Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 05 Tháng Hai, 2023, 03:27:38 pm - Tên sách: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử
- Tác giả: - Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân - Năm xuất bản: 2021 - Người số hóa: macbupda, vnmilitaryhistory BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO * TRƯỞNG BAN: - Thượng tướng LÊ HUY VỊNH - Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. - Đồng chí NGÔ VĂN TUẤN - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình. * PHÓ TRƯỞNG BAN: - Trung tướng TRỊNH VĂN QUYẾT - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. - Trung tướng NGUYỄN QUANG NGỌC - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 3. - Đồng chí BÙI VĂN KHÁNH - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhản dân tỉnh Hòa Bình. - Thiếu tướng NGUYỄN HOÀNG NHIÊN - Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. * CÁC ỦY VIÊN: - Trung tướng TRẦN DUY GIANG - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. - Thiếu tướng NGUYỄN VĂN CHÍNH - Phó Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng. - Thiếu tướng LƯU SỸ QUÝ - Cục trưởng Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng. - Thiếu tướng NGUYỄN VĂN ĐỨC - Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. - Thiếu tướng CHU VĂN ĐOÀN - Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tổng Tham mưu. - Đại tá NGUYỄN VĂN SÁU - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. BAN NỘI DUNG * TRƯỞNG BAN: - Thiếu tướng, TS NGUYỄN HOÀNG NHIÊN - Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. * PHÓ TRƯỞNG BAN: - Thiếu tướng HÀ TẤT ĐẠT - Phó Tư lệnh Quân khu 3. - Đồng chí QUÁCH THẾ NGỌC - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình. - Đại tá, PGS, TS NGUYỄN VĂN SÁU - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Đại tá, PGS, TS DƯƠNG HỒNG ANH - Phó Viện trưỏng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. * CÁC ỦY VIÊN: - Đại tá, TS TRƯƠNG MAI HƯƠNG - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Đại tá, TS NGUYỄN VĂN LƯỢNG - Trưởng phòng Kế hoạch, quản lý khoa học và đào tạo, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Đại tá, ThS ĐẬU XUÂN LUẬN - Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. - Đại tá, TS LÊ THANH BÀI - Trưởng phòng Lịch sử Tư tưởng - Tổ chức quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Đại tá, ThS Đỗ MẠNH CƯỜNG - Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Thượng tá, ThS LÊ QUANG LẠNG - Trưởng phòng Lịch sử kháng chiến, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Thượng tá, TS PHAN SỸ PHÚC - Phó Trưởng phòng Lịch sử quân sự thế giới, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Trung tá, TS LÊ VĂN CỬ - Phó Trưởng phòng Lịch sử kháng chiến, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Ba, 2023, 07:37:23 am LỜI GIỚI THIỆU Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh, trực tiếp là Bộ Chỉ huy Chiến dịch, quân và dân ta đã mở Chiến dịch Hòa Bình và giành thắng lợi vang dội. Chiến thắng Hòa Bình khẳng định sự thành công xuất sắc của Đảng trong chỉ đạo, điều hành chiến tranh; đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam và nghệ thuật quân sự Việt Nam; là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng mang tầm chiến lược, làm thất bại âm mưu và nỗ lực chiếm đóng vùng tự do, phá tan ý đồ của thực dân Pháp nhằm giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ; mở rộng và nối thông các căn cứ du kích ở trung du với đồng bằng, tạo thời cơ và điều kiện phát triển mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày mở màn Chiến dịch Hòa Bình (10.12.1951 - 10.12.2021), Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề: “Chiến thắng Hòa Bình - Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử”. Hội thảo là diễn đàn để chúng ta tiếp tục khảng định và làm sâu sắc hơn tầm nhìn chiến lược, chủ trương đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh khi quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình, tiến công địch trên cả mặt trận chính diện Hòa Bình với mặt trận sau lưng địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Thông qua Hội thảo, cuộc chiến đấu kiên cường, anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta được tái hiện sinh động với sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa mặt trận chính Hòa Bình với vùng sau lưng địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ; sự chia lửa của quân và dân cả nước với Mặt trận Hòa Bình; đặc biệt là những phân tích, làm rõ thêm những khía cạnh mới về nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng, phát huy sức mạnh thế trận chiến tranh nhân dân; về sự phát triển của nghệ thuật quân sự, đặc biệt là nghệ thuật tiến công địch phòng ngự theo kiểu tập đoàn cứ điểm; nêu bật tầm vóc, ý nghĩa Chiến thắng Hòa Bình; tập trung khái quát, đúc rút những kinh nghiệm và bài học lịch sử có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Kết quả Hội thảo góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, niềm tự hào dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; tạo sự thống nhất về nhận thức, góp phần đấu tranh với những luận điệu sai trái, xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch, phản động. Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 90 báo cáo, tham luận của các đồng chí lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, một số tổng cục, quân khu, quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường, các tướng lĩnh, sĩ quan; lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và một số ban, ngành của tỉnh Hòa Bình và các tỉnh; các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội. Các tham luận đã phản ảnh khá đầy đủ và toàn diện về thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược của Đảng; tầm vóc, ý nghĩa lịch sử, những bài học kinh nghiêm của Chiến dịch Hòa Bình đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Mỗi tham luận trong Hội thảo là một công trình nghiên cứu độc lập của từng tác giả, được tiếp cận qua nhiều nguồn sử liệu, do đó trong một số bài có sự khác nhau về đánh giá, nhận định cũng như về sự kiện, số liệu. Nhằm tôn trọng ý kiến tác giả và phát huy tính khách quan trong trao đổi khoa học, Ban Nội dung vẫn giữ nguyên tình thần cơ bản, chỉ lược bớt những vấn đề trùng lặp hoặc ít liên quan đến chủ đề Hội thảo. Cuốn sách tập hợp các bài tham luận gửi đến Hội thảo, dựa trên nội dung các bài tham luận, chúng tôi chia thành ba phần. Tuy nhiên, sự phân chia ở đây chỉ mang tính tương đối vì một số bài viêt có sự liên hệ, xâu chuỗi sự kiện để luận giải, làm rõ nội dung chủ đề nên có sự giao thoa giữa các vần đề: Phần thứ nhất: Những vấn đề chung; Phần thứ hai: Chiến dịch Hòa Bình - Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng; Phần thứ ba: Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử. Nhân dịp này, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam trân trọng cảm ơn Thủ trưởng Bộ Quốc phỏng và Tỉnh ủy; Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện để tổ chức thành công Hội thảo; cảm ơn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các vị lão thành cách mạng, tướng lĩnh, sĩ quan, nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội đã tham gia, tạo điều kiện cho cuốn sách được xuất bản. Trong quá trình hoàn chỉnh cuốn sách, mặc dù Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí và bạn đọc. Trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc! BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Ba, 2023, 07:39:39 am PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC “CHIẾN THẮNG HÒA BÌNH - THÀNH CÔNG XUẤT SẮC VỀ CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ" Thượng tướng, TS LÊ HUY VỊNH Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trướng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo - Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng! - Kính thưa các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Hòa Bình và lãnh đạo các tỉnh, thành phố tham dự Hội thảo! - Kính thưa các đồng chí lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; các đồng chí tướng lĩnh, sĩ quan! - Kính thưa các nhà khoa học, các quý vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí! 70 năm trước đây, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta đã mở Chiến dịch Hòa Bình (10.12.1951 - 25.2.1952) và giành thắng lợi to lớn. Chiến thắng Hòa Bình là một sự kiện quan trọng trong tiến trình cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự linh hoạt, sáng tạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh. Với chiến thắng to lớn này, quân và dân ta tiếp tục giữ quyền chủ động và phát triển thế tiến công chiến lược, trong khi thực dân Pháp ngày càng lâm vào thế bị động, lúng túng, bị mất quyền chủ động chiến lược. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình đánh dấu bước phát triển của Quân đội ta về trình độ chiến thuật, kỹ thuật, về khả năng chiến đấu liên tục dài ngày trên cả hai mặt trận chính diện và mặt trận rộng lớn sau lưng địch; đồng thời ghi nhận bước tiến mới về nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là lần đầu tiên Quân đội ta huy động một lực lượng lớn bộ đội chủ lực tác chiến trên cả hai mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch; cũng là lần đầu tiên tiến công quân địch phòng ngự theo kiểu tập đoàn cứ điểm và giành thắng lợi. Nhằm thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hòa Bình, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề: “Chiến thắng Hòa Bình - Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử”. Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Ban Chỉ đạo Hội thảo, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Hòa Bình; đại biểu lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các đồng chí lão thành cách mạng; các đồng chí tướng lĩnh, sĩ quan; các quý vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học cùng toàn thể các đồng chí về dự Hội thảo khoa học quan trọng này. Chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! Kính thưa toàn thể các đồng chí! Sau thất bại ở biên giới Việt - Trung trong Thu - Đông 1950, tiếp đó liên tục bị ta tiến công ở trung du, Đường số 18, Hà Nam Ninh, quân Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động. Để cứu vãn tình hình, cuối năm 1951, Bộ Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương quyết định mở cuộc tiến công ra Hòa Bình, lập phòng tuyến Sông Đà nối liền với tuyến phòng thủ trung tâm nhằm nối lại “Hành lang Đông - Tây”, thực hiện tăng cường khả năng phòng thủ đồng bằng Bắc Bộ, cắt đứt đường liên lạc giữa Chiến khu Việt Bắc với các liên khu 3 và 4. Ở Hòa Bình, Pháp cho thành lập các “Xứ Mường tự trị” để thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, đồng thời lấy đó để gây ảnh hưởng chính trị với Mỹ, Anh và chính quyền tay sai. Trước hành động của quân Pháp, Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch hoạt động Đông - Xuân 1951 - 1952, mở Chiến dịch tiến công Hòa Bình, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng của chúng; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động vùng sau lưng địch. Với phương châm tác chiến “đánh điểm, diệt viện” và “liên tục chiến đấu”, Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng ở mặt trận chính diện phối hợp chặt chẽ với mặt trận phía sau ở đồng bằng Bắc Bộ liên tục hoạt động, tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tiến tới bao vây, cô lập lực lượng địch tại thị xã Hòa Bình, buộc chúng phải rút chạy trong thế bị động, tạo thuận lợi cho ta giành quyền chủ động về chiến lược. Trải qua hơn hai tháng chiến đấu, Chiến dịch Hòa Bình đã giành thắng lợi to lớn, đánh bại âm mưu chiếm đóng vùng tự do, phá tan ý đồ của địch nhằm giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ; nối thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4, tạo điều kiện cho những thắng lợi quan trọng về sau của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Kính thưa các đồng chí! Chiến thắng Hòa Bình mãi là mốc son trong tiến trình cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, tài tình, sáng tạo của Đảng; về sự phát triển của nghệ thuật quân sự và sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Kết quả Chiến dịch Hòa Bình góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược trong Đông - Xuân 1951 - 1952; để lại nhiều kinh nghiệm quý về nghệ thuật quân sự, đặc biệt là tiến công địch phòng ngự theo kiểu tập đoàn cứ điểm, kinh nghiệm phối hợp tác chiến giữa mặt trận chính diện Hòa Bình với mặt trận sau lưng địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ; phát huy sức mạnh thế trận chiến tranh nhân dân. Những bài học, kinh nghiệm quý báu đó vẫn còn nguyên giá trị vận dụng trong xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới. Hội thảo khoa học hôm nay là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hòa Bình, là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng của các thế hệ cha anh, tưởng nhớ đến các đồng bào, đồng chí đã chiến đấu, hy sinh trong cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc, trong đó có Chiến dịch Hòa Bình. Kết quả của Hội thảo sẽ góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập tự chủ và khát vọng hòa bình, củng cố niềm tin và quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cùng đoàn kết một lòng vượt qua mọi gian lao, thử thách, đặc biệt khống chế và đẩy lùi đại dịch COVID-19 để trở lại trạng thái bình thường mới; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phủ nhận giá trị lịch sử và hiện thực của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, Chiến dịch Hòa Bình nói riêng. Đồng thời, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử cũng như những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa đó, thay mặt Ban Chỉ đạo, tôi tuyên bố khai mạc Hội thảo khoa học “Chiến thằng Hòa Bình - Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử”. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! Trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu và các đồng chí! Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Ba, 2023, 07:41:53 am PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG HỘI THẢO KHOA HỌC “CHIẾN THẮNG HÒA BÌNH - THÀNH CÔNG XUẤT SẮC VỀ CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ" Đồng chí NGÔ VĂN TUẤN Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, Đồng Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo - Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; - Kính thưa các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố; các điểm cầu trực tuyến tại quân khu, quân đoàn, học viện, nhà trường Quân đội tham dự Hội thảo; - Kính thưa các đồng chí lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; - Kính thưa các nhà khoa học, các quý vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tỉnh Hòa Bình rất vinh dự được phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hòa Bình với chủ đề “Chiến thắng Hòa Bình - Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử" bằng hình thức trực tuyến tại điểm cầu chính tỉnh Hòa Bình và 12 điểm cầu ở các quân khu, quân đoàn, học viện, nhà trường Quân đội trên cả nước. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi nhiệt liệt chào mừng sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội, các vị đại biểu khách quý tại điểm cầu chính tỉnh Hòa Bình và 12 điểm cầu trên cả nước. Xin gửi tới các đồng chí lời chúc sức khỏe và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc Hội thảo thành công rực rỡ! - Kính thưa các đồng chí! Thắng lợi của quân và dân ta trong Chiến dịch Hòa Bình có ý nghĩa chiến lược quan trọng; phá tan âm mưu của thực dân Pháp nhằm đánh chiếm vùng tự do để giành quyền chủ động trên chiến trường, tạo nên thế trận có lợi cho chúng ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Chiến thắng Hòa Bình tiếp tục củng cố thế chủ động chiến lược, tạo đà cho quân và dân ta tiếp tục giành những thắng lợi tiếp sau, đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, đưa đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chính vì vậy, Hội thảo khoa học hôm nay nhằm tập trung khẳng định chủ trương và sự chỉ đạo chiến lược nhạy bén, đúng đắn của Trung ương Đang, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh; sự nỗ lực vượt bậc của quân và dân ta trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch; đồng thời phân tích, đánh giá tầm vóc, ý nghĩa, đúc rút những bài học lịch sử có giá trị khoa học và thực tiễn để vận dụng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Kính thưa các đồng chí! Là tỉnh miền núi cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; là một trong những an toàn khu Của cách mạng Việt Nam trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 4.600km2; có 9 huyện và 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số trên 85 vạn người, với 7 dân tộc cùng chung sống, các dân tộc thiểu số chiếm 74,14%, trong đó dân tộc Mường chiếm 64%. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình đã là hậu cứ của chiến trường Chiến khu 2, Liên khu 3, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu 3, Liên khu 4 với Việt Bắc, Tây Bắc. Với vị trí đặc biệt quan trọng như vậy, nên khi quay trở lại xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã nhanh chóng đánh chiếm tỉnh Hòa Bình và lập phòng tuyến Sông Đà, nhằm nối lại “Hành lang Đông - Tây”, thực hiện khả năng phòng thủ đồng bằng Bắc Bộ, cắt đứt đường liên lạc giữa Chiến khu Việt Bắc với Liên khu 3, Liên khu 4 hòng thực hiện âm mưu lập lại “Xứ Mường tự trị”... Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hòa Bình với tinh thần yêu nước nồng nàn; khát vọng không có gì quý hơn độc lập, tự do; với truyền thống đoàn kết, ý chí tự chủ, tự cường đã phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu kiên cường, dũng cảm, không sợ hy sinh, gian khổ, luôn bám đất, bám dân, phá tề, trừ gian, đập tan âm mưu lập lại “Xứ Mường tự trị” “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp. Quân và dân Hòa Bình đã chủ động hiệp đồng chiến đấu, cung cấp sức người, sức của, góp phần làm nên chiến thắng của chiến dịch, giải phóng tỉnh Hòa Bình. Ngày nay, trên mảnh đất này còn ghi dấu những chiến tích của Chiến dịch Hòa Bình như Đường số 6, sông Đà; cùng tên tuổi các anh hùng liệt sĩ, như tượng đài Cù Chính Lan, đường Cù Chính Lan, nhiều trường học mang tên Anh hùng Cù Chính Lan, Nghĩa trang liệt sĩ Chiến dịch Hòa Bình... Vì vậy, Hội thảo được tổ chức chính là sự tri ân những công lao đóng góp, sự hy sinh vô giá của các anh hùng, liệt sĩ, của quân và dân cả nước nói chung, quân và dân tỉnh Hòa Bình nói riêng cho thắng lợi của chiến dịch. Phát huy tinh thần và khí thế tiến công của Chiến dịch Hòa Bình và để xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hòa Bình không ngừng phấn đấu, nỗ lực đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của dân tộc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong quá trình xây dựng tỉnh nhà, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tỉnh Hòa Bình đã phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng khá và vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp thủy sản; các ngành, các lĩnh vực sản xuất đều phát triển, giá trị tổng sản phẩm (GDP) tăng năm sau cao hơn năm trước, kinh tế của tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân hằng năm đạt 7,59%; quy mô nền kinh tế được mở rộng, năm 2020 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 54.956 tỷ đồng, gấp 1,65 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người nam 2020 đạt 63,8 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015, cao hơn trung bình khu vực trung du và miền núi phía Bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước. - Kính thưa các đồng chí! Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, trong bối cảnh cả nước tiếp tục đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng làm ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội... Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết tâm tập trung chỉ đạo làm thật tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh và thực hiện 4 đột phá mà Đại hội Đảng bộ tinh lần thứ XVII đã đề ra, đó là: (1) - Thực hiện tốt công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch: Triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đáng và Nhà nước đối với công tác quy hoạch; nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch. Hoàn thành việc lập Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. (2) - Hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư: Tập trung cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và thu hút đầu tư. (3) - Phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động: Đẩy mạnh giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục nghề nghiệp gắn với nhu cầu của thị trường lao động và xu hướng sử dụng lao động của doanh nghiệp. (4) - Phát triển kết cấu hạ tầng: Tăng cường huy động mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, trong đó tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án công trình giao thông trọng điểm để từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch. Đồng thời tranh thủ các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ Trung ương, phát huy nội lực địa phương, đầu tư mở rộng các công trình trọng điểm như: Đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông giữa khu vực Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình với Thủ đô Hà Nội và các địa phương khác trong khu vực. - Kính thưa các đồng chí! Từ lịch sử đến hiện tại là một dòng chảy liên tục. Những giá trị lịch sử cần được tiếp nối, phát huy, trong đó có Chiến thắng Hòa Bình (1951 - 1952). Trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục đoàn kết, nỗ lực quyết tâm cao hơn nữa, nắm bắt các cơ hội, phấn đấu xây dựng tỉnh Hòa Bình trở thành khu vực phòng thủ vững chắc, vùng chiến lược quân sự quan trọng của đất nước, đồng thời là vùng kinh tế động lực của khu vực. Chúng tôi tin tưởng và mong muốn rằng, thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhiều hơn nữa của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; sự ủng hộ sẻ chia, giúp đỡ của các tỉnh thành trong cả nước để tỉnh Hòa Bình hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Một lần nữa, thay mặt lãnh đạo tỉnh xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vị đại biểu khách quý đã đến tham dự Hội thảo khoa học hôm nay. Kính chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí đại biểu khách quý nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Xin trân trọng cảm ơn! Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Ba, 2023, 07:44:19 am BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC “CHIẾN THẮNG HÒA BÌNH - THÀNH CÔNG XUẤT SẮC VỀ CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ" Trung tướng TRỊNH VĂN QUYẾT Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo - Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đàng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng! - Kính thưa các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Hòa Bình và lãnh đạo các tỉnh, thành phố tham dự Hội thảo! - Kính thưa các đồng chí lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; các đồng chí tướng lĩnh, sĩ quan! - Kính thưa các nhà khoa học, cúc quý vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí! Vào những ngày này cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta đã mở màn Chiến dịch Hòa Bình, giành thắng lợi sau 3 đợt tiến công (10.12.1951 - 25.2.1952). Chiến thắng Hòa Bình có ý nghĩa chiến lược quan trọng, làm thất bại âm mưu và nỗ lực của thực dân Pháp nhằm giành lại quyền chủ động, chiếm đóng “Xứ Mường”, chia cắt chiến trường Bắc Bộ; mở rộng và nối thông các căn cứ du kích ở trung du với đồng bằng, tạo thời cơ và điều kiện phát triển mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Kính thưa các đồng chí! Tháng 11 năm 1951, quân Pháp tập trung lực lượng lớn mở cuộc tiến công đánh chiếm Hòa Bình nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược; mở rộng khu Chiếm đóng, bịt chặt cửa ngõ phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, chặn đường liên lạc vận chuyển của ta giữa Việt Bắc và các liên khu 3,4; tiêu diệt một bộ phận chủ lực và phá sự chuẩn bị tiến công Thu - Đông của ta. Cuộc tiến công do tướng R. Xalăng (Raoul Salan) - Phó Tổng Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương trực tiếp chỉ huy. Ngày 9 tháng 11, quân Pháp sử dụng 3 binh đoàn cơ động (GM1, GM2, GM3), 1 tiểu đoàn dù, 2 đại đội biệt kích mở cuộc hành quân Tuylíp (Tulipe) đánh chiếm khu vực Chợ Bến; ngày 14 tháng 11, tăng cường thêm 2 binh đoàn cơ động (GM4, GM7), 3 tiểu đoàn dù, 7 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp và 2 đại đội xe tăng mở cuộc hành quân Lôtuýt (Lotus) đánh chiếm thị xã Hòa Bình, Đường số 6, Ba Vì. Sau khi chiếm được các mục tiêu trên, Pháp để lại 13 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 4 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 đại đội và 1 trung đội xe tăng tổ chức phòng ngự thành 2 phân khu: Phân khu Sông Đà - Ba Vì (khu Bắc) và Phân khu Hòa Bình - Đường số 6 (khu Nam); ngoài ra, có Phân khu Chợ Bến là tiền đồn phía Đông, bảo vệ Hòa Bình. Lần đầu tiên trên chiến trường Đông Dương, quân Pháp tổ chức phòng ngự theo kiểu tập đoàn cứ điểm. Đánh giá tình hình và âm mưu của địch, ngày 18 tháng 11 năm 1951, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy nhận định: Đánh Hoà Bình, địch đã phân tán lực lượng cơ động ra một địa hình rừng núi hiểm trở, binh lực ở đồng bằng Bắc Bộ bị dàn mỏng và tương đối sơ hở; đây là cơ hội hiếm có để ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Từ nhận định trên, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công lớn trên hai mặt trận: Tập trung chủ lực trên mặt trận chính Hòa Bình, đồng thời đưa một bộ phận chủ lực vào hoạt động trong vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng địch tạm chiếm. Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hòa Bình gồm: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch; Thiếu tướng Hoàng Văn Thai - Tham mưu trưởng; đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Chiến dịch. Lực lượng tham gia chiến dịch trên mặt trận chính gồm 3 đại đoàn bộ binh (308, 312, 304) và Đại đoàn công pháo 351; trên mặt trận phối hợp, 2 đại đoàn bộ binh 316, 320 tiến sâu vào vùng sau lưng địch ở trung du và đồng bằng sông Hồng cùng các lực lượng tại chỗ tiến công địch, diệt tề trừ gian, mở rộng các khu du kích và căn cứ du kích. Tại Mặt trận Hòa Bình, Bộ Chỉ huy Chiến dịch hạ quyết tâm và giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 tiến công trên hướng chủ yếu, phá vỡ tuyến phòng ngự Sông Đà của địch; Đại đoàn 308 (thiếu Trung đoàn 102) ở tả ngạn sông Đà, tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, đánh quân viện trên sông Đà từ Tu Vũ đến thị xã Hòa Bình; Đại đoàn 312 ở hữu ngạn, diệt cứ điểm Chẹ, đánh quân viện trên đường từ Sơn Tây đi Đá Chông và từ Đá Chông đến Chẹ; Đại đoàn 304 ở hướng thứ yếu của chiến dịch, kiềm chế địch ở thị xã Hoà Bình và đánh địch trên Đường số 6; Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) làm lực lượng dự bị đứng chân ở Cổ Tiết (Nam thị xã Phú Thọ) cùng lực lượng vũ trang địa phương Phú Thọ sẵn sàng đánh địch càn quét khu vực Hạc Trì, Lâm Thao, Hưng Hoá, Đường số 2. Cách đánh chiến dịch được xác định là “đánh điểm diệt viện”, kết hợp đánh địch trong công sự với đánh địch vận động, càn quét hoặc tăng viện, ứng cứu bằng đường bộ, đường sông, đường không, sẵn sàng đánh địch rút chạy. Địa bàn chiến dịch từ Xuân Mai đến thị xã Hòa Bình và từ thị xã Hòa Bình đến Trung Hà. Về bảo đảm hậu cần, các ban cung cấp tiền phương ở Bắc và Nam Hòa Bình huy động 27 xe quân sự, trên 1.000 thuyền lớn, nhỏ, 20.000 dân công bảo đảm tiếp tế cho bộ đội gần 300 tấn đạn dược, trên 6.000 tấn lương thực, thực phẩm trong suốt quá trình chiến dịch. Trên mặt trận địch hậu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 316 (được tăng cường Trung đoàn 246 trực thuộc Bộ) và Đại đoàn 320 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng cách mạng, chủ động tích cực tiêu diệt địch, phá tề, trừ gian, tổ chức chống càn quét đc phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính diện Hòa Bình. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Ba, 2023, 07:45:59 am Ở các chiến trường phối hợp, Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo các đơn vị chủ lực phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích đẩy mạnh hoạt động ở Bình - Trị - Thiên. Lực lựợng vũ trang Liên khu 5 và Nam Bộ tích cực hoạt động kiềm chế địch, không cho chúng điều quân ra Bắc Bộ ứng cứu.
Sau hơn 2 tháng chiến đấu, ở Mặt trận Hòa Bình, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm 17 tàu, xuồng, phá hủy 12 pháo và hơn 200 xe quân sự, thu 24 pháo và gần 800 súng các loại; giải phóng khu vực Hòa Bình - Sông Đà, giữ vững đường giao thông chiến lược giữa Việt Bắc và các liên khu 3, 4; đập tan âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược, mở rộng vùng chiếm đóng và lập “Xứ Mường tự trị” của quân Pháp. Ở mặt trận địch hậu, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 15.000 tên địch, thu 6.000 súng các loại, mở rộng nhiều khu du kích và căn cứ du kích, đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng địch tạm chiếm, phối hợp và hỗ trợ cho mặt trận chính Hòa Bình giành thắng lợi. Sự chỉ đạo phối hợp có hiệu quả giữa hai mặt trận là yếu tố quyết định trực tiếp thắng lợi của chiến dịch1 (Bộ Quốc phòng - Cục Khoa học quân sự, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, quyển 1: Lịch sử quân sự, CD phiên bản 1.0, năm 2015, mục từ: Chiến dịch Hòa Bình). Kính thưa các đồng chí! Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình đánh dấu bước tiến bộ mới về trình độ chiến thuật, kỹ thuật, về khả năng chiến đấu liên tục, dài ngày của bộ đội chủ lực, về sự phối hợp chiến đấu chặt chẽ, hiệu quả của ba thứ quân; có ý nghĩa chiến lược quan trọng, góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường chính Bắc Bộ có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Hòa Bình, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng với chủ đề: “Chiến thắng Hòa Bình - Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử”. Ban Tổ chức đã nhận được gần 90 báo cáo, tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; các cơ quan Trung ương, các địa phương; các đồng chí tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội. Các tham luận đã đề cập một cách tương đối toàn diện, sâu sắc những vấn đề cơ bản mà Hội thảo đặt ra. Tại Hội thảo hôm nay, Ban Chỉ đạo rất mong các đại biểu, các nhà khoa học, nhân chứng lịch sử tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn một số nội dung chủ yếu sau: Một là, tập trung làm rõ bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế; phân tích âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp trong Kế hoạch Đờ Lát (De Lattre), đặc biệt là hành động đánh chiếm Hòa Bình hòng giành lại quyền chủ động chiến lược, thu hút và tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta. Hai là, khẳng định tầm nhìn chiến lược, chủ trương đúng đắn, linh hoạt, sáng suốt của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh khi quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình, tiến công địch trên cả hai mặt trận (mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch). Phân tích, làm rõ quá trình chuẩn bị và tổ chức sử dụng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi; công tác bảo đảm vũ khí, trang bị, hậu cần và sự tham gia phục vụ chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch. Ba là, tái hiện cuộc chiến đấu kiên cường, anh dũng, mưu trí sáng tạo của quân và dân ta; quá trình thực hành phương châm “đánh điểm, diệt viện” với cách đánh linh hoạt: Phục kích, tập kích, kỳ tập, quấy rối, phá hoại, đánh sâu trong lòng địch...; kết hợp vận động chiến với du kích chiến, kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng để giành thắng lợi. Bên cạnh đó, cần đánh giá, nhìn nhận những hạn chế, khuyết điểm trong vận dụng phương châm tác chiến, trong tổ chức, chỉ huy chiến đấu của cán bộ các cấp. Bốn là, làm rõ vai trò, vị trí của mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch; sự phối hợp, chia lửa của quân và dân cả nước với Mặt trận Hòa Bình. Tiếp tục nghiên cứu, chỉ ra bước phát triển của nghệ thuật quân sự, đặc biệt là nghệ thuật chiến dịch làm nên Chiến thắng Hòa Bình. Năm là, nêu bật tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của Chiến thắng Hòa Bình; tập trung khái quát, rút ra những bài học kinh nghiệm về chỉ đạo chiến lược của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh; về nhân tố chính trị, tinh thần, ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, gian khổ, hy sinh để giành thắng lợi; về phát huy sức mạnh của cả nước,... Tầm vóc và ý nghĩa của những bài học từ Chiến thắng Hòa Bình có giá trị sâu sắc đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Ban Chỉ đạo tin tưởng Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Hòa Bình - Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử” sẽ thành công tốt đẹp. Kết quả Hội thảo tiếp tục khẳng định tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của Chiến dịch Hòa Bình trong cuọc kháng chiến chống thực dân Pháp; đồng thời góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề khoa học về lý luận và thực tiễn đặt ra từ Chiến thắng Hòa Bình; nâng cao niềm tự hào, tự tôn dân tộc; củng cố niềm tin và quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới chấn hưng đất nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phủ nhận giá trị lịch sử, bài học về dựng nước và giữ nước của dân tộc, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! Trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu và các đồng chí! Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Ba, 2023, 07:49:08 am Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG BỘ TỔNG THAM MƯU CHỈ ĐẠO TÁC CHIẾN TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Thượng tướng NGUYỄN TÂN CƯƠNG Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phóng Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10 tháng 12 năm 1951 đến ngày 25 tháng 2 năm 1952 là chiến dịch lần đầu tiên Quân đội ta tiến công vào quân địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm trên địa bàn rộng, có sự phối hợp chặt chẽ với mặl trận sau lưng địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1951 - 1952, đánh bại âm mưu của địch đánh chiếm vùng tự do của ta kể từ sau Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950, tiếp tục giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược và chiến dịch trên chiến trường Bắc Bộ, tạo thế trận mới chưa từng có của ta trong vùng địch tạm chiếm ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, bảo đảm giao thông liên lạc thông suốt giữa Liên khu Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4. Đó là “thắng lợi quân sự, thắng lợi chính trị và thắng lợi kinh tế. Nó đánh bại âm mưu cố gắng giành lại quyền chủ động của Đờ Lát đờ Tátxinhi”1 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập IV, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, tr. 210). Góp phần làm nên thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của Chiến dịch Hòa Bình là công tác chỉ đạo tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu - một trong những nhân tố giữ vai trò rất quan trọng, thể hiện ở một số nội dung chủ yếu sau: Một là, nhận định, đánh giá đúng tình hình, kịp thời tham mưu cho Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy mở Chiến dịch Hòa Bình - yếu tố quyết định, góp phần chuyển từ thế bị động sang thế chủ động tiến công địch Bước vào Thu - Đông năm 1951, địch tăng viện binh từ Pháp sang, tăng cường củng cố lực lượng, nhất là ở chiến trường Bắc Bộ (83/162 tiểu đoàn cơ động hiện có ở Đông Dương). Âm mưu của địch là giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. Về phía ta, lúc này Bộ Tổng Tham mưu đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc xác định phương hướng phát triển thế chủ động. Lúc đầu, Cơ quan Tham mưu phán đoán hướng địch có thể tiến công ta là: Miếu Môn, Ba Thá (Hà Đông), Chũ (Bắc Giang), Bình Liêu, Đình Lập (trên Đường số 4); táo bạo hơn, địch có thể đánh chiếm Hòa Bình hay Lạng Sơn nhằm ngăn chặn vận chuyển của ta và mở đầu cho một giai đoạn phản công chiến lược. Và trong khi ta đang chuẩn bị mở “Chiến dịch Liên khu 3” thì địch đánh chiếm Hòa Bình1 (Sau khi hoàn thành đánh chiếm Hòa Bình, thực dân Pháp tổ chức phòng ngự thành 2 phân khu Chính: Phân khu sông Đà - Ba Vì (khu Bắc) và Phân khu Hòa Bình - Đường số 6 (khu Nam). Toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch được hình thành theo hình thức tập đoàn cứ điểm, gồm 28 vị trí (công sự) lớn nhỏ xây dựng bằng gỗ, đất, gạch đá (về sau được gia cố bằng bê tông cốt sắt), có hàng rào dây thép gai bao bọc. Phân khu Nam Hòa Bình trở thành hệ thống cụm cứ điểm mạnh - một hình thức tổ chức chiếm đóng quy mô tương đối lớn, lần đầu tiên xuất hiện ở chiến trường Đông Dương. Ngoài ra, còn có Phân khu Chợ Bến là tiền đồn phía Đông bảo vệ Hòa Bình. Tổng số binh lực địch trên địa bàn Hòa Bình có 13 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 4 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 đại đội công binh và 1 trung đội xe tăng). Như vậy, tuy “khả năng còn ít” nhưng dự kiến của Bộ Tổng Tham mưu về địch tiến công Hòa Bình đã thành hiện thực. Kịp thời nắm tình hình địch và đặc điểm chiến trường, Bộ Tổng Tham mưu đề nghị: Đình chỉ mở chiến dịch ở Liên khu 3 để mở chiến dịch tại Hòa Bình có lợi hơn vì địch mới ra chưa được củng cố. Hơn nữa, Hòa Bình là chiến trường rừng núi, ta dễ bao vây, chia cắt địch, lại tiếp giáp với khu vực tự do Việt Bắc, cơ động lực lượng và bảo đảm hậu cần thuận lợi; các đại đoàn chủ lực của ta đều đang bố trí sát gần, tranh thủ được thời gian nổ súng sớm. Mặt khác, ta không thể để địch chia cắt hành lang liên lạc và vận chuyển giữa Liên khu Việt Bắc với Liên khu 3, Liên khu 4, vì sẽ gây nhiều khó khăn, phức tạp sau này. Trên cơ sở đó, Bộ Tổng Tham mưu đã kịp thời dự kiến kế hoạch đối phó để báo cáo Tổng Quân ủy. Ngày 15 tháng 11 năm 1951, tại cuộc họp mở rộng, sau khi nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tình hình địch đánh chiếm Hòa Bình, tình hình sẵn sàng chiến đấu của bộ đội và ý kiến đề đạt mở Chiến dịch Hòa Bình, Tổng Quân ủy nhất trí đình chỉ việc mở “Chiến dịch Liên khu 3” để mở chiến dịch tại Hòa Bình. Ngay sau đó, Tổng Quân ủy đã đề nghị Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cho mở chiến dịch tại Hòa Bình, chuyển thế bị động sang thế tiến công quân địch mới chiếm đóng. Hòa Bình là hướng chính, các nơi khác là mặt trận phối hợp”1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 381). Nhất trí với nhận định và chủ trương của Tổng Quân ủy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đồng ý chuyển hướng chiến dịch về Hòa Bình, đồng thời khẳng định: “Đây là cơ hội rất tốt để mình đánh giặc. Phải thấy điều đó để tin tưởng và quyết tâm đánh và thắng”2 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trunng ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập IV, Sđd, tr. 55). Tiếp đó, ngày 24 tháng 11 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 22-CT/TƯ “Về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch”, nêu rõ, đây là cơ hội tốt để ta đánh địch trên Mặt trận Hòa Bình, mặt trận sau lưng địch và các mặt trận khác. Đặc biệt, trong thư gửi các cán bộ, chiến sĩ ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước kia, ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội rất tốt cho ta. Muốn thắng, thì ta phải tích cực, tự động, bí mật, mau chóng, kiên quyết, dẻo dai. Chắc thắng mới đánh. Nhưng tuyệt đối chớ chủ quan, khinh địch. Bộ đội chủ lực đánh. Bộ đội địa phương, dân quân du kích cũng đánh. Các lực lượng phải phối hợp nhau chặt chẽ để tiêu diệt sinh lực của địch, để đánh tan kế hoạch Thu - Đông của chúng”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 242). Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Ba, 2023, 07:50:37 am Như vậy, nhờ nắm vững và phân tích một cách khoa học, đúng đắn tình hình, Bộ Tổng Tham mưu đã kịp thời tham mưu, đề đạt với Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình. Ta đã kịp thời chuyển loại hình chiến dịch phản công Hòa Bình khi địch mới tiến công ra, sang loại hình chiến dịch tiến công khi ta bắt đầu nổ súng mở màn chiến dịch, nhờ đó ta chuyển từ thế bị động đối phó sang thế chủ động tiến công. Bộ Tổng Tham mưu đã góp phần “sửa sai” nhận định hướng tiến công của địch trong Đông - Xuân 1951 - 1952, mở ra thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, đẩy địch lún sâu vào thế bị động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Hai là, kịp thời chỉ đạo công tác chuẩn bị lực lượng, tham gia chỉ huy, xây dựng kế hoạch tác chiến sát với thực tế chiến trường Chiến dịch Hòa Bình là chiến dịch đầu tiên không có thời gian chủ động chuẩn bị trước, mọi công tác chuẩn bị phải chạy đua với thời gian, nhằm tranh thủ đánh địch càng sớm càng tốt, khi địch chưa kịp củng cố. Do vậy, cùng với việc đề đạt Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy mở Chiến dịch Hòa Bình, Bộ Tổng Tham mưu bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị về mọi mặt. Về điều động lực lượng: Giữa tháng 11 năm 195], trong khi chờ quyếl định của trên, thực hiện nhiệm vụ do Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp giao, Bộ Tổng Tham mưu lệnh cho Đại đoàn 312 chuẩn bị chiến đấu và di chuyển xuống gần Hòa Bình để bảo vệ căn cứ tiếp tế, đường vận chuyển; lệnh cho Trung đoàn 209 bám sát địch, tiêu diệt một bộ phận nhỏ của địch, giúp địa phương phân tán kho tàng; đồng thời chuẩn bị kế hoạch tác chiến để kịp thời phổ biến cho các đơn vị. Tiếp đó, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Liên khu Việt Bắc và Liên khu 3 tranh thủ địch sơ hở, đẩy mạnh chiến tranh du kích. Đến ngày 17 tháng 11, tại hậu phương, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ sơ bộ cho các đại đoàn 308, 312, 316 và Liên khu Việt Bắc. Về công tác bảo đảm, Bộ Tổng Tham mưu chủ động trao đổi, thống nhất với Tổng cục Cung cấp bố trí các kho lương thực, vũ khí đạn dược, bảo đảm cho các đơn vị chiến đấu. Tham gia cơ quan chỉ huy chiến dịch: Là chiến dịch do Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ huy cả mặt trận chính và các mặt trận phối hợp, một bộ phận nhẹ Cơ quan Bộ Tổng Tham mưu xuống Hòa Bình trước, để kịp thời tham gia phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo tác chiến. Cán bộ cơ quan Bộ Tổng Tham mưu đi Chiến dịch Hòa Bình đông hơn các chiến dịch trước, có đầy đủ các bộ phận của Cơ quan Tham mưu tiền phương. Bộ phận cán bộ Bộ Tổng Tham mưu xuống Liên khu 3 từ cuối tháng 10 được lệnh ở lại giúp Bộ Chỉ huy Mặt trận phía Nam Hòa Bình. Lúc này, Sở Chỉ huy Tiền phương bố trí ở Đồng Lương, Cẩm Khê (Phú Thọ). Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hòa Bình do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh, đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm Chính trị, đồng chí Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng và thành lập Đảng ủy Chiến dịch do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Phó Bí thư. Việc tổ chức và hoàn thiện cơ quan chỉ huy chiến dịch do đồng chí Tổng Tư lệnh chỉ huy, góp phần quan trọng vào thành công trong chỉ đạo tác chiến chiến dịch. Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện kế hoạch tác chiến và dự kiến trên các hướng: Thực hiện chỉ thị của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu xây dựng kế hoạch tác chiến và dự kiến trên các hướng. Trong đó, xác định hướng chính Hòa Bình, ta sử dụng lực lượng gồm 3 đại đoàn bộ binh (308, 312 và 304) cùng Đại đoàn công pháo 351. Trên mặt trận phối hợp, gồm các đại đoàn 316, 320 và các trung đoàn đẩy mạnh tiến công địch ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nam, Ninh Bình... Ở các chiến trường xa, các đơn vị chủ lực phối hợp với bộ đội địa phượng, dân quân du kích hoạt động ở đồng bằng Bình - Trị - Thiên; Liên khu 5 và Nam Bộ tuỳ điều kiện để tích cực phối hợp. Ngoài rạ, Bộ Tổng Tham mưu cũng kịp thời chỉ đạo các đơn vị tiến hành xây dựng kế hoạch bảo đảm, tác chiến của đơn vị mình theo các tình huống đã dự kiến. Đến ngày 1 tháng 12 năm 1951, Tổng Quân ủy họp mở rộng thông qua kế hoạch tác chiến. Như vậy, chỉ trong khoảng một tháng, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và sự chỉ đạo của Tổng Quân ủy, chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu kịp thời chỉ đạo công tác chuẩn bị, tham gia Bộ Chỉ huy Chiến dịch, chỉ đạo xây dựng kế hoạch tác chiến, sử dụng bộ đội chủ lực tiến cộng địch trên cả mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch, nhằm đập tan ý đồ của địch muốn chiếm đóng Hòa Bình, cắt đứt đường tiếp tế của ta, đồng thời chỉ đạo đánh mạnh vùng địch hậu của chúng, giành thế chủ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ. Ba là, chỉ đạo, điều hành linh hoạt, hiệu quả hoạt động phối hợp tác chiến giữa hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, giữa hai phương thức tác chiến chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích Cùng với tổ chức, sử dụng và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, cơ quan, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các thứ quân, việc tổ chức mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch, tác chiến chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích ở các loại hình chiến dịch là nét nghệ thuật đặc sắc và sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Thực tiễn Chiến dịch Hòa Bình cho thấy, mặc dù lúc đầu ta không kịp mở chiến dịch phản công địch, nhưng sau đó nhanh chóng chuyển thành chiến dịch tiến công, đồng thời chủ trương mở mặt trận mới - mặt trận sau lưng địch, chủ yếu là trung du và đồng bằng Bắc Bộ trong một kế hoạch tác chiến chiến lược thống nhất, gồm 2 hướng: Mặt trận Hòa Bình, Mặt trận Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nhờ đó, Bộ Tổng Tham mưu có điều kiện tổ chức thực hiện đầy đủ nhất ý định của trên là phối hợp tác chiến giữa lực lượng ở mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch, phát huy hiệu quả của từng mặt trận, bổ trợ lẫn nhau giữa 2 mặt trận, cùng hoàn thành mục đích chiến dịch. Đây cũng là chiến dịch đầu tiên, ta hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa mặt trận chính diện và sau lưng địch, đồng thời là một sáng tạo mới trong chỉ đạo chiến dịch có tầm chiến lược, là một đòn chiến lược hiểm, góp phần vào cải thiện tình hình vùng sau lưng địch có lợi cho ta, đồng thời phối hợp đắc lực với hướng chính diện, buộc địch không thể kéo dài tình trạng lực lượng bị căng kéo, cuối cùng phải rút khỏi Mặt trận Hòa Binh. Ở hướng chính diện, Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã sử dụng những đơn vị của Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 và Đại đoàn 304 linh hoạt trong tiến công tiêu diệt các mục tiêu then chốt, lần lượt chiếm được các cứ điểm quan trọng trên phòng tuyến Sông Đà - Ba Vì cũng như ven thị xã Hòa Bình và Đường số 6. Trong những trận đánh quan trọng, Bộ Tổng Tham mưu đều cử phái viên theo sát đội hình các đơn vị tiến công, kịp thời có những điều chỉnh tình huống phát sinh. Trong các đợt tiến công, Cơ quan Tham mưu chủ trì tổ chức, hiệp đồng giữa các đơn vị, Tham mưu trưởng các đơn vị và cán bộ của Cơ quan Tham mưu xuống trực tiếp động viên bộ đội, nghiên cứu bổ sung vũ khí, chấn chỉnh lại tổ chức, xây dựng quyết tâm và hướng dẫn phương thức hoạt động. Đồng thời, sau mỗi đợt chiến dịch, Cơ quan Tham mưu đã kịp thời xuống đơn vị gặp khó khăn để chỉ đạo và tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm chiến đấu, phối hợp làm việc với Cơ quạn Cung cấp chuẩn bị vật chất cần thiết, bảo đảm cho bộ đội chiến đấu liên tục, dài ngày đến khi kết thúc thắng lợi chiến dịch. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Ba, 2023, 07:53:21 am Phối hợp tác chiến với Mặt trận Hòa Bình, ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dưới sự chỉ huy của Ban Chỉ huy Mặt trận đồng bằng, các đơn vị chủ lực của Đại đoàn 316 và Đại đoàn 320 đánh nhiều trận tiêu diệt địch, phá hủy nhiều đồn bốt, hỗ trợ mạnh mẽ phong trào du kích chiến tranh ở các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên... Phần lớn kết quả bình định đồng bằng Bắc Bộ theo Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi của địch đã bị phá vỡ. Coi trọng tác chiến chính quy và tác chiến du kích ở vùng địch hậu, Bộ Tổng Tham mưu cử phái viên theo đội hình Đại đoàn 320 sang hoạt động ở Tả ngạn sông Hồng. Tiếp đó ngày 14 tháng 1 năm 1952, Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái1 (Lúc này đồng chí Hoàng Văn Thái đã trở lại hậu phương giúp trên chỉ đạo các chiến trường phối hợp đẩy mạnh chiến tranh du kích. Nhiệm vụ Tham mưu trưởng Chiến dịch do đồng chí Hà Văn Lâu, Cục trưởng Cục Tác chiến đảm trách) xuống Liên khu Việt Bắc và Đại đoàn 316 truyền đạt chỉ thị của Trung ương Đảng về chỉ đạo chiến tranh du kích ở vùng địch hậu, phát triển đi đôi với củng cố, chuẩn bị đánh địch càn quét. Ở các chiến trường xa, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo Cơ quan Tham mưu các đơn vị làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo bộ đội chủ lực phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt đồn bốt, phá kìm kẹp, giải phóng dân.
Thành công của Bộ Tổng Tham mưu trong chỉ đạo hoạt động phối hợp tác chiến giữa 2 mặt trận chính diện và sau lưng địch, giữa hai phương thức tác chiến chiến tranh chính quy và du kích trong Chiến dịch Hòa Bình đã “đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của nghệ thuật quân sự Việt Nam, tiến hành một cuộc tiến công chiến lược quy mô rộng lớn, đạt yêu cầu cao”1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch tiến công Hòa Bình (12.1951 - 2.1952), Hà Nội, 1991, tr. 46). Ta đánh bại âm mưu giành lại thế chủ động của địch, buộc chúng phải quay về phòng ngự chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh. Bốn là, chỉ đạo vận dụng các phương thức tác chiến, hình thức chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, giúp các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ Trong bối cảnh địch đã tổ chức chiếm đóng thành hai phân khu Chính: Hòa Bình và Sông Đà. Chúng đang gấp rút củng cố công sự tương đối kiên cố, lực lượng đông, một nửa là lính Âu - Phi, phần lớn thuộc các binh đoàn cơ động tương đối mạnh, lại có sự chi viện trực tiếp của không quân, pháo binh và xe tăng. Ta tiến hành tác chiến theo nguyên tắc của nghệ thuật chiến dịch tiến công tiêu diệt địch phòng ngự trong hệ thống trận địa kiểu tập đoàn cứ điểm. Với tư tưởng chỉ đạo tác chiến là tích cực tiêu diệt sinh lực địch, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu nghiên cứu, chỉ đạo vận dụng phương châm tác chiến “đánh điểm, diệt viện” và “liên tục chiến đấu” là hoàn toàn đúng đắn. Dưới sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, ta “đánh điểm” nhiều trận hiệu quả cao, như: Tập kích Điểm cao 600, Điểm cao 400, diệt trận địa pháo địch trong thị xã Hòa Bình; một số trận “diệt viện” hiệu quả trên sông Đà hay trận Gốp Bộp của Trung đoàn 209 Đại đoàn 312, mặc dù ta bị thương vong nhiều... Tuy nhiên, trong nhiều trận đánh, ta chọn đúng “điểm”, nhưng lại chưa thật gắn với “diệt viện”, chưa chuẩn bị kịp lực lượng, trận địa cảnh giới cũng không chặt chẽ, nên nhiều lần bỏ lỡ cơ hội diệt viện binh địch, nhất là ở khu vực Ba Vì hoặc không tiêu diệt được bộ phận cuối cùng khi chúng rút chạy khỏi Hòa Bình. Cùng với đó, căn cứ diễn biến tình hình và những bước phát triển của chiến dịch, Bộ Tổng Tham mưu đã kịp thời ban hành chỉ thị về vận dụng chiến thuật, nâng cao hiệu suất trong chiến đấu. Theo đó, ta thực hiện đúng nguyên tắc tập trung ưu thế về binh lực, thực hiện bao vây, chia cắt, tiêu diệt địch. Tập trung binh lực ở một điểm để tiến công, đồng thời bố trí lực lượng hai đến ba mặt để bao vây, tiêu diệt địch. Phát huy lối đánh gần để hạn chế ưu thế hỏa lực pháo binh, máy bay địch và khoét sâu chỗ yếu về mặt tinh thần của chúng. Ở hướng chính diện, Cơ quan Tham mưu chiến dịch trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị vận dụng tốt các hình thức chiến thuật phù hợp với từng địa bàn, như: Đánh công kiên và vận động; tránh chỗ địch mạnh (thị xã Hòa Bình), đánh trúng chỗ địch yếu (vận động trên Đường số 6 và trên sông Đà); triệt đường tiếp tế, tăng viện của địch (trên bộ và trên sông); phát triển nhiều cách đánh như sử dụng một lực lượng tinh nhuệ tập kích tiêu diệt các điểm cao, trận địa pháo; sử dụng lực lượng lớn để đánh phục kích trên bộ, trên sông với sự hỗ trợ của pháo binh. Do vậy ta đã lần lượt tiêu diệt nhiều vị trí quan trọng của địch, như: Tu Vũ, Điểm cao 600, Điểm cao 400, diệt trận địa pháo trong thị xã Hòa Bình..., loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, làm tê liệt đường tiếp tế trên sông, trên bộ, cô lập hoàn toàn thị xã Hòa Bình, buộc địch phải rút quân. Trong khi đó, ở mặt trận sau lưng địch, Cơ quan Tham mưu chỉ đạo các đơn vị phát triển “đánh điểm, diệt viện”, kết hợp với đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, tiến công và nổi dậy của quần chúng. Trong đó, nổi bật là trận ta đưa Trung đoàn 48 luồn sâu vào lòng địch, tập kích Phát Diệm (Ninh Bình), kết hợp trận đánh “diệt viện” của Trung đoàn 52 khi chúng đưa lực lượng tăng viện cho Phát Diệm..., mở ra nhiều triển vọng về vận dụng chiến thuật cho các chiến dịch sau này. Có thể khẳng định, quá trình chuẩn bị, tham gia giúp Bộ Tổng Tư lệnh, trực tiếp là Bộ Chỉ huy Chiến dịch điều hành Chiến dịch Hòa Bình và chỉ đạo, chỉ huy các mặt trận phối hợp chiến đấu, Bộ Tổng Tham mưu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của Cơ quan Tham mưu chiến lược, chiến dịch, góp phần quan trọng vào thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của chiến dịch. Tuy nhiên, Bộ Tổng Tham mưu cũng còn một số khuyết điểm, như: Phán đoán sai tình huống ban đầu, khi cho rằng địch ít có khả năng đánh ra Hòa Bình, và về cuối chiến dịch thì lại chưa dự kiến đúng thời gian địch rút khỏi Hòa Bình nên đối phó bị động và lúng túng; trong chỉ thị vận dụng chiến thuật có những điểm còn chung chung và công tác đôn đốc, kiểm tra một số trận đánh chưa tốt1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), Sđd, tr. 410). Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Ba, 2023, 07:56:24 am Trong giai đoạn cách mạng mới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể gây bất ổn, nhất là vấn đề chủ quyền trên Biển Đông; cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng nghiêm trọng hơn; đối tác, đối tượng chuyển hóa mau lẹ; các thế lực thù địch tăng cường thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “phi chính trị hóa” Quân đội, hòng chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, chống phá Quân đội ta. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu mới ngày càng cao, đòi hỏi phải dự báo chính xác âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; tham mưu, đề xuất các đối sách hợp lý để giải quyết tốt các vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan trực tiếp đến quốc phòng, an ninh của đất nước, không đế bị động, bất ngờ về chiến lược trong mọi tình huống. Từ thực tiễn công tác tham mưu, chỉ đạo tác chiến trong Chiến dịch Hòa Bình có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu vận dụng trong công tác tham mưu chiến lược:
Một là, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tham num, đề xuất giúp Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phồng kiến nghị với Đàng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng. Bộ Tổng Tham mưu cần nắm vững và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, cụ thể là: “Thực hiện toàn diện, đồng bộ Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược an ninh mạng quốc gia và các chiến lược quốc phòng, an ninh chuyên ngành khác”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 160); Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; các nghị quyết của Quân ủy Trung ương, chỉ thị của Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Tăng cường công tác nghiên cứu, nắm tình hình, phân tích, đánh giá và dự báo chiến lược chính xác đối tác và đối tượng, kịp thời đề xuất các chủ trương, đối sách đúng đắn, xử trí kịp thời, có hiệu quả các tình huống. Chủ động tham mưu, soạn thảo kế hoạch, nội dung về chiến lược, sách lược bảo vệ Tổ quốc, dự kiến tình huống có thể xảy ra và các biện pháp đối phó, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, ngăn chặn xung đột từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ về chiến lược. Trong đó, cần xác định đúng hướng, đúng mục tiêu chiến lược cả trước mắt và lâu dài để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia cả trên bộ, trên biển, trên không và trên không gian mạng. Tham mưu giúp Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng kiến nghị với Đảng, Nhà nước có đối sách xử lý hiệu quả các tình huống an ninh phi truyền thống, như: “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, khủng bố, an ninh mạng, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh... Chú trọng chỉ đạo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham mưu cấp chiến lược, nhất là cán bộ chủ trì và đội ngũ chuyên gia của Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp tham mưu giúp Quân ủy Trung Ương, Bộ Quốc phòng tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn thành mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống. Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tổng kết thực tiễn hoạt động quân sự, quốc phòng làm căn cứ xác định, bổ sung, phát triển đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam; tham mưu giúp Quân ủy Trang ương, Bộ Quốc phòng kiến nghị với Đảng, Nhà nước định ra các thể chế và hoạch định chính sách đối với lực lượng vũ trang và những vấn đề liên quan đến quốc phòng. Hai là, tiếp tục tham mưu, chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nhát là Quân đội nhân dân ‘‘cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; xây dựng dân quân tự vệ “vững mạnh, rộng khắp”, lực lượng dự bị hùng hậu. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: Xây đựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, TậpI,Sđd,tr. 157- 158). Quán triệt và thực hiện Nghị quyết của Đảng, Bộ Tổng Tham mưu chủ động tham mưu, chỉ đạo, tổ chức xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; trước mắt, chỉ đạo toàn quân triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới (giai đoạn 2020 - 2025)”, điều chỉnh tổ chức, biên chế tinh, gọn, mạnh; cơ cấu đồng bộ, hợp lý; tập trunng xây dựng một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, làm cơ sở đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện đại. Đồng thời, cần làm tốt công tác tham mưu, tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp. Tiếp tục chỉ đạo toàn quân đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, môi trường tác chiến và các tình huống phức tạp; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện, làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại, với diễn tập nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; giữa các đơn vị chủ lực với lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực phòng thủ; gắn diễn tập với luyện tập các phương án, kế hoạch tác chiến trên các hướng chiến trường, địa bàn chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Ba là, thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất, chỉ đạo, tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng, xây dựng nên quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh cả về tiềm lực và thế trận, chú trọng thế trận quân sự và thế trận lòng dân. Theo hướng đó, Bộ Tổng Tham mưu cần tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị định số 21/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2019 của Chính phủ, “về xây dựng khu vực phòng thủ” và Kết luận số 57-KL/TW ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị, “Về kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh”; đặc biệt là định hướng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Sđd, tr. 157), cũng như thấu suốt quan điểm: “Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh ià trọng yếu, thường xuyên”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XUI, Tập I, Sđd, tr. 110). Tiếp tục chủ động tham mun, đề xuất chủ trương, biện pháp tăng cường tiềm lực, thế trận khu vực phòng thủ, thế trận lòng dân; chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế - xã hội và an ninh; chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng khu vực phòng thủ tinh, thành phố, khả năng phòng thủ quốc gia, ưu tiên các hướng chiến lược, địa bàn trọng điểm cà trên đất liền, trên không, biển, đảo và không gian mạng, phù hợp tình hình mới. Tập trung nghiên cứu điều chỉnh lực lượng, hoàn chỉnh thế bố trí chiến lược, sẵn sàng đối phó thắng lợi với chiến tranh xâm lược (nếu xảy ra) ở các loại hình và quy mô khác nhau. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng, an ninh, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Nhận thức rõ vai trò của quốc phòng, an ninh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan đối ngoại quốc phòng với các lực lượng liên quan, tham mưu giúp Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, đối sách phù hợp và những vấn đề về quan hệ quốc phòng, góp phần xử lý có hiệu quá các tình huống phức tạp nảy sinh; đồng thời lãnh đạo chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhà trường trong toàn quân làm tốt công tác đối ngoại quốc phòng, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Quân đội, đất nước, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, bằng biện pháp hòa bình. Nhìn lại Chiến dịch Hòa Bình cách đây 70 năm, chúng ta cần đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn ý nghĩa, giá trị to lớn của chiến dịch, trong đó có vai trò chỉ đạo trực tiếp, rất quan trọng của Bộ Tổng Tham mưu. Những bài học quý về công tác tham mưu, chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu trong Chiến dịch Hòa Bình vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng trong đào tạo, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 03 Tháng Tư, 2023, 08:28:08 am CHIẾN THẮNG HÒA BÌNH - BÀI HỌC VỀ XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI, TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG HIỆN NAY Thượng tướng, TS LÊ HUY VỊNH Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cách đây 70 năm, từ ngày 10 tháng 12 năm 1951 đến ngày 25 tháng 2 năm 1952, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta đã giành thắng lợi to lớn trong Chiến dịch Hòa Bình, giải phóng một vùng rộng lớn khu vực Hòa Bình - Sông Đà, đánh bại âm mưu đánh chiếm vùng tự do của ta, phá tan ý đồ giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp; giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4, đồng thời "Ta đã giành nhiều thắng lợi cực kỳ quan trọng về tiêu diệt địch, giải phóng đất, giải phóng dân, đặc biệt là tạo nên thế trận mới chưa từng có của ta ở vùng địch tạm chiếm ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ"1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch tiến công Hòa Bình (12. 1951 - 2.1952), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991, tr. 6). Chiến thắng Hòa Bình không chỉ là "Thắng lợi quân sự, mà còn là thắng lợi chính trị có tiếng vang trên thế giới"2 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập luận văn, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 263). Bảy mươi năm đã trôi qua, nhìn lại chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong Chiến dịch Hòa Bình, chúng ta rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đáng đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng Trong Chiến dịch Hòa Bình, ta không có thời gian chủ động chuẩn bị trước, mọi công tác đều phải chạy đua với thời gian nhằm tranh thủ đánh địch càng sớm càng tốt, khi địch mới chiếm được địa bàn. Do đó, từ khâu chuẩn bị đến thực hành tác chiến của các đơn vị tham gia chiến dịch đều phải nỗ lực, cố gắng cao nhất, không ngại gian khổ, hy sinh mới có thể giành được thắng lợi. Trong chiến dịch này, bộ đội đã liên tục chiến đấu hơn 78 ngày đêm, thời gian dài nhất của một chiến dịch từ trước tới lúc đó; trong khi địch sử dụng khối lượng lớn binh khí và máy bay, gây nhiều khó khăn, tổn thất cho ta. "Vì thế trong suốt quá trình chiến dịch, ý chí, quyết tâm chiến đấu của bộ đội ta luôn được củng cố và nâng cao, bảo đảm chiến đấu bền bỉ, dẻo dai, liên tục"1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch tiến công Hòa Bình (12.1951 - 2.1952) Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991, tr. 52). Các đơn vị tham gia chiến dịch đều quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 22-CT/TƯ, ngày 24 tháng 11 năm 1951 của Ban Chấp hành Trung ương "về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch", trong đó chỉ rõ đây là cơ hội để ta đánh địch trên Mặt trận Hòa Bình, trên các mặt trận khác và sau lưng địch, "nắm lấy cơ hội tốt ấy để đánh địch và thắng địch là phá tan được âm mưu quân sự mới của địch". Các đơn vị cũng đã được học tập, quán triệt sâu sắc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch. Trong thư Người khẳng định: "Trước kia ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là một cơ hội rất tốt cho ta... Bộ đội chủ lực đánh. Bộ đội địa phương, dân quân du kích cũng đánh. Các lực lượng phải phối hợp với nhau chặt chẽ. Để tiêu diệt sinh lực địch, để đánh tan kế hoạch Thu - Đông của chúng"1 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập IV, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, tr. 71, 55). Bộ đội ta ở các mặt trận đều thấm nhuần chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị: "Đây là cơ hội rất tốt để mình đánh giặc. Phải thấy điều đó để tin tưởng và quyết tâm đánh và thắng"2 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập IV, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, tr. 71, 55). Với những chủ trương, quyết sách đúng đắn, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là yếu tố quyết định thắng lợi của chiến dịch. Đồng thời, sự tin tưởng, ý chí, quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ và hy sinh tiêu diệt địch, thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mỗi cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch đã tạo nên sức mạnh to lớn đưa chiến dịch đến thắng lợi. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cần vận dụng bài hục này vào quá trình xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Trước hết, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, triệt để cơ chế Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân và sự nghiệp quốc phòng. Đồng thời, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước thống nhất quản lý, điều hành đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân; kịp thời chuyển hóa thế trận quốc phòng toàn dân thành thế trận chiến tranh nhân dân, bảo vệ vững chẳc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống. Những chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân phải được quán triệt sâu sắc đến mọi cấp, mọi ngành, lĩnh vực, cả hệ thống chính trị và toàn dân, mà trước hết là mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp cần đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời và hiệu quả; phái huy vai trò của cơ quan tham mưu, phụ trách công tác quân sự, quốc phòng ở cơ quan, đơn vị, địa phương, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 03 Tháng Tư, 2023, 08:28:50 am Hai là, chủ trọng công tác nghiên cứu dự báo, sớm nắm bắt và dự kiến tình hình để chủ động trong mọi chủ trương, chiến lược về xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng
Để đi đến quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình và đề ra những quyết sách trong chỉ đạo, điều hành chiến dịch, Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy đã luôn chú trọng công tác nghiên cứu, dự báo âm mưu hành động của địch và kịp thời định hướng hành động của ta. Trong Hè - Thu 1951, tập trung nghiên cứu kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1951 - 1952, song ta vẫn chưa tìm ra phương hướng phù hợp cho chủ lực hoạt động. Ban đầu, nhận định địch ít có khả năng đánh ra Hòa Bình, ta chủ trương mở cuộc tiến công trước khi địch tiến công ta và hướng mở chiến dịch lớn ở hữu ngạn Liên khu 3. Trong khi ta đang ráo riết chuẩn bị chiến dịch ở Liên khu 3, ngày 14 tháng 11 năm 1951, Bộ Tổng Tham mưu nhận được tin quân Pháp nhảy dù chiếm thị xã Hòa Bình và về cuộc hành quân Hoa Sen (Lotus) của chúng. Việc quân Pháp mang binh lực lớn ra ngoài phòng tuyến boongke, đánh chiếm vùng Hòa Bình - Sông Đà - Đường số 6 đã tạo cho ta "một cơ hội bằng vàng" để đánh địch, như cách nói của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Hòa Bình là chiến trường rừng núi, ta dễ bao vây, chia cắt địch lại tiếp giáp với khu vực tự do Việt Bắc, cơ động lực lượng và bảo đảm hậu cần thuận lợi. Các đại đoàn chủ lực của ta đang bố trí sát gần, dễ tranh thủ được thời gian, nổ súng tiến công địch được sớm. Kéo quân ra Hòa Bình, tự quân Pháp đã phải phân tán lực lượng, công sự chưa vững chắc, địa hình không thuận lợi. Hơn nữa, việc địch tập trung lực lượng vào Mặt trận Hòa Bình sẽ tạo sơ hở để ta đánh địch ở đồng bằng. Mặt khác, đánh địch ở Hòa Bình ta sẽ ngăn chặn, không cho địch cắt đứt hành lang liên lạc và vận chuyển giữa Liên khu Việt Bắc với Liên khu 3, Liên khu 4, tránh được việc chúng gây khó khăn cho ta sau này. Tại cuộc họp ngày 15 tháng 11 năm 1951, sau khi nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tình hình địch đánh chiếm Hòa Bình, tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng ta, Tổng Quân ủy đình chỉ mở chiến dịch ở Liên khu 3, đề nghị Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cho mở chiến dịch tại Hòa Bình, chuyển thế bị động sang tiến công quân địch mới chiếm đóng. Hòa Bình là hướng chính các nơi khác là mặt trận phối hợp"1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr.381). Đề nghị đó được Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất trí và coi đây là cơ hội rất tốt để quân ta tiêu diệt địch. Quá trình chiến dịch, công tác nghiên cứu, dự báo âm mưu hành động của địch vẫn được Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh chú trọng. Lúc chiến dịch đang diễn ra, ta phán đoán địch sẽ phải rút khỏi Hòa Bình vì địch không thể bỏ khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nơi đang bị ta đánh mạnh và giải phóng từng khu vực rộng lớn. Đồng thời, cơ quan nghiên cứu của ta còn tính đến đặc điểm của tên chỉ huy chiến trường của địch. Quyết định đưa quân đánh lên Hòa Bình là của tướng Đờ Lát - Tổng Chỉ huy quân Pháp kiêm Cao ủy Pháp tại Đông Dương. Giữa lúc chiến sự tại Hòa Bình và cả đồng bằng Bắc Bộ đang diễn ra ác liệt thì Đờ Lát bị bệnh, phải trở về Pháp và mất tại đó. Nắm quyền thay Đờ Lát, tướng Raun Xalăng chỉ là quyền Tổng Tư lệnh và không đủ bản lĩnh như Đờ Lát, không dám và cũng không thể cùng một lúc đối phó với cả hai mặt trận chính diện ở Hòa Bình và mặt trận ở vùng sau lưng dịch. Từ nghiên cứu, dự báo chính xác đó, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã có các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo chiến dịch giành thắng lợi ngày càng lớn. Trong công cuộc xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng ngày nay, tình hình thế giới, khu vực những năm tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự đoán. Chiến tranh quy mô lớn ít có khả năng xảy ra, nhưng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ có thể diễn ra gay gắt. Đặc biệt, một số nước đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, tăng cường năng lực hải quân với những thế hệ vũ khí mới. Các yếu tố an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục phức tạp, xuất hiện nhiều hình thái chiến tranh mới làm thay đổi môi trường chiến lược, tác động sâu sắc tới mọi quốc gia dân tộc. Là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, ổn định của đất nước, trong xây đựng Quân đội nhân dân hiện nay, cần chú trọng công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược chính xác về quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ nghiên cứu, dự báo chính xác, Quân đội chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước hoạch định và thực hiện đường lối, chiến lược, chủ động, tích cực bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa lâm nguy. Quân đội cần chủ động nghiên cứu, dự kiến các tình huống, biện pháp đối phó hiệu quả với mọi tình huống về quân sự, quốc phòng cả trên không, trên đất liền, trên biển, đảo và trên không gian mạng, kiên quyết không để bị động bất ngờ, luôn bảo đảm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển toàn diện đất nước. Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, bổ sung, hoàn thiện tư duy lý luận quân sự, quốc phòng, xây dựng Quân đội. Về vấn đề này, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh: "Tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận về quốc phòng - quân sự, an ninh, nghệ thuật quân sự... Nâng cao năng lực dự báo chiến lược, giữ vững thế chủ động chiến lược; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Sđd, tr. 159). Đây là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng Quân đội nhân dân, tăng cường quốc phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 03 Tháng Tư, 2023, 08:29:33 am Ba là, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân vững mạnh, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, trong đó tập trung xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
Trong Chiến dịch Hòa Bình, trên cơ sở lực lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng từ năm 1949, đặc biệt là các đại đoàn chủ lực đã được xây dựng vững mạnh, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh đã thành công trong chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa bộ đội chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị của quần chúng, giữa mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch phát huy cao độ hiệu quả của từng mặt trận, từng lực lượng cùng hoàn thành mục tiêu chiến dịch. Về lực lượng, cho đến trước lúc bước vào Chiến dịch Hòa Bình, riêng ở Bắc Bộ, ta đã xây dựng được một lực lượng chủ lực mạnh bao gồm 5 đại đoàn bộ binh (304, 308, 312, 320, 316), Đại đoàn công pháo 351 cùng các trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực của các địa phương. Trong đề nghị Tổng Quân ủy "Phương hướng Chiến dịch mùa Đông 1951 và kế hoạch đề phòng địch tấn công" báo cáo tại hội nghị Bộ Chính trị ngày 19 tháng 10 năm 1951 đã điểm lại tình hình bộ đội ta: "Cả 5 đại đoàn bộ binh và 3 trung đoàn độc lập ở Bắc Bộ đã trang bị xong, đều đã chỉnh huấn một lần, sau kỳ tác chiến vừa qua phần lớn đã bổ sung... biên chế bắt đầu thực hiện... Trung đoàn sơn pháo đang chấn chỉnh, trung đoàn trọng pháo cũng đang huấn luyện... Sau một thời gian huấn luyện thì trình độ kỹ thuật, chiến thuật của bộ đội được đề cao một bước... Trình độ chính trị khá hơn trước... Sức khỏe có tiến bộ... Bộ đội địa phương thì toàn Bắc Bộ có 14 tiểu đoàn tập trung và 180 đại đội tỉnh và huyện"1 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập IV, Tlđd, tr. 25-26). Sau đợt hoạt động tác chiến Xuân - Hè 1951, các đại đoàn chủ lực của ta có thời gian tập trung huấn luyện quân sự và học tập chính trị, trong đó chú trọng huấn luyện về kỹ thuật, chiến thuật, tổ chức các lớp chỉnh huấn chính trị cho cán bộ trung sơ cấp của các đại đoàn. Vừa huấn luyện, vừa tiếp nhận trang bị mới (trừ Đại đoàn 325) nên sức mạnh chiến đấu của bộ đội được tăng lên rõ rệt. Trước khi địch tiến công Hòa Bình, các đại đoàn chủ lực cũng như các địa phương đã sẵn sàng để bước vào tác chiến trong Đông - Xuân 1951 - 1952. Cùng với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, lực lượng dân quân, du kích đã phát triển nhanh chóng và tăng cường hoạt động phối hợp ở khắp các chiến trường. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình là kết quả của việc chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân; trong đó chú trọng khối chủ lực mạnh. Đây thực sự là một yêu cầu cấp thiết và tất yếu của kháng chiến, có bộ đội chủ lực mới có thể đánh những đòn mạnh làm xoay chuyển tình thế, xoay chuyển cục diện chiến trường, giành thắng lợi. Có chủ lực mạnh mới tùy theo yêu cầu của từng chiến dịch để tổ chức thành công những trận đánh quyết định. Bên cạnh đó, để phối hợp, phát huy hiệu quả của những đòn đánh của bộ đội chủ lực cũng cần chú trọng xây dựng phát triển lực lượng vũ trang địa phương và dân quân du kích ở các thôn xã. Trong giai đoạn hiện nay, cùng những tiến bộ vượt bậc của khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, sự biến động của tình hình thế giới, khu vực đem lại cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen, đặt ra những yêu cầu mới đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh; tăng cường tiềm lực quốc phòng, tạo thế chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Theo đó, cần coi trọng xây dựng lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ cân đối, đồng bộ, có chất lượng tổng hợp, trình độ, sức mạnh và khả năng phối hợp tác chiến cao, nhất là giữa lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ. Toàn quân cần tranh thủ thời cơ, tận dụng thời gian, khai thác, phát huy tốt lợi thế của các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, khoa học - công nghệ,... nhằm đẩy nhanh lộ trình hiện đại hóa Quân đội đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc và đóng góp tích cực cho nền hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới giai đoạn 2020 - 2025, điều chỉnh tổ chức, biên chế bảo đảm "tinh, gọn, mạnh"; cơ cấu đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, giảm đầu mối trung gian, đồng bộ giữa vũ khí, trang bị với nhân lực và công tác bảo đảm. Cùng với đó, cần tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng ngày càng cao, được quản lý, chặt chẽ, sẵn sàng động viên, mở rộng lực lượng khi cần thiết. Củng cố lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, có số lượng, cơ cấu phù hợp với đặc điểm địa bàn, dân số, chủ trọng lực lượng dân quân tự vệ ở các vùng trọng điểm, dân quân biển; không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống quốc phòng, an ninh ngay tại cơ sở, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đảm bảo chất lượng huấn luyện, diễn tập, Quân đội phải thực hiện tốt chức năng "Đội quân chiến đấu", "Đội quân công tác", "Đội quân lao động sản xuất" trong thời bình, sẵn sàng giúp dân trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh và những thách thức an ninh phi truyền thống, phát huy phẩm chất và xứng danh "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 03 Tháng Tư, 2023, 08:30:23 am Bốn là, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc
Trong Chiến dịch Hòa Bình, Tổng Quân ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã kết hợp được hiệu quả chiến đấu của các lực lượng dựa trên thế trận chiến tranh nhân dân ở các địa bàn khác nhau, đặc biệt là đã phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng giữa mặt trận chính và mặt trận sau lưng địch. Ở các mặt trận, ta đã phối hợp được sức mạnh chiến đấu của các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân, du kích... Trong bộ đội chủ lực, ta đã bố trí các lực lượng, vận dụng các cách đánh sáng tạo, phù hợp và đã phát huy tốt sức mạnh của các binh chủng, các lực lượng tiêu diệt quân địch ở các hướng, các mũi, cả quân địch phòng ngự trong công sự lẫn quân địch chi viện trên đường bộ, đường sông,... Với việc đưa 2 đại đoàn chủ lực vào hoạt động ở vùng sau lưng địch, ta đã kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương, dân quân du kích và các hoạt động của toàn dân đánh giặc, phá tề trừ gian, bao vây, phá hủy các đồn bốt của địch, mở rộng căn cứ du kích, các khu Căn cứ kháng chiến, mở rộng vùng giải phóng. Tiến công quân sự phối hợp, hỗ trợ đấu tranh chính trị và ngược lại lực lượng chính trị của quần chúng cũng giúp đỡ, tạo điều kiện để lực lượng quân sự phát huy sức mạnh giành thắng lợi. Sự phối hợp giữa các lực lượng, các mặt trận đã "vô hiệu hóa một đòn tiến công chiến lược của địch, đồng thời làm cho chúng rối tung không biết tìm cách đối phó"1 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 295). Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ta là trong khi đẩy mạnh vận động chiến vẫn phải phát triển chiến tranh du kích rộng khắp. Chiến tranh nhân dân của ta cần có sự phối hợp chặt chẽ với tác chiến của các binh đoàn chủ lực và chiến tranh nhân dân địa phương càng phát triển thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho các binh đoàn chủ lực giành thắng lợi lớn. Thắng lợi của các binh đoàn chủ lực trực tiếp thúc đẩy chiến tranh nhân dân địa phương phát triển lên trình độ cao hơn. Bài học này vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng trong tình hình hiện nay, đó chính là xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, nhằm phát huy cao độ sức mạnh của các lực lượng trong bảo vệ Tổ quốc. Để đáp ứng những yêu cầu đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TVV ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị khóa X, "về tiếp tục xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới" và Nghị định số 21/2019/NĐ/CP ngày 22 tháng 2 năm 2019 của Chính phủ về xây dựng khu vực phòng thủ; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ. Quá trình xây dựng khu vực phòng thủ, cần tập trung xây dựng đồng bộ, toàn diện các tiềm lực trong khu vực phòng thủ (chính trị - tinh thần, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, đối ngoại), trong đó cần chú trọng đặc biệt công tác xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt việc kết hợp giữa các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh trên từng vùng lãnh thổ, trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển đảo, khu kinh tế, khu Công nghiệp trọng điểm để đảm bảo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc. Quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng công trình phòng thủ trong căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, hậu cần, kỹ thuật, khu vực phòng thủ then chốt, sở chỉ huy các cấp, tạo lập thế bố trí hiểm hóc, vững chắc giữa các khu vực phòng thủ với phòng thủ quân khu và trên từng hướng chiến lược, sẵn sàng cho các tình huống quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân hiện nay cần gắn với tổ chức, bố trí lực lượng với xây dựng các tiềm lực của đất nước, sẵn sàng triển khai, chuyển hóa các tiềm lực thành thực lực quốc phòng một cách đồng bộ theo ý định, kế hoạch chiến lược trên toàn lãnh thổ, bảo đảm thế trận quốc phòng toàn dân ngày càng vững chắc. Trên các hướng, các địa bàn chiến lược cần bố trí cân đối, hợp lý giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động, giữa lực lượng địa phương và bộ đội chủ lực, giữa các quân, binh chủng, lực lượng, ngành; tạo thế trận tổng hợp, vững chắc, phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng, bảo đảm khả năng tác chiến trên mọi môi trường, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bảy mươi năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và những bài học lịch sử rút ra từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức, điều hành Chiến dịch Hòa Bình vẫn có giá trị lịch sử và hiện thực sâu sắc, góp phần vào công cuộc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 03 Tháng Tư, 2023, 08:37:47 am CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH – BƯỚC TRƯỞNG THÀNH VƯỢT BẬC CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Thượng tướng VÕ MINH LƯƠNG Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10 tháng 12 năm 1951 đến ngày 25 tháng 2 năm 1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lơn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du, Liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Thắng lợi Chiến dịch Hòa Bình tiếp tục giữ vững và phát huy thế tiến công chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam, thể hiện trên một số nội dung chủ yếu sau: 1. Thắng lợi Chiến dịch Hòa Bình khẳng định sự phát triển vượt bậc về tổ chức xây dựng lực lượng chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam Ngay từ khi mới ra đời, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc tổ chức xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam được xác định là công việc trọng tâm để tiến hành cuộc kháng chiến. Từ yêu cầu thực tiễn tác chiến vận động chiến, nên phải có những đơn vị chủ lực lớn để thực hiện nhiệm vụ đánh tiêu diệt. Do vậy, từ các đại đội, tiểu đoàn độc lập, ta tập trung cán bộ, vũ khí, phương tiện thông tin liên lạc để xây dựng các trung đoàn, đại đoàn chủ lực ở quy mô thích hợp. Đến Chiến dịch Hòa Bình, ta đã thảnh lập được các đại đoàn, như: Đại đoàn 308 (28.8.1949), Đại đoàn 304 (10.3.1950), Đại đoàn 312 (27.12.1950), Đại đoàn 320 (16.01.1951), Đại đoàn công pháo 351 (27.3.1951) và Đại đoàn 316 (01.5.1951)1 (Xem Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 10, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2019, tr. 229). Trang bị của các đại đoàn tương đối thống nhất, đại đội có tiểu đội súng cối 60mm và tiểu đội đại liên; tiểu đoàn có đại đội trợ chiến trang bị súng cối 82mm, pháo ĐKZ 57mm; trung đoàn có đại đội súng cối 82mm, pháo ĐKZ 57mm, đại đội súng máy phòng không 12,7mm. Trực thuộc Bộ Tư lệnh, có đại đoàn công pháo và trung đoàn sơn pháo. Ở các khu, liên khu hầu hết đều có trung đoàn chủ lực cơ động và các tiểu đoàn hỏa lực. Trên cơ sở tổ chức xây dựng và phát triển lực lượng chủ lực, ta đã thành công trong xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc,... Đây là cơ sở để Bộ Tổng Tư lệnh đủ điều kiện sử dụng quy mô lực lượng lớn cho Chiến dịch Hòa Bình (5 đại đoàn bộ binh và Đại đoàn công pháo 351). Trong đó, sử dụng 4 đại đoàn (308, 312, 304 và 351) đánh địch trên hướng chính diện ở Hòa Bình, Sông Đà, Đường số 6 (mặt trận phía trước), đồng thời, sử dụng 2 đại đoàn (320 và 316) tiến công địch trên hướng phối hợp ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (mặt trận vùng sau lưng địch). Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh được cử làm Tư lệnh Chiến dịch; đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chủ nhiệm Chính trị; đồng chí Hoàng Văn Thái - Tổng Tham mưu trưởng làm Tham mưu trưởng Chiến dịch. Bên cạnh việc tổ chức xây dựng lực lượng chủ lực, Trung ương còn ban hành các chỉ thị, quy định về tổ chức, chức năng quyền hạn của Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh, các cơ quan Bộ Tổng Tham mưu1 (Gồm các cục: Tác chiến, Quân báo, Quân huấn, Dân quân, Quân lực, Thông tin liên lạc, Công binh, Pháo binh), Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp2 (Gồm: Quân lương, Quân y, Quân dược, Vận tải, Quân giới, Quân trang, Quân khí), các liên khu, các khu tiếp tục được củng cố, tăng cường... Điều đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong lãnh đạo, chỉ đạo tác chiến và sự chỉ huy thống nhất trong hệ thống tổ chức Quân đội, làm cho lực lượng vũ trang không ngừng phát triển lớn mạnh, tổ chức lực lượng ngày càng chặt chẽ, nhất là lực lượng chủ lực (tính đến cuối năm 1951, lực lượng chủ lực đã tăng lên 253.270 người)3 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử tổ chức quân sự Việt Nam, Tập 3, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 465). Thành quả đó, đã cho phép Bộ Tổng Tư lệnh sử dụng lực lượng chủ lực lớn để thực hiện nhiệm vụ đánh tiêu diệt, bảo đảm chắc chắn cho chiến dịch giành thắng lợi. Tính đến thời điểm Chiến dịch Hòa Bình diễn ra thì đây là chiến dịch có quy mô lực lượng lớn nhất, hơn hẳn so với tất cả các chiến dịch trước đó4 (Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 159, 201, 177, 180, 192: Chiến dịch Biên Giới sử dụng Đại đoàn 308, 2 trung đoàn bộ binh (174, 209), 4 đại đội sơn pháo, 5 đại dội công binh, 3 tiểu đoàn của Liên khu Việt Bắc (426, 428 và 888) cùng dân quân du kích Cao Bằng, Lạng Sơn; Chiến dịch Trần Hưng Đạo sử dụng 2 đại đoàn (308, 312), Trung đoàn 675, 4 tiểu đoàn địa phương và dân quân du kích; Chiến dịch Hoàng Hoa Thám sử dụng 2 đại đoàn (308, 312), 2 trung đoàn (98, 174), 4 liên đội sơn pháo 75mm, Trung đoàn 675, 2 tiểu đoàn công binh và lực lượng vũ trang địa phương, hướng phối hợp có các đại đoàn 304, 320; Chiến dịch Lý Thường Kiệt sử dụng Đại đoàn 312, 1 liên đội sơn pháo, 2 đại đội công binh cùng lực lượng vũ trang địa phương; Chiến dịch Hà Nam Ninh sử dụng 3 đại đoàn (308, 304 và 320), 5 đại đội sơn pháo, 1 trung đoàn công binh và lực lượng vũ trang địa phương). Nhờ đó, trong gần 80 ngày chiến đấu, ta đã phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của địch, giải phóng khu vực Hòa Bình, Sông Đà với diện tích khoảng 2.000km2, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, làm phá sản kế hoạch chiến lược của tướng Đờ Lát đờ Tatxinhi1 (Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, 2005, Sđd, tr.902: P. Jean Marie Gabriel de Lattre de Tassigny, (1889 - 1952): Cao ủy kiêm Tổng Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương (1950 - 1952), Thống chế Pháp (truy phong 1952)), giữ vững quyền chủ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ. Ở mặt trận sau lưng địch, quân và dân ta cũng giành thắng lợi to lớn, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 15.000 tên địch, mở rộng vùng giải phóng ở đồng bằng Bắc Bộ. Phát huy quyền chủ động chiến lược trên chiến trường trung du và đồng bằng Bắc Bộ, bộ đội chủ lực ta tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tác chiến nhằm thúc đẩy và hỗ trợ chiến tranh du kích phát triển, tiếp tục củng cố vững chắc quyền chủ động chiến lược, thực hiện tiêu hao sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, đẩy địch vào thế bị động chiến lược trong Thu - Đông 1952. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 03 Tháng Tư, 2023, 08:39:31 am 2. Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu tác chiến mới
Để đáp úng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân, bảo đảm cho kháng chiến giành thắng lợi, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2.1951) đã xác định: "Đảng và Chính phủ ta phải xây dựng một Quân đội nhân dân mạnh mẽ, chân chính với ba đặc điểm: Dân tộc, nhân dân và dân chủ; phải tích cực xây dựng bộ đội chính quy, củng cố bộ đội địa phương và phát triển dân quân du kích"2 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hả Nội, 2004, tr. 108). Điều đó tiếp tục khẳng định đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; coi trọng giáo dục bản chất cách mạng đi đôi với việc chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức lực lượng, tăng cường kỷ luật, đẩy mạnh huấn luyện chính trị, kỹ thuật và chiến thuật. Về củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo: "Nắm vững sự lãnh đạo tư tưởng trong toàn quân, lãnh đạo việc học tập tư tưởng mới, học tập chủ trương và chính sách của Đảng và Chính phủ, sửa chữa những sai lầm đã bộc lộ trong cuộc chỉnh huấn vừa qua"1 (Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 (27.9 - 5.10.1951) về nhiệm vụ quân sự trước mắt, in trong: Những lài liệu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy (từ năm 1945 đến năm 1954), Tập 3, Sdd, tr. 106),... Thông qua đó, vị trí, vai trò của hệ thống tổ chức đang ngày càng được tăng cường và củng cố, bảo đảm cho Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành Quân đội cách mạng của nhân dân, một quân đội vô địch, được xây dựng, phát triển toàn diện về mọi mặt, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Về chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tác chiến, Hội nghị Trung ương Đảng (3.1951) chỉ rõ: "Ở Bắc Bộ, bộ đội chủ lực phải đề cao vận động chiến tiến tới và phát triển du kích chiến đến cao độ,... Riêng Khu 3 phải đặc biệt phát triển du kích đến cao độ. Tại Trung Bộ và Nam Bộ, phát triển mạnh mẽ du kích chiến tranh, đẩy mạnh vận động chiến, tiến tới củng cố và mở rộng các căn cứ, vùng giải phóng đánh mạnh vào các đường giao thông huyết mạch của địch, tích cực xây dựng lực lượng, chuẩn bị chiến trường để chuyển sang tổng phản công"2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử chiến thuật Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 1975), Tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr. 280). Tập trung sản xuất vũ khí trợ chiến công đồn và hỏa khí cầu vồng, đẩy mạnh sản xuất các trái FT1, FT2 (bộc phá khối) để tiến công đồn, bốt. Ưu tiên vũ khí, trang bị và phương tiện thông tin liên lạc cho bộ đội chủ lực thực hiện nhiệm vụ đánh tiêu diệt lớn quân chủ lực địch; nhiệm vụ chống càn, sử dụng lực lượng vũ trang địa phương và dân quân du kích là chủ yếu. Cũng trong thời gian này, Trung ương ban hành các chỉ thị về xây dựng lực lượng, chỉ đạo kiện toàn các cơ quan theo hướng gọn nhẹ, tăng cường lực lượng trực tiếp chiến đấu. Giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao ý chí chiến đấu, đi đôi với tích cực rèn luyện nắm vững kỹ thuật, chiến thuật mới bảo đảm cho tác chiến giành thắng lợi. Thông qua hệ thống các nhà trường của Quân đội, tiến hành bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ huy và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm chiến đấu. Sau một số chiến dịch tiến công chưa thành công đầu năm 19511 (Các chiến dịch: Trần Hưng Đạo (Trung Du), Hoàng Hoa Thám (Đường 18), Quang Trung (Hà Nam Ninh), Lý Thường Kiệt (Nghĩa Lộ)), các đơn vị kịp thời rút kinh nghiệm và bước vào 5 tháng chỉnh huấn, chỉnh quân. Trong đó, coi việc chỉnh huấn chính trị là trọng tâm của chỉnh quân2 (Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 (27.9 - 5.10.1951) về nhiệm vụ quân sự trước mắt, in trong: Những lài liệu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy (từ năm 1945 đến năm 1954), Tập 3, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, tr.104, 105: "Tích cực nâng cao chất lượng của bộ đội chủ lực tức là thực hiện biên chế, tiến hành chỉnh huấn (chú trọng về chính trị), thực hiện từng bước tiêu chuẩn cung cấp, thi hành chế độ cấp ủy,... Bộ đội địa phương thấm nhuần phương châm hoạt động của chiến tranh du kích, đồng thời nâng cao trình độ chiến thuật, kỹ thuật, thực hiện biên chế và cải tiến cung cấp"). Việc chỉnh huấn bộ đội, lấy chỉnh huấn chính trị làm gốc và khởi đầu từ cán bộ, dần dần đến toàn đội viên. Trước khi bước vào chiến dịch, các đại đoàn (308, 312, 316, 320, 304) và Đại đoàn công pháo 351 đã hoàn thành 5 tháng chỉnh huấn, chỉnh quân, bổ sung quân số, ổn định tổ chức biên chế, trang bị gọn nhẹ. Nhờ đó, sức khỏe bộ đội đã tăng thêm, tinh thần chiến đấu được nâng cao, trình độ kỹ thuật, chiến thuật đã được nâng cao một bước. Tiếp tục củng cố, rút kinh nghiệm và tổ chức học tập về chiến thuật công kiên (tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc), kỹ thuật sử dụng súng trường, súng tiểu liên, lựu đạn và hiệp đồng binh chủng khi tiến công cứ điểm lớn hoặc cụm cứ điểm của địch3 (Riêng Đại đoàn 312 chưa tham gia chỉnh huấn, chỉnh quân vì đang tham gia chiến dịch Lý Thường Kiệt ở Nghĩa Lộ), đáp ứng yêu cầu tác chiến mới, đưa tác chiến chính quy bằng các đại đoàn chủ lực tiến lên trở thành địa vị chủ yếu, kết hợp chặt chẽ với chiến tranh nhân dân địa phương bằng lực lượng vũ trang địa phương và dân quân du kích. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 03 Tháng Tư, 2023, 08:41:01 am 3. Chiến dịch Hòa Bình đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật chiến dịch, khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi của Quân đội nhân dân Việt Nam
Trước Chiến dịch Hòa Bình, ta chủ yếu tác chiến du kích tiến lên chính quy ở quy mô nhỏ, mục tiêu tiến công chủ yếu là cứ điểm hoặc cụm cứ điểm của địch. Nhưng nay, "địch ra sức tập trung binh lực củng cố phòng tuyến trung châu Bắc Bộ, chúng đã tăng viện một phần từ Pháp sang, đã được Mỹ giúp đỡ một phần nào về vũ khí và phương tiện, nhất là chúng đã khuếch trương quân ngụy nhanh chóng... kiểm soát và lợi dụng nhân lực, vật lực của ta trong vùng tạm chiếm và vùng du kích"1 (Xem: Những tài liệu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy (từ năm 1945 đến năm 1954), Tập 3, 1963, Sđd, tr 102). Địch đã thay đổi thủ đoạn từ phòng ngự cứ điểm theo kiểu "đồn binh" chuyển sang phòng ngự kiểu tập đoàn cứ điểm, có lực lượng quân ứng chiến cơ động cao, dưới sự chi viện đắc lực của hỏa lực không quân, pháo binh, về ta, lực lượng của ta đã phát triển vượt bậc, tương quan so sánh lực lượng chủ lực không quá chênh lệch. Thực tiễn đó, đòi hỏi và đặt ra những yêu cầu khách quan trong chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật tác chiến chiến dịch. Trước khi Chiến dịch Hoà Bình diễn ra, Tổng Quân ủy quyết định phân tán lực lượng chủ lực trên nhiều chiến trường, thực hiện luân phiên tác chiến ở các khu vực, thời điểm, thời gian khác nhau; sử dụng một số trung đoàn hoạt động vùng sau lưng địch ở trung du, hữu ngạn sông Hồng. Riêng Mặt trận Hữu Ngạn do Bộ trực tiếp chỉ huy. Trong khi ta đang chuẩn bị chiến trường ở hữu ngạn thì địch đánh ra Hòa Bình. Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã nhanh chóng chỉ đạo công tác trinh sát nắm địch1 (Bộ Tổng Tư lệnh thành lập 2 đoàn cán bộ đi trinh sát chiến trường trên hai hướng chính Hòa Bình và hướng phối hợp vùng địch hậu. Đến tháng 12 năm 1951, đoàn cán bộ Đại đoàn 308 tiếp tục nắm địch ở tả ngạn sông Đà thay cho đoàn cán bộ Đại đoàn 312 và đoàn cán bộ Đại đoàn 312 chuyển sang nắm địch ở hữu ngạn sông Đà, cán bộ Đại đoàn 304 nắm địch trên Đường số 6) và tiến hành khẩn trương công tác chuẩn bị và bảo đảm chiến dịch. Trong khị các đơn vị tiến hành công tác chuẩn bị, ta vẫn chủ trương vừa làm công tác chuẩn bị vừa tác chiến. Sử dụng Trung đoàn 88 Đại đoàn 308 đánh địch ở La Phù, Trung đoàn 165 Đại đoàn 312 đánh địch ở Thu Cúc, Lai Đồng (ngày 25 và 26.11.1951), Trung đoàn 48 Đại đoàn 320 đánh địch ở Đồi Sim (25.11.1951). Hội đồng Cung cấp chỉ đạo Ban Cung cấp tiền phương chuẩn bị mọi mặt để chi viện cho chiến trường, nhất là lương thực, thực phẩm ở các địa phương trên địa bàn chiến dịch. Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo nhanh chóng chuyển từ hình thức phản công sang tiến công địch phòng ngự cho phù hợp với trạng thái hiện tại của địch, thực hiện chủ trương thực chiến bằng các trận đánh tao ngộ với địch. Tranh thủ thời gian địch vừa mới chiếm đóng, công sự của chứng còn sơ sài để tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của chúng. Đồng thời, khắc phục mọi khó khăn, nhanh chóng hoàn thành công tác chuẩn bị chiến dịch để thực hành đánh tiêu diệt lớn. Để bảo đảm chắc thắng cho chiến dịch, Bộ Tổng Tư lệnh đã kịp thời chỉ đạo sâu sát công tác trinh sát nắm địch, nắm chắc sự thay đổi trạng thái và hình thái bố trí của địch sau khi chuyển vào phòng ngự chiến dịch2 (Từ kết quả trinh sát chiến trường cho thấy: Sau 25 ngày đánh chiếm ra Hòa Bình toàn bô đội hình của địch đã chuyển sang phòng ngự chiến dịch, chúng đã gấp rút củng cố công sự, trận địa tương đối kiên cố, tổ chức phòng ngự thành hai phân khu Chính Phân khu Hòa Bình và Phân khu Sông Đà) với 28 cứ điểm lớn, nhỏ; lực lượng đông và tương đối mạnh, phần lớn là các lực lượng thuộc binh đoàn cơ động có sự chi viện trực tiếp của không quân, pháo binh và xe tăng địch. Sau khi chúng tương đối ổn định công sự trận địa, chúng tung lực lượng thám báo ra sục sạo xung quanh các cứ điểm và tổ chức các cuộc tiến công thăm dò các lực lượng của ta). Sự chỉ đạo kịp thời về chiến lược của Bộ Tổng Tư lệnh đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để các đơn vị kịp thời vừa tiến hành công tác chuẩn bị, vừa tổ chức đánh địch theo phương pháp tác chiến mới. Bộ Tổng Tư lệnh tập trung ưu thế lực lượng và phương tiện nhằm đột phá phòng tuyến Sông Đà, đánh bại hoàn toàn ý đồ đánh chiếm Hòa Bình của địch. Để phối hợp với mặt trận chính diện phía trước ở Hòa Bình, ta sử dụng một phần bộ đội chủ lực kết hợp với lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích tiến công địch trên mặt trận phía sau lưng địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, liên tục tiến công tiêu hao sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở rộng vùng giải phóng, làm thay đổi cục diện chiến trường, buộc địch phải rút khỏi Hòa Bình về cứu vãn cho trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng, sự cứu vãn muộn màng của quân Pháp đã không xoay chuyển được tình thế chiến lược và buộc phải chịu thảm bại trong tác chiến Đông - Xuân 1951 - 1952. Trong Chiến dịch Hòa Bình, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã lựa chọn phương pháp tác chiến chính xác, khéo lựa chọn mục tiêu tiến công, tập trung ưu thế lực lượng, phương tiện tiến công địch. Từ việc vận dụng đúng đắn, sáng tạo phương châm "đánh điểm, diệt viện" trong Chiến dịch Biên Giới và rút kinh nghiệm kịp thời từ các chiến dịch đầu năm 1951, trong Chiến dịch Hòa Bình, ta không tiến công toàn bộ hệ thống phòng ngự trên cả hai phân liên khu Của địch, mà tập trung lực lượng, phương tiện đột phá trên tuyến Sông Đà, lựa chọn một vài cứ điểm hoặc cụm cứ điểm quan trọng của hệ thống phòng ngự trong hai phân liên khu Của địch để thực hiện "đánh điểm", như: Trận công kiên tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc ở cứ điểm Tu Vũ của Trung đoàn 88 Đại đoàn 308, trận tập kích các cao điểm 400, 600 của Trung đoàn 141 Đại đoàn 312, trận tiến công trận địa pháo địch trong thị xã Hòa Bình của Đại đoàn 308 và Trung đoàn 66 Đại đoàn 304. Khi đã hoàn thành mục tiêu "đánh điểm", ta nhanh chóng chuyển sang thực hiện mục tiêu "diệt viện" bằng các trận đánh địch chi viện đường sông trên phòng tuyến Sông Đà của Tiểu đoàn 84 Trung đoàn 36, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 141, tiến công địch chi viện đường bộ ở Gốp Bộp của Trung đoàn 209 Đại đoàn 312... Sự chỉ đạo chiến lược sáng suốt và kịp thời của Bộ Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Hòa Bình đã góp phần thúc đẩy nghệ thuật chiến dịch phát triển nhảy vọt lên một bước mới. Trong đó, nghệ thuật "đánh điểm, diệt viện" có nhiều nét phát triển mới, sáng tạo và tiến bộ hơn trước, mang lại hiệu suất chiến đấu cao. Thành công của chiến dịch đã khẳng định khà năng ưu việt trong tác chiến của bộ đội ta ở địa hình rừng núi. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 03 Tháng Tư, 2023, 08:41:50 am 4. Chiến dịch Hòa Bình đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của nghệ thuật kết hợp chặt chẽ giữa mặt trận chính diện phía trước với mặt trận phía sau lưng địch
Sau liên tiếp một số thành công trong tác chiến đầu năm 1951, cùng với những nỗ lực bình định của địch ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, địch cho rằng chúng đã ổn định được vùng hậu phương và đã rảnh tay để có thể sẵn sàng chuyển sang thế chủ động phản công, tiến công các lực lượng của ta ở vùng thượng du hòng giành lại thế chủ động chiến lược. Song, với tầm nhìn chiến lược xa, rộng, nắm chắc và làm chủ tình hình, Trung ương Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Quân ủy đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng đánh địch trên cả hai mặt trận, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với các hoạt động tác chiến của ta. Cùng với sử dụng 4 đại đoàn (308, 312, 304 và 351) tiến công địch trên mặt trận chính diện ở Hòa Bình, thành lập Ban Chỉ đạo mặt trận sau lưng địch nhằm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tác chiến phối hợp với mặt trận chính diện và đưa 2 đại đoàn chủ lực (320 và 316) về vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ cùng với lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích đẩy mạnh hoạt động tác chiến phối hợp. Tổ chức phát động nhân dân nổi dậy diệt tề, trừ gian, mở rộng các khu du kích, căn cứ du kích, tạo ra thế mới, lực mới trong vùng sau lưng địch để phối hợp với chiến trường chính Hòa Bình. Thế đánh địch ở mặt trận chính diện phía trước kết hợp chặt chẽ với thế đánh địch ở mặt trận phía sau lưng địch đã tạo ra thế trận chiến lược xen kẽ, cài răng lược với địch, làm cho địch bị động đối phó, vừa phải lo đối phó với ta ở mặt trận chính diện Hòa Bình, vừa phải lo phòng giữ vùng hậu phương, mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để giành thắng lợi ở vùng thượng du với phân tán lực lượng giữ vững ở vùng hậu phương đã làm cho quân Pháp mất dần thế chủ động chiến lược. Thắng lợi quan trọng của mặt trận chính diện phía trước của ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch phát triển và thu được thắng lợi to lớn ở mặt trận sau lưng địch. Khi mặt trận chính diện tiêu diệt hơn 6.000 tên địch thì ở mặt trận sau lưng địch đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 15.000 tên địch. Sự phối hợp sử dụng lực lượng tiến công địch ở cả hai mặt trận chính diện phía trước và phía sau lưng địch đã đưa Chiến dịch Hòa Bình lên một tầm cao mới, trở thành một cuộc tiến công chiến lược ở quy mô rộng lớn, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Sự phát triển vượt bậc về số lượng và chất lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Hòa Bình đã được cụ thể hóa bằng những thắng lợi to lớn trên cả hai mặt trận của chiến dịch. Tiến công địch trên cả hai mặt trận là nét mới, đặc sắc và sáng tạo về nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, khẳng định bước phát triển nhảy vọt của nghệ thuật quân sự Việt Nam. 5. Chiến dịch Hòa Bình khảng định khả năng bảo đảm hậu cần, kỹ thuật của Quân đội đáp ứng yêu cầu tác chiến quy mô lớn, đánh địch dài ngày Trước Chiến dịch Hòa Bình, ta thường tác chiến trong thời gian ngắn, phạm vi không gian hẹp với quy mô lực lượng nhỏ. Đến Chiến dịch Hòa Bình, cấp chiến lược đặt ra yêu cầu "liên tục chiến đấu" và cố gắng nổ súng càng sớm càng tốt để tận dụng tình trạng còn sơ hở của địch, hạn chế khả năng củng cố và mở rộng chiếm đóng của địch. Để bảo đảm đầy đủ, kịp thời các nhu cầu về hậu cần, kỹ thuật, Tổng Quân ủy chỉ đạo Hội đồng Cung cấp thành lập Ban Cung cấp Tiền phương, gồm 2 ban trên cả 2 hành lang: Một ban cho khu vực Sông Đà và thị xã Hòa Bình, một ban cho Nam thị xã Hòa Bình và Đường số 6; mặt trận sau lưng địch thành lập Ban Cung cấp riêng. Chỉ đạo yêu cầu không sử dụng toàn bộ lực lượng cùng một lúc, mà các đơn vị luân phiên chiến đấu và nghỉ ngơi, thực hiện chấn chỉnh, học tập rút kinh nghiệm khi nghỉ xen kẽ giữa các đợt của chiến dịch để giảm áp lực cho bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Tăng cường chỉ đạo chăm sóc thương, bệnh binh nhằm nhanh chóng phục hồi và duy trì sức chiến đấu lâu dài của bộ đội, liên tục tuyển mộ tân binh, tổ chức huấn luyện trước khi bước vào các đợt tiếp theo của chiến dịch. Đồng thời, Tổng Quân ủy kịp thời động viên chính trị, lãnh đạo tư tưởng, xây dựng quyết tâm chiến đấu cao, đấu tranh khắc phục tư tưởng chủ quan tự mãn, muốn nghỉ ngơi hoặc sợ hy sinh, thương vong, ngại khó khăn gian khổ. Công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cũng được chú trọng ngay từ đầu chiến dịch, nhất là về vũ khí trang bị, đạn dược, thuốc quân y, lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm bảo đảm sinh hoạt. Phương thức bảo đảm kết hợp nguồn của trên và nguồn huy động tại chỗ. Chỉ đạo thành lập các tuyến vận chuyển1 (Tuyến ôtô Phú Thọ - Đồn Vàng - Hòa Bình - Nho Quan - Rịa - Kim Tân... sửa chữa 60km đường, làm 44 cầu cho ôtô, làm mới 143km đường, bắc 450 cầu phao... Tuyến thuyền Sông Hồng bảo đảm 1.000 chiếc thuyền lớn, nhỏ tham gia vận tải cung cấp), quá trình vận chuyển kết hợp cả vận chuyển đường sông bằng thuyền và vận chuyển đường bộ bằng ôtô, xe cơ giới và phương tiện thô sơ. Chỉ đạo bảo đảm quân y, cứu chữa thương binh theo phương pháp ba bậc1 (Việc bảo đảm quân y trong chiến dịch được tổ chức phân cấp cứu chữa theo ba bậc thang: Bậc 1, ở đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn làm công tác cấp cứu, chọn lọc chuyển về quân y đại đoàn; bậc 2, quân y đại đoàn làm phẫu thuật xử lý vết thương và chuyển về phân viện hậu phương; bậc 3, các phân viện hậu phương điều trị thương binh cho đến khi lành bệnh), bảo đảm điều trị thương bệnh binh đến khi lành bệnh, đủ điều kiện sức khỏe tiếp tục tham gia chiến đấu. Tổng Quân ủy cũng đã chỉ đạo các đơn vị tham gia chiến dịch quan hệ chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương trên địa bàn tác chiến để huy động nhân, vật lực,... bảo đảm cho chiến dịch tác chiến giành thắng lợi. Nhờ sự chỉ đạo chiến lược nhanh chóng, kịp thời của Trung ưong Đảng và Tổng Quân ủy, cùng với sự tích cực chủ động của Hội đồng Cung cấp và các ban Cung cấp Tiền phương, nên công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật đã đáp ứng tốt yêu cầu tác chiến chiến dịch. Thực tiễn bảo đảm hậu cần, kỹ thuật trong Chiến dịch Hòa Bình đã chứng minh khả năng phát triển vượt bậc của ngành Hậu cần, Kỹ thuật Quân đội, đáp ứng yêu cầu tác chiến quy mô lực lượng lớn với phạm vi không gian rộng, bảo đảm đánh địch dài ngày trong điều kiện chiến đấu ác liệt. Sau gần 80 ngày chiến đấu ác liệt với phạm vi không gian rộng lớn trên cả hai mặt trận, chiến dịch đã giành được thắng lợi to lớn. Phát huy giá trị lịch sử và những bài học kinh nghiệm về những bước phát triển trưởng thành vượt bậc của Quân đội trong Chiến dịch Hòa Bình, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư lường, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Tiếp tục nghiên cứu phát triển lý luận về quân sự quốc phòng, nghệ thuật quân sự, khoa học công nghệ và xã hội nhân văn quân sự. Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ nhằm xây dựng Quân đội trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Để bảo đảm cho quân đội luôn hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, nhất là trong điều kiện chiến tranh hiện đại, đòi hỏi chúng ta phải hiện đại hóa quân đội, xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh và cơ động. Trước mắt, toàn quân triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới (giai đoạn 2020 - 2025), điều chỉnh tổ chức, biên chế tinh, gọn, mạnh; cơ cấu đồng bộ, hợp lý; có giải pháp đột phá thu hút nhân lực chất lượng cao vào Quân đội... Tập trung hoàn thành các mục tiêu, chi tiêu theo Kết luận số 16-KL/TW, ngày 7 tháng 7 năm 2017 và Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 1 tháng 8 năm 2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về tổ chức lực lượng và bảo đảm vũ khí trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chính quy, chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội; nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới theo Kết luận số 60-KL/QUTW, ngày 18 tháng 1 năm 2019 của Quân ủy Trung ương về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 765-NQ/QUTW ngày 20 tháng 12 năm 2012. Tăng cường huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, nâng cao trình độ hiệp đồng tác chiến; coi trọng huấn luyện thực hành sát thực tế chiến đấu, huấn luyện thể lực gắn với rèn luyện sức cơ động, diễn tập khu vực phòng thủ các cấp, diễn tập chống khủng bố và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống... Coi trọng phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng tự chủ, tự cường, hiện đại và lưỡng dụng, từng bước đáp ứng nhu cầu vũ khí, trang thiết bị cho các lực lượng góp phần nâng cao tiềm lực, sức mạnh quân sự, quốc phòng của đất nước. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh rộng khắp, có số lượng phù hợp, chất lượng tổng hợp ngày càng cao. Phát huy thắng lợi đã đạt được trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước trên thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa "từ sớm", "từ xa", hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, giao phó. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 03 Tháng Tư, 2023, 08:42:54 am PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG HÒA BÌNH, XÂY DỰNG TỈNH NHÀ NGÀY CÀNG GIÀU MẠNH Đồng chí NGÔ VĂN TUẤN Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, có vị trí chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là hướng phòng thủ quan trọng của Quân khu 3 và Thủ đô Hà Nội. Trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, đến nay, tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện; 151 đơn vị hành chính cấp xã, dân số trên 86 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 64%, dân tộc Kinh chiếm trên 27,73%, còn lại là các dân tộc khác. Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình tự hào có Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là công trình trọng điểm của quốc gia, là quê hương có nền "Văn hóa Hòa Bình", là miền đất của sử thi "Đẻ đất, đẻ nước", của những lễ hội giàu bản sắc văn hóa. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ khi có Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, truyền thống đó tiếp tục được bồi đắp, hội tụ và lan tỏa tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn, là động lực để nhân dân các dân tộc trong tỉnh vượt qua mọi khó khăn, thách thức trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Cách đây 70 năm, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương và Tổng Quân ủy đã quyết định mở chiến dịch Hòa Bình, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, đánh bại kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của thực dân Pháp, phá vỡ phòng tuyến sông Đà và tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ. Chiến dịch Hòa Bình bắt đầu vào ngày 10 tháng 12 năm 1951 và kết thúc ngày 25 tháng 2 năm 1952. Sau hơn hai tháng chiến đấu, ở mặt trận Hòa Bình, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm 17 tàu, xuồng, phá hủy 12 pháo và hơn 200 xe quân sự, thu 24 pháo và gần 800 súng các loại...; giải phóng 5.000km2 đất đai khu vực Hòa Bình - sông Đà với gần 2 triệu dân1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 167); giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch, làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của thực dân Pháp. Trong thời gian chuẩn bị và diễn ra chiến dịch, thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng về "Nhiệm vụ phá cuộc tiến công Hòa Bình của địch", của Liên khu 3 và Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua hai lần gửi thư động viên toàn quân, toàn dân ở Mặt trận Hòa Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định nhiều chủ trương, biện pháp để đảm bảo công tác phối hợp với Ban Chỉ huy Mặt trận, phục vụ tốt nhất cho chiến dịch, trọng tâm là: Tăng cường lực lượng dân công, vận chuyển gấp lương thực phục vụ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; đẩy mạnh địch vận, vận động toàn dân đóng góp sức người, sức của và tham gia phục vụ chiến dịch; đẩy mạnh chiến tranh du kích, thi đua giết giặc lập công; phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, giúp đỡ bộ đội chủ lực đánh địch trên các hướng, các địa bàn trong tỉnh... Tỉnh ủy đã phân công 2 đồng chí tỉnh ủy viên chịu trách nhiệm chỉ đạo các mặt hoạt động cụ thể phục vụ chiến dịch. Việc huy động nhân lực được giao cho Ban Dân công tỉnh chịu trách nhiệm. Tỉnh Đoàn thanh niên Cứu quốc đảm đương việc huy động lực lượng thanh niên nam, nữ phục vụ công tác quân y. Tỉnh ủy Hòa Bình đã phát động đợt thi đua "Quân, dân thi đua giết giặc, đẩy mạnh chiến thắng Thu - Đông" trong thời gian diễn ra chiến dịch. Bộ đội địa phương, dân quân du kích đã phối hợp với bộ đội chủ lực tiến hành nhiều trận đánh lớn, nhỏ trên các mặt trận, chặn đứng các hướng tấn công của địch, bắt và tiêu diệt hàng trăm tên, thu giữ, phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến đấu như súng ống, đạn dược, bắn chìm 1 tàu và 6 canô, phá hủy 4 khẩu pháo 105mm, bắn hạ 3 máy bay và phá hủy 4 chiếc tại sân bay Thịnh Lang... Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã huy động sức người, sức của cho chiến dịch với 291 thanh niên lên đường tham gia chiến đấu, hơn 200.000 ngày công phục vụ công tác vận chuyển bộ đội, lương thực, thực phẩm; ủng hộ 523 con trâu, bò, lợn, hàng chục tấn lương thực, thực phẩm, hàng nghìn cây tre, bương để làm lán trại, hàng trăm bè màng vượt sông, suối... Vừa hết lòng phục vụ chiến đấu, nhân dân vừa tích cực tăng gia sản xuất, hoàn thành thu hoạch vụ mùa, sản xuất. Chiến thắng Hòa Bình là thắng lợi quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần làm thay đổi cục diện trên chiến trường nghiêng về có lợi cho ta, giúp ta có nhiều bài học kinh nghiệm tác chiến trên chiến trường trung du, miền núi. Chiến dịch Hòa Bình là chiến dịch đầu tiên Quân đội ta tiến công vào quân địch trong thế phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm. Trong Chiến dịch Hòa Bình, ta đã có chủ trương đúng và vận dụng tốt 2 phương châm tác chiến chiến dịch: "Đánh điểm, diệt viện" và "liên tục chiến đấu". Qua đó, đã thể hiện sự chỉ đạo đúng đắn, tài tình về nghệ thuật quân sự của Đảng ta trong việc chỉ đạo tiến công chiến dịch và đưa lực lượng vũ trang của Quân đội ta có bước tiến mới về trình độ kỹ, chiến thuật, về sức mạnh của chiến tranh nhân dân: Chọn chiến trường thích hợp để tiêu diệt địch, đánh vào chỗ sơ hở, nơi hiểm yếu của địch, kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các địa bàn, các chiến trường; phối hợp nhuần nhuyễn ba thứ quân, giữa quân và dân,... đồng loạt tiến công liên tục; duy trì được khả năng chiến đấu trong chiến dịch dài ngày trên một chiến trường rộng lớn, phức tạp đã chứng tỏ khả năng phối hợp nhịp nhàng, lối đánh muôn màu, muôn vẻ của bộ đội chủ lưc bộ đội địa phương và dân quân du kích, làm thất bại đòn tiến công chiến lược của địch. Đồng thời, tạo ra cơ hội cho các chiến trường khác đẩy mạnh chiến tranh du kích, liên tục tiến công, tiêu diệt sinh lực địch, phát triển lực lượng kháng chiến mở rộng thêm nhiều vùng căn cứ làm cho cục diện chiến trường thay đổi ngày càng có lợi cho Quân đội ta, tạo đà tiến lên mạnh mẽ hơn. Đây là bước phát triển mới rất quan trọng về nghệ thuật chiến dịch của ta. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 03 Tháng Tư, 2023, 08:43:27 am Ngày 25 tháng 2 năm 1952, nhân dịp giải phóng tỉnh Hòa Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi Bộ Chỉ huy Chiến dịch và các chiến sĩ Mặt trận Hòa Bình, dân công phục vụ và đồng bào địa phương. Trong thư Bác viết: "So với những thắng lợi trước, thắng lợi lần này là khá to. Thắng lợi lần này đã đánh dấu một bước tiến bộ mới của bộ đội ta, và đã làm cho địch phải thất bại nhục nhã trong âm mưu củng cố phòng ngự chuyển lên tiến công, nhưng bộ đội phải luôn luôn cố gắng thi đua giết giặc lập công và ra sức học tập chỉnh huấn, đồng bào phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất hơn nữa để tranh lấy thắng lợi to hơn nữa"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7 (1951 - 1952), xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 331-332).
Cùng với chiến thắng của Chiến dịch Hòa Bình, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tỉnh Hòa Bình trở thành một trong những hậu cứ vững mạnh của chiến trường Liên khu 3; chi viện sức người, sức của đến mức cao nhất phục vụ chiến trường chung, nhất là Chiến dịch Điện Biên Phủ; đặc biệt là đã bảo vệ thành công đường giao thông có ý nghĩa chiến lược giữa căn cứ địa Việt Bắc với Liên khu 3, Liên khu 4. Quân dân tỉnh Hòa Bình đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân về những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần chiến thắng của Chiến dịch Hòa Bình, 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã vừa lao động sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; vừa chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, địa phương giàu mạnh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với tinh thần tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, toàn tỉnh có 11.460 con em các dân tộc nhập ngũ, trong đó có 1.440 gia đình có từ 2 con nhập ngũ trở lên, 15.670 thanh niên xung phong, đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước 162.000 tấn lương thực, 14.336 tấn thực phẩm,... Ở hậu phương lớn, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội phòng không góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, bắn rơi 49 máy bay, bắt sống và tiêu diệt nhiều giặc lái, bảo vệ vững chắc quê hương, trong đó có địa bàn CT229, đóng góp to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là từ năm 1976 đến năm 1991, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn về nhiều mặt, song chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tập trung huy động sức người, sức của, đóng góp, hy sinh to lớn để phục vụ công trình Thủy điện Sông Đà. Tổng diện tích đất đai phục vụ cho công trình là 12.934ha, trong đó có 11,894ha của 24 xã, thị trấn thuộc các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Kỳ Sơn, thị xã Hòa Bình đã bị ngập sâu dưới lòng hồ. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã di chuyển 4.596 hộ, 7.987 mồ mả, cùng một khối lượng lớn tài sản, nhà cửa, công trình của nhân dân, của tập thể, Nhà nước phải di chuyển hoặc bỏ lại. Tỉnh Hòa Bình đã thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh, an toàn công trình Thủy điện Sông Đà và hệ thống tải điện 500kV Bắc - Nam, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 800 chuyên gia Liên Xô và trên 1.000 người thân của họ tại làng chuyên gia trên khu vực công trường. Những nỗ lực, đóng góp, hy sinh to lớn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình cho công trình Thủy điện Sông Đà "Công trình trọng điểm của quốc gia" là minh chứng sinh động cho tinh thằn "Mình vì mọi người", "Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc". Từ khi tái lập tỉnh (10.1991) đến nay, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần Chiến thắng Hòa Bình, đoàn kết khắc phục khó khăn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vục như: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh... Từ chỗ xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí còn thấp của những năm đầu tách tỉnh, đến nay, nhân dân các dân tộc tỉnh nhà dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đoàn kết, phấn đấu đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong 5 năm (2015 - 2020), kinh tế của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đến hết năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 45,58% (công nghiệp 38,89%), dịch vụ chiếm 29,32%, nông, lâm nghiệp, thủy sản 19,98%, thuế sản phẩm 5,12%. Thu ngân sách Nhà nước bình quân lăng 15,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) đạt 60,3 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015, cao hơn trung bình khu vực trung du, miền núi phía Bắc, bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước. Tổng đầu tư toàn xã hội 17.667 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước đạt 4.116 tỷ đồng, tỷ lệ đô thị hóa đạt 28,69%; tỷ lệ hộ nghèo còn 8,6%,... Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVTD-19 bùng phát, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Song, với sự chủ động, quyết liệt, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, đến thời điểm này, tỉnh Hòa Bình được đánh giá là một trong những tỉnh phòng, chống dịch bệnh hiệu quả của cả nước. Từ đó, giúp tỉnh thực hiện khá tốt "mục tiêu kép". Trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng kinh tế toàn tinh đạt 8,3%, giá trị xuất khẩu tăng 10,5%. Kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, thành phố Hòa Bình và các thị trấn được đầu tư nâng cấp mở rộng. Khu vực nông thôn có nhiều đổi mới. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh có điện lưới quốc gia. Các tuyến đường quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh được cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây mới đã góp phần quan trọng trong lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hạ tầng y tế được đầu tư đồng bộ với 2 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện đa khoa khu vực và 10 bệnh viện đa khoa huyện, thành phố. Trạm y tế xã, phường, thị trấn đều được xây dựng kiên cố; tỷ lệ bác sĩ đạt trên 8,8/1 vạn dân. Giáo dục và đào tạo không ngừng phát triển, quy mô trường, lớp ngày càng mở rộng khang trang hơn. Năm 1995, Hòa Bình đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ, là tỉnh miền núi thứ 2 và tỉnh thứ 13 trong cả nước đạt chuẩn về công tác này; tháng 12 năm 2003 đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tháng 12 năm 2005 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tháng 7 năm 2012 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Hòa Bình là tỉnh miền núi đầu tiên và là tỉnh thứ hai trong cả nước được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư. Công nghệ thống tin, viễn thông phát triển vượt bậc, mạng truyền dẫn được cáp quang hóa đến 10 huyện, thành phố, 100% cơ quan Nhà nước cấp tinh, huyện được nối mạng truyền số liệu chuyên dùng và kết nối internet. Tất cả các huyện đã lắp đặt hệ thống truyền hình trực tuyến giao ban đến các xã. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 03 Tháng Tư, 2023, 08:43:56 am Tỉnh đã thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Nổi bật là Chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp chung tay góp sức thực hiện. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (thành phố Hòa Bình, các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy); 58/131 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, trong đó có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Trong lĩnh vục quốc phòng, an ninh, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; thực hiện xây dựng, củng cố khu vực phòng thủ; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, "thế trận lòng dân" vững chắc; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; đồng thời tăng cường các biện pháp phòng ngừa đấu tranh chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; duy trì và mở rộng các hoạt động đối ngoại. Qua đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, góp phần quan trọng tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng, quan tâm thực hiện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và có nhiều đổi mới, đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm xây dựng bộ máy chính quyền các cấp tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Những năm gần đây, Hòa Bình là một trong những địa phương đi đầu trong việc thí điểm điều chỉnh sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, huyện của cả nước,.... Những thành tựu quan trọng đó đánh dấu bước phát triển mới, tạo đà vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Ghi nhận những đóng góp, những chiến công to lớn của tỉnh trong kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước đã trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Quân công và Huân chương Độc lập hạng Nhất; nhiều Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Hàng chục tập thể, cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; 248 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, 31 gia đình liệt sĩ được trao tặng Huân chương Độc lập... Tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng và tinh thần chiến thắng Chiến dịch Hòa Bình, trong những năm tới, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh nhà quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025: "Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ và đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước". Để hiện thực hóa các mục tiêu Nghị quyết đề ra, Đảng bộ, chính quyền đang tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả 4 đột phá chiến lược: Một là, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch theo quy định của pháp luật. Hai là, hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Ba là, phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động. Bốn là, phát triển kết cấu hạ tầng, tăng cường huy động mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; trong đó tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết. Với những thành tích đã đạt được, chúng ta càng ý thức sâu sắc hơn về trọng trách to lớn của mình trước các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, càng khó khăn, phức tạp. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó dự báo. Các thế lực thù địch, phản động không ngừng tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thách thức, khó khăn luôn đi đôi với những thuận lợi. Trước những vận hội mới, cơ hội mới chúng ta càng thấm nhuần những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc vận dụng phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Hòa Bình, tự hào ôn lại những chiến công chói lọi và phát huy tinh thần, ý nghĩa lịch sử chiến thắng Chiến dịch Hòa Bình, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình quyết tâm vươn lên mạnh mẽ, nỗ lực cao hơn, tạo sức bật mới để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 04 Tháng Năm, 2023, 07:29:58 am CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Trung tướng TRỊNH VĂN QUYẾT Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Đầu tháng 11 năm 1951, thực dân Pháp mở cuộc hành binh đánh chiếm thị xã Hòa Bình và vùng phụ cận nhằm bịt chặt cửa ngõ phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, chặt đứt đường giao thông giữa căn cứ địa Việt Bắc với Nam Liên khu 3 và vùng tự do Liên khu 4. Đờ Lát (De Lattre) - Tổng Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương cho rằng việc chiếm đóng Hòa Bình sẽ thu hút bộ đội chủ lực của ta đến tiêu diệt; thắng lợi của cuộc tiến quân sẽ giành lại quyền chủ động trên chiến trường, xoay chuyển tình thế có lợi cho Pháp, nhận thêm sự viện trợ từ Anh, Mỹ. Trước âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chấp thuận đề xuất của Tổng Quân ủy, quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình, với nhận định: "Đây là cơ hội rất tốt để mình đánh giặc. Phải thấy điều đó để tin tưởng và quyết tâm đánh và thắng"1 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, tr. 55). Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chúng ta đã huy động lực lượng lớn bộ đội chủ lực tham gia chiến dịch. Các đại đoàn 304, 308, 312 cùng Đại đoàn công pháo 351 có nhiệm vụ đánh địch trên Mặt trận Hòa Bình - Sông Đà; Đại đoàn 316 tiến công địch ở trung du Bắc Bộ; Đại đoàn 320 tiến sâu vào đồng bằng Bắc Bộ, cùng Trung đoàn 42, Trung đoàn 46 (chủ lực Liên khu 3) phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích đánh tiêu diệt địch đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích; các đơn vị chủ lực của Bình - Trị - Thiên đẩy mạnh hoạt động tác chiến trên địa bàn. Ngày 10 tháng 12 năm 1951, Chiến dịch Hòa Bình mở màn, qua 3 đợt chiến đấu trong suốt 78 ngày đêm. Trên mặt trận chính diện, ta đã phá kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của địch, giải phóng hơn 1.000km2 và 2 vạn dân, diệt 6.012 tên địch, thu 24 khẩu pháo các loại, 788 súng, 98 máy vô tuyến điện, phá hủy 12 khẩu pháo, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 17 canô, phá hủy 246 xe quân sự. Trên mặt trận trung du và đồng bằng Liên khu 3, bộ đội chủ lực phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương, kết hợp tác chiến với phá tề, trừ gian, loại khỏi vòng chiến đấu 15.237 tên địch, phá hơn 1.000 đồn bốt, thu 6.126 súng các loại, giải phóng 4.000km2 với hơn 1 triệu dân1 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2000, tr. 379); phát triển sâu rộng chiến tranh du kích, khôi phục và mở rộng căn cứ du kích, khu du kích cả những địa bàn ở sâu trong vùng địch tạm chiếm. Âm mưu giành lại quyền chủ động của thực dân Pháp đã thất bại hoàn toàn, đây là thắng lợi "cực kỳ quan trọng về tiêu diệt địch, giải phóng đất đai, đặc biệt là tạo nên thế trận mới chưa từng có của ta ở vùng địch tạm chiếm ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ"2 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch tiến công Hòa Bình (12.1951 -2.1952), Hà Nội, 1991, tr. 6). Thắng lợi Chiến dịch Hòa Bình là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó hoạt động công tác đảng, công tác chính trị là một trong những yếu tố quan trọng, để lại những kinh nghiệm sâu sắc cho sự nghiệp đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đó là: Một là, lãnh đạo tư tưởng, động viên chính trị, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ Tiến hành Chiến dịch Hòa Bình trong bối cảnh sau 4 chiến dịch (Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Lý Thường Kiệt) và 1 tháng hoạt động du kích không đạt kết quả như dự kiến, "Chúng ta chưa giành được ưu thế quân sự, chưa phá được phòng tuyến của địch, chưa thay đổi được tình thể ở đồng bằng Bắc Bộ"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, 1951, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 573); trong khi thực dân Pháp và tay sai ra sức đẩy mạnh chiến tranh tổng lực, càn quét bình định hết sức quyết liệt hòng biến vùng tạm chiếm và vùng du kích trở thành hậu phương vững chắc của chúng. Trước tình hình đó, Tổng Quân ủy xác định: "Năm vững và kịp thời lãnh đạo tư tưởng bộ đội, làm cho toàn quân nhận rõ cơ hội thuận lợi và nhiệm vụ quan trọng lần này để nâng cao quyết tâm chiến đấu"2 (Báo cáo kế hoạch tác chiến chiến dịch và tổng kết kinh nghiêm trong các chiến dịch lớn, tập 1, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản 1963, tr. 26 - 27). Thực hiện chủ trương này, công tác lãnh đạo tư tưởng, động viên chính trị đã tập trung quán triệt, giáo dục cho bộ đội nhận thức sâu sắc nhiệm vụ chiến dịch, củng cố ý chí quyết tâm chiến đấu, giúp cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc ý định của cấp trên ý nghĩa của chiến dịch; nhận định đúng đắn địch, ta, thuận lợi, khó khăn, phương châm tác chiến..., qua đó phát huy tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, củng cố niềm tin vào thắng lợi của chiến dịch. Thành công của các trận đánh Tu Vũ, Đồi Mồi, Điểm cao 600... là do làm tốt công tác quán triệt, giáo dục nên đã chuẩn bị tốt tư tưởng cho bộ đội, tinh thần quyết tâm, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sự chủ động, linh hoạt của bộ đội được nâng lên, tạo nên sức mạnh to lớn trong quá trình thực hành tác chiến, trở thành yếu tố căn bản của mọi thắng lợi, của từng trận đánh để đưa chiến dịch đi đến thắng lợi. Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt trước sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ, đã tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quân sự, quốc phòng. Nếu chiến tranh xảy ra, địch sẽ triệt để sử dụng vũ khí công nghệ cao với tính chất hủy diệt ngày càng lớn. Điều đó tác động không nhỏ đến tư tưởng của bộ đội; đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu để xây dựng và phát huy các nhân tố: Chính trị - tinh thần; ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Từ kinh nghiệm của Chiến dịch Hòa Bình, cấp ủy, chỉ huy các cấp phải nắm vững chỉ dẫn của V.I. Lênin: "Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường"1 (V.I. Lênin, Toàn tập, Tháng Năm - Tháng Mười một 1920, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 147). Luôn quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối, chiến lược của Đảng về quân sự, quốc phòng, nhất là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, Nghị quyết của Quân ủy Trung ương. Bám sát tình hình nhiệm vụ, thực tiễn đơn vị để tiến hành công tác tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, giúp họ nhận diện đúng bản chất mối quan hệ giữa đối tượng, đối tác, phát huy sức mạnh của thế trận chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự Việt Nam, vũ khí, trang bị hiện có,... xây dựng phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Toàn quân thực hiện nghiêm Đề án "Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới" của Bộ Quốc phòng và Quy chế "Giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam" (ban hành kèm theo Quyết định số 438/QĐ-CT ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; chú trọng tuyên truyền, giáo dục nhiệm vụ của đơn vị, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; từ đó xác định mục đích, động cơ, thái độ, ý chí quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, khắc phục khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, nhất là chống quan điểm sai trái, thù địch và âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình", "phi chính trị hóa" Quân đội của các thế lực thù địch; không mơ hồ, mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong nội bộ, tạo sự thống nhất cao về chính trị, tư tưởng trong từng cơ quan, đơn vị và toàn quân; xây dựng ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 04 Tháng Năm, 2023, 07:36:16 am Hai là, thực hành dân chủ quân sự rộng rãi, khơi dậy và phát huy tinh thần tự giác phấn đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ
Trong Chiến dịch Hòa Bình, thông qua phát huy dân chủ quân sự đã làm cho từng cán bộ, chiến sĩ nhận thấy niềm vinh dự, tự hào được tham gia chiến đấu; hiểu rõ nhiệm vụ, tác dụng và ý nghĩa lớn lao của chiến dịch, khiến mọi người nêu cao ý chí, vượt qua khó khăn, không ngại gian khổ, kiên quyết làm tròn nhiệm vụ. Phát huy dân chủ quân sự đã hình thành nên những phong trào thi đua giết giặc, lập công, thi hành chính sách... và giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Thông qua việc mở rộng dân chủ quân sự đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tài năng, sáng kiến của quần chúng, nêu cao tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm, dám chịu trách nhiệm, chủ động tự giải quyết lấy những khó khăn, vướng mắc, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng. Điển hình của công tác này là ở Đại đội 41, Tiểu đoàn 84 (Trung đoàn 36, Đại đoàn 308) khi nhận nhiệm vụ luồn sâu, bí mật đột nhập tiêu diệt trận địa pháo địch ở khu Kiểm Lâm, nhiều cán bộ, chiến sĩ lo lắng khó giữ bí mật khi phải vào sâu hậu cứ địch trong điều kiện trăng sáng, vượt qua ruộng lầy; lại phải đối phó với lực lượng bảo vệ pháo của địch mạnh và những khó khăn về đảm bảo thông tin liên lạc, giải quyết thương binh, cũng như bộ đội chưa biết khẩu pháo của địch ra sao,... Để giải quyết những băn khoăn trên, Đảng ủy Trung đoàn 36 đã triệu tập hội nghị, tập trung thảo luận về những khó khăn, về tình hình tư tưởng bộ đội, về kế hoạch lãnh đạo mọi mặt và lấy tinh thần xung phong thực hiện nhiệm vụ. Do phát huy được dân chủ quân sự, nhiều sáng kiến của tập thể được đưa ra để khắc phục khó khăn một cách tỷ mỷ và sát thực tế; đơn vị đã tìm được cách đặt bàn chân xuống ruộng lầy và rút lên không gây tiếng động, cách ngụy trang bằng rơm để dễ lẫn vào ruộng dưới ánh trăng, cách cắt dây thóp gai vẫn không phát ra âm thanh, cách tiến quân bí mật,... Đơn vị đã tổ chức cho bộ đội quan sát pháo của ta để nắm được hình thù khẩu pháo 105mm. Vấn đề thông tin được huấn luyện đi vào những kỹ thuật tỷ mỷ nhất, đảm bảo tuyệt đối an toàn, bí mật. Vấn đề tải thương được giải quyết bằng cách tự các tổ 3 người sẽ kiểm soát và giải quyết,... Những thắc mắc trong tư tưởng được dân chủ thảo luận và giải quyết nên bộ đội thống nhất về hành động, phấn khởi và tự tin bước vào trận đánh, giành được thắng lợi, phá hủy 4 khẩu pháo 105mm, diệt 20 tên địch, bắt tên đại úy chỉ huy1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1, Sư đoàn 308, Lịch sử Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong (1949 - 2009), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2009, tr. 101). Tiếng nổ bộc phá của Đại đội là hiệu lệnh cho các đơn vị tiến công tiêu diệt các vị trí của địch ở ngoại vi thị xã, cũng là mở màn cho đợt 3 của chiến dịch. Dân chủ quân sự chính là thực hiện đường lối quần chúng trong công tác quân sự, là sự vận dụng một cách cụ thể phương pháp lãnh đạo "từ trong quần chúng mà ra lại trở về quần chúng"2 (Báo cáo kế hoạch tác chiến chiến dịch và tổng kết kinh nghiệm trong các chiến dịch lớn, Sđd, tr. 123) trong Quân đội, là tập trung và phát huy tài năng của quân chúng để bổ sung cho những hạn chế của lãnh đạo. Đó là phương pháp tốt nhất để nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm cho cán bộ, chiến sĩ thống nhất tư tưởng và hành động. Từ kinh nghiệm của Chiến dịch Hòa Bình, cấp ủy, chỉ huy các cấp phải luôn nhận thức đúng tầm quan trọng của việc phát huy và mở rộng dân chủ; tiếp tục thực hiện nghiêm Kết luận số 120-KL/TW ngày 7 tháng 1 năm 2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở"; Chỉ thị số 590-CT/©UQSTW ngày 4 tháng 10 năm 2010 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Hướng dẫn số 1575/HD-CT ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Tổng cục Chính trị về "Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong Quân đội"- "Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất là dân chủ ở cơ sở. Chống các biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức"3 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 51), để cho mọi cán bộ, chiến sĩ vừa là chủ và vừa làm chủ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Quân đội; được đóng góp ý kiến vào chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước, vào nhiệm vụ chính trị của Quân đội, vào sự lãnh đạo của Đảng ở đơn vị, được phê bình cán bộ, đảng viên, được quyền phát biểu về mọi vấn đề trong đơn vị; được bảo đảm thông tin về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được thực hiện quyền công dân của mình tham gia vào sinh hoạt chính trị của xã hội; được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến vào đường lối của Đảng; tham gia ý kiến vào các chương trình, kế hoạch, biện pháp bảo đảm cho huấn luyện đạt kết quá tốt. Đảm bảo dân chủ quân sự luôn phát huy được tinh tích cực, chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong chiến đấu, học tập, công tác và sản xuất, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Phát huy dân chủ là cơ sở tạo sự đồng thuận, đoàn kết, ký luật trong nội bộ cơ quan, đơn vị, tăng cường, củng cố vững chắc niềm tin của cán bộ, chiến sĩ vào cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp được thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, phát huy trí tuệ, sức mạnh tập thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 04 Tháng Năm, 2023, 07:38:19 am Ba là, làm tốt công tác dân vận, động viên quần chúng nhân dân tham gia chiến dịch
Chiến dịch Hòa Bình diễn ra trên địa bàn rộng, có nhiều dân tộc, với nhiều đối tượng quần chúng; do vậy, công tác dân vận được quán triệt hết sức sâu sắc, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi. Thực hiện chỉ đạo của Tổng Quân ủy "Có kế hoạch tuyên truyền kịp thời để động viên tinh thần quân dân và phản tuyên truyền địch. Giúp đỡ địa phương giữ vững cơ sở nhân dân, chú ý giúp cơ quan cung cấp"1 (Báo cáo kế hoạch tác chiến chiến dịch và tổng kết kinh nghiệm trong các chiến dịch lớn, Sđd, tr. 27), cấp ủy, chỉ huy các cấp đã quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc phương châm tranh thủ quảng đại quần chúng nhân dân. Khi liên hệ với nhân dân phải có ý kiến của địa phương và do cán bộ địa phương giúp đỡ; tuyệt đối không được cưỡng bức nhân dân buôn bán hay phục vụ bộ đội; tránh tất cả những phiền hà cho nhân dân, dù là nhỏ nhất; giúp đỡ nhân dân đề phòng địch đánh phá cũng như tăng gia sản xuất. Phải tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, ra sức thuyết phục các đối tượng lang đạo. Đối với dân công, cấp ủy, chỉ huy các cấp được yêu cầu sử dụng dân công đảm bảo hết sức tiết kiệm và hợp lý, đỡ gánh nặng cho nhân dân và đáp ứng cho kế hoạch tác chiến lâu dài. Chỉ sử dụng dân công vào vận chuyển phục vụ chiến đấu, giải quyết các vấn đề liên quan đến chiến trường. Kịp thời chấn chỉnh những hành động đối xử không đúng đối với dân công. Chăm sóc, giúp đỡ nhân dân trong việc tiếp tế, ăn ở, bảo vệ an toàn cho dân công; cử cán bộ có năng lực công tác chính trị phụ trách dân công, phối hợp chặt chẽ với cán bộ địa phương của các đội dân công trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Nhờ làm tốt công tác dân vận nên trong Chiến dịch Hòa Bình, thế trận chiến tranh nhân dân được phát huy cao độ với sự tham gia rộng rãi của nhân dân. Đồng bào từ miền núi đến đồng bằng đang bị địch chiếm đều hết sức, hết lòng phục vụ chiến đấu, cưu mang bộ đội. Trên cả hướng chính diện và sau lưng địch, đồng bào đã cung cấp cho bộ đội hơn 6.000 tấn gạo, 70 tấn muối, 70 tấn thịt, 60 tấn thực phẩm khác; điều trị phục vụ 6.390 thương binh, huy động 333.200 dân công với 11.914.000 ngày công1 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập V, phát triển thế tiến công chiến lược, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014, tr. 467). Kết quả trên có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi của chiến dịch. Công tác dân vận là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cấp ủy, chỉ huy các cấp, các cơ quan, đơn vị và mọi quân nhân, công nhân, viên chức, lao động quốc phòng. Từ kinh nghiệm của Chiến dịch Hòa Bình, cấp ủy, chỉ huy các cấp phải thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "không có dân thì không có bộ đội"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 219); "nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội"2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 485). Luôn quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới"; Kết luận số 114-KL/TW ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Ban Bí thư (khóa XT) về "Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp"; Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Ban Bí thư (khóa XI) về "Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số"; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10 tháng 1 năm 2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về "Công tác tôn giáo trong tình hình mới"... Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận xã hội, không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động, xây dựng nhiều mô hình, điển hình "Dân vận khéo" trong từng lĩnh vực. Quân đội thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất; phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", luôn là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, "thế trận lòng dân" vững chắc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đe phát triển đất nước. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 04 Tháng Năm, 2023, 07:39:30 am Bốn là, công tác đảng, công tác chính trị phải được tiến hành thường xuyên, chủ động, nhạy bén, linh hoạt, bám sát thực tế chiến dịch, chiến đấu
Trong suốt chiến dịch, công tác đảng, công tác chính trị đã phát huy vai trò đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, của Tổng Quân ủy đến với cán bộ, đảng viên, quần chúng và biến chủ trương, đường lối, chính sách thành sức mạnh; biến quyết tâm của Trung ương Đảng, của Tổng Quân ủy thành quyết tâm của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Để đạt được thành công đó, công tác đảng, công tác chính trị luôn kịp thời bám sát diễn biến của chiến dịch, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh, động viên bộ đội, phát huy ý chí chiến đấu, mưu trí, dũng cảm hoàn thành nhiệm vụ. Tiêu biểu ở trận tiến công cứ điểm Tu Vũ, khi địch chống cự quyết liệt lại được pháo binh yểm trợ tối đa nên bộ đội thương vong nhiều, sau nhiều đợt xung phong vẫn chưa dứt điểm được mục tiêu. Trước tình thế đã gần sáng, cơ số đạn và thuốc nổ dùng trong trận đánh không còn nhiều, quân số bị hao hụt, nhưng yêu cầu phải quyết thắng trận mở màn; để khắc phục khó khăn, tập trung binh lực tiêu diệt bằng được cứ điểm Tu Vũ, Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) hội ý gấp, tìm biện pháp tiến công có hiệu quả nhất, động viên cán bộ và đảng viên nêu gương dũng cảm quyết đánh, quyết thắng trận đầu, tạo thế cho chiến dịch. Quyết tâm của Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn 88 được các đơn vị trực thuộc và phối thuộc (cả bộ binh, pháo binh và phòng không) thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng xốc lại lực lượng, tập trung sức mạnh đột phá thành công, làm chủ toàn bộ cứ điểm Tu Vũ khi trời rạng sáng, kết thúc trận đánh kéo dài tới gần 6 tiếng đồng hồ. Việc xử trí tình huống chiến đấu phức tạp ở trận Tu Vũ đã được đồng chí Nguyễn Chí Thanh – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Chiến dịch đánh giá là "kinh điển về công tác đảng, công tác chính trị trong chiến đấu"1 (Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị, Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việl Nam (1944 - 2000), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002, tr. 245). Cùng với bám sát từng trận đánh, trước khi bước vào đạt chiến đấu mới, Cơ quan Chính trị Chiến dịch đã ban hành chỉ thị về công tác đảng, công tác chính trị. Để chuẩn bị cho đợt 2 của chiến dịch, ngày 16 tháng 12 năm 1951, Cơ quan Chính trị Chiến dịch ra Chỉ thị "Công tác chính trị đợt 2", nêu rõ 7 vấn đề phải lãnh đạo, đảm bảo thực hiện thắng lợi. Trong đó, nhấn mạnh việc phải làm cho cán bộ, chiến sĩ thấu triệt những nhận định về thắng lợi, tình hình và nhiệm vụ; phát động học tập Thư động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng; làm tốt việc chuẩn bị tư tưởng, động viên tinh thần phấn khới thi đua lập công đối với cán bộ, chiến sĩ; kiên định ý chí chiến đấu trong mọi hoàn cành khó khăn, phức tạp; kiên quyết khắc phục vượt mọi khó khăn; liên tục chiến đấu, vừa đánh vừa kịp thời củng cố để phát huy sức mạnh, giành thắng lợi. Chú trọng công tác binh vận, dân vận; nắm vững chính sách đối với hàng binh, tù binh. Đảm bảo giữ bí mật, phòng gian, đề cao cảnh giác... Trong suốt quá trình chiến đấu, cán bộ chính trị, cơ quan chính trị các cấp đã thường xuyên xem xét trạng thái tinh thần, dũng khí và quyết tâm chiến đấu của bộ đội để tiến hành công tác tư tưởng, cổ động chiến trường, động viên cán bộ, chiến sĩ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Phương pháp tiến hành đa dạng, phong phú, hết sức linh động; tày theo điều kiện chiến đấu, thời gian và hoàn cảnh, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị được thực hiện thông qua các hình thức, như: Sinh hoạt tập thể hoặc nói chuyện riêng, khuyến khích tự phê bình và phê bình, giáo dục, động viên tư tưởng, thông báo tin chiến thắng kịp thời, các phong trào thi đua..., qua đó xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm chiến đấu vững chắc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Vận dụng kinh nghiệm của Chiến dịch Hòa Bình, trong giai đoạn hiện nay, cấp ủy, chỉ huy các cấp phải luôn bám sát mọi mặt đời sống xã hội và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ Quân đội, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng; nâng cao giác ngộ, lập trường, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ. Tình hình kinh tế, chính trị, quân sự thế giới, khu vực, trong nước, nhất là sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đều tác động đến nhận thức, tư tưởng của bộ đội, làm nảy sinh cả những tư tưởng tích cực và tiêu cực, đòi hỏi công tác đảng, công tác chính trị phải bám sát đời sống xã hội, thực tiễn trong Quân đội thì mới có sức sống, tính thuyết phục. Trên cơ sở đó, đề xuất các chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát, đúng, kịp thời định hướng, cổ vũ và phát triển nhân tố tích cực, hạn chế tác động tiêu cực, ngăn chặn và loại bỏ những ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, ý chí quyết tâm của bộ đội và sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị phải không ngừng đổi mới, trước hết là sự đổi mới tư duy của cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp, tiếp đến đổi mới nội dung, phương thức tiến hành công tác chính trị, tư tưởng trong Quân đội phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm nội dung thiết thực, phù hợp đối tượng; có nhiều hình thức phong phú, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những trào lưu, xu thế mới của xã hội, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, mang lại hiệu quả thực chất trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đảng, công tác chính trị, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã củng cố niềm tin với chiến tranh toàn dân, dù lực lượng vũ trang ta còn có hạn, ta vẫn có thể giành quyền chủ động trên chiến trường chính để đi tới chiến thắng. Thắng lợi quan trọng đó đã để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc về tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, phù hợp, phát huy tốt vai trò công tác đảng, công tác chính trị, để cho công tác này thực sự là "linh hồn, mạch sống" của Quân đội ta. Qua đó, góp phần thực hiện thành công chủ trương "xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, gắn bó máu thịt với nhân dân, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của loàn quân" đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI xác định. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 04 Tháng Năm, 2023, 07:43:52 am 70 NĂM NHÌN LẠI THẮNG LỢI CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Thiếu tướng, TS NGUYỄN HOÀNG NHIÊN Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam 70 năm trước đây, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trang ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta tiến hành Chiến dịch tiến công Hòa Bình, giành thắng lợi vang dội. Chiến thắng Hòa Bình là một sự kiện quan trọng trong tiến trình cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, trực tiếp đập tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình, làm phá sản âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược, mở rộng khu Chiếm đóng, bịt chặt cửa ngõ phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ của thực dân Pháp. Chiến thắng đó còn là minh chứng sống động cho sức mạnh đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm của quân và dân ta ở cả mặt trận chính và mặt trận sau lưng địch. Với độ lùi thời gian, cùng nguồn tư liệu phong phú, chúng ta có điều kiện để nhìn nhận rõ hơn, sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa của Chiến thắng Hòa Bình, được thể hiện trên những luận điểm chủ yếu sau: 1. Chiến thắng Hòa Bình thể hiện tư duy chỉ đạo chiến lược, chiến dịch nhạy bén, sáng tạo của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh Từ sau thất bại ở biên giới Việt - Trung năm 1950, thực dân Pháp đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch Đờ Lát, cố gắng giành lại quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ, ra sức phát triển quân đội "Quốc gia Việt Nam", tập trung xây đựng lực lượng cơ động, tổ chức phòng tuyến quân sự kiểu mới, đẩy mạnh chương trình bình định vùng tạm chiếm. Trong khi đó, quân và dân ta vẫn nắm quyền chủ động, liên tiếp tiến hành 4 chiến dịch tiến công (Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Lý Thường Kiệt), gây nhiều khó khăn, lúng túng cho địch. Trước tình hình đó, thực dân Pháp buộc phải thực hiện các biện pháp nhằm giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Tháng 11 năm 1951, thực dân Pháp quyết định tập trung lực lượng đánh chiếm Hòa Bình. Trên cơ sở nắm chắc và đánh giá đúng âm mưu, ý đồ chiến lược của địch, ngày 15 tháng 11 năm 1951, Tổng Quân ủy họp mở rộng, nhận định: Với cuộc tiến công ra Hòa Bình, địch đã chiếm được một vị trí chiến lược quan trọng, cố gắng giành lại quyền chủ động, gây cho ta những khó khăn về chính trị, quân sự, kinh tế. Nhưng chúng phải dùng một bộ phận cơ động để mở rộng phạm vi chiếm đóng khiến cho chiến tranh du kích ở đồng bằng có điều kiện phát triển. Đồng thời, địch phải phân tán lực lượng trên chiến trường rừng núi, công sự mới xây dựng chưa được vững chắc. Đó là cơ hội để ta tiêu diệt chúng1 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập 4, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, tr. 48-49, 55). Tổng Quân ủy đề nghị Bộ Chính trị chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chuẩn bị chiến trường,... Nhất trí với nhận định và đề nghị của Tổng Quân ủy, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định: "Đây là cơ hội rất tốt để mình đánh giặc. Phải thấy điều đó để tin tưởng và quyết tâm đánh và thắng"2 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập 4, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, tr. 48-49, 55). Từ nhận định và quyết tâm chiến lược trên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh chủ trương tranh thủ thời cơ tổ chức chiến dịch phản công tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị nhận thấy quân và dân ta chưa đủ khả năng tổ chức chiến dịch phản công, nên sau khi địch tổ chức phòng ngự tương đối hoàn chỉnh, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định thay đổi hình thức tác chiến từ phản công sang tiến công. Đó là quyết định thể hiện sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, theo sát diễn biến thực tế chiến trường, phù hợp với thực lực của quân và dân ta. Đồng thời, với quyết định thay đổi hình thức tác chiến, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở cuộc tiến công lớn, một mặt tập trung lực lượng chủ lực đánh địch ở hướng chính là Hòa Bình; mặt khác, đưa một bộ phận chủ lực vào hoạt động trong vùng sau lưng địch, chủ yếu là trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy, kế hoạch tác chiến chiến lược thống nhất gồm 2 hướng: Mặt trận Hòa Bình (mặt trận chính diện) và Mặt trận trung du và đồng bằng Bắc Bộ (mặt trận sau lưng địch), buộc Bộ Chỉ huy quân Pháp phải phân tán lực lượng, tiến tới lúng túng, bị động đối phó. Thực tiễn đã chứng minh Chiến dịch Hòa Bình diễn ra theo phương thức tiến công bao gồm Chiến dịch tiến công Hòa Bình của bộ đội chủ lực trên địa bàn Hòa Bình - Sông Đà - Đường số 6 và các đợt tác chiến của cả lực lượng chủ lực, lực lượng chính trị và đông đảo quần chúng trên địa bàn trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong kế hoạch tác chiến trên, Mặt trận Hòa Bình đóng vai trò quyết định, thu hút, giam chân, tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, tạo điều kiện cho mặt trận sau lưng địch đẩy mạnh chiến tranh du kích, tranh thủ thời cơ để phát triển thế và lực. Ngược lại, hoạt động quân sự hiệu quả ở trung đu và đồng bằng Bắc Bộ buộc quân Pháp phải cơ động lực lượng từ Hòa Bình về giải tỏa. Điều này thể hiện trí tuệ quân sự sáng suốt, quyết đoán của Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh trong tổ chức và điều hành chiến tranh, khoét sâu sơ hở của địch để tạo lợi thế cho ta, chớp thời cơ giành quyền chủ động trên chiến trường. Thực hiện chủ trương trên, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hòa Bình, gồm: Đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch, đồng chí Hoàng Văn Thái giữ chức Tham mưu trưởng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư Đảng ủy. Lực lượng tham gia chiến dịch trên mặt trận chính diện, gồm 3 đại đoàn bộ binh (308, 312, 304) và Đại đoàn công pháo 351; tại mặt trận sau lưng địch, có 2 đại đoàn bộ binh 316, 320. Tại Mặt trận Hòa Bình, Bộ Chỉ huy Chiến dịch hạ quyết tâm và giao nhiệm vụ cho các đơn vị: 2 đại đoàn 308,312 tiến công trên hướng chủ yếu, phá vỡ phòng tuyến Sông Đà của địch; Đại đoàn 304 ở hướng thứ yếu của chiến dịch, kiềm chế địch ở thị xã Hòa Bình và đánh địch trên Đường số 6. Trên mặt trận sau lưng địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ cho 2 đại đoàn 316 và 320 phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương chủ động, tích cực tiêu diệt địch, phá tề, trừ gian, chống phá chương trình bình định của địch, mở rộng các khu du kích và căn cứ du kích. Trải qua hơn hai tháng chiến đấu (10.12.1951 - 25.2.1952), quân và dân ta đã giành được thắng lợi to lớn. Kết quả, ta không chỉ đánh thiệt hại nặng các binh đoàn chủ lực cơ động chiến lược của địch mà còn phá được thế kìm kẹp của địch ở vùng tạm bị chiếm, đập tan âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược của địch. Tại mặt trận chính diện, ta đánh bại ý đồ chiếm đóng Hòa Bình và lập "Xứ Mường tự trị" của thực dân Pháp, làm chủ hoàn toàn khu vực phía Tây đồng bằng Bắc Bộ. Ở mặt trận sau lưng địch, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 15.000 địch, thu 6.000 súng các loại1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1 : Lịch sử quân Sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 167), căn cứ du kích được mở rộng, tạo thành thế liên hoàn. Như vậy, Chiến thắng Hòa Bình thể hiện tư duy, bản lĩnh của Bộ Chính trị, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh trong chỉ đạo chiến lược, chiến dịch, kịp thời điều chỉnh kế hoạch tác chiến phù hợp với diễn biến thực tế trên chiến trường và thực lực của quân và dân ta. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, trực tiếp là Bộ Chỉ huy Chiến dịch, quân và dân ta ở cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch đã đánh bại âm mưu, thủ đoạn quân sự của thực dân Pháp, giành thắng lợi vang dội trong Chiến dịch Hòa Bình. Nói cách khác, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh là nhân tố tiên quyết quyết định thắng lợi Chiến dịch Hòa Bình. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 04 Tháng Năm, 2023, 07:44:39 am 2. Chiến thắng Hòa Bình là kết quả của tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm giành thắng lợi của quân và dân ta
Trước khi Chiến dịch Hòa Bình diễn ra, quân và dân ta đã liên tiếp tiến hành 4 chiến dịch tiến công, tuy giành được một số thắng lợi nhưng không đạt mục tiêu chiến lược đề ra. Tại vùng địch tạm chiếm, nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở chính trị vũ trang địa phương bị phá vỡ, vùng tự do bị thu hẹp. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến ý chí, quyết tâm của quân và dân ta. Trước tình hình đó, khi quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình, Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hạ quyết tâm: Tranh thủ thời gian, tập trung tinh thần, sức lực, coi đây là cơ hội hiếm có để phát huy sáng kiến..., đánh bại âm mưu quân sự của thực dân Pháp. Thực hiện quyết tâm đó, tại mặt trận chính diện, Bộ Chỉ huy Chiến dịch tập trung lực lượng, gồm lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ. Lực lượng cơ động gồm các đại đoàn chủ lực mạnh, được biên chế đầy đủ các đơn vị binh chủng: Pháo binh, phòng không, công binh, thông tin... Lực lượng tại chỗ đã huy động hàng chục nghìn dân công phục vụ mở đường, vận chuyển vật chất, đạn dược tham gia phục vụ chiến dịch. Ngày 2 tháng 12 năm 1951, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh tổ chức Hội nghị cán bộ phổ biến nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chiến dịch. Kết thúc Hội nghị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra "Huấn lệnh" kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ: "Tìm địch mà đánh, diệt các cứ điểm mới đóng của dịch, diệt các đội càn quét của chúng, cắt đường giao thông liên lạc của chúng, biến sông Đà thành sông Lô năm xưa, Đường số 6 thành Đường số 4, tiêu diệt sinh lực địch, phá tan âm mưu chiếm đóng Hòa Bình"1 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập 4, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, tr. 73). Cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận chính diện Hòa Bình đã phát huy tinh thần khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm giành thắng lợi. Nhiều đơn vị, cá nhân đã sáng tạo ra cách đánh hay, hiệu quả, hoàn thành và lập nhiều chiến công xuất sắc. Ở mặt trận sau lưng địch, bộ đội chủ lực cùng với lực lượng vũ trang địa phương, kết hợp với phong trào nổi dậy của quần chúng tiêu diệt, bức hàng, bức rút hàng loạt cứ điểm của địch, giải tán chính quyền do Pháp lập lên, mở rộng căn cứ du kích và khu du kích, khiến cho vùng tạm chiếm của thực dân Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ bị thu hẹp, kế hoạch bình định của thực dân Pháp bị phá sản. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhân dân các địa phương tham gia giúp đỡ, ủng hộ chiến đấu, góp phần quan trọng vào công tác bảo đảm cho chiến dịch. Tại mặt trận chính diện, dù không được chuẩn bị trước, nhưng nhân dân các tỉnh Phú Thọ, Sơn Tây, Hòa Bình đã ủng hộ hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm cùng hàng nghìn vật dụng, đồ dùng sinh hoạt. Nhân dân nhiều địa phương hăng hái tham gia vận tải lương thực, đạn dược, làm đường, bảo đảm chiến đấu. Ở vùng sau lưng địch thuộc trung du và đồng bằng Bắc Bộ, nhân dân các thôn, xã xay thóc, giã gạo, góp tre, gỗ làm cầu, thuyền, sẵn sàng tham gia nổi dậy phá tề, trừ gian... Tính chung trong Chiến dịch Hòa Bình, nhân dân ở cả hai mặt trận đã cung cấp 6.275 tấn gạo, 70 tấn muối, 70 tấn thịt, 60 tấn thực phẩm khác, số người tham gia dân công lên tới 333.200 lượt người với 11.914.000 ngày công1 (Vũ Quang Hiển, Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 161). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành chiến dịch của Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta đã nêu cao quyết tâm, đoàn kết chiến đấu, đánh bại kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của thực dân Pháp, đồng thời giành thắng lợi quan trọng tại mặt trận sau lưng địch. Sự tham gia tích cực, hiệu quả của quần chúng nhân dân vào công tác chuẩn bị chiến đấu, phục vụ chiến đấu và chiến đấu ở cả mặt trận chính diện và sau lưng địch góp phần củng cố và thúc đẩy chiến tranh nhân dân phát triển một bước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. "Chiến thắng Hòa Bình đã củng cố niềm tin: Với chiến tranh toàn dân, dù lực lượng vũ trang ta còn hạn chế, ta vẫn có thể giành quyền chủ động trên chiến trường chính để đi tới chiến thắng"1 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi ký, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2018, tr. 805). Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 04 Tháng Năm, 2023, 07:45:43 am 3. Chiến thắng Hòa Bình đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Trong Chiến dịch Hòa Bình, Bộ Chỉ huy Chiến dịch chủ trương vận dụng phương châm "đánh điểm, diệt viện" và "liên tục chiến đấu". Ý định của Bộ Chỉ huy Chiến dịch là "đánh điểm, diệt viện", kết hợp chặt chẽ đánh công kiên với đánh phục kích giao thông, tiêu diệt quân viện trên sông, trên bộ, vận dụng linh hoạt chiến thuật đánh vận động, tiêu diệt từng bộ phận quân địch đi càn quét sục sạo, buộc chúng phải co vào các vị trí dã chiến, đánh tiêu diệt quân nhảy dù hoặc ứng cứu giải tỏa. Xây dựng kế hoạch tác chiến, Bộ Chỉ huy Chiến dịch xác định thời gian tác chiến chiến dịch có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng, chia thành nhiều đợt chiến đấu, trên nhiều khu vực với những yêu cầu cụ thể khác nhau. Kết quả của đợt 1 sẽ quyết định các bước tiếp theo. Vì vậy, Bộ Chỉ huy Chiến dịch xác định phải kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ tác chiến đợt 1, tạo điều kiện thuận lợi phát triển những đợt sau của Chiến dịch. Thực tiễn trong suốt cả 3 đợt của Chiến dịch Hòa Bình, phương châm "đánh điểm, diệt viện" và "liên tục chiến đấu" đã được Bộ Chỉ huy Chiến dịch vận dụng triệt để, hiệu quả, góp phần quan trọng vào thành công của chiến dịch. Đây cũng chính là hai đặc điểm đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch, phản ảnh tài năng quân sự sắc sảo của Bộ Chỉ huy Chiến dịch trong quá trình tổ chức và điều hành chiến dịch. Nét độc đáo và sự phát triển về nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Hòa Bình còn thể hiện ở nghệ thuật đánh trận then chốt. Đây là lần đầu tiên Quân đội ta đánh trận then chốt mở đầu vào cứ điểm mạnh nhất trong hệ thống phòng ngự của địch, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở đường giao thông vận chuyển chiến dịch, đồng thời tạo thế phát triển thuận lợi cho chiến dịch. Trên cơ sở nghiên cứu chiến trường, Bộ Chỉ huy Chiến dịch quyết định chọn tiến công tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ là trận then chốt mở đầu trong đợt 1. Tu Vũ là cứ điểm án ngữ trên trục đường liên tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, cách thị xã Hòa Bình 30km về phía Bắc, nằm sát bờ Tây của sông Đà. Cứ điểm này có vị trí đặc biệt quan trọng trong Phân khu sông Đà - Ba Vì, do Tiểu đoàn lê dương 1 thuộc Trung đoàn Marốc 2 đảm nhiệm phòng ngự, được phối thuộc 1 đại đội bộ binh thuộc Tiểu đoàn 6, 1 trung đội thiết giáp. Địch ở Tu Vũ bảo vệ thị xã Hòa Bình từ xa, ngăn chặn ta tiến công từ Yên Lãng, sẵn sàng cơ động ứng cứu cho cứ điểm Đá Chông, Đoan Hạ, Chẹ (Phân khu Bắc), cứ điểm Pheo, Đầm Huống, Ao Trạch (Phân khu Nam). Bộ Chỉ huy Chiến dịch xác định trận then chốt Tu Vũ để mở đầu là đánh vào vị trí xung yếu nhất trong hệ thống phòng ngự đã phá thế liên hoàn của địch trên phòng tuyến Sông Đà, buộc chúng phải ứng cứu giải tỏa, tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển thuận lợi. Thực tế diễn biến chiến dịch cho thấy xác định trận then chốt mở đầu tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp. Về vận dụng chiến thuật, Bộ Chỉ huy Chiến dịch thực hiện đúng nguyên tắc tập trung ưu thế về binh lực, thực hiện bao vây, chia cắt, tiêu diệt địch; kiên quyết áp dụng chiến thuật đánh gần, dưới phi cơ và pháo binh của địch, để khắc phục chỗ mạnh của địch về hỏa lực và lợi dụng chỗ yếu của chúng về tinh thần. Với cách đánh này, ta vừa tránh hạn chế được thương vong, tổn thất cho bộ đội khi tiến công vào những cứ điểm vững chắc của địch, vừa khoét sâu những điểm yếu của địch, buộc đối phương phải tăng viện giải vây, tạo cơ hội cho ta tiêu diệt địch ngoài công sự. Trong quá trình thực hành đánh địch trong công sự vững chắc đã vận dụng linh hoạt nhiều hình thức tác chiến, lúc thì đột phá từ ngoài vào (công kiên) khi thì bí mật luồn vào trong trận địa địch, kết hợp đánh từ ngoài vào và từ trong đánh ra (tập kích). Trên mặt trận chính diện, ngoài đánh công kiên và vận động như các chiến dịch trước, lần này Bộ Chỉ huy Chiến dịch phát triển nhiều cách đánh như sử dụng một bộ phận tinh nhuệ tập kích tiêu diệt các điểm cao, trận địa pháo; sử dụng lực lượng lớn để đánh phục kích trên bộ, trên sông dưới sự hỗ trợ của pháo binh, ở mặt trận sau lưng địch, lần đầu tiên ta sử dụng một lực lượng lớn bộ đội chủ lực đánh sâu vào vùng địch tạm chiếm, vận dụng sáng tạo cách đánh kết hợp giữa tiến công và nổi dậy của quần chúng. Thắng lợi của Chiến dịch tiến công Hòa Bình đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó "đánh điểm, diệt viện" và "liên tục chiến đấu" là những đặc điểm đặc sắc nhất. Nghệ thuật chọn trận then chốt thể hiện tư duy sáng tạo của Bộ Chỉ huy Chiến dịch trong việc xác định mục tiêu mở đầu, lập thế, điều hành tác chiến, chỉ đạo vận dụng hình thức chiến thuật và biện pháp chiến dịch. Bên cạnh đó, vận dụng chiến thuật, lựa chọn cách đánh hiệu quả đã góp phần vào thắng lợi chung của Chiến dịch Hòa Bình. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 04 Tháng Năm, 2023, 07:47:18 am 4. Chiến thắng Hòa Bình đánh bại nỗ lực chiến tranh của thực dân Pháp, tạo đà cho quân và dân ta giữ vững quyền chủ động chiến lược, tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi
Thất bại nặng nề trong Thu - Đông 1950, đặc biệt là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn đã đẩy quân Pháp vào tình thế vô cùng khó khăn, phải chuyển sang trạng thái phòng ngự chiến lược, thậm chí, tướng Cácpăngchiê (Carpentier), Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương còn có ý định rút bỏ Hà Nội, về phòng giữ Hải Phòng. Tình trạng hỗn loạn ở Đông Dương đã tác động mạnh mẽ đến chính quyền Pháp ở Pari, mâu thuẫn giữa các phe phái lên đến đỉnh điểm. Chính phủ Pháp do Thủ tướng R. Plêven1 (Plêven (Réné Pléven) làm Thủ tướng lần thứ nhất (6.1950 - 2.1951). Tháng 2 năm 1951, Nội các do Plêven đứng đầu bị sụp đổ, Chính phủ mới do Henri Cơi (Henry Queille) đứng đầu được thành lập (2-8.1951). Tháng 8 năm 1951, Plêven (Réné Pléven) làm Thủ tướng lần thứ hai (8.1951 -2.1952)) buộc phải tăng cường các biện pháp chính trị nhằm tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Kết quả, ngày 22 tháng 11 năm 1950, Quốc hội Pháp đã thông qua quyết định ủy quyền cho Chính phủ tăng cường tối đa các biện pháp chiến tranh xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia. Để tăng cường sự lãnh đạo của Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, Chính phủ Pháp quyết định cử Đờ Lát đờ Tátxinhi (Jean Marie Gabriel de Lattre de Tassigny) làm Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương thay cho Cácpăngchiê và Pinhông (Pignon). Đây là lần đầu tiên kể từ khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, Chính phủ Pháp tập trung quyền lực của Cao ủy và Tổng Chỉ huy vào một cá nhân. Điều này nhằm khắc phục những mâu thuẫn, cạnh tranh trong bộ máy chỉ đạo chiến tranh của Pháp ở Đông Dương cũng như phát huy tối đa tài năng quân sự của Đờ Lát đờ Tátxinhi. Ngay sau khi nhậm chức, Đờ Lát nhanh chóng tiến hành sắp xếp lại bộ máy chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, đồng thời gấp rút xây dựng kế hoạch chiến lược nhằm đảo ngược chiều hướng thất bại của quân Pháp, giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Nội dung chủ yếu của kế hoạch, gồm: ổn định tình hình sau thất bại ở biên giới Việt - Trung; xây dựng cấp tốc các binh đoàn cơ động (Groupement mobile - GM); xây dựng và phát triển quân đội Quốc gia Việt Nam; lập phòng tuyến để bảo vệ trung du và đồng bằng Bắc Bộ; đẩy mạnh càn quét vùng bình định, chiếm đóng, lấn chiếm vùng tự do; sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ;... Để thực hiện kế hoạch, Đờ Lát kiến nghị Chính phủ Pháp bổ sung lực lượng cho quân đội Pháp ở Đông Dương. Đến cuối năm 1950, lực lượng quân Pháp ở Đông Dương là 239.000 quân, trong đó có 117.000 lính Âu - Phi, riêng binh lính Pháp là 63.000 người1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập V: Phát triển thế tiến công chiến lược, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014, tr. 19,417). Cùng với đó, ngân sách quốc phòng của Pháp dành cho chiến tranh ở Đông Dương cũng không ngừng gia tăng nhanh chóng. Triển khai chiến lược mới, thực dân Pháp tăng cường đôn quân, bắt lính, đẩy mạnh xây dựng lực lượng quân đội Quốc gia Việt Nam cả về số lượng và trang bị, tiến hành các cuộc hành quân bình định, lấn chiếm; thiết lập phòng tuyến Đờ Lát... Các thủ đoạn quân sự mới của thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, khiến Chính phủ Pháp ở cả Pari và Bộ Chỉ huy tối cao quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương chủ quan cho rằng "cán cân đã nghiêng về Pháp, đã đến lúc có thể dứt khoát từ bỏ thái độ phòng ngự mà Pháp đã chịu đựng từ năm 1948, nhất là từ cuối năm 1950, để chuyển sang thế tiến công"2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập V: Phát triển thế tiến công chiến lược, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014, tr. 19,417). Từ đó, Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương chủ trương đánh đòn quyết định bằng cuộc hành quân đánh chiếm Hòa Bình, mở đầu cho việc giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Tiến hành chiếm đóng Hòa Bình, ngày 9 tháng 11 năm 1951, Bộ Chỉ huy quân Pháp huy động 3 binh đoàn cơ động (GM1, GM2, GM3), 1 tiểu đoàn dù, 2 đại đội biệt kích, mở cuộc hành quân Hoa Tuylíp (Tulipe) đánh chiếm khu vực Chợ Bến. Tiếp đó, ngày 14 đến ngày 15 tháng 10, quân Pháp bổ sung 2 binh đoàn cơ động (GM4, GM7), 3 tiểu đoàn đù, 7 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp và 2 đại đội xe tăng mở tiếp cuộc hành quân Lôtuýt (Lotus) đánh chiếm khu vực Hòa Bình - sông Đà - Ba Vì. Cuộc tiến công do tướng Xalăng, Phó Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương trực tiếp chỉ huy. Sau khi chiếm được các mục tiêu trên, Bộ Chỉ huy quân Pháp giao trách nhiệm cho 13 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 4 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 đại đội và 1 trung đội xe tăng tổ chức phòng ngự trên 28 cứ điểm lớn, nhỏ, đánh chiếm, mở rộng khu vực chiếm đóng1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 165). Với lực lượng mạnh, chuẩn bị hậu cần chu đáo, thực dân Pháp hy vọng sẽ giành được thế chủ động tiến công, buộc đối phương phải tuân theo kịch bản chiến tranh của Pháp. Hòa Bình trở thành "canh bạc" của Bộ Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương. Trước hành động quân sự của Pháp ở Hòa Bình, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam hạ quyết tâm phá tan âm mưu của địch bằng một cuộc tiến công lớn trên cả hai mặt trận, trong đó Hòa Bình là mặt trận chính diện. Kết quả, quân đội Pháp gặp thất bại nặng nề, bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 người, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm 17 tàu, xuồng, phá hủy 12 pháo và hơn 200 xe quân sự, thu 24 pháo và gần 800 súng các loại1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 167; Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chóng thực dân Pháp (1945 -1954), Tập V: Phát triển thế tiến công chiến lược, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014, tr. 442: Trên mặt trận Hòa Bình, ta đã tiêu diệt 5.317 tên, bắt 593 tên, thu 24 khẩu pháo các loại, 788 súng, 98 máy thu phát thông tin, phá hủy 12 khẩu pháo, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm 17 ca nô, tàu chiến, phá hủy 246 xe quân sự). Thắng lợi của quân và dân ta trong Chiến dịch Hòa Bình góp phần đánh bại nỗ lực quân sự cao nhất của thực dân Pháp ở chiến trường chính Bắc Bộ kể từ sau Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950. Sau thất bại này, thực dân Pháp chẳng những không giành được quyền chủ động mà còn rơi vào tình thế bị động hơn trước. Ngược lại, quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ vững quyền chủ động, tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Từ những bài học quý giá trong Chiến dịch Hòa Bình, đặc biệt là bài học về chọn hướng tiến công và vận dụng cách đánh, quân và dân ta đã giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược sau đó trong các chiến dịch như: Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953), đặc biệt là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), đưa đến kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chiến thắng Hòa Bình là thắng lợi "cực kỳ quan trọng về tiêu diệt địch, giải phóng đất đai, đặc biệt là tạo nên thế trận mới chưa từng có của ta ở vùng địch tạm chiếm ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ"2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch tiến công Hòa Bình (12.1951 - 2.1952), Hà Nội, 1991, tr. 6). Chiến thắng đó thể hiện đường lối quân sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh cũng như ý chí, quyết tâm của toàn quân và toàn dân ta trong quá trình thực hành chiến dịch. Chiến thắng Hòa Bình chẳng những đánh dấu bước trưởng thành xuất sắc của cơ quan lãnh đạo kháng chiến trong quá trình tổ chức và điều hành chiến tranh mà còn đưa nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. 70 năm đã trôi qua nhưng Chiến thắng Hòa Bình vẫn chứa đựng giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần được tiếp tục vận dụng và phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 04 Tháng Năm, 2023, 07:50:07 am CHIẾN THẮNG HÒA BÌNH KẾT QUẢ SỰ CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG PGS, TS TRẦN TRỌNG THƠ Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950 của quân và dân Việt Nam đã tạo ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến, "đánh dấu sự trưởng thành về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến của Quân đội ta", đẩy quân đội Pháp ở Đông Dương vào tình thế bị động, kế hoạch quân sự chính trị bị phá sản. Ngoan cố kéo dài chiến tranh để lấy lại danh dự sau thất bại ở Cao Bằng, Lạng Sơn..., giới cầm quyền hiếu chiến Pháp quyết định tập trung vào biện pháp quân sự, sử dụng vũ lực nhiều hơn để có thể giành lại quyền chủ động tiến công trên chiến trường. Người được Chính phủ Pháp phó thác "sứ mệnh lớn lao" đó là Đại tướng, Tổng Thanh tra quân lực Pháp J. M. G. Đờ Lát đờ Tatxinhi (Jean Marie Gabriel de Lattre de Tassigny). Ngày 7 tháng 12 năm 1950, Đờ Lát được cử làm Cao ủy kiêm Tổng Tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương, một mình nắm cả 2 quyền chỉ huy dân sự và quân sự. Mang theo kinh nghiệm và tầm nhìn của một viên tướng từng giữ chức Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân đoàn Rhin và Danube khét tiếng, chỉ huy các lực lượng trên bộ tại Tây Âu, ngay khi sang Đông Dương vào ngày 17 tháng 12 năm 1950, Đờ Lát đã xây dựng và triển khai một kế hoạch quân sự có 3 nội dung chính: Xin tăng viện binh; tập trung nỗ lực chiến tranh ở miền Bắc; thiết lập phòng tuyến (được gọi là phòng tuyến Đờ Lát), là một hành lang trắng (no man’s land) rộng 3km bao quanh châu thổ Bắc Bộ để bảo vệ khu vực chiến lược này. Sau chuyến công du sang Mỹ (9.1951) và nhận được lời hứa sẽ "viện trợ dồi dào" từ phía Mỹ, Đờ Lát quyết định mở các trận "phản công" để giành lại quyền chủ động trên chiến trường. Đờ Lát chọn Hòa Bình là mục tiêu tấn công đầu tiên. Thị xã tỉnh lỵ Hòa Bình nằm sát hữu ngạn sông Đà cách Hà Nội khoảng 110km về phía Tây Nam. Trong quá trình xâm lược Việt Nam lần thứ hai, quân Pháp đã chiếm đóng Hòa Bình, gọi đây là "thủ phủ xứ Mường". Sau thất bại ở biên giới Thu - Đông 1950, quân Pháp rút khỏi Hòa Bình để bảo toàn lực lượng. Cùng với những chuyển biến của hình thái chiến trường, tầm quan trọng Hòa Bình ngày càng nổi lên, là trung tâm điểm giao thông giữa miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đờ Lát quyết định tái chiếm Hòa Bình nhằm nhiều mục tiêu. Thứ nhất, cắt đứt hành lang tiếp tế của Việt Minh giữa Việt Bắc với Thanh - Nghệ - Tĩnh, "đe dọa con đường "huyết mạch" của Việt Minh nối "tứ giác rừng núi" với kho gạo và người từ "vùng đỏ lớn Bắc Trung Kỳ. "Ở Hòa Bình là bóp họng quân Việt, ngăn chặn họ"1 (Lucien Bodard, Cuộc chiến tranh Đỏng Dương, người dịch: Đoàn Doãn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 857). Thứ hai, giảm áp lực tấn công của Việt Minh trên các địa bàn khác ở Bắc Bộ, nhất là Liên khu 3. Chiếm Hòa Bình dẫn đến việc kiểm soát vùng núi Ba Vì, mở rộng phòng tuyến chiếm đóng đến tận hữu ngạn sông Đà, khống chế Đường số 6, qua đó sẽ uy hiếp, ngăn chặn các đường tiến quân, cơ động của các đại đoàn chủ lực của bộ đội Việt Minh. Giới quân sự Pháp ở Đông Dương cho rằng: Tấn công Hòa Bình là "đi trước chiến cuộc của Việt Minh (...) làm đảo lộn kế hoạch của họ"2 (Yves Gras, Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương, Pion, Paris, 1979). Thứ ba, chiếm Hòa Bình sẽ tạo cơ hội cho quân Pháp có dịp "tiêu diệt" chủ lực Việt Minh khi đối phương phải chấp nhận các trận đánh trong các công sự phòng thủ của Pháp. Tấn công ra Hòa Bình, quân Pháp còn âm mưu về phương diện tâm lý, nhằm xốc lại tinh thần quân viễn chinh Pháp; mưu toan "thu hút sự ủng hộ" của nhân dân các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình. Với những toan tính đó, quân Pháp huy động một lực lượng lớn gồm 15 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn nhảy dù, 2 liên đoàn thiết giáp, 7 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 hải đoàn để đánh ra Hòa Bình (sau đó bổ sung thêm 7 tiểu đoàn bộ binh tới Hòa Bình để mở rộng khu vực chiếm đóng). Từ ngày 9 tháng 11 năm 1951, quân Pháp chia làm 3 mũi: Phía Bắc vào Ba Vì và theo sông Đáy; phía Nam tiến theo Đường số 6; mũi nhảy dù. Ngày 14 tháng 11 năm 1951, quân Pháp chiếm thị xã Hòa Bình và nhanh chóng mở rộng sân bay tại tỉnh lỵ, thiết lập hệ thống phòng thủ dọc sông Đà và Đường số 6 để làm trục tiếp tế. Đích thân Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy Đờ Lát đến Hòa Bình để kiểm tra trận địa và khích lệ tinh thần binh lính. Địch tấn công Hòa Bình đúng lúc ta đang gặp khó khăn trong việc chọn hướng chiến lược1 (Sau ba chiến dịch tiến công ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ: Chiến dịch Trần Hưng Đạo (25.12.1950 - 17.1.1951), Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (23.3 - 7.4.1951), Chiến dịch Quang Trung (28.5 - 20.6.1951) chưa đạt được mục đích chiến lược, ta mở tiếp Chiến dịch Lý Thướng Kiệt đánh lên miền núi nhưng không đạt được mục tiêu. Do vậy, khi ta quay lại chuẩn bị mở tiếp chiến dịch ở Liên khu 3, thì địch đánh ra Hòa Bình). Với nhãn quan quân sự sắc bén, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy đây là cơ hội để thực hiện nhiệm vụ quân sự lớn mà Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (27.9 - 5.10.1951) vừa đề ra là "Tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch phòng ngự của chúng, giữ vững thế chủ động, tiến tới giành ưu thế quân sự trên chiến trường chính"2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 587). Người chỉ rõ: "Trước kia, ta phải lừa địch ra mà đánh, nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội tốt cho ta"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 242). Ngày 23 tháng 11 năm 1951, Bộ Chính trị hợp nhất trí với đề nghị của Tổng Quân ủy về các hướng tiến công trong tinh hình mới. Theo đó, hướng tiến công chủ yếu là Mặt trận Hòa Bình, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng thị xã Hòa Bình, phá phòng tuyến Sông Đà; hướng phối hợp là đồng bằng Bắc Bộ, có nhiệm vụ phát triển chiến tranh du kích, phối hợp với hương chủ yếu. Trên cơ sở đó, ngày 24 tháng 11 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị "Về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch". Trung ương Đảng chỉ rõ: Địch quyết chiếm Hòa Bình để cắt đường giao thông liên lạc của ta từ Việt Bắc đi các khu phía Nam, bảo vệ các phòng tuyến của chúng ở Tây Nam Trung châu Bắc Bộ, mở rộng phạm vi chiếm đóng, gây ảnh hưởng chính trị đối với Mỹ, Anh và trấn an tinh thần quân đội Pháp. Chỉ thị cũng phân tích: Tấn công, đánh chiếm Hòa Bình, địch buộc dùng phần lớn lực lượng Âu - Phi tinh nhuệ, sơ hở các mặt trận khác, phải phân tán lực lượng trên một mặt trận lớn rộng, rừng núi hiểm trở, công sự chưa kịp xây dựng, chưa kịp củng cố, là cơ hội tốt để ta đánh địch, đồng thời, có thể hoạt động mạnh trong vùng du kích Bắc Bộ nhất là ở tả ngạn sông Hồng. Chỉ thị viết: "Vậy ta phải nắm cơ hội tốt này, tranh thủ thời gian để đánh địch tiêu diệt sinh lực địch trên Mặt trận Chợ Bến, Hòa Bình, trên các mặt trận khác và khắp vùng du kích sau lưng địch, nhằm mục đích phá âm mưu quân sự mới của địch"2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Sđd, tr. 596). Chủ trương kết hợp mặt trận chính diện với mặt trận sau lưng địch, kiên quyết đánh bại cuộc hành binh của địch đánh ra Hòa Bình là một quyết định chính xác của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hiện chủ trương của Đảng, từ cuối tháng 11 năm 1951, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh đã điều 3 đại đoàn 308 312 và 304 lên Mặt trận Hòa Bình; điều 2 đại đoàn 320 và 316 vào vùng địch hậu Bắc Bộ phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đánh phá các cuộc hành quân bình định của địch. Trên cơ sở phân tích âm mưu và các động thái của đối phương, Trung ương Đảng và Bộ Tổng Tư lệnh chủ trương chưa đánh thẳng vào chỗ mạnh của địch là tập đoàn cứ điểm Hòa Bình, mà tập trung binh, hỏa lực đánh vào chỗ yếu của chúng là tuyến sông Đà và Đường số 6, là hai tuyến vận chuyển, tiếp tế thủy bộ của Pháp nhằm "cắt cổ họng" của địch. Ngày 10 tháng 12 năm 1951, Chiến dịch bắt đầu bằng cuộc tấn công của bộ đội chủ lực ta vào đồn Tu Vũ, một cứ điểm quan trọng của địch ở hữu ngạn sông Đà, được phòng thủ kiên cố. Sau cuộc tiến công đầu tay, bộ đội chủ lực ta liên tục tiến công, phục kích đường tiếp tế bằng sông Đà đến Hòa Bình. Tiếp đó, từ đầu tháng 1 năm 1952, bộ đội chủ lực tập trung đánh công kiên, phục kích trên Đường số 6, tập kích vào thị xã Hòa Bình. Từ các điểm cao, pháo binh ta bắn vào các căn cứ địch trong thị xã, khống chế sân bay, ngăn chặn sự tiếp tế của quân Pháp. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 04 Tháng Năm, 2023, 07:53:01 am Cùng với chỉ đạo cuộc chiến đấu trên mặt trận chính, Trung ương Đảng chỉ đạo các cấp bộ Đảng, quân và dân các địa phương đẩy mạnh tiến công, phối hợp với Mặt trận Hòa Bình.
Một ngày sau khi Chiến dịch Hòa Bình bắt đầu, để đẩy mạnh hoạt động phối hợp và hỗ trợ Mặt trận Hòa Bình, ngày 11 tháng 12 năm 1951, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị đặc biệt gửi ban cán sự và các tỉnh ủy tả ngạn Liên khu 3 nêu rõ: "Trước cơ hội rất tốt cho cuộc vận động đấu tranh chống địch ở trong vùng tạm bị chiếm và vùng du kích, Trung ương đã chỉ thị cho các khu phải kịp hành động phối hợp chặt chẽ với chủ lực ta đang tiêu diệt địch ở Mặt trận Hòa Bình - Chợ Bến"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đàng toàn tập, Tập 12, Sđd, tr. 617). Ngày 1 tháng 1 năm 1952, Tổng Quân ủy nhận định tình hình và chủ trương tiếp tục tiêu diệt, thu hút và kiềm chế quân cơ động địch ở Hòa Bình để mặt trận địch hậu có điều kiện phát triển; đưa chủ lực sang tả ngạn hoạt động, đẩy mạnh củng cố cơ sở, chống càn quét, phát triển chiến tranh du kích. Trên cơ sở đó, ngày 20 tháng 1 năm 1952, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị "về đẩy mạnh du kích chiến tranh trên chiến trường Bắc Bộ", yêu cầu các đảng bộ, quân dân các địa phương Bắc Bộ nhân khi địch đánh ra Chợ Bến, Hòa Bình, cơ sở vùng địch hậu, "nắm vững cơ hội thuận lợi tranh thủ thời gian, đẩy mạnh phong trào đấu tranh về mọi phương diện". Tiếp đó, ngày 26 tháng 1 năm 1952, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành "Chỉ thị phát triển và củng cố các vùng du kích và căn cứ du kích tích cực chuẩn bị chống giặc càn quét", nhắc nhở các địa phương kết hợp chặt chẽ lực lượng quần chúng và lực lượng vũ trang, bảo đảm tập trung thống nhất lãnh đạo, nêu cao cảnh giác, chống tư tưởng sai lầm như lạc quan tếu, bi quan... Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, quân và dân các địa phương tranh thủ cơ hội, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch ở vùng tạm chiếm và vùng du kích, phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính Hòa Bình, Chợ Bến. Cùng với tiếng súng tiến công trên mặt trận Hòa Bình, quân và dân ta trên khắp các chiến trường, nhất là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và trung du Bắc Bộ đã liên tục tiến công hàng loạt vị trí địch, kết hợp với nổi dậy phá tề, trừ gian, giành quyền làm chủ, đưa chiến tranh du kích lên đỉnh cao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, khôi phục và mở rộng các căn cứ du kích của ta, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch. Ở vùng Đông Bắc, quân và dân các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh liên tục bao vây nhiều vị trí địch, phá vành đai trắng, mở rộng vùng giải phóng. Ở tả ngạn Liên khu 3, những ngày cuối năm 1951 đầu năm 1952, lực lượng vũ trang địa phương chủ động tác chiến, diệt nhiều vị trí địch. Bộ đội địa phương và dân quân du kích Thái Bình trực tiếp hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá tề, diệt dõng, mở lại các khu du kích trong vùng, ở hữu ngạn Liên khu 3, quân và dân các tỉnh Hà Đông, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình... liên tục tiến công tiêu diệt địch, bức rút nhiều vị trí địch, phục hồi được cơ sở, mở rộng căn cứ du kích, đẩy mạnh phá tề, tiến hành công tác binh vận, ngụy vận,... Đến cuối năm 1951 đầu năm 1952, hàng loạt khu du kích và căn cứ du kích được khôi phục, phát triển với tổng diện tích 4.800km2 (chiếm hai phần ba diện tích đồng bằng châu thổ). Nhiều căn cứ du kích liên tỉnh, liên huyện rộng lớn đã xuất hiện, nối liền với nhau thành thế liên hoàn từ Bắc Giang, Bắc Ninh đến Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông. Quân và dân đồng bằng Bắc Bộ đã tiêu diệt và bắt hơn 10.000 tên địch, tiêu diệt 160 cứ điểm do quân chủ lực địch đóng giữ, khoảng 1.000 vị trí của bọn tề vũ trang, tổng dõng, vệ sĩ; tịch thu và phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của chúng. Cao trào tiến công quân sự của các lực lượng vũ trang địa phương, hỗ trợ phong trào nổi dậy của quần chúng trong cuộc tổng phá tề lần thứ hai, phá tan từng mảng lớn ngụy quân, ngụy quyền, từng bước làm "ruỗng nát" hệ thống chiếm đóng của chúng. Cùng với quân và dân miền Bắc, quân và dân Bình - Trị - Thiên, Liên khu 5, Nam Bộ tích cực phát triển đấu tranh quân sự, tiến công đồn bốt địch, kiềm chế lực lượng quân ứng chiến, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ. Có thể thấy, phạm vi không gian của "Chiến dịch Hòa Bình" trên thực tế đã mở rộng bao gồm cả đồng bằng Bắc Bộ. Thế trận chiến tranh nhân dân được phát huy, sự phối hợp giữa mặt trận chính diện Hòa Bình và mặt trận sau lưng địch ở đồng bằng Bắc Bộ đã đẩy quân Pháp vào thế đối phó hết sức lúng túng; phải điều động các binh đoàn cơ động số 1, số 3, số 4, số 5, số 7 vào một cuộc "kéo quân như đèn cù", đỡ đòn xuôi ngược, từ trong vùng địch hậu ra ngoài, từ ngoài trở vào đồng bằng để "chữa cháy". Sau hơn 2 tháng tấn công và chiếm đóng Hòa Bình và hơn 10 ngày sau khi Đờ Lát - cha đẻ của cuộc tấn công ra "thủ phù xứ Mường" qua đời tại Pháp, quân Pháp buộc phải "mở cuộc triệt thoái" mang tên "Arcenciel", rút khỏi khỏi Hòa Bình vào ngày 23 tháng 2 năm 1952. Tất cả những toan tính và và các tham vọng của quân Pháp khi mở cuộc tấn công ra Hòa Bình không đạt được. Hơn nữa, bị thiệt hại về mọi phương diện, thất bại này là một đòn giáng mạnh vào âm mưu sử dụng vũ lực kéo dài chiến tranh ở Đông Dương, đưa quân Pháp tiếp tục bị động, đối phó, "sa lầy ở Đông Dương". Tướng Yves Gras viết: "Cuộc rút lui khỏi Hòa Bình đã gây nên một cảm giác buồn nản thậm chí thảm hại. Mưu toan duy nhất chuyển sang tiến công Việt Minh đã kết thúc bằng một cuộc rút lui. Mưu toan này đã gây nên bao nhiêu hy vọng thì nay sự thất vọng càng lớn bấy nhiêu"1 (Yves Gras, Lịch sử chiến tranh Đông Dương, Sđd). Những cộng sự của phía Pháp sau này cũng nhận định: "Đây là một thất bại chiến lược của De Lattre", "De Lattre vẫn chủ trương dùng vũ lực với đường lối chiến tranh thuộc địa kiểu D’ Argenlieu, Pignon và đã không có một đường lối giải quyết tiến bộ nào (...). De Lattre chỉ kéo dài chiến tranh chứ không thể làm nước Pháp thoát khỏi cảnh sa lầy tại Đông Dương", "Hòa Bình là một thất bại cho Pháp (...) việc rút lui này làm tiêu tan ý chí chiến thắng cuối cùng của quân Pháp"2 (Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam cộng hòa, Quân sử 4,1972, tr. 53-54,144). Chiến thắng Hòa Bình có ý nghĩa chiến lược to lớn về nhiều phương diện. Chiến thắng Hòa Bình là đòn giáng mạnh vào kế hoạch quân sự Đờ Lát, báo hiệu sự phá sản của những âm mưu, nỗ lực chiến tranh mới của thực dân Pháp ở Đông Dương. Qua chiến dịch Hòa Bình, ta đã làm thất bại âm mưu lập "xứ Mường tự trị" của địch, tiêu diệt 6.012 quân địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn trên 1.000km2 với 20.000 dân1 (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 1, Quyển 2 (1945 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018, tr. 382-383). Bằng việc đẩy mạnh tấn công địch ở các chiến trường phối hợp, thắng lợi to lớn của ta ở mặt trận sau lưng địch ở làm thay đổi tình thế đồng bằng Bắc Bộ, có ý nghĩa phát triển thắng lợi của ta trong Chiến dịch Hòa Bình, đồng thời, có vai trò trong thắng lợi của Chiến dịch, góp phần làm cho cục diện chiến trường thay đổi có lợi cho ta. Phạm vi chiếm đóng của địch bị thu hẹp vùng du kích mở rộng là điều kiện căn bản để giữ vững và đẩy mạnh chiến tranh du kích, giải quyết vấn đề hoạt động chiến lược trong địch hậu và mọi mặt công tác địch hậu. Chiến thắng Hòa Bình là kết quả của sự nỗ lực lớn lao của quân và dân ta, mà trước hết là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng thể hiện rõ sự đúng đắn, kịp thời, linh hoạt trong nắm bắt thời cơ, đề ra quyết tâm chiến lược, xác định phương hướng tiến công và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân: Kết hợp mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch, kết hợp đánh tập trung và đánh phân tán, vây điểm diệt viện, đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao, kết hợp ba thứ quân, kết hợp đấu tranh quân sự chính trị, binh vận, trong đó, quân sự là chính, qua đó làm thất bại âm mưu quân sự và chính trị của thực dân Pháp... Chiến thắng Hòa Bình tạo thế và lực cho ta, đồng thời, đặt ra yêu cầu đối với toàn Đảng, toàn quân và dân cần phải nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia Chiến dịch Hòa Bình. Người căn đặn: "Chớ vì thắng mà kiêu, chớ chủ quan khinh địch... Bộ đội phải luôn luôn cố gắng thi đua giết giặc lập công và ra sức học tập chỉnh huấn, đồng bào phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất hơn nữa để tranh lấy thắng lợi to hơn nữa"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 331-332). Chiến thắng Hòa Bình để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành chiến tranh, kinh nghiệm về nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Năm, 2023, 08:01:00 am CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH PGS, TS LÝ VIỆT QUANG* TS TRẦN THỊ HUYỀN * Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hổ Chí Minh ** Giảng viên chính Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10 tháng 12 năm 1951 đến ngày 25 tháng 2 năm 1952 là một mốc son lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta. Đây là chiến thắng đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam non trẻ, đã bẻ gãy cuộc phản công chiến lược của những đơn vị tinh nhuệ vào loại bậc nhất của quân đội Pháp ở Đông Dương, phá tan âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ và đẩy thực dân Pháp ngày càng lún sâu vào thế bị động chiến lược, khoét sâu hơn nữa mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung. Chiến thắng lịch sử này cũng thể hiện vai trò và tầm vóc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, nhà quân sự lỗi lạc của Đảng và dân tộc Việt Nam. Sau thất bại ở biên giới trong Thu - Đông 1950, tiếp đó lại bị ta đánh mạnh ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ với 3 chiến dịch: Hoàng Hoa Thám, Quang Trung và Trần Hưng Đạo, quân Pháp lâm vào tình thế phòng ngự bị động. Để xoay chuyển tình thế, cuối tháng 12 năm 1950, thực dân Pháp đưa tướng Đờ Lát sang làm Cao ủy kiêm Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Sau những nỗ lực xây dựng các binh đoàn cơ động và càn quét, bình định vùng đồng bằng Bắc Bộ, tháng 10 năm 1951, Đờ Lát tuyên bố, đã tới lúc giành lại chủ động trên chiến trường, buộc Việt Minh phải tiếp nhận chiến đấu trên một địa điểm do Pháp lựa chọn. Đờ Lát quyết định chọn Hòa Bình - địa bàn chỉ cách Hà Nội 76km, nằm trong tầm hoạt động của máy bay ném bom Pháp, là nút giao thông thủy - bộ nối liền Việt Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung làm điểm tấn công. Mục tiêu của Pháp khi mở cuộc tiến công Hòa Bình để lập phòng tuyến Sông Đà với tuyến phòng thủ trung tâm nhằm nối lại "Hành lang Đông - Tây"; tăng cường khả năng phòng thủ đồng bằng Bắc Bộ, cắt đứt đường liên lạc giữa Chiến khu Việt Bắc với các Liên khu 3 và Liên khu 4 của ta. Thực hiện ý đồ trên, ngày 9 tháng 11 năm 1951, quân Pháp mở cuộc hành quân Tuylíp đánh chiếm Chợ Bến, nhằm cắt đường di chuyển chủ lực của ta từ Việt Bắc xuống đồng bằng. Ngày 14 và 15 tháng 11 năm 1951, quân Pháp tiếp tục mở cuộc hành quân Lôtuýt, sử dụng 3 tiểu đoàn nhảy dù xuống thị xã Hòa Bình (nay là thành phố Hòa Bình). Chiều ngày 15 tháng 11 năm 1951, Đờ Lát chủ trì họp báo ở Hà Nội, thông báo về "chiến thắng Hòa Bình" và cho rằng, tiến công Hòa Bình có nghĩa là chúng ta (quân Pháp - NV) đã bắt buộc đối phương phải xuất trận. Trận Hòa Bình sẽ có ảnh hưởng quốc tế lớn. Sau khi chiếm đóng Hòa Bình, quân Pháp đã xây dựng một hệ thống theo kiểu tập đoàn cứ điểm mạnh, hình thành hai tuyến phòng ngự dọc Đường số 6 và dọc sông Đà, đồng thời cho thành lập các "Xứ Mường tự trị" để thực hiện âm mưu "dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam". Trước âm mưu của Pháp, ngày 15 tháng 11 năm 1951, Tổng Quân ủy họp mở rộng, thống nhất đề nghị Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mở chiến dịch Hòa Bình, chuyển hưởng hoạt động sang tiến công nơi địch mới chiếm đóng; xác định Hòa Bình là hướng chính, các nơi khác là hướng phối hợp nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng thị xã Hòa Bình đập tan phòng tuyến sông Đà và tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 18 tháng 11 năm 1951, Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy nhận định: "Đó là một cơ hội hiếm cho ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Đánh ra Hòa Bình địch phải phân tán lực lượng cơ động tinh nhuệ trên một mặt trận rộng lớn, núi rừng hiểm trở, địa hình đột xuất, công sự chưa vững chắc. Mặt khác vì phải tập trung phần lớn quân cơ động ra Hòa Bình nên lực lượng địch ở đồng bằng bị dàn mỏng, các vùng từ hữu ngạn, tả ngạn Liên khu 3 đến trang du đều tương đối sơ hở hơn trước"1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch tiến công Hòa Bình (12.1951 - 2.1952), Hà Nội, 1991, tr. 9). Căn cứ nhận định trên, ngày 21 tháng 11 năm 1951, đồng chí Phạm Văn Đồng thông báo với các đồng chí trong Tổng Quân ủy ý kiến của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý nhận xét và chủ trương mở Chiến dịch Hòa Bình của Tổng Quân ủy. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Việc địch đánh ra Hòa Bình có làm khó cho ta, nhưng cũng gây cơ hội cho ta đánh địch, thắng địch... Phải coi việc địch đánh Hòa Bình là việc ta dự đoán trước, không có gì lạ, đó chỉ là một biểu hiện của thế khó khăn, lúng túng của nó, ta khéo và quyết nhằm chỗ hở của nó mà đánh chúng cho đúng, cho kịp thời, chuẩn bị chu đáo và bí mật thì ta sẽ thắng"2 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập 4, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản năm 1963 tr. 55). Ngày 23 tháng 11 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì họp Bộ Chính trị3 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi ký, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 18, tr. 776), nhất trí với đề nghị của Tổng Quân ủy chuyển hướng chiến dịch về Hòa Bình, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng thị xã Hòa Bình, phá phòng tuyến Sông Đà trên hướng chủ yếu, đồng thời tạo điều kiện và phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ trên hướng phối hợp. Ngay sau cuộc họp Bộ Chính trị, ngày 24 tháng 11 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị "về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 594-599, 598-599). Chỉ thị vạch rõ, địch quyết chiếm Hòa Bình để cắt đường giao thông liên lạc của ta từ Việt Bắc đi các khu phía Nam, bảo vệ các phòng tuyến của chúng ở Tây Nam trung châu Bắc Bộ, mở rộng phạm vi chiếm đóng, gây ảnh hưởng chính trị đối với Mỹ, Anh. Từ sự phân tích đó, Chỉ thị đưa ra nhận định: "1- Đánh và chiếm đóng chợ Bến và Hòa Bình, địch phải phân tán các đội ứng chiến của chúng trên một mặt trận rộng lớn, rừng núi hiểm trở, công sự chưa kịp xây dựng, chưa kịp củng cố. Đó là cơ hội tốt để ta đánh địch. 2- Địch dùng phần lớn lực lượng Âu - Phi tinh nhuệ của chúng ở Hòa Bình, buộc phải sơ hở các mặt khác và ở sau lưng địch. Đó cũng là cơ hội tốt để ta đánh địch trên các mặt trận ấy và hoạt động mạnh trong vùng du kích nhất là ở tả ngạn Hồng Hà. Vậy ta phải nắm cơ hội tốt này tranh thủ thời gian để đánh địch, tiêu diệt sinh lực của địch trên mặt trận Chợ Bến, Hòa Bình, trên các mặt trận khác và khấp vùng du kích sau lưng địch, nhằm mục đích phá âm mưu quân sự mới của địch"2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 594-599, 598-599). Chỉ thị cũng nêu rõ: "Địch chiếm chợ Bến và Hòa Bình có gây khó khăn cho ta, nhưng cũng gây cơ hội tốt đế ta đánh địch trên Mặt trận Hòa Bình, trên các mặt trận khác và sau lưng địch"3 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 594-599, 598-599). Cũng trong tháng 11 năm 1951, nhằm kịp thời chỉ đạo và động viên bộ đội, dân quân du kích đánh giặc, Chủ tịch Hồ Chí Minh có "Thư gửi các cán bộ, chiến sĩ chủ lực và dân quân du kích trong Chiến dịch Hòa Bình". Trong thư, Người chỉ rõ: "Trước kia, ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội rất tốt cho ta"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011 tr. 242). Cách nhìn và tinh thần lạc quan của vị lãnh tụ là luồng sinh khí nhân lên sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ và dân quân du kích tham gia chiến dịch. Từ suy nghĩ của thực dân Pháp cho rằng việc chọn Hòa Bình là "buộc Việt Minh phải tiếp nhận chiến đấu trên một địa điểm do Pháp lựa chọn" thì với cách nhìn nhận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta, đây chính là "cơ hội", "thuận lợi" cho ta tiêu diệt quân thù, ta từ chỗ phải lừa địch ra để đánh, nay địch lại tự ra cho ta đánh. Đó là thuận lợi, cơ hội cần tranh thủ, phát huy. Tuy nhiên, để tránh suy nghĩ chủ quan trong cán bộ, bộ đội và dân quân du kích, trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: "Muốn thắng thì ta phải tích cực, tự động, bí mật, mau chóng, kiên quyết, dẻo dai. Chắc thắng mới đánh. Nhưng tuyệt đối chớ chủ quan, khinh địch. Bộ đội chủ lực đánh. Bộ đội địa phương, dân quân du kích cũng đánh. Các lực lượng phải phối hợp nhau chặt chẽ để tiêu diệt sinh lực của địch, để đánh tan kế hoạch Thu - Đông của chúng"2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011 tr. 242). Người còn động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ, dân quân du kích khi hứa sẽ "để dành giải thường đặc biệt cho bộ đội nào và chiến sĩ nào lập công to nhất"3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011 tr. 242). Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Năm, 2023, 08:02:13 am Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lực lượng vũ trang và nhân dân ta đã chiến đấu dũng cảm trên các mặl trận chính diện tại Chợ Bến sông Đà, Hòa Bình và vùng sau lưng địch ở Bắc Ninh, Bắc Giang Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình...
Tại mặt trận chính, Chiến dịch Hòa Bình diễn ra thành 3 đợt. Đợt 1 (10 - 26.12.1951), ta cắt đứt tuyến Sông Đà, tiến công tiêu diệt các cứ điểm Tu Vũ, Núi Chẹ. Đợt 2 (27 - 31.12.1951), ta tiếp tục đập vỡ phòng tuyến Sông Đà, tiêu diệt các điểm cao 400, 600, Đá Chông, Chẹ, chặn đánh các cánh quân viện trên các trục Đường số 87, Ba Vì, Mỹ Khê. Đợt 3 (7.1 - 25.2.1952), ta tiếp tục vận dụng tốt phương châm tác chiến "đánh điểm, diệt viẹn và thường xuyên uy hiếp các đường tiếp tế thủy, bộ để cầm chân số lớn lính Pháp (riêng tại Đường số 6, Pháp phải huy động tới 16 tiểu đoàn để bảo vệ). Trên hướng phối hợp, ta tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, liên tục tiến công địch, góp phần vào thắng lợi của mặt trận chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo sát diễn biến của chiến dịch, kịp thời chỉ đạo và động viên cán bộ, chiến sĩ, đồng bào tham gia chiến dịch. Ngay trong đợt 1 của chiến dịch, ngày 22 tháng 12 năm 1951, khi Đại đội 756 đánh trận vận động phục kích diệt gọn đoàn tàu địch 5 chiếc ở gần bến Lạc Song (dưới thị xã Hòa Bình 10km), Người đã kịp thời động viên, tặng Đại đội 756 lá cờ "Chiến thắng Lạc Song"1 (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Tập 5, xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2016, tr 106-107). Ngày 25 tháng 12 năm 1951, trong cuộc họp cuối năm của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì kiểm điểm công tác năm 1951, bàn kế hoạch năm 1952, nghe báo cáo tình hình quân sự từ sau cuộc hành quân của địch vào tỉnh Hòa Bình, Người đã chỉ rõ và nhấn mạnh nhiệm vụ của năm 1952 là đẩy mạnh tăng gia sản xuất, quyết giành thắng lợi to lớn hơn nữa. Đây chính là nguồn động lực tinh thần to lớn để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm vượt mọi khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh những thắng lợi mới trên mọi mặt trận, đặc biệt là Chiến dịch Hòa Bình. Đầu năm 1952, khi nghe báo cáo của Tổng Tham mưu trưởng về kế hoạch 3 đợt của Chiến dịch Hòa Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Ngay lúc này, cần có kế hoạch nếu địch rút Hòa Bình thì ta khuếch trương về quân sự, chính trị như thế nào cũng phải chuẩn bị trước". Tư tưởng chỉ đạo này thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng, chủ động trong tiến hành chiến dịch của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, Người cũng căn dặn cách thức xử lý, giải quyết với từng loại tù binh "thì nguyên tắc là sĩ quan không được thả, binh lính cho ăn uống, giáo dục rồi thả sớm..."1 (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Tập 5, Sdd, tr. 115). Qua 3 đợt chiến đấu, với sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Quân ủy, sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chiến dịch Hòa Bình đã kết thúc thắng lợi. Ta đã tiêu diệt được 6.012 quân địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn trên 1.000km2 với 20.000 dân, phá tan âm mưu lập cái gọi là "Xứ Mường tự trị" của thực dân Pháp. Ngày 25 tháng 2 năm 1952, ngay khi Chiến dịch Hòa Bình kết thúc, tỉnh Hòa Bình được giải phóng, để khuyến khích tinh thần chiến đấu của bộ đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi Điện khen ngợi Ban chỉ huy và các chiến sĩ mặt trận Hòa Bình, dân công phục vụ chiến dịch và đồng bào địa phương. Người khẳng định: "So với những thắng lợi trước, thắng lợi lần này là khá to. Thắng lợi lần này đã đánh dấu một bước tiến bộ mới của bộ đội ta, và đã làm cho địch phải thất bại nhục nhã trong âm mưu củng cố phòng ngự chuyển lên tiến công"2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tặp 7, Sđd, tr. 331). Thắng lợi đó cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Bảo cáo tại Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa II, phần tình hình và nhiệm vụ đã đánh giá: "Cuộc thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình đã phá tan kế hoạch Thu - Đông của dịch, đã đẩy mạnh chiến tranh du kích sau lưng địch ở Bắc Bộ, đã có tiếng vang dội trong nước và ngoài nước"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 389, 331-332, 401). Đồng thời, Người cũng căn dặn bộ đội: "Phải luôn luôn cố gắng thi đua giết giặc lập công và ra sức học tập chỉnh huấn, đồng bào phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất hơn nữa để tranh lấy thắng lợi to hơn nữa"2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 389, 331-332, 401). Giữ đúng lời hứa với đồng bào trong bức thư gửi những ngày đầu chiến dịch, kết thúc Chiến dịch Hòa Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng cờ danh dự và gửi thư khen Tiểu đoàn phòng không 387. Người nêu rõ: "Bác rất vui lòng thay mặt Chính phủ thưởng các chú một lá cờ danh dự. Bác cho phép các chú chọn một thành tích to nhất trong Chiến dịch Hòa Bình mà thêu vào lá cờ và từ nay về sau trong mọi chiến dịch mới, cứ chọn trận thắng lợi to nhất của các chú mà thêu thêm vào. Mong các chú luôn luôn cố gắng học tập, tiến bộ và thắng trận, để xứng đáng với danh dự vẻ vang này"3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 389, 331-332, 401). Đặc biệt, nhân những thành tích của các đơn vị trong Chiến dịch Hòa Bình và nhân dịp Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1952), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư khen thưởng các đơn vị bộ đội chiến thắng: Tiểu đoàn 387, Đại đội 313, Đại đội 314 thuộc Đại đoàn X; các đại đội 270, 755, 756, 752 thuộc Đại đoàn Y, Đại đội công binh Đại đoàn Z một cờ thường danh dự và một thiếp khen. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình là thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Thắng lợi đó là kết quả của đường lối lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; là sự quyết tâm, đồng lòng, đồng sức của toàn quân, toàn dân ta. Đặc biệt, sở dĩ Chiến dịch Hòa Bình mau giành được thắng lợi có một phần rất lớn xuất phát từ tầm nhìn sáng suốt, sự chỉ đạo quyết liệt, cương quyết và sự quan tâm sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ, bộ đội và đồng bào tham gia chiến dịch. Sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Người đối với cán bộ, bộ đội và đồng bào tham gia chiến dịch đã góp phần rất to lớn trong việc phán đoán đúng âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp, đồng thời nâng cao sức mạnh chiến đấu của cán bộ, bộ đội và dân quân du kích, đem lại thắng lợi cho Chiến dịch Hòa Bình, tạo đà để nhân dân ta tiếp tục xốc tới, giành những thắng lợi lớn hơn trong cuộc tiến công Tây Bắc, tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Năm, 2023, 08:03:57 am QUÁN TRIỆT CHỈ ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH "CHẮC THẮNG MỚI ĐÁNH, NHƯNG TUYỆT ĐỐI CHỚ CHỦ QUAN KHINH ĐỊCH’’ TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Đại tá, TS LÊ VĂN THÁI Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Tư tưởng quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Trong khi các đại đoàn chủ lực và các lực lượng vũ trang địa phương đã sẵn sàng bước vào đợt tác chiến Đông - Xuân 1951 - 1952 thì nửa đầu tháng 11 năm 1951, giới "chóp bu" quân sự Pháp ở Đông Dương tập trung lực lượng lớn tiến công Hòa Bình nhằm mở rộng vùng chiếm đóng, chia cắt Bắc Bộ với Liên khu 4 và chiến trường phía Nam. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng ra Chỉ thị "về nhiệm vụ phả cuộc tấn công Hòa Bình của địch Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới cán bộ, chiến sĩ chủ lực và dân quân du kích tham gia Chiến dịch Hòa Bình. Trong thư, Người nêu rõ: "Trước kia, ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội rất tốt cho ta"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 242). Để đánh thắng giặc trong Chiến dịch Hòa Bình, Người nhấn mạnh: "Chắc thắng mới đánh. Nhưng tuyệt đối chớ chủ quan khinh địch"2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 242). Quán triệt chỉ đạo của Người, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ đạo quân và dân ta khẩn trương tiến hành toàn bộ công tác chuẩn bị chiến dịch chu đáo; hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng trên chiến trường, tiến hành các hình thức tác chiến có hiệu quả chiến đấu, nên đã giành thắng lợi to lớn trong Chiến dịch Hòa Bình. Sau khi nắm rõ ý đồ và diễn biến cuộc hành quân của địch, Trung ương Đảng chủ trương mở cuộc tiến công đánh địch trên 2 mặt trận. Hướng chính là Mặt trận Hòa Bình và mặt trận sau lưng địch (trung du, đồng bằng Bắc Bộ) nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình, đẩy mạnh chiến tranh du kích, trọng tâm là ở đồng bằng Bắc Bộ. Bộ Chính trị quyết định thành lập Đảng ủy và tổ chức Bộ Chỉ huy Chiến dịch, cử Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư Đảng ủy; Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng Chiến dịch. Để giành thắng lợi trong Chiến dịch Hòa Bình, trước hết công tác chuẩn bị Chiến dịch phải đầy đủ, chu đáo. Đây là một trong những nguyên tắc tác chiến mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ trong tài liệu "Để hiểu chiến lược "Không chuẩn bị đầy đủ thì không đánh. Không chắc thắng thì không đánh"1 (Tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hồ sơ H6-C5/5). Quán triệt nguyên tắc tác chiến và chỉ đạo của Người, quân và dân ta đã nỗ lực cao trong việc chuẩn bị chiến dịch chu đáo, đầy đủ về mọi mặt để đánh địch dài ngày, đảm bảo chắc thắng trong tác chiến diệt địch. Điều đó thể hiện ở các điểm chủ yếu sau: Về nắm tình hình địch. Nắm chắc tình hình địch có vị trí hết sức quan trọng trong công tác chuẩn bị chiến trường cũng như trong quá trình tác chiến diệt địch. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm chắc tình hình địch, trước ngày Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Không biết rõ tình hình bên địch mà dám khai chiến, thời có khác gì đánh bạc với chiến tranh"2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 61). Do đó, trong quá trình chuẩn bị chiến trường, Ban Tham mưu Mặt trận đã khẩn trương hoạt động nắm tình hình địch, biết rõ bố trí lực lượng của địch ở Hòa Bình, Đường số 6, sông Đà và Ba Vì. Tại khu vực này, quân Pháp tổ chức phòng ngự thành 2 phân khu: Phân khu Hòa Bình - Đường số 6 (khu Nam) và Phân khu Sông Đà - Ba Vì (khu Bắc). Hệ thống phòng ngự của địch gồm 28 điểm lớn, nhỏ. Mỗi cứ điểm có từ 1 đến 2 đại đội bộ binh, những cứ điểm lớn có 3 đại đội bộ binh, được tăng cường 1 đại đội pháo và 1 trung đội xe tăng. Việc nắm tình hình địch tiếp tục được thực hiện để rõ thêm cách bố phòng của chúng trong mỗi căn cứ để lựa chọn mục tiêu tiến công địch trong các đợt tác chiến. Về công tác chính trị. Ngày 19 tháng 11 năm 1951, Cơ quan Chính trị đã gửi toàn mặt trận Chỉ thị "Tuyên truyền về cuộc hành binh của địch ở Hòa Bình" và tiến hành mọi mặt hoạt động công tác chính trị: Chuẩn bị bộ đội, dân công phối hợp tác chiến với dân vận, địch vận1 (Bảo cáo kế hoạch tác chiến chiến dịch và tổng kết kinh nghiêm của các chiến dịch lớn, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, tr. 37). Thực hiện chỉ đạo của Cơ quan Chính trị Mặt trận, các đơn vị đã giáo dục tư tưởng, quán triệt nhiệm vụ để bộ đội được chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào chiến đấu. Về đảm bảo hậu cần. Đề cập đến vấn đề hậu cần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Về quân sự, quân nhu và lương thực rất quan trọng. Có binh hùng, tướng giỏi, nhưng thiếu quân nhu, lương thực, không thể thắng trận được"2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 296). Do tầm quan trọng của công tác hậu cần trong hoạt động tác chiến, Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ đạo thành lập 2 ban cung cấp ở Bắc và Nam Hòa Bình. Ban Cung cấp tiền phương ở Mặt trận Bắc Hòa Bình có nhiệm vụ bảo đảm cho Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 cùng lực lượng vũ trang địa phương. Ban Cung cấp tiền phương Mặt trận Nam Hòa Bình có nhiệm vụ đảm bảo cho Đại đoàn 304 và Đại đoàn 320. Thời kỳ đầu ở hướng chính Hòa Bình, ta đã chuẩn bị được 820 tấn gạo, huy động 20 nghìn dân công phục vụ chiến dịch1 (Suốt Chiến dịch Hòa Bình, các ban cung cấp mặt trận đã tiếp tế cho bộ đội 6.475 tấn lương thực, thực phẩm và 280 tấn đạn). Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Năm, 2023, 08:05:05 am Về kế hoạch tác chiến. Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng các đại đoàn (308, 312, 304) vào nhiệm vụ tiêu diệt địch trên hướng chính ở Hòa Bình. Đại đoàn 316 kết hợp với Liên khu Việt Bắc hoạt động ở Trung du, trọng điểm là vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Đại đoàn 320 phối hợp với Liên khu 3 hoạt động ở Hà Nam Ninh. Căn cứ vào quyết định sử dụng lực lượng của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, trong kế hoạch tác chiến chiến dịch, Bộ Chỉ huy Chiến dịch sử dụng Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 đánh địch trên hướng chủ yếu. Đại đoàn 304 ở hướng thứ yếu làm nhiệm vụ kiềm chế mọi hoạt động của địch ở thị xã Hòa Bình và đánh địch trên Đường số 6. Kế hoạch tác chiến chiến dịch xác định rõ hướng tiến công, điểm đột phá mở đầu chiến dịch. Nghiên cứu tình hình bố trí lực lượng của địch, Bộ Chỉ huy Chiến dịch quyết định không đánh vào tập đoàn cứ điểm Hòa Bình, bởi nơi đây lực lượng địch rất mạnh gồm 6 tiểu đoàn bộ binh, trận địa pháo và sân bay, trong khi lúc này quân ta chưa có nhiều kinh nghiệm đánh địch cố thủ trong các công sự vững chắc, nên khó đảm bảo "chắc thắng" khi đánh. Ta cũng không tập trung lực lượng đánh ngay địch trên Đường số 6 vì địa hình nơi đây trống trải, lại phải qua sông, rất khó tiếp cận mục tiêu. Còn lực lượng địch ở Phân khu Sông Đà gồm 2 tiểu khu Đa Thê - La Phù và Tu Vũ - Núi Chẹ thì lực lượng địch ở tiểu khu Tu Vũ - Núi Chẹ yếu hơn vì bị cô lập do sông ngăn cách, lại xa căn cứ Sơn Tây, Trung Hà. Để tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch phát triển bằng trận mở đầu thắng lợi, Bộ Chỉ huy Chiến dịch quyết định tập trung binh hỏa lực đột phá tuyến sông Đà, bắt đầu bằng cuộc tiến công cụm cứ điểm Tu Vũ, Núi Chẹ.
Không chủ quan khinh địch đánh vào nơi chúng đã tổ chức phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm mạnh mà lựa chọn hướng đột phá, điểm đột phá phù hợp để chắc thắng khi tiến hành đánh địch được nêu rõ trong kế hoạch tác chiến thể hiện sự quán triệt chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Chắc thắng mới đánh. Nhưng tuyệt đối chớ chủ quan khinh địch". Ngày 21 tháng 11 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn y kế hoạch của Bộ Tổng Tư lệnh và chỉ rõ: "Ta khéo và quyết nhằm chỗ sơ hở của nó mà đánh cho đúng, cho kịp thời, chuẩn bị chu đáo và bí mật thì ta sẽ ăn"1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hồ Chí Minh - Biên niên sự kiện quân sự (1919 - 1969), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr. 346). Hơn một tuần sau, ngày 2 tháng 12, Tổng Quân ủy - Bộ Tổng Tư lệnh tổ chức Hội nghị cán bộ phổ biến nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chiến dịch. Thay mặt Tổng Quân ủy - Bộ Tổng Tư lệnh, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo trước Hội nghị về "Chủ trương tác chiến trên Mặt trận Sông Đà", nêu rõ: "Tập trung lực lượng tiêu diệt Tu Vũ và Núi Chẹ, đồng thời tranh thủ đánh viện trên sông, trên bộ...". Công tác chuẩn bị chiến dịch đã được thực hiện chu đáo và đầy đủ về mọi mặt, ngày 10 tháng 12 năm 1951, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, quân ta nổ súng tiến công địch, mở đầu chiến dịch. Quá trình tác chiến, sự quán triệt chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong việc lựa chọn vị trí tiến công, chỉ huy tác chiến linh hoạt và tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân dân ta qua 3 đợt chiến đấu. Ngày 10 tháng 12, trên hướng chủ yếu, Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) được tăng cường 1 tiểu đoàn, 8 khẩu sơn pháo và 1 đại đội súng phòng không 12,7mm nổ súng tiến công cứ điểm Tu Vũ. Sau hơn 5 giờ chiến đấu, quân ta hoàn toàn làm chủ Tu Vũ. Cũng trong ngày 10 tháng 12, khi Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) đang vận động chuẩn bị tiến công căn cứ Núi Chẹ thì địch tổ chức lực lượng càn quét ở làng Chúc phía Nam Ba Vì. Linh hoạt và quyết đoán trong chỉ huy tác chiến, Bộ Chỉ huy Chiến dịch ra lệnh cho Trung đoàn 209 tạm dừng tiến công Núi Chẹ, vận động đến Ninh Mít phối hợp với 2 tiểu đoàn địa phương chặn đánh địch càn quyết, tiêu diệt địch ngoài công sự. Trong 3 ngày (10 -12.12.1951), quân ta tiêu diệt 6 đại đội bộ binh và 1 trung đội cơ giới địch1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995, tr. 128). Nhận được báo cáo chiến thắng trong trận mở đầu chiến dịch, ngay trong ngày 10 tháng 12 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới chiến sĩ Mặt trận Hòa Bình. Trong thư, Người viết: "Bác rất vui lòng nhận được báo cáo thắng trận của các chú..., "Chớ vì thắng mà kiêu, chớ chủ quan khinh địch"2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 242) bởi trong hoạt động quân sự rất "thiên biến vạn hóa", kẻ địch lại lắm âm mưu, thủ đoạn. Nếu chủ quan khinh địch, không điều tra kỹ để nắm tình hình địch thì khó đảm bảo chắc thắng khi tiến công đánh chúng. Nhận được thư khen ngợi, động viên và lời căn dặn của Bác, cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Hòa Bình càng hăng hái thi đua đánh giặc, lập công. Từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 12, Tiểu đoàn 84 (Đại đoàn 308) và Tiểu đoàn 16 (Đại đoàn 312) phục kích địch bên sông Đà, bắn chìm 2 canô địch, cắt đứt tuyến cơ động của chúng trên sông Đà. Trên hướng Đường số 6, một đơn vị của Đại đoàn 304 phục kích trên quãng đường từ Cầu Dụ đến Hang Đá, bắn cháy 34 xe địch. Tiếp đó, quân ta tổ chức phục kích ờ đoạn đường từ Hòa Bình đi Chợ Bờ, diệt 1 đại đội Âu - Phi, phá hủy 5 xe, chặn đánh địch gần điểm cao 585, diệt nhiều địch. Bị quân ta đánh mạnh ở Hòa Bình, quân Pháp phải bỏ dở cuộc càn ở khu vực tỉnh Bắc Ninh để điều quân ứng cứu cho khu vực sông Đà, Ba Vì. Phối hợp với hướng chính Mặt trận Hòa Bình, ở mặt trận sau lưng địch, Đại đoàn 320 và Đại đoàn 316 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiến công địch rộng khắp, giành thắng lợi lớn. Địch lại phải điều quân ở Hòa Bình về để đối phó. Ngày 26 tháng 12, đợt 1 chiến dịch kết thúc. Sau Đợt 1, Đại đoàn 308 được giao nhiệm vụ đánh căn cứ Đá Chông, Đại đoàn 312 đánh căn cứ Núi Chẹ và điểm cao 600. Khi quân ta đang tổ chức điều tra để nắm rõ hơn các vị trí hỏa lực và bố trí lực lượng của địch trong 2 căn cứ đó để chọn điểm đột phá trận đánh thì quân Pháp điều quân tăng cường cho căn cứ Đá Chông và Núi Chẹ làm cho lực lượng địch ở 2 căn cứ này thay đổi lớn. Trước tình hình đó, quán triệt chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Chắc thắng mới đánh. Nhưng tuyệt đối chớ chủ quan khinh địch", Bộ Chỉ huy Chiến dịch quyết định tạm dừng kế hoạch tiến công 2 cứ điểm Đá Chông và Núi Chẹ để tập trung lực lượng đánh các vị trí khác, đảm bảo chắc thắng khi đánh. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Năm, 2023, 08:06:06 am Bước vào đợt 2, đêm 29 tháng 12, Trung đoàn 141 (Đại đoàn 312) bí mật tập kích địch ở điểm các cao 600, 165 và 400 (Ba Vì) diệt nhiều địch. Trên Đường số 6, đêm 30 tháng 12, Trung đoàn 9 (Đại đoàn 304) tiến công vị trí Hàm Voi, diệt phần lớn địch trong đồn; Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) tiêu diệt nhiều địch ở Đồi Mồi. Trong những ngày này, tại mặt trận sau lưng địch, ta đẩy mạnh hoạt động quân sự, tiêu diệt, bức rút nhiều đồn bốt địch, mở rộng nhiều khu Căn cứ du kích. Ngày 31 tháng 12 năm 1951, đợt 2 chiến dịch kết thúc.
Đợt 3 chiến dịch, Bộ Chỉ huy quyết định tập trung lực lượng đánh địch trên Đường số 6 và bao vây chặt tập đoàn cứ điểm Hòa Bình. Thực hiện kế hoạch, đêm ngày 7 tháng 1 năm 1952, trong khi 1 trung đoàn của Đại đoàn 308 và 1 trung đoàn của Đại đoàn 304 tiến công căn cứ Pheo và Đầm Huống gặp khó khăn thì 1 đơn vị của Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) bí mật tiếp cận trận địa pháo địch nằm sâu trong thị xã Hòa Bình phá hủy 4 khẩu pháo 105mm; 2 tiểu đoàn khác của Trung đoàn 36 tiến công tiêu diệt vị trí Đồi Cháy, Đồi Dè, Khuỳu, Râm và 1 trận địa pháo địch1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong khủng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 377). Phối hợp với Mặt trận Hòa Bình, ở mặt trận sau lưng địch, 2 đại đoàn chủ lực (320 và 316) phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích vận dụng cách đánh sáng tạo, kết hợp tiến công và nổi dậy của quần chúng liên tục tiến công, diệt nhiều địch, giải phóng nhiều vùng ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động tác chiến mạnh mẽ của quân dân ta ở mặt trận chính và mặt trận sau lưng địch trong đợt 3 đã làm cho tình thế chiến trường Hòa Bình thay đổi rõ rệt2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 176). Trước nguy cơ thất bại lớn, tướng Xalăng gấp rút đưa toàn bộ lực lượng trên tuyến sông Đà về thị xã Hòa Bình và Đường số 6 chuẩn bị cho cuộc rút lui. Quân ta tiếp tục bao vây thị xã và các vị trí địch trên Đường số 6. Lúc này, quân ta đã cắt đứt tuyến vận chuyển trên sông Đà, khống chế tuyến tiếp tế trên bộ, quân Pháp trong thị xã Hòa Bình lâm vào tình trạng nguy khốn. Tuy vậy, quân địch ở thị xã Hòa Bình và một số vị trí trên Đường số 6 vẫn còn mạnh, lại cố thủ trong công sự vững chắc. Quán triệt chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Chắc thắng mới đánh. Nhưng tuyệt đối chớ chủ quan khinh địch", Bộ Chỉ huy Chiến dịch quyết định không tiến công thị xã Hòa Bình và các vị trí địch đã được tăng cường lực lượng trên Đường số 6 mà ra lệnh tập trung lực lượng đánh địch ngoài công sự khi chúng tháo chạy. Chiều ngày 22 tháng 2 năm 1952, 5 tiểu đoàn địch ở thị xã Hòa Bình triển khai vượt sông Đà, rồi tổ chức vượt sông tiếp. Ngày 24 tháng 2, địch ở Ao Trạch rút về Đồng Bãi. Hôm sau (25.2) chúng từ Đồng Bãi rút về Xuân Mai. Quá trình rút quân, địch dùng máy bay nối nhau trút bom, dùng pháo bắn 30 nghìn viên đạn yểm trợ nhưng vẫn không tránh khỏi tổn thất lớn. Trong 4 ngày đánh địch rút lui, quân ta đã tiêu diệt 6 đại đội địch, bắn rơi 1 máy bay, phá hủy 23 xe quân sự, thu trên 100 tấn đạn, quân trang, quân dụng. Ngày 25 tháng 2 năm 1952, Tổng Quân ủy quyết định kết thúc chiến dịch. Hơn 2 tháng chiến đấu liên tục (10.12.1951 - 25.2.1952), quân và dân ta đã đánh thắng kế hoạch đánh chiếm Hòa Bình của địch loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên. Tại Mặt trận Hòa Bình, ta diệt hơn 6.000 tên địch, thu 24 khẩu pháo, 788 súng, 98 máy vô tuyến điện, phá hủy 12 khẩu pháo, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm, cháy 17 canô, tàu chiến, phá hủy 246 xe quân sự, giải phóng 15 vạn dân. Mặt trận sau lưng địch (Trung Du, Liên khu 3) diệt 15.000 tên địch, bức hàng, bức rút hơn 1.000 đồn bốt, tháp canh, giải phóng hơn 2 triệu dân1 (Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1947, thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 526). Ngay trong ngày kết thúc chiến dịch thắng lợi, ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Hòa Bình và mặt trận sau lưng địch. Trong thư, Người viết: "So với thắng lợi trước, thắng lợi lần này là khá to. Thắng lợi lần này đã đánh dấu một bước tiến bộ mới của bộ đội ta và đã làm cho địch phải thất bại nhục nhã trong âm mưu củng cố phòng ngự chuyển lên tiến công"2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Sđd, tr. 331). Hai tháng sau (cuối tháng 4 năm 1952), trong Báo cáo đọc tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương và khái quát thành tích của quân dân ta trong Chiến dịch Hòa Bình: "Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình đã phá tan kế hoạch Thu Đông của địch, đã đẩy mạnh chiến tranh du kích sau lưng địch ở Bắc Bộ, đã có tiếng vang dội trong nước và ngoài nước. Bộ đội địa phương và dân quân du kích cũng tiến bộ. Việc phối hợp với quân chủ lực ở các nơi, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, việc mở rộng vùng du kích, việc phá tề và vận động ngụy binh... đều có thành tích khá"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 389). Chiến thắng của quân dân ta trong Chiến dịch Hòa Bình có ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị. Chiến thắng đó bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trước hết là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Quán triệt chỉ đạo của Người trong Chiến dịch Hòa Bình "Chắc thắng mới đánh. Nhưng tuyệt đối chớ chủ quan khinh địch", quân dân ta đã nỗ lực chuẩn bị chiến trường chu đáo, đầy đủ về mọi mặt, đảm bảo chắc thắng khi nổ súng diệt địch. Quá trình tác chiến sử dụng lực lượng hợp lý, ta đã lựa chọn mục tiêu tiến công phù hợp, phối hợp chiến đấu giữa các chiến trường và ba thứ quân chặt chẽ, chỉ huy tác chiến linh hoạt, quân dân chiến đấu kiên cường... nên đã giành được thắng lợi to lớn, tạo đà cho những chiến dịch tiếp theo trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Năm, 2023, 08:07:03 am CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC, CHIẾN DỊCH CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ TỔNG QUÂN ỦY TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Đại tá NGUYỄN BỘI GIONG Nguyên Thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tham gia Chiến dịch Hòa Bình Chiến dịch Hòa Bình (10.12.1951 - 25.2.1952) giành thắng lợi là kết quả thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược, chiến dịch của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy. Là người trực tiếp được vinh dự giúp việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hòa Bình, tôi phân tích làm rõ thêm về sự chỉ đạo chiến lược, chiến dịch xuất sắc của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy mà tôi trực tiếp chứng kiến, cảm nhận. Sau Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950, trên chiến trường chính Bắc Bộ, Bộ Tổng Tư lệnh đã mở 4 chiến dịch tiến công: Trần Hưng Đạo (Trung Du), Hoàng Hoa Thám (Chiến dịch Đường 18), Quang Trung (Hà Nam Ninh) và Lý Thường Kiệt (Nghĩa Lộ). Tham gia chiến dịch đều là những đơn vị chủ lực của Bộ và lực lượng vũ trang địa phương, các đơn vị pháo binh, công binh, thông tin. Cả 4 chiến dịch đều chưa đạt mục đích chiến lược, chưa phát huy được thành quả từ Chiến dịch Biên Giới, nói chung là ta bị tiêu hao. Đây là điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau này trong quá trình viết hồi ký, mà chúng tôi được phục vụ đều nhắc lại một cách rất xót xa. Vậy nguyên nhân từ đâu? Lúc bấy giờ, tư tưởng về mặt chiến lược là giai đoạn tổng phản công, mở các chiến dịch tiến công, mục tiêu là giải phóng đất đai và giải phóng nhân dân. Mà đã giải phóng đất đai thì thế nào cũng phải đánh điểm, vì địch là kẻ xâm lược, chiếm đóng ở đâu thì lập đồn bốt và có công sự vững chắc, thường xuyên củng cố hoàn thiện. Trong khi đó, ta chưa có điều kiện để đánh điểm một cách chắc thắng. Lý do: Thứ nhất, do thiếu hỏa lực; thứ hai, do phương tiện trinh sát chưa đầy đủ; thứ ba, trình độ cán bộ, về mặt kinh nghiệm đánh công kiên còn thiếu. Một phương pháp tác chiến nữa rất lợi hại là đánh viện "đánh điểm diệt viện" hoặc là "vây điểm diệt viện", tức là làm cách nào cho địch ra khỏi công sự mà đánh thì ta lại chưa đánh được trận nào lớn và chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên cũng có một số trận ta đánh địch vận động khá tốt, như trận Thanh Lâm Bồ ở Thừa Thiên; trận Xuân Trạch ở Vĩnh Yên trong Chiến dịch Trung Du do anh Lê Trọng Tấn chỉ huy. Trận Thanh Lâm Bồ tiêu diệt cả lính Âu - Phi lẫn lính ngụy hơn 1 tiểu đoàn (gần 1.000), còn trận đánh ở Vĩnh Yên thì tiêu diệt gần 400 tên của 1 tiểu đoàn ngụy. Kinh nghiệm của 2 trận đó được đúc rút thành bài học nghệ thuật quân sự được giảng dạy trong nhà trường và các hội nghị lớn khi đó. Như thế có thể nói một cách cụ thể là lúc bấy giờ, ta đang ở thế rất khó về mặt chiến thuật do cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Đó là trang bị vật chất kỹ thuật kém, thông tin yếu. Đã đánh vận động thì phái có thông tin tốt nhưng bây giờ thông tin cấp trung đoàn mới có máy vô tuyến, tiểu đoàn thì một số tiểu đoàn chủ công mới có, còn các tiểu đoàn khác không có, chỉ có máy điện thoại, không thể đi đến đâu rải dây đến đó, dễ bị địch phát hiện. Trong khi đó, trang bị của địch từ trung đội trở lên đã có máy thông tin vô tuyến rồi. Cái thiếu thứ 2 là cơ động toàn hành quân bộ, trong khi địch thì đi ô tô, xe bọc thép hoặc trực thăng đổ bộ. Thứ 3 là địch có hỏa lực mạnh. Chúng tôi đã tính toán, trong những trận đánh, hỏa lực của địch bao giờ cũng gấp 3 đến 5 lần hỏa lực ta. Riêng Chiến dịch Hòa Bình, hỏa lực địch gấp 10 lần ta. Đó là những điều kiện khách quan và chủ quan mà ta chưa khắc phục được, cho nên chỉ có đánh phục kích, tiêu diệt lẻ tẻ 1 - 2 đại đội, hoặc là tiêu hao lực lượng địch. Tiểu đoàn Âu - Phi của địch là trên 1.000 quân, tiểu đoàn ngụy là 1.300 - 1.400 quân, trong khi một tiểu đoàn của ta về quân số chiến đấu nhiều nhất là 600. Như vậy, về quân số, tiểu đoàn địch gấp khoảng 2 lần tiểu đoàn ta, chưa nói đến vũ khí, trang bị và các phương tiện bổ trợ. Trong điều kiện như thế, rất khó đánh vận động, nhưng ta vẫn tổ chức đánh công kiên. Vì vậy, 3 chiến dịch lớn đó, diệt địch cũng nhiều nhưng chỉ diệt được bộ phận địch, chưa diệt lớn. Sau này, khi viết hồi ký, anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) có nói với chúng tôi là: Biết là cái thế như thế nhưng lúc đó theo sự chỉ đạo chung thì ta chuyển sang giai đoạn tổng phản công, nặng về tác chiến, nhẹ về xây dựng. Vì vậy, địch nhận định về ta là: Việt Minh đã bị tiêu hao khá nặng trong mấy chiến dịch vừa qua, cho nên chúng mới dám đánh ra Hòa Bình. Địch đánh ra Hòa Bình trong khi ta đang chuẩn bị một kế hoạch hoạt động Thu - Đông 1951, nhưng chưa đầy đủ. Có mấy lý do, sau khi bị tiêu hao qua các chiến dịch trước thì kế hoạch chung là đi vào xây dựng, các cơ quan Tổng bộ, tác chiến, quân lực, dân quân, thông tin, binh chủng đều đi vào kế hoạch xây dựng, kiện toàn các đơn vị chủ lực cấp Bộ và cấp liên khu. Về kế hoạch tác chiến thì chưa chuẩn bị xong và thực ra cũng chưa đánh giá được một cách cụ thể địch sẽ hoạt động như thế nào trong Thu - Đông 1951. Các cơ quan của Bộ từ quân lực tác chiến, quân báo đến thông tin lúc bấy giờ đã đi xuống các liên khu, nhất là xuống Liên khu 3 để chuẩn bị cho đợt hoạt động Đông - Xuân 1951 - 1952. Đúng lúc đó, quân Pháp đánh ra Hòa Bình mà không gặp một sức kháng cự đáng kể nào. Lực lượng địch tung ra rất mạnh gồm 20 tiểu đoàn bộ binh (của các GM: 1, 2, 3, 4, 7), 7 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp và 2 đại đội xe tăng. Cho nên rất dễ hiểu tại sao nó đánh rất nhanh và bất ngờ như thế. Như vậy, lần này địch sử dụng lực lượng mạnh hơn lực lượng trong Chiến dịch Biên Giới, và so sánh xa nữa là còn mạnh hơn toàn bộ lực lượng mà địch định tiến công căn cứ địa Việt Bắc năm 1947. Sau khi địch nhảy dù đánh ra Hòa Bình, Tổng Quân ủy và sau đó Trung ương Đảng đã nhanh chóng nắm bắt, phân tích tình hình. Tại Hội nghị Trung ương, Bác Hồ có nói một câu: "Địch đánh ra Hòa Bình tức là chúng đã rời khỏi công sự vững chắc, đó là thời cơ tốt nhất để chúng ta tiêu diệt địch". Ý Bác là địch đánh ra Hòa Bình là không chủ động, liều lĩnh nhằm thay đổi tình hình. Đối với ta thì địch ra khỏi công sự vững chắc là thời cơ tiêu diệt lớn đã đến. Khi phân tích ý đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh, như thế là Bác nhìn với một cái thế chiến lược rất chủ động. Nếu nhìn qua thấy địch sử dụng lực lượng lớn, đánh lớn, hiệp đồng cả bộ binh, pháo binh, thiết giáp cơ giới lẫn quân nhảy dù thì cho là quân địch rất mạnh. Nhưng theo nhận định của Bác thì đó là sự liều lĩnh của địch. Chiến tranh mà liều lĩnh cầu may là không phải, chiến tranh phải khoa học, đánh đến đâu chắc đấy như Bác Hồ nói: Có chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh. Nhận định của Bác có sự bao quát rất lớn. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Năm, 2023, 08:07:33 am Đi vào Chiến dịch Hòa Bình, đại để kế hoạch tiến công có 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 đánh địch trên khu vực địch đang chiếm (thị xã Hòa Bình và vùng phụ cận phía Bắc bờ sông Đà). Giai đoạn 2 đánh địch tăng viện hoặc rút lui. Ngay từ đầu Tổng Quân ủy nhận định: Trước sau địch sẽ rút Hòa Bình. Do kế hoạch của ta và do nhiều yếu tố mà Tổng Quân ủy và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như cơ quan giúp việc của Bộ Tổng Tham mưu đã đánh giá đúng, chính xác. Thời gian đó anh Nguyễn Chí Thanh là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nhưng rất quan tâm vấn đề thảo luận về quân sự cho nên trong quá trình chỉ đạo, rất nhiều hôm anh trực tiếp dự họp với Bộ Tổng Tham mưu. Tôi làm thư ký dự nhiều cuộc họp thảo luận về chính trị nhưng chưa thấy lần nào như trong Chiến dịch Hòa Bình mà Chủ nhiệm Tổng cục Chínli trị lại sát sao đến vấn đề quân sự như thể. Điều đó chứng tỏ là Bộ Chính trị rất quan tâm đến chiến dịch. Những chỉ đạo của anh Thanh cũng rất sắc bén, nhất là ý kiến: Không được tự tiêu hao (ý kiến này Bác Hồ cũng đã có nói). Chủ lực ta được xây dựng lại sau 3 chiến dịch như thế nhưng rất dễ bị tiêu hao trong chiến dịch này. Bởi vi địch có lực lượng mạnh: Thứ nhất, hết sức phát huy hỏa lực của pháo binh và không quân; thứ hai, phát huy tác dụng ngăn chặn của bộ binh, thiết giáp và xe tăng; thứ ba, phát huy bất ngờ của lính dù và trên chiến trường Hòa Bình hết sức phát huy tác dụng của hai con đường sông Đà và Đường số 6. Địch tiến công cũng trên 2 con đường đó và sau này chúng rút lui cũng trên 2 con đường đó.
Trước tầm quan trọng của chiến dịch, Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và cả anh Trường Chinh đã 3 lần sang Bộ Tổng Tham mưu trao đồi, nghe báo cáo và có ý kiến. Như vậy, từ cuối tháng 11 sang tháng 12 năm 1951 đã có sự bài binh bố trận của cả 2 bên rất rõ ràng. Địch thì bắt đầu bài binh bố trận đánh ta, còn ta thì bài binh bố trận để đánh địch, mở rộng chiến tranh du kích ở các vùng địch tạm chiếm. Lúc bấy giờ đánh theo tinh thần một câu nói vui: Một đòn đập chết 2 mạng. Anh Văn nói với anh em. Hai mạng ở đây là gì? Mạng thứ nhất là ở thị xã Hòa Bình và vùng phụ cận. Mạng thứ hai là ở vùng địch tạm chiếm, do du kích chiến tranh đánh. Tức là lần này, ta đánh địch khi chúng đánh ra, tiến hành vây hãm, tiêu hao, thậm chí có những trận đánh tiêu diệt. Bên cạnh đó, ở những vùng địch tạm chiếm, mặt trận sau lưng địch cũng sẽ đẩy mạnh chiến tranh du kích cộng với chiến tranh chính quy để tiêu diệt địch và có thể giải phóng những vùng rộng lớn ở trong những vùng địch tạm chiếm, giải phóng nhân dân, đánh bại kế hoạch rất lớn của địch hồi đó là kế hoạch Đờ Lát được thi hành từ năm 1950. Đây là kế hoạch địch tấn công vào những khu phòng thủ chính của ta; rút ngắn tuyến chiếm đóng biên giới, quay về kiện toàn tuyến phòng thủ ở lưu vực sông Hồng tức là vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhất là khu vực phía Nam của lưu vực sông Hồng là Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Sau Chiến dịch Biên Giới, ta bắt được nguyên văn kế hoạch, chính anh Văn nghiên cứu rất kỹ, rất sâu, anh Văn nói kế hoạch này có tác động đến Đông Dương trong vòng từ 3 đến 5 năm, vì đây là một kế hoạch chiến lược. Như vậy, địch đánh ra Hòa Bình là thời cơ tốt để ta tiêu diệt chúng. Có thể nói địch chuẩn bị hết sức kỹ. Sau khi địch đánh Hòa Bình thì Bác có hỏi rất nhiều và nói với anh Văn là: Không nên ham đánh quá. Ý là địch đã đánh thì ta phản công. Cho nên cái phản công thì nhằm vào chỗ nó chiếm để mà giải phóng, nhưng không nên ham đánh quá. Ý Bác nói là cẩn thận như lối đánh trận Đông Khê. Ham đánh và cậy chủ lực của Bộ mới chỉnh huấn, tập huấn về. Thực ra những kết quả rèn luyện của mình so với địch bao giờ cũng thấp hơn. Tôi nói thí dụ giữ ở thị xã Hòa Bình (giữ Pheo) địch dùng 2 tiểu đoàn DBLE (bán lữ đoàn lê dương cơ động) rất mạnh, rất nổi danh ở mặt trận Bắc Phi trong Thế chiến thứ 2. Nên khi đưa DBLE sang Đông Dương, địch cho là để đi du lịch thôi chứ Đông Dương không có đối thủ. Đưa tiểu đoàn đó giữ Hòa Bình thì đủ biết tính toán của Đờ Lát cũng ghê gớm. Vì thế đến đánh trận Pheo thì Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ đạo đến tận trung đoàn là Trung đoàn 102, bởi vì địch rất mạnh. Lúc bấy giờ ta đã làm kế hoạch là phải đánh một trận vào thị xã. Tức là công kiên đánh vào vị trí trọng yếu, nơi địch dựa vào để không rút bỏ Hòa Bình. Trận then chốt phải đánh, tốn người cũng phải đánh để buộc địch phải rút. Trong nhận định của Tổng Quân ủy ngay từ đầu khi đặt kế hoạch phản công Hòa Bình đã nói là trước sau địch sẽ rút. Đó là phán đoán hết sức chính xác, phải nói đó là một tài năng, là một ưu điểm về chỉ đạo chiến lược. Trước sau địch sẽ rút khỏi Hòa Bình vừa nói lên quyết tâm vừa nói lên đánh giá thế của địch. Kế hoạch tác chiến cụ thể: Đánh trận then chốt sau đó đánh vận động, tạo thời cơ. Hết sức tránh điểm mà đánh vận động. Đánh vận động lớn tiêu diệt tương đối lớn trong thế địch đã rời khỏi công sự. Khi địch không có công sự vững chắc bằng bê tông cốt thép, mà công sự làm bằng đất đá và gỗ, làm thành tuyến phòng thủ chống lại ta nên dễ đánh. Đánh một trận then chốt thôi mà phải đánh kỳ thắng, còn các trận khác chuyển sang đánh vận động, đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn. Trên cơ sở đó, chúng ta tổ chức đánh địch trong thị xã, vừa tiêu hao địch vừa đánh những chỗ then chốt nhất mà địch không thể có hy vọng ở lại thị xã Hòa Bình; sau đó đánh vận động trên sông Đà, trên Đường số 6 để tiêu diệt lớn quân địch. Đồng thời, kết hợp tiêu diệt từng bộ phận địch ở hướng chính là hướng Hòa Bình. Tại các hướng phối hợp tức là các mặt trận sau lưng địch, ở đồng bằng Bắc Bộ, ở Thừa Thiên Huế, Liên khu 5, thì mở rộng chiến tranh du kích kết hợp với một phần chủ lực khu để giải phóng những vùng địch chiếm, giải phóng nhân dân, tiêu diệt từng bộ phận địch ở mặt trận sau lưng địch, làm cho địch căng thẳng đối phó cả hai nơi. Thực hiện kế hoạch đó, ta đưa hẳn một bộ phận chủ lực lớn của Bộ vào tả ngạn, hữu ngạn sông Hồng là vùng địch hậu, lấy vùng đó làm vùng tác chiến lớn tiêu hao địch. Cụ thể, đưa Đại đoàn 320 đang đóng ở giữa hữu và tả ngạn đưa hẳn sang tả ngạn; đưa Đại đoàn 316 vào hữu ngạn. Một lúc ta đưa 2 đại đoàn gần 5 vạn quân vào. Các đồng chí chuyên gia Trung Quốc lúc bấy giờ cho rằng làm như thế táo bạo quá, ta vẫn làm và làm thành công. Khi Mặt trận đồng bằng Bắc Bộ của địch đã bị uy hiếp, tại Hòa Bình ta chuyển sang tiêu hao chặn địch trên Đường số 6. Đại đoàn 308 phụ trách thị xã Hòa Bình cộng với một đơn vị chủ công của Đại đoàn 304. Đại đoàn 312 phụ trách đánh địch ở tuyến sông Đà (La Phù, Đan Thê), Đại đoàn 304 phụ trách đánh địch trên Đường số 6, đánh đường bộ đến giáp chợ Bến, Xuân Mai. Như thế, lực lượng gồm 3 đại đoàn bộ binh và Đại đoàn công pháo 351. Bác chỉ đạo rất chặt cách đánh. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Năm, 2023, 08:08:15 am Ở thị xã Hòa Bình có 2 căn cứ Tu Vũ và Chẹ. Chẹ là căn cứ pháo binh đồng thời là căn cứ của bộ binh. Tu Vũ là căn cứ của bộ binh và xe tăng thiết giáp, ở đấy địch đã bố trí tiểu đoàn DBLE như đã nói ở trên, đồng thời cộng một số bộ phận nữa, gọi là các đơn vị xung kích là bộ binh thiết giáp và xe tăng. Công sự đất đá nhưng yểm hộ cho bộ phận chiếm đóng là pháo binh và hỏa lực không quân. Đó là một kế hoạch yểm trợ bằng pháo binh duy nhất được thực hiện từ khi bắt đầu chiến tranh đến bây giờ chưa có chỗ nào, để thấy rõ tài năng của Đờ Lát. Ở mặt trận chính, địch đã bắn đến 3 vạn viên đạn pháo, còn trước khi rút bắn 1 vạn viên. Có thể nói rằng địch tập trung giữ Hòa Bình bằng pháo binh.
Lúc bấy giờ, anh Văn là Chỉ huy trường, khi ngồi nói chuyện với chúng tôi có nói là riêng Tu Vũ địch bắn khoảng 45 phút pháo, cối 120mm và pháo 105mm thì các anh ấy tính cũng không dưới 5.000 - 6.000 viên. Mà nói 5.000 - 6.000 thì phải so sánh với Him Lam và Độc Lập ở Điện Biên Phủ sau này mới rõ. Ở Him Lam, ta bắn 500 viên đạn pháo. Khi ta chiếm đồi Độc Lập bắt tù binh nó nói chưa bao giờ tôi thấy rùng rợn khiếp sợ như trận vừa rồi, pháo các ông đánh ghê gớm quá. Trận Tu Vũ là trận công kiên oanh liệt và dũng cảm bởi vì một phái viên của Bộ về báo cáo lại, khi địch nổ pháo thì anh Thái Dũng - Trung đoàn trướng Trung đoàn 88 có nói là cho nó bắn chán đi mới đánh. Nhiệm vụ của mình là đào sâu công sự để tránh nhưng kiên quyết tiêu diệt Tu Vũ. Cho nên khi địch ngừng bắn 10 phút thì ta xung phong và đánh chiếm Tu Vũ, tiêu diệt luôn tiểu đoàn DBLE, xe thiết giáp có mười mấy chiếc. Đó là trận then chốt công kiên trong Chiến dịch Hòa Bình. Đánh Tu Vũ kiềm chế Đầm Huống vì Đầm Huống giao cho Trung đoàn 66 đánh nhưng mà không đánh nổi. Đồng ý cho 66 đánh kiềm chế, nên giao cho Trung đoàn 88 do các anh Thái Dũng và Đặng Quốc Bảo chỉ huy. Hai đồng chí đó trong Chiến dịch Hòa Bình nổi danh là những chỉ huy rất kiên quyết và mưu lược, quyết tâm rất cao. Biểu dương Trung đoàn 88, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: Thái Dũng đáng là tấm gương về quyết tâm của những người chỉ huy. Sau khi tiêu diệt Tu Vũ và kiềm chế tiêu hao Đầm Huống, địch chắc chắn sẽ rút bỏ và chuyển về hướng Đường số 6 và sông Đà. Lúc đó, Trung đoàn 209 được giao chịu trách nhiệm ở sông Đà, La Phù, Đan Thê; Trung đoàn 36 ở hướng đầu Đường số 6 và sông Đà. Khi thực tế vào cuộc chiến đấu thì không thực hiện được đánh vận động lớn, chỉ đánh được vận động nhỏ vì địch cũng có kế hoạch chặt chẽ. Địch đã dùng pháo binh và không quân để giữ những chỗ Việt Minh có thể xuất kích đánh vào. Đó là cầu sang sông, địch phá cầu trước, đồng thời hỏa lực pháo binh chặn đánh ta. Địch tuyên bố trong quá trình yểm hộ cho quá trình rút chạy chúng tôi đã dùng 3 vạn viên đạn pháo, cho nên nó rút được tuy bị tiêu hao 8 đại đội, mất gần 40 chiếc thiết giáp, xe tăng... Lực lượng rút chạy khoảng 2 vạn quân. Sau đó, chúng tôi có phỏng vấn anh Hồng Sơn chỉ huy của Trung đoàn 36. Anh Hồng Sơn nói không thể xuất kích được vì nó chặn trước, cả Đường số 6 và đầu thị xã Hòa Bình. Anh có nói là "không thực hiện được nhiệm vụ của Bộ cũng thấy nhục nhưng mình đã giữ được lực lượng không bị tiêu hao, cũng là một cái công". Trên sông Đà cũng vậy, các thủy đội của địch đi lại trên sông, pháo bắn cả ban đêm và mờ sáng. Trong Chiến dịch Hòa Bình, kế hoạch rút lui được địch chuẩn bị rất chu đáo, nó chuẩn bị rút từ ngày 15 tháng 12 năm 1951 cho đến ngày 22 tháng 2 năm 1952 mới rút. Tất cả các điểm từ thị xã Hòa Bình về Chợ Bến địch bố trí 18 vị trí chốt để chống lại Việt Minh. Kế hoạch đợt 2 của ta chưa hoàn thành, chưa đánh được trận vận động nào lớn ở thị xã Hòa Bình ra sông Đà. Ta thắng lợi ở vùng Thừa Thiên Huế và địch hậu đồng bằng Bắc Bộ. Chúng ta thành công về kế hoạch một đòn đập 2 mạng. Trên mặt trận chính diện và trên mặt trận phối hợp. Ta giải phóng được vùng phía Nam lưu vực sông Hồng. Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và Tổng Quân ủy là luôn luôn giữ vững quan điểm đánh địch trên 2 mặt trận chính diện và sau lưng. Kéo dài chiến dịch không cho địch rút. Đáng lẽ Tết Nhâm Thân là kết thúc thì tiếp tục có lệnh vây hãm Hòa Bình cho địch hậu còn chiến đấu, cho nên đến cuối tháng 2 năm 1952 mới kết thúc (Tết Nhâm Thân vào khoảng ngày 18 đến ngày 20 tháng 1 năm 1952). Giỏi là chỗ đó. Cái giỏi thứ 2 là thấy đánh điểm không được thì chuyển sang đánh vận động, không đánh lớn được thì đánh vừa, không đánh vừa được thì đánh nhỏ. Đánh được vận động là đánh. Giỏi nữa là thích ứng ngay với tình hình biến đổi của địch, không đánh theo phương án cố định, sáng tạo, tránh tiêu hao. Tránh tiêu hao ta nhưng tiêu hao nhỏ địch, nhiều tiêu hao nhỏ thành tiêu hao lớn. Về thành tích của riêng tôi trong Chiến dịch Hòa Bình là quá trình mã thám. Tổ mã thám do Cục phó Cục Quân báo Cao Pha đề xuất và thực hiện, hình thành tổ chức mã thám và đã đạt thành tích rất cao. Tôi nhớ lúc đó là bắt đầu vào khoảng trung tuần tháng Giêng. Một đồng chí cán bộ mã thám mang đến Bộ Chỉ huy Chiến dịch một bức điện. Tôi cầm xem trước khi báo cáo anh Văn. Tôi xem xong dịch sang tiếng Việt thế này: "Bình minh Kim Tự Tháp sẽ nở hoa". Tôi chợt nhớ đến khi học trường Bưởi, một giáo sư dạy lịch sử nước Pháp có nói với chúng tôi rằng quê ông ở miền Bắc của đảo Coócxơ là quê hương của Napôlêông, có dãy núi đặc biệt là một năm nó đổi mầu một lần vào mùa Thu, có màu vàng rất đẹp, có thể sánh với Kim Tự Tháp ở Ai Cập. Cho nên trong bức mã thám có nói đến Kim Tự Tháp thì tôi nghĩ ngay đến Kim Tự Tháp ở núi đá chứ không phải sa mạc cát. Thứ 2 là nở hoa, thì nở hoa là gì, là dù bung ra. Đưa bản đồ ra xem thì thấy ở Xuân Mai, Chợ Bến trở lên quá Lương Sơn là một dãy núi. Tôi phán đoán là địch sẽ rút trên Đường số 6 và các điểm nhảy dù trên dãy núi sẽ yểm hộ cho quân địch rút trên con đường này. Lúc bấy giờ, Anh Văn đọc và hỏi tôi: Cậu thấy thế nào. Tôi báo cáo như trên. Lập tức anh Văn gọi báo ngay anh Hoàng Văn Thái ra lệnh cho anh Lê Trọng Tân chuẩn bị 2 tiểu đoàn tinh nhuệ ngay trong buổi chiều vượt lên gần Lương Sơn chuẩn bị nếu địch nhảy dù thì đánh. Sau khi đi một lúc thì báo cáo lại là ở đó có dãy núi đá và rừng cây thưa có thể nhảy dù được. Sau đó ra lệnh cho bộ đội địa phương chuẩn bị các trung đội, nếu trong đêm hoặc sáng mai địch nhảy dù thì bắt kỳ hết. Đúng 6 giờ đến 7 giờ ngày hôm sau thì chúng nhảy dù, ta bắt hơn 200 tên địch, bắn rơi 6 trực thăng. Qua đó, thấy rằng thành tích của mã thám rất cao. Tôi được tặng thưởng Huân chương Chiến công trong trận đó và được 1 Bằng khen của Tổng cục Chính trị do đồng chí Nguyễn Chí Thanh ký. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình có tầm vóc và ý nghĩa to lớn trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Pháp. Thắng lợi đó bắt nguồn từ nhiều nhân tố, nhưng nhân tố tiên quyết, đóng vai trò quyết định chính là sự chỉ đạo chiến lược, chiến dịch tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh. 70 năm đã trôi qua, nhưng những bài học về sự chỉ đạo chiến dịch, chiến lược trong Chiến dịch Hòa Bình vẫn còn nguyên giá trị trong xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Năm, 2023, 08:09:46 am CHIẾN THẮNG HÒA BÌNH THÀNH CÔNG CỦA TỔNG QUÂN ỦY, BỘ TỔNG TƯ LỆNH TRONG CHỈ ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH CHIẾN DỊCH Đại tá, PGS, TS NGUYỄN VĂN SÁU Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Cách đây 70 năm (1951 - 2021), Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, đập tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của thực dân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình là dấu ấn quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo thế và lực cho cách mạng tiến lên, đẩy thực dân Pháp tiếp tục rơi vào thế bị động. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thắng lợi của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, của sự kết hợp nhịp nhàng giữa các chiến trường và sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của lực lượng vũ trang; đồng thời khẳng định vai trò to lớn của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh trong chỉ đạo và điều hành chiến dịch, thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau: 1. Mở Chiến dịch Hòa Bình - quyết định mang tầm chiến lược của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh Trước những diễn biến mới của tình hình trên chiến trường, ngày 19 tháng 10 năm 1951, Tổng Quân ủy báo cáo Bộ Chính trị về "Phương hướng chiến dịch mùa Đông năm 1951 và Kế hoạch đề phòng địch tấn công", trong đó dự kiến trường hợp địch đánh nhỏ và đánh lớn vào hướng Hòa Bình: "Trong trường hợp địch đánh lớn ra Hòa Bình thì chuẩn bị tiêu diệt địch ở Hòa Bình rồi sẽ xem tình huống" để tiếp tục phát triển trong Thu - Đông 1951 - 1952. Trong khi vạch kế hoạch đánh địch ở hướng hữu ngạn Liên khu 3, Tổng Quân ủy cũng dự kiến "nếu địch đánh ra Hòa Bình thì đó là một cơ hội cho ta tiêu diệt địch"1 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản năm 1963, Tập 4, tr. 15-34). Về phía thực dân Pháp, sau thắng lợi trong cuộc hành quân Chợ Bến, ngày 11 tháng 11 năm 1951, Bộ Chỉ huy quân Pháp ra lệnh mở cuộc hành quân đánh chiếm Hòa Bình. Với lực lượng quân sự vượt trội, ngày 14 tháng 11 năm 1951, quân Pháp chiếm được thị xã Hòa Bình và đến hết ngày 15 tháng 11 năm 1951 đã hoàn thành việc chiếm đóng các vị trí then chốt trong khu vực Hòa Bình - Đường số 6, sông Đà - Ba Vì. Sau khi đặt chân lên Hòa Bình, địch cấu trúc hệ thống phòng ngự dã chiến với nhiều cứ điểm lớn nhỏ bằng đất, gỗ, có hàng rào dây thép gai bao bọc. Mỗi cứ điểm có từ 1 đến 2 đại đội bộ binh, ở những vị trí quan trọng như Pheo, Đồng Hến, Ao Trạch, Chẹ, Đá Chông, địch bố trí 3 đại đội bộ binh, tăng cường 1 trung đội xe tăng, 1 đại đội pháo binh. Khu vực Hòa Bình - sông Đà, Đường số 6 hình thành cụm cứ điểm mạnh - một hình thức tổ chức chiếm đóng quy mô tương đối lớn, lần đầu tiên xuất hiện ở Đông Dương. Được tin địch đánh chiếm Hòa Bình, Tổng Tham mưu trưởng trao đổi nhanh với một số cán bộ chủ chốt trong cơ quan về tình hình và dự kiến kế hoạch đối phó báo cáo lên Tổng Quân ủy. Ngày 15 tháng 11 năm 1951, Tổng Quân ủy họp mở rộng. Sau khi nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tình hình địch đánh chiếm Hòa Bình, tình hình bộ đội ta sẵn sàng chiến đấu và đề đạt ý kiến mở chiến dịch Hòa Bình, Tổng Quân ủy đã trao đổi, thống nhất và nhận định: "Cuộc tấn công ra Hòa Bình địch đã thu được thắng lợi... Chúng đã mở rộng được đất đai, giành lại quyền chủ động; chúng đã chiếm được một vị trí chiến lược quan trọng, một đường giao thông trọng yếu, cắt đứt liên lạc của ta giữa Việt Bắc với Liên khu 3 và miền Nam. Cuộc tấn công này quan trọng về mặt quân sự, còn gây khó khăn cho ta về mặt chính trị và kinh tế. Nhưng địch chiếm rộng ra như vậy phải dùng một lực lượng cơ động nên đồng bằng sơ hở, chiến tranh du kích có điều kiện phát triển. Địch phải phân tán một bộ phận trên chiến trường rừng núi, giao thông không thuận tiện, trong một thời gian nữa mới củng cố được thế phòng ngự, do đó chúng ta có cơ hội tiêu diệt sinh lực địch"1 (Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ 109). Đối với ta, Tổng Quân ủy nhận định: "Từ khi ta giải phóng Hòa Bình (4.11.1950) tới nay vừa tròn một năm nhưng việc củng cố vùng giải phóng của ta chưa làm được mấy... Cuộc tiến công của địch ra Hòa Bình xảy ra lúc ta còn chuẩn bị tiến công chúng, ta bị động về kế hoạch... Khó khăn chính của ta vẫn là vấn đề lương thực và đạn dược...". Tổng Quân ủy chủ trương: "Trước đây ta có dự kiến địch đánh ra Hòa Bình (nhưng khả năng này ít) và có chủ trương nếu địch đánh ra thì chuyển chiến dịch tập trung lực lượng tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường đó". Tổng Quân ủy đề nghị lên Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh "Cho mở chiến dịch tại Hòa Bình, chuyển hướng hoạt động thụ động sang tấn công quân địch mới chiếm đóng. Hòa Bình là hướng chính, các nơi khác là phối hợp"2 (Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ 109). Cũng trong ngày 15 tháng 11 năm 1951, sau khi được tin địch đánh ra Chợ Bến, Bộ Tổng Tư lệnh chỉ thị đình chỉ công tác chuẩn bị chiến trường Liên khu 3. Bước đầu, Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 312 chuẩn bị chiến trường, bảo vệ căn cứ tiếp tế, đường vận chuyển; điều Trung đoàn 209 từ Phú Thọ xuống gần Hòa Bình bám sát và tiêu diệt những bộ phận nhỏ của đối phương, cùng bộ đội địa phương bảo vệ, phân tán kho tàng tiến hành vũ trang tuyên truyền trong vùng Đà Bắc. Đồng thời Tổng Quân ủy đề nghị với Bộ Chính trị thành lập Ban Chỉ huy lâm thời để chỉ đạo bộ phận chuẩn bị chiến trường của Bộ Tổng Tư lệnh ở Liên khu 3 và Liên khu ủy tăng cường cán bộ giúp đỡ cho Tỉnh ủy Hòa Bình, khẩn trương chuẩn bị hậu cần, đảm bảo có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho chiến dịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh Bộ Chính trị hoàn toàn nhất trí với nhận định cũng như chủ trương của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Năm, 2023, 08:10:38 am Thực hiện chủ trương của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh ngày 17 tháng 11 năm 1951, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ sơ bộ cho các đại đoàn 308, 312, 316 và Liên khu Việt Bắc. Các đơn vị được phổ biến, quán triệt những nhận định và chủ trương sắp tới của Tổng Quân ủy là: "Tranh thủ thời gian, lợi dụng lúc địch chưa được củng cố, tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của địch, tiến tới phá kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của địch; lợi dụng địch sơ hở, ta mạnh dạn đánh sâu vào địch hậu, đẩy mạnh du kích chiến tranh; Tổng Quân ủy đề nghị với Trung ương Đảng cho đình chỉ mở chiến dịch tại Liên khu 3 và một số nơi khác để mở chiến dịch tại Hòa Bình"1 (Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954), Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1991, tr. 522). Tiếp đó, ngày 18 tháng 11 năm 1951, Tổng Quân ủy nhận định: "Cuộc tiến công của địch sẽ gây cho ta những khó khăn nhưng cũng tạo cho ta một cơ hội tốt để tiêu diệt sinh lực địch. Vì địch đã mang lực lượng cơ động tinh nhuệ phân tán trên một tuyến dài đột xuất, công sự chưa vững chắc, địa hình không thuận lợi"; vì phần lớn lực lượng cơ động đã tập trung vào Mặt trận Hòa Bình, cho nên lực lượng của địch ở vùng địch hậu đồng bằng bị dàn mỏng, các vùng từ hữu ngạn, tả ngạn Liên khu 3 đến trung du đều tương đối sơ hở hơn trước1 (Nhận định của Tổng Quân ủy về cuộc tấn công của địch ra Hòa Bình ngày 18 tháng 11 năm 1951, dẫn theo Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 324).
Tổng Quân ủy - Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng 3 đại đoàn (308, 312 và 304) vây hãm và tiêu diệt quân cơ động của địch ở Mặt trận Hòa Bình; Đại đoàn 320 và Đại đoàn 316 phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đánh phá bình định, phát triển chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch đồng bằng Bắc Bộ. Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hòa Bình được thành lập, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh và phụ trách Bí thư Đảng ủy Chiến dịch2 (Ngày 30 tháng 11 năm 1951, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tư lệnh Chiến dịch tới Sở Chỉ huy Tiền phương ở Đồng Lương thuộc huyện Cẩm Khê, bên bờ sông Thao để chỉ huy chiến dịch), đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng. Ngày 23 tháng 11 năm 1951, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh và đồng chí Hoàng Văn Thái ở Sở Chỉ huy Tiền phương báo tin Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị nhất trí với đề nghị của Tổng Quân ủy là chuyển hướng chiến dịch về Hòa Bình và nhấn mạnh một số điểm: "Đây là cơ hội rất tốt, thuận lợi để tiêu diệt địch. Đáng lẽ ra ta phải đánh điểm diệt viện, phải điều nó ra để đánh, ở đây ta không cần đánh điểm mà viện của nó cũng ra. Đây là cơ hội hiếm có để tích cực kìm hãm địch. Đây là cơ hội rất thuận lợi để phát triển du kích chiến tranh rộng rãi. Cần hết sức tranh thủ thời gian, nhiều thắng lợi nhỏ cộng lại sẽ thành thắng lợi lớn nên không chờ đợi lâu quá"3 (Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954), Sđd, tr. 525). Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng về "Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch" và những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong "Thư gửi các cán bộ, chiến sĩ chủ lực và dân quân du kích trong Chiến dịch Hòa Bình", ngày 2 tháng 12 năm 1951, Tổng Quân ủy - Bộ Tổng Tư lệnh tổ chức Hội nghị cán bộ phổ biến nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chiến dịch. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Tổng Quân ủy - Bộ Tổng Tư lệnh, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch báo cáo trước Hội nghị "Chủ trương tác chiến trên mặt trận sông Đà", về chủ trương và phương châm tác chiến, Đại tướng nêu rõ: "Tập trung lực lượng tiêu diệt Tu Vũ và Núi Chẹ, đồng thời tranh thủ đánh viện trên sông, trên bộ và bên hữu ngạn, Núi Chẹ và hữu ngạn thì địch có thể bất ngờ, ít nhất cũng giúp cho việc tiêu diệt Tu Vũ được thuận lợi hơn…"1 (Báo cáo kế hoạch tác chiến chiến dịch và tổng kết kinh nghiệm của các chiến dịch lớn, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản năm 1963, Tập 2, tr. 27). Kết thúc Hội nghị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra "Huấn lệnh" kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương: "Tìm địch mà đánh, diệt các cứ điểm mới đóng của địch, diệt các đội càn quét của chúng, cắt đường giao thông liên lạc của chúng, biến sông Đà thành sông Lô năm xưa, Đường số 6 thành Đường số 4, tiêu diệt sinh lực địch, phá tan âm mưu chiếm đóng Hòa Bình"2 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập 4, Sđd, tr. 73). Như vậy, mở Chiến dịch Hòa Bình là quyết định mang tầm chiến lược của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh. Quyết định được đưa ra trên cơ sở phân tích đúng đắn tình hình địch - ta và khả năng thực tế chiến trường. Đề nghị mở Chiến dịch Hòa Bình được Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh phê chuẩn, là cơ sở để Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo, điều hành chiến dịch giành thắng lợi, tạo bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang bước vào giai đoạn cam go, ác liệt. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Năm, 2023, 08:11:53 am 2. Sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh - nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi Chiến dịch Hòa Bình
Địa bàn chiến dịch diễn ra trên khu vực từ Xuân Mai đến thị xã Hòa Bình dài 50km và từ Trung Hà đến thị xã Hòa Bình dài khoảng 60km. Đây là khu vực có địa hình rừng núi sát với đồng bằng, có hai dãy núi cao, dãy Ba Vì 1.287m và dãy Viên Nam cao 1029m. Phía Đông Ba Vì có nhiều đồi núi trống trải, phía Tây Ba Vì là rừng núi kín đáo. Có 3 trục đường lớn, cơ giới hoạt động được là Đường số 89, Đường số 87 và Đường số 6 là đường giao thông chính, ven đường có nhiều núi rừng xen kẽ đồi gianh. Sông Đà rộng và sâu, nước chảy mạnh, các tàu nhỏ đi lại được, nhưng dễ bị ta phục kích1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 367 - 368). Chiến dịch Hòa Bình có nhiệm vụ đánh địch trên cả 2 mặt trận chính diện và sau lưng địch, có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ 2 mặt trận với nhau. Tại Mặt trận Hòa Bình, lực lượng của địch lúc nhiều nhất là 29 tiểu đoàn, lúc ít nhất là 21 tiểu đoàn. Chúng đóng thành 3 phân khu: Phân khu Chợ Bến, Phân khu sông Đà và Phân khu Hòa Bình (bao gồm cả Đường số 6). Ở thị xã Hòa Bình, địch xây dựng một cụm cứ điểm lớn với binh lực gần 8 tiểu đoàn. Hình thức phòng ngự theo kiểu tập đoàn cứ điểm đã xuất hiện. Để đảm bảo công tác hậu cần cho chiến dịch, Tổng Quân ủy quyết định thành lập 2 ban cung cấp tiền phương ở Bắc và Nam Hòa Bình. Ban Cung cấp Tiền phương Mặt trận Bắc Hòa Bình có nhiệm vụ bảo đảm cho Đai đoàn 308, Đại đoàn 312 và Đại đoàn Công pháo 351 cùng các lực lượng vũ trang địa phương. Ban Cung cấp Tiền phương Mặt trận Nam Hòa Bình có nhiệm vụ bảo đảm cho Đại đoàn 304 và Đại đoàn 320. Ngày 20 tháng 11 năm 1951, Bộ Tổng Tư lệnh ra "Mệnh lệnh" tác chiến số 1 cho Đại đoàn 312: Đánh địch từ thị xã Hòa Bình lên Trung Hà, dọc 2 bên tả ngạn và hữu ngạn sông Đà, tiêu diệt những cứ điểm địch mới chiếm đóng, lực lượng cơ động đường bộ và đường thủy, quân địch đi càn quét sục sạo xung quanh các vị trí... Yêu cầu Đại đoàn khẩn trương ra quân, trận đầu phải đánh thắng, chủ động tìm địch mà đánh; khi có điều kiện thuận lợi thì tổ chức đánh địch, không phải chờ lệnh; thực hiện nhiệm vụ tác chiến phải nhanh chóng, bí mật, nắm vững tình huống, không bỏ lỡ thời cơ. Đồng thời, Bộ Tổng Tư lệnh chỉ thị cho Đại đoàn 316 được tăng cường Trung đoàn 246 tranh thủ thời gian, hoạt động mạnh ở Bắc Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc), cho một bộ phận táo bạo vào sâu địch hậu phát triển chiến tranh du kích, mở rộng vùng du kích, căn cứ du kích, tiêu diệt sinh lực địch; có kế hoạch phối hợp, giúp đỡ bộ đội địa phương chống càn quét... Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh cho Đại đoàn 308 dự bị chiến lược và các phân đội pháo binh phối thuộc, bố trí Trung đoàn 88 ở phía Nam Phong Vực, Trung đoàn 102 và Trung đoàn 36 ở Bắc tỉnh Phú Thọ, từ Đào Giã đến Chí Chủ giáp tới sông Lô, chuẩn bị sẵn sàng tác chiến và khi có điều kiện tập trung tiêu diệt địch nếu chúng chiếm đóng Hưng Hóa hoặc đánh lên Phong Vực, Phú Thọ. Ngày 10 tháng 12 năm 1951, đợt 1 Chiến dịch Hòa Bình bắt đầu và kết thúc vào ngày 26 tháng 12 năm 1951. Tại Hội nghị đợt 1 chiến dịch, Tổng Quân ủy nhận định: "Địch bị thất bại lớn về quân sự và chính trị. Trong một thời gian ngắn địch bị tiêu diệt 23 đại đội. Với chiến thắng Tu Vũ, Nam Ba Vì, Đường số 6 trực tiếp uy hiếp kế hoạch chiếm đóng của địch. Trận đánh vào Phát Diệm và những trận thắng lợi ở trung du đã góp phần vào việc phát triển du kích chiến tranh và làm rối loạn hậu phương của chúng, hiện nay địch vẫn còn sơ hở... Những trận thắng vừa qua đã giải quyết được nhiều vấn đề chiến thuật... Bộ đội ta có thể đi sâu vào địch hậu. Nhưng, vừa qua chưa có trận nào tiêu diệt gọn ghẽ. Ta bỏ nhiều cơ hội tiêu diệt địch trong vận động". Chủ trương của Tổng Quân ủy là "tranh thủ tiêu diệt thêm sinh lực địch trong khu Cơ động Ba Vì, Đường số 6, Bắc thị xã Hòa Bình, chuẩn bị có thể đánh điểm diệt viện trong khu vực Đá Chông, Chẹ và tiếp tục kiềm chế lực lượng của chúng để các hướng và địch hậu có thể phát triển thuận lợi. Ở chiến trường phối hợp, "trung du mạnh dạn đưa thêm chủ lực vào địch hậu để mở rộng thêm các khu Căn cứ... Liên khu 3 cần có kế hoạch giúp đỡ tả ngạn phát triển du kích chiến tranh". Ở các chiến trường xa, "lệnh cho các chiến trường Bình - Trị - Thiên, Liên khu 5, Nam Bộ ra sức hoạt động kiềm chế địch, tích cực phối hợp với chiến trường chính". Phương châm tác chiến ở chiến trường chính là "đánh điểm diệt viện, tranh thủ đánh một trận tương đối lớn. Phải tổ chức đánh giao thông thường xuyên trên Đường số 6"1 (Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954), Sđd, tr. 539). Đợt 2 chiến dịch bắt đầu vào ngày 27 tháng 12 năm 1951 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 1951. Tính chung qua 2 đợt chiến dịch, ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch trên mặt trận chính diện, đồng thời mở rộng hoạt động vũ trang vào vùng sau lưng địch. Nắm vững tình hình sau 2 đợt tiến công, tại Hội nghị chuẩn bị đợt 3 chiến dịch họp ngày 1 tháng 1 năm 1952, Tổng Quân ủy nhận định: Địch bị thất bại nặng nề, kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình gặp nhiều khó khăn, nhất là do tuyến vận tải trên sông Đã hoàn toàn tê liệt và Đường số 6 luôn bị cắt đứt. Vì vậy, chúng có thể cố gắng chiếm giữ Hòa Bình, nhưng hoàn cảnh khách quan cũng có thể buộc địch phải nghĩ đến việc rút quân2 (Báo cáo kế hoạch tác chiến và tổng kết kinh nghiệm trong các chiến dịch lớn, Tập 2, Sđd, tr. 53). Tổng Quân ủy chủ trương: Chuyển mặt trận xuống phía Nam, lấy vùng Hòa Bình, Đường số 6 là hướng chính, vùng Chẹ, Đá Chông, Bắc Ba Vì là hướng phụ; tiêu diệt sinh lực địch, cắt Đường số 6 và mở rộng vùng sau lưng địch ở hướng chính, tiêu hao kiềm chế, cắt đường tiếp tế trên sông Đà, mở rộng mặt trận sau lưng địch ở Đá Chông, Chẹ, Bắc Ba Vì nhằm tiếp tục tiêu diệt sinh lực địch, thu hút và kiềm chế đối phương ở Hòa Bình để các mặt trận phối hợp và địch hậu có điều kiện phát triển mạnh; chuẩn bị sẵn sàng để đánh tiêu diệt khi địch rút quân. Phương châm vẫn là đánh điểm, diệt viện nhưng tuỳ tình hình cụ thể mà vận dụng và phối hợp tác chiến chặt chẽ với mặt trận vùng sau lưng địch. Hướng vùng sau lưng địch là đưa chủ lực sang tả ngạn sông Đà củng cố cơ sở, đẩy mạnh chống càn, phối hợp tích cực với Mặt trận Hòa Bình, Đường số 61 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 168). Đợt 3 chiến dịch bắt đầu vào ngày 7 tháng 1 năm 1952 với sự kiện Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) tiến công cứ điểm Pheo. Khi đợt 3 chiến dịch đang diễn ra, ngày 30 tháng 1 năm 1952, Bộ Tổng Tư lệnh họp, nhận định tình hình địch - ta sau 2 tháng hoạt động trong Chiến dịch Hòa Bình, về tình hình địch, Bộ Tổng Tư lệnh nêu rõ: Trong đợt 3, địch bị ta tiếp tục đánh mạnh và thiệt hại nặng trên mặt trận chính diện và trong địch hậu. Trên Mặt trận Hòa Bình - Đường số 6, phòng tuyến sông Đà bị bức rút, thị xã Hòa Bình bị đánh mạnh và bao vây, Đường số 6 bị tấn công và cắt đứt. Địch hậu cũng bị đánh mạnh, nhất là ở Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình. Địch đang ở trong tình trạng lúng túng, mâu thuẫn giữa sự đòi hỏi của mặt trận chính diện và địch hậu, giữa yêu cầu quân sự và chính trị. Theo thế chung, dù muốn hay không muốn, địch cũng phải rút Hòa Bình2 (Những tài liệu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy (từ năm 1945 đến năm 1954), Tập 3, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản năm 1963, tr. 188- 195). Căn cứ nhận định của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tham mưu xây dựng kế hoạch đánh địch rút chạy. Đúng như dự đoán của ta, ngày 23 tháng 2 năm 1952, quân địch bắt đầu rút chạy khỏi Hòa Bình. Trên cơ sở kế hoạch đánh địch rút chạy, quân ta tiêu diệt thêm một bộ phận quân địch. Ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chiến dịch Hòa Bình kết thúc. Có thể khẳng định, mở chiến dịch Hòa Bình là quyết định đúng đắn của Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh. Quyết định được đưa ra trên cơ sở cân nhắc, phân tích, tính toán kỹ tình hình mọi mặt địch - ta. Do vậy, ngay từ khâu chuẩn bị chiến dịch, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời đối với các lực lượng tham gia chiến dịch, với các chiến trường phối hợp nhằm đảm bảo chiến dịch diễn ra được thuận lợi và giành thắng lợi. Khi chiến dịch diễn ra, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh luôn có sự chỉ đạo, điều hành sát thực tế chiến trường. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình là thành công của Tổng Quân ủy và Bộ Tư lệnh trong việc chỉ đạo tiến công địch trên cả hai hướng chiến lược chủ yếu, kết hợp hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, kết hợp vận động chiến và du kích chiến, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng. Trong Chiến dịch này, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, lực lượng vũ trang ta có bước tiến bộ mới về trình độ kỹ, chiến thuật, về khả năng chiến đấu liên tục dài ngày cũng như về sự phối hợp tác chiến giữa ba thứ quân, để lại nhiều kinh nghiệm quý đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 08 Tháng Sáu, 2023, 06:45:16 am ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Trung tá, TS TRẦN ANH TUẤN Trưởng phòng Lịch sử quân sự Thế giới, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Tháng 11 năm 1951, thực dân Pháp đưa 20 tiểu đoàn, phần lớn là lực lượng cơ động chiến lược, mở cuộc tiến công quy mô lớn lên Hòa Bình nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược; mở rộng khu Chiếm đóng, bịt chặt cửa ngõ phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, chặn đường liên lạc vận chuyển của ta giữa Việt Bắc và các liên khu 3,4; tiêu diệt một bộ phận chủ lực và phá sự chuẩn bị tiến công Thu - Đông của ta. Với tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng Tổng Quân ủy - Bộ Tổng Tư lệnh kịp thời tham mưu cho Bộ Chính trị mở Chiến dịch Hòa Bình và trực tiếp điều hành công tác chuẩn bị, xây kế hoạch tác chiến và chỉ đạo quân và dân ta đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng, đập tan kế hoạch đầy tham vọng của thực dân Pháp. 1. Cùng Tổng Quân ủy nhận định, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của địch, kịp thời tham mưu cho Bộ Chính trị mở Chiến dịch Hòa Bình Trước khi địch điều quân lên đánh chiếm Hòa Bình, trong báo cáo đề nghị của Tổng Quân ủy tại Hội nghị Bộ Chính trị ngày 19 tháng 10 năm 1951, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có dự kiến phương án địch đánh ra Hòa Bình nhưng cho rằng khả năng đó ít, vì đây là vùng rừng núi bất lợi cho chúng. Báo cáo đề cập đến tình huống nếu địch đánh ra thì sẽ đề nghị chuyển hướng chiến dịch, tập trung lực lượng tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường chính là Hoà Bình, các hướng khác phối hợp cùng với các chiến trường toàn quốc nhằm mục đích tiêu diệt sinh lực địch và đẩy mạnh chiến tranh du kích. Đặc biệt, Đại tướng đã sớm nhận định: "Nếu địch đánh ra Hòa Bình thì đó là một cơ hội cho ta tiêu diệt"1 (Những chỉ đạo chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập 4, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, tr. 30). Ngày 10 tháng 11 năm 1951, được tin địch đánh ra Chợ Bến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp phán đoán "nhiều khả năng địch sẽ chiếm Hòa Bình". Quả nhiên, chiều 14 tháng 11 năm 1951, 3 tiểu đoàn dù địch nhảy xuống Hoà Bình; nửa đêm, 2 binh đoàn cơ động chia làm 2 hướng, 1 hướng theo Đường số 6 tiến về thị xã Hòa Bình, 1 hướng theo sông Hồng và sông Đà tiến công đánh chiếm Tu Vũ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: "Đờ Lát đã cho ta những cơ hội bằng vàng để tiêu diệt sinh lực địch và cứu vãn tình hình địch hậu"2 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi ký, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 773). Ngày hôm sau (15.11.1951), Đại tướng triệu tập Hội nghị Tổng Quân ủy. Trước khi vào cuộc họp, Đại tướng nói với mọi người nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nghe báo cáo về việc địch tiến công ra Hòa Bình: "Đó là một cơ hội tốt cho ta. Trước kia ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh"3 (Trần Trọng Trung, Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 263 (bản PDF)). Bước vào Hội nghị, khi phân tích tình hình, Tổng Quân ủy nhận định: Đờ Lát muốn giành lại quyền chủ động. Địch đánh trước hòng gây tiếng vang về chính trị đối với Pari và Oasinhtơn, đồng thời hy vọng gây thêm khó khăn cho ta. Nhưng, chúng đưa một lực lượng lớn thoát khỏi phòng tuyến boongke, hình thành một tuyến dài đột xuất trên chiến trường rừng núi, là một dịp tốt cho ta mở chiến dịch quy mô lớn, tiêu diệt sinh lực địch trên hướng chính diện, đồng thời lợi dụng tình thế sơ hở trong vùng tạm bị chiếm để đẩy mạnh cuộc đấu tranh trong vùng sau lưng địch. Tổng Quân ủy nhất trí đình chỉ việc mở chiến dịch Liên khu 3, đề nghị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh "cho mở chiến dịch tại Hòa Bình, chuyển thế bị động sang thế tiến công quân địch mới chiếm đóng. Hòa Bình là hướng chính, các nơi khác là mặt trận phối hợp"1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr 381). Trong thư đề ngày 15 tháng 11 năm 1951 gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tồng Bí thư Trường Chinh và các đồng chí Trung ương, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã báo cáo toàn diện về tình hình địch, về chiến trường Hòa Bình; những khó khăn, thuận lợi của ta; công tác chuẩn bị và phương sách đối phó đầu tiên... Báo cáo nhấn mạnh: Mở chiến dịch tiến công giải phóng Hòa Bình là giải phóng một trung tâm chính trị của vùng đồng bào Mường, không chỉ quan trọng về quân sự mà còn cả về chính trị và kinh tế. Mặt khác, do chúng điều một bộ phận lực lượng cơ động ra ngoài phòng tuyến là một cơ hội cho chiến tranh du kích nói riêng và cuộc đấu tranh trong vùng đồng bằng tạm chiếm nói chung có điều kiện phát triển hơn. Ngày 23 tháng 11 năm 1951, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất trí với nhận định và đề nghị của Tổng Quân ủy về chuyển hướng chiến dịch về Hòa Bình và nêu rõ, đây là cơ hội tốt để ta đánh địch trên Mặt trận Hòa Bình, mặt trận sau lưng địch và các mặt trận khác. Bộ Chính trị quyết định tổ chức Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hoà Bình gồm các đồng chí: Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy; Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư Đảng ủy; Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng Chiến dịch. Tiếp đó, ngày 24 tháng 11 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 22-CT/TƯ "về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch". Như vậy, nhờ nắm chắc tình hình, nhận đúng âm mưu, thủ đoạn của đối phương, ngay khi địch vừa đưa quân đánh chiếm Hòa Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tập thể Tổng Quân ủy đã kịp thời tham mưu cho Bộ Chính trị mở Chiến dịch Hòa Bình; đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng. Thực tiễn đã minh chứng, việc tham mưu cho Bộ Chính trị mở chiến dịch tiến công địch ở Hòa Bình là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 08 Tháng Sáu, 2023, 06:46:18 am 2. Chủ động chỉ đạo tiến hành công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch tác chiến chiến dịch khoa học
Ngay khi thực dân Pháp lên Hòa Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu dự kiến ngay phương án tác chiến, chuyển hướng theo tình huống chiến lược mới. Trong khi chờ quyết định chính thức của Bộ Chính trị, Đại tướng đã chỉ đạo cơ quan hậu cần tranh thủ cử cán bộ đi nghiên cứu, triển khai hệ thống kho trạm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ; chỉ đạo cơ quan tham mưu triệu tập hội nghị giao nhiệm vụ sơ bộ cho các đại đoàn 308, 312, 316 và Liên khu Việt Bắc, đồng thời điện cho Đại đoàn 312 đang trên hướng Tây Bắc nhanh chóng chuyển xuống chuẩn bị chiến trường, bảo vệ căn cứ tiếp tế, bảo vệ đường vận chuyển hậu cần và cho một đơn vị xuống sát Hoà Bình, cùng bộ đội địa phương Phú Thọ bám sát, quấy rối, tiêu hao địch. Ở Liên khu 3, để thống nhất chỉ huy bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, Tổng Quân ủy quyết định thành lập Ban Chỉ đạo lâm thời do đồng chí Văn Tiến Dũng - Tư lệnh kiêm Chính ủy Đại đoàn 320 phụ trách. Nhiệm vụ trước mắt của Ban là điều động lực lượng, bám sát và tiêu hao địch dọc Đường số 6, giữ vững tinh thần và cơ sở nhân dân, tăng cường hoạt động ở Chợ Bến. Tổng Quân ủy đề nghị Khu ủy tăng cường cán bộ và giúp đỡ Tỉnh ủy Hòa Bình. Về tổ chức nắm địch, Bộ Tổng Tư lệnh thành lập 2 đoàn cán bộ đi nghiên cứu, chuẩn bị chiến trường trên cả hai hướng Chiến dịch Hòa Bình và hướng địch hậu. Phần lớn cán bộ từ cấp tiểu đoàn trở lên của các đơn vị đều được đi nghiên cứu chiến trường. Ngoài ra, ta còn tăng thêm lực lượng trinh sát để nắm tình hình địch ở thị xã Hòa Bình. Các đoàn nghiên cứu chiến trường trinh sát đã căn bản nắm được tình hình địch, địa hình, xác định được phương án tác chiến cho từng đơn vị. Ngay sau khi Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh và đồng chí Hoàng Văn Thái1 (Ngày 18 tháng 11, theo sự phân công của Tổng Quân ủy, các đồng chí Nguyễn Chí Thanh và Hoàng Vân Thái cùng với một bộ phận nhẹ của Bộ Tổng Tham mưu iên đường đi trước tới Cẩm Khê (Phú Thọ), gần Hòa Bình để kịp thời chỉ đạo, chỉ huy tác chiến) nói lại những ý kiến của Bộ Chính trị: Đây là cơ hội rất tốt, thuận lợi để tiêu diệt địch, để phát triển du kích chiến tranh rộng rãi. Cần hết sức tranh thủ thời gian, góp nhiều thắng lợi nhỏ thành thắng lợi lớn, không nên chờ đợi quá lâu. Có thể tiêu diệt ngay một, hai cứ điểm đột xuất như La Phù, Tu Vũ. Nếu Đại đoàn 312 đánh công sự vững chắc chưa bảo đảm thì điều động một trung đoàn thuộc Đại đoàn 3082 (Trần Trọng Trung, Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, tr. 275). Trước khi lên đường tới Sở Chỉ huy tiền phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết bản Huấn lệnh kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích: "Tìm địch mà đánh, diệt các cứ điểm mới đóng của địch, diệt các đội càn quét của chúng, cắt đứt đường giao thông liên lạc của chúng, biến sông Đà thành sông Lô năm xưa, Đường số 6 thành Đường số 4, tiêu diệt sinh lực địch, phá tan âm mưu chiếm đóng Hòa Bình"1 (Những chỉ đạo chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập 4, Sđd, tr. 73). Ngày 30 tháng 11 năm 1951, Đại tướng đến Sở Chỉ huy Chiến dịch đặt ở Đồng Lương (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ), thông qua kế hoạch tác chiến. Ngày 2 tháng 12 năm 1951, Tổng Quân ủy tổ chức Hội nghị cán bộ phổ biến nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chiến dịch. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch báo cáo trước Hội nghị về chủ trương tác chiến trên Mặt trận Sông Đà. Từ kết quả trinh sát, nắm tình hình địch, Hội nghị phân tích: Hiện nay, địch đã củng cố khu vực chiếm đóng của chúng thành 2 khu: Hoà Bình - Đường số 6 và sông Đà. Nếu ta tác chiến lớn ở Hòa Bình - Đường số 6 thì cung cấp gặp khó khăn và không tranh thủ được thời gian. Khu sông Đà, địch chia thành 2 tiểu khu phòng ngự then chốt: La Phù - Đan Thê và Tu Vũ - Núi Chẹ. Tiểu khu La Phù - Đan Thê mạnh hơn, vì các vị trí có thể yểm hộ, ứng cứu lẫn nhau, nhiều đường giao thông thủy, bộ, trong khi đó, tiểu khu Tu Vũ - Núi Chẹ yếu hơn vì ở vào vị trí cô lập, có sông ngăn cách, xa các căn cứ Sơn Tây, Trung Hà, chỉ có một con đường bộ (Đường số 87) và một đường thủy (sông Đà - Hoà Bình đi Trung Hà). Hai cứ điểm Tu Vũ và Núi Chẹ quan hệ mật thiết với nhau. Núi Chẹ là trận địa hỏa lực và căn cứ hậu cần của Tu Vũ, còn Tu Vũ là bình phong của Núi Chẹ, nhưng giữa hai cứ điểm có sông ngăn cách. Trên cơ sơ phân tích thế bố trí của địch, những thuận lợi, khó khăn của ta, Hội nghị chủ trương: Tập trung lực lượng đột phá tuyến Sông Đà, bắt đầu bằng trận tiêu diệt Tu Vũ và Núi Chẹ, đồng thời tranh thủ tiêu diệt viện binh địch cả trên bộ và trên sông, ở vùng sau lưng địch, tích cực phát triển du kích chiến tranh, phối hợp với mặt trận phía trước. Phương châm tác chiến đề ra cho Mặt trận Hoà Bình - sông Đà - Đường số 6 là "đánh điểm, diệt viện" (có thể vây điểm, diệt viện), hết sức tranh thủ giải quyết xong trận đánh trong một đêm, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng tiếp tục đánh ban ngày, về đánh viện, chuẩn bị đánh viện binh địch cả trên đường thủy, đường bộ, cả cơ giới và quân dù hết sức tạo cơ hội và không bỏ lỡ cơ hội diệt viện binh địch ban đêm. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến là tích cực, chủ động, linh hoạt tìm địch mà đánh; nhanh chóng, bí mật, nêu cao tinh thần phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. Hội nghị chỉ rõ những điều cần đặc biệt chú ý: Đánh thông tư tưởng, làm cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ nhận rõ cơ hội thuận lợi để tiêu diệt sinh lực địch, thấu triệt ý nghĩa và mục đích quan trọng của chiến dịch; chú trọng công tác tuyên truyền, đề cao tinh thần mạnh bạo, cương quyết hoàn thành nhiệm vụ; triệt để giữ bí mật. Cơ quan tham mưu phải nắm vững địch ở Bắc Bộ, đặc biệt là Mặt trận Sông Đà; tổ chức chỉ huy chu đáo, tăng cường nắm vững thông tin liên lạc; giải quyết các vấn đề chiến thuật cho bộ đội, nhất là chiến thuật qua sông, đánh sông, đánh cơ giới, phòng không, đánh pháo; giúp đỡ địa phương tăng cường lực lượng vũ trang, phát triển chiến tranh du kích. Cơ quan cung cấp có kế hoạch chuẩn bị để có thể liên tục chiến đấu; hết sức tiết kiệm lương thực, dân công; giải quyết chu đáo vấn đề thương binh, tử sĩ... Theo kế hoạch tác chiến chiến dịch, Bộ Chỉ huy Chiến dịch sử dụng Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 đánh địch trên hướng chủ yếu của chiến dịch, tiêu diệt sinh lực địch và phá vỡ tuyến phòng ngự Sông Đà. Đại đoàn 308 có nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ và đánh viện cả trên bộ và trên sông Đà từ Tu Vũ đến Hoà Bình. Riêng Trung đoàn 102 (làm dự bị) đứng chân ở Cổ Tiết, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương Phú Thọ sẵn sàng đánh địch tiến công ra vùng tự do Hạc Trì, Lâm Thao, Hưng Hoá. Nhiệm vụ tiến công Tu Vũ được giao cho Trung đoàn 88. Đại đoàn 312 có nhiệm vụ tiêu diệt vị trí Núi Chẹ (đồng thời với Đại đoàn 308 tiến công Tu Vũ), đánh viện trên hướng Sơn Tây - Đá Chông - Trung Hà, giao cho Trung đoàn 209 tiến công Núi Chẹ. Đại đoàn 304 ở hướng thứ yếu của chiến dịch làm nhiệm vụ kiềm chế mọi hoạt động của địch ở thị xã Hoà Bình và đánh địch trên Đường số 6. Sau Hội nghị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp riêng Ban Chỉ huy Trung đoàn 88 nhấn mạnh: Giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 88, Đảng ủy đã cân nhắc, thấy khả năng các đồng chí làm được. Nhớ rằng trận đầu phải thắng, chỉ được phép thắng. Có nhiều khó khăn đấy. Phải quyết tâm vượt qua, mà vượt qua được thì Trung đoàn các đồng chí sẽ rất trưởng thành. Về công tác bảo đảm, ngay khi địch đánh chiếm Hòa Bình, Tổng Quân ủy chỉ đạo tiến hành triển khai hệ thống kho trạm trên một diện rất rộng từ Bắc Ninh - Bắc Giang qua Phú Thọ sang hướng sông Đà, Đường số 6, trong đó có những vùng "vành đai trắng" như Trung Hà trên các trục đường số 89, số 87, số 21; đẩy mạnh việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đạn dược cho chiến dịch. Để nhanh chóng huy động được nhân lực vật lực, bảo đảm cho tác chiến trên các hướng theo quyết tâm chiến dịch, Tổng Quân ủy quyết định thành lập 2 ban cung cấp tiền phương ở Bắc và Nam Hoà Bình. Ban Cung cấp tiền phương Mặt trận Bắc Hoà Bình có nhiệm vụ bảo đảm cho Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 và Đại đoàn công pháo 351 cùng các lực lượng vũ trang địa phương; Ban Cung cấp tiền phương Mặt trận Nam Hoà Bình có nhiệm vụ bảo đảm cho Đại đoàn 304 và Đại đoàn 320. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 08 Tháng Sáu, 2023, 06:47:13 am 3. Chỉ đạo tác chiến chiến dịch linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa mặt trận chính diện và sau lưng địch
Khi địch mới tiến công lên Hòa Bình, ta chủ trương mở chiến dịch phản công, đập tan cuộc tiến công quy mô lớn của địch. Nhưng, trên cơ sở đánh giá toàn diện, nhất là nhận thấy địch đã chuyển nhanh sang trạng thái phòng ngự theo kiểu tập đoàn cứ điểm, trong khi chúng ta chưa có khả năng tổ chức ngay chiến dịch phản công, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Quân ủy đã kịp thời chuyển từ loại hình chiến dịch phản công sang loại hình chiến dịch tiến công khi ta bắt đầu nổ súng mở màn chiến dịch. Từ chuyển hướng đúng đắn đó, Đại tướng đã cùng Tổng Quân ủy khẩn trương chỉ đạo công tác chuẩn bị, kịp thời cơ động và triển khai lực lượng chiến dịch; xây dựng được kế hoạch tác chiến chiến dịch đúng đắn, sáng tạo. Đó là kết hợp tác chiến chặt chẽ giữa mặt trận chính diện (Hòa Bình) và mặt trận sau lưng địch (trung du và đồng bằng Bắc Bộ). Hai mặt trận này luôn gắn bó với nhau một cách hữu cơ, cùng tạo điều kiện cho nhau để giành thắng lợi. Thực tiễn đã chứng minh chủ trương phối hợp tác chiến giữa hai mặt trận phía trước và vùng sau lưng địch trong một chiến dịch là một cách đánh sáng tạo và có hiệu quả, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó trên hai chiến trường phía trước và sau lưng, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động, bị tổn thất nặng nề. Suốt quá trình chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn bám sát thực tiễn chiến trường, nắm chắc diễn biến của từng đợt, từng trận đánh, nhất là những trận then chốt để kịp thời giải quyết mọi khó khăn và xử trí các tình huống phức tạp; kịp thời bổ sung kế hoạch, điều chỉnh lực lượng sát với diễn biến chiến dịch tiến công. Ngay sau đợt 2 của chiến dịch, Đại tướng và Tổng Quân ủy đã kịp thời chuyển hướng chính của chiến dịch sang tuyến thị xã Hòa Bình - Đường số 6, tuyến sông Đà - Ba Vì thành hướng phụ; tiến hành cắt Đường số 6, bao vây, khống chế, cô lập thị xã Hòa Bình và tổ chức nhiều hoạt động nhỏ để tiêu hao sinh lực, khiến cho quân Pháp càng lâm vào thế bị động. Đặc biệt, sau từng trận đánh thành công hoặc không thành công, sau mỗi đợt chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều chỉ đạo các đơn vị tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm chiến đấu; kịp thời gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sẳc nhiệm vụ. Trên cơ sở so sánh lực lượng khoa học, nắm vững âm mưu, thủ đoạn của địch, Đại tướng đã chỉ đạo các đơn vị quán triệt, vận dụng phương châm tác chiến "đánh điểm, diệt viện", "liên tục chiến đấu"; tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, bí mật bất ngờ, nghi binh lừa địch, tận dụng địa hình rừng núi để chủ động tiêu diệt địch. Cách đánh đó không chỉ đem lại kết quả về mặt tiêu diệt sinh lực địch mà còn khoét sâu khó khăn chủ yếu của chúng về mặt hậu cần tiếp tế và cơ động lực lượng, ở mặt trận sau lưng địch, Đại tướng chỉ đạo các đơn vị phát triển "đánh điểm, diệt viện", kết hợp với đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, tiến công và nổi dậy của quần chúng. Dưới sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, ta "đánh điểm" nhiều trận hiệu quả cao như tập kích Điểm cao 600, Điểm cao 400; diệt trận địa pháo địch trong thị xã Hòa Bình của Đại đội 41 Trung đoàn 36; trận Gốp Bộp của Trung đoàn 209 Đại đoàn 312... Cách đánh và sự phối hợp chặt chẽ của ta trên cả hai hướng (Đường số 6 và tập kích trận địa pháo trong thị xã Hoà Bình) đã gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề. Tướng Xalăng phải thừa nhận rằng, quân Pháp bất lực, không thể đối phó đồng thời trên cả hai mặt trận, số thương vong của các binh đoàn cơ động không thể bổ sung. Thị xã Hòa Bình ngày càng bị cô lập do bị ngăn chặn cả đường không và đường bộ. Đó là nguyên nhân dẫn đến quyết định của Tướng Xalăng, từng bước rút quân khỏi chiến trường Hoà Bình - Đường số 6, trước hết là rút hẹp dần phạm vi chiếm đóng trên hướng sông Đà, chuẩn bị từng bước rồi bí mật và nhanh chóng đưa toàn bộ lực lượng hơn 2 vạn quân về bên trong phòng tuyến boongke. Từ cuối tháng 1 năm 1952, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân định: "Theo thế chung thì muốn hay không muốn, địch cũng phải rút khỏi Hoà Bình. Hiện nay đã có nhiều triệu chứng chứng từ địch rút và có thể là địch tranh thủ rút nhanh"1 (Trần Trọng Trung, Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, tr. 275) và chỉ đạo cơ quan tham mưu xây dựng ngay kế hoạch đánh địch rút chạy. Đúng như nhân định của Đại tướng, do bị bao vây, cô lập ở Hoà Bình, lại bị đánh mạnh ở đồng bằng, từ ngày 23 tháng 2 năm 1952, có 5 tiểu đoàn địch bắt đầu lặng lẽ rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình. Quân Pháp dùng 3 vạn viên đạn pháo để yểm trợ cho cuộc rút lui với hy vọng giảm thiểu thiệt hại. Trên đường rút chạy, bị chủ lực, bộ đội địa phương ta đón đánh gây thiệt hại một phần, phần lớn quân địch chạy thoát về Xuân Mai. Dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau hơn 2 tháng chiến đấu (10.12.1951 - 25.2.1952), ở Mặt trận Hoà Bình ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6 nghìn tên địch, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm 17 tàu, xuồng, phá hủy 12 pháo và hơn 200 xe quân sự, thu 24 pháo và gần 800 súng các loại; giải phóng khu vực Hoà Bình - sông Đà, giữ vững đường giao thông chiến lược giữa Việt Bắc và các liên khu 3, 4; đập tan âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược, mở rộng vùng chiếm đóng và lập "Xứ Mường tự trị" của Pháp. Ở mặt trận địch hậu, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 15.000 tên địch, thu 6.000 súng các loại, mở rộng nhiều khu du kích và căn cứ du kích, đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng địch tạm chiếm, phối hợp và hỗ trợ cho mặt trận chính Hoà Bình giành thắng lợi. Nhà báo, nhà sử học Bécna Phôn (Bernard Fall) sau này đã viết: "Chiến dịch Hòa Bình đối với quân Pháp cũng tổn thất về sinh mạng và trang bị nhiều không kém gì Chiến dịch Biên Giới và Chiến dịch Điện Biên Phủ sau này"2 (Dẫn theo: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi ký, Sđd, tr. 805). Bằng tư duy nhạy bén, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã nhận định đúng tình hình tham mưu cho Bộ Chính trị mở Chiến dịch Hòa Bình, trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị chu đáo; luôn bám sát diễn biến của chiến dịch để kịp thời điều chỉnh lực lượng, chuyển hướng, mục tiêu tiến công chính xác; chỉ đạo phối hợp chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa hai mặt trận, tạo sức mạnh tổng hợp bảo đảm tiến công địch liên tục, dài ngày, càng đánh càng mạnh; đề ra được phương châm tác chiến chiến dịch phù hợp; tạo được thế trận bao vây, chia cắt thế trận địch, đẩy đối phương ngày càng lâm vào thế bị động, bị tổn thất nặng nề về lực lượng, cuối cùng chịu thất bại hoàn toàn. Chiến dịch Hòa Bình đã để lại nhiều kinh nghiệm quý về nghệ thuật chỉ đạo chiến lược, chiến dịch. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đúc kết: "Sau ba chiến dịch Xuân - Hè ở trung du và đồng bằng, đến Chiến dịch Hoà Bình, một vấn đề có tầm chiến lược đã được khẳng định: Địa bàn rừng núi là chiến trường bộ đội ta có thêm điều kiện hạn chế ưu thế về binh khí, kỹ thuật và khả năng cơ động tăng viện của địch đồng thời cũng là chiến trường quân ta có thể phát huy sở trường chiến đấu của mình nhằm tiêu diệt sinh lực địch đủ để tạo nên chuyển biến lớn có ý nghĩa chiến lược"1 (Trần Trọng Trung, Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, tr. 276). Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 08 Tháng Sáu, 2023, 06:49:35 am THẮNG LỢI CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH BƯỚC PHÁT TRIỂN ĐIỀU HÀNH CHIẾN TRANH CỦA ĐẢNG Đại tá, TS LÊ THANH BÀI Trưởng phòng Lịch sử Tư tưởng, tổ chức quân sự - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Lãnh đạo nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, Trung ương Đảng đã đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, với phương châm đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Đường lối đó là sự vận dụng truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông và quy luật chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc nhằm huy động tối đa sức mạnh, chuyển hóa lực lượng cho cuộc chiến đấu chống lại kẻ xâm lược hơn hẳn về tiềm lực vật chất, giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Trong quá trình chỉ đạo kháng chiến, với cách điều hành ngày càng linh hoạt, Trung ương Đảng đã hướng cho mọi hoạt động diễn ra theo đường lối, chủ trương đã xác định, ngày càng đạt hiệu quả cao. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình trong Đông - Xuân 1951 - 1952 là bước phát triển điều hành chiến tranh của Trung ương Đảng. 1. Nắm chắc tình hình, linh hoạt chớp thời cơ Thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới (Thu - Đông 1950) đã tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta. Kể từ đây, cuộc kháng chiến đã thoát khỏi vòng vây quân thù, quân và dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược, đẩy mạnh vận động chiến để đi đến giành những thắng lợi lớn hơn. Tuy nhiên, sau bốn chiến dịch (Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Lý Thường Kiệt) và một tháng hoạt động du kích đã không đạt kết quả như dự kiến, nên đến nửa cuối năm 1951 "Chúng ta chưa giành được ưu thế quân sự, chưa phá được phòng tuyến của địch, chưa thay đổi được tình thế ở đồng bằng Bắc Bộ"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, 1951, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 573), trong khi Pháp và tay sai củng cố thế phòng ngự, ra sức đẩy mạnh chiến tranh tổng lực, càn quét bình định quyết liệt hòng biến vùng tạm chiếm và vùng du kích trở thành hậu phương vững chắc của chúng. Âm mưu và hành động của địch gây cho chúng ta khá nhiều khó khăn, nhất là ở Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Trước tình hình đó, Hội Nghị Trung ương lần thứ 2 (10.1951) chủ trương: nâng cao chất lượng của bộ đội chủ lực, đẩy mạnh vận động chiến, phát triển chiến tranh du kích nhằm "tiêu diệt sinh lực của địch, phá kế hoạch phòng ngự của chúng, giữ vững thế chủ động, tiến tới giành ưu thế quân sự trên chiến trường chính"2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Sđd, tr. 587). Tuy nhiên, để thực hiện được chủ trương trên là một vấn đề lớn, bởi chúng ta vẫn chưa tìm ra phương hướng phù hợp cho bộ đội chủ lực hoạt động, chưa chọn được được hướng tiến công và kế hoạch tác chiến nhằm phá ý đồ tấn công giành quyền chủ động của địch trong Đông - Xuân 1951 - 19523 (Xem Bộ Tổng Tham mưu, Ban Tổng kết - Biên soạn lịch sử, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), 1991, tr. 509). Ngày 13 tháng 10 năm 1951, trong kế hoạch tác chiến báo cáo lên Tổng Quân ủy, cơ quan tham mưu nhận định: Ta chưa đủ điều kiện để tấn công vào vùng Đông Bắc và địa bàn trung du nơi địch bố trí đông lực lượng, công sự vững chắc; Hướng Tây Bắc địch bố trí phân tán, ít có điều kiện sử dụng binh lực lớn, nhưng thắng lợi Tây Bắc sẽ không gây ảnh hướng lớn về chính trị. Cơ quan tham mưu lựa chọn hữu ngạn Liên khu 3 làm hướng tiến công chủ yếu. Dù nơi đây địa hình khá bằng phẳng, bị sông ngòi chia cắt, bất lợi cho hoạt động của ta… nhưng có thuận lợi là địch tương đối yếu, xa các căn cứ chính. Ta có điều kiện đánh công kiên, đánh vận động tiến sâu vào lòng địch. Thắng lợi ở hướng này sẽ gây ảnh hưởng lớn về mặt chính trị, tranh thủ được nhân dân, trực tiếp thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích ở đồng bằng, có thể phá được kế hoạch giành lại quyền chủ động của địch. Trên cơ sở đó, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở "Chiến dịch Liên khu 3" tiến công địch ở đồng bằng Bắc Bộ bằng lực lượng của 2 đại đoàn 320 và 304 và một số đơn vị pháo binh, hướng phối hợp là trung du và Tây Bắc do Đại đoàn 316 và Đại đoàn 312 đảm nhiệm; dự kiến chiến dịch sẽ diễn ra trung tuần tháng 12 năm 1951. Bộ Tổng Tham mưu cũng dự kiến và lên phương án đánh địch nếu chúng tiến công Thanh Hóa, Hòa Bình, hoặc Lạng Sơn, vùng tự do khu vực trung du Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Đối với hướng Hòa Bình, khi địch tấn công, lực lượng địa phương sẽ đối phó trước. Sau đó tuỳ theo điều kiện sẽ sử dụng lực lượng của ba đại đoàn 308, 304 và 320 để đánh địch và căn cứ điều kiện cụ thể có thể mở chiến dịch phản công. Dự kiến trên đã thể hiện tư tưởng chỉ đạo của cơ quan tham mưu là vừa chuẩn bị tiến công nhưng vẫn sẵn sàng đánh phản công. Tuy vậy, ta vẫn nhận định: "Táo bạo địch có thể sục sạo hay tấn công đánh chiếm Hòa Bình. Nhưng khả năng này hiện nay còn ít"1 (Chỉ thị cho Liên khu 3, số 520 CT/GS ngày 24 tháng 10 năm 1951, Dẫn theo Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Pháp,.. Sđd, tr. 515). Về phía Pháp, dưới sự chỉ huy của Đờ Lát - Cao ủy kiêm Tổng Tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, quân viễn chinh Pháp nhanh chóng triển khai phòng tuyến với trên 80 vị trí gồm 800 lô cốt chạy dài từ Hòn Gai, Đông Triều qua Bắc Giang, Bắc Ninh, sang Sơn Tây, Hòa Bình, xuống Ninh Bình - Phát Diệm, được trấn giữ bởi 25 tiểu đoàn quân Âu - Phi tinh nhuệ, với 1.200 khẩu cối, 500 khẩu pháo từ 37mm đến 105mm và trên 10 nghìn súng tự động1 (Trần Trọng Trung, Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 346). Với phòng tuyến này, cộng với sự tập trung của 54% quân số trên toàn Đông Dương (86 tiểu đoàn bộ binh, trong đó có 26 tiểu đoàn cơ động chiến lược và 15 tiểu đoàn cơ động chiến thuật), địch đã binh định, đánh chiếm hầu hết vùng đồng bằng chiến lược, thế trận chiến tranh nhân dân ở đây bị suy giảm nghiêm trọng. Với kết quả đó, Đờ Lát tính đến phải có trận đánh quyết định hòng làm thay đổi tương quan lực lượng, giành quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ để xoay chuyển tình thế cuộc chiến tranh. Mục tiêu đầu tiên mà viên tướng đầy tham vọng này lựa chọn là Thanh Hóa, vùng hậu phương chiến lược của ta. Dự kiến vào nửa cuối tháng 10 năm 1951 sẽ cho 10 tiểu đoàn hành quân đường biển đổ bộ vào Sầm Sơn, 8 tiểu đoàn sẽ nhảy dù xuống thị xã Thanh Hóa và vùng phụ cận, nhằm thọc sâu vào vùng tự do của ta, phá hậu phương quan trọng của cuộc kháng chiến, buộc chủ lực ta phải giao chiến ở địa bàn mới lạ, xa căn cứ Trung ương. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, với mong muốn "hút chủ lực đối phương để tiêu diệt", Đờ Lát chuyển mục tiêu tấn công lên Hòa Bình, tinh miền núi, có hơn 15.000 dân, chủ yếu dân tộc Mường, địa bàn Pháp phải rút bỏ sau thất bại ở biên giới Thu - Đông 1950. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 08 Tháng Sáu, 2023, 06:50:41 am Hòa Bình không phải là hậu phương quan trọng của cuộc kháng chiến nhưng lại là đầu mối giao thông giữa Việt Bắc với các tỉnh đồng bằng hữu ngạn sông Hồng và vùng tự do Liên khu 4, vào Liên khu 5, chiến trường Nam Bộ; là cửa ngõ tiến vào Tây Bắc, thông sang Thượng Lào. Chiếm được Hòa Bình, không những thực hiện được việc chia cắt chiến trường mà còn mở rộng phòng tuyến Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, biến Hòa Bình thành bàn đạp tiến công vào miền núi rừng phía Bắc, uy hiếp vùng tự do của ta ở Phú Thọ, tây Ninh Bình, Thanh Hóa. Đờ Lát cũng cho rằng với việc chiếm đóng Hòa Bình sẽ thu hút được được chủ lực ta đến tiêu diệt. Thắng lợi về mặt quân sự sẽ tạo thế cho việc lập lại cái gọi là "Xứ Mường tự trị", tiếp tục thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc. Viên chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương cũng hy vọng với thắng lợi này sẽ nhận thêm được sự viện trợ của Mỹ và Anh1 (Trong tháng 9 và 10 năm 1951, Đờ Lát công du Mỹ và Anh nhằm xin thêm viện trợ. Được Mỹ cam kết sẽ gửi sang chiến trường Đông Dương 9.000 súng tiểu liên, 500 súng máy, 5.000 xe vận tải; xem xét viện trợ xe tăng, máy bay, tàu chiến... Anh cung cấp thêm một số trang bị, chủ yếu súng tiểu liên cá nhân. Tuy vậy, những cam kết trên đã không đáp ứng được yêu cầu của Đờ Lát, đó là chưa kể Mỹ ra điều kiện phần lớn hàng viện trợ phải được sử dụng vào tổ chức và trang bị cho quân đội Quốc gia Bào Đại).
Ngày 9 tháng 11, cuộc hành quân tấn công Hòa Bình chính thức bắt đầu. Dưới sự chỉ huy của tướng Đờ Linarét (De Linares) - Tư lệnh lục quân Bắc Việt, 7 tiểu đoàn bộ binh và dù thực hiện cuộc hành quân Hoa Tuylíp đánh ra Chợ Bến. Ngày 14 tháng 11 năm 1951, tướng Xalăng tập trung lực lượng thuộc 5 binh đoàn cơ động cùng với quân dù, có máy bay, pháo binh, xe tăng, tàu xuồng chiến đấu yểm trợ, mở hành quân Hoa sen (Lôtuýt) đánh chiếm Hòa Bình, Đường số 6 và khu vực sông Đà - Ba Vì. Các hướng tiến của địch gần như không gặp trở ngại, đến 17 giờ ngày 14, chúng đã chiếm được thị xã Hòa Bình, sang ngày 15 hoàn thành việc chiếm đóng các vị trí then chốt trong khu vực Hòa Bình - Đường số 6, sông Đà - Ba Vì. Pháp tổ chức phòng ngự thành 2 phân khu: Sông Đà - Ba Vì (khu Bắc) và Hòa Bình - Đường số 6 (khu Nam), được xây dựng theo hình thức tập đoàn cứ điểm gồm 28 vị trí lớn nhỏ bằng gỗ, đất, gạch đá, có thể hỗ trợ cho nhau khi bị tiến công. Ngoài ra còn có phân khu Chợ Bến là tiền đồn phía đông bảo vệ Hòa Bình. Toàn bộ lực lượng gồm 13 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 4 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 đại đội công binh và 1 trung đội xe tăng1 (Sau khi hoàn thành việc chiếm đóng Hoà Bình, Pháp đã rút một số lực lượng gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo về tăng cường cho đồng bằng Bắc Bộ). Sau khi tái chiếm Hòa Bình, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đốc thúc xây dựng trận địa phòng thủ, chờ cơ hội để tiêu diệt bộ đội chủ lực ta. Trước hành động của địch, ngày 15 tháng 11 năm 1951, Tổng Quân ủy họp mở rộng, quyết định đình chỉ công tác chuẩn bị chiến trường Liên khu 3. Trong báo cáo gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp phân tích: Với cuộc tiến công ra Chợ Bến, Hòa Bình, địch đã chiếm được một vị trí chiến lược quan trọng, cố gắng giành lại quyền chủ động, gây cho ta những khó khăn mới về chính trị, quân sự, kinh tế. Nhưng chúng phải dùng một bộ phận cơ động để mở rộng phạm vi chiếm đóng khiến cho chiến tranh du kích ở đồng bằng có điều kiện phát triển. Đồng thời, địch phải phân tán một lực lượng trên chiến trường rừng núi, giao thông không thuận lợi, công sự mới xây dựng chưa được vững chắc. Đại tướng nhận định: "Trước cũng có dự kiến nếu địch đánh ra Hòa Bình... và chủ trương nếu địch đánh ra thì chuyển hướng chiến dịch, và tập trung lực lượng tiêu diệt sinh lực trên chiến trường đó. Nay chủ trương mở Chiến dịch Hòa Bình, chuyển kế hoạch hoạt động thu đông sang tiến công nơi địch mới chiếm. Hòa Bình sẽ là hướng chính, các nơi khác phối hợp. Mục đích chính của chiến dịch này là tiêu diệt sinh lực địch ở chiến trường Hòa Bình, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích nơi khác"2 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập 4, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, tr. 50). Tổng Quân ủy đề nghị Bộ Chính trị thành lập Ban Chỉ huy lâm thời để chỉ đạo bộ phận chuẩn bị chiến trường, khẩn trương chuẩn bị hậu cần chiến dịch. Ngày 21 tháng 11 năm 1951, trong thư gửi các đồng chí trong Tổng Quân ủy, đồng chí Phạm Văn Đồng thông báo Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị hoàn toàn nhất trí với nhận định và chủ trương của Tổng Quân ủy và khẳng định: "Đây là cơ hội rất tốt để mình đánh giặc. Phải thấy điều đó để tin tưởng và quyết tâm đánh và thắng"1 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập 4, Sđd, tr. 56). Ngày 24 tháng 11, trong Chỉ thị số 22-CT/TU "về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch", sau khi vạch rõ âm mưu của đánh ra Hòa Bình của địch, nêu lên nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Ban Chấp hành Trung ương đã phân tích những đặc điểm của thời cơ mới: "Địch phải phân tán các đội ứng chiến của chúng trên một mặt trận rộng lớn, rừng núi hiểm trở, công sự chưa kịp xây dựng, chưa kịp củng cố. Đó là cơ hội tốt để ta đánh địch... Địch dùng phần lớn lực lượng Âu - Phi tinh nhuệ của chúng ở Hòa Bình, buộc phải sơ hở các mặt trận khác và ở sau lưng địch. Đó cũng là cơ hội tốt để ta đánh địch trên các mặt trận ấy và hoạt động mạnh trong vùng du kích nhất là ở tả ngạn Hồng Hà. Vậy ta phải nắm cơ hội tốt này tranh thủ thời gian để đánh địch, tiêu diệt sinh lực địch trên mặt trận Chợ Bến, Hòa Bình, trên các mặt trận khác và khắp vùng du kích sau lưng địch, nhằm mục đích phá âm mưu quân sự mới của địch"2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Sđd, tr. 596,598). Chỉ thị cũng nhắc nhở chiến trường trên toàn quốc "phải tìm chỗ sơ hở mà đánh địch trên mặt chính và mặt sau lưng... để kìm hãm địch, không cho chúng điều động ra Bắc Bộ"3 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Sđd, tr. 596,598). Hạ tuần tháng 11 năm 1951, trong thư gửi cán bộ, chiến sĩ chủ lực, dân quân, du kích tham gia Chiến dịch Hòa Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Trước kia, ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội rất tốt cho ta"4 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 242). Như vậy, trên cơ sở nắm chắc tình hình, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch tác chiến, tạo cơ sở để Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hòa Bình. Điều này đã thể hiện sự linh hoạt trong điều hành chiến tranh, vận dụng nhận thức đúng đắn vào thực tiễn, tranh thủ thời cơ, xoay chuyển tình huống có lợi cho kháng chiến. Đây chính là bước phát triển trong điều hành chiến tranh ở Chiến dịch Hòa Bình. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 08 Tháng Sáu, 2023, 06:51:59 am 2. Chỉ đạo thành công chiến dịch quy mô lớn đầu tiên
Chấp hành Chỉ thị của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy xác định quyết tâm phải phá tan âm mưu của địch trong Thu - Đông 1951, nhấn mạnh việc "Địch mang lực lượng vào chiến trường miền Tây là cơ hội tốt để tiêu diệt chúng, đồng thời phải đẩy mạnh chiến trường du kích ở khắp các nơi sau lưng địch hiện đang sơ hở. Để tận dụng kịp thời cơ hội này, chúng ta phải tranh thủ thời gian, vừa chuẩn bị vừa ra trận, khắc phục mọi khó khăn, đánh cho địch những đòn nặng"1 (Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Tập 4, Sđd, tr. 72). Bộ Tổng Tư lệnh đã huy động 3 đại đoàn chủ lực (304, 308, 312) và Đại đoàn công pháo 351, có nhiệm vụ đánh địch trên Mặt trận Hòa Bình - Sông Đà - Đường số 6; Đại đoàn 316 tấn công địch ở trang du Bắc Bộ; các đơn vị chủ lực của Liên khu 4 được lệnh đẩy mạnh hoạt động ở chiến trường Bình - Trị - Thiên. Đại đoàn 320 cùng Trung đoàn 42, Trung đoàn 46 (chủ lực Liên khu 3) dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy Mặt trận đồng bằng, phối hợp với lực lượng bộ đội địa phương dân quân du kích tiến sâu vào lòng địch, đánh tiêu diệt, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích. Như vậy, đây là lần đầu tiên chúng ta tiến hành chiến dịch trên mặt trận cả chính diện và sau lưng địch, trên phạm vi rộng của khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Kể từ ngày đầu kháng chiến, đây cũng là chiến dịch huy động lực lượng cao nhất (6 đại đoàn, 2 trung đoàn)2 (Chiến dịch Biên Giới có 1 đại đoàn (308), 2 trung đoàn (209, 174), 3 tiểu đoàn (426, 428, 888); Chiến dịch Trần Hưng Đạo có 4 đại đoàn (308, 312 hướng chính, 320, 304 hướng Liên khu 3); Chiến dịch Hoàng Hoa Thám có 4 đại đoàn (308, 312 hướng chính; 304, 320 hướng phối hợp) và 2 trung đoàn (98,174); Chiến dịch Quang Trung có 3 đại đoàn (304, 308, 320) và 5 liên đội pháo). Đây cũng là chiến dịch huy động lực lượng dân công lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp1 (Chiến dịch Biên Giới có 121.700 người, Chiến dịch Trần Hưng Đạo có 300.000 người, Chiến dịch Hoàng Hoa Thám có 110.000 người, Chiến dịch Quang Trung có 161.000 người, Chiến dịch Tây Bắc có 194.400 người, Chiến dịch Thượng Lào có 62.530 người, Chiến dịch Điện Biên Phủ có 261.451 người), lên đến 333.200 lượt người với tổng số 11.914.000 ngày công2 (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam - 80 năm xây dựng và phát triển, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2010, tr. 173). Sau 78 ngày đêm tiến hành chiến dịch, trên mặt trận chính diện, bộ đội ta liên tiếp tấn công địch ở phòng tuyến Sông Đà và Đường số 6, vây hãm địch ở Hòa Bình. Trên "Mặt trận đồng bằng" bộ đội chủ lực các đơn vị bộ đội chủ lực thuộc Đại đoàn 320 các trung đoàn chủ lực Liên khu, ở vùng trung du các đơn vị của Đại đoàn 316 và Trung đoàn 246 phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương kết hợp tác chiến với nổi dậy phá tề trừ gian, phát triển sâu rộng chiến tranh du kích. Trên mặt trận chính diện, ta đã phá kế hoạch chiếm đóng của địch giải phóng khu vực Hòa Bình, sông Đà với diện tích trên 1.000km2 và 20 nghìn dân, diệt 6.012 tên địch, thu 24 khẩu pháo các loại, 788 súng, 98 máy vô tuyến điện, phá hủy 12 khẩu pháo, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 17 canô, phá hủy 246 xe quân sự. Trên Mặt trận Trung du và đồng bằng Liên khu 3, bộ đội chủ lực phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương, kết hợp tác chiến với phá tề, trừ gian ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.237 tên địch, phá hơn 1.000 đồn bốt, thu 6.126 súng các loại giải phóng 4.000km2 với hơn 1 triệu dân3 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 379), khôi phục và mở rộng căn cứ du kích, khu du kích cả những vùng ở sâu trong vùng địch tạm chiếm. Phối hợp với Chiến dịch Hòa Bình, quân dân Bình - Trị - Thiên và Nam Trung Bộ đẩy mạnh hoạt động, giành được những thắng lợi quan trọng. Kể từ ngày đầu kháng chiến, số binh lực bị tiêu diệt và tan rã trong Chiến dịch Hòa Bình là thiệt hại cao nhất của Pháp qua một chiến dịch. Đó là thắng lợi "cực kỳ quan trọng về tiêu diệt địch, giải phóng đất đai, đặc biệt là tạo nên thế trận mới chưa từng có của ta ở vùng địch tạm chiếm ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ"1 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch tiến công Hòa Bình (12.1951 - 2.1952), Hà Nội, 1991, tr, 6). Âm mưu củng cố phòng tuyến, tấn công ra vùng tự do của ta và giành lại quyền chủ động của thực dân Pháp đã bị thất bại nặng. "Chẳng những chúng không giành lại được quyền chủ động mà lại trở thành bị động hơn trước"2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 13, 1952, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 46). Phía Pháp cũng phải thừa nhận "Cuộc hành quân chấm dứt bằng cuộc rút chạy của chúng ta trong những điều kiện khó khăn mà không đạt được một kết quả chiến lược nào. Rủi thay, cuộc chiến ở Hòa Bình đã giữ chân lực lượng cơ động của ta ở xa đồng bằng quá lâu, do đó đã tạo điều kiện cho Việt Minh xâm nhập vào đây với số lượng lớn. Và từ đó bắt đầu tình trạng "ruỗng nát" mỗi ngày một tăng, dần dần làm bất động đại bộ phận đạo quân viền chinh. Đối phương đã giành thắng lợi căn bản"3 (Henri Nava, Thời điểm của những sự thật, Nguyễn Huy Cầu dịch, Nxb Công an nhân dân - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội, 1994, tr. 43-44). "Sự phối hợp chiến lược có hiệu quả giữa 2 chiến trường Hòa Bình và địch hậu đã buộc địch phải chấp nhận "một thất bại kép về chiến lược", thất bại cả 2 mặt trận"4 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945- 1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995, tr. 135). "Thành công của Chiến dịch Hòa Bình rõ ràng là thành công của Đảng ta trong việc chỉ đạo chiến dịch tiến công trên cả 2 hướng chiến lược chủ yếu, kết hợp 2 mặt trận chính diện và sau lưng địch, kết hợp vận động chiến với du kích chiến, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng"1 (Trận đánh ba mươi năm, Tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995, tr. 475). Với việc chỉ đạo tiến hành chiến đấu giành thắng lợi trong chiến dịch huy động lực lượng cao nhất, trên địa bàn rộng lớn nhất, kết hợp nhiều hình thức tác chiến, đấu tranh kể từ ngày đầu cuộc kháng chiến và giành thắng lợi đã khẳng định sự phát triển của Trung ương, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh về chỉ đạo chiến dịch. Nhạy bén nắm bắt tình hình, kịp thời thay đổi kế hoạch, hạ quyết tâm mở chiến dịch, xây dựng phương pháp tác chiến đến vận dụng chiến thuật hiệu quả đã tạo bước phát triển mới về điều hành chiến tranh của Đảng, làm thay đổi cục diện chiến trường chính của Bắc Bộ có lợi cho ta sau 3 chiến dịch liên tiếp ở trung du và đồng bằng (Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung), đã khẳng định sự phát triển trong điều hành chiến tranh của Đảng, phát huy quyền chủ động chiến lược, làm phá sản kế hoạch chiến tranh lớn của địch. Nghiên cứu về Chiến dịch Hòa Bình, các sử gia Trường Đại học Quebec (Canada) cũng nhận định: "Rõ ràng từ thời điểm này, Quân đội Việt Nam dân chủ cộng hòa đang hoạt động theo kiểu hiện đại, chỉ huy của họ có khả năng phối hợp và điều hành một trận chiến trên một khu vực rộng lớn"2 (Hòa Bình, battle of (10 december 1951-25/ebruary 1952), https://indochine. uqam.ca/en/historical-dictionary/603-hoa-binh-battle-of-10-december-195125-febni- ary-1952.html). Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 08 Tháng Sáu, 2023, 06:53:49 am CHIẾN THẮNG HÒA BÌNH KẾT QUẢ CỦA SỨC MẠNH CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Đại tá, PGS, TS HỒ KHANG Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hòa Bình có một vị trí quan trọng, là cửa ngõ kết nối giữa căn cứ địa Việt Bắc với các căn cứ kháng chiến ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng tự do Liên khu 4. Vì thế, trong mục tiêu giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương coi việc đánh và chiếm giữ dược Hòa Bình là một ưu tiên quân sự nhằm cắt tuyến liên lạc Bắc - Nam của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời nối lại hành lang Đông - Tây, thông đường từ đồng bằng Bắc Bộ lên Tây Bắc, sang Thượng Lào, củng cố vị thế của lực lượng Pháp ở Bắc Đông Dương. Sau một thời gian chuẩn bị khá kỹ lưõng nhằm "buộc Việt Minh phải tiếp nhận chiến đấu trên một địa điểm do Pháp lựa chọn", trung tuần tháng 11 năm 1951, Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương huy động 20 tiểu đoàn bộ binh tinh nhuệ, 3 tiểu đoàn dù và nhiều binh chủng phối thuộc, chia làm 3 cánh phối hợp tấn công, đánh chiếm Hòa Bình1 (Các binh chủng phối thuộc có 7 tiểu đoàn pháo binh, 2 liên đoàn thiết giáp (tương đương trung đoàn), 1 tiểu đoàn công binh, 2 hải đoàn xung kích). Nhận định về cuộc tấn công Hòa Bình của địch, Tổng Quân ủy chỉ rõ, cuộc tấn công này "sẽ gây cho ta một số khó khăn về quân sự, nhưng mặt khác cũng tạo cho ta một cơ hội tốt để tiêu diệt sinh lực địch"1 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Báo cáo về kế hoạch tác chiến và tổng kết kinh nghiệm trong những chiến dịch lớn, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, tr. 15, 16, 18). Từ nhận định đó, Tổng Quân ủy hạ quyết tâm phải nhanh chóng tranh thủ thời gian, "lợi dụng lúc địch chưa kịp củng cố, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của địch, tiến tới phá kế hoạch chiếm đóng mới của chúng"2 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Báo cáo về kế hoạch tác chiến và tổng kết kinh nghiệm trong những chiến dịch lớn, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, tr. 15, 16, 18). Với tinh thần "chủ động, linh hoạt và tích cực tiêu diệt địch"3 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Báo cáo về kế hoạch tác chiến và tổng kết kinh nghiệm trong những chiến dịch lớn, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, tr. 15, 16, 18) Quân đội nhân dân Việt Nam đã tác chiến trên nhiều hướng chính diện và sau lưng địch; phối hợp chặt chẽ giữa đánh địch trên khu vực sông Đà - Hòa Bình, Hòa Bình - Đường số 6 với đánh địch khôi phục, gây dựng cơ sở kháng chiến ở các vùng tạm bị chiếm nhất là ở khu vực trung du phía Bắc đồng bằng sông Hồng và phía Nam đồng bằng sông Hồng. Với cách đánh đó, toàn bộ Bắc Bộ trở thành một chiến trường, có sự chỉ đạo tác chiến thống nhất. Đây là chiến dịch có phạm vi chiến đấu rộng lớn nhất từ trước tới thời điểm đó; đồng thời, đây cũng là chiến dịch có khoảng thời gian tác chiến dài nhất, lên tới trên 2 tháng. Kết quả, ta đã giải phóng khoảng 2.000km2, tiêu diệt 22.000 sinh lực địch, bắt và bức hàng gần 7.000 tên4 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập luận văn, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 261). Đặc biệt, trong số sinh lực địch bị tiêu diệt, có nhiều binh chủng đặc biệt (công binh, pháo binh, không quân, hải quân...), có nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Có thể nói, đó là mức tiêu diệt sinh lực địch cao nhất trong một chiến dịch từ khi bắt đầu cuộc kháng chiến đến thời điểm này. Thắng lợi to lớn đó có được là nhờ ở sức mạnh của chiến tranh nhân dân, một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Trước tiên, Đảng, Chính phủ và Tổng Quân ủy - Bộ Tổng Tư lệnh đã thành công trong việc tranh thủ nhân dân, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhân dân trong vùng địch hậu để tiến hành kháng chiến. Sự tin tưởng của nhân dân vào tiền đồ của cuộc kháng chiến, vào thắng lợi tất yếu của cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ là một yếu tố quan trọng trong việc huy động các tầng lớp nhân dân tham gia vào cuộc kháng chiến nói chung, tham gia vào Chiến dịch Hòa Bình nói riêng. Trong Chiến dịch Hòa Bình, nhân dân tham gia giúp đỡ, ủng hộ bộ đội chiến đấu một cách dẻo dai, bền bỉ, không quản ngại hy sinh cả những thứ quý giá nhất của mình. Đồng bào nhiều địa phương đã dành cả những ngày Tết Nguyên đán thiêng liêng để đi dân công hỏa tuyến vận tải lương thực, đạn dược, làm đường..., đảm bảo cho bộ đội chiến đấu. Ở vùng địch hậu thuộc trung du và đồng bằng Bắc Bộ, nhân dân các thôn, xã vận chuyển, xay thóc, giã gạo cho bộ đội; góp tre, gỗ làm cầu, thuyền hỗ trợ bộ đội vượt sông, kênh mương đến nơi tập kết, chuẩn bị chiến đấu an toàn, ở mặt trận chính diện, dù không được chuẩn bị trước, nhưng để đảm bảo cho bộ đội chiến đấu, nhân dân các tỉnh Phú Thọ, Sơn Tây, Hòa Bình đã ủng hộ hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm cùng hàng nghìn vật dụng, đồ dùng sinh hoạt. Trong đó, nhân dân huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ngày nay) góp 2.000 gốc sắn1 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954), tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 149); nhân dân các huyện: Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Lâm Thao, Thanh Ba, Yên Lập (tỉnh Phú Thọ) góp 2.800 tấn gạo, 250 con trâu, 123 con bò, 428 con lợn. Riêng nhân dân trên khu vực sông Thao của tỉnh Phú Thọ còn ủng hộ bộ đội 1.200 chiếc thuyền nan vốn là phương tiện sinh nhai để giúp cho bộ đội vượt sông2 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử Hậu cần - Kỹ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002, tr. 213). Tính trong 78 ngày đêm bảo đảm cho chiến dịch, nhân dân ở cả hai mặt trận đã ủng hộ hơn 6.000 tấn gạo, 70 tấn muối, 70 tấn thịt, 60 tấn thực phẩm khác, số người tham gia dân công lên tới 333.200 lượt người với 11.914.000 ngày công1 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập V, Phát triển thế tiến công chiến lược, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014, tr. 167). Để bảo đảm cho các đơn vị chiến đấu ở cả mặt trận chính diện và địch hậu cùng với sự giúp đỡ của nhân dân, Cơ quan Hậu cần còn huy động và cung cấp kịp thời cho các đơn vị chiến đấu 6.275 tấn gạo, hơn 200 tấn thực phẩm2 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử Hậu cần - Kỹ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), Sđd, tr. 215). Chiến dịch Hòa Bình có đặc điểm hết sức quan trọng, khác biệt so với các chiến dịch trước đây. Trong chiến dịch này bên cạnh tập trung bộ đội chủ lực 3 đại đoàn (308, 312, 304) ở mặt trận chính diện, 2 đại đoàn chủ lực khác (316, 320) của Quân đội nhân dân Việt Nam còn được điều đi sâu hoạt động trong vùng địch hậu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, thực hiện nội ngoại tuyến phối hợp một cách rất chặt chẽ trên toàn chiến trường Bắc Bộ cũng như ở mỗi mặt trận; từ đó, phối hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích trên một quy mô rộng lớn. Trong khi ở mặt trận chính diện, nhất là phòng tuyến sông Đà - Hòa Bình và Đường số 6 - Hòa Bình, các đại đoàn chủ lực (308, 312, 304) ra sức tiến công tiêu diệt các cứ điểm, đoàn tiếp viện, tuần tra... của quân Pháp thi ở mặt trận sau lưng địch, các đại đoàn 316, 320 cùng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích cùng nhân dân ở các tình Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình và Hải Phòng cũng mở các cuộc tiến công tiêu diệt đồn binh của Pháp và của lực lượng tay sai chính quyền Bảo Đại thân Pháp. Sự phối hợp chặt chẽ đó của quân và dân ta ở Bắc Bộ khiến Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương lúng túng đối phó, quân Pháp phải căng sức đối phó. Vào tháng 12 năm 1951, việc Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp phải điều gấp 2 binh đoàn cơ động số 1 và số 4 từ Mặt trận Hòa Bình về ứng phó với hoạt động của Đại đoàn 316 ở địa bàn Bắc Ninh đã tạo thuận lợi hơn cho các đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam tiêu diệt vị trí đồn Tu Vũ và một số cứ điểm nhỏ của đối phương trên phòng tuyến sông Đà - Hòa Bình. Sang đầu năm 1952, chuẩn bị cho cuộc rút quân khỏi Hòa Bình, tướng Xalăng - Phó Tổng Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương phải huy động hầu hết lực lượng dự bị cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ (tương đương 6 binh đoàn cơ động) đê đảm bảo giao thông trên Đường số 6 từ Hòa Bình về Hà Nội. Tình hình đó càng tạo điều kiện thuận lợi cho các đại đoàn chủ lực 316 và 320 của ta tăng cường luồn sâu, đẩy mạnh phối hợp tác chiến với các lực lượng vũ trang địa phương ở Khu Tả Ngạn và Liên khu 3 đánh lui các cuộc càn quét của quân Pháp. Riêng ở Liên khu 3, cuối tháng 1 năm 1952, lần đầu tiên một lực lượng bộ đội chủ lực lớn (Đại đoàn 320) đã luồn sâu thành công vào địa bàn tỉnh Thái Bình. Tại đây, Đại đoàn 320 phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương đẩy mạnh chiến tranh du kích, đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của đối phương vào các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Thụy Anh... Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 08 Tháng Sáu, 2023, 06:54:39 am Như vậy, trong Chiến dịch Hòa Bình, Tổng Quân ủy đã có một bước đi táo bạo và sáng tạo khi vừa tiêu diệt địch ở mặt trận chính diện Hòa Bình, vừa kết hợp với đẩy mạnh tác chiến ở mặt trận sau lưng địch, tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân "thiên la địa võng", đẩy địch vào thế lúng túng. Quân Pháp không thể vừa củng cố vị trí mới chiếm đóng ở mặt trận sông Đà - Hòa Bình, vừa duy trì an ninh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quán triệt phương châm "đánh địch trên hai mặt trận" của Trung ương, khi đưa chủ lực vào địch hậu, Tổng Quân ủy đồng thời cho lập các ban chỉ đạo để thống nhất chỉ đạo cuộc đấu tranh về mọi mặt ở vùng sau lưng địch. Theo cơ chế đó, trong vùng địch hậu, bộ đội chủ lực cùng với lực lượng vũ trang địa phương, kết hợp với phong trào nổi dậy của quần chúng tiêu diệt, bức hàng, bức rút hàng loạt cứ điểm của địch, giải tán chính quyền do Pháp lập lên, mở rộng căn cứ du kích và khu du kích. Nhiều căn cứ du kích được mở rộng ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đi thông từ tỉnh này sang tinh khác; hàng triệu đồng bào được giải phóng, mùa màng và tài sản được bảo vệ. Tình hình đó khiến cho vùng tạm chiếm của thực dân Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ bị thu hẹp lại, chỉ còn chiếm khoảng 1/3 đất đai vùng này. Địa bàn mà quân Pháp còn giữ quyền kiểm soát tập trung chủ yếu ở những nơi gần các đường giao thông quan trọng và các đô thị lớn1 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập luận văn, Sđd, tr. 390). Riêng ở Thái Bình, quân Pháp mât hoàn toàn quyền kiểm soát 2 huyện Kiến Xương, Tiền Hải, khoảng 1/2 diện tích các huyện Thái Ninh, Thụy Anh và nhiều xã, thôn ở các huyện Quỳnh Côi, Phụ Dực, Vũ Tiên... Những thắng lợi của bộ đội trong địch hậu, một phần quan trọng là nhờ có đồng bào giúp đỡ hay phối hợp tranh đấu, đáng chú ý trong đó có sự góp sức của đồng bào công giáo Phát Diệm, Ninh Bình. Như thế, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào kháng chiến ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã làm tiêu tan kết quả bình định trong phần lớn năm 1951 mà Bộ Chỉ huy quân Pháp đã phải bỏ nhiều công sức mới có được, đồng thời cũng phá hỏng một phần kế hoạch "tổng động viên" nhân lực của địch ở địa bàn chiến lược này. Nếu như trong các chiến dịch trước đây, địch thua ở mặt trận chính diện nhưng củng cố được vùng địch hậu, thì lần này, địch thất bại cả ở mặt trận chính diện và địch hậu - đó là một hiện tượng mới, một thất bại mới của quân Pháp. Thắng lợi to lớn ở mặt sau lưng địch đã "làm thay đổi tình thế đồng bằng Bắc Bộ, đã có ý nghĩa quyết định thắng lợi của toàn bộ Chiến dịch Hòa Bình"2 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1944- 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005, tr 459). Bên cạnh việc tranh thủ và vận động nhân dân giúp đỡ bộ đội chủ lực trong các hoạt động tác chiến, Tổng Quân ủy hết sức chú trọng phát triển lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân - phát triển bộ đội chủ lực về tổ chức, về tư tưởng, về chiến thuật và kỹ thuật. Trong Chiến dịch Hòa Bình, tinh thần anh dũng tập thể của bộ đội được phát huy khá cao, xuất hiện nhiều chiến sĩ dũng cảm đánh xe tăng, đánh pháo; nhiều chiến sĩ bị thương hai, ba lần nhưng vẫn quyết tâm chiến đấu, nhiều chiến sĩ và đơn vị kiên quyết khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ và giúp đỡ thêm anh em đồng đội. Nhìn chung, tất cả các đơn vị đều tiến bộ. Bộ đội có nhiều tiến bộ về kỹ thuật và khả năng phối hợp tác chiến, về phương diện chiến thuật, bộ đội giữ vững và đảm bảo các nguyên tắc chiến thuật như nguyên tắc tập trung ưu thế binh lực để bao vây chia cắt tiêu diệt địch, kiên quyết áp dụng chiến thuật đánh gần, dưới phi cơ và pháo binh của địch, để khắc phục chỗ mạnh của địch về hỏa lực và lợi dụng chỗ yếu của chúng về tinh thần... Bên cạnh đó, tác phong lãnh đạo của cán bộ được nâng cao một bước đáng kể: Cán bộ được rèn luyện trong chiến đấu đã tiến bộ hơn, quyết tâm hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn, tinh thần chấp hành mệnh lệnh nghiêm túc hơn, đi sát chiến sĩ hơn, chỉ huy sát bộ đội hơn, lãnh đạo dân chủ hơn... Chiến dịch Hòa Bình đã khiến quân đội Pháp đã bị thiệt hại nặng nề về người và của. Qua đó, phản ảnh sự thất bại về chiến lược của quân Pháp khi các binh đoàn chủ lực cơ động tinh nhuệ của họ bị giam chân ờ xa đồng bằng trong một thời gian dài. Nhận xét về Chiến dịch Hòa Bình, nhà sử học người Pháp Bécna Phôn (Bernard Fall) cho rằng: "Chiến dịch Hòa Bình đối với Quân đội Pháp cũng tổn thất về sinh mạng và trang bị nhiều không kém gì Chiến dịch Biên Giới và Chiến dịch Điện Biên Phú sau này"1 (Bernard B. Fall, Street without Yoy, Indochina at war, 1946-54, The Stackpoie Company, Harrisbarg, Pennsylvania, 1961, p. 55). Gửi thư khen ngợi Bộ Chỉ huy Chiến dịch và các chiến sĩ mặt trận Hòa Bình, dân công phục vụ và đồng bào địa phương, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "So với những thắng lợi trước, thắng lợi lần này là khá to. Thắng lợi lần này đã đánh dấu một bước tiến bộ mới của bộ đội ta và đã làm cho địch phải thất bại nhục nhã trong âm mưu củng cố phòng ngự chuyển lên tiến công"1 (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 186). Có thể khẳng định rằng, thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình là kết quả tập trung nhất của sức mạnh chiến tranh nhân dân và đến lượt mình, chiến thắng đó tác động trở lại, thúc đẩy chiến tranh nhân dân phát triển mạnh mẽ lên một bước mới, tạo điều kiện cho thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - cuộc kháng chiến bảo vệ lợi ích của nhân dân, mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân nhanh chóng đến gần. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 08 Tháng Sáu, 2023, 06:56:47 am CHIẾN TRƯỜNG BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Thượng tá, TS PHAN SỸ PHÚC Phó Trưởng phòng Lịch sử quân sự thế giới, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Cuối năm 1951, đầu năm 1952, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta đã giành thắng lợi lớn trong Chiến dịch Hòa Bình. Với chiến thắng này, quân và dân ta đã đánh bại âm mưu chiếm đóng vùng tự do, phá tan ý đồ giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ; nối thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4, tạo điều kiện cho những thắng lợi quan trọng về sau. Đây là chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược về quân sự và chính trị đối với nước ta và có ảnh hưởng đến cục diện chung toàn chiến trường Đông Dương. Mặt khác, những hoạt động của lực lượng kháng chiến ở các chiến trường Lào, Campuchia cũng đã có những ảnh hưởng, vai trò nhất định trong việc "chia lửa", góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình tại Việt Nam. Sau 4 năm tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, trên toàn chiến trường Đông Dương, nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã giành được những thắng lợi cả về quân sự, chính trị, ngoại giao... Lúc này, được Mỹ tích cực giúp đỡ, thực dân Pháp tiếp tục theo đuổi chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" ngày một triệt để hơn. Về tổng thể, địch tập trung lực lượng phòng giữ và bình định vùng chiếm đóng, chủ yếu là vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, đồng thời ra sức tăng cường lực lượng, nhất là viện binh từ Pháp sang, chuẩn bị điều kiện để phản công nhằm tiêu diệt chủ lực Việt Minh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Được cử sang làm Tổng Chỉ huy quân viễn chinh kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, tướng Đờ Lát (De Lattre de Tassigny) nhanh chóng đề ra kế hoạch mới. Mục tiêu của Đờ Lát là tiến hành "chiến tranh tổng lực" để bình định những vùng tạm chiếm và chuẩn bị tiến ra vùng tự do nhằm vơ vét sức người sức của của ba nước Đông Dương, chuẩn bị tổng phản công giành lại quyền chủ động chiến lược. Các hoạt động của địch đã gây cho lực lượng kháng chiến ba nước Đông Dương nhiều khó khăn, nhất là cuộc đấu tranh vùng sau lưng địch càng phức tạp. Phát huy thắng lợi đã giành được trong 4 năm, tiếp tục đưa cuộc kháng chiến đi lên, bước sang giai đoạn mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định: "Đông Dương là một chiến trường cùng chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và cách mạng Việt Nam có trách nhiệm tiếp tục giúp cách mạng Lào, Campuchia, hơn lúc nào hết, chúng ta phải ra sức giúp đỡ Lào, Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa, phát triển chiến tranh du kích"1 (Dẫn theo Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn 81, 82, 83, 280 Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (1945 - 1954) ", Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 65). Tháng 2 năm 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp, xác định nhiệm vụ và biện pháp chủ yếu cho cách mạng Việt Nam Lào và Campuchia lúc bấy giờ là "tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành độc lập, thống nhất cho đất nước, bảo vệ hòa bình thế giới". Văn kiện Đại hội khẳng định: "Chúng ta kháng chiến, dân tộc bạn Miên, Lào cũng kháng chiến. Bọn thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ là kẻ thù của ta và của dân tộc Miên, Lào. Vì vậy ta phải ra sức giúp đỡ anh em Miên, Lào, giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào. Và tiến đến thành lập mặt trận thống nhất các dân tộc Việt - Miên - Lào"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, (1951), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 36), về tổ chức đảng ở mỗi nước, theo đề nghị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, vào thời điểm đó, trên cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương nên tổ chức ở mỗi nước một Đảng Cộng sản để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc mình. Ở Lào, thực hiện kế hoạch Đờ Lát nhằm biến Lào thành một chiến trường phối hợp quan trọng, phục vụ mở rộng cuộc chiến tranh Đông Dương, thực dân Pháp tập trung ở Lào gồm 20.000 quân, trong đó có 60% quân ngụy Lào, 40% quân Âu - Phi và quân ngụy Việt Nam, mở các cuộc càn quét ác liệt vào các vùng căn cứ kháng chiến. Đồng thời, địch dùng các thủ đoạn chiến tranh tâm lý, tuyên truyền lừa bịp, mua chuộc, lôi kéo hòng chia rẽ, cô lập làm suy yếu tình đoàn kết chiến đấu của quân và dân hai nước Lào - Việt. Ở Đông Lào, ngoài trung tâm phòng thủ Khang Khay, Cánh Đồng Chum, địch gấp rút lập 29 đồn bốt và một số sân bay nhằm đánh chiếm toàn bộ khu vực các huyện Mường Kham, Mường Pẹc, Mường Khum, Mường Mộc, hình thành một vành đai an toàn cho chúng ở sát biên giới tỉnh Nghệ An (Việt Nam). Trong 2 năm 1951 - 1952, thực dân Pháp tập trung nhiều lực lượng cơ động liên tục mở các cuộc càn quét, đánh phá dữ dội các căn cứ kháng chiến, trọng tâm là các tỉnh ở Bắc Lào, hòng "biến Bắc Lào thành nơi trú quân" hỗ trợ cho đồng bọn của chúng ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Địch tập trung hơn 1.000 quân càn quét vùng Nậm Bạc kéo dài hơn 1 tháng. Chúng mở rộng chiếm đóng thêm 63 vị trí trong tổng số 126 vị trí ở Thượng Lào, gây cho các lực lượng kháng chiến của Lào và Việt Nam nhiều khó khăn2 (Dẫn theo: Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn 81, 82, 83, 280 Quân ltình nguyện Việt Nam tại Lào (1945 - 1954)", Sđd, tr. 156). Để tăng cường sức mạnh giúp cách mạng Lào, tháng 4 năm 1951, Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Mặt trận Thượng Lào được thành lập. Các lực lượng Quân tình nguyện ở đây được thống nhất thành 4 đoàn (81, 82, 83, 280 - mỗi đoàn tương đương 1 trung đoàn). Tổng quân số của Mặt trận Thượng Lào là 2.343 người1 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập 5, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014, tr. 206). Việc thành lập các đoàn Quân tình nguyện Việt Nam là sự kiện quan trọng đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về quy mô tổ chức lực lượng và là thay đổi về chất, tạo ra lực mới để phối hợp tác chiến quy mô ngày càng lớn trên chiến trường Lào, tiến tới giành những thắng lợi ngày càng to lớn hơn. Trong những năm 1951 - 1952, thực dân Pháp ra sức càn quét, bình định các vùng mới giải phóng, các căn cứ địa của Lào, các nơi cơ sở cách mạng còn yếu và lực lượng vũ trang kháng chiến còn phân tán. Do địch có lực lượng đông, vũ khí hiện đại, ta lại chưa đủ sức ngăn chặn các cuộc càn quét quy mô của địch nên vùng giải phóng bị thu hẹp, nhiều cơ sở bị phá. Quân tình nguyện Việt Nam đã cùng bộ đội Lào Ítxala kiên cường bám địa bàn, bám dân, tích cực chiến đấu chống địch lấn chiếm, tiêu hao, kiềm chế địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại, giữ vững cơ sở, tham gia cùng nhân dân lao động sản xuất. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 08 Tháng Sáu, 2023, 06:58:04 am Ở Hạ Lào (gồm 3 tỉnh Chăm Pa xắc, Xalavan và Atôpơ, chiếm 1/6 diện tích nước Lào), với lực lượng gần 1 trung đoàn, được triển khai trên toàn địa bàn, trong đó có hơn 200 cán bộ dân vận, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng bộ đội Ítxala đẩy mạnh chiến tranh du kích chống địch càn quét, giữ vững thế trận của cách mạng. Trên Đường số 13 và vùng Mường Mun, ta và bạn tiến công tiêu diệt đồn Xu Ma Kha cùng một số vị trí khác. Mùa Xuân năm 1952, Đại đội 200 của Liên khu 5 chi viện cho Hạ Lào cùng Đại đội Xaychắccàphắt trá hình giả Tây và ngụy Lào, giữa ban ngày tập kích tiêu diệt đồn Chămpi. Trận đánh thắng giòn giã, mưu trí này đã tạo không khí phấn khởi cho nhân dân Hạ Lào, khiến quân địch khiếp sợ1 (Ban Liên lạc Quân tình nguyện Việt Nam tại Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia (1948 -1954), (Lưu hành nội bộ), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998, tr. 182).
Ở Mặt trận Tây Nam của Hạ Lào, đến giữa năm 1951, trước các hoạt động càn quét, khủng bố của địch, các đơn vị vũ trang tuyên truyền của ta phải rút về phía Đông Đường số 13. Trước các hoạt động càn quét ráo riết của địch, các tổ dân vận của ta và bạn đều bị bật khỏi các bản. Lực lượng vũ trang ta và bạn chuyển sang hoạt động với những phương thức uyển chuyển thích hợp, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ trên nhiều phương diện, ngoan cường chiến đấu, khắc phục gian khổ, khó khăn, tạo sức mạnh tổng hợp, từng bước phá tan âm mưu của kẻ thù. Cán bộ ta và bạn bí mật bám dân, bám địa bàn xây dựng cơ sở từ nhỏ đến lớn, từ từng người ra cả bản, bồi dưỡng cốt cán, phát huy tính chủ động sáng tạo của họ, từng bước khôi phục và phát triển cơ sở, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân, từ đấu tranh kinh tế, chính trị bằng hình thức hợp pháp đến nửa hợp pháp, tiến lên tiến hành chiến tranh du kích ngày càng mạnh, giải phóng nhân dân khỏi sự kìm kẹp của địch. Đầu năm 1952, có thêm lực lượng từ Liên khu 5 sang tăng cường, lực lượng ta và bạn ở đây trở lại vùng tạm bị chiếm, tăng cường hoạt động, nhanh chóng khôi phục các vùng cơ sở cũ, phát triển ra các vùng mới, vào sát các vị trí của địch. Phong trào chiến tranh du kích lên cao khiến quân địch phải co lại trong đồn. Các cuộc càn quét lùng sục thưa dần và phạm vi thu hẹp. Quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Ítxala tiến hành những trận đánh nhỏ lẻ bằng thức tập kích, phục kích, tiến lên tổ chức những trận đánh địch càn quét. Những thắng lợi đó đã mở ra khả năng tiến lên đánh nhiều trận liên kết thành một đợt tác chiến, thành chiến dịch. Ở Viêng Chăn, đầu năm 1952, trước sự phát triển của phong trào kháng chiến Lào, quân địch hoảng sợ, tập trung lực lượng đánh phá, càn quét dữ dội hòng tiêu diệt lực lượng liên quân Việt - Lào. Ngoài các đồn cũ như Bản Cơn, Phô Nhồng, Thành Gòn, Mường Xa Kỷ..., địch còn tăng cường đóng thêm các đồn Bạn Xang, Tan Piều (Tu La Khôm), Bạ Nhẹ, Bạn Đon (Nặm Tòn) ngay trong vùng kháng chiến của cách mạng Lào. Các hoạt động của địch gây nhiều khó khăn cho kháng chiến Lào, nhất là về lương thực. Các đơn vị bộ đội Lào Ítxala và Quân tình nguyện Việt Nam vẫn kiên trì bám đất, bám dân, tiến hành các trận đánh giáng trả các cuộc tiến công, càn quét của địch. Trong 2 năm 1951 - 1952, lực lượng bộ đội Ítxala cùng Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào đã phối hợp vừa chống địch càn quét, bảo vệ căn cứ kháng chiến, vừa phải tiến hành các mặt xây dựng và phát triển thực lực cách mạng. Nhờ đó, lực lượng cách mạng ở Lào đã từng bước đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn bình định của địch. Các khu Căn cứ, vùng giải phỏng ở Thượng Lào, Trung Lào và Hạ Lào được giữ vững, chính quyền kháng chiến, các đoàn thể cách mạng được củng cố, chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ, tạo thế uy hiếp địch ở các vùng chúng kiểm soát, kể cả những nơi sát đô thị. Riêng đoàn 83 đã cùng bạn xây dựng và củng cố 5 căn cứ vùng kháng chiến vững chắc, tạo thế liên hoàn trong toàn tỉnh. Nhiều vùng trước là hậu phương của địch đã chuyển dần thành khu du kích của kháng chiến Lào. Các khu Căn cứ kháng chiến, căn cứ du kích được củng cố và phát triển đóng vai trò thực sự là chỗ dựa quan trọng để cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến; đồng thời là bàn đạp để lực lượng kháng chiến tiến công tiêu diệt địch trong các trận đánh lớn trong các chiến dịch quan trọng trên chiến trường Lào. Nhờ sự giúp đỡ của bộ đội và chuyên gia Việt Nam, đến đầu năm 1952, cách mạng Lào đã xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân (gồm đại đội chủ lực của khu, đại đội bộ đội tỉnh, trung đội vũ trang huyện và dân quân, du kích ở bàn, mường). Riêng ở Trung Lào, bạn đã xây dựng được 100 du kích (Ma Hả Xây); 600 du kích và 1 trung đội bộ đội địa phương (Mường Noòng), hơn 1.000 du kích và 2 trung đội bộ đội địa phương. Được sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, bộ đội Ítxala cũng đã có bước phát triển, với quy mô tổ chức cao nhất là bộ đội chủ lực khu, đại đội bộ đội tỉnh và trung đội ở huyện. Ở chiến trường Campuchia, những tháng cuối năm 1951, đầu năm 1952, về cơ bản âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp vẫn không có gì thay đổi so với thời kỳ trước. Quân Pháp ở đây bị đẩy vào thế phòng ngự, buộc phải điều thêm lực lượng tăng viện, thay đổi thế bố trí, gấp rút xây dựng, phát triển lực lượng quân đội ngụy Campuchia, nhằm từng bước rút quân Pháp cũng như lính Âu - Phi sang chiến trường Bắc Bộ Việt Nam. Vì vậy, hoạt động quân sự chủ yếu của quân Pháp những năm 1951 - 1952 nhằm củng cố những vị trí then chốt, giành giật lại những vị trí đã mất, ngăn chặn bước phát triển toàn diện của phong trào kháng chiến toàn diện Khơme Ítxarắc để rảnh tay đối phó với Quân đội nhân dân Việt Nam ở chiến trường chính Bắc Bộ Việt Nam. Nếu như cuối năm 1949, đầu năm 1950, địch tăng viện 8.000 quân sang chiến trường Campuchia, nâng tổng số lực lượng quân Pháp ở đây lên 20.000 người, trong đó có 4 trung đoàn cơ động, thì đến cuối năm 1951, địch lại điều bớt lực lượng sang chiến trường Bắc Bộ Việt Nam. Lúc này ở Campuchia chi còn lại 2 tiểu đoàn quân Pháp. Tuy vậy, lực lượng quân đội Vương quốc Campuchia lại tăng lên rất nhanh. Cùng với sự thay đổi về quân số, thực dân Pháp tổ chức bố trí lại chiến trường, chia Campuchia thành 3 khu (Bắc, Trung tâm và Nam). Trong đó, lực lượng mạnh nhất tập trung ở khu Nam, chú trọng đóng chốt tập trung ở các đô thị quan trọng. Các tuyến đường huyết mạch như Đường số 1 (Phnôm Pênh - Batambang), Đường số 13 (Xtung Treng - Crachiê), Đường số 1 Bis (Xiêm Riệp - Côngpông Chàm), Đường số 17 (Campốt - Takeo) và các tuyến đường thủy, bộ từ Phnôm Pênh đi Sài Gòn được quân Pháp tăng cường kiểm soát. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 08 Tháng Sáu, 2023, 06:58:51 am Với lực lượng đó, quân Pháp và quân đội Vương quốc Campuchia đẩy mạnh củng cố các vùng đang chiếm giữ, liên tục mở các cuộc hành quân càn quét, giành lại những địa bàn đã bị mất, ngăn chặn phong trào kháng chiến Khơme Ítxarắc hòng tạo thế chia cắt giữa chiến trường Campuchia với chiến trường Việt Nam và Lào. Địch tập trung quân càn quét vùng Đông Nam, Tây Nam, tung gián điệp và các nhóm vũ trang biệt lập..., tiến công vùng giải phóng của lực lượng kháng chiến Campuchia. Bên cạnh đó, chúng còn lập ra một số nhóm Khơme Ítxarắc giả danh, cát cứ từng địa phương, lập vùng giải phóng giả hiệu để lừa bịp nhân dân, ngăn cản các đơn vị liên quân Việt Nam - Campuchia tiến công quân Pháp ở các tỉnh trung tâm và thành thị.
Dù vậy, những khó khăn, thất bại về quân sự đã khiến chế độ cai trị của thực dân Pháp ở Campuchia lâm vào khó khăn, khủng hoảng. Các lực lượng thân Pháp ở Campuchia cũng có nhiều mâu thuẫn. Lúc này, Xihanúc công khai đòi Pháp trao trả chủ quyền và khôi phục lại "nền độc lập quốc gia" cho Vương quốc Campuchia. Trước những yêu cầu đó, chính quyền Pháp ở Campuchia buộc phải thay đổi sách lược, tỏ ra mềm dẻo hơn, không sử dụng các biện pháp trấn áp trắng trợn đối với các khuynh hướng có tính chất độc lập như trước. Tháng 9 năm 1951, thực dân Pháp tổ chức lại cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến ở Campuchia, Đảng Dân chủ giành chiến thắng. Nhân cơ hội đó, thực dân Pháp khoét sâu mâu thuẫn giữa Đảng Dân chủ và Hoàng gia Campuchia. Về phía cách mạng Campuchia, thực hiện chủ trương Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương (2.1951), ngày 28 tháng 6 năm 1951, Ban Cán sự Đảng toàn Miên triệu tập Hội nghị cán bộ toàn Miên tại Lơbớt (Campốt), quyết định thành lập Ban Vận động xây dựng Đảng Nhân dân cách mạng Khơme1 (Đại hội lần thứ IV Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia (26 - 29.5.1981) quyết định lấy ngày 28 tháng 6 là Ngày thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), hoạt động như Ban Trung ương lâm thời. Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng Campuchia, ngày 19 tháng 6 năm 1951, tại làng Côngpông Tơrôcông, bộ đội Khơme Ítxarắc được thành lập trên cơ sở thống nhất các đơn vị vũ trang cách mạng trong cả nước Campuchia. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Campuchia, phản ảnh hiệu quá của bộ đội tình nguyện Việt Nam trong việc giúp đỡ cách mạng Campuchia. Từ lúc này, bộ đội Khơme Itxarắc từng bước trở thành lực lượng vũ trang nòng cốt của cách mạng Campuchia, phối hợp chặt chẽ với Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia tiếp tục phát triển. Bộ đội Khơme Ítxarắc ngày càng phát triển, "từ 20 trung đội thời kỳ trước, đến năm 1952 bộ đội Khơme Ítxarắc địa phương huyện đã có 69 trung đội"2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tổng kết hoạt động Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2021, tr. 108). Đến giữa cuối năm 1951, phong trào cách mạng ở các vùng miền của Campuchia cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Ở Tây Nam Campuchia đã hình thành 4 vùng hay phân khu gồm các huyện, mỗi huyện đều có các đơn vị vũ trang khá mạnh. Tây Campốt gồm 3 huyện, Đông Campốt gồm 4 huyện, mỗi huyện có một đơn vị tương đương trung đội như các đơn vị bộ đội: 126, 129 và 640. Vùng Takeo - Nam Côngpông Xpư có các đơn vị bộ đội: 471, 515 và 620; vùng Bắc Côngpông xpư có bộ đội 305. Cùng với việc kiện toàn lại tổ chức vùng, các đơn vị bộ đội Khơme Ítxarắc phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam liên tục tổ chức các trận đánh, đợt hoạt động quân sự, mở rộng vùng giải phóng, bảo vệ chính quyền, hỗ trợ phong trào đấu tranh của Mặt trận Ítxarắc. Tiêu biểu là đầu năm 1952, Đại đội 160 Quân tình nguyện Việt Nam cùng nhân dân Campuchia chặn đánh 1 đại đội địch khi chúng càn vào xã Ô, huyện Chúc, diệt 1 trung đội, thu nhiều vũ khí các loại và bắt một số tù binh. Tiếp đó, đơn vị phối hợp với bộ đội 640 bảo vệ căn cứ cùng du kích tiến công gây nhiều thương vong cho Tiểu đoàn Âu - Phi càn quét khu Căn cứ kháng chiến ở Tây Nam. Khi tiểu đoàn này rút ra Đường số 17, đến suối Ô Crahon, tiếp tục bị Đại đội 160 cùng Đại đội 180 và 2 trung đội của Đoàn Vận tải xuyên Tây chặn đầu, khóa đuôi, chia cắt đánh thiệt hại nặng. Kết quả của những trận đánh này, Liên quân đã loại khỏi vòng chiến đấu 140 tên địch, thu 1 trung liên, 6 tiểu liên và 15 súng trường. Ở miền Tây Bắc Campuchia, bộ đội tình nguyện và các đơn vị vũ trang cách mạng Campuchia đã tích cực tiến công địch, bảo vệ vùng giải phóng. Trên địa bàn tỉnh Puốcxát, Đại đội 140 tổ chức đánh địch khi chúng đang đổi quân ở Lếch (1.1952), diệt gọn 3 xe quân sự và 2 trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí... Ở vùng Đông Nam Campuchia, cùng với quá trình tổ chức lại địa bàn, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các ban cán sự vùng thuộc miền, các đơn vị vũ trang Liên quân Việt Nam - Campuchia liên tiếp tổ chức đánh địch, tiêu hao, tiêu diệt quân địch, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng. Cuối năm 1951, thực dân Pháp huy động 8 tiểu đoàn (có 8 xe bọc thép và 4 khẩu pháo lớn) tổ chức cuộc càn quét và đóng chốt trước chùa Krabaora, đồn Kom Chimeát. Các lực lượng kháng chiến Khơme phục kích đánh địch, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 50 tên địch, trong đó có cả sĩ quan Pháp tham gia chỉ huy cuộc càn. Ở vùng Đông Bắc Campuchia, tháng 9 năm 1951, Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng lâm thời miền Đông Bắc Campuchia được thành lập, thu hút được nhiều nhân sĩ tham gia. Phong trào cách mạng trong vùng đi vào nền nếp và ngày càng phát triển, tạo thành vùng cơ sở liên hoàn rộng lớn. Hệ thống mặt trận Khơme Ítxarắc, chính quyền cách mạng Campuchia từ miền xuống phum, khum từng bước được củng cố. Lực lượng dân quân du kích hình thành ở nhiều nơi, phối hợp với bộ đội Khơme Ítxarắc và Quân tình nguyện Việt Nam đánh địch bảo vệ phum, sóc. Đến tháng 11 năm 1951, Ban Cán sự đã tổ chức chỉnh huấn cho cán bộ phụ trách các đội, các địa phương về đường lối kháng chiến và phương pháp vận động quần chúng... Nhờ đó, phong trào kháng chiến ngày một phát triển vững chắc. Đầu năm 1952, sau một thời gian bị đánh mạnh, quân Pháp ở Xtung Treng phục hồi lại có được lực lượng tăng viện nên đã mở nhiều cuộc hành quân đánh phá vùng căn cứ kháng chiến. Kết hợp với chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp chúng đóng đồn bốt, lập các khu dồn dân, thực hiện "tát cạn nước bắt cá", vừa đàn áp, vừa dụ dỗ mua chuộc, vu khống, xuyên tạc, chia rẽ nội bộ kháng chiến. Các thủ đoạn của địch gây ra nhiều khó khăn tổn thất cho lực lượng kháng chiến. Cán bộ Campuchia sát cánh cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam kiên trì bám địa bàn, vận động nhân dân, tuyên truyền giải thích, phục hồi cơ sở. Nhờ đó, đồng bào nhận ra âm mưu, thủ đoạn của địch và nhận ra chân lý, trở lại ủng hộ kháng chiến, cơ sở cách mạng nhờ đó được phục hồi. Như vậy, những thắng lợi của các lực lượng cách mạng Lào, Campuchia trên các chiến trường nước bạn đã có ảnh hưởng, có vai trò quan trọng tới cục diện chung của chiến trường ba nước Đông Dương, buộc thực dân Pháp phải căng mình, chia quân ra đối phó ở nhiều nơi, không thể tập trung quân tạo những đòn đánh mạnh theo kế hoạch. Những hoạt động tích cực, hiệu quả của các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia đã gián tiếp góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình của quân và dân Việt Nam cuối năm 1951, đầu năm 1952 trên chiến trường chính Bắc Bộ. Thắng lợi đó càng khăng định sự đúng đắn trong chủ trương của Đảng nâng quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia lên tầm cao mới, phù hợp với sự phát triển của cuộc đấu tranh của ba dân tộc, với đặc điểm của từng nước. Đồng thời, nó cũng làm thất bại âm mưu của Pháp, Mỹ nhằm chia rẽ Đông Dương, biến Đông Dương thành chốt ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc và chống lại trào lưu cách mạng lan xuống các nước Đông Nam Á. Những thắng lợi của Liên minh đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương trong Đông - Xuân 1951 - 1952 cũng như những thắng lợi trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp đã càng góp phần khẳng định: Liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương là nhân tố đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến ở mỗi nước. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 26 Tháng Sáu, 2023, 07:00:14 am NHÌN LẠI CHẶNG ĐƯỜNG TỪ SAU CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950 ĐẾN CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Trung tá, TS LÊ VĂN CỬ Phó Trưởng phòng Lịch sử kháng chiến, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Sau Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta chuyển sang giai đoạn mới. Phát huy thắng lợi, quân và dân ta liên tiếp mở các chiến dịch tiến công vào trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhưng kết quả đều không đạt mục tiêu đề ra. Tháng 11 năm 1951, thực dân Pháp đánh chiếm ra khu vực Hòa Bình - Sông Đà. Trước tình hình đó Trung ương Đảng đứng đâu là Chủ tịch Hô Chi Minh, Tong Quân ủy và Bọ Tổng Tư lệnh quyết định điều chỉnh hướng hoạt động trong Đông - Xuân 1951 - 1952, mở chiến dịch tiến công Hòa Bình. Đó là quyết định thể hiện sự chỉ đạo chiến lược xuất sắc đưa đến thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình. Chặng đường từ sau Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950 đến Chiến dịch Hòa Bình là chặng đường Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục được thử thách trong chiến đấu và trưởng thành nhanh chóng, đặc biệt trong tác chiến tập trung với quy mô ngày càng lớn, tiếp tục duy trì và phát triển thế tiến công chiến lược. Sau thất bại ở biên giới Việt - Trung trong Thu - Đông 1950, thực dân Pháp bị mất quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. Trước tình hình đó, Chính phủ Pháp buộc phải dựa vào Mỹ, xin viện trợ Mỹ để tiếp tục cuộc chiến ở Đông Dương, đồng thời triển khai kế hoạch do Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương Đờ Lát đờ Tátxinhi (De Lattre de Tassigny) đề ra: Kế hoạch Đờ Lát. Thực hiện Kế hoạch Đờ Lát, Pháp và chính quyền "Quốc gia Việt Nam" ráo riết bắt lính, tập trung quân cơ động, xây dựng 7 binh đoàn cơ động chiến lược (GM) và 4 tiểu đoàn dù bố trí ở các tỉnh phía Bắc đồng bằng Bắc Bộ. Đến cuối năm 1951, tổng quân số Pháp ở Đông Dương tăng lên 338.000 (trong đó quân Âu - Phi có 128.000 người); tổng quân số của "Quân đội Quốc gia Việt Nam" có 210.000 người (chiếm 62% tổng quân số quân đội Liên hiệp Pháp)1 (Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.447). Cùng với việc tăng nhanh quân số, thực dân Pháp xúc tiến xây dựng phòng tuyến boongke ở Bắc Bộ gồm 113 vị trí, do 20 tiểu đoàn Âu - Phi chiếm đóng, kéo dài từ Hòn Gai, Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hà Đông đến Ninh Bình. Ở vành ngoài, chúng triệt hạ làng mạc, dồn dân vào vùng chúng kiểm soát để lập "vành đai trắng". Trên khắp chiến trường từ Bắc đến Nam, chúng liên tiếp tiến hành các cuộc càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang, đánh phá cơ sở, giành dân và phá hoại, cướp đoạt kinh tế, gây cho lực lượng kháng chiến nhiều khó khăn. Chúng còn dốc sức củng cố chính quyền "Quốc gia Việt Nam", lập "hương dũng", "hương đồn", tuyên truyền cho nền "độc lập quốc gia" của Bảo Đại, đề cao Mỹ nhằm lừa gạt dân chúng. Trong khi đó, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày càng phát triển lớn mạnh về mọi mặt. Sau Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950, Việt Nam dân chủ cộng hòa được nối thông với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, được nhiều nước xã hội chủ nghĩa công nhận và giúp đỡ, nhất là Trung Quốc và Liên Xô. Kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế ngày càng phát triển, về quân sự, Quân đội nhân dân Việt Nam có sự trưởng thành vượt bậc. Ngoài 2 đại đoàn được thành lập trước Chiến dịch Biên Giới là Đại đoàn 308 (8.1949) và Đại đoàn 304 (3.1950), từ cuối năm 1950 đến trước khi mở màn Chiến dịch Hòa Bình, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục thành lập thêm 3 đại đoàn bộ binh: 312 (12.1950), 320 (1.1951), 316 (5.1951) và Đại đoàn công pháo 351 (3.1951). Như vậy, trước khi diễn ra Chiến dịch Hòa Bình, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có 5 đại đoàn bộ binh chủ lực và 1 đại đoàn công binh, pháo binh. Đây là "những binh đoàn cơ động - quả đấm chiến lược" để thực hiện các chiến dịch lớn, các đợt hoạt động mang tầm chiến lược, tạo chuyển biến trên chiến trường có lợi cho ta, bất lợi cho đối phương. Tổng quân số chủ lực của ta tính đến cuối năm 1951 là 253.270 người1 (Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 308). Bên cạnh các đại đoàn chủ lực còn có các trung đoàn, tiểu đoàn bộ đội địa phương của các liên khu, các tỉnh. Tuy nhiên, vùng trung du, đồng bằng đông người, nhiều của vẫn nằm trong vùng kiểm soát của Pháp. Tác chiến tập trung được đẩy mạnh một bước, nhưng chiến tranh du kích tại vùng địch hậu chậm phát triển, một số nơi gặp khó khăn, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trước tình hình trên, nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến phát triển hơn nữa, từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951, Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II được triệu tập. Đại hội xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam lúc này là "tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới"2 (Đảng Cộng sán Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12 (1951), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 32-33), về quân sự, Đại hội chỉ ra nhiệm vụ phải tích cực xây dựng bộ đội chính quy, củng cố bộ đội địa phương và dân quân du kích; coi trọng giáo dục bản chất cách mạng đi đôi với chấn chỉnh về tổ chức biên chế, tăng cường kỷ luật, không ngừng rèn luyện về kỹ thuật, chiến thuật. Phương châm tác chiến vẫn là lấy du kích chiến làm chính, vận động chiến làm phụ, nhưng phải đẩy mạnh vận động chiến tiến lên, làm cho vận động chiến tiến tới giữ địa vị chủ yếu. Phát huy thắng lợi sau Chiến dịch Biên Giới, ta quyết tâm giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược. Chủ trương của ta lúc này là, nhân lúc địch đang hoang mang sau thất bại ở biên giới và chưa kịp củng cố hệ thống phòng ngự chiến lược của chúng ở cửa ngõ đồng bằng, ta tranh thủ phát triển tiến công tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh chiến tranh du kích trên địa bàn trung du và đồng bằng, làm thay đổi cục diện chiến trường, tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, ta liên tiếp mở 3 chiến dịch lớn do Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ huy, tiến công địch ở hướng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 26 Tháng Sáu, 2023, 07:01:15 am Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Chiến dịch Trung Du) diễn ra từ ngày 25 tháng 12 năm 1950 đến ngày 17 tháng I năm 1951, tiến công vào phòng tuyến của quân Pháp ở vùng trung du Bắc Bộ từ Đông Việt Trì, Vĩnh Yên, Phúc Yên đến Tây sông Cầu. Lực lượng tham gia gồm 2 đại đoàn 308 và 312, 4 liên đội sơn pháo 75mm (Trung đoàn 675), 4 tiểu đoàn địa phương và dân quân du kích, có sự phối hợp hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang vùng duyên hải Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng, về cách đánh chiến dịch, ta chủ trương kết hợp đánh vận động với đánh công kiên, đánh điểm, diệt viện (lấy diệt viện làm chính). Tranh thủ yếu tố bí mật, bất ngờ, sử dụng từng tiểu đoàn bôn tập, tiến công đồng loạt, tiêu diệt một số cứ điểm đột xuất nhằm khơi ngòi, kéo viện; tập trung lực lượng thích hợp để diệt viện tại khu vực dự kiến.
Đợt 1 chiến dịch diễn ra từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 12 năm 1950, mở đầu bằng chặn đánh cuộc hành quân Bêcatxin của Pháp vào khu vực tập kết của ta ở Xuân Trạch - Liễn Sơn, buộc địch phải co về thị xã Vĩnh Yên. Đêm 26 và 27 tháng 12, ta vận động bao vây, tiến công diệt 5 cứ điểm kiên cố: Hữu Bằng, Tú Tạo, đồi Cà Phê, Yên Phụ, Thằn Lằn, nhưng đánh các cứ điểm Chợ Thá, Chợ Vàng không thành công. Địch tăng cường phòng thủ Vĩnh Yên. Đợt 2 diễn ra từ ngày 30 tháng 12 năm 1950 đến ngày 18 tháng 1 năm 1951. Vận dụng phương châm "đánh điểm diệt viện", ta tiến công diệt cứ điểm Ba Huyên (14.1.1951), chặn đánh quân ứng cứu ở Thanh Vân - Đạo Tú, truy kích địch tới thị xã Vĩnh Yên và bao vây thị xã. Tuy nhiên, quân Pháp tiếp tục đưa lực lượng cơ động có máy bay, pháo binh yểm trợ, mở cuộc hành quân giải tỏa, đánh chiếm Núi Đanh. Sau 2 ngày chiến đấu giành giật các điểm cao phía Bắc Vĩnh Yên trong điều kiện hỏa lực phi pháo áp đảo của địch (lần đầu tiên địch sử dụng bom napan), bộ đội gặp khó khăn và tổn thất, Bộ Chỉ huy quyết định kết thúc chiến dịch. Kết quả, ta loại khỏi chiến đấu khoảng 5.000 địch, giải phóng vùng Bắc Vĩnh Yên và một phần Phúc Yên1 (Bộ Quốc phòng - Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 202). Chiến dịch Trần Hưng Đạo đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam cả về đánh địch trong công sự vững chắc và đánh địch ngoài công sự, cả đánh đêm và đánh ngày trên địa hình trống trải, địch có điều kiện phát huy mặt mạnh về hoả lực không quân, pháo binh và khả năng cơ động. Lần đầu tiên, trên địa hình trống trải, bộ đội ta tiêu diệt được 10 cứ điểm có trên dưới 1 đại đội địch chiếm giữ. Trong chiến dịch, ta đã vận dụng thành công chiến thuật đánh vận động để tiêu diệt các cứ điểm nhỏ, thực hiện tốt phương châm đánh điểm, vây điểm để diệt viện, lấy diệt viện làm chính. Tuy nhiên, bộ đội thương vong nhiều do lần đầu tiên phải đối mặt với hỏa lực dày đặc và quân cơ động ứng chiến nhanh của địch trong một chiến dịch tiến công trên địa hình trung du. Quân ta hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch nhưng chưa hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ cho vùng sau lưng địch phát động chiến tranh du kích. Sau Chiến dịch Trần Hưng Đạo, Tổng Quân ủy nhận định địch sẽ khẩn trương củng cố vùng tạm chiếm và nhất là triển khai kế hoạch xây dựng phòng tuyến boongke vây quanh đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở đó, Tổng Quân ủy đề xuất mở chiến dịch Hoàng Hoa Thám tiến công vào tuyến phòng thủ Đường số 18 của quân Pháp từ Bãi Thảo đến Uông Bí, dài 50km, nhằm tiêu diệt sinh lực, phá vỡ chủ trương "phòng thủ và cân bằng lực lượng" của địch, phát triển chiến tranh du kích trên chiến trường Đông Bắc Bắc Bộ. Lực lượng tham gia gồm 2 đại đoàn 308 và 312, 2 trung đoàn độc lập 98 và 174, 4 liên đội sơn pháo 75mm thuộc Trung đoàn 675, 2 tiểu đoàn công binh và lực lượng vũ trang địa phương. Hướng phối hợp có các đại đoàn 304 và 320 hoạt động kìm chân địch ở Vĩnh Phúc, Hà Đông, Hà Nam. Đường số 18 là địa bàn xung yếu trên hướng Đông Bắc, địa hình trung du xen lẫn rừng núi nên Tổng Quân ủy dự kiến quân ta có điều kiện "đánh điểm, diệt viện". Chiến dịch Hoàng Hoa Thám diễn ra từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 7 tháng 4 năm 1951, với 2 đợt chiến đấu. Đợt 1 từ ngày 23 đến ngày 31 tháng 3, thực hiện phương pháp tác chiến "đánh điểm, diệt viện", ta tiến cộng diệt 5 vị trí: Lán Tháp, Lọc Nước, Máng Nước, Sống Trâu, Chấp Khê ở phía Bắc và Đông Nam Uông Bí để khêu ngòi nhử viện. Tuy nhiên, chờ 3 ngày địch không ra, ta tiếp tục diệt các cứ điểm Bí Chợ, Tràng Bạch và chuẩn bị tiến công Uông Bí. Bị cô lập và uy hiếp, quân Pháp ở Uông Bí rút chạy về Quảng Yên theo Đường số 18, nhưng ta không kịp chặn đánh. Đêm 29 và 30 tháng 3, quân ta tiến công các cứ điểm Mạo Khê Mỏ, Mạo Khê Phố không thành công, phải lui quân với thương vong cao do hai vị trí đều đã được tăng cường, bị bom napan và đạn pháo của hạm đội địch từ sông Đá Bạc ngăn chặn. Kết thúc đợt 1, ta mở được khoảng 30km trên tuyến Mạo Khê - Biểu Nghi nhưng không thực hiện được "đánh điểm, diệt viện". Đợt 2 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 4 năm 1951. Lúc này, địch tăng cường lực lượng phòng giữ Đông Triều, Phả Lại. Ta chủ trương chuyển hướng sang Đông Bắc Phả Lại, nhưng cả 4 trận tiến công các cứ điểm Bãi Thảo, Bến Tắm, Hoàng Gián, Hạ Chiểu đều không thành công, bị thương vong nhiều do hỏa lực pháo binh địch từ Đông Triều và từ phía sông Đá Bạc bắn chặn. Trước tình thế bất lợi, Bộ Chỉ huy phải kết thúc chiến dịch. Kết quả chiến dịch, quân ta đã loại khỏi chiến đấu hơn 1.300 địch nhưng không đạt mục tiêu đề ra1 (Bộ Quốc phòng - Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự, Từ điển Bách khoa quản sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 177). Theo đồng chí Lê Trọng Tấn, "Chiến dịch Hoàng Hoa Thám là một chiến dịch không thành công. Mục đích chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch hay là thay đổi cục diện chiến trường, không rõ. Cả 3 đại đoàn đều không hoàn thành nhiệm vụ. Ta mở chiến dịch trong tình hình chưa có chuẩn bị đầy đủ về địa hình, nhất là về hậu cần. Các đơn vị đều thương vong cao, không hoàn thành nhiệm vụ"1 (Lê Trọng Tấn, Từ Đồng Quan đến Điện Biên, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 176-177). Kết thúc Chiến dịch Hoàng Hoa Thám, ta quyết định mở thêm một chiến dịch nhằm tiếp tục đẩy mạnh thế tiến công chiến lược, đồng thời hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của nhân dân vùng sau lưng địch. Trong buổi họp ngày 20 tháng 4 năm 1951, Trung ương quyết định mở Chiến dịch Quang Trung (Chiến dịch Hà Nam Ninh) trên địa bàn Hà Nam Ninh, tiến công vào phòng tuyến sông Đáy của quân Pháp từ Nam Phủ Lý (Hà Nam) đến Yên Mô (Ninh Bình). Mục đích của chiến dịch nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan khối ngụy quân, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tranh thủ nhân dân (phần lớn là đồng bào công giáo). Lực lượng tham gia gồm 3 đại đoàn: 308, 304 và 320; 5 đại đội sơn pháo, 1 trung đoàn công binh và các lực lượng vũ trang địa phương. Phối hợp với chiến dịch, các lực lượng vũ trang ở phía tả ngạn sông Hồng như Hưng Yên, Thái Bình đẩy mạnh hoạt động. Phương pháp tác chiến chiến dịch là "đánh điểm, diệt viện", nhưng do đặc điểm chiến trường và tình hình có thể chuyển biến nhanh nên lúc đầu chủ yếu là đánh điểm, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng để chuyển sang đánh viện cả trên bộ, trên sông và quân dù. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 26 Tháng Sáu, 2023, 07:02:10 am Chiến dịch Quang Trung diễn ra từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 20 tháng 6 năm 1951, với 2 đợt chiến đấu. Đợt 1, từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 5, trên hướng Ninh Bình (hướng chính), bộ đội tiến công vào thị xã, diệt địch ở nhà thờ Đại Phong, các cứ điểm Non Nước, Gối Hạc; diệt 6 cứ điểm nhỏ ở khu vực Yên Mô - Yên Khánh, đánh địch ở Chùa Hữu, Yên Thịnh rút chạy. Trên hướng Nam Hà Đông, ta diệt 3 cứ điểm, đánh viện trên đoạn Đoan Vỹ - Mai Cầu - Kinh Đông. Tuy nhiên, trong đợt I, ta đánh một số cứ điểm không thành công như: Lan Khê, Chùa Cao, Kỳ Cầu. Đối phó với cuộc tiến công của ta, Pháp đưa lực lượng từ Nam Định sang phản kích và tăng cường phòng thủ các trọng điểm: Thị xã Ninh Bình, Phủ Lý, Hoàng Đan.
Đợt 2, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 20 tháng 6, ta tiến công cứ điểm Chùa Cao (lần 2) không thành công; đánh các cứ điểm Cầu Bút, Ngọc Cầm không diệt gọn; bức hàng vị trí Núi Sậu và đánh viện trên đoạn Ninh Bình - Yên Phú. Trong khi đó, quân Pháp tiếp tục tăng viện cho các trọng điểm, dùng hỏa lực pháo binh, không quân tiêu hao lực lượng ta và càn quét một số nơi. Trước tình hình đó, từ ngày 8 tháng 6, Bộ Chỉ huy Chiến dịch chủ trương mỗi đại đoàn để lại 1 trung đoàn cùng lực lượng vũ trang địa phương chống địch càn quét, củng cố cơ sở, giúp dân thu hoạch mùa màng; bộ phận còn lại lui về phía sau củng cố lực lượng. Trên hướng Nam Hà Đông, Hà Nam, ta diệt vị trí Phúc Lâm, tập kích địch ở Mai Câu. Ngày 19 tháng 6, địch tập trung càn quét lớn vào khu vực Chợ Cháy (Nam Hà Đông), bị 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 48 cùng lực lượng vũ trang địa phương chặn đánh quyết liệt, loại khỏi vòng chiến đấu gần 400 quân địch rồi rút khỏi vòng vây. Ngày 20 tháng 6, Chiến dịch Quang Trung kết thúc, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 4.000 quân địch (40% là lính Âu - Phi), tiêu diệt và bức rút 23 đồn bốt; thu hơn 1.000 súng các loại, 18 máy vô tuyến điện, vũ khí quân dụng đủ trang bị cho một trung đoàn; phá huỷ 16 xe quân sự, đánh chìm, đánh hỏng 5 tàu và ca nô địch1 (Bộ Quốc phòng - Cục Khoa học quân sự, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, quyên 1: Lịch sử quân sự, CD phiên bản 1.0, năm 2015, mục từ: Chiến dịch Quang Trung (Chiến dịch Hà Nam Ninh, 28.5 - 20.6.1951)). Nét đặc sắc của Chiến dịch Quang Trung là lần đầu tiên quân ta tiêu diệt được quân địch trong một thị xã và tiêu diệt được 4 đại đội địch trong công sự vững chắc; có phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa nội tuyến (phòng tuyến Sông Đáy) với ngoại tuyến (tả ngạn Sông Hồng). Đây là kinh nghiệm quý trong chiến đấu công kiên cũng như mở ra khả năng thực hiện sự phối hợp giữa hai mặt trận phía trước và vùng sau lưng địch sau này. Tuy nhiên, quân ta không hoàn thành nhiệm vụ cả về tiêu diệt địch và giải phóng đất đai. Nhiệm vụ hỗ trợ phong trào chiến tranh du kích, vận động ngụy quân và tranh thủ nhân dân chưa đạt kết quả mong muốn. Nguyên nhân về chiến lược là ta chọn hướng tiến công không phù hợp, địch dựa vào hỏa lực, phi pháo, tận dụng địa hình đồng bằng thuận lợi và phương tiện cơ động nhanh để tăng viện, mau chóng làm thay đổi so sánh lực lượng và thế trận chiến dịch. Nghệ thuật điều hành chiến dịch đã không tạo được điều kiện để bộ đội khắc phục những yếu kém đã mắc phải trong 2 chiến dịch Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám trước đó. Như vậy, lần đầu tiên trong vòng khoảng nửa năm (từ tháng 12.1950 đến tháng 6.1951), ta tiến hành liên tiếp 3 chiến dịch quy mô nhiều đại đoàn chủ lực, kết hợp đánh vận động và đánh trận địa trên chiến trường trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đối mặt cả ngày và đêm với các binh đoàn cơ động (GM) và quân dù của địch cả trên bộ và trên sông. Cũng là lần đầu tiên, cấp chiến lược chỉ đạo phối hợp giữa ba thứ quân trên quy mô nhiều liên khu, giữa chủ lực tiến công trên hướng chính của chiến dịch với các lực lượng vũ trang địa phương diệt tề trừ gian và chống càn quét trong vùng sau lưng địch. Bước tiến bộ nổi bật của bộ đội ta thể hiện trong trận diệt địch chiếm đóng một thị xã (Ninh Bình) trong Chiến dịch Quang Trung Hày các trận đánh địch cơ động ở Xuân Trạch (Vĩnh Phúc) trong Chiến dịch Trần Hưng Đạo. Cùng với tiêu diệt sinh lực địch (khoảng 10.000 tên, trong đó một nửa là quân cơ động ứng chiến)1 (Trần Trọng Trung, Bài học chỉ đạo chiến lược - chiến dịch Xuân - Hè năm 1951, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 7.2011, tr. 11) và một số trang bị chiến lợi phẩm thu được, ta đã làm thất bại cuộc hành binh càn quét quy mô lớn của địch (hành quân "Chim dẽ giun" (Bécassine) và làm chậm kế hoạch củng cố của địch trên chiến trường chính Bắc Bộ trong nửa đầu năm 1951. Tuy nhiên, cả 3 chiến dịch đều không hoàn thành nhiệm vụ chiến lược đề ra. Sự chỉ đạo tác chiến chiến lược không tạo điều kiện cho nghệ thuật chiến dịch phát triển kể từ Chiến dịch Biên Giới 1950. Về chỉ đạo chiến lược, ta đã đánh giá không đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch sau Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950: Đánh giá ta quá cao, đánh giá địch quá thấp, về chiến dịch, nổi lên là thiếu sót về vận dụng cách đánh. Phương châm "đánh điểm, diệt viện" là đúng nhưng bộ đội quá chú trọng đánh điểm mà không nhận thức đầy đủ nhiệm vụ đánh địch ngoài công sự. Về nghệ thuật chọn mục tiêu (đánh điểm) mở màn chiến dịch, ta đã chọn mục tiêu quá nhiều dẫn tới kết quả, hoặc là không dứt điểm được, hoặc là mục tiêu không đủ sức thu hút viện binh địch. "Cấp chiến dịch đã không bảo đảm các yếu tố chắc thắng trong các trận tiến công cứ điểm"1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ (1945 - 1975), Tập I: Trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 153), không vận dụng được những kinh nghiệm chỉ đạo, chỉ huy bảo đảm chắc thắng, nhất là thắng trận đầu như Đông Khê trong Chiến dịch Biên Giới 1950. Chính vì về tư tưởng chiến thuật, phương châm "đánh điểm, diệt viện" quán triệt không đầy đủ; về nghệ thuật chiến dịch, không cài được thế hiểm, bộ đội bố trí xa đường tiến quân của địch; về chỉ huy tác chiến, nắm tình huống không sát và nắm quân không chặt (bộ đội ngủ, không cảnh giới...) nên bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh viện, kể cả có lần viện binh lớn xuất hiện. Bởi vậy, không tạo nên bước ngoặt phát triển chiến dịch có lợi cho ta. Sau 3 chiến dịch đều không hoàn thành nhiệm vụ đề ra, quân và dân ta trong vùng địch tạm chiếm, vùng du kích vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở kháng chiến bị vỡ. Trong Đông - Xuân 1951 - 1952, Bộ Tổng Tư lệnh chủ trương điều động một số trung đoàn vào hoạt động vùng sau lưng địch ở Trung du và đồng bằng sông Hồng. Thời gian hoạt động dự định vào giữa tháng 12 năm 1951. Ngày 10 tháng 11 năm 1951, Bộ Chỉ huy Tiền phương của Bộ lên đường làm công tác chuẩn bị mở Chiến dịch ở Liên khu 3. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 26 Tháng Sáu, 2023, 07:03:04 am Trong khi ta đang triển khai kế hoạch hoạt động trong Đông - Xuân 1951-1952 thì quân Pháp bất ngờ tiến quân đánh chiếm Hòa Bình và tổ chức phòng ngự thành 2 phân khu: Phân khu Sông Đà - Ba Vì (khu Bắc) và Phân khu Hoà Bình - Đường số 6 (khu Nam). Ngoài ra, quân Pháp tổ chức Phân khu Chợ Bến là tiền đồn phía Đông bảo vệ Hoà Bình.
Đánh giá tình hình và âm mưu địch, ngày 18 tháng 11 năm 1951, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy nhận định địch đánh ra Hoà Bình là một cơ hội hiếm có để ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Từ nhận định trên, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công lớn trên hai mặt trận: Tập trung chủ lực trên mặt trận chính Hoà Bình đồng thời đưa một bộ phận chủ lực vào hoạt động trong vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ, đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng địch tạm chiếm. Lực lượng tham gia gồm 3 đại đoàn bộ binh: 308, 312 và 304, Đại đoàn công pháo 351 và lực lượng vũ trang địa phương, ở hướng phối hợp, 2 đại đoàn 316, 320 được lệnh tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm ở đồng bằng Bắc Bộ, cùng lực lượng vũ trang địa phương đánh địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, phá tề, trừ gian, mở rộng khu du kích. Sau hơn 2 tháng với 3 đợt chiến đấu (10.12.1951 - 25.2.1952), ở mặt trận Hoà Bình, các đơn vị chủ lực cùng lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân trên địa bàn đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 địch, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm 17 tàu, xuồng, phá huỷ 12 pháo và hơn 200 xe quân sự, thu 24 pháo và gần 800 súng các loại; giải phóng khu vực Hoà Bình - sông Đà gồm 2.000km2 với 20.000 dân, giữ vững đường giao thông chiến lược giữa Việt Bắc với Liên khu 3, Liên khu 4; đập tan âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược, mở rộng vùng chiếm đóng và lập "Xứ Mường tự trị" của thực dân Pháp. Ở mặt trận địch hậu, các lực lượng vũ trang và đông đảo nhân dân đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 15.000 địch, thu hơn 6.000 súng các loại, 10 khẩu pháo, 41 máy vô tuyến điện, giải phóng 4.000km2 với khoảng 2 triệu dân, mở rộng nhiều khu du kích và căn cứ du kích, đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng địch tạm chiếm, phối hợp và hỗ trợ cho mặt trận chính Hoà Bình giành thắng lợi1 (Bộ Quốc phòng - Cục Khoa học quân sự, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, quyển 1: Lịch sử quân sự, CD phiên bản 1.0, năm 2015, mục từ: Chiến dịch Hòa Bình (10.12.1951 - 25.2.1952)). Nhiều khu du kích liên huyện, liên tỉnh ra đời, tạo thành thế liên hoàn từ Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh qua Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây. Kết quả bình định đồng bằng Bắc Bộ theo Kế hoạch Đờ Lát của thực dân Pháp cơ bản bị phá vỡ. Như vậy, trải qua hơn 6 năm tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, đến đầu năm 1952, Chiến dịch Hòa Bình là chiến dịch đã gây cho địch tổn thất lớn nhất cả về binh lực, phương tiện chiến tranh, vị trí đóng quân ở cả mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch. Quân và dân Việt Nam "đã giành nhiều thắng lợi cực kỳ quan trọng về tiêu diệt địch, giải phóng đất, giải phóng dân, đặc biệt là tạo nên thế trận mới chưa từng có của ta trong vùng địch tạm chiếm ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ"2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch tiến công Hòa Bình (12-1951 - 2.1952), Hà Nội, 1991, tr. 6). Qua sự chỉ đạo, chỉ huy và thực hành Chiến dịch Hòa Bình, có thể thấy bước phát triển vượt bậc về nghệ thuật quân sự. Về chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật chiến dịch, Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh đã đánh giá đúng địch, chọn hướng tiến công chính xác, kịp thời chuyển hướng cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời có sự lãnh đạo sâu sát trong toàn bộ chiến dịch. Trên cơ sở đó, Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã xác định và vận dụng chính xác phương châm và tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong suốt quá trình tổ chức chỉ huy thục hành chiến địch, đó là: Nắm vững và kiên trì vận dụng phương châm "đánh điểm, diệt viện" tập trung đánh giao thông trên sông, trên bộ, khoét sâu khó khăn của địch về vận tải tiếp tế, dồn địch vào thế bị bao vây, cô lập, tổ chức, sử dụng lực lượng thích hợp, bảo đảm chiến đấu liên tục, dài ngày trên phạm vi chiến trường rộng lớn. Về vận dụng chiến thuật, các đơn vị chủ lực đã vận dụng đúng nguyên tắc tập trung ưu thế về binh lực, thực hiện bao vây chia cắt, tiêu diệt địch. Trên hướng chính diện Mặt trận Hòa Bình, ngoài đánh công kiên và đánh chính diện như các chiến dịch trước, lần này bộ đội phát triển nhiều cách đánh mới như đánh địch vận chuyển trên sông, dùng lực lượng ít nhưng tinh nhuệ tập kích tiêu diệt các điểm cao và trận địa pháo của địch, v.v... Riêng với hình thức chiến thuật công kiên, chiến thắng Tu Vũ đã khẳng định bước trưởng thành lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, mở ra khả năng đánh tiêu diệt quân địch phòng ngự trong công sự vững chắc với hình thức cụm cứ điểm có tiểu đoàn tăng cường có xe tăng, pháo binh chi viện. "Từ Tu Vũ và Chiến dịch Hòa Bình đã hình thành những tư tưởng giúp chúng ta tiến đánh Chiến dịch Điện Biên Phủ"1 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bài học trí tuệ đổi mới, dân chủ, đoàn kết trong trận Tu Vũ, trong sách: Chiến thắng Tu Vũ 10.12.1951, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996, tr. 18), ở hướng phối hợp, các đơn vị thực hiện "đánh điểm diệt viện", vây điểm diệt viện kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, tiến công và nổi dậy của quần chúng. Chiến dịch Hòa Bình là kết quả của nghệ thuật chiến tranh nhân dân đặc sắc. Cả ba thứ quân của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã đồng loạt tiến công, liên tục chiến đấu dài ngày trên một chiến trường rộng lớn, có sự phối hợp, hỗ trợ rất lớn của đông đảo quần chúng nhân dân với nhiều cách đánh linh hoạt, sáng tạo trên cả hai mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch. Tuy nhiên, trong tổ chức, điều hành chiến dịch cũng bộc lộ những nhược điểm, thiếu sót, nổi lên là có lúc tác phong chỉ huy thiếu chu đáo, cụ thể, khiến một số trận đánh điểm không thành công thương vong cao, bỏ lỡ nhiều thời cơ đánh địch vận động và không thực hiện được tiêu diệt lớn quân địch rút chạy. Mặc dù vậy, thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường chính Bắc Bộ có lợi cho ta và đưa nghệ thuật quân sự Việt Nam, nhất là nghệ thuật chiến dịch phát triển lên một bước mới cao hơn. Nhìn lại chặng đường chiến đấu của quân và dân ta từ sau Chiến thắng Biên Giới - Thu Đông 1950 đến Chiến dịch Hòa Bình, có thể thấy đó là quá trình rèn luyện, thử thách và không ngừng phát triển, đặc biệt là về chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật chiến dịch. Trải qua 3 chiến dịch không đạt mục đích chiến lược đề ra, quân và dân ta đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và làm nên thắng lợi Chiến dịch Hòa Bình, tạo nên bước chuyển biến mới về cục diện chiến trường, làm cơ sở để quân và dân ta tiếp tục tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa, đi đến kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 26 Tháng Sáu, 2023, 07:07:06 am Phần thứ hai CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH - THÀNH CÔNG XUẤT SẮC VỀ CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TỈNH HÒA BÌNH GÓP PHẦN VÀO THẮNG LỢI CỦA CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Đồng chí BÙI VĂN KHÁNH Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, tài tình về nghệ thuật quân sự của Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân và dân tỉnh Hòa Bình đã đoàn kết một lòng, anh đũng chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng to lớn trong Đông - Xuân 1951 - 1952. Sau khi quân Pháp tập trung lực lượng lớn mở cuộc tiến công đánh chiếm Hòa Bình nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, ngày 18 tháng 11 năm 1951, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy, quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình. Tiếp đó, ngày 24 tháng 11 năm 1951, Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 22-CT/TƯ đề ra nhiệm vụ phá cuộc tiến công Hòa Bình của địch, nêu rõ, đây là "cơ hội tốt đề ta đánh địch"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12 (1951), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 597). Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Liên khu ủy 3, trong 2 ngày 23 và 24 tháng 11 năm 1951, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã họp và đề ra nhiệm vụ trọng tâm phục vụ chiến dịch là: Tận dụng mọi khả năng, mọi lực lượng tuyên truyền, phân tích âm mưu tái chiếm Hòa Bình của địch, những khó khăn địch vấp phải, triển vọng chiến thắng của ta, động viên nhân dân đóng góp sức người, sức của phục vụ chiến đấu; đẩy mạnh công tác địch vận, ngụy vận, coi đây là một trọng tâm công tác. Về công tác quân sự, lấy xây dựng du kích là chính, nâng cao chất lượng bộ đội địa phương. Hai đồng chí tỉnh ủy viên được phân công chịu trách nhiệm chỉ đạo các mặt hoạt động cụ thể phục vụ chiến dịch. Việc huy động nhân lực được giao cho Ban Dân công tỉnh chịu trách nhiệm. Tỉnh Đoàn thanh niên Cứu quốc đảm đương việc huy động nam, nữ thanh niên phục vụ công tác quân y. Ngay sau Hội nghị, được sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, Mặt trận Liên Việt tỉnh đã triệu tập "Hội nghị nhân dân bàn về chống giặc". Gần 200 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhiều thân hào, thân sĩ từ nhiều huyện, nhiều vùng trong tỉnh đã về dự Hội nghị tại xã Đại Đồng (Lạc Sơn). Hội nghị chỉ rõ khả năng của quân ta, chỗ yếu và thất bại không thể tránh khỏi của địch, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Ngày 9 tháng 12 năm 1951, Thường vụ Tỉnh ủy phát động cuộc thi đua lập công với ba nội dung: Phát triển chiến tranh du kích, thi đua giết giặc lập công; đẩy mạnh địch, ngụy vận, tích cực phục vụ tiền tuyến. Bộ đội địa phương (trừ Tiểu đoàn 616 hoạt động tập trung) đều phân tán về cơ sở làm nhiệm vụ củng cố, dìu dắt dân quân du kích hoạt động. Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Ban Chỉ huy Mặt trận với địa phương, ngày 3 tháng 1 năm 1952, Hội nghị Thường vụ Tỉnh ủy mở rộng quyết định những công việc cần làm ngay: Đưa nhân dân quanh vị trí chiếm đóng của địch sơ tán ra vùng tự do; tăng cường lực lượng dân công, vận chuyển gấp lương thực phục vụ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; đẩy mạnh địch vận, thực hiện gây nhân mối, vận động đông đảo nhân dân tham gia công tác địch vận, tuyên truyền chiến thắng, vận động toàn dân tham gia phục vụ chiến dịch. Thường vụ Tỉnh ủy xác định hướng địa bàn công tác chính là Đường số 6 và khu vực xung quanh thị xã, yêu cầu các huyện (trừ huyện Lạc Sơn), các ban, ngành phải tăng cường thêm cán bộ cho các địa bàn trên. Sau Hội nghị, hàng trăm cán bộ được huy động tăng cường cho khu vực thị xã Hòa Bình và Đường số 6 giúp các xã xây dựng cơ sở phá tề, làm công tác địch vận, vận động nhân dân quanh các vị trí địch tạm chiếm triệt để sơ tán lên rừng, hình thành các tuyến trắng, bao vây, triệt mọi nguồn tiếp tế lương thực, thực phẩm của địch. Các đơn vị bộ đội tỉnh phối hợp cùng bộ đội chủ lực liên tiếp phục kích, chống càn quét, quấy rối, tập kích các vị trí địch. Các đại đội 121 (Lương Sơn), 16 (Kỳ Sơn), 116 (Mai Đà), 112 (Lạc Sơn) và Tiểu đoàn 616 phân tán về các xã củng cố, xây dựng lực lượng dân quân du kích, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng bị uy hiếp và vùng địch chiếm đóng lên cao độ. Ban Địch vận các cấp phối hợp cùng các đoàn thể, các lực lượng ráo riết thực hiện với nhiều hình thức: In và phát hành hàng nghìn bức thư của Bác Hồ gửi anh em ngụy binh, thông báo của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh về việc thi hành chính sách khoan hồng của Chính phủ, Bác Hồ đối với những người lầm đường theo giặc trở về với nhân dân... Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền tin chiến thắng, động viên, giáo dục nhân dân đoàn kết đấu tranh chống giặc, Thường vụ Tỉnh ủy quyết định từ tháng 1 năm 1952, tờ "Toàn Thắng" sẽ ra hằng tháng, tăng từ 2 trang lên 4 trang, nâng số lượng phát hành lên 2.000 tờ mỗi kỳ. Tờ báo do Ban Tuyên huấn tỉnh chịu trách nhiệm biên tập, phát hành và hướng dẫn sử dụng làm tài liệu chính tuyên truyền trong Đảng bộ và nhân dân. Các ngành từ Thông tin tuyên truyền, Công an, Giao thông đến Chi sở mậu dịch, từ Mặt trận Liên Việt đến Đoàn Thanh niên Hội Phụ nữ, Nông hội... đã huy động mọi lực lượng của mình tham gia phục vụ chiến đấu với tinh thần tất cả cho chiến đấu, tất cả cho chiến thắng. Toàn Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh ra quân với tinh thần phấn khởi, với khí thế khẩn trương, sôi động chưa từng có. Nhân đân các dân tộc trong tỉnh đã thể hiện tinh thần không tiếc sức người, sức của cho chiến thắng. Đảng bộ, quân dân tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận và phân phối đến các đơn vị ngoài mặt trận hàng trăm tấn lương thực, vũ khí, đạn dược đảm bảo cho bộ đội ăn no, đánh thắng. Trong vòng hơn 100 ngày tham gia phục vụ chiến dịch, nhân dân các dân tộc trong tinh đã huy động 200.000 ngày công phục vụ công tác vận chuyển, ủng hộ bộ đội 323 con bò, 200 con lợn, hàng nghìn cây tre, bương... để dựng lán trại, làm hàng trăm bè mảng giúp bộ đội vượt sông, suối... Phối hợp chặt chẽ cùng các đơn vị chủ lực, quân và dân Hòa Bình đã chiến đấu anh dũng góp phần vào thắng lợi của chiến dịch. Đến ngày 23 tháng 2 năm 1952, tỉnh Hòa Bình hoàn toàn được giải phóng. Một lần nữa, Hòa Bình là nơi ghi đậm dấu ấn thất bại thảm hại của quân đội viễn chinh Pháp! Chiến dịch Hòa Bình đã đập tan kế hoạch chiếm đóng, âm mưu dựng lại "Xứ Mường tự trị" của thực dân Pháp trên đất Hòa Bình; giải phóng 5.000km2 đất đai khu vực Hòa Bình - sông Đà với gần 2 triệu dân; giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4; góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch; làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của thực dân Pháp. Kể từ ngày đầu kháng chiến, số binh lực bị tiêu diệt và tan rã trong Chiến dịch Hòa Bình là thiệt hại cao nhất của Pháp qua một chiến dịch. Toàn chiến dịch, ta tiêu diệt 6.012 tên địch, 156 xe các loại, 17 tàu chiến, ca nô, 24 đại bác, 9 máy bay cùng nhiều phương tiện chiến tranh khác. Nhìn lại chặng đường 70 năm, từ chiến thắng của Chiến dịch Hòa Bình đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình có quyền tự hào trước diện mạo ngày càng đổi mới của quê hương. Từ một trong những tinh cực kỳ khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, nền kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp và còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, công nghiệp, thương mại, dịch vụ chưa phát triển, đến nay, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đoàn kết, phấn đấu đạt được nhiều kết quả đáng tự hào. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 26 Tháng Sáu, 2023, 07:07:54 am Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, kinh tế của tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân hằng năm đạt 7,59%; quy mô nền kinh tế được mở rộng, năm 2020 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt khoáng 54.956 tỷ đồng, gấp 1,65 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đến hết năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 45,58% (công nghiệp chiếm 38,89%), dịch vụ chiếm 29,32%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 19,98%, thuế sản phẩm 5,12%. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 63,8 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015, cao hơn trung bình khu vực trung du và miền núi phía Bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước. Các chi tiêu thu ngân sách Nhà nước, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, số doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập, hoạt động có hiệu quả, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tỷ lệ đô thị hóa, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tinh khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 -2020 đã đề ra.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng, cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Xây dựng nông thôn mới được phát triển theo đúng quy hoạch và Đề án đã ban hành. Nhận thức của người dân về vai trò chủ thể được nâng cao; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng lên. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu vực nông thôn từng bước được đầu tư nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác an sinh xã hội được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Từ năm 2016 đến năm 2019, toàn tỉnh đã có thêm 57 xã đạt chuẩn nông thôn mới; lũy kế đến cuối năm 2019, tổng số xã về đích nông thôn mới là 88 xã (chiếm 46% tổng số xã), trung bình số tiêu chí nông thôn mới trên 1 xã đạt 15,01 tiêu chí. Thực hiện Nghị quyết 830/NQUBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, đến cuối năm 2020, có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 44,3% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, hoàn thành trước một năm thực hiện nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (đứng thứ 3 các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đứng đầu các tỉnh Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh, kể cả vùng cao vùng khó khăn được cải thiện đáng kể. Văn hóa - xã hội được chăm lo phát triển, có nhiều tiến bộ. Việc thực hiện chính sách đối với người có công được quan tâm, các hoạt động xã hội, từ thiện được đẩy mạnh. Công tác quốc phòng - quân sự địa phương được tăng cường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm, phương thức lãnh đạo của Đảng có nhiều đổi mới. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố vững chắc, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được nâng cao. Những thành tựu đó đánh dấu bước phát triển mới, tạo đà vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định tập trung thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược: 1- Cải cách hành chính. 2- Tập trung phát triển nguồn nhân lực. 3- Xây dựng kết cấu hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Theo đó, tỉnh đã chủ động thể chế hóa các chính sách, pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, thuận lợi; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính. Tỉnh Hòa Bình đã thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, duy trì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở 151 xã, phường, thị trấn, áp dụng phần mềm một cửa điện từ dùng chung để tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ tinh đến cơ sở từng bước được nâng cao. Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng, chất lượng, hướng tới cơ cấu nhân lực hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế; thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Nguồn nhân lực nội tỉnh đã phát triển cả về số lượng và chất lượng; năm 2020, năng suất lao động đạt 99,3 triệu đồng/lao động, gấp 1,65 lần so với năm 2015. Các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và nhân dân đã được các cấp, các ngành huy động bằng nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm đã huy động đạt khoảng 80.630 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đã và đang được đầu tư tạo động lực phát triển. Hệ thống thuỷ lợi được duy trì và mở rộng, nhiều công trình thủy lợi được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới đảm bảo tưới tiêu và phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt được cải thiện, nguồn tài nguyên nước được khai thác hiệu quả, an ninh nguồn nước được đảm bảo; nhiều công trình nước sinh hoạt phục vụ người dân nông thôn được quan tâm đầu tư. Hệ thống lưới điện được đầu tư phát triển, chất lượng điện từng bước được cải thiện. Tỉnh đã tích cực phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt-Nam (EVN) thực hiện dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, dự án năng lượng nông thôn 2, dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia và huy động các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng hạ tầng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Hạ tầng công nghệ thống tin phát triển nhanh, đồng bộ, mạng truyền dẫn đã được cáp quang hóa đến 10 huyện, thành phố, đáp ứng yêu cầu phục vụ công việc, giao dịch của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại, dịch vụ phát triển với nhiều loại hình; có nhiều cơ sở kinh doanh, trung tâm thương mại hiện đại được xây dựng từ nguồn xã hội hóa. Hạ tầng giáo dục và đào tạo được chú trọng đầu tư, hằng năm ngân sách tỉnh dành 20% đầu tư cho giáo dục. Mạng lưới hạ tầng y tế được đầu tư khá đồng bộ; chú trọng phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được đầu tư phát triển. Từng bước đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng về văn hóa. Hạ tầng khoa học, công nghệ bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Hòa Bình tiếp tục củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát hiện và xử lý kịp thời những vụ việc phức tạp, không đê trở thành điểm nóng; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình hình tội phạm và tệ nạn về ma túy; thực hiện tốt các chính sách về tôn giáo, dân tộc. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 26 Tháng Sáu, 2023, 07:09:44 am PHÚ THỌ - NƠI MỞ ĐẦU CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Đồng chí BÙI MINH CHÂU Ủyy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Sau thất bại nặng nề ở biên giới trong Thu - Đông 1950, đồng thời bị quân ta đánh liên tiếp ở trung du và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thực dân Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động. Để giành lại quyền chủ động trên chiến trường, mùa Đông năm 1951, quân Pháp mở cuộc hành quân chiếm đóng Hòa Bình, lập phòng tuyến Sông Đà nối liền với tuyến phòng thủ trung du, sông Đáy nhằm tăng cường khả năng phòng thủ đồng bằng Bắc Bộ, ngăn chặn liên lạc của ta giữa Liên khu Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4. Về chính trị, Pháp muốn biến khu tập trung đồng bào Mường ở vùng này thành "Xứ Mường tự trị" để tiếp tục thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc. Việc đánh chiếm Hòa Bình của thực dân Pháp đã ảnh hưởng trực tiếp đến vùng tự do của Phú Thọ. Một số khu vực Tây - Nam của tỉnh bị địch chiếm lại, trong đó có Tu Vũ thuộc xã Tân Tiến, huyện Thanh Sơn (nay là xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy). Thực dân Pháp đã tập trung xây dựng cứ điểm Tu Vũ thành một cứ điểm quân sự nhằm làm điểm án ngữ sông Đà và làm bàn đạp để đánh thọc sâu vào vùng hậu phương của Phú Thọ. Địch thường xuyên dùng không quân oanh tạc để hỗ trợ cho quân lính tại các vị trí mới chiếm đóng trên đất Phú Thọ. Ở Việt Trì, địch tổ chức càn quét các xã Chính Nghĩa, Minh Khai. Từ vị trí Toa Đen (Bạch Hạc) và từ phía Trung Hà (thuộc Sơn Tây), địch dùng đại bác bắn phá suốt một dải từ Hạc Trì lên Lâm Thao và từ hạ huyện Tam Nông đến thượng huyện Thanh Thủy. Không quân Pháp hoạt động ráo riết, bắn phá nhiều điểm của Đường số 2, bến phà Đoan Hùng, bắn thuyền bè trên sông và ném bom vào nhiều thị trấn, nhất là những nơi chúng nghi có kho tàng hoặc các mục tiêu quan trọng về chính trị và kinh tế của ta. Xung quanh cứ điểm Tu Vũ, địch tổ chức càn quét đốt cháy hơn 100 căn nhà, tàn phá hơn 300ha lúa, gây tang tóc đau thương cho nhân dân địa phương. Tu Vũ được quân Pháp xây dựng thành một vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ Sông Đà. Thực hiện chiếm đóng cứ điểm này là 1 tiểu đoàn lính Âu - Phi thuộc Trung đoàn bộ binh Marốc số 1, 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn ngụy Mường số 6 với 6 xe tăng và thiết giáp trực chiến. Cứ điểm được xây dựng rất kiên cố bao quanh vòng ngoài là hàng rào thép gai dày đặc. Địch tổ chức phân chia cứ điểm thành 3 khu A, B và C. Mỗi khu đều có nhiều lô cốt chiến đấu và hỏa lực mạnh. Riêng Khu B là trung tâm phòng ngự, có sở chỉ huy tiểu đoàn và 2 đại đội bộ bịnh được trang bị 1 xe tăng, pháo 37mm, ĐKZ 75mm; có 1 lô cốt lớn được bao quanh bởi 4 ụ chiến đấu. Ngoài ra, cứ điểm Tu Vũ còn được yểm trợ bằng hỏa lực từ các vị trí núi Chẹ, Đá Chông, thủ pháo và có thể được tăng viện từ canô, tàu chiến theo đường sông Đà. Xác định cứ điểm Tu Vũ là một mắt xích quân sự quan trọng nằm trong tuyến phòng thủ then chốt của địch trên dọc tuyến sông Đà và đây là hướng tiến công chủ yếu của ta đánh địch ở Hòa Bình tháng 11 năm 1951, Tổng Quân ủy quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình để tiêu diệt địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích phối hợp chặt chẽ để đánh bại cuộc tiến công của Pháp đánh chiếm Hòa Bình. Sau khi phân tích tình hình cụ thể trên chiến trường, đồng thời để đảm bảo trận mở màn chắc thắng, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch phát triển và mở rộng hành lang vận chuyển hậu cần, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định lập trung binh lực, hỏa lực đột phá phòng thủ tuyến Sông Đà, bắt đầu bằng trận tiến công tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, núi Chẹ. Để trực tiếp chỉ đạo chiến dịch, Sở Chỉ huy tiền phương do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ đạo đặt vị trí gần Đồn Vàng (Thanh Sơn), cách cứ điểm Tu Vũ khoảng 20km. Quân và dân vùng Tây Bắc, đặc biệt là quân và dân tỉnh Phú Thọ được Bộ Chỉ huy Chiến dịch giao nhiệm vụ phối hợp với Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) đánh địch bên tả ngạn sông Đà, tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, đánh quân cứu viện của địch trên sông Đà. Đêm mùng 10 tháng 12 năm 1951, tiếng súng mở đầu cho Chiến dịch Hòa Bình bắt đầu nổ trên tất cả các hướng tiến vào trung tâm cứ điểm Tu Vũ. Trung đoàn 88 và lực lượng vũ trang địa phương được lệnh tiến công tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ. Theo kế hoạch hiệp đồng, đúng 20 giờ, Trung đoàn 88 chia làm 3 mũi tiến công chiếm lĩnh trận địa, Tiểu đoàn 29 chiếm lĩnh phía Đông, tiến đánh Khu B, Tiểu đoàn 23 đánh phía Bắc Khu A, Tiểu đoàn 322 đột nhập khu vực Đông Nam diệt Khu C. Địch phát hiện bị quân ta bao vây tiêu diệt, hoả lực của chúng từ trong cứ điểm và ở 3 vị trí yểm trợ kháng cự quyết liệt, tạo thành một vành đai lửa bao quanh cứ điểm. Các đơn vị của ta bị pháo địch bắn dữ dội, nhưng với tinh thần anh dũng, kiên cường, quyết chiến, quyết thắng, cán bộ, chiến sĩ bí mật tiếp cận mục tiêu, triển khai lực lượng, hình thành thế bao vây, cắt gỡ hàng rào dây thép gai, dùng hỏa lực chế áp quân địch, thọc sâu chia cắt tiêu diệt từng bộ phận, tiến tới tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch... Trận đánh diễn ra rất ác liệt. Khi quân ta bắt đầu tiến công, địch tập trung hỏa lực mạnh hòng ngăn cản bước tiến quân của ta. Dưới làn mưa đạn, cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, anh dũng xông lên tiêu diệt địch. Đến 1 giờ sáng ngày 11 tháng 12, Tiểu đoàn 322 đã chiếm xong Khu C, sau đó dùng hỏa lực mạnh kiềm chế địch ở khu B. Cuộc chiến đấu ở 2 khu A, B diễn ra rất quyết liệt, ta và địch giằng co từng ụ súng. Đến 2 giờ 50 phút sáng ngày 11 tháng 12, quân ta hoàn toàn làm chủ được 2 khu này. Sau hơn 5 giờ chiến đấu ác liệt, cứ điểm Tu Vũ của địch bị tiêu diệt. Quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu tiểu đoàn thứ nhất thuộc Trung đoàn Marốc số 1, tiêu diệt 158 tên địch, bắt 12 tên (trong đó có tên quan ba Leveux), phá huỷ 3 xe tăng và 1 xe bọc thép; giải phóng cho hơn 100 thanh niên bị địch giam giữ tại đây. Trận tiến công cứ điểm Tu Vũ của Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) kết hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích là trận công kiên lớn nhất, trận đánh mở màn cho Chiến dịch Hòa Bình đã hoàn thành nhiệm vụ do Bộ Tổng Tư lệnh giao. Ta đã tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Tu Vũ, xóa bỏ một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ Sông Đà của địch, làm cho chúng không có căn cứ để mở rộng và đẩy mạnh chiến dịch theo kế hoạch, tạo điều kiện cho bộ đội ta đánh bại âm mưu của địch. Đây cũng là một trong những trận chiến đấu tiêu biểu chống quân xâm lược Pháp của tỉnh Phú Thọ nói riêng, của Quân đội ta, nhân dân ta nói chung. Trận đánh thành công thể hiện sự chỉ đạo chặt chẽ của Quân ủy Trung ương, vai trò lãnh đạo, chỉ huy thống nhất của bộ đội chủ lực (Trung đoàn 88) phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương, đánh giá đúng tình hình, hạ quyết tâm chính xác, chủ động hiệp đồng, vận dụng linh hoạt các hình thức, thủ đoạn chiến đấu, kiên quyết tiến công giành thắng lợi. Với chiến thắng trong trận tiến công cứ điểm Tu Vũ - trận đánh mở đầu của Chiến dịch Hòa Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, quân và dân địa phương: "Trận Tu Vũ là thắng lợi đầu tiên của quân ta đánh địch trong công sự... Nó biểu hiện một tinh thần hy sinh quả cảm, tích cực tiêu diệt địch và tính chủ động linh hoạt trong chiến đấu... Tôi biểu dương các đồng chí đà đánh trận Tu Vũ, cả du kích và bộ đội, biểu dương anh chị em dân công và đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các mẹ đã hết sức giúp đỡ bộ đội cùng nhau làm nên chiến thắng lớn"1 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bài học trí tuệ đổi mới, dân chủ, đoàn kết trong trận Tu Vũ, in trong Kỷ yếu Hội tháo khoa học "Chiến thắng Tu Vũ - 10.12.1951", Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996, tr. 17, 18, 19). Nhìn lại cả quá trình diễn biến của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đại tưởng Võ Nguyên Giáp đã có nhận xét: "... có trận Tu Vũ mới có Him Lam, Độc Lập... Từ Tu Vũ và Chiến dịch Hòa Bình đã hình thành những tư tưởng giúp chúng ta tiến đánh Chiến dịch Điện Biên Phủ. Với trận Tu Vũ, các đồng chí đã góp phần quan trọng cho những thắng lợi lớn sau này"2 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bài học trí tuệ đổi mới, dân chủ, đoàn kết trong trận Tu Vũ, in trong Kỷ yếu Hội tháo khoa học "Chiến thắng Tu Vũ - 10.12.1951", Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996, tr. 17, 18, 19). Thắng lợi đó chứng tỏ bước trưởng thành của Quân đội ta, đó là thắng lợi của quá trình phát triển và chuẩn bị mọi mặt của ta và sự phối hợp, ủng hộ của nhân dân địa phương; làm rạng rỡ thêm tinh thần đánh giặc giữ làng, giải phóng quê hương, đất nước của nhân dân Phú Thọ nói riêng và của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung. Tham gia Chiến dịch Hòa Bình, quân và dân tỉnh Phú Thọ đã phát huy khả năng cao nhất của địa phương, dốc sức phục vụ chiến trường, cung cấp nhân lực, vật lực cho chiến dịch với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng". Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 26 Tháng Sáu, 2023, 07:10:21 am Từ giữa tháng 9 năm 1951, Liên Khu ủy Việt Bắc đã chỉ thị cho Tỉnh ủy Phú Thọ phải tích cực chuẩn bị mọi mặt để phá kế hoạch củng cố vùng trung du của địch. Theo đó, ngay cuối tháng 9, Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị gồm đại diện của Tỉnh đội, Tiểu đoàn 72 Đại đoàn 308 và các huyện Thanh Thủy, Tam Nông, Lâm Thao và Hạc Trì để bàn và phổ biến kế hoạch chống địch càn quét, chiếm đóng. Vì vậy, khi địch mở các cuộc càn quét vào địa bàn các huyện trên, chúng đã vấp phải sự chiến đấu kiên cường của quân và dân địa phương. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương phối hợp với dân quân du kích các xã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm chúng phải co cụm vào các vị trí để cố thủ.
Phối hợp với Mặt trận Hòa Bình, cuối tháng 11 năm 1951, cơ quan quân sự tỉnh Phú Thọ đã lãnh đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang địa phương liên tiếp bao vây, tiến công địch, kìm hãm chân chúng trong các vị trí chiếm đóng. Dân quân, du kích và bộ đội địa phương các huyện chặn đánh địch ở nhiều nơi. Du kích các xã phục kích địch đi tuần trên sông Đà, bắn vào các vị trí trong cứ điểm Tu Vũ. Bộ đội địa phương trong tỉnh và Đại đội du kích Thục Luyện (Thanh Sơn) phối hợp với Đại đoàn 312 tiêu diệt hàng trăm tên địch với 4 đại đội Âu - Phi bị thiệt hại nặng; Tiểu đoàn Thái số 3 bị tiêu diệt... Những hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương đã góp phần tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực tập trung vào mặt trận chính Hòa Bình, Sông Đà, Đường số 6. Tháng 12 năm 1951, tỉnh Phú Thọ được Trung ương và Liên khu Việt Bắc giao nhiệm vụ chuẩn bị nhân lực, vật lực phục vụ Chiến dịch Hòa Bình. Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và các địa phương xác định đây là nhiệm vụ trung tâm, đột xuất nên đã tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Tỉnh đã thành lập Ban Chuẩn bị chiến trường, điều động 4 đồng chí Tỉnh ủy viên cùng 30 cán bộ giúp việc, tổ chức phổ biến Thư kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời động viên nhân dân dồn sức hoàn thành mọi mặt công tác, đảm bảo yêu cầu chiến dịch. Bên cạnh sự chỉ đạo các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp chiến đấu, Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tình phục vụ tích cực cho chiến dịch. Chưa có chiến dịch nào lại gấp rút và động viên lực lượng lớn như Chiến dịch Hòa Bình. Để làm tốt nhiệm vụ vận chuyển lương thực và vũ khí phục vụ chiến dịch, tỉnh Phú Thọ phối hợp với bộ đội Công binh mở mới và sửa chữa nhanh chóng những tuyến đường vận tải quân sự Phú Thọ - Đồn Vàng - Hòa Bình; mở thêm nhiều tuyến đường dài hàng trăm kilômét; sửa chữa 60km đường ôtô, làm bến vượt, những sân tránh xe; làm hàng chục cầu phao ở Cẩm Khê, Yên Lập, Ngọc Lập, Thục Luyện, Đồng Cốc, Hương Cần, Đèo Huống, Bản Thôn... Quân và dân Phú Thọ đã nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh, đóng góp 3.000 tấn gạo, 800 con lợn, 150 con trâu, bò thịt và 2.000 chiếc thuyền, 45.000 dân công phục vụ thường xuyên cho cả chiến dịch. Riêng trận công phá Tu Vũ, trong các đêm từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 12 năm 1951, mặc cho pháo sáng và đạn địch từ trên máy bay bắn phá, đèn pha của canô địch tuần tiễu phát hiện và uy hiếp, nhân dân các làng ven sông đã dùng hàng trăm thuyền nhỏ nhanh chóng đưa bộ đội qua sông an toàn, luồn sâu vào vùng sau lưng địch ở Ba Trại. Cũng trong trận chiến đấu này, huyện Thanh Thủy đã huy động hơn 500 dân công làm nhiệm vụ tiếp đạn, cứu thương, vận chuyển lương thực, thuốc men cho bộ đội. Sau Chiến thắng Tu Vũ, với quyết tâm triệt hẳn tuyến vận tải đường sông của địch, không cho địch có cơ hội củng cố lực lượng, ngày 14 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 387 thuộc Đại đoàn 308 phối hợp với bộ đội và dân quân du kích địa phương phục kích bắn chìm 2 sà lan của địch, làm cho địch hoang mang lo sợ, phải cầu viện từ Sơn Tây sang chiếm đóng vị trí Phương Viên. Trung đoàn 36 Đại đoàn 308 và bộ đội địa phương cũng bố trí trận địa phục kích ở Lạc Song, chặn đánh tàu địch từ bến Ngọc xuôi về Trung Hà. Khoảng 11 giờ ngày 22 tháng 12 năm 1951, 1 đoàn tàu chiến và 6 canô của địch lọt vào trận địa phục kích của ta. Trận đánh diễn ra nhanh gọn, ta bắn chìm 1 tàu chiến và bắn cháy 4 canô, tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn địch, bắt 80 tên, làm tê liệt hoàn toàn đường tiếp tế của địch trên sông Đà. Đây là trận đánh thể hiện sự mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta. Sau những thắng lợi trên, cơ sở đảng, chính quyền nhân dân tại khu vực này được củng cố, chiến tranh du kích được đẩy mạnh và phát triển, quân và dân Phú Thọ phấn khởi tích cực phối hợp tác chiến và phục vụ cho Chiến dịch Hòa Bình đến khi toàn thắng. Những đóng góp tích cực của Đảng bộ, quân và dân Phú Thọ trong Chiến dịch Hòa Bình đã được Trung ương Đảng và Chính phủ tuyên dương với 37 huân chương cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Riêng Trung đoàn 88 Đại đoàn 308 - Đại đoàn Quân Tiên phong, đơn vị chủ công đánh đồn Tu Vũ và giành thắng lợi hoàn toàn, được Hội đồng Chính phủ tặng danh hiệu "Trung đoàn Tu Vũ". Địa điểm Chiến thắng Tu Vũ được công nhận Di tích lịch sử kháng chiến và Tượng đài chiến thắng Tu Vũ được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngay từ khi mới được thành lập và trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỳ, cũng như trong chiến đấu bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, lực lượng vũ trang tỉnh Phú Thọ đã đoàn kết một lòng, đồng cam cộng khổ, chiến đấu dũng cảm kiên cường, lập nhiều chiến công hiển hách, ghi đậm dấu ấn hào hùng của dân tộc. Từ những chiến công mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược như Chiến thắng Sông Lô, Chiến thắng Tu Vũ, Chiến thắng Cầu Hai - Chân Mộng cho đến Chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đều có đóng góp to lớn của quân và dân Phú Thọ. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Phú Thọ là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng trong thế trận phòng thủ đất nước. Thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, đổi mới sáng tạo, quyết tâm phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang tỉnh luôn phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện, thị xã, thành phố ngày càng vững chắc. Chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần quan trọng cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phấn đấu đưa tỉnh Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 26 Tháng Sáu, 2023, 07:11:33 am LỰC LƯỢNG VŨ TRANG LIÊN KHU 3 "CHIA LỬA" VỚI CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Trung tướng NGUYỄN QUANG NGỌC Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 3 Sau khi thực dân Pháp thực hiện cuộc tiến công đánh chiếm Hòa Bình, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng thị xã Hòa Bình, đập tan phòng tuyến sông Đà, tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích vùng trung du và châu thổ sông Hồng. Là hướng phối hợp quan trọng, quân và dân Liên khu 3 đã tích cực "chia lửa" với mặt trận chính, trực tiếp góp phần làm nên những thành công vang dội trong Đông - Xuân 1951 - 1952. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tổng kết: "Đây là chiến dịch kép. Một chiến dịch gồm hai mặt trận. Mặt trận chính là Hòa Bình, mặt trận phối hợp là vùng địch hậu trang du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong suốt quá trình chiến dịch, hai mặt trận này đã gắn bó với nhau một cách hữu cơ, cùng tạo điều kiện cho nhau để giành thắng lợi. Có thể nói nếu không có thắng lợi ở nơi này thì cũng không có thắng lợi ở nơi kia"1 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phú, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 293 - 294). Thực hiện chủ trương Hội nghị lần thứ hai của Ban Chap hành Trung ương Đảng (27.9 - 5.10.1951), từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 11 năm 1951, Tổng Quân ủy họp mở rộng, quyết định phân tán chủ lực trên nhiều chiến trường với quy mô trên dưới một đại đoàn, phối hợp mật thiết với lực lượng vũ trang của Liên khu 3, Liên khu 1 luân phiên tác chiến, buộc các binh đoàn cơ động của thực dân Pháp phải phân tán đối phó, từ đó tiêu diệt sinh lực địch, hỗ trợ chiến tranh du kích phát triển. Tổng Quân ủy cũng chủ trương sử dụng một số đại đoàn hoạt động phân tán ở trung du và hữu ngạn Liên khu 3 để thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích sau lưng địch và mở chiến dịch Liên khu 3 tiến công địch ở đồng bằng. Tuy nhiên, khi ta đang chuẩn bị mở chiến dịch, quân Pháp đã xây dựng kế hoạch phản công, chuẩn bị đưa toàn bộ lực lượng cơ động chiến lược mở cuộc hành quân đánh chiếm tỉnh Hòa Bình - tỉnh tự do duy nhất của Liên khu 3, mở đầu cho cuộc phản công nhằm cắt đứt đường giao thông huyết mạch của lực lượng kháng chiến từ Bắc vào Nam, khiến "chủ lực đối phương phải tham chiến", từ đó giành "thắng lợi quân sự, chính trị vang dội", dựng lại "Xứ Mường tự trị" ở Hòa Bình. Để phối hợp với Chiến dịch Hòa Bình, theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Liên khu 3 đã thành lập Ban Chỉ đạo Mặt trận đồng bằng gồm các đồng chí ủy viên Thường vụ Liên khu ủy và đồng chí Tư lệnh kiêm Chính ủy Đại đoàn 320. Ngày 27 tháng 11 năm 1951, Ban Chỉ đạo Mặt trận đồng bằng họp xác định kế hoạch Đông - Xuân 1951 - 1952: Đẩy mạnh tác chiến, phối hợp với mặt trận chính tiêu diệt địch và nhân cơ hội địch đưa quân cơ động ra ngoại tuyến, tập trung đánh mạnh ở sau lưng, phá vỡ hệ thống chiếm đóng của chúng, tranh thủ nhân dân, phục hồi cơ sở, mở rộng và củng cố các khu du kích, căn cứ du kích, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đẩy mạnh công tác địch vận, giành lại kho nhân tài, vật lực của Liên khu1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Quân khu 3 - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998, tr. 301). Đợt hoạt động của Liên khu được chia thành 2 bước: Bước thứ nhất, tập trung toàn bộ lực lượng của Đại đoàn 320 cùng lực lượng vũ trang tại chỗ đánh mạnh ở Hà Nam, Ninh Bình tiêu diệt địch, phá ngụy quân, ngụy quyền, tạo địa bàn đứng chân để tiếp tục đưa chủ lực vào sâu hơn. Bước thứ hai, Đại đoàn 320 (thiếu 1 trung đoàn) vượt sông Hồng sang Thái Bình cùng Trung đoàn 42 và bộ đội địa phương, dân quân du kích đẩy mạnh tác chiến, khôi phục và mở rộng các khu du kích, căn cứ du kích, uy hiếp Đường số 5. Đồng thời, tập trung 2 trung đoàn chủ lực (1 trung đoàn của Đại đoàn 320 và Trung đoàn 46 của Liên khu 3) cùng lực lượng vũ trang địa phương đẩy mạnh tác chiến ở Hà Nam, Nam Định, tạo thế căng kéo, phối hợp với chiến trường chính và tiếp tục mở rộng các vùng giải phóng. Ban Chỉ đạo Mặt trận đồng bằng cũng quyết định thành lập các hội đồng cung cấp từ Liên khu tới các tỉnh, thành phố, các huyện để chi viện cho chiến trường. Cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1951, các đơn vị, địa phương trên địa bàn Liên khu 3 tổ chức chuyển quân và triển khai các mặt bảo đảm chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Ở các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương và Kiến An các đơn vị bộ đội địa phương đều đưa lực lượng vào vùng địch tạm chiếm đánh địch. Các cơ quan cấp tỉnh, huyện tổ chức một bộ phận gọn, nhẹ bám sát vùng xung yếu chỉ đạo phong trào. Ban Chuẩn bị chiến trường của các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình chuẩn bị huy động lực lượng, vật chất bảo đảm cho bộ đội chủ lực tác chiến trên mặt trận chính diện Hòa Bình, đồng thời sẵn sàng đánh địch tại địa phương, phát triển chiến tranh du kích. Ngày 10 tháng 12 năm 1951, Chiến dịch Hòa Bình mở màn. "Chia lửa" với mặt trận chính, Ban Chỉ đạo Mặt trận đồng bằng quyết định đưa lực lượng bí mật tiến sâu vào trong vùng địch hậu, thực hiện đánh từ trong đánh ra với mục tiêu tiến công đầu tiên là Phát Diệm (Ninh Bình). Theo đó, Trung đoàn 48, Trung đoàn 52 dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Văn Tiến Dũng - Tư lệnh kiêm Chính ủy Đại đoàn 320 tập trung tác chiến ở hướng Phát Diệm. Trung đoàn 64 tổ chức tác chiến ở vùng sau lưng địch Hà Nam. Bộ đội địa phương, dân quân du kích toàn Mặt trận đẩy mạnh đánh nhỏ, phối hợp với chủ lực và hỗ trợ cho đồng bào nổi dậy phá tề, giành lại quyền làm chủ thôn, xã. Được sự che chở, đùm bọc của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 48, Trung đoàn 52 và bộ đội địa phương tỉnh Ninh Bình bí mật vượt qua nhiều đồn giặc, vành đai trắng và nhiều sông ngòi bằng các phương tiện chuyên chở do nhân dân giúp đỡ để chiếm lĩnh vị trí tiến công. Đêm mùng 10 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 48 có sự phối hợp của các lực lượng tại chỗ đã san phẳng 10 vị trí, diệt và bắt 875 tên địch, thu 186 súng và phá huỷ nhiều kho tàng, phương tiện chiến tranh khác, giải phóng thị trấn Phát Diệm. Đồng thời, Trung đoàn 52 và bộ đội địa phương huyện Yên Khánh tiêu diệt và bắt toàn bộ lực lượng chi viện tiến qua Yên Ninh về Phát Diệm. Đến cuối tháng 12 năm 1951, các đơn vị chủ lực và bộ đội địa phương, dân quân du kích đã phối hợp chặt chẽ, liên tục tiêu diệt, tiêu hao, bao vây, quấy rối địch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nổi dậy phá tề. Sau hơn nửa tháng hoạt động, Trung đoàn 48, Trung đoàn 52 cùng quân và dân tỉnh Ninh Bình đã giành được những thắng lợi quan trọng, tiêu diệt 2/3 quân chiếm đóng, phá 128/138 ban tề, giải phóng phần lớn huyện Yên Mô, một phần huyện Kim Sơn, xây dựng nhiều cơ sở trong đồng bào công giáo ở Phát Diệm, mở một số khu du kích mới ở Kim Sơn, nối liền với khu du kích Yên Khánh. Thắng lợi đã làm rung chuyển hệ thống chiếm đóng của quân Pháp, quân ngụy ở phía Nam tỉnh Ninh Bình, trực tiếp mở đường cho lực lượng ta vượt sông Đáy, tiến sâu hơn vào trong vùng địch hậu. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 26 Tháng Sáu, 2023, 07:12:06 am Để kịp thời phối hợp với mặt trận Hoà Bình, chiều ngày 8 tháng 11 năm 1951, Trung đoàn 64 từ vùng tự do hành quân vào vùng địch hậu Hà Nam. Đêm mùng 10, rạng ngày 11 tháng 12, Tiểu đoàn Hưng Công đã san phẳng vị trí Ngô Khê (ven sông Đào), mở đường liên lạc giữa các huyện Lý Nhân, Bình Lục, Duy Tiên, đồng thời tiêu diệt một đại đội biệt kích đi ứng cứu ở Tái Kênh, làm chấn động tinh thần binh lính ngụy ở Hà Nam. Tiếp đó, từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 1951, dân quân du kích trong tỉnh tổ chức vây ép các đồn bốt giặc và hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá tề, diệt dõng, giành lại quyền làm chủ thôn, xã. Đến giữa tháng 12 năm 1951, chủ lực ta đã có mặt trên toàn tỉnh Hà Nam và phía Bắc tỉnh Nam Định. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, đân quân du kích liên tục chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao quân địch. Bộ đội chủ lực tập trung tiêu diệt các vị trí quan trọng của địch. Lực lượng tại chỗ của ta kết hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, binh vận đã xóa bỏ hàng chục vị trí tề dõng, chuyển các thôn, xã tạm bị chiếm thành các làng xã chiến đấu. Chiến tranh du kích và phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ đã xóa bỏ hệ thống ngụy quyền cơ sở mà quân địch đã phải mất nhiều công sức gây dựng. Chỉ trong gần một tháng hoạt động ở Hà Nam, ta đã san phẳng 14 cứ điểm, bức rút, bức hàng 24 cứ điểm khác, diệt 45/50 vị trí tề vũ trang, hương tổng dũng, phá 312/380 ban tề, thu gần 1.000 súng, tăng cường trang bị cho các đơn vị bộ đội địa phương và du kích các xã. Cùng với thắng lợi quân sự, công tác tranh thủ nhân dân cũng đạt được kết quả lớn, các cơ sở chính trị được mở rộng, nhiều khu du kích mới được hình thành ở các huyện.
Tại Hà Đông, chấp hành nhiệm vụ hoạt động Đông - Xuân 1951 - 1952 của Liên khu ủy, Bộ Tư lệnh Liên khu 3, bộ đội địa phương và dân quân du kích đẩy mạnh hoạt động quân sự, đồng thời kết hợp với tiến công chính trị, binh vận. Nửa cuối tháng 12 năm 1951, nhân dân Hà Đông đã vùng dậy tổng phá tề, phục hồi cơ sở ở 171 thôn, mở 5 khu du kích ở các huyện ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín và Liên Nam. Ở Sơn Tây, Hòa Bình, ngoài trực tiếp phối hợp đánh địch tại mặt trận chính, quân và dân 2 tỉnh còn đẩy mạnh hoạt động quấy rối, tiêu hao, bao vây đồn bốt, đánh phá giao thông vận chuyển của địch và tham gia công tác phục vụ chiến dịch. Chỉ riêng tỉnh Hòa Bình, tháng 12 năm 1951, Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh đã huy động nhân dân tham gia 200.000 ngày công làm nhiệm vụ vận tải, chuyển thương, mở đường, bảo đảm cho chủ lực ta chiến đấu thắng lợi. Cuối tháng 12 năm 1951, sau khi mở rộng vùng giải phóng, tạo bàn đạp đứng chân ở Ninh Bình, Trung đoàn 52, Trung đoàn 48 tiên sâu vào vùng địch hậu ở phía Nam tỉnh Nam Định cùng lực lượng vũ trang tại chỗ tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng các khu du kích, đồng thời mở đường để chuẩn bị đưa chủ lực vượt sông Hồng đánh sang tả ngạn. Trung và hạ tuần tháng 12 năm 1951, ta đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch ở cả mặt trận chính Hòa Bình và mặt trận sau lưng địch. Ở hữu ngạn sông Hồng, chiến tranh du kích đã diễn ra sôi nổi và có chuyển biến mạnh. Ở tả ngạn sông Hồng, cơ sở quần chúng và phong trào chiến tranh du kích bước đầu phục hồi, tạo tiền đề căn bản cho ta giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ trong Đông - Xuân 1951 - 1952. Trước tình hình đó, để chống đỡ với miền đồng bằng đang rung chuyển và chống lại áp lực của chủ lực ta tại mặt trận chính, ngày 8 tháng 1 năm 1952, quân Pháp rút lực lượng khỏi phân khu Sông Đà về tăng cường phòng thủ khu vực thị xã Hòa Bình - Đường số 6, đồng thời đưa một phần lực lượng cơ động về đồng bằng. Thực hiện chủ trương của Tổng Quân ủy về việc đưa chủ lực sang tả ngạn, đẩy mạnh củng cố cơ sở, chống càn quét, phát triển chiến tranh du kích, phối hợp với mặt trận Hòa Bình - Đường số 6, Thường vụ Liên khu ủy và Ban Chỉ đạo Mặt trận đồng bằng quyết định đưa toàn bộ Đại đoàn 320, các trung đoàn 42, 46 vào vùng địch hậu phối hợp cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích các tỉnh đồng bằng hoạt động lâu dài, tiêu diệt sinh lực địch, phá ngụy quân, ngụy quyền, bảo vệ nhân dân, mở rộng các khu du kích và căn cứ du kích sau lưng địch. Theo đó, Trung đoàn 64 hoạt động mạnh ở Hà Nam, Bắc Nam Định để nghi binh đánh lạc hướng địch, tạo điều kiện thuận lợi cho Đại đoàn bộ và các trung đoàn 48, 52 đánh qua khu vực phía Nam tỉnh Nam Định, vượt sông Hồng sang chiến đấu ở Thái Bình. Trung tuần tháng 1 năm 1952, Trung đoàn 64 tiêu diệt một số vị trí ven sông Hồng, uy hiếp phía Bắc thị xã Nam Định, ở phía Nam tỉnh Nam Định, ta cũng liên tiếp giành thắng lợi. Nhân cơ hội đó, được sự hỗ trợ của Trung đoàn 46, lực lượng quân sự và chính trị các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy và Hải Hậu tiến công phá vỡ toàn bộ hệ thống tề dõng của địch ở Hạ Nghĩa Hưng và giải phóng phần lớn các huyện Giao Thủy, Hải Hậu. Bằng đòn tiến công quân sự của lực lượng vũ trang ba thứ quân, kết hợp với đòn tiến công chính trị, binh vận với nhiều hình thức phong phú của nhân dân, chỉ sau một thời gian ngắn, ta đã bức rút, bức hàng 40 vị trí, diệt và phá bỏ 87/103 ban tề vũ trang, mở được các khu du kích, căn cứ du kích rộng lớn ở phía Nam tỉnh Nam Định, ở khu vực phía Bắc Nam Định, ta cũng mở lại các khu du kích ở nhiều huyện và nối liền với các khu du kích, căn cứ du kích ở Hà Nam, đưa phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh chuyển sang một bước phát triển nhảy vọt mới. Ở Tả Ngạn, Bộ Chỉ huy Mặt trận Tả Ngạn và tỉnh ủy các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An và thành phố Hải Phòng tổ chức cho bộ đội địa phương, dân quân du kích cùng Trung đoàn 42 đẩy mạnh tác chiến phối hợp với chiến trường chính diệt địch, mở rộng địa bàn. Tháng 12 năm 1951 và nửa đầu tháng 1 năm 1952, trọng điểm hoạt động của Mặt trận Tả Ngạn là địa bàn tỉnh Thái Bình. Bộ đội địa phương, dân quân du kích đã hỗ trợ quần chúng nổi dậy liên tiếp phá tề, diệt dõng ở nhiều huyện, mở lại các khu du kích. Cuối tháng 1 năm 1952, các đơn vị của Đại đoàn 320 lần lượt vượt sông Hồng sang Thái Bình hoạt động. Theo quyết định của Thường vụ Liên khu ủy 3, Đảng ủy Mặt trận vùng sau lưng địch Tả Ngạn được thành lập. Các đồng chí Đỗ Mười, Nguyễn Khai, Dương Hữu Miên, Văn Tiến Dũng tham gia Đảng ủy Mặt trận và trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến đấu. Đảng ủy Mặt trận chủ trương đưa toàn bộ lực lượng đánh mạnh nhằm tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng các khu du kích, căn cứ du kích, đẩy mạnh chiến tranh du kích, vận động nhân dân phá ngụy quân, ngụy quyền. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 26 Tháng Sáu, 2023, 07:12:55 am Từ ngày 18 tháng 1 năm 1952, các đơn vị thuộc Đại đoàn 320 đã vượt qua sự phong tỏa của địch, tiến sang đất Thái Bình. Qua những đợt hoạt động đầu tiên, bộ đội chủ lực và địa phương đã làm rung chuyển hệ thống chiếm đóng của quân Pháp, quân ngụy ở phía Nam thị xã Thái Bình. Thực hiện chủ trương của Đảng ủy Mặt trận vùng sau lưng địch Tả Ngạn, ngày 3 tháng 1 năm 1952, Đại đoàn 320 tiến công hệ thống chiếm đóng của địch ở Kiến Xương và Tiền Hải. Cùng thời gian đó, bộ đội địa phương tỉnh Thái Bình và dân quân du kích các huyện Kiến Xương, Tiền Hải bao vây bức hàng 9 vị trí do bọn phản động đội lốt Thiên Chúa giáo đóng giữ, giải phóng huyện Tiền Hải. Phát huy thắng lợi, lực lượng vũ trang tỉnh tiếp tục phát triển lên Vũ Tiên - Kiến Xương phối hợp với dân quân du kích và đồng bào trong vùng bao vây bức hàng 12 vị trí, giải phóng gần hết huyện Kiến Xương và khu vực phía Nam huyện Vũ Tiên. Các tiểu đoàn Thanh Lũng, Kiên Trung, Tiểu đoàn pháo thuộc Đại đoàn 320 vượt sông Trà Lý phối hợp với các lực lượng tại chỗ giải phóng huyện Thái Ninh và Thụy Anh. Huyện ủy và Ban Chỉ huy Huyện đội các huyện Tiên Hưng, Thư Trì và Duyên Hà sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ và huy động nhân dân bao vây bức rút nhiều vị trí, mở lại các khu du kích. Tháng 2 năm 1952, ta tiếp tục bao vây, bức hàng nhiều vị trí, phục hồi khu du kích, căn cứ du kích Tiên - Duyên - Hưng, mở rộng vùng giải phóng ờ 4 huyện phía Bắc tỉnh Thái Bình. Cuộc đấu tranh của quân và dân Thái Bình đã có bước phát triển nhảy vọt, Qua hơn 1 tháng hoạt động, ta đã xoá bỏ toàn bộ kết quả bình định của địch trong 6 tháng cuối năm 1950 và đầu năm 1951; tiêu diệt, bức hàng, bức rút 75 vị trí; giải phóng hoàn toàn các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, 3/4 diện tích huyện Thụy Anh, 1/3 diện tích huyện Đông Quan; phục hồi khu du kích liên huyện Vũ Tiên, Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng Nhân, Quỳnh Côi và Phụ Dực. Hệ thống tề dõng, chính quyền cơ sở của địch ở Thái Bình cơ bản bị tan rã.
Ở Hải Dương và Hưng Yên, thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Mặt trận vùng sau lưng địch Tả Ngạn, cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm 1952, các trung đoàn 42, 174 cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích tiêu diệt nhiều vị trí địch, tổ chức đánh phá giao thông, mở rộng khu du kích, căn cứ du kích. Mỗi tỉnh giải phóng được hàng trăm thôn, xã và mở lại các khu du kích, căn cứ du kích ở tất cả các huyện. Khu du kích, căn cứ du kích Bắc sông Luộc đã được mở rộng (gồm 7 huyện) thành căn cứ liên tỉnh, nối liền với các khu du kích, căn cứ du kích ở phía Bắc tỉnh Thái Bình. Tại Kiến An, chấp hành nhiệm vụ của Liên khu ủy và Ban Chỉ đạo Mặt trận vùng sau lưng địch Tả Ngạn, Tỉnh ủy và Ban Chỉ huy Tỉnh đội chủ trương sử dụng lực lượng đẩy mạnh hoạt động phối hợp chiến trường và tranh thủ quân cơ động địch đang bị thu hút, giam chân ở mặt trận chính, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và vận động chính trị, khôi phục, phát triển cơ sở trong vùng địch tạm chiếm, trọng điểm là phục hồi khu du kích Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Sau hơn 1 tháng kiên trì bám đất, bám dân, ta đã phục hồi được cơ sở chính trị ở Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Đồng thời với tiến công quân sự, ta phát động nhân dân đấu tranh chính trị, kinh tế, chống bắt phu, nộp thuế. Cuối tháng 1, đàu tháng 2 năm 1952, đảng bộ địa phương phát động nhân dân đứng lên phối hợp cùng lực lượng vũ trang bao vây, bức hàng, bức rút toàn bộ 46 đồn hương dõng trong vùng, giải phóng 22 xã. Khu du kích, căn cứ du kích Tiên Lãng - Vĩnh Bảo trở thành căn cứ chính và là bàn đạp tiến công quan trọng của ta tại Kiến An - Hải Phòng. Đầu tháng 2 năm 1952, để đối phó với phong trào chiến tranh du kích Kiến An đang phục hồi, Bộ Chỉ huy quân Pháp điều động 1 binh đoàn cơ động chiến lược dùng 38 xe bọc thép có không quân, pháo binh chi viện mở cuộc hành quân càn quét vào khu du kích Tiên Lãng nhưng không thu được kết quả nên chuyển hướng sang huyện Vĩnh Bảo. Những trận đánh nhỏ, diệt nhỏ của bộ đội địa phương hoạt động phân tán và dân quân du kích diễn ra khắp nơi làm cho quân cơ động của địch hết sức căng thẳng và tổn thất không nhỏ nên phải kết thúc cuộc càn quét. Việc ta khôi phục và giữ vũng được khu du kích, căn cứ du kích Tiên Lãng - Vĩnh Bảo càng củng cố thêm niềm tin và sức mạnh thế trận tại chỗ của ta ở các mặt trận nằm sâu trong vùng địch hậu. Kết hợp tiến công quân sự với tiến công chính trị, binh vận, quân và dân Liên khu 3 còn đánh mạnh vào tinh thần binh lính địch, làm hàng nghìn lính ngụy bỏ ngũ trở về nhà, nhiều người đem theo cả vũ khí về giao nộp cho chính quyền cách mạng. Trước Đông - Xuân 1951 - 1952, hầu như toàn bộ vùng châu thổ sông Hồng nằm dưới sự kiểm soát của địch, đến đầu năm 1952, ta đã giải phóng hơn 2 triệu đồng bào, với diện tích 4.800km2 (bằng 2/3 diện tích vùng châu thổ); khu du kích được mở ở hầu hết các huyện đồng bằng, nhiều khu du kích, căn cứ du kích liên huyện, liên tỉnh rộng lớn xuất hiện1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Quân khu 3 - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Sđd, tr. 334). Cơ sở chính trị và vũ trang của ta cũng đã phát triển khá mạnh ở các vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa. Âm mưu chia rẽ lương - giáo, phá khối đoàn kết dân tộc, thực hiện chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" bị đánh bại một bước quan trọng. Bị thất bại trên cả mặt trận chính và đặc biệt là trên mặt trận sau lưng địch, ngày 23 tháng 2 năm 1952, quân Pháp bỏ Hòa Bình rút chạy. Tỉnh Hòa Bình được giải phóng. "Chia lửa" với mặt trận chính, quân và dân Liên khu 3 đã tiêu diệt, bắt hơn 10.000 quân địch, tiêu diệt 160 cứ điểm, diệt khoảng 1.000 vị trí do tề vũ trang, tổng dõng, vệ sĩ đóng giữ, thu và phá hủy nhiều vũ khí, đạn dược và các phương tiện chiến tranh1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Quân khu 3 - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Sđd, tr. 333). Thắng lợi to lớn của ta ở mặt trận sau lưng địch làm thay đổi tình thế ở đồng bằng Bắc Bộ, có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi của toàn bộ Chiến dịch Hòa Bình. Đó là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân, là kết quả của tư duy sắc sảo, nhạy bén của Bộ Chỉ huy tối cao và Bộ Tư lệnh Chiến dịch trong phân tích tình hình, đánh giá về lương quan lực lượng, trong định ra phương thức và phương châm hoạt động cho toàn chiến dịch cũng như cho từng mặt trận. Đồng thời là thắng lợi của chủ trương "lấy dân làm gốc", kiên trì tổ chức toàn dân đánh giặc bằng sức mạnh của lực lượng tổng hợp kiên quyết mở cuộc đấu tranh toàn diện ở mặt trận sau lưng địch đẩy mạnh tiến công địch bằng cả ba thứ quân, bằng kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với tiến công chính trị, binh vận, giữa đánh địch và thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố lực lượng kháng chiến ở vùng địch hậu về mọi mặt. Chiến thắng Hòa Bình và những hoạt động quân sự của ta trong vùng địch hậu Liên khu 3 đã giáng một đòn mạnh vào kế hoạch chiến lược của Đờ Lát, khiến quân Pháp "tổn thất về sinh mạng và trang bị không kém gì Chiến dịch Biên Giới và Chiến dịch Điện Biên Phủ sau này"1 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, Sđd, tr. 294), làm xoay chuyển cục diện trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ theo chiều hướng có lợi cho ta. Chiến thắng Hòa Bình cũng là cuộc tập dượt cho Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của phong trào cách mạng ở Liên khu 3. Với sự phát triển cả về số lượng, chất lượng của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, quân dân Liên khu 3 sẵn sàng cùng cả nước tiến lên giành những thắng lợi lớn hơn, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Bảy, 2023, 07:24:32 am QUÂN VÀ DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 2 TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Thiếu tướng PHẠM HỒNG CHƯƠNG Tư lệnh Quân khu 2 Chiến thắng Hòa Bình trong Đông - Xuân 1951 - 1952 là chiến thắng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị và quân sự trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong chiến thắng này, quân và dân Tây Bắc (Quân khu 2 ngày nay) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đầu não chiến dịch, giữ gìn bí mật cho chủ lực của Bộ triển khai lực lượng đánh tạo thế; đồng thời cung cấp sức người, cơ sở vật chất, lương thực cho chiến dịch, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình, đánh dấu sự khởi đầu giành quyền chủ động trên chiến trường của quân và dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đưa cách mạng nước ta bước sang giai đoạn mới. Sau thất bại trong Chiến dịch Biên Giới 1950, quân Pháp ở Đông Dương rơi vào thế bị động, phái tìm cách để giữ thế chủ động về chiến lược. Từ cuối năm 1950, thực dân Pháp tăng quân, đổi tướng, triển khai kế hoạch quân sự mới ở Đông Dương. Tướng Đờ Lát đờ Tátxinhi sau khi sang Việt Nam đã khẩn cấp triển khai xây dựng một loạt hệ thống đồn, bốt kiên cố, vững chắc ở những vị trí có ý nghĩa chiến lược dọc theo các tuyến giao thông quan trọng hòng kiểm soái, ngăn chặn mọi hoạt động của ta, nhất là các cuộc tiến công của quân chủ lực từ vùng thượng du xuống đồng bằng và cắt đứt nguồn tiếp tế nhân lực, vật lực từ vùng châu thổ sông Hồng, nơi đông dân, nhiều lúa gạo cho căn cứ cách mạng. Đồng thời, cho quân đẩy nhanh quá trình bình định nông thôn, các vùng tạm chiếm bằng các cuộc hành binh càn quét quy mô lớn nhằm tiêu diệt các cơ sở chính trị, vũ trang, bắt lính, dồn dân, triệt phá kinh tế... Đến đầu tháng 9 năm 1951, những nỗ lực về quân sự của thực dân Pháp đã làm cho tình hình của ta ở Tây Bắc gặp rất nhiều khó khăn. Với kế hoạch tăng cường khối phòng thủ độc lập Tây Bắc, địch đã co về củng cố Nghĩa Lộ (Yên Bái) để giữ vững vựa thóc lớn của Tây Bắc và uy hiếp phía Tây căn cứ địa Việt Bắc. Chúng củng cố những cứ điểm nhỏ thành cứ điểm vừa do 1 đại đội đóng giữ, lập mới 4 tiểu khu Nghĩa Lộ, Gia Hội, Ba Khe, Gốc Báng; mỗi tiểu khu Có 1 tiểu đoàn chiếm đóng. Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp tăng cường 3 tiểu đoàn quân viễn chinh cho Tây Bắc, đồng thời tăng cường nắm thổ ty, lang, đạo, khủng bố đàn áp nhân dân, phá vỡ cơ sở kháng chiến. Phong trào cách mạng ở Yên Bái tạm lắng xuống, các đội du kích ở Sơn La chưa có hoạt động tác chiến đáng kể. Tại Lai Châu mới tạo được chỗ đứng chân trong đồng bào Mông ở 3 huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Quỳnh Nhai. Đường giao thông từ các địa phương về Liên khu Việt Bắc thường xuyên bị địch phục kích, ngăn chặn... Trước tình hình đó, Liên khu ủy Việt Bắc chủ trương xây dựng Lào Cai làm bàn đạp chính, tiến tới giải phóng Lai Châu, mở đường vào hoạt động sâu trong hậu địch. Ngày 13 tháng 9 năm 1951, Thường vụ Liên khu ủy quyết định: "Mở đợt hoạt động đẩy mạnh chiến tranh du kích" phục vụ đấu tranh Chính trị, bảo vệ mùa màng và chuẩn bị chiến trường cho tác chiến trong Thu - Đông 1951 - 1952. Cùng thời điểm này, từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 31 tháng 10 năm 1951, Bộ Tổng Tư lệnh mở Chiến dịch Lý Thường Kiệt đánh vào Phân khu Nghĩa Lộ nhằm tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công quân địch trên chiến trường chính, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu diệt phỉ củng cố phát triển cơ sở trong vùng sau lưng địch ở Tây Bắc, giải phóng đất đai, đồng thời thăm dò phản ứng của quân viễn chinh Pháp khi ta tiến công lên rừng núi. Kết thúc chiến dịch, ta tiêu diệt khoảng 1.000 tên địch, thu hàng trăm súng các loại, 15 tấn đạn, 13 tân quân trang quân dụng và 60 tấn luơng thực. Trong khi quân và dân Quân khu 2 cùng các đơn vị tiến hành Chiến dịch Lý Thường Kiệt, từ cuối tháng 10 năm 1951, sau khi giành được kết quả nhất định trong lấn chiếm đồng bằng Bắc Bộ, tướng Đờ Lát tuyên bố, đã tới lúc giành lại chủ động trên chiến trường, buộc Việt Minh phải tiếp nhận chiến đấu trên một địa hình do Pháp lựa chọn. Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã chọn Hòa Bình làm nơi quyết chiến nhằm mục tiêu cắt rời phần đất của Việt Minh ở Việt Bắc đã nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa khỏi phần còn lại rộng lớn ở phía Nam Việt Nam, để mở đường cho bước 2 - đánh chiếm vùng tự do Liên khu 4. Bộ Chỉ huy quàn viễn chinh Pháp nhận định Hòa Bình là nút giao thông thủy - bộ nối liền Việt Bắc với đồng bằng hữu ngạn sông Hồng, vùng tự do Liên khu 4, là cửa ngõ tiến lên Tây Bắc thông sang Thượng Lào. Chiếm được Hòa Bình, không những thực hiện được việc chia cắt chiến trường mà còn mở rộng phòng tuyến Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, giảm nhẹ sự cô lập của Tây Bắc, uy hiếp vùng tự do của ta ở Phú Thọ, Tây Ninh Bình. Đờ Lát cho rằng, với việc chiếm đóng Hòa Bình sẽ thu hút được lực lượng ta đến chiến trường đã chọn để "nghiền nát". Thắng lợi về mặt quân sự sẽ tạo thế cho việc lập lại "xứ Mường tự trị", tiếp tục chính sách chia rẽ dân tộc, biến Hòa Bình thành bàn đạp tiến công vào vùng rừng núi Tây Bắc. Ngày 14 và ngày 15 tháng 11 năm 1951, quân Pháp mở cuộc hành quân Lôtuýt (Lotus) đánh chiếm thị xã Hòa Bình, Đường số 6. Tiếp đó, địch đánh chiếm Đá Chông, Núi Chẹ (Sơn Tây), La Phù, Tu Vũ (Phú Thọ), thiết lập phòng tuyến sông Đà hỗ trợ cho khu vực Hòa Bình. Đồng thời, địch tăng cường cho máy bay bắn phá sâu vào vùng tự do của ta, dùng đại bác từ vị trí Toa Đen (Hạc Trì) và Trung Hà liên tục bắn phá vào làng mạc suốt một dải ven sông Hồng, sông Đà từ Việt Trì qua Lâm Thao, Tam Nông đến Thanh Thủy, gây tổn thất nghiêm trọng cho nhân dân Phú Thọ. Về phía ta, trên cơ sở đánh giá tình hình, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình. Bộ Chính trị quyết định tổ chức Bộ Chỉ huy Chiến dịch, cử các đồng chí: Võ Nguyên Giáp - Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch; Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng Chiến dịch; Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Chiến dịch. Lực lượng tham gia trên mặt trận chính gồm các đại đoàn 308, 312, 304, 351 và lực lượng vũ trang địa phương; trên mặt trận phối hợp có 2 đại đoàn 316 và 320 cùng các và lực lượng tại chỗ tiến công địch, diệt tề trừ gian, mở rộng các khu du kích và căn cứ du kích. Ngày 18 tháng 11 năm 1951, đồng chí Nguyễn Chí Thanh và đồng chí Hoàng Văn Thái cùng bộ phận của Bộ Tổng Tham mưu hành quân về xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) thiết lập Sở Chỉ huy Tiền phương để kịp thời chỉ đạo, chỉ huy tác chiến chiến dịch. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Bảy, 2023, 07:26:56 am Ngày 24 tháng 11 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 22-CT/TW "về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch". Chỉ thị nêu rõ: Nhiệm vụ của Mặt trận Hòa Bình là phải tiến công tiêu diệt địch, động viên lực lượng toàn dân phá kế hoạch chiếm đóng, dựng lực lượng ngụy quân, đặt cơ sở ngụy quyền, tuyên truyền lừa phỉnh nhân dân; mặt trận trung du và đồng bằng Bắc Bộ phát triển mạnh mẽ các hoạt động chiến tranh du kích tiến công tiêu diệt địch ở các đồn, bốt lẻ, thậm chí bao vây, đánh chiếm các quận, lỵ, mở rộng và phát triển căn cứ du kích; tuyên truyền, vận động nhân dân bất hợp tác với địch, đẩy mạnh công tác địch vận lôi kéo những người đang hợp tác với địch trở về với cách mạng... Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng, các lực lượng, các địa phương từ miền xuôi đến miền ngược gấp rút chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch; trọng tâm là xây dựng ý chí, quyết tâm chiến đấu; giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; bảo đảm các mặt cho lực lượng tiến công tiêu diệt địch trên hai mặt trận.
Ở Tây Bắc, sau Chiến dịch Lý Thường Kiệt, công tác vùng địch tạm chiếm có thuận lợi và phát triển, cơ sở của ta được mở rộng, chiến tranh du kích được đẩy mạnh. Tuy nhiên, địch đã nhanh chóng bổ sung lực lượng, tăng cường càn quét, khủng bố, binh địch vùng chiếm đóng. Từ tháng 11 năm 1951 đến tháng 2 năm 1952, quân Pháp đã tổ chức trên 40 trận càn, trong đó có 6 trận quy mô từ 100 đến 300 quân, kéo dài từ 1 đến 5 ngày. Trọng điểm càn quét của địch là vùng ta có cơ sở, nhất là các cơ sở gần các căn cứ quan trọng của ta và cướp bóc kinh tế, gom dân để dễ kiểm soát, khống chế, đã gây cho quân và dân Tây Bắc rất nhiều khó khán và thiệt hại. Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ được giao trong Đông Xuân 1951 - 1952 của Trung ương Đảng, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn Quân khu 2 đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực tiêu diệt sinh lực địch, đập tan kế hoạch tiến công của địch. Liên khu ủy Việt Bắc và các tỉnh ủy tích cực đẩy mạnh phong trào đấu tranh vùng sau lưng địch, đồng thời chỉ đạo lực lượng vũ trang tăng cường phối hợp chiến đấu và huy động cao nhất lực lượng, cơ sở vật chất, lương thực phục vụ Chiến dịch Hòa Bình. Trước hết, huy động lực lượng dồn sức chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất, xây dựng các kho lương thực, vũ khí đạn dược của Tồng cục Cung cấp được bố trí các ở khu trung tuyến Đồn Vàng, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đủ cho 2 đại đoàn bước vào hoạt động; huy động dân công tập kết thóc gạo, xay xát lương thực, làm đường và bảo vệ Sở Chỉ huy Chiến dịch và các căn cứ du kích. Trung ương và Liên khu Việt Bắc giao nhiệm vụ cho Phú Thọ chuẩn bị chiến dịch và tham gia chiến đấu. Những ngày cuối tháng 11 năm 1951, lực lượng vũ trang địa phương Phú Thọ đà liên tục bao vây, tiến công, kìm chân địch trong các vị trí của chúng, phục kích địch đi tuần tiễu trên sông Đà, bắn súng uy hiếp Tu Vũ. Tiểu đoàn 72 của Phú Thọ sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Chiến dịch Lý Thường Kiệt, trở về Thu Cúc, Lai Đồng gặp địch đã phối hợp với bộ đội Đại đoàn 312 tiêu diệt gần 100 tên địch vào ngày 25 tháng 11 năm 19511 (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Phú Thọ (1945 - 2005), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007, tr. 116). Theo kế hoạch tác chiến chiến dịch, Bộ Chỉ huy Chiến dịch hạ quyết tâm và giao nhiệm vụ cho các đại đoàn 308, 312 tiến công trên hướng chủ yếu, phá vỡ tuyến phòng ngự sông Đà của địch. Đại đoàn 308 (thiếu Trung đoàn 102) ở tả ngạn sông Đà tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, đánh quân viện trên sông Đà từ Tu Vũ đến thị xã Hòa Bình. Đại đoàn 312 ở hữu ngạn diệt cứ điểm Chẹ, đánh quân viện trên đường từ Sơn Tây đi Đá Chông và từ Đá Chông đến Chẹ. Đại đoàn 304 đánh ở hướng thứ yếu của chiến dịch, kiềm chế địch ở thị xã Hòa Bình và đánh địch ờ Đường số 6. Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) làm lực lượng dự bị dừng chân ở Cổ Tiết (Nam thị xã Phú Thọ) phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương Phú Thọ sẵn sàng đánh địch càn quét ra vùng tự do Hạc Trì, Lâm Thao Hưng Hóa, Đường số 2. Chiến dịch diễn ra trên địa bàn từ Xuân Mai đến thị xã Hòa Bình và từ thị xã Hòa Bình đến Trung Hà là vùng rừng núi sát với đồng bằng, có 2 dãy núi cao (Ba Vì và Viên Nam). Trong quá trình hoạt động tác chiến của các đơn vị chủ lực trực thuộc Bộ, ngay từ trước khi mở màn chiến dịch, lực lượng vũ trang Quân khu và tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án phối hợp chặt chẽ với Đại đoàn 308 sẵn sàng tiêu diệt địch càn quét vùng tự do ở Hạc Trì, Lâm Thao, Đường số 2 và Hưng Hóa. Đồng thời, bảo vệ tuyệt đối bí mật và an toàn cho Sở Chỉ huy Chiến dịch; chuẩn bị tốt điểm trú quân tập kết và vị trí triển khai đội hình tiến công của Đại đoàn 312 và Đại đoàn 308 theo kế hoạch tác chiến. Lực lượng vũ trang và nhân dân Phú Thọ tích cực phối hợp cùng các đơn vị mở nhiều đường nhỏ và sửa chữa hàng chục kilômét đường ôtô, làm nhiều bến vượt sông và hàng trăm cầu phao ở Cẩm Khê, Yên Lập, Ngọc Lập, Thục Luyện, Hương Cần...; huy động hơn 1.000 chiếc thuyền của nhân dân để vận tải phục vụ chiến dịch trên đoạn sông Hồng, từ Thanh Ba, Chí Chủ đến sông Bứa. Khó khăn lớn nhất của Đại đoàn 312 trong chiến dịch là phải tổ chức vượt sông Đà để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong điều kiện nước sông lớn, chảy xiết và địch kiểm soát vô cùng gắt gao. Ban đêm, máy bay thả pháo sáng và bắn phá liên tục; canô của địch từ các vị trí Tu Vũ, La Phù, Đá Chông thay nhau tuần tiễu quét đèn pha trên sông và hai bên bờ. Khi địch lập xong vành đai trắng bên hữu ngạn sông Đà, nhân dân ven sông đã phải chuyển đi nơi khác. Mỗi kilômét vành đai, địch bố trí khoảng 45 tên và 8 khẩu liên thanh, cứ 9km lại bố trí 1 khẩu đại bác sẵn sàng bắn chi viện. Lường trước được khó khăn của Đại đoàn 312 nên khi giao nhiệm vụ cho đơn vị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã căn dặn: Thắng lợi của cuộc vượt sông dựa vào hai yếu tố, dựa vào dân, bám hẳn vào dân và giữ bí mật nghiêm ngặt. Để tạo điều kiện cho Đại đoàn hoàn thành nhiệm vụ và phối hợp tác chiến cho mặt trận chính diện, Liên khu ủy và cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn Quân khu đã lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang và nhân dân giữ gìn tuyệt đối bí mật cho các đơn vị hành quân tập kết, trú quân; tổ chức tốt việc phòng chống gián điệp, biệt kích do thám tình hình, phá hoại các cơ quan, kho tàng; vận động ủng hộ, cung cấp lương thực cho bộ đội. Nhân dân các làng ven sông đã mang hàng trăm chiếc thuyền nan, là tài sản giá trị, quan trọng nhất để kiếm sống, mưu sinh của gia đình cho bộ đội mượn để vượt sông Đà đánh địch. Nhờ đó, trong đêm mùng 7 và mùng 8 tháng 11 năm 1951, Đại đoàn 312 đã vượt sông thành công và nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, triển khai chuẩn bị tiến công địch. Tiếp đó, hằng đêm, nhiều cụ già, chị em phụ nữ tỉnh Phú Thọ bên tả ngạn sông Đà đã dùng thuyền nan nhỏ vượt qua làn đạn pháo của địch chuyển lương thực, thuốc men phục vụ bộ đội đánh giặc. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Bảy, 2023, 07:28:14 am Trong trận đánh cứ điểm Tu Vũ (vị trí phòng ngự then chốt của địch trên phân khu sông Đà, thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, do Tiểu đoàn bộ binh Marốc số 1 (1/2RTM) - một đem vị thiện chiến của Pháp trấn giữ), Tiểu đoàn 72 Phú Thọ đã phối hợp với Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) tiêu diệt nhiều địch, phá hủy vũ khí và phương tiện chiến tranh. Ngay sau Chiến thắng Tu Vũ, ngày 14 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 387 (Đại đoàn 308) phối hợp với bộ đội và dân quân du kích huyện Thanh Thủy phục kích bắn chìm 2 sà lan ở Yến Mao, làm cho quân địch ở La Phù hoang mang lo sợ phải cầu viện lực lượng từ Sơn Tây sang tăng cường phòng thủ. Ngày 22 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) và Đại đội sơn pháo 756 (Trung đoàn 675) cùng bộ đội huyện Thanh Thủy bố trí trận địa phục kích ở Lạc Song bên bờ sông Đà, bắn chìm 1 tàu chiến, bắn cháy 4 canô, tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn địch, bắt 80 tên, làm tê liệt hoàn toàn đường tiếp tế của địch trên sông Đà1 (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Phú Thọ (1945 - 2005), Sđd, tr. 117).
Cũng trong thời gian diễn ra chiến dịch, sau khi ta làm chủ cứ điểm Tu Vũ, Sở Chỉ huy Chiến dịch di chuyển từ Đồng Lương, huyện Cẩm Khê về xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) để bảo đảm sự chỉ đạo của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh sát gần hơn với hoạt động tác chiến của bộ đội khu vực Hòa Bình. Quân và dân Quân khu 2 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho Sở Chỉ huy Chiến dịch. Tỉnh Phú Thọ vừa là mặt trận trực tiếp, nơi diễn ra trận đánh Tu Vũ quan trọng trong ngày mở màn chiến dịch (10.12.1951), vừa là hậu phương trực tiếp của chiến dịch nên được Trung ương giao nhiệm vụ chuẩn bị nhân lực, vật lực phục vụ cho chiến dịch. Trước nhiệm vụ trên giao hết sức khẩn trương và khó khăn, số lượng dân công phục vụ, lương thực, thực phẩm huy động tương đối lớn, lại phải vận chuyển qua sông Đà vào hậu địch ém sẵn trong điều kiện ngày đêm giặc tuần tiễu, theo dõi, phá hoại ráo riết..Liên khu ủy Việt Bắc và Tỉnh ủy Phú Thọ xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất nên đã tập trung lãnh đạo kịp thời, sâu sát, động viên nhân dân dồn sức hoàn thành đúng thời gian với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng. Bằng những nỗ lực cao nhất, tỉnh đã huy động được 12.500 dân công loại A, 30.000 dân công loại B, 38.501 dân công loại C; 3.000 tấn gạo, 800 con lợn, 150 con trâu bò thịt và 2.000 chiếc thuyền kịp thời phục vụ cho chiến dịch1 (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tinh Phủ Thọ (1945 - 2005), Sđd, tr. 116). Cùng với đó, theo kế hoạch ban đầu, tỉnh Phú Thọ được giao phải huy động 600 y tá, hộ lý, nhưng khi diễn biến chiến đấu phát triển phải bổ sung thêm 1.800 người. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Tỉnh ủy cử 2 đồng chí Tỉnh ủy viên và một số cán bộ chuyên trách công tác tổ chức trạm y tế và chuyển tải, chăm sóc thương binh. Các đoàn thể quần chúng trong tỉnh đều có kế hoạch tham gia đón tiếp, săn sóc, phục vụ, động viên thương binh, bệnh binh... Ngoài ra, nhân dân Phú Thọ còn quyên góp, gửi quà tặng các chiến sĩ ngoài mặt trận trên 23 triệu đồng. Phối hợp với Chiến dịch Hòa Bình, tinh Vĩnh Phúc được Liên khu ủy Việt Bắc giao nhiệm vụ tăng cường "bộ đội, cán bộ vào địch hậu phối hợp với Chiến dịch Hòa Bình và mặt trận Bắc Ninh, Bắc Giang tiêu hao sinh lực địch, đẩy mạnh du kích chiến tranh, phục hồi cơ sở"1 (Tỉnh ủy Vĩnh Phúc - Đảng ủy Quân sự tình, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (1950 - 2020), xuất bản năm 2020, tr. 134, 140). Thực hiện chủ trương trên, từ trung tuần tháng ! 2 năm 1951 đến ngày 22 tháng 2 năm 1952, quân và dân Vĩnh Phúc mở hai đợt hoạt động tiến công vào vùng địch hậu phối hợp với Chiến dịch Hòa Bình, giành nhiều thắng lợi, đạt được kết quả to lớn, diệt, phá 22 vị trí, tháp canh, tiêu diệt 1.200 địch, làm bị thương 151 tên, gần 500 lính bảo an, hương dũng ra hàng, giải tán hết tề ở 26 xã. Một số cơ sở đảng được phục hồi, cơ sở quân chúng được mở rộng, mở được 3 khu du kích ở địch hậu gồm 18 xã, 45 thôn2 (Tỉnh ủy Vĩnh Phúc - Đảng ủy Quân sự tình, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (1950 - 2020), xuất bản năm 2020, tr. 134, 140)... Đây là những nhân tố quan trọng mở ra điều kiện mới để quân và dân Vĩnh Phúc tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi mới. Chiến dịch Hòa Bình thắng lợi, quân và dân Liên khu Việt Bắc, trực tiếp là quân và dân Tây Bắc (Quân khu 2 ngày nay) được Đảng, Chính phủ tặng nhiều phần thưởng. Riêng quân và dân tỉnh Phú Thọ đã được tặng thưởng 37 huân chương (chiếm hơn 55,2% tổng số huân chương toàn chiến dịch); huyện Thanh Ba được tặng 1 huân chương về thành tích huy động dân công cùng hàng trăm bằng khen giấy khen cho các đơn vị và cá nhân xuất sắc3 (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Phú Thọ (1945- 2005), Sđd, tr. 117). Quân và dân trên địa bàn Quân khu 2 tự hào đã có nhiều đóng góp quan trọng trong Chiến dịch Hòa Bình, tạo nên thế và lực mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển thuận lợi. 70 năm đã trôi qua, chúng ta vẫn luôn khẳng định rằng, Chiến thắng Hòa Bình là bước ngoặt chiến lược quan trọng, mốc son trong lịch sử cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là một trong những chiến dịch điển hình về chỉ đạo chiến lược đúng đắn, tài tình của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng Tư lệnh, để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Vận dụng, kế thừa thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình chính là những bài học về sự lãnh đạo của Đảng, về nghệ thuật chỉ đạo phối hợp chiến đấu của các mặt trận, các lực lượng, phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân, đại đoàn kết toàn dân, trong đó có sự đóng góp rất quan trọng, to lớn của lực lượng vũ trang và nhân dân Quân khu 2 tạo thành sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi vẫn giữ nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Bảy, 2023, 07:29:46 am QUÂN VÀ DÂN HÀ NỘI TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Thiếu tướng NGUYỄN QUỐC DUYỆT Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội Đầu năm 1951, sau khi nhậm chức Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, Đờ Lát đờ Tátxinhi - viên tướng năm sao nổi tiếng vào bậc nhất của nước Pháp đã tìm mọi cách đối phó với các chiến dịch tiến công của quân ta. Quân Pháp vừa ra sức củng cố, tăng cường lực lượng cơ động, vừa xây dựng phòng tuyến boongke bằng bê tông cốt thép (còn gọi là "Phòng tuyến Đờ Lát") nhằm bao vây chia cắt đồng bằng Bắc Bộ với căn cứ địa Việt Bắc. Đến cuối năm 1951, Đờ Lát cùng giới quân sự Pháp đều cho rằng, thế và lực của Pháp đã thay đổi, "nhìn chung cán cân đã nghiêng về phía Pháp, đã đến lúc... chuyển sang thế tiến công"1 (Yves Gras, Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương, bản dịch lưu tại Thư viện Quân đội). Từ đánh giá đó, Đờ Lát quyết định mở cuộc hành quân tái chiếm Hòa Bình - tỉnh tự do duy nhất còn lại của Liên khu 3. Đây là địa bàn mà quân Pháp đã buộc phải rút bỏ sau thất bại ở biên giới (Thu - Đông 1950). Mục tiêu của Đờ Lát là nhằm thu hút khối chủ lực của ta vào nơi mà quân Pháp đã bày sẵn thế trận để tiêu diệt, nối lại hành lang Đông - Tây; lập "Tam giác sắt" Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình; ngăn chặn vận chuyển, giao thông, tiếp tế của ta từ Việt Bắc xuống Liên khu 3, vào Liên khu 4 và các chiến trường phía Nam, gây ảnh hưởng chính trị để củng cố ngụy quân, ngụy quyền, tranh thủ viện trợ của Mỹ. Từ ngày 9 tháng 11 năm 1951, quân Pháp sử dụng 3 binh đoàn cơ động (GM1, GM2, GM3), 1 tiểu đoàn đù lê dương và 2 đại đội biệt kích (Commăngđô) số 21, 22 mở cuộc hành quân Tuylíp do tướng Đờ Linarét - Tư lệnh Bắc Bộ chỉ huy. Được máy bay và pháo binh yểm trợ, quân Pháp chia làm 3 mũi tiến công đánh chiếm khu vực Chợ Bến, bao gồm huyện Lương Sơn (Hòa Bình) và huyện Mỹ Đức (Hà Đông). Sau 4 ngày, địch đã hoàn thành đánh chiếm khu vực này. Quân Pháp thiết lập 20 vị trí theo Đường số 21 từ Xuân Mai xuống Chợ Bến và từ Ba Thá vào Miếu Môn, hình thành tuyến phòng thủ Đường số 21 ở phía Nam nối với Đường số 6. Tiếp đó, trong 2 ngày (14-15.11.1951), địch huy động 5 binh đoàn cơ động (GM1, GM2, GM3, GM4, GM7), 3 tiểu đoàn dù, hơn 700 xe cơ giới, nhiều xe tăng, tàu chiến, máy bay tổ chức hai cánh quân được máy bay yểm trợ mở cuộc hành quân Lôtuýt theo Đường số 6 đánh chiếm thị xã Hòa Bình và khu vực ven sông Đà (thuộc các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn). Ngày 14 tháng 11 năm 1951, cánh quân thứ nhất gồm GM1, GM3 và 200 xe cơ giới từ Xuân Mai tiến lên đánh chiếm Hùng Sơn. Cánh quân thứ hai gồm GM2, GM4 và 500 xe cơ giới đổ quân xuống Trung Hà, Hòa Lạc đánh chiếm khu vực núi Ba Vì. Ngày 15 tháng 11 năm 1951, từ Hùng Sơn, địch đánh chiếm các điểm cao trong đó có Dốc Kẽm, Bãi Nai rồi vượt qua thị trấn Kỳ Sơn tiến lên Hòa Bình. Cánh quân thứ hai tiếp tục đánh chiếm Ba Vì, một bộ phận vượt qua Ba Vì đánh chiếm Túy Cổ Hạ (Bãi Vàng) thuộc xã Phú Cường (Kỳ Sơn). Đồng thời, từ phía Trung Hà, GM4, GM7 cùng 3 đại đội pháo, 1 đại đội xe tăng hành quân bằng đường thủy ngược sông Đà rồi chia làm 2 mũi theo Đường số 87 và Đường số 89 đánh chiếm Đan Thê, Đá Chông, Chẹ, sau đó tiếp tục ngược sông Đà tiến lên thị xã Hòa Bình. Sau khi dồn lực cho cuộc hành binh chiếm đóng Hòa Bình, thực dân Pháp lo sợ phía sau lưng không yên ổn liền rút 3 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo binh về đồng bằng châu thổ sông Hồng. Với 13 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 4 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 đại đội công binh và 1 trung đội xe tăng, địch tổ chức thành 2 phân khu nhằm chiếm đóng lâu dài và sẵn sàng đè bẹp chủ lực của ta tại Hòa Bình. Phân khu sông Đà - Ba Vì (Phân khu Bắc) có 5 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn dù, 1 trung đội xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo binh do Đại tá Đôđơliê chỉ huy. Sở Chỉ huy đạt ở Đan Thê. Phân khu Hòa Bình - Đường số 6 (Phân khu Nam) có 6 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 đại đội xe tăng do Đại tá Clêmăng chỉ huy. Sở Chỉ huy đặt tại thị xã Hòa Bình. Một số đơn vị bộ binh, pháo binh, xe tăng chiếm giữ Đường số 6, lực lượng dự bị đóng ở Trung Hà. Đồng thời, quân Pháp cũng tổ chức Phân khu Chợ Bến thành tiền đồn phía Đông nhằm bảo vệ cho Hòa Bình. Địch xây dựng thị xã Hòa Bình thành 1 tập đoàn cứ điểm gồm 28 vị trí lớn, nhỏ. Mỗi cứ điểm có từ 1 đến 2 đại đội bộ binh, 1 trung đội xe tăng, 1 đại đội pháo binh. Các cứ điểm đều có thể hỗ trợ cho nhau khi bị tiến công. Phân khu Nam trở thành một cụm cư điểm mạnh - một hình thức tổ chức chiếm đóng quy mô tương đối lớn theo kiểu tập đoàn cứ điểm, lần đầu tiên xuất hiện ở chiến trường Đông Dương1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập V. Phát triển chiến công chiến lược, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014, tr. 421 - 422). Tái chiếm thị xã Hòa Bình "đã tiêu thổ" khá dễ dàng, các mục tiêu khác trên Đường số 6 và 2 bờ sông Đà đều nhanh chóng bị đánh chiếm khiến Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương cùng giới hiếu chiến Pháp đều coi đó là một chiến thắng quan trọng. Hòa Bình trở thành "một canh bạc" lớn của Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương với mong muốn tìm kiếm chiến thắng có ý nghĩa chiến lược hòng giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Về phía ta, ngay từ cuối tháng 10 năm 1951, khi xây dựng kế hoạch tác chiến Đông - Xuân, Bộ Tổng Tư lệnh đã dự kiến kế hoạch đối phó với các cuộc tiến công của địch ra vùng tự do, nhất là với hướng Lạng Sơn và Hòa Bình. Ngày 19 tháng 10 năm 1951, khi báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị phương hướng chiến dịch mùa Đông năm 1951 và kế hoạch đề phòng địch tiến công, Tổng Quân ủy dự kiến, nếu địch đánh ra Hòa Bình thì đó là một cơ hội cho ta tiêu diệt. Sau khi nhận được tin địch đã đánh ra Hòa Bình, Bộ Tổng Tư lệnh lập tức chỉ thị cho các địa phương, đơn vị đình chỉ công tác chuẩn bị mở chiến trường Liên khu 3. Trong báo cáo gửi Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy phân tích: Với cuộc tiến công ra Chợ Bến, Hòa Bình, địch đã chiếm được một vị trí chiến lược quan trọng, cố gắng giành lại quyền chủ động, gây cho ta những khó khăn mới về quân sự, chính trị và kinh tế. Nhưng chúng đã phải dùng một bộ phận cơ động để mở rộng phạm vi chiếm đóng, khiến cho chiến tranh du kích ở đồng bằng có điều kiện phát triển, đồng thời phân tán một lực lượng trên chiến trường rừng núi, giao thông không thuận lợi, trong một thời gian nữa địch mới xây đẳp được công sự, do đó ta có cơ hội tiêu diệt địch. Tổng Quân ủy kiến nghị mở chiến dịch Hòa Bình, chuyển kế hoạch hoạt động Đông - Xuân 1951 - 1952 sang tiến công địch nơi mới chiếm đóng. Hòa Bình là hướng chính, các nơi khác phối hợp, mục đích của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch ở chiến trường Hòa Bình và đẩy mạnh chiến tranh du kích ở nơi khác. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Bảy, 2023, 07:31:48 am Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị nhất trí với nhận định và kiến nghị của Tổng Quân ủy. Ngày 24 tháng 11 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 22-CT/TƯ "Về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch Trung ương chỉ rõ, đó là cơ hội tốt để ta đánh địch và xác định nhiệm vụ của quân và dân ta là phải đánh địch ở Chợ Bến, Hòa Bình, Hưng Hóa, phá kế hoạch chiếm đóng của chúng.
Theo chủ trương của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân dân ta sẽ thực hiện đánh địch trên cả 2 mặt trận chính diện và sau lưng địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị giao Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ đạo chiến dịch và mặt trận chính diện Hòa Bình. Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch. Trên mặt trận chính diện, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh sử dụng 3 đại đoàn bộ binh 308, 312, 304 và 2 trung đoàn công binh - pháo binh thuộc Đại đoàn 351 cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích tổ chức phục kích, tập kích tiêu diệt quân cơ động của địch trên cả hai tuyến giao thông thủy - bộ (theo Đường số 6 và sông Đà), đồng thời tiến hành vây hãm, tiêu bao, tiêu diệt khối quân cơ động của địch trong các cứ điểm ở thị xã Hòa Bình. Đại đoàn 316 và Đại đoàn 320 có nhiệm vụ luồn sâu vào vùng địch hậu thuộc đồng bằng Bắc Bộ, phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân các tình Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương đẩy mạnh các hoạt động tập kích, phục kích, phá tề, phát triển chiến tranh du kích nhằm tiêu hao tiêu diệt sinh lực địch, biến hậu phương của địch thành tiền phương, thành hậu phương của ta. Cả hai mặt trận chính diện Hòa Bình và mặt trận sau lưng địch đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương tói các liên khu, tỉnh, huyện, xã. Nhằm động viên quân dân ta, cuối tháng 11 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và quân dân du kích tham gia Chiến dịch Hòa Bình. Người chỉ rõ: "Trước kia ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là một cơ hội rất tốt cho ta... ... Bộ đội chủ lực đánh. Bộ đội địa phương, dân quân du kích cũng đánh. Các lực lượng phải phối hợp với nhau chặt chẽ để tiêu diệt sinh lực của địch"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 242). Thực hiện chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Tổng Quân ủy - Bộ Tổng Tư lệnh, của Khu ủy - Bộ Tư lệnh Liên khu 3, quân dân Hà Nội cùng với quân dân các địa phương đồng thời thành lập các ban chuẩn bị chiến trường các cấp, khẩn trương triển khai các hoạt động chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Chấp hành mệnh lệnh của trên, các đơn vị các địa phương tổ chức chuyển quân chuẩn bị tác chiến và khẩn trương triển khai các mặt công tác bảo đảm, phục vụ chiến đấu. Các ban chuẩn bị của các tỉnh, trong đó có Sơn Tây, Hà Đông huy động dân công, tập kết thóc gạo, xay xát lương thực cho chiến dịch. Cơ quan hậu cần tổ chức hành lang cung cấp: Một hành lang phục vụ cho các đơn vị tác chiến ở khu vực sông Đà và một bảo đảm cho khu vực Nam Đường số 6 và địch hậu Liên khu 3. Ở phía Bắc thị xã Hòa Bình có 3 tuyến vận tải: Tuyến cơ giới, tuyến thuyền và tuyến dân công. Tuyến cơ giới dài 80km có 27 ôtô chở vũ khí đạn dược, tuyến thuyền dài 50km có trên 100 thuyền lớn, nhỏ để chở gạo, tuyến dân công và xe thồ dài 1.00km để vận chuyển lương thực, thực phẩm. Tại Sơn Tây, cuối tháng 11 năm 1951, đồng chí Kim - Phó Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Trung - Tỉnh đội trưởng cùng hàng chục cán bộ tỉnh, huyện về các xã vận động nhân dân dùng thuyền đưa Đại đoàn 312 từ Phú Thọ vượt sông Đà. Từ đêm mùng 6 đến ngày 8 tháng 12 năm 1951, với sự giúp đỡ của nhân dân 2 bên ven sông cùng hàng trăm chiếc thuyền nan, Đại đoàn 312 vượt sông từ làng Đoan Hạ (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) vượt sông Đà luồn sâu vào vùng sau lưng địch ở Ba Trại, Ba Vì. Cũng trong thời gian này, các cụ già, chị em phụ nữ dùng thuyền nan chở lương thực, thuốc men cho bộ đội. Nhân dân Bất Bạt, Ba Vì dù thiếu đói vẫn nhường gạo, đào 20.0000 gốc sắn tiếp tế cho bộ đội. Sáng ngày 10 tháng 12, Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích tiến hành trận phục kích tiêu diệt 2 đại đội thuộc Tiểu đoàn dù số 1 của địch ở xóm Ninh Mít (Tây Nam núi Ba Vì), mở đầu chiến dịch. Đêm ngày 10 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 88 Đại đoàn 308 tiến công cứ điểm Tu Vũ - một vị trí rất quan trọng trong cụm phòng ngự then chốt của địch ở Phân khu Sông Đà - Ba Vì, cách thị xã Hòa Bình hơn 30km, do 1 tiểu đoàn Âu - Phi cùng 6 xe tăng đóng giữ; được máy bay, tàu chiến và các trận địa pháo của địch ở Chẹ, Thủ Pháp, Đá Chông (20 khẩu) bên hữu ngạn sông Đà yểm trợ, chi viện tối đa. Trận Tu Vũ diễn ra vô cùng ác liệt. Khi quân ta đang triển khai chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công thì bị địch phát hiện. Ngoài hỏa lực rất mạnh của cứ điểm, từ các trận địa bên phía hữu ngạn đã bắn tới 5.000 viên đạn pháo vào đội hình ta. Sau 5 giờ chiến đấu, Trung đoàn 88 đã tiêu diệt được cứ điểm song cũng bị thương vong lớn. Sau khi cứ điểm Tu Vũ bị tiêu diệt, Trung đoàn pháo binh 676 Đại đoàn công pháo 351 và Trung đoàn bộ binh 36 Đại đoàn 308 cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân huyện Bất Bạt (nay là huyện Ba Vì) liên tục phục kích, bắn chìm nhiều tàu chiến địch trên sông Đà. Sáng ngày 11 tháng 12 năm 1951, bắn chìm 1 tàu chiến và bán bị thương 2 chiếc khác ờ Đoan Hạ. Chiều cùng ngày, ta phục kích đoàn tàu 3 chiếc của địch, bắn chìm 2 chiếc. Toàn bộ số binh lính địch trên 2 chiếc tàu đều bị tiêu diệt hoặc bị bắt. Chiếc còn lại vội kéo cờ trắng chạy vào bờ xin hàng. Ngày 22 tháng 12 năm 1951, ta lại diệt gọn đoàn tàu chiến gồm 5 chiếc của địch, làm tê liệt tuyến vận tải đường sông của địch trên sông Đà, buộc thực dân Pháp phải lập cầu hàng không tiếp tế cho Hòa Bình. Đêm 29 tháng 12 năm 1951, được đồng chí Trình (Xã đội trưởng) và 7 du kích người dân tộc Dao xã Minh Quang dẫn đường và phối hợp chiến đấu, Trung đoàn 141 (thuộc Đại đoàn 312) tập kích các vị trí của địch ở các điểm cao 400 và 600 trên núi Ba Vì. Tại điểm cao 400, chỉ sau 10 phút, quân ta đã đánh chiếm được Sở Chỉ huy, Trung tâm điện đài, diệt 1 đại đội địch, bắt 20 tên. Tại điểm cao 600, trận đánh diễn ra quyết liệt hơn. Sau 6 giờ chiến đấu, ta mới làm chủ được trận địa, tiêu diệt 120 tên địch, bắt 135 tên. Những trận tiến công của quân dân Hà Nội trên các trục đường giao thông thủy, bộ trong Chiến dịch Hòa Bình không chỉ tiêu diệt một phần sinh lực, phương diện chiến tranh của địch mà quan trọng hơn là chặt đứt con đường tiếp tế, chi viện của địch, bao vây cô lập các vị trí địch, nhất là cụm quân địch ở thị xã. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Bảy, 2023, 07:32:43 am Trong những ngày diễn ra chiến dịch, nhân dân Hà Nội từ vùng tự do đến vùng địch tạm chiếm, từ nông thôn đến đô thị, từ vùng thấp đến vùng cao đều tích cực tham gia, góp công, góp sức tiêu diệt địch, ngăn chặn địch và phục vụ chiến đấu. Nhân dân hăng hái đi dân công sửa đường, bắc cầu, vận chuyển lương thực vũ khí, cứu chữa, chăm sóc thương binh, chôn cất liệt sĩ. Riêng các huyện Quảng Oai, Tùng Thiện, Bất Bạt, có ngày huy động đến hơn một nghìn người. Nhiều chị em phụ nữ không ngại hy sinh, gian khổ, hăng hái làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, tải thương, phục vụ cứu chữa thương binh. Nhiều cụ già 70 - 80 tuổi vẫn hăng hái xung phong phục vụ bộ đội. Nhân dân Hà Nội còn theo dõi địch, cung cấp kịp thời tình hình cho bộ đội, đẫn đường cho bộ đội đánh giặc và là những người có công đầu trong công tác binh vận, địch vận.
Trong trận đánh ngày 10 tháng 12 năm 1951, Trung đội du kích Giáp Thượng phần lớn là nữ do đồng chí Đinh Văn Thức (người dân tộc Mường) chỉ huy được giao nhiệm vụ phối hợp với tổ trung liên của Đại đội 8 (Trung đoàn 141 Đại đoàn 312) chặn đánh một mũi tiến công của địch từ khu vực Núi Chẹ đánh vào nơi trú quân của ta. Trung đội vừa dẫn đường, vừa cùng bộ đội chặn đánh địch. Khi xạ thủ trung liên hy sinh, anh Thức lập tức thay thế, bắn mãnh liệt vào đội hình địch, bẻ gãy nhiều đợt tiến công của địch, tiêu diệt nhiều tên, bắt 3 tên lính Pháp. Với thành tích đặc biệt xuất sắc đó, cuối năm 1952, đồng chí Đinh Văn Thức vinh dự được cử tham gia Đoàn đại biểu Thanh niên Việt Nam dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới tổ chức ở Liên Xô và được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin, Liên Xô tặng Huy chương Vàng1 (Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Ba Vì (1945 - 2017), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2017, tr. 169). Có nhiều tấm gương nổi bật của nữ du kích trong Chiến dịch Hòa Bình như Cao Thị Nấm - Hội trưởng Hội Phụ nữ cứu quốc xã Thuần Mỹ, huyện Tùng Thiện kiêm chỉ huy đội du kích. Chị đã cùng đội du kích phối hợp với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương tiếp tục đánh địch tại xã Thuần Mỹ và xã Đông Sơn. Đội du kích do chị chỉ huy đã tiêu diệt 15 tên, bắn bị thương và bắt 20 tên, phá hủy 2 xe cơ giới, thu 12 súng các loại, vận động 35 lính ngụy đầu hàng. Sau Chiến dịch Hòa Bình, chị không may bị sa vào ổ phục kích của địch ở Cầu Trôi. Biết chị là một cán bộ quan trọng, địch đưa chị về giam ở Nhà tà Nhà Tiền (Hà Nội). Suốt nhiều tháng liền, mặc cho địch dùng mọi cực hình tra tấn, chị vẫn tỏ rõ khí phách kiên trung, bất khuất, khiến bọn giám thị nhà tù khiếp sợ. Biết không thể khuất phục được người nữ du kích, ngày 16 tháng 3 năm 1953, địch đã hèn hạ tiêm thuốc độc sát hại chị. Với những chiến công, những thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình hoạt động cách mạng cũng như trong Chiến dịch Hòa Bình, ngày 4 tháng 5 năm 2000, liệt sĩ Cao Thị Nấm được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân1 (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Lịch sử phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1955), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2002, tr. 288-289). Trước đòn tiến công của ta ở mặt trận chính diện Hòa Bình và mặt trận sau lưng địch, ngày 23 tháng 2 năm 1952, thực dân Pháp buộc phải cho quân rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình. Ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi, trong đó có sự góp sức của quân dân Hà Nội. Trải qua hơn 2 tháng chiến đấu, trên cả 2 mặt trận chính diện và sau lưng địch, quân và dân ta đã tiêu diệt 22.000 tên. Riêng ở mặt trận sau lưng địch, quân dân ta đã diệt 15.000 tên, tiêu diệt, bức hàng, bức rút hơn 1.000 đồn bốt, tháp canh (chiếm hai phần ba tổng số đồn bốt tháp canh của địch). Các khu du kích, căn cứ du kích của ta được mở rộng và nối liền với nhau thành thế liên hoàn từ Bắc Giang xuống Bắc Ninh, qua Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Phúc Yên. Hai triệu dân được giải phóng. Âm mưu phản công tiêu diệt bộ đội chủ lực ta, giành lại quyền chủ động chiến lược của địch bị đánh bại. Thắng lợi Hòa Bình là thắng lợi của sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy về phân tích tương quan lực lượng, nhận định tình thế chiến tranh, xác định phương thức, phương châm hoạt động đúng đắn; sự kết hợp mặt trận chính diện với mặt trận vùng sau lưng địch; việc sử dụng cách đánh liên tục, tiêu diệt sinh lực địch, sự chỉ đạo tấn công địch trên cả 2 hướng chiến lược chủ yếu, việc tổ chức phối hợp nội tuyến với ngoại tuyến, linh hoạt trong dân vận, địch vận, đặc biệt là sự kết hợp tác chiến của bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương và dân quân du kích của các tỉnh trên địa bàn tác chiến, trong đó có đóng góp to lớn của quân dân Thủ đô Hà Nội. Chiến thắng Hòa Bình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần làm thay đổi cục diện trên chiến trường chính Bắc Bộ, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Quân đội ta nói chung và cho lực lượng vũ trang Thu đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, bài học kinh nghiệm về công tác địch vận, công tác dân vận, công tác xây dựng lực lượng 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ) có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Những kinh nghiệm đó đã góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội vững mạnh toàn diện; luôn phát huy vai trò nòng cốt trong tham mun giúp Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội ngày càng vững chắc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn Thủ đô, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh, bền vững của Thủ đô. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Bảy, 2023, 07:34:21 am NHỚ LẠI CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHIẾN TRƯỞNG CỦA TRUNG ĐOÀN 88 TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Đại tá NGUYỄN QUỐC THỊNH Nguyên sĩ quan tác huấn Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 trong Chiến dịch Hòa Bình, nguyên Phó Giám đốc Học viện Khoa học quân sự Đông - Xuân 1951 - 1952, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta đã tiến hành thắng lợi Chiến dịch Hòa Bình (10.12.1951 - 25.2.1952). Đây là một sự kiện quan trọng góp phần tạo nên bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Quân và dân ta tiếp tục giữ quyền chủ động và phát triển thế tiến công chiến lược, trong khi thực dân Pháp ngày càng lâm vào thế bị động, lúng túng, bị mất quyền chủ động chiến lược. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình chẳng những đánh dấu bước phát triển của Quân đội ta về trình độ chiến thuật, kỹ thuật, về khả năng chiến đấu liên tục dài ngày trên cả hai mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch rất rộng lớn mà còn ghi nhận bước tiến mới về nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên Quân đội ta tiến công quân địch phòng ngự kiểu lập đoàn cứ điểm và giành thắng lợi. Sinh ra, lớn lên và học tập ở Hà Nội, ngay từ năm học lớp 4, lớp 5 bậc tiểu học, tôi đã tham gia phong trào Hướng đạo sinh do các ông Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu lãnh đạo. Sau Cách mạng Tháng Tám, mùa Hè năm 1946, tôi được dự lớp "Trẻ Gióng" do Đội tự vệ chiến đấu Hà Nội tổ chức, được học lập cách sử dụng vũ khí, giúp rất nhiều cho công tác trinh sát, tác huấn sau này. Khi tham gia Quân đội, do bộ đội ta lúc đó nhiều người chưa biết chữ, trong khi tôi đã học xong đệ tam phổ thông (tương đương như lớp 8 hiện nay) nên được nhiều chỉ huy đơn vị lúc đó như các anh Phạm Hồng Cư, Trần Xuân Trường, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thái Dũng... quý mến, giúp đỡ. Nhờ nhanh nhẹn, thông minh, có tố chất của công tác trinh sát nên các trận đánh của đơn vị tôi đều được đi theo. Do đó, tôi học tập được nhiều kinh nghiệm, kiến thức về trinh sát và tác huấn. Chiến dịch Hòa Bình đã diễn ra cách đây 70 năm nhưng mỗi lần nhắc đến, những ký ức của một thời chiến đấu gian khổ nhưng rất vẻ vang lại ùa về trong tâm trí tôi. Khi đó, tôi là sĩ quan tác huấn Trung đoàn 88, Đại đoàn 308, được trực tiếp tham gia công tác chuẩn bị chiến trường của Trung đoàn trong suốt chiến dịch, đặc biệt là công tác chuẩn bị cho những trận đánh quyết định, tiêu biểu nhất là trận công kiên Tu Vũ mở màn chiến dịch mà tôi không thể nào quên. Giữa năm 1951, bộ đội ta vừa trải qua đợt chỉnh huấn, vì vậy, trình độ nhận thức về nhiệm vụ chính trị được nâng cao. Cán bộ, chiến sĩ đều có tinh thần quyết tâm, mong muốn được đi chiến đấu. Sau khi quân Pháp đánh chiếm Hòa Bình, Trung đoàn 88 chúng tôi vẫn đóng quân ở Phú Thọ. Trong anh em, có người thắc mắc và viết trên bích báo: Chiến dịch Thu Đông đã mở rồi; Đại đoàn chủ lực vẫn nằm chơi! Đúng như mong đợi của cán bộ, chiến sĩ lúc đó, cuối tháng 11 năm 1951, Trung đoàn 88 chúng tôi được lệnh chuẩn bị tiến công cứ điểm La Phù. Qua nghiên cứu sơ bộ, La Phù là cứ điểm nằm ở tả ngạn sông Đà, cách Trung Hà chừng 30km, xung quanh là vùng ngập nước. Trung đoàn 88 đã có kinh nghiệm chiến đấu qua các trận Bãi Thảo (Quảng Ninh, 4 - 6.4.1951), trận Chùa Cao (Ninh Bình, 4 - 6.6.1951) cũng là vùng nước ngập, việc tiến vào trận địa khó khăn, dễ lộ bí mật, không đào được công sự, bị phi cơ, pháo binh bắn phá, dễ bị thương vong và đặc biệt khi bị thương dễ nhiễm trùng uốn ván. Nhưng ngay sau đó, Trung đoàn trưởng Nguyễn Thái Dũng và Chính ủy Trung đoàn Đặng Quốc Bảo được gọi lên Sở Chỉ huy Chiến dịch gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 88 tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, mở màn Chiến dịch Hòa Bình thay đơn vị bạn. Được cấp trên tin tưởng, giao nhiệm vụ đánh trận mở màn chiến dịch, anh em rất phấn khởi. Với truyền thống đánh công kiên (từ năm 1949 đến năm 1951, Trung đoàn 88 đã từng tiêu diệt cứ điểm cấp trung đội, đại đội Âu - Phi chiếm đóng như: Bản Trại, 3.1949; Nà Han, 11.1949; Hữu Bằng, Thằn Lằn, 1.1951) nhưng chi là tiêu diệt các cứ điểm cấp trung đội, đại đội do từng tiểu đoàn ta đảm nhiệm. Nay nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm do 1 tiểu đoàn Âu - Phi chiếm đóng mà là trận đánh của toàn Trung đoàn, có pháo binh tham gia nên càng quyết tâm chiến thắng, khí thế bộ đội lên cao. Ngày hôm sau, Trung đoàn 88 thành lập đoàn cán bộ đi chuẩn bị chiến trường gồm: Đồng chí Nguyễn Thái Dũng - Trung đoàn trưởng; các đồng chí Trương Đình Mậu - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 29, Vũ Phương - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 23 và đồng chí Vinh - Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 322; các đại đội trưởng, các bộ phận trợ chiến, khinh pháo, quân báo, tác huấn, thông tin đi nghiên cứu cứ điểm. Một bộ phận nhỏ cán bộ tác huấn, quân báo đi trước để liên hệ với cán bộ địa phương nhờ giúp đỡ, nắm tình hình chung cung cấp cho đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường. Tôi là một trong những cán bộ tác huấn Trung đoàn tham gia bộ phận này. Vì đã khá quen thân với các anh Vân Thường, Đào Tiệm ở đại đội quân báo nên tôi nhanh chóng hòa đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Cứ điểm Tu Vũ do 1 tiểu đoàn Âu - Phi thuộc Trung đoàn Marốc số 1 chiếm đóng, nằm bên tả ngạn sông Đà, sát mép sông, trên địa hình bằng phẳng, khô ráo. Từ Tu Vũ, có đường bộ và đường thủy từ Hòa Bình đi Trung Hà. Tuy là mùa nước cạn nhưng canô và tàu nhỏ vẫn đi lại dễ dàng. Phía Tây cứ điểm là dãy núi Yên Lãng cao 205m, cách xa chừng 3km. Từ chân núi ra Tu Vũ rất bằng phẳng, lau lách mọc cao khoảng bằng đầu người. Phía Đông cứ điểm có núi Chẹ cao 135m, đối diện Tu Vũ cũng có địch chiếm đóng. Từ Chẹ, có canô qua sông đến Tu Vũ. Lúc này, đã vào tháng 11 âm lịch, trời chớm lạnh, quang đãng, lúc sáng sớm và chập tối nhiều sương khói làm giảm tầm quan sát. Ban đêm, trăng thượng tuần mọc muộn nhưng càng về sau trăng mọc sớm hơn, rất sáng. Trước đó, phát hiện đơn vị thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 của ta đến điều tra, địch đã tăng cường đối phó, khẩn trương xây dựng công sự, trận địa, rào thêm các lớp hàng rào. Do cạnh sông, tiện đường bộ, việc vận chuyển vật liệu xây dựng khá thuận tiện và vào các xóm dỡ nhà dân nên tôc độ xây dựng, củng cố trận địa của địch rất nhanh. Chúng tăng cường tuần tiễu, phục kích ngăn chặn, phát hiện bộ đội ta; tổ chức 2 đội tuần tra, đội tuần tra ban ngày sục vào sâu, sát chân núi Yên Lãng, chiều rút về. Ban ngày, chúng cảnh giác nhưng qua một ngày mệt mỏi, đến chiều tâm lý nghỉ ngơi, chúng rút rất nhanh. Đội tuần tra đêm thường ăn tối xong, chờ trăng lên mới lên đường và thường tuần tiễu, phục kích gần cứ điểm chứ không đi xa. Trăng thượng tuần mọc muộn, ngày hôm sau mọc sớm hơn hôm trước chừng 55 phút. Lúc trăng chưa lên, trời tối nhiều sương khói, cứ điểm lại sáng đèn, từ đồn địch quan sát ra ngoài khó, nhưng từ bên ngoài, nếu gần, quan sát địch rất tốt. Đêm mùng 5 tháng 12 năm 1951, tức mùng 7 tháng 11 âm lịch, đoàn cán bộ tiến hành trinh sát và đề xuất "Nghiên cứu trong trước, nghiên cứu ngoài sau". Khi bộ phận tuần tra địch ban ngày rút thì tổ chức bám theo, chờ chập choạng tối, tiềm nhập vào gần cứ điểm, quan sát các hàng rào, ụ súng, lô cốt, cách bố trí của địch... Khi trăng gần lên thì rút ra ngoài, tiếp tục nghiên cứu, bố trí các trận địa, tập kết, hỏa lực, các trạm tải thương, trạm quân y... Ngay đêm mùng 5 tháng 12, về cơ bản ta đã quan sát được các ụ súng, lô cốt, hàng rào địch. Ngày 6 tháng 12 năm 1951, đồng chí Trung đoàn trưởng đã sơ bộ dự kiến kế hoạch tiến đánh, chọn các mũi đột phá, phân công đơn vị, các đường tiến công... Theo kế hoạch tác chiến của Trung đoàn trưởng, bộ phận Tác huấn nhanh chóng lập sa bàn cứ điểm. Bộ phận Tác huấn của Trung đoàn đi chuẩn bị chiến trường có 3 người: Đồng chí Đỗ Thế Nhân - Trưởng Tiểu ban mới được bổ sung từ đơn vị bạn trước chiến dịch; đồng chí Lại Văn Đạm và tôi - Nguyễn Quốc Thịnh. Nhưng ngày 6 tháng 12 năm 1951, đồng chí Lại Văn Đạm được lệnh trở về đơn vị để tập trung đi học lái máy bay nên chỉ còn 2 người. Với tinh thần khẩn trương, bộ phận Tác huấn đã hoàn thành sa bàn để Trung đoàn trưởng phổ biến dự kiến kế hoạch tấn công, phân công, giao nhiệm vụ tiếp tục tiềm nhập, nghiên cứu, lên kế hoạch tác chiến của đơn vị. Đêm mùng 6 tháng 12 năm 1951, do trăng mọc sớm hơn nên ta phải khẩn trương vào sâu nắm tình hình địch, địa hình, hướng đột phá, đột kích tung thâm. Do mải mê nghiên cứu nên bên phía Nam, ngòi Lát, bộ phận cán bộ Tiểu đoàn 322 bị địch phục kích, bắn bị thương đồng chí Vinh - Tiểu đoàn phó và đồng chí Quý, Đại đội trưởng Đại đội 231 trợ chiến. Đồng chí Qúy bị địch bắt, dùng cưa gỗ cưa chân, tra hỏi (sau năm 1954, đồng chí Quý phục viên, đảm nhận chức vụ Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng). Sau khi tiềm nhập, các cán bộ tiểu đoàn và đại đội đã nắm thêm được tình hình địch, dự kiến cửa mở, hướng đánh tung thâm, đường tiến quân và lên kế hoạch tiến đánh Tu Vũ. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Bảy, 2023, 07:36:45 am Ngày 7 tháng 12 năm 1951, đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường thông qua kế hoạch tiến đánh Tu Vũ, giao nhiệm vụ cho các đơn vị. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các đơn vị xây dựng kế hoạch tác chiến, dự kiến công tác chuẩn bị chiến đấu.
Bộ phận quân báo tiếp tục bám địch, theo dõi các hoạt động. Bộ phận Tác huấn và Thông tin cho làm nhiều lộ tiêu (cọc trắng có khắc ký hiệu các đơn vị) cắm hướng dẫn đường tiến quân. Theo phân công của chỉ huy Trung đoàn 88, tôi xuống các đơn vị giúp công tác chuẩn bị chiến đấu. Là chiến sĩ cũ của Đại đội Tô Văn nên anh em quen biết rất nhiều. Tôi thường kể lại chuyện chiến đấu của đại đội, nhắc lại những kỷ niệm vui buồn, những sai sót dễ mắc phải như cách đánh bộc phá liên tục có yểm trợ của hỏa lực và tổ lựu đạn; cách nhận hướng đặt bộc phá; cách đặt chân trụ khi nằm đánh bộc phá. Đó là những kinh nghiệm nhỏ song có ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh bộc phá, mở cửa mở, thời gian mở cửa... Theo kế hoạch của mặt trận, đêm mùng 10 tháng 12 năm 1951, đơn vị bạn sẽ tiến công cứ điểm Chẹ, kiềm chế các cứ điểm Đá Chông, Thủ Pháp. Nhưng do chiều mùng 10 tháng 12, ta gặp địch tại Ninh Mít nên không thực hiện tiến công theo đúng kế hoạch. Từ vị trí Chẹ, địch dùng súng bắn thẳng, súng cối, pháo binh yểm hộ Tu Vũ, pháo binh từ Đá Chông, Thủ Pháp liên tục bắn hàng nghìn quả đạn pháo chi viện Tu Vũ, gây nhiều khó khăn cho Trung đoàn. Để giải quyết khó khăn, tập trung tiêu diệt bằng được cứ điểm Tu Vũ, Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn 88 họp gấp, tìm biện pháp tiến công có hiệu quả nhất, động viên cán bộ, đảng viên nêu gương dũng cảm, quyết đánh, quyết thắng trận đầu, tạo thế cho chiến dịch. Do dây điện thoại bị đứt, không liên lạc được với các tiểu đoàn, tôi được phái xuống Tiểu đoàn 322 gặp đồng chí Nam Hà - Tham mưu trưởng để phổ biến quyết tâm của Đảng ủy Trung đoàn. Băng qua sân bay, lội qua ngòi láp, tôi gặp đồng chí Đậu Sỹ Tụ - Trung đội trưởng, đồng chí Đỗ Trọng - Đại đội phó Đại đội 225 đang mở cửa mở, rồi gặp đồng chí Nam Hà truyền đạt quyết tâm của Đảng ủy. Sau đó, tôi trở lại Chỉ huy sở theo dõi tình hình và truyền phát lệnh chiến đấu. Quyết tâm của Đảng ủy Trung đoàn được các đơn vị trực thuộc và phối thuộc thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng xốc lại lực lượng, tập trung đột phá thành công, làm chủ toàn bộ cứ điểm Tu Vũ khi trời rạng sáng. Chiến thắng Tu Vũ của Trung đoàn 88 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý về cách đánh công kiên cho các chiến dịch sau này. Trong buổi Lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Tu Vũ (10.12.1951 - 10.12.1991), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu "Có Tu Vũ, Nghĩa Lộ mới có Him Lam, Độc Lập ở Điện Biên Phủ". Sau trận đánh, Trung đoàn 88 vinh dự được mang danh hiệu Trung đoàn Tu Vũ. Giải quyết xong cứ điểm Tu Vũ, có dịp nghiên cứu lại thực địa, kiểm tra, so sánh nhận xét của đoàn cán bộ đi trinh sát chuẩn bị chiến trường và cách bố phòng của địch, từ đó đánh giá công tác điều tra thực địa. Nói chung về cơ bản là đúng, là tốt, chỉ không phát hiện địch có xe tăng, xe thiết giáp mà cho là xe ô tô vận tải. Sau đợt 1 chiến dịch, Trung đoàn 88 được lệnh vượt sông Đà hoạt động phía Bắc Đường số 6, có nhiệm vụ đánh chặn quân tiếp viện, vận chuyển tiếp tế, tạo thế bao vây, cô lập Hòa Bình. Tôi và đồng chí Nguyễn Hoàng - Tiểu đoàn phó được tăng cường cho Cơ quan Tác huấn đi tìm chỗ giấu quân, đường tiến quân ra quốc lộ, tính toán thời gian cần thiết để tiến ra đường, dự tính cả thời gian bị địch bắn chặn. Trong những năm 1948 - 1949, Trung đoàn 88 đã nhiều lần đánh phục kích địch trên Đường số 4, tiêu diệt các đoàn xe vận tải. Địa hình Đường số 4 quanh co, hiểm trở, cây rừng mọc um tùm, dễ giấu quân, khi ta chặn đánh, dồn xe và quân địch vào một vùng hẹp, thực hiện "Chặn đầu, khóa đuôi" để tiêu diệt, tiêu biểu như các trận Lũng Vài, Bố Củng (1.1948), Bông Lau, Lũng Phầy (4 - 9.1949), Khua Đa Nam Meo (12.1949). Nhưng ở trung du, địa hình bằng phẳng, trống trải, khó giấu quân, nếu phát hiện bộ đội ta tiếp cận, chúng sử dụng phi pháo ngăn chặn. Sau khi rút quân từ sông Đà về, địch tăng cường cho Đường số 6, bố trí thêm nhiều điểm đóng quân, cử các đội tuần tra, chiếm đóng cao điểm dọc đường, sục sạo vào ven đường, làm công sự cá nhân. Để khắc phục khó khăn đó, nhận nhiệm vụ cắt Đường số 6, Trung đoàn 88 tổ chức nhiều bộ phận nhỏ, dùng vũ khí bộ binh, cối 60mm bám gần đường, bắn tỉa các tổ tuần tra của địch. Khi đi trên đường, các đội tuần tra của địch thường chốt tại các chỗ đào công sự cá nhân, tối rút về đồn. Lợi dụng ban đêm, ta bố trí lựu đạn tại các công sự đó, khi địch đến, ta bắn tỉa buộc chúng phải nhảy vào công sự, vướng lựu đạn của ta. Ngoài ra, ta tổ chức bộ đội đánh phục kích các đoàn xe vận tải, các đội quân vận chuyển lớn của địch. Do địa hình như trên, đơn vị phải tập kết bộ đội xa đường, dẫn đến khi vận động ra tấn công địch phải qua nhiều đoạn trống, nên đòi hỏi người chỉ huy phải tính toán thời gian, đoạn đường để đánh quân địch, hạn chế tác động phi pháo. Trung đoàn tổ chức đài quan sát, theo dõi sự vận chuyển của địch, chỉ định đồng chí Nguyễn Hoàng - Tiểu đoàn phó lên đài quan sát nắm địch, nhận định tình hình, đề xuất việc xuất kích bộ đội từ xa nhằm giữ bí mật khi tiếp cận quân của chúng, giảm thương vong. Ngày 22 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 322 đã diệt được 2 đại đội địch ở khu Bãi Nai, cầu Mè, Cầu Dụ. Qua trực tiếp tham gia công tác chuẩn bị chiến trường trong Chiến dịch Hòa Bình cũng như nhiều trận đánh, nhiều chiến dịch khác, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: 1. Trong một trận đánh, bộ phận chuẩn bị chiến trường không phải chỉ một lần mà là phải nhiều lần tiềm nhập cứ điểm. Cán bộ chuẩn bị chiến trường cần nâng cao quyết tâm tiêu diệt địch. 2. Khi chuẩn bị chiến trường, cán bộ phải thấy rõ trách nhiệm với đơn vị, cần chuẩn bị tốt bảo đảm thắng lợi trận đánh, giảm bớt xương máu đồng đội. Cần thực hiện "Vào tận nơi, nhìn tận mắt, sờ tận tay" . 3. Cán bộ tham mưu cần học tập, nghiên cứu, tìm hiểu quy luật hoạt động, cách bố trí và các vũ khí, khí tài của địch đế đề xuất cách xử trí. Ví như đầu năm 1951, địch trang bị loại "mìn cóc" có chăng dây gần mặt đất, khi ta chạm phải, mìn nảy lên cao ngang bụng mới nổ, ta không nắm được, cho là pháo cối địch, lệnh bộ đội tản ra, càng đụng nhiều mìn. Hay như ta và địch gần nhau, kiểu cài răng lược, phi pháo địch không dám yểm trợ bộ binh, chúng dùng loại cối nhỏ bắn gần, dùng bom châu chấu, vùng sát thương nhỏ, ta chỉ cần dùng công sự, có "con cúi" (tạo bằng các cành cây nhỏ) là đã có thể hạn chế tác dụng của đạn địch. 4. Cần nắm được quy luật thời tiết, vùng miền hoạt động, chú ý các hiện tượng nhỏ, rất bình thường, nhưng khi ta đánh lớn nhiều đơn vị tham gia lại gây ra khó khăn, dễ bị lạc. 5. Khi dự kiến kế hoạch, phái dự kiến trường hợp khó khăn nhất, đề ra cách xử lý. Theo phương châm chuẩn bị xử lý khó nhất đề xứ lý trường hợp dễ nhất nếu gặp cũng không gây hoang mang, luôn làm chủ tình huống. 6. Trong chiến đấu, hạn chế phi pháo địch, ta chủ động tiến sát địch khi có thể. Vừa hạn chế thương vong, lại giảm thời gian mở cửa mở, nhanh chóng phát triển tung thâm, như tranh thủ cắt hàng rào, gỡ mìn, đưa hỏa lực vào trong hàng rào, bắn ngắm trực tiếp (trận Tu Vũ). Như vậy, cán bộ lại càng phải dũng cảm vào sâu, quan sát cách bố trí hoạt động của địch. Đó cũng là manh nha tư tưởng, nghệ thuật tác chiến "nắm thắt lưng địch mà đánh" của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sau này. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những ký ức về thời trai trẻ được tham gia Chiến dịch Hòa Bình vẫn vẹn nguyên trong ký ức của tôi. Mỗi lần nhớ lại, tôi không khỏi bồi hồi, xúc động trước những gì mà mình cùng đồng đội đã trải qua, đặc biệt là tham gia công tác chuẩn bị chiến đấu trong trận Tu Vũ mở màn chiến dịch. Đến nay, dù đã nghỉ hưu nhưng tôi vẫn luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm của một người lính, một cựu chiến binh, luôn nguyện suốt đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, cho hạnh phúc của nhân dân. Vinh dự, tự hào là người lính Cụ Hồ, tôi vẫn luôn giáo dục truyền thống cách mạng và gia đình cho con, cháu; tham gia công tác xã hội, tiếp tục góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh đồng thời tô thắm thêm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Bảy, 2023, 07:40:06 am ĐẠI ĐỘI 209 BÍ MẬT MỞ ĐỘT PHÁ KHẨU, BẤT NGỜ TIẾN CÔNG KHU B CỨ ĐIỂM TU VŨ, NHANH CHÓNG HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CHIẾN ĐẤU, ÍT THƯƠNG VONG Đồng chí ĐỖ HẠP Nguyên Đại đội trưởng Đại đội 209 Tiểu đoàn 23 Trung đoàn 88 Đại đoàn 308; nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Bộ Công nghiệp nặng Tháng 11 năm 1951, sau đợt chỉnh huấn chính trị và huấn luyện quân sự hơn 3 tháng tại Thanh Hóa và Phú Thọ, tinh thần bộ đội lên rất cao, mong mỏi được đi chiến đấu lập chiến công, đồng thời để "rửa hận Chùa Cao"1 (Trong Chiến dịch Trung đoàn 88 hai lần tiến công vị trí của địch ở Chùa Cao không thành công). Địch tiến công ra Hòa Bình, Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy nhận định: "Đó là một cơ hội tốt cho ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch...". Bác Hồ cũng gửi thư động viên bộ đội: Trước kia ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh, đó là một cơ hội tốt cho ta...". Được giao nhiệm vụ tham gia tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, một vị trí then chốt của địch trên phòng tuyến Sông Đà, mở màn cho Chiến dịch Hòa Bình, cán bộ và chiến sĩ Đại đội 209 rất phấn khởi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, lập chiến công. Đại đội 209 chiến đấu trong đội hình Tiểu đoàn 23, làm nhiệm vụ "Mũi điểm" trên hướng tiến công thứ yếu của Trung đoàn 88 Đại đoàn 308 vào khu B cứ điểm Tu Vũ. Quá trình chiến đấu chia làm 2 bước: Bước 1- Chuẩn bị chiến đấu 1. Trinh sát thực địa (lúc đó gọi là chuẩn bị chiến trường) Đoàn cán bộ đi trinh sát thực địa của Tiểu đoàn 23 gồm các cán bộ tiểu đoàn, các đại đội trưởng (trong đó có tôi - Đại đội trưởng Đại đội 209) và các trung đội trưởng bộc phá của các đại đội, được 1 dân quân người địa phương dẫn đường, từ chân núi theo đường Xóm Né - Đồng Xuân, qua phía Bắc sân bay, nhằm hướng làng Tu Vũ. Đêm hôm đó, tiết trời mùa Đông trên miền núi ven sông có sương mù nhẹ, ánh trăng bàng bạc, tâm nhìn xa hạn chế, nhưng đến gần lại nhìn rất rõ, rất thuận lợi cho việc trinh sát. Bắt đầu rời chân núi, xuống bãi bằng rộng mênh mông, lau sậy mọc cao ngút đầu người. Được đồng chí dân quân địa phương dẫn đường, đoàn cán bộ đi trinh sát vạch lau tạo thành một lối đi (lúc về lại vuốt thẳng trở lại để xóa dấu vết). Từ đầu làng Tu Vũ, đoàn chúng tôi chiếu thẳng hướng vị trí dự định chọn đột phá khẩu cho Đại đội 209. Từ đầu làng ra, trước mặt là bãi phẳng đã được phát quang. Đi khỏi đầu làng khoảng 250 - 300m, gặp một cây bị chặt đổ, thân rất to, ngồi xuống che khuất đầu người. Để tránh lộ người trên khoảng không thì đoàn chúng tôi không trèo qua thân cây, mà núp dưới thân cây rồi men theo bên phải về phía ngọn cây đổ. Đến chỗ thân cây chia thành 2 cành lớn, 1 cành nằm sát mặt đất, 1 cành chổng lên trời, tôi là người bò đầu, nghi ngở chỗ chui qua giữa 2 cành này có thể có mìn, tôi ra hiệu cho cả đoàn dừng lại, một mình bò lên sờ thì quả nhiên thấy một sợi dây thép căng vào đúng tầm người chui qua. Biết đây là một bẫy mìn kéo nổ, tôi thận trọng sờ theo đường dây, tháo dây khỏi kíp mìn, rồi từ từ cuộn lại ở phía đầu kia mắc vào cành cây rồi lấy 1 nhánh cây nhỏ cắm chốt quả mìn (và khi chui ra đoàn không quên đặt dây mìn lại như cũ, đề phòng địch đi tuần tra, phát hiện mất dấu). Từ thân cây đổ này vào tới hàng rào thứ nhất khoảng 200m, tôi và Trung đội trưởng bộc phá vừa bò vừa dò mìn vào tới hàng rào thứ nhất, Trung đội trưởng bộc phá quay lại đón đoàn lên. Chỉ có Tiểu đoàn trưởng, cán bộ tác huấn và Trung đội trưởng thông tin của Tiểu đoàn lên, còn tất cả dừng lại sau thân cây. Địa hình rất bằng phẳng, trong đồn cao hơn bên ngoài, nhìn rõ 6 lớp hàng rào dây thép gai, 1 số ụ súng và lô cốt cao ở trong trung tâm khu B, trong lớp hàng rào cũng là loại mìn kéo nổ. Tiểu đoàn trưởng xác định hướng và điểm đột phá xong đi xem các điểm mở cửa của các đại đội khác, hẹn giờ tập trung ở đầu làng Tu Vũ để trao đổi, tôi và Trung đội trưởng bộc phá xem kỹ lại thực địa, chọn vị trí mở đột phá khẩu, xác định ụ súng đầu cầu, hướng phát triển vào tung thâm và trận địa hỏa lực của Đại đội. Đại đội 213 được chọn làm mũi diện của Tiểu đoàn nghiên cứu đánh dọc theo đường cái thẳng cổng phía Bắc vào. Đại đội 211 được giao nhiệm vụ làm đội dự bị của Tiểu đoàn. 2. Tiến hành bồi dưỡng kỹ thuật Đại đội 209 tổ chức các bãi tập nhỏ có hàng rào như ở đồn địch, lấy dây rừng giả làm dây thép gai, luyện tập thành thục động tác phối hợp giữa người cắt và người cuộn dây, cuộn lại gọn ghẽ, không ảnh hưởng tới động tác xung phong của các đội đột kích. Ôn lại lý thuyết vô hiệu hóa các loại mìn địch thường dùng như mìn nhảy, mìn đạp nổ, đặc biệt luyện tập thành thạo gỡ các loại mìn kéo nổ mà địch đang bố trí phổ biến ở trong đồn. Song song với việc luyện tập bí mật khắc phục chướng ngại vật, một bộ phận khác tiến hành luyện tập đánh bộc phá ống, đặc biệt coi trọng việc đánh liên tục, nối đuôi nhau thành một đường thẳng tiến lên phía trước. Tuy luyện tập bí mật khắc phục chướng ngại vật nhưng vẫn chuẩn bị đầy đủ số bộc phá ống cho việc không kỳ tập được thì chuyển sang cường tập. Ôn tập kỹ thuật nằm thấp đào công sự và quy định mọi người đều phải có một dụng cụ đào công sự - nếu thiếu xèng, cuốc, phải tự tạo lấy một dụng cụ đào công sự như chọn lấy đoạn thân cây tre ở gần gốc chẻ đôi vót vát như hình cái xẻng. Trong khi phổ biến kế hoạch tác chiến, quy định đội hình toàn Đại đội phải bố trí ở phía trước thân cây đô, không được ai lợi dụng thân cây đổ này, vì tử giác cho thân cây to đổ thường là mục tiêu đã chuẩn bị sằn của các loại pháo và vũ khí bắn cầu vồng của địch. Trong Hội nghị phổ biến kế hoạch tác chiến của Tiểu đoàn 23, tôi cũng đã kiến nghị như vậy, nhưng rất tiếc là cơ quan chỉ huy Tiểu đoàn vừa kịp đến sau thân cây này đã bị pháo cối địch sát thương cả Tiểu đoàn trưởng và Chính trị viên và một số cán bộ, chiến sĩ khác. Luyện tập theo nhiệm vụ chiến đấu: Các trung đội, các tiểu đội căn cứ vào nhiệm vụ đã được phân công trong chiến đấu, tạo dựng mô hình vị trí tác chiến của mình để luyện tập. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Bảy, 2023, 07:41:12 am Bước 2- Chiếm lĩnh trận địa và thực hành chiến đấu
Đêm mùng 10 tháng 12 năm 1951, trăng sáng hơi có sương nhẹ, toàn Đại đội 209 hành quân ra chiếm lĩnh trận địa, người nào cũng mang theo một số cành cây để khắc phục các bãi lầy trên đường tiến quân, tạo điều kiện thuận lợi cho pháo binh, hoả khí nặng và cho các bộ phận mang vác nặng như tải đạn và tải thương hành quân. Phía Tiểu đoàn 29 và Trung đoàn bộ bị lộ, địch bắn pháo chặn, tôi chỉ huy Đại đội cơ động dạt về phía Bắc, nhằm hướng làng Tu Vũ để tránh các làn pháo bắn chặn của địch. Toàn Đại đội hành quân an toàn về phía ngoài đầu làng Tu Vũ. Trước khi hạ lệnh cho các trung đội lần lượt vào chiếm lĩnh trận địa, tôi không quên cho đồng chí dân quân dẫn đường quay trở lại vị trí xuất phát. Toàn Đại đội 209 bí mật tiếp cận mục tiêu, trung đội bộc phá được lệnh bí mật cắt dây thép gai và gỡ mìn mở dần đột phá khẩu: Ban Chỉ huy Đại đội kiểm tra vén gọn người chiến sĩ cuối cùng của Đại đội lên phía trước thân cây đổ và dừng lại đến đâu đào công sự đến đấy, người trước tiến lên, người sau lắp vào và tiếp tục đào công sự của người trước. Pháo địch bắt đầu bắn quanh đồn, nhận định là pháo địch không thể bắn vào sát hàng rào của chúng, Ban Chỉ huy Đại đội 209 lệnh cho Trung đội bộc phá cắt hàng rào, gỡ mìn đến đâu, chui vào trong công sự đến đó, anh em hành động rất bí mật nên địch ở trong đồn không hề phát hiện. Thấy pháo địch khép dần vào, bắn lên phía trước thân cây đổ, Ban Chỉ huy Đại đội 209 hạ lệnh cho các trung đội đột kích dồn đội hình lên gần sát hàng rào hơn, Trung đội đột kích 1 ở bên phải đột phá khẩu, Trung đội đột kích 2 ở bên trái thành đội hình hàng ngang, vây quanh hàng rào cứ điểm. Địch càng bắn mạnh, càng khép dần hỏa lực vào gần hàng rào, quân ta càng tiếp cận và đào công sự mạnh hơn. Ban Chỉ huy Đại đội 209 đã không máy móc tuân thủ đội hình "Đầu nhọn, đuôi dài" đã được học trong chiến thuật đánh công kiên. Chính cái đội hình hàng ngang "trái khoáy" này và việc tích cực đào công sự đã làm giảm thương vong của Đại đội trong giai đoạn chiếm lĩnh trận địa, triển khai đội hình chiến đấu. Các tổ gỡ mìn và cắt hàng rào của Đại đội 209 được lệnh lần lượt thay nhau lên làm nhiệm vụ một cách hết sức bí mật. Do được huấn luyện kỹ, anh em lần lượt cắt được 3 lớp hàng rào và vô hiệu hóa được các bãi mìn trên cửa mớ. Đến khi còn 1 lớp hàng rào cuối cùng, anh em được lệnh dừng lại vì sợ khắc phục nốt hàng rào cuối cùng, gần địch quá, dễ lộ bí mật. Anh em chuẩn bị sẵn bộc phá ống để khi có lệnh cường tập nốt hàng rào và bãi mìn cuối cùng. Khi có lệnh nổ súng của Trung đoàn, tôi đã ở trong công sự (do liên lạc viên Đại đội đã đào sẵn) bên cạnh Tiểu đội trưởng Tiểu đội bộc phá 1 cùng Trung đội trưởng Trung đội bộc phá, hạ lệnh đánh quả bộc phá đầu tiên và cũng là quả bộc phá cuối cùng mở đột phá khẩu. Người chiến sĩ đánh quả bộc phá thứ 2 vào ụ súng tiền duyên của địch. Lúc này bên phải Đại đội 217 (Đại đội Tô Văn) của Tiểu đoàn 29 và bên trái Đại đội 213 Tiểu đoàn 23 cũng bắt đầu đánh những quả bộc phá đầu tiên. Tôi hạ lệnh cho Trung đội đột kích 1 lên chiếm lĩnh đầu cầu, một mũi đánh thẳng vào nhà kho chuẩn bị đánh lô cốt chính của địch, một mũi phát triển về bên phải, phía của Đại đội 217 đang mở đột phá khẩu, một mũi phát triển về bên trái phía Đại đội 213 cũng đang mở đột phá khẩu bằng bộc phá liên tục. Mũi phát triển về bên phải nhanh chóng chiếm được ụ súng cuối cùng giáp hàng rào ngăn cách khu B với khu A, được lệnh dùng trung liên bắn vào lô cốt chính của địch trong khu A đang cản trở Tiểu đoàn 29 mở đột phá khẩu cho đến khi các chiến sĩ vào đánh lô cốt này hét to yêu cầu ngưng bắn mới thôi. Trung đội đột kích 2 được lệnh vào tiếp sức cho Trung đội đột kích 1 đánh vào lô cốt và phát triển về phía Đại đội 213, Trung đội bộc phá được lệnh củng cố để làm đội dự bị của Đại đội. Lúc đầu do bị đánh bất ngờ, địch đối phó rất lúng túng, quân ta chiếm lĩnh ụ súng đầu cầu và phát triển vào trong và hai bên tương đối thuận lợi. Địch rút vào lô cốt giữa đồn chống trả tương đối quyết liệt: Khi Đại đội 213 sau 13 quả bộc phá liên tục vào được đồn, phát triển thẳng theo đường cái vào phía trong, đánh bộc phá vào lô cốt, địch đối phó yếu ớt và rút dần về phía sau, lúc này Tiểu đoàn 29 đã mở được cửa mở, đang phát triển vào tung thâm của địch. Đại đội 209 hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu một cách nhanh chóng. Một bộ phận của Trung đội bộc phá được điều vào phối hợp với Đại đội 213 truy kích địch ra bờ sông, còn đại bộ phận đại đội chiếm lĩnh Khu B. Trong trận đánh, toàn Đại đội hy sinh 3 đồng chí, bị thương 7 đồng chí trong chiến đấu tung thâm; không có thương vong trong giai đoạn tiến quân và chiếm lĩnh trận địa. Sau trận đánh này, bản thân tôi được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ hạng Nhì (sau đổi thành Huân chương Chiến công) và được đề bạt Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 23. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Bảy, 2023, 07:42:29 am Qua trận đánh, có thể rút ra một số vấn đề về chiến thuật:
1. Về chọn hướng tiến công chủ yếu Hướng phòng ngự chủ yếu của địch trong trận này về phía Tây, phía quân ta dễ lợi dụng rừng núi tiến công xuống. Trong khi đó, ta lại chọn hướng tiến công chủ yếu về hướng này, tức là chọn vào chỗ rắn nhất, mạnh nhất và địch đề phòng nhất. Nếu ta chọn chủ yếu vào khu B, nhanh chóng đánh chiếm khu B và khu C, rồi từ hai mặt này, đánh vào 2 sườn khu A, kết hợp với mũi tiến công thứ yếu từ hướng Tây vào, đồng thời có một mũi vu hồi ra phía bờ sông, chắc chắn là dễ phá vỡ khu A nhanh, ít thương vong và bao vây tiêu diệt gọn quân địch. 2. Về bảo đảm thông tin liên lạc và giữ vững kỷ luật chiến trường Trong trận đánh này, Tiểu đoàn 322 tiêu diệt được khu C là thành tích to lớn. Tuy nhiên, tiêu diệt xong khu C, người chỉ huy cao nhất Tiểu đoàn 322 không tích cực bắt liên lạc với Ban Chỉ huy Trung đoàn, trong lúc trận chiến đấu còn đang tiếp diễn bên khu A và khu B mà đã cho rút quân ra khỏi trận địa khi chưa có lệnh của Ban Chỉ huy Trung đoàn là một khuyết điểm rất lớn về kỷ luật trong chiến đấu. Nếu lúc đó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 322 tích cực khắc phục khó khăn, bắt liên lạc với Ban Chỉ huy Trung đoàn, tổ chức truy kích địch qua ngòi Lát phối hợp với khu A và khu B thì trận đánh có thể kết thúc sớm hơn và ta ít thương vong hơn. 3. Việc chủ động hiệp đồng giữa các mũi, các hướng trong tiến công là rất cần thiết Trong chiến đấu, tình huống diễn ra rất nhanh chóng, mọi hành động hiệp đồng đều chờ lệnh cấp trên thì không kịp thời. Trong trận Tu Vũ, quá trình đánh vào tung thâm địch, nếu tôi chủ động tổ chức lực lượng đánh một mũi vào sườn khu A, thay vì chỉ dùng hoả lực trung liên chi viện thì việc tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 29 hoàn thành nhiệm vụ sẽ tốt hơn. Sau Chiến dịch Hòa Bình, Trung đoàn 88 được giao nhiệm vụ tiêu diệt đồn Nghĩa Lộ Phố trong Chiến dịch Tây Bắc (cuối năm 1952). Trung đoàn sử dụng Tiểu đoàn 29 là mũi điểm, Tiểu đoàn 23 là mũi diện 1, Tiểu đoàn 322 làm mũi diện 2. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 23 ốm nặng, không đi chiến đấu được. Trên quyết định bổ sung cho Tiểu đoàn 23 một tiểu đoàn phó và quyết định cho tôi làm Tiểu đoàn phó chỉ huy Tiểu đoàn trong suốt chiến dịch. Cũng như trận Tu Vũ, Tiểu đoàn 23 bí mật khắc phục chướng ngại vật, nhanh chóng mở đột phá khẩu, chiếm lô cốt đầu cầu. Khi vào tới trong đồn, nhận thấy Tiểu đoàn 29 còn đang lúng túng ngoài hàng rào vì bị 3 quả bộc phá ống không nổ, tôi liền hạ lệnh cho một mũi đánh sang chiếm lô cốt đầu cầu, tạo điều kiện cho xung kích của Tiểu đoàn 29 bắc ván và trải chăn qua hàng rào dây thép gai. "Ba mũi giáp công" của Tiểu đoàn 23, Tiểu đoàn 29 và Tiểu đoàn 322 cùng tiêu diệt đồn Nghĩa Lộ Phố trong thời gian 2 giờ 30 phút. Sau trận này, tôi được tặng thường Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất (nay là Huân chương Chiến công hạng Nhất). Chiến dịch Hòa Bình mặc dù diễn ra cách đây 70 năm, với trận Tu Vũ mở màn giành thắng lợi giòn giã, nhưng trong ký ức của mình, tôi vẫn còn nhớ như in diễn biến của sự kiện này. Qua chiến đấu, bản thân tôi có bước trưởng thành, được cấp trên tin tưởng giao trách nhiệm cao hơn và tôi đã cùng đơn vị tiêu diệt đồn Nghĩa Lộ Phố, góp phần vào thắng lợi trong Chiến dịch Tây Bắc. Mãi mãi trong tôi niềm tự hào về những tháng năm tuổi trẻ, đã tham gia và góp phần công sức nhỏ bé của mình vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc chống thực đân Pháp xâm lược. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 01 Tháng Tám, 2023, 09:39:49 am CHIẾN THẮNG TIÊU DIỆT CỤM CỨ ĐIỂM TRÊN ĐỈNH NÚI 600 BA VÌ (29 - 30.12.1951) Đại tá NGUYỄN HỮU TÀI Nguyên Chính trị viên phó Tiểu đoàn 16, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 tham gia Chiến dịch Hòa Bình; nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu Sau những thất bại nặng nề ở Biên Giới Thu - Đông 1950 đến trung du và đồng bằng Bắc Bộ, trong thế bị động về chiến lược, tướng Đờ Lát đờ Tátxinhi, Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương tập trung nhiều binh đoàn cơ động có xe tăng, pháo binh và không quân yểm trợ, theo Đường số 6 và sông Đà đánh chiếm Hòa Bình nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược; mở rộng khu Chiếm đóng, bịt chặt cửa ngõ phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, chặn đường liên lạc vận chuyển của ta giữa Việt Bắc và các liên khu 3,4; tiêu diệt một bộ phận chủ lực và phá sự chuẩn bị tiến công Thu - Đông của ta. Trước âm mưu, thủ đoạn của địch, Trung ương Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh đã nhận định đây là thời cơ cho ta tiêu diệt địch và quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, trên khắp các chiến trường, đặc biệt là ở đồng bằng Liên khu 3. Trước khi mở chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ tham gia Chiến dịch Hòa Bình. Trong thư, Người nhấn mạnh: "Trước kia, ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội rất tốt cho ta"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 242). Để bảo đảm thắng lợi của chiến dịch, Bộ Tổng Tư lệnh sử dụng một lực lượng lớn các đơn vị chủ lực. Hướng chủ yếu của chiến dịch có 3 đại đoàn chủ lực: 308, 312 và 304. Hướng phối hợp và sau lưng địch có 2 đại đoàn 316 và 320. Nhiệm vụ của Đại đoàn 312 (thiếu Trung đoàn 165) là vượt sông Đà sang dãy núi Ba Vì phía sau lưng phòng tuyến sông Đà của địch. Được tham gia Chiến dịch Hòa Bình, lúc này tôi đang giữ cương vị Chính trị viên phó Tiểu đoàn 16, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312. Trước đó, trong Chiến dịch Lý Thường Kiệt (29.9 - 31.10.1951), chỉ huy Tiểu đoàn 16 có Tiểu đoàn trưởng Trần Đình Khiết và tôi - Nguyễn Hữu Tài, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 11 chuyển sang. Sau Chiến dịch Lý Thường Kiệt, vì Chính trị viên Tiểu đoàn Trần Nguyên Độ và Phó Tiểu đoàn trưởng Chu Phương Đới đi chỉnh huấn ở Bộ, Tiểu đoàn trưởng Trần Đình Khiết hy sinh, nên chỉ còn tôi là chỉ huy Tiểu đoàn duy nhất khi hành quân về. Khi hành quân đi Chiến dịch Hòa Bình vẫn chỉ có mình tôi chỉ huy Tiểu đoàn. Lúc đầu, Tiểu đoàn 16 được phân công bố trí ở tả ngạn Sông Đà, tổ chức đánh địch trên sông và bảo đảm cho toàn Đại đoàn hành quân từ Phú Thọ đến mặt trận. Chúng tôi dùng đại liên bắn tàu của Pháp trên sông Đà và bắt sống 1 tàu chở hàng từ Hòa Bình về. Sau đó vượt sông sang Ba Vì. Đợt 1 chiến dịch diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 tiêu diệt vị trí Tu Vũ ở tả ngạn sông Đà, mở màn chiến dịch. Nhiều trận phục kích trên sông Đà tiêu diệt nhiều tàu chiến của địch ở khu vực Lạc Song. Trung đoàn 209 đã tiêu diệt 2 đại đội khi chúng đưa Binh đoàn cơ động số 4 vào càn quét khu tự do của ta ở Ninh Mít; Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141 đã phục kích tiêu diệt nhiều xe quân sự của địch trên Đường số 87 ở khu vực Ba Trại thuộc Ba Vì... Sang đợt 2, Bộ Chỉ huy Chiến dịch, trực tiếp là Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp lệnh cho Đại đoàn 312 phải tiêu diệt cụm cứ điểm của địch trên đỉnh núi 600 Ba Vì. Trung đoàn 141 vinh dự được giao nhiệm vụ quan trọng này. Đó là đỉnh núi của nhánh núi Ba Vì nhô ra phía sông Đà, là điểm cao khống chế của chiến dịch, yểm trợ cho phòng tuyến Sông Đà và khu vực dưới chân núi từ Trung Hà tới Chẹ, Đá Chông... Trên đỉnh cao 600, địch có thể quan sát, hiệu chỉnh cho pháo binh và không quân bắn phá các khu vực trú quân của ta, yểm trợ cho các binh đoàn cơ động càn quét vùng Sơn Tây và chi viện cho các cứ điểm khác của chúng khi bị ta tiến công. Dựa vào địa thế hiểm trở, sườn núi dốc đứng, chỉ có đường độc đạo ôtô từ dưới chân núi đi lên, địch đóng quân trên khu vực có biệt thự của viên tướng Pháp Moócđăng - Tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương thời Pháp thuộc, tuy biệt thự đã bị phá hoại nhưng còn hầm nhà và tường cao vây quanh. Lực lượng địch tại đây có 2 đại đội lê dương chiếm đóng, làm các lô cốt và công sự dã chiến. Sau khi ta tiêu diệt căn cứ Tu Vũ, địch tăng thêm 1 đại đội biệt kích (Commăngđô) chiếm đóng cao điểm phía trước 550m thành cứ điểm dã chiến bảo vệ cho cứ điểm chính. Lực lượng địch tại đây có thể được không quân và pháo binh dưới chân núi chi viện. Vì vậy chúng coi đây là cứ điểm vững chắc, bất khả xâm phạm. Với mục tiêu có đặc điểm như vậy, đánh trận này ta gặp nhiều khó khăn như: 1- Địa hình hiểm trở, dốc núi cao, vực sâu, không có điều kiện triển khai binh lực và hỏa lực khi tiến công. 2- Do chỉ có đường ôtô độc đạo từ dưới chân núi lên nên trinh sát và cán bộ nghiên cứu chiến trường không thể tiếp cận tìm hiêu cách bố trí binh hỏa lực và công sự của địch. 3- Thời gian chuẩn bị cho trận đánh rất gấp, ngày 16 tháng 12 năm 1951, nhận lệnh của Đại đoàn, Trung đoàn phải tiêu diệt địch trên đỉnh núi 600, trước ngày 30 tháng 12 năm 1951 để phối hợp chiến trường chung. 4- Về chủ quan: Trung đoàn 141 vừa trải qua Chiến dịch Lý Thường Kiệt không hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt địch ở Nghĩa Lộ, quân số bị tiêu hao. Chưa có thời gian củng cố, chưa kịp bổ sung quân số, nhiều cựu binh và tiểu đội trưởng của Tiểu đoàn 11 bị thương vong. Tuy nhiên, trải qua nhiều trận đánh, cán bộ và chiến sĩ có kinh nghiệm và rất quyết tâm chiến đấu. Nhưng khó khăn chính là chưa nắm được tình hình địch và xác định được cách đánh. Trong lúc ta đang bàn cách khắc phục mọi khó khăn thì may mắn có 2 hàng binh lê dương người gốc Ba Lan ra hàng. Họ cung cấp cho ta nhiều tin tức quý giá về binh lực, bố trí của địch. Trong tình hình ấy, tìm ra cách đánh phù hợp là rất quan trọng. Phải sáng tạo và dựa vào kinh nghiệm các trận đánh kỳ tập trước đây. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 01 Tháng Tám, 2023, 09:40:47 am Biết được khó khăn của Trung đoàn 141, Bộ Chỉ huy Chiến dịch cử 2 phái viên đốc chiến là Thiếu tướng Hoàng Sâm, Tư lệnh Liên khu 3 và đồng chí Cao Xuân Hổ đến giúp đỡ Trung đoàn.
Ban Chỉ huy chung trận đánh Ba Vì được chỉ định gồm: Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Hồ Quang Hóa, Chỉ huy trường; Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 16 Chu Phương Đới, Chỉ huy phó; Chính trị viên Tiểu đoàn 11 Đào Đình Luyện, sau rút về Sở Chỉ huy Trung đoàn, Chính trị viên Tiểu đoàn 16 Trần Nguyên Độ, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 16 Nguyễn Hữu Tài. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 141 Nam Long. So sánh lực lượng khi ấy, ta có 2 tiểu đoàn bộ binh, địch có 3 đại đội phòng ngự trên đỉnh núi và có công sự tương đối vững chắc. Khi ấy ta chưa có kỹ thuật của đặc công nên kế hoạch tác chiến phải sáng tạo, táo bạo, không có hỏa lực chi viện nên phải dùng binh lực mạnh và tinh, bí mật, áp sát đồn địch, bất ngờ xung phong. Phương châm đề ra là dùng xung lực mạnh, giảm bớt đầu mối chỉ huy, tăng cường lực lượng xung kích cho các tiểu đội. Hai tiểu đoàn 11 và 16 sáp nhập thành một và lập ban chỉ huy chung, mỗi tiểu đoàn biên chế thành 2 đại đội, quân số của tiểu đội đầy đủ 10 người. Như vậy, ta dùng 4 đại đội để tiêu diệt 3 đại đội của địch. Kế hoạch chiến đấu chia làm 2 bước: Bước 1: Tiểu đoàn 11 có 2 đại đội bí mật tiếp cận, bao vây rồi bất ngờ dùng thủ pháo, đồng loạt xung phong tiêu diệt cứ điểm phía trước trên Cao điểm 550 do đại đội biệt kích (Commăngđô) của địch án ngữ phía trước trên Cao điểm 600. Bươc 2: Trong khi đó, Tiểu đoàn 16 theo đường cái xông thẳng lên Cao điểm 600, lợi dụng vách đá và tường cao để hạn chế pháo cối và hỏa lực bắn thẳng của địch. Với cương vị Chính trị viên phó Tiểu đoàn 16, khi các thủ trướng tiểu đoàn đi học vắng mặt, tôi đã đưa Tiểu đoàn đến vị trị tập kết an toàn trên sườn núi Ba Vì và tổ chức chuẩn bị chiến đấu. Gần đến ngày nổ súng thì các anh Trần Nguyên Độ và Chu Phương Đới về. Để bảo đảm thắng lợi, công tác chuẩn bị lúc này là quan trọng nhất. Trước hết là chuẩn bị về tinh thần, động viên bộ đội có quyết tâm cao và tin tưởng chiến đấu thắng lợi. Đảng ủy Tiểu đoàn và các chi bộ họp để quán triệt nhiệm vụ và tham gia thảo luận cách đánh, cách khắc phục khó khăn, giải quyết những thắc mắc và tổ chức dân chủ về quân sự. Tiếp đó là chuẩn bị quyết tâm chiến đấu, giao nhiệm vụ cho các đơn vị và các cán bộ, đảng viên; chuẩn bị về tổ chức và vật chất cho trận đánh như: Các chiến sĩ dũng cảm, có sức khỏe và quyết tâm cao được bổ sung vào các tổ chiến đấu 3 người, nhằm thực hiện cách đánh được xác định là: Dùng thang leo lên vách núi và tường cao, đồng loạt ném thủ pháo và nhảy qua bờ tường xung phong. Làm nhiều thang tre, mỗi tiểu đội một thang tre dài từ 3 - 4m, mỗi chiến sĩ đeo từ 4 - 5 quả thủ pháo cùng tiểu liên và trung liên khi xung phong. Không đào công sự, không ngụy trang, cuốc xẻng và các thứ phát ra tiếng động và ánh sáng như bật lửa, đèn pin phải để lại nơi trú quân. Chỉ có cán bộ đại đội có đèn pin nhưng phải dán kín chỉ để lọt ánh sáng bằng hạt đậu. Không được đi giày đinh. Những người nghiện thuốc lào hay ho không được vào đội xung kích mà bổ sung vào các đội cáng thương, vận tải và anh nuôi. Về bảo đảm thông tin liên lạc, có tín hiệu nhận nhau trong đêm tối. Rút kinh nghiệm trong trận Nghĩa Lộ, có đơn vị lạc đường trong hành tiến, nên đường hành quân trong đêm có đường mòn, lối rẽ đều có trinh sát chỉ đường, tránh bị lạc trong hành quân như trận đánh Nghĩa Lộ trước đó. Cả đơn vị như một công trường, làm thủ pháo, làm thang tre, tập mang vác trong hành tiến và trong chiến đấu, đặc biệt là công tác giữ bí mật trong lúc chuẩn bị và khi hành quân tiếp cận địch. Ngày 29 tháng 12, trời lạnh và tối nhanh, các đơn vị tập trang lúc 17 giờ kiểm tra toàn bộ vũ khí, trang bị. Mọi người phải nhảy xem có phát ra tiếng động không. Sau đó đọc quyết tâm thư rồi mới xuất phát. Tôi được phân công đi cùng Tiểu đoàn trưởng Chu Phương Đới ở tiền phương cùng thê đội 1 của tiểu đoàn do Đại đội trưởng Bạch Đăng Hội chỉ huy. Đồng chí Trần Nguyên Độ, Chính trị viên Tiểu đoàn ở Sở Chỉ huy chung với đồng chí Hồ Quang Hóa. Có 2 đồng chí dân quân người Dao sống ở sườn núi Ba Vì là Triệu Phú Hồng và Triệu Hữu Tài là người dẫn đường, từ sườn núi Ba Vì đến vị trí chiến đấu. Khoảng 23 giờ các đơn vị của Tiểu đoàn 11 đã bí mật áp sát và bao vây cứ điểm dã chiến của đơn vị biệt kích địch. Tiểu đoàn trưởng Hồ Quang Hóa báo cáo với Trung đoàn trưởng Nam Long đơn vị đã sẵn sàng. Trung đoàn trưởng ra lệnh nổ súng. Theo tín hiệu, các chiến sĩ đồng loạt tiến công vào các chiến hào của địch cùng với tiểu liên và trung liên xung phong. Bị bất ngờ, địch không kịp chống đỡ, sau gần 30 phút, Tiểu đoàn 11 đã làm chủ trận địa, tiêu diệt và bắt toàn bộ đại đội commăngđô của địch. Trong khi đó, Tiểu đoàn 16 do Tiểu đoàn trưởng Chu Phương Đới chỉ huy theo đường ôtô tiến thẳng lên cứ điểm chính 600. Tôi đi cùng anh Chu Phương Đới lập Sở Chỉ huy Tiểu đoàn ngay trên đường cái dựa vào vách núi và khe nước bên đường ôtô. Thông tin rải dây liên lạc với chỉ huy phía sau và các đại đội. Anh Đới đi theo đại đội xung kích, tôi có nhiệm vụ báo cáo với cấp trên, nhận lệnh và báo cáo diễn biến chiến đấu. Phía sau là thê đội xung kích 2. Địch đã kịp thời đối phó, các khẩu đại liên ở cổng chính liên tục nhả đạn về phía đường ôtô nhưng quân ta đã áp sát các cứ điểm phía chân vách núi. Từ trên cao, địch liên tục thả lựu đạn và bắn đạn cối 60mm xuống phía dưới để sát thương ta. Vì vậy, các chiến sĩ bắc thang leo lên nhưng bị đánh chặn lại. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, đến gần sáng, ta vẫn chưa bám được vào bờ tường. Đã có một số thương vong, ta phải dừng lại để củng cố và tìm cách leo lên tường. Trời gần sáng thì ta phát hiện được một điểm có thể bắc thang leo lên tường, ta cho một tổ nghi binh thu hút địch đối phó ở hướng cổng chính, trong khi đó các chiến sĩ bí mật bắc thang lên bờ tường ném thủ pháo vào đồn địch. Trong lúc địch bị thương vong và hoang mang do tiếng thủ pháo nổ như bắn đại bác của ta thì khẩu trung liên của Lê Văn Tỷ và sau đó của Nguyễn Văn Bệ đã đặt trên bờ tường bắn vào tung thâm chi viện cho các mũi leo lên bờ tường và xung phong. Địch rút chạy vào hầm ngầm, ta liên tục ném thủ pháo vào trong, số địch còn lại phải xin hàng. 5 giờ sáng ngày 30 tháng 12 năm 1951, ta làm chủ trận địa, tiêu diệt 155 tên, bắt 135 tên, đa số là lính Âu - Phi, thu toàn bộ vũ khí, trang bị của địch, trong đó có nhiều thực phẩm chuẩn bị cho Tết dương lịch 1952. Về phía ta, hy sinh 15 đồng chí và bị thương 90 đồng chí. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 01 Tháng Tám, 2023, 09:43:04 am Sau chiến đấu thắng lợi, tôi định vào đồn, nhưng anh Chu Phương Đới ngăn lại. Tôi theo đội hình hành quân về hướng 400 và ngược lên khu tập kết 1.000m theo kế hoạch lui quân. Ngay sáng hôm đó, sau khi nghe báo cáo chiến thắng của Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 Lê Trọng Tấn, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã gửi điện khen Trung đoàn 141. Bức điện viết:
"Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 được giao nhiệm vụ tiêu diệt cụm cứ điểm 600 Ba Vì trong điều kiện rất khó khăn. Các đồng chí đã chiến đấu rất dũng cảm, chiến thắng oanh liệt, lập công xuất sắc. Bộ Tổng Tư lệnh đã báo cáo thành tích của Trung đoàn lên Bác Hồ và Trung ương Đảng. Bác rất vui và gửi lời khen ngợi đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 141. Trận thắng lợi ở Ba Vì đã góp phần đưa chiến dịch phát triển sang giai đoạn mới. Bộ Tổng Tư lệnh quyết định tặng danh hiệu Trung đoàn Ba Vì và Huân chương Quân công hạng Ba cho Trung đoàn 141". Chiến thắng Ba Vì có giá trị và ý nghĩa về nhiều mặt. Ta đã chọc mù "con mắt" chiến dịch của địch trên Điểm cao Ba Vì, góp phần uy hiếp tuyến phòng ngự Sông Đà của địch, buộc chúng phải rút khỏi một loạt vị trí Chẹ, Đá Chông, Mỹ Khê, Thủ Pháp. Do đó, đường vận chuyển trên Sông Đà của địch bị cắt đứt. Với chiến thắng này, ta kết thúc đợt 2 chiến dịch và chuyển sang đánh địch ở Hòa Bình và trên Đường số 6, sau đó giải phóng thị xã Hòa Bình, đánh địch rút chạy trên Đường số 6, kết thúc thắng lợi chiến dịch. Về chiến thuật, đây là trận đánh táo bạo, tiêu diệt gọn hiệu suất chiến đấu cao, bắt nhiều tù binh và ta tổn thất ít. Trong điều kiện khó về địa hình cho tiến công, lợi cho thế phòng thủ, ta dùng binh lực ít và cách đánh sáng tạo, chuẩn bị chu đáo, quyết tâm cao, bí mật, bất ngờ, hạn chế điểm mạnh của địch về pháo binh và không quân. Trong trận này, thành công của công tác đảng, công tác chính trị là xây dựng quyết tâm cao, các đơn vị đoàn kết hiệp đồng trong chiến đấu, phát huy dân chủ, vai trò của đảng viên, cán bộ, nổi bật như đồng chí Tiểu đội trưởng Lê Văn Tỷ, người đưa trung liên lên bờ tường, yểm trợ cho lực lượng xung kích (sau đó đồng chí là Chiến sĩ thi đua toàn quốc). Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Bệ (sau này là Chiến sĩ thi đua toàn quân) và Tiểu đội trưởng Tống Tính, chiến sĩ xung kích của Tiểu đoàn 11 là những đảng viên gương mẫu, xung kích đi đầu. Đại đội trưởng Bạch Đăng Hội của Tiểu đoàn 16 chỉ huy khôn khéo và dũng cảm. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 16 Chu Phương Đới, sau này là Thiếu tướng, Tư lệnh Mặt trận 378 ở chiến trường nước bạn Lào, lúc ốm nặng, anh viết về chiến thắng Ba Vì như sau: "Quân lệnh như sơn Cán binh một lòng Thông minh, sáng tạo Dũng cảm phi thường Tiêu diệt quân thù Giải phóng Tản Viên". Hai du kích người Dao là Triệu Hữu Tài và Triệu Phú Hồng đã dẫn đường sát cánh chiến đấu cùng bộ đội chủ lực lúc khó khăn. Đỉnh núi 600 Ba Vì đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia và ngày nay trở thành một điểm đến du lịch và nghỉ dưỡng ở vườn quốc gia Ba Vì. Chiến thắng trên đỉnh núi Ba Vì là chiến thắng oanh liệt trong truyền thống anh hùng của Trung đoàn 141, được các thế hệ sau tiếp nối và phát huy. Từ Trung đoàn 141 - Trung đoàn Ba Vì của Đại đoàn 312 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược đã tách ra thành 3 trung đoàn 141 anh em: Trang đoàn 141 Sư đoàn 312 Quân đoàn 1; Trung đoàn 141 Sư đoàn 7 Quân đoàn 4; Trung đoàn 141 Sư đoàn 3 (Sao vàng) Quân khu 5 (từ năm 1979 chuyển thuộc Quân khu 1). Những chiến công của Trung đoàn 141 được nối tiếp từ Him Lam (Điện Biên Phủ) trong kháng chiến chống thực dân Pháp đến Vạn Tường (Quân khu 5) trong kháng chiến chống Mỹ; từ Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trên chiến trường Lào đến các chiến thắng An Lộc, Đường số 13, Bình Dương, Bình Phước (Đông Nam Bộ); từ Thành cổ Quảng Trị đến những cánh rừng già Campuchia. Các trung đoàn 141 đã phát huy truyền thống Ba Vì, chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc và đều được tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều chiến sĩ Trung đoàn Ba Vì đã nằm lại trên các chiến trường từ Bắc chí Nam và trên cả 3 nước anh em Việt Nam - Lào - Campuchia. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã mang thương tật suốt đời, trở về xây dựng đất nước, quê hương ngày một tươi đẹp, sung túc hơn, hướng đến một ngày mai tươi sáng cho con cháu. Nhiều cán bộ trong trung đoàn trưởng thành các tướng lĩnh nổi tiếng như: Trung tướng Nam Long, Thượng tướng Đào Đình Luyện, Thiếu tướng Hồ Quang Hóa, Thiếu tướng Chu Phương Đới, Thiếu tướng Trần Nguyên Độ... Ngày nay, Đảng ta, nhân dân ta đang ra sức phấn đấu thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu: Xây dựng nước Viêt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Chúng tôi - những chiến sĩ "Bộ đội Cụ Hồ", với truyền thống Ba Vì anh hùng, nguyện suốt đời học tập và là theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh và triệt đế thực hiện Di chúc của Ngươi với khát vọng giữ cho đất nước hòa bình, ổn định, cuộc sống của nhân dân ngày càng tươi đẹp, Tổ quốc phồn vinh và phát triển mọi mặt ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 01 Tháng Tám, 2023, 09:44:41 am VỊ TRÍ ĐỊA CHIẾN LƯỢC CỦA TỈNH HÒA BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Đại tá QUÁCH ĐĂNG PHÚ Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình Hòa Bình - quê hương mang khí thiêng sông núi, nơi có vị trí địa chiến lược quan trọng, là mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa, một trong những cái nôi của nền văn minh người Việt cổ - "Văn hoá Hòa Bình". Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình có truyền thống đoàn kết, cần cù trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ khi có Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, truyền thống đó được bồi đắp, hội tụ và lan tỏa tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn giúp nhân dân các dân tộc trong tỉnh vượt qua khó khăn thử thách, giành được nhiều thành tựu trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hòa Bình là địa bàn chiến lược nối liền đầu não kháng chiến Việt Bắc với Liên khu 3, Liên khu 4 và chiến trường toàn quốc. Hòa Bình được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Ở Bắc Bộ, địa bàn tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa chiến lược, là cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội, lên vùng Tây Bắc, là bản lề giữa đồng bằng Bắc Bộ, Liên khu 4 với Tây Bắc, Việt Bắc và là cửa ngõ thông sang Lào. Hòa Bình là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy, bộ quan trọng, về đường bộ có Đường số 6 là con đường chiến lược nổi Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ với Tây Bắc và Thượng Lào; Đường số 12, Đường số 15 từ Ninh Bình, Thanh Hóa qua Hòa Bình nối với Tây Bắc, Việt Bắc; Đường số 21 chạy dọc địa giới phía Đông tỉnh nối từ khu quân sự Thông - Sơn Lộc (Sơn Tây cũ) với Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa. Sau này, Đường Hồ Chí Minh, con đường huyết mạch Bắc - Nam hoàn thành đi qua huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn và đường cao tốc Láng - Hòa Lạc kéo dài tới thành phố Hòa Bình đã và đang nâng tầm vị trí chiến lược trọng yếu của Hòa Bình với Thủ đô Ha Nội và cả nước. Đường thủy có sông Đà từ phía Tây Bắc qua địa phận tỉnh Hòa Bình và nối với sông Hồng ở Việt Trì; sông Bôi chảy qua huyện Lạc Thủy rồi nhập vào hệ thống sông Đáy ở tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có sông Bưởi ở Lạc Sơn, sông Bùi ở Lương Sơn. Những con đường thủy, đường bộ đều là những mạch máu giao thông quan trọng nối Hòa Bình với các tỉnh xung quanh. Núi rừng ở Hòa Bình có địa thế, địa hình khá hiểm trở, chia thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng thứ nhất, trải dài từ Đà Bắc qua Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu nối với miền núi thượng du Thanh Hóa. Tiểu vùng thứ hai, bao gồm các huyện từ Kỳ Sơn, Lương Sơn xuống đến Lạc Thủy. Địa hình rừng núi trong tỉnh bị chia cắt bởi nhiều thung lũng trải rộng, kéo dài thành những cánh đồng tương đối bằng phẳng và các triền bãi ven sông. Do vị trí, địa thế, địa hình có những đặc điểm như trên Hòa Bình trở thành một địa bàn cơ động chiến lược ở Bắc Bộ là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, là hậu cứ bảo vệ Thủ đô Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình, địa thế hiểm trở tạo nên lợi thế trong việc xây dựng căn cứ, một thế đất "tiến có thế đánh, lui có thể giữ". Thực tiễn trong tiến trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, núi rừng Hòa Bình đã từng nhiều lần là căn cứ dấy binh, là địa bàn hoạt động chống xâm lăng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình từng là hậu cứ của chiến trường Liên khu 3, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu 3, Liên khu 4 với Việt Bắc, Tây Bắc. Đầu năm 1947, địa bàn huyện Lạc Thủy được chọn làm căn cứ của Ủy ban kháng chiến hành chính Khu 2, của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Hà Nam. Nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quân đội đã về làm việc tại đây như các đồng chí Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Hà Kế Tấn... Đặc biệt, khu vực xã Cổ Nghĩa là nơi Bộ Tài chính, Kho Bạc, Xưởng in tiền làm việc. Tuy nhiên, đến đầu tháng 4 năm 1947, khi quân Pháp tiến công đánh chiếm thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Nhà máy in tiền và Kho Bạc phải chuyển lên Việt Bắc. Tại đây còn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ chân khi Người đi công tác ở tỉnh Thanh Hóa vào tháng 2 năm 1947. Ngày 15 tháng 4 năm 1947, thực dân Pháp bắt đầu tiến công đánh chiếm Hòa Bình. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo xây dựng phong trào đấu tranh trong vùng tạm bị giặc chiếm, Trung ương Đảng quyết định sáp nhập xã Mai Châu vào huyện Lạc Sơn, còn toàn bộ huyện Mai Đà và 3 xã Hòa Bình, Thịnh Lang, Yên Mông của huyện Kỳ Sơn chuyển về Khu 4. Cũng trong thời gian này, Khu ủy Khu 2 đã quyết định thành lập An toàn khu (ATK) tại 6 xã vùng "trong" của Lương Sơn (xã Nật Sơn, Vĩnh Đồng, Kim Bôi, Kim Truy, Hạ Bì, Tú Sơn) vì khu vực này có những điều kiện rất thuận lợi. Về địa thế, đây là khu vực tương đối kín, xung quanh có nhiều dãy núi đá bao bọc; hệ thống đường giao thông lớn nối vùng này với các con đường số 6, 12, 21 chưa có nên hạn chế được sức cơ động ra vào của địch. Ngược lại, đối với ta, bằng những con đường nhỏ, đường mòn xuyên rừng vẫn bảo đảm thuận lợi đế giao thương với các vùng xung quanh. Từ đây, đi xuống đồng bằng cũng không xa, có thể vào Lạc Sơn, từ đó vào Liên khu 4, lên vùng Tây Bắc và nhất là nối liền với Lạc Thủy, Nho Quan, là khu an toàn của Khu ủy trên đất Hà Nam, Ninh Bình, về chính trị, đây là khu vực có cơ sở cách mạng, thế lực phản động lang đạo không lớn, những lang có uy thế nhất trong vùng đều đang tham gia chính quyền tỉnh, về kinh tế, đây là Mường Động (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động), một trong 4 vùng trù phú của Hòa Bình, có khả năng tự cung, tự cấp về lương thực, thực phẩm. Thu - Đông năm 1949, Liên khu ủy, Bộ Tư lệnh Liên khu 3 quyết định mở Chiến dịch Lê Lợi (chiến dịch giải phóng tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất), hướng tiến công chính là Hòa Bình, nhằm mục đích tiêu diệt một phần sinh lực địch, giáng một đòn mạnh vào hành lang Đông - Tây của địch, giải phóng một phần đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào chiến tranh nhân dân ở địa phương tiếp tục phát triển. Cuối tháng 1 năm 1950, chiến dịch kết thúc thắng lợi. "Phòng tuyến sông Đà", "Hành lang Đông - Tây" của giặc bị phá vỡ một mảng lớn; Đường số 12 và các vị trí quan trọng của địch trên con đường này bị uy hiếp nghiêm trọng; "Xứ Mường tự trị" bị giáng một đòn mạnh, hầu như rệu rã. Thắng lợi to lớn của chiến dịch đã tạo đà cho phong trào kháng chiến ở Hòa Bình phát triển mạnh mẽ. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 01 Tháng Tám, 2023, 09:45:28 am Sau thất bại ở Chiến dịch Biên Giới (1950), tiếp đó lại bị đánh mạnh ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ buộc quân Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động. Trước tình hình đó, cuối tháng 10 năm 1951, tướng Đờ Lát đờ Tátxinhi tuyên bố: Đã tới lúc giành lại chủ động trên chiến trường buộc Việt Minh phải chấp nhận chiến đấu trên một địa hình do Pháp lựa chọn. Với quan điểm trên, bộ máy chiến tranh của Pháp ở Đông Dương đã thống nhất chọn Hòa Bình là địa bàn cần phải đánh chiếm. Bởi Pháp nhận định Hòa Bình có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với quân ta, là một nút giao thông thủy - bộ nối liền Việt Bắc với đồng bằng và miền Trung. Cho dù biết rõ địa hình Hòa Bình có lợi cho ta, nhưng Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương lại cho rằng cần phải có miếng mồi ngon, thì Việt Minh mới chấp nhận trận đánh do mình sắp xếp. Ngoài ra, đánh chiếm Hòa Bình, quân Pháp sẽ cắt rời Việt Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung. Đồng thời, đây sẽ là tiền đề để Pháp tiến đánh vùng tự do Liên khu 4.
Thực dân Pháp cho rằng: "Hòa Bình sẽ là chiếc cối xay thịt nghiền nát Việt Minh". Và để chuẩn bị "đón tiếp" bộ đội chủ lực của ta, ngay sau khi đổ quân chiếm đóng Hòa Bình, quân Pháp đã xây dựng hệ thống cứ điểm mạnh hình thành 2 tuyến phòng ngự dọc Đường số 6 và dọc sông Đà. Đây là 2 vị trí vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của chiến dịch bởi lúc này địch tập trung lực lượng chủ yếu ở thị xã Hòa Bình, nhận sự vận chuyển tiếp tế chủ yếu từ đồng bằng lên, do đó địch bố trí lực lượng tương đối lớn và trang bị hỏa lực rất mạnh, có cả đại bác để quyết giữ và giành thế chủ động trên 2 tuyến đường này. Chiến dịch đánh chiếm Hòa Bình do Xalăng - Phó Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương trực tiếp chỉ huy. Trước kế hoạch của Pháp, ngày 18 tháng 11 năm 1951, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng Quân ủy họp bàn và nhất trí mở chiến dịch Hòa Bình, đưa một bộ phận chủ lực vào hoạt động trong vùng địch hậu, đẩy mạnh chiến tranh du kích, trọng tâm là đồng bằng Bắc Bộ. Chiến dịch Hòa Bình do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy. Chiến dịch mở màn vào ngày 10 tháng 12 năm 1951, kết thúc ngày 25 tháng 2 năm 1952, ta giành thắng lợi và buộc quân Pháp phải rút chạy khỏi Hòa Bình. Sau hơn 2 tháng chiến đấu anh dũng, quân và dân tỉnh Hoà Bình phối hợp với bộ đội chủ lực anh dũng chiến đấu, tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực địch: 6.012 tên bị tiêu diệt, bắn rơi 9 máy bay, phá hủy 156 xe các loại, bắn chìm 17 tàu chiến và canô, phá hủy 12 khẩu pháo. Ta thu được 800 khẩu súng các loại, trong đó có 24 khẩu pháo, 88 máy vô tuyến điện và 23.000 lít xăng, dầu. Với phương châm tìm địch mà đánh, diệt các cứ điểm mới đóng của địch, diệt các đội càn quét, cắt đứt đường giao thông liên lạc của chúng, biến sông Đà thành sông Lô năm xưa, Đường số 6 thành Đường số 4, tiêu diệt sinh lực địch, phá tan âm mưu chiếm đóng Hòa Bình, đồng thời xác định đây là 2 vị trí chiến lược quan trọng, quyết định đến thắng lợi của chiến dịch, Tổng Quân ủy đã chỉ đạo chiến dịch tập trung phá vỡ hệ thống phòng tuyến của địch trên sông Đà và Đường số 6, cắt đứt con đường tiếp tế của địch. Với địa thế hiểm yếu của sông Đà và Đường số 6, theo sự chỉ đạo của Tổng Quân ủy, quân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã cùng với bộ đội chủ lực tạo nên những trận đánh oanh liệt, đập tan ý đồ của địch, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch. Tiêu biểu như trong đợt tiến công lần thứ nhất, tại mặt trận chính diện, ta tập Irung tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, Núi Chẹ - các trọng điểm án ngữ con đường vận chuyển huyết mạch trên sông Đà. Tiếp đà thắng lợi, dân quân du kích tập kích cùng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tổ chức tiêu diệt địch ở đồi Bục Bịch (Bãi Vàng, Kỳ Sơn). Đại đội 16 (huyện Mai Đà), Đại đội 16 (huyện Kỳ Son) và Trung đội du kích xã Yên Mông (huyện Kỳ Sơn) đã phục kích bắn cháy, bắn chìm nhiều tàu chiến địch. Ngày 22 tháng 12 năm 1951, trong vòng 20 phút chiến đấu trên một trận địa phục kích, bộ đội và du kích đã đánh tan một đoàn tàu chiến, ca nô của địch, bắn chìm 1 tàu Mônitô (LCT) và 6 canô. Đó là trận phối hợp phục kích tại Dốc Kẽm, trên Đường số 6 của du kích xóm Dụ, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Son, tỉnh Hòa Bình (11.12.1951), tiêu diệt 2 trung đội địch, phá hủy 12 xe quân sự, giải thoát an toàn cho 100 đồng bào ta bị địch bắt đi phu. Trận đánh ờ Dốc Kẽm đã góp phần củng cố lòng tin của nhân dân địa phương đối với lực lượng vũ trang địa phương, đồng thời khẳng định cách đánh phục kích táo bạo, bất ngờ của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích xã, góp phần hạn chế được việc mở rộng hệ thống đồn bốt và kế hoạch càn quét của địch; giải quyết khó khăn về vũ khí, trang bị cho các lực lượng vũ trang địa phương trong giai đoạn tổng phản công. Đó là trận tiêu diệt xe cơ giới địch tại Dốc Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Kỳ Sơn trên Đường số 6 (13.12.1951). Khi địch lọt vào trận địa, bất ngờ nổ súng tiêu diệt gọn 1 đại đội địch, phá hủy 5 xe cơ giới. Trận tiến công địch tại Dốc Giang Mỗ, Bình Thanh đã ghi dấu son lịch sử, chiến thắng oanh liệt và tinh thần chiến đấu anh dũng kiên cường của Anh hùng Cù Chính Lan "Dũng sĩ diệt tăng trên đường 6". Tấm gương của Cù Chính Lan đã cổ vũ toàn quân thi đua diệt xe tăng và xe cơ giới địch. Trận chiến đấu đã góp phần quan trọng vào việc đập tan bộ máy chính quyền phản động của địch ở khắp nơi trong tỉnh; làm tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, góp phần làm nên thắng lợi to lớn của Chiến dịch Hòa Bình. Những trận tiến công địch trên các trục giao thông thủy bộ không chỉ tiêu diệt một phần sinh lực địch, phương tiện chiến tranh của địch mà quan trọng hơn là chặt đứt con đường chi viện tiếp tế của chúng, bao vây cô lập các vị trí địch ở khu vực thị xã Hòa Bình. Trong đợt 2 của chiến dịch, Hội nghị Thường vụ Tỉnh ủy mở rộng họp và xác định địa bàn công tác chính hiện nay là Đường số 6 và khu vục quanh thị xã Hòa Bình. Trên các hướng Đường số 6, Đường số 21, khu vực thị xã Hòa Bình, quân dân ta liên tục tiến công địch dưới các hình thức: Công đồn, diệt viện, phong tỏa giao thông... thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng lên cao, đẩy thực dân Pháp ngày càng lúng túng ở mặt trận chính Hòa Bình cũng như đồng bằng Bắc Bộ. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 01 Tháng Tám, 2023, 09:46:18 am Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 23 tháng 2 năm 1952, địch bắt đầu rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình. Trên đường 6, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đã kịp thời truy kích, chặn đánh, chia cắt toàn quân địch. Tại Thịnh Lang, 2 đại đội địch bị tiêu diệt. Tại Bến Ngọc, nhiều canô bị chìm, xe giặc bị bốc cháy, hàng chục tên giặc tan xác. Trên các đoạn đường thuộc Đường số 6 từ Phương Lâm đến Đầm Lấm, từ Cầu Dụ đến Xuân Mai trên một tiểu đoàn địch bị đánh thiệt hại nặng...
Hòa Bình được giải phóng đã giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch, làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của Pháp. Một lần nữa, Hòa Bình là nơi ghi đậm dấu ấn thất bại thảm hại của quân đội viễn chinh Pháp. Ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi Bộ Chỉ huy Chiến dịch và các chiến sĩ Mặt trận Hoà Bình, dân công phục vụ và đồng bào địa phương: "So với những thắng lợi trước, thắng lợi lần này là khá to. Thắng lợi lần này đã đánh dấu một bước tiến bộ mới của bộ đội ta và đã làm cho địch phải thất bại nhục nhã trong âm mưa củng cố phòng ngự chuyển lên tiến công, nhưng bộ đội phải luôn luôn cố gắng thi đua giết giặc lập công và ra sức học tập chỉnh huấn, đồng bào phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất hơn nữa đổ tranh lấy thắng lợi to hơn nữa"1 (Hồ Chí Minh, Toài 1 tập, Tập 7 (1951 - 1952) xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia Sự thặt, Hà Nội, 2011, tr. 331 -332). Chiến dịch Hoà Bình giành thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn. Đây ]à chiến thắng lớn nliất của ta sau Chiến dịch Biên Giới. Hành lang Đông - Tây của địch bị phá vỡ, âm mưu giành thế chủ động chiến lược của thực dân Pháp không thực hiện được. Chiến dịch Hoà Bình đã tạo thế phát triển mới cho phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của các địa phương lân cận và trên chiến trường toàn quốc, cục diện chiến trường Bắc Bộ đã thay đổi có lợi cho ta. Địch bị dồn vào thế bị động theo cách đánh của ta, đẩy chúng đến nguy cơ bị tiêu diệt từng mảng lớn. Thắng lợi của Chiến dịch Hoà Bình góp phần làm phá sản kế hoạch bình định, mưu đồ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt của địch. Đối với Hoà Bình, âm mưu lập lại "Xứ Mường tự trị" của Pháp và bọn phản động bị thất bại hoàn toàn. Hầu hết đất đai trong tỉnh được giải phóng, nhân dân các dân tộc được sống trong tự do, càng thêm tin tưởng, hăng hái đóng góp sức người, sức của cùng nhân dân cả nước làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với những chiến công trong trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, Chiến dịch Hoà Bình nói riêng, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình đã vinh dự, tự hào được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp và nhiều phần thưởng cao quý khác. Phát huy truyền thống Chiến thắng Hòa Bình và kháng chiến chống thực dân Pháp, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với tinh thần tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, hàng vạn thanh niên trai gái đất Mường tình nguyện lên đường nhập ngũ, tham gia thanh niên xung phong, anh dũng chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường. Ở hậu phương lớn, quân và dân các dân tộc phối hợp chặt chẽ với bộ đội phòng không, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, bắn rơi 49 máy bay, bắt hàng chục giặc lái, đóng góp xúng đáng vào sự nghiệp thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay, phát huy truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Hoà Bình, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Hoà Bình luôn hãng hái phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tại thị xã Hoà Bình của chiến trường xưa, công trình thế kỳ - Thủy điện Hoà Bình lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng, thị xã nay đã phát triển lên thành phố ngày càng hiện đại. Ngày nay, với lợi thế tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình là một trong 8 tình nằm trong quy hoạch đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội; là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, nơi có nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế; nhiều hang động, điểm cao có giá trị quân sự trên hướng Tây - Tây Bắc của Tổ quốc. Hòa Bình là vùng đất giàu tiêm năng, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, di sản văn hóa độc đáo, nhiều lề hội văn hóa các dân tộc thiểu số đặc sắc, thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng... Năm 2021, mặc dù trong điều kiện dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, song Hòa Bình vẫn chủ động, sáng tạo để đạt được các kết quả tốt ở nhiều lĩnh vực. Tinh cùng cả nước nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện "mục tiêu kép" đạt được nhiều kết quả khá quan. Quốc phòng, an ninh thường xuyên được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhiệm vụ kết hợp giữa kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh được thực hiện có hiệu quả. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân đã trở thành nền nếp. Khu vực phòng thủ tình, huyện được xây dựng, củng cố ngày càng vững chắc. Lực lượng vũ trang tỉnh (bộ đội địa phương, công an nhân dân và dân quân tự vệ) được quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chiến dịch Hòa Bình đã diễn ra cách đây 70 năm, nhưng những chiến công của cha ông ta vẫn luôn được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình gìn giữ, tự hào và phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Nhân dịp này, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình và toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thể hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân các dân tộc - những người trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác đã góp phần tạo nên những trang sử vẻ vang trong truyền thống chống giặc ngoại xâm của tỉnh Hòa Bình. Kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình nói riêng quyết tâm đoàn kết, phấn đấu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 01 Tháng Tám, 2023, 09:48:10 am CHIẾN THẮNG HOÀ BÌNH - MỐC SON TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, CHIẾN DẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐẠI ĐOÀN 308 - QUÂN TIÊN PHONG Đại tá VŨ VIỆT HÙNG Sư đoàn trưởng Sư đoàn 308 Quân đoàn 1 Trong Chiến dịch Hòa Bình (10.12.1951 - 25.2.1952), Đại đoàn 308 (nay là Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong) là một trong ba đại đoàn chủ lực được Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ tiến công địch trên mặt trận chính diện Hòa Bình và đã lập công xuất sắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch. Những chiến công trong Chiến dịch Hòa Bình mãi là mốc son chói lọi trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong. Đại đoàn 308 được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1949 tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, là đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Biên chế của Đại đoàn gồm các đơn vị có nhiều thành tích chiến đấu trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ Đô), Trung đoàn 88 và Trung đoàn 36 (Trung đoàn Bắc Bắc). Sau khi ra đời, Đại đoàn đã nhanh chóng kiện toàn, củng cố và bước ngay vào các trận đánh, các chiến dịch lớn, lập nhiều chiến công. Sau hơn 1 năm được thành lập, Đại đoàn 308 là đại đoàn duy nhất tham gia Chiến dịch Biên Giới 1950. Đây cũng là lần đầu tiên Đại đoàn được giao nhiệm vụ tổ chức tác chiến ở quy mô đại đoàn tập trung và lập công xuất sắc, góp phần to lớn vào Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950. Sau Chiến dịch Biên Giới, Đại đoàn 308 tiếp tục tham gia các chiến dịch do Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ huy như: Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung. Trong cuộc tiến công Đông - Xuân 1951 - 1952, Đại đoàn 308 tham gia trên hướng chủ yếu Chiến dịch Hòa Bình - một chiến dịch tiến công quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đại đoàn nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Hòa Bình, bảo vệ khu vực phía Tây đồng bằng Bắc Bộ và tuyến đường giao thông chiến lược giữa Việt Bắc với Liên khu 3, Liên khu 4. Căn cứ vào tình hình bố phòng của địch trên khu vực Hòa Bình - Sông Đà - Đường số 6, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 đánh địch trên hướng chủ yếu của chiến dịch, tiêu diệt sinh lực địch, phá vỡ tuyến phòng ngự Sông Đà. Cụ thể: Đại đoàn 308 (thiếu Trung đoàn 102) ở bên tả ngạn sông Đà, có nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, đánh quân viện trên sông Đà từ Tu Vũ đến thị xã Hòa Bình. Trung đoàn 102 làm dự bị chiến dịch, được bố trí ở khu vực Cổ Tuyết (phía Nam thị xã Phú Thọ), có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ cùng lực lượng vũ trang địa phương Phú Thọ sẵn sàng đánh địch càn quét ra vùng tự do (Hạc Trì, Lâm Thao, Hưng Hóa, Đường số 2). Trung đoàn 88 vinh dự được giao nhiệm vụ đột phá căn cứ Tu Vũ - một căn cứ then chốt trên phòng tuyến Sông Đà. Hoạt động của Đại đoàn 308 diễn ra 3 đợt chiến dịch. Đợt 1: Mở màn chiến dịch, đêm mùng 10 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) tiến công cứ điểm Tu Vũ (nay thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) - một vị trí do 1 tiểu đoàn Au - Phi tăng cường chiếm giữ, đồng thời đánh cắt đường vận chuyển của địch trên sông Đà. Theo kế hoạch, Trung đoàn triển khai đội hình: Tiểu đoàn 29 theo đường Xóm Né - Bò Ngang chiếm lĩnh phía Đông cụm đồi khu A; Tiểu đoàn 23 theo đường Xóm Né - Đông Xuân chiếm lĩnh phía Bắc cụm đồi khu B; Tiểu đoàn 322 theo đường Đồi Lau - Xóm Trại chiếm lĩnh phía Đông Nam đồi khu C. Sở Chỉ huy Trung đoàn đi cùng Tiểu đoàn 29 bố trí ở khu vực Gốc Gạo (cạnh sân bay Tu Vũ cũ). Ngay khi chiếm lĩnh trận địa ở hướng tiến công chủ yếu, Tiểu đoàn 29 bị địch phát hiện. Tiếp đó, toàn Trung đoàn 88 bị pháo và súng cối của địch ở Tu Vũ và các cứ điểm lân cận bên kia sông Đà như Đá Chông, Chẹ, Cổ Pháp... bắn chặn ác liệt. Nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh hoặc bị thưong, một nửa số pháo tăng cường bị phá hủy, đường dây điện thoại liên lạc giữa chỉ huy Trung đoàn với các tiểu đoàn bị đứt. Đúng 1 giờ 45 phút ngày 11 tháng 12, sau 5 giờ bị pháo địch liên tục bắn chặn và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về quân số, Trung đoàn trưởng Thái Dũng vẫn kiên quyết hạ lệnh nổ súng tiến công. Trận đánh diễn ra quyết liệt. Các chiến sĩ Trung đoàn 88 dũng mãnh đột phá, giành giật với địch từng thước đất, từng lô cốt... Đến 4 giờ ngày 11 tháng 12, quân ta hoàn toàn làm chủ cứ điểm Tu Vũ, phòng tuyến Sông Đà bị bẻ gãy đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta tiến vào đánh địch trên Đường số 6, bao vây thị xã Hòa Bình. Địch bị tiêu diệt 155 tên, bị bắt 12 tên. Ta bắn cháy 2 xe tăng, 2 xe thiết giáp, 5 khẩu pháo và thu một số lượng lớn vũ khí dạn dược1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 308, Lịch sử Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong (1949 - 2019), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2019, tr. 94). Đây là một trong những trận đánh công kiên xuất sắc nhất của ta trong Chiến dịch Hòa Bình. Ngay sau trận đánh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp đến tận cứ điểm Tu Vũ để khảo sát trận đánh. Đồng chí đã gửi thư khen Trung đoàn: "... Chiến thắng Tu Vũ là trận công kiên lớn nhất mở màn chiến dịch. Nó biểu hiện một tinh thần hy sinh quả cảm của một quân đội cách mạng chỉ có biết tiến, không biết lùi. Các đồng chí 88 đã nêu gương anh dũng tuyệt vời của quân đội"2 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 308, Lịch sử Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong (1949 - 2019), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2019, tr. 94). Cùng đêm 10 tháng 12, Trung đoàn 36, được tăng cường Tiểu đoàn phòng không 387 và 1 đại đội pháo 75mm, bố trí trận địa phục kích địch ờ Đoan Hạ bên tả ngạn sông Đà, cách Tu Vũ 15km. Hôm sau, 1 đoàn tàu chiến và canô địch từ thị xã Hoà Bình xuôi về Trung Hà qua trận địa phục kích, nhưng vì chưa có kinh nghiệm đánh địch trên sông, bố trí pháo ở tầm bắn bị hạn chế, chỉ bao quát được một phần ba sông phía bờ đối diện nên Trung đoàn đã để đoàn tàu lọt qua trận địa. Ngày 4 tháng 12, Tiểu đoàn 387 dùng trọng liên 12,7mm, bắn chìm 2 sà lan ở Yến Mao cách Đoan Hạ 4km về phía Nam. Quyết tâm triệt hẳn tuyến vận tải đường sông của địch, Trung đoàn 36 tiếp tục tổ chức trận địa phục kích dài 6km ở khu vực Lạc Song - Đông Việt, cách thị xã Hòa Bình 10km. Khoảng 11 giờ ngày 22 tháng 12, một đoàn gồm 1 tàu chiến và 6 canô địch lọt vào trận địa phục kích. Do chuẩn bị tốt, ta đã bắn chìm 1 tàu chiến và 4 canô. Hai canô chạy thoát. Vận chuyển trên sông Đã hoàn toàn bị tê liệt, địch phải lập cầu hàng không tiếp tế cho Hoà Bình. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 01 Tháng Tám, 2023, 09:49:06 am Đợt 2: Bộ Chỉ huy Mặt trận chủ trương đẩy mạnh các hoạt động ngay trong thị xã Hòa Bình. Đại đoàn 308, được tăng cường Trung đoàn 66 (Đại đoàn 304), nhận nhiệm vụ tiêu diệt 2 cứ điểm mạnh của địch là Pheo, Đầm Huống, trận địa pháo binh và một số vị trí địch ờ xung quanh thị xã Hòa Bình. Đêm mùng 7 tháng 1 năm 1952, Trung đoàn 102, được tăng cường Tiểu đoàn 23 (Trung đoàn 88), tiến đánh Pheo, do 1 tiểu đoàn lê dương, 1 đại đội pháo 105mm và 1 trung đội xe tăng đóng giữ. Do chủ quan, chuẩn bị chiến trường không kỹ, pháo đặt ở xa bắn không chính xác, trận đánh không thành công, bộ đội thương vong nặng. Trung đoàn 66 cũng không hoàn thành nhiệm vụ. Trong trận tiến công cụm pháo địch ở thị xã Hoà Bình, Trung đoàn 36 chuẩn bị chu đáo cả về tư tưởng, tổ chức, thảo luận dân chủ, phát huy sáng kiến nên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đại đội 41 bí mật lọt vào trận địa pháo, phá hủy 4 khẩu 105mm, tiêu diệt 20 tên, bắt tên đại úy chỉ huy. Năm cứ điểm ngoại vi thị xã bị các tiểu đoàn 80, 89 tiêu diệt gọn.
Trước sức tiến công của quân ta, ngày 8 tháng 1, địch phải rút khỏi núi Chẹ và Đá Chông. Phòng tuyến Sông Đà bị phá vỡ, thị xã Hòa Bình trở thành mục tiêu đột xuất. Bộ Chỉ huy Chiến dịch chủ trương tiến hành đợt 3 với mục tiêu bao vây thị xã, kìm chân địch tại Hòa Bình để các mặt trận khác, nhất là vùng sau lưng địch, đẩy mạnh hoạt động, đồng thời triệt để cắt Đường số 6, sẵn sàng đánh địch ở Hoà Bình rút chạy. Đợt 3: Thực hiện chủ trương của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, Đại đoàn 308 phân công Trung đoàn 36 (thiếu Tiểu đoàn 89) bao vây thị xã; Trung đoàn 102, được tăng cường Tiểu đoàn 89, chuẩn bị đánh địch ở Phương Lâm - Bến Ngọc; Trung đoàn 88 và Trung đoàn 66 cắt đứt Đường số 6 giữa Đầm Huống - Ao Trạch; Liên đội sơn pháo 75mm tổ chức trận địa ở tả ngạn sông Đà và phía Tây làng Pheo chuẩn bị đánh địch từ Bến Ngọc đến Pheo nếu chúng rút. Phương châm tác chiến là vừa bao vây, vừa chặn địch, vừa tranh thủ tiêu hao địch, đồng thời tăng cường các hoạt động phá hoại giao thông. Từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 22 tháng 2 năm 1952, các đơn vị thuộc Đại đoàn vừa đánh địch, vừa luân phiên nghỉ ngơi, củng cố lực lượng, sinh hoạt chính trị ngay tại mặt trận. Các đơn vị pháo phối thuộc với Đại đoàn nhiều lần bắn vào sân bay, trận địa pháo và đồn trại của địch; các đơn vị phòng không tích cực bắn máy bay địch (riêng Tiểu đoàn 387 trong 10 ngày bắn rơi 3 máy bay, bắn bị thương 6 chiếc khác). Bộ đội được tổ chức ăn Tết Nguyên đán ngay tại mặt trận, ở vùng sau lưng địch, chiến tranh du kích phát triển, vùng tự do ngày càng mở rộng. Tướng Đờ Lát về Pháp chữa bệnh rồi chết ở Pháp. Tướng Xalăng lên thay, quyết định rút bỏ Hòa Bình, kéo quân về giữ châu thổ sông Hồng. Từ hạ tuần tháng 1 năm 1952, địch mở cuộc hành quân từ Xuân Mai lên Hòa Bình nhằm tạo một hành lang bảo vệ cho cuộc rút lui, nhưng bị ta chặn đánh. Từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 24 tháng 1, địch đánh nống ra nhưng bị các trung đoàn 88 và 66 tiêu diệt gần 4 đại đội. Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp buộc phải đưa Binh đoàn cơ động số 1 lên chiếm lĩnh các điểm cao từ Xuân Mai đến Pheo. Đại đoàn 308 tiếp tục bao vây thị xã Hoà Bình, đẩy mạnh các hoạt động đánh phá, tiêu hao địch. Trung đoàn 36 hoạt động tích cực, chỉ trong vòng 44 ngày đã đánh nhiều trận nhỏ, diệt hàng trăm tên địch, phá hủy 2 máy bay vận tải và 1 máy bay trinh sát tại sân bay thị xã. Ngày 10 tháng 2, khi địch nối thông được quãng đường từ Xuân Mai tới Pheo, Bộ Chỉ huy Mặt trận lệnh cho Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) thay Trung đoàn 88 phụ trách quãng Đầm Huống - Pheo và Trung đoàn 102, đang phối thuộc Đại đoàn 312 trở về đội hình của Đại đoàn 308, chuẩn bị đánh địch nếu chúng rút chạy, đồng thời diệt thêm một số cứ điểm ngoại vi thị xã. Trong khi ta đang nghiên cứu kế hoạch tác chiến thì đêm 22 tháng 2, địch bí mật rút khỏi thị xã Hòa Bình. Ngày 23 tháng 2, quân địch ở dọc Đường số 6 cũng rút theo kiểu cuốn chiếu. Mặc dù từ chập tối 22 tháng 2, địch đã để lộ nhiều dấu hiệu rút lui và Trung đoàn 102 đã báo cáo lên Bộ Tư lệnh Đại đoàn, nhưng đến sáng sớm ngày 23 tháng 2 Bộ Tư lệnh Đại đoàn mới lệnh cho các đơn vị xuất kích, vì vậy hiệu quả chiến đấu không cao. Ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chiến dịch Hoà Bình kết thúc thắng lợi. Trải qua hơn 2 tháng nỗ lực chiến đấu, ta đã giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình rộng chừng 2.000km2, làm chủ hoàn toàn khu vực phía Tây đồng bằng Bắc Bộ, bảo vệ toàn vẹn đường giao thông chiến lược từ Việt Bắc vào Liên khu 4. Ở vùng châu thổ sông Hồng, ta đã diệt và bức rút hơn 1.000 đồn, tháp canh (chiếm gần hai phần ba số đồn, bốt của địch)1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 308, Lịch sử Sư đoàn 308 - Quân tiên phong (1949 - 2019), Sđd,tr. 98). Các căn cứ du kích được mở rộng và nối liền với nhau thành thế liên hoàn từ Bắc Giang, Bắc Ninh tới sát Đường số 5, qua Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông. Chiến dịch Hòa Bình thắng lợi. Các đơn vị tham gia chiến dịch trưởng thành vượt bậc. Trong chiến dịch, Đại đoàn 308 đã vận dụng thành công nhiều hình thức tác chiến như đánh công kiên địch phòng ngự trong công sự vững chắc, phục kích chặn đường vận chuyển trên sông, tập kích và hoạt động nhỏ lẻ, thu được nhiều kinh nghiệm quý báu. Ngày 27 tháng 2, tại lễ mừng chiến thắng tổ chức ở thị xã Hòa Bình vừa được giải phóng, Đại đoàn 308 được Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trao tặng Huân chương Quân công hạng Nhỉ. Trung đoàn 88 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba, Tiểu đoàn 29 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì, Tiểu đoàn 322 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba; Trung đoàn 36 được tặng thưởng Huân chương Quần công hạng Ba và nhiều cán bộ, chiến sĩ được tặng thường Huân chương Chiến công các loại. Sau Chiến thắng Hòa Bình, phát huy những thành tích đã đạt được Đại đoàn 308 tiếp tục tham gia nhiều chiến dịch lớn, có ý nghĩa quan trọng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp như Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Thượng Lào (1953), đặc biệt là tham gia cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến địch lịch sử Điện Biên Phủ (1954), góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, phát huy truyền thống Quân Tiên phong, Sư đoàn 308 tiếp tục tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Quảng Trị (1972)... Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, Sư đoàn 308 làm nhiệm vụ dự bị chiến lược, bảo vệ miền Bắc và sẵn sàng cơ động tham gia chiến đấu khi có lệnh. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 01 Tháng Tám, 2023, 09:50:07 am Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Sư đoàn 308 tiếp tục được Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân tin tưởng giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Đặc biệt, vinh dự và tự hào, ngày 15 tháng 1 năm 1976, Sư đoàn 308 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã lập được nhiều chiến công, thành tích vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngay sau đó, bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Sư đoàn còn được giao nhiệm vụ là lực lượng dự bị chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam (1977 - 1979) và biên giới phía Bắc (1979 - 1989). Trong thế trận chiến tranh nhân dân của cả nước, Sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ được giao bảo vệ hậu phương chiến lược, sẵn sàng tăng cường cho phía trước ở thời điểm quyết định, góp phần vào chiến thắng chung, bảo vệ chế độ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Với những chiến công xuất sắc của một sư đoàn có truyền thống công kiên giỏi, đánh vận động giỏi, Sư đoàn luôn là niềm tự hào, tin tưởng của quân và dân ta, là nỗi khiếp sợ của kẻ thù. Ngày nay, Sư đoàn luôn được tin tưởng giao nhiệm vụ làm đơn vị mẫu trong huấn luyện, trong xây dựng chính quy, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật. Sư đoàn luôn đi trước, tìm tòi, bất cứ hoàn cảnh nào và việc gì cũng làm tốt với tinh thần xung phong đột phá, không ngại gian khổ, không sợ khó khăn. Các cuộc diễn tập thực nghiệm ở Phúc Thọ, Xuân Mai, Hòa Lạc... trước đây và các cuộc diễn tập H-79, CĐ-30, A-83, A-84, TP-88, TN-94, PT-98... những năm sau này với quy mô, lực lượng, vũ khí, trang bị khác nhau, trên các địa hình khác nhau đã được Sư đoàn thực hiện thành công, nhất là tham gia diễn tập DT-17 phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan thành công rực rỡ đã khẳng định trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Sư đoàn, sự tin lường cũng như sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Nhà nước, Quân đội đối với sư đoàn chủ lực cơ động của Bộ. Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Đại đoàn 308, từ kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", sự phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, lúc chiến đấu ở chiến trường trọng điểm, khi làm nhiệm vụ chiến lược ở hậu phương, Đại đoàn - Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong luôn quán triệt sâu sắc đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, chăm lo xây dựng Sư đoàn vững mạnh về chính trị, coi đó là yếu tố quyết định mọi thắng lợi. Bài học sâu sắc được rút ra là Sư đoàn phải thường xuyên nâng cao sức mạnh chiến đấu toàn diện, cả về tư tưởng và tổ chức; cả về quân sự, chính trị, hậu cần, khoa học kỹ thuật; cả cơ quan, đơn vị, cả cán bộ và chiến sĩ. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chỉ thị của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ngày thành lập Đại đoàn "Hễ đánh là thắng, hễ đánh là quyết định chiến trường", trong suốt chặng đường 72 năm qua, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, viết nên truyền thống: "Tiên phong, anh dũng, đoàn kết, kỷ luật, thần tốc, quyết chiến, quyêỉ thăng", luôn luôn xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Bác Hồ, của nhân dân và Quân đội giao phó. Hiện nay, Sư đoàn 308 là sư đoàn bộ binh rút gọn, có 1 trung đoàn bộ binh cơ giới đú quân và các đơn vị khung thường trực. Nhiệm vụ chính trị trọng tâm là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đối ngoại quốc phòng; sẵn sàng tham gia phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác. Nhiệm vụ của Sư đoàn cơ bản ổn định, đội ngũ cán bộ các cấp thường xuyên được kiện toàn, bảo đảm đủ về số lượng, có chất lượng cao, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1, Sư đoàn 308 luôn tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, xây dựng Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đơn vị vững mạnh toàn diện "Mầu mực, tiêu biểu", góp phần xây dựng Quân đội "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó. Để thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong giai đoạn hiện nay, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn xác định tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp. Đó là, thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; đẩy mạnh công tác giáo dục, quản lý bộ đội, quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định của cấp trên; tăng cường xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa cấp trên với cấp dưới giải quyết tốt mối quan hệ đoàn kết quân dân trên địa bàn; đổi mới chương trình, nội dung giáo dục chính trị, găn giáo dục chính trị với giáo dục truyền thống, tuyên truyền phổ biến pháp luật. Trong đó, tập trung quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 87-CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh " với Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" thời kỳ mới, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu và tính sáng tạo, thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị của đơn vị; gắn xây đựng Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện "Mẫu mực, tiêu biểu". Trong giai đoạn cách mạng mới, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong phát huy cao độ lịch sử và truyền thống vẻ vang trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của đơn vị, trong đó có tinh thần Chiến thắng Hòa Bình, tiếp tục đi theo con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân đã lựa chọn. Quán triệt và thực hiện đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, toàn đơn vị quyết tâm xây dựng Sư đoàn vững mạnh toàn diện "Mẫu mực, tiêu biểu", cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 11 Tháng Chín, 2023, 07:31:36 am SƯ ĐOÀN 312 PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU Đại tá NGUYỄN TRUNG HIẾU Phó Tư lệnh Quân đoàn 1, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312 Mùa Đông năm 1951, thực dân Pháp mở cuộc tiến công ra Hòa Bình, lập phòng tuyến Sông Đà nhằm nối lại "Hành lang Đông - Tây", tăng cường phòng thủ đồng bằng Bắc Bộ, cắt đứt đường liên lạc giữa Chiến khu Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4. Trước tình hình mới, ngày 17 tháng 11, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ sơ bộ cho 3 đại đoàn (312, 308, 316) va Liên khu Việt Bắc. Đại đoàn 312 được giao hoạt động trên hướng chủ yếu của chiến dịch, có nhiệm vụ đánh địch từ thị xã Hoà Bình tới Trung Hà trên cả hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông Đà. Mục tiêu chính là tiêu diệt các cứ điểm địch mới chiếm đóng và lực lượng cơ động vận chuyển đường bộ, đường thủy, lực lượng càn quét xung quanh các vị trí của địch, sẵn sàng phối hợp hoạt động với Đại đoàn 308. Ngay ngày hôm sau (18.11), Đảng ủy Đại đoàn họp quán triệt, phổ biến nhiệm vụ đến cấp đại đội. Ngày 1 tháng 12 năm 1951, sau khi phân tích tình hình địch, Tổng Quân ủy nhận thấy muốn triệt đường tiếp tế của địch và thọc sâu vào đội hình của chúng, ta phải đánh vào Phân khu sông Đà trước. Đại đoàn 312 được giao nhiệm vụ: Diệt vị trí Chẹ, đánh viện ở Nam Ba Vì, Đường số 87, đánh địch trên sông quãng Lạc Song và địch càn quét ở phía Bắc thị xã Hòa Bình. Để chuẩn bị tiến công Chẹ, đêm mùng 8 tháng 12 năm 1951, đồng chí Nguyễn Bàng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209 cùng đồng chí Nguyễn Tâm - Tham mưu trưởng, một số cán bộ và đội trinh sát đi điều tra tình hình địch. Khi rút ra bị địch phục kích, đồng chí Bàng, đồng chí Tâm và 1 đồng chí đại đội trưởng bộ đội địa phương hy sinh. Đồng chí Hoàng Cầm - Trung đoàn phó được chỉ định thay đồng chí Nguyễn Bàng làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209. Đêm mùng 9 tháng 12, Trung đoàn 209 bí mật qua Bến Mai vượt sông Đà sang tập kết ở Trại Khoai, Bãi Vàng nhưng tình hình địch có thay đổi, vị trí Chẹ được tăng cường thêm 1 tiểu đoàn, địch lại đang mở cuộc càn quét khu Ninh Mít - Đồng Song, phá phách, cướp bóc, triệt hạ cơ sở của ta hòng bảo đảm an toàn cho núi Chẹ. Do thời gian gấp, nhiều việc chuẩn bị chưa kịp và do lực lượng địch đã thay đổi nên Đảng ủy Đại đoàn 312 chủ trương vận động phục kích diệt tiểu đoàn địch đang càn quét ở Ninh Mít trước, dùng hoả lực kiềm chế uy hiếp Chẹ để hiệp đồng với Trung đoàn 88 Đại đoàn 308 đánh Tu Vũ. 6 giờ ngày 10 tháng 12, Trung đoàn 209 hoàn thành công tác chuẩn bị chiến đấu. Đến 7 giờ 30 phút, một tiểu đoàn địch từ núi Chẹ theo đường làng tiến vào Ninh Mít nhưng bị ta đánh trả quyết liệt, đến 17 giờ địch phải rút về Chẹ. Sau một ngày chiến đấu liên tục với địch, các chiến sĩ Trung đoàn 209 đã diệt và bắt 305 tên (có 200 tên chết), thu 10 trung liên, 18 tiểu liên, 31 súng trường và nhiều đạn dược, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 312, Lịch sử Sư đoàn 312 (1950 - 2010). Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 103). Trận vận động Ninh Mít là trận thắng đầu tiên trên Mặt trận Sông Đà. Chiến thắng Ninh Mít cổ vũ, khích lệ toàn thổ cán bộ, chiến sĩ trong Đại đoàn và các đơn vị tham gia chiến dịch. Cùng thời gian Trung đoàn 209 đánh Ninh Mít, Tiểu đoàn 16 Trung đoàn 141 được phối thuộc 3 khẩu pháo 75mm, 1 khẩu 70mm phục kích bắn canô địch trên sông Đà (lúc này Đại đoàn 308 đã tiêu diệt Tu Vũ), nhằm cắt đứt liên lạc bằng đường thủy của địch lên thị xã Hoà Bình. Sáng 11 tháng 12, Tiểu đoàn 16 phục kích đoàn canô địch từ Trung Hà về Tu Vũ khiến một số tên địch bị thương, ngã xuống sông. Nhưng canô địch chạy thoát về Hoà Bình. Sau khi gọi phi pháo bắn phá trận địa Tiểu đoàn 16, địch chủ quan cho rằng ta không dám bố trí ở đó nên đến 3 giờ chiều, chúng lại cho canô từ Hoà Bình xuống. Lần này ta để canô địch lọt vào trận địa mới bắn, 2 chiếc bị thương bỏ chạy, 1 chiếc dạt vào bờ xin hàng. Đêm 11 tháng 12, Tiểu đoàn 16 rút vào trong 500m phục kích bộ binh địch. Sáng ngày 12 tháng 11, 2 đại đội từ Hòa Bình tiến xuống, khi chúng lọt vào trận địa phục kích, ta nổ súng diệt 23 tên, bắt 14 tên, số còn lại bỏ chạy tán loạn. Cùng với nhiệm vụ chiến đấu trong đợt 1 chiến dịch, Đại đoàn 312 đã cử một số đơn vị của Trung đoàn 141 bảo vệ mùa màng ờ Tam Nông; chuẩn bị công kiên La Phù và Tu Vũ (sau có lệnh thôi hoạt động); phối hợp với huyện Mai Đà đẩy mạnh hoạt động xung quanh thị xã Hoà Bình. Sang đợt 2, Đại đoàn 312 được phối thuộc Trung đoàn 66 Đại đoàn 304, hoạt động trên hướng chủ yếu của chiến dịch. Trung đoàn 141 có 2 tiểu đoàn phối thuộc chuẩn bị đánh điểm cao 600, 400 và đánh viện, sau đó chuẩn bị đánh Thủ Pháp. Trung đoàn 66 đánh Núi Chẹ. Trung đoàn 209 tiếp tục chấn chỉnh ở vị trí cũ, sẵn sàng chiến đấu, 2 tiểu đoàn 428 và 115 phối hợp với đại đội bộ đội địa phương Sơn Tây đánh địch vận chuyển trên Đường số 87. Theo lệnh của Bộ, Đại đoàn phối thuộc 2 tiểu đoàn cho Đại đoàn 308 đánh địch ở khu vực Đá Chông và đánh viện trên sông Đà. Núi Ba Vì cao hơn 1.000m, nằm bên tả ngạn sông Đà phía Tây Bắc Sơn Tây. Dưới chân núi có Đường số 87 từ Sơn Tây đi Đá Chông, Chẹ. Đây là vị trí rất quan trọng trên tuyến phòng ngự Sông Đà của địch nên có 2 đại đội địch chiếm đóng. Trong đó, điểm cao 600 có vị trí địa quân sự lợi hại. Chiếm được điểm cao này, địch có thể kiểm soát vùng Sơn Tây - Cỏ Đắng - Trung Hà - Ba Trại - Đá Chông - Tu Vũ - Chẹ - Đường số 87 và sông Đà, chỉ điểm cho pháo binh bắn phá nếu phát hiện được ta. Quyết tâm của Tổng Quân ủy là tiêu diệt điểm cao 600, phá âm mưu dùng vị trí này để kiểm soát phòng tuyến Sông Đà và phía Bắc Ba Vì của địch. Để đảm bảo chắc thắng, Đảng ủy Đại đoàn đã thảo luận những công việc thật cụ thể, sử dụng các đại đội 241, 243, 245, 19 và 20 tổ chức thành hai bộ phận trang bị nhẹ, chủ yếu là tiểu liên, lựu đạn; huấn luyện cách vượt vách đứng, cách mang giày, dép để áp sát một cách bí mật... Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 11 Tháng Chín, 2023, 07:32:35 am 23 giờ 15 phút ngày 29 tháng 12 năm 1951, toàn Tiểu đoàn 11 đã vào sát hàng rào đồn địch ở điểm cao 400. Đại đội 243 xung phong đạp đổ hàng rào tre qua đột phá khẩu, địch trong đồn chưa kịp đối phó thì Đại đội 243 đã thọc sâu vào giữa đồn, phát triển sang bên trái, Đại đội 241 nhảy qua hàng rào thọc sâu vào diệt khẩu ĐKZ 57mm và các ụ trung liên, đồng thời phát triển sang trái bắt liên lạc với các đại đội 243 và 245, tiếp tục tiêu diệt các hoả điểm còn lại. Mất Sở Chỉ huy, binh lính địch hoang mang, một số ra hàng, số khác lẩn trốn vào các ngách hầm. Sau 30 phút chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ đồn dưới và đế lại một trung đội chiếm giữ, các đơn vị tiếp tục đánh lên đồn cao.
Trong khi các đại đội 241, 243, 245 đánh đồn dưới thì Đại đội 19 và Đại đội 20 theo đường ôtô tiến lên đồn cao. 20 giờ 30 phút tối 29 tháng 12 mới bố trí xong và bắt đầu nổ súng. Đồn cao ở móm 600 không có hàng rào, địch dựa vào bức tường cao 2m xung quanh đồn để phòng ngự. Chúng ném lựu đạn, bắn tiểu liên xuống đường cái nơi ta bố trí. Đại đội 19 tiến theo phía cổng đồn cũng bị đánh bật ra, phải dừng lại ở chân tường. Đại đội 245 được lệnh tiếp ứng công kích. Đại đội 20 xung phong lần thứ ba mà vẫn không vào được đồn. Pháo địch ở Đá Chông, Sơn Tây bắn lên từng đợt quanh đồn rất dữ dội. Trước tình hình giằng co, chỉ huy Trung đoàn 141 ra lệnh củng cố đơn vị kiên quyết tiêu diệt vị trí 600 trước khi trời sáng. Sau khi củng cố, các đơn vị bất ngờ tiến công mãnh liệt vào nơi địch sơ hở, cách cổng chính 20m. Đại đội 19 dùng thang trèo lên mặt tường. Tiểu đội trưởng Phạm Văn Ngôn chỉ huy tiểu đội trèo thang nhảy vào đồn, dùng lựu đạn, tiểu liên quét địch. Quân ta chiếm được đầu cầu, địch tập trung hoả lực ngăn chặn nhưng bị trung liên ta dập tắt. Theo sau tiểu đội xung kích, các đại đội 19, 241 lần lượt trèo lên đồn và phát triển sâu vào tung thâm. Đại đội 245 cũng vào được đồn, cả hai mũi nhanh chóng phát triển diệt các hoả điểm và diệt bọn địch lẩn trốn trong hầm ngầm. Khi trời sáng, vẫn còn địch trong hâm ngầm chống cự. Đồng chí Lê Văn Tỷ đặt súng cửa hầm bắn uy hiếp rồi gọi 40 tên lính lê dương ra hàng. Chiến thắng ở Điểm cao 600 - Ba Vì làm rung chuyển phòng tuyến Sông Đà. Mất đường tiếp tế, mất chỗ dựa kiên cố, địch phải rút các vị trí Chẹ, Đá Chông, Mỹ Khê. Trận này ta tiêu diệt 120 tên (có 70 lính Âu - Phi, 50 lính ngụy) địch bị thương 32 tên, bị bắt 136 tên (có 53 lính Âu - Phi, 83 lính ngụy). Ta hy sinh 15, bị thương 90 cán bộ, chiến sĩ. Ngày 30 tháng 12 địch cho 1 trunng đoàn và 3 tiểu đoàn dù lên chiếm lại các điểm cao 400 và 600. Tiểu đoàn 564 và Tiểu đoàn 542 phối thuộc với Trung đoàn 141 đánh viện, nhưng do bố trí xa, không cơ động kịp nên bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt địch1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 312, Lịch sử Sư đoàn 312 (1950 - 2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 112). Sang đợt 3, Tổng Quân ủy chủ trương chuyển lực lượng xuống hoạt động ở phía Nam Hoà Bình và đường số 6, tranh thủ lúc địch còn sơ hở, tiêu diệt thêm sinh lực địch. Đại đoàn 312 được Bộ giao nhiệm vụ hoạt động từ khu vực Núi Chẹ trở lên, đánh địch từ Pheo đến Đồng Bến. Ngày 8 tháng 1 năm 1952, địch bắt đầu rút khỏi khu vực sông Đà, Ba Vì và có nhiều biểu hiện muốn rút khỏi Hoà Bình. Tổng Quân ủy chủ trương tiếp tục tiêu diệt sinh lực địch, tích cực phá hoại và cắt đứt Đường số 6, mở rộng địch vận, chuẩn bị tiêu diệt một bộ phận sinh lực rút chạy. Thời gian này, Đại đoàn đã đánh nhiều trận nhỏ như: Đánh đồn Miếu, bắn kiềm chế Pheo và Bến Ngọc. Đây là vị trí địch mới chiếm đóng để yểm hộ lực lượng rút khỏi Hòa Bình. Địch ở đồn Miếu có 2 đại đội, chúng dùng gỗ, nứa chất ngổn ngang quanh đồn làm hàng rào khiến ta tiến rất chậm và mở đường khó, đánh nhiều bộc phá mà chưa phá hết rào. Pháo địch ở Pheo, Bến Ngọc, Hoà Bình bắn yểm hộ rất dữ dội. Tiểu đoàn 428 mới chiếm được nửa đồn, trời đã sáng. Ta bị thương vong nhiều, các đơn vị phối hợp không chặt chẽ nên phải rút để mang thương binh ra. Kết quả địch chết 150 tên. Lực lượng ta hy sinh 34 đồng chí, bị thương 64 và mất tích 2 đồng chí. Chiều ngày 22 tháng 2, địch bắt đầu rút từ Phương Lâm sang thị xã. Đêm 22, chúng rút từ thị xã sang Bến Ngọc rồi rút từ Bến Ngọc đến Ao Trạch. Ta xuất kích chậm nên không đánh được địch. Trong đợt 3 chiến dịch, nhiệm vụ đánh viện trên Đường số 6 (Ao Trạch - Đầm Huống), Đại đoàn không thực hiện được mà chỉ tiêu hao nhỏ; đánh viện từ Bến Ngọc đến Pheo diệt hơn 1 đại đội. Các đơn vị phát triển vào vùng địch hậu Sơn Tây diệt được 4 đồn, 1 đại đội và 1 trung đội địch. Kết quả, từ ngày 25 tháng 11 năm 1951 (ngày Đại đoàn tiêu diệt gọn Tiểu đoàn Thái số 3 ở Thu Cúc - Lai Đồng) đến ngày 25 tháng 2 năm 1952, Đại đoàn 312 đã chiến đấu liên tục trong 3 tháng, đánh 7 trận lớn (1 trận vận động, 4 trận vận động phục kích, 2 trận công kiên), tiêu diệt 2.235 tên địch, bắt 320 tên; phá hủy 1 máy bay, 1 canô và 3 xe tăng, thu 50 xe đạp, 200 súng trường, 7 đại liên, 20 trung liên, 100 tiểu liên, 12 ôtô. Trong chiến đấu đã có 498 cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn anh dũng hy sinh và 1.034 đồng chí bị thương1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 312, Lịch sử Sư đoàn 312 (1950 - 2010), Sđd, tr. 114-115). Qua chiến dịch, cán bộ Đại đoàn có thêm nhiều kinh nghiệm chỉ huy đánh công kiên, đánh vận động phục kích, xử trí các tình huống. Trình độ hiệp đồng tác chiến của các đơn vị trong Đại đoàn và các đơn vị bạn được nâng cao. Những biểu hiện sinh động "Đoàn kết - Anh dũng - Chiến thắng" được hình thành ngay từ trận đầu Đại đoàn ra quân, trải qua thử thách, qua các chiến dịch gian khổ và quyết thắng, đến Chiến dịch Hoà Bình càng được tôi luyện trở thành bản chất truyền thống của Đại đoàn 312. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 11 Tháng Chín, 2023, 07:33:21 am Những năm gần đây, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo vẫn là vấn đề nóng. Trong nước, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tăng cường hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước với âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, trực diện. Trước tình hình đó, Đảng ủy Sư đoàn 312 đã phát huy truyền thống vẻ vang "Đoàn kết - Anh dũng - Chiến thắng", vận dụng linh hoạt những bài học kinh nghiệm quý báu trong Chiến dịch Hòa Bình để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Sư đoàn vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Cụ thể là:
Thứ nhất, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp đối với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là giải pháp và nhân tố quyết định chất lượng huấn luyện. Các cơ quan, đơn vị trong Sư đoàn. Cấp ủy, người chỉ huy các đơn vị luôn quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm, đường lối quân sự - quốc phòng của Đảng. Hằng năm, Đảng ủy, Chỉ huy Sư đoàn 312 xác định 3 khâu đột phá, trong đó có đột phá về huấn luyện: Nâng cao chất lượng huấn luyện đáp ứng yêu cầu tác chiến trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình, triển khai và áp dụng mô hình "2 thực chất" là huấn luyện thực chất và kiểm tra, đánh giá kết quả thực chất. Tích cực nghiên cứu phát triển lý luận nghệ thuật quân sự, đổi mới cách đánh phù hợp với sự phát triển của đối tượng tác chiến, trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao. Thường xuyên chỉ đạo cơ quan, đơn vị nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện đảm bảo khoa học, tập trung, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, không chồng chéo. Cùng với đó tăng cường kiểm tra, phúc tra thường xuyên với đột xuất. Thứ hai, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp huấn luyện Để đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều kiện chiến tranh hiện đại, Sư đoàn 312 tiếp tục bám sát phương châm huấn luyện: "Cơ bản, thiết thực, vững chắc". Trong đó, chú trọng tổng kết kinh nghiệm chiến đấu, cập nhật những nội dung mới về đường lối quân sự - quốc phòng, nghệ thuật quân sự, phát triển vũ khí, trang bị thế hệ mới, hiện đại... để bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung huấn luyện. Kiên quyết loại bỏ những nội dung trùng lặp, không phù hợp với điều kiện tác chiến mới. Đặc biệt, Sư đoàn 312 đẩy mạnh huấn luyện theo tình huống, tạo chuyển biến về trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu theo hướng dẫn của Quân đoàn 1. Tích cực đổi mới nội dung, chương trình, tổ chức và phương pháp huấn luyện cho các đối tượng theo hướng phát huy dân chủ, khơi dậy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; kết hợp chặt chẽ lý luận với thực hành, lấy thực hành làm chính; truyền thụ kinh nghiệm, truyền thống cho người học. Đồng thời, vận dụng linh hoạt các mối kết hợp trong huấn luyện, nhất là gắn xây dựng chính trị tư tưởng, ý chí chiến đấu với rèn luyện năng lực, tác phong chỉ huy, kỹ năng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ; gắn kỹ thuật với chiến thuật; gắn lý luận với thực tiễn... Coi trọng huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ theo phân cấp bằng nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, nhất là năng lực thực hành huấn luyện. Huấn luyện phân đội được thực hiện theo phương pháp xoay vòng, xen kẽ các nội dung để tăng thời gian luyện tập, chia nhỏ tập nhiều, thực hiện sai đâu sửa đó. Kết hợp huấn luyện cơ bản với huấn luyện ứng dụng, huấn luyện theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, chỉ đạo, điều hành huấn luyện Trong tình hình hiện nay, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý, chỉ đạo, điều hành huấn luyện. Sư đoàn quan tâm kiện toàn và phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan tham mưu cấp trung đoàn, sư đoàn trong việc tham mưu, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp huấn luyện gắn phân cấp với phân rõ trách nhiệm của cơ quan, chỉ huy các cấp; tăng cường sự phối hợp, hiệp đồng giữa cơ quan, đơn vị trong quản lý, chỉ đạo, điều hành huấn luyện. Cùng với đó, các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thống tin vào quản lý, điều hành thực hành huấn luyện; đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp kiểm tra huấn luyện, thực hiện kiểm tra chỉ huy và cơ quan trước khi kiểm tra phân đội; tăng cường kiểm tra đột xuất, phúc tra kết quả huấn luyện nhằm đánh giá thực chất công tác huấn luyện của từng đơn vị, kịp thời rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục những hạn chế. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 11 Tháng Chín, 2023, 07:33:53 am Thứ tư, nâng cao chất lượng tập huấn, bồi dưỡng cán bộ và huấn luyện phân đội
Với quan điểm huấn luyện cán bộ là then chốt, huấn luyện phân đội là trọng điểm, trước hết, Sư đoàn tập trung làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng kiện toàn đội ngũ, nhất là cán bộ trực tiếp huấn luyện đủ về số lượng, có chất lượng toàn diện, bảo đảm đủ năng lực chỉ đạo, thực hành huấn luyện, khả năng tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành huấn luyện. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ các cấp những nội dung sát với cương vị, chức trách đảm nhiệm. Cụ thể là, đối với chỉ huy, sĩ quan các cấp, bồi dưỡng về chiến thuật binh chủng hợp thành, quân chủng, binh chủng, ngành; công tác tham mưu tác chiến, tham mưu huấn luyện; quy định an toàn và quản lý vũ khí, trang bị... Đối với hạ sĩ quan chỉ huy, huấn luyện về phương pháp điều hành luyện tập, sửa tập trong tiểu đội, khẩu đội... Trong huấn luyện cán bộ, Sư đoàn 312 chỉ đạo thực hiện tốt phương châm "cấp trên dạy cấp dưới, chỉ huy dạy đơn vị". Theo đó, lựa chọn những cán bộ có nhiều kinh nghiệm và phương pháp huấn luyện thực hành tốt ở các đơn vị để thành lập tổ huấn luyện chuyên sâu. Với cách làm này, Sư đoàn không những nâng cao được chất lượng huấn luyện trong từng nội dung mà còn bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ các cấp. Cùng với đó, Sư đoàn 312 tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hành huấn luyện, thực hiện sai đâu sửa đó, dần khắc phục được những khâu yếu, mặt yếu. Hằng năm, Sư đoàn 312 duy trì nghiêm chế độ hội thi, hội thao huấn luyện, tạo động lực để cán bộ học tập, nghiên cứu, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực huấn luyện, tác phong chỉ huy... Với cấp phân đội, Sư đoàn 312 tiến hành nghiêm túc quy trình huấn luyện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ phân đoạn đến tổng hợp. Đế đáp ứng yêu cầu tác chiến mới trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh hiện đại, sử dụng vũ khí công nghệ cao, Sư đoàn 312 chú trọng huấn luyện cơ động, kết hợp với rèn luyện thể lực cho bộ đội. Kết thúc mỗi giai đoạn huấn luyện, Sư đoàn 312 đều chỉ đạo các đơn vị tổ chức diễn tập nghiêm túc chặt chẽ. Qua đó, không chỉ nâng cao năng lực tổ chức, chỉ huy của cán bộ, mà còn nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là trình độ hiệp đồng chiến đấu giữa các phân đội. Trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Sư đoàn không ngừng được nâng lên, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Thứ năm, nâng cao chất lượng diễn tập chiến thuật Diễn tập là hình thức huấn luyện cao nhất, có ý nghĩa quan trọng trong rèn luyện, nâng cao năng lực chỉ huy của cán bộ chỉ huy các cấp, trình độ kỹ, chiến thuật và khả năng hiệp đồng chíên đấu của các bộ phận, trực tiếp góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của đơn vị. Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn 312 đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức diễn tập ở các cấp và xác định đây là một trong nhưng khâu đột phá trong đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện của Sư đoàn. Theo đó, cùng với chú trọng làm tốt công tác chuẩn bị diễn tập, cả về con người, vũ khí trang bị, cơ sở vật chất bảo đảm, Sư đoàn phải tích cực nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương pháp diễn tạp; trong đó, chú trọng điều chỉnh, bổ sung nội dung bảo đảm sát với đối tượng, phương án, địa bàn, trong điều kiện địch sử dụng phổ biến vũ khí công nghệ cao; chỉ đạo thực hiện phương pháp "đạo theo diễn" trong một số giai đoạn diễn tập... Sư đoàn triển khai xây dựng đầu bài diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, chỉ huy - cơ quan trên bản đồ và ngoai thực địa, nhất là ở địa hình mới và đa dạng hình thức chiến thuật, phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị, sự phát triển của tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ và ý định tác chiến của Sư đoàn. Trong diễn tập vòng tổng hợp, các đơn vị gắn thực hiện nội dung chiến thuật với tổ chức hành quân cơ động đường dài từ 80 - 100km, qua các địa hình phức tạp và tổ chức vượt sông đảm bảo sát với thực tế chiến đấu để rèn luyện thể lực, sức bền của bộ đội. Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi Sư đoàn phải đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động quân sự - quốc phòng, trong đó có hoạt động huấn luyện, diễn tập. Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thống tin vào diễn tập trước hết là diễn tập chỉ huy, cơ quan với việc sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ tác chiến, như: Bản đồ kỹ thuật số mô phông 3D, các phần mềm hỗ trợ công tác tham mưu tác chiến, tính toán các chuyên ngành. Thực hiện được vấn đề này sẽ tạo bước đột phá trong diễn tập, khắc phục được hạn chế về thao trường, địa bàn diễn tập, huấn luyện cho người chỉ huy, cơ quan kỹ năng cần thiết về chỉ huy, tham mưu tác chiến trong kỷ nguyên số. Sư đoàn tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thống tin cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì, đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư của cấp trên cả về nhân viên chuyên môn, cơ sở hạ tầng, trang bị, phương tiện công nghệ thống tin hiện đại, đồng bộ. Thứ sáu, làm tốt công tác bảo đảm huấn luyện Thực tế cho thấy, muốn huấn luyện giỏi phải có thao trường tốt. Con người là quyết định nhưng vật chất bảo đảm, vũ khí trang bị, thao trường là những yếu tố rất quan trọng để huấn luyện đạt hiệu quả cao. Sư đoàn đóng quân phân tán trên địa bàn rộng quân số đông, nhiều đối tượng huấn luyện; kinh phí, cơ sở vật chất thao trường bãi tập so với yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu có nội dung còn hạn hẹp... Để giải quyết những khó khăn nêu trên, Sư đoàn đẩy mạnh phong trào thi đua "Phát huy sáng kiến cải tiến mô hình học cụ" và tổ chức hội thi ở các cấp đưa hàng trăm sáng kiến áp dụng vào huấn luyện đạt kết quả cao. Đồng thời bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực để cán bộ huấn luyện được theo phân cấp; tổ chức phát động thi đua "giờ học, ngày học thanh niên tự quản", "đôi bạn học tập", "đôi bạn cùng tiến", "tiểu đội huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm"... Cùng với đó, Sư đoàn còn tổ chức hàng trăm hội thi, hội thao theo phân cấp; tham gia tích cực hội thi: do Bộ Quốc phòng và Quân đoàn tổ chức. Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Hòa Bình là dịp để Sư đoàn 312 ôn lại truyền thống chiến đấu của đơn vị về những ngày tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954); đồng thời, nhận thức sâu sắc hơn về những bài học kinh nghiệm đã làm nên thắng lợi của chiến dịch để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào quá trình huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại đơn vị. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 11 Tháng Chín, 2023, 07:35:08 am SƯ ĐOÀN 304 TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Đại tá TRỊNH CA Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 Đại đoàn 304 (nay là Sư đoàn 304) thành lập ngày 10 tháng 3 năm 1950 với lực lượng nòng cốt từ các trung đoàn 9, 57, 66 và 68 - những đơn vị chủ lực của Liên khu 3, Liên khu 4, con em của những địa phương giàu truyền thống cách mạng. Cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn đã được tôi luyện trong chiến đấu. Quá trình xây dựng và trưởng thành, Đại đoàn đã tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường ác liệt, cùng quân và dân các đơn vị, địa phương giành thắng lợi trong nhiều chiến dịch của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Chiến dịch Hòa Bình là một trong những sự kiện như vậy. Tháng 11 năm 1951, thực dân Pháp tập trung lực lượng lớn đánh chiếm Hoà Bình nhằm mục đích mở rộng khu vực chiếm đóng, tăng cường phòng ngự phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, ngăn chặn đường liên lạc vận chuyển của ta giữa Việt Bắc với Liên khu 3, Liên khu 4. Sau khi đánh chiếm khu vực chợ Bến, ngày 14 tháng 11 năm 1951, quân Pháp mở cuộc hành quân đánh chiếm thị xã Hòa Bình. Trước những hành động của địch, sau khi nghiên cứu tình hình, ngày 15 tháng 11 năm 1951, Tổng Quân ủy họp mở rộng quyết định đề nghị Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đình chỉ mở chiến dịch ở Liên khu 3 và cho mở Chiến dịch Hoà Bình. Nhất trí với đề nghị trên, ngày 24 tháng 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 22 CT/TƯ về "Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch". Trong chiến dịch này, Đại đoàn 304 được Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ đánh địch ở hướng thứ yếu trên mặt trận chính diện, phía Nam thị xã Hoà Bình, tiêu diệt các điểm cao và cắt đứt tuyến vận chuyển của địch trên Đường số 6, phối hợp với các đại đoàn 308, 312 hoạt động ở tuyến sông Đà và vùng thị xã Hoà Bình. Đảng ủy Đại đoàn nhận định: Ngoài tuyến vận chuyển trên sông Đà thì Đường số 6 là tuyến đường huyết mạch duy nhất của địch nối Hà Nội với Hòa Bình, địch sẽ giữ đoạn đường này bằng mọi giá, nhiệm vụ chiến dịch của Đại đoàn rất nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ, Đại đoàn ủy chủ trương: Tập trung Trung đoàn 66 và Trung đoàn 9 trên dọc tuyến đường số 6. Trung đoàn 66 đảm nhiệm từ Chuộm đến Dốc Động, chú trọng vùng từ Đầm Huống về Đông Bái. Trung đoàn 9 chặn viện, diệt quân địch tuần tiễu, tiến đánh quân địch càn quét từ Chợ Bờ đến Ngã ba Chăm. Trung đoàn 57 đánh địch trên Đường số 21 từ Chợ Bến đến Xuân Mai, bảo đảm cạnh sườn phía Nam của mặt trận. Phương châm tác chiến được Đại đoàn quán triệt theo chỉ đạo của Bộ Tổng Tư lệnh là: Đánh điểm, diệt viện, tùy theo điều kiện có thể vây điểm, diệt viện giải quyết trận đánh ngay trong đêm, nếu phải kéo dài thì tiếp tục tiêu diệt địch vào ban ngày, chuẩn bị đánh viện đường bộ, đường thủy, cơ giới, nhảy dù và không bỏ cơ hội diệt viện, ban đêm dù đánh bằng hình thức nào cũng phải nắm vững quyết tâm: Đánh thắng trận đầu, đánh chắc thắng và thắng liên tiếp, góp phần giành toàn thắng cho chiến dịch. Đúng thời gian quy định, sau khi hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, Đại đoàn 304 chiếm lĩnh trận địa, bí mật, an toàn và sẵn sàng chờ lệnh. Ngày 13 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 352 (Trung đoàn 9) có sự phối hợp của 1 trung đội địa phương Hoà Bình tổ chức trận phục kích ờ Giang Mỗ, đoạn từ Hoà Bình đi Chợ Bờ, cách thị xã Hoà Bình khoảng 10km. Trận địa phục kích được Tiểu đoàn bố trí trong phạm vi hơn 1km. 10 giờ 30 phút, đoàn xe chở 1 đại đội Âu - Phi lọt vào trận địa, Tiểu đoàn 352 dùng ĐKZ và đại liên bắn mạnh vào đoàn xe, tạo điều kiện cho các đại đội xung phong. Sau 30 phút chiến đấu, 5 xe GMC và xe tăng bị phá hủy, hơn 1 đại đội Âu - Phi bị tiêu diệt và bị bắt. Trong trận này, Tiểu đội trưởng Cù Chính Lan đã dũng cảm, mưu trí tiếp cận, dùng lựu đạn diệt xe tăng địch, mở đầu cách đánh xe tăng bằng lựu đạn của bộ đội ta. Sau những trận đánh của Đại đoàn trên Đường số 6 và Đường số 21, địch nhận thấy con đường huyết mạch của chúng bị uy hiếp mạnh nên đã thay đổi chiến thuật tiếp viện. Việc vận chuyển tiếp tế phải đi từng đoàn lớn, có máy bay, xe tăng thiết giáp hộ tống và pháo binh dọn đường. Vì vậy, để tiêu diệt địch, ta phải tổ chức đánh vào các cứ điểm, diệt những chốt quan trọng, buộc chúng phải tăng viện để ta đánh. Lúc này, Đảng ủy Đại đoàn đề ra phương châm tiêu diệt địch là: "Đánh điểm, mở đường diệt viện, chuẩn bị đánh lớn". Trung đoàn 57 và Trung đoàn 9 được lệnh tổ chức đánh một số cứ điểm dọc tuyến Đường số 6, Trung đoàn 66 sang phía Bắc phối hợp với đại đoàn bạn hoạt động ở phía Nam Ba Vì. Sau một số trận đánh ban đầu, Đảng ủy Đại đoàn hội ý và đề ra một số nội dung cần thiết: Một là, phải kịp thời rút kinh nghiệm sau các trận đánh, nhất là trận đánh cứ điểm trên đồi cao. Hai là, công tác chính trị phải làm cho cán bộ, chiến sĩ quán triệt ý đồ và phương châm tác chiến trong đợt này của Đại đoàn, làm cho anh em tin là đánh được cứ điểm trên đồi cao và tìm ra cách đánh thích hợp nhất. Ba là, phải bố trí những cán bộ có năng lực tăng cường cho công tác hậu cần, củng cố các đội điều trị, dân công, tìm mọi cách bảo đảm sức khỏe bộ đội để chiến đấu được dài ngày. Bốn là, tập trung chỉ đạo Trung đoàn 57 tổ chức đánh tốt trận Đồi Mồi để rút kinh nghiệm chung. Bước vào trận đánh cứ điểm Đồi Mồi, ta có thuận lợi cơ bản là khu vực tác chiến nằm trong đội hình của Đại đoàn theo kế hoạch thống nhất, có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương trên toàn địa bàn nên buộc địch phải phân tán đối phó. Các đơn vị tham gia tác chiến trang bị tương đối hoàn chỉnh. Cán bộ chỉ huy có kinh nghiệm trong chiến đấu, kô cả đánh địch trong công sự và ngoài công sự. Địch tuy mạnh về pháo binh nhưng chúng có chỗ yếu là công sự sơ sài, tinh thần bạc nhược, ta có thể khắc phục bằng cách lợi dụng địa hình, bí mật, nhanh chóng áp sát, bất ngờ nổ súng. Đúng 1 giờ sáng ngày 29 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 418, Trung đoàn 57 nổ súng, sơn pháo và cối của ta bắn trùm lên phía cửa mở xung kích, hình thành những mũi thọc sâu xung phong lên cứ điểm, đánh chiếm rùng lô cốt, cả đại đội Âu - Phi chiếm giữ cứ điểm Đồi Mồi bị tiêu diệt. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 11 Tháng Chín, 2023, 07:35:47 am Ngày 31 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 400 (Trung đoàn 9) tiến công điểm cao Hàm Voi, tiêu diệt 1 trung đội Âu - Phi. Mất Đồi Mồi, Hàm Voi, hệ thống bảo vệ Đường số 6 của địch bị uy hiếp mạnh.
Theo sát tình hình, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Chiến dịch chủ trương: Chuyển mặt trận xuống phía Nam, lấy vùng Hòa Bình, Đường số 6 là hướng chính, vùng Chẹ, Đá Chông, Ba Vì là hướng phụ. Tiêu diệt sinh lực địch, cắt Đường số 6 và mở rộng vùng sau lưng địch ở hướng chính, tiêu hao, kiềm chế cắt đường tiếp tế trên sông Đà, mở rộng mặt trận sau lưng địch ở Đá Chông, Chẹ, Bắc Ba Vì nhằm tiếp tục tiêu diệt sinh lực địch, thu hút và kiềm chế đối phương ở Hòa Bình để các mặt trận phối hợp và địch hậu có điều kiện phát triển mạnh. Chuẩn bị sẵn sàng để đánh tiêu diệt khi địch rút quân. Nhiệm vụ cụ thể của Đại đoàn 304 (thiếu) phụ trách Nam Đường số 6 và phía Nam thị xã, trọng tâm là Nam Đường số 6. Trước tình hình đó, Đại đoàn ủy - Bộ Tư lệnh Đại đoàn điều ngay Trung đoàn 66 đang ở Ba Vì và Trung đoàn 57 đang ở Đường số 21 về tập trung trên toàn tuyến Đường số 6. Đảng ủy Đại đoàn họp và nhận định: Sau thất bại trong đợt 1 chiến dịch của ta, quân địch đã thay đổi quy luật hoạt động. Các vị trí từ Bến Ngọc đến Xuân Mai, chúng bố trí từ 1 đại đội trở lên. Ở những vị trí chính như Đầm Huống, Gò Bùi, Đông Bái, địch đóng từ 2 đại đội và có xe tăng, pháo binh yểm trợ. Phương châm tác chiến của Đại đoàn lúc này vẫn là "đánh điểm, diệt viện" nhưng tùy theo tình hình cụ thể mà vận dụng cho phù hợp. Chấp hành chủ trương trên, các đơn vị tranh thủ thời gian hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu đợt 2 của chiến dịch. Trong 17 ngày đợt 2 của chiến dịch, các đơn vị trong Đại đoàn đã tổ chức 10 trận đánh trên Đường số 6, diệt 7 đại đội Âu - Phi tinh nhuệ, phá hủy 26 xe cơ giới, phá hỏng 5 khẩu pháo 105mm, giáng đòn mạnh vào tuyến vận chuyển trên Đường số 6, làm chủ nhiều đoạn đường, chặn đường tiếp tế của địch cho Hòa Bình. Đại đoàn cùng với các đơn vị bạn tham gia chiến dịch đã đẩy địch vào tình thế bị động, lúng túng, rối loạn. Ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chiến dịch Hòa Bình kết thúc, âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của tướng Đờ Lát đờ Tátxinhi hoàn toàn bị thất bại. Từ thực tế chiến đấu của Đại đoàn trong Chiến dịch Hòa Bình, có thể rút ra một số nét đặc sắc trong chỉ đạo tác chiến như sau: Một là, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, đánh giá sát đúng tình hình, xác định quyết tâm và phương án tác chiến chính xác Được giao nhiệm vụ tiến công địch ở hướng Nam Mặt trận Hoà Bình, Đại đoàn phải tiêu diệt các điểm cao và cắt đứt tuyến vận chuyển của địch trên Đường số 6, phối hợp với hướng Bắc do các đại đoàn 308, 312 hoạt động ở tuyến Sông Đà và vùng thị xã Hoà Bình. Hầu hết các cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn cơ bản đã được tôi luyện và trưởng thành trong khói lửa ác liệt của các chiến trường, với ý chí chiến đấu và quyết tâm cao giành thắng lợi trong chiến dịch. Nhận định về địch ở trận phục kích Cầu Dụ đến Hang Đá trên Đường số 6, ta xác định: Địch tuy tiến công ồ ạt nhưng vừa mới đến nên còn nhiều sơ hở, ta chọn được quãng đường có địa hình hiểm trở phục kích, nhất định đánh thắng. Ngày 2 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 66 tổ chức phục kích đoạn đường giữa cứ điểm Pheo và Đồng Bến, cách thị xã Hoà Bình 15km về phía Đông Bắc, giấu quân cách Đường số 6 khoảng 500m và chỉ bố trí một bộ phận trinh sát bám đường để phát hiện địch. 11 giờ 45 phút, 30 chiếc xe ôtô của địch phủ kín bạt từ phía Xuân Mai đi lên, cùng lúc đó 4 ôtô chở binh lính từ thị xã Hoà Bình xuống đón đoàn xe tiếp tế cũng tới Cầu Dụ. Khi đoàn xe địch lọt vào trận địa phục kích, quân ta đồng loạt nổ súng. Sau đòn đánh phủ đầu, bộ binh ta từ hai bên đường đánh thẳng vào đoàn xe ôtô trên cả trận địa phục kích dài hơn 2km. Địch bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại bỏ chạy vào rừng hoặc chui vào gầm xe ôtô trốn. Chỉ trong vòng 20 phút, Trung đoàn 66 đã bắn cháy và phá hủy 34 xe, tiêu diệt 11 tên (trong đó có 2 tên quan hai), bắt 19 tên, thu 15 khẩu súng trường, 7 khẩu súng đại liên, 2 khẩu súng ngắn và nhiều quân trang, đạn dược. Nói về thắng lợi trận đầu ra quân của Đại đoàn, địch cũng phải thừa nhận: Ngày 2 tháng 12 năm 1951, một đoàn xe rơi vào ổ phục kích mạnh vùng Đồng Bến, ít nhất 20 xe bị đốt cháy và hư hại. Sau trận phục kích Cầu Dụ - Hang Đá, Bộ Tư lệnh Đại đoàn tổ chức rút kinh nghiệm. Cán bộ từ cấp tiểu đoàn trở lên được triệu tập tại Trung đoàn 66. Hội nghị đã phân tích những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và nhất trí kết luận: Thắng lợi của trận Cầu Dụ - Hang Đá là kết quả của công tác chọn và xây dựng trận địa phục kích thích hợp, là kết quả việc giữ bí mặt trận địa, tổ chức bám sát địch và nổ súng đúng thời cơ. Khi nổ súng, các tổ xuất kích nhanh chóng, hình thành nhiều mũi xung phong chia cắt quân địch, chặn đầu và khoá đuôi tốt, diệt gọn quân địch. Dù vậy, ta cũng gặp nhiều khó khăn: Địch đã chiếm các điểm cao có lợi, chiến trường của ta mới lạ, lượng công tác chuẩn bị lớn, thời gian gấp, chưa có kinh nghiệm tổ chức trận đánh cứ điểm trên đồi cao, một số cán bộ mới được đề bạt, trình độ tổ chức chỉ huy so với yêu cầu còn hạn chế. Khó khăn lớn nhất lúc này là phải khắc phục sự do dự, thiếu quyết tâm của cán bộ tiểu đoàn ảnh hưởng đến quyết tâm của các đại đội. Do yêu cầu nhiệm vụ đánh cứ điểm Đồi Mồi, để từng bước khắc phục khó khăn, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm chắc thắng, Đại đoàn ủy cử đồng chí Tham mưu trưởng Trung đoàn và đồng chí Trung đoàn phó Trung đoàn 57 đi cùng Tiểu đoàn 418 chuẩn bị lại chiến trường, xây dựng kế hoạch và giải quyết những vướng mắc trên thực tế. Mọi công tác chuẩn bị chiến đấu được tiến hành tỷ mỷ, chu đáo, khí thế bộ đội nâng lên rõ rệt, ai cũng tin tưởng đánh thắng, nô nức lập công. Bên cạnh đó, cơ quan, đơn vị tập trung quán triệt giao nhiệm vụ đến từng cấp, tổ chức nghiên cứu nắm chắc tình hình các mặt (địch, ta, địa hình) bằng các phương tiện, biện pháp để kịp thời xác định quyết tâm chiến đấu; mặt khác khẩn trương hoàn thành kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị, công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật trong chiến đấu. Đại đoàn 304 đã sử dụng lực lượng phục kích, đánh thẳng vào đội hình cơ động của địch, kết hợp với lực lượng chặn đầu khóa đuôi chặt chẽ. Như vậy, với những nhận định đánh giá đúng về địch, thấy được hướng thuận lợi cơ bản của đơn vị và việc nắm chắc những vấn đề cơ bản tình hình trong khu vực tác chiến... thực sự là cơ sở vững chắc để Đại đoàn hạ quyết tâm chính xác, bảo đảm chắc thắng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 11 Tháng Chín, 2023, 07:36:24 am Hai là, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng ý chí và quyết tâm chiến đấu cho bộ đội
Nhận yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, từ Đảng ủy, chỉ huy Đại đoàn đến cấp ủy cơ quan, đơn vị các cấp đã tiến hành làm tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, làm cho mọi quân nhân thấu suốt vai trò, tầm quan trọng, yêu cầu nhiệm vụ của mình trong chiến dịch; động viên cán bộ, chiến sĩ nêu cao quyết tâm, ý thức trách nhiệm sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi gặp khó khăn trong phát triển chiến đấu, lãnh đạo, chỉ huy kịp thời động viên tư tưởng, xác định quyết tâm cho bộ đội, nhanh chóng khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong trận tiến công cứ điểm Đồi Mồi, cán bộ đại đội, tiểu đoàn còn do dự, khi chuẩn bị chiến đấu, trinh sát Tiểu đoàn 418 2 lần trinh sát Đồi Mồi đều gặp địch, bị thương vong, anh em cho là bị lộ, phần vì địch đã tăng cường bảo vệ, phần vì cán bộ tiểu đoàn đánh giá cao địch, Tiểu đoàn trưởng hạ lệnh cho bộ đội nửa đường quay về, lấy lý do là trận đánh không bảo đảm và xin chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Trung đoàn ủy. Bí thư Liên chi và Liên chi ủy Tiểu đoàn cũng đồng ý với đề nghị đó của Tiểu đoàn trưởng. Trước tình huống đó, Trung đoàn ủy Trung đoàn 57 triệu tập hội nghị từ cán bộ đại đội trở lên, quán triệt ý nghĩa của trận đánh, thống nhất phương châm đánh chiếm điểm cao, nghiên cứu kỹ phương án tiến công cứ điểm Đồi Mồi và kiểm điểm sự do dự, thiếu quyết tâm, đánh giá quá cao về địch của Tiểu đoàn 418. Tại Hội nghị, Trung đoàn ủy cũng phân tích, phê phán nghiêm khắc khuyết điểm do dự, thiếu quyết tâm, thiếu trách nhiệm của Liên chi ủy, đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của đồng chí Bí thư Liên chi và đồng chí Tiểu đoàn trưởng. Qua đó, cán bộ đại đội, tiểu đoàn đều thấy vị trí của trận đánh và khả năng tiến công làm chủ điểm cao, nâng cao rõ rệt khí thế chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ. Việc làm tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng làm cho mọi quân nhân thấu suốt yêu cầu, nhiệm vụ, khả năng hoàn thành, động viên cán bộ, chiến sĩ nêu cao quyết tâm, ý thức trách nhiệm sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài việc giáo dục, quán triệt nhiệm vụ, xây dựng ý chí quyết tâm, Đại đoàn chú trọng rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm chiến đấu qua từng trận đánh, nhất là kinh nghiệm chuẩn bị chiến dịch, tiến công các cứ điểm. Phát huy tốt yếu tố chính trị - tinh thần trong chiến đấu là khâu quan trọng nhằm xây dựng sức mạnh tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn. Khi tổng kết Chiến dịch Hòa Bình, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã chỉ ra nguyên nhân: "Công tác lãnh đạo tư tưởng, động viên chính trị giải quyết được chu đáo như vậy đã nâng cao được quyết tâm của cán bộ tiểu đoàn và đại đội"... Ba là, đề ra nhiều phương án tác chiến, làm tốt công tác chuẩn bị bảo đảm chắc thắng, tiến công tiêu diệt các mục tiêu quan trọng buộc địch phải đưa quân ứng cứu, tạo điều kiện cho ta diệt địch Chuẩn bị cho Chiến dịch Hòa Bình, Đại đoàn 304 đã chuẩn bị nhiều phương án tác chiến để bộ đội tập luyện, sẵn sàng áp dụng khi có tình huống. Những đoạn đường hiểm yếu, ta đều tổ chức nghiên cứu bố trí trận địa, làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng lúc nào cũng có thể đánh được địch tăng viện, tiếp tế hoặc lùng sục dọc đường, như trận đánh ngày 2 tháng 12 năm 1951 của Trung đoàn 66 phục kích địch trên quãng đường từ Cầu Dụ đến Hang Đá, cách thị xã Hòa Bình 15km về phía Đông Bắc, tiêu diệt 34 chiếc xe và toàn bộ quân địch. Đây là một trong những chiến thắng vang dội trên đất Hòa Bình trong những ngày đầu chiến dịch. Cũng trên Đường số 6, tại dốc Kẽm, ngày 11 tháng 12 năm 1951, 1 tiểu đoàn chủ lực cùng Tiểu đoàn 616, Đại đội 16 bộ đội địa phương và du kích xóm Dụ, xã Mông Hóa đã phục kích diệt 2 trung đội, phá hủy 11 xe, giải thoát trên 100 đồng bào bị giặc bắt đi làm phu. Từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 12 năm 1951, Đại đoàn đã diệt 4 đoàn xe, phá hủy hơn 60 xe vận tải và thiết giáp, tiêu diệt hơn 3 đại đội tỉnh nhuệ của địch trên Đường số 6, Đường số 21, làm cho tiếp tế của địch trên đường bộ gặp khó khăn, góp phần tạo nên thế bao vây cụm cứ điểm Sông Đà - Hòa Bình, làm chủ Đường số 6, uy hiếp địch ở phía Nam. Nhận thấy việc vận chuyển trên Đường số 6 và Đường số 21 bị uy hiếp mạnh, địch cố phòng giữ bằng cách đốt trụi cây cối hai bên đường, rải quân canh gác nghiêm ngặt những quãng đường nghi ta tiến công. Việc vận chuyển tiếp tế phải đi từng đoàn lớn, có máy bay, xe tăng thiết giáp hộ tống và pháo binh dọn đường. Chấp hành mệnh lệnh của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Đại đoàn 304 tiếp tục hoạt động mạnh trên tuyến Đường số 6 và Đường số 21. Đảng ủy Đại đoàn nhận định: "Qua những hoạt động của ta, địch ráo riết tăng cường lực lượng để giữ vững tuyến vận chuyển quan trọng của chúng. Vì vậy, để tiêu diệt địch ta phải tổ chức đánh vào các cứ điểm, diệt những chốt quan trọng của chúng, buộc chúng phải tăng viện để ta đánh". Ngày 31 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 400 Trung đoàn 9 tiến công điểm cao Hàm Voi, tiêu diệt 1 trung đội Âu - Phi. Mất Đồi Mồi, Hàm Voi, hệ thống bảo vệ Đường số 6 của địch bị uy hiếp mạnh. Nắm vững tình hình sau 2 đợt tiến công, ngày 1 tháng 1 năm 1952, Bộ Chỉ huy Chiến dịch nhận định: "Địch bị thất bại nặng nề, kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình gặp nhiều khó khăn, nhất là do tuyến vận tải trên sông Đã hoàn toàn tê liệt và Đường số 6 luôn luôn bị cắt đứt. Vì vậy, chúng có thể cố gắng chiếm giữ Hòa Bình nhưng hoàn cảnh khách quan cũng có thể buộc địch phải nghĩ đến việc rút quân". Thực hiện chủ trương của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, Trung đoàn 9 và Trang đoàn 57, bám sát Đường số 6 chuẩn bị đánh địch rút chạy. Ngày 23 tháng 2 năm 1952, Trung đoàn 9 tiêu diệt 2 đại đội địch ờ Thịnh Lang Ngoại, phá hủy 23 xe cơ giới. Tối cùng ngày, Trung đoàn tiếp tục tiêu diệt 30 tên, bắt 27 tên, thu 1 khẩu đại bác 57mm ở Rồng Vàng, Rồng Tằm, cách Xuân Mai 10km về phía Tây. Kết thúc Chiến dịch Hoà Bình, Đại đoàn 304 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hiệp đồng chiến đấu trong đội hình chung do Bộ Tổng Tư lệnh chỉ huy. Đại đoàn đã đánh hơn 30 trận, tiêu diệt 1.500 tên địch, phần lớn là lính Âu - Phi tinh nhuệ. Đồng thời, qua thực tế chiến đấu, công tác đảng, công tác chính trị, công tác tổ chức chỉ huy, hiệp đồng tác chiến đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Tiếp nối truyền thống, vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm sâu sắc trong Chiến dịch Hòa Bình, Sư đoàn 304 đã tham gia nhiều chiến dịch tiếp sau trong cả 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng, viết tiếp truyền thống "Thần tốc, táo bạo, quyết thắng" của Quân đoàn 2 anh hùng. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu xây dựng Quân đội "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại", xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu, việc vận dụng các bài học kinh nghiệm của Sư đoàn trong hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành luôn là một nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng. Kế thừa và phát triển truyền thống đỏ, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn luôn linh hoạt, nhận định đánh giá đúng tình hình, đề ra các chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong tình hình mới. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 11 Tháng Chín, 2023, 07:38:06 am ĐẠI ĐOÀN 320 ĐẨY MẠNH TÁC CHIẾN Ở ĐỒNG BẰNG LIÊN KHU 3 PHỐI HỢP VỚI CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH Đại tá LÊ KHẮC ĐỘ Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 320 Với Chiến thắng Hòa Bình, quân và dân ta đã đánh bại âm mưu của địch đánh chiếm vùng tự do của ta, phá vỡ ý đồ giành lại quyền chủ động của địch trên chiến trường chính Bắc Bộ, bảo đảm giao thông liên lạc thông suốt giữa Liên khu Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4. Trong chiến dịch này, cùng với hướng chính diện ở Hòa Bình, ta mở mặt trận mới - mặt trận sau lưng địch chủ yếu là trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đây chiến dịch đầu tiên ta hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa mặt trận chính diện và sau lưng địch, khẳng định nghệ thuật chỉ đạo tác chiến tài tình sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trong thắng lợi chung của Chiến dịch Hòa Bình, hoạt động tác chiến của Đại đoàn 3201 (Đại đoàn 320 (Đại đoàn Đồng Bằng) là 1 trong 6 đại đoàn bộ binh chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 16 tháng 1 năm 1951 tại đình Mông Lá, xã Yên Quang, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hiện nay là Sư đoàn bộ binh 320, đơn vị trực thuộc Quân đoàn 3, đóng quân tại xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sư đoàn bộ binh 320 được Đảng, Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) ở đồng bằng Liên khu 3 có đóng góp rất quan trọng. Tham gia Chiến dịch Hòa Bình, cùng với các đại đoàn chủ lực trên hướng chính diện, Đại đoàn 320 được giao nhiệm vụ phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích hoạt động tác chiến ở các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Đông, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng Yên. Ngay khi địch mở cuộc hành binh Tuylíp chiếm được Chợ Bến, Đồi Sim, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 320 đánh địch từ thị xã Hòa Bình đến Trung Hà và 2 bên tả, hữu ngạn sông Đà nhằm ngăn chặn, phá thế tiến công của địch và tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực triển khai đội hình chiến dịch. Ngày 16 tháng 11 năm 1951, Đại đoàn 320 lệnh cho Trung đoàn 64 tiến công địch ở Tử Đền, tiêu diệt và bắt toàn bộ 2 đại đội Âu - Phi thuộc Tiểu đoàn lê dương số 2, Trung đoàn lê dương số 3. Tiếp đó, đêm 23 tháng 11 năm 1951, Trung đoàn 48 tiến công địch ở Đồi Sim, tiêu diệt và bắt 2 đại đội, thu nhiều súng đạn và phương tiện chiến tranh của địch. Ngày 10 tháng 12 năm 1951, Chiến dịch Hòa Bình mở màn. Tại mặt trận sau lưng địch, từ đêm mùng 9 tháng 12 năm 1951, đợt hoạt động tác chiến phối hợp với mặt trận chính diện Hòa Bình chính thức bắt đầu. Thực hiện kế hoạch tác chiến, Đại đoàn 320 sử dụng Trung đoàn 48 và Trung đoàn 52, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Văn Tiến Dũng - Tư lệnh kiêm Chính ủy Đại đoàn, tập trung tác chiến ở hướng thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình mở đầu đợt hoạt động. Với phương châm tác chiến "đánh điểm, diệt viện" và "liên tục đánh địch" nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, Trung đoàn 48 được giao nhiệm vụ tiến công vào thị trấn Phát Diệm và Trung đoàn 52 phục kích địch ở khu vực Yên Ninh ngăn chặn, tiêu diệt viện binh của chúng từ Phước Nhạc xuống; Trung đoàn 64 hoạt động mạnh ở Hà Nam. 3 giờ sáng ngày 10 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 48 phối hợp lực lượng du kích tiến công Phát Diệm, san phắng 10 vị trí, diệt và bắt 875 tên, thu 186 súng và phá hủy nhiều kho tàng, phương tiện chiến tranh khác của địch, giải phóng thị trấn Phát Diệm. Phối hợp chặt chẽ với Trung đoàn 48, Trung đoàn 52 và bộ đội địa phương huyện Yên Khánh tổ chức phục kích địch từ Chùa Cao (Vân Đồng) và Phúc Nhạc ứng cứu cho thị trấn Phát Diệm, diệt gọn 2 đại đội địch. Kết hợp với đòn tiến công chính của Trung đoàn 48 và Trung đoàn 52 ờ Phát Diệm, Yên Ninh, Yên Thổ; lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích các huyện Yên Mô, Gia Viễn, Gia Khánh dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tỉnh ủy và Tỉnh đội Ninh Bình liên tục bao vây, quấy rối, kiềm chế các vị trí địch ờ Chợ Trung, Phúc Nhạc, Bình Hải, Dưỡng Điềm, Đò Mười, Bình Hòa làm cho binh lính địch hoảng loạn, rút chạy ở các vị trí Tuy Lộc, Lộc Bà, Bình Sa. Trên hướng Hà Nam, chiều ngày 8 tháng 11 năm 1951, Trung đoàn 64 phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Hà Nam tiến công tiêu diệt căn cứ Ngô Khê - cứ điểm trọng yếu của địch nằm án ngữ Đường số 22, kề sát sông Đào, do 1 đại đội ngụy đóng giữ nhằm mở thông con đường liên lạc giữa 3 huyện Lý Nhân, Bình Lục và Duy Tiên sang các tỉnh vùng tả ngạn sông Hồng. Trên hướng Ninh Bình, Trung đoàn 48 tiếp tục đẩy mạnh tiến công, phá vỡ vành đai địch xung quanh thị trấn Phát Diệm. Đêm 15 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 48 sử dụng Tiểu đoàn 771 (Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 48 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 1, Trung đoàn bộ binh cơ giới 48) được tăng cường 4 khẩu pháo của Tiểu đoàn công pháo 8342 (Tiểu đoàn công pháo 834 là đơn vị tiền thân của Trung đoàn pháo binh 54, Sư đoàn bộ binh 320) tiến công Yên Mô Thượng, tiêu diệt và bắt toàn bộ 1 đại đội địch chiếm giữ ở đây; trưa ngày 16 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 48 tiếp tục sử dụng Tiểu đoàn 5233 (Tiểu đoàn 523, Trung đoàn 48 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 2, Trung đoàn bộ binh cơ giới 48) phục kích 2 đại đội của Tiểu đoàn Âu - Phi số 22 từ thị trấn Phát Diệm ra tiếp viện cho Yên Mô Thượng ở Xuân Thành, tiêu diệt và bắt 180 lính Âu - Phi. Phối hợp với quân chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương và dân quân du kích tỉnh Ninh Bình cũng bao vây, đánh chiếm các vị trí Dưỡng Điềm, Đò Mười, Cầu Xanh. Được thắng lợi quân sự cổ vũ nhân dân trong vùng đồng loạt nổi dậy quét tề, diệt gian, xây dựng củng cố khu du kích 13 xã thuộc huyện Kim Sơn, nối liền với các khu du kích Khánh Thiện, Khánh Trung thuộc huyện Yên Khánh. Cuối tháng 12 năm 1951, trong khi Mặt trận Hòa Bình vẫn đang tiếp diễn và đã thu được những thắng lợi quan trọng sau 2 đợt tiến công; ở mặt trận sau lưng địch, Đại đoàn 320 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đã mở rộng được vùng giải phóng, tạo được bàn đạp đứng chân vững chắc ở Ninh Bình Theo đó, Trung đoàn 64 đưa Tiểu đoàn 7221 (Tiểu đoàn 722, Trung đoàn 64 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh 7, Trung đoàn bộ binh 64) về huyện Ý Yên, Bắc Bình Lục và Vụ Bản; Tiểu đoàn 7062 (Tiểu đoàn 706, Trung đoàn 64 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh 8, Trung đoàn bộ binh 64) về 2 huyện Bình Lục và Duy Tiên; Tiểu đoàn 7383 (Tiểu đoàn 738, Trung đoàn 64 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh 9, Trung đoàn bộ binh 64) về huyện Lý Nhân hoạt động tác chiến, làm nòng cốt cho bộ đội địa phương và dân quân du kích tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 11 Tháng Chín, 2023, 07:38:57 am Để phối hợp với hướng chính trong đợt tiến công thứ 3 của chiến dịch, Đại đoàn 320 được lệnh tiến sâu vào vùng địch hậu phía Nam Nam Định, phối hợp cùng lực lượng vũ trang tại chỗ tranh thủ tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng các khu du kích, chuẩn bị vượt sông Hồng đánh sang vùng tả ngạn. Đêm 28 và ngày 29 tháng 12 năm 1951, Đại đoàn lệnh cho Trung đoàn 52 (gồm Tiểu đoàn 3374 (Tiểu đoàn 337, Trung đoàn 52 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh 4, Trung đoàn bộ binh 52), Tiểu đoàn 391) và Tiểu đoàn 523 Trung đoàn 48 vượt sông Đáy, phát triển sang 2 huyện Nghĩa Hưng và Nam Trực (tỉnh Nam Định). Để lấy chỗ đứng chân ở địa bàn hoạt động mới, Đại đoàn 320 lệnh cho Trung đoàn 52 sử dụng Tiểu đoàn 337 phối hợp du kích địa phương tiến công tiêu diệt đồn Hải Lạng và đồn Phù Sa thuộc huyện Nghĩa Hưng, Tiểu đoàn 3911 (Tiểu đoàn 391, Trung đoàn 52 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh 6, Trung đoàn bộ binh 52) tiến công tiêu diệt đồn Nam Trực và đồn Ngọc Tĩnh, những thắng lợi trên đã tạo điều kiện cho 6 huyện ở phía Nam tỉnh Nam Định đẩy mạnh hoạt động diệt tề trừ gian, phát triển chiến tranh du kích.
Đầu tháng 1 năm 1952, Hội nghị Đảng ủy Đại đoàn 320 mở rộng đã đề ra chủ trương tác chiến "đưa toàn Đại đoàn vào hoạt động nội tuyến, trong đó phần lớn lực lượng sang tả ngạn sông Hồng, biến hậu tuyến của địch thành tiền phương của ta". Đảng ủy Đại đoàn quyết định đưa Trung đoàn 48 và Trung đoàn 52 tiến sang hoạt động ở vùng tả ngạn sông Hồng. Tư tưởng tác chiến là: "Tích cực, chủ động, phân tán, cơ động linh hoạt, chú trọng đánh gần". Sau khi phát hiện chủ lực của ta ở Nam Định, địch vội vã rút Binh đoàn cơ động số 4 (GM4) ở Mặt trận Hòa Bình về nhằm tiêu diệt Trung đoàn 52. Trung đoàn 52 đã phối hợp chặt chẽ với quân và dân địa phương dựa vào các lũy tre làng, đào công sự, kiên quyết đánh chặn địch. Đêm mùng 4, rạng ngày 5 tháng 1 năm 1952, Trung đoàn 52 sử dụng Tiểu đoàn 337 tiến hành phục kích trên Đường số 21, đoạn qua Đỗ Xá, Nam Trực, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 40 tên địch, thu toàn bộ vũ khí, đốt cháy 2 xe GMC. Tiếp đó, Trung đoàn 52 đưa Tiểu đoàn 337 cơ động sang huyện Hải Hậu đánh địch, hỗ trợ địa phương mở khu du kích liên hoàn Nghĩa Hưng - Nam Trực. Ngay khi đặt chân đến khu vực hoạt động mới, đêm mùng 8 tháng 1 năm 1952, Tiểu đoàn 337 tiến công tiêu diệt đồn Văn Đàn, mở đầu cho phong trào phá tề, trừ gian trong toàn huyện Hải Hậu. Trong hơn 2 tuần tiếp theo, Trung đoàn 52 và lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích đã đập tan 28 đồn bốt địch, loại khỏi vòng chiến đấu gần 800 tên ngụy binh, dân vệ; xóa 15 đội "hương dũng" khoảng 300 tên; thu 500 vũ khí các loại; quét sạch 64 ban tề, đưa chính quyền cách mạng ra hoạt động công khai. Để kịp thời phối hợp với chủ lực trên hướng chính diện Hòa Bình, Ban Chỉ huy Mặt trận Đồng bằng lệnh cho Đại đoàn 320 vượt sông Hồng tiến về đánh địch ở Thái Bình. Để nghi binh, tạo điều kiện cho đội hình của Đại đoàn vượt sông, Trung đoàn 64 được lệnh phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương đẩy mạnh các hoạt động tác chiến ở Hà Nam, phía Bắc tỉnh Nam Định, thu hút Binh đoàn cơ động số 4 và thủy binh địch về bến Nhật Tảo, xã Nhân Hưng, huyện Lý Nhân. Nắm thời cơ, đêm 13 tháng 1 năm 1952, Đại đoàn 320 tổ chức cho các đơn vị còn lại hình thành 2 cánh vượt sông Vạc, sông Đáy, sau đó vượt sông Hồng tiến vào Thái Bình. Đêm 17 tháng 1 năm 1952, gồm: Cánh thứ nhất, Đại đoàn bộ và một bộ phận của Trung đoàn 48 được địa phương giúp đỡ vượt sông Hồng lên đất Vũ Tiên Thái Bình. Ngay sau khi đặt chân lên đất Thái Bình, Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 48 phối hợp với du kích địa phương đã tổ chức trận phục kích ờ đoạn Thanh Nê - Phương Ngãi, tiêu diệt 1 trung đội lính Âu - Phi. Tiếp đó, Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 48 tiếp tục tiến công tiêu diệt địch ở vị trí An Bồi, Tiền Hải và Đông Hưng, hỗ trợ phong trào du kích 2 huyện Kiến Xương và Tiền Hải đẩy mạnh hoạt động. Đêm 18 tháng 1 năm 1951, cánh thứ hai gồm: Lực lượng còn lại của Trung đoàn 48, Trung đoàn 52, Tiểu đoàn sơn pháo 834, Tiểu đoàn phòng không Mai Đà vượt sông Hồng ở bến Cổ Lễ nhưng bị địch phát hiện, ta nhanh chóng triển khai đội hình đánh địch bảo vệ đội hình nên chưa sang được Thái Bình. Thực hiện chủ trương của Đại đoàn: "Đánh địch mở đường mà đi", từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 1 năm 1952, Tiểu đoàn 523, Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn sơn pháo 834 đánh các trận ở Hoành Nha, Hoành Lộ (Giao Thủy, Nam Định), diệt hơn 200 tên, bắt 40 lính Âu - Phi và 90 lính ngụy binh, phá hủy 18 xe cơ giới, giải thoát 30 đồng chí của ta và nhiều người dân bị địch bắt. Đêm 25 tháng 1 năm 1952, cánh quân thứ hai của Đại đoàn vượt sông Hồng tiến sang Thái Bình. Đến ngày 31 tháng 1 năm 1952, tại thôn Kinh Nhuế, huyện Kiến Xương, tình Thái Bình, Liên khu ủy Liên khu 3 tổ chức cuộc họp do đồng chí Đỗ Mười - Bí thư Liên khu ủy, Chính ủy Quân khu Tả Ngạn và đồng chí Văn Tiến Dũng - TƯ lệnh kiêm Chính ủy Đại đoàn 320 chủ trì, quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận Tả Ngạn, thông qua kế hoạch tác chiến gồm 3 bước: Bước 1: Tập trung mở rộng khu Căn cứ phía Nam sông Trà Lý; bước 2: Phát triển lên Bắc sông Trà Lý và 3 huyện Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng Nhân (tỉnh Thái Bình); bước 3: Chuyển địa bàn hoạt động sang các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên) và Nam huyện Thanh Miện, Bắc huyện Ninh Giang (tỉnh Hải Dương) tiêu diệt địch, mở rộng căn cứ du kích, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, phá ngụy quyền, ngụy quân trong vùng địch tạm chiến. Đồng thời, xác định phương châm tác chiến là: "Kết hợp chặt chẽ ba thứ quân, đánh điểm diệt viện, vây điểm diệt viện, kết hợp quân sự với địch vận rộng rãi". Thực hiện chủ trương của Đảng ủy Mặt trận Tả Ngạn, Đại đoàn 320 quyết định tiến công vào hệ thống đồn bốt địch ở huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình). Mở đầu đợt hoạt động tác chiến, đêm 31 tháng 1 năm 1952, Đại đoàn 320 sử dụng 2 tiểu đoàn (77 và 523) thuộc Trung đoàn 48, được tăng cường Tiểu đoàn Công pháo 834 tiêu diệt bốt La Cao. Hòa với tiếng súng của Đại đoàn, lực lượng vũ trang địa phương đồng loạt tiến công bức rút 9 vị trí địch, giải phóng huyện Tiền Hải rồi phát triển sang Nam huyện Kiến Xương và huyện Vũ Tiên. Tiếp đó, Đại đoàn 320 giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 337 Trung đoàn 52 và Tiểu đoàn 523, Trung đoàn 48 vượt sông Trà Lý sang vùng Thần Đầu, Thần Huống (huyện Thái Ninh) đánh địch. Với cách đánh linh hoạt, sáng tạo, chỉ trong 3 ngày, hàng chục đồn bốt nhỏ và tháp canh của địch ờ Thần Đầu, Thần Huống bị quét sạch, ta thu hàng trăm súng các loại. Trong vùng, địch chỉ còn lại 3 đồn lớn chưa bị diệt là Chợ Mới, Chợ Cổng và Văn Hàn. Tiêu đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 11 Tháng Chín, 2023, 07:39:28 am Để mở rộng vùng giải phóng, tạo khí thế tiến công địch mạnh mẽ hơn, đêm mùng 7, rạng sáng ngày 8 tháng 2 năm 1951, Đại đoàn 320 lệnh cho Tiểu đoàn 523, Trung đoàn 48, Tiểu đoàn 337 Trung đoàn 52 và Tiểu đoàn công pháo 834 tiến công bốt Chợ Cổng. Sau 1 giờ chiến đấu, ta làm chủ đồn địch, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 130 tên địch, trong đó có 5 chỉ huy người Phap, thu 1 khẩu pháo 105mm và 300 viên đạn pháo 2 súng cối 81mm, 7 đại liên và trên 100 súng các loại. Tiếp đó, Đại đoàn lệnh cho Tiểu đoàn công pháo 834 dùng ngay khẩu pháo 105mm vừa thu được bắn vào bốt Chạ Mới. Bị pháo ta bắn trúng, tên chỉ huy bị diệt ngay tại chỗ, thông tin liên lạc bị mất, bọn địch hoang mang kéo cơ trắng xin hàng. Được chiến thắng Chợ Cổng, Chợ Mới cổ vũ khí thế tiến công địch của quân và dân bên bờ Bắc sông Trà Lý dâng cao. Quân địch đồn trú trong nhiều đồn bốt nhỏ lân cận như: Xuân Hòa, Danh Giáo, Đồng Chanh, Xuân Hải, Cống Cất, Đồng Tỉnh, Sơn Thọ, Các Động và Bích Du đã nhanh chóng kéo cờ trắng xin hàng khi ta vừa nổ súng tiến công.
Trước sức tiến công liên tục, dũng mãnh của ta, ngày 9 tháng 2 năm 1952, địch điều Binh đoàn cơ động số 4 từ thị xã Thái Bình đi giải vây cho các vị trí dọc Đường số 218 (Thái Ninh). Đại đoàn 320 lệnh cho Trung đoàn 52 sử dụng Tiểu đoàn 391 phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương dựa chắc vào công sự lũy tre làng anh dũng chiến đấu, kiên quyết chặn dịch, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công trực diện và phục kích, đánh thiệt hại nặng Binh đoàn cơ động so 4, tiêu diệt 126 tên, bắt 18 tên, hầu hết là lính Âu - Phi. Chiều cùng ngày, địch ở đồn Đổng Lương sợ hãi xin hàng. Sau đợt hoạt động khẩn trương sôi nổi ở phía Nam tỉnh Thái Bình, để mở rộng vùng giải phóng, Đại đoàn 320 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 48 vượt Đường số 10 cơ động lên tác chiến ở các huyện Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng Nhân. Riêng Tiểu đoàn 523 hoạt động ở phía Bắc Thái Bình đã tiêu diệt 5 vị trí: Buộm, Dốc Văn, Phú Vật, Mỹ Đình, Cúc Đình và hỗ trợ cho bộ đội địa phương, dân quân du kích tiêu diệt một số vị trí khác, vùng giải phóng 4 huyện phía Bắc tỉnh Thái Bình được mở rộng. Ở Hà Nam, thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động tác chiến trong vùng địch hậu. Đêm mùng 6, rạng sáng ngày 7 tháng 2 năm 1952, Trung đoàn 64 sử dụng Tiểu đoàn 722 phối hợp với bộ đội địa phương tiêu diệt đại đội biệt kích ở Lạc Tràng (Phủ Lý), diệt và bắt hơn 100 tên, thu nhiều vũ khí. Tiếp đó, Đại đoàn 320 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 64 đưa Tiểu đoàn 706 vượt sông Hồng sang tả ngạn, tiêu diệt vị trí Đào Thành, với mục đích mở cống lấy nước sông Luộc cứu 3 vạn mẫu lúa đang bị khô héo thuộc 3 huyện Tiên Hưng, Duyên Hà và Hưng Nhân (tình Thái Bình). Trước nguy cơ hàng loạt đồn bốt bị tiêu diệt, địch huy động 2 binh đoàn cơ động số 4 và 7 mở cuộc càn "Mưa phùn" đánh vào khu du kích phía Nam sông Trà Lý, sau đó đánh sang Thụy Anh, Thái Ninh, ngăn chặn chủ lực ta phát triển lên phía Bắc tỉnh Thái Bình. Trước tình hình đó, Đại đoàn 320 giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 523, Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn 337, Trung đoàn 52 chặn đánh cuộc càn của địch. Từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 2 năm 1952, các đơn vị đã triển khai đội hình, chặn đánh quyết liệt địch ở Quảng Lạc, Ô Trình, Hoành Sơn, Hạ Đồng, Vị Dương, Vị Thủy, diệt 300 tên địch, bảo vệ được nhân dân và địa bàn. Bị đòn đau, ngày 20 tháng 2 năm 1952, địch huy động một lực lượng khá đông bộ binh, có máy bay, xe thiết giáp yểm trợ quyết bao vây "cất vó" Tiểu đoàn 337, Trung đoàn 52 ở làng Hạ Đồng (Hồng Hưng, Thụy Anh) nhưng bị Tiểu đoàn 337 và dân quân du kích địa phương kiên quyết ngăn chặn, đánh bật các đợt tiến công liên tiếp của chúng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Bị ta đánh thiệt hại nặng, địch buộc phải rút lui, chấm dứt trận càn "Mưa phùn". Trước các đòn tiến công mạnh của ta ở cả mặt trận chính diện Hòa Bình và thắng lợi lớn ở mặt trận sau lưng địch đã làm thay đổi tình thế đồng bằng Bắc Bộ, ngày 23 tháng 2 năm 1952, quân địch rút chạy khỏi Hòa Bình. Đến ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi. Trong Chiến dịch Hòa Bình, hướng chính diện và mặt trận sau lưng địch đã phối hợp chặt chẽ về thời gian, chọn mục tiêu hiểm yếu; các lực lượng phối, kết hợp tiến công đồng loạt vào nhiều mục tiêu ở 2 chiến trường cách xa nhau làm cho lực lượng của địch bị căng kéo giữa 2 mặt trận, đối phó lúng túng, bị động, không thể chi viện, ứng cứu cho nhau. Nét đặc sắc của chiến dịch còn thể hiện ở nghệ thuật chỉ đạo phối hợp tác chiến nhịp nhàng giữa 2 mặt trận. Do vậy, ngay từ đầu chiến dịch, địch đã nhiều lần phải điều 2 binh đoàn cơ động số 4 và 7 liên tục cơ động giữa 2 chiến trường, không những không phát huy được hiệu quả của vũ khí hiện đại mà còn bị hao tổn sinh lực. Đây là bước phát triển mới rất quan trọng về nghệ thuật quân sự của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đại đoàn 320 dưới sự chỉ huy của đồng chí Văn Tiến Dũng - Tư lệnh kiêm Chính ủy Đại đoàn đã vận dụng tốt và phát triển nghệ thuật tác chiến là "đánh điểm, diệt viện" lên một tầm cao mới; đã vận dụng, kết hợp chặt chẽ linh hoạt, sáng tạo các hình thức chiến thuật tiến công địch phòng ngự, vận động tiến công, phục kích, tập kích; kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, giành nhiều thắng lợi quan trọng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình. Những bài học và kinh nghiệm quý báu được đúc rút ra trong Chiến dịch Hòa Bình, đặc biệt là những kinh nghiệm, bài học có được từ hoạt động tác chiến ở vùng sau lưng địch là cơ sở quan trọng đê Sư đoàn 320 tiếp tục nghiên cứu, vận dụng phát triển trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, xây dựng Sư đoàn có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu ngày càng cao; tiếp bước cha anh lập nên những kỳ tích mới, tô thắm truyền thống "Đoàn kết - Nghiêm túc - Dũng cảm - Chiến thắng" của Đại đoàn Đồng Bằng anh hùng; cùng quân và dân Tây Nguyên xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. |