vận tải Đường biển dự. Sau này định kỳ hoặc những thời điểm quan trọng Ban Quân sự hợp thống nhất nhận định tình hình địch - ta, đề ra chủ trương, kế hoạch, biện pháp thích hợp, giúp cho sự lãnh đạo của Thành uỷ suốt những năm tháng chống Mỹ ngày càng chủ động, linh hoạt.


Thành uỷ cũng quyết định thành lập Ban Đối ngoại do Chủ tịch Uỷ ban hanh chính làm Trưởng ban, cơ quan ngoại vụ làm thương trực, có đại biêu ngành tuyên huấn, văn hoá thông tin, quân sự, dân vận, cảng tham gia, giúp Thành uỷ nghiên cứu và thực hiện công tác đối ngoại.


Từ đầu năm 1966, các đội chống sập hầm, nhà cửa, cứu sập, cứu thương, trạm câp cứu, các đội thanh niên xung phong được tổ chức trang bị dụng cụ, khí tài. Mỗi khi bị đánh phá nhà cửa, cầu đường, trận địa bị đánh sập là các lực lượng có mặt ngay, một lực lượng chiến đấu thầm lặng nhưng rất dũng cảm, ngoan cường. Từ tháng 11/1969, Thành ủy tiến hành tổng kết 3 năm chống chiến tranh phá hoại phong toả thành phố của đế quốc Mỹ. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã về dự. Đồng chí hoan nghênh Thành uỷ, Bộ Tư lệnh 350 sớm tổng kết kinh nghiệm chống chiến tranh phá hoại, chống phong toả ở một thành phố lớn, mật độ dân cư đông. Thành phố có cảng đầu mối giao thông, có công nghiệp tập trung, có vị trí kinh tế quốc phòng an ninh rất quan trọng. Đồng chí nhắc thành phố các thị xã và các đô thị khác nên tổng kết kinh nghiệm sẵn sàng cho những bước tiếp theo.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 04 Tháng Tư, 2023, 07:55:17 am
Tóm lại: các tổ chức khác với nhiệm vụ giúp Thành uỷ Ủy ban hành chính lãnh đạo, chỉ đạo chỉ huy chống chiến tranh phá hoại, chống phong toả dần dần được tổ chức củng cố và phát triển đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngay khi Mỹ ký Hiệp định Paris, chấm dứt ném bom miền Bắc, rút khỏi miền Nam, nhưng một số cơ quan vẫn duy trì và hoạt động đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, như các Ban Quân sự, Đối ngoại, Phòng không nhân dân, Đảm bảo giao thông, Điều hoà vận tải.


Trung ương cũng chỉ đạo một cách sát sao việc chống phong toả của địch, cụ thể năm 1972, thành lập Ban Chống phong toả, thành viên có các đồng chí Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Quân khu, Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển...


Ngay sau khi ta bắt đầu chiến dịch tấn công giải phóng Quảng Trị, Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh đã có chỉ thị, mệnh lệnh các địa phương phải sẵn sàng chiến đấu, chuyển mọi hoạt động sang thời chiến đề phòng địch trờ lại ném bom bắn phá, thả mìn phong toả quyết liệt hơn, tập trung cao hơn.


Ngày 1/4/1972, Ban Quân sự Thành uỷ họp thống nhất nhận định: nhất định sắp tới địch sẽ đánh phá Hải Phòng tập trung cao và đánh ngay vào nội thành, bến cảng, thả bom mìn chờ nổ và cả thuỷ lôi phong toả đường biển, đường sông, bến cảng của ta - không loại trừ chúng cho tàu chiến và nhảy dù đổ bộ vào một số đảo của ta. Đã hàng tháng nay báo chỉ Mỹ và một số hãng thông tấn báo chí phương Tây có nhiều tin bài thăm dò nơi tàu nước ngoài ra vào cảng tăng nhiều, hàng hoá để khắp thành phố, nhiều xe tăng và xe kéo pháo... tập trung ở Cát Bi (đúng là có một số máy kéo Rumani chưa di chuyển, đang tập trung ở đây). Kho dầu đầy ắp, Nhà máy Xi măng, Nhà máy Đóng tàu, Nhà máy Điện Thượng Lý vẫn sản xuất liên tục, nên chúng tôi nhận định: địch đánh phá trở lại, những ngày đầu thì các trọng điểm là: Sở Dầu, khu Thượng - Hạ Lý, khu Cát Bi, cầu Rào, khu An Dương, cầu Niệm, khu kho Cảng, kho Ngoại thương, về phía ta thì đúng 3 năm địch ngừng ném bom thành phố, hơn 90% dân và hơn 80% cơ sở sản xuất đã trở về nội thành. Lực lượng phòng không chủ lực là F363 và lực lượng bắn máy bay tầm thấp sẵn sàng đánh địch. Chúng tôi bàn nhiều về việc tổ chức và tăng cường lực lương quan sát, báo động, trực chiến, sửa chữa công sự, vận động nhân dân và cơ sở sản xuất chuẩn bị sẵn sàng khi có lệnh là sơ tán ra khỏi thành phố.


3h ngày 14/4/1972, anh Nguyễn Chất, Phó Tư lệnh 350 trực chỉ huy báo cho tôi biết: đêm 13/4/1972 địch đánh ra Thanh Hoá. Lúc này anh Trần Kiên, Đỗ Chính và một số đồng chí khác đang họp nghị quyết Trung ương ờ Hà Nội. Chúng tôi hội ý nhanh bằng điện thoại với các đồng chí Hải quân, F363 và một số đồng chí Thường vụ Thành uỷ và nhận định: địch đã đánh ra ngoài vĩ tuyến 20, nhất định những ngày tới chúng sẽ đánh ra Hải Phòng. Với danh nghĩa Chủ nhiệm Phòng không nhân dân, tôi ra lệnh sơ tán khẩn cấp nhân dân ra khỏi nội thành, trừ các xí nghiệp phải phục vụ cho chiến đấu và sinh hoạt, thành phố và lực lượng công nhân phải trực chiến đấu, các xí nghiệp khác cho công nhân tạm nghỉ sản xuất để đưa gia đình đi sơ tán. 7 giờ sáng họp lãnh đạo các ban ngành, đơn vị khu phố, Ủy ban hành chính thành phố nghe phổ biến mệnh lệnh và kế hoạch. Chỉ phổ biến, không bàn cãi, thực hiện lệnh của Chủ nhiệm Phòng không nhân dân. Các đồng chí ra về tiến hành khẩn trương công việc. Bộ Tư lệnh 350 cũng cử một số cán bộ ra Cát Bà, Cát Hải, Long Châu và huyện ngoại thành phố biến mệnh lệnh kế hoạch. Uỷ ban hành chính, Ban Sơ tán tổ chức nhiều đoàn cán bộ xuống vận động, đôn đốc, kiểm tra thực hiện sơ tán vùng trọng điểm. Chúng tôi cũng trực tiếp kiểm tra sơ tán ở các vùng này.


1h30 ngày 16/4/1972, máy bay B52 và nhiều máy bay chiến đấu khác của Mỹ ném bom rải thảm xuống các khu Sở Dầu, Thượng Lý, Hạ Lý, Kiến Thuỵ. Nhiều tàu chiến của Mỹ bắn phá vào Đồ Sơn. Anh Trần Kiên, Đồ Chính, tối 15/4/1972 đi họp ở Hà Nội cũng đã về. Gần 4 giờ sáng anh Trần Kiên chủ trì họp Ban Quân sự tại hầm chỉ huy Bộ Tư lệnh 350, báo cáo sơ bộ kết quả chiến đấu. Pháo bờ biển làn đầu tiên tham gia đánh đã bắn cháy 1 tàu chiến Mỹ. Nhưng vì chưa có kinh nghiệm đánh B52 và bố trí lực lượng còn phân tán nên hiệu quả chiến đấu thấp. Trong hai ngày đêm nhân dân đã sơ tán gần 150.000 người. Khu Thượng Lý mật độ dân đông, có một số người đã sơ tán, đêm lại về lấy thêm đồ đạc, bom rải thảm dày đặc nên thương vong khá nhiều. Lực lượng cứu sập, cứu thương phải tập trung cứu nạn, cứu các kho dầu bị cháy. Xe cứu hoả phải đi vòng qua thị xã Kiến An nên việc triển khai dập lửa bị chậm. Lúc này chưa phát hiện ra có mìn hay thuỷ lôi thả vào các sông rạch. Chúng tôi nhận định địch sẽ đánh liên tiếp cả ngày, đêm, nhiều đợt trong một ngày vào thành phố trong đó có các trọng điểm như dự đoán. Vì thế cần tăng cường lực lượng quan sát, đề phòng địch thả thuỷ lôi. Chúng tôi phân công đồng chí Bí thư ra Sở Chỉ huy, đồng chí Chủ tịch đôn đốc kiểm tra công tác trọng điểm sơ tán và cứu nạn, đồng chí Đỗ Chính trực chỉ huy, trao đổi với các đồng chí F363 Hải quân điều chỉnh lực lượng chiến đấu. Chúng tôi cũng lệnh tiếp cho các xí nghiệp (trừ các xí nghiệp phải bám trụ sản xuất như điện nước, bưu điện, truyền thanh) phải tạm ngừng sản xuất đưa gia đình đi sơ tán, trưng dụng một số xe ca, xe tải đưa dân nhanh chóng ra khỏi thành phố. Gần 8 giờ sáng ngày 16/4/1972, tôi mới đến được khu Thượng Lý, nơi dân cư chủ yếu là công nhân lao động, bom đạn địch cày xới từng hố lớn, lực lượng cứu sập được nhân dân các xã thuộc huyện An Hải chi viện. Chúng tôi trao đổi tập trung cứu và đưa người bị thương ra khỏi trọng điểm; đưa người chết vào từng cụm chờ thời gian thích hợp đưa đi mai táng. Lúc này, ta tạm giãn bớt lực lượng cứu sập đề phòng theo quy luật địch đánh đợt 2 vào Sở Dầu. Đợt 1, chúng đánh phá vào 5 bồn chứa dầu, gây cháy lớn, ta mới dập được 1. Vừa lúc đó có còi báo động, anh em phải tạm phân tán để bảo vệ xe. Tôi cũng ra khỏi Sở Dầu thì địch bắt đầu đánh vào bãi cảng, khu kho cảng, đường Tràn Khánh Dư, Đà Nẵng, Thái Phiên (trọng điểm mà ta đã dự đoán). 3 giờ chiều chúng đánh tiếp vào khu Cát Bi, An Dương.


Đêm ngày 16/4/1972, tôi về Hà Nội báo cáo Chính phủ, đồng chí Trần Hữu Dực - Phó Thủ tướng và một số ngành cùng dự. Thành uỷ và Uỷ ban hành chính thành phố đề nghị: tăng thêm lực lượng Phòng không trở lại bảo vệ thành phố, triển khai kế hoạch chống phong toả cảng, khẩn trương rút bớt xăng dầu, lương thực, thực phẩm còn lại ờ thành phố; lệnh cho các xí nghiệp của Trung ương sơ tán, phân tán khỏi thành phố, cho công bố sớm Mỹ dùng B52 ném bom rải thảm thành phố, công bố dân bị chết, bị thương. Chính phủ đồng ý với đề nghị trên và giao trách nhiệm cho các ngành chỉ đạo, cử đồng chí Thứ trường Bộ Giao thông vận tải, Bộ Vật tư xuống đôn đốc điều hoà vận tải lương thực, xăng dầu...


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 04 Tháng Tư, 2023, 08:01:06 am
Đầu tháng 5/1972, Mỹ tung ra dư luận "Thả thuỷ lôi, phong toả đường biển và các cảng, đặc biệt Cảng Hải Phòng". Ngày 9/5/1972, chúng tiến hành đánh phá, thả thuỷ lôi phong toả. Cùng ngày, đồng chí Đỗ Chính thay mặt Thành uỷ, Uỷ ban hành chính báo cáo với Trung ương, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh về kế hoạch chống phong toả của thành phố. Trung ương đã cho nhiều ý kiến, nhấn mạnh việc tìm thêm nhiều luồng bến mới, có kế hoạch bảo vệ tàu và thuỷ thủ bạn, bào vệ lực lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật và nhân dân.


Như nhiều đồng chí đề cập: để chống, phá thuỷ lôi, bom mìn chờ nổ thì việc đầu tiên là ta tổ chức được hàng trăm nơi quan sát trên nóc nhà, trên cây, đỉnh núi... cả trên những cột buồm, tàu thuyền, đếm từng quả bom rơi, đã nổ, chưa nổ vẽ lên sơ đồ điều chỉnh, thống nhất tương đối bản sơ đồ đó. Việc tìm, mò thuỷ lôi để nghiên cứu là việc làm nguy hiểm và cấp bách. Chính bà con ngư dân Tràng Cát đã phát hiện quả thuỷ lôi đầu tiên, báo cho đồn công an võ trang. Các cán bộ kỹ thuật, chiến sĩ Công an võ trang, Hải quân, Công binh 350, công nhân Cảng phối hợp tìm kiếm bom mìn chưa nổ. Mấy ngày sau lại tìm được mấy quả thuỷ lôi nữa. Các lực lượng khẩn trương tháo gỡ, nghiên cứu và chỉ 10 ngày sau tại Sở Chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân nơi sơ tán, Ban Chỉ đạo chống phong toả nghe cán bộ khoa học, kỹ thuật của các viện, trường - Trung ương và địa phương trình bày các phương án kỹ thuật phá thuỷ lôi, chế tạo thiết bị, phương tiện và thực nghiệm rà quét. Sau đó phân công chế tạo thiết bị thí nghiệm, phân khu vực, huy động mọi lực lượng rà quét, nhất là Trung đoàn Đặc nhiệm 171 Hải quân, Đội Trục vớt và Thuỷ đội cảng, Ty Bảo đảm Hàng hải, Công binh 350... đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Thời kì này cũng là thời kì gay go nhất trong việc đảm bảo giao thông và vận tải đường biển, đường sông vì bị thủy lôi, bom mìn của địch phong toả. Các đường sông, đường biển liên tục bị đánh phá, phải mở rộng nhiều nơi tiếp nhận hàng hoá: ven sông biển Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Bắc, lập phân cảng Lạng Sơn...


Chiến dịch đánh mạnh phong toả bằng thuỷ lôi sông biển Bắc Việt Nam của Mỹ bị kém hiệu quả, đã thất bại, chúng không ngăn cản được việc ta vận tải chi viện cho miền Nam. Kể từ 31/3/1968, Mỹ buộc phải xuống thang, đơn phương ngừng ném bom bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở ra. Tình hình này tạo điều kiện thuận lợi cho ta nhanh chóng rà quét thuỷ lôi, sửa chữa cầu đường, bến phà. Một số công nhân sơ tán lại trở vệ thành phố tiếp tục sản xuất. Bỗng nhiên ngày 17/12/1972, nhiều máy bay không người lái trinh sát thành phố, ngày 18/12/1972 chúng bắn tên lửa vào Thủy Nguyên, An Lão. Chủ nhiệm Phòng không nhân dân ra lệnh cho nhân dân cấp tốc sơ tán ra khỏi nội thành. Ngày 19/12/1972, Mỹ tiến hành cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 và các loại máy bay hiện đại vào Hà Nội, Hải Phòng và vùng phụ cận. Ngày 25/12/1972, nhân dịp lễ Noel chúng tạm ngừng ném bom 24 giờ. Tôi về Hà Nội báo cáo Trung ương và Chính phủ. Tôi tranh thủ đi khảo sát những nơi địch ném bom rải thảm: khu Nhà máy Điện Yên Phụ, khu đông dân An Dương, đường Đông Anh, Nội Bài. Báo cáo với Trung ương xong, hơn 9 giờ tối chúng tôi về đến Hải Phòng, vào thành phố thì cũng là lúc (hết hạn ngừng bắn) chúng bắt đầu đánh lại thành phố.


Trận "Điện Biên Phủ trên không" đại thắng buộc Mỹ phải chấm dứt ném bom phong toả miền Bắc ngày 31/12/1972. Sau đó, Hiệp định Paris được ký kết buộc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Ngày 2/1/1973, Cảng Hải Phòng ra thông báo đã rà phá hết thuỷ lôi ở vùng luồng lạch chính vào Cảng Hải Phòng bắt đầu dẫn dắt tàu nước ngoài vào neo đậu ở cảng trong thời gian bị phong toả ra biển. Nhà nước ta quyết định trao Huân chương Hữu nghị cho tất cả các sĩ quan, thuỷ thủ nước ngoài có mặt ở Cảng từ 16/4/1972 đến 31/12/1972 và Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố được vinh dự trao Huân chương cao quý này.


Cuộc chiến đấu và chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bàng không quân và hải quân, thả mìn, thuỷ lôi phong toả sông biển, cảng và thành phố Hải Phòng của đế quốc Mỹ. Đảng bộ, các lực lượng vũ trang và nhân dân Hải Phòng góp phần đáng kể tích cực - nhất là các chiến tích đặc biệt: rà phá bom mìn thuỷ lôi, đảm bảo giao thông vận tải, đập tan cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm, làm nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không".


Trong những chiến tích đặc biệt lẫy lừng và thầm lặng ấy không thể nói là ai, đơn vị nào có công nhiều công ít. Việc rà quét thuỷ lôi, bom mìn thì lực lượng Hải quân làm nòng cốt chiến đấu, chủ trì tổ chức phối hợp các lực lượng tạo sức mạnh chung có vũ trang kỹ thuật và rà quét nhiều vùng trên biển. Cục Vận tải Đường biển, Cảng, Ty Bảm bảo Hàng hải, vừa có nhiều cán bộ, công nhân kỹ thuật, có tổ chức mạnh với trách nhiệm và công việc thiết thân là bảo vệ cho mình, cho tàu bạn, mong mỏi khai thông luồng lạch nên đã tham gia tích cực mọi quá trình: nghiên cứu, chế tạo thiết bị, thực nghiệm và rà quét. Công binh Bộ Tư lệnh 350 cùng với đông đảo lực lượng dân quân tự vệ sử dụng cả khí tài mới và thủ công rà quét thuỷ lôi địch. Cán bộ khoa học kỹ thuật và nhiều xí nghiệp - của Trung ương đứng chân ở Hải Phòng và địa phương, dày công nghiên cứu và chế tạo thiết bị. Hàng trăm trạm quan sát ở nơi nguy hiểm suốt ngày đêm, đếm bom, vẽ sơ đồ bãi mìn, thủy lôi. Nhân dân Tràng Cát phát hiện những quả thuỷ lôi sớm nhất và có thể coi họ là những người có công đầu trong tìm, để tháo gỡ thuỷ lôi địch.


Các lực lượng võ trang và nhân dân ta càng chiến đấu gay go, quyết liệt, càng lạc quan, tin tưởng, quyết tâm đoàn kết hợp đồng chặt chẽ, nhận khó khăn về mình. Tình quân dân cả nước mặn nồng thân thiết, nhân dân anh hùng, bộ đội anh hùng.


Chúng ta mãi mãi nhớ ơn, thương tiếc đồng bào, đồng đội đã hy sinh, nhớ ơn các anh chị em thương binh, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công đầu trong trận thắng vĩ đại. Chúng ta vô cùng biết ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy sáng suốt, chặt chẽ kịp thời của Trung ương Đảng Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh, các Bộ, Ban ngành Trung ương, của Quân khu, Quân Binh chủng, biết ơn sự giúp đỡ của các tình, thành phố bạn.


Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, Ủy ban hành chính thành phố còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm... nhưng càng ngày càng rút kinh nghiệm, tiến bộ, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, chủ động, sáng tạo góp phần làm nên chiến thắng.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:34:17 am
CỤC VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN CHỐNG MỸ PHONG TOẢ SÔNG, BIỂN HẢI PHÒNG ĐẢM BẢO CHI VIỆN MIỀN NAM

Lê Văn Kỳ34
Nguyên Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển,
Uỷ viên Ban Chống phong toả Đường biển (trực thuộc Chính phủ)


Chống phong toả đường biển là một phần trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Nhớ lại thời đó, ngày 7/5/1965, Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ đã giao nhiệm vụ cho chúng tôi (Lê Văn Kỳ và Đào Văn Quang) tổ chức Cục Vận tải Đường biển (hay nói tắt là Cục Đường biển). Đồng chí nhấn mạnh ý nghĩa: Cảng Hải Phòng có vị trí quan trọng đặc biệt - cảng lớn nhất của miền Bắc... Phải duy trì bằng được hiệu quả hoạt động của Cảng trong tiếp nhận hàng hoá viện trợ và nhập khẩu của các nước anh em và bạn bè quốc tế vào nước ta. Đây là chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ, của Bộ Giao thông vận tải. Các đồng chí phải quan hệ chặt chẽ với Hải quân trong phòng chống phong tỏa, với Ngoại thương về điều tiết tàu và hàng đến cảng; phải tranh thù được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Thành uỷ, Uỷ ban hành chình thành phố Hải Phòng. Bộ trưởng còn nói: Tôi còn phải làm việc ngay với Đường bộ, Đường sắt, các anh về bàn mà lo liệu công việc của Cục - Một câu kết nhưng gửi gắm trọn niềm tin tưởng, uỷ thác tràn tình yêu thương, cỗ vũ... chúng tôi trong việc chấp hành nhiệm vụ.


Đường lối, nghị quyết, chủ trương... của Đảng, Chính phủ và cấp trên tạo được một sự nhất trí nhanh chóng trong mọi công việc. Đảng uỷ và Giám đốc Cảng đã giúp và cùng chúng tôi tổ chức hình thành công việc về nhân sự - cả cho cơ quan và đơn vị; Thành uỷ và Uỷ ban thành phố - trực tiếp là đồng chí Lê Đức Thịnh - Chủ tịch Ủy ban, còn đích thân thu xếp về chỗ ở và làm việc của Cục. Guồng máy làm việc của Cục Vận tải Đường biển nhanh chóng hoạt động hiệu quả.


Mục tiêu chiến lược nhất của cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam của Mỹ là phá hoại tiềm năng kinh tế, ngăn chặn nguồn chi viện vật chất phục vụ chiến tranh từ nước ngoài đưa vào Bắc Việt Nam... Cho nên mục tiêu cụ thể của Mỹ là đánh vào giao thông vận tải. Ngay từ những ngày đầu địch đã đánh cảng Bến Thuỷ, sông Gianh... , đánh chìm tàu Đoàn Kết (tàu to nhất của ta lúc đó), đánh các cây đèn biển, đánh các đoàn sà lan, đánh các điểm chuyển tải...


Tuy nhiên, qua nghiên cứu tổng hợp, chúng ta nhanh chóng rút ra kết luận: "Mỹ chưa đánh trực tiếp vào tàu nước ngoài - nhất là các tàu mang quốc tịch các nước "có vị trí", Mỹ chưa dám qua mặt. Mỹ mới uy hiếp đe doạ... các tàu đó mà thôi". Từ nghiên cứu nắm địch kĩ, chắc, chúng ta nhanh chóng khai thác các yếu tố có thể, để hạn chế hành động của địch, thuận lợi cho ta. Chúng ta chỉ đạo bố trí các tàu neo đậu rải ra nơi thích hợp...; tập trung bốc xếp hàng tại cảng và các nơi chuyển tải (Bạch Đằng, Hạ Long...), các bến sơ tán xung quanh khu vực Hải Phòng. Sau đó, khi địch phát hiện, rút kinh nghiệm... thì ta lại điều chỉnh chủ trương, biện pháp như thiết lập các khu bốc xếp, chuyển tải ở ngoài đảo, các hang động... và khu chuyển tải bốc xếp ở sát biên giới Việt - Trung, Lạng Sơn.


Địch săn lùng đánh tàu ta trên các tuyến biển (biển xa và ven biển)..., thì chúng ta nhanh chóng phá thế độc lập. Từ bốc hàng lên cảng rồi mới từ cảng chuyển đi, thì nay chúng ta chuyển tải qua mạn ngang từ tàu bạn sang tàu ta... tại nơi neo của tàu bạn. Từ chỉ đi một chuyến tuyến biển... chúng ta mở tuyến trong các vịnh (Hạ Long và Bái Tử Long...) tuyến đường sông. Lưu lượng hàng vận chuyển đường sông lên đến trên triệu tấn/năm. Đó là công lao của Công ty 202 và Công ty 204.


Để tăng tốc bốc xếp - nhất là các mặt hàng khối lớn, nặng (ví dụ: cần cẩu bay), siêu trường, chúng ta tự đóng hoặc cải tạo nâng cấp các cần trục từ 5 tấn, 10 tấn lên 30 tấn - 40 tấn và tới 120 tấn. Vừa tự tạo cần cẩu trên bờ vừa sản xuất cần cẩu nổi phục vụ đắc lực cho chuyển tải, bốc xếp của công nhân, nhanh chóng an toàn trong bốc xếp.


Đồng thời với đánh phá cảng, khu bốc xếp, tuyến vận tải, địch còn ra sức đánh phá huỷ diệt các điều kiện dẫn đường vào cảng và các luồng lạch. Cây đèn Long Châu, Hòn Dáu... là những cây đèn chính dẫn luồng vào Cửa Nam Triệu, cảng Hải Phòng... bị địch tập trung đánh phá nhằm huỷ diệt đèn và tự vệ công nhân đảo. Diện tích hòn đảo có cây đèn Long Châu chỉ khoảng một cây số vuông mà địch trút xuống hàng nghìn bom đạn các loại - cả của máy bay và tàu chiến địch. Trước sự chiến đấu dũng cảm kiên cường của các chiến sĩ tự vệ công nhân, cây đèn có lúc bị hỏng đã kịp thời được khắc phục hoặc thay thế bằng đèn dự bị. Tàu bè quốc tế cần đến, đèn Long Châu luôn có mặt sẵn sàng dẫn đường cho tàu vào cảng.


Ngay từ những năm 1967 - nhất là từ 9/5/1972, địch còn sử dụng bom tà trường thuỷ lôi các loại, tàng bước phong toả các luồng vận tải sông biển của miền Bắc. Và cuối cùng là Mỹ phong toả triệt để cảng Hải Phòng bằng các loại thuỷ lôi hiện đại nhất. Được cấp trên chỉ đạo từ rất sớm, với vai trò nòng cốt trong chống địch phong toả sông biển, các chiến sĩ Hải quân đối với Cục Vận tải Đường biển vừa là người thầy, người đồng chí, người bạn chiến đấu vừa hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi, đồng thời huy động và kết hợp sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên sông biển, chống thuỷ lôi địch phong toả sông biển của ta. Chúng tôi sớm có hơn 100 đài quan sát đánh dấu thuỷ lôi địch thả và do các nam nữ chiến sĩ tự vệ Đường biển đảm nhiệm, được Hải quân huấn luyện. Đồng thời, Hải quân hướng dẫn và sát cánh cùng Đường biển làm nhiệm vụ tháo gỡ, tìm hiểu, nghiên cứu phát hiện các bí mật kỹ thuật của thuỷ lôi địch, đề xuất các phương án, thiết kế chế tạo dụng cụ rà phá thuỷ lôi Mỹ - cả dụng cụ thô sơ trang bị rộng rãi, cả tàu phóng từ với các thiết bị hiện đại - đầy thông minh và sáng tạo của các cán bộ, các nhà tri thức tài ba, dũng cảm, kiên cường và quyết thắng... ở những nơi xa xôi, hẻo lánh (ven sông, bờ biển, đảo)... nếu Hải quân chưa tới kịp, thì bằng mạng lưới tại chỗ, các chiến sĩ tự vệ Đường biển với kiến thức được trang bị, các vật tư kỹ thuật... hiện có, cùng các chiến sỹ tự vệ Đường sông dân quân... ven biển chiến đấu, rà phá bom từ trường, thuỷ lôi giải phóng luồng lạch, giải quyết các hậu quả do thuỷ lôi địch gây nên. Sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân cứ thế đưac phát huy đưa đến hiệu quả thiết thực, đánh thắng âm mưu địch. Các chiến sĩ hoa tiêu của Cảng làm nhiệm vụ dẫn luồng rất trăn trở khi thuỷ lôi địch thả xuống luồng vận tải nhưng cũng hết sức vui mừng tin tưởng, theo dõi sát sao trước những kết quả đánh dấu thuỷ lôi - nhất là kết quả thuỷ lôi được phá nổ. Các luồng tàu biển dự kiến hoặc thực thi để vòng tránh bãi thuỷ lôi địch trên các vùng sông biển miền Bắc luôn đươc vạch ra kịp thời ứng phó với mọi tình huống thả thuỷ lôi - nhất là việc địch thả thuỷ lôi bổ sung. Cơ quan tác chiến và bảo đảm hàng hải, Hải quân, Ty Bảo đảm Hàng hải, hoa tiêu... của Đường biển là những cơ quan tham mưu tài giỏi nhất cho chỉ huy, chỉ đạo các luồng vận tải ứng dụng... kịp đảm bảo cho việc vận tải chi viện chiến trường, lưu thông nội địa - kể cả những lúc gay go quyết liệt nhất chúng ta vẫn bảo đảm được các yêu cầu vật chất cho chiến trường. Cũng chính nhờ việc quản lý được tình hình thuỷ lôi địch thả, mà việc rà phá của ta, việc chỉ huy giao thông đã hạn chế được những thiệt hại của tàu thuyền ta đi lại trên sông biển; việc chỉ đạo kế hoạch rà phá thuỷ lôi địch của Ban Chỉ huy chống phong toả luôn bám sát các yêu cầu khai thông luồng lạch. Cũng nhờ đó mà khi cần khai thông đưa tàu lớn vào Hải Phòng, anh em vạch được một luồng đi mới - khác luồng đi truyền thống ở một vài hướng đi, để đưa tàu hàng vào Cảng Hải Phòng. Vì thế, khi cần "dọn nốt" những quả thuỷ lôi còn lại, ta có kế hoạch tác chiến chính xác, kết quả cao - minh chứng là ngay sau đó ta nạo vét, khơi sâu luồng Nam Triệu, theo chỉ tiêu độ sâu cần nạo vét (kế hoạch hàng năm chưa làm được), ta đã đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nạo vét, tàu và người an toàn.


Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung, cuộc chống địch phong toả miền Bắc Việt Nam bằng thuỷ lôi nói riêng, cũng như chiến thắng Điện Biên Phủ là những chiến công của thế kỷ XX - một thiên anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong thời đại Hồ Chí Minh. Chiến công bất hủ này, thiên anh hùng ca này là của cả dân tộc ta, của tất cả các lực lượng... trong đó có cán bộ, đảng viên, công nhân, nhân viên, các chiến sĩ tự vệ Cục Vận tải Đường biển Việt Nam.


Ở cấp lãnh đạo chỉ huy trực tiếp, kế cận cấp vĩ mô như Cục Vận tải Đường biển - nhất là trong thời điểm mới thành lập, qua thắng lợi này chúng tôi rất thấm thìa bài học: nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, thống nhất ý chí cao, quyết tâm sắt thép như khẩu hiệu hành động của Quân đội ta "Kiên quyết chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua kẻ thù nào cũng đánh thắng!". Cục Vận tải Đường biển chúng tôi đã nghĩ, đã xây dựng và đã làm được như thế.


Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp... những năm chỉ đạo chiến tranh căn dặn chúng tội nhiều, trong đó có yêu cầu phải: phát huy được sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân và vận dụng nhuần nhuyễn vào chiến trường sông biển. Đây là thế mạnh tuyệt đối của ta thế mạnh để đánh thắng kẻ thù giàu có và hiện đại hơn ta gấp bội. Cục Vận tải Đường biển giáo dục, lãnh đạo toàn Ngành đoàn kết nhất trí. Bài học đoàn kết để chiến đấu từ lành đao chỉ huy... đến người công nhân từng bước, từng bước được xây dựng, vun đắp tự giác... cuối cùng trở thành mệnh lệnh từ trái tim mỗi người. Do đó thấy việc là làm, tình nguyện nhân về mình mọi khó khăn - kể cả hy sinh xương máu. Đội Phá lôi Quyết Thắng, Đội Phá lôi Lê Mã Lương, các chiến sĩ bảo vệ đảo đèn với khẩu hiệu "Tim còn đập, còn ánh sáng" đều hăng hái chiến đấu. Chiến sĩ tự vệ Dương Hải Rê một mình lái ca nô tiến vào bãi thuỷ lôi địch để khảo nghiệm và giải đáp cho các nhà khoa học một đáp số,... và nhiều tấm gương khác nữa là đỉnh cao của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng bắt đầu từ "Đoàn kết một ý chí" ờ Cục Vận tải Đường biển.


Cuộc chiến tranh đi qua hàng chục năm rồi nhưng những vết thương vẫn còn. Hôm nay, ngồi nhớ lại, chỉ mong sao mỗi chúng ta luôn tri ân bao người đã hy sinh, sống có ý nghĩa và quyết tâm "Xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chù, văn minh" như nghị quyết của Đảng đề ra.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:36:33 am
TY BẢO ĐẢM HÀNG HẢI VÀ TIỂU ĐOÀN TỰ VỆ THAM GIA
RÀ PHÁ THUỶ LÔI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1967-1970)

Vũ Long Vân35
Nguyên Phó Ty Bảo đảm Hàng hải


Cục Vận tải Đường biển ra đời năm 1965 để chịu trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản, phân phối hàng hoá viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ vào Việt Nam bằng tàu biển. Ty Bảo đảm Hàng hải là một thành viên của Cục Vận tải Đường biển, với vai trò đảm bảo an toàn luồng lạch đủ độ sâu và không có chướng ngại vật, báo hiệu chính xác để tàu Việt Nam và tàu nước ngoài đi lại an toàn.


Công việc trên trong hoà bình đã khó khăn, phức tạp, trong chiến tranh phá hoại của Mỹ - với ưu thế tuyệt đối về Không quân và Hải quân, thì sự khó khăn đó càng tăng lên gấp bội.


Ngay trong lúc hoà bình, kẻ thù của ngành Bảo đảm Hàng hải là:

- Thiên nhiên khắc nghiệt: lũ, bão, gió mùa, chế độ thuỷ văn gây cho luồng khan cạn, báo hiệu bị tàn phá, đi lại khó khăn.

- Con người cũng gây tác hại không nhỏ: phá báo hiệu lấy đèn, pin, ắc qui. Lái tàu đâm vào báo hiệu gây đổ vờ, đắm chìm, gây chướng ngại trên luồng như đăng đáy, đo rác thải xuống luồng làm khan cạn luồng.

Trong chiến tranh, ngoài những "kẻ thù" trên còn thêm kẻ thù xâm lược, dùng sức mạnh vũ khí bao vây, chia cắt, cô lập huỷ diệt chúng ta.

Trước hết là huỷ diệt các báo hiệu nhập bờ, báo hiệu dẫn luồng, bắn phá các tàu công trình như tàu thay thả phao, tàu cuốc vét. Sau đó là sử dụng bom, mìn, thuỷ lôi để gây chướng ngại vật.

Công tác bảo đảm an toàn hàng hải thực chất là cuộc chiến đấu giữ vững an toàn luồng lạch, chống lại mọi "kẻ thù" để cho những con tàu đi lại bình yên.

Cục Vận tải Đường biển xem nhiệm vụ này hết sức quan trọng không riêng gì của Ty Bảo đảm Hàng hải mà của chung toàn Cục. Cuộc chiến đấu không những đòi hỏi lòng kiên cường dũng cảm, không ngại hy sinh gian khổ mà còn đòi hỏi một trình độ cao về nghệ thuật chỉ đạo, tổ chức thực hiện và khoa học kỹ thuật.


Trong những năm khói lửa, con người Bảo đảm Hàng hải biết phát huy truyền thống anh hùng dũng cảm bằng tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì miền Nam ruột thịt, đã bám trụ các đảo đèn với thế đứng: "Còn người còn đào đèn - Tim còn đập đèn còn sảng" và khi phải chống với thuỷ lôi của địch thì:

Ra đi mang nặng lời thề
Thuỷ lôi quét sạch mới về quê hương.

Truyền thống đó lại được phát huy bằng tài năng, trí tuệ công nhân, dưới sự lãnh đạo động viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hàng trăm sáng kiến, hàng ngàn bàn tay vàng của các ngành nghề đã tập trung cho nhiệm vụ chính trị: thông luồng, tiếp nhận hàng vào, đưa hàng ra tiền tuyến.


Chủ trương sáng suốt của Bộ Giao thông vận tải, Cục Vận tải Đường biển, liên tiếp gợi mở cho chúng tôi những sáng tạo trong hành động cụ thể như:

- Phương châm bốn trước;

- Phá tư thế độc quyền;

- Từ thô sơ đi lên bán cơ giới, cơ giới, tự động và điều khiển từ xa;

- Phối hợp rộng rãi mọi lực lượng, tranh thủ mọi khả năng để hoàn thành nhiệm vụ của mình;

- Vừa làm vừa xây dựng lực lượng, chủ động sáng tạo, không ỷ lại;

- Dân chủ và tập trung;

- Coi trọng hiệu quả kinh tế: nhiều, nhanh, tốt, rẻ.

Mặc dù chiến tranh nhưng lực lượng làm công tác bảo đảm giao thông được phát triển không ngừng như:

- Lực lượng nạo vét biển;

- Lực lượng trục vớt tàu đắm và chướng ngại vật;

- Lực lượng cơ khí;

- Lực lượng khảo sát biển;

- Lực lượng vận chuyển thuỷ bộ;

- Lực lượng thông tin vô tuyến, hữu tuyến;

- Các đơn vị quản lý sự nghiệp;

- Lực lượng xây dựng các công trình biển và đội nguỵ trang...

Về tổ chức chỉ huy và lãnh đạo, Ty Bảo đảm Hàng hải cũng giống hầu hết các xí nghiệp lúc đỏ nhưng Ty Bảo đảm Hàng hải đặc biệt coi trọng xây dựng Tiều đoàn tự vệ.

Lực lượng của Tiểu đoàn gồm 2 đại đội và 8 trung đội độc lập, hầu hết đảng viên và bộ đội chuyển ngành đều ở trong tư vệ. Tiểu đoàn được trang bị huấn luyện khá tốt, có 221 súng trường, 59 tiểu liên, 14 trung liên, 32 đại liên, 15 trọng liên 12 ly 7, 3 tiểu pháo 20 ly, 1 pháo 40 ly, có 449 quả mìn, lựu đạn.


Công tác huấn luyện cũng rất phong phú: có bộ phận được Quân đội huấn luyện; bộ phận các đảo đèn lớn thì có Thành đội cử huấn luyện viên đến; tàu công trình, tàu nạo vét, đội trục vớt - sau này là Đội Rà phá thuỷ lôi do Bộ Tư lệnh Hải quân cử sĩ quan đến huấn luyện.


Nhờ trang bị huấn luyện tốt nên Tiểu đoàn tự vệ thực sự là nòng cốt trong Ty để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải.

Yếu tố tinh thần và khoa học kỹ thuật cùng nghệ thuật chỉ đạo đã giúp 3.000 cán bộ công nhân viên Ty Bảo đảm Hàng hải trong những năm chiến tranh hoàn thành tốt nhiệm vụ. Muốn vậy, Ty Bảo đảm Hàng hải phải đi trước một bước so với các đơn vị khác của Cục trong thực hiện kế hoạch vận tải thời chiến.


Năm 1965, Ty Bảo đảm Hàng hải phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho tàu biển quốc tế và trong nước ra vào các cảng quan trọng như Hải Phòng, Cửa Ông, Hòn Gai, Bến Thuỷ, sông Gianh; 13 hải đăng ven biển và trên các đảo, có tầm chiếu xa từ 8 đến 36 hải lý, bảo đảm 100% ánh sáng. Thời điểm này, cả nước chỉ có Ty Bảo đảm Hàng hải, chịu trách nhiệm từ Đèn Dầu Tán (Vĩnh Thực, giáp Trung Quốc) đến Cửa Tùng (Vĩnh Linh). Bộ Giao thông vận tải và Cục Vận tải Đường biển giao toàn bộ hệ thống báo hiệu ven biển để Ty quản lý. Vì trước đó, có đoạn do Cục Vận tải Đường sông, Cục Thuỷ sản hoặc các Ty Giao thông địa phương quản lý.


Hằng năm, số lượng đèn đều tăng. Vì thế, Mỹ đánh phá các cây đèn này rất ác liệt.

Điển hình là đảo đèn Long Châu. Từ đầu năm 1966 đến năm 1968, máy bay Mỹ đánh huỷ diệt 168 trận, số bom đạn trút xuống trên diện tích 2 km2 bình quân 2 tấn trên m2. Nhờ chiến đấu dũng cảm ngoan cường của Tự vệ đảo đèn Long Châu nên tháp đèn được bảo vệ, ánh sáng không bao giờ bị tắt, góp phần bắn rơi máy bay Mỹ.


Sau Long Châu là đảo đèn Hòn Dáu - đánh mãi không huỷ diệt được đèn nên ngày 27/4/1967, Mỹ phải dùng bom điều khiển la-de. Nhờ có những cây đèn phụ được chuẩn bị từ trước nên đèn Hòn Dáu cũng liên tục phát sáng không lúc nào đứt đoạn.


Suốt từ Bắc vào, cây đèn nào cũng bị đánh huỷ diệt nhưng chúng hoàn toàn thất bại trước sự đánh trả và phòng tránh rất dũng cảm và sáng tạo của công nhân hải đăng. Hằng năm để đảm bảo độ sâu, các tàu hút, tàu cuốc của Ty phải nạo vét trên các luồng từ 2 - 3 triệu m3 sa bồi.


Từ năm 1965, Cục Vận tải Đường biển có giả định luồng Nam Triệu vào cảng Hải Phòng bị phong toả. Ty Bảo đảm Hàng hải được giao nhiệm vụ thiết kế hai luồng tàu biển sang Trung Quốc, những luồng này được gọi là Việt Trung I và Việt Trung II. Tuyến luồng này dài và phức tạp, có nhiều đảo đá ngầm, phải đo đạc, khảo sát, vạch tuyến, làm báo hiệu để tàu 50 tấn và 100 tấn đi lại an toàn vào ban đêm, Ty đã hoàn thành kịp thời phục vụ vận tải.


Tuyến vận tải Khu IV để các tàu VS50 tấn và GP100 tấn đưa hàng vào tiền tuyến chủ yếu chạy ban đêm theo cung đô nhất định. Ty Bảo đảm Hàng hải phải tổ chức Trạm 3 Nam Hà Trạm 4 Thanh Hoá và Trạm 5 Nghệ An để tàu có thể qua các Cửa Lạch Giang, Lạch Trào, Cửa Hội, Sông Gianh, Nhật Lệ.


Các cửa đều phải khảo sát, vạch tuyến, làm đèn báo cừa đèn dẫn luồng để tàu ra vào an toàn. Hoa tiêu luôn sẵn sàng ở cửa biển đón đưa tàu. Khi tàu nằm lại phải có hầm bí mật được xây dựng từ trước, có lực lượng nguỵ trang để bảo vệ tàu.


Những con tàu VS50 tấn của Đội Tự Lực, làu GP100 tấn của Đội Giải Phóng, tàu dầu của Đội Quyết Thắng được các trạm Bảo đảm Hàng hải phục vụ hết mình. Tàu biển lúc đỏ là tài sản rất quý hiếm của ta, với những sĩ quan thuyền viên dũng cảm và giỏi nghề sông nước mưu trí lúc thì luồn tránh để đi, có lúc phải nổ súng chiến đấu để bảo vệ tàu, bảo vệ hàng. Những tấm gương hy sinh dũng cảm của anh em là sự cổ vũ to lớn cho người làm bảo đảm an toàn hàng hải. Anh em đã xả thân vì nhiệm vụ không quản ngại bất kỳ hy sinh gian khổ nào.


Máy bay, pháo sáng, tàu chiến... của Mỹ không thể ngăn cản những con tàu của Đường biển. Sau chiến dịch vận tải Đông Xuân năm 1966 và năm 1967, đế quốc Mỹ phải dùng đến thủ đoạn thâm độc nhất: phong toả không tuyên bố thuỷ lôi, bom từ trường từ Nhật Lệ - Sông Gianh - Cửa Hội - Lạch Trào - Lạch Giang. Những người làm công tác bảo đảm giao thông đường biển có thêm "kẻ thù" nguy hiểm mới là vũ khí thuỷ lôi, phục kích 24/24 trên luồng để diệt các tàu của ta qua lại.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:37:28 am
Cuộc đấu tranh chống phong toả thuỷ lôi ngày càng gay go. Ta chưa nắm bắt và tìm hiểu được vũ khí mới này nên chưa có biện pháp rà phá hợp lí, có một số thương vong. Lúc đầu, nhờ có một số tàu biển liều mạng chạy qua vùng rải thuỷ lôi, ta đã lợi dụng sức gió, nước, chạy hết tốc độ, tìm cách lướt an toàn. Chính sự liều mạng của anh em giúp cho đồng chí Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển Lê Văn Kỳ - lúc đó có mặt ở cảng Cửa Hội, trực tiếp tìm cách khắc phục thuỷ lôi (tháng 2/1967).


Sau này, khi có tàu há mồm (Tankit) có 2 đáy và 2 máy 600 sức ngựa thì Cục Vận tải Đường biển đã thành công trong một số trận giải vây tàu quốc tế hoặc mở luồng cấp tốc - khi có thiết bị rà phá việc chạy lướt hạn chế.


Ty Bảo đảm Hàng hải cũng vào cuộc tại Lạch Trào, đồng chí Trưởng Ty Dư Bá Thượng và một số cán bộ chủ chốt đến Trạm 4 phối hợp với Hải quân vùng sông Mã tìm cách chống phá thuỷ lôi.

Tại đây, bắt sống được 4 quả MK52 Mod 0, đồng chí trung uý Hải quân Nguyễn Sỹ Trinh từ Bộ Tư lệnh Hải quân vào tháo gỡ thành công. Máy móc của các quả thuỷ lôi hoạt động rất tốt. Đây là những giáo cụ trực quan vô cùng quý giá cho lóp học chống thuỷ lôi đầu tiên chúng tôi được dự Nhờ sự hiểu biết sơ bộ về thuỷ lôi, những đối sách chính của Ty Bảo đảm Hàng hải ra đời:

- Triển khai ngay các đài quan sát thuỷ lôi trên các luồng tàu qua lại;

- Thành lập các tổ rà phá thuỷ lôi - trước mắt lấy thô sơ làm chính (bè luồng, treo sắt thép, thả trôi theo thuỷ triều điều khiển bằng dây lèo);

- Xây dựng chế độ chính sách khuyến khích những chiến sĩ rà phá, quan sát và nghiên cứu các trang bị phòng hộ an toàn trên sông nước khi đi rà phá.

Quả thuỷ lôi MK52 về đến Hải Phòng, các nhà kỹ thuật Hải quân - Vận tải Đường biển phối hợp thiết kế thiết bị rà phá dựa theo tính năng hoạt động của MK52. Ngày 22/4/1967 thiết kế xong, 23/5/1967, thi công xong, sau khi kiểm tra kết quả đã đưa ngay vào Lạch Trào mở luồng. Tên thiết bị là PĐ67-1.


Sau PĐ67 - 1 là PĐ67 - 2, PĐ67 - 3 nhẹ nhàng, cơ động dễ chế tạo nhằm đánh MK42 Mod 0.

Những thắng lợi của rà phá cùng những thành công rực rỡ của thiết bị do ta tự chế tạo, khẳng định cho chúng tôi rằng: ta có thể phá được phong toả luồng bằng thuỷ lôi. Đó là vào cuối năm 1967.

Khi đế quốc Mỹ leo thang ra Hải Phòng, dùng thuỷ lôi phong toả cảng, cô lập Hải Phòng bằng cách cắt đứt các tuyến vận tải sắt, thuỷ, bộ thì Ty Bảo đảm Hàng hải đã có một số chuẩn bị kịp thời: triển khai hơn 100 đài quan sát thuỷ lôi trên các luồng tàu quan trọng; chuyển đổi trục vớt tàu đắm sang làm chủ lực rà phá; C8 Hải quân huấn luyện và dìu dắt đi rà phá ban đầu. Các đồng chí Trương Thế Hùng - sĩ quan của C8 Hải quân cùng đồng chí Thái Phong - đội trưởng Đội Rà phá bom mìn luôn luôn sát cánh bên nhau để chiến thắng thuỷ lôi địch. Một số sĩ quan Hải quân được biệt phái sang Cục Vận tải Đường biển để phối hợp thực hành chống phá thuỷ lôi.


Ty Bảo đảm Hàng hải có đóng góp đáng kể trong cuộc chống phong toả Hải Phòng. Sau đó toàn bộ lực lượng của chúng tôi đi vào tiền tuyến Khu IV cũ.

Các Phân đội Phá lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải chốt giữ ở các cửa biển, các bến phà quan trọng để rà phá thuỷ lôi mở luồng thông tuyến trên đường ra tiền tuyến. Trang bị lúc đầu thô sơ sau có thêm thiết bị và tàu thuỷ lôi.


Nhờ có lực lượng này khi địch xuống thang, chúng tôi đã phục vụ kịp thời Chiến dịch vận tải VT5 (vận tải tranh thủ khi địch xuống thang cuối năm 1968).

Miền Bắc hoà bình từ năm 1969 đến 16/4/1972, Ty Bảo đảm Hàng hải tranh thủ cùng cố các đèn đảo quan trọng, các luồng tàu huyết mạch.

Để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu tiếp theo:

- Hệ thống đèn biển điện từ được lắp đặt 3 nơi: Long Châu, Hòn Dáu, Ba Lạt;

- Nạo vét hàng chục triệu mét khối trên các luồng và cầu bến, cảng;

- Xây dựng các hang thuộc vịnh Hạ Long - Bái Tử Long làm kho tàng, trạm bảo đảm giao thông như: hang Bà Dốc, vũng Dục, hang Ma, hang Con Gái. Mở luồng Hải Phòng - Quảng Ninh qua kênh Tráp. Gùng cố lại luồng VT1, VT2. Tham gia xây dựng cảng Hải Phòng mở rộng.

Tháng 5/1972, Mỹ thả thuỷ lôi phong toả tất cả cảng miền Bắc Việt Nam. Ta nhận định: thuỷ lôi địch lúc này có cải tiến - tuy rằng vẫn loại thuỷ lôi đáy MK52 từ trường và MK42. Các thiết bị cũ của ta rà phá những năm 1967 - 1968 đều không còn hiệu quả.


Ty Bảo đảm Hàng hải tập trung toàn lực mở luồng Việt Trung I, Việt Trung II để các tàu VS50 tấn, GP100 tấn lấy hàng từ các cảng phía Nam Trung Quốc chạy theo luồng vận tải đưa hàng về Quảng Ninh - Hải Phòng. Lực lượng tham gia: Việt Nam có 27 tàu GP, 54 tàu vs, 8 sà lan tàu lai; Trung Quốc có 20 thuyền buồm, 35 tàu vs. Cùng tham gia lực lượng bốc xếp, Cảng Hải Phòng cũng triển khai sẵn sàng tại các điểm bốc xếp trong đêm tối, hàng trăm phương tiện đi lại an toàn, đã đưa về nước từ tháng 6/1972 đến tháng 12/1972 gàn 500 ngàn tấn hàng quan trọng.


Cuối năm 1972, lực lượng rà phá của Ty Bảo đảm hàng hải lên tới 14 chiếc và hình thành ba đội: Đội Quyết Thắng 1 và 2, Đội Lê Mã Lương. Không một đêm nào luồng bị tắc, mặc dù địch thường xuyên ném thuỷ lôi bổ sung.


Địch xuống thang sau khi tập kích Hà Nội - Hải Phòng bằng B52, chúng tôi nhanh chóng mở luồng than Hải Phòng - Quảng Ninh; mở luồng vào Khu IV, góp phần mở luồng Nam Triệu cho tàu bè quốc tế ra vào Cảng Hải Phòng.


Luồng Nam Triệu có độ sâu -5,6 m đầu năm 1972, sang đầu năm 1973 còn - 3,5 m. Sa bồi đầy lên 2 m. Muốn nạo vét phải hoá những quả thuỷ lôi chưa nổ còn nằm lại (theo tài liệu quan sát là 18 quả). Bằng thiết bị siêu âm dò mìn của tiến sĩ Hàm Đức Kim chế tạo, chúng tôi đã thành công trong việc diệt loại thuỷ lôi còn lại, tạo an toàn cho tàu nạo vét. Cuối tháng 11/1973, tàu hút số 8 - tiếp theo là tàu Long Châu nạo vét trên 2 triệu mét khối, ngày 3/2/1974, luồng Nam Triệu có độ sâu - 4,5 m, tàu 7.000 tấn ra vào an toàn lúc thuỷ triều cường.


Cảng Hải Phòng hoạt động trở lại bình thường. Công cuộc chống phong toả của Ty Bảo đảm Hàng hải đối với thuỷ lôi của đế quốc Mỹ lúc đó mới cơ bản hoàn thành, chúng tôi tiếp tục lên đường vào phía Nam, tạo mọi điều kiện an toàn trên các tuyến luồng để tàu biển của Cục, Hải quân, Tổng cục Hậu cần đi lại, phục vụ tiền tuyến giải phóng miền Nam, thống nhất Bắc - Nam.


Có thể tổng kết hoạt động chiến đấu chống thuỷ lôi địch của Ty Bảo đảm Hàng hải như sau.

Thành tích:

- Quan sát đánh dấu: 6.798 quả thuỷ lôi;

- Rà phá nổ: 1.098 quả;

- Tháo gỡ: 18 quả.

Tổn thất:

- Trong khi rà phá thuỷ lôi đã có 2 liệt sĩ, 13 thương binh, 3 ca nô bị đánh chìm, 10 tàu phá lôi bị phá hỏng;

- Trong khi quan sát có 10 liệt sĩ.

Hoạt động của Ty Bảo đảm Hàng hải được các đơn vị vận tải sông biển rất tin cậy; được Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển đánh giá: phá thuỷ lôi như vậy là nhanh, nhiều, tốt, rẻ; được Nhà nước tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng Lao động cho Đảo đèn Long Châu và cho Trạm đèn Nam Triệu; danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang cho Tiểu đoàn tự vệ.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:39:00 am
CẢNG HẢI PHÒNG TRONG ĐẠI THẮNG
CHỐNG BAO VẢY PHONG TOẢ BẰNG THUỶ LÔI


Nguyễn Đức Hoè36
Nguyên Giám đốc Cảng Hải Phòng


Xưa nay trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, vấn đề quyết định thắng lợi cuối cùng luôn luôn phụ thuộc vào sự so sánh lực lượng giữa hai bên tham chiến. Đó là vì, chiến tranh tuy phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng cuối cùng yếu tố ấy phải được thể hiện trên chiến trường bằng sức mạnh vật chất cụ thể. Cuốn sách Tổng kết cuộc chiến tranh chong Mỹ cứu nước - đã khẳng định néu không có một số lực lượng vũ khí nhất định thì không thể nói đến tiến hành chiến tranh, cũng không thể nói đến thắng lợi trong chiến tranh.


Càng suy ngẫm tôi càng thấy sự chính xác của những nhận định trên, càng ý thức được rằng: rõ ràng trong buổi đầu của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, ta còn có khoảng cách quá xa về tiềm lực, sau đó chúng ta nhanh chóng tăng cường tiềm lực, rút ngắn khoảng cách ở những chồ, những khâu, từng thời điểm quyết định để tạo nên chiến thắng Đông Xuân năm 1975 - giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Ngay từ đầu cuộc chiến, đế quốc Mỹ thừa hiểu, chúng ta có được sức mạnh nhanh chóng là phụ thuộc phân lớn vào sự chi viện vật chất của quốc tế và hàng hoá chi viện cho Việt Nam bằng đường biển qua Hải Phòng. Hồi ký của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mác-na-ma-ra cũng khẳng địch 85% hàng chi viện cho Bắc Việt Nam được nhập qua cảng Hải Phòng. Rõ ràng khẳng định mục đích của địch tiến hành chiến tranh phong tỏa đường biển là ngăn chặn sự chi viện quốc tế cho Việt Nam. Vì vậy, đại thắng chống phong toả đường biển có tính chiến lược. Đánh bại hoàn toàn chiến tranh phong toả của địch chính là kết quả tiếp nhận khối hàng khổng lồ qua cảng Hải Phòng.


Gần 40 triệu tấn hàng các loại của quốc tế chi viện Hải Phòng đã chứng minh hùng hồn đại thắng của chúng ta trên mặt trận chống phong toả biển:

- Gần 20 triệu tấn xăng dầu đảm bảo cho mọi hoạt động chiến đấu cơ động của các lực lượng chiến đấu và sản xuất, đời sống. Hơn 1 triệu tấn khí tài, pháo tăng, chiến xa... thiết bị quân trang, quân dụng, thiết bị y tế. Trong đó có 10 cần cẩu bay (Mi6) có sức nâng 25 tấn, nguy hiểm hơn là có 4 kiện phóng xạ và hàng vạn xe cơ giới, xe chuyên dùng như xe xúc, xe ủi công trường xa. Trạm thông tin ra-đa lưu động, bệnh xá lưu động, hàng vạn cỗ máy phát điện diezen... Có những thứ này quân dân ta đã nâng nhanh sức chiến đấu và đạt hiệu quả cao.

- Gần chục triệu tấn gạo, bột mì, thực phẩm các loại kịp thời góp phần ổn định đời sống của nhân dân và cung cấp kịp thời nâng cao sức khoẻ cho quân dân hai miền đánh thắng Mỹ nguỵ.

- Hơn bốn triệu tấn phân bón, thuốc trừ sâu góp phần quan trọng vào sản xuất nông nghiệp, tăng thêm cánh đồng 5 tấn trong khói lừa chiến tranh ác liệt.

- Gần bốn triệu tấn sắt thép, máy móc thiết bị cung ứng kịp thời cho các nhà máy sơ tán tiếp tục sản xuất, đặc biệt là cung cấp vật tư thiết bị làm đường, phà qua sông và bắc cầu đảm bảo giao thông. Hơn nữa còn có dự trữ để lực lượng phục hồi làm mới một số cầu sau chiến tranh (Long Đại, Hàm Rồng, Chương Dương).


Cho nên có thể khẳng định rằng: chúng ta phá tan âm mưu phong toả của địch để đạt mục đích là tiếp nhận được một khối lượng hàng hoá khổng lồ, có trị giá hơn chục tỷ đô la.

Âm mưu và thủ đoạn phong toả đường biển của địch vô cùng tàn ác nhưng cùng với quân dân cả nước, quân dân Hải Phòng đã đánh bại, đập tan chiến tranh phong toả của địch giữa vùng căn cứ hậu cần, Hải Phòng tiếp nhận và tiếp chuyển một khối lượng hàng viện trợ khổng lồ đủ loại - xưa nay chưa từng có.


Quá trình tiếp nhận hàng hoá được tiếp chuyển nhanh, sơ tán nhanh, bảo vệ tương đối an toàn, thiệt hại do địch tàn phá là không đáng kể.

Tiếp thu những chỉ thị và sự hướng dẫn của các lực lượng võ trang, Bộ Tư lệnh 350,363, Hải quân Việt Nam... lực lượng bán võ trang của Cảng cũng nhanh chóng được tăng cường cả về tổ chức, trang bị và huấn luyện chiến đấu.


Toàn Cảng có Ban Chỉ huy quân sự do Giám đốc là Trường ban, Bí thư Đảng làm Chính trị viên; có 3 tiểu đoàn tự vệ và nhiều đại đội, trung đội độc lập; đặc biệt có Đại đội cứu hoà và 6 Đại đội Công binh tập trung được trang bị đủ dụng cụ dò tìm, đào móc, rà phá và tháo gỡ bom các loại.


Tự vệ Cảng chẳng những làm nòng cốt trong sản xuất bảo vệ sản xuất mà còn lập chiến công đáng ghi nhớ:

Một là:

Cho tới năm 1972, toàn Cảng có 2.380 tự vệ - bằng 40% cán bộ và công nhân. Tự vệ được biên chế nhỏ: đại đội độc lập, khi cần thiết sẽ thành lập tiểu đoàn. Trường hợp công tác lẻ ở mỗi tàu thì sẽ có một tiểu đội hoặc trung đội. Sau Hiệp định Paris, Cảng thành lập 4 tiểu đoàn, nhiều đại đội; rồi thành lập Lữ đoàn tự vệ Cảng Hải Phòng.

Trước năm 1960, Cảng chỉ có 30 khẩu súng trường tiểu liên. Tới năm 1972, Cảng liên tiếp được tăng cường đủ loại vũ khí từ 12,7 ly; 14,5 ly; 37 ly; pháo 40 ly, 57 ly và 4 pháo 100 ly, tổng cộng 33 khẩu các loại và một đại đội công binh được trang bị đủ loại, đào bới, rà phá, tháo gỡ.

Tất cả chiến sĩ được huấn luyện theo chỉ đạo của Quân khu, hàng ngàn pháo thủ các loại từ 12.7 ly, pháo 37 ly tới pháo 100 ly được nắm vững, thao tác kỹ thuật nhanh chóng, đánh địch có hiệu quả.

Được huấn luyện và trang bị nhiều loại vũ khí, Tự vệ Cảng sẵn sàng chiến đấu, nhờ vậy trong 343 trận đánh, Tự vệ Cảng đã bắn rơi 4 máy bay trong đó có 1 máy bay không người lái.

Công binh Cảng rà phá, đào bới, tháo gỡ nhiều loại vũ khí địch trên phạm vi cảng, các kho bãi sơ tán an toàn, các địa phương khác như rốc-két, bom bi, bom xuyên (nổ ngay, nổ chậm), bom khoan, bom chờ nổ loại MK42, bom nổ ngay và đặc biệt (5/1973) vớt được 1 quả MK52 tại Quảng Bình.

Đặc biệt Đội Công binh Cảng đã tham gia hàng trăm trận cùng các lực lượng bạn, hoặc độc lập, khắp trên mặt đất, dòng sông Hải Phòng.

Dũng cảm, kiên cường hơn nữa là tàu Tankit 154 của Cảng phá 22 quả bom ở lòng bến phà Tiên Cựu, Quý Cao; lướt tàu phá 22 quả mìn chờ nổ giải vây cho 3 tàu Liên Xô và Ba Lan, được kéo ra ngoài an toàn.

Cùng với việc tổ chức sản xuất, việc tổ chức chiến đấu, Cảng chấp hành nghiêm chỉnh lệnh sơ tán những lực lượng không chiến đấu ra nơi an toàn.

Xưởng Cơ khí Thuỷ lôi được lắp xuống sà lan và đội tàu sà lan được sơ tán sang khu Bạch Thái Bưởi. Tiếp tục sửa chữa tàu. Xưởng Đại tu cơ giới bộ sơ tán sang dãy núi Minh Đức (Thuỷ Xuyên), được đắp ụ nguỵ trang che chắn. Tiếp tục sửa xe, máy, đảm bảo sản xuất.

Hai xưởng thuỷ bộ và 500 công nhân cơ khí tiếp tục sản xuất đảm bảo tàu bè, xe, máy vận tải hàng hoá.

Hàng chục nhà trẻ với hơn 1.000 cháu được tổ chức sơ tán an toàn ra ngoại thành. Các trường học nghiệp vụ, chính trị, chuyên môn tiếp tục học ở nơi sơ tán với số lượng 1.000 lượt người theo học.

Một công tác đặc biệt khẩn trương tiến hành là hàng vạn hố cá nhân vừa đất vừa bê tông, hàng trăm hầm kèo tre sắt, hơn hai ngàn thước hào giao thông chằng chịt trong cảng để công nhân vận động an toàn.

Chính nhờ công tác phòng tránh được quan tâm như vậy nên suốt cuộc chống chiến tranh phá hoại, 5.000 công nhân sản xuất, chiến đấu trên cảng, nơi sơ tán, ngoài biển và Khu IV chỉ có hơn mười người hy sinh. Đặc biệt là không có ai hy sinh vì bom mìn ngoài biển cũng như khi rà phá, tháo gỡ bom.


Hai là:

Cảng Hải Phòng là Cảng được giao thi công chế tạo máy phá mìn từ trường ĐB67 vào năm 1972, Cục lại giao nhiệm vụ thi công cải tiến máy phá lôi ĐB72 - 03. Máy này lắp lên tàu Tankit đi phá bom từ trường ở các luồng có hiệu quả cao nổ bom cách xa hàng trăm thước an toàn tuyệt đối, số lượng bom nổ không thể đếm được.

Nhờ những thành tích đó, Tự vệ Cảng được nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng Vũ trang" và Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Cuộc chiến tranh chống phong toả trên địa bàn Hải Phòng, Quảng Ninh có nhiều điều đáng được ghi nhớ và cũng là những bài học kinh nghiệm rút ra từ trận chiến tàn khốc.

Kẻ địch thâm độc có sức mạnh với nhiều thủ đoạn đánh phá ác liệt. Song chúng ta thấm nhuần quyết tâm và chủ trương chiến lược của Đảng, nắm vững tình hình, có được những thông tin cần thiết nên ta càng ngày càng hiểu được địch, phát hiện ra rằng: địch vừa đánh vừa thăm dò, có nhiều tuyên bố và hành động nghi binh đe doạ. Giôn-xơn "leo thang" hung ác như vậy nhưng vẫn còn bỏ ngỏ Cửa Nam Triệu chưa thả thuỷ lôi, ngại đánh vào tàu quốc tế, chưa dám huỷ diệt cảng Hải Phòng mà mới chỉ dừng lại ở chỗ đánh các nẻo đường từ Hải Phòng đi, thả mìn các cửa sông, cửa biển với ý đồ cô lập thành phố Hải Phòng thành hòn đảo, vô hiệu hoá hàng hoá bốc lên thành phố.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:39:33 am
Ta lợi dụng chỗ yếu chiến lược của địch, kiên quyết khai thác thế mạnh của ta, có những đối sách táo bạo mang lại kết quả thắng lợi to lớn.

Một là:

Trong khi khẩn trương xây dựng các cảng sơ tán dọc tuyến đường 18, ta tập trung xây dựng lực lượng tại Hải Phòng; khai thác cơ sở vật chất tại đây để có năng lực tiếp nhận và tiếp chuyển cao nhất. Chủ trương này trái với phương châm sơ tán triệt để thời chiến tranh - khi thành phố 30 vạn dân nội thành chỉ còn 3 vạn, thì hàng vạn công nhân Cảng và các lực lượng vũ trang, chủ hàng nội ngoại thương vẫn tấp nập ngày đêm bốn ca bốc xếp vận chuyển hàng hoá, nâng sản lượng tiêp nhận tới 7.000 tấn/ ngày. Chấp hàng chỉ thị của Ban Điều hành vận tải Trung ương do đồng chí Phó Thủ tướng là Trưởng ban, Ban Điều hành vận tải khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh - lúc ấy khác nào Bộ Tư lệnh Vận tải tiền phương, đã chỉ huy phối hợp các lực lượng vũ trang Trung ương và địa phương. Có đợt quân đội huy động cả hai sư đoàn ô tô mà Đoàn Hồng Hà rút hàng ờ cảng. Nhờ sức mạnh tổng hợp của Trung ương và địa phương, chúng ta tổ chức rút hàng từ cảng đi, có ngày 7 đến 8 nghìn tấn, đỉnh cao là rút sạch hàng hoá dưới tàu và trên kho bãi. Vì vậy, khi địch đánh vào cảng, hàng hoá thiệt hại không đáng kể.


Hai là:

Khi địch tuyên bố sẽ đánh vào tàu bè đậu trên thượng lưu và hạ lưu cảng 500 m, ta chẳng những không co lại mà còn kéo dài neo tàu trên bến Bính để sạng mạn tàu, sà lan đưa tàu vào cầu tàu Nhà máy Cá hộp để bốc hàng lên; neo tàu rải ra trên dòng sông Bạch Đằng và vịnh Hạ Long; tổ chức chuyển bãi khi kho dầu Thượng Lý - Đức Giang bị đánh phá, thiếu kho chứa; tàu dầu lớn phải chờ chuyển tải quá lâu, ta mua hẳn tàu dầu một vạn tấn treo cờ Hy Lạp làm kho nổi. Vậy là tàu bạn được giải phóng nhanh, quay vòng nhanh còn ta đưa phương tiện nhỏ ra tiếp nhận và đưa thẳng tới các chiến trường hậu phương.


Lợi dụng thời cơ trong năm có 169 giờ ngừng bắn, ta chuẩn bị sẵn sàng lực lượng huy động tổng lực các ngành Trung ương và địa phương, trong và ngoài quân đội, đưa tàu vào bốc dỡ tiếp chuyển nhanh, nhất là lấy hàng đi Khu IV có ngày hàng nghìn tấn. Đây là thời cơ để lực lượng vận tải đạt được khối lượng tiếp nhận và tiếp chuyển cao nhất.


Do được chuẩn bị trước năm 1972 khi địch thả thuỷ lôi xuống luồng Nam Triệu, tàu lớn không ra vào cảng được, ta đã điều tàu đưa hàng viện trợ vào các cảng Trung Quốc rồi dùng tàu nhỏ của ta và của bạn loại 50 tấn, 100 tấn có tốc độ cao chuyển về vùng vịnh Hạ Long sang mạn cho các tàu nội địa. Sà lan của Cảng chở hàng về Hải Phòng lại cẩu lên các tàu lớn của Cu Ba, Cộng hoà Dân chủ Đức nhanh gọn tương đối an toàn, sau lại sử dụng thiết bị của tàu lớn chuyển xuống các phương tiện đi nơi cần thiết. Song song với mở tuyến đường biển Đông Bắc, ta còn mở thêm cảng Lạng Sơn để tiếp nhận ca tiếp chuyển hàng hoá qua Bằng Tường về Lạng Sơn, nhập vào nội địa. Công nhân Cảng được điều động chuyển tải các điểm bị đánh từ Đồng Đăng tới Yên Viên. Hàng nghìn lượt công nhân Cảng Hải Phòng được điều vào Nghệ An, Quảng Bình và năm 1973 vào Đông Hà bốc hàng kịp chi viện cho tiền tuyến lớn.


Một nghịch lý mà lại rất hợp lý là lúc chiến tranh cả thành phố tắt đèn riêng vùng cảng vẫn sáng, chỉ khi báo động cảng mới tắt đèn. Ta biết rằng nếu đèn sáng máy bay địch dễ dàng xác minh tọa độ đánh cảng nhưng ta sáng đèn để sản xuất liên tục, mặt khác cũng biểu biện tư thế bình tĩnh và điều đó làm yên lòng bạn bè quốc tế.


Một việc tưởng như nghịch lý mà lại rất hợp lý nữa là ta khai trương mở rộng cảng hiện đại - ngay dưới làn bom đạn ác liệt. Thật vậy, trong cuộc chống chiến tranh phá hoại, hầu hết các xí nghiệp đã sơ tán, nhiều xí nghiệp dỡ hết nhà xưởng, trong khi ấy Cảng bắt đầu xây dựng Bến 7, Bến 8, Bến 9. Vì thế, sau Hiệp định Paris ta có thêm 600 m cầu tàu hiện đại, dây chuyền xếp dỡ hoàn chỉnh; xây thêm cầu Chùa Vẽ, cảng Vật Cách, kéo dài cầu từ 1.600 m lên 3.000 m. Chính nhờ chủ trương, việc làm táo bạo này mà ta có thêm cầu tàu xây dựng từ năm 1973 - 1975 để tăng năng lực tiếp nhận phục hồi kinh tế chi viện cho miền Nam. Tiếp đà xây dựng trong chiến tranh nên sau mấy năm hoà bình ta đã xây xong 2 km cầu hiện đại và 200 m cầu bê tông. Cảng Chùa Vẽ đưa năng lực tiếp nhận lên cao, có ngày tiếp nhận lên tới 13.000 tấn, cá biệt có ngày 16.000 tấn.


Nếu như ta không kiên quyết tranh thủ xây dựng lúc chiến tranh, thỉ sau này không biết còn phải chờ bao khâu chuẩn bị và chưa chắc bây giờ đã có được những tuyến cầu dài như vậy.

Những người ngoài cuộc không thể hình dung nổi, tại sao Mỹ thả cả vạn quả thuỷ lôi chìm sâu đáy nước mà công nhân Cảng và Vận tải biển chỉ hy sinh có mấy người vì vấp phải thuỷ lôi?

Mỹ cậy sức nhiều, lực mạnh cứ một tháng thả thủy lôi xuống các luồng vịnh Hạ Long. Chúng thả chính giữa theo dọc luồng và những bãi bom ở ngã ba nơi tàu thuyền phải đi qua. Theo dõi địch ta nắm được quy luật, định vị được chỗ bom nằm. Biết rằng, khoảng cách bom rơi cách nhau khoảng 200 m, vậy là ngay sau khi địch thả ta chỉ cần phá một quả là có khoảng cách an toàn 200 m để cho tàu vượt tắt ngang qua luồng bom. Lại biết rằng, bom chỉ ở giữa luồng nên tàu nhỏ có thể lách qua ven đảo là có thể an toàn. Với phương châm "Địch phong toả ta phá ta đi", và nhờ sự quyết tâm, trí thông minh, lòng dũng cảm của các thuyền trưởng, thủy thủ công nhân mà trong đợt vận chuyển Đông Bắc ta tiếp nhận an toàn gần nửa triệu tấn hàng.


Có lần về thăm Cảng, đồng chí Lê Thanh Nghị nói với cán bộ công nhân Cảng: "Cảng Hải Phòng bây giờ là cửa ngõ của Tổ quốc". Thật đúng vậy, quá trình chống bao vây phong toả của đế quốc Mỹ, cán bộ công nhân Cảng dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và Thành uỷ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: tiếp nhận 40 triệu tấn hàng viện trợ, trị giá hàng chục tỷ đô la, dưới sự đánh phá ác liệt của địch. Đây là một kỳ tích và Cảng đã vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng Vũ trang và Giải thưởng Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:40:43 am
CHỐNG PHONG TOẢ VẬN TẢI HÀNG HOÁ
CHI VIỆN MIỀN NAM - KHU IV

Võ Bẩy37
Nguyên Giám đốc Công ty Vận tải biển


Ngày 5/5/1965, theo Quyết định số 136/CP của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 1046, Cục Vận tải Đường biển được thành lập. Đồng chí Lê Văn Kỳ (Giám đốc Cảng Hải Phòng) được cử làm Cục trưởng. Trong thành phần của Cục, có đơn vị vận tải duy nhất là Công ty Vận tải biển 101; ngoài ra còn có hệ thống cảng biển: Đại lý Tàu biển (VOSA), Ty Bảo đảm Hàng hải, Xưởng Cơ khí, Đơn vị Xây dựng công trình thuỷ. Vừa ra đời Cục Vận tải Đường biển phải đương đầu ngay với cuộc chiến tranh phá hoại phong toả của Mỹ. Dưới đây, tôi xin đi sâu vào nhiệm vụ của Công ty Vận tải biển 101.


Công ty Vận tải biển 101 đảm nhận vận chuyển lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vũ khí, quân trang, than đá từ Hải Phòng vào Khu IV, rồi từ đó vận chuyển cho miền Nam. Giữa năm 1965, máy bay và tàu chiến Mỹ đánh phá ác liệt, một số phương tiện như tàu, sà lan biển Bến Thuỷ và B3 bị chìm Chính uỷ tàu Trần Công Tâm hy sinh. Nhưng do yêu cầu cấp bách phục vụ chiến trường miền Nam và Khu IV, Cục Vận tải Đường biển chủ trương đình chỉ các tàu lớn của Công ty 101 vào Khu IV và thành lập Công ty 103. Công ty 103 gồm đội sà lan biển có 3 tàu kéo, đoàn thuyền gỗ chạy buồm và lắp máy vốn là thuyền đánh cá của Tổng Cục thuỷ sản và hoán cải từ thuyền đánh cá thiết kế đóng lại tàu vỏ sắt loại 20 tấn giả làm thuyền đánh cá để vận chuyển, xác định cung độ vận chuyển cho phù hợp tuyến đường; khai thông luồng lạch và hàng hoá vận chuyển. Mật độ đánh phá của địch ngày càng leo thang ác liệt từ Khu IV cũ trở ra. Việc vận chuyển hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn vì phương tiện của tàu thì nhỏ, tốc độ chậm trơ trụi trên biển, nếu kéo dài sẽ tổn thất người và của, khó hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho miền Nam và Khu IV.


Do đó năm 1966, Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo phát triển loại phương tiện mới trọng tải lớn hơn, nhất là tốc độ cao hơn. Ta được trang bị loại tàu vỏ sắt gọi là VS trọng tải 50 T sức ngựa 120 cv, 300 cv, tốc độ 10 - 12 hải lý/ giờ; các loại tàu trọng tải 100 T, sức ngựa 900 cv, tôc độ 14 hải lý/giờ. Nhờ tàu có tốc độ nhanh, từ Hải Phòng vào Bến Thủy chỉ mất 12 tiếng, nên tránh được sự đánh phá khống chế của địch trên măt biển.


Sang năm 1967, do kết quả rà phá thuỷ lôi thông luồng lạch bến cảng của lực lượng Hải quân và Ty Bảo đảm Hàng hải và do yêu cầu vận chuyển ngày càng cao, ngày 28/10/1967, Cục Vận tải Đường biển ra quyết định giải thể Công ty 103 (trước đó ngày 4/10/1966, Công ty 101 đã có quyết định giải thể), Sắp xếp toàn bộ lực lượng vận tải, hình thành 4 đội tàu lớn: 1/ Đội tàu Tự Lực; 2/ Đội tàu Quyết Thắng; 3/ Đội tàu Giải Phóng; 4/ Đội tàu Hữu Nghị. Bốn đội tàu này do Cục Vận tải Đường biển trực tiếp quản lý và hạch toán kinh tế nội bộ. Nhiệm vụ cụ thể của từng đội như sau:

1. Đội Tự Lực: là đội tàu chù lực gồm VS50, nhiệm vụ vận chuyển hàng từ Hải Phòng về Khu IV, mặt hàng chủ yếu là lương thực, vũ khí, xăng dầu, lập chân hàng cho Đoàn Vận tải Trường Sơn vận chuyển vào miền Nam. Tuyến vận chuyển tổ chức thành hai cung:

- Từ Hải Phòng đi Nam Hà;

- Từ Nam Hà (Ninh Cơ) vào Bến Thuỷ - sông Gianh.


2. Đội tàu Quyết Thắng: nhiệm vụ tiếp nhận và vận chuyển xăng dầu. Tuyến đường và cung độ vận chuyển:

- Tiếp nhận, chuyển tải xăng dầu ở khu vực vịnh Hạ Long vào các kho xăng dầu ở Hải Phòng và Quảng Ninh;

- Tuyến đường sông từ các kho xăng dầu vào Hà Nội, Nam Hà và Khu IV.

- Phương tiện chuyên dùng: Loại 300 T(D), 100 T(G), 100 T(H) tự hành, tàu kéo sông và bổ sung loại vs 50 T chuyên chở xăng dầu.


3. Đội tàu Giải Phóng: là đội tàu chiến dịch, tốc độ nhanh, chịu sóng gió lớn. Đây là loại phương tiện hiện đại so với loại vs lúc bấy giờ. Nhiệm vụ: vận chuyển tranh thủ những ngày Mỹ tuyên bố ngừng bắn (ngày lễ, tết) hoặc thời gian chúng xuống thang, thời gian ngắn từ 3 đến 5 ngày, có lúc vài tháng ra quân hàng loạt.

Đội đã đóng góp phần lớn sản lượng trong các chiến dịch


4. Đội tàu Hữu Nghị: Để bảo tồn lực lượng và đào tao sĩ quan thủy thủ làm nòng cốt cho các tàu có trọng tải lớn và hiện đại, Bộ và Cục chủ trương sơ tán Đội tàu Hữu nghị sang Trung Quốc làm nhiệm vụ vận chuyển hàng ờ nước ngoài thu một số ngoại tệ, kết hợp đào tạo sĩ quan, thuyền viên tàu viễn dương. Trong chiến dịch VT5 (vận tải tranh thủ tụt thang) Đội VT5 đã đem một lượng hàng lớn lấy từ Trung Quốc đến thẳng Khu IV, góp phần thắng lợi trong chiến dịch.

Do tình hình phát triển, ngày 31/3/1969, Quyết định số 378TC của Bộ Giao thông vận tải sáp nhập bốn đội tàu của Cục, thành lập Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO). Công ty VOSCO là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, do đồng chí Lê Vân làm Chủ nhiệm, đồng chí Võ Văn Tảo và Vũ Nguyên Hảo làm Phó Chủ nhiệm.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:42:00 am
CUỘC CHIẾN CHỐNG PHONG TOẢ LẦN THỨ NHẤT (1965 - 1968)

Thất bại ở miền Nam, Mỹ chủ trương đánh phá ác liệt ở miền Bắc nhằm ngăn chặn đường chi viện vào miền Nam. Mặt trận giao thông vận tải trên sông, biển diễn biến rất phức tạp; máy bay, tàu chiến, biệt kích Mỹ ngày đêm đánh phá ác liệt, gây ra cho ta không ít khó khăn nhất là thả các loại thuỷ lôi để bịt luồng.


Để phá thế phong toả của địch, Cục Vận tải Đường biển chủ trương thành lập Đội Rà phá thuỷ lôi, mở luồng lạch cho tàu vận tải. Sau khi thông luồng, thông tuyến, khâu vận tải tiếp tục làm nhiệm vụ mà Đội Tự Lực là xung kích.


Ban đầu tổ chức vận chuyển từng cung độ ngắn:

- Cung Hải Phòng đi Ninh Cơ (Nam Định);

- Cung Ninh Cơ (Lạch Giang) vào từng đoạn Khu IV, có thời gian đi thẳng vào Bến Thuỷ, từng cung đoạn ngắn đi Lạch Trường, Lạch Quèn, Biển Sơn vào Bến Thủy. Mỗi đoạn sông đều có Trạm Bảo đảm an toàn hàng hải như có ụ trú ẩn, thông tin liên lạc, hoa tiêu quan sát, rà phá thuỷ lôi...


Trên tàu được trang bị các loại vũ khí (việc đánh trả máy bay, biệt kích địch chỉ là trường hợp rất cần thiết, còn tàu vẫn lấy phương châm hàng về đến đích là chính). Nhiều lần, bị máy bay địch phát hiện, đánh phá ác liệt, có đợt chúng đánh nhiều tàu như tàu VS16, VS50, VS20, VS02, TL11, TL17, anh em vừa phải đánh trả vừa điều khiển tàu chạy theo hình chữ chi, đưa tàu vào bãi, hàng hoá còn nguyên vẹn, nhưng không tránh khỏi thương vong và tổn thất về người và phương tiện. Một số thuyền viên đã vĩnh viễn cống hiến đời mình cho sự nghiệp, một số còn lại đầy lòng dũng cảm, mưu trí như Võ Tư Trình, Ngọ Lưu, Nguyễn Nuôi, Nguyễn Bưng, Lê Thanh Bùi, Lê Văn Cum. Các lãnh đạo của Đội Tự Lực như Ngô Tuyến, Lê Thừa, Nguyễn Thượng Sơn, đồng chí Nhai thường bám biển, bám tàu khiến cho thuyền viên càng giữ lòng tin.


Vì việc tiếp nhận, vận chuyển xăng dầu không thể gián đoạn được nên Cục huy động toàn bộ Đội Quyết Thắng tiếp nhận, thậm chí nếu thiếu phương tiện thì sản xuất, két chứa đưa lên sà lan hàng khô mà chở. Trong chiến đấu, không sao tránh khỏi sự hy sinh và tổn thất, chìm phương tiện. Ví dụ: tàu TD1, TD3, H1, H2, D11, E54, E55, G15, G23. Anh em ngoan cường, dũng cảm lao vào cứu phương tiện, dập tắt hoả hoạn, cứu hàng hoá, có người bị thương, trên người còn dị dạng nhưng không hề nao núng.


Chiến dịch 37 ngày

Đầu năm 1967, Mỹ xuống thang ngừng bắn thời gian dài 37 ngày Cục Vận tải Đường biển động viên toàn lực tranh thủ mở chiến dịch rà phá thuỷ lôi, thông luồng, thông tuyến - trước khi ngừng bắn địch thả thuỷ lôi bổ sung rất nhiều - và đưa hàng vào Khu IV. Cục chủ trương huy động ba đội tàu Tự Lực, Giải Phóng, Quyết Thắng và một số tàu lớn ở nước ngoài về tham gia. Chỉ trong một tháng đã đưa vào Khu IV tren 111.000 tấn hàng, vào Quảng Bình vượt kê hoạch 2.000 tấn hàng.


Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968

Tháng 10/1967, thi hành chỉ thị của trên, Cục lại huy động hai đội tàu Giải Phóng và Tự Lực chuyển gấp lương thực, vũ khí vào Khu IV phục vụ kế hoạch Tốt Mậu Thân 1968. Địch trinh sát phát hiện tuyến vận chuyển đường biển, chúng dùng tàu biệt kích đánh bất ngờ vào tàu, thuyền của ta và dùng Hạm đội 7 bắn dọc bờ biển. Lực lượng Hải quân và Pháo bờ biển phối hợp đánh trả để bảo vệ tàu, thuyền. Cung độ và giờ giấc đoàn xuất phát đều báo cho Hải quân và Pháo bờ biển yểm hộ. Cách đi của tàu ta là bám bờ, lợi dụng gió mùa, sương mù, rút ngắn cung độ chạy hai tuyến Hải Phòng - Ninh Cơ, Ninh Cơ - Bến Thuỷ; trả xong hàng hôm sau quay trở ra ngay nên đảm bảo phương tiện, hàng hoá an toàn; hằng tháng đều vượt kết hoạch 10% -12%.


Chiến dịch VT5 (vận tải tranh thủ tụt thang - 5T)

Ngày 1/11/1968, Mỹ tuyên bố ngừng bắn miền Bắc, trước đó (9/1968) theo lệnh của Trung ương, Cục Vận tải Đường biển chuẩn bị phương tiện vận chuyển lớn, huy động tất cả bốn đội tàu - đội tàu Hữu Nghị cũng về nước tham gia. Các tàu trọng tải lớn và Đội Giải Phóng lấy hàng từ Hải Phòng vào Bến Thuỷ và Sông Gianh. Đội Tự Lực làm chuyển tải ở hai khu vực Bến Thuỷ và Sông Gianh - Nhật Lệ. Ta mạnh dạn đưa sà làn vào Hòn Ngư để tàu vỏ sắt dầu chuyển tải. Chính phủ huy động các tàu vỏ gỗ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ Tĩnh... vận chuyển một số hàng cho Khu IV.

Trong chiến dịch, các tàu quay vòng nhanh, có tàu 5 chuyến/tháng, có tàu chuyển tải 2 chuyến/ngày. Kết quả sản lượng vận chuyển bằng ba lần năm 1966 - 1968 và hoàn thành kế hoạch năm 1969.

Sản lượng vào Nghệ An: 210.000 tấn;

Sản lượng vào Quảng Bình: 112.000 tấn;

Xăng dầu vào Khu IV: 12.000.000 tấn.

Phục vụ Chiến dịch đường 9 Nam Lào

Mỹ nguỵ mở Chiến dịch "Lam Sơn 719" hòng triệt phá hành lang vận chuyển của Đoàn 559, phá vỡ tuyến hậu cần tiếp tế từ Bắc vào Nam. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết tâm đánh bại cuộc hành quân lớn này của địch. Bộ Tổng Tham mưu quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Vận tải đường biển phục vụ chiến dịch, chuyên lo chở vũ khí, xe tăng vào Long Đại giao cho Đoàn 559. Ban Chỉ đạo đo đồng chí Nguyễn Tạc - Phó Tư lệnh Hải quân làm Trưởng ban, đồng chí Võ Bẩy - đại diện Cục Vận tải Đường biển làm Phó ban. Thời gian khẩn trương và gấp rút, nhưng ta đã hoàn toàn vượt mức kế hoạch, an toàn và bí mật (riêng ngành Đường biển đã chở 55/50 chiếc xe tăng). Quá trình vạn chuyển được đồng chí Võ Nguyên Giáp vào tận nơi trực tiếp kiểm tra và động viên anh em. Kết quả đợt vận tải đột xuat góp phần đánh bại cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của địch. Nhà nước và Bộ Tổng Tư lệnh đã khen thưởng nhiều tàu và thuyền viên.
   

CUỘC CHIẾN CHỐNG PHONG TỎA LẦN THỨ HAI - MỞ LUỒNG ĐÔNG BẮC

Từ ngày 6/4/1972, máy bay địch đánh phá Cảng Gianh, tiếp theo chúng thả thuỷ lôi ở ba cảng là sông Gianh, Nhật Lệ và Cửa Hội, cuối cùng 9/5/1972, chúng thả thuỷ lôi phong toả cảng Hải Phòng, về phía ta, một số lớn phương tiện mắc kẹt ở cảng Khu IV do vướng thuỷ lôi, 3 thuỷ thủ hy sinh và 9 thuỷ thủ tàu VS36 bị chìm. Tình hình diễn biến nhanh và ác liệt, ta chủ trương sơ tán nhưng tàu Tankit 153 và VS41 bị đánh chìm và các tàu khác GP22, GP24, VS47, VS32 tuy bị bắn thủng hòng cabin nhưng vẫn về Hải Phòng an toàn. Trước tình hình địch phong toả luồng Nam Triệu và cảng Hải Phòng, Cục Vận tải Đường biển mở luồng Đông Bắc sang Trung Quốc.


Muốn vậy phải khảo sát lại thực địa, rà phá thủy lôi, thông luồng, đặt các trạm bảo đảm hàng hải với mật danh là H như sau: H1, H2, H3, H4 do đồng chí Vũ Long Vân - Phó Tỵ Bảo đảm Hàng hải phụ trách cùng sự giúp đỡ của Trung Quốc. Ta có lực lượng vận tải gồm 27 tàu Giải Phóng, 54 tàu vỏ sắt, 8 sà lan, 4 tàu kéo, cảng Hải Phòng tổ chức bốc xếp ở bến, bãi lưu động Móng Cái, vùng Hạ Long do đồng chí Nguyễn Đức Hoè - Giám đốc Cảng Hải Phòng phụ trách. Chỉ huy chung toàn luồng là đồng chí Lê Văn Kỳ - Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển.


Trải qua hơn bảy tháng hoạt động, ta phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại như: sự đánh phá ác liệt của địch, thời tiết không thuận lợi, đường đi hiểm trờ, lại phải hoạt động về đêm, nhưng cán bộ, thuyền viên không ngại hy sinh gian khổ, dũng cảm vượt qua bom đạn, thuỷ lôi, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đánh bại âm mưu phong toả của Mỹ. Tổng sản lượng đạt 148.701 tấn trong đó hàng khô: 128.929 tấn, hàng nước: 19.772 tấn.


Kết luận:

Mỹ hai lần phong toả vùng sông biển, miền Bắc Việt Nam gây cho ta không ít trở ngại, một số tàu thuyền bị đánh chìm, một số cán bộ và thuỷ thủ bị thương. Mỹ mong muốn bịt kín luồng lạch của ta nhưng chúng bị thất bại. Về phía ta, từ Trung ương đến Cục Vận tải Đường biển đã lường trước tình hình nên chuẩn bị nhiều phương án, chuẩn bị tổ chức về mọi mặt, chủ động triển khai nhanh phương án, tổ chức rà phá thuỷ lôi, tổ chức vận tải, bốc xếp, mọi người đều dũng cảm, không sợ hy sinh, tất cả yếu tố đỏ tạo nên thắng lợi.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:42:52 am
LỰC LƯỢNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỊA PHƯƠNG GÓP PHẦN XỨNG ĐÁNG VÀO SỰ NGHIỆP ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHONG TOẢ HUỶ DIỆT CỬA ĐẾ QUỐC MỸ


Nguyễn Tất Tạo
Nguyên Giám đốc Sờ Giao thông công chính Hải Phòng


Thành phố Hải Phòng vừa có hai cảng lớn nhất miền Bắc vừa là địa bàn tập trung đầu mối giao thông: đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt và đường hàng không.

Trong hoà bình cũng như trong chiến tranh, lực lượng Giao thông vận tải địa phương cùng với các ngành Giao thông vận tải Trung ương luôn luôn có quan hệ chặt chẽ và kết hợp tốt giữa kinh tế với quốc phòng. Những thời điểm chiến tranh quan trọng cũng như trong hoạt động thường xuyên, Đảng bộ luôn luôn xác định: Công tác giao thông vận tải là công tác trung tâm đột xuất của toàn Đảng, toàn dân. Nghị quyết 16 của Thành uỷ Hải Phòng xác định rõ: "Bất kể tình huống nào, chúng ta cũng phải phấn đấu thực hiện bằng được: đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, từng ngày, từng giờ, chi viện tốt nhắt cho chiến trường...".


Khi gây ra chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng Không quân, Hải quân, đã nhiều lần đế quốc Mỹ đề ra chủ trương, biện pháp quyết liệt để bao vây, phong toả Hải Phòng, hòng biến Hải Phòng thành "cô đảo", tách rời Hải Phòng với Hà Nội, Hà Nội - Hải Phòng với các địa phương khác trên miền Bắc. Chúng từng công khai tuyên bố: "Mục tiêu chiến lược của Mỹ là: cô lập Hải Phòng khỏi Hà Nội, cô lập Hà Nội - Hải Phòng ra khỏi mọi nơi trên miền Bắc". Hải Phòng ở vị trí cửa ngõ đường biển lớn nhất miền Bắc, cho nên đế quốc Mỹ luôn luôn tìm mọi cách phong toả cảng Hải Phòng và tuyến đường biển vận chuyển tới cảng Hải Phòng, cũng như các tuyến đường sông, đường bộ, đường sắt... từ thành phố Cảng đi các địa bàn khác. Trong các chiến dịch không kích lớn đánh vào Hải Phòng (từ tháng 4/1967 đến tháng 9/1967) cũng như chiến dịch phong toả đường biển - Cảng bằng Hải quân và Không quân (tháng 5/1972) đế quốc Mỹ đều thể hiện ý đồ thâm độc: phong toả toàn diện thành phố Cảng.


Trước tình hình khẩn cấp đó, Thành uỷ sớm có chủ trương và biện pháp tổ chức "lấy lực lượng giao thông vận tải làm nòng cốt, lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong là xung kích, phát huy khả năng tiềm tàng của địa phương, để giải quyết nhanh chóng tại chỗ là chính". Lực lượng Bảo đảm giao thông thành phố nhanh chóng chuyển sang thời chiến, sớm thực hiện "quân sự hoá" toàn ngành. Các chiến sĩ bảo đảm giao thông luôn nêu cao ý chí chiến đấu: "mặt đường, sông nước là chiến trường, phương tiện là vũ khí, công nhân thuỷ thủ là chiến sĩ, quyết tâm bám sông, bám bến, bám phương tiện, bảo đảm vượt sông, thông đường, luồng lạch, để vận tải liên tục phục vụ kinh tế, đời sống, quốc phòng...".


Trong những năm chiến tranh, ngành Giao thông vận tải thành phố hăng năm phải bảo đảm các bến phà cho 66.000 đến 70.000 lượt qua phà, 144.000 lượt xe qua cầu, đưa 200 tấn hàng vào Khu IV. Vào cuối năm 1968, khi đang diễn ra các cuộc bắn phá, ngăn chặn rất ác liệt của đế quốc Mỹ, trước yêu cầu của chiến trường Khu IV, Sở Giao thông vận tải tiếp tục huy động hơn 200 cán bộ, xã viên hợp tác xã thuyền biển như Quyết Thắng, Duyên Hải, Đồ Sơn... kịp đưa trên 100 tan phương tiện, 600 tấn hàng hoá, phần lớn là lương thực cho chiến trường. Trong thời điểm địch dùng thuỷ lôi phong toả triệt để, toàn diện cảng và đường biển từ ngoài vào Hải Phòng cán bộ công nhân vẫn vượt qua thuỷ lôi chở than từ Quảng Ninh về Hải Phòng...


Thời điểm địch phong toả cảng, ngành Giao thông vận tải địa phương huy động hàng trăm loại phương tiện (ô tô, thuyền, ca nô...) giai toả được hàng chục ngàn tấn hàng rời khỏi cảng, phân tán và chuyển đi kịp thời, tránh được tỉnh trạng hàng hoá tồn đọng ở cảng và các vùng trọng điểm ở Hải Phòng.


Ngoài lực lượng Đảm bảo giao thông chuyên nghiệp thường xuyên trực chiến ở các địa bàn trọng điểm (cảng, cầu phà, bến, bãi...) dưới sự chỉ đạo của Thành phố, Ngành còn tổ chức lực lượng Bảo đảm giao thông vận tải nhân dân. Ở các xã ven đường 5, đường 10, đường 18... tổ chức được 250 đội chủ lực, với 2.788 người, 282 tổ gỡ bom, mìn với 800 dân quân tự vệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Ngành còn thường xuyên duy trì đội ngũ thanh niên xung phong tập trung tới 300 người, chuyên làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông vận tải. Các đoàn thể như Liên hiệp Công đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ vận động thường xuyên đoàn viên, hội viên đưa các địch vụ thương nghiệp, y tế, ngày đêm phục vụ trên các công ừình, đàu cầu, bén bãi... Ban Liên hiệp Hợp tác xã vận tải cũng huy động xã viên, bảo đảm vận chuyển từ 50% - 70% số hàng hóa của địa phương.


Vì sớm tổ chức được lực lượng rộng lớn và thường xuyên dược sự chỉ đạo của Ban Bảo đảm giao thông và Ban Điều hoà vận tải, kết hợp chặt chẽ với các lực lượng khác nên lực lượng Bảo đảm giao thông vận tải địa phương luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại - phong toả thành phố cảng Hải Phòng, đế quốc Mỹ không thể nào thực hiện được ý đồ đen tối của chúng là cô lập - phong tỏa Cảng và thành phố Hải Phòng. Trái lại, lực lượng Bảo đảm giao thông vận tải thành phố đã thực hiện được phương châm chỉ đạo của Trung ương Đảng là càng đánh, càng mạnh, ngày càng có kinh nghiệm, bảo đảm được các đầu mối giao thông, vận chuyển hàng hoá, trên một địa bàn hẹp, địch thường xuyên đánh phá...


Chính vì vậy, lực lượng Bảo đảm giao thông vận tải thành phố được Thành uỷ đánh giá là: "Công tác bảo đảm giao thông vận tải thông suốt trong mọi tình huống. Trên mặt trận giao thông vận tải quân và dân ta đã mưu trí, dũng cảm, sáng tạo vượt qua hàng rào phong toả của địch, để tiếp nhận và vận chuyển đầy đủ hàng hoá, vật tư, thiết bị chiến lược từ các anh em, bằng đường biển tới Hải Phòng, đáp ứng yêu cầu chi viện của các chiến trường, yêu cầu chiến đấu, sản xuất và chiến đấu, làm thất bại về cơ bản âm mưu của địch hòng ngăn chặn trực tiếp sự chi viện vật chất của nước ngoài qua cảng Hải Phòng...


Năm tháng đã đi qua, nhưng các chiến sĩ Bảo đảm giao thông vận tải thành phố vẫn mãi tự hào, nguyện không ngừng phát huy truyền thống "Trung dũng, quyết thắng", "Mở đường mà tiến, đánh địch mà đi! Địch đánh lối này ta đi lối khác... vượt lên bom, mìn mà đi", "Nơi nào có dân, nơi đó có kho, có bến".


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:44:41 am
ĐÁNH PHÁ THỦY LÔI, TY BẢO ĐẢM HÀNG HẢI THAM GIA
CHỐNG MỸ PHONG TOẢ SÔNG, BIỂN


Nguyễn Thái Phong39
Nguyên Đội trường Đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải


Khi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta bước vào giai đoạn leo thang ác liệt, hệ thống cơ sở vật chất đường biển, bảo đảm hàng hải, bến cảng, tàu thuyền bị đánh phá hư hại nhiều, tàu thuyền bị chìm gây chướng ngại ở luồng vận tải, cản trở giao thông thì tháng 12/1966, Ty Bảo đảm Hàng hải thành lập Đội Trục vớt, gồm 50 người. Đội đã trục vớt hàng chục tàu thuyền đắm, chướng ngại vật, kịp thời thông luồng vận tải sông biển. Khi giặc Mỹ có dấu hiệu thực hiện phong toả thuỷ lôi trên các tuyến giao thông, Đội Trục vớt được giao nhiệm vụ mới: rà phá, tháo gỡ thuỷ lôi.


Cuộc chiến tranh phong toả do Mỹ tiến hành rất ác liệt, tàn bạo. Phá thuỷ lôi là công việc mới mẻ và nguy hiểm, nhưng nhiều người đã viết đơn tình nguyện gia nhập Đội Phá lôi, có người còn viết đơn bằng máu với nguyện vọng được dâng hiến sức lực và trí tuệ để chống Mỹ phong toả đường biển.


Ty Bảo đảm Hàng hải tổ chức các Trạm Bảo đảm giao thông đường biển từ trước; trong đó có chuẩn bị đài quan sát thuỷ lôi ở các trạm. Đến tháng 2/1967, khi Mỹ bắt đầu thà thuỷ lôi ở vùng biển Khu IV và Quảng Bình, đánh phá huỷ diệt các phương tiện và hệ thống hạ tầng cơ sở bảo đảm hàng hải, cảng biển... thì Cục Vận tải Đường biển cùng Hải quân và các ngành bàn bạc chủ trương kế hoạch hành động, phối hợp với tổ chức chống phong toả thuỷ lôi. Cụ thể Hải quân giúp đỡ huấn luyện kỹ thuật rà phá, tháo gỡ thuỷ lôi cho Đội Phá lôi Bảo đảm hàng hải. Sau đó Đội 8 Hải quân và Đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải trực tiếp bàn bạc kế hoạch, tổ chức phối hợp, tạo điều kiện để hợp đồng cùng chiến đấu phá lôi địch nhằm bảo đảm thông luồng, phục vụ kịp thời vận tải chi viện đi các chiến trường Nam - Bắc.


Trên cơ sở đó, Ty Bảo đảm Hàng hải triển khai phương án tổ chức rà phá, tháo gỡ thuỷ lôi trên toàn miền duyên hải. Không khí chống phong toả thuỷ lôi Mỹ dấy lên trong toàn thể Ty Bảo đảm Hàng hải. Lúc đầu chúng tôi chưa biết thuỷ lôi địch thế nào, nhưng với ý chí quyết tâm phá, gỡ thuỷ lôi giặc Mỹ nung đúc trong lòng mỗi người, ai nấy đều nguyện góp sức mình để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên mặt trận chống phong toả thuỷ lôi.


Tháng 3/1967, Phân đội Trạm 4 Bảo đảm Hàng hải ờ Lạch Trào được Hải quân huấn luyện và cùng với Hải quân, dân quân địa phương tổ chức tìm, tháo gỡ quét phá thuỷ lôi địch. Sau khi tìm thấy 4 quả MK52 ở cồn Trường do Hải quân chỉ huy, chúng ta đã tổ chức tháo gỡ an toàn làm tài liệu cho việc tháo gỡ tiếp, tổ chức rà quét phá nổ tại mọi địa phương. Lực lượng Bảo đảm Hàng hải trực tiếp tham gia tháo gỡ, rà phá thuỷ lôi, nên thu nhận được một số kinh nghiệm thiết thực để tổ chức chống phong toả tiếp.


Thời gian này ở vùng Lạch Trào và Cửa Hội có tàu thuyền mang biển đăng ký Hải Phòng từ phía Bắc đi vào bị thuỷ lôị nổ, nhiều tàu bị chìm, người bị thương vong, tuyến vận tải bị ùn tắc, máy bay Mỹ săn tìm dữ dội.


Để tập trung cao độ việc chống địch phong toả thuỷ lôi vùng duyên hải Khu IV và chuẩn bị lực lượng chống địch phong toả vùng Hải Phòng, Cục Vận tải Đường biển quyết định thành lập Đội Phá thuỷ lôi cơ động do Ty Bảo đảm Hàng hải quản lý đồng thời thành lập Tổ Nghiên cứu khoa học kỹ thuật phá lôi của Cục. Ty Bảo đảm Hàng hải cũng có Tô Nghiên cứu khoa học kỹ thuật phá lôi.


Chống phong toả Hải Phòng có quan hệ hữu cơ với chống phong toả các vùng phụ cận và tuyến sông biển vào miền Nam, vì thực chất yêu cầu cuối cùng là phải thông đường, thông tuyến để vận chuyển hàng từ Hải Phòng đi các mặt trận; và cũng vì vậy mà địa bàn hoạt động của Đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải rất rộng và cơ động, mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nói trên.


Tổ Nghiên cứu khoa học kỹ thuật phá lôi lúc đầu gồm: Nguyễn Văn Nghĩa, Trần Công Chánh, Lê Nghinh, Nguyên Ngọc Linh, Phùng Ngọc Đậu, Võ Tân Khiêm, Hoàng Sơn (Hải quân biệt phái). Tháng 6/1967, Tổ Nghiên cứu khoa học kỹ thuật chế tạo xong thiết bị phá lôi đầu tiên mang mật danh PĐ67 - 1, do các đơn vị Đường biển tham gia thi công (PĐ: phao đèn, sau này đổi thành ĐB: đường biển). Sau khi thí nghiệm 1 tháng ờ Lạch Trào, tổng kết rút kinh nghiệm, ta đã thiết kế cải tiến sản xuất ra PĐ67 - 2 và PĐ67 - 3. Thiết bị PĐ67 - 3 rất hiệu quả, được Cục Vận tải Đường biển chế tạo hàng loạt trang bị cho các đội phá lôi và các đơn vị trong ngoài ngành.


Ty Bảo đảm Hàng hải thành lập Ban Chỉ đạo chống phong toả trong hệ thống tổ chức của Cục Vận tải Đường biển do đồng chí Trưởng Ty Dư Bá Thượng là Trưởng ban, các đồng chí Phạm Văn Hải, Vũ Long Vân là Phó ban, Trưởng phòng Bảo vệ quân sự là Thường trực. Ty đã phối hợp với Hải quân mở liên tiếp 8 lớp huấn luyện quan sát thuỷ lôi. Cuối năm 1967, triển khai được 72 đài quan sát thuỷ lôi cố định với 150 chiến sĩ chuyên nghiệp, trong đó 44 chiến sĩ nữ; ngoài ra Ty Bảo đảm Hàng hải còn phối hợp và hiệp đồng với đơn vị Pháo ven bờ, các Trạm Công an vũ trang, tàu thuyền vận tải thuyền chài, vó bè... tạo thành một mạng lưới rộng khắp, giám sát chặt chẽ mọi hành vi phong toả của Mỹ, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết cho Ban Chỉ đạo và Đội Phá lôi chủ lực.


Sau khi Ty Bảo đảm Hàng hải chính thức thành lập Đội Phá lôi chủ lực, tháng 8/1967, sau này còn gọi là Đội Xung kích cơ động, ngày 20/9/1967, 30 cán bộ chiến sĩ Đội được tập huấn kỹ thuật phá gỡ thuỷ lôi tại thôn Bùi Xá - do Đội 8 Hải quân phụ trách. Đồng chí Trương Thế Hùng và các giáo viên phụ đạo trực tiếp hướng dẫn lý thuyết và thực hành. Chúng tôi chia làm ba phân đội gồm:

- Phân đội 1: Hoàng Hải, Nguyễn Duy Thanh, Lê Văn Bách, Vũ Văn Giang, Phạm Ngọc Sâm, Phạm Tư, Lê Diệm, Đặng Khắc Vỹ.

- Phân đội 2: Nguyễn Ích Luyến, Phạm Anh Hồng, Cao Văn Vĩnh, Nguyễn Xuân Lâm, Nguyễn Văn Tĩnh, Bùi Ngọc Khiêm, Dương Xuân Cường, Nguyễn Màu.

- Phân đội 3: Trần Văn Nhớn, Lê Sấm, Kim Hoàng, Văn Đức Thanh, Ngô Mộng, Nguyễn Đức Minh, Phùng Văn Cúc, Phan Đăng Dằng.

- Hậu cần: Nguyễn Múi, Phạm Văn Trạc, Đoàn Thị Hay.

- Ban Chỉ huy: Nguyễn Thái Phong - Đội trưởng, Nguyễn Đình Chi - Đội phó, Nguyễn Khắc Khải - Kỹ sư thi công.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:45:30 am
Ngày 6/10/1967, một ca nô (của Ty Bảo đảm Hàng hải) triển khai các đài quan sát thuỷ lôi (từ Sở Dầu đến Bến Kiền) thì bị thuỷ lôi nổ, làm 5 chiến sĩ hy sinh (có 4 chiến sỹ nữ). Các luồng vận tải của Hải Phòng bị phong toả thuỷ lôi (từ 7/10/1967), nhiều tàu, thuyền, ca nô bị phá huỷ, nhiều người bị thương.


Ngày 8/10/1967, Ty Bảo đảm Hàng hải triệu tập cuộc họp khẩn cấp do Trưởng Ty Dư Bá Thượng chủ trì để truyền đạt chỉ thị của Ban Chỉ đạo chống phong toả về việc tổ chức rà phá thuỷ lôi giải toả Hải Phòng. Cùng dự họp có đồng chí Trương Thế Hùng - Đội 8 Hải quân, Vũ Long Vân - Phó Ty, Nguyễn Thái Phong - Đội trưởng, đại diện Công binh 350...


Trụ sở tiền phương của Đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải đặt tại số nhà 13 Hồ Xuân Hương, Đội 8 Hải quân đặt tại số 7 Hồ Xuân Hương. Thành ủy, Ủy ban và Bộ Tư lệnh 350 Hải quân rất quan tâm và tin tưởng giao nhiệm vụ cho chúng tôi. Các đồng chí Lê Thanh Nghị, Trần Kiên, Lê Đức Thịnh, Đỗ Chính, Trần Đông, Lê Văn Kỳ, Phan Trọng Tuệ và các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh 350, Quân khu... thường xuyên theo dõi, giúp đỡ đơn vị.


Thành phố sơ tán triệt để, ban đêm không một ánh đèn Máy bay địch luôn rình rập, bất ngờ tấn công đánh phá các trọng điểm và thả xuống hàng loạt bom mìn phong toả bổ sung các luồng và đầu mối vận tải. Các chiến sỹ phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải và Hải quân mò mẫm trong đống đổ nát của đầu mối giao thông trên dòng sông bến bãi đau thương vắng lặng đến ghê người. Bom đạn và thuỷ lôi lúc nào cũng có thể nổ, cướp đi sinh mạng của họ trên trận địa bị phong toa tối đa. Biết vậy nhưng Tổ quốc cần, thành phố cần và chính khí phách của dân tộc ngàn năm anh hùng đã hun đúc trong người chiến sỹ lòng tự hào, lòng yêu nước nồng nàn và căm thù địch sâu sắc, một lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ... Tất cả tạo nên sức mạnh, quyết tâm sáng tạo và dũng cảm phi thường để chiến thắng.


Từ ngày 11/10/1967, chúng tôi bắt đầu thực hiện các giải pháp công nghệ rà phá thuỷ lôi và bom từ trường trên các tuyến: sông Xi măng, luồng Sở Dầu, Cảng Mới, Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng, An Dương, cầu Xi măng, cầu Quay, Kiến An, Bến Kiền, Tiên Cựu, Quý Cao... Lực lượng phá lôi rà phá khu vực nội thành, nội thị và vùng phụ cận. Thời kỳ đầu, chúng tôi vừa rà phá vừa nghiên cứu thực nghiệm để xác định tính năng kỹ thuật các loại bom mìn của Mỹ phong toả Hải Phòng. Chúng tôi dùng vỏ thùng phi, các loại phao sắt... thả trôi theo dòng nước để gây nổ thuỷ lôi; dùng tấm tôn cán kéo rà; dùng ca nô tốc độ cao chạy lướt...


Nhưng chúng tôi cần biết chắc thông số kỹ thuật mới của bom chờ nổ thủy lôi để có giải pháp rà phá an toàn và hiệu quả hơn, do đó, phải tổ chức tháo gỡ thuỷ lôi tiếp để nghiên cứu.

Đêm 16/10/1967, nhóm trinh sát tháo gỡ thuỷ lôi gồm: Trương Thế Hùng - Chỉ huy, Nguyễn Thái Phong, đồng chí Hoài, Tấn được lệnh nghiên cứu tháo gỡ quả bom chờ nổ ở An Dương. Sáng sớm 17/10/1967, tổ tháo gỡ tiếp cận và tháo gỡ thành công quả bom từ trường đầu tiên ở Hải Phòng. Đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải điều động lực lượng tăng cường và phương tiện để vận chuyển toàn bộ quả bom từ trường đã tháo gỡ về phố Hồ Xuân Hương nghiên cứu và thực nghiệm. Quả bom này có ký hiệu trên vỏ bom MK82, đầu nổ DTS, máy điều khiển gây nổ là MK42 - Mod 0, dài 1,54 m, Φ 0,25 m, P = 500 LBS 225 kg, riêng trọng lượng nổ 83 kg.


Từ đêm 17/10/1967 đến sáng 18/10/1967, nhóm tháo gỡ thứ hai phối hợp với Công binh Đông Bắc tháo gỡ thành công quả MK42 - Mod 0 thứ hai, ở gần tượng đài Xi măng.

Thế là chúng tôi có thêm máy thuỷ lôi MK42 - Mod 0 để phục vụ nghiên cứu và quả MK42 thứ hai được đưa về Viện Nghiên cứu kỹ thuật quân sự Hà Nội.

Ngày 19/10/1967, Thành uỷ Hải Phòng triệu tập cuộc họp chống phong toả, biểu dương các lực lượng phá lôi đã tháo gỡ, khám phá được bom từ trường MK42 và khẩn trương rà quét luồng sông bến bãi giải toả địa bàn thành phố.


Đến tháng 11/1967, Đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải bổ sung thêm người và phương tiện, đồng chí Hoàng Phú Tròn, Hoàng Bá Tỳ, Nguyễn Văn Lý được bổ sung về đội. Ngày 13/11/1967, Đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải gồm 10 người dùng 1 tấm tôn lợp nhà đã phá nổ 1 quả MK42 đầu tiên ở vùng phà Cựu, sau đó tiếp tục rà, phá nổ nhiều quả khác.


Kết quả một tháng chống phong toả ở Hải Phòng, khẳng định:

1. Giải pháp công nghệ tháo gỡ thuỷ lôi của chúng tôi là đúng

2. Phá thuỷ lôi và bom từ trường bằng phương pháp thủ công và giải pháp công nghệ rà quét là hiệu quả và an toàn.

3. Tiếp tục nghiên cứu và thực nghiệm để hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả thiết bị cơ giới phao đèn và các bè rà phá.

4. Thực hiện phá lôi theo "quy trình ngược" sẽ an toàn về người và phương tiện.

5. Phát huy sự hợp tác giữa lực lượng Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải với Đội 8 Hải quân và các đơn vị bạn khác, nghiên cứu tổ chức các đơn vị phá lôi địa phương tại vùng trọng điểm để hỗ trợ đội chủ lực.


Nhằm tiếp tục công tác nghiên cứu tiếp cận phá lôi, Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Thương nghiệp cấp duyệt cho Đội Phá lôi hai con bò phục vụ thí nghiệm di chuyển phao đèn vào vùng bom từ trường và tiếp cận bom từ trường...

Ngày 15/11/1967, Cục Vận tải Đường biển và Bộ Tư lệnh Hải quân nhận định:

- Địch chưa phát hiện kỹ thuật phá lôi của ta;

- Có thể địch ngừng bắn dịp Noel và tết, ta cần khẩn trương mở luồng vận tải vào Nam...

Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân thành phố cũng nhận định phải giải toả Hải Phòng, đồng thời giải toả các tuyen phụ cận và phối hợp mở luồng hỗ trợ các tuyến chuyển tải... tạo điều kiện thông tuyến Hải Phòng đi các tỉnh Khu IV, phục vụ kịp thời cho mặt trận. Xuân Mậu Thân chưa đến nhưng phải chuẩn bị cho chiến dịch.


Đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải được triệu tập đến họp tại Nhà khách Uỷ ban thành phố để nhận nhiệm vụ mới. Các đồng chí Phan Trọng Tuệ - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Lê Đức Thịnh - Chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố, Lê Văn Kỳ - Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển giao nhiệm vụ cho Đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải: tổ chức phá lôi chống phong toả Hải Phòng đồng thời phát triển lực lượng phá thuỷ lôi các vùng phụ cận và xa hơn "đó cũng là nhiệm vụ các đồng chí chi viện tiên tuyến"... Hải Phòng cũng chi viện tiền tuyến. Luồng vận tải thông suốt thì hàng hoá, vật tư, vũ khí từ Hải Phòng mới vận chuyển đến chiến trường cả nước được, đó là nhiệm vụ chống phong toả của Hải Phòng và ngành Đường biển. Vì vậy, Đội Phá lôi Bảo đảm hàng hải phát triển đến 120 người chia làm 3 phân đội tăng cường, chúng tôi còn huấn luyện hàng trăm dân quân địa phương và các đơn vị vùng ven cùng tham gia rà phá thuỷ lôi.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:46:21 am
Để giữ bí mật chúng tôi qui ước mật danh các vật tư khí tài phá lôi như sau:

- Nam châm vĩnh cửu : "Chì";

- Tôn sắt: "Bộc phá";

- Máy phóng từ phá lôi: PĐ67...

Thời kỳ 1967 - 1968, chúng tôi thực hiện các giải pháp công nghệ phá lôi và các đề tài kỹ thuật phá lôi như sau:

1. Đề tài phá lôi theo "quy trình ngược", phá được nhiều thuỷ lôi đảm bảo an toàn thiết bị và người điều khiển;

2. Qui trình công nghệ tháo gỡ bom từ trường, đã tháo ga an toàn;

3. Tham gia nghiên cứu thuỷ lôi và thực nghiệm để chế tạo thiết bị phá lôi có hiệu quả. Gắn máy phóng lên các loại phương tiện cơ giới và thô sơ;

4. Nghiên cứu và thực hiện quy trình phá lôi an toàn bằng khí tài thô sơ và chế tạo khí tài phá lôi đạt hiệu quả cao, phá nổ hàng loạt thuỷ lôi, nhanh chóng giải phóng luồng vận tải, bến phà, cứu phao...;

5. Nghiên cứu và thực hiện giải pháp thả các nhiễm từ trôi theo dòng chảy cửa sông, với kích thước và tốc độ thích hợp, có điều khiển từ xa phá được nhiều thuỷ lôi;

Đối với các bến phà trọng điểm địch đánh nhiều và phong toả dày đặc, chúng tôi căng đường dây từ trường ngang sông lợi dụng thuỷ triều lên xuống tự rà phá thuỷ lôi (phà Gianh, phà Bến Thuỷ...), phá rất nhiều thuỷ lôi, giải toả các bến phà.

6. Quy trình vận chuyển và hành quân qua trận địa thuỷ lôi an toàn, tránh được thương vong.

Tính từ tháng 10/1967 đến đầu năm 1969, Đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải đã phá nổ 650 quả thuỷ lôi các loại, tháo gỡ 7 quả MK42 và 2 quả MK26, giải phóng an toàn các tuyến vận tải Hải Phòng, các luồng Lạch Giang, Cừa Đáy, Lạch Trào, Cửa Hội, phà Bến Thuỷ, phà Ròn, phà Gianh, Nhật Lệ, Quán Hàu, Lý Hoà..., hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống phong toả thuỷ lôi đường biển và hỗ trợ phá lôi giải toả các tuyến chuyển tải sông, sắt, bộ khác.


Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm chống phong toả trong chiến tranh Giôn-xơn được ứng dụng và nâng cao trong cuộc chống phong toả lần thứ hai năm 1972.

Ngày 9/5/1972, khi đế quốc Mỹ phong toả thuỷ lôi xuống luồng Nam Triệu và vùng phụ cận thì tàu biển trong nước và nước ngoài đang neo đậu đều bị thuỷ lôi Mỹ bao vây. Chúng phong toả ồ ạt và liên tục vùng ngã ba Quả Xoài - Lạch Huyện, cắt tuyến vận tải từ Quảng Ninh và quốc tế vào Hải Phòng; phong toả vùng vịnh cắt tuyến ra vào Hòn Gai, Cẩm Phả, tuyến Đông Bắc; cắt luồng vận tải than và ngư trường... Chúng mưu toan cắt đứt mọi hoạt động vận tải và quân sự đối với Hải Phòng. Mỹ tuyên bố sau thời hạn 3 ngày, thuỷ lôi trên luồng Nam Triệu sẽ hoạt động.


Qua tài liệu quan sát chúng ta nhận biết Mỹ dùng MK52 phong toả các luồng biển tàu lớn ra vào như Nam Triệu, Cửa Vạn, Long Châu, Lạch Miều... và một số cửa biển Khu IV. Nhưng địch dùng MK52 không nhiều, chúng phong toả dày đặc nhất là loại MK42 các Mod 0, 1,2, 3...


Trước tình hình khẩn cấp, Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh rất quan tâm. Thành uỷ, Ủy ban và Bộ Tư lệnh thành phố Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Cục Vận tải Đường biển, Bộ Giao thông vận tải... khẩn cấp họp bàn chống phong toả lần thứ hai; Ban Chỉ huy liên ngành về chống phong tỏa được thành lập ở Hải Phòng.


Một lần nữa, lịch sử lại giao phó trách nhiệm cho Hải quân và ngành Đường biển gánh vác công việc rà phá, tháo gỡ thuỷ lôi của Mỹ thả mà trước hết ngành Đường biển phải coi đó là việc tự cứu mình. Nhờ sự nhạy bén và có chuẩn bị Ty Bảo đảm Hàng hải đã triển khai các Trạm Quan sát lôi (từ tháng 4/1972 theo chỉ thị của Cục trưởng), vì vậy, ngay từ đầu, ngày 9/5/1972 khi máy bay Mỹ thả thuỷ lôi xuống luồng Nam Triệu thì các đài quan sát xác định được tốc độ và tuyến phong toả, chụp ảnh toàn bộ quang cảnh và tiến trình thả thuỷ lôi của Mỹ, xác định chủng loại thuỷ lôi địch phong toả.


Đêm 9/5/1972, Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển điều động tàu TK169 thực hiện chạy kiểm tra các khu vực có thuỷ lôi do Nguyễn Thái Phong và Thuyền trưởng tàu TK169 chỉ huy. Tàu TK169 xông pha dưới sự khống chế của máy bay Mỹ và thuỷ lôi Mỹ nằm chờ dưới đáy luồng. Tàu chạy đủ 30 lần, hết ngày 10/5/1972, thuỷ lôi không nổ. Ngày 11/5/1972 Cảng Hải Phòng khẩn cấp kéo các tàu biển ra khỏi khu vực thuỷ lôi.


Ngày 13/5/1972, Ban Chỉ huy liên ngành cử một nhóm trinh sát tháo gỡ thuỷ lôi gồm: Trương Thế Hùng - Đội trưởng Đội 8 Hải quân, Nguyễn Thái Phong - Đội trường Đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải, Hoàng Anh Hiên - thiếu uý Công binh 350, đồng chí Tấn - Đội 8 Hải quân đi kiểm tra để tháo gỡ quả thuỷ lôi MK52 do Công an vũ trang và ngư dân phát hiện ở vị trí mép luồng Đình Vũ. Ngày 15/5/1972, tổ tháo gỡ dũng cảm tiếp cận thuỷ lôi và sáng tạo xác định giải pháp kỹ thuật, tháo gỡ thành công, an toàn quả thuỷ lôi MK52 đầu tiên ở Hải Phòng.


Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã gửi điện khen.

Ngày 28/6/1972, tổ tháo gỡ cùng phối hợp với Công an vũ trang tháo gỡ thành công quả thuỷ lôi thứ hai, cùng loại MK52. Thuỷ lôi tháo được đưa về nghiên cứu, kịp thời xác định các thông số kỹ thuật, nghiên cứu chế tạo thiết bị phá lôi.


Tổ Nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Cục Vận tải Đường biển tiếp tục nghiên cứu và sớm cho ra đời thiết bị phá lôi thế hệ mới ĐB72 với công suất lớn, có bộ tự động đóng ngắt phóng xung từ rất chuẩn xác. Ty Bảo đảm Hàng hải nghiên cứu hoán cải và nâng cao thiết bị PĐ67 thành ĐB67/72 thế hệ mới, có bộ tự động đóng ngắt phóng xung từ.


Tất cả thiết bị ĐB72 và ĐB67/72 được lắp đặt trên tàu biển từ 15T đến 30T, 50T, có người điều khiển tự động phóng từ phá lôi theo "công nghệ qui trình ngược" gồm 14 tàu thuyền rất hùng mạnh, phá nổ nhiều thuỷ lôi và rất an toàn, chính xác, thuận tiện.


Đội Phá lôi Ty Đảm bảo hàng hải thời kỳ này gồm ba phân đội cơ giới, trong đó có phân đội Lê Mã Lương mới thành lập. Năm 1972, Đội Phá lôi Ty Đảm bảo hàng hải lấy tên là Đội Quyết Thắng, quân số lên đến 150 người, thời kỳ ít nhất là 120 người.


Đội tàu gồm những thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên dũng cảm mưu trí và dạn dày kinh nghiệm. Vì điều kiện hạn hẹp của bài viết này nên tôi không kể hết tên người và những chiến tích tuyệt vời của họ.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 20 Tháng Tư, 2023, 07:46:57 am
Trong thời kỳ 1972 - 1973, Đội Phá lôi Ty Bảm đảo hàng hải đã phá nổ 470 thuỷ lôi các loại, tham gia tháo gỡ 2 quả MK52 và 2 quả MK42, tham gia giải toả 540 km luồng vận tải an toàn.

Những ngày cuối tháng 12/1972, đế quốc Mỹ leo hét thang trong cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả thuỷ lôi, chúng ra sức thả thuỷ lôi bổ sung xuống các luồng vận tải. Đêm 17/12/1972, Mỹ tiếp tục thả thuỷ lôi vào Hải Phòng và vùng phụ cận; ngày 19/12/1972 thả thuỷ lôi bổ sung xuống vùng vịnh. Ngày 15/1/1973, Chính phủ Mỹ phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn không điều kiện mọi hoạt động ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam và ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết.


Những chiến sĩ phá thuỷ lôi chúng ta đều hiểu rằng, thành tựu của công cuộc chống phong toả đường biển cũng góp phần thắng lợi tại Hội nghị đàm phán hoà bình Paris. Tháng 12/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân danh Bộ Tổng Tư lệnh khen ngợi thành tích rà phá thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải.


Ngày 15/1/1973, ngành Đường biển tiếp nhận tin Hiệp định Paris bằng hành động khẩn trương, huy động toàn bộ lực lượng phá lôi Bảo đảm hàng hải, Cảng Hải Phòng, Cảng Bến Thuỷ cùng phối hợp với Hải quân, Công binh các địa phương các vùng ven tiến hành mũi tổng công kích rà phá thuỷ 101 và tháo gỡ bom mìn trên toàn bộ các tuyến vận tải bến cảng vùng vịnh từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Khu III, Khu IV, Quảng Bình, Vĩnh Linh đến Cửa Việt, Đông Hà.


Ngày 16/1/1973, lực lượng Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải hợp đồng với E171 Hải quân tiến hành rà phá thuỷ lôi dưới nước, Công binh Cảng Hải Phòng tháo gỡ bom mìn trên cảng. Các tàu cỡ nhỏ và vừa của Ty Bảo đảm Hàng hải, Công ty Vận tải biển và Hải quân hăng hái dũng cảm chạy kiểm tra luồng vào Cảng Hải Phòng. Sau cùng, chạy thí nghiệm là tàu Hải quân và tàu 207, vẫn an toàn. Cục Vận tải Đường biển ra thông báo mở luồng vào Cảng Hải Phòng. Tàu Việt Bảo, tàu , Cu Ba, Liên Xô và tiếp theo các tàu khác vào Hải Phòng tuyệt đối an toàn theo tuyến 303°N.


Ngày 16/1/1973, Đội Phá lôi Quyết Thắng điều động 8 tàu phá lôi gồm 3 phân đội do đồng chí Vũ Long Vân chỉ đạo tiến vào Nam. Ngày 18/1/1973, mở luồng Cửa Hội - Bến Thuỷ; ngày 19/1/1973, mở luồng Cửa Gianh, ngày 21/1/1973, mở luồng Nhật Lệ...


Các luồng lạch phụ cận vào Hải Phòng như Ngã ba Quả Xoài, Lạch Huyện, Đồ Son, Văn Úc... cũng được rà quét giải toả. Cục Vận tải Đường biển và Hải quân tổ chức hợp đồng chiến đấu rà phá thuỷ lôi trên vùng vịnh. Đến ngày 21/1/1973, tàu biển ra vào vịnh an toàn.


Tại cảng Hải Phòng, 10h15 ngày 5/2/1973, tàu Việt Bảo chở đầy hàng dẫn đầu các tàu Hồng Kỳ 88, Hồng Kỳ 89 và Hồng Kỳ 157 nối đuôi vào cảng Hải Phòng an toàn. Ngày 7/2/1973, tàu Guisa vào cảng an toàn qua luồng Nam Triệu.


Từ đó về sau, các tàu ra vào cảng Hải Phòng bình thường.

Sau Hiệp định Paris, ngày 28/2/1973, phía Mỹ thực hiện các điều khoản trong Hiệp định như: tháo gỡ, phá huỷ mìn ở vùng biển các cảng, sông ngòi của miền Bắc Việt Nam. Sau 6 tháng rà quét với lực lượng đồ sộ, 44 tàu chiến và tàu quét mìn hiện đại cùng hơn 5.000 sĩ quan binh lính được trang bị hiện đại cũng chỉ phá nổ được 3 quả thuỷ lôi với nhiều sự cố mất an toàn xảy ra. Về lý thuyết thiết bị phá lôi của Mỹ có tính năng kỹ thuật gần giống những điều ta nghiên cứu được.


Thế mới hiểu phá nổ được một quả thuỷ lôi vất vả và tốn kém như thế nào. Và thế mới hiểu hét ý nghĩa giá trị của các lực lượng phá lôi chúng ta khi tự nghiên cứu chế tạo thiết bị khí tài, phá nổ hàng nghìn quả thuỷ lôi các loại một cách an toàn.


Trên thực tế chúng ta đánh thắng Mỹ trong cuộc đọ sức quyết liệt chống phong toả đường biển trong tình thế hết sức gay go phức tạp. Xét về toàn cuộc, ưu thế quân sự - kinh tế - quốc phòng của Mỹ mạnh hơn ta gấp bội nhưng Mỹ cũng có chỗ yếu: tình hình chung bất lợi cho Mỹ, càng phát động chiến tranh leo thang Mỹ càng gặp nhiều bất lợi cả ba mặt quân sự - chính trị - ngoại giao.


Chúng ta đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, lợi dụng triệt để những điểm yếu về chiến lược và chiến thuật của Mỹ, ta chống phong toả đường biển theo chiến thuật và chiến lược trên chiến trường của đất nước mình, phát huy được thành tựu khoa học kỹ thuật,... vì vậy, ta giành lợi thế chủ động thắng Mỹ cả về chiến thuật, chiến lược. Đó là thắng lợi to lớn, là bài học kinh nghiệm trong lịch sừ chống chiến tranh phong toả đường biển.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 02 Tháng Năm, 2023, 07:25:59 am
CHÚNG TÔI ĐI PHÁ THUỶ LÔI MỸ

Nguyễn Ngọc Linh40
Nguyên Kỹ sư Phòng Khoa học Cục Vận tải Đường biển,
nguyên Tổng Giám đốc phụ trách Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam


Ngay từ khi Mỹ thả những quả thuỷ lôi đầu tiên, Tổ Nghiên cứu của Cục Vận tải Đường biển được thành lập. Chúng tôi đã cho ra đời các thiết bị rà phá thuỷ lôi ĐB67 - 1, ĐB67 - 2 và ĐB67 - 3.

Mỗi thiết bị ra đời đều được thực nghiệm và sau đó cải tiến. Thiết bị sau mạnh hơn, hiệu lực hơn thiết bị trước. ĐB67 - 3 là ống từ có lõi bằng tôn silic gọn nhẹ, có hiệu lực gây nổ loại MK42 ở cự ly 30 m - 50 m. Trong đó, điều chúng tôi tâm đắc nhất là ĐB67 - 3 được tự động hoá. Sau khi dùng điện, thiết bị tự động phóng ra các xung từ theo chu kỳ thiết kế. Từ xa ta có thể kiểm tra hoạt động của thiết bị qua một đèn tín hiệu.


Khi có ĐB67 - 3, chúng tôi háo hức cùng tổ của đồng chí Thái Phong đi thử tại các nơi có thuỷ lôi ở khu vực quanh thành phố, nơi mà thuỷ lôi địch dù được tôn nam châm rà đi rà lại nhiều lần vẫn không nổ. Khi đưa ĐB67 - 3 đi rà cũng không có kết quả. Anh em lúng túng, nghi ngờ hiệu lực của thiết bị. Giữa lúc đó, đồng chí Vũ Long Vân, Phó Ty Bảo đảm Hàng hải mang đến cho chúng tôi một tin vui. Đồng chí và anh em để lại cho chúng tôi 2 quả thuỷ lôi chưa bị rà phá bằng các phương tiện thô sơ. Vị trí được đánh dấu cẩn thận. Theo sự phân công của tổ, tôi và đồng chí Trần Công Chánh háo hức chuẩn bị thiết bị và lên đường ngay. (Lúc đó, nhà tôi mới sinh cháu đầu được một tháng. Thời ấy chuyện gia đình là vô cùng nhỏ bé so với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc.)


Vào tới Trạm 3, anh em cũng đã biết tin là ĐB67 - 3 thử ở Hải Phòng nhưng không làm nổ được quả thuỷ lôi nào nên không tin tưởng lắm. Đồng chí Chánh và tôi làm phương án lắp đặt thiết bị trên thuyền và phương án kiểm tra thiết bị tại hiện trường.


Chúng tôi dự tính chờ lúc nước đứng mới triển khai. Đồng chí Chánh lắp đặt thiết bị sao cho chắc chắn và cân bằng để thuyền ổn định. Tôi đấu lắp phần điện sao cho bộ phận tự động làm việc tốt, ắc quy đủ điện để cường độ từ trường phóng ra bảo đảm như tính toán. Để chắc chắn, đồng chí Phương - Trạm 3 đưa anh Vân, anh Chánh và tôi ra hiện trường, kiểm tra nơi có thuỷ lôi và xác định phương án triển khai. Thiết bị bố trí trên một thuyền gỗ, dùng một thuyền chèo kéo một bên đi theo phía giữa luồng; cách mạn của thuyền thiết bị là 90 m, còn một bên dùng người kéo, đi trên bờ với đoạn dây dài 100 m.


Trở về, chúng tôi hỳ hục cùng anh em Trạm 3 lắp đặt thiết bị và triển khai ra hiện trường.

Cách khu vực thuỷ lôi 500 m, chúng tôi đóng điện cho thiết bị hoạt động và triển khai kéo đưa thiết bị vào khu vực có thuỷ lôi.

Anh Vân, anh Chánh và tôi hồi hộp theo dõi thiết bị và đi lần theo trên bờ.

Thuyền thiết bị đều đặn nhích về phía 2 quả thuỷ lôi. Cột nước đột ngột vút lên kèm theo một tiếng nổ inh tai. Theo bản năng, tôi rụt cổ và kéo chiếc áo mưa vải bạt trùm kín đầu. Đất bùn rơi ào ào quanh chúng tôi. Sau phút bàng hoàng, chúng tôi ôm lấy nhau reo hò và nước mắt lưng tròng, vì đây là quả thuỷ lôi đầu tiên mà chúng tôi kích nổ bằng phương tiện tự thiết kế và chế tạo. Tôi không quên nhìn đồng hồ: lúc đó là 15 giờ 50 phút ngày 17/2/1968.


Tôi phát hiện trên bờ cách không xa một mảnh thuỷ lôi lớn kích thước 100 mm x 600 mm. Tôi chạy tới định nhặt lên nhưng phải rút tay lại vì nó còn rất nóng. Sau đó, tôi nhặt về cơ quan để làm lưu niệm.


Thuỷ lôi nổ cách thuyền khoảng gần 30 m, thuyền chỉ bị chao đảo nhưng vẫn an toàn, thiết bị tiếp tục hoạt động.

Thuyền tiếp tục tiến vào khu vực có thuỷ lôi. Đến 16 giờ 15 phút, quả thứ hai nổ, cách thuyền hơn 40 m. Thuyền vẫn an toàn, thiết bị vẫn hoạt động tốt.

Do triển khai lần đầu còn lúng túng nên thuyền thiết bị táp vào khu vưc gần bãi thuỷ lôi, tôi phải ra ngắt điện khỏi thiết bị để đưa thiết bị vào khu vực an toàn. Đây là hành động rất nguy hiểm vì có thể có một số thuỷ lôi sau khi hết thời gian tạm ngưng sẽ trở lại trạng thái chiến đấu - gặp xung từ sẽ nổ có thể rất gần, gây thương vong.


Tôi không nghĩ đến nguy hiểm mà chỉ lo cho sự an toàn của thiết bị nên chạy ra để ngắt điện. Nhưng đúng lúc ấy, đồng chí Chánh ngăn tôi lại và nói: "Anh để tôi ra ngắt cho, nguy hiểm đấy - anh vừa mới có con đầu lòng".


Đến bây giờ, tôi vẫn không sao quên được hình ảnh và lời nói mộc mạc thân thương đó. Lúc ấy người ta sẵn sàng cho nhau cả mạng sống.

Đợt ra quân thí nghiệm này của chúng tôi, kết quả thật tốt đẹp. ĐB67 - 3 làm nổ được 7 quả thuỷ lôi. Sau đó, cho Tankit kiểm tra và thông luồng.

Sau đợt thí nghiệm thành công này, chúng tôi được phép sản xuất 40 bộ cung cấp cho các nơi, chủ yếu là các bến phà, đường sông.

Tiếp theo là những ngày nhận được tin vui từ khắp nơi có ĐB67 - 3 rà phá: số lượng thuỷ lôi được rà phá và số lượng tuyến luồng được thông ngày càng tăng, thời gian chờ luồng ngày càng giảm.

Những khích lệ này đã chắp cánh cho chúng tôi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, chế tạo được nhiều thiết bị rà phá thuỷ lôi mà đỉnh cao là ĐB67 - 3, được anh em trìu mến, tin tưởng tặng danh hiệu "Vua rà phá".


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 02 Tháng Năm, 2023, 07:28:03 am
KHU TẢ NGẠN CHỐNG THUỶ LÔI MỸ
PHONG TOẢ VÙNG HẢI PHÒNG

Trung tướng Đặng Kinh41
Nguyên Tư lệnh Khu Tả Ngạn, Ủy viên Ban chống phong toả Đường biển (trực thuộc Chính phủ), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Hải Phòng


Trước đây (cuối năm 1971), chấp hành nghiêm chinh mệnh lệnh của Bộ Tổng Tư lệnh chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trong toàn quân, Bộ Tư lệnh Quân khu đã tăng cường công tác sẵn sàng chiến đấu trong điều kiện hơn ba năm có hoà bình, quân số giảm, đơn vị rút gọn, toàn Quân khu chỉ có: một tiểu đoàn cao xạ 37 ly, một trung đoàn (E42) hoàn chỉnh, một trung đoàn (E50) thiếu, lực lượng công binh cũng rút gọn với một tiểu đoàn cầu thuyền (D27), một tiều đoàn công trình (D25) một tiểu đoàn chiến đấu phá mìn (D23). Quân khu quyết định rút 1.600 quân trong 2.000 quân của Trung đoàn 42 tổ chức nhanh thêm 10 tiểu đoàn cao xạ 37 ly (để lại Trung đoàn 42 với khung 400 quân) đầy đủ cán bộ từ tiểu đội trở lên rồi chuyển sang huấn luyện quân dự bị để sẵn sàng trong một tuần động viên có thể chiến đấu được ngay. Việc này Quân khu làm giấu Bộ.


Bước sang năm 1972, cuộc tấn công của quân và dân ta diễn ra trên toàn miền Nam, đập vỡ tuyến phòng thủ chiến lược của quân địch trên đường 9, giải phóng Đông Hà - Quảng Trị, đánh giãn địch ở phía Bắc Sài Gòn làm phá sản chiến lược "Phi Mỹ hoá" chiến tranh của Ních- xơn ờ miền Nam.


Quân khu rút cơ quan, tăng cường lực lượng phá mìn cho Tiểu đoàn 23, đưa toàn bộ lực lượng cao xạ 12 ly 7, 14 ly 5, 20 ly trang bị cho quân dân tự vệ với 200 đơn vị (trung đội và đại đội). Trọng điểm là trang bị cho Hải Phòng và Quảng Ninh. Bộ trang bị 60 khẩu cao xạ 100 ly trong đó cho Quảng Ninh 40 khẩu, chia 3 cụm: một cụm Hòn Gai - Hà Lâm; một cụm Cọc 6; một cụm Cửa Ông - Cẩm Phả.


Tăng cường củng cố mạng pháo binh bờ biển. Ngoài các pháo chuyên bắn biển của Đồ Sơn, Cát Bà, Ngọc Vừng, Cô Tô, Quân khu tập trung hết pháo 75 ly nòng dài trang bị cho quân dân tự vệ: xã Vĩnh Quang huyện Tiên Lãng (1 khẩu); 3 xã ven biển của Thái Bình thuộc các huyện Diêm Điền (1 khẩu), Thái Ninh (1 khẩu), Tiền Hải (1 khẩu). Trang bị thêm cao xạ 37 ly, 12 ly 7, 14 ly 5 cho Thái Bình để giữ 2 trọng điểm: Cống Lân và cống Trà Ninh.


Tăng thêm quân số và trang bị cho các tỉnh, mỗi tỉnh thành có một đại đội công binh, đồng thời củng cố huấn luyện cho các trung đội công binh xã dọc theo trục giao thông đường bộ đường sông và đặt 160 đài quan sát giao hội ven biển, ven sông. Tổng số đã huấn luyện cho 1,6 vạn dân quân tự vệ về công tác rà phá bom mìn - nhất là các trọng điểm đường bộ như: Đường 5, Đường 10, Đường 18; ven sông như các sông: Cầu, Lạch Tray, Bạch Đằng, Thái Bình, Lục Đầu Giang.


Có kế hoạch sơ tán nhân dân cho các thành phố, thị xã, thị trấn trọng tâm là Hải Phòng. Tổ chức mạng quan sát (160 trạm) dựa vào hệ thống từ núi Đồ Sơn dọc ra đến Cô Tô và ven biển, các đầu cửa sông và trang bị phương tiện đo toạ độ như trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, hồi đó trọng điểm của quân khu là Hàm Rồng. Dự đoán của Quân khu là sắp tới Hải Phòng sẽ là trọng điểm thứ nhất, từ đó cơ quan chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định chuyển từ Chí Linh về Kiến An để trực tiếp lãnh đạo khu vực trọng điểm (bây giờ gọi là hướng chủ yếu).


Chấp hành chỉ thị của đồng chí Tổng Tham mưu trường Văn Tiến Dũng triển khai diễn tập tổng hợp, trong đó có cả đánh quân đổ bộ đường không mà đồng chí Dũng trực tiếp chỉ đạo. Đồng chí Phó Tổng Tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn là tổng đạo diễn. Ngoài các đồng chí Bộ Tư lệnh tham gia chỉ huy còn có đồng chí lãnh đạo Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Trần Kiên, chủ tịch Uỷ ban hành chính Lê Đức Thịnh, các đồng chí Bí thư tỉnh Quảng Ninh, Hà Bắc, Hải Hưng, Thái Bình.


Cuộc diễn tập diễn ra đạt kết quả cao, động viên khí thế toàn Quân khu - nhất là Hải Phòng, các tỉnh khác cũng rút được kinh nghiệm.

Đến tháng 02/1972, toàn Quân khu ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, nhưng cũng gặp khó khăn là thời gian địch tạm ngừng chiến tranh phá hoại kéo dài hơn 3 năm nên dân tập trung về thành phố khá đông mà động viên sơ tán thì khó.


Theo thông báo của Bộ ngày 4/4/1972, đế quốc Mỹ đã cho B52 đánh vào Nghệ An. Tình thế rất khẩn trương. Quân khu uỷ họp ra quyết định: đưa toàn Quân khu vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Chấp hành nghị quyết đó, Bộ Tư lệnh Quân khu ra lệnh toàn bộ lực lượng vũ trang vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp 1. Huy động Bộ Tư lệnh Quân khu và cơ quan kiểm tra chặt chẽ, đặc biệt là trọng điểm và vấn đề sơ tán nhân dân trong đó tập trung vào Hải Phòng.


Ngày 13/4/1972, Bộ lại thông báo: B52 đánh cầu Nam Ngạn (Thanh Hoá). Thường vụ Quân khu uỷ họp dự đoán chỉ một hay hai ngày nữa địch sẽ đánh vào Quân khu, trọng điểm là Hải Phòng. Nghị quyết 13 đặt vấn đề phải lãnh đạo toàn quân và dân quân khu sẵn sàng chiến đấu cao nhất và quyết định đưa các lực lượng vũ trang ba thứ quân vào trận, kiểm tra chặt chẽ pháo, tên lửa, cơ quan chỉ huy thực hiện trực chiến 24/24.


Ngày 15/4/1972, việc sẵn sàng chiến đấu của Quân khu đã hoàn thành toàn diện. 18h30 cùng ngày, Quân khu nhận được điện của Bộ: "Đêm nay địch đánh lớn vào Hải Phòng". Tư lệnh Quân khu nhắc mệnh lệnh của Bộ đến các tỉnh, đơn vị và giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 350 báo cáo với Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng cho sơ tán cấp tốc nhân dân ra khỏi thành phố; các thị xã, thị trấn cũng làm như vậy.


2h05 ngày 16/4/1972, máy bay Mỹ xuất phát từ tàu sân bay ngọài khơi ào ạt đánh bom vào nội thành. Đồng thời, tàu chiến của Mỹ áp sát bợ biển bắn pháo vào Đồ Sơn, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng. Đây là lần đầu tiên Mỹ đưa tàu chiến bắn phá ven biển Hải Phòng.


Với 200 lần máy bay và 16 lần B52 rải thảm hai vệt Thượng Lý và cầu Tre là trận đánh quyết liệt nhất của địch, gây cho Hải Phòng những tổn thất nghiêm trọng. Nhưng quân và dân Hải Phòng đã giáng trả địch một đòn nặng nề nhất: đêm và ngày 16/4 ta bắn rơi tại chỗ 10 máy bay Mỹ (trong đó có 1 chiếc B52).


Pháo binh ven biển Đồ Sơn, Cát Bà, Vinh Quang và dọc bờ biển Thái Bình đã đánh trả tàu chiến địch. Riêng khu vực Đồ Sơn bắn cháy 1 chiếc và cả quá trình chiến đấu, ta bắn cháy 10 tàu chiến địch.

7h00 sáng ngày 16/4/1972, tôi và một số cán bộ tham mưu đi xe lội nước 8 bánh sang khu vực Thượng Lý, đến đầu cầu thì thấy từ chân cầu đến càng mới Vật Cách, đoạn đường 5 và đường sắt bị cày xới tan hoang, biến thành đồng lầy.


Sau ngày 16/4/1972, địch tiếp tục đánh Hải Phòng, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc và Quảng Ninh, đâu đâu chúng cũng bị quân ta đánh trả. Dân quân Hải Phòng bắn rơi tại chỗ 1 chiếc F111, Thái Bình bắn rơi 2 chiếc, Hải Hưng bắn rơi 4 chiếc, Hà Bắc bắn rơi 4 chiếc, Quảng Ninh bắn rơi 5 chiếc. Đó là số máy bay Mỹ bị dân quân tự vệ các tinh bắn rơi nhiều nhất trong một thời gian ngắn như thế!


Ngày 4/5/1972, Mỹ đơn phương tuyên bố hoãn không thời hạn Hội nghị đàm phán hai bên ở Paris, chuẩn bị cho bước leo thang mới.

7h00 ngày 8/5/1972, Ních-Xơn họp báo công bố phong tỏa Cảng Hải Phòng và ven biển phía Bắc.

7h00 ngày 9/5/1972, đế quốc Mỹ huy động máy bay đánh vào 2 tàu chở hàng của Liên Xô ở Cảng Hải Phòng và thả thủy lôi từ trường xuống các khu vực từ phao số 0 đến Hòn Dáu, Lạch Huyện, Cửa Nam Triệu (Hải Phòng), Cửa Vạn (Quảng Ninh). Phía sông Hồng chúng thả ở Ba Lạt, Trà Lý.


Riêng khu vực Hải Phòng từ phao số 0, chúng thả riêng 1.000 quả thuỷ lôi các loại trong đó có tới 300 quả MK52 (loại mới chúng đã cải tiến 3 lần) từ phao số 0 trở vào Cửa Nam Triệu. Các nơi khác chúng thả các loại MK36, MK48 MK50


Cũng sáng ngày 10/5/1972, chúng tiếp tục thả bổ sung xuống sông cấm, sông Tam Bạc và thả hàng trăm quả xuống khu vực từ trên Bến Bình đến Phả Lại (các loại bom MK36 MK38, MK50) nhằm khoá chặt Cửa Lục Đầu Giang, biến Hải Phòng thành một hòn đảo cô lập, hàng hoá đều không đi được từ cảng lên các tỉnh phía Bắc, phía Nam và ngược lại. Trong khi đó, hệ thống cầu đường bộ cũng bị đánh sập.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 02 Tháng Năm, 2023, 07:29:19 am
Một thử thách mới đối với cuộc chống phong toả cảng Hải Phòng là địch dùng loại thuỷ lôi mới ta chưa biết cách phá, đồng thời với việc phong toả đường sông làm tắc hoàn toàn đường bộ, đường sông, đường biển gây khó khăn rất lớn cho Hải Phòng, Quảng Ninh và cả nước.


Trước tình hình đó, Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh phản công. Vùng biển: Hải quân phụ trách có phối hợp của Quân khu Tả Ngạn. Vùng sông: Quân khu phụ trách có sự phối hợp của Hải quân và Bộ Tổng Tư lệnh Công binh. Riêng từ Cửa Ba Lạt thuộc sông Hồng trở vào thuộc Quân khu Hữu Ngạn phụ trách. Muốn đánh địch phải nắm được địch. Ngày 15/5/1972, một thuyền ngư dân xã Tràng Cát (An Hải) là cụ Thường và con trai đi thuyền phát hiện 1 chiéc dù, rồi dùng thuyền đó đưa bộ đội Hải quân, chiến sỹ Công binh 350, tự vệ Ty Bảo đảm Hàng hải đến điểm rơi và vớt 1 quả thuỷ lôi MK50 (Hải quân tháo đầu nổ) mang về. Bộ Quốc phòng và Nhà nước huy động các cán bộ khoa học kỹ thuật gồm: Cục Kỹ thuật quân đội, Phòng Kỹ thuật Hải quân, Cục Kỹ thuật Bộ Giao thông, các chuyên gia đầu ngành của Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Tổng hợp xuống nghiên cứu để tìm ra biện pháp phá. Mặt khác, việc cấp bách là phải giải toả được Lục Đầu Giang để các phương tiện thuỷ giao lưu từ Hải Phòng - Quảng Ninh đưa vật tư, thiết bị đi các tỉnh phía Bắc - bao gồm cả trang bị cho miền Nam và đưa gạo về Hải Phòng, Quảng Ninh.


Trong khi đó, Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Công binh đảm nhiệm việc giải toả Lục Đầu Giang. Nhưng qua mấy ngày thì Bộ Tư lệnh Công binh (Tư lệnh là đồng chí Đặng) thấy khó quá chưa giải quyết được.


Tư lệnh Quân khu quyết tâm tận dụng lực lượng của bản thân Quân khu và huy động lực lượng tổng hợp: lực lượng công binh nhân dân, lực lượng tàu thuyền... Thực hiện nhiệm vụ này gồm: 2 đại đội công binh của D23 và 1 đại đội công binh của tỉnh Hải Hưng, các trung đội công binh thuộc ven sông Thái Bình, Nam Sách, Chí Linh và Quế Võ (Hà Bắc).


Nhiệm vụ của hai đại đội công binh là làm nòng cốt cho dân quân tự vệ rà phá toàn bộ bom mìn thuỷ lôi trên cánh đồng ven sông, ven bờ, phá cho hết MK42, MK36, MK48.

Quân khu cũng điều 2 tàu Tankit với tốc độ 12 hải lý/giờ vượt sông Luộc qua Hà Nội vào sông Đuống tập kết ở công Nhất Trai (Quế Võ) chờ lệnh.

Tư lệnh và tham mưu Quân khu thấy rằng: MK50 thả dọc sông có tác dụng đánh tàu với tốc độ chạy 8 hải lý/giờ mà tốc độ của Tankit là 12 hải lý/giờ, nếu đưa lên sông Đuông thì nước chảy xuôi về bến Bình sẽ tạo thêm tốc độ cho Tankit đạt tới 13 - 14 hải lý/giờ. Vì vậy, chỉ cần dùng 2 chiếc Tạnkit đi song song giữa sông cách nhau 15 mét phát huy hết tốc độ đi một lượt thì bom nổ hết. Chiến dịch phá thuỷ lôi này, Bộ Tư lệnh Quân khu tổ chức chỉ huy sở tiền phương ở Chí Linh (Cơ quan Huyện đội Hải Dương) để chỉ huy.


Kế hoạch chuẩn bị xong thì ngày 17/5/1972, Bộ Tổng Tham mưu thông báo: ngày 18/5/1972, mời Tư lệnh Quân khu lên họp với Hội đồng Chính phủ để giải quyết vấn đề giải toả Lục Đầu Giang.

Tôi giao lại nhiệm vụ tiếp tục chuẩn bị thêm và rà phá trên bờ cho đồng chí Sáng - Phó Tổng Tham mưu và đồng chí Ngô Minh - Trường phòng Tác chiến, đồng chí Lê Thừa Giao - Chỉ huy trưởng tỉnh Hải Hưng tiếp tục điều hành công binh và dân quân phá bên bờ.


7h00 ngày 17/5/1972, tôi được Chính phủ mời họp, thấy các Bộ trưởng đều đến đủ. Cơ quan Bộ Tổng Tham mưu có đồng chí Phùng Thế Tài; Quân khu Tả Ngạn có tôi42 (Trong cơ quan chỉ huy còn có đồng chí Thập thiếu tá, là Phó Chủ nhiệm Công binh trực tiếp chỉ huy về kỹ thuật phá mìn ở trận đánh này). Cuộc họp do đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng chủ trì. Đồng chí Đỗ Mười phát biểu: Hiện nay địch phong toả Lục Đầu Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh chỉ còn một ngày gạo. Toàn bộ vật tư thiết bị để đảm bảo cho sản xuất từ Hà Nội đến các tỉnh phía Bắc không có. Nếu kéo dài hai ngày nữa thì cả Hải Phòng và Quảng Ninh đói. Các Bộ trưởng làm thế nào đây? Bộ Tổng Tham mưu làm thế nào để giải quyết vấn đề này?


Tôi đứng dậy phát biểu: Nếu Chính phủ giao nhiệm vụ cho Quân khu, chúng tôi xin đảm bảo sau 24 tiếng chủng tôi sẽ giải toả xong Lục Đầu Giang để toàn bộ phương tiện đường sông lưu thông được. Nếu không làm nổi, chúng tôi xin chịu tội với Chính phủ. Tôi còn nói thêm một câu: trong khi thực hiện nhiệm vụ, xin Chỉnh phủ cho ít vật tư và số tiền cần thiết để chi tiêu.


Đồng chí Đỗ Mười vui mừng và nói: Đây là một trong các việc chiến lược. Tôi thay mặt Chính phủ giao nhiệm vụ cho Tư lệnh về làm. Cần bất cứ thứ gì, Chính phủ sẽ điều động ngay.

Đồng chí biết tôi nên có nhắc thêm: Làm cho chắc, tránh chủ quan.

Tôi đề nghị thêm với anh Mười: Chính phủ ra lệnh cho tất cả các Giám đốc Công ty Vận tải đường sông đang bị tắc ở thượng và hạ nguồn Lục Đầu Giang có mặt ở huyện đội Chí Linh lúc 16h00. Yêu cầu khi Tư lệnh ra lệnh tàu thuyền vượt qua thì cứ yên tâm mà đi. Nếu xảy ra nổ hỏng chiếc nào tôi chịu trách nhiệm đền.


Họp xong, tôi về cơ quan Bộ Tổng Tham mưu báo cáo gấp những điểm chính kế hoạch của Quân khu, thống nhất kế hoạch rồi tôi gọi ngay về Quân khu, báo đồng chí Sáng - Phó tổng Tham mưu trưởng, đồng chí Ngô Minh và đồng chí Lê Thừa Giao với hai trợ lý chuyên giúp tôi việc này: 12h00 có mặt ở huyện đội Chí Linh để gặp tôi. 12h00 về đến huyện đội Chí Linh, tôi nghe ba đồng chí báo cáo cơ bản hệ thống bom MK36, MK42, MK48 ở trên bờ từ mép sông trở lên bờ đã được phá hết. Chúng tôi bàn nhau xác định giờ G để phá MK50 là 16h00 và giao nhiệm vụ cho đồng chí Ngô Minh điều 2 Tankit đến cách bến phà Phả Lại 1 km và tổ chức mạng thông tin 2W có cả máy dự bị kèm theo liên lạc trực tiếp với tôi.


Đúng 16h00, theo kế hoạch chúng tôi chuẩn bị hầm. Đồng chí Tôn Thất Đính - Cục phó Cục Giao thông đường sông nhận xong lệnh của tôi ra mép đê Kinh Môn để trực tiếp quan sát việc phá mìn.

Đúng giờ tôi ra lệnh cho tàu Tankit mở hết tốc lực theo kế hoạch dàn hàng ngang vượt giữa sông, 2 tàu Tankit chạy đến đâu thì bom liên tiếp nổ như pháo cách đuôi tàu 100 m, 120 m 150 m. Sau khi tàu Tankit đi một lượt tôi lại lệnh cho tàu Tankit đi ngược lại với tốc độ 11 hải lý/giờ và dừng lại ờ bến Phả Lại. Toàn bộ cuộc phá mìn diễn ra trong 1 giờ 30 phút. 17h30, tôi bàn với đồng chí Đính cho một sà lan tự hành không tải đi thử xuôi dòng xuống giữa đoạn sông Kinh Thầy thì nổ thêm 1 quả ở mép sông cách đuôi sà lan 50 mét, sà lan an toàn. Sau khi mở xong Cửa Lục Đầu Giang, Quân khu giao nhiệm vụ cho Hải Phòng và các tỉnh trong Quân khu dùng lực lượng tại chỗ phá hết bom trên các sông thuộc tỉnh, địch thả bổ sung ta lại phá tiếp. Đúng 18h00, tôi yêu cầu các chủ phương tiện cho đi thông suốt và báo cáo về Bộ Tông Tham mưu, qua Bộ Tổng Tham mưu báo cáo về Chính phủ: chúng tôi hoàn thành kế hoạch vượt mức 11 giờ43 (Ngay hôm sau trận đánh, đồng chí Đỗ Mười hồi đó là Phó Thủ tướng gửi điện biểu dương Quân khu Tả Ngạn đã làm được việc khó khăn và rất lớn. Sau giải toả Lục Đầu Giang, trong 1 ngày đã chuyển 1 vạn tấn gạo cho Mỏ Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng đang hết sức khó khăn về lương thực). Cũng trong thời gian Quân khu nghiên cứu giải toả Lục Đầu Giang và phá mìn ở các tỉnh thì các nhà khoa học mổ xẻ ngòi của MK52 tìm được cách phá nhưng phải có thời gian giải mã các mạng từ trường trong ngòi bom và chế tạo loại tàu phóng từ mạnh (loại tàu có luồng điện 1 chiều mạnh ít nhất 500 KV - cả miền Bắc lúc đó chỉ có 2 chiếc máy này ở Hải Phòng) và đã thành công, giải quyết được việc tiếp tục phá MK52. Ngày 20/5/1972, Chính phủ quyết định thành lập Ban Chống phong toả trực thuộc Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ vừa chống phong toả, vừa tiếp hàng cho cả miền Bắc và miền Nam, do đồng chí Lê Thanh Nghị - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực làm Trưởng ban. Ủy viên gồm:

- Đồng chí Nguyễn Bá Phát, Tư lệnh Hải quân;

- Đồng chí Đặng Kinh, Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn;

- Đồng chí Lê Văn Kỳ, Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển;

- Đồng chí Lê Đức Thịnh, Chủ tịch Uỷ ban hành chính Hải Phòng.

Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại cứ như thế tiếp tục: máy bay địch vào, ta bắn; địch thả bom từ trường, ta phá và giao thông vẫn thông suốt. Đến 18/12/1972, Ních-Xơn ra lệnh tiếp tục đánh Hà Nội - Hải Phòng. Hải Phòng đã cùng Hà Nội lập nên kỳ tích trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.


Qua cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng này, thấy rằng: nếu như trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất từ 26/2/1967 đến 3/1968 trên một năm, Mỹ thả xuống địa bàn Quân khu: 2.727 quả bom từ trường; thì từ 9/5/1972 đến 22/10/1972, Mỹ đã xuống địa bàn Quân khu trên 5.000 quả (gần gấp đôi so với lần thứ nhất).


Thắng lợi của các trận đánh địch ở Hải Phòng và đánh bại chiến dịch phong toả cảng và ven biển của Ních-Xơn góp phần cùng với thắng lợi của cả nước buộc Tổng thống Mỹ Ních-xơn ngày 22/10/1972 phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trờ ra. Cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả cảng Hải Phong lần thứ hai của Mỹ đối với miền Bắc bị thất bại nghiêm trọng.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 02 Tháng Năm, 2023, 07:31:03 am
HẢI QUÂN THAM GIA CHỐNG ĐỊCH DÙNG THUỶ LÔI
PHONG TỎA VÙNG HẢI PHÒNG

Thiếu tướng Đoàn Bá Khánh44
Nguyên Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân


Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam cũng là quá trình Mỹ sa vào thế bị động chiến lược sâu sắc, do ngày càng mắc thêm những sai làm chiến lược mới, nặng nề hơn.

Phát động cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam qua nhiều nấc thang (leo thang, lại xuống thang, lại leo thang...) mà mục tiêu chiến lược vẫn không thực hiện được, Mỹ bèn quyết định "mở rộng" bằng dùng bom từ trường thuỷ lôi... phong toả sông biển miền Bắc kể cả cảng Hải Phòng. Lại thất bại nữa! Sau khi dùng máy bay B52 thả bom huỷ diệt thủ đô Hà Nội và cảng Hải Phòng không đạt mục đích, Mỹ buộc phải đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc, quay trở lại để ký Hiệp định Paris về Việt Nam. Chuỗi sự kiện ấy minh chứng cho những điều nói trên.


Tất cả các quyết sách chiến lược chiến tranh nói trên của Mỹ, không phải từ ý nghĩ nảy sinh bột phát... mà nằm trong một kế hoạch chiến lược, với sự chuẩn bị kỹ càng, công phu từ trước, tác giả là các chuyên gia cao cấp hàng đầu của Tổng thống Mỹ. Ví dụ: kế hoạch phong toả triệt để sông biển miền Bắc - kể cả Cảng Hải Phòng, được soạn thảo bởi chỉ thị của Tổng thống Giôn-xơn từ thập kỷ 60 cho các cố vấn cao cấp Nhà trắng U-ôn Rô-stâu và Bộ trưởng Quốc phòng Mắc Na-ma-ra. Chính vì thế, một số mục tiêu của "cuộc chiến tranh phá hoại" đã được chọn bổ sung, làm rõ thêm những mục tiêu trọng yếu để triệt phá, đó là: các kho tàng, bến cảng, mục tiêu giao thông sông biển phục vụ trực tiếp cho nền kinh tệ quốc phòng của miền Bắc, được khái quát thành 4 mục tiêu - 4P (Cảng: Port; cầu: Pontoon; Dầu: Petrol; Dân: People). Có thể coi đây là giai đoạn đầu của kế hoạch: "Triệt phá giao thông sông biển miền Bắc". Vũ khí địch dùng bao gồm bom từ trường (thả cả trên bờ và dưới nước) và thuỷ lôi hiện đại (MK42 gắn đầu nổ DST36; MK5 và MK50), khu vực thả từ các cửa sông và biển quanh vùng sông Gianh đến sông Mã, ra tới cả Hải Phòng (trừ Cửa Nam Triệu và trong cảng Hải Phòng). Số lượng bom thuỷ lôi địch dùng tới 7 vạn quả. Hành động này của Mỹ gây cho ta những khó khăn phải giải quyết.


Nhưng sang giai đoạn hai, bắt đầu từ 9/5/1972, Ních-xơn hành động kiên quyết, triệt để và khẩn trương ngay từ đầu, đúng với nghĩa "phong tỏa triệt để" sông biển miền Bắc Việt Nam, không hạn chế khu vực mục tiêu và loại thuỷ lôi (MK50, MK52), cải tiến về kỹ thuật và chiến thuật... Luồng chính (Cửa Nam Triệu) vào cảng Hải Phòng và ngay trong khu đậu tàu của càng Hải Phòng, các ngách, luồng đi tới... đều bị hàng nghìn thuỷ lôi địch phong toả. Mỹ coi đây là đỉnh cao của các biện pháp để "... Phong toả Hải Phòng là bộ phận chính và cơ bản của chiến dịch...".


Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và chỉ huy của Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh, các cấp; bằng đường lối chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển, quân dân ta có sự chuẩn bị, kiên quyết chống lại sự phong toả của Mỹ và giành thắng lợi. Ngay từ thập kỳ 60, Đảng và các cấp lãnh đạo nhận định và chỉ thị cho các cấp chuẩn bị, nên có các dự kiến kế hoạch, phòng bị tốt, hạn chế được những khó khăn về điều kiện tiềm lực mọi mặt; có biện pháp đối phó, hạn chế tổn thất và ách tắc... đảm bảo việc vận chuyển hàng hoá giao thông nội địa và chi viện tới chiến trường miền Nam chiến đấu và chiến thắng.


Trên cơ sở sự chỉ đạo chuẩn bị từ trước, ngày 3/5/1972, Quân ủy Trung ương có chỉ thị (số 81) giao cho Hải quân chủ ừì họp đồng cùng các lực lượng lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện cụ thể để chống âm mưu và hành động phong toả sông biển mới của địch.


Hội nghị quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông, biển; phương châm lấy lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam làm nòng cốt trong chiến đấu trên biển; thống nhất chỉ huy, chỉ đạo chung trên tất cả các mặt hoạt động, cụ thể như: tổ chức hệ thống trạm quan sát đánh dấu thuỷ lôi do máy bay địch thả trên các luồng vận tải sông biển miền Bắc; tổ chức việc mò tìm, vớt, tháo gỡ phục vụ cho nghiên cứu bí mật vũ khí địch; thành lập cơ quan nghiên cứu bí mật vũ khí địch; tìm ra phương hướng và thiết kế chế tạo phương tiện rà phá thuỷ lôi địch từ thô sơ đến hiện đại, phục vụ cho lực lượng rà phá khai thông luồng lạch; thành lập cơ quan quản lý, điều phối, xử lý... bảo đảm giao thông - nhất là các luồng chính, nút giao thông trọng yếu... hạn chế tối đa khả năng ách tắc giao thông, hạn chế tổn thất, thương vong do thuỷ lôi địch gây nên; tổ chức việc sản xuất dụng cụ, phương tiện rà phá thuỷ lôi theo kịp những cải tiến, thay đổi cấu tạo... của vũ khí địch.


Nhờ có họp bàn thống nhất sớm, có phân công trách nhiệm rõ - nhất là vai trò nòng cốt của Hải quân nên việc triển khai của các lực lượng được sớm, kịp thời và chủ động, khi địch tiến hành phong toả thuỷ lôi ồ ạt trên hầu khắp các luồng vận tải sông biển miền Bắc. Cụ thể là:

1. Căn cứ đặc điểm sông, cửa sông và vùng biển miền Bắc, chúng ta tổ chức thành công một mạng lưới dày đặc các trạm quan sát thuỷ lôi địch một cách hợp lý, hữu hiệu. Dù trên cùng một vùng có nhiều trạm quan sát của các đơn vị khác nhau, nhưng các trạm đều có tổ chức liên kết, thông báo tin tức cho nhau (số liệu ghi chép đánh dấu thuỷ lôi địch) tạo nên thông tin chung có mức chuẩn xác cao hơn, phục vụ cho việc dò tìm rà phá thuỷ lôi địch hiệu quả hơn.

2. Đặc điểm địa hình sông, cửa sông, bãi biển, luồng biển vận tải của ta - nổi bật nhất là luồng sông uốn lượn nhiều và hẹp, biên độ thuỷ triều khá cao, gió tương đối to... gây trở ngại lớn tới hiệu quả của máy bay địch thả thuỷ lôi. Để làm tăng hiệu quả đặc điểm địa hình, tăng khó khăn cho địch, ta tích cực tổ chức các trận địa phòng không bắn máy bay địch bay thấp - đặc biệt là khuyến khích dùng súng bộ binh, súng trường thậm chí cả tiểu liên, rà soát luồng để đón lõng bắn máy bay địch. Lực lượng chủ yếu là dân quân du kích, tự vệ và bộ đội địa phương...

Do thuỷ lôi khi thả phải có dù đỡ cho tới lúc tiếp nước, máy bay bay tốc độ cao không thể uốn lượn gấp khúc theo chiều luồng sông, tốc độ gió tương đối lớn nên địch càng phải bay thấp, hạn chế tốc độ bay để thuỷ lôi ít bị gió làm lệch hướng. Vì thế, máy bay Mỹ bị vũ khí bộ binh phòng không tầm thấp dày đặc của quân dân tự vệ uy hiếp, gây nên bất lợi lớn về hiệu suất trúng đích thả thuỷ lôi. Đây là lý do giải thích vì sao thuỷ lôi địch bị ta phát hiện, tháo gỡ rà phá với hiệu suất cao như vậy.

3. Cũng như cuộc chiến đấu với máy bay B52 địch, trong cuộc chiến đấu chống thuỷ lôi Mỹ phong toả sông biển, chúng ta huy động được sức mạnh của tất cả cán bộ kỹ thuật, các nhà tri thức khoa học, ở trong quân đội, ngoài quân đội - nhất là các đơn vị khoa học cấp quốc gia, kết hợp tận dụng kinh nghiệm nhân dân đã tạo thành sức mạnh tổng hợp tìm tòi, nghiên cứu, nắm bí mật vũ khí địch, sản xuất trang thiết bị rà phá thuỷ lôi hiệu quả. Trong khâu này phải thấy ý chí và sức mạnh của dân ta. Chính bà con làm ăn sinh sổng ven sông, biển... là người phát hiện những quả thuỷ lôi đầu tiên để các chiến sĩ tháo gỡ (Công binh, Hải quân, Quân khu, Tự vệ...). Và chính nhân dân động viên tinh thần quyết tâm và lòng dũng cảm để các chiến sĩ công binh tháo gỡ thành công.

4. Trong quá trình chống phong toả, băng trí thông minh và sáng tạo, chúng ta thực hành rà phá thuỷ lôi địch từ thiết bị thô sơ đến hiện đại. Nhờ đó, vừa sớm thông luồng giao thông vận tải vừa hạn chế tổn thất sinh mạng và tài sản của Nhà nước cũng như nhân dân.

5. Thực hiện chức năng vai trò nòng cốt, Hải quân là cơ quan thường trực phục vụ cho việc chỉ đạo, chỉ huy và điêu hành thống nhất, phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình chiến đấu với việc địch dùng thuỷ lôi phong toả sông, biển miền Bắc. Vì thế, hoạt động của các lực lượng ba thứ quân phối hợp kỹ hơn, góp phần giải phóng luồng lạch nhanh chóng, bảo đảm vận tải kịp thời, cũng hạn chế được tổn thất chung.


Đã vài chục năm trôi qua sau chiến thắng trên mặt trận chống địch dùng thuỷ lôi phong toả sông, biển miền Bắc nói chung và vùng Hải Phòng nói riêng; các ngành, các đơn vị đã tổng kết đúc rút kinh nghiệm thành những tài liệu quý. Riêng tôi, với những kí ức không phai, tôi xin góp những ý kiến như sau:

1. Qua cuộc chiến đấu này, chúng ta khẳng định sự lãnh đạo rất sáng suốt của Đảng. Với đường lối chiến tranh nhân dân quán triệt trên chiến trường sông, biển sáng tạo, thiết thực, Đảng đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn quân và và toàn dân. Sự chỉ đạo rất kịp thời của Đảng bắt nguồn từ việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá địch rất chính xác: Từ chuỗi thất bại bị động chiến lược ban đầu địch đã và sẽ sa vào những bị động, sai lầm, thất bại chiến lược tiếp theo. Do đó, việc địch dùng thuỷ lôi phong toả sông, biển của ta sau loạt bị động và thất bại về chiến lược trong ngăn chặn miền Bắc chi viện miền Nam (chiến tranh phá hoại miền Bắc, hàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra, ngăn chặn đường mòn Hồ Chí Minh trên biển) có thể như là bước tất yếu chúng phải hành động. Vì thế, ta khắc phục được những mặt yếu, kém (không cân sức) nhất là điều kiện tiềm năng vật chất, khoa học kỹ thuật... để tạo nên sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi.

Quán triệt quan điểm "Toàn dân đánh giặc", sức mạnh chiến đấu của toàn quân được tập hợp. Trên mặt trận chống thuỷ lôi địch, tất cả các lực lượng đều có sự đoàn kết, thống nhất cao. Đài quan sát thuỷ lôi được bố trí từ Hải quân, Công an võ trang, Đường biển,... Tất cả đài quan sát được tổ chức liên hoàn, hợp tác cùng nhau trong một vùng cửa sông, biển dưới sự chỉ huy thống nhất của Sở Chỉ huy chống phong toả, tạo nên hiệu quả cao.

2. Đây là cuộc đọ sức thực sự về trí truệ và tiềm năng vật chất khoa học kỹ thuật giữa ta và địch - mà phần yếu chung và lúc đầu thuộc về ta.

Biết rõ sức ta - sức địch, có ý chí quyết tâm cao, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, các chiến sĩ trên mặt trận chống phong toả thuỷ lôi đã dũng cảm xả thân vì cuộc đấu tranh trên biển, dành được nhiều thắng lợi lớn trong quá trình nghiên cứu thuỷ lôi. Vì thế, chúng ta sáng tạo được những phương tiện rà phá thuỷ lôi địch từ rất thô sơ, thô sơ, nửa cơ giới đến cơ giới và tự động, hiện đại phá nổ thủy lôi địch, giải phóng luồng lạch bảo đảm giao thông.


Kết thúc bài viết nay, tôi xin được góp một ý kiến cá nhân vào cuộc sinh hoạt khoa học chung và quan trọng này: Hà Nội có ngày "Điện Biên Phủ trên không", Hải Phòng có nên có ngày "Điện Biên Phủ dưới nước" không?


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 02 Tháng Năm, 2023, 07:32:53 am
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRÊN SÔNG, BIỂN KHẮC PHỤC THUỶ LÔI CHỐNG PHONG TOẢ VÙNG HẢI PHÒNG

Đại tá Võ An Đông45
Chủ tịch Chi hội Lịch sử quân sự Hải Phòng,
Nguyên Tư lệnh 350


Từ năm 1965 tới năm 1973, Mỹ hai lần mờ cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Hải Phòng vốn là một vùng có tiềm lực cả về kinh tế và quốc phòng, lại có càng giao lưu quốc tế của đất nước, tiếp nhận 85% hàng viện trợ từ nước ngoài, trở thành một trọng điểm đánh phá phong toả của Mỹ. Nơi đây đã diễn ra cuộc đấu trí và đấu lực rất quyết liệt lâu dài giữa ta và Mỹ, từ đầu tới khi kết thúc chiến tranh ở miền Bắc, kết cục ta giành thắng lợi lớn trong cả hai cuộc chiến tranh phá hoại đó. Để đánh thắng kẻ địch, Hải Phòng phải huy động tổng hợp lực lượng phòng không nhân dân, bảo vệ an toàn các cơ quan và nhân dân, duy trì cuộc sống (ổn định), giữ vững sản xuất, tổ chức bắn máy bay, bảo đảm giao thông, bảo đảm chi viện cho miền Nam. Ta tổng kết được nhiều kinh nghiệm chiến đấu, phục vụ chiến đấu; kinh nghiệm chi viện sức người sức của, đảm bảo giao thông; kinh nghiệm kết hợp kinh tế với quốc phòng....


Ở đây, chúng ta tập trung nghiên cứu về chiến lược chiến tranh nhân dân trên sông biển với mục tiêu là rà quét mìn, thuỷ lôi, giải toả giao thông trên sông biển để đạt được yêu càu cao nhất là thông luồng đưa hàng hoá chi viện miền Nam. Trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Mỹ leo thang từng bước, chủ yếu đánh phá tuyến đường bộ, thả mìn, thuỷ lôi, các luồng sông nội địa, nhưng chưa dám cô lập cảng Hải Phòng với quốc tế. Từ năm 1967, Mỹ dùng bom chờ nổ MK36 có gắn đầu nổ MK42. Loại này ở trên cạn nên bom chờ nổ từ trường ở dưới nước có tác dụng như thuỷ lôi. Để tăng thêm hiệu lực của bom, chúng còn cải tiến từ Mod 0 đến Mod 1, 2, 3, 4. Với tiềm lực kinh tế và quân sự hùng hậu, Mỹ tập trung lực lượng và vũ khí phong toả liên tục, dài ngày, kiểm soát toàn bộ vùng biển. Đồng thời, Mỹ tận dụng tiến bộ mới về kỹ thuật và công nghệ chế tạo luôn cải tiến thay đổi thủ đoạn phong toả khiến ta không thể dễ dàng rà phá thuỷ lôi. Từ 9/5/1972, Mỹ phong tỏa Cửa Nam Triệu và cảng Hải Phòng bằng thuỷ lôi đã được cải tiến MK52 cơ cấu đầu nổ khá phức tạp. Sau khi thả xuống nước, thuỷ lôi chưa ở tư thế nổ ngay mà phải sau một thời gian (cơ cấu định giờ) hoặc sau một số lần (cơ cấu định lần) thì thuỷ lôi mới chuyển vào tư thế nổ. Do đó, việc rà phá của ta càng thêm phức tạp.


Về thủ đoạn phong toả, Mỹ tập trung vào những điểm xung yếu là cảng Hải Phòng và luồng Nam Triệu, các cửa sông, điểm vượt sông để thả thuỷ lôi, mìn từ trường; chúng lại thường xuyên thả bổ sung, thả xen các loại mìn, thuỷ lôi có tính năng khác, áp dụng cơ cấu định giờ, định lần khác nhau. Chúng tìm cách huỷ diệt hệ thống đèn biển, phao tiêu, kết hợp với việc dùng máy bay đánh phá ác liệt, không để ta yên ổn rà phá thuỷ lôi. Thực tế Mỹ đã gây cho ta một số thương vong do ta còn thiếu kinh nghiệm (như mang theo dụng cụ bằng sắt) hoặc không ít tàu thuyền bị vướng bom, thuỷ lôi mà đắm chìm: thuỷ lôi là loại vũ khí vừa rẻ tiền, vừa đơn giản, nhưng rất lợi hại, gây nhiều khó khăn trong rà quét. Thực tế từ khi thuỷ lôi được thả xuống Cửa Nam Triệu, đã ngăn cản tàu bè quốc tế ra vào cảng Hải Phòng.


Đối với ta, chống phong toả trên sông biển là một loại hình chiến đấu mới mẻ, chưa hề có kinh nghiệm. Nhưng dựa theo đường lối chiến tranh nhân dân, ta phát động rộng rãi nhân dân trên sông biển vừa đánh, vừa học, bằng lòng dũng cảm vô biên và bằng trí thông minh sáng tạo, ta khắc phục dần trình độ hạn chế, hoàn thiện từng bước phương tiện và kỹ thuật; cuối cùng xây dựng và hoàn thiện nghệ thuật chiến đấu trên sông biển mà nội dung có thể tóm tắt mấy điểm sau đây:

1. Phát huy không ngừng truyền thống yêu nước động viên ý chí nhiệm vụ "tất cả để bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam" dám lao thẳng vào chỗ gian khổ nhất, sẵn sàng xả thân cho đất nước. Ta có những gương dũng cảm như lặn mò, ôm bom địch mang về nghiên cứu, hoặc lái ca nô mang theo bộ đồ phóng từ dùng tốc độ cao lướt qua bãi thuỷ lôi địch.

2. Đã phát động toàn dân đoàn kết đánh địch mà nòng cốt là lực lượng vũ trang (Hải quân, Công binh, Tự vệ, Công an vũ trang). Ta phát động toàn thể cán bộ, công nhân ngành Đường sông, Đường biển với chức năng là vận tải hàng hoá chi viện chiến trường, bà con ngư dân, tất cả đều tham gia chiến đấu. Đặc điểm nữa là ta huy động đông đảo đội ngũ khoa học, tri thức của các Viện Nghiên cứu dân sự cũng như quân sự; Trường Đại học Bách khoa, Xưởng Cơ điện cũng hăng hái nghiên cứu tìm được các biện pháp, công nghệ và kỹ thuật có hiệu quả.

3. Nghiêm túc theo dõi một cách sát sao, chặt chẽ đế quốc Mỹ - kẻ địch vừa có tiềm lực kinh tế và quân sự, vừa quỷ quyệt luôn cải tiến kỹ thuật và thay đổi thủ đoạn tác chiến, nhưng cũng có mặt yếu; từ đó ta có điều kiện hạn chế tối đa mặt mạnh của địch và tìm cách khoét sâu chỗ yếu của chúng. Ta tổ chức hệ thống quan sát nhiều vòng, nhiều tầng rộng khắp bằng khí tài và mắt thường. Mỗi khi có loại bom và đầu nổ mới ra đời, cán bộ và đội ngũ trí thức lại nghiên cứu tìm tòi, tìm ra biện pháp công nghệ, kỹ thuật đối phó vừa kịp thời, vừa có hiệu quả. Hoặc lợi dụng điểm yếu về chính trị buộc chúng phải tạm ngừng bắn, từng bước xuống thang chiến tranh, ta có thời gian dốc lực vào việc rà quét và vận chuyển.

4. Xoay quanh nhiệm vụ trung tâm là chi viện chiến trường, ta đã tổ chức tốt việc hiệp đồng giữa quân sự và dân sự, giữa lực lượng phòng tránh đánh địch và bảo đảm giao thông dù mỗi người, mỗi ngành, mỗi binh chủng về tính chất nhiệm vụ khác nhau nhưng đều hướng về mục tiêu chung mà tự giác, chủ động hợp đồng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Ta cũng cần ghi nhận trụ cột việc hợp đồng đó là Ban Chỉ đạo chống phong toả gồm các vị chỉ huy Hải quân khu Tả Ngạn, ngành Đường biển và Chính quyền thành phố Hải Phòng, Chính quyền tỉnh Quảng Ninh.

5. Đã tạo được một số biện pháp xử lý tình huống có hiệu quả như:

- Tìm nhiều luồng lạch mới, mở nhiều bến bãi, có nhiều biện pháp duy trì việc tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa chi viện.

- Trong rà quét thuỷ lôi khéo kết hợp giữa phong trào quần chúng rộng rãi với lực lượng chuyên trách, giữa tại chỗ và cơ động, giữa phương tiện thô sơ (mảnh tôn, bàn nam châm) với phương tiện tương đối hiện đại (PĐ67, ĐB72, HDL - 9).

- Coi trọng công tác nghiên cứu, cải tiến nâng cao hiệu quả các phương tiện rà phá, kịp thời huấn luyện, phổ biến kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ để làm thất bại mọi thủ đoạn, vũ khí phong toả tinh vi và nguy hiểm của địch.


Cuộc chiến đấu chống địch phong toả trên sông biển đã giành được thắng lợi thể hiện các mặt sau:

1. Kẻ địch đã tìm mọi cách phong toả biển nhưng quân dân ta không quản gian lao, nguy hiểm, đảm bảo chi viện hàng hoá và xăng dầu với số lượng hàng triệu tấn.

2. Bằng phương tiện thô sơ, ta đã dũng cảm và biết cách rà quét hàng ngàn quả bom, thuỷ lôi, trong khi phía Mỹ khi thi hành Hiệp định Paris chỉ phá được 3 quả. Điều đó khẳng định thành tựu về trí tuệ của ta, một nước về tiềm lực kinh tế và tiềm lực kỹ thuật có khoảng cách rất xa với Mỹ.

3. Chỉ một tuần lễ sau khi ký Hiệp định Paris, ngày 5/2/1973 ta đảm bảo tàu quốc tế ra vào luồng Nam Triệu an toàn.


Nguyên nhân thắng lợi thì có nhiều nhưng xét đến cùng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân ta đã phát huy được hai yếu tố cơ bản:

Một là, phát huy và bồi dưỡng không ngừng yếu tố truyền thống yêu nước, từ đó tạo được sức mạnh tổng hợp, sức mạnh đoàn kết của mọi lực lượng.

Hai là, không ngừng phát huy trí tuệ, trí thông minh, óc sáng tạo dám nghĩ dám làm của toàn dân nhất là đội ngũ khoa học, trí thức và công nhân kỹ thuật.

Với truyền thống và trí tuệ Việt Nam, nhân dân nhất là lực lượng trên sông, biển Việt Nam chắc chắn sẽ đề cao trách nhiệm trước Tổ quốc trong việc làm chủ vùng biển bao la vốn rất có ý nghĩa to lớn về kinh tế và quốc phòng cho cả hiện tại và tương lai


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 02 Tháng Năm, 2023, 07:38:29 am
KINH NGHIỆM CHỐNG PHONG TỎA TRONG KHẮNG CHIẾN CHỐNG MỸ VÀ MẤY VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC

Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Quốc Dũng46
Nguyên Viện phó Viện Lịch sử Quân đội


Sử dụng thủy lôi ngăn chặn đối phương tiến công vào lãnh thổ và sử dụng thuỷ lôi phong toả đối phương khi tiến công là hiện tượng khá phổ biến trong các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột vũ trang giữa các quốc gia. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), các nước tham chiến sử dụng hơn 250.000 quả thuỷ lôi, phá huỷ 207 chiếc tàu (bằng 35% số tàu bị đánh chìm). Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), số lượng thuỷ lôi được sử dụng lên tới hơn 1 triệu quả, số hạm thuyền bị thuỷ lôi đánh chìm chiếm 8,4%. Nhật Bàn bị Hoa Kỳ phong toả nặng trong nhũng năm cuối chiến tranh. Thành phố Lê-nin-grat (nay là Pê-trô-grat thuộc Cộng hòa Liên bang Nga) bị nước Đức phát xít phong tỏa 872 ngày đêm, hàng vạn người chết vì đói và rét. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang vẫn liên tiếp diễn ra. Hình thức cấm vận và phong toả bằng thuỷ lôi tiếp tục được sử dụng một cách phổ biến.


Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã hai lần (từ năm 1965 đến 1968 và năm 1972) dùng Không quân, Hải quân đánh phá, ngăn chặn và phong toả miền Bắc. Đây là một phương thức tiến hành chiến tranh, một loại hình tác chiến mói, một biện pháp có ý nghĩa chiến lược của Mỹ nhằm phá hoại tiềm lực, ngăn chặn nguồn viện trợ quốc tế và huy động sức người, sức của từ hậu phương lớn ra chiến trường; đánh vào ý chí giải phóng của dân tộc ta, đe doạ phong trào đấu tranh nhân dân của thế giới.


Để thực hiện các mục tiêu trên, thủ đoạn và phương tiện chính của Mỹ là dùng sức mạnh của Không quân và Hải quân đánh phá trên diện rộng; kết hợp với dùng bom, mìn, thuỷ lôi ngân chặn, phong toả từng khu vực, trọng điểm là các tuyến giao thông vận tải đường bộ và đường thuỷ từ ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Những điểm bị phong toả nặng nhất là cảng và luồng vào cảng, luồng sông và điểm vượt sông ở các địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự, cửa khẩu tiếp nhận và vận chuyển hàng vào chiến trường... Cùng với hoạt động đánh phá liên tục, ngày càng tăng của Không quân, Hải quân, cuộc phong tỏa được thực hiện ở quy mô chiến dịch, mang đầy đủ những đặc trưng của một cuộc phong toả quân sự hỗn hợp (về mục tiêu, biện pháp phối hợp quân sự, ngoại giao; về thủ đoạn chiến thuật và binh khí kỹ thuật...). Nó được tiến hành ngay từ đầu và trong suốt thời gian chủ yếu của cuộc chiến tranh (1965 - 1972). Nhung do cách điêu hành chiến tranh và do phải đề phòng phản ứng quốc tế và trong nội bộ nước Mỹ, nên cuộc phong toả được tăng dần từng bước kiểu "leo thang (thời kỳ L.Giôn- xơn); phong tỏa nhanh, ồ ạt, quy mô lớn ngay từ đầu (thời kỳ R.Nixon). Quá trình phong toả, giới quân sự Mỹ đặc biệt chú ý phát huy ưu thế cải tiến tính năng vũ khí kỹ thuật, lợi thế về sự chủ động và bất ngờ của Không quân trong các hành động đánh phá huỷ diệt, tạo ra nhiều điểm tắc nghẽn giao thông trong khu vực và trên các tuyến giao thông vận tải đường bộ, đường thuỷ; thực hiện phong toả nhanh bằng số lượng lớn bom, mìn chờ nổ và thuỷ lôi trong đợt đầu, sau đó thà bổ sung nhiều đợt khác, đồng thời tiếp tục dùng Không quân khống chế và đánh phá nhằm duy trì các điểm tắc, các khu vực đã bị phong toả. Để phát huy đến mức cao nhất tính năng kỹ thuật của từng loại vũ khí, làm cho ta khó phát hiện, rà phá, Mỹ còn dùng thủ đoạn thả xen nhiều loại bom, mìn (bom phá nổ ngay và bom chờ nổ, mìn từ trường và thuỷ lôi; các loại mìn, thuỷ lôi có cơ cấu định giờ, định lần vào chiến đấu với ngòi nổ và thời gian nổ tự huỷ khác nhau...). Trong khi bố trí các bãi thuỷ lôi, máy bay Mỹ thường dùng thủ đoạn nghi binh làm cho ta khó phát hiện số lượng, kiểu loại, khó đánh dấu vị trí có bom, mìn (như thả mìn, thuỷ lôi vào lúc thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế; dùng máy bay chứ không dùng tàu chiến thả thuỷ lôi; dùng tốp nhỏ để thả trong khi nhiều tốp máy bay khác đánh phá các mục tiêu xung quanh...). Một số thủ đoạn khác cũng được Mỹ sử dụng trong quá trình phong toả như: tuyên bố vùng biển Việt Nam là vùng biển có chiến sự; dùng biệt kích, máy bay, tàu chiến khống chế hoạt động trên biển của ta và của các tàu nước ngoài; dùng pháo hạm đánh phá các mục tiêu kinh tế, quân sự, giao thông ở ven biển và các đảo...


Về vũ khí phong toả, theo tổng hợp chung thì trong thời kì chiến tranh Việt Nam, Mỹ dùng tới 52 loại bom, mìn, thuỷ lôi để phá hoại và phong toả miền Bắc (trong đó có 10 loại mìn chờ nổ), 45 loại đầu nổ khác nhau (trong đó có 20 loại đầu nổ dùng mạch tổ hợp vi điện tử, mạch bán dẫn, vô tuyến truyền hình, laze...). Hai bảng dưới đây cho chúng ta thấy số lượng thuỷ lôi, mìn từ trường Mỹ đã sử dụng phong toả một số vùng ven biển, cửa sông trên miền Bắc ở hai thời điểm.


1. Năm 1967 - 1968

(https://i.imgur.com/C9qLYxD.jpg)


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 02 Tháng Năm, 2023, 07:39:53 am
2. Năm 1972

(https://i.imgur.com/7mZe4RT.jpg)

(https://i.imgur.com/UxNjXfR.jpg)

Nguồn tư liệu: Tổng kết chống Mỹ phong toả miền Bắc bằng thuỷ lôi. Hồ sơ M.1801 lưu Quân chủng Hải quân.

Với Số lượng lớn, gồm nhiều kiểu loại, hiệu quả phá hoại, sát thương và ngăn chặn cao, hiệu lực dài ngày, bom mìn và thuỷ lôi trở thành vũ khí chủ yếu nhất để thực hiện các mục tiêu chiến đấu, chiến dịch và có ý nghĩa chiến lược trong cuộc phong toả của Mỹ. Con người và máy bay chỉ còn là phương tiện đưa vũ khí đến mục tiêu. Giới quân sự Mỹ cho rằng: "Trong tất cả các loại vũ khí của chúng ta, chi có thuỷ lôi là thực sự được sử dụng để đe doạ mà không cần phải hy sinh người hay của cải vật chất. Trong tất cả các loại vũ khí của Hải quân chi có thuỷ lôi là có khả năng uy hiếp địch liên tục tại một khu vực"... Vào thời điểm năm 1972, R.Nixon và những người cầm quyền ờ Mỹ tin rằng, phong toả Việt Nam bằng thuỷ lôi là cách "gây khó khăn tối đa cho đối phương", có thể hạn chế những lời chi trích và phản đối ồn ào ở trong và ngoài nước; là biện pháp "có ý nghĩa quyết định để giành thắng lợi quân sự, tạo ra sức ép mạnh mẽ cho vấn đề thương lượng và để Mỹ có thể rút khỏi Việt Nam trong danh dự"...


Từ thực tế chiến trường Việt Nam trong những năm đầu chiến tranh, Mỹ đã nghiên cứu, chế tạo và từ những năm 1967 bắt đầu sử dụng thuỷ lôi và mìn chờ nổ hoạt động theo nguyên lý cảm ứng trường vật lý. Đây là một loại vũ khí chuyên dùng có hiệu lực phong toả cao đối với các luồng sông, điểm vượt sông, luồng vào cảng, vùng cửa sông, ven biển... những mục tiêu mà trước đó Mỹ chưa tìm được thủ đoạn và chưa có vũ khí hiệu lực. Cấu tạo theo nguyên lý chờ nồ của thuỷ lôi và mìn từ trường tạo ra khả năng mới là khống chế, uy hiếp liên tục và trong thời gian tương đối dài các tuyến giao thông đường biển và đường sông. Đầu nổ cấu tạo theo nguyên lí cảm ứng từ tạo ra khả năng phá huỷ các phương tiện vận tải (ô tô, tàu thuyền...) được chế tạo bằng các vật liệu nhiễm từ (sắt, thép...) ở trên bộ và trên mặt nước. Có thể nói, trong phong toả quân sự, tính năng kỹ thuật của thuỷ lôi và mìn chờ nổ từ trường giữ vai trò trực tiếp trong chiến đấu, là cơ sở để thực hiện các thủ đoạn, làm thay đổi cách đánh và là phương thức chủ yếu để đạt tới mục tiêu ngăn chặn đối phương. Sử dụng thuỷ lôi và mìn chờ nổ từ trường phong toả vùng ven biển, hải cảng, hệ thống giao thông đường thuỷ và đường bộ trên miền Bắc, Mỹ nhằm đúng khó khăn thực tế của ta, nhằm trúng đối tượng, mục tiêu phong toả và tìm được vũ khí chuyên dùng có hiệu lực. Năm 1972, chỉ trong khoảng 10 đến 15 ngày, Mỹ đã thực hiện được việc phong toả toàn bộ các cảng, cửa sông, vùng ven biển miền Bắc. Sau đó, trong quá trình duy trì cuộc phong toả, dựa vào tiềm lực kinh tế, quân sự hùng hậu, khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, Mỹ liên tục nghiên cứu, cải tiến đầu nổ, thay đổi chế độ làm việc của thuỷ lôi và mìn từ trường, thay đổi cà công nghệ chế tạo nhằm phát huy tính năng kỹ thuật nâng cao hiệu lực phong toả bằng thủy lôi ở các khu vực trọng điểm, kết hợp với đánh phá huỷ diệt, ngăn chặn của Không quân trên toàn lãnh thổ và hoạt động của Hải quân kiểm soát toàn bộ vùng biển miền Bắc, làm cho ta khó khắc phục. Giới quân sự Mỹ còn chú trọng nghiên cứu, lợi dụng những đặc điểm về địa hình, thời tiết, thuỷ văn; những mặt yếu kém về kinh tế, kỹ thuật và hệ thống giao thông vận tải của ta... để giành thế chủ động trong lựa chọn mục tiêu, thời gian, cách đánh và vũ khí kỹ thuật, tăng thêm yếu tố bất ngờ và hiệu lực phong toả.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 02 Tháng Năm, 2023, 07:42:27 am
Nhưng vũ khí và các thủ đoạn phong toả của Mỹ cũng có những hạn chế. Các loại thuỷ lôi, mìn từ trường có đầu nổ tinh vi, phức tạp nhưng khi đã ra khỏi máy bay đều trở thành thụ động. Phát hiện được vị trí và tìm ra cấu tạo đầu nổ, ta có thể chủ động tìm phương thức, phương tiện rà phá, tháo gỡ. Nguyên lí nổ do cảm ứng từ trường nâng cao hiệu quả phá huỷ các loại phương tiện vận tải nhờ có độ nhạy cao, nhưng cũng chính vì thế, thuỷ lôi và mìn từ trường dễ bị phá nổ bằng các dụng cụ thô sơ, đơn giản (mảnh tôn, khung nam châm...), dễ bị kích nổ do nhiễu thiên nhiên (sấm, chớp), nhiễu công nghiệp... Máy bay thả thuỷ lôi, mìn từ trường gặp lưới phòng không dày đặc, đánh trả quyết liệt của ta thường không thực hiện đúng các thông số kỹ thuật, tỉ lệ mìn, thuỷ lôi rơi trúng mục tiêu chỉ đạt 0,3% (thời kỳ L.Giôn-xơn) và 1,4% (thời kỳ R.Nixon).


Lần đầu tiên đối phó với phong toả quy mô lớn bằng vũ khí công nghệ cao của địch, trong điều kiện hầu như chưa có chuẩn bị, chưa có kinh nghiệm..., quân và dân miền Bắc đã nêu cao ý chí quyết thắng, vận dụng sáng tạo đường lối và nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện của Đảng, từng bước tổ chức và phát triển lên trình độ mới cuộc chiến tranh đất đối không, chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển và trên mặt trận giao thông vận tải chống địch phong toả. Những nội dung chính cũng chính là những kinh nghiệm lớn của nghệ thuật tổ chức và tiến hành cuộc chiến đấu đó là phát động và tổ chức toàn dân bắn máy bay địch, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân tham gia bảo đảm giao thông vận tải chống địch phong toả, kết hợp giữa lực lượng đông đảo tại chỗ của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và nhân dân các địa phương với lực lượng cơ động chống phong toả của Hải quân, Công binh, Phòng không - Không quân, Pháo binh và bộ đội chủ lực Quân khu trên địa bàn. Quá trình phòng chống phong toả, các lực lượng, các địa phương đều tích cực nghiên cứu, tìm hiểu âm mưu, thù đoạn và vũ khí của địch; tổ chức hệ thống quan sát phát hiện thuỷ lôi; sáng tạo và không ngừng cải tiến biện pháp, phương tiện rà phá thuỷ lôi, mìn từ trường; thực hiện đồng bộ và xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa con người và trang bị; giữa chính trị và kỹ thuật; giữa đánh địch và phòng tránh; giữa mở luồng mới với phá gỡ bom mìn, tổ chức vượt sông và giải toả giao thông; giữa thô sơ và hiện đại, kết hợp nhiều phương thức, phương tiện, vừa coi trọng các phương tiện, phương thức thô sơ đơn giản ừên cơ sở khoa học và tích cực nghiên cứu, cải tiến, phát huy tác dụng của phương thức, phương tiện phóng từ tương đối hiện đại...


Bảng thống kê dưới đây cho thấy số lượng mìn từ trường Mỹ sử dụng trong hai lần phong toả miền Bắc và kết quả tháo gỡ của các lực lượng, các phương thức phương tiện của ta:

(https://i.imgur.com/9k7OAMx.jpg)

Nguồn tư liệu: Tổng kết Công binh cùng toàn quân toàn dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc (1965 - 1972). Số TBK.98 - Lưu trữ Binh chủng Công binh.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong đó thắng lợi hai lần đánh thắng đế quốc Mỹ phong toả có ý nghĩa vô cùng to lớn. Những hiểu biết về phong toả biển và chống địch phong toả bằng thuỷ lôi, những kinh nghiệm vô cùng quí báu trong cuộc chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển chống phong toả những năm này có giá trị thực tiễn cao đối với một quốc gia biển như nước ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.


Cuộc bao vây, phong toả biển của Anh đối với quần đảo Man-vi-nat thuộc chủ quyền của Ac-hen-ti-na (năm 1982), cuộc chiến tranh Vùng vịnh (năm 1991) và những cuộc bao vây, cấm vận của các nước đế quốc với các quốc gia không chịu phụ thuộc trong những năm gần đây cho thấy, sự biến động về chính trị trên thế giới cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ dẫn đến những đôi mới về vũ khí kỹ thuật quân sự, sự thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh và cách thức áp đặt sự thống trị. Phong toả quân sự cũng có những đổi thay, phát triển mới cả về mục đích, phạm vi, thời gian, lực lượng, phương tiện, vũ khí, hình thức... Thực tiễn cho thấy, cấm vận và phong toả có thể xảy ra khi chưa có chiến tranh giữa hai quốc gia đối địch mà chỉ với mục đích làm suy yếu đối phương, buộc đối phương khuất phục, hoặc chỉ là một biện pháp để mở đầu dẫn tới chiến tranh. Chính sách phong toả và hình thức thực hiện nó của các nước đế quốc không chỉ đơn thuần là quân sự mà là tổng hợp các biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự... Vì vậy, trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc của một quốc gia có vùng biển rộng, nhiều đảo và quân đảo xa bờ, nhiều tài nguyên và tiềm năng về biển như nước ta, chúng ta cần dự kiến nhiếu tình huống, trong đó có tình huống đối phương sẽ tiến hành phong toả biển, kết hợp với tập kích bất ngờ, qui mô lớn bằng Không quân, Hải quân và gây bạo loạn trong khu vực bị phong toả. Để chủ động chuẩn bị và giành thắng lợi trong tình huống địch phong toả, chúng ta nên thường xuyên giáo dục nhân dân những hiểu biết cần thiết và có ý thức cảnh giác đề phòng địch phong toả biển; trang bị những phương tiện thích hợp và tăng cường huấn luyện bộ đội Hải quân và các lực lượng hoạt động trên biển, đảo và ven biển, đặc biệt là lực lượng phòng thủ ở các quần đảo xa bờ, lực lượng bảo vệ các khu khai thác dầu khí... những kỹ thuật và chiến thuật cần thiết trong tác chiến phòng thủ biển, đảo chống địch phong toả. Mặt khác, với yêu cầu mới của nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, cần nghiên cứu xây dựng những đơn vị đặc nhiệm sử dụng thuỷ lôi ngăn chặn, chống địch thâm nhập, chiến đấu bảo vệ biển, đảo và các hướng chiến lược quan trọng bằng vũ khí thuỷ lôi; nghiên cứu phát huy những ưu thế của vũ khí thuỷ lôi và lợi thế của các khu vực phòng thủ đảo, ven biển... được xây dựng từ trong hoà bình để bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc trên hướng biển, đảo.


Kinh nghiệm chống phong toả thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ và yêu cầu mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cho thấy, chống phong toả biển không chỉ là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; thuộc phạm trù chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ chế độ. Nó đòi hỏi những giải pháp tổng hợp của Đảng, Nhà nước về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, khoa học kỹ thuật...; đòi hỏi phải đổi mới, ngày càng hoàn thiện phương pháp chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, thực hiện chống phong toả quân sự bằng sức mạnh toàn dân, toàn diện; đồng thời, biết dùng vũ khí thuỷ lôi để răn đe, phòng ngừa, bảo vệ những khu vực nhất định và đánh địch trên hướng biển, đảo trong công cuộc giữ vững chủ quyền và trong bảo vệ Tổ quốc.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:33:51 pm
CUỘC CHIẾN ĐẤU VỚI THUỶ LÔI MỸ
PHONG TOẢ VÙNG BIỂN QUÂN KHU TẢ NGẠN

Thiếu tướng Lê Mã Lương47
Nguyên Viện trường Viện Bảo tàng Quân đội


Trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng Không quân và HẢi quân của đế quốc Mỹ vào miền Bắc nước ta, quân và dân Quân khu III đã hai lần giành chiến thắng trước các hoạt động phong toả của Không quân và Hải quân của Mỹ.


Lần phong toả thứ hai của Mỹ (1969 - 1972) nhằm cứu vãn những thất bại không thể tránh khỏi của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và giành thế có lợi với ta ở Hội nghi Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Để thực hiện âm mưu đó, vào thời kỳ cao điểm nhất (giữa và cuối năm 1972), địch đã sử dụng tới 1.300 lượt máy bay chiến thuật, 200 lượt máy bay B52. Trên vịnh Bắc Bộ, lực lượng Hải quân Mỹ được huy động đến mức tối đa 6 - 7 tàu sân bay, 4 - 5 tàu tuần dương, 42 - 45 tàu khu trục, chiếm hơn 50% tổng số tàu mỗi loại của Hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ bố trí 43 bãi thuỷ lôi, mìn từ trường với tổng diện tích 489 km2 trên các luồng tàu biển vào cảng Hòn Gai, Cẩm Phả, Hải Phòng, Cửa Hội và cửa sông lớn thuộc các tỉnh ven biển từ Thái Bình đến Quảng Bình. Trên địa bàn Quân khu III, địch sử dụng pháo từ các hạm tàu và Không quân liên tục bắn phá các cơ sở kinh tế, chính trị và các mục tiêu quan trọng khác của ta nằm dọc bờ biển, đánh phá mục tiêu và thả mìn, bom từ trường trên các đường giao thông, các dòng sông lớn ờ sâu trong lòng đất liền, tiến hành phong toả luồng tàu biển vào Hải Phòng và cảng Quảng Ninh (nặng nhất là vùng biển Hải Phòng với 1.735 quả). Có thể nói, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đây là cuộc phong toả hiện đại nhất, tàn bạo nhất, có nhiều lực lượng và phương tiện tham gia nhất mà đế quốc Mỹ tiến hành để chống nhân dân Việt Nam.


Bằng tinh thần chiến đấu kiên cường, mưu trí, sáng tạo, theo đường lối và nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân của Đảng, với lực lượng không nhiều và trình độ hiện đại chưa cao, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cùng với các lực lượng khác và nhân dân các địa phương đã đánh bại âm mưu, thủ đoạn phong toả của địch. Riêng quân và dân Quân khu III bắn rơi 1.524 máy bay các loại của Mỹ, đánh đuổi, đánh chìm, bắn bị thương hàng chục tàu chiến; phối hợp cùng lực lượng Hải quân và lực lượng hoạt động trên biển phá, gỡ, làm mất hiệu lực hàng chục nghìn quả thuỷ lôi, bom mìn của địch đã thả trên các luồng vào cảng, trên các sông và trên đất liên, kịp thời khai thông luồng, lạch, bảo đảm giao thông với quốc tế và các miền trong nước, góp phần duy trì sản xuất, bảo vệ vững chắc hậu phương lớn, không ngừng tăng cường chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn.


Phạm vi bài viết này, tôi xin đi vào một số sự kiện chính biểu hiện sinh động ý chí, trí tuệ Việt Nam thông qua rà phá thuỷ lôi, mìn nước của quân và dân Quân khu III góp phần làm thất bại âm mưu của Mỹ phong toả vùng biển miền Bắc Việt Nam.


Ngày 27/2/1967, máy bay Mỹ thả 106 quả thuỷ lôi MK50 và MK52, MOD - 0 vào cửa sông Mã, sông Lam, sông Gianh, Nhật Lệ. Từ tháng 10/1969, Mỹ dùng bom TV thay cho thuỷ lôi. Loại bom này phát huy tác dụng đối với mục tiêu trên mặt nước và mục tiêu trên bờ. Địch thả vào các cửa ven sông, ven biển đồng bằng Quân khu III khoảng 5.002 quả. Riêng ở khu vực Quảng Ninh, chúng thả vào ba luồng là Lạch Buồm, cảng Điền Công và bến phà Miều 100 quả. Cùng với thả bom ở các cửa sông chúng còn thả sâu vào trong sông đặc biệt là kênh Nhà Lê, Lục Đầu Giang, bến phà, bến lội, chân cầu, ngã ba sông khoảng 150 quả.


Trong những tháng cuối năm 1967, từ kinh nghiệm của địa phương mình và vận dụng kinh nghiệm rà phá bom từ trường của quân và dân các tỉnh Quân khu, một số đơn vị địa phương đã phá được bom địch bằng phương pháp giản đơn với dụng cụ thô sơ. Khởi đầu là Đội Phá bom của Công binh Bộ Tư Lệnh 350 phá một quả bom chưa nổ ở thị xã Kiến An bằng cách dùng sợi dây kéo một mảnh tôn rộng một mét vòng qua quả bom để kích thích bom nổ. Cũng bằng cách này và có cải tiến hơn, các tổ phá bom của dân quân xã Anh Dũng (Kiến Thuỵ), tự vệ, công binh cũng phá nổ nhiều quả. Từ việc phá bom bằng dụng cụ thô sơ trên bờ ta tiến lên sử dụng phương tiện phá bom phúc tạp hơn ở dưới nước với hiệu quả cao (bằng thuyền sắt, lưới nam châm kéo dọc bờ sông). Trong quá trình phá bom đã có hàng chục cán bộ, chiến sĩ công binh và dân quân tự vệ anh dũng hy sinh khi đi vào bãi bom để trinh sát, tháo gỡ đầu nổ loại bom mới.


Phát huy những thành tích đạt được của các đơn vị, địa phương, rà quét bom mìn trên từng vành đai phong toả, giải toả các đầu mối giao thông thuỷ bộ trên địa bàn thành phố, cho đến cuối tháng 3 năm 1968, cả ba vòng vây phong toả bằng bom, mìn của địch xung quanh các cảng và khu vực nội thành được giải toả. Các tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt hoạt động trờ lại như trước. Các mặt sản xuất và đời sống của thành phố từng bước được khôi phục và hoạt động bỉnh thường.


Ngày 1/4/1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố xuống thang chiến tranh, ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trờ ra. Cuộc chiến đấu của quân và dân Quân khu III và miền Bắc chống chiến tranh phá hoại, ngăn chặn và phong toả lần thứ nhất của đế quốc Mỹ diễn ra gần 4 năm kết thúc thắng lợi.


Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ đối với miền Bắc từ tháng 4/1972 đến tháng 1/1973; tuy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng có qui mô và tính chất ác liệt hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.


Trong bước một (từ 6/4/1972 đến 8/5/1972), địch tiến công đánh phá các tuyến giao thông, kho tàng, khu tập kết lực lượng, bắt đầu dùng máy bay B52 đánh một số mục tiêu khu dân cư, dùng máy bay chiến thuật đánh vào các mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng; súng hải quân bắn phá các vùng ven biển.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:34:36 pm
Trong bước hai (từ 9/5/1972 đến 22/10/1972), chúng đánh phá với qui mô lớn ra cả miền Bắc, thả thuỷ lôi và mìn xuông các cửa sông, lối ra vào cảng biển và các sông trong nội địa.

Trên địa bàn Quân khu III, sáng ngày 9/5/1972, Mỹ bắt đầu thả thuỷ lôi phong toả cảng Hải Phòng, đồng thời thả thuỷ lôi ngăn chặn các luồng tàu biển vào cảng Hồng Gai, Cẩm Phả, Cửa Hội, các cửa sông thuộc tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá. Ít ngày sau, địch thả thủy lôi xuống các cửa sông tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Chỉ trong 10 ngày, Mỹ đã dùng thuỷ lôi phong toả toàn bộ vùng ven biển, các cửa sông, các cảng biển. Địch bố trí 43 bãi thủy lôi, mìn từ trường với tổng diện tích là 489 km2. Số lượng ta phát hiện được là 14.900 quả. Các khu vực bị phong toả nặng nhất là Hải Phòng với 1.735 quả, Cửa Hội với 1.325 quả, Hòn La: 1.162 quả và cảng Gianh: 610 quả.


Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng Hải quân làm lực lượng nòng cốt rà phá, tháo gỡ thuỷ lôi, bom mìn ở các cảng, cửa sông, ven biển; Binh chủng Công binh và lực lượng vũ trang các Quân khu (Tả Ngạn, Hữu Ngạn, Khu IV) rà phá, tháo gỡ bom mìn địch thả trong sông và trên bộ. Viện Kỹ thuật quân sự cùng Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Tư lệnh Công binh nghiên cứu cấu tạo của các loại thuỷ lôi và đầu nổ, mìn từ trường, các thiết bị khí tài cải tiến, hướng dẫn các đơn vị, địa phương cách sử dụng, biện pháp rà quét và tháo gỡ bom mìn địch.


Thực hiện nhiệm vụ cấp bách, Bộ Tư lệnh Quân khu cùng Cục Vận tải Đường biển, Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố thành lập nhiều đơn vị công binh trong cả ba thứ quân, nhiều bộ phận chuyên trách nghiên cứu tháo gỡ thuỷ lôi. Một kế hoạch hiệp đồng giữa Hải quân và các lực lượng vũ trang ba thứ quân sằn sàng chiến đấu, bảo đảm giao thông, rà phá thuỷ lôi được Bộ Tổng Tham mưu phê chuẩn. Mặt khác Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn tổ chức nhiều hội nghị nghiên cứu rút kinh nghiệm nhằm phát hiện rõ thủ đoạn và phương pháp phong toả bom, mìn, thuỷ lôi của địch, những hiện tượng và quy luật nô dây chuyền hoặc tự nổ sau khi các phương tiện của ta rà phá nhiều lần. Qua thực tiễn chiến đấu đã thống nhất khẳng định: khi tiến hành phong toả những điểm, có tính chất xung yếu, địch thường huy động nhiều máy bay, thả tập trung, ồ ạt trong một thời gian ngắn vào ban ngày và sau đó, thả bổ sung nhỏ lẻ để duy trì hiệu lực của bãi mìn được lâu. Về phương pháp phong toả, khi thả ở biển địch thường thả theo luồng tàu chạy và máy bay theo đội hình hàng dọc, nên thuỷ lôi cũng rải theo luồng và cự ly đều. Ở cửa sông, địch thường thả theo luồng sâu, đội hình máy bay từ 4 đến 6 chiếc thả theo kiểu chữ X. Trong sông, địch thường thả bom, mìn ở chỗ hẹp, có bờ đê xung yếu, hoặc ở ngã ba sông, ở những nơi vào loại "yết hầu" của giao thông như khu Lục Đầu Giang (Hải Dương) địch thường bay từ 2 đến 4 máy bay thả chéo cánh sẻ, hoặc song song, ở khu vực bến phà, địch cũng thường thả kiểu chữ X, giao điểm các vệt bom thường là tâm bến phà. Ban đêm địch thường sử dụng 1 đến 2 chiếc máy bay, bay thả xuống mỗi điểm 3 đến 5 quả mìn, thuỷ lôi. Số này thường rải cả trên cạn hoặc bãi nổi.


Trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Mỹ cải tiến đầu nổ có bộ phận chống tháo gỡ và hoạt động có chu kỳ để chống hiện tượng nổ dây chuyền. Tuy nhiên, ở khu vực Hải Phòng hiện tượng bom, mìn nổ dây chuyền vẫn còn nhiều. Ngày 12/5/1972, ở khu vực Hòn Dáu (Đồ Sơn) khi Mỹ thả thuỷ lôi thì 5 giờ sau có 50 quả tự nổ. Ngày 14/5/1972, ở khu vực Cửa Ba Lạt, Mỹ thả thuỷ lôi, sau 4 giờ có 24 quả tự nổ. Ngày 5/7/1972, ở khu vực xã Đồng Việt, sông Thương (Hà Bắc) sau 4 ngày kể từ lúc Không quân Mỹ thả bom, mìn thì có 4 quả ở dưới nước tự nổ, trong khi số bom thả trên bờ không nổ quả nào.


Ngày 5/8/1972 tại Đồ Sơn, khi ta rà nổ một loạt bom trên cạn, lập tức 98 quả nổ dây chuyền tiếp sau. Như vậy, hiện tượng nổ và nổ dây chuyền xảy ra dưới nước nhiều hơn trên cạn. Từ kinh nghiệm rà phá bom mìn, thuỷ lôi, Quân khu thống nhất việc chỉ đạo các đơn vị địa phương trong Quân khu.


Trong nước có nhiều tạp chất chứa các phân từ kim loại, trong tạp chất đó thì cát có thể chuyển động mạnh, nếu đạt tốc độ thích hợp và cường độ phù hợp tác động vào đầu MK42 sẽ gây cho bom nổ. Cũng có thể do địch sử dụng các đầu nổ MK42 hỗn hợp với các đầu nổ mới nên vẫn có hiện tượng nổ dây chuyền.


Bộ Tư lệnh Quân khu xác định trọng điểm của từng tuyến để phát huy trách nhiệm từng địa phương. Có một số trọng điểm quan trọng Quân khu trực tiếp tham gia cùng các tỉnh để chỉ đạo như khu Lục Đầu Giang, cầu Phú Lương, Lai Vu (Hải Hưng), cầu Bắc Giang (Hà Bắc), cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá).


Về lực lượng Quân khu Hữu Ngạn có Tiểu đoàn 27, Tả Ngạn có Tiểu đoàn 27, sau đó có thêm Tiểu đoàn 23. Các tỉnh và thành phố có các đại đội công binh, 42 huyện trọng điểm có đại đội công binh cơ động và 1.806 người, số người được huấn luyện rà phá bom mìn trong dân quân tự vệ lên tới 33.400 người.


Về hệ thống quan sát bom rơi, trên toàn Quân khu có đài quan sát chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp được tổ chức chặt chẽ và rộng rãi trên các địa phương. Phía Tây Tả Ngạn có 327 đài các cấp, trong đó có 40 đài chuyên nghiệp của Cục Vận tải Đường biển, 10 đài của Cục Đường sông và 20 đài của Bộ Tư lệnh Hải quân đặt trên các đảo.


Để tăng cường lực lượng rà phá bom, mìn, khẩn trương mở đường, các Trung đoàn 172, 128 và Trường Hải quân phụ trách vùng biển Đông Bắc và triển khai mở luồng vận chuyển từ Hải Phòng đến biên giới phía Bắc và các luồng chính trong từng khu vực Hồng Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông. Trung đoàn 171 Hải quân phụ trách khu vực trọng điểm Hải Phòng có nhiệm vụ khai thông luồng chính Nam Triệu và các luồng lạch huyện Cát Bà, Cửa Cấm, Đồ Sơn. Trung đoàn Công binh 131 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, có Đội 8 và lực lượng người nhái tăng cường chuyên làm nhiệm vụ tháo gỡ, rà phá ờ những khu vực quan trọng.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:35:32 pm
Từ giữa tháng 7/1972, cùng với việc rà quét các bãi thuỷ lôi của địch, ta đã phát hiện và mở được đường vòng tránh từ Hải Phòng đi Quảng Ninh đảm bảo an toàn cho tàu thuyền quân sự, tàu thuyền của Nhà nước và nhân dân đi lại. Các đơn vị hải quân sử dụng hơn 124 lượt chiếc tàu, xuồng có trang bị phong từ và thả bộc phá, bom chìm, rà quét 61 đêm với chiều dài các tuyến lên tới 5.136 hải lý, phá nổ được 117 quả thủy lôi và mìn từ trường (trong đó riêng các phương tiện phóng từ phá nổ được 109 quả).


Ngày 27/8/1972, địch thà bổ sung 92 quả thuỷ lôi, mìn từ trường ở khu vực ngã ba Quả Xoài, Lạch Huyện. Tuyến vận tải ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh bị tắc lần thứ hai, ngay sau đó ta tổ chức lực lượng Hải quân phối hợp với tự vệ ngành Vận tải biển tập trung lực lượng rà phá, bảo đảm cho loại tàu thuyền trọng tải nhỏ đi lại.


Ngày 4/10/1972, địch thả bổ sung 400 quả thuỷ lôi, mìn từ trường, làm tắc nghẽn tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh lần thứ ba. Đợt thả này nằm trong âm mưu cố kéo dài tình trạng phong toả trước khi Mỹ buộc phải "xuống thang chiến tranh" đối với miền Bắc và nhằm tiếp tục gây sức ép với ta trong cuộc hội đàm ở Paris.


Ngày 5/10/1972, Quân chủng Hải quân phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân Hải Phòng - Quảng Ninh tập trung giải toả tuyến giao thông huyết mạch này với quyết tâm "mở chiến dịch rà quét, mở lại luồng". Chiến dịch kéo dài 21 đêm và 3 ngày sau đó luồng Nam Triệu và luồng Hải Phòng - Quảng Ninh được mở lại từ 14 giờ ngày 24/10/1972. Các tàu thuyền trọng tải nhỏ đi từ cảng Quảng Ninh về Hải Phòng an toàn. Ta duy trì việc tiếp nhận hàng viện trợ của các nước bạn bằng đường biển trong tình thế bị địch phong toả.


Ngày 18/12/1972, Bộ Tổng Tham mưu thông báo cho Quân khu Tả Ngạn, Hữu Ngạn và Hải Phòng: "Tối 18 tháng 12 năm 1972, địch có thể cho B52 đánh Hà Nội, Hải Phòng". Ta phán đoán đúng, đêm 18 tháng 12 năm 1972, Mỹ ngoan cố mở tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất đánh vào Hà Nội - Hải Phòng và một số địa phương khác, đồng thời thả thuỷ lôi và mìn từ trường bổ sung tiếp tục phong toả luồng Nam Triệu, luồng Hải Phòng - Quảng Ninh và sông Gianh. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng vũ trang địa phương kịp thời huy động phương tiện rà quét, phá nổ và tháo gỡ 2 quả thuỷ lôi MK52 ở khu vực Quả Xoài.


Cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B52, một nỗ lực quân sự cao nhất và cuối cùng của Mỹ đã bị thất bại nặng nề chưa từng có.

Ngày 30/12/1972, Tổng thống Mỹ Ních-Xơn phải tuyên bố ngừng ném bom, bắn phá từ vĩ tuyển 20 trờ ra và đề nghị Chính phủ ta trờ lại bàn Hội nghị Paris. Hai ngày sau, tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh về Hải Phòng được thông luồng. Tuyến vận tải ven biển từ Hải Phòng vào Quân khu IV được khẩn trương khai thông. Trên luồng Nam Triệu, ngày 18/1/1973, các đơn vị rà quét lần cuối và quyết định cho thông luồng.


Như vậy, sau 213 ngày đêm bị phong toả, Cảng Hải Phòng trở lại hoạt động bình thường. Tàu trọng tải lớn của nước ngoài có thể ra vào cảng như trước. Điều này đánh dấu chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống Mỹ phong toả ở khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh và các tỉnh ở Tả Ngạn cũng như miền Bắc. Hoà cùng thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, việc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ trên miền Bắc mà đỉnh cao là chiến thắng đợt tập kích bằng B52 của Không quân Mỹ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 và chiến thắng trên mật trận chống địch phong toả miền Bắc của quân dân Tả Ngạn đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng.


Sau ngày địch phải ngừng bắn phá, các địa phương ở Tả Ngạn bắt tay ngay vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng. Tại Cửa Nam Triệu luồng chính vào Hải Phòng, cảng lớn nhất miền Bắc và cũng là nơi bị phong toả bằng thủy lôi dày đặc nhất quyết định thông luồng. Để đảm bảo dẫn dắt các tàu lớn qua lại an toàn hơn, ta vẫn tiếp tục rà quét và kiểm tra mở rộng luồng cả dưới nước và trên bờ. Cuối tháng 1, đầu tháng 2/1973, ta đưa 5 tàu lớn của Cu Ba, Liên Xô và các nước khác ra vào cảng an toàn. Cuối tháng 2/1973, số lượng tàu ra vào cảng tăng lên 10 chiếc và đến cuối tháng 3/1973, tăng lên 61 chiếc, trong đó có nhiều tàu trọng tải trên vạn tấn.


Ngày 5/2/1973, theo Nghị định thư trong Hiệp định Paris về Việt Nam, Biên đội đặc nhiệm 78 quét vớt mìn của Hải qụân Mỹ do chuẩn Đô đốc Mác Cao-ly chỉ huy đến Hải Phòng gồm 44 tàu chiến và tàu quét mìn các loại, 45 máy bay lên thẳng và 5.003 binh lính, sĩ quan.


Một Ban đại diện của Chính phủ ta thành lập để giao tiếp đấu tranh buộc Mỹ thực hiện đúng nghị định trên về quét vớt mìn. Thượng tá Hoàng Hữu Thái - Phó Tư lệnh Quân chùng Hải quân được cử làm Trường đoàn. Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, Bộ Tư lệnh 350 Hải Phòng kiểm tra giám sát hoạt động của lực lượng Mỹ ở Hải Phòng.


Do âm mưu phá hoại hiệp định, phía Mỹ luôn tỏ thái độ thiếu thiện chí trong việc quét vớt mìn. Ngày 28/2/1973, Mỹ tự ý rút Biên đội đặc nhiệm 78 từ Long Chau xuống vùng biển Sầm Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hoá) mà không báo cho đại diện Chính phủ ta biết. Chúng còn lợi dụng việc đưa lực lượng và phương tiện kỹ thuật vào vùng biển nước ta để hoạt động tình báo. Một số nhân viên núp dưới dạng phiên dịch, đánh máy... lợi dụng việc ta cho phép lên bờ tìm cách tiếp xúc, chụp ảnh thu thập tin tức quân sự và gieo rắc chiến tranh tâm lý. Phía Mỹ còn lợi dụng việc ta cho phép sử dụng các tàu đo đạc, máy bay trực thăng, máy bay vận tải chở người, phương tiện để trinh sát khu vực Hải Phòng. Chúng còn lợi dụng việc điều khiển các ống dẫn từ, hệ thống ăng-ten... quay phim chụp ảnh, điều tra vùng ven biển và vùng sâu trong nội địa của ta. Các hoạt động trái phép của Mỹ bị lực lượng an ninh, bộ đội và nhân dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Đến ngày 6/3/1973, trước sự đấu tranh kiên trì và nghiêm khắc của đại diện Chính phủ ta, phía Mỹ trở lại vùng biển Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, đến ngày 17/4/1973, viện cớ quân dân miền Nam đánh trả nguỵ quân Sài Gòn lấn chiếm vùng giải phóng, Mỹ tự ý rút khỏi vùng biển Hải Phòng


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:36:17 pm
Cuối tháng 3 năm 1973, Bộ Quốc phòng ủy nhiệm cho Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức hội nghị hợp đồng với các quân khu, đơn vị binh chủng, địa phương lập kế hoạch tiếp tục rà phá thuỷ lôi và bom mìn còn sót lại.


Kế hoạch chung của đợt rà quét này là mở rộng các luồng chính, bảo đảm tàu thuyền trong nước và nước ngoài ra vào cảng Hải Phòng, Hồng Gai, Cẩm Phả và các cảng ở Khu IV cũ; nhanh chóng rà quét mở các luồng cửa sông, các khu vực đánh cá bảo đảm sự đi lại, làm ăn của nhân dân ở vùng Văn Úc, Cửa Cấm, Trà Lý, Bà Lạt... Trên từng vùng biển chia thành các khu vực lần lượt tiến hành rà quét, kiểm tra những điểm còn nghi ngờ, làm nhiệm vụ hộ tống dẫn đường ở những nơi trọng điểm. Trung đoàn 171 Hải quân được trang bị khí tài, kỹ thuật mạnh là lực lượng rà quét chủ yếu ở khu vực biển Hải Phòng và Đông Bắc. Tiểu đoàn 27, 23 Công binh Quân khu Tả Ngạn và Hữu Ngạn, các đại đội, trung đội công binh của tỉnh, thành phố, huyện, khu phố, thị xã, thị trấn, các đơn vị công binh dân quân tự vệ Tả Ngạn được giao nhiệm vụ trên các tuyến đường sông, đường bộ trên địa bàn.


Mọi công tác tổ chức được triển khai chuẩn bị khẩn trương. Khí tải được sản xuất cấp tốc và trang bị kịp thời cho các đơn vị, nhất là đơn vị trọng điểm. Trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ rà quét, Quân khu vẫn lấy phương châm kết hợp "thô sơ và hiện đại", kiên quyết không để sót một quả thuỷ lôi bom mìn chưa nổ mà các đài quan sát đã phát hiện đánh dấu.


Từ cuối tháng 3 năm 1973, tất cả các lực lượng rà quét thuỷ lôi trên biển, trên sông, trên bộ của Tả Ngạn bước vào chiến dịch với khí thế quyết thắng. Trên bãi thuỷ lôi của các cửa sông, cảng, vịnh... tàu thuyền phá thuỷ lôi của ta rà đi rà lại, ngang dọc hàng chục lần theo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra. Chiến sĩ Công binh Hải quân không quản rét buốt nguy hiểm thay nhau mò lặn, rà tìm những nơi tàu thuyền không vào tới.


Ngày 10/3/1973 tại luồng Lạch Miều vào Hồng Gai, các đơn vị chia ô khoanh vùng rà quét phá nổ 11 quả, thông luồng trước ngày 15/3/1973.

Tại luồng Hang Trống, Đồng Tráng vào Cửa Ông, sau một tuần rà quét kiểm tra thận trọng đã thông luồng ngày 30/3/1973. Ngày 31/3/1973, tàu của Bộ Tư lệnh Hai quân hộ tống tàu Liên Xô ra biển an toàn.


Tại luồng Cửa Vạn và Hồng Gai, các đơn vị làm nhiệm vụ rà phá bom mìn của Quân khu tiếp tục kiểm tra hai bên hàng phao hộ tống các tàu lớn của nước ngoài ra vào cảng an toàn, đến cuối tháng 3/1973, có trên 40 chiếc tàu lớn ra vào Hồng Gai an toàn.


Sang tháng 4 và 5 năm 1973, các bãi thuỷ lôi còn lại trên vùng biển Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, khu vực Cẩm Phả, Thiên Môn, Cửa Văn Úc - Hải Phòng lần lượt được quét nốt. Ở những khu vực kinh tế quan trọng như Cảng Cửa Ông, Nhà máy Điện Uông Bí, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Quân khu đã chỉ đạo chặt chẽ việc hiệp đồng giữa lực lượng rà phá tại chỗ, lực lượng cấp trên tăng cường với các tổ thợ lặn, người nhái để rà mò, tháo gỡ, phá huỷ số bom còn lại. Đến tháng 6 năm 1973, hai tàu phóng từ cực mạnh của Hải quân phối hợp với Công binh, tàu thuyền của Quân khu và lực lượng địa phương Thanh Hoá rà quét lần cuối tại các bãi lôi ở vùng ven biển phía Nam Quân khu.


Dưới sự chỉ đạo tập trung kiên quyết của Quân khu và Bộ Tư lệnh Quân khu, việc hiệp đồng của lực lượng công binh ba thứ quân với Quân chủng Hải quân, các cơ quan đơn vị khoa học kỹ thuật Nhà nước, các ngành kinh tế Trung ương và địa phương trong việc tháo gỡ bom mìn những ngày tháng đầu năm 1973 chặt chẽ và có hiệu quả hơn.


Quân khu Tả Ngạn rà quét phá huỷ số thuỷ lôi, bom mìn địch phong toả từ ngày 9/5/1972 đến trước ngày ký Hiệp định Paris được 1.259 quả thuỷ lôi các loại (trong tổng số 3.276 quả). Trong đó, bộ đội công binh chủ lực phá nổ 513 quả (chiếm 11%), dân quân tự vệ phá nổ 603 quả (chiếm 49%).


Các phương tiện phá nổ loại thô sơ đã phá nổ 370 quả (chiếm 30%), các phương tiện hiện đại phá nổ 889 quả (chiếm 70%).

Phía Quân khu Hữu Ngạn rà phá 513 quả bom mìn nổ chậm và 162 quả bom.

Về cơ bản đến cuối tháng 6/1973, tất cả thuỷ lôi bom mìn mà địch thả ở vùng biển, ven biển, đường sông, đường bộ trên địa bàn của hai quân khu đã được rà quét, phá nổ. Các luồng, tuyến giao thông thuỷ bộ được thông suốt.


Tháng 6/1973, đại diện Chính phủ ta gặp đại diện Chính phủ Mỹ ở Paris buộc Mỹ phải thông báo cam kết:

- Chấm dứt ngay, hoàn toàn và không thời hạn việc trinh sát trên không lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Tiến hành trở lại quét mìn và hoàn thành tốt việc này trong vòng 30 ngày, Mỹ phải ra thông báo mỗi khi làm xong việc quét mìn ở từng luồng lạch và thông báo cuối cùng khi hoàn thành toàn bộ công việc quét mìn.

Trước sức đấu tranh của ta, ngày 18/6/1973, Biên đội tàu đặc nhiệm của Mỹ trờ lại vùng biển Hải Phòng. Tuy nhiên phía Mỹ vẫn tỏ thái độ ngang ngược, đề ra yêu sách đòi họp cấp trưởng đoàn 7 lần, họp cấp chuyên viên 17 lần trong thời gian 1 tháng, đòi được kiểm tra ăng-ten, tăng thêm số chuyến bay kiểm tra, từ chối cấp thêm phương tiện rà phá thuỷ lôi cho ta. Có lần máy bay Mỹ cố tình bay vượt qua khu vực quy định, Trung đoàn 50 đã nổ súng cảnh cáo, buộc chúng phải xin lỗi.


Ngày 18/7/1973, Mỹ rút Biên đội đặc nhiệm 78 ra khỏi vùng biển miền Bắc nước ta. Mấy ngày sau, Mỹ trao cho ta 10 bản thông cáo về cái gọi là kết quả rà phá mìn trên 10 luồng: Hải Phòng, Nam Triệu, Lạch Huyện, Hồng Gai, Cẩm Phả, Cửa Hội, Cửa Sót, sông Gianh, Hòn Lệ, Quang Hưng. Mỹ huy động một lực lượng đặc nhiệm với trên 5.000 người và những phương tiện quét mìn, máy bay rà phá thuỷ lôi bằng âm thanh, bằng từ tính... Trong 5 tháng, Mỹ chỉ phá được 3 quả thuỷ lôi ngoài luồng Nam Triệu nhưng lại bị tổn thất khá lớn: một tàu vớt mìn bị hỏng, máy bay lên thẳng bị rơi, 1 lính bị chết, 9 tên khác bị thương.


Vậy là, sau khi góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ, đặc biệt là Hải Phòng - Quảng Ninh quân và dân đồng bằng châu thổ sông Hồng lại bước vào một cuộc chiến đấu mới tiếp tục chiến thắng Mỹ một "đòn" nữa trên mặt trận chống phong toả, quét tháo gỡ thuỷ lôi, bom mìn của Mỹ thả xuống vùng biển, các tuyến đường sông, đường bộ trên địa bàn Quân khu III. Mỹ nhầm lẫn khi đánh giá khả năng tiềm tàng, sức mạnh tổng hợp, tài trí và lòng dũng cảm của quân và dân ta được hun đúc qua hàng ngàn năm ở vùng đất "căn bản" này. Ta đã rà phá, quét toàn bộ số thuỷ lôi, bom mìn, đặc biệt là thuỷ lôi ở vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, mở ra thời kỳ mới bình yên cho những con tàu tấp nập ra vào các cảng Quân khu III rồi từ đó toả đi các địa phương để chi viện chiến trường, đặc biệt là miền Nam.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:37:04 pm
THAY CẦU QUAY BẰNG CẦU LẮP RÁP CHE MẮT ĐỊCH

Nguyễn Văn My48
Nguyên Giám đốc Công ty Công trình Thủy


Cảng Hải Phòng là nơi tiếp nhận tới 85% hàng hoá chi viện của quốc tế cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam - bao gồm tất cả các loại mặt hàng.

Nhưng, Cảng Hải Phòng lại có địa thế rất dễ bị biến thành một hòn đảo, nếu như 5 cầu nhiều cống nối liền Hải Phòng với các vùng trong đất liền bị cắt đứt. Các "cửa khẩu" này là nơi chuyển tiếp hàng hoá, vật chất từ Cảng Hải Phòng vào các vùng cần thiết trong lãnh thổ. Trong các "cửa khẩu" đó đi đôi với vận chuyển bằng đường thủy, vận chuyển bằng đường sắt từ Hải Phòng đi, có vị trí quan trọng đặc biệt, chẳng những tỷ trọng khối lượng hàng chuyển tiếp bằng đường sắt rất lớn mà còn nhiều mặt hàng khó có thể chuyển bằng đường thuỷ đường bộ. Cây cầu duy nhất phục vụ cho vận chuyển bằng đường sắt từ Hải Phòng đi các tỉnh là cầu Quay (còn gọi là cầu Xe Hoả).


Trong 5 cầu của Hải Phòng, cầu Quay có vị trí quan trọng phục vụ vận tải. Vì lẽ đó, thực thi âm mưu ngăn chặn sự chi viện của quốc tế cho Việt Nam, giặc Mỹ phải đồng thời thả thuỷ lôi phong toả đường vận tải biển, sông đến Hải Phòng và từ Hải Phòng đi thì còn phải triệt phá 5 cầu của Hải Phòng - mà cầu Quay là trọng điểm nhất. Ý nghĩa là trọng điểm, trước hết bởi là cây cầu vừa dùng cho tàu hoả vừa dùng cho ô tô qua lại.


Thời gian này, máy bay Mỹ thường xuyên bay quan sát, chụp ảnh nhiều lần trong ngày. Nếu sửa lại thành cầu cố định thì không khó. Nhưng sửa rồi địch sẽ đánh phá ngay, vừa hỏng việc, vừa tổn hại người và của cải. Do đó, chúng tôi nghĩ ra là phải làm cầu "lắp ráp". Nghĩa là khi cần cho tàu qua thì lắp vào, xong lại tháo ra đem cất giấu. Máy bay địch qua lại vẫn chỉ thấy cây cầu đã bị đánh sập, chưa có cầu mới.


Để xây cầu như thế thì có các phần việc phải làm:

Gia công gầm cầu và đường sắt thành nhịp vĩnh cửu. Việc này chúng tôi thường làm nên không có vấn đề gì lớn lắm. Để gia công, chúng tôi chọn nơi cách xa tới 18 km, khuất, bảo đảm bí mật và có thể chuyển về địa điểm lao cầu dễ dàng (chúng tôi phải làm khoang dọc hai bên đường từ nơi gia công đến nơi lao cầu). Chúng tôi đưa dầm cầu về bằng dùng đầu máy đẩy "toa dầm cầu" về phía Hải Phòng. Tới nơi, tách chuyển dầm cầu ra khỏi toa xe đưa sang bánh goòng đặc biệt để lao dầm.


Đây mới là dầm cầu phía Hà Nội. Còn dầm cầu phía Hải Phòng phải gia công (hàn, lắp...) trong Cảng Hải Phòng (khu mở rộng). Việc thi công, thiết kế không có gì mới, chỉ khác ở chỗ nó phải được chuyển xuống sà lan, sà lan chuyển đến chân cầu, dùng cần cẩu nổi lắp dầm vào vị trí đã chuẩn bị sẵn. Việc lao dầm cầu phía Cảng Hải Phòng phải tính toán tốc độ thi công với phương án lao dầm phía Hà Nội.


Lao dầm phía Hà Nội là công đoạn chính nên tập trung lao động đông, thời gian nhiều,... do đó phải có kế hoạch thực sự sát sao, chỉ huy thống nhất, thật nhịp nhàng ăn khớp giữa tất cả các bộ phận, công đoạn. Chúng tôi chọn lúc thuỷ triều lên cao nhất, sau khi dầm phía Hải Phòng lắp xong, sà lan phải đỡ đầu dầm phía Hải Phòng và đón đầu dầm phía Hà Nội lao sang.


Lao dầm phía Hà Nội, phải có sà lan nổi đỡ ờ trên sông, khi đầu dầm từ phía Hà Nội được tời điện kéo về phía Hải Phòng phải có sà lan đón đỡ (có một tời bảo hiểm khi cần kéo ngược về phía Hà Nội). Ngoài ra, còn có hai cần cẩu nổi (loại 40T và 50T) luôn treo đỡ đầu hai dầm cầu phòng khi bất trắc. Thường bắt đầu lao dầm cầu phía Hà Nội vào trước khi thuỷ triều đứng độ 30 phút, bởi lúc này nước chảy yếu, tốc độ dâng cao không nhiều, việc thao tác ít bị yếu tố sông, nước triều chi phối. Khi kéo cầu vào đúng vị trí quy định (nối liền giữa hai dầm tả, hữu sông) thì định vị cầu. Cầu sau đó sẽ tự hoàn thiện chi tiết bởi tác động của thuỷ triều lên xuống. Đến lúc này chúng tôi có thể thu dọn hiện trường chuẩn bị cho thông cầu.


Việc tháo cầu, đưa sơ tán, cất giấu cũng thao tác tương tự song thứ tự ngược lại.

Nhờ giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ mà cầu lắp ráp của chúng tôi tồn tại phục vụ đắc lực cho việc chuyển tải đường săt, ô tô qua cầu Quay... cho đến khi làm cầu cố định.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:38:35 pm
CÔNG AN VŨ TRANG HẢI PHÒNG THAM GIA CHỐNG MỸ
PHONG TOẢ SÔNG, BIỂN

Vũ Duy Trâm49
Nguyên Phó Chỉ huy chính trị Công an vũ trang Hải Phòng


Trước những đòn đánh mạnh trên khắp chiến trường miền Nam Đông Xuân năm 1971 - 1972, nguỵ quân, nguỵ quyền suy sụp nặng. Đế quốc Mỹ hòng đỡ đòn cho quân nguỵ, cứu vãn chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" khỏi thất bại. Chúng trắng trợn gây lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc với mức độ ác liệt chưa từng có, hy vọng chặt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.


Đứng trước diễn biến của cuộc chiến tranh phá hoại mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ thị cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tăng cường cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi hành động chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc.


Theo chỉ thị của Trung ương, tất cả các tỉnh, thành phố ở miền Bắc chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Công an vũ trang, Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn chỉ thị, hướng dẫn kế hoạch hợp đồng tác chiến với những dự kiến tình huống địch có thể ném bom, đánh phá, phong toả, tập kích đường không, đổ bộ đường biển... mà Hải Phòng là mục tiêu chính.


Để thống nhất kế hoạch đối phó mọi tình huống, Thành uỷ Hải Phòng mở hội nghị với các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn và các ngành có liên quan đến chiến đấu nhằm đánh thắng mọi tình huống địch có thể gây ra, bảo vệ thành phố, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất... yêu cầu các lực lượng rà lại kế hoạch hợp đồng tác chiến, củng cố tổ chức, củng cố hầm hào trận địa, cùng cố các thông tin, hậu cần các mặt...


Ban Chỉ huy Công an vũ trang gấp rút kiểm tra, bổ sung lại phương án, kế hoạch tác chiến nhằm chuẩn bị cho các đơn vị chủ động trong mọi tình huống.

Các xã, huyện ven biển tập trung củng cố phong trào bảo vệ trật tự trị an, hướng phong trào vào thực thi chiến đấu và phục vụ chiến đấu, giữ vững sản xuất, sửa chữa hầm hào, duy trì trực chiến, trực trận địa, có kế hoạch phòng không sơ tán, tổ chức cứu thương, cứu sập, cứu hoả...


Các đồn trạm tăng cường lực lượng ra cửa sông, ven biển, củng cố trận địa bắn máy bay, tổ chức đài quan sát, tăng cường tuần tra, kiểm soát đề phòng địch tung gián điệp, biệt kích, người nhái, thả bom, mìn, thuỷ lôi.


Trạm Biên phòng Cảng và Tổ Giám hộ trên tàu nước ngoài đậu ở sông Bạch Đằng ngoài nhiệm vụ thường xuyên phải tổ chức quan sát, cảnh giới đề phòng địch dùng người nhái đánh mìn phá tàu, dùng máy bay thả thuỷ lôi... còn phải củng cố lại hệ thống thông tin, báo cáo, phân bố dụng cụ quan sát, các hải đồ để dưới theo dõi tình hình, báo cáo chính xác về Ban Chỉ huy thành phố kịp thời xử lý.


Sáng 9/5/1972, hàng chục máy bay địch thả thuỷ lôi, bom mìn tại ven biển cửa sông của Hải Phòng, từ vùng biển Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn, các cửa sông Lạch Huyện, Nam Triệu, Lạch Tray, Văn Úc... Lập tức đồn, trạm Công an vũ trang tại các cửa sông ven biển nói trên đều báo cáo về là địch đã thả thuỷ lôi, số lượng ban đầu, khu vực thả, tọa độ bản đồ. Nhận được tin Bộ Chỉ huy Công an vũ trang chỉ đạo cho các đồn trạm, thông báo cho các lực lượng, các ngành địa phương cùng biết và xử lý, ra ám hiệu, tín hiệu cho các tàu thuyền đang hoạt động tìm nơi ẩn náu, đề phòng thiệt hại, chờ đồn, trạm nghiên cứu và chỉ dẫn luồng đi an toàn sau.


Ngay sau đó các đồn, trạm biên phòng phối hợp với Công an nhân dân, Tự vệ ven biển tổ chức canh gác, nắm biến động của các bãi thuỷ lôi, đếm số lượng và đánh dấu trên hải đồ những quả đã tự nổ, nghiên cứu luồng đi cho thuyền bè, dùng tre nứa cắm tiêu và hướng dẫn thuyền ra vào cửa sông, tránh đi vào vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, có những phương tiện ở nơi khác không nắm được tín hiệu luồng lạch còn lẻ tẻ xảy ra tai nạn, lúc đó anh em phải tổ chức cứu vớt, đưa vào bờ băng bó thương tích, chôn cất tử vong, giúp đỡ người còn sống lương thực, thuốc men và phương tiện trở về nơi cư trú.


Mặt khác, các đồn, trạm ở Cát Hải, Đồ Sơn, Văn Úc còn phối hợp với các lực lượng tại chỗ tổ chức những đội rà phá nhái đánh mìn phá tàu, dùng máy bay thả thuỷ lôi... còn phải củng cố lại hệ thống thông tin, báo cáo, phân bố dụng cụ quan sát, các hải đồ để dưới theo dõi tình hình, báo cáo chính xác về Ban Chỉ huy thành phố kịp thời xử lý.


Sáng 9/5/1972, hàng chục máy bay địch thả thuỷ lôi, bom mìn tại ven biển cửa sông của Hải Phòng, từ vùng biển Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn, các cửa sông Lạch Huyện, Nam Triệu, Lạch Tray, Văn Úc... Lập tức đồn, trạm Công an vũ trang tại các cửa sông ven biển nói trên đều báo cáo về là địch đã thả thuỷ lôi, số lượng ban đầu, khu vực thả, tọa độ bản đồ. Nhận được tin Bộ Chỉ huy Công an vũ trang chỉ đạo cho các đồn trạm, thông báo cho các lực lượng, các ngành địa phương cùng biết và xử lý, ra ám hiệu, tín hiệu cho các tàu thuyền đang hoạt động tim nơi ẳn náu, đề phòng thiệt hại, chờ đồn, trạm nghiên cứu và chỉ dẫn luồng đi an toàn sau.


Ngay sau đó các đồn, trạm biên phòng phối hợp với Công an nhân dân, Tự vệ ven biển tổ chức canh gác, nắm biến động của các bãi thuỷ lôi, đếm số lượng và đánh dấu trên hải đồ những quả đã tự nổ, nghiên cứu luồng đi cho thuyền bè, dùng tre nứa cắm tiêu và hướng dẫn thuyền ra vào cửa sông, tránh đi vào vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, có những phương tiện ở nơi khác không nắm được tín hiệu luồng lạch còn lẻ tẻ xảy ra tai nạn, lúc đó anh em phải tổ chức cứu vớt, đưa vào bờ băng bó thương tích, chôn cất tử vong, giúp đỡ người còn sống lương thực, thuốc men và phương tiện trở về nơi cư trú.


Mặt khác, các đồn, trạm ở Cát Hải, Đồ Sơn, Văn Úc còn phối hợp với các lực lượng tại chỗ tổ chức những đội rà phá thủ công để tạo ra đường đi an toàn cho thuyền bè như dùng dây nan kéo lưới, buộc các loại kim loại kéo rà theo hướng đã định - thật gian khổ và nguy hiểm nhưng anh em vân vật lộn với sóng nước và bom đạn. Tuy có kết quả nhưng rất hạn chế, vì khu vực sông rộng, sức người có hạn, địch thả số lượng lớn, xen kẽ nhiều loại khác nhau, kỹ thuật được cải tiến tinh vi, phức tạp.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:39:03 pm
Do vị trí đóng quân và hoạt động tại chỗ nên các đồn, trạm còn làm nhiệm vụ nòng cốt, trung tâm hiệp đồng với các lực lượng của địa phương, hướng dẫn và bảo vệ đoàn cán bộ các ngành cấp trên, của thành phố thị sát tình hình, cung cấp các tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu về âm mưu, ý đồ của địch và tình hình mọi mặt ở biên phòng.


Nhưng việc thôi thúc nhất lúc này là tìm ra nguyên lý cấu tạo, chuyển động của bộ phận phát nổ thuỷ lôi. Muốn vậy, phải rà tìm, tháo gỡ được những quả thuỷ lôi còn nằm ở dưới nước. Trong lúc Ban Chỉ huy chúng tôi đang theo dõi tình hình thì được đồng chí Nguyễn Hữu Đoài - chính trị viên Đồn 34 trực tiếp báo cáo: có bà Phương ở xã Tràng Cát sang đảo Đình Vũ bắt cáy ở chỗ gần địch thả thuỷ lôi, vớt được cái dù của nó. Chúng tôi giao nhiệm vụ cho đồng chí Đoài động viên bà Phương chỉ cho anh em biết thuỷ lôi ở khu vực nào. Khi nắm bắt được vùng có thuỷ lôi, đồng chí Quốc Thái - Chỉ huy trưởng xuống mở cuộc họp giữa các cán bộ, chiến sĩ Đồn và lực lượng địa phương hiến kế để tìm và tháo gỡ thuỷ lôi. Tổ chức một đội "cảm tử" do đồng chí Đoài làm đội trưởng, chọn một số đồng chí khoẻ mạnh, thạo sông nước cùng với cụ Nguyễn Văn Thưởng và anh Nguyễn Xuân Tình - những người dày dặn kinh nghiệm thuyền bè tình nguyện đưa thuyền của mình đi dẫn đường. Con thuyền đi từ trưa hôm trước đến trưa hôm sau, gặp giông gió, đêm tối, ban ngày lại bị địch quần thảo đe doạ, cuối cùng mới tìm ra quả thuỷ lôi. Chúng ta đánh đấu vị trí quả thuỷ lôi và xin chi viện kỹ thuật. Bộ Tư lệnh Công an vũ trang cử đồng chí Nguyễn Tấn - kỹ sư Công binh và Bộ Tư lệnh Hải quân cử đồng chí Trương Thế Hùng xuống, quả thuỷ lôi được tháo an toàn bộ phận phát nổ. Chiều 15/5/1972, quả thuỷ lôi và bộ phận phát nổ của nó được Đồn và dân quân địa phương đưa về đất liền. Đồng chí Vũ Sinh - nguyên là Chính uỷ Công an vũ trang lúc đó đã hướng dẫn đồng chí Trần Kiên - Bí thư Thành uỷ Hải Phòng xuống xem và động viên anh em.


Cán bộ chiến sĩ Đồn 34 và đồng chí Nguyễn Tấn còn tiếp tục tìm kiếm ở khu vực này và tháo gõ được 2 quả cùng loại. Các đồn trạm khác cùng lực lượng địa phương rà tìm thủ công làm nổ thêm 11 quả. Các đài quan sát tiếp tục theo dõi vùng có thuỷ lôi, xác định số lượng, vị trí địch thả bổ sung để phục vụ cho lực lượng kỹ thuật rà phá và hướng dẫn phòng tránh cho người và phương tiện ra vào cửa sông an toàn.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp của Thành uỷ Hải Phòng, các lực lượng vũ trang trên địa bàn Hải Phòng đã hợp sức chiến đấu đánh phá cuộc phong toả rất ác liệt của địch, mà nòng cốt là lực lượng Hải quân với những khí tài, kỹ thuật làm cho cuộc phong toả của Mỹ thất bại.


Trong không khí căng thẳng, quyết liệt, có những hy sinh tổn thất, nhưng cũng nổi lên nhiều kỳ tích anh hùng. Trong đó, Công an vũ trang Hải Phòng đóng góp một phần vào thắng lợi chung cùng quân dân thành phố Cảng.


Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Ngay lập tức các chiến sỹ chúng ta đưa những con tàu nước ngoài ra vào cảng trước lòng cảm phục của họ đối với nhân dân ta, thành phố ta.


Trong Hiệp định Paris có điều khoản Mỹ phải đến Hải Phòng làm nhiệm vụ rà phá hết số thuỷ lôi mà họ đã thả. Công an vũ trang Hải Phòng cùng với Hải quân làm nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động của Mỹ và công việc rà phá của họ ở cửa sông, ven biển. Công việc được giao là thảo quy chế, cử cán bộ giám sát việc ăn ở, đi lại, chuyên chở máy móc kỹ thuật từ sân bay Cát Bi, các khu vực biên phòng đặt ăng-ten, không cho họ quan hệ với người ngoài, bảo vệ an toàn cho họ trong giao thông, an toàn thân thể, đề phòng nhân dân ta nổi giận đánh đập.


Trong năm tháng tổ chức rà phá bằng kỹ thuật hiện đại, Mỹ thực hiện khoảng 300 chuyến bay trực thăng, hơn 10 chuyến bay C130, khoảng hơn 600 chuyến ô tô chuyên chở người và phương tiện kỹ thuật với gần 1.500 lượt nhân viên Mỹ đi lại, hoạt động. Mỹ còn tổn thất một máy bay trực thăng và chết 1 phi công nhưng họ chỉ làm nổ được 3 quả. Điều này càng chứng tỏ sức mạnh phi thường của ta.


Công an vũ trang Hải Phòng đứng chân trên ven biển, cửa sông, hải cảng vôn làm quản lý địa bàn, công tác quần chúng nên việc triển khai chống phong toả có phần thuận lợi, đoàn kết gắn bỏ với các lực lượng địa phương, thường trực theo dõi mọi hoạt động của địch, tham gia giải quyết mọi công việc cụ thể. Đồng thời với trách nhiệm và khả năng tham gia rà phá, tháo gỡ, góp phần cùng các lực lượng vũ trang và các ngành đánh thắng cuộc bao vây phong toả bằng thuỷ lôi của địch. Tiêu biểu cho lực. lượng Công an vũ ữang lúc đó là Đôn 34 và Trạm Biên phòng Cảng. Hai đơn vị này được đánh giá là có thành tích chống phong toả tốt, cộng với các thành tích khác nên được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 3/9/1973.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:40:10 pm
ĐỘI 8 CÔNG BINH HẢI QUÂN THAM GIA CHỐNG PHONG TOẢ THUỶ LÔI CỦA ĐỊCH Ở HẢI PHÒNG

Trương Thế Hùng50
Nguyên Đội trưởng Đội 8 Công binh Hải quân


Sau Hội nghị hiệp đồng, Bộ Tư lệnh Hải quân được giao chủ trì bàn về kế hoạch địch phong toả bằng thuỷ lôi (tháng 5/1966), thì Đội 8 Công binh Hải quân được thành lập (ngày 2/7/1966), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Phòng Công binh Hải quân.


Sau khi thành lập, Đội 8 khẩn trương triển khai xây dựng tổ chức cụ thể, tiến hành huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn... đồng thời thực hành các chức năng nòng cốt của Hải quân với các đơn vị bạn thuộc nội dung Đội 8 phải đảm nhận, như huấn luyện về thuỷ lôi cho Phân đội Công binh của Quân khu Đông Bắc, Phân đội Công binh của Sư đoàn 350 (nay là Bộ Chỉ huy Quân sự Hải Phòng).


Sau 3 năm (1964 - 1966) Mỹ thất bại trong âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam - lúc đó đã phát triển mạnh mẽ ở đường thuỷ, Mỹ phải thực hành bước leo thang tiếp nữa, là dùng bom từ trường, thuỷ lôi phong toả sông biển miền Bắc. Cụ thể, cuối tháng 2 đầu tháng 3/1967, Mỹ bắt đầu thả thuỷ lôi phong toả các cửa sông vùng Bắc Khu IV (sông Mã, Cửa Hội, sông Gianh và Đồng Hới...), dùng bom từ trường, thủy lôi - cả những loại hiện đại (MK52: từ tính, MK50: âm thanh) xuất hiện và cải tiến từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Được lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, Đội 8 đã đưa lực lượng vào Khu IV làm nhiệm vụ.


Nhân dân làm ăn sinh sống trên biển và ven biển phát hiện thuỷ lôi địch thả, bộ đội Công binh Quảng Bình cùng phối hợp, giúp đỡ vớt được 2 quả thuỷ lôi (1 quả MK52 và 1 quả MK50). Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Khu IV Đội 8 Hải quân tiếp nhận 2 quả thuỷ lôi trên và tháo gỡ thành công.


Việc tháo gỡ thành công 2 quả thuỷ lôi đầu tiên giúp cho ta trong quá trình khai thác những bí mật về kỹ thuật và chiến thuật gài bẫy của địch... Nhờ đó, ta có biện pháp rà phá kịp thời (thô sơ và hiện đại) và kỹ thuật cho việc tiếp tục tháo gỡ thuỷ lôi. Với các hiện vật và kết quả rà phá thuỷ lôi bởi các phương tiện thô sơ và hiện đại, Đội 8 lập thời tổ chức, phô biến, huấn luyện tới các đơn vị liên quan, cho anh em tháo gỡ, rà phá và các đơn vị chỉ huy phương tiện tàu thuyền đi lại (đơn vị võ trang thuộc Khu IV), đồng thời ra Bắc huấn luyện cho Công binh, lực lượng thuộc Tả Ngạn, Công an vũ trang, lực lượng Tự vệ Cảng Hải Phòng, Ty Bảo đảm Hàng hải...


Tháng 8/1967, địch leo thang phong toả cảng biển Hải Phòng bằng các loại thuỷ lôi MK42 (bom từ trường lắp đâu DST36), Đội 8 Hải quân nhanh chóng chỉ huy phân đội chốt ở Cát Hải triển khai lực lượng, một phân đội về Cảng Hải Phòng tiếp ứng, một phân đội khác bổ sung thêm lực lượng nơi xung yếu. Đội 8 Hải quân phối hợp với các đơn vị hải quân tại chỗ: lực lượng của Tả Ngạn, Công binh Sư đoàn 350, Tự vệ Cảng, Ty Bảo đảm Hàng hải thực hành rà phá thuỷ lôi địch bằng các phương tiện hữu hiệu hiện có - tấm tôn, thùng phuy, thanh nam châm, phao sắt... ít lâu sau, X46 Hải quân sản xuất được tàu phá lôi (HDL - 9), cùng các phương tiện khác của đơn vị bạn, làm tăng hiệu quả và tốc độ khai thông luồng vận tải kịp thời hơn.


Cuộc đọ sức trên mặt trận chống phong toả bằng thuỷ lôi ngày càng ác liệt. Kẻ địch đánh phá liên tục, thả bổ sung thuỷ lôi dồn dập, thủ đoạn tác chiến thâm độc, vũ khí thuỷ lôi được cải tiến nhanh chóng và phương thức thả cũng được tăng cường với mức độ tinh vi hơn. Nhưng, với tinh thần "quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", với khẩu hiệu "Địch thả ta phá ta đi", "Địch thả ta vừa phá vừa đi"... Đội 8 đã hiệp đồng chặt chẽ cùng các đơn vị bạn ở Hải Phòng - dù ngày đêm luôn bám sát hiện trường để kịp thời chiến đấu, góp phàn thông luồng, thông cầu, phà...


Trước những thất bại liên tiếp, địch vừa đánh phá trở lại miền Bắc, vừa leo thang chiến tranh tiếp nữa... Ngày 9/5/1972 khác với Giôn-xơn, Ních-Xơn hạ lệnh phong toả miền Bắc triệt để (không có loại trừ, hạn chế). Địch thả thuỷ lôi xuống Cửa Nam Triệu - luồng chính vào Cảng Hải Phòng, và vào vùng nước đầu tàu trong cảng. Theo hiệu lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, dưới sự chỉ đạo của Ban Chống phong toả thành phố Hải Phòng, Đội 8 Hải quân phối hợp cùng các đơn vị bạn, triển khai lực lượng vừa tìm kiếm phát hiện thuỷ lôi, vừa tham gia kịp thời rà phá thuỷ lôi ở những nơi trọng yếu nhất về quân sự. Nhờ huy động lực lượng toàn dân tham gia của Ban Chỉ đạo, Đôn Công an vũ ừang 34 được nhân dân đánh cá xã Tràng Cát báo cáo phát hiện có thuỷ lôi địch rơi gần Đèn Nơm (Cửa Nam Triệu). Các chiến sĩ tháo gỡ thuỷ lôi của Đội 8 Hải quân cùng hợp lực với đông nghiệp (Đường biển, Công an vũ trang, Công binh Sư đoàn 350...) đã tháo gỡ thành công quả thuỷ lôi MK52 đầu tiên ở Cửa Nam Triệu ngày 15/5/1972. Kết quả này giúp cho việc phát hiện những bí mật cải tiến mới của vũ khí địch, tạo cơ sở cho việc đề ra các phương pháp sản xuất phương tiện rà phá, rút kinh nghiệm về thao tác tháo gỡ thuỷ lôi. Đó cũng là cơ sở cho các phương tiện rà phá mới của Hải quân (như máy phóng từ U80, xuồng phóng từ 311 Tankit phóng từ...) và của đơn vị sản xuất tổ chức sử dụng. Bằng sức mạnh tổng hợp đó của các lực lượng vũ trang mà chúng ta kịp thời giải phóng luồng lạch, nhanh chóng bảo đảm vận tải, vật chất chi viện chiến trường.


Thành quả giải phóng sớm luồng lạch của lực lượng vũ trang nhân dân ta, được chứng minh bằng, sau Hiệp định Paris, Đội Đặc nhiệm 78 của Hải quân Mỹ vào rà phá thuỷ lôi trên sông biển miền Bắc Việt Nam - theo điều khoản mà Mỹ ký kết - chỉ phá nổ được 3 quả ở ngoài luồng trong khi tàu ta đã thông tuyến vào Cảng Hải Phòng từ lâu.


Cuộc chiến đấu chống địch phong toả sông biển miền Bắc bằng thuỷ lôi là một cuộc chiến đấu vừa quyết liệt, vừa ác liệt; là cuộc chiến đấu thực sự về trình độ, trí tuệ trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật thuỷ lôi - mà chênh lệch giữa ta và địch rất xa, phần yếu thuộc về ta; là cuộc đọ sức về chỉ đạo của lãnh đạo và thông minh của người thực hành...


Địch dùng các loại thuỷ lôi hiện đại, đã và tiếp tục cải tiến nhanh chóng trong quá trình sử dụng, áp dụng các thủ thuật kỹ thuật (như định giờ, định lần, độ nhạy, độ suy giảm, tự huỷ, chống tháo gỡ,...); dùng xen kẽ bom từ trường, thuỷ lôi và cả các loại có nguyên lý gây nổ bằng các trường vật lý khác nhau (âm thanh, từ tính, thậm chí cả tế bào quang điện,...). Những thủ đoạn đó gây cho ta không ít khó khăn, có lúc lúng túng... Nhưng rồi, bằng ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ, trình độ sáng tạo, mưu trí, tài năng, thông minh... lại huy động được sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển tạo nên sức mạnh để chúng ta đánh thắng địch một cách thật oai hùng, đầy tự hào.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:41:33 pm
MỘT CUỘC ĐỐI ĐẦU KHOA HỌC TRÊN BIỂN

Nguyễn Khoái


Trở lai các "cuộc chiến" trên biển giữa ta và Mỹ cách đây hơn 30 năm, sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là "cuộc chiến" phong toả bằng thuỷ lôi vùng sông, biển miền Bắc Việt Nam của đế quốc Mỹ - mà Hải Phòng là trọng điểm phong toả.


Chống địch phong toả sông biển bằng thuỷ lôi, là cuộc chiến vô cùng khó khăn, phức tạp, ác liệt... trên tất cả các lĩnh vực khoa học - quân sự. Tôi xin tạm chia các "cung đoạn phân việc" chống địch phong toả sông biển bằng thuỷ lôi như sau:

1. Quan sát, phát hiện, tìm và đánh dấu thuỷ lôi địch thả.

2. Nghiên cứu, tháo gỡ, tách ngòi nổ ra khỏi khối nổ chính của quả thuỷ lôi; tháo rời toàn bộ bộ phận ngòi nổ - đặc biệt là tách hạt nổ, khối nổ mồi để chúng chỉ có tác dụng cho ta nghiên cứu (và ta đã nắm rõ cơ chế của hạt nổ, khối nổ mồi - ở mức nó không còn gây nguy hiểm và thương vong cho người nghiên cứu).

3. Nghiên cứu toàn bộ nguyên lý kỹ thuật, vận hành và các tham số kỹ thuật,... của toàn bộ ngòi nổ - nhằm giải đáp: vì sao thuỷ lôi có thể nổ được, và tạo nên dụng cụ rà quét gây nổ thuỷ lôi theo yêu cầu của ta (công nghệ sản xuất dụng cụ rà quét).

Phần việc mà tôi được tham gia là ở phần thứ ba này.

Ở các nước có lực lượng Hải quân hiện đại, thì ở "phần việc thứ ba" này họ đã có đầy đủ và thành hệ thống bài bản, từ đội ngũ khoa học chuyên ngành, tài liệu (giáo khoa, thực hành và tham khảo...) cho đến các trang thiết bị máy móc chuyên dùng, các cơ sở nghiên cứu và phòng thí nghiệm, trường thực nghiệm... hoàn chỉnh. Thậm chí còn có cả đội ngũ chiến sĩ và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, lành nghề, luôn luôn sẵn sàng nhận việc. Đặc biệt, họ có cả một cơ chế tài chính và cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thi công.


Điều kiện của ta, năm 1972, vừa có thể nói rằng "ta chưa có gì", cũng lại vừa có thể nói "ta đã có đủ cả". Chưa có: bởi ta chưa có bài bản gì, tất cả còn nằm rải rác, tiềm năng. Có đủ: bởi nếu huy động, khai thác, vận dụng tổng hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo đường lối chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân... thì ta đủ sức mạnh. Chúng tôi hoạt động trong điều kiện đó.


Sau khi cấp trên thành lập Ban Chống phong toả, những cán bộ khoa học, kỹ thuật mọi nơi được huy động về. Chúng tôi hình thành tổ chức ban đầu là Bộ phận Nghiên cứu nguyên lí kỹ thuật của ngòi nổ thuỷ lôi. Tổ chức này dần dần hoàn chỉnh, bắt tay vào làm việc với tinh thần tự giác, tự cường và quyết thắng.


Quân chủng Hải quân có sẵn một số cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, vũ khí thuỷ lôi của ta và đặc biệt là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên về vũ khí dưới nước; đã thành lập Đội 8 Công binh Hải quân - một đội ngũ cán bộ, nhân viên và chiến sĩ kỹ thuật, điều sang làm công tác chống thuỷ lôi địch.


Tất cả chúng tôi - dù Hải quân hay thuộc các quân binh chủng khác được điều về, cùng cán bộ, nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý luận, nguyên lý kỹ thuật và cấu tạọ thuỷ lôi của ta. Trên cơ sở đó liên hệ, đối chiếu sang tìm hiêu vũ khí địch. Chúng tôi cho rằng bước đi ban đầu này rất bài bản, tối cần thiết - và cũng là một thuận lợi lớn của chúng tôi. Nhờ đó, về cơ bản, những vấn đề nguyên lý kỹ thuật thông thường, chúng tôi nhanh chóng nắm bắt để đi sâu vào những nội dung phức tạp hơn.


Công việc đầu tiên khi tiếp xúc với các bộ phận, linh kiện, cấu tạo ngòi nổ thuỷ lôi địch là nhận dạng: hình dáng cấu tạo, tham số kỹ thuật và mật mã ghi trên linh kiện để có nhận xét ban đầu và phán đoán... Nhờ đặt ra từ đầu ý thức cảnh giác trước những cái bẫy kỹ thuật của địch, nên chúng tôi không bị lừa trước những cái bẫy "chết người" và cả những cái bẫy làm "mất thời gian, tốn công sức vô ích", do địch "gài" trong cấu tạo hoặc các tham số, mã ghi trên linh kiện. Có những chỗ đột nhiên Mỹ sản xuất lõm vào, hoặc có những lỗ ốc làm sẵn nhưng không thấy có công cụ gì, cũng giúp chúng tôi đoán trước có thể là chỗ địch lắp thêm một linh kiện kỹ thuật nào đó, phục vụ cho một ý đồ nào đó thuộc "bẫy kỹ thuật" với đối phương.


Tìm hiểu, nghiên cứu cấu tạo, thiết bị... và liên kết giữa các linh kiện về cơ khí thường nhanh và đơn giản. Nhưng tìm hiểu, nghiên cứu về cấu tạo mạch điện, nguyên lí và sơ đồ khối, chức năng của chúng về lĩnh vực điện, điện tử, từ trường cảm ứng... thì khó khăn và mất thời gian hơn nhiều. Đã có khi, chúng ta phải dùng tới hiện trường và môi trường thật (dùng tàu, đi trên luồng với độ sâu thích hợp, đặt "đầu nổ" thuỷ lôi địch trong điều kiện độ sâu và áp suất nước thích hợp...) mới có thể tìm ra được tham số bí mật kỹ thuật của "đầu nổ" thuỷ lôi. Nhờ trình độ khoa học và khối lượng tri thức, cùng trí thông minh nhanh nhạy của cán bộ chiến sĩ nên ta nhanh chóng nắm bắt được từng chi tiết đến sơ đồ tổng thể, mạng điện với các bí quyết của Mỹ. Chúng tôi lập một kế hoạch thực nghiệm thẩm định cho từng phần và cho toàn bộ một quả thuỷ lôi. Bước thực nghiệm này là gian nan nhất, nhưng cũng lý thú nhất. Mỗi kết quả lúc này đều là kết quả của những việc đã làm và thành công sẽ là nguồn cổ vũ lớn lao, động viên chúng tôi bước vào những cuộc chiến đấu tiếp.


Sau khi thực nghiệm và thẩm định xong một quả thuỷ lôi địch, tiếp đến là đề ra các giải pháp kỹ thuật, nguyên lý kỹ thuât... để tạo ra dụng cụ rà phá, nổ thủy lôi địch theo yêu cầu. Việc sản xuất dụng cụ rà phá với các yêu cầu nguyên lý kỹ thuật thích hợp là một việc làm hoàn toàn mới, sáng tạo của các nhà khoa học và kỹ thuật công nghệ thuộc xưởng kỹ thuật của Hải quân, Đường biển...


Tiếp sau dụng cụ rà phá, chúng tôi còn phải sàn xuất dụng cụ chuyên chở dụng cụ rà phá ra hiện trường chiến đấu.

Đồng thời với đề xuất sản xuất ra các dụng cụ rà phá nửa hiện đại, hiện đại và nâng cao vô cùng quan trọng và cấp thiết, chúng tôi phải thiết kế - có khi cả sàn xuất ra các dụng cụ rà phá thô sơ, nửa thô sơ... dã chiến để kịp thời trang bị rộng khắp cho lực lượng dân quân tự vệ trên mọi địa bàn có thuỷ lôi địch thả. Bởi đây là lực lượng vừa sớm giải phóng luồng sông bến phà vừa hạn chế kịp thời và tối đa những tổn thất người và của của nhân dân đi lại làm ăn sinh sống trên sông biển miền Bắc. Lực lượng của Hải quân và Đường biển chì có thể làm ở những nơi trọng điểm và vào những thời điểm khẩn trương nhất, còn hầu hết là dân quân, tự vệ.


Lược qua một số công việc trong cuộc đối đầu khoa học kỹ thuật quân sự chống địch phong toả sông, biển bằng thuỷ lôi những năm 1967 - 1972, nhằm ôn và ghi lại phần nào chiến công trong chiến công chung của quân dân ta ở miền Bắc. Chúng ta tự hào nói rằng, nếu gọi "Điện Biên Phủ trên không cho chiến thắng máy bay B52" thì có thể gọi "Điện Biên Phủ dưới nước cho chiến thắng chống phong tỏa bằng thuỷ lôi" của đế quốc Mỹ trên vùng biển Hải Phòng?


Kho tàng lý luận và kinh nghiệm về khoa học quân sự của dân tộc Việt Nam lại ghi thêm một trang mới.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:43:08 pm
THAY LỜI KẾT


Cuộc chiến đấu chống phong tỏa trên sông, biển miền Bắc giai đoạn 1967 - 1968 và 1972 - 1973 là một cuộc đối đầu khó khăn, nguy hiểm, khốc liệt giữa quân dân miền Bắc với đế quốc Mỹ, giữa văn minh và tàn bạo. Trong cuộc đối đầu đó, cùng với quân và dân miền Bắc, cán bộ nhân viên ngành Đường biển (nay là Hàng hải Việt Nam) - đại diện cho ngành Giao thông vận tải đã trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, bảo đảm mạch máu giao thông vận tải.


Đây là thời kỳ Đảng ta xác định "Giao thông vận tải là nhiệm vụ trọng tâm đột xuất cấp bách có tính chiến lược ", "Bảo đảm giao thông vận tải là chiến lược quan trọng, đặc biệt là các con đường chi viện cho miền Nam"51 (Chỉ thị của Ban Bí thư, tháng 7/1965. Nguồn: Lịch sử Giao thông vận tải Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2005).


Theo số liệu của ngành Đường biển, giai đoạn 1967 - 1968 đế quốc Mỹ đã ném xuống 74.718 quả bom, mìn, thủy lôi; giai đoạn 1972 - 1973 đế quốc Mỹ ném xuống 17.080 quả bom, mìn, thủy lôi phong tỏa sông, biển miền Bắc. Riêng khu vực cảng biển Hải Phòng đế quốc Mỹ đã sử dụng 4.400 quá thủy lôi và bom từ trường phong tỏa cảng biển, luồng lạch52 (Tư liệu của ông Nguyễn Thái Phong, nguyên Đội trường Đội Phá lôi Quyết Thắng).


Không một ngày mặc áo lính, nhưng những năm tháng chiến tranh chống phong tỏa sông, biển, cán bộ nhân viên Đường biển thực sự là những người lính trên chiến trường, chiến đấu với tinh thần quả cảm, thông minh, sáng tạo viết nên bao kỳ tích.


Về vai trò của ngành Đường biển trong cuộc chiến đấu chống phong tỏa sông, biển, nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trần Kiên đã nói: "Phá lôi là nhiệm vụ chuyên môn của quân đội, nhưng vì phá lôi là nhiệm vụ rất mới mẻ và khó khăn, nguy hiểm nên ngay quân đội cũng chưa có kinh nghiệm và lực lượng công binh cũng còn thiếu và yếu. Đường biển và Bảo đảm hàng hải có thế mạnh về lực lượng khoa học kỹ thuật và nhân tài vật lực toàn Ngành tập hợp lại mà Hải quân không có điều kiện và không có lực lượng đông đảo như Đường biển trên khắp miền duyên hải, đảo đèn, bến càng... Nay thành phố Hải Phòng bị phong tỏa, giao thông vận tải bị phong tỏa, Thành ủy và Ủy ban đặt niềm tin vào lực lượng phá lôi đường biển. Bảo đảm hàng hải sẽ là một lực lượng nòng cốt của dân quân tự vệ, nêu cao quyết tâm, quyết chiến và quyết thắng, tranh thủ phối hợp với các đơn vị trong và ngoài quân đội đê giải tỏa thành phố, giải tỏa giao thông vận tải được nhanh chóng và an toàn53 (Tư liệu Hội Lịch sử Hải Phòng).


Những "người lính" của ngành Đường biển đã bước vào các trận chiến đấu với tinh thần "Sạch luồng, sạch bến, quân ra tiền tuyến, dân về hậu phương, tất cả cho mùa Xuân đại thắng" và "Ra đi giữ trọn lời thề, thủy lôi chưa sạch chưa về quê hương" và họ đã chiến thắng.


Giai đoạn 1967 - 1968, ngành Đường biển đã tháo thành công 37 thủy lôi, bom mìn, phá nổ 1.116 quả thủy lôi, bom mìn thời kỳ 1972 - 1973 tháo thành công 67 quà, phá nổ 2.157 quả thủy lôi, bom từ trường, phá nổ 1.120 quả bom khoan, bom cam... góp phần cùng toàn dân, toàn quân bảo đảm an toàn mạch máu giao thông sông, biển.


Đó là kết quả của những năm tháng chiến đấu với tinh thần anh dũng vô song, hy sinh thầm lặng của cán bộ, nhân viên ngành Đường biển Việt Nam. Họ đã góp phần viết lên "khúc tráng ca" hào hùng của ngành Hàng hải Việt Nam, làm đẹp thêm lịch sử Giao thông vận tải Việt Nam. "Cuộc chiến đấu trên mặt trận giao thông vận tải ở khắp miền Bắc là một thiên anh hùng ca của các chiến sỹ Giao thông vận tải và của đồng bào ta dọc các tuyến đường" (Lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa III)54 (Nguồn: Lịch sử Giao thông vận lải Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2005).


Trong cuộc chiến đấu chống phong tỏa sông, biển của ngành Giao thông vận tải nói chung, ngành Hàng hải Việt Nam nói riêng, đã có biết bao tấm gương anh dũng hy sinh, rất nhiều người khác đã cống hiến một phân thân thể, máu và nước mắt của họ đã đổ xuống. Nhiều người đã được vinh danh, nhưng cũng có nhiều sự hy sinh, cống hiến còn chưa được ghi nhận, tôn vinh. Nhiều sự kiện và nhân chứng còn phải tiếp tục cần được làm rõ.


Vì thế lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã có ý kiến giao cho Cục Hàng hải Việt Nam, tham mưu, chủ trì tổ chức hội thảo khoa học lịch sử về ngành Đường biển trong những năm tháng chống chiến tranh phong tỏa sông, biển.


Với tư cách là cơ quan biên soạn, lưu trữ tài liệu khoa học lịch sử chuyên ngành duy nhất của ngành Giao thông vận tải, Nhà xuất bản Giao thông vận tải biên soạn ấn phẩm "Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng" góp phần vào thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ. Đây cũng là một trong những nỗ lực của Nhà xuất bản Giao thông vận tải trong chuỗi các hoạt động biên soạn, xuất bản các ấn phẩm lịch sử - truyền thống hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Giao thông vận tải Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2015) và kỷ niệm ngày thành lập các đơn vị, trong đó có 50 năm Ngày thành lập Cục Hàng hải Việt Nam (5/5/1965 - 5/5/2015).


Trong quá trình biên soạn, Nhà xuất bản Giao thông vận tải xin chân thành cám ơn Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền Bắc, các nhân chứng lịch sử trong đó có ông Nguyễn Thái Phong, và một số cán bộ lão thành của ngành Đường biển, Ty Bảo đảm Hàng hải trước đây như Phan Văn Nghị, Nguyễn Tiến Hà... đã góp ý, cung cấp tài liệu, hiệu đính bản thảo.


Nhà xuất bản Giao thông vận tải xin cảm tạ và ghi nhận mọi sự đóng góp của các cán bộ lão thành ngành Giao thông vận tải Việt Nam nói chung, ngành Hàng hải nói riêng và bạn đọc rộng rãi với ấn phẩm này.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:47:29 pm
PHỤ LỤC


1. Loại bom đạn Mỹ sử dụng lần đầu ở Hải Phòng


(https://i.imgur.com/0PQCqAF.jpg)

(https://i.imgur.com/LXWBkMZ.jpg)

Nguồn tư liệu: Bảo đảm Công trình chống phong toả thành phố Càng. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Hà Nội, 1986.


2. Số lượng thuỷ lôi, mìn từ trường do Mỹ thả ở khu vực Hải Phòng năm 1972, ta quan sát được

Luồng Nam Triệu:   
- Ngày 9 tháng 5 thả 30 quả
- Ngày 15 tháng 5 không xác định rõ
- Ngày 19 tháng 5 thả 40 quả
- Ngày 1 tháng 6 thả 50 quả
- Ngày 2 tháng 7 thả 10 quả
- Ngày 4 tháng 7 thả 24 quả
- Ngày 24 tháng 7 thả 4 quả
- Ngày 11 tháng 8 thả 20 quả
- Ngày 17 tháng 12 thả 15 quả

Luồng Quả Xoài - Lạch Huyện:
- Ngày 12 tháng 5 thả 10 quả
- Ngày 30 tháng 7 thà 8 quả
- Ngày 27 tháng 8 thả 130 quả
- Ngày 19 tháng 12 không xác địch rõ
- Ngày 23 tháng 12 thả 8 quả

Khu vực Cửa Cấm:   
- Ngày 2 tháng 7 thả 32 quả
- Ngày 4 tháng 10 thà 150 quả

Khu vực Đồ Sơn:   
- Ngày 13 tháng 5 thả 30 quả
- Ngày 20 tháng 6 thả 8 quả
- Ngày 2 tháng 7 thả 100 quả
- Ngày 4 tháng 7 thả 20 quả
- Ngày 30 tháng 7 thả 3 quả

Khu vực Đồ Sơn - Cát Bà - Long Châu:
- Ngày 12 tháng 5 thả 40 quả
- Ngày 15 tháng 5 thả 8 quả
- Ngày 2 tháng 7 thả 40 quả
- Ngày 4 tháng 7 thả 60 quả
   
Cửa Vạn Úc:   
- Ngày 21 tháng 5 thả 36 quả
- Ngày 4 tháng 7 thả 100 quả
- Ngày 19 tháng 7 thả 40 quả

Từ ngày 9/5/1972 đến ngày 23/12/1972, không quân Mỹ đã thả xuống khu vực Hải Phòng 28 lần thuỷ lôi, mìn từ trường, số lượng ta quan sát được là 1016 quả.

Nguồn tư liệu: Lưu trữ Quân chủng Hải quân. Hồ sơ 287 - HS.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:49:51 pm
3. Kết quả phá gỡ thuỷ lôi, mìn từ trường của các loại phương thức, phương tiện ở luồng Nam Triệu và vùng ven biển Hải Phòng năm 1972

Phóng từ:

- Loại nhẹ, 14 lần chiếc ca nô, xuồng máy của Hải quân rà quét 207 hải lý, phá nổ mìn từ trường.

- Loại nhẹ, 54 lần chiếc ca nô, xuồng máy của Hải quân rà quét 372 hải lý, phá nổ mìn từ trường.

- Loại vừa, 9 lần chiếc tàu của Hải quân rà quét 455 hải lý, phá nổ 14 quả mìn từ trường.

- Loại mạnh, 60 lần chiếc tàu của Hải quân rà quét 3.667 hải lý, phá nổ 81 quả (có 7 quả thuỷ lôi MK52).

- Loại mạnh, 60 lần chiếc tàu của Hải quân rà quét 3.186 hải lý, phá nổ 3 quả thuỷ lôi MK52.


Kích nổ:
- Hải quân sử dụng 11 lần chiếc tàu cơ động 392 hải lý, rải 382 quả bom chìm (64 quả hỏng, không nổ), 60 gói bộc phá (40 gói hỏng, không nổ), kích nổ 17 quả mìn, thuỷ lôi.

- Không quân sử dụng 5 lần chiếc AN2 thả 318 gói bộc phá, kích nổ 9 quả.

- Pháo Bảo vệ bờ biển bắn vào bãi thuỷ lôi, kích nổ 3 quả.

Lặn mò:

Hàng trăm lượt người, gồm Công binh, Hải quân, thợ lặn Trung đoàn 171 Hải quân, Cục Vận tải Đường biển, lặn mò trên diện tích hơn 4 triệu m2. Kết quả tháo gỡ được 5 quả thủy lôi MK52.


Các lực lượng và phương tiện khác:

- Tàu rà quét của Cục Vận tải Đường biển phá nổ 53 quả mìn từ trường ở Lạch Huyện. Thuyền của dân quân Đồ Sơn sử dụng phương tiện thô sơ phá nổ 30 quả mìn từ trường.

- Bộ đội địa phương và Công an vũ trang huyện Cát Hải rà phá 4 quả mìn từ trường ở Lạch Huyện bằng dụng cụ thô sơ.

Nguồn tư liệu: Tổng kết phong tỏa chống Mỹ bằng thuỷ lôi. Tư liệu số M.1801. Lưu trữ Quân chủng Hải quân.


4. Kết quả phá gỡ thuỷ lôi, bom, mìn địch ở nội địa và vùng ven biển của lực lượng vũ trang địa phương Hải Phòng (1965 - 1972)

(https://i.imgur.com/1d80OGr.jpg)


Ghi chú:

+ (1): Kết quà rà phá trong chiến đấu chống phong tỏa lần thứ nhất.

+ (2): Kết quả rà phá trong chiến đấu chống phong toả lần thứ hai.

+ Thống kê này không tính thành tích rà phá thủy lôi, bom, mìn địch của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Hải Phòng trên địa bàn và vùng biển các tỉnh bạn.

Nguồn tư liệu: Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng.


Tiêu đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng
Gửi bởi: ktqsvn trong 11 Tháng Năm, 2023, 08:50:13 pm
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lịch sử Giao thông vận tải Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2005.

2. Lịch sử Đường biển Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995.

3. Chống Mỹ phong tỏa sông, biển, Nhà xuất bản Hải Phòng, 1998.

4. Tư liệu của một số nhân chứng lịch sử.