Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: vnmilitaryhistory trong 05 Tháng Hai, 2023, 03:11:17 pm



Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 05 Tháng Hai, 2023, 03:11:17 pm
- Tên sách: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
- Năm xuất bản: 2022
- Người số hóa: macbupda, vnmilitaryhistory


BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO


* TRƯỞNG BAN:

- Thượng tướng LÊ HUY VỊNH - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Đồng chí THÁI THANH QUÝ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.


* PHÓ TRƯỞNG BAN:

- Trung tướng TRỊNH VĂN QUYẾT - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quản đội nhân dân Việt Nam.

- Trung tướng PHÙNG SĨ TẤN - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Trung tướng NGUYỄN DOÃN ANH - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 4.

- Đồng chí NGUYỄN ĐỨC TRUNG - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

- Thiếu tướng NGUYỄN HOÀNG NHIÊN - Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự.


* ỦY VIÊN:

- Trung tướng TRẦN DUY GIANG - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần.

- Thiếu tướng NGUYỄN VĂN CHÍNH - Phó Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng.

- Thiếu tướng LƯU SỸ QUÝ - Cục trưởng Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng.

- Thiếu tướng NGUYỄN VĂN ĐỨC - Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị.

- Thiếu tướng NGUYỄN ĐỨC HÒA - Phó Chính ủy Quân khu 4.

- Thiếu tướng CHU VĂN ĐOÀN - Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tổng Tham mưu.

- Đồng chí NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An.

- Đồng chí PHẠM TRỌNG HOÀNG - Chánh Văn phòng Tình ủy Nghệ An.

- Đồng chí ĐẶNG THANH TÙNG - Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

- Đại tá NGUYỄN VĂN SÁU - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự.

- Đại tá DƯƠNG HỒNG ANH - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự.

- Thượng tá PHAN ĐẠI NGHĨA - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An.


BAN NỘI DUNG

* TRƯỞNG BAN:

- Thiếu tướng, TS NGUYỄN HOÀNG NHIÊN - Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự.


* PHÓ TRƯỞNG BAN:

- Thiếu tướng NGUYỄN ĐỨC HÓA - Phó Chính ủy Quân khu 4.

- Đồng chí NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An.

- Đại tá, PGS, TS NGUYỄN VĂN SÁU - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự.

- Đại tá, PGS, TS DƯƠNG HỒNG ANH - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự.


* ỦY VIÊN:

- Đại tá, TS TRƯƠNG MAI HƯƠNG - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự.

- Đại tá, TS NGUYỄN VĂN LƯỢNG - Trưởng phòng Kế hoạch, quản lý khoa học và đào tạo, Viện Lịch sử quân sự.

- Đại tá, ThS ĐẬU XUÂN LUẬN - Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

- Đại tá, TS LÊ THANH BÀI - Trưởng phòng Lịch sử Tư tưởng - Tổ chức quân sự, Viện Lịch sử quân sự.

- Đại tá, ThS Đỗ MẠNH CƯỜNG - Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử quân sự, Viện Lịch sử quân sự.

- Thượng tá, ThS LÊ QUANG LẠNG - Trưởng phòng Lịch sử kháng chiến, Viện Lịch sử quân sự.

- Thượng tá, TS PHAN SỸ PHÚC - Phó Trưởng phòng Lịch sử quân sự Thế giới, Viện Lịch sử quân sự.


TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 05 Tháng Hai, 2023, 03:15:12 pm
LỜI GIỚI THIỆU


Cách đây vừa tròn 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào, liên quân Việt Nam - Lào tiến hành và giành thắng lợi trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Thắng lợi của chiến dịch đã đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn có tính chất chiến lược của Mỹ và phái hữu Lào, quân Thái Lan, được sự yểm trợ tối đa của không quân và hậu cần Mỹ, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Lào, tạo thế phối hợp trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Đây là lần đầu tiên ta và bạn Lào tiến hành một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh trên chiến trường Lào, để lại nhiều bài học quý báu.


Nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1972 - 2022), cùng với nhiều hoạt động kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và Quân đội, hưởng ứng ‘‘Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022 ”, hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5.9.1962 - 5.9.2022), Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Thắng lợi và bài học kinh nghiệm”.


Hội thảo là dịp để chúng ta tiếp tục khẳng định quyết tâm chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chủ động, đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương khi mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trên chiến trường Lào; sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành chiến dịch của các cơ quan tham mưu chiến lược; ý chí, tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường của liên quân Việt Nam - Lào; tình đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa hai Đảng, quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam; khẳng định bước phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung, nghệ thuật chiến dịch nói riêng, đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo tổ chức và thực hành chiến dịch phòng ngự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước... Kết quả Hội thảo góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, niềm tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế cao cả và trong sáng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ giúp cách mạng Lào cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; khẳng định tình đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một trong những nhân tố quyết định, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc ở mỗi nước.


Ban Tổ chức đã nhận được hơn 80 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, một số tổng cục, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường, các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhân chứng lịch sử; Phòng Tùy viên Quốc phòng - Đại sứ quán nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, một số ban, ngành của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội. Các tham luận đã phản ánh khá đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm có giả trị phục vụ cho việc nghiên cứu, vận dụng, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, cùng như tiếp tục tăng cường củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên tầm cao mới.


Mỗi tham luận là một công trình nghiên cứu độc lập của từng tác giả, được tiếp cận ở nhiều nguồn sử liệu nên ít nhiều còn có sự khác nhau trong đánh giá, nhận định cũng như về sự kiện, số liệu. Nhằm tôn trọng ý kiến tác giả và phát huy tính khách quan, khoa học trong trao đổi học thuật, Ban Nội dung vẫn giữ nguyên tinh thần cơ bản, chỉ lược bớt những nội dung trùng lặp hoặc ít liên quan đến chủ đề Hội thảo.


Cuốn sách tập hợp các tham luận gửi đến Hội thảo. Dựa trên nội dung của các tham luận, chúng tôi chia thành 3 phần:

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung;

Phần thứ hai: Bước phát triển của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ;

Phần thứ ba: Giá trị lịch sử và hiện thực.

Nhân dịp này, Ban Chỉ đạo Hội thảo trân trọng cảm ơn Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, sự phối hợp có hiệu quả của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các cơ quan, đơn vị, các vị lão thành cách mạng, các vị tướng lĩnh, các sĩ quan các nhân chímg lịch sử, Đại sứ quán nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội đã tham gia, tạo điểu kiện để cuốn sách được xuất bản.


Trong quá trình hoàn chỉnh cuốn sách, Ban Chỉ đạo Hội thảo và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí và bạn đọc.


Trân trọng giới thiệu cuốn sách “50 năm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Thắng lợi và bài học kinh nghiệm” đến bạn đọc!

BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 05 Tháng Hai, 2023, 03:21:44 pm
PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC
“50 NĂM CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG THẲNG LỢI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM”

Thượng tướng, TS LÊ HUY VỊNH
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Ủy viên Quân ủy Trung ương
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo


Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào, liên quân Việt Nam - Lào tiến hành và giành được thắng lợi to lớn trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Thắng lợi của chiến dịch đã đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mỹ ở Lào, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Lào, tạo thế phối hợp trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 trở thành biểu tượng sinh động của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Đây là lần đầu tiên ta và bạn tiến hành một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh trên chiến trường Lào, để lại nhiều bài học quý về lý luận và thực tiễn phát triển của nghệ thuật chiến dịch.


Thiết thực kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1972- 2022), Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề: “50 năm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Thắng lợi và bài học kinh nghiệm”. Thay mặt Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng và Ban Chỉ đạo Hội thảo, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương - các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An và các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Nghệ An và các tỉnh, thành phố; đồng chí Đại sứ, đồng chí Tuỳ viên Quốc phòng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; các đồng chí lão thành cách mạng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nhân chứng lịch sử; các đồng chí tướng lĩnh, sĩ quan các nhà khoa học; các quý vị đại biểu, cùng toàn thể các đồng chí về dự Hội thảo khoa học quan trọng này. Kính chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.


Thưa toàn thể các đồng chí!

Đến đầu năm 1972, thực hiện quyết tâm mở cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam Việt Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương ta quyết định tập trung lực lượng, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật và vũ khí trang bị tổ chức tiến công địch trên 3 hướng: Đông Nam Bộ, Trị - Thiên và Tây Nguyên. Đồng thời, phát huy thế liên hoàn chiến trường, Trung ương Đảng Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào thống nhất: Ngay sau khi kết thúc Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi mùa khô 1971 - 1972, ta và bạn chủ động tổ chức phòng ngự, kiên quyết không để địch tái chiếm địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, giữ vững thế chiến lược của cách mạng Việt Nam và Lào ở Thượng Lào, bảo vệ “sườn phải” cho hai chiến dịch của ta diễn ra ở Bắc Tây Nguyên và Trị - Thiên.


Thực hiện chủ trương đề ra, đầu tháng 4 năm 1972, Quân ủy Trung ương ta và bạn quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Lực lượng tham gia chiến dịch: về phía Việt Nam, gồm có 5 trung đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh; phía bạn Lào, có 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội địa phương. Đây là lần đầu tiên ta và bạn tiến hành một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh trên chiến trường Lào.


Về phía địch, mặc dù thất bại nặng trong mùa khô 1971 - 1972, nhưng chúng ra sức tăng cường lực lượng, hòng thực hiện cuộc tiến công chiến lược vào Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Ngày 20 tháng 5 năm 1972, địch đã tập trung ở Quân khu 2 tới 76 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, được không quân Mỹ chi viện. Từ ngày 21 tháng 5 năm 1972, không quân địch đánh phá dữ dội vào các điểm cao trọng yếu ở khu trung gian. Đến ngày 25 tháng 5, bộ binh địch chính thức mở cuộc tiến công vào khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Dựa vào thế trận phòng ngự được ta và bạn chuẩn bị khoa học, vững chắc, có chiều sâu, bằng cách đánh mưu lược, sáng tạo, trải qua gần 6 tháng (21.5 - 15.11.1972) liên tục chiến đấu, liên quân Việt Nam - Lào đã đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn, có tính chất chiến lược của địch, giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum. Liên quân Việt Nam - Lào đã đánh tổng cộng 244 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch; đánh bại 8 binh đoàn cơ động, 3 tiểu đoàn quân Thái Lan, bắn rơi 38 máy bay, thu 859 súng các loại... Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 đánh dấu bước trưởng thành lớn về nhận thức, tư tưởng, kỹ thuật, chiến thuật và cách đánh trong điều kiện phòng ngự kéo dài suốt mùa mưa, khả năng tiếp tế khó khăn. Việc tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, giữ vững Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong mùa mưa năm 1972 đã làm thay đổi cục chiến trường có lợi cho cách mạng Lào, tạo thế phối hợp hiệu quả với chiến trường miền Nam Việt Nam trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.


Thưa các đồng chí!

Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của đế quốc Mỹ ở Lào, làm thất bại một bước quan trọng âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương. Chiến thắng đó in đậm mốc son trong dòng chảy lịch sử cách mạng Việt Nam, một trong những biểu tượng sinh động của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Đây là thắng lợi của một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh được ta và bạn tổ chức trên chiến trường Lào, với nhiều cách đánh sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả, để lại nhiều kinh nghiệm quý, góp phần làm phong phú lý luận về nghệ thuật chiến dịch.


Hội thảo hôm nay là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng 1972; kỷ kiệm “Năm hữu nghị đoàn kết Việt Nam - Lào” - 60 năm Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao (5.9.1962 - 5.9.2022); là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất của dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản trong sáng và cao cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện thắng lợi phương châm “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Lào, góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ hai nước Việt Nam - Lào hôm nay và mai sau. Kết quả của Hội thảo sẽ góp phần vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời tiếp tục tăng cường củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên tầm cao mới.


Với ý nghĩa đó, thay mặt Ban Chỉ đạo, tôi tuyên bố khai mạc Hội thảo khoa học “50 năm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - thắng lợi và bài học kinh nghiệm”.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 05 Tháng Hai, 2023, 03:22:56 pm
PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG HỘI THẢO KHOA HỌC
“50 NĂM CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG THẮNG LỢI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM"

TS THÁI THANH QUÝ
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An


Hôm nay, tỉnh Nghệ An rất vinh dự được phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ nhân Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1972 - 2022) với chủ đề: “50 năm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Thắng lợi và bài học kinh nghiệm".


Thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các tướng lĩnh, sĩ quan lực lượng vũ trang nhân dân; lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng, các nhà khoa học cùng toàn thể các đại biểu về dự Hội thảo. Chúc các đồng chí mạnh khỏe và hạnh phúc; chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!


Kính thưa quý vị đại biểu!

Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng do liên quân Việt - Lào tiến hành là chiến dịch có ý nghĩa chiến lược quan trọng cả về quân sự và chính trị. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, quân đội hai nước Việt Nam- Lào liên minh, phối hợp triển khai phòng ngự ở quy mô cấp chiến dịch, đánh bại hoàn toàn kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân phái hữu Lào và quân đánh thuê Thái Lan dưới sự chi viện của không quân Mỹ.


Thắng lợi của chiến dịch một lần nữa khẳng định vai trò, mối quan hệ đoàn kết đặc biệt của liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào với sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị Bộ đội tình nguyện Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào. Chiến thắng này đã để lại nhiều bài học quý trong việc xây dựng, củng cố mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, đúc rút nhiều kinh nghiệm làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam để vận dụng vào xây dựng thế trận phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Trong thắng lợi chung của quân và dân hai nước trong chiến dịch này, quân và dân Nghệ An đã có những đóng góp hết sức quan trọng.


Là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt, Nghệ An là cầu nối giữa hai miền Nam - Bắc, phía Tây tiếp giáp với ba tỉnh Bô Ly Khăm Xay, Hủa Phăn và Xiêng Khoảng nước bạn Lào; trong đó, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là vùng giải phóng quan trọng nhất của cách mạng Lào. Tham gia các hoạt động phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân tỉnh Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, Nghệ An đã điều động 2 tiểu đoàn bộ binh, 2 đại đội binh chủng và Đại đội 211 của huyện Tương Dương cùng 1.000 dân công hỏa tuyến trực thuộc Mặt trận 772 trong Chiến dịch 972 do Quân khu 4 tiến hành tại chiến trường Lào. Những thắng lợi mà các lực lượng của Nghệ An giành được tại Mặt trận 772 đã phối hợp hiệu quả, góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Thắng lợi của chiến dịch này đã tạo thế, tạo lực để quân đội cách mạng và nhân dân các bộ tộc Lào đẩy mạnh kháng chiến, tiến tới ký kết Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào (21.2.1973), tạo điều kiện quan trong để cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, thiết lập nên nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào ngày 2 tháng 12 năm 1975.


Với ý nghĩa đó, Hội thảo khoa học “50 năm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Thắng lợi và bài học kinh nghiệm” là dịp để chúng ta tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, tầm nhìn chiến lược sáng suốt của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào; của Quân ủy Trung ương hai nước; sự vận dụng linh hoạt, chủ động, sáng tạo của Bộ Tư lệnh Chiến dịch trong tổ chức, điều hành chiến dịch và đặc biệt là tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm của quân và dân hai nước Việt Nam - Lào. Từ đó thắt chặt hơn tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt hai nước Việt Nam - Lào, cũng như của hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng.


Kính thưa các đồng chí!

Kháng chiến thành công, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang một trang hoàn toàn mới: Từ liên minh chiến đấu đặc biệt sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập, chủ quyền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nhân dân hai nước càng có điều kiện phát huy truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó keo sơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, xây dựng và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Trong đó, mối quan hệ hợp tác giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng tiếp tục được củng cố và ngày càng thắm thiết hơn; góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của hai nước, hai tỉnh. Trong tình hình và điều kiện mới, nhiều hình thức kết nghĩa, ký kết hợp tác hằng năm giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng đã được tích cực triển khai thông qua các tổ chức, các ngành và các cấp.


Đường số 7 là tuyến đường huyết mạch chi viện chiến trường Lào năm xưa, nay kết nối với cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, trở thành con đường huyết mạch kết nối hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng. Trên tuyến đường này, các hoạt động giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh giữa hai nước diễn ra ngày càng sôi động, góp phần tăng cường liên kết, hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực giữa các quốc gia: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mianma và Tiểu vùng sông Mê Kông. Đặc biệt, các hoạt động đối ngoại nhân dân cũng được diễn ra thường xuyên và hiệu quả góp phần thắt chặt thêm tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào, hai tỉnh Nghệ An - Xiêng Khoảng.


Kính thưa các đồng chí!

Giá trị của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã vượt ra ngoài khuôn khổ chiến thắng của một chiến dịch vượt ra khỏi giới hạn cả không gian và thời gian; xứng đáng là một trong những bản anh hùng ca của thời đánh Mỹ. Với sự tham dự rất đông đảo của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, các nhà khoa học và nhân chứng lịch sử, chúng ta tin tưởng cuộc Hội thảo sẽ thành công tốt đẹp.


Nhân dịp Hội thảo, thay mặt Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự đã quan tâm chỉ đạo tổ chức hoạt động hết sức có ý nghĩa này trên địa bàn Nghệ An.


Thông qua Hội thảo, sẽ góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm những giá trị của chiến dịch này đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của hai dân tộc; tô thắm thêm tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào; hiểu hơn, tự hào hơn về những đóng góp của quân và dân Nghệ An đối với chiến dịch, với toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, với cách mạng Lào, với tỉnh Xiêng Khoảng. Bên cạnh đó, các tham luận của Hội thảo sẽ là những tài liệu lịch sử hết sức quý báu đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội và tỉnh Nghệ An phục vụ công tác nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết quốc tế cao cả Việt Nam - Lào cho các thế hệ hôm nay và mai sau.


Cuối cùng, xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự, đại diện Sứ quán, Tùy viên Quốc phòng Đại Sứ quán Lào tại Việt Nam, đại biểu tỉnh Xiêng Khoảng và các quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc!


Chúc hội thảo thành công tốt đẹp!


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 14 Tháng Hai, 2023, 10:15:51 am
BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC
“50 NĂM CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG THẮNG LỢI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM”


Trung tướng TRỊNH VĂN QUYẾT
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Ủy viên Quân ủy Trung ương
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam


Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào, liên quân Việt Lào mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng giành thắng lợi. Chiến thắng này đã đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn, có tính chất chiến lược của địch, giữ vững vùng giải phóng trọng yếu có ý nghĩa chiến lược, bảo đảm thế liên hoàn vững chắc cho vùng căn cứ địa của cách mạng Lào, phối hợp với các chiến trường ở miền Nam Việt Nam và chiến trường Campuchia.

Kính thưa các đồng chí!

Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một địa bàn có giá trị chiến lược quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế đối với nước Lào, là một hướng chiến lược trong kháng chiến của ba nước Đông Dương và có tính chất phối hợp với chiến trường chung rất quan trọng nhất là đối với cách mạng Việt Nam. Nhận thấy tầm quan trọng của địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đối với nước Lào, nên Mỹ và lực lượng tay sai tìm mọi cách để chiếm lại khu vực này trong mùa mưa hằng năm. Giữa tháng 4 năm 1972, ngay sau khi liên quân Việt - Lào vừa kết thúc chiến dịch tiến công mùa khô, địch ra sức nống lấn nhằm đẩy lùi lực lượng của ta và bạn, chiếm lại khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng để giành thế chủ động trên chiến trường.


Phán đoán đúng âm mưu và thủ đoạn của địch, ngày 1 tháng 4 năm 1971, Thường vụ Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương: Trong bất cứ tình huống nào cũng phải kiên quyết bảo vệ vững chắc vùng Cánh Đồng Chum. Do vậy, phải đẩy mạnh triển khai kế hoạch phòng thủ khu vực Cánh Đồng Chum bao gồm cả tuyến trung gian. Để chiến dịch giành thắng lợi, Thường vụ Quân ủy Trung ương nhấn mạnh: Công tác hậu cần, tiếp tế có ý nghĩa quyết định vì ta phải tác chiến trong mùa mưa nên phải có kế hoạch thật cụ thể và đôn đốc ráo riết để bất luận trong tình huống nào cũng không để xảy ra bị động do khó khăn về hậu cần. Bên cạnh đó, phải tiến hành tốt công tác chính trị để động viên bộ đội vượt qua khó khăn, có quyết tâm chiến đấu cao, khắc phục những khó khăn tác động đến tư tưởng của bộ đội.


Quán triệt và thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị và Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh nhanh chóng triển khai kế hoạch tác chiến và chỉ đạo Mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng phối hợp với lực lượng vũ trang của bạn mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972. Bộ Tư lệnh Chiến dịch gồm: Tư lệnh chiến dịch, đồng chí Vũ Lập; Chính ủy, đồng chí Lê Linh về quân đội đồng chí Xiphon Phalikhăn - Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng làm Phó Tư lệnh về quân sự. Lực lượng của ta tham gia chiến dịch có 5 trung đoàn bộ binh và 10 tiểu đoàn binh chủng. Lực lượng vũ trang của Lào có 7 tiểu đoàn chủ lực, 6 đại đội binh chủng và 4 đại đội địa phương.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972. Trải qua 4 đợt chiến đấu, với 244 trận đánh lớn, nhỏ, trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của mùa mưa nhưng Quân tình nguyện Việt Nam cùng với quân và dân Lào đã kiên cường, dũng cảm vượt qua mưa bom, bão đạn của kẻ thù, đánh lui các đợt tiến công của địch vào khu vực phòng ngự; đồng thời chủ động phản kích và đưa lực lượng ra tuyến trung gian đánh tiêu hao địch, phá thế tiến công của chúng và cuối cùng đã đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn có tính chất chiến lược của Mỹ và tay sai; giữ vững địa bàn chiến lược trọng yếu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng bảo đảm thế liên hoàn vững chắc cho vùng căn cứ địa của cách mạng Lào, kịp thời thực hiện nhiệm vụ phối hợp với chiến trường trong nước.


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã thể hiện quyết tâm, tài thao lược của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh trong việc giữ vững và làm chủ địa bàn chiến lược này. Thắng lợi đó làm cho học thuyết Níchxơn ở Lào bị thất bại thêm một bước, góp phần thay đổi cục diện chiến trường ba nước Đông Dương, thúc đẩy phong trào cách mạng ở mỗi nước tiếp tục giành những thắng lợi mới. Quá trình phối hợp chiến đấu cùng với quân và dân Lào giữ vững khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã tiếp tục bồi đắp, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, củng cố niềm tin của hai Đảng, hai nhà nước, hai dân tộc trong chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ và tay sai; góp phần làm phong phú thêm một bước về lý luận nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, thể hiện bước trưởng thành lớn về nhận thức tư tưởng trong tác chiến phòng ngự.

Kính thưa các đồng chí!

50 năm đã trôi qua, nhưng giá trị lịch sử và ý nghĩa thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng vẫn vẹn nguyên giá trị. Nhân dịp này, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Thắng lợi và bài học kinh nghiệm”. Ban Chỉ đạo Hội thảo rất mong các đại biểu, các nhà khoa học, nhân chứng lịch sử, bằng phương pháp luận khoa học cùng với tư duy đổi mới, sáng tạo và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn để tiếp tục luận giải, khẳng định và làm sâu sắc thêm một số nội dung chủ yếu sau.


Một là, phân tích làm rõ tình hình chiến trường ba nước Đông Dương, đặc biệt là chiến trường Lào và Việt Nam; âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - ngụy Lào khi thực hiện học thuyết Níchxơn ở Lào; vị trí chiến lược của khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đối với cách mạng Lào và với cục diện chiến trường chung toàn Đông Dương.


Hai là, khẳng định chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương; sự chỉ đạo điều hành chiến dịch của các cơ quan tham mưu chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng. Phân tích làm rõ tính chủ động trong xây dựng thế trận phòng ngự, quá trình chuẩn bị chiến trường, công tác tổ chức sử dụng lực lượng và các mặt bảo đảm chiến dịch, đặc biệt là bảo đảm hậu cần, kỹ thuật và quân y.


Ba là, điểm lại quá trình diễn ra Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, từ giai đoạn chuẩn bị, thực hành và kết thúc chiến dịch; qua đó phân tích, làm rõ vai trò của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, chỉ huy các trung đoàn, tiểu đoàn; quá trình chiến đấu ngoan cường của Quân tình nguyện Việt Nam trong các trận chiến đấu, các đợt hoạt động; việc vận dụng các hình thức chiến thuật đổ làm nổi bật bước phát triển về nghệ thuật chiến dịch Việt Nam.


Bốn là, khẳng định nhân tố có vai trò quan trọng làm nên thắng lợi của chiến dịch đó là tình đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa hai Đảng, hai quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là biểu tượng của tình đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch, sự phối hợp hiệp đồng giữa Quân tình nguyện Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào đi từ sự thống nhất trong chủ trương mở chiến dịch, các giai đoạn chiến đấu, các hướng mũi tiến công để giành thắng lợi trước một kẻ thù có sức mạnh vượt trội về quân số và vũ khí trang bị.


Năm là, nêu bật tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Trên cơ sở đó khái quát, đúc rút những bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; về phát triển nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam; về tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; về phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế... Những bài học từ Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 có giá trị lịch sử và hiện thực sâu sắc đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ và nhận định tình hình xu thế quốc tế trong giai đoạn hiện nay nhằm bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy.


Với ý nghĩa đó, Ban Chỉ đạo tin tưởng rằng, Hội thảo khoa học: “50 năm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Thắng lợi và bài học kinh nghiệm” sẽ thành công tốt đẹp.

Kết quả Hội thảo một lần nữa góp phần làm sâu sắc thêm tầm vóc, ý nghĩa của chiến dịch; nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc; củng cố niềm tin và quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp đổi mới đất nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái phủ nhận giá trị lịch sử hoặc hạ thấp ý nghĩa của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, để những giá trị lịch sử mãi mãi trường tồn cùng sự phát triển của hai dân tộc Việt Nam và Lào.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 14 Tháng Hai, 2023, 10:18:19 am
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG


CHIẾN THẲNG CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG NĂM 1972 BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO


Đại tướng, TS PHAN VĂN GIANG
Ủy viên Bộ Chính trị
Phó Bí thư Quân ủy Trung ương
Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã phối hợp với hai nước bạn Lào và Campuchia tổ chức những chiến dịch quan trọng và giành thắng lợi to lớn, góp phần làm chuyển biến cục diện chiến trường, đẩy địch vào thế bị động về chiến lược và thất bại hoàn toàn. Trong đó, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của liên quân Việt Nam - Lào, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn có tính chiến lược của địch, diễn ra trên đất bạn, với không gian rộng, thời gian dài, không chỉ đạt hiệu suất chiến đấu cao, tạo cục diện mới cho cuộc chiến tranh, mà còn phát triển sáng tạo, làm phong phú nền nghệ thuật quân sự Việt Nam. Sau gần 6 tháng chiến đấu bền bỉ, kiên cường, liên quân Việt Nam - Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch, đánh thiệt hại nặng các binh đoàn cơ động của quân phái hữu Lào và tay sai, tiêu hao phần lớn các đơn vị còn lại của chúng, tạo so sánh lực lượng có lợi cho ta. Đây là chiến thắng có ý nghĩa chiến lược, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum và thế liên hoàn vững chắc giữa các vùng căn cứ địa của bạn Lào; bảo vệ hành lang vận tải chiến lược, phối hợp hiệu quả với các chiến dịch khác trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta, góp phần làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Lào hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.


Năm mươi năm đã trôi qua, Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng vẫn vẹn nguyên giá trị và ý nghĩa lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của quân và dân hai nước. Thắng lợi đó là biểu tượng về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, biểu tượng ngời sáng về tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội hai nước Việt Nam - Lào, thể hiện sâu sắc bản lĩnh, ý chí, tầm cao trí tuệ và truyền thống chống giặc ngoại xâm của hai dân tộc, được biểu hiện cụ thể ở những nội dung cơ bản sau:


Một là, Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thể hiện sự đoàn kết, thống nhất cao về chủ trương chỉ đạo tác chiến của Quân ủy Trung ương ta và bạn Lào, góp phần củng cố tình đoàn kết liên minh chiến đấu giữa hai Đảng, hai dân tộc, hai Quân đội


Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, trên chiến trường Đông Dương, sau những thất bại liên tiếp, về cơ bản địch đã lâm vào thế bị động về chiến lược, buộc phải chuyển vào thế phòng ngự, với ý đồ duy trì cho cục diện chiến trường khỏi bị đảo lộn; xúc tiến tìm một giải pháp chính trị có lợi trên bàn hội nghị. Tuy nhiên, do ngoan cố và hiếu chiến, Mỹ vẫn thúc ép lực lượng tay sai đẩy mạnh hoạt động quân sự trên chiến trường Lào và Campuchia nhằm hỗ trợ lẫn nhau; đồng thời tăng cường không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Trên chiến trường Lào, Mỹ sử dụng quân đội phái hữu Lào và các đơn vị quân đội Thái Lan... đánh rộng ra vòng ngoài, hòng chia cắt vùng giải phóng của bạn, phá hành lang vận chuyển và uy hiếp hậu phương chiến lược của ta. Đây được coi là chiến trường tổng hợp, nơi diễn ra cuộc đọ sức cam go, quyết liệt giữa quân và dân hai nước Việt Nam, Lào với quân Mỹ và lực lượng tay sai, nhất là tại khu vực Cánh Đồng Chum - địa bàn có giá trị chiến lược cả về quân sự, chính trị kinh tế và văn hóa, nơi diễn ra cuộc tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch trong suốt cuộc kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương của ta và bạn, quân và dân hai nước luôn kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ, nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu giành thắng lợi ở mỗi nước. Trên chiến trường nước bạn Lào, liên quân Việt Nam - Lào đã phối hợp mở Chiến dịch Nậm Bạc (năm 1967), Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (năm 1971)... giành thắng lợi to lớn, đóng góp chung vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, góp phần tăng cường tình đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc.


Bước sang năm 1972, trên cơ sở nhận định thời cơ cách mạng chín muồi, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương ta và bận đã thống nhất chủ trương: Mở những chiến dịch quy mô tương đối lớn, có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường Lào nhằm thu hút sự chú ý của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam. Thực hiện chủ trương đó, liên quân Việt Nam - Lào đã mở nhiều chiến dịch tác chiến, trong đó có Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Với quyết tâm bảo vệ bằng được địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, củng cố vững chắc vùng căn cứ giải phóng của bạn; phục vụ cho yêu cầu đấu tranh chính trị trong tình hình mới, nên khi chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum - Mường Sủi của liên quân Việt Nam - Lào chưa kết thúc, tháng 2 năm 1972, Quân ủy Trung ương ta và bạn đã bàn bạc, thống nhất ra chủ trương chỉ đạo Bộ Tư lệnh Chiến dịch: Sau chiến dịch tiến công, lực lượng ta sẽ chuyển sang chiến dịch phòng ngự. Thực hiện chủ trương đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã chủ động kết thúc chiến dịch tiến công trong thế có lợi. Ngay trong quá trình kết thúc chiến dịch tiến công, ta và bạn đã chủ động rút một số đơn vị về phía sau để chuẩn bị cho chiến dịch phòng ngự, với quyết tâm nhanh chỏng tổ chức lại thế trận từ tiến công sang phòng ngự. Đây là sự chỉ đạo sắc bén, đúng đắn, kịp thời của cấp chiến lược hai bên, khắc phục tình trạng đã thành quy luật là: Mùa khô ta giải phóng Cánh Đồng Chum, đẩy địch ra ngoài, đến mùa mưa địch xâm chiếm lại. Đồng thời, đó còn là biểu hiện của tình đoàn kết chiến đấu keo sơn; sự thống nhất cao ở cấp chiến lược giữa ta và bạn trong chiến đấu chống kẻ thù chung. Trong đó, Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên đất bạn, bên cạnh quân và dân Lào, vừa làm nghĩa vụ quốc tế, vừa làm nhiệm vụ dân tộc, với tinh thần “giúp bạn là minh tự giúp mình”.


Hai là, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã huy động lực lượng lớn của hai nước tham gia, phối hợp chiến đấu hiệu quả và giành thắng lợi lớn

Liên minh chiến đấu giữa ta và bạn là một nội dung lớn trong chỉ đạo chiến lược quan hệ giữa hai dân tộc, hai đảng, hai quân đội; là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng Đảng ta giao cho Quân đội thực hiện việc phối hợp, huy động lực lượng và kề vai sát cánh trong chiến đấu chống kẻ thù chung giữa ta và bạn đã được tiến hành ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong nhiều trận đánh, nhiều chiến dịch..., góp phần quan trọng buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ công nhận nền hòa bình, độc lập của ba nước Đông Dương. Đây là tiền đề rất quan trọng để chúng ta tiếp tục phát huy tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào trong cách mạng giải phóng dân tộc của mỗi nước. Việc phối hợp, huy động lực lượng của ta và bạn tham gia tác chiến chống Mỹ và tay sai ngày càng phổ biến trong hầu khắp các trận đánh, chiến dịch, nhất là trong các chiến dịch quy mô vừa và lớn. Điển hình là Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, một trọng điểm chiến lược của chiến trường ba nước Đông Dương, mang tính phối hợp chiến trường chung rất quan trọng, liên quan đến tuyến vận chuyển chiến lược từ miền Bắc Việt Nam cho chiến trường Đông Dương, do vậy rất cân huy động một lực lượng lớn tham gia. Ngay từ đầu, việc phối hợp, huy động lực lượng được ta và bạn hết sức chú trọng cả về số lượng và chất lượng. Theo đó, lực lượng ta được huy động tham gia chiến dịch gồm: 5 trung đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh, về phía bạn, lực lượng tham gia chiến dịch phòng ngự có 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội bộ đội địa phương của Quân giải phóng nhân dân Lào. Những đơn vị này có nhiều thành tích xuất sắc, nhiều kinh nghiệm tác chiến vừa và nhỏ, nhiều năm quần lộn với địch ở chiến trường, thông thạo địa bàn. Như vậy, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã huy động một lực lượng khá lớn của cả ta và bạn, tương đương một quân đoàn thiếu, nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của địch trong mùa mưa năm 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược ở Bắc Lào, bảo vệ sườn phải cho 2 chiến dịch tiến công Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta giành thắng lợi, góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết gắn bó, ý chí, quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù chung giữa hai quân đội, hai dân tộc.


Cùng với đó, việc phối hợp, hiệp đồng chiến đấu trong chiến dịch cũng là điểm sáng của tình đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa hai quân đội, hai dân tộc. Trong chiến đấu, ta và bạn thống nhất nhiệm vụ đánh kẻ thù chung, nhưng giữa ta và bạn lại là hai lực lượng riêng biệt, mỗi quân đội chịu sự lãnh đạo, chỉ huy của đảng, nhà nước của mình. Do vậy, trong phối hợp, ta luôn tôn trọng chủ quyền, độc lập tự chủ của bạn, giữ vững mối quan hệ bình đẳng dân tộc; đồng thời, thực hiện phân công, phân nhiệm rành mạch, bảo đảm mỗi lực lượng phụ trách một khu vực riêng để bạn có thể độc lập tác chiến. Thực tiễn Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cho thấy, ta và bạn thống nhất phân chia đảm nhiệm từng khu vực: Ta phụ trách khu trung tâm Cánh Đồng Chum, khu trung gian và khu Noọng Pẹt, là những khu vực diễn ra những tình huống tác chiến ác liệt nhất; bạn phụ trách 2 khu vực phối hợp là khu Xiêng Khoảng và Mường Sủi. Trong quá trình tác chiến, trường hợp địch tiến công đường bộ hoặc đổ bộ đường không vào nơi tiếp giáp thì hai bên sẽ phối hợp đánh địch theo hiệp đồng; trường hợp bạn bị uy hiếp, theo phương án chiến dịch, ta sẵn sàng một lực lượng cơ động để xử trí tình huống hoặc tăng cường cho các khu vực phòng ngự của bạn. Nhờ có sự phối hợp, hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa ta và bạn đã tạo sức mạnh tổng hợp, đánh bại các hướng tiến công của địch, nhất là trong các trận phản đột kích và trận then chốt của chiến dịch, giành thắng lợi quyết định.


Ba là, Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 đánh dấu bước phát triển mới về nghệ thuật quân sự của quân đội hai nước Việt Nam, Lào

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống kẻ thù chung của ba nước Đông Dương, liên minh chiến đấu giữa ta với bạn Lào là một nội dung quan trọng, xuyên suốt. Trong đó, về cơ bản, ta và bạn phối hợp chiến đấu với nhau trên đất bạn, trong bối cảnh cuộc chiến đấu của lực lượng vũ trang yêu nước Lào diễn ra lâu dài, quyết liệt và phức tạp, mang nhiều tính chất: Nội bộ dân tộc, giai cấp và quốc tế, nên có nhiều vấn đề mới, đặc thù đặt ra cần phải giải quyết. Chính trong quá trình ấy đã tạo bước phát triển mới về nghệ thuật quân sự, nhất là nghệ thuật phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức chỉ huy, tổ chức sử dụng lực lượng, tạo lập thế trận... cũng như xuất hiện các loại hình tác chiến mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn chiến trường đặt ra. Đặc biệt, trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, lần đầu tiên ta và bạn tiến hành một chiến dịch phòng ngự khá hoàn chỉnh và giành thắng lợi về nhiều mặt, góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật chiến dịch - hình thức phòng ngự khu vực ở quy mô chiến dịch. Qua đó, khẳng định chiến dịch phòng ngự là một hình thức tác chiến tất yếu trong quá trình chiến tranh, thường ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh giải phóng. Từ thực tiễn Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ta và bạn đã trưởng thành một bước quan trọng cả về thực tiễn và lý luận chiến dịch phòng ngự, về chiến thuật và kỹ thuật tác chiến phòng ngự. Đây là bước phát triển vượt bậc về nghệ thuật quân sự của quân đội hai nước. Bởi, thực tiễn trước những năm 1972 cho thấy, bộ đội ta đã từng kết hợp với bạn tổ chức tác chiến phòng ngự bảo vệ khu vực Cánh Đồng Chum, nhưng về cơ bản, cán bộ, chiến sĩ chưa được trang bị lý luận hoàn chỉnh về chiến dịch phòng ngự; hình thức tác chiến phòng ngự cũng chưa được xác định rõ ràng, dứt khoát; khâu tổ chức chuẩn bị chưa hình thành hệ thống trận địa vững chắc, liên hoàn; chưa hình thành phương thức phòng ngự khoa học... Vì thế, dù đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng đất đai... nhưng việc giữ địa bàn gặp nhiều khó khăn do mùa mưa việc vận chuyển tiếp tế không kịp thời. Từ thực tiễn đó, trong chỉ đạo, Quân ủy Trung ương của ta và bạn thống nhất: Quyết tâm tổ chức chiến dịch phòng ngự một cách chủ động, có dự kiến, có ý đồ tác chiến dứt khoát, có triển khai công tác chuẩn bị mọi mặt, nhất là xây dựng hệ thống công sự trận địa hoàn chỉnh. Điểm nổi bật là ta và bạn đã tổ chức phòng ngự khu vực, lấy điểm tựa và cụm điểm tựa làm nòng cốt, có lực lượng phòng ngự trận địa, có lực lượng cơ động mạnh để thực hiện các trận phản kích và phản đột kích.


Bên cạnh đó, nghệ thuật sử dụng và vận dụng cách đánh cả về chiến thuật và chiến dịch trong phòng ngự cũng có sự phát triển mới, kết hợp phòng ngự trận địa với phản kích liên tục, tiến công liên tục để phòng ngự vững chắc hơn. Thực tiễn chiến dịch đã chứng minh, với sự phát triển mới về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự, ta và bạn đã chủ động thiết lập, hình thành các khu vực phòng ngự liên hoàn, có trận địa vững chắc, có chính diện và chiều sâu thích hợp; trong đó, khu trung tâm Cánh Đồng Chum là khu vực phòng ngự chủ yếu, phải bảo vệ đến cùng. Nhờ đó, liên quân Vĩệt Nam - Lào đã đánh bại mọi đợt tiến công của địch, giữ vững địa bàn, góp phần tạo cục diện mới của cuộc chiến tranh có lợi cho ta.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 14 Tháng Hai, 2023, 10:19:04 am
Bốn là, Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 góp phần làm chuyển biến cục diện chiến trường, tạo thuận lợi cho cách mạng hai nước Việt Nam, Lào đi tới thắng lợi quyết định

Mùa khô 1971 - 1972, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương hai nước, ta và bạn phối hợp mở Chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum - Mường Sủi (18.12.1971 - 6.4.1972) giải phóng hoàn toàn khu vực Cánh Đồng Chum. Tuy nhiên, do vị trí chiến lược của khu vực này nên mặc dù vừa bị đánh thiệt hại nặng, buộc phải tháo chạy khỏi Cánh Đồng Chum, địch vẫn tập trung lực lượng tổ chức cuộc tiến công quy mô lớn hòng tái chiếm bằng được để phục vụ cho mưu đồ quân sự và chính trị của chúng. Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng chẳng những đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của Mỹ và tay sai, giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng, mà còn bảo vệ trực tiếp vùng căn cứ địa cách mạng Sầm Nưa, tạo thế uy hiếp trực tiếp đối với căn cứ Loong Chẹng của lực lượng đặc biệt Vàng Pao do Mỹ xây dựng; tạo bàn đạp uy hiếp Thủ đô Viêng Chăn và cố đô Luông Phabăng. Ta và bạn đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta và bạn, bảo đảm thế liên hoàn, vững chắc cho vùng căn cứ địa của bạn, đồng thời đánh bại một bước “Học thuyết Níchxơn” ở Lào; gây tổn thất nặng nề cho địch, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào phát triển. Đối với chiến trường Đông Dương, thắng lợi của chiến dịch này một mặt góp phần trực tiếp bảo vệ sườn phải của hướng tiến công chủ yếu trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta; bảo vệ an toàn hành lang vận chuyển chiến lược từ hậu phương miền Bắc Việt Nam cho chiến trường lớn miền Nam và chiến trường Campuchia. Mặt khác, thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cùng với những thắng lợi của các chiến dịch khác trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972, đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (27.1.1973), rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện để cách mạng Việt Nam tiến lên “đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi của chiến dịch này góp phần củng cố thêm mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quân đội Việt Nam, Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của mỗi dân tộc.


Với cách mạng Lào, thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã tạo thế, tạo lực để bạn đẩy mạnh kháng chiến, tiến tới ký kết Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào (21.2.1973) tạo điều kiện quan trọng để cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào vào ngày 2 tháng 12 năm 1975.


Những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp; cạnh tranh chiến lược, xung đột vũ trang, chiến tranh thương mại, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống diễn ra gay gắt hon. Cộng đồng ASEAN tiếp tục phát triển năng động, nhưng phải đối mặt với những thách thức mới, nhất là vấn đề tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, biên giới, biển, đảo, an ninh nguồn nước. Các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá hòng chia rẽ tình đoàn kết, hữu nghị giữa nước ta với các nước láng giềng; trong đó, quan hệ hữu nghị giữa ta và bạn Lào là một trọng điểm chống phá của chúng.


Vì thế, việc phát huy giá trị lịch sử và những bài học kinh nghiệm về tình đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ta và bạn Lào nói chung, trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, nói riêng nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước lên tầm cao mới là vấn đề rất quan trọng. Theo đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải tiếp tục thắt chặt, vun đắp tình hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước, Nhân dân và quân đội hai nước trong điều kiện mới; trong đó, quan hệ, hợp tác giữa hai quân đội phải được thúc đẩy lên tầm cao mới, bảo đảm đi vào chiều sâu, thực chất. Để vận dụng, phát huy giá tri đó vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay một cách thiết thực, hiệu quả, cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đã xác định. Trước hết, cần chú trọng nâng cao nhận thức, làm cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững những vấn đề có tính nguyên tắc trong quá trình hợp tác với bạn, nhất là quán triệt tinh thần quốc tế vô sản trong sáng “giúp bạn là mình tự giúp mình”; tôn trọng chủ quyền, độc lập, tự chủ của bạn, giữ vững quan hệ bình đẳng dân tộc...; trên cơ sở đó, tăng cường hợp tác trên các mặt, các lĩnh vực theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng. Coi trọng việc hợp tác trong công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá tình hình đổ tham mưu với Đảng, Nhà nước của mỗi nước đề ra những chủ trương, chính sách pháp luật về quân sự, quốc phòng phù hợp, hiệu quả, nhất là trao đổi, hợp tác những vấn đề có tính chiến lược giữa quân đội hai nước, hợp tác trong xây dựng và thực thi các kế hoạch chiến lược, chiến dịch trên các khu vực, địa bàn có liên quan. Tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong huấn luyện, diễn tập, đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp; tăng cường quan hệ hợp tác trong bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn chống phá cách mạng, mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước- phong chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị. Nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học quân sự, khoa học kỹ thuật quân sự và khoa học xã hội và nhân văn quân sự, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, phát triển công nghiệp quốc phòng, từng bước đáp ứng nhu cầu vũ khí, trang bị cho các lực lượng, góp phần nâng cao tiềm lực, sức mạnh quân sự, quốc phòng của mỗi nước. Trong bối cảnh hiện nay, cùng với các thách thức an ninh truyền thống, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, bất thường, khó dự báo, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác với các nước, các đối tác nói chung, giữa quân đội hai nước nói riêng trong phòng, chống, khắc phục giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.


Kỷ niệm 50 năm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1972 - 2022) là dịp để chúng ta ôn lại chiến thắng hào hùng, biểu tượng cao đẹp về truyền thống, tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt liên minh Việt Nam - Lào chống kẻ thù chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây mãi là tài sản vô giá, niềm tự hào và là động lực để Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào thắt chặt tình đoàn kết thủy chung, trong sáng, tiếp tục phấn đấu giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vì sự phồn vinh, thịnh vượng của mỗi nước; đóng góp tích cực xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 14 Tháng Hai, 2023, 10:21:50 am
CHIẾN THẮNG CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG NĂM 1972
BÀI HỌC VỀ XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG TÌNH HÌNH MỚI


Thượng tướng NGUYỄN TÂN CƯƠNG
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng


Cùng với cuộc tiến công chiến lược của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam Việt Nam, trong mùa mưa năm 1972, liên quân Việt - Lào đã chủ động tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nhằm giữ vững vùng giải phóng của cách mạng Lào, phối hợp chặt chẽ với các chiến trường trên phạm vi ba nước Đông Dương. Trải qua gần 6 tháng chiến đấu liên tục (21.5 - 15.11.1972), Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã hoàn thành nhiệm vụ chiến lược được giao. Đây là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào, với cách đánh sáng tạo, hiệu quả, đã đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn có tính chất chiến lược của đế quốc Mỹ, phái hữu Lào và quân đội Thái Lan; đập tan âm mưu chiếm lại địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, tạo thế có lợi khi có giải pháp chính trị; đồng thời, giáng đòn chí mạng, đánh bại hoàn toàn kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của địch, bảo vệ vùng mới giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, giữ thế chiến lược của ta ở Bắc Lào, phối hợp hiệu quả với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở chiến trường miền Nam Việt Nam.


Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 đánh dấu bước phát triển phong phủ; sự trưởng thành về nhiều mặt, cả về lý luận và thực tiễn chiến dịch phòng ngự của Quân đội nhân dân Việt Nam, để lại nhiều bài học có ý nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Quân đội trong tình hình mới, đó là:

Một là nâng cao năng lực nghiên cứu, phân lích, đánh giá và dự báo tình hình, kịp thời đề xuất đường lối, chủ trương, chiến lược quân sự - quốc phòng, xây dựng Quân đội đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Bước vào năm 1972, trên cơ sở quán triệt quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và thực tế nắm bắt diễn biến tình hình trên các chiến trường, Quân ủy Trung ương xác định: “Phải giành thắng lợi lớn, tạo nên so sánh lực lượng và cục diện mới có lợi cho ta, buộc địch phải chấm dứt chiến tranh trong năm 1972 theo điều kiện của ta đồng thời có sự chuẩn bị mọi mặt để tiếp tục đánh mạnh hơn nữa vào mùa khô 1972 - 1973 nếu địch còn ngoan cố kéo dài chiến tranh”1 (Viện Khoa học quân sự - Khoa Nghệ thuật quân sự, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum mùa mưa năm 1972, 1977, tr. 28). Do vậy, cùng với việc tập trung chỉ đạo cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam, Quân ủy Trung ương chỉ đạo tăng cường hiệp đồng với hai nước bạn Lào và Campuchia đẩy mạnh hoạt động quân sự, phối hợp thống nhất các chiến trường, tạo ra bước chuyển biến căn bản về chiến lược trên chiến trường Đông Dương.


Riêng đối với chiến trường Lào, ngay từ khi chiến dịch tiến công mùa khô ở Cánh Đồng Chum còn đang tiếp diễn, qua nghiên cứu và bám sát diễn biến chiến trường, ngày 26 tháng 1 năm 1972, Bộ Tổng Tham mưu trình Quân ủy Trung ương phương hướng nhiệm vụ sắp tới ở Cánh Đồng Chum. Trong đó nêu rõ: “Tiếp tục tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng hoàn toàn vùng Loong Chẹng đến Nậm Ngừm... sau đó giữ vững vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, để các vùng này trở thành căn cứ địa vững chắc của bạn”1 (Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975), Tập 4 (1969 -1972), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 412).


Thực tế qua nhiều năm nghiên cứu ở chiến trường nước bạn Lào cho thấy, tại địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có quy luật: Mùa khô ta giành quyền làm chủ, mùa mưa do khó khăn về đi lại, tiếp tế, ta phải rút bớt lực lượng thì địch lấn chiếm trở lại. Khi mùa mưa năm 1972 cận kề, quân địch liên tục điều lực lượng tăng cường cho Quân khu 2, đưa tổng số quân ở đây lên tới 18.400 tên, bao gồm 76 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và nhiều phương tiện chiến tranh nhằm chuẩn bị mở cuộc tiến công giành lại địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong mùa mưa. Từ sự thay đổi đó, Quân ủy Trung ương nhận định: “Quy mô và tính chất của các cuộc hành quân sắp tới của địch không những lớn mà còn ác liệt, dai dẳng, phức tạp. Nếu ta không có nhận thức đầy đủ nhiệm vụ giữ vững Cánh Đồng Chum là nhiệm vụ chiến lược, không có chuẩn bị lực lượng và tổ chức phòng ngự vững chắc để đánh bại các cuộc tiến công lớn của địch thì nhất định không giữ được Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng”2 (Dự thảo tổng kết chiến đấu phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, tài liệu lưu tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự, số 194, TK114, tr. 29).


Trên cơ sở đó, Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959): “Cùng với bạn xây dựng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thành một khu vực phòng thủ vững chắc, lâu dài, toàn diện, tạo thế bất khả xâm phạm cho vùng căn cứ địa của cách mạng bạn, đồng thời làm bàn đạp xuất phát tiến công của ta về hướng Tây và Tây Nam sau này"1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tập 4 (1969 - 1972), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 414). Chủ trương này nhanh chóng được Quân ủy Trung ương của ta và bạn thống nhốt thông qua. Theo đó, ngay sau khi trận đánh cuối cùng của Chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum - Mường Sủi ở Nậm Ché, Phu Mộc sắp kết thúc, ngày 1 tháng 4 năm 1972, Thường vụ Quân ủy Trung ương chỉ đạo Đảng ủy - Bộ Tư lệnh 959 và các lực lượng tác chiến ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cần có kế hoạch tác chiến thích hợp, tiếp tục hoàn thành đánh chiếm những địa hình có lợi, ra sức củng cố khu vực đứng chân của ta; đẩy mạnh triển khai kế hoạch phòng thủ khu vực Cánh Đồng Chum như chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu đã xác định. Thường vụ Quân ủy Trung ương chỉ rõ, việc bảo vệ khu vực Cánh Đồng Chum là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với ta và bạn; đồng thời, yêu cầu Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị Tổng cục Hậu cần, các binh chủng tăng cường chỉ đạo và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho chiến dịch phòng ngự khu vực Cánh Đồng Chum.


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng tình hình và quy luật hoạt động của địch, cũng như khả năng của ta và bạn chính là một trong nhưng cơ sở khách quan, khoa học để ta và bạn hạ quyết tâm chính xác; từ đó kịp thời chỉ đạo các lực lượng phối hợp với bạn chủ động tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng giành thắng lợi.


Trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước hiện nay, vận dụng bài học từ thực tiễn, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc “từ sớm, từ xa, từ lúc nước chưa nguy”, Quân đội cần phải “Nâng cao năng lực dự báo chiến lược, giữ vững thế chủ động chiến lược không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 159). Đây vừa là tư tưởng chỉ đạo, vừa là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng Quân đội, có ý nghĩa chiến lược góp phần quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, trước hết là cơ quan cấp chiến lược, chiến dịch cần chủ động nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các nghị quyết, chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch về quân sự, quốc phòng; xây dựng và hoàn thiện phương thức đấu tranh quốc phòng, lý luận về tác chiến chiến lược, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chủ động xử lý linh hoạt, đúng đắn, phù hợp và hóa giải các tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng, khác biệt; kịp thời ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; kiên quyết xử lý kịp thời, hiệu quả mọi tình huống về quân sự, quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 14 Tháng Hai, 2023, 10:30:13 am
Hai là, xây dựng ý chỉ quyết tâm chiến đấu cho bộ đội; không ngừng nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam

Từ tháng 2 năm 1972, trong Mệnh lệnh tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và Sảm Thông - Loong Chẹng, Bộ Tổng Tham mưu chỉ rõ: “Địa bàn Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Sảm Thông - Loong Chẹng có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Địch tuy thất bại nặng trong mùa khô 1971 - 1972, nhưng chúng chưa từ bỏ âm mưu lấn chiếm vùng chiến lược này”1 (Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tập 4 (1969 - 1972) Sđd tr. 413). Do đó, “cuộc tiến công của địch lên Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng tất yếu sẽ xảy ra trong mùa mưa năm 1972 với binh lực lớn, với tính chất sẽ quyết liệt, dai dẳng, phức tạp hơn các năm trước”1 (Bộ Quốc phòng - Học viện Lục quân. Tổng kết chiến dịch phòng ngự trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 134). Trong khi đó, thực tiễn của chiến trường này trong những năm trước đã làm nảy sinh nghi ngờ, thiếu tin tưởng của bộ đội vào khả năng có thể bảo vệ và giữ vững khu vực Cánh Đồng Chum trong mùa mưa năm 1972 như nhiệm vụ được giao. Khi quyết định chuyển sang phòng ngự, bộ đội đã trải qua một thời gian chiến đấu liên tục, sức khỏe giảm sút, chưa có nhiều thời gian để củng cố, huấn luyện theo phương án tác chiến mới, cán bộ chưa được tập huấn chu đáo về tác chiến phòng ngự khu vực; bộ đội vốn có sở trường về tiến công vận động, chưa quen và ngại đánh phòng ngự; phạm vi phòng ngự rộng, lực lượng có hạn, chiến đấu trên đất bạn, chiến tranh nhân dân chưa phát triển...


Trước những khó khăn đó, để kịp thời động viên, xây dựng ý chí quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã làm tốt công tác giáo dục nhiệm vụ, xây dựng quyết tâm; đồng thời, tiến hành đợt giáo dục chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, chiến sĩ, nhất là các phân đội có nhiệm vụ giữ chốt, những đơn vị làm nhiệm vụ giữ khu trung tâm Cánh Đồng Chum; phân tích đánh giá khả năng thủ đoạn của địch, dự kiến các tình huống phức tạp, ác liệt có thể xảy ra; xây dựng ý chí, quyết tâm giữ vững trận địa cho cán bộ, chiến sĩ trong mọi điều kiện khó khăn, ác liệt.


Cùng với giáo dục nhiệm vụ, xây dựng ý chí quyết tâm, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Chiến dịch đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng chiến đấu của bộ đội, tổ chức và sử dụng lực lượng hợp lý nhằm phát huy cao nhất khả năng trong quá trình tác chiến phòng ngự. Các đơn vị tham gia chiến dịch đã tranh thủ mọi thời gian tổ chức huấn luyện cán bộ, huấn luyện phân đội và diễn tập thực binh theo phương án chiến đấu; kịp thời bổ sung quân số, trang bị; tổ chức các phương án hợp luyện cách đánh hiệp đồng binh chủng... Nhờ vậy, dù độc lập tác chiến hay hiệp đồng chiến đấu, các đơn vị tham gia chiến dịch đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đánh lui nhiều đợt tiến công quy mô lớn của địch, giữ vững trận địa, thế trận phòng ngự của đơn vị mình, tạo thế liên hoàn cho các đơn vị bạn hoàn thành nhiệm vụ, góp phần giành thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ, làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Chiến tranh hiện đại sẽ là cuộc chiến tranh mà kẻ địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, có tính chất ác liệt và hủy diệt ngày càng lớn. Chính vì vậy, phải coi trọng xây dựng Quân đội có sức mạnh tổng hợp, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trang thành, công cụ bạo lực sắc bén để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần, ý chí quyết tâm cho Quân đội; trong đó, phải giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội. Làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng “cần, kiệm liêm, chính, chí công vô tứ”; có tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế tốt; phát huy dân chủ, kỷ luật tự giác, nghiêm minh; có tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ; quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.


Để nâng cao chất lượng chiến đấu, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân cần quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác huấn luyện, nhất là Nghị quyết số 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương “về nâng cao chất ỉtrợng huấn luyện giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp theo đẩy mạnh đổi mới công tác huấn luyện theo tư duy mới về quân sự, quốc phòng của Đảng và phù hợp với yêu cầu Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược quân sự, Chiến lược quốc phòng, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược biển Việt Nam trong tình hình mới. Đồng thời, tiếp tục điều chỉnh tổ chức biên chế, tập trung xây dựng lực lượng thường trực theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp; từng bước trang bị vũ khí, khí tài, phương tiện hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


Ba là, tổ chức thế bố trí lực lượng hợp lý trong xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh là cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Để hoàn thành nhiệm vụ giữ được địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ngoài việc tổ chức trận địa phòng ngự vững chắc, có chiều sâu liên hoàn, phá thế tiến công của địch, đòi hỏi phải biết tập trung lực lượng thích hợp để tổ chức những trận đánh, trận then chốt quyết định chiến dịch khi có thời cơ bằng tác chiến hiệp đồng binh chủng. Nắm chắc âm mưu, thủ đoạn hoạt động của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch xác định: “Chủ động lập thế trận hoàn chỉnh, vững chắc, tích cực ngăn chặn địch từ xa, dùng các lực lượng phòng ngự kiên quyết cố thủ các chốt, cụm chốt trọng yếu, vận dụng linh hoạt sáng tạo cách đánh và các hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu. Liên tục bám đánh địch phía trước, sau lưng, phá thế tiến công của chúng tạo thế có lợi cho ta. Nắm vững thời cơ, sử dụng lực lượng cơ động và dự bị các cấp tiến hành phản kích, phản đột kích bằng những trận then chốt tiêu diệt địch ngoài công sự, giữ vững khu vực phòng thủ chủ yếu”1 (Bộ Quốc phòng - Học viện Lục quân, Tổng kết chiến dịch phòng ngự trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Sđd, tr. 16).


Trên cơ sở đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết tâm tập trung lực lượng phòng ngự vững chắc khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi, trọng tâm là khu vực Cánh Đồng Chum. Khu vực phòng ngự chủ yếu là trung tâm Cánh Đồng Chum, khu vực then chốt là Phu Tâng - Phu Keng. Sử dụng Trung đoàn 174 được tăng cường các đại đội pháo binh, pháo phòng không tổ chức ngăn chặn địch ở khu trung gian, tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu của chiến dịch tổ chức phòng ngự. Trung đoàn Bộ binh 866 được tăng cường các đại đội pháo binh, xe tăng, công binh đảm nhiệm phòng ngự khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum. Tiểu đoàn Đặc công 41 kết hợp với lực lượng bạn giữ vững khu vực Xiêng Khoảng. Trung đoàn 148 và Trung đoàn 335 làm lực lượng cơ động chiến dịch, bố trí ở Nam Bản Noọng, Bản Phát. Điều đó cho thấy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã căn cứ vào khả năng, sở trường của từng đơn vị để giao nhiệm vụ thích hợp. Hai thành phần chiến đấu chủ yếu của chiến dịch là lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động, mỗi lực lượng có tính chất đảm nhiệm khác nhau. Việc đưa Trung đoàn 174 vào phòng ngự khu trung gian, rút Trung đoàn 335 ra làm lực lượng cơ động là hoàn toàn chính xác, do đó cả hai lực lượng này đều phát huy được sở trường bản thân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trung đoàn 174 kiên cường bám trụ suốt 179 ngày đêm tại khu trung gian, góp phần quan trọng vào việc giữ vững khu vực phòng ngự chủ yếu; còn Trung đoàn 335 phát huy khả năng tiến công vận động tốt, có hiệu suất chiến đấu cao. Hơn nữa, khi diễn biến chiến dịch có thay đổi, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã kịp thời điều chỉnh, bố trí lại lực lượng phù hợp, góp phần giành thắng lợi trong từng đợt cũng như toàn bộ chiến dịch. Lúc đầu, ta sử dụng 2 trung đoàn bộ binh phòng ngự, 2 trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ cơ động; mỗi trung đoàn phòng ngự dùng 1 tiểu đoàn làm lực lượng cơ động. Tuy nhiên, trong thực tiễn chiến đấu, lực lượng cơ động của trung đoàn phòng ngự không đủ sức phản kích đẩy lùi địch trong phạm vi phụ trách, nên phải xé lẻ một bộ phận lực lượng cơ động chiến dịch tăng cường cho từng khu vực; vì vậy, lực lượng cơ động chiến dịch vẫn bị phân tán. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho lực lượng ta ở các trận then chốt chưa đủ mạnh để thắng giòn giã hơn. Đến tháng 10 năm 1972, Bộ tăng cường thêm Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C làm lực lượng cơ động, Bộ Tư lệnh Chiến dịch thường xuyên nắm được 2 trung đoàn, đủ mạnh để tiến hành trận then chốt quyết định kết thúc chiến dịch.


Cùng với đó, các binh chủng cũng được sử dụng hợp lý và phát huy cao nhất khả năng của từng binh chủng. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu của mình, các binh chủng như pháo binh, pháo phòng không, xe tăng, đặc công... đã phát huy tốt vai trò trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng, nhất là phối hợp với bộ binh chiến đấu giữ chốt, góp phần bẻ gãy các đợt tiến công quy mô lớn của địch, giữ vững trận địa phòng ngự.


Bài học về tổ chức bố trí và sử dụng lực lượng trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đến nay vẫn còn nguyên giá trị về lý luận và thực tiễn. Để bảo đảm cho Quân đội luôn giành và giữ vững quyền chủ động trong mọi tình huống, ngoài việc “đầu tư xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trang ương, khu vực phòng thủ quân khu thành khu vực phòng thủ vững chắc”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 151), chúng ta cần xây dựng và tổ chức sử dụng lực phù hợp, bảo đảm phòng thủ trong thế chủ động tiến công, phản công địch; đánh địch nhiều hướng, cả trên không, trên biển và đất liền, cả phía trước, phía sau, căng kéo, chia cắt, kìm giữ, không cho địch phát triển tiến công. Trong đó, Quân đội cần thực hiện tốt vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị khóa X “về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trang ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”. Đồng thời, tích cực triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể về thế bố trí quốc phòng, trong đó có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng phòng thủ trên phạm vi cả nước và trên từng khu vực, địa bàn; ưu tiên quân số cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đơn vị làm nhiệm vụ trên địa bàn chiến lược, trọng điểm; sẵn sàng đối phó với các vấn đề về an ninh phi truyền thống. Chủ động chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng các phương án để bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 14 Tháng Hai, 2023, 10:30:46 am
Bốn là, đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác về quân sự, quốc phòng, tăng cường sức mạnh cho Quân đội hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 thể hiện đậm nét tinh thần quốc tế cao cả, tỉnh đoàn kết liên minh chiến đấu giữa hai nước Việt Nam - Lào. Đây là chiến dịch phòng ngự đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào, giành thắng lợi quan trọng, thể hiện sự đúng đắn về đường lối quốc tế của hai Đảng (Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào), sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Bộ Chỉ huy tối cao hai nước, sự chấp hành nghiêm chỉnh, sáng tạo của quân đội hai nước trong suốt quá trình đoàn kết, liên minh chiến đấu.


Trong toàn bộ chiến dịch, ta và bạn luôn có sự nhất trí cao về chủ trương, nhiệm vụ và quyết tâm chiến dịch, xem đó là cơ sở vững chắc để cấp dưới của hai lực lượng triển khai mọi kế hoạch phối hợp hành động. Ta chủ động bàn bạc với bạn, duy trì nền nếp làm việc tập thể, kịp thời thông báo trao đổi tình hình để quyết định phương hướng lãnh đạo, chỉ huy chung. Đồng thời, có sự phân công hợp lý giữa Quân giải phóng nhân dân Lào và Quân tình nguyện Việt Nam. Thực tế, bạn đảm nhiệm độc lập hai khu vực phối hợp của chiến dịch; còn ta bảo đảm các khu vực, nơi diễn ra tình huống quyết liệt nhất giữa ta và địch, bao gồm khu trung gian, trung tâm Cánh Đồng Chum và Noọng Pẹt. Trong quá trình chiến dịch, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ của mình, ta đã chi viện cho bạn một cách tích cực ở khu vực Bản Lao, Lạt Buột, Bắc Bản Lao và Bắc Phu Keng. Đặc biệt, chủ lực ta và bạn đã hiệp đồng tác chiến trong trận phản đột kích đánh bại cánh quân của 2 binh đoàn cơ động (21 và 26) ở hướng Tây Bắc trong đợt 2 chiến dịch; đồng thời, chủ lực ta đã làm nòng cốt phối hợp cùng lực lượng vũ trang địa phương của bạn liên tục bám đánh, ngăn chặn địch, giữ vững địa bàn ở khu vực phòng ngự thứ yếu, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân địa phương.


Thắng lợi của liên quân Việt - Lào trên chiến trường Lào nói chung, đặc biệt là thắng lợi trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 nói riêng là minh chứng sinh động cho tinh thần quốc tế cao cả, tình đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào trên chủ trương cũng như trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên chiến trường.


Ngày nay, trong xu thế toàn cầu và hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam luôn nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế theo phương châm: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 162). Đối ngoại quân sự, quốc phòng trở thành kênh quan trọng, là một bộ phận trọng yếu của ba trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Trên cơ sở đó, toàn quân cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại quốc phòng của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, đặc biệt là tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị khóa XI “về hội nhập quốc tế”; Nghị quyết số 806-NQ/QUTW ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Quân ủy Trung ương “về hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đến năm 2020 và những năm riếp theo”. Thực hiện nhất quán phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiên định, kiên trì nguyên tắc chiến lược; linh hoạt, mềm dẻo về sách lược, làm cho đối ngoại quốc phòng trở thành công cụ hữu hiệu, kênh ngoại giao quan trọng, trực tiếp hỗ trợ cho ngoại giao Nhà nước. Chỉ đạo đẩy mạnh hợp tác song phương, nâng tầm đối ngoại đa phương theo Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8 tháng 8 năm 2018 của Ban Bí thư; ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng có biên giới liền kề và các nước trong khối ASEAN. Đẩy mạnh cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương trong khuôn khổ ASEAN và do ASEAN giữ vai trò chủ đạo; tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên họp quốc, tăng cường trao đổi các đoàn quân sự các cấp; tham vấn - đối thoại quốc phòng, tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế... nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Quân đội và đất nước trên trường quốc tế, chủ động bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc bằng biện pháp hòa bình.


Thắng lợi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 đến nay vừa tròn 50 năm. Những kinh nghiệm từ chiến thắng lịch sử đó rất cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong công cuộc xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 14 Tháng Hai, 2023, 10:42:07 am
CHIẾN THẮNG CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG NĂM 1972
BƯỚC PHÁT TRIỂN VỀ NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC


Thượng tướng, TS LÊ HUY VỊNH
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Ủy viên Quân ủy Trung ương
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng


Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 của liên quân Việt Nam - Lào, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn có ý nghĩa chiến lược, tiêu diệt lớn bộ phận sinh lực quan trọng của địch, đập tan âm mưu đánh chiếm bàn đạp chiến lược Cánh Đồng Chum, bảo vệ thành công vùng giải phóng, phối hợp kịp thời, chặt chẽ và hiệu quả với các chiến trường ở miền Nam Việt Nam trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, góp phần đánh bại thêm một bước cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và làm phá sản “Học thuyết Níchxơn”. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 đã khẳng định chiến dịch phòng ngự là một hình thức tất yếu trong chiến tranh giải phóng, góp phần làm phong phú sự phát triển lý luận và thực tiễn nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, ngay từ tháng 2 năm 1972, Quân ủy Trung ương của ta và bạn Lào đã thông báo cho Bộ Tư lệnh chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi về chủ trương: Ngay sau khi kết thúc Chiến dịch tiến công, lực lượng ta sẽ chuyển vào phòng ngự chiến dịch. Đầu tháng 4 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận nhiệm vụ nhanh chóng chuyển vào phòng ngự, sẵn sàng đánh bại các cuộc tiến công lớn của địch.


Sau một thời gian nỗ lực tiến hành công tác chuẩn bị, đến ngày 20 tháng 5 năm 1972, ta đã xây dựng thế trận phòng ngự chiến dịch liên hoàn, vững chắc và hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, sẵn sàng bước vào tác chiến giành thắng lợi. Trải qua gần 6 tháng kiên cường phòng ngự và tổ chức phản kích, phản đột kích có hiệu quả, ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch, giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum. Trong toàn chiến dịch, Quân tình nguyện Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào đã đánh tổng cộng 244 trận, ta loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 quân địch; đánh thiệt hại nặng 3 binh đoàn cơ động (21,23 và 26), 3 tiểu đoàn quân Thái Lan và đánh thiệt hại 5 binh đoàn cơ động khác, bắn rơi 38 máy bay, thu 859 súng các loại (có 4 khẩu pháo 105mm và 4 súng cối 106,7mm)1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 250). Đây là chiến địch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào với cách đánh sáng tạo, hiệu quả; đánh dấu bước phát triển cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, được thể hiện trên một số nội dung chủ yếu:


Một là, lần đầu tiên trong chiến tranh giải phóng ta thực hiện hoàn chỉnh loại hình chiến dịch phòng ngự

Về lý luận, tư tưởng chiến lược nhất quán của chiến tranh cách mạng bao giờ cũng là tư tưởng tiến công. Trong thực tiễn tác chiến, tư tưởng cách mạng đó đã phát huy tính chủ động, kiên quyết, linh hoạt và khôn khéo bảo đảm đánh thắng địch trong mọi điều kiện. Song, xem xét trong một loại hình tác chiến chiến dịch, hành động tác chiến không chỉ bao hàm hành động tiến công, phản công mà có cả hành động phòng ngự và các hoạt động đấu tranh khác... Tuỳ từng loại hình tác chiến mà hoạt động tác chiến nào là hoạt động phổ biến, bên cạnh hoạt động tác chiến phổ biến còn có các hoạt động đấu tranh khác. Mỗi loại hình chiến dịch đều có vị trí, vai trò và nội dung, cách thức tiến hành khác nhau, từ công tác tổ chức chuẩn bị chiến đấu đến thực hành và kết thúc chiến dịch. Nên trong tác chiến, không được xem nhẹ hay tuyệt đối hóa bất kỳ loại hình tác chiến nào... Tuy nhiên, do nhận thức không đúng, nên trong một thời gian dài, một số cán bộ cho rằng trong chiến tranh chỉ có đường lối tiến công, coi nhẹ phòng ngự, phủ nhận phòng ngự, thậm chí coi phòng ngự là điều cấm kỵ. Vì vậy, mà trong một số trận đánh, bộ đội bị thương vong”. Việc phản đối hoặc phủ nhận vai trò của tác chiến phòng ngự là một nhận thức sai lầm cả về lý luận cũng như trong thực tiễn chiến tranh.


Về thực tiễn, trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến, do sự tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nên loại hình chủ yếu thường vận dụng vẫn là chiến dịch tiến công, mà chưa tổ chức trận địa phòng ngự lớn ở cấp chiến dịch1 (Các loại hình chiến dịch khác, gồm: Từ năm 1966, xuất hiện loại hình chiến dịch phản công, như: Chiến dịch Tây Ninh (1966), Chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xity (1967), Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào (1971)... Đến năm 1972, xuất hiện chiến dịch tiến công tổng hợp, như: Chiến dịch Bắc Bình Định, Chiến dịch Đồng bằng sông Cửu Long; chiến dịch độc lập của Quân chủng Phòng không - Không quân kết hợp chiến tranh nhân dân, như: Chiến dịch Phòng không Hà Nội - Hải Phòng (18 - 29.12.1972)). Tính đến năm 1972, đã diễn ra một số trận phòng ngự cấp trung, sư đoàn, như: Sư đoàn 3 Quân khu 5 phòng ngự ở Bắc Bình Định; Trung đoàn 209 Sư đoàn 7 phòng ngự trên Đường số 13 ở khu vực Tàu Ô - Xóm Ruộng... Tính đến thời điểm năm 1972, đây là lần đầu tiên xuất hiện loại hình phòng ngự cấp chiến dịch trong chiến tranh giải phóng. Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã khẳng định phòng ngự là loại hình tác chiến chiến dịch không thể thiếu trong chiến tranh giải phóng, nhất là trước yêu cầu chiến lược phải giữ vững địa bàn chiến lược và thành quả cách mạng vừa giành được, khi mà lực lượng cách mạng đã đủ sức đảm đương được nhiệm vụ. Đây là sự phát triển biện chứng của tư duy quân sự về tư tưởng chiến lược cách mạng tiến công không ngừng trong tác chiến chiến dịch - chiến lược và đánh dấu bước phát triển mới của nhận thức luận đúng đắn, đầy đủ về tư tưởng chỉ đạo chiến dịch phòng ngự. Là sự bổ sung hợp lý và đầy đủ các loại hình tác chiến chiến dịch, phản ánh sự phát triển tất yếu nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, đáp ứng đòi hỏi khách quan của thực tiễn chiến trường, đánh dấu sự phát triển đầy đủ và cao nhất về loại hình chiến dịch Việt Nam.


Hai là, tạo lập thế trận phòng ngự liên hoàn, vững chắc nhằm đánh bại các đợt tiến công của địch, giữ vững thế trận phòng ngự chiến dịch

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình các mặt, nhất là tình hình địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã phán đoán và dự kiến chính xác hướng địch tiến công từ Loong Chẹng đi Cánh Đồng Chum, nên ta đã chọn hướng phòng ngự chủ yếu là hướng Nam - Tây Nam; hướng phòng ngự thứ yếu: Hướng Tây - Tây Bắc. Từ đó, ta đã chọn khu trung tâm Cánh Đồng Chum là khu vực phòng ngự chủ yếu, khu phòng ngự cơ bản phía trước là khu Hin Tặng (còn gọi là khu trung gian). Lựa chọn khu vực Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng là khu vực tác chiến phối hợp, đánh địch từ xa. Thành lập 4 cụm chốt trong khu trung tâm Cánh Đồng Chum: 2 cụm chốt ở Phu Tâng, Phu Tôn trong khu vực phòng ngự chủ yếu; cụm chốt Phu Seo - Phu Hủa Sang trên hướng phòng ngự chủ yếu; cụm chốt Phu Keng - Phu Thông trên hướng phòng ngự thứ yếu và cụm chốt Phu Khê (2125) bảo đảm hành lang bên sườn phía Tây của chiến dịch. Ngoài ra, trên các khu trung gian Hin Tặng (tổ chức 3 cụm chốt), khu Noọng Pẹt (tổ chức 2 cụm chốt), khu Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng (tổ chức 2 cụm chốt) để bảo đảm đánh địch trên nhiều hướng tiến công vào khu trung tâm Cánh Đồng Chum.


Từ cách xác định khoa học, hợp lý, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã đưa ra phương án sử dụng lực lượng hợp lý, phù hợp với khả năng, sở trường của từng đơn vị. Xây dựng phương pháp tác chiến phòng ngự phù hợp, chủ động lập thế trận phòng ngự liên hoàn, vững chắc, kiên cường bám giữ các chốt trọng yếu; vận dụng linh hoạt các hình thức tiến công, liên tục bám đánh địch; nắm vững thời cơ, sử dụng lực lượng cơ động phản kích quân địch, bằng những trận then chốt, then chốt quyết định, tiêu diệt địch ngoài công sự, bẻ gãy từng mũi, đợt tiến công của địch, tiến tới đánh bại hoàn toàn quân địch. Quá trình tác chiến, tích cực cơ động lực lượng, phương tiện, nhanh chóng chuyển hóa thế trận chiến dịch nhằm tạo ra thế mới, lực mới, sẵn sàng đánh bại các hướng tiến công mới của địch. Kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng ngự được giao.


Với thế trận liên hoàn, vững chắc và hiểm hóc đã bố trí, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã chỉ huy các lực lượng bẻ gãy các đợt tiến công lớn của địch vào Cánh Đồng Chum, thực hiện thắng lợi 3 trận then chốt: Trận then chốt 1 ở Phu Keng, trận then chốt 2 ở phía Tây Cánh Đồng Chum và trận then chốt quyết định trên cánh đồng Căng Xẻng1 (Trận then chốt 1 đánh địch đổ bộ đường không diễn ra từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 3 tháng 9 năm 1972 nhằm tiêu hao, tiêu diệt GM 21, GM 26 của địch đò bộ đường không ở khu vực Bản Sang, Điểm cao 1098 phía Tây Bắc Cánh Đồng Chum (trận phản đột kích then chốt Phu Keng); trận then chốt thứ 2 đánh địch tiến công đường bộ và đổ bộ đường không diễn ra từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 9 năm 1972 tại khu vực Phu Thông, Bản Khổng, đồi Năm Mỏm ở phía Tây Cánh Đồng Chum, khi quân địch tăng cường lực lượng, tiến công vào khu vực phòng ngự chủ yếu của chiến dịch không thành công, đã phải co cụm và tháo chạy; trận then chốt quyết định kết thúc chiến dịch diễn ra trong ngày 26 tháng 10 năm 1972 trên khu vực từ phía Nam Bản Quay đến Bắc Khang Kho, Phu Hủa Sang, Phu Xeng Luông trên cánh đồng Căng Xèng (phía Nam Cánh Đồng Chum), đánh tan cụm lực lượng quân địch tập trung chuẩn bị tiến công từ hướng Nam vào trung tâm Cánh Đồng Chum, khu vực phòng ngự chủ yếu của chiến địch) (ở Nam của Cánh Đồng Chum), hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phòng ngự chiến dịch, giữ vững thế liên hoàn vững chắc giữa các vùng căn cứ địa cách mạng của ta và bạn Lào kịp thời phối hợp với các hoạt động khác trên toàn chiến trường Đông Dương.


Ba là, lựa chọn hình thức phòng ngự cơ động, lấy hành động tiến công làm chủ yếu

Loại hình chiến dịch phòng ngự có hai hình thức: Phòng ngự khu vực (phòng ngự trận địa) và phòng ngự cơ động. Dù lựa chọn hình thức phòng ngự nào cũng phải bảo đảm yêu cầu cơ bản của tác chiến phòng ngự, đó là: Tích cực, vững chắc, kiên cường. Xây dựng hệ thống công sự, trận địa, vật cản liên hoàn, vững chắc bảo đảm đánh địch từ xa đến gần, sát thương địch khi chúng vận động tiếp cận triển khai đội hình chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công, khi địch công kích trước tiền duyên phòng ngự; giữ vững các trận địa các khu vực phòng ngự; kiên quyết tiêu diệt địch đột nhập vào các khu vực phòng ngự; tiêu diệt quân địch đổ bộ đường không, vu hồi luồn sâu... đánh bại các thủ đoạn tiến công của địch, giữ vững trận địa, bảo toàn lực lượng ta, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phòng ngự.


Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ta đã chủ động lựa chọn hình thức phòng ngự cơ động. Vận dụng sáng tạo nguyên tắc sử dụng lực lượng trong tác chiến phòng ngự cơ động để tạo điều kiện thuận lợi ưu tiên lực lượng cho nhiệm vụ phòng ngự cơ động, lấy tiến công làm hoạt động chủ yếu, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng ngự chiến dịch. Trong phòng ngự cơ động, nguyên tắc sử dụng lực lượng thường là: Sử dụng 2/3 lực lượng làm nhiệm vụ phòng ngự trên các hướng, 1/3 lực lượng làm nhiệm vụ cơ động đánh địch đột nhập, phản đột kích đánh địch trên các hướng. Trong thực tiễn Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, do phạm vi không gian chiến dịch rộng, nên để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đánh địch tiến công trên các hướng, ta đã chủ động sử dụng 2 trung đoàn (174 và 866) làm nhiệm vụ phòng ngự tại chỗ và 3 trung đoàn (148 và 335; tháng 10 năm 1972, tăng cường thêm Trung đoàn 88) làm nhiệm vụ phòng ngự cơ động nhằm bảo đảm đánh địch tiến công vào khu vực phòng ngự cơ bản phía trước ở Hin Tặng, giữ vững 2 cụm phòng ngự then chốt trong khu phòng ngự chủ yếu và các cụm chốt trên các hướng phòng ngự. Đồng thời, đẩy mạnh tác chiến phối hợp ở Mường Sui và thị xã Xiêng Khoảng nhằm tiêu diệt từng bộ phận quân địch, ngăn chặn từng bước và làm thất bại các cuộc tiến công vào trận địa phòng ngự đánh bại các đợt tiến công của địch, tiến tới đánh bại hoàn toàn quân địch, bảo vệ thành công địa bàn chiến lược. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt nguyên tắc tác chiến chiến dịch vào điều kiện thực tiễn một cách phù hợp, nâng cao khả năng và hiệu suất chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng ngự chiến dịch.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 14 Tháng Hai, 2023, 10:42:56 am
Bốn là, sử dụng lực lượng linh hoạt, hợp lý giữa hai nhiệm vụ phòng ngự trên các hướng (khu vực) và nhiệm vụ phòng ngự cơ động

Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ta sử dụng lực lượng 5 trung đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh. Lực lượng của bạn Lào có 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội bộ đội địa phương. Như vậy, tính đến thời điểm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra, lực lượng sử dụng trong tác chiến đã phát triển đến quy mô cao nhất của một chiến dịch phòng ngự... Để bảo đảm sức mạnh chiến đấu liên tục dài ngày trong từng giai đoạn chiến đấu, lực lượng tham gia chiến dịch được tổ chức thành 2 thành phần: Lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động.


Lực lượng phòng ngự: Sử dụng các trung đoàn 174, 866, 1 đại đội tăng - thiết giáp và toàn bộ pháo binh chiến dịch (Trung đoàn 866 và đại đội tăng - thiết giáp phòng ngự khu trung tâm Cánh Đồng Chum và Noọng Pẹt; Trung đoàn 174 phòng ngự ở khu trung gian). Lực lượng pháo binh, ngoài lực lượng tăng cường cho nhiệm vụ phòng ngự trận địa, lực lượng pháo mặt đât thành lập 3 cụm pháo binh chiến dịch; lực lượng pháo tầm xa bố trí trên khu vực của Trung đoàn 174, đảm nhiệm bắn phá các mục tiêu ở Loong Chẹng, Sảm Thông; lực lượng pháo cao xạ và súng máy phòng không phối hợp với hỏa khí bộ binh hình thành lưới lửa phòng không tiêu diệt máy bay địch, bảo vệ đội hình chiến đấu mặt đất. Lực lượng đặc công tổ chức các tổ, đội luân phiên luồn sâu đánh phá các mục tiêu trong chiều sâu đội hình địch, sử dụng một phần lực lượng chốt giữ các chốt ở Bắc thị xã Xiêng Khoang. Lực lượng tăng - thiết giáp, ngoài lực lượng tăng cường cho nhiệm vụ phòng ngự trận địa, lực lượng còn lại tập trung tại Bản Phạt, Bản Nong làm nhiệm vụ cơ động đánh địch, sẵn sàng chi viện lực lượng tham gia các trận đánh then chốt đánh địch trên các hướng.


Lực lượng phòng ngự cơ động: Sử dụng Trung đoàn 148 và Trung đoàn 335, đứng chân ở phía Bắc của Noọng Tai và phía Nam của Phu Xeng Luông (đến tháng 10 năm 1972 được Bộ tăng cường thêm Trung đoàn 88). Với cách sử dụng lực lượng như vậy, ta đã ưu tiên lực lượng cho nhiệm vụ cơ động đánh địch tiến công từ xa, lấy hành động tiến công làm chủ yếu để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng ngự chiến dịch. Mặc dù ta không vận dụng hình thức phòng ngự khu vực mà chọn hình thức phòng ngự cơ động, nhưng ta lại tổ chức lực lượng ở các cụm chốt trên khu vực phòng ngự chủ yếu và trên các hướng phòng ngự. Tổ chức lực lượng tác chiến phối hợp ở Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng. Với phương án sử dụng lực lượng sáng tạo, linh hoạt như vậy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch vừa bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng ngự trên các hướng (khu vực), vừa có điều kiện để ưu tiên lực lượng cho nhiệm vụ phòng ngự cơ động, chủ động đánh địch tiến công từ xa.


Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, nhờ sử dụng lực lượng sáng tạo, linh hoạt, hợp lý, bảo đảm hài hòa giữa nhiệm vụ phòng ngự trận địa và phòng ngự cơ động, ta đã phát huy khả năng, sở trường của các thành lực lượng tham gia chiến dịch, tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy chiến dịch đi đến thắng lợi, đánh dấu sự phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam với nét nghệ thuật độc đáo về sử dụng lực lượng trong tác chiến phòng ngự cấp chiến dịch.


Bằng phương pháp tác chiến chiến dịch chủ động, tích cực, phát huy sức mạnh tổng hợp tiến hành phòng ngự toàn diện có trọng điểm, sử dụng lực lượng cơ động linh hoạt, đúng thời cơ đánh bại tiến công, phản kích của địch trên các hướng. Lần đầu tiên ta và bạn Lào đã tổ chức hoàn chỉnh chiến dịch phòng ngự, đánh bại hoàn toàn quân địch tiến công quy mô lớn, dài ngày. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 đã bảo vệ thành công vùng giải phóng, giữ vững địa bàn chiến lược, phối hợp có hiệu quả với các hướng tiến công chiến lược năm 1972 trên toàn chiến trường Đông Dương, góp phần làm thất bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ và đánh bại một bước cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Lào hóa chiến tranh”. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm mùa mua 1972 cùng với những thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược 1972, mà tiêu biểu là Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972, đã góp phần quan trọng buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari (27.1.1973), rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, đưa sự nghiệp cách mạng miền Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn giành thế chủ động chiến lược tiến lên Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 giành thắng lợi quyết định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là thắng lợi của loại hình chiến dịch mới, hội tụ đầy đủ các yếu tố cấu thành của một chiến dịch phòng ngự. Sự xuất hiện của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã khẳng định sự tồn tại khách quan của loại hình tác chiến rất quan trọng của chiến tranh nhân dân Việt Nam, một hình thức tác chiến của bộ đội chủ lực trong thời khắc quyết định của lịch sử, khi mà cuộc đấu tranh ngoại giao đã bước sang năm thứ tư và đang đi đến quyết định cho một giải pháp chính trị ở Việt Nam, Lào và toàn Đông Dương. Ta phải đối chọi với một đội quân đông được trang bị mạnh, tất nhiên Mỹ không muốn chấp nhận thua cuộc và sẽ dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để tìm kiếm một thắng lợi quân sự mang tính biểu tượng trên chiến trường làm điều kiện để đàm phán ngoại giao trên thế mạnh. Do vậy, mức độ bom đạn mà không quân, hải quân và pháo hạm Mỹ sử dụng trên chiến trường và những nỗ lực của địch là không thể xem thường. Trong điều kiện đó, ta phải bảo vệ vùng giải phóng với không gian rộng lớn và giữ gìn thành quả cách mạng vừa giành được, việc chủ động và kiên quyết chuyển vào phòng ngự trên quy mô chiến dịch để củng cố và giữ vững địa bàn chiến lược là việc làm cần thiết, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn chiến trường và là biểu hiện của tư duy quân sự nhạy bén, đúng đắn, khách quan và khoa học. Bài học sâu sắc đó không chỉ riêng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mà còn có giá trị hiện thực lịch sử trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay.


Ngày nay, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được tiến hành trong thế phòng thủ chung của đất nước, thế trận của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố và thế trận phòng thủ quân khu được chuẩn bị trước một phần từ thời bình, chủ động chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân phát triển cao trong thời chiến. Chiến dịch phòng ngự diễn ra ngay từ thời kỳ đầu và trong quá trình chiến tranh, trên phạm vi cả nước hoặc trên một số hướng chiến lược trọng yếu.


Phòng ngự chiến dịch nhằm ngăn chặn, làm chậm tốc độ và phá thế tiến công của địch, giữ vững thế trận của ta, tạo điều kiện và thời cơ cho phản công, tiến công chiến dịch. Tác chiến phòng ngự phải phòng tránh, đánh trả có hiệu quả địch tiến công hỏa lực; sát thương lớn, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận quân địch tiến công đường bộ, đổ bộ đường không và đổ bộ đường biển; bảo vệ tiềm lực quốc phòng, tiềm lực quân sự, các mục tiêu trọng yếu quốc gia, mục tiêu và địa bàn chiến dịch - chiến lược, làm cho địch thất bại trên từng hướng tiến công, buộc địch sa lầy, suy yếu, tạo điều kiện, thời cơ chuyển sang phản công, tiến công tiêu diệt lớn quân địch.


Hiện nay, môi trường quốc tế, nhất là quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới và khu vực đã có những thay đổi, khác nhiều so với kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trước đây và biến đổi rất nhanh chóng và mau lẹ, có sự chi phối lợi ích chiến lược và lợi ích riêng của mỗi quốc gia, dân tộc và xu thế chung trong khu vực và trên thế giới... Chiến dịch phòng ngự của ta có thể diễn ra đồng thời trên nhiều dạng địa hình...


Tiến hành chiến dịch phòng ngự trong điều kiện đối phương tiến hành chiến tranh công nghệ cao, tác chiến điện tử rộng rãi, trực tiếp tiến công vào lành thổ nước ta. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho tác chiến có sử dụng vũ khí công nghệ cao còn hạn chế, khả năng cơ động của lực lượng chiến lược chưa cao; khả năng vũ khí, trang bị, trình độ và kinh nghiệm tác chiến chiến tranh hiện đại so với địch còn có mặt hạn chế; chất lượng huấn luyện, công tác đào tạo và diễn tập chiến đấu chưa theo kịp yêu cầu tác chiến có sử dụng vũ khí công nghệ cao... Do đó, tiến hành tác chiến phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là một tất yếu khách quan, là một hoạt động tác chiến chủ đạo và diễn ra ngay từ đầu của tác chiến khu vực phòng thủ tinh, thành phố, phòng thủ quân khu và trong suốt quá trình chiến tranh, tạo điều kiện và thời cơ chuyển sang tác chiến phản công, tiến công địch, hoặc chốt giữ và bảo vệ các địa bàn, khu vực (hướng) chiến lược trọng yếu theo yêu cầu của cấp chiến lược. Từ bài học kinh nghiệm lịch sử Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong chiến tranh giải phóng, tiếp tục nghiên cứu, phát triển và vận dụng vào trong điều kiện tác chiến của chiến tranh hiện đại là việc làm thiết thực để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong tình hình mới.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 14 Tháng Hai, 2023, 10:46:00 am
CHIẾN THẮNG CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG NĂM 1972
BÀI HỌC VỀ XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY


Thượng tướng, PGS, TS TRẦN VIỆT KHOA
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Ủy viên Quân ủy Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra cùng thời điểm với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Đây là lần đầu tiên bộ đội Việt Nam triển khai nhiệm vụ phòng ngự ở quy mô chiến dịch một cách hoàn chỉnh trong liên minh chiến đấu với lực lượng vũ trang cách mạng Lào trên chiến trường nước bạn. Sau 179 ngày đêm chiến đấu (21.5 - 15.11.1972), liên quân Việt Nam - Lào đã đánh 244 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 GM (21,23 và 26), 3 tiểu đoàn quân Thái Lan và đánh thiệt hại nặng 5 GM khác, bắn rơi 38 máy bay, thu 859 súng các loại1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 250)... Thắng lợi của Chiến dịch “góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường chung, bảo đảm thế liên hoàn, vững chắc cho vùng căn cứ địa của bạn trong tình hình mới, kịp thời thực hiện được nhiệm vụ phối hợp chiến trường”2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 64); củng cố thêm khối đoàn kết liên minh chiến đấu, mối quan hệ gắn bó giữa hai Đảng, hai dân tộc, hai quân đội Việt Nam và Lào trong kháng chiến chống Mỹ. Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý có thể nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới:


Thứ nhất, bài học về phân tích đánh giá đúng tình hình, xác định rõ đối tượng tác chiến là cơ sở khách quan để Bộ Tư lệnh Chiến địch có quyết tâm chính xác, cách đánh phù hợp

Trong tác chiến, việc phân tích đánh giá đúng tình hình, xác định rõ đối tượng tác chiến, dự kiến đúng các tình huống có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở để tiến hành công tác chuẩn bị, hạ quyết tâm tác chiến, xác định phương thức tác chiến phù hợp, tạo lập và chuyển hóa thế trận, giành thắng lợi trên chiến trường. Thực tiễn, trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, do Cánh Đồng Chum có giá trị chiến lược lớn về quân sự, chính trị, kinh tế ở Bắc Lào, là bàn đạp uy hiếp trực tiếp căn cứ địa cách mạng của Lào và miền Bắc Việt Nam nên đế quốc Mỹ và bọn phản động Lào quyết tâm giành lại.


Trên cơ sở phân tích các hoạt động của địch, ta nhận thấy một quy luật là vào lúc ta kết thúc hoạt động mùa khô, gặp khó khăn về vận chuyển, tiếp tế, cơ động, chúng thường mở cuộc tiến công lấn chiếm. Mặt khác, Mỹ và tay sai muốn giành thắng lợi quân sự trên chiến trường Đông Dương để tạo thế “thượng phong” trên bàn đàm phán và giành ưu thế cho đảng cầm quyền trong năm bầu cử Tổng thống Mỹ. Vì thế, chúng sẽ mở cuộc hành binh quy mô lớn, đánh chiếm lại khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng để phục vụ cho mưu đồ quân sự, chính trị của chúng. Trong cuộc tiến công này, địch có nhiều lợi thế: Lực lượng đông, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại (cả máy bay B-52), chủ động về thời gian và mục tiêu tiến công. Ngoài ra, chúng cũng đã đánh chiếm được một số địa bàn, vị trí quan trọng. Tuy nhiên, địch có những điểm yếu cốt tử, đó là trình độ tác chiến hạn chế, tinh thần chiến đấu giảm sút, khả năng hỗ trợ của không quân Mỹ cũng có hạn và rất sợ phải tác chiến trong thời gian dài, địa bàn rộng. Từ nhận định đúng về địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã xác định vấn đề bảo vệ, giữ vững Cánh Đồng Chum là một yêu cầu nhiệm vụ chiến lược quan trọng và đã chủ động chỉ đạo các lực lượng chuyển vào phòng ngự kịp thời, đúng lúc.


Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã xác định đúng thành phần lực lượng tiến công của quân địch gồm: Các GM (chủ lực), quân phái hữu Lào và quân Thái Lan; những lực lượng này đều do Mỹ trực tiếp tổ chức và chỉ huy, nhưng mỗi loại lại có sở trường riêng và được sử dụng trong những nhiệm vụ khác nhau; trong đó, lực lượng nòng cốt trong tiến công của địch là 8 GM cơ động (từ GM 21 - GM 28); lực lượng phái hữu Lào thường chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ hoặc độc lập phụ trách trên một hướng; quân đánh thuê Thái Lan sử dụng chủ yếu bảo vệ căn cứ, giữ bàn đạp phía sau hoặc củng cố các mục tiêu đã chiếm... Xác định đúng và hiểu rõ đối tượng tác chiến chủ yếu là một trong những cơ sở khách quan, khoa học để Bộ Tư lệnh Chiến dịch hạ quyết tâm chính xác; là một căn cứ để hạn chế mặt mạnh, khoét sâu những mặt yếu của địch, làm cho địch đông mà yếu, từ chủ động biến thành bị động; giúp ta tranh thủ được chủ động từ trong quá trình chuẩn bị cũng như trong thực hành chiến dịch phòng ngự, giành được thắng lợi to lớn.


Ngày nay, tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Trong nước, các nguy cơ đe dọa đến hòa bình, ổn định và phát triển đất nước chưa được đẩy lùi, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kích động tư tưởng ly khai, bạo loạn nhằm gây mất ổn định bên trong để tạo cớ can thiệp từ bên ngoài... đã và đang làm nảy sinh những thách thức mới đối với nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc. Từ bài học thành công của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải “thường xuyên cảnh giác, nắm chắc, đánh giá, dự báo sát, đúng tình hình, nhất là những vấn đề phức tạp nảy sinh; chủ động tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước có đối sách phù hợp, xử lý kịp thời hiệu quả các tình huống”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 280). Việc dự báo chính xác các nguy cơ, thách thức, đối tượng quốc phòng; dự báo chính xác tình hình, sát với khả năng và các tình huống có thể xảy ra có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để từng khu vực phòng thủ nghiên cứu, đề ra những nội dung, biện pháp phòng, chống và đối phó có hiệu quả âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thê lực thù địch; từ đó, xác định các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng khu vực phòng thủ trong từng giai đoạn, từng năm; đảm bảo xử lý thắng lợi các tình huống quốc phòng, an ninh, tạo sức mạnh bên trong để ngăn ngừa và đánh thắng chiến tranh xâm lược.


Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận khu vực phòng thủ, Quân đội ta, trực tiếp là các cơ quan tham mưu chiến lược, bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố cần luôn chủ động phối hợp nghiên cứu, nắm chắc tình hình, đánh giá và dự báo chính xác, kịp thời những diễn biến phức tạp liên quan đến tình hình quốc phòng, an ninh. Trên cơ sở đó tham mưu với Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, điều chỉnh cơ chế, chính sách, pháp luật về xây dựng khu vực phòng thủ; chú trọng nghiên cứu, dự báo chính xác những tình huống phức tạp có thể xảy ra; từ đó, có phương sách, giải pháp chủ động sẵn sàng đối phó, ngăn ngừa, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ vững chắc từng địa phương trong mọi tình huống, góp phần bảo đảm cho đất nước luôn ở thế chủ động, không để bị động, bất ngờ.


Thứ hai, bài học về xác định rõ loại hình tác chiến, có tư tưởng chỉ đạo đúng là nhân tố quvết định thắng lợi của chiến dịch

Tiến hành chiến dịch phòng ngự là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển chiến tranh cách mạng; nó có vị trí quan trọng khi phải chấp hành những yêu cầu bức thiết của nhiệm vụ chiến lược. Trước năm 1972, Bộ đội tình nguyện Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào đã từng kết hợp tổ chức tác chiến phòng ngự bảo vệ khu vực Cánh Đồng Chum nhưng nhìn chung, bộ đội chưa được trang bị lý luận hoàn chỉnh về chiến đấu phòng ngự; tư tưởng chỉ đạo tác chiến phòng ngự cũng chưa được xác định rõ ràng, dứt khoát, khâu tổ chức chuẩn bị chưa chưa tốt, chưa hình thành được hệ thống trận địa vững chắc, liên hoàn theo yêu cầu chiến đấu phòng ngự... nên trong mấy mùa mưa trước đó, tuy liên quân Việt Nam - Lào có nỗ lực chiến đấu, tiêu diệt được sinh lực địch, nhưng cuối cùng địch vẫn chiếm được địa bàn chiến lược trọng yếu này; buộc ta và bạn lại phải tổ chức chiến dịch phản công vào mùa khô mới khôi phục lại được địa bàn. Đến mùa mưa năm 1972, trước quyết tâm phải bảo vệ bằng được khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của cấp chiến lược, trong chỉ đạo của người chỉ huy chiến trường đã hình thành quyết tâm tổ chức chiến dịch phòng ngự một cách chủ động, có ý đồ tác chiến dứt khoát, triển khai công tác chuẩn bị mọi mặt chu đáo, đặc biệt là xây dựng hệ thống trận địa phòng ngự vững chắc; nhờ đó, liên quân Việt Nam - Lào đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến lược được giao.


Từ thắng lợi trên, có thể khẳng định: Tiến hành chiến dịch phòng ngự là một tất yếu khách quan; loại hình chiến dịch này nhất định xuất hiện cùng với các loại hình chiến dịch khác nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến lược. Có chiến dịch tiến công, phản công để tiêu diệt địch, giải phóng hoặc khôi phục lại đất đai do địch chiếm, thì cũng phải có chiến dịch phòng ngự để thực hiện nhiệm vụ giữ vững trận địa, đất đai, vùng giải phóng, hành lang, căn cứ địa, củng cố, bảo vệ thành quả đã đạt được; hoặc để tạo thế tạo thời cơ chuyển sang phản công, tiến công tiêu diệt lớn địch. Như vậy, chiến dịch phòng ngự cũng là một loại hình chiến dịch cơ bản trong nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch phòng ngự, trước hết cần quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng chỉ đạo tác chiến phòng ngự. Phòng ngự tích cực mà nội dung được thể hiện tập trung nhất là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố phòng ngự và tiến công, từ nhận thức lý luận cũng như trong hành động chiến đấu phải trên cơ sở phòng ngự chu đáo, vững chắc nhất và có kế hoạch, biện pháp chủ động tiến công đánh trả địch trong suốt quá trình thực hành chiến dịch.


Thông thường, phòng ngự là bị động, lệ thuộc vào một số điều kiện của đối phương. Do đó, chiến dịch phòng ngự vẫn phải có mục đích rất kiên quyết, triệt để; yêu cầu phải giữ bằng được các khu vực các mục tiêu xung yếu nhất. Muốn vậy, phải quán triệt tinh thần tích cực tiến công, lấy việc tiến công tiêu diệt địch để bảo vệ đất đai có hiệu quả nhất, lấy kiên quyết, ngoan cường giữ vững trận địa khu vực đất đai để tạo điều kiện tiến công tiêu diệt địch. Thực tiễn ở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 chứng minh: Bằng chiến dịch phòng ngự vận dụng nghệ thuật chiến dịch đúng đắn, sáng tạo liên quân Việt Nam - Lào thực hiện được yêu cầu tiêu diệt sinh lực địch với hiệu suất chiến đấu cao mà thương vong thấp (ta và bạn đã tiêu diệt khoảng 1/3 sinh lực địch), tạo thế phát triển tiến công. Trong Chiến dịch này, lực lượng liên quân Việt Nam - Lào ít hơn địch, phạm vi phòng ngự rộng; địch chủ động tiến công, lại tập trung vào trọng điểm, nhưng ta vẫn có điều kiện để tiêu diệt địch. Từ đó, có thể khẳng định: “Với bất cứ hình thức chiến dịch nào, vấn đề tiêu diệt sinh lực địch vẫn là một trong những mục đích cơ bản của chiến dịch”1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Tlđd, tr. 76). Chỉ có như vậy, trong chiến dịch phòng ngự ta mới đánh bại tiến công của địch, mới bảo vệ được vùng giải phóng, giữ vững được trận địa.


Trong tình hình hiện nay, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, trước hết cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho các cấp, các ngành và nhân dân nhận thức sâu sắc và hiểu rõ khu vực phòng thủ là một thành phần trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước, bộ phận hợp thành của nên quốc phòng toàn dân, giữ vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, trực tiếp là cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương. Sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yêu cầu quan trọng, cốt lõi nhất là thế trận và lực lượng, mà xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc là một nội dung quan trọng trong xây dựng thế trận, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Đồng thời, phải phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn dân, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân, nhất là Quân đội nhân dân làm nòng cốt; các cấp, các ngành, địa phương và các đoàn thể xã hội trong cả nước phải tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện thống nhất nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, nâng cao trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ bảo đảm toàn diện, cơ bản, có trọng tâm trọng điểm, phù hợp với tính chất địa bàn và điều kiện thực tế ở địa phương. Chú trọng xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện, nhất là ở các địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng, an ninh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Quan tâm đầu tư ngân sách xây dựng sở chỉ huy, các công trình khu vực phòng thủ then chốt, căn cứ hậu cần - kỹ thuật cơ bản vững chắc; cơ quan quân sự địa phương phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương làm tham mưu và tổ chức thực hiện, tạo sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh ở từng địa phương và trên cả nước.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 14 Tháng Hai, 2023, 10:46:35 am
Thứ ba, bài học về kịp thời nâng cao chất lượng chiến đấu của bộ đội, tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý, phát huy được khả năng của mọi lực lượng tham gia chiến dịch

Coi trọng việc nâng cao chất lượng chiến đấu của bộ đội, biết tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý, phát huy khả năng của mọi lực lượng tham gia chiến dịch là thiết thực đáp ứng yêu cầu chiến đấu phòng ngự. Thực tiễn trước chiến dịch, bộ đội ta chưa quen và thường ngại đánh phòng ngự, thậm chí đã có tư tưởng thiếu tin vào khả năng bảo vệ giữ vững Cánh Đồng Chum. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch kịp thời chỉ đạo các đơn vị tổ chức làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt sâu sắc tình hình, nhiệm vụ; quan tâm trực tiếp đến việc bảo đảm ăn, nghỉ, sinh hoạt hằng ngày của bộ đội; điều cán bộ có năng lực, trình độ xuống trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị chiến đấu. Nhờ đó, lực lượng tham gia chiến dịch đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng, nêu cao ý chí, tinh thần quyết chiến quyết thắng, nhanh chóng chấp hành mệnh lệnh chuyển vào phòng ngự, chủ động xây dựng phương án tác chiến, tiến công địch. Đc nâng cao khả năng tác chiến phòng ngự, Bộ Tư lệnh Chiến dịch còn chỉ đạo các đơn vị tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án tác chiến ngay trong khu vực phòng ngự. Qua đó, rút kinh nghiệm, tìm ra những bài học hay, bổ khuyết, hoàn thiện từng phương án tác chiến, nhằm đối phó có hiệu quả với mọi tình huống có thể xảy ra.


Nắm bắt rõ trong chiến đấu phòng ngự thường rất ác liệt, căng thẳng, dai dẳng, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã thường xuyên quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, tổ chức thay phiên, đổi và bổ sung quân ở những chốt, những khu vực phải bám trụ, chốt giữ dài ngày, tạo cho bộ đội có tâm lý thoải mái, được nghỉ ngơi dưỡng sức, không căng thẳng, sẵn sàng vào trận đánh mới cũng là một nguyên nhân dẫn đến thành công của chiến dịch. Đồng thời, việc tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý, phát huy khả năng chiến đấu của lực lượng phòng ngự kiên quyết ngăn chặn địch, ngoan cường giữ vững trận địa; kịp thời tăng cường lực lượng chiến đấu cho các khu vực bị uy hiếp nhất; kiên quyết tổ chức phản kích bẻ gãy các mũi tiến công của địch, nhanh chóng khôi phục lại các địa bàn trọng yếu đã mất. Trên cơ sở tác chiến ngăn chặn, kiên cường bám trụ trận địa kết hợp với liên tục phản kích làm suy yếu địch, tạo được thế có lợi cho liên quân Việt Nam - Lào tiến công bộ phận địch, khống chế máy bay không cho địch tăng quân tiếp viện; nắm vững thời cơ, tập trung lực lượng thích hợp, dùng cách đánh hiệp đồng binh chủng, thực hành các trận phản đột kích để thúc đẩy chiến dịch tiến triển, tạo điều kiện đánh trận quyết định, kết thúc chiến dịch thắng lợi.


Từ bài học kinh nghiệm trên, vận dụng vào nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ trong tình hình hiện nay, cần phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các lực lượng và toàn dân. Xây dựng khu vực phòng thủ được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, đối ngoại... do cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các lực lượng và toàn dân tiến hành. Mỗi lực lượng có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động xây dựng trên những lĩnh vực khác nhau nhưng đều góp phần tạo nên sự vững chắc của khu vực phòng thủ; để phát huy được sức mạnh tổng hợp trong xây dựng khu vực phòng thủ, các lực lượng cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương thức xây dựng, phối kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo thế cho nhau, nhằm tăng cường tiềm lực, sức mạnh khu vực phòng thủ, bảo đảm cho từng địa phương và cả nước hoàn thành được nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong cả thời bình và thời chiến, cấp ủy, chính quyền địa phương phải xác định xây dựng khu vực phòng thủ là một nhiệm vụ trọng yếu, có chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát thực trong từng giai đoạn; căn cứ vào tình hình cụ thể và chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng để lựa chọn, sử dụng phù hợp, hiệu quả. Các cấp, các ngành, các lực lượng cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”; Kết luận số 64-KL/TW ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW và Nghị định số 21/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2019” của Chính phủ về khu vực phòng thủ, gắn với thực hiện tốt Luật Quốc phòng, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự. Lực lượng vũ trang tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, tham mưu và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội, nhân rộng các mô hình hay, cách làm mới, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp, tăng cường tiềm lực, sức mạnh khu vực phòng thủ, thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết số 28-NQ/TW trong tình hình mới.


Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là kết quả đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sức mạnh đoàn kết liên minh chiến đấu giữa quân và dân hai nước Việt Nam - Lào, là một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến dịch, sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, đánh bại hoàn toàn quân địch tiến công quy mô lớn, dài ngày; giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa ba vùng căn cứ địa cách mạng của Lào và kịp thời phối hợp với các hoạt động khác trên chiến trường ba nước Đông Dương. Chiến thắng này để lại nhiều bài học kinh nghiệm, bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về nghệ thuật chiến dịch, đặc biệt là với loại hình tác chiến phòng ngự, cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào nhiệm vụ xây dựng, củng cố quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận khu vực phòng thủ vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Ba, 2023, 08:13:41 am
CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG
50 NĂM NHÌN LẠI


Thiếu tướng, TS NGUYỄN HOÀNG NHIÊN
Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào, liên quân Việt Nam - Lào đã giành thắng lợi to lớn trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đông - Xiêng Khoảng, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn có tính chất chiến lược của Mỹ, phái hữu Lào và quân đánh thuê Thái Lan được sự yểm trợ tối đa của không quân hậu cần Mỹ. Thắng lợi của chiến dịch không chỉ bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược của cách mạng Lào mà còn tạo thế phối hợp trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Với độ lùi thời gian, cùng nguồn tư liệu ngày càng phong phú, chúng ta có điều kiện để nhìn nhận rõ hơn, sâu sắc hơn ý nghĩa của chiến dịch này.


1. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng khẳng định quyết tâm chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chủ động, sáng tạo của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương trong thế phối hợp tiến công chiến lược với chiến trường ba nước Đông Dương

Những thắng lợi của lực lượng cách mạng trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị năm 1971 đã làm chuyển biến căn bản cục diện chiến trường ba nước Đông Dương. Trong khi ở miền Nam Việt Nam, “ta đang ở thế thắng, địch đang ở thế thua, thế khó khăn, thế đi xuống”, thì “ở Lào và Campuchia, ta và bạn đều mạnh hẳn hơn địch và giữ quyền chủ động tiến công”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 32 (1971), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 379). Học thuyết Níchxơn đã bước đầu bị phá sản và thụt lùi một bước nghiêm trọng trên chiến trường ba nước Đông Dương. Đây là thời cơ thuận lợi để chủ lực ta và bạn đẩy mạnh các hoạt động phối hợp quân sự, giữ vững quyền chủ động trên chiến trường ba nước Đông Dương, giành lại hẳn thế chủ động chiến lược, tạo tiền đề quan trọng cho những thắng lợi quân sự to lớn tiếp sau.


Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan, khoa học tình hình địch, ta trên chiến trường Đông Dương, Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (17.1 - 11.2.1972) đã xác định nhiệm vụ chiến lược cần kíp năm 1972: “Đánh bại học thuyết Níchxơn trên toàn chiến trường Đông Dương, tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện ở chiến trường miền Nam và trên cả bán đảo Đông Dương, giành thắng lợi to lớn, buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận chấm dứt chiến tranh trên thế thua bằng một giải pháp chính trị có lợi cho ta mà chúng có thể chấp nhận được”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33 (1972), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 36). Quán triệt và triển khai nhiệm vụ chiến lược do Trung ương Đảng đề ra, trên chiến trường miền Nam Việt Nam, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương ta quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, với 3 hướng tiến công: Đông Nam Bộ, Trị - Thiên và Tây Nguyên. Trong thế liên hoàn chiến trường, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào thống nhất: Ngay sau kết thúc Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi (18.12.1971 - 6.4.1972) ta và bạn chủ động tổ chức phòng ngự, kiên quyết không để địch tái chiếm địa bàn chiến lược quan trọng này vào mùa mưa 1972, đồng thời giữ vững thế chiến chiến lược của cách mạng Việt Nam và Lào ở Thượng Lào, bảo vệ "sườn phải" cho 2 chiến dịch ta diễn ra ở Bắc Tây Nguyên và Trị - Thiên.


Tại chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trên cơ sở đánh giá đúng tình hình chuẩn bị thực hiện cuộc tiến công vào mùa mưa, nhằm chiếm lại địa bàn chiến lược này, đồng thời, căn cứ đề xuất của Đoàn 959 Chuyên gia quân sự Việt Nam và Bộ Tổng Tham mưu, ngay trong tháng 2 năm 1972, Quân ủy Trung ương ta đã ra chỉ thị sơ bộ cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi về việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững địa bàn chiến lược vừa giành được. Ngày 1 tháng 4 năm 1972, khi Chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum - Mường Sủi đang diễn ra những trận đánh cuối cùng, Thường vụ Quân ủy Trung ương ta đã chỉ đạo Đảng ủy và Bộ Tư lệnh 959 và các lực lượng tác chiến ở khu vực này cần phải "có kế hoạch tác chiến thích hợp, dùng lực lượng không lớn tiếp tục hoàn thành đánh chiếm những địa hình có lợi cho ta và tích cực tiêu diệt quân địch ra phản kích; ra sức củng cố chỗ đứng chân của ta để từ đó tiếp tục dùng phân đội nhỏ, đặc công, pháo, cối, tiêu diệt quân địch ra phản kích; ra sức củng cố chỗ đứng chân của ta để từ đó tiếp tục dùng phân đội nhỏ, đặc công, pháo, cối tiêu diệt địch ở Loong Chẹng; củng cố chỗ đứng chân trong vùng Sảm Thông; đẩy mạnh việc triển khai kế hoạch phòng thủ khu vực Cánh Đồng Chum... theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu. Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch phòng thủ là giữ vững địa bàn, tiêu diệt lực lượng địch khi chúng tiến hành phản công..."1 (Dẫn theo: Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Biên niên sự kiện Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Tập VIII (1972), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 121). Nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ khu vực Cánh Đồng Chum là nhiệm vụ rất quan trọng đối với cả ta và bạn, Thường vụ Quân ủy Trung ương yêu cầu Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị Tổng cục Hậu cần các binh chủng tăng cường chỉ đạo và giải quyét những vấn đề cấp thiết thực hiện kế hoạch phòng thủ khu vực Cánh Đồng Chum.


Sau khi Quân ủy Trung ương hai nước thống nhất chủ trương mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đầu tháng 4 năm 1972, công tác chuẩn bị cho chiến địch được tiến hành khẩn trương. Bộ Tư lệnh Chiến dịch được thành lập, gồm 6 đồng chí, do đồng chí Vũ Lập làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chính ủy; phía Lào có đồng chí Xiphon Phalikhăn - Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng làm Phó Tư lệnh về quân sự1 (Dẫn theo: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn 335, 766, 866 quân tình nguyện và 463, 565 chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954 -1975), Nxb Quân đội nhấn dân, Hà Nội, 2006, tr. 203). Lực lượng tham gia chiến dịch: về phía Việt Nam, gồm có: 5 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335 và 88), 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh; phía Lào, gồm có: 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội địa phương.


Như vậy, quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã thể hiện sự chủ động, nhạy bén, sáng tạo và táo bạo trong tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương. Đây là lần đầu tiên liên quân Việt Nam - Lào chủ động tiến hành một chiến dịch phòng ngự trong trên địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, phá vỡ quy luật đã hình thành từ trước đến lúc đó là: Mùa khô ta tiến công và giành quyền kiểm soát; mùa mưa địch nống lấn và giành lại quyền kiểm soát. Chiến thắng này đánh bại nỗ lực mở cuộc tiến công quy mô lớn, có tính chất chiến lược của địch, góp phần bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược của cách mạng hai nước Việt Nam và Lào, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho cách mạng.


2. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng góp phần đánh bại nỗ lực quân sự cao nhất của Mỹ và phái hữu Lào trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt lăng cường ” ở Lào

Từ năm 1969, sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, với bản chất hiếu chiến, chính quyền Tổng thống Níchxơn vẫn ngoan cố theo đuổi mưu đồ kéo dài chiến tranh xâm lược ở Lào và Đông Dương. Lấy Đông Dương làm nơi thí điểm học thuyết mới - “Học thuyết Níchxơn”, cùng với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam và chính sách “Khơme hóa chiến tranh” ở Campuchia, Mỹ thực hiện chính sách “Lào hóa chiến tranh”, bằng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”. Theo đó, Mỹ tăng cường viện trợ quân sự và phát triển quân đội phái hữu Lào, lực lượng đặc biệt Vàng Pao, tiếp tục đưa quân đánh thuê Thái Lan vào Lào, đồng thời sử dụng không quân Mỹ đánh phá tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh và trực tiếp chi viện yểm trợ cho quân phái hữu Lào trong các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng, hòng tiêu diệt cách mạng Lào, giành quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ. Công thức điển hình để giành chiến thắng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào là: quân đội phái hữu Lào + quân đội đánh thuê Thái Lan + cố vấn Mỹ, hậu cần và hỏa lực tối đa của không quân Mỹ. Đây là “một cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác được tiến hành ở Lào từ năm 1969 đến năm 1972 trên toàn lãnh thổ Lào, từ vùng giải phóng đển vùng tạm kiếm soát của ngụy quyền Viêng Chăn”1 (Nguyễn Hùng Phi - Buasi Chalonsúc, Lịch sử Lào hiện đại, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 167).


Là địa bàn chiến lược trọng yếu, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có tầm quan trọng về cả tiến công và phòng thủ, có tầm ảnh hưởng chiến trường rộng lớn không chỉ đối với sự tồn vong của khu căn cứ Trung ương cách mạng Lào, mà còn có giá trị khống chế đối với vùng Đông Dương. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào, nơi đây trở thành nơi đọ sức, giành giật giữa lực lượng cách mạng Lào với Mỹ và phái hữu Lào, đồng thời là địa bàn mang tính phối hợp chung rất quan trọng giữa ta và bạn. Khi triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, Mỹ và chính quyền Viêng Chăn coi việc chiếm giữ bằng được Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trở thành mục tiêu tất yếu, mang tính quyết định và chỉ có thể giải quyết bằng những cuộc hành quân quy mô lớn, với lực lượng đông, trang bị vũ khí tối tân, có sự hỗ trợ, hiệp đồng của nhiều binh chủng. Theo đó, liên tiếp từ tháng 10 năm 1969 đến tháng 4 năm 1972, trên địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã diễn ra các cuộc tiến công và phản công lán, như: Mường Sủi (6 - 7.1969), Toàn thắng (10.1969 - 4.1970), 74B (3.2 - 30.4.1971), Cánh Đồng Chum - Mường Sủi (12.1971 - 4.1972) giữa liên quân Việt Nam - Lào với quân địch; phản ánh quyết tâm chiến lược, thế giằng co giữa cách mạng Lào và Mỹ - phái hữu Lào.


Mặc dù thất bại nặng trong mùa khô 1971 - 1972 nhưng địch khẩn trương điều lực lượng từ các quân khu khác đến tăng cường cho Quân khu 2. Đến ngày 20 tháng 5 năm 1972, địch đã tập trung ở Quân khu 2 tới 76 tiểu đoàn bộ binh (trong đó có 18 tiểu đoàn quân đánh thuê Thái Lan), 3 tiểu đoàn pháo binh, nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, được không quân Mỹ chi viện, hình thành 4 khu vực xung quanh Cánh Đồng Chum là: Sảm Thông - Loong Chẹng, Buôm Loọng, Tôm Tiêng - Pha Đông và Sa La Phu Khun. Âm mưu của địch là tập trung lực lượng đánh chiếm Cánh Đồng Chum trong mùa mưa 1972 để tạo thế mạnh, làm cơ sở mặc cả với lực lượng cách mạng Lào trên bàn đàm phán.


Từ ngày 21 tháng 5 năm 1972, không quân địch đánh phá dữ dội vào các điểm cao trọng yếu ở khu trung gian. Tiếp đó, ngày 25 tháng 5, bộ binh địch chính thức mở cuộc tiến công vào khu vực

Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Diễn biến chiến dịch cho thấy, mặc dù địch huy động một lực lượng rất lớn, trong đó nhiều đơn vị lực lượng đặc biệt Vàng Pao và quân đánh thuê Thái Lan - lực lượng chủ yếu thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào vào cuộc tiến công có ý nghĩa chiến lược này, nhưng kết quả không như ý muốn. Dựa vào thế trận phòng ngự đã chuẩn bị kỹ lưỡng, dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, liên quân Việt Nam - Lào đã anh dũng chiến đấu, đánh bại nhiều đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa, đồng thời tổ chức lực lượng tiến hành nhiều trận đột phản kích hiệu quả, tiêu hao, tiêu diệt nhiều quân địch. Kết quả, lực lượng địch bị tổn thất nặng nề: Ta và bạn Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch; đánh thiệt hại nặng 3 GM (21, 23 và 26), 3 tiểu đoàn quân đánh thuê Thái Lan và đánh thiệt hại 5 GM khác, bắn rơi 38 máy bay, thu 859 súng các loại1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển I: Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 250)...


Có thể nói, thắng lợi của chiến dịch này đánh bại thêm một bước chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào. Đế quốc Mỹ tiếp tục thất bại trong âm mưu sử dụng lực lượng đặc biệt Vàng Pao - đội quân xung kích trong tiến công với những tôn thất nặng nề, tinh thần sa sút; quân Thái Lan không làm nổi chức năng “chỗ dựa” cho quân phái hữu Lào. Thắng lợi này còn góp phần tạo thế mạnh trên bàn đàm phán giải quyết vấn đề hòa bình ở Lào. Chiến thắng này cùng với thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam và thắng lợi trên chiến trường Campuchia, đã giáng một đòn nặng nề vào Học thuyết Níchxơn” của Mỹ ở Đông Dương.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Ba, 2023, 08:15:30 am
3. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng 1972 - biểu hiện sinh động của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam

Đoàn kết, liên minh chiến đấu là một tất yếu khách quan, là quy luật sống còn của nhân dân ba nước Đông Dương. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng 1972 là một trong những biểu hiện sinh động, đậm nét của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền độc lập, tự chủ của bạn, nêu cao tinh thần quốc tế chân chính, quán triệt và thực hiện tốt phương châm “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 8 (1953 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 105), phát huy cao độ tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân và dân hai nước, đầu năm 1972, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào nhất trí về chủ trương tổ chức chiến dịch phòng ngự. Thực hiện nhiệm vụ được giao, các đơn vị Quân tình nguyẹn việt Nam, các đoàn chuyên gia quân sự 463 và 959 tích cực phối hợp cùng các đơn vị quân đội cách mạng Lào và nhân dân, bộ đội địa phương, dân quân du kích tỉnh Xiêng Khoảng làm tốt công tác chuẩn bị chiến trường, huy động các lực lượng tổ chức thế trận phòng ngự theo kế hoạch và cơ bản hoàn tất trước ngày diễn ra chiến dịch.


Qua thảo luận, Bộ Tư lệnh Chiến dịch xác định địa bàn chiến dịch bao gồm khu tứ giác: Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng, với chiều dài 60km, chiều rộng 50km, trong đó Cánh Đồng Chum là khu trung tâm. Toàn bộ địa bàn chiến dịch được chia thành 5 khu vực: Khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum là khu vực chủ yếu, trong đó hướng phòng ngự chủ yếu là hướng Nam và Tây Nam, hướng phòng ngự thứ yếu là Bắc và Tây Bắc; khu vực Hin Tặng (khu trung gian) là khu vực phòng ngự cơ bản phía trước rất quan trọng của hướng phòng ngự chủ yếu; khu Noọng Pẹt là khu vực phòng ngự thứ yếu; khu Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng là hai khu vực hoạt động tác chiến phối hợp, đánh địch từ xa, bảo vệ phía Tây Bắc và Đông cho khu trung tâm. Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên ta và bạn tiến hành một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh nên ta và bạn thống nhất phân công: Ta phụ trách khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum, khu trung gian, khu Noọng Pẹt; bạn phụ trách khu vực thị xã Xiêng Khoảng và khu vực Mường Sủi. Ngoài ra, các đơn vị binh chủng, các đơn vị của bạn được bố trí xen kẽ ở các khu vực phòng ngự để hỗ trợ hiệp đồng chi viện cho bộ binh đánh địch, bảo vệ địa bàn.


Ngày 21 tháng 5 năm 1972, địch bắt đầu tiến công khu trung gian, mở màn cuộc tiến công lấn chiếm Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Khi địch vừa tiến công cũng đúng vào thời điểm ta và bạn chuyển trạua thái từ chiến dịch tiến công sang chiến dịch phòng ngự một cách toàn diện. Trải qua 4 đợt chiến dịch, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào, trực tiếp của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, liên quân Việt Nam - Lào, với việc tổ chức lực lượng thích hợp bao gồm 2 bộ phận phòng ngự tại chỗ và cơ động đánh địch trên các hướng, đã ngăn chặn, phản kích, bẻ gãy các mũi và hướng tiến công của địch, kết hợp tập kích tiêu hao sinh lực, tạo thế và lực đánh trận then chốt quyết định. Sau đó, liên quân Việt Nam - Lào tiếp tục tiến công, truy quét địch ra khỏi khu vục Nam Cánh Đồng Chum, khôi phục lại các khu vực địch chiếm, buộc chúng phải co cụm về giữ Loong Chẹng - căn cứ chiến lược của lực lượng đặc biệt Vàng Pao, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch.


Thực tiễn chiến dịch đã chứng minh, hoạt động phối hợp chiến đấu phòng ngự và tiến công được liên quân Việt Nam - Lào thực hiện một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt, hiệu suất chiến đấu cao. Trong toàn bộ chiến dịch, liên quân Việt Nam - Lào đã đánh 244 trận lớn nhỏ, trong đó Quân tình nguyện Việt Nam đánh 170 trận có 1 trận quy mô sư đoàn, 8 trận quy mô trung đoàn, 14 trận quy mô tiểu đoàn; lực lượng cách mạng Lào đánh 74 trận, có 1 trận quy mô cấp trung đoàn. Ta và bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn có tính chất chiến lược của Mỹ và phái hữu Lào, hòng chiếm lại địa bàn chiến lược, bảo vệ được vùng giải phóng có ý nghĩa chiến lược trọng yếu đối với cách mạng Lào; đồng thời, liên quân Việt Nam - Lào còn làm phá sản âm mưu địch muốn thu hút, giam chân, phân tán chủ lực Việt Nam ở Lào để đỡ đòn cho các chiến trường khác ở Đông Dương, tạo nên thế phối hợp cùng “chia lửa” với các chiến trường khác ở miền Nam Việt Nam.


Thắng lợi của liên quân Việt Nam - Lào trên chiến trường Lào nói chung, chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 nói riêng thực sự là biểu tượng sinh động, góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam thêm một bước mới. Thực tiễn chiến dịch đã chứng minh sự thống nhất về mặt chủ trương, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch giữa ta và bạn. Thắng lợi của chiến dịch chính là thắng lợi chung, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung của hai dân tộc ngày càng phát triển.


4. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đánh dấu bước phát triển về nghệ thuật chỉ đạo tổ chức và thực hành chiến dịch phòng ngự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Trên cơ sở phán đoán đúng âm mưu, ý đồ của địch, đồng thời phát huy thế chủ động chiến lược của ta, ngay từ đầu năm 1972, đồng chí Lê Trọng Tấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng, đại diện Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo Chiến dịch giải phóng Cánh Đồng Chum đã báo cáo Quân ủy Trung ương ta về tình hình chiến dịch, cũng như đề xuất nhiệm vụ giữ vững, xây dựng địa bàn này trở thành căn cứ địa vững chắc của bạn. Thực hiện nhiệm vụ được giao, tháng 2 năm 1972, Bộ Tổng Tham mưu ta đã soạn thảo mệnh lệnh về tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và Sảm Thông - Loong Chẹng, dự kiến âm mưu và thủ đoạn hoạt động của địch...


Chấp hành chỉ thị của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tham mưu, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai các công tác chuẩn bị. Tại các khu vực trọng yếu xây dựng trận địa liên hoàn, hình thành hệ thống các khu vực vững chắc, nhiều tuyến, có chiều sâu. Riêng các khu vực không trọng yếu và chưa thể xây dựng trận địa thì vận dụng hình thức “chốt” có trọng điểm để tiêu hao, ngăn chặn, làm suy yếu địch trước khi chúng tiến công vào khu vực phòng ngự chủ yếu. Theo kế hoạch tác chiến, Bộ Tư lệnh Chiến dịch tổ chức 2 lực lượng chủ yếu, gồm: Lực lượng phòng ngự tại chỗ và lực lượng cơ động chiến dịch. Lực lượng phòng ngự tại chỗ, gồm: 2 trung đoàn bộ binh 174, 866, 1 đại đội xe tăng - thiết giáp và toàn bộ pháo binh chiến địch, xây dựng trận địa thành các chốt, cụm chốt để ngăn chặn địch tiến công. Lực lượng cơ động chiến dịch đánh địch trên các hướng phòng ngự bị địch uy hiếp, gồm: 2 trung đoàn bộ binh 148, 3551 (Đến tháng 10 năm 1972, Bộ tăng cường thêm Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C tham gia chiến dịch), xây dựng trận địa bố trí đứng chân ở khu vực Bắc Noọng Tai, Nam Phu Keng Luông.


Để đảm bảo phục vụ chiến dịch, công tác hậu cần, thông tin liên lạc, quân y, kỹ thuật... được chuẩn bị chu đáo đảm bảo hoạt động chiến đấu phòng ngự liên tục, dài ngày. Thấu triệt nhiệm vụ phòng ngự chiến dịch do Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo, lại ít nhiều có kinh nghiệm chốt, trụ bám chiến đấu chống địch lấn chiếm trong các mùa mưa trước nên các đơn vị đều tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu theo đúng kế hoạch và quyết tâm đề ra. Các lực lượng tham gia chiến dịch sẵn sàng chờ lệnh nổ súng.


Nhờ chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, sự thống nhất cao trong cấp chỉ huy chiến dịch giữa ta và bạn, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã điều hành chiến dịch một cách chủ động, kịp thời và chặt chẽ, phát huy cao độ sức mạnh của liên quân chiến đấu Việt Nam - Lào trên các khu vực phòng ngự, các hướng phản đột kích chiến dịch. Chiến dịch đã vận dụng nhiều cách đánh linh hoạt, sáng tạo, kết hợp phòng ngự trận địa với tác chiến ở vòng ngoài, phản kích, tập kích vào phía sau lưng địch, với những đòn phản công lớn. Đặc biệt trong các trận then chốt chiến dịch, cơ quan và người chỉ huy chiến dịch đã nắm chắc tình hình địch, xử lý đúng các tình huống chiến dịch và chiến thuật, nắm chắc thời cơ, sử dụng lực lượng liên quân Việt Nam - Lào thích hợp, được tăng cường binh khí kỹ thuật, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, đánh tiêu diệt binh đoàn cơ động (GM), tiểu đoàn địch, giành những thắng lợi quyết định.


Như vậy việc chủ động mở và chỉ đạo tổ chức, thực hành thắng lợi Chiến địch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ghi dấu thành quả đoàn kết, phối hợp chiến đấu giữa Trung ương Đảng Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào, trực tiếp là hoạt động chỉ huy chung của Bộ Tư lệnh Chiến dịch. Thành công này đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật quân sự chiến dịch Việt Nam nói chung, nghệ thuật chiến dịch phòng ngự nói riêng. Đồng thời, thắng lợi đó đánh dấu bước trưởng thành quan trọng về tổ chức, chỉ huy tác chiến của Quân tình nguyện Việt Nam và các lực lượng vũ trang cách mạng Lào. Đây là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của liên quân Việt Nam - Lào, để lại nhiều kinh nghiệm quý, góp phần làm phong phú thêm lý luận về nghệ thuật chiến dịch.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng in đậm mốc son trong dòng chảy lịch sử cách mạng Việt Nam, là một trong những biểu tượng sinh động của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Đây là thắng lợi của một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh được ta và bạn tổ chức trên chiến trường Lào, với nhiều cách đánh sáng tạo, hiệu quả, góp phần đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào, làm thay đổi cục chiến trường có lợi cho cách mạng Lào, phối hợp hiệu quả với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường chính miền Nam Việt Nam. 50 năm trôi qua, nhưng Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 vẫn còn nguyên giá trị, để lại nhiều kinh nghiệm quý, cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cũng như tăng cường củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên tầm cao mới.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Ba, 2023, 08:34:37 am
CHIẾN THẮNG CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG MÙA MƯA NĂM 1972 THÀNH CÔNG VỀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO


PGS, TS NGUYỄN DANH TIÊN
Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào1 (Đảng Nhân dân Lào thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1955, đến tháng 2 năm 1972 đổi tên thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào) có chung cội nguồn từ Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn có sự thống nhất về chủ trương, đường lối nhằm tăng cường liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam cùng chống kẻ thù chung. Chính sự chỉ đạo của hai Đảng là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của liên minh chiến đấu giữa các mạng hai nước và được biểu hiện sinh động trong chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972.


1. Cơ sở dẫn tới thành công về sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng

Sau khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào, với những diễn biến mới của tình hình, để giúp Lào bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, ngày 2 tháng 7 năm 1959, Bộ Chính trị báo cáo Trung ương Đảng Lao động Việt Nam "Về tình hình mới và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Lào”, trong đó xác định: “Tích cực ủng hộ cách mạng Lào phải được coi là một nhiệm vụ quốc tế hết sức quan trọng của Đảng và nhân dân ta..., là một công tác có ý nghĩa trọng đại đối với sự nghiệp củng cố miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Chúng ta cần phải thống nhất tư tưởng trong Đảng và trong cán bộ về tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Lào, về nhiệm vụ quốc tế của Đảng đối với cách mạng Lào”1 (Bộ Chính trị bảo cáo Trung ương Đảng về tình hình mới và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Lào, ngày 2 tháng 7 năm 1959, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ 223). Tiếp đó, ngày 9 tháng 7 năm 1961, tại cuộc hội đàm cấp cao giữa hai Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn nhắc lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh và khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam đối với cách mạng Lào: “Dầu còn nhiều khó khăn nhưng Đảng Lao động Việt Nam vẫn đem hết sức mình ra giúp cách mạng Lào...”2 (Lê Đình Chỉnh, Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 80), về phía cách mạng Lào, để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ phát triển lên một bước mới, tháng 5 năm 1965, Hội nghị lần thứ 13 Đảng Nhân dân Lào được tổ chức, ra Nghị quyết về đặc điểm cơ bản, nhiệm vụ và đường lối cơ bản và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Lào, nhấn mạnh: “Tăng cường đoàn kết quốc tế, phối hợp chặt chẽ với cách mạng Việt Nam...”3 (Nghị quyết 13 (5.1965) của Trung ương Đảng bạn về đặc điểm, nhiệm vụ và đường lối cơ bản và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Lào, Tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự, ký hiệu TK/4528, tr. 66).


Từ năm 1969, cùng với triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào. Trước tình hình trên, Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào chủ trương thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt. Theo đó, ngày 19 tháng 6 năm 1970, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết về tình hình mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta. Đối với Lào, Nghị quyết chỉ rõ, mục đích của đế quốc Mỹ ở Lào là củng cố, tăng cường các lực lượng phản động kết hợp với một bộ phận quân Thái Lan, quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt lấn chiếm và đánh phá vùng giải phóng, nhất là ở khu vực Trung - Hạ Lào, nhằm ngăn chặn đường vận chuyển chiến lược của cách mạng Việt Nam, đàn áp cách mạng Lào uy hiếp miền Bắc Việt Nam, xúc tiến việc thực hiện kế hoạch liên minh khu vực ở Đông Nam Á. Về nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam, Nghị quyết chỉ rõ: Trước tình hình mới, ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào đã trở thành chiến trường thống nhất, nhiệm vụ mới lúc này là động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả hai miền Việt Nam, tăng cường khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương để lực lượng to lớn này trở thành một khối thống nhất có chiến lược, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai1 (Nghị quyết Bộ Chính trị về tình hình mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta, ngày 19 tháng 6 năm 1970, Tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự, ký hiệu TW/1015, tr. 10). Đối với Lào, từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 2 năm 1972, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Nhân dân Lào được tổ chức. Đại hội quyết định đổi tên Đảng Nhân dân Lào thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Cương lĩnh chính trị được thông qua tại Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu trước mắt của cách mạng Lào là: “Giương cao ngọn cở cách mạng dân tộc, dân chủ, tăng cường đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết mọi lực lượng cách mạng, mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân Việt Nam... Tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội ở Đông Dương, Đông Nam Á và trên toàn thế giới”2 (Ban Chỉ đạo lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 158-159).


Thay mặt Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam tham dự Đại hội II Đảng Nhân dân Lào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: Quan hệ Việt - Lào là mối quan hệ đặc biệt... Trong quá trình đoàn kết chống kẻ thù chung là thực dân Pháp trước đây cũng như đế quốc Mỹ ngày nay, nhân dân Lào đã chịu đựng những hy sinh to lớn để giúp đỡ cách mạng Việt Nam... Về phần mình, Đảng Lao động Việt Nam và nhân dân Việt Nam kế tục truyền thống sẵn có, quyết không ngại hy sinh gian khổ, toàn tâm toàn lực giúp đỡ cách mạng Lào trong tình quốc tế trong sáng, quyết đem hết sức mình vun đắp cho mối tình hữu nghị anh em và đoàn kết chiến đấu giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời nồng thắm1 (Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào. Lào - Việt Nam (1930 - 2007), Văn kiện, Tập III (1956 -1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr. 282-283).


Như vậy, sự thống nhất về chủ trương, đường lối tăng cường liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chính là cơ sở để Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào phối hợp chỉ đạo lực lượng vũ trang hai nước đoàn kết chiến đấu giành những thắng lợi mới. Chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là một dấu ấn đậm nét về thành công trong sự chỉ đạo của hai Đảng trong thời điểm quan trọng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam và Lào.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Ba, 2023, 08:38:18 am
2. Sự chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào - nhân tố quyết định thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng

Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của cách mạng ba nước Đông Dương, đặc biệt là chiến trường Đường 9 - Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Tây Nguyên trong Xuân - Hè 1971 đã góp phần quan trọng khiến chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị phá sản. Trên chiến trường miền Nam Việt Nam, địch phải chuyển hẳn vào thế phòng ngự, quân Mỹ tiếp tục rút khỏi chiến trường, quân đội Sài Gòn sa sút về tinh thần, sức chiến đấu giảm.


Để thúc đẩy chiều hướng phát triển có lợi cho cách mạng, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp tháng 5 năm 1971 chủ trương: Phát triển thế tiến công chiến lược trên toàn chiến trường, đánh bại chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi có tính quyết định trong năm 1972, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua; trước mắt, mở các chiến dịch tiến công lớn của bộ đội chủ lực trên các hướng quan trọng là miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trị - Thiên, đồng thời đẩy mạnh tiến công quân sự rộng khắp, kết hợp với quần chúng nổi dậy phá kế hoạch “bình định” của chúng ở nông thôn rừng núi và nông thôn đồng bằng, thúc đẩy phong trào đấu tranh của quần chúng ở các đô thị, làm thay đổi cục diện chiến tranh1 (Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 471).


Ở Lào, sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2.1972), cách mạng Lào có nhiều chuyển biến quan trọng. Đảng Nhân dân cách mạng Lào nhanh chóng đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống, đặc biệt là lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố các chiến trường và tiếp tục đẩy mạnh liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đặc biệt, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng cách mạng Lào, Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào chủ trương tiến hành chỉnh huấn Đảng lần thứ ba vào đầu mùa mưa năm 1972. Kết quả đợt chình huấn đã góp phần nâng cao sức mạnh mọi mặt của cách mạng Lào, là cơ sở để cách mạng Lào phối hợp chặt chẽ với cách mạng Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược.


Nhằm quán triệt quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, tháng 2 năm 1972, Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp, xác định: “Phải giành thắng lợi lớn, tạo nên thế so sánh lực lượng và cục diện mới có lợi cho ta, buộc địch phải chấm dứt chiến tranh trong năm 1972 theo điều kiện của ta, đồng thời có sự chuẩn bị mọi mặt để tiếp tục đánh mạnh hơn nữa vào mùa khô 1972 - 1973 nếu địch còn ngoan cố kéo dài chiến tranh”1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 21). Với chiến trường Lào, địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là khu vực có vị trí chiến lược về nhiều mặt, giữ vững và bảo vệ được khu này sẽ tạo bước ngoặt cho cách mạng Lào và thúc đẩy cách mạng Việt Nam - Lào phát triển. Do vậy, ngay từ tháng 2 năm 1972, khi chiến dịch tiến công ở Cánh Đồng Chum đang ở giai đoạn cuối, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào thống nhất chủ trương tổ chức chiến dịch phòng ngự khu vực chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Cũng ngay trong tháng 2 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi (18.12.1971 - 6.4.1972) đã nhận được chỉ thị sơ bộ của Quân ủy Trung ương hai nước về về nhiệm vụ bảo vệ, giữ vững địa bàn chiến lược này.


Đầu tháng 4 năm 1972, Quân ủy Trung ương hai nước chính thức giao nhiệm vụ tổ chức phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi, “nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của địch trong mùa mưa 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho hai chiến dịch tiến công Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược 1972”1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 592). Như vậy, nhiệm vụ tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là xuất phát từ quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào về phối hợp đẩy mạnh liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam giành thắng lợi mang tính bước ngoặt trong năm 1972.


Để thống nhất chỉ huy các lực lượng tham gia chiến dịch, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch gồm 6 đồng chí, do đồng chí Vũ Lập làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chính ủy. Về phía Lào có đồng chí, Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Xiphon Phalikhăn, làm Phó Tư lệnh về quân sự. Lực lượng tham gia chiến dịch: Về phía Việt Nam, có 2 trung đoàn 174, 148 (Sư đoàn 316), 2 trung đoàn bộ binh quân tình nguyện 866 và 3352 (Đến tháng 10 năm 1972, chiến dịch được tăng cường Trung đoàn 88 thuộc Sư đoàn 308C), 2 tiểu đoàn đặc công: 41 và 27, Tiểu đoàn Pháo binh 42, 4 tiểu đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh. Lực lượng của bạn Lào có 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh, 4 đại đội bộ đội địa phương và dân quân du kích.


Do đây là chiến dịch quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam và Lào cũng như cách mạng ba nước Đông Dương, lại diễn ra vào mùa mưa, đường sá đi lại khó khăn, tiếp tế hậu cần gặp nhiều trở lại, Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, trực tiếp là Quân ủy Trung ương hai nước đã có sự chỉ đạo sát sao đối với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch trong việc tổ chức lực lượng, giáo dục, quán triệt kịp thời tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng hai nước, nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thanh mọi nhiệm vụ được giao; chỉ đạo, chỉ huy và thực hành chiến dịch cũng như đối với các đơn vị trực tiếp tham gia chiến dịch của hai bên, kể cả đối với lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích trên địa bàn diễn ra chiến dịch.


Sau một thời gian chuẩn bị, từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra và giành thắng lợi. Trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch, Trung ương Đảng hai nước đã luôn theo dõi sát sao tình hình và có sự đạo kịp thời đối với Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh Chiến dịch để lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng tham gia chiến dịch hoàn thành tốt mục đích, nhiệm vụ đã đề ra. Đặc biệt, tuy chỉ phụ trách trên những hướng thứ yếu, hướng phối hợp của chiến dịch, nhưng Quân giải phóng nhân dân Lào đã quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về tăng cường đoàn kết đấu Lào - Việt Nam trong thời điểm quan trọng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, qua đó các đơn vị của Lào đã chiến đấu dũng cảm, hiệu quả, góp phần vào thành công chung của chiến dịch. Kết quả toàn chiến dịch, liên quân Lào - Việt đánh tổng cộng 244 trận (Quân tình nguyện Việt Nam đánh 170 trận, Quân giải phóng nhân dân Lào đánh 74 trận), loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch (trong đó bắt 179 tên), đánh thiệt hại nặng 3 binh đoàn cơ động (21, 23 và 26), 3 tiểu đoàn quân Thái Lan, đánh thiệt hại 5 binh đoàn cơ động khác; bắn rơi 38 máy bay, thu 859 súng các loại, đánh bại hoàn toàn cuộc tấn công quy mô lớn của địch, giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, ciru nước (1954 - 1975), Sđd, tr. 604). Chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 là một trong những đỉnh cao của liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi này không chỉ tạo bước ngoặt cho cách mạng Lào, tác động trực tiếp đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, mà đây còn là lần đầu tiên liên quân Lào - Việt Nam tổ chức chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn, dài ngày của địch vào một địa bàn chiến lược; qua đó, đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam và Lào.


Có thể thấy, chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 là dấn ấn quan trọng về thành công trong chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Thành công đó xuất phát từ chủ trương, đường lối đúng đắn về tăng cường liên minh chiến đấu giữa cách mạng hai nước và được cụ thể hóa trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến dịch. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng những thành công về sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng vẫn là dấu ấn đậm nét trong dòng chảy lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, đúng như khẳng định của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản: “Trong lịch sử cách mạnh thế giới cũng đã nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh, chiến đấu đặc biệt lâu dài, toàn diện như vậy...”1 (Cayxỏn Phỏmvihản, Xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978, tr. 91). Thành công về sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là những kinh nghiệm quý báu, cần được chắt lọc, vận dụng để xây dựng, phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên một tầm cao mới trong giai đoạn hiện nay.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Ba, 2023, 08:43:09 am
CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG GÓP PHẦN THỰC HIỆN THẮNG LỢI CHỦ TRƯƠNG GIÀNH THẮNG LỢI QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM


Đại tá, PGS, TS, NGƯT NGUYỄN XUÂN TỨ
Trung úy, CN NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRINH
Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng


Sau hơn hai năm (1969 - 1971) thực hiện kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến, kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao quân và dân ba nước Đông Dương đã làm thay đổi cục diện chiến trường ngày càng có lợi cho cách mạng. Chính sách "Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ bị thất bại một bước nghiêm trọng cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia đã vượt qua thời kỳ khó khăn. Tuy vậy, về toàn cục trên chiến trường Đông Dương, cách mạng vẫn chưa tạo được sự chuyển biến căn bản. Trong năm 1971, ý đồ của Mỹ là phải chấm dứt chiến tranh trước năm 1972 (năm bầu cử tổng thống) theo điều kiện của Mỹ vì chính cuộc chiến tranh này đang làm suy giảm sự ủng hộ mà Níchxơn giành được trong nước. Với Việt Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Quân ủy Trung ương chủ trương giành thắng lợi quyết định bằng việc mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, với mục tiêu: Buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút hết quân Mỹ, đánh cho ngụy quân, ngụy quyền tan rã, sụp đổ một bước quan trọng. Đồng thời, Việt Nam phối hợp với cách mạng Lào và Campuchia đẩy mạnh các hoạt động quân sự. Một trong những hoạt động đó là liên quân Việt - Lào tiến hành chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972. Đây là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân tình nguyện Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào thực hiện trong gần 6 tháng, bằng cách đánh sáng tạo, hiệu quả cao với chiến thắng to lớn, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương giành thắng lợi quyết định của Trang ương Đảng Lao động Việt Nam.


Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một cao nguyên rộng lớn giữa vùng Đông Bắc của nước Lào. Đây là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất trên chiến trường Lào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ. Lãnh đạo Neo Lào Hắc Xạt từng đánh giá nước Lào như một con voi trắng, khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là đầu voi, ai cưỡi được trên đầu voi, thì người đó làm chủ nước Lào1 (Vi Sảy Chăn Tha Mạt, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Vị trí chiến lược quân sự quan trọng, in trong sách Viện Khoa học quốc gia Lào - Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009, tr. 93). Địa bàn này còn liên quan tới tuyến hành lang vận chuyển chiến lược quan trọng nhất từ miền Bắc Việt Nam đến các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương. Vì thế, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng không chỉ có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng Lào, mà còn đối với cả cách mạng Việt Nam và toàn Đông Dương.


Do vị trí địa quân sự rất quan trọng, nên trong quá trình đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” (1969 - 1973) ở Lào, Mỹ đã chỉ đạo lực lượng phái hữu Lào cùng quân đánh thuê Thái Lan bố trí ở đây lực lượng quân sự mạnh nhằm chiếm giữ địa bàn chiến lược này. Thời điểm tháng 5 năm 1972, lực lượng địch ở Quân khu 2 - địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, có 76 tiểu đoàn bộ binh 3 tiểu đoàn pháo binh. Trong đó lính đánh thuê Thái Lan có 18 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh. Lực lượng tăng cường từ Quân khu 1 Quân khu 3 có GM 10B9, GM 30; đồng thời, tại khu vực Sa La Phu Khun có 2 trung đoàn thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh 2 tiểu đoàn quân trung lập; 1 tiểu đoàn đặc biệt; 1 đại đội pháo binh. Tại sân bay ở Loong Chẹng có 2 phi đội máy bay T-28 với 9 chiếc, riêng không quân Mỹ chi viện từ 50 - 70 lần chiếc/ngày.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là địa bàn trung tâm chống "Chiến tranh đặc biệt" và "Chiến tranh đặc biệt tăng cường" của nước bạn Lào; khu vực tác chiến trọng yếu bảo vệ tuyến vận tải chiến lược từ miền Bắc Việt Nam vào chiến trường ba nước Đông Dương. Đây là khu vực ta và địch giành giật quyết liệt; ta chưa đủ sức giữ, còn địch thì quyết chiếm lại. Đặc biệt từ tháng 9 năm 1969 đến tháng 12 năm 1971 hình thái chiến trường ở đây đều diễn ra theo quy luật: Mùa khô ta tiến công địch giành quyền làm chủ, nhưng mùa mưa địch lại nống ra chiếm lại vùng mới giải phóng của ta.


Nhằm tạo được sự chuyển biến căn bản theo hướng có lợi cho cách mạng trên chiến trường miền Nam Việt Nam nói riêng và trên chiến trường Đông Dương nói chung, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương giành thắng lợi quyết định với nội dung: Buộc Mỹ phải rút hết quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam, lực lượng quân sự, chính trị của ta phải mạnh hơn lực lượng còn lại của chế độ Sài Gòn đang trên đà suy sụp; lực các vùng chiến lược quân sự và chính trị của ta phải làm chủ phần lớn vùng nông thôn, các cùng chiến lược quan trọng, các vùng xung quanh thành thị và làm chủ một phần ở thành thị, chủ yếu ở cơ sở, tiến lên thực hiện những mục tiêu trước mắt đề ra cho cách mạng miền Nam. Mục tiêu cụ thể được đặt ra để nhằm giành thắng lợi quyết định là: Đánh thật mạnh, thật đau vào quân Mỹ, tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng, làm cho chúng không thực hiện được ý đồ làm chỗ dựa cho chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh”, làm thất bại âm mưu vừa muốn duy trì sức ép về quân sự, vừa muốn giảm bớt thương vong và ý đồ xuống thang từng bước, kéo dài chiến tranh để tạo thế mạnh. Bên cạnh đó, ta còn nhằm tiêu diệt và làm tan rã quân đội Sài Gòn, khiến cho chúng không thực hiện được nhiệm vụ làm công cụ chủ yếu của Mỹ để tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh”, không thực hiện được kế hoạch bình định và không làm được chỗ dựa để củng cố chính quyền Sài Gòn. Cùng với đó là tiếp tục đánh đổ và làm suy yếu chính quyền các cấp của địch, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng ở thành thị, nhất là các thành phố lớn, làm suy yếu và đánh đổ từng bước chính quyền trung ương.


Để giành thắng lợi quyết định theo mục tiêu trên, trong năm 1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam vào Xuân - Hè năm 1972, với ba hướng tiến công: Trị - Thiên, Đông Nam Bộ và Bắc Tây Nguyên. Cùng với đó là tăng cường phối hợp giữa Quân tình nguyện Việt Nam với Quân giải phóng nhân dân Lào, đẩy mạnh các hoạt động quân sự, trong đó trọng tâm là tác chiến giữ vùng giải phóng khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mua 1972.


Thực hiện yêu cầu giành thắng lợi quyết định và phát triển lực lượng cách mạng theo chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, ngày 1 tháng 4 năm 1972, Quân ủy Trung ương Việt Nam phối hợp với Quân ủy Trung ương Lào quyết định tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Tiến hành chiến dịch này nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của địch trong mùa mưa năm 1972, bảo vệ vững chắc vùng giái phóng, giữ vững thế chiến lược của cách mạng Lào ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho 2 chiến dịch tiến công Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam, góp phần giành thặng lợi quyết định trên chiến trường miền Nam, tạo nên chuyển biến căn bản về chiến lược cho cách mạng Đông Dương.


Theo đó, nhiệm vụ chiến dịch được xác định: Hiệp đồng chặt chẽ giữa Quân tình nguyện Việt Nam với Quân giải phóng nhân dân Lào, khẩn trương triển khai kế hoạch phòng thủ khu vực Cánh Đồng Chum - Mường Sủi - Xiêng Khoảng, trong bất kỳ tình huống nào cũng phải bảo vệ vững chắc khu vực Cánh Đồng Chum, bao gồm cả tuyến trung gian. Kiên quyết đánh bại mọi cuộc tiến công quy mô lớn của địch trong mùa mưa năm 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, trên cơ sở đó xây dựng Cánh Đồng Chum thành một địa bàn chiến lược, căn cứ địa vững chắc của cách mạng Lào.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Ba, 2023, 08:44:05 am
Đầu tháng 4 năm 1972, Quân ủy Trung ương (Việt Nam) chính thức giao nhiệm vụ tổ chức phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi. Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch do Đại tá Vũ Lập làm Tư lệnh, Đại tá Lê Linh làm Chính ủy. Phía bạn Lào, đồng chí Xiphon Phalikhăn, Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng làm Phó Tư lệnh Chiến dịch.


Khu vực phòng ngự được xây dựng trong phạm vi tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (khoảng 3.000km2), bố trí thành 5 khu vực: Cánh Đồng Chum (khu trung tâm) là khu vực phòng ngự chủ yếu, đánh địch trên hướng Nam và Tây Nam; Hin Tặng (khu trung gian) là khu vực phòng ngự cơ bản; Noọng Pẹt là khu vực phòng ngự thứ yếu; Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng là những khu vực tác chiến phối hợp đánh địch từ xa nhằm bảo vệ sườn Tây Bắc và sườn Đông của Cánh Đồng Chum, mỗi khu vực có một số cụm chốt.


Xác định đây là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã tổ chức lực lượng theo hai thành phần chủ yếu. Trong đó, lực lượng phòng ngự trận địa gồm một số trung đoàn bộ binh được tăng cường xe tăng và pháo binh chiến dịch, có nhiệm vụ chiếm giữ các cụm chốt: Phu Pha Xay, các điểm cao 2063, 1800, 1978, 1516, 1900B, Phu Tâng, Phu Tôn, Phu Seo, Phu Hủa Sang, Phu Keng, Phu Thông, Phu Khe, Phu Học. Lực lượng này thực hiện kìm chân địch tại chỗ, tạo điều kiện cho các lực lượng cơ động chiến dịch tiến hành phản đột kích, đánh các trận then chốt tiêu diệt địch.


Lực lượng tham gia phòng ngự được huy động cho Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng gồm lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam có 5 trung đoàn bộ binh (trung đoàn 174 và 148 của Sư đoàn 316; Trung đoàn 866 và Trung đoàn 335; tháng 10 năm 1972, Bộ tăng cường Trung đoàn 88 thuộc Sư đoàn 308C), 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng vả 2 tiểu đoàn công binh. Quân giải phóng nhân dân Lào có: 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội bộ đội địa phương.


Sau chiến dịch tiến công của ta giải phóng Cánh Đồng Chum Mường Sủi và tiến sâu vào Sảm Thông - Loong Chẹng trong mùa khô 1971 - 1972, từ ngày 5 tháng 4 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện quyết định của Quân ủy Trung ương hai nước. Liên quân Việt - Lào chủ động tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nhằm phá tan ý đồ tiến công lấn chiếm của địch trong mùa mưa năm 1972, giữ vững vùng mới giái phóng. Trong vòng chưa đầy 2 tháng (5.4 - 20.5.1972), lực lượng của ta chuẩn bị khẩn trương, chu đáo, chặt chẽ về mọi mặt, thiết lập các cụm điểm tựa có hệ thống công sự, hầm hào; bố trí vật chất dự trữ chiến đấu ở từng khu vực; hình thành thế trận phòng ngự liên hoàn, vững chắc, có chiều sâu, đảm bảo tác chiến dài ngày trong điều kiện mùa mưa.


Ngày 21 tháng 5 năm 1972, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng bắt đầu và diễn ra theo 4 đợt: Đợt 1 (21.5 -10.8.1972); đợt 2 (11.8 - 10.9.1972); đợt 3 (11 - 30.9.1972); đợt 4 (1.10 - 15.11.1972). Trải qua gần 6 tháng tiến hành chiến dịch phòng ngự giữ địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng vô cùng gian khổ, ác liệt, liên quân Việt - Lào đã thực hiện 244 trận đánh (Quân tình nguyện Việt Nam đánh 170 trận, quân và dân Lào đánh 74 trận), loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 quân địch; đánh thiệt hại nặng 3 binh đoàn cơ động (21, 23 và 26), 3 tiểu đoàn quân Thái Lan và đánh thiệt hại 5 binh đoàn cơ động khác, bắn rơi 38 máy bay, thu 859 súng các loại. Riêng quân và dân Lào diệt gần 400 tên địch, bắt 139 tên, gọi hàng 230 tên, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn, phá 32 ấp, giải phóng 3 huyện, thu nhiều vũ khí, trang bị và quân trang, quân dụng của địch.


Trước thất bại nặng nề trên toàn bộ chiến trường, nhất là tại Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, Tổng thống Mỹ Níchxơn buộc phải để cho Phuma công khai đề nghị ngừng bắn trên toàn bộ lãnh thố Lào có quốc tế giám sát và đồng ý lấy đề nghị 5 điểm của Quân giải phóng nhân dân Lào làm cơ sở thương lượng về giải pháp hòa bình ở Lào. Từ đó, trực tiếp đi tới ký kết Hiệp định Viêng Chăn ngày 21 tháng 2 năm 1973 giữa Neo Lào Hắc Xạt và đại diện Vương quốc Lào nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào, tạo bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Lào, đồng thời góp phần quan trọng tạo nên cục diện mới có lợi cho cách mạng ba nước Đông Dương.


Chiến công vang dội trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 tác động mạnh mẽ cùng với chiến thắng của các chiến dịch Trị - Thiên, Nguyễn Huệ (Đông Nam Bộ) và Bắc Tây Nguyên (Tây Nguyên) đã góp phần vào thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Những thắng lợi này cộng hưởng với chiến thắng của quân và dân miền Bắc Việt Nam trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai, mà đỉnh cao là trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27.1.1973), rút quân Mỹ và đồng minh Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn suy yếu nghiêm trọng, hoàn thành chủ trương giành thắng lợi quyết định của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tạo nên những điều kiện hết sức thuận lợi để vươn lên “đánh cho ngụy nhào” kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đồng thời, thắng lợi này đã cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện cho quân và dân Lào liên tiếp nổi dậy, giành chính quyền trong cả nước và thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày 2 tháng 12 năm 1975.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 thắng lợi đã giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa các vùng căn cứ địa cách mạng của bạn và kịp thời phối hợp với các hoạt động khác trên chiến trường ba nước Đông Dương. Chiến dịch đã góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương giành thắng lợi quyết định của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Nửa thế kỷ đã trôi qua, lịch sử càng lùi xa, càng nổi rõ tầm vóc của Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 - góp phần tạo nên dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương. Sự kiện lịch sử này đã và sẽ mãi ghi dấu ấn về sự liên minh chiến đấu, mối quan hệ gắn bó đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, hai quân đội Việt Nam - Lào cùng chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ, ngày càng bền chặt. Đồng thời, nó cũng khẳng định sự thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược giành thắng lợi quyết định trong năm 1972 của Đảng Lao động Việt Nam, tạo ra thế và lực mới để tiến tới kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bằng cuộc Tổng tiến công và nổi đậy Xuân 1975. 


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Ba, 2023, 09:08:22 am
CHIẾN THẮNG CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG MÙA MƯA NĂM 1972 SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG CHÂM “GIÚP NHÂN DÂN NƯỚC BẠN TỨC LÀ MÌNH TỰ GIÚP MÌNH”
CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


PGS, TS LÝ VIỆT QUANG
Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam ngày nay là sự đơm hoa, kết trái của bao nỗ lực, phấn đấu, chung sức, đồng lòng của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đặt nền móng. Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước đã ghi lại những trang sử vẻ vang, oanh liệt của quân và dân hai nước dưới sự lãnh đạo của hai Đảng đã đoàn kết, sát cánh chiến đấu chống lại kẻ thù chung, lập nên những chiến công, góp phần vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng hai nước. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là một trong những chiến công đó. Đây là một biểu tượng sinh động cho tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và liên minh chiến đấu của quân và dân hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, tô thắm thêm quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.


1. Phương châm "giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”1 (Thư gửi các đơn vị bộ đội ta có nhiệm vụ tác chiến ở Thượng Lào, trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 8 (1953 - 1954), (xuất bản lần thứ ba, có sửa chữa), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 105) của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong cuộc đấu tranh dựng xây và bảo vệ đất nước, với những giá trị chung là độc lập của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của người dân, nhân dân hai nước Việt - Lào đà tạo lập được quan hệ đoàn kết, gắn bó với nhau, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.


Từ khi tìm ra con đường đúng đắn của cách mạng Việt Nam là cứu nước, giải phóng; dân tộc để đi lên chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đứng trên lập trường khoa học, cách mạng và nhân văn sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả. Đã là đồng chí, thì sung sướng cực khổ phải có nhau”2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sư thật, Hà Nội, 2011, tr. 329). Trên tinh thần đó, Người nhận thức sâu sắc rằng, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào không chỉ là những người bạn láng giềng lâu đời của nhau, mà còn có chung kẻ thù là chủ nghĩa thực dân, đế quốc, chung mục tiêu là đánh đổ ách thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân phương Tây, giành lại nền độc lập, xây dựng xã hội mới và cùng chung vận mệnh là “sung sướng, cực khổ phải có nhau”.


Sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trước âm mưu thực dân Pháp quay lại xâm lược, cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do vẫn còn phải tiếp tục cho đến khi thắng lợi hoàn toàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lào và Việt là hai nước anh em. Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật thiết... Vậy nên sự đoàn kết chẳng những bao gồm đồng bào Việt, mà bao gồm cả đồng bào Việt với đồng bào Lào. Đoàn kết chặt thì lực lượng to. Lực lượng to thì quyết thắng lợi”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 161, 162). Với tầm nhìn vượt thời gian và tinh thần lạc quan cách mạng, Người khẳng định: “Bây giờ, hai dân tộc ta tuy còn phải khó nhọc, nhưng tương lai của chúng ta rất là vẻ vang. Đến ngày Việt - Lào được quyền hoàn toàn độc lập, anh em ta sẽ cùng hưởng phúc thái bình”2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 161, 162).


Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ ra yêu cầu phải gắn bó, đoàn kết giữa nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương trong cuộc đấu tranh giành độc lập: “Muốn độc lập thì các dân tộc Đông Dương quyết phải đánh tan thực dân Pháp là kẻ thù số một.


Đồng thời phải chống bọn can thiệp Mỹ. Chúng can thiệp càng mạnh, ta càng đoàn kết và chiến đấu mạnh hơn, chống cự mạnh hơn”3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 414).


Người khẳng định: “Với sự đồng tâm nhất trí của ba dân tộc anh em, với sức đại đoàn kết của ba dân tộc anh em, chúng ta nhất định đánh tan lũ thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, chúng ta nhất định làm cho ba nước độc lập và thống nhất thật sự”4 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 47).


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ ra yêu cầu phải đoàn kết nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, nhân dân Campuchia trong cuộc đấu tranh chung chống lại một kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự đứng đầu thế giới. Người nêu rõ: “Đối với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia đang anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai, nhân dân ta luôn luôn thắt chặt tình đoàn kết, ủng hộ hết lòng”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 532).


Đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ mật thiết với phong trào cách mạng thế giới, nhận thức rõ yêu cầu phải đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, Trung ương Đảng ta và Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhìn nhận và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc tự quyết trên bán đảo Đông Dương, trong đó có nhân dân Lào. Vượt qua những quan điểm chưa đúng, chưa sát họp với tình hình các dân tộc trên bán đào Đông Dương, Chù tịch Hồ Chí Minh đã scan nêu quan điểm phải tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc sống trên bán đảo Đông Dương và đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng quốc gia dân tộc. Tại Hội nghị lần thứ VIII (5.1941), dưới sự chủ trì của Người, Trung ương Đảng đã khẳng định: “Đã nói đến vấn đc dân tộc tức là đã nói đến sự tự do độc lập của mỗi dân tộc tùy theo ý muốn của mỗi dân tộc. Nói như thế nghĩa là sau lúc đánh đuổi Pháp - Nhật, ta phải thi hành đúng chính sách “dân tộc tự quyết” cho dân tộc Đông Dương. Các dàn tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tuỳ theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tuỳ ý. [...] Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 113).


Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trên cương vị nguyên thủ quốc gia nước Việt Nam mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc Lào và Campuchia. Người chỉ rõ: “Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Sđd, tr. 523).


Tại Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2.1951) cùng với việc giải quyết triệt để vấn đề quyền dân tộc tự quyết của mỗi quốc gia dân tộc trên bán đảo Đông Dương khi chủ trương thành lập ở mỗi nước một đảng để lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xác định: “Dân tộc Việt Nam phải đoàn kết nhất trí với các dân tộc đó (chỉ Lào và Campuchia - LVQ) để tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt - Miên - Lào rất cần thiết. Mặt trận đó phải hoàn toàn đặt trên cơ sở bình đẳng, tương trợ và tự nguyện”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 98-99); đồng thời, cần phải phòng chống những tư tưởng sai lầm về quan hệ bình đẳng, tương trợ, tự nguyện giữa ba dân tộc, giữ gìn khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.


Sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trong một lần trả lời phỏng vấn, khi được hỏi về quan hệ giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Lào, Campuchia, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Chúng tôi muốn có quan hệ bạn bè với Lào và Miên trên cơ sở 5 nguyên tắc lớn đã được nêu ra trong các bản tuyên bố chung Trung - Ấn và Trung - Diến”3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 233).


Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngày nay, hai nước chúng ta đã độc lập. Chúng ta có đủ mọi điều kiện để củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta và với các nước bầu bạn khác, để giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh và cải thiện đời sống của nhân dân chúng ta”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 14, Sđd, tr. 46, 48). Với tình cảm thủy chung, chân thành, Người khẳng định: “Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau như anh em. Trải qua nhiều năm đấu tranh gian khổ và anh dũng, nhân dân hai nước chúng ta đã giành được độc lập, đã làm chủ đất nước của mình. Ngày nay, chúng ta lại đang giúp đỡ nhau để xây dựng một cuộc sống mới. Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được”2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 14, Sđd, tr. 46, 48).


Khẳng định quan hệ đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào, Trung ương Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đồng thời nêu rõ, cách mạng Việt Nam phải có trách nhiệm giúp đỡ cách mạng Lào, cũng như cách mạng Campuchia. Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Người chỉ ra rằng: “Chúng ta kháng chiến, dân tộc bạn Miên, Lào cũng kháng chiến. Bọn thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ là kẻ thù của ta và của dân tộc Miên, Lào. Vì vậy, ta phải ra sức giúp đỡ anh em Miên, Lào, giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào; và tiến đến thành lập Mặt trận thống nhất các dân tộc Việt - Miên - Lào”3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 40).


Đại hội II của Đảng đã xác định: “Cách mạng Việt Nam quan hệ mật thiết với cách mạng Miên và cách mạng Lào... Việt Nam có nhiệm vụ tích cực giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào đẩy mạnh kháng chiến, đặng phối hợp chặt chẽ với cuộc kháng chiến của Việt Nam.


Giúp đỡ cách mạng Miên và Lào về vật chất và tinh thần, đặc biệt giúp đỡ đào lạo cán bộ và kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh.

Giúp đỡ dân tộc Cao Miên củng cố và phát triển Hội ítxarắc, và dân tộc Ai Lao củng cố và phát triển Hội ítxala.

Giúp đỡ hai nước xây dựng căn cứ địa, phát triển lực lượng võ trang, thành lập Quân đội nhân dân; xây dựng, củng cố và phát triển chính quyền dân tộc chống đế quốc”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 12, Sđd, tr. 148-149).


Sự giúp đỡ đó xuất phát từ tình cảm quốc tế trong sáng, thủy chung và lợi ích chung của cách mạng Đông Dương. Người nhấn mạnh: “Vì mọi quan hệ khăng khít về địa lý, quân sự, chính trị v.v., mà ta với Miên, Lào cũng như môi với răng. Hai dân tộc Miên, Lào hoàn toàn giải phóng, thì cuộc giải phóng của ta mới chắc chắn, hoàn toàn. Cho nên nhiệm vụ của ta lại phải ra sức giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào một cách tích cực, thiết thực hơn”2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 385).


Đặc biệt, khi Trung ương Đảng và Chính phủ cử những cán bộ, chiến sĩ sang công tác, giúp đỡ cách mạng Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm căn dặn các cán bộ, chiến sĩ trước khi lên đường phải chú trọng ghi nhớ và thực hiện mối quan hệ đúng đắn với cán bộ, đảng viên và nhân dân nước bạn, đặc biệt là phải quán triệt phương châm “giúp nhân dân nước bạn là mình tự giúp mình”. Trong thư gửi các đơn vị bộ đội ta có nhiệm vụ tác chiến ở Thượng Lào ngày 3 tháng 4 năm 1953, Người lưu ý: “Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, Sđd, tr. 105).


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người cũng nhắc nhở: “Các ngành, các cơ quan, các địa phương, mọi người dân phải tham gia đắc lực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, đồng thời phải tích cực giúp đỡ nhân dân Lào. Lào ở bên cạnh ta. Bây giờ, Mỹ cũng gây chiến tranh ở đó. Nếu Mỹ và bọn phản động Lào thắng ở Lào, tức là có hại cho ta, hại nhiều không phải ít”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội 2011 tr. 16-17).


Những quan điểm trên đã thể hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phương châm “giúp nhân dân nước bạn là mình tự giúp mình”, là cơ sở định hướng cho hoạt động, công tác của cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam khi nhận nhiệm vụ sang công tác, chiến đấu tại chiến trường Lào.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Ba, 2023, 09:10:19 am
2. Sự vận dụng sáng tạo, hiệu quả phương châm "giúp bạn là mình tự giúp mình” của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một trong ba địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất trên chiến trường Đông Dương. Từ đây, có thể theo Đường số 6 đi tới căn cứ cách mạng Lào ở Hủa Phăn, theo Đường số 7 về phía Đông sang Việt Nam, phía Tây có Đường số 13 nối Luông Phabăng với Viêng Chăn.


Sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết (7.1954), Mỹ vào thay chân Pháp ở Đông Dương, âm mưu xâm lược và chia cắt lâu dài Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết ba nước Đông Dương. Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ nước Lào, nơi tập trung nhất là Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, mục tiêu của Mỹ là biến nơi đây thành căn cư quân sự lớn nhất ở Lào. Chính vì vậy, đây là nơi trọng điểm giành đi, giật lại giữa lực lượng cách mạng và lực lượng tay sai thân Mỹ.


Sau khi khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng bị lực lượng liên quân Việt - Lào tiến công và làm chủ trong mùa khô 1971 - 1972, mùa mưa năm 1972, lợi dụng thời điểm việc vận chuyển tiếp tế của lực lượng cách mạng gặp nhiều khó khăn, các lực lượng tay sai của Mỹ đã tổ chức tiến công hòng giành lại địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Diễn ra từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là chiến dịch phòng ngự có quy mô lớn nhất và diễn ra trong thời gian dài nhất trên chiến trường Lào, với địa bàn phòng ngự được tổ chức tại khu tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (dài 60km, rộng 50km), chia thành 5 khu vực: Khu trung tâm (Cánh Đồng Chum), khu trung gian (Hin Tặng), khu thứ yếu (Noọng Pẹt) và 2 khu tác chiến phối hợp (Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng); mỗi khu vực có một số cụm chốt. Với nhiều cách đánh linh hoạt, sáng tạo và tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, Quân tình nguyện Việt Nam cùng quân và dân Lào đã đánh bại các đợt tiến công của 8 binh đoàn cơ động của quân đội phái hữu, 9 tiểu đoàn đặc biệt (BS), 4 tiểu đoàn tình nguyện (BV), 18 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo binh của Thái Lan, 2 binh đoàn, 2 lữ đoàn bộ binh quân phái hữu Lào, với sự chi viện tối đa của không quân Mỹ. Liên quân Việt - Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 5.607 tên địch, bắn rơi 38 máy bay, đánh thiệt hại và thiệt hại năng 8 binh đoàn quân đội phái hữu Lào, 3 tiểu đoàn quân đội Thái Lan1 (Xem thêm: Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 62-63).


Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào với cách đánh sáng tạo, hiệu quả đã giành được thắng lợi to lớn, góp phần làm phong phú thêm lý luận tác chiến chiến dịch phòng ngự; là bước phát triển về nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.


Thắng lợi của chiến dịch giúp bộ đội ta và bạn Lào trưởng thành nhiều mặt cả về thực tiễn lẫn lý luận chiến dịch phòng ngự, về kỹ thuật và chiến thuật trong tác chiến phòng ngự. Đó là nghệ thuật xác định đúng loại hình chiến dịch phòng ngự và chủ động giành thế trong chuẩn bị và thực hành tác chiến chiến địch. Lựa chọn đúng các khu vực phòng ngự, biết coi trọng xây dựng hệ thống công sự trận địa vững chắc, lấy đó là nội dung cơ bản của việc lập thế trận phòng ngự của ta phá thế tiến công của địch.


Với chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, liên minh chiến đấu Việt - Lào đã bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của cách mạng Lào, giữ vững thế chiến lược của lực lượng cách mạng ở Bắc Lào, đồng thời góp phần phối hợp với các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam. Thắng lợi này đã đánh bại cố gắng cao nhất của đế quốc Mỹ và lực lượng tay sai muốn chiếm địa bàn chiến lược để giành thế có lợi trong đàm phán tìm một giải pháp chính trị ở Lào. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã góp phần tạo ra thế hơn hẳn của cách mạng Lào trên bàn đàm phán, góp phần quan trọng buộc Mỹ và tay sai phải ký kết Hiệp định Viêng Chăn về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào” (21.2.1973), tạo điều kiện và thời cơ rất thuận lợi để thúc đẩy cách mạng Lào tiến lên, đồng thời mở ra cơ hội mới cho liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào đẩy mạnh đấu tranh, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.


Nhận xét về cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã nêu rõ: “Các đồng chí chiến sĩ quốc tế đặc biệt Việt Nam chấp hành chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chủ tịch đã nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, yêu nhân dân Lào như bố mẹ, anh em ruột thịt của mình, đã đồng cam, cộng khổ, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”... kề vai sát cánh chiến đấu sống chết bên nhau với quân đội và nhân dân Lào trong từng chiến hào, trên khắp chiến trường trong cả nước với tinh thần anh dũng tuyệt vời”1 (Cayxỏn Phômvihản, Xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978, tr. 183-184). Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một sự kiện lịch sử tiêu biểu minh chứng cho nhận xét này của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản.


Nửa thế kỷ đã trôi qua, độ lùi lịch sử càng cho phép nhìn nhận và khẳng định ý nghĩa to lớn của Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, một mốc son tiêu biêu, một biểu tượng sinh động cho tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Đó không chỉ là chiến công vang dội, góp phần vào thắng lợi của cách mạng hai nước, mà còn là sự kiện lịch sử góp phần vun đắp, làm sâu sắc hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và quân dân hai nước - tài sản tinh thần vô cùng quý giá và to lớn mà các thế hệ cán bộ, đảng viên, quân và dân hai nước sẽ mãi gìn giữ, phát huy, để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Ba, 2023, 09:11:58 am
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 2 TRONG
CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Thiếu tướng PHẠM HỒNG CHƯƠNG
Tư lệnh Quân khu 2


Quân khu 2 án ngữ phía Bắc và Tây Bắc của Bắc Bộ Việt Nam, có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài 610km, cùng với những điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử, vì sự nghiệp cách mạng của hai dân tộc, nhân dân và quân đội hai nước, nên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lực lượng vũ trang Tây Bắc (Quân khu 2 ngày nay) được Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng Việt Nam giao thực hiện nghĩa vụ quốc tế với quân và dân Lào; vừa làm nhiệm vụ dân tộc, vừa làm nghĩa vụ quốc tế.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngoài nhiệm vụ xây dựng hậu phương, chi viện cho chiến trường miền Nam, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, từ tháng 6 năm 1959 đến năm 1973, lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã phối hợp cùng quân và dân Lào tổ chức hàng chục chiến dịch với hàng nghìn trận chiến đấu, góp phần vào thành công của cách mạng hai nước. Một trong những biểu trưng đẹp nhất về tình đoàn kết, sự hy sinh cao cả và thắng lợi vang dội của liên minh quân sự giữa lực lượng vũ trang Quân khu 2 với quân và dân Lào là chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972.


Mặc dù bị thất bại và rơi vào thế bị động sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ở Việt Nam, nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố hòng làm cho lực lượng kháng chiến của ba nước Đông Dương suy yếu, giành thế mạnh trên chiến trường và nghị trường. Vì vậy cùng với đẩy mạnh chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” Mỹ ồ ạt đưa quân chư hầu vào Lào, phát triển lực lượng đặc biệt do Vàng Pao cầm đầu, tăng mật độ không quân đánh phá..., để giáng những đòn quyết định tiêu diệt cách mạng Lào giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước Lào bằng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”. Để đạt được âm mưu đó, quân Mỹ và ngụy Viêng Chăn phải chiếm giữ bằng được mục tiêu chủ yếu mang tính quyết định là Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một địa bàn có giá trị chiến lược đặc biệt quan trọng cả về quân sự, chính trị, kinh tế, không chỉ đối với sự tồn vong của khu căn cứ địa cách mạng Lào và khống chế vùng Đông Dương, mà còn là một hướng chiến lược phối hợp chung quan trọng của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Vì vậy, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khu vực này đã trở thành nơi đọ sức, giành giật giữa lực lượng cách mạng Lào với đế quốc Mỹ và ngụy Viêng Chăn; đồng thời là nơi Mỹ thí điểm thực hiện công thức chiến tranh của học thuyết Níchxơn: Quân ngụy Viêng Chăn + quân Thái Lan + không quân, hậu cần, cố vấn Mỹ.


Tại đây, sau khi liên quân Lào - Việt kết thúc chiến dịch mùa khô năm 1971, địch cấp tốc điều lực lượng từ các quân khu khác đến tăng cường và thay cho các binh đoàn đặc biệt Vàng Pao rút sang Thái Lan củng cố, huấn luyện. Âm mưu của địch là đánh chiếm bằng được Cánh Đồng Chum trong mùa mưa năm 1972, nhầm giành ưu thế trong đàm phán tại Hội nghị Pari. Đến tháng 5 năm 1972, lực lượng địch tại khu vực này có 18.400 tên, gồm 76 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh.


Để đối phó với âm mưu chiếm lại Cánh Đồng Chum của địch, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam - Lào chủ trương tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 ngay sau kết thúc chiến dịch tiến công mùa khô 1971   - 1972. Mục đích của chiến dịch nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm quy mô của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng Lào, xây dựng địa bàn chiến lược này thành căn cứ địa cách mạng vững mạnh của Lào, đồng thời thu hút lực lượng địch, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường khác giành thắng lợi.


Tham gia Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng chủ yếu là lực lượng vũ trang Quân khu Tây Bắc, gồm những đơn vị đã có kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm trên chiến trường Lào: Sư đoàn 316, Trung đoàn 335, Trung đoàn 866, tháng 10 năm 1972, Bộ tăng cường thêm Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C. Về binh chủng có 2 tiểu đoàn đặc công (27,41), Tiểu đoàn Pháo binh 42, 2 tiểu đoàn công binh (25, 15), 1 tiểu đoàn xe tăng và 4 tiểu đoàn pháo, súng máy phòng không. Lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào có 7 tiểu đoàn bộ binh, 4 đại đội bộ đội địa phương và dân quân du kích 2 huyện Mường Pẹt - Mường Khăm.


Để chỉ huy thống nhất lực lượng tham gia chiến dịch, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch, do đồng chí Vũ Lập - Tư lệnh Quân khu Tây Bắc làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh - Phó Chính ủy Quân khu Tây Bắc làm Chính ủy Chiến dịch.


Căn cứ vào tính chất nhiệm vụ, đặc điểm địa hình và âm mưu, thủ đoạn của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định lấy khu tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng, chiều rộng 50km, chiều dài 60km, làm khu vực phòng ngự của chiến dịch phòng ngự và chia thành các khu vực: Khu trung tâm Cánh Đồng Chum là khu phòng ngự chủ yếu; khu trung gian là khu phòng ngự quan trọng phía trước, trực tiếp tiếp xúc với địch, bảo vệ phía Tây Nam Cánh Đồng Chum; khu Noọng Pẹt là khu phòng ngự thứ yếu bảo vệ phía Đông Bắc; khu Mường Sủi - thị xã Xiêng Khoảng là khu phòng ngự thứ yếu thứ hai, chốt giữ một số điểm cao quan trọng.


Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, từ tháng 2 đến giữa tháng 5 năm 1972, các đơn vị của lực lượng vũ trang Quân khu Tây Bắc và bạn tích cực chuyển thế trận từ tiến công sang phòng ngự. Trên toàn địa bàn chiến dịch, thế trận phòng ngự được hình thành và từng bước hoàn chỉnh với tư tưởng chỉ đạo "phòng ngự tích cực, chốt giữ kết hợp với cơ động, phòng giữ kết hợp với tiến công”. Căn cứ vào thế mạnh của từng đơn vị, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã tổ chức lực lượng phòng ngự thành hai lực lượng: Lực lượng phòng ngự trận địa và lực lượng phòng ngự cơ động.


Lực lượng phòng ngự trận địa là Trung đoàn 866 và Trung đoàn 174, các tiểu đoàn Quân giải phóng nhân dân Lào. Trung đoàn 866 gồm 5 tiểu đoàn được tăng cường 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội pháo binh, 1 đại đội cối 120mm đảm nhiệm phòng ngự khu trung tâm Cánh Đồng Chum và Noọng Pẹt. Trung đoàn 174 gồm 3 tiểu đoàn, được tăng cường 2 khẩu pháo 85mm, 1 khẩu pháo 130mm, 1 khẩu ĐKB, 1 tiểu đoàn 12,7mm đảm nhiệm phòng ngự khu trung gian, các tiểu đoàn Quân giải phóng nhân dân Lào đảm nhiệm phòng ngự khu Mường Sủi - thị xã Xiêng Khoảng.


Để thế trận phòng ngự đảm bảo vững chắc và phản công hiệu quả, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ đạo ở tất cả các khu vực phòng ngự, mỗi vị trí chỉ bố trí 1 đại đội chốt giữ, còn từ 1 đến 2 đại đội cơ động đánh địch bảo vệ chốt, ở các vị trí chốt giữ phải xây dựng hầm hào, công sự, hỏa điểm, chướng ngại vật, có đường cơ động, kết hợp giữa công sự, hỏa lực, lực lượng đánh địch từ xa đến gần, thực hiện vận động tiến công kết hợp chốt để tiêu diệt địch, giữ vững trận địa.


Lực lượng phòng ngự cơ động chiến dịch là các trung đoàn 148,335, tháng 10 được bô sung thêm Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C. Lực lượng này có nhiệm vụ chủ yếu là cùng xe tăng, thiết giáp tập trung tác chiến hiệp đồng binh chủng, tổ clìưc một so các trận then chốt của chiến dịch, tiêu diệt và bẻ gãy các mũi tiến công của địch vao Canh Đong Chum... Các đơn vị binh chủng có nhiệm vụ hỗ trợ, chi viện đắc lực cho bộ binh đánh địch bảo vệ địa bàn.


Do yêu cầu và nhiệm vụ của chiến dịch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định trực tiếp chỉ huy tới các trung đoàn và các đơn vị binh chủng, bỏ khâu trung gian (cấp sư đoàn) để tăng cường cán bộ cho dưới và bảo đảm tác chiến chiến dịch thống nhất, chính xác kịp thời và hiệu quả. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra qua 4 đợt.


Đợt 1 (21.5 - 10.8.1972): Ngày 21 tháng 5, sau khi đánh phá dữ dội các trọng điểm ở khu trung gian và các trục đường bằng hỏa lực máy bay, địch huy động lực lượng lớn tiến quân làm 2 mũi vào Cánh Đồng Chum: Mũi thứ nhất, gồm 5 tiểu đoàn lính Thái Lan, 1 binh đoàn cơ động và 1 tiểu đoàn ngụy Viêng Chăn đánh các điêm cao 1800, 1978, Hin Đăm, Thẩm Lửng phía Nam khu trung gian. Mũi thứ hai, gồm 2 binh đoàn cơ động, 1 tiểu đoàn Thái Lan, 4 tiểu đoàn ngụy Viêng Chăn đánh vào sườn phía sau Phu Pkaxay, Điểm cao 2083..., làm bàn đạp để tiến công vào Cánh Đồng Chum.


Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Trung đoàn 174 đã dựa chắc vào hệ thống công sự, phát huy hỏả lực đánh địch từ xa đến gần, kết hợp nhiều lần xuất kích đã đánh bật các đợt xung phong của địch. Tuy vậy, chúng cũng chiếm được một số vị trí. Ngày 6 tháng 6, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 phối hợp với Trung đoàn 174 phản kích đánh tan 2 tiểu đoàn của GM 30 diệt trên 200 tên, đẩy lùi quân địch. Tiếp đó, ta tổ chức phản kích địch ở hướng Tây Nam, đánh tan 16 chốt đóng quân của 2 tiểu đoàn Thái Lan và 4 tiểu đoàn ngụy Lào, khôi phục lại Hin Đám, Thẩm Lửng..., và cải thiện thế phòng ngự tại Điểm cao 1800. Cùng thời điểm, đặc công và pháo binh tổ chức đánh vào Loong Chẹng, uy hiếp sân bay, phá kho tàng và khu sở chỉ huy của Vàng Pao, gây thiệt hại lớn, buộc địch phải bị động đối phó. Kết quả, ta đã bẻ gãy đợt tiến công mở đầu của địch, giữ vững khu vực trung gian.


Đợt 2 (11.8 -10.9.1972): Địch tập trung 40 tiểu đoàn tiến công Cánh Đồng Chum theo 3 hướng, đồng thời bất ngờ đổ quân bằng máy bay ở hướng Tây Bắc, hình thành hướng tiến công chủ yếu thọc sâu vào Cánh Đồng Chum. Ta lần lượt bẻ gãy các hướng tiến công, tập trung lực lượng đánh bại cánh quân chủ yếu, phá thế tiến công của địch, giữ vững địa bàn phòng ngự.


Sau khi sử dụng hơn 100 lần chiếc máy bay cường kích và 25 lần chiếc máy bay B-52 đánh phá, địch đùng trực thăng đổ GM 23 xuống Đông Nam Phu Hủa Sang nhằm đánh chiếm Phu Luông. Trung đoàn 148 kiên quyết chặn đánh, buộc chúng phải lui về Khang Kho. Cùng thời gian, Trung đoàn 866 đánh bật cuộc tiến công của địch, giữ vững vị trí Đồi Năm Mỏm. Trên hướng Đông Bắc, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 335 cùng 2 đại đội của Trung đoàn 866 phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Lào tổ chức 2 trận phản kích vào đội hình địch, diệt gần 600 tên, buộc địch phải rút về Buôm Loọng.


Cả 3 hướng tiến công của địch vào khu trung gian đều bị ta chặn đánh. Trong 2 ngày 21 và 22 tháng 8 năm 1972, địch đổ GM 21 và GM 25 xuống Điểm cao 1098 (Bắc Phu Keng) nhằm thọc sâu chiếm các vị trí trọng yếu ở Cánh Đồng Chum. Đến lúc này, địch mới bộc lộ hướng tiến công chủ yếu vào Tây Bắc Cánh Đồng Chum. Từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 3 tháng 9, Trung đoàn 335 phối hợp với Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 701 Quân giải phóng nhân dân Lào, có sự chi viện đắc lực của xe tăng, tổ chức phản đột kích quyết liệt, đánh bại hoàn toàn cánh quân chủ yếu của địch, diệt trên 697 tên, bắt sống 43 tên.


Trong chiến đấu, Cánh Đồng Chum đang giữa mùa mưa, những trận mưa lớn và kéo dài đã gây rất nhiều trở ngại, khó khăn cho lực lượng phòng ngự của ta và bạn. Các sông suối nước chảy xiết, dâng cao. Hầm hào chiến đấu, đường cơ động bị sụt lở. Quần áo của cán bộ, chiến sĩ luôn ướt dầm, lấm lem bùn đất và khói bom đạn, cùng với quá trình hoạt động tác chiến nên phần lớn quần áo, giày, tất của bộ đội bị rách, hỏng; nhiều đồng chí phải đi chân không. Bệnh lở loét, hắc lào, sốt mò, sốt rét phát triển. Với tinh thần quốc tế vô sản cao cả và ý chí, quyết tâm chiến đấu cao, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 2 tích cực ngày đêm sửa chữa hầm hào, công sự, khâu vá quần áo, tìm lốp xe hỏng làm dép thay giày, tăng cường giữ vệ sinh chiến hào, tự pha chế thuốc chữa bệnh..., đã khắc phục được khó khăn, tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Lợi dụng những khó khăn của bộ đội ta và bạn trong mùa mưa, địch tập trung 6 GM và một số tiểu đoàn tiến công lần thứ hai vào Cánh Đồng Chum theo 3 hướng. Dự kiến trước được âm mưu của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dụng Trung đoàn 148 (thiếu), 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 866, 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 335 cùng xe tăng kiên quyết bẻ gãy cánh quân chủ yếu của địch. Sau 2 đợt phản kích, ta tiêu diệt trên 400 tên địch, bắn rơi 3 máy bay, đẩy lùi cánh quân này. Trên các hướng khác, lực lượng ta và bạn tích cực ngăn chặn, phản kích, buộc địch tháo chạy. Cuộc tiến công lần thứ hai của địch bị thất bại.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Ba, 2023, 09:12:27 am
Đợt 3 (11 - 30.9.1972): Thất bại trên hướng chính Tây Bắc, không thực hiện được đánh hiểm và bất ngờ, địch phải tăng cường lực lượng, chuyển hướng Tây làm chủ yếu, tiến công từ ngoài vào kết hợp với các hướng khác. Các đơn vị của ta (các trung đoàn 148, 866, 335, lực lượng công binh và đơn vị bạn) đã tổ chức tốt trận phản đột kích thứ hai, đánh bại cuộc tiến công của địch vào khu vực phòng ngự chủ yếu của ta, giữ quyền chủ động trên chiến trường.


Đợt 4 (1.10 - 15.11.1972): Bị thúc ép về chính trị và mùa mưa sắp kết thúc, địch đã dốc toàn lực để tổ chức tiến công nhằm đạt được mục tiêu hạn chế là chiếm cho được phía Nam Cánh Đồng Chum, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán giữa hai bên. Phát huy khí thế chiến thắng, ta tập trung đánh trận then chốt quyết định, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch. Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 10 năm 1972, kết hợp lực lượng chốt giữ, các trung đoàn 148, 335 cơ động vào bên sườn và phía sau địch, đánh thiệt hại nặng 1 binh đoàn cơ động, diệt 635 tên, bắn rơi 3 máy bay. Thừa thắng, các trung đoàn 148, 335, 866, 88 tổ chức bao vây, chia cắt kết hợp với nhiều mũi phản đột kích, bẻ gãy các đợt tiến công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 1.240 tên, thu 1.500 súng các loại. Ngày 15 tháng 10 năm 1972, địch tập trung 60 tiểu đoàn quân phái hữu Lào và lính đánh thuê Thái Lan mở cuộc tiến công lớn thử ba vào Cánh Đồng Chum. Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương sử dụng lực lượng tại chỗ ngăn chặn địch, kết hợp cùng lực lượng cơ động mạnh tiến hành phản đột kích, kiên quyết đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công của chúng. Đầu tháng 11, ta bao vây, đánh địch co cụm ở phía Nam Cánh Đồng Chum, diệt hàng trăm tên, khôi phục lại toàn bộ khu vực này. Cuộc tiến công lớn lần thứ ba của địch hoàn toàn thất bại. Ta chủ động kết thúc chiến dịch vào ngày 15 tháng 11 năm 1972, Cánh Đồng Chum được bảo vệ vững chắc.


Trải qua 179 ngày chiến đấu gian khổ suốt mùa mưa năm 1972, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng kết thúc thắng lợi. Trong chiến dịch này, lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã phối hợp với các đơn vị của Bộ và Quân giải phóng nhân dân Lào lần đầu tiên tổ chức thắng lợi chiến dịch phòng ngự hiệp đồng binh chủng quy mô lớn trên chiến trường Lào, làm biến đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng Đông Dương. Ta đã đánh thắng cả 3 cuộc tiến công quy mô lớn của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên, đánh thiệt hại nặng 3 GM quân đặc biệt Vàng Pao, 3 tiểu đoàn Thái Lan và 5 GM khác; góp phần đánh bại “học thuyết Níchxơn” ở Lào, lực lượng đặc biệt Vàng Pao bị tổn thất nặng nề, quân đánh thuê Thái Lan không còn là chỗ dựa chủ yếu của quân ngụy Viêng Chăn; đồng thời, bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho cách mạng Lào và phối hợp cùng cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam.


Thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ và tay sai trong mùa mưa năm 1972 ở Cánh Đồng Chum buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và chấp nhận đàm phán. Ngày 21 tháng 2 năm 1973, Hiệp định về lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được ký kết. Nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, tiến hành xây dựng chế độ mới trên đất nước Lào tươi đẹp. Lực lượng vũ trang Quân khu 2 vui mừng trước thắng lợi của cách mạng nước bạn và cũng rất tự hào, bởi đã chung vai gánh vác với bạn trong những năm dài chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ với tinh thần “hạt muối cắn đôi, bát cơm sẻ nửa”, sống chết có nhau trong nghĩa vụ quốc tế cao cả.


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là minh chứng hùng hồn về tư tưởng cách mạng tiến công và cách đánh sáng tạo của lực lượng vũ trang Quân khu 2 cùng các đơn vị bạn trong chiến đấu phòng ngự cả về chiến dịch và chiến thuật. Mặc dù địch đã triệt để khai thác những khó khăn của ta trong mùa mưa để tiến công, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ huy chặt chẽ của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch, ta đã tổ chức chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh, kết hợp tài trí giữa phòng ngự trận địa và phòng ngự cơ động mạnh; cùng phát huy cao độ ý chí, tinh thần cách mạng, sự bền bỉ, kiên trì, tháo vát, năng động của cán bộ, chiến sĩ trong chiến đấu, lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã phối hợp tốt với bạn đánh thắng kẻ thù.


Cũng qua thành công của chiến dịch, ta và bạn đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài học quý về tổ chức phòng ngự chiến dịch, làm phong phú thêm nền khoa học và nghệ thuật quân sự của quân đội hai nước, từ đó khẳng định loại hình chiến đấu phòng ngự là một loại hình quan trọng, cơ bản, cả trong thực hành chiến thuật và tổ chức chiến dịch. Tổ chức phòng ngự nhưng phải lấy tư tưởng tích cực tiến công làm tư tưởng chỉ đạo tác chiến. Vừa phòng ngự ngoan cường, vừa tiến công dũng mãnh để tiêu diệt và đánh bại những cuộc tiến công quy mô lớn của địch. Những bài học và kinh nghiệm trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 đã và đang được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 2 nghiên cứu vận dụng và phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


50 năm đã trôi qua, tinh thần chiến đấu và tình cảm cao đẹp của lực lượng vũ trang Quân khu 2 với quân và dân các bộ tộc Lào trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 sẽ mãi là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để lực lượng vũ trang Quân khu 2 ngày nay tiếp tục phát huy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong giai đoạn cách mạng mới, xứng đáng với lòng tin yêu của hai Đảng, hai dân tộc, hai quân đội, xây dựng tình đoàn kết chiến đấu ngày càng bền chặt - một biểu tượng mẫu mực về tinh thần quốc tế vô sản trong sáng như đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã nói: “Núi có thể lở, sông có thể cạn, nhưng tình cảm giữa hai dân tộc Lào và Việt Nam mãi mãi trường tồn cùng thời gian".


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Ba, 2023, 07:40:20 am
QUÂN VÀ DÂN QUÂN KHU 4 PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU
VỚI CHIẾN TRƯỜNG THƯỢNG LÀO NĂM 1972


Trung tướng NGUYỄN DOÃN ANH
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Ủy viên Quân ủy Trung ương Tư lệnh Quân khu 4


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là chiến dịch phòng ngự đầu tiên của liên quân Việt - Lào nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân ngụy Lào và quân đội Thái Lan dưới sự chỉ huy của Mỹ, nhằm bảo vệ vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược trong năm 1972 ở chiến trường Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, quân và dân Quân khu 41 (Quân khu 4 có 1.337,078km đường biên giới với Lào, có 6/6 tỉnh, 22/88 huyện tiêp giáp với 7 tỉnh, 17 huyện của nước bạn Lào) luôn kề vai, sát cánh với lực lượng vũ trang và nhân dân bạn vượt qua nhiều hy sinh, gian khổ, đoàn kết chiến đấu, góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ở mặt trận Thượng Lào, với cách đánh sáng tạo, hiệu quả, làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn về nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

1. Đề ra chủ trương, biện pháp sáng tạo, thực hiện hiệu quả quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào

Sau thất bại của những nỗ lực quân sự trên chiến trường Đông Dương trong năm 1970, đầu năm 1971, đặc biệt là thất bại về mặt chiến lược trong cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” ở Đường 9 - Nam Lào, đế quốc Mỹ ngày càng lún sâu vào thế bị động chiến lược, buộc phải chuyển vào thế phòng thủ, cố gắng duy trì cho cục diện chiến trường khỏi bị đảo lộn; đồng thời xúc tiến tìm kiếm một giải pháp chính trị có lợi trên bàn Hội nghị Pari. Mặc dù vậy, với bản chất hiếu chiến xâm lược, không cam chịu thất bại, đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược hai nước Việt Nam và Lào. Ở Lào, từ năm 1969, Mỹ đã mở rộng quy mô “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, ồ ạt đưa quân Thái Lan vào tham chiến tại đây. Trong khi đó, ở Việt Nam, đế quốc Mỹ tiếp tục triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; huy động lực lượng lớn không quân, hải quân đánh phá miền Bắc, với mức độ ác liệt gấp bội, hòng ép ta phải nhân nhượng trên bàn đàm phán tại Pari.


Nhận thức rõ âm mưu trước mắt và lâu dài của địch, Trung ương Đảng ta và Lào có những chủ trương và biện pháp mới, nhằm củng cố vùng giải phóng. Tháng 12 năm 1971, nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả hơn nghĩa vụ quốc tế, Quân ủy Trung ương quyết định tổ chức lại lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Theo đó, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 có nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ huy các hoạt động của ta và giúp bạn về mặt quân sự ở khu vực từ Nam Đường số 7 đến Đường số 12, gồm tỉnh Bô Ly Khăm Xay và huyện Mường Mộc (tỉnh Xiêng Khoảng). Chuyên gia quân sự và Quân tình nguyện Việt Nam ở khu vực này đều trực thuộc Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chỉ đạo. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu giao nhiệm vụ cho các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh giúp đỡ 2 tỉnh kết nghĩa Xiêng Khoảng và Bô Ly Khăm Xay về mặt quân sự. Trên cơ sở đó, Tinh ủy và Tỉnh đội Hà Tĩnh điều chỉnh tổ chức lực lượng Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương tỉnh và Đoàn 128 chuyên gia quân sự giúp bạn tại Bô Ly Khăm Xay. Tỉnh ủy và Tỉnh đội Nghệ An cũng thành lập tại huyện Mường Mộc lực lượng thường xuyên gồm Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương và 1 đội công tác cơ sở, lấy phiên hiệu là Đoàn 7.


Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, các lực lượng giúp bạn của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đây mạnh các hoạt động, tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và củng cố vùng giải phóng, phát triển và nâng cao chất lượng vũ trang địa phương của bạn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng. Nhờ đó, ở các vùng giải phóng tỉnh Bô Ly Khăm Xay và huyện Mường Mộc, phong trào cách mạng có bước phát triển mạnh mẽ. Lực lượng vũ trang tỉnh Bô Ly Khăm Xay đã thành lập Tiểu đoàn 17 và 4 đại đội độc lập; mỗi huyện đều có trung đội bộ đội địa phương. Tính chung toàn tỉnh Bô Ly Khăm Xay đã có 1.766 cán bộ, đội viên dân quân ở các bản, xã; trong đó gần 600 du kích vũ trang; phần lớn các xã vùng giải phóng có trung đội du kích tập trung. Trong khi đó tại huyện Mường Mộc, với sự giúp đỡ của ta, bạn đã tích cực củng cố Đại đội 125 bộ đội địa phương huyện, phát triển và củng cố được 150 cán bộ, đội viên dân quân các xã, bản; trong đó thành lập được 3 tiểu đội du kích vũ trang vùng xung quanh thị trấn. Ngoài lực lượng vũ trang, bạn còn chú trọng xây dựng, củng cố và tăng cường chỉ đạo hoạt động của các đội công tác cơ sở.


Đầu năm 1972, Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào đề ra quyết tâm chiến lược và phương hướng cách mạng Lào trong tình hình mới. Hội nghị nhấn mạnh: “Phát huy thế thắng lợi chủ động và khẩn trương đẩy mạnh mọi mặt hoạt động và xây dựng tạo thời cơ và tranh thủ thời cơ giành thắng lợi to lớn hơn, làm chuyển biến mạnh mẽ cục diện cuộc chiến tranh ở Lào hoàn toàn có lợi cho cách mạng”. Trong khi đó về phía ta, nhằm tăng cường đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương, Nghị quyết Hội nghị Quân ủy Trung ương tháng 2 năm 1972 cũng xác định: “Theo tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, cần phải giúp đỡ và phối hợp với bạn thật tốt trong nhiệm vụ tác chiến, xây dựng lực lượng và củng cố vùng giải phóng, cùng nhau tạo nên những đợt hoạt động nhịp nhàng, tiến công địch đồng đều, đón thời cơ giành thắng lợi to lớn”.


2. Chia lửa cùng Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, góp phần tạo nên so sánh lực lượng và cục diện mới có lợi cho ta

Trong khi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra ngày càng căng thẳng và quyết liệt trên chiến trường Thượng Lào, tháng 8 năm 1972, ta và bạn chủ trương tranh thủ mở đợt hoạt động tác chiến ở Trung Lào trong mùa khô 1972 - 1973, lấy tỉnh Khăm Muộn (Đường số 12) làm hướng chủ yếu nhằm mở rộng vùng giải phóng dọc sông Mê Kông thuộc tỉnh Khăm Muộn, uy hiếp Đường số 13, bảo vệ hành lang chiến lược của ta, phối hợp các chiến trường khác ở Lào tạo chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh ở Lào. Nhiệm vụ này được giao cho Quân khu 4 phối hợp, giúp đỡ và tổ chức thực hiện.


Mặc dù trong thời gian này, trên địa bàn Quân khu 4 đang phải tập trung đối phó với chiến tranh phá hoại ác liệt của Mỹ; đồng thời, thực hiện chi viện miền Nam, củng cố hậu phương vô cùng khẩn trương và cấp bách. Với tinh thần khắc phục khó khăn, quán triệt quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình”, quân và dân Quân khu 4 đẩy mạnh các hoạt động chia lửa, phối hợp giúp đỡ bạn. Trong 2 ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1972, Thường vụ Quân khu ủy 4 họp phiên đặc biệt quán triệt nhiệm vụ giúp bạn và quyết định sử dụng lực lượng Quân khu phối hợp với lực lượng chính trị của bạn mở chiến dịch tiến công trên hướng Đường số 12. Đồng thời, giao tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh với lực lượng của địa phương, cùng với lực lượng vũ trang và chính trị của bạn mở đợt hoạt động tác chiến phối hợp trực tiếp. Chiến dịch mang tên “972” do Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 4 trực tiếp chỉ đạo. Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh hoạt động trên Đường số 8 lây phiên hiệu là 872 và lực lượng vũ trang Nghệ An hoạt động Nam Đường số 7, khu vực huyện Mường Mộc lấy phiên hiệu là 772 cùng 2 đội công tác cơ sở gồm 22 đồng chí của tỉnh Bô Ly Khăm Xay tham gia chiến dịch.


Mặc dù phải tác chiến trên một chiến trường xa Quân khu, thời gian gấp, lực lượng hỗn hợp tách từ nhiều đơn vị khác nhau, có chủ lực, có bộ đội địa phương, bộ binh và binh chủng với khả năng tác chiến chưa đồng đều, nhưng với quyết tâm cao độ, Ban Cán sự, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã tích cực chủ động chỉ đạo các lực lượng tham gia chiến dịch làm tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trinh sát nắm chắc địch và xây dựng phương án tác chiến cụ thể tỷ mỷ, tạo thuận lợi cho các đơn vị hoàn thành các nhiệm vụ.


Rạng sáng ngày 28 tháng 10 năm 1972, Chiến dịch 972 mở màn giành thắng lợi giòn giã đã thu hút sự đối phó của địch về phía Bắc thị xã Thà Khẹt. Ngày 12 tháng 11 năm 1972, Tiểu đoàn 4 tiến công trên hướng chủ yếu đã đồng loạt nổ súng đánh chiếm các cứ điểm tiền tiêu Pa Nom, Pha Lai trên Đường số 12, cửa ngõ vào thị xã Thà Khẹt từ phía Tây. Trong khi đó, một mũi đặc công và bộ binh luồn sâu áp sát thị xã, ngay đêm 13 tháng 11 năm 1972, tập kích một số mục tiêu trong nội thị gây cho địch nhiều tổn thất.


Khi địch đang lúng túng đối phó ở phía Bắc và phía Tây Thà Khẹt, Tiểu đoàn 49 Quân tình nguyện Việt Nam cùng với các đội cơ sở của bạn đã thọc sâu vào vùng địch hậu phía Tây Đường số 13. Các đồn, bốt lẻ của địch và hệ thống kìm kẹp ở các bản, ấp nhanh chóng bị ta xóa bỏ. Nhân dân được phát động, cơ sở mới của cách mạng được xây dựng, lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào làm chủ một vùng đồng bằng rộng lớn gồm 17 xã thuộc 2 huyện Thà Khẹt và Noọng Bốc; tuyến phòng thủ vòng ngoài của thị xã Thà Khẹt bị phá tung, ta và bạn đã kiểm soát nhiều đoạn trên Đường số 13. Trước những tổn thất ban đầu, địch điều động lần lượt 8 tiểu đoàn từ Viêng Chăn tới để cùng với quân địch ở đây giữ các vị trí then chốt còn lại, nhất là thị xã Thà Khẹt và cứ điểm Sê Băng Phai ở phía Nam. Ta chuyển sang bao vây uy hiếp thị xã, tiếp tục củng cố thế làm chủ vùng mới giải phóng và chuẩn bị đạn dược, lương thực cho đợt hoạt động tiếp theo.


Trên hướng 872, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh hỗ trợ tích cực cho bạn nhanh chóng đánh chiếm một số đồn, bốt của địch ở vùng giáp ranh, phát triển ra Đường số 13, đánh chiếm cầu Phacađin, vây ép cứ điểm Pắc San, giải phóng 11 xã thuộc Bô Ly Khăm Xay và Hin Bun, làm chủ đoạn Đường số 13 từ Phacađin tới Pắc San. Tại Mặt trận 772, ngày 29 tháng 10 năm 1972, lực lượng tình nguyện của Nghệ An hỗ trợ cho lực lượng của bạn ở Mường Mộc, uy hiếp Đường số 13 và phía Tây Viêng Chăn, tiến công căn cứ BS.226 ở Mường Nham. Đặc biệt, đánh chiếm sân bay Mường Nham và các điểm ngoại vi, buộc địch phải chạy sang căn cứ của BS.225 ở vùng Phu Luông - Nậm Heo.


Đêm 22 tháng 12 năm 1972, ta tiếp tục hỗ trợ bạn tập trung lực lượng tiến công vào căn cứ địch ở Phu Luông - Nậm Heo. Các mũi vũ trang luồn sâu vào sào huyệt phỉ, trực tiếp tiến công vào các vị trí do quân phỉ đóng giữ; các đội công tác cơ sở bắt liên lạc với nhân dân bị địch bốc theo, hướng dẫn và bảo vệ cho quần chúng nhân dân tách khỏi địch, trở về vùng giải phóng an toàn. Cuộc chiến đấu của bạn nhằm giành dân, diệt phỉ kéo dài tới ngày 1 tháng 1 năm 1973; quân phỉ bị đánh bật ra khỏi các sào huyệt của chúng, ta giải phóng hàng nghìn dân, đưa về bản cũ. Sau đó, ta còn tiếp tục giúp bạn làm trong sạch địa bàn, giúp dân ổn định đời sống, khôi phục lại vùng giải phóng Nam Đường số 7, nối liền Xiêng Khoảng với Bô Ly Khăm Xay.


Sau những trận tiến công mở đầu thắng lợi, Bộ Chỉ huy Chiến dịch 972 quyết định tập trung lực lượng hỗ trợ để bạn tiến công tiêu diệt cứ điểm địch ờ Sê Băng Phai, một vị trí xung yếu trên Đường số 13, vừa bảo vệ cầu sắt Sê Băng Phai, vừa là điểm nối giữa 2 căn cứ Thà Khẹt ở phía Bắc và Xê Nô ở phía Nam. Đây là cứ điểm được phòng thủ khá kiên cố và vững chắc do 1 tiểu đoàn tăng cường địch đóng giữ. Ngày 19 tháng 12, Bộ Chỉ huy Chiến dịch 972 quyết định sử dụng lực lượng binh chủng hợp thành, gồm bộ binh, xe tăng, pháo binh, cao xạ tiến công cứ điểm. Sau 2 ngày chiến đấu liên tục, ngày 20 tháng 12, ta và bạn chiếm được Sê Băng Phai, cắt đứt Đường số 13 và làm chủ vùng này trong nhiều ngày. Tuy không diệt gọn được địch nhưng trận tiến công cứ điểm Sê Băng Phai là trận đánh then chốt, kết thúc Chiến dịch 972 trên hướng Đường số 12, tỉnh Khăm Muộn. Đầu tháng 1 năm 1973, các lực lượng chiến đấu trên Đường số 12 rời khỏi chiến trường, các lực lượng bạn được bổ sung thêm để bảo vệ và củng cố vùng mới giải phóng.


Như vậy, với việc mở Chiến dịch 972, quân và dân Quân khu 4 đã phối hợp với bạn đánh địch ở cả 3 hướng (Đường số 7, Đường số 8 và Đường số 12) với 280 trận lớn nhỏ. Ta đã thu hút và giam chân một lực lượng quan trọng quân ngụy Viêng Chăn, buộc chúng phải dồn tới vùng Thà Khẹt và xung quanh đó thường xuyên từ 8 đến 12 tiểu đoàn quân phái hữu, tạo thuận lợi cho các chiến trường Thượng Lào giành thắng lợi. Bên cạnh đó, quân và dân Quân khu 4 còn giúp bạn quét sạch địch và bọn phản loạn trong vùng giải phóng cũ, mở thêm vùng giải phóng mới trong khu vực đồng bằng đông dân, nhiều của dọc theo Đường số 13, đưa số dân vùng giải phóng Trung Lào lên 170.000 trên tổng số 215.000 người. Chiến dịch 972 thắng lợi, tạo thế cho bạn trên khắp các chiến trường, bảo vệ hậu phương vùng giải phóng; nối liền vùng giải phóng Xiêng Khoảng - Bô Ly Khăm Xay - Căm Cớt và Mường Mộc; tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, kéo lực lượng phân tán để chống âm mưu lấn chiếm Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và Xalavan, lùng quét thu phục phỉ, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng củng cố cơ sở, giữ dân, giành dân, nắm dân, giải phóng hoàn toàn tỉnh Khăm Muộn, cô lập địch ở Bắc và Hạ Lào, giúp bạn về mặt quân sự, phát triển lực lượng địa phương giữ vững ổn định phía Tây Quân khu.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Ba, 2023, 07:41:20 am
3. Một số bài học kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn phối hợp chiến đấu với chiến trường Thượng Lào của quân và dân Quân khu 4

Một là, thường xuyên quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ

Khi đề cập tới nhiệm vụ sát cánh chiến đấu với quân và dân Lào anh em, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện: “Sự thật thì chưa tìm ra chữ gì để thay thế chữ giúp, thực ra không phải là giúp mà là làm nhiệm vụ quốc tế”. Điều đó cho thấy rằng, đây là một nhiệm vụ rất mới mẻ, nên việc quán triệt sâu sắc quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp về thực hiện nhiệm vụ này là vô cùng quan trọng, để mọi cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện nhận thức đẩy đủ, hiểu rõ bản chất nghĩa vụ quốc tế cao cả của người cộng sản, từ đó có hành động đúng đắn trong tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ. Nhờ vậy, khi có yêu cầu của bạn, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện dù trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc làm chuyên gia giúp cách mạng Lào đều nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, đồng cam, cộng khổ cùng quân và dân Lào anh em, gắn bó máu thịt, không quản ngại hy sinh, nỗ lực giúp cuộc cách mạng giải phóng đất nước của nhân dân Lào giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.


Hai là, tăng cường đoàn kết giúp bạn xây dựng và chiến đấu theo đường lối, chủ trương, kế hoạch thống nhắt giữa ta và bạn

Mặc dù cùng chung nhiệm vụ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng cách mạng mỗi nước phát triển không đều, nên việc vận dụng đường lối cũng như các quan điểm giúp bạn phải được nghiên cứu, bàn bạc thống nhất, phù hợp với tình hình của cách mạng Lào trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng. Theo đó, các cấp lãnh đạo, chỉ huy Quân tình nguyện Việt Nam đã thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ quan điểm: Cách mạng Lào phải do nhân dân Lào tự làm lấy. Việt Nam giúp Lào là tạo điều kiện để bạn từng bước đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử của đất nước. Quá trình giúp bạn, phải thực sự tôn trọng quyền làm chủ của bạn và theo phương châm: Cơ bản, toàn diện, liên tục, hiệu quả. Việc giúp bạn bắt đầu từ đề xuất, kiến nghị những vấn đề chiến lược có tính chất quan trọng để lãnh đạo bạn xem xét, trao đổi đi đến thống nhất về chỉ đạo chiến tranh, về xây dựng và chiến đấu của quân đội. Như vậy, trên cơ sở nhất trí cao về quan điểm, đường lối, chủ trương và các biện pháp thực hiện giữa ta và bạn, cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam với tình cảm và tinh thần trách nhiệm, cùng với bạn xây dựng và chiến đấu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng mà Đảng Nhân dân cách mạng Lào đề ra, góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng ba nước Đông Dương.


Ba là, xây dựng các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, đủ sức lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Thực tiễn cho thấy, mặc dù được sự tin yêu, đùm bọc che chở, giúp đỡ như anh em ruột thịt của nhân dân các dân tộc Lào song việc phải tác chiến độc lập ở chiến trường xa hậu phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên là một khó khăn lớn anh hương đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị Quân tình nguyện. Để khắc phục điều đó, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam đã chú trọng tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt, xây dụng cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về năng lực tác chiến độc lập, tinh thần bền bỉ, sức chịu đựng cao, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, không ngừng nêu cao tinh thần quốc tế cao cả, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm tháng hoạt động trên khắp đất nước Lào và ở mọi lĩnh vực công tác, Quân tình nguyện Việt Nam luôn chủ động đề ra các giải pháp tích cực, phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” giúp bạn trên mọi phương diện, không chỉ trong chiến đấu, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, mà còn thực sự trở thành đội quân công tác, làm công tác dân vận giỏi, cùng với quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào phát triển căn cứ địa cách mạng gây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, phát triển chiến tranh nhân dân đáp ứng yêu cầu kháng chiến. Bên cạnh đó, công tác chính sách cũng được tổ chức thực hiện chặt chẽ, nhất là chính sách thương binh, tử sĩ, chính sách hậu phương quân đội,... góp phần quan trọng để cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam yên tâm công tác, cống hiến sức lực, trí tuệ,... vì nhiệm vụ quốc tế cao cả.


Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, sự nghiệp đổi mới đất nước, cũng như mớ cửa, hội nhập quốc tế được Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước tiến hành, đã và đang tạo ra những thành tựu to lớn; đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu khách quan cần tiếp tục tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và yêu cầu cách mạng hai nước. Hơn lúc nào hết, quân và dân Quân khu 4 cần thực hiện nghiêm túc và sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác đối ngoại nói chung và công tác đối ngoại quân sự, quốc phòng nói riêng nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 nhận thức rõ mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá, là quy luật tồn tại và phát triển của hai dân tộc và là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Để giữ vững và tăng cường mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, hai Đảng và hai quân đội Việt Nam - Lào, lực lượng vũ trang Quân khu 4 tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quân sự, quốc phòng theo đúng đường lối của Đảng, Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền 6 tỉnh trên địa bàn thường xuyên giữ và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa lực lượng vũ trang Quân khu 4 với quân đội và nhân dân các dân tộc Lào anh em, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Ba, 2023, 07:45:13 am
CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG HƯỚNG PHỐI HỢP HIỆU QUẢ TRONG CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC NĂM 1972


Đại tá, ThS NGUYỄN ĐÌNH VŨ
Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 4


Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào, phát huy được cách đánh sáng tạo, hiệu quả, nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân phái hữu Lào và lính đánh thuê Thái Lan dưới sự chỉ huy của Mỹ, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào. Chiến dịch này đồng thời cũng là đòn tiến công phối hợp có hiệu quả với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở các chiến trường Trị - Thiên Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thắng lợi của Chiến dịch cùng với các hoạt động tác chiến trong năm 1972, mà nhất là thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không trên bầu trời Hà Nội đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (27.1.1973) và buộc phái hữu Lào phải ký Hiệp định Viêng Chăn (21.2.1973)   tạo bước phát triển mới trong công cuộc kháng chiến vì hòa bình, độc lập và tự do của hai nước Việt Nam và Lào.


Mùa khô năm 1971 - 1972, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp cùng với quân và dân nước bạn tổ chức đánh lớn trên cả ba chiến trường Việt Nam - Lào - Campuchia. Ở Campuchia, ta đánh bại cuộc hành quân “Chen La II” của địch, giữ vững vùng giải phóng phía Tây sông Mê Kông, đẩy mạnh các hoạt động uy hiếp các tuyến giao thông và các đô thị ở Tây và Tây Bắc Phnôm Pênh. Ở Lào, liên quân Việt - Lào đã giành được những thắng lợi to lớn trong Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, chiếm lại các khu vực chiến lược quan trọng ở Bắc và Nam Lào. Đặc biệt, với chiến dịch giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi, ta đã giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng: Giáng đòn nặng nề vào âm mưu của Mỹ muốn dùng lính đánh thuê Thái Lan làm nòng cốt phối hợp với quân Vàng Pao lấn chiếm vùng giải phóng Lào; đẩy quân đội Thái Lan xuống dốc không hồi phục được. Thắng lợi của chiến dịch đã tạo ra cục diện mới so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Lào, thu hút chủ lực địch tập trung ở Cánh Đồng Chum - Loong Chẹng, tạo điều kiện cho ta và Lào đẩy mạnh hoạt động trên các hướng khác, giải phóng nhiều vùng đất rộng lớn.


Nhằm cứu vãn tình thế ở chiến trường Lào, đế quốc Mỹ quyết định đẩy mạnh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” trì hoãn đàm phán tại Hội nghị Pari với Quân giải phóng nhân dân Lào, đồng thời tăng cường viện trợ quân sự, thúc ép quân ngụy Lào đôn quân, bắt lính, thực hiện lùng quét bên trong, lấn chiếm bên ngoài. Mặt khác thông qua tình báo CIA, Mỹ trực tiếp nuôi dưỡng và củng cố lực lượng đặc biệt Vàng Pao ở Thượng Lào. Mỹ và ngụy quân Lào âm mưu củng cố lại lực lượng, tổ chức phản công chiếm lại những vùng đã mất vào mùa mưa năm 1972.


Để phá vỡ quy luật “mùa khô ta đánh địch, giành quyền làm chủ; mùa mưa địch nống ra chiếm lại”, tháng 2 năm 1972 Hội nghị Quân ủy Trung ương của ta đã ra quyết tâm: “Phải giành thắng lợi lớn, tạo nên so sánh lực lượng và cục diện mới có lợi cho la, buộc địch phải chấm dứt chiến tranh trong năm 1972 theo điều kiện của ta đồng thời có sự chuẩn bị mọi mặt để tiếp tục đánh mạnh hơn nữa vào mùa khô 1972 - 1973 nếu địch còn ngoan cố kéo dài chiến tranh”1 (Viện Khoa học quân sự - Khoa Nghệ thuật quân sự, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum mùa mưa 1972, tài liệu lưu hành nội bộ, Viện Khoa học quân sự xuất bản năm 1977, tr. 28). Đầu tháng 4 năm 1972 Bộ Chỉ huy Mặt trận Cánh Đồng Chum được giao nhiệm vụ tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, kiên quyết đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm quy mô lớn của địch, bảo vệ vững chắc vùng mới giải phóng, thu hút lực lượng và sự chi viện của không quân Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường trong nước hoạt động.


Giữa ta và bạn đã thống nhất những chủ trương, biện pháp mới nhằm củng cố vùng giải phóng vừa giành được ở Lào, gắn chặt chiến trường Lào với chiến trường chính miền Nam Việt Nam. Tại Hội nghị làn thứ 17 Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào cũng đề ra quyết tâm chiến lược: “Phát huy thế thắng lợi, chủ động và khẩn trương đẩy mạnh mọi mặt hoạt động, xây dựng tạo thời cơ và tranh thủ thời cơ giành thắng lợi to lớn hơn, làm chuyển biến mạnh mẽ cục diện cuộc chiến tranh ở Lào hoàn toàn có lợi cho cách mạng”2 (Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Lịch sử Quân khu 4 (1945 - 2015), Tặp 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 415).


Ở chiến trường trong nước, Thường vụ Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định: “Tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm 1972, hướng chủ yếu là chiến trường Trị - Thiên”3 (Chủ trương của Thường vụ Quân ủy Trung ương được Bộ Chính trị thông qua ngày 23 tháng 2 năm 1972). Theo chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, quân và dân ta tổ chức đánh lớn trên cả ba hướng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với mục tiêu “đánh bại về cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Học thuyết Níchxơn” của đế quốc Mỹ ở Đông Dương, góp phần làm chuyển biến cục diện chiến tranh, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta và nhân dân các nước Đông Dương lên một bước mới”1 (Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Lịch sử Quân khu 4 (1945 - 2015), Tập 2, Sđd, tr. 356). Ngày 30 tháng 3 năm 1972, ta mở màn Chiến dịch tiến công Quảng Trị. Qua 6 ngày đêm chiến đấu, với sức mạnh tiến công áp đảo, các lực lượng chủ lực và bộ đội địa phương đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, phá vỡ toàn bộ hệ thống phòng ngự vòng ngoài của địch ở Quảng Trị, uy hiếp Đường số 12, thu hút giam chân địch trên hướng phối hợp Thừa Thiên. Cùng với hướng trọng điểm Quảng Trị, trên các hướng phối hợp ở Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, từ ngày 31 tháng 3 đến cuối tháng 4 năm 1972, quân ta đồng loạt tiến công địch ở Tây sông Pô Kô, giải phóng Đắk Tô, Tân Cảnh, uy hiếp vùng Bắc Kon Tum (Tây Nguyên), giải phóng Lộc Ninh, Bù Đốp, Thiện Ngôn; bao vây Lộc An, uy hiếp Sài Gòn (Đông Nam Bộ).


Nhằm phối hợp với chiến trường trong nước, kìm chân địch không cho chúng đem quân ứng cứu giữa chiến trường ba nước Đông Dương, bộ đội ta đã tích cực, chủ động phối hợp với quân và dân nước bạn tiếp tục tổ chức các hoạt động tác chiến ngay trên chiến trường nước bạn. Đầu tháng 4 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng được thành lập gồm 6 đồng chí, do đồng chí Vũ Lập làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chính ủy. Bộ Tư lệnh Chiến dịch xác định địa bàn chiến dịch bao gồm khu tứ giác: Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng, với chiều dài khoảng 60km, chiều rộng 50km, trong đó Cánh Đồng Chum là khu trung tâm. Toàn bộ địa bàn chiến dịch được chia thành 5 khu vực: Khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum là khu vực phòng ngự chủ yếu; khu trung gian Hin Tặng là khu vực phòng ngự cơ bản phía trước; Noọng Pẹt là khu vực phòng ngự thứ yếu; Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng là 2 khu vực hoạt động tác chiến phối hợp, đánh địch từ xa, bảo vệ phía Tây Bắc và phía Đông cho khu trung tâm. Ngày 20 tháng 5 năm 1972, mọi công tác tổ chức địa hình, xây dựng trận địa, chuẩn bị bộ đội, cơ sở vật chất kỹ thuật cho chiến đấu phòng ngự cơ bản hoàn thành. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trên chiến trường Lào trở thành hướng phối hợp quan trọng, nhằm giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho 2 chiến dịch tiến công Trị Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược của ta năm 1972.


Ngày 21 tháng 5 năm 1972, ta và bạn nổ súng ngăn chặn các đợt tiến công của địch, chiến dịch phòng ngự diễn ra theo 4 đợt: Đợt 1 (21.5 - 10.8), địch tiến công khu trung gian nhằm chiếm bàn đạp ta kiên quyết ngăn chặn và tổ chức đánh phá sau lưng địch, phản kích khôi phục, giữ vững khu trung gian. Mở đầu, địch dùng không quân đánh phá ác liệt các điểm cao trọng yếu và trục đường chính giao thông ở Cánh Đồng Chum. Ngày 25 tháng 5, chúng mở 3 hướng tiến công (hướng Nam, Tây Nam và Tây) vào khu trung gian. Ngày 27 tháng 5, địch chiếm được một số điểm tựa phía Tây các điểm cao 1800, 2063, Thẩm Lửng. Ta phản kích giành thắng lợi ở Phu Phaxay, đẩy lui cánh quân hướng Đông Nam về Tôm Tiêng (6.6), khôi phục lại trận địa ở Điểm cao 1800, đánh tan 6 tiểu đoàn địch (có 2 tiểu đoàn Thái Lan) ở Hin Đăm, Thẩm Lửng (3.7), đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch ớ Mường Sủi, đồng thời dùng đặc công, pháo binh tập kích vào sân bay, kho tàng, Sở Chỉ huy Vàng Pao ở Loong Chẹng, gây cho chúng nhiều thiệt hại.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Ba, 2023, 07:45:54 am
Để phối hợp với đợt tác chiến phòng ngự Quảng Trị (28.6.1972 - 31.1.1973), trên chiến trường Cánh Đồng Chum, liên quân Lào - Việt bước vào đợt 2 chiến dịch phòng ngự (11.8- 10.9.1972). Lúc này địch chuyển hướng tiến công, sử dụng 4 binh đoàn ồ ạt tiến đánh theo 3 hướng (Đông Nam, Tây và Đông Bắc), kết hợp với 2 binh đoàn (GM 21, GM 26) đổ bộ đường không xuống Phu Keng, hình thành cánh tiến công chủ yếu ở hướng Tây Bắc. Ta kịp thời ngăn chặn, đẩy lui địch ờ Phu Luông, Phu Hủa Sang, Phu Thông, đồi Năm Mỏm, Điểm cao 1294, Bản Lao, Phu Học, đồng thời tập trung lực lượng tiến hành thắng lợi trận phản đột kích then chốt ở Phu Keng (30.8 - 3.9) diệt và bắt hơn 700 tên địch, giữ vững trận địa.


Lúc này, cuộc chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị đã kéo dài 81 ngày đêm, ta đã đạt được mục đích chính trị hỗ trợ cho phối hợp “vừa đánh, vừa đàm” ở Hội nghị Pari, tuy nhiên, với tính chật ác liệt của cuộc chiến, lực lượng ta cũng chịu nhiều tổn thât, phải rút ra khỏi Thành cổ vào lúc 18 giờ ngay 16 tháng 9 năm 1972. Sau khi chiếm được thị xã Quảng Trị, ngày 22 tháng 9, Mỹ và quân đội Sài Gòn mở tiếp cuộc hành quân “Lam Sơn 72A” âm mưu mở rộng bàn đạp ra phía Đông và phía Tây thị xã. Cùng thời gian này, tại địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, liên quân Việt - Lào cũng bước vào đợt 3 của chiến dịch phòng ngự nhằm kìm chân quân địch. Từ ngày 11 đến ngày 30 tháng 9, địch chuyển hướng tiến công, tăng cường lực lượng (6 binh đoàn và 3 tiểu đoàn) chuyển đánh hướng Tây là chính, âm mưu đánh chiếm đồi Năm Mỏm - Phu Keng. Ở hướng Đông Bắc, địch chuyển sang tiến công Phu Lạt Tây, phát triển xuống Lạt Buột, Phu Keng; đồng thời tung biệt kích xuống Ta Li Nọi quấy rối hậu phương ta. Bộ Tư lệnh Chiến dịch hạ quyết tâm đánh trận phản đột kích thứ hai ở hướng Tây khu vực Bản Khổng, Bản Thang để tiêu diệt địch, nhưng không đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, ta tạm dừng tiến công, củng cố lại lực lượng. Trong đợt 4 (1.10 - 15.11.1972), địch dốc sức mở đợt tiến công quy mô lớn với ý định chiếm phía Nam Cánh Đồng Chum. Ta tổ chức lực lượng thích hợp ngăn chặn, phản kích bẻ gẫy các mũi và hướng tiến công của chúng, kết hợp tập kích tiêu hao sinh lực, tạo thế và lực đánh trận then chốt quyết định tiêu diệt phần lớn cụm quân địch, sau đó tiếp tục tiến công, truy quét địch khỏi Nam Cánh Đồng Chum, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch, kết thúc thắng lợi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Kết thúc các đợt hoạt động trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở cả chiến trường trong nước và chiến trường nước bạn, mặc dù có một số trận ta chịu nhiều thiệt hại, nhưng nhìn chung toàn thế trận ta đã giành thắng lợi to lớn. Ở mặt trận Trị - Thiên từ ngày 30 tháng 3 năm 1972 đến ngày 31 tháng 1 năm 1973, ta đã diệt 83.790 tên địch, bắt 3.685 tên; thu và phá hủy 922 khẩu pháo lớn, 2.143 xe cơ giới (81 xe tăng), thu 2.899 súng các loại; bắn rơi, bắn cháy 714 máy bay; bắn chìm, bắn cháy 28 tàu chiến; thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác1 (Bộ Quốc phòng - Quân khu 4, Lịch sử Quân khu 4 (1945 - 2015), Sđd, tr. 385), ở hướng phối hợp trên chiến trường Lào, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ta và bạn đã đánh 244 trận (ta đánh 170 trận, bạn đánh 74 trận), loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch (trong đó bắt 179 tên), đánh thiệt hại nặng các đơn vị quân phái hữu Lào và lính đánh thuê Thái Lan, bắn rơi 38 máy bay, thu 859 súng các loại, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch, giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng trên đất bạn.


Như vậy, triển khai nhiệm vụ của cuộc tiến công chiến lược năm 1972, trên chiến trường miền Nam Việt Nam, chiến dịch tiến công ở Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ được tiến hành. Trong thế liên hoàn chiến trường, nhằm bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược quan trọng của chiến trường Lào, đồng thời bảo vệ sườn phải, hỗ trợ cho chiến dịch tiến công chiến lược 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Đầu tháng 4 năm 1972, ngay sau khi chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum - Mường Sủi chưa kết thúc, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam, Lào quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đây cũng là chiến dịch phòng ngự phá thế giành giật quyền kiểm soát địa bàn chiến lược quan trọng này trong nhiều năm giữa liên quân Lào - Việt và đối phượng theo quy luật mùa khô ta tiến công làm chủ, mùa mưa địch chiếm lại. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thắng lợi đã giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa ba vùng căn cứ địa cách mạng của Lào và kịp thời phối hợp với các hoạt động khác trên chiến trường ba nước Đông Dương; chiến dịch đã thể hiện sự liên minh chiến đấu, mối quan hộ gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa hai đảng, hai dân tộc, hai quân đội Việt - Lào cùng chống đế quốc Mỹ và đồng minh của Mỹ.


Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày ta và bạn phối hợp mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ngăn chặn cuộc tiến công quy mô lớn của kẻ thù nhằm giành địa bàn chiến lược, đánh phá vùng giải phóng cách mạng Lào. Với độ lùi thời gian, chúng ta có cái nhìn nhận sâu sắc hơn về giá trị, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng; đồng thời cũng trân trọng, phát huy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong tình hình mới, vì hòa bình, độc lập, dân chủ và phát triển chung của nhân dân hai nước.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Ba, 2023, 07:49:56 am
QUÂN GIẢI PHÓNG NHÂN DÂN LÀO PHỐI HỢP VỚI QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Đại tá VÔNGXÂY INTHẠKHĂM
Trưởng phòng Tùy viên Quốc phòng,
Đại Sứ quán nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của hai dân tộc Lào - Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, được sự đùm bọc, chở che của nhân dân, quân đội hai nước đã luôn kề vai, sát cánh cùng vượt qua những thử thách ác liệt nhất của lịch sử để đi đến thắng lợi cuối cùng. Trong đó, thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một dấu ấn lịch sử rất quan trọng, khi lần đầu tiên hai bên tiến hành một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh có sự phối hợp, hiệp đồng thành công từ chủ trương, thực hiện công tác chuẩn bị và thực hành tác chiến của Quân giải phóng nhân dân Lào1 (Nay là Quân đội nhân dân Lào) với Quân tình nguyện Việt Nam. Chiến dịch đặc biệt của liên minh chiến đấu đặc biệt đã thể hiện tình đồng chí, đồng bào của hai nước, sát cánh bên nhau trong từng chiến hào chiến đấu chống kẻ thù, tô thắm thêm những trang lịch sử hào hùng về mối quan hệ của hai dân tộc Lào - Việt Nam.


1. Sự phối hợp trước hết và quan trọng nhất là đánh giá chính xác tình hình và thống nhất cao về chủ trương chỉ đạo

Bước vào năm 1972, từ thực tế trên chiến trường và những thắng lợi ở mỗi nước nói riêng, cũng như của cách mạng hai nước nói chung, qua phân tích và đánh giá, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương hai nước đã nhận định: Tình thế cách mạng nói chung đang có nhũng bước phát triển mới có lợi cho ta. Cũng như ở Lào, tại Việt Nam, đế quốc Mỹ và tay sai đang đứng trước thế bị động, lúng túng và suy yếu hơn bao giờ hết. Vào thời điểm này, sau hàng loạt thắng lợi, vùng giải phóng của Lào đã được mở rộng và kết nối với nhau chiếm gần 4/5 lãnh thổ, hai bên đang thương lượng để tiến tới xây dựng một chính phủ liên hiệp dân tộc lần thứ ba. Mặc dù vậy, với bản chất ngoan cố và dưới sức ép của Mỹ, chúng vẫn tham vọng tạo ra “một thế mạnh” làm điều kiện ép ta trên bàn hội nghị, tiếp tục đẩy mạnh chiến lược sử dụng phái hữu Lào cùng với quân đội Thái Lan, được sự hỗ trợ của Mỹ để tiến hành các cuộc tiến công quân sự giành lại những vùng đã mất. Quân ủy Trung ương hai nước xác định mùa mưa 1972 chắc chắn địch sẽ tiến công chiếm lại địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum1 (Tiếng Lào: Thồng Háy Hín, một kỳ quan khảo cổ học về cự thạch, có trên 2.000 chiếc chum đá khổng lồ đủ hình, đủ dạng, đủ cỡ với cấu tạo đá khác nhau... nằm rải rác trên một vùng cao nguyên rộng lớn. Là khu vực vừa có thế tiến công phòng thủ vững chắc, vừa đảm bảo cho cách mạng Lào phát triển; đồng thời, giữ vững tuyến vận tải chiến lược từ miền Bắc Việt Nam vào chiến trường ba nước Đông Dương) - Xiêng Khoảng nhằm uy hiếp chia cắt vùng giải phóng của cách mạng Lào, với hy vọng sẽ đảo ngược tình thế trên chiến trường tại khu vực này nói riêng và ở cả chiến trường Lào nói chung, phục vụ cho mưu đồ quân sự và chính trị của chúng. Đây sẽ là một cuộc tiến công với quy mô lớn, kéo dài và phức tạp hơn các tiến công trước.


Từ những đánh giá chung đó, trên cơ sở quyết tâm chiến lược của Trung ương hai Đảng, Quân ủy Trung ương Lào đã nghiên cứu, trao đổi, hoàn toàn nhất trí và thống nhất với chủ trương của Quân ủy Trung ương Việt Nam, quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, với quy mô lớn, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho ta trong đấu tranh chính trị ở Lào; xây dựng địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum thành căn cứ địa cách mạng vững mạnh, giữ vững thế chiến lược ở Bắc Lào, bảo vệ sườn Tây cho các chiến dịch chủ yếu của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường Việt Nam; góp phần tạo ra bước ngoặt mới cho cách mạng Lào nói riêng và cho cách mạng ba nước Đông Dương nói chung. Do đó đòi hòi cần phải có sự phối hợp hiệp đồng tác chiến chủ động, chặt chẽ, tạo cơ sở, nền tảng, nguồn lực tinh thần, niềm tin và quyết tâm để Quân giải phóng nhân dân Lào lần đầu tham gia một chiến dịch phòng ngự quy mô lớn cùng với Quân tình nguyện Việt Nam đảm bảo hiệu quả, chắc thắng.


2. Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, chu đáo trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch phòng ngự

Trong chiến dịch, các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Lào được phân công phòng ngự ở khu vực hỗ trợ, thực hiện nhiệm vụ đánh địch từ xa, bảo vệ phía Tây Bắc và phía Đông cho khu trung tâm chiến dịch1 (Một số trọng điểm quanh Mường Sủi, Phu Xô, Phu Kụt, Tây Nam và Nam thị xã Xiêng Khoảng) và một số nhiệm vụ phối hợp cụ thể khác. Nhận thức về tầm quan trọng của mình trong một chiến dịch phòng ngự khu vực, một mắt xích không thể thiếu được trong một thế trận liên hoàn, đồng thời xuất phát từ yêu cầu và ý nghĩa của chiến dịch này, Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào và Bộ Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã tích cực, chủ động, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam trong chuẩn bị về mọi mặt cho chiến dịch với tinh thần “tất cả cho chiến dịch, tất cả cho chiến thắng”.


Tham gia chiến dịch, Quân giải phóng nhân dân Lào có 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội bộ đội địa phương1 (Tham khảo: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987, tr. 17, 18). Đây chính là các đơn vị đã nhiều năm chiến đấu với địch ở chiến trường, rất thông thạo địa hình, có nhiều kinh nghiệm tác chiến vừa và nhỏ, nắm chắc quy luật hoạt động của địch, có nhiều thành tích, trong đó nhiều đơn vị có kinh nghiệm chiến đấu phòng ngự trong các mùa mưa trước, đủ khả năng đảm nhiệm một khu vực phòng ngự độc lập hay hiệp đồng tác chiến tốt. Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của Lào đặt tại Phu Keng, đồng chí Tư lệnh Quân khu tham gia làm Phó Tư lệnh Chiến dịch, đại diện của Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào tham gia chỉ đạo. Bộ Tư lệnh hai bên đã bàn bạc, thống nhất cao về quyết tâm, kế hoạch, phân chia nhiệm vụ, khu vực, công tác hiệp đồng và chỉ huy thực hành tác chiến giữa hai bên. Phương tiện thông tin liên lạc được triển khai đồng bộ, hoàn chỉnh, nhất là tuyến cáp ngầm dã chiến từ Phu Nhu, qua Phu Tăng, Phu Seo đến khu trung gian, tỏa đi từng đơn vị trên hướng phòng ngự chủ yếu.


Để chủ động đối phó với địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương vận dụng phương thức phòng ngự khu vực và toàn bộ lực lượng tham gia chiến dịch được tổ chức thành 2 bộ phận: Lực lượng phòng ngự tại chỗ và lực lượng cơ động. Hai bên đã thống nhất thiết lập các khu vực phòng ngự một cách hợp lý, đồng thời tổ chức phân công lực lượng chốt giữ trên từng khu vực, chú trọng khu vực tiếp giáp với nhau để làm cơ sở xây dựng kế hoạch hiệp đồng tác chiến. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, căn cứ vào khu vực, nhiệm vụ được phân công và đặc điểm địa hình, các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Lào đã phối hợp chặt chẽ với Quân tình nguyện Việt Nam gấp rút tổ chức, xây dựng trận địa phòng ngự trong phạm vi tứ giác có chính diện 50km, chiều sâu 60km trên địa bàn Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng; trực tiếp tổ chức chốt ở một số điểm tại hướng Tây Nam và Nam thị xã Xiêng Khoảng, cùng với các trận địa của Quân tình nguyện Việt Nam hình thành thế trận phòng ngự liên hoàn, vững chắc, đảm bảo tác chiến dài ngày, kể cả trong điều kiện phức tạp. Với cách tổ chức này, các lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào và Quân tình nguyện Việt Nam vừa có thể chủ động đánh địch trên các hướng, vừa có thể chi viện, hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình tác chiến; đồng thời, thuận tiện cho việc chỉ huy, phát huy sở trường của từng lực lượng mỗi bên.


Mặc dù trong địa bàn tác chiến, lực lượng vũ trang địa phương ít, đa phần nhân dân đã di chuyển ra các khu vực khác, thời điểm chuẩn bị chiến dịch đúng vào mùa mưa, nhưng các đơn vị của Lào đã nỗ lực huy động nhân, vật lực cùng các lực lượng Việt Nam tích cực xây dựng công sự, trận địa, làm đường cơ động, vận chuyển vật chất hậu cần, kỹ thuật. Chỉ trong thời gian ngắn, hai bên đã củng cố, làm mới được khoảng 300km đường, bảo đảm vận chuyển và cơ động lực lượng chiến đấu được thông suốt, thậm chí còn làm ngầm qua suối, phòng khi mưa lũ. Cùng với đó, một lượng lớn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm và các loại nhu yếu phẩm cần thiết đã được đưa vào địa bàn chiến dịch, bảo đảm đủ đánh địch dài ngày. Hệ thống công sự, trận địa được xây dựng vững chắc, nhiều tầng, nhiều lớp, giao thông hào nối liền giữa các cứ điểm, tạo thế liên hoàn, vững chắc, hiểm hóc; nhất là trong các cứ điểm quan trọng còn được bố trí hệ thống hầm ngầm vững chắc, bảo đảm vừa hạn chế sát thương, vừa cơ động chiến đấu kịp thời. Lực lượng vũ trang tại chỗ của Lào thông thạo tình hình, có nhiều kinh nghiệm tác chiến vừa và nhỏ, nắm chắc quy luật hoạt động của địch, đã được sử dụng để tổ chức trinh sát, luồn sâu nắm tình hình ngay từ khi địch chuẩn bị tiến công; từ đó, giúp các đơn vị chủ lực tổ chức lực lượng cơ động đánh địch trên các hướng, phá vỡ thế tiến công, làm giảm áp lực tiến công của chúng vào các trận địa phía trước. Các đơn vị của Lào đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Việt Nam trong tổ chức huấn luyện tác chiến hiệp đồng, hỗ trợ nhau theo các phương án tác chiến, thực hành chiến đấu tạo thế, chuyển hóa thế chiến dịch và ngăn chặn địch phản kích, nống lấn, thăm dò phản ứng... Tiêu biểu là trận đánh chặn 8 tiểu đoàn địch hành quân lấn chiếm lại Sa La Phu Khun ngày 17 tháng 4.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Ba, 2023, 07:50:59 am
3. Phối hợp tác chiến chủ động, linh hoạt, hiệu quả, giành chiến thắng nhiều trận đánh và trên nhiều hướng khác nhau, góp phần làm nên thắng lợi chung của chiến dịch

Quán triệt sâu sắc quyết tâm, yêu cầu của chiến dịch, với tinh thần tích cực, chủ động, vừa đề cao sự độc lập, vừa phát huy sự phối hợp trong chiến đấu cùng Quân tình nguyện Việt Nam, thực hiện khẩu hiệu: Đoàn kết, hiệp đồng, lập công tập thể, Quân giải phóng nhân dân Lào đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trên hướng hỗ trợ được phân công, đánh lùi, chặn đứng nhiều đợt tiến công của địch, bảo vệ khu phòng ngự được giao, góp phần giữ vững khu vực trung gian và hỗ trợ tích cực cho các khu vục khác do Quân tình nguyện Việt Nam đảm nhiệm.


Trong đợt 1 diễn ra từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 10 tháng 8, trên hướng Sa La Phu Khun, các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Lào đã bám sát, đánh trúng, buộc 6 tiểu đoàn địch tiến đánh Mường Sủi để phối hợp với cánh quân của chúng ở khu trung gian phải dừng lại ở các vị trí nhỏ đã chiếm, góp phần giữ vững khu trung gian, làm đảo lộn kế hoạch của địch, tạo điều kiện cho Quân tình nguyện Việt Nam tổ chức phòng ngự hoàn chỉnh ở khu vực trung tâm, huấn luyện bổ sung, sẵn sàng đánh địch tiến công lớn ra Cánh Đồng Chum.


Trong đợt 2, ngày 15 tháng 8, trên hướng Đông Bắc, Quân giải phóng nhân dân Lào đã phối hợp với Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 866 và Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 335 Quân tình nguyện Việt Nam chặn đứng quân địch khi chúng tiến công vào Bản Lao, Phu Học, buộc chúng phải rút về Mường Nọi - Nam Buôm Loọng. Ngày 21 và 22 tháng 8, địch sử dụng nhiều lần máy bay đổ bộ 2 binh đoàn cơ động mạnh nhất là GM 21 và GM 26 xuống khu vực Bản Sang, mở rộng bàn đạp chuẩn bị tấn công đánh chiếm Phu Keng. Quân giải phóng nhân dân Lào sử dụng Tiểu đoàn 701, tăng cường 4 xe tăng, phối hợp cùng 1 đại đội của Trung đoàn 866, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 Quân tình nguyện Việt Nam tổ chức phản đột kích tại khu vực Đông Bắc Phu Keng. Nhờ vận dụng phương thức phòng ngự linh hoạt, hiệp đồng hiệu quả, 2 đại đội của Lào cùng các đơn vị Việt Nam đã tổ chức bao vây, đón lõng quân địch ở bờ Tây sông Nậm Ngừm, tiêu diệt phần lớn lực lượng của GM 21 và GM 26, bẻ gẫy hoàn toàn mũi tiến công đổ bộ đường không của địch vào khu vực phòng ngự, buộc chúng phải co cụm về Bản Sang. Ngay lập tức, chiều ngày 30 tháng 8, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã cử 2 tiểu đoàn Quân giải phóng nhân dân Lào phối hợp với các đơn vị của Trung đoàn 335 Quân tình nguyện Việt Nam truy kích địch tại Bản Sang, buộc chúng phải rút chạy về đồi Năm Mỏm, tiếp tục bị ta phục kích đánh chặn gây cho chúng tồn thất nặng nề. Đến ngày 3 tháng 9, kết thúc trận phản đột kích, đánh dấu trận đánh hiệp đồng liên quân Lào - Việt tiêu biểu với hiệu suất cao.


Trong đợt 3, ngày 17 tháng 9, trên hướng Đông Bắc, Quân giải phóng nhân dân Lào đã phối hợp với Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 866 Quân tình nguyện Việt Nam tổ chức tiến công GM 24, GM 27, tiêu hao một bộ phận địch, buộc địch rút chạy khỏi Bản Lao và Phu Lạt Tây.


Trong đợt 4, trước mùa khô 1972, địch sử dụng các binh đoàn cơ động: GM 23, GM 30, GM 31... đồng loạt mở cuộc tiến công vào phía bên trái đội hình từ hướng Nam lên Phu Huột, Bản Xưa, Điểm cao 1172 và vào phía bên phải đội hình Cha Ho, Phu Tây, hòng đánh vào trung tâm phòng ngự của ta. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã linh hoạt, kịp thời điều chỉnh kế hoạch tác chiến, tổ chức sử dụng lực lượng một cách linh hoạt, đón đánh địch trên các hướng. Trong đó, việc phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động đã tạo sức mạnh tổng hợp, đánh thiệt hại nặng lực lượng chủ yếu của địch (GM 23) tại khu vực trung gian phía Nam Cánh Đồng Chum, góp phần quan trọng vào thắng lợi trận then chốt quyết định và của cả chiến dịch.


Như vậy, sau hơn 5 tháng chiến đấu, Quân giải phóng nhân dân Lào và Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ từ chủ trương đến công tác chuẩn bị và thực hành chiến dịch, đã tham gia 244 trận đánh đồng thời và liên tục (riêng Quân giải phóng nhân dân Lào đánh 70 trận), có cả cấp sư đoàn và trung đoàn, giành thắng lợi lớn1 (Dẫn theo: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 2001, tr. 599). Đây chính là sự thành công trong phân tích, nhận định, đánh giá đúng về địch - ta; sự chỉ huy thống nhất, kịp thời, sát đúng của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, nhất là sự hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các đơn vị Lào - Việt. Thành công của chiến dịch đã cho thấy bước ngoặt về phối hợp tác chiến chiến dịch giữa Quân giải phóng nhân dân Lào với Quân tình nguyện Việt Nam một điển hình sâu đậm của liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Lào - Việt. Đặc biệt với vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang cách mạng Lào, Quân giải phóng nhân dân Lào có bước trưởng thành về mọi mặt trước tiên là trong tác chiến khi lần đầu tiên phối hợp tổ chức thành công loại hình chiến dịch phòng ngự có bài bản theo các nguyên tắc của nghệ thuật chiến dịch, sát hợp với điều kiện thực tế của chiến trường một cách hoàn chỉnh, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân quy mô lớn của địch, bảo vệ vững chắc căn cứ chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng cả nước phát triển, tạo ưu thế trên bàn đàn phán, buộc Mỹ và phái hữu phải ký Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình ở Lào (21.2.1973).


Phát huy những thắng lợi trong liên minh chiến đấu chống xâm lược từ 50 năm trước, quân đội hai nước Lào - Việt Nam sẽ không ngừng giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào từng được xây đắp không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hai nước. Hòa bình lập lại cho đến nay, quân đội hai nước Lào - Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực, từ công tác đảng, công tác chính trị, tác chiến phòng thủ đến trao đổi đoàn, đào tạo, tập huấn, đổi mới phương thức viện trợ... đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, mang lại hiệu quả thiết thực. Ngày nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, các mối đe dọa từ an ninh phi truyền thống tác động mạnh mẽ đến các mối quan hệ quốc tế, vừa có thuận lợi, vừa đan xen những khó khăn, thách thức. Được sự giúp đỡ của Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đội nhân dân Lào quyết tâm nêu cao truyền thống hào hùng hơn 70 năm qua, không ngừng nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước Triệu Voi hòa bình, thịnh vượng. Hợp tác quân sự - quốc phòng xứng đáng là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, góp phần tăng cường sự tin cậy lẫn nhau; xây dựng vững chắc mặt trận chính trị, tư tưởng, đồng thời đấu tranh phòng, chống, làm thất bại các âm mưu phá hoại, chia rẽ quan hệ Lào - Việt Nam; xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển, tăng cường quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Tư, 2023, 10:25:57 am
CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG SỨC MẠNH LIÊN MINH ĐOÀN KẾT CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC


Đại tá, PGS, TS HỒ KHANG
Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng


Trong thế giới đương đại, hiếm có những quốc gia, dân tộc có mối quan hệ và tình đoàn kết đặc biệt như Việt Nam và Lào. Trải qua nhiều năm tháng, đi qua những thăng trầm của lịch sử, tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào, Lào - Việt không chỉ trở thành một quy luật tất yếu cho sự tồn tại của mỗi dân tộc mà còn là cội nguồn quan trọng cho rất nhiều thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất đất nước, trong đó thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 là minh chứng đầy đủ và cô đọng nhất, để lại dấu ấn sâu đậm trong tiến trình phát triển của liên minh chiến đấu Việt - Lào, Lào - Việt.


1. Tình hình chiến trường Lào và yêu cầu tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng

Từ tháng 5 năm 1969, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được Mỹ triển khai ở Việt Nam, còn ở Lào, cuộc chiến tranh đặc biệt được Mỹ đẩy lên với quy mô và cường độ ngày càng cao. Tuy không đưa bộ binh vào chiến trường Lào, nhưng Mỹ xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội phái hữu của chính quyền Viêng Chăn, lực lượng đặc biệt Vàng Pao, quân đội Thái Lan... Mỹ tích cực giúp đỡ củng cố và phát triển quân đội Hoàng gia Lào; tăng thêm viện trợ cho chính quyền và quân đội Viêng Chăn 350 triệu USD trong năm tài khóa 1970 - 19711 (Phạm Gia Bền, Đặng Bích Hà, Phạm Nguyên Long, Lịch sử Lào, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tr. 209); nhờ đó, số lượng quân đội Hoàng gia đã tăng lên nhanh chỏng, từ 60.000 lên 63.000 và có 13 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo quân Thái Lan2 (Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ số 4375). Dưới sự bảo trợ của Mỹ, quân đội Hoàng gia Lào “tổ chức giải tỏa và lấn chiếm lại khu vực Pắc Soòng, Bắc - Đông Bắc Luông Phabăng; tăng cường lực lượng giữ Sảm Thông - Loong Chẹng và lấn chiếm lại Cánh Đồng Chum”3 (Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ số 4375). Ở Luông Phabăng, Mỹ đã tăng thêm lực lượng một cách đáng kể, điều về đây 3 tiểu đoàn (2 tiểu đoàn của Quân khu 3, 1 tiểu đoàn Quân khu 2); tiếp đó, ngày 25 tháng 3, Thái Lan đã đưa vào Xiềng Lum 1 tiểu đoàn, cố gắng tập trung giải tỏa vùng Đông Bắc Luông Phabăng4 (Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 3930).


Về phía Pathét Lào, lực lượng vũ trang cách mạng Lào có bước phát triển khá toàn diện, nhất là ở Xiêng Khoảng, Sầm Nưa và có thể độc lập tác chiến5 (Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 3839). Những thắng lợi của Quân giải phóng nhân dân Lào đã giáng một đòn nặng vào “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mỹ, củng cố thêm vùng giải phóng Thượng Lào, mở rộng một bước hành lang Hạ Lào.


Như vậy, trên chiến trường Đông Dương nói chung, chiến trường Lào nói riêng, “ta đang ở thế thắng, thế thuận lợi, thế đi lên (...); địch đang ở thế thua, thế khó khăn, thế đi xuống, mặc dầu chúng đang còn có lực lượng và có những chỗ mạnh nhất định”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 31).


Phân tích tình hình đó, Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ: đánh bại chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, đánh bại “Học thuyết Níchxơn”, tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và trên cả bán đảo Đông Dương, giành thắng lợi to lớn”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33, Sđd, tr. 37). Thực hiện nhiệm vụ đó, các chiến dịch quân sự quan trọng được quân, dân ba nước Đông Dương đẩy mạnh và trong thế liên hoàn chiến trường, yêu cầu tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng được đặt ra.


Là một vùng cao nguyên rộng lớn, trùng điệp, có rừng rậm xen lẫn núi cao và vùng lòng chảo bằng phẳng, nằm ở phía Tây tỉnh Hủa Phăn (căn cứ địa của Mặt trận Lào yêu nước), có các con đường nối với Viêng Chăn và biên giới Việt Nam, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất đối với cách mạng Lào. Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có địa hình phức tạp, nhiều rừng rậm, núi cao hiểm trờ, xen kẽ là những lòng chảo rộng bằng phẳng, là khu vực đông dân nhất của tỉnh (khoảng 40.000 trong tổng số 80.000 dân của tỉnh Xiêng Khoảng)3 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các Đoàn 335, 766, 866 quân tình nguyện và 463, 565 chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 435). Có ý nghĩa to lớn về cả thế công và thế thủ, địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng không chỉ có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng Lào, mà còn là một hướng chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương. Các nhà quân sự Mỹ đánh giá đây là chìa khóa của nước Lào, ai chiếm được Cánh Đồng Chum có thể khống chế toàn bộ Lào; vì thế, Mỹ ra sức đầu tư cơ sở hạ tầng quân sự ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng1 (Mỹ xây dựng sân bay với đường băng dài 3km, đảm bảo cho nhiều loại máy bay lên xuống an toàn, xây dựng “lực lượng đặc biệt” người Mông do Vàng Pao cầm đầu; đồng thời, thiết lập căn cứ Loong Chẹng ở Tây Nam Xiêng Khoảng do các cố vấn Mỹ trực tiếp huấn luyện, trang bị và chỉ huy), nhằm biến nơi đây thành căn cứ quân sự lớn nhất, hiệu quả nhất ở Lào.


Với tầm quan trọng to lớn về cả quân sự và chính trị, mục tiêu của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan trong mùa mưa năm 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho chiến dịch tiến công Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Đây cũng là chiến dịch phòng ngự phá thế giành giật quyền kiểm soát địa bàn này nhiều năm giữa liên quân Lào - Việt và đối phương theo quy luật “mùa khô, mùa mưa” (mùa khô ta đánh địch, giành quyền kiểm soát; mùa mưa, địch nống ra đánh chiếm lại).


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Tư, 2023, 10:28:40 am
2. Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt - Lào, Lào - Việt trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng

Dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Chỉ huy Tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào, việc tổ chức và chuẩn bị cho Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng được thực hiện hết sức cẩn trọng, kỹ càng. Hai nước cử đến địa bàn chiến dịch những cán bộ chỉ huy giỏi, có bề dầy kinh nghiệm tác chiến2 (Việt Nam cử Cục phó Cục Tác chiến Đoàn Thế Hùng và các cán bộ bộ phận theo dõi chiến trường Lào tham mưu giúp Bộ Tổng Tham mưu Lào; cử phái viên tham gia công tác tham mưu chiến dịch. Bộ Tư lệnh Chiến dịch do đồng chí Vũ Lập làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chính ủy; đồng chí Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng làm Phó Tư lệnh về quân sự). Địa bàn phòng ngự được tổ chức tại khu tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (dài 60km, rộng 50km), chia thành 5 khu vực: Khu trung tâm (Cánh Đồng Chum), khu trung gian (Hin Tặng), khu thứ yếu (Noọng Pẹt) và 2 khu tác chiến phối hợp (Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng); mỗi khu vực có một số cụm chốt. Lực lượng liên quân Việt - Lào tham gia chiến dịch phòng ngự cũng hết sức hùng hậu, được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại1 (Về phía Việt Nam, lực lượng tham gia chiến dịch gồm 2 trung đoàn 174, 148 (Sư đoàn 316), 2 trung đoàn bộ binh tình nguyện 866 và 335, từ tháng 10 được tăng cường thêm Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C, 2 tiểu đoàn đặc công 41 và 27, Tiểu đoàn Pháo binh 42, 4 tiểu đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh. Về phía Lào, lực lượng của Lào có 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh, 4 đại đội bộ đội địa phương và dân quân du kích). Phía Lào đã huy động lực lượng phối hợp với các lực lượng tình nguyện Việt Nam làm tốt công tác chuẩn bị chiến trường, tạo điều kiện thuận lợi để liên quân Việt - Lào bước vào chiến dịch đúng kế hoạch, với khả năng chiến đấu ở mức cao nhất. Để đảm bảo cơ động lực lượng chiến đấu trên toàn địa bàn trong mọi tình huống, Bộ Tư lệnh Mặt trận giao cho các tiểu đoàn công binh đảm nhiệm thi công các đường cơ động của cơ giới và tổ chức bảo vệ những đoạn xung yếu. Các trung đoàn bộ binh tự đảm nhiệm đường cơ động theo các phương án tác chiến, tổ chức những tuyến đường bí mật để triển khai lực lượng và hàng chục kilômét đường cơ động, hào giao thông đã được hoàn thành trong một thời gian ngắn, về phía đối phương, họ cũng tung vào chiến dịch một lực lượng lớn cả về con người và vũ khí2 (Lực lượng địch ở Quân khu 2 gồm 76 tiểu đoàn bộ binh (18 tiểu đoàn quân Thái Lan), tổ chức thành các GM, 3 tiểu đoàn pháo binh; bố trí theo 4 khu vực xung quanh Cánh Đồng Chum, được không quân Mỹ chi viện).


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra trong một thời gian dài kỷ lục trên chiến trường Lào: 179 ngày (21.5 - 15.11.1972) với 244 trận đánh, Quân Tình nguyện Việt Nam đánh 170 trận, lực lượng vũ trang Lào đánh 74 trận.


Chiến dịch diễn ra gồm 4 đợt: Đợt 1 (21.5 - 10.8), đánh địch tiến công khu trung gian; đợt 2 (11.8 - 10.9), đánh 40 tiểu đoàn địch và quân đổ bộ đường không, phản đột kích đánh bại cánh quân chủ yếu; đợt 5 (11 - 30.9), phản đột kích lần thứ hai, giành chủ động trên chiến trường; đợt 4 (1.10 - 5.11), đánh bại hoàn toàn chiến dịch tiến công lớn của quân đội Lào và lính Thái Lan.


Liên quân Việt - Lào tổ chức lực lượng thích hợp, chia thành bộ phận phòng ngự tại chỗ và cơ động đánh địch trên các hướng; trong đó, lực lượng phòng ngự tại chỗ xây dựng trận địa thành các chốt, cụm chốt để ngăn chặn địch tiến công, còn lực luợng cơ động chiến dịch đánh địch trên các hướng phòng ngự bị uy hiếp, xây dựng trận địa đứng chân. Liên quân Việt - Lào đã ngăn chặn, phản kích, bẻ gãy các mũi và hướng tiến công của địch, kết hợp tập kích tiêu hao sinh lực, tạo thế và lực đánh trận then chốt quyết định. Với các đánh đó, liên quân Việt - Lào đã đánh bại các đợt tấn công của “8 binh đoàn cơ động của Vàng Pao, 9 tiểu đoàn đặc biệt (BS), 4 tiểu đoàn tình nguyện (BV), 18 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh của Thái Lan, 2 binh đoàn, 2 lữ đoàn bộ binh nguỵ Lào và có sự chi viện tối đa của không quân Mỹ”1 (Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 473). Trong chiến dịch này, cách đánh phối hợp giữa phòng ngự và tiến công đã được liên quân Lào - Việt thực hiện nhuần nhuyễn, linh hoạt, làm tăng đáng kể hiệu quả chiến đấu.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng giành thắng lợi, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn, có tính chất chiến lược của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực địch, “loại khỏi vòng chiến đấu 5.631 tên địch, bắn rơi 38 máy bay, đánh thiệt hại nặng 3 binh đoàn ngụy và 3 tiểu đoàn lính Thái Lan”2 (Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 473). Thắng lợi của chiến dịch đã góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường, buộc quân đội Vương quốc Lào phải quay về bám giữ đường số 13. Cố gắng cao nhất của Mỹ và lực lượng tay sai muốn chiếm lại địa bàn chiến lược để giành thế có lợi cho giải pháp chính trị đã bị thất bại hoàn toàn và với ý nghĩa đó, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã góp phần tạo nên thế hơn hẳn của cách mạng Lào trong đàm phán tìm giải pháp chính trị.


Với nhiều cách đánh linh hoạt, tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm, Quân tình nguyện Việt Nam cùng quân - dân Lào đã tổ chức và tiến hành chiến dịch một cách bài bản, có quyết tâm sớm, chuẩn bị kỹ, thiết bị chiến trường hợp lý. Đây cũng là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của liên quân Lào - Việt với cách đánh sáng tạo, hiệu quả; góp phần đúc kết kinh nghiệm, làm phong phủ thêm lý luận về nghệ thuật chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ.


3. Đôi điều về nghệ thuật tổ chức chiến dịch phòng ngự trong phối hợp chiến đấu của Liên quân Việt - Lào, Lào - Việt

Đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa các dân tộc Đông Dương là một yêu cầu khách quan, trong đó tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào hết sức “đặc biệt”, mang tính nguyên tắc. Lần đầu tiên tổ chức một chiến dịch phòng ngự dài ngày với quy mô lớn và các mục tiêu có tính chiến lược, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 là một điển hình về nghệ thuật chủ động xây dựng thế trận phòng ngự.


Liên quân Việt - Lào đã làm tốt công tác chuẩn bị chiến trường, bảo đảm đường sá, chuẩn bị tốt binh khí kỹ thuật, chú trọng đến hỏa lực mang vác, chuẩn bị bộ đội, làm cho các cấp quán triệt quyết tâm đã đánh là dứt điểm, tổ chức huấn luyện theo phương án tác chiến (huấn luyện bộ đội theo phương án tác chiến cụ thể của từng đơn vị phù hợp với nhiệm vụ, đối tượng tác chiến và cách đánh; xây dựng kế hoạch tác chiến tỷ mỷ, chu đáo, nhất là kế hoạch hiệp đồng với các lực lượng của Lào). Trước chiến dịch, công tác động viên bộ đội được thực hiện nghiêm túc, cụ thể và chặt chẽ gắn với kiểm tra chu đáo, kịp thời trước khi nổ súng đế bảo đảm chắc thắng trận đầu và trận tiếp sau. Trong công tác kiểm tra và tổ chức trinh sát nắm địch, luôn đặt lên hàng đầu yếu tố chính xác; đồng thời, tăng cường cán bộ có kinh nghiệm chỉ huy đánh công sự và tăng cường cán bộ của Mặt trận xuống chỉ huy và hiệp đồng với bạn Lào. Việc bàn bạc thống nhất và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của bạn trong hoạt động tác chiến được chú trọng và thực hiện tốt trong mọi hoàn cảnh.


Với phương châm chiến dịch “đánh mạnh, đánh nhanh, nắm thời cơ đánh chắc thắng”, tổ chức và tiến hành chiến dịch phòng ngự, liên quân Việt - Lào đã tiến công liên tục, đánh tập trung hiệp đồng binh chủng là chính để tiêu diệt địch; đồng thời, coi trọng đánh địch khi chúng tăng viện hoặc rút chạy. Đặc biệt, tổ chức chiến dịch, liên quân Việt - Lào đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của yếu tố bí mật bất ngờ (bằng cách phổ biến có mức độ cho từng cấp và phổ biến từng bộ phận của kế hoạch chung cho đơn vị có liên quan) kết hợp với việc đề ra phương châm chỉ đạo tác chiến phù hợp: Mạnh dạn, táo bạo, kiên quyết, linh hoạt và chắc thắng. Bên cạnh đó, liên quân Việt - Lào luôn chú trọng kết hợp giữa tiến công giành đất với phòng giữ các địa bàn trọng điểm, vừa tác chiến, vừa tranh thủ củng cố lực lượng bảo đảm chiến đấu liên tục lâu dài. Liên quân Việt - Lào đã luôn quán triệt tư tưởng tiến công, tiến công là chủ yếu và nắm chắc lực lượng cơ động; đồng thời phòng ngự tích cực, dùng hành động tiến công để phòng ngự.


Trong hoạt động tác chiến, liên quân Việt - Lào tập trung giữ vững tuyến trung gian, tranh thủ đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, phát huy cách đánh lấy ít thắng nhiều, chủ động tiến công vào khu vực đầu não của địch bằng các phương thức thích hợp như dùng pháo tầm xa, pháo cối nhẹ, đặc công, phân đội nhỏ đánh các kho tàng quan trọng, khống chế sân bay... Liên quân đã coi trọng việc dùng phân đội nhỏ kết hợp đặc công, pháo cối, thường xuyên tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận địch trong phạm vi chúng chiếm đóng, chủ động phá kế hoạch của địch chuẩn bị tiến công lấn chiếm. Khi địch lấn chiếm từng bước, thì tập trung từng trung đoàn, tiểu đoàn đánh tiêu diệt, bẻ gãy từng cánh quân lấn chiếm của địch. Khi địch tiến công lấn chiếm lớn bằng nhiều hướng, nhiều đường hoặc kết hợp giữa lực lượng mặt đất với quân đổ bộ bằng trực thăng thì liên quân Việt - Lào dùng toàn bộ lực lượng hiện có, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng phòng thủ với lực lượng cơ động, giữa đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn tiêu diệt triệt để quân địch.


Có thể thấy rằng, trong kháng chiến chống Mỹ, chiến dịch phòng ngự là một loại hình chiến dịch có tính ác liệt, thường được tổ chức dài ngày, dễ gây thương vong, tổn thất lớn; do đó, có những đòi hòi cao và hết sức chuẩn xác cả trong công tác chuẩn bị chiến trường và thực hành tác chiến. Nắm vững yêu cầu đó, liên quân Việt - Lào đã nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng tổ chức một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh, đánh bại các cuộc hành quân tầm cỡ của đối phương. Thành công của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng không chỉ để lại những kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự, mà còn góp phần làm cho liên minh chiến đấu Việt - Lào, Lào - Việt trở nên keo sơn hơn, củng cố một bước mối quan hệ gắn bó giữa hai Đảng, hai dân tộc, hai quân đội. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 chính là thành quả của sự giúp đỡ lân nhau giữa hai Đảng, hai quân đội Việt Nam và Lào - một điển hình mẫu mực về quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu và hợp tác giữa lực lượng vũ trang hai nước vì mục tiêu chiến đấu cho quyền tự quyết dân tộc, độc lập, tự do lâu dài và bền vững.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Tư, 2023, 10:31:45 am
QUAN HỆ MỸ - TRUNG - XÔ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI CHIẾN TRƯỜNG ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1972


Đại úy, ThS NGUYỄN VĂN BẮC
Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Trong thế kỷ XX, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương là sự kiện trọng đại, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống chính trị quốc tế, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới. Giành được thắng lợi vĩ đại đó, nhân dân Việt Nam - Lào - Campuchia phải chịu đựng hy sinh vô cùng to lớn không chỉ bởi sự tàn phá của bom đạn, vũ khí tối tân của quân địch, mà còn bởi hệ quả từ sự thay đổi trong quan hệ Mỹ - Trung - Xô. Góp phần làm sáng rõ sự thay đổi quan hệ giữa ba nước lớn, đỉnh điểm là năm 1972, tác động đến chiến trường Đông Dương, trong đó Việt Nam là chiến trường chính; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam trong việc kiên trì thực hiện đường lối độc lập, tự chủ gắn liền đoàn kết quốc tế, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nội dung chính của tham luận này.


1. Chiến lược của Mỹ: Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô để rút ra khỏi cuộc chiến tranh trong ‘‘danh dự”

Sau sự kiện Tết Mậu Thân (1968) trên chiến trường miền Nam, Mỹ nhận thấy không thể giành thắng lợi về quân sự, buộc phải xuống thang, chấp nhận đàm phán với ta hòng ổn định tình hình chính trị - xã hội trong nước; đồng thời, tranh thủ thời gian, tìm kiếm cơ hội để tiến hành chiến lược mới, kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương trong “danh dự”. Mâu thuẫn sâu sắc giữa Trung Quốc và Liên Xô những năm 1969 - 1970 là cơ hội tốt để Tổng thống R. Níchxơn triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, mở rộng chiến tranh sang Campuchia và Lào, âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Mục tiêu của chiến lược này là Mỹ rút quân và giữ nguyên ngụy quyền miền Nam Việt Nam. Đối với chiến lược của R. Níchxơn, cái khó nhất là liệu phía cách mạng có thuận không. Bởi chỉ khi nào miền Bắc đồng ý rút quân khỏi miền Nam thì mới giữ được ngụy quyền Sài Gòn, nếu không thì rất khó. Đây là điều kiện tiên quyết thứ nhất. Điều kiện thứ hai là Liên Xô và Trung Quốc ngưng viện trợ vũ khí cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Nếu như vậy, miền Bắc có rút quân hay không không quan trọng, bảo đảm giữ được ngụy quân, ngụy quyền.


Thực hiện ý đồ trên, R. Níchxơn chủ trương cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô để vận động hai nước gây sức ép với Hà Nội nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua thương lượng và một giải pháp tại Pari. Kítxinhgiơ (H. Kissinger) đã tiết lộ với A. Đôbrưnhin (A. Dobrynin) - Đại sứ Liên Xô tại Hoa Kỳ: để giải quyết vấn đề Việt Nam, Nixon sẽ không từ bỏ việc tiếp tục chơi với Trung Quốc và sẽ sử dụng chuyến thăm có kết quả tại Moscow vào việc này”1 (Anatôni Đôbrưnhin, Đặc biệt tin cậy. Vị đại sứ ở Washington qua sáu đời tổng thống Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 432. (Dẫn theo: GS Vũ Dương Ninh, Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 - 2010, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr. 235)). Níchxơn tính toán: “Từ lâu tôi đã tin rằng một nhân tố không thể thiếu được để bất kỳ một sáng kiến hòa bình nào thành công tại Việt Nam đều cần tính đến sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tôi cho rằng việc nối lại quan hệ với Trung Quốc và hòa dịu với Liên Xô là những phương pháp khả quan để đẩy nhanh việc chấm dứt chiến tranh. Nếu Washington tiếp xúc với Moscow và Bắc Kinh thì ít nhất cũng làm cho Hà Nội thiếu tự tin. Còn trong trường hợp tốt nhất, nếu hai cường quốc cộng sản thấy cần quan tâm nhiều hơn tới mối quan hệ với Mỹ, thì Hà Nội sẽ buộc phải thương lượng một giải pháp mà chúng ta có thể chấp nhận được”1 (Richard Nixon, No More Vietnam, pp. 105-106 (Dẫn theo: Pierre Asselin, Nền hòa bình mong manh - Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp định Paris, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr. 55-56)). Tháng 7 năm 1971, Ngoại trưởng H. Kítxinhgiơ sang thăm Bắc Kinh và đến tháng 2 năm 1972, Tổng thống R. Níchxơn có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ - Trung. Tại sao Mỹ sang Trung Quốc trước? Phải chăng Mỹ đánh giá vai trò của Bắc Kinh quan trọng hơn Mátxcơva trong việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương? Tất nhiên không thể phủ nhận vai trò quan trọng sự ủng hộ, viện trợ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương. Song, sự thật không giống như những gì người ta nhìn thấy qua các hoạt động ngoại giao của chính quyền R. Níchxơn cũng như những động thái liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc. Để giải đáp vấn đề trên, chúng ta cần phải nhìn lại những sự kiện lớn đã diễn ra trước đó, như: Năm 1969, xảy ra xung đột quân sự lớn liên quan đến vấn đề biên giới Trung - Xô. Sự kiện đó ngầm đánh tiêng với Oasinhtơn rằng: Trung Quốc đã coi Liên Xô là kẻ thù chính, thì Mỹ có thể thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Bởi vậy mới có “ngoại giao bóng bàn”2 (Ngày 6 tháng 4 năm 1971, Bắc Kinh bất ngờ đưa ra đề nghị mời đội tuyển bóng bàn Mỹ đang tham gia giải vô địch thế giới tại Nhật Bản sang Trung Quốc thi đấu giao hữu, phíạ Trung Quốc lo mọi chi phí. Từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 4 năm 1971, các thành viên đội tuyển Mỹ đã thi đấu giao lưu với các tay vợt Trung Quốc và tham quan một số nơi. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của người Mỹ đến Trung Quoc kể từ năm 1949. “Ngoại giao bóng bàn” đã tạo cơ sở chính trị thuận lợi để thúc đẩy hòa hoãn Trung - Mỹ. Ngày 14 tháng 4 năm 1971, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Trung Quốc. Tiếp đến, chuyến thăm của Ngoại trưởng H. Kitxinhgiơ và Tổng thống R.Níchxơn mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước sau hơn 20 năm đối địch. (Xem thêm: Trang sử ngoại giao bóng bàn Trung - Mỹ, http://thanhmen.vn, ngày 29 tháng 7 năm 2018)), chuyến đi của H. Kitxinhgiơ (1971) và sau đó là chuyến thăm lịch sử của Tổng thống R. Níchxơn với Thông cáo Thượng Hải (27.2.1972).


Trong thực tiễn, Oasinhtơn muốn lợi dụng Bắc Kinh để tăng cường quan hệ với Mátxcơva. Trước khi có hòa hoãn Trung - Mỹ, Oasinhtơn dự định hòa hoãn với Mátxcơva trước để giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam, nhưng tình thế khi đó chưa cho phép. Nhân dân ba nước Đông Dương đang tích cực đẩy mạnh kháng chiến, Trung Quốc chưa hòa hoãn với Mỹ, mà Liên Xô hòa hoãn với Mỹ thì Trung Quốc sẽ gây căng thẳng ngay. Nhưng sau khi có hòa hoãn với Trung Quốc, chính quyền R. Níchxơn đẩy mạnh phát triển quan hệ với Liên Xô thông qua chuyến thăm chính thức vào tháng 5 năm 1972. Nói về vấn đề này, Mao Trạch Đông thừa nhận: “Nixon leo lên lưng Trung Quốc để nói chuyện với Liên Xô”1 (Nguyễn Cơ Thạch, Những vấn đề chiến lược của các nước lớn, Tài liệu lưu tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự, tr. 107). Sự thừa nhận trên đã phản ánh rõ, trong chiến lược của Mỹ, Trung Quốc chỉ là chất xúc tác thúc đẩy quan hệ Mỹ - Xô mà thôi. Nói cách khác, Mỹ đã tranh thủ khoét sâu mâu thuẫn Trung - Xô để thực hiện học thuyết Nixon, rút quân viễn chinh Mỹ về nước mà vẫn duy trì được ách thống trị thực dân kiểu mới ở Đông Dương.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Tư, 2023, 10:33:00 am
2. Chiến lược của Liên Xô: Hòa hoãn với Mỹ, bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia ở châu Âu

Trong khi giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Liên Xô trước sau như một chủ trương giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương bằng thương lượng, với những điều kiện thấp hơn so với yêu cầu của Việt Nam. Từ đầu năm 1967, sau khi Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh đưa ra lời tuyên bố ngày 28 tháng 1: “Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì Việt Nam và Mỹ mới có thể nói chuyện”1 (Phạm Quạng Minh, Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xó - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Nxb Đại học Quốc gia Ha Nôi 2015 tr. 139). Trong hội đàm cấp cao Việt - Xô (3.1967), Liên Xô nói: “Mỹ khó nhận việc chấm dứt ném bom không điều kiện, nêu ra không có ích gì, chỉ cản trở thương lượng”2 (Vụ Liên Xô, về quan hệ Việt - Xô, 1985, tr. 29 (Dẫn theo: Phạm Quang Minh Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mv (1954-1975), Sđd,tr. 139)). Liên Xô muốn Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Mỹ theo nguyên tắc “có đi có lại”, tức là yêu sách đòi Việt Nam chấm dứt chiến đấu ở miền Nam, quân đội miền Bắc rút khỏi miền Nam.


Sau sự kiện đảo chính ở Campuchia (18.3.1970), Liên Xô đã 2 lần yêu cầu Việt Nam rút quân tình nguyện và điều đó hạn chế hoạt động của cách mạng Campuchia. Liên Xô chủ trương Mỹ ngừng ném bom miền Bắc trước, vấn đề miền Nam sau, giải quyết vấn đề quân sự miền Nam trước, vấn đề chính trị sau. Liên Xô đã đẩy mạnh việc trực tiếp gợi ý đàm phán với Mỹ; cao điểm là sau sự kiện Tết Mậu Thân (1968), khi Việt Nam và Mỹ đã ngồi vào bàn thương lượng và năm 1972, khi giải pháp đó đã trở thành hiện thực.


Trên thực tế, Liên Xô đánh giá quá cao sức mạnh của Mỹ, không tin vào khả năng của Việt Nam. Chúng ta còn nhớ câu chuyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm Liên Xô khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết định. Tại cuộc hội đàm với lãnh đạo cấp cao của bạn, đồng chí Kôxigin (Kosygin) (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô) đã hỏi: “Đồng chí Đại tướng! Đồng chí thử so sánh lực lượng giữa ta và địch đồng chí có bao nhiêu sư đoàn bộ binh, sư đoàn xe tăng. Các đồng chí làm thế nào mà đánh thắng được Mỹ?”. Đại tướng trả lời: “Nếu tính theo cách học ở học viện quân sự, so sánh đơn thuần lực lượng 2 bên về số quân đoàn, sư đoàn, số khẩu pháo, xe tăng... thì có lẽ, chúng tôi không thể đánh được. Nhưng chúng tôi đánh theo kiểu khác (bây giờ cắt nghĩa thì hơi khó) và nhất định chúng tôi đánh thắng”1 (Võ Nguyên Giáp, Bám sát thực tiễn, nhạy bén phát hiện đúng quy luật, nắm vững quy luật và hành động theo quy luật, ta sẽ đi đến thắng lợi (Bài nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Hậu Giang, tháng 10.1987), tr. 2). Vào thời điểm đó, cách nhìn của Liên Xô phản ánh quan điểm chung của bạn bè ta trên thế giới, ai cũng ủng hộ, nhưng chưa ai tin dân tộc ta sẽ thắng trong cuộc chiến này, chưa ở đâu nêu được khẩu hiệu “Việt Nam nhất định thắng”!


Nhưng từ đầu những năm 1970, đặc biệt là thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972, tình hình khác hẳn. Chiến tranh Việt Nam đã làm Mỹ suy yếu nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ. Điều này tạo ra cơ hội để Liên Xô thúc đẩy quan hệ với Mỹ. Đỉnh điểm là sự kiện diễn ra vào tháng 5 năm 1972, khi Liên Xô lùi bước ở Việt Nam và đón Tổng thống Níchxơn, trong khi Mỹ thả mìn phong tỏa bờ biển miền Bắc Việt Nam và sau đó dùng B-52 tập kích chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực khác. Trong cuộc gặp thượng đỉnh Xô - Mỹ, các nhà lãnh đạo Xôviết Brêgiơnhép (Brezhney), Kôxigin (Kosygin), Pótgoni (Podgomyi) đã lên án gay gắt chính quyền Níchxơn về hành động leo thang, mở rộng chiến tranh ở Đông Dương. Không khí căng thẳng cuộc hội đàm đôi khi được đẩy lên quá khích, chẳng hạn như khi Pótgoni nói với mấy người Mỹ: “Các ông là những kẻ giết người. Bàn tay của ông đã vấy máu của người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Các ông định bao giờ mới chấm dứt cuộc chiến tranh rồ dại này?”2 (Ilya V. Gaiduk, Liên bang Xôviết và chiến tranh Việt Nam, bản dịch của Tổng cục V - Bộ Nội vụ, tr. 284). Sau những lời kết tội đầy tức giận này của Liên Xô, các nhà đàm phán đã quay trở lại cuộc thảo luận “bình thường” về những vấn đề liên quan đến quan hệ hai bên, mọi thứ diễn ra cứ như không có gì xảy ra trước đó. H. Kítxinhgiơ không phải là người xa rời thực tế, ông bóc trần bản chất lời tố cáo trước đó của Liên Xô như sau: “Thái độ đó nhằm vào tôi bằng tất cả những lời lẽ khoa trương và khiếm nhã, chúng ta là những người đang tham gia một cuộc vờ vĩnh dễ nhận thấy. Trong bầu không khí trở nên căng thẳng và lối cư xử của họ bắt đầu thô lỗ hơn, không có một lời tuyên bố nào của Liên Xô có thể thỏa mãn cuộc họp. Rõ ràng các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn còn có ý đe dọa. Cái gọi là những đề nghị của họ thực ra chỉ là những khẩu hiệu thô thiển có từ các phiên họp ở Pari, trong đó họ thừa biết rằng chúng ta đã liên tục bác bỏ các đề nghị ấy và hiện giờ chẳng có lý do gì khiến chúng ta thừa nhận rằng tình hình quân sự đang từng ngày thay đổi theo hướng có lợi cho chúng ta. Các nhà lãnh đạo Xôviêt đã không ép chúng ta phải nghe theo họ. Họ nói để mà nói và khi nào đã nói đủ để có một bản sao chép lại gửi cho Hà Nội, họ sẽ dừng lại”1 (Ilya V. Gaiduk, Liên bangXôviết và chiến tranh Việt Nam, Tlđd, tr. 284). Sau cuộc gặp, một lãnh đạo của phái đoàn Liên Xô khi sang Việt Nam đã nói rằng: Nếu Liên Xô không đón Tổng thống Níchxơn sẽ có hại về nhiều mặt, đặc biệt cho những thành quả về an ninh mà châu Âu đã giành được trong việc ký các hiệp ước với Đức và các nước phương Tây mà nay còn chờ phê chuẩn. Tổng thống Níchxơn đã phải trả giá cho Liên Xô2 (Vụ Liên Xô, về quan hệ Việt - Xô, 1985, tr.38 (Dẫn theo: Phạm Quang Minh, Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Sđd, tr. 42-43)).


Như vậy, cuộc chiến tranh Đông Dương đã tạo điều kiện cho sự phát triển quan hệ Xô - Mỹ. Tuy nhiên, phải sau khi quan hệ Trung - Mỹ bình thường hóa, Liên Xô mới đẩy mạnh hòa hoãn với Mỹ để bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia và cô lập Trung Quốc - đối thủ số một trong phe xã hội chủ nghĩa. Những sự kiện diễn ra ở Tiệp Khắc (1968), ở biên giới Xô - Trung (1969) và đón tiếp Tổng thống Mỹ (1972) phản ánh rõ mục đích và bản chất chính sách đối ngoại của Liên Xô: Cái gì liên quan trực tiếp đến lợi ích an ninh quốc gia thì họ rất kiên quyết (trường hợp đưa quân vào Tiệp Khắc và xung đột quân sự trên biên giới với Trung Quốc); ngược lại, cái gì không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh quốc gia thì có thể nhân nhượng, thỏa hiệp với nhiều hình thức kín đáo mà không bộc lộ vấn đề hy sinh lợi ích của đồng minh (điển hình là cuộc kháng chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ba nước Đông Dương).


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Tư, 2023, 10:34:12 am
3. Chiến lược của Trung Quốc: Hòa hoãn với Mỹ, phá thế hai cực, hướng tới mục tiêu trở thành cường quốc đứng đầu thế giới

Mặc dù có mâu thuẫn và đối đầu, nhưng trong việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương, 2 nước đồng minh lớn nhất phe xã hội chủ nghĩa là Trung Quốc và Liên Xô lại có sự thống nhất với nhau: Muốn hòa hoãn với Mỹ để giữ nguyên trạng chiến cuộc; đồng thời, tăng cường ảnh hưởng của mỗi bên để nâng cao địa vị quốc tế và lấy đó làm “vốn” buộc Mỹ phải nhân nhượng trong các vấn đề liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia. Chiến lược của Trung Quốc thời kỳ này còn nhằm mục tiêu giải quyết hệ quả của “Đại cách mạng văn hóa”, hòng củng cố uy tín lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò lãnh tụ cách mạng thế giới của Mao Trạch Đông. Biểu hiện rõ nhất sự thay đổi chiến lược của Trung Quốc là vấn đề đàm phán giữa ta và Mỹ tại Hội nghị Pari, đặc biệt trong 2 năm 1971 - 1972.


Trước khi có “ngoại giao bóng bàn” (4.1971), Trung Quốc đã có những lời tuyên bố “ủng hộ” Việt Nam hết mình. Ngày 7 tháng 3 năm 1971, tại Hà Nội, trong cuộc hội đàm với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chu Ân Lai tuyên bố: Hôm qua tôi đã nói những lời của Mao Chủ tịch, những lời nói chân thực không phải khách khí, dĩ nhiên là nói về mặt kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của các đồng chí. Không ủng hộ cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam là phản bội cách mạng - Chúng tôi cũng chuẩn bị hy sinh lớn nhất của dân tộc để cùng chiến đấu với các đồng chí một khi chúng dám mở rộng chiến tranh”1 (Văn phòng Trung ương Đảng, Phát biểu của Chu Ân Lai trong hội đàm với các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng ngày 7/3/1971, Tài liệu lưu tại Thư viện Viện Lịch sử quân Sự, tr. 160, 161). Lợi dụng Mỹ sa lầy trong chiến tranh Đông Dương, Trung Quốc tìm mọi cách phá hòa hoãn Xô - Mỹ, ngăn cản ảnh hưởng của Liên Xô đối với Việt Nam. Cũng tại cuộc hội đàm này, Chu Ân Lai bác bỏ “hành động thống nhất ủng hộ Việt Nam”: “Nếu chúng ta vào hùa với Liên Xô thì Liên Xô sẽ xỏ mũi chúng ta... Khác với chúng ta giữa chúng ta với nhau có gì bất đồng thì bàn bạc trên cơ sở độc lập, tự chủ. Nếu lập mặt trận rộng rãi trên toàn thế giới và đưa Liên Xô vào thì ta dễ bị xỏ mũi. Các đồng chí làm chủ, chúng tôi ủng hộ các đồng chí [...] Liên Xô muốn thành lập mặt trận, không phải mặt trận thống nhất mà là “mặt trận nhất thống”, theo như tiếng Trung Quốc thường nói, nghĩa là cứ phải nghe theo họ”2 (Văn phòng Trung ương Đảng, Phát biểu của Chu Ân Lai trong hội đàm với các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng ngày 7/3/1971, Tài liệu lưu tại Thư viện Viện Lịch sử quân Sự, tr. 160, 161).


Thế nhưng, chỉ 4 tháng sau, từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 7 năm 1971, Trung Quốc đã đón tiếp H. Kítxinligiơ và nội dung cuộc hội đàm giữa hai bên chúng ta đã biết: Mong muốn của Mỹ là chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam trong “danh dự” và rút hai phần ba quân chiếm đóng ở Đài Loan sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với điều kiện Trung Quốc ép Hà Nội thay đổi chính sách trong đàm phán ở Pari. Hai ngày sau khi H. Kítxinhgiơ rời Bắc Kinh, Chu Ân Lai đã sang Hà Nội thông báo về chuyến đi bí mật của Ngoại trưởng Mỹ và chuẩn bị đón Tổng thống R. Níchxơn. Chu Ân Lai muốn phía Việt Nam hiểu rằng, Trung Quốc không “bán đứng” các đồng minh của mình và vẫn tiếp tục là tiền đồn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Trong thực tiễn chủ trương “kiên quyết ủng hộ” cuộc kháng chiến của Việt Nam là một nhân tố quan trọng, tạo nên bước ngoặt trong lịch sử quan hệ đối ngoại của Trung Quốc: Sau hơn 20 kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (25.10.1971)1 (Xem thêm: Võ Anh Tuấn, Hệ thống Liên hiệp quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 51).


Đến tháng 10 năm 1972, khi Việt Nam và Mỹ đạt được những thỏa thuận cơ bản tại Hội nghị Pari, Bắc Kinh vẫn tìm mọi cách ngăn cản ảnh hưởng của Mátxcơva. Ngày 10 tháng 10 năm 1972, trong cuộc hội đàm với đồng chí Lê Đức Thọ, Chu Ân Lai kiến nghị: “Về cuộc đàm phán Paris, phương châm và nội dung thôa thuận chỉ có thể do Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định - Bất cứ nước nào, đảng nào bên ngoài đều không có quyền can thiệp mà phải tôn trọng chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu các bên khác cũng phải như vậy (ám chỉ Liên Xô)”2 (Văn phòng Trung ương Đảng, Biên bản Chu Ân Lai tiếp Lê Thanh Nghị ở Bắc Kinh ngày 10 tháng 10 năm 1972, tr. 172, Tài liệu lưu tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự). Để khẳng định quyết tâm “ủng hộ” của Trung Quốc, củng cố lòng tin cho lãnh đạo Việt Nam, Chu Ân Lai cam kết: “Các đồng chí tiếp tục đánh, chúng tôi tiếp tục ủng hộ. Nếu chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại, chúng tôi vẫn giúp đỡ các đồng chí”3 (Văn phòng Trung ương Đảng, Biên bản Chu Ân Lai tiếp Lê Thanh Nghị ở Bắc Kinh ngày 10/10/1972, Tlđd, tr. 174). Sau cùng, chuyến thăm Trung Quốc diễn ra từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 2 năm 1972 của Tổng thống Níchxơn và bản thông cáo chung tại Thượng Hải đã “mở ra một chương mới trong việc bình thường hóa quan hệ Trung - Mỹ sau hơn 20 năm đối đầu”4 (Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (5.1919 -12.1987) - Những sự kiện tiêu biểu, Nxb Nhân dân, 6.1989, tr. 310)), về sự kiện này, H. Kítxinhgiơ đánh giá “cuối cùng chúng tôi cũng hiểu nhau; cuộc chiến tranh ở Việt Nam không ảnh hưởng đến sự cải thiện quan hệ của chúng tôi”5 (Kissinger, White House Years, Boston: Little, Brown, 1979, pp. 1087 (Dẫn theo: Phạm Quang Minh, Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975), Sđd, tr. 120)).


Như vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương đã giúp Trung Quốc thoát được thế 2 cực Mỹ - Xô và tạo cơ sở vươn lên thành “một cực” trong trật tự thế giới; đồng thời, thoát khỏi thế bị bao vây về kinh tế và chính trị, được công nhận vào Liên họp quốc. Nhưng mặt khác, uy tín trong phong trào cách mạng thế giới của Trung Quốc bị giảm nhiều. Qua việc hòa hoãn với Mỹ, người ta nhận thấy, có lúc Bắc Kinh kêu gọi chống Mỹ ghê gớm lắm, nhưng giờ lại đi với Mỹ chống Liên Xô. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực, đi ngược lại quyền lợi cách mạng thế giới.


Có thể nói, trước những khó khăn do Mỹ chuyển hướng chiến lược, thực hiện âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Lào hóa chiến tranh” và “Khơme hóa chiến tranh”, cộng thêm sức ép từ sự chia rẽ, mâu thuẫn giữa 2 đảng lớn nhất trong phe xã hội chủ nghĩa là Trung Quốc và Liên Xô, cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương đứng trước thử thách to lớn. Sự biến đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình đặt ra yêu cầu cấp thiết hơn lúc nào hết đối với cách mạng Đông Dương: Phải nắm vững phương châm “Đông Dương là một chiến trường - miền Nam Việt Nam là chiến trường quyết định - Campuchia là chiến trường mới mở và khâu yếu nhất của địch - Lào là chiến trường có vị trí chiến lược quan trọng. [...] nhận thức rõ chiến trường miền Nam là chiến trường chủ yếu đánh bại âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh, chiến trường quyết định thắng lợi chung"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 31, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 417-418).


Thực hiện phương châm trên, với đường lối độc lập tự chủ, đúng đắn sáng tạo, cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng ở Đường 9 - Nam Lào, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Đông Bắc Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành thắng lợi cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên toàn chiến trường miền Nam, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (27.1.1973), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Với ý nghĩa đó, thắng lợi của cách mạng Đông Dương trong năm 1972 nói riêng và trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ nói chung phản ánh chân lý có ý nghĩa thời đại sâu sắc: Các nước lớn muốn quyết định số phận các nước nhỏ, muốn hòa hoãn với nhau để giữ nguyên trạng ở Việt Nam, nhưng chỉ có người Việt Nam là quyết định được số phận của mình. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã thức tỉnh lương tri loài người, làm cho mọi người trên thế giới thấy rõ yếu tố con người, yếu tố một dân tộc, dù nhỏ song nếu được lãnh đạo đúng đi vào đấu tranh thì đều có thể tự viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc mình.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Tư, 2023, 08:04:04 am
CHIẾN TRƯỜNG LÀO NĂM 1972
QUA ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI: MỘT GÓC NHÌN


TS NGUYỄN VĂN TUẤN
Phó Trưởng khoa Lịch sử, Trường Sư phạm, Đại học Vinh


Lịch sử thế giới những năm sau 1954, Đông Dương luôn là một trong những điểm thu hút sự chú ý của thế giới. Tại đây, Mỹ đã thực hiện nhiều chiến lược chiến tranh nối tiếp nhau với mưu đồ khống chế khu vực có vị trí rất quan trọng trong chiến lược toàn cầu của mình. Cùng với quá trình đẩy mạnh xâm lược của Mỹ, cuộc đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương phát triển mạnh mẽ, tác động to lớn đến cục diện chiến trường ở trong nước. Trong đó, năm 1972 là năm đánh dấu nhiều chuyển biến quan trọng. Trước đó, nhiều chiến lược của Mỹ từ “Chiến tranh một phía”, “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” đến “Đông Dương hóa chiến tranh” đã thất bại thảm hại hoặc đang đứng trước bờ vực phá sản. Những thắng lợi của cách mạng ở ba nước Đông Dương đã giáng những đòn nặng nề vào Mỹ và các chính quyền tay sai. Một năm sau, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27.1.1973); ký kết Hiệp định Viêng Chăn (Vientiane) về lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào (21.2.1973). Có thể nói, năm 1972 trở thành năm bản lề quyết định thành bại của Mỹ trên chiến trường Đông Dương, khoảng thời gian cho những nỗ lực cuối cùng của Mỹ và lực lượng tay sai để cứu vãn tình thế, giành lợi thế trên bàn đàm phán tại Pari. Đối với siêu cường hùng mạnh hàng đầu thế giới như nước Mỹ, việc phải ký kết những hiệp ước thừa nhận thất bại quả thật là một điều rất “đáng xấu hổ”, chỉ diễn ra khi “không còn cách nào khác”.


Chính vì lẽ đó, trong năm 1972, tình hình chiến trường Đông Dương nói chung, chiến trường Lào nói riêng hết sức quyết liệt. Với tính chất quan trọng, mang tính bước ngoặt của chiến trường Lào năm 1972 đối với đất nước này nói riêng và ảnh hưởng của nó đối với cục diện chiến tranh Đông Dương nói chung, diễn biến cuộc chiến tranh cách mạng ở Lào đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu về chiến tranh, lịch sử quân sự, quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại... Các kết quả nghiên cứu của họ tạo ra cái nhìn khá đa sắc về vấn đề này. Trong phạm vi một tham luận khoa học, xin được điểm qua một số vấn đề mang tính khái quát, góp phần tìm hiểu về quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của các học giả nước ngoài về chiến trường Lào năm 1972.


1. Về sự ác liệt trên chiến trường

Nhìn chung, các công trình, kể cả của các nhà nghiên cứu Mỹ hay thân Mỹ cũng phải thừa nhận một sự thật lịch sử về sự quyết liệt của chiến trường Lào năm 1972.

Tại Lào, trong mùa khô 1971 - 1972, Mỹ huy động tới 33 tiểu đoàn bộ binh và pháo binh quân đội Thái Lan và lực lượng đặc biệt Vàng Pao, cùng sự chi viện hỏa lực mạnh của không quân, pháo binh, tăng, thiết giáp của Mỹ nhằm hủy diệt toàn bộ khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - một chiến trường có vị trí chiến lược quan trọng không chỉ đối với cách mạng Lào, mà còn đối với cả chiến trường Đông Dương. Nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự rất mạnh mẽ và chủ động của quân và dân Việt - Lào.


Nhà nghiên cứu K. Cônboi (Kenneth Konboy)1 (K. Cônboi (sinh năm 1964) hiện là Giám đốc một công ty tư vấn rủi ro và an ninh tư nhân ở Giacácta (Inđônêxia). Trước đó, ông là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á - tổ chức tư vấn có ảnh hưởng tại Oasinhtơn, nơi ông đã viết các tài liệu chính sách về quan hệ kinh tế và chiến lược với các quốc gia Nam và Đông Nam Á. Ông là tác giả của gần 20 cuốn sách về lịch sử quân sự và hoạt động tình báo châu Á. Ông tốt nghiệp Đại học Georgetown và Trường Johns Hopkins và là giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Chulalongkom ở Băng Cốc) đã viết về cuộc tiến công mùa khô vào cuối tháng 12 năm 1971 đầu năm 1972 của liên quân Việt Nam - Lào như sau: “Điều không mong đợi là cường độ của cuộc tấn công của Quân đội nhân dân Việt Nam, bao gồm các thành phần của hai sư đoàn bộ binh, hai trung đoàn độc lập và thiết giáp. Hơn nữa, lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương làn thứ hai, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tự do sử dụng cả pháo 130mm và thậm chí còn sử dụng máy bay chiến đấu MiG của mình để yểm trợ trên không trong cuộc tấn công của mình. Đối mặt với hỏa lực này, tuyến tiền phương của người Mông gần như sụp đổ ngay lập tức. Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến lên phía trước và áp đảo các loại pháo 105mm và 155mm của Thái Lan bằng các khẩu 130mm tầm xa hơn của họ... Đến những ngày đầu tháng 1 năm 1972, Lào một lần nữa lâm vào thế bí”2 (Kenneth Conboy, War In Laos 1954 - 1975, Squadron/Signal Publications, Inc, 1994, pp. 47-48).


Trong suốt 6 tháng mùa mưa năm 1972, Mỹ sử dụng rất nhiều tiểu đoàn gồm quân đội Thái Lan, quân đội phái hữu Viêng Chăn và lực lượng đặc biệt Vàng Pao, với hỏa lực mạnh của không quân Mỹ, liên tục tiến công nhằm chiếm lại Cánh Đồng Chum... Cánh Đồng Chum “trở thành vùng “tự do bắn”, nơi những chiếc B-52 tiến hành những đợt ném bom tàn khốc... Cảnh quan của vùng núi Lào vẫn còn bao phủ bởi những quả bom chưa nổ tiếp tục cướp đi sinh mạng của dân thường...”3 (Grant Evans, A short history of Laos: the land in between, Allen & Unwin, Australia, 2002, pp. 149).


Đi cùng với sự tàn khốc của chiến tranh là cảnh tang thương mà người dân phải gánh chịu. Trong suốt những năm chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, dường như không ngày nào Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ngớt tiếng bom đạn Mỹ, không ngày nào không có cảnh chết chóc tang thương, thậm chí có những thời gian dài, ở nơi mưa bom, bão đạn này không phân biệt được ngày và đêm nữa. Sự tàn bạo của kẻ thù với tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới là một thử thách vô cùng khắc nghiệt đối với đồng bào và chiến sĩ các bộ tộc Lào ở nơi đây1 (Vũ Quang Hiền, Chiến công vang dội Cánh Đồng Chum - Biểu hiện sinh động của liên minh chiến đấu Việt-Lào, https://tuyengiao.vn/viet-lao/Tu-lieu-lich-su/chien-cong-vang-doi-canh-dong-chum-bieu-hien-sinh-dong-cua-lien-minh-chien-dau-viet-lao-41816, ngày 28-5-2012). Rất nhiều người đã phải di tản khỏi Cánh Đồng Chum, tị nạn ở nhiều nơi. Một trong số họ đã nói lên cảm nghĩ về những ngày khốc liệt đó: “Họ đưa chúng tôi đến Vientiane, nơi an toàn và không có gì có thể gây hại cho chúng tôi. Tôi rất không muốn đi vì quá nhớ ngôi làng cũ của mình. Nhưng vì quá sợ hãi trước tiếng súng không bao giờ dứt, tôi quyết định rời bỏ ruộng vườn, các loài động vật, các loại cây ăn quả... Nhưng khi máy bay cất cánh, tôi nhìn xuống làng của mình, tôi rất nhớ nhà, nhớ về làng quê, nơi tôi sinh ra, về vùng đất mà tôi đã sống hàng ngày”2 (Voices From the Plain of Jars: Life under an Air War, Harper Colophon Books, New York, 1972, pp. 112-113). Khi tiến hành chiến tranh ở Lào, Mỹ chưa bao giờ thừa nhận sự tham gia của họ, họ gọi đó là cuộc “chiến tranh bí mật” hay “nội chiến”, về sau, chính quyền Mỹ đã phải thừa nhận những hậu quả ghê gớm mà họ gây ra ở Lào. Phát biểu trong chuyến thăm Lào vào tháng 9 năm 2016, Tổng thống Barắc Ôbama thẳng thắn: “Trong hơn chín năm (từ năm 1964 đến 1973), Mỹ đã ném hơn hai triệu tấn bom xuống Lào - nhiều hơn số lượng mà chúng tôi đã ném xuống Đức và Nhật Bản cộng lại trong suốt Thế chiến thứ hai. Nó khiến Lào, tính theo đầu người, là quốc gia bị đánh bom nặng nề nhất trong lịch sử”; “Các ngôi làng và toàn bộ thung lũng đã bị xóa sổ. Cánh Đồng Chum cổ kính bị tàn phá nặng nề. Vô số thường dân thiệt mạng... Hôm nay, tôi sát cánh với các bạn để thừa nhận những đau khổ và hy sinh trên tất cả các mặt của cuộc chiến tranh đó”1 (Remarks of President Obama to the People of Laos (September 06, 2016), https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2016/09/06/remarks-presi-dent-obama-people-laos).


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Tư, 2023, 08:08:25 am
2. Về kết cục của chiến trường

Dù đứng trên lập trường, quan điểm và góc nhìn khác nhau, mục đích, đối tượng và nội dung nghiên cứu có thể không giống nhau, nhưng rất nhiều nhà nghiên cứu cũng phải thẳng thắn thừa nhận một sự thật lịch sử là sự thất bại của Mỹ và tay sai trên chiến trường Lào năm 1972, tính chủ động, sự thắng thế của liên quân Việt - Lào cũng như nhân dân hai nước. Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã dùng những từ ngữ như “sụp đổ”, “thất bại”, “những ngày cuối cùng”... để chỉ tình thế của quân đội tay sai, quân đội đánh thuê và âm mưu của My ở Lào.


Từ đầu năm 1972, quân và dân Lào giành được nhiều thắng lợi lớn trong các chiến dịch đánh chiếm các địa bàn chiến lược quan trọng ở cả Bắc và Nam Lào. Cả quân phái hữu Lào và lính đánh thuê nước ngoài (chủ yếu là Thái Lan) đều bị suy yếu, vùng kiểm soát của chúng bị thu hẹp dần về phía Tây dọc theo sông Me Kông. Nội bộ phái hữu Lào lục đục. Nhằm duy trì chế độ tay sai Viêng Chăn, Mỹ đã tăng viện trợ quân sự, thúc ép ngụy quyền bắt lính, đẩy mạnh “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, thực hiện lùng quét bên trong, lấn chiếm bên ngoài, bình định các vùng đông dân, nuôi dưỡng và củng cố “lực lượng đặc biệt” Vàng Pao với phục vụ những toan tính của họ cả trước mắt và lâu dài. Với mong muốn thay đổi tình thế trên chiến trường, Mỹ chủ trương cố tình cho chế độ tay sai trì hoãn đàm phán với Neo Lào Hắc Xạt. Bởi vì, “Vientiane muốn chiếm lấy lãnh thổ và đẩy lùi Bắc Việt càng xa càng tốt trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực”1 (Kenneth Conboy, War In Laos 1954 - 1975, Squadron/Signal Publications, Inc, 1994, pp. 47, 50). Đồng thời, Mỹ tổ chức cho Vàng Pao thực hiện nhiều cuộc hành quân, huy động lực lượng tổng hợp, có sự tham gia của quân đội Thái Lan, tấn công vào vùng giải phóng ở Bắc Lào. Tuy nhiên, hành động của lực lượng Vàng Pao đã bị đánh bại, các cuộc hành quân của y “đã bị đình trệ một cách vô vọng”, cuối cùng bị “kiệt sức, bám trụ và ngồi chờ đợi một cuộc tấn công của Quân đội nhân dân Việt Nam”2 (Kenneth Conboy, War In Laos 1954 - 1975, Squadron/Signal Publications, Inc, 1994, pp. 47, 50).


Sức mạnh và thế làm chủ chiến trường của liên quân Việt - Lào trên chiến trường Lào năm 1972, đặc biệt là ở Bắc Lào được các nhà nghiên cứu đề cập khá rõ nét. Điều này đã khiến cho “lực lượng đặc biệt” Vàng Pao và quân đội đánh thuê Thái Lan gặp nhiều khốn đốn. Bốn tháng đầu năm 1972, các cuộc pháo kích hạng nặng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã buộc người Thái phải chuyển sở chỉ huy của họ đến một hang động ở căn cứ Skyline Ridg. Sau đó, Sở Chỉ huy lại được chuyển đến một boongke gia cố trên sườn núi phía Tây Nam Long Tieng3 (Kenneth Conboy, War In Laos 1954 - 1975, Squadron/Signal Publications, Inc, 1994, pp. 47, 50) (chỉ Loong Chẹng - nơi đặt Sở Chỉ huy của “lực lượng đặc biệt” Vàng Pao - NVT). Trong cuốn sách Chiến tranh ở Bắc Lào 1954 -1973, chiến trường Lào năm 1972 được các tác giả tập trung trình bày hoạt động của không quân Mỹ trong thời gian mùa mưa, chủ yếu ở Bắc Lào. Phần đề cập đến Nam Lào được phản ánh trong cuốn sách như sau: “... Chính phủ Lào đồng ý với các điều khoản của lệnh ngừng bắn. 15 phút sau, Bắc Việt đánh bật quân chính phủ ra khỏi Pak Song và Cao nguyên Boloven lần cuối cùng. Để trả đũa, 9 chiếc B-52 đã tấn công các vị trí cộng sản xung quanh Pak Song vào ngày 23 tháng 2. Đây là nhiệm vụ cuối cùng của không quân Mỹ tại Nam Lào”4 (Victor B. Anthony, Richard R. Sexton, The War in Northern Laos 1954 - 1973, Center for Air Force History, United States Air Force, Washington, D.C. 1993, pp. 362).


3. Chiến trường Lào năm 1972 trong quan hệ với các chiến trường ba nước Đông Dương

Chiến trường Lào năm 1972 luôn gắn chặt trong tổng thể cuộc Chiến tranh Đông Dương. Với vị trí địa - chính trị quan trọng ở châu Á, Đông Dương nhanh chóng trở thành điểm nóng bỏng trong cuộc Chiến tranh Lạnh, một mắt xích quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Các đời tổng thống Mỹ từ Tờruman (Truman) đến Níchxơn (Nixon) đều rất chú ý đến Đông Dương, tìm cách can thiệp và muốn xây dựng bán đảo này thành “thuộc địa kiểu mới” hòng ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Sau khi lên làm tổng thống, L.B. Giônxơn (Lyndon Baines Johnson), được cổ vũ bởi cuộc vận động bầu cử và sự khuyến khích của giới hiếu chiến, bảo thủ và giới tướng lĩnh Mỹ, đã ngày càng dính sâu vào cuộc xung đột ở Đông Dương. Ông ta tuyên bố với đồng sự thân cận rằng “không có ý định để mất Việt Nam”1 (Anatôli Đôbrưnhin, Đặc biệt tin cậy - Vị đại sứ ở Oasinhtơn qua sáu đời tổng thống Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 208). Sau khi lên cầm quyền, Níchxơn thực hiện “Đông Dương hóa” chiến tranh (“Việt Nam hóa” chiến tranh ở Việt Nam, “Lào hóa” chiến tranh ở Lào, “Khơme hóa” chiến tranh ở Campuchia) nhằm “phi Mỹ hoá” chiến tranh để tránh thêm tổn thất nhưng vẫn muốn bám giữ Đông Dương, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” trên cơ sở bom đạn, vũ khí và đô la Mỹ, vì lợi ích của nước Mỹ.


Sau những thất bại liên tiếp và nặng nề, Tổng thống Níchxơn cay cú, càng bị sa lầy trong cuộc phiêu lưu quân sự trên chiến trường Đông Dương. Đầu năm 1971, Mỹ vạch ra kế hoạch thực hiện một trận đánh mang tính quyết định về mặt quân sự không chỉ đối với miền Nam Việt Nam mà còn đối với Lào, đó là cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719 (còn gọi là cuộc hành quân Đường 9 - Nam Lào). Cuộc hành quân được chuẩn bị hết sức chu đáo với mục tiêu nhằm xoay chuyển cục diện trên chiến trường, trước hết là chiếm lĩnh một địa bàn chiến lược cơ động cực kỳ lợi hại vùng Nam Lào. Nếu làm chủ được khu vực này sẽ cắt đứt đường tiếp tế được ví là “cuống họng” trên con đường chi viện từ miền Bắc cho cách mạng miền Nam Việt Nam, cách mạng Lào và cả Campuchia. Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn gửi gắm rất nhiều hy vọng và tự tin rằng “chiến thắng đã nằm trong tầm tay”. Cuộc hành quân bắt đầu vào ngày 30 tháng 1 năm 1971 với một lực lượng hùng hậu của quân ngụy Sài Gòn, cả quân ngụy Lào, được sự chi viện mạnh mẽ của các lực lượng Mỹ1 (Địch huy động 45.000 quân, trong đó có 30.000 lính ngụy Sài Gòn, 15.000 lính Mỹ, gồm những lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến nhất) và nhanh chóng kết thúc vào ngày 23 tháng 3 năm 1971 với tình cảnh “một cuộc rút chạy thảm hại” của quân đội Mỹ và ngụy Sài Gòn2 (Sau hơn 50 ngày đêm chiến đấu kiên cường, quân và dân Việt Nam và Lào đã tiêu diệt 2 lữ đoàn, 1 trung đoàn và 5 tiểu đoàn bộ binh, 4 thiết đoàn, 8 tiểu đoàn pháo binh; đánh thiệt hại nặng 2 trung đoàn bộ binh, 1 liên đoàn biệt động quân, 1 lữ đoàn và 3 tiểu đoàn khác; loại khỏi vòng chiến đấu hơn 21.000 địch (bất 1.142); bắn rơi, phá hủy 556 máy bay, 1.138 xe quân sự, 112 pháo, cối; thu 2 máy bay trực thăng, 24 xe quân sự, 78 pháo, cối, 2.268 súng (Bộ Quốc phòng - Cục Khoa học quân sự, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, mục từ: Chiến dịch đường 9 - Nam Lào, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015)). Thất bại nặng nề trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã giáng một đòn nặng nề vào những âm mưu của Mỹ ở Lào và Việt Nam. Đó là một trong những lý do quan trọng để Mỹ tập trung mọi nỗ lực nhằm cứu vãn nhưng cũng là động lực cho cách mạng hai nước Việt - Lào đẩy mạnh hoạt động quân sự vào năm 1972. Vì vậy, chiến trường Việt Nam và Lào trong năm 1972 đều hết sức quyết liệt.


Tại Việt Nam, cuối tháng 3 năm 1972, Quân giải phóng mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, lấy mặt trận Trị - Thiên làm hướng tiến công chủ yếu. Các chiến trường Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Khu 5 cũng nổ súng phối hợp. Đặc biệt, trải qua gần 3 tháng tiến công liên tục (30.3 - 27.6.1972), Chiến dịch tiến công Trị - Thiên giành được thắng lợi. Sau đó, trải qua 81 ngày đêm “mùa Hè đỏ lửa”, hai bên đã chiến đấu quyết liệt, giành giật từng mét đất. Ngay sau khi địch mất toàn bộ tỉnh Quảng Trị, Thời báo New York Mỹ viết rằng: “Từ Washington đến Sài Gòn luôn bao trùm một không khí lo âu căng thẳng. Tâm lý thất bại trong quân ngụy lan tràn”1 (Dẫn theo: "Mùa Hè đỏ lửa" Quảng Trị 1972: Nhìn nhận từ phía bên kia,
https://vov.vn/chinh-tri/mua-he-do-lua-quang-tri-1972-nhin-nhan-tu-phia-ben-kia-post938303.vov, ngày 21-4-2022). Đại tá lục quân Mỹ William S. Reeder nhận xét: “Mùa xuân 1972, Cộng sản bất thần mở những cuộc tấn công như vũ bão. Đây không phải là một cuộc nổi dậy của Việt Nam năm 1968 mà là một chiến dịch quy mô với hàng loạt cuộc tiến công của Cộng sản băng qua vùng phi quân sự”2 (Dẫn theo: "Mùa Hè đỏ lửa" Quảng Trị 1972: Nhìn nhận từ phía bên kia,
https://vov.vn/chinh-tri/mua-he-do-lua-quang-tri-1972-nhin-nhan-tu-phia-ben-kia-post938303.vov, ngày 21-4-2022).


Để cứu vãn tình thế, Níchxơn tiến hành “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh Việt Nam, huy động lực lượng lớn không quân và hải quân3 (Chỉ riêng lực lượng không quân lần này Mỹ đưa vào Việt Nam bằng lực lượng không quân ba nước mạnh nhất Tây Âu lúc bấy giờ là Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức cộng lại) ồ ạt tham chiến ở miền Nam và gây trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Níchxơn nói rằng: “Tôi không có ý định là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ thất bại trong một cuộc chiến tranh”4 (Dẫn theo: Neil Sheehan, Sự lừa dối hào nhoáng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003, tr. 576). Tuy nhiên việc “phi Mỹ hóa” của Níchxơn đã trả giá đắt sinh mạng người Mỹ. Trong nhiệm kỳ tổng thống của Níchxơn, gần 21.000 người chết và 53.000 người bị thương, hơn một phần ba tổn thất chung trong chiến tranh5 (Neil Sheehan, Sự lừa dối hào nhoáng, Sđd, tr. 582). Sau khi tái đắc cử tổng thống, Níchxơn mở cuộc tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội Hải Phòng (18 - 29.12.1972) nhằm ép ta nhân nhượng trên bàn đàm phán tại Pari. Tuy nhiên, hành động của Mỹ đã thảm bại trước sự đánh trả kiên cường của quân và dân Việt Nam với thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không”. Những nỗ lực cuối cùng của Mỹ nhằm xoay chuyển tình hình ở Việt Nam trước khi đặt bút ký vào Hiệp định Pari thất bại.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Tư, 2023, 08:10:48 am
Tại Lào, đến năm 1972, sau hơn 10 năm tiến hành chiến tranh, nước Mỹ vẫn chưa thể giành được thắng lợi. Níchxơn mặc dù “đã cố gắng phát huy tác dụng của bạo lực tổng hợp bằng cách huy động tất cả lực lượng có trong tay, phối hợp các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế cũng vẫn không thể tránh khỏi thất bại nặng nề”1 (Phan Gia Bền - Đặng Bích Hà - Phạm Nguyên Long - Huỳnh Lứa - Lê Duy Lương - Nguyễn Hữu Thùy, Lược sử nước Lào, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tr. 295). Trên thực tế, Mỹ đã thất bại trong việc xây dựng chính quyền tay sai ở Lào. Ngụy quyền Viêng Chăn rơi vào thảm trạng, đó là chính quyền thực sự thối nát và bất lực. Chính quyền đó duy trì một nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ; lực lượng xung kích quân sự được xem là “đội quân bí mật” người Mông mà Mỹ dày công nuôi dưỡng cũng thiệt hại nặng nề, tinh thần giảm sút, không đảm bảo về số lượng. Tình hình đó buộc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan viện trợ Mỹ (USAID) phải làm nhiệm vụ của một “chính phủ thứ hai”, quản lý, điều hành mọi mặt hoạt động ở Lào từ hành chính, kinh tế đến quân sự...


Mặc dù vậy, trong năm 1972, Mỹ và lực lượng tay sai vẫn cố gắng đẩy mạnh hoạt động quân sự hòng tiêu diệt cách mạng Lào, cắt đứt tuyến vận tải chiến lược của miền Bắc Việt Nam cho chiến trường Đông Dương. Mỹ tăng cường viện trợ cho chính quyền Viêng Chăn2 (Tính cả giai đoạn 1962 - 1972, Mỹ đã cung cấp theo chương trình viện trợ nước ngoài 536.278.000 USD hỗ trợ kinh tế cho Chính phù Vương quốc Lào (Theo: U.S. Economic Assistance to the Royal Lao Government 1962 - 1972, December 1972)), dùng lực lượng đặc biệt Vàng Pao ở Thượng Lào để luồn sâu vào vùng giải phóng, tăng cường càn quét, chống lại Quân giải phóng nhân dân Lào; ra sức củng cố vùng đất ít ỏi còn lại ở Trung Lào, đặc biệt là dọc sông Mê Kông... Trong khi đó, cách mạng Lào không ngừng lớn mạnh và giành được những thắng lợi rất quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào1 (Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 2 năm 1972, Đại hội lần thứ II Đảng Nhân dân Lào được tổ chức lại Sầm Nưa. Đại hội đã quyết định nhiều vấn đề chiến lược, có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình cách mạng Lào. Tại Đại hội này, Đảng Nhân dân Lào chính thức đổi tên thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong năm 1972, quân và dân Hạ Lào liên tiếp đánh bại cuộc hành quân Xỏn Xây, Phạ Ngừm và Xỉng Đâm của địch.


Đặc biệt, từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Mỹ huy động một lực lượng lớn quân phái hữu Lào, lính đánh thuê Thái Lan với sự yểm trợ tối đa của không quân Mỹ tiến vào khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng2 (Cánh Đồng Chum là “chìa khóa của nước Lào”, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, không chỉ về quân sự mà còn về chính trị, kinh tế. Giữ được địa bàn này sẽ có tác dụng cả thế công và thế thủ, tạo điều kiện cho cách mạng Lào phát triển; bảo vệ trực tiếp căn cứ địa cách mạng ở Sầm Nưa; tạo thế uy hiếp và trực tiếp tấn công Loong Chẹng - căn cứ của lực lượng đặc biệt Vàng Pao do Mỹ xây dựng; là bàn đạp để uy hiếp thủ đô Viêng Chăn và cố đô Luông Phabăng. Xem: Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 9)... hòng giành lại khu vực chiến lược này. Đây là một địa bàn chiến lược đối với cách mạng ba nước, liên quan chặt chẽ đến tuyến vận tải chiến lược của miền Bắc Việt Nam trên chiến trường Đông Dương, tác động trực tiếp đến an ninh biên giới Việt Nam - Lào. Tuy vậy, dự báo chính xác âm mưu và hành động của Mỹ và tay sai ở Lào, liên quân Việt - Lào đã chủ động mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 - 15.11.1972) đánh bại cuộc hành quân lớn đầy tham vọng của chúng, giữ vững địa bàn chiến lược, bảo vệ vùng giải phóng của cách mạng Lào và tạo thế có lợi cho cách mạng Lào trên bàn đàm phán.


Có thể nói, trong suốt cuộc chiến tranh Đông Dương, chiến trường Việt Nam và chiến trường Lào có quan hệ chặt chẽ với nhau, nước Lào tất yếu bị lôi cuốn vào toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Đến năm 1972, do sự biến đổi nhanh chóng của tình hình, trước những âm mưu mới của Mỹ, bên cạnh đó là tinh thần quyết tâm của cách mạng hai nước Việt Nam và Lào, sự mật thiết đó lại càng rõ nét hơn bao giờ hết.


Năm 1972, mặt trận Lào cũng là một trong những mặt trận mà ta xác định mang tính chiến lược1 (Mục tiêu của ta được xác định rất rõ ràng trong Nghị quyết của Hội nghị Quân ủy Trung ương tháng 2 năm 1972: “Cần phải giúp đỡ và phối hợp với bạn thật tốt trong nhiệm vụ tác chiến, xây dựng lực lượng và củng cố vùng giải phóng, cùng nhau tạo nên những đợt hoạt động nhịp nhàng, tiến công địch đồng đều, đón thời cơ giành thắng lợi to lớn” (Dẫn theo: Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 393)). Trong cuốn sách viết về chiến tranh đường không đặc biệt và chiến tranh bí mật ở Lào, Đại tá Quân đội Hoa Kỳ Rôdép D. Xêlétxki (Joseph D. Celeski) có nhắc đến việc bố trí và kế hoạch tiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như phân tích lý do mà ta đẩy mạnh hoạt động trên chiến trường Lào trong năm 1972. Ông viết rằng: “Các hoạt động của Cộng quân trong năm 1972 và 1973 được tiến hành trong bối cảnh Hội nghị Paris đang diễn ra và bao gồm việc tranh giành các vị trí có lợi trước khi buộc phải ngừng bắn”2 (Joseph D. Celeski, Special Air Warfare and the Secret War in Laos, Air Commandos 1964 - 1975, Air University Press, 2019, pp. 49).


Trên chiến trường Lào còn là nơi diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa quân và dân Việt - Lào với Mỹ và tay sai để bảo vệ tuyến vận tải chiến lược Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh - biểu tượng của ý chí, quyết tâm kháng chiến của nhân dân Việt Nam và cũng là biểu tượng của tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. Nhiều học giả nước ngoài, kể cả người Mỹ đã khai thác chủ đề này với hệ thống tư liệu rất phong phú. Để cắt đứt tuyến đường này, từ năm 1968 đến năm 1972, lực lượng không quân Mỹ thực hiện hàng loạt chiến dịch hòng chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh ở Nam Lào, kết hợp với các hoạt động trên bộ, sử dụng sức mạnh không quân và thiết bị điện tử giám sát, cảm biến và thiết bị truyền thống để cản trở việc di chuyển người và tiếp tế từ miền Bắc Việt Nam đến chiến trường miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Trong những năm 1971 - 1972, Mỹ đẩy mạnh hoạt động bời lúc này họ đang rút các lực lượng trên bộ và trao dần vai trò cho người bản địa. Cuộc tiến công đó kéo dài đến tháng 3 năm 1972 và không chỉ dừng lại ở việc đánh bại miền Nam Việt Nam, mà còn nhằm gây sức ép đối với Hà Nội trên bàn hội nghị1 (Xem: Bernard C. Nalty, The War Against Trucks Aerial Interdiction in Southern Laos 1968-1972, Air Force History and Museums Program, United States Air Force, Washington, D.C. 2005).


Năm 1972 cũng là năm mà quan hệ giữa các cường quốc (Mỹ - Liên Xô, Mỹ - Trung Quốc) có những diễn biến mang tính bước ngoặt, Chiến tranh Lạnh có biểu hiện hòa dịu hơn. Tháng 2 năm 1972, Nichxơn đi thăm Trung Quốc, tháng 5 năm 1972 thăm Liên Xô. Giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh Đông Dương là vấn đề được các bên quan tâm, bàn thảo, mặc dù hầu như không được công bố công khai. Ví như, trong chuyến thăm Liên Xô của Níchxơn, phái đoàn Mỹ rất nghi ngại về thái độ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Brêgiơnhép (Brezhnev) sẽ “kiểm điểm” Níchxơn về tội ném bom Bắc Việt Nam, tuy nhiên cuộc hội đàm đã diễn ra trong không khí tốt lành, mở đường cho các cuộc đàm phán tiếp theo có hiệu quả. Tại phiên toàn thể, vấn đề Việt Nam hầu như không được đề cập, hai bên chỉ bàn đến vấn đề Việt Nam trong một bữa ăn tối với diện hẹp tại biệt thự ở ngoại ô2 (Xem: Anatôli Đôbrưnhin, Đặc biệt tin cậy - Vị đại sứ ở Oasinhtơn qua sáu đời tổng thống Mỹ, Sđd, 2001, tr. 427-428). Trước đó, vào ngày 10 tháng 4 năm 1972, khi bàn về tình hình căng thẳng ở Đông Dương, Níchxơn nói với Đại sứ Liên Xô tại Mỹ Anatôli Đôbrưnhin rằng: “Chúng ta sẽ phải vượt qua cuộc khủng hoảng mới này với những mất mát ít nhất đối với quan hệ Xô - Mỹ, và điều quan trọng là hai chính phủ đừng để mất sự kiểm soát đối với các sự kiện, nhất là trong quan hệ song phương”1 (Anatôli Đôbrưnhin, Đặc biệt tin cậy - Vị đại sứ ở Oasinhtơn qua sáu đời tổng thống Mỹ, Sđd, tr. 408).


Khi quan hệ giũa các cường quốc nói trên có những bước ngoặt cũng là khoảng thời gian mà Hội nghị Pari về Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định; cuộc thương lượng của các lực lượng chính trị ở (Chính quyền Viêng Chăn và Mặt trận Lào yêu nước Lào) đã và đang được tiến hành. Chính vì vậy, những nỗ lực giữa các bên tham chiến trên chiến trường sẽ tác động rất lớn đến kết quả trên bàn đàm phán. Kết quả của Hiệp định Pari (27.1.1973) và Hiệp định Viêng Chăn (21.2.1973) càng minh chứng rõ nét về những tác động của những chiến thắng của liên quân Việt - Lào trên chiến trường Lào năm 1972 (trong đó có chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng), cũng như minh chứng cho sức mạnh của tình đoàn kết đặt biệt Việt - Lào nói chung.


4. Một vài nhận xét

Việt Nam và Lào là hai nước cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, có quan hệ lâu dài trong lịch sử, từng đấu tranh chống kẻ thù chung dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản. Trong thời kỳ hiện đại, hai nước giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia của nhau. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được coi “là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được”2 (Ban Tuyên giáo Trung ương, Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 - 2017) Hà Nội, 2017, tr.31). Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, vì độc lập, tự do cho cả hai dân tộc, Việt Nam đã “nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, yêu nhân dân Lào như bố mẹ, anh em ruột thịt của mình, đã đồng cam, cộng khổ, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”... kề vai sát cánh chiến đấu sống chết bên nhau với quân đội và nhân dân Lào trong từng chiến hào, trên khắp chiến trường trong cả nước với tinh thần anh dũng tuyệt vời”1 (Cayxỏn Phômvihản, Xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978, tr. 183-184).


Năm 1972, những trận chiến trên chiến trường Lào diễn ra rất quyết liệt, có ảnh hưởng lớn đến chiến trường chung Đông Dương. Thắng lợi của quân và dân hai nước trên chiến trường Lào năm 1972 - trong đó có chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - đã làm thay đổi nhanh chóng cục diện chiến tranh có lợi cho cách mạng hai nước. Các học gia nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu về cuộc chiến tranh ở Lào. Chiến trường Lào năm 1972 chủ yếu được đề cập trong tổng thể của các công trình, gần như không được trình bày riêng biệt, nó chỉ là một phần, một nội dung trong những tác phẩm đã được công bố... Cho dù là các nhà nghiên cứu chuyên sâu, các chính khách hay những người đã trực tiếp tham chiến... thì về cơ bản cũng đều phản ánh khá khách quan diễn biến trên chiến trường, về sự quyết liệt, tương quan lực lượng và mối quan hệ giữa chiến trường Lào với cuộc chiến tranh Đông Dương, nhất là ở Việt Nam.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Tư, 2023, 08:14:21 am
CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG VỚI CỤC DIỆN CHIẾN TRƯỜNG BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1972


Đại tá, PGS, TS TRẦN NGỌC LONG
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Lâu nay, với nhiều người đã từng kinh qua các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc dường như đã ăn sâu vào tiềm thức “tư tưởng tiến công” và chỉ có tiến công nên mỗi khi đề cập đến lịch sử các cuộc chiến tranh đó, người ta thường tập trung nói nhiều về các chiến dịch tiến công, phản công, mà ít nói đến các chiến dịch phòng ngự. Trong khi một số chiến dịch hay trận đánh phòng ngự lại có vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến cục diện chiến trường không thua kém gì chiến dịch tiến công hay phản công. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là một trong những trường hợp như vậy. Thành công của chiến dịch này không chỉ trực tiếp tạo ra thế liên hoàn giữa các vùng căn cứ địa của cách mạng Lào, góp phần củng cố tình đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc Việt - Lào, liên minh chiến đấu giữa hai quân đội Lào - Việt... mà còn góp phần “chia lửa” và bảo vệ sườn phải cho cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên hướng Tây Nguyên và Trị - Thiên. Thành công của chiến dịch phòng ngự này cũng giúp cho lực lượng vũ trang hai nước có thểm nhiều kinh nghiệm tác chiến phòng ngự và các cơ quan chỉ đạo chiến lược, chiến dịch củng cố thêm cơ sở khẳng định: “Chiến dịch phòng ngự là một hình thức chiến dịch không thể thiếu trong chiến tranh, không chi trên chiến trường Việt Nam, mà cả chiến trường Lào”1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu. Tổng kết Bộ Tổng Tham mưu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997, tr. 148).


Theo chúng tôi, có đặt Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong bối cảnh chiến trường ba nước Đông Dương nói chung, chiến trường Lào năm 1972 nói riêng mới thấy hết ý nghĩa to lớn cũng như tác động đa chiều của chiến dịch này tới cục diện chiến trường mỗi nước cũng như ba nước Đông Dương vào thời điểm năm 1972 “nhạy cảm”.


Sau thất bại của những nỗ lực quân sự trong năm 1970, đầu năm 1971 đặc biệt là thất bại của cuộc hành quân đây tham vọng mang tên “Lam Sơn 719” ở Đường 9 - Nam Lào, Mỹ và các đội quân tay sai trên chiến trường Đông Dương đều lâm vào thế bị động chiến lược, buộc phải chuyển vào thế phòng ngự, cố gắng duy trì cho cục diện chiến trường khỏi bị đảo lộn. Tại miền Nam Việt Nam quân đội Sài Gòn buộc phải tạm chuyển vào thế phòng ngự nhằm tránh sự đảo lộn thế bố trí chiến lược cũng như thay đổi tương quan lực lượng lớn trên chiến trường nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị có lợi, hỗ trợ cho bàn đàm phán ở Pari. Trong khi đó thì trên chiến trường Lào và Campuchỉa, đế quốc Mỹ hối thúc và hỗ trợ cho quân đội tay sai tại đây đẩy mạnh các hoạt động quân sự nhằm mở rộng phạm vi chiếm đóng và hỗ trợ cho quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, ngăn chặn các cuộc tiến công quy mô lớn của Quân giải phóng miền Nam mà chúng phán đoán sẽ xảy ra trong năm 1972. Mặc dù thời điểm này, Mỹ đã và đang phải từng bước rút quân, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt sự can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng đứng trước tình thế khó khăn, chúng vẫn tìm mọi cách để cố giữ thế ổn định, từng bước cải thiện tình hình để thoát khỏi thế bị động, tạo điều kiện cho cuộc đàm phán ờ Pari. Mỹ đã hỗ trợ tối đa về hỏa lực không quân và hải quân, bảo đảm sự chi viện chiến đấu cần thiết cho các đội quân tay sai trên bán đảo Đông Dương.


Tại Lào, kể từ sau năm 1969, Mỹ đã mở rộng quy mô “chiến tranh đặc biệt”, ồ ạt đưa quân Thái Lan vào tham chiến tại chiến trường này. Với công thức “Quân ngụy Lào + quân đánh thuê Thái Lan + cố vấn và sự yểm trợ về vũ khí, trang bị hậu cần của Mỹ”, quân ngụy Lào đã liên tiếp mở nhiều cuộc tiến công lấn chiếm vùng giải phóng gây không ít khó khăn cho cách mạng Lào. Trong số các cuộc tiến công đó đáng chú ý có cuộc hành quân Cù Kiệt (7.1969) và một số cuộc tiến công khác nhằm vào khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Một sự trùng lặp gần như mang tính quy luật đã diễn ra tại địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đó là vào mùa khô, khu vực này do liên quân Việt - Lào làm chủ, khi mùa mưa về, lợi dụng yếu tố khó khăn do thời tiết, địch lại mở cuộc tiến công tái chiếm lại. Cuộc tiến công Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 của địch là một sự lặp lại mang tính quy luật đó. Cuộc tiến công này diễn ra đúng vào thời điểm Quân giải phóng miền Nam đang mở cuộc tiến công chiến lược trên 3 hướng ở miền Nam Việt Nam, cục diện chiến trường tại đây đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi trông thấy, bất lợi cho cả Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đúng như tướng Cao Văn Viên - nguyên Tổng Tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn nhận xét: “Tình hình quân sự ở miền Nam Việt Nam nguy ngập đến độ Hoa Kỳ lo sợ Việt Nam Cộng hòa có thể thất thủ; Hoa Kỳ đề nghị Bắc Việt ngưng tiến công và trở lại bàn Hội nghị”1 (Cao Văn Viên, Những ngày cuối của Việt Nam Cộng hòa, Nxb Vietnambibliography, 2003 (Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong), tr. 14).


Tại sao Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng lại là địa bàn tranh chấp, giành giật quyết liệt trong suốt thời gian dài của cuộc chiến? Đó là câu hỏi từng thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ tại Lào. Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một địa bàn có giá trị chiến lược đặc biệt quan trọng đối với cả hai phía. Phía Mỹ từng đánh giá Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là “chìa khóa” của nước Lào và là nơi thi thố, thử nghiệm học thuyết Níchxơn. Với cách mạng Lào thì địa bàn này không chỉ có giá trị đặc biệt về chính trị, quân sự, mà cả về kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Đây là một trong những vùng giải phóng quan trọng bậc nhất đối với cách mạng Lào và được xác định là “trung tâm chống chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ và tay sai ở Lào”1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, Hà Nội, 1987, tr. 10). Dưới góc độ quân sự, địa bàn này có thế công - thủ toàn diện, nó vừa là lá chắn bảo vệ cho căn cứ Sầm Nưa, vừa là bàn đạp để tiến công căn cứ Loong Chẹng và uy hiếp Viêng Chăn, Luông Phabăng.


Đối với cách mạng ba nước Đông Dương thì Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một hướng chiến lược quan trọng để phối hợp trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Đó cũng là lá chắn bảo vệ sườn phía Tây Khu 4 của Việt Nam và bảo vệ cho tuyến đường chi viện chiến lược từ hậu phương lớn miền Bắc Việt Nam tới các chiến trường của ba nước Đông Dương.


Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng không chỉ có tầm quan trọng chiến lược đối với cách mạng Lào, mà còn đối với cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương. Vì vậy, suốt cuộc chiến tranh, nhất là trong thời kỳ “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào, đây luôn là mặt trận nóng bỏng, giành giật quyết liệt giữa hai bên để nắm quyền kiểm soát.


Sau thắng lợi trong mùa khô 1971 - 1972 giành quyền kiểm soát khu vực Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, bước vào mùa mưa 1972, với quyết tâm “phá dớp” mang tính quy luật trước đó, kiên quyết giữ vững địa bàn chiến lược vừa giành được; đồng thời để phối hợp với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam, liên quân Lào - Việt đã mở chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, kiên quyết đánh bại âm mưu tiến công, giành quyền kiểm soát địa bàn chiến lược quan trọng này của địch.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 diễn ra theo 4 đợt và kéo dài từ ngày 21 tháng 5 cho đến ngày 15 tháng 11 năm 1972. Trải qua 179 ngày đêm kiên cường phòng ngự và tổ chức phản kích hiệu quả, với 244 trận chiến đấu (trong đó có 170 trận do Quân tình nguyện Việt Nam tiến hành), liên quân Lào - Việt đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 quân địch, đánh thiệt hại nặng các binh đoàn cơ động chiến lược GM 21, GM 23, GM 26 quân đội Chính phủ Hoàng gia Lào, 3 tiểu đoàn quân Thái Lan; bắn rơi 38 máy bay, thu nhiều vũ khí, tiêu hao nặng các đơn vị còn lại của chúng1 (Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tập 7: Thắng lợi quyết định năm 1972, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 303).


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 có ý nghĩa chiến lược quan trọng không chi đối với cách mạng Lào, mà với cả cách mạng ba nước Đông Dương. Với chiến thắng này, ta đã phá được “dớp”: Mùa khô cách mạng làm chủ, mùa mưa địch làm chủ; liên quân Lào - Việt giành quyền kiểm soát địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cho đến ngày kết thúc cuộc kháng chiến.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Tư, 2023, 08:15:12 am
Ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch này vượt xa giá trị của một chiến dịch thuần túy. Cùng với thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12 năm 1972 và một số yếu tố khác, thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng không những làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho cách mạng Lào, tạo thế phối hợp hiệu quả với chiến trường miền Nam Việt Nam, mà còn góp phần làm thay đổi căn bản cục diện chiến trường ba nước Đông Dương.


Trước hết, thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã làm phá sản âm mưu của địch nhằm đánh chiếm địa bàn chiến lược trọng yếu, mở ra một hướng chiến lược để thu hút, giam chân, phân tán lực lượng chủ lực ta, đỡ đòn cho các chiến trường khác ở Đông Dương, đặc biệt là chiến trường miền Nam, nơi mà quân đội Sài Gòn đang phải căng sức cùng một lúc đối phó với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên nhiều hướng, trong đó có hướng tiến công chủ yếu Trị - Thiên. Với cục diện chiến trường ba nước Đông Dương, việc giữ được Cánh Đồng Chum đã tạo ra một bàn đạp lợi hại để liên quân Lào - Việt tiếp tục phát triển thế tiến công, đẩy mạnh hoạt động quân sự và mở rộng vùng giải phóng tại khu vực Trung và Nam Lào. Với thắng lợi này, liên quân Lào - Việt đã thành công trong việc bảo vệ vùng giải phóng trọng yếu có ý nghĩa chiến lược, góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường chung, tạo ra thế liên hoàn không chỉ cho các vùng giải phóng ở Lào, mà còn cho các vùng giải phóng và căn cứ địa kháng chiến ở Tây Trị - Thiên, Tây Nguyên của Việt Nam và Đông Bắc Campuchia.


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã đánh bại thêm một bước học thuyết Níchxơn tại Lào, trực tiếp làm phá sản công thức “Quân ngụy Lào + quân đánh thuê Thái Lan + cố vấn và chi viện hỏa lực tối đa, bảo đảm hậu cần của Mỹ”, tạo ra sự tác động tiêu cực đáng kể đối với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và “Khơme hóa chiến tranh” ở Campuchia. Trong chiến dịch này, một lực lượng tinh nhuệ quân đội Hoàng gia Lào và lực lượng đặc biệt Vàng Pao đã bị tiêu diệt tác động tiêu cực đến tinh thần các đội quân tay sai trên bán đảo Đông Dương, làm suy giảm ý chí và sức chiến đấu của chúng; góp phần làm giảm cường độ các hoạt động chống phá của các đội quân tay sai đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.


Thất bại của đế quốc Mỹ và đội quân tay sai ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 là một thất bại về chiến lược hết sức quan trọng. Nó đánh dấu bước thất bại cơ bản về quân sự của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào và có những ảnh hưởng, tác động tiêu cực nhất định buộc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Khơme hóa chiến tranh”. Những mục tiêu chiến lược mà Mỹ và quân đội tay sai Lào đề ra đều không đạt được: Không tái chiếm được địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và cao nguyên Bôlôven; không thể phong tỏa hay “cắt đứt” được hành lang vận chuyển chiến lược nối từ hậu phương lớn miền Bắc Việt Nam đến các chiến trường ba nước Đông Dương, mà ngược lại, thất bại của địch ở cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 đã mở ra cơ hội phát triển mới thuận lợi hơn cho cách mạng ba nước Đông Dương trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.


Nhìn một cách toàn cục, trên chiến trường ba nước Đông Dương, sau thất bại ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, âm mưu thu hút lực lượng chủ lực Quân giải phóng miền Nam nhằm giải tỏa cứu nguy cho quân đội Sài Gòn trước các cuộc tiến công của ta đang diễn ra mạnh mẽ ở Trị - Thiên, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ đã bị phá sản. Lực lượng Quân giải phóng miền Nam vẫn không bị phân tán; tốc độ tiến công trên các chiến trường vẫn không hề bị suy giảm; cục diện “vừa đánh vừa đàm” vẫn được duy trì và phát huy hiệu quả. Ngược lại, đối với Mỹ và đội quân tay sai ở cả ba nước Đông Dương, thế bố trí chiến lược của chúng sau thất bại ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã bị đảo lộn; binh lực bị dàn mỏng; nhiều địa bàn phòng thủ rơi vào trạng thái thiếu hụt lực lượng và bộc lộ nhiều sơ hờ; trạng thái giằng co giữa phân tán và tập trung lực lượng ngày càng trở nên gay gắt không chỉ trên chiến trường Lào, mà cả trên chiến trường miền Nam Việt Nam và Campuchia.


Với thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, liên minh chiến đấu giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào càng được củng cố và phát triển lên một tầm cao mới. Điều này được thể hiện từ trong quá trình hoạch định chủ trương của các cơ quan chỉ đạo chiến lược hai nước, cũng như trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện, phân công, phân nhiệm một cách hợp lý giữa các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam cũng như Quân giải phóng nhân dân Lào.


Đối với Quân tình nguyện Việt Nam, đây là ta đầu tiên tổ chức một chiến dịch phòng ngự có quy mô lớn và giành được thắng lợi lớn trên nhiều mặt. Thực tiễn chiến dịch này đã cho ta nhiều bài học kinh nghiệm quý về tác chiến phòng ngự. Về lý luận quân sự, thắng lợi của chiến dịch này khẳng định: Chiến dịch phòng ngự là một hình thức chiến dịch tất yếu không thể thiếu được trong chiến tranh nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược; bảo vệ địa bàn, giữ vững các khu vực, mục tiêu trọng yếu trong những thời điểm lịch sử nhất định. Đặt thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong bối cảnh cục diện chiến trường miền Nam Việt Nam với sự kiện “mùa Hè đỏ lửa 1972” ở Quảng Trị sẽ thấy rõ hơn điều khẳng định nêu trên.


Với Mỹ và chính quyền tay sai ở ba nước Đông Dương, thất bại ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng kéo theo sự thất bại gần như không thể gượng nổi trên toàn bộ chiến trường. Tình thế đó đã thúc đẩy xu thế đàm phán giải quyết hòa bình về vấn đề Lào đi vào thực chất. Mỹ và chính quyền tay sai buộc phải đề nghị ngừng bắn trên toàn bộ lãnh thổ Lào có sự giám sát của quốc tế; đồng thời chấp nhận lấy Đề nghị 5 điểm của Quân giải phóng nhân dân Lào làm cơ sở thương lượng để giải quyết vấn đề hòa bình ở Lào. Mặc dù từ ngày 22 tháng 12 năm 1972, đại diện Quân giải phóng nhân dân Lào đã có mặt ở Viêng Chăn nhưng Mỹ và phía chính quyền tay sai ở Lào vẫn cố tình kéo dài cuộc đàm phán. Phải đến khi mọi cố gắng của Mỹ và các chính quyền tay sai trên bán đảo Đông Dương đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam và thất bại trên bầu trời Hà Nội, Mỹ mới chấp nhận ký Hiệp định Pari về Việt Nam thì ngày 21 tháng 2 năm 1973, Hiệp định Viêng Chăn vồ Lào mới được ký kết.


Đánh giá về chiến dịch này, tại Hội nghị khoa học đợt II, tổng kết các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Học viện Quân sự cấp cao và Học viện Lục quân tổ chức (10.1985), Đại tướng Hoàng Văn Thái khẳng định: “Lần đầu tiên Quân đội ta phối hợp với lực lượng Pathét Lào tiến hành thắng lợi một chiến dịch phòng ngự có bài bàn theo nguyên tắc của nghệ thuật chiến dịch, sát hợp với điều kiện thực tế của chiến trường nước bạn và khả năng của Quân đội ta... Trong chiến tranh giải phóng, do nhiều nguyên nhân tiến công và phản công thường là phổ biến, nhưng không phải không có phòng ngự. Bởi vì cuối chiến tranh ta có vùng giải phóng, có hành lang chiến lược... bên cạnh nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch, ta còn có nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ hành lang. Khi địch tiến công vào những địa bàn đó, không phải khi nào ta cũng phản công và phản công được ngay, mà còn có thể phòng ngự và nhiều khi - do so sánh lực lượng - bắt buộc phái phòng ngự. Như vậy, có những lúc phòng ngự là cần thiết, là tất yếu, là biện pháp phù hợp, là con đường tốt nhất lúc đó để tiêu hao, tiêu diệt địch, bảo vệ ta, hạn chế tổn thất của ta và chuẩn bị điều kiện để phán công địch. Lại cũng có trường hợp ta chủ động phòng ngự bằng một bộ phận lực lượng làm cho quân địch tiến công bị chững lại, bị suy yếu, bị bộc lộ sơ hở, để ta có thời cơ tốt hơn, điều kiện chắc chắn hơn, dùng lực lượng lớn phản công, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công của địch. Trong cả hai trường hợp ấy, không phải ta không thể hiện tư tưởng tiến công cách mạng. Chỉ có phòng ngự đơn thuần, phòng ngự tiêu cực mới không mang tư tưởng tiến công”1 (Lời đề dẫn của Đại tướng Hoàng Văn Thái tại Hội nghị khoa học tổng kết các chiến dịch đợt 11 (22 - 30.10.1985), Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự, Ký hiệu tài liệu Tk.005513).


Có lẽ cần phải phân biệt rõ như vậy để có nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tác động của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 với cục diện chiến trường Lào nói riêng, ba nước Đông Dương nói chung vào nửa cuối 1972, đầu 1973.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Tư, 2023, 08:29:11 am
VỊ TRÍ ĐỊA CHIẾN LƯỢC CỦA CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC


Thượng tá, TS PHAN SỸ PHÚC
Phó Trưởng phòng Lịch sử quân sự Thế giới,
Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Cách đây 50 năm, từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, liên quân Việt - Lào đã tiến hành thắng lợi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho 2 chiến dịch Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Trong lịch sử kháng chiến của nhân dân Lào, chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng luôn giữ vị trí địa chiến lược quan trọng, nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, là chiến trường trọng điểm mà các bên tham chiến đều đặc biệt coi trọng.


Trên bản đồ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tỉnh Xiêng Khoảng nằm trên cao nguyên thuộc khu vực Đông Bắc của Lào, ở cuối phía Bắc của dãy Trường Sơn, dãy núi chính trên bán đảo Đông Dương. Khu vực này nằm ở ngã tư lịch sử giữa hai hệ thống văn hóa lớn của thời đại đồ sắt Đông Nam Á: Hệ thống sông Mun (phụ lưu của sông Mê Kông) - sông Mê Kông và sông Hồng - vịnh Bắc Bộ. Đây là khu vục thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi thương mại và văn hóa. Xiêng Khoảng nổi tiếng với địa danh Cánh Đồng Chum (tiếng Lào: Thồng Háy Hín) - một khu vực khảo cổ cự thạch (Megalithic Jar Sites), nằm tại trung tâm cao nguyên, có niên đại từ thời đồ sắt (500 năm trước Công nguyên đến 500 năm sau Công nguyên) và là một trong những địa điểm thời tiền sử quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Tại đây đã phát hiện hơn 90 địa điểm với hơn 2.100 chum đá. Mỗi địa điểm có từ 1 đến 400 chum đá, nằm dọc thung lũng và cánh đồng thấp. Các chum đá khác nhau về chiều cao; đường kính bên trong khoảng từ 0,5m đến 3m và tất cả đều được đẽo từ đá sa thạch; trọng lượng chum lớn nhất lên tới 6 tấn. Hình dạng của chum là hình trục với đáy luôn rộng hơn đỉnh; miệng của chum đều có viền xung quanh. Một số chum được người xưa chạm khắc hoa văn, một số rất ít có nắp đậy được chạm khắc động vật như khi, hổ và ếch; số còn lại có dấu chỉ cho thấy nó đã từng có nắp đậy.


Đến nay đã có nhiều kết quả nghiên cứu công bố song vẫn chưa lý giải thỏa đáng làm thế nào người xưa tạo ra các vật thể to lớn, nặng nề, chạm khắc khá cầu kỳ và làm thế nào để họ di chuyển các chum từ mỏ đá đến đây và phân bố chúng trên một vùng đất rộng lớn. Có nhiều truyền thuyết và ý kiến khác nhau về nguồn gốc và mục đích của những chiếc chum. Truyền thuyết Lào kể về tộc người khổng lồ cư ngụ trong khu vực và được cai trị bởi một vị vua, những chiếc chum do người khổng lồ tạo ra vì vua của họ cần tìm nơi cất rượu gạo. Số rượu này được đưa đến để mừng chiến thắng của Vua thiện Khun Jeuam chống lại Vua ác Chao Angka. Các chum đá nhỏ là những chiếc cốc đựng rượu của người khổng lồ. Có quan điểm lại cho rằng, đây là địa điểm nằm trên tuyến đường thương mại, các chum tại đây có vai trò trữ nước mưa trong những đợt gió mùa hoặc trữ lương thực, thực phẩm phục vụ dân cư và du khách. Các nhà nghiên cứu về sau cho rằng những chiếc chum này liên quan đến hoạt động chôn cất thời Tiền sử, có hài cốt người, gốm sứ và các đồ vật dụng khác trong chum, mỗi nhóm chum là một khu vực chôn cất của mỗi gia đình. Ngay việc chôn cất cũng có những quan điểm khác nhau: Chum có thể là một dạng tiểu cho cát táng sau hung táng hoặc hỏa táng (một tập tục phổ biến ở thời kỳ đồ đồng và vẫn được thực hiện trên các vùng của Lào ngày nay). Có thể đây là quan tài đá, bên trong là thi thể của người quá cố đặt trong tư thế ngồi cùng với các đồ tùy táng... Việc chum không trang trí xung quanh, chỉ nắp đậy có trang trí đã dẫn đến những ý kiến cho rằng: Xưa kia các chum này nằm chìm trong đất, chỉ nhô lên phần nắp, theo thời gian, đất xung quanh bị bào mòn làm lộ ra toàn bộ chum. Với những giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt, ngày 6 tháng 7 năm 2019, Cánh Đồng Chum đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.


Với vị trí “đắc địa”, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Lào, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng luôn là trung tâm tranh chấp giữa các bên một cách quyết liệt nhất, về tự nhiên, tỉnh Xiêng Khoảng có tổng diện tích tự nhiên hơn 1,7 triệu hécta, có nhiều núi đá, rừng rậm phức tạp, nhiều tầng, nhiều lớp chạy dọc theo tuyến biên giới giáp với Việt Nam (Nậm Kắn), cho tới bên bờ sông Nậm Khên, huyện Phu Chun (phía Tây Bắc) như núi Phu Bía (2.800m). Cao nguyên Xiêng Khoảng là nơi hiểm yếu, có rừng rậm nhiều tầng, rừng thông, núi đá trùng điệp, nhưng cũng có cánh đồng cỏ rộng và khá bằng phẳng rộng khoảng 2.000km2, độ cao 1.100m so với mực nước biển, có chiều dài khoảng 70km (từ khu Noọng Pẹt đi Mường Sủi - Sa La Phu Khun). Ở đây có nhiều dãy núi quan trọng về mặt chiến lược như Phu Xăn, Phu Xạ Bốt, Phu Lũng Mạt, Phu Phaxay, Phu Khay Khản, có các đỉnh núi có giá trị về quân sự, nhất là Phu Kẹt án ngữ cửa ngõ ra vào Mường Sủi; Phu Kụt là vị trí tiền tiêu của Cánh Đồng Chum; cùng với Phu Keng, Phu Xũng tạo thành một thế đứng lợi hại, khống chế toàn bộ khu vực1 (Phu Kụt là một quả núi cao cách trung tâm Cánh Đồng Chum 15km, cách Đường số 7 (từ Xiêng Khoảng đi Sa La Phu Khun) khoảng 2km, gồm 3 mỏm nối tiếp nhau, được rừng cây - chủ yếu là thông, bao bọc. Đây là nơi đứng chân của Chính phủ Liên hiệp ba phái ở Lào). Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hủa Phăn (căn cứ cách mạng Lào), có Đường số 6 chiến lược nối liền với tỉnh Hủa Phăn và Đường số 7 chạy sang Việt Nam và ngược về phía Tây đi Thủ đô Viêng Chăn.


Về dân cư, tổng số dân ở tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay có khoảng hơn 240.000 người, gồm 3 nhóm dân tộc lớn: Lào Lùm (chiếm 75% tổng dân số), Lào Sủng (chiếm 20% tổng dân sô), Lào Thơng (chiếm 5% tổng dân số). Trong mỗi nhóm dân tộc lại có nhiều bộ tộc, thị tộc, như: Dân tộc Phuôn Lào Lùm có dòng huyết gọi là Chậu Nọi Mường Phuôn, dân tộc Mông có ông Bi, bà Lơi, ông Dơ, Li Phu, Vang Páo1 (Viêng Tha Nòm Phôm Ma Chăn (Phó Chủ tịch tỉnh Xiêng Khoảng), Những tội ác dã man của đế quốc Mỹ và tay sai đối với nhân dân Xiêng Khoảng, in trong: Viện Khoa học Quốc gia Lào - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009, tr. 17-18). Trước năm 1969, khu vực Cánh Đồng Chum là nơi tập trung đông dân sinh sống nhất của tỉnh Xiêng Khoảng (khoảng 6 vạn dân). Nhưng từ nặm 1969, trải qua nhiều cuộc hành quân lấn chiếm của địch, đa số dân đã phải dời đi các nơi, một số bị cưỡng ép về vùng địch kiểm soát. Đến năm 1972, khu vực này dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi thậm chí không còn dân, nhà cửa, làng bản hầu như bị hủy diệt bởi bom đạn của Mỳ. Dầu vậy, Xiêng Khoảng là mảnh đất có nhân dân các bộ tộc Lào anh hùng, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, đoàn kết và thương yêu nhau trong cuộc sống, cần cù trong lao động, kiên cường trong chiến đấu, vẹn tình trọn nghĩa với bạn bè, kiên trì chịu đựng gian khổ hy sinh, hết lòng, hết sức ủng hộ, giúp đỡ Bộ đội giải phóng Lào và Bộ đội tình nguyện Việt Nam.


Thời tiết tại khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mưa lớn thường diễn ra vào các tháng 7, 8, 9 khiến đường sá bị ngập lụt, sụt lở, ảnh hưởng rất lớn đến việc cơ động lực lượng và vận chuyển tiếp tế. Cũng vì thế, địch lợi dụng mùa mưa, dùng trực thăng cơ động để lấn chiếm và dùng máy bay đánh phá giao thông và các kho trạm của cách mạng Lào.


Mạng đường sá ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng rất kém phát triển, chất lượng xấu. Từ biên giới Nghệ An vào Cánh Đồng Chum chỉ có 2 tuyến đường. Tuyến thứ nhất là Đường số 7A từ Mường Xén - Bản Ban - Noọng Pẹt - Khang Khay - Bản Áng - Mường Sủi về ngã ba Sa La Phu Khun nối với Quốc lộ 13. Tuyến thứ hai là Đường số 7B từ Mường Xén đến thị xã Xiêng Khoảng nối với Đường số 4A là đường liên quân Lào - Việt mới xây dựng từ năm 1971 để phục vụ chiến dịch tiến công, đường xấu, dễ hư hỏng, việc cơ động qua đây rất hạn chế. Ngoài ra, tại khu trung tâm còn có một số đường quân sự làm gấp ngang dọc nối với các trục lớn. Trong mùa khô, việc cơ động, vận chuyển thuận lợi, nhưng mùa mưa thường có lũ lớn, đường sá dễ tắc, đi lại hạn chế.


Do tính chất, đặc điểm địa hình, có thể chia Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thành 5 khu vực với các đặc điểm khác nhau:

- Khu trung tâm Cánh Đồng Chum là cao nguyên khá rộng, có địa hình bằng phẳng trống trải. Chiều dài từ Mường Khum (phía Bắc) tới cánh đồng Căng Xẻng (phía Nam) khoảng 48km; chiều rộng từ Khang Khay (phía Đông) đến Phu Thông (phía Tây) trên 28km. Khu vực này có 5 sân bay cũ mà địch làm từ trước, trong đó 2 sân bay lớn nhất là Mường Phan và Bản Áng, có đường băng dài trên 2km bảo đảm cho các máy bay vận tải quân sự lên xuống và 3 sân bay nhỏ hơn đó là Mường Khừng, Bản Hua, Lạt Huồng. Bao quanh Cánh Đồng Chum có một số điểm cao nổi lên khống chế toàn bộ khu vực này gồm: Phu Keng, Phu Thông (Tây Bắc), Phu Seo (Tây Nam), Phu Keng Luông, Phu Hủa Sang, Phu Huột (Nam). Khu trung tâm có các điểm cao Phu Tôn, Phu Tâng.


- Khu vực trung gian (Hin Tặng) là khu vực nằm ở phía Tây Nam Cánh Đồng Chum tiếp giáp với các căn cứ: Sảm Thông, Loong Chẹng, Tôm Tiêng của địch, có chiều dài trên 20km tính từ phía Bắc dãy Điểm cao 1900A đến Nam dãy Điểm cao 1804, 1863, 1643 chân của Phu Phaxay; chiều rộng từ Nậm Cọ, Phu Xeng Luông vào phía Tây Xao Phan, giáp Sảm Thông. Địa hình khu vực này xen giữa núi cao, rừng rậm hiểm trở là lòng chảo Hin Tặng tương đối rộng, bằng phẳng, trống trải, có các ngọn núi cao từ 1400 - 1800m, có ngọn cao đột xuất như Phu Phaxay, Phu Lũng Mạt (2.100m). Trong đó có những dãy núi lớn hình thành các cụm phòng ngự lợi hại như dãy các điểm cao 1800, 1916; dãy núi đá Hin Đăm, Thẩm Lửng; dãy Phu Phaxay 2063; dãy Phu Lũng Mạt, 1960A, 1900B.


- Khu vực Nọng Pẹt - Bàn Ban, nằm trên Đường số 7A, là tuyến vận chuyển chủ yếu từ Nghệ An sang Cánh Đồng Chum và Đường số 6 từ Bản Ban đi Sầm Nưa. Khu vực này có nhiều bãi bằng, thung lũng rộng, trống trải, có căn cứ phỉ Buôm Loọng (cách Ngã ba Noọng Pẹt 30km về phía Bắc), nơi xuất phát các cuộc hành quân của địch đánh phá hậu phương, uy hiếp, cắt đứt đường vận chuyển tiếp tế của cách mạng. Đặc biệt, thung lũng lớn Bản Ban, cách Noọng Pẹt 17km về phía Đông Bắc, địa hình khá thuận lợi để triển khai binh khí kỹ thuật. Khu vực này có các dãy điểm cao quan trọng như: Phu Xan (phía Bắc), Phu Huột (phía Tây Nam), Phu Nốc Cốc (phía Đông) và Phu Học (ở giữa).


- Thị xã Xiêng Khoảng và vùng phụ cận, nằm ở phía Đông Nam Cánh Đồng Chum. Thị xã Xiêng Khoảng là một lòng chảo bằng phẳng, từ Bắc xuống Nam rộng 6km, Đông sang Tây dài 12km. Trước năm 1972, khu vực này có ý nghĩa chính trị lớn với cả vùng nhưng qua nhiều năm chiến tranh, nhà cửa đổ nát, dân đã sơ tán đi các nơi. Từ Xiêng Khoảng có Đường số 7B nối với Mường Xén (Nghệ An) và Đường số 4 xuống Tha Viêng. Bao quanh thị xã là núi cao, nối lên có một số điểm cao quan trọng như Phu Khe cao 2125m ở phía Tây; dãy Phu Ca Pó cao từ 2055 đến 2136m ở phía Nam và dãy Phu Nhu cao 1824m ở phía Tây Bắc.


- Khu Mường Sủi nằm ở phía Tây Bắc Cánh Đồng Chum, trên Đường số 7A từ Cánh Đồng Chum đi Ngã ba Sa La Phu Khun, có sân bay cho loại máy bay vận tải lên xuống. Xung quanh Mường Sủi có các dãy núi cao như Phu Xô (1.836m) ở phía Bắc, các dãy núi thấp ở phía Nam như Phu Xang Rao, Phu Đúc (1.389m) và dãy Phu Kụt (1.396m) ở phía Đông tạo thành những khu vực phòng thủ liên hoàn vững chắc. Những cánh đồng rộng ở phía Mường Sủi như Nà Luôn, Bàn Đúc, Na Te, Xiêng Nga rất thuận tiện cho việc sử dụng binh khí kỹ thuật, là nơi lực lượng vũ trang của bạn Lào đóng quân.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Tư, 2023, 08:31:45 am
Với những đặc điểm trên, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thực sự là vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Lào. Nơi đây, các chuyên gia quân sự đã nghiên cứu, đánh giá giá trị quan trọng chiến lược của nó, rằng: “Ai chiếm được Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, người đó sẽ là người làm chủ được nước Lào và sẽ có ảnh hưởng tới tất cả khu vực Đông Nam Á”. Chính các nhà lãnh đạo kháng chiến Neo Lào Hắc Xạt đã nhận định: “Nước Lào giống như một con voi trắng, Cánh Đồng Chum chính là phần đầu của voi, do đó ai cưỡi được đầu voi người đó thống trị được nước Lào”1 (Thiếu tướng Vi Xảy Chăn Tha Mạt, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Vị trí chiến lược quân sự quan trọng, in trong sách: Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Sđd, tr. 93). Vì thế, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng luôn là địa bàn tranh chấp quyết liệt, nơi diễn ra nhiều chiến dịch, nhiều trận đánh nhất trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào và nhân dân ba nước Đông Dương nói chung. Một nhà nghiên cứu phương Tây đã nhận định: Trong cuộc chiến tranh Đông Dương, “tất cả các bên đêu nhận thấy Cánh Đồng Chum nằm ở một vị trí chiến lược cao. Khu vực này là nơi có một số sân bay và có một khu phức họp đường bộ hạn chế kết nối các khu vực khác nhau của Lào với nhau và với thế giới bên ngoài. Ngã tư này đã là chiến trường trong nhiều thế kỷ nhưng chưa bao giờ khốc liệt như trong thế kỷ xung đột chồng chéo ở Đông Dương”1 (Walter J. Boyne, Plain of Jars (Cánh Đồng Chum), Tạp chí Không quân (Airforce Magazin) số ra ngày 1 tháng 6 năm 1999. Walter J. Boyne là Đại tá Không quân nghỉ hưu, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia ở Oasinhtơn).


Với chiến trường chung toàn Đông Dương, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một hướng chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, mang tính chất phối hợp rất quan trọng; có quan hệ mật thiết tới việc bảo vệ trị an vùng biên giới Việt - Lào. Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng còn liên quan tới hành lang vận chuyển chiến lược quan trọng nhất từ miền Bắc Việt Nam đến các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia suốt cuộc trường chinh đánh Mỹ. Đó không chỉ là tuyến vận tải chiến lược, mà còn là một căn cứ kháng chiến với một hệ thống kho tàng và hệ thống đường huyêt mạch nối liền các chiến trường ở cả ba nước Đông Dương, tạo thế liên hoàn vững chắc.


Về phía Mỹ, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ nước Lào, nhưng tập trung nhất là Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, hòng biến nơi đây thành căn cứ quân sự lớn nhất của chúng ở Lào. Mỹ xây dựng sân bay với đường băng dài 3km, đảm bảo cho nhiều loại máy bay lên xuống an toàn. Một trong những thủ đoạn thâm độc của Mỹ là chia rẽ các bộ tộc Lào, “dùng người Lào đánh người Lào”. Chúng tổ chức xây dựng lực lượng đặc biệt người Mông do Vàng Pao cầm đầu, thiết lập căn cứ Loong Chẹng ở Tây Nam Xiêng Khoảng nhằm ngăn chặn sự phát triển của lực lượng cách mạng Lào, bảo vệ Viêng Chăn từ phía Tây, do các cố vấn Mỹ trực tiếp huấn luyện, trang bị và chỉ huy, nhằm ngăn chặn sự phát triển của lực lượng kháng chiến.


Trong thời gian tiến hành “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, Mỹ tăng thêm viện trợ cho chính quyền và quân đội Viêng Chăn gần 100 triệu USD trong năm 1969 - 1970, tăng cường lực lượng số từ 130 lên tới 150 tiểu đoàn, đồng thời cũng đưa lực lượng đặc biệt Vàng Pao từ 64 lên 86 tiểu đoàn1 (Dẫn theo: TS Đinh Quang Hải, Phu Kụt anh hùng, biểu tượng tình đoàn kết chiến đấu anh dũng của quân đội hai nước Việt Nam - Lào, trong sách: Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Sđd, tr. 345). Mỹ đã trút xuống khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng 50 vạn tấn bom đạn (trong tổng số 3 triệu tấn ném xuống nước Lào), gồm đủ loại: Napan, phốt pho, từ trường..., giết chết 8.203 người, trong đó có 37 sư sãi, 120 học sinh; đốt phá 2.724 nóc nhà, 761 ngôi chùa, 274 trường học. Riêng vụ ném bom vào nơi sơ tán của các bản Na Nhom, Bàn Phải, Na Lỏng và Bản Mơ, giết hại một lúc hơn 400 người2 (Xem: Trung tá Viêng Xay Xổm Vi Chít, Quân và dân như cá với nước, in trong sách Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Sđd, tr. 258).


Để đánh chiếm Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Mỹ và tay sai đã tổ chức nhiều cuộc hành quân quy mô lớn, nhỏ khác nhau, nổi lên những cuộc hành quân với lực lượng đông, hỏa lực mạnh và tập trung, kéo dài từ 3 tới 6 tháng. Cuộc hành quân tháng 12 năm 1963 có 5 tiểu đoàn quân đội phái hữu và lực lượng đặc biệt của Vàng Pao tiến công lấn chiếm Cánh Đồng Chum. Mỹ chọn khu vực này làm nơi thí điểm thực nghiệm học thuyết Níchxơn với công thức chiến tranh: “Lực lượng đặc biệt Vàng Pao + quân phái hữu Lào + quân Thái Lan + không quân, hậu cần, cố vấn Mỹ”.


Với cách mạng Lào, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một địa bàn có giá trị chiến lược quan trọng cả về quân sự, chính trị, kinh tế trước mắt và lâu dài. Giữ được địa bàn quan trọng này có tác dụng cả thế công và thế thủ tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào phát triển; bảo vệ trực tiếp vùng căn cứ địa cách mạng ở Sầm Nưa; tạo thế uy hiếp và trực tiếp tiến công Loong Chẹng “thủ đô Vương quốc Mèo”, thực chất là căn cứ quân sự đặc biệt Vàng Pao do Mỹ xây dựng; là bàn đạp để uy hiếp Thủ đô Viêng Chăn và kinh đô cũ Luông Phabăng. Bạn Lào luôn xác định khu vực này là trung tâm chống “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai ở Lào. Vì thế nhiều sự kiện quan trọng từng diễn ra ở đây liên tiếp và quyết liệt, nhiều lần giành đi, giật lại giữa địch và ta.


Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngày 1 tháng 1 năm 1961, lực lượng Neo Lào Hắc Xạt phối hợp với lực lượng trung lập yêu nước Xụ Văn Na đến giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng lần đầu. Năm 1962, Chính phủ Liên hiệp ba phái được thành lập tại Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Xiêng Khoảng trở thành hậu phương của Chính phủ Liên hiệp, Khang Khay trở thành vị trí quan trọng của lực lượng Neo Lào Hắc Xạt. Năm 1963, lực lượng trung lập Lào bị cánh hữu chi phối, Chính phủ Liên hiệp ba phái tan vỡ. Xiêng Khoảng trở thành khu vực liên minh lực lượng trung lập yêu nước do Đại tá Đươn Xun Na Lạt và Thiếu tá Thệp Xít Thị Đệt chỉ huy, là chiến trường chính trong cuộc đấu tranh giữa lực lượng cách mạng Lào với lực lượng phản cách mạng. Từ tháng 10 năm 1969 đến tháng 4 năm 1970, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với bạn mở Chiến dịch 139 Chiến dịch Toàn Thắng hay Chiến dịch phản công giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đánh bại một bước quan trọng âm mưu của đế quốc Mỹ ở đây, khôi phục lại khu trung tâm Cánh Đồng Chum. Tháng 6 năm 1971, địch sử dụng lực lượng đặc biệt Lào và lính đánh thuê Thái Lan tiến công lấn chiếm hầu hết vùng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi. Tháng 12 năm 1971, Quân tình nguyện Việt Nam kết hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng Lào tiến hành chiến dịch mùa khô 1971 - 1972 đánh đuổi địch ra khỏi Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, phát triển thắng lợi, đưa lực lượng áp sát giải phóng Sảm Thông và uy hiếp Loong Chẹng.


Như vậy, với vị trí địa lý đặc biệt, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trở thành khu vực quan trọng trong tiến trình lịch sử đất nước Lào thời hiện đại. Đây là chiến trường trọng điểm, quan trọng đối với cả phía Mỹ và tay sai cũng như phía lực lượng yêu nước cách mạng Lào. Đối phó với những âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và tay sai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, quân dân nơi đây, với sự phối hợp của Quân tình nguyện Việt Nam, đã kiên cường bám trụ, thay đổi linh hoạt hình thức hoạt động khi so sánh lực lượng có sự biến chuyển, thực hiện dân bám đất, lực lượng vũ trang bám địch, gian khó không sờn, hy sinh không sợ, bảo vệ vùng giải phóng, từng bước cùng cả nước Lào đi đến chiến thắng. Có thể nói, mỗi tên núi, tên bản ở cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng đều ghi dấu một chiến công. Những chiến công vang dội trên mảnh đất này đã góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân hai nước láng giềng, hai nước anh em Lào - Việt Nam.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Tư, 2023, 08:33:11 am
THẮNG LỢI CỦA CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG ĐÒN TRỰC TIẾP LÀM PHÁ SẢN “HỌC THUYẾT NÍCHXƠN” Ở LÀO


Đại tá, ThS PHÙNG THỊ HOAN
Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Sau những thất bại liên tiếp ở Lào và Việt Nam, đặc biệt là sự phá sản của các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt và chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đầu năm 1969, Níchxơn lên cầm quyền chủ trương điều chỉnh chiến lược nhằm tiếp tục thực hiện chính sách “bá chủ toàn cầu” và thôn tính Đông Dương bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Nội dung cơ bản của học thuyết Níchxơn được thể hiện trên 3 nguyên tắc chủ yếu: Sử dụng sức mạnh, chia sẻ trách nhiệm và thương lượng trên thế mạnh.


Ở Lào với nguyên tắc thứ nhất, Mỹ sử dụng sức mạnh của không quân bắn phá vùng giải phóng, bất kể mục tiêu nào (chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội) hòng làm suy yếu lực lượng cách mạng. Mặt khác, chúng tiếp tục sử dụng lực lượng quân đội và hệ thống căn cứ quân sự Mỹ ờ Thái Lan, miền Nam Việt Nam, Hạm đội 7... để thường xuyên uy hiếp cách mạng Lào. Về nguyên tắc thứ hai, để chia sẻ trách nhiệm, ngoài việc phát triển, tăng cường lực lượng quân phái hữu Viêng Chăn, Mỹ chủ trương đẩy cuộc chiến tranh lên mức cao hơn bằng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”. Thực chất của chiến lược này là “dùng người Lào đánh người Lào” bằng vũ khí của Mỹ và có sự tham gia của một bộ phận không quân Mỹ cùng đội quân tay sai. Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho các lực lượng tay sai thân Mỹ, tích cực phát triển ngụy Lào, nhất là lực lượng đặc biệt Vàng Pao; công khai đưa quân Thái Lan và quân đội Sài Gòn vào chiến đấu ở chiến trường Lào với quy mô lớn1 (Mỹ tăng số tiền viện trợ quân sự cho Lào lên gấp 2 lần so với thời Giônxơn (từ 60 - 70 triệu USD lên 146 - 255 triệu USD thời Níchxơn, tài khóa 1970 - 1971 Mỹ đã chi 350 triệu USD); phát triển quân phái hữu Lào từ 130 - 150 tiểu đoàn, lực lượng đăc biệt Vàng Pao tăng từ 64 - 86 tiểu đoàn, số cố vấn Mỹ tăng tới 12.000 tên. Từ năm 1969, quân đánh thuê Thái Lan chính thức tham chiến ở Lào và đến năm 1972 đã lên tới 40.000 quân (Dẫn theo Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 443)), hình thành một liên minh quân sự khu vực để phục vụ mưu đồ xâm lược của Mỹ ở Đông Dương nói chung và ở Lào nói riêng. Đối với nguyên tắc thứ ba, đế quốc Mỹ dùng mọi thủ đoạn thâm độc về chính trị, ngoại giao, lừa dối, rêu rao hòa bình để che đậy hành động chiến tranh xâm lược, hòng đàm phán trên thế mạnh, buộc nhân dân Lào phải chấp nhận các điều kiện có lợi cho Mỹ và tay sai.


Ý đồ chiến lược chủ yếu của chính quyền Níchxơn đối với Lào là lấn chiếm, thu hẹp vùng giải phóng Lào, phá hoại hậu phương cách mạng, đánh chiếm các khu vực chiến lược quan trọng để thoát khỏi phòng ngự bị động trên chiến trường, trong đó chú trọng sử dụng triệt để ưu thế về binh lực, hỏa lực để chia cắt chiến trường Đông Dương, ngăn chặn sự chi viện lẫn nhau giữa cách mạng ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia; bình định, củng cố vùng kiểm soát của chính quyền Viêng Chăn cho liên hoàn với đất Thái Lan, trở thành tuyến phòng thủ dọc sông Mê Kông, làm bàn đạp chống phá cách mạng Lào và cách mạng ba nước Đông Dương một cách lâu dài, ngăn cản không cho cách mạng Đông Dương lan rộng sang Đông Nam Á.


Để đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” theo học thuyết Níchxơn, Trung ương Đảng Nhân dân Lào đã ra chỉ thị kịp thời, khẳng định quyết tâm làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai trong bất kỳ trường hợp nào. Trung ương động viện toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ, mọi thử thách, kiên quyết chiến đấu bảo vệ nhân dân, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh, đẩy mạnh hoạt động trong vùng địch kiểm soát.


Từ năm 1969, Mỹ và tay sai mở nhiều cuộc hành quân càn quét, bình định, đồng thời mở nhiều chiến dịch tiến công lấn chiếm vùng giải phóng, chiến tranh phá hoại bằng không quân cũng tăng cường đánh phá ác liệt hơn. Đặc biệt, khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng với vị tri địa chiến lược quan trọng, liên tục là tâm điểm của hoạt động này. Tháng 3 năm 1969, khi địch mở cuộc hành quân đánh chiếm khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào quyết định phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch tiến công Mường Sủi nhằm thu hồi khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Qua 20 ngày chiến đấu (16.6 - 4.7.1969), ta tiêu diệt một lực lượng quan trọng địch lấn chiếm, loại khỏi chiến đấu 1.312 tên địch, đánh tan rã 6 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh Thái Lan, bắn rơi 8 máy bay, thu nhiều vũ khí; thu hồi vùng Nam Cánh Đồng Chum và thị xã Xiêng Khoảng, giải phóng thêm Mường Sủi. Vùng giải phóng Lào mở rộng đến Sa La Phu Khun.


Nhưng đến cuối tháng 7 năm 1969, lợi dụng thời tiết đang giữa mùa mưa và các đơn vị bộ đội Việt Nam - Lào đang tập trung về Mường Khăm để củng cố, Mỹ - ngụy sử dụng 18 tiểu đoàn và 52 đại đội thuộc lực lượng Vàng Pao cùng 5.000 quân Thái Lan dưới sự chỉ huy của hàng trăm cố vấn Mỹ mở cuộc hành quân Cù Kiệt đánh ra Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Mỹ huy động từ 100 đến 150 lượt máy bay mỗi ngày chi viện trực tiếp cho quân ngụy Lào và tổ chức từng đợt oanh tạc, tập trang đánh phá có tính hủy diệt vùng giải phóng Cánh Đồng Chum và Sầm Nưa. Cù Kiệt là cuộc hành quân lớn điển hình của học thuyết Níchxơn ở Lào theo công thức quân ngụy Lào, quân đánh thuê Thái Lan và hỏa lực tối đa của không quân Mỹ. Cuộc hành quân này còn nhằm phối hợp với chiến trường miền Nam Việt Nam trong âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh”, đe dọa phía Tây của miền Bắc Việt Nam, bảo vệ phòng tuyến sông Mê Kông, bảo vệ căn cứ lực lượng Vàng Pao ở Sảm Thông - Loong Chẹng, đồng thời để động viên tinh thần của binh lính ngụy đang sa sút sau thất bại ở Nậm Bạc và Mường Sủi, thử nghiệm chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” theo học thuyết Níchxơn tại Lào. Cuộc chiến đấu ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra vô cùng ác liệt, kéo dài trong 6 tháng, liên quân Lào - Việt đã đập tan cuộc hành quân Cù Kiệt, giải phóng toàn bộ khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Thắng lợi của chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Cù Kiệt có ý nghĩa rất to lớn. Ta đã giữ vững và mở rộng vùng chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, giáng một đòn đau vào lực lượng Vàng Pao và quân Thái Lan, bước đầu đánh bại học thuyết Níchxon ở Lào, tạo chuyển biến mới về tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng Lào, mở ra triển vọng cho cuộc đấu tranh của Lào trên ba lĩnh vực quân sự, chính trị và ngoại giao.


Tháng 2 năm 1971, địch mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh vào khu vực Đường 9 - Nam Lào với lực lượng quân đội Sài Gòn là chính, có sự phối hợp của quân ngụy Lào và sự hỗ trợ mạnh mẽ của bộ binh và không quân Mỹ. Đối với Lào, ý đồ của Mỹ trong cuộc hành quân này là chia cắt vùng giải phóng Lào thành hai mảnh, làm cho cách mạng Lào suy yếu. Mặt khác, nhằm ngăn chặn sự giúp đỡ giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam, Campuchia. Đồng thời, chúng còn âm mưu hỗ trợ trực tiếp cho quân ngụy Lào, lực lượng đặc biệt Vàng Pao và quân Thái Lan lấn chiếm vùng giải phóng. Suốt 43 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quyết liệt, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cùng quân và dân Lào đã đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 của đê quốc Mỹ và tay sai.


Tại mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, trong thời gian diễn ra Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng phối hợp cùng Bộ đội tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch 74B (21.2-30.4.1971), giải phóng được Mường Sủi, Buôm Loọng, loại khỏi chiến đấu 2.800 tên địch.


Tháng 7 năm 1971, lợi dụng mùa mưa, địch huy động 21 tiểu đoàn quân đặc biệt Vàng Pao, 10 tiểu đoàn lính Thái Lan (sau đó tăng lên 33 tiểu đoàn) lấn chiếm Tây Nam Cánh Đồng Chum, đồng thời sử dụng 2 trung đoàn của Sư đoàn 1 ngụy Viêng Chăn từ Sa La Phu Khun tiến đánh Mường Sủi, nhằm chiếm lại Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, tiến sát biên giới Lào - Việt, uy hiếp Sầm Nưa và miền Bắc Việt Nam. Sau cuộc hành quân Cù Kiệt thì cuộc hành quân này được coi là thử nghiệm lớn thứ hai nhằm kiểm chứng sức mạnh và vai trò của lực lượng đặc biệt trong chiến lược mới “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” theo học thuyết Níchxơn. Tuy nhiên, các cánh quân địch đã bị các lực lượng thuộc Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, lực lượng trung lập và dân quân du kích địa phương Lào phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam chặn đánh quyết liệt, loại khỏi chiến đấu 7.118 tên, buộc địch phải dừng lại phòng ngự trước sân bay Cánh Đồng Chum.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Tư, 2023, 08:34:56 am
Kiên quyết không để địch lấn sâu vào vùng Xiêng Khoảng, Quân ủy Trung ương Lào và Việt Nam đã thống nhất tập trung lực lượng để bảo vệ và củng cố khu vực chiến lược trọng yếu này. Hai bên đã quyết định mở chiến dịch mùa khô 1971 - 1972 nhằm giải phóng Sảm Thông - Loong Chẹng, đập tan hệ thống phòng ngự của địch ở tuyến ngoài, phát triển vào hậu cứ của Quân khu 2 Vàng Pao. Trên cơ sở đó tổ chức phòng thủ vững chắc và lâu dài khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi. Qua 110 ngày đêm (18.12.1971 - 5.4.1972) chiến đấu quyết liệt, gian khổ, bộ đội Lào - Việt đã đập tan tập đoàn phòng ngự lớn nhất của địch từ Cánh Đồng Chum đến Mường Sủi, uy hiếp “thủ đô Loong Chẹng” của Vàng Pao; đánh bại nỗ lực lớn nhất của Mỹ trong việc áp dụng quân Thái Lan làm nòng cốt phối hợp với quân Vàng Pao dưới sự chi viện của không quân Mỹ. Quân và dân Lào đã thu hồi toàn bộ vùng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Mường Sủi và giải phóng thêm khu vực Sảm Thông.


Qua quá trình chiến đấu hết sức quyết liệt tại Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cũng như trên cả nước, quân và dân Lào đã đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của học thuyết Níchxơn. Lực lượng cách mạng phát triển, trưởng thành, vùng giải phóng ngày càng mở rộng và liên hoàn từ Bắc đến Nam, bao gồm các khu vực chiến lược quan trọng và được xây dựng về mọi mặt như quy mô một quốc gia.


Sau thắng lợi của Chiến dịch giải phóng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi và tiến sâu vào Sảm Thông - Loong Chẹng, Quân ủy Trung ương - Bộ Chỉ huy Tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào cùng Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định tổ chức chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nhằm đánh bại âm mưu của địch giành lại địa bàn quan trọng này trong mùa mưa năm 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược của cách mạng ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của Việt Nam ở Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên. Phạm vi phòng ngự nằm trong tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - Thẩm Lửng - Xiêng Khoảng.


Đây là chiến dịch phòng ngự quy mô lớn nhất và diễn ra trong thời gian dài nhất trên chiến trường Lào (21.5 - 15.11.1972) với nhiều cách đánh linh hoạt, sáng tạo và tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm của Quân tình nguyện Việt Nam cùng quân và dân Lào. Trải qua 179 ngày đêm kiên cường phòng ngự và tổ chức phản kích hiệu quả, với 244 trận chiến đấu (trong đó có 170 trận do Quân tình nguyện Việt Nam tiến hành), liên quân Lào - Việt đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 quân địch, đánh thiệt hại nặng các binh đoàn cơ động chiến lược GM 21, GM 23, GM 26 của quân đội Chính phủ Hoàng gia Lào, 3 tiểu đoàn quân Thái Lan; bắn rơi 38 máy bay, thu nhiều vũ khí, tiêu hao nặng các đơn vị còn lại của chúng1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, CD phiên bản 1.0, năm 2015, mục từ: Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng).


Với thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, liên quân Lào - Việt đã thành công trong việc bảo vệ vùng giải phóng trọng yếu có ý nghĩa chiến lược, góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường chung, tạo ra thế liên hoàn không chỉ cho các căn cứ địa kháng chiến ở Lào, mà còn cho các vùng giải phóng và căn cứ địa kháng chiến ở Tây Trị - Thiên, Tây Nguyên của Việt Nam và Đông Bắc Campuchia.


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã đánh bại thêm một bước căn bản học thuyết Níchxơn tại Lào, trực tiếp làm phá sản công thức “Quân ngụy Lào + quân đánh thuê Thái Lan + cố vấn và chi viện hỏa lực tối đa, bảo đảm hậu cần của Mỹ”, tạo ra sự tác động tiêu cực đáng kể đối với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và “Khơme hóa chiến tranh” ở Campuchia. Trong chiến dịch này, địch vừa bị thất bại trong phòng ngự, lại tiếp tục bị đánh bại trong tiến công. Quân Thái Lan không làm nổi chức năng là “chỗ dựa” của quân ngụy Lào. Một lực lượng tinh nhuệ của quân đội phái hữu và lực lượng đặc biệt Vàng Pao liên tiếp tổn thất nặng nề ở cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng đã tác động tiêu cực đến tinh thần các đội quân tay sai trên bán đảo Đông Dương, làm suy giảm ý chí và sức chiến đấu của chúng, góp phần làm giảm cường độ các hoạt động chống phá của các đội quân tay sai đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.


Thất bại của Mỹ và đội quân tay sai ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là một thất bại về chiến lược hết sức quan trọng. Những mục tiêu chiến lược được Bộ Chỉ huy quân Mỹ và quân đội tay sai Lào đề ra đều không đạt được: Không tái chiếm được địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và cao nguyên Bôlôven; không thể phong tỏa hay “chặt đứt” được hành lang vận chuyển chiến lược nối từ hậu phương lớn miền Bắc Việt Nam đến các chiến trường ba nước Đông Dương, mà ngược lại, thất bại của địch ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 đã mở ra cơ hội phát triển mới thuận lợi hơn cho cách mạng ba nước Đông Dương trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.


Sau thất bại trong cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 và các loại máy bay hiện đại vào Hà Nội, Hải Phòng (18 - 29.12.1972), ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết, Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Ở Lào, quân và dân Lào đánh bại các cuộc tiến công của Mỹ, ngụy vào vùng giải phóng. Nhân dân ờ nhiều địa phương đã nổi dậy biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Ngày 21 tháng 2 năm 1973, Hiệp định hòa bình về Lào đã được ký kết tại Viêng Chăn. Hiệp định Viêng Chăn đã chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài gần 20 năm ở Lào. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của nhân dân Lào, là cơ sở pháp lý để khôi phục hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc và thống nhất quốc gia Lào, tạo điều kiện để nhân dân Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đồng thời cũng là thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” theo học thuyết Níchxơn ở Lào.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 28 Tháng Tư, 2023, 07:37:26 am
TÌNH HÌNH NƯỚC LÀO TRƯỚC MÙA MƯA NĂM 1972


TS LƯƠNG THỊ HỒNG
Phó Trưởng phòng Lịch sử Việt Nam Hiện đại,
Viện Sử học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam


Năm 1972 có vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương. Cách mạng Việt Nam giành những thắng lợi có tính quyết định trên cả hai miền Nam - Bắc, cả về đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. Cùng với đó, tình hình cách mạng Lào trước mùa mưa năm 1972 có những chuyển bỉến quan trọng, bước vào một giai đoạn chiến đấu mới, hứa hẹn nhiều thắng lợi và thấm đẫm tình hữu nghị Việt Nam - Lào.


Trong thế thất bại và bị động sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán tại Pari. Tuy nhiên, trên chiến trường Đông Dương, một mặt, chúng tiếp tục thực hiện học thuyết Níchxơn, đẩy mạnh Việt Nam hóa, Lào hóa, Khơme hóa chiến tranh, rút dần quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh của Mỹ ra khỏi chiến trường, đồng thời ồ ạt tăng cường cho quân đội và chính quyền Sài Gòn cả vũ khí, trang bị, huấn luyện và viện trợ mọi mặt để chế độ Nguyễn Văn Thiệu đứng vững, hòng giành thế mạnh trên trận địa và trên bàn Hội nghị Pari. Cùng với đó, Mỹ thực hiện kế hoạch mở rộng phản kích ra bên ngoài, tăng cường chiến tranh đặc biệt ở Lào, xóa bỏ nền trung lập ở Campuchia, xây dựng lực lượng thân Mỹ và liên minh khu vực, hỗ trợ cho việc củng cố phát triển thế lực của chính quyền tay sai ở hai nước này, làm cho lực lượng kháng chiến của ba dân tộc Đông Dương suy yếu.


Từ năm 1969, cùng với việc đẩy mạnh “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, chính quyền R. Níchxơn ồ ạt đưa quân Thái Lan vào Lào, phát triển lực lượng đặc biệt do Mỹ trực tiếp tổ chức, huấn luyện, chỉ huy, nuôi dưỡng làm lực lượng xung kích được sử dụng tập trang trong các chiến dịch tiến công lấn chiếm vùng giải phóng. Không những thế, Mỹ đã gia tăng mật độ không quân, hòng giáng những đòn quyết định, tiêu diệt cách mạng Lào, giành quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Lào. Cuộc chiến tranh đặc biệt được Mỹ đẩy lên với quy mô và cường độ ngày càng cao. Cuộc hành quân Cù Kiệt bắt đầu từ ngày 25 tháng 8 năm 1969, được xem như một biểu hiện điển hình đầu tiên của chiến lược “Lào hóa chiến tranh”. Để đạt được mục tiêu đó, việc chiếm giữ bằng được Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mang tính quyết định đối với quân Mỹ, ngụy Viêng Chăn. Mỹ âm mưu giải quyết cuộc chiến tranh bằng những cuộc hành quân quy mô lớn, với lực lượng đông, trang bị vũ khí tối tân, có sự hỗ trợ, hiệp đồng của nhiều binh chủng.


Trước những diễn biến mới của tình hình, Việt Nam thực hiện phối hợp chặt chẽ lực lượng cách mạng với Lào và Campuchia, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương vượt qua những thử thách to lớn, phát triển lên một bước mới, cùng kề vai, sát cánh chống kẻ thù chung. Đáp ứng yêu cầu khách quan của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đang bước vào giai đoạn quyết liệt, chiến trường Đông Dương tiếp tục đóng vai trò một địa bàn chiến lược rộng lớn, thống nhất, nối liền ba nước, nối liền tiền tuyến lớn với hậu phương lớn “trong đó Campuchia là khâu yếu nhất của Mỹ, ngụy, miền Nam Việt Nam là chiến trường chủ yếu quyết định thắng lợi chung, Lào là chiến trường rất quan trọng”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 32, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 474, 357). Đánh giá về tình hình chiến trường Đông Dương, tháng 6 năm 1971, đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã chỉ rõ: Nhìn chung cả chiến trường Đông Dương, thì ở Lào và Campuchia, ta và bạn đều mạnh hẳn hơn địch và giữ quyền chủ động tiến công. Sau bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Campuchia từ năm ngoái đến nay và sau các chiến thắng lớn ở Nam Lào, cao nguyên Bolôven, quân và dân Việt Nam đã mở ra một vùng căn cứ chiến lược rộng lớn từ Nam Lào, Tây Trị - Thiên đến miền Đông Nam Bộ và Biển Hồ, tạo nên một thế mạnh mới cho ta không những trước mắt mà cho cả về sau nữa. Hành lang tiếp tế chiến lược từ hậu phương lớn miền Bắc đến tận Nam Bộ, Campuchia đã được mở rộng và củng cố2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 32, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 474, 357).


Đến cuối năm 1971, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào và Mặt trận Lào yêu nước, được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự phối hợp chiến đấu của nhận dân ba nước Đông Dương, đặc biệt là sự ủng hộ, giúp đỡ và phối hợp chiến đấu của nhân dân Việt Nam, cách mạng Lào đã giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành nhiều thắng lợi quan trọng. Với chiến thắng lịch sử Đường 9 - Nam Lào, quân và dân Việt Nam - Lao đã đánh thắng một bước cơ bản chiến lược Việt Nam hóa và Đông Dương hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh ở cả ba nước trên bán đảo Đông Dương, có lợi cho sự nghiệp của cả Việt Nam, Lào và Campuchia.


Với sự phối hợp, giúp đỡ của Quân tình nguyện cùng bộ đội chủ lực Việt Nam, quân và dân Lào đã mở các đợt tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, Sảm Thông - Loong Chẹng, buộc quân địch phải chạy về Nậm Ngừm. Tiếp đó, lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào đánh chiếm Sảm Thông - Phu Mộc, giải phóng Sa La Phu Khun, Kiều Ca Cham và Bắc Ca Si. Từ đó, cách mạng Lào đã mở rộng và tăng cường vùng giải phóng trên một địa bàn chiến lược rộng lớn, nối liền hậu phương miền Bắc Việt Nam với Thượng Lào, Trung - Hạ Lào, miền Tây Trị - Thiên và Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ với vùng Đông Bắc Campuchia, tạo thành căn cứ cách mạng rộng lớn, vững chắc và là địa bàn đứng chân chiến lược của lực lượng kháng chiến.


Những thắng lợi to lớn trên mặt trận quân sự và chính trị ở chiến trường Việt Nam, Lào và Campuchia trong năm 1971 đã “làm phá sản một bước quan trọng chính sách Việt Nam hóa chiến tranh và học thuyết Níchxơn của đế quốc Mỹ ở Đông Dương. Năm 1971 là năm địch có những cố gắng lớn, nhưng cũng là năm chúng bị thua nặng, ta thắng to”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 141). Đối phương buộc phải lùi một bước, từ chủ động mở các cuộc hành quân tiến công trên các chiến trường đã phải lui về giữ thế phòng ngự chiến dịch và chiến lược, bị động chống đỡ với các cuộc tiến công của lực lượng cách mạng.


Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 2 năm 1972, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Nhân dân Lào đã quyết định đổi tên Đảng Nhân dân Lào thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Cương lĩnh chính trị được Đại hội thông qua đề ra nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu trước mắt của cách mạng Lào là: “Giương cao ngọn cở cách mạng dân tộc, dân chù, tăng cường đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết mọi lực lượng cách mạng, mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân Việt Nam... Tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội ở Đông Dương, Đông Nam Á và trên toàn thế giới”2 (Ban Chỉ đạo nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb Chính trị quốc gia, I là Nội, 2005, tr. 158-159).


Đại hội ra Nghị quyết “Tăng cưòng đoàn kết Lào - Việt Nam”, trong đó khẳng định, tình đoàn kết Lào - Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tinh thần quốc tế vô sản là quan hệ đặc biệt. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành về chính trị và tổ chức của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quan hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam lên bước phát triển mới1 (Ban Tuyên huấn Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 82).


Thay mặt Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam tham dự Đại hội II Đảng Nhân dân Lào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Quan hệ Việt - Lào là mối quan hệ đặc biệt... Trong quá trình đoàn kết chống kẻ thù chung là thực dân Pháp trước đây cũng như đế quốc Mỹ ngày nay, nhân dân Lào đã chịu đựng những hy sinh to lớn để giúp đỡ cách mạng Việt Nam... về phần mình, Đảng Lao động Việt Nam và nhân dân Việt Nam kế tục truyền thống sẵn có, quyết không ngại hy sinh gian khổ, toàn tâm toàn lực giúp đỡ cách mạng Lào trong tình quốc tế trong sáng, quyết đem hết sức mình vun đắp cho mối tình hữu nghị anh em và đoàn kết chiến đấu giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời nồng thắm2 (Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930- 2007), Sđd, tr. 282-283).


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 28 Tháng Tư, 2023, 07:38:32 am
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, tình hình cách mạng Lào đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tính riêng năm 1972, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng giải phóng Lào đã có những chuyển biến quan trọng. Trong nông nghiệp, diện tích canh tác ruộng mùa và rẫy là 164.792ha, ruộng chiêm là 6.500ha; sản lượng lương thực vụ mùa đạt 250.896 tân, vụ chiêm đạt 6.000 tấn. Số lượng chăn nuôi đàn trâu có 227.000 con, bò 89.000 con, ngựạ 23.900 con, lợn 336.000 con, gà và vịt khoảng 1.873.000 con. Tổ đoàn kết sản xuất 9.202; tổ hợp tác nông nghiệp 482 và tổ điểm nông nghiệp là 118. Về thương nghiệp, 15 tỉnh có tổ chức thương nghiệp, 119 cửa hàng quốc doanh, 40 cửa hàng hợp tác xã trong 6 tỉnh, 32 tổ mua bán ở bản, 34 tổ ủy thác và 34 tổ tư thương. Về giao thông vận tải, đường ô tô là 2.239km; xe vận tải 312 xe; khối lượng hàng vận chuyển trong nội địa là 9.961,6 tấn1 (Nguyễn Hùng Phi - TS Buasi Chalơnsúc, Lịch sử Lào hiện đại, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 205-206, 207).


Trong vùng giải phóng, phong trào văn nghệ quần chúng phát triển, nhiều xã, đơn vị bộ đội Quân giải phóng nhân dân Lào và bộ đội Việt Nam, cơ quan, xí nghiệp có đội văn nghệ. Ở Trung ương có 4 đội văn công chuyên nghiệp, 8 tỉnh có đoàn ca múa. Công tác điện ảnh phát triển, cỏ đội ngũ cán bộ quay phim, có cơ sở dựng phim, phát hành phim. Hầu hết các tinh có đội chiếu phim; có Đài Phát thanh Pathét Lào; có mạng lưới Thông Tấn xã KPL 200 điểm ở Trung ương và địa phương. Ngành Bưu điện trưởng thành nhanh chóng. Toàn vùng giải phóng có hàng chục điểm vô tuyến điện. Các cơ quan Trung ương và nhiều địa phương có mạng lưới điện thoại đường dài liên lạc ngoài nước.


Về giáo dục, giáo dục phổ thông có 85.800 học sinh, trong đó Cấp II là 1.750 học sinh, cấp III là 254 học sinh, dạy bằng tiếng Lào. Bình dân học vụ có 750 bản, tà xẻng (xã) tiến hành thanh toán nạn mù chữ cho người dân; có 42 trường bổ túc văn hóa tập trung. Hầu hết các tỉnh đều có Trường Thanh niên Dân tộc. Ngoài ra còn có Trường Bổ túc văn hóa bán tập trung cho cán bộ bản, tà xẻng. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên tăng nhanh, năm 1972 có 3.800 người2 (Nguyễn Hùng Phi - TS Buasi Chalơnsúc, Lịch sử Lào hiện đại, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 205-206, 207).


Về y tế, hệ thống dân y được tổ chức từ Trung ương xuống đến các tỉnh, huyện và hầu hết các xã trong vùng giải phóng. Bên cạnh đó, y tế Lào với sự giúp đỡ của lực lượng Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam đã có sự phát triển. Bình quân 10.000 dân có 23,5 giường bệnh. Công tác chống dịch, các bệnh xã hội như hủi, sốt rét được chú ý, đặc biệt trong các đơn vị quân đội, qua đó nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các vùng giải phóng của Lào.


Lực lượng vũ trang cách mạng Lào đã có sự phát triển đồng đều của cả ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đến cuối năm 1970, tổng cộng 71.805 người, số quân trong lực lượng tập trung là 21.842 người, số dân quân du kích toàn quốc là 49.963 người (phụ nữ 11.054 người, đảng viên 2.231 người)1 (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Biên niên sự kiện tổng kết Lào trong chống Mỹ năm 1969 -1970, tr. 87). Trên cơ sở lực lượng phát triển, Quân ủy Trung ương và Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào quyết định thành lập 5 cụm chiến đấu (tương đương trung đoàn) bố trí ở: Nam Lào 2 cụm, Cánh Đồng Chum 2 cụm và các tỉnh Bắc Lào 1 cụm. Về phát triển đảng viên, bạn đã kiện toàn tổ chức các cấp ủy trong toàn quân, số đảng viên tính đến năm 1972 so với năm 1962 tăng lên 7,15 lần2 (Cục Khoa học Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Lào, Lịch sử Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn, 1996 (bản dịch tiếng Việt, lưu Viện Lịch sử quân sự Việt Nam) tr. 224-225).


Sự phát triển của cách mạng Lào trong giai đoạn này đã tạo nền tảng để đến đầu năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào nói riêng và ba nước Đông Dương nói chung tiếp tục có những chuyển biến quan trọng. Đảng ta nhận định: “Thực tiễn diễn biến trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương chứng tỏ rằng, mặc dầu đế quốc Mỹ đã cố gắng đến mức cao nhất, song chúng đã thất bại nặng nề nhiều mặt”3 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33, Sđd tr 19). Điều kiện lịch sử mới này mở ra những thuận lợi cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương. Phân tích, đánh giá tình hình một cách khách quan, khoa học, Đảng ta đề ra nhiệm vụ: “Đánh bại học thuyết Níchxơn trên toàn chiến trường Đông Dương, tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam và trên cả bán đảo Đông Dương, giành thắng lợi to lớn, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh trên thế thua bằng một giải pháp chính trị có lợi cho ta mà chúng có thể chấp nhận được”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33, Sđd, tr. 36).


Triển khai nhiệm vụ, trên chiến trường hai miền Nam, Bắc Việt Nam, chiến dịch tiến công ở Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích chiến lược B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng được tiến hành. Trong thế liên hoàn chiến trường, nhằm bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược quan trọng của chiến trường Lào, đồng thời bảo vệ sườn phải, hỗ trợ cho chiến dịch tiến công chiến lược 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam, đầu tháng 4 năm 1972, ngay sau khi kết thúc Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đây cũng là chiến dịch phòng ngự phá thế giành giật quyền kiểm soát địa bàn chiến lược quan trọng này trong nhiều năm giữa liên quân Lào - Việt và đối phương theo quy luật mùa khô ta tiến công làm chủ, mùa mưa địch chiếm lại. Đây cũng là chiến dịch trọng yếu trong toàn bộ các chiến dịch diễn ra trên mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng những năm 1969 - 1972, mà ở đó, sự phối hợp chiến đấu của liên quân Lào - Việt nhịp nhàng, chặt chẽ, đạt hiệu quả cao.


Những chiến thắng của cách mạng Lào trong năm 1972 - 1973 đã buộc chính quyền Viêng Chăn phải ký Hiệp định Viêng Chăn ngày 21 tháng 2 năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, thực hiện hòa hợp dân tộc. Hiệp định Viêng Chăn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Lào. Đây là một thắng lợi to lớn, toàn diện, vững chắc, có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường Lào và Đông Dương, tạo điều kiện để đưa cách mạng Lào tiến lên giành những thắng lợi mới.


Cùng uống chung dòng nước sông Mê Kông, cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn - Phù Luổng hùng vĩ và trong trường kỳ giữ nước luôn phải đối mặt với những kẻ thù chung, nên vì thế, liên minh chiến đấu Việt - Lào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã được hình thành một cách tự nhiên như chính yêu cầu của lịch sử. Hiếm có những quốc gia, dân tộc nào trên thế giới lại có mối quan hệ và tình đoàn kết đặc biệt như Việt Nam và Lào. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, liên minh chiến đấu Việt - Lào ngày càng được củng cố bền chặt, gắn liền với những chiến công vang dội trên chiến trường, mà một trong những dấu ấn như thế là Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 28 Tháng Tư, 2023, 07:40:36 am
Phần thứ hai
BƯỚC PHÁT TRIỂN VỀ NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

NGHỆ THUẬT PHẢN ĐỘT KÍCH TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Đại tá, ThS TRẦN TIẾN HOẠT
Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ
- Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 giành thắng lợi to lớn chẳng những giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng ở Bắc và Trung Lào mà còn minh chứng sự trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật xác định chính xác khu vực phòng ngự với việc lập thế trận phòng ngự; về sử dụng lực lượng và vận dụng sáng tạo hình thức tác chiến chiến dịch, nghệ thuật chiến đấu, đặc biệt là nghệ thuật phản kích - phản đột kích để tiêu diệt sinh lực, phá thế tiến công của địch.


Cuối mùa khô 1971 - 1972, khi đang tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum (trong đó có một số điểm cao ở Sảm Thông - Loong Chẹng), Quân ủy Trung ương ta và bạn Lào đã xác định chủ động mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nhằm đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan dưới sự chỉ huy của Mỹ trong mùa mưa năm 1972, vừa bảo vệ vững chắc vùng giải phóng của bạn, vừa bảo vệ sườn phải cho 2 chiến dịch tiến công Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.


Để nhanh chóng tổ chức chỉ huy và điều hành chiến dịch, đầu tháng 4 năm 1972, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch (còn gọi là Bộ Tư lệnh Mặt trận 31) gồm 6 đồng chí, do đồng chí Vũ Lập làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chính ủy.


Lực lượng địch thuộc Quân khu 2, quân phái hữu Lào có 76 tiểu đoàn bộ binh tổ chức thành các GM, 3 tiểu đoàn pháo binh bố trí trên các khu vực Sảm Thông - Loong Chẹng, Buôm Loọng, Tôm Tiêng - Pha Đông và Sa La Phu Khun, được không quân Mỹ chi viện. Bộ Tư lệnh Chiến dịch xác định địa bàn phòng ngự gồm trung tâm Cánh Đồng Chum và tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (diện tích khoảng 3.000km2). Với địa bàn hoạt động rộng, lực lượng được huy động tham gia chiến dịch ban đầu gồm 4 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335), từ tháng 10 năm 1972 Bộ bổ sung thêm Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C, 2 tiểu đoàn đặc công, 8 tiểu đoàn binh chủng Quân tình nguyện Việt Nam. Lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào có 7 tiểu đoàn bộ binh, 6 đại đội binh chủng...


Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định tổ chức lực lượng phòng ngự thành 2 bộ phận: Bộ phận tại chỗ và cơ động đánh địch trên các hướng. Bộ phận phòng ngự tại chỗ có 2 trung đoàn (174, 866), trong đó Trung đoàn 174 được tăng cường 1 đại đội pháo xe kéo, 1 tiểu đoàn (thiếu) súng máy phòng không 12,7mm, có nhiệm vụ phòng ngự khu vực cơ bản (khu trung gian Hin Tặng), xây dựng các trận địa ở Phu Phaxay, điểm cao 2063, 1800, 1978, 1516; Trung đoàn 866 được tăng cường cụm pháo binh, 1 đại đội xe tăng - thiết giáp, đảm nhiệm phòng ngự khu vực chủ yếu ở Cánh Đồng Chum, Noọng Pẹt, thiết lập trận địa ở Phu Tâng, Phu Tôn, Phu Seo, Phu Hủa Sang, Phu Thông, Bản Khổng, Phu Học, Phu Khê. Các trung đoàn phòng ngự đều tổ chức 1 tiểu đoàn cơ động, sẵn sàng chi viện cho các điểm chốt khi gặp khó khăn hoặc tăng cường sức mạnh trong phản đột kích. Mỗi tiểu đoàn phòng ngự tổ chức thành các chốt (điểm tựa) cấp đại đội và hình thành cụm chốt (cụm điểm tựa) cấp tiểu đoàn.


Bộ phận cơ động gồm 2 trung đoàn (148, 335), trong đó Trung đoàn 148 triển khai ở Bắc Noọng Tai, Tây Nam Phu Keng Luông, Xiềng Nưa có nhiệm vụ cơ động đánh địch trên hướng Đông Nam và Nam Cánh Đồng Chum; Trung đoàn 335 đứng chân ở khu vực Phu Học, Noọng Pẹt làm nhiệm vụ cơ động đánh địch trên các hướng Bắc, Tây Bắc Cánh Đồng Chum. Tiểu đoàn Đặc công 41 tổ chức các đại đội luân phiên luồn sâu đánh phá kho tàng, sân bay Sở Chỉ huy địch ở Loong Chẹng, Tôm Tiêng.


Để đảm bảo công tác chỉ huy hiệp đồng nâng cao sức mạnh tác chiến trong mọi tình huống, Bộ Tư lệnh Chiến dịch vừa cho tiểu đoàn thông tin Mặt trận xây dựng tuyến dây cáp ngầm từ Sở Chỉ huy Chiến dịch qua Phu Thông, Phu Seo vào khu trung gian để nắm tình hình, chỉ đạo trực tiếp các lực lượng phòng ngự, cơ động, các trận địa hỏa lực; vừa cho các trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, các đơn vị binh chủng xây dựng hệ thống công sự trận địa liên hoàn vững chắc, các đường cơ động cho bộ binh, thiết giáp, pháo mặt đất, pháo phòng không. Đồng thời, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã chủ động chỉ đạo tích trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật và khai thác triệt để nguồn lực tại chỗ (lương thực, thực phẩm, nguồn nước, cứu chữa thương bệnh binh); tổ chức nhiều trận địa nghi binh, nhiều phương tiện phòng hóa... bảo đảm cho các đơn vị chiến đấu liên tục và hiệu quả.


Hạ tuần tháng 5 năm 1972, trong khi các đơn vị đang khẩn trương hoàn thiện mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch thì địch ở các bàn đạp từ Sảm Thông, Loong Chẹng, Sa La Phu Khun tiến công vào các khu vực phòng ngự của ta. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Bộ Tư lệnh Chiến dịch: “Tích cực đánh chặn từ xa; kiên cường bám giữ các chốt trọng yếu; vận dụng linh hoạt các hình thức tiến công liên tục bám đánh địch; nắm vững thời cơ, sử dụng lực lượng cơ động phản kích bằng những trận đánh then chốt lớn tiêu diệt địch ngoài công sự, bẻ gãy từng mũi, từng đợt, tiến tới đánh bại hoàn toàn tiến công của quân địch”1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử chiến thuật Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 1975), Tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 443), chỉ huy Trung đoàn 174 do đồng chí Nguyễn Văn Tường làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Lược làm Chính ủy lệnh cho các tiểu đoàn ở các cụm điểm tựa trong khu vực phòng ngự cơ bản chủ động phản kích bước đầu đánh bại các đợt đột nhập của địch. Từ ngày 25 tháng 5 đến giữa tháng 6, địch trên hướng Tây Nam sử dụng GM 30, 5 tiểu đoàn quân Thái Lan và 2 tiểu đoàn lính phái hữu Lào hình thành 2 mũi (được máy bay và pháo binh yểm trợ mạnh) đánh chiếm các điểm cao 1900, 1800, 1978. Cuối tháng 6 đầu tháng 7, địch đánh chiếm các vị trí Hin Đăm, Thẩm Lửng, ở hướng Đông Nam, địch cho 2 GM cùng 4 tiểu đoàn lính đặc biệt Thái Lan và 2 tiểu đoàn lính phái hữu Lào tiến công Phu Phaxay. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ đạo các tiểu đoàn bộ binh ở các cụm điểm tựa dựa vào công sự, trận địa, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lui các đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa; đong thời sử dụng Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 148) phối hợp với các tiểu đoàn của Trung đoàn 174 tổ chức phản kích đánh chiếm lại các điểm cao ở khu vực 1800, Phu Phaxay. Đầu tháng 8, ta đã bẻ gãy các cuộc tiến công của địch, đánh thiệt hại nặng nhiều tiểu đoàn, giữ vững khu trung gian, làm đảo lộn kế hoạch tiến công của chúng.


Thất bại sau gần 3 tháng giành giật với ta ở khu vực cơ bản này, ngày 10 tháng 8, địch huy động gần 40 tiểu đoàn (4 GM, 25 tiểu đoàn bộ binh và binh chủng), cùng GM 30 và 3 tiểu đoàn quân phái hữu bám trụ ở Tôm Tiêng, triển khai đội hình tiến công vào mục tiêu chủ yếu Cánh Đồng Chum. Ngày 21 tháng 8, dự đoán quân ta đang bị hút vào 8 tiểu đoàn địch hoạt động nghi binh ở Tôm Tiêng, Đông Nam Hin Tặng, địch lập tức cho hàng trăm lính bộ binh phái hữu Lào và lính đặc biệt Thái Lan đổ xuống các vị trí 1098, Phu Hủa Sang, Noọng Pẹt Buôm Loọng, hình thành 3 mũi quan trọng từ Tây Bắc và Tây tiến công vào trung tâm Cánh Đồng Chum do Trung đoàn 866 phòng giữ.


Lường định khá chính xác mưu kế mới, nhất là ý định chuyển hướng tiến công của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã chỉ đạo Trung đoàn 174 tiếp tục chiến đấu bảo vệ khu trung gian; điều Tiểu đoàn 6 (đang phối thuộc với Trung đoàn 174) về Trung đoàn 148; Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 335) phối hợp với Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 866) chốt giữ điểm tựa Phu Học. Các đơn vị ta trên các điểm tựa vừa đánh địch đột nhập, vừa tranh thủ thời gian giữa các đợt chiến đấu tổ chức chấn chỉnh rút kinh nghiệm, bổ sung, củng cố công sự trận địa. Mặt khác, qua xem xét diễn biến tác chiến giữa ta và địch ở khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum: Trung đoàn 148 pháo kích địch ở hướng Nam (Phu Luông); Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 866 ở hướng Tây (Phu Thông); Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 335 và Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 866 ở hướng Đông (Bản Lao, Phu Học)..., Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận thấy hướng Tây Bắc (tức Phu Keng, Khang Mường) hiện do 1 tiểu đoàn tăng cường của Trung đoàn 335 chốt giữ là hướng tiến công chủ yếu của địch. Địch thường xuyên duy trì GM 21 và GM 36, được máy bay và pháo binh yểm trợ thọc sâu đánh chiếm các điểm tựa trọng yếu của ta.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 28 Tháng Tư, 2023, 07:41:32 am
Để đánh bại các GM đang uy hiếp trực tiếp khu vực phòng ngự chủ yếu của ta, ngày 15 tháng 8, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định tập trung lực lượng đánh trận then chốt chiến dịch bằng hình thức chiến thuật phản đột kích. Sở dĩ ta chọn cách đánh này vì địa bàn phòng ngự chủ yếu ở Phu Tâng đã và đang tập hợp được lực lượng cơ động mạnh (2 trung đoàn 148 và 335, 1 đại đội xe tăng, cùng Trung đoàn 866 phòng ngự tại chỗ, được 4 trận địa pháo mặt đất và pháo phòng không chiến dịch trực tiếp chi viện, đồng thời, các đơn vị tham gia phản đột kích của ta không những được chuẩn bị chu đáo kỹ năng kỹ thuật, chiến thuật, có cách đánh phù hợp, mà còn nắm vững địa hình địa vật, hiểu rõ nhiệm vụ chính trị, có kinh nghiệm trong tổ chức hiệp đồng chặt chẽ khi tiến công. Phản đột kích phải được tiến hành trên nhiều hướng, kết hợp tiến công với bao vây để diệt gọn quân địch.


Căn cứ những điều kiện cần và đủ đã đáp ứng được cho một trận đánh then chốt, ngày 19 thảng 8 sau khi điều động Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 335) chiến đấu tạo thế thành công ở Phu Sản, ta bắt đầu cho các lực lượng tham gia trận phản đột kích ở Phu Keng vào chiếm lĩnh vị trí, sẵn sàng nổ súng tiến công địch. Ở hướng tiến công chủ yếu, Trung đoàn 335 đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu, cho các tiểu đoàn triển khai từ Đông đến Nam Phu Sản có nhiệm vụ đánh thẳng vào Điểm cao 1202, Mường Khang. Hai tiểu đoàn của bạn được tăng cường 1 đại đội xe tăng, tiến công hướng thứ yếu từ Đông Bắc Phu San đánh xuống Bắc Phu Keng. Một đại đội (Trung đoàn 866) phối hợp với 2 đại đội của bạn phục kích, đón lõng quân địch ở bờ Tây sông Nậm Ngừm. Đúng 6 giờ ngày 30 tháng 8, theo hiệp đồng, các hướng đồng loạt tiến công vào các mục tiêu. Bị đánh bất ngờ, đội hình địch rối loạn, một số rút chạy, số còn lại co cụm gọi máy bay trực thăng đến ứng cứu. Một lực lượng địch rút chạy đến sông Nậm Ngừm tưởng đã thoát thân, nào ngờ lại bị lực lượng đón lõng chặn đánh, buộc phải co cụm ở Phu Hủa Sang. Trong 2 ngày 30 và 31 tháng 8, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 335) phối hợp với Tiểu đoàn 2 của bạn được xe tăng yểm trợ tiến công địch ở Phu Hủa Sang, truy kích chúng chạy về đồi Năm Mỏm, tạo điều kiện để Trung đoàn 866 phòng ngự ở đây diệt địch. Đến ngày 3 tháng 9, trận phản đột kích - trận đánh then chốt của Trung đoàn 335 và lực lượng tăng cường kết thúc thắng lợi, đánh thiệt nặng GM 21 và GM 26, diệt và bắt hơn 700 tên địch, giữ vững địa bàn phòng ngự.


Thất bại nặng trên hướng chính Tây Bắc, địch vội chuyển hướng tiến công chủ yếu sang phía Tây, quyết tập trung lực lượng đánh chiếm đồi Năm Mỏm - Phu Keng để mở rộng thế trận phối hợp với các cánh quân phía Nam đánh chiếm Căng Xẻng, ở hướng Đông Bắc, chúng cho GM 24 và GM 27 chuyển sang tiến công Phu Lạt Tây nhằm phát triển xuống Lạt Buột - Đông Phu Keng, đồng thời cho máy bay trực thăng đổ tiểu đoàn biệt kích xuống Ta Li Nọi nhằm quấy phá hậu phương chiến dịch. Nằm được ý định của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch tổ chức lực lượng đánh trận then chốt thứ hai ở hướng Tây khu vực Bản Khổng, Bản Thang nhằm tiêu diệt 2 GM của địch. Sáng ngày 17 tháng 9, Trung đoàn 148 (lực lượng chủ yếu của trận đánh), do Trung đoàn trưởng Nguyễn Trần Khôi và Chính ủy Trần An chỉ huy, điều Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 866 tăng cường) đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu từ hướng Bắc tiến công vào GM 22 ở Bản Thang. Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 148) đảm nhiệm hướng tiến công thứ yếu từ hướng Đông đánh vào Bản Khổng diệt GM 24. Sau 2 ngày 18 và 19 tháng 9 tiến hành phản kích vào các vị trí Điểm cao 1276, 1294, Phu Thông, Bản Thang không đạt yêu cầu do chủ quan đánh giá thấp địch, hiệp đồng không chặt, đột phá chưa đủ mạnh..., ta phải tạm dừng, chuyển sang bao vây tính phương án đánh tiếp. Ngày 26 tháng 9, sau khi điều Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 335) và 1 trung đội xe tăng (2 chiếc) vào thay thế cho Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 148), điều chỉnh các trận địa hỏa lực chiến thuật (cối, ĐKZ, 12,7mm) trực tiếp chi viện cho các mũi theo yêu cầu, ta tiếp tục cho các đơn vị tiến công địch. Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 335) và Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 866) tiến công trên hướng chủ yếu (Đông Bắc) chiếm được Phu Thông, Điểm cao 1276, Điểm cao 1244, Bàn Thang. Trung đoàn 148 tiến công trên hướng thứ yếu (Đông Nam) chiếm được Bản Khổng. Trên đà thuận lợi, các đơn vị phối hợp đánh địch co cụm và địch rút chạy. Đến ngày 29 tháng 9, trận then chốt thứ hai kết thúc thắng lợi, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 400 tên, tiếp tục giữ vững được các địa bàn trọng yếu.


Không cam chịu thất bại, đầu tháng 10 năm 1972, trước sức ép của cuộc hội đàm chính trị, địch quyết định “chơi tất tay" huy động một lực lượng lớn gồm 6 GM (15, 23, 26, 30, 32, 21), 2 tiểu đoàn đặc biệt Thái Lan (616, 618) có pháo binh, không quân yểm trợ, mở cuộc tiến công mới vào hướng Tây Nam Cánh Đồng Chum nhằm chiếm Căng Xẻng làm bàn đạp rồi tiến công Phu Tâng, Phu Tôn, Phu Seo, cô lập Phu Hủa Sang. Nắm chắc ý đồ của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch lập tức chỉ đạo Trung đoàn 866 do đồng chí Nguyễn Hữu Thơi làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Đỗ Kim Giao làm Chính ủy và một số tiểu đoàn phối thuộc của các trung đoàn 335, 148, 88, đại đội đặc công, dựa vào các điêm tựa phòng ngự khá vững chắc phản kích địch đột nhập tiêu hao, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh, đánh bật địch ra khỏi trận địa. Tại cụm điểm tựa Phu Hủa Sang, Tiểu đoàn 6 kết hợp với Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 335) được đại đội xe tăng yểm trợ đánh chiếm Bản Ngua, Điểm cao 1228. Cụm điểm tựa Tiểu đoàn 8 đẩy lùi GM 22 trên chiến tuyến phía Tây. Cụm điểm tựa Tiểu đoàn 5 kìm chân GM 24 ở phía Đông Bắc, giữ vững trận địa.


Những trận đánh giữa tháng 10 của Trung đoàn 866 không chi góp phần đẩy lui quân địch ở tuyến phòng ngự cơ bản, mà còn tạo thế trận có lợi để Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dụng 2 trung đoàn cơ động (335, 148), Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 88), 2 đại đội xe tăng, 2 cụm pháo binh... mở trận đánh then chốt quyết định bằng phương pháp phản đột kích vào quân địch đang co cụm từ Nam Bản Quay đến Bắc Khang Kho. Ngày 26 tháng 10, xét thấy mọi điều kiện cho trận phản đột kích có thể diễn ra thắng lợi, Bộ Tư lệnh lệnh cho các đơn vị tiến công địch. Sau gần 2 ngày tiến công liên tục, mặc dù bị phi pháo địch đánh phá ác liệt, các đơn vị của ta đã cơ bản đánh chiếm được các mục tiêu, tiêu diệt phần lớn quân địch. Bộ phận địch còn lại bị rối loạn đội hình, không còn đủ sức tiến công, buộc phải lui về co cụm ờ Khang Kho, Nậm Cọ - Phu Phaxay (Nam Cánh Đồng Chum) để bảo vệ Loong Chẹng. Thừa thắng xốc tới, trong 3 ngày (2-5.11), ta tiếp tục cho Trung đoàn 335 (thiếu), Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 148), Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 88) cùng 2 đại đội đặc công bao vây tiến công tiêu diệt 1 tiểu đoàn lính Thái Lan và 1 tiểu đoàn (thuộc GM 26) ờ Phu Vai, Nậm Cọ, Khang Kho. Địch bị thiệt hại nặng nề, phải rút chạy về Tôm Tiêng, Pha Khao. Ta hoàn toàn làm chủ từ Nam khu trung gian đến Đông Nam Cánh Đồng Chum. Với trận đánh then chốt quyết định này, ta đã tiêu diệt, bắt 1.219 tên, thu hàng trăm súng, đập tan âm mưu tiến công của địch.


Như vậy, qua 179 ngày chiến đấu (21.5 - 15.11.1972) với 244 trận đánh, liên quân Việt - Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 GM (21, 23, 26), 3 tiểu đoàn quân Thái Lan và đánh thiệt hại 5GM khác, bắn rơi 38 máy bay, thu gần 1.000 súng các loại. Với thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, liên quân Việt - Lào chẳng những giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa ba vùng căn cứ địa cách mạng của Lào, mà còn kịp thời phối hợp với các hoạt động khác trên chiến trường ba nước Đông Dương. Thắng lợi của chiến dịch còn là minh chứng sinh động của mối đoàn kết đặc biệt liên minh chiến đấu, gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa 2 đảng, quân đội chính phủ, và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào cùng sát cánh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 còn thể hiện nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự lần đầu tiên được Quân đội ta và bạn tiến hành, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn và dài ngày của địch. Thành công của chiến dịch đã bổ sung nhiều kinh nghiệm thiết thực góp phần làm phong phú thêm lý luận về nghệ thuật chiến dịch, đặc biệt là với loại hình chiến dịch phòng ngự. Đồng thời, quá trình chiến dịch cũng đã thể hiện những nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo vận dụng linh hoạt sáng tạo cách đánh, khéo lẻo kết hợp giữa phòng ngự khu vực với phản kích, phản đột kích, nhằm tiêu diệt, tiêu hao lực lượng phương, tiện chiến tranh của địch. Có thể nói, những thành công xuất sắc về nghệ thuật tác chiến phản kích, phản đột kích trong chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là những bài học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn để quân và dân ta vận dụng vào thực hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 28 Tháng Tư, 2023, 07:43:02 am
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Đại tá, PGS, TS HOÀNG XUÂN NHIÊN
Học viện Quốc phòng


Tổ chức và sử dụng lực lượng trong tác chiến phòng ngự nói chung, chiến dịch phòng ngự nói riêng là cơ sở để vận dụng nghệ thuật tác chiến phòng ngự thành công, là nhân tố cơ bản trực tiếp quyết định tiến trình, kết cục của chiến dịch và các trận chiến đấu phòng ngự. Dù có mưu hay, thế trận tốt, cách đánh giỏi, vẫn còn phải do các lực lượng tác chiến có số lượng và chất lượng tương ứng thực hiện thì mới giành được thắng lợi... Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của liên quân Việt Nam - Lào diễn ra cùng thời điểm với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Trước đó, từ tháng 9 năm 1969 đến tháng 12 năm 1971, trên địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Bắc Lào) đã diễn ra quy luật là mùa khô ta đánh chiếm, làm chủ; mùa mưa địch lại nống ra chiếm lại. Từ tháng 2 năm 1972, trong lúc chiến dịch tiến công của ta ở Cánh Đồng Chum - Mường Sủi chưa kết thúc, Quân ủy Trung ương ta và bạn Lào đã nhất trí chỉ thị cho Tư lệnh Chiến dịch về nhiệm vụ giữ vững địa bàn giải phóng ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Do có chuẩn bị trước, ta đã tổ chức được thế trận và lực lượng phòng ngự chiến dịch khá hoàn chỉnh, có cách đánh phù hợp nên đã tổ chức và thực hành thắng lợi chiến dịch phòng ngự. Đây là lần đầu tiên bộ đội ta tiến hành phòng ngự ở quy mô chiến dịch và đã hoàn thành nhiệm vụ của chiến lược giao, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch, bảo vệ vùng giải phóng của bạn, phối hợp hiệu quả với chiến trường toàn Đông Dương. Thực tiễn chiến dịch để lại nhiều kinh nghiệm bổ ích, góp phần làm sáng tỏ lý luận nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó có nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng chiến dịch phòng ngự. Cụ thể:

1. Nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng binh chủng hợp thành

Đến đầu tháng 5 năm 1972, các lực lượng của ta trên địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có 4 trung đoàn bộ binh (14 tiểu đoàn), gồm: Các trung đoàn 174 và 148 của Sư đoàn 316; Trang đoàn 866 độc lập quân tình nguyện; Trung đoàn 335 độc lập của Quân khu Tây Bắc tăng cường. Tháng 10 năm 1972, Bộ tăng cường thêm Trung đoàn 88 của Sư đoàn 308C. Về lực lượng binh chủng, có Tiểu đoàn Đặc công 41, về sau được tăng cường thêm Tiểu đoàn Đặc công 27; Tiểu đoàn Pháo binh 42 (có 4 khẩu 130mm, 8 khẩu 122mm, 4 khẩu 85mm, 4 khẩu ĐKB); Tiểu đoàn Tăng - thiết giáp có 18 xe các loại (6 xe T-59, 6 xe T-34, 6 xe K-63); 4 tiểu đoàn pháo cao xạ, gồm 2 tiểu đoàn pháo cao xạ 37mm (24 khẩu), 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 14,5mm (12 khẩu), 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm (12 khẩu); 2 tiểu đoàn công binh (15 và 25) có trang bị một số khí tài, máy húc... Quân chủ lực của bạn Lào ở Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có khoảng 7 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội pháo binh xe kéo, 1 đại đội pháo cao xạ, 1 đại đội công binh1 (Quân chủ lực Lào gồm 2 lực lượng: Quân giải phóng nhân dân Lào và lực lượng trung lập yêu nước, cả hai lực lượng đều chỉ tổ chức đến cấp tiểu đoàn bộ binh và đại đội binh chủng). Bộ đội địa phương tỉnh Xiêng Khoảng có 1 đại đội và 8 trung đội; dân quân, du kích số lượng ít, trình độ tác chiến còn thấp... Trong khi đó, đến trước ngày 20 tháng 5 năm 1972, lực lưọne địch ở Quân khu 2 đã có 76 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, tổng quân số khoảng 18.400 tên. So sánh lực lượng giữa ta và địch ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thì địch có quân số đông và hỏa lực mạnh hơn ta1 (Trong mùa mưa năm 1972, so sánh lực lượng chung trên toàn chiến dịch: Ta 1,0/địch 2,0. Ở một số khu vực và thời gian trọng điểm của chiến dịch, địch tập trung quân đông hơn (như trong đợt 4 chiến dịch phòng ngự, ở hướng Nam, so sánh lực lượng: Ta 1,0/địch 3,5)).


Quyết tâm của Bộ Tư lệnh Chiến dịch là nhanh chóng tổ chức lại thế trận từ tiến công sang phòng ngự về chiến dịch, hình thành các khu vực phòng ngự liên hoàn có trận địa vững chắc, có chính diện và chiều sâu thích hợp. Hướng phòng ngự chủ yếu là Nam và Tây Nam, hướng thứ yếu là Tây và Tây Bắc. Địa bàn phòng ngự được ta tổ chức tại khu tó giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (dài 60km, rộng 50km), chia thành 5 khu vực: Khu trung tâm Cánh Đồng Chum là khu vực phòng ngự chủ yếu phải bảo vệ đến cùng; khu trung gian (Hin Tặng) là khu vực phòng ngự cơ bản phía trước của hướng phòng ngự chủ yếu bảo vệ phía Tây Nam Cánh Đồng Chum trên hướng tiến công chủ yếu của địch; khu Noọng Pẹt là khu vực phòng ngự thứ yếu để đối phó trực tiếp với địch xuất phát tiến công từ căn cứ Buôm Loọng nhằm bảo vệ Cánh Đồng Chum từ phía Đông Bắc; khu Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng là 2 khu vực phối hợp chiến dịch đánh địch từ xa, bảo vệ phía Tây Bắc và phía Đông cho khu trung tâm. Ta cũng dự kiến các trận then chốt có thể diễn ra ở phía Nam cánh đồng Căng Xẻng trên trục đường từ Bản Ngựa đi Bản Phồn (phía Nam) và Bản Khổng - đồi Năm Mỏm (phía Tây). Cụm Phu Tâng - Phu Tôn là cụm phòng ngự then chốt trong khu vực chủ yếu và cũng là cụm then chốt nhất trên toàn địa bàn chiến dịch... Theo đó, các lực lượng tham gia chiến dịch được ta tổ chức thành 2 thành phần:


Lực lượng phòng ngự trận địa, gồm 2 trung đoàn bộ binh (174 và 866), được tăng cường 1/3 số xe tăng thiết giáp và 1/4 số pháo của chiến dịch, có nhiệm vụ tổ chức chiếm giữ các chốt và các cụm chốt, vừa ngoan cường cố thủ trận địa kìm chân địch tại chỗ, vừa liên tục tổ chức phản kích bằng lực lượng cơ động của bản thân, tạo thời cơ và điều kiện thuận lợi nhất cho các lực lượng cơ động (dự bị) chiến dịch tiến hành phản đột kích đánh các trận then chốt tiêu diệt địch. Đồng thời, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, phạm vi và tính chất của địa bàn phòng ngự, Trung đoàn 174 vân giữ nguyên biên chế cũ (3 tiểu đoàn), riêng Trung đoàn 866 tổ chức thành 5 tiểu đoàn và 1 đại đội độc lập tăng cường. Cả 2 trung đoàn làm nhiệm vụ phòng giữ trận địa đều được tăng cường thêm nhiều loại hỏa khí để giữ chốt. Trong lực lượng phòng ngự cũng tổ chức ra 2 thành phần: Lực lượng phòng giữ (có quân số thích hợp được tăng thêm hòa khí) và lực lượng cơ động.


Lực lượng cơ động (dự bị) chiến dịch, gồm 2 trung đoàn (148 và 335), từ tháng 10 năm 1972 có thểm Trung đoàn 88 (do Bộ tăng cường). Các đơn vị cơ động có nhiệm vụ sẵn sàng phái một số bộ phận lực lượng tăng cường trên các khu vực, hướng bị địch uy hiếp để phối hợp cùng lực lượng phòng ngự tại chỗ, giữ vững các chốt và cụm chốt trọng yếu hoặc phản kích khôi phục lại các địa bàn quan trọng mà địch đã đánh chiếm. Nhiệm vụ chủ yếu lực lượng cơ động là sử dụng tập trang, tác chiến hiệp đồng binh chủng, tổ chức các trận then chốt của chiến dịch nhằm tiêu diệt và bẻ gãy các mũi, các cánh tiến công của địch trên các khu vực đã được dự kiến... Đây là một hình thức tổ chức lực lượng phòng ngự tích cực, thể hiện rất rõ tư tưởng tích cực tiến công trong phòng ngự và sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng phòng ngự với lực lượng tiến công trong suốt quá trình thực hành chiến dịch.


Đặc biệt, nghệ thuật sử dụng lực lượng của ta trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng rất linh hoạt, sáng tạo. Ngay từ khi mới có quyết tâm sơ bộ chuyển vào phòng ngự, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã chủ động chuẩn bị trước một bộ phận lực lượng để sẵn sàng làm nhiệm vụ tác chiến ngăn chặn địch ở phía trước, bảo đảm cho toàn đội hình chiến dịch ở phía sau chủ động triển khai nhiệm vụ phòng ngự. Điển hình như Trung đoàn 174 là lực lượng được chuẩn bị trước một bước về củng cố tổ chức bổ sung quân số, huấn luyện theo yêu cầu chuẩn bị chuyển vào tác chiến phòng ngự. Đến khi chiến dịch tiến công kết thúc, Trung đoàn 174 được sử dụng làm nhiệm vụ phòng ngự ở khu trung gian để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng của toàn chiến dịch hoàn thành khối lượng công việc chuẩn bị ở phía sau. Do đó, toàn bộ công tác chuẩn bị cho chiến dịch phòng ngự ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã triển khai thuận lợi, an toàn và tương đối chu đáo. Đồng thời, những người lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch còn căn cứ vào khả năng sở trường của từng đơn vị để kịp thời điều động Trung đoàn 174 vào phòng ngự ở khu trung gian, rút Trung đoàn 335 ra làm lực lượng cơ động; do đó cả 2 trung đoàn đều có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch giao. Trung đoàn 174 đã phát huy được tinh thần chiến đấu kiên cường bám trụ giữ vững khu trung gian trong suốt thời gian chiến dịch (179 ngày đêm), đóng góp một phần quan trọng vào việc giữ vững khu vực phòng ngự chủ yếu; Trung đoàn 335 cũng phật huy được khả năng tiến công vận động tốt, có hiệu suất chiếu đấu cao (địch thương vong 16,1/ta thương vong 1,0).


Một điểm nổi bật khác về nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đó là Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã căn cứ vào tính chất nhiệm vụ, địa bàn và phạm vi được phân công để tổ chức lực lượng phòng ngự phù hợp. Chăng hạn, để hạn chế thương vong, ta không bố trí quá nhiều lực lượng bám trụ tại chỗt mà dành quân số để tổ chức các bộ phận cơ động ờ vòng ngoài, tích cực phối hợp và chi viện cho các chiến sĩ giữ chốt; nhưng mặt khác, ta lại rất coi trọng tăng cường nhiều loại hỏa khí nhẹ cho các chốt để bảo đảm cho hỏa lực của chốt có thể đánh địch từ xa đến gần (có hỏa lực bắn cầu vồng, hỏa lực bắn thẳng; có hỏa lực bắn bộ binh, bắn máy bay bay thấp, bắn xe tăng, thiết giáp...) như trường hợp của Trung đoàn 866 (phòng ngự khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum và khu vực Noọng Pẹt) từ chỗ Trung đoàn chỉ có 3 tiểu đoàn theo biên chế thông thường đã tiến đến tổ chức thành trung đoàn có 5 tiểu đoàn và 1 đại đội độc lập. Mỗi tiểu đoàn cũng tổ chức khác nhau: Tiểu đoàn 924 ở khu vực phòng ngự chủ yếu có 1 đại đội và 1 trung đội chốt, 2 đại đội cơ động; Tiểu đoàn 5 ở Phu Học có 1 đại đội chốt, 2 đại đội cơ động; Tiểu đoàn 7 ở Phu Keng có 2 đại đội chốt và 1 trang đội cơ động... Nói chung, các đại đội, trung đội chốt đều giảm quân số, tăng thêm các loại hỏa khí, vì vậy toàn Trung đoàn 866 có 8 khẩu cối 120mm và cối 106,7mm, 24 khẩu cối 81mm và cối 82mm, 25 khẩu đại liên và súng máy phòng không 12,7mm, nhưng quân số của Trung đoàn cũng chỉ tương đương với các trang đoàn khác.


Cùng với việc tổ chức và sử dụng lực lượng chốt giữ, Bộ Tư lệnh Chiến dịch còn chú ý đến việc tổ chức lực lượng cơ động chiến dịch đủ mạnh để thực hiện các trận phản đột kích và tiến hành các trận đánh then chốt. Do đó, trong kế hoạch tổ chức lực lượng phòng ngự Cánh Đồng Chum, cấp chiến dịch đã sử dụng 2 trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ phòng giữ, 2 trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ cơ động. Mỗi trung đoàn làm nhiệm vụ phòng ngự dùng 1 tiểu đoàn làm lực lượng cơ động (không kể các tiểu đoàn phòng giữ có từ 1 đến 2 đại đội cơ động). Như vậy, trên toàn chiến dịch, ta có 6 tiểu đoàn phòng giữ, 8 tiểu đoàn cơ động, tỷ lệ lực lượng cơ động chiếm 57% tổng số tiểu đoàn của loàn chiến dịch; đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý. Nhưng, trên thực tế quá trình chiến dịch, lực lượng cơ động của các trung đoàn phòng giữ đã không đủ sức phản kích đẩy lùi địch trong phạm vi địa bàn phụ trách, buộc cấp chiến dịch phải xé lẻ một bộ phận lực lượng cơ động chiến dịch tăng cường cho từng khu vực, như trường hợp Tiểu đoàn 6 của Trung đoàn 148 vào chiến đấu ở khu trung gian (trong đợt 1); Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 335 phải tăng cường để giữ vững chốt Phu Học; Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn 148 và Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 335 tăng cường cho cụm chốt Phu Hủa Sang... Vì vậy, lực lượng cơ động của chiến dịch vẫn bị phân tán, chiến dịch thường chi nắm trực tiếp 2 Irung đoàn thiếu. Đây là một trong những nguyên nhân đã làm cho lực lượng ta ở các trận đánh then chốt chưa đủ sức mạnh để thắng địch một cách giòn giã. Chi đến khi lực lượng cơ động chiến dịch có thểm Trung đoàn Bộ binh 88 (từ tháng 10 năm 1972) thì tỷ lệ lực lượng cơ động mới tăng lên: đến khi đó, Bộ Tư lệnh Chiến địch mới thường xuyên nắm 1 trung đoàn và có đủ lực lượng mạnh tiến hành trận then chốt quyết định (ở hướng Nam) để kết thúc chiến dịch thắng lợi.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 28 Tháng Tư, 2023, 07:43:35 am
2. Nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng các binh chủng

Trong chiến dịch phòng ngự, lực lượng binh chủng cũng được Bộ Tư lệnh Chiến dịch tổ chức thành 2 thành phần: Lực lượng lăng cường cho các đơn vị phòng giữ trận địa, chiến đấu tại các chốt, cụm chốt và lực lượng binh chúng cơ động của chiến dịch. Việc sử dụng các binh chủng chiến đấu trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của ta rất linh hoạt và có nhiều sáng tạo. Cụ thể:


Nghệ thuật sử dụng lực lượng súng cối và pháo binh mặt đất: So sánh trong toàn chiến dịch phòng ngự, số lượng pháo của ta ít hơn địch (địch 1,5/ta 1,0), nhưng thuận lợi cơ bản của ta là hệ thống hỏa lực pháo binh có trận địa tương đối ổn định, hình thành được một mạng lưới hỏa lực tương đối hoàn chỉnh, có chuẩn bị sẵn nên súng cối và pháo binh mặt đất đã phát huy được tác dụng đánh địch kịp thời, đánh được địch từ xa, đánh phủ đầu địch khi địch mới lọt vào trận địa phòng ngự của ta, cũng như khi quân địch đổ bộ bằng trực thăng mà bộ binh ta chưa có điều kiện tiếp cận đánh địch... Trong đó, hỏa lực pháo, cối trong biên chế của các lực lượng phòng giữ đã góp phần bẻ gãy hầu hết các mũi tiến công của địch, chi viện kịp thời cho bộ binh phản kích, khôi phục lại các chốt bị mất, diệt được nhiều địch, nhiều trận có hiệu suất chiến đấu cao. Hỏa lực pháo xe kéo đã tận dụng tầm bắn xa và sức sát thương lớn trong nhiều nhiệm vụ khác nhau khá hiệu quả như duy trì đánh thường xuyên phía sau lưng địch; kiềm chế các trận địa pháo địch; kiềm chế các bãi trực thăng đổ quân, bốc quân vận chuyển tiếp tế của địch; chi viện đánh địch rút chạy; đánh địch co cụm và chi viện cho bộ binh trong các trận phản đột kích. Đặc biệt, trong chiến đấu giữ chốt, hỏa lực pháo binh đã góp phần quan trọng để ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt địch, chi viện đắc lực cho bộ binh. Những đòn tập kích hỏa lực bất ngờ, chính xác, đúng thời cơ của pháo binh chiến dịch đã góp phần bẻ gãy từng mũi, từng cánh tiến công của địch. Trong hầu hết các trận phản đột kích, ta đã tập trung được từ 70 - 80% số pháo của chiến dịch để chi viện chiến đấu, trung bình ở mỗi trận ta đã sử dụng từ 1.000 - 1.200 viên đạn pháo, trận sử dụng nhiều nhất là từ 1.600 - 1.900 viên các loại; một số trận đánh then chốt lớn của chiến dịch, ta đã mạnh dạn sử dụng tập trung hỏa lực pháo binh các cấp, đặc biệt là pháo binh cỡ lớn của chiến dịch đánh phủ đầu vào đội hình địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh chuyển sang tiến công tiêu diệt địch... Đó không chỉ là những cố gắng lớn của lực lượng pháo binh mà còn thể hiện tính nghệ thuật trong sử dụng hỏa lực của pháo binh ta.


Nghệ thuật sử dụng lực lượng pháo cao xạ và súng máy phòng không: Trong chiến dịch phòng ngự, lực lượng pháo cao xạ và súng máy phòng không trong đội hình của bộ binh là một thành phân hỏa lực phòng không quan trọng vừa trực tiếp đánh máy bay bổ nhào bảo vệ trận địa, vừa tham gia đánh bộ binh địch rất hiệu quả. Vì vậy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã căn cứ vào tính năng kỹ thuật, chiến thuật từng loại pháo cao xạ và súng máy phòng không để sử dụng và xác định nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị hỏa lực. Trong đó, pháo cao xạ 37mm thường có nhiệm vụ bảo vệ đường vận chuyển và các trận địa pháo xe kéo; súng máy phòng không 14,5mm và 12,7mm của chiến dịch tham gia bảo vệ trận địa pháo và tăng cường cho các trung đoàn bộ binh để tham gia phản kích, phản đột kích quân địch tiến công; súng máy phòng không 12,7mm của các đơn vị phòng ngự cùng với bộ binh đánh địch trên không và mặt đất giữ vững các chốt, bảo vệ trận địa... Điển hình về chiến đấu tốt như: Phân đội 12,7mm ở cụm chốt Phu Phaxay đã phối hợp chặt chẽ với bộ binh tiêu diệt được nhiều địch, bắn rơi 1 máy bay T-28 và sau đó tiếp tục bắn rơi 2 trực thăng đến cứu giặc lái. Lực lượng cao xạ bảo vệ trận địa pháo đã độc lập đánh bộ binh địch ở đồi Năm Mỏm, ở cánh đồng Căng Xẻng; Phân đội 12,7mm của Trung đoàn 148 phụ trách chốt giữ ở Bản Phồn đã ngoan cường chiến đấu ngăn chặn địch, tự mình diệt trên 70 tên địch và tạo điều kiện cho các lực lượng bộ binh đánh thiệt hại nặng cánh quân phía Nam của địch; lực lượng cao xạ đã phối hợp với pháo binh mặt đất khống chế bãi đổ bộ trực thăng không cho địch hạ cánh bốc quân, bảo đảm cho bộ binh vây đánh GM 21 và GM 26 (trong đợt 2 chiến dịch)... Nhưng, thiếu sót của lực lượng cao xạ trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là chưa bắn rơi được nhiều máy bay của địch, chưa gây khó khăn cho địch về cơ động và tiếp tế đường không.


Nghệ thuật sử dụng lực lượng tăng, thiết giáp: Ở Cánh Đồng Chum trong mùa mưa, xe tăng thiết giáp hoạt động rất hạn chế. Nhưng với tinh thần nỗ lực khắc phục khó khăn rất cao, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã quyết tâm sử dụng xe tăng thiết giáp vào tác chiến phòng ngự. Trong đó, có một bộ phận được tăng cường cho lực lượng phòng giữ khu vực phòng ngự, chủ yếu để tăng cường hỏa lực cho các chốt; đại bộ phận làm lực lượng cơ động dựa vào sức đột kích nhanh, mạnh để cùng với bộ binh đánh cac trận phản đột kích ở những địa hình được chuẩn bị sẵn. Đồng thời với nhiều biện pháp tích cực và có hiệu quả để bảo đảm cơ động cho xe tăng thiết giáp, trong 3 trận phản đột kích lớn (nhất là trận ngày 26 tháng 10 ở hướng Nam), ta đều dùng xe tăng để tiến công chính diện, thực hiện thọc sâu chia cắt, tạo điều kiện cho bộ binh tiêu diệt địch. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do ta không giải quyết tốt được việc vượt ngầm (Cha Ho), nên đã hạn chế kết quả sử dụng xe tăng trong trận truy kích địch...


Nghệ thuật sử dụng các lực lượng phục vụ phía sau: Nhiệm vụ chính của các lực lượng phục vụ (kho trạm, quân y...) và cơ quan chiến dịch là phải phát huy đầy đủ chức năng nghiệp vụ của mình đê phục vụ cho bộ đội và cho chỉ đạo, chỉ huy hoàn thành nhiệm vụ chung của chiến dịch. Trong chiến dịch phòng ngự này, lực lượng ta nói chung có hạn, địa bàn rộng, điều kiện chiến trường không có dân, địch có sở trường luồn lách giỏi để đánh vào nơi ta sơ hở, nên tất cả các lực lượng phục vụ phía sau đều được tổ chức thành đội ngũ chiến đấu chặt chẽ, có số lượng vũ khí thích hợp, được huấn luyện và diễn tập theo phương án tác chiến tại chỗ... Mọi lực lượng đều có nhiệm vụ đánh địch bảo vệ cơ quan kho tàng và ngăn chặn, giam chân địch để tạo điều kiện cho các lực lượng khác cơ động đến tiêu diệt chúng. Do quán triệt được nhiệm vụ và tính chất của tác chiến phòng ngự, nên cán bộ nhân viên của Bệnh viện 139 đã được tổ chức thành 1 đại đội, lực lượng của kho trạm tổ chức thành 2 đại đội, lực lượng cơ quan chiến dịch cũng tổ chức thành đơn vị chiến đấu lấy vệ binh làm nòng cốt. Nhờ vậy, khi địch đổ biệt kích ở Ta Li Nọi, một bộ phận lực lượng của Sở Chỉ huy Chiến dịch đã phối hợp với đặc công và trinh sát kịp thời tổ chức đánh địch, diệt được một bộ phận, bẻ gãy mũi hoạt động biệt kích của địch định đánh phá hậu phương của ta; các kho trạm ở khu vực Noọng Pẹt - Bàn Ban, ở Nam Phu Tâng cũng đã tự lực đánh lui địch, bảo vệ được kho tàng; Đại đội tự vệ của Bệnh viện 139 đã ngăn chặn được địch, tạo điều kiện thuận lợi cho Tiéu đoàn 1 của Trung đoàn 335 cơ động đến kịp thời đẩy lùi cuộc tiến công của địch.


Có thể nói, nghệ thuật chiến dịch phòng ngự của ta không phải là phòng ngự đơn thuần mà kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa tác chiến phòng ngự và tác chiến tiến công, giữa đánh tiêu hao địch rộng khắp trên địa bàn chiến dịch với cách đánh tiêu diệt vừa và lớn trong các trận phản kích, phản đột kích. Đồng thời, trên cơ sở thế chiến dịch của hệ thống trận địa phòng ngự liên hoàn vững chắc, ta chặn phía trước, đánh bên sườn và phía sau địch, làm cho chúng bị tiêu hao, một mỏi, đội hình tiến công bị xộc xệch, lộ sơ hờ, hoặc ta bẻ gãy từng cánh quân tiến công, tạo ra thế trận mới, thời cơ có lợi để ta phản công chiến dịch. Theo đó, nghệ thuật sử dụng lực lượng và vận dụng sáng tạo cách đánh trong phòng ngự của ta đã có sự kết hợp khéo léo giữa phòng ngự trận địa với phản kích liên tục, tiến công tiêu diệt địch để phòng ngự vững chắc hơn; đó cũng là nghệ thuật vừa biết lấy ít đánh nhiều là phổ biến, lại biết tập trung lực lượng thích hợp để tổ chức những trận đánh then chốt trong chiến dịch phòng ngự là các trận phản đột kích khi có thời cơ bằng tác chiến hiệp đồng binh chủng, trong đó có trận phản đột kích quyết định kết thúc thắng lợi chiến dịch... Đây là những kinh nghiệm quý có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong tác chiến phòng ngự nói chung, nghệ thuật chiến dịch phòng ngự nói riêng để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở cà hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, nó rất cần được lưu giữ, trao truyền, cũng như tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và chuyên sâu hơn nữa.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 28 Tháng Tư, 2023, 07:50:53 am
NHỮNG ĐỘNG THÁI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN TRONG THỜI GIAN DIỄN RA CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG

PGS, TS HỒ SƠN ĐÀI
Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ - Trường Đại học Thủ Dầu Một


Chiến dịch phòng ngự của liên quân Việt - Lào đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan nhằm bảo vệ vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972. Đây cũng là quãng thời gian hết sức sôi động với nhiều sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, như: Diễn biến tiến dần đến giai đoạn kết thúc cuộc hòa đàm Pari, “cuộc đi đêm” chưa từng có tiền lệ kể từ năm 1949 giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc tiến công chiến lược của Quân giải phóng trên toàn chiến trường miền Nam và những rạn nứt xuất hiện trong chính trường Sài Gòn kề từ sau cuộc độc diễn tranh cử của Nguyễn Văn Thiệu. Trong thế chiến lược “Đông Dương là một chiến trường”, diễn biến và kết quả Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 đã “chia lửa” và tác động sâu sắc đến tiến trình chung cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; tác động đến những diễn biến của chính trường Sài Gòn trong thời gian diễn ra chiến dịch.


1. Củng cố quyền lực và hệ thống chính trị

Sau một thời gian dài rối ren về chính trị kể từ sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính quyền quân sự ở miền Nam Việt Nam được thiêt lập dưới sự điều hành của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (do Trung tướng quân đội Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch) và Ủy ban Hành pháp Trung ương (do Thiếu tướng quân đội Sài Gòn Nguyễn Cao Kỳ điều hành). Để hợp thức hóa, Thiệu - Kỳ tổ chức bầu cử quốc hội lập hiến và công bố hiến pháp nền Đệ nhị Việt Nam cộng hòa. Về thực chất, hiến pháp này là bệ đỡ cho chính thể quân sự độc tài mới, ở đó Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu tập trung mọi quyền hành đối nội và đối ngoại, kể cả quyền chỉ định và bãi miễn thủ tướng. Những bất hợp lý trong cơ cấu chính quyền quân sự chuyên chế, lệ thuộc Mỹ cả về đường hướng và nguồn lực, phong trào chống Mỹ gây chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, đặc biệt cuộc tiến công chiến lược của các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân ba nước Đông Dương trong năm 1972 đã làm cho mâu thuẫn vốn có trong giới cầm quyền Sài Gòn ngày càng trở nên sâu sắc. Từ đó, gây hoang mang trong toàn bộ bộ máy điều hành chiến tranh của chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương, làm phát sinh tình trạng bất ổn trên chính trường miền Nam Việt Nam. Được sự hỗ trợ tối đa của Mỹ, chính quyền Sài Gòn ra sức triển khai thực hiện nhiều biện pháp đối phó nhằm củng cố quyền lực và hệ thống chính trị.


Ngay sau khi loại các đối thủ để trở thành ứng viên duy nhất độc diễn trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai của nền Đệ nhị cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu phải liên tục đối phó, tìm cách hạ uy tín, loại bỏ thế lực trong liên danh ứng cử tổng thống và phó tổng thống trong cuộc đua tranh vào dinh Độc Lập là Dương Văn Minh - Hồ Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ - Trương Vĩnh Lễ và nhiều thế lực khác tại Sài Gòn. Trong quốc hội, mặc dù đã tìm cách kiểm soát mọi hoạt động ở cả hạ viện và thượng viện, Thiệu vẫn phải hằng ngày đối phó với các khối dân biểu trung lập và đối lập với chính phủ, chưa kể các đảng phái khác như Việt Nam Nhân xã Cách mạng Đảng, Đại Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng, Mặt trận Nhân dân cứu nguy dân tộc, Phong trào Quốc gia cấp tiến, Tập đoàn Cựu chiến sĩ Hòa Hảo Dân xã... Khi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tiến công chiến lược ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, liên quân Việt - Lào tiến hành Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Thiệu ép quốc hội thông qua “Luật ủy quyền” cho phép tổng thống rộng quyền ứng phó với tình hình quân sự, toàn quyền “điều hành quốc sự” bằng sắc luật mà không cần được quốc hội phê chuẩn.


Đối với giới tướng lĩnh quân đội, khi Quân giải phóng triển khai cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Nguyễn Văn Thiệu “với tư cách Tổng Tư lệnh quân đội, tập trung hết quyền bính trong tay, cho đặt một hệ thống máy truyền tin tại dinh Độc Lập để liên lạc thẳng với các quân khu, điều động các đơn vị, bổ nhiệm tư lệnh vùng và trực tiếp ra lệnh hành quân”1 (Nguyễn Tiến Hưng, Tâm tư Tổng thống Thiệu, Cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh, Hoa Kỳ, 2010, tr. 367). Để củng cố thế lực, đề phòng bị quân đội làm phản, Thiệu thay hết những vị trí chủ chốt, đưa các thân tín của mình nắm giữ vị trí chỉ huy các quân khu và quân đoàn, như: Điều Ngô Quang Trưởng ra giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 1 - Quân khu 1 thay Hoàng Xuân Lãm (đưa Lãm về làm phụ tá Tổng trưởng quốc phòng, thực chất là “ngồi chơi xơi nước”); điều Nguyễn Văn Toàn (dù được giới tướng lĩnh đánh giá là “ít tài nhiều tật, thích ăn nhậu, say mê các cuộc đỏ đen, lao vào những cuộc truy hoan, hút xách”2 (Nguyễn Duy Xí, Đằng sau dinh Độc Lập, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tr. 112) thay Ngô Du làm Tư lệnh Quân đoàn 2 - Quân khu 2; đưa Phạm Quốc Thuần thay Nguyễn Văn Minh làm Tư lệnh Quân đoàn 3 - Quân khu 3 (Minh bị điều về phụ trách Trường Bộ binh Thủ Đức); bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 21 Nguyễn Vĩnh Nghi giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 4 - Quân khu 4. Thiệu còn trực tiếp đến An Lộc và một vài vị trí đang diễn ra chiến sự ác liệt khác để kêu gọi sự đồng lòng, gắn huy hiệu “Anh dũng bội tinh” cho binh sĩ.


Ngoài ra, chính quyền Sài Gòn còn phải liên tục đối phó với hoạt động chống đối của các lực lượng đấu tranh công khai tại đô thị, nhất là giới báo chí và học sinh, sinh viên. Lợi dụng mâu thuẫn giữa các phe phái trong giới chóp bu, kể cả Nguyễn Cao Kỳ, học sinh, sinh viên tổ chức các cuộc đấu tranh hòa bình có kết hợp với đấu tranh vũ trang. Đáng kể là cuộc đấu tranh diễn ra trước cổng Đại học Vạn Hạnh, sinh viên của trường này cùng một số trường khác tổ chức biểu tình, tràn xuống đường, phong tỏa nhiều đoạn đường, sử dụng cả thủ pháo để tiến công các căn cứ của chính quyền Sài Gòn. Thiệu phải nhiều lần ra lệnh cho Tổng nha Cảnh sát lùng bắt hết số học sinh, sinh viên tham gia đấu tranh. Từ cuối năm 1971 đến đầu năm 1972, nhiều thành viên trong Ban Chỉ huy học sinh, sinh viên như Huỳnh Tấn Mầm, Hạ Đình Nguyên, Võ Như Lanh... lần lượt bị chúng bắt, cầm tù. Thiệu phải than thở: “Hễ khi nào thấy đại sứ Mỹ tới gặp và yêu cầu tôi làm một việc gì mà tôi không làm, thì chỉ vài tuần sau sẽ có biểu tình hoặc báo chí chống đối”1 (Nguyễn Tiến Hưng, Tâm tư Tổng thống Thiệu, Sđd, tr. 364).


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 28 Tháng Tư, 2023, 07:51:32 am
2. Phá hoại tiến trình đàm phán tại Hội nghị Pari

Liên tiếp thất bại trong hai mùa khô 1965 - 1966, 1966 - 1967, nhất là trong Tết Mậu Thân 1968, lại bị áp lực từ cao trào phản đối chiến tranh của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ, Nhà Trắng buộc phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán với Hà Nội hòng tìm một lối thoát trong danh dự. Bắt đầu từ cuộc nói chuyện chính thức ngày 13 tháng 5 năm 1968 Hội nghị Pari đựợc tổ chức giữa hai bên (Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hoa Kỳ) rồi bốn bên (Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cộng hòa). Cuộc đàm phán diễn ra gay gắt và trải qua nhiều bước, ở đó kết quả đạt được của mỗi bước tùy thuộc vào tình hình chính trị, quân sự của từng bên và cục diện chiến trường ở Việt Nam. Nội dung chính của cuộc đàm phán là Hoa Kỳ và các nước phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết chấm dứt dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và các nước đồng minh, không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam; miền Nam Việt Nam thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời gồm ba lực lượng chính trị (chính quyền Sài Gòn, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và lực lượng trung lập) để tiến hành tổng tuyển cử thống nhất nước nhà thông qua con đường hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc.


Trong quá trình đàm phán, trong khi phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa luôn có sự phối hợp nhịp nhàng với Cộng hòa miền Nam Việt Nam trước khi đưa ra các quyết sách, thì Hoa Kỳ gần như tự ý sắp đặt mọi chuyện trong các cuộc họp kín với Việt Nam dân chủ cộng hòa mà không quan tâm đến ý kiến của đoàn Việt Nam cộng hòa. Cho rằng nội dung một số điều khoản bất lợi cho Việt Nam cộng hòa nên Nguyễn Văn Thiệu luôn chỉ đạo tìm cách phá hoại, gây khó dễ cho quá trình đàm phán.


Khi chiến dịch sự đang diễn ra ác liệt ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Trị - Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, trong một cuộc họp giao ban định kỳ với tư lệnh các chiến trường, Nguyễn Văn Thiệu nói: “Phái đoàn của Kissinger đã đến Sài Gòn từ hai ngày qua1 (Hành động phá hoại tiến trình đàm phán và không chịu ký Hiệp định buộc Nhà Trắng phải cử Kítxinhgiơ (Henry Kissinger) đi Sài Gòn (10.1972) để thuyết phục chính quyền Sài Gòn chấp thuận đề xuất ngừng bắn được đưa ra tại các cuộc đàm phán bí mật với miền Bắc tại Pari), có trao cho tôi một bản dự thảo hiệp định ngừng bắn, trong đó có nhiều điểm cần phải làm sáng tỏ thêm. Tuy nhiên có ba điểm mà tôi nhân danh tổng thống không đồng ý với Mỹ, đó là: Vấn đề thành lập một chính phủ liên hiệp ba thành phần ở miền Nam sau ngày ngừng bắn, sự duy trì của 350.000 quân chủ lực Bẳc Việt Nam ở miền Nam sau ngày ngừng bắn, ngày ngừng bắn được dự định vào 30 tháng 10 năm 1972. Nếu chấp nhận ba điểm đó tức là chúng ta tự sát. Mỹ muốn bán đứng miền Nam cho cộng sản nên mới đặt vấn đề như thế này. Tôi cương quyết bác bỏ”2 (Nguyễn Duy Xí, Đằng sau Dinh Độc Lập, Sđd, tr. 117). Phải đến lúc nhận được điện văn của Tổng thống Mỹ R. Níchxơn (Richard Nixon) với nội dung đe dọa “quyết định của ngài sẽ mang đến những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với khả năng của tôi tiếp tục yểm trợ ngài và chính phủ miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa)”, Thiệu mới chịu ký Hiệp định.


Ngay từ năm 1972, trong khi đang phải đối phó với cuộc tiến công chiến lược của lực lượng vũ trang cách mạng, chính quyền Sài Gòn đã chuẩn bị một kế hoạch chi tiết nhằm phá hoại quá trình thực hiện các điều khoản của Hiệp định Pari. Về chính trị, chính quyền Sài Gòn sử dụng bộ máy tuyên truyền bóp méo diễn biến Hội nghị Pari, đặt “cảnh sát quốc gia” và “nhân dân tự vệ” nằm ngoài phạm vi điều chỉnh về lực lượng vũ trang của Hiệp định (dù sau đó, 2 lực lượng này trở thành nhân tố chủ yếu hỗ trợ của quân lực Sài Gòn tiến hành cuộc chiến tranh giành dân, lấn đất), về quân sự, Nguyễn Văn Thiệu hoạch định một chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” trong đó “phải gây tổn thất lớn cho phía Quân giải phóng giành quyền kiểm soát tối đa về lãnh thổ và dân chúng, đặc biệt ở vùng tranh chấp”.


Mặc dù chính quyền Sài Gòn ra sức phá hoại, nhưng cuối cùng Hiệp định Pari vẫn được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 sau cuộc đàm phán đầy gay gắt và kịch tính kéo dài 4 năm 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp chung và 24 cuộc tiếp xúc bí mật, đánh dấu một cột mốc quan trọng, đưa cách mạng miền Nam tiến lên theo phương thức chiến lược mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch định trong thơ chúc Tết năm 1969 “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 28 Tháng Tư, 2023, 07:53:37 am
3. Đối phó với cuộc tiến công chiến lược của Quân giải phóng

Trên cơ sở cho rằng hoạt động của lực lượng kháng chiến trong năm 1972 cũng chỉ tương tự như năm 1971, Nhà Trắng chủ trương cố giữ cục diện chiến trường ở Đông Dương như những năm trước, tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, rút dần quân Mỹ tại chiến trường Nam Việt Nam, tạo lợi thế trong đàm phán tại Hội nghị Pari và cuộc vận động tái cử tổng thống của Níchxơn. Trước tình hình trên, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương: “Nhiệm vụ cần kíp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, đánh bại học thuyết Níchxơn trên toàn chiến trường Đông Dương, tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam và cả trên bán đảo Đông Dương giành thắng lợi to lớn, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh trên thế thua bằng một giải pháp chính trị có lợi cho ta mà chúng có thể chấp nhận được”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Tập II (1966 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật ,Hà Nội, 2012, tr. 651-652). Từ chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương xác định quyết tâm chiến lược năm 1972 là: Tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng, mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, trong đó, Trị - Thiên là chiến trường chính, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là chiến trường phối hợp.


Vừa củng cố quyền lực và hộ thống chính trị sau cuộc độc diễn tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, tìm cách phá hoại tiến trình đàm phán tại Hội nghị Pari, chính quyền Sài Gòn vừa phải tập trung đối phó với cuộc tiến công chiến lược của Quân giải phóng trên toàn chiến trường miền Nam. Mặc dù buộc phải điều quân thay thể những vị trí bị bỏ trống do quân Mỹ và đồng minh của Mỹ tiếp tục rút quân về nước (đến trước 1.5.1972, trên chiến trường Nam Việt Nam, Mỹ chỉ còn 69.000 tên, các nước đồng minh còn 38.000 tên), Nguyễn Văn Thiệu vẫn chủ trương tập trung lực lượng đánh phủ đầu Quân giải phóng trên khu vực dọc biên giới. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 1972, “liên quân Mỹ - Sài Gòn thực hiện 793 cuộc hành quân cấp tiểu đoàn trở lên, 148.166 phi xuất chiến thuật (trực thăng vận và oanh kích yểm trợ hành quân của các loại chiến đấu cơ, ngoại trừ máy bay B-52), 497 phi xuất oanh tạc của B-52 (không kể chiến trường Lào và Campuchia), 47.682 hải xuất (tuần duyên và yểm trợ hành quân) và 62 vụ hải pháo tác xạ hỗ trợ hành quân dọc các vùng ven biển miền Nam Việt Nam”1 (Bộ Tổng Tham mưu quân lực Việt Nam cộng hòa, Báo cáo tình hình chiến sự hàng tuần từ ngày 2.1 đến ngày 26.2.1972, Hồ sơ 17441, Phông Phủ Thủ tướng Việt Nam cộng hòa (1954 - 1975), Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh). Dù vậy, chúng vẫn gặp bất ngờ và bị động đối phó với Quân giải phóng trên các chiến trường.


Tại chiến trường Trị - Thiên, hướng tiến công chủ yếu trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ đạo mở chiến dịch tiến công nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân sự của đối phương, giải phóng phần lớn địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngay từ đầu năm 1972, để thay thế các đơn vị quân Mỹ rút đi, quân đội Sài Gòn buộc phải điều động cả lực lượng dự bị chiến lược (Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến) đảm nhiệm phòng giữ khu vực Đường 9 - Bắc Quảng Trị. Khi Chiến dịch Trị - Thiên nổ ra (30.3 - 27.6.1972, trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên), trước tình hình nhiều căn cứ quân sự ở Nam, Bắc Đường số 9 và tuyến phòng thủ vòng ngoài bị uy hiếp nghiêm trọng, ngày 3 tháng 4 năm 1972, Nguyễn Văn Thiệu phải bay ra Huế trực tiếp thị sát tình hình, triệu tập cuộc họp với chỉ huy các lực lượng, tìm cách ngăn chặn các cuộc tiến công của Quân giải phóng và chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu quân đội Sài Gòn khẩn cấp tăng viện cho mặt trận Quảng Trị. Tiếp đó, Nguyễn Văn Thiệu liên tiếp xử lý hàng loạt tình huống: Ra lệnh rút liên đoàn biệt động “dày dạn chiến đấu nhất” ở Bình Long (vốn đang phải đương đầu với các cuộc tiến công của Quân giải phóng) ra tăng cường cho lực lượng bảo vệ Quảng Trị- cách chức tướng Hoàng Xuân Lãm - Tư lệnh Quân khu 1 - Quân đoàn 1 điều thêm 5 lữ đoàn, trung đoàn từ Sài Gòn, Đà Nằng ra Huế lập tuyến phòng thủ ngăn chặn mới; huy động lực lượng dự bị chiến lược với sự yểm trợ tối đa của không quân và pháo binh nhằm tái chiếm Quảng Trị. Dù vậy, kết quả thu được từ các nỗ lực trên không mấy khả quan. Ngày 6 tháng 6 năm 1972, tướng Alểchxăngđơ Hai (Alexander Haig) - Phụ tá Quân sự cho Henri Kítxinhgiơ (Henry Kissinger) - phàn nàn với Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn: “Chúng tôi nghĩ rằng giới lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa nên làm mọi cách để thanh toán, giải tỏa An Lộc trong thời gian ngắn nhất để có thể di chuyển lực lượng dù ra Quân khu 1 và hành quân tái chiếm vùng Quảng Trị và phần đất ở Bình Định, càng sớm càng tốt”1 (Phiếu trình số 015/PQL ngày 6.6.1972 của Tòa Đại sử Việt Nam Cộng hòa tại Washington - Hoa Kỳ, Hồ sơ 402, Phông Phủ Tổng thống đệ nhị Cộng hòa (1967 - 1975), Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh).


Tại chiến trường Đông Nam Bộ, Trung ương Cục và Quân ủy Miên chỉ đạo mở chiến dịch tiến công (mang mật danh Nguyễn Huệ, trên địa bàn các tỉnh Bình Long, Phước Long, Tây Ninh, Bình Dương) nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân sự và phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới của quân đội Sài Gòn, giải phóng một số khu vực có ý nghĩa chiến lược ở miền Đông Nam Bộ, phối hợp với hướng chủ yếu ở Trị - Thiên trong cuộc tiến công chiến lược 1972. Từ đầu năm, quân đội Sài Gòn tranh thủ mở các cuộc hành quân “Toàn thắng 72A”, “Toàn thắng 72B” dọc biên giới Việt Nam - Campuchia nhằm bịt hành lang vận tải, đánh phá các cơ sở hậu cần của Quân giải phóng, hỗ trợ cho hoạt động “bình định” trong nội địa. Khi Bộ Tư lệnh Miền mở Chiến dịch Nguyễn Huệ, chính quyền Sài Gòn chỉ đạo triệt thoái hết lực lượng đang hoạt động trên biên giới về tập trung chống đỡ trên hướng Đường số 13 - Bình Long và Đường số 22 - Tây Ninh; đồng thời, điều động lực lượng từ các nơi khác mở các cuộc hành quân “Toàn thắng 72C”, “Toàn thắng 72D”, “Toàn thắng 72E” nhằm giải tỏa An Lộc, khai thông Quốc lộ 13, đối phó với Quân giải phóng ở Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Long An1 (Phòng Tổng kết địch - Ban Tổng kết chiến tranh B2, Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ - ngụy trên chiến trường B2, Ban Tổng kết chiến tranh B2, Thành phố Hồ Chí Minh, 1984, tr. 216). Cũng tướng Alếchxăngđơ Hai bày tỏ: “Chúng tôi rất lo ngại vì vài sự kiện đã xảy ra trên chiến trường Việt Nam: Như cuộc hành quân của Sư đoàn 21 đến nay đã 2 tháng qua mà vẫn chưa giải tỏa được An Lộc mặc dù chỉ còn một đoạn đường ngắn... Với một lực lượng tương đối hùng hậu mà không thể tiến thêm vài cây số lại giẫm chân một nơi để gánh nhiều thiệt hại thì thật khó giải thích với dư luận cũng như Quốc hội tại đây”2 (Phiếu trình số 015/PQL ngày 6.6.1972 của Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Washington - Hoa Kỳ, Tlđd).


Tại chiến trường Tây Nguyên, hướng tiến công phối hợp trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ đạo mở chiến dịch tiến công các căn cứ quân sự của địch ở Đắk Tô - Tân Cảnh, thị xã Kon Tum (30.3 - 5.6.1972), hình thành vùng căn cứ hoàn chỉnh nối liền với căn cứ địa miền Đông Nam Bộ. Trong bối cảnh quân Mỹ và đồng minh rút dần lực lượng về nước, quân đội Sài Gòn buộc phải dàn mỏng lực lượng của Quân khu 2 - Quân đoàn 2 để bảo vệ cả địa bàn Tây Nguyên và khu vực các tỉnh duyên hải Trung Bộ. Ngay từ đầu năm 1972 Nguyễn Văn Thiệu chỉ thị cho Quân khu 2 vừa đưa lực lượng thám báo, biệt kích thăm dò, vừa huy động không quân bắn phá dọc tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn. Khi cụm cứ điểm phòng ngự Đăk Tô - Tân Cảnh bị tiêu diệt, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Quân đoàn 2 rút các trung đoàn đang phòng thủ ở vòng ngoài về lập tuyến phòng ngự mới nhằm bảo vệ thị xã Kon Tum mở cuộc hành quân giải tỏa mang mật danh Bắc Bình Vương 712. Sau khi nhận tin binh lính quân đội Sài Gòn tháo chạy tán loạn khỏi các căn cứ quân sự ở Quân khu 1, Quân khu 2, nhất là tại Đăk Tô - Tân Cảnh, ngày 29 tháng 4 năm 1972, Nguyễn Văn Thiệu ban bố tình trạng “Tổ quốc lâm nguy”, triệu tập nội các và Hội đồng An ninh quốc gia, ra lệnh cho các cấp quân sự và hành chính bằng mọi giá phải cố thủ, chờ tăng viện để phản công giành lại những vùng đã bị Quân giải phóng đánh chiếm. Tuy nhiên kết quả không như mong đợi. Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu buộc phải thừa nhận sự thất bại và thiếu hiệu quả của quân đội Sài Gòn trong việc chống lại những cuộc tiến công của Quân giải phóng trong năm 1972: “Chưa kể là từ các nơi đã chiếm đóng, cộng sản vẫn tiếp tục loang ra, còn phía chúng ta (Mỹ - Sài Gòn) thì cũng khó phản công chiếm lại được”1 (Công điện số 027- TT/CĐTM ngày 29.4.1972 của Nguyễn Văn Thiệu, Hồ sơ 395, Phông Phù Tổng thống đệ nhị Cộng hòa (1967 - 1975), Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh).


Như vậy, những động thái nêu trên của chính quyền Sài Gòn mặc nhiên không tách rời diễn biến cuộc đấu tranh của quân và dân ba nước Đông Dương. Nó tác động sâu sắc đến những nỗ lực của quân đội đánh thuê Thái Lan và quân đội phái hữu Lào trong cuộc tiến công lấn chiếm vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng do liên quân Việt - Lào tổ chức phòng ngự mùa mưa năm 1972. Phối hợp với cuộc tiến công chiến lược của Quân giải phóng trên các mặt trận Trị - Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, liên quân Việt - Lào đã bẻ gãy các cuộc hành quân lấn chiếm, loại khỏi chiến đấu một bộ phận lớn sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, giữ vững vùng giải phóng và thế liên hoàn giữa ba vùng căn cứ địa cách mạng của Lào, thể hiện sự liên minh chiến đấu, mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Quân đội và nhân dân hai nước Việt - Lào trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ và quân đội đồng minh của Mỹ. Cùng với mũi đấu tranh chính trị, binh vận, hoạt động quân sự trên chiến trường miền Nam và Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 đã góp phần đẩy chính quyền Sài Gòn vào thế bị động chiến lược, lúng túng đối phó trên tất cả các mặt trận, tạo tình trạng bất ổn liên tục trên chính trường, làm đảo lộn mọi sinh hoạt chính trị - kinh tế - xã hội ở miền Nam Việt Nam vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát. Đồng thời, sau thất bại nặng nề trong chiến dịch 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari, hiệp định mà trước đó, Nguyễn Văn Thiệu phải thốt ra những lời cay đắng trong bức thư gửi Tổng thống Níchxơn ngày 11 tháng 11 tháng 1972: “Những công lao tranh đấu và bao nhiêu hy sinh chúng ta đã gánh chịu trong nhiều năm đều trở thành vô nghĩa”1 (Nguyễn Tiến Hưng, Tâm tư Tổng thống Thiệu, Sđd, tr. 344-345, 315); và tình hình miền Nam sẽ chuyển sang “một tình huống mới, một thực tế mới” như nhận xét dự đoán của cố vấn Kítxinhgiơ2 (Nguyễn Tiến Hưng, Tâm tư Tổng thống Thiệu, Sđd, tr. 344-345, 315).


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Sáu, 2023, 07:46:33 am
VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG LÀO TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Đại tá, TS TRƯƠNG MAI HƯƠNG
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng


Cách đây 50 năm, thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Quân ủy Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào tổ chức thắng lợi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, qua đó giữ vững địa bàn chiến lược của cách mạng Lào, đánh bại một bước học thuyết Níchxơn ở Lào và tác động trực tiếp tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Thắng lợi của chiến dịch này không chỉ khẳng định chủ trương đúng đắn và tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, hai quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào mà còn khẳng định sự lớn mạnh và vai trò quan trọng của lực lượng vũ trang cách mạng Lào đối với Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nói riêng và trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung.


Bước sang năm 1972, cách mạng Lào có bước chuyển biến mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Nhân dân Lào (2.1972) đánh giá những thành tựu của Đảng Nhân dân Lào giành được trong sự nghiệp lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đồng thời, đề ra chủ trương, phương hướng lãnh đạo cách mạng Lào tăng cường đoàn kết với nhân dân ba nước Đông Dương, tăng cường đoàn kết chiến đấu Lào - Việt Nam, quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sau Đại hội, Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào chủ trương chỉnh huấn Đảng lần thứ ba; nhiệm vụ chỉnh huấn Đảng trong quân đội được Quân ủy Trung ương Lào xác định vào đầu mùa mưa năm 1972.


Trong khi các đơn vị lực lượng vũ trang cách mạng Lào tiến hành chỉnh huấn Đảng, trên địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, địch ra sức nống lấn để cải thiện hình thái bị uy hiếp ở Loong Chẹng, đẩy liên quân Lào - Việt ra xa. Mặc khác, chúng khẩn trương điều lực lượng từ các quân khu khác đến tăng cường cho Quân khu 2 thay cho các đơn vị của Vàng Pao rút ra củng cố vùng giáp biên giới Thái Lan. Âm mưu của địch là tập trung lực lượng đánh chiếm Cánh Đồng Chum trong mùa mưa năm 1972 để tạo thế mạnh, làm cơ sở mặc cả với cách mạng Lào trên bàn đàm phán. Tính đến ngày 20 tháng 5 năm 1972, địch tập trung ở Quân khu 2 lên tới 76 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, hình thành 4 khu vực xung quanh Cánh Đồng Chum là Sảm Thông - Loong Chẹng, Buôm Loọng, Tôm Tiêng - Pha Đông và Sa La Phu Khun1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 344).


Trước âm mưu, thủ đoạn của địch, Quân ủy Trung ương hai nước thống nhất phối hợp mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng “nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của địch trong mùa mưa 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho hai chiến dịch tiến công Trị Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược 1972”1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 592).


Đầu tháng 4 năm 1972, Thường vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch do Đại tá Vũ Lập làm Tư lệnh Đại tá Lê Linh làm Chính ủy. Phía bạn Lào, đồng chí Xiphon Phalikhăn, Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng làm Phó Tư lệnh Chiến dịch. Sở Chỉ huy chiến dịch đặt tại Phu Nhu. Sở Chỉ huy Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đóng ở Phu Leng (1580), có hệ thống thông tin liên lạc trực tiếp với Sở Chỉ huy Chiến dịch. Mối quan hệ là hiệp đồng chỉ huy theo phân công phụ trách riêng từng khu vực và có sự bàn bạc theo dõi thường xuyên giữa hai bên Việt Nam và Lào.


Như vậy, trong thành phần Bộ Tư lệnh Chiến dịch bao gồm cả Việt Nam và Lào, điều đó thể hiện sự liên minh đoàn kết chặt chẽ giữa hai bên, đồng thời cho thấy vai trò của lực lượng vũ trang cách mạng Lào trong chiến dịch này.


Trước khi diễn ra chiến dịch, ở Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, lực lượng vũ trang cơ động của Lào có 7 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội pháo xe kéo, 1 đại đội pháo mang vác (nữ), 2 đại đội pháo cao xạ, 1 đại đội công binh... Đây là những đơn vị nhiều năm chiến đấu với quân địch trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, lập nhiều thành tích xuất sắc, có nhiều kinh nghiệm tác chiến vừa và nhỏ, thông thạo địa hình, nắm chắc quy luật hoạt động của đối phương. Hơn nữa, nhiều phân đội đã có kinh nghiệm chiến đấu phòng ngự trong các mùa mưa nên có khả năng đảm nhiệm độc lập một khu vực phòng ngự hoặc một hướng của chiến dịch phòng ngự. Tuy nhiên, khó khăn của lực lượng vũ trang cách mạng Lào là thiếu quân số, khó bổ sung lực lượng, trình độ tác chiến quy mô lớn, phức tạp còn hạn chế. Do đó, phía Lào chỉ tổ chức bộ binh đến cấp tiểu đoàn, binh chủng đến cấp đại đội1 (Về bộ đội địa phương bạn ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có 1 đại đội tại chỗ của Quân khu, 1 đại đội của tỉnh và 8 trung đội của 2 huyện Mường Pẹt (Lạt Buột) và Mường Khăm (Bàn Ban), quân số thiếu. Lực lượng này thành thạo trong đánh nhỏ nhưng chưa quen đánh hiệp đồng. Dân quân du kích của Lào số lượng ít, chỉ tập trung ở những trọng điểm như Lạt Buột, Noọng Pẹt, Bản Ban). Sau chiến dịch tiến công mùa khô 1971 - 1972, lực lượng vũ trang cách mạng Lào có thời gian củng cố, bổ sung, huấn luyện nên khí thế các đơn vị đều tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.


Tham gia Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, lực lượng vũ trang cách mạng Lào được huy động có 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội pháo xe kéo, 1 đại đội mang vác, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh, 4 đại đội bộ đội địa phương và dân quân du kích2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Sđd, tr. 593).


Các đơn vị vũ trang cách mạng Lào tham gia chiến dịch được quán triệt tình hình nhiệm vụ mới; quán triệt phương châm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến phòng ngự; xây dựng quyết tâm và lòng tin để từng bước nhất trí về nhận thức và hành động. Bên cạnh đỏ, Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã tổ chức lớp tập huấn quân sự cho cán bộ và huấn luyện cơ bản cho các phân đội, đồng thời tổ chức diễn tập thực binh theo phương án chiến đấu để kiểm tra và rút kinh nghiệm về xây dựng phương án về tổ chức hiệp đồng và công tác bảo đảm các mặt. Kết quả, đã nâng cao một bước chất lượng và tinh thần chiến đấu của bộ đội tạo điều kiện cho các đơn vị nắm chắc phương án chiến đấu thông thạo địa hình trong khu vực phụ trách cũng như các vùng khác có liên quan.


Cũng như các chiến dịch trước đó, trước khi bước vào Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương và Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào, Bộ Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng tiếp tục đẩy mạnh quán triệt và nâng cao hiệu quả của liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào. Bởi đây là chiến dịch có quy mô lớn, lại diễn ra trong mùa mưa, điều kiện bảo đảm mọi mặt cho các đơn vị khó khăn hơn rất nhiều so với các chiến dịch trong mùa khô, chỉ có nêu cao sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang cách mạng Lào với bộ đội chủ lực và Quân tình nguyện Việt Nam mới có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, hoàn thành nhiệm vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng hai nước giao phó. Do làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang cách mạng Lào đã quán triệt sâu sắc liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trong chiến dịch, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, quyết chiến đấu và hy sinh vì thắng lợi chung của chiến dịch.


Sau khi phân tích, đánh giá tình hình địch - ta, xác định 5 khu vực phòng ngự, trong đó Cánh Đồng Chum là khu vực phòng ngự chủ yếu, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định tổ chức lực lượng thành 2 bộ phận: Lực lượng phòng ngự tại chỗ và lực lượng cơ động chiến dịch. Theo đó, lực lượng phòng ngự tại chỗ xây dựng trận địa thành các chốt, cụm chốt để ngăn chặn địch tiến công1 (Gồm 2 trung đoàn bộ binh 174 và 866, 1 đại đội xe tăng - thiết giáp và toàn bộ pháo binh chiến dịch); lực lượng cơ động chiến dịch đánh địch trên các hướng phòng ngự bị huy hiếp, xây dựng trận địa đứng chân: Trung đoàn 148 ở khu vực bắc Noọng Tai, Trung đoàn 335 ở Nam Phu Keng. Ngoài lực lượng trên, các đơn vị binh chủng, các đơn vị vũ trang Lào được bố trí xen kẽ ở các khu vực phòng ngự để hỗ trợ hiệp đồng chi viện cho bộ binh đánh địch bảo vệ địa bàn. Đến ngày 20 tháng 5 năm 1972, các đơn vị hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu, sẵn sàng đánh địch theo nhiệm vụ được giao.


Đồng thời, trong điều kiện địch đánh phá ác liệt và mùa mưa bắt đầu, muốn hoàn thành chuẩn bị tốt mọi mặt đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của các lực lượng. Qua đề xuất của Đoàn chuyên gia quân sự 959 và 463, Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã huy động lực lượng lớn dân quân du kích và nhân dân địa phương bảo đảm phần lớn tre, gỗ, tôn đưa đến các đơn vị; đồng thời giúp hàng nghìn ngày công, cùng bộ đội xây dựng công sự trận địa đảm bảo đúng thời gian và chất lượng. Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng để bộ đội Việt Nam và Lào trụ vững, đánh thắng địch trong chiến dịch.


Tựu trung, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Lào cũng như đối với cách mạng ba nước Đông Dương. Chiến dịch này được Quân ủy Trung ương Việt Nam và Lào xác định và đặt quyết tâm cao, đề ra nhiều chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời. Quán triệt chủ trương của Quân ủy Trung ương hai Đảng, lực lượng vũ trang cách mạng Lào tham gia chiến dịch có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt. Đặc biệt, Bộ Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã tổ chức tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; quán triệt mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ chiến dịch cho các lực lượng tham gia; tổ chức tập huấn quân sự cho cán bộ và huấn luyện cơ bản cho các phân đội... Nhờ đó, lực lượng vũ trang cách mạng Lào có khí thế quyết tâm cao, sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực và Quân tình nguyện Việt Nam tổ chức thành công chiến dịch phòng ngự.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Sáu, 2023, 07:48:06 am
Quá trình diễn ra chiến dịch, các lực lượng vũ trang cách mạng Lào đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong đợt 1 (21.5 - 10.8 ) các đơn vị của Lào đã phối hợp với các đơn vị Việt Nam đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch ở Mường Sủi; cùng với đó, lực lượng đặc công, pháo binh liên tục tập kích vào sân bay, kho tàng, sở chỉ huy Vàng Pao ờ Loong Chẹng gây cho địch nhiều thiệt hại. Đến ngày 10 tháng 8 năm 1972, đợt 1 chiến dịch kết thúc. Liên quân Lào - Việt giữ vững được tuyến phòng ngự trung gian, đánh thiệt hại nặng nhiều tiểu đoàn địch, làm đảo lộn kế hoạch tiến công của chúng, tạo điều kiện để ta tổ chức phòng ngự hoàn chỉnh ơ khu vực Cánh Đồng Chum.


Trong đợt 2(11.8- 10.9), sau khi giành giật với ta không thành công ở khu trung gian, ngày 11 tháng 8, địch dùng 4 binh đoàn ồ ạt tiến công từ 3 hướng là Đông Nam, Tây và Đông Bắc Cánh Đồng Chum. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận định: “Địch đã đưa toàn bộ lực lượng chủ yếu vào chiến đấu nhằm tiến công ồ ạt từ nhiều hướng vào trung tâm Cánh Đồng Chum, trong đó hướng Tây là hướng chủ yếu; vì vậy, ta phải quyết tâm giữ vững khu phòng ngự trung tâm phía trước, ngăn chặn giữ vững các điêm tựa phòng ngự ở phía Tây và Nam Cánh Đồng Chum, tập trung lực lượng phản kích trên hướng địch tiến công chủ yếu”1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tất các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Sđd, tr. 597). Quán triệt chủ trương của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, Bộ Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã quán triệt và triển khai tới các đơn vị tham gia chiến dịch, qua đó nêu cao quyết tâm phối hợp với bộ đội chủ lực và Quân tình nguyện Việt Nam đánh địch.


Cùng với hướng Nam, hướng Tây, ở hướng Đông Bắc, từ ngày 15 tháng 8 năm 1972, Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn 866 và Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 335 cùng với lượng vũ trang cách mạng Lào ngăn chặn địch tiến công vào Bản Lao, Phu Học, diệt 600 tên, buộc địch phải rút chạy về Mường Nọi và Nam Buôm Loọng.


Về phía địch, sau hơn 10 ngày tổ chức tiến công nghi binh thu hút lực lượng ta, ngày 21 và 22 tháng 8 năm 1972, địch dùng máy bay trực thăng cơ động GM 21 và GM 26 đổ xuống khu vực Đông Bắc Phu Keng hòng bất ngờ hình thành cánh tiến công chủ yếu ở hướng Tây Bắc, thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu ở khu trung tâm Cánh Đồng Chum. Trước diễn biến mới của tình hình, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận định quân địch ở Phu Keng là lực lượng nguy hại nhất, uy hiếp trực tiếp khu vực phòng ngự chủ yếu trung tâm Cánh Đồng Chum. Vì vậy, một mặt ta vừa phải ngăn chặn quân địch trên các hướng; mặt khác, phải tập trung lực lượng đánh trận then chốt chiến dịch tiêu diệt quân địch ở Phu Keng.


Thực hiện quyết tâm của Bộ Tư lệnh Chiến dịch đề ra, sau khi Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 335 lập được bàn đạp ở Phu Sản và chiến đấu tạo thế thành công, ngày 19 tháng 8 năm 1972, các lực lượng tham gia trận phản đột kích Phu Keng đã vào vị trí tập kết, sẵn sàng nổ súng tiến công quân địch. Trung đoàn 335 (thiếu Tiểu đoàn 1) tiến công trên hướng chủ yếu, triển khai từ Đông Nam đánh thẳng vào Khang Mường, Điểm cao 1202. Trong khi đó 2 tiểu đoàn của Lào được tăng cường 4 xe tăng triển khai tiến công trên hướng thứ yếu, từ Đông Bắc xuống Bắc Phu Keng. Một đại đội thuộc Trung đoàn 866 cùng 2 đại đội của Lào bao vây đón lõng, bố trí triển khai ở bờ Tây sông Nậm Ngừm.


Như vậy, trong đợt 2 chiến dịch, các lực lượng vũ trang cách mạng Lào được bố trí đánh địch ở nhiều vị trí theo kế hoạch chung do Bộ Tư lệnh Chiến dịch đề ra, trong đó vừa triển khai tiến công địch trên hướng thứ yếu, vừa phối thuộc với Quân tình nguyên Việt Nam bao vây đón lõng quân địch. Do được quán triệt quyết tâm chiến đấu cũng như được rèn luyện thử thách trong nhiều trận đánh, nhiều chiến địch trước đây, các lực lượng vũ trang cách mạng Lào đã phát huy tốt vai trò của mình. 6 giờ ngày 30 tháng 8 năm 1972, sau 15 phút pháo binh chiến dịch bắn chuẩn bị, các hướng đồng loạt nổ súng tiến công vào tất cả các mục tiêu được giao. Đến 18 giờ, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 335 cùng Tiểu đoàn 2 Lào có xe tăng chi viện, tranh thủ thời cơ tiến công vào Bản Sang, quân địch ở đây bỏ chạy. Từ ngày 31 tháng 8 ta tiếp tục truy kích quân địch rút chạy. Ngày 3 tháng 9 năm 1972 trận phản đột kích kết thúc, giành thắng lợi lớn. Liên quân Lào - Việt diệt tổng cộng 679 tên địch, bắt 43 tên, thu nhiều vũ khí; các các binh đoàn cơ động 21 và 26 bị tổn thất nặng nề, phải mất một thời gian dài củng cố mới trở lại chiến đấu1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sđd, tr. 51).


Trong đợt 3 (11 - 30.9.1972), bị thất bại trên hướng chính Tây Bắc, không thực hiện được việc đánh hiểm và bất ngờ, địch phải bị động tăng cường lực lượng, lấy hướng Tây Nam làm chủ yếu, tấn công từ ngoài vào cùng với các hướng khác. Ta tổ chức trận phản đột kích thứ hai, tiếp tục đánh lui địch, giành quyền chủ động trên chiến trường. Trong thời gian diễn ra trận phản đột kích, ở hướng Đông Bắc, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 866 phối hợp với các đơn vị của Lào tổ chức tiến công các binh đoàn cơ động 24, 27 tiêu hao một bộ phận quân địch buộc chúng phải rút chạy khỏi Phu Lạt Tây và một số nơi khác. Nhìn chung, trong đợt 3 chiến dịch, ta đã tiếp thu được kinh nghiệm phối hợp tác chiến giữa các hướng và sử dụng linh hoạt lực lượng dự bị chiến dịch, tiếp tục đánh bại cuộc tiến công của địch vào khu vực phòng ngự chủ yếu của ta. Trong chiến công đó có sự đóng góp quan trọng của lực lượng vũ trang cách mạng Lào.


Đợt 4 chiến dịch (1.10 - 15.11.1972), trong thế bị thúc ép về chính trị và mùa mưa sắp kết thúc, địch dốc sức tập trung vào đợt tiến công mới với ý định hạn chế là “đánh chiếm cho được phía Nam Cánh Đồng Chum”1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sđd, tr. 54, 63). Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương tổ chức lực lượng thích hợp ngăn chặn bẻ gãy các hướng, mũi tiến công của địch, tạo thế, tạo thời cơ tập trung lực lượng đánh trận then chốt quyết định tiêu diệt lực lượng quan trọng của địch, tiến tới đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công của chúng. Thực hiện chủ trương của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, khi đối phương đổ 2 lữ đoàn quân phái hữu xuống Nậm Chắt (phía Tây Mường Sủi 20km) tiến công Mường Sủi phối hợp với việc đánh lớn vào Cánh Đồng Chum nhưng đã bị lực lượng vũ trang cách mạng Lào chặn đánh ngay từ đầu. Ngày 16 tháng 10 năm 1972, phía Lào dùng 3 tiểu đoàn phản kích, buộc quân phái hữu phải rút về Nậm Chắt. Kết quả này góp phần quan trọng vào thành tích chung của đợt 4 Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Sau hơn 5 tháng tiến công với nỗ lực cao nhất, cuối cùng địch đã hoàn toàn thất bại, buộc phải rút chạy khỏi các bàn đạp ở Cánh Đồng Chum. Đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ động kết thúc chiến dịch. Toàn chiến dịch, liên quân Lào - Việt đánh tổng cộng 244 trận lớn nhỏ. Trong đó, lực lượng vũ trang cách mạng Lào đánh 74 trận (1 trận cỡ trung đoàn), diệt 470 tên địch, bắt 17 tên; thu và phá hủy 159 súng các loại; bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, bắn cháy 2 chiếc khác2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sđd, tr. 54, 63).


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 đã đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn, có tính chất chiến lược của đối phương, đập tan âm mưu của chúng đánh chiếm địa bàn chiến lược trọng yếu Cánh Đồng Chum nhằm thu hẹp căn cứ địa của cách mạng Lào, đánh bại thêm một bước học thuyết Níchxơn ở Lào. Với thắng lợi này, ta đã thành công trong nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng trọng yếu có ý nghĩa chiến lược, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường chung, bảo đảm thế liên hoàn, vững chắc cho căn cứ địa của Lào. Hơn nữa, thắng lợi của chiến dịch đã thể hiện liên minh chiến đấu chặt chẽ, hiệu quả Việt Nam - Lào trên chủ trương cũng như trong tổ chức thực hiện, đồng thời phản ánh vai trò và sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang cách mạng Lào trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Sáu, 2023, 07:49:50 am
NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ CÔNG TÁC HẬU CẦN CỦA CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Đại tá, PGS, TS DƯƠNG HỒNG ANH
Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Ngay sau khi chiến dịch mùa khô 1971 - 1972 kết thúc, liên quân Lào - Việt chủ động tiến hành chiến dịch phòng ngự tại Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, nhằm đánh bại cuộc hành quân quy mô lớn của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, bảo vệ vùng giải phóng, xây dựng căn cứ địa vững mạnh tạo thế cho cách mạng Lào phát triển1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Từ điển Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr. 70). Đây là chiến dịch phòng ngự dài ngày, đầu tiên của Quân tình nguyện Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào trong kháng chiến chống Mỹ, cũng là lần đầu tiên trên chiến trường Lào, liên quân Việt Nam - Lào thực hiện thắng lợi chiến dịch phòng ngự quy mô lớn2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 330). Quá trình Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, công tác hậu cần đã có nhiều cố gắng, đáp ứng mọi yêu cầu bảo đảm vật chất, góp phần vào thắng lợi chung của toàn chiến dịch và để lại nhiều nét đặc sắc về bảo đảm hậu cần.


1. Nhanh chóng chuyển hóa thế trận hậu cần từ bảo đảm cho tiến công sang bảo đảm cho phòng ngự

Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là chiến dịch chuyển thể tác chiến từ chiến dịch tiến công trước đó sang phòng ngự, việc quán triệt sâu sắc quyết tâm chiến lược, nắm vững ý định chiến dịch là yêu cầu có tính nguyên tắc của công tác hậu cần, nhằm nắm vững tư tưởng chỉ đạo, phương châm tác chiến để tiến hành công tác bảo đảm hậu cần cho chiến dịch thắng lợi. Để tổ chức bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tác chiến, lực lượng đảm bảo hậu cần phải nhanh chóng chuyển hóa thế trận từ bảo đảm cho tiến công sang bảo đảm cho phòng ngự.


Nội dung chuyển hóa thế trận hậu cần tập trung vào chuẩn bị đường vận tải, lực lượng và vật chất kỹ thuật hậu cần, xây dựng các căn cứ hậu cần trên các hướng và chuẩn bị các phương án tổ chức bảo đảm phù hợp với yêu cầu tác chiến.


Trong khi chiến dịch tiến công còn đang diễn ra, việc duy trì bảo đảm liên tục và giải quyết hậu quả, những tồn đọng của chiến dịch còn bộn bề, hậu cần chiến dịch phải tiến hành ngay công tác chuẩn bị cho chiến dịch phòng ngự tiếp theo. Mặc dù công việc nhiều, chồng lấn lên nhau song quán triệt và nắm vững được ý định của trên, mọi việc vẫn được tiến hành đầy đủ. Trong đó ưu tiên tập trung cho chuẩn bị mạng đường vận tải cơ giới và tổ chức dự trữ vật chất.


Ngay từ tháng 2, sau khi hoàn thành kế hoạch vận chuyển cho chiến dịch tiến công, 2 binh trạm vận tải chiến lược 11 và 13 đã tranh thủ những ngày mùa khô còn lại, vận chuyển vật chất cho chiến dịch phòng ngự và vận chuyển nốt những thương binh phải chữa dài ngày về hậu phương. Khi chiến dịch tiến công kết thúc, hậu cần đã dự trữ được 4.396 tấn vật chất, đủ bảo đảm cho các lực lượng tác chiến trong mùa mưa và vật chất đã được phân chia dự trữ ở hậu cần các cấp.


Về chuẩn bị mạng đường vận tải, các đơn vị công binh tích cực, chủ động sửa chữa đường, làm một số đường vòng, đường tránh, đường ngầm, cầu để đảm bảo vận tải trong mùa mưa. Việc chuẩn bị cũng được phân rõ: Hậu cần chiến dịch cùng hậu cần đơn vị chuẩn bị đường từ kho chiến dịch đến hậu cần các trung đoàn; các đơn vị chiến đấu chuẩn bị đường cơ động và đường vận tải bộ lên các cụm điểm tựa, điểm tựa phía trước. Nhờ chuẩn bị tốt mạng đường vận tải, ta đã phát huy được khả năng vận tải bằng ô tô. Trong các đợt phản đột kích, hậu cần chiến dịch đã sử dụng 3 đại đội vận tải ô tô để cơ động một bộ phận lực lượng bộ đội vào khu vực tập kết chiến đấu đúng thời gian.


Về sử dụng lực lượng hậu cần, ngoài lực lượng của hậu cần đơn vị, hậu cần chiến dịch sử dụng 3 đại đội vận tải ô tô và hơn 1.000 dân công hỏa tuyến làm nhiệm vụ cơ động lực lượng, vận chuyển bổ sung vật chất và vận chuyển thương binh, bệnh binh, về quân y, tuy không có thay đổi lớn nhưng ta có điều chỉnh, ngoài Bệnh viện 139 làm nhiệm vụ bệnh viện khu vực, còn tổ chức 1 đội điều trị, 1 đội vệ sinh phòng dịch, 1 đội chuyển thương, 1 đội an dưỡng, 1 kho thuốc và lấy quân y trung đoàn làm nòng cốt cho khu vực phòng ngự; tổ chức lực lượng quân y cơ động mạnh, tăng cường cho các cơ sở thu dung để đảm bảo khả năng giải quyết thương binh, bệnh binh tại chỗ; tiếp tế và dự trữ đủ thuốc cho từng khu vực kịp thời trước khi địch tổ chức tiến công.


Nhờ có sự chủ động chuẩn bị từ khi chiến dịch tiến công đang diễn ra và ngay khi chiến dịch tiến công vừa kết thúc nên khi chuyển sang phòng ngự, hậu cần chiến dịch đã hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng bảo đảm cho các đơn vị làm nhiệm vụ phòng ngự và các đơn vị cơ động phản đột kích.
Đến cuối tháng 5, khi công tác tổ chức, bố trí đội hình, xây dựng công sự, trận địa phòng ngự và công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho chiến dịch của bộ đội ta cơ bản hoàn thành thì cũng là lúc mùa mưa tới. Đây là thời điểm địch mở cuộc hành quân lấn chiếm Cánh Đồng Chum1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 -1975, Tập VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 262).


2. Chuyển đối phương thức, từ bảo đảm theo tuyến sang bảo đảm theo khu vực phù hợp với yêu cầu bảo đảm cho loại hình tác chiến mới

Trong các chiến dịch tiến công trước đó, lực lượng hậu cần chiến dịch được tổ chức thành nhiều bộ phận, nhiều cụm kho trạm để bảo đảm cho các hướng, mũi tiến công; lực lượng hậu can chiến dịch riêng và hậu cần các đơn vị riêng, hình thành bảo đảm theo tuyến; khi kết thúc chiến dịch, hầu hết lực lượng hậu cần được rút về tuyến sau hoặc về nước, chỉ để lại một lực lượng nhỏ giải quyết hậu quả và bảo đảm cho các đơn vị ở lại bám trụ. Cuối tháng 3 năm 1972, chiến dịch tiến công còn đang diễn ra, hậu cần chiến dịch đã xây dựng phương án tổ chức lại lực lượng hậu cần chiến dịch cho phù hợp với tác chiến phòng ngự. Khi chiến dịch kết thúc, hậu cần chiến dịch đã họp nhất với hậu cần Sư đoàn 316 tổ chức lại các thành phần lực lượng, điều chỉnh lại các căn cứ hậu cần, cụm hậu cần, kho trạm.


Hai cụm kho phía trước ở Nậm Xiêm, Bản Hai, lực lượng được chuyển giao cho các trung đoàn làm nhiệm vụ phòng ngự, một bộ phận rút về phía sau. Lực lượng thuộc cụm kho phía trước ở Bản Hai giao cho hậu cần Trung đoàn 174 làm nhiệm vụ giữ khu trung gian. Lực lượng thuộc cụm kho ở Bản Khổng rút về căn cứ Noọng Pẹt - Khang Khay, một bộ phận lực lượng và vật chất giao cho Trung đoàn 866 phòng thủ khu trung tâm. Căn cứ hậu cần chiến dịch Thẩm Cập - Bản Thẩm được rút gọn lại thành cụm kho Bản Thẩm ở sau Trung đoàn 866 và cụm kho Bản Quang sau Trung đoàn 148. Căn cứ hậu cần phía sau ở Noọng Pẹt - Khang Khay - Lạt Buột vẫn được giữ nguyên để tiếp nhận vật chất do Binh trạm 11 và 13 chiến lược chuyển đến, song được tổ chức lại thành 2 đại đội. Bệnh viện 139 cũng được tổ chức thành 2 đại đội. Như vậy, khi Bộ Tư lệnh Chiến dịch tổ chức lại lực lượng tác chiến thì hậu cần chiến dịch cũng kịp thời điều chỉnh lại lực lượng hậu cần cho phù hợp. Từ 2 cụm hậu cần và 1 căn cứ hậu cần phía trước được rút lại thành 1 cụm kho phía trước, không tổ chức của hậu cần sư đoàn mà tăng cường lực lượng cho hậu cần các trung đoàn. Lực lượng hậu cần chiến dịch hình thành 1 căn cứ hậu cần phía sau, 1 cụm kho hậu cần phía trước và hậu cần của các trung đoàn được tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ phòng ngự. Cách tổ chức này đã hình thành thế bảo đảm theo khu vực, chứ không còn bảo đảm theo tuyến như trong chiến dịch tiến công.


Nhiệm vụ của căn cứ hậu cần, cụm hậu cần là dự trữ vật chất, vận chuyển bổ sung vật chất, bảo đảm quân y và bảo đảm sinh hoạt cho các đơn vị theo phân cấp quy định. Căn cứ hậu cần, cụm hậu cần là tổ chức cơ sở của hậu cần chiến dịch, có đủ khả năng bảo đảm theo yêu cầu tác chiến trên từng khu vực. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, tổ chức cơ quan và phân đội của căn cứ hậu cần phải mạnh, có đủ lực lượng và các phân đội như kho tàng, xếp dỡ, vận tải (cơ giới, thủy, bộ) điều trị, chuyển thương và vệ sinh phòng dịch. Ngoài ra, căn cứ hậu cần còn được tăng cường lực lượng công binh chiến dịch để quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường, làm công sự, hầm cho thương binh, kho; lực lượng cao xạ để bảo vệ vận tải, lực lượng thông tin liên lạc và lực lượng cảnh vệ để bảo vệ căn cứ.


Về cơ bản, hậu cần Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã tổ chức đủ các căn cứ hậu cần, cụm hậu cần bảo đảm cho các khu vực phòng ngự, trong từng căn cứ, lực lượng hậu cần cũng được biên chế, sắp xếp tương đối đầy đủ. Căn cứ hậu cần chủ yếu Noọng Pẹt, các kho trạm được tổ chức thành 2 đại đội. Bệnh viện 139 làm nhiệm vụ bệnh viện khu vực của mặt trận lực lượng quân y tổ chức thành 1 đội điều trị, 1 đội vệ sinh phòng dịch, 1 đội chuyển thương, 1 đội an dưỡng, 1 kho thuốc và 5 đại đội quân y trung đoàn.


Đồng thời hậu cần chiến dịch triển khai cơ quan, phân đội, kho trạm cùng cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật vào những vị tri thích hợp đã được lựa chọn và chuẩn bị trước, phù hợp với thế trận phòng thủ của chiến dịch, nhằm tạo thế trận hậu cần liên hoàn, vững chắc, thuận lợi đê tiến hành các hoạt động bảo đảm hậu cần có hiệu quả cao, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến.


Các căn cứ, cụm hậu cần chiến dịch được bố trí phù hợp với thế bố trí lực lượng, đội hình tác chiến của chiến dịch, có sự kết hợp chặt chẽ giữa tập trung có trọng điểm với phân tán thích hợp, có khả năng cơ động chuyển hóa thế nhanh đáp ứng kịp thời trong mọi tinh huông. Các căn cứ hậu cần chiến dịch bố trí theo khu vực phòng ngự, đồng thời gắn với hậu cần chiến lược và hậu cần các đơn vị, sẵn sàng cơ động bảo đảm cho các đợt phản đột kích. Trong chiến dịch, bố trí căn cứ hậu cần chiến dịch ở khu vực Noọng Pẹt - Khang Khay - Lạt Buột, phía trước là các cụm kho Bản Thẩm ở sau Trung đoàn 866 và cụm kho Bản Quang sau Trung đoàn 148 phía sau là Binh trạm 11 và Binh trạm 13 của hậu cần chiến lược Việc bố trí đã hình thành thế bảo đảm hậu cần theo khu vực, có thể hỗ trợ, chi viện lẫn nhau trong quá trình chiến đấu.


Các căn cứ hậu cần được bố trí theo khu vực, gắn với hậu cần chiến lược và hậu cần các đơn vị, tạo thế bảo đảm theo khu vực, đáp ứng đầy đủ yêu cầu bảo đảm cho lực lượng tác chiến phòng thủ và sẵn sàng cơ động theo đội hình phản đột kích. Theo phân cấp, hậu cần chiến lược bảo đảm đầy đủ cho chiến dịch tác chiến. Do vậy, bố trí các căn cứ hậu cần chiến dịch nơi thuận tiện cho vận tải chiến lược giao vật chất và chuyển thương bệnh binh về phía sau. Cự ly giữa căn cứ hậu cần chiến dịch với căn cứ hậu cần chiến lược ở phía sau và với hậu cần các đơn vị ở phía trước thích hợp với các cung độ vận chuyển bằng các loại phương tiện sử dụng (cơ giới - ô tô, thô sơ - sức người), có mạng đường vận tải thường xuyên được bảo đảm thông suốt và có đủ diện tích triển khai các kho trạm dự trữ vật chất, bí mật, an toàn. Hệ thống các căn cứ hậu cần chiến dịch, chiến lược và hậu cần đơn vị tạo thành thế liên hoàn, vững chắc, gắn bó chặt chẽ với nhau, tuyến trên chỉ đạo, chi viện, hỗ trợ được cho tuyến dưới, từng tuyến chi viện, hỗ trợ được cho nhau. Trong chiến dịch phòng ngự có các đợt phản đột kích, căn cứ hậu cần chiến dịch luôn có lực lượng cơ động sẵn sàng bám sát với đội hình tác chiến, tiến hành các mặt bảo đảm được liên tục, kịp thời.


Việc di chuyển, triển khai bố trí lại các cụm hậu cần đã hình thành thế bảo đảm theo khu vực khá hoàn chỉnh. Lực lượng hậu cần được sử dụng một cách hợp lý, gọn, mạnh theo từng khu vực phòng ngự, tạo được thế liên hoàn vững chắc. Các khu vực triển khai hậu cần đều bố trí ở phía sau khu vực phòng ngự và được chuẩn bị đủ công sự, hầm hào, kho trạm để tiếp nhận, dự trữ vật chất, cứu chữa thương binh. Trong quá trình tác chiến chiến dịch, các trung đoàn 174, 866 khi cần có thể nhận vật chất và gửi thương bệnh binh ở cụm hậu cần của trung đoàn hoặc cụm hậu cần chiến dịch ở Bản Thẩm. Trong chiến dịch này, quân y chiến dịch đã cứu chữa cho 1.320 thương binh, với 12,47% là thương binh nặng, 30% thương binh vừa và 57% thương binh nhẹ.


Sự điều chỉnh lực lượng và bố trí hậu cần như vậy đã hình thành thế bảo đảm theo khu vực ở từng khu vực phòng ngự, có hậu cần trung đoàn và có cụm kho của hậu cần chiến dịch. Do nắm được ý định của trên, hậu cần chiến dịch đã nhanh chóng chuyển phương thức từ bảo đảm theo tuyến cho chiến dịch tiến công chuyển sang bảo đảm theo khu vực cho chiến dịch phòng ngự.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Sáu, 2023, 07:51:17 am
3. Tổ chức hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ với bạn trong bảo đảm hậu cần và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng

Trong chiến dịch phòng ngự ở Cánh Đồng Chum 1972 kết qụa sự phối hợp chiến đấu giữa bạn và ta không những có ý nghĩa về quân sự mà còn có ý nghĩa về chính trị, góp phần củng cố thêm khối đoàn kết liên minh chiến đấu giữa hai lực lượng trong chiến đấu chống kẻ thù chung. Đây là nhiệm vụ đặc biệt mà Đảng ta đã giao cho quân đội, nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết giữa hai dân tộc trong tác chiến cũng như bảo đảm hậu cần chiến dịch.


Quân tình nguyện Việt Nam đánh địch trên đất bạn nhưng mọi mặt bảo đảm phải đưa từ miền Bắc Việt Nam sang. Địa bàn chiến dịch đường sá ít và kém phát triển, về mùa mưa sông suối nước lớn chia cắt từng khu vực, cơ động lực lượng, vận chuyển tiếp tế rất khó khăn1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tổng kết tác chiến phòng ngự trong kháng chiến chống thực dãn Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược 1945 - 1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 273). Địch đã triệt để lợi dụng khó khăn, nhược điểm này của ta để đánh phá ác liệt bằng mọi biện pháp như dùng hỏa lực không quân, đổ quân biệt kích, các toán phỉ chốt đường phá hoại... Mưu đồ của Mỹ và tay sai là cô lập phía trước với phía sau của ta, buộc ta phải phân tán đối phó. Trong điều kiện ấy, hậu cần chiến dịch thường xuyên giáo dục quán triệt quan điểm “Đông Dương là một chiến trường”, “Giúp bạn là mình tự giúp mình” của Đảng; đồng thời tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát huy sức mạnh đoàn kết Việt - Lào về đảm bảo hậu cần cho tác chiến nói chung, chiến dịch phòng ngự nói riêng, đặc biệt là trong bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia chiến dịch.


Bạn và ta cùng thống nhất nhiệm vụ đánh kẻ thù chung, nhưng giữa ta và bạn lại là hai lực lượng riêng biệt, chịu sự lãnh đạo, chỉ huy của hai Đảng, hai Nhà nước, hai quân đội khác nhau. Bởi vậy, việc tôn trọng độc lập, tự chủ của bạn, giữ vững quan hệ bình đẳng là những nguyên tắc cơ bản mà quân tỉnh nguyện phải quán triệt trong cả nhận thức tư tưởng cũng như trong tổ chức hành động. Ta có thuận lợi cơ bản là tình đoàn kết liên minh chiến đấu Việt - Lào đã được củng cố và thử thách qua quá trình lâu dài phối hợp làm nhiệm vụ chung dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng hai nước. Tuy nhiên, sự có mặt của Quân tình nguyện Việt Nam trên đất Lào là một vấn đề mà bọn tay sai phản động thường xuyên lợi dụng để công kích, xuyên tạc, kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi nhằm chia rẽ, làm suy yếu liên minh chiến đấu Việt - Lào. Những năm 1971 - 1972, tình hình chính trị - xã hội của bạn còn nhiều phức tạp, những luận điệu tuyên truyền của địch có tác động không tốt trong nhân dân Lào.


Chính vì thế, cũng như trước đây, các đơn vị quân tình nguyện nói chung, lực lượng hậu cần chiến dịch này nói riêng đã quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, chấp hành nghiêm chính sách đoàn kết chống kẻ thù chung của hai dân tộc. Suốt quá trình chiến dịch, lực lượng hậu cần đã thể hiện đầy đủ nhất bản chất cách mạng của một quân đội tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Việc huy động nhân tài, vật lực của nhân dân địa phương đều phải có sự nhất trí cao giữa bạn và ta, nhất thiết không tuỳ tiện- đề cao ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác bảo vệ và phối hợp bảo đảm hậu cần cho chiến dịch phòng ngự.


Thực tế Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng còn cho thấy, lực lượng hậu cần đã được nhân dân và các đơn vị của bạn hết sức tin tường, giúp đỡ. Nhân dân địa phương của bạn, mặc dù thưa thớt, thiếu đói, nhất là sau các cuộc hành quân càn quét của địch, vẫn hết lòng ủng hộ bộ đội tình nguyện nhất là ủng hộ vật liệu xây dựng, củng cố hầm hào, công sự chiến đấu và kho trạm dự trữ vật chất hậu cần. Hậu cần các đơn vị ta lại trích một phần lương thực, thực phẩm để cứu trợ nhân dân bạn; lực lượng quân y chiến dịch tích cực thu dung, cứu chữa cho cả nhân dân và thương, bệnh binh của bạn... Sự phối hợp, giúp đỡ ủng hộ của hậu cần Việt Nam và bạn đã tạo thuận lợi nhiều mặt cho công tác bảo đảm hậu cần để chiến dịch phòng ngự giành thắng lợi.


Trình độ và khả năng về nghiệp vụ bảo đảm giữa bạn và ta còn chênh lệch, nên trong quá trình chiến đấu, lực lượng của ta phải phát huy nỗ lực, tự giác đảm nhiệm các địa bàn xung yếu với tinh thần nhận phân khó về mình, nhường và tạo thuận lợi cho bạn. Phân công, phân nhiệm rành mạch, mỗi lực lượng đảm trách từng khu vực để bạn có thể phát huy tính chủ động, độc lập trong bảo đảm và tác chiến. Tuy nhiên, ta không khoán trắng cho bạn mà phải có kế hoạch và lực lượng sẵn sàng chi viện cho bạn trong những trường hợp cần thiết.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là lần đầu tiên Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Lào tổ chức một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh với cách đánh sáng tạo, hiệu quả, để lại nhiều bài học quý. Kết quả toàn chiến dịch ta đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 5.600 tên (bắt 179), thu 859 súng các loại (có 4 khẩu pháo 105mm, 4 khẩu cối 106,7mm) bắn rơi 38 máy bay1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Từ điển Lịch sử quân sự Việt Nam, Sđd, tr. 72). Khẳng định chiến dịch phòng ngự là một hình thức chiến dịch tất yếu trong quá trình chiến tranh. Điểm nổi bật của chiến dịch này là đã hình thành phòng ngự khu vực lấy điểm tựa, cụm điểm tựa làm nòng cốt, có lực lượng cơ động khá mạnh để thực hành phản kích và phản đột kích2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995, tr. 439). Nét đặc sắc về công tác hậu cần chiến dịch này là nghệ thuật chuyển hóa thế trận về hậu cần; nhanh chóng chuyển phương thức từ bảo đảm theo tuyến chuyển sang bảo đảm theo khu vực; hậu cần chiến dịch đã phối hợp chặt chẽ với hậu cần và địa phương của bạn để khai thác, huy động nhân lực, vật chất tại chỗ. Thành công của công tác hậu cần Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã để lại nhiều kinh nghiệm quý để nghiên cứu vận dụng trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Sáu, 2023, 07:52:50 am
SỬ DỤNG TĂNG THIẾT GIÁP TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ
CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Thiếu tướng ĐỖ ĐÌNH THANH
Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, lần đầu tiên bộ đội ta tổ chức một chiến dịch phòng ngự chủ động, hoàn chỉnh, liên minh chiến đấu với lực lượng vũ trang cách mạng Lào và đã giành thắng lợi to lớn, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của quân phái hữu Lào và quân đánh thuê Thái Lan; giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, hoàn thành nhiệm vụ chiến lược được giao, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân hai nước Việt Nam, Lào phát triển. Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đánh dấu bước phát triển mới về nghệ thuật sử dụng tăng - thiết giáp.


Lực lượng tăng thiết giáp tham gia Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng gồm có Tiểu đoàn Tăng 195A, gồm 18 xe tăng các loại (6 xe T-59, 6 xe T-34 và 6 xe K-63)1 (Xe K-63 do Trung Quốc sản xuất năm 1963, dựa trên xe PT-76 của Liên Xô, khung gầm có kích thước lớn hơn một chút và được trang bị pháo 85mm, nòng trơn thay vì pháo 76,2mm của PT-76). Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dụng làm 2 lực lượng: Lực lượng phòng ngự trận địa và lực lượng cơ động. Lực lượng phòng ngự trận địa có Đại đội Tăng 8 (thiếu) gồm 6 xe (4 xe T-34, 2 xe K-63), tăng cường cho Trung đoàn Bộ binh 866, đảm nhiệm phòng ngự khu trung tâm Cánh Đồng Chum và Noọng Pẹt. Lực lượng cơ động là Đại đội Tăng 9 gồm 12 xe (6 xe T-59, 2 xe T-34 và 4 xe K-63) tập kết ở Bản Phát và Bản Noọng, làm nhiệm vụ cơ động, sẵn sàng phối hợp với bộ binh trên các hướng đánh các trận then chốt chiến dịch và xử trí các tình huống trong quá trình phòng ngự. Cả hai lực lượng này được sử dụng chủ yếu trong đợt 2 và đợt 4 của chiến dịch.


Ngày 21 tháng 5 năm 1972, địch bắt đầu sử dụng hỏa lực không quân và pháo binh tập kích các điểm cao khống chế khu vực trung gian. Dựa vào công sự, trận địa, xe tăng - thiết giáp cùng các lực lượng khác kiên cường bám trụ, chủ động và linh hoạt chiến đấu, hiệp đồng và chi viện cho nhau, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của địch. Sau đợt giành giật với ta không thành công ở khu vực trung gian, từ ngày 11 tháng 8, địch tập trung trên 40 tiểu đoàn mở cuộc tiến công lớn trên 3 hướng Tây, Tây Nam và hướng Nam, đồng thời bất ngờ đổ quân bằng máy bay lên thẳng ở hướng Tây Bắc Cánh Đồng Chum, hình thành hướng tiến công chủ yếu thọc sâu vào trung tâm Cánh Đồng Chum. Sau khi hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, chiều ngày 30 tháng 8, Đại đội Tăng 9 tham gia phản kích phối hợp hiệp đồng với các trung đoàn bộ binh tiêu diệt địch đang co cụm ở Bản Sang. Thấy xe tăng ta xuất hiện, địch hoang mang, tháo chạy hỗn loạn, xô nhau vượt sông, bị nước lũ cuốn trôi khoảng 200 tên, số còn lại chạy về hướng đồi Năm Mỏm. Tại đây, địch bị lực lượng của Trung đoàn 866 đón đánh, diệt gọn. Ngày hôm sau, xe tăng và bộ binh ta tiếp tục truy quét tàn quân địch diệt 429 tên địch, bắt 35 tên1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987, tr.41). Đến ngày 3 tháng 9, trận phản đột kích kết thúc thắng lợi, hai binh đoàn cơ động GM 21 và GM 26 quân phái hữu Lào bị đánh thiệt hại nặng, ta thu nhiều vũ khí trang bị.


Đến tháng 10 năm 1972, trong thế bị thúc ép về chính trị và mùa mưa sắp hết, quân địch lại dốc sức tập trung mở cuộc tiến công đánh chiếm bằng được bàn đạp phía Nam Cánh Đồng Chum. Phát huy thắng lợi vừa giành được các đợt trước, ta tập trung lực lượng đánh trận then chốt quyết định nhằm bẻ gãy cuộc tiến công quy mô lớn của địch ra Cánh Đồng Chum. Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương sử dụng lực lượng thích hợp tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, kịp thời ngăn chặn các mũi tiến công của địch, tạo thế, tạo thời cơ thực hành phản đột kích đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công của địch.


Ngày 9 tháng 10, Đại đội Tăng 9 (7 xe) hiệp đồng cùng Tiểu đoàn 924 Trung đoàn Bộ binh 866 được hỏa lực pháo binh chi viện đánh bật quân địch ra khỏi các vị trí quan trọng ở Bản Ngua, Bản Xứt, Bản Khổng, các điểm cao 1228 và 1239. Ngay sau đó, địch cho bộ binh có pháo binh và không quân yểm trợ, chiếm lại các điểm cao 1228 và 1239, nhưng chúng đã bị bộ binh và xe tăng ta bao vây chặt1 (Binh chủng Tăng thiết giáp, Lịch sử nghệ thuật sử dụng tăng - thiết giáp trong chiến dịch (1959 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 114).


Ngày 26 tháng 10, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định đánh trận phản đột kích vào cụm lớn quân địch ở cánh đồng Căng Xẻng (trận then chốt quyết định của chiến dịch). Đại đội Tăng 9 hiệp đồng với Trung đoàn Bộ binh 148, Trung đoàn Bộ binh 335 (Sư đoàn Bộ binh 316) và Tiểu đoàn Bộ binh 924 (Trung đoàn Bộ binh 866) cùng 1 đại đội xe tăng (5 xe), được 2 cụm pháo binh chiến dịch trực tiếp chi viện, bất ngờ đồng loạt nổ súng tiến công vào đội hình quân địch đang tập trung trước các mục tiêu dự định tiến công. Tiểu đoàn Bộ binh 924 (Trung đoàn Bộ binh 866) cùng đại đội tăng (có 5 xe tăng và 3 xe thiết giáp đánh chiếm các điểm cao 1228 và 1239, sau đó phát triển xuống phía Nam phá vỡ đội hình địch, dồn chúng vào khu quyết chiến ở Cha Ho, Bản Hai, Bản Phồn, phối hợp với 2 trung đoàn 335 và 148 hợp vây tiêu diệt. Bị đánh bất ngờ, địch hoang mang rối loạn, chống lại yếu ớt rồi tháo chạy về phía Nam. Trong trận này, lực lượng xe tăng ta đã góp phần cùng bộ binh và các đơn vị bạn giành thắng lợi lớn. Sau khi bị đánh thiệt hại nặng ở cánh đồng Căng Xẻng ngày 26 tháng 10, địch vội điều GM 28 từ hướng Đông Bắc và Khang Kho lên tổ chức phòng ngự tại các khu vực ở Đông Nam Cánh Đồng Chum. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, các đơn vị bộ binh ta tiếp tục vây đánh địch co cụm, quét địch ra khỏi các địa bàn. Ngày 3 tháng 11, ta nổ súng đánh tan 2 cụm phòng ngự địch tại Phu Tu Ngua, Nậm Cọ. Ngày 14 tháng 11, ta tổ chức đánh tiếp các cụm địch còn lại, nhanh chóng khôi phục lại toàn bộ trận địa phòng ngự ở hướng Đông Nam Cánh Đồng Chum và kết thúc chiến dịch.


Như vậy, tham gia Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Tiểu đoàn Tăng 195A cùng các đơn vị binh chủng hợp thành và Quân giải phóng nhân dân Lào đã giành thắng lợi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch, trong đó bắt 179 tên, đánh thiệt hại và thiệt hại nặng 8 binh đoàn cơ động quân phái hữu Lào và 3 tiểu đoàn quân đánh thuê Thái Lan. Nghiên cứu Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm chủ yếu về nghệ thuật sử dụng tăng - thiết giáp, đó là:


Thứ nhất, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu; sử dụng lực lượng, phương pháp phát triển chiến đấu thích hợp

Thực tiễn chiến đấu chứng minh, trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, lực lượng tăng - thiết giáp đã vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu như: Phản đột kích (đánh địch trong phòng ngự, từ trong công sự kết hợp xuất kích ngắn), phòng ngự trận địa, tập kích hỏa lực, bắn ngắm trực tiếp, đột phá, đột kích, thọc sâu, đánh địch rút chạy, dùng xung lực kết hợp với hỏa lực để tiêu diệt địch. Quy mô sử dụng lực lượng linh hoạt theo tính chất của từng trận đánh. Lực lượng tăng - thiết giáp được sử dụng tập trung để đánh các trận then chốt, then chốt quyết định góp phần giữ vững khu vực phòng ngự: Trận phản kích tiêu diệt địch co cụm ở khu vực Căng Xẻng, người chỉ huy binh chủng hợp thành đã sử dụng lực lượng xe tăng - thiết giáp đúng nguyên tắc, sử dụng 1/3 lực lượng làm nhiệm vụ phòng ngự trận địa (6/18 xe tăng) trên hướng chủ yếu của chiến dịch, 2/3 lực lượng làm nhiệm vụ cơ động (12/18 xe tăng). Từng trận đánh vận dụng linh hoạt phương pháp tác chiến, điều đó đã chứng minh trình độ tổ chức, chỉ huy, bảo đảm của cán bộ chỉ huy đã phát triển lên một bước mới. Công tác tổ chức, chỉ huy, bảo đảm được tiến hành liên tục và hiệu quả cao nên đã phát huy được sức mạnh của vũ khí kỹ thuật hiện đại, đạt hiệu suất chiến đấu cao trong suốt quá trình phòng ngự của chiến dịch.


Thứ hai, xác định đúng khu vực, hướng, trận địa phòng ngự, khu bố trí lực lượng tăng - thiết giáp cơ động

Xác định khu vực, hướng, trận địa phòng ngự, khu bố trí lực lượng cơ động trong phòng ngự có vị trí, vai trò rất quan trọng nhằm tổ chức, bố trí lực lượng, xây dựng hệ thống công sự, trận địa phòng ngự, tạo thành thể liên hoàn vững chắc, phát huy được hỏa lực phù hợp với các loại binh khí kỹ thuật.


Thực tiễn Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng do lực lượng xe tăng, xe thiết giáp tham gia phòng ngự trận địa số lượng ít (6 xe tăng), nên được giao nhiệm vụ phòng ngự giữ chắc khu vực Phu Hè là mục tiêu then chốt án ngữ trung tâm khu vực phòng ngự, ngăn chặn địch tiến công từ hướng Tây, Tây Nam vào trung tâm Cánh Đồng Chum (đây cũng là hướng phòng ngự chủ yếu của ta); lực lượng xe tăng cơ động sẵn sàng đánh địch trên các khu vực dự kiến trước và xử trí các tình huống bố trí ở Bản Phát, Bản Noọng, tiện triển khai đánh địch trên các hướng, bảo đảm bí mật, an toàn, phù hợp với tính năng hỏa lực, khả năng cơ động của xe tăng. Mặc dù phạm vi đảm nhiệm rộng, chiều sâu lớn nhưng Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã vận dụng tốt nguyên tắc phòng ngự có trọng điểm kết hợp với tiến công rộng khắp, nên lực lượng tăng - thiết giáp đã hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị binh chủng hợp thành và Quân giải phóng nhân dân Lào để càng đánh càng mạnh, khí thế chiến đấu càng cao, trận sau của chiến dịch hiệu quả hơn trận trước.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Sáu, 2023, 07:53:16 am
Thứ ba, bảo đảm bí mật, bất ngờ về tổ chức lực lượng và thời cơ sử dụng xe tăng - thiết giáp cơ động trong phòng ngự

Bảo đảm bí mật, bất ngờ về tổ chức lực lượng và thời cơ sử dụng lực lượng xe tăng cơ động có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bí mật lực lượng là để tạo bất ngờ, nhất là việc sử dụng lực lượng tăng - thiết giáp làm lực lượng cơ động trong phòng ngự, đây là nét nổi bật, đặc trưng, đặc sắc mới trong nghệ thuật tác chiến của xe tăng - thiết giáp nhằm đạt hiệu quả chiến đấu cao, kịp thời xử trí các tình huống trong phòng ngự. Thực tiễn Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã chứng minh lực lượng tăng - thiết giáp lần đầu tiên triển khai nhiệm vụ phòng ngự ở quy mô chiến dịch một cách hoàn chỉnh, lực lượng xe tăng ít so với xe tăng địch, nhưng Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã sử dụng tập trung, ưu tiên cho các trận then chốt ở đợt 2 và đợt 4 của chiến dịch. Trong suốt quá trình phòng ngự, bộ đội tăng - thiết giáp đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh, bảo đảm bí mật tuyệt đối, nên đã tạo nên yếu tố bất ngờ trong trận then chốt. Trong đợt 2 của chiến dịch, xe tăng tham gia trận phản kích 1, đã phối hợp hiệp đồng với bộ binh tiêu diệt địch đang co cụm ở Bản Kang, gây cho địch bất ngờ, khiến địch hoang mang tháo chạy hỗn loạn. Trong đợt 4 của chiến dịch Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã sử dụng lực lượng tăng - thiết giáp đúng thời cơ vào trận then chốt quyết định, tham gia trận phản kích 2 Đại đội Tăng 9 hiệp đồng cùng Trang đoàn Bộ binh 148, Trung đoàn Bộ binh 335 (Sư đoàn Bộ binh 316) và Tiểu đoàn Bộ binh 924 Trung đoàn Bộ binh 866, bất ngờ đồng loạt nổ súng tiến công vào đội hình quân địch đang co cụm, chiếm lại các điểm cao 1228 và 1239, càng khẳng định yếu tố bí mật bất ngờ được phát huy tốt trong chiến dịch. Ngoài ra, biện pháp giữ bí mật chỉ huy, thông tin liên lạc được bảo đảm tuyệt đối, các đại đội báo cáo tiểu đoàn băng thông tin vận động, đồng thời các trận đánh được giữ bí mật từ cơ động lực lượng, ý định sử dụng lực lượng, hướng, thời cơ sử dụng, nhất là bí mật cách đánh.


Thứ tư, làm tốt công tác chuẩn bị các mặt, phân công giao nhiệm vụ chặt chẽ cho các bộ phận

Chuẩn bị chu đáo, cụ thể, tỷ mỷ, phân công giao nhiệm vụ cho các bộ phận chặt chẽ là yếu tố tạo lên thành công của chiến dịch. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ta có thời gian chuẩn bị dài ngày, lực lượng tăng - thiết giáp đã làm tốt công tác chuẩn bị từ con người, vũ khí trang bị, xây dựng kế hoạch phòng ngự khoa học, khả thi; trinh sát khu phòng ngự chặt chẽ, tỷ mỷ; xây dựng hệ thống công sự, trận địa liên hoàn vững chắc, nắm chắc địch, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng, nên các đợt chiến dịch đã đạt được hiệu suất chiến đấu cao khi có lực lượng tăng - thiết giáp tham gia. Chỉ huy các cấp đã phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, có kế hoạch thường xuyên bổ sung quân số, khí tài, lương thực thực phẩm bảo đảm cho các trung đội tăng phòng ngự trận địa ở Phu Hè, nên đã bảo đảm cho bộ đội chiến đấu phòng ngự liên tục, dài ngày.


Những bài học kinh nghiệm rút ra từ sử dụng lực lượng tăng - thiết giáp trong chiến dịch phòng ngự cách đây đã 50 năm vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Hiện nay, trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc nâng cao trình độ và khả năng chiến đấu của Quân đội ta là vấn đề vừa cấp thiết trước mắt, vừa có tính cơ bản lâu dài; lực lượng tăng - thiết giáp chiến đấu trong điều kiện tác chiến mới, địch sử dụng rộng rãi vụ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử mạnh, nên phải tổ chức huấn luyện chặt chẽ, đặc biệt là trong phòng tránh, đánh địch tiến công hỏa lực; việc di, dịch chuyển bảo toàn lực lượng; huấn luyện toàn diện, trọng tâm quy mô cấp đại đội và biết dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận khu vực phòng thủ địa phương để tổ chức bố trí lực lượng phân tán, bí mật, tăng cường các biện pháp ngụy trang kết hợp nghi binh, xây dựng hệ thống công sự ẩn nấp cho người, cho xe tăng để phân tán hỏa lực của địch. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng phòng không trong khu vực phòng thủ, phòng ngự với hỏa lực phòng không trên xe tăng, xe thiết giáp để bảo vệ lực lượng tăng - thiết giáp. Việc tổ chức nghiên cứu, tổng kết hoạt động tác chiến của lực lượng tăng - thiết giáp trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cũng nhằm tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của lực lượng tăng - thiết giáp trong chiến tranh giải phóng dân tộc và vận dụng những bài học kinh nghiệm quý báu đó vào xây dựng và huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu cho bộ đội tăng - thiết giáp hiện nay.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Sáu, 2023, 07:54:42 am
LỰC LƯỢNG ĐẶC CÔNG TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ
CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Thiếu tướng PHAN THẾ BA
Tư lệnh Binh chủng Đặc công


Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cách mạng Lào nói riêng, cách mạng ba nước Đông Dương nói chung. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt từ năm 1969, địch tăng cường các hoạt động quân sự, nhằm chiếm bằng được địa bàn này. Theo đó, các hoạt động quân sự địch, ta diễn ra rất quyết liệt theo quy luật: Mùa khô ta đánh địch, giành quyền làm chủ; mùa mưa địch nống ra chiếm lại. Khăc phục tình trạng này, sau chiến dịch tiến công thu hồi Cánh Đồng Chum và tiến sâu vào Sảm Thông - Loong Chẹng trong mùa khô 1971 - 1972, liên quân Việt Nam - Lào quyết định tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong mùa mưa. Từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, chiến dịch diễn ra và giành thắng lợi, góp phần đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn có ý nghĩa chiến lược của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ chắc thế chiến lược của ta ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho 2 chiến dịch Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam.


Cùng với các lực lượng tham gia chiến dịch, các đơn vị bộ đội Đặc công có Tiểu đoàn Đặc công 27 của Bộ, Tiểu đoàn Đặc công 41 của Quân khu Tây Bắc và các đại đội đặc công của các trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335). Trong thế trận chủ động tiến công địch từ sớm, từ xa của lực lượng cơ động chiến dịch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định tổ chức Tiểu đoàn Đặc công 41 ở Na Bầu (Đông Bắc Xiêng Khoảng). Nhiệm vụ của lực lượng đặc công là luồn sâu vào hậu phương, phía sau đội hình địch, tập kích vào vị trí trọng yếu của địch trên các hướng phòng ngự của ta bị địch uy hiếp.


Đợt 1 của chiến dịch (21.5 - 10.8.1972), trong khi các lực lượng (phòng ngự và cơ động) của chiến dịch tập trung ngăn chặn, đánh bật địch ra khỏi khu trung gian (khu tiếp giáp giữa Cánh Đồng Chum với các căn cứ địch), không để chúng lấn chiếm tạo bàn đạp triển khai lực lượng tiến công lớn vào Cánh Đồng Chum từ hướng Tây Nam, lực lượng đặc công đã bí mật vượt qua khu trung gian, luồn sâu vào trong đội hình quân địch tại Loong Chẹng, hiệp đồng với pháo tầm xa của chiến dịch liên tiếp tập kích các vị trí trọng yếu trong khu Sở Chỉ huy của Vàng Pao, sân bay Loong Chẹng, phá hủy các kho tàng, trận địa hỏa lực... Cùng với đó, một bộ phận đặc công tổ chức chốt giữ một số điểm cao ở phía Bắc thị xã Xiêng Khoảng, hiệp đồng với các lực lượng bạn chiến đấu bảo vệ khu vực thị xã và các vùng xung quanh. Kết quả, với tinh thần mưu trí, dũng cảm, các đơn vị bộ đội Đặc công không những gây thiệt hại nặng cho địch về sinh lực và phương tiện chiến tranh mà còn gây rối loạn đội hình phía sau chúng; phối hợp có hiệu quả với các lực lượng của chiến dịch, góp phần đánh bại đợt tiến công của địch, giữ vững khu vực trung gian (Tây Nam Cánh Đồng Chum) và toàn bộ trận địa phòng ngự.


Trong những đợt tác chiến tiếp theo của chiến dịch (đợt 2: 11.8 - 10.9.1972), địch chuyển hướng tiến công vào Cánh Đồng Chum, sử dụng 4 GM tiến công đường bộ theo 3 hướng (Đông Nam, Tây và Đông Bắc), kết hợp với 2 GM đổ bộ đường không xuống Phu Keng tiến công hướng Tây Bắc. Ta kịp thời ngăn chặn, đẩy lui địch ở Phu Luông, Phu Hủa Sang, Phu Thông, đồi Năm Mỏm, Điểm cao 1294, Bản Lao, Phu Học, đồng thời tập trung lực lượng thực hiện thắng lợi trận phản đột kích then chốt ở Phu Keng tiêu diệt và bắt hơn 700 địch (30.8 - 3.9), giữ vững trận địa; đợt 3 (11 - 30.9.1972), địch tăng cường lực lượng (6 GM và 3 tiểu đoàn) chuyển hướng tiến công sang hướng Tây là chính, đồng thời đổ bộ 1 tiểu đoàn biệt kích xuống Ta Li Nọi quấy rối hậu phương ta nhưng không đạt kết quả; đợt 4 (1.10 - 15.11.1972), địch huy động 4 GM và 2 tiểu đoàn dồn sức tiến công nhằm chiếm một phần phía Nam Cánh Đồng Chum để gây áp lực cho đàm phán chính trị (15.10). Ta tổ chức lực lượng thích hợp ngăn chặn, phản kích bẻ gẫy các mũi và hướng tiến công của địch, kết hợp tập kích tiêu hao sinh lực, tạo thế và lực đánh trận then chốt quyết định tiêu diệt phần lớn cụm quân địch từ Nam bản Quay đến Bắc Khang Kho (26.10), sau đó tiếp tục tiến công, truy quét địch khỏi Nam Cánh Đồng Chum, buộc địch phải co về giữ Loong Chẹng...


Quán triệt và thực hiện quyết tâm của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, trong thực tế diễn biến các trận chiến đấu phòng ngự và phản đột kích của liên quân Việt Nam - Lào, các tiểu đoàn đặc công 41 và 27, cùng các đơn vị đặc công thuộc các trung đoàn trong chiến dịch các đơn vị tiếp tục bám đánh địch ở phía sau đội hình của chúng, đánh phá nhiều vị trí trọng yếu, đánh trúng lực lượng dự bị của địch. Trận đánh tiêu biểu nhất của lực lượng đặc công diễn ra rạng sáng ngày 3 tháng 11 năm 1972 trong đợt tổ chức bao vây và chuyến sang tiến công địch co cụm, quét sạch địch ra khỏi các bàn đạp phía Nam Cánh Đồng Chum. Theo đó, phối hợp với các đơn vị tiến công địch, các đội đặc công tiến hành tập kích trận địa pháo và diệt 1 điểm ở Khang Kho. Kết quả là đặc công cùng với các lực lượng của chiến dịch đã đột phá đánh tan 2 cụm địch ở Phu Tu Ngua, Nậm Cọ, diệt 153 tên, thu 2 khẩu pháo 105mm. Riêng cụm địch ở Khang Kho, ta chưa giải quyết được. Đến ngày 14 tháng 11, ta mới tiếp tục tổ chức tiến công giải quyết các cụm địch còn lại. Phối hợp với các đơn vị khác, lực lượng đặc công đột nhập đánh một số mục tiêu trong tung thâm Khang Kho.


Đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng kết thúc thắng lợi. Sau hơn 5 tháng chiến đấu, liên quân Việt Nam - Lào đánh tổng cộng 244 trận, loại kliòi vòng chiến đấu 5.759 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 GM (21,23 và 26), 3 tiểu đoàn quân đội Thái Lan, đánh thiệt hại 5 GM khác... Trong chiến dịch này, lực lượng đặc công góp phần cùng các lực lượng chủ lực của chiến dịch thực hiện tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum; giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa vùng căn cứ địa cách mạng của bạn Lào, đồng thời bảo vệ sườn phải cho 2 chiến dịch tiến công Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.


Thành công lớn nhất của lực lượng đặc công trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 là đã phát huy tác dụng mũi nhọn, tiến công liên tục vào các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong hậu phương địch, phối hợp đắc lực với các lực lượng chiến dịch, gây cho chúng những tổn thất nặng nề về cơ sở vật chất, hậu cần, kỹ thuật và phương tiện chiến tranh. Qua chiến đấu, lực lượng đặc công có bước trưởng thành về tổ chức và trình độ chiến đấu, tích cực bám trụ vững chắc trên các địa trận địa, liên tục tiến công địch với hiệu suất chiến đấu cao. Thực tiễn chiến đấu của bộ đội Đặc công đã để lại nhiều bài học có giá trị đối với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta nói chung, lực lượng đặc công nói riêng:

Một là, đặc biệt trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, luôn nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng

Bộ đội Đặc công là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, được Đảng và Quân đội tin tưởng giao cho những nhiệm vụ chiến đấu đặc biệt. Càng đặc biệt hơn khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, lúc phối thuộc với các thành phần, lực lượng khắp các trên chiến trường nước bạn, tiến công những mục tiêu quan trọng, nhất là đánh vào hậu phương, hậu cứ của đối phương. Trong điều kiện tác chiến như thế, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ Đặc công luôn giữ vững tinh thần, ý chí chiến đấu cao, dũng cảm mưu trí, sáng tạo, kiên quyết tiến công địch để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do yếu tố “đặc biệt” trong yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu, cho nên, như lời huấn thị của Chủ tịch Hồ chí Minh: “Cái gì cũng đặc biệt đối với đặc công... Đối vối Đảng, phải đặc biệt trung thành. Đối với dân, phải đặc biệt thân ái. Bất kỳ nhiệm vụ gì, bãt kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt”.


Thực tiễn từ các cuộc chiến tranh đó cho thấy, kẻ thù trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào khi tiến hành chiến tranh xâm lược đều coi Đông Dương là một chiến trường, luôn tìm cách chia rẽ mối đoàn kết liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung, dùng nước này làm bàn đạp thôn tính nước khác, đồng thời gây kích đọng, tạo bất hòa giữa các dân tộc để hòng đạt được dã tâm thôn tính toàn cõi Đông Dương. Tuy nhiên, Quân đội ta luôn luôn có ý thức củng cố và phát huy truỵên thống đoàn kết quốc tế trong sáng của Đảng và nhân dân ta. Đối với cách mạng Lào, Quân đội nói chung, bộ đội Đặc công nói riêng đã gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của bạn, sát cánh chiến đấu cùng với các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Lào giành thắng lợi chung.


Nắm vững tư tưởng chỉ đạo ấy, trong tổ chức, xây dựng lực lượng, chúng ta phải đặc biệt chú trọng giáo dục nhận thức, xây dựng con người, rèn luyện bản lĩnh chính trị để lực lượng đặc công không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, thực sự là “Binh chủng đặc biệt tinh nhuệ” của Quân đội ta. Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, bộ đội Đặc công đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tiến hành và tham gia nhiều trận đánh mang ý nghĩa chiến thuật, chiến dịch; tập kích nhiều loại mục tiêu khác nhau như kho tàng, sân bay, sở chỉ huy ở Loong Chẹng, Tôm Tiêng... đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch.


Trong tình hình hiện nay, để phát huy những phẩm chất “đặc biệt” của bộ đội Đặc công, chúng ta phải xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ đặc công có phẩm chất cách mạng ưu tú toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, năng lực hành động, trong đó, đặc biệt chú trọng yếu tố: Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, luôn nêu cao tinh thần yêu nước, tiếp tục củng cố, phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế trong sáng đối với quân đội và nhân dân các nước. Đó là điều kiện tiên quyết, nhân tố thắng lợi trong thực hiện mọi nhiệm vụ mà Đảng, Quân đội và nhân dân giao phó.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Sáu, 2023, 07:55:16 am
Hai là, luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng, góp phần củng cố, vun đắp tình đoàn kết gắn bó keo sơn

Trong mọi hoạt động của bộ đội Đặc công, việc giữ vững nguyên tắc tác chiến và chấp hành kỷ luật giữ vai trò hết sức quan trọng. Do đặc điểm của cách đánh đặc công, với lực lượng ít, sâu trong lòng địch, nên việc xây dựng chi bộ, tổ đảng mạnh phải được quan tâm hàng đầu, phải là điều kiện tiên quyết. Đây là cơ sở nền tảng để giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ Đặc công trở thành đảng viên, quần chúng ưu tú, làm cho việc chấp hành kỷ luật của mỗi chiến sĩ, mỗi tổ đội chiến đấu đặc công trở thành ý thức thường trực. Do vậy, nói đến bộ đội Đặc công là nói đến hình mẫu của việc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng, của người chỉ huy; luôn có ý thức đoàn kết, dân chủ và kỷ luật rất cao.


Phẩm chất, trình độ tác chiến, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bộ đội Đặc công trở thành “thương hiệu” đặc biệt, riêng có. Thực tiễn xây dựng, chiến đấu, chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vừa qua đã khẳng định: Bộ đội Đặc công không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nước mà còn làm tròn nhiệm vụ quốc tế. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giúp bạn là mình tự giúp mình”, cán bộ, chiến sĩ Đặc công đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, kề vai sát cánh cùng quân và dân nước bạn chiến đấu lập nhiều chiến công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cùng với đó, bộ đội Đặc công luôn nêu cao tinh thần, ý thức “Đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể”. Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, 2 tiểu đoàn đặc công (27 và 41) và các đại đội đặc công của các trung đoàn bộ binh đã hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn, tiến công liên tục vào các mục tiêu quan trọng năm sâu trong hậu phương địch, gây cho chúng những tổn thất hết sức nặng nề về cơ sở vật chất, hậu cần, kỹ thuật và phương tiện chiến tranh.


Trong chiến đấu trước đây cũng như hòa bình hiện nay, bộ đội Đặc công cần phát huy bản chất truyền thống Quân đội, nêu cao tinh thần chiến đấu hiệp đồng, giữ nghiêm kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ, góp phần củng cố, vun đắp tình đoàn kết quân - dân và đoàn kết quốc tế.


Ba là, phát huy lối đánh hiểm, tiến công mục tiêu quan trọng, tạo hiệu quả chiến đấu cao

Trong chiến tranh giải phóng, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói chung, bộ đội Đặc công nói riêng luôn phải chiến đấu chống lại kẻ thù có quân số đông, trang bị vũ khí hiện đại. Muốn thắng chúng chẳng những phải có quyết tâm cao mà cách đánh cần phải sáng tạo, độc đáo, đánh vào các mục tiêu quan trọng, cơ quan đầu não, căn cứ hậu cần chiến lược nằm sâu trong hậu phương địch. Đánh được các mục tiêu này sẽ làm rối loạn chỉ huy, chia cắt đội hình, hạn chế hỏa lực địch, tạo điều kiện, thời cơ để các lực lượng tiến công tiêu diệt địch, hoàn thành các mục tiêu mà mỗi chiến dịch, mỗi trận đánh đề ra.


Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, trên chiến trường nước bạn, các đơn vị đặc công được giao nhiệm vụ luồn sâu vào phía sau đội hình địch tập kích vào vị trí trọng yếu của địch trên các hướng phòng ngự của ta bị địch uy hiếp, dù chúng canh phòng bảo vệ rất nghiêm ngặt, nhưng bằng sự mưu trí, dùng cảm tiến công, đặc công đã phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh quan trọng và sinh lực cấp cao của đối phương, điển hình là đánh vào khu Sở Chỉ huy của Vàng Pao, sân bay Loong Chẹng, phá hủy các kho tàng, trận địa hỏa lực, trận địa pháo Khang Kho... làm rối loạn chỉ huy của địch, tạo thời cơ cho các lực lượng chiến dịch giữ vững địa bàn chiến lược...


Có thể khẳng định, bộ đội Đặc công đã phát huy lối đánh hiểm, tiến công vào những mục tiêu quan trọng, tạo được hiệu suất chiến đấu cao, tạo được thế mới, lực mới, gây thiệt hại nặng cho địch về sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho đội hình phía sau của chúng bị rối loạn tạo thuận lợi cho các lực lượng của chiến dịch đánh bại tiến công của địch, giữ vững địa bàn. Đây chính là hiệu quả, hiệu suất “đặc biệt” của lối đánh đặc công.


Bốn là, sử dụng đặc công đánh đúng đối tượng, mục tiêu, đúng thời cơ là yêu cầu cơ bản, quyết định nâng cao hiệu suất chiến đấu

Để phát huy tác dụng của đặc công, các cấp chỉ đạo, chỉ huy đặc công phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ, sở trường chiến đấu của đặc công để sử dụng đặc công đánh đúng vào các mục tiêu hiểm yếu, quan trọng, đánh đúng thời cơ theo yêu cầu của cấp trên đó là yêu cầu cơ bản, thường xuyên quyết định nâng cao hiệu quả tác chiến đặc công. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là chiến dịch phòng ngự hiệp đồng binh chủng quy mô lớn hoàn chỉnh đầu tiên của liên quân Việt Nam - Lào trên chiến trường nước bạn, mà chiến đấu phòng ngự không phải là sở trường của bộ đội Đặc công. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn thế bố trí lực lượng ta và bạn trên các hướng, mũi trong toàn bộ trận địa phòng ngự chiến dịch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch và cơ quan tham mưu chiến dịch đã sử đụng lực lượng đặc công hợp lý, phát huy được sở trường luồn sâu, đánh hiểm của bộ đội Đặc công; giao cho đặc công đánh vào các mục tiêu quan trọng phía sau đội hình địch. Vì vậy, nâng cao hiệu suất chiến đấu của bộ đội Đặc công, làm cho đội hình của địch bị rối loạn, phối hợp có hiệu quả với các lực lượng của chiến dịch đánh bại các đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa phòng ngự.


Như vậy, trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trên chiến trường nước bạn, lực lượng đặc công được sư dụng hiệu quả trong một chiến dịch phòng ngự với thời gian kéo dài. Quá trình tham gia chiến dịch, lực lượng đặc công mặc dù còn một số hạn chế nhưng cơ bản đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; góp phần tô thắm thêm mối tình đoàn kết quốc tế trong sáng thủy chung, “chia ngọt sẻ bùi”, “chung lưng đấu cật” giữa Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Trải qua 55 năm xây dựng, chiến đấu đầy thử thách, hy sinh, Binh chủng Đặc công từng bước phát triển không ngừng, trở thành Binh chủng "đặc biệt" trong Quân đội nhân dân Việt Nam, luôn xứng đáng với 16 chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn".


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Sáu, 2023, 07:56:25 am
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HÀ TĨNH PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU VỚI CHIẾN TRƯỜNG THƯỢNG LÀO NĂM 1972


Đại tá LÊ HỒNG NHÂN
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh


Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh hậu phương trực tiếp của cách mạng Lào; là nơi đứng chân xây dựng, dự trữ tiềm lực cả về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - xã hội; chỗ dựa tinh thần cổ vũ động viên niềm tin chiến thắng cho cách mạng bạn. Một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Hà Tĩnh là luôn sẵn sàng cử lực lượng vũ trang phối hợp cùng bạn chiến đấu... Thực hiện nhiệm vụ tác chiến của cuộc tiến công chiến lược năm 1972, phối hợp với các chiến dịch ở miền Nam và chiến trường nước bạn Lào mà Quân ủy Trung ương, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 4 giao, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã cùng Quân giải phóng nhân dân Lào ở Trung Lào tiến công địch, “phối hợp với các chiến trường khác ở Lào tạo chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh ở Lào”, trong đó nổi bật nhất là “chia lửa” cùng Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ở Thượng Lào - chiến dịch lớn nhất khiến quân ngụy Lào chịu thất bại lớn và phải quay về bám giữ Đường số 13, đẩy quân địch trên toàn bộ chiến trường Lào vào thất bại gần như không gượng nổi.


Trong thế liên hoàn chiến trường ba nước Đông Dương, nhằm bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược quan trọng của chiến trường Lào, đồng thời bảo vệ sườn phải, hỗ trợ cho các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam, đầu tháng 4 năm 1972, ngay sau khi kết thúc Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi (18.12.1971 - 6.4.1972) Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam và Lào quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đây là chiến dịch phòng ngự nhằm phá thế giành giật quyền kiểm soát địa bàn chiến lược này nhiều năm giữa liên quân Lào - Việt Nam và đối phương theo quy luật mùa khô ta đánh địch giành quyền kiểm soát; mùa mưa, địch nống ra đánh chiếm lại. Trải qua 4 đợt, chiến dịch diễn ra trong hơn 170 ngày (21.5 - 15.11.1972) với 244 trận đánh, liên quân Lào-Việt Nam đã đánh bại 76 tiểu đoàn bộ binh địch (trong đó có 18 tiểu đoàn quân Thái Lan), 3 tiểu đoàn pháo binh, được không quân Mỹ chi viện. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng giành thắng lợi, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn, có tính chất chiến lược của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch,  góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường.


Ở chiến trường Bắc và Nam Lào, trong mùa khô 1971 - 1972, quân và dân Lào đã giành được những thắng lợi to lớn trong các chiến dịch phản công, chiếm lại các khu vực chiến lược quan trọng. Để tiếp tục giúp bạn củng cố và mở rộng vùng giải phóng, từ tháng 12 năm 1971, Quân ủy Trung ương quyết định tổ chức lại lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 4 có nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ huy các hoạt động giúp bạn về mặt quân sự ở khu vực Nam Đường số 7 đến Đường số 12, bao gồm tỉnh Bô Ly Khăm Xay và Mường Mộc, tỉnh Xiêng Khoảng (Mường - tiếng Lào có nghĩa là huyện). Lúc này, chuyên gia quân sự và quân tình nguyện ở khu vực này đều trực thuộc Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 4.


Để thực hiện tốt nhiệm vụ giúp bạn trong năm 1972, theo chỉ đạo của trên, Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh đã có bước điều chỉnh tổ chức lại lực lượng tại chiến trường Lào. Theo đó, tỉnh tập trung củng cố Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương tỉnh và Đoàn 128 chuyên gia quân sự giúp bạn tại tỉnh Bô Ly Khăm Xay. Sau khi được củng cố, cuối mùa khô 1971 - 1972, các lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã giúp bạn thực hiện kế hoạch xây dựng và củng cố vùng giải phóng, đồng thời giúp bạn phát triển và nâng cao chất lượng, trình độ lực lượng vũ trang địa phương, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng. Ở các vùng giải phóng tỉnh Bô Ly Khăm Xay và Mường Mộc, phong trào cách mạng của bạn đã có bước phát triển mới. Lực lượng vũ trang tỉnh Bô Ly Khăm Xay có Tiểu đoàn 17 và 4 đại đội độc lập. Ở các huyện đều có trung đội bộ đội địa phương huyện. Toàn tỉnh Bô Ly Khăm Xay có 1.766 cán bộ, đội viên dân quân ở các bản, xã, trong đó có gần 600 du kích vũ trang. Ở Mường Mộc, bạn đã tích cực củng cố Đại đội 125 bộ đội địa phương huyện, phát triển và củng cố được 150 cán bộ, đội viên dân quân ở các bản, xã; thành lập được 3 tiểu đội du kích vũ trang. Ngoài lực lượng vũ trang, bạn còn chú trọng việc xây dựng, củng cố và tăng cường chỉ đạo hoạt động của các đội công tác cơ sở.


Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình chiến trường Lào, theo yêu cầu của bạn, tháng 2 năm 1972, Quân ủy Trung ương ra nghị quyết về nhiệm vụ quốc tế giúp bạn, nhấn mạnh “Theo tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, cân phải giúp đỡ và phối hợp với bạn thật tốt trong nhiệm vụ tác chiến, xây dựng lực lượng và củng cố vùng giải phóng, cùng nhau tạo nên những đợt hoạt động nhịp nhàng, tiến công địch đồng đều, đón thời cơ giành thắng lợi to lớn”1 (Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Lịch sử Quân khu 4 (1945 - 2015), Tập II - Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 (tái bản, bổ sung lần 1) Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 416). Cuối mùa mưa năm 1972, Quân ủy Trung ương giao Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chỉ đạo lực lượng quân tình nguyện phối hợp với bạn mở đợt hoạt động tác chiến ở Trung Lào mua khô 1972 - 1973, lấy tỉnh Khăm Muộn (Đường số 12) làm hướng tiến công chủ yếu. Mục đích của đợt hoạt động này là nhằm “mở rộng thêm vùng giải phóng mới, đông dân, dọc sông Mê Kông thuộc tỉnh Khăm Muộn, uy hiếp Đường số 13 bảo vệ hành lang chiến lược của ta, phối hợp với các chiến trường khác ở Lào tạo chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh ở Lào”2 (Chỉ thị của Quân ủy Trung ương gửi Quân khu 4, dẫn theo: Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Lịch sử Quan khu 4 (1945 - 2015), Tập II - Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ¡954 -1975, Sđd, tr. 416).


Tỉnh Khăm Muộn tiếp giáp vùng Hạ Lào, giáp tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình, đồng thời là cửa ngõ hành lang của ta ở phía Tây Trường Sơn, từ cửa khẩu Ba Na Phào đi xuống phía Nam. Phía Đông tỉnh Khăm Muộn, dọc Đường số 12 và Đường số 15 gồm thị xã Thà Khẹt và vùng đồng bằng đông dân cư còn do ngụy quyền Viêng Chăn kiểm soát, khống chế đoạn hiểm yếu nhất của Đường số 13 xuyên Lào. Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh tổ chức tiến công vào địa bàn này nhằm thực hiện đòn chia cắt chiến lược giữa Bắc Lào và Nam Lào, từ đó tạo ra bước đột phá mới để phối hợp với các hướng khác trên chiến trường Lào.


Trong 2 ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1972, Thường vụ Quân khu ủy 4 họp phiên đặc biệt quán triệt nhiệm vụ giúp bạn, giao Bộ Chỉ huy quân sự 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An với lực lượng của địa phương, cùng với lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang của bạn mở đợt hoạt động phối hợp trực tiếp với “Chiến dịch 972” do lực lượng chủ lực của Quân khu phối hợp với lực lượng chính trị của bạn tiến công trên hướng Đường số 12. Trong chiến dịch này, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh được giao nhiệm vụ hoạt động trên Đường số 8, phiên hiệu là 872. Lãnh đạo, chỉ huy hướng do Đảng ủy - Bộ Chỉ huy quân sự tinh chi định.


Triển khai thực hiện nhiệm vụ, ngay trong tháng 9 năm 1972, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ huy Mặt trận 872 để chỉ huy các hoạt động trên Đường số 8. Đồng chí Đỗ Kế Thoa, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trực tiếp làm Chỉ huy trưởng, các đồng chí: Dương Diên, Chính trị viên; Nguyễn Hảo, Chính trị viên phó cùng số cán bộ của các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần. Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh tham gia chiến đấu trên hướng 872 gồm: Tiểu đoàn 48 và Tiểu đoàn 50 - hai đơn vị là lực lượng nòng cốt, ngoài ra còn được tăng cường 2 đại đội đặc công (19 và 20); 2 đại đội súng máy phòng không 12,7mm, 1 đại đội pháo mặt đất 85mm, 1 đại đội ĐKZ, 1 trung đội súng máy phòng không 12,7mm dân quân huyện Hương Khê. Phối hợp cùng lực lượng của Hà Tĩnh phía bạn có 2 đại đội bộ đội địa phương. Đồng chí Tỉnh đội phó tỉnh Bô Ly Khăm Xay tham gia Ban Chỉ huy Mặt trận 872. Ngoài ra, tỉnh còn điều động tăng cường 500 dân công phục vụ chiến dịch. Quân khu bổ sung cho Hà Tĩnh Tiểu đoàn Đặc công 31 phối hợp cùng chiến đấu.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Sáu, 2023, 07:57:12 am
Ngày 4 tháng 10 năm 1972, qua theo dõi kết quả chuẩn bị ở các hướng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phê chuẩn quyết tâm chiến đấu và ra lời động viên các lực lượng ta tham gia phối hợp với bạn: “Ra sức giúp đỡ bạn, cùng bạn đẩy mạnh cuộc tiến công giành thắng lợi to lớn hơn nữa, tạo cho bạn thế có lợi vững chắc để đưa cách mạng bạn tiến lên mạnh mẽ trong giai đoạn đấu tranh sắp tới, nhất là khi có thời cơ thuận lợi”1 (Dẫn theo: Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Lịch sử Quân khu 4 (1945 - 2015), Tập II - Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Sđd, tr. 419).


Mặc dù tác chiến trên chiến trường nước bạn, thời gian gấp lực lượng hỗn hợp từ nhiều đơn vị khác nhau, có cả chủ lực, bộ đội địa phương, cả bộ binh và cả các binh chủng, khả năng tác chiến không đồng đều, Ban Chỉ huy Mặt trận 872 đã tích cực chủ động chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trinh sát nắm chắc địch và xây dựng phương án kế hoạch tác chiến cụ thể tỷ mỷ, tạo thuận lợi cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.


Bộ Chỉ huy Chiến dịch 972 quyết định mở màn chiến dịch bằng trận tập kích tiêu diệt cứ điểm Nậm Thơn, nơi đặt sở chỉ huy tiểu đoàn quân địa phương ngụy (BV43) nằm trên Đường số 13, cách thị xã Thà Khẹt về phía Bắc 12km. Rạng sáng ngày 28 tháng 10, các chiến sĩ thuộc Đại đội 1 Tiểu đoàn Đặc công 31 hỗ trợ cùng lực lượng bạn tập kích diệt gọn cứ điểm Nậm Thơn. Trận mở màn chiến dịch thắng lợi đã thu hút sự đối phó của địch về phía Bắc thị xã Thà Khẹt. Ngày 12 tháng 11 năm 1972, trên hướng chủ yếu, Tiểu đoàn 4 đồng loạt nổ súng đánh chiếm các cứ điểm tiền tiêu Pa Nom, Pha Lai trên Đường số 12, cửa ngõ vào thị xã Thà Khẹt từ phía Tây. Cùng lúc đó, một mũi đặc công và bộ binh luồn sâu áp sát thị xã, ngay trong đêm 13 tháng 11, tập kích số mục tiêu trong nội thị gây cho địch nhiều tổn thất. Trên hướng 872, các lực lượng của tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực phối hợp cùng bạn nhanh chóng đánh chiếm một số đồn, bốt lẻ của địch ở vùng giáp ranh rồi phát triển ra Đường số 13, đánh chiếm cầu Phacađin, vây ép cứ điểm Pắc San, giải phóng 11 xã thuộc Bô Ly Khăm Xay và Hin Bun, làm chủ Đường số 13 từ Phacađin tới Pắc San.


Giữa lúc chiến sự đang được đẩy dần về phía trước thì ở vùng giải phóng phía sau của bạn lại xảy ra vụ phản loạn chính trị do Khăm Xổm, Bí thư Tỉnh ủy Bô Ly Khăm Xay cầm đầu. Do bất mãn cá nhân, y đã lôi kéo một số tay chân, mua chuộc một bộ phận nhân dân và du kích, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng tỉnh, chiếm căn cứ để đón quân phái hữu về chiếm lại vùng giải phóng. Đêm 16 tháng 11 năm 1972, bọn phản loạn tập kích vào cơ quan Tỉnh ủy, trong đó có nơi ở làm việc của đoàn chuyên gia Việt Nam, bắt và giết nhiều cán bộ, đảng viên trung kiên, chiếm khu vực Noọng Leng - Noọng Bạc. Để kịp thời trấn áp bọn phản cách mạng, theo yêu cầu của bạn, Ban Chỉ huy Mặt trận 872 nhanh chóng nắm bắt tình hình, điều một bộ phận lực lượng từ Đường số 13 quay lại cùng lực lượng bạn dập tắt cuộc bạo loạn. Đêm 29 tháng 11, các lực lượng vũ trang Hà Tĩnh phối hợp với lực lượng của bạn tiến công sào huyệt của Khăm Xổm, bắt và tiêu diệt một bộ phận quân phản loạn. Tuy vậy, Khăm Xổm vẫn chạy thoát được sang khu vực núi đá Pha Hom ẩn náu. Sau đó, hắn thu thập tàn quân, bắt liên lạc với chính phủ Viêng Chăn và được tăng cường 1 tiểu đoàn quân phái hữu Lào, thiết lập một sân bay dã chiến âm mưu biến nơi đây thành một căn cứ đối phó với cách mạng Lào, chờ thời cơ.


Với tư tưởng kiên quyết tiến công tiêu diệt quân phản loạn, sau một thời gian kiên trì thuyết phục, gọi hàng không có kết quả, ngày 16 tháng 12 năm 1972, các lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với lực lượng bạn tổ chức tiến công Pha Hom. Quân phản loạn ngoan cố đánh trả, nhiều trận chiến đấu diễn ra ác liệt. Đến cuối tháng 12 năm 1972, vụ phản loạn do Khăm Xổm cầm đầu bị dập tắt hoàn toàn, vùng giải phóng của bạn được ổn định.


Sau những thắng lợi trên, Bộ Chỉ huy Chiến dịch 972 quyết định tập trung lực lượng hỗ trợ để bạn tiến công tiêu diệt cứ điểm địch ở Sê Băng Phai, một vị trí xung yếu trên Đường số 13, vừa bảo vệ cầu sắt Sê Băng Phai, vừa là điểm nối giữa 2 căn cứ Thà Khẹt ở phía Bắc và Xê Nô ở phía Nam. Cứ điểm quan trọng này được quân địch tổ chức phòng thủ khá kiên cố và vững chắc do 1 tiểu đoàn tăng cường đóng giữ. Các lực lượng vũ trang Hà Tĩnh và Nghệ An cùng lực lượng chủ lực Quân khu phối hợp với lực lượng của bạn tổ chức tiến công địch. Trận đánh diễn ra từ đêm 19 đến cuối ngày 20 tháng 12 năm 1972, ta và bạn chiếm được Sê Băng Phai và làm chủ vùng này trong nhiều ngày. Đây là trận đánh then chốt, kết thúc đạt hoạt động của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh giúp bạn trên hướng Đường số 12 tỉnh Khăm Muộn. Đầu tháng 1 năm 1973 các lực lượng chiến đấu của tỉnh Hà Tĩnh rời chiến trường nước bạn trở về nước. Các lực lượng vũ trang của bạn được bổ sung thêm để đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ và củng cố vùng mới giải phóng.


Hoạt động của lực lượng quân tình nguyện tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An cùng các đơn vị vũ trang Quân khu 4 trong Chiến dịch 972 giành được nhiều thắng lợi, là sự thể hiện nỗ lực rất lớn của quân - dân Quân khu 4 nói chung, quân - dân Hà Tĩnh nói riêng trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả trên chiến trường Trung Lào năm 1972. Trong Chiến dịch 972, lực lượng vũ trang Quân khu 4 hoạt động ở cả 3 hướng (Đường số 7, Đường số 8 và Đường số 12) đã đánh 280 trận lớn nhỏ, trong đó các lực lượng vũ trang Hà Tĩnh phối hợp bạn đánh 23 trận, diệt và bắt 300 tên địch, gọi hàng 350 tên. Với chiến dịch này, liên quân Việt - Lào trên chiến trường này đã thu hút và giam chân một lực lượng quan trọng quân ngụy Lào, vừa buộc chúng phải điều về Thà Khẹt và vùng lân cận một lực lượng quân sự thường xuyên từ 8 đến 12 tiểu đoàn quân phái hữu, tạo điều kiện cho các chiến trường khác trên địa bàn nước Lào giành thắng lợi, đặc biệt là chiến trường Thượng Lào trong năm 1972.


Vượt qua nhiều gian khổ, hy sinh, quân và dân Hà Tĩnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào trong năm 1972, đập tan âm mưu gây bạo loạn của địch, góp phần tạo thế mạnh cho cách mạng Lào trên bàn đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào vào ngày 21 tháng 2 năm 1973.


Không chỉ riêng năm 1972 mà trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), cũng như trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh Hà Tĩnh luôn giữ trọn tình cảm quốc tế trong sáng, thủy chung với bạn Lào. Liên minh chiến đấu, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào mãi mãi là tài sản vô giá đang được Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy, vun đẳp. góp phần đưa quan hệ hữu nghị đặc biệt vĩ đại, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nhà nước, hai Quân đội và nhân dân hai nước cũng như nhân dân Hà Tĩnh và nhân dân tỉnh Khăm Muộn phát triển lên một tầm cao mới.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Sáu, 2023, 04:39:20 pm
BẢO ĐẢM THÔNG TIN LIÊN LẠC TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Thiếu tướng KHÚC ĐĂNG TUẤN
Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc


Mùa khô năm 1971 - 1972, sau chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi và tiến sâu vào Sảm Thông - Loong Chẹng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương hai nước, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Chỉ huy Tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào, bộ đội tình nguyện Việt Nam cùng với lực lượng vũ trang cách mạng Lào chủ động tổ chức chiến dịch phòng ngự trên địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của địch mùa mưa năm 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ thế chiến lược của ta ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho 2 chiến dịch tiến công Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên.


Về địch, sau khi rút khỏi Cánh Đồng Chum, từ giữa tháng 4 năm 1972, địch gấp rút tăng cường lực lượng ở Quân khu 2 nhằm thay phiên các binh đoàn của lực lượng đặc biệt Vàng Pao rút đi củng cố. Đến ngày 20 tháng 5 năm 1972, địch ở Quân khu 2 có 8 binh đoàn cơ động (GM) từ GM 21 đến GM 28, 9 tiểu đoàn đặc biệt (BS), 4 tiểu đoàn phái hữu, 1 tiểu đoàn pháo binh; 18 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo binh quân Thái Lan. Lực lượng ở nơi khác điều đến Quân khu 2 có: GM 10B của Quân khu 1, GM 30 của Quân khu 3,2 lữ đoàn bộ binh (11, 13) thuộc Sư đoàn 1, 3 tiểu đoàn pháo binh, 2 phi đội máy bay T-28. Các lực lượng trên hình thành 4 khu vực xung quanh Cánh Đồng Chum: Sảm Thông - Loong Chẹng, Buôm Loọng, Tôm Tiêng - Pha Đông và Xa La Phu Khun1 (Dẫn theo: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 593).


Đầu thảng 4 năm 1972, Quân ủy Trung ương chính thức xác định nhiệm vụ tổ chức phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Lực lượng quân tình nguyện tham gia chiến dịch có 2 trung đoàn 174 và 148 thuộc Sư đoàn 316; 2 trung đoàn bộ binh độc lập 866, 335 và Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C (từ tháng 10 năm 1972); 2 tiểu đoàn đặc công 41 và 27; Tiểu đoàn Pháo binh 42; 2 tiểu đoàn phòng không 37mm, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 14,5mm, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm; 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh (15, 25), có trang bị một số máy húc; Tiểu đoàn Trinh sát 31 và Tiểu đoàn Thông tin 26. Lực lượng của bạn Lào có 7 tiểu đoàn chủ lực; 1 đại đội xe tăng; 1 đại đội pháo xe kéo; 1 đại đội pháo mang vác; 2 đại đội súng máy phòng không; 1 đại đội công binh, 4 đại đội bộ đội địa phương và dân quân, du kích.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra theo 4 đợt từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, ta đã giành thắng lợi to lớn, loại khỏi vòng chiến đấu gần 6.000 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 GM (21, 23, 26), 3 tiểu đoàn quân Thái Lan, đánh thiệt hại 5 GM khác, bắn rơi 38 máy bay, thu 859 súng các loại, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch, giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum, giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa các vùng căn cứ địa cách mạng của bạn và phối hợp hiệu quả với các hoạt động khác trên chiến trường ba nước Đông Dương.


Đối với thông tin liên lạc, đây là lần đầu tiên bộ đội Thông tin liên lạc tiến hành tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy, hiệp đồng chiến đấu phòng ngự ở quy mô chiến dịch, trong điều kiện địa hình rừng núi phức tạp, xen kẽ rừng rậm núi cao với những lòng chảo rộng, bằng phẳng; mạng đường sá kém phát triển, mùa mưa ngập lụt, cơ động khỏ khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thông tin liên lạc. Tuy nhiên, bằng tinh thần chủ động, mưu trí, dũng cảm, đoàn kết, bộ đội Thông tin liên lạc đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ thành công của công tác thông tin liên lạc trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu về nghệ thuật bảo đảm thông tin liên lạc trong chiến dịch phòng ngự sau đây:

Thứ nhất, chủ động nắm vững tình hình, đặc biệt là kế hoạch tác chiến chiến dịch; khẩn trương chuẩn bị mọi mặt; tổ chức triển khai bảo đảm thông tin liên lạc kịp thời, vững chắc

Mục tiêu của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là phải giữ vững các khu vực, các mục tiêu quan trọng thuộc vùng giải phóng của bạn. Vì vậy tư tưởng chỉ đạo của thông tin chiến dịch là tích cực chủ động nắm vững tình hình, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt, triển khai thông tin liên lạc kịp thời, đáp ứng yêu cầu chỉ huy liên tục, vững chắc. Trước đó, vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1972, khi chiến dịch tiến công mùa khô còn đang tiếp diễn ở giai đoạn cuối, Chủ nhiệm và Cơ quan Thông tin chiến dịch chủ động tìm hiểu nắm được ý định của trên sẽ tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng vào đầu mùa mưa năm 1972. Để kịp thời đáp ứng yêu cầu bảo đảm thông tin liên lạc cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị, Cơ quan Thông tin chiến dịch dự kiến ý định tổ chức thông tin liên lạc và tập trung chỉ đạo các lực lượng thông tin tham gia chiến dịch tiến hành triển khai một số việc cần làm ngay. Trước mắt điều chỉnh kế hoạch, chuyển hệ thống thông tin đang bảo đảm cho chiến dịch tiến công sang bảo đảm cho chiến dịch phòng ngự; xác định lại nhiệm vụ cho các đơn vị vai trò các phương tiện thông tin. Tiếp đến, điều chỉnh lại tổ chức biên chế, sáp nhập Tiểu đoàn Thông tin 16 (Sư đoàn 316) vào cơ quan và Tiểu đoàn Thông tin 26 thuộc mặt trận này, hình thành tổ chức biên chế mới của lực lượng thông tin chiến dịch, bao gồm: Cơ quan Thông tin chiến dịch, quân số 45 đồng chí. Tiểu đoàn Thông tin chiến dịch gồm lực lượng, phương tiện của Tiểu đoàn Thông tin 26 và lực lượng, phương tiện của Tiểu đoàn Thông tin 16 sáp nhập lại. Lấy Tiểu đoàn Thông tin 26 của mặt trận làm nòng cốt để tổ chức thành Tiểu đoàn thông tin chiến dịch phòng ngự, bao gồm 5 đại đội và 1 trung đội. Cuối tháng 4 năm 1972, Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc cấp bổ sung cho Cơ quan Thông tin chiến dịch một số khí tài: 10 đầu máy tải ba TCT1-2, 1 tổng đài 40 số, 8 tổng đài 10 số, 50 máy điện thoại, 20km dây cáp, 100km dây bọc và một số khí tài khác để triển khai hệ thống thông tin hữu tuyến điện, bảo đảm cho chiến dịch phòng ngự. Tổng cộng biên chế, trang bị của Tiểu đoàn Thông tin chiến dịch gồm 601 đồng chí; trang bị 22 máy vô tuyến điện sóng ngắn (102E), 20 máy vô tuyến điện sóng ngắn (71 silic), 8 máy thu vô tuyến điện sóng ngắn (P-311), 4 máy vô tuyến điện sóng cực ngắn (702), 3 tổng đài 40 số, 4 tổng đài 20 số, 25 tổng đài 10 số, 34 bộ máy tải ba TCT1-2; 204km dây cáp, 344km dây bọc, 8 súng pháo hiệu, 2 xe ô tô quân bưu, 12 xe đạp, 2 con ngựa. Trong mỗi trung đoàn bộ binh (binh chủng) biên chế 1 đại đội thông tin; mỗi tiểu đoàn bộ binh (binh chủng) biên chế 1 trung đội thông tin; trang bị có thông tin hữu tuyến điện, thông tin vô tuyến điện, thông tin vận động để liên lạc với trên và chỉ huy các đơn vị cấp dưới. Ngoài ra, Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc còn điều động 1 đại đội thuộc Trung đoàn 132 xây dựng một tuyến trục bằng cáp bọc cao su trong địa bàn chiến dịch và giao cho lực lượng thông tin Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dụng.


Giai đoạn chuẩn bị, thông tin liên lạc vừa bảo đảm cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ huy các đơn vị tác chiến ngăn chặn địch điều động Trung đoàn 174 vào làm nhiệm vụ phòng ngự ở khu trung gian thay phiên cho Trung đoàn 335 rút về làm lực lượng dự bị cơ động của chiến dịch, Trung đoàn 866 tổ chức củng cố trận địa phòng ngự ở khu trung tâm Cánh Đồng Chum và khu vực Noọng Pẹt; đồng thời phải hoàn thành khối lượng công việc chuẩn bị va triển khai hệ thống thông tin phục vụ chiến dịch.


Để chủ động xây dựng kế hoạch thông tin liên lạc chiến dịch phòng ngự, ngày 16 tháng 4 năm 1972, Chủ nhiệm Thông tin chiến dịch cử Trợ lý Thông tin hữu tuyến điện đi cùng đoàn cán bộ binh chủng hợp thành, do đồng chí Tham mưu trường Chiến dịch chỉ huy, đê nghiên cứu thực địa khu vực phòng ngự. Đầu tháng 5 năm 1972, kế hoạch thông tin liên lạc được xây dựng với nhiều phương án, dự kiến được nhiều tình huống phù hợp với quyết tâm tác chiến chiến dịch. Các văn kiện, tài liệu, quy ước tên sóng, mật ngữ, tín hiệu liên lạc vô tuyến điện và các quy định liên lạc được chuẩn bị chu đáo. Cơ quan Thông tin chiến dịch chỉ đạo các đơn vị điều chỉnh xong hệ thống thông tin từ chiến dịch tiến công sang hệ thống thông tin chiến dịch phòng ngự. Tiểu đoàn Thông tin chiến dịch điều chỉnh đặt thêm 5 trạm cơ vụ, triển khai 65km dây cáp, 170km dây bọc, sửa chữa 85 máy thông tin các loại; tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho 175 lượt cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội, trợ lý tiểu đoàn và đài trưởng vô tuyến điện. Các lực lượng thông tin tham gia chiến dịch được quán triệt nhiệm vụ, quyết tâm bảo đảm thông tin liên lạc, huấn luyện bổ sung về kỹ thuật đấu nối dây cáp, rải dây, chôn dây qua đường, mắc dây qua sông và kỹ thuật triển khai anten giữ vững liên lạc vô tuyến điện khi đặt máy liên lạc trong hầm bê tông kiên cố; đồng thời tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ đi nghiên cứu thực địa, nắm vững các tuyến triển khai mắc đường dây mới. Cơ quan Thông tin chiến địch tổ chức thêm 2 kho trung chuyển kết hợp với trạm sửa chữa thông tin chiến dịch ở khu vực ngã ba Noọng Pẹt và Khang Khay, kịp thời cấp phát bổ sung vật chất khí tài, sửa chữa phương tiện thông tin cho các đơn vị trên từng khu vực chiến đấu.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Sáu, 2023, 04:41:05 pm
Thứ hai, tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện thông tin liên lạc hợp lý; phát huy hiệu quả vai trò tác dụng của các phương tiện thông tin, nhất là thông tin hữu tuyến điện, thông tin vô tuyến điện để đáp ứng yêu cầu chỉ huy trong tác chiến phòng ngự


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trên đất bạn, trong điều kiện chiến tranh nhân dân của Lào chưa phát triển. Lực lượng chủ yếu gồm bộ đội chủ lực của ta và lực lượng vũ trang của bạn. Lực lượng thông tin trên địa bàn chiến dịch gồm: Lực lượng thông tin vô tuyến điện tiếp sức, thông tin hữu tuyến điện đường dài của Bộ, lực lượng thông tin của bạn và lực lượng thông tin chiến dịch. Tiểu đoàn Thông tin 26 của chiến dịch được tổ chức thành 2 bộ phận, một bộ phận bảo đảm cho tác chiến phòng ngự tại chỗ, một bộ phận bảo đảm cho tác chiến cơ động tiến công đánh các trận phản kích và phản đột kích chiến dịch.


Cơ quan Thông tin chiến dịch sử dụng 1 đại đội thông tin vô tuyến điện, 2 đại đội thông tin hữu tuyến điện, 2 trung đội thông tin vận động bảo đảm thông tin liên lạc cho các đơn vị làm nhiệm vụ phòng ngự (chiếm tỷ lệ 52%). Sử dụng 1 đại đội thông tin vô tuyến điện, 1 đại đội thông tin hữu tuyến điện tăng cường, 1 tiêu đội thông tin vận động bảo đảm cho các đơn vị làm nhiệm vụ tác chiến cơ động (chiếm tỷ lệ 48%).


Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, thông tin hữu tuyến điện là phương tiện thông tin cơ bản, giữ vai trò chủ yếu bảo đảm chỉ huy trong suốt chiến dịch. Ngay từ khi tổ chức triển khai, thông tin hữu tuyến điện được hình thành các tuyến đường trục và đường nhánh. Đường trục dọc chính xuất phát từ Sở Chỉ huy cơ bản chiến dịch ở Phu Nhu đến các vị trí dự kiến đặt Sở Chỉ huy phía trước để chỉ huy các trận phản đột kích, đến khu vực phòng ngự chủ yếu ở trung tâm Cánh Đồng Chum, đến khu vực phòng ngự phía trước ở khu trung gian và nối liền với hệ thống đường trục thông tin hữu tuyến điện của Bộ. Ngoài ra còn tổ chức đường trục ngang, đường liên lạc nhánh đốn khu vực phòng ngự thứ yếu Noọng Pẹt và khu vực tác chiến phối hợp ở Mường Sủi, thị xã Xiêng Khoảng, tạo thành hệ thống thông tin liên hoàn, vu hồi vững chắc trên toàn địa bàn chiến dịch.


Trên đường trục và đường nhánh đi các hướng, ta tổ chức 9 trạm cơ vụ, 25 trạm bảo vệ dây, lắp đặt 22 bộ máy tải ba TCT1-2 và 12 tổng đài điện thoại từ 10 - 20 số để tiếp chuyển liên lạc, sẵn sàng triển khai đường dây bảo đảm cho các đơn vị cơ động tác chiến trên 5 khu vực phòng ngự. Các đường dây cáp, dây bọc rải qua các đường quốc lộ đường mòn, các khu vực trọng điểm địch thường xuyên đánh phá, các bãi cỏ tranh và nơi địa hình trống trải đều được tổ chức ghim sát mặt đất hoặc chôn sâu từ 20 - 30cm và ngụy trang kín đáo nên giữ được bí mật, hạn chế được địch phá hoại, bảo đảm liên lạc thông suốt vững chắc. Đường dây cáp chôn dài nhất là từ Trạm cơ vụ A500 qua Phu Tâng, Phu Tôn đến A600 và từ Sở Chỉ huy cơ bản chiến dịch đến A500B, A400 vượt Quốc lộ 7 đến Trạm U1 bảo đảm cho bạn Lào dài 18,5km.


Trong các giai đoạn tổ chức chuẩn bị, giai đoạn đánh địch tiến công vào trận địa và phản kích, phản đột kích tiêu diệt quân địch khôi phục trận địa, thông tin hữu tuyến điện thực sự phát huy được vai trò là phương tiện bảo đảm cho Bộ Tư lệnh và cơ quan chiến dịch thường xuyên nắm vững tình hình, chỉ huy trực tiếp đến các lực lượng phòng ngự, lực lượng cơ động tiến công, các đơn vị hỏa lực, các đơn vị bảo đảm chiến đấu và chỉ huy vượt cấp đến các tiểu đoàn, các điểm chốt quan trọng trên địa bàn chiến dịch. Điển hình là bảo đảm thông tin liên lạc cho các trận đánh: Trận phản kích ngày 13 tháng 7 của Trung đoàn 174, đánh bại các đợt tiến còng quy mô lớn của địch vào khu vực phòng ngự trung gian; trận phản đột kích ngày 30 đến ngày 31 tháng 8 của Trung đoàn 335 phối hợp với Trung đoàn 866 và 2 tiểu đoàn của bạn Lào tiêu diệt GM 21, GM 26 của địch tại Điểm cao 1098; trận phản đột kích ngày 12 và ngày 26 tháng 10 của các trung đoàn 148, 335, 866 tiêu diệt quân địch ở cánh đồng Căng Xẻng, khu vực Cha Ho và Bản Phồn phía Nam Cánh Đồng Chum. Các trận đánh trên, thông tin hữu tuyến điện tổ chức liên lạc chặt chẽ, giữ được bí mật, khắc phục khó khăn do bom đạn địch gây ra, bảo đảm cho chỉ huy các trận đánh giành thắng lợi.


Khi chiến dịch diễn ra, tổng đài ở Sở Chỉ huy cơ bản đã tiếp chuyển 201.600 cuộc đàm thoại; lực lượng thông tin hữu tuyến điện khôi phục và sửa chữa 1.235 lần đường dây bị máy bay, pháo binh địch bắn phá; thời gian khôi phục nhanh nhất là 12 phút, thời gian khôi phục chậm nhất là 4 giờ 25 phút. Hỗ trợ thông tin vô tuyến điện chuyển nhận 895 bức điện tối khẩn và thượng khẩn.


Thông tin vô tuyến điện trong chiến dịch được xác định sử dụng để bảo đảm chỉ huy chủ yếu khi có lệnh nổ súng đánh địch tién công vào trận địa phòng ngự, khi các lực lượng cơ động của chiến dịch thực hành các trận phản kích, phản đột kích và các tình huống khi mất liên lạc hữu tuyến điện, những đơn vị không có điều kiện tổ chức thông tin hữu tuyến điện, những đơn vị truy kích địch rút chạy. Vì vậy, ngay từ khi xây dựng kế hoạch thông tin liên lạc, phương án tổ chức thông tin vô tuyến điện của chiến dịch được nghiên cửu bố trí đối tượng theo mạng, hướng liên lạc phù hợp với quyết tâm sử dụng lực lượng của Tư lệnh Chiến dịch trong từng giai đoạn. Do đó đáp ứng được yêu cầu ổn định, cơ động cao, ít bị xáo trộn, bảo đảm liên lạc vững chắc, giữ được bí mật. Để bảo đảm sự thống nhất về chỉ đạo, chỉ huy và kịp thời giải quyết các tình huống chiến đấu, thông tin vô tuyến điện được điều chỉnh lại các liên lạc mạng và liên lạc hướng từ chiến dịch tiến công chuyển sang bảo đảm cho chiến dịch phòng ngự. Tổ chức liên lạc vượt cấp đến tất cả các tiểu đoàn bộ binh trên các hướng các khu vực phòng ngự. Tổ chức đài canh 24/24 giờ, đài phát điện chung vào các đầu giờ, tổ chức đài kiểm soát vô tuyến điện kiểm tra việc chấp hành kỳ luật thông tin vô tuyến điện. Tài liệu quy ước chuẩn bị cho mỗi đài vô tuyến điện có chính thức và dự bị. Đặc biệt, chiến dịch coi trọng sử dụng các tín hiệu liên lạc ngắn gọn, vừa bảo đảm được liên lạc nhanh, hạn chế được địch theo dõi phá hoại, nên giữ được bí mật, kịp thời xử trí tình huống khẩn cấp. Trận đánh đêm 26 tháng 10, có 200 tên địch tràn vào Sở Chỉ huy phía trước chiến dịch ở Đông Bản Phồn, chiến sĩ thông tin vô tuyến điện chủ động gọi canh về Sở Chỉ huy cơ bản chiến dịch, nối thông liên lạc và sử dụng tín hiệu liên lạc báo cáo. Tư lệnh Chiến dịch kịp thời điều động lực lượng phối hợp với lực lượng ở Sở Chỉ huy phía trước tiêu diệt gần 200 tên địch.


Những thời điểm quan trọng, thông tin vô tuyến điện bảo đảm cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ huy kịp thời đến các trung đoàn phòng ngự, các trung đoàn cơ động tiến công, chỉ huy vượt cấp đến Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 148) phối hợp với Trung đoàn 174 phản kích đánh địch ở Phu Phaxay, Hin Đăm, Thẩm Lửng, đánh tan 13 điểm đứng chân của GM 30, GM 31 và 2 tiểu đoàn quân Thái Lan mở đầu thắng lợi đợt 1 chiến dịch; chỉ huy Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 335 phối hợp với Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 866 cùng với bạn Lào tổ chức 2 lần phản kích diệt 600 tên địch của GM 24 và GM 27 ngày 15 tháng 8 ở hướng Đông Bắc Cánh Đồng Chum; chỉ huy Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 335), Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 148) phối hợp chiến đấu tạo thế cho trận phản đột kích ngày 30 tháng 8 ở hướng Tây Bắc Cánh Đồng Chum giành thắng lợi to lớn.


Khi tình huống chiến đấu đang diễn ra khẩn trương, quyết liệt, đường dây hữu tuyến điện bị gián đoạn, thông tin vô tuyến điện kịp thời thay thế bảo đảm giữ vững liên lạc cho Tư lệnh và cơ quan chiến dịch chỉ huy chiến đấu. Trận phản kích đánh địch ở Phu Luông ngày 21 tháng 8 của Trung đoàn 148 ở hướng Đông Nam Cánh Đồng Chum trong đợt 2 chiến dịch; trận phản đột kích ngày 26 tháng 10 ở hướng Nam Cánh Đồng Chum, máy bay B-52 của địch ném bom rải thảm vào trận địa phòng ngự của ta, đường dây của chiến dịch đi Trung đoàn 148 bị đứt, mất liên lạc 1 giờ 25 phút, thông tin vô tuyến điện kịp thời sử dụng máy 15W đi với bộ phận cán bộ đốc chiến ở Trung đoàn 148 gọi về đài canh ở Sở Chỉ huy cơ bản chiến dịch đề nghị lên máy làm việc và chuyển nhận điện kịp thời; hoặc ngày 26 tháng 10, địch tiến công vào Sở Chỉ huy Trung đoàn 335 và Sở Chỉ huy phía trước chiến dịch, chúng phát hiện và cắt phá toàn bộ đường dây hữu tuyến điện. Đài 15W và 2W ở Sở Chỉ huy phía trước chủ động gọi đài canh ờ Sở Chỉ huy cơ bản lên máy làm việc để chuyển nhận điện; tình huống được xử lý kịp thời, ta tiêu diệt được 200 tên địch. Trận phản đột kích ngày 30 tháng 8, qua mạng vô tuyến điện của đài quan sát pháo binh kịp thời báo cáo tình hình để Tư lệnh Chiến dịch quyết định lùi thời gian chuẩn bị hỏa lực, ra lệnh đồng loạt nổ súng tiến công đúng thời cơ tiêu diệt địch, giành thắng lợi. Trận đánh ngày 31 tháng 8, mạng thông tin vô tuyến điện của Chủ nhiệm Trinh sát báo cáo về Sở Chỉ huy cơ bản chiến dịch, phát hiện địch tổ chức vượt sông Nậm Ngừm, Tư lệnh Chiến dịch kịp thời điều động lực lượng đến bao vây, truy kích, diệt 120 tên địch, bắt 35 tên. Đạt 3 chiến dịch, ở hướng Đông Cánh Đồng Chum, qua máy vô tuyến điện, đài quan sát chiến dịch báo cáo về Sở Chỉ huy có tiểu đoàn biệt kích địch đổ bộ xuống Ta Li Nọi, Tư lệnh Chiến dịch nhanh chóng lệnh cho lực lượng công binh và vệ binh Sở Chỉ huy cơ bản đến bao vây, diệt một bộ phận, buộc địch phải rút chạy.


Thông tin vô tuyến điện thực sự phát huy vai trò, tác dụng trong tác chiến, đáp ứng được yêu cầu chỉ huy xử trí tình huống ở những thời điểm quan trọng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Thông tin vô tuyến điện chuyển nhận hàng trăm nghìn bức điện, riêng cụm thông tin vô tuyến điện ở Sở Chỉ huy cơ bản nhận, chuyển 76.970 bức điện, có 26.215 bức điện tối khẩn, 28.141 bức điện thượng khẩn 22.614 bức điện khẩn và thường, 137 tín hiệu vô tuyến điện bảo đảm tỷ lệ liên lạc đạt 88,2%, tỷ lệ chính xác đạt 99,2%.


Bảo đảm thông tin trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống thông tin, vừa bảo đảm thông tin liên lạc chỉ huy vững chắc trong tác chiến phòng ngự tại chỗ, vừa bảo đảm thông tin liên lạc chỉ huy tác chiến cơ động phản kích và phản đột kích.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Sáu, 2023, 04:41:31 pm
Thứ ba, quán triệt sâu sắc quan điêm liên minh chiến đấu Việt - Lào trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc chiến dịch

Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là thành công của sự phối hợp chiến đấu giữa Quân tình nguyện Việt Nam và bạn Lào, không những có ý nghĩa về quân sự mà còn có ý nghĩa về chính trị, góp phần củng cố thêm tình đoàn kết liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Chiến đấu trên đất bạn, điều kiện bảo đảm gặp nhiều khó khăn, Chủ nhiệm và Cơ quan Thông tin chiến dịch chủ động tìm hiểu tình hình, từ chủ trương, nhiệm vụ, khả năng, sở trường, khó khăn, thuận lợi của lực lượng thông tin bạn để có biện pháp hiệp đồng, phối hợp và giúp đỡ chi viện cho bạn với tinh thần phát huy sự nỗ lực chủ quan của bạn. Tư tưởng chỉ đạo của ta là “nhường thuận lợi cho bạn, nhận khó khăn về mình”. Từ quan điểm đó, Cơ quan Thông tin chiến dịch cử cán bộ đặc trách đến giúp đỡ tại cơ quan thông tin của bạn. Hai bên thông báo tình hình cho nhau, họp bàn công tác chuẩn bị chiến trường, xây dựng kế hoạch thông tin liên lạc chiến dịch trong kế hoạch phòng thủ chung của bạn.


Quá trình chiến đấu, ta và bạn luôn hiệp đồng thống nhất kế hoạch, tạo điều kiện hỗ trợ cho nhau. Các lực lượng thông tin của ta và lực lượng thông tin của bạn phối hợp chặt chẽ bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ nhiều trận đánh giành thắng lợi. Trận phản kích ngày 15 tháng 8 của Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 866, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 335) phối hợp với bạn chặn đứng cuộc tiến công của GM 24 và GM 27 ở khu vực Bản Lao, Phu Học ở Đông Bắc Cánh Đồng Chum. Trận phản kích ngày 7 và ngày 10 tháng 11 của Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 88), Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 866) đã cùng các lực lượng vũ trang của bạn đánh lui cuộc tiến công của GM 28, GM 24, GM 27 tiến công đánh chiếm Bản Ban, Quốc lộ 6, Bản Chò, Bản Buột, Phu Học ở Đông Bắc Cánh Đồng Chum. Đặc biệt, sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng thông tin của bạn và ta bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, vững chắc cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ huy Trung đoàn 335 hiệp đồng với các tiểu đoàn 701, 702 của bạn đánh trận phản đột kích ngày 30 và ngày 31 tháng 8, tiêu diệt địch đổ bộ đường không bằng trực thăng xuống Điểm cao 1098 trên hướng Tây Bắc Cánh Đồng Chum, bẻ gãy hoàn toàn cánh quân chủ yếu, phá tan ý đồ đánh nhanh, đánh hiểm vào khu vực phòng ngự của ta, diệt 679 tên địch.


Trong quá trình tác chiến, khi thông tin bạn gặp khó khăn, Cơ quan Thông tin chiến dịch tạo mọi điều kiện giúp đỡ bạn khắc phục vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Trận phản đột kích ngày 30 và ngày 31 tháng 8, ta chi viện cho bạn 20km dây bọc, 8 máy điện thoại, 1 tổng đài 10 số và các linh kiện sửa chữa. Các trạm sửa chữa thông tin chiến dịch khôi phục giúp bạn 153 đầu máy thông tin, trong đó có 75 máy vô tuyến điện, 78 máy điện thoại. Ta cử 5 đoàn cán bộ và nhân viên kỹ thuật đến cơ quan và đơn vị thông tin của bạn giúp đỡ tổ chức xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và khai thác các phương tiện thông tin. Bên cạnh nhiệm vụ giúp bạn tổ chức bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chiến dịch, lực lượng thông tin của ta phục vụ chiến đấu trên đất bạn quán triệt và thực hiện tốt chính sách quốc tế, xây dựng được tinh thần đoàn kết liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc, hai quân đội chấp hành nghiêm chính sách dân vận, kỷ luật quân đội và kỷ luật chiến trường; giữ vững được bản chất người quân nhân cách mạng “Bộ đội Cụ Hồ”, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.


Trải qua 179 ngày đêm tham gia chiến đấu liên tục và quyết liệt, lực lượng thông tin liên lạc dũng cảm, mưu trí, sáng tạo và chủ động phối hợp, hiệp đồng với lực lượng thông tin liên lạc của bạn tổ chức bảo đảm thông tin cho chỉ huy đánh 244 trận lớn, nhỏ; trong đó có 1 trận quy mô tương đương cấp sư đoàn, 9 trận quy mô cấp trung đoàn và trung đoàn tăng cường. Đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch, giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, về thông tin liên lạc, ta thu được 125 máy thông tin các loại và nhiều phương tiện chiến tranh của địch.


Tổ chức bảo đảm thông tin liên lạc Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là thực tiễn quý báu, góp phần làm phong phú nghệ thuật tổ chức bảo đảm thông tin liên lạc trong các loại hình chiến dịch ở Việt Nam; là cơ sở xây dựng, bổ sung lý luận về tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc trong tác chiến phòng ngự của Quân đội ta. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bộ đội Thông tin liên lạc ngày nay tiếp tục phát huy truyền thống chiến đấu của thế hệ cha anh đi trước, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm bảo đảm thông tin liên lạc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vào giáo dục, huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ, quyết tâm xây dựng Binh chủng Thông tin liên lạc cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Sáu, 2023, 04:48:05 pm
LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Trung tướng VŨ VĂN KHA
Quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân


Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, hội nghị Quân ủy Trung ương tháng 2 năm 1972 đã xác định: Phải giành thắng lợi lớn, tạo nên so sánh lực lượng và cục diện mới có lợi cho ta, buộc địch phải chấm dứt chiến tranh năm 1972 theo điều kiện của ta, đồng thời có sự chuẩn bị mọi mặt để tiếp tục đánh mạnh hơn nữa vào mùa khô năm 1972 - 1973 nếu địch còn ngoan cố kéo dài chiến tranh. Quán triệt quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Quân ủy Trung ương của ta và bạn thống nhất mở chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ngay sau khi kết thúc Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi mùa khô 1971 - 1972 nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, bảo vệ vùng mới giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở chiến trường Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên.


Theo đó Bộ Tư lệnh Chiến dịch1 (Đại lá Vũ Lập làm Tư lệnh, Đại tá Lê Linh làm Chính ủy. Phía bạn Lào, đồng chí Xiphon Phalikhăn - Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng làm Phó Tư lệnh Chiến dịch) nhanh chóng tổ chức lại thế trận từ tiến công sang phòng ngự hoàn chỉnh, vững chắc, có lực lượng ngăn chặn địch từ xa ở tuyến trung gian, có lực lượng phòng giữ các chốt, cụm chốt, hình thành thế trận phòng ngự liên hoàn vững chắc; đồng thời vận dụng cách đánh linh hoạt, phát huy tác chiến hiệp đồng binh chủng đánh bại hoàn toàn các cuộc tiến công quy mô lớn của địch.


Tham gia Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, lực lượng phòng không có trong biên chế của sư đoàn bộ binh tăng cường và 2 tiểu đoàn pháo phòng không của Trung đoàn Pháo phòng không 226 của mặt trận, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 14,5mm; 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm độc lập và 2 đại đội pháo phòng không 37mm của bạn, có nhiệm vụ kết hợp với các loại hỏa khí bộ binh hình thành mạng lưới phòng không đánh các loại máy bay tầm trung trở xuống, bảo vệ các chốt, các trận địa pháo binh, xe tăng và đường vận chuyển chính của chiến dịch từ Noọng Pẹt đến Bản Phồn; tập trung đánh các loại máy bay địch đổ quân trong khu vực đơn vị phụ trách; sẵn sàng sử dụng hỏa lực 12,7 và 14,5mm đánh vào đội hình tiến công của địch.


Ngoài lực lượng phòng không tăng cường trong đội hình của bộ binh, lực lượng cao xạ cơ động của chiến dịch sử dụng Tiểu đoàn Cao xạ 24 của Quân khu Tây Bắc cơ động vào tác chiến bảo vệ tuyến Đường số 7A từ cửa khẩu Việt - Lào đến Khang Khay. Lực lượng phòng không của Quân chủng Phòng không - Không quân có 2 tiểu đoàn cao xạ của Trung đoàn 216 bảo vệ hoạt động tác chiến chiến dịch ở khu trung tâm và khu trung gian. Tiểu đoàn 125 được trang bị 12 khẩu súng máy 14,5mm, triển khai bảo vệ Trung đoàn 866 ở khu vực trung tâm. Trung đoàn Pháo phòng không 128, được trang bị 8 khẩu pháo cao xạ 37mm và 4 khẩu súng máy 14,5mm, triển khai bảo vệ Trung đoàn Bộ binh 174 đánh địch ở khu trung gian. Trong quá trình tác chiến, lực lượng phòng không hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng của chiến dịch, chủ động đánh địch, tiêu diệt máy bay bảo vệ trận địa phòng ngự và các lực lượng của binh chủng hợp thành đánh địch hiệu quả trong các đợt chiến dịch, nhất là trong các trận then chốt chiến dịch.


Đợt 1 chiến dịch (21.5- 10.8.1972), địch sử dụng không quân đánh phá ác liệt các điểm cao trọng yếu và trục đường giao thông, sau đỏ tiến công vào khu trung gian, chiếm một số điểm tựa phía Tây các điểm cao 1800, 2063, Thẩm Lửng. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Chiến địch sử dụng Trung đoàn Pháo phòng không 128 hiệp đồng chặt chẽ với Trung đoàn 174 đánh trả quyết liệt các cuộc tiến công của địch, giữ vững trận địa. Trước sức tiến công mạnh mẽ của địch, một số vị trí phòng ngự của ta đã bị địch chiếm giữ. Để chi viện cho bộ binh đánh chiếm lại mục tiêu, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định sử dụng Tiểu đoàn Súng máy phòng không 12,7mm của Trung đoàn 148 bí mật cơ động vào phối hợp với Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 174 phản kích trên hướng Phu Phaxay, đánh chiếm lại các điểm cao đã mất. Ta phản kích thắng lợi ở Phu Phaxay, đẩy lui cánh quân địch ở hướng Đông Nam về Tôm Tiêng, khôi phục lại trận địa ở Điểm cao 1800, đánh tan 6 tiểu đoàn (có 2 tiểu đoàn quân Thái Lan) ở Hin Đăm, Thẩm Lửng, đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch ở Mường Sủi, đồng thời sử dụng đặc công, pháo binh tập kích địch ở Loong Chẹng. Thắng lợi này đã làm đảo lộn kế hoạch tiến công của địch, tạo điều kiện để ta tổ chức phòng ngự hoàn chỉnh ở khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum và tiếp tục huấn luyện bổ sung, sẵn sàng đánh địch tiến công lớn.


Sau khi đánh lui địch ở hướng Phu Phaxay, ta và địch giành giật quyết liệt ở các khu vực Phu Phaxay, Hin Tặng, Thẩm Lửng. Địch sử dụng máy bay L-19 và OV-10 trinh sát phát hiện, chỉ điểm cho các máy bay T-28, AD-6, F-14 đánh phá vào đội hình của quân ta. Với sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, lực lượng phòng không đã phát huy hỏa lực đách địch trên không, chi viện kịp thời cho bộ binh trong quá trình tiến công tiêu diệt địch, bắn rơi 5 máy bay và bắt giặc lái bảo vệ cho Trung đoàn 148 và Trung đoàn 174 bẻ gãy các đợt tiến công của địch, bảo vệ cụm pháo binh chế áp vào khu vực Loong Chẹng - căn cứ của Vàng Pao gây thiệt hại lớn, buộc địch phải lui quân.


Đợt 2 chiến dịch (11.8 - 10.9.1972), thất bại khi đánh chiếm khu trung gian nhằm tạo bàn đạp tiến công vào trung tâm Cánh Đồng Chum, địch tiếp tục giành giật với ta ở khu trung gian đồng thời sử dụng 4-6 binh đoàn cơ động, có sự hỗ trợ của máy bay trực thăng tiến công Cánh Đồng Chum từ 3 hướng nhằm phân tán sự đối phó của ta. Nắm chắc và phân tích chính xác tình hình địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã sử dụng hợp lý các đơn vị binh chủng chi viện cho bộ binh. Trên hướng Tây, Tiểu đoàn Súng máy phòng không 125 Trung đoàn 216 kết hợp chặt chẽ giữa bộ binh, pháo binh đánh địch bảo vệ Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 866 giữ vững trận địa phòng ngự, buộc địch phải rút về Bản Khổng. Trên hướng Đông Nam, Bộ Tư lệnh Chiến dịch triển khai Tiểu đoàn 125 Súng máy phòng không 12,7mm và Trung đoàn Pháo phòng không 128 chốt giữ khu vực trung tâm, hiệp đồng chặt chẽ với các trung đoàn bộ binh 174, 148 bắn rơi 5 máy bay địch bắt giặc lái, bẻ gãy các đợt tiến công của địch, bảo vệ cụm pháo binh chế áp vào khu vực Loong Chẹng, buộc địch phải rút lui. Trên hướng Tây Bắc, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương tiếp tục sử dụng lực lượng phòng không có trong biên chế của các đơn vị bộ binh, chủ động làm tốt công tác củng cố xây dựng trận địa, ngụy trang giữ vững bí mật, sẵn sàng cơ động lực lượng, phối hợp với Trung đoàn 866 tiến hành phản kích trên hướng Tây Bắc, tiêu diệt 2 binh đoàn cơ động mạnh nhất của địch (GM 21 và GM 26).


Ngày 30 tháng 8 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dụng lực lượng phòng không của Sư đoàn Bộ binh 316 và cụm pháo binh chiến dịch tiến công dồn dập vào khu vực địch chiếm đóng, sau đó phối hợp với Trung đoàn Bộ binh 335 tiến công trên hướng chủ yếu, đánh chiếm khu vực Khang Mường. Địch hoảng loại rút chạy qua cầu sắt Nậm Ngừm và co cụm ở Bản Xăng. Lực lượng pháo binh chiến dịch cùng với Tiểu đoàn Súng máy phòng không 125 đánh địch quyết liệt, khống chế không cho địch bốc quân rút chạy, tạo điều kiện cho 2 trung đội xe tăng cơ động tăng cường bao vây tiêu diệt địch. Đến ngày 10 tháng 9, đợt 2 của chiến dịch kết thúc thắng lợi, ta đã đánh bại 2 binh đoàn cơ động mạnh nhất của địch trên hướng tiến công chủ yếu.


Đợt 3 chiến dịch (11 - 30.9.1972), địch sử dụng không quân đánh chặn các mũi tiến công của ta. Theo kế hoạch hiệp đồng, Tiểu đoàn Súng máy phòng không 125 phối hợp với các đơn vị bộ binh tiêu diệt 3 máy bay địch bảo vệ cho lực lượng của ta tiến công trên các hướng. Trước sức tiến công của ta, địch buộc phải co cụm ở Nậm Pít. Trên các hướng phối hợp, thực hiện kế hoạch tác chiến của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, Tiểu đoàn Cao xạ 24 của Quân khu Tây Bắc bí mật cơ động hiệp đồng chiến đấu cùng với các trung đoàn 148 và 866 đánh địch ở Phu Luông, buộc địch phải co cụm, một số bỏ chạy về Noọng Pẹt. Các lực lượng của ta chuyển sang hướng truy kích địch rút chạy.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Sáu, 2023, 04:48:46 pm
Đợt 4 chiến dịch (1.10 - 15.11.1972), sau khi tiến công trực tiếp vào Cánh Đồng Chum không đạt kết quả, lại bị thiệt hại nặng nề, thời gian mùa mưa sắp kết thúc nên địch dồn sức tiến công nhằm chiếm một phần địa bàn phía Nam Cánh Đồng Chum, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán giữa 2 bên ở Lào vào ngày 15 tháng 10 năm 1972 như đã thỏa thuận.


Phát huy thế chủ động, Bộ Tư lệnh Chiến dịch tập trung lực lượng đánh trận then chốt chiến dịch, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch ra Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Để đánh bại đợt tiến công thứ 4 của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định sử dụng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 335 và Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 148 cơ động, phối hợp với Trung đoàn 174 phòng ngự giữ vững khu vực đánh chặn, tạo thế cho trận then chốt quyết định. Trung đoàn Pháo phòng không 128 trang bị 8 khẩu pháo cao xạ 37mm và 4 khẩu súng máy 14,5mm, bố trí các trận địa khu vực trung tâm hiệp đồng tác chiến với các đơn vị binh chủng hơp thành chủ động linh hoạt đánh địch, bắn rơi 3 máy bay, chi viện có hiệu quả cho các đơn vị bộ binh đánh địch.


Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận định, căn cứ Buôm Loọng là mục tiêu quan trọng của địch nằm ở độ cao 1.800m, cách Xiêng Khoảng 30km về phía Đông Bắc. Địa hình hiểm trở, địch tổ chức phòng thủ chặt chẽ, bộ binh ta rất khó tiến công. Ngày 9 tháng 10 nam 1972, theo chỉ thị của Bộ và yêu cầu của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, Binh chủng Không quân đã sử dụng 2 máy bay IL-28 thuộc Trang đoàn Không quân 929, đúng 17 giờ 17 phút ngày 9 tháng 10 năm 1972 xuất phát từ Nội Bài, bí mật tập kích vào căn cứ Buôm Loọng. Cuộc tập kích này đã tiêu diệt và làm bị thương 300 tên đánh trúng Sở Chỉ huy địch, phá hủy 79 căn nhà, 1 kho xăng, dầu 1 kho đạn. Trận đánh thắng lợi giòn giã. Không quân ta đã chọn đúng mục tiêu, thời cơ và cách đánh. Hai tổ bay đã thực hiện xuất săc các yêu cầu của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, ném bom chính xác gây thiệt hại nặng cho địch, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.


Sau hơn 5 tháng tiến công lớn ra Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, địch đã hoàn toàn thất bại. Ta và bạn đã đánh với 244 trận đánh, loại khỏi chiến đấu 5.759 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 GM, 3 tiểu đoàn quân Thái Lan và đánh thiệt hại 5 GM khác, bắn rơi 38 máy bay địch, thu 869 súng các loại. Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum Xiêng - Khoảng trước hết do chủ trương chiến lược đúng đắn, kịp thời táo bạo của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào; sự chỉ đạo chủ động, sáng tạo của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, cùng với sự cô gắng của liên quân Việt Nam - Lào trong suốt quá trình chiến dịch. Trong đó, lực lượng phòng không của chiến dịch và phòng không, không quân của Quân chủng Phòng không - Không quân đã góp phần quan trọng vào sự thắng lợi chung của chiến dịch.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã hoàn thành nhiệm vụ chiến lược được giao. Lần đầu tiên, bộ đội ta tiến hành phòng ngự quy mô cấp chiến dịch giành thắng lợi, có sự hiệp đồng tác chiến của lực lượng phòng không, không quân trong binh chủng hợp thành, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng của bạn, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực, phương tiện địch. Thặng lợi của chiến dịch đánh dấu bước phát triển nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng của bộ đội Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào, góp phần làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn dài ngày của địch.


Từ thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, có thể rút ra những kinh nghiệm trong tác chiến chiến dịch là:

Thứ nhất, bố trí sử dụng lực lượng phòng không chiến dịch hợp lý, trên cơ sở căn cứ vào cách đánh, nhiệm vụ và yêu cầu của từng loại hình chiến dịch

Nhờ sử dụng lực lượng hợp lý, bố trí đội hình thích hợp nên ta đã liên tiếp giành nhiều thắng lợi, vừa tiêu diệt máy bay địch, vừa tích cực yểm hộ, chi viện cho bộ binh đánh địch. Điển hình là trận đánh ngày 27 tháng 5, Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dụng lực lượng súng máy phòng không 12,7mm của Sư đoàn 316 và Trung đoàn Pháo phòng không 128, được trang bị 8 khẩu pháo cao xạ 37mm và 1 tiểu đoàn súng máy 14,5mm bố trí ở chốt Phu Phaxay, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bộ binh tiêu diệt nhiều địch, bắn rơi 1 máy bay T-28 và tiếp đó bắn rơi 2 trực thăng đến cứu giặc lái. Đây chính là bài học thành công về nghệ thuật tổ chức lực lượng phòng không. Các phân đội phòng không của ta đã khống chế được hỏa lực đường không của địch, góp phần hãm địch vào tỉnh thể nguy khốn.


Thứ hai, tạo lập thế trận phòng không, chuyển hóa linh hoạt đội hình chiến đấu, cơ động lực lượng bảo vệ đội hình binh chủng hợp thành trên các hướng, nhất là các lực lượng khi tổ chức đánh trận then chốt trên hướng chủ yếu của chiến dịch

Cùng với chiến thắng chung của các đơn vị bộ binh trong trận then chốt, lực lượng phòng không cùng với các lực lượng tham gia chiến dịch đã vận dụng sáng tạo các hình thức chiến thuạt, liên tục cơ động bám sát bảo vệ đội hình của binh chủng hợp thành trên các hướng, bảo vệ cụm chốt, trận địa pháo binh. Ngày 30 tháng 8, ta thực hiện trận đánh then chốt chiến dịch trên hướng chủ yếu. Lực lượng phòng không Tiểu đoàn Súng máy phòng không 125 đã phối hợp chặt chẽ với pháo binh chiến dịch đánh địch quyết liệt khống chế không cho địch bốc quân rút chạy, tạo điều kiện cho 2 trung đội xe tăng của ta bao vây tiêu diệt địch.


Thứ ba, phát huy khả năng của vũ khí trang bị hiện có của lực lượng phòng không trong chiến dịch, nhất là trung đoàn cao xạ hỗn hợp để vừa đánh địch trên không, vừa đánh địch mặt đất hiệu quả

Lực lượng phòng không trong đội hình chiến đấu của bộ binh là một thành phần hỏa lực phòng không quan trọng, vừa trực tiếp đánh máy bay trên không bảo vệ trận địa, vừa tham gia đánh địch mặt đất có hiệu quả. Ngày 26 tháng 9, ta tổ chức trận đánh then chốt, phản kích quy mô lớn trên nhiều hướng; lực lượng phòng không phối hợp với hỏa khí bộ binh tạo thành mạng lưới phòng không đánh trả địch quyết liệt, bắn rơi 3 máy bay, bảo vệ cho lực lượng của ta tiến công trên các hướng.


Thứ tư, phối hợp hiệp đồng tác chiến với lực lượng phòng không, không quân của Quân chủng Phòng không - Không quân trên địa bàn chiến dịch, khu vực tác chiến để bảo vệ đội hình của binh chúng hợp thành, tạo sức mạnh tổng hợp đánh địch trên không rộng khắp, dài ngày

Trong trận đánh ngày 9 tháng 10 năm 1972, khi địch co cụm tại căn cứ Buôm Loọng, Quân chủng Phòng không - Không quân đã thực hiện tốt nhiệm vụ mà Bộ Tổng Tham mưu giao: Sử dụng biên đội máy bay ném bom IL-28 thuộc Trung đoàn Không quân 929 bí mật tập kịch Buôm Loọng giành thắng lợi lớn, tiêu diệt và làm bị thương nhiều quân địch, phá hủy Sở Chỉ huy, kho xăng, dầu của địch.


Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai (nếu xảy ra) sẽ là cuộc chiến tranh công nghệ cao, mức độ ác liệt cao hơn nhiều so với những cuộc chiến tranh trước đây. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, lực lượng phòng không nói riêng và Quân chủng Phòng không - Không quân nói chung, phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình mọi mặt thật khách quan, khoa học, qua đó thấy rõ những yếu tố tác động chi phối, xác định yêu càu, giải pháp và những yêu cầu phát triển của tác chiến phòng không nói chung, tác chiến phòng không bảo vệ bộ đội binh chủng hợp thành nói riêng trong điều kiện mới. Bên cạnh đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung chủ yếu trong xây dựng thế trận phòng không ba thứ quân, thống nhất trong thế trận quốc phòng nói chung từ thời bình, thế trận chiến tranh nhân dân đánh địch rộng khắp. Cùng với đó, từng bước nghiên cứu cải tiến và mua sắm trang bị, nâng cao khả năng chiến đấu cho lực lượng phòng không, nhất là khả năng trinh sát ban đêm, khả năng cơ động, thông tin bảo đảm cho chỉ huy, thông báo, báo động cũng như trang bị vũ khí phương tiện "giả" bảo đảm cho ngụy trang, nghi binh hiệu quả. Thường xuyên tổ chức thực hiện tốt công tác huấn luyện, khai thác, sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị, tăng cường huấn luyện diễn tập, hiệp đồng tác chiến chặt chẽ với các lực lượng trong các loại hình tác chiến, khu vực phòng thủ; huấn luyện nâng cao khả năng cơ động, phòng tránh, bảo toàn lực lượng trước sự chế áp của các loại vũ khí công nghệ cao; huấn luyện nâng cạo khả năng sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, kế thừa kinh nghiệm quý báu trong chiến tranh giải phóng trước đây, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung nghệ thuật tác chiến phòng không nói riêng, vận dụng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc bầu trời, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong điều kiện mới.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Sáu, 2023, 04:50:46 pm
QUÂN VÀ DÂN QUÂN KHU 5 "CHIA LỬA" VỚI CHIẾN TRƯỜNG LÀO TRONG MÙA MƯA 1972


Thiếu tướng CAO PHI HÙNG
Phó Tư lệnh Quân khu 5


Quân khu 5 có Tây Nguyên hùng vĩ và đồng bằng ven biển, có đường biên giới chung với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Đặc biệt, từ Tây Nguyên có thể khống chế hầu như toàn bộ các khu vực xung quanh, cơ động vào Nam ra Bắc, sang phía Tây và xuống các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung ở phía Đông đều thuận lợi. Tây Nguyên có thế đứng vô cùng lợi hại cả trong phòng thủ và tiến công. Xuất phát từ vị trí địa chiến lược, tình hình chiến trường Quân khu 5 có tác động mạnh mẽ đến chiến trường miền Nam nói riêng và chiến trường ba nước Đông Dương nói chung. Khi địch lợi dụng mùa mưa để đẩy mạnh các cuộc hành quân đánh phá tuyến hành lang chiến lược 559 của ta, đẩy mạnh chiến lược "Chiến tranh đặc biệt tăng cường" ở Lào trong mùa mưa 1972, Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mở chiến dịch phòng ngự tại Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 -11.11.1972), thì quân và dân Quân khu 5, Mặt trận Tây Nguyên (B3) đẩy mạnh tiến công "chia lửa", tập trung mở rộng vùng giải phóng ở Tây Kon Tum, Tây Gia Lai bảo vệ tuyến hành lang ở khu vực ngã ba biên giới, đồng thời đánh mạnh trên khắp đồng bằng ven biển Khu 5.


Đến đầu năm 1972, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình địch - ta trên chiến trường Đông Dương, Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ: "Đánh bại học thuyết Níchxơn trên toàn Đông Dương tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện ở chiến trường miền Nam và trên cả bán đảo Đông Dương..."1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33 (1972), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 36). Quán triệt và triển khai nhiệm vụ chiến lược đề ra, trên chiến trường miền Nam Việt Nam, ta quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, với 3 hướng tiến công: Đông Nam Bộ, Trị - Thiên và Tây Nguyên. Đặc biệt, để phối hợp tác chiến, bảo vệ "sườn phải" cho Chiến dịch Bắc Tây Nguyên và Chiến dịch Trị - Thiên đầu tháng 4 năm 1972, trên chiến trường Lào, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào thống nhất mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng2 (Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có vị trí địa chiến lược quan trọng, trở thành nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch, theo quy luật: Mùa khô ta tiến công và giành quyền kiểm soát; mùa mưa địch nống lấn và giành quyền kiểm soát) mùa mưa 1972 nhằm giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng của bạn.


Sau khi ta và bạn nhất trí mở chiến dịch phòng ngự, các đơn vị Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng tích cực phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân bạn tổ chức tốt công tác chuẩn bị, tổ chức thế trận phòng ngự theo kế hoạch. Địa bàn phòng ngự được tổ chức tại khu tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (dài 60km, rộng 50km), chia thành 5 khu vực: Khu trung tâm (Cánh Đồng Chum), khu trung gian (Hin Tặng), khu thứ yếu (Noọng Pẹt) và 2 khu tác chiến phối hợp (Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng); mỗi khu vực có một số cụm chốt. Lực lượng tham gia chiến dịch: về phía Việt Nam, gồm có 5 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335 và 883 (Được Bộ tăng cường cho chiến dịch từ tháng 10 năm 1972)), 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh; phía Lào, gồm có 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội địa phương. Lực lượng địch lúc cao điểm nhất bao gồm 76 tiểu đoàn bộ binh (trong đó có 18 tiểu đoàn bộ binh Thái Lan), 3 tiểu đoàn pháo binh, nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, được không quân Mỹ chi viện, hình thành 4 khu vực xung quanh Cánh Đồng Chum là Sảm Thông - Loong Chẹng, Buôm Loọng, Tôm Tiêng - Pha Đông và Sa La Phu Khun.


Ngày 21 tháng 5 năm 1972, địch dùng không quân đánh phá dữ dội các điểm cao trọng yếu ở khu trung gian. Nhờ thế trận phòng ngự được chuẩn bị chu đáo, dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, liên quân Việt Nam - Lào đã anh dũng chiến đấu, đánh bại nhiều đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa, đồng thời tổ chức lực lượng tiến hành nhiều trận phản đột kích hiệu quả, tiêu hao, tiêu diệt nhiều quân địch. Đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, chiến dịch kết thúc thắng lợi. Ta và bạn đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 GM (21, 23 và 26), 3 tiểu đoàn quân đánh thuê Thái Lan và đánh thiệt hại 5 GM khác, bắn rơi 38 máy bay, thu 859 súng các loại...1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 250). Thắng lợi của chiến dịch góp phần đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công có tính chất chiến lược của địch, giữ vững địa bàn chiến lược của bạn, đồng thời phối hợp có hiệu quả với cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Đây là lần đầu tiên ta và bạn Lào đánh thắng địch trong mùa mưa, giành thắng lợi trong chiến dịch phòng ngự, tích lũy nhiều kinh nghiệm về nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch.


"Chia lửa" với chiến trường Lào trong mùa mưa 1972, lực lượng vũ trang Quân khu 5 đẩy mạnh tiến công địch, thể hiện ở nét tiêu biểu sau đây:

1. Tiến công vào thị xã Kon Tum, cắt Đường số 14, tiến công các căn cứ địch ở Tây Kon Tum, Tây Gia Lai, bảo vệ tuyến hành lang ngã ba biên giới

Từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 năm 1972, ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là thời gian liên quân Lào - Việt Nam thực hiện chuyển tiếp từ chiến dịch tiến công sang chiến dịch phòng ngự. Trong khoảng thời gian này, cuộc tiến công chiến lược ở Tây Nguyên và Quân khu 5 giành được những thắng lợi lớn. Sau khi bị ta chọc thủng tuyến phòng ngự ở Đắk Tô - Tân Cảnh (24.4.1972) trong Chiến dịch Bắc Tây Nguyên, địch buộc phải điều chỉnh lực lượng co về giữ thị xã Kon Tum đang bị uy hiếp. Ngày 14 tháng 5 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch mở đợt tiến công vào thị xã Kon Tum. Chấp hành mệnh lệnh của trên ngày 25 tháng 5 năm 1972, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định sử dụng 2 sư đoàn (2 và 320A), các trung đoàn 66 và 22... chia làm 4 hướng (Đông Bắc, Nam, Tây Bắc và Tây Nam) tiến công vào thị xã và vùng ven. Cùng lúc đó, các trung đoàn 24 và 95 đánh cắt Đường số 14 ở Nam Kon Tum; Tiểu đoàn Đặc công 20 tập kích vào các căn cứ 41, 42 của địch... Bằng hai đợt tiến công, ta đã đánh chiếm được nhiều mục tiêu trong thị xã, như: Khu vực Đông Nam, Nam thị xã, Sở Chỉ huy Trung đoàn 44, Khu kho 40 - 41, Biệt khu 24... nhưng vẫn có mũi tiến công không vào được thị xã.


Chiến sự diễn ra rất quyết liệt, địch trong thị xã Kon Tum chống trả điên cuồng. Ta không đủ sức giải phóng thị xã Kon Tum, địch cũng không đủ sức đẩy lùi quân ta ra khỏi thị xã. Bộ đội bám trụ chiến đấu trong thị xã thương vong cao. Trên thực tế từ ngày 28 tháng 5 năm 1972, các đợt tiến công của ta bắt đầu chậm lại và kém hiệu quả do hiệp đồng chiến đấu không chặt chẽ, lại gặp khó khăn hơn trong việc tiếp tế do trời mưa. Địch tranh thủ tăng cường lực lượng, củng cố phòng thủ và đẩy mạnh phản kích. Xét thấy điều kiện giải phóng thị xã Kon Tum không còn, đêm mùng 5, rạng ngày 6 tháng 6 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định cho rút quân khỏi thị xã, kết thúc Chiến dịch tiến cống Bắc Tây Nguyên. Bộ đội Tây Nguyên rút về phía sau củng cố lực lượng, chuyển sang giai đoạn đánh phá bình định, tranh thủ giành dân...


Tháng 7 năm 1972, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Đường 19 Tây. Dưới sự lãnh đạo chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Đường 19 Tây, đầu tháng 8 năm 1972, Sư đoàn 320A, Tiểu đoàn 5 Đoàn 671, Tiểu đoàn 2 Đoàn 470 cùng quân và dân Gia Lai mở đầu chiến dịch tiến công tổng hợp bằng đòn tiến công liên tục, rộng khắp. Trong 1 tuần, ta đã diệt đồn Tầm, bức rút đồn Chư Phổ, làm chủ ấp Chư Bồ, cắt đứt Đường số 19 Tây, giải phóng hơn 2.000 dân ở Thanh Giáo, Làng Dịt, mở ra một vùng giải phóng kéo dài 30km từ Thanh An đến Đông Đức Cơ. Trước nguy cơ thị xã Pleiku bị uy hiếp từ hướng Tây Nam, Quân đoàn 2 quân đội ngụy Sài Gòn đã phải huy động Sư đoàn 23 và 3 liên đoàn biệt động quân thay nhau phản kích giải tỏa, làm cho chiến sự ở Tây Nam Gia Lai ngày càng lan rộng và quyết liệt.


Trong khi đó, các trung đoàn 66 và 28 của Mặt trận B3 tiếp tục đánh cắt giao thông Đường số 14, đánh bại các cuộc hành quân phản kích của Sư đoàn 23 ngụy ở vùng ven thị xã Kon Tum. Ngày 20 tháng 9 năm 1972, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định thành lập Sư đoàn 10 (gồm các trung đoàn 28, 66 và 95). Ngày 12 tháng 10 năm 1972, Sư đoàn 10 tiêu diệt căn cứ Plei Kần; ngày 29 tháng 10 năm 1972, diệt căn cứ Đắk Xiêng (Ngọc Hồi, Kon Tum). Hai cụm cứ điểm lớn địch cố chốt lại trong vùng giải phóng dọc theo Đường số 18 bị tiêu diệt. Trong khi đó, được lực lượng vũ trang địa phương và đồng bào các dân tộc giúp đỡ, Sư đoàn 320A đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn địch lên giải vây Đức Cơ; đến ngày 21 tháng 11 năm 1972, ta đánh chiếm căn cứ Đức Cơ1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập II, Quyển Hai, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tr. 115). Những hoạt động của Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320A, cùng lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai đã giữ vững thế chiến trường tiêu hao lực lượng địch, bảo vệ các tuyến hành lang của ta ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Sáu, 2023, 04:52:14 pm
2. Đẩy mạnh tiến công, căng kéo, tiêu hao, kiềm giữ lực lượng địch, mở rộng vùng giải phóng ở các tỉnh đồng bằng ven bien Quân khu 5, tạo thế, tạo thời cơ cho chiến trường Lào giành thắng lợi

Phối hợp nhịp nhàng với tiếng súng của bộ đội chủ lực trên Mặt trận Bắc Tây Nguyên, chia lửa với chiến trường Lào, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch tiến công tổng hợp trên địa bàn Bắc Bình Định. Từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 19722 (Có tài liệu viết: Ngày 2 tháng 6 năm 1972 kết thúc Chiến dịch tiến công tổng hợp Bắc Bình Định (Dẫn theo: Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tập 4 (1969 - 1972), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 387)), chiến dịch diễn ra và giành thắng lợi lớn. Trong khi đó, tại Quảng Nam, ngày 29 tháng 4 năm 1972, Sư đoàn 711 tiến công giải phóng quận lỵ Hiệp Đức. Các đòn tiến công của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương ở Bắc Tây Nguyên, Bắc Bình Định và sự nổi dậy của quần chúng đã đánh vỡ hệ thống phòng thủ Bắc Quân khu 2 quân đội ngụy Sài Gòn. Tuy nhiên, sau khi quân ta rút khỏi thị xã Kon Tum (5.6.1972), Quân đoàn 2 địch tập trung khôi phục Sư đoàn 22, Liên đoàn 2 Biệt động quân và các tiểu đoàn của Sư đoàn 23. Lúc này, Tây Nguyên bước vào mùa mưa, Quân giải phóng hoạt động nhỏ, tập trung giải quyết vấn đề lương thực. Quân đoàn 2 quân đội ngụy Sài Gòn mở cuộc hành quân "Bắc Bình Vương 22/8", đánh chiếm lại vùng giải phóng mới mở ra ở Bắc Bình Định. Sư đoàn 3 cùng lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Bình Định kiên cường đánh địch phản kích, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Hoài Ân. Tại Quảng Đà, lực lượng vũ trang tinh diệt và bức rút nhiều đồn, bốt, phá nhiều ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng ở Bắc sông Thu Bồn...


Từ mùa Thu 1972, đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt tăng cường" ở Lào, trọng điểm là đẩy mạnh các cuộc tiến công vào Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Dưới sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, liên quân Việt Nam - Lào liên tục chặn đánh, đồng thời tổ chức lực lượng tiến hành những trận phản đột kích, tiêu diệt quân địch, giữ vững địa bàn phòng ngự chiến lược. Trong khi đó, ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ thực hiện "Mỹ hóa" lại cuộc chiến tranh nên cường độ tiến công của quân ta trên các chiến trường khác giảm vì vậy quân ngụy Sài Gòn có khả năng tập trung đối phó với những đòn tiến công mới của ta. Trong điều kiện tính bí mật, bất ngờ không còn, quân số cũ của ta có kinh nghiệm chiến đấu giảm, quân số mới bổ sung chưa được huấn luyện đầy đủ, song ta vẫn còn giữ vững thế chủ động tiến công.


Để phá vỡ hệ thống phòng ngự cơ bản của địch ở Quế Sơn, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở Chiến dịch Cấm Dơi - Quế Sơn. Từ ngày 23 tháng 7 đến ngày 30 tháng 9 năm 1972, Sư đoàn 711 (thiếu) được tăng cường pháo 130mm và tên lửa chống tăng B-721 (Đây là 2 loại vũ khí lần đầu tiên xuất hiện ở chiến trường đồng bằng Khu 5) tiến công giải phóng Cấm Dơi - Quế Sơn. Căn cứ Cấm Dơi bị tiêu diệt là tổn thất gây chấn động lớn về lực lượng, thế trận và tinh thần đối với Quân đoàn 1 quân đội Sài Gòn. Ta đánh thiệt hại nặng Sư đoàn 2 của địch kiềm chân sư đoàn này không cho tăng cường phản kích ra Quảng Trị. Chiến thắng Cấm Dơi đánh dấu bước trưởng thành của Sư đoàn 711 Quân khu 5 mới thành lập. Trong khi đó, tại Quảng Ngãi, từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 31 tháng 10 năm 1972 Sư đoàn 2 tiến công giải phóng Hiệp Đức (Quảng Nam), Ba Tơ (Quảng Ngãi), Hoài Ân (Bình Định), là 3 địa bàn được giải phóng trong năm 1972, trở thành 3 bàn đạp chiến lược để ta triển khai thế trận tiến công xuống đồng bằng ven biển, thành thị trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Tính chung trong mùa Thu 1972, Quân khu 5 (B1) đã đánh 3.075 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 46.052 quân địch (có 180 quân Mỹ); bắn rơi và phá hủy 255 máy bay, 1.533 xe các loại, 148 khẩu pháo; thu 4.056 súng. Tây Nguyên (B3) đánh 480 trận, loại 6.650 quân địch; bắn rơi và phá hủy 35 máy bay, 818 xe các loại, 17 khẩu pháo; thu 1.050 súng1 (Tài liệu "Đề cương Tổng kết sự chỉ đạo của Quân khu trong cuộc tấn công chiến lược năm 1972", lưu tại Kho Lưu trữ Quân khu 5 tr. 45-46). Quân và dân Quân khu 5, Tây Nguyên khắc phục khó khăn, liên tục chiến đấu, tiếp tục tiêu diệt thêm một bộ phận lực lượng quân sự của địch, đánh vỡ một số tuyến phòng ngự cơ bản và kìm kẹp của chúng, mở ra một số khu vực quan trọng như: Quế Sơn, Tiên Phước (Quảng Nam), Ba Tơ (Quảng Ngãi) giữ vững các vùng giải phóng cũ. Ta có thêm kinh nghiệm đánh hiệp đồng binh chủng, đánh lấn dũi diệt căn cứ địch, dùng chủ lực giải phóng vùng nông thôn rộng lớn, cơ động kết hợp chốt đánh phản kích giữ vùng giải phóng, đánh địch trong công sự vững chắc. Bước vào mùa Đông 1972, các đơn vị chủ yếu hoạt động nhỏ, tập trung đánh địch phản kích, giữ vững thế chiến trường: Sư đoàn 711 giữ Hiệp Đức, Sư đoàn 2 giữ Ba Tơ, Sư đoàn 3 giữ Hoài Ân.


Như vậy, thấu triệt quan điểm "Đông Dương là một chiến trường", trong khi quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam năm 1972, trên chiến trường Lào, phối hợp với cuộc chiến đấu của quân và dân Lào trên cả nước, ngay sau khi kết thúc Chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum - Mường Sủi mùa khô 1971 - 1972, liên quân Việt Nam - Lào tiến hành Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, bảo vệ địa bàn có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Lào và ba nước Đông Dương, tạo thế phối hợp, bảo vệ "sườn phải" cho hai chiến dịch Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên. Sự phối hợp chặt chẽ, "chia lửa" hiệu quả của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam Việt Nam nói chung, của quân và dân Quân khu 5 nói riêng trong mùa mưa 1972 đã tạo ra thế trận liên hoàn, giành thắng lợi trong cả chiến dịch tiến công và chiến dịch phòng ngự, quân địch bị căng kéo, tiêu hao và tiêu diệt nặng, góp phần đẩy chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" ở Việt Nam và "Chiến tranh đặc biệt tăng cường" ở Lào đến bên bờ vực phá sản. Thực tiễn hoạt động phối hợp chiến đấu, chia lửa của quân và dân Quân khu 5 đối với chiến trường Lào trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung nói chung, trong mùa mưa 1972 nói riêng để lại nhiều bài học sâu sắc, cần tiếp tục phát huy, phát triển trong giai đoạn hiện nay; qua đó, tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Sáu, 2023, 04:54:39 pm
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG MIỀN ĐÔNG NAM BỘ PHỐI HỢP VỚI CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG

Đại tá, TS LÊ HỒNG ĐIỆP
Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7


Trên cơ sở nhận định, đánh giá tình hình cách mạng miền Nam và thế chiến lược của cách mạng ba nước Đông Dương tháng 2 năm 1972, Hội nghị Quân ủy Trung ương xác định, phải nắm lấy thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng đánh địch bằng ba đòn chiến lược: Đòn tiến công của bộ đội chủ lực trên những hướng chiến lược có lợi cho ta, nhằm tiêu diệt lớn và đánh quỵ chủ lực ngụy đòn tiến công và nổi dậy ở nông thôn đồng bằng quan trọng, đẩy mạnh chiến tranh du kích và phong trào nhân dân nổi dậy giải phóng thôn, xã; đòn đấu tranh của nhân dân trong các đô thị, kết hợp đấu tranh cách mạng của quần chúng, làm rối loạn hậu phương địch, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ ngụy Sài Gòn, mâu thuẫn giữa Mỹ với tay sai "giành thắng lợi to lớn, tạo nên so sánh lực lượng và cục diện mới có lợi cho ta, buộc địch phải chấm dứt chiến tranh năm 1972 theo điều kiện của ta, đồng thời, có sự chuẩn bị mọi mặt để tiếp tục đánh mạnh hơn nữa vào mùa khô 1972 - 1973 nếu địch còn ngoan cố kéo dài chiến tranh"1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 21).


Nằm trong thế trận liên hoàn của ba nước Đông Dương, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là địa bàn chiến lược quan trọng. Đối với cách mạng Việt Nam, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là khu vực tác chiến trọng yếu bảo vệ tuyến vận tải chiến lược từ miền Bắc Việt Nam vào chiến trường ba nước Đông Dương. Đây là khu vực ta và địch giành giật quyết liệt; ta chưa đủ sức giữ, còn địch thì quyết chiếm lại. Từ thực tiễn chiến trường và thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào; Quân ủy Trung ương Đảng hai nước quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan trong mùa mưa năm 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào và thu hút địch, chia lửa cho chiến trường khác trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, với 244 trận đánh. Liên quân Việt - Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 6.000 tên địch, đánh thiệt bại nặng 3 binh đoàn cơ động (GM 21, GM 23, GM 26) của quân đội phái hữu Lào, 3 tiểu đoàn quân Thái Lan, đánh thiệt hại 5 binh đoàn cơ động khác (GM 15, GM 22, GM 24, GM 30, GM 32)1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sđd, tr. 62-63). Địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum được giữ vững, thế trận liên hoàn giữa các vùng căn cứ địa của cách mạng Lào được bảo đảm, sườn phải của hướng tiến công chiến lược Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên của Quân giải phóng miền Nam được bảo vệ.


Phối hợp với Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân bước vào giai đoạn 2 của cuộc tiến công chiến lược 1972. Thực hiện chủ trương của Trung ương Cục miền Nam, lực lượng chủ lực Miền, chủ yếu là Sư đoàn 7 chuyển sang nhiệm vụ chốt chặn nhằm thu hút và tiêu diệt địch, giải tỏa An Lộc và Đường số 13, phát triển tiến công về hướng trung tuyến. Trung đoàn 209 (Sư đoàn 7) chốt chặn Đường số 13 từ Tàu Ô (Nam thi xã An Lộc) đến Cây Cầy (cách Chơn Thành 4km về phía Bắc) cắt đứt mọi tiếp tế của địch cho An Lộc bằng đường bộ. Để giải tỏa An Lộc và Đường số 13, địch liên tục đánh phá khu vực chốt chặn, đồng thời dùng lực lượng nhỏ liên tục thăm dò, chỉ điểm cho pháo binh và không quân đánh phá. Các đơn vị Trung đoàn 209 (Đoàn Bắc Thái) ngoan cường chiến đấu giữ vững từng thước đất, tiêu diệt từng phân đội, đại đội đến tiểu đoàn địch. Hỏa lực của Trung đoàn chi viện đắc lực cho bộ binh, kiềm chế các trận địa pháo của địch từ Ngã ba Xóm Ruộng đến Trại Cưa. Cuối tháng 7 năm 1972, Sư đoàn 7 tăng cường một bộ phận binh chủng cho Trung đoàn 209 tiểp tục chốt chặn, trong khi lực lượng còn lại của Sư đoàn tiến công tuyến phòng ngự vòng trong của địch, hỗ trợ lực lượng địa phương chống địch bình định vùng trung tuyến. Tháng 8 năm 1972, một bộ phận đặc công, kết hợp với súng cối và hỏa tiễn, bất ngờ tập kích căn cứ Lai Khê, diệt 1 tiểu đoàn biệt động quân, bắn cháy 19 xe quân sự của địch. Địch điều Chiến đoàn 49 đến ứng cứu, ta tổ chức phản kích và truy kích, đánh thiệt hại nặng Chiến đoàn 49 Sư đoàn 25 tại khu vực Bắc Bàu Bàng loại khỏi vòng chiến đấu 600 tên, bắt 84 tên, thu 170 súng1 (Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 774). Địch buộc phải rút chạy khỏi khu vực Tàu Ô, bỏ luôn kế hoạch giải tỏa Đường số 13 đoạn Chơn Thành - Hớn Quản. Một bộ phận Sư đoàn 9 (chủ lực Miền) tham gia chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 7, trong đó Đại đội 5 đã đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 9 Xe tăng và Chi đoàn 33 Cơ giới của Sư đoàn 5 ngụy. Qua 5 tháng phản công trên Đường số 13, Quân giải phóng Miền diệt và đánh thiệt hại nặng 2 chiến đoàn và 5 tiểu đoàn, 3 chi đoàn thiết giáp, diệt 5 pháo đội, diệt và bắt 8.100 tên (bắt 211 tên) phá hủy 202 xe (có 128 xe tăng), 102 khẩu pháo 105 và 155mm1 (Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 -1975), Sđd, tr. 775). Từ đầu tháng 10 năm 1972, phần lớn lực lượng Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9 Quân giải phóng Miền phát triển xuống Phú Hòa Đông, vây ép Minh Hòa, Rạch Bắp, Dầu Tiếng. Đến ngày 10 tháng 10 năm 1972, ta đã mở được các khu vực Thái Hòa (Đường số 13), Chánh Lưu (Đường số 14) An Lợi, Hòa Lợi, Phú Chánh (Đường số 15). Từ ngày 23 tháng 10 năm 1972, các đơn vị đánh địch phản kích ở Đường số 14, Đường số 13, đến đầu và giữa tháng 11 năm 1972 ta phát triển xuống Bắc Phú Lợi, Bắc Đường số 5, tạo thế uy hiếp địch ở vùng Bắc Sài Gòn.


Cùng với hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực Miền, tại các tỉnh trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực liên tục tổ chức lực lượng đánh tiêu diệt, tiêu hao địch.


Tại Bà Rịa - Long Khánh, tháng 5 năm 1972, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với các đơn vị chủ lực Miền tổ chức nhiều trận, tiêu biểu: Từ ngày 17 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6 năm 1972, Tiểu đoàn 445 đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn bảo an đóng ở chân núi Da Quy, cách thị trấn Đất Đỏ 2km. Tiếp đó, Tiểu đoàn 445 tiến công chi khu Đất Đỏ, phục kích đánh thiệt hại nặng lực lượng ứng cứu (Tiểu đoàn 302 Bảo an, Chiến đoàn 43, Liên đoàn 5 Biệt động quân). Sau hơn 17 ngày trụ lại Đất Đỏ đánh diệt viện, Tiểu đoàn 445 rút về phối hợp cùng một đơn vị của Trung đoàn 4 (chủ lực Miền) chặn đánh Liên đoàn 5 Biệt động quân, rồi chuyển về cống Bà Lá (Đường số 23), chặn địch tiếp viện cho Xuyên Mộc; đêm 24 rạng sáng ngày 25 tháng 10 năm 1972, một phân đội của Đại đội 25 phối hợp với du kích xã Long Điền và du kích xã An Ngãi bám ấp Long Sơn làm bàn đạp tiến công vào chi khu Long Điền. Địch điều 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 18 ngụy, 1 đại đội biệt kích (PRU) từ Long Hải lên phản kích. Lực lượng ta bám trụ chống trả đánh lui nhiều đợt, diệt và làm bị thương hàng trăm tên, kết hợp chặt chẽ với mũi chính trị và binh vận mở rộng vùng giải phóng, nâng cao thế làm chủ tại xã, ấp, tạo thêm bàn đạp, củng cố thế cài răng lược trên chiến trường... góp phần quan trọng vào thắng lợi của đợt "mở mảng, mở vùng" của quân và dân trong tỉnh.


Tại Thủ Dầu Một1 (Nay là tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước) các lực lượng vũ trang địa phương đã khắc phục khó khăn, tự lực, tự cường, liên tục bám trụ chiến đấu đưa phong trào du kích chiến tranh phát triển đều, rộng, nhất là huyện Châu Thành, Nam Bến Cát; kết hợp ba mũi đánh phá bình định, đưa phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của quần chúng có bước phát triển. Ở khu vực trọng điểm, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp lực lượng chủ lực tổ chức nhiều trận, tiến công tiêu diệt, tiêu hao nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch, tiêu biểu như: Ngày 8 tháng 6 năm 1972, Đội 7 Biệt động thị xã Thủ Dầu Một, tập kích địch đóng bốt Chánh Lộc (Hiệp Thành), đánh sập 4 lô cốt, 8 nhà hầm, phá hủy 3 súng đại liên, 3 máy vô tuyến điện PRC25; thu 3 súng AR15, diệt 64 tên2 (Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Dương (1945 - 2005), Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr. 381). Ngày 7 tháng 7 năm 1972, Huyện đội phó Châu Thành - Nguyễn Công Giàu chỉ huy 9 chiến sĩ đặc công, đột kích bốt Bưng Cầu, xã Định Hòa, đánh thiệt hại nặng trung đội dân vệ. Đêm 11 rạng ngày 12 tháng 8 năm 1972, Đội chốt Lai Khê phối hợp với lực lượng đặc công Đoàn 429 của Miền, tập kích vào căn cứ Lai Khê, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 250 Pháo binh, Tiểu đoàn Công binh, kho dự trữ thiết bị máy móc... loại khỏi vòng chiến đấu hơn 400 tên, phá hòng 7 khẩu pháo 105mm và 155mm, đánh sập 124 căn nhà bạt lính1 (Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Dương (1945 - 2005), Sđd, tr. 384)... Sau hơn 5 tháng tiến công và nổi dậy, quân và dân Thủ Dầu Một đã giải phóng một số vùng từ Bưng Còng đến ấp chiến lược Suối Dứa và 6 xã vùng Bắc Bến Cát, mở rộng bàn đạp Tân Uyên, Châu Thành, Bắc Lái Thiêu, nối liền phía trước với vùng giải phóng phía sau.


Tại Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai), lực lượng vũ trang tỉnh được sự hỗ trợ của chủ lực Miền đồng loạt chiếm lĩnh giành dân. Tháng 8 năm 1972, các chiến sĩ đặc công U1 (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) đột kích kho Long Bình phá hỏng 127 căn nhà2 (Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ khang chiến (1945 - 1975), Sđd, tr. 775). Trưa ngày 9 tháng 9 năm 1972, lực lượng đặc công thuộc Trung đoàn Đặc công N3 do Trần Công An chỉ huy tiến đánh sân bay Biên Hòa, tiêu diệt nhiều địch, phá hủy và phá hỏng 175 máy bay các loại3 (Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ khang chiến (1945 - 1975), Sđd, tr. 775). Từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11, các lực lượng vũ trang địa phương diệt 2 đồn bốt, 8 lô cốt dọc các đường số 17, số 19 (Nhơn Trạch), Đường số 15 (Long Thành), Đường số 24 (Vĩnh Cửu), Đường số 1 (Trảng Bom); làm chủ 29 ấp từ 4 đến 8 ngày, cắt đứt các đường số 1, số 15, số 17, số 194 (Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Tập II (1954 - 1975), Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2000, tr. 118-119)...


Tại Kiến Tường (nay thuộc tỉnh Long An), tháng 6 năm 1972, Sư đoàn 5 tiến công chốt biên giới Long Khốt. Nắm thời cơ, bộ đội địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực giải phóng xã Trí Bình Trung và kết hợp với các trung đoàn 1 và 3 của Quân khu 8 tham gia chiến dịch tiến công tổng hợp tiêu diệt 1 căn cứ, 15 đồn tua, bắn rơi 18 máy bay, bắn cháy 22 xe bọc thép, loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên địch, giải phóng 14 xã. Ta giải phóng cơ bản vùng 4, phần lớn vùng 8 và vùng 6, đưa gần 8.000 dân trở về vùng 41 (Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ khủng chiến (1945 - 1975), Sđd, tr. 776).


Tại Long An, các lực lượng vũ trang luồn sâu vào vùng yếu xây dựng được nhiều lõm chính trị, tạo thế đứng chân lâu dài. Hoạt động tác chiến phát triển mạnh ở Đức Hòa, tháng 8 năm 1972, du kích Hòa Khánh tổ chức phục kích đánh đoàn xe địch từ Hiệp Hòa về Bàu Trai với 1 trái mìn và 10 tay súng ta đã đánh cháy 1 xe GMC diệt 40 tên địch, thu 31 súng, trong đó có 1 súng cối 60mm, 1 súng đại liên, 2 súng M79. Tháng 9 năm 1972, du kích Hòa Khánh lại phối hợp với bộ đội huyện chặn đánh Tiểu đoàn 320 Bảo an tại ấp Thố Mố, diệt 30 tên địch. Cùng thời gian, ở An Ninh, du kích phối hợp với bộ đội bức rút các đồn An Thạnh, An Hòa, An Thuận. Tại xã Mỹ Hạnh, mũi binh vận xây dựng cơ sở phối hợp hạ đồn Giồng Lớn. Trong năm, lực lượng vũ trang tỉnh tổ chức đánh địch 680 trận, trong đó diệt và làm bị thương 5.723 tên địch, trong đó có 1 trung tá tỉnh phó tỉnh Hậu Nghĩa và 1 đại úy tiểu đoàn trưởng bảo an, 17 tề xã, 21 tề ấp, bắt 68 tên địch, bắn rơi 15 máy bay, bắn chìm 41 tàu xuồng, phá hủy 39 xe quân sự, thu 618 súng các loại và nhiều trang bị2 (Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Long An, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Long An (1945 - 2005), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 347-348).


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 30 Tháng Sáu, 2023, 04:55:31 pm
Tại Tây Ninh, trong năm 1972, lực lượng vũ trang Tây Ninh phối hợp chặt chẽ với quân chủ lực Miền tiến công địch trên 462 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 6.072 tên địch, bắt 299 tên, làm rã ngũ 3.211 tên; diệt gọn 1 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội bảo an; đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn chủ lực, 2 liên đội bảo an. Ta diệt trên 30 cụm chốt, đồn, bốt, tua, giải phóng toàn bộ vùng phía Bắc Tây Ninh, giải tán 23 đội phòng vệ dân sự, bắn cháy 50 xe quân sự các loại, 2 máy bay lên thẳng, 17 tàu; phá hủy 8 khẩu pháo, 13 văn phòng tề xã, ấp, 7 cầu, 7 cống, thu 813 súng các loại. Ta vận động được 200 thanh niên bổ sung cho lực lượng vũ trang tĩnh và huyện, phát triển được 300 cơ sở nòng cốt, du kích mật trong các "ấp chiến lược"1 (Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh, Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh (1945 - 2010), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr. 264).


Tại Sài Gòn - Gia Định, quán triệt chỉ thị của Quân khu, ba thứ quân của thành phố đã tác chiến đạt hiệu quả trên cả ba mặt quân sự, chính trị, binh vận. Một số trận đánh đã tác động mạnh tới tinh thần quân địch. Tiểu đoàn Quyết Thắng đánh sập nhà làng Thái Mỹ, tập kích tại Gò Nổi, diệt 57 tên thuộc Sư đoàn 21 ngụy (đêm 8.7.1972). Đoàn 89 pháo kích vào các căn cứ Trung Hòa, Rạch Bắp, Lai Khê, Bến Cát và Sở Chỉ huy Sư đoàn 25 ngụy ở Đồng Dù, diệt gần 50 tên. Tiểu đoàn Đặc công 4 tiêu diệt bốt Trung Hưng, tiêu diệt và bị thương 39 tên, bắt 7 tên (10.8.1972). Du kích mật đánh chất nổ vào quán ăn Trảng Bàng, diệt 33 tên (8.8.1972)... Đặc biệt vào những tháng cuối năm 1972, thời kỳ chuẩn bị ký Hiệp định Pari, địch nỗ lực giành dân lấn chiếm, tung ra những cuộc càn lớn đốt phá nhà cửa đồng bào, hòng gom dân trở lại các ấp chiến lược. Các đơn vị tập trung và du kích Bắc Chi đã liên tục đánh trúng đối tượng bảo an nống ra từ Trung Hòa, Suối Cụt, chốt chặn cắt đứt Đường số 1 nhiều ngày; đồng thời, thọc sâu xuống Nam Chi, đánh địch từ trong các ấp chiến lược. Nổi bật nhất là trận phòng ngự chống càn tại ấp chiến lược Tân Thạnh Đông của Tiểu đoàn Quyết Thắng ngày 27 tháng 12 năm 1972, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn ngụy tăng cường, diệt 250 tên, thu nhiều vũ khí2 (Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử lực lượng võ trang Thành phố Hồ Chí Minh (1945 - 2015), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 465). Cùng với sự vươn lên của lực lượng tập trung cơ động, trong năm 1972, phong trào du kích chiến tranh nhân dân phát triển mạnh. Các đơn vị cơ quan và dân quân du kích đã sưu tầm được 14.822 quả bom, pháo lép, 2.782kg thuốc nổ, 50.000 viên đạn các loại, tự chế tạo được 3,5 tấn vũ khí, 3.867 đầu nổ, trái gài, làm 870 hầm chông, 5.000 cạm bẫy... góp phần tiêu hao nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch. Tính chung trong năm 1972, lực lượng vũ trang thành phố đã đánh 995 trận, loại khôi vòng chiến đấu 8.300 tên, phá hủy và đánh hỏng 201 xe quân sự (phần lớn là xe tăng và thiết eiáp), bắn rơi 36 máy bay, bắn chìm và cháy 82 tàu, xuồng chiến đấu, diệt và bức rút 54 đồn bốt, thu 556 súng các loại và 5 tấn chiến lợi phẩm... Vũ trang tuyên truyền phát động 243.000 lượt quần chúng, tổ chức 857 cuộc đấu tranh chính trị trực diện với địch, gồm 92.500 lượt người tham gia, vận động làm rã ngũ 2.000 phòng vệ dân sự, 568 lính bảo an, hàng nghìn gia đình trở về vùng giải phóng1 (Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử lực lượng võ trang Thành phố Hồ Chí Minh (1945 - 2015), Sđd, tr. 466). Qua đó, góp phần đánh bại chương trình bình định của Mỹ - ngụy. Vùng ven đã giành lại thế chủ động chiến trường, thay đổi tương quan lực lượng so sánh tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tiếp theo, giành ưu thế khi có giải pháp chính trị.


Nhìn chung, cuộc tiến công chiến lược 1972 trên chiến trường miền Đông Nam Bộ đã đạt được mục tiêu và các yêu cầu chủ yếu. Quân và dân miền Đông Nam Bộ đã loại khỏi vòng chiến đấu 76.000 tên địch (riêng chủ lực 67.000 tên), diệt 5 chiến đoàn (thiếu), 16 tiểu đoàn bộ binh, 3 trung đoàn thiết giáp, đánh quỵ Sư đoàn 5 ngụy, đánh thiệt hại 8 sở chỉ huy cấp sư đoàn, lữ đoàn, chiến đoàn, 6 tiểu đoàn, lữ đoàn và trung đoàn, 23 tiểu đoàn bộ binh, bắn rơi và phá hủy 897 máy bay, phá hủy, phá hỏng 1.081 xe quân sự (có 407 xe tăng và thiết giáp), 7.000 súng các loại, 433 máy thông tin, trên 13.000 đạn pháo, trên 40.000 viên đạn cối, trên 10.000 đạn rốc két...2 (Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 -1975), Sđd, tr. 780). Thắng lợi của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong cuộc tiến công chiến lược 1972 đã tạo điều kiện cho các địa phương của Nam Bộ tiếp tục tiến công chống địch bình định; mở rộng vùng giải phóng, hoàn thiện căn cứ Bộ Chỉ huy Miền tại Tà Thiết; làm thay đổi một bước quan trọng về so sánh lực lượng giữa ta và địch, giành lại thế chủ động về chiến lược; tạo ra thế và lực mới có lợi cho ta trên toàn chiến trường Nam Bộ.


Cùng với thắng lợi ờ Trị - Thiên, Tây Nguyên và Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, thắng lợi của quân và dân miền Đông Nam Bộ đã góp phần giữ vững thế liên trận hoàn trên chiến trường ba nước Đông Dương; đồng thời, có tác động to lớn buộc Mỹ - ngụy phải ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh Việt Nam vào ngày 27 tháng 1 năm 1973.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 - 15.11.1972) là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào, với cách đánh sáng tạo, hiệu quả đã giành được thắng lợi to lớn. Từ thực tiễn tác chiến Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và hoạt động tác chiến trên chiến trường miền Đông Nam Bộ đã để lại những bài học quý về chuẩn bị lực lượng, xây dựng thế trận và khu vực phòng thủ chiến tranh nhân dân, về nghệ thuật tác chiến và liên minh chiến đấu với lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân ba nước Đông Dương.


Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tồ quốc của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biên giới, biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt. Các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng các hoạt động, yêu sách chủ quyền, nhất là ở những vùng biển giáp ranh, nhạy cảm, chưa phân định. Trong bối cảnh đó, những bài học trên được lực lượng vũ trang Quân khu 7 vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách đối ngoại quốc phòng, xây dựng tuyến phòng thủ biên giới trên địa bàn Quân khu 7, đặc biệt trong xây dựng lực lượng vũ trang, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng khu vực phòng thủ và thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập và phát triển.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Bảy, 2023, 07:56:43 am
QUÂN VÀ DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHỐI HỢP VỚI CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Đại tá NGUYỄN VĂN LỢI
Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 9


Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gian khổ của dân tộc ta, năm 1972 có vị trí đặc biệt quan trọng, tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến với những thắng lợi có tính chất quyết định trên cả hai miền Nam - Bắc, cả trong đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. Trên chiến trường Đông Dương, đế quốc Mỹ đẩy mạnh "Việt Nam hóa", "Lào hóa", "Khơme hóa" chiến tranh, rút dần quân chiến đấu Mỹ và quân đồng minh của Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh.


Đầu tháng 3 năm 1972, Thường vụ Quân ủy Trung ương căn cứ vào chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị và thực tế chiến trường đã quyết định điều chỉnh phương án tiến hành cuộc tiến công chiến lược trong năm 1972 trên toàn miền Nam. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1972, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của Quân giải phóng miền Nam bắt đầu bằng các chiến dịch tiến công ở Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, kết hợp với các chiến dịch tiến công tổng hợp ở Đồng bằng sông Cửu Long và Khu 5, giáng đòn sấm sét vào quân đội và chính quyền ngụy Sài Gòn. Khi quân và dân ta trên chiến trường miền Nam mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, thì đồng thời, trên chiến trường Lào và Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam đã cùng với quân và dân Lào, Campuchia đẩy mạnh các hoạt động tiến công mở rộng vùng giải phóng.


Trước và trong khi Quân tình nguyện Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào tiến hành Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, trong thế phối hợp chiến trường chung toàn Đông Dương, chiến trường Đồng bằng sông Cửu Long cũng tiến hành nhiều hoạt động tác chiến phối hợp. Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Miền, Quân khu 9 tích cực chuẩn bị lực lượng mở đợt tiến công tổng hợp gồm nhiều cao điểm liên tục dài ngày lấy tên "Chiến dịch Nguyễn Huệ II" để phối hợp với chiến trường chung. Quân khu chọn địa bàn U Minh, Chương Thiện làm trọng điểm 1. Trọng điểm của tỉnh có liên quan đến trọng điểm của Khu gồm: Huyện Long Mỹ (Cần Thơ), huyện Giồng Riềng (Rạch Giá), huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Yêu cầu của chiến dịch là giải phóng cơ bản vùng U Minh, Cà Mau, chọc thủng được một số mảng trọng điểm của Chương Thiện ở Giồng Riềng và Nam - Bắc Long Mỹ, lấy đó làm bàn đạp tiến công mở mảng, vùng ở Bạc Liêu, Cần Thơ, tạo cơ sở vững chắc để từng bước giải phóng miền Tây. Trọng điểm 2 của Quân khu là Vĩnh - Trà (Vĩnh Long và Trà Vinh ngày nay).


Với ý định tác chiến đó, tại khu vực trọng điểm 1, Quân khu bố trí các trung đoàn 1 và 2 cùng lực lượng pháo binh và đặc công Quân khu ở Chương Thiện, Trung đoàn 10 ở Cà Mau, Trung đoàn 20 ở An Biên, lực lượng các cơ quan Quân khu đảm nhiệm khu vực các tuyến sông Trẹm, Xẻo Rô, Cái Tàu, Tiểu đoàn Tây Đô ở Bắc Long Mỹ, Tiểu đoàn Phú Lợi ở Mỹ Xuyên, Tiểu đoàn 207 ở Rạch Giá; tại trọng điểm 2, Trung đoàn 3 (2 tiểu đoàn) và bộ đội Vĩnh Long tác chiến ở Tam Bình, Vĩnh Long.


Thực hiện lời kêu gọi của Trung ương Cục "phải tiến công như Tết Mậu Thân, tiến quân như Nguyễn Huệ, diệt to như Điện Biên Phủ", đêm mùng 6, rạng ngày 7 tháng 4, ta đồng loạt nổ súng tiến công mở đầu cao điểm 1 chiến dịch tiến công nổi dậy đánh phá bình định ở Khu 9 năm 1972. Tại trọng điểm 1, Trung đoàn 2 (thiểu) tiến công tiêu diệt cơ bản chi khu, quận lỵ Ngang Dừa, đánh thiệt hại nặng cuộc hành quân giải tỏa của một bộ phận Trung đoàn 21 và 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 16 thuộc Sư đoàn 9 quân đội Sài Gòn. Tiếp đó, lực lượng chủ yếu của Trung đoàn 16 phân tán xuống các địa phương kết hợp với du kích và nhân dân tiến công nổi dậy diệt đồn, phá ấp chiến lược và khu tập trung, giành quyền làm chủ. Cùng thời gian này, sau khi tiến công diệt cứ điểm Thanh Long (xã Vĩnh Viễn), tập kích tiêu hao Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 15 của địch ở khu vực đồn Út Lờ, Trung đoàn 1 phân tán lực lượng xuống kết hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương phá 9 đồn, giải phóng hoàn toàn xã Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang). Phối hợp tác chiến với chủ lực Quân khu, bộ đội huyện Long Mỹ tập kích diệt đồn Hội Đồng Sửu, xã Thuận Hưng, hỗ trợ quần chúng nổi dậy bức hàng đồn Ba Phát. Ở Bắc Long Mỹ, Tiểu đoàn Tây Đô (Cần Thơ) sau khi diệt gọn căn cứ Quang Phong đã phối hợp với du kích và nhân dân các xã Phước Bình, Hòa An, Long Bình, Long Trị, tiến công và nổi dậy diệt ác, phá kìm giành quyền làm chủ. Tại Giồng Riềng, Tiểu đoàn Đặc công 2012 tập kích diệt yếu khu Thát Lát xã Vĩnh Hòa Hưng, bộ đội Sóc Trăng diệt yếu khu Rạch Gò, đánh thiệt hại nặng phân khu Chợ Kinh, bức hàng, bức rút 6 đồn bảo an thuộc huyện Mỹ Xuyên.


Trên địa bàn U Minh, đêm mùng 6 tháng 4, Trung đoàn 10 đánh chiếm căn cứ Bà Thày và Nổng Cạn thuộc xã Khánh Lâm; sử dụng hỏa lực tập kích gây thiệt hại nặng căn cứ cầu Chữ Y, xã Khánh Bình Tây; sử dụng phân đội trinh sát đột nhập thị xã Cà Mau, đánh vào cơ quan tham mưu Sư đoàn 21 của địch. Cùng lúc đó Trung đoàn 20 tiến công các căn cứ Sư đoàn 9 của địch dọc tuyến An Biên, diệt căn cứ Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 16 của địch đóng tại Xẻo Bần. Hầu hết các cơ quan Quân khu bộ cũng khẩn trương vào cuộc. Cán bộ, chiến sĩ Phòng Chính trị vây bức các đồn Đồng Chà, Rọ Ghe; Phòng Tham mưu đánh các đồn Cán Gáo, Kênh 13, Kênh 20, Kênh 24 thuộc địa phận sông Trẹm; Phòng Hậu cần tiến công đồn Bỏ Mũ, Nhị Biện trên tuyến sông Cái Tàu. Ở trọng điểm 2, theo kế hoạch đã định, đêm mùng 6 tháng 4 Trung đoàn 3 tiến công diệt gọn yếu khu Thầy Phó, xã Hựu Thành (Trà Ôn, Vĩnh Long), sau đó trụ lại đánh lực lượng phản kích giải tỏa của 4 tiểu đoàn bảo an và 1 tiểu đoàn chủ lực địch. Ngày 7 tháng 4, Tiểu đoàn bộ đội địa phương tinh Vĩnh Long diệt chi khu Bình Minh; Tiểu đoàn 501 Trà Vinh sau khi diệt yếu khu Tập Ngãi (Tiểu Cần) đã phân tán xuống địa phương hỗ trợ du kích và nhân dân nổi dậy mở mảng, giải phóng địa bàn Te Te - Hùng Hòa - Tập Ngãi và xây dựng nơi đây thành căn cứ của tỉnh.


Với những thắng lợi giành được trong tháng 4, Quân khu 9 đã góp phần rất quan trọng vào thắng lợi chung của toàn miền Nam trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, góp phần căng kéo, buộc địch phân tán lực lượng đối phó, tạo điều kiện cho các lực lượng ta trên các chiến trưừng ở miền Nam, tại Lào, trong đó có chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đẩy mạnh tác chiến, tiêu diệt địch, giành thắng lợi.


Tiếp đó, để tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến trường Tây Nam Bộ, Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo Quân khu đẩy mạnh hơn nữa nhịp độ và hiệu quả tiến công tổng hợp đánh phá bình định của địch. Yêu cầu đặt ra đối với quân và dân Khu 9 lúc này là phải tiến công nổi dậy, mở mảng lớn, tiêu diệt hàng loạt đồn bốt, chi khu của địch.


Trên địa bàn Quân khu 8, thực hiện quyết tâm và kế hoạch chiến lược của Bộ Chính trị, Trung ương Cục và Quân ủy Miền quyết định mở chiến dịch tiến công tổng hợp ở khu vực Nam Bắc Đường số 4. Địa bàn mở chiến dịch bao gồm một vùng rộng lớn thuộc các tình: Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, Gò Công và Bến Tre; trải dài trên khắp 31 huyện, 5 thị xã 144 xã, 1.939 xóm ấp với diện tích trên 1 vạn kilômet vuông, dân số hơn 2 triệu người. Đây là địa bàn có chiến lược trọng yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, địa bàn có hệ thống giao thông đường thủy ngang dọc thuận lợi như các sông Tiền, Cổ Chiên, Cửu Long, các kênh Dương Văn Dương, Nguyễn Văn Tiếp, Chợ Gạo... cùng với mạng lưới đường bộ dọc ngang nối với Đường số 4 tạo nên sự gắn kết giữa Sài Gòn với các tinh miền Tậy Nam Bộ. Qua 2 tháng tiến công và nổi dậy, Quân khu 8 và các địa phương đã giành được thắng lợi lớn, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch: Loại khỏi vòng chiến đấu 23.800 tên (diệt 10.930, làm tan rã 12.000 tên, bắt 700 tù binh), tiêu diệt 4 tiểu đoàn, 1 liên đội, 4 đại đội; đánh thiệt hại 16 tiểu đoàn, 10 liên đội; diệt, bức hàng, bức rút 194 đồn (diệt 67, bức rút 122), giải phóng Vùng 4 Kiến Tường, phá lỏng, phá rã hầu hét lực lượng kìm kẹp của địch trên các khu vực Nam, Bắc Đường số 4 (Mỹ Tho), nhiều vùng ở Bến Tre và một số vùng ờ Kiến Tường. Vùng 4 Kiến Tường được giải phóng tuy ít dân nhưng là địa bàn then chốt, trọng yếu của bướng sông Tiền, đảm bảo địa bàn đứng chân cho bộ đội chủ lực và cơ quan chỉ đạo, chỉ huy các cấp, mở được hành lang, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành chiến dịch tiến công tổng hợp với quy mô lớn trong Hè - Thu năm 1972.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Bảy, 2023, 07:57:30 am
Trên chiến trường Lào, từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, trải qua 4 đợt chiến dịch liên tục, dài ngày, liên quân Việt Nam - Lào tiến hành thắng lợi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, kiên cường đánh bại các cuộc tiến công quy mô lớn của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum, giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa 3 vùng căn cứ địa cách mạng của Lào và kịp thời phối hợp với các hoạt động khác trên chiến trường ba nước Đông Dương.


Trong khi đó, trên chiến trường Quân khu 9, để phối hợp với các chiến dịch khác trong kế hoạch chung của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và với Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Quân khu đã mở 6 cao điểm tiến công tổng hợp từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1972 và giành được thắng lợi lớn: Tiêu diệt, tiêu hao, làm tan rã gần 1 vạn quân địch; tiêu diệt 6 tiểu đoàn, 1 liên đội, 1 chi đoàn, 97 đại đội, 329 trung đội, giải tán và làm tan rã 20.000 phòng vệ dân sự làm cho quân địch bị sa sút nặng nề về chất lượng. Mặc dù địch còn khống chế nhiều vùng đông dân và tiến hành bắt lính trắng trợn, tàn bạo nhưng vẫn không bù đắp được quân số tổn thất. Đến lúc này, tại chiến trường Quân khu 9, quân số địch giảm 12.000 tên so với năm 1971. Về phương tiện, quân và dân Quân khu 9 đánh chìm, cháy 213 tàu, phá hủy 234 xe quân sự, 192 khẩu pháo, bắn rơi 151 máy bay, phá hủy 51 kho, phá sập 51 cầu, thu 8.896 súng các loại và 474 máy vô tuyến điện; tiêu diệt 4 chi khu, 2 yếu khu, 6 căn cứ trung đoàn, tiểu đoàn; bức hàng, bức rút, khởi nghĩa chiếm 916 đồn, bốt (trong đó du kích và lực lượng chính trị, binh vận của xã, ấp gỡ 600 đồn). Qua các cao điểm, ta giải phóng 400 ấp, giải phóng 800.000 dân (so với cuối năm 1971, chì có 200.000 dân được giải phóng). Lực lượng vũ trang ta phát triển lớn mạnh, du kích tăng 50%, bộ đội địa phương tình, huyện tăng từ 20 - 50% quân số.


Trên địa bàn Quân khu 8, cuối tháng 5 năm 1972, Bộ Chính trị chỉ thị cho Trung ương Cục và Quân ủy Miền điều chủ lực xuống Đồng bằng sông Cửu Long mở chiến dịch tiến công tổng hợp ở Quân khu 8. Theo đó, Thường vụ Trung ương Cục và Quân ủy Miền quyết tâm sử dụng một bộ phận chủ lực Miền bất ngờ thọc sâu, chọc thủng tuyến ngăn chặn biên giới và phá vỡ tuyến ngăn chặn trung tâm Đồng Tháp Mười, bảo đảm hành lang vận chuyển; nhanh chóng thọc sâu xuống Đường số 4, dứt điểm quận lỵ, chi khu trọng yếu, làm đòn bẩy phát động quần chúng nổi dậy giải phóng phần lớn các tỉnh Mỹ Tho, Kiến Tường và một phần tỉnh Kiến Phong, sau đó phát triển mở vùng ở Gò Công và Bến Tre. Địa bàn tác chiến gồm 5 tỉnh: Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, Gò Công và Bến Tre, với 31 huyện, 5 thị xã, 114 xã, 139 ấp với diện tích 10.000km2, dân số hơn 2 triệu người. Kế hoạch chiến dịch kéo dài trong 3 tháng, được chia làm 3 đợt:


Đợt 1 (10 - 30.6.1972), ta loại khỏi vòng chiến đấu 5.000 tên địch, diệt gọn 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 8 tiểu đoàn và liên đội, tiêu diệt, bức hàng, bức rút 50 đồn bốt, giải phóng 2 xã, 30 ấp, giành lại hơn 30.000 dân, mở thêm nhiều lõm mới, bảo đảm được hành lang vận chuyển đạn dược và 2 trung đoàn chủ lực Miền xuống vùng Đồng Tháp Mười, tạo thế mới cho chiến dịch. Một số nơi, lực lượng vũ trang tại chỗ phát triển mạnh như Mỹ An, Hồng Ngự, Bến Tre, Mỹ Tho.


Đợt 2 (3 - 31.7.1972), nhằm mục tiêu nhanh chóng phát triển chủ lực Miền xuống chiến trường cùng địa phương tiến công tổng hợp mở mảng, mở vùng Nam, Bắc Đường số 4, tạo thế đứng chân vững chắc để phát triển thế tiến công. Qua gần 1 tháng đợt 2, ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, đánh quỵ Liên đoàn 41 Biệt động quân (lần 2) và Chiến đoàn A Bảo an Bến Tre, tiêu diệt 7 tiểu đoàn, 15 đại đội bảo an và chủ lực, đánh thiệt hại nặng 13 tiểu đoàn và liên đội khác, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Tiểu đoàn Pháo binh 309F Quân khu bắn pháo vào khu Bình Đức, phá hủy 12 vạn tấn đạn dược của địch. Với chiến thắng của đợt 2, ta đã hình thành thế chiến dịch trên 2 khu vực: Biên giới và Nam, Bắc Đường số 4; đưa trọng điểm chiến dịch xuống Nam, Bắc Đường số 4, tạo thế căng kềm, tiêu diệt địch trên nhiều hướng, làm cho địch bất ngờ, bị động đối phó, tiếp tục bị đánh đau và suy yếu thêm. Ta có điều kiện mới để kết hợp ba thứ quân, ba mũi phát triển thế chiến dịch tổng hợp, mở mảng, mở vùng.


Đợt 3 (8.8 - 10.9.1972), phát hiện ta điều động lực lượng và hướng tiến công chủ yếu của ta, địch tập trung ngăn chặn (mở cuộc hành quân cấp quân đoàn, tăng cường máy bay B-52 đánh phá, hành quân cảnh sát...), gây cho ta nhiều khó khăn, riêng B-52 đã ném bom gây thiệt hại nặng cho 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 24. Dù vậy, cùng với các hoạt động mạnh mẽ trên khấp các địa phương, trong đợt 3 của chiến dịch, ta tiến hành các hoạt động đánh phá giao thông, tập kích vào căn cứ, kho tàng dự trữ vật chất chiến tranh của địch và thu được những kết quả quan trọng. Trong tháng 8 và tháng 9, Tiểu đoàn Công binh 27 của Miền, các đội công binh Quân khu liên tiếp đánh địch trên Đường số 4, cắt giao thông các đoạn Bưng Môn - Cai Lậy, Cai Lậy - An Hữu trong nhiều giờ. Lực lượng đặc công nước và công binh phá hủy, phá hòng nhiều tàu, thuyền quân sự của địch cơ động trên các sông Tiền, Hàm Luông, Chợ Gạo. Hai tiểu đoàn đặc công và 3 tiểu đoàn pháo binh Quân khu tổ chức nhiều đợt tập kích, bắn vào căn cứ Đồng Tâm, các chi khu Cai Lậy, Long Định, các trung tâm huấn luyện Hùng Vương, Trần Quốc Toản. Tiểu đoàn Đặc công 318 tập kích tổng kho chiến lược Bình Đức, phá hủy 2 vạn tấn hàng hóa của địch1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tập VII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr. 249). Kết quả của các hoạt động này góp phần quan trọng vào thắng lợi của đợt 3 chiến dịch đánh phá bình định, mở đất, giành dân, mở thế mới và lực mới ở Khu 8. So với đợt 1 và đợt 2, trong đợt 3 chiến dịch tổng hợp đánh phá bình định ở Khu 8, ta phải đối mặt với những khó khăn lớn: Nhiều đơn vị phải chuyển địa bàn; một số đơn vị không xuống được địa bàn như ý định; hầu hết lực lượng đều tham gia chiến đấu liên tục, dài ngày, quân số, vũ khí chua kịp bổ sung, cơ quan chỉ đạo, chỉ huy; liên tục bị đối phương đánh phá... Dù vậy, nhờ nỗ lực, quyết tâm cao, bộ đội chủ lực và địa phương cùng nhân dân Khu 8 đã giành được những thắng lợi rất quan trọng.


Trải qua 93 ngày đêm hoạt động với 3 đạt tiến công và nổi dậy đánh phá bình định, quân và dân Khu 8 đã loại khỏi vòng chiến đấu 34.636 tên, tiêu diệt 16 tiểu đoàn và liên đội, 22 trung đội; đánh quỵ Trung đoàn 15 (Sư đoàn 9), Liên đoàn 41 Biệt động quân biên phòng, Chiến đoàn A Bảo an Bến Tre; bắn rơi 60 máy bay, phá hủy 126 xe M-113, 179 xe quân sự, 13 tàu, 37 khẩu pháo, 21 kho; thu 3.222 súng các loại, 261 máy thông tin... Đồng thời, ta tiêu diệt, bức hàng, bức rút 356 đồn bốt, đánh thiệt hại nặng các chi khu Long Khốt, Vĩnh Kim và yếu khu Ba Dừa, giải phóng 27 xã, 240 ấp với 240.000 dân... Cùng với quá trình tiến công và nổi dậy tổng hợp đánh phá bình định, lực lượng vũ trang Khu 8 đã có bước phát triển mạnh mẽ. Những thắng lợi này đã làm thay đổi cục diện chiến trường, góp phần quan trọng vào việc tạo thế, tạo lực cho toàn miền Nam, trước hết là trực tiếp đảm bảo vững chắc cho lực lượng vũ trang và nhân dân Khu 8 tiến lên giành thắng lợi lớn hơn trong những giai đoạn tiếp theo.


Như vậy, trong kế hoạch phối hợp chung với các chiến trường khác ở miền Nam và chiến trường chung ba nước Đông Dương, trong đó có Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ở Lào, quân và dân Đồng bằng sông Cửu Long (Quân khu 8 và Quân khu 9 cũ) đã mở các đợt tiến công tổng hợp với nhiều cao điểm, trọng điểm, chiến đấu liên tục, dài ngày, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề, buộc chúng phải liên tục bị động điều lực lượng đi đối phó. Các hoạt động của quân và dân Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 1972 đã kéo giãn lực lượng địch trên các chiến trường, góp phần "chia lửa" cho các lực lượng của ta và bạn Lào chiến đấu tại Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong mùa mưa năm 1972. Thắng lợi của chiến dịch phòng ngự tại Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và những thắng lợi của quân và dân ta trên toàn Miền trong năm 1972 đã để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cần được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện tại cũng như trong tương lai.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Bảy, 2023, 07:59:02 am
MẶT TRÂN TÂY NGUYÊN PHỐI HỢP VỚI CHIẾN TRƯỜNG CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG NĂM 1972


Thiếu tướng, TS NGUYỄN ANH TUẤN
Tư lệnh Quân đoàn 3


Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 là chiến dịch phòng ngự đầu tiên của liên quân Việt Nam - Lào nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, bảo vệ vùng mới giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào; đồng thời phối hợp, bảo vệ sườn phải cho cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở chiến trường Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên. Lực lượng của ta tham gia chiến dịch này gồm 5 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335 và 88), 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh của Quân tình nguyện Việt Nam. Lực lượng của bạn Lào có: 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội bộ đội địa phương. Lực lượng địch thuộc Quân khu 2, gồm 76 tiểu đoàn bộ binh (Thái Lan có 18 tiểu đoàn), 3 tiểu đoàn pháo binh; bố trí theo 4 khu vực quanh Cánh Đồng Chum, được không quân Mỹ chi viện1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Phiên bản điện tử, Mục từ Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5- 15.11.1972)).


Phối hợp với chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cùng lúc liên quân Việt Nam - Lào tiến hành công tác chuẩn bị lực lưựng và thế trận phòng ngự, các đơn vị chủ lực Mặt trận Tây Nguyên đang chuẩn bị tác chiến khu vực Bắc Tây Nguyên. Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, Mặt trận Tây Nguyên mở Chiến dịch tiến công Bắc Tây Nguyên, với quyết tâm "Tích cực tạo mọi điều kiện tập trung bộ đội chủ lực và binh khí kỹ thuật mở chiến dịch tiến công; đồng thời sẵn sàng phản công đánh bại quân địch, sau đó chuyển sang tiến công và mở chiến dịch tổng hợp, phá ấp giành dân ở các tỉnh nhằm tiêu diệt một số chiến đoàn, trung đoàn, đánh quỵ sư đoàn thuộc Quân đoàn 2 và tổng dự bị ngụy, giải phóng một vài thị xã và phần lớn nông thôn, mở Tây Nguyên thành căn cứ địa rừng núi nối liền với Trị - Thiên và vùng Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia thành căn cứ vững mạnh, rộng lớn của cách mạng ba nước Đông Dương"1 (Trích "Nghị quyết của Đảng ủy B3 về chủ trương quyết tâm chiến dịch Xuân - Hè năm 1972 ", hồ sơ số 31/NQĐU, tư liệu lưu tại Phòng Khoa học quân sự Quân đoàn 3, tr. 123).


Trước khi chiến dịch nổ ra, ở Bắc Tây Nguyên, địch hình thành 3 cụm phòng ngự: Đắk Tô - Tân Cảnh, thị xã Kon Tum và Pleiku với 27.000 quân chủ lực và hàng chục nghìn quân địa phương. Trong đó, riêng lực lượng ờ cụm Đắk Tô - Tân Cảnh, địch bố trí Sở Chỉ huy (nhẹ) Sư đoàn 22, các trung đoàn 42, 47 bộ binh, Trung đoàn 14 Thiết giáp, 2 tiểu đoàn pháo binh và 2 tiểu đoàn bảo an. Đây là cụm phòng ngự nòng cốt, mạnh nhất của địch ở khu vục này.


Mở màn chiến dịch tiến công Bắc Tây Nguyên, Trung đoàn 52 được tăng cường một tiểu đoàn của Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320A tiến công vào tuyến phòng thủ Tây sông Pô Kô, vây ép đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 2 Dù ở Điểm cao 1049 (Delta) và các chốt phụ cận, một vị trí có giá trị chiến thuật mở đầu chiến dịch. Địch buộc phải đưa tiếp Lữ đoàn 3 Dù ra tuyến phòng thủ bờ Tây sông Pô Kô. Để nhanh chóng đập vỡ tuyến phòng thủ ngăn chặn của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch giao cho Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 tiến công tiêu diệt Tiểu đoàn 11 Dù ở Tây Nam Điểm cao 1015 (Charlie). Từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 năm 1972, quân ta tiến công tiêu diệt Tiểu đoàn 11 Dù, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 350 tên địch; phá hủy và thu hàng trăm khẩu súng, bắn rơi 2 máy bay. Chiến thắng Tây Nam Điểm cao 1015 của ta đã chọc thủng tuyến phòng thủ Tây sông Pô Kô, buộc sư đoàn dù địch phải co về giữ tuyến phòng ngự cơ bản Võ Định - thị xã Kon Tum, góp phần tạo thế phát triển cho toàn chiến dịch. Trung đoàn 28 tiêu diệt Tiểu đoàn 23 Biệt động quân, đánh cắt giao thông trên Đường số 14 đoạn Kon Tum - Diên Bình. Trung đoàn 95 và 1 tiểu đoàn của (Trung đoàn 24) đánh cắt giao thông Đường số 14, diệt một số đoàn xe địch gần 100 chiếc và nhiều sinh lực, buộc chúng phải huy động 2 trung đoàn (53,45) và 2 chi đoàn thiết giáp có máy bay, pháo binh chi viện giải tỏa nhưng vẫn không mở thông được đoạn đường huyết mạch này.


Sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ ở Tây sông Pô Kô, các lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã áp sát cụm phòng ngự Đắk Tô - Tân Cảnh của địch. Cụm căn cứ Đắk Tô - Tân Cảnh nằm ở phía Bắc thị xã Kon Tum 60km không chỉ là trung tâm chỉ huy tập đoàn phòng ngự của Mỹ - ngụy, mà còn là nơi xuất phát các cuộc hành quân đánh phá cơ sở kháng chiến và tuyến vận tải chiến lược của ta ở vùng ngã ba biên giới. Đây là cụm cứ điểm phòng ngự then chốt của địch bảo vệ hướng Bắc Kon Tum, gồm hệ thống các cứ điểm phòng ngự ở thị trấn Tân Cảnh (căn cứ 42 - Tân Cảnh), quận lỵ Đắk Tô (Đắk Tô 1) và căn cứ Phượng Hoàng (Đắk Tô 2), trong đó căn cứ 42 - Tân Cảnh là cứ điểm phòng ngự kiên cố và quan trọng nhất, do Trung đoàn 42 Bộ binh và Sở Chỉ huy tiền phương Sư đoàn 22 đóng giữ. Tại thị trấn Tân Cảnh có đến 5.000 dân, nằm giữa Đường số 14 và Đường số 18, do 2 đại đội cảnh sát và bảo an chiếm giữ. Căn cứ có chiều dài 600m, rộng 400m, bố trí hình 6 cạnh. Bên trong căn cứ địch bố trí nhiều hàng rào dây thép gai từ 11 đến 14 lớp, rộng từ 120 đến 150m, xen kẽ nhiều mìn chống tăng và bộ binh. Toàn bộ lực lượng địch ở Đắk Tô - Tân Cảnh tương đương 1 sư đoàn (thiếu), gồm 13 tiểu đoàn bộ binh, 1 trung đoàn thiết giáp và 3 tiểu đoàn pháo binh; ngoài ra, còn có 2 trận địa pháo binh bố trí ở các điểm cao 1338, 1001 chi viện trực tiếp và được sự yểm trợ tối đa của lực lượng không quân Mỹ và quân đội Sài Gòn đóng ở Pleiku.


Chiều ngày 21 tháng 4 năm 1972, trên hướng Bắc, Sư đoàn Bộ binh 2 được tăng cường Trung đoàn 66, Tiểu đoàn Đặc công 37 cùng 1 đại đội xe tăng và một số đơn vị bộ đội địa phương tỉnh Kon Tum khẩn trương triển khai thực hiện nhiệm vụ tiến công cụm cứ điểm Đắk Tô - Tân Cảnh1 (Bộ Quốc phòng - Cục Khoa học quân sự, Bách khoa loàn thư quân sự Việl Nam, Quyển 1; Lịch sử quân sự, mục từ Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (30.3 - 5.6.1972), va mục từ Trận Đắk Tô - Tân Cảnh (24.4.1972)). Bộ binh ta nổ súng tiến công một số cứ điểm chốt giữ căn cứ, đồng thời pháo binh ta bắn phá vào trung tâm căn cứ địch. Đại đội 29 (tên lửa chống tăng B-72) lần đầu xuất trận đã bắn cháy những chiếc xe tăng địch nống ra phản kích, phá hủy 2 khẩu ĐKZ và cối 106,7mm đặt trên tháp nước trong căn cứ khiến quân địch hoảng sợ. Sau 2 ngày pháo binh các loại của ta bắn phá, hầu hết các mục tiêu lộ của địch từ lô cốt, boong ke, nhà nổi ở vòng ngoài cụm căn cứ trên hướng của mở phía Đông, Đông Nam đã bị phá hủy.


Đêm 23 rạng ngày 24 tháng 4 năm 1972, Sư đoàn 2 (thiếu) được tăng cường Trung đoàn 66, Tiểu đoàn Đặc công 37, Đại đội Xe tăng T-54, Trung đội Xe tăng PT-76, Trung đội Cao xạ 57mm, dưới sự chi viện đắc lực của pháo binh, tên lửa (B-72), tiến công căn cứ Đăk Tô - Tân Cảnh. Đến 11 giờ ngày 24 tháng 4, ta hoàn toàn làm chủ căn cứ, tiêu diệt và bắt 429 tên (trong đó có tên Đại tá Vi Văn Bình - Sư đoàn phó Sư đoàn 22). Cũng trong ngày 24 tháng 4, Tiểu đoàn Đặc công 10 và Tiểu đoàn 60 thuộc Trung đoàn Ba Gia tiến công sân bay Đắk Tô 2. Thừa thắng, ta phát triển tiến công giải phóng Diên Bình, quận lỵ Đắk Tô và Kông Hrinh.


Phối hợp với trận then chốt tiến công Đắk Tô - Tân Cảnh, từ ngày 2 tháng 4, Trung đoàn 28 cắt Đường số 14 ở Bắc Võ Định, diệt 1 chiến đoàn thiết giáp, 1 đại đội bảo an đi giải tỏa, bắt nhiều quân địch từ hướng Tân Cảnh chạy qua, pháo binh ta phá hủy 5 trực thăng khi chúng ờ Sở Chỉ huy Lữ đoàn 3 Dù tháo chạy. Ở khu vực Chư Pao - Chư Thoi, từ ngày 21 tháng 4, Trung đoàn 95 và Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 24 đưa chốt ra sát Đường số 14 chặn địch.


Sau khi Đắk Tô - Tân Cảnh bị tiêu diệt, địch ở thị xã Kon Tum hỗn loạn. Ngày 14 tháng 5 và đêm 24 rạng ngày 25 tháng 5 năm 1972, ta tiến hành 2 đợt tiến công đột phá thị xã và chiếm được Sở Chỉ huy Trung đoàn 53, khu kho 40 - 41, Biệt khu 24 và sân bay của địch. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu 7.404 tên địch, bắn rơi 207 máy bay các loại; phá hủy, phá hỏng 849 xe quân sự (trong đó có 188 xe tăng và xe thiết giáp), thu 4.434 súng các loại 71 xe quân sự và 1 trực thăng. Những thắng lợi của Mặt trận Tây Nguyên trong Chiến dịch Bắc Tây Nguyên Xuân - Hè 1972, nhất là thắng lợi tại Đắk Tô - Tân Cảnh, đã đáp ứng được yêu cầu chiến lược đặt ra, phối hợp chặt chẽ với các chiến dịch trên chiến trường miền Nam, chiến trường Thượng Lào (Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng); đồng thời xây dựng hậu phương trực tiếp thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng miền Nam và Đông Dương.


Trong lúc lực lượng vũ trang Mặt trận Tây Nguyên tiến công thị xã Kon Tum thì ngày 21 tháng 5 năm 1972, địch huy động 40 tiểu đoàn ngụy Lào và quân Thái Lan được không quân Mỹ yểm trợ mở cuộc hành quân lấn chiếm Cánh Đồng Chum. Dựa trên thế trận đã chuẩn bị sẵn, bộ đội Việt Nam sát cánh cùng Quân giải phóng nhân dân Lào triển khai chiến dịch phòng ngự, đánh bại nhiều cuộc tiến công của địch, giữ vững trận địa. Trong các lực lượng tham gia Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có Trung đoàn 866 là một trong 2 trung đoàn (cùng với Trung đoàn 148) làm nhiệm vụ phòng ngự khu vực. Biên chế của Trang đoàn gồm 3 tiểu đoàn (5, 7, 924), và được tăng cường 1 đại đội xe tăng (3 xe tăng T-54, 3 xe K-63), 1 đại đội pháo binh (2 khẩu pháo 122mm, 2 khẩu pháo 85mm) đảm nhiệm phòng ngự khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum và khu vực Noọng Pẹt. Đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng kết thúc thắng lợi. Sau 179 ngày đêm chiến đấu anh dũng, ta và bạn đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.607 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 GM, đánh thiệt hại 5 GM khác, thu và phá 859 súng các loại, bắn rơi 38 máy bay, giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum. Góp phần xứng đáng vào thắng lợi to lớn của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Trung đoàn 866 đã tiến hành 77 trận đánh với nhiều hình thức, quy mô khác nhau; loại khỏi vòng chiến đấu 851 tên địch (bắt 64 tên, có 1 tên chỉ huy phó binh đoàn cơ động và 3 tên tiểu đoàn trưởng); thu 100 súng các loại (có 12 khẩu súng cối, 11 khẩu súng ĐKZ, 2 khẩu đại liên, 4 khẩu M79), nhiều máy thông tin; phá hủy 4 khẩu súng cối, 2 khẩu ĐKZ 57mm, 3 khẩu đại liên và nhiều đạn dược, quân dụng.


Trung đoàn 866 quân tình nguyện tham gia Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng từ đó về sau thuộc đội hình Sư đoàn 31 đã chung sức, góp phần lập nên những chiến công vang dội của Binh đoàn Tây Nguyên trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Tự hào với truyền thống của bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên anh hùng, tự hào với tên gọi Binh đoàn Tây Nguyên - Quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ, đứng chân làm nhiệm vụ trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 3 càng thấy rõ vinh dự và trách nhiệm lớn lao trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cành tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định; chủ nghĩa cường quyền, tranh chấp chủ quyền, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ, chiến tranh cục bộ và những vấn đề an ninh phi truyền thống gia tăng, diễn ra gay gắt. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, bên cạnh những thuận lợi còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch, phản động tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống phá bằng chiến lược "diễn biến hòa bình" với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, trong đó Tây Nguyên là một trọng điểm. Trước tình hình đó, để tiếp nối truyền thống, hoàn thành trọng trách vẻ vang của mình, Quân đoàn tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, "mẫu mực tiêu biểu"; đảm bảo luôn sẵn sàng chiến đấu cao, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, giữ gìn mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân củng cố vững chắc "thế trận lòng dân" trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, tạo sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Bảy, 2023, 08:00:21 am
SƯ ĐOÀN 316 TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Thượng tá CHU VĂN THÀNH
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 Quân khu 2


Sư đoàn 316 được thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1951 tại làng Cốc Lùng, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Là một trong những sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Sư đoàn đã tham gia chiến đấu trên khắp mọi miền đất nước và các tỉnh Bắc Lào, lập nhiều chiến công, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và làm tròn nhiệm vụ quốc tế cao cả. Trong những trang vàng truyền thống chói lọi đó không thể không kể đến những đóng góp của Sư đoàn 316 trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 - 15.11.1972).


Với tinh thần "giúp bạn là mình tự giúp mình", Sư đoàn 316 đã lên đường chiến đấu trên chiến trường Bắc Lào. Sư đoàn 316 là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quốc tế sớm nhất, dài nhất, hơn 13 năm (1959 - 1973) liên tục chiến đấu trên chiến trường các tỉnh Bắc Lào, lập nhiều chiến công, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Lào, một trong những chiến công đó là Sư đoàn đã chiến đấu góp phần vào thắng lợi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Trước mùa mưa 1972, sau khi ta và bạn tiến hành chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, địch gấp rút điều động 76 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh với tổng so hơn 18.000 quân mở đợt tiến công hòng chiếm lại khu vực chiến lược này. Để thống nhất các lực lượng tiến hành chiến dịch phòng ngự bảo vệ địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Bộ Tư lệnh Chiến dịch được thành lập, do đồng chí Vũ Lập làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chính ủy. Phía bạn Lào có đồng chí Xiphon Phalikhăn - Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng làm Phó Tư lệnh về quân sự.


Địa bàn chiến dịch được chia làm 5 khu vực phòng ngự gồm: Khu trung tâm Cánh Đồng Chum, khu trung gian, khu Noọng Pẹt khu Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng. Lực lượng tham gia chiến dịch được chia thành 2 thành phần. Một là, lực lượng phòng ngự trận địa, gồm Trung đoàn 174 và Trung đoàn 866. Hai là, lực lượng cơ động chiến dịch, gồm Trung đoàn 148 và Trung đoàn 335. Ngoài ra, các đơn vị binh chủng sẵn sàng hỗ trợ, hiệp đồng chi viện bộ binh bảo vệ địa bàn. Theo đó, cơ quan Bộ Tư lệnh Sư đoàn Bộ Tư lệnh Chiến dịch; trực tiếp chỉ huy Trung đoàn 174 và Trung đoàn 148.


Ngày 21 tháng 5 năm 1972, địch mở cuộc tiến công lần thứ nhất vào khu trung gian. Tại đây, các chiến sĩ Trung đoàn 174 đã bám chắc từng công sự chiến hào, dùng tiểu liên, lựu đạn, thủ pháo liên tiếp đánh lui nhiều đợt tiến công của địch. Địch đã chiếm được một số điểm cao khu vực Hin Đăm, Thẩm Lửng và bám được vào chốt Phu Pha Xay. Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định đưa Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 vào phối hợp Trung đoàn 174 tổ chức phản kích đẩy địch ra. Ngày 6 tháng 6 năm 1972 ta đánh tan 2 tiểu đoàn, diệt 200 tên, đẩy lui toàn bộ quân địch ở hướng Đông Nam.


Tối mùng 6 tháng 6, Tiểu đoàn 6 nổ súng và đẩy lui 2 lần xung phong của bộ binh địch. Thấy trận đánh gặp khó khăn, Trung đoàn 174 điện cho đơn vị rút ra. Đồng chí Đào Trọng Lịch (Tiểu đoàn trưởng) cùng với Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 6 đưa ra phương án tạm thời cho bộ đội bí mật rút ra, tiếp lục bám địch; điều hỏa lực lên vị trí có tầm bắn hiệu quả nhất, chờ trời sáng mở cuộc tiến công mới. Trời vừa hửng sáng, các loại hỏa lực của ta đồng loạt khai hỏa, các mũi xung kích tràn lên đánh chiếm mục tiêu. Sau 30 phút chiến đấu, Tiểu đoàn 6 phối hợp với Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 174 đánh tan 16 điểm đóng quân của 2 tiểu đoàn quân Thái Lan và 4 tiểu đoàn ngụy Lào.


Qua 82 ngày chiến đấu, Trung đoàn 174 và Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 đã đánh 140 trận, diệt 332 tên, thu và phá hủy 131 súng các loại, bắn rơi 5 máy bay, bắt 1 giặc lái, cơ bản bẻ gãy cuộc tiến công mở đầu của địch vào khu trung gian1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Sư đoàn 316, Tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1986, tr. 218). Thắng lợi này đã tạo điều kiện thuận lợi để ta tổ chức hoàn chỉnh phòng thủ Cánh Đồng Chum và sẵn sàng đánh địch lấn chiếm vùng giải phóng.


Trước khi tiến công lần thứ hai, địch dùng không quân có cả máy bay B-52 đánh phá ác liệt vào khu vực Bản Tôn, Lạt Huồng, Khang Khay, sau đó đổ quân xuống Bản Pha. Một mũi khác tiến công vào Phu Xa Coi và Phu Hủa Sang, nhưng bị Trung đoàn 148 chặn đánh quyết liệt, chúng phải rút về Khang Kho. Sau đó, địch tập trung đánh mạnh trên hướng Tây Bắc với ý đồ thọc sâu đánh mạnh vào trung tâm Cánh Đồng Chum, cánh quân này của địch bị Trung đoàn 335 và bộ đội địa phương bạn đánh thiệt hại nặng.


Bước vào đợt tiến công lần thứ hai, quân địch tiến công từ 5 hướng: Hướng Tây, đánh từ Phu Thông vào Phu Keng, Phu Seo, đồi Năm Mỏm là hướng chủ yếu. Trung đoàn 148 được giao nhiệm vụ cùng với Trung đoàn 866 đánh địch ở hướng chủ yếu. Ngày 17 tháng 9 năm 1972, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 148 đánh chiếm một số vị trí điểm cao. Địch dùng không quân chi viện đánh trả, giành lại được Điểm cao 1224. Trung đoàn 148 lui ra để củng cố rút kinh nghiệm, đồng thời điều Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 và 3 xe tăng đến tăng cường cho trận đánh mới.


Ngày 26 tháng 9, trận đánh bắt đầu. Trung đoàn 148 từ hướng Nam đánh lên, phát triển về Bản Khổng. Trung đoàn 335 đánh Phu Thông. Trung đoàn 866 đánh Bản Thang. Trên các hướng khác, địch đều bị ta chặn lại phản kích, buộc phải co cụm lại hoặc tháo chạy. Cuộc tiến công lần thứ hai của địch vào Cánh Đồng Chum đã bị các đơn vị thuộc Sư đoàn 316 cùng các đơn vị bạn đập tan.


Cay cú vì bị thua đau, địch tập trung mọi cố gắng để mở đợt tiến công cuối cùng bằng việc huy động tới 60 tiểu đoàn. Ngày 5 tháng 10 năm 1972, cuộc tiến công của địch bắt đầu nhằm đánh chiếm các mục tiêu: Phu Huột, Phu Seo, Phu Hủa Sang, Nậm Cọ, Phu Vai, Khang Kho.


Trung đoàn 148 và Trung đoàn 335 được chia thành hai bộ phận, một bộ phận phòng giữ tại chỗ; một bộ phận nhanh chóng tập kết ở hai phía Đông và Tây cánh đồng Căng Xẻng để mở trận phản đột kích.


Ngày 12 tháng 10 năm 1972, trận đánh bắt đầu. Trung đoàn 148 tiến đánh Bản Xưa. Tiểu đoàn 6 cùng với lực lượng của Trung đoàn 335 đánh địch ờ Nậm Cọ, Khang Kho, Keo Khoang. Trung đoàn 148 hiệp đồng với Trung đoàn 335 đánh trận quyết định bẻ gãy cuộc tiến công của địch. Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 được giao đánh trận then chốt ở Điểm cao 1236; ngày 25 tháng 10 năm 1972, Tiểu đoàn hành quân vào vị trí chiến đấu. Chưa kịp đào công sự, các chiến sĩ ta bước vào chiến đấu ngay. Được pháo binh chiến dịch chi viện, địch chưa kịp ngóc đầu dậy, các chiến sĩ ta đã tràn lên chiến đấu vô cùng dũng cảm. Tiêu biểu là các đồng chí Lò Văn Sinh, Lê Biên, Nguyễn Văn Chiến. Lê Biên là Trung đội phó Đại đội 9 dẫn một bộ phận đánh thẳng vào mỏm 1, sau 15 phút làm chủ vị trí, diệt 5 tên địch. Lò Văn Sinh, dân tộc Thái, tham gia đánh trận lần đầu, diệt 5 tên, bắt 1 tên. Nguyễn Văn Chiến mới ra viện cũng lập công xuất sắc, diệt 7 tên1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Sư đoàn 316, Tập II, Sđd, tr. 228). Chỉ sau 10 phút chiến đấu, ta đã làm chủ trận địa, đơn vị bước vào truy kích địch. Địch chạy vào vị trí đón lõng của ta, cả toán 35 tên bị diệt gọn. Lực lượng phòng không cũng có mặt chiến đấu, đơn vị súng máy phòng không 12,7mm của ta chốt Điểm cao 1236 đã diệt 1 chiếc T-28 của địch bay từ Loong Chẹng tới cứu nguy cho quân địch đang tháo chạy.


Địch dùng máy bay đánh bom ngăn chặn ta và yểm trợ cho đồng bọn tháo chạy. Bất chấp bom đạn, ta vẫn bám sát địch tiêu biểu là Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 đánh địch ở Na Van, Na Hung.


Kết quả, trong trận chiến đấu này, Trung đoàn 148 tiêu diệt hơn 300 tên, bắn rơi 2 máy bay, góp phần cùng với các đơn vị bạn loại khỏi vòng chiến đấu 1.240 tên, thu 1.500 súng các loại đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công lấn chiếm Cánh Đồng Chum của địch.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Bảy, 2023, 08:01:01 am
Phát huy thắng lợi và quyết tâm tiêu diệt địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định sử dụng thêm Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 148 phối hợp với một số đơn vị của Trung đoàn 355 và Trung đoàn 88 tiếp tục đánh địch.


3 giờ sáng ngày 3 tháng 11 năm 1972, Tiểu đoàn 5 tiến đánh Điểm cao 1513, sau đó phát triển về Nam Nậm Cọ. Nhận tin địch có khả năng sẽ dùng máy bay đánh vào Sở Chỉ huy Tiểu đoàn 5 để tránh tổn thất, Bộ Tư lệnh Chiến dịch gợi ý Tiểu đoàn 5 có thể di chuyển Sở Chỉ huy. Đồng chí Đào Trọng Lịch (Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 148), người trực tiếp chỉ huy trận đánh sau khi hội ý với chỉ huy Tiểu đoàn 5 đã quyết định báo cáo lên trên xin được giữ nguyên vị trí để tiếp tục trận đánh. Đề nghị đó được phê duyệt. Sau 1 giờ chiến đấu, ta đã chiếm được Điểm cao 1513 và diệt Sở Chỉ huy tiểu đoàn quân Thái Lan (BC612). Sau đó, Tiểu đoàn 5 tiên về bao vây đón lõng ở Khang Kho. Tại đây, diễn ra trận đánh giáp lá cà, ta diệt 126 tên, bắt 25 tên. Đến ngày 5 tháng 11, trận đánh ở hướng Đông Nam Cánh Đồng Chum kết thúc, ta khôi phục lại toàn bộ khu vực này.


Ở hướng Trung đoàn 174, ta uy hiếp quân địch ở Sảm Thông, Loong Chẹng, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó, tạo điều kiện để ta đánh trên hướng chủ yếu. Giữ vững thế chủ động, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 nhận lệnh đánh Hin Đăm. Sau đòn phủ đầu của hỏa lực, các chiến sĩ ta xung phong vượt qua cửa mở để đánh địch; 1 mũi đánh chiếm mỏm Đồi Tròn, nhanh chóng phát triển sang các mỏm 2, 3. Tại dãy đồi "Quan Sát", trận đánh diễn ra quyết liệt hơn, ta liên tiếp đánh chiếm các mỏm 4, 5, 6, 7. Sở chỉ huy của tiểu đoàn quân Thái Lan (BC609) bị xóa sổ. Phát triển chiến đấu, ta đánh vào Phu Lũng Mạt và truy kích quân địch rút chạy. Cùng đêm hôm ấy, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 174 tiêu diệt vị trí Thẩm Lửng. Đến ngày 8 tháng 12, trận đánh kết thúc, ta tiêu diệt 378 tên, chiếm lại một số vị trí và một phần của dãy Điểm cao 1800, cải thiện thế phòng ngự của khu vực này.


Qua 179 ngày đêm chiến đấu, vượt qua nhiều hy sinh, gian khổ, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 đã cùng với các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 250. Theo sách: Lịch sử Sư đoàn 316 (1951 - 2011) Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr. 222, là: 6.137 tên địch), đánh thiệt hại nặng nhiều binh đoàn cơ động, 3 tiểu đoàn quân Thái Lan, góp phần đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch, bảo vệ thắng lợi địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho cách mạng Lào và có tác dụng tích cực với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam cũng như chiến trường Campuchia, đánh bại thêm một bước "Học thuyết Níchxơn" ở Lào, làm cho lực lượng đặc biệt Vàng Pao bị tổn thất nặng nề, cho thấy quân đánh thuê Thái Lan không còn làm nổi chức năng là chỗ dựa chủ yếu của quân ngụy Lào như địch mong muốn.


Để phối hợp và hỗ trợ cho cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn Hội nghị Pari, lực lượng vũ trang yêu nước Lào và Quân tình nguyện Việt Nam đã tích cực đây mạnh hoạt động trên khắp các chiến trường. Tháng 12 năm 1972, ta và bạn tổ chức tiến công Buôm Loọng, một vị trí ở phía Bắc Cánh Đồng Chum. Tại đây, địch bố trí 5 tiểu đoàn nằm sâu trong vùng giải phóng, là nơi xuất phát của các cuộc hành quân phối hợp với các cánh quân khác hòng lấn chiếm Cánh Đồng Chum. Tham gia cuộc tiến công này có Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 148 cùng các lực lượng khác của Trung đoàn 335, Trung đoàn 88 và của mặt trận. Lực lượng còn lại của Trung đoàn 148 và Trung đoàn 174 vẫn hoạt động ở khu vực trung gian đánh địch bảo vệ địa bàn.


Tự hào với truyền thống "Trung đoàn Sơn La anh dũng", cán bộ, chiến sĩ ta đã ngày đêm vượt qua phi pháo ác liệt của địch, tích cực triển khai công sự bao vây đánh lấn Điểm cao 1622 và một số vị trí bên trong. Âm mưu của địch lúc này là huy động tập trung lực lượng lấn chiếm Cánh Đồng Chum. Để bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định để lại một lực lượng bao vây giam chân địch ở Buôm Loọng, còn đại bộ phận rút ra nhanh chóng cơ động đánh địch không cho chúng lấn chiếm, đồng thời mở rộng thêm vùng giải phóng, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch.


Chấp hành mệnh lệnh của trên, giữa tháng 1 năm 1973, Trung đoàn 148 hành quân gấp rút ra, vượt qua Cánh Đồng Chum về Phu Keng, sau đó vượt sông Nậm Ngừm tiến vào Mường Sủi. Đến vị trí tập kết, Trung đoàn đã nhanh chóng cùng bạn xây dựng kế hoạch tác chiến và bước vào chiến đấu. Ở khu vực trung gian, Trung đoàn 174 và Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 đã bẻ gãy tất cả các cuộc tiến công của địch, giữ vững địa bàn. Như vậy, toàn bộ khu vục Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Mường Sủi, một địa bàn chiến lược quan trọng đã được bảo vệ vững chắc.


Thất bại trên chiến trường, ngày 21 tháng 2 năm 1973, Hiệp định lập lại hòa bình thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được ký kết. Địch phải thừa nhận những quyền cơ bản của nhân dân Lào: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của nhân dân Lào, chấm dứt mọi hành động quân sự và xâm lược của Mỹ và tay sai Thái Lan ở Lào, rút hết quân đội Mỹ và Thái Lan ra khỏi Lào.

Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Lào, là kết quả của tình đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa hai dân tộc, hai quân đội Việt Nam - Lào, trong đó có sự đóng góp, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 luôn kề vai sát cánh, vượt qua nhiều gian khổ, hy sinh, cùng quân và dân bạn chiến đấu và chiến thắng.


Phát huy thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tình hình mới; luôn quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không ngừng xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, niềm tin và lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng; mài sắc ý chí sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng, đoàn kết, thống nhất, năng động, đổi mới và sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn thử thách; hăng hái phấn đấu vươn lên giành nhiều chiến công và thành tích mới trong xây dựng, huấn luyện, học tập và công tác. Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Sư đoàn vững mạnh toàn diện, "mẫu mực tiêu biểu", thực sự là một trong những sư đoàn chủ lực mạnh của Quân đội ta, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Bảy, 2023, 08:02:10 am
TRUNG ĐOÀN 174 SƯ ĐOÀN 316 TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG

Trung tá NGUYỄN ĐĂNG TUYỂN
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 Sư đoàn 316 Quân khu 2


Trước những chuyển biến mới trên các chiến trường, tháng 2 năm 1972, Quân ủy Trung ương họp ra nghị quyết về nhiệm vụ quân sự năm 1972. Đối với cách mạng Lào và Campuchia, trên tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, Quân ủy Trung ương xác định cần phải giúp đỡ và phối hợp với bạn thật tốt trong nhiệm vụ tác chiến và xây dựng lực lượng, củng cố vùng giải phóng. Từ đó, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam - Lào quyết định tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng với nhiệm vụ: Hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng vũ trang cách mạng Lào, khẩn trương triển khai kế hoạch phòng thủ khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, kiên quyết đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm quy mô lớn của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng bạn, thu hút lực lượng và không quân Mỹ, tạo điều kiện cho các chiến trường khác hoạt động thuận lợi. Trên cơ sở đó, ta và bạn xây dựng địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum thành căn cứ địa cách mạng vững chắc.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 5 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335 và 88), 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 liều đoàn công binh quân tình nguyện Việt Nam. Lực lượng vũ trang của bạn có: 7 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội bộ đội địa phương. Để thống nhất các lực lượng, Bộ Tư lệnh Chiến dịch được thành lập, do đồng chí Vũ Lập làm Tư lệnh; đồng chí Lê Linh làm Chính ủy. Căn cứ vào nhiệm vụ trên giao, trên cơ sở đánh giá âm mưu, hành động của địch, địa hình, thời tiết, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định lấy địa bàn phòng ngự là khu tứ giác: Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng với chiều rộng 50km, chiều đài 60km; chia thành 5 khu: Khu vực trung tâm (Cánh Đồng Chum), khu vực trung gian (Hin Tặng), khu vực thứ yếu (Noọng Pẹt) và 2 khu tác chiến phối hợp (Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng); mỗi khu vực tổ chức một số cụm chốt.


Sau khi xác định các khu vực phòng ngự, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương sử dụng một lực lượng thích hợp để phòng ngự, ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt quân địch, dưới sự chi viện của hệ thống hỏa lực, kết hợp với lực lượng cơ động, mở các trận phản đột kích bằng hiệp đồng binh chủng, đánh bại các cuộc tiến công của chúng. Thực hiện chủ trương trên, Bộ Tư lệnh Chiến dịch tổ chức lực lượng thành hai thành phần chủ yếu: Lực lượng phòng ngự trận địa và lực lượng cơ động chiến dịch.


Lực lượng phòng ngự trận địa gồm 2 trung đoàn: Trung đoàn 174 và Trung đoàn 866, được tăng cường 1/3 số xe tăng, xe thiết giáp và 1/4 số pháo của chiến dịch, có nhiệm vụ giữ các cụm chốt, kìm chân địch tại chỗ, tạo điều kiện cho các lực lượng cơ động chiến dịch, tiến hành phản đột kích, đánh các trận then chốt tiêu diệt địch. Trong thành phần phòng ngự trận địa, Trung đoàn 866 đảm nhiệm phòng ngự khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum và khu vực Noọng Pẹt. Trung đoàn 174 được tăng cường 2 khẩu pháo 85mm, 1 khẩu pháo 130mm, 1 khẩu pháo ĐKB 1 tiểu đoàn pháo cao xạ 12,7mm đảm nhiệm phòng ngự khu trung gian1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Sư đoàn 316, Lịch sử Trung đoàn 174 Cao - Bắc - Lạng (1949 - 2019), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2019, tr. 238). Tại khu vực này, Trung đoàn sử dụng Tiểu đoàn 1 chốt giữ cụm Phu Phaxay và Điểm cao 2063; Tiểu đoàn 2 chốt giữ các điểm cao 1800, 1978, 1561. Từng cụm chốt đều có đại đội cơ động đánh địch từ xa để bảo vệ chốt; Tiểu đoàn 3 làm lực lượng cơ động chung đồng thời tách ra 1 đại đội chốt giữ Điểm cao 1900B. Đại đội pháo binh tăng cường cho Trung đoàn được bố trí ở Đông Hin Tặng. Ngoài ra, Trung đoàn còn tổ chức thêm 1 đại đội cối 120mm và trên các điểm chốt đều được tăng cường hỏa khí.


Lực lượng cơ động chiến dịch gồm các trung đoàn: 148, 335, 88 (Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C được tăng cường cho chiến dịch từ tháng 10 năm 1972). Nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị là tập trung tác chiến hiệp đồng binh chủng, tổ chức các trận then chốt của chiến dịch nhằm tiêu diệt và bẻ gãy các mũi, các cánh tiến công của địch. Thế trận phòng ngự trên toàn địa bàn được hình thành và dần dần hoàn thiện trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống hỏa lực, công sự, vật chướng ngại với lực lượng chốt giữ và lực lượng cơ động.


Việc tiến hành xây dựng các công trình phòng ngự được triển khai gấp rút, các cụm then chốt được xây dựng công sự vững chắc. Riêng trận địa phòng ngự của Trung đoàn 174 ở khu trung gian, do địch tiến công sớm nên công sự lúc đầu mang tính chất dã chiến, về sau đơn vị vừa đánh địch vừa củng cố nâng dần lên tương đổi vững chắc. Ngay từ cuối tháng 2 năm 1972, Trung đoàn 174 được cấp trên giao nhiệm vụ tổ chức phòng ngự ở khu vực mới được khôi phục lại trên Cánh Đồng Chum và triển khai lực lượng làm công sự đường hầm ở Phu Tâng, Phu Keng, Phu Học. Với tinh thần làm việc miệt mài ngày đêm, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã khoét sâu vào lòng núi hàng vạn mét khối đất đá, cùng với các đơn vị bạn xây dựng được 658m đường hầm kiên cố ở 3 địa điểm trên. Mỗi đường hầm đều có nơi ăn, ở, sinh hoạt, dự trữ lương thực, đạn dược, nước uống... bảo đảm cho bộ đội chiến đấu phòng ngự bảo vệ vững chắc địa bàn được giao trong suốt mùa mưa năm 1972.


Lúc này, cơ quan lãnh đạo và chỉ huy Trung đoàn 174 được kiện toàn, gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Tường là Trung đoàn trưởng, Lại Thế Cường là Trung đoàn phó, Nguyễn Lược là Chính ủy, Đinh Thuận là Phó Chính ủy; các đồng chí Nguyễn Xuân Khoát, Lò Văn Nhài, Trần Năng chủ trì ba cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Sư đoàn 316, Lịch sử Trung đoàn 174 Cao - Bắc - Lạng (1949 -2019), Sdd,tr. 240).


Trong lúc ta đang điều chình, tổ chức lực lượng theo phương hướng mới thì địch mở đợt tiến công nhằm lấn chiếm các địa bàn đã mất. Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 20 tháng 5 năm 1972, địch lần lượt đánh chiếm lại Phu Mộc, Sảm Thông, các điểm cao 1900B, 1800, 1863, 1804, Sa La Phu Khun, Phu Viêng... Ý đồ của địch là lợi dụng lúc ta chuyển hướng hoạt động, tranh thủ nống lấn để giải tỏa sự uy hiếp của ta vào Loong Chẹng, đẩy lực lượng ta ra xa, thăm dò, tiến tới tiến công khu trung gian, làm bàn đạp cho cuộc tiến công lớn vào Cánh Đồng Chum.


Trước tình hình trên, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương phải ngăn chặn quân địch, giữ bằng được khu trung gian, mặt khác chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đẩy nhanh tốc độ xây dựng hệ thống trận địa phòng ngự hoàn chỉnh và vững chắc, đồng thời điều Trung đoàn 174 đang phòng thủ ở trung tâm Cánh Đồng Chum chuyển vào làm nhiệm vụ phòng ngự ở khu trung gian thay cho Trung đoàn 335; Trung đoàn 148 sẵn sàng tăng cường 1 tiểu đoàn khi cần thiết cho Trung đoàn 174.


Ngày 21 tháng 5 năm 1972, địch dùng không quân đánh phá dữ dội các điểm trọng yếu ở khu trung gian và trên các trục đường vào Cánh Đồng Chum, sau đó chúng chính thức mở cuộc tiến công vào khu trung gian theo 2 cánh quân. Cánh thứ nhất, trên hướng Tây Nam, gồm 5 tiểu đoàn lính đánh thuê, 1 tiểu đoàn phái hữu Lào, sau đó tăng thêm binh đoàn cơ động GM 31, hình thành mũi tiến công các điểm cao 1800, 1978; đồng thời, 1 mũi luồn đánh vào Hin Đăm - Thẩm Lửng. Trên hướng Đông Nam, cánh quân thứ 2 của địch dựa vào căn cứ Tôm Tiêng và bàn đạp tại Điểm cao 1863 gồm GM 10B, GM 30, 4 tiểu đoàn phái hữu Lào, 1 tiểu đoàn Thái Lan, cũng hình thành 2 mũi đánh vào sườn phía Nam Phu Phaxay và Điểm cao 2063, bám vào các chốt của ta...


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Bảy, 2023, 08:02:58 am
Thực hiện mệnh lệnh chuyển nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, Trung đoàn 174 hành quân vào khu trung gian thay thế cho Trung đoàn 335. Từ ngày 20 tháng 5, Trung đoàn cơ bản đã chiếm lĩnh thay phiên xong. Ngay ngày hôm sau, địch tổ chức tiến công, các chiến sĩ Trung đoàn 174 đã kịp thời bám chắc từng công sự, chiến hào, dùng tiểu liên, lựu đạn, thủ pháo đánh bật hết đợt tiến công này đến đợt tiến công khác của chúng, đồng thời kết hợp với phản kích bộ phận tiêu diệt nhiều tên. Sau hơn một tuần tiến công, mặc dù bị tổn thất nặng nề, địch tiếp tục tăng cường hỏa lực không quân đánh chiếm được một số điểm cao trong khu vực Hin Đăm, Thẩm Lửng và bám được vào điểm chốt Phu Phaxay.


Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định điều Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 148) vào phối hợp với Trung đoàn 174 tổ chức phản kích địch, ngày 6 tháng 6 năm 1972, Trung đoàn cùng Tiểu đoàn 6 tiến hành một số trận phản kích, tiêu diệt một bộ phận của GM 30, đánh tan 2 tiểu đoàn diệt trên 200 tên địch, đẩy lùi toàn bộ cánh quân ở hướng Đông Nam1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Sư đoàn 316, Lịch sử Trung đoàn 174 Cao - Bắc - Lạng (1949 - 2019), Sđd, tr. 242).


Từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1972, Tiểu đoàn 6 phối hợp với Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn tiếp tục phản kích địch ở hướng Tây Nam, đánh tan 16 điểm đóng quân của 6 tiểu đoàn địch, sau đó ta khôi phục lại Hin Đăm, Thẩm Lửng và tiếp tục tiến công địch ở các mỏm phía Tây dãy Điểm cao 1800, đẩy địch khỏi mỏm 2, cải thiện thế phòng ngự của ta ở khu vực này.


Sau 82 ngày chiến đấu gian khổ, quyết liệt, Trung đoàn 174 và Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 đã đánh 140 trận, tiêu diệt 332 tên địch, thu và phá 131 súng các loại, bắn rơi 5 máy bay, cơ bản bẻ gãy cuộc tiến công mở đầu của địch vào khu trung gian, từng bước khôi phục lại các điểm trọng yếu bị địch chiếm, giữ vững khu trung gian. Thắng lợi này có ý nghĩa rất quan trọng, đánh bại âm mưu của địch tiến công lấn chiếm bàn đạp để chuẩn bị tiến công lớn, tạo điều kiện thuận lợi để ta tổ chức hoàn chỉnh phòng thủ Cánh Đồng Chum và sẵn sàng đánh địch tiến công, lấn chiếm vùng giải phóng...


Trải qua gần ba tháng tiến công lớn vào Cánh Đồng Chum trên ba hướng, địch mới sử dụng 4 trung đoàn, còn 3 trang đoàn chưa xuất hiện. Thực chất là chúng nghi binh để phân tán lực lượng ta, sau đó tung lực lượng dự bị hình thành hướng chủ yếu bất ngờ đánh chiếm Cánh Đồng Chum. Trước tình hình trên, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ đạo Trung đoàn 174 tổ chức tác chiến phòng ngự theo phương án một cách linh hoạt, bảo vệ bằng được khu trung gian để phối hợp với các hướng khác... Các đơn vị khác đã chiến đấu dũng cảm chặn đứng các mũi tiến công của địch. Đợt tiến công thứ nhất của địch vào Cánh Đồng Chum bị đẩy lùi.


Đợt tiến công thứ 2 của địch vào Cánh Đồng Chum cũng bị đẩy lùi. Trung đoàn 174 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ khu trung gian, phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị bạn, góp phần giữ vững trận địa, địa bàn phòng ngự.


Trong đợt tiến công thứ 3 của địch, khi các đơn vị bạn tập trung đánh quân địch lấn chiếm Cánh Đồng Chum thì Trung đoàn 174 khắc phục mọi khó khăn, kiên trì bám trụ, tổ chức hàng trăm trận đánh địch bảo vệ khu trung gian, loại khỏi vòng chiến đấu gần 600 tên địch, bắn rơi 11 máy bay, thu và phá hủy nhiều vũ khí, giữ vững địa bàn, uy hiếp Sảm Thông, Loong Chẹng, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó, tạo điều kiện cho bộ đội ta đánh thắng địch trên hướng chủ yếu. Tuy nhiên, trong suốt thời gian tranh chấp, địch đã cố gắng lấn chiếm được Hin Đăm, Thẩm Lửng, Phu Lũng Mạt.


Phát huy thắng lợi vừa giành được, cải thiện thế phòng ngự của ta ở khu trung gian, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 148) và Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 174) được lệnh tiến công Hin Đăm, Thẩm Lửng. Hai tiểu đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiêu diệt 378 tên, chiếm lại 3 vị trí và một phần của dãy Điểm cao 1800, cải thiện thổ phòng ngự ở khu vực này...1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Sư đoàn 316, Lịch sử Trung đoàn 174 Cao - Bắc - Lạng (1949 - 2019), Sđd, tr. 243).


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 kết thúc thắng lợi. Trải qua gần hơn 170 ngày đèm chiến đấu gian khổ, Trung đoàn 174 cùng các đơn vị đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 GM (21, 23, 26), 3 tiểu đoàn lính đánh thuê, đánh thiệt hại 5 GM khác (15, 22, 24, 30, 32)...2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nọi, 1987, tr. 62-63), góp phần đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch, bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho cách mạng Lào và có tác dụng phối hợp tích cực với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam nước ta cũng như trên chiến trường Campuchia. Thắng lợi của chiến dịch này cũng đã góp phần đánh bại thêm một bước học thuyết Níchxơn ở Lào, làm cho lực lượng đặc biệt Vàng Pao và quân phái hữu Lào bị tổn thất nặng.


Trung đoàn 174 đã có đóng góp quan trọng trực tiếp cùng các lực lượng tham gia làm nên thắng lợi to lớn của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng; ta giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa 3 vùng căn cứ địa cách mạng Lào và kịp thời phối hợp với các hoạt động khác trên chiến trường ba nước Đông Dương. Thắng lợi của chiến dịch đã để lại nhiều kinh nghiệm, bổ sung và góp phần làm phong phú thêm lý luận về nghệ thuật chiến dịch, đặc biệt là loại hình chiến dịch phòng ngự. Trong quá trình tham gia chiến dịch, Trung đoàn 174 đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Chiến dịch giao phó, nhanh chóng chấp hành mệnh lệnh, chuyển vào phòng ngự, chủ động xây dựng phương án tác chiến, tiến công địch; làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho bộ đội nhận thức rõ những điểm mạnh tạm thời và những điểm yếu không thể khắc phục của địch, khắc phục được những biểu hiện chủ quan, thỏa mãn, đánh giá thấp về địch (cho rằng chúng vừa bị thua đau, không còn khả năng tiến công lớn); vận dụng linh hoạt, sáng tạo cách đánh, khéo léo kết hợp giữa phòng ngự khu vực (trong đó trọng điểm là việc xây dựng các điểm tựa, cụm điểm tựa làm nòng cốt) với phản kích liên tục (vừa đánh nhỏ, vừa tập trung lực lượng đánh lớn, đánh hiệp đồng binh chủng) nhằm tiêu diệt, tiêu hao từ nhỏ đến lớn lực lượng, phương tiện chiến đấu của địch; tích cực, chủ động xây dựng hệ thống công sự, trận địa liên hoàn, vững chắc ở các khu vực phòng ngự; vừa tác chiến, vừa củng cố, bổ sung lực lượng bảo đảm chiến đấu liên tục, dài ngày, chủ động tích trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật và khai thác triệt để nguồn lực bảo đảm tại chỗ (lương thực, thực phẩm, nguồn nước, cứu chữa thương bệnh binh...).


50 năm đã trôi qua, những bài học kinh nghiệm của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng vẫn còn nguyên giá trị để cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174 hôm nay tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong quá trình huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện "mẫu mực, tiêu biểu", bồi đắp thêm truyền thống "Đoàn kết, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường, quyết chiến, quyết thắng", thiết thực góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Bảy, 2023, 08:04:49 am
TRUNG ĐOÀN 148 SƯ ĐOÀN 316 TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Thượng tá NGUYỄN TRUNG KIÊN
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 148 Sư đoàn 316 Quân khu 2


Trung đoàn 148 Sư đoàn 316 được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1945, tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, là một trong những trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội ta. Trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Trung đoàn đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, góp phần cùng quân và dân cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; có nhiều đóng góp trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Thời gian chiến đấu trên đất bạn Lào, Trung đoàn đã tham gia nhiều chiến dịch lớn, trong đó có Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 - 15.11.1972). Trong chiến dịch này, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã chiến đấu kiên cường, đũng cảm, lập nhiều chiến công xuất sắc, cùng các lực lượng trên mặt trận đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, tạo thế liên hoàn giữa các vùng căn cứ địa của Lào, góp phần phối hợp hiệu quả với các chiến trường Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam.


Sau khi chiến dịch mùa khô 1971 - 1972 kết thúc, địch ra sức nông lấn, giải tỏa để cải thiện hình thái bị uy hiếp ở Loong Chẹng đẩy lực lượng ta ra xa. Âm mưu của địch là tập trung lực lượng đánh chiếm Cánh Đồng Chum trong mùa mưa năm 1972 để tạo ra thế mạnh trên bàn đàm phán. Trước tình hình trên, Quân ủy Trung ương ta và bạn quyết tâm tổ chức chiến dịch phòng ngự mùa mưa năm 1972 ở Cánh Đồng Chum. Trung đoàn 148 được phân công là lực lượng cơ động của chiến dịch.


Sau những trận đánh cuối cùng trong chiến dịch mùa khô Trung đoàn 148 được lệnh rút từ Phu Mộc về Cánh Đồng Chum. Tiểu đoàn 4 rút ra trước để tổ chức phòng ngự tại Phu Hua Sang. Lực lượng còn lại của Trung đoàn tới ngày 12 tháng 5 mới hành quân về tập kết ở Bản Bua, Noọng Tớ, tổ chức chốt giữ Phu Keng Luông. Trong lúc Trung đoàn cùng các lực lượng thuộc Sư đoàn 316 tích cực củng cố công sự, trận địa, điều chỉnh tổ chức lực lượng theo quyết định của Bộ Tư lệnh Mặt trận 31 và làm mọi công tác chuẩn bị để bước vào giai đoạn chiến đấu mới thì địch mở cuộc tiến công nhằm chiếm lại các địa bàn đã mất. Ý đồ của địch là tranh thủ nống lấn, giải tỏa sự uy hiếp của ta vào Loong Chẹng, đồng thời thăm dò tiến tới tiến công ra khu vực trung gian, làm bàn đạp chuẩn bị cho cuộc tiến công lớn vào Cánh Đồng Chum.


Trước diễn biến nhanh chóng của tình hình trên chiến trường Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương kiên quyết ngăn chặn quân địch, giữ bằng được khu vực trung gian. Theo đó, Trung đoàn 148 được lệnh tập trung củng cố, huấn luyện làm lực lượng cơ động của chiến dịch.


Ngày 21 tháng 5 năm 1972, địch dùng không quân đánh phá dữ dội vào các điểm trọng yếu ở khu trung gian và trên các trục đường đi vào Cánh Đồng Chum. Kết thúc giai đoạn hỏa lực chuẩn bị, địch tổ chức hai cánh quân chính thức mở cuộc tiến công vào khu trung gian. Cánh thứ nhất, đánh vào các điểm cao 1800, 1978 cùng các cử điểm Hin Đăm, Thẩm Lửng; cánh quân thứ hai, tiến công vào Tôm Tiêng, tạo bàn đạp đánh vào Điểm cao 1863. Ngoài ra. địch còn sử đụng một tiểu đoàn quân Thái Lan hình thành 2 mũi đánh vào sườn phía Nam Phu Phaxay và Điểm cao 2063.


Để đối phó với cuộc tiến công quy mô lớn của địch, theo quyết định của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 được tăng cường cho Trung đoàn 174 tổ chức phản kích. Chấp hành mệnh lệnh của trên, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 6 khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị, nhanh chóng cơ động vào khu trung gian. Ngày 28 tháng 5 năm 1972, Tiểu đoàn vào vị trí chiến đấu và liên tiếp đánh một số trận nhỏ ở khu vực Phu Phaxay để tạo thế. Đến ngày 6 tháng 6, Tiểu đoàn cùng Trung đoàn 174 tiến hành một số trận phản kích đánh vào đội hình tiến công của địch, ngăn chặn và tiêu diệt một bộ phận GM 30, đánh tan hai tiểu đoàn địch, loại khỏi vòng chiến đấu 200 tên, đẩy lùi toàn bộ quân địch trên hướng Đông Nam1 (Quân khu 2, Lịch sử Trung đoàn 148 (1945 - 2015), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 132).


Theo kế hoạch, ngày 26 tháng 6, Tiểu đoàn 6 chuyển sang hướng Tây Nam cùng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 174 tiếp tục tổ chức phản kích. Sau 7 ngày làm công tác chuẩn bị, hai đơn vị đã nổ súng tiến công địch ờ Hin Đăm, Thẩm Lửng. Trận chiến đấu diễn ra ác liệt. Do điều kiện trời tối và mây mù dày đặc nên hiệu quả sử dụng hỏa lực của ta bị hạn chế. Bộ đội tổ chức xung phong hai lần nhưng địch dựa vào vách đá, công sự đã đẩy lùi lực lượng tiến công của ta. Bởi vậy, chỉ huy Trung đoàn 174 lệnh Tiểu đoàn 6 cho bộ đội lùi ra củng cố, tổ chức phản kích vào thời điểm khác. Tuy nhiên, với ý chí quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao, phát huy truyền thống đơn vị, chỉ huy Tiểu đoàn 6 đề nghị được tiếp tục chiến đấu và hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi được chấp thuận, Tiểu đoàn trưởng Đào Trọng Lịch tranh thủ hội ý chỉ huy và hình thành một phương án chiến đấu mới: Tạm thời cho bộ đội bí mật rút ra một cự ly nhất định, tiếp tục bám địch; điều hỏa lực lên vị trí có tầm bắn hiệu quả nhất, chờ trời sáng mở đợt tiến công tiếp theo.


Thực hiện phương án tác chiến đó, địch bị bất ngờ, do lầm tưởng cuộc tiến công của ta đã chấm dứt, lực lượng của ta đã rút khỏi vị trí tiến công. Lúc này, tại các vị trí bám địch, các chiến sĩ xung kích đang tích cực làm công tác chuẩn bị, tổ chức lại lực lượng, bí mật vận chuyển vũ khí lên trận địa mới. Để động viên tinh thần chiến đấu cho đơn vị, Chính trị viên Trịnh Ngọc Nhu và Chính trị viên phó Phạm Ngọc Phán cũng tích cực bám sát các hướng mũi, nắm bắt tình hình tư tưởng kịp thời động viên bộ đội khắc phục khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.


Bằng tinh thần kiên quyết và quả cảm, sau hơn một giờ chuẩn bị, Tiểu đoàn trưởng hạ lệnh nổ súng đánh địch. Tiếng nổ của các loại hỏa lực tại các vị trí bất ngờ vang lên làm rung chuyển trận địa. Tiêp theo, các hướng mũi đồng loạt xung phong diệt địch. Sau hơn 30 phút chiến đấu, Tiểu đoàn 6 đã hoàn toàn làm chủ khu vực theo nhiệm vụ được giao, tiêu diệt được 10 vị trí chốt giữ của địch. Ngày hôm sau, ta khôi phục lại Hin Đăm, Thẩm Lửng và tiếp tục tiến công địch ở mỏm Tây Nam, Điểm cao 1800, đẩy địch lùi khỏi mỏm 2, cải thiện thế phòng ngự của ta ở khu vực này.


Kết quả, sau 82 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, gian khổ, Tiểu đoàn 6 đã cùng Trung đoàn 174 đánh 140 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 332 tên địch, thu và phá hủy 131 súng các loại, bắn rơi 5 máy bay, cơ bản bẻ gãy cuộc tiến công của địch vào khu trung gian, từng bước khôi phục lại những điểm trọng yếu bị địch chiếm, giữ vững khu trung gian1 (Quân khu 2, Lịch sử Trung đoàn 148 (1945 - 2015), Sđd, tr. 134).


Sau khi đánh bại cuộc tiến công của địch, các đơn vị tổ chức bổ sung quân số, tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu. Trung đoàn 148 tiến hành đợt huấn luyện bổ sung và diễn tập thực binh theo phương án tác chiến phòng ngự, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công mới của địch.


Về phía địch, sau hơn hai tháng tiến công vào khu trung gian không mang lại kết quả, chúng cay cú tập trung lực lượng mạnh với 40 tiểu đoàn, tổ chức cuộc tiến công lớn vào Cánh Đồng Chum. Địch tổ chức tiến công trên 3 hướng, lấy hướng Tây làm hướng chủ yếu, hướng Nam và hướng Bắc là hướng phối hợp. Dự kiến được cuộc hành quân lần này của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dung Trung đoàn 148 (thiếu Tiểu đoàn 5), 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 866, 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 335 cùng xe tăng kiên quyết bẻ gãy cánh quân trên hướng chủ yếu của địch. Sau 2 đợt phản kích ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 400 tên địch, bắn rơi 3 máy bay, đẩy lùi cánh quân của địch trên hướng chủ yếu. Ở các hướng khác, lực lượng ta và bạn tích cực ngăn chặn, phản kích, buộc địch phải co cụm, cuối cùng tháo chạy.


Thất bại sau 2 cuộc tiến công lớn, hy vọng đánh chiếm Cánh Đồng Chum của địch đã bị lung lay, nhưng trước sự thúc ép về tình hình chính trị, đế quốc Mỹ và tay sai tập trung mọi cố gắng, dốc toàn lực mở cuộc tiến công cuối cùng với mục tiêu hạn chế: Đánh chiếm một phần phía Nam Cánh Đồng Chum. Lực lượng sử dụng lên đến 60 tiểu đoàn quân ngụy Lào và lính đánh thuê Thái Lan, ở hướng chủ yếu phía Nam có trên 20 tiểu đoàn.


Dựa vào bàn đạp chiếm được trong đợt tiến công trước, ngày 5 tháng 10, địch bắt đầu mở cuộc tiến công mới. Đã có dự báo, ta quyết định sử dụng một lực lượng thích hợp tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, ngăn chặn, tạo điều kiện mở trận phản đột kích đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công của địch.


Thực hiện ý định chiến đấu của trên, Trung đoàn 148 điều Tiểu đoàn 5 phối hợp với các đơn vị bạn làm nhiệm vụ đánh lẻ, ngăn chặn địch và tạo thế, còn toàn bộ Trung đoàn cùng với Trung đoàn 335 nhanh chóng tập kết ở hai cánh Đông và Tây thuộc khu vực cánh đồng Căng Xẻng, chuẩn bị mở trận phản đột kích.


Ngày 12 tháng 10 năm 1972, trận đánh bắt đầu. Trung đoàn 148 được lệnh xuất kích đánh địch ở Bản Bua, các điểm cao 1236, 1172 và tiến công tiêu diệt Sở Chỉ huy GM 23 ở Phu Huột, sau đó một bộ phận thọc xuống Bản Phồn, chặn địch co cụm ở Nậm Cọ, Khang Kho, Keo Khoang, Điểm cao 1243. Ngày 13 tháng 10, các lực lượng của ta tổ chức tiến công. Song, do phối hợp, hiệp đồng chiến đấu không tốt, quân ta bị thương vong. Địch tăng cường không quân mở một đợt tiến công mới. Từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 10, chúng lại từng bước lấn chiếm các điểm cao 1172, 1236, 1239, 1228, 1214, Xiêng Nưa, Bản Xưa và dự định chiếm Phu Seo, Phu Tâng...


Trước tình hình trên, Bộ Tư lệnh Chiến dịch hạ quyết tâm khẩn trương tập trung, triển khai đánh trận then chốt quyết định vào cụm quân địch từ Nam Bản Quay đến Bắc Khang Kho. Trung đoàn 148 được giao nhiệm vụ tiến công trên hướng chủ yếu, đánh một trận quyết định, bẻ gãy cuộc tiến công mới của địch.


Trong đợt tiến công này, Tiểu đoàn 6 được giao nhiệm vụ đánh trận then chốt vào Điểm cao 1236, sau đó cùng các đơn vị trong Trung đoàn 148 phát triển đánh địch ở Điểm cao 1172, Bản Xưa, Na Van, cắt đường chạy của địch về Phu Huột. Một khó khăn lớn đối với Tiểu đoàn 6 lúc này là đơn vị làm nhiệm vụ phân tán, địch vừa ra, ta chưa được chuẩn bị. Để bảo đảm kịp thời gian nổ súng, cán bộ chỉ huy Trung đoàn đã huy động lực lượng toàn cơ quan làm công tác vận chuyển đạn, gạo cho trận đánh.


Tiểu đoàn 6 nhanh chóng tập trung về khu vực Phu Seo, tổ chức cho đơn vị luồn lách, bỏ qua các vị trí phía ngoài của địch, tiến vào tiếp cận Điểm cao 1236. Đồng chí Trương Danh Diệu (Trung đoàn phó) được cử đi cùng trực tiếp chỉ đạo trận đánh. Sau một đêm hành quân căng thẳng, Tiểu đoàn 6 vào tới vị trí chiến đấu lúc 3 giờ 40 phút ngày 26 tháng 10, đúng lúc Bộ Tư lệnh Chiến dịch ra lệnh nổ súng. Không kịp đào công sự, các chiến sĩ cối, ĐKZ, 12,7mm giá súng trên mặt đất bắn dồn dập vào Điểm cao 1236. Các cụm pháo binh chiến dịch bố trí trên các hướng kịp thời nã đạn vào các mục tiêu để chi viện cho bộ binh chiến đấu.


Lợi dụng lúc pháo bắn, các chiến sĩ lao lên áp sát mục tiêu. Khi pháo ngừng bắn, bộ đội ta nhanh chóng xung phong vào chiến hào, dũng cảm diệt địch. Trung đội phó Lê Văn Biên thuộc Đại đội 9 dẫn một bộ phận đánh thẳng vào mỏm 1. Sau 5 phút ta làm chủ vị trí, diệt 5 tên địch. Chiến sĩ Lò Văn Sinh, dân tộc Thái, mới lần đầu ra trận cũng xông xáo, diệt 5 tên, bắt giữ 1 tên. Chiến sĩ Nguyễn Văn Chiến mặc dù sức khôe chưa được tốt do mới ra viện cũng lập công xuất sắc, diệt 7 tên địch. Chỉ sau 10 phút chiến đấu, ta đã hoàn toàn làm chủ trận địa, toàn đơn vị triển khai truy kích địch rút chạy. Đội hình địch rút chạy lọt vào vị trí đón lõng của Đại đội 10, Đại đội 11, liên tiếp bị tiêu diệt, cả toán 35 tên bị diệt gọn. Tiểu đội trưởng Quang thuộc Đại đội 11 dẫn Tiểu đội xuất kích, khi súng hết đạn, Quang dùng ngay súng vừa thu được của địch, diệt 7 tên. Tất cả các bộ phận thông tin, trinh sát, quân y, anh nuôi đều tham gia đánh địch1 (Quân khu 2, Lịch sử Trung đoàn 148 (1945 - 2015), Sđd, tr. 137-138).


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Bảy, 2023, 08:06:07 am
Phối hợp chiến đấu với bộ binh, các bộ phận phòng không, thông tin, trinh sát, quân y, anh nuôi đều tham gia đánh địch. Đại đội 21 chốt giữ trên Điểm cao 1236 đã diệt gọn một chiếc máy bay T-28 từ hướng Loong Chẹng tới cứu nguy cho quân địch tháo chạy. Lực lượng còn lại được lệnh phát huy hỏa lực phòng không, kiên quyết đánh địch trên mặt đất, truy kích tàn quân địch. Các chiến sĩ của ta đã mưu trí, dũng cảm xung kích tiêu diệt địch. Lợi dụng địa hình, đặt súng trên các mô đất cao, ghìm nòng băn vào đội hình địch, diệt tại chỗ hàng chục tên địch. Mặc dù máy bay địch thi nhau quần đảo, trút bom và bắn rốc két vào trận địa, các chiến sĩ Đại đội 21 vẫn kiên cường truy kích địch. Trưởc sức tiến công như vũ bão của quân ta, đội hình địch bị rối loạn. Chúng cho máy bay tăng cường bắn phá, ngăn chặn, bảo vệ đồng bọn rút chạy. Bất chấp bom đạn, các chiến sĩ Tiểu đoàn 6 tích cực truy kích, tiêu diệt thêm hàng chục tên nữa.


Kết quả trong trận chiến đấu này, Trung đoàn 148 tiêu diệt hơn 300 tên, bắn rơi 2 máy bay, góp phần cùng các đơn vị bạn loại khỏi vòng chiến đấu 1.240 tên, thu 1.500 súng các loại, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công đánh chiếm Cánh Đồng Chum của địch1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Lịch sử Sư đoàn 316 (1951 - 2021), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2021, tr. 235). Nhận được tin thắng trận, Bộ Chỉ huy tối cao Quân Giải phóng nhân dân Lào gửi điện khen ngợi cán bộ, các đơn vị tham gia trận đánh đã nêu cao truyền thống anh hùng, giành thắng lợi to lớn, bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược quan trọng này.


Sau khi cánh quân chủ yếu bị bẻ gãy, địch co cụm lại phía Nam Cánh Đồng Chum chờ thời cơ. Kiên quyết bồi thêm cho địch một đòn nữa, Bộ Tư lệnh Chiến dịch lệnh cho Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 148, Trung đoàn 335, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 88, 2 đại đội đặc công, 1 đại đội xe tăng thực hành bao vây tiến công quân địch co cụm. Lực lượng còn lại của Trung đoàn 148 về đứng chân ở Phu Keng Luông, Xiêng Nưa làm lực lượng dự bị.


Đêm mùng 2 tháng 11, các đơn vị triển khai chiếm lĩnh trận địa tiến công. 3 giờ sáng ngày 3 tháng 11, Tiểu đoàn 5 tiến đánh Điêm cao 1513, sau đó phát triển tiêu diệt sở chỉ huy tiểu đoàn quân Thái Lan (BC612) ở Nam Nậm Cọ. Cuộc chiến đấu diễn ra tới 7 giờ sáng, nhưng vẫn chưa kết thúc. Địch ngoan cố dựa vào công sự, chiến hào chống trả quyết liệt.


Trong lúc trận đánh đang ở thế giằng co, quyết liệt, ta thu được tin từ bộ phận kỹ thuật quân địch, chúng yêu cầu máy bay ném bom vào vị trí của Tiểu đoàn 5. Mặc dù có nguy cơ chịu thương vong, tổn thất, nhưng sau khi hội ý cùng chỉ huy Tiểu đoàn 5, đồng chí Đào Trọng Lịch, Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn, trực tiếp chỉ huy trận đánh, báo cáo Bộ Tư lệnh Chiến dịch xin ở lại giữ vững trận địa, vì nếu đi chuyển thì sự chỉ huy sẽ bị gián đoạn và trận đánh sẽ gặp nhiều khó khăn. Được cấp trên chấp nhận và sau 1 giờ chiến đấu kiên cường, ta đã chiếm được Điểm cao 1513, sở chỉ huy tiểu đoàn quân Thái Lan (BC612) bị tiêu diệt.


Ngày 14 tháng 11, ta tiếp tục đánh địch co cụm. Tiểu đoàn 5 bao vây đón lõng ở Nam Khang Kho, đánh vào bọn địch rút chạy. Đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, ta khôi phục lại toàn bộ khu vực này và kết thúc trận đánh ở Đông Nam Cánh Đồng Chum. Để phát triển những thắng lợi đã giành được, cải thiện thế phòng ngự ở khu trung gian, tạo điều kiện chuyển vào hoạt động mùa khô thuận lợi hơn, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương tiếp tục tiến công. Ngày 5 tháng 12, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 tiến công cứ điểm Hin Đăm, diệt sở chỉ huy của Tiểu đoàn quân Thái Lan (BC609) và tiến công Phu Lũng Mạt, sau đó chuyển sang truy kích địch rút chạy. Ngày 8 tháng 12, trận đánh kết thúc, Tiểu đoàn 6 cùng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 174 loại khỏi vòng chiến đấu 378 tên, chiếm lại Hin Đăm, Thẩm Lửng, Phu Lũng Mạt và một phần dãy Điểm cao 1800, cải thiện thế phòng ngự ở khu vực trung gian.


Như vậy, qua hơn 5 tháng chiến đấu liên tục, Trung đoàn 148 cùng các đơn vị bạn đã lập công xuất sắc, góp phần vào thắng lợi to lớn của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn có tính chất chiến lược của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch trong đó có 179 tên bị bắt giữ; đánh 244 trận lớn nhỏ, trong đó có có 1 trận quy mô tương đương sư đoàn, 9 trận quy mô trung đoàn và trung đoàn tăng cường; đánh thiệt hại nặng 3 binh đoàn cơ động (21,23,26), 3 tiểu đoàn quân Thái Lan (618,619, 609); đánh thiệt hại 5 binh đoàn cơ động khác (15, 22, 24, 30, 32); đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân tiến công quy mô lớn của địch, giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum1 (Viện Khoa học Quân sự - Khoa Nghệ thuật Quân sự, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum mùa mưa năm 1972, 1977, tr. 87). Thắng lợi này góp phần đánh bại một bước học thuyết Níchxơn ở Lào, làm cho "lực lượng đặc biệt" Vàng Pao tổn thất nặng, khiến cho quân đánh thuê Thái Lan không còn thực hiện được chức năng làm chỗ dựa chủ yếu cho quân ngụy Lào.
   Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một trong những chiến dịch lớn, tiêu biểu Trung đoàn 148 tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong chiến dịch này, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả, phát huy truyền thống, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, chiến đấu kiên cường, dũng cảm, có những đóng góp xứng đáng, lập nhiều chiến công xuất sắc. Đây là dấu mốc quan trọng trong chặng đường lịch sử hơn 76 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Trung đoàn. Quá trình Trung đoàn tham gia tác chiến phòng ngự cho thấy, để phòng ngự thắng lợi cần xây dựng tinh thần và ý chí quyết tâm chiến đấu cho bộ đội; phân tích, đánh giá, dự báo chính xác về địch, từ đó xây dựng quyết tâm và phương án, cách đánh phù hợp; đồng thời, làm tốt công tác chuẩn bị chiến đấu, chủ động xây dựng công sự, trận địa, bảo đảm quan sát và đánh địch từ xa. Bên cạnh đó, cán bộ, chỉ huy đơn vị cần làm tốt công tác động viên tư lường bộ đội, kiên quyết chiến đấu không rời trận địa. Đây là những bài học quý để cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn tiếp tục phát huy, vận dụng có hiệu quả trong huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, cùng lực lượng vũ trang Quân khu 2 bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược Tây Bắc của Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống đơn vị vinh dự 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Bảy, 2023, 08:07:37 am
TRUNG ĐOÀN 866 TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Trung tá NGUYỄN NGỌC SINH
Chính ủy Trung đoàn 866 Sư đoàn 31 Quân đoàn 3


Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 - 15.11.1972), Trung đoàn 866 (nay thuộc Sư đoàn 31, Quân đoàn 3) là đơn vị chủ lực quân tình nguyện, cùng các lực lượng tham gia chiến dịch, tạo nên chiến thắng vang dội trên đất nước bạn. Đó cũng là mốc son lịch sử đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Trung đoàn 866.


Đầu năm 1965, trước yêu cầu cấp thiết của cuộc kháng chiến của bạn, Đoàn 866 Quân tình nguyện được thành lập ở tỉnh Xiêng Khoảng đề tăng cường khả năng, thống nhất chỉ huy và kịp thời tổ chức đánh bại các cuộc hành binh lấn chiếm của địch vào vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1966. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, ngày 26 tháng 8 năm 1966, Đoàn 866 chuyển thành Trung đoàn 866, do Quân khu Tây Bắc chỉ đạo và quan hệ về mặt tác chiến với Đoàn 5 chuyên gia.


Ra đời đáp ứng yêu cầu khách quan, cấp thiết của cuộc chiến đấu bảo vệ địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ cuối năm 1966 đến đầu năm 1972, Trang đoàn 866 cùng các đơn vị quân tình nguyện và lực lượng vũ trang cách mạng Lào tham gia nhiều đợt hoạt động, chiến dịch lớn trên địa bàn chiến lược này. Tiêu biểu là Chiến dịch Toàn Thắng1 (Còn gọi là Chiến dịch 139 hay Chiến dịch phản công giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng) từ ngày 25 tháng 10 năm 1969 đến ngày 25 tháng 4 năm 1970, cùng với các đơn vị quân tình nguyện phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Lào khôi phục vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng bị lực lượng đặc biệt Vàng Pao và quân đội Thái Lan (được không quân Mỹ chi viện) lấn chiếm trong cuộc hành quân Cù Kiệt.


Tiếp đó, Trung đoàn 866 đã tham gia Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi (18.12.1971 - 6.4.1972), cùng với các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam, phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Lào đánh quân đội phái hữu Lào và quân đội Thái Lan tại khu vực Cánh Đồng Chum - Loong Chẹng (thuộc tỉnh Xiêng Khoảng) tiêu diệt sinh lực, phá âm mưu lấn chiếm của địch, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng.


Thực hiện quyết tâm chiến lược của hai Trung ương Đảng hai nước Việt Nam và Lào, đầu tháng 4 năm 1972, Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định phối hợp với bạn tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Chiến dịch này nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan trong mùa mưa năm 1972, phá vỡ quy luật mùa khô ta chiếm đóng mùa mưa khi ta rút thì địch chiếm lại, tồn tại trên địa bàn chiến lược này, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho Chiến dịch Trị - Thiên và Chiến dịch Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.


Trong chiến dịch này, Trung đoàn 866 được tăng cường 1 đại đội pháo xe kéo (2 pháo 122mm, 2 pháo 85mm), 1 đại đội xe tăng thiết giáp (2 xe T-34, 2 xe K-63) đảm nhiệm phòng ngự khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum và khu vực Noọng Pẹt. Trung đoàn tổ chức và phân chia nhiệm vụ cho các đơn vị như sau: Tiểu đoàn 924 cử 1 đại đội chốt giữ Phu Tâng, 1 đại đội chốt giữ Phu Tôn, 1 đại đội thiếu làm nhiệm vụ cơ động; Tiểu đoàn 6 cử 1 đại đội chốt giữ Phu Seo, 1 đại đội chốt giữ Phu Hủa Sang, 1 đại đội cơ động; Tiểu đoàn 7 cử 1 đại đội chốt giữ Phu Keng, 1 đại đội chốt và hoạt động ở Phu Thông - Bản Khổng, 1 trung đội cơ động; Tiểu đoàn đoàn 5 cử 1 đại đội chốt giữ Phu Học, 2 đại đội cơ động. Tiểu đoàn 8 là lực lượng cơ động chung của Trung đoàn, tập kết ờ Đông Nam Phu Hè. Đại đội 24 chốt giữ Phu Khê. Lực lượng pháo binh, xe tăng chiến dịch tăng cường do Trung đoàn bố trí ở Bản Quay (Tây Bắc Phu Tâng). Ngoài ra, Trung đoàn còn tổ chức 1 đại đội cối 120mm (2 khẩu), các chốt và cụm chốt đều được tăng cường từ 2 đến 4 khẩu cối (82 hoặc 106,7mm), từ 3 đến 5 khẩu ĐKZ (57 hoặc 75mm), từ 2 đến 6 súng máy cao xạ hoặc đại liên. Sở Chỉ huy của Trung đoàn ở Điểm cao 1505.


Tham gia Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, Trung đoàn 866 có những thuận lợi cơ bản. Đó là, Trung đoàn được sự quan tâm lãnh đạo của chỉ huy cấp trên, được tăng cường hoả lực, phòng ngự trong đội hình chung của chiến dịch, có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn và lực lượng vũ trang địa phương tạo nên sức mạnh tổng hợp cao. Bên cạnh thuận lợi, đơn vị cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như: Nhiệm vụ mới rất nặng nề, trình độ lãnh đạo chỉ huy của cán bộ các cấp, trình độ tác chiến của các phân đội còn có những hạn chế, địa bàn đảm nhiệm rộng, thời gian triển khai khẩn trương, khối lượng công việc lớn. Dù vậy, quán triệt sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ, nắm chắc tình hình mọi mặt, Đảng ủy và Ban Chỉ huy Trung đoàn đã kịp thời lãnh đạo chỉ huy đơn vị chuẩn bị tốt mọi mặt đảm bảo bước vào chiến dịch với quyết tâm và khí thế cao nhất giành chiến thắng. Từ tháng 4, tranh thủ thời gian khi các đơn vị bạn chặn đánh địch ở khu trung gian, Trung đoàn 866 khẩn trương xây dựng hệ thống công sự trận địa chốt. Được sự giúp đỡ trực tiếp của kỹ sư công trình thuộc Trường Đại học Kỹ thuật quân sự, Tiểu đoàn 5 đã hoàn thành hệ thống công sự xuyên núi Phu Học. Tiếp đó, các đường hầm xuyên núi khác được xây dựng ở Phu Keng (2 cửa), Phu Tâng (3 cửa), Phu Hủa Sang (hầm chữ U)1 (Tính đến đầu tháng 8, Trung đoàn 866 đã làm được 658m đường hầm xuyên núi)... Cùng với việc tập trung xây dựng công sự trận địa chốt liên hoàn, vững chắc, đơn vị đã tích cực chủ động chuẩn bị hệ thống đường cơ động cho bộ binh, xe tăng trong mùa mưa, một chiếc cầu bằng dây cáp được bắc qua suối Nậm Khô.


Bên cạnh đó, dù phải triển khai nhiều công việc với khối lượng lớn và khẩn trương, nhưng Trung đoàn 866 vẫn dành thời gian tổ chức huấn luyện chiến đấu bổ sung cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị. Cán bộ từ cấp tiểu đội đến trung đoàn được huấn luyện, bồi dưỡng về chiến thuật chiến đấu phòng ngự, kỹ thuật chiến đấu giữ chốt. Trong những ngày khẩn trương chuẩn bị chiến đấu, những tin chiến thắng to lớn ở hai miền Nam, Bắc được truyền đến bộ đội trên các chốt càng làm cho khí thế thi đua thêm sôi động. Tiểu đoàn 924 có 100% quân số xung phong lên đường làm nhiệm vụ chiến đấu; Tiểu đoàn 7 thi công đường hầm vất vả, nặng nhọc nhưng bộ đội vẫn sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao. Tiểu đoàn 5 vừa xây dựng công sự, thường xuyên bám địch và phối hợp với lực lượng của Sư đoàn 316 tiến công Buôm Loọng 2 lần, có dẫu thương vong nhưng cán bộ, chiến sĩ đơn vị vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, luôn lạc quan yêu đời và nêu cao quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.


Bước vào chiến dịch, trong thế trận phòng ngự chuẩn bị sẵn, Trung đoàn 866 kiên cường đánh chặn những đợt tiến công dữ dội của địch ngay từ những ngày đầu ở khu trung gian. Thực hiện khẩu hiệu: "Còn người, còn chốt", "Một người, một tổ cũng tiến công", cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã tiêu diệt một bộ phận GM 22 ở Tây Nam Bản Khổng, giữ vững đồi Năm Mỏm, diệt nhiều địch ở Phu Thông, bẻ gãy cảnh quân đổ bộ của GM 21, GM 26 ở Bắc Phu Keng. Có nhiều trận đánh hiệu suất chiến đấu cao trong đợt chiến đấu này. Được chiến công đợt 2 chiến dịch cổ vũ, từ ngày 11 đến ngày 30 tháng 9, Trung đoàn 866 sử dụng Tiểu đoàn 8 đánh chiếm Điểm cao 1244 và Bản Thang góp phần cùng Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 148 ) và Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 335) đẩy lui cánh quân GM 21, GM 30 của địch tiến công trên hướng tiến công chủ yếu phía Tây. Liên tiếp bị thất bại, đầu tháng 10 năm 1972, địch tập trung các GM: 15, 23, 26, 30, 32, 31 (dự bị ), 2 tiểu đoàn bộ binh Thái Lan có pháo binh, không quân chi viện mạnh tiếp tục tiến công các vị trí của ta. Ý định của chúng là đánh chiếm Căng Xẻng làm bàn đạp để tiến công Phu Tâng, Phu Tôn, Phu Seo, cô lập Phu Hủa Sang tiến tới làm chủ các mục tiêu trên. Tuy nhiên, ngay từ ngày đầu, chúng đã bị ta chặn đánh từng bước, Trung đoàn 866 phối hợp chặt chẽ với các trung đoàn 335, 148, 88 và đặc công tiêu hao nhiều sinh lực, vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch. Cuối tháng 10, địch phải co lại bám giữ khu vực Cha Ho, Bản Phồn, Điểm cao 1388, Bản Xưa, Na Van và khu vực phía Nam nhằm giữ bàn đạp, chờ thời cơ tiếp tục tiến công. Trước tình hình thuận lợi, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định sử dụng Trung đoàn 335, Trung đoàn 148, Tiểu đoàn 924 và đại đội xe tăng (5 chiếc)... bất ngờ phản kích đột kích ở cánh đồng Căng Xẻng vào ngày 26 tháng 10. Trong trận đánh này, Tiểu đoàn 924 (Trung đoàn 866) cùng đại đội xe tăng từ Phu Tâng dũng mãnh tiến công đánh chiếm các điểm cao 1239, 1228 rồi thọc sâu xuống phía Nam phá vỡ đội hình địch, dồn chúng vào khu quyết chiến. Trận phản đột kích thắng lợi giòn giã, ta loại khỏi vòng chiến đấu 1.240 tên địch, thu 1.500 súng các loại, giáng đòn quyết định vào âm mưu lấn chiếm Cánh Đồng Chum của địch vào mùa mưa năm 1972. Phát huy thắng lợi, tháng 11 và nửa đầu tháng 12 năm 1972, ta tiếp tục đánh địch co cụm và quét sạch chúng ra khỏi khu vực bàn đạp phía Nam Cánh Đồng Chum.


Ngày 15 tháng 11, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng kết thúc thắng lợi. Sau 179 ngày đêm chiến đấu anh dũng, liên quân Việt Nam - Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên dịch, đánh thiệt hại nặng 3 GM, đánh thiệt hại 5 GM khác, thu và phá 859 súng các loại, bắn rơi và bắn cháy 40 máy bay1 (Xem thêm: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 62-63), giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum. Góp phần xứng đáng vào chiến công to lớn này, Trung đoàn 866 đã đánh 77 trận với nhiều hình thức, quy mô khác nhau, loại khỏi vòng chiến đấu 861 tên địch (bắt 64 tên, cỏ 1 tên phó chỉ huy binh đoàn cơ động và 3 tên tiểu đoàn trưởng, một số tên chỉ huy đại đội), thu 100 súng các loại (có 12 khẩu súng cối, 11 khẩu súng ĐKZ, 2 khẩu đại liên, 4 khẩu M79), nhiều máy thông tin; phá huỷ 4 súng cối, 2 khẩu ĐKZ 57mm, 3 khẩu đại liên và nhiều đạn dược, quân dụng, về hoạt động của Trung đoàn 866 trong Chiến dịch này, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đánh giá: Trung đoàn 866 phòng thủ địa bàn rộng, trọng yếu, xác định được quyết tâm, chấp hành mệnh lệnh nghiêm, tích cực chủ động hiệp đồng với đơn vị bạn, kiên cường giữ vững khu vực phòng thủ, chủ động phản kích đánh bại các đợt tiến công của địch. Trung đoàn hoàn thành nhiệm vụ trên giao, là đơn vị bước đầu được thử thách, có triển vọng tác chiến phòng giữ Cánh Đồng Chum.


Với thắng lợi của chiến dịch, địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum được giữ vững; thế trận liên hoàn giữa các vùng căn cứ địa của cách mạng Lào được bảo đảm; sườn phía phải của hướng tiến công chiến lược Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được bảo vệ. Trung đoàn 866 đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào với cách đánh sáng tạo, hiệu quả; góp phần đúc kết kinh nghiệm, làm phong phú lý luận về nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Chặng đường lịch sử của Trung đoàn 866 là chặng đường chiến đấu và xây dựng của một trung đoàn bộ binh chủ lực gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc, đồng thời gắn liền với sự nghiệp đoàn kết liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung vì hòa bình, độc lập, tự do và tình hữu nghị giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được sự giúp đỡ, cưu mang, đùm bọc hết lòng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương nơi đóng quân và làm nhiệm vụ; sự giúp đỡ của quân, dân nước bạn, Trung đoàn 866 đã trưởng thành, vững mạnh, lập nên những kỳ tích trong chiến đấu và trong xây dựng. Trung đoàn vinh dự được Đảng, Nhà nước 2 lần tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1978 và 1979), được nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng Huân chương Ítxala hạng Nhất, được Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Ăngco hạng Nhất - Huân chương cao quý nhất của nước bạn.


50 năm đã trôi qua, những chiến công oanh liệt của Trung đoàn 866 đã đi vào lịch sử. Tự hào về truyền thống vẻ vang "Trung thành, tận tuỵ, tự lực, tự cường, đoàn kết, khiêm tốn, mưu trí, dũng cảm" và kế thừa những kinh nghiệm vô cùng phong phú mà các thế hệ cha anh để lại, thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 866 hôm nay đang vững bước tiến lên trên con đường xây dựng đơn vị cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân viết tiếp những trang sử mới.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 21 Tháng Tám, 2023, 08:11:54 am
VAI TRÒ LỰC LƯỢNG CƠ ĐỘNG CỦA TRUNG ĐOÀN 335 TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG

Trung tá NGHIÊM QUỐC HÙNG
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 335 Sư đoàn 324 Quân khu 4


Ngày 22 tháng 4 năm 1965, Bộ Quốc phòng ra quyết định rút gọn Lữ đoàn 335 để thành lập Trung đoàn Bộ binh 335. Trải qua 57 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Trung đoàn 335 - "Đoàn Thảo Nguyên" luôn kế thừa truyền thống vẻ vang của các đơn vị tiền thân (Sư đoàn 335, Lữ đoàn 335) hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước hai lần tuyên dương danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân". Trong quá trình ấy, Trung đoàn tham gia nhiều chiến dịch, trong đó, nổi bật là vai trò làm lực lượng cơ động trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 - 15.11.1972), với những trận đánh then chốt chiến dịch đạt hiệu suất cao. Đây là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên trên chiến trường nước bạn của liên quân Việt Nam - Lào, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, bảo vệ vùng mới giải phóng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào, đồng thời tạo thế phối hợp với cuộc tiến công chiến lược của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam Việt Nam.


Ngay sau thất bại trong mùa khô 1971 - 1972, địch tăng cường lực lượng chuẩn bị thực hiện cuộc tiến công, hòng tái chiếm khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong mùa mưa 1972. Đến ngày 20 tháng 5 năm 1972, địch đã tập trung ở Quân khu 2 tới 76 tiểu đoàn bộ binh (trong đó có 18 tiểu đoàn quân Thái Lan), 3 tiểu đoàn pháo binh, nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, được không quân Mỹ chi viện, hình thành 4 khu vực xung quanh Cánh Đồng Chum là: Sảm Thông - Loong Chẹng, Buôm Loọng, Tôm Tiêng - Pha Đông và Sa La Phu Khun.


Về phía ta, nhờ theo dõi sát diễn biến tình hình, dự đoán chính xác âm mưu, thủ đoạn của địch nên đã sớm chủ động trao đổi, bàn bạc với phía bạn Lào và hai bên đã thống nhất kế hoạch tổ chức phòng thủ Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Theo đó, đầu tháng 4 năm 1972, khi Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi mùa khô 1971 - 1972 bước vào những ngày cuối cùng, ta và bạn quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, quyết tâm kiên quyết đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm quy mô lớn của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của địch làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng Lào, xây dựng địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum thành căn cứ địa cách mạng vững chắc cho bạn. Địa bàn chiến dịch được phân chia làm 5 khu vực phòng ngự gồm: Khu trung tâm Cánh Đồng Chum - khu vực phòng ngự chủ yếu; khu Noọng Pẹt; khu Hin Tặng (khu trung gian); khu thị xã Xiêng Khoảng và khu Mường Sủi.


Lực lượng tham gia chiến dịch phòng ngự1 (Lực lượng ta tham gia chiến dịch có: 5 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335 và 88), 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh. Lực lượng bạn Lào có: 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội địa phương và dân quân du kích tỉnh Xiêng Khoảng) được chia thành lực lượng phòng ngự trận địa và lực lượng cơ động. Trung đoàn 335 là lực lượng cơ động của chiến dịch, có nhiệm vụ cơ động đánh địch tiến công trên hướng Tây, Tây Bắc Cánh Đồng Chum và khu vực Khang Khay; cùng Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 866 bảo vệ Phu Học - Noọng Pẹt, sẵn sàng cơ động xuống hướng Nam phối hợp cùng Trung đoàn 148 đánh các trận lớn then chốt của chiến dịch. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, Trang đoàn còn được giao nhiệm vụ tranh thủ củng cố huấn luyện, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới khi có biến chuyển tình hình trong mùa khô năm 1972 - 19731 (Sư đoàn 324 - Trung đoàn 335, Lịch sử Trung đoàn 335 - Đoàn Thảo Nguyên (1965 - 2015), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 77).


Thời gian từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5 năm 1972, trong lúc ta đang điều chỉnh lực lượng, chuyển trạng thái từ chiến dịch tiến công sang chiến dịch phòng ngự thì địch đưa quân từ Loong Chẹng nống lấn ra Sảm Thông, các điểm cao 1900B và 1800, từ Tôm Tiêng ra các điểm cao 1863 và 1804 (phía Nam Phu Phaxay). Trung đoàn 335 từ bàn đạp bao vây, uy hiếp Loong Chẹng, được lệnh rút về đứng chân khu vực trung gian, tổ chức các chốt phòng ngự ờ Phu Phaxay, các điểm cao 1978 và 1800, phối hợp với 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 209 (Sư đoàn 312)2 (Sau khi Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi mùa khô 1971- 1972 kết thúc, Sư đọàn 312 được lệnh rút khói Cánh Đồng Chum đi làm nhiệm vụ mới nhưng tạm thời để lại 1 tiểu đoàn bộ binh tiếp tục bám địch ở khu trung gian, đánh nhỏ kết hợp với hoạt động nghi binh, tạo điều kiện cho các lực lượng chiến dịch rảnh tay triển khai gấp rút nhiệm vụ phòng ngự) đánh một số trận nhỏ ngăn, chặn địch và đẩy lùi các mũi nống lấn của địch. Tiếp đó, thực hiện quyết định của Bộ Tư lệnh Chiến dịch giao: Trung đoàn 335 (và Trung đoàn 148) "tập trung mọi khả năng nhanh chóng củng cố, huấn luyện và tổ chức chiến đấu theo phương án làm lực lượng cơ động của chiến dịch"3 (Viện Khoa học quân sự - Khoa Nghệ thuật quân sự, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum mùa mưa năm 1972, 1977, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr. 58), Trung đoàn đã tiến hành bàn giao lại địa bàn khu trung gian cho Trung đoàn 174.


Sau các cuộc tiến công thăm dò, ngày 21 tháng 5, địch dùng không quân đánh phá dữ dội vào khu trung gian và các trục đường vào Cánh Đồng Chum, sau đó, chúng mở cuộc tiến công vào khu vực trung gian. Tuy nhiên, các hướng tiến công của chúng đều bị các đơn vị của Trung đoàn 174 và Trung đoàn 148 dựa vào công sự trận địa tích cực ngăn chặn, đẩy lui. Đồng thời, trên hướng Mường Sủi, ta và bạn cũng đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch. Đến ngày 10 tháng 8, đợt 1 chiến dịch kết thúc, ta đã đánh thiệt hại một số tiểu đoàn địch, giữ vững được tuyến phòng ngự trung gian, tạo điều kiện tốt để các đơn vị bước vào đợt 2 chiến dịch.


Sau khi được bổ sung quân số, củng cố lực lượng, tổ chức huấn luyện theo phương án tác chiến của đơn vị làm nhiệm vụ cơ động, tinh thần cán bộ, chiến sĩ trong toàn Trung đoàn rất phấn khởi, tin tưởng vào khả năng phòng thủ địa bàn của đơn vị. Bộ đội được quán triệt sâu sắc nhiệm vụ từ cấp trung đoàn tới chiến sĩ. Lương thực, đạn dược được bổ sung vận chuyển đến từng đơn vị. Công tác chuẩn bị hoàn tất thì cũng là lúc địch bất đầu tiến công.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 21 Tháng Tám, 2023, 08:13:10 am
Bước vào đợt 2 chiến dịch, ngày 11 tháng 8, địch tập trung hơn 40 tiểu đoàn ồ ạt tiến công vào trung tâm Cánh Đồng Chum từ ba hướng Đông Nam, Tây và Đông Bắc. Sau hơn 10 ngày tiến công nghi binh thu hút lực lượng ta, địch bất ngờ sử dụng GM 21 và GM 26 - hai binh đoàn cơ động mạnh nhất của lực lượng đặc biệt đổ bộ bằng trực thăng xuống khu vực Điểm cao 1098, Bản Sang (Bắc Phu Keng 3km), hình thành cánh quân chủ yếu ở hướng Tây Bắc, với ý đồ nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu ở Cánh Đồng Chum.


Trước tình hình trên, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, liên quân Việt Nam - Lào trên các hướng tích cực ngăn chặn địch, đồng thời tập trung lực lượng đánh trận then chốt, tiêu diệt quân địch ở Phu Keng. Ta đưa Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 335 vào lập bàn đạp ở Phu Xản và chiến đấu tạo thế. Ngày 29 tháng 8, các lực lượng tham gia trận phản đột kích ở Phu Keng đã vào vị trí tập kết, sẵn sàng nổ súng tiến công địch. Trung đoàn 335 (thiếu) được tăng cường 2 khẩu pháo 130mm và 2 khẩu pháo 122mm, 1 khẩu pháo 85mm và cối 120mm, đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu từ Đông Nam đánh vào 5 vị trí của địch ở Khăm Mường và 3 vị trí ở Điểm cao 1202. Tiểu đoàn 2 Quân giải phóng nhân dân Lào được tăng cường 4 xe tăng, đảm nhiệm hướng thứ yếu, đánh từ Đông Bắc xuống. Một đại đội thuộc Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 866 cùng 2 đại đội thuộc Tiểu đoàn 701 Quân giải phóng nhân dân Lào, bao vây, đón lõng, triển khai ở bờ Tây song Nậm Ngừm.


Đến 6 giờ 45 phút ngày 30 tháng 8, pháo binh chi viện hỏa lực cho Trung đoàn nổ súng, bắn dồn dập trong vòng 15 phút sau đó các hướng đồng loạt nổ súng tiến công, địch bị đánh bất ngờ rối loạn ngay từ đầu. Trung đoàn đánh chiếm 5 cụm địch ờ Mường Khăm và 3 cụm địch ở Điểm cao 1202. Địch rút chạy lên hướng cầu Sắt bắc qua sông Nậm Ngừm, bị các lực lượng ém sẵn ở đây đánh bật lại. Địch co cụm và gọi trực thăng đến bốc quân.


Đến 18 giờ cùng ngày, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 được tăng cường 4 xe tăng, phối hợp với Tiểu đoàn 2 Quân giải phóng nhân dân Lào cùng 4 xe tăng của bạn, tiến công vào đội hình địch co cụm ở Bản Sang. Địch xô nhau rút chạy, bị quân ta truy kích sát, hoảng loạn vượt sông bị nước lũ cuốn trôi. Khoảng 200 tên địch đã bị tiêu diệt trên đường tháo chạy. Sáng ngày 31 tháng 8, số địch còn lại tổ chức vượt sông Nậm Ngừm, Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 2 được xe tăng phối hợp truy kích bao vây, diệt thêm 129 tên và bắt 35 tên, ta và bạn tổ chức lùng sục, truy quét, gợi hàng tiếp, trong 2 ngày diệt và bắt được 300 tên. Đến ngày 3 tháng 9, trận phản đột kích kết thúc thắng lợi giòn giã. Trung đoàn 335 và bạn Lào đã tiêu diệt 679 tên địch, bắt 43 tên, thu nhiều vũ khí trang bị của địch, 2 GM (21 và 26) bị thiệt hại nặng nề. Ta đã bẻ gãy hoàn toàn cánh quân chủ yếu của địch, tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng mạnh nhất của chúng, phá tan ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh, đánh sâu vào khu vực phòng ngự chủ yếu của ta1 (Với chiến công nàỵ, Trung đoàn 335 đuợc Bộ Tư lệnh Chiến dịch khen ngợi kịp thời, được Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào gửi thư khen và dược Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba).


Bị thất bại, từ ngày 11 tháng 9, địch tăng cường lực lượng và chọn hướng Tây làm hướng chủ yếu tiến công vào trung tâm Cánh Đồng Chum. Dựa vào bàn đạp Phu Thông, do GM 22 đã chiếm lại (23.8 ), địch tăng cường thêm GM 30, 1 tiểu đoàn Thái Lan (BC619), và 1 bộ phận của tiểu đoàn pháo Thái Lan (BA636), hình thành cánh quân chủ yếu ở hướng Tây. Hướng Đông Bắc, GM 24 và GM 27 tiến công ra Lạt Buột, Phu Keng, chiếm Bắc Cánh Đồng Chum. Hướng Nam, GM 23 và GM 15 tiến công Nậm Cọ - Phu Hủa Sang, đánh chiếm cánh đồng Căng Xẻng, phát triển lên Phu Tâng. Để phối hợp với 3 hướng trên, địch đổ bộ 1 tiểu đoàn biệt kích xuống Ta Li Nọi, nhằm quấy phá hậu phương ta.


Diễn biến đợt 3 chiến dịch, các trận đánh giữa ta và địch diễn ra ác liệt, giành giật nhau từng mỏm đồi. Đến ngày 20 tháng 9, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định tạm ngừng tiến công, đồng thời điều Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 và 1 trung đội xe tăng vào thay thế Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 148. Ngày 26 tháng 9, ta tiếp tục tiến công. Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 và Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 866 tiến công trên hướng chủ yếu, chiếm được Phu Thông, các điểm cao 1276 và 1244, Bản Thang... Đến ngày 29 tháng 9, trận phản đột kích ở Bản Khổng, Bản Thang kết thúc thắng lợi. Ta diệt trên 400 tên, bắn rơi 3 máy bay và đẩy lùi mũi tiến công chủ yếu hướng Tây của địch. Cùng với thắng lợi trên các hướng khác trong đợt 3 chiến dịch, thắng lợi trong trận phản đột kích thứ hai đã góp phần cổ vũ tinh thần, củng cố quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận nói chung, Trung đoàn 335 nói riêng. Các đơn vị kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm và củng cố, bổ sung lực lượng.


Bước sang tháng 10 năm 1972, thời tiết bắt đầu chuyển dần sang mùa khô, cũng là lúc quân địch tập trung trên 60 tiểu đoàn, nhầm chiếm địa bàn phía Nam Cánh Đồng Chum, hòng tạo thế cho cuộc đàm phán ngày 15 tháng 10 năm 1972. Từ ngày 5 tháng 10, địch bắt đầu tiến công nhiều mục tiêu ở Nam Cánh Đồng Chum.


Trước âm mưu, thủ đoạn mới của địch, quán triệt và thực hiện nhiệm vụ Bộ Tư lệnh Chiến dịch giao, Trung đoàn 335 và Trung đoàn 148 về tập kết tại phía Đông và Tây cánh đồng Căng Xẻng chuẩn bị sẵn sàng tạo thế, tạo thời cơ để tiến hành một số trận đánh phản đột kích then chốt, tiến tới đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công của địch. Ngày 8 tháng 10, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 335 tập kích địch ở Bản Xưa, Điểm cao 1.172, sau đó dựa vào các chốt ngăn chặn địch tiến công vào Phu Keng Luông Phu Huột Ngày 9 tháng 10, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 cùng Đại đội 2 Tiểu đoàn 924 Trung đoàn 866 được tăng cường 5 xe tăng, 2 xe thiết giáp có pháo binh chi viện, đánh bật địch ở Bản Ngua, các điểm cao 1228 và 1239. Đốn ngày 12 tháng 10, sau các trận đánh nhỏ ta mở trận phản đột kích thứ nhất trong đợt 4 chiến dịch. Theo đó, Trung đoàn 335 phối hợp với 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 148 tổ chức đánh chiếm Cha Hồ, chặn đánh địch ờ Điểm cao 1239, bao vây địch ở Điểm cao 1243, buộc địch co cụm về Nậm Cọ. Ngày 14 tháng 10, trận phản đột kích kết thúc thắng lợi. Ta diệt 635 tên địch, đánh thiệt hại nặng GM 23, bắn rơi 3 máy bay, bẻ gãy và đẩy lùi một bước cánh quân địch.


Mặc dù bị tổn thất nặng nề, địch đã nhanh chóng bổ sung quân số, tăng thêm 2 tiểu đoàn Thái Lan ra Nậm Cọ, lập thêm trận địa pháo 105mm và tổ chức đợt tiến công mới dưới sự chi viện mạnh mẽ của không quân và pháo binh. Từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 10, đội hình các GM của địch triển khai lực lượng đánh chiếm các điểm cao 1172 và 1236, Bản Xưa, Phu Seo; các tiểu đoàn quân đánh Thái Lan chốt giữ điểm cao 1223 và 1239, Cha Ho; GM 21 đến GM 26 chiếm giữ Keo Khoang, Nậm Cọ; GM 15 và 2 tiểu đoàn Thái Lan giữ Khang Kho làm lực lượng dự bị.


Được Bộ tăng cường thêm Trung đoàn 88, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định tập trung lực lượng đánh trận then chốt thứ hai trong đợt 4, đồng thời là trận then chốt chiến dịch vào cụm quân địch từ Nam Bản Quay đến Bắc Khang Kho. 3 giờ 10 phút ngày 26 tháng 10, Trung đoàn 335, Trung đoàn 148, Tiểu đoàn 924 Trung đoàn 866, đại đội xe tăng (có 8 chiếc) được pháo binh chi viện đồng loạt nổ súng đánh vào đội hình quần địch đang tập trung trong các mục tiêu tiến công. Trung đoàn 335 được tăng cường Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 88, dựa vào cụm chốt Phu Hủa Sang đánh vào Cha Ho, Bản Hai, Bản Phồn, Điểm cao 1388, chia cắt đội hình địch, hình thành thế bao vây không cho địch bỏ chạy về Nậm Cọ, Khang Kho.


Quân địch bị bất ngờ trước sự tiến công của ta, các GM bị đánh đã trở nên rối loạn, địch phải tăng cường các hoạt động của không quân để ngăn chặn các hướng tiến công của ta, bảo vệ cho quân của chúng tháo chạy. Các đơn vị của Trung đoàn 335 cùng các đơn vị bạn bám sát địch, tạo thành thế xen kẽ, giành giật rất quyết liệt. Đêm 26 tháng 10, lợi dụng trời tối, địch phân tán chạy về Khang Kho, Nậm Cọ. Trận phản đột kích giành thắng lợi giòn giã. Trung đoàn đã cùng các đơn vị bạn tiêu diệt 1.240 tên địch, bắt 79 tên, thu 1.500 vũ khí các loại (trong đó có 21 khẩu pháo cối và ĐKZ).


Sau thất bại ở cánh đồng Căng Xẻng, địch rút về co cụm, tổ chức phòng ngự trên các khu vực ở Đông Nam Cánh Đồng Chum. Thực hiện quyết tâm của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 11, Trung đoàn 335 (thiếu) Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 148, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 88, cùng lực lượng đặc công tiếp tục bao vây, tiến công tiêu diệt 1 tiểu đoàn quân Thái Lan và GM 26 ở Phu Tu Ngua, Phu Vai, Nậm Cọ, Khang Kho. Quân địch bị thiệt hại nặng phải rút chạy về Tôm Tiêng, Pha Khao, ta làm chủ hoàn toàn khu vực trung gian Nam Cánh Đồng Chum.


Đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng kết thúc thắng lợi. Phát huy vai trò lực lượng cơ động chiến dịch, Trung đoàn 335 góp phần cùng các đơn vị trên toàn Mặt trận loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch..., đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công lấn chiếm quy mô lớn của địch, giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Nửa thế kỳ trôi qua, Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 in đậm dấu ấn trong tiến trình lịch sử hai nước Việt Nam và Lào. Thắng lợi của chiến dịch đánh dấu bước trưởng thành về nghệ thuật quân sự nói chung, nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch phòng ngự nói riêng. Vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng phòng ngự tích cực - phòng ngự kết hợp giữ vững trận địa với hành động tác chiến tiến công, tạo điều kiện để chuyển sang phản công hoặc tiến công, phát huy vai trò lực lượng cơ động chiến dịch, Trung đoàn 335 cùng với đơn vị bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt hiệu suất chiến đấu cao trong chiến đấu, đặc biệt là các trận then chốt, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của chiến dịch. Những kinh nghiệm quý đúc rút từ thực tiễn tác chiến của Trung đoàn 335 - Đoàn Thảo Nguyên trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng 1972 cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng làm cơ sở phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, không ngừng làm giàu thêm truyền thống vỏ vang "Trung dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, đoàn kết, chiến thắng" của Trung đoàn trong tình hình mới.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 21 Tháng Tám, 2023, 08:16:34 am
CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG
TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC

Trung tướng NGUYÊN HỮU KHẢM
Trung tướng, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 148 Sư đoàn 316 trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng


Trong một năm, những người lính chúng tôi đã từng đi qua các cuộc chiến tranh đều có những ngày tháng của một thời để nhớ lại và suy ngẫm. Với tôi, tháng 5 là tháng đầy ắp trong ký ức về những kỷ niệm khó quên.


Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 - 15.11.1972), một chiến dịch phòng ngự điển hình của Quân đội ta, đã có nhiều tướng lĩnh, các nhà nghiên cứu về lịch sử và nghệ thuật quân sự Việt Nam viết về chiến dịch này, nhưng tôi nghĩ, viết về những kỷ niệm trước và trong chiến dịch cũng rất cần thiết, đó là tiếng nói của những người trong cuộc, với cách nhìn nhận cụ thể và rõ nét hơn.


Tôi có một vinh dự là ngay sau khi nhập ngũ, tôi được về Trung đoàn 148 Sư đoàn 316 của Quân khu Tây Bắc. Sư đoàn 316 là một trong những sư đoàn có bề dày truyền thống chiến đấu giúp cách mạng Lào cả trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sau này là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Tôi có 7 năm cùng Sư đoàn 316 tham gia trực tiếp 5 chiến dịch và nhiều trận đánh ở chiến trường Bắc Lào. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là chiến dịch cuối cùng tôi được tham gia cùng Sư đoàn trên chiến trường nước bạn.


Từ năm 1969 trở về trước, khi mùa khô đến (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau), Sư đoàn 316 chúng tôi sẽ cơ động từ Tây Bắc nước ta sang nước bạn Lào đánh địch. Đến mùa mưa, do địa hình thời tiết và công tác bảo đảm hậu cần gặp rất nhiều khó khăn, các đơn vị lại rút quân về nước. Những nơi ta đã giải phóng trước đây thì bàn giao lại cho các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào và Quân giải phóng nhân dân Lào đảm nhiệm. Vì vậy, anh em chúng tôi gọi là "chiến trường theo mùa".


Về phía địch, lợi dụng mùa mưa, các đơn vị của ta còn lại ở chiến trường quá mỏng, chúng dựa vào ưu thế cơ động của trực thăng cùng sự chi viện của hỏa lực không quân, pháo binh, tổ chức hành quân đánh chiếm lại những khu vực mà ta đã giành được trong mùa khô. Chiến trường giữa ta và địch giành đi, giật lại trong nhiều năm tại một số khu vực nên bộ đội ta ví von "đánh địch ở chiến trường Lào như ném đá xuống ao bèo tấm", về chiến thuật, các đơn vị của Sư đoàn 316 chủ yếu tiến công địch trong công sự vững chắc và tập kích địch tạm dừng, khi tổ chức phòng ngự chỉ ở cấp tiểu đoàn, đại đội.


Sau Chiến dịch Toàn Thắng1 (Chiến dịch Toàn Thắng (còn gọi là Chiến dịch 139 hay Chiến dịch Cánh Đồng Chum -Xiêng Khoảng, 25.10.1969 - 25.4.1970) là chiến dịch phản công của Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Lào nhằm khôi phục vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào) bị lực lượng đặc biệt Vàng Pao, quân đội Thái Lan (được không quân Mỹ chi viện) lấn chiếm trong cuộc hành quân Cù Kiệt (8.1969-2.1970)), Sư đoàn 316 nhận được chỉ thị của trên ở lại chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cùng các đơn vị bạn đánh địch trong mùa mưa, không cho chúng chiếm lại vùng giải phóng. Cũng từ đây, chúng tôi không còn "chiến đấu theo mùa" như trước nữa. Bởi mùa mưa của những năm 1970 - 1971 là những năm tháng chiến đấu vô cùng gian khổ và ác liệt. Lực lượng của ta bị tổn thất không nhỏ vì thương vong trong chiến đấu và bệnh tật, nhất là bệnh sốt rét.


Tháng 7 năm 1971, lực lượng đặc biệt Vàng Pao được tăng cường các tiểu đoàn bộ binh và pháo binh quân đội Thái Lan cùng sự chi viện tối đa của không quân Mỹ, trong đó có máy bay ném bom chiến lược B-52, chúng mở cuộc tiến công quy mô lớn để đánh chiếm lại địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Chúng tôi đã phải chiến đấu liên tục nhiều ngày để ngăn chặn địch. Trước tình hình chiến sự diễn ra căng thẳng và phức tạp, Đảng ủy, Chỉ huy Trung đoàn 148 triệu tập gấp cán bộ chủ trì quân sự, chính trị ở các tiểu đoàn và đại đội trực thuộc về họp để bàn cách đánh và ổn định tư tưởng bộ đội. Đồng chí Nguyễn Hữu An, Phó Tư lệnh Mặt trận 959 (Mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - sau này đổi thành Mặt trận 31, rồi Mặt trận 316) và Chính ủy Sư đoàn 316 Lê Vũ xuống dự. Chúng tôi được chỉ huy Trung đoàn giới thiệu: Đồng chí Nguyễn Hữu An nguyên là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 308 trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, sau chiến dịch được trên điều động về làm Phó Tư lệnh Mặt trận 959. Có cấp trên đến dự, cán bộ ta phát biểu khá sôi nổi, nhưng cũng chỉ tập trung vào 2 vấn đề chính: Một là, về tình hình bộ đội ta, qua chiến đấu liên tục trong mùa mưa gian khổ, quyết liệt nên quân số hao hụt đo thương vong và bệnh tật, nhiều đơn vị phải dồn ghép quân số; tư tưởng bộ đội đã bộc lộ muốn nghỉ ngơi chờ mùa khô đến rồi đánh tiếp. Hai là, về cách đánh của ta hiện nay không hiệu quả, chủ yếu là sử dụng lực lượng cấp đại đội, tiểu đoàn tập kích địch vào ban đêm, sau đó rút khỏi trận địa, không tổ chức phản kích địch ở quy mô cấp tiểu đoàn, trung đoàn để tiêu diệt lớn lực lượng địch, cũng không tổ chức phòng ngự để ngăn chặn địch. Ta đã mất một số điểm cao quan trọng để giữ trung tâm Cánh Đồng Chum. Một số cán bộ đã mạnh dạn nói rằng: Nếu cứ đánh như hiện nay ta sẽ không giữ được Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng lâu dài, lại tiếp tục "ném đá vào ao bèo tấm" như những năm trước đây... Tôi thấy đồng chí Nguyễn Hữu An rất chăm chú lắng nghe và ghi chép, có lúc gặng hỏi về tư tưởng bộ đội, về kinh nghiệm chiến đấu, cách đánh và phương pháp tổ chức chỉ huy chiến đấu... Đến gần cuối cuộc họp, đồng chí Nguyễn Hữu An phát biểu. Mở đầu, đồng chí động viên chúng tôi, chia sẻ về những khó khăn, gian khổ, hy sinh mà bộ đội ta ở Mặt trận đang dũng cảm vượt qua. Tiếp đó, đồng chí tóm tắt tình hình và nguyên nhân thắng lợi to lớn của ta ở Mặt trận Đường 9 - Nam Lào mùa khô năm 1971. Mục đích của đồng chí là để chúng tôi tìm hiểu, so sánh, vận dụng vào Mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Thời gian còn lại của cuộc họp, đồng chí phân tích với chúng tôi về mạnh, yếu của địch, của ta; về tình hình chĩển trường trong những năm gần đây và đang diễn ra ở Mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Tôi vẫn nhớ những ý chính mà đồng chí Nguyễn Hữu An đã phân tích và kết luận:

Thứ nhất, ở Mặt trận này, ta và địch đã quá hiểu nhau về chủ trương và ý định. Thậm chí, ta hiểu rất rõ khi địch tiến công đánh chiếm (lấn chiếm) ra địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, chúng lựa chọn vào thời gian nào, xuất phát từ đâu, đi hướng nào, mục tiêu trước mắt, tiếp theo là ở đâu. Vì qua nhiều lần trước, do điều kiện địa hinh, thời tiết mùa mưa, địch chiếm ưu thế nên thường tiến công theo lối cũ ...


Thứ hai, trong những năm qua ta đã giành được những chiến thắng có ý nghĩa to lớn ở Mặt trận này. Đã hai lần ta đánh sát vào nơi hang ổ của địch, sau đó lại phải rút ra, bỏ ngỏ tuyến trung gian đê địch làm bàn đạp triển khai tiến công ra Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Có những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chính là ta không tổ chức được hệ thống phòng ngự để đánh địch giữ vững địa bàn trong mùa mưa, ngại đánh địch trong mùa mưa.


Thứ ba, ta còn thiếu chủ động, tích cực trong công tác chuẩn bị trước về chiến trường. Cách đánh chưa linh hoạt, sáng tạo để tiêu diệt lớn lực lượng địch


Thứ tư, muốn giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ta phải tổ chức phòng ngự có chiều sâu và trọng điểm, buộc địch vào thế không có bàn đạp, không có chỗ dựa khi tiến công lấn chiếm. Không cho địch tập trung được lực lượng và phối hợp giữa đổ bộ đường không và tiến công đường bộ. Phòng ngự có chiều sâu là thiết lập hệ thống từ sát hang ổ của địch mà ta thường gọi là tuyến trung gian. Phòng ngự có trọng điểm là tổ chức phòng ngự kiên cố, vững chắc, có khả năng trụ vững liên tục, dài ngày trên các điểm cao có thể khống chế toàn bộ khu vực Cánh Đồng Chum như: Phu Tâng, Phu Hủa Sang, Phu Seo, Phu Hoạt, Phu Keng và trung tâm ờ Bản Áng. Về sử dụng lực lượng và cách đánh, ta phải có sự thay đổi. Ngoài lực lượng phòng ngự, phải có lực lượng cơ động mạnh để phản kích đánh địch ở cấp trung đoàn trên từng hướng, kết hợp với các thủ đoạn chiến đấu như tập kích, phục kích và chia cắt địch... (đồng chí Nguyễn Hĩru An nhấn mạnh).


Kết thúc buổi nói chuyện, đồng chí Nguyễn Hữu An đã căn dặn thêm: Trước mắt, các đồng chí ra về phải chỉ huy và động viên bộ đội đánh địch thật tốt trong mùa mưa này. Mùa khô tới ta phải quyết tâm giành lại địa bàn chiến lược này để giữ vững cho đến ngày cách mạng Lào thắng lợi hoàn toàn. Chúc các đồng chí khỏe và quyết thắng. Tất cả chúng tôi đứng bật dậy, vỗ tay không ngớt, khuôn mặt ai cũng ngời sáng niềm vui và tin tưởng.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 21 Tháng Tám, 2023, 08:17:25 am
Đúng như lời đồng chí Nguyễn Hữu An đã nói với chúng tôi, mùa khô 1971 - 1972, ta mở Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, tạo ra thế trận có lợi để ngay sau đó ta mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong mùa mưa - một chiến dịch phòng ngự điên hình của Quân đội ta.


Sau này, khi về học tại Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng), được nghiên cứu về Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, tôi mới nhận ra rằng, nội dung buổi nói chuyện của đồng chí Nguyễn Hữu An tại cuộc họp của cán bộ các cấp của Trung đoàn 148 vào tháng 8 năm 1971 chính là ý định ban đầu của quyết tâm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Tư duy chiến lược của vị tướng trận mạc đã vượt trước thời gian, làm thay đổi cục diện chiến trường nước Lào, làm thất bại một bước căn bản học thuyết Níchxơn ở Lao, phối hợp và hỗ trợ cho các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam Việt Nam năm 1972 giành thắng lợi.


Trở về với những kỷ niệm trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Sư đoàn 316 có 2 trung đoàn bộ binh 174 và 148. Trong chiến dịch này, Sư đoàn có nhiệm vụ đánh địch trên hướng phòng ngự chủ yếu của chiến dịch (Đông Nam Cánh Đồng Chum). Trung đoàn 174 làm nhiệm vụ phòng ngự ở tuyến trước gồm các điểm cao 1800A, 1800B và khu vực Hin Đăm, Hin Tặng (chúng tôi thường gọi là tuyến trung gian). Trung đoàn 148 là lực lượng cơ động trên hướng chủ yếu của chiến dịch, sẵn sàng đánh địch tiến công từ Sảm Thông, Loong Chẹng ra Đông Nam Cánh Đồng Chum.


Đợt 1 chiến dịch trong tháng 6, địch tổ chức tiến công nhiều đợt vào đội hình phòng ngự của Trung đoàn 174, nhưng không thành công. Chúng vòng ra phía sau đánh chiếm Thẩm Lửng và dãy Hin Đăm. Ngay ngày hôm sau, ta tổ chức đánh chiếm lại, nhưng địch liên tục tổ chức các đợt tiến công để tạo bàn đạp tiến ra Cánh Đồng Chum. Tiểu đoàn 5 chúng tôi được lệnh vào tăng cường đánh địch cùng Tiểu đoàn 6 và Tiểu đoàn 3. Đến cuối tháng 6, lực lượng địch thuộc Binh đoàn cơ động 30 (GM 30) bị ta đánh thiệt hại nặng, buộc phải lui về phía sau.


Tháng 7, Tiểu đoàn 5 được lệnh quay ra đánh chặn địch ờ Đông Nam Phu Seo. Gần hai tháng quần nhau với địch, Tiểu đoàn chúng tôi được trên cho rút về Bản Hai để củng cố lực lượng. Tháng 8 và 9, địch tăng cường lực lượng tiến công ra Nam và Tây Nam Cánh Đồng Chum. Cuối tháng 9, có không quân và cả máy bay B-52 yểm trợ, địch đã chiếm được các điểm cao 1239, 1228, 1214, Xiêng Nưa, Bản Xưa và dự định đánh chiếm Phu Seo, Phu Tâng làm bàn đạp để đánh chiếm trung tâm Cánh Đồng Chum. Tuy nhiên, địch đã bị các lực lượng của ta chặn lại, bị tổn thất khá lớn về lực lượng, buộc phải dừng lại chuyển vào phòng ngự lâm thời. Ta tiếp tục tập kích và đánh chia cắt không cho chúng co cụm.


Ngày 27 tháng 9, Tiểu đoàn 5 chúng tôi được lệnh cùng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 tiến công vào đội hình của GM 23 địch đang tạm dừng từ Phu Huột đến Điểm cao 1236. Theo kế hoạch hiệp đồng, Tiểu đoàn 2 đánh cắt đuôi đội hình địch ở khu vực Bản Na Thon, cùng lúc Tiểu đoàn 5 tập kích địch ở Điểm cao 1236. Tuy nhiên, Tiểu đoàn 2 không tìm thấy địch, trên cũng không thông báo cho chúng tôi biết nên cả tiểu đoàn cứ chờ đợi đến giờ nổ súng (theo cách lấy tiếng súng hiệp đồng của Tiểu đoàn 2). Khi trời đã sáng, Tiểu đoàn trưởng quyết định nổ súng xung phong, song bị pháo binh địch bắn vào đội hình và vấp phải sự chống trả quyết liệt của chúng, khiến ta buộc phải rút xuống chân đồi đào công sự trụ lại. Đến 9 giờ sáng, địch sử dụng từng tốp máy bay T-28, AD-6 thay nhau đến ném bom phát quang, bom bi vào khu vực của Tiểu đoàn. Ba cán bộ tiểu đoàn, trong đó có Tiểu đoàn trưởng cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, số bị thương cũng rất lớn. Tiểu đoàn 5 về cơ bản đã bị giảm sút sức chiến đấu nghiêm trọng phải rút về phía sau củng cố lực lượng. Sau trận đánh này, chúng tôi đã rút ra nhiều bài học xương máu. Nhưng có một điều đã làm tôi nhớ lại, đó là lời căn dặn của đồng chí Nguyễn Hữu An trong cuộc họp cán bộ Trung đoàn 148, tháng 8 năm 1971 là: "Trong chiến đấu, tình huống thường diễn biến rất mau lẹ, bởi vậy công tác hiệp đồng phải chặt chẽ, dự kiến đầy đủ các tình huống có thể xảy ra. Cán bộ phải bám sát bộ đội mới có thể xử trí và ra các quyết định kịp thời. Tôi nghe nói ở chiến trường Lào, cán bộ cấp trung đoàn, sư đoàn chỉ huy ở khá xa bộ đội, cần phải thay đổi".


Cuối tháng 10 năm 1972, ta tiến hành phản kích đánh đòn quyết định, đẩy lui hoàn toàn lực lượng tiến công của địch. Diễn biến chiến dịch rất thuận lợi cho ta, địch bị tiêu diệt lớn, rút chạy tán loạn. Tiểu đoàn 5 chúng tôi được nhận nhiệm vụ đón lõng địch, chặn địch không cho chúng rút chạy về phía sau. Tiếp theo chúng tôi đánh địch ở Khang Kho và truy kích địch tới Nậm Xiêm, bắt nhiều tên địch.


Cuối tháng 12 năm 1972, Tiểu đoàn 5 trong đội hình Trung đoàn 148 tiến về đánh cụm cứ điểm Buôm Loọng nhưng không thành công. Đây cũng là trận đánh cuối cùng mà tôi tham gia ở chiến trường nước bạn Lào.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 21 Tháng Tám, 2023, 08:23:23 am
NHỚ VỀ MỘT CHIẾN DỊCH LỚN TRÊN ĐẤT BẠN LÀO

Đại tá CAO KÍNH
Nguyên Phó Giám đốc Học viện Kỹ thụật quân sự, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 335 trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng


Nửa thể kỷ trôi qua kể từ ngày Quân đội ta phối hợp cùng với Quân giải phóng nhân dân Lào tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5- 15.11.1972). Trong lịch sử chiến đấu của Quân đội ta, đây là lần đầu tiên ta triển khai nhiệm vụ phòng ngự ở quy mô chiến dịch một cách hoàn chỉnh, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ với Quân giải phóng nhân dân Lào và giành được thắng lợi lớn, góp phần bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, bảo vệ vùng giải phóng của cách mạng Lào, góp phần cùng các chiến trường khác trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, tạo thế mới cho cuộc kháng chiến của ta và bạn Lào. Đối với cá nhân tôi, trên cương vị là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 335, chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là một trong những sự kiện đáng nhớ, có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời quân ngũ của mình.


Trước chiến dịch phòng ngự

Đầu năm 1972, tôi là Trung đoàn phó Trung đoàn 335 Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Khi cấp trên quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đồng chí Trung đoàn trưởng Trung đoàn 335 cùng với đại diện của Quân giải phóng nhân dân Lào - đơn vị phối hợp tham gia chiến dịch, đi trinh sát chiến trường chuẩn bị bố trí trận địa chiến đấu cho đơn vị. Không may, đoàn trinh sát bị trúng bom của địch đồng chí Trung đoàn trưởng hy sinh, vì thế tôi được giao nhiệm vụ Trung đoàn trưởng chỉ huy đơn vị tham gia từ đầu đến cuối chiến dịch.


Như chúng ta đã biêt, trước khi tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ta và bạn tiến hành Chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum mùa khô 1971 - 1972. Căn cứ vào đánh giá chính xác tình hình địch - ta và xu hướng phát triển của cách mạng Đông Dương lúc bấy giờ, ngay khi chiến dịch tiến công còn chưa kết thúc, ta sớm chủ trương tổ chức chiến dịch phòng ngự tại khu vực chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nhằm đánh bại ý định tái chiếm khu vực này của địch trong mùa mưa năm 1972. Lúc này, Bộ có chủ trương phát triển Trung đoàn 335, tổ chức diễn tập đánh nhỏ, đánh tập trung quy mô cấp trung đoàn. Sau khi Chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum kết thúc thắng lợi, Trung đoàn 335 được giao nhiệm vụ phòng ngự ở 3 cao điểm Phu Phaxay, 1797, 1800.


Lúc đầu, về mặt tư tưởng, bản thân tôi cũng như cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn không được thoải mái khi phải đảm nhận nhiệm vụ phòng ngự, phải nói đúng ra là "ngại". Tất nhiên, anh em chúng tôi đều ý thức được đã là mệnh lệnh thì phải chấp hành, không từ chối, không thoái thác. Dù vậy, đây là vấn đề tư tưởng, yêu cầu Đảng ủy, Ban Chỉ huy Trung đoàn phải tập trung giải quyết tốt. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tôi từng tham gia nhiều trận đánh phòng ngự. Nhưng đối tượng tác chiến của đơn vị chúng tôi bây giờ là quân ngụy Lào và lính đánh thuê Thái Lan trên chiến trường nước bạn, chứ không phải quân Pháp; vũ khí, trang bị, thủ đoạn chiến đấu của địch cũng khác. Trước đây, đơn vị chúng tôi tổ chức phòng ngự trên đồi C1 ở Điện Biên Phủ...


Trước yêu cầu, nhiệm vụ mà chiến dịch phòng ngự đặt ra, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn chúng tôi nhận thấy phải giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ toàn Trung đoàn nắm rõ và thực hành tổ chức cấu trúc trận địa phòng ngự bảo đảm hoàn thành mục tiêu đánh bại các đợt tiến công của địch. Khi đó, chúng tôi đã tiến hành hướng dẫn anh em cách thức phòng ngự, từ cấu trúc trận địa đến cách đánh, lâu nay ít khi làm công tác này. Ở Cánh Đồng Chum có nhiều điểm cao có giá trị chiến thuật, trên đỉnh cây lúp xúp, nhưng xuống sườn núi cây to hơn, nhiều hon. Chúng tôi quán triệt cho đơn vị từ tiền duyên ra phía trước phải phát quang xạ giới khoảng 30m để quan sát địch tiếp cận tốt hơn, vừa lấy những cây đó làm chướng ngại vật.


Chúng tôi hướng dẫn chiến sĩ đào địa đạo hàm ếch, chủ động đặt các quả lựu đạn mở nắp sẵn bên cạnh để tiện sử dụng khi địch tiến công; bố trí phù hợp thiết bị bắn dọc từ chiến hào tiền duyên lên đến chiến hào tung thâm, hướng dẫn cách đào, cách đặt súng và những vật cản, chướng ngại vật ngăn chặn sự phát triển của địch dọc chiến hào, hay cách cắm cọc chuẩn trên hố chiến đấu cá nhân của từng loại súng. Chúng tôi tổ chức huấn luyện theo từng cấp để từ đó huấn luyện cho tất cả các anh em trong đơn vị, làm mẫu để học tập rồi rút kinh nghiệm phổ biên rộng ra. Về mặt tư tưởng, Ban Chỉ huy Trung đoàn nhận thức sâu sắc vấn đề xây dựng trận địa phòng ngự phải kiên cố, để anh em tin tưởng vào khả năng phòng ngự thắng lợi của mình, về cách đánh trong phòng ngự, tôi rất tâm đắc đối với hình thức vận động tiến công kết hợp chốt. Theo đó ta dùng một bộ phận chốt, còn đại bộ phận tiến công. Đây là một hình thức chiến thuật phù hợp và được vận dụng hiệu quả trong chiến dịch này, tôi rất tâm đắc với chiến thuật này.


Trung đoàn 335 là một trong ba lực lượng cơ động chiến dịch

Trong kế hoạch tác chiến, Bộ Tư lệnh Chiến dịch tổ chức 2 thành phần lực lượng: Lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động. Theo đó, lực lượng cơ động chiến dịch gồm: Trung đoàn Bộ binh 335 + Trung đoàn Bộ binh 148 và đến tháng 10 năm 1972, Bộ tăng cường thêm cho chiến dịch Trung đoàn Bộ binh 88 Sư đoàn 308C. Lực lượng cơ động có nhiệm vụ sẵn sàng phái một bộ phận tăng cường các khu vực bị uy hiếp, phối hợp với lực lượng phòng ngự tại chỗ, giữ vững các cụm chốt trọng yếu hoặc phản kích khôi phục lại các khu vực địch chiếm. Nhiệm vụ chủ yếu là sử dụng tập trung, tác chiến hiệp đồng, tổ chức các trận phản kích then chốt của chiến dịch nhằm bẻ gãy các mũi, các cánh quân địch trên các khu vực đã được dự kiến.


Đối với Trung đoàn 335, nhiệm vụ cụ thể là: Cơ động đánh địch trên hướng Tây, Tây Bắc Cánh Đồng Chum và khu vực Khang Khay; cùng với Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 866 bảo vệ Phu Học - Noọng Pẹt.

Thực hiện quyết tâm của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, Trung đoàn 335 cùng các đơn vị bạn bước vào cuộc chiến đấu kiên cường, lần lượt đánh chận các đợt tiến công của quân địch. Trải qua 4 đợt chiến đấu, từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Trung đoàn 335 đã nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, đạp bằng mọi khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trôn giao, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch. Qua 179 ngày đêm chiến đấu ác liệt của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đối với tôi, trận đánh GM 22 vào Phu San và trận đánh Điểm cao Phu Thông (diệt 1 tiểu đoàn lính đánh thuê Thái Lan) là 2 trận đánh tiêu biểu mà Trung đoàn 335 đã hoàn thành xuất sắc. Ớ đây xin được nói thêm, qua thực tiễn giao chiến thì thấy, tinh thần chiến đấu của quân Thái Lan tốt hơn quân ngụy Lào, sức chịu đựng của quân ngụy Lào khi bị quân ta phản công không bằng quân Thái Lan; hơn nữa, quân Thái Lan tỏ ra bài bản và kinh nghiệm hơn, trước khi tấn công, chúng thường cho quân trinh sát kỹ lưỡng trận địa.


Trong chiến đấu, khi bàn giao nhiệm vụ phòng ngự cho đơn vị bạn, Trung đoàn 335 (thiêu Tiểu đoàn 2) được giao nhiệm vụ đánh chiếm Điểm cao 1608 Phu Xa Coi, phát triển vào Khang Kho. Lúc này, tư tưởng anh em cán bộ, chiến sĩ rất phấn khởi vì được thực hiện nhiệm vụ đúng với sở trường của mình là cơ động tiến công, không phải đảm nhiệm phòng ngự nữa. Tuy nhiên, cũng như các đơn vị bạn, khó khăn lớn nhất lúc bấy giờ là vấn đề cơ động hỏa lực từ vị trí Trung đoàn đến vị trí đánh GM 22 (khoảng 20km). Đây là vấn đề ta đã nhìn ra trước khi tiến hành chiến dịch và chủ động trong phương án bảo đảm tiếp tế. Phát huy tinh thần, ý chí quyết chiến, quyết thắng, đạp bằng mọi thử thách, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã hoàn thành tốt việc bảm đảm vận chuyển vũ khí, đạn dược, nước uống và lương thực phục vụ đánh dài ngày. Cuối cùng, Trung đoàn 335 đã đánh chiếm được Điểm cao 1608 Phu Xa Coi, phát triển vào Khang Kho. Đồng thời, tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C truy kích địch chạy về Tôm Tiêng. Thắng lợi này cùng với kết quả của quân ta giành được trên hướng Đông Bắc và hướng Tây đã góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch. Thật vinh dự và tự hào khi bản thân tôi cùng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 335 Quân tình nguyện Việt Nam được tham gia và góp phần vào thắng lợi của một chiến dịch lớn trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Lào anh em. Sau chiến dịch, tôi được tặng thưởng Huân chương Chiến công Cánh Đồng Chum. Đây là phần thưởng cao quý không chỉ đối với cá nhân tôi mà đó là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và Quân đội nước bạn dành cho Quân tình nguyện Việt Nam, trong đó có Trung đoàn 335.


Một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và để lại nhiều kinh nghiệm quý

Chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 có ý nghĩa to lớn, ta đã phá được một tiền lệ có tính quy luật trên một địa bàn chiến lược: Mùa khô ta đánh chiếm Cánh Đồng Chum, nhưng đến mùa mưa, do khó khăn trong công tác bảo đảm hậu cần, ta chủ động rút quân, địch chiếm lại. Song, lần này ta kiên quyết đứng lại trong mùa mưa và đã giành được thắng lợi, từ đây Cánh Đồng Chum vĩnh viễn là căn cứ địa trọng yếu của ta.


Thắng lợi của chiến dịch có một ý nghĩa quan trọng về đường lối chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng ta, nó khẳng định trong chiến tranh không chỉ có hình thức tiến công, phản công, mà còn có cả phòng ngự. Đó là tất yếu. Do đó, cần phải nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm tác chiến phòng ngự để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi tình hình thực tế thay đổi. Làm tốt điều này sẽ góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo.


Trong tác chiến phòng ngự ờ một khu vực chiến lược, vận động tiến công kết hợp chốt là hình thức phù hợp, hiệu quả. Trên cương vị là Trung đoàn trưởng, tôi cho rằng, đây là một trong những nét đặc sắc nhất về cách đánh trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972.


Từ thực tiễn chỉ huy đơn vị tác chiến trong một chiến dịch lớn trên đất bạn Lào, tôi nhận thức rõ vai trò quan trọng của người chỉ huy. Bên cạnh những yêu cầu chung, phải thật sự gương mẫu, tiêu biểu trong mọi nhiệm vụ, thì một yêu cầu không thể thiếu được đó là phải sâu sát, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của anh em nhằm xây dựng ý chí, quyết tâm và lòng tin của cán bộ, chiến sĩ. Chỉ khi nào người chỉ huy nắm chắc được ý định của trên, tập trung được ý chí, quyết tâm và sự tin tường của anh em cán bộ, chiến sĩ thì sẽ đạp bằng mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 21 Tháng Tám, 2023, 08:25:30 am
NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ
CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Đại tá NGÔ DOANH
Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 335, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972


Tiểu đoàn Bộ binh 2 trong đội hình Trung đoàn 335 đã tham gia chiến đấu trên 3 hướng Tây, Nam và Tây Bắc với 3 trong 4 đợt của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cách đây đã 50 năm. Là chỉ huy tiểu đoàn, những kỷ niệm về những trận đánh cam go, khốc liệt; về tinh thần chiến đấu dũng cảm, không quản khó khăn, gian khổ, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ; về mối đoàn kết liên minh đặc biệt giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào cùng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao... luôn in đậm trong tâm trí tôi.

1. Trận đánh GM 21, GM 26 tại Bản Sang trong đợt 2 chiến dịch, ngày 30 tháng 8

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chốt giữ Phu Mộc - khu vực Loong Chẹng, Trung đoàn 335 về đứng chân ở khu vực Bản Son làm lực lượng cơ động của chiến dịch. Ngày 21 tháng 8 năm 1972, địch dùng 72 lần chiếc máy bay trực thăng đổ GM 21 (GM - Groupement Mobile - Binh đoàn cơ động) xuống khu vực các điểm cao 1202 và 1098 (Đông Bắc Phu Keng 5km). Ngày hôm sau, địch tiếp tục dùng 100 lần chiếc trực thăng đổ GM 26 xuống khu vực Bản Sang, mở rộng bàn đạp chuẩn bị tiến công đánh chiếm Phu Keng. Có thể nói, đây là 2 GM mạnh của địch mà đơn vị chúng tôi phải chiến đấu trong chiến dịch này. Trung đoàn 335 (thiếu Tiểu đoàn Bộ binh 1 đang hoạt động ở Phu Xan) được Bộ Tư lệnh Chiến dịch giao nhiệm vụ, có pháo binh chi viện và xe tăng phối thuộc, phối hợp với Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 701 Quân giải phóng nhân dân Lào cùng lực lượng giữ chốt của Trung đoàn 866 (Phu Keng) tiến hành phản đột kích, tiêu diệt GM 21 và GM 26.


Ngày 29 tháng 8, các lực lượng tham gia trận phản đột kích đã vào vị trí tập kết và đêm hôm đó đã vào chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công an loàn, bí mật. 6 giờ sáng ngày 30 tháng 8, dưới sự chi viện của pháo mặt trận, các đơn vị ta đồng loạt nổ súng tiến công. Phối hợp với Tiểu đoàn 3 từ hướng Bắc, Tiểu đoàn 2 từ hướng Đông Bắc tiến công GM 21 ở các điểm cao 1202, 1098. Bị tiến công bất ngờ, địch tháo chạy về hướng cầu sắt qua sông Nậm Ngừm, bị lực lượng phục kích tiêu diệt một số và hơn 200 tên bị nước lũ cuốn trôi, một bộ phận rút chạy về hướng Bàn Sang co cụm cùng GM 26 chống trả quyết liệt. Để nhanh chóng giải quyết trận đánh, chiều 30 tháng 8, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định tăng cường 4 xe tăng T-59 cho Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 335 phối hợp với Tiểu đoàn 2 Quân giải phóng nhân dân Lào (có 4 xe tăng) tổ chức tiến công địch. Địa hình khu vực Bản Sang đồi thấp, cây thưa, (tại đây, 8 năm trước, vào ngày 18 tháng 5 năm 1964, Tiểu đoàn 2 chúng tôi đã chiến đấu tiêu diệt 1 trung đoàn tăng Coong Le, bắt sống, bắn cháy và thu toàn bộ xe tăng). 18 giờ 30 phút ngày 30 tháng 8, được pháo binh chi viện, lực lượng ta và bạn đồng loạt tiến công. Phát hiện các lực lượng ta tiến công, địch tháo chạy về hướng đồi Năm Mỏm, nhưng bị lực lượng phục kích của chiến dịch tiêu diệt, bắt sống. Sáng ngày 31 tháng 8, ta và bạn tiếp tục trung kích, tiêu diệt và bắt nhiều quân địch. Đến ngày 3 tháng 9, trận phản đột kích kết thúc, ta tiêu diệt tổng cộng 679 tên, bắt 43 tên, thu nhiều vũ khí, GM 21 và GM 26 bị tổn thất nặng nề. Có thể nói, đây chính là trận đánh hiệp đồng tiêu biểu giữa Trung đoàn 335 và Quân giải phóng nhân dân Lào đạt hiệu suất chiến đấu cao, được Bộ Tư lệnh Chiến dịch biểu dương ngay sau đó.


2. Trận đánh Tiểu đoàn chiếm đóng 619 quân Thái Lan (BC619) tại Điểm cao Phu Thông ngày 26 tháng 9 năm 1972

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trận phản đột kích tiêu diệt GM 21 và GM 26 ở Tây Bắc Cánh Đồng Chum, Trung đoàn 335 về đứng chân tại khu vực Bản Son, còn Tiểu đoàn 2 chúng tôi về đứng chân tại Phu Hè, làm nhiệm vụ cơ động do Bộ Tư lệnh Chiến dịch trực tiếp chỉ huy, công tác hậu cần bảo đảm do Trung đoàn 866 đảm nhiệm. Sau khi Tiểu đoàn 8 của Trung đoàn 866 không đánh chiếm được Phu Thông - Bản Thang do BC619 địch chiếm giữ. Ngày 18 tháng 9, Bộ Tư lệnh Chiến dịch giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 2 (được Trung đoàn 335 tăng cường 2 khẩu cối 120mm và 2 khẩu 12,7mm) phối hợp với Tiểu đoàn 8 của Trung đoàn 866 tổ chức tiến công BC619 địch tại Điểm cao Phu Thông.


Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi cùng đồng chí Chính trị viên, đồng chí Tiểu đoàn phó và cán bộ các đại đội đã trinh sát Điểm cao Phu Thông. Theo Cơ quan Tác chiến Mặt trận thông báo về báo cáo của Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 866 thì ở Phu Thông địch mới chiếm, chưa có hàng rào và công sự vững chắc. Nhưng khi đi trinh sát, phát hiện Điểm cao Phu Thông đã có công sự và 5 hàng rào thép gai, chúng tôi nhận định hệ thống này có từ khi địch tiến công lấn chiếm Cánh Đồng Chum hồi cuối năm 1971. Từ đó, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành phương án đánh chiếm Điểm cao Phu Thông báo cáo Bộ Tư lệnh Chiến dịch, về lực lượng, Tiểu đoàn sẽ sử dụng 2 đại đội tiến công Điểm cao Phu Thông, 1 đại đội dự bị. Về cách đánh, dùng mìn định hướng ĐH20 phá hàng rào, quét mìn mở cửa cho bộ binh tiến công. Sử dụng hỏa lực Trung đoàn tăng cường cùng với chi viện của pháo binh Mặt trận bắn phá trận địa phòng ngự của địch, chi viện cho các hướng mũi tiến công đánh chiếm Điểm cao Phu Thông. Thời gian nổ súng dự kiến là 5 giờ ngày 26 tháng 9 năm 1972. Để bảo đảm chắc thắng, đồng chí Lê Linh, Chính ủy Chiến dịch cùng các cán bộ Phòng Tác chiến Mặt trận đến kiểm tra trực tiếp tại thực địa. Đồng chí Lê Linh nhất trí, động viên cán bộ Tiểu đoàn phải xây dựng quyết tâm chiến đấu cho anh em, Bộ Tư lệnh Chiến dịch tin tường vào quyết tâm chiến đấu của Tiểu đoàn vì đơn vị đã có kinh nghiệm trong trận tiến công Điểm cao Phu Keng tháng 12 năm 1971. Cán bộ Phòng Tác chiến Mặt trận cũng tham gia cùng chúng tôi một số biện pháp trong tổ chức hiệp đồng chiến đấu, bảo đảm chắc thắng.


Sau 5 ngày chuẩn bị, đêm 25 tháng 9, Tiểu đoàn và các đơn vị tăng cường, phối thuộc đã vào vị trí triển khai chiến đấu. Theo kế hoạch, 5 giờ ngày 26 tháng 9 sẽ nổ súng tiến công, nhưng lúc này trận địa pháo của mặt trận chi viện cho Tiểu đoàn báo cáo không quan sát được mục tiêu vì sương mù dày đặc. Đợi 20 phút sương mù vẫn chưa tan, pháo vẫn chưa khai hỏa được. Trong khi đó, ở vị trí xuất phát chiến đấu, anh em các đơn vị lại quan sát rõ quân địch đi lại trong chiến hào. Đồng chí Bùi Xuân Mầm, Tiểu đoàn phó đề nghị cho nổ mìn phá rào, vì 2 quả mìn ĐH20 như 2 chiếc nón đặt trước hàng rào, nếu địch phát hiện sẽ lộ hướng tiến công. Tôi báo cáo về Sở Chỉ huy Chiến dịch tình hình trên và đề nghị cho phép Tiểu đoàn nổ súng mà không chờ pháo mặt trận chi viện nữa, quyết tâm của Tiểu đoàn sẽ sử dụng hỏa lực Trung đoàn tăng cường trực tiếp chi viện cho bộ binh đánh chiếm Phu Thông.


Đề nghị của Tiểu đoàn được Bộ Tư lệnh Chiến dịch đồng ý. Đúng 5 giờ 30 phút ngày 26 tháng 9, tôi ra lệnh nổ mìn định hướng phá rào, làm hiệu lệnh cho các trận địa cối 120mm và súng máy phòng không 12,7mm cùng hỏa lực của Tiểu đoàn đồng loạt nổ súng bắn phá trận địa phòng ngự của địch. Khi điểm hóa, mìn định hướng chỉ nổ được 1 quả, tôi điện lệnh đồng chí Mầm cho anh em dùng lựu đạn kích nổ quả thứ hai, anh em đã buộc 4 quả lựu đạn để kích nổ quả mìn định hướng thứ 2. Sau 10 phút hỏa lực bắn phá trận địa phòng ngự, mìn định hướng đã quét sạch hàng rào, cửa mở đã mở, tôi ra lệnh cho Đại đội 7 ở hướng chủ yếu, và Đại đội 8 ở hướng thứ yếu, đồng loạt nổ súng đánh chiếm mỏm 1 và 2 Điểm cao Phu Thông, cối 120 và 82mm chuyển làn bắn vào khu vực Sở Chỉ huy của BC619, súng máy phòng không 12,7mm khóa tầm, hướng bắn tầm cao trên đầu để bộ binh xung phong (đây là cách đánh tiến công sở trường của Tiểu đoàn những năm trước đó ở Nậm Bạc - Luông Phabăng và trận tiến công Phu Keng ngày 20 tháng 12 năm 1971). Sau 20 phút, với tinh thần chiến đấu dũng cảm, Tiểu đoàn đã hoàn toàn làm chủ Điểm cao Phu Thông, Đại đội 7 và Đại đội 8 tiếp tục phát triển đánh chiếm Sở Chỉ huy BC619, địch tháo chạy về hướng Nam. Tôi quyết định cho Đại đội 6 dự bị vào chiến đấu, toàn Tiểu đoàn truy kích địch xuống Điểm cao 1276, Bản Khổng, diệt thêm một số địch, hoàn thành nhiệm vụ tiến công đánh chiếm Điểm cao Phu Thông.


Sau trận đánh, theo thông báo của Cơ quan Mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh đã gọi điện cho Tư lệnh Chiến dịch biểu dương Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh thiệt hại nặng BC619 địch, chiếm Điểm cao Phu Thông, đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần cùng các lực lượng bạn bẻ gãy hướng tấn công hướng Tây của địch vào Cánh Đồng Chum. Lời khen ngợi của Đại tướng Tổng Tư lệnh là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn với cán bộ, chiến sĩ toàn tiểu đoàn chúng tôi, tiếp tục xây dựng quyết tâm trong thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. Sau trận tiến công Phu Thông, Tiểu đoàn 2 trở về đội hình chiến đấu của Trung đoàn 335, tổ chức các trận đánh địch ở khu vực phía Nam Cánh Đồng Chum.


Trong đó, tham gia trận phản đột kích quyết định ngày 26 tháng 10 năm 1972 ờ Nam Phu Tâng và Cha Ho.

Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là thắng lợi của quyết tâm mà Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào, trực tiếp là Bộ Tư lệnh Chiến dịch liên quân Việt Nam - Lào đã đề ra: Xóa bỏ quy luật của những năm trước đây trên chiến trường Lào (điển hình là Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng) là ta tiến công đánh chiếm trong mùa khô, đến mùa mưa do điều kiện bảo đảm tác chiến của ta hạn chế, quân địch lại tổ chức nống lấn và chiếm lại; sau đó, ta lại phải tổ chức chiến dịch tiến công mới.


Là người trực tiếp tham gia chiến dịch, tôi nhận thấy: Thành công của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thể hiện tài nghệ lãnh đạo, chỉ huy sáng suốt của Bộ Tư lệnh Chiến dịch liên quân Việt Nam - Lào. Trước tiên, chúng ta đã phân tích nhận định đánh giá đúng về địch: về số lượng các lực lượng địch sẽ tiến công lấn chiếm trên từng hướng, từng trận; đánh giá đúng điểm mạnh, yếu, khả năng chiến đấu của từng đối tượng chiến đấu, trong đó có các binh đoàn cơ động và lính Thái Lan; thủ đoạn và hình thức tiến công của địch trên từng hướng, từng trận đánh. Cùng với đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã đánh giá, khơi dậy được quyết tâm, khả năng chiến đấu của từng đơn vị ta và bạn, sử dụng lực lượng phòng ngự, cơ động hợp lý; tin tường, kiểm tra, động viên, bảo đảm hậu cần, cơ sở vật chất cho chiến dịch, cho từng trận đánh đáp ứng kịp thời; phát huy được sức chiến đấu trong từng trận đánh, các đơn vị đều hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, công tác tổ chức hiệp đồng chiến đấu giữa ta và bạn Lào đã bảo đảm hết sức chặt chẽ, linh hoạt, thích hợp trong từng trận đánh, góp phần quan trọng vào thắng lợi trận then chốt quyết định, kết thúc toàn thắng Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Những trận chiến cam go, khốc liệt của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 335 nói riêng và nhiều đơn vị khác của liên quân Việt - Lào nói chung trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng dù đã diễn ra cách đây 50 năm, song vẫn in đậm trong tôi với niềm vinh dự, tự hào lớn lao. Tôi luôn tin tưởng lịch sử hào hùng đó của Quân đội ta sẽ luôn được phát huy trong các thế hệ tiếp theo, tiếp tục lập nên những chiến công mới, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, tươi đẹp, giữ vững và phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào thủy chung son sắt vì sự nghiệp xây dựng, phát triển của mỗi nước.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 21 Tháng Tám, 2023, 08:27:46 am
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TỈNH NGHỆ AN VỚI CÁCH MẠNG LÀO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Đồng chí NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An


Cùng dựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, cùng uống nước dòng Nậm Nơn, Nậm Mộ, Nghệ An (Việt Nam) và Xiêng Khoảng (Lào) có chung đường biên giới dài 167,626km, là láng giềng gần gũi, cùng chung sống lâu đời và có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau trên nhiều mặt. Với vị trí chiến lược "kề vai sát cánh", địa bàn Nghệ An - Xiêng Khoảng là nơi quần tụ, sinh sống của cư dân nhiều tộc người: Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Ơ Đu, Lào Lùm, Lào Xủng, Lào Thơng... Truyền thống văn hóa, lịch sử đã gắn kết tình cảm nhân dân hai bên biên giới. Mặc dù nguồn gốc ít có nét chung, nét tương đồng, nhưng dân cư hai bên biên giới Việt Nam - Lào luôn sống hòa thuận hữu hảo. Từ lâu, nhân dân hai bên biên giới đã coi nhau như anh em, cùng làm chung nương rẫy, uống chung dòng nước, đi chung con đường. Họ sống với nhau rất đoàn kết, thương yêu nhau, cùng chia ngọt, sẻ bùi, truyền cho nhau những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, hỗ trợ nhau trong kháng chiến chống ngoại xâm. Nhân dân hai bên biên giới còn gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ thân tộc, dòng họ, thường xuyên qua lại thăm thân và giao lưu văn hóa với nhau.


Mối quan hệ văn hóa - tộc người trên, cùng với "số phận lịch sử" của hai dân tộc đã tạo lập nên truyền thống đoàn kết chiến đấu chong ngoại xâm của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, hai dân tộc Việt Nam và Lào phải tiến hành nhiều cuộc đấu tranh chống lại các thế lực ngoại bang, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Và trong cuộc trường chinh gian khổ đó, hai dân tộc đã giúp đỡ nhau, cùng chung chiến hào chiến đấu chống kẻ thù chung, hình thành nên truyền thống đoàn kết liên minh bên chặt, trở nên "đặc biệt" và là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng hai nước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.


Với vai trò, vị trí là địa bàn chiến lược, là căn cứ hậu phương quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nghệ An còn là căn cứ địa của cách mạng Lào và luôn coi việc đoàn kết chiến đấu với quân, dân Lào là nhiệm vụ thiết thân của mình. Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ và hàng trăm chuyên gia các ngành giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, lâm nghiệp có trình độ chuyên môn giỏi được giao nhiệm vụ đi giúp đỡ nhân dân các bộ tộc Lào tại Xiêng Khoảng. Tất cả đã liên tục bám trụ, sát cánh cùng lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân bạn chiến đấu, sản xuất, xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng phong trào quần chúng từ khi cách mạng bạn gặp khó khăn, bị vây ép, phải phân tán đối phó với các hoạt động truy quét của địch, cũng như khi bạn hồi phục, phát triển, mở các cuộc tiến công, các chiến dịch lớn tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng cho đến khi cách mạng bạn toàn thắng (1975).


Đóng góp của quân và dân tỉnh Nghệ An với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện ở nhiều sự kiện, trong đó có thể kể đến Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là kết quả đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sức mạnh đoàn kết liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào; trong đó có sự đỏng góp hết sức to lớn của quân và dân tỉnh Nghệ An.


Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của hai dân tộc Việt Nam - Lào, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là địa bàn có vị trí chiến lược không chỉ với cách mạng Lào mà còn đối với cả chiến trường chung ba nước Đông Dương. Nơi đây, Mỹ tập trung các hoạt động quân sự quan trọng và lớn nhất ở Lào, với mục tiêu là chiếm giữ địa bàn chiến lược chống lại cách mạng Lào, đánh phá vùng căn cứ địa của cách mạng Lào, ngăn chặn sự tiến công của lực lượng cách mạng từ phía Bắc xuống Viêng Chăn.


Phía Bắc Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là tỉnh Sầm Nưa (nay là Hủa Phăn) - căn cứ địa của Mặt trận Lào yêu nước; phía Đông giáp Nghệ An (Việt Nam); phía Tây là Quốc lộ 13 qua Sa La Phu Khun nối liền cố đô Luông Phabăng với Thủ đô Viêng Chăn. Khu vực Cánh Đồng Chum là một cao nguyên rộng lớn, có độ cao trung bỉnh trên 1.000m, có rừng rậm, núi cao hiểm trở và những lòng chảo rộng, bằng phẳng. Trong khu vực này có 8 sân bay, là những căn cứ không quân của địch. Máy bay địch có thể hoạt động cả khu vực rộng lớn đối với nước Lào và miền Bắc Việt Nam.


Đối với Đông Dương, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một hướng chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, có quan hệ mật thiết với việc bảo vệ trị an vùng biên giới Việt Nam - Lào, đặc biệt liên quan chặt chẽ đến hành lang vận chuyển chiến lược từ miền Bắc Việt Nam cho các chiến trường ở Đông Dương. Khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là trung tâm chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh đặc biệt tăng cường" của đế quốc Mỹ và tay sai ở Lào. Ta và bạn xác định cần tăng cường lực lượng, quyết tâm bảo vệ vững chắc khu vực này.


Trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, địch đã huy động lực lượng quân đội Vương quốc, lực lượng đặc biệt Vàng Pao, lực lượng đánh thuê Thái Lan cùng với các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ tiến công đánh chiếm khu vực cao nguyên Xiêng Khoảng để xây dựng thành cụm phòng ngự chiến lược kiên cố vững chắc của chúng nhằm đe dọa quét sạch lực lượng cách mạng và phá hủy căn cứ cách mạng ở Thượng Lào, ngăn chặn từng bước phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân Lào.


Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Nghệ An xác định đóng vai trò là một căn cứ địa, đồng thời là hậu phương cung cấp nhân tài, vật lực cho cách mạng Lào. Sau phiên gặp gỡ và làm việc giữa lãnh đạo hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng về tăng cường hợp tác toàn diện, từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 3 năm 1969, đoàn đại biểu tỉnh Xiêng Khoảng do đồng chí Xổm Váng - Tỉnh trưởng dẫn đầu đã sang thăm và hội đàm với đoàn đại biểu Nghệ An do đồng chí Chu Mạnh - Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh làm Trưởng đoàn. Cuộc hội đàm đã mở ra một bước ngoặt mới, trên tinh thần kết nghĩa anh em đã được xác lập, hai bên đã thống nhất kế hoạch hợp tác toàn diện tất cả các mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Theo đó, về kinh tế - xã hội, Nghệ An sẽ giúp Xiêng Khoảng phát triển nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, vận tải, lâm nghiệp, thương nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục. Về quốc phòng - an ninh, hai bên đã thống nhất phương án chiến đấu, xây dựng cơ sở, mở rộng vùng giải phóng, củng cố biên giới hữu nghị giữa hai tỉnh. Trong đó chủ yếu là lực lượng vũ trang Nghệ An sẽ phối hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng Lào nói chung và tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng mở các đợt hoạt động, các chiến dịch giải phóng đất đai, xây dựng vùng giải phóng.


Trên cơ sở đó, để thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ Xiêng Khoảng về kinh tế - xã hội, Ban Công tác miền Tây Nghệ An được tăng cường thêm cán bộ, có nhiệm vụ giúp Ủy ban Hành chính tỉnh triển khai các nhiệm vụ. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, nhưng hàng trăm cán bộ, kỹ sư, y bác sĩ, giáo viên có chuyên môn và kinh nghiệm được điều động sang giúp bạn. Cùng với đôi ngũ chuyên gia là các đoàn xe cơ giới, thô sơ, thuyền mảng gùi thồ chuyển sang Xiêng Khoảng các thiết bị, vật tư hàng hóa nhu yếu phẩm, lương thực, muối ăn, dầu thắp. Mặc dù còn phải khắc phục hậu quả của chiến tranh phá hoại, dốc sức chi viện chiến trường miền Nam nhưng nhân dân Nghệ An vẫn tăng cường nhân tài, vật lực cho cách mạng Lào. Đó là sự kế tục truyền thống quan hệ hữu nghị đặc biệt anh em.


Với phương châm "giúp bạn là mình tự giúp mình", dưới sự chỉ huy của Tỉnh đội, lực lượng vũ trang Nghệ An nhanh chóng triển khai thế trận, phối hợp với quân và dân Lào mở đợt hoạt động mùa khô năm 1968, tiến công đánh phá toàn bộ sào huyệt của địch, giải phóng Mường Ngàn. Chiến dịch Mường Ngàn bắt đầu ngày 2 tháng 2 năm 1968, ta lần lưọt giải phóng toàn bộ tuyến phòng thủ Mường Ngàn, đánh chiếm Tha Thơm, Phu Mừn, Mường Mày, Bôrikhan. Sau những tháng luồn rừng nắm địch, dũng cảm chiến đấu, đến tháng 5 năm 1969, chiến dịch kết thúc thắng lợi. Ta và bạn quét sạch quân phỉ trên khu vực áp sát biên giới Lào - Việt về phía sông Nậm Mộ tại Mưòng Mộc, giải phóng 500 dân khỏi ách kìm kẹp của chúng, làm chủ các vùng rừng núi sát biên giới như Tham Tạt, Mường Ngạt, Phùng Mái, mở ra vùng giải phóng mới, đẩy địch ra xa biên giới, nối thông hai tỉnh Xiêng Khoảng và Bô Ly Khăm Xay, nối Quốc lộ 7 với Quốc lộ 8. Vùng mới giải phóng ở cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng trở thành bàn đạp thuận lợi cho các hoạt động tiếp theo đánh sâu vào sào huyệt của địch.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 21 Tháng Tám, 2023, 08:29:08 am
Tháng 7 năm 1969, địch tập trung lực lượng lớn tiến hành cuộc hành quân mang tên "Cù Kiệt" với mục tiêu đánh phá căn cứ địa Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của cách mạng Lào. Trước tương quan lực lượng không cho phép đối diện trực tiếp với kẻ thù, Trung ương Đảng Nhân dân Lào đã chỉ thị cho lực lượng kháng chiến Lào cùng với nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng lui quân về các huyện miền núi Nghệ An để bảo loàn lực lượng và chờ thời cơ phản công. Do đó, vấn đề đảm bảo địa bàn và cung cấp cho bạn, nhất là cho cơ quan kho tàng của bạn trở nên cấp bách. Ngày 20 tháng 9 năm 1969, Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An ra Chỉ thị số 105-CT/TU gửi 3 huyện Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn nêu rõ: "Coi đây là nhiệm vụ của tỉnh ta phải hết sức giúp đỡ bạn tạo điều kiện thuận lợi cho bạn tiếp tục đưa cách mạng tiến lên". Tinh ủy đã cử đồng chí Trần Văn Cung, Ủy viên Thường vụ Tinh ủy trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức đón tiếp nhân dân Xiêng Khoảng. Được sự chỉ đạo sát sao của Tinh ủy, nhân dân các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông đã chuẩn bị chu đáo nơi ăn, chốn ở, trường học, bệnh xá, lương thực, thuốc men cho nhân dân Lào sang tạm trú và tổ chức đón tiếp, cưu mang, giúp đỡ hơn 1 vạn đồng bào Mường Kliun, Mường Pẹc, Mường Ngàn và gia đình quân nhân Xiêng Khoảng sang sơ tán chu đáo, an toàn. Trong suốt 3 năm (1969 - 1972), nhân dân hai tỉnh Nghệ An - Xiêng Khoảng sống chung như con em một nhà, cùng ăn, cùng ở, sản xuất và chiến đấu; tổ chức truy bắt biệt kích, bắt giặc lái máy bay Mỹ bị bắn rơi. Con em hai tỉnh đều đến trường học chung trong một mái trường - mái trường tình nghĩa do Bác Hồ tạo dựng. Các chiến sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia Nghệ An đang chiến đấu, công tác ở Xiêng Khoảng đã coi những bản làng, dòng sông, đồng ruộng Lào như quê hương mình, yêu quý nhân dân bạn như đồng bào minh, làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả.


Để đánh bại âm mưu của địch, hai Đẳng, hai quân đội thống nhất tăng cường lực lượng, phối hợp mở chiến dịch phản công Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (còn gọi là Chiến dịch 139 hay Chiến dịch Toàn thắng) đánh bại cuộc hành quân Cù Kiệt, khôi phục, mở rộng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, tạo thế và lực mới cho cách mạng Lào. Các đơn vị lực lượng vũ trang Nghệ An tham gia chiến dịch này gồm có: Tiểu đoàn 42, Đại đội Đặc công 18, Đại đội Trinh sát 19, Đại đội Cao xạ 52, Đại đội 212 huyện Kỳ Sơn và 1.800 dân công hỏa tuyến phục vụ chiến đấu. Trải qua 6 tháng chiến đấu (25.10.1969 - 25.4.1970), lực lượng vũ trang Nghệ An đã phối hợp với các lực lượng quân tình nguyện và lực lượng vũ trang cách mạng Lào đập tan cuộc hành quân Cù Kiệt, phá tan nhiều cụm phi, diệt 5 tiểu đoàn, đánh thiệt hại 10 tiểu đoàn, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.500 quân địch (chiếm 71% lực lượng địch tham gia cuộc hành quân Cù Kiệt), bắn rơi và phá hủy 117 máy bay, thu 597 súng các loại; giải phóng một vùng rộng lớn khoảng 6.000km2 với hơn 16.000 dân, nối liền vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi - Sảm Thông - Nam Căng Xẻng - Sen Chồ với Sầm Nưa và 4 tỉnh Bắc Lào1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển I: Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 201. Mục từ Chiến dịch Toàn Thắng (Chiến dịch 139; Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, 25.10.1969 - 25.4.1970)). Với thắng lợi của chiến dịch này, quân và dân Nghệ An đã góp phần quan trọng làm thất bại âm mưu của Mỹ là kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Lào; từ đó tạo chuyển biến về so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Lào, mở ra triển vọng cả về quân sự, chính trị và ngoại giao trong việc giải quyết vấn đề Lào. Trong chiến công này, lực lượng vũ trang Nghệ An đã tiêu diệt hơn 430 tên, làm bị thương 36 tên, bắt 9 tên, quy hàng 30 tên, thu hơn 100 súng các loại, hàng trăm tấn lương thực và phương tiện chiến tranh, giải phóng hơn 20.000km2, 3.000 dân. Chiến thắng đánh bại cuộc hành quân Cù Kiệt là biểu hiện sinh động mối quan hệ gắn bó của quân và dân hai nước Việt - Lào, trong đó có sự giúp đỡ của quân, dân Nghệ An đối với bạn.


Trước tình hình đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra khắp Đông Dương nhằm ngăn chặn thế và lực của cách mạng ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương (4.1970) đã họp và ra tuyên bố khẳng định lập trường đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân và dân ba nước, quyết tâm chiến đấu đưa cuộc kháng chiến mau tới thắng lợi. Sức mạnh đoàn kết chiến đấu của liên quân Việt - Lào được phát huy cao độ trong Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào (1971) và Chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi (Chiến dịch Z) (18.12.1971 - 6.4.1972).


Trong năm 1972, quân và dân Nghệ An tiếp tục phối hợp tốt với quân và dân tỉnh Xiêng Khoảng tiến công tiêu diệt phỉ, mở rộng vùng giải phóng cho bạn, phối hợp với các chiến trường khác ở Lào và với toàn chiến trường Đông Dương. Theo kế hoạch chung của Chiến dịch 972, lực lượng vũ trang Nghệ An tác chiến trên Mặt trận 772. 1.000 dân công hỏa tuyến Nghệ An đã tích cực cùng lực lượng vũ trang tinh (gồm Tiểu đoàn 40, Tiểu đoàn 43 và một số đại đội binh chủng, Đại đội 221 của huyện Tương Dương) phối hợp với quân, dân huyện Mường Mộc vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở cho bạn. Chiến dịch 972 thắng lợi, toàn bộ hang ổ của BS2251 (BS là phiên hiệu lực lượng đặc biệt Vàng Pao) và Sở Chỉ huy GM 25 của lực lượng đặc biệt Vàng Pao ở đây bị phá tan, ta tiêu diệt 75 tên, trong đó có tên trung tá chỉ huy Binh đoàn.


Bị thất bại trên chiến trường miền Nam và thua đau trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhất là trong cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972, cũng như thất bại ở Lào, đế quốc Mỹ và tay sai buộc phải ký Hiệp định Pari (27.1.1973) lập lại hòa bình ở Việt Nam và Hiệp định Viêng Chăn (21.2.1973) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. Trước tình hình mới, Đảng Nhân dân cách mạng Lào coi trọng việc củng cố, tăng cường đoàn kết chiến đấu Lào - Việt Nam. Trong lúc phong trào đấu tranh cách mạng Lào có những chuyển biến mới, thắng lợi to lớn của quân dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho cách mạng ở mỗi nước trên bán đảo Đông Dương. Nắm vững thời cơ chiến lược, Đảng Nhân dân cách mạng Lào phát động đấu tranh với ba đòn chiến lược (nổi dậy của quần chúng nhân dân; tiến công bằng quân sự gây áp lực; nổi dậy, ly khai của binh lính Viêng Chăn), kết hợp với mũi đấu tranh pháp lý giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, kết thúc cuộc kháng chiến cứu nước giải phóng dân tộc suốt 30 năm, đưa cách mạng Lào chuyển sang giai đoạn mới.


Từ khi hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18.7.1977) đến nay, sự hợp tác giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng ngày càng được tăng cường củng cố. Hằng năm, lãnh đạo hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng và lãnh đạo giữa các huyện Kỳ Sơn với Noọng Hét, Mường Mộc, giữa các xã chung biên giới đã tổ chức những chuyến thăm chính thức, giao ban, giao lưu văn nghệ và thể thao; liên hoan hữu nghị nhân dân hai nước Việt Nam - Lào...; ký biên bản hữu nghị và hợp tác trên các mặt: Nông - lâm nghiệp, thúy lợi, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại, du lịch, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và quốc phòng - an ninh... Hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng đã vượt qua khó khăn, gian khổ, hợp tác và hỗ trợ nhau hoàn thành việc xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị và phát triển. Các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng và Công an hai bên ngày đêm canh giữ bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, vận động đồng bào bảo vệ cột mốc quốc giới, không di, dịch cư trái phép; không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hàng cấm, vũ khí, chất nổ, ma túy, không nghe theo luận điệu xấu của các thế lực thù địch, truyền đạo trái phép... Các hoạt động trên đã góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó lâu đài của nhân dân hai bên biên giới, góp phần giữ vững ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.


Một trong những điểm sáng trong hoạt động đối ngoại nhân dân giữa tỉnh Nghệ An và các tỉnh chung biên giới Xiêng Khoảng, Hủa Phăn và Bô Ly Khăm Xay là phong trào kết nghĩa 21 cặp bản; giao lưu văn hóa, thể thao Ngày đoàn kết toàn dân; phòng, chống dịch bệnh COVID-19, khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho nhân dân Lào; tổ chức các phiên chợ đoàn kết để bán hàng có chất lượng cho bà con hai bên biên giới với giá ưu đãi; hỗ trợ chuyển giao công nghệ; hướng dẫn kỹ thuật cho phía Lào trong lĩnh vực chăn nuôi, trông trọt để nâng cao năng suất, giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững khu vực biên giới...


Hiện nay, cách mạng hai nước đã chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ độc lập, phát triển đôi mới và hội nhập của mỗi quốc gia phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nghệ An - Xiêng Khoảng sẽ phát huy thuận lợi cơ hội mới, khắc phục khó khăn, thử thách, kề vai sát cánh, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, góp phần đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới cả bề rộng lẫn chiều sâu; không ngừng bồi đắp tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 21 Tháng Tám, 2023, 08:31:43 am
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NGHỆ AN CHI VIỆN CÁCH MẠNG LÀO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Thượng tá PHAN ĐẠI NGHĨA
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Chỉ huy trường Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nghệ An vừa đóng vai trò hậu phương chi viện cho cuộc kháng chiến ở miền Nam, vừa đương đầu với các cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, đảm bảo mạch máu giao thông vận tải chi viện cho chiến trường lớn. Bên cạnh đó, Nghệ An còn thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Lào, vừa là hậu phương, chi viện sức người sức của, vừa cử lực lượng giúp bạn xây dựng, phát triển thực lực, phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung.


Nghệ An có chung đường biên giới với 3 tỉnh của nước bạn Lào (Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay và Hủa Phăn) dài 419,5km1 (Chỉ thị số 12/2013/CT-UBND, ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An), cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng chiến đấu chống lại kẻ thù chung, mối đoàn kết chiến đấu luôn là nét đẹp truyền thống. Từ ngày Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, mối đoàn kết đó càng được bồi đắp bằng tinh thần quốc tế vô sản trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tinh thần "giúp bạn là mình tự giúp mình" và theo yêu cầu của bạn, Nghệ An đã cùng các đơn vị khác của Quân khu 4 cử nhiều đơn vị Quân tình nguyện giúp bạn vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở, phát triển chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng và thế trận, tạo lập căn cứ địa... Lực lượng vũ trang Nghệ An luôn giữ trọn tình nghĩa thủy chung, vẹn toàn với các bộ tộc Lào anh em, sát cánh cùng nhau "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa", cùng chiến đấu trong mối đoàn kết Việt - Lào chống kẻ thù xâm lược, vì độc lập, tự do của mỗi nước.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ cuối năm 1954 đến đầu năm 1955, tại địa bàn các huyện miền núi phía Tây Nghệ An có nhiều diễn biến phức tạp, đế quốc Mỹ câu kết với phái hữu chống phá cách mạng Lào, tung biệt kích, thám báo xâm nhập biên giới tỉnh Nghệ An. Đặc biệt trong tháng 3 và tháng 4 năm 1959, địch cho 2 toán phỉ từ phía Xiêng Khoảng tập kích vào bản Sen Nhôm, Piêng Phạt (huyện Tương Dương), cướp phá tài sản, đốt nhà, sát hại đồng bào ta. Trước tình hình này, tỉnh đã phối hợp với bạn Lào tăng cường tuần tra biên giới, đồng thời tiến hành xây dựng cơ sở, chống địch phá hoại; thành lập Ban miền Tây và Ban Cán sự biên giới để chỉ đạo công tác miền núi và chăm lo vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Lào. Các cơ quan Tỉnh đội tham gia Ban Cán sự biên giới đã phối hợp các lực lượng của tỉnh và của Lào xác định đường biên giới với Lào ở địa bàn một số xã thuộc huyện Tương Dương; kết hợp với bạn, trực tiếp là tỉnh Xiêng Khoảng củng cố mối đoàn kết chiến đấu.


Tháng 5 năm 1959, Tiểu đoàn 2 Pathét Lào bị lực lượng phản động người Lào, được Mỹ chi viện và điều khiển, bao vây và có nguy cơ bị tiêu diệt. Dưới sự chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 4, cán bộ, chiến sĩ lực lượng trinh sát và Tiểu đoàn Biên phòng 925 chi viện đã kịp thời chi viện, hỗ trợ giải vây cho Tiểu đoàn 2. Bộ đội địa phương Nghệ An phối hợp với lực lượng của Trung đoàn 120 và Sư đoàn 324 sẵn sàng tiếp ứng. Đến ngày 6 tháng 6 năm 1959, toàn bộ Tiểu đoàn 2 Pathét Lào đã cơ động tập kết an toàn tại căn cứ tạm thời ở Tương Dương (Nghệ An). Nhân dân và lực lượng vũ trang miền Tây Nghệ An đã tổ chức đón tiếp với tình cảm thân tình, nồng ấm và chu đáo. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 2 Pathét Lào cảm thấy như được trở về với người thân trong gia đình. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Lào trong một lân sang thăm Nghệ An và Quân khu 4 đã bày tỏ những tình cảm, niềm vinh dự, tự hào về tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt - Lào, mà cụ thể là của lực lượng vũ trang Quân khu 4 nói chung, nhân dân, lực lượng vũ trang tỉnh Nghệ An nói riêng. Tiêp đó, theo yêu cầu của bạn, từ tháng 8 năm 1960 Nghệ An đã cử đội công tác "Ba mặt" (gồm Vận động quần chúng, trinh sát bí mật và vũ trang chiến đấu) sang giúp Lao xây dựng phong trào, tổ chức lực lượng, tiến hành binh vận, xây dựng cơ sở tạo thế trận bảo vệ cách mạng bạn, đồng thời tham gia phòng thủ tuyến biên giới phía Tây của tỉnh.


Từ năm 1960, được sự trợ giúp của Mỹ, lực lượng phản động người Lào tăng cường hoạt động ở vùng căn cứ cách mạng Lào giáp với các huyện phía Tây Nghệ An. Quân khu 4 được giao nhiệm vụ tổ chức lực lượng Quân tình nguyện phối hợp lực lượng Pathét Lào mở chiến dịch giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (16.12 - 31.12.1960). Trong đó, Noọng Hét được xác định là mục tiêu quan trọng. Nhận nhiệm vụ trên giao, Nghệ An đã tổ chức 1 đại đội công an vũ trang tham gia đội hình chiến đấu và huy động lực lượng dân quân, du kích huyện Tương Dương làm nhiệm vụ bảo đảm chiến dịch; lực lượng công an vũ trang tham gia bảo vệ đường hành quân, trú quân. Dân công các huyện Con Cuông, Anh Sơn được huy động phục vụ chiến dịch. Các lực lượng Nghệ An đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch. Tuyến Đường số 7 được khai thông vào tận Mường Mộc, căn cứ kháng chiến của bạn được mở rộng và củng cố. Sự uy hiếp của địch với tuyến Đường số 7 nối liền Nghệ An với Xiêng Khoảng cơ bản được giải tỏa.


Trong những năm 1963 - 1964, ở phía Tây Nghệ An, nhất là các xã vùng biên giới tiếp giáp với tỉnh Xiêng Khoảng, địch gia tăng hoạt động phá hoại như biệt kích, thám báo, nhảy dù và vượt biên xâm nhập lãnh thổ gây mất ổn định an ninh giữa hai nước. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời đề ra nhiệm vụ cấp thiết về công tác miền Tây và quyết định thành lập Ban Chỉ đạo miền Tây, đồng chí Bí thư Ban Cán sự Tỉnh đội được cử làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành địa phương triển khai huấn luyện, xây dựng các phương án đánh địch, vây bắt biệt kích... giữ vững sự ổn định biên giới giữa ta và bạn.


Để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quốc tế cao cả, trên cơ sở thỏa thuận giữa thường vụ tỉnh ủy 2 tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng về tăng cường hợp tác toàn diện, tháng 3 năm 1969, đoàn đại biểu tỉnh Xiêng Khoảng đã sang thăm và hội đàm với đoàn đại biểu Nghệ An. Trên tinh thần kết nghĩa anh em, hai bên thống nhất kế hoạch hợp tác toàn diện tất cả các mặt kinh tế - xã hội, an ninh, quân sự. Về quân sự và an ninh, hai bên đã thống nhất phương án chiến đấu, xây dựng cơ sở, mở rộng vùng giải phóng, củng cố biên giới hữu nghị giữa 2 tỉnh. Trong đó, lực lượng vũ trang Nghệ An phối hợp với quân và dân Xiêng Khoảng mở các chiến dịch giải phóng đất đai, xây dựng vùng giải phóng. Dưới sự chỉ huy của Tỉnh đội, lực lượng vũ trang Nghệ An nhanh chóng triển khai thế trận, phối hợp với quân dân và Lào mở đợt hoạt động mùa khô năm 1969 mang tên "Chiến dịch Mường Ngàn", tiến công đánh phá toàn bộ sào huyệt của địch, giải phóng huyện Mường Mộc. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 30 cán bộ và chiến sĩ huyện Mường Mộc; lực lượng vũ trang Nghệ An có Tiểu đoàn Bộ binh 42, Đại đội Đặc công 18, Đại đội 211 của huyện Tương Dương và 1.700 dân công phục vụ chiến đấu. "Chiến dịch Mường Ngàn" kết thúc, quân và dân 2 tỉnh đã tiêu diệt 43 tên phỉ, làm bị thương và bắt 31 tên, giải phóng 500 dân khỏi ách kìm kẹp. Về cơ bản chiến dịch đã đạt mục tiêu tiến công phá được một bộ phận sào huyệt phi ở phía Đông, đẩy chúng lùi về phía Tây sông Nậm Mô, mở ra một số vùng giải phóng tiếp giáp với biên giới hai nước, tạo được một hành lang giải phóng từ Mường Ngàn của Xiêng Khoảng đến Mường May của tỉnh Bô Ly Khăm Xay, nối liền Đường số 7 xuống Đường số 8.


Với âm mưu nhằm giành lại vị thế đã mất, khi mùa mưa chưa kết thúc, ngày 20 tháng 8 năm 1969, Mỹ huy động 5.000 quân ngụy Thái Lan, 12.000 quân ngụy Lào và lực lượng đặc biệt Vàng Pao được máy bay yểm trợ mở cuộc hành quân Cù Kiệt đánh phá khu căn cứ Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của bạn. Sau khi đánh giá tình hình, để bảo toàn lực lượng, Trung ương Đảng nhân dân Lào chỉ thị cho lực lượng kháng chiến Lào cùng nhân dân Xiêng Khoảng lui quân về các huyện miền núi Nghệ An chờ thời cơ phản công. Sau đó, để nhằm đánh bại âm mưu của địch, Trung ương Đảng và quân đội hai nước đã thống nhất tăng cường lực lượng, phối hợp mở chiến dịch phản công nhằm đánh bại cuộc hành quân Cù Kiệt của chúng. Nhận lệnh sát cánh cùng lực lượng bạn chiến đấu, các đơn vị Nghệ An tham gia gồm: Tiểu đoàn 42, Đại đội Đặc công 18, Đại đội Trinh sát 19, Đại đội Cao xạ 52, Đại đội 212 huyện Kỳ Sơn và 1.800 dân công hỏa tuyến phục vụ chiến đấu.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 21 Tháng Tám, 2023, 08:34:01 am
Qua 3 đợt tiến công (25.10.1969 - 25.4.1970), lực lượng vũ trang Nghệ An phối hợp với các lực lượng tham gia chiến dịch đập tan cuộc hành quân Cù Kiệt, phá tan nhiều cụm phỉ, diệt 5 tiểu đoàn, đánh thiệt hại 10 tiểu đoàn, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.500 quân địch (chiếm 71% lực lượng địch tham gia cuộc hành quân Cù Kiệt), bắn rơi và phá hủy 117 máy bay, thu 597 súng các loại; giải phóng một vùng rộng lớn khoảng 6.000km2 với hơn 16.000 dân, nối liền vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi - Sảm Thông - Nam Căng Xẻng - Xen Chồ với Sầm Nưa và 4 tỉnh Bắc Lào1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 201. Mục từ Chiến dịch Toàn Thắng (Chiến dịch 139; Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, 25.10.1969 - 25 4.1970)), đẩy địch vào thế bị động. Thắng lợi của chiến dịch góp phần quan trọng làm thất bại âm mưu của Mỹ nhằm kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Lào, phân tán, giam chân lực lượng ta để mở rộng chiến tranh sang Campuchia; từ đó, tạo chuyển biến về so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Lào, mở ra triển vọng cả về quân sự, chính trị và ngoại giao trong việc giải quyết vấn đề Lào2 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 201. Mục từ Chiến dịch Toàn Thắng (Chiến dịch 139; Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, 25.10.1969 - 25 4.1970)), tạo ra điều kiện mới cho sự nghiệp cách mạng hai nước tiếp tục tiến lên.


Sau chiến thắng mùa khô 1969 - 1970, lực lượng vũ trang Nghệ An gồm Tiểu đoàn 42, Tiểu đoàn 43 và Đại đội 211 tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ giúp bạn, phối hợp cùng bạn giữ vững, củng cố địa bàn, sẵn sàng đánh địch xâm phạm, lấn chiếm. Cuối mùa mưa năm 1971, địch tổ chức lấn chiếm khu trung tâm Mường Mộc. Chúng chiếm một số vị trí ngoại vi như Cò Hây, Tung Xin, Tham Pợ, uy hiếp tuyến hậu cần của ta, làm cho nhân dân trong vùng lo sợ. Theo yêu cầu của bạn, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quyết định khôi phục lại Đoàn 7, đồng thời sử dụng tất cả các đơn vị của tỉnh có trên đất bạn, cùng Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn Đặc công 31 do Quân khu tăng cường, triển khai đánh địch lấn chiếm ở Mường Mộc, Mường Nham. Nhiều trận chiến đấu diễn ra ác liệt, đặc biệt là trận chiến đấu giải phóng Mường Nham ngày 2 tháng 4 năm 1971. Phía bạn có đại đội bộ đội trung lập yêu nước, 1 đại đội chủ lực huyện Mường Mộc, 1 trung đội bộ đội địa phương Mường Ngàn cùng hơn 30 cán bộ cơ sở của huyện Mường Mộc làm công tác dân vận và vận động binh lính địch. Phía Nghệ An có Tiểu đoàn 43 và 300 dân công Nghệ An được điều từ phía sau lên trực tiếp phục vụ hỏa tuyến, được tăng cường Đại đội Đặc công 20 Quân khu. Ngày 2 tháng 4 năm ] 971, ta và bạn bắt đầu tiến công địch, đến sáng ngày 8 tháng 4, giải quyết xong các cứ điểm, sau đó chuyển sang truy quét địch. Các lực lượng tham gia chiến đấu ờ Mường Nham đã hoàn thành tốt nhiệm vụ triệt phá cứ điểm phỉ BS226, tích cực bảo vệ vùng giải phóng, uy hiếp hậu cứ địch ở Phu Lom, phá trước âm mưu lấn chiếm của địch ra vùng giải phóng.


Trong năm 1972, lực lượng vũ trang Nghệ An tiếp tục phối hợp tốt với quân và dân tỉnh Xiêng Khoảng tiến công tiêu diệt phỉ mở rộng vùng giải phóng cho bạn, phối hợp với các chiến trường khác ở Lào và với toàn chiến trường Đông Dương. Thực hiện nhiệm vụ do Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 4 giao theo kế hoạch chung của Chiếu dịch 972, căn cứ vào tình hình địch, Đảng ủy Quân sự tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ huy Mặt trận 772. Lực lượng vũ trang tỉnh tham gia gồm Tiểu đoàn 40, Tiểu đoàn 43 và một số đại đội binh chủng, Đại đội 221 của huyện Tương Dương và 1.000 dân công hỏa tuyến phối hợp quân dân huyện Mường Mộc. Ngày 26 tháng 10 năm 1972, Mặt trận 772 mở màn tiến công lực lượng phỉ BS226 ờ Mường Nham, diệt và bất 25 tên địch, làm chủ căn cứ địch. Quân địch ở Bản Nam - Tha Si tháo chạy. Rạng sáng ngày 19 tháng 12 năm 1972, các lực lượng Mặt trận 772 phối hợp lực lượng bạn thọc sâu vào căn cứ Nậm Heo và cứ điểm vòng ngoài của địch ờ Na Kun - Phu Lom. Toàn bộ hang ổ của BS225 và Sở Chỉ huy GM 25 (Binh đoàn Cơ động 25) của lực lượng đặc biệt Vàng Pao ở đây bị phá tan, ta tiêu diệt 75 tên, trong đó có tên trung tá chỉ huy GM 25.


Phối hợp với Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ở Thượng Lào của liên quân Việt - Lào, theo mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 4, lực lượng vũ trang Nghệ An đã cùng với lực lượng chính trị - vũ trang của bạn tiến hành các hoạt động quân sự phối hợp với chiến trường chung toàn Đông Dương giành những thắng lợi to lớn, tạo chuyển biến lớn về thế trận, lực lượng cho cách mạng Lào.


Với những chiến thắng liên tiếp, cho đến hết đầu năm 1973 ta và bạn đã củng cố vững chắc vùng giải phóng, đồng thời chặn đánh một số tàn quân địch ở Bom Luật, Chiêng Xa Lỳ. Mặt trận 772 đã làm tốt nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Chiến dịch 972 Quân khu giành thắng lợi trên Đường số 12, uy hiếp thị xã Thà Khẹt. Giải phóng hoàn toàn huyện Mường Mộc và một vùng rộng lớn phía Đông Đường số 13 từ tỉnh Xiêng Khoảng đến từ tỉnh Bô Ly Khăm Xay, nối thông với nhau thành hành lang Bắc - Nam Lào. Vượt qua nhiều gian khổ hy sinh, lực lượng vũ trang Nghệ An đã cùng các lực lượng khác của Quân khu 4 làm nên chiến thắng quan trọng buộc đế quốc Mỹ và ngụy quyền Lào phải ký Hiệp định Viêng Chăn (21.2.1973), lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc Lào.


Tuy nhiên, trước khi Hiệp định về Lào được ký kết, Mỹ muốn giành lợi thế nên đã tăng cường yểm trợ đắc lực cho phái hữu Viêng Chăn và lực lượng đặc biệt Vàng Pao mở nhiều cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của Lào. Với mục đích nhằm tăng cường áp lực quân sự, tìm kiếm một thắng lợi trên chiến trường để buộc phía cách mạng chấp nhận một giải pháp chính trị do Mỹ đưa ra tại Hội nghị Pari. Trên cơ sở nắm chắc âm mưu, thủ đoạn mới của địch, thực hiện nhiệm vụ Quân khu giao, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Ban Chỉ huy Mặt trận 772 đã nhanh chóng chuyển nhiệm vụ sang ngăn chặn các cuộc hành quân của địch lấn chiếm vùng giải phóng, giúp bạn giữ vững địa bàn và thành quả trước khi Hiệp định Viêng Chăn được ký kết (21.2.1973). Chỉ trong 2 tháng trước khi Hiệp định được ký kết, lực lượng vũ trang Nghệ An làm nhiệm vụ trên chiến trường Lào, tiến hành 25 trận đánh lớn nhỏ, diệt và bắt 350 tên địch (trong tổng số 244 trận, diệt 5.600 tên địch của toàn Chiến dịch 972), góp phần giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, nối liền vùng giải phóng 2 tỉnh Xiêng Khoảng và Bô Ly Khăm Xay. Thắng lợi này tiếp tục thể hiện sinh động của mối tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt - Lào, là sự khẳng định về ý thức chấp hành nhiệm vụ, là sự cố gắng lớn của quân và dân Nghệ An hết lòng vì nhiệm vụ quốc tế cao cả.


Sau Hiệp định về chấm dứt chiến tranh thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được ký kết, để phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng xác định nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang giúp bạn, trước hết là tích cực xây dựng cơ sở lâu dài, đây mạnh sản xuất chăn nuôi tại chỗ, có hậu cứ với quy mô vừa và nhỏ để bám trụ lâu dài và chuyển bộ đội hoạt động ở Lào thành quân tình nguyện. Theo đó, các lực lượng vũ trang Nghệ An tích cực xây dựng cơ sở giúp bạn. Tiểu đoàn 43 phối hợp cùng lực lượng bạn bám sát cơ sở tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Viêng Chăn. Tiểu đoàn 40 cùng lực lượng bạn tổ chức một số trận truy quét thổ phỉ, làm sạch địa bàn, bảo vệ dân bản vùng giải phóng. Từ năm 1974, khi cách mạng Lào đã phát triển vững chắc, các phương án bảo vệ được triển khai có hiệu quả. Theo sự thỏa thuận chung giữa hai bên Việt - Lào, Nghệ An nhanh chóng rút lực lượng vũ trang trên đất bạn về nước chuẩn bị tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Chiến thắng của quân và dân Lào năm 1975, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước là kết quả của quá trình chiến đấu bền bỉ, kiên cường và anh dũng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Đó cũng là thắng lợi của tình đoàn kết đặc biệt thủy chung của cách mạng hai nước Lào - Việt Nam. Quân và dân Nghệ An tự hào đã kề vai, sát cánh kiên cường chiến đấu cùng bạn trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, ác liệt đầy hy sinh và thử thách, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Lào.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 25 Tháng Chín, 2023, 09:11:06 am
VỊ TRÍ ĐỊA CHIẾN LƯỢC CỦA NGHỆ AN ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG LÀO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Đại tá PHẠM VĂN ĐÔNG
Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An


Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) quân dân Nghệ An cùng cả nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ chiến lược là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cà nước. Nghệ An và các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 4 vừa đảm nhận vai trò vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến trong cuộc kháng chiến ở miền Nam; vừa thực hiện nhiệm vụ đoàn kết chiến đấu với nước bạn Lào cùng chống kẻ thù xâm lược chung. Tham luận này sẽ đề cập đến những nét cơ bản nhất vai trò, vị trí của Nghệ An trong thực hiện nhiệm vụ giúp bạn xây dựng lực lượng và phối hợp chiến đấu vì độc lập, tự do của mỗi nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào.


Về điều kiện địa lý, Nghệ An phân chia thành ba chiến trường và ba vùng rõ rệt, đó là: Vùng rừng núi, vùng trung du - đồng bằng và vùng đồng bằng ven biển. Vùng núi, vùng trung du và đồng bằng chiếm gần 3/4 diện tích toàn tỉnh, tập trung chủ yếu phía Tây - Tây Bắc với một phần dãy Trường Sơn và dãy Phu Hoạt. Phía Tây của tỉnh giáp ba tỉnh của nước bạn Lào gồm: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay với 468,281 km đường biên giới.


Nghệ An cỏ hệ thống giao thông đa dạng với cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không, là một phần của cơ sở hạ tầng cỏ vị trí, vai trò rất lớn đối với cả kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng, an ninh. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975), nhất là trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giao thông vận tải trên địa bàn Nghệ An giữ vai trò hết sức quan trọng của chiến trường miền Nam và chiến trường Lào. Tuyến giao thông đường bộ của tỉnh có một số tuyến đường chính gắn liền với biên giới giữa ta và bạn gồm: Quốc lộ 7A từ thị trấn huyện Diễn Châu đến Cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) dài 225km; Quốc lộ 46, nhánh 1 (46A) từ cảng Cửa Lò đến Cửa khẩu Thanh Thủy (huyện Thanh Chương) dài 82km; Quốc lộ 48, nhánh 1 từ Ngã ba Yên Lý (huyện Diễn Châu) đến Cửa khẩu Thông Thụ (huyện Quế Phong) dài 168km; Quốc lộ 48C dài 110km bắt đầu từ ngã ba xã Tam Hợp (huyện Quỳ Hợp) đến Ngã ba Khe Bố xã Tam Quang (huyện Tương Dương).


Trên cơ sở xác định hậu phương là nhân tố thường xuyên quyết định sự thành bại của chiến tranh. Nên ngay từ đầu cuộc kháng chiến, vào những năm 1955 - 1960, khi Nghệ An trở thành hậu phương trực tiếp cho chiến trường Trị - Thiên và Lào, Tỉnh ủy đã xác định phải làm tốt nhiệm vụ hậu phương của mình và thực sự Nghệ An đã trở thành nơi đứng chân xây dựng, dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - xã hội. Là chỗ dựa tiềm lực sức người, sức của, chỗ dựa tinh thần cổ vũ, động viên niềm tin chiến thắng cho tiền tuyến.


Là địa bàn tiếp giáp với chiến trường Lào, trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Nghệ An là một trong những tỉnh trở thành hậu phương trực tiếp cho các đợt hoạt động quân sự. Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký (20.7.1954), tình hình Lào diễn biến rất phức tạp, cuộc đấu tranh cách mạng của bạn đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Càtày Phủixanicon và tiến hành đàn áp lực lượng cách mạng Lào. Lực lượng Pathét Lào phải rút về củng cố tại tỉnh Sầm Nưa Phong Xa Lỳ, lập căn cứ địa kháng chiến. Chủ trương của bạn lúc này là củng cố, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh, xây dựng cơ sở cách mạng tại các tinh Trung Lào - Hạ Lào.


Được sự giúp đỡ chí tình của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Quân khu 4, cùng quân, dân Nghệ An, lực lượng cách mạng Lào nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt, từ những đơn vị du kích nhỏ lẻ, đến đầu năm 1961, lực lượng bạn đã phát triển có 3 tiểu đoàn độc lập. Lực lượng dân quân du kích được tổ chức thành các tiểu đội ở các làng, bản. Thành tựu 10 năm đầu (1954 - 1964) xây dựng hậu phương trong thời bình, quân dân Nghệ An đã biết kê thừa những kinh nghiệm xây dựng hậu phương kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời phát huy cao độ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đặc biệt là trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc hậu phương. Hậu phương Quân khu 4, trong đó có Nghệ An không ngừng được củng cố, tuyến vận tải quân sự Trường Sơn ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển lớn mạnh của cách mạng Lào, đã tạo nên thế trận vững chắc trên địa bàn hậu phương chiến lược chi viện cho cách mạng miền Nam và cách mạng Lào.


Xây dựng hậu phương vững mạnh về chính trị, kinh tế, xã hội là vấn đề có tính quy luật để quyết định sự thành bại của chiến tranh. V. I. Lênin đã từng nêu luận điểm khẳng định: Một quân đội giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ1 (Dẫn theo: Nguyễn Đức Thắng, Tăng cường sức mạnh bảo vệ To quốc xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng của V.I.Lênin, Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 21 tháng 4 năm 2021). Thực tế lịch sử các cuộc kháng chiến đã chứng minh rõ điều này. Miền Tây Nghệ An trong suốt cuộc kháng chiến là chỗ đứng chân của tỉnh bạn, là nơi huấn luyện đào tạo cán bộ, bộ đội, du kích cho bạn. Trước đó, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sự liên minh chiến đấu giữa ta và bạn đã phát triển lên đỉnh cao, chung lưng đấu cật tạo nên chiến thắng vẻ vang năm 1954. Trong Chiến dịch phản công giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (25.10.1969 - 25.4.1970)2 (Còn có tên Chiến dịch Toàn Thắng hay Chiến dịch 139), các lực lượng vũ trang Nghệ An cùng ra quân, từ bộ đội tỉnh, công an, dân quân đến Bộ đội Biên phòng đều tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Sau chiến thắng, lực lượng vũ trang Nghệ An đã tập trung xây dựng cơ sở, trong đó có các đội cơ sở của Bộ đội Biên phòng đã công tác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng xung yếu, tiến hành "ba cùng" xây dựng cơ sở chính trị trên địa bàn mới giải phóng.
   

Trong những năm 1969 - 1970, Nghệ An và Xiêng Khoảng đã tăng cường hợp tác toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội. Hai tỉnh đã thống nhất phương án phối hợp tác chiến, củng cố quan hệ hữu nghị với tinh thần quan hệ đặc biệt Việt - Lào. Trong năm 1972, trong kế hoạch phối hợp chung với các chiến trường khác ở miền Nam và chiến trường Đông Dương nói chung, Nghệ An đã cùng Xiêng Khoảng mở Mặt trận 872 giành nhiều thắng lợi to lớn, đưa cách mạng Lào phát triển mạnh, tạo ưu thế để đi đến ký kết Hiệp định Viêng Chăn (21.2.1973). Ngoài ra còn phối hợp cùng bạn tập trung xây dựng lực lượng ba thứ quân ngày càng lớn mạnh. Nghệ An luôn thực hiện tốt tư tưởng chỉ đạo trong phối hợp giúp bạn là: "Giúp bạn cơ bản toàn diện, liên tục, lâu dài, được việc, được lòng, được trước mắt, được lâu dài". Trong 30 năm (1945 - 1975) kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Nghệ An thực sự trở thành một vùng căn cứ địa vững chắc, một hậu phương chiến lược quan trọng cho cách mạng Lào, mà trực tiếp là tỉnh Xiêng Khoảng. Sự phối hợp, giúp đỡ đó đồng thời cũng giúp cho Nghệ An bảo vệ vững chắc trật tự, an ninh biên giới phía Tây của tỉnh.


Với vị trí địa chiến lược của một tỉnh cỏ chung 468,281km đường biên giới trên bộ với Lào, Nghệ An không những là vùng căn cứ địa rộng lớn, mà còn là hậu phương chiến lược của bạn. Nhận rõ âm mưu, thủ đoạn trước mắt cũng như lâu dài của địch, trước tình hình phát triển có lợi cho cách mạng hai nước Lào - Việt, ta và bạn đã có những chủ trương và biện pháp nhằm tiếp tục củng cố và mở rộng vùng giải phóng. Tỉnh Nghệ An đã thành lập một lực lượng thường xuyên giúp bạn, gồm Tiểu đoàn 43 bộ đội địa phương và Đoàn 7 - Đội công tác cơ sở đặt tại Mường Mộc, tỉnh Xiêng Khoảng. Ngoài ra còn căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng thời điểm, tỉnh cử các đơn vị lực lượng vũ trang giúp bạn, như mở chiến dịch Mường Ngạt năm 1969, lực lượng Nghệ An tham gia có Tiểu đoàn Bộ binh 42, Đại đội Đặc công 18, Đại đội 211 huyện Tương Dương và 1.700 dân công. Trong Chiến dịch phản công giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiệng Khoảng, ta đã đánh bại cuộc hành quân Cù Kiệt của địch cuối năm 1969 đầu năm 1970, các đơn vị vũ trang Nghệ An tham gia gồm Tiểu đoàn 42, Đại đội Đặc công 18, Đại đội Trinh sát 19, Đại đội 212 huyện Kỳ Sơn, Đại đội Cao xạ 52 và 1.800 dân công phục vụ chiến đấu. Trong Chiến dịch 972 năm 1972, trên hướng 772, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã tăng cường 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội cối và 2.000 dân công hỏa tuyến cho Đoàn 7.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 25 Tháng Chín, 2023, 09:11:34 am
Tất cả lực lượng Nghệ An làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn đều thường xuyên được giáo dục, quán triệt, nắm vững quan điêm, đường lối quốc tế của Đảng, xác định "Giúp bạn là một trong bốn nhiệm vụ, là một trong ba chiến trường chiến đấu chính", từ đó đã vận dụng đúng đắn trong mọi nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu; lúc khó khăn cũng như khi thuận lợi đều thấu suốt quan điểm "giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình". Hơn 20 năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, lực lượng vũ trang cũng như lực lượng dân công hỏa tuyến Nghệ An đã tận tỉnh giúp đỡ bạn về mọi mặt, củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước, đạt được những kết quả hết sức quan trọng, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân Lào giành thắng lợi; đồng thời đã trực tiếp vun đắp, xây dựng tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt - Lào ngày càng gắn bó bền vững.


Để phát huy có hiệu quả vai trò vị trí địa chiến lược của tỉnh đối với sự nghiệp cách mạng Lào trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Nghệ An đã kết hợp chặt chẽ và giải quyết tốt mối quan hệ hậu phương với tiền tuyến, dân tộc và quốc tế. Quân, dân Nghệ An đã phát huy sức mạnh của hậu phương để chi viện đắc lực, liên tục và ngày càng to lớn, hiệu quả cho tiền tuyến lớn, cùng với tiền tuyến đánh bại kẻ địch để bảo vệ hậu phương. Với tinh thần tiền tuyến có đánh to thắng lớn hay không là do sức mạnh chi viện của hậu phương lớn quyết định; hậu phương có đáp ứng được yêu cầu tiền tuyến hay không thì với vị trí đầu cầu trung chuyển của Quân khu 4, tỉnh Nghệ An giữ vai trò quyết định. Thực hiện khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến", quân, dân Nghệ An đã dồn tất cả sức lực, khả năng và trí tuệ, vượt lên mọi thử thách, hy sinh thực hiện bằng được quyết tâm chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là bảo đảm giao thông vận tải luôn thông suốt, chi viện cao nhất, kịp thời nhất sức người sức của cho chiến trường miền Nam và cho cách mạng Lào giành thắng lợi. Chỉ tính riêng trong hai cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại, bất chấp hành động tàn bạo của Mỹ, vượt lên những đau thương mất mát, quân, dân Nghệ An vừa kiên cường chiến đấu đánh máy bay địch, vừa làm tốt công tác đảm bảo giao thông vận tải, đã vận chuyển được 7.310.000 tấn hàng cho chiến trường miền Nam và Lào. Từ năm 1965 đến năm 1972, tỉnh đã huy động 103.505 người vào bộ đội, 11.585 người đi thanh niên xung phong, 24.480 người đi dân công hỏa tuyến...


Cùng với việc giải quyết tốt mối quan hệ hậu phương với tiền tuyến, hậu phương Nghệ An còn đồng thời giải quyết tốt nhiệm vụ dân tộc và quốc tế. Là tỉnh cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn cùng chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược và các thế lực tay sai, bởi vậy mối đoàn kết liên minh chiến đấu Việt - Lào là truyền thống từ lâu đời và là vấn đề sống còn của cả hai dân tộc. Trong suốt cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hậu phương Nghệ An trở thành hậu phương trực tiếp, vững chắc của cách mạng Lào, là nơi chi viện sức người, sức của cho chiến trường Lào, thực hiện liên minh đoàn kết chiến đấu của hai nước Việt - Lào trong sự nghiệp chống kẻ thù chung giải phóng đất nước và bảo vệ độc lập chủ quyền của từng dân tộc.


Sau ngày đất nước Việt Nam độc lập thống nhất, cùng bạn Lào vững bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nghệ An tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ quốc tế. Phối hợp cùng bạn Lào không chỉ trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng, bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị bền vững, mà còn phối hợp cùng bạn trong hợp tác phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nghệ An đang ra sức đẩy mạnh hợp tác cùng các tỉnh của bạn (Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay và Hủa Phăn) bảo vệ vững chắc an ninh biên giới, trao đổi hàng hóa, cử chuyên gia giúp đỡ lẫn nhau. Nghệ An và Lào đang trở thành những đối tác kinh tế giàu tiềm năng. Hiện nay tỉnh có hơn 90 doanh nghiệp xuất khẩu và đầu tư vào thị trường Lào trên nhiều lĩnh vực, với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016 - 2020, Nghệ An đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác, giúp đỡ nước bạn với tổng kinh phí hơn 500 tỳ đồng. Riêng đối với lực lượng vũ trang tỉnh cũng đang giúp bạn đầu tư nâng cấp các công trình kho, trạm, mua sắm các thiết bị vật tư kỹ thuật; tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, vũ khí trang bị kỹ thuật; đồng thời phối hợp cùng bạn làm tốt công tác tìm kiếm, cất bốc và quy tập hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào.


Mối tình đoàn kết quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào có truyền thống từ lâu đời, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo, mối quan hệ ấy ngày càng phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ, quân và dân Nghệ An đang tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quốc tế giúp bạn trong sáng, thủy chung và mãi mãi xem đây là "tài sản vô giá". Quân và dân Nghệ An luôn chú trọng xây dựng, giữ gìn và phát huy, vun đắp để góp phần đưa quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào ngày càng bền vững.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 25 Tháng Chín, 2023, 09:13:20 am
NGHỆ THUẬT TẠO LẬP THẾ TRẬN TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG

Đại tá, TS LÊ THANH BÀI
Trưởng phòng Lịch sử Tư tưởng - Tổ chức quân sự,
Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Thực hiện quyết tâm "đánh bại học thuyết Níchxơn trên toàn chiến trường Đông Dương, tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam và trên cả bán đảo Đông Dương, giành thắng lợi to lớn, buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận chấm dứt chiến tranh trên thế thua bằng một giải pháp chính trị có lợi cho ta mà chúng có thế chấp nhận được"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33 (1972), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 37), cùng với mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương Việt Nam phối hợp với Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương Lào chủ trương mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, nhằm giữ vững địa bàn chiến lược, phá vỡ quy luật mùa khô hàng năm ta tiến công giải phóng, đến mùa mưa địch tận dụng ưu thế về cơ động, hóa lực, hậu cần để chiếm lại. Ngay trong tháng 2 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi đã nhận được chỉ thị: Sau chiến dịch tiến công, toàn bộ lực lượng sẽ chuyển sang phòng ngự cấp chiến dịch2 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tập 4 (1969 - 1972), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 415).


Tỉnh Xiêng Khoảng nơi có Cánh Đồng Chum nằm ở khu vực Đông Bắc nước Lào, có vị trí địa chiến lược quan trọng không chỉ với cách mạng Lào mà còn đối với toàn Đông Dương. Giữ được địa bàn chiến lược quan trọng này sẽ bảo vệ trực tiếp vùng căn cứ cách mạng Sầm Nưa của cách mạng Lào, uy hiếp Loong Chẹng - nơi có căn cứ của lực lượng đặc biệt Vàng Pao do Mỹ xây dựng, tạo điều kiện cho cách mạng Lào phát triển. Với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là hướng chiến lược, mang tính chất phối hợp chiến trường chung hết sức quan trọng; liên quan mật thiết tới việc bảo trị an vùng biên Việt - Lào; tác động đến tuyến chi viện chiến lược 559. Các chiến lược gia quân sự Hoa Kỳ đánh giá "Cánh Đồng Chum là chìa khóa của nước Lào", và đã chọn nơi đây để thực hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt tăng cường" theo công thức: "Quân ngụy Lào + quân Thái Lan + không quân, hậu cần, cố vấn Mỹ". Bởi vậy, đây là địa bàn giành giật quyết liệt giữa ta và địch1 (Tháng 7 năm 1969, địch mở cuộc hành quân Cù Kiệt nhằm đánh chiếm toàn bộ Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, xúc hầu hết nhân dân tại khu vực này. Từ ngày 25 thang 10 năm 1969 đến ngày 25 tháng 4 năm 1970, liên quân Việt Nam - Lào mở chiến dịch phản công 139, khôi phục khu trung tâm Cánh Đồng Chum. Tháng 6 năm 1971, địch dùng lực lượng đặc biệt Lào và lực lượng Thái Lan lại tiến công lấn chiếm hầu hết địa bàn này. Từ ngàỵ 18 tháng 12 năm 1971 đến ngày 6 tháng 4 năm 1972, liên quân Việt Nam - Lào tiến hành chiến dịch tiến công mùa khô 1971 - 1972 đánh đuổi địch ra khỏi Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, phát triển thãng lợi, đưa lực lượng áp sát giải phóng Sảm Thông, uy hiếp Loong Chẹng).


Thực hiện chỉ đạo của Thường vụ Quân ủy Trung ương: "Trong bất cứ tình huống nào cũng phải bảo vệ vững chắc vùng Cánh Đồng Chum, bao gồm cả tuyến trung gian, tiếp tục tiến công địch bằng phương thức thích hợp, đẩy địch xa hơn nữa ở Loong Chẹng"2 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Biên niên Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Tập VIII, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 120), trên cơ sở đánh giá về địch, căn cứ thực tiễn chiến trường, Bộ Tư lệnh Chiến dịch xác định: "Để giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, bảo vệ kho tàng, đường vận chuyển chiến lược, phải tổ chức chiến dịch phòng ngự theo hình thức phòng ngự trận địa vững chắc, có chiều sâu"1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987 tr 25), với "tư tưởng tiến công trong tác chiến phòng ngự; lập thế, tạo thời cơ, giành chủ động; vận dụng cách đánh thật linh hoạt; kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, đánh rộng rãi, đánh từ xa, đánh cả phía trước, phía sau, phát huy tác chiến để tiêu diệt địch"2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987 tr 25).


Trên cơ sở dự kiến hướng tiến công chủ yếu của địch từ Sảm Thông - Loong Chẹng đánh ra hướng Tây Nam hoặc Nam; hướng thứ yếu có thể từ nhiều hướng bằng đường bộ hoặc đổ bộ đường không, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhanh chóng hình thành các khu vực phòng ngự liên hoàn có trận địa vững chắc, có chính diện và chiều sâu thích hợp. Khu trung tâm Cánh Đồng Chum là khu vực phòng ngự chủ yếu, được xác định phải bảo vệ đến cùng. Hướng phòng ngự chủ yếu là Nam và Tây Nam, hướng thứ yếu là Tây và Tây Bắc. Dự kiến các trận then chốt có thể diễn ra ở phía Nam cánh đồng Căng Xẻng trên trục từ Bản Ngua đi Bản Phồn (hướng Nam) và Bản Khổng - đồi Năm Mỏm (phía Tây). Cụm Phu Tâng - Phu Tôn là cụm phòng ngự then chốt trong khu vực chủ yếu đồng thời là cụm then chốt nhất trên toàn địa bàn chiến dịch.


Từ nhận định trên, Bộ Tư lệnh Chiến dịch xác định địa bàn chiến dịch bao gồm khu tứ giác: Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng, với chiều dài 60km, chiều rộng 50km, trong đó Cánh Đồng Chum là khu trung tâm. Toàn bộ địa bàn chiến dịch được chia thành 5 khu vực:

- Khu Trung tâm Cánh Đồng Chum, gồm 4 cụm chốt: Phu Tâng - Phu Seo, Phu Keng, Phu Khế, là khu vực phòng ngự chủ yếu, đánh địch trên hướng Nam và Tây Nam.

- Khu Hin Tặng là khu trung gian với 3 cụm: Xa Phan, Phu Pha Xay, cụm 2 điểm cao 1990A và B, là khu vực phòng ngự cơ bản phía trước rất quan trọng của hướng phòng ngự chủ yếu, bảo vệ phía Tây Nam Cánh Đồng Chum. Đây là khu vực có lợi thế về địa hình, là bàn đạp tiến công, được xác định là khu vực diễn ra các trận tranh chấp quyết liệt, dai dẳng giữa ta và địch.

- Khu Noọng Pẹt, gồm 2 cụm: Phu Học, Phu Nốc Cốc, là khu vực phòng ngự thứ yếu để đối phó trực tiếp với địch có thể xuất phát tiến công từ căn cứ Buôm Loọng, nhằm bảo vệ Cánh Đồng Chum tứ phía Đông Bắc.

- Khu Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng, là khu vực phòng ngự thứ yếu, đánh địch từ xa, bảo vệ phía Tây Bắc và phía Đông cho khu trung tâm. Trong đó ở khu Mường Sủi chủ yếu đối phó với lực lượng phái hữu phản động từ Sa La Phu Khun tiên vào còn ở hướng Xiêng Khoảng đề phòng hoạt động biệt kích thám báo.


Đây là chiến dịch phòng ngự có sự tham gia của lực lượng vũ trang cách mạng Lào nên hai bên thống nhất: Ta phụ trách khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum, khu trung gian, khu Noọng Pẹt; bạn phụ trách khu vực thị xã Xiêng Khoảng và khu vực Mường Sủi, chiếm giữ các chốt: Phu Ca Pó, các điểm cao 1196, 1630 và 2050. Ngoài ra, các đơn vị binh chủng, các đơn vị của bạn được bố trí xen kẽ ở các khu vực phòng ngự để hỗ trợ hiệp đồng chi viện cho bộ binh đánh địch, bảo vệ địa bàn.


Cùng với xây dựng các khu vực phòng ngự, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ đạo xây dựng công sự trận địa vững chắc, làm đường cơ động cho bộ binh xuất kích, cho xe tăng, pháo binh cơ động trong điều kiện nhiều đèo cao, suối dốc, bất lợi với thời tiết mưa nhiều tổ chức hệ thông tin liên lạc vững chắc để chỉ huy hợp đồng chặt chẽ trong mọi tình huống.


Dựa vào thế trận phòng ngự được chuẩn bị chu đáo, bố trí lực lượng hợp lý, sau 179 ngày đêm chiến đấu (21.5 - 15.11.1972) liên quân Việt Nam - Lào đã tác chiến 244 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 binh đoàn cơ động (21, 23, 26), 3 tiểu đoàn quân Thái Lan và đánh thiệt hại 5 binh đoàn cơ động khác, bắn rơi 38 máy bay, thu 859 súng các loại1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, quyển 1, Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 250). Đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công chiến lược của Mỹ - ngụy Lào đập tan âm mưu đánh chiếm địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum đánh bại thêm một bước học thuyết Níchxơn ở Lào, làm phá sản công thức "quân ngụy Lào + quân Thái Lan + không quân, hậu cần, cố vấn Mỹ"; phá được tiền lệ có tính quy luật mùa khô ta giữ, mùa mưa địch chiếm, góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường chung. Kể từ đây, Cánh Đồng Chum luôn là căn cứ địa trọng yếu của ta, bảo đảm thế liên hoàn vững chắc cho vùng căn cứ địa của cách mạng Lào, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phối hợp trên chiến trường chung ba nước Đông Dương.


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã để lại những kinh nghiệm về tạo lập thế trận phòng ngự sau:

1. Đánh giá đúng ỷ đồ địch, chủ động tạo lập thế trận vững chắc, linh hoạt, phá được thế tiến công của địch

Lập thế, tạo thời cơ, giành quyền chủ động trong tác chiến phòng ngự là yếu tố quan trọng đảm bảo giành thắng lợi. Đế tạo lập được thế trận có lợi trước hết yêu cầu phải nắm chắc về địch. Trên cơ sở nắm được quy luật của địch, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam dự kiến địch sẽ huy động từ 30 đến 40 tiểu đoàn bộ binh, từ 3 đến 4 tiểu đoàn pháo binh, bao gồm quân phái hữu Lào, quân Thái Lan có không quân Mỹ chi viện. Hướng tiến công chủ yếu có thể là từ Hin Họp, Văng Viêng, Na Xa Ra, Loong Chẹng, Sảm Thông; hướng phối hợp từ Sa La Phu Khum ra Mường Sủi. Từ nhận định đó, cơ quan tham mưu chiến lược đã chỉ đạo Bộ Tư lệnh 959 cùng với bạn xây dựng vùng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thành một khu vực phòng thủ vững chắc lâu dài, toàn diện, tạo thế bất khả xâm phạm cho vùng căn cứ địa cách mạng Lào, đồng thời là bàn đạp xuất phát tấn công của ta về hướng Tây và Tây Nam. Phương châm chỉ đạo tác chiến là kết hợp chặt chẽ cơ động tiến công với chốt giữ khu vực, lực lượng cơ động là thành phần chủ yếu, chốt là thành phần quan trọng. Lây tác chiến hiệp đồng binh chủng là phương án tác chiến chủ yếu, đồng thời tổ chức phòng thủ tác chiến có trọng điểm.


Với cách bố trí phòng ngự thành 5 khu vực, ta đã hình thành thế trận phòng ngự hình tròn, đảm bảo đánh lui, đánh bại được các lực lượng quân địch từ bất cứ hướng tấn công nào, dù đó là hướng chính diện hay vu hồi, luồn lách, thọc sâu đều bị đánh bại bên ngoài khu vực phòng ngự của ta, không cho chúng đánh chiếm được các khu vực, không thể phá vỡ thế bố trí phòng ngự của ta, không đánh thắng về mặt chiến dịch.


Cùng với đó, việc xác định chính xác nhiệm vụ của từng khu vực phòng ngự đã góp phần tạo nên nét đặc sắc của nghệ thuật tạo lập thế trận. Trên cơ sở xác định nhiệm vụ hàng đầu của chiến dịch là giữ bằng được địa bàn chiến lược này, Cánh Đồng Chum được xác định là khu vực phòng ngự chủ yếu của toàn chiến dịch. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, đặc điểm khác nhau của từng khu vực, nên ngoài khu vực phòng ngự chủ yếu, Bộ Tư lệnh Chiến dịch cũng xác định chính xác vị trí của từng khu vực khác, nhằm phát huy vai trò phối hợp, tạo nên thế phòng ngự vững chắc. Dựa vào địa hình và điều kiện tiếp xúc với lực lượng chủ yếu của địch, ta xác định rõ khu trung gian giữ vai trò rất quan trọng bởi muốn tiến công lớn, địch phải chiếm bàn đạp này vừa để triển khai lực lượng tiến công, vừa trực tiếp ngăn chặn ta bảo đảm an toàn cho hậu phương lớn của chúng. Trung đoàn 174, đơn vị có nhiều kinh nghiệm chiến đấu được giao nhiệm vụ phòng giữ Thực tiễn chiến dịch đã chứng minh nhận định trên hoàn toàn chính xác ta và địch giành giật gần ba tháng tại địa bàn này, đến khi không còn khả năng đánh chiếm được, địch mới chuyển tiến công chủ yếu sang các hướng khác, nhung vẫn không ngừng tranh chấp với ta tại đây. Sự kiên cường chiến đấu của Trung đoàn 174, giữ vững khu trung gian đã có tác dụng lớn bảo đảm sự đứng vững của khu vực phòng ngự chủ yếu Cánh Đồng Chum.


Với cách bố trí các khu vực phòng ngự như vậy, ta đã tạo lập nên thế trận linh hoạt. Khi địch tập trung tiến công vào vực trung gian trên hướng tiến công chủ yếu của hướng Đông Nam, ta đã tập trung lực lượng kiên quyết giữ, buộc chúng phải chuyển hướng, lấy Tây Bắc là hướng chủ yếu, nhưng khi bị thất bại trên hướng Tây Bắc, địch lại chuyển sang hướng Tây. Tuy nhiên, các khu vực phòng ngự đều phát huy lác dụng liên kết linh hoạt, chặt chẽ, tạo điều kiện để Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhanh chóng chuyển hóa thế trận, chuyển từ hướng phòng ngự thứ yếu lên chủ yếu, bảo đảm kịp thời đánh địch từ nhiều hướng.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 25 Tháng Chín, 2023, 09:14:21 am
2. Chú trọng xây dụng trận địa vững chắc, liên hoàn, có chiều sâu

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống trận địa phòng ngự vững chắc, liên hoàn, có chiều sâu nhằm hạn chế sức mạnh tiến công của địch, là chỗ dựa để bảo toàn lực lượng, phát huy sức mạnh tiến công của ta, là bàn đạp để tiến hành phản kích, phản đột kích, tiến công tiêu diệt địch, hình thành thế xen kẽ đội hình giữa ta và địch, chia cắt cô lập địch và đánh địch từ nhiều phía; Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã chỉ đạo xây dựng hệ thống trận địa vừa đảm bảo kiên cường giữ vững trận địa, vừa đảm bảo tiến công tiêu diệt địch.


Trong điều kiện lực lượng công binh chỉ có tiểu đoàn 25 và 14, nhưng khối lượng công trình hết sức lớn, để thực hiện được nhiệm vụ thiết bị chiến trường, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã động viên cao nhất mọi lực lượng, phương tiện, coi trọng cả số lượng và chất lượng. Tận dụng các biện pháp kỹ thuật hiện để bảo đảm tính bền vững của công trình. Với những công trình đặc biệt như đường hầm chỉ huy, nhất thiết phải có cán bộ, nhân viên kỹ thuật và phương tiện của công binh đảm nhiệm. Vì thế, trong thời gian tương đối ngắn, bộ đội ta vừa thực hiện các hoạt động chiến đấu nhỏ vừa xây dựng được hệ thống chốt trận địa từ dã chiến nâng dần lên vững chắc, kiên cố, làm công sự chiến đấu trước, công sự sinh hoạt sau. Đến trước ngày địch tổ chức tiến công lớn ta đã xây dựng được 658m đường hầm xuyên núi Phu Tâng, Phu Keng, Phu Học1 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sđd, tr. 37) và nhiều công sự kiên cố ở các chốt và cụm chốt trọng yếu. Ở khu trung gian do địch tiến công sớm hơn, ta không có nhiều thời gian để xây dựng công sự trận địa, nhưng các đơn vị đã kịp thời cải tạo các hang đá làm hầm sinh hoạt và kho tàng.


Để đảm bảo tính cơ động, phát huy thế liên hoàn, trên 300km đường đã được xây dựng, đóng vai trò là trục vận chuyển tiếp, cơ động lực lượng. Cùng với các đơn vị công binh, các đơn vị bộ binh tự đảm nhiệm đường cơ động của đơn vị theo phương án chiến đấu, có tổ chức các đường bí mật để triển khai lực lượng. Riêng Trung đoàn 148 đã làm được 2 đường có tổng chiều dài trên 40km với 80 chiếc cầu nhỏ bảo đảm cơ động ở hướng Nam2 (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sđd, tr. 37); Trung đoàn 866 làm được nhiều đường cơ động, bắc được cầu dây cáp qua suối Nậm Khô. Bộ đội công binh đã giải quyết được đường cơ động ở một số trọng điểm cho xe tăng và pháo binh, có đường ngầm vượt suối khi mưa lũ. Ở những khu vực dự kiến xảy ra các trận đánh then chốt đã hình thành công sự trận địa chắc chắn


Như vậy, hệ thống công sự trận địa đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chiến dịch, với hệ thống chốt và các cụm chốt liên hoàn hạt nhân,... tạo thành các khu vực phòng ngự cơ bản trên suốt chiều sâu phòng ngự. Các công trình này gồm công sự chiến đấu cho bộ binh, cho hỏa lực, hào chiến đấu, hào giao thông, hầm trú ẩn, hầm quân y, kho và hệ thống đường cơ động trong các cụm chốt và giữa các khu vực phòng ngự. Đồng thời, để bảo đảm sức sống cao hơn cho các công trinh, trận địa phòng ngự, bộ đội ta đã thực hiện một khối lượng không nhỏ các công trình, trận địa giả để nghi binh, lừa địch.


Coi trọng việc xây dựng hệ thống trận địa vững chắc, lấy đó làm nội dung cơ bản của việc lập thế trận phòng ngự của ta để phá thế tiến công của địch"1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr. 439) đã "đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật bảo đảm công trình"2 (Hồ Quang Hưng, Chiến đấu phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, nét nổi bật về nghệ thuật tạo lập thế trận. Tạp chí Khoa học quân sự, số 7/2015, tr. 103) trong chiến dịch phòng ngự, là yếu tố quan trọng tạo nên thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972.


3. Bố trí lực lượng hợp lý, phát huy sức mạnh để giành thắng lợi

Trên cơ sở xác định khu vực phòng ngự, tổ chức các điểm chốt, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã bố trí lực lượng hợp lý, phát huy sức mạnh của từng đơn vị. Hai thành phần chiến đấu chủ yếu của chiến dịch là lực lượng phòng ngự trận địa và lực lượng cơ động, mỗi lực lượng có tính chất nhiệm vụ khác nhau. Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã sử dụng 2 trung đoàn bộ binh phòng ngự, 2 trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ cơ động. Mỗi trung đoàn phòng ngự dùng 1 tiểu đoàn làm lực lượng cơ động.


Căn cứ vào khả năng chiến đấu của các đơn vị, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã bố trí lực lượng một cách hợp lý, nổi bật là điều Trung đoàn 174 vào phòng ngự khu trung gian, rút Trung đoàn 335 ra làm lực lượng cơ động, tạo điều kiện cho cả 2 trung đoàn phát huy được sở trường, hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch giao; Trung đoàn 174 kiên cường bám trụ suốt 179 ngày đêm tại khu trung gian, góp phần quan trọng vào việc giữ vững khu vực phòng ngự chủ yếu; Trung đoàn 335 phát huy khả năng tiến công vận động tốt, có hiệu suất chiến đấu cao, thương vong chỉ bằng 1/16 của địch.


Cùng với đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã căn cứ vào tính chất của nhiệm vụ để tổ chức lực lượng thích hợp. Trung đoàn 866 phòng ngự Cánh Đồng Chum và khu vực Noọng Pẹt, từ biên chế 3 tiểu đoàn đã được tăng lên 5 tiểu đoàn và 1 đại đội độc lập. Trong đó, các tiểu đoàn cũng không có tổ chức biên chế giống nhau, như Tiểu đoàn 924 là đơn vị phòng ngự chủ yếu, được tổ chức thành 1 đại đội và 1 trung đội chốt, 2 đại đội cơ động; Tiểu đoàn 5 ở Phu Học có 1 đại đội chốt, 2 đại đội cơ động; Tiểu đoàn 7 ở Phu Keng có 2 đại đội chốt 1 trung đội cơ động,... Các đơn vị chốt đều giảm quân số nhưng được tăng thêm hỏa khí, có chiến sĩ một mình sử dụng 2 - 3 khẩu súng các loại. Bởi vậy, toàn trung đoàn có đến 8 khẩu cối 120mm và 106,7mm, 24 khẩu cối 81mm, 82mm; 25 khẩu đại liên và 12,7mm. Việc bố trí lực lượng giữ chốt như trên đã tạo nên lực lượng ít nhưng đảm bảo chất lượng chiến đấu cao.


Bên cạnh đó, các đơn vị binh chủng cũng được tổ chức thành hai thành phần lực lượng tăng cường cho các đơn vị phòng ngự tại chốt, cụm chốt và lực lượng binh chủng cơ động của chiến dịch. Với cách bố trí như vậy, dựa vào thế trận phòng ngự đã hình thành mạng lưới pháo binh hoàn chỉnh, phát huy kịp thời đánh địch từ xa đánh phủ đầu khi chúng mới lọt vào trận địa hoặc khi địch dùng trực thăng đổ quân, tạo điều kiện cho bộ binh tiến công tiêu diệt địch. Dựa vào tính năng của vũ khí, các đơn vị pháo phòng không được phân nhiệm rõ ràng: Pháo cao xạ 37mm bảo vệ đường vận chuyển và các trận địa pháo binh xe kéo; súng máy cao xạ 14,5mm và 12,7mm tham gia bảo vệ các trận địa pháo, tăng cường cho các trung đoàn bộ binh để đánh phản kích và đánh đích trên không, trên mặt đât đẽ giữ vững trận địa phòng ngự. Lực lượng tăng thiết giáp chủ yếu được sử dụng trong các trận phản đột kích ở các địa hình đã chuẩn bị sẵn.


Khu vực phòng ngự tổ chức khoa học, hệ thống công sự trận địa được chuẩn bị vững chắc, bố trí lực lượng hợp lý đã tạo nên thế trận phòng ngự vững chắc, phát huy được sức mạnh của ta hạn chế, chia cắt lực lượng tiến công của địch. Cùng với đó phát huy tính linh hoạt trong thực hành chiến đấu, phát huy cao độ khả năng tác chiến của các lực lượng, liên quân Lào - Việt Nam đã làm nên thắng lợi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, để lại những kinh nghiệm quý cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng cho tạo lập thế trận tác chiến phòng thủ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đó là, chú trọng xây dựng thế trận phòng thủ ngay từ thời bình, có phương án phân chia khu vực phòng thủ chủ yếu để tạo lập thế trận phòng thủ "vững chắc, liên hoàn, hiểm hóc, linh hoạt, có chiều sâu", luôn giành thế chủ động trong mọi tình huống, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu tấn công của địch, bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 25 Tháng Chín, 2023, 09:16:27 am
PHÒNG NGỰ CƠ ĐỘNG - NÉT ĐẶC SẮC CỦA CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG

Thượng tá, ThS PHẠM HỒNG THÁI
Phòng Kế hoạch, quản lý khoa học và đào tạo –
Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là chiến dịch lần đầu tiên Quân đội nhân dân Việt Nam liên minh với Quân giải phóng nhân dân Lào triển khai một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh. Thắng lợi của chiến dịch này đã đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn nhất của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan dưới sự chi viện của không quân Mỹ; giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum; góp phần làm thất bại học thuyết Níchxơn ở Lào, đồng thời đánh dấu bước trưởng thành mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Thành công của chiến dịch để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý về nghệ thuật quân sự, trong đó phòng ngự cơ động là một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam được thể hiện trên những vấn đề chủ yếu sau:


Một là, tổ chức phòng ngự lẩy cơ động làm chủ yếu

Thông thường, phòng ngự là trạng thái tương đối tĩnh, ở đó, phía phòng ngự tổ chức chuẩn bị thế trận, xây dựng hệ thống công sự, trận địa, thiết bị chiến trường để sẵn sàng đón đánh đối phương tiến công. Tuy nhiên, trong chiến dịch này, trên cơ sở đánh giá chính xác tình hình, Quân ủy Trung ương đã chủ động chỉ đạo chiến trường sẵn sàng chuyển sang hình thức tác chiến mới đó là trạng thái phòng ngự nhưng ở trong thế chủ động tiến công không phòng ngự thụ động. Thực hiện chủ trương trên, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã xây dựng thế trận phòng ngự lấy hành động tiến công là chính. Do vậy, ta chỉ tổ chức các chốt, cụm chốt phòng ngự trên những hướng, khu vực trọng điểm, không dàn trải thành các căn cứ lớn.


Về sử dụng lực lượng, thay vì sử dụng 3/4 quân số làm lực lượng phòng ngự thì ta chỉ dùng một nửa, một nửa quân số còn lại dành cho lực lượng làm nhiệm vụ cơ động tiến công. Với cách tổ chức phòng ngự và sử dụng lực lượng trên, ta vừa có lực lượng phòng ngự cổ định, sẵn sàng đánh địch tiến công từ mọi hướng bằng việc thành lập các chốt phòng ngự vững chắc, đồng thời vừa có lực lượng cơ động để chủ động tiến công địch, phá thế triển khai, sẵn sàng chặn đánh địch vu hồi cũng như tăng sức chiến đấu cho lực lượng phòng ngự và kịp thời xử trí các tình huống. Lần đầu tiên trong tác chiến phòng ngự, ta tổ chức lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động ngay từ đầu. Trước khi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra, ta chỉ tiến hành phòng ngự cấp chiến thuật với 2 bộ phận chủ yếu là bộ phận phòng ngự và bộ phận dự bị. Khi đánh địch trước tiền duyên, ta chỉ sử dụng một đơn vị nhỏ của bộ phận phòng ngự được phái ra cảnh giới vòng ngoài đảm nhiệm, còn bộ phận dự bị với số lượng ít, nhiệm vụ chủ yếu là cơ động tăng sức chiến đấu cho bộ phận phòng ngự. Chính vì vậy, việc phòng ngự mang tính chất thụ động hơn, khả năng tác chiến thiếu tính linh hoạt.


Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 - 15.11.1972), đối tượng tác chiến của ta có ưu thế về vũ khí, trang bị hiện đại, làm chủ trên không, khả năng trinh sát phát hiện mục tiêu tốt, sức cơ động cao, có thể tiến công trên nhiều hướng. Nhiệm vụ của phòng ngự chiến dịch là bảo vệ mục tiêu chiến lược với không gian rộng, thời gian dài, trong khi đó năng lực bảo đảm nhiều mặt của ta còn hạn chế. Nếu ta chỉ tập trung phòng ngự trên một hướng cố định với cách thức tổ chức phòng ngự đơn thuần thi sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không hoàn thành nhiệm vụ.


Đầu tháng 4 năm 1972, ngay sau khi chiến dịch tiến công kết thúc, Quân ủy Trung ương đã chỉ thị phải tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum từ mùa mưa 19721 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987, tr. 22). Thực hiện chỉ đạo đó, trên cơ sở đánh giá tình hình, đối tượng tác chiến, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận định: Lực lượng nòng cốt trong cuộc hành quân của địch là các GM2 (Quân Thái Lan bảo đảm phía sau để củng cố bàn đạp, chốt giữ các khu vực mới chiếm và sẵn sàng tiến công, dưới sự chi viện trực tiếp của không quân Mỹ) dưới sự chi viện của hỏa lực và không quân Mỹ có thể cùng một lúc tiến công trên nhiều hướng, hoặc đổ bộ đường không bất ngờ đánh vào bên sườn, phía sau khu vực Cánh Đồng Chum. Do vậy, ngay từ đầu, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã phân chia địa bàn tác chiến thành 5 khu vực phòng ngự với vị trí, vai trò khác nhau: Khu vực phòng ngự chủ yếu là trung tâm Cánh Đồng Chum; khu trung gian (Hin Tặng) là khu vực phòng ngự cơ bản phía trước bảo vệ phía Tây Nam Cánh Đồng Chum; Noọng Pẹt là khu vực phòng ngự thứ yếu để đối phó với địch tiến công từ căn cứ Buôm Loọng, bảo vệ Cánh Đồng Chum từ phía Đông Bắc; Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng là 2 khu vực phối hợp chiến dịch, đánh địch từ xa, bảo vệ phía Tây Bắc và phía Đông cho khu trung tâm. Với cách tổ chức phòng ngự hình vòng cung, ta có khả năng đánh địch tiến công từ nhiều hướng. Trên mỗi khu vực, ta chỉ tổ chức các chốt phòng ngự trọng điểm mà không hình thành các căn cứ lớn, đây là một nét khác biệt trong tác chiến phòng ngự.


Về tổ chức lực lượng, quán triệt tư tưởng tiến công1 (Lập thế, tạo thời cơ, giành thế chủ động, kết hợp đánh nhó, đánh vừa, đánh lớn, đánh rộng rãi, đánh từ xa, đánh cả phía trước, phía sau, phát huy tác chiến hiệp đồng binh chủng để tiêu diệt địch), Bộ Tư lệnh Chiến dịch tổ chức 2 thành lực lượng chủ yếu là lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động. Mỗi tiểu đoàn, trung đoàn đảm nhiệm phòng ngự cũng phải tổ chức thành 2 bộ phận (bộ phận phòng ngự và bộ phận cơ động) để tăng tính chủ động trong tác chiến. Lực lượng phòng ngự gồm 2 trung đoàn bộ binh (74 và 866) cùng 1/3 xe tăng - thiết giáp, 1/4 pháo binh chiến dịch tổ chức các chốt, cụm chốt phòng ngự kìm chân địch, số còn lại tập chung chủ yếu cho lực lượng cơ động chiến dịch với 2 trung đoàn bộ binh (148 và 335) cùng toàn bộ số pháo binh, phòng không, tăng - thiết giáp còn lại. Để chủ động tiến công địch từ sớm, từ xa, lực lượng cơ động của ta còn có các đơn vị binh chủng khác như: Tiểu đoàn Đặc công 41 ở Na Bầu (Đông Bắc Xiêng Khoảng) đảm nhiệm luồn sâu vào hậu phương địch cùng một bộ phận pháo tầm xa (130, 85mm và ĐKB) cơ động đánh phá khu Loong Chẹng, Sảm Thông nhằm phá thế chuẩn bị của địch.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 25 Tháng Chín, 2023, 09:17:19 am
Hai là, chủ động tiến công phá thế triển khai của địch

Trên cơ sở bố trí các chốt, điểm tựa, lực lượng phòng ngự sẵn sàng ngăn chặn địch, nghi binh, nhưng vẫn lấy hoạt động tác chiến của lực lượng cơ động làm chính. Lực lượng cơ động chiến dịch tổ chức phân tán, luồn sâu của đặc công triển khai trên địa bàn trọng yếu nhằm phá thế tiến công của địch, buộc địch bộc lộ sớm đội hình và ý định, ta có điều kiện tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trước tiền duyên, phá thế triển khai tiến công của địch.


Đúng như nhận định và quyết tâm tác chiến của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, để chuẩn bị cho cuộc tiến công vào khu vực Cánh Đồng Chum, địch tập trung phần lớn lực lượng, kho tàng và sở chỉ huy ở Loong Chẹng, Tôm Tiêng. Ngay từ đầu, ta đã chủ động tổ chức tiến công các căn cứ hành quân, trận địa hỏa lực, sở chỉ huy, các căn cứ ở phía sau lưng địch. Bằng việc sử dụng 2 đội đặc công cùng một số pháo cơ động, luồn sâu liên tục tiến công địch ở Loong Chẹng, Sảm Thông (hậu phương của địch) uy hiếp sân bay, phá hủy kho tàng và khu chỉ huy của Vàng Pao, gây khó khăn cho chúng về chỉ huy, vận chuyển tiếp tế, cơ động lực lượng. Lực lượng luồn sâu phối hợp với lực lượng cơ động ở khu trung gian phá thế tiến công của địch, đẩy chúng vào thế bị động đối phó.


Mở đầu tiến công, địch đánh chiếm khu trung gian ở Phu Phaxay nhằm tạo bàn đạp chuẩn bị cho cuộc tiến công lớn ra Cánh Đồng Chum. Ta kiên quyết ngăn chặn, tiêu hao, phá thế triển khai tiến công của địch. Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 (lực lượng cơ động chiến dịch) đã chủ động tiến hành liên tiếp các trận đánh nhỏ tạo thế. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng ngự, Tiểu đoàn 6 đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của GM 30, đánh tan 2 tiểu đoàn đặc biệt (BS) của phái hữu Lào (diệt trên 200 tên), đẩy lùi toàn bộ cánh quân địch trên hướng Đông Nam về Tôm Tiêng (6.6.1972). Đến ngày 26 tháng 6, trước tình huống địch chuyển hướng tiến công, Trung đoàn 148 đã chủ động chuyển sang hướng Tây Nam phối hợp với Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 174 tiến công địch tại Hin Đăm, Thẩm Lửng và tiến công địch ở các mỏm phía Tây của Điểm cao 1800. Đến ngày 4 tháng 7, ta đã đẩy lui nhiều cuộc tiến công của địch. Phối hợp với các lực lượng cơ động tác chiến vòng ngoài, bộ phận chốt giữ một số điểm cao ở Bắc Xiêng Khoảng của Tiểu đoàn Đặc công 41 hiệp đồng chặt chẽ với bạn bảo vệ vững chắc thị xã và địa bàn xung quanh.


Hoạt động tác chiến tạo thế nhuần nhuyễn đã giúp cho ta giữ vững khu trung gian, đẩy địch vào thế bị động lúng túng. Bằng việc chủ động tiến công địch từ sớm, từ xa, phối hợp tiến công địch trước tiền duyên, ta đã phá được thế triển khai tiến công của địch. Kết quả đợt 1: Trong 82 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, ta đã cơ bản bẻ gãy cuộc tiến công mở đầu của địch, từng bước khôi phục lại các điểm trọng yếu bị địch đánh chiếm, giữ vững khu trung gian; đánh bại ý định tiến công đánh chiếm bàn đạp để chuẩn bị tiến công lớn; làm đảo lộn kế hoạch của địch, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các trận then chốt chiến dịch.


Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công với phòng ngự tạo thế liên hoàn, vững chắc

Quán triệt tư tưởng phòng ngự tích cực, ta đã tổ chức lực lượng tiến công phá thế địch ở hậu phương của chúng và cả tuyến trung gian nhằm ngăn chặn địch. Tác chiến ngăn chặn, về cơ bản là hành động chiến đấu phòng ngự nhưng hoàn toàn không phải là thụ động chống đỡ, nằm trong công sự chờ địch tiến công mới đánh trả. Đó là hành động phòng ngự tích cực, chủ động tiến công địch, tìm địch mà đánh, đánh địch bằng mọi cách. Theo quyết tâm tác chiến chiến dịch, lực lượng phòng ngự cũng tổ chức bộ phận cơ động, bộ phận cảnh giới đánh địch vòng ngoài. Do vậy, ngay từ khi địch triển khai đánh chiếm tuyến xuất phát xung phong làm bàn đạp tiến công, ta đã chủ động đánh địch từ xa bằng các bộ phận nhỏ lẻ bám sát địch ở tuyến cảnh giới, phục kích đường cơ động, bí mật tập kích các khu vực trú quân ban đêm, thực hành bắn tỉa tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của địch như sở chỉ huy, điện đài...


Khi địch thực hành tiến công, lực lượng phòng ngự dựa vào lợi thế của địa hình; thế vững chắc của hệ thống công sự; thế bố trí binh, hỏa lực hiểm hóc, bất ngờ sử dụng hỏa lực ngăn chặn địch ở chính diện; hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng cơ động, thực hành đánh nhỏ, đánh vừa dưới sự chi viện của pháo binh chiến dịch kiềm chế các trận địa pháo binh địch. Hỗ trợ trực tiếp cho các chốt còn có lực lượng phòng không chiến dịch ngăn chặn hoạt động của máy bay, khống chế hoạt động đổ bộ đường không của địch vào bên sườn, phía sau đội hình phòng ngự của ta. Bằng các hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng cơ động và phòng ngự, ta đà kìm chân, ngăn chặn, buộc địch sớm triển khai đội hình đối phó để thực hành tiêu hao làm suy yếu địch, phá thế tiến công của chúng. Do vậy, mặc dù mở đầu cuộc tiến công, địch tập trung binh lực, hỏa lực đánh phá ác liệt và thực hành đột phá vào trận địa phòng ngự của ta, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trên tất cả các hướng, nhưng ta vẫn giữ vững các chốt trọng yếu như Phu Phaxay ở khu trung gian, Phu Hủa Sang ở hướng Nam, Phu Học ở hướng Đông Bắc..., ngay cả khi địch lợi dụng khoảng tiếp giáp giữa các chốt phòng ngự của ta để tổ chức mũi vu hồi. Ta đã dựa vào các chốt phía trước và sau lưng địch phối hợp chặt chẽ với lực lượng cơ động chiến dịch, tạo thế xen kẽ đánh bại địch.


Bốn là, nắm vững thời cơ, tập trung lực lượng thực hiện trận then chốt chiến dịch

Nét khác biệt của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là ta không thụ động chờ địch đến mà tổ chức phòng ngự mang tính cơ động cao, giữ thế chủ động tiến công, kịp thời điều chỉnh lực lượng bảo đảm đánh địch trên tất cả các hướng và giải quyết kịp thời các tình huống chiến dịch. Do đó, khi địch tiến công đồng loạt trên tất cả các hướng cũng như chuyển hướng tiến công, ta vẫn luôn giữ được thế chủ động tập trung lực lượng thực hiện thắng lợi trận then chốt chiến dịch.


Trong khi liên tục giành giật với ta ở khu trung gian, địch tập trung hơn 40 tiểu đoàn mở cuộc tiến công lớn vào Cánh Đồng Chum trên 3 hướng và bất ngờ hình thành hướng chủ yếu, bằng việc đổ bộ đường không ở Tây Bắc thọc sâu vào trung tâm Cánh Đồng Chum thực hiện chia cắt chiến dịch. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã lệnh cho lực lượng phòng ngự kết hợp chặt chẽ với lực lượng cơ động lần lượt bẻ gãy các hướng tiến công của địch. Tiêu biểu như các trận của Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 148 phối hợp cùng lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào đánh bại lực lượng cơ động đồ bộ đường không của GM 24 ở Bản Lao (15.8.1972); Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 335 phối hợp với 2 đại đội cơ động của Tiểu đoàn 5 phòng ngự cụm chốt Phu Học tiến công GM 27, diệt gần 600 tên (18.8.1972) chặn đứng được cuộc tiến công của chúng.


Khi nhận thấy địch đã sử dụng toàn bộ lực lượng đặc biệt Vàng Pao vào cuộc tiến công (trừ GM 28 mới thành lập) và hình thành hướng tiến công chủ yếu bất ngừ thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu ở Cánh Đồng Chum. Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết tâm tập trung lực lượng thực hiện trận then chốt chiến dịch bằng việc sử dụng Trung đoàn 335 cùng với lực lượng dự bị xe tăng và pháo binh, hiệp đồng với 2 tiểu đoàn của bạn cùng lực lượng phòng ngự của Trung đoàn 866 tiến hành phản đột kích trên hướng Tây Bắc, đồng thời chỉ đạo các hướng khác đẩy mạnh tác chiến ngăn chặn, cô lập các cánh quân địch; điều Trung đoàn 148 tập trung tiến công cánh quân địch ở hướng Nam tạo thế, tạo thời cơ cho trận then chốt chiến dịch.


Thực hiện ý định trên, ngày 29 tháng 8, các lực lượng chiến dịch đã chiếm lĩnh trận địa xong. Trung đoàn 335 (thiếu Tiểu đoàn 1) được tăng cường súng cối 120mm, được sự chi viện trực tiếp của pháo binh chiến dịch trên hướng chủ yếu tiến công từ Đông Nam. Tiểu đoàn 2 Quân giải phóng nhân dân Lào được tăng cường 4 xe tăng trên hướng thứ yếu tiến công từ Đông Bắc xuống. Lực lượng bao vây đón lõng gồm 2 đại đội của Tiểu đoàn 701 Quân giải phóng nhân dân Lào bố trí tại bờ Tây sông Nậm Ngừm, 1 đại đội của Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 866 bố trí ở Bắc sông Nậm Ngừm (đoạn Bắc Phu Keng). Đến 6 giờ 45 phút ngày 30 tháng 8, các hướng đông loạt tiến công.


Bị đánh bất ngờ trong lúc đang triển khai tiến công, đội hình địch bị rối loạn. 18 giờ ngày 30 tháng 8, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 được tăng cường 4 xe tăng T-59 phối hợp với Tiểu đoàn 2 và 4 xe tăng của bạn từ hướng Đông Bắc tiến công địch co cụm ờ Bản Áng. Địch rút chạy, bị ta truy kích và tiêu diệt ở sông Nậm Ngừm (31.8 ). Với việc tập trung lực lượng lớn của Trung đoàn 335 (lực lượng cơ động), Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 866 (lực lượng phòng ngự) phối hợp chặt chẽ với Quân giải phóng nhân dân Lào đã bẻ gãy hoàn toàn cánh quân chủ yếu của địch, tiêu diệt một bộ phận lực lượng mạnh nhất của GM 21 và GM 26, phá thế tiến công của địch. Trận then chốt mở đầu thắng lợi, ta giữ vững địa bàn phòng ngự.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 đã đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược của bạn, tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch, phối hợp có hiệu quả với chiến trường toàn Đông Dương nói chung và cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Thành công của chiến dịch đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nghệ thuật chiến dịch phòng ngự. Trong đó, nét đặc sắc nổi bật là nghệ thuật phòng ngự cơ động. Dùng chốt chặn chiến dịch làm mồi nhử, lấy cơ động tiến công trong phòng ngự làm chính. Nét nghệ thuật đặc sắc ấy của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một trong những cơ sở lý luận quan trọng để ta tiếp tục vận dụng vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong tình hình mới.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 25 Tháng Chín, 2023, 09:19:22 am
BÀO ĐẢM VŨ KHÍ, TRANG BỊ TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ
CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG

Đại tá, ThS ĐỖ VĂN HINH
Trưởng phòng Lịch sử Hậu cần - Kỹ thuật quân sự,
Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Sau khi Chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum - Mường Sủi mùa khô 1971 - 1972 kết thúc, từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đây là chiến dịch phòng ngự được tổ chức bài bản, hoàn chỉnh, dài ngày và liên tục của liên quân Việt Nam - Lào trên địa bàn có ý nghĩa chiến lược, nơi thường xuyên diễn ra các cuộc đụng đầu ác liệt giữa ta và địch. Do chiến dịch diễn ra vào mùa mưa, công tác chuẩn bị, bảo đảm và hoạt động tác chiến nói chung, bảo đảm vũ khí, trang bị cho chiến dịch nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sâu sát, kiên quyết của Bộ Tư lệnh Chiến dịch và sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo đảm vũ khí, trang bị đã đáp ứng tốt yêu cầu tác chiến, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.


Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, các lực lượng làm công tác bảo đảm phải bảo đảm một khối lượng lớn vũ khí, trang bị cho 5 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335 và 88), 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh của Quân tình nguyện Việt Nam; 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội địa phương của Quân giải phóng nhân dân Lào1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân Sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 246-247). Ngoài vũ khí bộ binh, xe vận tải, chiến dịch được trang bị các loại: Pháo xe kéo 130, 122 và 85mm; súng cối 120, 82, 81 và 106,7; pháo không giật ĐKZ57mm, ĐKZ75mm, ĐKZ82mm; pháo phản lực ĐKB; pháo phòng không 37mm súng máy phòng không 14,5 và 12,7mm; các loại xe tăng - thiết giáp T-59, T-34 và K-63. Do các đơn vị được tăng cường nhiều loại vũ khí hỏa lực nên hậu cần chiến dịch đã xây dựng kế hoạch quy định lượng dự trữ vũ khí đạn cho từng khu vực, kho, trạm theo phương án tác chiến, trước mắt ưu tiên cho khu trung gian. Kịp thời vận chuyển bổ sung trước khi mưa lởn, khẩn trương "lót" đạn cho các khu vực và đơn vị. Có kế hoạch bảo vệ chống địch đánh phá, bảo quản các kho tàng, vũ khí, trang bị để bảo đảm chiến đấu trong suốt mùa mưa. Các kho, trạm vũ khí ở phía sau được tổ chức chặt chẽ, trang bị phù hợp, có phương án tác chiến tại chỗ chu đáo, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ để có thể chiến đấu ngăn chặn được địch trong khoảng thời gian nhất định, tạo điều kiện cho bộ binh cơ động tiêu diệt địch.


Trên cơ sở các căn cứ hậu cần ở Noọng Pẹt - Khang Khay - Lạt Buột, ta xây dựng thêm căn cứ hậu cần Bản Thẩm - Thẩm Cạp trên Đường số 7B để tiếp nhận vũ khí, trang bị do 2 binh trạm 13 và 10 của tuyến vận tải chiến lược giao. Hậu cần chiến dịch tổ chức 2 cụm kho phía trước ở Nậm Xiêm, Bản Hai bảo đảm vũ khí, đạn dược cho các đơn vị chiến đấu ở phía Nam Cánh Đồng Chum và củng cố cụm kho Bản Khổng bảo đảm vũ khí, đạn dược cho hướng Tây đánh địch ở Sảm Thông. Trong quá trình thực hành chiến dịch, hậu cần tổ chức thêm cụm kho Xiêng Nưa bảo đảm cho hướng Hin Tặng. Trước khi bước vào chiến dịch, các đơn vị được bảo đảm đầy đủ trang bị pháo phòng không, pháo mặt đất và vũ khí bộ binh.


Rút kinh nghiệm của các năm trước, đến mùa mưa, khi các đơn vị quân tình nguyện rút về tuyến sau là địch tiến ra lấn chiếm Cánh Đồng Chum. Vì vậy, từ khi Chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi đang còn tiếp diễn, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã nhận được chỉ thị sơ bộ về nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững địa bàn chiến lược này. Ngay sau khi chiến dịch tiến công mùa khô 1971 - 1972 kết thúc, hậu cần đã chuyển sang chuẩn bị vũ khí, trang bị cho chiến dịch phòng ngự. Để chuẩn bị, 2 binh trạm vận tải chiến lược 11 và 13 tranh thủ những ngày mùa khô còn lại, vận chuyển vũ khí, đạn dược cho chiến dịch phòng ngự. Hậu cần chiến dịch đã nhận được 42% tổng nhu cầu đạn của chiến dịch. Riêng đạn pháo 122mm, do gặp nhiều khó khăn nên gằn đến ngày "N" mà 2 binh trạm vẫn chưa có để vận chuyển. Qua kiểm tra, phát hiện ở kho Huổi Xuông của Binh trạm 11 còn loại đạn 122mm, hậu cần chiến dịch điều xe đến trực tiếp đưa vào các trận địa pháo kịp thời gian. Song, một khó khăn mới đặt ra là các đơn vị đã thay đổi ĐKZ82mm bằng loại mới, trong khi đó binh trạm lại chuyển vào rất nhiều đạn cũ nên gây lãng phí về thời gian và công sức của bộ đội.


Lực lượng kỹ thuật của chiến dịch và của Sư đoàn 316 được hợp nhất để điều chỉnh lại các cụm kho vũ khí đạn phía trước, thu dọn vũ khí, trang bị của chiến dịch tiến công về căn cứ hậu cần chiến dịch phòng ngự. Một bộ phận chuyển giao cho các trung đoàn làm nhiệm vụ phòng ngự, như: Các kho vũ khí đạn phía trước ở Bản Hai giao cho hậu cần Trung đoàn 174 làm nhiệm vụ giữ khu trung gian; các kho ở Bản Khổng rút về căn cứ Noọng Pẹt - Khang Khay, một lượng vũ khí giao cho Trung đoàn 866 phòng thủ khu trung tâm. Căn cứ hậu cần Thẩm Cạp - Bản Thẩm rút gọn, cỏ các kho vũ khí đạn ở Bản Thẩm và Bản Quang. Các kho, trạm vũ khí ở căn cứ hậu cần Noọng Pẹt - Khang Khay - Lạt Buột được tổ chức thành đại đội. Cách bố trí như vậy đã hình thành thế bảo đảm theo khu vực phòng ngự của trung đoàn và chiến dịch. Công tác đảm bảo kỹ thuật, vũ khí, trang bị của các đơn vị xe tăng, pháo đã lự tổ chức trên một cấp cho đơn vị mình... Do đó, chiến dịch chỉ cần có 1 trạm sửa chữa nhỏ và 1 trạm sửa chữa vừa bộ phận xe - máy, 1 trạm sửa chữa quân giới đối với pháo phòng không và pháo cơ giới. Ngoài các trạm cố định trên, chiến dịch có các tổ sửa chữa súng phòng không và pháo cơ giới cơ động xuống phối hợp với thợ đơn vị thực hiện sửa chữa tại chỗ.


Từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 5 năm 1972, địch dùng máy bay đánh phá ác liệt các cao điểm, khu trung gian, từ hai hướng Đông Nam và Tây Nam. Trung đoàn 174, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148, lực lượng đặc công và đơn vị pháo tầm xa của ta liên tục đánh trả ngăn chặn địch, đẩy lùi các cuộc tiến công; tiến hành phản đột kích tiêu diệt địch, khôi phục trận địa đã mất. Hậu cần chiến dịch đã bảo đảm đầy đủ vũ khí, trang bị cho lực lượng phản đột kích thành công, đủ đạn cho đơn vị pháo binh, đặc công đánh thọc sâu vào căn cứ Loong Chẹng. Trong 82 ngày đêm chiến đấu giữ vững khu trung gian, hậu cần chiến dịch đã kịp thời bổ sung vũ khí, đạn dược cho các đơn vị.


Trong 2 tháng 8 và 9 năm 1972, địch tổ chức hai đợt tiến công vào trung tâm Cánh Đồng Chum, các đơn vị phòng ngự lần lượt bẻ gãy các mũi tiến công, sau đó Bộ Tư lệnh Chiến dịch tổ chức phản đột kích, cơ động lực lượng dự bị đánh bại các cuộc tiến công của địch. Do có sự chuẩn bị trước, các trung đoàn cùng với các cụm hậu cần chiến dịch kịp thời bảo đảm vũ khí, trang bị cho lực lượng phòng thủ và phản đột kích. Tháng 10 năm 1972, địch tập trung hơn 60 tiểu đoàn phái hữu Lào và quân Thái Lan tiến công vào phía Nam Cánh Đồng Chum, ta tổ chức phản đột kích tiêu diệt gọn từng bộ phận, buộc địch phải rút chạy. Trong đợt phản đột kích này, lực lượng kỹ thuật đã phát huy hết khả năng để bổ sung vũ khí, đạn dược cho các đơn vị chiến đấu ngăn chặn địch. Đạn dược tiêu thụ được bổ sung kịp thời, nhất là đạn hỏa lực cho các đơn vị pháo binh, phòng không. Kết quả trong toàn chiến dịch, các lực lượng đã bảo đảm được 442 tấn đạn các loại và 400 tấn nhiên liệu1 (Bộ Quốc phòng - Học viện Hậu cần, Lịch sử hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 194).


Tuy nhiên, do được bổ sung nhiều chủng loại phương tiện binh khí kỹ thuật mới không có trong biên chế của đơn vị nên công tác bảo đảm kỹ thuật có nhiều khó khăn, phức tạp. Trước thực tế trên, các đơn vị có xe tăng, xe thiết giáp, pháo xe kéo lấy việc sửa chữa tại chỗ, ở ngay nơi hư hỏng là chủ yếu (bãi xe, trạn địa, đường cơ động), vận dụng phương pháp dồn lắp thay thế bộ phận, cụm để nhanh chóng khôi phục tình trạng kỹ thuật, duy trì sự hoạt động liên tục của phương tiện, binh khí kỹ thuật trong chiến đấu. Đối với các loại xe, máy và các loại pháo thông thường, chiến dịch thực hiện vừa sửa chữa ở trạm vừa tăng cường thợ xuống cùng đơn vị tiến hành sửa chữa. Đối với các tiểu đoàn cao xạ, vì có thợ trực tiếp tại đơn vị nên các việc sửa chữa nhẹ đều được tiến hành kịp thời, nhanh chóng. Sau mỗi trận chiến đấu, các loại pháo lớn đều được kiểm tra kỹ thuật 100%, tiến hành sửa chữa nhẹ nếu cần.


Kết thúc Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 GM (21, 23, 26), 3 tiểu đoàn Thái Lan; thu 859 súng, có 4 khẩu pháo 105mm và 4 khẩu cối 106,7mm; phá hủy trên 500 khẩu súng các loại, bắn rơi 38 máy bay, bắn cháy 38 chiếc khác, giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tổng kết tác chiến phòng ngự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 -1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 283).


Thành công của công tác bảo đảm vũ khí, trang bị cho Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã để lại những kinh nghiệm có thể vận dụng, kế thừa trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra trong tương lai).


Một là, nhanh chóng điều chỉnh lực lượng, chuyển thế bảo đảm vũ khí, trang bị từ tiến công sang phòng ngự

Trong tác chiến, các chiến dịch phòng ngự chuyển tiếp từ chiến dịch tiến công trước đó do thời gian chuẩn bị ngắn, trong khi đó vừa phải bảo đảm chiến dịch tiến công đang diễn ra, vừa làm công tác chuẩn bị cho chiến dịch phòng ngự tiếp theo. Vì vậy, điều quan trọng là phải nhanh chóng điều chỉnh lực lượng, chuyển thế bảo đảm vũ khí, trang bị cho phù hợp với loại hình tác chiến mới.


Trong Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, khi chiến dịch tiến công đang diễn ra (cuối tháng 3 năm 1972), hậu cần chiến dịch đã tổ chức lại lực lượng bảo đảm vũ khí, trang bị phù hợp với tác chiến phòng ngự: Hậu cần chiến dịch hợp nhất với hậu cần Sư đoàn 316 để tổ chức lại các thành phần lực lượng, điều chỉnh lại các kho, trạm bảo đảm vũ khí, trang bị. Hai cụm kho phía trước ở Nậm Xiêm, Bản Hai được chuyển giao cho các trung đoàn làm nhiệm vụ phòng ngự. Từ 2 cụm kho và 1 căn cứ bảo đảm phía trước được rút lại thành 1 cụm kho phía trước để tăng cường vũ khí, trang bị cho các trung đoàn làm nhiệm vụ phòng ngự hình thành thế bảo đảm theo khu vực không còn bảo đảm theo tuyến như trong chiến dịch tiến công.


Trong chiến dịch tiến công, bố trí kho, trạm vũ khí, trang bị thường bám sát đơn vị để kịp thời bảo đảm theo sự phát triển của các hướng tiến công, nhưng khi chuyển sang phòng ngự phải bố trí lại theo từng khu vực phòng ngự. Việc di chuyển, triển khai bố trí lại các kho, trạm vũ khí, trang bị đã hình thành thế bảo đảm theo khu vực khá hoàn chỉnh, lực lượng kỹ thuật được sử dụng hợp lý, gọn, mạnh theo từng khu vực phòng ngự, tạo thế liên hoàn, vững chắc. Trong chiến dịch, 2 trung đoàn 174 và 866 khi cần có thể nhận vũ khí, đạn dược ở cụm hậu cần của trung đoàn hoặc cụm hậu cần chiến dịch ở Bản Thẩm. Với sự điều chỉnh lại lực lượng và bố trí như vậy đã hình thành thế bảo đảm vũ khí, trang bị theo khu vực ở từng khu vực phòng ngự, cả ở trung đoàn và chiến dịch.


Trong chiến dịch này, ta sử dụng nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, tác chiến liên tục, dài ngày, hậu cần chiến dịch phải triển khai các kho vũ khí đạn, trạm sửa chữa vũ khí trên nhiều hướng, nhiều khu vực bảo đảm cho các lực lượng tác chiến kịp thời.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 25 Tháng Chín, 2023, 09:19:57 am
Hai là, bố trí lực lượng liên hoàn, vững chắc, có lực lượng cơ động, kịp thời bảo đảm vũ khí, trang bị cho các trận tiến công, trận phản đột kích

Bố trí lực lượng kỹ thuật là triển khai cơ quan, phân đội, kho trạm vũ khí, trang bị vào những vị trí thích hợp đã được lựa chọn và chuẩn bị trước, phù hợp với thế trận phòng thủ của chiến dịch, nhằm tạo thế trận liên hoàn, vững chắc, thuận lợi để tiến hành các hoạt động bảo đảm có hiệu quả cao, đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến.


Bố trí các kho, trạm bảo đảm vũ khí, trang bị phải phù hợp với đội hình tác chiến của chiến dịch phòng ngự, có kết hợp chặt chẽ giữa tập trung có trọng điểm với phân tán thích hợp, đáp ứng kịp thời mọi tình huống. Các kho, trạm vũ khí phải bố trí theo khu vực phòng ngự, đồng thời phải gắn với cấp chiến lược và các đơn vị, sẵn sàng cơ động bảo đảm cho các đợt phản đột kích. Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ta bố trí lực lượng bảo đảm vũ khí, trang bị ở khu vực Noọng Pẹt - Khang Khay - Lạt Buột, phía trước là kho Bản Thẩm ở sau Trung đoàn 866 và kho Bản Quang sau Trung đoàn 148, phía sau là 2 binh trạm 11 và 13 của cấp chiến lược. Việc bố trí đã hình thành thế bảo đảm vũ khí, trang bị theo khu vực, có thể hỗ trợ, chi viện lẫn nhau trong quá trình chiến đấu.


Bố trí hệ thống kho, trạm phải thuận tiện cho vận tải chiến lược giao vũ khí, trang bị cho chiến dịch. Cự ly giữa hệ thống kho, trạm chiến dịch với chiến lược ở phía sau và với các đơn vị ở phía trước phải thích hợp với các loại phương tiện sử dụng (ô tô, thô sơ), có hệ thống giao thông thông suốt và đủ diện tích triển khai các kho dự trữ vũ khí, trang bị, bí mật, an toàn. Trong chiến dịch phòng ngự có các đợt phản đột kích, căn cứ hậu cần chiến dịch phải có lực lượng cơ động sẵn sàng bám sát với đội hình tác chiến, tiến hành bảo đảm vũ khí, trang bị được liên tục, kịp thời.


Ba là, tổ chức bảo đảm và quản lý vũ khí, trang bị phải chặt chẽ, chủ động, kịp thời

Trong chiến dịch phòng ngự, tác chiến hiệp đồng binh chủng, lực lượng tham gia lớn, thời gian dài nên vũ khí, đạn dược tiêu thụ nhiều, chiếm đến 38%. Vì vậy, cơ quan kỹ thuật các cấp và người chỉ huy binh chủng cần tiến hành tổ chức chỉ đạo công tác tổ chức bảo đảm vũ khí, đạn dược đầy đủ, kịp thời, chính xác và phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhất; đồng thời, cần khắc phục quan điếm chỉ lo bảo đảm vũ khí cho bộ binh, coi nhẹ hay bỏ sót bảo đảm cho các binh chủng. Thực tiễn bảo đảm đạn hỏa lực, nhất là đạn pháo xe kéo thường chiếm tỷ lệ trên dưới 60% tổng số đạn dược cho chiến dịch phòng ngự. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm bảo quản đạn dược, tổ chức sửa chữa kịp thời xe, pháo cho đơn vị xe tăng và pháo phòng không.


Mặt khác, phải chú trọng tổ chức mạng lưới bảo đảm kỹ thuật chặt chẽ, kịp thời để luôn duy trì đủ số vũ khí, trang bị tham gia chiến đấu. Sửa chữa nhỏ, vừa, thay thế dồn lắp, kết hợp tăng cường thợ sửa chữa xuống các phân đội binh chủng với việc các trạm phía sau luôn sẵn sàng cơ động lên phía trước để sửa chữa khi cần thiết. Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, cấp trên chỉ thị các phân đội binh chủng phải đưa trạm sửa chữa đi theo với nguyên tắc là cao hơn một cấp. Đây là biện pháp rất thích hợp. Quá trình chiến dịch vẫn phải duy trì việc chấp hành các chế độ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phù hợp với điều kiện chiến đấu, không được bỏ qua đối với các quy trình kỹ thuật. Về mặt tổ chức, cơ quan kỹ thuật chiến dịch, sư đoàn và tại các kho, trạm cân có cán bộ, nhân viên kỹ thuật binh chủng giúp chỉ đạo đảm bảo vũ khí, trang bị cho binh chủng được toàn diện, đầy đủ, kịp thời và chính xác.


Ngoài ra, trong chiến dịch phòng ngự, lượng vũ khí, đạn dược tiêu thụ nhiều nên công tác tiếp nhận, bảo quản, cấp phát là rất lộn, việc chỉ đạo cũng rất phức tạp. Trong chiến dịch này, ta đã rất cố gắng trong việc tiếp nhận, bảo quản, quản lý nhưng tổn thất do địch, do ta vẫn còn ở mức cao (thường trên 10%) và kéo dài trong toàn bộ chiến dịch làm tăng thêm khó khăn cho công tác bảo đảm. Do đó, cần tập trung làm tốt khâu tiếp nhận, bảo quản, quản lý ở các kho vũ khí các cấp, nhất là kho của chiến dịch, khâu vận chuyển cả cơ giới và bộ, khâu quản lý sử dụng tại đơn vị và trong tay cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, phải tăng cường giáo dục, tổ chức hướng dẫn việc chấp hành chức trách, chế độ quy định, nguyên tắc và thưởng phạt nghiêm minh, kết hợp chặt chỗ giữa yêu cầu phải đáp ứng đầy đủ kịp thời, chính xác với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhất; gắn việc bảo đảm chiến đấu trước mắt với yêu cầu tác chiến lâu dài.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 25 Tháng Chín, 2023, 09:21:19 am
TRẬN PHẢN ĐỘT KÍCH QUYẾT ĐỊNH Ở
KHU VỰC CÁNH ĐỒNG CĂNG XẺNG
(26.10.1972)

Đại tá, ThS ĐỖ MẠNH CƯỜNG
Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử quân sự,
Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Trong tác chiến phòng ngự cũng như trong chiến dịch phòng ngự việc tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, sát thương lớn quân địch, chặn đứng cuộc tiến công của chúng, giữ vững trận địa luôn luôn phải đi liền với hành động phản kích và phản đột kích của bản thân lực lượng làm nhiệm vụ phòng ngự; kết hợp cả những đòn phản công, tiến công của lực lượng cấp trên ở các hướng quan trọng. Nói cách khác, "phản đột kích là cơ động một bộ phận hoặc đại bộ phận lực lượng cơ động chiến dịch kết hợp với lực lượng phòng thủ và các lực lượng chiến dịch khác thực hành tiến công tiêu diệt bộ phận trọng yêu trong đội hình tiến công của địch, khi chúng có nhiều sơ hở, phá thế tiến công của chúng ở trong hoặc trước các khu vực phòng ngự cơ bản, hoàn thành mục đích của chiến dịch phòng ngự"1 (Quân đội nhân dân Việt Nam, Phản đột kích trong chiến đầu phòng ngự; Tài liệu tham khảo chuyên đề, số 7-1979, tr. 33). Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, trận phản đột kích quyết định ở khu vực cánh đồng Căng Xẻng (26.10.1972) có ý nghĩa quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi chung của chiến dịch; một trận đánh điển hình, tiêu biểu cho tác chiến phản đột kích trong chiến dịch phòng ngự.


1. Tình hình địch, ta trước trận đánh

Bước vào đợt 4 của chiến dịch (1.10 - 15.11.1972) sau thất bại trong 3 đợt tiến công trực tiếp vào Cánh Đồng Chum hy vọng đánh chiếm địa bàn chiến lược này trở nên rất khó khăn nhưng do bị sức ép về chính trị, Mỳ và tay sai tập trung nỗ lực caò nhất, dốc mọi lực lượng có thể huy động vào cuộc tiến công cuối cùng với mục tiêu hạn chế là đánh chiếm cho được một phần phía Nam Cánh Đồng Chum, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán giữa hai bên vàọ ngày 15 tháng 10 năm 1972. Địch điều động 60 tiểu đoàn ngụy Lào và quân Thái Lạn vào đợt chiến đấu này, trong đó có trên 20 tiểu đoàn tập trung tiến công vào hướng Nam (khu vực cánh đông Căng Xẻng) là hướng chủ yếu mới1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 54-55. Hiện nay, viết về nội dung này còn chưa có sự thống nhất về số lượng quân địch và cách thức diễn đạt. Cụ thể: Trong cuốn sách Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn 335, 766, 866 Quản tình nguyện và 463, 565 Chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 75 viết: "Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ và tay sai tập trung cao mọi nỗ lực, dốc mọi lực lượng vào cuộc tiến công cuối cùng với mục tiêu hạn chế là đánh chiếm bằng được khu vực phía Nam Cánh Đồng Chum (thực chất là "đánh chiếm cho được một phẩn phía Nam Cánh Đồng Chum),... Hơn 60 tiểu đoàn ngụy Lào và Thái Lan (con số cụ thể là "60 tiểu đoàn ngụy Lào và Thái Lan")... Riêng hướng Nam Cánh Đồng Chum được coi là hướng chủ yếu (trước đó, hướng chủ yếu là Tây Bắc Cánh Đồng Chum, đến đợt tiến công cuối cùng của địch, hướng Nam Cánh Đồng Chum (khu vực cánh đồng Căng Xẻng) là "hướng chủ yếu mới"). Đặc biệt, trong đợt tiến công này, để xốc lại tinh thần binh lính, địch đã tận dụng mọi biện pháp tác động tâm lý như: Treo cờ, gắn huy hiệu Cánh Đồng Chum, đặt giải thưởng 50.000 kíp Làọ cho đơn vị nào chiếm được một mục tiêu..., hy vọng qua đó có thể vực dậy tinh thần chiến đấu vốn đã suy sụp nghiêm trọng trong hàng ngũ quân địch khi đó.


Tuy nhiên, sau thất bại trong trận đầu tiến công từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 10 năm 19722 (Kết quả, ta diệt 635 tên địch, đánh thiệt hại nặng GM 23, bắn rơi 3 máy bay, đẩy lùi địch một bước, tạo thế có lợi cho trận phản đột kích quyết định. Dẫn theo: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sđđ, tr. 57), địch không từ bỏ ý định đánh chiếm khu vực cánh đồng Căng Xẻng, chúng tiếp tục bổ sung quân số, điều thêm 2 tiểu đoàn Thái Lan ra Nậm Cọ, lập trận địa pháo binh 105mm và tổ chức đợt tiến công mới dưới sự chi viện mạnh mẽ của hỏa lực không quân và pháo binh. Nhờ đó, trong 3 ngày (21 - 23.10), địch phát triển chiếm các điểm cao 1172, 1236, 1239, Bản Xưa và dự tính đánh Phu Seo, rồi tiến lên Bản Ngua, Phu Tâng. Đến ngày 25 tháng 10, địch đã tổ chức được đội hình tiến công, với lực lượng và nhiệm vụ cụ thể: GM 30 và một số tiểu đoàn độc lập đánh chiếm Na Van, Điểm cao 1213, Bản Xưa, Xiêng Nưa, rồi phát triển tiến công Phu Seo; GM 32 và GM 23 đánh chiếm lần lượt các điểm cao 1228, 1239, 1129 để chuẩn bị tấn công Phu Tâng; Tiểu đoàn biệt kích luồn rừng về hướng Phu Khê; 2 tiểu đoàn Thái Lan (BC616, BC618) chốt giữ Điểm cao 1236, chuẩn bị lên chốt giữ Điểm cao 1239 thay chân GM 32 và GM 23; 1 tiểu đoàn Thái Lan chốt giữ Cha Ho; GM 21 và GM 26 chốt giữ khu vực Nậm Cọ, Peo Khoang, Điểm cao 1243; GM 15 và 2 tiểu đoàn Thái Lan làm lực lượng dự bị, đứng chân ở Khang Kho.


Về phía ta, sau 3 đợt đánh thắng các cuộc tiến công của địch, thế chủ động trên chiến trường đã thuộc về ta. Tinh thần và khí thế bộ đội đang lên; các đơn vị đã kịp thời rút kinh nghiệm chiến đấu, chấn chỉnh, bổ sung lực lượng. Theo đó, Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C được Bộ Tư lệnh tăng cường cho Mặt trận Cánh Đồng Chum vào đứng chân ở Bản Ban.


Trước tình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương: Dùng lực lượng thích hợp diệt một bộ phận quan trọng địch, ngăn chặn và kịp thời bẻ gãy các mũi tiến công của chúng, tạo thế, tạo thời cơ tiến hành trận phản đột kích then chốt chiến dịch, tiến tới đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công cuối cùng của địch. Thực hiện chủ trương trên, ta tổ chức sử dụng lực lượng gồm: Một bộ phận Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 335 + Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 148 cùng lực lượng tại chỗ triển khai đánh nhỏ ngăn chặn và tạo thế; điều động Trung đoàn 335 (thiếu Tiểu đoàn 3) và Trung đoàn 148 (thiếu Tiểu đoàn 5) về đứng sẵn ở hai phía Đông và Tây cánh đồng Căng Xẻng và khi thời cơ xuất hiện, hiệp đồng với lực lượng tại chỗ tiến hành phản đột kích tiêu diệt địch.


Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng sự phát triển của tình hình địch, ta trên chiến trường, nhất là việc địch bổ sung quân số, tăng cường vũ khí trang bị, ngay trong quá trình địch tấn công, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã hạ quyết tâm: Khẩn trương chuẩn bị đánh trận phản đột kích, trận then chốt quyết định của chiến dịch. Một mặt, chỉ đạo việc đánh ngăn chặn tạo thế; mặt khác, điều động và triển khai lực lượng theo kế hoạch đánh lớn. Bộ Tư lệnh Chiến dịch trực tiếp chỉ huy các hướng phản đột kích và cử cán bộ đốc chiến xuống Trung đoàn 148 và Trung đoàn 335.


Tiêu đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 25 Tháng Chín, 2023, 09:22:19 am
2. Diễn biến trận đánh

Sau 7 ngày chặn đánh các mũi tấn công của địch, thực hiện quyết tâm của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, 3 giờ 10 phút ngày 26 tháng 10 năm 1972, Trung đoàn 335 cùng với Trung đoàn 148, Tiểu đoàn 924 Trung đoàn 866 và 1 đại đội xe tăng - thiết giáp, được 2 cụm pháo binh chiến dịch trực tiếp chi viện, bất ngờ nổ súng đồng loạt vào đội hình quân địch đang tập trung trước các mục tiêu dự định tiến công. Theo kế hoạch, Trung đoàn 335 được tăng cường Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 88 từ Phu Hủa Sang đánh vào Cha Ho, Bản Phồn, Điểm cao 1388, chia cắt đội hình địch, hình thành thế bao vây không cho địch rút chạy về Nậm Cọ, Khang Kho.


Trung đoàn 148 từ Phu Seo đánh xuống Bản Xưa, Na Van, Điểm cao 1236, Điểm cao 1172, cắt đường lui về Phu Huột. Tiểu đoàn 924 Trung đoàn 866 cùng đại đội tăng (có 5 xe tăng và 3 xe thiết giáp) từ Phu Tâng đánh chiếm 2 điểm cao 1239 và 1228, rồi thọc xuống phía Nam, phá vỡ đội hình địch, dồn chúng vào khu quyết chiến Cha Ho, Bản Hai, Bản Phồn, phối hợp với Trung đoàn 148 và Trung đoàn 355 họp vây diệt địch.


Bị chặn đánh bẩt ngờ, địch rối loạn ngay từ phút đầu, tháo chạy về phía Nam; đồng thời, dùng không quân ngăn chặn các mũi tiến công của ta, yểm hộ cho bộ binh rút chạy. Ta bám sát, đánh xen kẽ với địch rất quyết liệt; một bộ phận của Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 đã chặn đứng được GM 23 và GM 32 tại Bản Phồn, diệt hàng trăm tên, tạo điều kiện có lợi cho đơn vị bạn (Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 diệt hơn 300 tên địch tại Na Van, Na Hung; 1 phân đội súng máy cao xạ hạ 2 máy bay, diệt 70 địch tại Điểm cao 1236).


Trên đường truy kích địch rút chạy, xe tăng ta không vượt được ngầm Cha Ho, phải quay lại.

Đến đêm 26 tháng 10, địch phân tán luồn rừng chạy về Nậm Cọ, Khang Kho; đáng chú ý, có bộ phận quân địch (gồm cả quân ngụy Lào và quân Thái Lan) chạy nhầm vào Sở Chỉ huy Trung đoàn 335 ở Đông Bản Phồn 5km, bị ta diệt gọn (khoảng 200 tên).


Nhờ có sự chủ động, nhạy bén nắm bắt tình hình địch, chuẩn bị chu đáo, Bộ Tư lệnh Chiến dịch kịp thời hạ quyết tâm tiến hành trận phản đột kích quyết định, tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý nên trận đánh đã giành được thắng lợi lớn trong ngày 26 tháng 10 năm 1972. Kết quả, ta diệt 1.240 tên địch (bắt 79 tên), thu hơn 1.500 súng các loại (21 khẩu cối và ĐKZ)1 (Hiện nay, về số quân địch bị bắt trong trận phản đột kích quyết định ngày 26 tháng 10 năm 1972 còn có sự sai lệch trong một số sách đã xuất bản. Sách Viện Khoa học quân sự - Khoa Nghệ thuật quân sự, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum mùa mưa năm 1972, xuất bản năm 1977, tr. 82 và cuốn Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sdd, tr. 59 đều viết là "bắt 79 tên". Tuy nhiên, trong sách Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn 335, 766, 866 Quân tình nguyện và 463. 565 Chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954 - 1975), Sđd, tr. 76 viết "bắt 80 tên"). Thắng lợi của trận phản đột kích quyết định đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta, đẩy địch lâm vào tình trạng bị động, hoang mang, mất tinh thần chiến đấu. Sau thắng lợi của trận phản đột kích quyết định, khu vực cánh đồng Căng Xẻng hoàn toàn do ta làm chủ, kế hoạch tiến công đánh chiếm một phần khu vực phía Nam Cánh Đồng Chum của địch bị phá sản, kéo theo sự thất bại hoàn toàn cuộc tiến công hòng giành lại địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum trong mùa mưa năm 1972 của quân địch.


3. Một số kinh nghiệm

Thắng lợi của trận phản đột kích quyết định ngày 26 tháng 10 năm 1972 đã tạo bước quyết định kết thúc thắng lợi hoàn toàn của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 - 15.11.1972). Trận đánh điển hình trong tác chiến phòng ngự của Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào để lại kinh nghiệm quý, thể hiện qua một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, lực lượng cơ động chiến dịch phải mạnh mới đủ sức phản đột kích và tiến hành thắng lợi trận phản đột kích quyết định. Trong chiến dịch này, lúc đầu, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã sử dụng 2 trung đoàn bộ binh phòng ngự, 2 trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ cơ động; mỗi trung đoàn phòng ngự dùng 1 tiểu đoàn làm lực lượng cơ động. Như vậy, ta có 6 tiểu đoàn phòng giữ, 8 tiểu đoàn cơ động. Tuy nhiên, trong diễn biến thực tiễn của chiến dịch, lực lượng cơ động của các trung đoàn phòng ngự không đủ sức phản kích đẩy lùi địch trong phạm vi đảm trách nên cấp chiến dịch phải xé lẻ một bộ phận cơ động chiến dịch tăng cường cho từng khu vực, cụ thể như: Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 vào chiến đấu ở khu Trung gian trong đợt 1; Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 335 phải tăng cường để giữ chốt Phu Học; Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 148 và Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 335 tăng cường cho cụm chốt Phu Hủa Sang... Do đó, lực lượng cơ động chiến dịch không tập trung được, vẫn bị phân tán. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho lực lượng ta ở các trận phản đột kích chưa đủ mạnh để thắng giòn giã hơn. Nhận thức được vấn đề này, tháng 10 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã tăng cường Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C làm lực lượng cơ động chiến dịch và nhờ đó thường xuyên nắm được 2 trung đoàn nên mới có đủ lực lượng mạnh tiến hành thắng lợi trận phản đột kích quyết định ở hướng Nam (khu vực cánh đồng Căng Xẻng) để kết thúc chiến dịch.


Thứ hai, phải nắm chắc và sử dụng hiệu quả lực lượng dự bị. Trong điều kiện lực lượng ta có hạn, địa bàn phòng ngự rộng, địch tiến công từ nhiều hướng cùng một lúc, khả năng cơ động cao, có thể chuyển hướng và thay đổi so sánh lực lượng tại chỗ một cách bất ngờ, việc nắm chắc và sử dụng lực lượng dự bị có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phải thường xuyên tính toán việc luân phiên chiến đấu, củng cố lực lượng dự bị cơ động bảo đảm cho các trận then chốt thắng lợi cũng như để phát triển tiến công, phản công tiếp theo. Các lực lượng dự bị phải bố trí ở những địa bàn có lợi kịp thời năm tình hình địch, tổ chức chiến đấu nhanh và đưa vào làm nhiệm vụ ở thời cơ có lợi nhất; phải có biện pháp bảo đảm lực lượng dự bị sung sức trước khi vào chiến đấu và bảo đảm cơ động chiếm lĩnh trận địa kịp thời. Trận phản đột kích quyết định ngày 26 tháng 10 năm 1972 ở khu vực cánh đồng Căng Xẻng ta dùng 2 trung đoàn (thiếu) dự bị chiến dịch, 8 xe tăng - thiết giáp 8 pháo xe kéo, 2 tiểu đoàn súng máy cao xạ và gần 2 tiểu đoàn phòng ngự ở Phu Tâng, Phu Seo, Phu Hủa Sang.


Thứ ba, dùng hỏa lực mạnh để tiêu diệt địch. Trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Hồng quân Xôviết, nhiệm vụ tiêu diệt địch bằng hỏa lực mạnh chủ yếu là sử dụng nhiều pháo binh và băng cách kéo thêm thời gian pháo chuẩn bị. Mật độ pháo trong nhiều trận phản đột kích là từ 60 - 80 khẩu pháo trên 1km chính diện và thời gian pháo chuẩn bị trước phản đột kích thường từ 15-30 phút1 (Thiếu tướng, GS, TSKH N. G. Pô-pốp, Phản đột kích trong các chiến dịch phòng ngự hiện đại, tr. 13, in trong; Quân đội nhân dân Việt Nam, Phản đột kích trong chiến đấu phòng ngự, Tài liệu tham khảo chuyên đề, số 7-1979). Trong các trận phản đột kích của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, ta đã tập trung từ 70 đến 80% số pháo của chiến dịch để chi viện chiến đấu, trung bình mỗi trận đã sử dụng từ 1.000 - 1.200 viên đạn pháo (trận dùng nhiều nhất từ 1.600 - 1.900 viên các loại), phù hợp với khả năng củng cố cao của ta lúc đó. Đặc biệt, trong trận phản đột kích quyết định ở khu vực cánh đồng Căng Xẻng, ta đã sử dụng đại đội xe tăng - thiết giáp tiến công chính điện, thực hiện thọc sâu chia cắt, tạo điều kiện cho bộ binh tiêu diệt địch. Trong trận này, sử dụng xe tăng - thiết giáp thực sự đã tạo ra sức đột kích mạnh, nhưng do không làm tốt công tác bảo đảm vượt ngầm Cha Ho nên đã hạn chế kết quả trong trận truy kích địch. Điều này lặp lại trong trận phản đột kích Cửa Việt (1.1973). Mặc dù trận đánh giành được thắng lợi lớn, nhưng công tác tổ chức vượt sông bằng phà chưa chu đáo và nếu như có kế hoạch về thời gian đưa đội dự bị sang sớm hơn thì ngày 31 tháng 1 năm 1973 ta đã có thêm 8 xe tăng T-59 của Đại đội 1 Trung đoàn 203 và 3 xe thiết giáp còn lại của Tiểu đoàn 66 vào tham gia chiến đấu1 (Trần Hạnh, Bộ binh cơ giới trong trận phản đột kích Cửa Việt (từ 26 đến 31.1.1973), Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3-1996, tr. 35).