Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: saoden trong 28 Tháng Hai, 2023, 02:19:09 pm



Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 28 Tháng Hai, 2023, 02:19:09 pm
- Tên sách: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
- Năm xuất bản: 1999
- Người số hóa: macbupda, saoden


* CHỈ ĐẠO NỘI DUNG

   THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY
   VÀ BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH LÀO CAI

Trực tiếp:

   Đại tá VŨ ĐÌNH ĐỖI

* BIÊN SOẠN:

   Trung tá NGUYỄN VĂN BÌNH


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 28 Tháng Hai, 2023, 02:21:41 pm
LỜI NÓI ĐẦU


Chiến dịch Biên Giới cuối năm 1950 thắng lợi, cả một vùng rộng lớn từ Lạng Sơn đến Lào Cai hoàn toàn được giải phóng.

Đế quốc Pháp trở nên lúng túng, lún sâu vào thế bị động. Để cứu vãn tình thế, chúng đẩy mạnh việc thực hiện âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "dùng người Việt trị người Việt". Một trong những biện pháp thâm độc xảo quyệt mà chủ ngnĩa thực dân áp dụng là cấu kết với đế quốc Mỹ và bọn phản động trong các dân tộc gây phỉ ở vùng cao biên giới, nơi có địa thế hiểm trở, nhận thức của đồng bào còn thấp kém, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhằm tạo dựng cơ sở chính trị phản động, phục vụ cho âm mưu xâm lược lâu dài, trong đó tỉnh Lào Cai là một trọng điểm thổ phỉ nguy hại nhất do đế quốc Pháp - Mỹ tập trung đầu tư.


Trong bối cảnh đó, với ý chí thiết tha vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống thanh bình, ấm no hạnh phúc của nhân dân, quân và dân tỉnh Lào Gai đã kiên cường, anh dũng, bền bỉ, sáng tạo phối hợp với bộ đội chủ lực tiếp tục cuộc chiến đấu tiễu phỉ phá tan âm mưu của đế quốc và giải quyết hậu quả vấn đề thổ phỉ trong suốt 20 năm. Đó là cuộc chiến dấu dai dẳng đầy gian khổ hy sinh, nhưng điều quan trọng là ta đã biết khắc phục khó khăn, thiếu sót nghiên cứu tìm ra những vấn đề có tính bản chất của đối tượng tác chiến với loại hình chiến thuât mới; đồng thời chọn phương pháp, cách đánh phù hợp để giành thắng lợi. Nhiều kinh nghiệm quý đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.


Thực hiện chỉ thị của Tư lệnh Quân khu 2 và chủ trương của Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy quân sự tỉnh tổ chức nghiên cứu đề tài: "Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970". Cuốn sách được biên soạn một cách có hệ thống về nguồn gốc tính chất của thổ phỉ; những vấn đề cơ bản trong quá trình tiễu phỉ và những bài học kinh nghiệm nhằm bổ sung vào kho tàng lý luận quân sự của Đảng và quân đội. Với tinh thần lấy xưa nghiệm nay, cuốn "Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970" sẽ giúp chúng ta có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, để vận dụng vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là chống chiến lược "diễn biến hòa bình" bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thủ địch.


Cuốn "Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970" hoàn thành trong dịp kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Lào Cai (1-11-1950 - 1-11-1999), 55 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 10 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân uà tiến tới kỷ niệm Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh tròn 70 tuổi vào ngày 3 tháng 2 năm 2000. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Bộ tư lệnh Quân khu 2; Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Ban tổng kết - lịch sử Bộ Tổng tham mưu; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai; Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh Lào Cai; Phòng Khoa học Công nghệ Môi trưởng Quân khu 2 và các tướng lĩnh, các đồng chí lão thành cách mạng. Cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tạo điều kiện để cuốn "Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970" ra mắt bạn đọc theo đúng kế hoạch.


Công tác tiễu phỉ trên địa bàn Lào Cai đã cách đây gần nửa thế kỷ. Các tài liệu lưu trữ cũng bị thất thoát do bảo quản, vì vậy công tác nghiên cứu tổng kết khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn dọc để hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau.


Xin trân trọng giới thiệu cuốn "Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970" cùng bạn đọc.


Lào Cai, ngày 30 tháng 10 năm 1999
ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
BÍ THƯ TỈNH ỦY
BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TỈNH LÀO CAI
TRÁNG A PAO


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 28 Tháng Hai, 2023, 02:23:54 pm
PHẦN MỘT
NGUỒN GỐC, TÍNH CHẤT CỦA THỔ PH


I- NGUỒN GỐC CỦA THỔ PHỈ Ở LÀO CAI

Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, số dân toàn tỉnh có 75.644 người, bao gồm 15 dân tộc, trong đó dân tộc H’mông chiếm 38,14% tập trung ở 4 huyện Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương; dân tộc Dao chiếm 18,8%; dân tộc Thổ chiếm 12,3%; dân tộc Dáy chiếm 10,7%; dân tộc Nùng chiếm 10%, số còn lại là các dân tộc khác. Do tập quán sinh hoạt và sản xuất khác nhau nên người H’mông thường ở rẻo cao; người Dao, người Tu Dí, U Ní, Xa Phó, Thu Lao ở những triền núi trung bình; người Thổ (Tày), người Dáy ở vùng thấp; người Hoa ở thị xã, thị trấn để buôn bán; người Kinh ở những nơi có ruộng lúa nước... Nhưng các dân tộc ở Lào Cai đều ở thành từng bản, từng chòm xóm riêng.


Dưới thời Pháp thuộc tình hình xã hội Lào Cai mang tính chất một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trình độ dân trí các dân tộc nói chung còn thấp kém, hầu hết đồng bào các dân tộc không biết chữ phổ thông; trình độ sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở nền sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc lại bị đế quốc phong kiến bóc lột thậm tệ. Bên cạnh việc sử dụng chính sách bóc lột của chủ nghĩa tư bản, thực dân Pháp còn duy trì nguyên vẹn các hình thức bóc lột của chế độ phong kiến miền núi. Khác với các tỉnh miền xuôi, vùng cao biên giới ở Lào Cai còn có chế độ thổ ty rất tàn bạo; thổ ty cầm đầu các dân tộc, dòng họ ở vùng nào được coi như thủ lĩnh của vùng ấy. Chúng kiểm soát cát cứ, chiếm đoạt tài nguyên và nắm toàn bộ vận mệnh của mọi người dân sống ở đó. Người lao động bị đối xử như những nông nô thời chiếm hữu nô lệ. Khi tái chiếm Lào Cai, thực dân Pháp vẫn duy trì chính sách muôn thuở là chia để trị và "dùng người Việt trị người Việt". Để duy trì chế độ cai trị thuộc địa, thực dân Pháp đã nắm lấy đội ngủ thổ ty. Trừ một vài thổ ty nhỏ được cách mạng cảm hóa, số còn lại hầu hết là bọn tay sai rất lợi hại của thực dân Pháp. Chúng chọn những thổ ty lớn có thế lực, trung thành với tư tưởng phản động trao cho các chức dịch ngụy quyền như: tỉnh trưởng xứ Thái là thổ ty Đèo Văn Ân, tỉnh trưởng xứ Nùng là thổ ty Nông Vĩnh An, tỉnh phó là thổ ty La Văn Đức. Mọi chức vụ châu úy, lý trưởng, tổng đoàn cũng đều giao cho các thổ ty. Vốn là thủ lĩnh, thổ ty đều có tổ chức vũ trang để đàn áp, cướp đoạt. Được bọn đế quốc, phát xít đỡ đầu, dung túng nên lực lượng vũ trang của thổ ty rất mạnh. Các thổ ty lớn ở Bắc Hà, Mường Khương, Pha Long có lúc đã có tới hàng ngàn quân, trang bị vũ khí bộ binh đủ loại và cả phương tiện thông tin để liên lạc với Pháp.


Thổ ty Lào Cai còn được đế quốc Pháp ban cho nhiều đặc quyền đặc lợi: tự do buôn bán với Pháp, độc quyền buôn bán muối, thuốc phiện và thầu sòng bạc. Giữa các thổ ty cũng có sự cạnh tranh quyết liệt, mâu thuẫn dân tộc dòng họ thường xuyên xảy ra. Điển hình là vụ năm 1945, Sề Cồ Tìn, một thổ ty lớn ở Bát Xát đã cấp súng cho dân tộc U Ní (Ý Tý) để cướp của, đốt nhà, bân giết người H'mông ở Mường Hum. Ở Bắc Hà hai tên Giàng Cổ Hòa và Hản Sào Lùng đã gây ra vụ chém giết giữa người H’mông và người Xá làm hơn 1.000 người Xá bị tàn sát. Tính mạng đồng bào các dân tộc khác cũng luôn bị đe dọa; đời sống người lao động nheo nhóc đến cùng cực, những thứ tối thiểu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của nhân dân vùng cao như muối và thuốc lào lại vô cùng thiếu thốn. Nhiều gia đình đã đói cơm lại nhạt muối, phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn thay muối. Lợi dụng những khó khăn ấy, đế quốc Pháp và tay sai đã dùng muối, thuốc lào để mua chuộc dụ dỗ đồng bào các dân tộc. Khi quá khan hiếm, chúng còn tung muối và thuốc lào ra làm vật treo giải thưởng cho những ai cắt được đầu cán bộ Việt Minh.


Sau khi bị Nhật đảo chính, đế quốc Pháp đã sử dụng phái đoàn 5 cục tình báo và phản gián chiến lược1 (Phái đoàn 5 được chính phủ lưu vong Đờ Gôn Pháp lập ra năm 1943, là một bộ phận của phân cục viễn đông Tổng cục nghiên cứu và tìm hiểu, viết tắt là DGER. Khóa 49 của DGER đổi thành GCMA, chuyên trách gây phỉ) ở Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc) về Việt Nam móc nối chuẩn bị địa bàn phục vụ cho âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Trên hướng Lào Cai, từ năm 1945 đến năm 1947 phái đoàn 5 đã lập đước 3 tuyến tình báo thâm nhập vào các huyện Phong Thổ, Bát Xát và thị xã Lào Cai; chiếm một phần ba tổng số tuyến tình báo đường bộ trên dọc tuyến biên giới Việt - Trung; nối được liên lạc với tất cả các thổ ty, hình thành sự câu kết có tổ chức giữa gián điệp Pháp với đặc vụ Tưởng Giới Thạch và thổ ty phản động.


Cách mạng Tháng Tám thành công, quân Nhật bị bại trận, quân Tưởng Giới Thạch với tư cách một thành viên của phe Đồng minh vào giải giáp quân Nhât. Theo gót quân đội Tưởng là bọn Việt Nam quốc dân đảng chống lại chính thể nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Lợi dụng tình hình Lào Cai gặp nhiều khó khăn, cơ sở cách mạng còn mỏng yếu, phái đoàn 5 đã tranh thủ cung cấp tiền của, vũ khí để bọn thổ ty La Văn Đức, Nông Vĩnh An củng cố xây dựng lực lượng vũ trang riêng, tăng cường quản lý cát cứ chờ quân Pháp trở lại. Những năm 1945-1947 ta thực hiện sách lược tranh thủ lôi kéo thổ ty để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân thì các thổ ty lớn như Nông Vĩnh An không ra. Số khác như Nông Vĩnh Xương, Lồ Vạn Phù, Hoàng A Tưởng, Châu Quang Lồ tuy chấp nhận tham gia chính quyền cấp tỉnh của ta, nhưng đến năm 1947 lúc thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc rồi từ Lai Châu, Phong Thổ đánh sang Lào Cai thì các thổ ty ấy đã ráo riết bắt liên lạc với Pháp, ra sức phản đối chính sách của ta, buộc ta phải phân tán để đối phó, đồng thời chúng bỏ hẳn các vị trí chính quyền, trở về cát cứ như cũ chuẩn bị lực lượng vũ trang chống lại ta. Thời kỳ này chúng đã gây cho ta nhiều thiệt hại, tạo điều kiện thuận lợi căn bản cho quân đội Pháp nhanh chóng tái chiếm Lào Cai.


Năm 1949, khi ta chuyển mạnh sang tổng phản công, các chiến dịch tiến công vào Lào Cai đã làm cho quân đội viễn chinh Pháp bị hoang mang cực độ, nhiều cứ điểm, đồn bốt bị phá vỡ nhưng quân Pháp còn trụ lại được là nhờ có lực lượng thổ ty trung thành với chúng. Lực lượng vũ trang của thổ ty đã trở thành đội quân phản động nhất trong khối ngụy quân của Pháp. Nhiều tên chỉ huy lực lượng thổ ty đã trở thành sĩ quan ngụy như Lý Triều Dương, Châu Quang Lồ, Pò Lem, xếp Chảo... Bọn này khủng bố đàn áp dã man phong trào nhân dân chống Pháp, gây nhiều tội ác đối với đồng bào ta trong vùng tạm bị địch chiếm đóng.


Như vậy trong quá trình chiếm đóng Lào Cai thực dân Pháp đã khai thác triệt để những đặc điểm xã hội chính trị của một vùng miền núi, biên giới, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ nhận thức và đời sống thấp kém, lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi các quan niệm cổ hủ (tự ty, tôn sùng những người đứng đầu dòng họ, thủ lĩnh dân tộc) để xây dựng nên mối quan hệ bóc lột giữa tư bản Pháp với bọn thổ ty phong kiến, biến những tên thổ ty được coi như tầng lớp trên của xã hội miền núi thành những tên tay sai đắc lực phục vụ cho mục đích cai trị của chúng. Đặc biệt sau khi tái chiếm Lào Cai thì mối quan hệ đó càng bộc lộ rõ bản chất phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.


Khi thấy rõ thế thua phải rút khỏi biên giới Việt - Trung, thực dân Pháp cấp tốc chuyển chiến lược từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "dùng người Việt trị người Việt". Ngày 13 tháng 12 năm 1949, chỉ huy khu Tây Bắc đã ra mệnh lệnh số 2286/SANO/3 giao nhiệm vụ cho phân khu Lào Cai phải tìm mọi cách "tổ chức các đơn vị lính dõng và dân chúng võ trang ở lại đánh du kích tại chỗ"1 (Theo Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Lào Cai, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998, tr. 194) nhằm quấy rối hậu phương, ngăn cản, hạn chế các đơn vị bộ đội chủ lực của ta tiến công, tạo điều kiện cho quân Pháp rút lui an toàn.


Thực hiện ý đồ đó, từ đầu năm 1950 phân khu Lào Cai ra sức dụ dỗ mua chuộc tuyển mộ lính địa phương tăng cường củng cố khối ngụy quân, ngụy quyền, mở các đợt càn quét vào những vùng có cơ sở của ta để củng cố tinh thần cho binh lính. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động đặc vụ, gián điệp dọc tuyến biên giới Việt - Trung, gây rối phá hoại hậu phương của ta.


Ngày 18 tháng 10 năm 1950 tên đại úy Ba - danh, chỉ huy tiểu khu Mường Khương đã đề ra kế hoạch gồm 2 điểm: tuyển về Hà Nội 400 ngụy binh huấn luyện thành lực lượng biệt kích để trở lại tái chiếm Lào Cai; tổ chức các ổ đề kháng ở vùng mới giải phóng (Hoàng Su Phì, Bắc Hà và vùng sẽ được giải phóng như Mường Khương, Pha Long).


Ngày 25 tháng 10 năm 1950 Ba - danh lại ra lệnh cho tàn quân ngụy ở Hoàng Su Phì nổi loạn và giao lại vùng Pha Long - Mường Khương cho tên Châu Quang Lồ chỉ huy 2 đại đội bảo an số 46, 47 ở lại chống ta, còn lực lượng chủ lực của Pháp rút lui khỏi vùng này. Từ đây, việc gây phỉ của thực dân Pháp đã bắt đầu được thực hiện. Chỉ trong 4 tháng (từ 25-10-1950 đến 29-1-1951) ở 3 huyện biên giới Việt - Trung là Hoàng Su Phi (Hà Giang), Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), lực lượng phỉ đã phát triển tới 2.500 tên1 (Theo báo cáo của mặt trận Lê Hồng Phong số 447/TM ngày 29 tháng 1 năm 1951: Hoàng Su Phì có 800 tên, Bắc Hà có 300 tên, Mường Khương có 700 tên, tàn quân Tưởng có 400 tên (Hoàng Su Phi có 300 tên)) có trang bị vũ khí từ moóc-chi-ê 81, moóc-chi-ê 61, đại liên, tiểu liên và súng trường theo biên chế trang bị của quân đội Pháp.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 28 Tháng Hai, 2023, 02:24:47 pm
Thời gian này thổ phỉ liên tục tiến công, đánh úp gây cho các đơn vị chủ lực của ta nhiều khó khăn tổn thất. Thấy vậy, tướng Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi, tổng chỉ huy quân Pháp đã nâng hoạt động của thổ phỉ thành một trong bốn nhiệm vụ chiến lược để giành lại quyền chủ động đã mất là: phá hoại các vùng tự do bằng biệt kích, thổ phỉ; máy bay oanh tạc; chiến tranh tâm lý, bao vây kinh tế2 (Theo Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 312). Tháng 5 năm 1951 đế quốc Pháp đã chuyển khóa 49 (tình báo, phá hoại) của phân cục viễn đông SDECE thành GCMA (đội biệt kích hỗn hợp nhảy dù) chuyên trách gây phỉ, phá hoại hậu phương của ta.


Ngày 3 tháng 5 năm 1952 GCMA đã thả xuống Pha Long 16 tên biệt kích đặc vụ làm cố vấn cho Châu Quang Lồ xây dựng 2 trung đoàn phỉ ở tỉnh Nùng và lập các tổ đặc vụ hoạt động sâu vào nội địa Trung Quốc. Đặc biệt từ khi hội đồng an ninh quốc gia Mỹ quyết định sử dụng tàn quân Tưởng vào việc phá hoại đường viện trợ quốc tế của ta và quấy rối Trung Quốc1 (Theo lời cung của tên Phơ-răng-xoa, chỉ huy biệt kích nhảy xuống Mèo Vạc bị bắt tháng 7 năm 1952) thì GCMA và đặc vụ Tưởng có sự phối hợp gây phỉ ngày càng chặt chẽ. Thời gian này Pháp - Mỹ - Tưởng đã câu kết gây nên vụ phỉ lớn dọc biên giới Việt - Trung từ Mường Khương (Lào Cai) đến Đồng Văn (Hà Giang). Sau đó ta đã phải tốn rất nhiều công sức phối hợp với Sư đoàn 302 Giải phóng quân Trung Quốc giải quyết gần một năm ròng mới đánh tan được lực lượng phỉ ở vùng này. Năm 1953 đế quốc Pháp lại tiếp tục gây nên vụ phỉ ở các huyện miền tây Lào Cai. Ngày 25 tháng 12 năm 1953, tướng Na-va, người kế nghiệp tổng chỉ huy quân đội Pháp đã tuyên bố: "Tới một thời gian nào đó thì quân đội viễn chinh Pháp phải rút khỏi Đông Dương. Cần phải xây dựng một kế hoạch lập lại các vùng căn cứ du kích ở hậu phương và ở miền núi liên kết với những phần tử chống đối chế độ Việt Minh, hoạt động du kích sau lưng Việt Minh để tạo điều kiện cho quân đội Pháp có thể trở lại". Năm 1954 đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ đã thực hiện được âm mưu phỉ hóa nhân dân trên địa bàn Lào Cai. Theo tổng kết của Bộ Công an, toàn miền Bắc có 14 huyện có phỉ với tổng số gần 20.000 tên thì ở Lào Cai chiếm 6 huyện với số lượng 8.788 lượt người đi phỉ, bằng 8% dân số lúc ấy. Tháng 5 năm 1954, trong lúc ta đang tập trung mọi sức lực vào quyết chiến điểm Điện Biên Phủ thì Ăng-ten GCMA Lào Cai đã ra lệnh cho các cụm phỉ ở các huyện trong tỉnh mở một chiến dịch tiến công vào tháng 7 năm 1954, lấy tên là chiến dịch Nguyễn Đình Văn - "Cuộc tấn công tổng quát"1 (Theo lời cung tù binh: thiếu úy biệt kích La Ngọc Kim - hồ sơ Đ5-T13-14). Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, thiếu tá Phuốc-ni-ê, chỉ huy GCMA Bắc Bộ đã ra lệnh cho các cụm phỉ ở miền tây Lào Cai gồm các huyện Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ và hữu ngạn Bảo Thắng giải thể các đơn vị chiến đấu rút các tên chỉ huy đầu sỏ về Hà Nội theo Pháp hoặc tìm cách sang Lào. Còn các cụm phỉ miền đông ở Bắc Hà, Mường Khương tiếp tục tổ chức vũ trang chống lại ta.


Thực dân Pháp hoàn toàn bị thất bại. Miền Bắc được giải phóng. Đế quốc Mỹ xâm lược nhảy vào miền Nam, kế tục bọn biệt kích gián điệp Pháp là bọn tình báo gián điệp Mỹ thực hiện âm mưu phá hoại miền Bẳc nước ta, trong đó có âm mưu tiếp tục sử dụng bọn phản động ở miền núi. Vào những năm 1959-1960, khi tỉnh Lào Cai đang hoàn thành nhiệm vụ cải cách dân chủ, tiến hành hợp tác hóa ở vùng nông thôn thi các thế lực phản động đã gây ra một số vụ bạo loạn. Điển hình là vụ bạo loạn ở A Lù, Bát Xát tháng 5 năm 1959 và vụ bạo loạn ở Pha Long tháng 9 năm 1960, thành phần tham gia chủ yếu là những tên phỉ cũ chưa chịu cải tạo. Tháng 6 năm 1963 đế quốc Mỹ lại thả xuống xã Phú Nhuận huyện Bảo Thắng và Võ Lao huyện Văn Bàn 13 dù trong đó có 8 dù lương thực, vũ khí và 5 tên biệt kích là người Tày, người Thái ở Hà Giang, Sơn La, Lai Châu đã được huấn luyện ở Sài Gòn đưa về để móc nối với bọn phản động ở Lào Cai thực hiện phá hoại.


Lực lượng phỉ còn lại trên địa bàn Lào Cai từ sau các đợt ta tiếp tục truy quét (1955-1960), một số đã được lệnh của tình báo gián điệp Pháp - Mỹ mang súng về hàng, số khác ngoan cố trốn hẳn vào rừng tụ hợp sinh sống chờ thời cơ (vì chúng vẫn tin tưởng rằng Pháp có thể trở lại hoặc Mỹ sẽ đến) để tiếp tục phá hoại cách mạng. Vì vậy những tên phỉ cuối cùng bị ta truy bắt và ra hàng tháng 5 năm 1970 ở Sa Pa, sau khi nhận thấy khung cảnh thay đổi của địa phương đã nói: "Biết thế này thì chúng tôi ra đầu thú từ lâu cho khỏi khổ"1 (Lời cung của tên Tháo A Đỏa khi ra đầu thú tháng 5 năm 1970). Tất cả những điều đó đã chứng minh: Việc gây dựng thổ phỉ ở một số vùng cao biên giới, trong đó có Lào Cai từ cuối năm 1950 nằm trong hệ thống âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ và bọn phản động quốc tế nhằm chống lại xu thế của thời đại, chống lại con đường cách mạng của Đảng và nhân dân các dân tộc Việt Nam. Chỉ thị số 14/CTTW ngày 16 tháng 4 năm 1955 đã khẳng định: "Vấn đề phỉ là âm mưu lâu dài và thâm độc của đế quốc Pháp - Mỹ - là vấn đề dân tộc, vấn đề quần chúng... Nguyên nhân địch gây được phỉ là do chúng lôi kéo được một số phần tử ở tầng lớp trên của các dân tộc thiểu số, lợi dụng những kỳ thị; thành kiến dân tộc còn tồn tại khá sâu sắc, lợi dụng nguyện vọng thiết tha muốn được cải thiện đời sống của nhân dân, khoét sâu mâu thuẫn, các sơ hở, sai lầm của ta trong việc thực hiện chính sách dân tộc và các chính sách khác".


Nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của thổ phỉ ở Lào Cai, rút ra kết luận thổ phỉ có 2 nguồn gốc:

Một là: Thổ phỉ ra đời nằm trong âm mưu của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ được hình thành trong thế thua, thế thất bại trên chiến trường, hòng lấy lại thế chủ động đá mất bằng biện pháp gây dựng cơ sở chính trị phản động với đội quân phản động ở những vùng địa thế hiểm trở, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức và đời sống thấp kém dễ lợi dụng, thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt" làm căn cứ, bàn đạp để tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, khi chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" đã bị phá sản (đây là nguồn gốc cơ bản).


Hai là: Thổ phỉ sinh ra còn bắt nguồn từ giai cấp thống trị miền núi đã bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, được chủ nghĩa thực dân đế quốc nâng đỡ, kích động hận thù giai cấp, dân tộc ngóc đầu dậy mà đại biểu của nó là các thổ ty, địa chủ mưu toan phục hồi chế độ bóc lột chống lại cách mạng.


Như vậy, thổ phỉ ở Lào Cai có nguồn gốc từ mưu đồ thực dân, phong kiến phản cách mạng, nó không chỉ thuần túy theo nghĩa Hán Việt của từ "thổ phỉ" đồng nghĩa với từ "giặc cỏ" dùng để chỉ một hạng người thường tổ chức võ trang để giết người cướp của như một số người thường hiểu, mà nó là một vấn đề lớn, có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp dân tộc, quần chúng của địa phương với chính bản thân nó và quốc tế.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 28 Tháng Hai, 2023, 02:26:10 pm
II- TÍNH CHẤT CỦA THỔ PHỈ Ở LÀO CAI

1 - Tính chất thù địch giai cấp, phản cách mạng là bản chất chủ yếu của thổ phỉ:

Tính chất thù địch giai cấp, phản cách mạng là bản chất chính trị của phỉ. Nó quyết định mục tiêu chính trị của phỉ: khôi phục lại chế độ thực dân, phong kiến; quyết định thủ đoạn gây phỉ: kết hợp lừa bịp với cưỡng bức: quyết định mối quan hệ cơ bản trong tổ chức của phỉ: thống trị và bị trị. Tính chất này chi phối các tính chất khác của phỉ.


Trên thực tế, mối quan hệ giai cấp giữa tư sản Pháp với thổ ty, địa chủ ở Lào Cai đã được hình thành gần một thế kỷ. Từ khi đế quốc Pháp xâm lược tiến hành xong cuộc chiến tranh chinh phục các thủ lĩnh dân tộc thiểu số, bình định dân cư, thiết lập xã hội thuộc địa nửa phong kiến, cùng với nó là sự thống nhất về địa vị cai trị và quyền lợi, mối quan hệ đó càng trở nên gắn bó mật thiết trong quá trình thực dân Pháp chiếm đóng, duy trì chính sách bóc lột trên địa hạt Lào Cai.


Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật làm đảo chính Pháp. Mặc dù bị hất cẳng nhưng Pháp vẫn tăng cường phái đoàn quân sự bên cạnh phe Đồng minh, gọi tắt là phái đoàn 5 ở Côn Minh - Vân Nam - Trung Quốc. Với sự hoạt động của phái đoàn này, thổ ty Lào Cai đã liên lạc, cung cấp tình báo cho Pháp, chuẩn bị cơ sở cho Pháp trở lại Đông Dương. Cách mạng Tháng Tám thành công, ở Lào Cai vừa phải tiêu diệt bọn phàn động Quốc dân đảng vừa phải từng bước tháo gỡ khó khăn để xây dựng chính quyền nhân dân, thì bọn thổ ty không mấy ủng hộ, trái lại chúng đã liên hệ với Pháp để chống lại ta, để đến khi Pháp tái chiếm Lào Cai thì các thổ ty lại được nảm giữ các chức dịch ngụy quân, ngụy quyền, mặc sức bóc lột, đàn áp quần chúng lao động, cái mà chúng đã bị mất, giờ đây có cơ hội lấy lại.


Cuối năm 1950 đế quốc Pháp đẩy mạnh thực hiện chiến lược "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "dùng người Việt trị người Việt". Thời gian này, tỉnh Lào Cai đã được giải phóng, tất nhiên quyền lợi, địa vị của tư sản Pháp và thổ ty, địa chủ ở Lào Cai cũng bị mất. Do đó chúng càng chống phá ta một cách quyết liệt. Chỉ sau 37 ngày từ khi Lào Cai được, giải phóng, thực dân Pháp và bọn tay sai đã tổ chức nổi phỉ tấn công đánh chiếm những vùng ta vừa giải phóng. Những tên thống trị thuộc tầng lớp thổ ty, binh thầu, seo phải trước đây lại trở thành những tên cầm đầu thổ phỉ làm tay sai cho đế quốc Pháp mưu toan lập lại chế độ thực dân, phong kiến.


Nhìn lại hệ thống chỉ huy của thổ phỉ ở Lào Cai ta thấy: Bọn cầm đầu từ những tên chỉ huy ở cơ quan GCMA đến các cụm phỉ, toán phỉ chính là tầng lớp thống trị cũ (thổ ty và tay sai) ở địa phương. Cộng tác với GCMA tổ chức chỉ huy phỉ ở Lào Cai chính là những tên cầm đầu các xứ tự trị giả hiệu do Pháp mang đi huấn luyện khi rút lui rồi tung về gâỵ phỉ như: Lý Triều Dương, đại úy GCMA, nguyên chỉ huy ngụy quân xứ Nùng, Nùng Dung Ngán, cộng tác viên dân sự GCMA, nguyên tỉnh trưởng xứ Nùng; Lồ Vạn Tờ, cộng tác viên dân sự GCMA, nguyên phó tỉnh trưởng xứ Nùng; Sề Cồ Tìn, cộng tác viên dân sự GCMA, nguyên tri châu Cốc Lếu tỉnh Phong Thổ. Chỉ huy các cụm trung tâm của phỉ là bọn ngụy quyền cỡ bang tá, châu úy, các sĩ quan ngụy cỡ đại đội trưởng.


Cụm Pha Long: Châu Quang Lồ, châu úy Pha Long kiêm đại đội trưởng bảo an (CLSM) số 47. Cụm Bát Xát: Sề Cồ Ngan, dân tộc Dáy, bang tá Bát Xát. Cụm Sa Pa, Bảo Thắng: Châu A Chùa, lý trưởng; Hồ Vạn Lìn, thiếu úy GCMA (gia đình địa chủ); La Ngọc Kim, thiếu úy GCMA (gia đình địa chủ). Cụm Bắc Hà (1954): Tải Chín Củi, trung úy GCMA. Cụm Phong Thổ: Đèo Văn Ngảnh, phó tỉnh trưởng tỉnh Phong Thổ.


Chỉ huy các cụm tiền phương, các toán phỉ: Thông thường là ngụy quyền cấp xã, tổng (cá biệt có bang tá, phó châu), trung đội trưởng, tiểu đội trưởng ngụy quân là tổng đoàn hoặc xã đoàn. Lực lượng phỉ nòng cốt là số tàn quân ngụy do địch để lại (miền Đông), hoặc dụ dỗ thanh niên vào vùng tạm chiếm huấn luyện rồi tung về (miền Tây).


Như vậy, bộ máy thống trị cũ của chế độ phong kiến ở Lào Cai gồm toàn bộ các chức dịch từ phó lý, tổng đoàn trở lên và từ hai phần ba đến ba phần tư số binh thầu, seo phải (trưởng thôn, xóm và xã đoàn) đã câu kết với Pháp gây nên nạn thổ phỉ.


Không những thế, thổ phỉ ở Lào Cai còn là sự câu kết phản cách mạng của các lực lượng phản động đế quốc Pháp - Mỹ - Tưởng Giới Thạch nhằm chống lại công cuộc kháng chiến của Việt Nam, phá hoại cách mạng Trung Quốc, được thể hiện trong nghị quyết của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ về "Mục tiêu và đường lối hành động của Mỹ ở Đông Nam Á"1 (Theo tài Liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, tập 1, tr. 39-43). Từ khi Mỹ chính thức can thiệp vào chiến tranh ở Đông Dương2 (Ngày 23 tháng 12 năm 1950 Mỹ ký hiệp định chính thức về viện trợ quân sự với Pháp và bọn bù nhìn ở Đông Dương) thì giữa GCMA, SDECE của Pháp và CIA của Mỹ thường xuyên có sự trao đổi tài liệu tình báo. Theo cung bọn biệt kích bị bắt khai: Mỹ đã cắm một số sĩ quan cấp tiểu đoàn vào GCMA ở Bắc Bộ để chuyên theo dõi việc gây phỉ.


Đối với bọn Quốc dân đảng ở Trung Quốc, từ đầu năm 1950 trên địa bàn Lào Cai đã xuất hiện các tổ chức phản cách mạng lưu vong do tên Lìu Sử Dùng, tham mưu trưởng quân đoàn 26 cầm đầu, lập nhiều tuyến tình báo sang Trung Quốc. Quá trình gây phỉ ở Lào Cai nhiều sĩ quan Quốc dân đảng Trung Quốc đã được thả dù xuống làm cố vấn cho bọn cầm đầu phỉ1 (Lìu Sá Dùng làm cố vấn cho phó châu Bắc Hà, Hàn Sào Lùng và 16 tên tha dù xuống Pha Long ngày 3 tháng 5 năm 1952 đều là đặc vụ, sĩ quan Tưởng Giới Thạch làm cố vấn cho Châu Quang Lồ) dựa vào vùng phỉ của Lô để thâm nhập tình báo sang Trung Quốc). Trong vùng phỉ ở Bát Xát, Phong Thổ còn có các tổ gián điệp hỗn hợp Pháp - Tưởng như tổ của tên Toản Sào Cang, Lý Cha Páo. Trong số phỉ ở Mường Khương, Bắc Hà cũng có một bộ phận là tàn quân Quốc dân đảng Trung Quốc của quân trưởng họ Cheng, sư trưởng họ Thùng, sư trưởng họ Vàng...


Thổ phỉ ở Lào Cai còn là sự câu kết giữa bọn phong kiến phản động trong các dân tộc ít người, dọc hai bên biên giới Việt - Trung. Chúng dựa vào địa bàn giáp ranh để lẩn trốn hoặc cơ động tạo thế bí mật bất ngờ, phối hợp hoạt động rất gắn bó giữa Châu Quang Lồ, Hản Sào Lùng (Việt Nam) với Hản Sào Chúng, Hản Ngấn Sồ, Giàng Cồ Hòa, Lý Thìn Thàng, Hồ Dảo Luần, Chu Tờ Chin... (Trung Quốc); Đèo Văn Ngảnh, Sề Cồ Ngan (Việt Nam) với bọn phỉ Đào Gia Trụ, Ninh Hương Tưởng (Trung Quốc).


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 28 Tháng Hai, 2023, 02:27:37 pm
2- Tính chất kích động gãy hận thù trong các dân tộc thiểu số:

Điểm nổi bật dễ thấy nhất của phỉ là tính chất kích động mua chuộc gây hận thù. Bất cứ vụ phỉ nào, vùng phỉ nào cũng đều thấy có sự chia rẽ dân tộc hoặc kích động để chia rẽ giữa dân tộc thiểu số này với dân tộc thiểu số khác; đồng thời trương lên các khẩu hiệu phản động núp dưới chiêu bài dân tộc, lợi dụng tâm lý, tình cảm và nhận thức còn hạn chế của một ít đồng bào dân tộc, lợi dụng các quan hệ xã hội, làng bản, dòng họ trong các dân tộc ít người để phục vụ mục đích phản cách mạng.


Với những luận điệu thâm độc xảo quyệt chúng lôi kéo, câu kết từng dân tộc thiểu số chống lại các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, mặt khác để phỉnh phờ cưỡng bức, mua chuộc con em người dân tộc theo phỉ. Do đó phỉ thường được tổ chức trong từng vùng, từng dân tộc.


Lợi dụng lòng mong muốn có vũ khí để tự vệ chống trộm cướp ở biên giới và lòng tự hào về bản lĩnh quân sự của người dân tộc, những tên trùm phỉ đã dụ dỗ nhân dân đi lĩnh súng chỉ để giữ nhà, giữ làng, khi nào cần lắm "quan" mới tập trung ít ngày. Chỉ cần như vậy chúng đã trang bị vũ khí được cho đông đảo quần chúng. Trong giao tiếp, bọn cầm đầu phỉ rất chú ý dùng những câu nói đi vào tâm lý tình cảm để mua chuộc và ra sức ca ngợi những tên ngụy quyền được Pháp dựng lên cầm đầu các xứ tự trị, coi chúng như thu lĩnh để kích động.


3- Tính chất lợi dụng lôi kéo quần chúng của vấn đề phỉ:

Điểm lại từ khi bắt đầu gây phỉ ở Lào Cai, đế quốc Pháp đã gây ra 4 vụ phỉ thu hút gần 10.000 lượt người cầm súng. Những nơi tập trung như 8 xã ở khu Pha Long huyện Mường Khương số người theo phỉ chiếm 13,2% dân số, xã Tả Ngài Chồ quê hương của Châu Quang Lồ có tới 23,8% dân số theo phỉ. Tổng kết cuộc vận động phá âm mưu đế quốc tháng 9 năm 1955 ở 5 xã khu vực Trịnh Tường huyện Bát Xát và 3 xã khu Lùng Phình, Bắc Hà dân số có 3.501 người thì có 450 phỉ, bình quân cứ 8 người thì có một phỉ; ở Sa Pa vụ phỉ năm 1954 chỉ trừ thị trấn Sa Pa và xã Thanh Phú, còn lại các xã khác hầu như nhà nào cũng có người đi phỉ.


Tuy số người tham gia đông như vậy nhưng bọn có quyền lợi giai cấp phản động cầm đầu lại chiếm tỷ lệ rất ít. Ở Pha Long chỉ có hơn 40 tên chức dịch cầm đầu chiếm 1% dân số, còn đa số người theo phỉ là nhân dân lao động bị cưỡng bức, lừa gạt hoặc bị mua chuộc theo phỉ, do đó mà quyền lợi của họ đối lập với bọn cầm đầu phỉ. Tất nhiên còn một bộ phận bị đầu độc, trung thành với mục tiêu của bọn trùm phỉ, những tên này tàn bạo và chống phá cách mạng quyết liệt.


Mối quan hệ giữa dân và phỉ là mối quan hệ mâu thuẫn phức tạp. Vì mục đích của thổ phỉ là lập lại chế độ thống trị cũ, đàn áp bóc lột nhân dân, bọn cầm đầu phỉ là tầng lớp thống trị cũ nhưng dân lúc đầu chưa nhận thức được bạn và thù nên quần chúng các dân tộc lại ủng hộ phỉ, đi ngược lại quyền lợi của bản thân, nhẫn nhục theo chúng. Một lý do thuần túy để chúng huy động được nhân dân trước hết là lôi kéo người trong họ, trong làng bản và khống chế quần chúng bằng lệ "ăn ước", bằng khủng bố, tàn sát. Khi Châu Quang Lồ phải chịu trách nhiệm trước đế quốc Pháp ở lại chống đối Việt Minh, Lồ đã triệu tập một cuộc họp gồm các chức dịch khu Pha Long dưới hình thức "ăn ước" để giúp lấy quân. Một số thổ ty nhỏ không có thế lực, tuy không có ý thức phản cách mạng nhưng vẫn bị ràng buộc   phải giúp Châu Quang Lồ theo "nghĩa vụ", ở vùng biên giới các dân tộc thường có lệ "ăn ước" hàng năm vào ngày 2 tháng 2 âm lịch, mỗi gia đình phải góp một trai tráng với vũ khí tự sắm để cùng nhau chống trộm cướp. Nói rõ hơn, điều quy ước này là "mỗi nhà góp một chiến binh khi có biến", những người nào làm sai phải đền lễ cúng thần khi "ăn ước", trường hợp làm phản có thể bị xử tử. Dựa vào đó chúng bắt buộc mỗi nhà phải có một người đi lính phỉ. Ở vùng thấp, thì chịu lệ "cấy ruộng công" phải có người đi lính phỉ, không đi sẽ bị thu ruộng. Do gắn bó với ruộng đất nên nhiều người không muốn đi cũng phải cầm súng1 (Người dân tộc đã phải than vãn rằng: "Không đi quan thu ao, Không đi quan thu ruộng, Đi thì khổ đời mình").


Vì lợi dụng mối quan hệ làng bản, dân tộc cần thiết phải đoàn kết chống thiên tai, giặc giã ấy mà bọn phản động đã nhanh chóng huy động được đồng loạt trai tráng đi lính phỉ, ràng buộc nhân dân bảo vệ phỉ, cung cấp tin tức cho phỉ. Nếu tính cả những người có anh em ruột thịt phải đi lính phỉ, phải bảo vệ phỉ, nuôi dưỡng phỉ, do thám cho phỉ thì năm 1954 thực dân Pháp và bọn tay sai phản động cơ bản đã thực hiện được âm mưu "thổ phỉ hóa nhân dân" ở 5 trong số 6 huyện của tỉnh Lào Cai. Thực tế cũng cho thấy những lúc bình thường phỉ ở trong dân dựa vào dân, việc thả dù cung cấp của Pháp là chưa cần thiết và không có tác dụng, chỉ đến lúc nổi phỉ thì việc thực dân Pháp cung cấp lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược, phương tiện chiến tranh bao nhiêu mới có ý nghĩa thúc đẩy, cổ vũ hành động của thổ phỉ bấy nhiêu. Đồng thời chính những thời điểm này chúng lại lợi dụng vật chất để mua chuộc nhiều người khó khăn về đời sống phải đi theo phỉ. Nhưng dù số lượng quần chúng có tham gia đông đảo đến đâu cũng chỉ là số quần chúng nhận thức thấp kém bị bọn phản động dụ dỗ, mua chuộc lừa gạt, cưỡng bức. Nếu được giáo dục đầy đủ để họ nhận ra thì sớm hay muộn họ cũng đứng về phía cách mạng để đánh kẻ thù chung là bọn đế quốc tay sai cường quyền ác bá giành lại hạnh phúc ấm no.


Tóm lại: Nghiên cứu tính chất của thổ phỉ ở Lào Cai còn nhiều vấn đề phức tạp nhưng tựu chung lai thổ phỉ mang tính chất thù địch giai cấp phản cách mạng; tính chất kích động hận thù trong các dân tộc; tính chất lợi dụng lôi kéo "quần chúng" và vấn đề dân sinh. Ba tính chất đó có mối quan hệ ràng buộc với nhau, tác động trực tiếp đến nhau nhưng tính chất thù địch giai cấp, phản cách mạng của phỉ là sự phản ánh bản chất giai cấp của thổ phỉ và quyết định sự phát sinh, phát triển hoặc tan rã của chúng.


Từ việc xác định tính chất của thổ phỉ, có thể rút ra một khái niệm về thổ phỉ như sau: Thổ phi là một tổ chức phản động nằm trong âm mưu của chủ nghĩa đế quốc. Hoạt động vũ trang bạo loạn phản cách mạng do thù địch giai cấp, nhằm phục hồi chế độ bóc lột đã bị đánh đổ. Ra đời trong thế thất bại, nhưng lôi kéo được đông đảo quần chúng các dân tộc ít người ở miền núi biên giới, nơi cơ sở chính trị của ta còn non yếu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn dễ bị địch lợi dụng.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 28 Tháng Hai, 2023, 02:29:24 pm
PHẦN HAI
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
TRONG QUÁ TRÌNH TIỄU PHỈ Ở LÀO CAI


I- ĐÁNH GIÁ CHUNG CHỖ MẠNH, CHỖ YẾU CỦA PHỈ

Do thổ phỉ nằm trong âm mưu của đế quốc nên được chủ nghĩa đế quốc nuôi dưỡng, cung cấp vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm, phương tiện chiến tranh hiện đại giúp tổ chức, đào tạo hệ thống chỉ huy, xây dựng mạng tình báo, gián điệp có chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiều kinh nghiệm và thủ đoạn xảo quyệt. Nhất là những lúc gặp khó khăn hoặc quy mô tác chiến tương đối lớn thì thường được không quân chi viện hỏa lực mạnh và cung cấp kịp thời những nhu cầu cần thiết.


Cầm đầu phỉ là bọn thống trị cũ, thuộc tầng lớp trên ở địa phương, có kinh nghiệm nhất định về cai trị và tổ chức chỉ huy quân sự, uy thế của chúng có ảnh hưởng lớn trong quần chúng các dân tộc thiểu số nơi nổi phỉ.


Lực lượng vũ trang phỉ vừa có bộ phận thường trực là những tên ngụy binh được đế quốc huấn luyện, trang bị, cung cấp đầy đủ, từng trải trong chiến đấu làm nòng cốt; vừa có bộ phận rất đông phân tán ở khắp các làng bản, trong từng gia đình nhân dân, quen sử dụng vũ khí, thích nghi thông thạo địa hình rừng núi. Tính cơ động, tập trung, phân tán nhanh, khó theo dõi phát hiện, do đó chúng nắm hành động của ta tương đối chắc.


Nhưng chỗ yếu cốt tử của thổ phỉ về bản chất của chúng là phản động chống lại Tổ quốc và nhân dân nhằm khôi phục chế độ thực dân phong kiến bóc lột, đối lập với quyền lợi cơ bản của quần chúng lao động, đi ngược với xu thế phát triển tất yếu của lịch sử. Trước sau quần chúng sẽ lên án và bị cách mạng tiêu diệt.


Cơ sở chính trị của phỉ rất mỏng manh. Chúng được xây dựng dựa trên những hủ tục lạc hậu như quan hệ làng bản, dòng họ, dân tộc và lợi dụng vào nhận thức thấp kém của nhân dân để đầu độc, mê hoặc, ép buộc quần chúng vào tổ chức phản động do những tên thuộc tầng lớp thống trị cũ đã bị đánh đổ đứng đầu. Quá trình cai trị trước đây và hiện tại chúng đã gây nhiều tội ác, đàn áp cướp bóc giết hại nhân dân. Nếu nhân dân được giác ngộ thì chúng sẽ bị cô lập.


Thổ phỉ hình thành trong âm mưu của đế quốc nên chúng sẽ bị mất dần thế và lực khi trên chiến trường chính quân đội Pháp đang ngày càng thất bại; mâu thuẫn giữa tham vọng và khả năng không thể giải quyết.


Phạm vi hoạt động của phỉ hẹp, nội bộ thiếu thống nhất, mâu thuẫn gay gắt giữa bọn cầm đầu và lính phỉ với phương thức tác chiến nhỏ le, thuần túy, chúng không có đủ khả năng giữ vững địa bàn.


II- PHƯƠNG CHÂM TIỄU PHỈ

Vấn đề phỉ là vấn đề hết sức phức tạp cho nên ngay từ đầu Trung ương Đảng ta đã chỉ rõ: “Vấn đề phỉ là âm mưu thâm độc, lâu dài của đế quốc câu kết với tầng lớp phong kiến phản động vùng dân tộc thiểu số, cố gây ra mọt hình thức “nội chiến” phối hợp với cuộc chiến tranh xâm lược của chúng, đồng thời cũng là vấn đề dân tộc, vấn đề quần chúng, vấn đề dân sinh và xác định phương châm tiễu phỉ là: “Quân sự chính trị song song chính trị là căn bản, quân sự là áp lực, chú trọng cải thiện đời sống nhân dân”. Nhưng trong những điều kiện lịch sử khac nhau phương châm tiễu phỉ cũng được điều chỉnh cho phù hợp như: Sau khi miền Bắc được giải phóng, hòa bình đã được lập lại nhưng thổ phỉ vẫn còn tồn tại ở một số vùng miền núi thì phương châm tiễu phỉ lúc ấy lại đặt vấn đề cải thiện dân sinh, coi cải thiện dân sinh ngang vấn đề chính trị. Chỉ thị 14/CT ngày 16 tháng 4 năm 1955 của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ “Hoạt động chính trị kết hợp với cải thiện dân sinh là chính, dùng lực lượng quân sự làm lực lượng chủ yếu”. Tư tưởng chỉ đạo chung là phải giải quyết triệt để vấn đề phỉ.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 28 Tháng Hai, 2023, 02:30:44 pm
III- QUÁ TRÌNH TIỄU PHỈ Ở LÀO CAI

1- Năm đầu tiễu phỉ (tháng 11 năm 1950 đến cuối năm 1951).

Màn hai chiến dịch Lê Hồng Phong diễn ra hết sức quyết liệt, ta đang khẩn trương giải phóng nốt một số địa bàn còn lại như Mường Khương, Phong Thổ. Được lệnh của tên quan ba Đờ Ba-danh, trưởng tiểu khu Mường Khương, Châu Quang Lồ đã tổ chức lực lượng thổ phỉ gồm bảo an, lính dõng và tàn quân Quốc dân đảng Trung Hoa lẩn trốn sang biên giới ta. Tổng số có 700 tên, vũ khí có từ cối 81 đến đại liên, trung liên và súng trường bố trí thành tuyến phòng ngự theo dãy núi Lao Pao Chải thuộc Pha Long, Mường Khương, xung quanh chúng ép dân cư bỏ làng bản lên rừng trú ngụ, lập các ổ đề kháng chống lại ta.
   

Về chính trị, Châu Quang Lồ gọi các thổ ty, thổ hào, binh thầu, seo phải1 (Binh thầu: chức vụ tương đương với trưởng thôn (bản), Seo phải: chức vụ tương đương với xóm trưởng) ra nắm các chức dịch ngụy quyền, có bọn đặc vụ làm cố vấn chỉ đạo. Mục đích của chúng là thực hành đánh du kích sau lưng ta, buộc ta phải đối phó, tạo điều kiện cho quân Pháp rút lui an toàn và chuẩn bị địa bàn chờ Pháp có thể trở lại.


Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Lào Cai đã đề nghị với chính ủy mặt trận điều một bộ phận về tiễu phỉ ở Mường Khương2 (Báo cáo số 27/BCLK Tỉnh ủy Lào Cai ngày 13 tháng 11 năm 1950). Mặt khác tỉnh chủ trương: nắm vững bộ đội địa phương và dân quân du kích để bảo vệ địa phương; triệt để làm “vườn không nhà trống”, giải thích cho nhân dân biết hành động dã man của thổ phỉ và tích cực tham gia chống phỉ. Tỉnh cũng xác định: Công tác tiễu phỉ ở biên giới là một nhiệm vụ quy mô, lâu dài; vấn đề căn bản là phải gấp rút xây dựng bộ đội địa phương, xúc tiến gây cơ sở quần chúng và đề nghị trên cần có sự phối hợp với giải phóng quân Trung Quốc tiễu phỉ ở biên giới Việt - Trung từ Phong Thổ đến Hoàng Su Phì.


Căn cứ vào tình hình , địch và ý kiến đề nghị của Tỉnh ủy Lào Cai, Liên khu ủy và Bộ tư lệnh Liên khu đã quyết định mở chiến dịch tiễu phỉ ở Mường Khương từ ngay 5 tháng 11 năm 1950. Đây là chiến dịch tiễu phỉ đầu tiên ở Lào Cai thực hiện trên địa bàn huyện Mường Khương.


Lực lượng tham gia chiến dịch gồm các tiểu đoàn 910, 930 của trung đoàn 148, đại đội 965 bộ đội địa phương Lào Cai và dân quân du kích huyện Mường Khương. Đợt hai chiến dịch tăng, cường thêm trung đoàn 165 mở rộng phạm vi đảm nhiệm tiễu phỉ đến Bắc Hà và phối hợp với ta còn có một đơn vị biên phòng Trung Quốc.


Mục tiêu chiến dịch là tiêu diệt thổ phỉ, thu hồi Mường Khương, Pha Long, thiết lập trật tự an ninh chính trị, xây dựng cơ sở cách mạng, vận động nhân dân chống phỉ ở hai huyện Mường Khương, Bắc Hà.


Phương châm tiễu phỉ của chiến dịch này xác định: Chính trị nặng hơn quân sự, quân sự làm áp lực cho vận động chính trị, phối hợp chặt chẽ giữa quân, dân, chính, giữa bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.


Sau hai ngày làm công tác chuẩn bị, ngày 7 tháng 11 năm 1950 ta tổ chức hành quân tập kết ở Bản Lầu, Chợ Chậu. Thông qua Lục Vĩnh Tường, một thổ ty đã theo ta viết thư dụ hàng Châu Quang Lồ nhưng chúng không nghe mà mang quân lập tức đánh lại ta. Như vậy, tính chất phản động và ngoan cố của thổ phỉ đã rõ. Ngày 10 ta chia thành 2 mũi tiến đánh Mường Khương. Mũi thứ nhất do đồng chí Trọng Khang, tiểu đoàn phó, bí thư liên chi bộ chỉ huy tiến theo đường Chợ Chậu - Thải Giàng Sáng - Lung Po Van - Nấm Lư vào Mường Khương. Mũi thứ hai có đồng chí Vũ Lập, trung đoàn trưởng cùng đồng chí Lê Lâm, tiểu đoàn trưởng, phó bí thư liên chi chỉ huy đánh theo đường cái lớn qua Nậm Pản - Vàng Đẹt vào Mường Khương. Hai mũi gặp nhau 12 giờ trưa ngày 11 tháng 11 năm 1950. Hầu hết trung đội bảo an người Bản Lầu ra hàng, số còn lại tháo chạy về Pha Long. Thị trấn Mường Khương được giải phóng, ta thành lập ban tiếp thu huyện lỵ, mở các đợt tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia chống phỉ. Trung đoàn 148 tiếp tục cho 2 đại đội truy kích lên Nậm Tèn Hồ, các bộ phận còn lại điều tra tình hình, rút kinh nghiệm chiến đấu, chuẩn bị tiến công Pha Long.


Mục tiêu giải phóng Mường Khương đến đây đã hoàn thành mà ta không bị thiệt hại gì, một vài lần gặp địch, chỉ bắn mấy viên đạn là địch đã bỏ chạy hoặc ra hàng. Do đó ta nảy sinh tư tưởng chủ quan, đánh giá thấp địch và cho rằng chỉ khoảng một tháng sau sẽ giải quyết xong phỉ ở Pha Long. Thực ra tình hình thổ phỉ ở Hoàng Su Phì, Bắc Hà đang diễn biến bất lợi cho ta.


Bọn xếp Vần và binh thầu Pín theo kế hoạch của tên Châu Dương nổi lên đánh Hoàng Su Phì ngày 24 tháng 10, chiếm bản Máy ngày 26 tháng 10, tràn qua Bắc Hà đánh chiếm Lùng Phình ngày 10 tháng 11, Si Ma Cai ngày 16 tháng 11, xuống làng Leng Phàng cách bến đò Bảo Nhai 5km. Đi đến đâu chúng củng liên lạc với lính dõng cũ, nêu khẩu hiệu “Tự trị”, lập ngụy quyền, nên lực lượng phỉ phát triển rất nhanh. Cuối tháng 12, phỉ ở Bắc Hà đã có 300 tên. Pha Long (tính cả bọn ở Mường Khương chạy lên) là 700 tên. Trong khi đó ta vẫn theo kế hoạch tiến lên Pha Long.


Ngày 19 tháng 11 các tiểu đoàn 910 và 930 xuất kích theo lối tiến công trận địa. Các vị trí phỉ từ Ngải Phong Chồ, Sín Suối Thầu, Ngải Thầu do tiểu đoàn 910 đảm nhiệm, địch chống cự yếu ớt nên ngày 22 tháng 11 đã đến Pha Long. Trong khi đó địch lại chống cự với tiểu đoàn 930 ở Nậm Tèn Hồ và lừa ta vào trận địa phục kích của chúng ở Mao Chóa Sủ, ta không hề biết, nên cứ đi theo đường cái lớn. Ngày 23 tháng 11 địch bất ngờ đồng loạt vãi đạn dày đặc chia cắt đội hình tiến công của ta tại Mao Chóa Sủ. Sau 3 tiếng đồng hồ 1 đại đội của tiểu đoàn 910 mới đến giải vây được. Trận này ta thất bại nặng: hy sinh 49 đồng chí (trong đó có 2 trung đội phó và 9 tiểu đội trưởng; mất 4 trung liên, 2 tiểu liên, 12 súng trường)1 (Lịch chiến sự 1951 và hồ sơ C14 quân báo tỉnh đội Lào Cai), về phía địch, chúng thổi phồng thắng lợi, công kích sự ủng hộ của nhân dân với bộ đội, lôi kéo quần chúng cầm súng theo phỉ. Từ đó đến ngày 17 tháng 1 năm 1951 địch 3 lần tiến công vào thị trấn Mường Khương. Đại đội 965 bộ đội địa phương Lào Cai đã phải liên tục dũng cảm chiến đấu mới giữ được thị trấn.


Qua đợt chiến đấu này ta đã nhận thức được vấn đề phỉ. Đầu tháng 1 năm 1951 cấp trên tăng cường trung đoàn 165, hình thành mặt trận tiễu phỉ miền đông trên 2 huyện Mường Khương - Bắc Hà. Theo kế hoạch, trung đoàn 165 giải quyết xong Bắc Hà sẽ phối hợp với trung đoàn 148 đánh Pha Long.


Từ ngày 2 tháng 1 đến 27 tháng 1 năm 1951, sau gần 1 tháng chiến đấu ta giải phóng Bắc Hà lần thứ hai. Trên 300 tên phỉ bị tan rã, một số lẩn quất trong vùng Nậm Mòn, Nậm Tôn, Si Ma Cai. Đầu tháng 2 tiểu đoàn 564 của trung đoàn 165 phối hợp với 2 tiểu đoàn của trung đoàn 148 tiến đánh Pha Long, hiệp đồng với đơn vị biên phòng Trung Quốc đánh chặn không cho chúng rút qua biên giới. Đợt này ta phong tỏa dồn phỉ về sào huyệt chính và sử dụng lực lượng đột nhập đánh thẳng vào trúng tâm chỉ huy của Châu Quang Lồ, cho nên bọn phỉ ở đây đã bị thất bại, 40 tên mang súng ra hàng. Ta chiếm phố Pha Long ngày 21 tháng 2 năm 1951.


Đến thời kỳ lùng sục và vận động quần chúng tiễu phỉ, đại đội 963 và đại đội 965 của tỉnh Lào Cai cùng đại đội 210 bộ đội địa phương Hà Giang một mặt tổ chức lực lượng bảo vệ các thị trấn, mặt khác phối hợp với các đơn vị chủ lực tích cực lùng sục quét tàn phỉ. Một số tên đầu sỏ quan trọng của phỉ đã ra hàng như: Hản Sào Lùng, Chang Xuân Phà. Hoàng La Ú (Bắc Hà), Sùng Sao Quán (Pha Long) và nhiều tên khác mang nộp vũ khí. Riêng ở Bắc Hà ta thu được 164 khẩu súng các loại và 14 con trâu trả cho dân.


Tuy đạt được một số thắng lợi, nhưng cán bộ, bộ đội ta lại cho rằng dùng càn quét, lùng sục sẽ giải quyết được tàn phỉ, coi nhẹ công tác vận động chính trị. Do vậy bên Pha Long ta đã tổ chức một trận càn sục lớn suốt rẻo biên giới. Ngoài lực lượng bộ đội và dân quân du kích, còn huy động tới mấy trăm dân các xã cùng tham gia, nhưng qua hai ngày với hàng nghìn người lùng sục mà không thu được kết quả. Nguyên nhân là dân vẫn chưa thật hiểu ta và còn sợ phỉ, che giấu cho phỉ. Nhiều khi ta úp trượt phỉ vì chúng được dân báo trước, thêm vào đó sau khi giải phóng Pha Long Bắc Hà ta đã phạm nhiều sai lầm về chính sách dân vận, địch vận, chính sách đối với tù hàng phỉ, có những việc làm cho dân hiểu lầm ta. Nhân cơ hội đó phỉ lại được thể tuyên truyền lừa bịp gây thêm uy thế.


Để đối phó với tàn quân Quốc dân đảng Trung Hoa chạy sang, tháng 5 năm 1951 ta đã thiếu thận trọng trong chủ trương bắt một số phỉ đã; ra hàng, chưa nhằm vào những tên đặc vụ, trùm sỏ ngoan cố mà cứ bắt tràn lan. Những sơ hở này đã bị địch lợi dụng lôi kéo những tên ra hàng ngả theo phỉ và chúng càng chống ta quyết liệt.


Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1951 chúng lại công khai hoạt động, tập trung lực lượng lớn phỉ bao vây đơn vị bộ đội ta ở Pha Long. Sau năm ngày ta điều lực lượng đến giải vây mới thoát được.

Hướng Bắc Hà, tháng 11 năm 1951 bọn Lù Pìn Din trở về định nổi phỉ nhưng du kích đã sớm phát hiện, tiêu diệt được tên này và bắt tên Hoàng A Da, Giàng Cổ Hòa cùng 11 tên có tội ác, thu tiếp 41 khẩu súng các loại, 6.000 viên đạn.


Tóm lại: Công tác tiễu phỉ từ tháng 11 năm 1950 đến hết năm 1951 ta đã giải phóng được Mường Khương, Pha Long và cả huyện Bắc Hà lần thứ hai, bước đầu làm tan rã bọn thổ phỉ ở hai huyện Mường Khương - Bắc Hà, nhưng thắng lợi chưa triệt để, hiệu quả tiêu diệt địch trong tác chiến quân sự thấp: gần hai tháng của đợt một chiến dịch chỉ tiêu diệt được 30 tên, gọi hàng 40 tên, trong khi đó ta bị thương vong rất lớn... Nhìn chung chưa diệt được những tên đầu sỏ... Nguyên nhân chính là do nẳm địch, nắm dân chưa chắc, sử dụng cách đánh chưa phù hợp (địch dùng lối đánh du kích, ta lại tiến công trận địa). Trong vận động chính trị còn coi nhẹ, chưa xác định được tính chất của vấn đề phỉ, nhận thức về phỉ còn đơn thuần, chưa đi sâu vào vận động nhân dân tiễu phỉ mà mới dừng lại ở giải thích chính sách khoan hồng, hành động đối xử với từng loại phỉ chưa đúng, còn nhiều sơ hở để địch lợi dụng chống lại ta.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 07 Tháng Ba, 2023, 12:02:35 pm
2- Đánh tan thổ phỉ miền đông (1952)

Sau khi giải phóng Bắc Hà, Pha Long, Mường Khương lần thứ hai, cuối năm 1951 ta thực hiện chính sách thuế nông nghiệp. Đời sống nhân dân do hậu quả chiến tranh triền miên chưa được khắc phục. Một số cán bộ địa phương trình độ yếu kém tính sản lượng không chính xác và thiếu công bằng; cộng với việc khủng bố, bắt ẩu tù hàng phỉ để địch lợi đụng ngấm ngầm lôi kéo quần chúng phản đối ta quyết liệt. Mặt khác ta bỏ ngỏ miền đông quá sớm: trung đoàn 148 chỉnh huấn ở thị xã, các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh vừa làm nhiệm vụ án ngữ địch vừa chỉnh huấn ở Sa Pa. Lực lượng quân sự chỉ còn lại đại đội bộ đội địa phương của huyện và dân quân du kích, không quản lý được tình hình, chưa thấy rõ được âm mưu của địch nên chủ quan mất cảnh giác. Khi lập sổ thuế tên Thào Lao Lù tay sai đắc lực của Hản Sào Lùng đã đưa luận điệu vận động quần chúng “Dân cứ nộp thuế nhanh cho Việt Minh, song sẽ lên núi cầm súng chống lại chính phủ... Đến tháng giêng chiếm lại Bắc Ha thì của ai trả lại người ấy... Pháp vẫn liên lạc với Châu Quang Lồ và báo tin sắp đánh về Lào Cai, dân cứ nộp thuế vào kho xong sẽ lấy lại nhiều hơn...”1 (Báo cáo đặc biệt của Tỉnh ủy Lào Cai, ngày 16 tháng 2 năm 1952). Và chỉ trong 3 ngày dân đã nộp thuế đầy đủ, không thiếu một nhà nào. Đầu năm 1952, đặc vụ Pháp hoạt động mạnh chúng cấu kết chặt chẽ với tàn quân Tưởng Giới Thạch đẩy mạnh âm mưu gây phỉ, tung biệt kích phòng nhì xuống Pha Long, Lùng Phình, mục đích thành lập 2 trung đoàn phỉ đặt dưới quyền chỉ huy của Châu Quang Lồ và bọn trùm đặc vụ Quốc dân đảng Trung Hoa. Ngày 18 tháng 3 ta bắt được tên biệt kích Giàng Xeo Thao người Si Ma Cai. Thao khai rằng: Trung tâm tình báo Pháp ở Hà Nội, trực tiếp là tên Hai Nùng và Xeo Chảo chuyển điện đài cho Châu Quang Lồ chuẩn bị nổi phỉ đánh chiếm biên giới Lào Hà. Cuối tháng 4 đầu tháng 5 phỉ. Lùng Phình 3 lần tấn công vào phố Bắc Hà rồi lan ra củng cố vùng Sông Lẫm, Bản Già, Cửa Cải làm căn cứ phỉ. Hướng Pha Long, ngày 28 tháng 4 Châu Quang Lồ nổi loạn uy hiếp phố. Từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 31 tháng 5 không quân Pháp đã thả xuống tiếp tế cho phỉ Pha Long 502 dù, trong đó có 97 dù người, Lùng Phình 500 dù. Thời gian này, phỉ miền đông phát triển rất nhanh. Tính từ ngày 18 tháng 3, khi địch thả 2 biệt kích xuống Lùng Phình đến ngày 18 tháng 6 năm 1952, thổ phỉ ở Mường Khương, Bắc Hà chỉ có trên dưới 100 tên lẩn lút đã lên tới 3.000 tên, ở Hoàng Su Phì có 700 tên.    Được không quân bắn phá yểm trợ, thổ phỉ đánh chiếm hầu hết các vùng Si Ma Cai, Pha Long, Lùng Phình, uy hiếp mạnh thị trấn Bắc Hà - Mường Khương và liên kết với phỉ ở Hà Giang đánh chiếm Đồng Văn, Hoàng Su Phì.


Về ta, nhận rõ âm mưu của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ, từ đầu tháng 4 năm 1952 Trung ương đã quyết định phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc mở chiến dịch tiễu phỉ ở biên giới Lào Cai - Hà Giang.


Trong kế hoạch chiến dịch (ngày 10 tháng 4 năm 1952) Tổng Quân ủy Trung ương đánh giá: “Về địch: quen địa hình hiểm trở, lợi dụng được phần nào trình độ thấp kém của nhân dân; đánh được du kích, có thể lưu động, phân tán tập trung mau lẹ, ta khó tiêu diệt”. Điểm yếu của chúng là: “lực lượng ít, khu hoạt động hẹp nhưng nếu ta để lâu chúng sẽ lan rộng, nội bộ thiếu thống nhất, phỉ hoạt động không phục vụ quyền lợi nhân dân, nếu ta tranh thủ được nhân dân thì chúng dễ dàng bị tiêu diệt”.


Về ta, Tổng Quân ủy Trung ương đánh giá: “Bộ đội ta mạnh cả về số lượng, chất lượng, chính sách ta phù hợp với nguyện vọng nhân dân”, nhưng khó khăn là: “Dân chúng chưa hiểu rõ chính sách của ta (do một số cán bộ ta làm sai) cho nên nếu ta không thi hành đúng chính sách trong lúc hoạt động, có thể họ sẽ đi cùng phỉ chống lại ta". Vấn đề thứ hai: “Bộ đội ít biết tiếng địa phương và chưa thông thạo chiến trương; kinh nghiệm tiễu phỉ ít. Bộ đội địa phương ít (hoặc có nơi không có), việc tiếp tế khó khăn nếu kéo dài càng gặp nhiều trở ngại”...


Tổng Quân ủy cũng xác định mục đích và phương châm của chiến dịch: ‘‘mục đích của chiến dịch là tiêu diệt hoàn toàn bọn phỉ, giải phóng và tổ chức nhân dân thực hiện các chính sách của Đảng, Chính phủ đối với đồng bào miền núi. Muốn thu được thắng lợi (lâu dài) không thể dùng quân sự đánh nhành mà thắng được. Trái lại, phải hoạt động trong một thời gian tương đối dài.


Dùng phương thức chính trị đi liền với phương thức quân sự, vừa đánh vừa tiến hành công tác dân vận làm sao tranh thủ được nhân dân, cô lập được bọn phỉ mới mong lực lượng chúng bị tiêu diệt. Nhưng vấn đề tranh thủ thời gian cũng cần chú trọng vì nếu để lâu hoạt động của phỉ có thể lan rộng và mùa mưa tới việc tiếp tế càng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời việc chuẩn bị đầy đủ cũng rất cần, nhất là phương diện cung cấp và phương diện chính trị".


Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: trung đoàn 148 cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích, các ban ngành đoàn thể hai tỉnh Lào Cai - Hà Giang và Sư đoàn 302 Giải phóng quân Trung Quốc.

Hướng chính của chiến địch là Hà Giang rồi quay về Lào Cai diệt chủ lực phỉ.

Để việc chấp hành được thống nhất, trước khi vào chiến dịch các đơn vị đều được học tập chủ trương chính sách của Đảng, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu học tập các chính sách đoàh kết, dân vận, chính sách khoan hồng.


Thời kỳ tiến công bằng quân sự: Đợt 1 từ ngày 10 tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 1952, ở Đồng Văn phỉ vừa bị diệt vừa ra hàng 500 tên, Hoàng Su Phì ta diệt 200 tên. Bọn đầu sỏ phỉ chưa bị tiêu diệt lại tập trung 200 quân sang Bắc Hà gặp Hản Sào Lùng và Châu Quang Lồ xin chỉ thị, bổ sung vũ khí, điện đài trở về hoạt động.


Trên hướng Lào Gai các đại đội 965, 962 địa phương và lực lượng hai huyện Mường Khương - Bắc Hà đã chủ động tiến công địch ở Nấm Lư, Tòng Lâu, giữ phố Pha Long, truy kích địch đến sông La Hờ, ngăn chặn tiêu diệt phỉ ở Si Ma Cai, Chợ Mới, phối hợp với đại đội chủ lực của trung đoàn 148 bảo vệ phố Bắc Hà.


Về chiến thuật: bộ đội địa phương Lào Cai đã có tiến bộ nhiều so với trước, bỏ dần được cách đánh trận địa chiến trong tiễu phỉ mà chú trọng tập kích, phục kích, đánh nhỏ lẻ nên tuy lực lượng trong tháng 4 đến giữa tháng 6 rất ít, lại đảm nhiệm cả hai huyện Mường Khương, Bắc Hà nhưng đã liên tục chiến đấu bền bỉ phối hợp với một số lực lượng của trung đoàn 148 tiêu diệt và bắt sống 230 tên phỉ, thu 1 cối 60, 1 trung liên, 14 súng các loại và 10.835 viên đạn, 100m vải. Riêng trong tháng 6 ở Mường Khương ta đã diệt và làm bị thương 130 tên, thu 1 trung liên, 4 súng trường, 750 viên đạn và 14 mìn, lựu đạn.


Sau khi giải quyết cơ bản phỉ ở Hà Giang ngày 19 tháng 6 một bộ phận của Sư đoàn 302 Giải phóng quân Trung Quốc đã đến Lùng Phình triển khai chiến đấu, phối hợp với các lực lượng ta giải phóng Si Ma Cai ngày 22 tháng 6. Ở hướng Mường Khương tiểu đoàn 920 trung đoàn 148 chiếm Tòng Lâu. Ngày 21 tháng 6 Sư đoàn 302 đánh 300 phỉ chiếm Nam Pan diệt 60 tên thu 2 súng cối, 4 trung liên và một số súng trường; giải phóng các khu vực vùng thị trấn Mường Khương, Bản Lầu. Đại đội 965 của tỉnh đánh địch ở Si Ma Tung, Tả Chu Phùng theo đường tiến lên Pha Long. Ngày 3 tháng 7 ta giải phóng Pha Long. Địch chạy về Thải Giàng Sán ven sông Chảy. Ta tiếp tục truy kích đánh Thải Giàng Sán, Ô Tô Chải, Tả Gia Khâu, tiêu diệt và bắt sống gần 100 tên.


Đầu tháng 7 các đội công tác chính trị của tỉnh cùng một số bộ đội phân tán hoạt động trong các vùng mới phỏng, bám sát Giải phóng quân Trung Quốc và bộ đội chủ lực ta làm nhiệm vụ vận động quần chúng “gọi phỉ ra hàng, gọi dân về về làng". Giai đoạn này ta có thêm lực lượng nên vận dụng chiến thuật quân sự rất phong phú. Sư đoàn 302 thường bao vây chia cắt, lùng sục tiến công tiêu diệt địch, còn lực lượng ta chủ yếu đánh nhỏ lẻ, tập kích, phục kích kết hợp với tiến công các mục tiêu tập trung của phỉ. Phối hợp hai lực lượng đánh địch trên diện rộng cả hai bên biên giới, vì vậy sự chống đỡ của địch càng về sau càng yếu ớt, nhiều khi phải dùng đến máy bay ném bom, bắn phá chi viện. Đầu tháng 7 địch cơ bản phân tán hoạt động, thực hiện cách đánh du kích chống lại ta.


Sau khi đánh tan các mục tiêu tập trung của thổ phỉ, ngày 8 tháng 7 năm 1952 ta chuyển sang lùng sục từng khu vực, một mặt tổ chức các lực lượng cơ động đánh địch khi các mục tiễu phỉ xuất hiện, mặt khác bộ đội ta phối hợp với Giải phóng quân Trung Quốc, cùng cán bộ nhân dân của tỉnh thành lập các tổ đội phát động quần chúng nhân dân tham gia tiễu phỉ. Đây là bước trọng tâm của chiến dịch.


Khi ta vào những vùng mới giải phóng, nhất là khu vực Pha Long nhân dân đã bỏ nhà cửa, lợn gà chạy vào rừng tránh ta, một số nơi chỉ còn lại vài người già không thể đi được. Tìm hiểu nguyên nhân mới rõ là bọn thổ phỉ đã tuyên truyền đầu độc tư tưởng, gây tâm lý sợ hãi, hoài nghi trong nhân dân rằng bộ đội Việt Minh đến sẽ giết hại, hãm hiếp; Giải phóng quân Trung Quốc đến tàn sát, lấy đất cho người Trung Quốc sang ở. Chúng còn hù dọa ai về làng bản thì sẽ bị chết vì đã gài mìn các ngả đường. Với phỉ thường thì chúng ngăn cấm không cho ra hàng, bọn đầu sỏ răn đe rằng: “lần này Việt Minh sẽ không khoan hồng vì đã khoan hồng nhiều rồi... phải quyết đánh lại Việt Minh, nếu bị thua sẽ đi máy bay về với Pháp...”, vì vậy công tác vận động của ta rất khó khăn.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 07 Tháng Ba, 2023, 12:04:03 pm
Để hoàn thành nhiệm vụ, các đơn vị của ta đã cùng với lực lượng của Giải phóng quân Trung Quốc quán triệt tinh thần kiên trì chịu đựng, bằng việc làm cụ thể như quét dọn nhà cửa, chăm nom người già, chăn nuôi gia súc, bảo vệ tuyệt đối tài sản nhân dân. Có những người lén về thăm thấy nhà cửa gọn gàng sạch sẽ lợn gà được cho ăn, vô tình gặp ta thấy thái độ hòa nhã vui vẻ, ân cần khác với những lời tuyên truyền bịa đặt của bọn trùm phỉ. Vì vậy họ đã loan truyền cho nhau rồi dần dần trở về làng bản, từ một số gia đình ban đầu đến cả xóm thôn, trước là người già sau đó phụ nữ, trẻ em.


Trong đợt phát động quần chúng ta lấy 15 làng thuộc khu Tả Lùng Thăng (quê hương của tên trùm phỉ Châu Quang Lồ) làm thí điểm. Tổng số ở đây có 235 tên phỉ, trong đó có 6 tên sao quán, 1 tham mưu trưởng, 2 thư ký, 1 quản lý kho, 1 quan một, 1 trung đội trưởng, 23 cai, seo phải hay tiểu tổ vũ trang1 (Báo cáo tổng két 55 ngày phát động quần chúng Tà Lùng Thăng, Pha Long). Phương châm của ta là: lấy chính trị là chủ yếu, quan sự làm áp lực. Tuân thủ chính sách khoan hồng, triệt để chấp hành chính sách địa phương, giữ kỷ luật dân vận, dùng hành động thực tế để tranh thủ được dân và đoàn kết nhân dân.


Quá trình công tác tiến hành từng bước chắc chắn, từ bắt rễ bồi dưỡng những phần tử tích cực đến vận động giáo dục, thuyết phục quần chúng và phát động quần chúng tiễu phỉ. Sau khi nhân dân nhận thấy âm mưu đế quốc, tội ác và thủ đoạn lừa bịp của bọn trùm thổ phỉ; ta đã tổ chức cho nhân dân tố khổ, gọi chồng con về sản xuất, củng cố đời sống, xây dựng thành phong trào quần chúng tiễu phỉ, lập ra “Ủy ban tiễu phỉ thanh binh hội” làm chuyển biến lớn về tư tưởng hành động của quần chúng. Kết quả ta đã gọi được 240 tên phỉ ra hàng; trong đó dân đã dẫn bộ đội đi đánh úp được tên Lồ Thào Lù, tham mưu trưởng phỉ; Hoàng Lìn Diu, quan một, Vàng Seo Pao và 27 tên khác, lôi kéo được các tên Sùng Seo Chú, Chang Hồng Phú và 182 tên ra hàng. Ta thu 5 trung liên, 16 tiểu liên, 17 súng trường, 948 viên đạn, 745 quả mìn, 450 dù.


Sau hai lần khai hội, nhân dân đã nhận thức và phát biểu trong đại hội rằng: Có phỉ thì không có dân; có dân thì không có phỉ và tự tổ chức thành hội “dao phát", canh gác, nắm tình hình, úp phỉ bảo vệ làng bản. Do vậy trong 15 làng chỉ còn 4 tên phỉ lẩn trốn.


Thắng lợi ở khu thí điểm là do ta thực hiện đúng phương châm chính trị là chủ yếu, quân sự làm áp lực. Quán triệt và thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, chính sách khoan hồng, cáp bộ đoàn thể, bộ đội đã dùng hành động thực tế (ba cùng) để chứng minh cho chính sách của Đảng, xây dựng được lòng tin trong nhân dân. Tổ chức chặt chẽ các bộ phận tuyên truyền giáo dục, bộ phận điều tra, bộ phận lùng sục. Biết căn cứ vào sự giác ngộ của quần chúng để tổ chức đấu tranh từ thấp đến cao. Coi trọng bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người địa phương vào công tác phát động quần chúng.


Cùng với việc phát động quần chúng tiễu phỉ khu thí điểm, các đơn vị 210, đại đội 965, đại đội 962 và trung đoàn 148 đã tích cực tổ chức lùng sục và phối hợp với Sư đoàn 302 Giải phóng quân Trung Quốc vận động quần chúng ở những nơi khác trên địa bàn hai huyện Mường Khương, Bắc Hà.


Ngày 18 thằng 10 năm 1952 Ban Bí thư Trung ương đã ra chỉ thị số 1949, chỉ thị cho hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang tiếp tục công tác tiễu phỉ. Thực hiện chỉ thị đó, ta đã mở rộng diện phát động ra toàn khu Pha Long, Lùng Phung đến Hoàng Thu Phố, rẻo Mèo Bản Lầu, Vàng Đẹt, Cốc Râm và dọc theo biên giới Pha Long, Mường Khương. Đến ngày 15 tháng 11 năm 1952 công tác phát động quần chúng tiễu phỉ của ta đã cơ bản đạt kết quả:


Tinh thần quần chúng từ chỗ hoang mang, lo sợ, còn che giấu cho phỉ, trốn tránh ta đến chỗ ủng hộ ta mạnh mẽ và tham gia tiễu phỉ thắng lợi. Ở Pha Long có người đã phát biểu: “Giá năm ngoái cũng làm thế này thì Châu Quang Lồ chết rồi”, ở khu Seng Sui, Làng Cáng, Lùng Chin, Cửa Cải (Bắc Hà) quê hương của Hản Sào Lùng, phó chỉ huy phỉ miền đông Lào Cai, trước đây nhận thức của đồng bào rất kém nhưng khi ta phát động, quần chúng lại tham gia diệt phỉ, gọi phỉ ra hàng đạt hiệu quả rất cao. Do có quần chứng tích cực nên 30 tên đầu sỏ phỉ đã ra đầu thú mang cả súng cối, đại liên, trung liên đến nộp cho cách mạng, hàng trăm tên khác cũng ra hàng theo. Nhân dân tự tổ chức ra hội “dao phát”, đặt kế hoạch canh phòng, bảo vệ trị an trong làng bản và phát triển rộng ra các vùng xung quanh.


Qua vận động quần chúng, ta tổ chức được các Ủy ban tiễu phỉ Thanh Bình, các liên gia, một hình thức mặt trận đoàn kết thống nhất các dân tộc, trên cơ sở đó xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân, thành lập các liên phòng đội (dân quân, du kích). Trong đấu tranh đều phát huy được tính cách mạng, tính quần chúng, tinh thần kiên quyết chiến đấu của lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Lào Cai. Sau khi được giáo dục, giác ngộ đồng bào đã tự đứng lên đánh tan âm mưu đế quốc, tiễu phỉ để bảo vệ địa phương, bảo vệ cuộc sống thanh bình cho chính họ.


Chỉ trong 3 tháng phát động quần chúng tiễu phỉ ta đã tiêu diệt: 226 tên, bắt và gọi ra hàng 300 tên; trong đó có những tên đầu sỏ như Lồ Seo Quán, phó lý Khầu Na (Mường Khương), Giàng Cồ Chấn, bức hàng Chang Hồng Phú (Pha Long), phó lý Lùng Trang (Lùng Phình). Sau đó, ta lại diệt được tên Hản Sào Lùng rồi đến Châu Quang Lồ (23-12-1952) và bắt được tên Sì Sẩm Mầu (đặc vụ Quốc dân đảng Trung Quốc). Ta thu 5 súng cối, 7 trung liên, 725 súng trường và nhiều vũ khí đạn dược, phương tiện chiến tranh khác.


Tổng kết chiến dịch, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Lào Cai đã phối hợp với bộ đội chủ lực, với bộ đội địa phương tỉnh Hà Giang và Sư đoàn 302 Giải phóng quân Trung Quốc tiêu diệt và làm tan rã trên 3.000 tên thổ phỉ, thu 2.543 súng các loại1 (Trong đó 11 súng cối, 2 đại liên, 49 trung liên, 22 tiểu liên, 2.444 súng trường, 15 súng ngắn), 12 máy vô tuyến điện và hàng chục tấn đạn dược, quân trang quân dụng với 960 con trâu bò trả lại cho dân.


Ta thương vong 773 người2 (Theo báo cáo tổng kết chiến dịch tiễu phỉ mùa hè, tháng 11 năm 1952).

Về chính trị: Ta đã làm thất bại một bộ phận chiến lược “dùng người Việt trị người Việt” và âm mưu lập các trung đoàn thổ phỉ của đế quốc Pháp - Mỹ - đặc vụ Tưởng Giới Thạch lợi dụng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới chống phá cách mạng nước ta. Đặc biệt phương pháp phát động quần chúng tiễu phỉ mang lại hiệu quả cao đã trở thành cơ sở kinh nghiệm và những bài học quý giá: “Gọi dân về làng, gọi phỉ ra hàng”.


Về kinh tế: Ta đã giải phóng toàn bộ những khu vực bị phỉ uy hiếp và chiếm đóng ở hai huyện Bắc Hà, Mường Khương. Trả lại cho nhân dân số trâu, bò ngựa, lợn bị phỉ cướp đoạt. Đồng tiền Việt Nam được lưu hành và có tín nhiệm, đời sống nhân dân một phần được cải thiện, nhân dân phấn khởi sản xuất củng cố địa phương.


Tuy vậy, trong quá trình tiến hành chiến dịch ta cũng còn bộc lộ một số sai lầm khuyết điểm là:

- Về lãnh đạo, chỉ huy: Nắm tình hình chung trước chiến dịch chưa chắc, chưa chú trọng phòng thủ Mường Khương, Pha Long ngay từ đầu. Khi phỉ nổi loạn, không có biện pháp ứng phó kịp thời nên thời gian đầu Pha Long, Mường Khương gặp nhiều khó khăn, thiếu chủ động tiến công, vì vậy có lúc chỉ đạo lực lượng địa phương chưa chặt chẽ, tỷ lệ thương vong cao.


- Với bộ đội: còn có tư tưởng thích đánh Pháp hơn đánh phỉ, cho rằng đánh Pháp gọn và thành tích lại lớn, đanh phỉ “ê ẩm” gian khổ hơn. Tư tưởng chiến thuật lúc đầu còn nặng về tiến công trận địa, đánh chính quy, chưa nắm chắc đặc điểm và quy luật hoạt động của phỉ để xác định cách đánh thích hợp. Một số cán bộ còn chủ quan khinh địch nên bị địch phục kích gây tổn thất nặng nề như văn công trung đoàn 148 và quân y tỉnh đội.


Việc chấp hành chính sách đối với tù, hàng phỉ chưa triệt để, còn có hành động nôn nóng, bắt ẩu, đe dọa, gây ảnh hưởng xấu để địch lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc, chống đối, làm hạn chế thắng lợi.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 07 Tháng Ba, 2023, 12:05:42 pm
3- Tiễu phỉ miền tây bảo vệ hậu phương (từ tháng 1 năm 1953 đến tháng 1 năm 1954)

Trong chiến dịch Tây Bắc địch bị thất bại nặng ở Lai Châu, Sơn La, buộc chúng phải rút khỏi Phong Thổ về Sình Hồ và để lại một số quân địa phương phối hợp với tàn quân Quốc dân đảng Trung Quốc hoạt động ở Nậm Xe, đèo Mây, Sàng Ma Sáo, Hồng Ngài (Bát Xát). Âm mưu của địch là tích cực dùng lực lượng địa phương để quấy rối hậu phương ta. Khi còn chiếm đóng Phong Thổ chúng đã lôi kéo được 85 người ở Mường Hum và 143 dân công huyện Bát Xát; hướng Sa Pa 533 người ở Tả Van, Thanh Phú chạy vào Than Uyên, Phong Thổ theo địch. Một số tên lý dịch trước đây chạy theo Pháp đã quay trở lại nắm tình hình hoạt động gây phỉ như: Lý Phù (Cam Đường), Châu A Chùa, Châu A Cả (Sa Pa), Sề Cồ Tìn, tổng đoàn Pẹt (Bát Xát)1 (Hồ sơ C14 quân báo (Tỉnh đội Lào Cai)) nống ra Mường Hum, trạm Chô (Bát Xát), Séo Mí Tỉ, Tả Van (Sa Pa) chuẩn bị hình thành các căn cứ phỉ ở khu tam giác Phong Thổ - Mường Hum - Kim Hoa.


Cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1952 địch thả 6 biệt kích và 38 dù vũ khí, lương thực xuống Séo Mí Tỉ, trong đó có các tên Hồ Vạn Lìn, Lồ A Mán sau này trở thành đầu sỏ phỉ ở Sa Pa. Tiếp đó chúng lại thả thêm biệt kích và dù vũ khí lương thực xuống Nam Giang (Trịnh Tường), Lùng Phình (Bắc Hà), Vàng Đẹt (Mường Khương).


Tháng 4 năm 1953 chúng hoạt động mạnh ở Mường Hum, Ý Tý, phục kích cán bộ giao thông của ta để cướp tài liệu trên đường Lào Cai đi Sa Pa.

Tình hình quân đội Pháp trên chiến trường Tây Bắc lúc này đang lâm vào tình trạng khốn quẫn. Để cứu vãn tình thế, tướng Na-va vừa nhận chức tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương đã toan tính đến việc “phát triển ngụy quân là một trong những điểm chủ yếu của kế hoạch tổ chức quân đội”, trong đó có thủ đoạn sử dụng lực lượng thổ phỉ và hoạt động du kích sau lưng Việt Minh1 (Theo Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 270).


Thực hiện ý đồ trên từ tháng 7 năm 1953 chúng đẩy mạnh việc phỉ hóa, đánh rộng ra vùng Sa Pa, Bát Xát và thúc đẩy bọn tàn phỉ miền đông Lào Cai nổi dậy. Với mục đích phá hoại hậu phương ta, thực dân Pháp chỉ đạo bọn thổ phỉ táo bạo hành động ở mức độ cao tập trung đánh phá kho tàng, cầu cống, tìm diệt cán bộ, bộ đội, bao vây các thị trấn, thị xã, tuyên truyền chống chính sách thuế, dân công và nghĩa vụ tòng quân, cắt đường Lào Cai - Lai Châu, ngăn chặn ta chi viện sức người sức của cho tiền tuyến. Mặt khác chúng ra sức tuyên truyền cho Pháp, Mỹ và Bảo Đại, đe dọa Mỹ sẽ ném bom nguyên tử gây tâm lý hoài nghi sợ hãi trong nhân dân, ly gián các dân tộc, chia rẽ lòng dân với Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Minh. Bằng các thù đoạn thâm độc, xảo quyệt, đến tháng 9 năm 1953 đế quốc Pháp đã cơ bản hình thành xong hành lang thổ phỉ ở khu tam giác Phong Thổ - Sa Pa - Bát Xát, bao vây uy hiếp tiến công thị xã Lào Cai. Tổng số thổ phỉ trên địa bàn Lào Cai cuối năm 1953 có 4.269 tên, trong đó 2.000 tên ở Phong Thổ (lúc ấy còn là một huyện của Lào Cai).


Bố trí của địch như sau: Sa Pa 1.140 tên, Phong Thổ 2.000 tên, Cam Đường 180 tên, Bát Xát 900 tên, Bắc Hà 46 tên, Mường Khương 3 tên.

Bên miền đông, lợi dụng tình hình phỉ miền tây phát triển, một số phần tử ngoan cố đã trở lại móc nối hoạt động thâu tóm tàn phỉ như: Chín Củi, Xếp Thon, Cốt Lương, ở Mường Khương chúng tung tin Nông Vĩnh An sắp về, Pháp đã đánh Lào Cai. Ở Bắc Hà chúng tuyên truyền Pháp đánh Cốc Lếu sẽ nhảy dù xuống Lùng Phình; đồng thời tổ chức đốt thóc lúa của chủ tịch Bản Mế, giết cả một gia đình trung kiên...


Khác với những lần trước, lần này không dùng trực tiếp bọn thổ ty chức dịch cũ tại địa bàn để gây phỉ, đế quốc Pháp đã sử dụng trực tiếp bọn biệt kích GCMÁ đã được đào tạo trước đây tung về địa phương để móc nối, nắm lấy các kỳ hào chức dịch, tổ chức ngầm trong các làng bản dân tộc. Đặc biệt chúng còn mua chuộc cán bộ người địa phương của ta để khi phỉ nổi những người này dễ lôi kéo nhân dân theo chúng. Do đó khi chủ lực tiến đánh và máy bay thả dù ở chỗ nào thì ở đấy theo kế hoạch mà cầm súng nổi lên. Cho nên năm 1953, ở miền tây giai đoạn đầu từ tháng 1 đến tháng 6 địch hoạt động tương đối bí mật, chỉ rộ lên từ cuối tháng 7 trở đi, lúc công tác chuẩn bị của chúng đã xong.


Về ta, sau khi hoàn thành tiễu phỉ miền đông, ta đã phát huy thắng lợi, mở rộng khu phát động: củng cố các “Ủy ban tiễu phỉ Thanh Bình”, các liên phòng đội và các hội liên gia; xây dựng lực lượng dân quân du kích, kiện toàn các huyện đội Bắc Hà, Mường Khương; bổ sung tân binh vào các đơn vị bộ đội địa phương, củng cố thêm một bước cơ sở chính trị với chủ trương giải quyết gọn phỉ miền đông rồi mới sang miền tây ngăn chặn, đánh địch.


Ở miền tây, tỉnh chỉ đạo vận động quần chúng ở Bát Xát, Sa Pa nhưng vấn đề tổ chức, kiểm tra thiếu chặt chẽ nên việc thi hành chính sách thuế, dân công của cán bộ ta nhiều nơi sai lầm nghiêm trọng. Các tổ chức chính quyền, xã đội còn để một số phần tử cơ hội chống đối lọt vào mà không xử lý, buông lỏng mất cảnh giác vẫn sử dụng họ từ ngày giải phóng năm 1950.


Tháng 2 năm 1953 các đơn vị của trung đoàn 148 đã chuyển sang phía Than Uyên, Phong Thổ. Lực lượng Sư đoàn 302 Giải phóng quân Trung Quốc cũng rút về nước. Ở Lào Cai chỉ còn lại lực lượng vũ trang địa phương. Để hoàn thành được nhiệm vụ, tỉnh đã tích cực củng cố xây dựng lực lượng, trước hết là thành lập 2 đại đội bộ đội địa phương của hai huyện Mường Khương, Bắc Hà và các đơn vị dân quân du kích ở các xã. Tiến hành huấn luyện gấp để dần dần tự đảm nhiệm bảo vệ địa phương, đồng thời tỉnh tuyển đủ quân số thành lập tiểu đoàn bộ đội địa phương. Thời. gian này ta vừa chỉnh huấn vừa mở rộng khu phát động quần chúng tiễu phỉ trên toàn tỉnh, nhưng tập trung bộ đội địa phương làm nhiệm vụ ở miền đông. Kết quả 3 tháng đầu năm 1953 ta diệt 10 tên, thu hàng 108 tên gồm (Phong Thổ 9, Bát Xát 20, Mường Khương 43, Bắc Hà 36).


Sang quý II năm 1953 phỉ bắt đầu hoạt động mạnh. Tỉnh mở hội nghị quân chính xác định nhiệm vụ chung: Đề cao cảnh giác, tăng cường chỉ đạo ở các khu phát động, nâng cao mức đấu tranh, mở rộng khu phát động, nơi nào phỉ lén lút hoạt động thì làm trước. Nhiệm vụ căn bản là làm cho phong trào lan ra toàn diện, thường xuyên tiến công địch buộc chúng không được công khai hoạt động. Mặt khác khẩn trương chuẩn bị chiến trường ở mặt tây1 (Báo cáo năm 1953 của Tỉnh đội Lào Cai).


Ngày 10 tháng 6 năm 1953 ta điều đại đội 965 vào Phong Thổ, phát động ở Lan Nhi Thàng. Phỉ đánh chiếm Mường Hum (Bát Xát) tháng 7, bao vây thị trấn Sa Pa (5-8), đánh phá Cốc Lếu (3-10). Trước tình hình đó tỉnh điều tiếp đại đội 962 sang Bát Xát, đại đội 961 về Sa Pa để đánh địch. Mặc dù lực lượng ta có ít, nhiều đồng chí mới nhập ngũ chưa từng trải chiến đấu nhưng bước đầu ta đã diệt và bắt sống 61 tên, gọi hàng 29 tên, thu 32 súng các loại, 5 vô tuyến điện, 17 hòm mìn.


Ngày 26 tháng 10 năm 1953 Trung ương và Khu ủy Tây Bắc chỉ đạo mở chiến dịch tiễu phỉ ở miền tây Lào Cai. Như vậy, từ ngày 28 tháng 10 trở đi cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang Lào Cai đã bắt tay vào chiến dịch tiễu phỉ lớn lần thứ ba (sau hai chiến dịch miền đông), chống âm mưu phỉ hóa nhân dân của đế quốc Pháp Mỹ, bảo vệ hậu phương trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954.


Tham gia chiến dịch gồm 1 tiểu đoàn bộ đội địa phương (đủ 4 đại đội), 1 đại đội công an, 1 trung đội hỏa lực trợ chiến, 3 đại đội du kích Lào Cai; tiểu đoàn 183 của trung đoàn 246; phía Tây Bắc Yên Bái có đại đội của trung đoàn 159, 1 đại đội địa phương tỉnh Yên Bái. Hai đại đội bộ đội địa phương huyện Mường Khương, Bắc Hà làm nhiệm vụ bảo vệ hướng đông của tỉnh. Tổng quân số trên 4 tiểu đoàn và hàng trăm cán bộ các ban ngành, đoàn thể tham gia vận động quần chúng tiễu phỉ với hàng ngàn lượt dân công vận tải cung cấp vũ khí lương thực, thực phẩm cho chiến dịch.


Hướng chính của chiến dịch; từ Bát Xát vào Phong Thổ, hướng quan trọng là Sa Pa, hướng kết hợp là Đá Đinh, Đồng Hồ, Cam Đường.

Phương châm tiễu phỉ: “quân sự chính trị song song, chính trị là căn bản, quân sự là hậu thuẫn”. Đồng thời thực hiện tốt chính sách dân tộc, dân vận, chính sách đối vởi từng loại phỉ, chính sách khoan hồng. Về quân sự tư tưởng chỉ đạo “đánh nhỏ, thọc sâu, ăn chắc”.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 07 Tháng Ba, 2023, 12:07:42 pm
Đợt 1: Tiểu đoàn 183 tiến công phỉ ở Bát Xát, giải phóng Mường Vi nhưng không diệt được những tên đầu sỏ. Đại đội 97 đánh bọn phỉ ở ki-lô-mét 31, ki-lô-mét 32. Đại đội 961 đánh ở Sín Chải nhưng do nắm địch không chác, cách đánh theo kiểu tiến công trận địa, trong khi đó địch phát rừng sặt nhọn còn để ngang gối những nơi ta xung phong, nên ta không phát triển tiến công được lại bị chúng phục, làm hy sinh 9 đồng chí...


Ngày 5 tháng 11, phỉ tập trung 400 tên, có máy bay yểm hộ tiến công liên tục vào thị trấn Sa Pa nhưng đều bị ta đánh bật.

Hướng Bảo Thắng, bị ta đánh ở Đá Đinh, Tả Phời nên địch rút về Séo Trung Hồ, U Sì Sung.


Sang đợt 2: Ta bí mật tiến công Tả Van. Do tổ chức mũi thọc sâu ưu thế và bố trí đón lõng các vị trí hợp lý nên ta đã đánh tan được trung tâm chỉ huy của phỉ, diệt 6 tên (trong đó có 1 tên quan một), bắt 50 tên, thu 3 vô tuyến điện, 1 trung liên, 5 tiểu liên, 1 các-bin, 24 súng trường và 21 tấn quân trang quân dụng.


Tháng 12, tiểu đoàn 183 vào đánh địch ở Phong Thổ, đại đội 97 đánh vào hướng Than Uyên. Đại đội 961 bảo vệ Sa Pa, đại đội 962 bảo vệ Bát Xát.

Hướng Bình Lư, Phong Thổ, tiểu đoàn 183 và đại đội 965 của tỉnh, do rút kinh nghiệm về cách đánh nên chiến đấu có hiệu quả cao. Đặc biệt đại đội 965 đã phối hợp tắc chiến phục kích trận Đông Pao làm tan rã 1 đại đội phỉ, diệt trên 1 trung đội. Cuối tháng 12 ta đã đánh tan được các toán phỉ dọc Bình Lư - Tam Đường - Phong Thổ.


Tháng 1 năm 1954, ta tiếp tục tiến công Na Cạ Bình Lư lần thứ hai diệt 15 tên, bắt sống 56 tên, thu 1 cối 81 và 26 súng các loại. Sau đó lại lùng sục, 30 tên ra hàng (có 2 cai, 1 đội) nộp 17 súng trường và tiểu liên.


Ngày 4 tháng 1, trên đường phỉ rút từ Bản Mấn đi Mường Khoa, đến Đông Pao bị ta phục kích lần thứ hai, diệt 30 tên, bắt sống 40 tên, số còn lại 110 tên chạy về Séo Mí Tỷ (Sa Pa).

Đến cuối tháng 1 năm 1954 tại Bình Lư, Tam Đường ta đã tiêu diệt, bắt sống và gọi hàng 437 tên thổ phỉ và 22 tên ngụy quyền (từ tri châu, chánh tổng, lý trưởng đến kỳ mục), thu 1 cối 60 ly, 8 trung liên, 28 tiểu liên, 290 súng trường, 2 súng ngắn, 8 vô tuyến điện, 10 tấn đạn dược và dù.


Hướng Sa Pa, Bát Xát, cuối tháng 11 và đầu tháng 12 các đại đội bộ đội địa phương của tỉnh và dân quân du kích đã tiến công tiêu diệt phỉ ở Sín Chải, Ý Lìn Hồ, Séo Mý Tỷ, Suối Hồ, Nậm Ngấn, đánh tan vòng vây của phỉ ở phía đông dãy Hoàng Liên Sơn; phát động quần chúng ở Sa Pa và những vùng mới giải phóng; bảo vệ được thị trấn và thông đường Lào Cai - Sa Pa. Đại đội 28 tiếp tục đánh ở Mường Vi, bảo vệ khu phát động Nhạc Sơn, trường quân chính tỉnh, bảo vệ thị xã Lào Cai.


Cuối tháng 1 năm 1954 chiến dịch tiễu phỉ miền tây kết thúc. Ta đã diệt, bắt sống và gọi hàng 689 tên, thu 386 súng các loại, 50 tấn quân trang, quân dụng; giải phóng Sa Pa, Mường Vi, Bình Lư, Tam Đường; phá vỡ vòng vây của phỉ đối với thị xã Lào Cai và các thị trấn Sa Pa, Bát Xát và huyện ly Phong Thổ; đánh tan các ổ phỉ dọc đường Lào Cai đi Lai Châu. Riêng lực lượng vũ trang Lào Cai năm 1953 và tháng 1 năm 1954 đã tiêu diệt 150 tên, bắt sống và gọi hàng 443 tên, bắn rơi 1 máy bay đa-cô-ta, thu 231 khẩu súng các loại, nhiều đạn dược và 21 tấn quân trang, quân dụng. Ta hy sinh 50, bị thương 27 đồng chí bộ đội và du kích, nhân dân bị thương vong 54, bị bắt 200 người.


Công tác tiễu phỉ năm 1953 tuy chưa diệt được những tên phi thủ (phỉ đầu sỏ), song cơ bản đạt được mục đích: đánh tan những cụm phỉ trên hành lang Sa Pa - Bát Xát - Phong Thổ; thông đường cơ động từ Lào Cai đi Lai Châu phục vụ chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, giải vây các thị trấn và thị xã Lào Cai, giữ vững đường giao thông quốc tế Lào Cai - Vân Nam.


Sau khi các đơn vị chủ lực tiến vào chặn địch ở Than Uyên, Bình Lư, Phong Thổ, các đại đội địa phương của tỉnh trở về phát động quần chúng ở Sa Pa - Bát Xát. Nhưng công tác phát động năm 1953 chưa mạnh, vì ta không có lực lượng quân sự cần thiết làm áp lực ở những khu phát động. Do đó ở vùng nông thôn miền tây các tốp biệt kích, tàn phỉ vẫn công khai hoạt động gây cơ sở chính trị phản động, đe dọa quần chúng tích cực, lôi kéo người theo chúng. Táo bạo hơn, chúng còn giết hại cốt cán, đánh úp cán bộ ngay trong khu phát động. Quần chúng hoang mang dao động, một số cơ sở đã từng nuôi giấu cán bộ từ những năm 1947 nay lại nuôi phỉ, một số cán bộ xã và du kích trở thành chỉ huy phỉ. Điều đó chứng tỏ rằng áp lực quân sự vô cùng quan trọng, nếu nó không đủ mạnh thì việc phát động quần chúng cũng không đạt kết quả.


Việc phát động quần chúng không thành công đã gây ra tư tưởng hoài nghi về phương hướng giải quyết vấn đề phỉ, thậm chí dẫn đến nhận thức sai lệch về nguồn gốc, tính chất của thổ phỉ và gây ảnh hưởng đến công tác tiễu phỉ...


Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến công tác tiễu phỉ năm 1953 chỉ dừng ở mức độ đó là do ta còn coi nhẹ âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ gây phỉ ở mặt tây và có tư tưởng làm gọn phỉ ở mặt đông nên phỉ ở mặt tây phát triển nhanh chóng1 (Theo báo cáo tình hình Lào Cai năm 1953 của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Lào Cai).


Từ tháng 2 năm 1953 ta đã đặt vấn đề đề phòng âm mưu phỉ ở mặt tây, chọn xã Mường Hụm (Bát Xát) và Sa Pa Trung làm nơi phát động. Nhưng thực tế lại tập trung, xây dựng lực lượng và muốn giải quyết gọn ở miền đông. Bên miền tây chỉ tổ chức du kích tuần hành có tính chất làm áp lực cho công tác khác.


Khi chiến dịch Thượng Lào mở (tháng 4 hăm 1953), Khu chỉ thị phải điều một đại đội sang ngăn chặn trước ở mặt tây, tỉnh lại cho rằng mặt đông quan trọng nên đề nghị khu giữ lại quân ở Bắc Hà - Mường Khương. Đến cuối tháng 5 năm 1953 Khu kiên quyết chỉ thị đại đội 965 sang Phong Thổ, tỉnh mới điều đơn vị này đi thì không còn bao nhiêu thời gian củng cố địa bàn. Tháng 7 địch đánh chiếm Phong Thổ, tỉnh vẫn cho rẳng hướng chính là đường 41, hướng phụ là Lào Cai. Khi địch đánh Bát Xát, Sa Pa tỉnh chưa nhận rõ ý đồ của địch, cho tới cuối tháng 8 mới phán đoán ra hướng phát triển của địch có thể cô lập thị xã...


Đối với việc xử lý bọn trùm phỉ ra hàng ở mặt đông hồi đầu thì bắt bừa, bắt ẩu, sau lại mắc bệnh hữu khuynh, không giam giữ cải tạo, quản lý đến nơi đến chốn mà cho rằng giữ những tên phỉ thủ sẽ có hại tới việc kêu gọi những tên khác, nên sau này chúng lại tiếp tục ngóc đầu dậy hoạt động mạnh hơn.


Những sai lầm của tỉnh năm 1953 cũng là bài học về sự chấp hành mệnh lệnh của trên không triệt để trong việc thực hiện kế hoạch tác chiến chung.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 07 Tháng Ba, 2023, 12:10:13 pm
4- Đánh tan âm mưu "phỉ hóa nhân dân" của đế quốc Pháp - Mỹ (từ tháng 2 năm 1954 đến tháng 5 năm 1955)

Trong chiến dịch miền tây (từ cuối tháng 10 năm 1953 đến tháng 1 năm 1954), ta đã giải phóng Mường Vi, Tả Van, Bình Lư, Phong Thổ; phá vỡ sự uy hiếp của địch đối với các thị trấn và thị xã Lào Cai, giữ vững đường cơ động liên tỉnh, nhưng chưa tiêu diệt được những tên trùm phỉ, biệt kích. Đầu tháng 2 năm 1954 trở đi quân đội Pháp càng có nguy cơ dẫn đến thất bại hoàn toàn ở Điên Biên Phủ, nên chúng càng đẩy mạnh hoạt động thổ phỉ ở Lào Cai để cứu vãn tình thế và chuẩn bị cơ sở phản động phục vụ cho kế hoạch hậu chiến.


Tại Sa Pa phỉ phát triển đánh chiếm Sín Chải, Séo Mý Tỷ, Lao Chải San, đánh úp đại đội 961 và khu phát động ở Má Cha, bắt cóc du kích, phục kích đường Lào Cai - Sa Pa.

Mặt Bát Xát được tăng cường 150 tên ở Nậm Xe sang, địch tiến công đại đội 28 ở Piềng Lao, Nậm Pung chiếm lại Pa Cheo Phin, Trung Hồ, Trung Leng, Tả Giàng Phình. Các toán phỉ đã liên lạc được với nhau gây cơ sở ở Nậm Xe, Tam Đường, Bản Mấn (Phong Thổ); thả biệt kích xuống các xã Phong Niên, Quang Trung, Gia Phú, Xuân Giao (Bảo Thắng); do thám tình hình rẻo thấp, đánh vào làng Nhuần, làng Trang, Kíp Tước, Tả Phời; ám sát cán bộ trung kiên của ta ở khu phát động Nhạc Sơn, đánh úp Tà Thàng, Đồng Hồ, bắt thanh niên U Sì Sung và Dầu Trát theo phỉ.


Cuối tháng 4, được máy bay bắn phá yểm trợ, 200 tên phỉ liên tục tiến công Sa Pa nhưng đều bị ta đánh bật ra khỏi thị trấn.

Bên miền đông, các toán phỉ ở Si Ma Cai - Bắc Hà - Lùng Phình đã liên lạc được với nhau. Chúng lợi dụng khu rừng già Lồ Suối Tủng, Sang Su Văn gây cơ sở, bí mật tuyển mộ lính phỉ; công khai hoạt động uy hiếp Bản Ngo, Bản Lập, giết giao thông của ta ở Bản Già, Sín Cái. Ngày 28 tháng 4 địch thả 49 biệt kích xuống Nà Mạ, bị ta diệt 35 tên. Đầu tháng 5 chúng lại thả tiếp 4 biệt kích xuống Lùng Chin. Bọn đầu sỏ phỉ tích cực gây cơ sở phản động.


Như vậy, đến tháng 5 năm 1954 đế quốc Pháp đã bộc lộ rõ âm mưu phỉ hóa toàn tỉnh Lào Cai.

Sau khi bị thất bại ở Điện Biên Phủ, đế quốc Pháp đã ra sức tranh thủ thả hàng nghìn dù vũ khí, lương thực, quân trang, quân dụng cho bọn thổ phỉ ở Lào Cai, thúc ép chúng nổi lên ở cả hai miền đông và tây và trút mọi cố gắng cuối cùng để mở "cuộc tiến công tổng quát" mà chúng gọi là "chiến dịch Nguyễn Đình Văn" huy động toàn lực phỉ ở Tây Bắc với sự chi viện cao của không quân, đánh chiếm 5 trong số 6 huyện của tỉnh Lào Cai (trừ Mường Khương), Than Uyên, Văn Bàn (Yên Bái) và Quỳnh Nhai (Sơn La)1 (Theo cung tên La Ngọc Kim, thiếu úy GCMA chỉ huy cụm Sa Pa - Bảo Thắng (1954)). Trong cuộc tiến công này, ở Lào Cai phỉ đã phát triển tới 5.380 tên2 (Theo báo cáo quý III của Tỉnh đội Lào Cai năm 1954), hoạt động ở 5 Huyện Phong Thổ, Bát Xát, Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng.


Thủ đoạn tuyên truyền gây phỉ của chúng lần này thường lợi dụng mạnh vào nhận thức thấp kém, mê tín trong dân và lính phỉ. Chúng tung luận điệu "vua Mèo sắp ra, lúc đó không đánh cũng sẽ yên, nhân dân không cần phải làm, vua sẽ làm phép cho cây cối hóa thành lúa. Nhà vua cũng có những người biết sàng đạn, quạt đạn. Nếu Việt Minh bắn thì người đó cũng làm cho đạn lọt xuống sông hoặc bay đi". Rằng "Việt Minh chỉ được độc lập đến tháng 9, tháng 10, lúc đó lúa chín, máy bay đi họp về sẽ lại đánh Việt Minh"3 (Báo cáo quý III năm 1954 của Tỉnh đội Lào Cai). Cùng với luận điệu trên chúng còn xuyên tạc ý nghĩa của việc đình chiến và sử dụng những hàng thừa ế của thực dân Pháp để mua chuộc, dụ dỗ quần chúng, lôi kéo nhiều người đi phỉ; tạo dựng cơ sở chính trị phản động; đồng thời tìm kiếm cơ hội trên bàn đàm phán để áp dụng chính sách "dùng người Việt trị người Việt" lâu dài. Phục vụ ý đồ đó, chúng gấp rút tuyên truyền lựa những tên tay sai đắc lực như Toản Seo Cang (đặc vụ Quốc dân đảng), Tạ Quốc An, Pò Păn tức Phan Kỳ Sin, Sề Cồ Hòa, phó lý Hồ, phó lý Thìn (Bát Xát), xếp Chảo (Bắc Hà) và những tên trùm sỏ địa phương như Pò Lem, Chín Củi, Hản Seo Dỉ đưa về Hà Nội giao nhiệm vụ rồi lại thả xuống hoạt động.


Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ kết thúc. Hiệp định đình chiến ở Đông Dương được công bố. Địch ra sức bưng bít nhưng ta kịp thời phổ biến cho quần chúng rồi lan cả vào hàng ngũ phỉ. Trong hàng ngũ phỉ, mới hơn một tháng trước chúng đang hung hăng tàn bạo, xung kích ở "chiến dịch Nguyễn Đình Văn" thì nay lại hoang mang dao động. Một số tên ngụy quyền như: Lương Chính Phương (bang tá Cốc Lếu cũ), Nùng Lý Sun, Pò Quáng, Sề Cồ Sài (Bát Xát), Châu Đoàn Kiểm, Đèo Văn Ngảnh (Phong Thổ) cũng ra đầu thú1 (Trong đó có một số tên phỉ ra hàng theo kế hoạch). Tuy vậy bọn đầu sỏ phỉ vẫn ngoan cố huy động lực lượng thúc ép binh lính cầm súng gây thêm tội ác, điển hình là bọn trùm phỉ ở Bắc Hà. Riêng bọn phỉ ở Sa Pa - Bát Xát, dù đã được lệnh của Pháp cho cất giấu vũ khí ra hàng nhưng chúng vẫn thu gom lực lượng kiên quyết chống lại cách mạng.


Về ta, từ đầu tháng 2 năm 1954, tỉnh chủ trương: Tích cực tiêu diệt những mục tiêu tập trung của địch, chủ yếu nhằm vào bọn đầu sỏ. Tiếp tục truy quét tàn binh, thu hồi hàng phỉ và vũ khí ở những khu vực mới giải phóng, gây không khí thanh bình bảo vệ sản xuất; bảo vệ khu phát động Sa Pa, Nhạc Sơn; kiềm chế sự phát triển của địch xuống đồng bằng Bảo Thắng; bảo vệ kho tàng và đường giao thông Lào Cai - Phong Thổ. Phương châm tác chiến là: nơi nào lực lượng ta ít, địch mạnh thì kiềm chế không cho địch phát triển. Nơi nào ta mạnh địch yếu thì kiên quyết tiêu diệt. Cách đánh thông thường là mật tập, mật phục và kỳ tập, kết hợp chặt chẽ với công tác dân vận, địch vận. Hướng tập trung tiêu diệt địch ở bắc Phong Thổ, kiềm chế địch ở Mường Hum, đánh địch không cho chúng phát triên xuống đồng bằng Bảo Thắng. Bên miền đông, không cho địch gây cơ sở ở rẻo Cao Sơn, Bản Lầu và quét bọn phỉ ở Bắc Hà.


Với phương châm "lấy chính trị tấn công là chủ yếu quân sự làm áp lực", tỉnh đã triển khai cho các huyện thực hiện công tác tiễu phỉ. Đến đầu tháng 8, cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương đã tiêu diệt và gọi hàng được trên 300 tên phỉ, thu toàn bộ vũ khí trang bị.


Nắm được âm mưu của địch, ngày 15 tháng 8 năm 1954 Khu Tây Bắc quyết định mở chiến dịch tiễu phỉ ở cả hai miền đông - tây Lào Cai.

Lực lượng tham gia gồm: Trung đoàn 246, trung đoàn 159, tiểu đoàn 5391 (Trung đoàn 246 thuộc Khu Việt Bắc, trung đoàn 159 của Khu Tây Bắc tham gia đến tháng 3 năm 1955, tiểu đoàn 539 của Khu Tây Bắc tham gia đến 10 năm 1954 thì rút khỏi Lào Cai), tiểu đoàn 289 bộ đội địa phương Lào Cai, các đơn vị bộ đội huyện và dân quân du kích toàn tỉnh. Tổng quân số 9 tiểu đoàn.


Đồng chí Vũ Nhất, Khu ủy viên, Phó chính ủy Bộ tư lệnh Khu Tây Bắc trực tiếp làm chính ủy kiêm chỉ huy trưởng mặt trận, các đồng chí trong Tỉnh ủy, các trung đoàn ủy 246, 159 và Tỉnh đội Lào Cai làm ủy viên. Bộ chỉ huy chiến dịch chia thành hai ban chỉ đạo cùng với hai cánh quân xuống miền đông và miền tây.


Phương châm tiễu phỉ: "Lấy chính trị tiến công là chủ yếu, quân sự làm áp lực quan trọng, kiên quyết tiêu diệt bọn thổ phỉ đầu sỏ ngoan cố không chịu ra hàng, nộp khí giới, vận động thành mục tiêu quấy nhiễu nhân dân".


Trước khi mở chiến dịch ta đã tiến hành giáo dục tình hình nhiệm vụ, quán triệt phương châm và các chính sách cho cán bộ chiến sĩ; xây dựng ý chí quyết tâm tiêu diệt địch kết hợp với các đòn tiến công chính trị để giải quyết vấn đề phỉ,


Những ngày đầu chiến dịch ta tiến công Bản Ngò, Nậm Tóng, Ly Chu Phin, Trung Đô, giải phóng phố Bắc Hà1 (Tiểu đoàn 1 trung đoàn 246 hành quản lên Bắc Hà gặp địch đã tiến công ngay, giải phóng phố Bắc Hà ngày 14 tháng 8).


Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 8 ta đánh mạnh ở Nậm Giá, Nậm Mòn, Trung Đô, chiếm lại Peo Pủng, đánh Ngai Thầu, Lầu Thí Ngải, Ngải Chồ dồn địch về Lùng Phình. Ngày 5 tháng 9 các đơn vị của trung đoàn 148 phối hợp với bộ đội địa phương chiếm Lùng Phình và tiếp tục tiến công Seng Sui, Sà Ván. Ngày 12 tháng 9 lực lượng tiểu đoàn 539, đại đội 965 và bộ đội huyện Mường Khương giải phóng Si Ma Cai, đánh bọn phỉ tập trung ở Quan Thần Sán.


Hướng Sa Pa, từ ngày 25 tháng 8 ta hoạt động ở Tả Van, Ý Lìn Hồ, lùng sục thu hồi hàng phỉ ở Mường Bo (Thanh Phú), nhưng chưa có đòn đánh mạnh nào vào khu tập trung hoặc đầu não phỉ nên chúng đã phục kích, đánh úp lại ta ở Ý Lìn Hồ, Tả Van, Hoa Si Pan gây cho ta nhiều thiệt hại.


Giai đoạn 1 tiến công quân sự tuy tiêu hao được một số lực lượng phỉ nhưng hiệu quả chiến đấu không cao, chưa đạt được phương châm quân sự làm áp lực cho chính trị. Nguyên nhân chính là do ta chủ quan coi thường địch, chưa nắm chấc tính chất vấn đề phỉ và quy luật hoạt động của chúng. Tư tưởng bộ đội muốn nghỉ ngơi sau đình chiến, ỷ vào hỏa lực mạnh, quân đông muốn đánh ồ ạt theo kiểu tiến công quy mô lớn.


Ở hướng Sa Pa, ban chỉ đạo chưa thống nhất với ý định của trên, lẽ ra đánh Sín Chải là mục tiêu tập trung của phỉ, nhưng lại điều bộ đội xuống Thanh Phú, làm phân tán lực lượng ở tuyến trên, nên bị địch phục kích, đánh úp tiêu hao, gây thanh thế chống ta mạnh hơn.


Với nhận thức sai lầm về cách đánh, trận Lùng Phình (Bắc Hà) ngày 5 tháng 9, trận Sín Chải (Sa Pa) ngày 5 tháng 10, sau khi đưa lực lượng lên ta đã sử dụng tới 2 tiểu đoàn, hành quân cơ động chậm, lộ bí mật nên địch rút ra phục lại trên các ngả đi làng Cáng, Bắc Hà; tập kích ta ở Di Thầu Ván (trận Lùng Phình), ở Sín Chải địch để lại bộ phận nhỏ, cài mìn lừa ta, khi ta tiến công đã trúng mìn, bẫy, bị thương vong nhiều mà phỉ vẫn chạy thoát...


Từ tình hình trên, Bộ tư lệnh chiến dịch đã kịp thời tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm, chuyển phương thức hoạt động. Tỉnh ủy đã đặt vấn đề trọng tâm là giải quyết tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ, bồi dưỡng phương thức tác chiến mới "đánh nhỏ, thọc sâu, diệt gọn", "vừa đánh vừa điều tra". Một số chiến lệ các trận đánh hay của đại đội 72, tiểu đoàn 183, đại đội 20, đại đội 88, tiểu đoàn 185, trung đoàn 246 và đại đội 965 bộ đội địa phương Lào Cai được đưa ra phổ biến. Các đơn vị tiến hành học tập, huấn luyện cách đánh từng phân đội nhỏ tinh nhuệ, trang bị gọn nhẹ, thọc sâu vào sào huyệt của phỉ.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 07 Tháng Ba, 2023, 12:12:14 pm
Đầu tháng 10 năm 1954, thực hiện phương thức tác chiến mới, tất cả các đơn vị tham gia chiến đấu đều xốc lại lực lượng, lấy phân đội làm đơn vị chiến đấu chủ yếu, tăng cường công tác nắm địch, từng phân đội nhỏ tổ chức luồn rừng vào tận mục tiêu chiếm đóng của phỉ để tiêu diệt. Với chiến thuật này ta liên tiếp giành thắng lợi: giải phóng Lùng Phình, Si Ma Cai, Sông Lẫm, thị trấn (Bắc Hà); Nậm Cang, Nậm Ngấn, Sín Chải (Sa Pa); Ý Tý, Sàng Ma Sáo (Bát Xát); Đèo Mây, Nậm Se (Phong Thổ). Hết tháng 11, các mục tiễu phỉ tập trung trên phạm vi toàn tỉnh cơ bản bị đánh tan. Ta đã tiêu diệt và làm tan rã 4.328 tên phỉ bằng ba phần tư sinh lực địch, thu nhiều vũ khí trang bị1 (Báo cáo năm 1954 của Tỉnh đội Lào Cai: trong 4.199 tên có 51 tên từ sestion đến tỉnh trưởng, 68 biệt kích, diệt 291 tên, làm bị thương 134 tên, bắt 185 tên, ra hàng 3.470 tên; thu 6 súng cối, 6 stôck, 86 trung liên, 451 tiểu liên, 2.117 súng trường, 72 súng lục, 15 đài vô tuyến điện, 148 lựu đạn, 458 mìn).


Thời kỳ tiến còng chính trị: từ tháng 10 năm 1954 ta phát động quần chúng tiễu phỉ, lấy huyện Sa Pa làm thí điểm; khi được chấn chỉnh, hoạt động quân sự có tác dụng rất tốt làm áp lực cho hoạt động chính trị. Ngày 26 tháng 1 năm 1955, ta tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm phát động quần chúng ở khu thí điểm. Sau 73 ngày vận động, 311 cán bộ, chiến sĩ đã nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, kiên trì vượt mọi khó khăn mang đường lối chính sách của Đảng giáo dục cho quần chúng; làm cho quần chúng hiểu được âm mưu thâm độc của để quốc, nên đã cùng với bộ đội thu hồi 294 tên phỉ, trong đó có 6 tên đầu sỏ, 200 súng các loại1 (Báo cáo kiểm điểm kết quả hội nghị tổng kết kinh nghiệm vận động tiểu phỉ ngày 26 tháng 1 năm 1955). Kết quả ấy đã củng cố lòng tin tưởng vào phương châm chính trị là chủ yếu, quân sự làm áp lực... trong các lực lượng tham gia tiễu phỉ. Tiếp đó ta mở rộng diện phát động ra các địa phương còn lại. Đây là cuộc phát động quy mô lớn và có bài bản nhất so với các lần trước. Mặt trận đã thống nhất 5 bước tiến hành cụ thể:

1- Thực hiện "ba cùng" bắt rễ, giáo dục đại biểu gia đình.

2- Giáo dục quảng đại nhân dân, mở lớp huấn luyện "rễ"2 ("Rễ" người cốt cán của ta).

3- Tố khổ rộng khắp, đại hội nhân dân thành lập Ủy ban mặt trận đoàn kết tiễu phỉ - sản xuất.

4- Đẩy mạnh thi đua diệt phỉ, gọi hàng phỉ, thu hồi kho tàng vũ khí. Chỉnh đốn các tổ chức đoàn kết giúp nhau sản xuất.

5- Bầu hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, củng cố dân quân du kích.


Vận dụng tốt kinh nghiệm khu phát động thí điểm: dựa vào quần chúng cơ bản tiến hành giáo dục nhân dân ổn định tình hình, bắt "rễ" tốt. Tranh thủ đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân các dân tộc, chú trọng sách lược tranh thủ tầng lớp trên gắn với xây dựng quần chúng cơ bản. Triệt để phân hóa hàng ngũ địch tập trung đả kích vào những tên đầu sỏ phỉ ngoan cố. Tổ chức lực lượng quần chúng lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tập trung lực lượng chủ yếu vận động ở 35 xã trọng điểm, còn những nơi khác vận động ở mức bình thường. Kết quả ta tiếp tục gọi hàng được 417 tên phỉ, trong đó có nhiều tên từ quan một đến châu đoàn, tổng đoàn, thu 1 đại liên, 5 stôck, 21 trung liên, 102 tiểu liên, 427 súng trường, 13 súng ngắn và nhiều phương tiện chiến tranh khác.


Trong các xã phát động đều tổ chức được chính quyền nhân dân, vận động 50 thanh niên tòng quân, củng cố lại các xã đội, dân quân du kích. Bộ đội đã giúp nhân dân phục hoang 300 mẫu ruộng, nương, sửa chữa 13km mương phai, đào 15 giếng nước, làm 5 trường học, mở 13 lớp bình dân học vụ và quyên góp một số gạo tiền cứu đói, quần áo cho những người nghèo khó.


Công tác tiễu phỉ ở Lào Cai đến tháng 4 năm 1955 đã thụ được kết quả rực rỡ, ta đã tiêu diệt và làm tan ra trên 5.000 tên thổ phỉ, thu hàng trăm tấn vũ khí đạn dược, quân trang quân dụng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Lào Cai đã liên tục chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, phối hợp với bộ đội chủ lực và các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh Hà Giang, Yên Bái đập tan âm mưu "dùng người Việt trị người Việt" và kế hoạch hậu chiến của đế quốc Pháp - Mỹ câu kết với tàn quân Quốc dân đảng Trung Hoa; đồng thời đè bẹp ý chí phục thù giai cấp, dân tộc của bọn phong kiến cát cứ; giải phóng toàn tỉnh, mang lại cuộc sống thanh bình thực sự cho nhân dân. Tuy vậy, trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn còn 126 tên phỉ ngoan cố lẩn trốn vào rừng lén lút hoạt động chờ cơ hội Pháp - Mỹ có thể trở lại.


Theo chính sách khoan hồng của Đảng, những tên phỉ bị bắt và ra hàng đều được giáo dục từ 7 đến 15 ngày rồi thả về địa phương làm ăn sinh sống. Qua việc làm đó, ta đã tạo dư luận rộng cãi trong quần chúng phản đối phía Pháp vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu tập kết thổ phỉ, xúi giục tay sai phá hoại cách mạng nước ta, gây nên những tội ác man rợ đối với đồng bào các dân tộc ở miền núi biên giới mà tập trung là đồng bào các dân tộc Lào Cai phải chịu hậu quả nặng nề nhất trong nhiều vụ gây phỉ của đế quốc Pháp.


Một số hạn chế:

- Thời kỳ tiến công quân sự, lúc đầu công tác nắm địch, đánh giá về địch thiếu chính xác, áp dụng chiến thuật không phù hợp dẫn đến hiệu quả chiến đấu thấp, không tiêu diệt được các vị trí tập trung của phỉ, ta thương vong nhiều. Trái lại, địch thổi phồng uy thế, huy động lực lượng đánh ta mạnh hơn.


- Do nhận thức lệch lạc về nguồn gốc, tính chất vấn đề phỉ nên đối với bọn đầu sỏ phỉ (cả ra hàng và bị bắt) ta chưa phân loại cải tạo mà giáo dục rồi thả đồng loạt hơn nữa lại có hướng sử dụng; khi có vị trí trong bộ máy chính quyền đoàn thể của ta, hầu hết bọn nay đều ngấm ngầm hoạt động chống phá, sau đó phải cải tạo lại, cá biệt có những tên phải trừng trị bằng luật pháp với những hình phạt nặng.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 07 Tháng Ba, 2023, 12:13:08 pm
5- Tiếp tục vận động quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị, giải quyết hậu quả vấn đề phỉ (từ tháng 5 năm 1955 đến tháng 5 năm 1970):

Cuộc vận động tiễu phỉ trên địa bàn Lào Cai đến tháng 4 năm 1955 cơ bản hoàn thành, các đơn vị tiến hành tổng kết. Trong khi đó một số tên phỉ vẫn tiếp tục ra hàng, điển hình là ở Bắc Hà có 16 tên, có tên được giác ngộ còn dẫn ta lên kho thu hồi 78 súng trường, 2 trung liên (có 4 nòng phụ), 1 súng ngắn, 51 lựu đạn, 4 quả mìn, 11 quả đạn AT, 7 hòm đạn nguyên, 14.600 viên đạn các loại và một số quân trang quân dụng với nhiều hàng hóa trước đó bị phỉ cướp. Đầu tháng 5, bộ đội ta rút về chỉnh huấn chuẩn bị cho đợt vận động tiếp thì phỉ lại hoạt động mạnh, ở Si Ma Cai, Lùng Phình, Thải Giàng Phố (Bắc Hà), địch đã công khai kêu gọi số phỉ đã về hàng chưa nộp súng đi theo chúng. Tại Lùng Phình phỉ gọi được 4 người và bắt 1 tổ trưởng nông hội. Chúng còn trắng trợn giả làm cán bộ đi vận động thu súng, đạn (tên Giàng Seo Phú, đại đội trưởng phỉ đã gom được 600 viên đạn); phục đường giết một trung kiên, một du kích, giết Chủ tịch xã Lùng Phình, võ trang tuyên truyền phá đường sẳt, phá dân công Bảo Nhai, vây nhà bắn chết một trung kiên của ta, lấy hết của cải. Ở huyện Bát Xát, ngày 3 tháng 6 phỉ vào bản Pá Mán giết hai "rễ" trung kiên, đe dọa bắn giết ủy ban, phục kích bộ đội ta lúc đi công tác lẻ. Ngày 21 tháng 7, sáu tên phỉ (3 tên ở Bảo Thắng 3 tên ở Bắc Hà) kết hợp cướp 2 nhà dân ở làng Gốc Mít xã Xuân Quang. Tình hình trị an trên địa bàn toàn tỉnh còn nhiều phức tạp. Đến tháng 7 năm 1955 tổng số phỉ lẩn trốn có 109 tên, trong đó có 10 tên đại đội trưởng, 3 đầu sỏ1 (Theo Báo cáo dân quân Tỉnh đội Lào Cai, số 82/BCDQ ngày 2 tháng 8 năm 1955. Hồ sơ quân đội c51, quyển số 9); cùng với hàng ngàn tên chỉ huy các cấp của phỉ và ngụy quyền đã ra hàng nhưng ngấm ngầm chống phá ta. Đặc biệt, bọn cầm đầu phỉ miền tây, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ đã được lệnh của thiếu tá Phuốc-ni-ê, chỉ huy GCMA Bắc Bộ cho phép giải thể các cụm phi cho lính về hàng, chỉ huy lẩn trốn vào rừng chờ thời cơ hoặc tìm đường sang Lào. Cuối năm 1955 ta tiếp tục truy bắt được 7 tên, thu 357 súng trường, 41 tiểu liên, 18 trung liên, 3 súng ngắn, 152 lựu đạn, 3 hòm đạn còn nguyên với 52.410 viên đạn rời, 2 hòm đạn cối 61mm. Nhưng chúng vẫn ngoan cố, một số phỉ trốn sang Lào đến đầu năm 1956 lại trở về hoạt động gây cơ sở ở các vùng rẻo cao Nhạc Sơn, rẻo thấp Bản Náng, kết hợp với bọn đặc vụ Quốc dân đảng Trung Hoa do Vàng Chín Sồ chỉ huy, liên lạc với Po Păn (tức Phan Kỳ Sin), Pò Giàng Châu, Pò Tao, Pò Sin Gioa tổ chức tay chân cắt điện thoại (Bát Xát - Lào Cai), phản tuyên truyền chính sách của ta, gây tâm lý chiến tranh, hoài nghi sự hòa bình trong nhân dân.


Tháng 4 năm 1956 ta bắt đầu phát động lập khu tự trị, địch liên tục có những hoạt động phá hoại. Bọn Chang Diu Phú, Chang A Dân, Lý A Kỳ (Bát Xát) Vàng A Bâu, Giàng A Di (Sa Pa) tập trung 22 tên đánh úp mậu dịch Mường Hum, đốt nhà xã đội Dền Sáng đốt lều nương thóc lúa ở Phin Ngan, cắm chông cài bẫy, hãm hiếp phụ nữ, tuyên truyền chống chính sách thuê, dân công, cắt đường dây điện thoại từ các huyện về tỉnh và từ các huyện đến xã trọng điểm, cài mìn chèn đá phá đường sắt.


Tư tình hình trên, tỉnh đã chủ trương vận động quần chúng đoàn kết sản xuất chống đói, phòng bệnh, phá âm mưu gây phỉ của đế quốc; chú trọng xây dựng dân quân tự vệ đủ sức tác chiến trị an phối hợp với các lực lượng trấn áp bọn phản động phá hoại; tiếp tục vận động gia đình, người thân của những tên phỉ còn lẩn trốn gọi chúng ra hàng.


Ngày 10 tháng 10 năm 1957, tại Sa Pa đại đội 8 tiểu đoàn 36 tỉnh đội Lào Cai phục kích tên trùm phỉ Vàng A Bâu tự xưng là vua Mèo và bắt 2 tên phỉ khác thu 1 súng côn quay, 12 viên đạn, 505 đồng tiền Đông Dương1 (Báo cáo số 555/TT của đại đội 8 tiểu đoàn 36 Tỉnh đội Lào Cai ngày 25 tháng 10 năm 1957). Cuối năm 1958 ta bắt tên Giàng A Di và Hồ Vạn Lìn chỉ huy phỉ ở khu vực Tả Giàng Phình, Tả Van. Tháng 5 năm 1959 những tên Koong Sắt, tư lệnh Quốc dân đảng Trung Hoa, Lý Xa Xa, Vàng Vần Chúng, Sần Mìn Quang, đặc vụ Tưởng Giới Thạch móc nối với bọn phỉ cũ Bát Xát nổi lên cướp chính quyền ở A Lù, ta đã kịp thời bao vây tiêu diệt và bắt gọn 64 tên. Ta còn đập tan vụ địch đánh úp huyện đội Bắc Hà, Mường Khương cũng do bọn đặc vụ phỉ nước ngoài câu kết với phỉ địa phương gây ra. Tháng 12 năm 1959 ta liên tiếp tiêu diệt và bắt những tên trùm phản động chống đối, như bắt tổng đoàn Sùng A Dế (ở Xín Chải Sa Pa), Chào Phù Tá (Bảo Thắng) diệt 8 tên phỉ cướp đường ở Bắc Hà và một số tên phỉ Trung Quốc chạy sang ta hoạt động gây rối. Tháng 9 năm 1960 bọn tàn phỉ Pha Long lại nổi loạn, dân quân xã Thống Nhất đã nhanh chóng dập tắt và phối hợp với lực lượng của xã Kiến Thiết bắt sống tên đầu sỏ Lý Seo Tả, chỉ huy bạo loạn, thu vũ khí đạn dược. Năm 1960 toàn tỉnh đã tiêu diệt 11 tên, gọi hàng 13 tên, bắt 110 tên, trong đó có một số tên đặc vụ Tưởng Giới Thạch và thu nhiều vũ khí trang bị. Năm 1960 - 1961 ta tiếp tục mở cuộc vận động lớn để giải quyết tàn phỉ, dùng quần chúng và gia đình, dòng họ gọi hàng, sử dụng lực lượng dân quân du kích vây bắt, diệt những tên ngoan cố, phát động quần chúng bảo vệ trị an trấn áp bọn phá hoại. Kết quả ta đã tiêu diệt, bắt, gọi hàng hầu hết số tên phỉ ngoan cố. Trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn 13 tên lẩn trốn. Phong trào sản xuất phát triển, đời sống nhân dân từng bước bớt khó khăn. Hệ thống chính trị được củng cố kiện toàn.


Những năm 1962-1963 đế quốc Mỹ liên tiếp dùng không quân thả xuống địa bàn các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu nhiều toán gián điệp, biệt kích là phỉ cũ mà chúng đã đưa đi đào tạo từ trước, trong đó có những tên rất nguy hiểm là người quê ở Lào Cai.


Tháng 6 năm 1963, sau vụ ta bắt gọn toán biệt kích thả xuống Phú Nhuận do tên Triệu Trung cầm đầu thì âm mưu kích động nhen nhóm bọn phản động thực hiện phá hoại hậu phương của ta và gây bạo loạn khi có điều kiện đã bị bộc lộ. Một số phần tử cách mạng theo đế quốc Pháp trước đây lại tỏ ra nghe ngóng trông chờ gián điệp biệt kích Mỹ đến móc nối. Có nơi chúng đã hoạt động tuyên truyền chống phá chính sách hợp tác xã, chính sách sản xuất, ba thu và chính sách nghĩa vụ quân sự của ta, có nơi chúng dùng thủ đoạn lợi dụng tình cảm dân tộc ăn uống, vay mượn mua chuộc cán bộ xã, thậm chí đe dọa đảng viên, cán bộ cơ sở như ở Bản Phùng, Sa Pả (Sa Pa), Cửa Cải, Màn Thân, Si Ma Cai (Bắc Hà). Cuối năm 1965 đầu năm 1966, ở Hoàng Thu Phố (Bắc Hà), Tả Phin (Sa Pa), Ý Tý (Bát Xát) bọn phản động đã liên hệ với nhau để chống phá. Tại Sa Pa 4 tên phỉ lẩn trốn và 2 tên trốn tập trung cải tạo ở Pa Cheo Phin, Bát Xát, ngoan cố không chịu về làng bản làm ăn sinh sống cũng ngấm ngầm khống chế cơ sở.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 07 Tháng Ba, 2023, 12:13:57 pm
Để làm thất bại âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ và chủ động phòng ngừa địch gây bạo loạn, tỉnh Lào Cai đã tập trung đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh củng cố vùng xung yếu. Trong 10 xã, 8 thôn trọng điểm chống âm mưu gây bạo loạn của bọn phản động, tỉnh đã chỉ đạo các huyện tăng cường cán bộ xuống cơ sở bám nắm địa bàn, phát động tư tưởng đồng bào các dân tộc, nâng cao giác ngộ chính trị, vạch rõ âm mưu thủ đoạn của địch; xây dựng lòng căm thù đế quốc, bồi dưỡng niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước; vận động đoàn kết các dân tộc, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ trật tự trị an, củng cố hợp tác xã nông nghiệp phát triển sản xuất cải thiện đời sông nhân dân; coi trọng xây dựng chi bộ đạt chỉ tiêu 4 tốt, chính quyền đạt tiêu chuẩn giỏi toàn diện. Gắn với việc củng cố tổ chức, tỉnh đã tiến hành điều tra cơ bản chính trị xã hội, phân loại đối tượng, trấn áp kịp thời, chính xác những tên phản động ở Hoàng Thu Phố (Bắc Hà), Tả Phin, Bản Phùng (Sa Pa), Tả Thàng (Mường Khương), Cống Hồ, Phong Hải (Bảo Thắng). Đặc biệt khi thực hiện chỉ thị 115/CT-TW ngày 6 tháng 12 năm 1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về vấn đề cai tạo tại chỗ các đối tượng chính trị, tỉnh đã thanh lọc công bố 128 đối tượng trước quần chúng, trong đó có 11 đối tượng ở các địa bàn trọng điểm chống âm mưu gây bạo loạn. Từ năm 1965 đến 1969 ta đã thanh toán được 9 tên phỉ lẩn trốn (diệt 1, bắt 3, gọi hàng 4, bức hàng 1) và tiếp tục bắt 39 đối tượng nguy hiểm tới an ninh xã hội, giải quyết tồn tại của công tác tập trung cải tạo. Mặt khác ta đã lập các phiên tòa công khai xét xử một số vụ án chính trị, nghiêm trọng với âm mưu tập hợp lực lượng gây bạo loạn.


Đầu năm 1968 Tỉnh ủy tiếp tục ra chỉ thị số 132/CT-TƯ về vận động củng cố vùng cao. Chỉ thị này được thực hiện đến năm 1970. Các xã trọng điểm chống âm mưu gây bạo loạn của địch từng bước được củng cố. Một số xã được tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng vững mạnh về chính trị và trật tự an ninh như Tả Phin (Sa Pa), Lao Táo (Mường Khương), Sàng Ma Sáo (Bát Xát)1 (Báo cáo 112/BC-TU ngày 5 tháng 5 năm 1969 của Tỉnh ủy Lào Cai). Số còn lại là xã Sa Pả, San Xả Hồ (Sa Pa), Pa Cheo Phin, Trung Lèng Hồ (Bát Xát), Pha Long (Mường Khương), Si Ma Cai (Bắc Hà) do các huyện trực tiếp đưa cán bộ xuống giúp cơ sở.


Bằng nhiều các biện pháp tích cực gắn với thực hiện các chính sách kinh tế xã hội vùng cao, ta đã đưa phong trào bảo vệ chính trị, trật tự an ninh phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Cơ sở xã hội của bọn phản cách mạng đã bị triệt phá. Những tên phỉ ngoan cố lẩn trốn trên núi Hoàng Liên Sơn ở khu vực đèo Sa Pa đã bị ta vây bắt, trong đó có tên Thào A Đỏa chạy trốn bị bắt vào tháng 5 năm 1970 tại xã Thanh Phú huyện Sa Pa. Đó cũng là tên phỉ cuối cùng bị bắt sau 20 năm tỉnh Lào Cai anh dũng chiến đấu, kiên trì thuyết phục để giải quyết nạn thổ phỉ và hậu quả của vấn đề phỉ do đế quốc gây ra.


Việc thanh toán tàn phỉ là một bộ phận công tác lớn của Lào Cai trong những năm 1955-1970. Sự quan tâm đặc biệt là loại trừ khả năng gây phỉ, gây bạo loạn nầm trong âm mưu của đế quốc và bọn phản động, vì vậy các nhiệm vụ chmh trị thời gian đó được xác định gán với việc tiễu phỉ là: củng cố cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tập thể tổ chức xã hội chủ nghĩa (tổ đổi công, hợp tác xã); phát triển sản xuất, đẩy mạnh lưu thông phân phối, giáo dục văn hóa, tư tưởng cải thiện đời sống, xây dựng quan hệ sản xuất mới, cải tạo xã hội tiến bộ mọi mặt, gây lòng tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa trong nhân dân; mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, củng cố lực lượng vũ trang địa phương, củng cố mạng công an, dân quân du kích xã làm nòng cốt cho cơ sơ; khắc phục sơ hở, nắm vững vùng xung yếu, vùng xa xôi hẻo lánh nơi địch có thể lợi dụng gây bạo loạn; kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, phá hoại hiện hành.


Phải nói rằng, những năm tháng ấy đã tạo ra sự chuyển biến lớn về xây dựng cơ sở cách mạng, loại trừ cơ sở phản động, làm cho kẻ địch không còn đất đứng để nổi phỉ, gây bạo loạn. Nhưng hậu quả của vấn đề phỉ còn âm ỷ dai dẳng trong tư tưởng quần chúng nơi có phỉ. Đây là một hiện tượng hết sức phức tạp. Ngay trong những năm trước, lần nào ta cũng tổ chức vận động quần chúng, giải thích tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, phát động quần chúng tiễu phỉ, thế mà đến khi phỉ nổi loạn đánh phá chính quyền cách mạng, cướp của cải thì quần chúng lại đi theo phỉ. Tất nhiên, có thể giải thích được rằng những bọn trùm phỉ có ảnh hưởng lớn trong nhân dân, chúng lại lợi dụng vào trình độ nhận thức thấp kém, vào những tập tục lạc hậu như lệ "ăn ước", lệ "mỗi nhà góp một chiến binh khi có biến"; lợi dụng những sai lầm của ta trong thực hiện các chính sách để phản tuyên truyền cùng với những biện pháp đe dọa mê hoặc quần chúng các dân tộc vùng cao để huy động lực lượng cầm súng. Nhưng cũng cần nhận thức rõ về việc chúng rất dày công tuyên truyền tiêm nhiễm tư tưởng phản động vào quần chúng. Do đó, nhìn bề ngoài, cuộc chiến đấu tiễu phỉ có hình thức như một cuộc chiến hoàn toàn bạo lực vũ trang, nhưng thực chất đó là một cuộc chiến vũ trang kết hợp với chính trị, trong đó chính trị là chủ yếu để giành dân đánh địch và đánh địch để giành dân. Vì vậy, quá trình tiễu phỉ bao giờ cũng đặt trọng tâm vào công tác chính trị tư tưởng; và khi đã cơ bản giải quyêt nạn thổ phỉ thì vấn đề tư tưởng, hậu quả của nó không thể một sớm một chiều xóa đi những hoài nghi độc hại, mà phải qua những thời gian dài giáo dục tuyên truyền kết hợp đồng thời với các biện pháp kinh tế và văn hóa xã hội, nâng cao mặt bằng dân trí, cải tạo con người trong xã hội mới.


Thực tế sau năm 1955 ta đã tổ chức nhiều cuộc vận động lớn như học tập chính sách khu tự trị, chính sách hợp tác hóa hoàn thành cải cách dân chủ... tránh đề cập đến vấn đề phỉ trong giáo dục tuyên truyền nhưng tư tưởng quần chúng vẫn bộc lộ hoài nghi: không biết Đảng, Chính phủ có tin cậy vùng dân tộc có nhiều người đi phỉ không? Liệu có bị phân biệt đối xử không? Nhất là khi thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ, ta tăng cường cải tạo cơ sở xã hội của phỉ, tiến hành cải tạo những phần tử có nguy hại đến an ninh quốc gia, rà soát những người không đủ tiêu chuẩn chính trị đưa ra khỏi Đảng và việc thực hiện Chỉ thị 192 làm trong sạch nội bộ Đảng. Có nơi diện đảng viên phải xử lý tỷ lệ cao, trong đó có nhiều đảng viên phải đưa ra khỏi Đảng. Một số cán bộ cấp huyện củng phải xử lý.


Nghiên cứu quá trình tiễu phỉ ở Lào Cai, xét về nguồn gốc của thổ phỉ để giải quyết vấn đề phỉ, sau khi phỉ đã mất chỗ dựa là đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ, còn lại tàn dư xã hội cũ, vấn đề dân tộc, vấn đề dân sinh là những việc phải giải quyết sâu sắc cho đến lúc tên phỉ cuối cùng ra đầu thú và đến tận sau này khi mà trình độ nhận thức, trình độ sản xuất, đời sống mọi mặt của đồng bào vùng cao, biên giới còn lạc hậu, thấp kém thì công tác tư tưởng để chống địch lợi dụng phá hoại vẫn còn là một công tác thường xuyên phải chú trọng.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 07 Tháng Ba, 2023, 12:15:31 pm
PHẦN BA
NHỮNG BÀI HỌC TRONG CÔNG TÁC TIỄU PHỈ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI


BÀI HỌC THỨ NHẤT
Nhận rõ âm mưu thủ đoạn gây phỉ của đế quốc và tính chất của thổ phỉ trong công tác tiễu phỉ giải phóng địa phương


Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ở Lào Cai công tác tiễu phỉ đã chiếm gần hai phần ba số thời gian. Nếu tính từ ngày 20 tháng 9 nam 1950, ngày giải phóng Bắc Hà đến khi bắt tay vào cuộc chiến đấu tiễu phỉ ngày 5 tháng 11 năm 19501 (Ngày mở chiến dịch tiễu phỉ Pha Long - Mường Khương và ngày 11 tháng 11 năm 1950 ta giải phóng Mường Khương đồng thời cũng là ngày phỉ chiếm lại huyện lỵ Bắc Hà) thời gian mới chỉ hơn một tháng. Đây là cuộc chiến đấu với một đối tượng tác chiến mới mà trước đây chưa hề có tiền lệ. Do đó việc nhận thức âm mưu thủ đoạn thâm độc của đế quốc Pháp gây dựng bọn thổ phỉ để chống lại ta là một việc rất khó khăn cần phải có thời gian và thực tế; đặc biệt là ở cơ sở và những lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tiễu phỉ thì khi nhận thức được đầy đủ âm mưu thủ đoạn của địch để tìm ra được biện pháp đối phó đã phải trả giá bằng xương, bằng máu của nhiều đồng chí đồng đội, cán bộ và nhân dân.


Về đội ngũ lãnh đạo của tỉnh và chỉ huy lực lượng vũ trang của Lào Cai, phần nhiều am hiểu tình hình địa bàn từ năm 1946 (khi vận động lực lượng vũ trang thổ ty đánh Quốc dân đảng, tranh thủ tầng lớp trên xây dựng chính quyền nhân dân và sự phản bội của chúng), sau đó lại trải qua những năm tháng hoạt động hậu địch đầy gian khổ hy sinh, vì vậy ngay trong chỉ thị phối hợp công tác của địa phương cuối đợt 2 chiến dịch Lê Hổng Phong, ngày 30 tháng 10 năm 1950, Tỉnh ủy đã nhận định: "Căn cứ vào hoạt động nghi binh của địch và việc ta chiếm Bản Lầu, Chợ Chậu, Bản Phiệt tương đối dễ dàng, có thể địch đã rút chủ lực về xuôi, như vậy lực lượng ta còn phải đối phó ở Lào Cai là tàn quân Tưởng, thổ phỉ và bọn ngụy quân Nùng, Thái do một số cán bộ Pháp chỉ huy... ở hướng Lào Cai, âm mưu của chúng là sẽ sử dụng lực lượng võ trang phản động địa phương cùng bọn thổ phỉ cố thủ thị xã và quấy rối biên giới để kiềm chế chủ lực của ta, ngăn sự liên lạc giữa ta với Trung Hoa". Đồng thời tỉnh đề ra một loạt các chủ trương đối phó ở các vùng địch kiểm soát, công tác củng cố miền mới được giải phóng. Đáng chú ý, phần củng cố miền mới giải phóng và vấn đề tiếp thu các vùng được giải phóng, Tỉnh ủy đã nêu rõ: đập tan bộ máy ngụy quyền không có nghĩa chỉ diệt trừ hay trừng trị phản động mà phải quét sạch ảnh hướng bộ máy cai trị của địch trong nhân dân, vạch rõ chính sách bóc lột đàn áp của ngụy quyền tay sai, tạo cho nhân dân có ý thức so sánh chế độ thực dân với chế độ dân chủ của ta. Việc thành lập chính quyền, việc đưa các thổ ty đã làm việc với Pháp tham gia ủy ban phải được tỉnh đồng ý... Ở những vùng mới được giải phóng nhân dân nói chung còn hoang mang sợ sệt, phải tích cực dùng chính sách chiêu an, đối với những kẻ a dua theo địch trước đây, phải khoan hồng khuyên giải, tránh bắt bớ bừa bãi. Việc trừng trị bọn phản động phải báo cáo với tỉnh để đề nghị Khu quyết định... Tỉnh cũng chỉ ra rằng các đồng chí cán bộ Bắc Hà đưa Hoàng La Ú ra làm chủ tịch Si Ma Cai là một việc làm hấp tấp trái với chủ trương của Tỉnh ủy.


Trong chỉ thị ngày 14 tháng 11 năm 1950 gửi ban cán sự Mường Khương, Tỉnh ủy tiếp tục nhận định: chủ trương của Pháp là dùng lực lượng Châu Quang Lồ liên kết với thổ phỉ Giàng Cổ Hòa, Hản Sào Chúng dưới sự điều khiển của đặc vụ và cán bộ của Pháp để cố thủ Mường Khương, Pha Long, chiếm lại Hoàng Su Phì, Bắc Hà là những nơi ảnh hưởng của Pháp và thổ ty phản động còn tương đối mạnh trong nhân dân, ở đó ta chưa có phong trào quần chúng; làm căn cứ kéo dài cuộc chống đỡ hòng phá hoại công cuộc kiến thiết của ta, tạo điều kiện cho quân chủ lực Pháp tái chiếm Lào Cai... Vì nhân dân địa phương do địch nắm, nên địch có thể triệt để lợi dụng điều kiện địa dư và nhân lực ở đó để mở một cuộc chiến tranh du kích chống ta.


Cho nên nhiệm vụ ở Mường Khương Pha Long lúc này là vấn đề đấu tranh chính trị. Chúng ta phải nhận rõ âm mưu của đế quốc Pháp và kẻ thù trực tiếp là đặc vụ và thổ phỉ, Châu Quang Lồ chỉ là một cá nhân trong đó, còn nhân dân địa phương là nạn nhân.


Chỉ thị ngày 30 tháng 11 năm 1950 gửi ban cán sự Bắc Hà sau khi đồng chí Trần Phượng, Tỉnh ủy viên, Chính trị viên tỉnh đội đi kiểm tra tình hình thổ phỉ chiếm Bắc Hà, Tỉnh ủy chỉ rõ: những hoạt động của bọn thổ phỉ ở Hoàng Su Phì, Mường Khương, Pha Long đều do đặc vụ điều khiển theo kế hoạch của Pháp để lại nên có tính chất đấu tranh chính trị như nêu khẩu hiệu "Mèo, Mán, Nùng đoàn kết chống Việt Minh".


Những nhận thức ngay từ đầu đó cơ bản đã khẳng định sự sáng suốt của lãnh đạo tỉnh. Trong điều kiện chiến tranh liên miên, cơ sở cách mạng còn nhiều non kém, nhưng chúng ta đã chủ động đi trước một bước, đánh giá về địch và có những chủ trương đúng, chỉ đạo các huyện thực hiện nhiệm vụ cách mạng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng đồng bào các dân tộc Lào Cai khỏi ách thống trị của đế quốc, phong kiến. Nó thể hiện tinh thần dũng cảm, khí phách kiên cường, mẫu mực với bản lĩnh chính trị vững vàng của bộ máy lãnh đạo chiến tranh trong suốt quá trình chống Pháp - tiễu phỉ ở Lào Cai. Những nhận thức ban đầu, tuy chưa toàn diện nhưng cũng làm được rõ nội dung thổ phỉ là nằm trong âm mưu của đế quốc Pháp, là bọn ngụy quân cài lại và lực lượng võ trang thổ ty cát cứ do đặc vụ Pháp chỉ huy; bản chất giai cấp của thổ phỉ là sự câu kết giữa đế quốc - phong kiến phản động. Báo cáo tổng kết tiễu phỉ miền đông từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 11 năm 1951 viết: "Phỉ là tụi trùm phản động phong kiến cát cứ, tàn quân Pháp và được sự phối hợp của các lực lượng phản động Trung Quốc...


Nguyên nhân có phỉ là do âm mưu của Pháp, do chế độ phong kiến cát cứ có võ trang ở địa phương và do hoàn cảnh biên giới thuận tiện cho phỉ". Đánh giá này làm căn cứ để xác định phương châm hoạt động của chiến dịch tiễu phỉ thu hồi Pha Long - Mường Khương: "Chính trị là chủ yếu, quân sự làm áp lực". Đầu tháng 12 năm 1950, khi có phương châm tiễu phỉ của Trung ương thì những điểm đó cơ bản phù hợp với chủ trương của trên. Nhưng thời gian này Lào Cai cũng chưa thấy hết sự thâm độc của âm mưu địch lợi dụng vấn đề dân tộc, vấn đề quần chúng trong việc gây phỉ của bọn gián điệp, đặc vụ GCMA. Sự thực chúng đã sử dụng bọn thổ ty chức dịch, ngụy quân, ngụy quyền phản động người địa phương, đưa ra các chiêu bài phản động; thổi phồng những sai lầm khuyết điểm của một số cán bộ, bộ đội ta để kích động, hằn thủ dân tộc.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 07 Tháng Ba, 2023, 12:16:12 pm
Trong tài liệu "Cục diện địa phương về hành động tại các vùng miền núi", số 212S2 ngày 27 tháng 2 năm 1952 của GCMA (Com-măng-đô hỗn hợp nhảy dù) có đoạn viết: "Cuộc chiến đấu của ta, hơn bất kỳ cuộc chiến đấu nào khác, phái gắn chặt toàn bộ vào địa phương. Các thổ dân là bộ phận chủ yếu. Không có họ thì không có vấn đề thâm nhập vào một vùng thực sự nắm nhân dân". Triệt để lôi kéo quần chúng tổ chức các cụm phỉ. Dựa vào quan hệ dòng họ còn đậm nét trong dân tộc, chúng mua chuộc các trưởng họ để gây dựng cơ sở chính trị phản động, hình thành hệ thống chỉ huy phỉ ở từng địa phương như bốn họ: Chấu, Sùng, Lò, Chang (Pha Long); hai họ: Nùng, Sề (Bát Xát); ba họ: Châu, Giàng, Vàng (Sa Pa)... tổ chức những tốp phỉ của chúng theo dòng họ nên có sự gắn bó mang tính chất gia đình, thân tộc. Lợi dụng tàn dư công xã nông thôn với tục "ăn ước", Châu Quang Lồ đã tập hợp tất cả các chức dịch, người đứng đầu dòng họ cùng "ăn ước" tự bảo vệ địa phương không theo Việt Minh...". Ai không tuân thủ sẽ bị "bắn tại chỗ" và tục lệ "mỗi nhà góp một chiến binh khi có biến" hoặc "nhận ruộng làng thì phải đi lính". Với những thủ đoạn xảo quyệt ấy, chỉ trong thời gian ngắn chúng đã huy động được hàng nghìn trai tráng cầm súng theo phỉ. Ba thủ đoạn kích động tư tưởng; xây dựng cơ sở chính trị phản động; tổ chức hệ thống chỉ huy theo quan hệ dòng họ, dân tộc và chế độ binh dịch cổ truyền trên và những biện pháp căn bản để hình thành ra lực lượng võ trang của phỉ, làm cho thổ phỉ mang tính chất kích động dân tộc thiểu số và tính chất lợi dụng lôi kéo quần chúng.


Sau một thời gian thấy hoạt động của thổ phỉ có tác dụng, đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ đã nâng vấn đề phỉ thành nội dung trong chiến lược "dùng người Việt trị người Việt", đồng thời tăng cường chi phí ngân sách, cung cấp phương tiện chiến tranh, chi viện không quân tạo mọi điều kiện cho phỉ điên cuồng đánh phá cách mạng. Việc thực dân Pháp dùng thủ đoạn lôi kéo đông đảo quần chúng các dân tộc tham gia phỉ là một hành động nham hiểm, gây cho ta nhiều khó khăn trong giải quyết vấn đề phỉ. Từ năm 1952 trở đi, qua thực tế ta càng hiểu rõ âm mưu của đế quốc và tính chất của thổ phỉ, đồng thời xác định cuộc chiến đấu tiễu phỉ là một cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt lâu dài, đ tiêu phi để đập tan mưu toan phục hồi chế độ thuộc địa nửa phong kiến của đế quốc và bọn phong kiến cát cứ; là một cuộc đấu tranh mà tính nhân văn được thể hiện một cách cụ thể nhất trên chiến trường.


Thật vậy, công tác tiễu phỉ ở Lào Cai không chỉ là cuộc chiến đấu đập tan lực lượng vũ trang phản cách mạng mà điều chủ yếu là cuộc vận động cách mạng trong nhân dân các dân tộc nhằm vạch mặt kẻ thù xâm lược và bọn cầm đầu phỉ phản động; tuyên truyền giáo dục làm cho quần chúng thấy cuộc đấu tranh của ta là chính nghĩa, là vì dân để nhân dân đoàn kết đứng lên cùng bộ đội, cán bộ tiễu phỉ trừ gian ác giải phóng cho họ.


Âm mưu của đế quốc Pháp, Mỹ rất nham hiểm và thường xuyên được bổ sung, cho nên muốn nắm chắc âm mưu địch phải nghiên cứu kỹ những biểu hiện diễn biến của nó. Việc gây phỉ lúc đầu chỉ nhằm mục đích kiềm chế lực lượng của ta để quân đội Pháp rút lui an toàn, nhưng đến giữa năm 1951 đã trở thành một biện pháp chiến lược, có đội biệt kích nhảy dù GCMA chuyên trách gây phỉ phục vụ cho ý đồ "Dùng người Việt trị người Việt". Năm 1952 lại có sự tham gia của Mỹ, sử dụng đặc vụ Tưởng phối hợp với GCMA Pháp để gây phỉ trên dọc biên giới Việt - Trung hòng biến nơi đây thành căn cứ phản động phá hoại hòa bình ở châu Á - Thái Bình Dương. Năm 1953 mục tiêu gây phỉ nhằm phá hoại hậu phương, ngăn chặn ta chi viện sức người của cho tiền tuyến. Thủ đoạn của chúng thời gian này có thay đổi: dùng đặc vụ lôi kéo thanh niên miền tây vào vùng địch huấn luyện trước và sử dụng bọn đặc vụ GCMA trực tiếp gây phỉ. Khác với bên miền đông trước đây, chúng không thông qua bọn thổ ty, thổ hào để gây phỉ; công tác chuẩn bị rất bí mật, chỉ khi chủ lực phỉ đánh đến đâu thì phản động địa phương mới nổi loạn tới đó. Cách làm đó của địch đã gây cho ta bất ngờ, phán đoán sai hành động của chúng. Khi chúng tiến công ra Phong Thổ, ta vẫn cho rằng hướng chính của địch là đường 41, chưa nhận định ngay âm mưu của địch là bao vây đánh vào các thị xã - thị trấn, triệt phá kho tàng, đường giao thông, nên bước đầu đối phó gặp một số khó khăn, làm hạn chế kết quả tiêu diệt địch và bị thiệt hại nặng ở thị xã Lào Cai.


Năm 1954-1955 âm mưu gây phỉ của địch không chỉ để cứu vãn tình thế thua đau ở Điện Biên Phủ mà còn có ý đồ chuẩn bị cho kế hoạch hậu chiến, phân công có cụm phỉ hoạt động, có cụm phỉ nằm lì phá hoại lâu dài, còn bọn chỉ huy lẩn trốn chờ thời cơ Pháp - Mỹ quay trở lại.


Kẻ thù của nhân dân Lào Cai trong cuộc chiến đấu tiễu phỉ là đế quốc nhưng trực tiếp lại là bọn đặc vụ (kể cả đặc vụ Pháp và đặc vụ Tưởng Giới Thạch) với bọn trùm phản động bán nước và bọn thổ ty địa chủ miền núi phục thù giai cấp; với nhiều thủ đoạn nham hiểm, thâm độc luôn luôn ở những động thái khác nhau. Do đó, việc đánh giá đúng âm mưu của địch, tìm ra chỗ mạnh chỗ yếu của phỉ, làm cơ sở xác định đúng nhiệm vụ chính trị của địa phương, đề ra phương châm biện pháp sắc bén giải quyết vấn đề phỉ; đồng thời chuyển hóa nó thành quyết tâm của lãnh đạo, quyết tâm của lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc là một yếu tố quyết định thắng lợi của công tác tiễu phỉ ở Lào Cai. Nó phải được xem xét trên lập trường cách mạng, bằng phương pháp khoa học, tư duy tổng hợp trong không gian, thời gian cụ thể; theo quan điểm vận động phát triển, luôn chú ý đến yếu tố khách quan và chủ quan trong chỉ đạo; kết hợp nắm vững tính chất của vấn đề phỉ, phân tách cô lập kẻ thù, phát động quần chúng tiễu phỉ với nhiệm vụ xây dựng cơ sở chính trị cách mạng để đánh bại âm mưu đế quốc, tiễu trừ thổ phỉ, mang lại cuộc sống hòa bình cho nhân dân.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 14 Tháng Ba, 2023, 07:07:48 am
BÀI HỌC THỨ HAI
Nắm vững phương châm "quân sự chính trị song  song, chính trị là căn bản, quân sự là áp lực", triệt để vận dụng vào lãnh đạo địa phương tiễu phỉ giành thắng lợi


Do nắm được âm mưu thủ đoạn của địch và tính chất của thổ phỉ cho nên ngay tử cuối tháng 10 Đảng bộ Lào Cai đã xác định phương châm tiễu phỉ là: ”chính trị là chủ yếu, quân sự là áp lực", tức chính trị nặng hơn quân sự. Binh lực của ta mang đi tiễu phỉ có tác dụng uy hiếp địch làm cho địch thấy không thể chống cự nổi, bức chúng phải quy hàng. Trong trường hợp địch quyết tâm chống lại thì phải tập trung bộ đội để giải quyết, song đã đánh là phải thắng để làm đà cho công tác vận động chính trị.


Dùng quân sự không có nghĩa là quân sự chỉ đến đóng quân hoặc có bộ đội chỉ làm nhiệm vụ quân sự thuần túy mà phải quan niệm là không kể cán bộ dân vận, bộ đội hay nhân viên chính quyền đều phải coi công tác chính trị là trọng yếu và phải tùy theo khả năng của ngành mình mà hướng vào nhiệm vụ chính theo chủ trương đề ra. Đến tháng 12 năm 1950 Trung ương Đảng ta đã chỉ đạo phương châm tiễu phỉ chính thức là "quân sự chính trị song song, chính trị là căn bản, quân sự là áp lực", vì thổ phỉ là một lực lượng vũ trang phản động được đế quốc Pháp - Mỹ cung cấp vật chất và phương tiện chiến tranh hiện đại, muốn thắng chúng phải dứt khoát dùng lực lượng quân sự mạnh với ưu thế áp đảo. Nhưng thổ phỉ có tính chất kích động gây hận thù trong các dân tộc thiểu số, tính lợi dụng quần chúng; để thắng chúng, ta không thể chỉ dùng lực lượng quân sự đơn thuần. Ngược lại, cái chính là phải giáo dục quần chúng nhận rõ kẻ thù, phát động quần chúng đứng lên ủng hộ cán bộ, bộ đội tiễu phỉ thì mới mong giành thắng lợi. Điều đó cho ta thấy quần chúng chỉ là nạn nhân. Suốt những năm địch chiếm đóng, nhân dân các dân tộc Lào Cai (trừ một số vùng căn cứ cách mạng) hầu như bị địch bưng bít đầu độc về tư tưởng, không hiểu biết về cách mạng; đến ngày gây phỉ lại bị bọn ngụy quyền, trùm sỏ phỉ lừa phỉnh, hù dọa tuyên truyền, bịa đặt nói xấu Chính phủ và cán bộ Việt Minh, làm nhân dân mờ đi tính chất đấu tranh giai cấp, cam chịu cuộc đời nô lệ. Do vậy việc khơi dậy cho quần chúng tự giác đứng lên giải phóng mình là một việc làm công phu có tính chủ đạo trong công tác tiễu phỉ.


Qua thực tiến tiễu phỉ ở Lào Cai, lực lượng quân sự vừa là lực lượng làm áp lực, tiêu diệt làm tan rã các mục tiêu tập trung của phỉ; đồng thời là lực lượng chủ yếu làm công tác vận động chính trị phát động quần chúng tiễu phỉ. Khi nào và nơi nào coi nhẹ lực lượng quân sự thì lúc đó, ở đó bị thất bại, gây tổn thất lớn cho địa phương. Nhưng hiểu như thế nào đối với lực lượng quân sự để thực hiện đúng phương châm tiễu phỉ của Đảng? Ta cũng tránh sự nhầm lẫn rằng lực lượng quân sự làm tất cả, tuyệt đối hóa, trở thành lực lượng bao biện làm thay cho các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của địa phương, mà ở đây chỉ giới hạn phạm vi là lực lượng chủ yếu trong điều kiện thổ phỉ còn khả năng tác chiến quân sự, cơ sở chính trị của ta non kém, quần chúng còn bị ảnh hưởng lớn, có mối quan hệ với phỉ... Các cấp, các ngành phải chủ động phối hợp theo chức năng nhiệm vụ, sát cánh với lực lượng quân sự để tiến hành công tác.


Áp lực quân sự tuy không là chủ yếu, nhưng phải được sử dụng ngay từ đầu, vì quy luật nổi phỉ bao giờ lúc đầu chúng cũng tập trung lực lượng gây thanh thế, thậm chí có cả không quân Pháp chi viện, thực hành tiến công một số mục tiêu quan trọng của ta như thị xã, thị trấn, kho tàng, vô hiệu hóa chính quyền nhân dân để lập ra chính quyền phản động rồi đến chiếm cứ một số nơi có giá trị chiến thuật ngăn chặn lực lượng ta tiến công. Do đó lực lượng quân sự của ta trước hết phải đánh tan các mục tiêu tập trung của phỉ, tức là phải đánh vào những nơi trung tâm, đầu não, các kho tàng, lùng sục diệt những tên phỉ đầu sỏ, đánh liên tục, thu vũ khí và phương tiện thông tin liên lạc, làm cho chúng tan rã, không còn khả năng tập trung lực lượng, tạo điều kiện cho công tác vận động chính trị. Tính chất hoạt động quân sự của phỉ là không cố định, thoắt ẩn thoât hiện, ít khi tổ chức trận địa, chủ yếu dựa vào rừng rậm, hang sâu, hẻm núi, có nơi gần làng bản để tiện cung cấp hậu cần và khi bị đánh mạnh nhanh chóng giấu súng giả làm dân. Lực lượng phân tán, do bọn đầu sỏ địa phương chỉ huy, lúc tập trung thường chỉ 30 đến 50 tên. Tư tưởng tác chiến của chúng là hoạt động du kích, với phương châm: tránh mạnh đánh yếu, phục kích trên các đường giao thông, đánh vận chuyển tiếp tế và các bộ phận lẻ, tập kích những nơi ta sơ hở. Phương châm của địch như vậy vì: - Phỉ không thể tập trung lâu, phải bám vào dân lấy nguồn tiếp tế. - Lính phỉ là người địa phương, không chịu rời bỏ địa phương, khi tác chiến không chi viện được cho nhau. - Bọn chỉ huy phỉ muốn phát triển chiến tranh du kích; nhưng tinh thần đề kháng kém, không có khả năng phát triển chiến đấu rộng.


Một số đơn vị bộ đội của ta trong tác chiến ở các chiến dịch tiễu phỉ hầu hết giai đoạn một chưa nắm được tính chất hoạt động và phương châm tác chiến của địch. Quen tiến công có quy mô, bố trí binh hỏa lực mạnh cho nên hiệu quả chiến đấu thấp, mang tính xua địch chạy, không tiêu hao được sinh lực địch, bị phỉ đánh bất ngờ làm thiệt hại nặng như: trận Mao Chóa Sủ ngày 23 tháng 11 năm 1950, tiểu đoàn 930 trung đoàn 148 hy sinh 49 đồng chí. Đến chiến dịch mùa hè năm 1952 tư tưởng đánh lớn của trung đoàn vẫn chưa được khắc phục, một số cán bộ chiến sĩ còn nảy sinh tư tưởng thích đánh Pháp hơn đánh phỉ, muốn giải quyết nhanh vấn đề phỉ. Năm 1953 đại đội 97 tiểu đoàn 183, trung đoàn 246, đại đội 961 bộ đội địa phương tỉnh cũng bị thất bại bởi lối đánh tiến công trận địa ở ki-lô-mét 31-32 đường Lào Cai đi Sa Pa và trận đồi Dù Sín Chải. Đầu năm 1954 tư tưởng đánh lớn vẫn còn ảnh hưởng làm hạn chế nhiều đến thắng lợi tiễu phỉ. Hệ thống các phương thức hoạt động quân sự có hiệu quả trong các chiến dịch phải là phương thức "đánh nhỏ, thọc sâu, diệt gọn", "vừa đánh, vừa điều tra". Đó là phương hướng phù hợp với yêu cầu áp lực quân sự của phương châm chung tiễu phỉ. Nói như vậy không có nghĩa mâu thuẫn giữa chiến dịch lớn với cách đánh nhỏ. Chúng ta thực hiện các trận đánh nhỏ, sử dụng lực lượng, trang bị gọn nhẹ đánh ở khắp nơi, vừa đánh vừa điều tra, lùng sục. Như vậy địch mới tan rã, mang lại hiệu quả chiến đấu cao cho chiến dịch.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 14 Tháng Ba, 2023, 07:08:30 am
Căn cứ vào tình hình phỉ hoạt động phân tán, trước hết về sử dụng binh lực ta không thể sử dụng lực lượng theo quy mô lớn. Một vấn đề thật khách quan là địch vận dụng chiến thuật du kích ở địa bàn rừng núi hiểm trở thì ta phải đối phó bâng chiến thuật du kích. Với mục tiêu địch tập trung khoảng 30 tên đến 50 tên; khi đánh chúng ta chỉ cần 1 tiểu đội đến 1 trung đội. Đánh phỉ chủ yếu dùng chiến thuật tập kích, phục kích; lùng sục điều tra phục vụ hai cách đánh trên.

- Cách đánh tập kích: Mục tiêu của phỉ linh hoạt, không có tính chất đề kháng lại được dân chúng che giấu (vì dân chưa hiểu ta) nên ta phải hết sức bí mật, tổ chức lực lượng nhỏ, trang bị gọn nhẹ, lương thực khô đảm bảo 5 đến 7 ngày luồn rừng truy tìm thổ phỉ ở những nơi nghi vấn. Khi gặp địch, nhanh chóng triển khai tác chiến chia thành các mũi hướng, đánh mạnh vào bên sườn phía sau, có bộ phận đón lõng để diệt gọn quân địch.

- Cách phục kích: Phỉ thưởng ở những điểm cao, đường hẻm, hai bên núi cao mục đích đánh các bộ phận đi lẻ, triệt tiếp tế, giao thông của ta. Để đối phó với chúng, mỗi khi ta hành quân, trú quân đến đâu ta phải nắm chắc địa hình rồi tổ chức phục kích trước khi phỉ phục kích ta. Hoặc tổ chức phục kích chặn đường liên thôn bản, những nơi phỉ hay qua lại, phục kích trước những nơi phỉ thường phục kích chờ chúng đến phục kích ta sẽ tiêu diệt gọn.

- Truy kích lùng sục: Cách đánh này đuổi sau lưng địch mà phải linh hoạt pháp, đoán chặn đầu, khi bị mất mục tiêu phải nhanh chóng tổ chức các mũi nhỏ bao vây, lùng sục điều tra phát hiện địch, nắm chắc địch để tổ chức phục kích, tập kích tiêu diệt địch.    Quán triệt, vận dụng phương châm tiễu phỉ thường xuyên chú ý đến mục đích quân sự làm áp lực phục vụ nhiệm vụ vận động chính trị, chống mọi biểu hiện nóng vội, chủ quan coi thường địch, điều tra đánh giá thiếu chính xác về địch, không phân biệt rõ đâu là địch, đâu là dân dẫn đến hiện tượng bắt bừa, bắt ẩu. Trong tác chiến phải có ý thức chính trị cao, chấp hành đúng các chính sách dân tộc, dân vận, với chính sách phỉ vận, đối xử đúng mức với từng loại phỉ theo chính sách khoan hồng của Đảng làm cơ sở cho công tác chính trị, phát động quần chúng "gọi phỉ ra hàng, gọi dân về làng".


Chính trị là căn bản: Thực hiện phương châm chính trị là căn bản, trước hết mỗi lực lượng làm công tác tiễu phỉ phải nhận rõ âm mưu địch và đường lối phương châm, chính sách của Đảng. Trước khi bước vào tiễu, phỉ, chất lượng quán triệt các quan điểm đường lối chính sách và các biện pháp cụ thể của công tác chính trị là một yêu cầu không thể thiếu, nó quyết định đến thái độ, hành động cách mạng, làm sáng tỏ chính nghĩa, bản chất tốt đẹp của chế độ mới, quân đội kiểu mới, bằng hành động thực tế đập tan những luận điệu xuyên tạc vu cáo của địch, để nhân dân hiểu râng chúng ta đến tiễu phỉ là mang lại, cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho họ.


Thực tế cho thấy thời gian tiến hành công tác chính trị bao giờ cũng dài gấp hai, gấp ba lần thời gian tiến công quân sự, và chính trị là căn bản, nếu không có áp lực quân sự mạnh thì hoạt động chính trị củng không thể thành công. Trường hợp năm 1953, khi chủ lực đánh sâu vào Phong Thổ - Than Uyên, khu phát động quần chúng của ta ở Sa Pa - Bát Xát không có lực lượng quân sự đủ mạnh để tiến công áp đảo phỉ, nên không bảo vệ được khu phát động, ngay sau đó phỉ lại nổi lén hoạt động. Nhưng khi đã có lực lượng quận sự làm cho phỉ tan rã thì công tác vận động chính trị sẽ thu được thắng lợi rực rỡ. Đó là năm 1952 ta sử dụng tới 5 trung đoàn đánh phỉ bằng quân sự mà chỉ tiêu diệt được mấy trăm tên, còn lúc phát động quần chúng tiễu phỉ đã có hàng mấy nghìn tên bị bắt và ra hàng, ta thu hàng nghìn khẩu súng các loại và hàng tấn vũ khí đạn dược, phương tiện chiến tranh. Tiến công phỉ bằng chính trị là căn bản phải được thức hiện xuyên suốt trong quá trình tiễu phỉ, nhưng thơi cơ tập trung cao độ là lúc các mục tiêu tập trung của phỉ đã bị đánh tan, ta tiếp tục lùng sục.


Ba vấn đề cơ bản của chính trị trong tiễu phỉ là phát động quần chúng; chính sách khoan hồng; cải thiện đời sống dân sinh. Những nhiệm vụ đó đan xen lẫn nhau, không tách rời nhau và có tính độc lập tương đối với các bước đi thích hợp cho từng nhiệm vụ. Áp lực trực tiếp trong quá trình vận động chính trị là công tác lùng sục, trấn áp những tên đầu sỏ, tìm diệt những hang ổ phỉ không chịu đầu thú, ngoan cố chống lại cách mạng.


Yêu cầu của công tác chính trị đòi hỏi phải kiên trì nhẫn nại, đứng vững trên lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, khôn khéo linh hoạt nêu cao cảnh giác có quan điểm thực tiễn, giáo dục làm cho quần chúng từ chỗ chưa hiểu ta đến chỗ có cảm tình với ta, ủng hộ ta và tham gia tiểu phỉ. Nếu chưa giác ngộ được nhân dân để nhân dân cùng ta diệt phỉ thì ta không thể diệt hết phỉ được vì bọn trùm phì chính là tầng lớp thổ ty thổ hào, phản động cố cựu ở địa phương, chúng là tay sai của đế quốc, có quyền lợi gắn với quyền lợi của đế quốc. Chúng đã lừa bịp, đàn áp nhân dân từ lâu. Thêm vào đó, mối quan hệ gia đình, chủng tộc rất sâu sắc, nên đầu sỏ phỉ còn ảnh hưởng lớn trong nhân dân, nhân dân còn tin ở chúng, bao che, cung cấp cho phỉ lương thực, thực phẩm và tin tức tình báo, thành kiến với bộ đội, cán bộ, cho ta là kẻ bóc lột cai trị họ.


Ở Seng Sui, Nà Cáng, Tả Pha Chải, Lùng Chin, Cửa Cải, quê hương Hản Sào Lùng, phó tổng chỉ huy phỉ, là khu trình độ nhân dân thấp, dân rất sợ phỉ. Có nơi ta ở với dân đã quen, khi ta đi vắng vài hôm trở về có người trông thấy vẫn chạy, không dám báo tin cho ta. Bọn phỉ ngoan cố, ngày ở rừng đêm về bản ngủ nói chuyện với dân, được dân che chở. Nắm được tình hình đó, ta kiên trì vận dụng phương châm chính trị, tiếp tục phát động quần chúng gần 5 tháng ròng. Nhân dân từng bước đã giác ngộ và có tinh thần diệt phỉ hăng hái. Hầu hết số phỉ đã được dân gọi về hàng, mang theo súng đạn nộp ta, trong đó có 30 tên ngoan cố là đại đội trưởng, trung đội trưởng củng mang vũ khí trung liên, tiểu liên, cối 61, cối 81 ra đầu thú. Hoặc cuối năm 1954, sau 73 ngày phát động thí điểm ở Sa Pa-ta đã đấu tranh thu hàng 294 phỉ, có 6 đầu sỏ phỉ quan trọng, thu 200 súng các loại. Chiến dịch tiễu phỉ năm 1952 và chiến dịch năm 1954-1955 nhờ làm tốt công tác vận động chính trị mà ta đã thu được thắng lợi lớn. Kết quả đó càng khẳng định tính hiệu quả và giá trị của phương châm chính trị là căn bản.


Phương châm quân sự chính trị song song, quân sự là áp lực, chính trị là căn bản thể hiện mối quan hệ biện chứng; mặc dù giữa quân sự và chính trị không ngang bằng nhau nhưng luôn gắn bó, ràng buộc với nhau. Hiệu quả của áp lực quân sự tốt sẽ tạo đà cho vận động chính trị giành thắng lợi và ngược lại. Nếu áp lực quân sự không đủ ưu thế thì công tác vận động chính trị kém hiệu quả (như cuối năm 1953), hoặc coi nhẹ công tác chính trị, thiên về công tác quân sự thì không thể tiêu diệt được hết phỉ, trong tác chiến sẽ bị tổn thất (như trận cuối tháng 11 năm 1950)... Song chính trị bao giờ cũng phải được coi trọng, là vấn đề chủ yếu để giải quyết vấn đề phỉ trong phương châm tiễu phỉ và quá trình công tác tiễu phỉ.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 14 Tháng Ba, 2023, 07:09:28 am
BÀI HỌC THỨ BA
Đoàn kết các dân tộc, phát động quần chúng tiễu phỉ


Gây phỉ là một bộ phận âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong chiến lược "dùng người Việt trị người Việt". Với những thủ đoạn thâm độc, lợi dụng nhận thức của đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới còn thấp kém, đời sống khó khăn, địch chia rẽ các dân tộc, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, lôi kéo thanh niên cầm súng chống lại cách mạng, làm cho thổ phỉ có tính chất kích động dân tộc thiểu số, tính lợi dụng quần chúng, thực hiện "phỉ hóa nhân dân", tạo dựng cơ sở chính trị phản động nhằm phục hồi chế độ thực dân, phong kiến; kìm hãm con đường tiến lên của cách mạng. Do đó việc đoàn kết nhân dân, tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách của Đảng trong đồng bào các dân tộc, phát động quần chúng tiễu phỉ vừa thể hiện quan điểm của Đảng về sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, đồng thời là một tất yếu để đánh bại âm mưu đế quốc và tiễu phỉ thắng lợi.


Thực chất của việc phát động quần chúng tiễu phỉ giải phóng địa phương Lào Cai là giải quyết vấn đề "dân tộc", cách mạng hóa các dân tộc ở vùng cao biên giới đã nhiều năm bị địch mê hoặc, kìm kẹp, nơi cơ sở chính trị của ta còn yếu, làm cho quần chúng tự giác đứng lên giải phóng bản thân và dân tộc mình để xây dựng một xã hội mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Muốn phát động được quần chúng tiễu phỉ, phải có điều kiện: Áp lực quân sự mạnh để đánh tan các cụm phỉ tập trung, tiếp tục lùng sục bọn phỉ lần trốn, đủ sức bảo vệ địa bàn trong quá trình hoạt động. Các lực lượng làm công tác tiễu phỉ (cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, lãnh đạo địa phương và cán bộ dân vận) phải được quán triệt thông suốt đường lối, chính sách dân tộc, dân vận, chính sách khoan hồng; phương châm tiễu phỉ và được huấn luyện về phương pháp vận động quần chúng. Thực tế cho thấy đơn vị nào, lực lượng nào làm công tác tiễu phỉ được học tập đầy đủ, hiểu được nhiệm vụ nội dung, phương pháp vận động quần chúng thì đơn vị đó, lực lượng đó ít mắc sai lầm khuyết điểm, vận động nhân dân có kết quả cao. Vì mục đích của công tác vận động quần chúng là tuyên truyền giáo dục chù trương chính sách, quan điểm đường lối của Đảng làm cho nhân dân hiểu được tính chất chính nghĩa, cách mạng, trong đó quyền lợi của họ; đồng thời vạch mặt kẻ thù làm cho nhân dân nhận thức rõ những điều phi nghĩa, những tội ác của chúng gây ra. Trên cơ sở phát động quần chúng, lãnh đạo quần chúng diệt phỉ, người làm công tác vận động đòi hỏi phải có sự hiểu biết cả về nội dung, phương pháp tuyên truyền, thuyết phục, phong tục tập quán, đặc điểm từng dân tộc để thâm nhập và tổ chức quần chúng đấu tranh.


Từ lâu đế quốc và bọn phản động ở nông thôn vùng dân tộc đã dùng ngón bài chia rẽ các dân tộc, lừa bịp nhân dân biến cuộc đấu tranh của ta chống giai cấp thống trị là đế quốc phong kiến thành cuộc đấu tranh dân tộc, giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số; nên trong các đợt vận động, lúc đầu quần chúng còn hoài nghi ta, sợ ta, vì vậy công tác vận động quần chúng phải có những bước đi thích hợp.


Thường khi cán bộ, bộ đội ta vào làng bản, nhân dân đã bị bọn phỉ đe dọa lùa lên rừng trốn, phải mất một thời gian kiên trì để gặp gỡ thâm nhập, gọi dân về và bằng hành động thực tế "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng lao động) gây cảm tình với quần chúng. Nhưng mối quan hệ đó chưa bền vững vì nó mới dựa trên cơ sở tình cảm, chưa phải dựa trên cơ sở lý trí... nghĩa là quần chúng mến ta chưa phải do giác ngộ cách mạng. Tư tưởng chủ yếu của họ còn sợ ta bắt đi, sợ theo ta, phỉ về sẽ có tội. Nguyên nhân do âm mưu "phỉ hóa nhân dân" của đế quốc. Phần lớn quần chúng có liên quan với phỉ, bị đế quốc Pháp - Mỹ và phỉ thủ luôn tìm mọi cách ly gián giữa bộ đội với dân, đe dọa rằng: "đã theo phỉ đánh bộ đội Chính phủ, bộ đội về sẽ giết", nên việc đầu tiên là chúng ta phải tuyên truyền chính sách khoan hồng của Đảng, để dân hiểu rõ thái độ của ta, rồi mới giáo dục đến âm mưu hoạt động thổ phỉ nhất định thất bại, có chứng minh bằng những sự kiện cụ thể và cuối cùng là chính sách đoàn kết các dân tộc.


Qua hoạt động "ba cùng" để giáo dục, tuyển lựa những quần chúng tích cực; bồi dưỡng họ trở thành "rễ"; làm chỗ dựa cho phong trào quần chúng đươc quần chúng tin cậy. "Rễ" còn là người biết tập hợp quần chúng xung quanh Đảng, Chính phủ và thông qua "rễ" để lãnh đạo quần chúng.


Phương pháp bắt rễ tốt phải từ "ba cùng", thăm nghèo hỏi khó, lấy khó gợi khổ để phát động tư tưởng nhân dân. Người làm công tác vận động phải có quan điểm quần chúng; kiên định lập trường cách mạng tin tưởng quân chúng, dựa hẳn vào quần chúng cơ bản; kiên nhẫn chịu đựng gian khổ, có sự nhìn nhận đúng đắn sâu sắc; không nên vì tích cực bên ngoài mà vội vàng cho là tốt, hoặc thấy người cơ bản chưa phát huy được đã đánh giá là kém. Bồi dưỡng quần chúng cơ bản phải thường xuyên, chân thực; nêu cao cảnh giác chứ không ngờ vực, tránh cảm tình cá nhân, nhận định sai lệch về "rễ" để địch lợi dụng chống lại. Bắt được "rễ" tốt cần mạnh dạn giao nhiệm vụ, hướng dẫn cốt cán hoạt động, thẩm tra "rễ" để có biện pháp giáo dục và phát động cốt cán hoạt động, thẩm tra "rễ" để có biện pháp giáo dục và phát động tư tưởng cả gia đình họ làm cơ sở phát triển rộng diện... Khi đã bắt được "rễ" tương đối tốt và có nhiều "rễ" làm nhân cốt thì tổ chức giáo dục rộng rải chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ bằng cách tổ chức đại hội nhân dân, nêu vấn đề để dân bàn, dân so sánh, tự nhận thức đâu là tốt, xấu.


Tiếp theo là bước tố khổ, vạch mặt kẻ thù, nêu ra con đường đấu tranh cho nhân dân thảo luận... ở các bước làm ấy hết sức tránh lối giáo dục theo kiểu giảng bài, mà phải dùng phương pháp điều tra, khơi gợi, lấy những dẫn chứng cụ thể của địa phương để nhân dân dễ hiểu; người làm công tác vận động phải hết sức kiên trì, mềm dẻo, khéo léo thận trọng và có thái độ ân cần cởi mở với trách nhiệm thực sự vì dân.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 14 Tháng Ba, 2023, 07:10:06 am
Đi đôi với việc dựa vào quần chúng cơ bản, cần tranh thủ đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân các dân tộc, chú trọng tranh thủ tầng lớp trên. Nhân dân vùng có phỉ hầu hết còn ảnh hưởng nặng nề bởi chế độ thổ ty, phong kiến miền núi, tôn sùng thủ lĩnh dân tộc, trưởng các dòng họ. Mặc dù tầng lớp này chỉ chiếm số ít nhưng nhân dân còn sợ quyền uy của họ. Nếu chúng ta chỉ dựa vào tầng lớp nhân dân lao động thành phần cơ bản, không tranh thủ tầng lớp trên thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân tiễu phỉ. Một điều nhất quán cần nắm vững là đoàn kết ở đây không phải vì tầng lớp trên, mà vì phát động quần chúng; làm cho mặt trận chống đế quốc rộng rãi mạnh mẽ, giảm sức phá hoại và phản ứng của địch. Năm 1952, khi làm công tác vận động quần chúng tiểu phỉ chúng ta mới chỉ đề cập đến việc sử dụng người địa phương (những người có uy tín càng tốt) để "gọi dân về làng, gọi phỉ ra hàng", nhưng đến những năm 1954 - 1955 thì việc tranh thủ tầng lớp trên, những người có uy tín trong các dân tộc, dòng họ đã trở thành một sách lược vận động nhân dân tiễu phỉ. Tổng kết kinh nghiệm khu phát động thí điểm Sa Pa, tại thôn Sín Chải có 31 gia đình, trong đó chỉ có 3 gia đình thuộc tầng lớp trên. Một số người trước khi đi gọi chồng con về làng vẫn phải qua các trưởng họ, người giàu, chức dịch cũ để hỏi và bàn bạc; điều đó lý giải vi sao ta phải tranh thủ tầng lớp trên.


Vấn đề ở đây là phát động tư tưởng người tầng lớp trên giàu có thì không phải dùng phương pháp tố khổ vì họ có khổ đâu mà tố; hoặc có thực hiện "ba cùng" cũng chỉ ở mức độ, giữ mối quan hệ ràng buộc họ để phục vụ cho công tác phát động thuận lợi. Cần thận trọng cảnh giác cao, thường xuyên chú trọng giáo dục tư tưởng cách mạng, phân tích âm mưu đế quốc nhất và trách nhiệm của họ trong việc xây dựng địa phương thanh bình no ấm, hướng họ tới hành động thiết thực cùng nhân dân gọi phỉ ra hàng, nộp vũ khí.


Đối với những người là trưởng họ hoặc đứng đầu một dân tộc ở một bản làng nhưng nghèo khó thì tùy theo mức độ để đối xử, thực hành phương pháp vận động phù hợp, mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc, phát động họ cùng quần chúng tham gia tiễu phỉ.


Tranh thủ tầng lớp trên phải gắn chặt với công tác chăm lo bồi dưỡng giáo dục quần chúng cơ bản, tạo lực lượng nhân cốt thúc đẩy phong trào quần chúng phân hóa, vạch mặt kẻ thù; tập trung cô lập, đả kích bọn đầu sỏ phỉ, phát động nhân dân kêu gọi chồng con ra đầu thú, nộp vũ khí, phương tiện thông tin.


Quá trình làm công tác phát động quần chúng cần lưu ý có trọng tâm, trọng điểm; phát động ở những nơi xung yếu, hang ổ của phỉ trước, ví dụ: năm 1952 đến giai đoạn phát động quần chúng ta đã làm thí điểm ở Tả Lùng Thăng, quê hương của tên trùm phỉ Châu Quang Lồ. Sau 55 ngày phát động, tổng số phỉ từ 325 tên, đã ra đầu thú 321 tên, chỉ còn 4 tên lẩn trốn; thu 195 súng các loại, 745 quả mìn, 410 dù. Đặc biệt, khi ta lùng sục tiêu diệt được tên Châu Quang Lồ (28-12-1-1952) thì tình hình phỉ miền đông Lào Cai đã thay đổi hẳn. Công tác phát động rộng diện "gọi phỉ ra hàng" ờ Bắc Hà - Mường Khương thu được thắng lợi đã gây ảnh hưởng lớn đến tư tưởng bọn phỉ ở miền đông, tạo điều kiện cho nhiệm vụ phá âm mưu đế quốc "phỉ hóa nhân dân" ở Lào Cai và phát động quần chúng tiễu phỉ toàn tỉnh giành thắng lợi.


Công tác tổ chức quần chúng có nhiều hình thức, nội dung phong phú: lúc đầu có thể tổ chức hội "dao phát", hội "liên gia" nghĩa là từ 3 đến 5 gia đình ở gần nhau vào một tổ tự bảo vệ sản xuất, đoàn kết tiễu phỉ giúp nhau khâc phục khó khăn về đời sống. Cách làm này năm 1952 ở Mường Khương đã xây dựng thành phong trào khá rộng lớn và nâng lên một hình thức khác là lập các "Ủy ban tiễu phỉ Thanh Bình hội" toàn miền đông; "Tổ đoàn kết tiễu phỉ" ở miền tây năm 1953-1955. Hoạt động của các tổ, hội trước tiên nhằm vào việc tìm chồng con đi phỉ về hàng và nộp vũ khí, hoặc nghi ngờ nơi nào có phỉ cũng phải báo cáo tổ, hội, ủy ban tiễu phỉ để cùng tổ chức đi tìm goi về. Dần dần thành quen nâng hình thức đấu tranh các đại biểu nhân dân đi điều tra (có báo cáo, bao công), động viên kịp thời những ai có thành tích, nắm vững thời cơ đẩy phong trào lên cao.


Thông qua phong trào quần chúng tiễu phỉ, tỉnh nghiên cứu phát hiện các phần tư tích cực, có biện pháp giáo dục bồi dưỡng trung kiên, đại biểu nhân dân, đề cao uy tín những người thực sự là nhân cốt của phong trào được quần chúng tin cậy; kiểm điểm sâu sắc và đưa những người vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng ra khỏi đại biểu nhân dân. Lựa chọn những người có khả năng tổ chức quần chúng, giới thiệu với nhân dân, xây dựng các đoàn thể phụ nữ, thiếu nhi và tổ chức liên phòng đội (dân quân) để canh gác bảo vệ thôn bản, tiến tới thành lập chính quyền cơ sở. Quá trình vận động quần chúng tiễu phỉ ở Lào Cai còn là quá trình gắn nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn giúp nhân dân cải thiện đời sống dân sinh. Mơ ước ngàn đời của nhân dân ta là độc lập tự do và cơm no áo ấm, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc Lào Cai, sinh sống ở vùng núi cao, ruộng rẫy ít, thóc lúa chỉ làm được một vụ, lại bị bọn phong kiến đế quốc bóc lột thậm tệ. Trong những năm chiến tranh ác liệt, hậu quả đói nghèo chưa được khắc phục, lợi dụng tình hình đó đế quốc Pháp - Mỹ đã tung tiền của (chủ yếu bằng những hàng hóa có tính thiết yếu) để mua chuộc dụ dỗ, lừa bịp, cưỡng bức trai tráng theo phỉ phục vụ cho ý đồ xâm lược của chúng. Nhưng chỉ những lúc đầu nổi phỉ thôi, còn sau đó thì không! Vào thời điểm được đế quốc Pháp - Mý cung cấp, bọn gián điệp đặc vụ, trùm phỉ thả sức ra oai, hách dịch trước quần chúng; nhưng khi không có tiếp tế nữa chúng lại quay về cướp bóc nhân dân: ruộng rẫy bị hoang hóa, trâu bò bị phỉ bắt đi, dụng cụ sản xuất không còn. Đời sống nhân dân đã khó khăn lại càng thêm đói kém. Vì vậy công tác vận động quần chung tiễu phỉ phải đồng thời với việc vận động giúp đỡ nhân dân cải thiện đời sống dân sinh để nhân dân tin tưởng vào chế độ mới, tin tưởng cán bộ, bộ đội; mặt khác để dân càng hiểu thủ đoạn nham hiểm của đế quốc, từ đó cùng cán bộ, bộ đội chống âm mưu gây phỉ của đế quốc thêm hiệu quả.


Ngay từ năm 1951, mặc dù nhận thức về tính chất thổ phỉ và thủ đoạn của đế quốc Pháp - Mỹ đối với vấn đề phỉ còn có những hạn chế, có phần coi nhẹ công tác vận động quần chúng tiễu phỉ, nhưng tỉnh Lào Cai đã chú ý đến việc cải thiện đời sống nhân dân như: khôi phục chợ bảo đảm lưu thông hàng hóa, tiếp tế một phần muối cho dân, mềm dẻo trong chính sách tiền tệ, cho lưu hành tiền Đông Dương, bạc trắng cả sau khi hết hạn đổi. Tiếp những năm sau đó chúng ta đã thực hiện tịch thu ruộng đất của bọn thổ ty, địa chủ, phú nông tạm chia cho nhân dân, thu hồi hàng ngàn con trâu, bò, ngựa do phỉ cướp trả lại cho dân, tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất, mạnh dạn sửa sai trong tính thuế, thanh toán nợ lần, bình nghị miễn giảm vì thiệt hại, miễn giảm, chỉnh lý lại mức thuế những nơi có chiến sự và những nơi mắc sai lầm; làm cho nhân dân hiểu chính sách thuế là công bằng, hợp lý. Đặc biệt năm 1953 hai tên Việt gian nguy hiểm là Giáp Rom và Phan Dẻn ở Cam Đường chuyên tuyên truyền phản động chống chính sách thuế, đã bị nhân dân tố cáo và lên án mạnh mẽ. Việc cải thiện đời sống nhân dân trong quá trinh tiễu phỉ ở Lào Cai, mặc dù có những lúc chưa thường xuyên coi trọng, tiến hành chưa được đồng bộ, thậm chí còn có lúc thiếu sót, song càng về sau càng tiến bộ. Đời sống đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện góp phần nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tiễu phỉ, đánh bại âm mưu đế quốc giải phóng địa phương.


Thực tiễn tiễu phỉ cho thấy phát động quần chúng tiễu phỉ là một quá trình chuyển biến tư tưởng tới hành động cách mạng có tổ chức của quần chúng, trong điều kiện đồng bào các dân tộc vùng có phỉ nhận thức còn thấp, tồn tại những kỳ thị, tập tục lạc hậu lại bị địch mê hoặc, đời sống gặp nhiều khó khăn, ngôn ngữ không đồng nhất là một việc làm hết sức phức tạp, phải nhẫn nại chịu đựng gian khổ hy sinh. Và chỉ có làm tốt nhiệm vụ đoàn kết dân tộc, phát động quần chúng coi đây là biện pháp cơ bản mới gianh được thắng lợi triệt để. Nhưng dù công tác đoàn kết dân tộc phát động quần chúng trong tiễu phỉ có đặt thành tích đến đâu chăng nữa cũng chỉ là kết quả bước đầu đột xuất. Xét về toàn cục, công tác vận động quần chúng trong cả quá trình xây dựng và bảo vệ ở Lào Cai thì đây là một nhiệm vụ phải thường xuyên được coi trọng. Kinh nghiệm ấy vận dụng vào thực tiễn ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 14 Tháng Ba, 2023, 07:11:43 am
BÀI HỌC THỨ TƯ
Trừng trị bọn đầu sỏ, giải quyết triệt để tàn phỉ


Đầu sỏ phỉ là đại biểu của chế độ phong kiến miền núi đã bị đánh đổ nhưng ngoan cố không chịu cải tạo. Chúng điên cuồng đánh phá cách mạng dưới sự bảo hộ của đế quốc Pháp - Mỹ hòng khôi phục lại chế độ thuộc địa nửa phong kiến, duy trì chính sách bóc lột tàn bạo đối với đồng bào các dân tộc. Thành phần bọn trùm phỉ gồm các thổ ty, thổ hào từ tỉnh trường chế độ cũ đến tri châu, xã đoàn, tổng đoàn, binh thầu, seo phỉ. Khi ta giải phóng Lào Cai, chúng đã bị mất địa vị thống trị xã hội và quyền lợi của giai cấp bóc lột (hàng trăm tấn địa tô phong kiến trong một năm và mối lợi thầu sòng bạc, buôn bán thuốc phiện, rượu cồn, độc quyền muối gạo với binh lính sẵn có trong tay thả sức đàn áp, cưỡng đoạt...), vì vậy chúng tìm mọi cách câu kết với các thế lực phản động, tiếp tục làm tay sai cho đế quốc Pháp - Mỹ, che giấu mục đích bán nước hại dân dưới khẩu hiệu "Dân tộc tự trị" lôi kéo, cưỡng bức quần chúng cầm súng chống lại cách mạng. Cho nên muốn tiễu phỉ thắng lợi trước hết phải xác định bọn trùm phỉ là đại biểu của giai cấp phản động; là cơ sở chỗ dựa thống nhất quyền lợi với đế quốc, là một nguồn gốc của thổ phỉ ở vùng cao, biên giới; chúng là đối tượng phải trừng trị. Quan điểm của Tỉnh ủy đối với các loại phỉ ngay từ đầu đã thể hiện: "Đối với bảo an, dõng và bọn cưỡng bức làm thổ phỉ, nếu ra hàng thì tước súng rồi giáo dục cho về địa phương làm ăn... Nếu bắt được thì tạm giữ các cấp chỉ huy, còn phỉ bình thường cũng giáo dục, cho về địa phương. Đối với thổ ty, chính sách chung là: tiếp tục kêu gọi mở cho họ một lối thoát có thể quay trở lại với ta; nếu họ một mực chống lại thì phải diệt đến cùng, bắt được cấm giết tại chỗ mà phải đem truy tố trước tòa án quân sự công bố rõ tội trạng để lấy ảnh hưởng chính trị"1 (Chỉ thị của Tình ủy Lào Cai ngày 22 tháng 12 năm 1950 về kế hoạch hoạt động chính trị trong chiến dịch tiễu phỉ Pha Long - Bắc Hà).


Nghiêm trị bọn cầm đầu phỉ, bọn gián điệp đặc vụ ngoan cố gây nhiều tội ác với nhân dân là yêu cầu bức thiết của quần chúng các dân tộc; nó có tác dụng rất lớn làm cho lực lượng thổ phỉ tan rã nhanh chóng và thắng lợi tiễu phỉ càng triệt để. Thực tế tiễu phỉ năm 1952, trong phát động quần chúng ta lùng sục tiêu diệt được Hàn Sào Lùng, Châu Quang Lồ và lập toa án xét xử một số tên khác một cách nghiêm túc, cứt đứt yếu tố cơ sở phản động tại địa phương không còn chỗ để đặc vụ gián điệp GCMA móc nối gây phỉ trở lại; cùng với việc phát động quần chúng giáo dục kỹ lưỡng nên từ năm 1953 đến năm 1955 huyện Mường Khương không có phỉ.


Việc xét xử bọn cầm đầu phỉ thường tiến hành khi giải quyết xong các vụ phỉ để tránh ảnh hưởng đến công tác vận động, kêu gọi những tên khác ra hàng; phải tiến hành công khai chặt chẽ, coi đó thực sự là một đợt sinh hoạt chính trị mang tính giáo dục cao. Sau khi chuẩn bị chu đáo cần tổ chức cho quần chúng tố cáo tội ác của bọn đầu sỏ và kiến nghị hình phạt. Khi xét xử nhất thiết phải có đại biểu dân tộc, dòng họ những tên bị truy tố để tăng thêm tính công khai, thẳng thắn. Điều quan trọng là xử đúng pháp luật, đúng tội. Cần tránh biểu hiện tả khuynh hay hữu khuynh trong vấn đề trừng trị bọn đầu sỏ như: năm 1951 ta đã tha bổng một số tên đầu sỏ phỉ để năm 1952 chúng móc nối với đặc vụ Pháp và đặc vụ Tưởng gây lên vụ phỉ lớn ở miền đông. Năm 1952 việc xử lý đó vẫn còn hữu khuynh, với những tên cầm đầu ra hàng ta lại thả cho chúng tự do về quê như: Lèng Chẩn Sần (chánh tổng), Lùng Tao Dung (2eb)1 (Phiên hiệu của tổ chức tình báo gián điệp Pháp)... Khi quần chúng được phát động tố cáo tội ác bọn này và có yêu cầu trừng trị thì ta lại nương nhẹ, giải quyết bằng cách chỉ bắt chúng bồi thường tài sản đã cướp đoạt của dân. Trong giải quyết vụ này thiếu kiên quyết, chưa công bằng, phương pháp giải quyết còn đánh đồng loạt, chưa phân tích rõ các đối tượng cho nên tính giáo dục không cao.


Đầu năm 1953, Tổng Quân ủy Trung ương chỉ thị: "Trong việc phát động quần chúng cần phải nắm vững phương châm tránh tả khuynh, hữu khuynh, hiện nay cần phải chú ý tả khuynh nhiều hơn". Thực hiện chỉ thị trên, tháng 2 năm 1953 ở Pha Long, Mường Khương ta mở phiên tòa xét xử bọn cầm đầu phỉ, đã tổ chức chặt chẽ, làm có hiệu quả tốt, được quần chúng hoan nghênh.


Đặc biệt, về sách lược tranh thủ tầng lớp trên ở Lào Cai đã có bài học xương máu từ năm 1947, nhưng đến thời kỳ tiễu phỉ vẫn phạm sai lầm nghiêm trọng như việc đưa Hoàng La Ú (một thổ ty lớn ở Si Ma Cai là tên trùm phỉ đã phản bội ta từ trước ra làm chủ tịch ủy ban hành chính Si Ma Cai năm 1951. Quản lý, giáo dục lòng lẻo để sổng 28 tên gồm thổ ty có tội ác và một số mật thám (2eb) năm 1952. Thiếu cảnh giác, không nghiên cứu kỹ lai lịch chính trị nên đã sử dụng, đưa những người đã tham gia phỉ, có tội ác vào nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền, đoàn thể...


Những sai lầm đó là do nhận thức về tính chất giai cấp của thổ phỉ còn non kém, dẫn đến lúc "tả" lúc "hữu" trong giải quyết vấn để phỉ, mà quan trọng hơn cả là trong xử lý những tên trùm phỉ.

Nghiên cứu vấn đề này, một lần nữa chúng ta cần phải khẳng định nguồn gốc của thổ phỉ là do âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong chiến lược "dùng người Việt trị người Việt" và do giai cấp thống trị miền núi đã bị đánh đổ làm tay sai cho đế quốc với ý thức phục thù giai cấp, dân tộc hòng khôi phục chế độ bóc lột... và thổ phỉ có 3 tính chất là tính thù địch giai cấp, tính kích động hận thù trong dân tộc thiểu số, tính lợi dụng lôi kéo quần chúng, trong đó tính chất thù địch giai cấp là bản chất chính trị của thổ phỉ. Vì vậy khi đã phân tách các loại phỉ thì việc trừng trị những tên trùm phỉ là một quyết sách đễ giải quyết vấn đề phỉ. Nói như vậy hoàn toàn không mâu thuẫn với biện pháp phát động quần chúng tiễu phỉ là biện pháp cơ bản để giải quyết vấn để phỉ. Thực chất của công tác phát động quần chúng là để cô lập phỉ, tách những tên đầu sỏ với những người bị cưỡng bức mua chuộc theo phỉ. Trên cơ sở đó trừng trị chính xác bọn phỉ thủ, tránh được tình trạng bắt bừa, bắt ẩu. Đó cũng là một biện pháp giáo dục quần chúng, đề cao trách nhiệm của quần chúng đối với việc giải phóng mình và giải phóng địa phương.


Báo cáo tổng kết chiến dịch mùa hè (tháng 11 năm 1952) nêu: "... Bọn trùm phỉ như Châu Quang Lồ (Mường Khương), Giàng Cổ Hòa (Bắc Hà)... tuy tay chân mới đầu còn từ 10 đến 20, 30 tên nhưng nếu chúng ta không tiêu diệt được chúng thì cũng thành vấn đề trở ngại cho mọi công tác ở cơ sở...". Đúng như vậy, năm 1953 ở Bắc Hà chỉ còn hơn 40 tên tàn phỉ, nhưng khi bắt liên lạc được với GCMA đã phát triển thành vụ phỉ lớn năm 1954 với 2.315 tay súng. Hoặc ở miền tây Lào Cai năm 1953 ta chưa tiêu diệt được những tên đầu sỏ như Vàng A Bâu, Hồ Vạn Lìn, Giàng A Di thì ngay sau khi chủ lực ta tiến sâu vào đánh địch ở Than Uyên, Phong Thổ chúng lại ngang nhiên đánh úp khu phát động rồi tiếp tục huy động lực lượng cầm súng tới 1.018 tên vào năm 1954. Đến khi đình chiến cụm phỉ Sa Pa được lệnh giải tán của tình báo Pháp nhưng những tên trùm phỉ ngoan cố vẫn chống lại ta quyết liệt. Mặc dù công tác phát động quần chúng tiễu phỉ đến giữa năm 1955 đã giành thắng lợi, mà chúng vẫn về phản tuyên truyền chống lại chính sách của Đảng, Chính phủ. Và chỉ đến khi ta diệt được bọn trùm sỏ thì tình hình an ninh ở Sa Pa mới cơ bản được giải quyết.


Do thành phần thổ phỉ không đồng nhất, nên giải quyết vấn đề phỉ không chỉ dừng lại ở trừng trị bọn đầu sỏ, mà cần phân loại các đối tượng một cách cụ thể, chú trọng loại phỉ đã làm chỉ huy, chức địch quan trọng nắm cơ sở chính trị phản động nhưng chưa tới mức độ phải tiêu diệt. Thái độ hợp lý đối với những loại người này là cưỡng bức giáo dục, cải tạo, quản lý chặt chẽ. Đây là những người có quyền lợi giai cấp, quyền lợi cá nhân gắn với đế quốc, có tư tưởng phản động hoặc tiêm nhiễm tư tưởng phản động; nên dù ra hàng hay bị bắt, chúng thường tìm cách liên lạc với bọn đầu sỏ lẩn trốn hoặc gián điệp, đặc vụ. Trong xử lý các loại phỉ, chúng ta dễ mắc sai lầm chủ quan nhất với đối tượng này. Vì lớp người này nặng tư tưởng cơ hội, họ thường xum xoe tỏ vẻ tích cực, chịu cải tạo; trong quản lý, giáo dục họ, nhiều khi ta đã lầm tưởng với vẻ bề ngoài, xao lãng bản chất bên trong, để họ lợi dụng che giấu hành động phá hoại, gây tổn thất lớn cho ta. Tất nhiên cũng có người tích cực thực sự, muốn hối cải thì ta cần phải giúp đỡ họ sớm trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.


Đối với những người bị mê hoặc, bị cưỡng bức đi phỉ, số người này khá đông, đa số là quần chúng nghèo khó bị địch lợi dụng lôi kéo. Chúng ta cần quan tâm giáo dục họ loại trừ ảnh hưởng tư tưởng phản động làm cho họ hiểu rõ âm mưu thủ đoạn của đế quốc và bọn phản động trùm sỏ phỉ, đã lợi dụng phong tục tập quán cổ truyền của các dân tộc; lợi dụng sự kỳ thị dân tộc và những khó khăn về đời sống để cưỡng bức mua chuộc họ. Bằng biện pháp thông qua các đoàn thể quần chúng, các lớp học tập, các phong trào sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa cải tạo họ, giúp họ hiểu đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, nâng cao trách nhiệm cá nhân với gia đình, địa phương, từ đó tổ chức họ tham gia tiễu phỉ và hòa vào cộng đồng đấu tranh loại trừ âm mưu gây phỉ.


Việc cải tạo tư tưởng những người đi phỉ đòi hỏi phải kiên trì với nhiều biện pháp tổng hợp. Thực tế từ sau chiến dịch tiễu phỉ năm 1955 cho đến khi tên phỉ cuối cùng ra đầu thú tháng 5 năm 1970 là cả một thời gian tỉnh Lào Cai tích cực làm công tác cải tạo tư tưởng những người đã đi phỉ cùng với việc cải tạo xã hội và xây dựng con người mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Những kết quả giữ vững tình hình an ninh chính trị trật tự địa bàn; xây dựng tỉnh Lào Cai từng bước ổn định về chính trị, phát triển kinh tế cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp sức người sức của chi viện cho tiền tuyến cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược là bước tiến dài của việc cải tạo xã hội, con người ở một tỉnh miền núi biên giới.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 14 Tháng Ba, 2023, 07:13:14 am
BÀI HỌC THỨ NĂM
Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, triệt tiêu mầm mống gây phỉ là nhiệm vụ thiết thực "chống diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ" của đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch


Gây phỉ là âm mưu của đế quốc câu kết với bọn phản động miền núi trong điều kiện cơ sở chính trị cách mạng còn non kém, công tác quản lý địa bàn chưa đáp ứng tình hình, tổ chức thực hiện chính sách còn mắc nhiều sai lầm khuyết điểm gây ra những bất binh trong nhân dân các dân tộc, để địch lợi dụng kích động chống đối. Trong khi đó, cơ sở xã hội, tàn dư phản động chưa được cải tạo, bọn thổ ty phong kiến còn ý thức phục thù giai cấp dân tộc và có đế quốc móc nối dung túng xây dựng được cơ sỏ chính trị phản động; trình độ giác ngộ của quần chúng còn thấp, mâu thuẫn các dân tộc chưa được giải quyết, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.


Ở Lào Cai, sau ngày giải phóng, trừ một số nơi như Cam Đường, Gia Phú, Xuân Giao, Phong Niên, Bảo Thắng là cơ sở cách mạng khá vững, các nơi khác hoặc đã bị vỡ cơ sở từ trước hoặc mới xây dựng rất non yếu. Quần chúng nhân dân còn ảnh hưởng bọn thổ ty phong kiến nhiều hơn ảnh hưởng tư tưởng cách mạng. Chỉ thị của Ban Chấp hành Đảng bộ Lào Cai ngày 14 tháng 11 năm 1950 gửi ban cán sự Mường Khương và chỉ thị ngày 30 tháng 11 năm 1950 gửi ban sự Bắc Hà nêu: Bắc Hà, Mường Khương, Pha Long là những nơi chịu ảnh hưởng của Pháp và thổ ty phản động tương đối còn mạnh trong nhân dân; ở đó ta chưa có phong trào quần chúng... Địa phương mới được giải phóng, đang ở thời kỳ điều tra và tổ chức. Các tổ chức chính quyền và nhân dân tuy đã được thành lập nhưng mới chỉ có hình thức, chưa có ý thức đấu tranh khả dĩ để đủ bảo đảm trong khi tình thế biến chuyển... Vấn đề cải thiện dân sinh của ta rất kém, trước đây hồi Pháp chiếm đóng, chúng tiếp tế nhiều hàng hóa và đủ muối cho dân. Từ khi Bắc Hà giải phóng, ta chỉ bán cho dân được một ít muối, với giá đắt lại chậm chạp. Trong khi đó dân phải phục vụ nhiều cho chiến dịch, như tiếp tế thóc gạo, cần vụ... Đặc vụ níu lấy những khó khăn kinh tế của ta mà phản tuyên truyền làm cho dân chúng hiểu lầm ta, có ác cảm với ta.


Tình hình cơ sở Đảng bộ Lào Cai đầu năm 1951 số chi bộ cơ sở nông thôn mới chỉ có 5 chi bộ, còn lại là các chi bộ cơ quan1 (Báo cáo của Tỉnh ủy Lào Cai 6 tháng đầu năm 1951), trong khi đó một số người thuộc thành phần kỳ hào trước kia hăng hái chiến đấu chống Pháp được xem xét kết nạp vào Đảng, nhưng đến thời kỳ sau giải phóng do bị sa sút vì khủng bố nên muốn xoay xở kiếm lời2 (Theo Báo cáo tình hình một năm sau chiến thắng Lào Cai tại đại hội Đảng bộ từ ngày 13 đén ngày 18 tháng 4 năm 1951). Công tác giáo dục, truyền đạt mọi chủ trương của Đảng chưa xuống được cơ sở xã. Việc đào tạo cán bộ địa phương tuy đã được tiến hành khẩn trương nhưng kết quả không được bao nhiêu, do trình độ văn hóa kém, không biết chữ. Ở cấp huyện, trừ Bảo Thắng có huyện ủy, còn lại các huyện khác mới có ban cán sự Đảng, cấp xã chưa chủ động đặt ra kế hoạch công tác được. Đa số nhân dân lúc đó chưa biết tới Đảng3 (Theo Báo cáo tình hình một năm sau chiến thắng Lào Cai tại đại hội Đảng bộ từ ngày 13 đén ngày 18 tháng 4 năm 1951).


Về chính quyền củng mới tổ chức chính quyền lâm thời ở cấp xã gồm đủ các thành phần dân tộc mang tính chất mặt trận. Hiệu lực hoạt động kém, chưa đảm nhiệm được các vấn đề quản lý về mặt nhà nước ở địa phương. Thi hành các chính sách thuế, dân công thiếu công bằng hợp lý, tính toán định mức không chính xác, gây ra những sai lầm nghiêm trọng làm quần chúng phản ứng. Do đó địch lợi dụng tuyên truyền chống lại và lôi kéo quần chúng cầm súng theo phỉ.


Nắm được tình hình trên, từ sau đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, tỉnh ủy đã chú trọng nhiều đến công tác xây dựng hệ thống chính trị và củng cố đời sống nhân dân. Đặc biệt là ở cơ sở tỉnh chủ trương tích cực xây dựng củng cố tổ chức Đảng, đào tạo nguồn cán bộ, đảng viên người địa phương, quan tâm hơti đến lai lịch chính trị và mở rộng công tác tuyên truyền đảng lao động trong nhân dân; củng cố chính quyền các cấp, làm cho chính quyền thực sự của nhân dân và phản ánh địa phương cơ sở bằng cách đưa thêm nhiều thành phần các dân tộc vào ủy ban tỉnh, huyện, xã; chú ý tới thành phần bầng nông và trung kiên; chăm lo bồi dưỡng huấn luyện cho các ban chấp hành biết cách làm việc và có ý thức phục vụ nhân dân; củng cố Mặt trận Liên Việt và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi; tổ chức công hội ở các cơ sở vững, thực hiện tạm cấp ruộng đất, giảm tô để rút kinh nghiệm mở rộng ra toàn tỉnh.


Đầu năm 1952 tỉnh Lào Cai triển khai bầu hội đồng nhân dân ở các cấp. Trong khi đó ở miền đông thổ phỉ đã nổi lên hoạt động mạnh. Các cơ sở chính quyền, đoàn thể vừa mới được củng cố lại bị tan vỡ. Một số cốt cán trung kiên và cán bộ của ta bị phỉ khủng bố, không thể công khai hoạt động, thậm chí có người đã chạy theo phỉ chống lại cách mạng, gây tổn thất lớn cho ta. Các xã ở miền đông, mãi đến khi chiến dịch năm 1952 kết thúc thắng lợi ta mới xây dựng lại được cơ sở chính trị. Đầu năm 1953 huyện Mường Khương các tổ chức chính quyền, đoàn thể có chiều hướng tương đối ổn, còn huyện Bắc Hà tình hình cơ sở vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tổ chức chính quyền chất lượng không cao, bị bọn phản động lung lạc, đến năm 1954 địch đã móc nối trở lại chống phá, vô hiệu hóa chính quyền cấp xã và nổi phỉ tiến công đánh chiếm huyện lỵ, hầu hết các cơ sở bị phỉ uy hiếp. Hệ thống chính trị ở huyện Mường Khương xây dựng và phát triển được, nguyên nhân căn bản là ta đã tập trung mọi nỗ lực phát động quần chúng tiễu phỉ thắng lợi, Châu Quang Lồ và những tên phỉ thủ ở Mường Khương bị tiêu diệt, cơ sở chính trị phản động của địch bị triệt phá. Nhân dân vùng có phỉ sau khi được phát động, đồng bào các dân tộc đã nhận thức được âm mưu thủ đoạn của đế quốc và bọn phản động trong các dân tộc, hiểu được chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ, ủng hộ ta và cùng ta tiễu phỉ trừ gian, với mục đích lập nên chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân, mang lại cuộc sống hòa bình, no ấm cho dân; tạo ra điều kiện cốt lõi để chúng ta tổ chức xây dựng chính quyền, đoàn thể và thông qua phong trào cách mạng của quần chúng tuyển lựa cán bộ địa phương phát triển thành đảng viên, tổ chức Đảng sau này.


Trong khi tập trung tiễu phỉ, xây dựng cơ sở chính trị ở miền đông thì ở miền tây, sau khi được giải phóng cuối năm 1950 tỉnh Lào Cai đã tiến hành xây dựng và cùng cố chính quyển, đoàn thể các cấp. Nhưng các tổ chức này cũng rất non yếu, không những vậy còn thiếu cán bộ nghiêm trọng, có xã ủy ban chỉ có một chủ tịch và hai ủy viên làm việc. Nội bộ thiếu thống nhất, lấn át quyền hạn giữa ủy viên dân tộc này với ủy viên dân tộc khác. Trong toàn tỉnh, hai phần ba số ủy viên không biết chữ và thuộc thành phần trung nông, kỳ hào hoặc binh thầu, seo phải cũ nên kém gương mẫu trong việc chấp hành chính sách của Chính phủ, có nơi còn ăn hối lộ, khai man thuế, một số có tư tưởng cầu an không muốn làm việc. Trong công tác vận động thuế, dân công còn ngại mất lòng dân, ít thiết tha công tác.


Đội ngũ trưởng các thôn cũng nằm trong tình trạng chung không biết chữ và thành phần phức tạp như cán bộ xã lại mang nặng tư tưởng tự tư, tự lợi. Nhiều trưởng thôn khai giấu người nhà trốn dân công, trốn thuế, không tích cực thi hành chính sách của Đảng, Chính phủ. Cũng do không biết chữ nên có trường hợp truyền đạt sai lạc tinh thần nhiệm vụ của huyện và xã. Đến năm 1952 cấp tỉnh và huyện ở Lào Cai còn mắc khuyết điểm: chưa nằm được tình hình từng xã, công việc đưa xuống dồn dập nhưng thiếu hướng dẫn, số cán bộ xuống giúp cơ sở các nhiệm vụ trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra1 (Theo Báo cáo của Ủy ban hành chính tỉnh Lào Cai năm 1952).


Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng, giáo dục, quản lý cán bộ còn rất kém, chưa chú trọng đến chất lượng chính trị. Những cán bộ cơ sở thuộc thành phần các chức dịch của chế độ cũ chưa được cải tạo chu đáo; hầu hết bị biệt kích đặc vụ móc nối gây cơ sở phản động ngầm như ở Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ năm 1953. Năm 1954 sau khi phỉ nổi lên một ủy viên huyện Bắc Hà, một ủy viên huyện Bảo Thắng cũng chạy theo phỉ. Đối với các huyện ở Sa Pa, Bát Xát khi phỉ hoạt động, hệ thống ủy ban xã và trưởng thôn cũng bị tan rã.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 14 Tháng Ba, 2023, 07:14:09 am
Về lực lượng vũ trang của tỉnh, trải qua rèn luyện trong chiến đấu, công tác các đơn vị bộ đội chủ lực của tỉnh từng bước được củng cố và trưởng thành. Từ 3 đại đội với số quân ít ỏi, sau giải phóng Lào Cai phải dồn lại vào còn 2 đại đội vì công tác bảo đảm khó khăn, nhưng quá trình tiễu phỉ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, khắc phục mọi điều kiện bảo đảm nuôi quân, phát triển lực lượng đến cuối năm 1953 xây dựng được tiểu đoàn 289 đủ 4 đại đội và 2 đại đội bộ đội địa phương của hai huyện Mường Khương, Bắc Hà. Lực lượng dân quân, du kích ở cơ sở và công an cũng được phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu chiến đấu, luôn phối hợp được với bộ đội chủ lực tiễu phỉ giành thắng lợi. Tuy nhiên, về mặt chất lượng có đơn vị có thời gian còn kém, hiệu quả chiến đấu chưa cao. Đáng chú ý là những đơn vị tân binh như đại đội 961 năm 1953 khi mới tuyển chiến sĩ mới hiệu quả chiến đấu không cao; hoặc do hoàn cảnh gia đình khó khăn, khác vùng khí hậu và tập quán địa phương nên chiến sĩ không muốn đóng quân ở xa (mặc dù chỉ trong địa bàn tỉnh). Chất lượng chính trị còn nhiều vấn đề phải tiếp tục xây dựng, tình trạng đào ngũ ở bộ đội địa phương và thiếu bản lĩnh chính trị sợ hy sinh gian khổ, vác súng chạy theo phỉ ở dân quân du kích còn nhiều.


Tình hình cơ sở chính trị của tỉnh Lào Cai lúc bấy giờ rất nhiều phức tạp. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã không ngừng phấn đấu, bằng nhiều biện pháp tích cực lãnh đạo, chỉ đạo các huyện thị và được sự giúp đỡ với tinh thần trách nhiệm cao của các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tỉnh bạn làm công tác tiễu phỉ trên địa bàn Lào Cai để xây dựng củng cố cơ sở từ các "tổ đoàn kết", "Hội liên gia", "Ủy ban tiễu phỉ Thanh Bình" đến hệ thống tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhưng liên tục bị địch phá hoại quyết liệt, chà đi xát lại nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn đến việc quản lý địa phương ngăn ngừa thổ phỉ. Cuối năm 1950 giải phóng toàn tỉnh, chính quyền cơ sở vừa thành lập còn non yếu thì ở miền đông đã bị phỉ tiến công phá vỡ trong suốt thời gian những năm 1951-1952, đến khi tiễu phỉ thắng lợi ta mới xây dựng lại được, vẻn vẹn trong một năm chưa kịp củng cố thì năm 1954 phỉ lại nổi lên chống phá; chính quyền cấp xã ở Bắc Hà lại cơ bản bị tan rã. Bên miền tây chính quyền cơ sở tồn tại chỉ được hai năm, đến năm 1953 cũng bị tan rã do nạn thổ phỉ.


Tình hình chi bộ Đảng toàn tỉnh năm 1954 có 32 chi bộ, chủ yếu là chi bộ cơ quan và các chi bộ ở các lực lượng vũ trang, chi bộ nông thôn, đường phố đặc biệt là chi bộ Đảng ở nông thôn còn rất ít, nhiều huyện chưa phát triển được. Hiện trạng cơ sở chính trị như vậy là điều kiện cho đế quốc Pháp - Mỹ thực hiện âm mưu gây phỉ. Vấn để cơ sở trong những năm tháng chống Pháp tiễu phỉ luôn là vấn đề nhức nhối của tỉnh Lào Cai.


Sau khi vấn đề phỉ cơ bản được giải quyết năm 1955 Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường xây dựng củng cố hệ thống chính trị gắn liền với việc cải tạo xã hội, cải tạo tư tưởng quần chúng, nhất là việc cải tạo các loại tàn phỉ nhằm xóa bỏ tận gốc cơ sở chính trị phản động, ngăn ngừa nạn thổ phỉ. Thông qua phong trào hợp tác hóa, phong trào bình dân học vụ và cuộc vận động thực hiện chính sách dân tộc, lập khu tự trị, kết hợp với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục hậu quả chiến tranh; ta đã tuyên truyền giáo dục rộng rãi các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, làm cho quần chúng tin tưởng vào chế độ mới, đồng thời cải tạo họ trở thành con người mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1957 hầu hết các tổ chức quần chúng thanh niên, phụ nữ, công đoàn, nông hội và mặt trận Tổ quốc được thành lập. Công tác chính quyển được chú trọng, đặc biệt ở cấp cơ sở nhiều xã trước đây xếp loại yếu đến thời kỳ này đã vươn lên khá (toàn tỉnh có 36 xã xếp loại khá, 52 xã loại B, chỉ còn 36 xã xếp loại kém).


Về Đảng, năm 1959 toàn đảng bộ tỉnh đã phát triển được 1.074 đảng viên, các huyện ủy đều được củng cố kiện toàn, nhiều xã đã có chi bộ Đảng lãnh đạo, đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện.


Thắng lợi đó là nhân tố có tính quyết định tạo thuận lợi để đưa nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai vươn lên, xóa bỏ tàn dư thế lực phong kiến, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Từ sau vụ bạo loạn ở A Lù, Bát Xát năm 1959, Pha Long, Mường Khương năm 1960, tỉnh Lào Cai càng chú trọng đến việc xây dựng cơ sở, cùng với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết làm trong sạch nội bộ Đảng, từng bước củng cố, kiện toàn,hệ thống chính trị, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, kết hợp giáo dục chính, trị tư tưởng với các biện pháp cải tạo xã hội, quản lý Nhà nước trên phạm vi toàn tỉnh, dần dần đã triệt tiêu được mầm mống gây phỉ trở lại, ý thức cảnh giác của quần chúng được đề cao, mâu thuẫn dân tộc dòng họ được giải quyết; cơ sở chính trị vững mạnh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kỳ: chống Mỹ cứu nước, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.


Trong tình hình hiện nay, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ đang điên cuồng chống phá phong trào hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, chúng đẩy mạnh âm mưu "diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ" nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chống phá độc lập dân tộc, thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa Việt Nam đi theo con đường tư bản; bằng các thủ đoạn thâm độc xảo quyệt, chủ động tiếp cận, phá hoại toàn diện nhưng có chọn lọc, kích động phân hóa nội bộ, thúc đẩy "tự diễn biến"; phối hợp phá hoại từ bên trong với sự hỗ trợ tác động phá hoại từ bên ngoài; tập trung vào các cơ quan đầu não, trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa xã hội và đặc biệt những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới; những nơi cơ sở chính trị của ta còn mỏng yếu hoặc nơi ta còn mắc sai lầm khuyết điểm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Dựa vào đó chúng lợi dụng tuyên truyền kích động, chia rẽ nội bộ phá hoại từ cơ sở.


Do đó, vận dụng kinh nghiệm tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai vào nhiệm vụ chống âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch thi việc xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh là một trong những biện pháp có tính quyết định.


Cơ sở chính trị phải được xây dựng toàn diện và đồng bộ nhưng cần tập trung đầu tư cho công tác tuyên truyền giáo dục chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; làm cho mọi cán bộ đảng viên và nhân dân tin tưởng vững chẳc vào sự lãnh dạo của Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, trung thành với Đảng, với Tổ quốc; thấu triệt lập trường của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân, gắng sức xây dựng đất nước phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.


Thường xuyên củng cố, xây đựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, năng lực tổ chức quản lý điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng. Chú trọng bồi dưỡng phát triển đảng viên, cán bộ địa phương, cán bộ trong các dân tộc thiểu số, nhất là ở những địa bàn xung yếu không được để tình trạng thôn bản "trắng" (không có cán bộ, đảng viên). Quan tâm phát triển kinh tế xã hội, thực hiện tốt các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn và các chương trình xóa đói giảm nghèo; chăm lo sự nghiệp giáo dục và y tế, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.


Tăng cường giáo dục quốc phòng toàn dân, giáo dục cho nhân dân nhận rõ âm mưu thủ đoạn nham hiểm của địch. Trên cơ sở đó tự xác định trách nhiệm phòng chống mọi mưu toan, hành động phá hoại của kẻ thù. Đặc biệt là phải phòng chống bằng được thủ đoạn địch móc nối gây chia rẽ nội bộ cơ sở.


Tích cực nghiên cứu giải quyết những vấn đề vướng mắc, không để các vụ việc kéo dài tạo sơ hở cho địch lợi dụng. Xây đựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các thôn bản và cụm dân cư. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và cống an viên có chất lượng cao. Đoàn kết toàn dân, toàn quân quyết tâm đánh bại âm mưu chiến lược "diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc.


Tiêu đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
Gửi bởi: saoden trong 14 Tháng Ba, 2023, 07:14:48 am
KẾT LUẬN


Quá trình tiễu phỉ quân và dân Lào Cai đã phối hợp với bộ đội chủ lực và các đơn vị bạn chiến đấu ngoan cường anh dũng. Tham gia 4 chiến dịch lớn, tổ chức đánh gần 1.000 trận phục kích, tập kích và lùng sục; vận động quần chúng tiễu phỉ tiêu diệt và làm tan rã 8.788 tên phỉ, thu hàng ngàn khẩu súng các loại và hàng trăm tấn vũ khí trang bị quân trang quân dụng. Đập tan âm mưu gây phỉ trong chiến dịch "dùng người Việt trị người Việt" của đế quốc Pháp - Mỹ và kế hoạch hậu chiến của chúng; giải phóng đồng bào các dân tộc Lào Cai thoát khỏi ách tàn phá chiếm đóng của thổ phỉ; đồng thời tiến hành cuộc cách mạng sâu sắc trên mọi lĩnh vực, cải tạo chính trị, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ tư tưởng tàn dư dập tắt mầm mống gây phỉ, mang lại cuộc sống thực sự ấm no hạnh phúc cho nhân dân.


Thắng lợi đó là thắng lợi của đường lối, phương châm tiễu phỉ và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Quân ủy Trung ương, Khu ủy Tây Bắc đã gắn công tác tiễu phỉ ở Lào Cai với cuộc chiến đấu của cả nưởc chống thực dân Pháp và bảo vệ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Thắng lợi đó, là thắng lợi của ý chí quyết tâm, tinh thần dũng câm, bền bỉ, sáng tạo của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai, từ việc đánh giá đúng âm mưu thủ đoạn gây phỉ của đế quốc Pháp - Mỹ đến việc tổ chức tiến hành chiến tranh trên địa bàn tỉnh miền núi biên giới có nhiều dân tộc thiểu số; đánh bại một đối tượng tác chiến mới, được chủ nghĩa thực dân, đế quốc nuôi dưỡng cung cấp, chi viện đủ loại vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh.


Công tác tiễu phỉ thắng lợi, hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền nhân dân và tổ chức quần chúng được xây dựng, củng cố từ tỉnh xuống cơ sở. Nhân dân các dân tộc Lào Cai được hưởng quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, xây dựng quê hương giàu đẹp; mở ra một vùng biên giới trong sạch hữu nghị. Với các chính sách miền núi dân tộc của Đảng và Nhà nước, từng bước quân và dân Lào Cai đã xây dựng địa phương ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đoàn kết nhân dân các dân tộc củng cố thế trận quốc phòng an ninh. Qua thực tế chiến đấu tiễu phỉ ở Lào Cai đá để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về nhận định đánh giá kẻ thủ trong điều kiện mới; kinh nghiệm về sự sáng suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo vận dụng phương châm "quân sự chính trị song song, chính trị là căn bản, quân sự làm áp lực" với cách đánh thích hợp ở địa bàn rừng núi có hiệu quả tiêu diệt địch cao và phương pháp ''gọi dân về làng, gọi phỉ ra hàng"; phát động quần chúng, phân hóa tiêu diệt bọn đầu sỏ phỉ và đoàn kết toàn dân xây dựng cơ sở chính trị cách mạng vững mạnh. Đó là những vấn đề cơ bản, không những đã được thực hiện kế tiếp qua những năm tháng chiến đấu, mang lại thắng lợi trong cộng tác tiễu phỉ và trái với nó là những tổn thất nặng nề; mà còn là những kinh nghiệm không thể thiếu trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.


Chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, chúng ta còn phải nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đề phòng kẻ địch dùng các thủ đoạn thâm độc xảo quyệt, gây dựng các tổ chức phản động, phục vụ cho mưu đồ xâm lược của chúng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu mới của cách mạng, hơn lúc nào hết chúng ta phải thường xuyên chăm lo việc giáo dục quốc phòng toàn dân và củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, vận dụng một cách linh hoạt kinh nghiệm của quá trình tiễu phỉ để phòng và chống có hiệu quả âm mưu chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; bảo vệ vững chức chủ quyền biên giới quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, chính quyền và cuộc sống của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.