Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: saoden trong 08 Tháng Tư, 2022, 08:10:01 pm



Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 08 Tháng Tư, 2022, 08:10:01 pm
- Tên sách: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
- Năm xuất bản:
- Người số hóa: giangtvx, saoden


LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Không phải chờ đến dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với cái gọi là "Tuyên bố về khải niệm chiến lược quân sự mới", thế giới mới biết rõ rằng khối quân sự lớn nhất hành tinh này có bản chất xâm lược và NATO thực chất là công cụ chiến lược toàn cầu của Mỹ.


Ai cũng biết NATO là sản phẩm của chiến tranh lạnh Đông - Tây. Lẽ ra sau khi Liên Xô tan rã, tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va giải tán, thì NATO cũng không còn lý do gì để tồn tại. Nhưng Oa-sinh-tơn coi đây là một cơ hội lịch sử để thiết lập trật tự thế giới dưới cây gậy chỉ huy của Mỹ.


Tiến hành không kích chống Nam Tư, NATO đang biến thành công cụ để Mỹ thực hiện kế hoạch chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh mà mục tiêu bao trùm nhất là thiết lập trật tự thế giới một cực do Mỹ khống chế.


Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những vấn đề trên, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tuyển chọn một số bài đăng trên báo Nhân dân, bảo Quân đội nhân dân, tạp chí Cộng sản, tạp chí Quốc phòng toàn dân, tạp chí Tư tưởng văn hóa thành một cuốn sách với tiêu đề: "Cuộc chiến của Mỹ-NATO chống Nam Tư - NATO trong chiến lược toàn cầu của Mỹ", nhằm cung cấp những thông tin giúp người đọc có thể thấy thực chất của cuộc tiến công của Mỹ - NATO vào Cộng hòa liên bang Nam Tư không phải để giải quyết vấn đề Cô-xô-vô. Cái chính là Mỹ buộc Nam Tư phải khuất phục đi theo quỹ đạo của họ, từ đó đưa toàn bộ vùng Ban-căng vào bản đồ NATO. Mỹ biến Cộng hòa liên bang Nam Tư thành nơi thực hiện một bước ý đồ "chiến lược toàn cầu mới" của Oa-sinh-tơn.


Cuốn sách còn cung cấp cho người đọc về đất nước và con người Nam Tư - một dân tộc có truyền thống chống ngoại xăm và khát vọng sống trong độc lập, tự do với những con người "thích chết hơn là làm nô lệ". Xin trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí và đông đảo bạn đọc.


NHÀ XUẤT BẢN
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 08 Tháng Tư, 2022, 08:11:47 pm
VỀ VIỆC MỸ VÀ NATO TẤN CÔNG
NƯỚC CỘNG HÒA LIÊN BANG NAM TƯ


NGUYỄN VIỆT HÙNG


Ngày 24-3-1999, Mỹ và NATO, với lực lượng ban đầu trên 400 máy bay (sau đó tăng lên 1.000 máy bay, trong đó có cả máy bay ném bom chiến lược B-2, B-52, máy bay tàng hình F-117A...), 2 tàu sân bay, 6 tàu chiến mang tên lửa, một số tàu chiến và tàu ngầm... đã tiến hành không kích Nam Tư. Sau gần 4 tuần lễ ném bom với cường độ ngày càng cao, quy mô ngày càng rộng, bom đạn của Mỹ và NATO đã làm cho trên 1.500 người chết và trên 6.000 người bị thương, trong đó chủ yếu là dân thường, phá hủy hàng loạt công trình dân sự, bệnh viện, trường học, nhà thờ, di tích văn hóa... Thiệt hại về vật chất theo công bố của Nam Tư lên đến trên 200 tỉ USD.


Phía Nam Tư đã kiên trì chống trả, theo thông báo của Nam Tư đã bắn rơi gần 72 máy bay (trong đó có 3 chiếc máy bay tàng hình F-117A), phá hủy trên 200 tên lửa hành trình của Mỹ - NATO.


Đây là lần đầu tiên kể từ sau 50 năm thành lập, NATO do Mỹ chỉ huy tiến công quân sự một nước có chủ quyền, là thành viên của Liên hợp quốc, một nước nằm ở giữa châu Âu và không hề đe dọa nước nào.

Vậy thực chất vấn đề này như thế nào?

Trước năm 1990, nước Cộng hòa liên bang Nam Tư gồm 6 nước cộng hòa. Từ năm 1991, lần lượt 4 nước cộng hòa Xlô-vê-ni-a, Crô-a-ti-a, Ma-xê-đô-ni-a và Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na tách ra thành các quốc gia độc lập, ngả theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Tháng 4-1992, hai nước cộng hòa còn lại là Xéc-bi-a và Môn-tê-nê-grô lập nên nước Cộng hòa liên bang Nam Tư ngày nay, gọi tắt là Nam Tư. Nam Tư là thành viên của Liên hợp quốc, kiên trì đường lối độc lập tự chủ. Đảng xã hội chủ nghĩa Xéc-bị-a cầm quyền ở Nam Tư hiện nay là đảng kế thừa của Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư trước đây.


Theo tài liệu của Nam Tư, từ xưa đến nay, Cô-xô-vô là một tỉnh trong lãnh thổ của nước Cộng hòa Xéc-bi-a thuộc Liên bang Nam Tư, được quốc tế công nhận. Từ thế kỷ 12, vùng đất này đã thuộc nước Xéc-bi-a trung cổ. Năm 1938, trong cuộc chiến với đế chế Ốt-tô-man, người Xéc-bi-a là dân bản xứ đã trốn khỏi vùng này, còn người dân gốc An-ba-ni theo chân quân Thổ đến lập nghiệp. Hiện nay, 90% trong số 2 triệu dân ở đây là người gốc An-ba-ni theo đạo Hồi, người dân tộc Xéc-bi-a theo Cơ đốc giáo trở thành thiểu số. Sự áp đảo về dân số, cộng với vị trí địa lý nằm sát An-ba-ni đã tạo tâm lý trong cộng đồng những người Cô-xô-vô gốc An-ba-ni muốn sáp nhập vào nước An-ba-ni láng giềng. Trước đây, Cô-xô-vô được hưởng quy chế một tỉnh tự trị trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Nhưng từ cuối những năm 80 đầu những năm 90, khi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư đứng trước nguy cơ tan rã thì tư tưởng ly khai lại trỗi dậy mạnh mẽ. Để ngăn chặn mầm mống ly khai này, năm 1989, Tổng thống Cộng hòa Xéc-bi-a lúc bấy giờ là Mi-lô-xê-vích quyết định xóa quy chế tự trị của Cô-xô-vô. Quyết định này đã làm dấy lên làn sóng chống đối mới trong cộng đồng những người gốc An-ba-ni. Họ đẩy mạnh các hoạt động ly khai, tuyên bố độc lập, tổ chức bầu Quốc hội và Tổng thống (1992), thành lập Chính phủ và các cơ quan nhà nước (1993), thành lập Quân đội giải phóng Cô-xô-vồ gọi tắt là KLA (1996) với mục tiêu giành độc lập bằng vũ lực. Từ tháng 3-1998, KLA tiến hành hàng loạt vụ ám sát, khủng bố nhằm vào quân đội, cảnh sát và dân thường Xéc-bi-a cũng như người gốc An-ba-ni ôn hòa ở Cô-xô-vô, gây nên tình trạng mất ổn định ở đây. Chính quyền Nam Tư đã trấn áp các hoạt động này.


Từ cuối năm 1997, sau thất bại trong việc hỗ trợ đưa các lực lượng đối lập lên cầm quyền ở Nam Tư thông qua con đường bầu cử, Mỹ và phương Tây tăng cường sức ép đối với Nam Tư. Gần đây, sau khi đưạ ra các điều kiện tiên quyết mà Nam Tư không thể chấp nhận được tại 2 vòng đàm phán ở Ram-bui-ê (Pháp) (theo dự thảo hiệp định, Mỹ và phương Tây ép Nam Tư chấp nhận Cô-xô-vô tự trị với hưởng tách dần Cô-xô-vô ra khỏi Nam Tư và đưa quân đội NATO vào kiểm soát việc thỉ hành Hiệp định), lấy cớ "bảo vệ nhân quyền, bảo vệ những người gốc An-ba-ni, ngăn chặn tình trạng tàn sát dân thường ở Cô-xô-vô", Mỹ và NATO đá can thiệp vào công việc nội bộ của Nam Tư, dùng lực lượng quân sự chống Nam Tư.


Thực sự của việc Mỹ và NATO tấn công Nam Tư chủ yếu là:

- Thực hiện âm mưu từ lâu của Mỹ, nhất là từ sau khi Liên Xô tan rả, là thiết lập trật tự quốc tế "một cực" do Mỹ thao túng, thể hiện vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.

- Làm suy yếu Nam Tư, buộc Nam Tư - nước duy nhất ở Đông Âu giữ độc lập tự chủ phải khuất phục, chấp nhận yêu sách của Mỹ và phương Tây.

- Gián tiếp làm suy yếu Nga - một nước ủng hộ Nam Tư, một cường quốc hạt nhân và là đối thủ tiềm tàng ở châu Âu - sau khi bước đầu mở rộng NATO sang phía Đông bằng việc kết nạp Ba Lan, Hung-ga-ri và Séc vào NATO.

- Mỹ gây căng thẳng ở châu Âu, đẩy Tây Âu vào thế phải dựa vào ô bảo hộ của Mỹ, ngăn chặn xu hướng châu Âu tách dần khỏi Mỹ, độc lập với Mỹ, nhất là sau khi đồng tiền chung ơ-rô ra đời, Tây Âu cũng cần dựa vào Mỹ.

- Chứng minh cho việc tăng chi phí quân sự ở Mỹ, thử nghiệm các loại vũ khí mới, đồng thời phục vụ cho yêu cầu nội bộ trước cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ.

- Chứng minh lý do tồn tại của NATO và việc mở rộng NATO trong điều kiện khối Vác-xa-va không còn nữa, mở rộng vai trò chi phối các vấn đề an ninh ở châu Âu và trên thế giới.

- Tranh thủ thế giới Hồi giáo sau sự kiện I-rắc.


Việc Mỹ và NATO tiến công Nam Tư có thể tạo nên tiền lệ nguy hiểm - lợi dụng và khuấy động những vấn đề nội bộ quốc gia và dưới chiêu bài "nhân quyền" để tạo sức ép khuất phục kể cả gây chiến chống các nước độc lập, có chủ quyền, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bỏ qua vai trò Liên hợp quốc, không cần bình phong của một cơ chế quốc tế và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài trong quan hệ quốc tế.

- Gây nên một làn sóng di cư ồ ạt tới các nước châu Âu, từ đó tạo nên vấn đề xã hội phức tạp, gây mất ổn định.

- Sẽ có thể đẩy tới một vòng chạy đua vũ trang mới.

Việc Mỹ và NATO sử dụng các loại vũ khí tối tân để tăng cường tấn công Nam Tư, phá hoại cơ sở quốc phòng và cả các cơ sở dân sự của Nam Tư, trực tiếp gây ra chết chóc và làn sóng tị nạn của cả người dân gốc An-ba-ni lẫn người dân gốc Xéc-bi-a ở Nam Tư càng lộ rõ bộ mặt giả danh "nhân quyền", "tự do", "dân chủ" của phương Tây, chà đạp lên công pháp quốc tế, chà đạp lên quyền được sống, quyền độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, tạo ra nguy cơ chạy đua vũ trang và lan rộng chiến tranh.


Việc làm này đang bị dư luận nhiều nước, kể cả nhân dân và một số chính giới trong khối NATO ngày càng lên án mạnh mẽ. Bản thân nội bộ các nước trong khối NATO cũng bắt đầu xuất hiện một số rạn nứt.


Ngày 25-3, Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố toàn văn như sau:

"Cùng với cộng đồng quốc tế, nhân dân và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hết sức công phẫn trước việc lực lượng quân sự NATO tấn công Cộng hòa liên bang Nam Tư. Hành động này vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa liên bang Nam Tư - một thành viên Liên hợp quốc, đi ngược Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, gây những tổn thất và hậu quả nghiêm trọng cho đời sống dân thường, làm cho vấn đề Cô-xô-vô càng trở nên phức tạp, gây tình hình căng thẳng ở khu vực Ban-căng, ở châu Âu và trên thế giới, tạo tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế.


Đáng tiếc là cuộc tấn công quân sự này lại xảy ra trong lúc tiến trình đàm phán về vấn đề Cô-xô-vô gần đây đang có những tiến triển tích cực, có khả năng đi tới giải pháp hòa bình, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các bên liên quan ở Nam Tư.


Chính phủ và nhân dân Việt Nam yêu cầu chấm dứt ngay mọi hành động quân sự chống nước Cộng hòa liên bang Nam Tư và một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình là phải triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền của mọi quốc gia, các cuộc xung đột phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam ủng hộ cố gắng của các nước theo hướng này để tình hình Nam Tư sớm ổn định, nhân dân Nam Tư có điều kiện khôi phục và phát triển đất nước".


Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã trả lời phỏng vấn bày tỏ sự công phẫn và phản đối cuộc tấn công của Mỹ và NATO, yêu cầu Mỹ và NATO phải chấm dứt ngay mọi hành động quân sự chống nước Cộng hòa liên bang Nam Tư, khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là phải triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền của mọi quốc gia, các cuộc xung đột phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình.


Các tổ chức quần chúng và chính trị xã hội của ta đã ra tuyên bố. Các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên đưa tin và bình luận lên án cuộc tấn công của Mỹ và NATO, ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Tư, đòi chấm dứt đánh phá và giải qụyết hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của Nam Tư và quyền các dân tộc ở Cô-xô-vô. Gần đây nhất, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã phát biểu trong buổi tiếp Tổng thống Pa-le-xtin A-ra-phát và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã phát biểu trong buổi tiếp đoàn đại biểu của Hội đồng hòa bình thế giới, tỏ rõ lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta phản đối việc Mỹ và NATO tấn công Nam Tư.

N.V.H


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 08 Tháng Tư, 2022, 08:13:14 pm
TRIẾT LÝ BẠO LỰC*
(Báo QĐND số ra ngày 26-3-1999)


QUANG LỢI


Dù đã lường trước, nhưng dư luận rộng rãi trên thế giới vẫn không khỏi cảm thấy bàng hoàng khi NATO mở cuộc không kích quy mô lớn vào nhiều mục tiêu trên lãnh thổ nước Cộng hòa liên bang Nam Tư, trong đó có cả thủ đô Bê-ô-grát vào lúc hai giờ sáng 25-3 (giờ Hà Nội).


Không một lý lẽ nào có thể bào chữa, che đậy được tính chất phi nghĩa và bất hợp pháp của cuộc chiến tranh này. Đó là sự vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nam Tư, là sự coi thường quá mức luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.


Ánh chớp bom điều khiển từ vệ tinh và tên lửa hành trình Tô-ma-hốc đã xé toang bức màn dối trá được thêu dệt bằng những ngôn từ mỹ miều của Mỹ và phương Tây về "dân chủ" và "nhân quyền".


Họ đang bảo vệ thứ nhân quyền gì và loại dân chủ nào khi chính họ ngang ngược tước bỏ, chà đạp thô bạo điều thiêng liêng nhất, cốt tử nhất là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Khi bão lửa của NATO đang giội xuống Nam Tư, Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn lại nói rằng "Việc chấm dứt cuộc tiến công của người Xéc-bi-a chống người sắc tộc An-ba-ni ở Cô-xô-vô là điều cấp bách về đạo lý".


Ai có thể chấp nhận nổi cái "lô-gích đạo lý" kỳ quặc đó? Cô-xô-vô thuộc về Xéc-bi-a là một phần không thể tách rời của Liên bang Nam Tư. Không thể nhân danh "đạo lý" để mang bom đạn trút xuống một quốc gia không phải là thành viên NATO, không hề đe dọa an ninh của NATO. Không thể nhân danh đạo lý, lạm dụng sự can thiệp để dựng lên các quốc gia một cách bừa bãi. Làm sao có thể tạo ra một quốc gia bằng cách giội bom? Đó thực sự là một hiểm họa cả trước mát và lâu dài.


Suy cho cùng cái "lô-gích đạo lý" đó thực chất là lô-gích của bạo lực! Một hành động khủng bố quốc tế nhân danh đạo lý.

Tiến hành không kích chống Nam Tư, NATO đang bị biến thành công cụ để Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh mà mục tiêu bao trùm nhất là thiết lập trật tự thế giới một cực do Mỹ khống chế. Cuộc tiến công quân sự đầu tiên trong lịch sử 50 năm của khối quân sự này chống một quốc gia độc lập có chủ quyền cho thấy NATO đang trượt theo con đường sai lầm và hết sức nguy hiểm. Cuộc không kích đã phơi bày sự lộng hành không thể chối cái của Mỹ vì cỗ xe chiến tranh NATO đang lao theo đường ray mà Mỹ sắp đặt.


Ngọn lửa chiến tranh ở Nam Tư càng soi rõ hơn ván cờ của Mỹ và NATO ở khu vực này. Đối thoại hòa bình hay phát động chiến tranh, nhất nhất tuân theo cái thứ triết lý của kẻ mạnh. Đối thoại theo kiểu của họ chỉ là để áp đặt tối hậu thư, chỉ là để lấy cớ tiến hành chiến tranh. Cùng với sự áp đặt về chính trị, mưu toan biến Cô-xô-vô thành một nhà nước trong một nhà nước, họ lại còn khăng khăng đòi Nam Tư phải chấp nhận một sự áp đặt về quân sự, tức là mở cửa cho NATO đưa quân vào Cô-xô-vô. Khi cái kịch bản đối thoại này bị chối bỏ thì họ đổ lỗi hoàn toàn cho Tổng thống Nam Tư Mi-lô-xê-vích "phá hoại hòa bình" mặc dù họ đã "tìm mọi cách để cứu vớt đến phút cuối cùng". Và tiếp nối theo kịch bản đối thoại này là một kịch bản chiến tranh. Chính họ chứ không phải ai khác đã rút ván hòa bình và bắc cầu tới chiến tranh!


Cuộc phiêu lưu quân sự của NATO ở Nam Tư chác chân sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Nó đốt thêm một ngọn lửa thủ địch mới giữa lòng châu Âu, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là đối với việc giải quyết các vấn đề xung đột sắc tộc, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ vốn đang lan tràn nóng bỏng tại nhiều nơi trên thế giới.


Đi đầu trong cuộc không kích Nam Tư, Tổng thống Mỹ nói rằng "chúng ta hành động để ngăn chặn một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn, để tháo ngòi nổ thùng thuốc súng ở trung tám châu Âu, từng bùng nổ hai lần trong thế kỷ này với những hậu quả thảm khốc". "Tháo ngòi nổ" bằng một cuộc không kích chẳng khác nào chất thêm ngòi nổ vào thùng thuốc súng Ban-căng.


Cuộc kháng cự quyết liệt và có tổ chức của Nam Tư cũng như tổn thất trong ngày đầu tiên của NATO cho thấy rằng NATO khó có nhể giành được thắng lợi quân sự trong cuộc không kích này. Trong khi đó, điều đã nhìn thấy rõ là cuộc không kích sẽ làm cho vấn đề Cô-xô-vô càng trở nên phức tạp hơn. Những dòng người sống trong khu vực chiến sự sẽ di tản ồ ạt sang các nước vùng Ban-căng và có thể sẽ làm bùng nổ những xung đột mới ở An-ba-ni, Ma-xê-đô-ni-a, đe dọa ổn định trong khu vực.


Cuộc không kích này đang phủ một bóng đen lên bầu không khí chính trị ở châu Âu và thế giới, đe dọa phá vỡ các mối quan hệ chiến lược và các cơ cấu an ninh quốc tế đang được hình thành sau chiến tranh lạnh. Cái tiền lệ nguy hiểm nhất mà NATO đang tạo ra đó chính là sự phớt lờ, vứt bỏ vai trò của Hội đồng bảo an và Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế lớn nhất có sứ mệnh bảo vệ hòa bình vă an ninh thế giới. Cuộc không kích đẩy quan hệ Nga - NATO, Nga - Mỹ vào thời kỳ căng thẳng nhất kể từ sau khi chấm dứt chiến tranh lạnh đến nay. Nó tạo ra một sự phân tuyến mới trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, khi cả Nga và Trung Quốc đều kịch liệt phản đối cuộc không kích này.


Chiến tranh là nghịch lý lớn nhất trong thời đại văn minh, điều này lại càng nghiêm trọng khi loài người đang chuẩn bị bước vào thế kỷ 21. Cùng với nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, Chính phủ và nhân dân Việt Nam yêu cầu NATO chấm dứt ngay cuộc không kích chống Nam Tư. Một lần nữa, chúng ta khẳng định mạnh mẽ rằng mọi cuộc xung đột phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia.

Q.L


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 08 Tháng Tư, 2022, 08:14:34 pm
CUỘC TIẾN CÔNG CỦA MỸ VÀ NATO VÀO CỘNG HÒA LIÊN BANG NAM TƯ: ĐÂU LÀ "ĐẠO LÝ", ĐÂU LÀ "NHÂN QUYỀN"?*
(Tạp chí QPTD số tháng 5-1999)


NGUYỄN TRUNG


Vào thời điểm khi mà nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 với niềm hy vọng sẽ tươi sáng hơn thế kỷ đã qua, khi mà khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ cầm đầu đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 50 năm thành lập của mình trong tháng tư này thì họ lại gây nên một sự kiện tày trời, viết lên một trang đen tối trong lịch sử của chính NATO. Đó là cuộc tiến công quân sự, hay nói như người Nga "một cuộc xâm lăng trắng trợn" vào nước Cộng hòa liên bang Nam Tư từ đêm 24 rạng sáng ngày 25 tháng 3 vừa rồi với cái cớ là nước này không chịu chấp nhận một Hiệp định hòa bình vẻ Cô-xô-vô do Mỹ và NATO áp đặt.


Sáu khi khói lửa chiến tranh bốc lên ở vùng Ban-căng nóng bỏng này, Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn và một số nguyên thủ của các cường quốc hàng đầu trong NATO đã lên đài truyền hỉnh để biện bạch cho hành động tội ác của họ trước dư luận trong nước và thế giới. Các vị đứng đầu thế giới phương Tây này quả thật tinh khôn, hầu như biết chắc chẳng có tí chút pháp lý nào trong hành động chiến tranh này nên họ đều nhấn mạnh đến các khía cạnh "đạo lý", "nhân quyền" theo thứ lô gích của họ. Rằng, hành động chiến tranh của Mỹ và NATO là để "chấm dứt cuộc tiến công của người Xéc-bi-a chống người sắc tộc An-ba-ni ở Cô-xô-vô" và đó là một "vấn đề đạo lý cấp bách", "vì một châu Âu tự do, hòa bình và ổn định". Rằng, hành động của họ là "vì vấn đề tôn trọng nhân quyền", "để tránh thảm họa cho con người", vân vân và vân vân.


Cứ theo cái lô gích của họ thì "vấn đề đạo lý cấp bách" ấy chẳng có dính dáng gì đến pháp lý và công pháp quốc tế.

Thử hỏi: Đạo lý nào cho phép Mỹ và NATO đóng vai trò "thế thiên hành đạo" được "tự do" muốn bắn phá, giết chóc ở đâu cũng được?

Đạo lý nào cho phép họ bất chấp luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, phớt lờ Hội đồng bảo an, ngang nhiên tiến công quân sự một nước độc lập, có chủ quyền, một thành viên của Liên hợp quốc?1 (Chỉ có Hội đồng bảo an mới có quyền ra quyết định về các biện pháp, trong đó có biện pháp quân sự cần thiết để hỗ trợ hoặc thiết lập nền hòa bình và an ninh quốc tế. Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc về cấm dùng vũ lực chỉ cho phép 2 ngoại lệ: thứ nhất, được dùng vũ khí khi bị tiến công xâm lược; thứ hai là khi tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ của Liên hợp quốc. Việc NATO tiến công Nam Tư không dựa trên quyết định của Liên hợp quốc, không tham khảo ý kiến của Hội đồng bảo an là bất hợp pháp, vô nhân đạo).


"Nhân quyền" kiểu gì mà ngang nhiên chà đạp, tước bỏ những quyền thiêng liêng nhất, cốt tử nhất là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc, tước bỏ cả mạng sống của hàng ngàn người dân vô tội, đẩy hàng vạn người vào cảnh dở sống dở chết chạy tị nạn sang các nước láng giềng, tàn phá dã man, gây thiệt hại nặng nề cho một đất nước không hề động chạm đến bất cứ một thành viên nào của NATO?1 (Tính đến ngày 29-3 đã có hơn 1.000 người dân Nam Tư thiệt mạng, thiệt hại vật chất khoảng 4 tỷ USD do cuộc không kích của NATO gây ra. Đến ngày 1-4 đã có hơn 10 vạn người ở Cô-xô-vô phải chạy tị nạn sang miền bắc An-ba-ni).


Cái thứ lô gích "đạo lý", "nhân quyền", "hòa bình, ổn định" của Mỹ và NATO thật kỳ quặc. Đó là những nghịch lý của thời đại do Mỹ và NATO tạo ra mà không một quốc gia nào, dân tộc nào có thể chấp nhận được.

Nếu đi sâu hơn vào cái lô gích "đạo lý" của họ, tức là để "chấm dứt cuộc tiến công của người Xéc-bi-a chống người sắc tộc An-ba-ni ở Cô-xô-vô" thì người ta cũng thấy tính chất phi đạo lý và đẫy rẫy nghịch lý của Mỹ và NATO.


Cô-xô-vô trước hết là vấn đề nội bộ của Cộng hòa Xéc-bi-a và Liên bang Nam Tư. Còn những việc bất đồng nhau trong nội bộ quốc gia dân tộc như vấn đề sắc tộc, tôn giáo là vấn đề tế nhị và phức tạp không chỉ ở Nam Tư mà nhiều quốc gia khác cũng đang mắc phải và không dễ gì giải quyết một sớm một chiều. Cộng đồng quốc tế, các nước láng giềng thân thiện có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ trên tinh thần vô tư trong sáng để sao cho người Xéc-bi-a và người gốc An-ba-ni được sống hòa thuận bên nhau trong một đất nước thống nhất, chứ không có quyền can thiệp vào nội bộ, ủng hộ bên này, trừng phạt phía kia, khoét sâu thêm mâu thuẫn và hận thù giữa các sắc tộc, tôn giáo ở Cô-xô-vô. Cũng cần phải thấy rằng, cuộc tiến công của Mỹ và NATO trong lúc đang có những tiến triển tích cực, có khả năng đi tới giải pháp hòa bình, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các bên liên quan ở Nam Tư. Phía Xéc-bi-a cũng đã từng cơ bản chấp nhận các thỏa thuận về chính trị cho cuộc khủng hoảng Cô-xô-vô do "nhóm tiếp xúc" đưa ra, kể cả việc chấp nhận "quy chế tự trị" cho Cô-xô-vô thuộc thành phần của Xéc-bi-a và Liên bang Nam Tư (quy chế này đã bị bãi bỏ hồi 1989 dưới thời Liên bang Nam Tư trước đây). Phía Xéc-bi-a chỉ còn phản đối việc NATO triển khai khoảng 30 ngàn quân ở Cô-xô-vô để gọi là "giám sát việc thi hành hiệp định hòa bình", vì theo họ, đây không chỉ đơn thuần là sự có mặt của quân đội NATO mà là sự vi phạm độc lập, chủ quyền của Cộng hòa Xéc-bi-a và Liên bang Nam Tư. "Thử hỏi một nước có chủ quyền nào lại để cho lực lượng quân sự nước ngoài tự do ra vào nước mình?" (lời Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư D.Nô-va-cô-vích). Lập trường nêu trên của phía Cộng hòa Xéc-bi-a và Liên bang Nam Tư không phải là thiếu thiện chí và thiếu cơ sở đạo lý cũng như pháp lý, và họ vẫn trước sau muốn theo đuổi giải pháp chính trị, đàm phán hòa bình cho cuộc khủng hoảng Cô-xô-vô. Nhưng chỉ vì không hoàn toàn áp đặt được ý muốn của mình, Mỹ và NATO sau khi ra "tối hậu thư", đe dọa sử dụng vũ lực, đã gây ra cuộc chiến dã man chống Nam Tư.


Rõ ràng Mỹ và NATO chỉ lấy cái gọi là "đạo lý", "nhân quyền" và "hòa bình ổn định của châu Âu" làm chiêu bài để tiến công nước Cộng hòa liên bang Nam Tư vì những mục tiêu, ý đồ đen tối của họ. Vậy thì đằng sau cái tảng băng chìm dưới những đám bèo bọt "đạo lý", "nhân quyền" của Mỹ - NATO là gì khi họ mở cuộc chiến tàn bạo chống Nam Tư, và họ thực sự muốn gì?


Có thể nói thực chất của cuộc tiến công của NATO vào Cộng hòa liên bang Nam Tư không phải là để giải quyết vấn đề Cô-xô-vô mà chính là muốn khuất phục Nam Tư, đưa toàn bộ vùng Ban-căng vào bản đồ NATO. Họ biến Cộng hòa liên bang Nam Tư thành nơi "thí nghiệm" trong ý đồ chiến lược mới của mình. Đó là việc NATO có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền ngoài các nước đồng minh. Hành động này không cần có sự ủy quyền của Liên hợp quốc. Chính vì vậy, từ các cuộc chiến ở Trung Đông, Vùng Vịnh đến Bốt-xni-a Héc-xê-gô-vi-na, nhất là từ chiến dịch "Con cáo sa mạc" gần đây, đến cuộc chiến chống Nam Tư hiện nay, người ta thấy Mỹ dần dần "phớt lờ" Hội đồng bảo an và Liên hợp quốc, chẳng cần đếm xỉa đến các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Mỹ cũng đã bày mưu tính kế để từng bước chuyển hướng, mở rộng phạm vi các nguyên tắc hoạt động của NATO, cho phép thực hiện các hoạt động quân sự bên ngoài phạm vi của mình "một khi các quyền lợi về an ninh của NATO bị đe dọa". Chính cái nguyên tắc "rộng rãi" này khiến cho NATO tự cho mình cái quyền như là một người bảo trợ "cứu tinh" cho an ninh ở châu Ầu (và đang có xu hướng vươn ra ngoài phạm vi châu Âu nữa). Đây cũng là canh bạc chính trị - quân sự đầy mạo hiểm mà Mỹ và NATO đang lao vào.


Huy động một lực lượng quân sự hùng hậu của một Liên minh chính trị - quân sự lớn nhất thế giới với hàng trăm máy bay, tàu chiến, những vũ khí trang bị tối tân, hiện đại và "siêu hiện đại" lần đầu tiên xuất hiện (như máy bay chiến lược tàng hình B-2, "bom-I" để tiến đánh một nước độc lập có chủ quyền. Điều này sẽ tạo ra một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm không chỉ cho châu Âu mà đối với cả nhân loại khi mà Mỹ và NATO tự cho mình cái quyền hành động ở bất cứ nơi nào họ cảm thấy phải bảo vệ cái gọi là "đạo lý", "nhân quyền".


Cuộc tiến công quân sự vào Nam Tư được coi như sự ủng hộ người thiểu số gốc An-ba-ni ở tỉnh Cô-xô-vô thuộc Cộng hòa liên bang Nam Tư đòi tách ra thành một nước độc lập, là việc làm phi đạo lý, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Việc làm đó của Mỹ và NATO đã tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm, nối giáo cho nhiều nhóm thiểu số tìm cách ly khai. Đây là một hành động phiêu lưu, đưa đến sự phát triển của các phong trào ly khai, làm lung lay sự thống nhất của các quốc gia, dân tộc, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh chính trị các nước khi mà "cơn sốt" chủ nghĩa ly khai đang diễn ra ở nhiều nơi. Dư luận ở nhiều nước cũng cho rằng nhiều nước châu Á đang ngày càng lo ngại về các cuộc oanh kích của NATO chống Cộng hòa liên bang Nam Tư có thể cổ vũ cho các phong trào ly khai và ngụy cơ phương Tây quay trở lại khu vực bằng cách sử dụng các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc làm cái cớ để can thiệp.


Việc Mỹ - NATO tiến công Nam Tư đã làm ảnh hưởng đến xu thế phát triển của thế giới sau khi chấm dứt chiến tranh lạnh, hòa bình và phát triển trở thành dòng chính của thời đại, tuy cũng có các cuộc xung đột mang tính khu vực, sắc tộc nhưng chưa bao giờ có một cuộc tiến công tàn bạo vào một nước có chủ quyền đang phải đối phó với các vấn đề sắc tộc, ly khai như Mỹ - NATO đang làm. Một tổ chức hiệp ước quân sự dựa vào sức mạnh của mình để quyết định công việc nội bộ của nước khác và ngang nhiên tiến hành chiến tranh xâm lược. Điều này đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân thế giới, của xu thế hòa bình và phát triển.


Chính vì ý thức được những nguy cơ, hiểm họa đó và những mưu sâu kế hiểm của Mỹ đang biến NATO thành công cụ phục vụ chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền mà những làn sóng phản đối Mỹ và NATO đã và đang lan tràn khầp thế giới, ngày một dâng cao, với nhiều hình thức, biện pháp, hành động phong phú, đa dạng, từ thấp đến cao, từ ôn hòa đến quyết liệt, đẩy Mỹ và NATO vào thế bế tắc, tiến thoái lưỡng nan. Dư luận ở Mỹ và nhiều nước khác cũng đã cảnh báo Mỹ và NATO đang biến Cô-xô-vô, Nam Tư thành "Việt Nam ở châu Âu" v.v.

N.T


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 08 Tháng Tư, 2022, 08:16:42 pm
NATO - CƠN ÁC MỘNG, CÔNG CỤ NGUY HIỂM
CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN THẾ GIỚI MỚI

(Tạp chí Quốc phòng toàn dân 5-1999)


NGUYỄN THUNG


Với cuộc tiến công quân sự tàn bạo vào Liên bang Nam Tư độc lập, có chủ quyền từ ngày 24-3-1999 và ngày cang leo thang tới các đỉnh cao của tội ác, khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ cầm đầu đã đi ngược lại hoàn toàn tôn chỉ, mục đích và các nguyên tắc hành động của nó khi mới thành lập như một tổ chức mang tính chất phòng thủ, chỉ có hành động quân sự để bảo vệ an ninh của các nước thành viên khi bị tiến công. Như vậy, tính chất của NATO ngày nay đã thay đổi, trở thành công cụ nguy hiểm của chủ nghĩa bá quyền thế giới do những gì nó làm ở Nam Tư và hậu quả không thể lường hết được, thách thức Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở châu Âu cũng như trên thế giới.


Cơn ác mộng NATO diễn ra bằng những trận mưa bom bão đạn xuống đất nước Nam Tư khói lửa ngút trời. Những thành phố, làng mọc đổ nát, những đoàn người tị nạn sống dở chết dở, những xác người dân vô tội bị tên lửa NATO thiêu cháy như cục than, những khuôn mặt cụ già, trẻ em Nam Tư tuôn trào nước mát, hoặc nghiến răng nuốt hận trong lòng. Dòng sông Đa-nuýp huyền thoại, thanh bình giờ đây in bóng những chiếc cầu gãy gục, những vết dầu loang dài hàng chục cậy số, báo hiệu một thảm họa môi trường cho cả châu Âu. Đất nước Nam Tư tươi đẹp bỗng chốc trở thành bãi chiến trường, nơi thực nghiệm thứ "công nghệ chính trị - quân sự mới", tàn bạo của Mỹ và NATO.


Cơn ác mộng NATO đang diễn ra băng một cuộc chiến tranh cục bộ kỷ thuật cao mang tính hủy diệt lớn nhất, vô nhân đạo và phi nghĩa nhất ở châu Âu kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay1 (Mỹ và NATO đã sử dụng tập trung khối lượng vũ khí trang bị kỹ thuật cao, hiện đại, tối tân nhất hiện có, kể cả đầu đạn chứa U-ran 238, bom bi... là những vũ khí bị luật pháp quốc tế nghiêm cấm). Điều đáng lưu ý, đó còn là một cuộc tiến công quân sự đầu tiên và lớn nhất của NATO vào một quốc gia độc lập, có chủ quyền, một thành viên của Liên hợp quốc mà không được phép của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đây cũng là hành động can thiệp bằng vũ lực quy mô lớn nhất, tàn bạo nhất trong lịch sử 50 năm của NATO vào một nước không phải là thành viên của NATO, không hề có bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến một nước thành viên nào của NATO.


Cần phải thấy rằng các hành động phản bội lại chính các Điều ước của NATO, đi ngược lại Hiến chương Liên hợp quốc1 (Trong Điều ước thành lập NATO - "Văn kiện Oa-sinh-tơn" quy định, chỉ khi nước thành viên bị tiến công vũ trang, NATO mới sử dụng vũ lực để chống lại. Đồng thời NATO cũng xác nhận giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, không gây nguy hại đến hòa bình và an ninh thế giới. Hiến chương Liên hợp quốc quy định, chỉ trong trường hợp tự vệ hoặc bảo vệ các nước đồng minh, hoặc được sự ủy nhiệm của Hội đồng bảo an, một nước mới có quyền sử dụng vũ lực với nước khác. Điều ước NATO cũng quy định, NATO trung thành với Hiến chương Liên hợp quốc. Ngày 29 tháng 6 năm 1998, khi trả lời phỏng vấn của một đài phát thanh ở Luân Đôn nước Anh, ông Tổng thư ký Liên hợp quốc C. An-nan đã nhấn mạnh rằng: bất kỳ hành động vũ lực nào của NATO ở Cô-xô-vô đều phải được phép của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc) nêu trên là nằm trong âm mưu sâu xa được tính toán bấy lâu nay của Mỹ và NATO nhằm cải tổ, mở rộng liên minh chính trị - quân sự lớn nhất thế giới này cả về phạm vi, thế lực ảnh hưởng, cả về chức năng, nhiệm vụ để biến nó thành công cụ đắc lực nhất, phục vụ tham vọng của chủ nghía bá quyền thế giới.


Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, Mỹ đã chớp lấy cơ hội "ngàn năm có một" để thực hiện giấc mơ bá chủ hoàn cầu mới. Phải "thiết lập trật tự thế giới mới" với "vai trò lãnh đạo của Mỹ" (!?). Đó là những lời tuyên bố công khai, được giới lãnh đạo Mỹ nhắc đi nhắc lại nhiều lần và được thể hiện nhất quán trong chiến lược toàn cầu của Oa-sinh-tơn. Trong "Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cho thế kỷ 21" được đưa ra gần đây có nêu, để "duy trì địa vị lãnh đạo của Mỹ trên thế giới" thì "chúng ta (tức Mỹ) cần luôn sẵn sàng hành động đơn phương, nếu là phương án có lợi nhất cho chúng ta. Nhưng chúng ta có thể đạt được một cách tốt hơn... nếu dựa được vào liên minh của chúng ta với các nước và vào cơ cấu an ninh khác" và phải "mở rộng liên minh quân sự như NATO", vì "NATO tiếp tục là chỗ dựa cho sự có mặt của Mỹ ở châu Âu với tư cách là người bảo đảm an ninh cho châu Âu và là nhân tố ổn định". Mỹ tính toán như vậy là xuất phát từ những mối liên hệ về lịch sử, về ý thức hệ và về địa - chiến lược. Châu Âu, nơi phát sinh ra hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20 này luôn luôn là địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất đối với Mỹ; Tây Âu là đồng minh thân cận nhất của Mỹ; NATO là liên minh chiến lược chính trị - quân sự lớn nhất, quan trọng nhất đối với Mỹ và do Mỹ cầm đầu, không dễ gì lại để cho nó tiêu tan sau khi đối thủ của nó là khối Hiệp ước Vác-xa-va giải thể. Mặt khác cũng phải thấy rằng, các đồng minh hùng mạnh nhất của Mỹ ở Tây Âu cũng có nhiều tham vọng nhưng vẫn "lực bất tòng tâm", vẫn cần tôi sự có mặt của Mỹ, lợi dụng Mỹ được chừng nào hay chừng ấy, nên vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận vai trò "lãnh đạo" của Mỹ đối với NATO. Mỹ và đồng minh từ mấy năm trước đã manh nha hình thành "khái niệm chiến lược mới" của NATO và từng bước mở rộng NATO sang phía Đông, xây dựng "NATO mới" thành một "cơ cấu an ninh thay thế dần vai trò của Liên hợp quốc với tư cách là một quyền lực trật tự và hòa bình toàn cầu, sung sức và có khả năng hành động"1 (Theo tờ báo Đức "Toàn cảnh Phran-phuốc", 28-8-1996). "NATO mới tập trung vào nhiệm vụ thiết lập trật tự quốc tế mới bên ngoài nhiệm vụ phòng thủ trước đây và tự coi mình là cơ quan chấp hành về quân sự kể cả cho các sứ mạng của Liên hợp quốc". Thực chất và cốt lõi của "Chiến lược mới" của Mỹ và NATO là chuyển đổi một liên minh mang tính phòng ngự trước đây sang tiến công, xâm lược, có thể "thọc tay vào" mọi khu vực trên thế giới, bất chấp Hội đồng bảo an và Hiến chương Liên hợp quốc và những nguyên tắc sơ đẳng của luật pháp quốc tế.


Không phải ngẫu nhiên mà sau khi hoàn chỉnh bước đầu tiên mở rộng NATO sang phía Đông bằng việc chính thức kết nạp thêm ba nước Ba Lan, Séc, Hung-ga-ri vào ngày 12-3, đến ngày 24-3 vừa rồi Mỹ và NATO đã khởi sự tiến công đường không vào Nam Tư, "một quốc gia bất trị" không chịu đi theo quỹ đạo, không chấp nhận sự áp đặt "ý chí" của Mỹ và NATO. Đó chính là các bước hoàn chỉnh bằng hành động cụ thể cho sự ra đời của một "NATO mới" và "khái niệm chiến lược mới" của nó để "đăng quang" trong lễ kỷ niệm 50 năm thành lập NATO và hội nghị thượng đỉnh của khối này từ 23 đến 25-4 vừa rồi tại Oa-sinh-tơn. Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo của 19 nước thành viên "NATO mới" đã chấp thuận "Khái niệm chiến lược mới" chỉ đạo khối này trong thế kỷ tới, chính thức xóa bỏ thuyết "phòng thủ tập thể" trước đây, đề ra các chức năng hành động bên ngoài lãnh thổ của liên minh. Tổng thư ký NATO H.Xô-la-na đã bác bỏ thẳng thừng thẩm quyền của Liên hợp quốc khi khẳng định răng "NATO sẽ không cần nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mỗi khi can thiệp bên ngoài lãnh thổ NATO".


Những gì đã và đang diễn ra ở Nam Tư là hoàn toàn theo kịch bản được chỉ đạo bởi "Khái niệm chiến lược mới" của Mỹ và NATO. Liên bang Nam Tư do có vấn đề nội bộ sắc tộc ở Cô-xô-vô chưa giải quyết được từ mấy năm nay và lại "dám không chấp nhận" sự có mặt của đội quân NATO trên đất nước mình để làm cái việc "bảo vệ dân chủ, nhân quyền", nên đã trở thành địa bàn lý tưởng, thành "mồi ngon", "vật tế thần" đầu tiên cho cuộc thực nghiệm của "Khái niệm chiến lược mới" của Mỹ và NATO. Cuộc tiến công hủy diệt Nam Tư của Mỹ vả NATO đã bộc lộ rõ bản chất của Mỹ và "NATO mới". Những thế lực hiếu chiến ở phương Tày đang kêu gào "muốn tồn tại, NATO phải chiến thắng", "nếu không chiến thắng ở Cô-xô-vô, NATO không còn đủ tư cách là một liên minh quân sự có hiệu lực để tồn tại ở châu Âu", và "phương Tây phải thắng dù phải sử dụng đến bất kỳ lực lượng nào để đạt mục đích của mình". Trong tuyên bố về Cô-xô-vô tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Oa-sinh-tơn vừa rồi đã coi cuộc khủng hoảng này là "một thách thức cơ bản đối với NATO", chủ trương "không có thỏa hiệp" về các điều kiện để NATO chấm dứt các cuộc không kích. Tuyên bố nhấn mạnh NATO chủ trương gây áp lực về quân sự đối với Nam Tư để đạt các mục đích đã đề ra; NATO chỉ ngừng các cuộc không kích Nam Tư nếu nước này chấp nhận vô điều kiện các yêu sách của NATO.


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 08 Tháng Tư, 2022, 08:17:23 pm
Thực hiện ý đồ chiến lược hiếu chiến và độc ác đó, Mỹ và NATO đã không từ một thủ đoạn, phương tiện dã man tàn bạo nào, kể cả giết hại dân tị nạn, giết hại hàng chục phóng viên, nhà báo ở đài truyền hình Nam Tư, đến san bằng tư dinh Tổng thống Mi-lô-xê-vích nhằm sát hại người đứng đầu một nhà nước độc lập có chủ quyền. Núp dưới danh nghĩa để "chấm dứt thảm họa về người tị nạn", "thảm họa nhân đạo, nhân quyền" ở Cô-xô-vô, Mỹ và NATO đã và đang gây nên những cơn ác mộng, những thảm họa về người tị nạn, về nhân đạo, nhân quyền ở Nam Tư và cả thảm họa môi trường không thể lường hết được ở châu Âu. Chính những nhân vật nổi tiếng ở Mỹ cũng phải lên tiếng vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của những kẻ chủ mưu gây ra cuộc chiến ở Nam Tư. Giáo sư Noam Chomsky vạch rõ: "B.Clin-tơn không hề quan tâm đến số phận của hàng chục vạn người tị nạn ở Cô-xô-vô (mà 85% số này là do hậu quả ném bom của Mỹ và NATO) mà chỉ quan tâm đến uy tín của Mỹ và NATO. Cái gọi là "uy tín" này đồng nghĩa với sự sợ hãi, và sự sợ hãi trước sen đầm quốc tế phải được tiếp tục duy trì". Còn nhà phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ Samuel Huntington đã phải cảnh báo cho chính quyền B.Clin-tơn rằng: phần lớn các nước trên thế giới hiện nay coi Mỹ là "siêu cường đểu giả", là mối de dọa.


Hậu quả của cơn ác mộng NATO, của thứ công cụ nguy hiểm của chủ nghĩa bá quyền thế giới ấy, mọi người đã và đang thấy rõ ở Nam Tư, nhưng còn chưa có thể lường hết được hiểm họa mà nó sẽ gây ra cho nền hòa bình, an ninh ở châu Âu và thế giới. Khi một liên minh chính trị - quân sự lớn mạnh nhất thế giới và mang bản chất hiếu chiến, tàn bạo như NATO tự cho mình quyền can thiệp vào mọi nơi, mọi nước ngoài NATO dưới các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", bất chấp mọi chuẩn mực quốc tế, bất chấp Liên hợp quốc, thì thế giới này sẽ đi đến đâu? Cựu Thủ tướng Thụy Điển I.Can-xơn và cựu Tổng thư ký khối Liên hiệp Anh ngày 31-3 vừa rồi cũng lên tiếng: "Nếu ai cũng phản ứng bằng cách dùng bạo lực thì thế giới này sẽ ra sao? Hay rốt cuộc người ta sẽ đưa thế giới trở lại thời kỳ đen tối, khi cá lớn tha hồ nuốt cá bé và luật pháp ra đời từ những họng súng. Thật là nguy hiểm khi nền công nghệ chính trị - quân sự đang hoành hành hiện nay ở Nam Tư được áp dụng rộng khắp các khu vực trên thế giới". Tổng thống Pháp G.Si-rắc cũng đã khẳng định rằng: "NATO không thể hành động nếu không được phép của Liên hợp quốc; cho phép NATO tách khỏi pháp chế của Liên hợp quốc sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho các nước và các tổ chức, và cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng "luật của kẻ mạnh".


Vấn đề Cô-xô-vô trước hết là vấn đề sắc tộc thuộc nội bộ của Cộng hòa Xéc-bi-a và Liên bang Nam Tư. Các nước láng giềng ở châu Âu và cộng đồng quốc tế đương nhiên không thể làm ngơ, có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ để sao cho các sắc tộc ở xứ này được sống hòa hợp trong một đất nước thống nhất. Việc Mỹ và NATO can thiệp bằng quân sự vào công việc nội bộ của Nam Tư và ngày càng để lộ ý đồ ủng hộ nhóm thiểu số ly khai ở nước này dưới các danh nghĩa vì "dân chủ", "nhân đạo, nhân quyền" tạo nên một tiền lệ hết sức nguy hiểm đối với an ninh của các nước trên thế giới. Bởi vì, trên thế giới ngày nay, thử hỏi có bao nhiêu nước (kể cả Mỹ) đang còn tồn tại những vấn đề gay cấn về dân chủ, nhân đạo, nhân quyền? Có bao nhiêu nước đang còn phải đối phó với các vấn đề sắc tộc, tôn giáo vô cùng phức tạp do lịch sử để lại, còn "cơn sốt chủ nghĩa ly khai" đã và sẽ còn hoành hành ở những đâu? Ngay cả trong NATO cũng còn nhiều nước đang phải đối phó không dễ dàng gì đối với các vấn đề sắc tộc, tôn giáo và chủ nghĩa ly khai, như vấn đề Bát-xcơ ở Tây Ban Nha, vấn đề người Cuốc ở Thổ Nhĩ Kỳ v.v. Liệu họ có thể cảm thấy an toàn, và có thể chấp nhận để cho các thế lực bên ngoài vũ trang can thiệp vào những vấn đề nội bộ như thế, bất chấp độc lập, chủ quyền của họ hay không? Chắc hẳn là không.


Loài người đang chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 với bao niềm hy vọng tươi sáng hơn. Mỹ và NATO với "Khái niệm chiến lược mới" được thí nghiệm ở Nam Tư, gây nên cơn ác mộng ở vùng Ban-căng, phủ bóng đen chiến tranh lên bầu trời châu Âu, mưu toan dập tắt những niềm hy vọng tốt đẹp của loài người khi chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ mới. Đó là lý do vì sao làn sóng phẫn nộ, lên án, phản đối quyết liệt bằng mọi hình thức của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân các nước trong khối NATO đối với cuộc chiến tranh chống Nam Tư ngày càng dâng cao. Cuộc chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, đầy mưu trí, sáng tạo của nhân dân và quân đội Nam Tư vì độc lập, tự do và phẩm giá của mình và vì nghĩa vụ quốc tế trước thách thức nghiêm trọng do cuộc thí nghiệm về "khái niệm chiến lược mới'' của Mỹ và NATO, đang đẩy Mỹ và NATO vào thế cô lập, bế tắc, nội bộ mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Những kẻ hung hăng hiếu chiến, những con bạc khát nước, chót đâm lao phải theo lao đang chuốc lấy sự lên án ngày càng mạnh mẽ.


Mỹ và NATO khao khát săn tìm "uy tín" và "chiến thẳng để tồn tại" nhưng vẫn chưa thấy đâu. Hơn hai tháng trời rồi, huy động cả một bộ máy chiến tranh khổng lồ, cả một nền "công nghệ chính trị - quân sự" quỷ quyệt, tinh xảo, hiện đại bậc nhất của một liên minh gồm 19 nước nhưng vẫn không khuất phục được một đất nước nhỏ bé với gần 12 triệu dân, không tìm đâu ra "chiến thắng" và "uy tín" mà chỉ thấy những điều ngược lại. Nhiều người trong chính giới Mỹ và NATO đã bắt đầu phải thừa nhận rằng họ "đã mắc sai lầm về chiến lược do không hiểu được người Xéc-bi-a và người An-ba-ni ở Nam Tư". Rằng, "việc tiến công Nam Tư đã làm suy yếu vị thế của nước Mỹ trên thế giới và cho thấy sự yếu kém của "Học thuyết B.Clin-tơn" thường phải dùng đến bom và tên lửa hành trình để giải quyết mọi vấn đề và "trong những năm 90 này nước Mỹ đã hạ thấp mình xuống thành kẻ chuyên đi đánh bom", "tên khủng bố quốc tế" v.v. Trong khi đó, uy tín của Nam Tư và sự thán phục của nhân dân tiến bộ yêu hòa bình, công lý trên thế giới đối với họ ngày càng lên cao trên trường quốc tế. Riêng uy tín của Tổng thống Mi-lô-xê-vích, người mà Mỹ và NATO muốn tiêu diệt, thì máy tính điện tử Mỹ đã cho biết con số cụ thể đến mức cứ sau mỗi đợt đánh bom của Mỹ và NATO, thì uy tín của ông lại tăng lên thêm 10% trong nhân dân Nam Tư.


Cuộc chiến ở Nam Tư, dù kết cục thế nào thì mục tiêu sâu xa nhất, lớn nhất của Mỹ là biến NATO với "khái niệm chiến lược mới" thành công cụ đắc lực nhất phục vụ cho giấc mộng bá quyền, thiết lập "trật tự thế giới mới" một cực cũng càng trở nên xa vời. Bởi vì, qua cuộc chiến ở Nam Tư thì buộc Nga, Trung Quốc và các cường quốc khác phải trù tính các phương án thành lập các khối liên minh tay đôi, tay ba để đối trọng với Mỹ và NATO. Điều đó có nghĩa là thế giới sẽ ngày càng mất ổn định hơn và sẽ phát triển theo hướng đa cực chứ không phải đơn cực như ý muốn của Mỹ.

N.T


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 08 Tháng Tư, 2022, 08:21:50 pm
NATO VỚI CUỘC SẮP ĐẶT TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
(Tạp chí Cộng sản số 9 (5-1999))


ANH VŨ


Cuộc khủng hoảng Cô-xô-vô cuối cùng đã được "đối thoại" bằng bom đạn. Mỹ và các nước NATO đã thực hiện một cuộc tấn công tàn bạo chống Nam Tư. NATO, cỗ máy quân sự khổng lổ có trang bị vũ khí hiện đại nhất đã được sử dụng triệt để vào cuộc thử nghiệm mạo hiểm thực hiện mưu đồ thiết lập trật tự thế giới mới kiểu Mỹ. Châu Âu lại một lần nửa bị thách đố trước những câu hỏi lớn!

NATO - Lá chắn hay thanh kiếm?

50 năm đã trôi qua kể từ khi Tổ chức Hiệp ước Bầc Đại Tây Dương (NATO) ra đời. Đây là sản phẩm trực tiếp của chiến tranh lạnh và chính sách thù địch của chủ nghĩa đế quốc. Hoạt động của NATO trong nửa thế kỷ qua đã đẩy châu Âu vào không khí đối đầu kéo dài và những hoạt động đó nhằm làm suy yếu Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Nhiều nước châu Âu không gia nhập NATO bởi lẽ họ không muốn bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc đối đầu và phần nửa, họ rất nghi ngờ vai trò của NATO. Trong 45 nước châu Âu, cho tới nay chỉ có 17 nước tham gia NATO. Đáng chú ý trường hợp 3 nước thành viên mới là Cộng hòa Séc, Ba Lan và Hung-ga-ri, gia nhập NATO từ ngày 12-3-1999, tưởng là được yên thân, thì vừa chân ướt, chân ráo đã bị đưa ngay vào cuộc bắn giết Nam Tư - một người láng giềng chẳng có thù hằn gì với họ.


Các nước phương Tây thường rêu rao rằng NATO chỉ thực hiện chức năng là chiếc lá chắn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Nay Liên Xô đã tan rã, thể chế xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã sụp đổ, khối Vác-xa-va đã giải thể, lẽ ra NATO phải tự kết thúc sự tồn tại của mình. Thế nhưng NATO không chỉ tồn tại mà còn mở rộng. Mục tiêu mới của NATO vẫn là ngăn ngừa sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu và NATO trở thành công cụ để Mỹ thực hiện những mục tiêu trọng yếu trong chiến lược toàn cầu mới của mình. Bước đi đầu tiên của chiến lược này là chương trình "Đối tác vì hòa bình" do Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn đưa ra vào tháng 1-1994. Theo chương trình đó, NATO sẽ có sự hợp tác hạn chế với các nước Trung và Đông Âu, kể cả các nước thuộc Liên Xô trước đây. Với ưu thế về kinh tế và quân sự, các nước phương Tây đã lôi kéo nhiều nước Đông Âu tham gia vào quá trình này, trong đó có Nga. Thậm chí NATO và Nga đã có sự hợp tác trên một số lĩnh vực và có trao đổi đại diện cho nhau.


Khi những bước đi ban đầu đã được thực hiện một cách khá dễ dàng, Mỹ và các nước phương Tây biến NATO thành thanh kiếm lao vào các cuộc phiêu lưu mới. Họ đã công khai tuyên bố sự thay đổi chiến lược này từ cuối năm 1998 và vừa mới đây đã chính thức hóa trong văn kiện "Khái niệm mới về chiến lược NATO" nhân kỷ niệm 50 năm thành lập của khối này. Cùng với việc mở rộng biên giới của NATO sang phía Đông, NATO do Mỹ giật dây, trắng trợn can thiệp quân sự vào các nước khác trái ý của nó mà hành động tấn công Nam Tư là một ví dụ điển hình.


Nam Tư - Cuộc thử nghiệm không thành công

Cuộc tấn công lần này của NATO do Mỹ điều phối và được chuẩn bị từ lâu nhằm xóa bỏ nhà nước Nam Tư. Nước Cộng hòa liên bang Nam Tư hình thành từ tháng 4-1992 sau khi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nam Tư tan vỡ. Đảng Xã hội chủ nghĩa Xéc-bi-a cầm quyền ở Cộng hòa liên bang Nam Tư hiện nay là đảng kế thừa Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư trước kia, hợp tác với các lực lượng cộng sản và cánh tả cầm quyền. Trong khi các nước xã hội chủ nghĩa củ ở Đông Âu và 4 nước tách ra từ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nam Tư (Crô-a-ti-a, Xlô-vê-ni-a, Ma-xê-đô-ni-a và Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na) đều ngả theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây, có nước còn gia nhập NATO, thì Cộng hòa liên bang Nam Tư vẫn giữ đường lối độc lập.


Cuối 1997, trong cuộc bầu cử ở Nam Tư, Mỹ và các nước NATO đã hỗ trợ lực lượng đối lập để lực lượng này có thể giành thầng lợi. Nhưng kế hoạch đó đã không thành và do không đạt được mục tiêu thắng cử, họ đã chỉ đạo các lực lượng đối lập biểu tình, tuần hành ở thủ đô Bê-ô-grát và nhiều thành phố khác để phản đối chính quyền, đòi xét lại kết quả bầu cử. Một số nghị sĩ Mỹ đã đến Nam Tư để tham gia biểu tình của phe đối lập. Chính quyền Nam Tư đã phải nhân nhượng một bước, công nhận thắng lợi của lực lượng đối lập ở một số địa phương nhưng kiên quyết bảo vệ chế độ chính trị và ổn định đất nước.


Không thay đổi được chính quyền ở Nam Tư bằng con đường hợp pháp, Mỹ và các nước phương Tây tăng cường sức ép chính trị và đe dọa can thiệp bằng quân sự. Đầu năm 1998, lợi dụng những vấn đề phức tạp do lịch sử để lại ở tỉnh Cô-xô-vô của Nam Tư, nơi có 90% trong tổng số dân khoảng 2 triệu là người gốc An-ba-ni theo đạo Hồi, phương Tây đã hỗ trợ Đảng liên hiệp dân chủ Cô-xô-vô và lực lượng vũ trang quân đội giải phóng Cô-xô-vô (KLA, thành lập năm 1997) của người gốc An-ba-ni ở Cô-xô-vô đòi tách khỏi Nam Tư. Nhờ đó lực lượng KLA phát triển rất nhanh. Các hành động bạo lực của KLA chống cả những người dân gốc An-ba-ni ôn hòa đã liên tục gia tăng và từ tháng 3-1998 đả trở thành xung đột vũ trang giữa chính quyền Nam Tư và KLA.


Lấy cớ "ngăn chặn tình trạng tàn sát dân thường" ở Cô-xô-vô, Mỹ và NATO đã nhảy vào can thiệp, ban hành cấm vận vũ khí chống Nam Tư, ép Nam Tư phải rút quân ra khỏi Cô-xô-vô và ngồi vào vòng đàm phán với KLA. Trước sức ép của Mỹ và NATO, phía Nam Tư đã phải nhân nhượng. Tuy nhiên, với âm mưu của Mỹ và NATO muốn biến Cô-xô-vô từ một tỉnh của Nam Tư thành một "nhà nước trong nhà nước" và đòi đưa 35.000 quân NATO vào Cô-xô-vô để giám sát, Nam Tư đã kiên quyết phản đối. Khi tối hậu thư của NATO đòi Nam Tư chấp nhận vô điều kiện giải pháp của NATO cho vấn đề Cô-xô-vô, kể cả việc NATO đưa quân vào Cô-xô-vô, bị phía Nam Tư bác bỏ, Mỹ và NATO đã tấn công Nam Tư.


Rõ ràng, việc tấn công Nam Tư là nằm trong âm mưu của NATO và Mỹ mà Cô-xô-vô chỉ là một cái cớ. Qua hành động này NATO muốn đi tìm những lý do cho sự tồn tại của mình là "bảo đảm an ninh châu Âu". Cũng thông qua đây, Mỹ muốn củng cố vai trò lãnh đạo đối với an ninh châu Âu, đối với các đồng minh Tây Âu, ngăn chặn xu hướng ly tâm khỏi Mỹ. Khi mục tiêu này thực hiện thành công, Mỹ sẽ khống chế được vùng Ban-căng, giành được lợi thế chiến lược trong quan hệ với các cường quốc châu Âu, với Nga và các nước không chỉ châu Âu.


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 08 Tháng Tư, 2022, 08:22:32 pm
Tuy nhiên, việc tấn công Nam Tư cũng biểu lộ sự lúng túng trong việc thực hiện những mục tiêu chiến lược của NATO và Mỹ. Hành động này là một sự thể nghiệm bất thành vĩ nhiều lẽ.

Thứ nhất, tấn công Nam Tư, NATO đã tự bộc lộ bản chất phi nghĩa của nó, thể hiện trên hai khía cạnh: Một là, NATO đã phản bội lại nguyên tắc sử dụng vũ lực của nó. Trong hiệp ước thành lập NATO, "Văn kiện Oa-sinh-tơn" quy định, chỉ khi nước thành viên bị tấn công vũ trang, NATO mới sử dụng vũ lực để chống lại, đồng thời NATO cũng xác nhận chỉ giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, không gây nguy hại đến hòa bình và an ninh thế giới. Rõ ràng việc tấn công Nam Tư đã phản lại nguyên tắc trên đây của NATO. Hai là, đi ngược lại Hiến chương Liên hợp quốc. Hiến chương Liên hợp quốc quy định, chỉ trong trường hợp tự vệ hoặc bảo vệ các nước đồng minh, hoặc được ủy quyền của Hội đồng bảo an, một nước mới có quyền sử dụng vũ lực với nước khác. Hiệp ước NATO cũng quy định, NATO trung thành với Hiến chương Liên hợp quốc. Hành động của NATO đối với Nam Tư chứng tỏ sự phản bội với cam kết đó.


Thứ hai, sự chống trả quyết liệt và có hiệu quả của quân và dân Nam Tư đã trả lời đanh thép rằng nhân dân Nam Tư không chịu khuất phục trước cường quyền và bạo ngược. Đó cũng là những đòn đau đánh vào thói ngạo mạn "lấy thịt đè người". Qua hành động chống trả xâm lược, bảo vệ tổ quốc của mình, nhân dân Nam Tư lại đoàn kết hơn, chính quyền Nam Tư lại giành được sự tín nhiệm nhiều hơn.


Thứ ba, cuộc chiến tranh này không chỉ tàn phá nặng nề và gieo bao đau thương tang tóc trên đất nước Nam Tư, mà còn gây tổn thương nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, đời sống tinh thần của nhiều nước châu Âu. Đó là sự ngưng trệ đầu tư và giao lưu kinh tế của khu vực; là những khó khăn đột biến do làn sóng trên nửa triệu người tị nạn và những nỗi kinh hoàng do bom rơi, đạn lạc hoặc do NATO "bắn nhầm"; là sự oán thù khó gột rửa của hành vi người châu Âu bắn giết người châu Âu với sự đánh trống khua chiêng và tiếp tay cho một phía của Mỹ.


Thứ tư, tuy cùng tham gia chống Nam Tư nhưng Mỹ và mỗi thành viên NATO lại theo đuổi những ý đồ khác nhau vì lợi ích riêng của mình. Khi cuộc chiến tranh càng leo thang, những mục tiêu đặt ra bị phá vỡ, thì rạn nứt và mâu thuẫn giữa những nước này sẽ xuất hiện và ngày càng tăng thêm. Hơn thế nữa, nhân dân Mỹ, Anh và các nước thành viên NATO sẽ không thể tha thứ khí thấy cảnh con em họ bị đẩy vào cuộc chiến phi nhân tính và bị trả giá bằng sinh mạng của họ.


Trật tự nào cho thế giới?

Năm 1918, Uyn-xơn, Tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ, tại Hội nghị hòa bình ở Pa-ri, đã áp đặt tiêu chuẩn nội bộ của Mỹ để trùm lên thế giới mà ngay cả các đồng minh của Mỹ khi đó có bất bình cũng không dám phản ứng lại. Gioóc-giơ Bu-Sơ cũng dùng ngôn ngữ của Uyn-xơn để bày tỏ ý đồ kiến tạo thế giới của mình: "Chúng tôi có nhìn nhận về mối quan hệ cộng tác mới giữa các dân tộc vượt qua chiến tranh lạnh... Một sự cộng tác mà các mục tiêu của nó là tăng cường dân chủ...". Đến lượt B.Clin-tơn, Tổng thống Mỹ đương nhiệm, thì hào hứng tuyên bố: "Trong kỷ nguyên của hiểm họa và cơ hội mới, mục tiêu của chúng ta là mở rộng và củng cố cộng đồng các nền dân chủ dựa trên thị trường của thế giới..., chúng ta tìm cách mở rộng phạm vi các nước theo các thể chế tự do đó...".


Như vậy, trong thế kỷ này, đã có ba vị tổng thống Mỹ với ba phen muốn sắp đặt lại trật tự thế giới. Nhưng những chương trình khống chế toàn cầu đó của Mỹ đã và sẽ không thể thành công vì có nhiều lực cản lớn hơn ý chí và khả năng của Mỹ.


Mỹ hiện là siêu cường số một nhưng quyền lực bị phân tán nhiều, phân tán hơn cả thời gian còn trật tự hai cực. Sự phân tán bắt nguồn từ hai phía: trong lòng nước Mỹ thì chủ nghĩa biệt lập mới và sự bế tắc về định hướng phát triển; bên ngoài là sự ly tán của các nước đồng minh trước đây cùng với việc chuốc thêm nhiều lực lượng thù địch do chính những hành vi bạo ngược của Mỹ gây ra.


Quá trình liên kết khu vực ở nhiều nơi trên thế giới làm tăng sức mạnh của các cộng đồng khu vực và làm mờ vai trò của Mỹ. Trước đây các trung tâm tư bản ở châu Âu và châu Á cần đến Mỹ, nay không còn Liên Xô, không còn "ngáo ộp" mà Mỹ hay dùng để hù dọa nữa, các trung tâm và các nước đó tự hoạch định hướng đi của riêng mình, nên tình thế đang đảo ngược là Mỹ phải cần đến các trung tâm này hơn nếu không muốn mình bị cô lập.


Hiện nay số nước trên thế giới đã tăng lên, sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau tăng lên và ý chí độc lập tự chủ của mỗi nước cũng tăng lên. Đây là yếu tố rất mạnh cản trở quyền lực của bất kể ai.

Rõ ràng ý muốn của Mỹ là một chuyện, còn sự xếp đặt trật tự thế giới phải là do cả cộng đồng và tùy thuộc cả cộng đồng chứ đâu của riêng Mỹ. Trật tự thế giới mới sẽ được xác lập nhưng dù sớm hay muộn, vẫn phải tuân thủ theo ý chí và nguyện vọng chung của đại bộ phận các dân tộc. Đó phải là trật tự mới trong đó tiêu chí cơ bản nhất là bình đẳng, lẽ phải, sự công bằng và mọi dân tộc đều được tôn trọng. Đó là những điều kiện và khả năng cho một trật tự thế giới mới tất yếu sẽ hình thành. Tuy nhiên, để hướng tới và xác lập được trật tự như vậy phải là một quá trình lâu dài, phải trải qua nhiều bước và phụ thuộc vào sự hợp tác, đấu tranh của tất cả các dân tộc.

AV


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 08 Tháng Tư, 2022, 08:25:57 pm
CUỘC HỦY DIỆT LỚN NHÂN DANH "ĐẠO LÝ"
(Tạp chí Cộng sản số 8 (4.1999))

QUANG LỢI


Cuộc không kích trên quy mô lớn do Mỹ và NATO phát động vào sáng 24 tháng 3 chống Liên bang Nam Tư đã trở thành cuộc chiến tranh lớn nhất không chỉ ở Ban-căng mà còn trên toàn lục địa châu Âu trong vòng nửa thế kỷ qua.


Tầm cỡ của cuộc chiến tranh này đã nhanh chóng vượt ra ngoài phạm vi giải quyết vấn đề Cô-xô-vô - một tỉnh gồm đa số người gốc An-ba-ni sinh sống đang đòi ly khai ra khỏi nước Cộng hòa Xéc-bi-a thuộc Liên bang Nam Tư. Bóng đen cuộc chiến tranh đã bao trùm lên bầu không khí chính trị châu Âu và thế giới, đe dọa phá vỡ các mối quan hệ chiến lược và các cơ cấu an ninh quốc tế đang hình thành sau "chiến tranh lạnh".


Không một lý lẽ nào có thể bào chữa, che đậy được tính chất phi nghĩa và bất hợp pháp của cuộc chiến tranh này. Đó là sự vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nam Tư, là sự coi thường Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Bom và tên lửa hành trình Tô-ma-hốc đêm ngày giội xuống Nam Tư đã xé toang bức màn dối trá được thêu dệt bàng những ngôn từ mỹ miều của Mỹ và phương Tây về "dân chủ" và "nhân quyền". Họ đang bảo vệ thứ nhân quyền gì và loại dân chủ nào khi chính họ ngang ngược tước bỏ, chà đạp thô bạo điều thiêng liêng nhất, cốt tử nhất là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia.


Cô-xô-vô là một phần lãnh thổ không thể cắt rời của Liên bang Nam Tư. Giải quyết cuộc xung đột ở Cô-xô-vô phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này. Luật pháp quốc tế nào cho phép NATO đưa ra một công thức áp đặt với mục đích biến Cô-xô-vô thành một "nhà nước trong một nhà nước" bắt Nam Tư phải chấp nhận, nếu không sẽ phải hứng chịu cuộc không kích?


Ngọn lửa chiến tranh ở Nam Tư càng soi rõ hơn ván cờ của Mỹ và NATO ở khu vực này. Đối thoại hòa bình hay phát động chiến tranh, nhất nhất tuân theo triết lý của kẻ mạnh. Đối thoại theo kiểu của họ chỉ là để áp đặt tối hậu thư, chỉ là để lấy cớ tiến hành chiến tranh. Bản thực đơn được đưa ra ở Ram-bui-ê bị Bê-ô-grát dứt khoát từ chối có hai điều cốt lõi: tạm gác vấn đề chủ quyền của Cô-xô-vô lại trong ba năm, sau đó tiến hành cuộc trưng cầu ý dân ở Cô-xô-vô về nền độc lập; trong thời gian đó, NATO sẽ bố trí 26.000 quân ở Cô-xô-vô để duy trì an ninh trật tự. Không ai không thấy rằng, bản hiệp định này đang mở đường cho Cô-xô-vô tách hoàn toàn khỏi Liên bang Nam Tư, cho phép NATO được đưa quân vào can thiệp ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ quốc gia này. Khi cái kịch bản đối thoại này chưa khép lại thì kịch bản chiến tranh đã mở ra. Như thế, cả lúc đối thoại cũng như lúc tiến hành chiến tranh, cái lô-gích của họ là lô-gích của kẻ mạnh.


Nhiều khi kẻ gây tội ác lại thường lên giọng thuyết giáo về đạo lý. Huy động các phương tiện chiến tranh, các loại vũ khí hiện đại nhất để tàn phá Nam Tư, những người chỉ huy cuộc hủy diệt này nói rằng NATO làm như vậy là để chấm dứt "thảm họa nhân đạo" do quân đội Xéc-bi-a đang gây ra ở Cô-xô-vô, là "một đòi hỏi cấp bách của đạo lý"(!). Thế nhưng, trước mắt nhân loại giờ đây không phải là "thảm họa nhân đạo" do quân đội Xéc-bi-a gây ra ở Cô-xô-vô nữa mà chính là "thảm họa nhân đạo" do chính cuộc không kích tàn bạo gieo rắc trên toàn lãnh thổ Nam Tư. Chẳng lẽ không phải là "thảm họa nhân đạo" khi có hàng nghìn dân thường bị giết hại bằng bom và tên lửa của NATO, cả một đất nước, một dân tộc bị đẩy vào cơn ác mộng chiến tranh! Chẳng lẽ không phải là "thảm họa nhân đạo" khi nhiều bệnh viện, trường học, công trình dân sự bị bom và tên lửa NATO biến thành đống gạch vụn, tổn thất lên tới hàng tỉ USD! Chẳng phải là dưới bom đạn của NATO mà làn sóng người tị nạn ở Cô-xô-vô chạy sang các nước láng giềng đã lên tới hơn nửa triệu đó sao?


Không thể nhân danh "đạo lý" để mang bom đạn trút xuống một quốc gia không phải là thành viên của NATO, không hề đe dọa an ninh của NATO. Thật là phi lý khi Mỹ và NATO dùng một cuộc chiến tranh quy mô lớn với những vũ khí hiện đại, tối tân nhất của khối quân sự hùng mạnh nhất thế giới can thiệp vào một cuộc xung đột mang tính chất sắc tộc ở một tỉnh thuộc một quốc gia có chủ quyền. Lấy cớ tránh đổ máu cho dân tộc này để gây đổ máu cho dân tộc kia là điều không thể chấp nhận. Kiểu "dùng lửa để dập lửa" không theo một quy chuẩn pháp lý nào là điều hết sức nguy hiểm trong thời đại ngày nay. Đây là cuộc chiến tranh bất hợp pháp, phản nhân văn nghiêm trọng mà khối quân sự này tiến hành. Cuộc không kích này đã đặt ra hàng loạt câu hỏi ngờ vực nhất về sự tồn tại của NATO đúng vào dịp khối này kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (4-4-1949).


NATO là một sản phẩm của chiến tranh lạnh Đông - Tây. Lẽ ra khi tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va giải tán, Liên Xô tan vỡ thì NATO không còn lý do để tồn tại. Nhưng Mỹ lại theo đuổi một thứ lô-gích khác. Oa-sinh-tơti coi đây là "cơ hội lịch sử" để thiết lập một trật tự thế giới dưới cây gậy chỉ huy của Mỹ mà NATO là công cụ sức mạnh hàng đầu. Mỹ đưa ra "quan niệm chiến lược mới" của NATO, chủ trương sửa đổi nguyên tắc "phòng thủ tập thể" để NATO được phép can thiệp quân sự vào "các cuộc xung đột và khủng hoảng liên quan đến lợi ích chung" nôm ngoài khu vực mà NATO "thi hành nhiệm vụ phòng thủ". Như thế NATO đang đi theo hướng "châu Âu hóa" mà không cần sự ủy quyền của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), từng bước theo hướng "toàn cầu hóa" mà không cần có sự ủy quyền của Liên hợp quốc. Sau "chiến tranh lạnh", lẽ ra phải phát triển và củng cố vững chắc cơ chế đa phương duy trì hòa bình và an ninh ở tầm mức lục địa thông qua Liên hợp quốc. Nhưng, bằng việc không kích Nam Tư, NATO đã đặt mình ở vị tri độc tôn trong việc "bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế". Đây trước hết là sự lộng hành của Mỹ vì NATO đang bị biến thành công cụ sức mạnh phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ và hiện thời cỗ xe NATO đang lao theo đường ray mà Oa-sinh-tơn sắp đặt.


Trước con mắt thế giới, một bi kịch lịch sử đang được tái lập, nhưng nghiêm trọng hơn!

Tám năm trước đây, Mỹ đã cầm đầu lực lượng liên quân 28 nước tiến công I-rắc dưới danh nghĩa Liên hợp quốc. Còn lần này, cái tiền lệ nguy hiểm nhất mà Mỹ tạo ra là sự phớt lờ, vứt bỏ vai trò của Hội đồng bảo an và Liên hợp quốc - tổ chức quốc tế lớn nhất, có sứ mệnh bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Cuộc không kích Nam Tư hoàn toàn là một cuộc chiến tranh mang nhãn hiệu Mỹ, nhãn hiệu NATO! Thế là đã đến lúc ngay cả danh nghĩa Liên hợp quốc, Mỹ cũng không cần. Tính chất của cuộc chiến tranh riày đang phá vỡ những qụy chuẩn pháp lý sơ đẳng nhất của sinh hoạt quốc tế. Những gì mà Mỹ đã làm ở I-rầc trong hai cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh (1991-1998) và nay đang làm ở Nam Tư đã đưa lại nhận định rằng, Mỹ đang cố chứng tỏ vai trò và sức mạnh tuyệt đối của "siêu cưàng duy nhất". Cái cách hành xử của họ là sự áp đặt thô bạo ý muốn của người đang tự trao cho mình sứ mệnh "đặt chương trình nghị sự cho cả thế giới". Họ đang cố chứng tỏ rằng, bạo lực quân sự sẽ là phương tiện hàng đầu để họ sắp xếp trật tự thế giới.


Cuộc không kích Nam Tư diễn ra chỉ sau chưa đầy hai tuần NATO mở cửa chính thức đón ba nước Đông Âu đầu tiên gia nhập khối quân sự này. Việc NATO "Đông tiến" đang hình thành một cục diện mới và chưa từng có ở châu Âu kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến nay. Đó là việc tước mất của nước Nga những không gian chiến lược truyền thống, tạo ra một sự phân tuyến mới đầy ngờ vực. Cô-xô-vô đang trở thành địa bàn thử nghiệm đáng giá nhất cho việc thực hiện "quan điểm chiến lược mới" của NATO. Đó là việc một NATO mở rộng theo hướng "châu Âu hóa" và "toàn cầu hóa" được phép tiến hành các cuộc can thiệp quân sự vào bất cứ nơi nào mà NATO cho rằng lợi ích an ninh của họ bị đe dọa. Cô-xô-vô rõ ràng đang trở thành hàn thử biểu cho tiến trình tìm kiếm một cấu trúc an ninh quốc tế trong kỷ nguyên hậu "chiến tranh lạnh". Trong lòng cuộc chiến tranh Ban-căng hiện thời đang dồn nén nhiều mâu thuẫn đan xen của đời sống chính trị quốc tế. Cuộc không kích đạng giáng một đòn nặng nề vào tiến trình xây dựng lòng tin trong hệ thống quan hệ quốc tế trước ngưỡng cửa thế kỷ 21. Nó đẩy quan hệ Nga-Mỹ, Nga-NATO vào thời kỳ căng thẳng nhất kể từ khi đối đầu Đông - Tây chấm dứt đến nay. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đang bị bao phủ bởi bầu không khí mang dư âm chiến tranh lạnh khi cả Nga và Trung Quốc đều kịch liệt phản đối cuộc chiến tranh này.


Dưới chiêu bài "chấm dứt thảm họa nhân đạo", cuộc không kích của Mỹ và NATO đang làm cho vấn đề Cô-xô-vô ngày càng trở nên phức tạp hơn. Lạm dụng can thiệp quân sự để dựng lên các quốc gia một cách bừa bãi, phá vỡ các đường biên giới lịch sử ở châu Âu và trên thế giới, là một thảm họa lớn xét cả về trước mắt và lâu dài.


Chiến tranh là nghịch lý lớn nhất trong thời đại văn minh. Điều này lại càng nghiêm trọng bội phần khi Mỹ và NATO nhân danh đạo lý phát động một cuộc chiến tranh chống lại một quốc gia có chủ quyền, bất chấp mọi nguyên tắc và khuôn khổ pháp lý hiện hành.


Công lý và lương tri nhân loại đòi hỏi Mỹ và NATO phải chấm dứt ngay cuộc không kích tàn bạo chống Nam Tư. Cuộc xung đột ở Cô-xô-vô, cũng như mọi cuộc xung đột khác trên thế giới nhất thiết phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đó chính là sự mách bảo khôn ngoan nhất, là nguyên tắc nghiêm ngặt nhất trong đời sống quốc tế hiện nay.

Q.L


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 08 Tháng Tư, 2022, 08:28:40 pm
CÔ-XÔ-VÔ VÀ HỆ QUẢ
(Tạp chí Cộng sản số 10 (5-1999))


DIỆU LY


Thế giới bước vào năm cuối của thế kỷ 21 với biết bao kỳ vọng về một thiên niên kỷ mới yên bình hơn. Tiếc thay, ước vọng chính đáng ấy đã biến thành mây khói dưới tiếng bom đạn và tên lửa gầm rú ở ngay lục địa châu Âu, một châu lục vốn được hưởng hòa bình trong suốt nửa thế kỷ qua kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.


Trong 100 năm qua, trên thế giới đã nổ ra không ít loại chiến tranh, xung đột quân sự. Thế nhưng việc NATO tiến đánh Nam Tư lần này có rất nhiều điều "khác lạ". Lần đầu tiên cả một khối quân sự khổng lồ, trong đó bao gồm ba cường quốc hạt nhân là ủy viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc xúm vào đánh một nước nhỏ mà không hề tuyên chiến. Lần đầu tiên một nước thành viên Liên hợp quốc bị "trừng phạt" mà không hề có ý kiến của Hội đồng bảo an. Lần đầu tiên một nước thành viên Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu bị các thành viên khác tiến đánh. Lần đầu tiên chiêu bài "nhân quyền" được sử dụng không chỉ để gây sức ép chính trị mà là để ném bom, bắn phá giết hại con người.


Vậy điều gì ẩn chứa đằng sau hành động tàn bạo, man rợ như vậy vào cuối thế kỷ 20?

Cái cớ mà Mỹ và NATO sử dụng để tiến công là việc Nam Tư không chấp nhận những điều kiện mà phương Tây đưa ra tại hội nghị Ram-bui-ê, một lâu đài nổi tiếng ở ngoại ô Pa-ri được dùng làm nơi thương thuyết cho giải pháp đối với vấn đề Cô-xô-vô. Phải nói ngay rằng, cái cớ này là vô lý chí ít vì hai lẽ: một là, không một tiêu chuẩn nào của luật pháp quốc tế cho phép sử dụng vũ lực chống lại một quốc gia có chủ quyền, chỉ vì họ không chấp thuận một giải pháp về chính vấn đề nội bộ của họ nhưng lại do bên ngoài áp đặt; hai là nhiều nội dung của giải pháp khó có thể "lọt tai" đối với bất kỳ quốc gia nào có lòng tự trọng tối thiểu (phải rút quân ra khỏi vùng lãnh thổ của chính nước mình (!), phải cho NATO đưa quân vào nước mình để "bảo vệ" chính một bộ phận của dân mình).


Rõ ràng cái lá nho mỏng manh ấy chẳng che đậy được thực chất của câu chuyện ngang trái đang diễn ra trước con mắt cả loài người. Vậy thực chất vấn đề là ở đâu? chắc rồi lịch sử sẽ phán xét rõ hơn, nhưng trước mẳt có thể nghĩ đến một số khía cạnh sau:

Trước hết, cái tham vọng "lãnh đạo thế giới" của Mỹ được bộc bạch từ lâu và không hề được che đậy. Người Việt Nam chúng ta hiểu rõ hơn ai hết điều này bởi chúng ta đã từng phải hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn Mỹ trút lên đầu. Chỉ riêng trong những năm 90, sau khi Liên Xô tan rã, tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va bị giải thể, sự cân bằng lực lượng chính trị - quân sự ở châu Âu và trên thế giới bị đảo lộn, thì không phải một lần Mỹ đã bộc lộ ý đồ thiết lập "thế giới một cực", chiến tranh Vùng Vịnh là một ví dụ điển hình.


Phù hợp với những tính toán đó. Mỹ đà từng áp dụng các chiến lược như ''ngăn chặn", "đẩy lùi"... nay là chiến lược "mở rộng". Trong hoàn cảnh mới, bên cạnh việc không ngừng cải tiến vũ khí hạt nhân, Mỹ coi trọng việc hiện đại hóa vũ khí thông thường nhằm tiến hành một cuộc chiến tranh rưỡi hoặc 2 cuộc chiến tranh thông thường cùng một lúc. Chẳng thế mà vừa qua Mỹ đã tăng ngân sách quốc phòng sau một số năm giảm tương đối và nay cùng một lúc tiến hành chiến tranh chống I-rắc và Nam Tư.


Chỉ có điều đối với Nam Tư, Mỹ chẳng cần lấy Liên hợp quốc làm tấm bĩnh phong để che đậy cho tham vọng của mình vì cảm thấy không phải lúc nào cũng dễ bề giật dây cái tổ chức bao gồm ngày càng nhiều quốc gia độc lập này (chẳng thế mà Mỹ cũng chẳng thèm thanh toán món nợ niên liễm lưu cữu từ lâu đối với Liên hợp quốc).


Tiến hành cuộc chiến ở Nam Tư, Mỹ còn nhằm vào các nước lớn mà Mỹ coi là những vật cản đối với tham vọng của mình. Mỹ đã nhiệt liệt hoan nghênh những đảo lộn chính trị - xã hội diễn ra ở Liên Xô trước đây, nhưng trước sau thì Mỹ vẫn coi Nga, một cường quốc hạt nhân hùng mạnh, là một đối thủ tiềm tàng. Không phải ngẫu nhiên Mỹ đã ra sức đẩy biên giới NATO sát về phía Đông, đi sâu vào vùng Trung Á và lần này tiến công Nam Tư - một nước bạn truyền thống của Nga. Đối với Trung Quốc, một ủy viên khác của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Mỹ cũng gây đủ chuyện; vừa qua Mỹ đã khai chiến ở Nam Tư ngay trước cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung mới, nhân Thủ tướng Trung Quốc sang thăm Mỹ. Đáng chú ý là một lần nữa sách lược quen thuộc "cái gậy và củ cà rốt" lại được sử dụng dưới chiêu bài sự tài trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho Nga và việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tệ hại hơn nữa là đêm 7-5-1999, Mỹ và NATO đã đánh thẳng vào tòa Đại sứ quán của Trung Quốc ở Bê-ô-grát, làm 3 người chết, 1 người mất tích và 20 người bị thương.


Đối với đồng minh phương Tây thì Mỹ cũng chẳng tử tế gì vì Mỹ đâu có muốn một Tây Âu hùng mạnh, thống nhất, độc lập với Mỹ, nhất là sau khi đồng ơ-rô ra đời và Anh - Pháp đạt thỏa thuận Xanh Ma-rô về một cơ cấu an ninh châu Âu. Lôi Tây Âu vào cuộc phiêu lưu này, Mỹ "tặng" cho họ khá nhiều "món quà": gây ra một lò lửa xung đột ngay bên sườn Tây Âu, dân tị nạn đổ vào một châu Âu vốn đang nghẹt thở vì nạn thất nghiệp, kinh tế càng thêm trì trệ, nội bộ phân hóa, sự lệ thuộc vào Mỹ càng nhiều, quan hệ Tây Âu - Nga đang rất cần cho châu Âu nay lại thêm rắc rối.


Đó là chưa kể đến những yêu cầu nội bộ của Mỹ trên ngưỡng cửa cuộc chạy đua vào Nhà trắng.

Bản thân NATO cũng đang ở vào thời kỳ điều chỉnh chiến lược. Ra đời với tư cách "con đẻ" của "chiến tranh lạnh" nhằm ngăn chặn "sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản", trong nửa thế kỷ qua NATO không ngừng gia tăng sức mạnh trong khi các khối quân sự khác như SEATO ở Đông - Nam Á, CENTO ở Trung - Cận Đông lần lượt tan rã. Lợi dụng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô, NATO liền tiến về phía Đông, áp sát biên giới phía Tây của các nước trong Liên bang Xô-viết củ. Tuy nhiên, sườn phía Đông - Nam của NATO chưa thật "hoàn chỉnh" với sự "cứng cổ" của Nam Tư cản trở mưu toan của NATO thiết lập sự có mặt trực tiếp tại một khu vực trọng yếu, cửa ngõ đi vào Địa Trung Hải, Trung Á và Trung - Cận Đông - một vùng đầy dầu khí và một huyết mạch giao thông. Đối với các nước Đông Âu thì bỗng nhiên họ bị rơi vào cảnh "tên rơi, đạn lạc", chấp nhận sự chiếm đóng của quân đội NATO và thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, từ đó càng lệ thuộc vào phương Tây.


Bên cạnh đó, NATO không muốn hạn chế vai trò sen đầm của mình chỉ trong khuôn khổ châu Âu mà muốn vươn rộng nanh vuốt ra phạm vi toàn cầu, điều đó bộc lộ rõ qua tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh NATO họp ở Oa-sinh-tơn vừa qua. Rõ ràng cuộc chiến ở Nam Tư không chỉ là nơi thí nghiệm vũ khí mới, chủ yếu là của Mỹ, mà còn là nơi thí nghiệm chiến lược mới của cả Mỹ lẫn NATO.


Chiến tranh đã kéo dài hơn hai tháng và chưa biết nó sẽ kéo dài bao lâu và đi tới đâu. Đúng là phát động chiến tranh thì dễ nhưng kết thúc chiến tranh mới khó. Rõ ràng không thể "đánh nhanh, thắng nhanh" - một điều mong ước thường thấy của các nước đi xâm lược. Bản thân chuyện này đã là một thất bại của Mỹ và NATO chứ đừng nói tới việc họ ngày càng phải huy động thêm nhiều tiền của, phương tiện chiến tranh để đổ vào một chiến trường không phải là rộng lớn lâm và chống lại một đối thủ yếu hơn nhiều về lực lượng vật chất; riêng Mỹ thậm chí đã phải gọi thêm quân dự bị. Nếu cuối cùng Mỹ và NATO phải đưa bộ binh vào Nam Tư và sa lầy ở đó (một điều có thể dự báo được nếu nhớ tới chiến tích oai hùng của nhân dân Nam Tư trong cuộc chiến tranh chống phát-xít Đức trước đây), thì chưa biết "con tạo sẽ xoay vần tới đâu"?


Tiếng bom đạn còn đang làm rung chuyển không chỉ Nam Tư mà cả châu Âu và thế giới, nhưng ngay từ bây giờ đã có thể nói những hệ quả của cuộc chiến này là rất sâu rộng. Nó phủ bóng đen lên xu thế hòa bình, hợp tác để phát triển - một khát vọng của nhân dân thế giới trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới. Nó đẩy châu Âu - một châu lục tương đối yên bình từ sau chiến tranh thế giới thứ hai vào thảm cảnh loạn ly. Nó phá vỡ mối quan hệ cân bằng mong manh giữa các nước lớn mới tạo dựng được trong mấy năm qua và đầu độc bầu không khí quan hệ quốc tế. Nó đẩy lui, nếu như không nói là xóa bỏ, vai trò các thể chế đa phương như Liên hợp quốc và tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu. Đặc biệt nó tạo ra một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm đối với các dân tộc khi mọi tiêu chuẩn thông thường nhất của luật pháp quốc tế bị chà đạp. Còn hệ quả sẽ như thế nào đối với Mỹ và NATO nếu họ thất bại hoàn toàn trong canh bạc tàn bạo này thì cứ để cho họ tính toán. Chỉ có điều, lịch sử thế kỷ 20 và không chỉ thế kỷ 20, đã khẳng định một chân lý vĩnh cửu là: điều phi nghĩa trước sau nhất định thất bại và những kẻ làm điều phi nghĩa sẽ "lãnh đủ" những hậu quả khôn lường.

D.L


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 11 Tháng Tư, 2022, 03:57:29 pm
NATO - NỬA THẾ KỶ ĐỐI ĐẦU

TRẦN NHUNG


Chỉ 4 năm sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, ngày 4-4-1949, tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), khối quân sự của các nước phương Tây ra đời với tên gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự nhằm chống các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào nổi dậy trong các nước tư bản. Lúc mới thành lập, NATO gồm các nước Mỹ, Ca-na-đa, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Bồ Đào Nha, Na-uy, Đan Mạch, Ai-xơ-len; sau đó thêm Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ (1952), Cộng hòa liên bang Đức (1955), Tây Ban Nha (1982), Ba Lan, Hung-ga-ri, Séc (1999).


Khối NATO có tổ chức chặt chẽ, có lực lượng vũ trang hợp nhất triển khai trên phần lớn các nước thành viên. Khi một nước hay một số nước trong khối bị tấn công vũ trang thì các nước khác sẽ nhanh chóng giúp đỡ nước bị tấn công bằng các hoạt động xét thấy cần thiết, kể cả việc sử dụng lực lượng vũ trang. Thực chất, mục tiêu mà Mỹ và các nước chủ chốt trong NATO theo đuổi lại là ở những mặt chủ yếu sau đây: sử dụng lãnh thổ, lực lượng quân sự, tiềm lực kinh tế, kỹ thuật quốc phòng, nhân tài vật lực của các nước Tây Âu phục vụ chiến lược xâm lược; xây dựng Tây Âu thành pháo đài, làm công cụ để củng cố và tăng cường ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự trong các nước châu Âu và trên thế giới.


1. NATO Đông tiến - kế hoạch đầy tham vọng

Đầu những năm 1990, lợi dụng việc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, Mỹ và NATO xây dựng kế hoạch mở rộng NATO nhằm cả mục tiêu trước mắt lẫn lâu dài. Trước mắt là củng cố và hiện đại hóa khối NATO, biến nó thành tổ chức quân sự hùng mạnh nhất, không có lực lượng đối trọng ở châu Âu. Lâu dài là thực hiện chiến lược toàn cầu, tư bản hóa các nước Trung, Đông Âu và mở rộng ra toàn thế giới.


Các nhà chóp bu NATO liên tiếp mở nhiều hội nghị bàn về mở rộng NATO. Đó là các hội nghị thượng đỉnh NATO trong các năm 1991, 1992, 1993 và đặc biệt là cuộc họp mùa hè năm 1994 tại trụ sở khối NATO ở Brúc-xen (Bỉ). Tại các hội nghị này, NATO đưa ra kế hoạch NATO Đông tiến đầy tham vọng. Tuy nhiên, NATO vẫn lo ngại vì mặc dù Liên Xô tan rã nhưng nước Nga thay thế Liên Xô thực hiện các nghĩa vụ và cam kết quốc tế, tuy khó khăn trăm bề, nền kinh tế suy thoái, nhưng vẫn còn tiềm lực quân sự hùng hậu. Vì vậy NATO không thể không tính đến phản ứng của Nga trong kế hoạch Đông tiến của mình.


Thận trọng, dò dẫm từng bước nhằm thử phản ứng của Nga, NATO xây dựng kế hoạch Đông tiến theo ba bước:

- Bước 1, kết nạp thêm ba thành viên từ các nước Đông Âu vào năm 1999. Đó là Hung-ga-ri, Séc và Ba Lan.

- Bước 2, kết nạp các nước Đông Âu còn lại, ba nước cộng hòa vùng biển Ban-tích tách ra từ Liên Xô là Lát-vi-a, Ét-xtô-ni và Lát-vi.

- Bước 3, kết nạp các nước cộng hòa khác tách ra từ Liên Xô.

Ngày 12-3-1999, NATO đã hoàn thành bước 1 mở rộng NATO là kết nạp Ba Lan, Hung-ga-ri và Séc. Sự kiện này làm tăng đáng kể sức mạnh quân sự NATO. Một là, kéo dài biên giới NATO sang phía Đông 700 km, đến gần hơn nước Nga. Hai là, NATO có thêm 13 sư đoàn bộ binh cơ giới, 29 lữ đoàn, 731 máy bay, 290 căn cứ không quân, 120 căn cứ hải quân, không kể cơ sở hạ tầng gồm đường giao thông, kho tàng, doanh trại quân đội... Nếu hoàn thành ba bước mở rộng NATO nói trên, NATO sẽ là khối quân sự có hơn bốn mươi nước thành viên, tạo thành một gọng kìm xiết chặt hơn châu Âu và nước Nga.


2. Cỗ xe NATO thêm 3 ngựa kéo

NATO đã dạo nhạc cho vấn đề "Đông tiến" từ vài năm nay. Nhưng mãi tới ngày 12-3-1999, NATO mới có buổi lễ kết nạp 3 nước Ba Lan, Hung-ga-ri và Séc vào tổ chức của mình. Để gây "ấn tượng" mạnh mẽ, lễ được tổ chức tại thư viện mang tên Tổng thống Hary J.Tru-man (tổng thống thứ 33 của nước Mỹ, từ 1945-1953) ở bang Mít-xu-ri (Hoa Kỳ). Như vậy, NATO đã gồm 19 nước thành viên.


Sự kiện đó gây chấn động lớn trong dư luận quốc tế. Bởi lẽ, lật lại trang sử chưa lâu, Ba Lan, Hung-ga-ri và Séc là đồng minh của Liên Xô cũ và là thành viên trong Hiệp ước Vác-xa-va. Tổng thư ký NATO còn nhấn mạnh thêm rằng: "Đây không phải là đợt mở rộng cuối cùng". Điều này cũng có thể cắt nghĩa: NATO sẽ tiến tới "thu nhận" cả những nước nào đó trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) nếu họ muốn". Kể cả những nước trong vùng Ban-tích như Lát-vi-a, Lít-va, Ét-tô-ni-a đang được Mỹ, phương Tây "cổ vũ" theo tinh thần ấy.


Thực chất của vấn đề là gì? Không khó khăn lắm, người ta nhận ra ngay "diện mạo" của hành động mở rộng NATO nguy hiểm biết nhường nào. Trên thực tế, nó tạo một tình thế mới chưa từng có đang hình thành ở châu Âu kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến nay: đây là việc làm "NATO hóa" châu Âu, đưa Mỹ và phương Tây lên địa vị bao trùm và độc tôn; một hành động trắng trợn, "tước mất" của nước Nga - người thừa kế Liên Xô trước đây - những không gian chiến lược truyền thống; là hoạt động quân sự, an ninh và chính trị vừa được "chắp nối" trong mối quan hệ đối tác Nga - NATO vào đường gập ghềnh, gấp khúc (đồng nghĩa với việc NATO vảy mực đen lên "Định ước cơ sở về quan hệ hợp tác và an ninh" mà tổ chức này ký với Nga vào ngày 27-3-1997). Dư luận không nói quá khi kết luận rằng: "Ở châu Âu đang hình thành một đường biên giới mới có tính chất chiến tranh lạnh". Mặt khác, "mở rộng NATO" về phía Đông là một mưu toan đen tối, chứa đựng hiểm họa của những nguy cơ bởi một sự ly khai mới ở châu Âu trong việc duy trì hòa bình. Tổ chức an ninh, hợp tác châu Âu (OSCE) và Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) bị giáng một đòn nặng nề. Vị thế nước Nga bị "chao đảo" và bị dồn ép, vây hãm vào một không gian chiến lược chật hẹp. Đồng thời, NATO không thể lẩn tránh được tính bất hợp lý và không ai chấp nhận được sự hiện diện của nó sau chiến tranh lạnh. Ai cũng biết NATO là sản phẩm của chiến tranh lạnh Đông - Tây. Lẽ ra khi tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va giải tán, Liên Xô cũ tan rã thì NATO cũng không còn lý do tồn tại. Nhưng Oa-sinh-tơn coi đây là "một cơ hội lịch sử" để thiết lập một trật tự thế giới dưới cây gậy chỉ huy của Mỹ mà NATO là công cụ sức mạnh hàng đầu (thông qua NATO, Mỹ "thi thố sức mạnh quân sự của mình để ép Xéc-bi-a trong Liên bang Nam Tư mới trong cuộc đàm phán tại Pari - Pháp về vấn đề "quyền tự trị" của người Cô-xô-vô gốc An-ba-ni).


Mỹ đang theo đuổi một mưu toan dành cho NATO "quyền" tùy ý hành động để đần dần đi theo hướng "toàn cầu hóa" mà không cần sự ủy quyền của Liên hợp quốc. Nhìn xa hơn một chút, rõ ràng cỗ xe "NATO Đông tiến" đã tới ba bến: Ba Lan, Hung-ga-ri, Séc và còn "đi tiếp", có thể đẩy quan hệ Nga - NATO, Nga - Mỹ vào một thời kỳ căng thẳng, là "sự kích thích" cho một quá trình tập hợp lực lượng mới để đối trọng với Mỹ và NATO. Thủ tướng Nga Pri-ma-cốp đã để lộ ý tưởng: lập một tam giác chiến lược Nga - Trung Quốc - Ấn Độ.


Tuy vậy, mọi việc không phải phát triển xuôi theo chiều ý kiến của Mỹ. Mỹ đang phải đương đầu "cuộc chiến tranh chuối" với EU. "Mỹ cao giọng" đe sẽ đánh thuế 100% hàng nhập khẩu của EU vào Mỹ nếu vấn đề "chuối" không được giải quyết. "Cuộc chiến" mở rộng, kéo dài đến mức hai bên phải nhờ WTO can thiệp, làm "trọng tài". Nước Anh luôn luôn là cái bóng của Mỹ cũng phải lên tiếng bất bình về cử chỉ "kẻ cả" của Mỹ. Đức, Pháp công khai bày tỏ thái độ không đồng tình (ở mức độ khác nhau) với Mỹ trong chiến dịch "Con cáo sa mạc", giội bom xuống I-rắc và đang hù dọa Xéc-bi-a. I-ta-li-a thì bất bình trước hành động coi rẻ sinh mạng con người của Ý: tòa án Mỹ tha bổng tên phi công lái máy bay đi quá thấp gây tai nạn làm chết 20 người dân thường vô tội. Xét trên tổng thể, Tây Âu thấy không cần đến cái ô bảo hộ của Mỹ như thời chiến tranh lạnh; chất dính của "keo" lợi ích quân sự, chính trị xưa không còn phù hợp và Tây Âu cũng phải "tự vươn" trở thành một "cực" trong thế giới đa cực trong chiến tranh lạnh. Cực Tây Âu này, Đức, Pháp đang cố chứng minh mình là "lõi", là trung tâm của Châu Âu. Xu thế "ly tâm" của Tây Âu với Mỹ đang rõ dần và ngày càng trở nên mạnh mẽ; Mỹ buộc phải có "nước cờ" trong chiến lược toàn cầu của mình bước vào thế kỷ 21.


Xét cho cùng, các nước thành viên mới của NATO dưới con mắt của nhiều chính khách và dư luận rộng rãi thì cũng không phải là "đối tác" nặng cân lâm. Người ta làm phép tính đơn giản, so sánh về dân số thì tổng dân số cả ba nước là 59.604.774 người (Ba Lan: 38.650.000 người, Séc: 10.459.307 ngựởi, Hung-ga-ri: 10.495.467 người), chưa bằng dân số nước Pháp (60 triệu người). Một điều quan trọng đáng nói là, ngay chính nhân dân ba nước đó không "mong đợi", "chào mừng" sự kiện ngày 12-3-1999 tại thư viện mang tên Hary J.Tru-man ở Mít-xu-ri như bộ máy phương Tây tuyên truyền. Một cuộc điều tra mang tính khách quan vừa được phương tiện thông tin đại chúng ở Ba Lan, Séc và Hung-ga-ri công bố cho thấy phần lớn nhân dân quay lưng lại với việc nước họ gia nhập NATO. Cái gốc rễ không đồng tình đó chính là "lợi bất cập hại"; NATO đưa nước họ vào vòng xoáy của cuộc chạy đua vũ trang, chia rẽ xã hội, tổn thương đến sự phát triển kinh tế đất nước. Mỹ, NATO không dễ gì trong việc "chỉ huy thống nhất" và hòa đồng nền văn hóa phương Tây đối với đất nước mà nhân dân ở đó theo đạo Công giáo, Thiên chúa giáo La mã (Ba Lan, 90% dân số là Công giáo; Hung-ga-ri, 56% dân số và Séc, 39% dân số theo Thiên chúa giáo).


Những người có lương tri và quan tâm đến hòa bình, công lý của nhân loại đều coi hành động mở rộng NATO là lỗi thời, phiêu lưu và đẩy thế giới vào một nguy cơ của thời kỳ chiến tranh lạnh.

T.N


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 11 Tháng Tư, 2022, 03:58:21 pm
"CHIẾN LƯỢC MỚI HAY LÀ THAM VỌNG MỚI?
(Báo Nhân dân số ra ngày 11-6-1999)


HOÀNG LIÊN


Ngày 24-4, Hội nghị cấp cao khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đưa ra "khái niệm chiến lược mới", vạch đường hướng của NATO trong thế kỷ mới, xóa bỏ thuyết "phòng thủ tập thể" trước đây, vạch ra các chức năng nhằm tiến hành các hành động bên ngoài lãnh thổ liên minh. Đây là bước phiêu lưu mới, phô bày những tham vọng hiếu chiến của tập đoàn quân sự hai bờ Đại Tây Dương, âm mưu qua mặt các tổ chức quốc tế, kể cả Hội đồng bảo an Liên hợp quđc, can thiệp công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền, tiến hành các hoạt động quân sự trái với luật pháp quốc tế, nếu họ cho là cần thiết.


Tại Oa-sinh-tơn, Tổng thư ký NATO H.Xô-la-na trình bày chiến lược mới này và coi đây là "lộ trình" cho 50 năm tới của NATO, đánh dấu sự chuyển đổi từ chính sách phòng thủ tập thể sang việc bảo đảm an ninh ở châu Âu và bên ngoài châu Âu. Ông H.Xô-la-na nói, sáng kiến đó là nhăm cho các lực lượng NATO cơ động hơn nữa và gia tăng sự chính xác của các hệ thống vũ khí. Một liên minh hùng mạnh hơn trước sẽ bảo đảm nền an ninh cho châu Âu và duy trì các giá trị dân chủ. Liên minh này sẽ có một vai trò then chốt trong việc giải quyết các tình huống khủng hoảng bên ngoài biên giới các nước NATO. Sự mở rộng NATO vẫn sẽ là một ưu tiên (!).


NATO ra đời cách đây 50 năm với mục tiêu ngăn chặn sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây. Sự xuất hiện của tổ chức quân sự này đã thúc đẩy việc phân chia châu Âu thành hai chiến tuyến. Tháng 5-1954, tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va, tổ chức quân sự của các nước Liên Xô và Đông Âu lúc đó được thành lập. Suốt trong nhiều thập kỷ, cuộc đối đầu Đông - Tây đã tồn tại với thực tế là Liên Xô, Đông Âu chưa bao giờ có hành động quân sự nào xâm phạm các nước thành viên NATO. Sau những sự kiện cuối những năm 80, đầu những năm 90, Tổ chức hiệp ước Vác-xa-va giải thể, lẽ ra NATO cũng phải giải thể. Song ngược lại, NATO không tự giải thể, mà còn được mở rộng theo chiến lược toàn cầu của Mỹ với mưu đồ nắm quyền kiểm soát an ninh của cả châu Âu và thế giới bảng sức mạnh quân sự, tham vọng can thiệp ở khắp nơi trên thế giới. "Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cho thế kỷ 21" công bố tháng 8 - 1998, ghi rõ rằng "NATO tiếp tục là chỗ dựa cho sự có mặt của Mỹ ở châu Âu và là nòng cốt của hệ thống an ninh xuyên Đại Tây Dương. Chiến tranh lạnh kết thúc đã thay đổi bản chất của những nguy cơ tồn tại trong khu vực này, nhưng không làm giảm đi ý nghĩa của ổn định châu Âu đối với an ninh quốc gia của chúng ta (Mỹ)". Từ châu Âu, nhất là từ những nước thành viên mới của NATO ở Đông Âu và Trung Âu, Mỹ có khả năng kiểm soát và kịp thời phản ứng với những nguy cơ gây ra bởi đối thủ tiềm tàng nhất, có khả năng đe dọa vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ trong tương lai, đó là nước Nga. Thực tế, sau chiến tranh lạnh, châu Âu cố gắn liên kết kinh tế, hướng tới một sự thống nhất có hiệu quả hơn, đặc biệt là việc cho ra đời đồng ơ-rô. Điều đó, theo các nhà phân tích cũng chẳng làm cho Mỹ thích thú gì. Thế nhưng về chính trị, quân sự, châu Âu vẫn ở dưới cái ô của Mỹ, vẫn hoàn toàn dựa vào Mỹ trong việc bảo đảm an ninh.


Dịp NATO kỷ niệm 50 năm tồn tại trùng hợp một tháng diễn ra cuộc chiến ở Cô-xô-vô, Nam Tư. Cô-xô-vô là một thí dụ điển hình về chính sách sen đầm quốc tế của Mỹ. Mặc dù Cô-xô-vô thuộc Liên bang Nam Tư, là vấn đề nội bộ của Nam Tư. Mặc dù Nam Tư, nước thành viên Liên hợp quốc, có chủ quyền, không đe dọa, can thiệp các nước khác. Nhưng NATO, đứng đầu là Mỹ, ngang nhiên tiến công quân sự mà không được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cho phép. Một mặt, nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng đây là cuộc thử nghiệm về việc NATO thay đổi phương hướng chiến lược. Tại Hội nghị Oa-sinh-tơn, những người đứng đầu các quốc gia NATO và các đối tác canh cánh không yên trong việc kỷ niệm nửa thế kỷ hoạt động của NATO, mà còn phải tính toán cái giá của cuộc tiến công quân sự đối với nước họ. Riêng Mỹ, mỗi ngày chi phí cho cuộc chiến tranh này là từ 70-100 triệu USD. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ X.Bơ-gơ cho biết NATO định tập trung "một chút vào quá khứ và rất nhiều vào tương lai. Giờ đây cuộc gặp này phải tập trung rất nhiều vào hiện tại". Báo Mỹ Diễn đàn thông tin quốc tế bình luận rằng, cuộc chiến ở Cô-xô-vô làm lễ kỷ niệm như một "hội nghị chiến tranh". Các nhà quân sự của NATO đang dần dần thấm thìa cái giá của cuộc chiến tranh kéo dài, nhưng không mang lại kết quả mong muốn là buộc ban lãnh đạo Nam Tư phải đầu hàng. Bất chấp dư luận phản đối chiến tranh lan rộng khắp thế giới, Mỹ và các nước NATO tiếp tục leo thang chiến tranh; tăng cường quy mô và cường độ các cuộc bắn phá, ngoan cố tuyên bố bằng "bất kỳ giá nào NATO cũng phải chiến thắng ở Cô-xô-vô".


Mặt khác, theo một số nhà phân tích, nếu thất bại trong cuộc chiến ở Cô-xô-vô, động lực để mở rộng NATO sẽ tiêu tan, một số nước Đông Âu có thể sẽ không còn hào hứng gia nhập liên minh này nữa. Không ít nhà phân tích đặt vấn đề: Phải chăng, "khái niệm chiến lược mới" là một sự đối phó lúng túng bị động của họ. Bởi vì Mỹ và các nước NATO khi bắt đầu tiến công Nam Tư hy vọng bằng sự khoa trương thanh thế, diễu võ giương oai sẽ làm cho kẻ yếu khiếp sợ, nhưng sau một thời gian không gặt hái được "chiến thắng", họ phải đưa ra chiến lược mới có tính răn đe này?


"Khái niệm chiến lược mới" là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa chủ quyền và nền độc lập, tự do của các quốc gia trên thế giới, loại bỏ vai trò của Liên hợp quốc cũng như của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, tổ chức đang có chức năng bảo đảm hòa bình và an ninh trên thế giới. Sau khi mở cuộc tiến công Nam Tư, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, Mỹ đang thực hiện ý đồ biến NATO thành công cụ bảo vệ lợi ích toàn cầu của mình, mặc dù trong thâm tâm các nước NATO mong muốn độc lập hơn với Mỹ.


"Khái niệm chiến lược mới" là chính sách đã làm bộc lộ mâu thuẫn giữa những thành viên của NATO. Tổng thống Pháp G.Si-rắc, Thủ tướng Đức G.Xrô-ê-đơ phản đối việc coi hành động can thiệp quân sự của NATO ở Cô-xô-vô là khuôn mẫu để NATO mở rộng hoạt động từ nay về sau. Hiến chương Liên hợp quốc phải được tôn trọng và NATO không có quyền hành động ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc. Báo A-sa-hi (Nhật Bản) ngày 26-4 phân tích, "Mỹ muốn xây dựng đối tác chiến lược với NATO, mở rộng phạm vi, can thiệp của NATO để phục vụ mục đích của Mỹ, muốn giành quyền lãnh đạo để đơn phương giải quyết phân tranh vì nếu chỉ một nước (Mỹ) tiến hành các hoạt động quân sự thì rất khó khăn do chi phí rất lớn và phản ứng chính trị mạnh mẽ trong nước". Mỹ và NATO cũng không thể tiếp tục phớt lờ sự phản đối của các nước, nhất là của Nga cả trong quá trình mở rộng NATO cũng như cuộc tiến công Nam Tư. Nga đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với NATO từ những ngày đầu cuộc tiến công Ngày 25-4, Thủ tướng Nga E. Pri-ma-cốp nói, Nga có thể tăng ngân sách quốc phòng và xem xét lại mối quan hệ của Nga với các nước NATO, nếu NATO đưa bộ binh vào Nam Tư. Vì vậy, Tổng thống B.Clin-tơn, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Ôn-brai đều phải tính đến "vai trò xây dựng của Nga trong việc tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Cô-xô-vô". Trên thực tế chưa hẳn đã vậy, nhưng họ từng nói ra điều cân nhắc đó. Cùng với Nga, dư luận các nước khác và nhiều chính khách, nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng chỉ ra tính chất nguy hiểm chứa đựng trong "Khái niệm chiến lược mới" của NATO. Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) bình luận rằng, "chiến lược mới này mang tính tiến công và nguy hiểm, muốn mở rộng biên giới của NATO sang phía Đông, muốn can thiệp vào mọi nơi trên thế giới, muốn vượt quyền Liên hợp quốc tiến công quân sự vào các nước có chủ quyền. Chiến lược này được thông qua và thực thi sẽ phá vỡ trật tự chính trị, kinh tế quốc tế, không phù hợp trào lưu hòa bình và phát triển của thế giới...". Tổng thư ký Liên hợp quốc C.An-nan cảnh báo rằng mọi lực lượng hòa bình quốc tế vào Cô-xô-vô đều phải có sự ủy thác của Liên hợp quốc.


Đưa ra "khái niệm chiến lược mới", Mỹ và các nước NATO hướng tới thực hiện vai trò sen đầm quốc tế, phục vụ lợi ích toàn cầu của Mỹ khi chiến tranh lạnh đã kết thúc, để thực thi luật của kẻ mạnh. Những âm mưu đó nhất định sẽ bị toàn thế giới lên án, vì loài người cần hòa bình chứ không cần chiến tranh, như Chủ tịch Đu-ma quốc gia Nga tuyên bố ngày 25-4, "Chúng tôi sẽ thành lập một tòa án dư luận đối với NATO. Quá trình luận tội cuộc chiến tranh chống Nam Tư chưa kết thúc, tòa án dư luận đang bắt đầu và ngày càng nghiêm khắc luận tội những âm mưu và hành động của NATO vi phạm chủ quyền và nền độc lập thiêng liêng của các quốc gia trên thế giới".

H.L.


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 13 Tháng Tư, 2022, 06:54:24 am
NATO - CÔNG CỤ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA MỸ


LÊ THẾ MẪU


Không phải chờ đến dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO (24-04-1949 - 24-04-1999) với cái gọi là "Tuyên bố về khái niệm chiến lược quân sự mới" thế giới mới biết rõ rằng khối quân sự lớn nhất hành tinh này có bản chất xâm lược, rằng NATO là công cụ của chiến lược toàn cầu của Mỹ.


Ngay từ khi đang cùng các nước đồng minh chiến đấu chống khối phát xít Đức - Ý - Nhật, giới lãnh đạo chính trị - quân sự Mỹ đã dự báo sự thất bại không thể tránh khỏi của chủ nghĩa phát xít. Theo các chiến lược gia ở Oa-sinh-tơn, trong tương lai sau thế chiến thứ haỉ Liên Xô sẽ là mối đe doạ chủ yếu đối với cấc lợi ích của Mỹ trên quy mô toàn cầu. Vì thế, chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, nhưng các nhà chiến lược quân sự Mỹ đã nghĩ đến cách thức đối đầu với Liên Xô thời hậu chiến. Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, giới chính trị - quân sự Mỹ đã không từ một thủ đoạn nào để xúc tiến kế hoạch chế tạo bom nguyên tử nhằm làm công cụ sức mạnh chủ yếu thực hiện chiến lược toàn cầu của họ. Bộ chỉ huy các lực lượng Mỹ tham gia lực lượng đồng minh ở châu Âu đã cho quân đổ bộ đường không vào các khu vực lẽ ra thuộc quyền kiểm soát của Hồng quân Liên Xô mà họ nghi có các cơ sở hạt nhân của Đức quốc xã để đánh chiếm trước khi quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng. Nếu không kịp đánh chiếm, họ cho không quân cường kích chiến lược ném bom huỷ diệt các khu vực đó để bí mật hạt nhân của Đức không rơi vào tay các nhà khoa học Liên Xô.


Tháng 8 năm 1945, Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man ra lệnh ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Nhật Bản là Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki, hoàn toàn không xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đánh bại phát xít Nhật, vì không có hai quả bom đó thì Hồng quân Liên Xô cũng đã đánh bại đội quân Quan Đông mạnh nhất của phát xít Nhật buộc chúng phải đầu hàng vô điều kiện. Viện cớ giả tạo đánh phát xít Nhật, Mỹ quyết định sử dụng bom nguyên tử trước hết để đe doạ Liên Xô và các lực lượng cách mạng thế giới trong hoạch định sức mạnh, quyền lợi và ảnh hưởng của Mỹ sau thế chiến thứ hai. Hành động đó của Mỹ báo hiệu một kỷ nguyên mới trong quan hệ quốc tế - kỷ nguyên dùng sức mạnh của vũ khí hạt nhân để giải quyết các mâu thuẫn giữa các nước trên quy mô toàn cầu.


Chẳng bao lâu sau, với nỗ lực phi thường, Liên Xô cũng làm chủ được công nghệ chế tạo bom nguyên tử và phá bỏ thế độc quyền của Mỹ. Núp dưới ô hạt nhân, thế giới phân chia thành hai cực, thực chất là hai hệ thống chính trị đối đầu nhau về ý thức hệ. Ở châu Âu hỉnh thành hai khối quân sự lớn nhất và mạnh nhất hành tinh đối đầu nhau với bản chất trái ngược nhau: khối NATO - công cụ xâm lược và là công cụ quan trọng nhất của chiến lược toàn cầu của Mỹ - và khối Vác-xa-va trở thành trụ cột chủ yếu của hoà bình thế giới.


Trong thực tế, việc thành lập NATO là do Mỹ chủ trương tập hợp lực lượng phương Tây, trước hết là các nước tư bản phát triển nhất và lớn nhất, trừ Nhật Bản, để kiềm chế Liên Xô - đối thủ số một đang thách thức lợi ích toàn cầu của Mỹ.


Theo Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ký ngày 04-4-1949 tại Oa-sinh-tơn và có hiệu lực ngày 24-4-1949, ngay từ thời bình, NATO đã có một lực lượng vũ trang liên quân hùng hậu. Theo điều 5 của Hiệp ước, trong trường hợp một nước thành viên hoặc một nhóm nước thành viên bị tấn công vũ trang thì các thành viên NATO nhanh chóng viện trợ ở mức độ cần thiết, kể cả việc sử dụng sức mạnh quân sự.


Cơ quan chỉ huy cao nhất của khối là Hội nghị của Hội đồng NATO được triệu tập hai lần trong một năm ở cấp ngoại trưởng hoặc thủ tướng của tất cả các nước thành viên có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Tài chính hoặc các bộ trưởng khác tuỳ thuộc vào nội dung cần thảo luận để thống qua quyết định. Giữa hai kỳ Hội nghị có hai cơ quan điều hành Hội đồng NATO là Hội đồng thường trực và Ủy ban quân sự. Toàn bộ công việc hàng ngày của khối do Ban thư ký quốc tế phụ trách.


Đứng đầu tổ chức quân sự NATO là Ủy ban lập kế hoạch quân sự. Trực thuộc uỷ ban này có Ủy ban quân sự - cơ quan chấp hành cao nhất về mặt quân sự, và Ủy ban phòng thủ hạt nhân chuyên trách soạn thảo chiến lược hạt nhân của khối. Ủy ban quân sự họp ít nhất 2 lần trong năm ở cấp Tham mưu trưởng liên quân của các nước thành viên. Riêng Ai-giơ-len không có quân đội nên họ cử một đại diện dân sự. Hoạt động quân sự hàng ngày của khối do Ủy ban thường trực quân sự đảm nhiệm bao gồm đại diện từ các Bộ tổng tham mưu quân đội các nước thành viên. Cơ quan chấp hành của uỷ ban này là Ban thư ký quân sự quốc tế (còn gọi là Ban tham mưu).


Thành viên của Ủy ban phòng thủ hạt nhân là Bộ trưởng Quốc phòng quân đội các nước thành viên. Riêng Ai-giơ-len và Lúc-xăm-bua không tham gia uỷ ban này. Cơ quan điều hành Ủy ban phòng thủ hạt nhân là nhóm kế hoạch hạt nhân có 4 thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Đức, I-ta-li-a và 3 thành viên không thường trực thay phiên nhau 18 tháng 1 lần.


Để chỉ huy các lực lượng vũ trang liên quân, khối NATO thành lập 4 vùng chỉ huy liên quân: ở châu Âu, ở Đại Tây Dương, ở eo biển La Măng Sơ, nhóm vạch kế hoạch chiến lược Mỹ - Ca-na-đa.

Tổng tư lệnh tối cao thực hiện chỉ huy các lực lượng liên quân ở châu Âu thông qua các bộ chỉ huy chủ yếu của 3 chiến trường châu Âu: Bộ chỉ huy Bắc Âu, bộ tham mưu đóng tại Cô-lốt, gần Ô-xlô, Na-uy. Bộ chỉ huy Trung Âu, bộ tham mưu đóng tại Bruc-khe-um, Hà Lan. Bộ chỉ huy Nam Âu, bộ tham mưu đóng tại Ne-a-pôn.


Mỹ theo đuổi mục tiêu sử dụng quân đội và lãnh thổ các nước thành viên phục vụ các lợi ích riêng của mình, biến Tây Âu thành bàn đạp tiến hành các hoạt động xâm lược. Đồng thời, Mỹ cũng sử dụng khối này để củng cố sự hiện diện về kinh tế, chính trị, quân sự của họ ở Tây Âu. Các nước NATO ở Tây Âu chuẩn bị chiến tranh xâm lược trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, tư tưởng, tiến hành cuộc chạy đua vũ trang mạnh mẽ chưa từng có. Họ đã bỏ ra khối lượng chi phí khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng quân dụng và dân dụng phục vụ cho mục đích chuẩn bị chiến tranh.


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 13 Tháng Tư, 2022, 06:55:06 am
Xét về mặt hình thức bề ngoài, NATO dường như chỉ có tính chất phòng thủ, phòng thủ tập thể. Nhưng ngay sau khi thành lập, trong các văn bản chính thức và công khai của khối đã không chỉ nhấn mạnh đến các cuộc tấn công vũ trang từ bên ngoài mà cả các mối đe doạ lợi ích sống còn của các thành viên trong khối. Không những thế, họ còn nói đến cái gọi là "các khu vực trách nhiệm của các thành viên". Bằng chứng cho nhận định này là Tuyên bố Bruc-xen năm 1967, trong đó nhấn mạnh: "Không nên xem xét các khu vực trách nhiệm của khối NATO tách khỏi thế giới bên ngoài. Khủng hoảng và xung đột bên ngoài lãnh thổ các nước thành viên đều làm phương hại đến lợi ích an ninh của khối một cách trực tiếp hoặc do thay đổi cán cân lực lượng toàn cầu". Thí dụ điển hình cho sự can thiệp của NATO vào công việc nội bộ các nước là vụ can thiệp ở Hy Lạp năm 1967. Để trấn áp phong trào yêu nước và củng cố ảnh hưởng của khối tại nước này, NATO đã thực hiện chiến dịch "Prô-mê-tê" để giúp phái quân sự tiến hành đảo chính và thiết lập chế độ độc tài phát xít. Chế độ đó tồn tạị cho tới năm 1974 thì bị sụp đổ.


Năm 1982, Hội đồng NATO đưa ra nhận định: "Các biến cố bên ngoài phạm vi khu vực trách nhiệm của NATO đều đe doạ các lợi ích sống còn của chúng ta... Các nước thành viên thoả thuận nghiên cứu khả năng của các nước riêng rẽ bảo đảm đưa quân ra ngoài phạm vi khu vực trách nhiệm của khối". Như vậy, vấn đề toàn cầu hoá NATO đã được đề cập đến ngay cả trước khi Liên Xô tan rã.


Về thực chất, chiến lược quân sự của NATO là một chiến lược con trong chiến lược lớn toàn cầu của Mỹ và vì thế cũng đã trải qua nhiều giai đoạn theo bước thăng trầm của chiến lược lớn.

Trong giai đoạn I (1949-1954), chiến lược đó dựa trên quan niệm "phòng thủ châu Âu" có tính đến kết cục thế chiến thứ hai và khả năng Mỹ có vũ khí hạt nhân. Chiến tranh có thể xảy ra theo mô hình thế chiến thứ hai, vũ khí hạt nhân chỉ có tác dụng tăng cường sức mạnh vũ khí chiến lược vì khi đó trình độ khoa học chưa cho phép cả Mỹ và NATO chưa hiểu hết tính năng khủng khiếp của loại vũ khí này.


Trong giai đoạn II (1954-1967), chiến lược NATO có tên là "thanh kiếm và lá chắn" dựa trên cơ sở chiến lược "trả đũa ồ ạt" của Mỹ. "Thanh kiếm" là vũ khí hạt nhân của Mỹ, còn "lá chắn" là các lực lượng thông thường liên quân của NATO trên các chiến trường châu Âu và Đại Tây Dương. Chiến lược này bước đầu căn cứ vào ưu thế vũ khí hạt nhân vượt trội của Mỹ so với Liên Xô. Đến năm 1961, do không còn giữ được ưu thế vũ khí hạt nhân, Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược "phản ứng linh hoạt" dự kiến tiến hành chiến tranh hạt nhân tổng lực và chiến tranh thông thưởng hạn chế. Từ đó chiến lược quân sự của khối cũng thay đổi và được thông qua năm 1967, trong đó coi chiến tranh hạn chế là bước leo thang thành chiến tranh hạt nhân tổng lực.


Giai đoạn III diễn ra trong những năm sau đó, chiến lược NATO phát triển dưới tác động của chiến lược "răn đe thực tế" chấp nhận chiến tranh hạn chế có sử dụng vũ khí hạt nhân và chiến lược "đối đầu trực tiếp" chấp nhận chiến tranh hạt nhân tổng lực được Mỹ đề xuất đầu những năm 70 và 80.


Trong giai đoạn IV, trước những đổi thay có tính chất toàn cầu những năm 90, Mỹ và NATO buộc phải thay đổi và điều chỉnh chiến lược của khối. Tháng 11 năm 1991, NATO đưa ra chiến lược mới với 3 nguyên tắc: "phòng thủ" (có nghĩa là tăng cường tiềm lực quân sự), "đối thoại" (có nghĩa là giảm cường độ đối đầu trên thế mạnh) và "hợp tác" (có nghĩa là mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước khối Vác-xa-va củ, nhưng không đả động gì đến chuyện không dùng sức mạnh trong quan hệ với các nước đó, đặc biệt là các nước SNG). Các nước Đông Âu và các nước Ban-tích thuộc Liên Xô trước đây được coi là "các khu vực có lợi ích sống còn của NATO". Chính sách mới của NATO là vừa hợp tác với các nước Xô - viết cũ, vừa loại trừ khả năng xuất hiện một siêu cường hoặc khối liên minh đe doạ lợi ích của khối tại các khu vực có lợi ích sống còn. Năm 1994, tại kỳ họp bất thường của Hội đồng NATO ở Bruc-xen đã thông qua quyết định mở rộng khối về phía Đông và chấp nhận nguyện vọng của các nước mới muốn gia nhập khối sau đây: An-ba-ni, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Lát-vi-a (cộng hoà Xô-viết cũ), Lít-va (cộng hoà Xô-viết cũ), E-xtô-ni-a (cộng hoà Xô-viết cũ), Ma-kê-đô-nhi-a (một nước cộng hoà trong Liên bang Nam Tư cũ), Ba Lan, Ru-ma-ni, Xlô-va-ki-a, Séc, Xlô-ve-ni-a.


Năm 1999, ba nước Ba Lan, Séc và Hung-ga-ri chính thức trở thành thành viên mới của NATO.

Theo quan điểm mới của NATO thì tiềm lực quân sự của Liên Xô trước đây do Nga kế thừa vẫn còn là mối đe doạ tiềm tàng lớn nhất đối với an ninh của các nước NATO. Vì thế, bằng mọi cách, Mỹ phong toả và kiềm chế hàng ngàn xí nghiệp công nghiệp quân sự của Nga, đưa các xí nghiệp đó đến chỗ giải thể hoặc sống dở chết dở. Ngoài ra, trong chiến lược của NATO vẫn giữ nguyên quan điểm tiến hành hai loại hình chiến tranh: chiến tranh tổng lực và chiến tranh hạn chế chủ yếu bằng vũ khí thông thường, nhưng chiến tranh tổng lực trong tương lai trước mắt rất ít khả năng xảy ra.


Một trong những hướng ưu tiên trong chức năng của khối là kiểm soát khủng hoảng bằng tất cả các biện pháp chính trị, quân sự, kinh tế và các biện pháp khác. Để thực hiện chức năng đó, NATO có thể sử dụng lực lượng quân sự bên ngoài các khu vực trách nhiệm của khối. Như vậy NATO thực sự công khai trở thành công cụ của Mỹ trong việc thiết lập trật tự thế giới mới theo ý đồ của Mỹ. Dưới góc độ đó, NATO từ chỗ một khối có tính chất "phòng thủ tập thể" chuyển thành khối "bảo vệ lợi ích tập thể" ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. NATO sẽ đáp ứng bất kỳ yêu cầu giúp đỡ nào trong trường hợp bị đe doạ từ các chế độ "phi dân chủ" và các nước chế tạo vũ khí sát thương hàng loạt. Như vây, bất kỳ nước nào theo đuổi chính sách độc lập hoặc kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia của họ đều bị coi là "mối đe doạ các lợi ích của Mỹ và NATO".


Mỹ ngang nhiên và vô cớ cho rằng các công dân và lợi ích của nước Mỹ đang bị đe dọa ở nhiều nơi và trong nhiều vấn đề như xung đột khu vực, các phong trào nổi dậy đến chủ nghĩa khủng bố, tội phạm và xung đột sắc tộc. Cái cớ này làm người ta nhớ lại việc Mỹ viện cớ đánh Nhật để ném bom nguyên tử trong thế chiến thứ hai. Mỹ phải đơn phương hành động hoặc phối hợp với các đồng minh đáng tin cậy nhất (trước hết là NATO) để bảo vệ lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới. Đó cũng chính là lý do để Mỹ biện minh cho sự tổn tại và tiếp tục bành trướng khối quân sự lớn nhất và mạnh nhất hành tinh này làm một công cụ quan trọng nhất để Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu của họ trong điều kiện mới. Để thực hiện tham vọng đó, Mỹ phải duy trì các lực lượng quân sự đủ mạnh để có thể cùng một lúc tiến hành đồng thời các chiến dịch ở nhiều khu vực cách xa nhau trên thế giới. Ở châu Á, Mỹ viện cớ thành lập hệ thống phòng chống tên lửa hạt nhân để lôi kéo Nhật Bản, và có thể một số nước khác vào một liên minh quân sự mới nhằm trước hết khống chế Trung Quốc - một ứng cử viên sáng giá thách thức chiến lược toàn cầu của Mỹ - để các liên minh đó có thể yểm trợ tốt hơn cho các hoạt động viễn chinh can thiệp trên quy mô toàn cầu của Mỹ.


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 13 Tháng Tư, 2022, 06:55:37 am
Thực chất của chiến lược toàn cầu cũa Mỹ trong điều kiện mới là toàn cầu hoá kinh tế phục vụ cho lợi ích của Mỹ, mở rộng hệ thống cốc nước "dân chủ" có chế độ thị trường tự do, củng cố và mở rộng thị trường đầu tư và xuất khẩu của người Mỹ và các xí nghiệp Mỹ. Để thực hiện mục tiêu đó, Mỹ sử dụng hai công cụ chủ yếu. Một là sức mạnh kinh tế thống qua các tổ chức tài chính và ngân hàng mạnh nhất do Mỹ khống chế như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)... Hai là sức mạnh quân sự, trong đó chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao là yếu tố then chốt quyết định. Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh là dấu hiệu đầu tiên về loại hình chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao do Mỹ tiến hành. Sau cuộc chiến đó, các chiến lược gia Mỹ cho rằng Mỹ sẽ sẵn sàng "xung trận ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào, chống bất kỳ ai". Mỹ đã nhiều lần dùng vũ khí công nghệ cao trong chiến dịch "Con cáo sa mạc", trong cuộc không kích tấn công Li-băng, Ap-ga-ni-xtan... Nhưng cuộc chiến tranh bằng không quân của NATO do Mỹ chỉ huy nhằm vào Nam Tư lần này mới thể hiện đầy đủ nhất công cụ quân sự trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.


Quyết định ném bom Nam Tư là một bước quan trọng trong kế hoạch chiến lược toàn cầu đã được phác họa rõ ràng, mở đầu cho một loạt hoạt động can thiệp bằng quân sự ở nước ngoài. Trong cuộc họp thượng đỉnh nhân kỷ niệm ngày thành lập NATO lần thứ 50 ở Oa-sinh-tơn ngày 24-4-1999, liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này chính thức chấp nhận "khái niệm chiến lược mới", trong đó xác định rõ vai trò "gìn giữ hoà bình" của nó trong các cuộc xung đột bên ngoài lãnh thổ của các nước thành viên, mà thực chất là vai trò cảnh sát quốc tế.


Trước hết, tính chất cảnh sát quốc tế thể hiện ở cái cớ gây chiến. Mỹ và NATO lấy cớ "can thiệp nhân đạo", "bảo vệ" người Cô-xô-vô gốc An-ba-ni bị người Xéc-bi-a phân biệt đối xử, để gây chiến tranh không cần biết đến Liên hợp quốc. Đây là cái cớ được Mỹ khái quát thành một trong ba luận điểm chủ yếu để can thiệp quân sự, nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu trong kỷ nguyên sau chiến tranh lạnh. Một là, sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ không còn chạy đua vũ trang và tăng cường sức mạnh quân sự, nhưng họ vẫn ngang nhiên lấy việc trừng phạt hành động "vi phạm nhân quyền" và "bảo vệ nhân đạo" để gây chiến tranh. Hai là, Mỹ tự cho mình là một siêu cường thế giới với lợi ích kinh tế trên toàn cầu, cần duy trì sự ổn định quốc tế. Vì không có một cường quốc nào khác có thể bảo đảm sự ổn định đó, nên Mỹ phải đơn phương hành động và phối hợp với các đồng minh đáng tin cậy, trước hết là NATO. Đó là lý do để Mỹ biện minh cho sự tồn tại và tiếp tục bành trướng khối quân sự lớn nhất và mạnh nhất hành tinh này thành một công cụ quan trọng nhất để thực hiện chiến lược toàn cầu của họ. Ba là, Mỹ phải duy trì một lực lượng quân sự đủ mạnh để có thể tiến hành đồng thời các chiến dịch ở nhiều khu vực cách xa nhau trên thế giới và sẵn sàng đối đầu với các ứng cử viên vào vị tri" siêu cường như Trung Quốc và Nga.


Ba nội dung trên đây được triển khai trong chương trình chiến lược mới của Mỹ, được thể hiện bằng 112 tỉ USD mà Tổng thống B.Clin-tơn sẽ bổ sung cho ngân sách quốc phòng 6 năm tới để mua sâm thêm vũ khí trang bị, đảm bảo khả năng "tung sức mạnh" tới bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào. Diễn văn đọc ngày 26-2-1999 ở Xan Fran-xi-xcô, Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn đã nói toạc ý đồ chiến lược của Mỹ: "Quả thật là chúng ta không có khả năng và không nên làm mọi việc hoặc có mặt ở khắp nơi. Nhưng ở những nơi mà giá trị và lợi ích của chúng ta bị đe doạ, những nơi mà chúng ta có thể làm thay đổi tình hình, thì chúng ta phải sẵn sàng làm".


Chiến lược quân sự mới của NATO thực sự là một hiểm hoạ còn thể hiện trong cái gọi là chính sách "quy chuẩn nước đôi". Theo quy chuẩn này, lợi ích sẽ định hướng cho chính sách. Thí dụ điển hình cho chính sách nước đôi đó là họ vừa dùng sức mạnh quân sự ở Cô-xô-vô chống lại quân đội Nam Tư, đồng thời lại phớt lờ chuyện Thổ Nhĩ Kỳ đàn áp và diệt chủng người Cuốc, họ "tỏ ý lo ngại" về việc các bên sử dụng sức mạnh quân sự ở Che-snhi-a, Na-gốt-nưi Cô-rơ-bát (Nga). Với những nỗ lực đó, NATO có ý định thiết lập một trật tự công pháp quốc tế mới, trong đó vai trò trung tâm không phải thuộc về Liên hợp quốc mà là NATO. Hiểm hoạ này làm cho nguyên tắc thiêng liêng về chủ quyền quốc gia của các nhà nước bị lung lay và làm tái hiện học thuyết Ru-giơ-ven, theo đó một quốc gia "văn minh" có quyền dùng vũ khí lập lại trật tự ở một quốc gia "kém văn minh" hơn, mở toang mọi cánh cửa cho sự độc đoán chuyên quyền của Mỹ và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với toàn bộ hệ thống các quan hệ quốc tế. Các nước trên thế giới lại phải lao vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, kể cả việc nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân, vì các nước đều cho rằng chỉ có bằng cách làm chủ vũ khí hạt nhân và các vũ khí sát thương hàng loạt khác mới có thể làm cho Mỹ biết thế nào là "lễ độ" trong các quan hệ quốc tế. Như vậy, loài người không còn sức lực tập trung vào giải quyết các vấn đề toàn cầu có ý nghĩa sống còn đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, nạn đói và bệnh tật, tệ nạn ma tuý...


Chiến lược quân sự mới của Mỹ và NATO cùng với việc coi thường vai trò của Liên hợp quốc và thao túng Toà án quốc tế vốn là các tổ chức có trách nhiệm giải quyết khủng hoảng và duy trì trật tự trên thế giới khiến cho một trong những nhân vật có tiếng là "diều hâu" nhất ở Mỹ như nhà phân tích chính sách đối ngoại Sa-mu-en Hun-tin-tơn phải cảnh cáo rằng phần lớn cốc nước trên thế giới hiện nay coi Mỹ là mối đe doạ thực sự. Ngay cả châu Âu cũng chịu nguy cơ trở thành con tin của chính sách phiêu lưu đầy tham vọng và vô trách nhiệm của Mỹ - NATO.


L.T.M.


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 21 Tháng Tư, 2022, 08:21:38 am
VÌ SAO NAM TƯ KHÔNG BỊ NATO KHUẤT PHỤC?

LÊ THẾ MẪU


Đến nay đã hơn hai tháng không kích ác liệt, với số bom có sức công phá xấp xỉ 10 quả bom nguyên tử ném xuống Hi-rô-si-na, Mỹ và NATO không bẻ gảy được ý chí chiến đấu của Nam Tư, buộc phải tính đến khả năng tác chiến trên bộ không mấy hy vọng tháng cuộc, vì sao vậy? Theo các chuyên gia quân sự nước ngoài, cùng với ý chí quật cường của một dân tộc có truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm, tinh thần quả cảm hiếm có, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đến người cuối cùng của quân và dân Nam Tư, các lực lượng vũ trang Xéc-bi-a còn tỏ rõ tải thao lược trong một cuộc chiến tranh du kích khác thường chống lại cuộc chiến tranh ở trình độ công nghệ cao nhất thế kỷ 20. Ngoài ra, cuộc chiến ở Nam Tư cũng chứng tỏ vũ khí công nghệ cao của Mỹ và NATO không phải là "độc chiêu" như họ vẫn tuyên truyền quảng cáo để dọa nạt những ai yếu bóng vía, mà cũng có vô khối nhược điểm, dù chúng có "thông minh", "tinh khôn" đến đâu vẫn chưa vượt qua được trí tuệ con người.


Theo xác nhận của báo chí nước ngoài, mặc dù được sự hỗ trợ của 24 vệ tinh định vị toàn cầu kiểu mới (GPS), tên lửa và các loại bom "thông minh" chỉ đánh trúng mục tiêu với xác suất rất thấp. Theo đánh giá của NATO, độ chính xác tính theo lý thuyết của tên lửa hành trình là 80-85%, nhưng các chuyên gia Nga đánh giá trên thực tế chỉ vào khoảng 50%. Sau đợt tấn công đầu tiên, các chuyên gia phương Tây đã phải thú nhận các vệ tinh của Mỹ và NATO chưa có khả năng bảo đảm trinh sát và tấn công đồng thời, nghĩa là từ thời điểm phát hiện đến khi tấn công còn có khoảng cách. Người Xéc-bi-a đã biết khôn khéo khai thác "khoảng thời gian vàng" này để đối phó. Ngoài ra, các vệ tinh và các phương tiện trinh sát khác của Mỹ chưa có khả năng nhận dạng chính xác mục tiêu. Theo số liệu mới công bố gần đây, độ phân giải của các vệ tinh trinh sát của Mỹ đối với cầu cống là khoảng 6 mét, các đơn vị quân đội: 6 mét, máy bay: 5 mét, đường giao thông: 6-9 mét... và vì thế chúng chưa có khả năng phân biệt mục tiêu thật với mục tiêu giả.


Theo đánh giá của dư luận nước ngoài, hệ thống phòng không Nam Tư bao gồm tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích đã lập được công lớn là không chỉ bảo toàn được phần lớn lực lượng mà quan trọng hơn là không để cho không quân NATO thực hiện được ý định theo dự kiến. Cần lưu ý rằng các cuộc tấn công ồ ạt ban đầu của tên lửa và bom có điều khiển nhằm vào các mục tiêu đa số là cố định như sân bay, sở chỉ huy, trạm truyền thông tin, doanh trại quân đội, kho tàng. Còn đối với các mục tiêu di động thì sao? Theo các chuyên gia quần sự Nga, dù được sự hỗ trợ của các vệ tinh trinh sát và dẫn đường từ trên vũ trụ, tên lửa hành trình và bom tự dẫn ít có hiệu quả khi không kích các mục tiêu quân sự di động. Các đơn vị quân đội Nam Tư đã biết khôn khéo khai thác điểm yếu này của đối phương trong cách tổ chức, bố trí và cơ động lực lượng để ngụy trang và đánh lừa các quả tên lửa hành trình được quảng cáo là "thông minh" nhưng thực ra lại rất "ngớ ngẩn". Nam Tư không đánh theo bài bản. Một chuyên gia quân sự hàng đầu của khối NATO đã dự báo cách đây hơn mười năm rằng thập kỷ 90 là thập kỷ của những nỗ lực nhằm nâng cao khả năng sống sót. Để phơi mình ra trước một đối phương có khả năng trinh sát và tấn công nhanh, coi như hành động tự sát. Theo các chuyên gia Nga, chiến thuật của tên lửa phòng không của Nam Tư trong trường hợp bắn rơi F-117A là luôn cơ động và im lặng vô tuyến, chờ cho nó vào vị trí phóng bom mới phát hỏa.


Cũng theo các chuyên gia quân sự Nga, lực lượng pháo, tên lửa phòng không và súng bộ binh của Nam Tư rất giỏi đánh theo chiến thuật du kích. Một số chuyên gia quân sự của Lầu năm góc đã có lời cảnh báo phải dè chừng trước đối thủ này. Theo họ, đây không phải là sa mạc Trung Đông với địa hình đơn điệu. Đây là vùng Ban-căng, nơi có người Xéc-bi-a rất tài giỏi trong nghệ thuật dùng binh, lại có địa hình huyền bí hơn ở Trung Đông. Họ đã từng làm cho lực lượng không quân phương Tây điêu đứng hơn 5 năm về trước trong cuộc xung đột Bô-xni-a. Quân đội Nam Tư đã được kế thừa kinh nghiệm phong phú được đúc kết từ nhiều chiến trường khác nhau trên thế giới do các chuyên gia Nga truyền thụ lại. Quân đội các nưởc Trung Đông đã áp dụng thành công chiến thuật phục kích đánh máy bay ngay cả trong điều kiện địa hình sa mạc đơn điệu. Giờ đây, bộ đội Nam Tư lại phát triển chiến thuật này để chống lại các cuộc không kích của không quân NATO, dĩ nhiên ở mức độ cao hơn, điêu luyện hơn nhiều. Các tên lửa SAM-2 trước đây nay cũng được cải tiến nhiều về kỹ thuật và vẫn có hiệu lực tốt. Ngoài tên lửa phòng không, quân đội Nam Tư còn có 15 máy bay tiêm kích Mig-29, 80 máy bay Mig-21 cải tiến đều có khả năng đối phó với máy bay của NATO. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, nếu biết kết hợp chặt chẽ tất cả các phương tiện trình sát và các vũ khí phòng không hiện có (pháo, súng bộ binh, tên lửa mảy bay), biết thu thập và xử lý thông tin, có hệ thống chỉ huy hiệu quả, hoàn toàn có khả năng đối phó được các khí tài bay của NATO. Để đạt kết quả, cần đặc biệt chú ý biện pháp ngụy trang trong tác chiến và tuyệt đối giữ bí mật về các mục tiêu quân sự vì NATO không chỉ cậy vào các vệ tinh tình báo, họ vẫn thường sử dụng bọn phản động lén lút gắn phao vô tuyến vào các mục tỉêu quân sự để dẫn đưòmg cho tên lửa.


Không kích từ xa không đạt được mục đích đề ra, NATO buộc phải hạ thấp độ cao không kích xuống tầm thấp và tầm vừa. Thậm chí còn có kế hoạch đưa cả máy bay lên thẳng Apache được mệnh danh là "Xe tăng bay" vào tham chiến. Lúc đó, khả năng phòng không của Nam Tư sẽ tăng lên gấp bội nhờ các tổ bợp tên lửa phòng không vác vai mua của Nga với ước tính khoảng 2.000 bộ. Những tên lửa đó hoạt động độc lập, không cần ra-đa, do đó không sợ tên lửa tự dẫn bằng ra-đa của NATO. Quân đội Nam Tư là một đội quân thiện nghệ trong cách đánh du kích và đánh đặc công vớỉ các đội đặc nhiệm đã từng làm thất kinh bọn phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Với truyền thống đó, họ sẽ khai thác triệt để điều kiện địa hình quen thuộc hoặc chuyển hoạt động chiến đấu sang phục kích ngay sau lưng đối phương. Khi chiến đấu trên bộ, quân đội NATO sẽ mất hẳn ưu thế trước một đội quân có tài biến hóa và được "chơi trên sân nhà". Đó chính là tình thế đáng sợ đối với quân Mỹ và NATO.

L.T.M.


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 21 Tháng Tư, 2022, 08:22:36 am
MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ NƯỚC CỘNG HÒA LIÊN BANG NAM TƯ


Cộng hòa liên bang Nam Tư gồm hai nước: Cộng hòa Xéc-bi-a và Cộng hòạ Mông-tê-nê-grô nằm trên bán đảo Ban-căng ở về phía đông nam châu Âu. Nam Tư phía bắc giáp nước Hung-ga-ri, phía đông giáp nước Ru-ma-ni và Bun-ga-ri, phía nam giáp nước Ma-xê-đô-ni-a và An-ba-ni, phía tây có đường biên giới chung với nước Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na. Diện tích của Liên bang Nam Tư là 102.173km2 (Xéc-bi-a: 88.361km2, Mông-tê-nê-grô: 13.812km2).    Thủ đô Bê-ô-grát nằm trên lãnh thổ của Xéc-bi-a.


Địa hình của Liên bang Nam Tư đa dạng:

Cộng hòa Xéc-bi-a nằm ở phía Bắc chiếm 86% diện tích toàn Liên bang, gồm ba khu vực chính:

Khu vực Vô-giơ-vơ-đi-na (năm 1963 là khu tự trị) nằm ở phía bắc Xéc-bi-a, là một vùng đồng bằng rộng lớn màu mỡ, được bồi đáp bởi các con sông Đa-nuýp, Xa-va-tie-đa và Ma-ra-vin.

Khu Xu-ma-đi-ga là một vùng đồi nằm ở miền Trung Xéc-bi-a, dân cư đông đúc.

Khu Cô-xô-vô (năm 1963 là khu tự trị) là vùng núi nằm ở phía nam Xéc-bi-a.

Cộng hòa Mông-tê-nê-grô nằm ở Tây Nam, giáp biển Ađri-a-tíc, bờ biển dài 190km. Địa hình ở đây phần lớn là núi có độ cao từ 762 đến 2.438 mét so với mực nước biển. Mông-tê-nê-grô là một phần của cao nguyên Ca-xtơ rộng lớn chạy dọc ven biển Ađri-a-tíc. Đất trồng trọt chủ yếu là lưu vực sông Da-ta và vùng quanh hồ Xcu-tơ-ri (hồ lớn nhất ở biên giới với nước An-ba-ni). Cộng hòa liên bang Nam Tư có số dân là 11.223.000 người. Người Xéc-bi-a chiếm tỷ lệ cao nhất (62,6%), phần lớn theo đạo Cơ đốc giáo chính thống. Người An-ba-ni, phần lớn theo đạo Hồi, là bộ phận dân cư đông thứ hai, chủ yếu sống ở Cô-xô-vô có đường biên giới chung với An-ba-ni. Người Mông-tê-nê-grô là bộ phận dân cư đông thứ ba, phần đông sống ở nước Cộng hòa Mông-tê-nê-grô. Người Hung-ga-ri sống chủ yếu ở Nô-giơ-vô-đi-na (miền Bắc Xéc-bi-a) có biên giới chung với Hung-ga-ri.


Thủ đô Bê-ô-grát: 1.136.786 người, thành phố Nô-vi-xát: 178.896 người, thành phố Nis: 175.555 người. Thành phố Pri-xti-na thủ phủ của tỉnh Cô-xô-vô: 108.083 người. Ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa liên bang Nam Tư là tiếng Xéc-bi-a. Người Mông-tê-nê-grô nói tiếng Xéc-bi-a địa phương, người An-ba-ni nói tiếng An-ba-ni và người Hung-ga-ri nói tiếng Hung-ga-ri.


Nền kinh tế của Liên bang Nam Tư bị suy yếu nặng nề do việc 4 nước cộng hòa (Crô-a-ti-a, Xlô-vê-ni-a, Ma-xê-đô-ni-a và Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na) tách ra khỏi Liên bang Nam Tư cũ vào những năm đầu thập kỷ 90, các cuộc chiến tranh liên tiếp và những đòn trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế. Liên bang Nam Tư mới cũng không được kế thừa tư cách thành viên của Nam Tư cũ trong các tổ chức kinh tế của IMF. Hậu quả là Cộng hòa liên bang Nam Tư lâm vào lạm pháp lớn, tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng trưởng kinh tế thấp. Thu nhập bình quân đầu người theo GDP năm 1990 là 4.200 đô la Mỹ, giảm dần đến năm 1997 chỉ còn 2.280 đô la Mỹ.


Cộng hòa liên bang Nam Tư có nền công nghiệp khai thác mỏ phát triển, trữ lượng đồng lớn nhất châu Âu nằm ở Xéc-bi-a. Ở đây còn có các mỏ như: bô-xít, than, chì, kẽm... Công nghệ chế tạo của Cộng hòa liên bang Nam Tư như hóa chất, điện tử, sât, thép, chế tạo máy và thiết bị vận chuyển phát triển khá ở châu Âu. Sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp cũng đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế của Cộng hòa liên bang Nam Tư.


Về quốc phòng, Cộng hòa liên bang Nam Tư thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, tất cả thanh niên ở tuổi 19 có khả năng được gọi vào quân đội. Sau 1 năm tại ngũ, họ giải ngũ và trở thành quân dự bị cho đến tuổi 55 (tuổi 60 cho sĩ quan). Nữ thanh niên không phải thi hành nghĩa vụ quân sự nhưng được khuyến khích phục vụ trong các nhiệm vụ phi chiến đấu, đặc biệt trong lực lượng phòng thủ dân sự. Ngân sách quốc phòng 725 triệu đô la Mỹ, chiếm 6-10% tổng chi tiêu của chính phủ. Hiện nay lục quân quân đội Nam Tư có khoảng 90.000 người, gồm 3 tập đoàn quân, 7 quân đoàn, 3 sư đoàn, 6 lữ đoàn tăng, 1 lữ đoàn cận vệ, 1 lữ đoàn pháo tự hành, 4 lữ đoàn cơ giới, 8 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 5 lữ đoàn pháo binh hỗn hợp. Trang bị: 785 xe tăng T.55; 239 xe M-84 (T.74, xe tăng T.72 cải tiến); 181 xe T.34; 65 xe tăng T.72 bọc thép chở quân PT.7; 88 xe BRDM-2; 588 xe chiến đấu của bộ binh M.80; 169 xe bọc thép chở quân M.608, v.v...


Lực lượng phòng không gồm: 8 tiểu đoàn tên lửa phòng không SAM2, 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không SAM3, 15 trung đoàn phòng không và một hệ thống ra-đa báo động sớm, chỉ huy, kiểm soát và truyền thông bố trí phân tán trên toàn quốc. Các hệ thống SAM6 và SAM11 cơ động mới triển khai những năm gần đây. Tên lửa SAM6 là loại rất có hiệu quả đối với những mục tiêu bay ở tầm trung bình.


Điều đáng lưu ý, hệ thống tên lửa đất đối không tầm thấp cơ động SAVA là biến thể của tên lửa SAM13 của Nga, có khả năng tấn công máy bay bay thấp, máy bay lên thẳng và máy bay không người lái.

Lực lượng không quân: với số quân khoảng 16.700 người, trang bị 238 máy bay chiến đấu, 52 trực thăng vũ trang được biên chế thành 4 phi đội. Lực lượng vũ trang Nam Tư có truyền thống chống ngoại xâm, quân đội Nam Tư là một đội quân thiện chiến họ đã từng làm kinh hoàng bọn phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Quân đội và các lực lượng vũ trang Nam Tư với truyền thống và kinh nghiệm chiến đấu phong phú của mình họ sẽ khai thác triệt để điều kiện địa hình quen thuộc và với tài biến hóa trong tác chiến nhất định quân và dân Nam Tư không chịu khuất phục bất cứ đội quân xâm lược nào.

H.T
(Sưu tầm)


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 21 Tháng Tư, 2022, 08:24:37 am
DIỄN BIẾN CUỘC KHÔNG KÍCH CỦA MỸ - NATO CHỐNG NAM TƯ


THANH TRÀ


Sau khi Tổng thư ký NATO H.Xô-la-na ra lệnh tiến công quân sự chống Nam Tư, đêm 24-3, máy bay và tàu chiến của Mỹ và các nước NATO khác bắt đầu ném bom và bắn tên lửa xuống 40 mục tiêu ở Nam Tư. Nga tuyên bố ngừng toàn bộ sự hợp tác với NATO.

- Ngày 24-3: Nam Tư tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ, Anh, Pháp và Đức.

- Ngày 26-3: NATO lần đầu tiên ném bom Nam Tư vào ban ngày. Bắt đầu xuất hiện sự rạn nứt trong khối NATO khi Hy Lạp đòi ngừng tiến công quân sự chống Nam Tư.

- Ngày 27-3: Máy bay tàng hình F-117A đầu tiên của Mỹ bị bộ đội phòng không không quân của Nam Tư bẳn rơi. Những trận bắn phá ác liệt ngày và đêm vào các mục tiêu ở Cô-xô-vô gây ra làn sóng người tị nạn Cô-xô-vô chạy sang các nước láng giềng.

- Ngày 30-3: Nam Tư đưa ra đề nghị giảm bớt lực lượng Xéc-bi-a và Nam Tư ở Cô-xô-vô nếu NATO ngừng tiến công quân sự. Mỹ, Anh và Đức bác bỏ đề nghị này. NATO chuyển sang giai đoạn 2 của chiến dịch tiến công quân sự chống Nam Tư, mở rộng mục tiêu bắn phá không chỉ ở Cô-xô-vô mà cả khu vực ngoại vi thủ đô Bê-ô-grát.

- Ngày 1-4: Tàu trinh sát Nga được tàu chiến hộ tống, đến Địa Trung Hải.

- Ngày 3-4: NATO leo thang đánh phá Nam Tư, lần đầu tiến đánh trung tâm Bê-ô-grát, tên lửa phá hủy các tòa nhà của Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng Xéc-bi-a và Nam Tư.

- Ngày 5-4, Mỹ đưa 24 máy bay lên thẳng tiến công A-pa-sơ và 2.000 bộ binh đến An-ba-ni, chuẩn bị đổ bộ vào Cô-xô-vô.

- Ngày 6-4: Nam Tư đơn phương tuyên bố ngừng tất cả các hoạt động quân sự nhằm vào Quân đội giải phóng Cô-xô-vô (KLA) của người gốc An-ba-ni. Mỹ - NATO tiếp tục leo thang quân sự, huy động thêm máy bay, tàu sân bay và tàu chiến tham gia chiến dịch đánh phá Nam Tư, số máy bay chiến đấu đánh phá Nam Tư tăng từ 450 lên 600.

- Ngày 12-4: kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của NATO bị phá sản, Bộ trưởng Ngoại giao 19 nước NATO họp khẳng định tiếp tục bắn phá Nam Tư cho đến khi ban lãnh đạo nước này chấp nhận các điều kiện của NATO. Giới lãnh đạo chính trị và quân sự NATO bắt đầu lôi kéo Nga vào tiến trình tìm lối thoát ra khỏi vũng lầy Ban-căng.

- Ngày 13-4: Cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga - Mỹ đầu tiên kể từ khi NATO đánh Nam Tư, nhưng không đạt được thỏa thuận nào về Cô-xô-vô. Mỹ - NATO tiếp tục đưa binh sĩ, điều thêm máy bay chiến đấu đến các nước gần kề Nam Tư.

- Ngày 14-4: Liên hợp quốc tham gia quá trình tìm kiếm giải pháp cho Cô-xô-vô, khi Tổng thư ký C.An-nan được mời tham gia cuộc gặp cấp cao không chính thức EU tại Brúc-xen. NATO ném bom vào một đoàn xe chở người tị nạn gốc An-ba-ni ở Cô-xô-vô, giết hại 75 người, hàng chục người khác bị thương.

- Ngày 16-4: Mỹ - NATO chuyển sang giai đoạn ba đánh phá Nam Tư, với việc tăng gấp đôi cường độ các trận bắn phá vào các mục tiêu được mở rộng trên toàn bộ lãnh thổ Xéc-bi-a, cả ngày và đêm, đặc biệt là các kho xăng dầu, vũ khí, nhà máy điện và hệ thống phát thanh, truyền hình. Nam Tư thông báo bắn rơi 36 máy bay và 119 tên lửa có cánh của NATO.

- Ngày 18-4: Nam Tư cắt đứt quan hệ ngoại giao với An-ba-ni.

- Ngày 20-4: Lần đầu tiên NATO tiến hành 500 vụ bắn phá trong vòng 24 giờ vào hàng loạt các mục tiêu kinh tế và dân sự ở Nam Tư. Mâu thuẫn trong nội bộ NATO tăng. Tổng thống Pháp G.Si-rắc phản đối giai đoạn ba đánh phá Nam Tư. Pháp bị loại khỏi các cuộc tham khảo ý kiến bí mật giữa Mỹ và Anh. Mỹ đặt mục tiêu ba tháng đánh bại Nam Tư. NATO đổ bộ các đơn vị đặc nhiệm vào Cô-xô-vô, gây sức ép với ba nước thành viên mới là Séc, Hung-ga-ri và Ba Lan, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước láng giềng Nam Tư để chống lại Nam Tư.

- Ngày 21-4: NATO ném bom trụ sở Đảng Xã hội Xéc-bi-a, phá hủy tám đài phát thanh và truyền hình tư nhân, 20 công ty trong cùng tòa nhà này. Mỹ cấm vận dầu mỏ chống Nam Tư, nhưng Hy Lạp, Đức, Pháp phản đối. Nội bộ NATO cũng bất đồng về mục tiêu đánh phá, với việc nhiều nước thành viên phản đối đánh vào các mục tiêu dân sự.

- Ngày 23-4: NATO đánh phá đài truyền hình quốc gia Xéc-bi-a RTS ở Bê-ô-grát, giết hại 15 phóng viên và nhân viên, làm hàng chục người khác bị thương; đánh bom nhà riêng Tổng thống Mi-lô-xê-vích nhằm "chặt đứt cái đầu của Liên bang Nam Tư". Nam Tư lên án hành động này của NATO là "khủng bố có tổ chức", và "chưa từng có trong lịch sử".

- Ngày 30-4: NATO leo thang bắn phá Nam Tư, tiến hành 600 vụ trong 24 giờ.

- Ngày 1-5: Sau cuộc đàm phán nhiều giờ với phái viên đặc biệt của Tổng thống Nga về Ban-căng V.Tréc-nô-mư-rơ-đin, Nam Tư tuyên bố chấp nhận một lực lượng quốc tế phi vũ trang ở Cô-xô-vô, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Mỹ và Anh bác bỏ đề nghị này.

- Ngày 2-5: Nam Tư thả ba lính Mỹ bị bắt. B.Clin-tơn ký lệnh cấm vận kinh tế - thương mại chống Nam Tư. Lệnh cấm vận dầu mỏ của EU đối với Nam Tư có hiệu lực. NATO sử dụng bom chứa than chì làm tê liệt các nhà máy điện của Nam Tư.

- Ngày 7-5: NATO phóng tên lửa vào Sứ quán Trung Quốc làm bốn người chết, hàng chục người khác bị thương, gây phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc và thế giới. Trung Quốc ngừng mọi cuộc tiếp xúc, kể cả về quân sự, với Mỹ.

- Ngày 10-5: Nam Tư tuyên bố rút một phần lực lượng khỏi Cô-xô-vô. NATO coi đề nghị này chỉ nhằm mục đích tuyên truyền.

- Ngày 13-5: Mỹ gọi nhập ngũ thêm ba nghìn quân dự bị đưa sang Ban-căng. EU thông qua các biện pháp cấm vận kinh tế, thương mạỉ, hàng không chống Nam Tư. Nga đe dọa rút khỏi các nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho Cô-xô-vô nếu các đề nghị của Nga không được cân nhắc.

- Ngày 18-5: Anh thúc giục đưa bộ binh vào Cô-xô-vô nhưng NATO chia rẽ về vấn đề này: Mỹ chần chừ vì sợ thương vong và bị sa lầy; Đức, Pháp và Hy Lạp phản đối. Đàm phán tay ba V.Tréc-nô-mư-rơ-đin, X.Tan-bớt, đặc phái viên của Mỹ và M.Ac-ti-xa-a-ri đặc phái viên EU, nhằm thu hẹp bất đồng giữa các bên về giải pháp cho Cô-xô-vô. Nam Tư tuyên bố "để ngỏ" khả năng đàm phán về giải pháp do G8 nêu ra ngày 7-5. Kế hoạch 7 điểm này bao gồm:

+ Chấm dứt ngay và có kiểm soát hoạt động quân sự ở Cô-xô-vô.

+ Rút lực lượng quân sự và bán quân sự Xéc-bi-a khỏi tỉnh này.

+ Triển khai lực lượng an ninh và dân sự quốc tế sau khi có sự chuẩn y của Liên hợp quốc.

+ Lập cơ quan hành chính quá độ cho Cô-xô-vô theo nghị quyết của Hội đồng bảo an.

+ Đàm phán về tự quản cho Cô-xô-vô.

+ Giải giáp vũ khí KLA.

+ Triển khai nỗ lực phát triển và ổn định của khu vực khủng hoảng.


- Ngày 23-5: NATO tăng cường bắn phá các mục tiêu kinh tế, dân sự ở Nam Tư, nâng số vụ lên 684 vụ trong 24 giờ, duy trì chiến lược "hai gọng kìm": đánh phá và tìm giải pháp ngoại giao, trên cơ sở "5 yêu cầu" của NATO đối với Nam Tư. B.Clin-tơn phê chuẩn 15 tỷ USD chi cho chiến dịch đánh phá Nam Tư.

- Ngày 25-5: NATO nhất trí tăng số quân đưa vào Cô-xô-vô từ 28 nghìn lên 48 nghìn.

- Ngày 27-5: Tòa hình sự Tòa án quốc tế La Hay truy tố Tổng thống Mi-lô-xê-vích và bốn quan chức Xéc-bi-a khác về tội chống lại loài người. Nam Tư và thế giới kịch liệt phản đối hành động này.

- Ngày 28-5: Hãng Ta-ni-úc tuyên bố Nam Tư chấp nhận "những nguyên tắc chung" của nhóm G8 đưa ra làm cơ sở cho việc đem lại hòa bình cho Cô-xô-vô.

- Ngày 1-6: Nam Tư gửi thư cho Đức tuyên bố chấp nhận các nguyên tắc của nhóm G8, yêu cầu NATO chấm dứt ném bom.

- Ngày 2-6: Tòa án quốc tế La Hay bác bỏ yêu cầu của Nam Tư đòi NATO chấm dứt ném bom. Mỹ tuyên bố đưa 7.000 quân tham gia lực lượng quốc tế ở Cô-xô-vô.

- Ngày 3-6: Nam Tư chấp nhộn kế hoạch do V.Tréc-nô-mư-rơ-đin và Mác-ti-xa-a-ri đưa đến Bê-ô-grát nhưng NATO tiếp tục đánh phá Nam Tư.

- Ngày 5-6: Đại diện quân sự Nam Tư và NATO gặp nhau thảo luận kế hoạch rút lực lượng Xéc-bi-a khỏi Cô-xô-vô.

- Tối 9-6, tại Cu-ma-nô-vô (Ma-xê-đô-nỉ-a), các đại diện của quân đội Nam Tư và NATO đã ký thỏa thuận quân sự kỹ thuật về việc rút quân đội và cảnh sát Nam Tư ra khỏi Cô-xô-vô, theo đó lực lượng vũ trang Nam Tư sẽ rút khỏi Cô-xô-vô trong vòng 11 ngày, trong đó lực lượng phòng không và không quân rút trong 3 ngày đầu tiên để từ khi ký thỏa thuận.

Theo thỏa thuận này, các lực lượng an ninh quốc tế (KFOR) dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc sẽ bắt đầu triển khai ở Cô-xô-vô sau khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết về giải pháp cho cuộc khủng hoảng, cho phép triển khai và giao các nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng này. Lực lượng mặt đất của Nam Tư rút ra khỏi khu đệm cách địa giới Cô-xô-vô 5km, lực lượng không quân rút cách địa giới 25km và không hoạt động trên vùng trời khu đệm này. Vào ngày thứ 11 từ khi thỏa thuận này có hiệu lực, quân đội Nam Tư hoàn thành việc rút quân và không có mặt trên khu vực đệm. Trong ngày đầu tiên thực hiện thỏa thuận, một số đơn vị Nam Tư sẽ được rút khỏi một số khu vực ở Cô-xô-vô... và NATO sẽ bắt đầu ngừng không kích. Vào ngày thứ 3 sau khi thỏa thuận có hiệu lực, toàn bộ các máy bay, ra-đa, tên lửa đất đối không (kể cả tên lửa vác vai), pháo cao xạ rút khỏi khu vực đệm cách địa giới Cô-xô-vô 25km. NATO sẽ chấm dứt ném bom Nam Tư khi quân đội Nam Tư hoàn thành việc rút quân.

T.T.


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 21 Tháng Tư, 2022, 08:26:17 am
Ý CHÍ NGƯỜI DÂN NAM TƯ


- Tổng thống Cộng hòa liên bang Nam Tư Mê-lô-xê-vích tuyên bố: Nhân dân Nam Tư kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc. Ông kịch liệt lên án các cuộc tiến công tội ác của Mỹ và NATO và khẳng định giải pháp chính trị là lối thoát duy nhất khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay ở Nam Tư.

- Đêm 7 tháng 4 năm 1999, tại cầu Bram-cốp bắc qua sông Xa-va ở thủ đô Bê-ô-grát đã diễn ra buổi hòa nhạc phản đối cuộc tiến công của Mỹ và NATO chống Nam Tư với sự tham gia của thành viên chính phủ Nam Tư và Cộng hòa Xéc-bi-a, sinh viên, trí thức, công nhân... Hàng nghìn người Bê-ô-grát vừa nghe hòa nhạc, vừa làm "bức tường sống" để ngăn cản máy bay Mỹ - NATO ném bom. Trên một chiếc cầu khác bác qua sông Đa-nuýp, hàng nghìn người dân thành phố Ni-vi Xát cùng đứng nắm tay nhau bảo vệ cầu.

Cùng ngày, tại thủ đô Bê-ô-grát đã diễn ra trận đấu bóng đá giao hữu giữa câu lạc bộ "Pa-rơ-ti-dan" với câu lạc bộ KAEK của Hy Lạp tới thi đấu nhằm biễu thị tình đoàn kết với Nam Tư chống cuộc tiến công của Mỹ - NATO. Gần 15 nghìn người hâm mộ bóng đá của Nam Tư và Hy Lạp đã tới cổ vũ trận đấu, và cùng nắm tay hô vang khẩu hiệu đòi Mỹ phải chấm dứt không kích Nam Tư.


CHÚNG TÔI THÍCH CHẾT HƠN LÀ LÀM NÔ LỆ

(Bà Lê-pô-xa-va Mi-lê-xê-vích,
Bộ trưởng Y tế trả lời phỏng vấn,
đăng trên báo Người Pa-ri số ra mới đây)


Hỏi: NATO ném bom đất nước bà đã 55 ngày rồi. Vậy mà vẫn chưa có lối thoát...

Trả lời: Chúng tôi mở cửa cho mọi cuộc đối thoại. Nhưng NATO muốn giết chết Mi-lô-xê-vích. Nên nhớ Mi-lô-xê-vích không phải là người đàn ông duy nhất đương đầu với NATO mà là cả đất nước Xéc-bi-a. Nếu Mi-lô-xê-vích chấp nhận dâng Cô-xô-vô cho một cường quốc nào đó, nhân dân Xéc-bi-a sẽ giết chết ông ta ngay.


Hỏi: Hậu quả của những trận ném bom như thế nào?

Trả lời: Tính đến ngày hôm nay, đã có hơn 1.000 người chết, 6.000 người bị thương, trong đó có 2.000 người bị thương nghiêm trọng. Nếu số người bị thương nghiêm trọng này sống được thì cũng ở trong tình trạng tàn phế.


Hỏi: Bà có chịu trách nhiệm về những thảm cảnh đó không?

Trả lời: Không. Nhà báo có nghĩ rằng chúng tôi tổ chức chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em An-ba-ni ở Cô-xô-vô để rồỉ sau đó giết chúng hoặc xua đuổi chúng ra khỏi đất nước chúng tối?


Hỏi: Có rất nhiều nhân chúng đã thấy cảnh tàn bạo do lực lượng Xéc-bi-a gây ra...

Trả lời: Không đúng. Đó chỉ là trò gian giảo của thời Bô-xni-a trước đây.


Hỏi: Tổng thống G.Si-rắc nói ở Mát-xcơ-va rằng Xéc-bi-a đã sẵn sàng chấp nhận cho quân đội nước ngoài vào Cô-xô-vô.

Trả lời: Chúng tôi chấp nhận tất cả những ai vì hòa bình kể cả những người từ sao Hỏa xuống. Nhưng chúng tôi không chấp nhận bất cứ ai có ý đồ giằng xé đất nước chúng tôi.


Hỏi: Hiệp thương tốt hơn là chiến tranh chứ?

Trả lời: Chúng tôi sẽ không bao giờ ký vào bản hiệp ước chấp nhận việc đất nước chúng tối bị chiếm đóng. Điều đó là không thể. Nếu thấy không hài lòng về cách cư xử của chúng tôi thì NATO cứ việc tiếp tục ném bom. Chúng tôi biết, mục tiêu của NATO là hủy diệt đất nước chúng tôi. Ngay đến những người không thích Mi-lô-xê-vích ở Xéc-bi-a cũng căm thù NATO.


Hỏi: Xéc-bi-a sẽ không chịu khuất phục ư?

Trả lời: Chúng tôi sẽ không ngừng chiến bởi vì chúng tôi không phải là người bắt đầu. Chính NATO sẽ phải ngừng chiến trước.


Hỏi: Thái độ khảng khái của bà có thể chịu được bom đạn không?

Trả lời: Đảng tôi, cánh tả mới đã tham gia chính phủ là vì hòa bình. Chúng tôi là những người dân chủ. Các ông muốn biến chúng tôi thành những người nô lệ. Tôi xin nói thẳng ra rằng chúng tôi thích chết hơn phải làm kiếp nô lệ cho các ông.


Hỏi: Đó là quan điểm của bà, còn quan điểm của dân chúng Xéc-bi-a thì sao?

Trả lời: Tôi có dịp tiếp xúc nhiều với người dân thủ đô Bê-ô-grát, tôi biết, chính phủ chúng tôi sẽ chẳng làm được gì nếu không có sự đồng tình của họ.

Hỏi: Có thật chính phủ bà không làm được gì để ngăn chặn cuộc chiến tranh?

Trả lời: Ông nói không đúng. Chúng tôi đã làm khá nhiều. Chúng tôi đã nêu sáng kiến đưa người tị nạn trở về. Chúng tôi đã rút một phần lớn số quân đóng ở Cô-xô-vô...


Hỏi: Đảng của bà, cánh tả mới luôn luôn đứng sau Mi-lô-xê-vích?

Trả lời: Vâng, bây giờ thì đúng.


Hỏi: Bà có đoàn kết với chính phủ của bà không?

Trả lời: Có chứ, tôi là một phần, của chính phủ mà.


Hỏi: Nếu các nhà lãnh đạo phương Tây đến Bê-ô-grát, bà có tiếp họ không?

Trả lời: Có chứ. Cái khó nhất đối với chúng tôi là không căm ghét các nhà làm chính trị phương Tây. Tôi sẽ cố gắng để làm được điều đó.


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 27 Tháng Tư, 2022, 06:54:37 am
NAM TƯ KIÊN CƯỜNG CHỐNG TRẢ
CUỘC KHÔNG KÍCH CỦA MỸ - NATO


TRẦN NHUNG


Các dân tộc Nam Tư có lịch sử oai hùng chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ đất nước. Thế kỷ 20 đã hai lần chứng kiến cuộc chiến đấu chống xâm lược của các dân tộc Nam Tư. Là một trong số ít nước ở châu Âu, Nam Tư đã kiên cường đứng dậy chống chủ nghĩa phát xít hàng chục năm trời. Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư do lãnh tụ Ti-tô lãnh đạo đã kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang chống ách đô hộ của phát xít Đức. Không phải đâu khác, chính Nam Tư là một trong những nước đầu tiên ở Ban-căng có những đội vũ trang du kích, bền bỉ chiến đấu trong những điều kiện cực kỳ ác liệt. Tướng phát xít Đức Giơ-ring đã có lần nói rằng: "Các đội vũ trang nhỏ bé của Nam Tư xuất quỷ nhập thần, là mối đe dọa cho các đơn vị đồn trú của quân Đức. Chúng ta đã tơi vào ổ kiến Nam Tư. Nếu chúng - các đơn vị du kích, xuất đầu lộ diện thì quân Đức sẽ tiêu diệt ngay nhưng chúng lại né tránh, lợi dụng đêm tối và rừng núi để bất thần tấn công, khiến quân ta bị tiêu hao từng ngày". Nhờ cuộc chiến đấu du kích, nhân dân Nam Tư đã giải phóng đất nước, giành được độc lập, thành lập Liên bang Nam Tư mùa Xuân 1945.


Nhưng lần này, khi loài người sắp bước vào thiên niên kỷ mới thì Nam Tư lại chịu cuộc tấn công xâm lược quy mô lớn và tàn bạo của Mỹ - NATO. Cuộc tấn công này chẳng khác gì đem đá đập trứng, bởi Mỹ - NATO áp đảo Nam Tư về mọi mặt. Binh khí kỹ thuật, công nghệ chiến tranh, tiềm lực kinh tế,... các loại vũ khí của Nam Tư, loại mới nhất cũng lạc hậu đến hai thập kỷ. Mặt khác, đây là cuộc chiến tranh điện tử và bấm nút, Mỹ - NATO chỉ dùng máy bay và tàu chiến bắn tên lửa, cho nên đặt Nam Tư ở thế bị động đối phó, bất lợi về mọi phương diện. Nhưng Nam Tư đã nêu tấm gương chống xâm lược, kiên cường đứng vững trong bom đạn. Kết cục cuộc chiến Mỹ - NATO chống Nam Tư cho thấy Nam Tư đã giành thắng lợi chính trị, được loài người tiến bộ tin tưởng, cổ vũ và đồng tình ủng hộ.


Báo chí phương Tây đã coi Nam Tư, coi Cô-xô-vô là cái nôi của nền văn minh dân tộc Xéc-bi-a. Dân tộc Xéc-bi-a định cư trên vùng đất hiện nay của nước Cộng hòa Xéc-bi-a tồn tại nhiều thế kỷ, bắt đầu tập trung đông đảo từ đầu thế kỷ thứ 9. Trải qua các thăng trầm của lịch sử, người Xéc-bi-a lúc thì quần tụ trên mảnh đất quê hương, lúc bị phiêu bạt đi các nước xung quanh bán đảo Ban-căng, vùng Trung và Đông Âu nhưng bao giờ cũng có ý thức cộng đồng và tinh thần yêu nước. Liên bang Nam Tư là một cấu trúc nhà nước đặc biệt. Từ một nước liên bang gồm 6 nước khi thành lập năm 1945, đến các cuộc biến động năm 1990 và 1991, 4 nước tách, ra thành các nhà nước độc lập, Liên bang Nam Tư mới chỉ còn 2 nước thành viên là Xéc-bi-a và Môn-tê-nê-grô nhưng là một nhà nước độc lập có chủ quyền, là nước thừa kế của Liên bang Nam Tư cũ. Cuộc chiến Mỹ - NATO chống Nam Tư đã đặt đất nước này trước thách thức nghiêm trọng nhất trong thế kỷ này. Nhưng Nam Tư đã không khuất phục trước xâm lược. Mục tiêu mà Mỹ - NATO đặt ra là chỉ sau 3 ngày, lâu nhất là 1 tuần không kích là buộc Nam Tư đầu hàng, nhưng phải tới gần 80 ngày không kích dữ dội nhất, cuối cùng Mỹ - NATO đành chấp nhận kết cục "không thắng không thua".


Cuộc chiến Mỹ - NATO chống Nam Tư gây hậu quả cực kỳ nặng nề cho Nam Tư. Tính trong thời gian cao điểm nhất của chiến tranh là 72 ngày không kích, từ trận mở màn 25-3 (giờ Việt Nam) đến trận bão lửa đêm 3-6 (già Việt Nam) trước khi hai bên đi vào tìm giải pháp thương lượng qua trung gian hòa giải cửa Nga và Cộng hòa Phần Lan, Mỹ - NATO đã thực hiện 31.529 phi vụ, giội xuống đất nước Nam Tư nhỏ bé hơn 2 triệu tấn bom đạn, ném tổng cộng hơn 20.000 quả bom chùm.


Thiệt hại về kinh tế của Nam Tư là vô cùng lớn. Tổng số thiệt hại lên tới 200 tỷ đô la Mỹ gồm hạ tầng cơ sở, nhà cửa, cơ quan, bệnh viện, trường học... Hàng triệu sợi than từ bao phủ lên các trạm biến thế và một số nhà máy làm Nam Tư bị mất điện hoàn toàn. Các loại bom chùm, đạn chứa chất u-ran, tên lửa hành trình... đã gây tác hại ghê gớm cho người, sinh vật và môi trường sống.


Trong hơn 2 tháng không kích, Mỹ - NATO đã giết hại hơn 1.500 thường dân Nam Tư, 6.000 người bị thương, hơn 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn nơi khác. Mỹ - NATO san bằng 60 nhà máy lớn, toàn bộ ngành công nghiệp hóa dầu, đánh sập 50 cầu lớn trong đó có 34 cầu đường bộ, 11 cầu đường sẳt, hầu hết các đường cao tốc và giao thông huyết mạch, hầu hết cơ sở ngành du lịch, dịch vụ...


Mặc dù phải lao vào cuộc chiến không cân sức nhưng nhân dân Nam Tư đã kiên cường chống trả những cuộc không kích của máy bay và tên lửa của Mỹ - NATO, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề. Tổng số máy bay các loại của Mỹ - NATO do Nam Tư bắn hạ là 72 chiếc, trong đó có 3 chiếc máy bay tàng hình tối tân F-117A và hơn 100 tên lửa hành trình.


Nam Tư hạn chế được thiệt hại do biết lượng sức mình nên có cách phòng chống thích hợp. Các máy bay được đưa đi cất giấu, tổng cộng chỉ tham gia không chiến 8 lần. Các đơn vị quân sự thường xuyên di chuyển. Trong khi chống không kích, các trạm ra-đa chỉ hoạt động chốc lát hoặc ngừng hoạt động để tránh bị theo dõi và tiêu diệt. Nhờ ngụy trang tốt nên nhiều trận địa xe tăng, quân sự, pháo, tên lửa đã tránh bị oanh kích.


Cuộc chiến Mỹ - NATO chống Nam Tư vừa qua là vết ô nhục trong thế giới hiện đại. Loài người đứng trước thách thức nghiêm trọng do việc Mỹ dùng bạo lực chống lại hòa bình, chống lại ý đồ độc lập tự chủ của các dân tộc muốn đi theo con đường do mình lựa chọn.

T.N


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 27 Tháng Tư, 2022, 06:55:33 am
MỸ-NATO TẤN CÔNG QUÂN SỰ VÀO NAM TƯ
VÀ PHẢN ỨNG CỦA QUỐC TẾ


Vào hồi 19 giờ GMT ngày 24-3 (2 giờ sáng ngày 25-3 giờ Hà Nội), NATO đã mở cuộc tấn công với quy mô lớn đầu tiên vào khoảng 40 mục tiêu trên lãnh thổ của Liên bang Nam Tư. Đây là cuộc tấn công đầu tiên vào một quốc gia có chủ quyền trong suốt lịch sử 50 năm của NATO.


Trong lần công kích này, phía NATO lần đầu tiên đã sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ (giá 2,2 tỷ USD/1 chiếc) và đã bắn gần 100 quả tên lửa hành trình Tô-ma-hốc vào thủ đô Bê-ô-grát, tỉnh lỵ Pri-xti-na - Cô-xô-vô, thành phố Nô-vi Vát, sân bay ở Pốt-gô-ri-xa của Môn-tê-nê-grô và nhiều khu vực khác của Nam Tư. Theo Bộ tổng tham mưu các lực lượng Nam Tư, đợt không kích đầu tiên của NATO vào Nam Tư, gây thiệt hại về người và của - nhưng chưa rõ cụ thể. Tướng N.Pap-cô-vích, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nam Tư ở Cô-xô-vô cho biết: 2 máy bay chiến đấu và 6 tên lửa có cánh của NATO đã bị các lực lượng phòng không Nam Tư bắn rơi trong những giờ đầu tiên của cuộc không kích.


Ngay sau khi kết thúc cuộc đàm phán thứ hai, dư luận phanh phui âm mưu của Mỹ và NATO kiếm cớ, tạo dựng hiện trường giả để tấn công Nam Tư: chỉ đơn phương một bên thuộc lực lượng ly khai Cô-xô-vô gốc An-ba-ni ký Hiệp định, với sự "tán dương" của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý. Người ta trút lên đầu Nam Tư và Tổng thống Mi-lô-xê-vích "trách nhiệm" về việc không ký Hiệp định, phá vỡ đàm phán. Thực chất Hiệp định ấy là sự áp đặt của Mỹ và NATO trên vấn đề lớn: trưng cầu ý dân về một nền độc lập hòa bình cho toàn Cô-xô-vô gốc An-ba-ni. NATO đưa khoảng 27.000 quân vào Cô-xô-vô để "giám sát" hai bên thực thi Hiệp định. Phía Nam Tư còn tố cáo Hiệp định mà phía lực lượng ly khai ở Cô-xô-vô ký là giả, không phải là văn bản thảo luận trong cuộc đàm phán tại Ram-bui-ê, ngoại ô Pa-ri từ ngày 6-2 đến 23-2-1999. Dù vậy, Mỹ và NATO vẫn bám vào đó như một lý do để cho phép mình dùng vũ lực.


Nguyên nhân sâu xa vẫn là Mỹ và NATO rắp tâm gây mất ổn định chính trị ở Liên bang Nam Tư mới, đi tới lật đổ Tổng thống Mi-lô-xê-vích - người mà phương Tây gọi là "cứng cổ" thuộc lực lượng cánh tả; bành trướng và bảo vệ lợi ích quân sự, chính trị và kinh tế của Mỹ và NATO tại vùng Ban-căng.


Tại cuộc họp báo ngày 19-3-1999 ở Oa-sinh-tơn về Cô-xô-vô, Tổng thống B.Clin-tơn nói rõ ý đồ của mình: "Đấy (Cô-xô-vô) là một cuộc xung đột không có những đường biên giới tự nhiên, nó đe dọa những lợi ích quốc gia của chúng ta"; rằng "một trong những điều mà tôi muốn làm khi tôi trở thành Tổng thống là tận dụng thời điểm này trong lịch sử để xây dựng một liên minh với châu Âu cho thế kỷ 21 với một châu Âu không bị chia rẽ, mạnh mẽ, an toàn, thịnh vượng v.v...".


Mỹ và NATO tấn công Nam Tư gây ra hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm khó lường: tàn phá đất nước Nam Tư, một quốc gia có chủ quyền, gây tang tóc đối với dân lương thiện và làm thiệt hại lớn của cải vật chất; hành động tấn công Nam Tư của Mỹ và NATO là minh chứng cho một tình thế mới, chưa từng có đang hình thành ở châu Âu kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến nay (đưa Mỹ và NATO lên địa vị bao trùm và độc tôn); kích thích nguy cơ của những ly khai mới ở châu Âu; phơi bày sự mong manh không đáng tin cậy của cơ chế đa phương ở châu Âu trong việc duy trì hòa bĩnh; Mỹ tiếp tục tạo ra tiền lệ vượt mặt, bỏ qua Liên hợp quốc, dùng NATO làm công cụ sức mạnh hàng đầu để thiết lập một trật tự thế giới dưới cây gậy chỉ huy của Mỹ; phủ bóng đen lên mối "quan hệ đối tác" Nga - NATO mà hai bên đã long trọng ghi trong "Định ước cơ sở về quan hệ hợp tác và an ninh", ký ngày 27-3-1997; một đòn giáng mạnh vào chính sách của Nga sau chiến tranh lạnh: muốn phát triển cơ chế đa phương để duy trì hòa bình và an ninh ở quy mô toàn cầu thông qua Liên hợp quốc, tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) và cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Và thậm chí đe dọa cả an ninh nước Nga.


Cũng chính vì vậy, thế giới đã phản ứng mạnh mẽ từ nhiều phía đối với cuộc tấn công của Mỹ và NATO vào Nam Tư.

- Ngày 24-3, Nam Tư đã tuyên bố tình trạng chiến tranh sau khi Mỹ và NATO tấn công Nam Tư. Đây là hiện tượng lần đầu tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đối với Liên bang Nam Tư. Trên tinh thần này, nhân dân và lực lượng vũ trang Nam Tư đã sôi sục chống Mỹ, NATO và đánh trả quyết liệt các đợt không kích.

- Ngày 24-3, Tổng thống Nga En-xin đã gọi các cuộc tấn công của Mỹ và NATO là một "sự xâm lược trắng trợn"; kêu gọi một cuộc họp ngay lập tức của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; ra lệnh triệu hồi đại diện của Nga tại NATO và đóng cửa các văn phòng của Nga tại Tổng hành dinh NATO ở Bỉ; ông En-xin còn nói: "Nếu cuộc xung đột gia tăng, điều đó sẽ trao cho Nga quyền có "các biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp có tính chất quân sự' để đảm bảo cho an ninh của mình và của châu Âu nói chung.

- Ngày 24-3, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã kêu gọi chấm dứt ngay cuộc không kích của Mỹ và NATO chống Nam Tư và quay lại thương lượng để khôi phục bình yên của Cô-xô-vô. Ngày 25-3, Tân Hoa xã đưa tin Ngoại trưởng Đường Gia Triền nói, cuộc tấn công của Mỹ và NATO vào Nam Tư là "không thể chấp nhận được" và cảnh cáo về "những hậu quả nghiêm trọng".

- Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia Bê-la-rút, Phó thư ký Hội đồng an ninh Bê-la-rút V.Na-ven-ski tuyên bố rằng: Bê-la-rút không loại trừ khả năng đưa trở lại lãnh thổ nước này vũ khí hạt nhân chiến lược.


Cùng ngày, Quốc hội U-crai-na đã thông qua quyết định hủy bỏ quy chế quốc gia không có vũ khí hạt nhân.

- Tổng thư ký Liên hợp quốc C.An-nan đã tỏ ý lấy làm tiếc về hành động quân sự của NATO và cho rằng mọi quyết định về sử dụng vũ lực phải được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua.

- Hội đồng hòa bình thế giới, tại Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Hội nghị Ban thường vụ, tổ chức tại Hà Nội, ngày 25-3-1999 đòi chấm dứt ngay lập tức việc NATO ném bom Nam Tư. Đây là lần đầu tiên NATO hành động đơn phương không có quyết định của Liên hợp quốc. Việc thực thi "quan điểm chiến lược mới" của NATO đang tạo ra một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế từ nay về sau.

- Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố "hết sức công phẫn" trước việc lực lượng quân sự NATO tấn công Cộng hòa liên bang Nam Tư, chà đạp lên luật pháp quốc tế, đi ngược Hiến chương Liên hợp quốc, ngang nhiên dùng sức mạnh quân sự xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa liên bang Nam Tư, gây tình hình căng thẳng trong khu vực Ban-căng, ở châu Âu và trên thế giới, tạo tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế.


Cùng với những phản ứng chính trị trên, làn sóng xuống đường phản đối mạnh mẽ hành động của Mỹ và NATO đã lan rộng trên thế giới của mọi tầng lớp nhân dân - kể cả trong lòng nước Mỹ và các nước khác thuộc khối NATO.

- Theo phóng viên thông tấn xã Việt Nam tại Oa-sinh-tơn, dưới các khẩu hiệu "Chấm dứt ném bom", "Dùng tiền để tạo ra việc làm và phát triển giáo dục chứ không phải để gây chiến tranh", "Không để cho Mỹ - NATO chiếm đóng Nam Tư". Tổ chức "Động viên khẩn cấp nhằm chấm dứt chiến tranh" (EMSW) đặt trụ sở tại thành phố Niu Oóc tổ chức cuộc tuần hành chống chiến tranh tại khu vực "Đài tưởng niệm các cựu chiến binh Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam" ở thủ đô Oa-sinh-tơn. Đây là cuộc biểu tình và tuần hành đầu tiên mang tính toàn quốc ở Mỹ với sự tham gia của hàng nghìn người từ 61 trung tâm thuộc 28 bang của nước Mỹ để phản đối Bộ Quốc phòng Mỹ và Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn gây cuộc chiến tranh chống Nam Tư. Ông B.Bếch-cơ trong ban tổ chức tuần hành nói: "Chúng tôi đòi quân đội Mỹ rời khỏi Nam Tư lập tức và phải dùng tiền để tạo ra việc làm và phát triển giáo dục thay vì sử dụng vào chiến tranh".

- Thủ tướng Ca-na-đa G.Crê-chiếp đánh giá việc Nam Tư chấp hành kế hoạch giải quyết cuộc xung đột Cô-xô-vô là "tiến bộ quan trọng và đáng hy vọng". Nhiều nhà lãnh đạo và chính phủ nhiều nước như Séc, Thụy Điển, I-ta-li-a, Phần Lan, Bun-ga-ri, Hà Lan, Áo, Tây Ban Nha đều coi đây là bước quan trọng trong tiến trình giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Ban-căng. Tuy nhiên không ít dư luận còn dè dặt về khả năng sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng trong khu vực này. Thủ tướng Nhật Bản Ô-bu-chi cũng tỏ ý thận trọng và cho rằng đây mới chỉ là "bước đầu tiên đi tới hòa bình". Thủ tướng Hy Lạp liên tục phản đối NATO tiến công Nam Tư trong suốt hơn 2 tháng diễn ra cuộc chiến, coi thỏa thuận đạt được tại Bê-ô-grát là "sự tiến trình đầy hy vọng". Ông vạch rõ rằng chiến tranh không phải là biện pháp thích hợp để giải quyết mọi cuộc xung đột.

- Ngày 7 tháng 4 chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định không cho phép máy bay NATO không kích Nam Tư bay qua không phận Thụy Sĩ. Chính phủ Áo cũng quyết định tương tự với lời khẳng định Áo là nước trung lập, vì vậy không thể để máy bay NATO bay qua không phận Áo để tiến công Nam Tư.

H.T (sưu tầm)


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 27 Tháng Tư, 2022, 06:56:46 am
KỊCH BẢN BỨC CHẾ VŨ LỰC
(Báo Quân đội nhân dân 11-6-1999)

QUANG LỢI


Thế là cuối cùng, tối 9-6, sau 4 ngày đàm phán rất căng thẳng vằ mấy lần bị gián đoạn, đại diện quân đội Nam Tư cũng đã đặt bút ký với đại diện quân đội NATO tại Cu-ma-nô-vô (Ma-xê-đô-nỉ-a) thỏa thuận quân sự kỷ thuật về việc rút quân đội và cảnh sát Nam Tư ra khỏi Cô-xô-vô.

Theo thỏa thuận này, phía Nam Tư phải làm gì?

Trong vòng 11 ngày, lực lượng vũ trang Nam Tư sẽ rút hết khỏi Cô-xô-vô, trong đó, lực lượng phòng không và không quân rút hết trong ba ngày đầu tiên kể từ khi ký thỏa thuận. Lực lượng mặt đất của Nam Tư rút ra khỏi khu đệm cách địa giới Cô-xô-vô 5km, lực lượng phòng không rút cách địa giới 25km. Quân đội Nam Tư sẽ hoàn tất việc gỡ mìn và các phương tiện gây nổ ở Cô-xô-vô trong hai ngày đầu tiên.

Còn phía NATO phải làm gì?

Trong ngày đầu tiên, khi một số đơn vị Nam Tư rút khỏi một số khu vực ở Cô-xô-vô, NATO sẽ tạm ngừng không kích, nhưng NATO sẽ chỉ chấm dứt ném bom sau khi quân đội Nam Tư hoàn thành việc rút quân. Các đơn vị thuộc lực lượng an ninh quốc tế (KFOR) dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc sẽ bắt đầu triển khai ở Cô-xô-vô sau khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết về giải pháp cho cuộc khủng hoảng.

Trong dự thảo nghị quyết trình lên Hội đồng bảo an do nhóm G8 và hai nước Xlô-vê-ni-a, U-crai-na bảo trợ có ghi rõ đồng thời với việc rút quân Nam Tư sẽ triển khai lực lượng an ninh quốc tế ở Cô-xô-vô.

Một sự "trám chỗ" tức thời chăng?

Trên thực tế, vào hồi 5 giờ chiều (giờ Hà Nội) ngày 10-6, đoàn xe 100 chiếc chở 2.000 quân Nam Tư bắt đầu rút khỏi Cô-xô-vô. NATO tuyên bố ngừng không kích Nam Tư. Ngày 11-6, lực lượng NATO tiến vào Cô-xô-vô.

Dù có được phủ bằng những ngôn ngữ ngoại giao hoa mỹ như thế nào, dư luận rộng rãi vẫn không thể xua được cảm giác rằng cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nam Tư và NATO mấy ngày qua đã bị cài đặt trên nhiều tầng nấc và bị xô đẩy vào một sự bức chế của vũ lực. Phía trên bàn đàm phán là một nắm đấm quân sự cực mạnh lúc nào cũng trực giáng xuống, và trên thực tế kể từ khi kế hoạch 10 điểm về Cô-xô-vô được phía Nam Tư chấp thuận, không một ngày nào Mỹ-NATO ngừng không kích. Trong khi đó, các động thái ngoại giao quốc tế trong tiến trình đàm phán diễn biến rất phức tạp, làm cho khả năng lựa chọn của Nam Tư ngày càng hạn hẹp, tình thế ngày càng ngặt nghèo.


Người ta có thể hình dung ra một vài lối nẻo chính của trận đồ thương thuyết ngoại giao trong lòng cuộc chiến này như sau: Ba nhà trung gian quốc tế (đại diện cho Tổng thống Nga về Ban-căng V.Tréc-nô-mư-đin; Tổng thống Phần Lan Át-ti-xa-a-ri, đặc sứ của EU về Cô-xô-vô; Thứ trưởng ngoại giao Mỹ S.Tan-bốt) phải đàm phán với nhau để cùng đi đến một thỏa thuận chung rồi mang tới cho Tổng thống Nam Tư Mi-lô-xê-vích. Sau những cuộc thương lượng rất khó khăn, ông Mi-lô-xê-vích chấp nhận rồi thuyết phục Quốc hội và Chính phủ Nam Tư đồng ý kế hoạch 10 điểm đó. Sau khi có kế hoạch này, Nam Tư và NATO đàm phán trực tiếp về việc rút quân và ngừng không kích. Trong lúc đó, nhóm G8 họp lại, đưa ra một dự thảo nghị quyết trình lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Thế nhưng, nghị quyết này lại có thể không được thông qua do Nga và Trung Quốc có quyền phủ quyết.


Mấy ngày qua, phương Tây đang thực hiện một chiến dịch ngoại giao nhằm thuyết phục Trung Quốc chấp nhận nghị quyết của Hội đồng bảo an.

Như vậy, một nghịch lý lớn đang phơi bày ra dưới con mắt của thế giới. 78 ngày trước đây, khi mở cuộc không kích Nam Tư, Mỹ-NATO đã hoàn toàn phớt lờ Liên hợp quốc. Thế mà giờ đây, cuộc chiến chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế và vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên hợp quốc đó lại đang được lái vào một kịch bản xem ra đầy tính pháp lý: kết thúc theo một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với sự áp đặt của kẻ gây chiến.


Điều nhức nhối đối với hàng trăm quốc gia thành viên Liên hợp quốc là chính cái nghịch lý lớn này lại bị gắn cho Liên hợp quốc: Từ một "quan sát viên" lạnh lùng và yếm thế vào lúc khởi đầu cuộc chiến và gần như trong suốt cuộc hủy diệt tàn khốc kéo dài hơn hai tháng rưỡi qua của Mỹ-NATO, giờ đây Liên hợp quốc lại được đẩy ra sân khấu, sắm vai "quan tòa" đầy quyền uy để hợp pháp hóa cuộc chiến tranh phi pháp, phản nhân văn của Mỹ -NATO cũng như những mưu đồ hậu chiến của họ. Chính Tổng thống Nga B.En-xin ngày 8-6 đã phải nói rằng: "Một lần nữa, thế giới hiện giờ đang phải đối mặt với sự áp đặt của vũ lực. Điều đó đi ngược lại các xu hướng phát triển một thế giới đa cực, hợp pháp hóa lợi ích của một số cường quốc độc đoán".


Có thể nói rằng Mỹ đang sử dụng NATO như một công cụ bạo lực và sử dụng Liên hợp quốc như một công cụ chính trị. Đó chính là một "thứ vũ khí rắn" và một thứ "vũ khí mềm" trong tay Oa-sinh-tơn để thực hiện chiến lược toàn cầu.

Phải chăng kịch bản kết thúc cuộc chiến tranh Nam Tư đã được hoàn tất?

Vẫn đang còn những khúc mắc gai góc tồn tại như những ẩn số lớn, trong đó vấn đề thành phần cũng như cơ chế chỉ huy lực lượng quốc tế ở Cô-xô-vô là đề tài tranh cãi gay gắt giữa Nga và NATO. Mỹ đòi NATO phải chiếm lực lượng nòng cốt và toàn bộ lực lượng quốc tế phải đặt dưới "sự chỉ huy thống nhất" của NATO, trong khi đó Mát-xcơ-va nói rằng 10.000 quân Nga sẽ đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Nga. Trong một động tác xoa dịu Mát-xcơ-va, Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn đã nói rằng "sẽ có một sự phối hợp" trong chỉ huy giữa Nga và NATO. Nhưng chưa ai hình dung ra sẽ có "sự phối hợp" kiểu gì khi NATO đã khẳng định lãnh thổ Cô-xô-vô sẽ bị chia ra thành 5 khu vực dưới sự cai quản của quân Mỹ, Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a. Đó là chưa nói đến việc bảo đảm tài chính và hậu cần để duy trì 10.000 quân Nga ở Cô-xô-vô đang là một vấn đề không nhỏ đối với nước Nga vốn đang khan hiếm tiền bạc.


Lại không thể nói về "vùng đệm" ở Cô-xô-vô, điều làm người ta liên tưởng đến "vùng cấm bay" ở I-rắc, nơi mà Mỹ và Anh lợi dụng trong suốt 8 năm qua để tiến hành các hoạt động quân sự thù địch chống chính quyền Xát-đam Hút-xen. Lại nữa, trong dự thảo nghị quyết của Hội đồng bảo an có nói tới việc yêu cầu các bên hợp tác để thực hiện quyết định của Tòa án quốc tế La Hay, tuy không nói trắng ra, nhưng ai cũng hiểu là việc đòi truy tố và bắt giam Tổng thống Mi-lô-xê-vích. Oa-sinh-tơn đã từng tuyên bố rằng chính sách của họ đối với Nam Tư sau chiến tranh, nhất là tái thiết, sẽ phụ thuộc vào việc xử lý số phận của Tổng thống Mi-lô-xê-vích. Như thế là kịch bản cuộc chiến tranh Vùng Vịnh dường như đang tái lặp trong cuộc chiến tranh Ban-căng. Nếu như ở I-rắc, Mỹ dựng lên vấn đề thanh sát vũ khí như một cái cớ để áp đặt lệnh cấm vận nhằm loại bỏ chính quyền Xát-đam Hút-xen, thì ở Nam Tư vấn đề thực hiện quyết định của Tòa án quốc tế La Hay sẽ loại bỏ chính quyền Mi-lô-xê-vích, vốn được Mỹ coi là "dấu tích cộng sản ở châu Âu" sau chiến trành lạnh. Và nếu điều này không thực hiện được thì ngụy cơ một cuộc cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị và ngoại giao đối với Nam Tư sẽ là một khả năng hiện thực.


Phải thấy rằng, bằng lòng quả cảm và bằng những mất mát, hy sinh to lớn, nhân dân Nam Tư đã buộc Mỹ và NATO phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mình, ngăn chặn ý đồ chỉ đưa riêng quân đội NATO vào Cô-xô-vô, buộc họ phải kết thúc chiến tranh bằng thương lượng hòa bình.


Tuy Mỹ-NATO ra sức phô trương, nhưng cuộc chiến tranh này lại không cho thấy rõ hơn sức mạnh quán sự minh chứng rằng sức mạnh quân sự của họ lại có hạn, rằng nền công nghệ chiến tranh kỹ thuật cao cũng có nhiều hạn chế, rằng không phải cứ giội bom và phóng tên lửa là sắp đặt được trật tự thế giới.


Dù màn diễn cuối cùng của cuộc chiến tranh có diễn ra như thế nào thì cũng không thể phủ nhận được rằng, bằng cuộc chiến đấu ngoan cường trong ngót 80 ngày qua, nhân dân Nam Tư đả giảng một đòn đích đáng vào thói ngạo mạo bạo lực của Mỹ - NATO, vào mưu toan muốn dùng NATO như một công cụ bạo lực và răn đe bạo lực tuyệt đối để bắt nạt thế giới, buộc cả thế giới phải nhất nhất tuân theo cây gậy chỉ huy của Mỹ. Trong màn khói của cuộc chiến tranh, Mỹ - NATO đã hiện ra như một mối đe dọa nguy hiểm nhất, tiềm tàng nhất đối với hòa bình và an ninh thế giới, đối với độc lập chủ quyền của các dân tộc. Đó chính là thất bại lớn nhất của Mỹ - NATO trong nhận thức chính trị của nhân loại trong thềm thế kỷ 21.

Q.L.


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 27 Tháng Tư, 2022, 06:57:57 am
SUY NGẪM VỀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH
TÀN BẠO VÀ ĐIÊN RỒ

(Báo Nhân dân số ra ngày 12-6-1999)


ĐINH THẾ HUYNH


Sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, ở Mỹ có một cuộc bán tháo khoán hàng nghìn chiếc máy tính từng sử dụng trong "chiến tranh tinh khôn" để điều khiển máy bay, tên lửa tầm xa và các khí tài hiện đại được huy động để tàn sát nhân dân I-rắc. Lần này, khi quả tên lửa cuối cùng của Mỹ-NATO phóng xuống đất Nam Tư vào hồi 7 giờ 35 phút ngày 10-6, chấm dứt cuộc chiến tranh tàn bạo nổ ra ngay trong lòng châu Âu "già nua và bồng bột", chắc chắn chợ trời các nước vùng Ban-căng sẽ lại bày bán nhan nhản những chiếc máy tính đại hạ giá vừa làm xong sứ mệnh tham gia giết người, đốt nhà và hủy diệt một đất nước chỉ hơn 10 triệu dân và rộng 102 nghìn cây số vuông. Bảng liệt kê chi phí chiến tranh, số lượng máy bay, tàu chiến, xe tăng, tên lửa... của Mỹ và các nước khác thuộc NATO trong cuộc chiến tranh Nam Tư, bất quá cũng không nhiều hơn một chiếc đĩa mềm máy tính dung lượng 1,44 mê-ga-bai.


Bây giờ là lúc người ta vắt tay lên trán nghiền ngẫm về cuộc chiến tranh này, khi những chiếc máy tính đã trở thành vô dụng, thành đồ bán rao, thẩy cho các tổ chức phi chính phủ đem đi bố thí tại các nước nghèo. Và rồi đây, khi không cần phải dán mắt vào màn hình ti-vi theo dõi những bản tin CNN nhoang nhoáng ánh chớp tên lửa và mù mịt khói bom nữa, chắc chắn loài người trên khắp hành tinh, dù ở trong những căn hộ tiện nghi lơ lửng giữa trời, hay những túp lều tồi tàn lợp bìa các-tông, cũng sẽ bình tâm lại nghĩ lại, cảnh giác và lo âu về những gì nghiêm trọng đặt ra bởi một cuộc chiến tranh điên rồ, bùng nổ trong những tháng năm cuối cùng của thế kỷ 20 đầy biến động.


I- CỖ MÁY CHIẾN TRANH ĐƯỢC PHÁT ĐỘNG BỞI ĐỘNG CƠ NÀO

Những kẻ phát động chiến tranh phi nghĩa bao giờ cũng cho rằng mình đúng, bao giờ cũng tìm ra những "lý do chính đáng" để biện minh cho hành vi gây chiến của mình. Nhưng lịch sử rất công bằng. Lịch sử sẽ phán xét chúng một cách nghiêm khắc như đã từng phán xét những tên tội phạm chiến tranh điên khùng, đẩy con người vào cuộc tàn sát dã man nhiều khi chỉ vì những điều hoang tưởng, ngu ngốc được che đậy bằng những danh từ mỹ miều.


Lần này, những người cầm đầu Mỹ-NATO đã vin cớ Nam Tư không chịu thi hành Hiệp định Ram-bui-ê, xua đuổi người gốc An-ba-ni khỏi Cô-xô-vô, do đó, để bảo vệ các giá trị "nhân quyền", họ phải dùng vũ lực để ngăn chặn những cuộc "thanh lọc sắc tộc"(!) Tôi đã từng qua lại vùng Ban-căng, đến Nam Tư và Cô-xô-vô. Ở đó có rất nhiều dân tộc chung sống, chen lẫn những nhà thờ Chính giáo cao vút của các dân tộc thuộc nhóm Xla-vơ là những chóp tròn của nhà thờ Hồi giáo. Khách đến đó, chỉ cần biết nói tiếng Nga thôi chẳng hạn, là ít nhất cũng có thể mua, thậm chí được thết đãi bánh mì, rượu Vốt-ca và dưa chuột muối, hoặc được mời vào những đám nhảy nồng nàn, cuồng nhiệt đến nát cả những bãi cỏ xanh mướt trên những sườn đồi thoai thoải, rợp bóng bạch dương. Thì cũng khác nào những bang miền nam nước Mỹ tràn ngập người Mê-hi-cô, các tỉnh An-dát, Lo-ren nổi tiếng về "những vấn đề lịch sử để lại" của nước Pháp, vùng Ba-xcơ liên tục "đòi tự trị" của Tây Ban Nha, vùng Quẽ-bếch nói tiếng Pháp "luôn muốn tách ra" từ Ca-na-đa...? Cuộc sống của người dân bình thường ờ đó "cơm ai nấy ăn, việc ai nấy làm", nhưng nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo sống chung với nhau thỉ tránh sao khỏi những lúc "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Vấn đề ở chỗ Nam Tư là cái gai ương ngạnh chọc vào con mắt "mục hạ vô nhân", muốn làm bá chủ thế giới của Mỹ; là bức tường thành ngăn cản cuộc "Đông chinh" của NATO, cho nên sau khi đã phát động chiến tranh ở các nước cộng hòa trước đây của Liên bang Nam Tư cũ là Crô-a-ti-a, Bô-xni-a - Héc-xê-gô-vi-na, Mỹ-NATO thọc bàn tay vào Cô-xô-vô, tiếp tục muốn cắt vụn và nghiền nát cái gai đó, bức tường thành "cứng đầu-cứng cổ" đó. Những thế lực ly khai cực đoan người gốc An-ba-ni được xúi bẩy, nện chân dựng lên cái gọi là quân đội giải phóng Cô-xô-cô (KLA) tiến hành các hoạt động vũ trang chống lại Nam Tư (từ năm 1997), gây xung đột với quân đội và cảnh sát của chính phủ Bê-ô-grát; Thế là Mỹ-NATO ra tay, lấy cớ bảo vệ "nhân quyền" của người gốc An-ba-ni ở Cô-xô-vô. Tháng 2-1999, "10 nguyên tắc chung" dành cho Cô-xô-vô được thỏa thuận một đằng, sau đó người ta đã tự ý sửa chữa nhiều nội dung một cách gian dối sau lưng Nam Tư, hòng đưa 28 nghìn quân NATO vào Cô-xô-vô với chiêu bài thay quân đội và cảnh sát nước này bảo đảm trật tự an ninh, giám sát thực hiện Hiệp định Ram-bui-ê, để cuối cùng, tách Cô-xô-vô thành một "nhà nước trong nhà nước". Đương nhiên Nam Tư không chấp nhận điều đó, đã bác bỏ tối hậu thư. Mỹ-NATO chỉ chờ có thế để phát lệnh tiến công!


Thực hiện giấc mộng bá chủ, ngoài mục tiêu nhổ cái gai Nam Tư ương bướng, Mỹ còn nham hiểm muốn chia rẽ và làm suy yếu châu Âu. Một "kế hoạch Mác-san mới", với khoảng 150 tỷ USD, có thể phục hồi những nhà máy ống khói buồn ngơ ngác, những bến cảng đìu hiu trong thời gian chiến tranh vừa qua tại vùng Ban-căng, những vết thương thù hận và nghi kỵ giữa các quốc gia ở châu lục này tưởng đã lành miệng từ sau hai cuộc chiến tranh nửa đầu thế kỷ, giờ lại tấy lên, mưng mủ sang cả thế kỷ 21. Trong bối cảnh đó, dù công khai hay ngấm ngầm, thì cuộc chạy đua vũ trang ở châu Âu sẽ tái diễn, làm béo bở những hợp đồng mua vũ khí Mỹ. Và theo kiểu dạy võ của các "sư phụ" ngày xưa, giữ lại "miếng võ" cuối cùng làm bí quyết, Mỹ càng cột chặt các quốc gia châu Âu vào cán "chiếc ô an ninh" của mình. Khi NATO hùng mạnh và kình địch EU giàu có đã ngoan ngoãn cúi đầu thì sẽ là lúc Mỹ vung chiếc gậy chỉ huy trật tự thế giới mới "bảo ai cũng phải nghe, đe ai cũng phải sợ". Vậy là, với cuộc chiến tranh này, Mỹ vừa bán được vũ khí quá "đát", thử nghiệm vũ khí mới, vừa phát động cuộc tái chạy đua vũ trang nhằm chấn hưng "nền công nghiệp sản xuất dụng cụ giết người" đang có nguy cơ đình trệ do thị trường thu hẹp và bị cạnh tranh gay gắt. Với chiêu bài bảo vệ "nhân quyền" của 90% người gốc An-ba-ni theo đạo Hồi trong gần 2 triệu người Cô-xô-vô, Mỹ còn muốn ve vãn các dân tộc theo tôn giáo này, hòng xoa dịu sự công phẫn của họ trước những tội ác Mỹ đã gây ra cho nhân dân I-rắc, làm dịu làn sóng chống Mỹ đang âm ỉ ở Trung Đông, Tây Á và nhiều nơi khác. Một số nhà bình luận cho rằng, sau thời kỳ kinh tế khởi sắc, Mỹ đang đứng trước những khó khăn, nhịp độ tăng trưởng có thể suy giảm; nội bộ mâu thuẫn gay gât trong mùa bầu cử đang đến gần; do đó, theo quy luật, cuộc chiến tranh Nam Tư được bình luận là những hồi trống phách làm râm ran bên ngoài hòng thu hút dư luận, để cho bên trong phấn son mông má lại và dọn dẹp phông màn.


Đã chuẩn chi cho kịch bản này chừng 15 tỷ USD thì đùng một cái, ngày 5-6, tại Oa-sinh-tơn, nổ ra cuộc biểu tình và tuần hành toàn quốc của 30 nghìn người kéo đến từ 28 bang đòi chấm dứt cuộc tiến công Nam Tư. Đây là cuộc biểu tình phản đối chiến tranh lớn nhất kể từ khi xảy ra cuộc chiến, làm xáo động nước Mỹ, như một gáo nước lạnh giội vào gáy của những cái đầu đang rối như tơ vò.


Điều đáng ngạc nhiên đối với không ít người là vì sao các thành viên NATO ở châu Âu vốn giàu có, thậm chí có nước từng tỏ ra cứng cỏi, không chịu khuất phục, lần này lại răm rắp tuân theo sự giật dây của Mỹ như thế? Phải chăng sự nôn nóng "nhất thể hóa châu Âu" đã khiến họ mắc bẫy? Sau khi khối Vác-xa-va tan rã NATO như một võ sĩ đánh nhau với không khí, loạng choạng mất phương hướng vì không còn đối thủ. Có lúc, những người biện minh cho sự tồn tại của NATO phải nêu mục tiêu chiến lược của khối quân sự này là để đối phó với bọn khủng bố (!) Nhưng đối phó với bọn khủng bố thì làm gì phải cần đến một tổ chức đồ sộ, đông quân tướng, nhiều súng ống, tiêu tốn tiền đóng thuế của người dân đến thế? Vậy là các nhà vạch chiến lược của NATO bèn nghĩ "mẹo" bành trướng sang phía Đông, "nhất thể hóa châu Âu" bằng cả quân sự, chứ không chỉ bằng biện pháp kinh tế và "sự cảm hóa" năm ăn, năm thua. Tiếng vọng đổ vỡ của bức tường Béc-lin thôi thúc họ thì thùng như trống gõ. Nhưng nhân dân các dân tộc ở Trung Âu và Đông Âu thì đã và đang vỡ mộng bởi tiếng vọng đổ vỡ của bức tường Béc-lin thôi thúc họ thì thùng như trống gõ. Nhưng nhân dân các dân tộc ở Trung Âu và Đông Âu thì đã và đang vỡ mộng bởi những thứ bánh vẽ mang nhãn hiệu phương Tây; nuối tiếc nhận ra rằng, chủ nghĩa xã hội dù còn nghèo và không ít khuyết tật, nhưng dù sao ở đó, cuộc sống của họ được ổn định, tương lai con cái họ được bảo đảm, niềm tự hào dân tộc được tôn vinh chứ không đói rét, bấp bênh, bị chèn ép và làm nhục như khi phải ngửa tay chờ viện trợ bên ngoài. Trên thực tế, hàng nghìn tỷ Mác chưa đủ để "nhất thể hóa:" khoảng trống trong lòng người Tây Đức và Đông Đức. Vậy thì "nhất thể hóa châu Âu" cần phải đổ vào đó bao nhiêu tỷ? Huống chi, nếu có khoản tiền đó, thì đâu có phải là tiền nước Đức chỉ cho việc thống nhất nước Đức, mà là tiền Tây Âu cho Đông Âu vay, với lãi suất và biết bao điều kiện ngặt nghèo? "Một ngày ăn đấy, bảy ngày ăn đâu", nhiều người Nga đã phát khùng, quay lưng lại với một vài chính phủ đã đổ, sáng phồng chiều tẹt bởi chiếc ống đu đủ bơm viện trợ phương Tây. Âm mưu bành trướng của NATO sang phía Đông dẫn đến hậu quả làm nổ ra cuộc chiến Nam Tư. Để biện minh, người ta lúng túng đưa ra khái niệm "chiến lược mới", mà nhiều nhà quan sát nói trắng ra rằng, đó là bước chuyển "từ phòng vệ tập thể sang can thiệp khu vực". Khái niệm đầy mâu thuẫn này càng làm cho nội bộ NATO thêm hục hoặc. Trong con mắt của nhân dân châu Âu và toàn thể nhân loại, khối quân sự này lộ nguyên hình là công cụ can thiệp do Mỹ điều khiển.


Giống như hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, bên cạnh sự đổ vỡ, chết chóc, cuộc chiến tranh chống Nam Tư càng làm châu Âu chia rẽ trầm trọng. Sự mất giá có lúc lên đến 10-12% của đồng ơ-rô là một khối lượng giá trị khổng lồ, nhưng chưa thấm gì so với hậu quả lâu dài của thương tích mà "cạm bẫy chiến tranh Nam Tư" do Mỹ giăng ra đã sập xuống, gây ra cho châu Âu.


Trong những ngày này, tôi thèm được đọc những luận văn sâu sâc, uyên bác, rừng rực lửa như những bài bút chiến thuở nào mà H.Bác-buýt, L.A-ra-gông, I.E-ren-bua, C.Xi-mô-nốp... từng viết để lên án chiến tranh, để kết án bọn thủ phạm gây chiến. Tôi tin rằng, châu Âu không bao giờ cạn kiệt những tài năng xuất chúng, những trí tuệ lớn và những trái tim tràn đầy nhiệt huyết, rạo rực tính nhân văn!


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 27 Tháng Tư, 2022, 06:58:30 am
II- NHỮNG ĐIỀU NHẦM LẪN CỦA MỸ-NATO

Cuộc chiến tranh Nam Tư kéo dài 79 ngày. Mỹ và 18 thành viên NATO khác huy động 55 nghìn quân, 1.012 máy bay, phóng hơn 10.000 tên lửa, sử dụng hơn 79.000 tấn chất nổ, 3 tàu sân bay và 36 tàu chiến khác. Trong đó, có những loại vũ khí tối tân và đầt tiền nhất như máy bay tàng hình F-117A, máy bay ném bom B-2 (giá mỗi chiếc 2 tỷ USD), máy bay trực thăng săn xe tăng A-pa-sơ; các loại tên lửa tầm xa Cru-dơ, Tô-ma-hốc; các loại bom từ thông thường đến bom chứa chất độc hóa học, bom cát-xét, bom la-de, bom chứa bụi than chì để phá hoại các mạng điện... Huy động tổng lực như vậy, Mỹ-NATO tính toán đánh nhanh thắng nhanh trong vòng một tuần. Nhưng họ đã lầm, đã thất bại cả trong mục tiêu được tuyên bố công khai và mục tiêu ngấm ngầm.


Vì công khai, họ tuyên bố tiến công Nam Tư để ngăn chặn dòng người gốc An-ba-ni bị đuổi khỏi Cô-xô-vô, nhưng trên thực tế, trong hơn 860.000 người rời khỏi tỉnh này thì phần lớn là người gốc An-ba-ni chạy trốn bom đạn kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh do Mỹ-NATO gây ra. Bộ máy tuyên truyền phương Tây suốt ngày ra rả về cái gọi là "cuộc thanh lọc sắc tộc" do chính quyền Nam Tư tiến hành, gọi đó là "tội ác diệt chủng", thậm chí họ còn vận động tòa án quốc tế La Hay truy tố Tổng thống Mi-lô-xê-vích về "tội chống loài người" (í). Nhưng sự thật ngày càng được phơi bày qua những dòng người di tản nheo nhóc, oán khóc như ri; những trại tị nạn lập vội vàng nằm nhan nhản trên đất các nước láng giềng của Nam Tư; những khu dân cư bị tàn phá; những đoàn xe, những bệnh xá chật cứng người Nam Tư, người Cô-xô-vô, kể cả người An-ba-ni bị thương do máy bay Mỹ-NATO đánh bom... "nhầm". Đã từng trải qua và chứng kiến những cuộc thảm sát bằng bom B52 trong, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam mà đêm đêm xem truyền hình Nga phát lại những cuốn băng do các đồng nghiệp Nam Tư thực hiện, chúng tôi không khỏi bàng hoàng, ghê sợ; huống chi là phản ứng của người Âu - Mỹ, phần lớn chưa từng ngửi mùi khói bom. Hoảng sợ trước sự lên án của dư luận, Mỹ-NATO đẩy mạnh hơn "cuộc chiến tranh thông tin" trên tất cả các phương tiện truyền thông, lờ tịt mọi tội ác dã man họ đã gây ra cho nhân dân Nam Tư, nhất là nhân dân Cô-xô-vô, trọng đó phần lớn là người gốc An-ba-ni. Đồng thời, họ phát động chiến tranh thứ ba - "chiến tranh chống loại báo chí đưa tin thật sự", hủy diệt các phương tiện thông tin đại chúng, giết hại các nhà báo Nam Tư và nước ngoài. Song, tất cả đều vô hiệu, tội ác của Mỹ-NATO giết hại dân thường (hơn 1.500 người chết, hơn 6.000 người bị thương), hủy diệt các công trinh dân dự, từ bệnh viện, nhà an dưỡng, trường học đến nhà máy, cầu cống, mạng lưới điện, trạm cung cấp xăng dầu và cả đại sứ quán các nước, đã phơi bày trước bàn dân thiên hạ tính chất tàn bạo không thể dung tha của cuộc chiến tranh mà họ đã gây ra trên đất nước Nam Tư. Sự rạn nứt trong lòng nước Mỹ-NATO ngày càng lan rộng. Hơn 82% người Mỹ phản đối cuộc chiến tranh phi lý, đòi chấm dứt tiến công Nam Tư.


Trong âm mưu sâu xa, chiến lược đánh nhanh tháng nhanh bằng vũ khí hủy diệt của Mỹ-NATO mưu toan làm cho nội bộ Nam Tư rối loạn, dân chúng hoảng sợ, bất mãn, nổi dậy lật đổ chính phủ của Tổng thống Mi-lô-xê-vích, lập nên một chính phủ mới dễ bảo ở Bê-ô-grát. Nhưng họ đã lầm! Tinh thần quả cảm, truyền thống không bao giờ khuất phục trước kẻ thủ và lòng căm phẫn về những tội ác man rợ của quân xâm lược đã biến thành sức mạnh vô song, đoàn kết, cổ vũ nhân dân Nam Tư trụ vững giữa mưa bom bão đạn trong suốt 79 ngày đêm; kiên cường giáng trả, đẩy Mỹ-NATO vào thế lúng túng phải lựa chọn giữa việc tiếp tục tiến công bằng máy bay, tên lửa hay là đưa bộ binh vào tham chiến. Trong hơn hai tháng rưỡi, cuộc đốt tiền ở Cô-xô-vô đã làm kho bạc của nhiều nước châu Âu suy cạn, thị trường chứng khoán liêu xiêu; giàu như Mỹ mà đến cuối cuộc chiến tranh cũng không dám sử dụng những loại tên lửa đắt tiền như mấy ngày đầu. Còn đưa bộ binh vào Cô-xô-vô thì các nhà lãnh đạo Mỹ-NATO chưa đủ gan. Bài học nhớ đời về cuộc chiến tranh Việt Nam luôn luôn ám ảnh họ. Hơn nữa, địa hình vùng rừng núi Ban-căng hiểm trở, người Xéc-bi-a thiện chiến, rất giỏi đánh du kích. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, nhất là trong chiến tranh thế giới thứ hai, những quân đoàn du kích Nam Tư đã làm thất điên bát đảo 30 sư đoàn phát-xít Đức, đóng vai trò quyết định giải phóng đất nước của mình. Thống soái Đức Mác-ken-sen từng phải kính nể, cho xây dựng tượng đài kỷ niệm ở Bê-ô-grát với dòng chữ: "Tưởng nhớ đối thủ Xéc-bi-a vĩ đại".


Thật là phi đạo đức khi nhìn nhận một cuộc chiến tranh như một trận bóng đá, thắng thua chỉ là "những bàn vào lưới". Thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Nam Tư vừa đạt được kết quả những nỗ lực to lớn của cộng đồng thế giới, của phong trào phản đối chiến tranh ngày càng lan rộng; là thắng lợi của nhân dân Nam Tư đã kiên cường chiến đấu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mình; chứng tỏ các thế lực hiếu chiến rất hùng mạnh, có thể làm được nhiều điều tàn bạo và ngang ngược, nhưng không phải mục đích nào của họ cũng đạt được, dù đã phải dùng mọi thủ đoạn từ bắn giết, đe nẹt đến tung tiền mua chuộc và gạ gẫm đổi chác. Cuộc chiến đấu anh hùng, những hy sinh to lớn và kể cả những nhân nhượng khó tránh khỏi vì quyền lợi dân tộc lâu dài của nhân dân Nam Tư đã phơi bày những tính toán nhầm lẫn và làm phá sản mọi mưu đồ chiến lược của Mỹ-NATO.


Tiêu đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
Gửi bởi: saoden trong 27 Tháng Tư, 2022, 06:58:58 am
III. NHỮNG ĐIỀU LOÀI NGƯỜI KHÔNG THỂ NHẦM LẪN

Sau gần một thế kỷ đầy máu, nước mắt và biến động, trong thập kỷ cuối cùng nhân loại chứng kiến một xu thế hòa dịu trong các mối quan hệ và bang giao quốc tế. Đó là điều không thể phủ nhận, là dấu hiệu thật đáng khích lệ. Nhưng loài người chưa thể ngủ yên, bởi những xung đột sắc tộc và tôn giáo vẫn diễn ra ở nơi này nơi khác trên hành tinh mà ngọn gió hòa bình chưa xua tan nổi tà khí hắc ám của chiến tranh, dù đó là chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh Nam Tư càng chứng tỏ âm mưu "diễn biến hòa bình" là có thật và người ta không chỉ thực hiện âm mưu đó bàng những thủ đoạn hòa bình. Kích động chia rẽ nội bộ các dân tộc đến một lúc nào đó trở thành xung đột, đó là "cơ hội vàng" để các thế lực hiếu chiến nhảy vào can thiệp vũ trang. Tuy tín hiệu đó không phải là tiếng còi hụ khủng khiếp đến nỗi khiến các quốc gia giật thột, co mình lại khống dám chìa tay ra hợp tác với ai, nhưng rõ ràng không phải là "báo động giả" như một số người lầm tưởng hoặc cố tình lầm tưởng.


Trong thế kỷ 20, loài người làm nên những thành tựu nhiều gấp bội thành tựu của tất cả các thế kỷ trước cộng lại. Một trong những thành tựu lớn nhất của thế kỷ này là khẳng định chủ quyền dân tộc trở thành giá trị thiêng liêng của mỗi quốc gia, trong đó quyền con người được tôn trọng và bảo vệ toàn vẹn cả những giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại và những giá trị phù hợp bản sắc của dân tộc mình. Tiến công Nam Tư, Mỹ-NATO đã nhân danh "nhân quyền" chà đạp lên chủ quyền dân tộc được Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế khẳng định là bất khả xâm phạm. Tiền lệ nguy hiểm phớt lờ công pháp quốc tế, hủy hoại một thành tựu vĩ đại của loài người giành được sau hàng nghìn năm, những thế lực gây ra cuộc chiến tranh Nam Tư đã làm hoen ố thế kỷ 20. Và vì vậy, sang thế kỷ 21, loài người không chỉ phải đấu tranh gian khổ để tiếp tục giải trừ vũ khí hạt nhân, mà còn phải giải trừ cả chủ nghĩa bạo hành nhân danh "nhân quyền" để xâm phạm chủ quyền các quốc gia, dân tộc. Khơi lại ngọn lửa chiến tranh giữa các dân tộc là điều thật khủng khiếp đối với nền văn minh nhân loại. Những người có lương tri đều ý thức đầy đủ rằng quyền con người của một cá nhân thật là hệ trọng, nhưng con người chỉ có thể đúng là một con người khi sống trong cộng đồng dân tộc, cộng đồng nhân loại. Vì thế, nhân danh "nhân quyền'' của một số cá nhân đầy tham vọng xấu, mưu toan chà đạp, hủy diệt một dân tộc, đẩy loài người vào cuộc chiến tranh thế giới mới là một tội ác dã man, một trò bịp mà nhân loại không thể mắc lừa.


Những năm 20, 30 của thế kỷ này, nhân loại trong khoảnh khắc lịch sử lơ là đã để cho chủ nghĩa phát-xít từ một quái thai trở thành con quái vật xổng khỏi lò bát quái, vãi bom đạn và vung tít sợi xích sắt trại tập trung giết hại gần 50 triệu người, kéo hầu hết các dân tộc vào vòng binh lửa. Nhân loại từ đó đã trưởng thành hơn về chính trị, khống thể mất cảnh giác để cho chủ nghĩa bạo hành ở Mỹ và châu Âu thêm một lần tác oai tác quái. Tiếng thét phẫn nộ phản đối chiến tranh từ 28 bang lan ra toàn nước Mỹ, từ Đông Âu lan sang Tây Âu, từ châu Á lan sang châu Phi đến tận các hang cùng ngõ hẻm trên toàn thế giới. Con đường tái thiết đất nước, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Nam Tư, dù đã được khẳng định trong Nghị quyết Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, nhưng vẫn còn lâm gập ghềnh. Cũng như con đường đi đến nền hòa bình đích thực và cuộc sống phồn vinh của toàn nhấn loại sẽ phải vượt qua biết bao chông gai. Nhưng kinh nghiệm lịch sử, bài học cảnh giác và khả năng sáng tạo vô tận của con người, rốt cuộc, nhất định sẽ đưa nhân loại vững bước tiến về phía trước. Theo quy luật phát triển tất yếu của nhân loại từ thuở bình minh lịch sử, loài người đã và sẽ từng bước đi lên, tự giải quyết những vấn đề do chính thực tiễn đặt ra, tạo nên những tiền đề vững chắc để các dân tộc sát cánh tiến vào thế kỷ 21.


Sau hơn hai tháng rưỡi, lần đầu tiên sáng nay bình minh ở Ban-căng không nhuốm màu lửa đạn. Những bụi hoa xi-ren, nếu còn sống sót sau những trận bom, chắc chắn lại tỏa hương trong làn sương ban mai ẩm ướt. Không biết có cô gái Cô-xô-vô nào may mắn ngắt được bông hoa xi-ren năm cánh hạnh phúc? Mong ước tưởng như nho nhoi, nhưng tràn đầy khát vọng sống ấy của con người đã và đang cảnh tỉnh nhân loại hãy bằng mọi cách chặn đứng bạo tàn, bảo vệ những giá trị đích thực là quyền được sống trong độc lập, hòa bình và quyền tự quyết của mỗi quốc gia, dân tộc trên hành tinh này.

Đ.T.H.