Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2023, 08:12:07 pm



Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2023, 08:12:07 pm
Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Dịch giả: Ninh Công Khoát
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Năm xuất bản: 2019
Người số hóa: macbupda

BAN BIÊN SOẠN (tiếng Nga):

- Giáo sư danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga N.N. Kolesnik - Trưởng ban
- V.V. Skoryak - Phó Trưởng ban
- A.V. Davudov - Ủy viên
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học quân sự A.I. Khiupenen - Cố vấn về những vấn đề kỹ thuật, quân sự


(https://i.imgur.com/DsXtoVR.jpg)

LỜI CỦA DỊCH GIẢ

(https://i.imgur.com/vKELXPx.jpg)

Đầu tháng 6 năm 2017, tôi có vinh dự là thành viên đoàn Cựu chiến binh Trung đoàn tên lửa phòng không 236, Quân chủng Phòng không Không quân, do Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quang Hùng làm trưởng đoàn sang Nga tri ân đồng đội. Trong buổi gặp mặt nồng ấm tại trụ sở Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh và quân nhân thành phố Moskva, tôi đã được Trung tướng Vladimir Ivanovich - Chủ tịch Hội đồng những chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế thuộc Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh và quân nhân thành phố Moskva tặng cuốn sách “Việt Nam, không thể nào quên”, Đây là tập hồi ức thứ tư của các chuyên gia quân sự Liên Xô từng công tác ở Nam trong những năm 1961-1974.

Khi tặng sách cho tôi,Trung tướng Ivanovich bày tỏ hy vọng   cuốn sách này sẽ được sớm chuyển ngữ sang tiếng Việt để giới thiệu với các bạn đọc Việt Nam. Tiếp sau đó, ngày 27 tháng 9 năm 2017, đồng chí Nikolai Kolesnik, Chủ tịch đoàn Hội Cựu chiến binh Xôviết ở Việt Nam đã gửi thư tới đồng chí Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đề nghị dịch và xuất bản tập hồi ức này.

Cuốn sách này là một tài liệu chứng minh một phần nhỏ nhưng rất quan trọng mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Hy vọng rằng, những câu chuyện giản dị, chân thực của những người con Xôviết từng trực tiếp tham gia giúp đỡ và chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những hình ảnh các chuyên gia quân sự Liên Xô đã gác lại tình thương gia đình, xa rời cuộc sống đầy đủ vật chất và tinh thần ở Liên Xô để sang Việt Nam. Họ đã làm việc quên mình, giúp quân đội ta nắm vững các loại khí tài hiện đại, góp phần đáng kể vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đọc cuốn sách này, các độc giả, đặc biệt là các độc giả trẻ trong các lực lượng vũ trang sẽ thấy được một điều là: dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, được sự giúp đỡ kịp thời và có hiệu quả của Chính phủ và nhân dân Liên Xô, lực lượng tên lửa phòng không và không quân Việt Nam đã được hình thành và phát triển như thế nào? Ngoài ra các độc giả trẻ còn thấy được thế hệ cha anh đã vượt qua rào cản lớn về trình độ văn hóa để nắm vững và sử dụng thành thạo và có hiệu quả các loại vũ khí hiện đại do Liên Xô viện trợ.

Để thuận tiện cho bạn đọc khi đọc sách chúng tôi đã thống nhất với Nhà xuất bản Quân đội nhân dân sẽ xuất bản bản dịch cuốn sách này thành 2 tập. Trong quá trình chuyển ngữ sang tiếng Việt, một số trường hợp tên riêng chưa xác định chính xác được tên tiếng Việt nên chúng tôi tạm thời để theo phiên âm không dấu của tác giả. Sau này nếu tra cứu được thông tin chính xác, chúng tôi sẽ bổ sung khi cuốn sách được tái bản.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!


                                                                                                                         
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2018
NINH CÔNG KHOÁT


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2023, 08:17:16 pm
THAY CHO LỜI CỦA BAN BIÊN SOẠN

(https://i.imgur.com/IsRM8yP.jpg)

Trong lịch sử đương đại, cuộc chiến tranh ở Việt Nam được xếp vào một trong những cuộc chiến tranh dài nhất và tốn kém nhất về tài chính, trang thiết bị, vật tư, nguồn lực và gây thương vong lớn nhất so với các cuộc chiến tranh cục bộ khác trong thế kỷ XX.

Bắt đầu từ năm 1961, đế quốc Mỹ can thiệp vũ trang vào Việt Nam. Sự can thiệp đó đã biến Việt Nam thành lò lửa chiến tranh lâu nhất trong lịch sử đương đại và sau đó còn lan sang cả Lào và Campuchia.

Một điều rất rõ là, gần như ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thành công ở Việt Nam, đế quốc Mỹ bắt đầu can thiệp vào các quốc gia Đông Dương. Họ không công nhận Hiệp định Genève đã được ký vào năm 1954. Theo Hiệp định này, vĩ tuyến 17 là giới tuyến tạm thời phân chia Việt Nam thành hai miền. Đế quốc Mỹ đã làm mọi thứ có thể hòng phá bỏ việc thực hiện Hiệp định đó.

Năm 1955, ở miền Nam Việt Nam, dựa trên những tàn tích chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, chính quyền Sài Gòn được thành lập và chịu sự kiểm soát hoàn toàn của đế quốc Mỹ. Nhưng nhân dân miền Nam Việt Nam đã không đồng tình với những toan tính của Mỹ và ủng hộ mạnh mẽ việc thực hiện các điều khoản của Hiệp định Genève. Sau khi thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào năm 1960, phong trào cách mạng đã được phát triển rộng khắp.

Và cũng từ năm 1961, để quốc Mỹ đã can thiệp trắng trợn hơn vào công việc ở miền Nam Việt Nam. Thay vì tìm kiếm một giải pháp chính trị để giải quyết vấn đề, Washington lại tăng cường hành động vũ trang.

Sau khi đưa quân vào miền Nam Việt Nam, năm 1968 quân số binh sĩ Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã tăng trên 500 nghìn người. Tuy thế sự viện trợ khổng lồ về quân sự và kinh tế của đế quốc Mỹ dành cho chế độ Sài Gòn đã không đạt được kết quả mong muốn.

Khi không thể ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở miền Nam Việt Nam, và tin rằng phong trào này vẫn tồn tại và phát triển là do có hậu phương lớn miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ quyết định ném bom miền Bắc Việt Nam. Đế quốc Mỹ muốn loại bỏ lý do chính ngăn cản Mỹ “giải quyết” các vấn đề của miền Nam Việt Nam bằng cách: ngày 5 tháng 8 năm 1964, tạo ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, lấy cớ leo thang chiến tranh nhằm ném bom miền Bắc Việt Nam.
 
Quyết định này đã khiến nước Mỹ tiêu tốn hàng trăm tỳ đôla và làm cho hàng trăm nghìn người Mỹ chết và bị thương trong cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài nhiều năm.

Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, thực chất là tiếp tục cuộc chiến tranh bắt đầu năm 1940 của quân đội phát xít Nhật Bản xâm lược Đông Dương. Nói cách khác, chiến tranh ở Việt Nam kéo dài gần 35 năm nếu tính cả thời gian gián đoạn rất ngắn giữa hai cuộc chiến với Nhật và Mỹ. Những thập niên đầy gian nan nhưng anh dũng đã trôi qua đế quốc Mỹ không làm nhụt ý chí của các thế hệ người Việt Nam, chúng để lại dấu tích trên tất cả các mặt đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó, hàng triệu người Việt Nam bị thương vong.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18 tháng 1 năm 1971, Thượng nghị sĩ Dân chủ Mỹ Dzhordzh Makgovern, cho biết: “Nước Mỹ đang lãng phí xương máu của mình trong những khu rừng của khu vực Đông Nam Á, công khai coi thường lương tri của thế giới văn minh”.

Sau này, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Mc Namara, người hoạch định chính sách quân sự của Washington, trong cuốn sách giật gân của mình “Bi kịch và những bài học Việt Nam”, cũng đã công nhận rằng, Việt Nam là một đất nước không thể hiểu được đối với ông ta, và chiến tranh là “một sai lầm bi thảm” và người Mỹ không thể thắng ở đất nước này.

Đánh giá việc xâm lược của Mỹ chống Việt Nam là như thế. Trước đây và sau này, các đại diện của chính quyền Mỹ, những nhà hoạt động chính trị - xã hội có uy tín của nhiều nước phương Tây cùng không ít lần nhắc lại sự đánh giá trên.

Mọi người đều biết rằng, đế quốc Mỹ sử dụng chiến trường Việt Nam như một trường bắn để thử nghiệm các loại vũ khí và thiết bị quân sự, thử nghiệm cách họ sử dụng vũ khí trong chiến tranh để tìm ra những nguyên lý cơ bản cuộc chiến tranh chống du kích và nói chung là đấu tranh chống lại phong trào giải phóng dân tộc.

Nhưng dù đế quốc Mỹ đã đổ rất nhiều binh lính tham gia trực tiếp vào cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam, và dù đế quốc Mỹ có tiến hành những vụ ném bom ác liệt xuống miền Bắc Việt Nam, thì họ cũng không thể giành được chiến thắng trong cuộc chiến này. Washington đã buộc phải chấp nhận một giải pháp chính trị để giải quyết vấn để này: năm 1968 các cuộc đàm phán đã được bắt đầu tại Paris. Các cuộc đàm phán tuy đã trải qua những khó khăn và kéo dài, nhưng cuối cùng tháng 1 năm 1973 Hiệp định Paris về Việt Nam đã được ký kết và tháng 3 năm đó, các đơn vị quân sự cuối cùng của đế quốc Mỹ phải rời khỏi Việt Nam.

Cả thế giới hoan nghênh việc ký kết Hiệp định Paris. Hiệp định Paris là nền tảng chấm dứt sự xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam, nhưng trong thực tế nó là thất bại hoàn toàn của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến này.

Chế độ Sài Gòn, mặc dù đã được đế quốc Mỹ cung cấp một số lượng lớn các thiết bị quân sự và vũ khí, và đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ kinh tế và chính trị, song chế độ  Sài Gòn không thể giữ chính quyền. Và mùa Xuân năm 1975, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, họ đã sụp đổ.

Lịch sử của cuộc chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam được mô tả trong nhiều tài liệu nghiên cứu và các hồi ức. Tuy nhiên, lịch sử của sự hợp tác quân sự - kỹ thuật giữa Liên Xô và Việt Nam ít được biết đến. Sự hợp tác này bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX, sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào tháng 1 năm 1950, nhưng trước khi đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, sự hợp tác đó vẫn mang tính thứ yếu.

Tình hình đã thay đổi đáng kể sau cuộc không kích của Mỹ xuống miền Bắc Việt Nam. Các hướng chính của sự hợp tác giữa hai nước trong những điều kiện mới đã được xác định trong chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin sang Việt Nam tháng 2 năm 1965. Chuyến thăm này đã diễn ra trong bối cảnh các cuộc không kích của không quân Mỹ ngày đêm trút xuống miền Bắc Việt Nam.

Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tất cả các mặt đời sống ở miền Bắc Việt Nam. Tất cả các xí nghiệp công nghiệp chủ chốt, các trường đại học và phổ thông, nhiều cơ quan nhà nước và các cơ sở y tế đều phải sơ tán khỏi các thành phố.

Tuy nhiên, cuộc sống vẫn tiếp tục. Sau các vụ ném bom, các xí nghiệp được phục hồi và các cơ quan nhà nước, các tổ chức, trường học, bảo tàng và nhà hát lại tiếp tục hoạt động. Ví dụ: Tháng 3 năm 1967 tại Nhà hát lớn Hà Nội đã tổ chức một buổi hòa nhạc âm nhạc cổ điển có “nhạc đệm” là những âm thanh của máy bay Mỹ và tiếng bom nổ trên bầu trời Hà Nội.

Làm việc trong những năm chiến tranh gian khổ tại Việt Nam, không chỉ có các chuyên gia quân sự và dân sự Liên Xô mà có cả các chuyên gia từ các nước khác trong khối xã hội chủ nghĩa.

Sự hợp tác quốc tế của các nước tại Việt Nam, đó chính là sự ủng hộ quốc tế toàn diện và cần thiết cho Việt Nam, và sự ủng hộ đó không đơn giản là một cụm từ, một khẩu hiệu, mà là những hành động thực tế hằng ngày.

Đầu năm 1973, một hội nghị quốc tế chào mừng việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương đã được tổ chức tại Paris. Đại diện của tất cả các nước tham gia hội nghị, đã nhiệt liệt hoan nghênh việc ký kết Hiệp định Paris. Nhưng chiến tranh chỉ thực sự chấm dứt vào tháng 4 năm 1975, khi các cánh quân giải phóng Việt Nam tiến vào Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Ước mơ cháy bỏng bao thế hệ là Tổ quốc được tự do và thống nhất của nhân dân Việt Nam đã trở thành hiện thực.

Tháng 4 năm 1976 trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất. Tháng 7 cùng năm, khi toàn dân đã đồng lòng, nhất trí, Quốc hội tuyên bố thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là chiến thắng của chính nghĩa, là chiến thắng cho tất cả các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Và thật vui mừng khi các chuyên gia quân sự Liên Xô đã đóng góp một phần xứng đáng vào thắng lợi này.

Các chuyên gia quân sự Liên Xô đã làm việc tại Việt Nam trong những năm đầu chiến tranh, giúp đỡ nhân dân Việt Nam chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ một cách vô điều kiện và với tinh thần quốc tế cao cả. Sự giúp đỡ này đã đi vào lịch sử như một tài sản quý báu trong lịch sử quan hệ hai nước.

Cuốn sách này là một tài liệu chứng minh một phần nhỏ nhưng rất quan trọng về mối quan hệ lịch sử hai nước Liên Xô - Việt Nam. Hy vọng, những câu chuyện giản dị, nhưng chân thực của những người tham gia những sự kiện năm đó sẽ giúp nhân dân chúng ta hiểu rõ hơn sự thật lịch sử về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại đế quốc Mỹ, hiểu rõ hình ảnh các chuyên gia Liên Xô đã làm việc quên mình trong các điều kiện khó khăn của cuộc chiến đấu chống không quân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.

 
Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt
                                                                                                                 
Phó Tiến sĩ khoa học kinh tế E.P. Glazunov


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2023, 08:26:43 pm
THƯ CỦA THƯỢNG TƯỚNG KHYUPENEN ANATOLY IVANOVICH

(https://i.imgur.com/RpkZRd2.jpg)

Bạn đọc thân mến! Cuốn sách bạn đang cầm trong tay là những hồi ức của các chuyên gia quân sự và dân sự Liên Xô đã từng công tác tại Việt Nam trong những năm chiến tranh chống Mỹ, cứu nước và họ đã làm việc quên mình để giúp nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến này.

Cuốn sách này viết tiếp tập hồi ức của   các cựu chiến binh Xôviết đã tham gia chiến đấu ở Việt Nam: “Chiến tranh Việt là thế đó (1965-1973)”, đã được xuất bản tại Moskva năm 2005.

Cuốn sách là tập hợp những hồi ức các chuyên gia quân sự Liên Xô từng công tác tại Việt Nam trong năm 60 và 70 của thế kỷ XX, là thời kỳ đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc Việt Nam và các chuyên gia quân sự Liên Xô đã trực tiếp giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại đế quốc Mỹ.

Các tác giả trong cuốn sách không phải là nhà báo hay nhà văn, mà họ là những người lính bình thường, những công dân Liên Xô vĩ đại, tự nguyện trở thành người bảo vệ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Tổ quốc của người anh em. Những dòng hồi ức họ viết không chỉ đẹp về mặt văn học, mà nội dung các hồi ức đó còn phản ánh đúng, trung thực và đáng tin cậy về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành tự do và thống nhất đất nước. Nội dung các hồi ức đó cũng phản ánh tầm quan trọng của sự giúp đỡ mà Liên Xô đã dành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ.

Các sự kiện và câu chuyện được miêu tả trong cuốn sách từ trước đến nay ít được ai ở Liên Xô biết đến, vì thế hôm nay chúng ta cần truyền lại cho thế hệ trẻ biết về sự giúp đỡ của chúng ta đã dành cho nhân dân Việt Nam trong những năm chiến tranh, đó không phải bằng “truyền khẩu” của các chính trị gia và các nhà sử học, mà là những câu chuyện của những người tham gia trực tiếp vào các sự kiện và những người chứng kiến những sự kiện đó.

Cuốn sách cũng phần nào trả lời một phân cho câu hỏi lớn: “Sự giúp đỡ tích cực của Chính phủ Liên Xô dành cho Việt Nam trong chiến đấu được tiến hành như thế nào?”.

Nhân loại vẫn còn nhớ những nỗi kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ hai và kiên quyết phản đối bất kỳ một hành động bạo lực vũ trang nào. Sự xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đã gây ra những cuộc biểu tình mạnh mẽ trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Mỹ. Trong tình huống này, Liên Xô, một quốc gia là chỗ dựa lớn cho tự do và bình đẳng của các dân tộc, không thể đứng ngoài phong trào tích cực chống xâm lược trên toàn thế giới.

Đất nước chúng ta đã làm mọi thứ để ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng và giúp đỡ, ủng hộ tích cực, toàn diện cho nhân dân Việt Nam chống lại các âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ.

Chúng tôi, những cựu chuyên gia quản sự Liên Xô tại Việt Nam, có thể hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa lịch sử về cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và. thống nhất đất nước. Lãnh thổ Việt Nam có thể bị kẻ thù tạm thời xâm chiếm, nhưng nhân dân Việt Nam nhất định chiến thắng, sẽ không có một thế lực nào có thể khuất phục được nhân dân Việt Nam yêu chuộng tự do! Điều này đã được chứng minh bằng những trang sử hào hùng đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam, và cuối cùng là thống nhất đất nước và xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giờ đây, Việt Nam đang hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng thành công đất nước.

Chúng tôi gần gũi và dễ hiểu hơn về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam, là vì nhân dân Liên Xô, Tổ quốc Liên Xô để có được sự thống nhất và phát triển như ngày nay đã phải trải qua các cuộc đấu tranh chống lại nhiều kẻ thù, mà sự giàu có của Liên Xô là miếng mồi ngon của chúng, cho đến hôm nay miếng mồi ngon đó không bị mất. Chính vì thế, sợi chỉ vàng xuyên suốt trong các bài hồi ức của các cựu chiến binh Liên Xô từng phục vụ ở Việt Nam, đó là sự chân thành của mối quan hệ giữa Liên Xô với Việt Nam, là tình bạn chân thật và sự kính trọng của các bạn Việt Nam đối với Liên Xô và là lòng dũng cảm của các bạn Việt Nam cứu mạng sống của chúng tôi trong trận chiến, và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chúng tôi trong công việc. Chúng tôi luôn ghi nhớ và đánh giá cao những hình ảnh đó. Trong hồi ức của mỗi cựu chiến binh đều nhắc tới những hình ảnh đó.

Tôi hy vọng rằng bạn đọc sẽ không khắt khe đối với bài viết của các tác giả vì việc nhắc lại các sự kiện trong các bài viết khác nhau và một số mô tả khác biệt trong cùng một sự kiện.

Tôi chắc chắn rằng cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc, đặc biệt là bạn trẻ có thể tìm được câu trả lời cho nhiều câu hỏi về lịch sử hiện đại và đánh giá khách quan các sự kiện của những năm tháng đó.


Chủ tịch Hội đồng Liên minh các cựu chiến binh
Bộ đội Phòng không Các lực lượng vũ trang Nga
                                                                                           
Thượng tướng, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học A.I. Khyupenen


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2023, 08:35:58 pm
LEONID STEPANOVICH PADUKOV

(https://i.imgur.com/NMfpl7p.jpg)

Đại tá Padukov sinh ngày 2 tháng 2 năm 1920. Sau khi tốt nghiệp trường kỹ thuật, ông làm công tác giảng dạy.

Năm 1939 ông gia nhập vào Hồng quân Liên Xô và phục vụ trong quân đội 30 năm.

Từ tháng 4 năm 1942, ông tham gia chiến đấu trên nhiều mặt trận trong cuộc Chiến tranh vệ quốc, trong đội hình Lữ đoàn xe tăng 202 thuộc Quân đoàn xe tăng 19. Quân đoàn này hoạt động trên 6 mặt trận: Mặt trận Bryansk, Mặt trận Trung tâm, Mặt trận Phía Nam, Mặt trận Ucraina thứ 4, Mặt trận Vùng Bantích thứ nhất và hai.

Ông đã trải qua nhiều cương vị từ chỉ huy kíp chiến đấu xe tăng đến chỉ huy trung đoàn xe tăng hạng nặng ở tất cả các cấp.

Sau chiến tranh, ông tốt nghiệp Học viện Thiết giáp I. V. Stalin. Ông là chỉ huy Trung đoàn, phó chỉ huy thứ nhất rồi lên chỉ huy Binh đoàn Tên lửa Phòng không. Đây là binh đoàn ngày 1 tháng 5 năm 1960 đã bắn rơi máy bay do thám U-2 do phi công Powers điều khiển xâm phạm bầu trời Liên Xô.

Ngoài mặt trận, ông đã nhiều lần bị thương. Do lập nhiều thành tích trong các trận đánh ở vùng Bantích năm 1944, ông đã được chỉ huy mặt trận, đồng chí Bagramyan đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

Tiểu đoàn do ông chỉ huy đã lập chiến công lớn trong trận đánh từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8 năm 1944 ở khu vực Zagar, ba chiến sĩ Hồng quân của Tiểu đoàn đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Đây là Tiểu đoàn xe tăng duy nhất trong Binh chủng xe bọc thép và cơ giới của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945.

Ông được tặng thưởng 7 Huân chương Chiến công và hơn 20 Huy chương các loại. Ông xuất ngũ với quân hàm Đại tá. Dưới đây là bài viết của Đại tá, Anh hùng Liên Xô Padukov:


TRUYỀN THỐNG CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CHÚNG TA
LÀ CƠ SỞ SỨC MẠNH CỦA QUÂN ĐỘI NGA

Trên các chiến trường trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945), chúng ta sử dụng các chiến thuật đặc sắc, áp dụng và nghiên cứu các chương trình chiến thuật chiến đấu mới với nhiều cách đánh phong phú, đa dạng và bất ngờ.

Nhờ đó, chúng ta đã đánh bại kẻ thù hùng mạnh như quân đội phát xít Đức, một quân đội có nhiều kinh nghiệm chiến đấu.

Trong điều kiện hiện đại, đối với các sĩ quan đang phục vụ trong các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, phải thực hiện các yêu cầu chiến đấu sau đây:

- Nâng cao trình độ hiểu biết thiết bị quân sự phức tạp và biết sử dụng nó một cách khéo léo trong chiến đấu, tận dụng tối đa các khả năng chiến đấu.

- Thành thạo và khéo léo trong lựa chọn vị trí, sử dụng địa hình và áp dụng ngụy trang các trận địa.

- Chủ động tìm ra phương pháp tốt nhất trong sử dụng trang thiết bị quân sự, chủ động trong tiến công vào đối phương.

- Và cuối cùng là yếu tố đạo đức, tâm lý và sự tự tin để đạt được chiến thắng ít phải đổ máu.

Để trở thành một sĩ quan thực sự không thể không nghiên cứu kinh nghiệm chiến đấu trong các hoạt động quân sự trước đó của quân đội chúng ta tại Triều Tiên, Việt Nam, Afghanistan và Chechnya.

Sự kết nối chặt chẽ kinh nghiệm chiến đấu từ thế hệ này sang thế hệ khác là một yêu cầu rất cần thiết của mỗi người lính.

Tập hồi ức này do Tổ chức Xã hội liên khu vực các cựu chiến binh Khu vực Ural đã tham gia chiến đấu ở Việt Nam biên soạn. Tập sách gồm những hồi ức của các chuyên gia quân sự Liên Xô kể lại những câu chuyện về công tác dạy và học, về sự phối hợp với các chiến sĩ Bộ đội Phòng không Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại đế quốc Mỹ.

Một điều đặc biệt quan trọng cần phải thấy là, việc lựa chọn trận địa, biết ngụy trang trận địa, để trận địa không bị nhiễu khi phát hiện mục tiêu, chính là những điều kiện tất yếu để các đơn vị Bộ đội Tên lửa Phòng không sử dụng bộ khí tài tên lửa S-75 đạt được thắng lợi trong chiến đấu.

Để giành được thắng lợi trong cuộc chiến chống lại các mục tiêu trên không tại Việt Nam, cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề:

- Lựa chọn trận địa và ngụy trang trận địa đúng với các yêu cầu.

- Tạo trận địa giả.

- Biết di chuyển trận địa trong một thời gian ngắn.

- Biết cách đánh các mục tiêu bay thấp.

- Biết tiêu diệt mục tiêu với độ phản xạ thấp.

- Chiến đấu trong điều kiện nhiễu tích cực và nhiễu tiêu cực.

- Biết chiến đấu khi máy bay của Mỹ cơ động tránh tên lửa và sử dụng tên lửa Shrike (sơrai - đây là tên lửa chống rađa, tiêu diệt mục tiêu bằng cách bám theo sóng phát ra từ đài điều khiển tên lửa tới mục tiêu - ND) tiến công lại.

Cần phải tính đến các điều kiện khí hậu của Việt Nam (nhiệt độ và độ ẩm cao), vì khí hậu ở Việt Nam tác động rất lớn đến đời sống của con người và hoạt động của hệ thống tên lửa.

Tôi đã nhiều lần phải dạy giả định cho cán bộ chỉ huy của các lực lượng phòng không (chỉ huy quân đoàn, sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn) bằng cách thay đổi vị trí của tiểu đoàn chiến đấu và những buổi học như thế đã đạt được thành công lớn trong cuộc chiến chống lại máy bay Mỹ.

Các chuyên gia quân sự của chúng ta đã góp công bắn rơi “pháo đài bay” B-52 và nhân dân Việt Nam rất yêu mến và kính trọng các chuyên gia quân sự Liên Xô, họ xứng đáng với tình yêu và lòng kính trọng đó.

Tôi tự hào rằng, Lữ đoàn tên lửa phòng không 57 của chúng tôi là nguồn nhân lực chính để lựa chọn các chuyên gia tên lửa sang Việt Nam và Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn ngày 1 tháng 5 năm 1960 đã bắn rơi một máy bay do thám của Mỹ trên bầu trời Ural. Hai trung đoàn pháo phòng không trực thuộc Lữ đoàn hoạt động tại Triều Tiên đã bắn rơi 19 chiếc máy bay của Mỹ.

Và giờ đây, Trung đoàn cận vệ đã bảo vệ thành công bầu trời khu vực của chúng ta. Trung đoàn làm nên chiến công của Bộ đội Tên lửa thế hệ cha anh.

Cuốn sách sẽ là một tài liệu quan trọng, kể về những truyền thống vẻ vang của những người lính làm nhiệm vụ quốc tế bảo vệ bầu trời Việt Nam, một đất nước thân thiện với chúng ta.

Lời chào trân trọng!

Ekaterinburg, tháng 2 năm 2008
Đại tá, Anh hùng Liên Xô
                                                                                                                               
LEONID STEPANOVICH PADUKOV


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2023, 08:43:52 pm
BOBUKH ANATOLY VLADIMIROVICH

(https://i.imgur.com/PKFbDaQ.jpg)

Trung tá Bobukh Anatoly Vladimirovich sinh ngày tháng 6 năm 1933 tại làng Svyatogorovk, quận Dobropolsky, tỉnh Donetsk, Ucraina.

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1952, ông vào học Trường đào tạo phi công quân đội Pugachev, tốt nghiệp năm 1956.

Sau khi tốt nghiệp, ông được cử đi công tác ở Viễn Đông. Ông đã phục vụ ở Kamchatka, đảo Sakhalin, vùng duyên thành phố Khabarovsk và trải qua các cương vị: Phi công - hoa tiêu máy bay trực thăng, chỉ huy phi hành đoàn máy bay trực thăng, chỉ huy Biên đội máy bay trực thăng, phó chỉ huy Phi đội máy bay trực thăng, chỉ huy phi đội, phó chỉ huy trung đoàn huấn luyện bay, phó chỉ huy thứ nhất trung đoàn máy bay trực thăng yểm trợ hỏa lực. Từ năm 1974 đến năm 1980, ông giữ chức vụ Thanh tra viên cao cấp ngành an toàn bay của quân đội.

Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1961, ông được cử sang Việt Nam công tác trên cương vị là chỉ huy phi hành đoàn trực thăng. Phi hành đoàn của ông được giao nhiệm vụ:

- Chuyển số máy bay trực thăng mà Chính phủ Liên Xô viện trợ sang Hải Phòng để bàn giao cho Việt Nam.

- Đào tạo phi công trực thăng cho Việt Nam.

- Trong khi Việt Nam chưa có phi công trực thăng, phi hành đoàn của ông thực hiện các chuyến bay đưa đoàn cán bộ cao cấp của Lào từ Hà Nội đến một địa điểm thuộc Cánh Đồng Chum để đàm phán về hiệp ước hòa bình ở Lào. Phi hành đoàn của ông còn được giao nhiệm vụ đưa đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn vào khu vực giới tuyến ở vĩ tuyến 17.

Cùng với một số nhiệm vụ khác.

Với những thành tích đã đạt được, ông được Chính phủ Liên Xô trao tặng các Huân chương Sao Đỏ, Huân chương Phục vụ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang Liên Xô và 12 Huy chương các loại.

Ông được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao tặng Huy chương Hữu Nghị và Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam tặng kỷ niệm chương.

Năm 1980 do bị bệnh nên ông phải xuất ngũ với quân hàm Trung tá. ông cùng gia đình sống ở thành phố Ekenterenburg thuộc vùng Ural.

Những tháng ngày công tác ở Việt Nam đã để lại cho ông nhiều kỷ niệm tốt đẹp và khó quên. Trong hồi ức có đoạn ông viết: “Trong thời Xôviết, mọi thứ chúng tôi làm ở Việt Nam đều được giữ bí mật. Kể từ những ngày đáng nhớ này đến nay đã gần một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tôi vẫn giữ những cảm xúc ấm áp nhất về những người bạn Việt Nam. Cảm ơn các bạn về sự giúp đỡ và những tình cảm tốt đẹp mà các bạn đã dành cho chúng tôi. Ở Việt Nam, chúng tôi đã được làm ‘việc với những con người can đảm, cứng rắn, yêu lao động. Họ yêu đất nước của họ. Tôi rất tự hào vì đã được giúp Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập”.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài hồi ức “Tôi đã tham gia vào sự khởi đầu đường Hồ Chí Minh” của Cựu chiến binh Liên Xô Bobukh Anatoly Vladimirovich.


CHUYẾN CÔNG TÁC ĐẶC BIỆT

Tôi đã tham gia vào sự khởi đầu đường Hồ Chí Minh

Những sự kiện mà tôi đã tham gia đã diễn ra cách đây gần nửa thế kỷ. Tuy nhiên, ký ức về những sự kiện đó không hề bị phai mờ.

Đầu năm 1960, Nikita Khrushev đã tuyên bố giảm quân số lực lượng vũ trang của Liên Xô xuống còn 1,2 triệu người. Tại thời điểm đó, tôi đang phục vụ trong đội cứu hộ độc lập, là chỉ huy phi hành đoàn trực thăng Mi-4 trên đảo Sakhalin. Theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phi đội đã bị giải tán. Các phi hành đoàn trực thăng được cử đến vùng duyên hải tiếp tục công tác. Một trung đoàn trực thăng độc lập được thành lập tại đây. Tháng 5 năm 1960, chúng tôi bay từ Sakhalin đến sân bay Chernigovka.

Vào thời điểm này, phi công của các đơn vị bay tiêm kích và ném bom đã bị giải thể được tập trung về trung đoàn. Các phi công phải được đào tạo lại (chuyển loại) để điều khiển máy bay trực thăng. Trong trung đoàn bắt đầu xây dựng cơ sở đào tạo, nghiên cứu phần vật liệu của các máy bay trực thăng, nghiên cứu khí động học. Tất cả những việc trên cần phải thực hiện đúng với lịch trình đã đề ra để vào năm mới 1961 những phi công cần chuyển loại có thể bắt đầu huấn luyện bay.

Một đêm thứ bảy trước năm mới, một sĩ quan trực ban chạy đến và thông báo trong trung đoàn có báo động, tất cả cán bộ, chiến sĩ cần phải lập tức về đơn vị. Chỉ huy trung đoàn là đồng chí Anokhin. Trung đoàn trưởng đã ra lệnh, tất cả các thành viên trong đội bay trực thăng tập trung trong lớp học.

Nhiệm vụ được giao là: dưới sự dẫn đường của hoa tiêu trung đoàn, năm phi hành đoàn bắt đầu chuẩn bị cho chuyến bay trên hành trình có các điểm dừng để tiếp nhiên liệu trên các sân bay của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đến điểm hạ cánh cuối cùng là sân bay Hải Phòng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ huy ra lệnh nhận sơ đồ bay trong thư viện bảo mật. Thời hạn chuẩn bị: đêm thứ bảy và cả ngày chủ nhật. Khởi hành vào sáng thứ hai. Nhiệm vụ của chuyến bay là chuyển máy bay trực thăng sang Việt Nam.

Trung đoàn trưởng nói rằng, ở Hải Phòng đã có máy bay chờ sẵn để đưa chúng tôi trở về Liên Xô. Tại thời điểm này, kỹ sư của trung đoàn cùng các cán bộ kỹ thuật tiến hành sơn các số và các ngôi sao trên thân máy bay trực thăng, tiếp nhiên liệu và dầu bôi trơn, đóng gói phụ tùng thay thế để đảm bảo chuyến bay đường dài.

Chỉ huy của chúng tôi khẳng định rằng, chúng tôi sẽ trở về nhà sau khi đã chuyển giao máy bay trực thăng cho các bạn Việt Nam. Trong quá trình chuẩn bị chuyến bay, các phi công đã thảo luận về các vấn đề đang nổi lên. ở Việt Nam ai sẽ lái máy bay trực thăng của chúng tôi? Chắc chắn Việt Nam chưa có phi công lái máy bay trực thăng. Và tại thời điểm đó, tất cả chúng ta đều biết rằng ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ bắt đầu các cuộc càn quét, chống chiến tranh du kích. Họ tăng cường ném bom các khu dân cư do lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát. Điều đáng chú ý là, chiến tranh ở miền Nam Việt Nam đang trở nên khốc liệt và mở rộng về lãnh thổ, đang rình rập mối đe dọa lan rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2023, 08:45:39 pm
Chúng tôi cần chuẩn bị những công việc sau đây để khởi hành bay đúng vào thời gian đã định:

- Kiểm tra các tài liệu bay.

- Kiểm tra kỹ thuật của máy bay trực thăng.

Sáng thứ hai chúng tôi bay. Nhóm trưởng là người bay trước, tiếp theo là các phi hành đoàn theo thứ tự với khoảng thời gian 15 giây trong tầm nhìn xa bằng mắt. Theo thứ tự này, tất cả các phi hành đoàn đã cất cánh.
 
Chúng tôi hạ cánh đầu tiên tại sân bay quốc tế Truân Khê, Hoàng Sơn, Trung Quốc để tiếp nhiên liệu. Trên chặng hành trình bay này, chúng tôi đã bay với nhiệt độ bên ngoài là âm 27 độ. Đang tháng 12 mà! Máy sưởi bằng xăng đã thổi không khí lạnh vào cabin. Mặc dù chúng tôi mặc quần áo bằng lông thú, đi giày ống, song vẫn thấy lạnh thấu xương. Đặc biệt là bàn tay và chân đều lạnh. Khi chúng tôi quay sang hướng nam bay về phía Vũ Hán, phi công Naghibovich ngồi bên phải tôi, mặc dù bị lạnh cứng vẫn vui đùa:

“Thế nào, kia là đâu, đã đến vùng nhiệt đới chưa?”.

Chỉ sau khi bay qua Vũ Hán tới Bắc Kinh, nhiệt độ mới ấm dần lên. Chuyến bay được thực hiện nhanh chóng trên toàn tuyến: bay, hạ cánh, tiếp nhiên liệu, ăn trưa, và lại bay, hạ cánh, tiếp nhiên liệu, ăn tối, ngủ - và lại bay.

Các bạn Trung Quốc đã ân cần tiếp đón chúng tôi ở mọi sân bay, nhanh chóng phục vụ, cung cấp mọi thứ cần thiết. Thức ăn rất ngon và dồi dào. Những nơi nghỉ ngơi được thoải mái. Chúng tôi cảm nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Trung Quốc, nhờ đó việc phục vụ và đón tiếp chúng tôi rất chu đáo.

Khi chúng tôi hoãn bay do thời tiết xấu, các bạn Trung Quốc đã cố gắng tạo điều kiện để chúng tôi được nghỉ ngơi và giải trí. Chúng tôi được đi tham quan. Ví dụ: chúng tôi đã được đến thăm sông Hoàng Hà, nơi Chủ tịch Mao Trạch Đông đã bơi qua. Chúng tôi được đến thăm quê hương của Chủ tịch Mao Trạch Đông, thăm ngôi nhà nơi lãnh tụ Trung Quốc chào đời.

Chúng tôi đã đón năm mới 1961 tại thành phố Trang Sa. Chỉ huy trưởng Quân đội miền Nam Trung Quốc tổ chức tiệc đón giao thừa tiếp đoàn chúng tôi. Trong bữa tiệc, ông chúc mừng chúng tôi nhân dịp năm mới và chúc chúng tôi bay tới đích và chiến thắng quay trở về. Lúc đó chúng tôi cũng nghĩ rằng, ở Hải Phòng máy bay sẽ đợi chúng tôi và đưa chúng tôi về Liên Xô. Nhiều người trong chúng tôi cho rằng, ở Liên Xô có nhiệm vụ khác đang chờ chúng tôi.

Chúng tôi biết được mục đích thực sự chuyến công tác của mình sau một tuần bay trên đất nước Trung Quốc và hạ cánh tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng, Việt Nam. Thiếu tướng Antipov, Tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam đã nhanh chóng tập hợp chúng tôi để trao đổi. Ông chúc mừng tất cả mọi người sau chuyến bay thành công và thông báo rằng tình hình đã thay đổi. Chúng tôi sẽ phải ở đây vô thời hạn. Nhiệm vụ là: đào tạo các học viên Việt Nam ở trường bay (các học viên được tuyển chọn từ những lái xe). Một tổ là phi công, tổ thứ hai là kỹ thuật máy bay trực thăng. Việc này cần phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.

Tiếp theo, Thiếu tướng Antipov thông bảo rằng, chúng tôi sẽ tạm thời sống tại nhà nghỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bờ Vịnh Bắc Bộ; có xe đưa chúng tôi tới đó; các thợ may đo Việt Nam sẽ đến nơi chúng tôi ở để lấy số đo may quần áo dân sự cho chúng tôi; các bộ quân phục sẽ được đóng gói trong hộp để gửi về cho đơn vị ở Liên Xô.

Rồi chúng tôi đã đến nơi nghỉ. Hình như các nhà nghỉ ở đây được xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là biệt thự để nghỉ hè, vì các cửa sổ không phải bằng kính mà bằng mành tre. Lúc này đã là tháng giêng, nhưng ngoài đường phố nhiệt độ không khí là 18 đến 20 độ. Nhiệt độ này dễ chịu đối với chúng tôi. Mỗi phi hành đoàn đều có biệt thự riêng. Từ sân thượng nhìn ra vịnh rất đẹp, trên mặt vịnh luôn có những chiếc thuyền đánh cá. Vào buổi hoàng hôn, phong cảnh thật tuyệt vời.

Nhưng chúng tôi đã rất buồn và lo lắng. Vào buổi chiều tối, khi mặt trời vừa mới lặn, bóng đêm đã buông xuống, những ngôi sao phía nam lấp lánh, mặt trăng xuất hiện, và thủy triều bắt đầu dâng. Nước đã đến hiên nhà. Mọi người đều ngồi im lặng. Mỗi người đều nghĩ về mình. Còn nghĩ về cái gì? Cá nhân tôi, sau khi di chuyển khỏi Sakhalin, tôi có một người vợ trẻ với một cô con gái một tuổi trong căn hộ chưa xây dựng hoàn chỉnh. Nhà có lò sưởi ấm và “tiện nghi” trong sân. Tôi lo lắng vì có thể gia đình không được chú ý và giúp đỡ khi chúng tôi đi công tác xa. Lúc đầu nói là đi công tác trong một thời gian ngắn, nhưng nay đã được thông báo là chưa xác định.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2023, 08:47:36 pm
Ngày hôm sau, thợ may đã đến nhà nghỉ gặp chúng tôi lấy số đo quần áo. Hai ngày sau, quần áo dân sự đã được may xong. Sau đó, chúng tôi được chuyến đến sân bay ở Hải Phòng.

Trường đào tạo phi công có các lớp học và nhà ở, đều nằm ở vùng lân cận sân bay. Chúng tôi sống ở đó. Đầu tiên, chúng tôi cần phải tìm ra những hỏng hóc trên máy bay trực thăng để sửa chữa, cũng như dùng sơn kẻ các dấu hiệu nhận dạng: “Liên Xô. Aeroflot”. Công việc này được phân công cho các kỹ thuật viên và các học viên Việt Nam thực hiện. Còn các phi công chúng tôi được giao nhiệm vụ nghiên cứu khu vực bay sắp tới. Để làm được điều này chúng tôi đã được cung cấp các bản đồ bay. Tất cả các tên gọi, tên khu định cư, sông, núi... đều ghi bằng tiếng Pháp. Các bản đồ có nhiều đốm trắng, đặc biệt ở vùng núi. Vì thế cần phải có phiên dịch Việt Nam biết tiếng Pháp, và yêu cầu này đã được đáp ứng.

Vào thời điểm khi vùng bay của chuyến bay đã được lên kế hoạch, những đám mây thấp từ vịnh bắt đầu xuất hiện, thời tiết trở nên xấu, không bay được. Tôi đã phải thay đổi lịch bay và dạy học viên phần lý thuyết. Song buổi lên lớp cũng bị gián đoạn, vì có lệnh cần bay vòng quanh khu vực để đồng thời thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

Tất cả các phi hành đoàn phải bay tới sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Ở đó, chúng tôi được giao nhiệm vụ bay tới Lào để vận chuyển thực phẩm, đạn dược và thuốc từ sân bay Sầm Nưa đến Cánh Đồng Chum, rồi từ Cánh Đồng Chum, chúng tôi sẽ đưa thương binh và người ốm trở về. Hóa ra, quân đội của Đại úy Koong Le, ủng hộ Hoàng thân Suvana Phuma, đang bị lực lượng Hoàng gia Lào thân Mỹ bao vây ở Cánh Đồng Chum. Người ta cho rằng: gia đình hoàng gia đang bất hòa, và đã xảy ra nội chiến. Nhiệm vụ này đã được chúng tôi hoàn thành tốt. Nhưng một số phi công khi bay trở về với tâm trạng căng thẳng, vì họ phải bay qua chiến tuyến mặt trận, luôn luôn có tiếng súng. Vì vậy, khi cấp trên yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, một số phi công đã viện lý do sức khỏe và họ đã không được giao nhiệm vụ. Trong khi đó phi hành đoàn của tôi luôn tỏ thái độ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, do đó Đội trưởng trực thăng, Đại úy Karachkov rất hài lòng và tin tưởng khi giao phi hành đoàn của tôi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này. Trong phi hành đoàn, ngoài tôi người Ucraina, còn có Thượng úy Naghibovich Alphret là phi công hoa tiêu bên phải, người Belarus, và Thượng úy Selishev là kỹ thuật viên máy bay, người Nga.

Chúng tôi bắt đầu chuẩn bị mọi thứ cho việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt: Kiểm tra máy bay trực thăng, rửa máy bay, dọn dẹp tất cả các đồ thừa trong cabin hàng hóa. Có thể chúng tôi được phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc một lãnh đạo nào đó của Chính phủ Việt Nam?

Trong những ngày cuối tháng 1 năm 1961, phi hành đoàn chúng tôi bay từ Hải Phòng về sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Chúng tôi được dành riêng một chiếc xe khách loại nhỏ và bố trí ăn nghỉ tại tầng trên cùng một khách sạn ở trung tâm Hà Nội. Vì ở trung tâm Hà Nội, nên khí hậu ở đây không được như ở Hải Phòng, mặc dù có quạt điện, song vẫn rất nóng bức.

Trước khi rời Hải Phòng, lần đầu tiên chúng tôi được cấp tiền sinh hoạt phí, từ đó chúng tôi trở thành những người “giàu có”. Thậm chí chúng tôi có thể vào cửa hàng ăn ở tầng 1 khách sạn.

Khi chúng tôi đã có mặt đầy đủ trong phòng, một người Nga lạ vào phòng chúng tôi. Ông chúc chúng tôi nghỉ ngơi thật thoải mái và vui vẻ. Và ông thông báo ngày mai vào lúc 10 giờ, chúng tôi cần có mặt ở Đại sứ quán Liên Xô. Lái xe sẽ chờ chúng tôi ở bãi đậu xe gần khách sạn lúc 9 giờ sáng. Lúc này chúng tôi cảm nhận sẽ có nhiệm vụ quan trọng.

Buổi tối, chúng tôi quyết định ăn tối tại nhà hàng. Trong nhà hàng có rất nhiều khách, chúng tôi tìm một bàn trống. Chúng tôi nhìn quanh và thấy tất cả thực khách đều là người châu Âu: Người Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan. Người phục vụ là người Việt Nam đến chào chúng tôi:

“Chào các đồng chí Liên Xô!”

Tất nhiên, chúng tôi đã rất ngạc nhiên tại sao người phục vụ có thể nhanh chóng và biết chính xác chúng tôi đến từ Liên Xô. Sau đó, tôi được đồng chí phiên dịch giải thích (đồng chí ấy đã học ở Liên Xô và bay cùng chúng tội và là một phi công An-2):

“Tôi không biết tại sao, nhưng chỉ cần nhìn các bạn đã biết các bạn là người Nga. Trong các bạn có một điều gì đó không thể giải thích được”.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này chúng tôi đã trở thành những người bạn thân thiết với đồng chí phiên dịch. Tên gọi của đồng chí ấy là Phan Nhi Can, song chúng tôi gọi đồng chí là Seryoza (tên tiếng Nga khi gọi thân mật, biến âm từ chữ Sergey - ND).

Buổi sáng hôm sau, chúng tôi đến Đại sứ quán. Ngồi trên xe, tôi tập trung nhìn xung quanh. Tôi muốn nhìn thấy và nhớ tất cả những gì đang diễn ra trên đường phố thủ đô của Việt Nam. số lượng người đi xe đạp khá đông, họ tràn ngập cả đường phố. Bên cạnh những người đi xe đạp, còn có loại xe kéo chở khách; người đi bộ gánh trên vai đôi sọt lớn. Tất cả điều này tạo ra một màu sắc đặc biệt của thành phố, đó là sự khác biệt so với thành phố của chúng tôi.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Hai, 2023, 07:30:48 pm
Tại Đại sứ quán, chúng tôi được dẫn đến phòng làm việc của Thiếu tướng Antipov, Trưởng tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam, người đã đến nơi nghỉ của chúng tôi. Chúng tôi giới thiệu về mình với Thiếu tướng. Sau khi chào hỏi chúng tôi và hỏi thăm tình hình ăn ở tại khách sạn, ông giải thích ngắn gọn tình hình ở Lào, nơi đang có chiến sự ở thung lũng Cánh Đồng Chum. Quân đội của Đại úy Koong Le đã bị bao vây và đang cần sự giúp đỡ. Cách duy nhất để giúp đỡ họ là đàm phán với Chính phủ của tỉnh Bắc Lào - tỉnh trước đây tách ra khỏi Nam Lào. Cần thuyết phục giới lãnh đạo của Bắc Lào để giúp đỡ lực lượng của Koong Le trong lúc khó khăn này. Ở Bắc Lào có một sư đoàn bộ binh được trang bị tốt. Qua các lần trao đổi bằng điện báo, đã đạt một thỏa thuận với chính quyền tỉnh Bắc Lào về cuộc gặp gỡ của phái đoàn. Địa điểm của cuộc gặp đã được xác định, nằm trên lãnh thổ của Lào. Đây là địa điểm được giữ bí mật nghiêm ngặt. Nếu bên đối phương biết về địa điểm gặp của phái đoàn, họ sẽ cố gắng ngăn cản cuộc họp và có thể cho quân nhảy dù xuống khu vực này.

Tiếp theo, Thiếu tướng nhắc nhở rằng, chúng tôi được trao bí mật có tầm quan trọng quốc gia và chúng tôi phải chịu trách nhiệm về việc giữ bí mật đó. Thiếu tướng chỉ trên bản đồ điểm mà phái đoàn sẽ được đưa đến. Đây là một vùng núi cao với một thung lũng sâu có dòng sông chảy dọc theo. Trên bờ sông có một lô cốt của Pháp, lô cốt này được xây dựng từ những năm quân đội Pháp đóng quân tại đây. Đây là nơi hạ cánh của chúng tôi. Tín hiệu hạ cánh sẽ là ba đống lửa sáng lên khi chúng tôi xuất hiện phía trên. Trong trường hợp không có lửa hoặc số đống lửa không phải là ba thì không được hạ cánh và phải quay trở lại.

Sau đó, Thiếu tướng nói thêm, chúng tôi cần có sơ đồ bay, chúng tôi ngồi xuống bàn và chuẩn bị cho chuyến bay. Sau khi chuẩn bị xong, ông ra lệnh nộp lại bản đồ cho ông. Ông nói, sẽ giữ lại bản đồ, chúng tôi chỉ được nhận nó trước khi khởi hành từ tay người đứng đầu phái đoàn.

Chúng tôi tạm biệt Thiếu tướng và ra sân bay. Tại sở chỉ huy, tôi đã làm quen với chỉ huy bay và cơ quan khí tượng. Theo dự báo thì thời tiết xấu. Vâng, chính tôi đã thấy thời tiết tương tự như ở Sakhalin vào thời điểm mùa xuân chuyển sang hè. Vào ban đêm và buổi sáng có sương mù thấp, mưa phùn. Ban ngày sương mù lên cao, với đáy mây ở độ cao 50-100 mét, và nó lặp lại chu kỳ đó mỗi ngày đêm. Thời tiết như thế này ở Sakhalin thường kéo dài một tháng rưỡi vào cuối mùa xuân sang đầu hè. Còn ở đây thời tiết tương tự xảy ra vào mùa đông. Tôi đã có kinh nghiệm bay trong thời tiết như thế này. Trong 5 năm làm công tác bay ở Sakhalin, mọi thứ đã xảy ra như thế.

Sau đó, chúng tôi phải trải qua một quãng thời gian chờ đợi khá lâu. Sáng đến sân bay, khởi động và thử nghiệm hệ thống trực thăng, kiểm tra. Tại trạm khí tượng học, chúng tôi phân tích tình hình và dự báo các điều kiện thời tiết. Kiểm tra lại trình tự liên lạc vô tuyến điện. Ngồi chờ lệnh đến trưa. Rồi chúng tôi trở về khách sạn. Ăn trưa, nghỉ ngơi, ăn tối, ngủ đến sáng. Chúng tôi luôn sẵn sàng bay khi có lệnh.

Sáng ngày thứ hai, kế hoạch đã thay đổi một chút. Một nhân viên của Đại sứ quán Liên Xô mà chúng tôi đã quen, đề nghị buổi tối chúng tôi đi đến nhà hát. Tất nhiên, chúng tôi vui vẻ đồng ý, thậm chí chúng tôi còn không hỏi ai sẽ biểu diễn và chương trình là gì.

Nhà hát được xây dựng rất đẹp. Chúng tôi trông nó giống như Nhà hát lớn (Bolshoi) ở Moskva. Tối hôm đó, đoàn ca múa nhạc dân tộc Việt Nam biểu diễn. Tôi đã bị choáng ngợp bởi màu sắc rực rỡ, đa dạng về trang phục dân tộc của các diễn viên. Các bài hát đi kèm với phong cách biểu diễn của diễn viên đã làm cho khán giả hiểu rõ họ đang hát về gì. Nhưng ấn tượng hơn tất cả, chúng tôi thích các điệu múa, đặc biệt là điệu múa sạp. Các vũ công thực hiện các điệu nhảy như biểu diễn xiếc thực sự giữa các cặp ống tre dài, nhịp nhàng dập vào nhau trên mặt sàn nhà. Các nghệ sĩ múa sạp nhảy rất điêu luyện theo nhịp nhạc, khéo léo không để các ống tre đập vào chân. Các khán già, chủ yếu là các nhân viên của Đại sứ quán các nước tại Hà Nội, đã nhiệt liệt hoan nghênh các nghệ sĩ. Chương trình buổi hòa nhạc tại Nhà hát lớn đã để lại cho chúng tôi những ấn tượng khó quên.

Trong những ngày đầu của tháng hai, cuối cùng chúng tôi cũng nhận được mệnh lệnh, và kết thúc sự chờ đợi của mình. Như thường lệ, buổi sáng, chúng tôi chuẩn bị cho trực thăng bay. Thật may mắn, thời tiết không còn sương mù, nhưng trên sân bay có một khối mây dày và thấp. Đoàn công tác đã đến trên ba xe ô tô, tổng cộng có bảy người. Trưởng đoàn đã đưa cho tôi một gói trong đó là sơ đồ bay của chúng tôi. Chúng tôi trao đổi với nhau phải qua phiên dịch. Chuyến bay phải được thực hiện ngày hôm nay. Và tất cả đoàn công tác đều đã lên máy bay.

Có hai phiên dịch tiếng Lào và tiếng Pháp sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Nga.

Trên máy bay ngoài đoàn công tác còn một thùng hàng hóa. Rõ ràng, từ sở chỉ huy, chỉ huy chuyến bay đã quan sát tất cả những gì xảy ra xung quanh trực thăng. Vì thế, vừa mới bắt đầu khởi động động cơ và bật radio, tôi đã nghe thấy mật danh của tôi. Tôi được gọi vào liên lạc. Sau khi được phép cất cánh, tôi lấy độ cao, khi ở độ cao 50 mét, tôi cho trực thăng đi vào đám mây. Lái máy bay theo các đồng hồ, ở độ cao 600 mét, chúng tôi ra khỏi những đám mây và bay theo đường bay.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Hai, 2023, 07:32:15 pm
Năm phút sau, tôi nhận ra rằng đường chân trời “bị lật” nghiêng, và la bàn điện tử cho thấy đường bay không được xác định. Chúng tôi cố gắng thiết lập các thông số cần thiết cho các thiết bị đo, nhưng tôi và hoa tiêu dẫn đường thấy rõ ràng, các thiết bị này đều không đáp ứng. Làm thế nào bây giờ? Quay trở lại và hạ cánh khi các đám mây ở độ cao thấp mà không có thiết bị đo là điều không thể.

Trong tình huống này, tôi giữ đường bay theo la bàn từ trường, và độ nghiêng được xác định theo đường chân trời của phi công bên phải. Tôi quyết định tiếp tục bay dọc theo tuyến đường đến sân bay Điện Biên Phủ. Chúng tôi đã có kế hoạch hạ cánh tại đó để tiếp nhiên liệu.

Một vài phút sau, tôi nghe thấy mật danh của mình trên radio. Có người đang liên lạc với tôi. Hình như đó là phi công máy bay Li-2, bay cách bên phải tôi hai kilômét. Trước lúc đó tôi có ý định sử dụng điện báo trên máy bay để báo cáo với chỉ huy ở sở chỉ huy Hải Phòng về các thiết bị trên máy bay gặp sự cố. Giờ tôi thông báo vấn đề này cho phi công máy bay Li-2, nêu rõ tên của các thiết bị gặp sự cố.

Phi công máy bay Li-2 đã nhận được thông tin của tôi và khẳng định rằng sẽ gửi ngay thông tin này qua hệ thống điện báo telegraph. Phi công Li-2 yêu cầu tôi phải giữ tiên lạc với anh ấy, vì anh ấy luôn bay cạnh tôi, phòng trường hợp chúng tôi cần sự giúp đỡ. Hóa ra, phi hành đoàn của chiếc máy bay Li-2 đang thực hiện nhiệm vụ hộ tống chuyến bay của chúng tôi. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì mình không cô đơn trên bầu trời này.

Chúng tôi bay đến Điện Biên Phủ một cách an toàn Thời tiết dọc theo tuyến đường bay quang xanh. Định hướng các đỉnh núi trên bản đồ và nhìn rõ địa hình.

Chúng tôi đã hạ cánh, nạp thêm nhiên liệu và quyết định xem phi hành đoàn cần làm gì. Phải mất một ngày chờ đợi cho các chuyên gia khắc phục sự cố thiết bị, trong thời gian đó chúng tôi nghiên cứu thời tiết từ độ cao của chuyến bay. Xung quanh không hề có mây. Do đó, chúng tôi quyết định ngày hôm nay vẫn tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ, mặc dù các thiết bị vẫn còn sự cố.

Chúng tôi bay lên, đạt độ cao 2.500 mét so với sân bay và hướng sang Lào theo lộ trình đã chọn trên bản đồ, Chúng tôi định hướng bằng mắt theo các ngọn núi và dọc theo các thung lũng. Có những đỉnh núi đạt đến độ cao tới 4.000 mét. Cuối cùng, theo thời gian ước tính, bằng trực quan, chúng tôi xác định được thung lũng cần tìm có dải màu bạc lấp lánh gây chú ý của dòng sông.

Không hạ độ cao, chúng tôi bắt đầu bay dọc theo thung lũng. Tôi ra lệnh cho phi công và kỹ thuật viên dùng mắt tìm kiếm khói từ các đống lửa. Chúng tôi bay ngang qua địa điểm, đã chọn, rồi quay 180 độ bay theo hành trình ngược lại. Lúc này phi công bên phải đã nhìn thấy khói từ đống lửa. Chúng tôi bay qua ngay phía trên đống lửa – chỉ có một cột khói, không còn lửa nữa. Chúng tôi hạ độ cao, quay lại 180 độ, cố gắng nhìn xem, có thể xuất hiện khói của các đống lửa khác chăng. Nhưng ngọn lửa đã cháy tàn và tắt rồi, không xuất hiện những đống lửa mới. Chúng tôi rời khỏi địa điểm, cần phải quyết định ngay: bay đi hay hạ xuống...

Chúng tôi quyết định bay xuống độ cao cực thấp và chú ý quan sát một lần nữa. Tôi bay đến địa điểm ở độ cao 30 mét. Không nhìn thấy một bóng người nào. Tôi quyết định hạ cánh xuống mép địa điểm, không tắt động cơ, giữ cho chiếc trực thăng ở tư thế cất cánh.

Chúng tôi nhìn thấy một người xuất hiện. Anh ta dừng lại và đứng cách chúng tôi một trăm mét, anh ta không tới gần. Tôi ra lệnh cho thợ máy mở cửa và cử phiên dịch tiếng Pháp đi ra. Đồng chí phiên dịch nhanh chóng ra khỏi trực thăng chạy đến .chỗ người đó. Họ nói chuyện với nhau. Tôi không hiểu họ đang nói gì. Tôi yêu cầu đồng chí Phan Nhi Can phiên dịch tiếng Nga đi ra. Đồng chí Can chạy đến chỗ hai người, họ đứng nói chuyện kèm theo các động tác bằng tay. Cuối cùng, đồng chí Phan Nhi Can giơ tay lên, vẫy tay trên đầu. Đó là tín hiệu “Tắt máy đi!”, ơn trời!

Tôi tắt động cơ. Đoàn công tác bước ra khỏi trực thăng trong lòng vẫn còn lo lắng và nhìn quanh. Các đồng chí phiên dịch đi tới chỗ chúng tôi, nói về một điều gì đó, sau đó mọi người đều thở phào nhẹ nhõm.

Khoảng 20 phút sau, hai người xuất hiện từ rừng cây phía bờ sông. Một người mặc quân phục, người thứ hai mặc quần áo dân sự. Một cuộc trò chuyện ngắn đã diễn ra với sự trợ giúp của đồng chí phiên dịch tiếng Pháp. Sau đó các đồng chí phiên dịch lấy thùng hàng và toàn bộ phái đoàn đi về phía bờ sông và khuất dần sau rừng cây. Năm phút sau, đồng chí Phan Nhi Can trở lại và nói rằng có thêm ba người nữa đang ở bên sông, và các cuộc đàm phán đã bắt đầu.

Đã đến lúc bình yên và cần phải ăn thứ gì đó. Đồng chí thợ máy trải rộng tấm bạt nhựa trong bóng râm của chiếc trực thăng và xếp các khẩu phần ăn khô ra. Đúng lúc đó một nhóm người xuất hiện từ các bụi cây. Hóa ra đó là trẻ em, thanh thiếu niên và một số phụ nữ trong khu dân cư gần đó. Những đứa trẻ tò mò nhìn chiếc trực thăng kỳ lạ mà chúng chưa bao giờ thấy.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Hai, 2023, 07:33:35 pm
Người phiên dịch của chúng tôi, đồng chí Can không biết tiếng Lào, nhưng anh hiểu tiếng Pháp. Khi những đứa trẻ tiến gần trực thăng hơn, một vài người trong số họ đã nhìn thấy gói muối đang bày trên tấm vải bạt của chúng tôi. Họ bắt đầu nói chuyện với nhau, gọi muối bằng tiếng Pháp. Người phiên dịch cho rằng người dân địa phương thiếu muối trong bữa ăn hằng ngày, và trẻ em, nhìn thấy muối trên “bàn của chúng tôi”, đang trao đổi với nhau điều gì đó.

Tôi đề nghị cấp phát muối của chúng tôi cho bọn trẻ. Đây sẽ là một món quà ý nghĩa của chúng tôi dành cho họ. Kỹ thuật viên Selishev, người lớn tuổi nhất của chúng tôi, tìm thấy một bình kim loại trong máy bay trực thăng, đổ hết muối trong gói ra và đi đến chia cho nhóm trẻ. Cả chục bàn tay giơ về phía anh. Anh bắt đầu đổ muối vào mỗi lòng bàn tay, và bọn trẻ bắt đầu nếm muối ngay, rõ ràng chúng đang nhấm nháp và thưởng thức. Selishev chia cho mọi người kể cả phụ nữ, cho họ một chiếc bát nhỏ đựng muối. Tất nhiên, chúng tôi không ăn trưa nữa. Chúng tôi xấu hổ khi ăn trước mặt mọi người.

Chẳng bao lâu sau đồng chí phiên dịch tiếng Pháp đã trở lại và nói rằng các cuộc đàm phán đã kết thúc, cả hai phái đoàn sẽ bay khỏi nơi đây và tiếp tục các cuộc đàm phán tại Hà Nội. Tôi yêu cầu phiên dịch giải thích cho tất cả người dân địa phương biết là trực thăng sắp cất cánh và yêu cầu họ di chuyển ra xa trực thăng. Rất nguy hiểm khi máy bay cất cánh mà lại đứng ở gần. Tất cả mọi người đều nhanh chóng tản ra xa máy bay.

Cả hai phái đoàn gồm 10 người đã đến. Số người đã tăng gấp đôi. Cần sắp xếp lại chỗ ngồi để không làm ảnh hưởng đến trọng tâm của trực thăng. Chúng tôi cất cánh nhẹ nhàng và đưa cả hai phái đoàn về Điện Biên Phủ.

Sau khi hạ cánh, chúng tôi được thông báo là các chuyên gia sẽ sửa chữa những thiết bị hỏng hóc trên trực thăng của chúng tôi, bây giờ máy bay khác đưa phái đoàn về Hà Nội. Các đại biểu đã lên đường.

Các sự cố trên máy bay trực thăng đã được xử lý: thay thế các thiết bị cung cấp điện cho thiết bị. Lúc này trời đã chuyển sang tối. Chúng tôi chuẩn bị một máy bay trực thăng khác để ngày mai bay về Hà Nội.

Chúng tôi trùm bạt cho máy bay trực thăng và đi đến phòng điều hành bay để đăng ký chuyến bay vào ngày mai. Anh Phan Nhi Can - phiên dịch của chúng tôi đang ở trong đó. Anh không bay về Hà Nội cùng với phái đoàn. Lãnh đạo Việt Nam đã cử anh ở lại để sắp xếp nơi ăn, nghỉ cho chúng tôi. Kế hoạch bay của chúng tôi đã được chấp nhận tuy nhiên ngày mai, ngày kia và... 17 ngày sau đó chúng tôi vẫn chưa thể bay. Hằng ngày đến phòng điều hành chúng tôi đều nghe câu: “Không bay đi Hà Nội được!”.

Đây là câu mà anh Can hướng dẫn cán bộ điều hành bay giải thích cho chúng tôi khi từ chối bay. Người điều độ đã vẽ một sơ đồ cho chúng tôi thấy cạnh dưới của các đám mây là 50-100 mét.

Chúng tôi chờ một thời gian dài không có việc gì làm Sau 2-3 ngày, anh Phan Nhi Can đã bay về Hà Nội, còn ba chúng tôi vẫn đợi ở đây, trên núi, “giữa biển mây mù”.

Chúng tôi đã được bố trí ở trong khách sạn rất tốt. Nhà ăn rất tuyệt vời, mặc dù không có bánh mì và xúp.

Đầu tháng 2, Việt Nam bắt đầu đón năm mới theo lịch phương Đông. Mọi người tổ chức các lễ hội, các cuộc thi đấu thể thao tại sân vận động. Có khiêu vũ, nhảy múa trong trang phục đầy màu sắc lễ hội và mặt nạ kỳ lạ của một đôi nam nữ (đôi hề múa trước sư tử hoặc kỳ lân - ND). Tất cả mọi thứ có vẻ thú vị và kỳ lạ. Chúng tôi được mời tham dự những lễ hội này. Một lần chúng tôi tham gia khiêu vũ – “chiến đấu” với con rồng, chúng tôi đã giúp sức giành chiến thắng. Do chiến thắng con rồng, chúng tôi đã được tặng một buồng chuối nặng đến cả tạ. Cả ba chúng tôi không thể nâng buồng chuối lên nổi, và các bạn Việt Nam phải chạy đến giúp chúng tôi mang món quà này lên xe và chở nó đến khách sạn.

Ở khắp mọi nơi và mọi lúc chúng tôi đến, chúng tôi luôn cảm nhận được sự thân thiện, chan hòa và ấm áp. Mọi người Việt Nam luôn nở nụ cười mỗi khi gặp chúng tôi. Cho đến nay, tôi vẫn nhớ lại sự ấm áp và chân thành từ các bạn Việt Nam của chúng tôi.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Hai, 2023, 07:34:49 pm
Sân bay Điện Biên Phủ và khu vực liền kề đã được xây dựng thành bảo tàng chiến thắng quân đội Pháp năm 1954. Trong khu vực này, hơn mười sáu nghìn lính Pháp đã bị bao vây và bị bắt làm tù binh. Những thiết bị quân sự do người Pháp bỏ lại vẫn nằm khắp “chiến trường”, ở một số nơi vẫn còn có mìn, vì thế mọi người chỉ được phép đi dọc theo con đường hiện có. Khi chúng tôi đi xem bảo tàng, có một phiên dịch đi cùng với chúng tôi, nên chúng tôi hiểu được nhiều câu chuyện thú vị.

Trong những ngày ở lại Điện Biên Phủ, chúng tôi không có phiên dịch, vì thế chúng tôi nói chuyện với người dân địa phương bằng cử chỉ và hình vẽ. Tình trạng này kéo dài đến ngày 20 tháng 2 năm 1961. Trong những ngày đó, chúng tôi bắt đầu nhận thấy người thợ máy của chúng tôi có điều gì không bình thường. Anh ấy bắt đầu xa lánh mọi người, đi đến những nơi mà chúng tôi khó có thể tìm thấy anh ta. Anh bắt đầu thấy nhớ nhà (ở nhà anh có ba đứa con nhỏ).

Tôi quyết định hằng ngày làm việc trên máy bay trực thăng: khởi động động cơ, kiểm tra tất cả các hệ thống, làm vệ sinh, lau rửa... có nghĩa là làm nhiều việc.

Ngày 20 tháng 2, máy bay Li-2 đã bay lên Điện Biên Phủ đón chúng tôi. Bộ Tư lệnh tập hợp tất cả chúng tôi về đón kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Liên Xô (23-2). Khi tôi bước lên máy bay, tôi cảm thấy mùi thuốc khử trùng nồng nặc. Thợ máy nói rằng, chiếc máy bay của họ vừa đưa thi hài các phi công máy bay Il-14 đã hy sinh ở Lào Thông qua các câu chuyện của anh, chúng tôi đã biết được chiếc máy bay An-12 bay sang Lào để chở thi hài, khi hạ cánh trong các điều kiện mây thấp nên đã bị tai nạn. Máy bay đã bị mắc kẹt trên một con đê được xây dựng để chống lũ lụt... Con đê nằm ở đầu đường băng cất cảnh. Chiếc máy bay bị mắc kẹt bánh bên phải của khung gầm và nó bị vỡ hoàn toàn. Phi công đã hạ máy bay trên khung trái, nhưng khi bay ở tốc độ thấp, cánh phải máy bay bị va xuống đất và máy bay bị hỏng.

Về đến Hà Nội, chúng tôi được gặp tất cả các phi công của trung đoàn mình. Tâm trạng của mọi người không hào hứng với ngày hội. Mọi người nói với nhau ngày hội là ngày nước mắt.

Chúng tôi lên xe về Hải Phòng. Chúng tôi sẽ cùng với các đồng nghiệp của mình kỷ niệm ngày 23 tháng 2 với tình cảm của những người lính đang sống và làm việc xa Tổ quốc. Ngay sau ngày lễ, phi hành đoàn của chúng tôi đã được yêu cầu lên Hà Nội.

Nhiệm vụ được giao là: bay lên Điện Biên Phủ bằng máy bay Il-14 cùng với Hoàng thân Suvana Phuma và đưa ông bằng trực thăng đến tỉnh Bắc Lào. Chúng tôi đến Điện Biên Phủ thì trời vừa tối. Để đón Hoàng thân, các bạn Việt Nam đã tổ chức một bữa ăn tối, và phi hành đoàn của chúng tôi đã được mời ngồi cùng bàn với Hoàng thân. Chúng tôi hiểu rằng, đó là một vinh dự lớn. Đó là chúng tôi đang giúp đỡ Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong thời điểm khó khăn này.

Hoàng thân Suvana Phuma nâng cốc chúc mừng. Chúng tôi không hiểu Hoàng thân nói gì, nhưng chúng tôi uống cạn một ly vodka. Ngồi cùng bàn còn có những người hình như từ Đại sứ quán Liên Xô. Chúng tôi bay cùng họ trên chuyến máy bay từ Hà Nội.

Sau khi ăn tối, chúng tôi về phòng mình, một trong số những người ngồi cùng bàn đuổi theo chúng tôi, gọi tôi dừng lại và chỉ nói đủ cho hai người nghe. Anh ấy muốn tôi sẽ lấy một lý do gì đó để không bay sang Lào. Anh ấy nhấn mạnh từng lời như sau:

“Chẳng còn gì cần để ông ấy phải đến nữa. Mọi thứ được thực hiện nhanh hơn dự kiến rồi”.

Ngày hôm sau, tôi đã tìm ra lý do để không bay tới Lào: những đám mây thấp, các đám mây che kín các đỉnh núi. Chuyến bay đã không diễn ra. Hoàng thân bay về Hà Nội.

Một đại diện của Đại sứ quán đến gặp tôi và giải thích tại sao đêm hôm trước ông đã đưa ra lệnh tìm lý do không đưa Hoàng thân trở lại Lào. Trong vòng một tuần lễ, hai trung đoàn bay đã chuyển một sư đoàn đến thung lũng Cánh Đồng Chum và chuyển muối trở lại. Các binh lính thân Mỹ cũng bị loại khỏi thung lũng và Lào sẽ sớm được giải phóng khỏi người Mỹ.

Một lần nữa phi hành đoàn của chúng tôi lại một mình ở Điện Biên Phủ. Tôi muốn bằng cách nào đó được bay về Hà Nội gặp đồng chí của mình. Sau vụ tai nạn của máy bay vì những đám mây, lãnh đạo của chúng tôi không cho phép cất cánh. Lấy lý do cho trực thăng bay vòng quanh sau một thời gian dài nghỉ bay, chúng tôi đã bay về Hà Nội khi chưa được phép. Chúng tôi chọn độ cao an toàn hướng về Hà Nội. Sau một vài phút bay, tầm nhìn bắt đầu xấu đi, gió xoáy bắt đầu. Rồi tầm nhìn đến đường chân trời biến mất, và tầm quan sát chỉ còn thấy rõ bên dưới máy bay. Gió xoáy đã trở nên mạnh hơn. Tôi đã nhìn thấy một con sông nhỏ bên dưới, tôi hỏi anh Naghibovich - phi công hoa tiêu - có phải dòng sông nằm phía dưới chúng tôi không. Anh trả lời ràng ngoài sông Hồng, không còn sông nào khác nữa.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Hai, 2023, 07:37:28 pm
Nghe vậy, tôi hăng hái, ngay lập tức quay trực thăng sang bên phải, gần 90 độ. Tôi biết rằng không thể vượt qua sông Hồng, vì sau sông Hồng chiều cao của núi tăng mạnh. Một cơn gió mạnh đã đưa chúng tôi lệch sang trái. Gần như chống lại làn gió, chúng tôi cảm thấy rằng tốc độ bay đã giảm xuống đến mức dường như chúng tôi đang bị treo.

Gió xoáy mạnh đến nỗi chiếc đồng hồ đo độ cao đã giảm xuống khoảng 200 mét. Bay theo đồng hồ trong cơn gió xoáy như thế, tôi cảm thấy sức lực của tôi vẫn nằm trong giới hạn. Điều này kéo dài khoảng 20 phút. Sau đó gió xoáy bắt đầu giảm, chúng tôi cảm thấy mình đã di chuyển ra khỏi sông và khỏi vùng cao nguyên. Chúng tôi bắt đầu giảm dần tốc độ, để nhìn thấy trái đất, đường chân trời. Ở độ cao 1.500 mét, tầm nhìn tăng lên đột ngột, đường chân trời mở ra. Chúng tôi bay theo hành trình trên bản đồ, điều chỉnh la bàn vô tuyến đến trạm thông tin vô tuyến điện của sân bay Hà Nội. Phía trước chúng tôi nhìn thấy những đám mây thung lũng quanh Hà Nội. Chúng tôi không liên lạc với sở chỉ huy Hà Nội, mà quyết định bỏ qua Hà Nội “âm thầm” về phía bắc, bay ra đường ô tô Hà Nội - Hải Phòng. Và điều này đã cho chúng tôi một “la bàn” không bao giờ hỏng.

Chúng tôi đã bay đến hạ cánh ở Hải Phòng một cách lặng lẽ. Không có chuyến bay nào. Mây mù ở độ cao thấp là 70 mét. Chúng tôi tắt động cơ. Không ai phát hiện ra chúng tôi. Chúng tôi thấy kỹ thuật viên Selishev trong cabin hàng hóa, anh nằm trên ghế, đầu trùm một tấm bạt. Chúng tôi kéo tấm bạt ra đánh thức anh ta dậy, nhưng tình trạng của anh lâm vào trạng thái của một người đang bị tâm thần. Hình như anh ấy bị căng thẳng khi bay trong gió xoáy, cộng với tâm trạng nhớ gia đình từ trước.

Chúng tôi trùm bạt lên máy bay trực thăng và đi bộ về nơi ở của các phi công trực thăng. Không ai chú ý đến chúng tôi. Chúng tôi đưa Selishev vào giường của anh ấy. Tôi đến báo cáo đồng chí Karachkov - Đội trưởng đội bay, về sự trở về bất ngờ của chúng tôi. Thật kỳ lạ, đồng chí Karachkov cũng không hề ngạc nhiên khi chúng tôi bay về Hải Phòng. Đồng chí chấp nhận tất cả như chuyện dĩ nhiên. Đến đây coi như kết thúc giai đoạn đầu hành động của phi hành đoàn chúng tôi. Có thể nói rằng, chúng tôi đã đóng góp vào chiến thắng các lực lượng thân Mỹ tại Lào. Trong khi đó, phi hành đoàn chúng tôi đã phải chịu đựng một số tổn thất: Thượng úy Selishev - cán bộ kỹ thuật của chúng tôi phải nhập viện và sau đó phải đưa về Liên Xô điều trị.

Cấp trên đã cử một kỹ thuật viên chuyên bảo dưỡng máy bay trực thăng dưới mặt đất về làm kỹ thuật viên thay cho Selishev. Bây giờ tôi không thể nhớ cậu ấy, bởi vì đã 47 năm trôi qua. Kỹ thuật viên mới đã đến nhận nhiệm vụ. Chúng tôi - toàn bộ phi hành đoàn - cùng kiểm tra máy bay. Tôi cần phải tự mình tin chắc chiếc trực thăng hoạt động bình thường sau khi bay qua vùng xoáy cực mạnh như thế (nhắc đến điều này tôi vẫn cảm thấy sợ). Rất may là máy bay trực thăng không bị hư hỏng gì.

Sau gần một tháng đi công tác, bây giờ chúng tôi mới có điều kiện viết thư về nhà cho gia đình. Chúng tôi đến Hải Phòng và mua một số đồ Việt Nam mà chúng tôi lần đầu tiên thấy để làm quà tặng gửi về gia đình.

Thời gian này đã bắt đầu có các trận mưa nhiệt đới, thường vào buổi chiều tối. Trong các trận mưa đầu mùa, thường xuất hiện những chú ếch, có con nhảy cao tới 30 centimét. Rồi những đàn mối từ đâu bay ra, tạo nên những cảnh tượng rất thú vị. Các chú ếch thò cái lưỡi dài ra bắt các con mối. Nhưng khi trận mưa vừa kết thúc, thì những cảnh trên cũng biến mất.

Tôi không cố ý nghĩ rằng người Pháp, những người yêu thích những con ếch, vì thế mà không muốn rời Việt Nam. Chúng tôi nói đùa: ếch Việt Nam thật sự rất ngon.

Kết thúc tháng hai và tuần đầu tiên của tháng ba, đã không còn mây, sương mù ở độ cao thấp. Các học viên bắt đầu học lái trên bốn máy bay trực thăng.

Trực thăng và phi hành đoàn của tôi không tham gia vào các chuyến bay huấn luyện. Chúng tôi nằm trong đội hình dự bị của Bộ Tổng tư lệnh và đang chờ nhiệm vụ mới. Đến giữa tháng ba, phi hành đoàn của tôi được gọi về Hà Nội. Lần này, chúng tôi được bố trí ở sân bay cùng với các phi hành đoàn của trung đoàn vận tải. Trung đoàn vận tải không hoạt động và không cần phải bay sang Lào nữa. Lào đã được giải phóng hoàn toàn, một hiệp ước hòa bình đã được ký kết. Nhưng trung đoàn vận tải vẫn phải ở lại để chờ lệnh.

Ngày hôm sau, tôi và phi công hoa tiêu được triệu tập đến Đại sứ quán Liên Xô. Cũng chiếc xe và người lái như các lần trước, nhưng khi đã vào Đại sứ quán, chúng tôi được mời đến phòng làm việc của Đại sứ. Tôi nghĩ rằng, lần này nhiệm vụ sẽ quan trọng hơn.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Hai, 2023, 07:38:53 pm
Sau khi chào hỏi và làm quen, Đại sứ cho biết phi hành đoàn chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và Chính phủ Việt Nam đã bày tỏ sự biết ơn phi hành đoàn về công việc đã làm. Ông nói tiếp:

“Tuy nhiên, các bạn cần phải hoàn thành một nhiệm vụ còn quan trọng hơn. Đặc biệt quan trọng. Bây giờ sẽ có một bản đồ được đem đến đây - phòng làm việc của tôi - để các bạn chuẩn bị cho chuyến bay”.

Đại sứ nhấc điện thoại lên và gọi cho ai đó. Rồi Đại sứ mời chúng tôi ngồi vào bàn. Trên bàn, chúng tôi mở bản đồ bay của mình, chuẩn bị mọi thứ để vẽ hành trình bay.

Thiếu tướng Antipov, Tùy viên quân sự ôm một bó tài liệu bước vào phòng, ông đặt bó tài liệu lên bàn và mở ra. Đây là một bản đồ địa hình của khu vực mà chúng tôi sẽ làm việc ở đó. Thiếu tướng Antipov bắt đầu giải thích cho chúng tôi về nhiệm vụ cần hoàn thành.

Điểm cuối của đường bay đến là khu vực Đồng Hới, nằm ở phía nam miền Bắc Việt Nam. Ở đó có một sân bay máy bay An-2 và Li-2 có thể hạ cánh xuống sân bay này. Đây sẽ là bãi đỗ mà chúng tôi có thể tiếp nhiên liệu cho trực thăng. Chúng tôi sẽ nghỉ ngơi và ngủ trong làng ở Đồng Hới.

Tiếp đó, Thiếu tướng Antipov trải bản đồ địa hình và chỉ cho chúng tôi biết vị trí đường giới tuyến tạm thời giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Ông cũng chỉ cho chúng tôi biết vị trí trên bản đồ đồn biên phòng của miền Bắc Việt Nam. Ổ khu vực của đồn biên phòng có hai địa điểm hạ cánh đã được đánh dấu bằng cờ. Chúng tôi có thể hạ cánh xuống một trong hai điểm theo ý muốn. Trên bản đồ địa hình, các địa điểm hạ cánh đã được đánh dấu bằng tiếng Nga, vì bản đồ này được sản xuất tại Liên Xô. Mặt sau bản đồ có in chữ “Tuyệt mật. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Liên Xô”.

Chúng tôi không được các đồng chí cho lời khuyên chọn tuyến đường bay từ Đồng Hới đến đồn biên phòng trên bản đồ. Chúng tôi ngồi chuẩn bị chuyến bay: chọn tuyến đường bay đến Đồng Hới, tính toán đường bay, khoảng cách, thời gian bay. Chúng tôi đã tính khoảng cách, hướng bay theo la bàn và thời gian bay đến trạm biên phòng trong mọi trường hợp. Chúng tôi ghi lại theo ý mình những dữ liệu đó trên bản đồ chuyến bay. Sau đó, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu địa hình trên bản đồ từ Đồng Hới đến đồn biên phòng, đặc biệt là địa hình trong khu vực bãi đỗ. Chúng tôi cố gắng nhớ mọi thứ một cách trực quan.

Sau khi chúng tôi báo cáo đã sẵn sàng, Thiếu tướng Antipov cất bản đồ địa hình và lấy giấy cuộn lại. Đại sứ căn dặn chúng tôi một câu ngắn gọn và đáng nhớ:

- Không hoàn thành nhiệm vụ thì đừng trở lại!

Chúng tôi rời khỏi phòng làm việc của Đại sứ với tâm trạng bối rối, nhưng bụng cũng bắt đầu đói, vì thế chúng tôi quyết định ăn cơm trưa tại nhà ăn của Đại sứ quán. Chúng tôi tìm đến nhà ăn, đi vào, kéo ghế ngồi. Chúng tôi đọc thực đơn với một niềm thích thú. Đây là niềm vui của chúng tôi: có món ăn nhanh - cá trích với xà lách dầu hướng dương, món thứ nhất là xúp-lap-sa (!), món thứ hai là thịt nướng với kiều mạch, món thứ ba là nước trái cây táo. Tuy nhiên, cô phục vụ đến và nói rằng bữa trưa đã kết thúc, cô cầm lại tờ menu. Thấy nét mặt buồn của chúng tôi, cô nói sẽ hỏi lại xem còn gì và sẽ mang đến. Chúng tôi đồng thanh hô theo:

- Cô gái thân mến! Hãy gọi giúp chúng tôi: xà lách, xúp và cả bánh mì nữa!

May mắn cho chúng tôi, cô phục vụ đã mang đến cho chúng tôi những gì chúng tôi yêu cầu. Vì trong ba tháng qua, chúng tôi không được ăn bánh mì, không được ăn xúp hay bất cứ thứ gì thường ăn ở Liên Xô. Chúng tôi đã ăn cơm thay bánh mì, thịt gà thay xúp, và bữa nào cũng có chuối. Tất cả những gì cô phục vụ đem đến cho chúng tôi, chúng tôi đều ăn ngon lành và vui vẻ! Bữa ăn trưa đơn giản này khiến chúng tôi nhớ suốt đời. Ít có bữa tiệc nào có thể nhớ lâu như bữa ăn trưa hôm đó.

Chúng tôi từ Đại sứ quán đi ra thẳng ra sân bay. Cũng như lần trước, chúng tôi chưa được biết thời gian khởi hành. Chúng tôi tự thiết lập thời gian biểu trong ngày cho mình: ăn sáng, kỹ thuật viên đi đến kiểm tra trực thăng, chúng tôi cùng với Nagibovich đi đến sở chỉ huy, phân tích tình hình trên không, dự báo thời tiết, hỏi để biết mật danh khi liên lạc vô tuyến điện. Như tôi đã đề cập, trong thời gian này, trời quang không có các tầng mây bay thấp, bắt đầu mùa mưa nhiệt đới thường mưa vào buổi chiều. Sau khi có được tất cả các dữ liệu cần thiết cho chuyến bay, chúng tôi đi đến máy bay trực thăng và chờ đợi. Lịch làm việc như thế này diễn ra trong thời gian 2-3 ngày.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Hai, 2023, 07:40:42 pm
Một buổi chiều, có ba chiếc xe ô tô chạy tới chỗ máy bay trực thăng. Trong hai xe đầu có sáu người, có lẽ đó là lãnh đạo. Trong chiếc xe thứ ba - một chiếc xe buýt nhỏ - là hàng hóa: bốn hòm to và nặng. Các hòm được chuyển lên máy bay trực thăng. Một trong những vị khách tự giới thiệu mình bằng tiếng Nga là phiên dịch. Tôi nói với anh ấy rằng, tôi đã nắm được đường bay, phi hành đoàn đã sẵn sàng cho chuyến bay.

Khi kỹ thuật viên bay báo cáo mọi người đã ngồi vào vị trí, tôi khởi động động cơ và cho máy bay cất cánh. Chuyên bay đi dọc theo đường bờ biển về phía nam. Thời tiết tốt, sau ba giờ chúng tôi đã hạ cánh tại sân bay Đồng Hới. Đó là buổi chiều trong ngày. Sau khi nạp nhiên liệu cho máy bay trực thăng và tiến hành kiểm tra sau chuyến bay, trời đã chuyển sang tối. Lúc này, nếu bay tiếp tới đồn biên phòng sẽ không kịp thời gian triển khai công việc tiếp theo, nên chúng tôi quyết định chuyển sang buổi sáng hôm sau.

Chúng tôi cùng phi hành đoàn rời khỏi sân bay trên xe buýt đến một địa điểm ăn tối. Khi bước vào phòng, chúng tôi thấy đông đủ cả đoàn. Mọi người ngồi dọc theo chiếc bàn dài. Dãy ghế bên phải bàn chưa có ai ngồi. Người phiên dịch đã mời chúng tôi ngồi vào và đồng chí ngồi cạnh tôi.

Nhìn thấy nét mặt mọi người đều rất hân hoan vì công việc khởi đầu đều suôn sẻ, không có trở ngại nào. Phi hành đoàn chúng tôi không biết kế hoạch đã đề ra như thể nào và có lẽ chúng tôi cũng không được biết điều đó.

Trong cuộc trò chuyện với người phiên dịch, tôi hỏi anh học tiếng Nga từ khi nào và học thế nào mà nói tốt như vậy. Thật ngạc nhiên khi anh ấy nói thậm chí không sai trọng âm. Hóa ra anh tốt nghiệp Học viện Y khoa Kharkov và khóa nghiên cứu sau đại học. Tôi nghĩ bây giờ chắc anh phải đứng đầu một trường đại học ở Việt Nam, nhưng anh lắc đầu từ chối. Anh nói, hiện nay anh đang giữ chức vụ Trưởng ngành y tế của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp sau đó, qua các cuộc trò chuyện, anh nói cho tôi biết trong đoàn này có đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi hiểu đây là đoàn cán bộ cấp cao.

Họ đã đem bữa tối đến. Như mọi lần, có cơm với một món ăn gì đó. Đồng chí phiên dịch của chúng tôi lại đùa: “Ôi! Giá như bây giờ có một ly vodka và đuôi cá trích!”. Chúng tôi vui vẻ hưởng ứng theo câu đùa này. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, uống rượu vodka trong nhiệt độ như thế này chẳng khác gì tự tử. Còn hiện tại, chúng tôi chỉ uống những gì có trên bàn: nước dừa non.

Sau khi ăn tối xong, chúng tôi được đưa tới nhà nghỉ. Mỗi phòng có ba giường nằm, có màn chống muỗi. Giường rộng có nệm bằng rơm hoặc một loại cỏ nào đó. Gối được nhét vào một thứ gì đó cưng cứng. Trong điều kiện thời tiết 40 độ và độ ẩm tới 90% như thế này, sẽ thật không khó tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra với chúng tôi nếu nằm giường lại có đệm được làm bằng lông vũ và lông tơ.

Ngôi nhà có các cửa sổ và các cửa sổ đó có mành che thay cho kính, nhờ đó gió bên ngoài lùa vào nhà khiến không khí trong nhà tương đối mát mẻ. Để tránh muỗi hoặc các loại côn trùng, chúng tôi đều nằm ngủ trong màn. Thật là hạnh phúc khi cảm thấy mát mẻ sau cái nóng ban ngày!

Mới chạng vạng sáng, những con ve sầu bên ngoài cửa sổ đã đồng loạt vang lên “bản nhạc” của chúng. Ngủ thiếp đi! Tuy nhiên, chuyến bay sắp tới còn chưa biết và việc hạ cánh trên các bãi đỗ đã được chỉ định trên bản đồ địa hình đang làm tôi không an tâm, vì: Thứ nhất, các địa điểm hạ cánh được lựa chọn trong một thung lũng sâu có những ngọn núi ở gần. Thứ hai, xung quanh các điểm hạ cánh, có thể có những hàng cây cao khiến cho máy bay của tôi treo lơ lửng. Khi ở nhiệt độ và độ ẩm cao, và trên máy bay có cả hàng hoá và các thành viên trong đoàn, chẳng may bị vướng vào cây cao thì máy bay sẽ rơi xuống, chứ không còn là hạ cánh xuống nữa.

Trước đây, tôi đã được học nhiều và biết được những khả năng của máy bay Mi-4 và tôi cũng được thực hành trên máy bay này. Tôi nhớ lại những lời căn dặn khi chia tay Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội: “Không hoàn thành nhiệm vụ thì đừng trở lại!”. Trong những điều kiện như thế, có thể không hoàn thành nhiệm vụ và sẽ không trở lại. Vì những suy nghĩ này, mãi quá nửa đêm tôi mới ngủ được.

Chúng tôi thức dậy sớm. Trong lúc chờ xe, chúng tôi thảo luận trình tự thực hiện nhiệm vụ. Trên bản đồ bay, dựa vào trí nhớ, chúng tôi vẽ ra vị trí đồn biên phòng và các địa điểm hạ cánh, vẽ ra hành trình, đường bay theo la bàn khoảng cách và thời gian bay đến đồn biên phòng.

Chẳng bao lâu chiếc xe buýt đến và đưa chúng tôi đi ăn sáng, rồi uống trà, nước dừa, ăn chuối. Khi rời khỏi nơi ăn ra sân bay, chúng tôi mang theo một nải chuối.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Hai, 2023, 07:42:25 pm
Một người lính vũ trang đứng bên cạnh máy bay làm công tác bảo vệ. Khi chúng tôi đi ăn sáng về cũng là lúc người chỉ huy ca bảo vệ đi đến. Những người bảo vệ ở trong một ngôi nhà nhỏ cạnh bãi đỗ máy bay. Cán bộ kỹ thuật bay tiến lại gần người chỉ huy ca bảo vệ và giơ tay cao hơn đầu vẫy vẫy. Người chỉ huy ca bảo vệ nói “tốt” và họ cùng nhau đi đến máy bay trực thăng. Họ đi quanh trực thăng, kiểm tra dấu niêm xi trên cửa ra vào máy bay. Kỹ thuật viên bay nói “tốt” và giơ ngón tay cái cho người chỉ huy ca bảo vệ (ý nói Ok!). Cả hai người bảo vệ rời khỏi vị trí. Chúng tôi đi đến máy bay trực thăng, vừa đi vừa đùa với cán bộ kỹ thuật của chúng tôi: “Làm sao mà bạn học tiếng Việt nhanh như thế!”.

Sau khi kiểm tra trực thăng bằng cách khởi động động cơ, thì đoàn công tác cũng đến. Tôi báo cáo với đoàn: phi hành đoàn đã sẵn sàng cho chuyến bay, mời các đồng chí lên máy bay.

Trời không có mây và gió. Chúng tôi đã chọn đường bay. Bay được một lúc, chúng tôi cảm thấy dường như đang bay theo con đường mà chúng tôi đã từng bay. Tất cả các dãy núi, con sông, thung lũng, các đỉnh núi phía bên trái và bên phải của tuyến bay đều đã quen thuộc với chúng tôi. Căn cứ vào những đặc điểm trên, chúng tôi đã xác định được vị trí hiện tại của chúng tôi. Vì vậy, điểm cuối cùng của đường bay - Đồn biên phòng - chúng tôi đã nhanh chóng tìm thấy. Chúng tôi ngoặt sang phải đồn biên phòng và phát hiện ra các điểm hạ cánh đã được cắm các cờ cách nhau 50 mét. Tuy nhiên, các điểm hạ cánh lại nằm giữa các cây cao. Chúng tôi bay qua các địa điểm hạ cánh và mấy lần cố thực hiện hạ cánh. Tôi bắt đầu giảm tốc độ để máy bay bay trên điểm hạ cánh. Nhưng khi tốc độ giảm xuống còn 50 kilômét/giờ, chiếc trực thăng bắt đầu rung lên khi mất độ cao. Tốc độ rotor giảm do quá tải. Tôi buộc phải chuyển trực thăng từ chế độ đang giảm tốc sang chế độ tăng tốc. Chúng tôi bay trên những ngọn cây ở độ cao cách vài mét, rồi bay vòng tròn.

Chúng tôi bay đến một địa điểm còn lại, nhưng việc tiếp cận hạ cánh thậm chí còn khó khăn hơn. Một ngọn núi dốc đứng gần đó đang án ngữ. Sau khi bay trên ngọn các cây ở địa điểm hạ cánh thứ hai ở độ cao rất thấp, khoảng 30 mét. Chúng tôi đã thấy rõ rằng, không thể hạ cánh trên cả hai địa điểm. Chúng tôi quay lại và bay qua đồn biên phòng, kiểm tra các bãi trống xung quanh, nhưng không tìm thấy điểm hạ cánh nào phù hợp.

Chúng tôi quyết định bay trở lại Đồng Hới. Cần phải đề nghị chính quyền địa phương cho người chặt cây xung quanh các khu vực hạ cánh để máy bay có thể tiếp cận được các địa điểm ở độ cao thấp, và có thể bay rà rà sát mặt đất khu vực hạ cánh.

Chúng tôi bắt đầu lấy đường bay về Đồng Hới, đột nhiên, tôi chú ý tới một ngọn núi bên phải đường bay. Trên sườn dốc của núi có một dải mặt phẳng nằm ngang (sau này chúng tôi gọi là đường băng lý tưởng). Không do dự, tôi quay hướng trực thăng và bay trên “đường băng lý tưởng”. Chúng tôi xác định chiều rộng của “đường băng này” khoảng 100 mét. Độ dốc của núi và đường băng này được bao phủ bởi các khu rừng nhỏ. Đó là một món quà quý thiên nhiên tặng chúng tôi! Tôi vui mừng hét lên với phi công - hoa tiêu rằng, điểm hạ cánh này có thể được chuẩn bị trong một đêm, chỉ cắt bỏ những cây nhỏ, bụi rậm và các cây bạch đàn là được.

Chúng tôi bay qua “đường băng” hướng về dồn biên phòng, sau đó quay lại từ đồn biên phòng hướng đến “đường băng”. Chúng tôi bay như thế để chỉ cho các chiến sĩ biên phòng đang theo dõi đường bay của chúng tôi biết hướng bay đến “đường băng”. Tôi ra lệnh cho phi công hoa tiêu vẽ trên bản đồ vị trí chính xác của “đường băng” và khoảng cách từ đồn biên phòng tới “đường băng”. Sau khi bay qua một vòng, chúng tôi bay về Đồng Hới.

Hạ cánh xuống Đồng Hới, chúng tôi cùng phi công - hoa tiêu bước ra khỏi máy bay với niềm vui và hài lòng với kết quả của chuyến bay. Một điều mà tôi đang lo lắng - có liên lạc vô tuyến điện với đồn biên phòng được không để thông báo cho họ biết tọa độ của “đường băng” và yêu cầu họ chặt cây và dọn dẹp sạch sẽ một khu vực trên “đường băng” có diện tích 50×50 mét.

Đồng chí phiên dịch của chúng tôi có vẻ không hài lòng. Anh từ chỗ đoàn công tác đến chỗ chúng tôi và nói rằng, đoàn công tác rất không hài lòng và yêu cầu chúng tôi báo cáo lý do tại sao máy bay không hạ cánh xuống địa điểm đã được chọn. Tôi giải thích ngắn gọn rằng, các địa điểm đã chọn không thích hợp để hạ cánh an toàn vì có những trở ngại. Tôi nói tiếp, từ trên không chúng tôi đã xác định một nơi hạ cánh an toàn và chúng tôi đang cần liên lạc với đồn biên phòng để thông tin cho họ những yêu cầu cần được họ giúp đỡ. Tôi trao tờ giấy có nội dung yêu cầu và chỉ rõ tọa độ nơi nhân dân địa phương cần làm công tác chuẩn bị cho “đường băng”. Nếu không liên lạc được với đồn biên phòng, chúng tôi sẽ phải chuẩn bị một cờ hiệu hoặc một bưu kiện để thả xuống khu vực của đồn biên phòng.

May mắn thay, đồng chí phiên dịch thông báo rằng, hiện đang có đường liên lạc điện báo nối với đồn biên phòng. Buổi tối sẽ có phiên liên lạc.

Chúng tôi được mời đi tắm biển, và chúng tôi vui vẻ nhận lời. Trong cái nóng của vùng nhiệt đới thì việc tổ chức đi tắm biển là rất phù hợp. Chúng tôi được xe ô tô đưa đến bờ biển mà các bạn Việt Nam gọi là Biển Đông. Chúng tôi đến cửa một dòng sông chảy ra biển. Phiên dịch viên đi cùng chúng tôi. Anh là một bác sĩ và một người dân địa phương nên đã cho chúng tôi những lời khuyên về cách tắm biển ở khu vực này. Chúng tôi được cảnh báo không bơi xa bờ, vì có thể gặp cá mập. Chúng tôi lao xuống biển và cảm thấy được ngay độ mặn của nước: toàn thân bị ngứa và cảm giác nóng rát bắt đầu khắp cơ thể. Vì thế, chúng tôi không ở lại dưới biển lâu mà vội vã xuống sông để rửa hết nước mặn. Chúng tôi đã làm thủ tục này ba lần và yêu cầu được trở về nhà dưới bóng mát, dưới mái nhà, vì trên bãi biển không có nơi nào để trốn khỏi ánh mặt trời tàn nhẫn.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Hai, 2023, 07:52:25 pm
Trong bữa tối, chúng tôi được thông báo rằng đã có một phiên liên lạc với đồn biên phòng và họ đã nhận đầy đủ thông tin. Chúng tôi nghỉ ngơi, thống nhất kế hoạch sáng mai sẽ cất cánh.

Mặt trời vừa mọc là chúng tôi xuất phát ngay. Từ khoảng cách ba cây số chúng tôi đã nhận thấy một khu đất không có thảm thực vật, và khi đến gần hơn, chúng tôi thấy những người đang làm việc trên rìa các bụi cây. Tôi quyết định hạ cánh, khi xác định rằng không có trở ngại, tôi bay là là và tiếp đất mà không giảm tốc độ cánh quạt. Cán bộ kỹ thuật bay đã khẳng định rằng các bánh xe của chiếc trực thăng đã ở trên bề mặt phẳng, cho tín hiệu. Tôi tắt động cơ, giảm tốc độ quay của cánh quạt. Kỹ thuật viên bay đã mời mọi người ra cửa. Tất cả nhanh chóng rời khỏi trực thăng.

Từ buồng lái tôi nhìn thấy mọi người đến đều vui vẻ: họ mỉm cười, ôm nhau... Khi niềm vui kết thúc, tất cả mọi người tản về phía rừng cây. Người phiên dịch - bác sĩ của chúng tôi (tôi đã bắt đầu gọi anh là bác sĩ) nói rằng mọi người đi chọn địa điểm để gặp mặt.

- Gặp mặt? - Tôi hỏi.

Bác sĩ trả lời:

- Vâng, gặp mặt với những người vừa từ miền Nam Việt Nam ra. Họ là những người lần đầu tiên đi vòng đường giới tuyến qua lãnh thổ Lào đã được giải phóng.

Tưởng là gì, các cuộc gặp mặt đã quen thuộc với chúng tôi khi làm nhiệm vụ đầu tiên. Một trong số các thành viên của phái đoàn đi ra từ rừng cây, nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ nói với chúng tôi rằng địa điểm gặp mặt đã được chọn, và đây cũng là nơi để chuyển giao hàng hoá.

Tôi chỉ cho các chiến sĩ biên phòng tiếp tục mở rộng bãi đỗ. Sau khi thấy bãi đỗ đã được mở rộng theo yêu cầu, tôi đề nghị đồng chí phụ trách cho ngừng công việc và chuyển sang công tác bốc dỡ hàng khỏi trực thăng.

Bác sĩ đã dịch những ý kiến của tôi cho một thành viên của phái đoàn. Thành viên này đi ngay. Chẳng bao lâu, ông trở lại cùng với một nhóm chiến sĩ biên phòng, và bắt đầu bốc dỡ hàng hóa xuống và mang đi.

Sau một thời gian, một số người từ trong rừng đi ra. Dựa vào quần áo, chúng tôi biết họ là những người vừa từ miền Nam ra. Quần áo của họ bị rách nát. Một số người có vẻ bị đau và ốm. Họ đã được các chiến sĩ biên phòng dìu đi.

Bác sĩ của chúng tôi bước đến gặp họ và nói chuyện, sau đó mọi người lại đi khuất rừng cây.

Mặt trời đã lên cao. Xuất hiện những con ruồi trâu và chúng bắt đầu tấn công chúng tôi từ mọi phía. Thân máy bay trực thăng bị mặt trời nung nóng cũng là nơi thu hút nhiều loại côn trùng. Chúng bám vào trực thăng, bay qua cánh cửa mở vào trong. Chúng tôi không thể chịu đựng nổi những con ruồi khó chịu này. Chúng tôi chạy đến chỗ rừng cây, bẻ các cành cây để làm “quạt” xua đuổi chúng. Nhờ đó, tình hình cũng dịu đi ít chút, nhưng chẳng được bao lâu. Để thoát khỏi các loài côn trùng khát máu này, chúng tôi buộc phải vận chuyển liên tục: chạy, nhảy, nhún vai. Phi công bên phải tôi, anh Nagibovich, đã cố gắng tìm cách trèo lên nóc trực thăng, trên trục rotor, nhưng cũng không ăn thua! Chúng tôi quyết định lấy xăng bôi lên cơ thể, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế, vì xăng dễ bay hơi. Chúng tôi tiếp tục dùng cành cây để xua đuổi chúng.

Buổi tối, có thêm loại muỗi, muỗi tép và một số côn trùng hút máu khác đã tham gia cùng ruồi trâu tấn công chúng tôi. Đối với chúng tôi, bốn giờ chờ đợi dường như dài mãi mãi. Cuối cùng, bác sĩ đã trở ra. Tôi nói với bác sĩ rằng trời sắp tối, và cuộc gặp cần kết thúc để còn về kịp Đồng Hới khi trời còn sáng. Sau khi báo cáo đoàn, bác sĩ thông báo cho chúng tôi ý kiến của lãnh đạo:

- Nếu phi hành đoàn đang vội, hãy để họ bay đi!

Tất nhiên, chúng tôi không thể bay trở về mà không có phái đoàn. Chúng tôi cho động cơ chạy, cánh quạt quay, bay lên lơ lửng, quay 180 độ về hướng Đồng Hới. Sau những thao tác này, chúng tôi lại hạ xuống tắt động cơ. Có thể việc làm vừa qua của chúng tôi có ảnh hưởng một chút đến việc rút ngắn thời gian của các cuộc gặp mặt, bởi vì sau khoảng 10 phút, mọi người đều đi ra khỏi khu rừng cây. Tất cả gồm 11 người. Không thể phân biệt được ai là người vừa từ Nam ra, ai là người miền Bắc Việt Nam vào. Tất cả đều mặc quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cả đoàn lên máy bay. Chúng tôi cất cánh.

Ở Đồng Hới, máy bay Li-2 đang chờ đoàn. Bác sĩ thông báo với chúng tôi rằng vào sáng mai chúng tôi có thể bay về Hà Nội. Điều này khiến chúng tôi hạnh phúc. Trong khi ngồi trên máy bay, chúng tôi chia sẻ với bác sĩ ý kiến về các cuộc gặp mặt. Chúng tôi cảm thấy dường như cuộc gặp mặt đã bị kéo dài. Bác sĩ nói rằng ông phải chữa trị các vết thương cho những người từ miền Nam ra.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Hai, 2023, 07:53:52 pm
Ăn tối xong chúng tôi đi ngủ, mong có một giấc ngủ yên tĩnh, dài và vô tư. Song lại một đêm ồn ào, nếu không nói là một đêm khủng khiếp. Khoảng 9 giờ tối một cơn bão ập đến. Ai cũng nghĩ, đó là điều tốt, vì trời sẽ mát mẻ. Chúng tôi mở tấm rèm, đứng cạnh cửa sổ, tận hưởng sự mát mẻ, đột nhiên một tia chớp chói lóa lóe lên ngoài cửa sổ. Và ngay lập tức một tiếng sét vang lên làm rung chuyển ngôi nhà của chúng tôi. Qua sương mù, chúng tôi có thể nhìn thấy được từ bầu trời trút xuống một luồng nước liên tục phủ khắp mọi nơi. Một dòng nước như thác đổ xuống từ mái nhà. Ánh sáng lóe lên từng phút, liên tục vang lên những tiếng sấm chói tai. Hình như những tia chớp đang bay gần cửa sổ. Bài thơ “Bên cửa sổ” được dùng làm lời của câu hát “Các tia chớp lóe lên trong bóng tối, theo sau là những tiếng sấm chói tai”.

- Ôi! Cậu đấy à.

- Vâng! Tôi đây.

- Mưa thế này, nó sẽ đưa chúng ta cùng ngôi nhà ra biển mất!

Chúng tôi đã trao đổi những ấn tượng lần đầu tiên khi chứng kiến một cơn mưa nhiệt đới kèm theo sấm chớp.

Sấm chớp bắt đầu giảm đi, nhưng trời tiếp tục trút nước không ngừng, trong khi đó gió bắt đầu mạnh hơn. Chúng tôi bắt đầu lạnh và chui vào đống rèm che cửa, trùm thêm những tấm trải lên người. Giờ đây lùa vào căn phòng không phải là những làn gió nhẹ mà là những cơn gió mạnh. Tôi đã vùng dậy và nói to:

- Các bạn ơi, ở đó thế nào?

- Thưa chỉ huy, quay lại 180 độ, mưa nhiệt đới đã tạnh. Antarctica có ở phía trước không? - Phi công - hoa tiêu Nagibovich trả lời.

Tôi cũng đã trả lời với một câu đùa:

- Tôi sẽ bay ngược lại vào buổi sáng, còn bây giờ cần phải sống qua mùa đông trong ấm áp đã.

Chúng tôi nằm sát vào nhau và lấy ba tấm thảm đắp lên người. Nghe tiếng tí tách của mưa, chúng tôi thấy ấm dần lên và bắt đầu chìm dần vào giấc ngủ. Đột nhiên có những tiếng động bên ngoài cửa sổ, không phải là tiếng rên rỉ, mà là tiếng kêu như còi rất to và trầm, ở phía xa xa tôi cũng nghe được những tiếng như thế vọng lại, vọng tiếp. Số lượng “còi” được tăng lên sau từng phút. “Buổi hòa nhạc” bắt đầu. Nó kéo dài suốt cả trận mưa. Và đến khi com mưa dừng lại vào quá nửa đêm chúng mới thôi. Cuối cùng, chúng tôi ngủ thiếp đi.

Sáng dậy, chúng tôi thấy nhà của chúng tôi “nổi” trong nước. Nước tràn ngập tất cả xung quanh, nhìn chỗ nào cũng thấy nước. Chúng tôi đi ăn sáng trên đường ngập nước. Bác sĩ đến ăn sáng và thông báo là đã xảy ra lũ trong vùng. Các đê sông đều bị vỡ, lũ đổ về từ các ngọn núi, cánh đồng lúa bị ngập, lúa bị hỏng, tất cả hoa màu đều chìm dưới nước. Ở đây đã nhiều năm không có mưa lớn như vậy, chỉ những người già mới nhớ về những trận mưa như thế.

Chúng tôi đã hỏi, trong cơn mưa có cái gì hoặc “ai” đã hét lên như vậy. Bác sĩ cười và nói rằng đó là ếch. Trong cơn mưa nhiệt đới, các chú ếch đã rời khỏi nơi trú ẩn và dùng âm thanh của mình để gọi “bạn gái” đến âu yếm.

Chúng tôi tạm biệt bác sĩ, cảm ơn anh vì sự nhạy cảm và công việc anh đã hoàn thành xuất sắc với tư cách là phiên dịch. Người lái xe đưa chúng tôi đến sân bay. Sân bay ở trên một địa điểm cao, vì vậy nó vẫn khô ráo. Tối hôm trước chúng tôi đã nhận được lệnh cho phép bay. Chúng tôi bay về Hà Nội.

Sau chuyến bay xa, chúng tôi bước vào công tác chuẩn bị trực thăng và quyết định thư giãn, uống bia “Bia Hà Nội”. Chúng tôi đứng, uống bia và xem máy bay Li-2 chạy như thế nào trong bãi đậu. Chúng tôi đã nhìn thấy máy bay này ở Đồng Hới. Chúng tôi hiểu các đại biểu của chúng tôi đã về Hà Nội. Một số xe con đã chạy sát qua chúng tôi hướng đến máy bay Li-2. Mọi người bắt đầu lần lượt rời khỏi máy bay. Những người đến đón họ đứng ở dưới, họ bắt tay, ôm nhau và sau khi nói chuyện ngắn gọn, mọi người lại đi về các xe dành cho mình. Đoàn xe di chuyển về hướng chúng tôi. Chiếc xe đầu tiên dừng lại, những xe sau cũng lần lượt dừng lại.

Một đại biểu trong bộ âu phục và người phiên dịch của chúng tôi bước ra từ xe thứ nhất. Đồng chí phiên dịch đã ra tín hiệu để chúng tôi đến gần. Khi chúng tôi đến nơi, vị khách mỉm cười vui vẻ, nói điều gì bằng tiếng Việt và đưa tay bắt tay tôi và các thành viên phi hành đoàn của tôi. Khi nói xong, ông ra hiệu để dịch sang tiếng Nga. Bác sĩ dịch:

- Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng cảm ơn các bạn vì đã thực hiện thành công một công việc rất quan trọng cho nhân dân Việt Nam.

Tất cả đều là các đại biểu tham gia cuộc gặp mặt hôm trước cũng lần lượt bước ra khỏi xe, tiến lại và bắt tay chúng tôi. Sau đó, mọi người lại trở về xe của mình và tạm biệt chúng tôi. Đây là cuộc gặp duy nhất của chúng tôi với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cuộc gặp đã diễn ra bất ngờ và ấm áp, hình ảnh đó luôn trong trí nhớ của mỗi chúng tôi.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Hai, 2023, 07:55:52 pm
Chúng tôi trở lại quầy bar, bên những cốc bia chúng tôi đang uống dở. Chúng tôi sôi nổi thảo luận về sự kiện vừa xảy ra. Chúng tôi nhớ đến bữa ăn trưa trong phòng ăn của Đại sứ quán Liên Xô và quyết định đi đến đó một lần nữa. Chúng tôi tìm thấy chiếc xe và lái xe của chúng tôi trong bãi đậu xe. Anh được lệnh phải luôn đi cùng chúng tôi.

Người lính gác dường như đã quen chúng tôi, nên chúng tôi dễ dàng vào Đại sứ quán. Và từ ngày đó, chúng tôi thường xuyên đến ăn cơm tại đây. Chúng tôi ở lại Hà Nội và chờ nhiệm vụ mới. Những ngày này chúng tôi có thời gian rảnh rỗi để khám phá Hà Nội, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố, những điểm tham quan, bao gồm cả các khu phố Hồ Hoàn Kiếm.

Có một lần, người lái xe dừng xe bên tòa nhà, chỉ vào đó và nói: “Liên Xô!”. Hóa ra đó là một cửa hàng. Chúng tôi bước vào và thấy người bán hàng nói tiếng Nga, người mua cũng nói tiếng Nga. Chúng tôi xem bảng thông báo, trên đó giới thiệu các mặt hàng và khu vực để mặt hàng cũng như cách chi trả bằng tiền Việt Nam.

Trong khu bán hàng có nhiều bàn nhỏ, một số chị em cùng bạn bè mình, có người đem theo cả con, đang uống nước chanh và vui vẻ nói chuyện với nhau. Chúng tôi mua bia và chọn một bàn trống. Chúng tôi nghe nói, các gia đình đến đây không chỉ từ Đại sứ quán Liên Xô mà còn từ các Đại sứ quán của các nước khác. Sau này, trước lúc bay về Liên Xô, chúng tôi được đưa từ Hải Phòng đến cửa hàng này để mua quà Việt Nam cho gia đình và bạn bè.

Vào cuối tháng 3, có lệnh bay tới Hải Phòng. Các chuyến bay huấn luyện chuyên sâu đã được tiến hành tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng. Các học viên bắt đầu các chuyến bay độc lập. Các kỹ thuật viên đang chuẩn bị chuyển giao máy bay trực thăng cho các chuyên gia Việt Nam. Trực thăng mà phi hành đoàn tôi bay để thực hiện nhiệm vụ, cũng được các kỹ thuật viên chuẩn bị để chuyển giao. Phi hành đoàn của chúng tôi không còn nhiệm vụ gi nữa.

Thời tiết càng ngày càng nóng. Ban ngày khoảng hơn 40 độ, độ ẩm không khí gần 100%. Người liên tục đổ mồ hôi, tôi bắt đầu bị ngứa khắp cơ thể. Bác sĩ khuyên nên dùng nước chanh chà xát cơ thể, nhưng phương pháp này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.

Ngày 12 tháng 4, chúng tôi nghe đài radio thông báo một bản tin gây chấn động thế giới: Iuri Gagarin của chúng tôi đã bay vào vũ trụ! Tất cả người dân Liên Xô như chúng tôi đều được các bạn Việt Nam chúc mừng. Chúng tôi phấn khởi và tự hào về đất nước mình - Liên Xô có người đầu tiên bay vào vũ trụ!

Cuối tháng 4, các học viên bắt đầu tham gia kỳ thi (môn khí động học, môn hoa tiêu máy bay trực thăng, phần vật chất và các nguyên tắc sử dụng máy bay trực thăng). Đầu tháng 5, các học viên - phi công đã vượt qua kỳ thi môn kỹ thuật lái thử. Đến giữa tháng 5, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo các phi công Việt Nam lái máy bay trực thăng. Các phi hành đoàn máy bay trực thăng Việt Nam được thành lập và chúng tôi được chuyển giao máy bay trực thăng cho các phi công Việt Nam.

Hạ tuần tháng 5, chúng tôi lưu luyến chia tay các phi công trực thăng và những người bạn Việt Nam để trở về Hà Nội.

Trong một buổi lễ long trọng tại Đại sứ quán Liên Xô đại diện Chính phủ Việt Nam đã trao cho chúng tôi phần thưởng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Huy chương Hữu Nghị.

Sáng sớm ngày hôm sau, chúng tôi rời Việt Nam về Liên Xô trên máy bay Il-14. Chúng tôi đem theo những bức ảnh do các bạn Việt Nam tặng làm kỷ niệm, cùng với những kỷ niệm tốt đẹp về những người bạn tuyệt vời ở đây. Chúng tôi nhớ lại, chúng tôi đã được chụp ảnh với Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào. Tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ quên một chuyến đi công tác đến đất nước tuyệt vời này và luôn nhớ đến những người tuyệt vời mà tôi đã có cơ hội tiếp xúc với họ.

Nhiều năm sau, khi báo chí Liên Xô đưa tin về “Đường Hồ Chí Minh”, tôi đã có thể bí mật chia sẻ với các đồng nghiệp về kỷ niệm khi tham gia vào sự khởi đầu của con đường này: Đường mòn bắt đầu từ vùng lãnh thổ của Lào được giải phóng khỏi lực lượng thân Mỹ, đi vòng qua đường giới tuyến tạm thời, sau đó nối sang đường Hồ Chí Minh.

Trong thời Xôviết, mọi thứ chúng tôi làm ở Việt Nam đều được giữ bí mật. Kể từ những ngày đáng nhớ này đến nay đã gần một nửa thế kỷ đã trôi qua. Tôi đã giữ những cảm xúc ấm áp nhất về những người bạn Việt Nam. Cảm ơn các bạn về sự giúp đỡ và những tình cảm tốt đẹp mà các bạn đã dành cho chúng tôi. Ở Việt Nam, chúng tôi đã bị thuyết phục rằng, người Việt Nam là những người can đảm, cứng rắn, yêu lao động. Họ yêu đất nước của mình. Tôi tự hào đã góp phần công sức nhỏ giúp Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Thành phố Ekaterinburg, năm 2008


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:33:45 pm
VODOREZ LEONID FEDOROVICH

(https://i.imgur.com/8YIQpRX.jpg)

Đại tá Vodorez Leonid Fedorovich sinh ngày 14 tháng 11 năm 1931 tại thị trấn Izyum, vùng Kharkov. Năm 1949, ông tốt nghiệp khóa bay tại Câu bộ hàng không Kharkov. Sau đó theo học Trường hàng không quân Borisoglebsk, khoa đào tạo phi công tiêm kích mang tên Chkalov và tốt nghiệp năm 1952.

Ông được phong quân hàm trung úy phi công và tiếp tục phục vụ tại Quân khu Ural trên các cương như:

- Phi công chính, trợ lý phi đội bay.

- Phó Tham mưu trưởng trung đoàn, trợ lý cấp cao Sở chỉ huy không quân tiêm kích.

- Trưởng hoa tiêu Sở chỉ huy Quân đoàn và Tập đoàn quân.

-Từ năm 1977 đến năm 1984, ông làm Phó Tham mưu trưởng Phòng Tác chiến, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy Binh chủng Phòng không.

- Năm 1977, ông theo học Học viện Chỉ huy Quân sự lực lượng phòng không mang tên Nguyên soái Zhukov.

- Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1965, ông được cử sang Việt Nam công tác trên cương vị chuyên gia Phòng Tác chiến Quân chủng Phòng không - Không quân. Ông làm trưởng nhóm cố vấn cho Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng Binh chủng Tên lửa Phòng không.

Đại tá Vodorez Leonid Fedorovich đã đóng góp nhiều ý kiến cho Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam trong việc xây dựng các đài sở chỉ huy từ Bộ Tư lệnh đến các trung đoàn, tiểu đoàn, cũng như các ý kiến tư vấn trong việc xây dựng các trung tâm huấn luyện ở Việt Nam.

Do hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Việt Nam, ông đã được trao tặng đồng hồ vàng của Nguyên soái Liên Xô Malinovsky và thư cảm ơn. Ồng cũng được trao Huân chương danh dự và 12 Huy chương các loại, trong đó có Huy chương Hữu Nghị của Nhà nước Việt Nam và huy hiệu “Chiến binh Quốc tế”. Ông là hội viên Hội Cựu chiến binh Bộ đội Phòng không Liên Xô từng chiến đấu tại Việt Nam.

Từ năm 1980 đến năm 1983 ông được Chính phủ Liên Xô cử đi công tác tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Libya.

Năm 1984, ông xuất ngũ về nghỉ hưu.

Những ngày nghỉ hưu, ông có thời gian ghi lại những kỷ niệm khó quên trong những ngày công tác ở Việt Nam.

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

 
CHUYẾN CÔNG TÁC BẮT ĐẦU NHƯ THẾ ĐẤY

Tháng 3 năm 1965, tôi đang phục vụ trong Bộ Tư lệnh Phòng không Chelyabinsk trên cương vị trợ lý chỉ huy trưởng Sở chỉ huy không quân tiêm kích.

Thời điểm ấy, kíp trực của tôi được giao nhiệm vụ dẫn đường cho một lượng lớn máy bay vận tải quân sự bay từ Tây sang Đông. Đây là những máy bay được coi là đặc biệt quan trọng. Trung tướng Savinov Phedor Ivanovich đã đến Sở chỉ huy Quân đoàn để trực tiếp chỉ đạo đơn vị đặc biệt này.

Các chuyến bay được tiến hành trong chế độ tuyệt mật. Ngay cả chúng tôi cũng chỉ phán đoán nơi toàn bộ không đoàn này sẽ di chuyển đến. Một vài ngày sau, đúng vào ngày chủ nhật, tôi nhận được lệnh lên Bộ Tham mưu Quân đoàn gặp Trung tướng Savinov. Trung tướng đã giao cho tôi nhiệm vụ khẩn trương chụp ảnh với trang phục dân sự và sáng sớm phải có mặt ở Bộ Tham mưu Tập đoàn quân tại thành phố Sverdlovsk. Không đem theo một thứ gì ngoài quần áo mặc hằng ngày. Buổi tối tôi đi tàu hỏa chuyến Chelyabinsk - Sverdlovsk. Trên tàu tôi gặp Trung tá Vladimir Bandurkin Fedorovich, Trưởng hoa tiêu Trung đoàn không quân tiêm kích cũng được giao nhiệm vụ đi Sverdlovsk như tôi.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:35:18 pm
Buổi sáng ngày hôm sau, tại phòng khách của Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân, tôi gặp một số sĩ quan thuộc các binh chủng khác nhau (Bộ đội Tên lửa Phòng không, Bộ đội Kỹ thuật vô tuyến, Bộ đội Thông tin liên lạc). Phụ tá gọi tên từng người và mời vào phòng làm việc của Trung tướng. Trong phòng chỉ có mình Trung tướng Grishkov. ông mời tôi ngồi bên cạnh và nói chuyện rất nhẹ nhàng, thân mật. Tư lệnh nói: “Đồng chí Thiếu tá Vodorez, có lẽ đồng chí đã hiểu chỉ có những người được tin tưởng tuyệt đối mới có thể được cử đến nước này công tác. Tôi không muốn nói bất cứ điều gì xúc phạm, nhưng tiếc rằng trong chúng ta vẫn có những người yếu đuối. Trong đơn vị ai cũng hô to khẩu hiệu về lòng yêu nước, chủ nghĩa quốc tế, nhưng trên thực tế không phải tất cả. Có một chỉ huy Trung đoàn Tên lửa Phòng không thuộc tập đoàn quân của chúng ta thể hiện lưỡng lự khi nhận nhiệm vụ do Chính phủ giao sang Việt Nam công tác mà không có lý do gì. Tôi không đe dọa cậu đâu, nhưng chúng tôi đã phải đưa ra vấn đề kỷ luật quân đội đối với anh ta”. Và Tư lệnh đã hỏi tôi về gia đình.

Tôi trả lời: “Một vợ và hai con gái, một đứa 8 tuổi và một đứa 11 tuổi”.

Trung tướng nói tiếp: “Nếu gia đình có gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy nói với vợ cậu trực tiếp báo cho tôi”.

Sau khi đưa số điện thoại, ông nói: “... Đồng chí hãy nói với cô ấy rằng, đồng chí sẽ đi thao trường trong 6 tháng”. Đến đây chúng tôi chia tay...

Chiều tối hôm đó, 10 người chúng tôi bay tới Moskva. Tại sân bay Domodedovo, chúng tôi được một trung tá quân y ra đón. ông mời chúng tôi lên xe và dẫn chúng tôi đến Bộ Tham mưu lực lượng phòng không, đến thẳng phòng khách của Tham mưu trưởng, Thượng tướng Tsyganov. Ở đó, chúng tôi đã được gặp Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam, Đại tá Dzyza - Phó Tư lệnh Quân đoàn Phòng không Rostov. Chúng tôi được thông báo rằng tất cả chúng tôi là thành viên của Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam theo các lĩnh vực sau: Trung tá G.A. Levitsky - Chuyên gia về tác chiến, Tham mưu trưởng của Đoàn chuyên gia; Thiếu tá L.F. Kushnar - Kỹ sư trưởng, chuyên gia về chiến đấu- Thiếu tá L.F. Vodorez - Chuyên gia quản lý chiến đấu Phòng không và Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam - Trung tá P.I. Vasin - Chuyên gia kỹ thuật vô tuyến điện - Trung tá A.I. UzIenkov - Chuyên gia về hậu cần; Trung tá V.F. Bandurkin - Chuyên gia đào tạo hoa tiêu dẫn đường máy bay tiêm kích; Đại úy L. Fokeev - Kỹ sư, chuyên gia Bộ đội Tên lửa Phòng không; Đại úy V.M. Kostrik - Kỹ sư chuyên gia Bộ đội Kỹ thuật vô tuyến điện; A.I. Grammov - Chuyên gia thông tin liên lạc.

Trong Bộ Tham mưu lực lượng phòng không có các đồng chí phụ trách công tác đào tạo chuyên gia và cán bộ kỹ thuật sau:

- Thượng tướng Tsyganov; Trung tướng Konstantinov; Trung tướng Godun; Trung tướng Uvarov - Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Phòng không; Trung tướng Beregovoi - Chỉ huy Bộ đội Kỹ thuật vô tuyến điện thuộc Bộ đội Phòng không; Thiếu tướng Bashilov - Trưởng hoa tiêu và một số tướng lĩnh và sĩ quan, các trưởng phòng và trưởng ban thuộc Bộ đội Phòng không.

Mọi người đều được chuẩn bị cẩn thận và tỉ mỉ. TASS mới đưa tin mới nhất về tình hình ở Việt Nam, những số liệu tình báo về các chuyến bay của không quân Mỹ đã xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, vị trí của các tàu sân bay Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ, các dữ liệu chiến thuật và kỹ thuật của máy bay tiêm kích không quân Mỹ.

Mỗi người chúng tôi theo chuyên ngành của mình, cần tìm hiểu danh sách các sĩ quan Việt Nam đã được đào tạo tại các học viện và trường quân sự của lực lượng vũ trang Liên Xô, nắm chắc danh sách ai đã tốt nghiệp và ai phải bỏ dở khóa học để về nước tham gia chiến đấu. Học viện Chỉ huy quân sự ở Việt Nam đã tạm thời đóng cửa, các học viên đã ra chiến trường, còn các giáo viên Liên Xô cùng với gia đình đã rời Việt Nam về Liên Xô, riêng Đại tá Semenov - giáo viên pháo cao xạ đã ở lại.

Chúng tôi đã được bố trí ở nhà khách trong khu vực Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không. Hằng ngày chúng tôi đều được gặp Tư lệnh Quân chủng, và đợi bảy ngày sau để bay đi. Tuy nhiên, chuyến bay đã bị hoãn. Sau này chúng tôi mới biết máy bay vận tài quân sự chở thiết bị và hàng hoá của chúng tôi không được phép qua không phận của Trung Quốc.

Bước sang ngày thứ tám, Đại tá Dzyza từ Việt Nam trở về. Chúng tôi ngay lập tức được đưa tới Moskva và đến thẳng kho của Bộ Quốc phòng Liên Xô. Ở đó, chúng tôi nhận bộ quần áo dân sự thời trang. Chúng tôi được tự chọn quần áo theo sở thích của mình: áo khoác, bộ com lê, áo sơ mi trắng, giày thời trang, mũ và cà vạt, tất cả đều sản xuất tại Cộng hòa dân chủ Đức. Chúng tôi không được cấp phát quần áo lao động. Quần áo quân phục của chúng tôi, sau này đã được gửi về cho gia đình. Thiếu tướng đích thân kiểm tra từng người và nhận xét “tốt” mới được coi là đã chuẩn bị xong.

Ngày hôm sau, chúng tôi được đưa tới Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đây, từng người chúng tôi vào phòng tối chỉ có đèn để bàn, nộp lại thẻ Đảng, ký tên rồi tất cả lặng lẽ đi ra. Sau đó, tất cả mọi người được phép về nhà, chờ lệnh triệu tập. Chúng tôi cũng được phép về thăm đơn vị, nhưng không được nói với ai về chuyến đi công tác sắp tới.

Ba ngày sau, chúng tôi nhận được điện báo về Moskva. Sau khi xác định tình hình, tất cả mười người chúng tôi đã được mời đến Hội đồng Quân sự Phòng không Quốc gia. Nguyên soái không quân Sudets khai mạc Hội đồng Quân sự dưới sự chủ tọa của Tổng Tư lệnh Quân chủng Phòng không. Trong phòng đã đầy đủ các tướng lĩnh và sĩ quan, những người chịu trách nhiệm về mỗi người trong chúng tôi. Chúng tôi lần lượt báo cáo về việc sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ. Hội đồng Quân sự đã thông qua quyết định điều động chúng tôi sang Việt Nam công tác. Ngày hôm sau, Hội đồng Quân sự của Tổng cục 10 Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô được tổ chức. Quá trình cuộc họp cũng diễn ra tương tự như trên. Trong hội trường tất cả đều là tướng - các thành viên của Hội đồng Quân sự. Thượng tướng Digaev, Chủ nhiệm Tổng cục 10 chủ trì cuộc họp. Danh sách tất cả chúng tôi đã được thông qua và bỏ phiếu đồng thuận. Tại Phòng Tài chính, chúng tôi được nhận tiền công tác.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:36:36 pm
Ngày 8 tháng 4, sau khi nhận hộ chiếu ngoại giao, chúng tôi ra sân bay Sheremetyevo và đăng ký chuyến bay Tu-104 Moskva – Bắc Kinh. Chúng tôi đã tiêu những đồng rúp cuối cùng trong cửa hàng ăn, rồi tất cả lên máy bay. Trong túi tôi còn lại 21 rúp, số tiền này sẽ có ích khi tôi từ Việt Nam trở về Liên Xô. Trên chuyến bay, ngoài chúng tôi, còn có một nhóm các nhà khai thác mỏ và các nhà địa chất, lực lượng gìn giữ hòa bình Ba Lan ở vĩ tuyến 17, một nhóm hành khách Trung Quốc đến Bắc Kinh. Điểm hạ cánh đầu tiên là sân bay Novosibirsk, Irkutsk. Tại đây chúng tôi qua khâu kiểm tra hải quan. Máy bay tiếp tục bay qua hồ Baikal, Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, cuối cùng hạ cánh xuống sân bay Bắc Kinh.

Nhớ lại thời kỳ đó, cần phải nói rằng tất cả các chuyên gia quân sự chúng tôi đang ở độ tuổi thanh niên. Trên máy bay, một số nữ tiếp viên nhìn chằm chằm vào một vài người trong chúng tôi và hỏi: “Các anh đi đâu, vì mục đích gì?”. Chúng tôi trả lời: “Chúng tôi là thợ mỏ và nhân viên ngành địa chất. Chúng tôi đi công tác”. Họ cười và nói: “Thợ mỏ thường không cắt kiểu tóc bốc như vậy đâu!”.

Ở Bắc Kinh, chúng tôi đáp xuống, nhưng không có ai đón. Có một chiếc xe buýt nhỏ đến đón hành khách Trung Quốc. Sau đó, một xe “Pobeda” màu đen đi đến. Một người bước ra khỏi xe với dáng đi khập khễnh, anh là phiên dịch của tùy viên quân sự Liên Xô tại Trung Quốc. Anh chào hỏi và đưa chúng tôi đến một phòng lớn của sân bay. Trong phòng không có ai, chúng tôi ngồi vào bàn và chờ đợi. Trên các bàn có các ấn phẩm văn học chính trị và album của Trung Quốc đều in bằng tiếng Nga. Theo lệnh cấp trên, chúng tôi chỉ liếc mắt nhìn qua, không được đụng tay vào những ấn phẩm đó. Một nữ tiếp viên Trung Quốc bưng khay trà xanh và thuốc lá đến mời chúng tôi. Chúng tôi uống trà nhưng không hút thuốc lá. Xe của Đại sứ quán đã đến. Xe đưa chúng tôi cùng với những thợ mỏ và địa chất về Bắc Kinh. Chúng tôi được bố trí ở khách sạn Tam Châu. Hành lý của chúng tôi đều để lại sân bay cách thành phố 60 kilômét. Trên cả chặng đường đi từ sân bay về trung tâm thành phố, chúng tôi không thấy người dân nào. Các ngôi nhà đều sơn màu xám 4 tầng kiểu “Khrushev” của chúng tôi. Bầu không khí buồn tẻ và ảm đạm. Chúng tôi đến khách sạn, được bố trí trong phòng dành cho hai người có phòng tắm, điện thoại. Một lát sau, tất cả mọi người được mời đến ăn tối tại nhà hàng. Nhà hàng không có khách. Hai bàn ăn có hai nam nhân viên đứng sẵn phục vụ. Ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng với một số lượng lớn các món ăn. Không có bánh mì, chỉ có thịt và cơm. Những tô lớn bốc hơi nghi ngút và thơm phức. Hai người phục vụ liên tục rót bia hoặc nước chanh vào ly mời chúng tôi. Bữa ăn đã kéo dài một giờ đồng hồ mà vẫn chưa hết đồ ăn. Chúng tôi xin phép trưởng đoàn mua một chai cônhắc Trung Quốc đem đến bàn ăn. Trưởng đoàn đồng ý, và bữa ăn trở nên vui nhộn hẳn lên. Bữa tối kéo dài thêm một giờ đồng hồ. Tất cả đã được hãng “Aeroflot” chi trả.
 
Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng, chúng tôi ra sân bay mà không phải mang hành lý. Máy bay 11-18 đang chờ sẵn. Chỉ có đoàn của chúng tôi bay. Tất cả hành lý đều đã đưa lên máy bay. Phi hành đoàn và một nữ tiếp viên hàng không đã đến trước chúng tôi. Trên máy bay Trung Quốc không được thoải mái, không có các loại kẹo cứng mà chỉ có loại kẹo cao su. Điểm hạ cánh đầu tiên là sân bay Vũ Hán. Chúng tôi ăn trưa ở Vũ Hán với các món ăn Trung Quốc. Chúng tôi ra sân ga hút thuốc. Chúng tôi thấy một số người Trung Quốc ở ngoài hàng rào đang nhìn và chỉ ngón tay về phía chúng tôi. Điểm hạ cánh thứ hai là sân bay Nam Ninh. Chúng tôi lại được ăn món ăn theo phong cách ẩm thực Trung Hoa. Chúng tôi gọi một số món ăn Âu, họ mang đến cho chúng tôi xúp, khoai tây chiên và trà. Chúng tôi bay về hướng Hà Nội, thời tiết xấu, máy bay luồn qua những đám mây, bay trên những cánh rừng và những thung lũng đến Hà Nội. Máy bay hạ cánh tại sân bay dã chiến trong khu vực Hà Nội và ngay lập tức phải lăn vào nơi ngụy trang. Đón chúng tôi là Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam Đại tá Đỗ Đức Kiên và hai phiên dịch. Tất cả đều mặc quân phục nhưng không có quân hàm, đội mũ cối. Xe buýt đưa chúng tôi về khách sạn Kim Liên, nơi chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới tại đây.

Các tòa nhà ở khách sạn đều là loại nhà ba tầng, tầng thứ nhất và thứ ba dành cho các chuyên gia Trung Quốc. Chúng tôi ở tầng hai với sáu phòng đôi. Tôi ở cùng Trung tá Levitsky Gleb Alexandrovich. Các giường đều có màn chống muỗi. Trong mỗi phòng có một bàn nhỏ và hai tủ đầu giường, ngoài hành lang có tủ lạnh đựng nước nguội đã đun sôi. Phòng chúng tôi ở được gọi là “cơ quan tham mưu”.

Mới 5 giờ sáng, chúng tôi đã nghe thấy ngoài sân vang lên bản nhạc nước ngoài để cho các chuyên gia Trung Quốc tập thể dục. Bỗng nhiên, không biết từ đâu xuất hiện hai máy bay cường kích của Mỹ đang lao nhanh qua những ngọn cây. Còi báo động vang lên. Trong khách sạn Kim Liên cũng gõ kẻng báo động. Tiếp theo đó là tiếng nổ liên tiếp của các loại vũ khí phòng không. Tất cả các chuyên gia Trung Quốc ngay lập tức chạy xuống các hầm trú ẩn nằm trong sân trước cửa khách sạn. Chúng tôi chạy ra ban công, nhìn các chuyên gia Trung Quốc đang chui ra từ các hầm trú ẩn. Chúng tôi cũng gặp nhiều lần báo động như thế, song chưa lần nào kịp xuống hầm trú ẩn.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:38:00 pm
Trên đường phố Hà Nội, chỗ nào bạn cũng có thể gặp những hố tránh bom. Các hố tránh bom được xây dựng như cái “giếng” bằng bê tông đúc sẵn. Trong trường hợp có báo động phòng không, bạn có thể nhảy xuống bất kỳ một hố nào nếu như hố đó chưa có ai. Đối với chúng tôi, những hố đó có vẻ như chật hẹp.

Nhân dân Việt Nam không đào hào vì: thứ nhất, mất nhiều diện tích; thứ hai khi bom nổ bên cạnh hào, người nằm trong hào dễ bị sức ép của bom nổ hơn so với người ngồi trong hố bằng bê tông. Hơn nữa, người Việt Nam có câu ngạn ngữ “tấc đất tấc vàng”.

Hằng ngày trừ thứ hai, đại diện Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam đến thăm chúng tôi. Nơi làm việc của chúng tôi nằm trong khu vực sở chỉ huy trung tâm của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân. Chúng tôi luôn có ba đồng chí phiên dịch (một là đồng chí Giao, thứ hai là đồng chí Ngoạn lớn và thứ ba là đồng chí Ngoạn nhỏ). Đại diện Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam liên hệ nhờ chúng tôi cung cấp những ý kiến tư vấn cần thiết. Các ý kiến tư vấn cần đưa ra một cách thận trọng và hợp lý, một số ý kiến tư vấn không cần thiết cung cấp ngay (chúng cần được thảo luận trước trong đoàn). Tất cả các đề nghị của chúng tôi, chúng tôi ghi lại trong sổ mật và để trong túi chuyên dụng. Các túi này được niêm phong con dấu của người phiên dịch, sau đó chúng được gửi vào đơn vị bảo mật của sở chỉ huy trung tâm. Các đồng chí lãnh đạo Việt Nam hoặc phiên dịch cũng phải làm như thế đối với tài liệu của mình.

Đại tá Đỗ Đức Kiên, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân thường xuyên có mặt chỗ chúng tôi. Ông học ở Liên Xô nên tiếng Nga rất tốt, hiểu biết rộng về quân sự. Ông phụ trách việc thành lập Bộ đội Tên lửa Phòng không Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân. Nhiều cán bộ lãnh đạo và chỉ huy Việt Nam biết tiếng Nga rất tốt, nhưng khi làm việc, không bao giờ trao đổi trực tiếp mà qua phiên dịch. Đã có trường hợp không có phiên dịch, nên cuộc thảo luận cũng phải tạm dừng, ở đây muốn nói cần có người chứng kiến, người trung gian trong cuộc thảo luận. Người phiên dịch đóng vai trò đó. Cần phải nói rằng, khi phát biểu, các bạn Việt Nam rất cẩn thận và chín chắn.

Thứ hai hằng tuần, các chuyên gia quân sự Liên Xô tập trung về Đại sứ quán Liên Xô để báo cáo với Trưởng đoàn cố vấn, Đại tá Dzyza, về những ý kiến tư vấn mà chúng tôi đã đưa ra. Sau đó, Đại tá báo cáo với Thiếu tướng Ivanov - Tùy viên quân sự. Những vấn đề quan trọng hơn sẽ được báo cáo lên Đại sứ Ilya Sergeevich Sherbakov Tất cả những ý kiến tư vấn của chúng tôi được Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam chấp nhận đều được ghi lại trong các sổ đặc biệt tại Đại sứ quán Liên Xô.

Khi đó, Moskva đề xuất nhanh chóng xây dựng lực lượng phòng không và không quân ở Việt Nam. Trước tiên chúng tôi đề xuất là thành lập một đơn vị cấp lữ đoàn hoặc trung đoàn tên lửa phòng không. Nhưng do đất nước là nông nghiệp, đội ngũ cán bộ đều xuất thân từ nông dân nên việc thành lập cấp lớn như vậy sẽ gặp khó khăn, vì thế chúng tôi đề xuất thành lập các đơn vị ở cấp tiểu đoàn. Chỉ huy các đơn vị này do sở chỉ huy trên Bộ Tư lệnh thực hiện. Đề xuất này đã được phê duyệt.

Sau nhiều cuộc thảo luận và đưa ra các ý kiến tư vấn, cuối cùng đi đến quyết định thành lập hai trung tâm huấn luyện Bộ đội Tên lửa Phòng không. Một trung tâm tại Hà Nội và một trung tâm ở Hải Phòng, cộng thêm một trung tâm huấn luyện Bộ đội Rađa, trong đó có nhóm hoa tiêu - dẫn đường phi công tiêm kích. Và khi các đoàn tàu hỏa chở các bộ khí tài tên lửa phòng không (SAM), các thiết bị kỹ thuật, tên lửa và cả chuyên gia đi cùng lần lượt từ biên giới Trung - Việt về Việt Nam, thì các bạn Việt Nam và chúng tôi đã bắt đầu phối hợp tốt hơn. Đêm đêm, các cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, các chuyên gia quân sự Liên Xô và nhóm của chúng tôi đã cùng nhau đi bốc dỡ thiết bị từ các toa tàu xuống. Tôi không mô tả chi tiết bốc hàng như thế nào, nhưng công việc này thực sự rất vất vả. Khi làm việc chúng tôi thường cố gắng làm việc với tinh thần cao để cho những người lính Việt Nam thấy được hình ảnh những người lính Liên Xô, dù có mệt song vẫn cười đùa... Một chuyên gia dạy thực hành, người Ucraina đã kể rằng, tại một cuộc họp ở Tổng cục 10 các lực lượng vũ trang Liên Xô, Thiếu tướng Sidorov đã nói với chúng tôi rằng: “Các anh sẽ được chăm sóc tốt ở Việt Nam, đảm bảo 2.000 calo với giá chỉ 3 đồng”. Một người lính hỏi: “Thế thì tốt quá, calo rất nhiều, nhưng thưa đồng chí, nếu chuyển sang ăn xúp thì sẽ được bao nhiêu?”. Dĩ nhiên đó là một câu đùa.

Bộ khí tài tên lửa SAM-2-và các thiết bị kỹ thuật đều được chờ từ các ga xe lừa về thẳng các trung tâm huấn luyện. Chỉ huy Trung tâm huấn luyện Bộ đội Tên lửa Phòng không thứ nhất gồm có: Đại tá Tsygankov Mikhail Nikolayevich làm chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện; Trung tá Barsuchenko Mikhail Fedorovich làm Phó chỉ huy Trung tâm phụ trách công tác chính trị; Thiếu tá Egorov làm Tham mưu trưởng; Thiếu tá Meshkov làm Kỹ sư trưởng.

Cuối tháng 4 năm 1065, các chuyên gia quân sự Liên Xô bắt đầu tiếp nhận và chuẩn bị cho bộ khí tài tên lửa SAM-2 vào chiến đấu. Hai tiểu đoàn tên lửa phòng không được chọn là hai đơn vị ra quân trận đầu. Hai tiểu đoàn này đã trở thành hạt nhân của Trung đoàn Tên lửa Phòng không sau này. Ban đầu, các học viên Việt Nam được đào tạo trên các bộ khí tài huấn luyện của Trung tâm. Nhiệm vụ đào tạo họ để sớm vào chiến đấu là rất khó khăn. Để chuẩn bị khí tài sẵn sàng chiến đấu, nhóm chúng tôi đã cử các chuyên gia sau đây đến Trung tâm huấn luyện: Thiếu tá, Kỹ sư trưởng Kushnar Leonid Phedorovich; Đại úy kỹ sư L.V. Fokeev.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:39:22 pm
Sau hai tuần, các bộ khí tài đã sẵn sàng chiến đấu. Một tổ chuyên gia do Thiếu tá Bogdan chỉ huy trực tiếp chuẩn bị đạn tên lửa. Trung tá Mozhaev làm Tiểu đoàn trường Tên lửa Phòng không thứ nhất (Tiểu đoàn 63); Trung tá Ilinych làm chỉ huy Tiểu đoàn Tên lửa Phòng không thứ hai (Tiểu đoàn 64).

Sau khi đến thăm một số đơn vị pháo phòng không các đơn vị vô tuyến điện (tác giả muốn nói đến các đơn vị rađa và thông tin liên lạc - ND) của Quân chủng Phòng không - Không quân, chúng tôi nhận thấy ở các đơn vị này chưa có các sở chỉ huy cố định. Trong mạng lưới phòng không, các đơn vị này chỉ dùng các bảng bằng gỗ sơn đen làm bảng tiêu đồ và dùng phấn vẽ. Chúng tôi nhìn vào Sở chỉ huy trung tâm của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân thì thấy ở đây đã được trang bị tốt hơn. Có một bàn chỉ huy máy bay chiến đấu. Bàn chỉ huy này cũng chỉ được trang bị rất sơ sài. Ngoài cái bàn nêu trên, trong sở chỉ huy không có cái gì nữa. Chúng tôi ngay lập tức đề xuất cần phải trang bị đầy đủ cho Sở chỉ huy trung tâm. Và để việc chỉ huy các tiểu đoàn tên lửa phòng không được tập trung vào một đầu mối, cần phải xây dựng và trang bị một sở chỉ huy Trung đoàn Tên lửa Phòng không. Những đề xuất này đã được các bạn Việt Nam chấp nhận ngay.

Trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô giao cho tôi chịu trách nhiệm về việc trang bị cho các đài sở chỉ huy. Theo đề xuất của tôi, trong khách sạn Kim Liên đã bố trí cho tôi một căn phòng riêng. Đây chính là lớp học của chúng tôi. Tại đây có tất cả giáo cụ của tôi, hai sĩ quan Việt Nam (một đồng chí thượng úy và một đồng chí thiếu úy), 10 đồng chí là hạ sĩ quan và chiến sĩ cùng đồng chí phiên dịch Giao. Để làm bảng tiêu đồ, cần phải có gỗ cứng và chắc làm khung, thế là đồng chí thiếu úy dẫn một nhóm binh sĩ lên đường vào khu vĩ tuyến 17 để lấy gỗ. Một tuần sau, khung tiêu đồ đã sẵn sàng để dựng. Đại úy Tyurin, Trưởng xưởng cơ khí của Tiểu đoàn kỹ thuật đã làm bu lông và ốc vít để đóng tấm bảng tiêu đồ. Mọi người đều cố gắng “trổ tài” để hoàn thành những phần “chế tạo” bảng tiêu đồ. Thật đáng khen, có thể nói rằng các chiến sĩ Việt Nam rất siêng năng, khéo tay và có con mắt thẩm mỹ nên chỉ một tuần sau, trong sở chỉ huy đã được trang bị gần như đầy đủ.

Giai đoạn thứ hai là khẩn trương xây dựng sở chỉ huy cho Trung đoàn Tên lửa Phòng không. Chúng tôi chọn một ngọn đồi gần Hà Nội. Giờ đây Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân đều tiếp thu tất cả các đề xuất của chúng tôi. Tôi cùng với Đại tá Dzyza, Đại tá Đỗ Đức Kiên, phiên dịch Giao, đi theo con đê cũ vào một vùng bán sơn địa ngoại thành Hà Nội, đến địa điểm sẽ đặt sở chỉ huy Trung đoàn Tên lửa Phòng không sắp ra quân trận đầu. Ở nhiều nơi chúng tôi đi qua chỗ nào cũng nhìn thấy toàn phụ nữ cần cù lao động ngoài cánh đồng. Họ ngâm mình trong nước, dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời, trên đầu đội chiếc mũ rơm đang lúi húi trồng lúa. Trên khắp cánh đồng, không có bóng một người đàn ông. Sau này, tôi đã nhiều lần hỏi mỗi khi có dịp gặp họ: “Những người đàn ông đi đâu?”. Tất cả đều có một trả lời: “Ra mặt trận”. Tất nhiên, chúng tôi biết nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tác giả muốn nói miền Bắc Việt Nam - ND) đang hướng về chỉ đạo, hỗ trợ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cả nhân lực và vật lực. Nhiều người già và trẻ em ở Việt Nam đều làm việc. Các em nhỏ vừa học tập và giúp đỡ cha mẹ, giúp đỡ Nhà nước. Khi xe chúng tôi đi trên các con đường ở Việt Nam, các em luôn chạy theo chúng tôi và hét vang “Liên Xô!”.

Cuối cùng, chúng tôi đã đến địa điểm xây dựng sở chỉ huy, đầy là nơi có địa hình khô ráo. Mọi người không có ai phản đối. Gần một nhà máy gạch nhỏ đang sản xuất và cho sản phẩm là những đống gạch. Cách khoảng 1.500 mét là một ngôi chùa lớn. Đại tá Đỗ Đức Kiên đã không quên chuyện có lần tôi hỏi về Sở chỉ huy dự phòng của Quân chủng ở đâu? Chúng tôi đi đến đó, ông nói: “Đây là Sở chỉ huy dự phòng của Quân chủng. Đồng chí đừng ngạc nhiên vì các chuyên gia Trung Quốc đang làm việc ở đây”.

Chúng tôi được phép vào chùa. Trong khu làm việc rất ít người, chỉ thấy bảng tiêu đồ trang bị sơ sài như ở Sở chỉ huy trung tâm. Ngồi đằng sau các bức tượng Phật là các chiến sĩ báo vụ đang trực phiên liên lạc, không có tín hiệu khác biệt, không biết đó là các người lính Trung Quốc hay Việt Nam. Khi ngồi trên xe về Hà Nội, Đại tá Đỗ Đức Kiên mới nói rằng chúng tôi sẽ không trang bị cho cơ sở này, nó không phải là thẩm quyền của chúng tôi. Chúng tôi không đến đó nữa cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ công tác của tôi. Ở đó, sáng kiến của chúng tôi là không cần thiết.

Lúc 5 giờ sáng, thượng úy và phiên dịch Giao đi xe đến khách sạn đón tôi. Tôi chạy vội đến nhà ăn, mua một chiếc bánh mì kẹp patê gan lợn giá 5 xu (chúng tôi ăn theo yêu cầu, nhưng tự trả tiền). Chúng tôi đưa lên xe một két nước chanh thay cho nước uống (vì trời nóng). Người lái xe cầm một đoạn ống tre đưa lên miệng, hít hai, ba lần, từ ống tre phát ra âm thanh kỳ lạ. Sau đó, người lái xe mới đưa chúng tôi đi dọc theo con đê cũ tới địa điểm xây dựng.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:45:16 pm
Trên đường đi đến công trình, chúng tôi đã nhìn thấy một lá cờ đỏ trên đồi và nghe những tiếng hát của nhiều người. Điều làm tôi ngạc nhiên là một nửa hố móng lớn đã làm xong mà không hề có phương tiện kỹ thuật gì. Bên dưới lòng móng chỉ thấy người già và trẻ em tấp nập chuyên chở đất. Tôi cùng với thượng úy và phiên dịch Giao đứng dưới gốc cây đa, hút thuốc và nói chuyện. Một người nông dân vai vác chiếc cày bằng gỗ, mặc chiếc áo nâu sồng ướt đẫm mồ hôi, quần dài xắn lên đầu gối, chân trần, hình như vừa mới từ ruộng lúa đến đây. Ông đến sát tôi, nắn cơ bắp cánh tay, chân, ngực tôi. Tôi nói với ông: “Chào đồng chí!” và chìa cho ông một gói thuốc lá. Ông vui mừng nói “Liên Xô” và mỉm cười. Ông nhón một điếu thuốc giắt nó vào sau tai và nói: “Chào”. Khi chúng tôi về đến Kim Liên trời đã tối.

Khi chúng tôi cùng nhau tiến hành những công việc tiến tới thành lập Bộ đội Tên lửa Phòng không - Không quân, Đại tá Đỗ Đức Kiên đã đến ở hẳn Kim Liên. Mỗi sáng hàng ngày ông dậy rất sớm, tập thể dục dưới nền nhạc “Chiều Moskva”, sau đó, nếu rỗi, ông đến chỗ chúng tôi và chúng tôi đã thảo luận về những vấn đề mà chúng tôi cùng quan tâm.

Trong những lần thảo luận, chúng tôi đều nhấn mạnh tình hình không quân Mỹ hằng ngày tăng cường không kích vào các trung tâm hành chính và công nghiệp của Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố cơ sở khác. Pháo phòng không các loại của Việt Nam đã đánh trả lại các cuộc không kích của không quân Mỹ. Mỗi sáng, những chiếc máy bay bị bắn rơi được đánh dấu rõ ràng trên bảng tin ở khách sạn Kim Liên. Các mảnh vỡ của máy bay rơi đã được trưng bày tại quảng trường ở trung tâm Hà Nội và các thành phố khác. Người dân địa phương đã tích cực tham gia tìm kiếm và thu thập các mảnh vỡ của máy bay bị bắn rơi.

Sau khi đoàn tàu chở khí tài tên lửa và các trạm rađa cùng với các chuyên gia đi cùng đến Việt Nam, Trung tâm huấn luyện thứ hai đào tạo Bộ đội Tên lửa Phòng không đã được thành lập ở Hải Phòng. Lãnh đạo trung tâm huấn luyện thứ hai gồm: Người đứng đầu là Đại tá N.V. Bazhenov; Phó chỉ huy Trung tâm phụ trách về chính trị - Đại tá Smirnov.

Một trung tâm huấn luyện cán bộ kỹ thuật vô tuyến điện cũng được thành lập ở khu vực Hà Nội. Thiếu tá Popov được bổ nhiệm làm chỉ huy trung tâm. Trung tá Vasin Pavel Ivanovich của nhóm chúng tôi đã được Trưởng nhóm cử sang làm Kỹ sư trưởng, chịu trách nhiệm dào tạo các chuyên gia Bộ đội Kỹ thuật vô tuyến điện của Việt Nam. Đại úy Kostriko và Đại úy Antipin Valentin chịu trách nhiệm công tác đào tạo kỹ thuật các trạm kỹ thuật vô tuyến điện. Đại úy Antipin Valentin thông thạo tiếng Việt nên khi lên lớp không cần phiên dịch, kết quả vẫn tốt.

Cũng rất khó khăn và phức tạp mới thành lập được một nhóm hoa tiêu dẫn đường. Theo Hiệp định Genève năm 1954, ở Việt Nam không có máy bay. Phía Việt Nam đã chấp hành nghiêm quy định này, do đó Việt Nam không còn các nhân viên hàng không: phi công, hoa tiêu và các chuyên gia hàng không khác. Bằng cách nào đó, các bạn Việt Nam đã tuyển dụng những học viên mới có trình độ văn hóa từ lớp 8 đến lớp 10. Nhiệm vụ đào tạo các phi công hoa tiêu được giao cho các chuyên gia quân sự trong nhóm chúng tôi, cụ thể là: Trung tá Bandurkin Vladimir Fedorovich, trưởng phi công hoa tiêu Trung đoàn không quân chiến đấu thuộc Quân đoàn phòng không 19 và Đại úy Masyugin, Thượng úy Vladimir Dumchenko, cả hai người đều là phi công hoa tiêu hàng đầu của chúng tôi. Nhằm giữ bí mật, hai chuyên gia này đã được biên chế trong nhóm chuyên gia tên lửa phòng không với chức danh là các sĩ quan nạp nhiên liệu cho tên lửa.

Cần phải có tài liệu để chuẩn bị giáo án. Tôi có một cuốn sách không phải loại tài liệu mật, có tên gọi “Lái máy bay loại một chỗ ngồi”. Tôi đã mua cuốn sách này tại cửa hàng sách quân sự trước khi rời Moskva. Giáo án được viết theo trí nhớ. Thực hành lái được tiến hành theo kiểu “dạy đánh vần” (trên máy tập luyện), có dùng mô hình. Sau đó, toàn bộ quá trình huấn luyện được thực hiện thực sự trên IKO (VIKO) - màn hình hiển thị hình vòng. Trong thời gian ba tháng, các chuyên gia quân sự Liên Xô mà tôi đã nêu ở trên, đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Sở chỉ huy Trung đoàn Tên lửa Phòng không được xây dựng nhanh chóng. Các công nhân nhà máy cơ khí Việt - Xô ở Hà Nội dùng sắt chữ T hàn thành một khung nhà, rồi đưa khung đó lên địa điểm lắp ráp dưới hầm, xây tường gạch bao quanh. Nhằm che mắt kẻ địch, các bạn Việt Nam trồng chuối và sắn xung quanh và phía trên nóc hầm chỉ huy. Ở cả hai bên đều lắp cửa sắt dày 5 milimét. Trong hầm sở chỉ huy, phía bên ngoài, Thiếu tá Stein lắp đặt hai trạm phát điện diesel dự phòng. Nguồn điện chính được lấy từ Sở chỉ huy dự phòng của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân. Những phụ nữ Việt Nam là những người đã kéo đường dây cáp cho đường điện đó.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:47:29 pm
Bên trong Sở chỉ huy đã được lắp đặt hoàn chỉnh các thiết bị. Từ đây, có thể liên lạc hữu tuyến và vô tuyến với tất cả các đơn vị phối thuộc và hai tiểu đoàn tên lửa phòng không. Trung tá Alexandr Ivanovich Grammov chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc.

Bây giờ các lớp học đã được tổ chức tại tất cả các trung tâm huấn luyện. Tình hình chiến sự trở nên ác liệt hơn, không quân Mỹ ngày đêm tăng cường không kích xuống Hà Nội, Hải Phòng, các thành phố và các tỉnh trên khắp miền Bắc Việt Nam, các chuyên gia quân sự Liên Xô phải giảng dạy cả phần lý thuyết cũng như thực hành trong điều kiện hết sức căng thẳng, song cả thầy và trò đều cố gắng.

Không quân Mỹ gia tăng các cuộc không kích nhằm thăm dò và đánh vào các mục tiêu trên miền Bắc Việt Nam. Để thực hiện được mưu đồ đó, họ đã dùng các loại máy bay F-105, RF-4, F-4, A-6D và nhiều loại máy bay khác, họ sử dụng tên lửa “Shrike”, bom napan, bom từ trường, bom bi. Các chuyến bay được xuất phát từ các tàu sân bay trên Vịnh Bắc Bộ và căn cứ không quân Utapao ở Thái Lan.

Trong ngày rời Moskva lên đường sang Việt Nam, tại Hội đồng Quân sự, Nguyên soái không quân, Tổng Tư lệnh Bộ đội Phòng không, đồng chí Sudets đã lưu ý với chúng tôi rằng, một nửa số chuyên gia quân sự Liên Xô được cử sang Việt Nam công tác đã được bắn thực hành trên trường bắn Kapustin Yar. Vì thế, nếu tình hình đòi hỏi, các đồng chí có thể trực tiếp tham gia chiến đấu. Do đó, một yêu cầu đã được đặt ra là phải chặn đứng các cuộc không kích của đế quốc Mỹ mà từ trước đến nay họ chưa bị trừng phạt, vấn đề này đã được thảo luận với Đại sứ Liên Xô Sherbakov tại Việt Nam. Quyết định đó đã được báo cáo Chính phủ Việt Nam. Hai tiểu đoàn tên lửa phòng không đã được thành lập gấp để triển khai đội hình chiến đấu. Hai khẩu đội pháo phòng không cũng được triển khai đội hình chiến đấu nhằm yểm trợ cho các đơn vị tên lửa phòng không. Tất cả các đơn vị đều đã thành lập sở chỉ huy, sẵn sàng chỉ huy chiến đấu và hiệp đồng chiến đấu. Các chuyên gia quân sự Liên Xô vừa là thầy dạy các học viên - Bộ đội Tên lửa Phòng không Việt Nam, đồng thời cũng là những người trực tiếp tham gia chiến đấu trong trận đầu ra quân.

Thế là, ngày 24 tháng 7 năm 1965, ba máy bay F-4 của không quân Mỹ bị bắn hạ... Một “Con ma” (F-4) bị bắn và cố gắng bay về căn cứ Utapao Thái Lan, nhưng bị thương nặng nên đã rơi xuống cánh rừng bên kia sông Hồng.

“Trinh sát viên” Thiếu tá Solomatin Nikolai Stepanovich đã đến nơi máy bay rơi. Vì không còn nhiên liệu nên máy bay không nổ, vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi thu bảng kẹp bản đồ bay và các tài liệu, Thiếu tá quay trở lại nhóm của chúng tôi.

Hai kỹ thuật viên máy bay trước đây đã phục vụ trong không quân Liên Xô, được lãnh đạo Trung tâm huấn luyện thứ nhất cử đến tháo dỡ chiếc máy bay F-4, đóng gói trong các thùng đựng tên lửa phòng không, những người nông dân đã cắt ngang thùng đạn thành nhiều đoạn ngắn. Sau đó, chúng được đưa đến cảng Hải Phòng, xếp lên tàu chở hàng, đặt dưới các bao gạo và được chở về Liên Xô. Sự kiện này đã được giữ bí mật, bây giờ chúng tôi mới được phép nói.

Một lần, tại sở chỉ huy của Trung đoàn Tên lửa Phòng không thứ nhất (Trung đoàn 236 - ND) đã xảy ra một trường hợp như sau: Đó là vào buổi trưa, các tiêu đồ viên Việt Nam đang làm việc đã rời vị trí đi đến sở chỉ huy của Quân chủng. Vào thời điểm đó, điện thoại đặt sau bảng tiêu đồ theo dõi tình hình trên không bỗng đổ chuông liên tục. Thiếu úy Hùng cầm điện thoại, không trả lời mà chỉ chú ý lắng nghe, lúc này phiên dịch viên không có mặt. Thiếu úy Hùng nói với tôi: “U-2” và vẽ đường bay trên bảng tiêu đồ.

Đúng lúc này, các đồng chí Đại tá Dzyza, Đại tá Tsygankov, Trung tá Barsuchenko đang ngồi trên xe đi đến. Tiếp theo xe thứ hai có các đồng chí Phùng Thế Tài - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, đồng chí Chính ủy Quân chủng và đồng chí phiên dịch. Tôi đã báo cáo với họ về sự xuất hiện của chiếc máy bay trinh sát U-2 trên bầu trời Hà Nội ở độ cao 19.000 mét, bay với tốc độ 900-1.000 kilômét/giờ.

Đồng chí Tư lệnh ngồi vào bàn và hỏi ý kiến đồng chí Chính ủy phải làm gì. Đồng chí Chính ủy im lặng. Đại tá Tsygankov báo cáo rằng hai tiểu đoàn tên lửa phòng không đã được triển khai trên một cánh đồng lúa, liên lạc không ổn định. Đại tá Dzyza hướng sang đồng chí Phùng Thế Tài nói: “Thưa đồng chí Tư lệnh, chờ quyết định của đồng chí?”.

Chúng ta cần một quyết định từ đồng chí Tư lệnh. Đồng chí Chính ủy cũng im lặng và hỏi điều gì đối với đồng chí Phó Chính ủy. Và mục tiêu vẫn đang bay, thay đổi hướng bay ở các góc độ khác nhau. Có nghĩa đây là máy bay trinh sát không người lái. Nó được điều khiển từ một chiếc máy bay “Ong chúa” và sắp sửa bay khỏi nơi đây mà không bị trừng phạt.

Lúc này, Đại tá Dzyza lệnh cho chỉ huy của hai tiểu đoàn: “Mozhaev và Ilyin, bắn”... Tất cả mọi người đang có mặt tại sở chỉ huy lạnh người, nhìn qua cánh cửa mở và thấy hai quả tên lửa được phóng lên nối tiếp nhau. Quả tên lửa đầu tiên đã làm cho máy bay trinh sát nổ tung nhiều mảnh xác máy bay rơi xuống đất. Tên lửa thứ hai nổ dưới tầng mây trắng. Tôi không biết đồng chí Tư lệnh và đồng chí Chính ủy trong lúc này tâm trạng thế nào, còn các cán bộ, chiến sĩ trong sở chỉ huy vô cùng vui mừng vì những thành tích ban đầu của bộ khí tài tên lửa phòng không. Cán bộ, chiến sĩ Trung Quốc và Việt Nam từ Sở chỉ huy trung tâm dự phòng của Quân chủng đã chạy đến chỗ chúng tôi. Họ ôm và bắt tay chúng tôi, hô to “Liên Xô!”. Vui mừng vì U-2 đầu tiên bị bắn rơi ở Liên Xô, cái thứ hai trên lãnh thổ Trung Quốc, và cái thứ ba ở Việt Nam.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:48:53 pm
Sang ngày thứ hai, sau khi kiểm tra các mảnh vụn thu thập được, chúng tôi phát hiện hóa ra đó không phải là U-2, mà là một máy bay trinh sát không người lái VQM-34A. Cuốn phim của máy ảnh đã bị cháy.

Một hôm, chúng tôi cùng với Thiếu úy Hùng đến Trung tâm huấn luyện Bộ đội Kỹ thuật vô tuyến để trang bị bổ sung một số bảng tiêu đồ và bảng chiếu sáng. Chúng tôi được bố trí trong căn nhà gỗ và bắt đầu công việc. Cách đó không xa là nhà máy thuốc súng. Còi “Báo động phòng không” lại vang lên. Một tốp máy bay của Mỹ lượn vòng tròn, bắt đầu ném bom nhà máy. Các bạn Việt Nam đều nấp trong hào và hố tránh bom. Tôi tiếp tục làm việc và xem những quả bom rời từ máy bay như thế nào. Các bạn Việt Nam gọi tôi ẩn vào hầm. Tôi trả lời: “Đang có chiến sự, cần phải làm việc, phải chiến đấu”. Sau khi hết báo động, họ mời tôi ăn dứa và nghỉ giải lao một giờ. Thiếu úy Hùng nói: “Nghỉ ngơi là cần thiết, như Bác Hồ đã nói, vì còn phải chiến đấu lâu dài, chúng ta cần giữ gìn sức lực”. Mỗi khi nhớ đến trường hợp này, tôi cảm phục về sự bình tĩnh của các bạn Việt Nam.

Một buổi tối, tôi đi “hóng mát”. Trên đường trở về tôi không bật đèn pin và đi theo khu vườn dứa đến ngôi nhà gỗ, ở đó một chiến sĩ Việt Nam đang tìm tôi. Thấy tôi, đồng chí lo lắng bảo: “Ở đây có rất nhiều rắn. Đồng chí đi bộ rất nguy hiểm”. Sau đó, để ghi nhớ chuyện này, họ tặng tôi một túi xác rắn đã đựng đầy gạo để làm kỷ niệm.

Về đến khách sạn Kim Liên, chúng tôi thường gặp nhau trong nhà ăn và chào hỏi các chuyên gia Trung Quốc. Sau khi các chuyên gia quân sự Liên Xô bắn trúng máy bay trinh sát của Mỹ, các chuyên gia Trung Quốc đã có cảm tình với chúng tôi hơn. Tôi không nhớ cụ thể ngày nào, Đại tá Dzyza đã đến sở chỉ huy và mời chúng tôi về khách sạn Kim Liên. Tôi nhớ lời Đại tá: “Các đồng chí khẩn trương tắm, thay quần áo, đi đến Đại sứ quán Trung Quốc dự chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Hồng quân Trung Quốc”. Tới nơi, Tùy viên quân sự Đại sứ quán Trung Quốc và một nhóm chuyên gia Việt Nam và Trung Quốc đã đứng chờ chúng tôi. Chúng tôi được mời ngồi cùng với các chuyên gia Việt Nam và Trung Quốc. Chúng tôi cùng lần lượt nâng cốc chúc mừng: “Vì tình bạn, vì sự hợp tác”. Cuộc gặp mặt đã diễn ra trong bầu không khí ấm cúng và thân thiện.

Tôi sẽ không mô tả tỉ mỉ những chuyện hằng ngày diễn ra trong đời sống chiến đấu ở Việt Nam, nhưng cần phải nói rằng, dù cái nóng với độ ẩm nào, dù các loại bệnh nhiệt đới như: sốt rét, kiết lỵ amip, bệnh nhọt, đau thần kinh tọa, hoặc chuyện nước lạnh phải đun hai lần để uống... cũng không thể đè bẹp được sức mạnh và tinh thần của các chuyên gia quân sự Liên Xô.

Đại tá Mikhail Nikolaievich Tsygankov, Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện thứ nhất đột nhiên bị bệnh cấp tính, ông đã được đưa về Liên Xô để điều trị; Trung tá Barsuchenko Mikhail Fedorovich được bổ nhiệm lên thay ông. Tham mưu trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô, Trung tá Levinsky Glev Alekcandrovich cũng bị bệnh phải đưa vào Bệnh viện hữu nghị Việt - Xô tại Hà Nội để điều trị. Do nóng và gió mùa vào buổi chiều ở vùng nhiệt đới, nhiều chuyên gia quân sự Liên Xô bị bệnh.

Cuối tháng 8 năm 1965, các khóa huấn luyện tại các trung tâm đã kết thúc. Tôi và nhóm các chuyên gia quân sự Liên Xô được mời đi nghỉ tại Tam Đảo, một vùng có khí hậu ôn hòa ở độ cao 1.910 mét so với mặt nước biển, cạnh một thác nước lớn. Một ngày nghỉ trôi qua, sáng ngày hôm sau, một xe Volga màu đen cùng với Bí thư Đại sứ Liên Xô đến đón tôi về Hà Nội để gặp Tùy viên quân sự Liên Xô, Thiếu tướng lvanov.

Bộ Tổng Tham mưu Bộ Quốc phòng Liên Xô giao nhiệm vụ cho tôi cùng với Đại tá Yangalov đi đến địa điểm xảy ra trận đánh ngày 21 tháng 8 với máy bay Mỹ, hai tiểu đoàn hỏa lực thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 236 ra quân trận đầu đã giành chiến thắng giòn giã. Chúng tôi cần phải xem xét và mô tả diễn biến của trận đánh. Chúng tôi cùng với đồng chí phiên dịch Giao đến đây. Đồng chí Giao đề xuất nên đi vào ban đêm để đảm bảo an ninh, nhưng chúng tôi không đồng ý.

Tại thực địa, Đại đội trưởng đại đội pháo cao xạ đã gặp chúng tôi. Anh chỉ cho chúng tôi thấy nơi hai tiểu đoàn tên lửa phòng không triển khai ở chân núi và kể lại trận chiến đã diễn ra như thế nào. Các trận địa do các bạn Việt Nam chọn không đạt yêu cầu, chúng chỉ cách núi 8 và 12 kilômét. Buổi chiều có hai máy bay RF-101 và F-4 bay đến từ phía sau những ngọn núi. Cả hai tiểu đoàn tên lửa phòng không đều không có động tĩnh gì, vẫn để cho các máy bay do thám bay qua các trận địa. Sau một lúc, hai tốp máy bay F-4 và F-105 xuất hiện ở độ cao trung bình và tốc độ cao, bay trong vùng phủ sóng. Trận đánh diễn ra rất nhanh. Trong trận này, 18 máy bay Mỹ đã bị bắn rơi, phía ta phóng lên 22 quả tên lửa.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:51:05 pm
Sau trận đánh, các tiểu đoàn được lệnh di chuyển vào rừng. Các tiểu đoàn vừa rời khỏi trận địa, thì các bộ khí tài tên lửa phòng không làm bằng tre và cót đã được triển khai ngay trên trận địa đó. Hai đại đội pháo phòng không đã được triển khai để bảo vệ trận địa. Buổi tối hôm đó (21-8), một máy bay trinh sát đã bay qua trận địa giả ở độ cao vừa phải. Sáng ngày 22 tháng 8 nhiều tốp máy bay của không quân Mỹ (mỗi tốp từ 20-30 máy bay) đã bay vào từ bên kia dãy núi, chúng bay ở độ cao thấp, với tốc độ cao lần lượt tiến công vào trận địa giả. Các cuộc không kích được thực hiện trong hai giai đoạn. Mọi thứ trên trận địa bị nổ tung và bốc cháy. Chúng đã ném xuống trận địa hàng trăm tấn bom các loại: bom phá, bom bi, bom napan. Toàn bộ khu đất nhìn như đang ở trong các miệng núi lửa. Cây cối bị những mảnh bom các loại chặt đổ. Khi máy bay Mỹ điên cuồng ném bom xuống trận địa giả, những pháo thủ cao xạ Việt Nam trú trong các hầm trú ẩn, nhưng hai khẩu pháo cao xạ 100mm đã bị hư hỏng nặng, một số chiến sĩ Việt Nam bị thương nhẹ(1).

Sau khi thu thập được một số chiến lợi phẩm (mảnh bom, bom bi chưa nổ, thuốc nổ) và uống trà trong lán của Đại đội trưởng, chúng tôi chia tay mọi người về Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội. Khi xe mới lăn bánh được mấy cây số, chúng tôi nhìn thấy một máy bay F-105 bay sạt trên đầu chúng tôi. Nhảy ra khỏi xe, chúng tôi ẩn nấp dưới một cái cây lớn, không để ý đến một cái lều trong bụi cây. Bắn “vu vơ” mấy loạt xuống đường, chiếc F-105 đã bay theo hướng ra cánh đồng lúa. Trong một ngôi nhà có tiếng ồn ào và một cuộc trao đổi có vẻ lo lắng. Người phiên dịch cho chúng tôi biết, vì chúng tôi mà những người nông dân đang lo lắng về nhà ở của họ. Để không gây lo lắng cho người dân địa phương, chúng tôi lập tức rời đi ngay.

Ngày 1 tháng 9 năm 1965, chúng tôi được Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mời đến dự Lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh. Các phái đoàn từ Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Tiệp Khắc và các nước khác cũng được mời tới dự.

Phía Liên Xô không có phái đoàn từ trong nước sang. Do đó, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Liên bang Xôviết tại Việt Nam, đồng chí Sherbakov đã được ủy quyền thành lập một phái đoàn gồm các cán bộ trong Đại sứ quán và đại diện các nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô do Đại sứ làm trưởng đoàn.

Tất cả chúng tôi đều ở nơi làm việc, do đó Đại tá Dzyza đã nhanh chóng triệu tập chúng tôi theo phong cách quân sự. về đến khách sạn Kim Liên, chúng tôi thay quần áo và lên xe đến nhà Quốc hội.

Đường phố đông nghịt người, xe ô tô không thể đi được. Công an trong bộ lễ phục dẫn đường cho chúng tôi đến nhà Quốc hội. Người dân chào đón chúng tôi và hô to “Liên Xô! Liên Xô!”, họ chìa tay ra muốn được bắt tay chúng tôi.

Cuộc mít tinh trọng thể được cử hành trong hội trường lớn, đoàn của chúng tôi được bố trí ngồi ở giữa, bên phải chúng tôi là đoàn Trung Quốc, bên trái là đoàn Việt Nam. Tôi thấy trong đoàn Việt Nam có các đồng chí cán bộ của Đảng, Chính phủ và quân đội. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc diễn văn.

Sau Lễ mít tinh là vở Opera được trình diễn bằng ba thứ tiếng: Việt, Trung và Nga. Sau giải lao, các đại biểu được mời đến các phòng khác nhau để dự bữa tiệc đứng. Phái đoàn của chúng tôi cùng chỗ với các chuyên gia đến từ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nâng cốc hướng về các thành viên phái đoàn chúng tôi và nói: “Xin chúc mừng các đồng chí nhân dịp kỷ niệm 20 năm nhân dân Liên Xô chiến thắng phát xít Nhật. Tôi chúc các đồng chí sức khoẻ và thành công trong công cuộc xây dựng một xã hội cộng sản!”. Đồng chí phiên dịch lại dịch ra “xã hội xã hội chủ nghĩa” và Thủ tướng đã sửa lại bằng tiếng Nga: “Xã hội cộng sản”.

Ngày 5 tháng 9 năm 1965, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam đã mời tất cả các chuyên gia quân sự Liên Xô đã kết thúc nhiệm kỳ công tác đến dự buổi chiêu đãi tiễn đoàn. Trong buổi chiêu đãi trang trọng này, tất cả chúng tôi đều được trao tặng Huy chương Hữu Nghị.

Trong bài phát biểu, đồng chí Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Phùng Thế Tài nhấn mạnh: “Lịch sử của sự hợp tác quân sự - kỹ thuật giữa Liên Xô và Việt Nam đã được bắt đầu trong thập niên 50 của thế kỷ XX kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta. Chúng tôi rất biết ơn Liên Xô và đồng chí Stalin khi đó đã viện trợ cho chúng tôi 100 đơn vị súng cao xạ để xây dựng hệ thống phòng không của Việt Nam”.

Ngày 7 tháng 9 năm 1965, nhóm chuyên gia chúng tôi đã về nước trên chuyến máy bay Il-18.

Thành phố Ekaterinburg, tháng 4 năm 2008



(1) Thực tế trong trận địch đến ném bom xuống trận địa giả không phải như bạn kể. Trong trận này, pháo cao xạ đã bắn rơi hai máy bay Mỹ - theo hồi ức của ông Nikolai Kolesnik và theo lịch sử Trung đoàn tên lửa phòng không 236 - ND.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:55:20 pm
ATIPIN VALENTIN PAVLOVICH

(https://i.imgur.com/kn3y1Tp.jpg)

Trung tá Antipin Valentin Pavlovich sinh ngày 4 tháng 4 năm 1932, tại thành phố Magnitogorsk.

Năm 1951, ông tốt nghiệp Cao đẳng Bách khoa Ural.

Năm 1956, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Kỹ thuật Vô tuyến điện Bộ đội Phòng không mang tên Gorky.

1956 - 1958: Làm Kỹ thuật viên Đại đội kỹ thuật vô tuyến điện.

1958 -1963: Theo học Đại học Kỹ thuật vô tuyến điện.

1963 - 1977: Công tác tại đơn vị kỹ thuật vô tuyến điện, Ban Tham mưu 40A Phòng không.

Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1965, là chuyên gia quân sự tại Việt Nam. Ông đã đào tạo các chiến sĩ rađa, thông tin liên lạc thuộc Binh chủng Tên lửa Phòng không biết sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin mà Liên Xô cung cấp, đảm bảo liên lạc thông suốt trong thời gian ngắn nhất, có những trường hợp đột xuất phải lên sân bay Kép khắc phục sự cố đường thông tin liên lạc giữa một đất với các phi công chiến đấu đang bay trên không.

1977 - 1980: Giáo viên của Đại học Vô tuyến điện.

1980 -1988: Trưởng khoa Trường Cao đẳng Hàng không.

1988: Xuất ngũ.

Khi nghỉ hưu, ông tham gia công tác nghiên cứu khoa học và xã hội. Hiện ông sống ở Kiev.

Ông được trao tặng Huy chương Chiến công và nhiều Huy chương khác vì những thành tích đạt được khi phục vụ quân đội, trong đó có Huy chương Hữu Nghị của Nhà nước Việt Nam.

Nhớ lại những ngày công tác ở Việt Nam, ông đã viết những trang hồi ức, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.


BỘ ĐỘI KỸ THUẬT VÔ TUYẾN ĐIỆN BẢO VỆ BẦU TRỜI VIỆT NAM

Đầu tháng 3 năm 1965, Đại tá Kraigelk - Chỉ huy Bộ đội Kỹ thuật vô tuyến điện 40A thuộc lực lượng phòng không chuẩn bị cuộc tuyển chọn người làm việc trên sở chỉ huy tiểu đoàn kỹ thuật vô tuyến ở thành phố Tagil. Đây là đề tài cấp bách cho tất cả các binh chủng lực lượng phòng không. Nó liên quan đến việc cải tiến vũ khí kỹ thuật vô tuyến để làm việc trong một môi trường phức tạp và có các loại nhiễu.

Chỉ huy các cuộc tuyển chọn là Tổng công trình sư Tập đoàn quân, Đại tá Batushkin, một sĩ quan có học hàm cao, có nhiều kinh nghiệm về việc dẫn dắt mục tiêu, vi ông từng phục vụ tại Baku trong một thời gian dài.

Trung tướng N.K. Grishkov, Tư lệnh Phòng không cũng có mặt trong các lần tuyển chọn. Khi kết thúc công tác tuyển chọn, ông đến gặp tôi và hỏi: Trong tình huống chiến đấu, tôi có thể cải tiến thiết bị quân sự và thử nghiệm nó trong tình huống ngay ở hiện trường được không? Tôi trả lời rằng tôi có thể làm được và tin tưởng việc cải tiến đó sẽ đạt hiệu quả. Và tôi nghĩ rằng, cuộc trò chuyện này không phải là không có lý do.

Ngày hôm sau, tôi nhận được điện triệu tập về Bộ Tham mưu Tập đoàn quân. Khi đến, tôi được thông báo rằng, trong vòng ba ngày, tôi phải chuẩn bị sẵn sàng thực hiện một chuyến công tác đặc biệt đến một đất nước có khí hậu nóng ẩm.

Thiếu tướng Gurinov - Phó Tư lệnh và Đại tá Gayderov - Hiệu trưởng Trường Hải quân đã ra tận sân ga tiễn nhóm chúng tôi đi Chelyabinsk. Vợ tôi đã bay từ Kiev tới, nhưng đúng lúc tàu chuyển bánh.

Tại Chelyabinsk, chúng tôi đã nhập vào một nhóm thành đội hình trên chuyến tàu gồm có cả các thiết bị kỹ thuật đã qua bắn thử tại trường bắn Kapustin Yar.

Ngày 8 tháng 4 năm 1965, đoàn tàu được thành lập, và chúng tôi hành quân về phía đông. Tại ga Zabaikal (ga biên giới Xô - Trung - ND), chúng tôi đã thay đổi quân phục sang thường phục. Trục bánh xe của các toa tàu cũng phải thay đổi, vì khổ rộng của đường sắt ở Trung Quốc hẹp hơn so với đường sắt của Liên Xô. Sau bốn ngày trên đất Trung Quốc, chúng tôi đã đến Bắc Kinh. Tại Bắc Kinh, chúng tôi được đón tiếp rất tốt, trong nhà hàng có rất nhiều món ăn ngon Trung Quốc.

Ngày 16 tháng 4, chúng tôi vượt qua biên giới Trung - Việt và đến Hà Nội. Chúng tôi đã phải bốc dỡ khí tài trong điều kiện ban đêm, sau đó chờ chúng đến trung tâm huấn luyện trong rừng.

Ở Việt Nam, điều đầu tiên khiến chúng tôi ngạc nhiên với những loại cây chưa quen biết, có nhiều bụi rậm và cây ăn quả. Nhưng điều quan trọng nhất mà chúng tôi được nhắc nhở trước khi lên đường, đó là điều kiện thời tiết khắc nghiệt: nhiệt độ trên 37 độ và độ ẩm trên 90%. Một ngày phải tắm hai lần để tránh mồ hôi tra tấn.

Trên mỗi giường ngủ đều có màn chống muỗi, nước uống phải đun sôi hoặc dùng nước trái cây đóng chai, đồ ăn trong nhà ăn tốt và chi trả bằng Việt Nam đồng.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:57:33 pm
Vấn đề đầu tiên đặt ra với tôi là cần tìm hiểu những nhiệm vụ sắp tới của các chuyên gia quân sự Liên Xô và nắm vững tiếng Việt để dạy học.

Hầu hết các sĩ quan ở giai đoạn đầu thành lập đoàn chuyên gia quân sự đến từ Bộ đội Kỹ thuật vô tuyến điện 40A Phòng không, vì vậy việc trao đổi giữa các sĩ quan trong đoàn rất thuận lợi. Mỗi chuyên gia chúng tôi có một người phiên dịch. Lúc đầu, chúng tôi cùng với phiên dịch nghiên cứu tất cả các tài liệu, sau đó các tài liệu đó được dịch sang tiếng Việt Nam.

Ở thời kỳ đầu thành lập Bộ đội Phòng không và Bộ đội Kỹ thuật vô tuyến điện của Quân đội nhân dân Việt Nam, có ba trung tâm huấn luyện. Cán bộ chỉ huy của mỗi trung tâm gồm có:

Thứ nhất, phụ trách chung gồm: Đại tá Dzyza làm Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô; Thiếu tá Kushnar làm Trưởng đoàn kỹ sư các chuyên gia quân sự Liên Xô cho Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam.

Thứ hai, Trung tâm huấn luyện thứ nhất đào tạo Bộ đội Tên lửa Phòng không gồm: Đại tá M.N. Tsygankov - Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện; Đại tá M.F. Barsuchenko - Phó Chỉ huy Trung tâm huấn luyện phụ trách về chính trị; Thiếu tá N.A. Meshkov - Tổng công trình sư.

Thứ ba, Trung tâm huấn luyện thứ hai đào tạo Bộ đội Tên lửa Phòng không gồm: Đại tá N.V. Bazhekov - Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện; Đại tá I.I. Smirnov - Phó Chỉ huy Trung tâm huấn luyện phụ trách về chính trị. Thiếu tá A.V. Zaika - Tổng công trình sư.

Thứ tư, Trung tâm huấn luyện thứ ba đào tạo Bộ đội Kỹ thuật vô tuyến điện (rađa) gồm: Trung tá P.I. Vasin - Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện, phụ trách công tác đào tạo sử dụng các thiết bị P-35, PRV-11, P-12NP; Đại úy V.M. Kostrinko - Tổng công trình sư; Thiếu tá L.V. Shuvatkin - Phụ trách nhóm đài chuyển tiếp P-35; Đại úy V.P. Antipin - Phụ trách nhóm PRV-11; Đại úy I.M. Radchenko - Phụ trách nhóm P-12NP.

Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là dạy phần lý thuyết kỹ thuật cho cán bộ, chiến sĩ Việt Nam, tiếp theo là phần thực hành trên các thiết bị hiện có. Đồng thời, chúng tôi phải giúp đỡ Bộ đội Tên lửa Phòng không và không quân tiêm kích.

Thời kỳ đầu, chúng tôi cảm thấy giữa chúng tôi với các đồng chí Việt Nam chưa có sự hiểu nhau thực sự. Để thay đổi được điều này, chúng tôi cần phải lấy kết quả công việc và thái độ cởi mở để chứng minh cho các bạn Việt Nam thấy chúng tôi có thể làm việc trong một thời gian dài với những công việc nặng như: việc triển khai và thu hồi khí tài hay như trong thể thao, khi chúng tôi chơi bóng đá và bóng chuyền. Dần dần giữa chúng tôi đã thông hiểu nhau hơn.

Thời gian học thực hành trên thiết bị đã phải giảm bớt, vì máy bay Mỹ liên tục ném bom xuống miền Bắc Việt Nam.

Tháng 6 năm 1965, Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam, ông Sherbakov đã đến thăm trung tâm huấn luyện của chúng tôi. Ông đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng công tác chiến đấu của chúng tôi trên các trận địa và số máy bay Mỹ bị bắn rơi đã cải thiện tốt hơn mối quan hệ ngoại giao và tình hữu nghị anh em với Việt Nam.

Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam quyết định thành lập hai tiểu đoàn tên lửa phòng không trên cơ sở biên chế của Trung tâm huấn luyện thứ nhất và đưa hai tiểu đoàn này bước vào chiến đấu. Hai tiểu đoàn này có phiên hiệu là Tiểu đoàn phòng không 63 và 64 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 236. Nhóm của chúng tôi đã tham gia tích cực vào việc thiết lập liên lạc với trung đoàn, triển khai và điều chỉnh trạm rađa trinh sát và chỉ thị mục tiêu, gọi tắt là rađa nhìn vòng P-12.

Ngày 24 tháng 7 năm 1965, hai tiểu đoàn đã ra quân đánh thắng trận đầu. Ba máy bay F-4C (Con ma) của không quân Mỹ bị bắn rơi. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 399, 400, 401 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Từ xác của máy bay bị rơi người ta đã làm ra những chiếc huy hiệu kỷ niệm để tặng các chuyên gia quân sự Liên Xô đã tham gia vào trận đánh đó. Hai tiểu đoàn đã được trao cờ danh dự, cán bộ, chiến sĩ của hai tiểu đoàn 63 và 64 đã được Chính phủ Việt Nam trao nhiều huân huy chương.

Việc tổ chức thông tin liên lạc với các đơn vị và truyền đi những thông tin từ máy thu phát P-35 đến các trạm chỉ huy chiếm mất nhiều thời gian.

Các phi công Việt Nam tại sân bay Kép bắt đầu triển khai chiến đấu, nên một số sĩ quan trong nhóm chúng tôi đã được điều động lên Kép để điều chỉnh hệ thống liên lạc giữa mặt đất và trên máy bay. Đứng đầu nhóm công tác này là đồng chí V.M. Kostriko. Khi kết thúc công việc, tôi đã dạy các kỹ thuật viên cách vận hành thiết bị này. Đại tá A.M. Dzyza cũng có mặt tại đây và khen ngợi chúng tôi về công việc đã làm.

Giữa thập niên 60 của thế kỷ XX, Liên Xô đã có các trạm rađa khác nhau, trong đó có: Trạm rađa phát hiện từ xa P-12 và P-14, các tổ hợp rađa gồm có trạm phát hiện từ xa P-35 và trạm phát hiện độ cao PRV-11 bước sóng centimét, trạm rađa phát hiện ở độ cao thấp P-15, các trạm rađa đo tọa độ ba chiều: trạm di động bước sóng centimét loại “Pamir” và một số đài rađa chuyên dụng khác.

Khi xử lý thông tin bằng phương pháp thủ công có hiển thị thông tin về các mục tiêu trên các bảng tiêu đồ ở các sở chỉ huy, phải dùng các phương tiện thông tin sóng ngắn và sóng cực ngắn để truyền dữ liệu đến các sở chỉ huy, từ đó các sở chỉ huy thu thập thông tin để chỉ thị mục tiêu và điều khiển các đơn vị phòng không. Đài thông tin chuyển tiếp (vi-3) có tác dụng tăng cự ly liên lạc vô tuyến và tăng số kênh liên lạc hữu tuyến.

Các trạm rađa P-12, P-35 và PRV-11 đã được gửi sang Việt Nam kịp thời phục vụ chiến đấu.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Hai, 2023, 05:59:52 pm
Trong quá trình đào tạo các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam sử dụng thiết bị trong chiến đấu, chúng tôi đã phải giải quyết nhiều nhiệm vụ mới phát sinh. Trước tiên là rào cản ngôn ngữ. Do đó, phương pháp đào tạo sư phạm có hiệu quả nhất được chọn là “hãy làm theo tôi”. Điều này có nghĩa là người hướng dẫn phải nắm vững tất cả các phương pháp khai thác những khả năng chiến đấu của thiết bị, có thể tìm ra và khắc phục những sự cố xảy ra trong khi sử dụng.

Một nhiệm vụ quan trọng là làm sao để các đài rađa đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ huy chiến đấu ở các đơn vị hỏa lực phòng không trong cuộc chiến chống lại kẻ thù trong các tình huống khác nhau, như: bắn mục tiêu bay thấp, mục tiêu bay theo nhóm, mục tiêu siêu âm và mục tiêu có thả các loại nhiễu khác nhau. Sự đa dạng của dải tần số rađa giúp cho các trắc thủ vẫn có thể phát hiện ra mục tiêu khi địch thả nhiễu tích cực, vùng sóng làm việc bị phủ kín.

Đài rađa có thể phát hiện được máy bay có tốc độ cao chỉ khi nào giảm được thời gian thao tác tất cả các động tác, như đưa trạm vào tư thế sẵn sàng chiến đấu, giảm thời gian truyền tải các dữ liệu về mục tiêu. Khi áp dụng những cải tiến kỹ thuật nhỏ ở Việt Nam, chúng tôi đã đạt được kết quả là nhanh chóng đưa rađa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, điều chúng tôi gọi là “chế độ mở máy khẩn cấp”.

Khi điều khiển bằng phương pháp thủ công, thì việc giảm thời gian truyền dữ liệu phụ thuộc vào trình độ của trắc thủ rađa. Để nâng cao trình độ cho các trắc thủ, trên đài rađa P-35 có một thiết bị mô phỏng mục tiêu (thiết bị tạo mục tiêu giả - ND). Thiết bị này cho phép tạo ra một tình huống trên không trên màn hình trong một khoảng thời gian yên tĩnh. Tuy nhiên, loại máy tạo mục tiêu giả này không có trên các đài rađa PRV-11 làm việc kết hợp với P-35. Muốn có máy tạo mục tiêu giả của trạm rađa P-35 để cho trắc thủ của đài PRV-11 luyện tập, thì phải mất nhiều công sức. Muốn thế, phải xoay màn hình quét của đài P-35 một góc 90 độ hướng vào màn hình đo độ cao. Sau đó, các trắc thủ của đài P-35 và PRV-11 có thể cùng nhau tập luyện cùng một mục tiêu.

Việc điều khiển các phương tiện phòng không có đảm bảo ổn định hay không còn phụ thuộc vào tính ổn định của hệ thống truyền dữ liệu từ đài rađa đến sở chỉ huy và các trận địa hỏa lực phòng không. Sau khi đã nghiên cứu một cách bài bản, tôi đề xuất phương pháp truyền dữ liệu về mục tiêu không phải vào hệ tọa độ vốn có của rađa mà vào hệ tọa độ của mạng phòng không và thống nhất cho tất cả các đơn vị thuộc hệ thống tên lửa phòng không. Trong trường hợp này, việc truyền tải dữ liệu sẽ được nhân đôi, chuyển đồng thời đến các sở chỉ huy và các trận địa hỏa lực.

Tất nhiên, trong quá trình chiến đấu cũng có những sai lầm nghiêm trọng. Do trình độ hiểu biết về thiết bị rađa của các trắc thủ Việt Nam còn chưa cao, đặc biệt là việc kịp thời nhận biết ra mục tiêu, nên Tiểu đoàn Tên lửa Phòng không đã không được cảnh báo khi máy bay địch đã bay vào trận địa và Tiểu đoàn đã bị đánh trúng. Sau sự cố này, tất cả các trắc thủ rađa đã được nghiên cứu những đặc điểm khai thác loại thiết bị này, từ đó không xảy ra trường hợp đáng tiếc như trước.

Nhờ làm việc cần mẫn hằng ngày, chúng tôi đã chứng minh cho các bạn Việt Nam về tính hiệu quả của khí tài phòng không đã được cung cấp. Theo số liệu thống kê mà chúng tôi nắm được, thì mỗi máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam trong năm 1965, Tiểu đoàn Tên lửa Phòng không chỉ phải tiêu hao 1,8 tên lửa S-75. Đây là một tỉ lệ rất tốt.

Trong vòng bốn tháng, tôi đã nắm được các từ tiếng Việt cơ bản đủ để lên lớp dạy học mà không cần phiên dịch.

Mối quan hệ của chúng tôi với người dân địa phương cũng rất tốt. Người dân luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi trong mọi tình huống, bảo vệ chúng tôi trong các trận ném bom.

Có lần tôi được gọi khẩn cấp về tiểu đoàn hỏa lực để điều chỉnh hệ thống nhận dạng của rađa. Đại tá Dzyza đã điều xe của mình cho tôi. Trên đường đi có một rãnh nước đang chảy. Con đê gần đó bị máy bay Mỹ đánh bom, nên nước từ sông đang xối chảy vào rãnh nước. Đồng chí lái xe đã quyết định vượt qua đoạn ngập nước và thế là xe bị mắc kẹt. Một nông dân đang làm việc trên cánh đồng nhìn thấy như vậy, liền dắt con trâu của mình đến và cho trâu kéo xe ra. Chúng tôi vô cùng cảm ơn ông, coi ông là vị cứu tinh. Tôi xin phép được chụp ảnh với ông để giữ mãi những hình ảnh này.

Một vài tuần trước khi lên đường về Liên Xô, chúng tôi được mời vào tòa nhà Chính phủ Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đón tiếp. Thủ tướng bày tỏ sự cảm ơn Liên Xô về sự giúp đỡ và trao Huy chương Hữu Nghị và bằng chứng nhận cho chúng tôi.

Chúng tôi bay từ sân bay Gia Lâm về Liên Xô. Ra sân bay tiễn chúng tôi có Trung tá Sắt - Trưởng trung tâm huấn luyện và một sĩ quan Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là một cuộc chia tay ấm áp và tràn đầy tình hữu nghị. Những hình ảnh khi đó còn lưu mãi trong tâm trí tôi.

Năm 2005, Trung tướng Lương Hữu Sắt - Người từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật phụ trách công tác trang bị vũ khí, đã viết cho tôi một lá thư, trong thư có câu: “Hình ảnh các chuyên gia quân sự đầu tiên đến bây giờ vẫn đang sống trong trái tim của tôi”.

Thành phố Kiev, năm 2008


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:36:46 pm
KUSHNAR LEONID FEDOROVICH

(https://i.imgur.com/lNLmRSM.jpg)

Kushnar Leonid Fedorovich sinh ngày 3 tháng 1 năm 1928 tại làng Saltov, huyện Volchansky, tỉnh Kharkov.

1947 - 1950 theo học tại trường Cao đẳng Cờ đỏ Pháo phòng không.

1950 - 1951 phục trong Trung đoàn Tên lửa Phòng không, chức vụ Trung đội trưởng.

1951 - 1952 công tác tại Trường Kỹ thuật vô tuyến Gorky, chức vụ Trưởng phòng Thí nghiệm.

1952 - 1958 theo học tại Học viện Kỹ thuật vô tuyến Govorov ở Kharkov.

1958 - 1965 công tác trong lực lượng phòng không, khẩu đội trưởng khẩu đội kỹ thuật vô tuyến thuộc tiểu đoàn tên lửa phòng không; Tổng công trình sư, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa Phòng không; Tổng công trình sư - Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Tên lửa Phòng không.

Từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 4 năm 1966, ông được cử sang Việt Nam công tác với cương vị kỹ sư trưởng, trưởng nhóm chuyên gia tiền trạm, chuẩn bị tiếp nhận bộ khí tài tên lửa S-75 được vận chuyển từ Liên Xô, qua Trung Quốc về Việt Nam. Ông đã lãnh đạo nhóm chuyên gia tiền trạm thực hiện tốt công tác bốc dỡ bộ khí tài từ tàu hỏa Trung Quốc ở ga biên giới Việt - Trung sang các phương tiện vận chuyển của Việt Nam và tổ chức đưa số khí tài đó về trung tâm huấn luyện Bộ đội Tên lửa Phòng không mới được thành lập ở Việt Nam. Ngoài ra, ông còn đóng góp nhiều ý kiến rất có giá trị trong việc khắc phục những tồn tại về kỹ thuật trong lực lượng pháo cao xạ cũng như trong việc chuẩn bị hai tiểu đoàn tên lửa phòng không của Trung đoàn tên lửa phòng không 236 ra quân đánh thắng trận đầu. Ông được thăng quân hàm trung tá khi đang công tác ở Việt Nam.

1966 - 1976 làm Tổng công trình sư Quân đoàn phòng không.

1976 - 1978 làm cố vấn Tổng công trình sư của Quân đội nhân dân Cuba.

1978 - 1979 phục vụ trong lực lượng phòng không, làm Phó chỉ huy lực lượng phòng không; Chỉ huy trưởng Lực lượng Tên lửa - Pháo cao xạ Phòng không

1979 xuất ngũ về nghỉ hưu với quân hàm đại tá.

Ông qua đời ngày 17 tháng 2 năm 2008, và được an táng tại Kharkov.

Với những thành tích đã đạt được trong những năm phục vụ trong quân đội và làm nghĩa vụ quốc tế, ông được trao tặng Huân chương Cờ Đỏ, Sao Đỏ và nhiều Huy chương, trong đó có Huy chương Hữu Nghị của Việt Nam.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài hồi ức của ông.


HỒI ỨC VỀ CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM

Điều đó bắt đầu như thế nào?

Tháng 1 năm 1965, một nhóm sĩ quan của Lữ đoàn tên lửa phòng không 37 do Đại tá Zherdev Aiesei Ivanovich chỉ huy, đã được triệu tập tới Bộ Tham mưu Bộ đội Phòng không.

Tổng Tư lệnh các lực lượng phòng không, Nguyên soái Liên Xô P.F. Batitsky trực tiếp giao nhiệm vụ. ông nói: “Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Chính phủ Liên Xô giúp đỡ trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, và Chính phủ Liên Xô đã đáp ứng đề nghị đó. Nhiệm vụ của chúng ta là thành lập một nhóm chuyên gia cùng với các thiết bị phòng không để bảo vệ không phận miền Bắc Việt Nam. Tôi giao nhiệm vụ này cho các đồng chí để các đồng chí cùng với các sĩ quan tham mưu nghiên cứu đề xuất thành lập một nhóm chuyên gia lấy từ biên chế của Lữ đoàn và cần triển khai càng sớm càng tốt. Hãy suy nghĩ thật kỹ, nhanh chóng và hiệu quả. Thời hạn là hai ngày. Cuối thời hạn này, các đồng chí phải báo cáo kế hoạch của mình”.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:38:16 pm
Nhiệm vụ rất rõ ràng và chúng tôi phải bắt tay vào việc. Trong nhóm của chúng tôi có các chuyên gia tham mưu, hậu cần, các sĩ quan tên lửa do tôi đứng đầu, các sĩ quan thông tin liên lạc, vận tải. Tổng Tư lệnh đã cho chúng tôi quyền yêu cầu sự trợ giúp từ bất kỳ bộ phận nào của Bộ Tham mưu. Vì chúng tôi là đại diện của lực lượng phòng không, nên dĩ nhiên chúng tôi cũng đề nghị tư lệnh Binh chủng Tên lửa Phòng không giúp đỡ. Tư lệnh kết nối chúng tôi với Phó Tư lệnh, Trung tướng S.F. Vikhor và Phó Tư lệnh cũng giao nhiệm vụ cho các sĩ quan của ông giúp đỡ chúng tôi. Trước tiên, chúng tôi cần sự giúp đỡ của các chuyên gia vận tải đường sắt nói chung và chuyên gia vận chuyển thiết bị kỹ thuật nói riêng.

Công việc bắt đầu triển khai. Trong những ngày này chúng tôi cố gắng giải quyết các công việc như:

- Quyết định thành phần của nhóm phòng không.

- Đường đi và điều động quân (khí tài phòng không tên lửa, máy bay, nhân sự).

- Những đặc điểm khi đi qua Trung Quốc và đặc biệt là ở Việt Nam. Vì khổ rộng đường ray khác nhau và khi tới biên giới Việt Nam, cần phải tổ chức bốc dỡ chuyển hàng tổ chức điểm trung chuyển.

- Trinh sát thực địa ở Việt Nam.

Tất cả những vấn đề này được trình bày ở dạng sơ đồ, bản đồ, mô tả chi tiết, và hai ngày sau, được báo cáo lên Bộ Tư lệnh Phòng không.

Sau khi tiếp thu những nhận xét và có chỉnh sửa nhất định, cuối cùng đề xuất của chúng tôi đã được phê duyệt và chúng tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch.

Đương nhiên, một trong những vấn đề chính là thành phần của nhóm. Cuối cùng, nó đã được quyết định, thành phần nhóm gồm có:

- Lữ đoàn bao gồm 12 tiểu đoàn tên lửa phòng không và ba tiểu đoàn kỹ thuật.

- Bổ sung một tiểu đoàn kỹ thuật vô tuyến (tiểu đoàn rađa - ND) vào biên chế của Lữ đoàn.

- Hai trung đoàn không quân tiêm kích được tăng cường cho Lữ đoàn.

Thiết bị kỹ thuật phòng không và rađa được triển khai tại Việt Nam, còn hai trung đoàn không quân tiêm kích, được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý, sẽ được triển khai trên lãnh thổ của Trung Quốc sát biên giới Việt - Trung.

Vấn đề trinh sát thực địa đã có trong chương trình. Tháng 2 năm 1965, nhóm 10 người chúng tôi bay tới Việt Nam để lựa chọn các vị trí cho các trung đoàn rađa, các tiểu đoàn tên lửa và các trung đoàn không quân. Chuyến bay được lên kế hoạch vào ngày mùng 1 và 2 tháng 2 năm 1965. Chúng tôi thay sang quần áo dân sự, chuẩn bị đồ đạc cho chuyến đi, trước khi bay, chỉ huy đã cho chúng tôi về nhà đến 18 giờ cùng ngày, sáng hôm sau 6 giờ sẽ cất cánh lên đường.

Tôi trả phép về đơn vị lúc đó khoảng 17 giờ. Tôi đi vào phòng ngủ, ở đó, tôi nhìn thấy đồng chí chỉ huy đang đi bộ xung quanh căn phòng với vẻ giận dữ. Ông nhìn lên trời, rồi lại cúi xuống đất và nhìn sang các hướng khác nhau. Tôi thấy ngạc nhiên và quay sang ông gọi cả tên - tên gọi theo cha (trong tình huống không phải là công việc, chúng tôi thường gọi nhau như vậy): “Alesey Ivanovich, chuyện gì đã xảy ra?”.

Ông đã trả lời tôi rằng, mọi thứ đã bị hoãn lại, chúng ta chưa thống nhất được với phía Trung Quốc để cho thiết bị và người đi qua lãnh thổ đến Việt Nam. Ngày hôm sau chuyến bay bị hủy, tại Bộ Tham mưu, chúng tôi được cảm thông và đặt máy bay đưa chúng tôi về quê hương Chelyabinsk. Chúng tôi trở về nhà trong một bộ trang phục dân sự. Giai đoạn đầu trong công cuộc giúp đỡ những người bạn Việt Nam của tôi đã kết thúc như thế đó.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:40:50 pm
Chuyến bay đến “thành Thăng Long”

Giữa tháng 4 năm 1965, một nhóm các sĩ quan gồm chín người được triệu tập đến Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không. Họ gồm những sĩ quan: Kuslmar Leonid Fedorovich; Vasin Pavel Ivanovich; Bandurkin Vladimir Fedorovich; Kostriko Vladislav Mikhailovich; UzIenkov Alexandr Yakovlevich; Groniov Alexandr Ivanovich; Fokin Lev Mikhailovich; Levitsky Gleb Alexandrovich; Vodorez Leonid Fedorovich.

Chúng tôi được giao nhiệm vụ lập phương án để đưa sang Việt Nam hai bộ tổ hợp tên lửa phòng không S-75 và các khí tài vật chất để trang bị cho hai trung tâm huấn luyện.

Chúng tôi phải lựa chọn số cán bộ khung tối thiểu để đảm bảo được chương trình đào tạo Bộ đội Tên lửa Phòng không tương lai của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiếp đó, sau nhiều cuộc đàm phán kéo dài giữa các bạn Việt Nam với phía Trung Quốc, cuối cùng mới có được phương án: Chúng tôi (Liên Xô) cung cấp thiết bị và một số lượng giáo viên nhất định, huấn luyện các cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, không tham gia chiến đấu.

Trên cơ sở quyết định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, một đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô được thành lập tại Việt Nam. Nhiệm vụ đầu tiên của đoàn chuyên gia là thành lập các trung tâm huấn luyện, chuẩn bị khí tài và nhân sự đề giảng dạy. Chuyên gia đầu tiên đến Việt Nam là Đại tá Alexandr Matveevich Dzyza. ông đã từng làm Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện tại Kubinka, tại đây, các chuyên gia tên lửa của chúng tôi được đào tạo chuyển loại từ hệ thống tên lửa S-25 lên hệ thống mới S-75. Với kinh nghiệm đã có, ông đã lãnh đạo thành lập các trung tâm huấn luyện tại Việt Nam.

Sau khi đã chuẩn bị xong các công việc nêu trên (đặc biệt là rút kinh nghiệm việc chuẩn bị hồi tháng giêng vừa qua), đoàn chúng tôi cần phải bay đến Việt Nam trong những ngày cuối tháng 4. Tôi đã được chỉ định làm trưởng đoàn. Chúng tôi cất cánh đúng thời gian và sau hai ngày đã đến Bắc Kinh, ở đây, chúng tôi đã được trợ lý tùy viên quân sự Liên Xô ở Trung Quốc ra đón. Chúng tôi được bố trí ở trong khách sạn “Pioneer” ở trung tâm Bắc Kinh. Chúng tôi ở lại Bắc Kinh khoảng một tuần, nhưng mọi chi phí ở lại của chúng tôi lại chưa xác định được ai thanh toán. Chúng tôi được cấp 75 nhân dân tệ cho các chi phí hàng ngày, nhưng các bạn Trung Quốc từ chối nhận tiền phòng, tiền ăn, mặc dù trợ lý Đại sứ đã nói rằng, chúng tôi phải trả tiền. Cuối cùng, các bạn Trung Quốc vẫn nhất quyết từ chối việc chúng tôi chi trả.

Chúng tôi đi dạo trên quảng trường chính của Bắc Kinh, đến thăm các cửa hàng bách hóa và mua kính râm, bật lửa, bút máy và một vài thứ lặt vặt khác. Chúng tôi nhận ra một điều là, người dân Bắc Kinh mặc trang phục giống nhau: áo khoác và quần đều màu xanh. Cuối cùng đến cuối tuần, chúng tôi được bố trí rời Bắc Kinh đến Hà Nội. Trưa ngày 30 tháng 4, máy bay chúng tôi đến sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Trời nắng và nóng. Ra sân bay đón chúng tôi có Đại tá Dzyza và Phó tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam. Về phía Việt Nam có Đại tá Đỗ Đức Kiên - Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân và một số đồng chí khác. Cuộc gặp đã diễn ra thân mật. Sau đó, chúng tôi về khách sạn Kim Liên ở cửa ô Hà Nội và nhận phòng ở. Tôi có một phòng riêng, nhận phòng xong tôi lập tức đi tắm và nghỉ ngơi.

Buổi tối, Đại tá Dzyza đã tập hợp đoàn chúng tôi trong khách sạn. Ông giới thiệu tóm tắt với chúng tôi tình hình trong những ngày gần đây nhất và thông báo cho chúng tôi biết vào ngày hôm sau Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ gặp đoàn chúng tôi.

Đại tá Phùng Thế Tài - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam và các đồng chí cùng đi đã tiếp đoàn chúng tôi tại trụ sở của Bộ Tham mưu, đây cũng là nơi làm việc của chúng tôi. Địa điểm này không xa khách sạn Kim Liên. Cuộc gặp đã diễn ra đầm ấm, nhưng chúng tôi rất ngạc nhiên trước hình thức bên ngoài của các đồng chí Việt Nam. Nếu ở sân bay Gia Lâm, Đại tá Đỗ Đức Kiên đã mặc bộ âu phục và ông lại nói tiếng Nga thành thạo, thì Tư lệnh và đoàn tùy tùng cùng đi lại mặc khá giản dị.

Sau cuộc họp, chúng tôi đã được làm quen với những người mà chúng tôi sẽ làm việc. Bạn tôi, người mà tôi đào tạo để làm việc và khai thác thiết bị mới, và làm việc với các tài liệu cần thiết, đó là Thiếu tá Dục - Kỹ sư trưởng Binh chủng Phòng không. Chúng tôi được làm việc với một phiên dịch xuất sắc tên là Hùng. Đó là một người quý hơn vàng. Đồng chí không chỉ thông thạo tiếng Nga mà còn là một người bạn tốt.

Sau khi đến Việt Nam, tôi báo cáo với Đại tá Dzyza về thành phần của nhóm và báo cáo thêm rằng tại Bộ Tham mưu Phòng không - Không quân, tôi đã được bổ nhiệm làm trưởng nhóm và bây giờ tôi xin được rút khỏi chức vụ này, vì một số đồng chí trong nhóm sẽ làm việc trong các lĩnh vực khác với chuyên ngành của tôi. Đại tá Dzyza cười và nói rằng: “Như thế không được, đồng chí tiếp tục là chỉ huy của họ, cũng như tôi, ngoài đồng chí ra, còn có nhiều việc khác”. Đại tá Dzyza còn nói thêm: “Chỉ có hai trong số họ không làm về kỹ thuật, số còn lại đều dân kỹ thuật của đồng chí, hãy chỉ huy họ đi. Nếu có vấn đề gì cần tôi quyết định, họ sẽ báo cáo với đồng chí, và chúng ta sẽ cùng nhau quyết định”. Thế là tôi vẫn giữ cương vị là trường nhóm cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ công tác.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:42:12 pm
Đầu tiên tôi làm việc với Kỹ sư trưởng Dục để tìm hiểu xem lúc đó Việt Nam có những gì. Tiếc rằng không có gì. Chỉ có ông và cấp phó của mình - Đại úy Nguyên (ông gọi cấp phó của mình như vậy). Các đồng chí còn lại chúng tôi vẫn đang xem xét lựa chọn, nhưng dù sao trong 2-3 tháng đầu cùng không thể mong chờ họ làm được gì, vì họ phải trải qua đào tạo tại các trung tâm huấn luyện. Đại úy Nguyên tốt nghiệp trường Minsk, biết thành thạo tiếng Nga, nên chắc chắn vẫn nằm trong đội hình, còn những người khác vẫn còn trong kế hoạch lựa chọn.

Đại tá Dzyza đã cho chúng tôi vài ngày để làm quen với tình hình, với các đồng nghiệp của chúng tôi, đồng thời cũng đặt ra cho chúng tôi nhiệm vụ tìm hiểu và kiểm tra các địa điểm bốc dỡ thiết bị. Chúng tôi cùng với đồng chí Dục và các kỹ sư đi đến ga đường sắt để xác định những nơi bàn giao các toa tàu, nơi bốc dỡ, đèn chiếu sáng bãi bốc dỡ và lối đi vào. Mọi công việc được lên kế hoạch thực hiện vào ban đêm, vì vậy cần phải cân nhắc tất cả các phương án. Sau đó, xác định những địa điểm trung gian để đặt thiết bị trước khi chuyển chúng đến vị trí cuối cùng.

Trong thời gian này đã xảy ra một câu chuyện thú vị. Một hôm đồng chí Dục dẫn một đồng chí không phải cùng đơn vị đến chỗ chúng tôi và giới thiệu đồng chí ấy là kỹ sư trưởng lực lượng pháo cao xạ. Nhân tiện đây cũng cần nói thêm, trong thời gian này, Quân đội nhân dân Việt Nam đã được trang bị các loại pháo cao xạ, như súng máy I2,7mm, pháo cao xạ 37mm, 57mm, 100mm. Chúng là vũ khí bắn máy bay Mỹ, nhưng kết quả chưa cao. Từ đợt không kích đầu tiên vào năm 1964 đến lúc này, pháo phòng không bắn hạ hơn 380 máy bay. Máy bay đầu tiên của đá quốc Mỹ bị pháo cao xạ bắn rơi vào ngày 5 tháng 8 năm 1964. Sau khi làm quen, đồng chí ấy đã hỏi tôi có biết nhiều về pháo cao xạ không. Do đây là cuộc trò chuyện bình thường, nên tôi nói răng tôi tốt nghiệp trường pháo phòng không, từng phục vụ trong các đơn vị pháo cao xạ và tôi biết hầu hết các hệ thống mà các bạn Việt Nam đã được trang bị. Thế là tôi rơi vào “bẫy”. Anh ấy trao đổi với đồng chí Dục xong và nói rằng họ đang gặp một số vấn đề nghiêm trọng về kỹ thuật của pháo cao xạ loại 100mm và họ không thể xử lý được. Hầu hết các bộ phận của pháo đều hoạt động bình thường, nhưng hệ thống SON (trạm ngắm pháo) nhìn một hướng, còn súng lại quay về một hướng. Vì vậy pháo không thể bắn có máy ngắm bắn, mà nhiều khẩu đội phải bắn theo kiểu dựng lưới lửa ngăn chặn. Tôi đang băn khoăn có nên đến đơn vị pháo cao xạ để xem sự thể ra sao không thì đồng chí Dục đã yêu cầu đi. Thế là tôi báo lại với các đồng chí của mình rồi đến đơn vị pháo cao xạ.

Đơn vị pháo cao xạ ở ngoại thành Hà Nội, chúng tôi nhanh chóng đến, bật máy lên xem. Tôi thấy mọi thứ của pháo đều không đồng bộ. Chúng tôi bắt đầu kiểm tra, mặc dù từ kinh nghiệm trước đây khi sử dụng các loại pháo cao xạ, tôi có thể đoán ra nguyên nhân ở khẩu nào, nhưng tôi vẫn yêu cầu có một thiết bị đo để kiểm tra, khi đưa vào đồng bộ tôi phát hiện các đồng hồ trên pháo làm việc sai đến 50%. Tất nhiên, với các thiết bị như thế này mà không có kinh nghiệm thì rất khó mà làm việc được. Dù sao, tôi cũng điều chỉnh xong thiết bị, và nói với kỹ sư trưởng rằng, cần phải gấp rút kiểm tra các thiết bị đo trên pháo. Nhân tiện, tôi hỏi người chỉ huy đơn vị pháo cao xạ lần kiểm tra thiết bị đo gần nhất được tiến hành khi nào? Người chỉ huy trả lời rằng đó là khi các chuyên gia Liên Xô vẫn ở đây và họ cho rằng các thiết bị đo đều tốt, vì các kim đồng hồ vẫn chạy và chỉ một cái gì đó.

Chúng tôi trở về trụ sở Bộ Tham mưu nhưng vấn đề này vẫn khiến tôi thấy phân vân. Thứ nhất, trong đào tạo còn có một số thiếu sót. Thứ hai, chúng tôi cần khẩn trương trang bị một phòng thí nghiệm để kiểm tra các đồng hồ trên mâm pháo. Tôi đã hỏi đồng chí Dục đơn vị pháo cao xạ đã có phòng thí nghiệm loại này chưa? Đồng chí Dục trả lời rằng, hiện nay chưa có. Trước đây, khi các chuyên gia Liên Xô làm việc thì có. Đồng chí Dục biết rõ tất cả, vì đồng chí là người chuyển từ đơn vị pháo cao xạ sang đơn vị tên lửa phòng không. Tôi đề nghị đồng chí Dục cần bắt tay ngay vào việc tìm địa điểm để triển khai phòng thí nghiệm. Việc này cần làm trước khi thiết bị tên lửa đến Việt Nam. Buổi tối hôm đó, Đại tá Dzyza đã đến gặp tôi và hỏi về việc tôi đến đơn vị pháo cao xạ. Tôi đã báo cáo với ông tất cả và nói rằng phó chỉ huy - kỹ sư trưởng đại đội pháo cao xạ yêu cầu tôi giúp đỡ. Nhưng thay vì khen ngợi, Đại tá Dzyza đã trách mắng tôi và nói: “Ai bắt anh nói anh biết về pháo cao xạ. Anh được cử sang Việt Nam để nhận và triển khai khí tài tên lửa phòng không. Hãy làm việc đó đi, không được phá vỡ hợp đồng đã ký”.

Nhưng sau đó, Đại tá Dzyza vẫn thể hiện ông là người thân thiện và chân thành, ông nói tiếp: “Nếu anh đã giúp làm một việc tốt thì hãy làm đến cùng. Ngày mai hãy nói với đồng chí Dục, và có thể với cả phó chỉ huy đơn vị cao xạ, tư vấn cho họ cần báo cáo Bộ Tư lệnh đề nghị Liên Xô sớm cử chuyên gia pháo cao xạ sang giúp việc này. Các anh cũng phải nói cho các bạn Việt Nam biết các anh không thể giúp các bạn pháo cao xạ việc này được, vì thiết bị kỹ thuật tên lửa phòng không đang trên đường đến Việt Nam. Các anh cần phải tìm và xác định nơi nào sẽ bốc dỡ khí tài tên lửa”. Ngoài ra, ông còn nói cần chọn một vài người trong đội ngũ chuyên gia phụ trách về công tác vận chuyển thiết bị, cử họ đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc tiếp nhận khí tài, đồng thời giúp đỡ các đồng chí của chúng ta trong việc tổ chức và bốc dỡ hàng từ tàu Trung Quốc sang phương tiện vận tải của Việt Nam. Tôi báo cáo với Đại tá Dzyza: tôi, P.I. Vasin, A.I. Gromov, L.M. Fokeev và L.F. Vodorez đã được tập huấn vấn đề này. Tôi đề nghị tôi sẽ đến biên giới Việt - Trung, nhưng Đại tá Dzyza nói rằng: “Khi bốc dỡ hàng, ở đây anh còn có nhiều việc phải làm”. Ông quyết định cử Fokeev và Vodorez lên biên giới Việt - Trung. Ngày hôm sau, tôi đã cử các đông chí có tên lên biên giới, giải thích nhiệm vụ mà họ cần làm, rồi đi đến trụ sở Ban Tham mưu. Tại đây, đồng chí Dục và phó chỉ huy đơn vị đang đợi tôi. Tôi tham mưu cho họ làm đơn xin chuyên gia lĩnh vực pháo cao xạ để báo cáo Bộ Tư lệnh. Còn về phía mình, tôi hứa sẽ nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của họ. Tôi cũng giải thích rõ là tôi không thể tham gia cùng với họ vì bận việc tiếp nhận và triển khai thiết bị tên lửa phòng không. Các bạn đã cảm ơn những tư vấn của tôi. Phó chỉ huy đơn vị đi viết thư mời chuyên gia, còn tôi và đồng chí Dục bắt đầu thảo luận kế hoạch tìm địa điểm cho phòng thí nghiệm và kho giữ phụ tùng tên lửa và các thiết bị sắp được chuyển đến.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:44:15 pm
Việc tìm địa điểm cho phòng thí nghiệm và kho phụ tùng, tên lửa cũng không hề dễ dàng. Vì điều kiện khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt là vào mùa mưa, không chỉ là khó khăn mà còn rất nan giải, vì nếu để thiết bị kỹ thuật trong thời gian dài, thiết bị kỹ thuật sẽ bị ẩm và dẫn đến sai số nhiều. Thứ duy nhất chịu đựng kiên trì khí hậu này là các chuyên gia Liên Xô chúng tôi. Đôi khi ngay cả các bạn Việt Nam cũng thấy ngạc nhiên trước sức chịu đựng của chúng tôi. Đối với họ, Liên Xô là hình tượng để học tập. Đã đến lúc chúng tôi phải chứng minh điều đó.

Để chọn địa điểm cho phòng thí nghiệm, tôi mang theo một thiết bị đo độ ẩm. Vì độ ẩm là tai họa chính của khí tài. Ví dụ, trong rừng nhiệt đới độ ẩm có thể lên đến 99%, vì vậy khi làm việc trong rừng nhiệt đới, chúng tôi trở về nhà mà mồ hôi ướt hết cả người.

Sang ngày thứ ba, những nỗ lực của chúng tôi đã đem lại thành quả: chúng tôi đã tìm được địa điểm để lắp đặt phòng thí nghiệm. Những địa điểm còn tại đã được chúng tôi xác định một cách nhanh chóng hơn. Tuy thế, đối với phòng thí nghiệm chúng tôi cũng phải loay hoay một chút. Vì đó là một căn nhà nhỏ nằm dưới gốc cây lớn trên bìa rừng, có hàng rào bao quanh. Chúng tôi được phép vào trong, chúng tôi kiểm tra và thấy ngôi nhà này có tường đôi (để giảm độ ẩm), có ánh sáng tốt, có đường dây điện, độ ẩm trong nhà ở ngưỡng cho phép. Tóm lại, trong ngôi nhà này có tất cả những gì cần thiết cho một phòng thí nghiệm. Có mặt trong ngôi nhà này gồm: tôi, Thiếu tá Dục - người đứng đầu trong tương lai của phòng thí nghiệm, đồng chí Gromov và một số đồng đội khác. Tất cả chúng tôi đều hài lòng với căn nhà và cùng nhau xác định chủng loại và số lượng thiết bị cần được trang bị cho phòng thí nghiệm. Trước tiên, chúng tôi phác thảo một kế hoạch trang bị bổ sung cho ngôi nhà, nghĩa là căn cứ vào bản vẽ, cần phải đặt bàn, kệ đặt máy và một số thiết bị khác. Việc này giao cho đồng chí Dục thực hiện. Chúng tôi đã báo cáo Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam, nhưng Đại tá Đỗ Đức Kiên chỉ cau mày và không nói gì. Một ngày sau, chúng tôi và đồng chí Dục nóng lòng mong chờ kết quả, nhưng vẫn không có. Đến buổi tối, Đại tá Đỗ Đức Kiên đến phòng của chúng tôi với một nụ cười và chúc mừng chúng tôi về đề nghị mượn ngôi nhà làm phòng thí nghiệm đã được cấp trên chấp thuận. Ông tiếp tục mỉm cười và hỏi chúng tôi có biết đó là ngôi nhà gì không? Tất nhiên, chúng tôi đã nói rằng chúng tôi không biết. Sau đó, ông lại cười và nói rằng ngôi nhà đó là nơi làm việc ở ngoại thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng nếu căn phòng này cần cho chiến thắng thì các đồng chí hãy lấy và làm phòng thí nghiệm ở đó.

Thế là chúng tôi đã giải quyết xong một trong những nhiệm vụ then chốt. Sau đó, với sự giúp đỡ của Liên Xô về mặt thiết bị, các đồng chí Việt Nam đã xây dựng một phòng thí nghiệm xuất sắc, đào tạo những cán bộ, chiến sĩ được lựa chọn từ các trung tâm huấn luyện và các tiểu đoàn trở thành những chuyên gia giỏi về lĩnh vực kiểm tra, đo lường, về nguyên tắc, bây giờ không có vấn đề gì khó đối với các thiết bị kiểm tra. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, chúng tôi phải trực tiếp kiểm tra các thiết bị đo lường của pháo cao xạ, vì ở giai đoạn này, thiết bị của chúng tôi thuộc thế hệ cũ so với thời hạn của thiết bị đo lường. Khi các đại diện của chúng tôi về lĩnh vực chuẩn hóa phòng thí nghiệm, về lĩnh vực kiểm tra xe thí nghiệm cơ động từ Moskva sang làm việc, họ có nhận xét rằng, ngay cả ở Liên Xô hiếm có nơi nào lại được trang bị một phòng thí nghiệm tốt như thế.

Tôi phải nói rằng, chúng tôi đã hoàn thành lời hứa của mình với đơn vị pháo cao xạ. Một tháng sau, hai chuyên gia kỹ thuật pháo cao xạ từ Kiev đến Việt Nam. Họ được Đại sứ quán cử đến gặp tôi. Họ nói rằng, họ được cử đến gặp tôi vì tôi là người đề xướng cho chuyến công tác của họ sang Việt Nam và do ở lực lượng pháo cao xạ Việt Nam không có đoàn chuyên gia Liên Xô, nên họ ghép với đoàn chúng tôi, nằm dưới sự chỉ huy của tôi. Chúng tôi đã bố trí họ ở Kim Liên, đưa họ đến gặp Phó chỉ huy (Kỹ sư trưởng) của đơn vị pháo cao xạ, và bắt đầu làm việc. Bộ Tư lệnh Pháo cao xạ đã cảm ơn chúng tôi về sự giúp đỡ.

Thế là cuộc phiêu lưu đầu tiên của tôi, như lời nhận xét của Đại tá Dzyza, đã kết thúc thành công. Công việc tiếp theo trong những ngày này của chúng tôi là đào tạo một nhóm kỹ sư tên lửa phòng không, mặc dù nhóm này vẫn chưa được hình thành đầy đủ. Chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn Việt Nam về cơ cấu tổ chức nhóm kỹ sư tên lửa phòng không ở cấp lữ đoàn, quân đoàn. Chúng tôi dùng sơ đồ về tổ chức để giới thiệu với các bạn Việt Nam về cơ cấu tổ chức nhóm kỹ sư tên lửa của chúng tôi ở từng cấp. về nguyên tắc, tôi không cung cấp cho các bạn Việt Nam mô hình tổ chức nhóm kỹ sư tên lửa ở cấp trung đoàn, vì tôi nghĩ rằng hệ thống cấp trung đoàn của chúng tôi chưa hoàn chỉnh, mà theo cách nhìn nhận của tôi thì cấp lữ đoàn của chúng tôi hoàn chỉnh hơn.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:45:21 pm
Khi đào tạo các sĩ quan nhóm kỹ sư tên lửa, tôi dùng sơ đồ tổ chức do mình vẽ để giảng dạy. Cần phải đánh giá đúng là ở cấp trung đoàn, các bạn Việt Nam đã lấy mô hình cấp lừ đoàn để xem xét những vấn đề tổ chức các trung đoàn nhà xưởng và trang thiết bị của các trung đoàn đó. Tất nhiên, ở đây chúng tôi đề xuất một cơ cấu tổ chức của mình, nhưng chúng tôi cũng tính tới những mong muốn của các bạn Việt Nam, rút kinh nghiệm các xưởng của đơn vị pháo cao xạ. Điều này làm giàu thêm kinh nghiệm cho công việc tiếp theo là hoàn thiện tất cả các đơn vị. Cần phải nói thêm rằng, thông qua các đồng chí Dục, đồng chí Nguyên, tôi đã gặp được những người thân khi tìm ra phương pháp làm việc sáng tạo. Họ luôn luôn ủng hộ mọi sáng kiến hợp lý để giải quyết các vấn đề đã chín muồi. Tôi đã quyết định và đưa thành công vào cuộc sống rất nhiều ý tưởng và khái niệm mà tôi suy nghĩ khi còn là một chỉ huy đại đội đài điều khiển tên lửa, kỹ sư trưởng của trung đoàn, lữ đoàn. Tôi đã không thể thực hiện được ý tưởng và khái niệm đó ở đơn vị trước đây vì trong đơn vị này còn có sự bảo thủ nhất định, ở Việt Nam, chúng tôi cùng nhau có thể làm tốt hơn so với ở Liên Xô, vì tất cả đều bắt đầu từ đầu. Lúc bấy giờ, tôi đã có ý tưởng thành lập một cơ sở sửa chữa di động có quy mô ở cấp trung đoàn tên lửa phòng không. Đồng chí Dục và Nguyên ủng hộ, nhưng đó mới chỉ là ý tưởng. Nếu xét về mặt thời gian, tôi có thể nói rằng, chúng tôi thực hiện được ý tưởng này trước thời đại. Đó là sau các trận đánh năm 1965 đầu năm 1966, tôi đã tích lũy được rất nhiều tài liệu dù rất bận rộn, tôi đã nghiên cứu cơ cấu loại tên lửa Shrike và đã giới thiệu cho các đồng chí Việt Nam. Với một số điều chỉnh của các bạn Việt Nam, tôi đã gửi đề xuất này về Moskva. Tất nhiên, tôi không mong đợi chúng tôi nhận được kết quả nghiên cứu đó khi tôi còn công tác ở Việt Nam. Nhưng một niềm vui đã đến với tôi, sau hơn một năm, tôi đã gặp người kế nhiệm tôi tại Việt Nam - Kỹ sư trưởng của Trung đoàn Tên lửa Phòng không (theo tôi nhớ, đó là Đại tá Sherstobitov Vladdimir Ivanovich). Ông kể cho tôi rằng, họ đã nhận được kết quả nghiên cứu về cấu trúc của đạn tên lửa chống rađa và đã liệt kê thành phần của nó. Do tôi vẫn giữ bản thuyết minh, nên có thể nói rằng, nó là con đẻ của tôi và có sự thay đổi không đáng kể. Có thông tin cho biết, cơ sở này cũng được sử dụng ở Ai Cập.

Khí tài đã bắt đầu được chuyển đến trong những ngày đầu tháng 5 năm 1965. Phần lớn khí tài được chuyển về một ga đường sắt Hà Nội. Đại tá Dzyza giao cho tôi chỉ huy công tác bốc dỡ. Bộ khí tài này dành cho Trung tâm huấn luyện thứ nhất, khí tài gồm: Bộ khí tài tên lửa S-75, đạn tên lửa, xe chở đạn TZM, thiết bị thông tin và hậu cần, thiết bị phòng thí nghiệm. Khí tài cho Trung tâm huấn luyện thứ hai về ga Trại Cau (huyện Yên Thế, Bắc Giang - ND), trung tâm cách ga khoảng 20 kilômét. Hai chuyên gia trong nhóm chúng tôi cũng được cử tới đó để giúp đỡ việc bốc dỡ thiết bị.

Để tránh cuộc không kích của không quân Mỹ, chúng tôi phải bốc dỡ khí tài vào ban đêm. Hàng trăm chiến sĩ Việt Nam và một đội ngũ phiên dịch đã được huy động đến giúp chúng tôi. Việc bốc dỡ và vận chuyển hàng được tiến hành vào 9 giờ đêm và phải kết thúc lúc 5 giờ sáng. Những người Việt Nam đứng thành hàng dọc hai bên đoàn xe, các chiến sĩ Liên Xô chúng tôi ngồi trên xe áp tải thiết bị. Tất cả xe đều phải bật đèn gầm để từ phía trên không nhìn thấy được. Tuy thế, nhìn vào nét mặt, chúng tôi vẫn thấy các chiến sĩ Việt Nam đang lo lắng.

Bắt đầu dỡ hàng. Những người lính của chúng tôi nhanh chóng bắt tay vào công việc. Khi cần thêm nhân công, chúng tôi nhờ phiên dịch gọi các bạn Việt Nam đến. Trinh tự bốc dỡ như sau: các bệ phóng, các cầu của bệ phóng nặng tới cả trăm kilôgam, chúng tôi đề nghị các bạn Việt Nam đưa những cây cầu này ra khỏi bệ phóng. Bố trí hai người bên trái và hai người bên phải, theo lệnh “một, hai, ba” cả bốn người cố gắng cùng nâng cây cầu, nhưng họ không nâng lên được; tiếp đó bổ sung mỗi bên thêm hai người nữa, nhưng cây cầu vẫn không nhúc nhích. Sau đó, hai người lính trong khẩu đội bệ tên lửa của chúng tôi đi đến cây cầu, thông qua phiên dịch, họ đã nâng được cây cầu một cách dễ dàng và đưa nó ra sân ga. Tất cả các chiến sĩ Việt Nam đứng xung quanh lặng người đi, sau đó, như thể có khẩu lệnh, họ bắt đầu vỗ tay, la lớn: “Hoan hô!” “Bravo!” và vui vẻ nói chuyện.

Tôi đã cùng với người phiên dịch Hùng đứng xem cảnh tượng này và tôi hỏi Hùng xem họ đang nói về cái gì đó? Hùng cười, dịch những điều họ nói: “Đây là những chiến sĩ Liên Xô! Chúng ta sẽ học cách làm việc của họ và sẽ nhanh chóng đánh bại đế quốc Mỹ!”.

Và chính Hùng cũng vỗ tay hoan hô và hét lên cùng với họ. Tôi đã quá xúc động đến mức không cầm được nước mắt. Có một phép lạ, như thể có một phép màu đã xuyên vào tất cả chúng tôi, và đặc biệt là các chiến sĩ Việt Nam. Nét mặt mọi người đã thay đổi, không còn nhăn nhó, căng thẳng. Trong hàng ngũ của họ ngay lập tức bắt đầu sôi động, và bây giờ họ đã không chờ lệnh của chúng tôi thông qua phiên dịch và làm theo mệnh lệnh của trái tim, cố gắng dốc tất cả sức lực nhỏ yếu của mình để giúp chúng tôi bốc dỡ thiết bị. Vài người do không biết làm đã gây cản trở cho công việc. Nhưng điều này lại làm tăng lòng nhiệt tình của họ và của chúng tôi. Anh em chúng tôi chỉ cười nếu ai đó trong số họ có điều gì đó sai, và vui mừng la hét: “Hãy cố lên đồng chí, hãy cố lên đồng chí” (chúng tôi đã học được câu đó ở Việt Nam).

Công tác bốc dỡ vẫn được tiếp tục, đến 5 giờ sáng, đúng với thời gian quy định, thiết bị đã được chở tới địa điểm tập kết. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh, ở thời điểm bắt đầu công việc bốc dỡ, những người lính chúng tôi đã cùng nhau tương tác. Chính sự tương tác giúp đỡ lẫn nhau đó đã tạo ra tình hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước Liên Xô - Việt Nam. Sự tương tác của chúng tôi trong học tập tại các trung tâm huấn luyện, trong các chiến hào chống đế quốc Mỹ là động lực để củng cố và tăng cường tình hữu nghị nói trên.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:47:50 pm
Hoạt động của Trung tâm huấn luyện

Cán bộ khung của Trung tâm huấn luyện đầu tiên ở Việt Nam gồm các sĩ quan và chiến sĩ của Quân đoàn phòng không độc lập số 4, có trụ sở ở Sverdlovsk.

Chỉ huy Trung tâm huấn luyện thứ nhất gồm có: Đại tá Tsygankov Mikhail Nikolayevich làm Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện; Trung tá Barsuchenko Mikhail Fedorovich, làm Phó Chỉ huy Trung tâm về chính trị; Thiếu tá Egorov làm Tham mưu trưởng; Thiếu tá Meshkov làm Kỹ sư trưởng.

Tôi xin bổ sung thêm: Nhóm chuyên gia đào tạo sĩ quan nghiên cứu cải tiến tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trung tâm huấn luyện đầu tiên của Việt Nam nằm cách Hà Nội 40 kilômét về phía tây bắc trên bờ sông Đà. Trận địa triển khai bộ khí tài SAM nằm cạnh nông trường cà phê. Khi triển khai trận địa đã phải chặt một số cây xanh, chúng tôi rất tiếc vì làm mất cảnh đẹp đó. Những ngôi nhà tre, lợp bằng lá cọ hoặc lá chuối dùng làm nơi chúng tôi ở và bố trí lớp học, có phòng tắm, nhà vệ sinh và phòng ăn.

Cán bộ khung của Trung tâm huấn luyện thứ hai ở Việt Nam gồm các sĩ quan và chiến sĩ thuộc Quân khu Phòng không Baku. Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện là Đại tá Nikolai Bazhenov, Phó Chỉ huy Trung tâm phụ trách về chính trị là Đại tá Ivan Smirnov, Kỹ sư trưởng là Đại úy (sau này là Thiếu tá) Anatoly Borisovich Zaika.

Trung tâm huấn luyện thứ hai nằm cách thôn Trại Cau 20 kilômét, sâu trong rừng già. Các lớp học và mọi thứ khác cũng được trang bị giống như ở Trung tâm huấn luyện thứ nhất. Lợi thế duy nhất của Trung tâm này là vị trí để triển khai khí tài (trận địa) có nhiều cây cao bao phủ, có nhiều dây leo ở phía trên cây, vì vậy mặt trời chiếu xuống phải qua các lớp lá nói trên. Thời gian đầu, các chuyên gia chúng tôi rất khó khăn trong việc làm quen với không khí rừng già, bởi rừng rất rậm và chứa đầy các loại mùi khó chịu, gây chóng mặt cả người. Do thời gian rất gấp, nên sau khi thiết bị được đưa đến các trung tâm, công tác huấn luyện được triển khai ngay lập tức.

Thời gian biểu hằng ngày của trung tâm như sau: 5 giờ báo thức, 5 giờ 30 phút ăn sáng, từ 6 giờ đến 12 giờ lên lớp, từ 12 giờ đến 14 giờ là thời điểm nóng nhất: ăn trưa và nghỉ; từ 14 giờ đến 17 giờ 30 phút tiếp tục lên lớp, 18 giờ ăn tối, từ 20 giờ đến 22 giờ tự học.

Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức các trung tâm huấn luyện. Đại tá Phùng Thế Tài - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân và đồng chí Nguyễn Tuyên - Tư lệnh Binh chủng Tên lửa Phòng không luôn quan tâm chỉ đạo mọi hoạt động của các trung tâm huấn luyện mới được thành lập. Người phụ trách Bộ đội Tên lửa Phòng không làm Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Đại tá Đỗ Đức Kiên, người rất thân thiện với các chuyên gia quân sự Liên Xô, luôn quan tâm sâu sát tới các nhu cầu của chúng tôi. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm trận địa của một tiểu đoàn hỏa lực Bộ đội Tên lửa Phòng không, Người đã quan tâm theo dõi sự phát triển của Bộ đội Tên lửa Phòng không - một tổ chức vũ trang mới của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Các ứng cử viên tốt nhất của nhân dân Việt Nam được tuyển chọn vào các trung tâm huấn luyện. Các ứng cử viên cơ bản phải đạt các yêu cầu sau:

Trước hết, các công dân biết tiếng Nga, học ở các cơ sở giáo dục của Liên Xô.

Thứ hai, sinh viên tốt nghiệp hoặc sinh viên đang học trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, chuyên ngành kỹ thuật điện hoặc kỹ thuật vô tuyến.

Thứ ba, tốt nghiệp ít nhất lớp 8 trung học phổ thông (hệ 10 năm - ND).

Như đã biết, thành phần được tuyển chọn rất nghiêm ngặt, điều này đảm bảo trong một thời gian ngắn có thể đào tạo được các chuyên gia - chiến sĩ tên lửa phòng không đạt chất lượng cao. Thời hạn đào tạo được ấn định rất khắt khe - chỉ có bốn tháng là đã trở thành một chiến sĩ tên lửa phòng không. Còn khí tài tên lửa phòng không không phải là một chiếc xe ô tô hiện đại. Tất nhiên, các bạn Việt Nam chỉ quen với con trâu, cái cày, còn trong lĩnh vực kỹ thuật trừ chiếc xe máy hoặc chiếc xe trâu kéo, các bạn Việt Nam không biết điều gì khác. Nhưng các bạn Việt Nam đã có đầy đủ kiến thức văn hóa phổ thông và quan trọng nhất là có khát vọng làm chủ phương tiện kỹ thuật hiện đại này để chiến thắng kẻ thù, các bạn Việt Nam đã làm mọi thứ để trở thành chiến sĩ Bộ đội Tên lửa Phòng, không mưu trí và thông minh.

Mỗi chuyên gia của chúng tôi đều có một phiên dịch, điều này rất quan trọng trong việc xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau. Nhưng thời kỳ đầu, phiên dịch viên dịch các bài giảng của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người trong số họ không quen với thuật ngữ kỹ thuật, vì thế chúng tôi phải giải thích cho họ các thuật ngữ này để họ dịch cho các học viên một cách chính xác. Ngoài ra, trong giai đoạn này, các học viên đang say mê chủ nghĩa thế giới (như trước đây, chúng tôi cũng thế), vì vậy họ yêu cầu tất cả phải được dịch sang tiếng Việt một cách rõ ràng, và yêu cầu này không phải lúc nào cũng đạt được.

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ. Trong văn học chúng tôi dùng thuật ngữ kỹ thuật radio được phiên âm từ tiếng Anh. Vì chúng tôi đà quen với thuật ngữ này, nên nhiều từ chúng tôi không dịch chính xác sang tiếng Nga, nhưng chúng tôi tiếp nhận từ đó như một chi tiết hoặc một sơ đồ nào đó. Ví dụ, các từ tiếng Anh “bộ đa hài”, chúng tôi ngay lập tức hình dung như một sơ đồ kỹ thuật vô tuyến bao gồm hai đèn, hai tụ điện và bốn điện trở, có nghĩa là, đối với chúng tôi đó là một phần tử. Cũng giống như người ta nói với chúng tôi rằng, cái rìu thì nó là cái rìu. Thế đấy, chúng ta có sự nghịch lý với bản dịch. Thật tiếc, nhiều giáo viên của chúng tôi (và thậm chí bây giờ) không phải lúc nào cũng biết chính xác việc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nga, đặc biệt là để giải thích ý nghĩa của chúng cho người phiên dịch. Do đó, chúng tôi đã phải viết rất nhiều bản dịch, nhiều từ mô tà cả nghĩa đen chiếm một nửa hoặc một trang giấy. Tôi viết điều này để độc giả hiểu thời kỳ đầu vấn đề này đã gây ra nhiều khó khăn cho chúng tôi như thế nào khi mà chưa tìm ra giải pháp.

Công tác đào tạo được thực hiện theo các nhóm chuyên gia, trong mỗi nhóm có hai khẩu đội chiến đấu. Phần lý thuyết được dạy trong các lớp học (thực tế chỉ là những mái nhà tre). Phần thực hành được thực hiện ngay trên khí tài. Cường độ lao động rất lớn, cả giáo viên lẫn học viên, đặc biệt khi tính đến khí hậu mà chúng tôi đang phải chịu đựng. Nhưng người lính Nga không có gì mà không chịu đựng được, nếu điều đó Tổ quốc yêu cầu. Như tôi đã nói, thời hạn dự tính là bốn tháng, nhưng thực tế cuộc sống và tình hình không quân Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam đòi hỏi chúng tôi phải giảm thời gian, nâng cao cường độ huấn luyện. Thời hạn giảm xuống còn 2,5 tháng. Không quân Mỹ ngang nhiên hoành hành và buộc chúng tôi phải đẩy nhanh quá trình học tập.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:49:32 pm
Trận đầu ra quân đánh thắng

Một ngày tháng 6, tôi cùng với nhóm của mình, và các sĩ quan nghiên cứu cải tiến tên lửa do đồng chí Dục - Kỹ sư trưởng lực lượng tên lửa phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam phụ trách, đã đi đến trung tâm huấn luyện đầu tiên để học thực hành công tác bảo trì hằng tháng bộ khí tài tên lửa SAM. Tại trung tâm huấn luyện cũng có kế hoạch triển khai công tác này vào đúng ngày chúng tôi đến, tôi quyết định đưa các sĩ quan trong nhóm nghiên cứu đến trung tâm để xem xét và tham gia thực hành công việc này.

Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện, Đại tá M.N. Tsygankov đã được báo trước, chúng tôi đến ngay trước khi bắt đầu giờ học và bắt tay làm việc. Kỹ sư trưởng của Trung tâm huấn luyện, Thiếu tá Meshkov giảng bài, chúng tôi cùng với nhóm sĩ quan của mình hòa vào công việc và đạt kết quả rất tốt cho đến thời điểm ăn trưa, thì đột nhiên tiếng còi hú và phát lệnh báo động phòng không. Mọi người vào hầm trú ẩn. Chúng tôi và đồng chí Dục chạy vào ruộng mía. Cuộc không kích kéo dài khoảng 40 phút, sau đó tất cả lại trở về vị trí làm việc, nhưng buổi học đã phải dừng lại, vì phải kiểm tra những nơi bị đánh phá. May mắn thay, cuộc không kích của địch không gây nhiều hậu quả xấu, bởi vì chúng tôi đã ngụy trang tốt, các vụ ném bom chủ yếu rơi vào lớp học, vào phòng ngủ của chúng tôi. Còn khí tài không bị hư hỏng, một phần nhà ở, phòng ăn cũng không bị hư hại. Không có sự thương vong về người. Nhưng rõ ràng nhịp điệu của cuộc sống đã bị phá vỡ. Đúng lúc này, Đại tá Tuyên, Tư lệnh Binh chủng Tên lửa Phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam đã đến, chúng tôi tập trung trong phòng của Đại tá Tsygankov, tất cả gồm Đại tá Tuyên, đồng chí Dục, tôi, Thiếu tá Meshkov. Chúng tôi bắt đầu thảo luận về tình hình hiện tại. Lúc đầu mọi người quyết định trung tâm huấn luyện nên được chuyển đến nơi an toàn hơn. Các đồng chí Việt Nam đồng ý và nói trong những ngày tới sẽ giải quyết vấn đề này. Sau đó, Đại tá Tsygankov tỏ ra tức giận trước những cuộc ném bom và đưa ra cho tôi ý tưởng chuyển trung tâm huấn luyện sang trạng thái chiến đấu và đánh trả máy bay Mỹ. Tôi trả lời, về nguyên tắc, tôi không phản đối, nhưng điều này sẽ gián đoạn quá trình đào tạo, hơn nữa chúng ta lại có rất ít người. Và tôi nhắc nhở Tsygankov rằng, sẽ thật vô ích nếu Chính phủ hai nước không đạt được phương án tháng giêng. Nhưng ý tưởng đưa bộ khí tài tên lửa phòng không vào chiến đấu vẫn còn. Tôi đã nói rằng chúng ta phải suy nghĩ về điều đó, vì chúng ta có thể bổ sung nhân lực lấy từ nguồn cán bộ, chiến sĩ học viên Việt Nam. Nói chung, chúng tôi đã thảo luận vấn đề này, nhưng thực tế chúng tôi không thể thực hiện được, tôi cùng với các kỹ sư của mình về Hà Nội với một tâm trạng nặng nề.

Khi chúng tôi đang nói chuyện với đồng chí Tsygankov, chúng tôi đã không chú ý đến sự hiện diện của các đồng chí Việt Nam: Tại thời điểm chúng tôi trao đổi, đồng chí phiên dịch không có ở trong phòng, tôi biết đồng chí Dục không biết tiếng Nga, hơn nữa, tại thời điểm này, đồng chí ấy cũng đang trao đổi vấn đề gì đó với Đại tá Tuyên. Vì vậy, tôi nghĩ rằng không ai trong số họ quan tâm đến cuộc trò chuyện của chúng tôi. Nhưng hóa ra là người đứng đầu Binh chủng Tên lửa Phòng không, Đại tá Tuyên, mặc dù theo chúng tôi, đồng chí ấy còn yếu về tiếng Nga, nhưng lại hiểu rõ các cuộc nói chuyện, đặc biệt là ý nghĩa của các. cuộc nói chuyện đó. Khi về đến Hà Nội, tôi báo cáo với Đại tá Dzyza về cuộc tập kích của không quân Mỹ vào Trung tâm huấn luyện thứ nhất. Tôi báo cáo cần khẩn trương giải quyết vấn đề chuyển vị trí của trung tâm huấn luyện, và chúng tôi đã thảo luận vấn đề này với Đại tá Tuyên, Tư lệnh Binh chủng Tên lửa Phòng không. Sau một ngày, Đại tá Dzyza triệu tập tôi đến chỗ của mình, và ngay lập tức nói: “Leonid Fedorovich, anh lại lao vào cuộc phiêu lưu mới?”.

Tất nhiên, ông muốn nhắc đến trường hợp pháo cao xạ.

Nhân tiện, tôi muốn nói rõ hai chuyên gia pháo cao xạ của chúng tôi trong thời gian này đã làm việc thành công và đưa pháo cao xạ loại 100mm vào hoạt động. Bây giờ các khẩu pháo này có thể bắn trúng mục tiêu.

Quay trở lại cuộc trao đổi giữa tôi với Đại tá Dzyza. Thoạt đầu tôi lấy làm ngạc nhiên và không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ông tiếp tục nói: “Anh với Tsygankov đã thảo luận về vấn đề đưa bộ khí tài tên lửa SAM dùng để học tập vào chiến đấu và những chuyện khác liên quan”.

Tôi hỏi Đại tá biết điều này từ đâu. Ông nói rằng, Tư lệnh Binh chủng Tên lửa Phòng không, Đại tá Tuyên đã báo cáo với Đại tá Phùng Thế Tài - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân. Tư lệnh Quân chủng đã báo cáo với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và mọi chuyện đã bắt đầu. Phía Việt Nam đã đề nghị Đại sứ của chúng ta ở Việt Nam, đồng chí Sherbakov về yêu cầu cung cấp bộ khí tài tên lửa SAM mới.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:51:01 pm
Tôi buộc phải nói rằng, thực sự đã có một cuộc trao đổi như thế, nhưng tôi cũng nhắc nhở Dzyza rằng, hồi tháng 1 đầu năm nay, chúng ta đã bị Trung Quốc từ chối cho phép vận chuyển các bộ khí tài qua lãnh thổ. Vì vậy, tôi nói, hãy để các đồng chí Việt Nam thảo luận với Trung Quốc để Trung Quốc cho phép vận chuyển bộ khí tài SAM, nhưng còn các chuyên gia Liên Xô thì sao?

Vậy là, cuộc trao đổi lại quay như chong chóng, ngày hôm sau tôi và Tsygankov được triệu tập đến Đại sứ quán. Đại sứ Sherbakov trao đổi với chúng tôi và nói rằng đã có một thỏa thuận về việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không sang Việt Nam, nhưng về chuyên gia đi kèm thì số lượng lại tối thiểu. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng tôi trong vòng một ngày phải suy nghĩ về số lượng chuyên gia tối thiểu để phục vụ cho một tiểu đoàn và báo cáo lại. Dĩ nhiên chúng tôi vui mừng vì điều này, vì thế sau khi rời khỏi Đại sứ quán, chúng tôi bắt đầu nghĩ ngay tới việc tính toán số lượng chuyên gia cần thiết cho một tiểu đoàn. Chúng tôi đến trung tâm huấn luyện, gặp Thiếu tá Meshkov và một số sĩ quan khác và bắt đầu ước tính làm sao để số người của chúng tôi ít nhất có thể để giải quyết được nhiệm vụ này. Chúng tôi tính đi tính lại rồi quyết định chọn một số học viên Việt Nam đã được học một phần chương trình để bổ sung cho các khẩu đội của chúng tôi. Và cuối cùng, chúng tôi dừng lại ở con số 39 binh sĩ và sĩ quan Liên Xô, bằng khoảng một nửa quân số theo biên chế của chúng tôi ở Liên Xô trong thời bình - 75 người, và ít hơn chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi báo cáo Đại tá Dzyza, ông báo cáo lại cho Đại sứ và dù sao công việc đã được quyết định, mặc dù phía Trung Quốc đã giảm số người của chúng ta xuống còn 36 người cho mỗi đơn vị.

Trung tâm huấn luyện đã được chuyển đến Hà Đông - khu vực lân cận Hà Nội, nhà ở và khí tài được triển khai giữa các công trình xây dựng và cây xanh. Vào thời điểm này, máy bay Mỹ không ném bom Hà Nội, vì vậy chúng tôi cho rằng ở đây sẽ được yên tĩnh hơn. Vấn đề về kỹ thuật và giảm số lượng chuyên gia Liên Xô áp tải thiết bị sang Việt Nam đã được giải quyết, và chẳng bao lâu bộ khí tài SAM sẽ được gửi sang Việt Nam.

Đầu tháng 6 năm 1965, có quyết định thành lập một trung đoàn tên lửa phòng không mới mang số hiệu 236, Trung đoàn trưởng làm Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện, Đại tá Tsygankov. Phó chỉ huy trưởng (Liên Xô gọi là Kỹ sư trưởng - ND) là Thiếu tá Meshkov. Trước tiên thành lập hai tiểu đoàn chiến đấu: Tiểu đoàn 63 và Tiểu đoàn 64. Đây chính là trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Hạ tuần tháng 6 năm 1965, cả hai tiểu đoàn đã sẵn sàng chiến đấu. Tiểu đoàn trưởng của Tiểu đoàn 63 là Trung tá Mozhaev, còn Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 64 là Trung tá Ilyinykh. Để giúp đỡ hai tiểu đoàn hoàn thành nhiệm vụ trong trận đầu ra quân, hai nhóm kỹ sư nghiên cứu tên lửa được huy động bổ sung vào hai tiểu đoàn: nhóm kỹ sư của trung đoàn do Kỹ sư trưởng Meshkov làm nhóm trưởng tăng cường cho Tiểu đoàn 64. Nhóm kỹ sư do tôi làm nhóm trường tăng cường cho Tiểu đoàn 63.

Cả đêm 22 tháng 7 năm 1965, hai tiểu đoàn hành quân ra trận địa và sáng sớm ngày 23 tháng 7 họ đã chiếm lĩnh được trận địa. Tiểu đoàn 64 triển khai trận địa cách chúng tôi 10-12 kilômét. Các đơn vị tiến hành kiểm tra thiết bị, các thiết bị làm việc ổn định. Khi mở máy phát tín hiệu kiểm tra không trung đã tìm thấy nhiều máy bay ở xa, chúng không xâm nhập vào khu vực của chúng tôi. Vì trong buồng máy có nhiều người (cả chuyên gia Liên Xô và học viên Việt Nam) mà thời tiết lại rất nóng, nên chúng tôi phải tắt máy nhiều lần để cho thiết bị không bị quá nóng dẫn đến sai số. Tôi ở trong xe “U” (xe điều khiển tên lửa - ND) bên cạnh Tiểu đoàn trường Mozhaey. Tôi nhìn vào màn hình V1KO (màn hình VIKO là màn hình quan sát diện rộng, dành cho người chỉ huy trận đánh - ND), rồi lại nhìn vào màn hình của sĩ quan điều khiển. Chúng tôi ai cũng căng thẳng, hồi hộp... nhưng chỉ vài phút sau khi lần lượt bật công tắc các thiết bị, sĩ quan điều khiển Konstantinov báo cáo chỉ huy có mục tiêu. Mục tiêu rất lớn, sau đó mới biết mục tiêu này gồm hai vạch nhỏ và mỗi vạch nhỏ là hai máy bay. Mục tiêu đã lọt vào chế độ bám sát tự động của xe điều khiển. Lúc 14 giờ 25 phút, Tiểu đoàn trưởng Mozhaev ra lệnh “phóng”, sĩ quan điều khiển Konstantinov ấn nút “phóng” hai quả cách nhau 15 giây. Mục tiêu đã bị trúng đạn cả hai máy bay đều bị bắn hạ bởi hai tên lửa. Tôi ra khỏi xe điều khiển, người ướt đẫm mồ hôi, mặc dù rất nóng nhưng tôi cảm thấy ở bên ngoài xe mát hơn. Mọi người trên trận địa đều nhảy lên, hét lên, ôm nhau, chúc mừng chiến thắng. Thật là tuyệt vời khi nhìn vào niềm vui của trận đầu ra quân đánh thắng.

Tiểu đoàn 64 cũng bắn rơi một máy bay, còn chiếc thứ hai bị thương tháo chạy sang Lào. Không ai biết về số phận của chiếc máy bay này như thế nào. Các bạn Việt Nam cũng không tính nó trong số máy bay đã bị bắn rơi. Các bạn Việt Nam đã thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, nên các bạn Việt Nam không bao giờ gian lận, ghi thêm con số vào bảng kê những máy bay Mỹ đã bị bắn rơi. Các bạn Việt Nam rất thận trọng trong việc thống kê những chiếc máy bay bị bắn rơi. Nếu họ không tìm thấy chữ số máy bay trên mảnh vỡ của xác máy bay thì họ không coi máy bay đó đã bị bắn hạ. Sau trận đánh và với niềm vui bất tận, chúng tôi đã đến chúc mừng Trung đoàn trưởng - Đại tá Tsygankov, rồi chúng tôi về Hà Nội. Ngày 24 tháng 7 năm 1965 đã đi vào lịch sử Việt Nam. Theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 7 được coi là ngày truyền thống của Bộ đội Tên lửa Phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:52:02 pm
Chiến thuật trận địa giả

Ngày hôm sau, tôi nhận được một cuộc gọi từ Tiểu đoàn thông báo cho biết một bệ phóng bị hỏng, họ không thể tự khắc phục được. Vâng, tôi đã không nói vì địa hình trận địa của Tiểu đoàn 63 rất phức tạp, nên chúng tôi chỉ triển khai chiến đấu có ba bệ trong số sáu bệ (bộ khí tài tên lửa SAM gồm sáu xe tức là có sáu bệ phóng, trong điều kiện địa hình không thuận lợi có thể dùng phương án ba xe - tức là ba bệ phóng - ND). Tôi nhanh chóng chuẩn bị và cùng một chuyên gia bệ phóng đi xuống tiểu đoàn. 10 giờ sáng chúng tôi đã có mặt ở tiểu đoàn, và lại có một niềm vui. Trên đường chúng tôi đến, họ đã bắn rơi một chiếc máy bay khác bằng một tên lửa. Chiếc máy bay ở độ cao 21 kilômét, một điểm mục tiêu rất nhỏ, nhưng nó vẫn bị bắn rơi. Đó là chiếc máy bay không người lái.

Chúng tôi cầm sơ đồ và đi đến bệ phóng có bố trí lưới ngụy trang trong bóng râm và bắt đầu tìm kiếm hỏng hóc. Chúng tôi tìm thấy hỏng hóc và vừa sửa xong thì một trắc thủ từ xe “U” chạy đến nói rằng, Sở chỉ huy Trung đoàn thông báo: có một tốp máy bay địch đang bay về phía trận địa chúng ta. Chúng ta cần phải trú ẩn, tắt tất cả thiết bị kể cả máy thông tin và không ló đầu ra ngoài. Chúng tôi ngồi, và vẫn dưới bệ phóng. Lúc này trên đầu chúng tôi máy bay Mỹ đang bay ở độ cao 300 - 500 mét. Đây là độ cao nguy hiểm với chúng tôi. Sau đó chúng đã bay lên phía trước, cách chúng tôi khoảng 7-10 kilômét, rồi bắt đầu vòng trở lại và ném bom. Lúc này, các đơn vị cao xạ bắt đầu nhả đạn, vinh quang đã đến với họ, vì ở tầm thấp như thế này, cả pháo cao xạ cỡ nhỏ, cả súng đại liên đều có cơ hội đáp trả những “con kền kền” trên không này. Ba đợt ném bom trôi qua, vụ ném bom kéo dài khoảng 40-50 phút. Khi tất cả đang im lặng thì từ sở chỉ huy phát lệnh “Thu hồi khí tài, hành quân”. Cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn chỉ trong vòng 30 phút đã thu hồi khí tài, nhanh chóng vào đội hình hành quân tới trận địa dự bị ở trong rừng rậm.
 
Sau đó, Tư lệnh Binh chủng Tên lửa, Đại tá Tuyên, Kỹ sư trưởng Dục và phiên dịch Hùng đã đến gặp chúng tôi. Các đồng chí hỏi thăm tình hình sức khỏe của chúng tôi. Tôi hỏi ở phía trước chúng tôi, máy bay Mỹ đã ném bom cái gì đó. Đồng chí Tuyên cười và mời chúng tôi lên xe đến đó. Khi đến nơi, chúng tôi đã nhìn thấy một khoảng đất mà ở đó có bộ khí tài tên lửa đã bị máy bay Mỹ ném bom..., nhưng đó là trận địa giả, bộ khí tài tên lửa được làm bằng tre, nứa và cót. Chỉ trong vài ngày, các bạn Việt Nam đã tạo ra hai trận địa giả, làm mô hình các xe cabin, các bệ phóng và các quả tên lửa. Vật liệu chủ yếu là tre, nứa và cót. Tất cả sơn màu giống như bộ khí tài SAM, làm cho máy bay Mỹ từ trên nhìn xuống tưởng rằng đây là trận địa của chúng tôi. Chúng hạ độ cao xuống đúng tầm của pháo cao xạ và súng máy của dân quân tự vệ (có đến chín trung đoàn pháo cao xạ). Vì thế khoảng chín máy bay bị bắn rơi. Với tổn thất này, máy bay Mỹ đã không dám xuất hiện trên bầu trời Việt Nam trong một tuần. Sau những gì chúng tôi thấy, chúng tôi hài lòng và về khách sạn. Chúng tôi và mọi người tham gia trận chiến đều được một ngày ngủ bù.

Ngày hôm sau chúng tôi nghe tin trên đài (chúng tôi mua đài Spidola do Liên Xô sản xuất, đài có sóng ngắn và sóng cực ngắn), đế quốc Mỹ công bố với thế giới rằng:

“... Ở Việt Nam, hai máy bay đã bị bắn rơi bởi tên lửa SAM-2 của Liên Xô (họ gọi tên lửa S-75 “Dvina” của chúng tôi như thế), nhưng để đáp lại, chúng tôi đã ném bom phá hủy hai trận địa SAM”.

Clura đầy hai giờ sau, đài phát thanh Nhật Bản công bố rằng, người Mỹ đang nói dối, vì máy bay bị tên lửa SAM bắn hạ không phải hai, mà là bốn máy bay, còn họ ném bom phá hủy trận địa, đó là trận địa giả. Vâng, còn nữa, và khi đó họ đã mất đến mười máy bay nữa. Thế là, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên làn sóng phát thanh. Tuy nhiên, chúng tôi không bận tâm, vì công việc vẫn đang chờ đợi chúng tôi.

Chiến thuật đánh phục kích

Trận đánh này đã đặt ra cho chúng tôi cùng với các bạn Việt Nam phải suy nghĩ về việc cải tiến đội hình chiến đấu của các tiểu đoàn. Vì tiểu đoàn tên lửa phòng không không phải là một đơn vị pháo cao xạ mà bất kỳ lúc nào cũng có thể nhanh chóng chuyển sang một trận địa khác. Thời gian thu hồi khí tài tên lửa ít nhất cũng mất từ 40 đến 60 phút. Mặt khác, số lượng tiểu đoàn tên lửa phòng không còn quá ít, nên chưa thể tổ chức thành từng cụm để bảo vệ cho nhau. Vì vậy, sau nhiều ngày suy nghĩ, chúng tôi đã lựa chọn phương án đánh “phục kích”. Phương án này có nghĩa là một hoặc hai tiểu đoàn hỏa lực bí mật triển khai trên trận địa nằm dưới các đường bay mà máy bay Mỹ thường bay qua. Sau khi bắn hạ các mục tiêu, tiểu đoàn hỏa lực phải nhanh chóng thu hồi khí tài và hành quân về trận địa đã được chuẩn bị trước. Tất cả các công việc này phải hoàn thành trong vòng 1 giờ. Nếu không, trận địa sẽ bị máy bay Mỹ đáp trả. Các đơn vị đều thực hiện được chiến thuật này thì thực tế sẽ không tổn thất về người và khí tài.

Nhưng một trường hợp đã xảy ra vào ngày 7 tháng 11 năm 1965, một tiểu đoàn hỏa lực đã bị máy bay Mỹ ném bom trúng chỉ vì sau khi bắn rơi máy bay Mỹ đã không kịp rút khỏi trận địa.

Sau đó, các thiết bị tiếp tục được Liên Xô viện trợ sang Việt Nam, tại Việt Nam một trung đoàn nữa đã được thành lập. Quá trình học tập được tiến hành theo ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu: nghiên cứu lý thuyết và thực hành tại trung tâm huấn luyện.

Giai đoạn thứ hai: khi bộ khí tài SAM-2 bắt đầu chuyển đến, chúng tôi sẽ lấy học viên của mình để tăng cường quân số cho các tiểu đoàn và như thế sẽ có điều kiện thành lập các đại đội kép (một đại đội Việt Nam và một đại đội Liên Xô - ND). Trong giai đoạn này, các bạn Việt Nam đã nắm vững kỹ thuật và chiến đấu bên cạnh các chuyên gia Liên Xô.

Giai đoạn thứ ba: biên chế của tiểu đoàn hoàn toàn gồm các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam. Các chuyên gia không nằm trong biên chế của tiểu đoàn, đặc biệt là trong các trận chiến. Trong mỗi tiểu đoàn chỉ còn lại 7-8 chuyên gia Liên Xô, nhưng họ ở cách tiểu đoàn khoảng 2-3 kilômét và chỉ đến tiểu đoàn làm công tác bảo dưỡng định kỳ hoặc giúp đỡ xử lý sự cố.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:56:00 pm
Các trận chiến với những con “quạ sắt” trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng

Đầu tháng 10 năm 1965, chúng tôi đã huấn luyện và đưa ba trung đoàn tên lửa phòng không vào chiến đấu. Trung đoàn thứ hai được thành lập trên cơ sở biên chế các học viên ở Trung tâm huấn luyện thứ hai. Đại tá N.V. Bazhenov được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, Kỹ sư trưởng trung đoàn là Thiếu tá A. Zaika (kỹ sư trưởng của trung đoàn cũng là phó trung đoàn trưởng phụ trách kỹ thuật - ND). Trung đoàn có phiên hiệu là 238. Ngày 20 tháng 9 năm 1965, Trung đoàn ra quân trận đầu đánh thắng bắn rơi 10 máy bay Mỹ, trong đó Tiểu đoàn 83 dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Ryzhik trong ba trận đánh đã bắn rơi ba máy bay Mỹ.

Trung đoàn thứ ba có phiên hiệu 285 được thành lập vào cuối tháng 10 năm 1965. Chỉ huy Trung đoàn là Đại tá K.V. Zavadsky.

Ở đây, tôi xin kể lại một trong những trận đánh trên vùng trời Hà Nội.

Các thành phố lớn nhất của miền Bắc Việt Nam là Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Đương nhiên, để bảo vệ hai thành phố này, trước tiên phải sử dụng lực lượng Bộ đội Tên lửa Phòng không. Dù khi cần thiết, có thông tin máy bay địch âm mưu đánh vào các mục tiêu khác, các trung đoàn tên lửa phòng không vẫn có thể bí mật triển khai đội hình chiến đấu trên các trận địa phục kích nằm dưới đường bay của máy bay địch, nhưng sau đó phải quay trở lại ngay khu vực Hà Nội và Hải Phòng. Tại đây, các đơn vị phòng không được thành lập thành từng cụm bảo vệ mục tiêu, dù mỗi tiểu đoàn tên lửa phòng không có ba đến năm trận địa dự bị. Trong trường hợp bắn rơi máy bay, các tiểu đoàn cần nhanh chóng rút về các trận địa dự bị, giống như trong trường hợp phục kích. Cụm phòng không này được pháo cao xạ các cỡ cũng như lực lượng không quân, máy bay MiG-17 bảo vệ.

Đường 5 là tuyến đường huyết mạch giữa Hà Nội và Hải Phòng. Khoảng cách giữa hai thành phố khoảng 107 kilômét. Trước khi vào thành phố Hà Nội, các phương tiện phải qua cầu Long Biên được bắc trên sông Hồng. Đây là cây cầu đẹp, có chiều dài khoảng 1.800 mét, là một trong những cây cầu dài nhất Đông Nam Á, do người Pháp xây dựng. Từ lâu, không quân Mỹ đã có âm mưu đánh phá cây cầu này, đánh vào Hà Nội. Nhưng mỗi lần còn cách Hà Nội 50 kilômét họ đã phải quay trở lại vì sợ bị bắn rơi. Nhưng đến đầu tháng 10, không quân Mỹ vẫn quyết định tiến hành một cuộc không kích vào Hà Nội, chủ yếu là vào cầu Long Biên. Các thông tin tình báo đã cho biết về âm mưu của đế quốc Mỹ, và chúng tôi bắt đầu tăng cường sức chiến đấu của các lực lượng phòng không xung quanh Hà Nội, đặc biệt là các đơn vị trong vùng lân cận cầu Long Biên.

Ngày 5 tháng 11 năm 1965, không quân Mỹ thực hiện cuộc không kích đầu tiên vào cầu Long, Biên, nhưng cây cầu không hư hại gì. Các đơn vị tên lửa phòng không đã bắn rơi ba chiếc máy bay, còn các đơn vị pháo cao xạ cũng bắn rơi một số chiếc khác. Nhưng không quân Mỹ không dừng lại ở đó.

Ngày 17 tháng 11, không quân Mỹ tiến hành cuộc không kích lần thứ hai, chúng phá hủy một phần giàn cầu, nhưng Bộ đội Tên lửa Phòng không đã hạ bốn máy bay Mỹ.

Cuộc tiến công thứ ba vào Hà Nội diễn ra vào ngày 1 tháng 12 và không quân Mỹ tổn thất năm chiếc. Trên cầu có những bộ phận bị phá hủy, nhưng các công nhân Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi lại cây cầu chỉ sau một ngày đêm. Không quân Mỹ chủ yếu dùng máy bay F-105 ném bom và có sự yểm trợ của máy bay F-4. Các máy bay Mỹ phải hạ độ cao xuống rất thấp để ném bom trúng cầu và nghiễm nhiên chúng trở thành mục tiêu cho các đơn vị pháo cao xạ Việt Nam. Tôi đã nhiều lần có mặt trong xe “U” (xe chỉ huy) dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng và quan sát trên màn hình những chiếc máy bay bị bắn rơi. Bộ đội Tên lửa Phòng không bắn rơi một trong những chiếc F-105. Tôi thầm nghĩ, tại sao nó phải bay đến đây, đến một đất nước nghèo khổ, giết những người vô tội và phá hủy những ngôi nhà xơ xác của họ. Chẳng lẽ ở Mỹ không có việc gì cho nó. Tôi cay đắng nhớ thời niên thiếu đói khổ của mình, khi phát xít Đức xâm chiếm, những tên lính SS đẫy đà vì ăn quá nhiều bánh mì của chúng tôi, chúng đã đẩy chúng tôi ra cánh đồng đông lạnh và tôi nghĩ rằng phát xít thì ở đâu cũng là phát xít.

Cụm phòng không ở Hải Phòng cũng giống như cụm phòng không ở Hà Nội, nhưng hơi dịch về phía nam, vì phải bảo vệ những cây cầu chạy qua hai con sông cắt ngang đường 5 (Hà Nội - Hải Phòng). Mặc dù các cụm phòng không có đủ các loại vũ khí mạnh, nhiều máy bay chiến đấu - ném bom của Mỹ bị bắn rơi, nhưng cũng không thể bắn hạ được những máy bay đánh trúng cầu.

Cần phải sửa chữa những đoạn câu bị hư hỏng. Vì vậy, phải có phà để đảm bảo giao thông trên đường 5 không bị gián đoạn. Khi đó, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam không chỉ vũ khí tên lửa mà còn cả thiết bị cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, bao gồm thiết bị làm phà. Ở các lĩnh vực này cũng có những chuyên gia Liên Xô, nhưng công việc chính thuộc lĩnh vực cầu phà do các bạn Việt Nam thực hiện. Tôi đã nhiều lần phải sử dụng những chuyến phà như thế này, mặc dù tôi không thấy thuận tiện, thoải mái, chẳng khác nào đi thuyền.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:57:18 pm
Tôi đặc biệt nhớ chuyến đi cuối cùng qua sông Hồng. Trong những ngày hạ tuần tháng 4 năm 1966, một nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô đã sang Việt Nam thay thế do Kỹ sư trưởng phụ trách. Tôi đã đi cùng với đồng chí Kỹ sư trưởng để làm quen với các trung đoàn tên lửa phòng không, trong đó có trung đoàn ở Hải Phòng. Khi trở về Hà Nội, đúng lúc chúng tôi đi gần tới cầu qua sông Hồng thì máy bay Mỹ bay tới ném bom. Chúng tôi nhanh chóng ra khỏi xe, chạy đến các hào tránh bom, nhưng các bạn Việt Nam đào hào với kích thước của người Việt, chúng tôi không thể chui xuống hào được. Chúng tôi đành phải ngồi tránh trên bờ.

Nhưng may mắn thay, các xạ thủ phòng không của chúng tôi đã sớm bẻ gãy cuộc không kích, nhưng đường lên cầu bị hư hỏng và chúng tôi đã phải qua phà. Sông Hồng rộng, phà của chúng tôi lắc lư khá lâu trên sông, vì tốc độ của phà chậm.

Lần chạm trán cuối cùng của tôi với các cuộc ném bom và bắn phá của đế quốc Mỹ đã kết thúc như thế, nhưng ở Việt Nam tôi thường xuyên phải chịu đựng các cuộc ném bom này. Mỗi lần tránh bom Mỹ, tôi luôn nhớ lại “kinh nghiệm” khi chúng tôi ẩn nấp để tránh các vụ ném bom máy bay phát xít. Khi còn nhỏ, tôi sống ở làng Seversky Donets (làng Saltov cũ) và ngày 23 tháng 2 năm 1943 quê chúng tôi đã được giải phóng khỏi sự giam cầm của Đức Quốc xã. Từ tháng 2 đến tháng 5, làng Seversky Donets của chúng tôi là tiền tuyến, nên ngày nào cũng bị đánh bom, vì qua sông sang làng bên có hai cây cầu với con đê có tổng chiều dài nhỏ hơn cầu Hà Nội. Chúng tôi sống gần các cây cầu, và luôn phải trú ẩn trong những hầm lạnh, ẩm ướt. Vì vậy, khi ở Việt Nam, những cảnh tượng mình chứng kiến khiến tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình. Rất mong bạn đọc thông cảm cho phút tình cảm này của tôi, vì những kỷ niệm về một cuộc sống đã qua - đó cũng là cuộc sống.

Vào giữa trung tuần và hạ tuần tháng 10 năm 1965, đế quốc Mỹ cho máy bay trinh sát không người lái BQM-34A nhiều lần xâm phạm bầu trời Hải Phòng. Điều nảy cho thấy đế quốc Mỹ đang chuẩn bị những cuộc không kích lớn. Trinh sát mặt đất cũng khẳng định những giả định này. Các đơn vị phòng không của chúng tôi tăng cường theo dõi không phận Hải Phòng. Ngày 20 tháng 10, tên lửa của chúng tôi đã bắn rơi chiếc máy bay không người lái BQM-34A trên bầu trời thành phố này. Đây là chiếc máy bay đầu tiên bị Bộ đội Tên lửa Phòng không bắn hạ ở Hải Phòng. Trung đoàn tên lửa phòng không 238 (trung đoàn phòng không thứ hai) làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu này. 14 giờ ngày 5 tháng 11, không quân Mỹ bắt đầu ném bom cầu Lai Vu - cây cầu trên tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội. Đây là trận không kích đầu tiên kể từ sau ngày 5 tháng 8 năm 1964, khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân trên miền Bắc Việt Nam. Trong trận này, cụm phòng không của chúng tôi đã bắn rơi ba máy bay Mỹ và không cho phép chúng đánh bom xuống cầu.

Thật không may, ngày 7 tháng 11, một tiểu đoàn hỏa lực của chúng tôi sau khi bắn trúng mục tiêu, đơn vị không kịp di chuyển trận địa nên đã bị không quân Mỹ đưa máy bay đến ném bom, gây thiệt hại rất nặng. Trong tháng 11, không quân Mỹ đã nhiều lần đến phá hủy các mục tiêu ở Hải Phòng, đặc biệt nhằm vào khu vực cảng và các kho nhiên liệu chiến lược, nhưng họ đã không đạt được mưu đồ đó.

Một đặc điểm mà các đơn vị tên lửa phòng không của chúng tôi cần phải tập trung tìm biện pháp khắc phục là, đối phương bắt đầu thả nhiễu tích cực và nhiễu tiêu cực. Từ tàu sân bay, quân đội Mỹ đã phát ra một loại nhiễu cực mạnh làm mờ toàn bộ màn hình của các trắc thủ. Các cuộc không kích được thực hiện chủ yếu là máy bay loại A-4D là máy bay tiêm kích bom hay cường kích hạm A-6. Được Moskva cho phép, chúng tôi đã điều chỉnh lại tần số các máy phát. Tình hình đã được cải thiện và hiệu quả chiến đấu của các đơn vị đã tăng lên. Tính đến giữa tháng 12, đã có 15 máy bay Mỹ bị bắn rơi, rất nhiều trong số đó bị các đơn vị phòng không bắn hạ. Số lần bay vào không phận Việt Nam của máy bay Mỹ đã giảm xuống nhiều.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2023, 07:59:30 pm
Đón năm mới 1966

Trước năm mới, Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Liên Xô sang thăm Việt Nam. Đồng chí Shelepin - Ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô làm trưởng đoàn. Đoàn còn có đồng chí Ustinov, Thượng tướng Tolubko và nhiều quan chức khác. Đại diện Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô được tập hợp tại Đại sứ quán, nơi có cuộc họp với các thành viên của đoàn. Trong bài phát biểu của mình, đồng chí Shelepin đánh giá cao công việc của chúng tôi và tuyên bố rằng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô luôn theo sát diễn biến các sự kiện ở Việt Nam. Và trong lời kết, đồng chí chúc tất cả chúng tôi tiếp tục đạt được thành công hơn nữa trong sự nghiệp đầy trách nhiệm của mình.

Sau đó, Đại tá Dzyza công bố danh sách những người được tặng thưởng, chúng tôi ở lại phòng này, các đồng chí còn lại chuyển đến phòng khác. Đồng chí Ustinov trao các giải thưởng. Trong số những người được trao giải thưởng có các sĩ quan nhóm chuyên gia vô tuyến điện Bộ đội Tên lửa Phòng không, bao gồm cả tôi. Tôi được tặng thường Huân chương Sao Đỏ (Lệnh số 3.572.296 của Đoàn Chủ tịch Liên Xô, ký ngày 13 tháng 10 năm 1965) và nhận được quyết định phong quân hàm lên Trung tá trước niên hạn. Ở phòng bên cạnh đã kê sẵn những dãy bàn với rượu sâm panh. Chúng tôi đến đó và rót rượu vào cốc. Một lúc sau, các thành viên của phái đoàn do đồng chí Shelepin làm trưởng đoàn đã bước vào phòng. Chúng tôi đã được các đồng chí trong đoàn chúc mừng ngắn gọn, và chúng tôi nâng cốc chúc mừng lẫn nhau.

Một máy bay từ Liên Xô đem quà cho chúng tôi cũng bay cùng với Đoàn đại biểu đến Hà Nội. Mỗi người chúng tôi được nhận một gói quà: cán bộ cao cấp nhận gói số 1, cán bộ trung cấp nhận gói số 2, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và lính nghĩa vụ nhận gói số 3. Có một gói riêng, trong gói có bốn kilôgam bánh mì đen cho mỗi người. Đối với chúng tôi, bánh mì đen, cá trích và nước lạnh là cả một niềm mơ ước. Và mơ ước đó cuối cùng đã đến.

Các bưu kiện đã được trao ngày 31 tháng 12 vào đêm giao thừa của năm mới. Đón năm mới, các đồng chí Việt Nam tổ chức tiệc chiêu đãi chúng tôi. Trong bữa tiệc có cây đào, nhiều hoa và đồ trang trí được treo trên các cành đào giống như cây thông trong dịp giáng sinh ở Liên Xô. Buổi chiêu đãi đã diễn ra trong bầu không khí vui vẻ và ấm tình đồng đội, có các nghệ sĩ tới biểu diễn, đốt pháo, sau đó chúng tôi đã đi dạo trong công viên Hà Nội đến gần sáng. Sau đó chúng tôi đi nghỉ một chút để tránh cái nóng ban ngày.

Cuộc sống hằng ngày lại tiếp tục trôi đi, các cuộc không kích, các trận đánh, các buổi lên lớp ở trung đoàn, ở trung tâm huấn luyện. Sau khi những thiết bị mới được chuyển sang Việt Nam, chúng tôi lại thành lập thêm những trung đoàn mới. Đến cuối nhiệm kỳ công tác của chúng tôi, chúng tôi đã thành lập được bốn trung đoàn tên lửa phòng không. Trung đoàn 274 là trung đoàn thứ tư dưới sự chỉ huy của Đại tá V.V. Fedorov. Ngày 29 tháng 4 năm 1966, ngày chúng tôi chuẩn bị lên đường về nước là ngày chiếc máy bay Mỹ thứ 1.000 bị bắn rơi trên tỉnh Bắc Thái(1).

Trong khoảng thời gian từ ngày 30 tháng 4 năm 1965 đến ngày 30 tháng 4 năm 1966, với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xô, các chiến sĩ Bộ đội Tên lửa Phòng không Việt Nam đã bắn rơi 603 máy bay của Mỹ. Trong suốt những năm chiến tranh, đây là số máy bay của Mỹ bị Bộ đội Tên lửa Phòng không bắn rơi nhiều nhất, đã có những trường hợp một tiểu đoàn chỉ bằng một tên lửa đã bắn rơi hai máy bay (5 trường hợp), một vụ bắn rơi ba máy bay.

Tôi còn nhớ một câu chuyện nữa. Vào đầu tháng 4 năm 1966, Ủy ban đại diện đứng đầu là Phó Tư lệnh Binh chủng Tên lửa Phòng không quốc gia, Trung tướng Vikhor đã sang thăm Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ủy ban là nghiên cứu các phương án chiến đấu của các. đơn vị tên lửa phòng không Việt Nam mới được thành lập, phân tích kết quả bắn trúng, lý do thất bại, độ phức tạp trong chống nhiễu, độ tin cậy khai thác và sử dụng thiết bị. Đồng thời, Trung tướng Vikhor cũng quan tâm đến các điều kiện sinh hoạt hằng ngày của các chuyên gia quân sự Liên Xô. Các thành viên của Ủy ban đã đến thăm các trung tâm huấn luyện và một số đơn vị. Đoàn đã có nhiều cuộc trò chuyện với các kỹ sư trưởng của trung đoàn, đặc biệt là các chỉ huy của trung đoàn và tiểu đoàn. Nhưng tôi đã được tiếp kiến nhiều nhất, vì vào thời điểm đó, Đại tá Dzyza đã đi nghỉ mát và tôi đã phải báo cáo cả cho Đại tá và cho cả mình. Và cùng với công việc hiện tại, theo yêu cầu của Trung tướng Vikhor, cần viết một báo cáo về các vấn đề mà ông đã thống kê. Ông thông báo cho tôi hai tin vui: Chúc mừng tôi được trao tặng Huân chương Cờ Đỏ của Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô ngày 13 tháng 12 năm 1966 theo Quyết định số 558 744 vì có thành tích trong việc tổ chức công tác cải tiến tên lửa cho Quân đội nhân dân Việt Nam và vì các thành tích chiến đấu; và chúc mừng tôi được bổ nhiệm làm Kỹ sư trưởng Quân đoàn 19, Bộ Tư lệnh Phòng không thành phố Chelyabinsk. Ông nói, ông không mang theo Huân chương sang Việt Nam vì tháng 4 tôi sẽ về nước. Đại tá A.M. Dzyza đã yêu cầu giữ tôi lại thêm một nhiệm kỳ nữa nhưng không được Moskva đáp ứng, vì trong ba tháng qua, Quân đoàn 19 không có Kỹ sư trưởng. Vâng, làm việc ở Việt Nam quá nóng bức. Vì vậy, ông nói với tôi để tôi chuẩn bị về nước, Ủy ban đã rời Việt Nam. Nhóm chúng tôi hoàn thành công việc đào tạo được một đội ngũ cán bộ khung các kỹ sư nghiên cứu cải tiến tên lửa của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trước khi rời Việt Nam, chúng tôi được Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam và đại diện Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam mời tới dự tiệc chia tay, cảm ơn chúng tôi vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tặng Huy chương Hữu Nghị và trao giấy chứng nhận của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 30 tháng 4 năm 1966, chúng tôi lên máy bay về nước và rạng sáng ngày 1 tháng 5 tôi đã ở nhà, vì chúng tôi bay trên máy bay đặc biệt. Máy bay chỉ hạ cánh ở một số điểm để tiếp nhiên liệu, và được cung cấp một cách nhanh chóng. Tháng 5 là tháng đầy niềm vui khi chúng tôi được gặp gia đình và những người thân.

Thành phố Kharkov, năm 2007


(1) Nay là hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Hai, 2023, 09:37:50 pm
KOLESNIK NIKOLAI NIKOLAEVICH

(https://i.imgur.com/ZeQ020b.jpg)

Kolesnik Nikolai Nikolaevich nguyên đội trưởng Đại đội bệ phóng của Trung đoàn lửa phòng không 236 và 261 từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 3 năm 1966.

Khi đã về nước, ông luôn nhớ đến những ngày chiến đấu ở Việt Nam và ủng hộ Việt Nam bằng những hoạt động trong các tổ chức đoàn kết Việt Nam. Cụ thể là: từ năm 1967 đến nay, ông là hội viên Hội Hữu nghị Nga - Việt; đầu năm 1988, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Đoàn và từ năm 1994 đến nay làm Chủ tịch Đoàn Hội Cựu chiến binh Xôviết tại Việt Nam - một tổ chức xã hội của những chuyên gia quân Liên Xô từng công tác tại Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Ông là tác giả kiêm biên tập viên cuốn sách “Chiến tranh Việt Nam là thế đó”. Đây là một tập hồi của các cựu chiến binh Xôviết đã công tác tại Việt Nam trong những năm 1965-1975. Ông là một trong những người đứng ra tổ chức cuộc triển lãm ảnh có tên gọi “Việt Nam chiến đấu. Chiến tranh 1961-1975” diễn ra tại Moskva từ ngày 28 tháng 3 đến ngày 17 tháng 4 năm 2017. Ông vinh dự được tiếp kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong những lần Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Việt Nam sang thăm Liên bang Nga.

Do có nhiều đóng góp vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ông đã được Chính phủ Việt Nam tặng thưởng Huy chương Hữu Nghị, Chính phủ Liên Xô tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ và nhiều Huân chương, Huy chương cao quý khác. Đầu năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định tặng thưởng ông Huân chương Hữu Nghị vì đã có nhiều đóng góp vào việc củng cố và phát triển tình hữu nghị và hợp tác chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Liên bang Nga.

Những dòng hồi ức của ông về những năm tháng ở Việt Nam không chỉ có khỏi lửa chiến tranh mà còn đậm đà tình cảm của quân và dân hai nước Việt Nam - Liên Xô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được nhân dân toàn thế giới ủng hộ.

Xin trân trọng giới thiệu với độc giả bài viết “Vừa là thầy giáo, vừa là người bạn chiến đấu và chiến thắng” của cựu chiến binh Xôviết Nikolai Kolesnik.


LỜI CỦA TÁC GIẢ

Bài này tôi muốn giới thiệu với độc giả một bức tranh toàn cảnh những thông tin về Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô từng tham gia trong chiến tranh ở Việt Nam (1965-1974). Tuy là một trong số hàng trăm chuyên gia quân sự Liên Xô được cùng với những học trò của mình là Bộ đội Tên lửa Phòng không Việt Nam trực tiếp chiến đấu, đánh trả lại các cuộc không kích của máy bay Mỹ, song tôi có thể chưa phác họa được đầy đủ một bức tranh toàn cảnh như mong muốn. Rất mong những người đã tham gia sự kiện này đóng góp những thông tin bổ sung.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Hai, 2023, 09:40:12 pm
VỪA LÀ THÀY GIÁO, VỪA LÀ NGƯỜI BẠN CHIẾN ĐẤU VÀ CHIẾN THẮNG

Những người con Xôviết tham gia chiến đấu tại Việt Nam (1965-1974)

Số phận của con người cũng như số phận của các dân tộc và các quốc gia luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Chiến thắng của nhân dân Việt Nam là sự kế tiếp chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại và chiến thắng của lực lượng phòng không Liên Xô trong việc đánh trả cuộc tiến công đầu tiên của không quân phát xít Đức vào Moskva ngày 22 tháng 7 năm 1941 đã trở thành một điểm mở đầu đúc rút kinh nghiệm, để sau này lực lượng phòng không Liên Xô hỗ trợ cho lực lượng phòng không Việt Nam giành thắng lợi trong các cuộc đánh trả không quân Mỹ giai đoạn 1964-1975.

Người Việt Nam không bao giờ mất niềm tin vào chiến thắng. Họ nói: “Chúng tôi nhất định thắng đế quốc Mỹ, cũng như Liên Xô đã chiến thắng phát xít Đức, bởi vì, các bạn dạy chúng tôi chiến đấu, còn chúng tôi học các bạn cách giành chiến thắng”.

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, không quân Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam nhằm ngăn chặn hậu phương chi viện cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” là cái cớ để Mỹ ném bom xuống miền Bắc Việt Nam. Mỹ đã dùng tàu khu trục “Maddox” và “Turnjoy” để dựng lên màn kịch này. Năm 1968, tại Mỹ đã cho công bố các tài liệu của Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng), chứng minh rằng sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 4 tháng 8 năm 1964 với các tàu khu trục “Maddox” và “Turnjoy” là một sự khiêu khích đã có kế hoạch trước.

Tháng 2 năm 1965, Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Kosyghin dẫn đầu sang thăm Việt Nam. Đoàn đã ký một Hiệp định Liên Chính phủ về việc Liên Xô giúp đỡ toàn diện cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Tháng 4 năm 1965, một đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn dẫn đầu sang thăm Liên Xô, đề nghị Liên Xô viện trợ khẩn cấp về quân sự. Cụ thể hoá các Hiệp định Liên Chính phủ đã ký, ngày 6 tháng 7 năm 1965, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua Nghị quyết số 525-200. Trên cơ sở Nghị quyết này, một đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đã được thành lập để sang Việt Nam.

Việc thành lập Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, phải cẩn trọng việc lựa chọn các ứng viên trong số các ứng viên ưu tú. Họ là cán bộ chỉ huy, kỹ sư, kỹ thuật viên hạ sĩ quan và lính nghĩa vụ. Khi được tuyển chọn, họ được thông báo là sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ giai đoạn đầu xây dựng và hình thành các đơn vị chủ yếu của lực lượng phòng không - không quân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Hiệp định Liên Chính phủ, ngày 16 tháng 4 năm 1965, Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên đáp chuyến bay tới Hà Nội. Đoàn gồm có: Đại tá Alesandr Matveevich Dzyza - Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam; Trung tá Levizky Gleb Aleksandrovich - Chuyên gia nghiệp vụ, Tham mưu trưởng của Đoàn; Thiếu tá Kushnar Leonid Fedorovich - Kỹ sư trưởng; Thiếu tá Vodorez Leonid Fedorovich - Chuyên gia huấn luyện chiến đấu; Trung tá Vasin Pavel Ivanovich - Chuyên gia kỹ thuật vô tuyến điện quân sự; Trung tá Uzlenkov Aleksandr Yakovlevich - Chuyên gia hậu cần; Trung tá Bandurkin Vladimir Fedorovich - Chuyên gia huấn luyện hoa tiêu dẫn đường cho máy bay chiến đấu; Đại úy Fokeev Lev Mikhailovich - Chuyên gia, Kỹ sư Bộ đội Tên lửa Phòng không; Đại úy Kostriko Vladislav Mikhailovich - Chuyên gia, Kỹ sư vô tuyến điện quân sự; Grammov Alexandr Ivanovich - Chuyên gia thông tin.

Cùng ngày, theo các điều khoản của Hiệp định Liên Chính phủ giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc Liên Xô cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không S-75 (SAM-2) cho Việt Nam để đánh trả các cuộc không kích của đế quốc Mỹ, một đoàn tàu đặc biệt chở khoảng 200 chiến sĩ Bộ đội Tên lửa áp tải các phương tiện kỹ thuật đã rời Quân khu Phòng không Baku, Cộng hòa Azerbaizan, đi qua lãnh thổ Trung Quốc đến Việt Nam.

Nhiệm vụ của Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô là trong thời gian ngắn nhất phải huấn luyện và đưa hai trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam vào chiến đấu. Hai trung tâm huấn luyện đã được thành lập cách Hà Nội không xa.

Đại tá Mikhail Nikolaievich Tsygankov, Chỉ huy trưởng các chuyên gia quân sự Liên Xô tại Trung tâm huấn luyện thứ nhất (Trung tâm này thuộc Quân khu Phòng không Moskva chỉ đạo). Các chuyên gia quân sự Liên Xô ở Trung tâm này huấn luyện cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Tên lửa Phòng không đầu tiên (Trung đoàn 236) Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong Ban chỉ huy Trung tâm còn có: Thiếu tá Nikolai Alekseevich Meshkov - Kỹ sư trưởng Trung tâm; Trung tá Mikhail Phedorovich Barsuchenko - Phó chỉ huy trưởng về chính trị.

Đại tá Nikolai Vasilievich Bazenov - Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện thứ hai (Trung tâm này thuộc Quân khu Phòng không Baku chỉ đạo). Các chuyên gia quân sự Liên Xô ở Trung tâm huấn luyện thứ hai đào tạo cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn tên lửa phòng không thứ hai (Trung đoàn 238) của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong Ban chỉ huy Trung tâm huấn luyện còn có Đại úy Anatoly Borisovich Zaika - Kỹ sư trưởng Trung tâm; Trung tá Ivan Ivanovich Smimov - Phó chỉ huy trưởng về chính trị.

Nhằm bổ sung lực lượng giáo viên và trợ giảng, trong tháng 7 có thêm 100 chuyên gia từ Quân khu Phòng không Moskva bay sang Hà Nội. Tháng 9 năm 1965 có thêm một nhóm chuyên gia và đầu năm 1966 thêm một nhóm chuyên gia nữa, đưa tổng số chuyên gia quân sự Liên Xô tới Việt Nam lên đến 382 người.

Để thực hiện được nhiệm vụ giúp đỡ Việt Nam mà Chính phủ Liên Xô đã giao, từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 5 năm 1967 đã có hơn hai nghìn chuyên gia quân sự Liên Xô là cán bộ, chiến sĩ thuộc các binh chủng khác nhau được cử sang Việt Nam. Họ được cử đến các trung tâm huấn luyện vừa mới thành lập để đào tạo và hướng dẫn các cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng thành thạo các loại vũ khí và phương tiện kỹ thuật hiện đại thuộc các binh chủng như: bộ khí tài tên lửa phòng không, các phương tiện thông tin chỉ huy, máy bay MiG-21, xe tăng, ô tô, quân y, tình báo điện đài, an ninh thông tin, khoa học quân sự và công nghiệp quốc phòng. Số chuyên gia trong lĩnh vực phòng không chiếm gần 90%.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Hai, 2023, 09:41:27 pm
Tháng 10 năm 1965, Tổng cục Tình báo Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô đã cử một nhóm chuyên gia khoa học công nghiệp quốc phòng sang Việt Nam để nghiên cứu các chiến lợi phẩm thu được của Mỹ, như thiết bị kỹ thuật, đạn dược, chất nổ; xử lý vô hiệu hóa những đạn chưa nổ; lấy mẫu các chiến lợi phẩm là thiết bị kỹ thuật và đạn để gửi về Liên Xô. Lãnh đạo nhóm chuyên gia này là: Đại tá Nazarkin, và thay ông là Đại tá V.P. Grechanin (trong năm 1965); Đại tá Kolotilshikov Boris Ivanovich (1966-1967); Đại tá Kapalkin Sergei Vasilievich (1967-1968); Đại tá Suranov Boris Sergeevich (1968); Đại tá Sergeev Georgi Ivanovich (1969-1970); Đại tá Zhironkin (1970-1971).

Làm việc trong nhóm chuyên gia này có các sĩ quan tại ngũ: Slivko German Vladimirovich; Mikhailov Iuri Aleksanđrovich.

Các chuyên gia dân sự là sĩ quan dự bị gồm: Anosov Aleksanđr Mikhailovich; Bogđanov Vlađivir Ivanovich; Vlasov Piotr Ivanovich; Volkov Vladivir Ivanovich; Golov Evgheniy Mikhailovich; Gurov Viktor Aleksandrovich; Zotov Vadim Viktorovich; Kalaida Ronstantin Stepanovich; Konđrachev Vadim Pavlovich; Lebedev Vladimir Ivanovich; Prokopenko Igor Timopheevich; Radin Yaroslav Yakovlevich; Tarapov Anatoliy Aleksandrovich; Shpinko Evgeniy Petrovich.

Tổng số các chuyên gia trong lĩnh vực này đã sang Việt Nam trong những năm 1965-1971 khoảng 45 người, đến nay phần lớn họ đã không còn, chỉ còn có 8 người, song sức khỏe cũng đã yếu.

Rất tiếc, các chuyên gia dân sự của ngành công nghiệp quốc phòng làm việc trong chiến tranh ở Việt Nam, không được công nhận là những người đã tham gia chiến đấu, vì thế họ không được Bộ Quốc phòng và Chính phủ Liên bang Nga đưa vào danh sách của Tổ chức “các cựu chiến binh”, mà tổ chức này đã được luật pháp của Liên bang Nga quy định. Mặc dù Tổng cục Tình báo đã cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận, xác nhận họ đã ở Việt Nam trong một giai đoạn chiến tranh và “... trong điều kiện chiến đấu khó khăn, họ đã thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt trong nhiệm kỳ công tác”.

Trong chiến tranh Việt Nam, Lữ đoàn tàu trinh sát độc lập của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô đã được triển khai đến vùng biển mà các máy bay không quân và hải quân Mỹ hoạt động như ở Thái Bình Dương (khu vực đảo Guam - Căn cứ không quân chiến lược của Mỹ), trong vùng Biển Đông và trong Vịnh Bắc Bộ. Các thủy thủ của Lữ đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt là kịp thời thông báo cho lực lượng phòng không Việt Nam những chuyến bay của không quân Mỹ từ căn cứ trên vào miền Bắc Việt Nam. Chỉ huy đầu tiên của Lữ đoàn là Đại tá Hải quân Dmitry Lukas Timopheevich. Ngoài ra, tàu trinh sát hoạt động cách vịnh Apra (đảo Guam) ba hải lý. Đây chính là căn cứ tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo “Polaris - Poseidon” của Hải đoàn số 15 Mỹ. Ngoài nhiệm vụ chính là theo dõi hoạt động của tàu ngầm hạt nhân nêu trên, các tàu trinh sát của Lữ đoàn còn có nhiệm vụ phát hiện các máy bay ném bom chiến lược B-52 cất cánh từ căn cứ không quân Andersen (đảo Guam) có hành trình đến Việt Nam. Thời gian bay đến các mục tiêu ở Việt Nam thường khoảng 6 giờ. Và trong khoảng thời gian đó, hệ thống phòng không Việt Nam đã được cảnh báo qua hệ thống thông tin liên lạc cực nhanh từ tàu trinh sát, qua Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô và sau đó đến các đơn vị phòng không tại Việt Nam.

Về sự kiện này, Chuẩn đô đốc Hải quân Liên Xô Vladimir Karev Anisimovich đã ghi trong hồi ký của mình: “Những trang không được làm rõ trong cuốn sách sử kỷ của Hạm đội Thái Bình Dương”, ông chính là Thượng úy, Chỉ huy Tình báo điện tử của nhóm bộ đội đặc biệt nêu trên trong những năm 1969-1973.

Nhằm ngụy trang không cho đối phương phát hiện, các tàu trinh sát được trang bị lại thành những tàu đánh cá loại trung bình và loại nhỏ, trên tàu có lắp đặt thiết bị vô tuyến điện. Các nhóm tàu tình báo điện tử của đơn vị kỹ thuật vô tuyến hàng hải số 19 được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trinh sát. Nhóm tàu này có khả năng thu thập các loại thông tin tình báo; tiến hành thăm dò định vị các đài phát tín hiệu, trinh sát điện tử các trạm rađa.

Trong giai đoạn 1964-1974, có 17 tàu tình báo của Chiến đoàn đã đến vùng chiến sự Việt Nam và thực hiện 94 cuộc hành quân với thời gian mỗi đợt hoạt động từ ba đến bốn tháng. Nhờ những thông tin từ những tàu trinh sát này, mà máy bay ném bom của đế quốc Mỹ vừa cất cánh từ căn cứ trên đảo Guam, Quân đội nhân dân Việt Nam và các chỉ huy của quân đội Liên Xô đã biết được số lượng máy bay và hướng bay của chúng. Và tại Việt Nam, các chiến sĩ phòng không đã sẵn sàng tiếp đón “những vị khách không mời” trên không này.

Cũng như nhiều nhân viên dân sự của ngành công nghiệp quốc phòng, các thủy thủ quân sự đã tham gia những cuộc hành quân trên biển đầy khó khăn và nguy hiểm, đến nay cũng không thể có được Giấy chứng nhận có quyền hưởng những ưu đãi, mà chỉ nhận được câu trả lời: “... Trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Quốc phòng Nga không có các số liệu khẳng định ông đã tham gia chiến đấu trong thời gian làm nhiệm vụ ở nước ngoài”, mặc dù tại mục III của Phụ lục đính kèm Luật Liên bang “về Cựu chiến binh” đã được ghi rõ: “Từ tháng 1 năm 1961 đến tháng 12 năm 1974, trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, các thủy thủ trên các tàu trinh sát thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên Xô đã hoàn thành các nhiệm vụ quân sự trên Vịnh Bắc Bộ”.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Hai, 2023, 09:43:54 pm
Chuẩn bị ra quân trận đầu

Sau một số lần máy bay của đế quốc Mỹ xâm phạm bầu trời Trung tâm huấn luyện thứ nhất, Chỉ huy Trung tâm huấn luyện đã đưa ra một ý tưởng là biến bộ khí tài huấn luyện thành bộ khí tài chiến đấu để đập tan các cuộc xâm phạm bầu trời Việt Nam của không quân Mỹ. Mặc dù khi cử các chuyên gia quân sự Liên Xô sang Việt Nam chưa nêu nhiệm vụ là họ trực tiếp tham gia chiến đấu, nhưng mọi người cũng đã được thông báo trước: “... Chúng ta sẽ làm việc trong những điều kiện gần sát với chiến đấu”.

Chúng tôi đã rà soát xem có bao nhiêu học viên Việt Nam có thể bổ sung vào đội hình các khẩu đội của chúng tôi. Vì số lượng sĩ quan và chiến sĩ Liên Xô lúc đó chỉ có 39 người ở mỗi đơn vị cấp tiểu đoàn. Theo biên chế mỗi đơn vị cấp tiểu đoàn ở Liên Xô trong thời bình là 75 người, như vậy mỗi đơn vị còn thiếu 36 người. Trước tình hình đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có cuộc gặp với ông Sherbakov Ilya Sergeevich - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại Việt Nam.

Ngay sau cuộc gặp, đẩu tháng 6 năm 1965, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đã thành lập trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên có số hiệu là Trung đoàn 236. Trung đoàn có năm tiểu đoàn, trong đó bốn tiểu đoàn hoả lực: Tiểu đoàn 61, Tiểu đoàn 62, Tiểu đoàn 63, Tiểu đoàn 64 và một tiểu đoàn kỹ thuật: Tiểu đoàn 65.

Phiên hiệu của các tiểu đoàn không hề thay đổi, kể cả khi tiểu đoàn được lệnh tăng cường chiến đấu cho một trung đoàn tên lửa phòng không khác. Đại tá Tsygankov - Trưởng trung tâm huấn luyện được cử làm Trung đoàn trưởng; Thiếu tá Meshkov được cử làm Kỹ sư trưởng. Chúng tôi khẩn trương chuẩn bị hai tiểu đoàn (63 và 64) hành quân ra trận địa.

Kỹ sư trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Bộ đội Tên lửa Phòng không Liên Xô, Thiếu tá Kushnar Leonid Fedorovich chỉ huy công tác chuẩn bị của Tiểu đoàn 63; còn Kỹ sư trưởng Trung tâm huấn luyện thứ nhất, Thiếu tá Meshkov chỉ huy công tác chuẩn bị của Tiểu đoàn 64. Thời gian này, lãnh đạo Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam là Đại tá Dzyza.

Trận đầu ra quân đánh thắng

Trong suốt cả đêm 22 tháng 7 năm 1965, hai tiểu đoàn 63 và 64 hành quân ra trận địa và sớm ngày 23 tháng 7 cả hai tiểu đoàn đã chiếm lĩnh được trận địa ở cách nhau 10-12 kilômét. Quân số của mỗi tiểu đoàn lúc bấy giờ có 30 người trong Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô và được bổ sung thêm một số cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đã được đào tạo. Cả hai trận địa nằm ở địa bàn gần bến phà Trung Hà thuộc huyện Ba Vì cách Hà Nội khoảng 50 kilômét.

Ngày 24 tháng 7 năm 1965, trong trận đầu ra quân, hai tiểu đoàn tên lửa phòng không (63 và 64) đã bắn rơi ba máy bay Mỹ F-4C, thường gọi là “Con ma”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Binh chủng Phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ đội Tên lửa đã sử dụng bộ khí tài tên lửa phòng không bắn rơi những máy bay ném bom - loại máy bay tiêm kích siêu âm của đế quốc Mỹ. Đặc biệt ba máy bay vừa mới bị bắn hạ là những chiếc máy bay thứ 339, 400 và 401 bị bắn rơi trên miền Bắc Việt Nam kể từ đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ.

Theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm 1968, ngày 24 tháng 7 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội Tên lửa Phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 63 là Thiếu tá Mozaev Boris Stepanovich, Tiểu đoàn trưởng phía Việt Nam là Đại úy Nguyễn Văn Thân. Sĩ quan điều khiển là Thượng úy Vladilav Konstantinov, phía Việt Nam là Trung úy Lã Đình Chi.

Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 64 là Thiếu tá Ilinyk Phedor Konstantinov, phía Việt Nam là Đại úy Nguyễn Văn Ninh. Sĩ quan điều khiển là Thượng úy Oleg Bonđarev, phía Việt Nam là Trung úy Phạm Trương Uy (sau này anh được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân).

Các trắc thủ bám sát tín hiệu mục tiêu bằng tay (cabin U) của Tiểu đoàn 63 gồm: Hạ sĩ Anatoly Bondarenko, hai binh nhất Vladimir Tishchenko và Yuriy Papushov, còn ở Tiểu đoàn 64 là Hạ sĩ Petr Zalipsky, hai binh nhất Malyga Valery và Bogdanov.

Các chỉ huy của Tiểu đoàn 61 là Thiếu tá Proskumin và Đại úy Hồ Sĩ Hưu, ở Tiểu đoàn 62 là Đại tá Chernexov Vasily Grigorievich và Đại úy Nguyễn Tiến Thụ.

Sau này Tiểu đoàn 62 là tiểu đoàn đầu tiên bị tên lửa “Shrike” của Mỹ bắn trúng (Shrike là loại tên lửa không đối đất chống rađa được trang bị trên máy bay ném bom của Mỹ). Nó có đầu tự dẫn, hoạt động theo nguyên tắc “tự động điều khiển theo bức xạ sóng điện tử”, nghĩa là khi rađa, anten của ta phát sóng lên không trung, máy thu của tên lửa “Shrike” bắt được cánh sóng đó và phi công chỉ cần nhấn nút phóng, quả tên lửa “Shrike” sẽ theo trục cánh sóng rađa, tự tìm đến mục tiêu với xác suất gần như tuyệt đối. Để tránh được tổn thất, các sĩ quan điều khiển tên lửa của ta đã dày công nghiên cứu, thậm chí đã hy sinh, mới tìm ra cách tránh được tên lửa “Shrike” (trong những sĩ quan điều khiển đó là Đại tá Nguyễn Lành, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên sĩ quan điều khiển Tiểu đoàn 67 Trung đoàn tên lửa phòng không 275 - ND).

Từ ngày 24 tháng 7 năm 1965 đến tháng 3 năm 1966 (trước thời điểm các chuyên gia quân sự Liên Xô của trung đoàn hết nhiệm kỳ công tác), dưới sự chỉ huy của Trung tá Ilinyk, các tiểu đoàn hoả lực đã đánh 18 trận và bắn rơi 24 máy bay Mỹ. Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam, Thiếu tướng Belov Grigoryi Andreevich đã báo cáo về Liên Xô đề nghị phong thưởng cho Trung tá Ilinyk.

Trong thời gian này, Trung đoàn 236 bắn rơi 70 máy bay địch với tổng số tên lửa sử dụng 120 quả. Như vậy tỉ lệ tiêu thụ đạn cho một máy bay nhỏ hơn 2 (chỉ tiêu là 3 quả đạn hạ 1 máy bay) - Đây thực sự là con số lý tưởng.

Việc sử dụng thành công tên lửa phòng không của Liên Xô tại Việt Nam làm cho đế quốc Mỹ rơi vào trạng thái sốc, đặc biệt là buộc phải tạm dừng các phi đội từng làm bá chủ trên không và chấm dứt việc ném bom xuống miền Bắc Việt Nam của không quân Mỹ tưởng như không trừng trị được. Và quan trọng nhất, các hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô đã làm suy yếu tinh thần chiến đấu của các phi công Mỹ. Thứ nhất, buộc họ phải bay cao trong những đám mây, ngoài tầm bắn của lực lượng phòng không, và chi ném bom những thành phố không được bảo vệ. Ngoài ra, phi công Mỹ cần biết: họ có thể không bay trở về trong chuyến bay gây tội ác này... Sợ bị nhiều thương vong mới, quân đội Mỹ đã buộc phải ngừng ném bom hoàn toàn xuống miền Bắc Việt Nam trong hai tuần. Trong thời gian này, đế quốc Mỹ chỉ cho máy bay trinh sát không người lái xâm nhập không phận miền Bắc Việt Nam để xác định các trận địa tên lửa phòng không. Bộ đội Tên lửa Phòng không Việt Nam đã kịp thời hạ gục chúng.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Hai, 2023, 09:46:21 pm
Chiến thuật phục kích

Theo quy định về biên chế, một tiểu đoàn hoả lực tên lửa phòng không S-75 có sáu bệ phóng, một trạm điều khiển tên lửa, một đài trinh sát và xác định mục tiêu. Nhưng tại Việt Nam, điều kiện địa hình nhiều đồi núi và rừng rậm, nên gặp nhiều khó khăn trong hành quân dã chiến, trang bị như thế sẽ quá cồng kềnh cho chiến thuật “phục kích” ở Việt Nam. Vì thế, trong thực tế thường chọn phương án “Tiểu đoàn gọn nhẹ” có hai, ba bệ phóng, không có đài trinh sát và xác định mục tiêu, cũng không có các đơn vị yểm trợ khác. Mặc dù phương án này đã được áp dụng cho một tiểu đoàn và thời gian thu hồi khí tài sau trận đánh chỉ hết 25 - 30 phút, nhưng do trận địa không được các đơn vị khác yểm trợ và không có khả năng bắn hạ các mục tiêu của tốp thứ hai và các tốp tiếp theo, nên tiểu đoàn dễ bị tổn thất. Vì vậy, trong tháng 6 năm 1971 đã có tám tiểu đoàn tên lửa phòng không bị giảm sức chiến đấu.

Tuy nhiên, Bộ đội Tên lửa Phòng không Việt Nam đã áp dụng thành công chiến thuật phục kích; nhanh chóng thay đổi vị trí sau mỗi trận chiến và khéo léo ngụy trang. SAM (tên lửa phòng không) đã đón máy bay Mỹ ở những nơi mà họ không ngờ lại có tên lửa. Các cuộc phục kích là các đơn vị hợp thành cũng như các hệ thống phòng không đơn lẻ. Chiến thuật này đã làm đảo lộn các số liệu tình báo của tình báo không quân Mỹ. Chiến thuật này đã tạo điều kiện cho các đơn vị hoả lực Việt Nam có khả năng bất ngờ đánh trả các tốp máy bay Mỹ, khiến không quân Mỹ luôn trong trạng thái căng thẳng và phải tiêu hao số lượng lớn lực lượng và phương tiện cho việc trinh sát và thực hiện các phi vụ trên không, có nghĩa là khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không Việt Nam đã được nâng lên.

Các bạn Việt Nam đã rất khéo léo dựng những trận địa tên lửa giả ngay trên trận địa mà các tiểu đoàn hoả lực vừa mới thu hồi khí tài sau trận chiến. Các bạn Việt Nam đã dùng tre, cót và sơn để làm những mô hình tên lửa và các xe chỉ huy, chúng giống đến mức đã trở thành một cái mồi bẫy thực sự cho máy bay Mỹ. Thông thường, bẫy này được giăng ra ngay sau mỗi trận đánh. Trong một cuộc tập kích vào một trận địa giả, không quân Mỹ đã bị mất thêm vài máy bay, vì xung quanh các trận địa giả là các đơn vị pháo cao xạ Việt Nam đã được triển khai. Các xạ thủ pháo cao xạ Việt Nam là những chiến sĩ dũng cảm, mưu lược, bắn rơi nhiều mục tiêu bay ở tầm thấp và đã giành được những thắng lợi giòn giã. Một trận đánh mà chúng tôi đã được chứng kiến là trận phục kích ở gần thị xã Phủ Lý. Tiểu đoàn 61 Trung đoàn tên lửa phòng không 236 của chúng tôi do Thiếu tá Proskumin Ivan Konstantinovich và Đại úy Hồ Chí Hữu chỉ huy trong trận đánh đầu tiên của mình vào đêm 11 ngày 12 tháng 8 năm 1965 với ba tên lửa đã bắn hạ bốn máy bay Mỹ. Sĩ quan điều khiển Tiểu đoàn 61 là Trung úy Constantin Karetnikov, các trắc thủ bám mục tiêu bằng tay là Binh nhất Nikolai Volkov, Alexandr Burxev Cherkviani và Tarzan Cherkvianhi, kỹ thuật viên hệ thống xác định tọa độ là Trung úy Nguyễn Văn Thân - sau này là Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau đây tôi xin kể chi tiết hơn về sự kiện này.

Chuẩn bị trận địa hỏa lực

Hoàng hôn cuối ngày đã buông xuống. Sau khi thực hiện đầy đủ những quy định ngụy trang ánh sáng, chúng tôi bắt đầu những công việc chuẩn bị trận địa đã được lựa chọn trước cho Tiểu đoàn 61. Ba giờ sau, máy bay Mỹ bắt đầu ném bom thị xã Phủ Lý cách trận địa chúng tôi 8 kilômét về phía đông.

Không quân Mỹ định kỳ thả bom dù phát sáng. Thời gian chiếu sáng của mỗi đợt 5 - 8 phút. Phi công Mỹ hoàn toàn không ngờ sẽ bị lưới lửa phòng không Việt Nam trừng phạt, họ đã thản nhiên ném bom xuống thị xã Phủ Lý nơi đã bị bỏ trống. Chúng sử dụng nơi đây như một trường bắn huấn luyện để trải nghiệm việc ném bom ban đêm. Chúng tôi nhìn thấy rõ các quả bom chiếu sáng và nghe rõ những tiếng bom nổ inh tai.

Sau khi ném bom, máy bay Mỹ bay vòng ngược lại, bay qua cả trận địa của chúng tôi. Khi bầu trời được chiếu sáng, chúng tôi nhìn rõ những bóng đen hung dữ trên bầu trời. Những tiếng động cơ phản lực trên đầu và những tiếng nổ chói tai của bom ném xuống thị xã đã làm tăng thêm sự lo lắng và nguy hiểm, như thể báo trước “Ngày mai đang chuẩn bị đến với chúng tôi”. Việc chuẩn bị trận địa hoả lực của chúng tôi đã diễn ra trong hoàn cảnh như thế.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Hai, 2023, 09:47:22 pm
Xét về quan điểm chiến thuật, trận địa đạt yêu cầu, vì nó là một dốc núi nằm phía trên thung lũng chạy theo hướng từ nam đến bắc. Điều này giúp cho chúng tôi có tầm nhìn bao quát tốt ở phía nam. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, trận địa gặp những khó khăn: sườn núi có độ dốc hơn 25 độ, và phải làm nền bậc thang nằm ngang cho mỗi bệ phóng và cabin. Bức tường thẳng đứng của nền bậc thang đặt bệ phóng phải cao hai mét. Đất nhiều sỏi đá, chúng tôi phải dùng cuốc chim và xẻng để đào, do đó công tác chuẩn bị trận địa mất nhiều công sức và thời gian.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Huyện ủy huyện Gia Viễn, mọi tầng lớp nhân dân địa phương, từ phụ nữ, trẻ em, cụ già... đều ra giúp chúng tôi. Người mang quang gánh để chuyển đất, người đem cuốc, xẻng và cuốc chim để đào và xúc đất. Mọi người rất vui vẻ, hăng say với công việc. Trong số đó, có một người xã Gia Sơn, nơi mà chúng tôi đã nghỉ dừng chân trước khi ra trận địa. Đây là một người đàn ông luống tuổi, mọi người gọi ông là Vũ Anh. Ông chính là người buổi sáng đã đưa cho tôi chậu nước để rửa mặt. Như một người bạn cố tri, ông vui vẻ, mỉm cười và hỏi tôi cần đào đất ở độ sâu bao nhiêu ở chính giữa bãi đặt bệ phóng tiếp theo. Tôi giải thích rằng, phải đào bỏ các lớp đất tới độ sâu bằng chiều dài của lưỡi lê, và chuyển đất về phía nam bãi để đắp thành một lối vào nơi đặt bệ phóng. Ông Vũ Anh hiểu ý, lắc bộ râu thưa thớt và giơ nắm đấm tay mình về phía máy bay đang bay trên đầu chúng tôi và hô vang.

- Máy bay Mỹ sẽ phải tan xác!

Một người khác là một phụ nữ còn trẻ, xinh đẹp, tên là Liên. Chị cùng với con trai mười hai tuổi tên là Đông đến giúp đỡ chúng tôi. Chị khéo léo cầm cuốc và đào những khối đất đá sỏi. Còn cháu Đông bốc đất, nhanh chóng bỏ vào các sọt hoặc thúng ở trên quang của những người gánh đang đứng chờ. Một phụ nữ khác gánh đất, không cần phải để đòn gánh xuống, mà cứ để đòn gánh trên vai rồi lấy hai tay lật mạnh hai sọt đất xuống bãi cần lấp. Công việc mỗi lúc một nhộn nhịp và vui vẻ hơn, và rồi nhiều người cùng đến và giúp chúng tôi. Trận địa ngày một rộng ra, người ngày một đông hơn.

Chỉ trong đêm đó, không dưới 300 người dân địa phương đã giúp chúng tôi chuẩn bị trận địa. Và nhờ đó, đến rạng sáng hôm sau, trận địa đã sẵn sàng cho trận đánh. Chúng tôi bắt đầu triển khai khí tài. Mặc dù sau một đêm không ngủ và mệt mỏi, song nhân dân địa phương không muốn rời khỏi trận địa. Mọi người thích thú quan sát trận chiến, ngắm nhìn những vật kỳ lạ - những tên lửa, những chiếc xe ô tô lạ thường, máy kéo, các bệ phóng và cả chúng tôi nữa - những chàng trai của đất nước Xôviết.

Bao giờ cũng thế, các cháu nhỏ ở đâu cũng tò mò một cách đặc biệt, ở Việt Nam, các cháu ít khi được nhìn thấy những chiếc xe ô tô như thế này và cả tên lửa thật, mà chúng có thể chạm tay vào các quả tên lửa đó. Đối với các cháu, đó là một ngày hội thực sự.

Nhưng sự mệt mỏi đã cướp đi cái gì đó của mỗi người. Đã gần 5 giờ sáng, mọi người phải rời trận địa trở về nhà sau một đêm làm việc mệt nhọc. Trước khi đi, họ yêu cầu chúng tôi bắn rơi ít nhất một máy bay và chắc chắn phải để cho họ nhìn thấy những mảnh vỡ của máy bay. Bởi vì, theo như Liên nói: “Vì chúng mà chúng tôi không có nhà ở. Chúng ném bom cả ngày và đêm. Thật đáng nguyền rủa. Họ chẳng sợ cái gì”.

Chúng tôi hứa nhất định sẽ thực hiện được nguyện vọng của họ. Khi chia tay, tôi đã tặng cháu Đông huy hiệu có hình nhà du hành vũ trụ Gagarin. Cậu bé rất vui mừng, nắm chặt chiếc huy hiệu trong bàn tay bé xíu, cậu bé vẫy tay tạm biệt chúng tôi và hét lên:

- Liên Xô! Gagarin! Tên lửa! Tốt! Tạm biệt!

Những người dân địa phương tình nguyện đến giúp chúng tôi đã chia tay chúng tôi về nhà. Họ đã thức thâu đêm, san lấp gần như nửa quả đồi đất sỏi để chúng tôi có trận địa, chuẩn bị bước vào cuộc chiến với máy bay Mỹ. Mặc dù mệt mỏi khắp người, song cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 61 chúng tôi vẫn sẵn sàng, nghiêm chỉnh thực hiện các mệnh lệnh chiến đấu của cấp trên. Trong điều kiện ban đêm, để xác định được độ chính xác mặt bằng nằm ngang của bãi đặt bệ phóng tên lửa là một việc rất khó. Tôi đã dùng một tấm ván có độ dài hai mét và một vỏ chai nước chanh để đựng nước làm thước đo mặt phẳng. Nhờ dụng cụ đo “độ bằng phẳng” này, chúng tôi nhanh chóng giảm độ lệch về mặt phẳng của bãi đặt bệ phóng tên lửa xuống tới 3 độ. Độ lệch này phù hợp với yêu cầu. Sau này, thước đo “độ bằng phẳng” loại này được phổ biến áp dụng rộng rãi. Đôi khi có điều kiện, phương pháp này được thay bằng vài xô nước đổ trực tiếp ra bãi đất, kết quả có thể tốt hơn.

Do là đất đồi, và quan trọng nhất là để giảm thời gian thu hồi khí tài sau mỗi trận đánh, chúng tôi đã nghĩ ra một mẹo nhỏ: Đối với các cây cọc cố định bệ phóng và cố định cầu đi vào bệ phóng, chúng tôi chỉ đóng xuống đất một phần hai chiều cao của cọc. Nhờ đó, khi thu hồi khí tài, chúng tôi chỉ việc dùng xà beng nhanh chóng đào và nhổ chúng lên, rút ngắn 2 - 3 phút so với việc chôn sâu theo quy định.

Chúng tôi còn có “những bí mật khác của người lính” như làm thế nào nhanh chóng triển khai khí tài từ trạng thái hành quân sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu và ngược lại, hay “kỹ xảo” làm giảm bớt thời gian thực hiện các thao tác khác, nhưng tôi sẽ không tiết lộ với các bạn đâu.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Hai, 2023, 09:49:12 pm
Những công việc chuẩn bị cuối cùng

Vậy là khí tài đã được triển khai. Việc còn lại là nối các dây cáp điều khiển và dây cáp cung cấp điện. Để bảo vệ các dây cáp khỏi bị cháy do luồng nhiệt độ cao phát ra từ tên lửa khi phóng lên, chúng tôi phải đào một rãnh không cần sâu, dài chừng 10 mét để đặt cáp. Công việc này cũng làm mất thêm nhiều công sức. Tôi nhìn thấy đồng đội Lai, ngồi xổm, dùng xà beng đào đất. Đồng chí Lai mệt mỏi, nhát đào thưa dần, rời rạc và cuối cùng cậu ngất xỉu ngay trên hố đang đào nhưng trong tay vẫn cầm xà beng. Đồng chí Thanh đưa Lai vào lán để nghỉ ngơi. Cuối cùng, chúng tôi đã đào xong hào và đặt cáp, đấu nối các đầu cáp với nhau. Bệ phóng đã được “hồi sinh”.

Chúng tôi san phẳng mặt rãnh cáp, định hướng, đặt các góc nạp đạn, tiến hành kiểm tra từng phần và kiểm tra chức năng của hệ thống điều khiển phóng - tất cả đã sẵn sàng. Chúng tôi cho xe chở đạn (TZM) vào vị trí nạp và nạp đạn vào bệ phóng. Đồng hồ lúc đó đã chỉ 5 giờ 30 phút sáng. Chúng tôi cầm điện thoại báo cáo với chỉ huy:

- Khẩu đội 5 đã sẵn sàng chiến đấu. Bệ phóng đã được nạp đặn. Tầng 1 và tầng 2 của đạn đã được kết nối.

- Được. Hãy kiểm tra Khẩu đội 6. Nếu cần thiết, hãy giúp đỡ họ.

Tôi men theo sườn đồi có nhiều cây đu đủ mới trồng hướng đến Khẩu đội 6. Các bạn đang nạp đạn vào bệ phóng. Tôi hỏi Khẩu đội 6:

- Thế nào rồi các bạn?

- Khó quá - Akhunov trả lời - Nạp lần thứ hai rồi. Lần thứ nhất không thể quay càng xe TZM. Tên lửa bị ống thu khí nén đẩy vào tường thẳng đứng. Chúng tôi đã phải đào sâu thêm tám centimét.

- Ừ, ở Khẩu đội 5 mọi việc đã sẵn sàng, tên lửa đã vào vị trí.

Sau khi đã chắc chắn rằng mọi việc ở Khẩu đội 6 đã hoàn thành, tôi trở về Khẩu đội 5. Cả cơ thể mệt mỏi, lưng đau, các ngón tay thì không thể duỗi thẳng được. Tại thời điểm này, tiếng còi báo động vang lên:

- Báo động!

Tôi nhìn đồng hồ. Đúng 6 giờ sáng.

Báo động phòng không

Chúng tôi nhanh chóng đưa tên lửa vào tư thế phóng và hạ tên lửa xuống tầm ngang chân núi. Tôi báo cáo chỉ huy Tiểu đoàn:

- Trung đội 3 đang ở trong hào.

Mặc dù thực tế không có cái hào nào cả.

- Được! Một tốp mục tiêu đang bay từ biển vào hướng bắc, cự ly 240.

Tôi ước tính sau 10 - 15 phút, các mục tiêu sẽ bay vào khu vực kiểm soát của chúng tôi. Chúng tôi cần phải đào những hào trú ẩn, mặc dù đó chỉ là hào nông. Đất ở đây ít đá hơn trên núi, nhưng không có cuốc chim và xà beng thì cũng vất vả.

Sau nửa giờ có lệnh “Hết báo động” - mục tiêu không bay vào vùng phóng đạn. Quay về phía đông và hướng chúng tôi sang bên trái. Hai mươi phút sau, còi báo động lại hú lên, nhưng lần này các máy bay cũng không bay vào vùng phóng đạn. Báo động phòng không như thể này kéo dài cả ngày. Mười tám lần báo động, chúng tôi đều sẵn sàng ở vị trí chiến đấu của mình và đang nín thở chờ lệnh “Phóng”. Mười tám lần dây thần kinh của chúng tôi căng thẳng đến tột cùng, nhưng cuối cùng lần nào cũng thay vì lệnh “Phóng” bằng lệnh “Hết báo động”: 1 - 2 phút trước khi vào khu vực bắn, máy bay địch đột ngột đổi hướng, bay vòng qua chúng tôi, lúc thì bên phải, lúc thì bên trái, hoặc thậm chí còn quay trở lại.

Phân tích tình hình, chúng tôi cho rằng, các phi công Mỹ trong đêm sau khi ném bom thị xã Phủ Lý, bay trên đầu chúng tôi quay về căn cứ, họ có thể đã phát hiện trận địa chúng tôi và thăm dò vùng bắn của chúng tôi, họ cho rằng các dây thần kinh của chúng tôi đã mệt mỏi và chúng tôi sẽ phóng đạn trước thời gian quy định. Các máy bay bay thành từng tốp 2, 4, 6 hoặc thậm chí 8 chiếc trong khoảng thời gian 15-30 phút. Trong ngày hôm đó, chúng tôi ba lần ngồi vào ăn trưa. Trong bữa ăn trưa đơn giản, chúng tôi phải ba lần bỏ bát đũa vì có còi báo động, và chúng tôi đã ném tất cả mọi thứ lại để chạy đến bệ phóng và cabin. Ăn trưa xong, chúng tôi lại sẵn sàng bên bệ phóng và cabin.

Gần tối, máy bay Mỹ bắt đầu ít xuất hiện thường xuyên, hơn nữa còn bay cách trận địa chúng tôi hơn 70 cây số. Chúng tôi có bữa ăn tối thảnh thơi và yên bình hơn.

Chúng tôi bắt đầu chuẩn bị ngủ đêm. Các bạn Việt Nam dựng lều của mình gần các chiến hào đã được đào ban ngày. Nhằm sơ tán lực lượng - chúng tôi chuyển lên cao hơn một chút, ở phía đối diện sườn đồi. Khi hoàn thành việc sắp xếp đã 8 giờ tối... Trời đã tối hẳn.

Ngày hôm trước, dự báo thời tiết cho biết đêm có mưa và gió mạnh. Chúng tôi cẩn thận cài tất cả các móc khuy cài bạt che các bệ phóng đã nạp tên lửa. Các sào để cuộn bạt được đặt trong túi riêng. Do mệt mỏi, nên đôi mắt chúng tôi cứ nhắm lại. Trong suốt mấy đêm liền, chúng tôi chỉ chợp mắt được nửa giờ ngay bên bệ phóng hay trong lều. Ăn tối xong, chúng tôi phân công người trực, còn những người khác tranh thủ đi ngủ.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Hai, 2023, 10:10:26 pm
Cuộc chiến ban đêm

Tôi ngủ thiếp ngay khi vừa đặt lưng... Trong mơ, tôi nghe thấy tiếng còi báo động và tôi không thể lý giải: Tôi mơ hay có còi báo động thực? Báo động suốt cả ngày, còi báo động làm “choáng cả hai tai chúng tôi”.

Tôi hiểu đây không phải là một giấc mơ. Tôi nhảy lên, lay các đồng đội:

- Dậy! Vào cấp một!

Tôi với lấy quần áo, mũ bảo hiểm, vừa đi vừa mặc quần áo, chạy nhanh đến bệ phóng. Trong bóng tối, tôi bắt đầu tháo các khuy cài bạt. Hai tay tôi hành động như cỗ máy và sau 15 giây tất cả các khuy đều đã được tháo. Cần phải cuộn bạt, nhưng không thấy đồng chí Thanh và khẩu đội? Tại sao họ lâu như vậy? Một người không thể cuộn bạt được. Nhưng không thể chờ đợi được. Tôi chạy đến lán tìm khẩu đội. Đó là nơi mà chúng tôi đã chia tay trước khi đi ngủ... nhưng thật là lạ! - Ở đây có lều đâu. Cách đó không xa, tôi nghe rõ âm thanh của xoong nồi. Tôi chạy đến đó. ở đó là lều của các chiến sĩ nuôi quân thuộc Trung đội Hậu cần. Tôi chạy đến lều. May mắn là anh nuôi đang ở trong lều. Tôi hỏi:

- Khẩu đội bệ phóng ở đâu? Lều của họ đem đi đâu rồi?

Các bạn Việt Nam nhìn tôi một cách ngạc nhiên. Sau đó, khi đã hiểu chuyện gì đã xảy ra, các bạn chỉ về phía đồi cao:

- Ở đằng kia! Chạy đến đó đi!

Tôi chạy theo hướng đó. Chừng 40 mét tôi đụng vào lều. Trong lều chuông điện thoại vang lên dữ dội, còn lều thì lắc lư. Tôi đoán rằng, các bạn chưa tỉnh ngủ, lại ở trong bóng tối, nên không tìm được lối ra. Tôi nhổ một cọc lều ở góc và vẻn một góc lều lên. Trong ánh sáng mờ mờ, chúng tôi đã nhìn thấy nhau, các bạn Việt Nam nhảy ra, tôi la:

- Chạy ngay đến bệ phóng! Nhanh lên! Nhanh lên nào!

Đồng chí Thành cùng đồng đội cảm thấy có lỗi vì sự chậm trễ, vội vàng chạy bán thốc, bán tháo. Chúng tôi chạy đến bệ phóng.

- Tháo bạt! Một - hai... giơ lên!

Chúng tôi dùng sào cùng lúc hất bạt xuống đất. Thời gian đạt kỷ lục. Mọi người nhanh chóng thực hiện phần việc của mình để chuẩn bị phóng tên lửa. Thời gian chỉ tính bằng giây.

- Một xong! (Số một đã sẵn sàng - ND).

- Hai xong! (Số hai đã sẵn sàng),

- Ba xong! (Số ba đã sẵn sàng).

Các vị trí của khẩu đội báo cáo rõ ràng.

Tôi kiểm tra vị trí của các bộ cảm biến. Tôi kết nối phích cắm ở thân tên lửa với bệ phóng. Tôi báo cáo với cabin “C”:

- Khẩu đội 5 đã sẵn sàng chiến đấu!

- Được!

Qua hệ thống liên lạc bằng loa, mọi người có thể nghe được cuộc đàm thoại.

- Phương vị 120, cự ly 32.

- Chuyển sang chế độ bám sát tự động!

- Rõ! Bám sát tự động!


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Hai, 2023, 10:12:05 pm
Tôi ra lệnh:

- Toàn khẩu đội vào hầm!

Tôi chỉ vừa kịp bỏ ống dẫn khí vào vị trí và đóng sập cửa lại thì có lệnh “đồng bộ”, và bệ phóng có tên lửa bắt đầu chọn góc đã xác định trước. Chúng tôi ngã lộn nhào xuống dưới khe. Tôi báo cáo qua điện thoại:

- Trung đội 3 đã vào hầm trú ẩn!

- Được!

- Tiêu diệt tốp mục tiêu! Ba quả, lần lượt, cách nhau 6 giây! Phóng quả thứ nhất!

Tôi nghe trên loa giọng của Thiếu tá Proskurnin.

- Rõ, phóng quả thứ nhất! - Sĩ quan điều khiển, Trung úy Karetnikov báo cáo.

Một tiếng nổ inh tai, gập người chúng tôi xuống mặt đất. Tên lửa như một con rồng lửa làm bầu trời tối lại, nhanh chóng bay về phía nam. Tiếp theo là quả thứ hai, thứ ba...

- Bám sát mục tiêu!

- Có điều khiển!

Các trắc thủ và sĩ quan điều khiển báo cáo qua hệ thống loa.

Khi tên lửa được phóng lên cách mặt đất khoảng vài chục mét, luồng khí đốt phun ra từ động cơ phản lực ở tầng 1 tên lửa đã làm cho đất, đá tung lên và rơi xuống chúng tôi. May mắn là chúng tôi đều đội mũ sắt, nên chỉ bị đất đá rơi vào lưng.

Phóng quả thứ nhất, quả thứ hai, quả thứ ba. Ba khối lửa khổng lồ nối tiếp nhau lao lên trời.

- Có lệnh “K3”! (Đó là lệnh châm ngòi nổ vô tuyến - ND).

Một ánh chớp sáng làm nhức cả mắt.

- Quả một đã nổ! Mục tiêu bị tiêu diệt! - Tôi nghe rõ giọng nói vui mừng của Trung úy sĩ quan điều khiển Constantin Karetnikov.

- Quả hai đã nổ!

- Quả ba đã nổ!

- Tốp máy bay đã bị tiêu diệt!

- Mất ba quả đạn!

Khi bị nổ tung và rơi xuống đất, máy bay đã tạo thành những đống lửa trên mặt đất, vệt khói tạo thành quỹ đạo máy bay rơi.

Toàn bầu trời chìm trong biển lửa. Dần dần ngọn lửa được thay thế bằng một cột khói lớn, ngùn ngụt trong ánh sáng hồng. Một hình ảnh rất ấn tượng. Từ những gì đã nhìn thấy, các bạn không thể tin vào giác quan của mình. Mọi người nắm chặt tay nhau.

- Chúc mừng chiến công đầu!

Song thời gian rất quý hiếm.

- Tất cả vào vị trí chiến đấu! - Tôi ra lệnh và chúng tội lại lao đến bệ phóng. Khi tên lửa được phóng lên, luồng khí đốt đã làm bật một cầu đi lên bệ khỏi mặt đất và quăng nó đi xa khoảng 15 mét. Chúng tôi phải đi tìm và đặt nó vào vị trí cũ. Làm sao xe chở đạn lại chậm thế?! Xe ở gần đây, dưới sườn đồi mà. Đúng. Xe vẫn ở chỗ cũ, cửa cabin không đóng, không có lái xe trong cabin - “Cái quái gì thế này!” - Tôi lẩm bẩm với mình - Bây giờ tìm đâu ra lái xe. Tôi ngồi vào buồng lái. Chìa khóa vẫn cắm trong ổ. Tôi mở máy, bấm khởi động. Động cơ đã nổ... thì đúng lúc đó, lái xe Hải hốt hoảng chui từ gầm xe ra. Khi phóng tên lửa, lái xe cảm thấy như bom đang nổ bên cạnh, vì thế đã tìm nơi “an toàn” để ẩn nấp - đó là dưới xe TZM (xe chở đạn tên lửa). Tôi trả lại vị trí lái cho Hải. Chúng tôi đưa xe TZM vào cầu trên bệ phóng để nạp đạn và phát hiện ống của máy thu áp lực khí nén bị kẹt vào vách thẳng đứng chỗ lồi của sân bãi đặt bệ phóng. Trong đêm tối, chúng tôi đẩy xe TZM ra cách xa bệ phóng. Không còn thời gian cho xe tiếp cận lần hai, chúng tôi vớ lấy xẻng, cuốc chim và khẩn trương đào một rãnh nhỏ trên tường thẳng đứng, rãnh có chiều cao bằng chiều dài ống máy thu áp lực khí nén. Sau ba phút mọi việc đã xong, tôi lệnh cho khẩu đội:

- Nạp đạn!


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Hai, 2023, 10:13:22 pm
Chúng tôi nhanh chóng nạp đạn, kết nối thân tên lửa với bệ phóng.

- Khẩu đội 5 đã sẵn sàng! - Tôi báo cáo cabin “C”.

- Được... Mọi người ở lại vị trí!

Nhưng không có lệnh bắn, vì không còn mục tiêu. Bốn máy bay xếp thành đội hình sát cạnh nhau, bay vào khu vực chúng tôi ở độ cao ba nghìn mét, bị ba tên lửa bắn hạ. Đó là ngày 11 tháng 8 năm 1965 lúc 23 giờ 50 phút tại xã Gia Sơn, giáo xứ Xích Thổ, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Sau nửa giờ chờ đợi, chỉ huy quyết định rút quân khỏi trận địa. Khi thu hồi khí tài, chúng tôi đã dốc hết sức còn lại khắp cơ thể mọi người đều nóng lên, những giọt mồ hôi chảy ra từng dòng, nhịp tim dồn dập như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Trong đêm tối, từ mọi phía vang lên những tiếng hô bằng tiếng Nga “Đa vai! Đa vai!” và tiếng Việt “hai... ba này!”. Sau 40 phút kể từ khi có lệnh thu hồi khí tài - hành quân! Tiểu đoàn đã lên xe và hành quân vào rừng (theo định mức thời gian thì tiểu đoàn cần 2 giờ để thu hồi khí tài). Đây là trận đầu ra quân và chiến thắng đầu tiên của Tiểu đoàn 61 chúng tôi. Đây cũng là đơn vị đầu tiên được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Lời tri ân của người nông dân

Khi chúng tôi đang thu hồi khí tài, nhân dân các làng lân cận kéo nhau đến trận địa (cũng náo nhiệt như đêm hôm trước). Họ đã bị đánh thức bởi tiếng gầm rú của tên lửa và tiếng máy bay nổ rơi xuống chiếu sáng cả vùng trời. Họ chào đón chúng tôi với một chiến thắng và chân thành cảm ơn:

- Cảm ơn các bạn đã bắn hạ những máy bay nguyền rủa này. Chúng khiến cho cuộc sống của chúng tôi không một ngày yên ả.

Nhiều người đã đem hoa quả vùng quê cho chúng tôi như: cam, chuối, mít. Chúng tôi đã xúc động bởi sự quan tâm này. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ đến cái nhìn biết ơn, chứa đầy nỗi buồn của một người phụ nữ, tên cô ấy là Loan. Tôi nhớ đến cái bắt tay ấm áp của đôi bàn tay người phụ nữ nông thôn phải làm việc quá sức và câu chuyện xúc động chị kể:

- “Cảm ơn các anh! Các anh đã trả thù cho các con trai tôi. Mùa thu năm ngoái, đế quốc Mỹ đã ném bom xuống làng chúng tôi. Quả bom đầu tiên rơi ngay xuống trường học... Không ai kịp chạy vào hầm trú ẩn. Tất cả đều chết... hai con trai của tôi cũng nằm trong số đó, Cả hai đứa đều 11 tuổi. Cha của các cháu là Diện, anh đã hy sinh năm 1954 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chồng tôi không biết tôi đã sinh đôi... Và bây giờ các con thân yêu của tôi cũng không còn nữa... Đế quốc Mỹ đáng nguyền rủa!” - Chị nói với sự giận dữ và giọng run run - “Các anh cầm lấy mấy quả quýt, quýt rất ngon. Hai con tôi Tỉnh và Nam rất thích ăn quýt...”.

Làm thế nào chúng ta có thể giúp người phụ nữ bất hạnh này, làm thế nào để an ủi những bà mẹ khác của các học sinh đã chết trong trận ném bom? Chỉ bằng một cách là phóng tên lửa đạt hiệu quả cao. Chúng tôi cảm ơn tất cả những người đã đến chúc mừng chiến thắng của chúng tôi, cho chúng tôi những món quà là trái cây của quê hương. Tạm biệt mọi người, chúng tôi lên xe hành quân đến địa điểm mới.

Trên đường hành quân trở về Hà Nội, đồng chí Thanh đã giải thích cho tôi nguyên nhân đêm qua họ đã phải chuyển lều. Hóa ra buổi tối, sau khi tôi đi nghỉ, do sợ lều có thể bị ngập khi có mưa lớn như cơ quan khí tượng đã dự báo, nên các bạn Việt Nam đã di chuyển lều đến vùng đất cao hơn. Thanh không báo cho tôi biết “việc di chuyển” của họ, bởi cậu không muốn đánh thức tôi dậy. Các bạn Việt Nam đã kiệt sức sau một ngày đêm làm việc, nên họ ngủ rất say, không nghe thấy tiếng còi báo động. Chỉ khi chuông điện thoại gọi từ cabin “C” (Sở chỉ huy Tiểu đoàn - ND) vang lên họ mới tỉnh.

Sau một giờ hành quân, Tiểu đoàn đã tập kết tại một thung lũng hẹp giữa các ngọn núi. Chúng tôi phân tán và ngụy trang khí tài bằng những cành cây. Cả ngày hôm sau chúng tôi ngồi chứng kiến những âm thanh của từng đợt bom nổ và pháo cao xạ bắn máy bay từ phía trận địa mà hôm qua chúng tôi đã chiến thắng.

Ở dưới cùng của thung lũng có một dòng suối nhỏ, nước suối mát lạnh chảy ra từ mạch trên núi. Chúng tôi đi lên phía thượng nguồn và tìm thấy nguồn của dòng suối, mạch nước khá sâu và chảy từ các khe đá. Thấy điều này, chúng tôi hơi lo lắng việc dùng nước suối cho sinh hoạt.

Nước có vị hơi mặn làm chúng tôi nhớ đến những chai nước khoáng. Cả ngày hôm đó chúng tôi uống nước suối gần như liên tục. Nước có vị mát mẻ, sảng khoái trong cái nóng nhiệt đới. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Nó tương tự như nước suối tôi đã uống trên dòng suối chảy vào sông Lena ở phía nam của thành phố Lensk, nơi đây đội xây dựng đập thủy điện gồm các sinh viên Trường Đại học Điện lực Moskva chúng tôi đã làm việc vào mùa hè năm 1969.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Hai, 2023, 10:16:22 pm
Trận địa giả

Khi vừa mới ra khỏi trận địa, chúng tôi đã thấy một “Tiểu đoàn tên lửa” đến thay thế chúng tôi. Các “tên lửa” của đơn vị này được chở trên các xe ba gác mà những người nông dân thường dùng. Bộ khung tên lửa được làm bằng các thanh tre và bên ngoài được bọc bằng cót. Dùng vôi và sơn quét lên tên lửa để cho chúng có màu sắc như tên lửa đem đi duyệt binh, từ trên nhìn xuống chẳng khác tên lửa thật. Những “tên lửa” này được lắp đặt ở trận địa, chúng có dây kết nối “hệ thống điều khiến”, mô phỏng thực hiện lệnh “đồng bộ”. Một người ngồi trong hầm sâu, cách xa trận địa làm nhiệm vụ “bật công tắc” cho “Hệ thống điều khiển” làm việc. Các bạn Việt Nam đã khéo léo ngụy trang, tạo ra một bộ khí tài tên lửa phòng không như thật.

Khi làm các trận địa giả, có thể nói các bạn Việt Nam đã đạt mức nghệ thuật. Ngay cả chúng tôi, khi đứng xa hơn hai trăm mét, cũng không thể phân biệt được những mô hình đó với tên lửa thật. Các trung đội pháo cao xạ, cũng giống như vậy, các bạn Việt Nam làm chẳng khác gì các trung đội thực thụ. Các nòng pháo cao xạ của các trung đội giả cùng được làm bằng thân những cây tre có độ dày (tre đực), sơn màu đen. Bạn có thể ngạc nhiên, và có lẽ sợ hãi nhất là phi công thượng thặng của không quân Mỹ. Khi mà sau mỗi tiếng nổ của quả bom chính viên phi công Mỹ vừa ném xuống, thì “tên lửa” ở trận địa bị hất tung lên cao khoảng vài mét do bị sức ép bom nổ, sau đó lại được các sợi dây kéo trở lại như không có chuyện gì xảy ra. Cũng cần nói thêm, nếu “tên lửa” loại này có bị vỡ thành mảnh, thì việc vá lại cùng không quá mất thời gian. Chỉ cần sửa chữa nhỏ và “tên lửa” lại mới nguyên.

Chúng tôi trở về Hà Nội rất nhanh, vì chúng tôi hành quân cả ban đêm lẫn ban ngày, không sợ bị máy bay Mỹ phát hiện. Đế quốc Mỹ đã kinh ngạc bởi bốn máy bay của mình bất ngờ biến mất trong vùng không phận mà trước đó họ đã bay an toàn. Sau đó, chúng tôi được các đồng chí Việt Nam cho biết, sau khi dùng máy bay trinh sát không người lái, không quân Mỹ phát hiện ra đó là trận địa giả, bây giờ họ mới hiểu họ đã mắc lừa.

Yểm trợ Tiểu đoàn tên lửa phòng không 61 có 23 đại đội pháo cao xạ các cỡ 37mm, 57mm, 100mm và ba đại đội súng máy cao xạ. Tất cả có hơn 100 nòng pháo tạo ra mạng lưới lửa phòng không xung quanh trận địa. Đối với phi công Mỹ, đây là một cái bẫy thực sự nguy hiểm, trong đó “tên lửa” là một miếng mồi. Ngày hôm sau, các đại đội pháo cao xạ làm nhiệm vụ yểm trợ trận địa tên lửa giả đã bắn rơi ba máy bay Mỹ. Một phi công Mỹ sau này đã miêu tả:

- Có điều gì đó lạ thường. Tôi nghĩ mình như có ảo giác: tôi thả bom xuống, thấy bom nổ gần các bệ phóng tên lửa, nhưng như một màn ảo thuật, tên lửa vẫn không hề hấn gì, đứng đó như một vật thể bất khả xâm phạm.

Sau khi đã hiểu đây là trận địa giả và không phát hiện có tên lửa thật, phía Mỹ tự hỏi vậy tên lửa thật phóng từ đâu đã hạ gục bốn máy bay vào đêm 11 sáng ngày 12 tháng 8? Thực tế đó là tên lửa. Đế quốc Mỹ không còn nghi ngờ gì vì bốn chiếc máy bay biến mất đã nói lên điều đó.

Ba ngày sau, đài phát thanh “Tiếng nói Hoa .Kỳ” đã phát đi bản tin sau: “Ở Bắc Việt Nam đang sử dụng một loại tên lửa đất đối không mới của Liên Xô. Loại tên lửa này đặt ở ngoại thành Hà Nội có thể bắn trúng các máy bay đang bay trong khu vực tiếp giáp với vĩ tuyến 17”.

Cần phải nói rằng Tiểu đoàn 61 của chúng tôi không bị trúng bom Mỹ, thông thường ngay sau mỗi trận đánh, chúng tôi phải nhanh chóng thu hồi khí tài và rút quân khỏi trận địa. Trong một số lần, Tiểu đoàn chúng tôi đã vượt quy định thời gian thu hồi khí tài từ trạng thái chiến đấu chuyển sang trạng thái hành quân. Chúng tôi buộc phải làm như vậy, vì không quân Mỹ sẽ ném bom ngay lập tức khi họ đã phát hiện ra các trận địa tên lửa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm đơn vị

Sau trận đầu ra quân; đánh thắng, Tiểu đoàn 61 chúng tôi trở về Hà Nội an toàn và làm nhiệm vụ trực chiến. Trong một số ngày đầu, máy bay Mỹ không xuất hiện trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Sau đó, họ bắt đầu cho máy bay do thám không người lái xâm nhập không phận miền Bắc. Chúng tôi đã cố gắng tiêu diệt chủng, không để sót chiếc nào, bởi vì chúng đã liên tục phát đi những thông tin về miền Bắc Việt Nam.

Ngày 26 tháng 8 năm 1965 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm trận địa chúng tôi, chúc mừng chiến thắng của quân đội hai nước Liên Xô và Việt Nam. Chủ tịch ăn mặc rất giản dị, trong bộ quần áo nâu sồng, chân đi đôi dép cao su. Cùng đi với Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có các đồng chí đại diện Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, các phóng viên và cảnh vệ. Sau khi xem các thiết bị và xem Trung đội bệ phóng thao tác do Thượng sĩ Delov chỉ huy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng Tiểu đoàn đã ra quân trận đầu đánh thắng, cảm ơn chúng tôi đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Khi chia tay, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt tay từng chuyên gia Liên Xô và nói một vài câu tiếng Nga: “Cảm ơn các bạn về sự giúp đỡ có hiệu quả cao như thế. Chúc các bạn sức khỏe tốt và thắng lợi mới! Các bạn bắn ba tên lửa hạ gục được bốn máy bay và tôi chúc các pháo thủ cao xạ của Việt Nam theo gương các bạn và bắn bốn quả diệt được một máy bay Mỹ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kết thúc với một nụ cười vui tươi.

Tất nhiên, đó là câu nói đùa của Chủ tịch. Căn cứ vào thống kê trong Chiến tranh thế giới thứ hai, để một chiếc máy bay bị bắn rơi, phải tiêu hao trung bình khoảng 400 quả đạn pháo. Các phóng viên ảnh và quay phim đi cùng đã ghi lại những hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm trận địa tên lửa Tiểu đoàn 61 Trung đoàn tên lửa phòng không 236, nhưng không rõ những hình ảnh lịch sử đó có được lưu giữ không. Sau này, Tiểu đoàn 61 là Tiểu đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

                                                                                                                                                   
Moskva 2010-2011
Nikolai Kolesnik


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2023, 06:07:58 pm
ABROSIMOV VIKTOR EGORORVICH

(https://i.imgur.com/pGrEx2M.jpg)

Thiếu tá Abrosimov Viktor Egorovich sinh ngày 26 tháng 11 năm 1936 tại thành phố Kyshtym, vùng Chelyabinsk.

Năm 1955, ông tốt nghiệp trường trung học phổ thông số 1. Tháng 8 năm 1956, ông vào học trường Cao đẳng cơ giới quân sự Chelyabinsk, chuyên ngành kỹ thuật viên cơ khí, sửa chữa và bảo trì máy kéo và xe ô tô. Tháng 9 năm 1958, ông tốt nghiệp ra trường.

Từ tháng 10 năm 1958 đến tháng 2 năm 1983, ông phục vụ trong lực lượng vũ trang Liên Xô, đảm nhiệm qua các cương vị:

- Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1958 làm Trưởng Xưởng sửa chữa máy kéo tự động thuộc đơn vị quân sự số 41182.

- Từ tháng 2 năm 1962 đến tháng 9 năm 1963 làm Trung đội trưởng Trung đội xe máy, đơn vị quân sự 31768.

- Từ tháng 9 năm 1963 đến tháng 9 năm 1965 làm Đại đội phó Đại đội kỹ thuật thuộc đơn vị quân sự 31768.

- Từ tháng 9 năm 1966 đến tháng 10 năm 1968 làm Đại đội trưởng Đại đội ô tô vận tải, đơn vị quân sự 31768.

- Từ tháng 10 năm 1968 đến tháng 8 năm 1971 làm Trợ lý Giám đốc Ngành dịch vụ vận tải đường bộ, đơn vị quân sự 31768.

- Từ tháng 8 năm 1971 đến tháng 9 năm 1976 làm Giám đốc Ngành dịch vụ xe ô tô thuộc đơn vị quân sự 03401.

- Từ tháng 9 năm 1976 đến tháng 2 năm 1983 làm Giám đốc Ngành dịch vụ xe ô tô thuộc đơn vị quân sự 51946.

- Ngày 18 tháng 2 năm 1983, ông xuất ngũ trước niên hạn vì lý do sức khỏe.

Với những thành tích đã đạt được, ông đã được Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô tặng bằng khen và huy hiệu “Chiến sĩ nghĩa vụ quốc tế”, kỷ niệm chương “Vì lòng dũng cảm”, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô tặng chiếc đồng hồ “chỉ huy” có giá trị và được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng Huy chương Hữu Nghị.

Nhớ đến những năm tháng công tác tại Việt Nam, ông đã viết bài “Việt Nam mãi trong tâm hồn tôi”.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2023, 06:09:58 pm
VIỆT NAM MÃI TRONG TÂM HỒN TÔI

Cuối tháng 3 năm 1965, tôi là thành viên Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô gồm 13 đồng chí thuộc đơn vị 31768 được cử sang Việt Nam công tác. Đoàn do Trung tá N.A. Bordan làm trưởng đoàn, còn tôi được chỉ định làm phó đoàn. Nhiệm vụ của chúng tôi là đào tạo các cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam tại Trung tâm huấn luyện thứ nhất của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam. Trung tâm này được đặt ở một khu rừng thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây(1). Chỉ huy Trung tâm huấn luyện là Đại tá M.N. Tsygankov. Thời hạn công tác ở Việt Nam của chúng tôi từ ngày 3 tháng 4 năm 1965 đến ngày 21 tháng 4 năm 1966.

Nhiệm vụ đầu tiên của Đoàn chúng tôi là áp tải đoàn xe lửa chở thiết bị đặc biệt sang Việt Nam. Đoàn tàu xuất phát từ Liên Xô, qua Trung Quốc đến Việt Nam. Số trang thiết bị này sẽ được trang bị cho một tiểu đoàn kỹ thuật thuộc Trung đoàn Tên lửa Phòng không (Tiểu đoàn Kỹ thuật là đơn vị sản xuất đạn tên lửa cho các tiểu đoàn hỏa lực - ND). Đầu tháng 4 năm 1965, đoàn chúng tôi đến Việt Nam.

Đầu tháng 5 năm 1965, chúng tôi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chính của mình là: Trong thời gian ngắn nhất phải đào tạo được các cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam biết sử dụng các thiết bị mà chúng tôi mới đem sang để phục vụ cho chiến đấu. Cụ thể là, sau ba tháng phải đưa Trung đoàn Tên lửa Phòng không đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam vào chiến, đấu. Các chuyên gia quân sự Liên Xô chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này.

Chiều ngày 24 tháng 7 năm 1965, dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Boris Mozaev và Thiếu tá Phedor Ilinykh, hai tiểu đoàn hỏa lực thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 236 - Trung đoàn Tên lửa Phòng không đầu tiên của Việt Nam, đã bắn rơi ba máy bay Mỹ ở độ cao 2.000 mét trên vùng trời cách Hà Nội 50 kilômét về phía tây bắc.

Tại Trung tâm huấn luyện, đội ngũ giáo viên chúng tôi gồm có: Đại úy Dmitri Mareevich Udovenko làm đội trưởng, tôi khi đó làm trung úy làm đội phó và tám giáo viên thực hành, họ là những hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ của Quân đội Liên Xô. Nhiệm vụ của chúng tôi là đào tạo bổ túc tay lái cho các chiến sĩ lái xe của Quân đội nhân dân Việt Nam biết lái thành thạo các loại xe KRAZ, ZiL-157 (xe chở đạn), xe kéo pháo và các loại xe đặc chủng khác.

Khi còn ở Liên Xô, chúng tôi đã được báo trước rằng, việc huấn luyện các chiến sĩ Việt Nam sẽ được tiến hành trong tình hình “gần với chiến đấu”. Trong thực tế, đế quốc Mỹ rất xảo quyệt. Máy bay Mỹ ngày đêm bay lượn trên bầu trời Việt Nam. Các máy bay cường kích của Mỹ ném bom một cách dã man, phá hủy tất cả nhà ở, bệnh viện, trường học, đường sá..., chúng gần như muốn “hủy diệt” lãnh thổ Việt Nam.

Chúng tôi ở trong rừng rậm. Nhà để chúng tôi ở đều làm bằng gỗ, nên không có khả năng chống lại các tác động từ bên ngoài. Chúng tôi không thể thích ứng ngay với điều kiện sinh hoạt, như: thời tiết nóng và độ ẩm cao, nước uống phải đưa từ nơi khác đến. Trước khi sử dụng nước, không chỉ phải đun sôi mà cần phải lọc. Thậm chí đôi khi thiết bị kỹ thuật cũng bị hư hỏng do thời tiết, khí hậu. Công tác huấn luyện các chiến sĩ Việt Nam, công tác triển khai thiết bị tên lửa và công tác chuẩn bị ra quân chiến đấu đều tiến hành trong rừng.

Khi đế quốc Mỹ dùng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam, để đánh trả lại những cuộc không kích của Mỹ, chúng tôi phải thử nghiệm thành tựu khoa học và công nghệ của Liên Xô, đó là tên lửa phòng không. Năm 1965, những bộ khí tài tên lửa phòng không S-75 được triển khai trên tuyến phòng thủ của Hà Nội và các thành phố trọng điểm trên miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi “từ trái tim” mình, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm quân sự với bộ đội Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của đất nước Liên Xô. Họ đã bảo vệ các chuyên gia của chúng tôi như bảo vệ “con ngươi của mắt mình”. Những người lính của Quân đội nhân dân Việt Nam tận tâm thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải bằng mọi cách để bảo vệ các chuyên gia quân sự Liên Xô.

Vâng, chúng tôi đã học được nhiều điều hay ở nhân dân Việt Nam. Đó là tính kiên nhẫn, tự chủ, biết ngụy trang và tìm cách bảo toàn lực lượng, biết xây dựng các trận địa giả. Phải tận mắt chứng kiến mới thấy họ đã nhanh như thoắt ẩn vào hầm trú ẩn khi mới có tín hiệu báo động phòng không. Ngay cả những con trâu chăm chỉ kéo cày, rồi đến con lợn, con gà - nguồn thức ăn chính của người lính - cũng được đưa vào nơi trú ẩn. Và khi đã có tín hiệu “báo yên”, không cần một mệnh lệnh bổ sung, các loại gia cầm đó đã được đưa lên các thùng xe ô tô với cuộc hành quân thần tốc mới. Các bạn Việt Nam tặng tôi một món quà kỷ niệm, đó là một con trâu với một cậu bé ngồi trên lưng, làm bằng gỗ mun. Tôi vẫn giữ món quà lưu niệm này như một bùa hộ mệnh tránh rủi ro.


(1) Nay thuộc thành phố Hà Nội.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2023, 06:11:35 pm
Chiến tranh đã đặt lên hai vai người phụ nữ Việt Nam những gánh nặng to lớn, có lẽ nhiều người phụ nữ khác trên thế giới sẽ không thể chịu nổi. Trong thời kỳ phong kiến, người ta cho rằng, nếu một phụ nữ cầm vũ khí trong tay, thì người phụ nữ ấy trở thành một chiến binh. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, những nữ chiến binh Việt Nam đã đứng lên bảo vệ Tổ quốc giống như những nam giới. Nói đến người phụ nữ Việt Nam là phải nói đến những chiếc áo nâu sồng mà họ mặc thường ngày, là nói đến những tà áo trắng sánh cùng với chiếc quần đen mà họ mặc trong ngày hội, ngày lễ, ngày Tết. Hằng ngày họ thường đi chân đất. Giày, dép của họ đều là những đồ tự chế. Dép cao su làm từ lốp ô tô được cắt theo đúng khuôn bàn chân và cắt những đoạn săm ô tô đã bị hỏng hoặc quá “đát” để làm quai. Có những lần chúng tôi cũng đã phải đi đôi dép như thế, chúng tôi gọi đó là “đôi dép chống trời mưa”.

Chúng tôi đã thấy những người phụ nữ rất duyên dáng gánh trên vai hai bao gạo nặng 50 - 60 kilôgam. Có thể nói ràng, phái “yếu” trong mọi thời đại ở bất kỳ quốc gia nào cũng là lực “kéo” của thời chiến và tái thiết sau chiến tranh.

Năm 1965 đang dần qua, chúng tôi đón năm mới 1966 trong chiến hào. Trong đêm giao thừa, chúng tôi với các bạn Việt Nam say sưa với ly trà pha trong chiếc ca sắt của người lính. Đôi má ửng hồng vì ly trà nóng và nhiệt độ 15- 18 độ của tháng mười hai. Chúng tôi nhớ gia đình, và thông qua đồng chí phiên dịch, chúng tôi đã kể cho các bạn Việt Nam về phong tục chúng tôi đón năm mới ở Nga như thế nào. Chúng tôi đã giải thích khá lâu cho các bạn Việt Nam lý do tại sao kỳ nghỉ mùa đông ở Nga lại kéo dài từ Lễ Giáng sinh đến Tết năm mới.

Trong cuộc trò chuyện thân mật như thế, chúng tôi mới hiểu năm mới ở Việt Nam có nghĩa là Tết, và Tết tính theo lịch phương Đông, vào những ngày Đông chí giữa ngày 19 tháng một và 21 tháng hai. Vào thời điểm này của năm, nhiệt độ không khí giảm đáng kể, khoảng 10 - 15 độ. Khi đón năm mới, người Việt Nam thường cắm cành đào trong nhà, đó là loại hoa chỉ nở vào mùa xuân. Trên bàn hoa quả ngày Tết, người ta còn đặt chậu hoa thủy tiên để thể hiện sự hòa hợp và thanh tịnh. Trong những ngày Tết, mọi người thường ăn diện, mặc những bộ quần áo mới để đón năm mới.

Một điều gần như không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới là những câu chúc mừng được viết trên giấy đỏ (câu đối đỏ). Suốt đêm giao thừa, ở cả thành phố và nông thôn, trong công viên và thậm chí trên đường phố, đều tỏa sáng những bếp lửa luộc bánh chưng - loại bánh gói bằng gạo nếp có nhân đỗ và thịt trong những chiếc lá dong xanh. Vào thời khắc giao thừa, tiếng chuông trang trọng sẽ vang lên báo hiệu thời khắc lịch sử của năm mới đã đến.

Sau đó là những tràng pháo nổ giòn giã, những nén hương thơm được dâng lên bậc tổ tiên và mọi người đều ngồi cúng trước bàn thờ. Theo tín ngưỡng truyền thống, trong mỗi ngôi nhà đều có một vị thần (Táo quân - ND). Trong ngày đầu năm mới, vị thần sẽ lên trời để báo cáo Ngọc Hoàng tất cả các vấn đề của con người trong một năm. Trong ngày này, tất cả những điều đáng phải chê trách trong năm cũ đều được Ngọc Hoàng tha thứ và ban tặng những điều tốt đẹp. Người Việt Nam kiêng quét nhà vào ngày đầu năm mới để tránh quét đi những điều may mắn, tốt đẹp.

Người Việt Nam đón năm mới trong thời bình, như thế đó. Còn khi chiến tranh phải đón Tết trong những căn hầm, các bạn Việt Nam đã lấy hoa cải cùng với bánh chưng để trang trí ngày Tết.

Từ ngày 24 tháng 7 năm 1965 đến ngày 20 tháng 4 năm 1966, tất cả các chuyên gia quân sự chúng tôi đã cùng với những chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia vào các trận chiến bắn máy bay Mỹ xâm phạm bầu trời miền Bắc Việt Nam. Trong thời gian này, các đồng chí lái xe do chúng tôi đào tạo, đã được phân công về các tiểu đoàn hỏa lực tên lửa phòng không, tham gia chiến đấu, góp phần bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ. Cuối tháng 4 năm 1966, nhóm chuyên gia chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ và rời Việt Nam về Liên Xô.

Với việc hoàn thành nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh, tôi đã được Chính phủ Liên Xô trao tặng Huy chương “Vì lòng dũng cảm”, Chủ tịch Đoàn Xôviết tối cao Liên Xô tặng bằng khen và huy hiệu “Chiến sĩ nghĩa vụ quốc tế”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô trao tặng chiếc đồng hồ “Chỉ huy”, Chính phủ Việt Nam tặng Huy chương Hữu Nghị và Bằng Danh dự.

Bằng tình cảm ấm áp, tuyệt vời nhất, tôi nhớ lại những người bạn chiến đấu của tôi - các chuyên gia quân sự Liên Xô: Đội trưởng Đội lái xe - Thượng sĩ Borodavko, các đồng chí lái xe Vemakov, Glazunov, Karzukin, Kayudo, Chekunov, Vanya, Shlanchak và các đồng chí Việt Nam, những người đã cùng chúng tôi chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Việt Nam.

Tôi trân trọng gửi tới các bạn Việt Nam lời chúc tốt đẹp!

Troitsk, năm 2008


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2023, 06:14:30 pm
VALERY VASILIEVICH SKORYAK

(https://i.imgur.com/CIVvO7G.jpg)

Trung tá Valery Vasilievich Skoryak sinh ngày 7 tháng 5 năm 1941 tại thành phố Lida, vùng Grodnensk, Cộng hòa Liên bang Belarus.

- Năm 1961, ông tốt nghiệp trường Kỹ thuật quân sự Odessa.

- Từ 1961 đến 1969, ông làm Trung đội trưởng thuộc Đại đội bệ phóng tên lửa S-75.

- Năm 1969, ông tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật vô tuyến Pháo binh, thành phố Kharkov.

- Từ 1969 đến 1972, ông làm kỹ sư về tên lửa.

- Từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 20 tháng 12 năm 1970, công tác tại Việt Nam.

- Từ năm 1972 đến năm 1975, ông làm phó chỉ huy Tiểu đoàn kỹ thuật tên lửa S-200.

- Từ năm 1975 đến năm 1977, ông làm Lữ đoàn trưởng.

- Từ năm 1977 đền năm 1987, ông làm Phó đại diện quân sự tại Libya.

- Năm 1987, ông xuất ngũ, nghỉ hưu.

Do có nhiều thành tích trong quả trình phục vụ trong quân đội, ông được trao nhiều Huân, Huy chương, trong đó có Huy chương Hữu Nghị của Chính phủ Việt Nam.

Dưới đây là hồi ức của ông.


VIỆT NAM - TÌNH YÊU VÀ NỖI ĐAU CỦA TÔI

Việt Nam là quê hương thứ hai của tôi. Thực tế này đã đến với tôi một cách rất ngẫu nhiên. Tôi đã đến Việt Nam nhiều lần: Lần thứ nhất vào đầu tháng 1 năm 1970 trong nhiệm kỳ công tác một năm của tôi, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế là huấn luyện và giúp đỡ các chiến sĩ Bộ đội Tên lửa Phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu chống lại các cuộc không kích của máy bay Mỹ. Các lần tiếp theo là đi du lịch trong những năm từ năm 2003 đến năm 2007. Trong đó, có bốn lần đi tự túc và một lần là thành viên của Hội Hữu nghị Nga - Việt thành phố Sverdlovsk.

Tôi cũng đi du lịch ở nhiều nước như: Phần Lan, Đức, Hungary, Tiệp Khắc. Năm 1979 tôi đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế ở Libya. Chính vì thế, trong tâm trí tôi có rất nhiều ấn tượng, nhưng Việt Nam là đất nước duy nhất mà tôi đi du lịch như đi về quê hương mình. Mặc dù tôi đã đến thăm đất nước này sáu lần, song tôi vẫn sẵn sàng bay sang Việt Nam một lần nữa, vì tôi cảm thấy như thể trở về ngôi nhà thân yêu của cha mẹ mình (nhà tôi ở Ucraina).

Tôi sẽ phân tích tại sao tôi có cảm giác như vậy:

Thứ nhất, đây là vùng thiên nhiên tuyệt vời, đẹp cả trên đất liền và trên biển. Tất cả điều này không thể mô tả được hết mà chúng phải được tận mắt nhìn thấy. Mỗi lần đến Việt Nam, tôi lại biết thêm những điều mới mẻ và thú vị của đất nước này.

Thứ hai, những con người Việt Nam bình thường đều nhớ đến Liên Xô, nhớ đến các chuyên gia quân sự Liên Xô đã giúp đỡ họ trong những năm chiến tranh gian khổ (1960 - 1975). Khi tiếp xúc với những người Việt Nam yêu lao động, bạn sẽ thấy và hiểu được sự chân thành và lòng tốt của họ.

Tôi đã bắt đầu tìm hiểu đất nước tuyệt vời này như thế nào?

Năm 1969, tôi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật vô tuyến Pháo binh ở Kharkov. Sau khi tốt nghiệp, tôi được bổ nhiệm làm kỹ sư thiết bị bệ phóng tên lửa của đơn vị.

Đơn vị chúng tôi nằm cách thành phố Sverdlovsk 15 kilômét. Đơn vị đã trải qua một chặng đường chiến đấu vinh quang: Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, tham gia chiến đấu ở Triều Tiên và năm 1960 đã tham gia bắn rơi máy bay do thám U-2 của Mỹ.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2023, 06:16:04 pm
Tôi phục vụ trong đơn vị này từ năm 1963. Ban chỉ huy của đơn vị là Đại tá Poluektov, Đại tá Padukov, Đại tá Pozdnyakov, Đại tá Repin. Họ là những sĩ quan từng xông pha ngoài mặt trận, họ có thể đòi hỏi cần được quan tâm. Mỗi sĩ quan, nếu xứng đáng được đề cử vào một vị trí cao hơn, người đó sẽ được bổ nhiệm đúng hạn. Sau khi những chỉ huy này về nghỉ hưu, một số truyền thống tốt đẹp đã bị lãng quên.

Ban Quân khí của đơn vị là một tập thể các kỹ sư cao cấp; và bản thân tôi có cơ hội để nâng cao kiến thức của mình về một số vấn đề vũ khí.

Khi chọn người sang Việt Nam công tác, Phòng Cán bộ đã chọn hai ứng cử viên: một chính thức và một dự bị. Tháng 12 năm 1969, tôi được chọn là người dự bị, nhưng người chính thức bị bệnh, vì thế tôi mới được đứng trong đội ngũ chuyên gia quân sự sang Việt Nam.

Nói chung, tôi là ứng cử viên dự bị may mắn. Năm 1979 tôi là một ứng cử viên dự bị sang Libya công tác, và một lần nữa, vì một số lý do, tôi đã đi thay sĩ quan chính thức.

Tại Hội đồng Quân sự Phòng không 40A, Thiếu tướng Gurinov hỏi tôi đã đến niên hạn nâng quân hàm chưa, tôi báo cáo Thiếu tướng rằng đã qua. Tư lệnh Quân đoàn có quyền phong quân hàm cho sĩ quan sơ cấp. Vì thế, khi đến Việt Nam tôi đã mang quân hàm đại úy. Tôi rất biết ơn Thiếu tướng về việc này.

Trong mười ngày của tháng 1 năm 1970, tôi đã qua lớp hướng dẫn tại một phòng ở Bộ Tổng Tham mưu. Các bác sĩ hướng dẫn chúng tôi không được uống nước lã. Để giảm mồ hôi, một ngày nên tắm hai lần. Chúng tôi được tiêm vắcxin phòng viêm não, vì ở Việt Nam có nhiều muỗi và muỗi là trung gian truyền bệnh. Chúng tôi được thông báo rằng có những sĩ quan đầu tiên trong đoàn đã mắc phải căn bệnh này. Một đại tá, một thượng úy bị bệnh nặng, phải gửi về Liên Xô điều trị.

Không lâu trước ngày tôi lên đường sang Việt Nam, năm 1968, con gái chúng tôi, cháu Marina chào đời. Vợ tôi và tôi đều bình tĩnh trước chuyến đi công tác sắp tới của tôi.

Khoảnh khắc thú vị nhất là thời điểm chuẩn bị cho chuyến đi công tác vào tháng 1 năm 1970. Ngoài tôi có thêm 25 sĩ quan khác. Chúng tôi được đưa đến một kho quân trang của quân đội nhận quần áo dân sự. Một điều thú vị là quần áo và giày dép của tất cả thành viên đoàn đi đều có cùng màu sắc và kiểu dáng. Khi 26 sĩ quan ăn mặc như anh em sinh đôi xuất hiện tại sân bay quốc tế Sheremetyevo ở Moskva đã gây sự chú ý lớn đối với những người xung quanh. Trong thời tiết giá lạnh âm 30 độ C, mọi người đều đội mũ và áo khoác giống hệt nhau, đứng cạnh nhau như những thám tử trong các bộ phim trinh thám của Mỹ.

Chúng tôi ngồi trên máy bay Il-18, bay theo hành trình Moskva - Dushanbe - Karachi - Calcutta - Viêng Chăn - Hà Nội kéo dài 22 giờ. Khi máy bay hạ cánh tại thành phố Karachi (Pakistan), chúng tôi ra khỏi máy bay và cảm thấy một mùi hoa lạ nào đó, một mùi hương đặc trưng của các nước phương Đông. Mùi này cũng là đặc trưng của Việt Nam: những đồ đạc mang từ Việt Nam về Liên Xô đã không mất mùi này trong vài tháng.

Khi hạ cánh ở Calcutta, tại sân bay, chúng tôi được thưởng thức bữa ăn ngon. Nhìn vào người Ấn Độ đi ngang qua sân bay, chúng tôi nhận ra rằng nhiều người ở đây sống nghèo khổ, nhưng hầu như mọi người đều mỉm cười, có lẽ họ là những người lạc quan.

Khi đến Hà Nội, thời tiết tốt, khoảng 25 độ C. Chúng tôi ngay lập tức được đưa đến Đại sứ quán Liên Xô, và sau đó đến khách sạn Kim Liên.

Tháng 1 năm 1970, Thiếu tướng Stolnikov làm trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô, Đại tá Gude làm trưởng đoàn chuyên gia tên lửa phòng không thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, còn Đại tá Trombachev làm phó đoàn phụ trách chính trị.

Tôi được cử đến giúp đỡ công tác kỹ thuật tên lửa thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam. Người đứng đầu nhóm này là Đại tá Dyurich, người đã tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Sau đó, Trung tá Shmanenko thay thế.

Nhiệm vụ của tôi là kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của thiết bị phóng tên lửa S-75.

Nhiệm vụ chính của nhóm kỹ sư thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân gồm: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và sẵn sàng chiến đấu của các tiểu đoàn tên lửa phòng không nhằm mục đích đưa ra quyết định chiến đấu đúng đắn và kịp thời; kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của các tiểu đoàn kỹ thuật; kiểm tra hoạt động và chất lượng sửa chữa thiết bị và vũ khí của Xưởng sửa chữa A-31; sửa chữa các hư hỏng phức tạp của thiết bị chiến đấu; giúp đỡ các khẩu đội chiến đấu nâng cao trình độ chuyên môn; tổ chức các lớp học với các sĩ quan tham mưu thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam, cũng như với các chuyên gia quân sự Liên Xô của các đoàn chuyên gia thuộc các trung đoàn tên lửa phòng không với nội dung: về đặc thù của việc cải tiến và khai thác thiết bị trong điều kiện khí hậu nóng và có độ ẩm cao; giúp đỡ phục hồi các hệ thống tên lửa phòng không bị hư hại do máy bay Mỹ gây ra; cùng với các chuyên gia Việt Nam thuộc Phòng Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân tiến hành nghiên cứu các lần bắn, phân tích nguyên nhân khiến tên lửa rơi và các biện pháp khác, góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống tên lửa phòng không.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2023, 06:17:32 pm
Tập thể đội ngũ kỹ sư nói trên được chọn từ các đơn vị phòng không ở các khu vực khác nhau của Liên Xô. Các ứng cử viên thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp Việt Nam đã được lựa chọn kỹ càng, nhưng cũng có những sai sót. Trong nhóm của chúng tôi có một sĩ quan từ thành phố Irkutsk, đã có hành động không tương xứng với cấp bậc sĩ quan của anh ta. Theo yêu cầu của tập thể nhóm kỹ thuật, anh ta đã phải về Liên Xô trong vòng 24 giờ. Nói chung, đây là một trường hợp cá biệt, và trong các điều kiện chiến đấu đã không xảy ra bất kỳ một tình huống nào làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hữu nghị giữa hai bên.

Trưởng đoàn và tất cả chỉ huy cấp cao đã cố gắng giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu.

Các chuyên gia quân sự Liên Xô thuộc nhóm kỹ sư ở Quân chủng Phòng không - Không quân có các nhiệm vụ sau: Phát hiện những thiếu sót trong việc chuẩn bị trang thiết bị vào chiến đấu; giúp đỡ giải quyết những thiếu sót này; đưa ra quyết định cuối cùng là thiết bị đã sẵn sàng chiến đấu; kiểm tra lại các tiểu đoàn trước đây chưa đủ điều kiện sẵn sàng chiến đấu, nay đã khắc phục hết những thiếu sót mà đoàn kiểm tra đã phát hiện để quyết định tiểu đoàn đó có được triển khai chiến đấu hay không.

Thường xuyên kiểm tra trạng thái sẵn sàng chiến đấu - nghĩa là cuộc sống luôn trên bốn bánh xe ô tô, thường xuyên chạy trên đường. Đội ngũ phiên dịch và cán bộ, chiến sĩ phòng ngoại vụ cùng hành quân cùng chúng tôi. Ở cuối xe ô tô chở người là nơi để giường gấp và các tấm đệm và cả bia, nước trái cây. Trên đường đi, họ giải trí bằng cách chơi bài mà các bạn Việt Nam gọi là Tú lơ khơ, phần thưởng bằng rượu sâm panh.

Tất nhiên, các nhóm chuyên gia quân sự của chúng tôi đóng vai trò rất quan trọng ở các trung đoàn. Khi các thiết bị quân sự đều ở trạng thái tốt thì thời gian chúng tôi kiểm tra không quá ba giờ, và chúng tôi có thể đưa ra kết luận mức độ sẵn sàng chiến đấu của tiểu đoàn.

Mỗi nhóm kỹ thuật của chúng tôi đều hiểu rất rõ về hệ thống của mình, những thông số nào cần được kiểm tra thường xuyên, những tham số nào ổn định và những tham số nào không ổn định vì lý do này hay lý do khác. Do đó, trong trường hợp sau khi chúng tôi có kết luận tiểu đoàn đã sẵn sàng chiến đấu, nhưng sau một hoặc hai ngày, lại có thông báo qua điện thoại rằng, tiểu đoàn không thể sẵn sàng chiến đấu vì một số thông số vượt quá giới hạn, thì các chuyên gia của chúng tôi ở Hà Nội có thể đưa ra kết luận: lỗi của thiết bị hoặc lỗi của người đưa thông số sẵn sàng chiến đấu vượt quá dung sai cho phép. Thực tế đã xảy ra như vậy.
 
Các buổi huấn luyện kỹ thuật được tổ chức thường xuyên trong khuôn viên Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam. Tôi đã tiến hành các buổi lên lớp với đồng chí Hồng. Đồng chí Hồng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, anh là một người tốt bụng. Anh và tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về ảnh hưởng của độ ẩm đến các bộ phận của các bệ phóng CM-63-II. Về những vấn đề này, một số kiến nghị đã được đưa ra trong tiểu đoàn tên lửa phòng không.

Người dịch giỏi nhất là đồng chí Chinh, một người rất có năng lực và thân thiện.

Các buổi lên lớp của các chuyên gia quân sự Liên Xô ở các trung đoàn gồm các vấn đề sau:

- Bản chất vật lý của việc cải tiến thiết bị.

- Những hỏng hóc mang tính đặc trưng của thiết bị điện trong điều kiện khí hậu nóng và độ ẩm cao.

- Nguyên tắc định hướng của bệ phóng “theo phương pháp Việt Nam” có sử dụng la bàn kết hợp với quan sát từ cabin “P”.

- Phân tích nguyên nhân tên lửa bị rơi.

- Các biện pháp nâng cao hiệu quả bắn.

Có thể khẳng định: hiệu quả của hệ thống phòng không sẽ lớn hơn nếu sử dụng kết hợp các hệ thống phòng không như: về tên lửa có S-75, S-125, lực lượng không quân, lực lượng pháo cao xạ và súng máy. Hiệu quả của sự phối hợp đó sẽ đạt được khi sử dụng đồng bộ và thống nhất.

Cần lưu ý rằng kỹ thuật tên lửa hoạt động vượt xa giới hạn của các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật. Độ ẩm của không khí vùng biển có thể lên đến 90 đến 100%, trong khi nhiệt độ thiết bị điện của bệ phóng CM-63-II duy trì trong khoảng 65 - 75 độ C với thời gian ít nhất là 6 tháng trong năm. Thiết bị làm việc trong điều kiện thời tiết và độ ẩm như vậy, điện trở cách điện của máy điện sẽ bị giảm đáng kể. Các thiết bị điện trên bệ phóng tên lửa chỉ sau một năm rưỡi đến hai năm làm việc là đã bị hỏng.

Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hệ thống tên lửa phòng không S-75 là loại thiết bị đáng tin cậy, rất hiếm khi xảy ra sự cố trong chiến đấu. Đã hai lần chúng tôi đã đến Xưởng sửa chữa A-31 kiểm tra chất lượng sửa chữa các thiết bị tên lửa bị hư hỏng trên các trận địa bắn máy bay Mỹ.

Tất cả các thiết bị chiến đấu ở Việt Nam đều được sản xuất tại Liên Xô: từ súng máy, pháo cao xạ, máy bay, xe tăng, súng bộ binh, hệ thống tên lửa phòng không đến các loại thiết bị khác.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2023, 06:19:48 pm
Đời sống văn hóa, tinh thần trong những ngày khói lửa

Một lần chúng tôi đến thăm Nhà hát lớn Hà Nội, tại đây chúng tôi được xem một vở diễn tuyệt vời, giống như múa ba lê của chúng tôi - các màn nhảy múa, xen kẽ với những cảnh “câm”, có lúc hành động lặng đi trong vài phút và các diễn viên đứng bất động hoàn toàn. Nghệ thuật múa của các diễn viên đạt trình độ điêu luyện.

Ở Việt Nam, chúng tôi được đón các ngày lễ như: Năm mới theo dương lịch, Tết cổ truyền Việt Nam, ngày thành lập Quân đội Liên Xô ngày 23 tháng 2, ngày 1 tháng 5, ngày 7 tháng 11. Vào các ngày lễ này, các đồng chí lãnh đạo của, chúng tôi đều đến dự các buổi gặp mặt, người thường xuyên đến chỗ chúng tôi là Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam Shcherbakov, Thiếu tướng Stolnikov - Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam.

Chúng tôi đã dịp nghỉ ngơi trong ba ngày tại khu nghỉ mát Hạ Long, ở đây có nhiều hòn đảo tráng lệ trên biển, nước trong xanh, ở đây còn có những món ăn tuyệt vời được chế biến từ cá biển. Nhiều ngư dân đã làm việc trên biển gần hết cả cuộc đời. Họ chỉ thỉnh thoảng đến nghỉ ở gần đảo nhỏ - nhà của họ.

Chúng tôi có “cửa hàng sứ quán” ở Hà Nội. Trong cửa hàng, chúng tôi có thể mua các hàng hiếm: trứng cá đen và đỏ, cua đóng hộp, rượu cônhắc Armenia. Tất nhiên, chúng tôi chỉ mua những thứ này cho một bữa tiệc lễ hội. Còn trong những lễ sinh nhật hoặc các ngày lễ khác, chúng tôi sử dụng rượu Việt Nam, chủ yếu là rượu “Lúa mới”.

Tiền lương trợ cấp của chúng tôi tại Việt Nam ít hơn nhiều so với các cố vấn quân sự Liên Xô ở Cuba, Syria, Ai Cập, Algeria và các nước châu Phi khác, ở đó, cố vấn quân sự Liên Xô sau một năm công tác có thể mua được một chiếc xe Volga.

Cũng cần kể một chút chuyện “nam nữ” trong chúng tôi. Mong muốn giao tiếp với phụ nữ là một điều hiển nhiên, nhưng với các cô gái Việt Nam trong giai đoạn này thì không hề dễ dàng, mặc dù cả hai phía đều mong muốn. Nếu có tình trạng “khẩn cấp”, thì “thủ phạm nữ Việt Nam” sẽ được gửi ngay đến nơi công tác mới, còn chuyên gia quân sự của chúng tôi sẽ phải trở về Liên Xô.

Có nhiều câu chuyện thú vị về vấn đề này, tôi xin kể một câu chuyện. Chúng tôi sống ở tầng hai khách sạn Kim Liên, Hà Nội. Một ngày nghỉ, các sĩ quan của chúng tôi đứng thành từng tốp ngoài hành lang và rỉ tai nhau: chúng ta phải đến thăm các bạn Lào, vì trong trường hợp này sẽ không bị phạt, vì không phải người Việt Nam. Trong tòa nhà tiếp theo ở tầng một, có đại diện của “Chính phủ Lào”, trong số đó có phụ nữ, và tôi phải nói rằng phụ nữ Lào rất đẹp.

Hai sĩ quan, chuyên gia của Tiểu đoàn Kỹ thuật (tiểu đoàn sản xuất đạn cung cấp cho các tiểu đoàn hỏa lực - ND) đã đi hẹn hò. Với vốn từ tiếng Việt không quá một trăm, thật là thú vị khi nói chuyện với nhau về tình yêu. Các cô gái đứng trên ban công lộ thiên cười khúc khích một cách bí ẩn. Tất cả hình ảnh đó chỉ kéo dài khoảng năm đến mười phút. Sau đó, hai thanh niên Lào đi ra và họ nói bằng tiếng Nga: “Chào các chàng trai! Ở đây, các bạn sẽ chẳng tìm kiếm được gì đâu...”. Các thanh niên Lào đã học 5 năm tại Trường quân sự Krasnodar. Khi những “chàng trai chưa vợ” trở về kể lại câu chuyện, tất cả chúng tôi đều bò lăn ra cười.

Cuộc sống hằng ngày tràn ngập những sự kiện khác nhau, từ sự kiện bình thường, không đáng kể đến sự kiện quan trọng, và đôi khi là đau thương.

Sĩ quan tham gia bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên của Mỹ bằng tên lửa S-75 nói với tôi rằng, những chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên, họ thực sự là những chiến binh. Còn chúng tôi, những người sang Việt Nam sau họ, không có được vinh dự như thế. Tất nhiên, nói như thế là vô lý. Nhiệm vụ chiến đấu ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau, không ai biết được khi nào và ở đâu, những nguy hiểm tiềm ẩn sẽ đến với mình...

Ngày 29 tháng 4 năm 1970, tôi chứng kiến Hạ sĩ Garkusa Vladimir Ivanovich - Tiểu đội trưởng phụ trách máy phát điện diesel của Trung đoàn tên lửa phòng không 237 Quân đội nhân dân Việt Nam đã ra đi mãi mãi vì một vết thương nặng. Hôm đó là “thứ bảy lao động xã hội chủ nghĩa” (11-4-1970), khi lao động Hạ sĩ Garkusa đã cuốc phải một quả bom bi chưa nổ dưới đất và quả bom đã phát nổ. Các bác sĩ đã nỗ lực hết sức để chữa trị vết thương cho anh, các chuyên gia quân sự còn hiến máu để cứu anh, nhưng thật không may, tất cả chúng tôi đã không cứu được anh. Hạ sĩ Garkusa đã được Chính phủ Liên Xô truy tặng Huân chương Sao Đỏ, Chính phủ Việt Nam truy tặng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Một sự kiện đáng chú ý khác là, ngày 21 tháng 11 năm 1970, quân đội Mỹ đã thực hiện một cuộc giải cứu tù binh Mỹ tại trại giam ở khu vực gần thị xã Sơn Tây. Trại giam các tù binh phi công Mỹ nằm cách ngôi nhà gỗ mấy trăm mét. Ngôi nhà gỗ này là nơi ở của các chuyên gia quân sự Liên Xô đang làm việc tại Xưởng sửa chữa A-31 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam (Thiếu tá Katugin, đồng đội của tôi trước đây ở Liên Xô đã kể với tôi về sự kiện này).

Để đánh lạc hướng sự chú ý của lực lượng phòng không Việt Nam về ý đồ giải cứu tù nhân của Mỹ, không quân Mỹ đã thực hiện một cuộc không kích lớn vào ngoại ô Hà Nội, có tới 10 - 12 máy bay tham gia cuộc không kích này.

Quân đội Mỹ đã cho một đội quân nhảy dù tiến hành diễn tập một cách bài bản trên một địa bàn hoàn toàn giống địa hình trại giam tù binh phi công Mỹ ở gần thị xã Sơn Tây. Đêm ngày 21 tháng 11 năm 1970, trong lúc 10 - 12 máy bay ném bom thực hiện cuộc không kích vùng ngoại thành Hà Nội, thì 8 máy bay trực thăng Mỹ đã hạ cánh trong khu vực trại giam tù binh Mỹ. Lực lượng trực thăng Mỹ đã giao tranh dữ dội với lực lượng bảo vệ trại giam, cuộc đấu súng diễn ra trong vòng 30 - 40 phút. Tổn thất của đội bảo vệ không đáng kể, vì sau cuộc đấu chớp nhoáng, các chiến sĩ Việt Nam đã rút lui khỏi trại giam tù binh Mỹ.

Nhóm lính dù Mỹ đã chiếm được trại giam, nhưng lúc này trong trại giam không có một thứ gì dù chỉ là một hiện vật của người Mỹ. Bởi vì trước đó một tuần, khi đế quốc Mỹ thực hiện ý đồ này, các bạn Việt Nam của chúng tôi đã chuyển các tù binh Mỹ đến nơi khác. Các trực thăng của Mỹ quay trở lại căn cứ ở Thái Lan và cuộc tiến công đó chẳng đạt được kết quả gì. Những chiến sĩ tình báo Việt Nam luôn làm việc với trình độ nghiệp vụ cao nhất. Còn tối hôm đó, không quân Mỹ đã mất 4 máy bay ở khu vực ngoại thành Hà Nội.

Các sự kiện khác chúng tôi chứng kiến như: năm 1970, phi công vũ trụ, Anh hùng Liên Xô Popovich, nhà thơ Yevgeny Dolmatovsky, nhà văn Yuri Rytheu đã đến thăm Việt Nam; Đoàn xiếc từ Leningrad và Dàn hợp xướng dân gian Siberia đã biểu diễn ở Việt Nam.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2023, 06:22:03 pm
Khu 4

Năm 1970, nhóm kỹ sư trong Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đã ba lần đến phía nam thành phố Vinh thuộc Khu 4:

- Trong tháng 3, tháng 4, chúng tôi đã đến Trung đoàn tên lửa phòng không 275 để sửa chữa và phục hồi khí tài của Tiểu đoàn 68 bị không quân Mỹ đánh bom và kiểm tra sự sẵn sàng chiến đấu của Trung đoàn tên lửa phòng không 275 và Trung đoàn tên lửa phòng không 238.

- Tháng 10, chúng tôi kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của Trung đoàn tên lửa phòng không 275 và Trung đoàn tên lửa phòng không 238.

- Tháng 12, chúng tôi giúp đỡ Trung đoàn tên lửa phòng không 238 chuẩn bị khí tài để bắn hạ máy bay B-52.

Tôi đã đi hai chuyến: tháng 3 đến tháng 4 và tháng 10. Tháng 12 là thời điểm tôi sẽ kết thúc nhiệm kỳ công tác đặc biệt, vì thế, tôi chỉ đến làm việc với các trung đoàn tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội Và Hải Phòng.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia quân sự Liên Xô, trong các năm 1969-1970, các trận chiến đấu chống không quân Mỹ chủ yếu xảy ra ở phía nam thành phố Vinh, được gọi là Khu 4.

Không quân Mỹ ném bom các cây cầu, cầu phao, các đập chắn nước, đám đông người, xe khách và các trận địa tên lửa phòng không.

Chiến tranh là một điều phức tạp, và thật khó nói ai là người khổ nhất trong chiến tranh. Những người đã trải qua địa ngục này, thường im lặng một cách khiêm tốn hoặc kể lại những khó khăn trong thời chiến một cách bình thường, đôi khi với vẻ hài hước như thể đây là một công việc thường xuyên trong ngày.

Một số nhà báo đã đến Vinh, vừa nhìn thấy những tàn tích của thành phố này, đã nhanh chóng phóng bút viết ngay bài báo của mình rồi ngay lập tức rời Vinh về Hà Nội. Họ không muốn đi xa hơn về phía nam Khu 4.

Điều này không có nghĩa là mọi người đều có hành xử như thế. Tôi biết các nhà báo đã viết bài từ khu vực vĩ tuyến 17 và Lào. Họ đã mạo hiểm cuộc sống của mình để thu thập những số liệu hay cho bài viết. Thậm chí các nhà báo còn mang theo khẩu phần khô của Mỹ để mời các sĩ quan của chúng tôi đang công tác ở các tỉnh phía nam của miền Bắc Việt Nam.

Trong số các nhà báo nước ngoài làm việc ở khu vực vĩ tuyến 17 và miền Nam Việt Nam có nữ nhà báo Ba Lan Monica Varna, các bài báo tuyệt vời của cô đã được tập hợp trong cuốn sách “Quân khu 4” (Nhà xuất bản Tiến bộ, năm 1970).

Vào tháng 3, tháng 4 năm 1970, một nhóm sáu người chúng tôi do Đại tá Dyurin chỉ huy lên đường vào Khu 4. Chúng tôi đã ở đây hai tháng, chuyến công tác thật thú vị và có hiệu quả.

Đầu tháng 3, chúng tôi rời thành phố Vinh vào sâu phía Nam. Sau khi khởi hành được một tiếng rưỡi, thì chúng tôi bị ném bom. Không quân Mỹ đã ném bom xuống cầu phao trên đường chúng tôi hành quân. Thật may mắn khi máy bay ném bom, chúng tôi còn cách cầu phao gần một kilômét. Chúng tôi đã ẩn nấp vào bụi rậm ven đường ngồi quan sát những chiếc máy bay F-105 thả toàn bộ số bom của chúng, rồi hớt hải bay vòng quay trở về căn cứ.

Sau khi đến Tiểu đoàn 68 Trung đoàn tên lửa phòng không 275, đơn vị bị không quân Mỹ ném bom, dù đứng cách khí tài chiến đấu khoảng 5-10 mét, song chúng tôi không phát hiện ra, vì các bạn Việt Nam ngụy trang quá tốt. Chỉ huy Tiểu đoàn đến gặp chúng tôi, và chúng tôi đã cùng nhau đi vòng quanh trận địa, trên trận địa có ba bệ phóng tên lửa.

Công việc khôi phục thiết bị của Tiểu đoàn 68 được thực hiện từ 16 đến 24 giờ, và thậm chí muộn hơn. Vì vào thời điểm này, máy bay Mỹ ít ném bom. Chính các đồng chí Việt Nam và các sĩ quan Liên Xô tại Trung đoàn tên lửa phòng không 275 đã mách bảo chúng tôi các biện pháp an ninh trên.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2023, 06:23:02 pm
Sửa chữa các bệ phóng tên lửa SM-63-II được thực hiện theo từng khối. Trong rừng có rất nhiều bệ phóng, mà ở các bệ đó có một hoặc hai thiết bị điện bị hỏng, thì các khối còn lại được sử dụng để thay thế khôi phục thiết bị trong điều kiện dã chiến. Có những hỏng hóc không thể sửa chữa phục hồi được.

Theo lệnh của Đại tá Dyurich, công tác phục hồi khí tài cần được thực hiện một cách khẩn trương. Đại tá không nhìn đồng hồ. ông chỉ nhìn vào đồng hồ khi một chiến sĩ Việt Nam quá mệt mỏi; và ngất xỉu, lúc này thì lệnh “dừng làm việc” mới được vang lên, có nghĩa là kết thúc công việc. Tất nhiên, các chiến sĩ Việt Nam có sức chịu đựng kém hơn các chuyên gia quân sự Liên Xô.

Các chuyên gia Việt Nam cho thấy các bệ phóng đã ở trong rừng trong một thời gian dài, họ đã mở nắp hộp số của các bộ chuyển động và cho thấy phần trên của các chi tiết hộp số đã bị han gì. Tôi giải thích với họ rằng không được phép đổ dầu vào hộp số hơn 2/3 thể tích, nếu đổ dầu nhiều hơn, thì dưới tác động của tải trọng lớn, động cơ điện sẽ nhanh chóng bị hỏng. Muốn không bị han gỉ, các bạn cần định kỳ quay bệ phóng theo phương vị và góc tà.

Chúng tôi đã hoàn thành việc sửa chữa và điều chỉnh các thiết bị của Tiểu đoàn 68 vào ngày 12 hoặc 15 tháng 4. Ngoài công tác sửa chữa, chúng, tôi còn kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của hai tiểu đoàn hỏa lực thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 275.

Sau khi chúng tôi kiểm tra xong, ngày 10 tháng 4 năm 1970, một tiểu đoàn hỏa lực của Trung đoàn tên lửa phòng không 275 đã bắn rơi một máy bay không người lái BQM-34A (hoặc 72A). Đây là chiếc máy bay thứ 3.337 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam (theo thống kê của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam). Để giảm độ phát xạ, toàn bộ thân máy bay không người lái được làm bằng nhựa, ngoại trừ động cơ. Các bạn Việt Nam đã mang đến cho chúng tôi xem một cuộn phim rộng 30 milimét, trên phim đó đã chụp ảnh địa hình khu vực này. Cuốn phim này thường được trang bị trên máy bay. Sau khi đã trở về Liên Xô, tôi đã gửi một mảnh nhựa và mảnh phim từ máy bay không người lái này về Bảo tàng “Shuravi” để trưng bày những chiến lợi phẩm chiến tranh Việt Nam (1965 - 1974).

Sau khi kiểm tra hai tiểu đoàn hỏa lực của Trung đoàn tên lửa phòng không 275, chúng tôi đã kiểm tra thêm hai tiểu đoàn hỏa lực của Trung đoàn tên lửa phòng không 238.

Bước sang ngày thứ ba khi chúng tôi đang ở Trung đoàn tên lửa phòng không 238, khoảng 10 giờ sáng, đứng cách trận địa hỏa lực vài trăm mét chúng tôi quan sát thấy máy bay địch phóng tên lửa Shrike xuống tiểu đoàn hỏa lực. Đại tá Dyurich, một người lính giàu kinh nghiệm trên trận mạc, đã ra lệnh: “Sao các anh cứ ngây người ra thế, vào hầm trú ẩn ngay!”. Ngay gần chỗ chúng tôi đứng là chiến hào. Tiểu đoàn hỏa lực phòng không không chỉ có thể tránh được tên lửa Shrike mà còn bắt được tín hiệu một mục tiêu khác, một chiếc A-6A bị bắn hạ. Cùng ngày, một tiểu đoàn hỏa lực khác của Trung đoàn cũng bắn hạ một máy bay F-4.

Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1970, chúng tôi công tác ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình thuộc Khu 4, chúng tôi đã di chuyển trận địa dọc theo các con đường số 9, 12, 22 và khu vực vĩ tuyến 17, nhiều lần chúng tôi đã đi nhầm sang cả lãnh thổ Lào. Đồng chí phiên dịch nói rằng, ở vùng này đế quốc Mỹ đã rải chất độc hóa học.

Mỹ bắt đầu sử dụng vũ khí hóa học ở tỉnh Quảng Bình từ tháng 4 năm 1966. Họ đã rải những loại hóa chất làm rụng lá từ máy bay xuống một khu vực rộng lớn để phá hủy tán lá rừng. Sau khi đã làm trụi cây cối, quân đội Mỹ hy vọng sẽ dễ dàng theo dõi sự di chuyển người và vũ khí của quân và dân miền Bắc Việt Nam dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh vào chiến trường miền Nam. Do đó, những “con quạ sắt” đã đầu độc một vùng lãnh thổ rộng lớn bằng chất độc da cam, một loại chất độc bền vững. Không chỉ thảm thực vật và các loài động vật mà cả con người phải chịu tổn thương...

Sau khi trở về từ Việt Nam, năm 1973, chúng tôi được vui mừng đón cậu con trai chào đời. Tuy nhiên con trai tôi lại mắc bệnh phenylketon nhóm I, căn bệnh này ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của cháu. Xác định nguyên nhân gây ra căn bệnh này, có hai ý kiến: di truyền hoặc tác hại của môi trường đối với cha hoặc mẹ của đứa trẻ.

Tôi nghiêng về ý kiến thứ hai. Câu hỏi đầu tiên của nữ bác sĩ, Tiến sĩ khoa học Merzlyakova, Viện Phụ sản và Trẻ sơ sinh, là liệu tôi có bị nhiễm chất độc trong khi phục vụ! Tôi đã xác nhận sự thật này. Nhưng tại thời điểm đó, tôi không thể nói ra tôi đã bị nhiễm độc ở đâu.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2023, 06:24:49 pm
Có thể đưa ra những dẫn chứng khác về xác suất các chất độc ảnh hưởng lên cơ thể tôi. Năm 1968 (trước khi sang Việt Nam) tôi sinh con gái đầu lòng. Cháu khá khỏe mạnh, cháu tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học. Sau khi từ Việt Nam trở về, tôi được đến y tế kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ đa khoa quân sự nói rằng, chức năng thận của tôi bị suy giảm, và nhiều năm sau, đến năm 2006, tôi cũng cảm nhận được điều đó. Hóa chất chứa dioxins ảnh hưởng đến di truyền, thận và gan là những căn bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam (đây là kết luận của các chuyên gia độc lập tại Trung tâm Nhiệt đới tại Hà Nội).

Tôi không thể chứng minh lẽ phải của mình trong vấn đề này. Quốc gia và các tập đoàn hóa chất không thừa nhận tội lỗi của mình và đền bù cho tất cả các nạn nhân.

Tờ “Đối ngoại quân sự” số 5 tháng 5 năm 1971 đã viết về chiến tranh Việt Nam như sau: “Chiến tranh hóa học đang xảy ra trên quy mô lớn, chỉ trong hai năm qua, không quân Hoa Kỳ đã rải chất độc trên điện tích hơn 18.000 kilômét vuông. Theo đó, có 850 nghìn người đã bị nhiễm độc và hàng trăm người đã chết”.

Trong một triển lãm ở Hà Nội đã giới thiệu với khán giả những đứa trẻ được sinh ra từ những người Việt Nam bị nhiễm chất độc này. Những đứa trẻ đó hiện tại như thế nào? Cha mẹ chúng sống chủ yếu ở khu vực vĩ tuyến 17. Tháng 10 năm 2007, tôi đã đến xem triển lãm nảy.

Những người lính Mỹ vô tình đi vào khu vực bị rải chất độc hóa học, sau khi trở về Mỹ, họ đã sinh ra những đứa trẻ bị thiểu năng về trí tuệ và thể chất.

Tôi đã chi rất nhiều tiền cho việc điều trị cho con trai tôi. Năm 1996, tôi đã cầu cứu đến nhiều cơ quan chức năng và đã được chuyển đến Bộ Quốc phòng, nhưng không có kết quả. Bộ Quốc phòng không từ chối việc tôi đã ở khu vực vĩ tuyến 17 và ở đó đã bị Mỹ rải các chất độc hóa học. Họ thông cảm, nhưng cũng không thể giúp đỡ được gì.

Tổ chức xã hội các cựu chiến binh thành phố Ekaterinburg từng công tác ở Aíghanistan đã giúp tôi một khoản kinh phí. Tôi rất biết ơn họ vì đã giúp đỡ tôi trong thời điểm khó khăn này.

Chuyến đi công tác sang Việt Nam của tôi ít nhiều đã ảnh hưởng đến mối quan hệ của gia đình tôi. Tất nhiên, Việt Nam không có lỗi trong những rắc rối của tôi, nhưng khi tôi nhớ đến Việt Nam, thì câu chuyện này vô tình lại xuất hiện trong đầu tôi.

Cuộc sống hằng ngày ở Khu 4 cũng như ở Việt Nam, thật thú vị. Chúng tôi rất vui khi được tiếp xúc với người Việt Nam, hài lòng với sự chân thành và lòng tốt của họ. Những người dân Việt Nam ở nông thôn khi gặp chúng tôi bao giờ cũng quan tâm đến sức khỏe của chúng tôi. Họ hỏi chúng tôi bao nhiêu tuổi, chúng tôi đến từ đâu, chúng tôi có bao nhiêu người con. Họ ngạc nhiên tại sao chúng tôi có ít con (lúc đó trong gia đình họ có ít nhất năm người con).

Nông dân Việt Nam là những người rất yêu lao động. Để canh tác đất trồng lúa, họ buộc phải làm việc trong bùn nước, ngập tới đầu gối và phơi người dưới ánh mặt trời thiêu đốt. Thu hoạch được lúa hoặc trái cây, muốn bán nông sản đó, họ phải tự mang đi trên một quãng đường dài hoặc vận chuyển bằng đường sông đến nơi bán, có như thế mới có nhiều lợi nhuận.

Cảnh vật của rừng rậm ở Việt Nam rất thú vị: dây leo, bụi cây không thể đi qua được, những cây cọ với thân cây nhỏ trông rất đẹp. Ở Việt Nam, chúng tôi đã thấy những con vật rất lạ đối với chúng tôi - một con rắn khổng lồ (được cho là cá sấu).

Chúng tôi ngủ trong nhà sàn gỗ có màn che muỗi, có đèn dầu hỏa thắp sáng. Đêm đầu tiên, chúng tôi bị đánh thức dậy bởi một tiếng rít kinh khủng. Khi đèn được thắp sáng, chúng tôi thấy trên màn che muỗi của chúng tôi chân những con chuột đang bị mắc kẹt và nó hét lên khủng khiếp. Đồng chí phiên dịch nói, đừng lo lắng, chuột sẽ không tấn công các bạn đâu. Và tương lai, chúng tôi sẽ quen nhau. Chúng tôi đã hỏi người phiên dịch tại sao các bạn không tiêu diệt chuột, anh ta trả lời rằng điều đó bị cấm: trong trường hợp thiếu thực phẩm, chuột được coi là món ăn dự trữ.

Trong những trò giải trí văn hóa, bộ phim “Người nữ tù Kavkaz” là chương trình giải trí thú vị nhất đối với các sĩ quan. Mọi người đều biết rõ bộ phim.

Trong khoảng thời gian chúng tôi công tác ở Khu 4 từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1970, các tiểu đoàn tên lửa phòng không mà chúng tôi kiểm tra, đã bắn hạ 6 máy bay Mỹ. Đại tá Dyurich sau khi trở về Hà Nội đã viết một báo cáo lên cấp trên đề nghị trao tặng Huân chương Sao Đỏ cho tất cả các thành viên của nhóm chúng tôi. Thật không may, đề nghị trên đã bị từ chối.


Tiêu đề: Việt Nam không thể nào quên - Quyển 1
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Hai, 2023, 06:26:14 pm
Chuyến đi công tác thứ hai của chúng tôi vào tháng 10 năm 1970. Đoàn gồm có 6 người do Trung tá Shmanenko làm trưởng đoàn. Chuyến đi này không có nhiều chuyện thú vị như chuyến công tác trước đó, ngoài việc đến thăm làng Kim Liên, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hằng ngày không quân Mỹ vẫn tiếp tục đánh bom, nhưng không có chiếc nào bị bắn rơi trong thời gian chúng tôi công tác. Chúng tôi đã kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của hai tiểu đoàn tên lửa phòng không và quay trở về Hà Nội.

Ngày 19 tháng 12 năm 1970 là thời hạn kết thúc nhiệm kỳ công tác của tôi ở Việt Nam và tôi sẽ về quê hương.

Trong tâm trí tôi luôn luôn nhớ đến các đồng chí lãnh đạo đoàn, như đồng chí Dyurich, đồng chí Shmanenko cùng các sĩ quan trong đoàn, những người bạn chiến đấu trung thành. Thật tiếc, tôi không thể nhớ lại tên của tất cả các bạn Liên Xô của tôi.

Tôi nghĩ rằng, những người Việt Nam bình dị sẽ nhớ mãi đến những người con Xôviết đã giúp đỡ họ như thế nào trong những năm khó khăn. Tôi mong muốn lãnh đạo các thế hệ Việt Nam luôn nhớ rằng Nga sẽ luôn là người bạn với nhân dân Việt Nam, tuy xa về địa lý, nhưng lại gần gũi về tâm hồn.

Tiếc thay, con người chưa thực sự hoàn hảo và không thể đảm bảo cuộc sống yên bình trên trái đất. số mệnh của những người trung thực và lương thiện là đứng về phía các dân tộc và các quốc gia đang đấu tranh vì Tổ quốc, vì công lý. Tôi tự hào rằng vào năm 1970 tôi đã có cơ hội hoàn thành nghĩa vụ quốc tế tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một quốc gia đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước chống lại sự xâm lược của một quốc gia hùng mạnh như đế quốc Mỹ.

Các vấn đề nan giải đối với tồn tại xa hơn của cuộc sống con người, về cơ bản, không phải ở thế giới xung quanh, mà ở chính con người, đó là không thể vượt qua được những suy nghĩ và hành động tiêu cực trong chính mình. Chúng ta sẽ đi đến sự tiến bộ lớn nhất của nhân loại, khi mỗi người học được cách chiến đấu với chính mình, chỉ đưa vào cuộc sống những gì được tất cả các dân tộc trên hành tinh của chúng ta chấp nhận.

Khi thực hiện một chính sách xâm lược, bành trướng, đế quốc Mỹ có thể dẫn đến một thảm họa toàn cầu. Không ai trong giới cầm quyền của đất nước này dám chịu trách nhiệm về vụ ném bom ở Hiroshima và Nagasaki, về cái chết của hàng triệu người Việt Nam và Lào trong cuộc chiến tranh 1964 - 1975, về việc sử dụng chất độc hóa học và bom napal. Việc sử dụng những phát triển mới nhất trong lĩnh vực vũ khí cho các cuộc chiến toàn cầu có thể dẫn đến cái chết của hàng triệu người dân vô tội.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi năm 2003 - 2007, tôi càng trở nên thân thiết, gần gũi hơn với người dân Việt Nam. Tôi thấy được sự đa dạng của thiên nhiên Việt Nam từ miền Nam đến miền Bắc. Tôi có thể nói nhiều về Việt Nam và là những điều tốt nhất, ở đây, tôi đã gặp những người bạn tốt của đất nước chúng tôi, mọi người luôn chào đón chúng tôi rất nồng nhiệt và thân thiện. Đó là Tổng thư ký Hiệp hội Hữu nghị Việt - Nga Lê Minh Dân (sau là Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Nga), Phó Tổng thư ký thứ nhất của Hội là ông Trịnh Trang, ông cũng giữ chức Phó Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tốt nghiệp Đại học ở Liên Xô.

Chúng tôi đã xây dựng được quan hệ hữu nghị rất tốt với tỉnh Hà Tĩnh. Lãnh đạo tỉnh, đặc biệt là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga Nguyễn Xuân Tình luôn đón tiếp các phái đoàn từ thành phố Ekaterinburg ở mức cao nhất.

Tháng 9 và tháng 10 năm 2007, trong thời gian ở thăm Việt Nam, tôi đã gặp các cựu chiến binh Việt Nam ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ở hai thành phố, chúng tôi đã gặp các nhà lãnh đạo và các nhà hoạt động của diễn đàn Hữu nghị “Nước Nga trong tâm hồn tôi”. Lãnh đạo diễn đàn này là một người phụ nữ tuyệt vời, bà Nguyễn Quỳnh Hương (Thông tấn xã Việt Nam), bà Thu Hương (RIA Novosti) và anh Cường (Thành phố Hồ Chí Minh).

Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong 40 năm qua cao hơn nhiều so với nước Nga. Những ngôi nhà rất đẹp được xây dựng ở khắp các tỉnh thành. Nhiều khách sạn hiện đại và đường cao tốc tuyệt vời đã được xây dựng. Mọi thứ xung quanh đều nói lên những thay đổi đáng kể trong cuộc sống của người dân Việt Nam.

Cầu chúc bình yên và hạnh phúc đến với các bạn. Việt Nam, đất nước không thể nào quên trong tôi!

Ekaterinburg, tháng 4 năm 2008