Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: quansuvn trong 13 Tháng Ba, 2022, 04:14:35 pm



Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Ba, 2022, 04:14:35 pm
Tên sách: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 1996
Số hóa: giangtvx, quansuvn


Có anh hùng là vì có tập thể anh hùng, có tập thể anh hùng là vì có nhân dân anh hùng, dân tộc anh hùng, Đảng anh hùng.

Hồ Chí Minh


* Chỉ đạo nội dung:
   Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp

* Những người biên soạn:
   Đại tá Nguyễn Mạnh Đẩu
   Đại tá Phạm Lam
   Đại tá PTS Phạm Gia Đức
   Thượng tá Lê Đại Hiệp
   Thượng tá Lê Hải Triều
   Thượng tá Nguyễn Tinh


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Ba, 2022, 04:15:27 pm
ANH HÙNG NGUYỄN VIẾT XUÂN
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Viết Xuân, sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xà Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 11 năm 1952. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, sư đoàn 325, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, lên 7 tuổi Nguyễn Viết Xuân đã phải sống cuộc đời đi ở kéo dài suốt 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi, đồng chí vượt vùng tạm chiếm ra vùng tự do xin đi bộ đội. Mới đầu làm chiến sĩ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên phó đại đội, bất kỳ ở cương vị nào Nguyễn Viết Xuân cũng luôn luôn nêu cao quyết tâm chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trong thời kỳ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đồng chí là một bí thư chi bộ ưu tú, một chính trị viên xuất sắc, đã nêu một tấm gương sáng ngời về tinh thần kiên quyết tiến công địch, bị thương nặng vẫn không rời vị trí, động viên đơn vị bằng một khẩu lệnh tiến công bất diệt:

- Nhằm thẳng quân thù, bắn!

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Viết Xuân tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nhiệm vụ một chiến sĩ trinh sát, đồng chí đã luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Hòa bình lập lại, đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện và xây dựng doanh trại, đồng chí gương mẫu, tích cực và chỉ huy tiểu đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bản thân tuy sức yếu, song công việc nào được giao, dù là nặng nhọc, vất vả, đồng chí vẫn phấn đấu làm vượt mức. Định mức mỗi ngày 5 vác nứa, đồng chí đã chặt được 7 vác; định mức 5 cây gỗ, đồng chí chặt được 8-12 cây; ngoài ra còn tích cực giúp đỡ anh em trong những lúc khó khăn để cùng hoàn thành nhiệm vụ.


Sau khi nhận nhiệm vụ chiến đấu, Nguyễn Viết Xuân tổ chức cho chi bộ và anh em trong đơn vị quán triệt nhiệm vụ, khẩn trương, hăng hái chuẩn bị đầy đủ để giành thắng lợi cho cuộc chiến đấu sắp tới. Là một cán bộ chính trị nhưng am hiểu cả về quân sự, nên đồng chí được cấp trên đồng ý xếp làm trực ban chiến đấu như các cán bộ quân sự khác.


Ngày 18 tháng 11 năm 1964, nhiều tốp máy bay Mỹ đến bắn phá vùng Chà Lò thuộc miền tây tỉnh Quảng Binh. Ngay đợt đầu, 3 chiếc F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội. Loạt đạn đầu tiên của khẩu đội 3 đã đón lấy chiếc đi đầu. Bọn địch đổi hướng và tập trung công kích vào khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã đánh trả lũ máy bay địch. Một chiếc F.100 bốc cháy lao xuống phía núi nhưng 1 chiếc khác đã phóng 1 loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, đồng chí lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 hô lớn:

- Nhằm thẳng quân thù, bắn!

Lưới lửa của đại đội vây lấy lũ máy bay Mý và 1 chiếc nữa lại phải đền tội. Đợt chiến đấu vừa tạm dứt, đồng chí đi khắp các khẩu đội để nắm tình hình. Bọn địch lại ập đến điên cuồng bắn phá trận địa đại đội; bị 1 viên đạn siết vào đùi làm cho một chân bị giập nát, đồng chí bảo y tá cắt hộ chân cho khỏi vướng và giấu không cho mọi người biết, vì thiếu thuốc tê và dụng cụ, máu ra nhiều, chân nhức buốt, nhưng Nguyễn Viết Xuân cắn chặt chiếc khăn để không bật ra một tiếng nào. Sau trận chiến đấu ác liệt, đồng chí chỉ định người thay thế, phân công người chăm sóc các đồng chí bị thương, bình tĩnh bàn giao công việc rất tỉ mỉ. Khi về tuyến sau, vết thương quá nặng, máu ra nhiều, đồng chí thấy khó qua được giờ phút hiểm nghèo, nhưng khi có đồng đội đến thăm, Nguyễn Viết Xuân vẫn tỉnh táo hỏi tình hình trong đơn vị và nhắc phải chú ý chăm sóc tốt anh em, phát huy truyền thống của đơn vị, chiến đấu tốt hơn.


Nguyễn Viết Xuân không còn nữa nhưng cả đại đội 3 đã dấy lên một cao trào thi đua, kiên quyết chiến đấu lập công, trả thù cho người chính trị viên yêu quý của mình.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huy chương Kháng chiến hạng nhì, 6 bằng khen và giấy khen.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Viết Xuân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Ba, 2022, 04:16:27 pm
ANH HÙNG THÁI VĂN A


Thái Văn A, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở thôn Liên Hóa, xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, quan sát viên đảo Cồn Cỏ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Lớn lên sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, được học tập, rèn luyện dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, Thái Văn A hăng hái tham gia mọi công tác xã hội: giúp hợp tác xã tính thuế nông nghiệp, dạy bổ túc văn hóa, làm thông tin xã, v.v. hai lần được huyện khen thưởng, năm 1961, được kết nạp vào Đoàn thanh niên lao động Việt Nam.


Sau khi nhập ngũ, được điều về đơn vị pháo cao xạ, rồi chuyển sang trinh sát, học nhiều khoa mục chuyên môn phức tạp, đồng chí luôn luôn cố gắng nên khoa mục nào cũng đạt loại giỏi, được đơn vị khen và đạt danh hiệu đoàn viên tiên tiến.


Mùa hè năm 1963, được chọn ra công tác ở đảo Cồn Cỏ, Thái Văn A hiểu rõ tầm quan trọng của đảo, nên kiên trì rèn luyện từng giờ, từng ngày để có được "đôi mắt và đôi tai ngàn dặm", bất kể đêm ngày đều phải tỉnh táo phát hiện từng chấm đen trên biển, từng âm thanh khác lạ của sóng gió đại dương.


Ba năm công tác vả chiến đấu trên đảo, Thái Văn A đã phục vụ chiến đấu hàng trăm trận, trực tiếp chiến đấu 135 trận, góp phần bắn rơi 20 máy bay giặc Mỹ.


Một đêm tháng 8 năm 1963, tàu biệt kích địch lợi dụng ánh trăng, tắt hết đèn, lẩn dưới bóng mây, rồi hãm máy lẻn vào xâm phạm đảo. Đồng chí phát hiện kịp thời, báo cáo ban chỉ huy xử trí. Chiếc tàu địch biết bị lộ vội mở máy chuồn thẳng.


Ngày 8 tháng 8 năm 1964, địch cho nhiều tốp máy bay từ hướng đông-nam bay lướt qua đảo rồi quay về không có hoạt động gì. Đến trưa, 2 chiếc F.100 từ hướng tây - nam, bay rất thấp, định lợi dụng cây cối che khuất, bất ngờ công kích đảo. Đồng chí phát hiện được âm mưu địch, kịp thời báo cáo cho chỉ huy. Các trận địa đều sẵn sàng chủ động. Khi 2 máy bay địch vừa sà xuống, súng của ta lập tức nổ dữ dội, bắn rơi chiếc máy bay đi đầu, chiếc sau hoảng hốt bỏ chạy.


Ngày 11 tháng 3 năm 1965, 1 tàu khu trục địch từ ngoài khơi tiến dần vào đảo, đồng thời nhiều đợt máy bay của chúng lượn ở phía nam, hòng đánh lạc hướng và làm rối loạn mục tiêu theo dõi của ta. Bất ngờ, 6 máy bay phan lực của địch lợi dụng ánh nắng mặt trời, từ phía đông lao vào. Thái Văn A đã nắm chắc địch, nhanh chóng đánh kẻng báo động và báo cáo về đài chỉ huy. Các trận địa nhất loạt nổ súng hạ chiếc máy bay đi đầu, những chiếc khác xé đội hình bỏ chạy.


Bị thua đau, địch điên cuồng cho 20 máy bay AD.6 từ các hướng đánh vào đảo, vào đài quan sát. Một quả bom rơi trúng chân đài, đất đá văng cao, nhiều chấn song, thang và cột đài quan sát bị mảnh bom phạt gãy, sàn đài chòng chành nghiêng ngả, rồi lệch hẳn sang một bên. Nhận được lệnh cho phép xuống đài, đồng chí rất cảm động trước sự quan tâm của cán bộ, nhưng càng hiểu rõ trách nhiệm của mình ở vị trí tiền tiêu quan trọng này, đồng chí tình nguyện xin ở lại nguyên vị trí cũ. Người đau ê ẩm, hai cánh tay tê dại vì phải bấu víu nhiều để khỏi bị hất xuống đất, Thái Văn A cảm thấy vương vướng ở chân. Nhìn xuống thấy máu chảy mới biết mình bị thương, đồng chí nghiến răng rút mảnh đạn găm ở chân ra, rồi tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi trận chiến đấu kết thúc, góp phần cùng đơn vị bắn rơi 2 máy bay của giặc Mỹ và bắn bị thương nhiều chiếc khác.


Ngày 15 tháng 3 năm 1965, đài quan sát di chuyển đến một mỏm đồi cao. Thấy địa hình thuận lợi vừa quan sát, vừa có thể bắn máy bay bay thấp, đồng chí xin lĩnh súng và lập tổ chiến đấu.


Ngày 4 tháng 4 năm 1965, địch cho nhiều tốp máy bay vào đánh đảo. Thái Văn A quan sát nắm chắc địch, báo cáo kịp thời về sở chỉ huy và cùng tổ bình tĩnh chờ địch lao xuống thấp mới bất ngờ nổ súng mãnh liệt, bắn rơi 1 phản lực Mỹ.


Liên tục từ ngày 5 tháng 4 đến ngày 29 tháng 4 năm 1965, địch cho nhiều tốp máy bay ngày đêm đánh phá đảo, có đêm tới 3-4 lần ném xuống đảo nhiều loại bom, có cả bom nổ chậm. Đồng chí vẫn bình tĩnh, kiên cường làm nhiệm vụ. Có ngày địch ném xuống 64 quả bom nổ chậm, đồng chí tỉnh táo ghi lại chính xác vị trí từng quả bom, báo cho công binh xử trí.


Thái Văn A là một chiến sĩ trẻ, có quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc, tích cực hăng hái trong rèn luyện, học tập, luôn luôn nêu cao tinh thần anh dũng kiên cường trong chiến đấu, bị thương không rời vị trí, gương mẫu, đoàn kết giúp đỡ đồng đội, chấp hành nghiêm kỷ luật, được đồng đội thương yêu, mến phục.


Đồng chí đã được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 3 bằng khen, 2 năm liền được bầu là Chiến sĩ giỏi, Chiến sĩ thi đua và được chọn là đảng viên xuất sắc nhất của đảo.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Thái Văn A được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Ba, 2022, 04:17:31 pm
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN MẬT


Nguyễn Văn Mật, sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 9 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, khẩu đội trưởng súng cao xạ 14,5 mi-li-mét, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trước Cách mạng tháng Tám, gia đình Nguyễn Văn Mật rất nghèo khổ, bố mẹ và anh em đều phải đi ở cho địa chủ. Cách mạng thành công đã thay đổi hẳn cuộc đời của gia đình đồng chí.


Gắn bó sâu sắc với cách mạng, một lòng tin tưởng Đảng và Bác Hồ, cả gia đình đồng chí có 5 anh em, thì 4 người lần lượt đi bộ đội, trừ người em út chưa đến tuổi trưởng thành.


Tháng 4 năm 1963, được điều động về phân đội súng cao xạ thuộc trung đoàn 270 và được giáo dục nhiệm vụ nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ, Nguyễn Văn Mật ra sức học tập nắm vững kỹ thuật số pháo thủ mình được phân công, ngoài ra còn học thêm kỹ thuật của các số khác để có thể thay thế được khi cần thiết.


Tháng 2 năm 1964, đồng chí được đề bạt làm khẩu đội trưởng.


Trong 2 ngày 16 tháng 3 và 4 tháng 4 năm 1965, lần đầu tiên tham gia đánh máy bay Mỹ ở Vĩnh Linh, khẩu đội Nguyễn Văn Mật đã cùng đơn vị bạn bắn rơi 2 máy bay địch.


Tháng 4 năm 1965, được bổ sung ra đảo Cồn Cỏ, đồng chí tham gia chiến đấu trên 100 trận và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, có nhiều trận hoàn thành xuất sắc.


Suốt ngày 26 tháng 4 năm 1965, địch cho nhiều tốp máy bay AD.6 và F.4 vào bắn phá đảo, đồng chí cùng khẩu đội tỉnh táo bắt mục tiêu, đánh trả quyết liệt. Súng bị hóc, ngay dưới làn bom đạn của địch, Nguyễn Văn Mật bình tĩnh, khẩn trương sửa chữa, kịp thời tham gia chiến đấu được ngay, phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 2 máy bay Mỹ.


Liền trong các ngày 27, 28, 29 và 30 tháng 4 năm 1965, địch cho nhiều tốp máy bay đến đánh phá đảo. Đồng chí dũng cảm chiến đấu, sửa chữa súng hóc, bảo đảm cho hỏa lực phát huy được mạnh mẽ. Có đợt chúng ném một lúc 20 quả bom và phóng tên lửa vào trận địa, làm cho công sự, hào giao thông sập lở và một số đồng chí bị thương vong. Đồng chí thay thế làm nhiệm vụ số 2, tiếp tục bám sát mục tiêu và động viên anh em chiến đấu. Qua 4 ngày chiến đấu, đơn vị đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ, riêng khẩu đội đồng chí bắn rơi 1 chiếc.


Ngay mờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1965, địch đã cho 3 máy bay lao vào cát bom và phóng rốc-két xuống trận địa. Một loạt 8 quả bom nổ ngay bên công sự của khẩu đội đồng chí làm cho một số anh em bị sức ép, ngất đi, đồng chí cũng bị đất vùi từ bụng trở xuống. Được lệnh của đại đội cho đưa súng vào hầm tránh đạn, nhưng với quyết tâm diệt giặc, đồng chí đã xin cấp trên cho phép chuyển vị trí. Đồng chí bình tĩnh dùng tay moi đất kéo súng lên lau chùi, sửa chữa, khẩu đội tiếp tục chiến đấu, cùng đơn vị bắn rơi 1 máy bay địch.


Ngày 11 tháng 6 năm 1965, địch cho 9 máy bay AD.6 tới ném 70 quả bom xuống đảo, 2 quả rơi trúng trận địa pháo, công sự bị sập, súng bị vùi. Tuy địch đang bắn phá dữ dội, đồng chí vẫn bình tĩnh rời khỏi bệ súng, đứng lên sửa chữa súng rồi trực tiếp làm số 1 và chỉ huy khẩu đội tiếp tục chiến đấu phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 1 máy bay Mỹ.


Ngay chiều hôm đó, địch cho 8 máy bay vào đánh phá. Trận địa trung đội bị trúng bom, đồng chí trung đội trường hy sinh, Nguyễn Văn Mật tuy cũng bị sức ép nặng, nhưng vẫn cố gắng đưa trung đội trưởng về phía sau, rồi trở lại tiếp tục chiến đấu.


Thấy khẩu đội bạn bị hỏng súng, đồng chí lệnh cho khẩu đội mình bắn yểm hộ, rồi dũng cảm lao tới từng khẩu đội sửa chữa súng để toàn trung đội phát huy được hỏa lực đánh trả máy bay địch.


Ngoài tinh thần chiến đấu dũng cảm, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong bất kỳ tình huống nào, Nguyễn Văn Mật còn hết lòng thương yêu đồng đội, giữ nghiêm kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thương binh, tử sĩ, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu, mến phục.


Nguyễn Văn Mật đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 bằng khen và giấy khen.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Văn Mật được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Ba, 2022, 04:18:09 pm
ANH HÙNG NGUYỄN HỮU NGOÃN


Nguyên Hữu Ngoãn sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Binh, nhập ngũ tháng 7 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là binh nhất, pháo thủ số 2, thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 9 pháo cao xạ, bộ đội địa phương Quảng Bình.


Được nhà trường xã hội chủ nghĩa giáo dục, nhận rõ trách nhiệm của người thanh niên đối với Tổ quốc, vừa tròn 18 tuổi, Nguyễn Hữu Ngoãn xung phong nhập ngũ. Trong 6 tháng ở đơn vị, đồng chí đã luôn luôn tích cực học tập và rèn luyện nên cuối khóa huấn luyện đạt loại khá và giỏi trong tất cả các môn, được sư đoàn tặng giấy khen.


Vì yếu sức khỏe, được trở về địa phương, đồng chí vẫn tích cực tham gia mọi công tác, được tỉnh tặng giấy khen.


Một năm (từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 4 năm 1966), ở đơn vị pháo, Nguyễn Hữu Ngoãn đã tham gia chiến đấu hơn 60 trận, trận nào cũng nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường. Là pháo thủ số 2, đồng chí luôn luôn hiệp đồng với đồng đội chặt chẽ, nổ súng kịp thời, chính xác, kiên quyết diệt địch ngay từ loạt đạn đầu.


Ngày 1 tháng 9 năm 1965, 8 máy bay A.4D của địch đến đánh phá phà sông Gianh. Bom nổ xung quanh trận địa, đồng chí vẫn bình tĩnh lấy tầm, đạp cò, nổ súng đánh trả quyết liệt vào lũ máy bay Mỹ, cùng đơn vị bạn bắn rơi 2 máy bay địch.


Ngày 13 tháng 11 năm 1965, địch cho 3 máy bay vào đánh phá đập nước Cẩm Ly, ngay loạt đạn đầu, khẩu đội Nguyễn Hữu Ngoãn đã nổ súng kịp thời, cùng toàn phân đội bắn rơi tại chỗ 1 máy bay Mỹ.


Ngày 10 tháng 2 năm 1966, 4 máy bay địch lại lao vào đánh phá đập nước. Chiếc đi đầu vừa hạ thấp độ cao, lao xuống liền bị khẩu đội Nguyễn Hữu Ngoãn và các khẩu đội của đại đội bắn rơi tại chỗ.


Ngày 14 tháng 4 năm 1966, địch cho 4 máy bay phản lực đến oanh tạc trận địa phân đội pháo cao xạ. Một loạt rốc-két phóng xuống, Nguyễn Hữu Ngoãn bị thương vào tay trái, máu chảy nhiều, nhưng vẫn nén đau, tiếp tục chiến đấu. Một máy bay lao xuống bắn đạn 20 rni-li-mét, làm đồng chí bị thương lần thứ hai vào chân trái và tay phải, nhưng đồng chí vẫn không rời mâm pháo, tiếp tục đạp cò được 3 điểm xạ nữa, đồng thời hô khẩu hiệu động viên đồng đội: "Nhìn thẳng vào quân thù, bắn thật mạnh, trả thù cho các đồng chí của chúng ta!". Bị thương lần thứ ba, máu ra nhiều, ngất đi, khi tỉnh dậy, Nguyễn Hữu Ngoãn lại tiếp tục động viên đồng đội chiến đấu. Y tá đến băng bó và chuyển về tuyến sau; nằm trên cáng, đồng chí còn nhắn lại: "... Hãy anh dũng chiến đấu giữ vững truyền thống của khẩu đội...".


Khi điều trị ở bệnh viện, tuy vết thương rất nặng, Nguyễn Hữu Ngoãn không hề kêu rên một tiếng, mà còn động viên anh em xung quanh gắng chịu đựng để chiến thấng bệnh tật.


Không những anh dũng trong chiến đấu, Nguyền Hữu Ngoãn còn luôn luôn khiêm tốn, giản dị, chân thành giúp đỡ đồng đội, đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể, được đồng đội tin yêu, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Hữu Ngoãn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Ba, 2022, 05:56:44 pm
ANH HÙNG DƯƠNG CHÍ UYỂN


Dương Chí Uyển, sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 1 năm 1949, xuất ngũ tháng 7 năm 1958, tái ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên phó tiểu đoàn 71 pháo cao xạ, thuộc tỉnh đội Hà Tĩnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, kể từ năm 1949 đến 1954, Dương Chí Uyển tham gia chiến đấu 38 trận, trận nào cũng nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, hai lần bị thương nặng vẫn không rời vị trí, kiên quyết chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Năm 1951, nơi đóng quân bị lụt, đơn vị gặp khó khăn về lương thực, Dương Chí Uyển cùng 2 đồng chí nữa khắc phục khó khăn bơi lội suốt 7 ngày bảo đảm đủ gạo và thức ăn cho bộ đội.


Năm 1953, đánh trận Bản Phụng, bị địch bao vây, đơn vị chỉ còn lại 7 người, và đã bị thương cả, Dương Chí Uyển bình tĩnh động viên, chỉ huy đồng đội chiến đấu dũng cảm, suốt một ngày, phá được vòng vây của địch.


Năm 1958, phục viên trở về địa phương được 6 ngày, đồng chí xung phong nhận nhiệm vụ xã đội trưởng. Những năm công tác ở địa phương, khi làm xã đội trưởng, khi làm chủ tịch Ủy ban hành chính xã kiêm chính trị viên xã đội, Dương Chí Uyển luôn luôn gương mẫu, tận tụy trong mọi công tác, cùng với cán bộ địa phương đưa phong trào dân quân của xã từ yếu trở thành khá trong huyện.


Tháng 2 năm 1965, đồng chí được lệnh tái ngũ làm chính trị viên đại đội pháo cao xạ của tỉnh. Đơn vị mới thành lập, cán bộ, chiến sĩ và bản thân Dương Chí Uyển cũng chưa biết gì về pháo. Một mặt, đồng chí tích cực học tập để nắm vững kỹ thuật pháo; mặt khác, luôn luôn đi sát lãnh đạo, xây dựng quyết tâm cho đơn vị, tích cực luyện tập, nhanh chóng làm chủ vũ khí được giao.


Ngày 26 tháng 3 năm 1965, địch cho nhiều tốp máy bay đến bắn phá khu vực thị xã Hà Tĩnh. Chúng ném bom, bắn rốc-két vào trận địa đại đội 27. Trận chiến đấu mỗi lúc càng gay go, ác liệt. Đồng chí bị hai vết thương, máu chảy ra nhiều, nhưng nén đau, giấu đồng đội và cố gắng tựa vào thành công sự tiếp tục động viên, chỉ huy đơn vị. Khi đơn vị gặp khó khăn, Dương Chí Uyển cố lê tới từng khẩu đội, cổ vũ, chỉ huy anh em chiến đấu và khắc phục hậu quả. Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị kiên quyết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng đơn vị bạn bắn rơi 9 máy bay địch.


Vào bệnh viện, tuy vết thương nặng phải mổ nhiều lần, Dương Chí Uyển vẫn kiên trì chịu đựng và còn động viên các đồng chí y sĩ, bác sĩ làm nhiệm vụ.


Khi ra viện, sức khỏe còn yếu, được trên cho đi an dưỡng, nhưng đồng chí tự nguyện xin trở về đơn vị tiếp tục công tác và chiến đấu.


Dương Chí Uyển là một cán bộ gương mẫu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhiệm vụ nào, dù gian khổ, ác liệt cũng luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo của người đảng viên, người cán bộ, có tác dụng cổ vũ, lôi cuốn mọi người vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, chan hòa với đồng đội, được mọi người tin yêu, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 11 bằng khen và giấy khen, 6 năm là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Dương Chí Uyển đươc Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Ba, 2022, 05:57:24 pm
ANH HÙNG HOÀNG NGỌC CHƯƠNG


Hoàng Ngọc Chương, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là hạ sĩ, trung đội phó súng cao xạ 14,5 mi-li-mét thuộc đại đội 48, tiểu đoàn 14, sư đoàn 330, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Lớn lên ở vùng tự do trong kháng chiến chống Pháp, được cách mạng giáo dục, Hoàng Ngọc Chương hăng hái tham gia công tác từ tuổi thanh niên. Khi còn ở địa phương, đồng chí đã hăng hái tham gia xung phong làm mọi nhiệm vụ trên giao, vào dân quân, vào đội xung kích đắp đê chống lụt và đã nhiều lần được cấp trên khen thưởng.


Lúc vào bộ đội, ngay từ đầu, Hoàng Ngọc Chương đã tích cực học tập, gương mẫu trong mọi mặt công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ với ý thức quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc.


Tháng 1 năm 1965, đơn vị được lệnh sang Lào chiến đấu giúp bạn. Đồng chí rất phấn khởi, hăng hái chuẩn bị và động viên, giúp đỡ những người khác nhanh chóng ổn định mọi mặt để đơn vị sớm có thể lên đường.


Hoàng Ngọc Chương đã tham gia 33 trận chiến đấu, luôn luôn nêu cao tinh thần chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần cùng đơn vị lập công xuất sắc.


Ngày 19 tháng 2 năm 1965, đơn vị hành quân suốt đêm, đến 8 giờ sáng mới tới vị trí thì ngay chiều hôm đó, 47 máy bay Mỹ tới oanh tạc vào đội hình trú quân của đơn vị. Từ phút đầu, đồng chí có mặt ở vị trí chiến đấu, cùng với khẩu đội góp phần bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F.101 khi chúng vừa bổ nhào cắt bom. Máy bay Mỹ vẫn ngoan cố đánh phá, bắn rốc-két và đạn 20 mi-li-mét, làm cho cả khẩu đội bị thương vong. Còn một mình nhưng Hoàng Ngọc Chương vẫn không rời vị trí, đảm nhiệm thay tất cả các số tiếp tục chiến đấu. Khi súng bị hỏng và được lệnh rời khỏi xe, đồng chí xung phong đi cáng thương binh, cứu xe bị cháy, rồi lại xin tham gia với khẩu đội pháo tiếp tục chiến đấu, góp phần xứng đáng vào chiến công chung hôm đó, bắn rơi 9 máy bay giặc Mỹ.


4 giờ chiều ngày 15 tháng 6 năm 1965, 12 máy bay địch từ nhiều hướng lao tới đánh phá khu vực Na Cay, nơi trú quân của đơn vị. Hai quả bom rơi trúng trận địa, một số anh em bị thương vong. Tuy súng và người bị đất vùi, Hoàng Ngọc Chương bình tĩnh bới đất, nhanh chóng sửa chữa súng và tiếp tục chiến đấu, góp phần cùng đơn vị bắn rơi 3 máy bay địch.


Trong trận ngày 22 tháng 6 năm 1965, cả đại đội chỉ còn 3 khẩu súng và số người trực tiếp chiến đấu lại thiếu. Đồng chí đề nghị cả y tá và quân khí viên cùng tham gia chiến đấu để sử dụng và phát huy hết hỏa lực của đơn vị. Ngay từ sáng, 16 máy bay địch đã tới đánh phá, 24 quả bom rơi vào trận địa, có quả chỉ nổ cách khẩu đội đồng chí 15 - 20 mét. Súng bị hóc cả hai nòng, Hoàng Ngọc Chương cùng đồng đội bình tĩnh sửa chữa. Mới chỮa được một nòng thì máy bay Mỹ lao xuống, đồng chí kịp thời lấy hướng, cự ly cho khẩu đội bắn, sau đó lại sửa tiếp nòng thứ hai, rồi tiếp tục chiến đấu, cùng đơn vị bắn rơi 3 máy bay Mỹ.


Trong chiến đấu cũng như trong mọi mặt công tác, Hoàng Ngọc Chương luôn luôn gương mẫu, nhận khó khăn về mÌnh, nhường thuận lợi cho bạn, nêu cao ý thức tổ chức, giữ nghiêm kỷ luật, khiêm tốn, đoàn kết, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 bằng khen và giấy khen, là Chiến sĩ thi đua năm 1965.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Hoàng Ngọc Chương được Chủ tịch nưỚc Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Ba, 2022, 05:57:58 pm
ANH HÙNG TRẦN HANH


Trần Hanh, sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở làng Tức Mạc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ ngày 1 tháng 9 năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, trung đoàn phó trung đoàn 921 thuộc Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong kháng chiến chống Pháp, Trần Hanh ở trung đoàn 48, sư đoàn 320, chiến đấu 25 trận lớn nhỏ, qua các chiến dịch Hà Nam Ninh, tây nam Ninh Bình và Đông - Xuân 1953 - 1954, với cương vị chính trị viên đại đội, rồi chính trị viên phó tiểu đoàn chủ công của trung đoàn, được khen thưởng 1 Huân chương Chiến   công hạng ba và được bầu là Chiến sĩ thi đua của trung đoàn năm 1954.


Từ năm 1956, do yêu cầu phát triển quân đội, Trần Hanh được cử ra nước ngoài học lái máy bay phản lực. Xác định rõ trách nhiệm, đồng chí miệt mài học tập, đạt kết quả giỏi về kỹ thuật trước khi trở về nước (tháng 8 năm 1964). Không chủ quan với trình độ đạt được, đồng chí vẫn đi sâu nghiên cứu nắm vững đặc điểm kỹ thuật và vận dụng chiến thuật của Không quân nhân dân Việt Nam theo tư tưởng quân sự của Đang ta.


Giặc Mỹ xâm lược gây chiến tranh ra cả nước. Ngày 3 tháng 4 năm 1965, không quân ta lần đầu tiên ra trận. Biên đội đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ yểm hộ trên tầng cao và cạnh sườn để biên đội bạn lập công xuất sắc.


Ngày 4 tháng 4 năm I960, Trần Hanh nhận nhiệm vụ chiến đấu trên vùng trời Hàm Rồng - Thanh Hóa, đồng chí chỉ huy biên đội lập công xuất sắc.


Hôm đó, trời đầy mây, tầm nhìn bị hạn chế. Khi tới khu vực chiến đấu, ta nhìn thấy địch thì địch cũng đã phát hiện được ta và cho một tốp máy bay vòng vào phía sau biên đội (cách chừng 15 ki-lô-mét). Ngay lúc đó, Trần Hanh phát hiện 4 máy bay địch ở bên phải đang lấy độ cao bay lên để tránh hòa lực pháo cao xạ của ta từ dưới bắn lên. Tranh thủ yếu tố bí mật, bất ngờ, nắm thời cơ công kích luôn tốp này, đồng chí cho máy bay tăng hết tốc độ và vòng gấp, từ trêp cao lao xuống bám sát 1 chiếc F.105. Giữa lúc đó, Trần Hanh được đồng đội báo cho biết đằng sau có địch đang bám đuôi. Vững tin ở biên đội đang đối phó với địch ở phía sau để yểm hộ cho minh, đồng chí tiếp tục lao thẳng tới mục tiêu đã chọn. Tới cự ly có hiệu quả, đồng chí nổ súng, chiếc F.105 bị trúng đạn vào cánh trái, chòng chành. Vào sát hơn nữa, đồng chí bắn tiếp một loạt đạn. Chiếc máy bay địch bị trúng đạn vào giữa thân, bốc cháy và rơi xuống. Từ lúc này, đồng chí và biên đội đã tách rời, làm nhiệm vụ ở hai khu vực khác nhau.


Chiến đấu được 4 phút, khi nhận được lệnh quay về, Trần Hanh phát hiện 2 máy bay địch ở thế có lợi, đang chuẩn bị phóng tên lửa để diệt mình. Theo phương án đã nghiên cứu trước, đồng chí bình tĩnh quan sát và chuẩn bị đối phó. Khi máy bay địch đến cự ly phóng tên lửa, Trần Hanh đột nhiên làm động tác cắm đầu lao thẳng xuống đất với một tốc độ lớn, làm cho 2 tên lửa "Rắn đuôi kêu" của địch phóng trượt. Vừa ngóc máy bay vượt lên thì lại gặp 4 chiếc khác ở độ cao hơn từ phía sau lưng đánh tới; không còn cách nào khác, Trần Hanh dũng cảm quay ngược máy bay lại lao thẳng vào đối đầu với bọn địch. Không chịu nổi lối đánh đó, chúng hốt hoảng bỏ chạy. Khi báo cáo về đài chỉ huy và xin hướng bay, đồng chí phát hiện mình đã hoạt động quá giờ quy định nhiều, nhiên liệu còn rất ít, không đủ trở về sân bay. Lúc này, kim đồng hồ dầu chỉ số 0, đồng chí được phép nhảy dù. Nghĩ tiếc chiếc máy bay - tài sản quý giá - Trần Hanh cố lái gấp máy bay về phía trời quang, hạ thấp dần độ cao, cho máy bay là xuống theo quán tính. Gặp một thung lũng nhỏ, đã định hạ cánh, nhưng thấy sườn núi dốc, không bảo đảm an toàn, đồng chí cố cho trườn sang một thung lũng khác. Đồng chí khéo léo giảm dần tốc độ và cho máy bay hạ xuống một cánh ruộng con. Máy bay vừa chạm đất, người bị sóc mạnh, đầu choáng, mắt hoa, nhưng trước mặt là một con lạch, tiếp đó là một gò đất cao, đồng chí cố gắng tỉnh táo đưa máy bay vượt qua lạch rồi quay ngang chạy xuôi cùng chiều với gò đất. Máy bay trượt thêm 15 mét, rồi dừng lại, đồng chí ngất đi trong buồng lái. Sau trận này, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.


Trần Hanh là một người lái giỏi, một cán bộ chỉ huy biên đội dũng cảm, mưu trí, lập công xuất sắc ngay từ trận đánh đầu. Đồng chí đã tìm ra và vận dụng có kết quả cách tránh tên lửa đối không của địch, nêu bài học kinh nghiệm cho các biên đội bạn. Với ý thức bảo vệ, giữ gìn máy bay đến cùng, đồng chí đã tìm mọi cách hạ cánh an toàn khi máy bay đã hết dầu, trong điều kiện địa hình phức tạp.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Trần Hanh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Ba, 2022, 05:58:41 pm
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BẢY


Nguyễn Van Bảy, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Thanh, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, đại đội phó đại đội 1 Không quân, thuộc trung đoàn 923, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1954 đến năm 1959, Nguyễn Văn Bảy ở đơn vị bộ binh, đồng chí công tác và học tập rất hăng say, luôn luôn đạt loại giỏi, 5 năm liền lập thành tích xuất sắc, được cấp trên khen thưởng. Năm 1960, đồng chí được chuyển sang không quân, đi học lái máy bay phản lực.


5 năm kiên trì phấn đấu, với tinh thần nỗ lực rất cao, học tập để góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc, đồng chí tích cực rèn luyện sức khỏe, kiên trì học tập. Có lần đang bay tập, vì thời tiết xấu, máy bay bị lạc và hết dầu, đồng chí bình tĩnh hạ cánh bắt buộc an toàn, được các giáo viên khen ngợi.


Tháng 4 năm 1965, Nguyễn Văn Bảy tốt nghiệp trở về nước, cũng là lúc giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, đồng chí có nhiều cố gắng nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật để đánh thắng không quân của bọn xâm lược Mỹ.


Tính đến ngày được tuyên dương anh hùng, Nguyễn Văn Bảy đã chiến đấu 7 trận, trận nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần cùng biên đội bắn rơi 12 máy bay địch. Riêng đồng chí 4 lần nổ súng, bắn rơi tại chỗ 4 máy bay phản lực Mỹ; hai F.4, một F.105 và một F.8.


Ngày 7 tháng 10 năm 1965, trong khi làm nhiệm vụ yểm hộ cho đồng đội, máy bay Nguyễn Văn Bảy bị thương vì tên lửa địch, thủng nhiều chỗ (84 lỗ), nắp buồng lái cũng bị thủng; máy bay mất thăng bằng; chòng chành mạnh. Tình hình rất khẩn cấp, nguy hiểm, Nguyễn Văn Bảy vẫn bình tĩnh điều khiển máy bay lựa theo sức gió, giữ lại thăng bằng, trở về sân bay hạ cánh an toàn.


Ngày 26 tháng 4 năm 1966, đang hoạt động trên vùng trời Võ Nhai (Bắc Thái), Nguyễn Văn Bảy phát hiện máy bay địch ở thế có lợi đang bám đuôi hai đồng chí trong biên đội. Trước tình hình đó, đồng chí và một đồng chí nữa, dũng cảm, nhanh chóng, bất ngờ lái máy bay xông thẳng vào giữa đội hình máy bay địch, làm cho chúng hốt hoảng tìm đường tháo chạy. Quyết không cho chúng thoát, đồng chí bình tĩnh bám chắc 1 chiếc, tới cự ly có hiệu quả mới nổ súng. Chiếc phản lực địch lật xuống để tránh đạn, đồng chí cho máy bay mình lật theo ngay và bồi tiếp một loạt đạn nữa, làm cho nó bốc lửa và rơi ngay tại chỗ. Trận này, biên đội Nguyễn Văn Bảy bắn rơi 2 phản lực Mỹ và trở về an toàn.


Ngày 29 tháng 6 năm 1966, trên vùng trời Vĩnh Phú - Việt Trì, đồng chí cùng với biên đội, chủ động tiến công, mặc dù số lượng máy bay Mỹ đông gấp bội, gồm cả F.4 và F.105. Bị địch bám đuôi, Nguyễn Văn Bảy dũng cảm quay lại đối đầu, giành thế chủ động bám địch và diệt dịch. Trong trận này, biên đội bắn rơi 2 chiếc phản lực Mỹ, riêng đồng chí bắn rơi 1 chiếc.


Ngày 5 tháng 9 năm 1966, trên vùng trời Nam Hà, phát hiện 2 máy bay F.8 của địch, sau khi gây tội ác đang lao vào đám mây mù lẩn trốn, đồng chí cùng một đồng chí nữa nhanh chóng, dũng cảm, cắt đường bay đón đầu, diệt gọn cả 2.


Ngày 16 tháng 9 năm 1966, 16 máy bay địch gồm F.4 và F.105 xâm phạm vùng trời Chí Linh (Hải Hưng). Phát hiện một biên đội gồm 4 máy bay của ta, địch chia thành nhiều tốp, bay ở nhiều tầng, nhiều hướng, giành thế có lợi nhằm kéo ta ra xa, buộc ta phải bị động, phân tán đối phó, để chúng dễ dàng bao vây, diệt gọn. Nguyễn Văn Bảy đã cùng biên đội chủ động, linh hoạt, cơ động, giữ vững đội hình, yểm trợ cho nhau giành thế chủ động, buộc địch phải bị động chiến đấu ở khu vực ta đã chọn. Toàn biên đội đã dũng cảm chiến đấu lúc đối đầu, lúc bám đuôi địch, nổ súng kịp thời, chính xác, hiệp đồng chặt chẽ, bắn rơi 3 máy bay F.4 và trở về hạ cánh an toàn, riêng đồng chí bắn rơi 1 chiếc.


Nguyễn Văn Bảy, trong chiến đấu luôn luôn nêu cao tinh thần anh dũng kiên cường, mưu trí, linh hoạt, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, trong mọi mặt công tác, gương mẫu, đoàn kết, khiêm tốn, hết lòng thương yêu, giúp đỡ đồng đội, được anh em trong đơn vị tin yêu, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, và nhiều bằng khen, giấy khen.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Văn Bảy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Ba, 2022, 03:51:22 pm
ANH HÙNG NGUYỄN TUYÊN


Nguyên Tuyên, sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Dân, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 2 năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đội trưởng đội kỹ thuật lắp ráp tên lửa thuộc tiểu đoàn 65, trung đoàn 236, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1948, mới 11 tuổi, Nguyễn Tuyên đã làm liên lạc cho Ủy ban kháng chiến huyện. Bốn năm sau, đồng chí vào Đoản thanh niên cứu quốc, hoạt động du kích và tham gia lãnh đạo phong trào thanh niên ở địa phương.


Từ khi nhập ngũ, qua quá trình 10 năm, Nguyễn Tuyên đã được giao nhiều nhiệm vụ: liên lạc, anh nuôi, chiến sĩ quan trắc..., nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc, sau đó được cử đi học kỹ thuật ở nước ngoài.


Là một trong số những cán bộ kỹ thuật tên lửa đầu tiên của quân đội ta, Nguyễn Tuyên luôn luôn tích cực, say mê nghiên cứu, phát huy nhiều sáng kiến góp phần khắc phục được nhiều khó khăn, phục vụ thiết thực, kịp thời yêu cầu xây dựng và chiến đấu khẩn trương của bộ đội tên lửa.


Tháng 2 năm 1965, đang học dở, đồng chí được điều về xây dựng một đơn vị tên lửa. Tuy chưa tốt nghiệp, chuyên môn về tên lửa lại chưa được học, nhưng do yêu cầu xây dựng đơn vị và thời gian huấn luyện gấp, Nguyễn Tuyên vừa phụ trách đơn vị, vừa tranh thủ học ngoài giờ về chức trách và động tác của tất cả các số, rồi hướng dẫn cho từng người. Đồng chí còn trực tiếp phụ trách nhóm trung tâm và dây chuyền đột phá để rút kinh nghiệm phổ biến cho toàn đơn vị. Qua đợt huấn luyện, toàn đơn vị đã đạt 100% giỏi về lý thuyết, 100% khá giỏi về thực hành, rút ngắn được một nửa thời gian, kịp thời đưa đơn vị ra chiến đấu.


Tháng 7 năm 1965, đơn vị triển khai sản xuất đạn chiến đấu, Nguyễn Tuyên đã cùng đơn vị khắc phục khó khăn về trình độ, thời gian và điều kiện cơ động dã ngoại, phát huy nhiều sáng kiến có giá trị. Đồng chí đã nghiên cứu đưa hòm số một vào nhà, giảm được 10 người và thời gian nhanh gấp 3 lần; lắp đầu đạn, bớt được 1 xe đẩy, giảm được 2 người, thời gian nhanh gấp đôi; đưa đạn hỏng có nhiên liệu vào trong hòm, bảo quản tốt nhiên liệu, giải phóng xe nhanh.


Tuy phân đội không có nhiệm vụ phải sửa chữa và bản thân Nguyễn Tuyên chưa được học sâu về kỹ thuật sửa chữa, nhưng thấy mỗi khi khí tài trục trặc phải đưa đi xa sửa chữa, thời gian kéo dài, đồng chí kiên trì tìm tòi, nghiên cứu, rồi cùng đồng đội vận dụng sáng tạo, chữa được 7 bộ cánh, hàn thân được 5 quả đạn, chọn các bộ phận chưa hỏng ở các quả đạn đã loại, lắp được 4 quả đạn mới, phục vụ tốt yêu cầu chiến đấu.


Đặc biệt, Nguyễn Tuyên có sáng kiến cải tiến tổ chức bãi "dã ngoại" phù hợp với điều kiện chiến đấu của nước ta, đưa năng suất sản xuất lên 6 quả đạn trong một đêm (tăng gấp 6 lần), phục vụ kịp thời cho yêu cầu chiến đấu khẩn trương, phù hợp với điều kiện thực tiễn vừa tác chiến vừa cơ động, mà vẫn bảo đảm được an toàn.


Chiều ngày 7 tháng 11 năm 1965, địch cho nhiều tốp máy bay đến đánh phá khu vực của tiểu đoàn, Nguyễn Tuyên bị một tảng đá đè lên người. Tuy bị thương, nhưng khi thấy lửa cháy lan gần tới kho chứa 20 quả đạn tên lửa, đồng chí cùng chính trị viên lao vào và hô hào anh em cùng xông tới dập lửa, cứu đạn. Địch vẫn tiếp tục đánh phá, Nguyễn Tuyên lại bị 3 vết thương. Được lệnh vào hầm nghỉ, nhưng đồng chí tình nguyện xin ở lại cùng đồng đội khắc phục hậu quả của trận bom, hạn chế được thiệt hại rất nhiều.


Trong chiến đấu cũng như trong học tập, công tác, Nguyễn Tuyên luôn khiêm tốn, say mê học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tận tình giúp đỡ, bồi dưỡng cho đồng đội những điều mình nắm được, cùng nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong sinh hoạt, đồng chí rất giản dị, sống chan hòa với mọi người, được đồng đội tin yêu, mến phục.


Nguyễn Tuyên đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 bằng khen, là Chiến sĩ thi đua đơn vị.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Tuyên được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Ba, 2022, 03:51:54 pm
ANH HÙNG HOÀNG VĂN NGHIÊN


Hoàng Văn Nghiên, sinh năm 1939, dân tộc Nùng, quê ở xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, tinh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 4 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, trung đội trưởng thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 98 công binh, Đoàn 559.


Là một chiến sĩ công binh Hoàng Văn Nghiên đã nêu tấm gương tiêu biểu về quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên mặt trận giao thông vận tải, đồng chí có tinh thần chủ động, sáng tạo, tinh thần dũng cảm mưu trí, quyết tâm khắc phục khó khăn, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác làm đường, phá thác, tạo điều kiện cho đơn vị bạn bảo đảm được kế hoạch vận chuyển tiếp tế cho chiến trường.


Kết thúc thời gian huấn luyện, đơn vị vừa nhận thêm lớp chiến sĩ mới thì có lệnh hành quân cấp tốc đến địa điểm tập kết làm đường ngay trong mùa mưa. Số chiến sĩ mới trong đơn vị chiếm tới 50%, dụng cụ thiếu, nơi thi công ở cách xa hậu phương nên tiếp tế không đầy đủ, có khi cả tuần đơn vị phải ăn cháo mà lao động lại rất nặng nhọc vất vả. Hoàng Văn Nghiên kiên trì chịu đựng gian khổ, gương mẫu trong mọi mặt công tác, đi sát giúp đỡ, động viên anh em cùng nhau chung sức, chung lòng hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Tuy nhiều gian khổ, khó khăn, nhưng năng suất đơn vị ngày một tăng. Đồng chí cùng đại đội cải tiến phương pháp làm việc, làm được một trăm đà trượt đưa năng suất từ 5 mét khối lên 9 mét khối mỗi người trong một ngày. 8 tháng liên tục lăn lộn với tuyến đường, đơn vị của Hoàng Văn Nghiên đã góp phần cùng đơn vị bạn vận chuyển hàng nhanh, kịp thời phục vụ các chiến dịch lớn.


Trong 2 năm 1964 - 1965, đồng chí cùng đơn vị nhận nhiệm vụ phá thác trên sông Bạc và sông Le. Hai con sông này có nhiều thác, đặc biệt có 19 cái thác rất nguy hiểm, hàng chở đến đó phải bốc dỡ lên bờ, khuân vác qua đoạn có thác, làm chậm tốc độ vận chuyển và tốn rất nhiều công sức.


Lần đầu tiên đi phá thác, đơn vị chưa có kinh nghiệm, đồng chí xung phong đi trước thăm dò và phá những thác nguy hiểm nhất.


Phá thác Chà Bạc: một tảng đá lớn nằm chắn ngang dòng chảy, đang mùa mưa, nước sông dâng cao, chảy xiết. Bơi lội không được mà làm mảng thì không có địa hình thuận lợi. Hoàng Văn Nghiên lợi dụng các mô đá nổi làm cầu, bò ra dần. Buộc dây bảo hiểm lặn xuống nghiên cứu trước, nhiều lần đồng chí bị trôi vào chỗ nước xoáy, anh em phải kéo lên. Nghỉ đỡ mệt, đồng chí lại tiếp tục lặn xuống tìm được vị trí đặt thuốc nổ phá vỡ tảng đá.


Phá thác Hồ Giống: thác này hẹp nhưng lại nằm liên tiếp, nước chảy xiết. Hai chiến sĩ trong tiểu đội dùng sào đẩy mảng ra điều tra, mấy lần mảng đều bị nước lật trôi. Hoàng Văn Nghiên tự tay đẩy mảng ra, gần tới chỗ nguy hiểm, đồng chí nhảy xuống nước, hai tay giữ mảng, hai chân quờ tìm kẽ đá lấy chỗ đứng cho chắc. Nước chảy xiết, mảng quay tròn giật mạnh, sơ hở một tý có thể bị vặn gãy chân, nguy hiểm đến tỉnh mạng. Hoàng Văn Nghiên kiên trì, dũng cảm dồn hết sức vừa giữ mảng, vừa tìm chỗ đặt thuốc nổ. Sau đó, đồng chí lại vượt sóng trực tiếp mang khối bộc phá đặt vào hốc đá, phá thông cái thác nguy hiểm này.


Trong mọi mặt công tác, đồng chí Hoàng Văn Nghiên luôn luôn gương mẫu, xung phong nhận việc khó về mình, nhường thuận lợi cho bạn, đoàn kết thương yêu đồng đội, tích cực dìu dắt, giúp đỡ chiến sĩ mới, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Hoàng Văn Nghiên được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Ba, 2022, 03:52:36 pm
ANH HÙNG CAO VĂN KHANG


Cao Văn Khang, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội phó công binh đảo Cồn Cỏ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trước khi nhập ngũ, Cao Văn Khang là một học sinh giỏi, một đoàn viên thanh niên lao động tích cực, một kiện tướng sản xuất ở địa phương.


Từ khi vào bộ đội, được học tập hiểu rõ nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Cao Văn Khang đã hăng hái công tác, không sợ hy sinh nguy hiểm, cùng tổ công binh 3 người do đồng chí phụ trách tháo gỡ trong vòng 16 tháng được 715 quả bom và bom nổ chậm, trong đó có 50 quả bom tạ, thu hàng tấn thuốc nổ cho đơn vị trong điều kiện chiến đấu ác liệt.


Ngày 7 tháng 2 năm 1965, giặc Mỹ ném những quả bom bi đầu tiên xuống vùng Quân khu 4. Cao Văn Khang tìm tòi nghiên cứu, tháo gỡ được loại bom này, phổ biến kinh nghiệm đi các nơi, trong khi chỉ mới biết trên lý thuyết một số loại bom cũ. Đồng chí còn đào và tháo gỡ được quả bom nổ chậm 250 ki-lô-gam có bộ phận chống tháo do giặc Mỹ ném đầu tiên xuống đảo Cồn Cỏ.


Mỗi lần địch đánh phá, Cao Văn Khang tổ chức quan sát theo dõi nắm chắc vị trí bom rơi, sau đó dẫn tổ đi đánh dấu các khu vực bom chưa nổ, tìm cách đào lên bằng được, đem ra xa khu vực đóng quân để nghiên cứu tháo gỡ hoặc phá nổ. Có lần tổ đang làm nhiệm vụ thi máy bay địch đến bắn phá, ném bom, kích thích nổ hàng loạt cả bom củ lẫn bom mới. Có những lần mới đến cách vị trí 10 - 12 mét thì bom nổ, cho nên anh em thường phải đi cách xa nhau, để hạn chế thương vong nếu xảy ra. Trong những trường hợp đó, Cao Văn Khang luôn luôn đi đầu, có mặt ở những nơi nguy hiểm nhất, vừa động viên, củng cố tư tưởng cho anh em, vừa tích cực nghiên cứu, tìm ra cách tháo gỡ hoặc phá bom để đảm bảo an toàn cho đảo.


Công việc đầy nguy hiểm của Cao Văn Khang và của tổ công binh do đồng chí phụ trách đem lại an toàn tuyệt đối cho người và vũ khí của đơn vị, không có trường hợp nào thiệt hại đáng tiếc do bom nổ chậm (hoặc chờ nổ) xảy ra, trực tiếp góp phần cùng đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu.


Cao Văn Khang còn là người cán bộ, đảng viên gương mẫu, có tình thương yêu đồng đội sâu sắc, nhường cơm sẻ áo cho anh em trong lúc khó khăn, tự nguyện gánh phần nguy hiểm, nặng nề, sẵn sàng nhường phần thuận lợi cho đồng đội. Khi làm tổ trưởng công binh thì xây dựng tổ ba người rất mẫu mực, rất kiên cưởng. Khi làm tiểu đội trưởng, đồng chí cùng anh em xây dựng tiểu đội hai năm liền là tiểu đội tiên tiến. Khi làm trung đội phó bộ binh ở hướng chủ yếu của đảo thì ngoài tinh thần anh dũng, gan dạ đi đầu hướng dẫn đơn vị làm tròn nhiệm vụ chiến đấu, Cao Văn Khang còn hết sức quan tâm săn sóc đời sống chiến sĩ, nhiều lần tham gia bắt cua, mò ốc, hái rau... để cải thiện sinh hoạt cho đơn vị. Vì vậy, ở cương vị nào, đồng chí cũng được chiến sĩ yêu mến, tin cậy.


Cao Văn Khang đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba và được bầu là Chiến sĩ thi đua của đơn vị.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Cao Văn Khang được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Ba, 2022, 03:53:17 pm
ANH HÙNG NÔNG VĂN VIỆT


Nông Văn Việt, sinh năm 1938, dân tộc Tày, quê ở xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 4 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng thuộc đại đội 6 công binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 7 Bộ tư lệnh Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 16 tuổi, Nông Văn Việt đã hăng hái tham gia hoạt động ở địa phương, làm tổ trưởng thanh niên, vào dân quân tham gia dạy bình dân học vụ, nhiều lần được khen thưởng.


Tháng 3 năm 1959, đồng chí đi làm công nhân ở nhà máy thiếc Cao Bằng. Ba năm liên tục phấn đấu tốt, Nông Vàn Việt là một trong số những người đạt năng suất cao nhất tổ, góp phần tích cực vào việc xây dựng tổ sản xuất trở thành tổ lao động xã hội chủ nghĩa.


Vào bộ đội, đồng chí chịu khó học tập và rèn luyện, hăng hái xung phong nhận bất cứ nhiệm vụ gì (dù có thể nguy hiểm đến tinh mạng) và đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Nông Văn Việt là một trong những người đầu tiên đã dũng cảm, kiên trì nghiên cứu và thử nghiệm tìm ra cách tháo gỡ bom bi, và anh dũng đến những nơi nguy hiểm phá bom nổ chậm, bảo đảm giao thông, nhanh chóng ổn định sản xuất và an toàn cho đồng bào nơi bị địch ném bom.


Ngày 7 tháng 2 năm 1965, lần đầu tiên địch thả bom bi xuống vùng Nậm Mật (chiến trường Lào). Bộ đội và địa phương ở đây chưa được hiểu nhiều về loại bom này, tiểu đoàn giao cho đồng chí nghiên cứu cách rà, phá bom bi. Tuy chưa hiểu gì về bom bi, nhưng Nông Văn Việt vẫn quyết tâm nhận nhiệm vụ. Sau khi lấy dây thép gai buộc vào sào chà đi, xát lại trên mặt bom vẫn không thấy nổ, đồng chí mạnh bạo trực tiếp cầm quả bom để xem xét. Qua nhiều lần nghiên cứu, đồng chí rút ra được kết luận: bom có va chạm mạnh, đụng vào kim hỏa thì mới nổ và do đó có thể tháo được. Nông Văn Việt đem 2 quả ra chỗ vắng người để tháo thử, tìm ra được cách cấu tạo và cách tháo gỡ bom bi an toàn đem phổ biến cho đơn vị, các đơn vị bạn và cho cả nhân dân, bảo đảm được giao thông và sản xuất bình thường.


Ngày 14 tháng 4 năm 1965, địch thả gần 100 quả bom vừa nổ chậm, vừa nổ ngay xuống vùng Huôi khiến công việc làm đường phải đình lại, xe bị tắc ùn kéo dài. Phụ trách một tổ 3 người vào trinh sát và phá bom, nhưng vì không được quan sát từ trước, không nắm được vị trí và quy luật bom nổ, khó bảo đảm được an toàn, ngay tối hôm đó, đồng chí đến trước nằm theo dõi bom nổ, phán đoán nắm được giờ an toàn, sáng hôm sau mới đưa anh em vào trinh sát. Qua điều tra phân định được khu vực an toàn và báo cho công trường tiếp tục tổ chức làm việc, Nông Văn Việt phân công cảnh giới và dẫn một đồng chí trong tổ trực tiếp vào phá bom. Có quả bom chui sâu, đồng chí chui xuống trước xem xét rồi tự mình đem bộc phá xuống phá. Với tinh thần dũng cảm, kiên trì, tổ Nông Văn Việt đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, "giải phóng" được toàn bộ khu vực có bom nổ chậm, bảo đảm cho đơn vị bạn trở lại làm việc binh thường, giao thông thông suốt.


Nông Văn Việt nêu một tấm gương sáng về tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh sẵn sàng xả thân vì nhiệm vụ. Đồng chí luôn luôn đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng đội, dìu dắt chiến sĩ mới, xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, bản thân luôn luôn gương mẫu, sống khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Húân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nông Văn Việt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Tư, 2022, 05:14:42 pm
ANH HÙNG ĐẶNG VĂN THANH


Đặng Văn Thanh, sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Thuận Điền, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, nhập ngũ năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chính trị viên thuyền thuộc Đoàn 125 hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ ngày nhập ngũ tới năm 1960, Đặng Văn Thanh nhận nhiệm vụ chuyển vũ khí, lương thực và đưa cán bộ ra vào Ninh Thuận, Quy Nhơn, Binh Định. Đồng chí đã vượt mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nên đã được kết nạp vào Đảng trong thời gian thử thách gay go gian khổ đó.


Tháng 7 năm 1960, Đặng Văn Thanh ra miền Bắc, đồng chí được bổ sung về Đoàn 125. Từ đó cho đến tháng 1 năm 1967 (ngày được tuyên dương anh hùng) đồng chí luôn luôn nêu cao vai trò xung phong, gương mẫu, vượt mọi khó khăn, nguy hiểm, trực tiếp chỉ huy đơn vị vận chuyển 12 chuyến vũ khí, lương thực vượt qua sự kiểm soát, bố phòng nghiêm ngặt của địch, vào chi viện cho chiến trường. Những lần gặp địch, Đặng Văn Thanh đều dũng cảm, mưu trí chỉ huy và động viên anh em bình tĩnh, khi thì nghi binh luồn tránh địch, khi thì chiến đấu rồi bất ngờ lừa địch vượt nhanh khỏi khu vực nguy hiểm, lần nào cũng đưa hàng tới đích an toàn.


Có lần thuyền chở đầy vũ khí cập bến đang còn mắc cạn thì 3 máy bay địch đến lượn nhiều vòng trên đầu trinh sát. Tình thế rất nguy nan, ở lâu, sợ nguy hiểm, các đồng chí phụ trách bến ra lệnh phá thuyền, nhanh chóng cho anh em tản lên bờ tránh máy bay địch. Nhưng đồng chí mưu trí lừa địch, chỉ huy anh em bình tĩnh đẩy thuyền lái thẳng ra khơi, đánh lạc hướng chúng. Nhờ đó đã bảo đảm an toàn cho thuyền, người và vũ khí, giữ được bí mật cho bến không bị lộ. Sau đó thuyền của Đặng Văn Thanh lại trở lại cập bến, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ.


Đặng Văn Thanh là một cán bộ gương mẫu, toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp độc lập và thống nhất của Tổ quốc. Đồng chí luôn luôn quan tâm dìu dắt anh em, giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ. Trong gian khổ nguy hiểm, đồng chí nêu cao vai trò người cán bộ, đảng viên, luôn luôn bình tĩnh, động viên, hướng dẫn mọi người, quyết đoán nhanh chóng, táo bạo, xử trí tình huống bình tĩnh linh hoạt, vì vậy, tổ đi thuyền do đồng chí phụ trách là một tập thể mạnh, bao giờ cũng đoàn kết nhất trí, trên dưới một lòng, cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 giấy khen.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Đặng Văn Thanh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Tư, 2022, 05:15:12 pm
ANH HÙNG HỒ ĐỨC THẮNG


Hồ Đức Thắng, sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở xã Hiệp Thành, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 12 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chính trị viên thuyền thuộc đoàn 125 Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1945 đến 1954, Hồ Đức Thắng làm nhiệm vụ bí mật vận chuyển vũ khí bằng đường biển từ Trung Bộ vào Nam Bộ và hoạt động ở vùng địch tạm chiếm. Mọi nhiệm vụ trên giao, do yêu cầu bí mật của công tác, đồng chí đều lặng lẽ tích cực hoàn thành với trách nhiệm rất cao.


Tập kết ra Bắc, tháng 8 năm 1961, Hồ Đức Thắng được bổ sung về Đoàn 125. Từ đó đến tháng 1 năm 1967, đồng chí là một trong những người trong đoàn đi được nhiều chuyến nhất, tổng cộng tất cả 12 chuyến, chở vũ khí, đạn dược, lương thực vào chi viện miền Nam. Hồ Đức Thắng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, mọi hiểm nguv của phong ba bão táp giữa biển khơi và mọi sự uy hiếp thường xuyên đến tính mạng do những đoàn tàu tuần tiễu, máy bay và bom đạn giặc ở những vùng chúng kiểm soát. Lần nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Một lần (năm 1963) do tình hình địch phong tỏa ngặt nghèo, thuyền Hồ Đức Thắng nhận nhiệm vụ đi chuyến đột phá đầu tiên đưa hàng vào bến mới. Mặc dù thuyền gỗ, phương tiện, trang bị xấu, lại gặp sóng to, gió lớn tới cấp 7, cấp 8, thuyền ba lần bị chết máy trên đường đi, trong khi đó lại phải che mắt địch, vượt qua nhiều chỗ chúng kiểm soát, Hồ Đức Thắng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí trong mọi tình huống, động viên anh em vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm, tìm bằng được bến mới, đưa hàng đến đúng vị trí quy định một cách an toàn.


Chuyến đi cuối năm 1964, thuyền Hồ Đức Thắng chở cán bộ và vũ khí vào tiếp tế cho các cơ sở vùng sau lưng địch trong Nam. Thuyền phải vượt qua nhiều chặng đường hết sức gian nguy do quân địch khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Là chính trị viên, đồng chí luôn giữ vững tinh thần đồng đội, cùng anh em ngụy trang, nghi binh, dũng cảm vượt qua trước mắt giặc giữa ban ngày, ở những nơi không vòng tránh được. Cuối cùng thuyền của Hồ Đức Thắng đã đưa cán bộ và vũ khí tới địa điểm an toàn.


Hồ Đức Thắng là một cán bộ, một đảng viên gương mẫu, tận tụy, chăm lo xây dựng đơn vị trở thành một tập thể kiên cường, hết lòng vì nhiệm vụ; trải qua bao thử thách, gian nguy, lúc nào đồng chí cũng lạc quan, tin tưởng, quyết tâm, nêu gương tốt, cổ vũ và lôi cuốn mọi người trong toàn đơn vị noi theo.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Hồ Đức Thắng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Tư, 2022, 08:39:36 pm
ANH HÙNG TRẦN NGỌC THÁI


Trần Ngọc Thái, sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 10 năm 1955. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, tổ trưởng tổ ụ đà xưởng X.46 hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh ra và lớn lên trong một gia đình rất nghèo khổ, cha chết sớm, Trần Ngọc Thái phải đi ở từ năm lên 9 tuổi. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí hăng hái hoạt động, công tác ở địa phương: tham gia tự vệ xã, làm công tác thanh niên, vận động quần chúng, phụ trách dân công đi phục vụ các chiến dịch... khó khăn, gian khổ không quản ngại, bao giờ cũng xung phong, gương mẫu đi đầu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.


Tập kết ra Bắc, tháng 5 năm 1955, Trần Ngọc Thái được điều về công tác ở xưởng X.46 và được giao nhiệm vụ làm tổ trưởng tổ ụ đà. Lúc đầu tuy gặp nhiều khó khăn, phương tiện thiếu thốn, công việc nặng nhọc, vất vả, nhưng Trần Ngọc Thái luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực, tận tụy, gương mẫu tìm biện pháp khắc phục, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ một nông dân nghèo mới thoát nạn mù chữ, Trần Ngọc Thái kiên trì học tập, không ngừng nâng cao trình độ để trở thành một công dân lành nghề, một tổ trưởng tháo vát, một cán bộ kỹ thuật giỏi, luôn luôn sâu sát, gần gũi, giúp đỡ bồi dưỡng cho các đồng chí trẻ.


Trần Ngọc Thái có tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn đặt lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc lên trên hết. Mỗi khi gặp khó khăn, không bao giờ đồng chí chịu bó tay, mà chịu khó tìm tòi suy nghĩ cách khắc phục, hoàn thành bằng được nhiệm vụ. Trần Ngọc Thái có 12 sáng kiến được Hội đồng kỹ thuật công nhận, được cấp trên khen thưởng và nhiều nơi áp dụng công nhận có giá trị tốt.


Với sáng kiến chữa lại các bệ căn của đồng chí nên ụ đà trước chỉ cho được một tàu vào, nay đã nâng năng suất lên rõ rệt, đưa được 3 tàu vào một lúc. Trần Ngọc Thái còn nghiên cứu làm chiếc cần cẩu đơn giản vét bùn trong ụ, giảm được từ 20 công xuống còn 6-7 công.


Năm 1966, một phân đội đã chuẩn bị xong, sắp lên đường đi làm nhiệm vụ thì phát hiện còn một lỗ hàn trên thân tàu chưa tốt, cần hàn lại. Công việc phải làm trong 8 ngày và như vậy sẽ lỡ mất kế hoạch. Mọi người rất lo lắng. Cấp trên giao cho đồng chí nghiên cứu đưa tàu lên sửa chữa càng nhanh càng tốt. Sau khi xem xét, Trần Ngọc Thái có sáng kiến cải tạo đường ray, để đưa con tàu trọng tải 20 tấn vào sửa chữa trong một đêm, bảo đảm cho phân đội đi làm nhiệm vụ đúng kế hoạch.


Trần Ngọc Thái còn hoàn thành xuất sắc nhiều công tác đột xuất, nhất là việc cứu các tàu bị đấm hoặc mắc cạn.


Năm 1962, cứu một chiếc tàu bị chìm sâu ở sông Gianh, có lỗ thủng to, đồng chí có sáng kiến dùng tôn mỏng đệm chăn vải xung quanh vít lỗ thủng nên trục đưa được tàu về.


Cuối năm 1964, đi cứu chiếc tàu bị chìm ở cạnh Hòn Nẹ, Trần Ngọc Thái kiên trì động viên anh em lặn, mò, làm việc 7 ngày liền mới trục được tàu lên đưa về.


Đợt đi cứu các tàu bị chìm ở sông Gianh, máy bay địch thường xuyên đánh phá, Trần Ngọc Thái động viên anh em gắng sức và vận động nhân dân giúp đỡ. Đồng chí tổ chức canh gác máy bay, ngụy trang kỹ nơi làm việc, đào hào giao thông phòng tránh, nên suốt 3 tháng làm việc ở đây địch không phát hiện được, bảo đảm cho đơn vị và nhân dân được an toàn.


Trần Ngọc Thái còn chú trọng xây dựng đơn vị tốt, hết lòng thương yêu chăm sóc đồng đội, giúp đỡ nhân dân, luôn luôn nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn, khiêm tốn, giản dị, đoàn kết chân thành, được đồng đội và nhân dân tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 năm là Chiến sĩ thi đua, 7 năm là Lao động tiên tiến, 17 lần được cấp bằng khen và giấy khen.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Trần Ngọc Thái được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 10 Tháng Tư, 2022, 08:40:17 pm
ANH HÙNG TRẦN MINH KHÂM


Trần Minh Khâm, sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở thôn Thanh Tây, phường 11, khu Bắc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 3 năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, chính trị viên đại đội 1 ô tô vận tải, D52, E11, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nhà nghèo, bố mẹ chết sớm, Trần Minh Khâm phải đi ở 5 năm cho địa chủ, sau mới trở về địa phương làm ăn và tham gia đội du kích chống giặc Pháp bảo vệ xóm làng. Năm 1954, đồng chí vào bộ đội, đến năm 1957, trước yêu cầu phát triển của quân đội, đồng chí được cử đi học ngành lái xe. Năm 1958, sau một năm cố gắng học tập và tốt nghiệp loại khá trường lái xe, đồng   chí được bổ sung về đại đội 1, trung đoàn 245, phục vụ các công trường quân đội trên vùng Tây Bắc.


Tuy chiếc xe ô-tô Trần Minh Khâm nhận đã qua 2 lần đại tu, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, nên qua 3 năm chạy trên các tuyến đường Tây Bắc, đồng chí đã lái xe chạy được 70.000 ki-lô-mét an toàn, chưa khi nào va, quệt, đâm, đổ. Khi xe chạy trên đường, gặp những hòn đá nhọn, nếu không tránh được, đồng chí dừng xe xuống cậy hòn đá vứt đi, khi qua các cầu gỗ có đinh trồi lên, đồng chí xuống gò cụp đinh xuống rồi mới cho xe qua. Do đó, theo quy định, xe chạy 30.000 ki-lô-mét là thay lốp, 2 năm thay bình điện, nhưng chiếc xe do Trần Minh Khâm lái chạy được trên 50.000 ki-lô-mét mới phải thay lốp và 4 năm chưa phải thay bình điện.


Tháng 6 năm 1961, Trần Minh Khâm được điều về lái xe thuộc Đoàn 559. Có lần đang lái xe trên đường, gặp địch phục kích, đồng chí nhanh chóng nhảy ra khỏi xe, chiếm vị trí có lợi, dũng cảm chiến đấu tiêu diệt địch, bảo vệ xe an toàn.


Năm 1962, Trần Minh Khâm bị đau xương bánh chè chân trái, phải đi điều trị. Sau khi mổ cưa xương, được cấp trên cho nghỉ và chuẩn bị chuyển ngành, đồng chí kiên trì tập luyện, 2 tháng sau đã lái được xe và tha thiết xin ở lại tiếp tục phục vụ trong quân đội.


Từ cuối năm 1961 Trần Minh Khâm được giao phụ trách tiểu đội, trung đội rồi chính trị viên phó đại đội xe, đồng chí thường bám sát đội hình đơn vị, động viên, tổ chức kiểm tra anh em, giúp đỡ những đồng chí lái xe yếu, khi xe qua những chỗ khó khăn nguy hiểm. Tuy là cán bộ chỉ đạo, Trần Minh Khâm vẫn trực tiếp lái xe chạy 17.000 ki-lô-mét an toàn, góp phần cùng đại đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Mỗi khi gặp trường hợp khó khăn nguy hiểm, đồng chí bình tĩnh xử lý, dũng cảm bảo vệ xe.


Ngày 3 tháng 4 năm 1965, trên đường vận chuyển, đoàn xe Trần Minh Khâm gặp một chiếc xe của trung đội bạn đổ xuống ria đường dốc cao. Kéo chiếc xe này thật là nguy hiểm, vì trệch một chút là xe có thể lao xuống vực sâu (có lẽ vì vậy mà trung đội bạn đành để lại). Nhưng đây là tài sản xã hội chủ nghĩa, nhân dân giao cho quân đội, trong lúc đất nước ta còn nghèo, đồng, chí kiên quyết cứu xe. Không nề hà nguy hiểm, Trần Minh Khâm ngồi vào buồng lái của chiếc xe đó, điều khiển cho xe khác kéo lên dần từng chút, đưa xe lên chỗ an toàn.


Ngày 13 tháng 2 năm 1966, máy bay địch đến ném bom (có cả bom nổ chậm), vào một xóm cạnh đường đoàn xe đơn vị đi qua. Khi máy bay địch vừa đi khỏi, Trần Minh Khâm tới đó chỉ huy đơn vị giúp nhân dân khắc phục hậu quả, đánh dấu từng hố bom nổ chậm và chỉ đường cho các xe tránh những chỗ nguy hiểm, vượt qua an toàn.


Tháng 3 năm 1966, trên đường đi chuyển hàng về, thấy một chiếc xe của đơn vị khác đang bị cháy to ở đầu máy. Không ngần ngại, đồng chí cởi áo nhảy vào đè lên bộ chế hòa khí đang cháy rồi gọi anh em xông vào cùng chữa, cứu được chiếc xe.


Làm theo lời dạy của Bác "Yêu xe như con, quý xăng như máu", Trần Minh Khâm luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, yêu quý, giữ gìn xe, tiết kiệm, bảo vệ tải sản xã hội chủ nghĩa, xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng chí có tác phong khiêm tốn, giản dị, chan hòa, đoàn kết, giúp đỡ mọi người được đồng đội tin yêu, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 25 bằng khen và giấy khen, 6 năm liền là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Trần Minh Khâm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Tư, 2022, 07:17:55 pm
ANH HÙNG NGUYỄN VIẾT SINH


Nguyễn Viết Sinh, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Tân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 11 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng thuộc đại đội 3, tiểu đoàn thuyền, binh trạm 3, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, sớm tiếp thụ tinh thần yêu nước của quê hương Xô-viết, hai anh trai và bản thân Nguyễn Viết Sinh đều lần lượt   xung phong vào bộ đội, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì Đảng và quân đội giao.


Từ ngày vào bộ đội, 6 năm liên tục làm công tác vận tải trên đường Trường Sơn, hết ngày này qua ngày khác, vượt núi, trèo đèo, băng rừng, lội suối, Nguyễn Viết Sinh vẫn kiên trì, dũng cảm, cần mẫn đưa từng gùi hàng tiếp tế lên phía trước, đón nhận, khiêng cáng đưa những đồng chí bị thương về hậu cứ an toàn.


Sống và công tác trên đường Trường Sơn gặp biết bao gian nguy, vất vả, phải chịu đựng biết bao khó khăn, thiếu thốn, đói rét, bệnh tật, nhưng Nguyễn Viết Sinh đã vượt lên tất cả, luôn luôn là một trong số những người đạt ngày công cao nhất, năng suất cao nhất.


Hai năm (1962 - 1963) Nguyên Viết Sinh làm nhiệm vụ mang vác bộ trong điều kiện có nhiều khó khăn: yêu cầu vận chuyển rất khẩn trương mà đường vận chuyển lại qua nhiều dốc cao, vực sâu, nhiều khi gặp mưa, đường trơn, nước lũ rất nguy hiểm, ăn uống thiếu thốn, nhưng Nguyễn Viết Sinh vẫn kiên trì chịu đựng, động viên đồng đội, hết ngày này, qua ngày khác cứ 5 giờ sáng gùi hàng ra đi, 4 giờ chiều mới về chuẩn bị đóng gói hàng cho ngày hôm sau. Bản thân luôn luôn gương mẫu, lúc đầu chỉ mang được 20 ki-lô-gam, rồi lên dần 26, 36, 46 ki-lô-gam, có đợt đột xuất (tháng 8 năm 1962) liên tục 29 ngày trong tháng Nguyễn Viết Sinh mang bình quân 52 ki-lô-gam. Khi trở ra còn xung phong khiêng cáng thương binh.


Năm 1964, ba tháng đầu đồng chí chuyển sang vận tải bằng xe thồ. Chỉ tiêu quy định mỗi ngày thồ 90 ki-lô-gam, nhưng Nguyễn Viết Sinh đã đi thồ liên tục 80 ngày, bình quân mỗi ngày 100 ki-lô-gam.

Năm 1965, 9 tháng mang vác bộ, đồng chí đã mang bình quân 43 ki-lô-gam (chỉ tiêu quy định mang 34 ki-lô-gam). Đơn vị của Nguyễn Viết Sinh còn làm nhiệm vụ vận chuyển thương binh và đưa đón cán bộ. Thời kỳ này, số anh em trong tiểu đội ốm và đi công tác nhiều, có lúc chỉ còn ba người mà khách đông, thương binh nhiều, lại có những nhiệm vụ hỏa tốc, Nguyễn Viết Sinh động viên, bàn bạc với anh em cách khắc phục, bản thân thì gương mẫu đi tăng chuyến, đi cung đường dài hơn, nên đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.


Đầu năm 1966, Nguyễn Viết Sinh chuyển sang vận chuyển bằng thuyền. Chỉ trong 1 tháng đầu, đồng chí học tập được cách bơi lội, chèo lái thuyền, cùng anh em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong một chuyến đi công tác, không may Nguyễn Viết Sinh bị thương, phải đi nằm bệnh viện, vết thương chưa khỏi hẳn, nghe tin có đợt vận chuyển đột xuất, Nguyễn Viết Sinh cố xin ra viện và kịp thời về cùng đơn vị hoàn thành tốt đợt vận chuyển đột xuất này.


Nguyễn Viết Sinh có một quyết tâm sắt đá và một nhiệt tình cách mạng sục sôi đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Dù trong hoàn cảnh gian nan, nguy hiểm thế nào, đồng chí cũng không hề nao núng, chỉ một lòng quyết tâm khắc phục vượt qua. Trong công tác cũng như trong lao động nặng nhọc, vất vả, đồng chí luôn luôn gương mẫu, thể hiện tinh thần bền bỉ, cần cù, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng đội cùng hoàn thành nhiệrn vụ, Nguyễn Viết Sinh còn có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, luôn luôn tự giác chấp hành nghiêm mọi mệnh lệnh, chỉ thị, trong điều kiện công tác độc lập, xa cấp trên, có tác phong khiêm tốn, giản dị, chân thành, được đồng đội tin yêu, mến phục.


Nguyễn Viết Sinh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 9 bằng khen và giấy khen, 4 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua, 3 năm liền là Kiện tướng mang vác của Đoàn 559.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Viết Sinh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Tư, 2022, 07:18:37 pm
ANH HÙNG ĐỖ TRỰC


Đỗ Trực, sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 7 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, phân đội trưởng phản đội 2 thuộc đội ca nô Hồng Hà, Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đỗ Trực đã hăng hái gia nhập dân quân và tham gia công tác kháng chiến ở địa phương.


Vào bộ đội, 2 năm đầu đồng chí ở bộ đội địa phương, sau chuyển về làm công tác phục vụ ở một trạm nuôi dưỡng thương binh. 4 năm phục vụ ở trạm, đồng chí không quản khó khăn, vất vả, luôn luôn tích cực, hết lòng phục vụ, chăm sóc thương binh, năm nào cũng được bầu là Chiến sĩ thi đua. Năm 1957, đồng chí được điều về đội ca nô Hồng Hà thuộc Cục Vận tải.


16 năm phục vụ trong quân đội (tính đến khi được tuyên dương anh hùng), Đỗ Trực luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực, tận tụy, bất cứ nhiệm vụ gì, trong hoàn cảnh nào, cũng sẵn sàng nhận và quyết tâm tìm mọi cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt trong công tác vận chuyển, đồng chí là người chỉ huy con tàu luôn luôn dẫn đầu về năng suất vận chuyển, tiết kiệm xăng dầu, nguyên vật liệu, hạ giá thành, có tác dụng cổ vũ, lôi cuốn phong trào thi đua trong toàn đoàn vận tải Hong Hà.


Năm 1957, Đỗ Trực là người đầu tiên đề xuất ý kiến và xung phong đi chuyến đầu tiên, trực tiếp lái tàu đi trong đêm, lợi dụng nước thủy triều trên sông Luộc, rút ngắn thời gian mỗi lượt đi được một ngày, giảm thời gian máy chạy được 3 giờ, tiết kiệm 60 lít xăng, mở đầu phong trào đi theo nước thủy triều của đoàn Hồng Hà


Để nâng cao hiệu suất vận chuyển, hạ giá thành, Đỗ Trực đề nghị các tàu khi đi nên kéo theo sà lan. Qua chuyến đầu tiên, tàu đi có kéo theo sà lan, đồng chí rút ra được nhiều kinh nghiệm và có số liệu cụ thể để phổ biến cho các tàu bạn trong đoàn. Từ đó trở đi, phong trào tàu đi có kéo theo sà lan trở thành phổ biến trong đơn vị và năng suất vận chuyển của đoàn tăng lên rõ rệt.


Tàu đi theo luồng sông Đuống gần hơn được gần 60 ki-lô-mét so với luồng sông Luộc, nhưng đi theo luồng này dễ bị mắc cạn và gặp nhiều nguy hiểm khi qua cầu. Đồng chí đã xung phong đi nghiên cứu, thăm dò và đi thử nhiều chuyến, giúp đoàn mở thêm được luồng đường này gần hơn.


Từ năm 1965, con tàu do Đỗ Trực chỉ huy nhiều chuyến chở bộ đội, hàng quân sự đi các tuyến xa; không quản khó khăn, nguy hiểm, đồng chí gương mẫu làm hết sức mình và động viên đồng đội vượt qua trờ ngại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Tháng 5 năm 1965, chuyến chở hàng ra đảo gặp bão, dây cáp nối tàu với sà lan bị đứt, sà lan có nguy cơ bị đập vào cồn đá và đâm. Không ngần ngại, Đỗ Trực cùng anh em trên tàu nhảy xuống biển cứu sà lan. Sau gần một tiếng đồng hồ vật lộn với sóng gió, các đồng chí buộc được sà lan vào tàu, đưa tới chỗ an toàn, cứu được 150 tấn hàng.


Tháng 12 năm 1965, Đỗ Trực chỉ huy phân đội tàu chở hàng vào phía Nam. Tới một khúc sông gẩn Cẩm Thủy (Thanh Hóa) cả đoàn tàu bị mắc cạn. Trời mùa đông rét cóng, nằm chờ nước thủy triều thì lâu, có đồng chí đề nghị cho quay lại chỗ cũ, trả hàng để chuyển bằng ô tô. Đồng chí lội xuống nước, thăm dò, tìm luồng lạch và kiên trì động viên anh em khắc phục, vét đoạn sông này sâu thêm cho tàu vượt qua. Sau 8 tiếng đồng hồ làm việc, rét buốt, vất vả, đồng chí cùng anh em khơi sâu được đoạn sông 100 mét, đưa được cả đoàn tàu vượt qua tới vị trí an toàn (nếu phải quay lại, số hàng đó phải dùng 100 chuyến ô tô chuyên chở vừa lâu, vừa tốn kém).


Đồng chí còn luôn luôn đi sát giúp đỡ, dìu dắt đồng đội, xây dựng phản đội tiến bộ về mọi mặt, bản thân gương mẫu chấp hành điều lệnh, kỷ luật, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu, mến phục.


Đỗ Trực đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 23 bằng khen và giấy khen, 12 năm liền là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 1 tháng í năm 1967, Đỗ Trực được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Tư, 2022, 07:19:29 pm
ANH HÙNG HOÀNG VĂN VỊNH


Hoàng Văn Vịnh, sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Mạc Lạn, huyện Thanh Ba, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, chính trị viên phó đại đội 2, tiểu đoàn 2, trung đoàn 174, sư đoàn 316 đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nhà   nghèo, lên 8 tuổi, Hoàng Văn Vịnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải đi ở cho địa chủ. Sau cải cách ruộng đất, được cách mạng giải phóng khỏi cảnh tôi đòi, được Đảng giáo dục và giác ngộ, đồng chí hiểu rõ nghĩa vụ của mình đối với cách mạng và Tổ quốc, ở địa phương đồng chí tích cực, hăng hái hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Vào bộ đội Hoàng Văn Vịnh được   tham gia đội quân tình nguyện chiến đấu ở Lào, chiến đấu 14 trận, lập nhiều chiến công xuất sắc. Đặc biệt trong những trận chiến đấu phòng ngự, đồng chí luôn luôn tỏ rõ là một cán bộ có bản lĩnh vững vàng, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị chiến đấu ngoan cưởng, dũng cảm. Trong chiến đấu, chỗ nào ác liệt, gay go nhất Hoàng Văn Vịnh đều có mặt, chỉ huy chiến đấu giữ vững trận địa, bị thương nặng cũng không rời vị trí, kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Ngày 1 tháng 12 năm 1964, Hoàng Văn Vịnh phụ trách tiểu đội phòng ngự trên một quả đồi, với nhiệm vụ bảo vệ cạnh sườn cho đơn vị và chi viện cho phía trước, chống 1 tiểu đoàn địch, đồng chí đến từng vị trí động viên, giữ vững quyết tâm cho từng người, chờ cho địch vào chỉ còn cách 20 mét, mới lệnh cho đồng chí giữ trung liên bắn mạnh và hô toàn tiểu đội đồng loạt ném lựu đạn. Bị đánh bất ngờ, địch bỏ lại 28 xác chết và một số bị thương, chạy tán loạn xuống chân đồi. Chúng cho pháo bắn tới tấp vào chỗ của ta, rồi tổ chức tiếp hai đợt xung phong nửa, nhưng đều bị đánh lui. Thấy đạn còn rất ít, Hoàng Văn Vịnh động viên anh em củng cố trận địa, bắn tiết kiệm dạn, đánh lui được đợt phản kích thứ tư của địch thì đồng chí bị thương nặng, nhưng vẫn ở lại chỉ huy chiến đấu, giữ vững trận địa cho đến lúc đơn vị kịp chi viện lên.


Ngày 19 tháng 7 năm 1965, ba tiểu đoàn địch, ba lần đánh vào trung đội do đồng chí chỉ huy phòng ngự trên đồi H3Q6. Bị đánh bật ra, chúng phải lui xuống đồi Gỗ củng cố. Đêm đó, Hoàng Văn Vịnh chỉ huy phân đội, chia là 3 mũi đánh chiếm đồi Gỗ. Bị tập kích bất ngờ, bọn địch bị tiêu diệt một số, còn một số bỏ chạy. Đồng chí để lại 1 tiểu đội chốt giữ đồi Gỗ, còn 2 tiểu đội lên phòng ngự H3Q6.


Sáng 20 tháng 7 năm 1965, địch cho máy bay và pháo bắn phá liên tục vào đồi H3Q6 yểm hộ cho 3 tiểu đoàn bộ binh đánh lên. Chờ cho địch vào cách chiến hào 20 mét, Hoàng Văn Vịnh mới cho phân đội nhất loạt nổ súng và ném lựu đạn. Địch bị chết, bị thương nhiều tên, phải hốt hoảng bỏ chạy. Trong ngày, phân đội của đồng chí đã đánh lui 5 đợt tiến công của 3 tiểu đoàn địch. Tối hôm đó, đồng chí hội ý tổ Đảng, họp phân đoàn thanh niên để rút kinh nghiệm chiến đấu và xây dựng, củng cố quyết tâm cho các trận đánh sau.


Ngày 21 tháng 7 năm 1965, địch tăng thêm 1 tiểu đoàn nữa và cho pháo binh, máy bay bắn phá, chi viện cho 4 tiểu đoàn đánh vào bằng nhiều mũi. Hoàng Văn Vịnh vẫn bình tĩnh chỉ huy phân đội chiến đấu giữ vững trận địa, đánh bật tất cả 11 đợt tiến công của chúng.


Ngày 22 tháng 7 năm 1965, phân đội chỉ còn lại 7 người, đạn cũng còn ít, đồng chí động viên anh em "quyết tâm chiến đấu, không để một tấc đất lọt vào tay địch". Phân đội đánh lui 7 đợt tiến công của địch, đến đợt thứ 8 thì Hoàng Văn Vịnh bị thương nặng. Với 7 vết thương trên người, máu ra nhiều, đồng chí ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Hoàng Văn Vịnh lại cố hỏi anh em để nắm tình hình, tham gia ý kiến và cổ vũ đồng đội chiến đấu.


Trong 4 ngày chiến đấu liên tục với 4 tiểu đoàn của địch có máy bay, pháo binh yểm hộ, đồng chí lãnh đạo, chỉ huy trung đội đánh lui 24 đợt tiến công của chúng, diệt 348 tên, giữ vững trận địa.


Đồng chí còn đạt thành tích tốt giúp nước bạn trong công tác dân vận, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, diệt trừ bọn phỉ, xây dựng chính quyền cách mạng, tổ chức dân quân ở bốn bản có nhiều khó khăn, phức tạp.


Hoàng Văn Vịnh là một cán bộ có tác phong gương mẫu, sâu sát quần chúng, hết lòng vì đồng đội, đoàn kết, giúp đỡ nhân dân, sống khiêm tốn, giản dị, xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, lập nhiều thành tích, được đồng đội và nhân dân tin yêu, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Hoàng Văn Vịnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chú cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Tư, 2022, 07:20:13 pm
ANH HÙNG TRẦN NGỌC PHƯƠNG


Trần Ngọc Phương, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà, trú quán ở phường Ngô Quyền, thị xã Bắc Giang, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 7 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là hạ sĩ, thuộc đại đội 8, tiểu đoàn 2, lữ đoàn 335, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trần Ngọc Phương sinh ra và lớn lên sau Cách mạng tháng Tám, được sự giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa về lòng yêu đất nước, căm thù giặc Mỹ xâm lược, nên từ ngày vào bộ đội, đồng chí luôn luôn xung phong, gương mẫu trong mọi công tác, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, dù hoàn cảnh khó khăn thế nào cũng kiên quyết tiến công tiêu diệt địch, lập công xuất sắc.


Đầu tháng 3 năm 1964, đơn vị đang trên đường hành quân chiến đấu thì một số đồng chí đi đầu bị vướng phải mìn, nhiều người bị thương, tốc độ hành quân chậm hẳn lại. Trần Ngọc Phương xung phong đi trước mở đường, vừa đi, vừa quan sát phát hiện và gỡ mìn, nhờ vậy, đơn vị đã đến vị trí tập kết đúng ngày giờ quy định.


Vừa tới nơi, đơn vị nhận được lệnh cấp tốc truy kích địch. Đồng chí lại xung phong đi trước dẫn đầu đơn vị. Gặp địch, Trần Ngọc Phương bình tĩnh nổ súng chiến đấu và báo về phía sau. Một tên địch ngoan cố định dùng lựu đạn chống lại, bị đồng chí lao lên, giằng lấy quả lựu đạn và nổ súng. Kết quả trận này, đồng chí đã cùng đồng đội diệt 2, bắn bị thương 2 và bắt sống 1 tên địch.


Tiếp đến trận diệt xe tăng địch ở Phú Bạ. Lần thứ nhất, địch cho 5 xe tăng tiến công trận địa phòng ngự của trung đội Trần Ngọc Phương án ngữ trên mỏm đồi, hòng đánh bật ta để mở đường tiến quân. Đồng chí làm nhiệm vụ liên lạc, đã chạy đi chạy lại như con thoi, chuyển lệnh xuống các bộ phận. Sau một thời gian giao chiến quyết liệt, bị hỏa lực ta bắn trả mạnh mẽ, địch buộc phải rút lui.


Đến 13 giờ 30, chúng lại cho một đoàn cơ giới gồm có xe tăng, xe bọc thép kết hợp với bộ binh tiến công mãnh liệt lên mong vượt qua trận địa ta, mở đường rút về Mường Khừng với âm mưu phối hợp cùng lực lượng trung đoàn xe tăng ở đây tiến công chiếm lại Cánh Đồng Chum. Đơn vị Trần Ngọc Phứơng đã bắn trả quyết liệt nhưng vẫn chưa cản được chúng.


Đoàn xe địch đã chọc thủng trận địa thứ nhất, tiến vào trận địa thứ hai. Chỉ còn mấy trăm thước nữa là chúng chạy thoát. Các xạ thủ B.40 được lệnh xuống đường tiếp cận, diệt xe tăng địch. Hai chiếc đi sau đã trúng đạn bốc cháy, nhưng cả đoàn xe vẫn không dừng lại. Bằng bất cứ giá nào, phải chặn đoàn xe địch lại! Tuy không phải xạ thủ B.40 nhưng Trần Ngọc Phương đề nghị đại đội cho mình được góp phần đánh xe tăng. Được trên đồng ý, đồng chí mượn ngay súng B.40 của một đồng đội bị thương, nhờ đồng chí đó lắp đạn hộ và hướng dẫn qua cách bắn, rồi lại lao vội xuống đường. Vừa lúc đó, 1 chiếc xe bọc thép chạy tới. Cách 20 mét, đồng chí nổ súng, đạn bay cao, trệch mục tiêu. Trần Ngọc Phương chạy vội trở về trận địa, xin thêm đạn, lần này vác theo 2 quả đạn cho chắc rồi leo lên nằm trên xác 1 chiếc tăng đã bị bắn cháy, phục chờ địch. Phát hiện một toán địch đang ẩn nấp trong rừng gần đó, đồng chí bí mật bò xuống tiếp cận, ném lựu đạn diệt cả bọn, rồi lại lên xe phục tiếp. Chỗ ẩn nấp trên xe tăng rất tốt, nhưng vì ở giữa chỗ hỏa lực ta và địch giao nhau, không bảo đảm an toàn, nên đại đội ra lệnh gọi đồng chí về. Thấy xe tăng địch đã gần tới cự ly bắn Trần Ngọc Phương xin ở lại. Nổ súng phát thứ hai vẫn không trúng, đồng chí thấy cần phải tiến gần hơn nữa và phải bắn đón đầu mới diệt được xe. Mặc dầu đã mệt, nhưng còn 1 quả đạn, Trần Ngọc Phương vẩn quyết tâm nán lại. Vừa khi ấy, 1 xe bọc thép chạy qua, đồng chí vác B.40 nhảy xuống đuổi theo, vừa định nổ súng thì có lệnh của đại đội phải tập trung tiêu diệt chiếc xe tăng đi trước. Quên hết mệt, Trần Ngọc Phương cố chạy nhanh tắt đường đón đầu chiếc xe này. Cách 10 mét, đồng chí bình tĩnh bóp cò, bắn quả đạn cuối cùng rồi mệt quá ngất đi. Quả đạn găm trúng mục tiêu, làm cho chiếc xe tăng chồm lên và bốc cháy, tất cả bọn địch trong xe đều bị tiêu diệt. Chiếc xe bị đồng chí bắn cháy nằm quay ngang giữa đường, chắn hết lối đi, khiến cả đoàn xe ùn tắc lại. Hỏa lực của ta chế áp dữ dội, buộc toàn bộ quân địch phải kéo cờ trắng xin hàng.


Ta thu tất cả đoàn xe 25 chiếc gồm cả xe tăng và xe bọc thép, trừ một số bị bắn cháy. Bọn địch trên xe bị tiêu diệt và bắt sống hoàn toàn; Thắng lợi này góp phần to lớn vào chiến dịch giải phóng vị trí chiến lược Cánh Đồng Chum, cả đơn vị đều được khen thưởng, riêng Trần Ngọc Phương được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba.


Trần Ngọc Phương có tinh thần tích cực học tập cầu tiến bộ, đoàn kết, thương yêu đồng đội, xung phong đi đầu vào những chỗ khó khăn, nguy hiểm, nhận nhiệm vụ nặng nề, tạo thuận lợi cho đồng đội, trong chiến đấu, có quyết tâm cao, bình tĩnh, dũng cảm, linh hoạt, lập công xuất sắc.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Trần Ngọc Phương được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Tư, 2022, 07:21:02 pm
ANH HÙNG ĐỖ VĂN TRÌ


Đỗ Văn Trì, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Thụy Văn, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là hạ sĩ, xạ thủ trung liên thuộc đại đội 7, tiểu đoàn 2, trung đoàn 174, sư đoàn 316.


Sinh ra và lớn lên sau Cách mạng tháng Tám, nhưng quê hương của Đỗ Văn Trì sau ngày kháng chiến toàn quốc bị địch tạm chiếm. Cuộc sống ở vùng sau lưng địch rất cơ cực, đồng chí không được học hành. Mãi đến sau ngày hòa bình lập lại (1954), đồng chí mới được cắp sách đến trường dưới chế độ mới. Được giáo dục và giác ngộ nhiệm vụ của thanh niên đối với Tổ quốc, năm 18 tuổi, Đỗ Văn Trì xung phong tòng quân.


Vào bộ đội, mới được huấn luyện 1 tháng thì được cử vào quân tình nguyện đi làm nhiệm vụ vận tải, tiếp tế cho chiến trường bên nước bạn, Đổ Văn Trì rất phấn khởi, hăng hái chuẩn bị và là một trong số những người làm đơn tình nguyện đầu tiên của đại đội.


Gần 6 tháng làm nhiệm vụ vận tải, lúc mang vác lương thực, đạn dược, lúc đi cáng thương binh, gặp muôn vàn khó khăn, gian khổ, Đỗ Văn Tri đều gương mẫu khắc phục, nhiều khi gặp địch, đồng chí dũng cảm chiến đấu để bảo vệ thương binh và hàng hóa, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau đó, Đỗ Văn Trì được điều về đơn vị chiến đấu.


Tháng 7 năm 1965, đơn vị đồng chí làm nhiệm vụ phòng ngự trên đồi H3Q6 (vùng Tháp Xưa và Hua Mường - nước Lào).


Chiều 20 tháng 7 năm 1965, tổ trung liên của Đỗ Văn Trì được điều ra H3 thay cho một tổ khác của đơn vị bạn làm hỏa lực chủ yếu của mũi chính diện, chốt giữ một đầu của trận địa phòng ngự H3, có nhiệm vụ tiêu diệt địch từ phía Q6 và đồi Gỗ đánh vào.


Sáng 21 tháng 7, sau khi cho máy bay và pháo binh bắn phá dữ dội, địch cho 3 tiểu đoàn tiến vào vùng yên ngựa giữa H3 và Q6. Đồng chí báo động toàn tổ sẵn sàng chiến đấu và bình tĩnh chờ địch vào gần mới nổ súng chính xác vào đội hình của chúng. Bị bắn chặn mãnh liệt, bất ngờ, địch bị chết một số, một số bị thương, đội hình địch rối loạn phải lùi lại củng cố. Một lúc sau, chúng lại liều mạng xông lên. Lúc này, khẩu trung liên bị hỏng, Đỗ Văn Trì và xạ thủ phụ sửa chữa mãi không được. Bọn địch đã tiến vào gần trận địa, đồng chí động viên các xạ thủ B.40 và trung liên bắn mạnh để cản địch lại. Thấy một khẩu trung liên không bắn được, Đỗ Văn Trì nhảy sang giúp đỡ. Đồng chí bình tĩnh lấy thước ngắm, bắn từng loạt ngắn, chính xác vào giữa đội hình địch. Bị thương vong nhiều, nhưng ỷ vào số đông và hỏa lực mạnh, địch vẫn tràn lên. Một quả cối nổ gần hất Đỗ Văn Trì ngã xuống. Tuy bị thương vào đầu, vào tay, xương tay lòi cả ra ngoài, đồng chí vẫn bình tĩnh giao trung liên lại cho đồng đội, nhờ đồng chí bên cạnh băng lại rồi dùng lựu đạn tiếp tục chiến đấu.


Khi bị thương lần thứ hai vào bụng, Đỗ Văn Trì vẫn bình tĩnh dùng cánh tay còn lại ấn vào vết thương cho ruột khỏi lòi ra và nhờ đồng đội băng lại. Không chiến đấu được và phải vào trong hầm, Đỗ Văn Trì vẫn động viên những anh em thương binh nhẹ tiếp tục ra chiến đấu.


Trưa hôm đó, địch đổ thêm 1 tiểu đoàn nữa, cố đánh chiếm đồi H3. Tình thế thật gay go, đạn đã gần hết, chính trị viên động viên anh em thương binh đi nhặt đạn trong các chiến hào, gom lại tiếp tế cho các xạ thủ. Đỗ Văn Trì đã bị thương nặng, nhưng vẫn động viên anh em thương binh khác cùng nhặt đạn tiếp tế cho đồng đội chiến đấu. Đồng chí dùng cánh tay còn lại và hai chân lắp được ba băng đạn, chuyển lên cho anh em chiến đấu, góp phần cùng đồng đội đánh lui đợt phản công ác liệt của địch, giữ vững trận địa.


Khi đơn vị chuyển thương binh ra ngoài, vì số người khiêng thiếu, Đỗ Văn Tri đã vui vẻ nhường cáng cho đồng đội, còn mình cố đi bộ chờ cáng trở lại đón sau. Vào bệnh viện, đồng chí kiên trì chịu đựng ca mổ kéo dài 12 giờ, khong hề kêu rên.


Qua trận chiến đấu ác liệt trên đồi H3Q6, đồng chí đã tỏ rõ tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, bị thương nặng cũng không rời vị trí, kiên quyết tiêu diệt địch, quyết tâm cùng đồng đội giữ vững trận địa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong lúc thường cũng như trong khi chiến đấu ác liệt, Đỗ Văn Trì luôn luôn quan tâm chăm sóc, thương yêu, giúp đỡ đồng đội, được mọi người tin yêu, cảm phục.


Đỗ Văn Trì đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Đỗ Văn Trì được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Tư, 2022, 07:21:50 pm
ANH HÙNG ĐÈO VĂN KHỔ


Đèo Văn Khổ, sinh năm 1937, dân tộc Thái, quê ở xã Chiềng La, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, nhập ngũ tháng 4 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội trưởng tiểu đội 2, tiểu đoàn 51, Quân khu Tây Bắc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đèo Văn Khổ xuất thân trong gia đình bần nông, ở một xã có phong trào cách mạng cao, hồi kháng chiến chống Pháp là vùng cơ sở của cán bộ và bộ đội đi về hoạt động trong thời kỳ địch tạm chiếm. Quê hương đồng chí bị địch chà đi xát lại nhiều lần, nhưng chúng không sao dập tắt được lòng yêu nước của đồng bào. Truyền thống quật cường bất khuất đó của địa phương đã thúc giục Đèo Văn Khổ cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.


Tháng 4 năm 1962, Đèo Văn Khổ nhập ngũ. Sau những năm rèn luyện gian khổ và tiểu phỉ ở Tây Bắc, năm 1965 đồng chí được cử vào quân tình nguyện chiến đấu ở chiến trường Lào.


Trong 2 năm 1965, 1966 Đèo Văn Khổ đã tham gia 6 trận chiến đấu, trận nào cũng nêu cao tinh thần ngoan cường, dũng cảm, kiên quyết đánh địch đến cùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trong trận phòng ngự Mường Ngàn, Đèo Văn Khổ đã cùng trung đội phó và 3 chiến sĩ nhận nhiệm vụ phòng ngự chốt giữ mỏm 1 Phu-cút, phối hợp với sáu đồng chí bạn Lào. Yêu cầu của trên là phải giữ vững mỏm 1 làm bàn đạp cho chủ lực vận động tới phản công chiếm lại mỏm 2 và mỏm 3 bị mất ngày 15 tháng 3 năm 1966. Quân địch sau khi đã chiếm được hai mỏm (mỏm 2 và 3) cũng dốc sức cố chiếm nốt toàn bộ Phu-cút, do đó cuộc tranh chấp mỏm 1 rất ác liệt. Địch tập trung pháo, ngày đêm bắn phá, ngoài ra còn huy động 8 máy bay oanh tạc, mỗi ngày bắn phá vào mỏm 1 từ 6 đến 8 lần, kết hợp với nhiều đợt tiến công dữ dội bằng lực lượng bộ binh. Mặt đồi nhiều chỗ bị san bằng, công sự và chiến hào nhiều đoạn bị phá hỏng, cỏ cây bị đốt trụi. Tính ra mỗi mét vuông có 60 quả bom, đạn đại bác, rốc-két bắn vào. Lực lượng phòng ngự của ta đã bị thương vong một số.


Ngày 18 tháng 3 năm 1966, địch lại tổ chức nhiều đợt tiến công lên, nhưng đều bị đánh bật. Trong các đợt chiến đấu giằng co ác liệt với địch, đồng chí luôn luôn là tấm gương chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, cổ vũ mọi người. Mỗi lúc gay go, Đèo Văn Khổ thường tranh thủ đến gặp từng người động viên, giữ vững quyết tâm và bàn kế hoạch kiên quyết giữ vững trận địa. Sau mỗi đợt đánh lui quân địch, đồng chí lại cùng bộ đội bạn kịp thời rút kinh nghiệm, đề ra kế hoạch tác chiến mới, rồi cùng nhau sửa công sự, chuẩn bị cho đợt chiến đấu tiếp sau.


Ngày 19 tháng 3 năm 1966, địch lại tập trung phi pháo bắn phá dữ dội trận địa ta. Hầu hết anh em đều bị ù tai, chóng mặt, choáng váng vì bom đạn địch. Các hỏa lực quan trọng trên trận địa như súng cối, đại liên, ĐKZ đều bị phá hủy; lực lượng ta chỉ còn lại 2 người: Đèo Văn Khổ và 1 chiến sĩ nữa với 1 trọng liên, 1 tiểu liên, phối hợp với 4 người bên lực lượng bạn còn lại. Thấy hỏa lực ta yếu, bộ binh địch mở cuộc tiến công quyết liệt, liều chết xông lên và chúng đã chiếm được một đoạn chiến hào làm bàn đạp. Kiên quyết giữ vững bằng được trận địa, Đèo Văn Khổ mưu trí, anh dũng và linh hoạt, vừa đánh vừa hô nghi binh, cổ vũ tinh thần đồng đội, vừa bán hướng này, vừa cơ động nhanh như sóc sang hướng khác, áp đảo tinh thần địch. Khẩu súng trong tay đồng chí rung lên dữ dội, trút đạn vào quân địch. Hoảng sợ trước sức tiến công mãnh liệt của Đèo Văn Khổ và hoang mang, tưởng lực lượng ta chiếm giữ trận địa còn nhiều, địch vội bỏ chạy tán loạn, rút khỏi chiến hào, bỏ lại 7 xác chết cùng một số vũ khí. Vừa lúc đó, lực lượng chủ lực của ta đã kịp vận động đến, phản công chiếm lại toàn bộ Phu-cút ngày 20 tháng 3 năm 1966.


Ngoài tinh thần kiên quyết chiến đấu, dũng cảm, mưu trí, Đèo Văn Khổ còn gương mẫu, tận tụy trong công tác, có tinh thần thương yêu đồng chí, đồng đội, khiêm tốn, đoàn kết với bạn, dìu dắt nhau cũng lập công trong chiến đấu. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 bằng khen, 3 giấy khen.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Đèo Văn Khổ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Tư, 2022, 07:22:25 pm
ANH HÙNG HÀ VĂN KẸP


Hà Văn Kẹp (tức Kẹt), sinh năm 1942, dân tộc Thái, quê ở xã Kỳ Tản, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy trung đội phó trinh sát thuộc tiểu đoàn 923, Đoàn 959 (bộ đội tình nguyện giúp Lào), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trước Cách mạng tháng Tám, gia đình Hà Văn Kẹp rất nghèo khổ, đông người nhưng ruộng đất không có, phải đi vào rừng phát rẫy để sinh sống. Lớn lên trong phong trào cách mạng, được giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đồng chí tham gia hoạt động dân quân bảo vệ xóm làng từ lúc 16 tuổi. Ba năm sau (tháng 2 năm 1961), Hà Văn Kẹp vào bộ đội làm chiến sĩ trinh sát của tiểu đoàn. Ngay từ thời kỳ huấn luyện, đồng chí đã tích cực, say mê rèn luyện. Trong chiến đấu luôn luôn thể hiện tinh thần gan dạ, dũng cảm, dù khó khăn, gian khổ vẫn kiên quyết khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Bị thương nặng và lạc đơn vị, Hà Văn Kẹp vẫn không bi quan, kiên nhẫn chịu đau, tìm đường trở về đơn vị với mong muốn tiếp tục được đi chiến đấu.


Năm 1962, Hà Văn Kẹp được cử vào quân tình nguyện chiến đấu ở Lào. Tháng 6 năm 1962, đồng chí được phân công đi xây dựng cơ sở ở vùng Mường Liệt, thuộc tỉnh Sầm Nưa, tuy gặp nhiều khó khăn, vất vả, chưa quen phong tục, tập quán, nhân dân lúc đầu chưa hiểu, còn xa lánh bộ đội, đồng chí kiên trì gần gũi nhân dân vừa giúp đỡ, vừa tuyên truyền, vận động thuyết phục. Sau 3 tháng Hà Văn Kẹp đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, xây dựng được cơ sở ở 3 bản, tổ chức một trung đội du kích thường xuyên hoạt động.


Tháng 2 năm 1964, nhận nhiệm vụ đi trinh sát Pha Cúp, một vị trí nằm sâu trong vùng địch, đường vào phải qua nhiều trạm gác, địch thường xuyên tuần tiễu, canh phòng cẩn mật, đồng chí kiên trì và động viên anh em trong tổ đi suốt 24 giờ liền, xuyên qua rừng núi hiểm trở, nước không có uống, vượt qua những đồi cỏ gianh cứa chân tay rớm máu, đột nhập vị trí địch. Nắm tình hình địch xong, để anh em ở lại tiếp tục theo dõi, Hà Văn Kẹp trở về báo cáo và dẫn đơn vị tiến vào. Lúc chiến đấu, đồng chí đi với trung đội mũi nhọn, đánh thẳng vào sở chỉ huy của địch, góp phần cùng đơn vị diệt gọn vị trí này.


Tháng 2 năm 1965, Hà Văn Kẹp dẫn đầu một tổ đi suốt 4 ngày liền xuyên qua rừng núi vào điều tra vị trí Phù Lưu, đồng chí động viên tổ kiên trì nằm lại 3 ngày đêm liền không ngủ, theo dõi nắm chắc tình hình địch, sau đó lại tiếp tục đi tìm được con đường gần nhất đưa bộ đội vào diệt vị trí này.


Tháng 3 năm 1966, đơn vị nhận nhiệm vụ tập kích sân bay Noong Khạng. Vừa đi công tác về, người còn đang mệt, nhưng thấy đơn vị đi chiến đấu rồi, Hà Văn Kẹp đã gấp rút đuổi theo đơn vị ngay. Tới nơi, do tình hình thay đổi, đơn vị chưa xác định được hướng tập kích, đồng chí xung phong dẫn một tổ bò vào trinh sát điều tra thêm. Nắm chắc được tình hình địch, đơn vị xác định được hướng tập kích và quyết định nổ súng. Ngay phút đầu Hà Văn Kẹp chỉ huy tiểu đội diệt ngay hòa điểm ĐKZ của địch rồi xung phong vào diệt 13 tên địch nữa. Từ các lô cốt, địch bắn ra dữ dội, làm cho cả tiểu đội bị thương vong, đồng chí cũng bị hai vết thương. Trận đánh kết thúc, đồng chí nén chịu, tổ chức cho anh em rút ra ngoài trước, còn mình chờ đơn vị vào đón sau. Vì điều kiện khó khăn, đơn vị chưa vào kịp, đồng chí cố bò ra ngoài, nhưng sau đó bị lạc hướng. Suốt 7 ngày, vết thương đau nhức, vừa đói, vừa khát, Hà Văn Kẹp đã kiên trì chịu đựng, vừa bò vừa xóa dấu vết, khi ra cách sân bay địch 4 ki-lô-mét thì gặp anh em trong đơn vị đi tìm cáng về.


Hà Văn Kẹp không những gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu, mà còn luôn luôn gương mẫu trong mọi công tác, học tập, rèn luyện, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn, thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ đồng đội sống khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 bằng khen, là Chiến sĩ thi đua năm 1965.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Hà Văn Kẹp được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tư, 2022, 09:28:30 am
ANH HÙNG MÙA A PÁO


Mùa A Páo, sinh năm 1928, dân tộc H’mông, quê ở xã Sà Dè Phin, huyện Sình Hồ, tỉnh Lai Châu, nhập ngũ tháng 1 năm 1953. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, ở bộ phận cán bộ tình nguyện giúp nước bạn Lào vận động dân tộc Mẹo tỉnh Mường Sài, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Do chính sách phản động của thực dân xâm lược Pháp, Mùa A Páo cũng như đồng bào dân tộc H’mông bị đế quốc, phong kiến bóc lột tàn nhẫn. Mãi tới cuối năm 1952, sau chiến thắng Tây Bắc, đồng bào tỉnh Lai Châu mới được giải, phóng và được hưởng độc lập, tự do. Từ đó, đồng chí tích cực tham gia công tác ở địa phương. Sau khi nhập ngũ, Mùa A Páo tham gia hoạt động tiễu phi và xây dựng, củng cố vùng biên giới Tây Bắc.


Năm 1958, bọn phản động ở Sinh Hồ gây bạo loạn, đồng chí tích cực tham gia cùng lực lượng vũ trang địa phương dập tắt ngay.


Tháng 12 năm 1965, Mùa A Páo nhận nhiệm vụ ở bộ phận cán bộ tình nguyện sang Lào giúp làm công tác vận động quần chúng trong vùng dân tộc Mẹo thuộc tỉnh Mường Sài. Lúc này, gia đình đang gặp khó khăn, nhưng đồng chí đã xác định tốt trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, đặt nhiệm vụ cách mạng lên trên, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ quốc tế của Đảng, nhanh chóng thu xếp ổn định cho mẹ già và năm con nhỏ, rồi vui vẻ lên đường công tác.


Từ tháng 12 năm 1965 đến tháng 6 năm 1966, Mùa A Páo không quản khó khăn vất vả, ăn đói, mặc rét, luồn rừng, ở bụi, vượt núi, trèo đèo, lại phải luôn luôn đấu tranh với bệnh tật và âm mưu nham hiểm của kẻ thù để tìm đến nhân dân, tiến hành công tác gây cơ sở.


Cùng với cán bộ bạn, Mùa A Páo tích cực kiên trì vào rừng tìm dân (dân lúc đầu chưa hiểu nên bỏ chạy, trốn tránh cán bộ cách mạng), tuyên truyền giải thích chủ trương, chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Mặt trận Neo Lào Hắc-xạt, làm cho nhân dân dần dần phân biệt được ai là thù, ai là bạn, yên tâm trở về ban cũ làm ăn, tin tưởng vào cách mạng, kháng chiến thắng lợi và có cảm tình tốt với cách mạng Việt Nam.


Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1966, Mùa A Páo lăn lộn với phong trào kháng chiến của địa phương, góp phần tích cực cùng bạn xây dựng được cơ sở vững vàng ở 11 bản thuộc vùng Phu-cang-đét, tổ chức 10 lớp học chính trị, đào tạo cán bộ địa phương làm nòng cốt cho phong trào du kích, thanh niên ở cơ sở các vùng Hồng-xà, Xay-a-bu-ri.


Tháng 3 năm 1966, bọn phản động ở Phu-cô, Đông-ngòn định nổi loạn, phá rối trật tự trị an ở địa phương. Đồng chí dũng cảm, trực tiếp đến tận nơi thuyết phục, phân hóa bọn chúng, cô lập những tên đầu sỏ. Cuối cùng Mùa A Páo cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân dập tắt được âm mưu của bọn nổi loạn.


Ngoài nhiệm vụ trực tiếp cùng bạn làm công tác vận động dân tộc Mẹo ở Mường Sài, đồng chí còn thường xuyên đến thăm hỏi, giúp đỡ các bạn ở đại đội 15 là đơn vị bộ đội người Mẹo ở địa phương, góp phần bồi dưỡng cho cán bộ của đơn vị những kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ huy và công tác vận động quần chúng. Đại đội 15 đã vận động được 30 gia đình vùng Tông-sơ-xem-xa-văn, Pha-đán bị tuyên truyền lôi kéo đi theo phỉ, ở lại bản cũ làm ăn và trở thành cơ sở kháng chiến. Riêng đồng chí trong đợt công tác này thuyết phục được một nhóm 3 tên phỉ mang 2 súng trường và 1 súng ngắn ra đầu thú.


Suốt thời gian công tác bên nước bạn, Mùa A Páo luôn luôn được các đồng chí bạn tin cậy, yêu mến và tín nhiệm cử vào Ban lãnh đạo vận động dân tộc Mẹo tỉnh Mường Sài.


Mùa A Páo đối với địch thì kiên quyết, dũng cảm tiến công, không bao giờ lùi bước, nhưng đối với đồng đội, nhân dân lại rất mực khiêm tốn, giản dị, đoàn kết chí nghĩa, chí tình, trong công tác luôn luôn bền bỉ, gương mẫu, miệng nói, tay làm, nên có sức thuyết phục mạnh mẽ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 bằng khen của quân khu và của nước bạn.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Mùa A Páo được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tư, 2022, 09:29:19 am
ANH HÙNG PHẠM HỮU THOAN


Phạm Hữu Thoan, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Tán, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng đại đội 10 thông tin, tiểu đoàn 78, Cục Thông tin liên lạc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sống trong một gia đình nghèo, đầu năm 1945, bố mẹ và cả hai em đều chết đói, lúc đó Phạm Hữu Thoan mới vừa 4 tuổi, phải về ở với bà dì. Lớn lên, đồng chí hăng hái tham gia hoạt động dân quân và phong trào thanh niên ở địa phương, sau đó xung phong vào bộ đội, góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


Sau 6 tháng huấn luyện tân binh, đồng chí được chuyển về Đoàn 959 làm chiến sĩ quân bưu.


Suốt 5 năm công tác ở vùng rừng núi, phục vụ chiến trường biên giới miền Tây, Phạm Hữu Thoan luôn luôn đề cao tinh thần trách nhiệm sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên giao. Phải hoạt động độc lập trong điều kiện rất gay go, ác liệt, khó khăn, thiếu thốn, công tác luôn luôn khẩn trương, phức tạp, Phạm Hữu Thoan rất coi trọng đoàn kết nội bộ, đoản kết với lực lượng vũ trang và nhân dân nước bạn, vượt mọi khó khăn, cùng đồng đội giữ vững mối liên lạc với trên, chủ động hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.


Từ tháng 3 năm 1963, Phạm Hữu Thoan được giao nhiệm vụ phụ trách một tổ (gồm 2 người) phục vụ Mặt trận đường số 9. Đoạn đường các đồng chí phải đi liên lạc dài 240 ki-lô-mét, xuyên qua những cánh rừng trùng điệp, nhiều dốc cao, vực thẳm, có chỗ trời mưa muốn vượt qua phải bò, địch lại thường xuyên đánh phá, Phạm Hữu Thoan không quản khó khăn nguy hiểm luôn luôn đề cao tinh thần trách nhiệm đối với mỗi công văn, tài liệu, dù trong hoàn cảnh nào, cũng quyết bảo vệ chu đáo và chuyển đúng thời gian quy định.


Cuối tháng 8 năm 1963, trời mưa nhiều, nước lũ chảy xiết, công văn tài liệu bị đọng lại bên này suối. Không thể để ảnh hưởng đến kế hoạch tác chiến ở chiến trường, Phạm Hữu Thoan dũng cảm dùng áo mưa gói công văn bơi vượt qua suối lũ 8 chuyến liền. Có chuyến bị nước cuốn trôi, người va đập vào đá xây xát, nhưng nghĩ đến đồng bào, đồng đội ở chiến trường, đồng chí cố hết sức vượt qua và lại đi tiếp, chuyển được công văn tới nơi kịp thời. Tính chung trong thời gian này, Phạm Hữu Thoan đã đi bộ 16.000 ki-lô-mét, vượt qua bao gian khổ, bảo đảm chuyển công văn, tài liệu tới đích an toàn và kịp thời. Có tháng, đồng chí đi liên tục 24 ngày, chuyển được 350 ki-lô-gam tài liệu, vượt qua những chặng đường nguy hiểm nhất.


Một lần đi bắt liên lạc với đơn vị bạn nhưng đơn vị bạn đã di chuyển không báo rõ địa điểm, đồng chí kiên trì tìm 3 ngày đêm liền, và nối được liên lạc. Nhiều lần bị máy bay địch oanh tạc, Phạm Hữu Thoan đã dũng cảm cùng đồng đội khuân vác, cất giấu, bảo vệ được tài liệu an toàn.


Năm 1964, Phạm Hữu Thoan được chỉ định làm tiểu đội trưởng, tháng 1 năm 1966 đồng chí làm trung đội trưởng. Phạm Hữu Thoan luôn luôn gương mẫu, xác định "coi tài liệu như xương máu, đi công tác là đi chiến đấu..." cùng anh em trong tiểu đội, trung đội, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.


Có lần, tổ Phạm Hữu Thoan công tác độc lập, chỉ có 2 người và một con dao găm, thỉnh thoảng mới mượn được con dao quắm của đơn vị bạn, nhưng 2 đồng chí đã quyết tâm và kiên trì chặt cây làm được cái lán 3 gian, phá rẫy trồng được 4.000 gốc sắn và cấy được 2 sào lúa, tự túc được 6 tháng lương thực.


Phạm Hữu Thoan còn luôn luôn đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác chấp hành nghiêm mọi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, luôn luôn chú ý xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, đoàn kết tốt với đồng đội, quan hệ tốt với đơn vị bạn và nhân dân, nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội và nhân dân yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 bằng khen và giấy khen, là Chiến sĩ thi đua năm 1965.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Hữu Thoan được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tư, 2022, 09:29:57 am
ANH HÙNG PHẠM GIA TRIỆU


Phạm Gia Triệu, sinh năm 1918, dân tộc Kinh, quê ở xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ ngày 14 tháng 11 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng tá bác sĩ quân y, viện phó Viện quân y 108, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Cha mẹ mất sớm, Phạm Gia Triệu được chú nuôi cho học hết trung học và sau đó, do có tinh thần tự lập và ham hiểu biết, đồng chí đi dạy học để lấy tiền học tiếp.


Trong kháng chiến chống Pháp, Phạm Gia Triệu liên tục công tác ở cơ sở, có thành tích xây dựng quân y khu Đông Triều, trung đoàn 96 và Viện quân y 96. Trong các chiến dịch Biên Giới, Đường số 18, Điện Biên Phu, đồng chí nêu cao tinh thần dũng cảm, ở bộ phận quân y tiền phương, tận tụy cứu chữa, săn sóc thương binh. Có lần địch đánh vào bệnh viện, Phạm Gia Triệu cùng đồng đội vượt qua bom đạn, bảo vệ an toàn cho thương binh.


Sau khi hòa bình lập lại, Phạm Gia Triệu công tác tại các Viện quân y 108, 103, đồng chí có nhiều thành tích tham gia xây dựng chuyên khoa phẫu thuật thần kinh và chỉ đạo liên khoa ngoại Viện quân y 108 nghiên cứu có kết quả các công trình khoa học về u gai, não thất IV, u huyết quan não, chấn thương sọ não nặng. Phạm Gia Triệu có sáng kiến làm hộp dây phụ kéo tay để chụp mạch máu não một lần ba cái, thay cho máy chụp hàng loạt, nghiên cứu phương pháp mới, mổ vết thương sọ não cũ, cải tiến phương pháp mổ sọ não mở, phương pháp vá sọ não bằng kính hữu cơ, phương pháp lấy ổ máu tụ ngoài màng cứng vả phương pháp chữa viêm mu não...


Trong công tác điều trị từ năm 1961 tới năm 1966, Phạm Gia Triệu bảo đảm cứu chữa tốt các loại vết thương về sọ não, cứu sống được nhiều trường hợp nguy kịch, tỷ lệ tử vong ít.


Trong 116 vết thương sọ não nặng do hỏa khí gây nên, Phạm Gia Triệu cứu được 103 trường hợp, tỷ lệ cứu sống là 88%; 246 trường hợp chấn thương sọ, cứu được 226, tỷ lệ cứu sống 92%; 26 vết thương bỏng buốt nặng, phải điều trị bằng phẫu thuật, cứu được 24, tỷ lệ cứu sống 92,39%; 14 trường hợp mổ u não, cứu được 13, tỷ lệ cứu sống 92,8%.


Trong công tác xây dựng chuyên khoa, Phạm Gia Triệu đào tạo được 8 bác sĩ, và biên soạn một số tài liệu có giá trị như: chấn thương thần kinh, u não, vết thương do bom bi, các phương pháp chẩn đoán phù trợ về phẫu thuật thần kinh, cấp cứu ngoại khoa chấn thương.


Đối với việc chỉ đạo liên khoa ngoại Viện quân y 108, từ năm 1961 đến năm 1967, Phạm Gia Triệu có sự phối hợp chặt chẽ, xây dựng cán bộ giỏi một mặt, biết nhiều mặt, đa số các khoa ngoại đạt trình độ hiện đại trong chẩn đoán, điều trị, cũng như nghiên cứu khoa học. Các kỹ thuật mổ xẻ trong viện được nâng cao, việc xử trí cấp cứu hàng loạt làm nhanh, kịp thời, vì vậy tai nạn điều trị xảy ra rất ít.


Phạm Gia Triệu là một bác sĩ ngoại khoa giỏi, một cán bộ tổ chức chỉ huy có nhiều kinh nghiệm. Suốt thời gian phục vụ quân đội, đồng chí luôn luôn tận tụy, hết lòng vì thương binh, bệnh binh, bất cứ nhiệm vụ đến lúc nào, đồng chí cũng sẵn sàng có mặt phục vụ đến cùng, không nề hà mệt nhọc, gian khó, hiểm nguy, Phạm Gia Triệu còn là một cán bộ khoa học say mê nghiên cứu, đề ra nhiều sáng kiến có giá trị; luận án phó tiến sĩ của đồng chí trình bày các công trình khoa học về u gai, não thất IV được đánh giá cao, nhiều sáng kiến được áp dụng đạt kết quả thực tiễn tốt.


Đồng chí đã được Bác Hồ tặng bằng khen, được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 Huân chương Chiến thắng hạng nhất và là Chiến sĩ thi đua năm 1961 - 1962.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Phạm Gia Triệu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tư, 2022, 09:36:46 am
ANH HÙNG ĐỖ TRỌNG NGÂN


Đỗ Trọng Ngân sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Quần Lạc, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 5 năm 1951. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, chính trị viên đại đội, thuộc tiểu đoàn 14 (cao xạ), sư đoàn 325, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trước Cách mạng tháng Tám, gia đình rất nghèo; lên 9 tuổi Đỗ Trọng Ngân đã phải đi ở kiếm sống, lớn lên được cách mạng giáo dục, đồng chí căm thù bọn đế quốc và phong kiến. Năm 1951 Đỗ Trọng Ngân xung phong vào bộ đội chiến đấu giải phóng quê hương, đất nước.


Sau 1 năm công tác ở phòng quân dược Khu Việt Bắc, năm 1952, Đỗ Trọng Ngân được chuyển ra đơn vị pháo, làm nhiệm vụ cấp dưỡng. Suốt 12 năm ở công tác này, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần bền bỉ, tận tụy, gương mẫu, không ngại gian khổ, khó khăn, thức khuya, dậy sớm, tìm mọi cách bảo đảm nuôi dưỡng bộ đội chu đáo.


Thời kỳ đóng quân ở Quảng Bình, đi chợ xa 7-8 ki-lô-mét, có khi đợi đến 12 giờ đêm mới có thực phẩm, nhưng khi về đến đơn vị, Đỗ Trọng Ngân lại làm thức ăn để bảo đảm độ tươi ngon cho anh em đến 2, 3 giờ sáng mới được nghỉ.


Đồng chí còn gương mẫu và động viên tổ nuôi quân tận dụng thức ăn thừa để nuôi gà, lợn, tăng năng suất công tác, bớt người để chăn nuôi bò, do đó anh em trong đơn vị thường được cải thiện nhiều trong các bữa ăn. Khi đơn vị giết bò, lợn, Đỗ Trọng Ngân nộp thuế sát sinh đấy đủ, ngoài ra còn chú ý góp nhặt xương, da bán cho mậu dịch được 1.500 đồng góp vào công quỹ.


Tháng 11 năm 1964, đơn vị đi chiến đấu ở miền Tây Quảng Bình. Điều kiện nơi đóng quân và chiến đấu có nhiều khó khăn, Đỗ Trọng Ngân đã tích cực tim cách khắc phục, bảo đảm cho đơn vị ăn uống tốt, chiến đấu thắng lợi. Thiếu rau xanh, đồng chí vào rừng tìm kiếm thêm. Đối với những đồng chí thương binh, Đỗ Trọng Ngân đã không ngại khó khăn, nhiều lần thức suốt đêm cùng y tá, y sĩ phục vụ đồng đội chu đáo. Đồng chí còn thưởng xuyên xung phong gác thay ban đêm cho các đồng chí bị mệt.


Trong công tác cấp dưỡng, Đỗ Trọng Ngân hoàn thành một cách xuất sắc, ngoài ra đồng chí còn tranh thu học tập kỹ thuật và trở thành một pháo thủ toàn năng. Trong những trận chiến đấu ác liệt, đồng chí thường có mặt ở trận địa, bình tĩnh động viên, cổ vũ các pháo thủ và sẵn sàng làm nhiệm vụ tiếp tế đạn dược, thay thế các pháo thủ khi cần thiết.


Tháng 4 năm 1965, Đỗ Trọng Ngân được đề bạt làm chính trị viên đại đội. Là một cán bộ, đồng chí luôn luôn đi sâu, đi sát mọi người trong đơn vị nắm vững tư tưởng, nguyện vọng, tâm tư của anh em để có biện pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời, tận tình chăm sóc chiến sĩ, nhất là đối với các đồng chí yếu đau hay gặp khó khăn.


Trong 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1965, Đỗ Trọng Ngân tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 17 trận, luôn luôn nêu cao tinh thần gan dạ, dũng cảm, chỉ huy bình tĩnh. Trong nhiều trận chiến đấu ác liệt, đồng chí luôn luôn giữ vững vị trí chỉ huy và nhiều lần bất chấp hiểm nguy, vượt qua bom đạn tới vị trí từng khẩu đội, động viên, cổ vũ anh em và giải quyết kịp thời những yêu cầu của tình hình chiến đấu.


Từ khi nhập ngũ đến khi được tuyên dương anh hùng, qua 15 năm phục vụ trong quân đội, 12 năm làm cấp dưỡng, Đỗ Trọng Ngân không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mà còn luôn luôn nêu cao phẩm chất của người quân nhân cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị, đoàn kết thương yêu đồng đội, quan hệ tốt với nhân dân, nên được mọi người tin yêu, quý mến.


Đỗ Trọng Ngân đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 10 bằng khen và 12 năm liền được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967 Đỗ Trọng Ngân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tư, 2022, 09:39:29 am
ANH HÙNG NGÔ THỊ TUYỂN


Ngô Thị Tuyển, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xóm Kháng, tiểu khu Nam Ngạn - Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là dân quân tiểu khu Nam Ngạn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Là một thanh niên, một dân quân, Ngô Thị Tuyển nhận rõ nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, luôn luôn tự nguyện, tự giác, tích cực, chủ động trong mọi nhiệm vụ được giao. Trong khi phục vụ chiến đấu, đồng chí nêu cao tinh thần kiên quyết, dũng cảm, bình tĩnh gan dạ, không lùi bước trước những khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng xung phong nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ góp phần vào chiến thắng to lớn của quân và dân Hàm Rồng trong những ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965, bắn rơi nhiều máy bay giặc Mỹ.


Ngày 3 tháng 4 năm 1965, địch cho nhiều tốp máy bay đến bắn phá ác liệt khu vực Nam Ngạn - Hàm Rồng. Vừa làm xong nhiệm vụ truy lùng bọn giặc lái Mỹ nhảy dù, Ngô Thị Tuyển gặp một chiếc tàu hải quân ta đậu ở giữa sông đang yêu cầu dân quân giúp chuyển vỏ đạn lên bờ và tiếp tế đạn xuống tàu, chuẩn bị cho đợt chiến đấu mới. Ngô Thị Tuyển xung phong lội xuống sông, bơi ra tàu làm nhiệm vụ, mặc dù máy bay địch đang quần lượn trên đầu.


Chuyển đạn xong, Ngô Thị Tuyển lại cùng tổ dân quân gánh cơm nước ra tàu phục vụ anh em bộ đội và xin ở lại trên tàu để lau đạn cho đến hết buổi chiều. Tối hôm đó, Ngô Thị Tuyển lại tiếp tục cùng tổ dân quân đi đào trận địa, lấp hố bom, nấu cơm giúp bộ đội tới ba giờ sáng.


9 giờ ngày 4 tháng 4 năm 1965, máy bay Mỹ lại đến bắn phá ác liệt khu vực Nam Ngạn - Hàm Rồng. Không ngại hiểm nguy, Ngô Thị Tuyển xung phong gánh cơm ra trận địa cho bộ đội. Làm việc nhiều đã mệt, đồng chí được khu đội cho nghỉ, nhưng khi có đoàn xe tiếp đạn vừa tới, đồng chí lại xung phong đi vác đạn. Đang chuyển đạn gấp cho bộ đội chiến đấu thì gặp phải 2 hòm đạn đai sắt móc chặt vào nhau, anh em dùng thuổng bật ra để vác nhưng chưa được. Sợ chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến chiến đấu, Ngô Thị Tuyển ghé vai vác luôn cả 2 hòm đạn nặng 98 ki-lô-gam vượt qua đê, chuyển ra bờ sông tiếp viện kịp thời cho anh em bộ đội chiến đấu.


Chiều hôm đó, địch vẫn tiếp tục đánh phá ác liệt, khu vực cầu Hàm Rồng. Ngô Thị Tuyển dũng cảm chạy dưới bom đạn của địch như con thoi: lúc đi điều thuyền chở đạn, lúc đi đưa cơm cho bộ đội, lúc đào công sự, ngụy trang trận địa...


Ngày 26 tháng 5 năm 1965, máy bay địch lại oanh tạc khu vực Nam Ngạn. Một chiếc tàu hải quân đang chạy trên sông liền nổ súng chiến đấu. Vẳng nghe thấy tiếng gọi trên tàu yêu cầu cử người băng bó cho thương binh, Ngô Thị Tuyển chạy dọc theo bờ sông, vượt lên trước tàu rồi nhảy xuống sông bơi ra đón tàu, nhưng gần tới nơi thì tàu lại vượt qua. Bị đuối sức, phải lợi dụng sóng đẩy vào bờ nghỉ một lát cho hồi sức, đồng chí lại vùng dậy chạy đuổi vượt tàu và bơi ra. Khi lên được tàu, Ngô Thị Tuyển quên hết mệt, nhanh chóng giúp bộ đội băng bó cho thương binh và cùng các đồng chí dân quân vừa kịp chèo thuyền tới chuyển anh em vào bờ. Sau đó Ngô Thị Tuyển lại xin được ở lại, dũng cảm làm nhiệm vụ lắp đạn, phục vụ bộ đội chiến đấu trên tàu cho đến lúc trận chiến đấu kết thúc.


Trong nhiệm vụ sản xuất, hợp tác xã có 7 mẫu rau muống ở sát trận địa là nơi trọng điểm địch hay đánh phá, bà con có phần ngại đi sản xuất Ngô Thị Tuyển vận động chị em dân quân và học sinh xung phong đi làm trước để lôi cuốn bà con xã viên đi làm, nên không những đã bảo đảm chăm bón và thu hoạch rau cho hợp tác xã mà còn phục vụ được tốt các đơn vị bộ đội đóng ở địa phương.


Ngô Thị Tuyển đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người và 6 lần được tặng bằng khen, giấy khen.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Ngô Thị Tuyển được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tư, 2022, 09:40:21 am
ANH HÙNG TRẦN THỊ LÝ


Trần Thị Lý, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, vào dân quân năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là dân quân thị xã Đồng Hới, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Thực hiện nghĩa vụ của người thanh niên đối với Tổ quốc, trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, Trần Thị Lý luôn luôn có tinh thần dũng cảm, bình tĩnh, không sự khó khăn, nguy hiểm, xung phong hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.


Trong trận ngày 7 tháng 2 năm 1965, mặc dù máy bay địch đang bắn phá dữ dội thị xã Đồng Hới, Trần Thị Lý chạy đi, chạy lại trên đường phố chuyển đạt mệnh lệnh, giữ vững liên lạc giữa ban chỉ huy xã đội với các trung đội. Khi một đơn vị bố trí bên kia sông Nhật Lệ hết đạn, được lệnh, đồng chí xung phong vác một hòm đạn và chở đò vượt qua sông tiếp tế đạn kịp thời.


Cùng đơn vị dân quân dùng súng trường bắn máy bay phản lực Mỹ, Trần Thị Lý dũng cảm, bình tĩnh, chờ máy bay địch lao xuống thấp mới bắn đối đầu. Trong trận ngày 4 tháng 4 năm 1965, đồng chí vừa nổ súng xong thì bom địch cũng rơi nổ gần công sự, đất cát lấp hơn nửa người, sau khi được đồng đội kéo lên, Trần Thị Lý vẫn hiên ngang giương súng bắn máy bay địch. Sau trận chiến đấu, phát hiện thấy một hầm của nhân dân bị sập, dù rất mệt, đồng chí vẫn xung phong cùng một số dân quân lao vào đào bới, kịp thời cứu được năm người khỏi chết ngạt.


Vừa chiến đấu, vừa công tác, sản xuất, Trần Thị Lý góp nhiều thành tích xây dựng công trường muối và xây dựng cơ sở làm chiếu ở nơi bị địch thường xuyên đánh phá ác liệt, xây dựng làng mới ở những địa điểm sơ tán. Trong công tác vận động quần chúng, đồng chí đi sát nhân dân, tuyên truyền, giáo dục, động viên mọi người không sợ nguy hiểm, cảng thẳng, gian khổ, vất vả trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và sơ tán sản xuất. Trần Thị Lý gương mẫu tích cực trong phong trào thi đua sản xuất và động viên mọi người cùng tích cực lao động, đưa năng suất sản xuất muối năm 1965 là năm giặc Mỹ đánh phá rất ác liệt ở địa phương, vượt mức kế hoạch tới 100 tấn.


Trần Thị Lý trong phục vụ chiến đấu, chiến đấu và sản xuất đều gương mẫu, khắc phục khó khăn nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, được nhân dân yêu mến tin cậy.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 5 giấy khen, 2 bằng khen của Tỉnh ủy Quảng Bình và Trung ương Đoàn thanh niên lao động Việt Nam.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967 Trần Thị Lý được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tư, 2022, 09:41:02 am
ANH HÙNG LÊ VĂN BAN


Lê Văn Ban, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tĩnh Quảng Trị, tham gia dân quân năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng dân quân xã Vĩnh Giang, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.


Xuất thân từ một gia đình nghèo ở vùng ven biển, chuyên đi đánh cá thuê từ nhỏ, Lê Văn Ban vốn quen sông nước, lại có tinh thần hăng hái chống Mỹ, cứu nước, nên sau   khi vào dân quân, đồng chí thường xung phong đảm nhận những công tác khó khăn nguy hiểm nhất trong việc vận chuyển hàng hóa trên sông Bến Hải.


Do địch đánh phá ngày càng ác liệt, một số thuyền bị đắm, số khác bị địch bẳt, nhiều xã viên do dự, bỏ lưới buông chèo. Lê Văn Ban tự nguyện xung phong cùng tổ đi đánh cá ngoài khơi 2 năm liền, năm nào cũng là người đạt số ngày công cao nhất hợp tác xã (từ 250 tới 280 ngày công).


Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt đảo Cồn Cỏ và bao vây hòng cắt đứt liên lạc giữa đảo với đất liền. Nhiệm vụ tiếp tế cho đảo rất cấp bách mặc dù đó là việc hết sức nguy hiểm. Đáp lời kêu gọi của chi bộ, Lê Văn Ban xung phong vào đoàn thuyền tiếp tế cho Cồn Cỏ.


Ba chuyến đầu, làm thủy thủ, đồng chí cùng tất cả anh em bình tĩnh, dũng cảm, tìm cách tránh bom đạn địch, vượt được vòng vây, tới đảo an toàn. Chuyến thứ tư, một thuyền trong đoàn bị mất tích sau một trận chiến đấu ác liệt, Lê Văn Ban được cấp trên giao nhiệm vụ làm thuyền trưởng. Đồng chí đi sát anh em, động viên mọi người giữ vững quvết tâm, đồng thời tích cực chuẩn, bị mọi mặt đi 3 chuyến tiếp theo ra đảo an toàn, chuyến thứ 7, sau khi làm xong nhiệm vụ, trên đường trở về, thuyền gặp 3 chiếc tàu tuần tiễu của đich vây chặn ráo riết, bắn phá mãnh liệt. Biết không thể nào vượt vây được, Lê Văn Ban động viên anh em bình tĩnh, dũng cảm chiến đấu. Sau một hồi đánh trả địch quyết liệt, thuyền bị trúng đạn, thủng mấy chỗ, nước ùa vào, có nguy cơ bị đắm giữa biển khơi. Đồng chí bình tĩnh một mặt chỉ huy các bộ phận tát nước, bịt lỗ thủng, chiến đấu với địch, mặt khác trực tiếp giữ tay lái, vừa đưa thuyền vượt tránh lửa đạn địch, vừa chống lại sóng to, gió lớn của đợt gió mùa đông bắc đột nhiên ập tới. Suốt 3 giờ liền, mở 5 lượt tiến công bằng mọi cách không kết qua, lại thấy thời tiết ngày càng xấu, tàu địch đành chịu rút lui. Sóng gió càng to, trời tối mù mịt, thuyền Lê Văn Ban bị lạc hướng, sáng hôm sau mới biết bị giạt sâu vào vùng biển miền Nam. Đồng chí vừa giữ tay lái, vừa thảo luận với anh em kế hoạch chiến đấu khi gặp địch rồi táo bạo cho thuyền vào bờ để chữa và tìm mua lương thực. Rất may mắn đây là vùng giải phóng, Lê Văn Ban được bà con địa phương giúp đỡ tận tình mọi phương tiện cho thuyền trở ra miền Bắc.


Về đến đơn vị, Lê Văn Ban lại xung phong đi tiếp 5 chuyến nữa ra Cồn Cỏ rồi mới về địa phương và trung đội dân quân của mình.


Lê Văn Ban được vinh dự kết nạp vào Đảng ngay sau trận chiến đấu quyết liệt với địch, chiến thắng trở về và được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Lê Văn Ban được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tư, 2022, 09:41:51 am
ANH HÙNG LÊ ĐĂNG TỚI


Lê Đăng Tới, sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng dân quân, xã Quỳnh Vinh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sau 3 năm phục vụ trong quân đội, (từ năm 1958 đến năm 1961) Lê Đăng Tới đã hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự và trở về địa phương.


Là trung đội trưởng dân quân, Lê Đăng Tới góp phần tích cực xây dựng đơn vị dân quân từ kém trở thành tiên tiến 4 năm liền (1962 - 1965), chỉ huy đơn vị phối hợp với bộ đội chiến đấu anh dũng trên 50 trận với máy bay Mỹ, có trận liên tục 6 giờ liền, như trận cầu Đông Sát, ga Hoàng Mai, bom rơi xung quanh trận địa, Lê Đăng Tới vẫn bình tĩnh chỉ huy chiến đấu và kịp thời động viên, củng cố tinh thần cho anh em trong đơn vị.


Suốt thời gian cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Lê Đăng Tới còn phụ trách bảo đảm giao thông liên lạc giữa hai bên bờ sông, không để bị gián đoạn. Mỗi khi địch đánh đứt đoạn dây bên kia sông, đồng chí xung phong chèo thuyền qua nối. Cán bộ cần đi lại hoạt động, Lê Đăng Tới chèo thuyền xung phong chở cán bộ đi về.


Trong việc cứu, chuyển hàng quân sự và phục vụ chiến đấu, đồng chí cũng lập được nhiều thành tích xuất sắc.


Năm 1965, Lê Đăng Tới chỉ huy đơn vị đào trận địa suốt đêm phục vụ cho pháo binh, nhiều đêm làm đến sáng dưới trời mưa tầm tả. Có lần pháo chưa kéo hết vào trận địa thì máy bay địch đến bắn phá, đồng chí động viên anh em ở lại tiếp đạn, phục vụ bộ đội chiến đấu luôn không nghỉ.


Ngày 9 tháng 5 năm 1965, một toa chở xăng trong đoàn tàu chở hàng ở ga Hoàng Mai bị địch bắn trúng, bốc cháy. Mặc cho máy bay địch gầm rú bắn xuống xối xả, Lê Đăng Tới vẫn chỉ huy dân quân xông vào cắt toa tàu, dập lửa, bốc hàng. Đồng chí tháo được toa xăng cháy và cùng anh em đẩy ra xa đoàn tàu để đánh lạc hướng địch. Dù đã bị bỏng hai chân và cháy sém đầu, tóc, mặt, mũi, Lê Đăng Tới vẫn cùng anh em liên tiếp xông vào bốc hàng, cứu được 7 toa quân trang và vũ khí, trong đó có 4 toa đang cháy dở.


Cuối năm 1965, địch càng đánh phá ác liệt ga Hoàng Mai. Xã giao cho Lê Đăng Tới phụ trách một tổ 17 người làm nhiệm vụ xung kích bốc hàng tại ga. Công tác nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm, có đợt làm 12 đếm liền không nghỉ. Đêm nào Lê Đăng Tới cũng chuyển được từ 3,5 đến 4 tấn hàng. Có lúc phải chuyển gấp 3 nghìn tấn hàng ngay trong Tết âm lịch, tổ đồng chí cũng làm xong trước thời gian.


Ngoài nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ, Lê Đăng Tới còn là một xã viên gương mẫu trong sản xuất, là một trong số những người đạt ngày công sản xuất cao nhất hợp tác xã. Trong năm 1965, đồng chí đã đạt 570 ngày công.


Trung đội dân quân do Lê Đăng Tới phụ trách còn xung phong sản xuất ở những vùng địch hay bắn phá. Bà con lúc đầu sợ, bỏ ruộng, sau thấy anh em làm được cũng lần lượt ra làm theo, cuối cùng 32 mẫu ruộng ở vùng trọng điểm khó khăn đều được cấy hai vụ và thu hoạch tốt.


Lê Đăng Tới là một cán bộ dân quân chiến đấu dũng cảm, sản xuất gương mẫu, lập nhiều thành tích trong công tác, được toàn thể chi bộ, dân quân du kích và nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Lê Đăng Tới được Chủ tịch nước. Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Tư, 2022, 07:32:04 am
ANH HÙNG LÝ A COỎNG


Lý A Coỏng (tức Lý Vĩnh Phớc), sinh năm 1924, dân tộc Dao, quê ở xã Thanh Y, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên xã đội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nhà nghèo, bố mẹ chết sớm, ngay từ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Lý A Coỏng đã tích cực giúp đỡ cán bộ về xây dựng cơ sở ở địa phương. Hòa bình lập lại, đồng chí làm giao thông của xã, xã đội trưởng, công an xã rồi sau đó làm chính trị viên xã đội.


Với lòng yêu quê hương bản làng tha thiết, căm thù đế quốc và bè lũ tay sai phản động, Lý A Coỏng luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, kiên  quyết trấn áp bọn phản động, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, cùng với cán bộ địa phương ra sức xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng dân quân, các đoàn thể quần chúng, vận động, tổ chức nhân dân đi vào làm ăn tập thể theo lối canh tác mới, bài trừ mê tín, dị đoan, tăng cường trị an quốc phòng ở xã biên giới.


Tháng 12 năm 1965, tên Vòng Ốn cầm đầu một toán đặc vụ Tưởng, nhảy dù xuống vùng biên giới phía Bắc nước ta, liên lạc với bọn phản động thổ phỉ nội địa, âm mưu hoạt động phá hoại. Chúng đến xã Đầm Hà, bắn chết một dân quân, bắn bị thương xã đội phó. Lý A Coỏng đang dự hội nghị trên huyện, được tin liền xin về ngay, tổ chức lực lượng bao vây và truy lùng bọn phỉ. Qua 2 ngày, 2 đêm truy lùng, đồng chí bắt được tên toán trưởng trong hang đá với 1 súng ngắn, toàn bộ trang bị, tài liệu, 50.000 đồng và 7 thỏi vàng. Trên đường bị giải về huyện, tên Vòng Ốn dùng lời lẽ phản động và tiền bạc hòng mua chuộc đồng chí, nhưng hắn đã thất bại trước tinh thần kiên quyết của người cán bộ cách mạng.


Năm 1957, tên phản động Chín Sồi Tẳc - tên mật thám trước kia của Pháp cài lại - tổ chức hoạt động tuyên truyền xuyên tạc chính sách của ta, mưu toan giết cán bộ, dọa nạt cưỡng bức nhân dân theo chúng. Hắn bị Lý A Coỏng tổ chức bắt sống, nhưng khi giải đi, tên này ngoan cố chạy trốn nên bị dân quân truy lùng bắn chết.


Tháng 5 năm 1959, tên Chín Sồi Thống cầm đầu 50 tên phản động gây bạo loạn, giết cán bộ, cướp súng của dân quân. Chúng hoạt động gắt gao, chốt chặt các nẻo đường, bao vây, ép buộc vợ và mẹ Lý A Coỏng phải đi kêu gọi đồng chí về theo chúng. Nhưng Lý A Coỏng kiên trì giải thích, động viên các anh em dân quân và gia đình, tổ chức lực lượng kiên quyết chiến đấu chống bọn phản động. Khi bộ đội và cán bộ cấp trên về, Lý A Coỏng bàn kế hoạch phối hợp cùng tiễu phỉ, diệt trừ bọn đầu sỏ ngoan cố, kêu gọi bọn còn lại ra đầu thú và giải thích cho nhân dân yên tâm, hăng hái sản xuất.


Đi đôi với việc trấn áp bọn phản động, dẹp bạo loạn, Lý A Coỏng cùng cán bộ địa phương tổ chức xây dựng và phát triển lực lượng, tổ chức cho dân quân học tập chính trị và huấn luyện quân sự tốt.


Năm 1960, khi có chủ trương xây dựng hợp tác xã, Lý A Coỏng gương mẫu, xung phong đưa gia đình vào hợp tác xã trước rồi tích cực vận động được 21 gia đình khác cùng vào làm nòng cốt cho phong trào. Lý A Coỏng còn chủ động đi đến các xã bạn học tập kinh nghiệm sản xuất đem về phổ biến và vận động dân quân làm trước để lôi cuốn bà con làm theo, do đó năng suất lúa tăng lên rõ rệt, nhân dân rất phấn khởi, tin tưởng, Lý A Coỏng còn vận động bà con đào mương, cải tạo đồng ruộng đế cấy được hai vụ, đào ao thả cá, trồng cây, bảo vệ rừng, thực hiện vệ sinh phòng bệnh, học văn hóa, bỏ dần đến chỗ xóa hẳn các tục lệ lạc hậu mê tín dị đoan, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc trong bản làng và với các xã bạn.


Lý A Coỏng luôn luôn gương mẫu, tận tụy trong mọi mặt công tác, thường xuyên chăm lo xây dựng dân quân vững mạnh toàn diện, xây dựng bản làng ngày một đổi mới, bản thân khiêm tốn, giản dị, được bà con tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, nhiều lần được cấp trên tặng giấy khen, được đi dự Đại hội dân quân miền núi và là Chiến sĩ thi đua năm 1959.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Lý A Coỏng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Tư, 2022, 07:32:40 am
ANH HÙNG GIÀNG LAO PÀ


Giàng Lao Pà, sinh năm 1919, dân tộc H’mông, quê ở xã Sín Hồ Sán, huyện Bắc Hà, tinh Lao Cai, tham gia cách mạng từ năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội trưởng xã Sín Hồ Sán,  đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (từ năm 1946 đến năm 1954), bọn phản động và thổ phỉ nhiều lần nổi loạn ở Sín Hồ Sán giết người, cướp của, phá hoại phong trào ở địa phương. Qua bao thử thách gian khó, hiểm nguy, Giàng Lao Pà vẫn một lòng trung thành với cách mạng, kiên trì bám dán, xây dựng cơ sở, đưa cán bộ về hoạt động, dẫn đường, phối hợp cùng bộ đội tiễu phỉ... Trong chiến đấu, đồng chí tỏ ra bình tĩnh, dũng cảm.


Tháng 5 năm 1951, địch đến bất ngờ, Giàng Lao Pà chỉ huy 12 dân quân chiến đấu kiên cường suốt từ sáng tới 3 giờ chiều, đánh lui cuộc tiến công của 300 tên phỉ ra khỏi phố Xi-ma-cai, giết tên chỉ huy của chúng.


Tháng 3 năm 1954, 30 tên phỉ tập kích hòng cướp kho thóc của Chính phủ, Giàng Lao Pà chỉ huy 8 dân quân chiến đấu từ 2 giờ chiều qua suốt đêm tới 6 giờ sáng hôm sau, giữ kho thóc không hề suy chuyển, cuối cùng địch phải rút chạy.


Tính từ năm 1946 đến năm 1954, Giàng Lao Pà đã chỉ huy đơn vị, thuyết phục, vận động được 606 tên phỉ ra hàng, thu hơn 220 súng. Riêng đồng chí gọi hàng được 350 tên, thu 200 súng.


Từ năm 1954 đến khi được tuyên dương anh hùng, Giàng Lao Pà đã góp nhiều thành tích xây dựng đội ngũ dán quân vững mạnh, có chất lượng tốt, làm nòng cốt cho phong trào ở địa phương. Đồng chí có sáng kiến đề đạt với huyện đội tổ chức một hệ thống trinh sát liên hoàn ở 10 xã trong huyện Bác Hà, nhờ đó mọi hoạt động của bọn phỉ, bọn buôn lậu, trộm cắp ở địa phương đều bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Tính từ năm 1954 đến năm 1963, dân quân xã đã bắt và gọi hàng được 17 tên phỉ, trong đó có 3 tên đầu sỏ người Hoa lén lút hoạt động phá hoại, bắt được 7 vụ trộm cướp, 20 vụ vượt biên giới và nhiều vụ buôn lậu.


Hơn 30 năm tham gia công tác dân quân, trong đó có 25 năm phụ trách xã đội trưởng, Giàng Lao Pà luôn luôn nêu cao tinh thần tận tụy, bền bỉ, tích cực công tác, góp nhiều thành tích xây dựng đội ngũ dân quân xã vững mạnh, tăng cường trị an và quốc phòng ở xã biên giới.


Ngoài thành tích chiến đấu, đồng chí còn gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực vận động đồng bào các dân tộc trong xã ở rẻo cao xuống thấp làm ruộng, vào hợp tác xã làm ăn tập thể, vận động đồng bào H’mông không buôn, không hút thuốc phiện. Đồng chí có nhiều uy tín trong nhân dân, có tác dụng lớn trong việc đoàn kết các dân tộc trong xã.


Giàng Lao Pà đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 12 bằng khen và giấy khen.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Giàng Lao Pà được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Tư, 2022, 07:33:12 am
ANH HÙNG SÙNG DÚNG LÙ


Sùng Dúng Lù, sinh năm 1926, dân tộc H’mông, quê ở xã Văn Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, tham gia dân quân từ năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội trưởng xã Văn Chải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Sùng Dúng Lù đã đóng góp nhiều thành tích xây dựng dân quân, tiễu phỉ trừ gian, bảo vệ địa phương. Từ năm 1959, với cương vị xã đội trưởng, Sùng Dúng Lù đã đề cao tinh thần trách nhiệm cùng cán bộ địa phương lập thành tích tốt trong việc xây dựng đội ngũ dân quân vững mạnh, từ 18 người phát triển lên 47 người, có chất lượng tốt, huấn luyện khá, sẵn sàng chiến đấu cao, thường xuyên hoạt động đảm bào cho bản, xã được an toàn, góp phần củng cố an ninh và quốc phòng vùng biên giới. Đi đầu trong việc thực hiện chủ trương về kết hợp sản xuất với huấn luyện quân sự, Sùng Dúng Lù đã động viên được phong trào dân quân vừa sản xuất tốt, vừa tham gia học tập chính trị, huấn luyện quân sự đầy đủ.


Tháng 11 năm 1959, 38 tên phỉ kéo đến xã, chúng giết người, cướp của rồi đóng lại trong xã, tuyên truyền nói xấu chế độ, xuyên tạc chính sách của Đảng và Chính phủ. Nhiều gia đình sợ hãi bỏ chạy vào rừng, chính quyền xã lúc đó bị bọn phỉ khống chế. Trước tình hình đó, Sùng Dúng Lù kiên quyết chỉ huy một số dân quân ở lại bám dân, theo dõi hoạt động của phỉ rồi bí mật lên huyện báo cáo và dẫn đường đưa bộ đội về phối hợp với dân quân diệt phỉ. Sau đó, đồng chí vào rừng vận động đưa các gia đình trở về bản làm ăn.


Tên Vàng Vạn Ly cầm đầu toán phỉ trốn thoát, vì nó có nhiều tội ác với nhân dân, lại vẫn lén lút hoạt động chống phá cách mạng, nên huyện đội giao nhiệm vụ cho đồng chí phải tìm mọi cách tiêu diệt. Suốt nửa tháng, Sùng Dúng Lù len lỏi trong rừng, theo dõi tìm dấu địch, đồng thời kiên trì phát động tư tưởng vợ và con dâu nó, giải thích đường lối chính sách của Đảng cho gia đình nó hiểu, từ đó mà lần tìm ra chỗ ẩn náu của nó trong rừng. Khi biết rõ tên này đang trốn trong một cái hang, Sùng Dúng Lù cho dân quân vây chặt hang để diệt nó nhanh gọn và chắc chắn. Nhưng tin vào chính nghĩa nhất định thắng, đồng chí quyết định một mình đi vào hang thuyết phục tên trùm phỉ, vì không những có thể lôi kéo được cả tay chân của nó ra hàng, mà còn đảm bảo an ninh trật tự lâu dài cho địa phương. Lúc đầu, tên này rất ngoan cố định giết đồng chí. Nhưng sau thấy thái độ kiên trì, bình tĩnh, không hề sợ hãi và lời lẽ giảng giải, thuyết phục từ sáng đến chiều của Sùng Dúng Lù, hắn nghe ra lẽ phải, dẫn theo 3 tên phỉ nữa ra hàng, nộp 7 súng trường và một số đạn. Từ đó, bản làng yên vui, nhân dân yên tâm phấn khởi, kéo nhau trở về bản làm ăn.


Ngoài thành tích chiến đấu, Sùng Dúng Lù còn rất gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực vận động bà con các dân tộc đoàn kết, làm ăn tập thể trong hợp tác xã.


Sùng Dúng Lù đi đầu toàn xã trong việc thực hiện chủ trương định canh định cư đưa người H’mông xuống thấp sản xuất, áp dụng những kinh nghiệm canh tác của đồng bào miền xuôi, đưa năng suất lúa lên cao. Khi được gặt, đồng chí gọi nhân dân trong bản xuống xem ruộng lúa dưới thấp của mình. Mọi người thấy đúng là tốt hơn lối canh tác cũ trên rẻo cao, nên thực sự tin tưởng và noi gương đồng chí. Đời sống nhân dân được no đủ hơn, xã Văn Chải không còn phải mua thóc Nhà nước (từ năm 1963 trở về trước, mỗi năm xã phải mua hơn 6 tấn thóc Nhà nước).


Sùng Dúng Lù là người có uy tín đối với đồng bào trong xã, gương mẫu trong mọi công tác, nên có tác dụng lớn trong việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở địa phương.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba và 4 bằng khen.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Sùng Dúng Lù được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Tư, 2022, 07:33:59 am
ANH HÙNG ĐẶNG VĂN ĐÀI


Đặng Văn Đài, sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở khu phố 2, thành phố Vinh, tinh Nghệ An, công tác ở xưởng quân giới từ năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Phó quản đốc phân xưởng sửa chữa xe thuộc trạm sửa chữa Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đặng Văn Đài luôn luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, tích cực, bền bỉ, làm việc khẩn trương, nâng cao hiệu suất công tác. Ngoài việc chính là thợ nguội, đồng chí còn học thêm về phay và bào, đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, phát huy hàng chục sáng kiến có giá trị cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm như: làm van cáp cánh đuôi đạn ĐKZ, cối 120 mi-li-mét, chế tạo dụng cụ ren gai ốc, làm bằng mặt cổ lựu đạn, tăng năng suất 200%; sáng chế dụng cụ đột lỗ thoát hơi kim hỏa lựu đạn (trước phải dùng cưa), tăng năng suất 400%.


Cuối năm 1953, sau khi ra nước ngoài học tập sửa chữa ôtô, Đặng Văn Đài về nước công tác ở trường lái xe Tiến Bộ. Trong 2 năm 1956 - 1957, đồng chí đã phát huy nhiều sáng kiến có giá trị: tận dụng nguyên vật liệu cũ, hỏng làm đầu con quay chia điện, chữa đĩa hoa mai dùng cho 5 xe GMC chạy được; làm một bàn rà trơn cho máy, sửa chữa trung tu xong mỗi xe tiết kiệm được 10 lít xăng, phục vụ tốt kế hoạch huấn luyện của trường.


Từ năm 1958 đến năm 1967, Đặng Văn Đài công tác ờ trạm sửa chữa xe Quân khu 4, đồng chí luôn luôn gương mẫu, tận tụy trong công tác, phát huy 30 sáng kiến có giá trị, tạo ra những dụng cụ, máy móc để tự trang, tự chế, tăng năng suất lao động:

- Làm được một thùng bơm dầu dùng để tra dầu vào các hộp số, tăng năng suất 500%.

- Cải tiến một máy bơm nén hơi để sơn xe, tiết kiệm mỗi tháng từ 100 đến 120 lít xăng, so với trước phải dùng máy nén hơi của xe công trình.

- Chế tạo được dụng cụ chế hòa khí, tháo ốc đường xăng chính rút từ 3, 4 giờ xuống 10 phút.

- Cải tiến việc tháo ốc gáy ở trục bánh xe, vừa bảo đảm kỹ thuật, vừa rút ngắn thời gian từ 2 giờ xuống 15 phút.

- Làm khuôn đúc hàng loạt nút số lùi của xe hơi, cung cấp cho các đơn vị xe trong quân khu.

- Sáng chế một máy cưa, bào, soi rãnh liên hoàn giảm nhẹ sức lao động, tăng năng suất 800%, tiết kiệm mỗi năm hàng ngàn đồng cho công quỹ.

- Sáng chế một dụng cụ vừa cắt vừa ép đầu đinh nhôm, tăng năng suất 100%, phục vụ cho việc sửa chữa kịp thời các xe hỏng phanh chân và phanh tay ở chiến trường đưa về.

- Sáng kiến làm một dụng cụ uốn lò xo để chữa phanh hộp của loại xe Gát 51, tăng năng suất 1.500%, đảm bảo kỹ thuật.

- Làm được một máy ren răng ốc các loại đinh ốc từ 8 mi-li-mét đến 16 mi-li-mét, tăng năng suất 400%.

- Cải tiến máy mài trụ bi đầu gối có tốc độ 10.000 vòng quay trong một phút, tăng năng suất 400%, giải quyết được khó khăn chung cho ngành xe quân đội lúc đó.


Năm 1965, có lần xưởng bị máy bay địch oanh tạc, Đặng Văn Đài dũng cảm dẫn đầu một số anh em đến dập tắt lửa, bào vệ được 5 xe không bị cháy.


Suốt 20 năm phục vụ trong quản đội (tính đến ngày được tuyên dương anh hùng), Đặng Văn Đài nêu gương sáng về tinh thần tận tụy công tác, dám nghĩ, dám làm, khó khăn không nản chí, luôn luôn nêu cao ý thức tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình thương yêu đồng đội, tác phong khiêm tốn, hòa nhã, cởi mở, giản dị.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Lao động hạng ba, 10 bằng khen, 10 giấy khen, được bầu là Chiến sĩ thi đua của xưởng 10 năm liền.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Đặng Văn Đài được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Tư, 2022, 07:34:42 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN DẬU


Nguyễn Văn Dậu, sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Thị Cầu, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc, trú quán tại xã Lương Phong huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc, công tác ở ngành quân giới từ tháng 9 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tổ trưởng kỹ thuật Nhà máy Z.2,
Cục Quân giới, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Suốt 20 năm (tính đến ngày được tuyên dương anh hùng), phục vụ trong các xưởng quân giới, Nguyễn Văn Dậu luôn luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, nhiệt tình, hăng hái, tận tụy trong nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa vũ khí cung cấp cho bộ đội chiến đấu. Đồng chí rất say sưa nghiên cứu, phát huy nhiều sáng kiến, tăng năng suất không ngừng, bảo đảm chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên vật liệu, đáp ứng kịp thời yêu cầu của chiến trường. Nguyễn Văn Dậu góp phần giải quyết được nhiều khó khăn về sản xuất của các xưởng quân giới trong cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần vào thắng lợi chung của bộ đội ta ngoài tiền tuyến.


Nguyễn Văn Dậu có sáng kiến làm dụng cụ để đo khi tiện măng-sông đạn AT, tăng năng suất 25%, nghiên cứu dùng dao hình tiện đầu kim hỏa súng trường, tăng năng suất 50%; dùng bạc cặp để chỉnh tâm của máy tiện, tăng năng suất 50%.


Hòa bình lập lại, điều kiện làm việc, học tập có thuận lợi hơn, càng hăng hái đi sâu nghiên cứu nghiệp vụ, phát huy nhiều sáng kiến đưa năng suất tăng nhanh, sản phẩm đạt chất lượng tốt.


Năm 1956, Nguyễn Văn Dậu có sáng kiến tiện bạc đồng ở chân pháo, giảm được thời gian chế tạo một chiếc, từ 8 giờ xuống 5 giờ 30 phút. Năm 1959, đồng chí bố trí hợp lý hóa việc khoan kim hỏa súng trường Mát (Mas), tăng năng suất 50%.


Nguyễn Văn Dậu còn tận dụng những mẩu thép bỏ đi để làm những mẫu dao tiện thích hợp, nâng cao được tốc độ gọt, cắt của máy tiện, giảm được một nửa thời gian quy định làm ra một sản phẩm. Sáng kiến của đồng chí chế tạo máng rãnh, gá trên máy mài để cặp "chày" hình cung được tròn đã rút ngắn được thời gian 4 phút xuống nửa phút, bảo đảm độ chính xác cao. Năm 1964, Nguyễn Văn Dậu góp phần quan trọng cùng ban tiện của nhà máy sửa chữa 3 triệu viên đạn Tuyn (Tulle), rút ngắn được 2 phần 3 thời gian, cung cấp kịp thời cho chiến trường.


Năm 1965, Nguyễn Văn Dậu đề ra sáng kiến lắp một lưỡi cưa trên máy tiện, rồi lại cải tiến lắp trên máy đánh bóng để cưa miếng gỗ chèn đạn cối 82 mi-li-mét, đưa năng suất tăng gấp 10 lần, giải quyết được một khó khăn lớn của phân xưởng, bảo đảm hoàn thành vượt mức kế hoạch.


Ngoài tinh thần gương mẫu, tận tụy trong công tác, phát huy nhiều sáng kiến có giá trị, Nguyễn Văn Dậu còn chú ý bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ công nhân trẻ, đồng chí luôn luôn đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, đặt lợi ích tập thể lên trên hết, sống khiêm tốn giản dị, được mọi người tin yêu, mến phục.


Nguyễn Văn Dậu đã được Bác Hồ tặng một áo lụa, được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 Huân chương Lao động hạng ba, 33 bằng khen và giấy khen, 10 năm là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Văn Dậu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Tư, 2022, 07:35:26 am
ANH HÙNG LÂM VĂN LÍCH


Lâm Văn Lích, sinh năm 1932, dân tộc Hoa, quê ở xã Định Thành, huyện Giá Rai, tình Minh Hải, nhập ngũ tháng 10 năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, lái máy bay thuộc trung đoàn 921 không quân, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1958 đến năm 1964, Lâm Văn Lích học lái máy bay phản lực, hai năm đầu sức khỏe yếu (nặng có 48 ki-lô-gam, mũi bị viêm mãn tính) khi tập động tác nhào lộn thường bị nôn ộc. Nhà trường nhiều lần không cho học nhưng đồng chí thiết tha xin nhà trường và tích cực tự rèn luyện sức khỏe. Kết quả Lâm Văn Lích đã học tốt vào những năm sau và được bầu là cá nhân xuất sắc của trường.


Tháng 8 năm 1964, tốt nghiệp về đơn vị, Lâm Văn Lích cùng đồng đội kiên trì học thêm một số khoa mục mà ở trường học ít thời gian như bay xuyên mây. Cả biên đội bay ngay khi thời tiết xấu đạt kết quả tốt. Trong khoa mục bay đêm, bản thân đồng chí cũng như anh em chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật bay nên chuyên gia không dám cho bay và không bay kèm hướng dẫn. Đồng chí đã tích cực, mạnh dạn luyện tập và đã thành công trong chuyến bay đêm đầu tiên, mở đầu phong trào học tập bay đêm của đơn vị.


Lâm Văn Lích đã tham gia chiến đấu 3 trận, trận nào đồng chí cũng dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội, luôn giành thế chủ động tiến công. Có lần bị máy bay địch bám đuôi, đồng chí đã vòng gấp và đánh trả vào sườn hoặc bám đuôi máy bay địch hoặc nhanh chóng lái máy bay của mình quay lại đối đầu với máy bay địch bắn làm bọn địch khiếp sợ, đội hình bị rối loạn.


Ngày 4 tháng 4 năm 1965, đồng chí cùng đồng đội bắn rơi 1 máy bay địch, biên đội an toàn.


Trận ngày 17 tháng 6 năm 1965, Lâm Văn Lích chỉ huy biên đội bắn rơi 2 máy bay địch, bắn bị thương 2 chiếc khác, bản thân đồng chí bắn trúng 1 chiếc. Khi trở về, một đồng đội bị nạn phải nhảy dù, đồng chí đã bay cảnh giới để đồng đội được an toàn.


Trận đánh đêm ngày 3 tháng 2 năm 1966, Lâm Văn Lích đã dũng cảm, mưu trí, tranh thủ thời cơ bất ngờ tiếp cận máy bay địch nổ súng chính xác, bắn rơi 2 máy bay địch và trở về hạ cánh an toàn.


Trận đánh đêm đầu tiên giành thắng lợi đã cổ vũ động viên đồng đội càng thêm tin tưởng về chiến thuật và khả năng đánh đêm của ta.


Lâm Văn Lích được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 28 bằng khen và giấy khen.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Lâm Văn Lích được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2022, 05:20:42 pm
ANH HÙNG TRẦN VĂN THỌ
(LIỆT SĨ)


Trần Văn Thọ, sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Nỗ Lực, huyện Cẩm Khê, tỉnh Vĩnh Phú, trú quán xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, nhập ngũ năm 1952. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, đồn biên phòng Leng-xu-xìn, Công an nhân dân tỉnh Lai Châu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khổ, bố chết đói, mẹ phải đưa mấy anh em rời bỏ quê hương đi tìm nơi làm ăn sinh sống, Trần Văn Thọ sớm hiểu rỏ nỗi cơ cực bị phong kiến, đế quốc áp bức, bóc lột. Trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí tham gia bộ đội chuyên hoạt động ở vùng rừng núi Lào Cai, Nghĩa Lộ, Lai Châu. Trong công tác và chiến đấu gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, nhưng Trần Văn Thọ luôn luôn tích cực, dũng cảm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.


Hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Trần Văn Thọ công tác ở một đơn vị bộ đội biên phòng Tây Bắc với nhiệm vụ vận động quần chúng tiễu phỉ, trừ gian, bảo vệ trật tự, trị an vùng đồng bào các dân tộc ở rẻo cao biên giới. Từ 1954 - 1958, Trần Văn Thọ tham gia vận động quần chúng ổn định đời sống, tiễu phỉ, trừ gian ở Bát Sát, Sa Pa, Dào Sàng, Mường Hun. Ở những vùng này, đồng bào thường xuyên bị kẻ địch khống chế, tư tưởng, lợi dụng phong tục tập quán của địa phương để chống phá cách mạng. Trong công tác gặp muôn vàn khó khăn, nguy hiểm, Trần Văn Thọ đã tận tụy lăn lộn với địa bàn, tìm mọi cách tuyên truyền vận động quần chúng. Đồng chí đã tổ chức được lực lượng bảo vệ bản làng, cùng địa phương bắt được hàng chục tên phỉ, thu nhiều vũ khí, tài liệu quan trọng. Riêng Trần Văn Thọ gọi hàng được 2 tên phỉ trở về làm ăn lương thiện với gia đình.


Cuối năm 1958, Trần Văn Thọ chuyển sang lực lượng công an nhân dân vũ trang và tiếp tục nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng, phát động quần chúng tiễu phỉ, trừ gian tại xã Xính Phình, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đó là một xã ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, rừng núi rất hiểm trở, đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt. Trong kháng chiến chống Pháp, Xính Phình là một nơi có nhiều bọn tình báo, gián điệp của Mỹ, Pháp, Tưởng. Các tổ chức cách mạng của ta hầu như chưa có, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Địa phương tuy đã được giải phóng nhưng bọn phản động luôn tìm cách phả hoại nên nhân dân rất hoang mang dao động. Nhận rõ nhiệm vụ của Đảng giao cho, Trần Văn Thọ cùng đồng đội vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân, tìm mọi cách tiếp xúc với đồng bào. Ban ngày, đồng chí đi tham gia sản xuất, giúp đỡ nhân dân, buổi tối vào các gia đình để tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Tranh thủ mọi lúc tự học tiếng dân tộc, Trần Văn Thọ học được 7 thứ tiếng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác và được đồng bào tin yêu đồng chí như người ruột thịt. Một số gia đình có chồng, con theo phỉ nghe lời khuyên nhủ đi gọi người thân của mình trở về nhà làm ăn lương thiện. 5 người theo phỉ trở về nhà cung cấp cho ta một số tài liệu quan trọng, do đó Trần Văn Thọ cùng với địa phương bắt được sáu tên đặc vụ Tưởng, thu một số vũ khí và tài liệu. Nắm chắc được các hoạt động của các đối tượng, đồng chí giúp cấp trên bắt đi cải tạo 7 tên khác đúng tội trạng. Việc nghiêm trị đúng chính sách đó làm cho đồng bào các dân tộc địa phương càng tin tưởng vào Đảng và Nhà nước. Có tổ chức dân quân, du kích, công an thường xuyên tuần tra bảo vệ bản làng, xã Xính Phình được tặng cờ "Đơn vị khá nhất về bảo vệ trị an năm 1961".


Cùng với công tác vận động quần chúng, Trần Văn Thọ chú trọng bồi dưỡng, dào tạo cán bộ địa phương. Giới thiệu 13 người kết nạp vào Đảng, đồng chí được huyện ủy cho thành lập chi bộ đầu tiên tại đây. Nhiều cán bộ địa phương sau này trở thành cán bộ tốt của huyện và phụ trách nhiều ngành chủ chốt của xã.


Trần Văn Thọ rất tích cực giúp đỡ nhân dân sản xuất, định canh, định cư, xây dựng tổ đổi công tiến lên thành lập hợp tác xã. Để nâng cao sản lượng lương thực, Trần Văn Thọ đi những nơi xa tìm mua các loại giống mới đem về địa phương và hướng dẫn đồng bào làm theo phương pháp mới: cách cày cấy lúa nước, làm cỏ, bón phân. Đồng chí hướng dẫn nhân dân làm cày, cuốc, dao, rựa và bỏ tiền riêng của mình để mua công cụ cải tiến về cho nhân dân sản xuất. Nhờ việc làm ăn theo phương pháp mới, vụ mùa năm 1959 đồng bào địa phương thu hoạch một vụ tốt chưa từng thấy bao giờ. Từ 1959 - 1961 toàn xã Xính Phình đã xây dựng được 5 hợp tác xã. Riêng hợp tác xã Phú Bì - nơi mà Trần Văn Thọ trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn - được công nhận là lá cờ đầu ở vùng cao, vụ mùa năm 1961 thu hoạch lương thực bình quân đầu người gần 1 tấn và được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.


Ở xã Xính Phình, nhân dân hầu hết mù chữ, 100% nam và 60% nữ nghiện thuốc phiện, tập quán lạc hậu còn rất nặng nề. Trước những khó khăn đó, Trần Văn Thọ cùng đội ngũ cán bộ địa phương vận động nhân dân học chữ và bỏ dần các hủ tục cũ, riêng Trần Văn Thọ trực tiếp dạy học cho cán bộ và con em đồng bào. Tính đến năm I960, xã Xính Phình không còn ai nghiện thuốc phiện, các bản làng đều có lớp học, có phong trào học bổ túc văn hóa, phong trào vệ sinh phòng bệnh, thanh niên hăng hái bài trừ hủ tục củ, xây dựng đời sống mới.


Trần Văn Thọ nêu một tấm gương sáng trọn đời trung với nước, hiếu với dân, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, tận tụy trong công tác, thực hiện tốt chính sách của Đảng, kiên trì xây dựng cơ sở chính trị, góp phần giữ vững trật tự trị an vùng biên giới, bảo vệ cuộc sống ấm no và hạnh phúc của nhân dân. Khi đồng chí hy sinh, đồng bào các dân tộc vô cùng thương tiếc và đã tự động dựng bia kỷ niệm để tưởng nhớ Trần Văn Thọ một người con yêu quý của đồng bào các dân tộc vùng rẻo cao biên giới Tây Bắc.


Đồng chí đã được tặng thưởng 6 bằng khen và giấy khen, 1 Huy chương Chiến thắng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng ba và truy tặng Huân chương Quân công hạng ba.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Trần Văn Thọ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2022, 05:21:14 pm
ANH HÙNG TRƯƠNG CHÍ CƯƠNG


Trương Chí Cương (tức Trương Xà), sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhập ngũ năm 1953. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đội trưởng đội trinh sát ngoại tuyến thuộc ban trinh sát, công an nhân dân vũ trang khu Vĩnh Linh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, ở một xã có phong trào cách mạng và kháng chiến sôi nổi, Trương Chí Cương tiếp thu được truyền thống đấu tranh kiên cường của quê hương nên khi lớn lên vào bộ đội, đồng chí đã tham gia chiến đấu rất dũng cảm, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Trương Chí Cương công tác ở một đơn vị bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời (Vĩnh Linh). Trong điều kiện hoạt động thường xuyên giáp mặt với kẻ thù, kẻ địch thường tung gián điệp, tình báo qua sông Bến Hải, phá hoại miền Bắc, Trương Chí Cương luôn luôn mài sắc ý chí cách mạng, nâng cao tinh thần cảnh giác, dũng cảm, mưu trí bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền khu vực công tác. Trương Chí Cương tham gia làm tốt công tác lập hồ sơ chính trị xã, hồ sơ đối tượng tập trung cải tạo, góp phần tích cực giữ vững trật tự an ninh khu giới tuyến quân sự tạm thời.


Từ năm 1963 - 1966, Trương Chú Cương hoạt động bí mật xây dựng cơ sở cách mạng ở phía bờ nam giới tuyến, lầm tổ trường giao thông liên lạc giữa đặc tình và trinh sát, giữa trinh sát với cấp trên; bảo vệ cán bộ qua lại địa bàn hoạt động; diệt ác, phá kìm, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng.


Khu nam giới tuyến là một vùng địch xây dựng đồn bốt dày đặc và có các lực lượng canh phòng cẩn mật. Các cơ sở cách mạng bị chúng phá vỡ hầu hết, phong trào đấu tranh của quần chúng tạm thời lắng xuống. Trước những khó khăn đó, Trương Chí Cương nghiên cứu tỉ mỉ địch tình, địa hình, địa vật trong vùng để vượt sông Bến Hải đưa đón cán bộ và chuyển công văn, tài liệu an toàn. Sau mỗi lần công tác, đồng chí đều cho anh em trong tổ rút kinh nghiệm, nên đợt nào anh em cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt hiệu suất cao. Trong một năm, tổ của Trương Chí Cương vượt sông Bến Hải đến 200 lần, có lần 5, 6 đêm vượt sông liền để đưa đón cán bộ và chuyển các tài liệu, mệnh lệnh của cấp trên. Những lần đi công tác nhiều nguy hiểm, đồng chí thường đi đầu, đưa đón cán bộ nên được anh em rất tin tưởng. Kinh nghiệm công tác của tổ giao thông liên lạc do Trương Chí Cương phụ trách đã có tác dụng phục vụ trực tiếp cho việc đánh địch trước mắt và lâu dài ở khu vực giới tuyến.


Kết hợp với nhiệm vụ giao thông liên lạc, Trương Chí Cương còn tham gia vận động quần chúng, đẩy mạnh đấu tranh cách mạng, phá ấp chiến lược, diệt ác trừ gian. Đồng chí trực tiếp tham gia chỉ đạo phá ấp chiến lược nhiều lần mà tiêu biểu là lần phá ấp chiến lược Cao Xá năm 1964. Thôn này trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và 10 năm dưới chính quyền Mỹ - ngụy, được kẻ địch xây dựng kiên cố để bảo vệ bọn tề, ngụy trong vùng chống phá cách mạng. Chấp hành chủ trương của trên phải nổ được súng, rải truyền đơn trong thôn làm cho ấp chiến lược mất an toàn. Trương Chí Cương cùng tổ nhiều lần ra vào ấp nghiên cứu kế hoạch. Đêm hành động, đồng chí chỉ huy toàn tổ vào được Cao Xá đào 3 ụ chướng ngại, treo 100 lá cờ Mặt trận, rải 3.000 tờ truyền đơn, bắn 42 phát súng; ném 4 quả lựu đạn, sau đó rút lui an toàn, làm cho địch rất hoang mang lo sợ, ấp chiến lược mất an toàn, cơ sở cách mạng dần dần được xây dựng.


Tổ Trương Chí Cương diệt được 4 tên gián điệp, thám báo rất nguy hiểm, nhất là tên Nghi, một tên gián điệp rất gian ngoan, xảo quyệt có nhiều nợ máu với dân. Đồng chí cải trang làm cảnh sát ngụy, bố trí lực lượng rất khoa học và được quần chúng giúp đỡ, nên lọt vào chỗ ở của tên ác ôn. Tuy kẻ địch chống cự quyết liệt, tổ của Trương Chí Cương diệt được hắn tại chỗ và bắt đi một số tên khác để giáo dục. Kẻ địch rất hoang mang, dao động và quần chúng tin tưởng cách mạng, đẩy mạnh đấu tranh, phá ấp trừ gian.    Hoạt động trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhiều nhiệm vụ khó khăn phức tạp, Trương Chí Cương luôn luôn nêu cao tinh thần độc lập chủ động, đoàn kết hiệp đồng chiến đấu tốt, thương yêu đồng đội, quý trọng nhân dân. Ở bất kỳ cương vị công tác nào, Trương Chí Cương cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp trên tin tưởng, đồng đội yêu quý.


Đồng chí đã 3 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua, được tặng thưởng 13 bằng khen, giấy khen, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Trương Chí Cương được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2022, 05:21:55 pm
ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH THỬ


Nguyễn Đình Thử, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, trú quán xá Sốp Cộp, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, nhập ngũ năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, phụ trách đội công tác cơ sở, thuộc đồn biên phòng Cốp Cộp, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Sơn La, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Đình Thử sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, ruộng đất không có, đời sống rất khổ cực, cha mẹ phải đưa gia đình đi tìm công ăn việc làm ở khắp mọi nơi. Khi tới Nghĩa Lộ, không còn gì ăn, cha mẹ buộc lòng phải bán Nguyễn Đình Thử cho một địa chủ để lấy ít tiền, gạo nuôi các em. Sống ở địa phương có phong trào cách mạng và kháng chiến sôi nổi, có nhiều đơn vị bộ đội và cán bộ qua lại công tác, đồng chí được giác ngộ cách mạng nên trốn khỏi gia đình địa chủ vào bộ đội.


Kể từ khi Nguyễn Đình Thử nhập ngũ (1954) đến khi chuyển sang lực lượng Công an nhân dân vũ trang (1959) và những năm sau, đồng chí chuyên hoạt động ở những đơn vị biên phòng với nhiệm vụ vận động quần chúng, tiễu phỉ, trừ gian, bảo vệ trật tự trị an vùng đồng bào các dân tộc ở rẻo cao biên giới. Công tác trong nhiều hoàn cảnh rất khó khăn, nguy hiểm, Nguyễn Đình Thừ luôn luôn chiến đấu dũng cảm, mưu trí và sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.


Từ cuối năm 1954, bọn phản động thổ phỉ ra sức phá hoại phong trào cách mạng ở các địa phương miền núi biên giới. Đồng chí cùng đơn vị thường xuyên nhịn đói, ngủ rừng, bám sát địa bàn, tuyên truyền vận động nhân dân gọi con em của mình theo phỉ trở về. Lần tiễu phỉ ở Lào Cai, đơn vị Nguyễn Đình Thử bị phỉ đánh úp, đồng chí chỉ huy một tổ chiến đấu dũng cảm diệt được 2 tên, bắn bị thương một số tên khác, thu vũ khí và tài liệu quan trọng. Sau đợt này, Nguyễn Đình Thử phát động quần chúng thu thêm được 2 thùng đạn, 250 ki-lô-gam gạo và gọi hàng được 1 tên cai phỉ.


Năm 1956, tại các bản đồng bào H’mông ở Mường Lạn, Huội Kha, Nguyễn Đình Thử đang xây dựng tổ đổi công, được nhân dân giúp đỡ đồng chí đã phá được 4 vụ xưng vua và gây lòng tin tưởng đối với đồng bào địa phương.


Đầu năm 1959, tuy mới chuyển về làm công, tác trinh sát thuộc đồn biên phòng Sốp Cộp, Sơn La, Nguyễn Đình Thử nhanh chóng tham gia lập hồ sơ xã, bắt tập trung, cải tạo 3 tên gián điệp, truy tìm và bắt được một số tên khác định chạy trốn sang Lào theo phỉ.


Tháng 9 năm 1962, phỉ xâm nhập vùng Huội Ca, Huội Niếng (Sơn La) dụ dỗ dân di cư sang Lào và chuẩn bị gây bạo loạn. Được cấp trên phân công, Nguyễn Đình Thử phụ trách một tổ đi sâu vào từng bản, chịu đựng nhiều gian khổ, tìm mọi cách tuyên truyền, giáo dục đồng bào ổn định đời sống, chống di cư theo phỉ. Đồng chí nắm được tên thống lý đứng đầu dòng họ người H’mông và qua nhiều ngày chịu đựng gian khổ, nguy hiểm, Nguyễn Đình Thử cùng đồng đội thuyết phục được tên thống lý làm trung gian để giải quyết mâu thẫn giữa 3 dòng họ trong vùng. Kết quả tên thống lý nộp cho Nguyễn Đình Thử 4 khẩu súng và khai báo nhiều tài liệu quan trọng về âm mưu của địch phá hoại vùng biên giới của ta. Các dòng họ ở các bản lang không còn mâu thuẫn, đồng bào không di cư, ổn định làm ăn. Đồng chí còn vận động được hai bản ở trên cao xuống thấp làm ruộng, định cư nên đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đồng bào yêu quý Nguyễn Đình Thử như người ruột thịt.


Cuối năm 1964, lực lượng biên phòng của ta có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng nước bạn Lào giữ gìn trật tự, an ninh vùng biên giới giữa hai nước. Nguyễn Đình Thử phụ trách một tổ vũ trang tuyên truyền giúp bạn xây dựng cơ sở cách mạng ở một vùng gồm sáu bản của người Mẹo, Xá, nước Lào. Vùng này giáp biên giới với ta, tuy đã được giải phóng, nhưng các cơ sở cách mạng của bạn còn non yếu, bọn phản động, thổ phỉ thường xuyên gây rối, phá hoại an ninh vùng biên giới cả hai nước. Sau một thời gian chịu đựng muôn vàn khó khăn, đói, rét, bệnh tật, đồng chí kiên trì, tận tụy và khôn khéo, vận động được nhân dân địa phương giúp đỡ cho tổ hoạt động. Và tuyên truyền vận động nhân dân vừa bồi dưỡng đào tạo cán bộ, thanh niên, tổ chức xây dựng dân quân, công an để bảo vệ trật tự trị an bản làng, kết quả Nguyễn Đình Thử cùng tổ giáo dục nhân dân cả sáu bản đều tích cực giúp đỡ cách mạng, ổn định đời sống, giới thiệu được hai cán bộ địa phương vảo ủy ban mặt trận huyện, bốn thanh niên tham gia bộ đội Pa-thét Lào. Các bản đều có cơ sở công an cách mạng giúp cho bạn bắt được 2 tên phỉ, khai thác tài liệu và dùng chúng để đánh vào sào huyệt thổ phỉ địa phương. Nguyễn Đình Thử trực tiếp giúp bạn chỉ đạo phá 2 vụ xưng vua, bắt tên Thào Ba Dơ cùng 12 tên khác chuẩn bị vũ trang bạo loạn, làm cho tình hình trật tự, trị an vùng biên giới hai nước ổn định, đồng bào các dân tộc phấn khởi làm ăn và càng tin tưởng vào cách mạng.


Quá trình hoạt động, ở vùng rẻo cao biên giới khó khăn gian khổ, Nguyễn Đình Thử luôn luôn gương mẫu, tích cực công tác, đoàn kết nội bộ, đoàn kết với bạn, hiệp đồng chiến đấu tốt. lập nhiều thành tích xuất sắc, được đồng đội và đồng bào các dân tộc tin tưởng và yêu quý. Đồng chí là Chiến sĩ thi đua 4 năm liền, đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, nhiều bằng khen, giấy khen.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Đình Thử được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2022, 05:22:32 pm
ANH HÙNG TRẦN VĂN NHỎ


Trần Văn Nhỏ, sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, trung đội trưởng, trung đội 4, đại đội 2, trực thuộc trung đoàn 600, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trần Văn Nhỏ sinh ra trong một gia đình nông dân ở một địa phương có ảnh hưởng của Xô-viết Nghệ Tĩnh rất sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong lứa tuổi thanh niên. Truyền thống đấu tranh cách mạng chống, đế quốc và phong kiến của quê hương đã làm cho đồng chí sớm giác ngộ cách mạng, hăng hái tham gia các tổ chức quần chúng ở địa phương rồi gia nhập bộ đội, chống Pháp, giải phóng Tổ quốc.


Trong kháng chiến từ năm 1948 đến 1954, Trần Văn Nhỏ tham gia 11 trận chiến đấu, luôn luôn nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có trận bị thương nhưng không rời trận địa vẫn tiếp tục chiến đấu. Trận Ba Lay, phải vượt sông Đà, Trần Văn Nhỏ xung phong bơi qua sông, kéo bảy chuyến mảng chở vũ khí phục vụ kịp thời cho trận đánh thắng lợi.


Hòa bình lập lại ở miền Bắc, Trần Văn Nhỏ công tác tại một đơn vị bảo vệ các cơ quan Trung ương. Đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, phát huy tốt truyền thống và bản chất của người quân nhân cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.


Năm 1959, toàn đơn vị Trần Văn Nhỏ chuyển sang lực lượng Công an nhân dân vũ trang với nhiệm vụ bảo vệ an toàn tuyệt đối Trung ương Đảng và Chính phủ. Hàng chục năm làm công tác bảo vệ, Trần Văn Nhỏ luôn luôn nêu cao tinh thần vì Đảng, vì dân, vì cách mạng mà chiến đấu và công tác. Trong công tác bảo vệ, đồng chí luôn luôn chăm lo giáo dục chiến sĩ ý thức cảnh giác cách mạng, luyện tập thành thạo cho chiến sĩ những tình huống khó khăn phức tạp mọi lúc, mọi nơi khác nhau trong công tác bảo vệ Lãnh tụ khi ở nhà cũng như khi đi công tác. Là cán bộ trực tiếp phụ trách đơn vị cơ sở, Trần Văn Nhỏ luôn luôn là một người gương mẫu, tận tụy công tác, thức khuy, dậy sớm, đôn đốc và hướng dẫn đồng đội thực hiện nhiệm vụ, đạt hiệu suất cao. Đồng chí chịu khó học tập nâng cao trình độ năng lực chuyên môn và phát huy nhiều sáng kiến trong nghiệp vụ công tác bảo vệ, có những sáng kiến được cấp trên biểu dương khen thưởng và được phổ biến áp dụng rộng rãi ra các đơn vị bạn. Với tinh thần tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, Trần Văn Nhỏ góp phần quan trọng trong phong trào xây dựng truyền thống tốt đẹp của cả trung đoàn và nhờ đó đơn vị của đồng chí năm nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước.


Trần Văn Nhỏ nêu một tấm gương làm việc giản dị, cần kiệm, khiêm tốn, luôn luôn có ý thức tranh thủ mọi lúc để tăng gia sản xuất tự túc lương thực, thực phẩm. Vì vậy có năm đơn vị đồng chí đã tự túc bình quân đầu người 40 ki-lô-gam chất bột, 8 tháng rau xanh, 8,5 ki-lô-gam thịt.


Trần Văn Nhỏ là một tấm gương tiêu biểu về lòng trung thành với Đảng, với dân từ khi còn là một chiến sĩ đến lúc trưởng thành là một cán bộ lãnh đạo đơn vị, ở bất kỳ cương vị công tác nào, đơn vị nào, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trong phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, Trần Văn Nhỏ là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng liên tục trong 12 năm liền (1954 - 1966), được tặng thưởng hàng chục bằng khen và giấy khen, 1 Huân chương Chiến công hạng ba và được Hồ Chủ tịch tặng Huy hiệu của Người.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Trần Văn Nhỏ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2022, 05:23:11 pm
ANH HÙNG PHẠM BÁ HẠT


Phạm Bá Hạt, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng thuộc đồn biên phòng Ròn, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Bình, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Phạm Bá Hạt xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo đánh cá ở một địa phương có truyền thống kiên cường kháng chiến chống Pháp. Trưởng thành trong chế độ xã hội chủ nghĩa, được giáo dục về lòng yêu Tổ quốc, yêu độc lập, tự do, khi lớn lên đồng chí vào lực lượng Công an nhân dân vũ trang.


Trong những năm đầu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, với cương vị là tiểu đội trưởng Phạm Bá Hạt đã thể hiện tinh thần chiến đấu cao, chỉ huy linh hoạt, gan dạ, phát huy nhiều sáng kiến, lập nhiều thành tích xuất sắc, xây dựng tiểu đội vững vàng về mọi mặt, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ trật tự trị an và chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình.


Từ năm 1965 đến năm 1966, Phạm Bá Hạt đã tham gia chiến đấu 35 trận chống biệt kích vũ trang và máy bay địch, khi thì phối hợp với dân quân, khi thì băng qua dưới bom đạn của địch vừa đánh lại chúng, vừa cứu dân thoát khỏi nguy hiểm.


Ngày 25 tháng 5 năm 1965, rút kinh nghiệm của nhiều trận trước, Phạm Bá Hạt trực tiếp tổ chức trận đánh cố định và di động. Đúng như dự kiến, khoảng 9 giờ, 2 chiếc máy bay F.105 và 2 chiếc F.100 của địch lẻn vào đánh phá thôn cảnh Dương. Chờ máy bay địch xà thấp, đồng chí chỉ huy tiểu đội đồng loạt nổ súng. Một chiếc F.100 bốc cháy, lao đầu xuống biển, những chiếc còn lại tháo chạy.


Khoảng 22 giờ ngày 20 tháng 6 năm 1965, phát hiện 4 chiếc AD.6 bay từ biển vào thả pháo sáng, ném bom và bắn phá khu vực phà Ròn, Phạm Bá Hạt chỉ huy tiểu đội đánh trả địch quyết liệt. Địch bị rối loạn đội hình quay sang đánh phá khu vực bên cạnh. Phạm Bá Hạt cơ động tiểu đội đánh địch, kết hợp với đơn vị bạn bắn rơi 1 chiếc. Đó là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi bằng súng bộ binh ban đêm của lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Sau trận này, toàn đơn vị Phạm Bá Hạt được nêu gương học tập và được thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.


Khi đơn vị chuyển hướng công tác, đồng chí được điều về tham gia công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, bảo vệ trật tự trị an ở một số địa bàn thuộc phạm vi đồn biên phòng phụ trách. Tuy công tác mới mẻ, nhưng Phạm Bá Hạt rất tích cực đi sâu đi sát quần chúng, ổn định tư tưởng cho đồng bào địa phương, ngăn chặn chiến tranh tâm lý và những hành động chống phá cách mạng. Phạm Bá Hạt trực tiếp giúp đỡ địa phương xây dựng được một xã có phong trào bảo vệ trật tự trị an từ kém trở nên khá, bồi dưỡng ba cơ sở giúp đồng chí rất tích cực nắm tình hình địch và giải quyết một số vụ việc quan trọng. Dùng biện pháp nghiệp vụ và được quần chúng giúp đỡ, đồng chí tìm ra một gói tài liệu tuyệt mật của các cán bộ đem từ miền Nam ra Bắc, bị địch đánh phá lạc mất giữa biển khơi.


Đồng chí nắm vững và quản lý tốt 350 chiếc hầm phòng không của đồng bào trong hai xã Cảnh Dương và Quảng Tùng, vì vậy, có lần địa phương bị máy bay Mỹ đánh phá dữ dội, đồng chí biết rõ vị trí từng hầm bị sập, kịp thời cấp cứu nhân dân. Có ngày đồng bào đang sản xuất trên đồng thì bị máy bay địch đánh phá, đồng chí chỉ huy tiểu đội bắn mạnh thu hút địch về mình để nhân dân kịp sơ tán ẩn nấp, đảm bảo an toàn.


Phạm Bá Hạt là một tấm gương về tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, công tác tận tụy, tích cực, phát huy tốt tinh thần đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu đạt hiệu quả cao. Thường xuyên chăm lo giáo dục chiến sĩ nâng cao bản lĩnh chiến đấu và công tác, khiêm tốn học tập và giúp đỡ mọi người, đồng chí được cấp trên tin tưởng, đồng đội và nhân dân quý mến.


Đồng chí đã được thưởng 8 bằng khen và giấy khen, 2 năm (1965-1966) là Chiến sĩ thi đua của đơn vị, được tặng một Huy hiệu Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 1 tháng 1 năm 1967 Phạm Bá Hạt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2022, 05:23:49 pm
ANH HÙNG NGUYỄN HỒNG NHỊ


Nguyễn Hồng Nhị (tức Hồng Việt) sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nhập ngũ tháng 5 năm 1952. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, trung đoàn phó, trung đoàn 921 không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, sớm được giác ngộ cách mạng, năm 16 tuổi Nguyễn Hồng Nhị đã tình nguyện vào bộ đội, chiến đấu ở chiến trường Liên khu 5, năm 1954 tập kết ra Bắc và được đào tạo trở thành chiến sĩ lái máy bay của Không quân nhân dân Việt Nam.


Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nguyễn Hồng Nhị luôn luôn thể hiện tinh thần dũng cảm, mưu trí, tích cực tiến công, hạ được nhiều máy bay địch. Từ năm 1966 đến năm 1968, đồng chí tham gia chiến đấu 15 trận, 12 lần nổ súng, hạ 8 máy bay địch (gồm 3 chiếc F.4, 3 chiếc F.105, 1 chiếc F.8 và 1 máy bay không người lái). Ngoài ra Nguyễn Hồng Nhị còn chỉ huy biên đội bắn rơi 2 chiếc máy bay khác.


Trận ngày 4 tháng 1 năm 1966 trên vùng trời tỉnh Quảng Ninh, được sở chỉ huy hướng dẫn tốt, lại có kỹ thuật thành thạo, Nguyễn Hồng Nhị là người đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam hạ 1 máy bay không người lái ở độ cao 18 ki-lô-mét.


Trận ngày 9 tháng 10 năm 1967 trên vùng trời Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Nguyễn Hồng Nhị nhanh chóng phát hiện địch từ xa, mặc dù thấy địch có tới 16 máy bay F.4, đồng chí vẫn cùng đồng chí số 2, yểm hộ nhau chặt chẽ, tạo thế có lợi, mưu trí và dũng cảm xông thẳng vào đội hình máy bay địch, kịp thời nổ súng, mỗi người hạ 1 chiếc, làm cho số máy bay địch còn lại phải bỏ chạy tán loạn.


Trận ngày 7 tháng 11 năm 1967, trên vùng trời Vạn Yên (Nghĩa Lộ), địch có 16 máy bay F.4 và F.105 yểm hộ cho nhau khá chặt chẽ. Gặp một đội hình máy bay địch có chiến thuật khác lạ, Nguyễn Hồng Nhị bình tĩnh phán đoán, nhanh chóng tìm chỗ yếu của chúng, dũng cảm dẫn đầu biên đội đánh cẳt đội hình phía sau của địch. Tốp máy bay F.4 quay lại đối phó, đồng chí nhanh trí phóng một quả tên lửa làm rối loạn đội hình tốp này, rồi xông thẳng vào đánh tốp máy bay F.105 đi đầu, hạ ngay 1 chiếc. Máy bay địch hoảng hốt tháo chạy. Trận đánh thắng rất mưu trí và táo bạo đã giúp cho trung đoàn rút được nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng chiến thuật đánh những trận tiếp sau.


Nguyễn Hồng Nhị luôn luôn gương mẫu, cần cù, chịu khó học tập, rèn luyện bản lĩnh chiến đấu, xung phong nhận việc khó, đoàn kết giúp đỡ đồng đội, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật và mọi mệnh lệnh của cấp trên.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Nguyễn Hồng Nhị được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2022, 05:24:22 pm
ANH HÙNG PHẠM THANH NGÂN


Phạm Thanh Ngân, sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Bâc Thái, vào bộ đội ngày 21 tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy đại đội trưởng đại đội 1 thuộc trung đoàn 921 không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nhận rõ trách nhiệm và vinh dự được cử đi học lái máy bay chiến đấu để góp phần vào cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Phạm Thanh Ngân đã ra sức học tập, đạt kết quả xuất sắc, nắm vững kỹ thuật, sử dụng thành thạo loại máy bay Mích 21.


Từ năm 1966 đến năm 1969, trong những trận không chiến với giặc Mỹ xâm lược, đồng chí đã bắn rơi 8 máy   bay Mỹ gồm: 3 F.4, 2 F.105, 1 RF.101, 1 F.102 và 1 máy bay không người lái. (Năm 1966 hạ 1 chiếc, năm 1967 hạ 6 chiếc và năm 1968 hạ 1 chiếc). Ngoài ra Phạm Thanh Ngân còn chỉ huy biên đội bắn rơi 8 chiếc khác.


Ngày 7 tháng 10 năm 1967, đón đánh địch trên vùng trời Hà Tây, Phạm Thanh Ngân chỉ huy biên đội Mích 21 chiến đấu với 12 chiếc F.4 địch. Mặc dù lực lượng đối phương đông hơn gấp nhiều lần, điều kiện dẫn đường của ta có nhiều khó khăn, đồng chí vẫn bình tĩnh, dũng cảm và mưu trí chỉ huy biên đội vừa chiến đấu vừa yểm hộ cho nhau, rất nhanh chóng phát hiện chỗ yếu của địch, bất ngờ xông thẳng vào đội hình địch bắn 2 phát tên lửa hạ 2 F.4 (Phạm Thanh Ngân bắn rơi 1 chiếc). Địch hốt hoảng quăng bom bừa bãi ngoài mục tiêu rồi quay ra. Biên đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phá tan cuộc tiến công của địch và trở về hạ cánh an toàn.


Ngày 18 tháng 11 năm 1967, trên vùng trời Phú Thọ - Hà Tây, Phạm Thanh Ngân chỉ huy biên đội đánh vào đội hình địch gồm 8 chiếc máy bay vừa F.105 vừa F.4. Phán đoán chính xác cự ly bay của chúng không thể tiếp cứu cho nhau nếu bị ta công kích chớp nhoáng, đồng chí chỉ huy biên đội kiên quyết, linh hoạt xông thẳng vào công kích tốp F.105 đi đầu, hạ ngay tại chỗ 2 chiếc (bản thân Phạm Thạnh Ngân bắn rơi 1 chiếc). Biên đội đồng chí hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt địch và bảo vệ mục tiêu, trở về hạ cánh an toàn.


Ngày 20 tháng 11 năm 1967, trên vùng trời Phú Thọ - Hà Tây, địch có 24 máy bay vừa F.105 vừa F.4 yểm hộ cho nhau khá chặt chẽ. Khi phát hiện 2 chiếc máy bay của biên đội Phạm Thanh Ngân, 4 chiếc F.4 liền quay lại triển khai đội hình đối phó với ta. Đồng chí bình tĩnh dũng cảm đánh giá tình hình, chọn đúng đối tượng và kiên quyết chỉ huy biên đội chủ động công kích trước, đánh vào đội hình lũ máy bay F.105 đi sau, hạ ngay 2 chiếc (Phạm Thanh Ngân hạ 1 chiếc), bẻ gãy một mũi tiến công của địch vào Hà Nội.


Phạm Thanh Ngân có ý chí chiến đấu cao, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, kiên định, vững vàng trong mọi tình huống khó khăn, có nhiệt tình học tập và rèn luyện kỹ thuật, nâng cao năng lực chỉ huy và chiến đấu, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì và 2 Huân chương Chiến công hạng ba, là Chiến sĩ thi đua năm 1960 và chiến sĩ Quyết thắng năm 1966.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Phạm Thanh Ngân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2022, 05:25:09 pm
ANH HÙNG NGUYÊN VĂN CỐC


Nguyễn Văn Cốc, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Bích Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 6 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Đại úy, lái máy bay phản lực thuộc trung đoàn 921, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Văn Cốc là một chiến sĩ lái máy bay luôn luôn có tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, mưu trí, tiến công địch, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đồng chí đã tham gia 10 trận đánh, 7 lần nổ súng, bắn rơi 6 máy bay Mỹ (gồm 4 chiếc F.105 và 2 chiếc F.4); ngoài ra còn yểm hộ tốt cho số 1, góp phần cùng đồng đội bắn rơi 9 máy bay khác của địch.


Ngày 23 tháng 8 năm 1967, Nguyễn Văn Cốc tham gia trận chiến đấu với máy bay Mỹ trên bầu trời Tuyên Quang, đồng chí làm nhiệm vụ số 2. Khi phát hiện địch đông tới 36 chiếc, Nguyễn Văn Cốc bình tĩnh quan sát, báo chính xác cho biên đội trưởng. Biên đội trưởng làm nhiệm vụ số 1 định lao vào công kích một tốp. Phát hiện tình hình nguy hiểm vì địch ở phía sau khá đông, Nguyễn Văn Cốc kịp thời báo cho số 1 chuyển sang đánh tốp cuối đội hình của chúng nên đã bí mật, bất ngờ, bắn rơi một máy bay địch. Nắm thời cơ địch vẫn chưa phát hiện được ta, đồng chí cùng với số 1 đồng thời vào công kích, bắn rơi 2 máy bay nữa của địch rồi trở về hạ cánh an toàn.


Ngày 20 tháng 11 năm 1967, trên bầu trời Phú Thọ, Nguyễn Văn Cốc làm nhiệm vụ số 2 trong biên đội. Tới khu vực chiến đấu, đồng chí phát hiện một tốp 4 chiếc F.4 của địch đang đối đầu với biên đội mình. Hiệp đồng chặt chẽ với số 1, Nguyễn Văn Cốc dũng cảm, mưu trí vượt lên trên đầu đội hình lũ F.4, rồi thọc sâu vào công kích tốp F.105, bắn rơi ngay tại chỗ một chiếc, phá vỡ đội hình của chúng, bảo vệ được mục tiêu. Khi trở về, gặp lúc địch đang đánh phá khu vực quanh sân bay, Nguyễn Văn Cốc vẫn bình tĩnh hạ cánh an toàn.


Nguyễn Văn Cốc là một chiến sĩ dũng cảm trong chiến đấu, cần cù, khiêm tốn trong học tập, chịu khó rèn luyện kỹ thuật, đi sâu nghiện cứu chiến thuật, vận dụng tốt trong chiến đấu nhằm nâng cao hiệu suất chiến đấu; có tinh thần đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, có ý thức tổ chức, kỷ luật, được cấp trên tin yêu, đồng đội mến phục.


Nguyễn Văn Cốc đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba và 1 bằng khen, được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, là Chiến sĩ thi đua năm 1966.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Nguyễn Văn Cốc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Năm, 2022, 07:25:12 am
ANH HÙNG NGUYỄN HUY HỒNG


Nguyễn Huy Hồng, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, nhập ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ trung đội phó pháo cao xạ thuộc đại đội 3, trung đoàn 233, sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quán, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Chưa tròn 3 tuổi quân, Nguyễn Huy Hồng đã tham gia chiến đấu hơn 100 trận, đánh trận nào đồng chí cũng nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, nhiều lần bị thương nặng vẫn không rời trận địa, kiên quyết đứng vững ở vị trí chiến đấu chỉ huy phân đội lập công xuất sắc.


Ngày 21 tháng 7 năm 1966, tại Đáp Cầu (Bắc Ninh), địch cho 24 lần chiếc máy bay gồm cả F.105 và F.4 thay nhau vào đánh phá cầu và khống chế trận địa pháo. Lần thứ nhất chúng lao vào bị đánh bật ra ngay, sau đó bọn địch lợi dụng trời nhiều mây, bay thấp từ nhiều hướng, thả bom bi, bom phá vào trận địa. Nguyễn Huy Hồng bị nhiều vết thương vào đầu, vào tay, vào mặt, bị những viên bi xuyên thủng 6 lỗ ở ruột và 3 lỗ ở gan. Máu ra nhiều, tay đau không nắm được cờ, đồng chí lấy khăn buộc chặt cán cờ vào tay, tiếp tục chỉ huy và động viên khẩu đội chiến đấu. Khẩu đội Nguyễn Huy Hồng cùng các khẩu đội bạn đánh trả quyết liệt lũ máy bay Mỹ, bắn rơi 1 chiếc. Khi vào viện quân y, nằm trên bàn mổ, đồng chí nén đau để các bác sĩ quân y hoàn thành tốt ca mổ khó.


Ngày 27 tháng 7 năm 1967, tại cầu Giẽ (Hà Tây), địch cho nhiều lần chiếc máy bay thay nhau vào đánh phá cầu và trận địa. Chúng ném cả bom bi, bom phá, bom nổ chậm vào trận địa. Khẩu đội Nguyễn Huy Hồng vẫn bình tĩnh, dũng cảm cùng các khẩu đội khác trong đại đội, chiến đấu nhiều đợt trong ngày, bắn rơi 1 máy bay Mỹ. Trong lúc đang chiến đấu ác liệt, trận địa mù mịt khói lửa, bom bi nổ liên hồi, Nguyễn Huy Hồng bị thương nặng vào đầu, vào ngực. Máu ra nhiều, bị choáng váng, không đứng vững được Nguyễn Huy Hồng chỉ định đồng chí số 5 thay mình chỉ huy khẩu đội tiếp tục chiến đấu, còn đồng chí vẫn kiên quyết không rời trận địa, nén chịu đau đứng tựa vào bánh xe pháo, động viên nhắc nhở anh em và góp ý với đồng chí thay mình, cho đến khi trận chiến đấu kết thúc.


Ngày 25 tháng 10 năm 1967, tại một trận địa bảo vệ Hà Nội, máy bay Mý ném bom trúng khẩu đội của Nguyễn Huy Hồng làm cho một số chiến sĩ bị thương vong. Đồng chí vừa làm nhiệm vụ khẩu đội trưởng chỉ huy phân đội chiến đấu, vừa làm nhiệm vụ số 5 tiếp đạn góp phần bắn rơi một máy bay Mỹ.


Nguyễn Huy Hồng còn luôn luôn tích cực, cần cù, trong công tác và học tập, gương mẫu xung phong nhận việc khó về mình, nhường thuận lợi cho bạn, đoàn kết chân thành giúp đỡ đồng đội, được mọi người tin yêu mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 bằng khen và giấy khen, 2 năm liền là Chiến sĩ thi đua và Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Nguyễn Huy Hồng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Năm, 2022, 07:25:49 am
ANH HÙNG BÙI XUÂN CHIẾN


Bùi Xuân Chiến, sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Yên Tân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là hạ sĩ, khẩu đội trưởng pháo cao xạ 100 mi-li-mét thuộc đại đội 172, trung đoàn 240, sư đoàn 363, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Kể từ khi giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại trên miền Bắc nước ta, Bùi Xuân Chiến đã tham gia chiến đấu hơn 300 trận, trận nào cũng bình tĩnh, dũng cảm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Ngày 1 tháng 5 năm 1966, trong trận chiến đấu bảo vệ thành phố Vinh (Nghệ An), sau khi bắn được 2 loạt đạn, bộ phận tống vỏ đạn bị hỏng làm cho vỏ đạn trong súng không văng ra ngoài được. Mặc dù biết vỏ đạn vừa bắn đang nóng rực, cho tay vào sẽ bị bỏng, nhưng để liên tục chiến đấu, Bùi Xuân Chiến không nề hà nguy hiểm, dùng hai tay kéo vỏ đạn ra. Nhờ đó khẩu đội tiếp tục nổ súng được ngay góp phần với trận địa hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, cả hai tay Bùi Xuân Chiến đều bị bỏng, máu chảy nhiều, được đơn vị cho đi quân y, nhưng đồng chí vẫn xin ở lại chữa tại chỗ và tiếp tục làm nhiệm vụ.


Ngày 5 tháng 5 năm 1967, ở Hải Phòng, giữa lúc bom bi đang nổ, máy bay địch đang bắn rốc-két vào trận địa, trận chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt thì khẩu đội trưởng bị thương. Bùi Xuân Chiến lên thay thế khẩu đội trưởng, đồng chí bình tĩnh gan dạ chỉ huy, động viên khẩu đội chiến đấu rất dũng cảm, góp phần với khẩu đội hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau trận này, đồng chí được tặng bằng khen.


Ngày 21 tháng 9 năm 1967, ở Tân Dương (Hải Dương), máy bay địch bắn phá trận địa làm cho hầm đạn bị cháy. Giữa lúc máy bay địch đang gầm rú bắn phá, đạn đang nổ, không nề hà nguy hiểm Bùi Xuân Chiến nhảy ra ngoài công sự, múc nước cùng đồng đội dập tắt lửa, cứu được hơn một tấn đạn, bảo đảm an toàn cho cả khẩu đội.


Ngày 28 tháng 11 năm 1967, ở Vĩnh Khê, địch oanh tạc dữ dội trận địa làm cho một số anh em bị thương vong và hầm đạn bị cháy. Bùi Xuân Chiến lại dũng cảm cùng đồng đội xông tới dập tắt lửa đang cháy ở hầm đạn, cứu được 1 tấn đạn, và kịp thời chuyển 2 đồng chí bị thương ra ngoài giao cho dân quân đưa đi cấp cứu. Trở lại trận địa, thấy khẩu đội mình vẫn đánh tốt nhưng khẩu đội 5, bên cạnh không phát huy được hỏa lực, Bùi Xuân Chiến tạm giao quyền chỉ huy khẩu đội cho một đồng chí đã có dự kiến chuẩn bị thay thế khi cần thiết, rồi sang khẩu đội bạn nghiên cứu tình hình. Biết rõ anh em đang lúng túng thiếu chỉ huy vì khẩu đội trưởng khẩu đội 5 đã bị thương nặng, Bùi Xuân Chiến liền tạm thời thay thế chỉ huy chiến đấu, động viên khẩu đội quyết tâm lập công trả thù cho đồng đội. Trận chiến đấu kết thúc thắng lợi, sau khi góp phần ổn định tình hình, đồng chí mới trở về khẩu đội mình tiếp tục nhiệm vụ.


Gương dũng cảm chiến đấu, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể của Bùi Xuân Chiến đã động viên lôi cuốn mọi người trong đơn vị noi theo.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 3 bằng khen, 3 giấy khen.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Bùi Xuân Chiến đã được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Năm, 2022, 07:26:27 am
ANH HÙNG NGÔ VĂN TÁC


Ngô Văn Tác, sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Định Hòa, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ ngày 29 tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, trưởng xe kiêm sĩ quan điều khiển thuộc tiểu đoàn 71 tên lửa, trung đoàn 285, sư đoàn 369, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Góp phần cùng binh chủng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ, đơn vị Ngô Văn Tác đã cơ động nhiều nơi, tham gia chiến đấu ở nhiều tỉnh trên miền Bắc. Là sĩ quan điều khiển, tham gia chiến đấu 44 trận, đồng chí đả góp phần trực tiếp bắn rơi 22 máy bay giặc Mỹ, trong tổng số 26 chiếc đơn vị bắn rơi (có 5 chiếc rơi tại chỗ).


Ngày 3 tháng 3 năm 1966, đơn vị bố trí ở Hòa Bình, do phán đoán đúng thủ đoạn của địch, Ngô Văn Tác mưu trí đón địch, điều khiển tên lửa bắn rơi 2 chiếc F.105 khi chúng vừa ló ra khỏi khe núi, khiến cả bọn còn lại hoảng loạn bỏ chạy, phá tan âm mưu của chúng định đánh vào Hà Nội.


Ngày 25 tháng 7 năm 1966, ở Bắc Thái, Ngô Văn Tác điều khiển tên lửa hạ 1 F.105 góp phần cùng đơn vị bạn bảo vệ an toàn mục tiêu được phân công.


Ngày 23 tháng 8 năm 1966, trong điều kiện địch đã vào gần phải đánh gấp, rất ít thời gian chuẩn bị, nhưng Ngô Văn Tác vẫn bình tĩnh, khẩn trương cùng kíp trắc thủ thao tác, điều khiển tên lừa bắn tan xác 1 F.8 của hải quân Mỹ.


Ngày 29 tháng 8 năm 1966, tại Quảng Ninh, Ngô Văn Tác khéo léo điều khiển 3 quả tên lửa hạ 2 máy bay Mỹ định đánh vào mỏ Cọc 5 và tàu chở hàng của ta đậu ở cảng.


Ngày 9 tháng 9 năm 1966, địch định bất ngờ vào gây tội ác ban đêm ở Quảng Yên. Với tinh thần cảnh giác cao, Ngô Văn Tác cùng đồng đội trừng trị đích đáng kẻ địch, bắn rơi 1 F.4 của Mỹ.


Ngày 16 tháng 11 năm 1967, địch mở đầu một đợt leo thang mới đánh vào Hải Phòng, Ngô Văn Tác điều khiển tên lửa bắn rơi tại chỗ 1 máy bay địch. Trận đánh này không những diệt được địch, bảo vệ được mục tiêu mà còn rút được kinh nghiệm thực hiện cách đánh tập trung, đánh liên tục.


Những thành tích nổi bật nhất của Ngô Văn Tác là các trận ngày 24, 25, 26 tháng 4 năm 1967 chống lại tên lửa Sơ-rai của địch dùng để phá tên lửa của ta. Nắm chắc kỹ thuật tên lửa, với tinh thần bình tĩnh, mưu trí, quyết đoán khi xử trí tình huống, đồng chí vừa diệt được máy bay, vừa phá được Sơ-rai của địch, bảo đảm an toàn cho người và vũ khí, do đó gây niềm tin tưởng phấn khởi, hăng hái chiến đấu cho anh em trong đơn vị.


Ngô Văn Tác còn ham mê nghiên cứu, cần cù học tập, nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn nên đã tự sửa chữa hoặc cùng tập thể sửa chữa tại chỗ được nhiều trường hợp hỏng hóc, kịp thời phục vụ giữa lúc chiến đấu khẩn trương. Ngô Văn Tác còn quan tâm bồi dưỡng đào tạo những đồng chí mới, nâng cao trình độ của các đồng chí trắc thủ cũ, góp phần xây dựng phân đội tiên tiến nhận cờ khá nhất 3 năm liền của đại đội.


Trong sinh hoạt, Ngô Văn Tác luôn luôn khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu quý mến, 3 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 2 lần Chiến sĩ Quyết thắng, được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 7 bằng khen và giấy khen.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969 Ngô Văn Tác được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Năm, 2022, 07:27:27 am
ANH HÙNG TRẦN CÔNG NHỠN


Trần Công Nhỡn sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng lái xe thuộc đại đội 3, đoàn 878, binh trạm 16 Đoàn 500 Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt.


Gần 4 năm liên tục công tác ở Quảng Bình, Vĩnh Linh một tuyến đường địa hình phức tạp bị địch thường xuyên đánh phá ác liệt, Trần Công Nhỡn phụ trách tiểu đội mũi nhọn của đại đội thường xuyên được cử đi làm nhiệm vụ đột phả ở những chỗ công tác khó khăn nhất. Bất cứ nhiệm vụ nào, dù khó khăn nguy hiểm đến mấy, đồng chí cũng nêu cao ý chí chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên giao. Tính trung bình mỗi năm Trần Công Nhỡn lái xe đi 300 ngày đêm, có khi liên tục suốt cả tháng đi không nghỉ, hàng trăm lần bị máy bay địch đánh phá dọc đường, Trần Công Nhỡn vẫn bảo đảm đưa xe, hàng tới đích an toàn. Với ý thức quý trọng và bảo vệ của công, giữ gìn tài sản của Nhà nước, của nhân dân, đồng chí đã lái xe chở hàng suốt 155.000 ki-lô-mét an toàn.


Có lần xe qua dốc 19 (đường số 16), máy bay địch đánh phá dữ dội làm đường bị tắc, một số xe của đơn vị bạn phải quay về, nhưng nghĩ đến nhiệm vụ đưa hàng ra tiền tuyến để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Trần Công Nhỡn dẫn đầu tiểu đội lái xe, cùng anh em dùng xẻng, cuốc san đường và đề nghị với công binh dùng thuốc nổ phá những cây to đổ ngang đường. Đường thông, xe của tiểu đội đồng chí đến đích trả hàng được ngay đêm hôm đó.


Một lần khác, tiểu đội của Trần Công Nhỡn đang dẫn đầu đoàn xe vào kho giao hàng thì giữa chừng bị địch ném bom tác đường. Thực hiện quyết tâm của chi bộ "Không có đường thì tìm đường mà đi", đồng chí tìm ra đường vòng tránh, cùng đồng đội dọn sửa 50 mét đường vòng qua hố bom đưa cả đoàn xe vào kho giao hàng đúng thời gian.


Một lần máy bay địch phát hiện, đánh phá bải để xe của đơn vị, Trần Công Nhỡn dũng cảm lái chiếc xe của mình vượt ra chỗ trống làm mục tiêu thu hút máy bay địch đuổi theo để anh em sơ tán toàn bộ xe đến chỗ an toàn. Đồng chí bình tính, mưu trí lừa được địch, đưa được xe vào nơi ẩn nấp kín đáo.


Trần Công Nhỡn còn luôn luôn chịu khó học tập, đi sâu vào chuyên môn kỹ thuật, dám nghĩ, dám làm, nêu cao ý thức bảo vệ của công, giữ gìn và bảo quản xe tốt.


Đồng chí tự nguyện nhận một chiếc xe cũ, xấu nhất của đại đội, ra công sửa chữa thành xe tốt và đã chạy hàng vạn ki-lô-mét an toàn. Với ý nghĩ không ngừng phấn đấu tăng hiệu suất vận chuyển hàng cho mặt trận, Trần Công Nhỡn lái xe chạy cung đường mỗi ngày một dài hơn: trong Đông Xuân 1965 - 1966, đồng chí chạy binh quân 50 - 60 km/đêm, năm 1966-1967, bình quân 60 - 80 km/đêm và năm 1967 - 1968 tăng lên 120 - 150 km/đêm.


Trong điều kiện bình điện khan hiếm, lại không có máy tiếp điện vào bình ắc-quy, Trần Công Nhõm gương mẫu thực hành tiết kiệm điện và động viên anh em áp dụng biện pháp "tăng quay giảm đề"1 (Đề-ma-rê (tiếng Pháp): khởi động bằng sức của bình điện), nâng lên thành phong trào chung, giải quyết được một phần khó khăn cho đơn vị.


Với tinh thần thương yêu đoàn kết giúp đỡ đồng chí, đồng đội những lúc khó khăn nguy hiểm, trên đường hành quân đồng chí nêu cao tinh thần sẵn sàng quên mình cứu xe, giúp bạn, cùng lập công tập thể.


Trần Công Nhỡn còn luôn luôn gương mẫu chấp hành chính sách, chế độ quy định, khiêm tốn, giản dị, được anh em yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 14 bằng khen và giấy khen, 2 năm là Chiến sĩ thi đua, 2 lẩn là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Trần Công Nhỡn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Năm, 2022, 07:28:09 am
ANH HÙNG TRƯƠNG XUÂN HÒA


Trương Xuân Hòa, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Kỳ Lạc,  huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 3 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, trung đội phó đội thuyền vận tải thuộc đại đội 5, binh trạm 5, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nhận rõ nhiệm vụ vận tải phục vụ tiền tuyến, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược Trương Xuân Hòa luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, dũng cảm ngoan cường, mưu trí sáng tạo, không sợ gian khổ hy sinh, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm nhất và đều tìm cách hoàn thành xuất sắc.


Được giao nhiệm vụ lái thuyền, tuy còn bỡ ngỡ về sông nước, đoạn sông đơn vị vận chuyển có nhiều thác, ghềnh, có thác cao trên 10 mét, có chỗ sông uốn khúc chỉ lọt chiếc thuyền, nhưng với tinh thần hăng say học tập, tận tụy với công việc, vượt khó khăn nguy hiểm, chỉ trong một tuần lễ, đồng chí đã lái được thuyền và dũng cảm lao qua những nơi rất khó chưa có ai dám vượt. Nhân dân địa phương biết tin cử người đến xem, học tập và rất ca ngợi đồng chí.


Có thời kỳ phải ưu tiên vận chuyển hàng cho chiến trường, đơn vị gặp lúc đang thiếu gạo, có ngày mỗi người chỉ được từ 1 đến 3 lạng gạo, Trương Xuân Hòa động viên anh em kiên quyết không để chậm hàng, thiếu hàng cho tiền tuyến. Bản thân tuy đói mệt nhưng đồng chí gương mẫu nhận công việc nặng nhọc, vác liên tục 7 chuyến liền các hòm đạn mỗi hòm nặng 82 ki-iô-gam, vượt qua đoạn đường trơn dài 30 mét xuống thuyền.


Trong công tác, Trương Xuân Hòa luôn luôn có quyết tâm cao, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, phát huy sáng kiến. Để tăng năng suất, vận chuyển hàng được nhiều, nhanh, đồng chí đề xuất ý kiến với lãnh đạo rút từ 4 người một thuyền xuống 3 người, trước đi 1 ngày 2 chuyến, nay tăng lên 3 chuyến, tăng cung độ từ 66 ki-lô-mét/ngày lên 88 ki-lô-mét/ngày.


Có lần Trương Xuân Hòa được phân công vận chuyển hàng đi trên quãng sông dài 40 ki-lô-mét, qua 14 cái thác, luồng lạch chưa ró, lại nằm sát vùng địch. Thuyền chở gần 5 tấn hàng, đi nửa chừng không may bị mắc cạn, đồng chí nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất ý kiến đào một cái lạch cho thuyền đi qua. Suốt một ngày đêm, đồng chí cùng với anh em đào được đoạn lạch dài 100 mét, giải quyết cho thuyền vượt cạn.


Đi vận chuyển xăng, chỉ tiêu quy định mỗi thuyền chở 6 phuy, Trương Xuân Hòa có sáng kiến buộc thùng nọ với thùng kia theo kiểu kết bè nên mỗi thuyền chở được 30 phuy.


Đồng chí có ý thức bảo quản phương tiện và hàng hóa tốt, nên suốt 3 năm vận chuyển, cả phương tiện và mọi loại hàng hóa được giao vận chuyển đều an toàn.


Trương Xuân Hòa còn có ý thức tổ chức cao, chấp hành nghiêm kỷ luật, khiêm tốn, giản dị, đoàn kết thương yêu giúp đỡ đồng chí, đồng đội, được mọi người trong trung đội tin yêu.


Trương Xuân Hòa đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 9 bằng khen và giấy khen, 3 năm liền (1965-1967) là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Trương Xuân Hòa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Năm, 2022, 07:28:55 am
ANH HÙNG CAO TẤT ĐẮC


Cao Tất Đắc, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoằng Đông, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đội phó đội 89 phá bom, quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sau khi nhập ngũ, được học tập bổ túc ngắn hạn để nắm được những yêu cầu cơ bản về chuyên môn kỹ thuật, Cao Tất Đắc lên đường nhận nhiệm vụ phá gỡ bom và thủy lôi của giặc Mỹ ở đảo Cồn Cỏ và nhiều  nơi khác trên đất Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Suốt 4 năm kháng chiến chống Mỹ (từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968), là một chiến sĩ công binh làm nhiệm vụ phá gỡ bom mìn, đồng chí thường xuyên lăn lộn ở những nơi nguy hiểm, những trọng điểm đánh phá của máy bay giặc Mỹ, luôn luôn kiên trì bền bỉ, bình tĩnh, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1965, Cao Tất Đắc làm nhiệm vụ phá gỡ bom ở khu vực sông Gianh và đảo Cồn Cỏ, không kể lúc nào máy bay địch đến bắn phá, đồng chí đều bình tĩnh đứng quan sát, theo dõi từng quả bom rơi. Khi máy bay địch vừa ngừng hoạt động, đồng chí nhanh chóng đến đánh dấu vị trí từng quả bom và nghiên cứu cách phá. Có nhiều lần, mặc dù chưa biết địch ném loại bom gì, nổ ngay hay nổ chậm, giờ nổ của bom cũng không nắm được, còn đang nghiên cứu cách tháo, phá thì xung quanh bom nổ, máy bay địch trở lại bắn phá, nhưng Cao Tất Đắc vẫn bình tĩnh gan dạ tìm tòi nghiên cứu và tháo, phá bằng được bom. Tổng kết thời gian này, đồng chí phá được 5 quả bom tạ, 80 quả bom bi, hàng trăm quả rốc-két, góp phần tích cực cùng tổ phá bom tìm ra cách phá bom, mìn nổ chậm, rút được kinh nghiệm phổ biến cho toàn đảo, bảo đảm an toàn khu vực được phân công. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày một nâng cao, Cao Tất Đắc càng nắm vững tính năng kỹ thuật bom đạn của giặc Mỹ.


Đặc biệt đợt phá bom tháng 12 năm 1967 ở sông Gianh, mặc dù tình hình có nhiều khó khăn: máy bay địch hoạt động oanh tạc liên tục, hai bên bến và lòng sông có hàng trăm quả bom đủ các loại nổ ngay, nổ chậm, từ trường, thủy lôi, v.v... giờ an toàn của từng loại bom không nắm được, thỉnh thoảng lại có quả bom nổ rung chuyển cả khu vực, nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh dũng cảm, đi lại nhiều lần trong khu vực có bom để tìm cách phá. Nhờ có tinh thần Quyết thắng giặc Mỷ và trình độ kỹ thuật chuyên môn thành thạo, Cao Tất Đắc có nhiều sáng kiến triệt phá các loại bom của địch cỏ hiệu quả. Đồng chí đã nghĩ ra cách: cùng đồng đội căng dây qua sông, buộc nam châm vào dây, lợi dụng sức nước rà đi rà lại nhiều lần để tìm vị trí chính xác của bom dưới nước rồi dùng bộc phá phá nổ. Bằng sáng kiến này, Cao Tất Đắc cùng tổ công binh phá được 87 quả bom các loại, trong đó có 50 quả thủy lôi và bom từ trường, bảo đảm giao thông vận tải được thông suốt an toàn.


Tháng 12 năm 1968, máy bay địch đánh phá liên tục sân bay Vinh, thả nhiều loại bom khác nhau. Không kể lúc nào, hễ phát hiện có bom chưa nổ là đồng chí dẫn tổ đến ngay, tìm cách phá bằng được, bảo đảm cho máy bay của ta lên xuống an toàn.


Cao Tất Đắc đã góp nhiều công nghiên cứu và tìm ra cách tháo, phá nhiều loại bom mới của địch sử dụng trong thời gian đó như bom từ trường, bom bi nổ chậm, bom chấn động, thủy lôi, v.v... giúp cho đơn vị giải quyết được nhiều khó khăn, phục vụ giao thông vận tải thông suốt.


Trong công tác, Cao Tất Đắc không ngại hy sinh nguy hiểm, sẵn sàng đi trước, tới những nơi khó khăn, nhường thuận lợi cho bạn, đoàn kết giúp đỡ nhau tận tình. Đồng chí có tinh thần cần cù, tỉ mỉ, thận trọng, chăm học nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, được đơn vị tín nhiệm.


Cao Tất Đác được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 năm liền là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Cao Tất Đắc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Năm, 2022, 07:29:33 am
ANH HÙNG TẠ LƯU


Tạ Lưu, sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Tương Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 3 năm 1947. Khi được tuyên dương


Anh hùng, đồng chí là thượng úy, bác sĩ quân y, đội phó đội điều trị 14, binh trạm 12, Đoàn 500 Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trướng thành từ một y tá trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1965, sau khi tốt nghiệp bác sĩ quân y, Tạ Lưu được điều vào phục vụ ở đội điều trị 14. Đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần phục vụ thương bệnh binh, bất kể ngày đêm, hễ lúc nào có thương binh về là cứu chữa, có yêu cầu cấp cứu thương binh dưới đơn vị là xung phong đi ngay. Có lần, giữa ban ngày, máy bay địch đuổi theo xe bắn phá, Tạ Lưu vẫn động viên lái xe bình tĩnh đến nhanh chỗ có thương binh để cấp cứu kịp thời. Đồng chí thường xuyên xuống các trận địa pháo cao xạ, những trọng điểm địch hay bắn phá để cấp cứu thương binh.


Tính trung bình trong nhiều tháng, không ngày nào không có những ca cần mổ, có đợt 5, 6 ngày liền mỗi ngày đứng mổ hơn 10 tiếng đồng hồ, nhiều đêm không ngủ, Tạ Lưu vẫn tận tình cứu thương binh, quyết giành lại cuộc sống cho đồng đội. Tạ Lưu đã giải quyết nhiều ca mổ phức tạp, đạt kết quả tốt, trong đó có 20 trường hợp vết thương do bom đạn giặc Mỹ gây ra rất hiểm nghèo: bị thủng ruột ở nhiều chỗ đã quá 48 tiếng đồng hồ, phúc mạc đã bị viêm, gãy cột sống, vỡ gan, vỡ lá lách; bị thương vào sọ náo, óc lòi ra ngoài; phổi giập nát; đứt mạch máu phổi, v.v. đã được đồng chí cùng tập thể kíp mổ cứu sống.


Quá trình công tác, vừa rút kinh nghiệm thực tế, vừa nghiên cứu học tập để nâng cao thêm chuyên môn, Tạ Lưu có trình độ kỹ thuật mổ bụng, mổ phổi tốt, không để xảy ra tử vong. Với lòng căm thù giặc sâu sâc, lòng thương yêu đồng đội, luôn luôn suy nghĩ vì tính mạng của thương binh, trong điều kiện phương tiện trang bị thiếu thốn, đồng chí đã nghiên cứu vận dụng kỹ thuật gây mê nội khí quản, truyền tĩnh mạch tăng áp, truyền động mạch ngược chiều, truyền máu trực tiếp khi không có dung dịch chống đông, v.v. đạt nhiều kết quả tốt.


Chú trọng khai thác những kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân trong vùng đóng quân, Tạ Lưu đã học tập được kinh nghiệm gia truyền chữa rắn cắn, phổ biến chung cho toàn binh trạm và nhân dân ở khu vực đóng quân. Nhờ đó, nhiều người bị rắn độc cắn đều chữa khỏi. Đội điều trị của đồng chí còn sản xuất được thuốc nam bằng các dược liệu địa phương.


Đối với anh chị em trong đội, Tạ Lưu luôn luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, bản thân gương mẫu cùng anh em làm mọi công việc lao động nặng nhọc như khiêng cáng thương binh, đi lấy gạo, lấy củi, tăng gia sản xuất, có khi làm các công việc phục vụ của hộ lý, nên đã động viên thúc đẩy được mọi người cùng tự nguyện làm theo, hết lòng vì thương binh mà phục vụ.


Tạ Lưu đã góp nhiều thành tích xây dựng đội điều trị 14 trở thành đội tiên tiến của Đoàn 500. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 năm liền là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Tạ Lưu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Năm, 2022, 07:30:16 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN VY


Nguyễn Văn Vy, sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở xóm Tô Hoàng, Bạch Mai, Hà Nội, nay là phường Ô Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Công tác ở ngành quân giới từ năm 19-17. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, quản đốc nhà máy X10 quân giới. Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Công tác ở ngành quân giới từ năm 1947, trưởng thành từ một công nhân lên phụ trách giám đốc một nhà máy, Nguyễn Văn Vy luôn luôn nêu cao tinh thần phục vụ tận tụy công tác, đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, đồng chí đã có hàng trăm sắng kiến giá trị, đưa năng suất sản xuất vũ khí lên cao, chất lượng tốt, tiết kiệm được nguyên vật liệu, góp phần giải quyết nhiều khó khăn cho ngành quản giới, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của tiền tuyến.


Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Văn Vy có công thiết kế và chế tạo được nhiều loại lựu đạn, mìn phá xe cơ giới, mìn nổ chậm... với chất nổ mạnh và nhạy, chống được ẩm, gỉ, phục vụ đắc lực cho chiến đấu.


Từ năm 1955 đến năm 1969, Nguyễn Văn Vy nghiên cứu cải tiến và thiết kế được hơn 50 loại máy móc, dụng cụ sản xuất, giảm nhẹ lao động thủ công cho toàn nhà máy, tiết kiệm được hàng chục tấn nguyên liệu, giảm tỷ lệ hư hỏng, hạn chế độc hại cho công nhân, đưa năng suất sản xuất vũ khí lên cao.


Trong việc sửa chữa pháo cao xạ 37, 57 và 100 mi-li-mét, Nguyễn Văn Vy làm được nhiều phụ tùng thav thế, có công nghiên cứu và cùng tập thể các kỹ sư luyện được đồng hợp kim đạt chất lượng tốt, để làm bộ phận máy ngắm cho pháo. Đồng chí có nhiều cải tiến trong công tác đưa việc sửa chữa pháo của xưởng tăng năng suất lên tới 900%.


Trong việc sản xuất mìn phá xe cơ giới, lựu đạn, đạn AT, lựu đạn phóng, Nguyễn Văn Vy làm được hơn 20 loại thiết kế dụng cụ và máy, đồng thời chú trọng cải tiến tổ chức dây chuyền sản xuất của máy và người, xây dựng một quá trình lao động hợp lý hơn, do đó nhà máy đã vượt nhiều chỉ tiêu sản xuất một số loại vũ khí, đáp ứng được yêu cầu lớn của tiền tuyến, góp phần vào thắng lợi to lớn trong mùa Xuân 1968 của quân và dân miền Nam.


Nguyễn Văn Vy chịu khó, bền bỉ học tập, đi sâu vào khoa học kỹ thuật, suy nghĩ cải tiến phát huy sáng kiến. Đối với các kỹ sư, công nhân trong nhà máy, đồng chí luôn luôn đi sát, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, giúp đỡ khuyến khích anh em phát huy sáng kiến. Đồng chí còn luôn luôn quan tâm đến sinh hoạt tinh thần và đời sống vật chất của tập thể nhà máy.


Nguyễn Văn Vy đã được tặng thưởng 2 Huân chương Lao động hạng nhì, 1 Huân chương Lao động hạng ba, 34 bằng khen và giấy khen, 6 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Nguyễn Văn Vy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Năm, 2022, 06:54:08 am
ANH HÙNG TRƯƠNG THỊ KHUÊ


Trương Thị Khuê, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quang Trị, gia nhập dân quân năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội phó xã Vĩnh Thủy, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Là một thanh niên trưởng thành trong chế độ xã hội chủ nghĩa, ở sát vùng Mỹ - ngụy tạm chiếm, Trương Thị Khuê hiểu rõ nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc, nên hăng hái tham gia công tác quân sự ở địa phương, chiến đấu và phục vụ chiến đấu rất kiên cương.


Từ năm 1965 đến năm 1967, Trương Thị Khuê tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu gần 200 trận chống máy   bay địch, trận nào cũng bình tĩnh, dũng cảm. Đồng chí chỉ huy đơn vị bắn rơi 1 máy bay F.8, bắn bị thương 1 máy bay AD.6, góp phần vào thành tích chung của dân quân toàn xã bắn rơi 4 chiếc, bắn bị thương 8 chiếc, phối hợp với bộ đội bắn rơi 4 chiếc khác.


Năm 1968, có lần thấy máy bay B.52 đang oanh tạc, Trương Thị Khuê cùng một dân quân chạy hơn một ki-lô-mét đến cứu đồng bào bị sập hầm, kịp thời băng bó cho những người bị thương, giữa lúc địch đang bắn phá, bom đang nổ, lửa đang cháy.


Trong nhiệm vụ phục vụ bộ đội chiến đấu, đồng chí không quản ngày đêm, lúc nào bộ đội cần đến sự giúp đỡ của dân quân, Trương Thị Khuê đều tích cực vận động anh chị em sẵn sàng phục vụ, khi đào đắp trận địa, khi lấy lá ngụy trang, khi làm đường cho pháo cơ động, khi vận chuyển đạn, thương binh... không công việc nào đồng chí vắng mặt, luôn luôn gương mẫu đi đầu, có tác dụng động viên lôi kéo mọi người.


Đối với mọi phong trào ở địa phương, Trương Thị Khuê đều gương mẫu và tích cực vận động lực lượng xung kích của thanh niên và dân quân dẫn đầu cho bà con noi theo. Tuy bận nhiều công tác, đồng chí vẫn tranh thủ giờ trưa, có khi cả ban đêm để sản xuất, bảo đảm đủ ngày công như các xã viên. Mảnh ruộng Trương Thị Khuê được phân công đảm nhiệm trực tiếp, nhờ chăm bón tốt nên đạt năng suất cao hơn các ruộng khác (2 tấn 6/ha một vụ, so với các mảnh ruộng khác chỉ đạt 1 tấn 9/ha một vụ).


Ngoài công tác xã đội phó, Trương Thị Khuê còn tham gia công tác hội đồng nhân dân xả, phụ trách phó bí thư đoàn thanh niên, ủy viên ban chấp hành phụ nữ xá, ủy viên ban chấp hành thanh niên khu Vĩnh Linh.    Tất cả mọi công tác trên, đồng chí đều làm tốt với tinh thần trách nhiệm của người đảng viên gương mẫu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Trương Thị Khuê được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Năm, 2022, 06:54:54 am
ANH HÙNG CÀ VĂN KHUM
(LIỆT SĨ)


Cà Văn Khum, sinh năm 1942, dân tộc Thái, quê ở bản Giảng, xã Chiềng Cơi, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi hy sinh, đồng chí là trung úy, phân đội phó đặc công thuộc đoàn 31, bộ đội tình nguyện chiến đấu ở Lào, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Cà Văn Khum hiểu rõ nhiệm vụ quốc tế cao cả của Đảng đối với cách mạng nước bạn, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, không sợ khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.


Tháng 4 năm 1964, Cà Văn Khum làm nhiệm vụ trinh sát, nắm tình hình địch ờ các vị trí Mường Ngàn, Tha Viêng, Tha Thơm. Mặc dù địch canh phòng cẩn mật, ở các đường ra vào xung quanh gần vị trí chúng thường xuyên tuần tra, phục kích, bố trí gài mìn, đồng chí vẫn mưu trí, tìm cách đột nhập các vị trí nhiều lần, nắm tình hình địch đầy đủ, báo cáo lên cấp trên hạ quyết tâm chính xác trước khi mở chiến dịch.


Ngày 5 tháng 1 năm 1966, đơn vị đánh đồn Tông Sơ. Vừa có lệnh nổ súng, Cà Văn Khum nhanh chóng tiếp cận, ngay phút đầu cùng tổ mũi nhọn diệt 3 tên địch, sau đó đánh sâu vào trong đồn, góp phần với đơn vị kết thúc thắng lợi trận đánh.


Ngày 2 tháng 2 năm 1967, đơn vị đánh sân bay Luông Pra-băng lần thứ nhất. Trong thời gian chuẩn bị cho trận đánh, Cà Văn Khum 4 lần cải trang giả địch, vào tận trong sân bay điều tra quân số, hỏa lực của địch. Do nắm chắc tình hình địch như vậy, nên khi nổ súng đánh sân bay, đồng chí dẫn đầu và chỉ huy tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu diệt gọn các mục tiêu trên giao, diệt 30 tên địch, tạo thuận lợi cho đơn vị phá hủy 9 máy bay T.28, 2 máy bay lên thằng, 150 tấn bom, một nhà máy điện và diệt 65 tên địch khác.


Tháng 3 năm 1967, trong trận chống càn ở Pắc Ngà, Cà Văn Khum chỉ huy tổ đánh rất dũng cảm, luôn luôn bám sát địch, diệt 10 tên, làm bọn địch hoảng hốt bỏ chạy tán loạn.


Ngày 16 tháng 7 năm 1967, trong trận đánh sân bay Luông Pra-bãng lần thứ hai, mặc dù thấy bọn địch đi tuần tra đến cách nơi bố trí 15 mét, nhưng chưa có lệnh nổ súng, Cà Văn Khum vẫn bình tĩnh, mưu trí tìm cách che mắt địch để giữ bí mật. Khi có lệnh đánh, đồng chí xung phong ngay, nhanh chóng dùng bộc phá phá hủy 3 máy bay địch, góp phần cùng đơn vị phá hủy 17 chiếc khác, 2 xe ô tô vận tải, 2 xe hủc, 1 nhà máy điện, 100 tấn bom, đánh sập một chiếc cầu, diệt hơn 40 tên địch.


Tháng 2 năm 1969, Cà Văn Khum đi trinh sát vị trí Long Chẹng (Xiêng Khoảng). Mặc dù bọn địch canh gác nghiêm ngặt, đặt nhiều ổ phục kích, các đường ra vào đều có bố trí nhiều mìn, tổ trinh sát của đồng chí vẫn khắc phục khó khăn, nguy hiểm vào điều tra, nghiên cứu hàng tháng liền. Nhiều khi liên tục 5, 6 ngày đêm mất ngủ, ăn đói, nhưng anh em trong tổ vẫn động viên nhau kiên trì bám dịch, nhờ đó đã nắm tình hình địch được chính xác, chặt chẽ, kịp thời báo cáo lên cấp trên.


Ngày 24 tháng 5 năm 1969, trong trận đánh vị trí Đồi Tháp, mặc dù bị thương nặng đồng chí vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu và anh dũng hy sinh trên trận địa.


Cà Văn Khum luôn luôn nêu cao tinh thần xung phong gương mẫu về mọi mặt, hết lòng đoàn kết, giúp đỡ đồng đội, được anh em tin tưởng, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Cà Văn Khum được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Năm, 2022, 06:55:38 am
ANH HÙNG CAO LƯƠNG BẰNG


Cao Lương Bằng, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 1, tiểu đoàn 47, trung đoàn 270, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 2 năm 1966 đến khi được tuyên dương anh hùng, Cao Lương Bằng chiến đấu ở chiến trường bẳc đường số 9, đả đánh 23 trận, diệt 57 tên địch, bắn rơi 1 máy bay HU.1A, thu 4 súng, và chỉ huy trung đội, đại đội đánh nhiều trận, lập công xuất sắc.


Ngày 28 tháng 4 năm 1966, trong trận chống càn ở Xuân Hải, Gio Linh, trung đội Cao Lương Bằng đánh 2 tiểu đoàn địch có xe tăng và máy bay, pháo binh yểm hộ suốt từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Đồng chí sử dụng trọng liên, cùng đơn vị đánh lui hàng chục đợt xung phong của địch. Đến 4 giờ chiều, địch đổ thêm quân, tổ Cao Lương Bằng lúc này chỉ còn 3 người (kể cả 1 dân quân) bị địch bao vây, lại mất liên lạc với đơn vị. Các đồng chí động viên nhau kiên quyết chiến đấu, giữ vững trận địa, tiêu diệt 53 tên địch, riêng Cao Lương Bằng được anh em công nhận diệt 14 tên. Thành tích của tổ được tiểu đoàn nêu gương cho toàn đơn vị học tập.


Ngày 12 tháng 7 năm 1966, địch sử dụng 2 tiểu đoàn có máy bay, pháo binh và xe tăng yểm hộ, càn vào làng Lai An, Gio Linh để lấy xác đồng bọn bị quân ta diệt ngày hôm trước và hòng đánh bật lực lượng ta ra ngoài. Đơn vị tuy chỉ còn 20 người chốt giữ trong làng nhưng vẫn bình tĩnh, dũng cảm bám giữ trận địa, đánh trả địch mãnh liệt từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều. Bên ta có thêm một số đồng chí bị thương vong, địch lại cho một cánh quân thọc vào sau lưng trận địa ta hòng ép ta từ hai phía. Cao Lương Bằng nhanh chóng quan sát địa hình rồi vác trung liên vượt qua một bãi trống dưới hỏa lực địch, tìm vị trí có lợi đặt súng, bắn mãnh liệt vào sườn địch, bẻ gãy một cánh quân, đánh lui nhiều đợt xung phong của chúng, diệt 22 tên, góp phần cùng đơn vị diệt 123 tên, bảo vệ được thương binh, giữ vững trận địa.


Ngày 23 tháng 2 năm 1968, trên đường đi nghiên cứu tình hình địch trở về, bị 3 chiếc trực thăng vũ trang đuổi theo bẳn dữ dội, Cao Lương Bằng cùng một người khác bình tĩnh lợi dụng địa hình chờ máy bay địch xuống thật thấp mới nổ súng. Giữa trận chiến đấu đồng đội hy sinh, Cao Lương Bằng càng căm thù địch, nổ súng chính xác, bắn 6 viên đạn AK, hạ tại chỗ 1 chiếc HU.1A, diệt 2 tên giặc lái, 2 chiếc kia hoảng hốt bỏ chạy. Đồng chí đã cõng đồng đội hy sinh, mang theo súng trở về đơn vị.


Ngày 7 tháng 6 năm 1969, ở Hà Thượng Rú, đơn vị phục kích đánh địch. Khi một đại đội địch lọt vào trận địa, theo phương án đã định, Cao Lương Bằng kịp thời cho súng cối bắn vào giữa cụm quân địch làm hỏa lực của chúng tê liệt ngay từ đầu. Nắm thời cơ địch rối loạn, đồng chí chỉ huy các mũi xông lên bao vây, chia cắt tiêu diệt từng bộ phận quân địch. Kết quả ta diệt gọn đại đội ngụy, giết chết tại chỗ 94 tên, bẳt nhiều tên, thu 15 súng AR.15, 3 máy vô tuyến điện PRC.10. Sau trận đánh, ta tổ chức băng bó, giải thích giáo dục cho 20 tên địch bị thương rồi thả cho về. Trận phục kích thắng lợi này có tác dụng lớn, động viên cổ vũ phong trào thi đua lập công trong các đơn vị toàn mặt trận gây được tin tưởng đối với nhân dân địa phương.


Cao Lương Bằng được tập thể bồi dưỡng trường thành nhanh chóng. Qua các cương vị công tác và chỉ huy, đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tận tụy, xung phong gương mẫu, có tác phong khiêm tốn, giàn dị, đoàn kết giúp đỡ mọi người, được anh em tin tưởng, mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 bằng khen, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ: Dũng sĩ Quyết thắng cấp ưu tú, Dũng sĩ diệt Mỹ cấp 1, Dũng sĩ diệt máy bay, 3 năm liền được bầu là Chiến sĩ thi đua, 2 năm là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Cao Lương Bằng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Năm, 2022, 06:56:17 am
ANH HÙNG TRẦN NGỌC MẬT


Trần Ngọc Mật, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 27 công binh, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Ở đơn vị công binh, phục vụ chiến trường, Trần Ngọc Mật đã trải qua nhiều công tác: làm bến vượt, bắc ghép cầu phà, lặn với khí tài, trinh sát bom chờ nổ, đảm bảo giao thông. Công việc nặng nề vất vả, yêu cầu rất khẩn trương, địch đánh phá ngày đêm liên tục, nhưng đồng chí đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bình tĩnh, dũng cảm, vượt qua gian khổ, hiểm nguy, luôn luôn gương mẫu xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Năm 1965, Trần Ngọc Mật cùng đơn vị làm công tác bảo đảm cầu phà trên các bến Nghèn, Già, Phú, Họ, Địa, Lội. Địch đánh phá ác liệt suốt đêm ngày, làm cho đơn vị phải bắc đi làm lại cầu phà nhiều lần, phải cơ động liên tục, có khi trong một đêm phải đảm bảo liền hai bến, hai cầu trên hai địa điểm. Nhiều đêm mưa lũ tràn về phá hòng cầu, phà, xói lở bến vượt, Trần Ngọc Mật cùng anh em lao xuống dòng nước xiết, ngâm mình trong giá rét để ghìm giữ dây tời và lắp ghép phà.


Tháng 2 năm 1966, Trần Ngọc Mật được điều về tiểu đội lặn, do nhiệm vụ khẩn trương, đồng chí vừa học tập kỹ thuật lặn, vừa phải phục vụ ngay không thể chậm trễ. Đồng chí thường phải lặn xuống trinh sát và làm việc dưới sông sâu từ 9 đến 10 mét. Do học tập nắm vững kỹ thuật lặn trong thời gian ngắn nhất và hoàn thành nhiệm vụ lặn xuất sắc, đồng chí được Quân khu cấp bằng khen.


Tháng 6 năm 1966, tiểu đội lặn được điều vào Xuân Sơn (Quảng Bình) nhận nhiệm vụ gấp: một bộ cầu dài 150 mét với tổng số 54 khoang thuyền và toàn bộ dầm ván đã liên kết xong, bị máy bay địch đánh chìm trong động Phong Nha, phải được vớt lên đầy đủ an toàn trong thời gian ngắn nhất để phục vụ kế hoạch vận chuyển mùa khô 1966 - 1967.


Trên đường đi, dù bị bom địch đánh phá gây một số thương vong, tiểu đội vẫn nhanh chóng hành quán tới địa điểm. Trần Ngọc Mật xung phong lặn đầu tiên để rút kinh nghiệm. Khi đã xuống sâu (trên 9 mét), bộ khí tài lặn, do bị bom địch đánh dọc đường, nay vì sức ép nặng nên nứt rạn, phì hơi. Đồng chí bị ép trong áo lặn, thiếu dưỡng khí đã ngừng thở, măt bị ứ máu căng phồng, tím bầm. Sau khi được cấp cứu hồi tỉnh, Trần Ngọc Mật nén đau, kiên trì chịu đựng, động viên và tham gia ý kiến với anh em tới khi đơn vị hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao mới chịu đi điều trị.


Ở viện quân y ra, nghe tin có một chiếc xe bị chìm ở khe Giao, trong đó có 2 máy vô tuyến, 2 khẩu súng và một số khí tài, Trần Ngọc Mật đề nghị xin đến tham gia lặn vớt. Ở đây bờ sông hiểm trở, nước chảy xiết, lòng sông sâu tới 12 mét, địch đánh phá liên tục, ta phải lặn bộ vì khí tài còn để cả ở Quảng Bình. Đồng chí bàn với anh em căng dây kéo qua sông, do đó nhanh chóng tìm ra được vị trí xe chìm. Trần Ngọc Mật còn có sáng kiến dùng ống tre tước bỏ cật ngoài để có màu trắng dễ nhìn dưới nước sâu, luồn dây cáp vào trong, nên tiểu đội khi ở đáy sông dễ dàng luồn dây buộc qua thùng xe. Xe đã nổi lên mặt nước, thì địch đến ném bom làm đứt dây cáp, đồng chí và anh em kiên trì làm lại cho đến khi vớt chiếc xe cùng toàn bộ khí tài lên bờ.


Để đảm bảo cho đơn vị vượt sông cấp tốc, đồng chí cùng một tổ, bơi lặn suốt từ 7 giờ sáng tới chiều, qua lại 15 - 16 lần trên sông để chăng dây cáp giữa lúc lũ đang lên to. Lặn lội mãi tới 5 giờ 30 chiều, các đồng chí mới hoàn thành việc chăng dây cáp qua sông, làm điểm tựa để kéo phà và đưa người, vũ khí, xe cộ, khí tài qua sông đảm bảo an toàn.


Trần Ngọc Mật luôn luôn nêu cao tinh thần gương mẫu xung phong, tận tụy hy sinh, đoàn kết giúp đỡ bạn, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được anh em yêu mến, cấp trên tín nhiệm.


Đồng chí 4 năm liền là Chiến sĩ thi đua và Chiến sĩ Quyết thắng, đạt danh hiệu "Dũng sĩ phá bom", được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 5 bằng khen, 3 giấy khen.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Trần Ngọc Mật được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Năm, 2022, 06:56:49 am
ANH HÙNG LA THỊ TÁM


La Thị Tám, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội phó tự vệ, đại đội 2, phòng giao thông huyện Can Lộc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 4 năm 1968 đến tháng 10 năm 1968, La Thị Tám làm nhiệm vụ quan sát máy bay địch ném bom ở ngã ba Đồng Lộc và Thượng Gia - Cổ Ngựa (Hà Tĩnh) nơi địch đánh phá liên tục ngày đêm, có đợt hàng tháng liền, có ngày từ 10 đến 20 lần, ném xuống hàng vạn quả bom các loại. Mặc dầu ác liệt như vậy, La Thị Tám vẫn anh dũng đứng vững ở vị trí của mình, kiên quyết chiến đấu vì sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Lý tưởng đã được xác định, La Thị Tám không sợ gian khổ hy sinh. Đứng trên vị trí quan sát tuy đả 23 lần bị bom vùi, nhưng sau khi bới được đất vùng dậy, La Thị Tám lại tiếp tục làm nhiệm vụ, lần tìm đánh dấu đúng chỗ bom chưa nổ, tạo thuận lợi cho bộ đội công binh nhanh chóng phá được sạch bom, đảm bảo an toàn cho xe và người qua lại trên đoạn ngã ba đường giao thông chiến lược.


Ngày 14 tháng 6 năm 1968, địch ném bom dữ dội xuống khắp vùng và xung quanh đài quan sát, trong đó có 18 quả bom từ trường. La Thị Tám vẫn bình tĩnh ở trên đài, dũng cảm quan sát, ghi nhớ số lượng và vị trí bom rơi mặc dù bom nổ gần. La Thị Tám lấy thân mình che đỡ bảo vệ cho phương tiện quan sát không bị hư hỏng, sau đó lại đi tìm đánh dấu chính xác từng hố bom từ trường. Bị bom nổ đất lấp vùi, đồng chí tự bới đất vùng dậy, rồi lại tiếp tục đi tìm đánh dấu bom cho kỳ hết.


Ngày 19 tháng 6 năm 1968, vẫn ở ngã ba Đồng Lộc, địch đến ném xuống 80 quả bom các loại trong đó có 20 quả bom chưa nổ nhằm phá hoại giao thông và cản trở công việc sửa chữa đường. Ngay sau khi địch ném bom La Thị Tám kịp thời dò tìm, đánh dấu hết những chỗ bom chưa nổ, xung phong dẫn đầu, cùng anh chị em thanh niên dân quân, tự vệ san lấp những hố bom đã nổ, rồi tranh thủ làm đoạn đường tránh tạm thời để khôi phục giao thông, giải quyết tình hình ùn tác xe cộ trước, mát. Thái độ bình tĩnh, tích cực của La Thị Tám động viên mọi người yên tâm, hăng hái cùng mình san lấp các hố bom, giải quyết bom chựa nổ cho thật sạch, nhanh chóng làm cho giao thông được thông suốt, kịp thời.


Ngày 23 tháng 6 năm 1968, giữa lúc La Thị Tám đang đi cắm tiêu đánh dấu vị trí bom chưa nổ thì 9 máy bay địch đến bắn phá trở lại, kích thích nổ hàng loạt cả bom mới lẫn bom cũ. Nằm giữa khu vực bom nổ, đồng chí bị sức bom ép ù tai, choáng óc, ngực tức, mắt hoa. Nhưng khi máy bay địch vừa đi khỏi, nghĩ đến nhiệm vụ thông đường của người chiến sĩ tự vệ giao thông và các tai nạn bất ngờ do những quả bom chưa nổ còn sót có thể gây ra, La Thị Tám tự bới đất vùng dậy, dũng cảm tiếp tục lần đi tìm đánh dấu chính xác từng chỗ bom chưa nổ.


Chỉ trong vòng 6 tháng, La Thị Tám đá cùng tổ cắm tiêu chỉ chỗ 705 quả bom từ trường và bom nổ chậm cho bộ đội công binh nhanh chóng giải quyết thông đường, bảo đảm công tác vận chuyển kịp thời phục vụ tiền tuyến.


Trong công việc sửa đường, lấp hố bom, La Thị Tám luôn luôn đạt năng suất và có ngày công cao. Những lúc nghỉ ngơi, đồng chí còn đan lát, chuẩn bị quang sọt, dụng cụ, không những cho mình mà cho cả đơn vị. Anh chị em trong đơn vị rất quý mến và hết lòng giúp dỡ, tạo điều kiện để đồng chí hoàn thành nhiệm vụ.


La Thị Tám đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 bằng khen, 3 giấy khen.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, La Thị Tám được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Năm, 2022, 06:57:23 am
ANH HÙNG LƯU HUY CHAO


Lưu Huy Chao, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, đại đội trưởng đại đội 2 anh hùng, trung đoàn 923, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Là một cán bộ lái máy bay dũng cảm, có ý chí quyết tâm cao, có trình độ kỹ thuật vững vàng, mặc dù sức khỏe có kém hơn so với các đồng chí khác, Lưu Huy Chao đã tích cực rèn luyện có sức chịu đựng dẻo dai, thực hiện tốt chiến thuật của máy bay Mích 17.B ở độ cao trung bình, cùng tập thể lập công đánh thắng nhiều loại máy bay tiêm kích phản lực, máy bay cánh quạt của Mỹ.


Trong 4 năm (từ 1965 đến 1968), Lưu Huy Chao đã đánh 19 trận, bắn rơi 6 máy bay địch gồm 2 F.4, 2 F.8, 1 F.105, 1 C.47. Ngoài ra, Lưu Huy Chao còn chỉ huy biên đội đánh và yểm hộ cho đồng đội bắn rơi 11 chiếc khác.


Ngày 14 tháng 12 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Thái Bình, Lưu Huy Chao chỉ huy biên đội 4 chiếc Mich 17.B tiến công 16 chiếc F.8 của địch. Địch chia làm nhiều tốp nhỏ, dùng số đông uy hiếp, rình ta sơ hở, phỏng tên lửa. Tập thể biên đội với sự chỉ huy của đồng chí rất mưu trí đã yểm hộ cho nhau tìm chỗ sơ hở tiến công địch. Lưu Huy Chao mưu trí cho máy bay mình cơ động lên cao, đột nhiên làm động tác cho địch mất đà sơ hở, rồi lợi dụng thế trên cao bắn 1 chiếc F.8 rơi ngay tại chỗ. Cách đánh hay của Lưu Huy Chao nêu kinh nghiệm tốt Mich 17.B diệt F.8 Mỹ. Sau này trên vùng trời Khu 4, kinh nghiệm đó được phát huy và ta đã giành được nhiều thắng lợi rực rỡ.


Ngày 3 tháng 1 năm 1968, chỉ huy biên đội 4 chiếc đi làm nhiệm vụ, khi vừa rời khỏi khu chờ, Lưu Huy Chao nghe thông báo phía sau có địch, khoảng 12 đến 16 chiếc. Phán đoán địch chưa phát hiện được ta vì còn cách 4.000 mét và trời mây mù, đồng chí quyết định cho biên đội quay lại, chủ động bất ngờ tiến công. Toàn biên đội yểm hộ cho số 3 lao vào công kích, bắn rơi ngay tại chỗ 1 F.4. Trời mây mù dày đặc, làm cho biên đội mất liên lạc với nhau, riêng Lưu Huy Chao chiến đấu ở một khu vực khác không có yểm hộ. Đang bám đuôi một máy bay địch, thì bị một chiếc khác phát hiện bắn máy bay đồng chí bị thương. Tuy phát hiện máy bay của mình bắt đầu khó điều khiển, nhưng bình tĩnh kiểm tra động cơ, dầu, đạn thấy vẫn còn tốt, đồng chí tiếp tục tiến công. Trước sức tiến công áp đảo của Lưu Huy Chao, lũ địch tuy đông nhưng tinh thần kém, phải hốt hoảng quay đầu tháo chạy ra biển. Lúc này máy bay đã hết dầu, cấp trên cho phép nhảy dù, nhưng không đang tâm cho máy bay nát vụn, Lưu Huy Chao quyết định hạ cánh. Đồng chí anh dũng, bình tĩnh cố gắng điều khiển hạ dần độ cao, lái máy bay theo quán tính về sân bay. Sau những phút dây đầy căng thẳng và mưu trí, Lưu Huy Chao đã hạ cánh an toàn. Chiếc Mich 17 do đồng chí lái, trong trận ấy đã bị 40 vết mảnh đạn, chỗ thủng to nhất ở cánh phải dài 60 cen-ti-mét, rộng 40 cen-ti-mét.


Ngày 14 tháng 6 năm 1968, Lưu Huy Chao nhận lệnh lần đầu tiên đưa biên đội hai chiếc Mích 17.B vào chiến đấu ở vùng trời Nghệ An, sát biển. Trận đánh diễn ra rất quyết liệt và nhanh chóng, đồng chí yểm hộ cho số 2 vào công kích trước, bắn rơi 1 F.4, bản thân bắn rơi 1 F.4 nữa. Bọn địch bị đánh mãnh liệt, chớp nhoáng 2 chiếc rơi, 2 F.4 còn lại hốt hoảng bỏ chạy.


Ngày 29 tháng 7 năm 1968, Lưu Huy Chao lại chỉ huy biên đội vào Nghệ An chiến đấu. Trận này ta 4 Mích 17.B, địch 4 F.8. Lực lượng ngang nhau, ta lại có kinh nghiệm của những trận trước, tinh thần tiến công lại càng cao, chiến thuật giỏi, cho nên biên đội đồng chí làm chủ không phận ngay từ đầu, bắn rơi tại chỗ 2 F.8, riêng Lưu Huy Chao bắn rơi 1 chiếc.


Là đại đội trường, Lưu Huy Chao đem hết sức mình bồi dưỡng kỹ thuật, chiến thuật cho anh em mới, có ngày bay tới 5 chuyến để nhanh chóng hướng dẫn đưa anh em vào trực chiến, cùng tập thể đoàn kết xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, trở thành một đại đội anh hùng. Do tác phong gương mẫu, nhiệt tình công tác không mệt mỏi, thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị, Lưu Huy Chao được mọi người giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện cho đồng chí hoàn thành nhiệm vụ.


Lưu Huy Chao được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 bằng khen, 1 Chiến sĩ Quyết thắng và 6 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Lưu Huy Chao được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Năm, 2022, 06:57:57 am
ANH HÙNG MAI VĂN CƯƠNG


Mai Văn Cương, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, đại đội phó đại đội 1, trung đoàn 921 không quân, Quân chung Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Do yêu cầu phát triển quân đội ta, Mai Văn Cương được cử đi học lái máy bay phản lực chiến đấu, nhưng vì sức khỏe yếu hạn chế đến tiếp thu kỹ thuật, đồng chí được xét làm công việc khác.


Để góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ trên miền Bắc, không quân ta lúc đầu còn nhỏ bé, số người biết lái máy bay phân lực rất hiếm. Trước tình hình đó, Mai Văn Cương tự nguyện xin đứng trong hàng ngũ lái Mich 21 chiến đấu tiêu diệt giặc. Với ý chí quyết chiến Quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, Mai Văn Cương kiên trì bền bỉ rèn luyện sức khỏe, tiếp tục học tập kỹ thuật, chiến thuật, nhanh chóng nâng cao trình độ mọi mặt, làm chủ kỹ thuật lái máy bay chiến đấu, bảo đảm chiến đấu giành thắng lợi liên tục, lập thành tích xuất sắc. Mai Văn Cương là một trong những người bắn rơi nhiều máy bay giặc. Đồng chí đã cất cánh 98 lần, gặp địch 21 lần, nổ súng 15 lần, bắn rơi 8 máy bay phản lực Mỹ: 2 F.4C, 3 F.105, 3 máy bay không người lái (7 chiếc rơi tại chỗ) và cùng biên đội bắn rơi 2 chiếc khác. Mai Văn Cương là người lái Mích 21 đầu tiên ở độ cao thấp, dùng tên lửa bắn rơi máy bay không người lái Mỹ. Đồng chí cũng là tấm gương điển hình đoàn kết hiệp đồng, tích cực yểm hộ, bảo vệ an toàn cho đồng đội khi chiến đấu gặp khó khăn.


Ngày 8 tháng 10 năm 1966, biên đội Mai Văn Cương được lệnh xuất kích về phía Hà Nội và được thông báo có nhiều máy bay địch đang đánh phá Đông Anh. Vào khu vực chiến đấu, đồng chí số 1 bị 2 F.105 bám theo ngay. Không trù trừ, Mai Văn Cương dũng cảm, mưu trí lao vào đội hình địch, bắn yểm hộ cho số 1, uy hiếp mạnh mẻ tinh thần địch, làm cho chúng vội vàng bỏ mục tiêu số 1, tháo chạy. Đồng chí bị lạc đội hình, nhưng vẫn bình tĩnh tiếp tục chiến đấu. Phát hiện một tốp 4 F.105 khác, Mai Văn Cương mưu trí bám luôn một mục tiêu thuận lợi cho việc công kích nhất rồi khéo léo sử dụng rốc-két bắn rơi tại chỗ 1 F.105 trên vùng trời Tam Đảo.


Ngày 28 tháng 4 năm 1967, theo lệnh cấp trên, biên đội Mai Văn Cương cất cánh lên chặn địch ở vùng trời Nghĩa Lộ. Phát hiện 2 F.105, số 1 được đồng chí yểm hộ liền nhanh chóng xông vào công kích địch. Chiếc F.105 tinh ranh, trong nháy mắt đã làm động tác kỹ thuật tránh được một phát tên lửa từ máy bay của ta phóng ra rồi vội vàng lao xuống khe núi tháo chạy. Mai Văn Cương nêu cao tinh thần tiến công địch, dũng cảm, mưu trí dùng kỹ thuật điêu luyện bổ nhào theo, bắn tiếp một phát tên lửa nữa, nó trúng đạn bốc cháy, cắm đầu xuống vùng núi Nghĩa Lộ. Lối đánh tài giỏi này của biên đội Mai Văn Cương được đơn vị kịp thời trao đổi học tập và vận dụng có kết quả: ngày 30 tháng 4 năm 1967, hai biên đội khác đã bắn rơi 4 máy bay địch trong một ngày.


Ngày 7 tháng 10 năm 1967, biên đội Mai Văn Cương sử dụng, một loại máy bay cũ hơn Mích 21, xuất kích về hướng Sơn Tây đánh bọn F.4 Mỹ. Sau khi phóng một quả tên lửa hạ luôn 1 F.4, đồng chí số 1 bị 4 chiếc F.4 bám đuôi phóng liền 2 quả tên lửa. Mai Văn Cương nhanh trí lệnh cho đồng đội ngoặt gấp tránh tên lửa địch rồi tự mình lao vào cắt ngang đội hình địch, bám chắc 1 chiếc, phóng một quả tên lửa. Chiếc máy bay địch nổ tung, lao đầu xuống đất, 3 chiếc còn lại tháo chạy tán loạn. Kẻ địch cũng không vừa, ngay lập tức có một tốp F.4 khác bám đuôi đồng chí. Hiểu rõ tình huống rất nguy hiểm, Mai Văn Cương quay lại đối đầu với chúng, công kích trực diện kẻ địch hòng dùng số lượng đông hơn uy hiếp đồng chí. Mai Văn Cương bình tĩnh lao vào tiến công chúng. Chúng không chịu nổi sức mạnh tinh thần sắt thép của đồng chí, cuối cùng buộc phải hốt hoảng bò cuộc tháo chạy.


Không những dũng cảm ngoan cường, mưu trí linh hoạt trong chiến đấu, Mai Văn Cương còn có tinh thần đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, tích cực yểm hộ, bảo vệ đồng đội. Đồng chí đã nhiều lần dũng cảm, thông minh cứu đồng đội trong những tình huống nguy hiểm.


Mai Văn Cương có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tác phong sinh hoạt giản dị, khiêm tốn, thẳng thắn, đoàn kết giúp đỡ đồng đội, nên được mọi người yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ Quyết thắng và 6 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Mai Văn Cương được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Năm, 2022, 06:58:36 am
ANH HÙNG ĐẶNG MINH CHỨC


Đặng Minh Chức, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Hồng Nam, huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 2 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, sĩ quan điều khiển tên lửa thuộc tiểu đoàn 73, trung đoàn 285, sư đoàn 363, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đặng Minh Chức đã trực tiếp tham gia chiến đấu 49 trận, điều khiển tên lửa bắn rơi 18 máy bay Mỹ, có 7 chiếc rơi tại chỗ. Là một sĩ quan điều khiển, đồng chí có tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, có quyết tâm cao, tích cực xây dựng xe mạnh và kíp trắc thủ giỏi. Đặng Minh Chức nghiên cứu nắm vững âm mưu, thủ đoạn hoạt động của máy bay địch, tìm ra cách đánh mới, dù trong tình huống khó khăn phức tạp đến đâu, cũng luôn luôn tìm mọi cách, tạo mọi thời cơ để đánh địch, giành thắng lợi.


Trong những ngày cuối tháng 8 năm 1967, máy bay địch hoạt động nhiều, đơn vị được lệnh sẵn sàng chiến đấu cao. Sáng ngày 31 tháng 8 năm 1967, hai tốp máy bay địch từ hướng đông nam (12 chiếc) và tây nam (3 chiếc) vào đánh phá. Do đề cao cảnh giác, khí tài chuẩn bị tốt, Đặng Minh Chức kịp thời phát hiện mục tiêu. Là sĩ quan điều khiển có bản lĩnh và kinh nghiệm, Đặng Minh Chức nhanh chóng phán đoán âm mưu, thù đoạn của địch, hạ quyết tâm chính xác và đề nghị cấp trên cho đánh tốp 12 chiếc. Được lệnh, đồng chí điều khiển phóng 2 quả đạn. Khi quả đạn bay đến mục tiêu, tốp 3 chiếc ở hướng tây nam lao xuống đánh phá ác liệt xung quanh trận địa. Giữa tiếng bom nổ rung chuyển, Đặng Minh Chức động viên kíp trắc thủ bình tĩnh tiếp tục điều khiển quả đạn tới đúng mục tiêu, và quả đạn đầu tiên đã nổ thiêu cháy liền một lúc 2 máy bay Mỹ.


Ngày 2 tháng 9 năm 1967, chấp hành nghị quyết của đảng ủy tiểu đoàn: kiên quyết đánh thắng địch trong bất cứ tình huống nào, bảo vệ tốt bầu trời của cảng Hải Phòng trong ngày Quốc khánh, Đặng Minh Chức phát hiện kịp thời máy bay địch, bám chắc mục tiêu và khi được lệnh, chủ động hiệp đồng với các trắc thủ, phóng quả đạn về phía địch. Máy bay địch cơ động, bay xuống thấp tránh đạn, đồng chí nhanh chóng nhận ra thủ đoạn của địch, bình tĩnh, mưu trí điều khiển quả tên lửa hướng trúng mục tiêu, bắn rơi tại chỗ 1 chiếc F.4H của giặc Mỹ.


Trong trận ngày 11 tháng 9 năm 1967, thành phố vừa báo động cấp I thì nhiều tốp máy bay địch đã vào gần triển khai đội hình đánh Hải Phòng. Đặng Minh Chức đề nghị cấp trên và được lệnh đánh ngay để bảo vệ mục tiêu. Khi các phần tử xác định xong và có lệnh chuẩn bị phóng đạn thì trận địa bị 2 chiếc F.8 bay trên đầu khống chế. Phóng đạn lên lúc này là rất nguy hiểm, trận địa có bị lộ sẽ là mục tiêu đánh phá của lũ cường kĩch. Nhưng không đánh thì bỏ lỡ thời cơ diệt địch, không bảo vệ được mục tiêu. Đặng Minh Chức động viên kíp trắc thủ bình tĩnh phóng quả tên lửa lên, đánh rơi ngay 1 chiếc máy bay địch. Lập tức, trận địa tên lửa của ta bị máy bay địch đánh phá dồn dập. Được lệnh sơ tán, Đặng Minh Chức cho trắc thủ di chuyển trước, còn mình ở lại cùng với cán bộ giải quyết hậu quả, bảo vệ khí tài.


Đặng Minh Chức là một sĩ quan điều khiển đã qua nhiều trận chiến đấu, được thử thách, có nhiều kinh nghiệm điều khiển tên lửa đánh máy bay Mỹ. Đồng chí chăm chỉ học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn kỹ thuật, là một cán bộ có tác phong sâu sát, tỉ mỉ, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội mến phục, tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, nhiều lần được trung đoàn, tiểu đoàn biểu dương, tặng giấy khen và được bầu là Chiến sĩ thi đua năm 1968.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đặng Minh Chức được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Năm, 2022, 06:59:18 am
ANH HÙNG VŨ NGỌC DIỆU


Vũ Ngọc Diệu, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 9 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là hạ sĩ, trắc thủ ra-đa đại đội 14, trung đoàn 290, sư đoàn 373, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong 3 năm chiến đấu ở vị trí trắc thủ ra-đa, Vũ Ngọc Diệu đã mưu trí, dũng cảm, cảnh giác phát hiện 456 tốp máy bay địch chính xác, kịp thời, không hề sai, sót, lọt, chậm, góp phần cùng các đơn vị chiến đấu ở Nghệ An bắn rơi trên 300 máy bay giặc Mỹ, bảo vệ mục tiêu. Đồng chí có nhiều công nghiên cứu chống nhiễu tổng hợp thành công, phát huy sáng kiến dùng máy cũ phục   vụ dẫn đường cho không quân đánh thắng, khi bị thương vẫn dũng cảm tham gia chiến đấu.


Tháng 4 năm 1967, cùng trung đội trưởng phiên ban, Vũ Ngọc Diệu bình tĩnh, kiên nhẫn suy nghĩ, tìm cách khắc phục nhiễu do địch gây ra, phát hiện một máy hay trinh sát vào Đô Lương, thông báo kịp thời cho trung đoàn bảo vệ Đô Lương chủ động bắn rơi chiếc RA.5C này, trước khi chúng gây tội ác.


Tháng 7 năm 1967, trận địa bị địch đánh phá, đồng đội bị thương vong, Vũ Ngọc Diệu vẩn theo dõi phát hiện được mục tiêu, báo cáo về sở chỉ huy đầy đủ, chính xác, phục vụ cho đơn vị hỏa lực bắn rơi 1 máy bay Mỹ.


Tháng 11 năm 1967, trung đội chuyển sang dùng máy P.8 là loại máy cũ, tham số kỹ thuật thấp, khó phát hiện địch từ xa, không thể hỗ trợ cho không quân đánh địch được. Đồng chí đi sâu nghiên cứu tinh năng tác dụng của máy, tìm hiểu cách sử dụng, thao tác và tự rèn luyện đến mức sử dụng thành thạo, địch vào còn cách 200 ki-lô-mét, Vũ Ngọc Diệu đã phát hiện được và báo cáo chính xác, kịp thời về sở chỉ huy, thông báo cho các đơn vị bạn chiến đấu bắn rơi máy bay địch. Việc làm đó góp phần giải quyết tư tưởng coi thường máy cũ, lôi cuốn anh em trong trung đội đi sâu vào học tập, làm chủ kỹ thuật.


Trong 2 ngày 7 và 8 tháng 5 năm 1968, địch tổ chức những đợt đánh lớn vào khu vực Vinh, Bến Thủy, Đô Lương. Vũ Ngọc Diệu phụ trách số 1 đã cùng đồng chí số 2 làm việc hết sức khẩn trương, quyết không để địch tập kích bất ngờ. Từ cự ly 200 ki-lô-mét, tổ đồng chí phát hiện địch, báo cáo cho các đơn vị hỏa lực chuẩn bị chiến đấu và thị xã Vinh báo động kịp thời. Địch ném bom cạnh trận địa, máy bị rung, Vũ Ngọc Diệu vẫn bình tĩnh chỉnh máy, bám sát địch, phục vụ cho đơn vị bảo vệ thị xã bắn tan xác 1 máy bay Mỹ khi chúng vào đến vùng trời Vinh.


Ngày 16 tháng 6 năm 1968, đại đội được lệnh cơ động, vừa tháo dây trời và máy thu thì máy bay địch đến. Cấp trên quyết định cấp tốc dùng máy P.8 và P.15 dẫn đường cho không quân đánh địch trên vùng trời Vinh - Đô Lương. Vũ Ngọc Diệu và 2 người nữa được giao nhiệm vụ này. Với quyết tâm "dẫn đi là chiến thắng, dẫn về là an toàn", các anh em khẩn trương thao tác, nhưng khi mở máy thi gặp phải nhiễu ở cường độ 3 che kín màn huỳnh quang, sóng cố định mất gần hết, dù hết sức tập trung tinh lực cũng không sao phát hiện được. Rất tin ở khả năng chống nhiễu của máy P.8, Vũ Ngọc Diệu đề nghị cho đổi số và sử dụng biện pháp chống nhiễu tổng hợp. Quả nhiên nhiễu giảm dần, hai loại máy hợp đồng chặt chẽ, thông báo liên tục, dẫn đường cho không quân ta vào gần địch hạ 2 máy bay Mỹ trên vùng trời Nghệ An, sau đó dẫn máy bay ta trở về căn cứ an toàn.


Kinh nghiệm đó được phổ biến cho toàn binh chủng ra-đa học tập, vận dụng trong tháng 11 và 12 năm 1968, dẫn đường cho không quân ta hạ máy bay Mỹ trên vùng trời Nghệ An.


Ngày 22 tháng 7 năm 1966, Vũ Ngọc Diệu bị thương vào tay trong lúc địch đánh phá. Cõng bạn bị thương nặng ra khỏi trận địa, đồng chí trở lại vị trí chiến đấu, dùng một tay tiếp tục làm nhiệm vụ cùng đồng đội. Địch đánh vào trận địa 10 lần, Vũ Ngọc Diệu vẫn bình tĩnh, dũng cảm bám máy, theo dõi mục tiêu, báo cáo kịp thời, chính xác, hoàn thành nhiệm vụ.


Trong 3 năm, đồng chí công tác ở ba loại máy khác nhau, nhờ có quyết tâm học tập, đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, nên máy nào cũng sử dụng thành thạo, phát huy được hết tính năng, tác dụng của máy phục vụ chiến đấu.


Vũ Ngọc Diệu luôn luôn gương mẫu, dũng cảm, mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có tinh thần đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, có ý thức tổ chức, kỷ luật nghiêm, được anh em yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 bằng khen, 2 giấy khen, 2 năm liền là Chiến sĩ thi đua, năm 1968 được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Vũ Ngọc Diệu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Năm, 2022, 07:00:00 am
ANH HÙNG LÊ CẤP BẰNG


Lê Cấp Bằng, sinh năm 1942, dân tộc Mường, quê ở xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 5 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó thuộc đại đội 11 pháo cao xạ 37 mi-li-mét, tiểu đoàn 7, trung đoàn 284, sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ ngày nhập ngũ đến khi được tuyên dương, Lê Cấp Bằng đã tham gia chiến đấu trên 600 trận chống máy bay giặc Mỹ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, trận nào cũng bình tĩnh, mưu trí, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; ba lần bị thương vẫn kiên quyết xin ở lại đơn vị tiếp tục chỉ huy khẩu đội chiến đấu.


Ngày 14 tháng 8 năm 1967, ở Đất Đỏ (Quảng Trạch, Quảng Bình), địch cho nhiều tốp máy bay đến oanh tạc trận địa nhiều đợt. Là pháo thủ số 4, Lê Cấp Bằng dũng cảm đứng thao tác, lấy đường bay chính xác, bảo đảm cho khẩu đội phát huy hỏa lực mạnh mẽ, kịp thời. Bị 5 vết thương, trong đó có một vết vào thái dương, đồng chí vẫn giữ vững vị trí chiến đấu cho tới khi trận đánh kết thúc. Trận này đơn vị Lê Cấp Bằng bắn rơi 2 máy bay F.4 của giặc Mý. Khi đơn vị giải quyết thương binh, đồng chí nhường cho các anh em bị thương khác được băng bó chăm sóc trước. Trước khi đi điều trị, Lê Cấp Bằng còn trao đổi kinh nghiệm và nhắc nhủ động viên từng người trong khẩu đội kiên quyết lập công, hoàn thành nhiệm vụ.


Ngày 11 tháng 9 năm 1967, ở Kỳ Lâm (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), đồng chí vừa làm nhiệm vụ pháo thủ số 4 lấy đường bay, vừa chỉ huy khẩu đội phát huy hỏa lực chính xác, góp phần cùng đại đội bắn rơi F.4. Trận đánh kéo dài, trong một đợt bom đánh vào trận địa, Lê Cấp Bằng bị đất vùi lấp và bị thương vào chân. Đồng chí vùng dậy tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu cho đến khi kết thúc trận đánh. Lê Cấp Bằng dặn dò anh em và bàn giao tỉ mỉ tình hình khẩu đội với đồng chí thay thế rồi mới đi điều trị.


Ngày 28 tháng 2 năm 1969, sau khi bị đại đội 11 bắn rơi 1 máy bay trinh sát điện tử OV.10, địch cho nhiều tốp máy bay đến đánh vào trận địa suốt từ 7 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Lần này, chúng bất ngờ dùng bom hóa học, đơn vị chưa kịp đề phòng, nên nhiều đồng chí bị ngạt thở. Bản thân cũng bị ngạt, nhưng đồng chí vẫn cố gượng dậy đi lấy khí tài chống hóa học về cho anh em đeo, tiếp tục chiến đấu.


Ngày 3 tháng 5 năm 1969, chiến đấu ở ki-lô-mét 50 đường số 12, Lê Cấp Bằng bị thương vào chân, nhưng vẫn đứng chỉ huy khẩu đội chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Trận này, khẩu đội đồng chí cùng khẩu đội bạn lập công xuất sắc, bắn rơi ngay tại trận 2 máy bay F.4 của địch.


Lê Cấp Bằng quan tâm xây dựng khẩu đội đạt giỏi về kỹ thuật và các mặt khác, đề cao tinh thần đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể. Bản thân đồng chí luôn luôn gương mẫu, phát huy tác dụng đầu tàu, động viên thúc đẩy toàn khẩu đội. Khiêm tốn, giản dị, sẵn sàng chăm sóc giúp đỡ đồng đội, nhường thuận lợi cho bạn, đồng chí được mọi người mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Lê Cấp Bằng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Năm, 2022, 08:04:01 pm
ANH HÙNG TRẦN XUÂN SINH


Trần Xuân Sinh, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nhập ngũ tháng 2 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là khẩu đội trưởng pháo cao xạ, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được giáo dục của chế độ xã hội chủ nghĩa, Trần Xuân Sinh hiểu rõ nhiệm vụ của thanh niên phải đứng ở hàng đầu chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đồng chí đã tham gia chiến đấu hơn 500 trận ở khu vực Tà Không, Văng Mu, Tha Mé là những trọng điểm ném bom rất ác liệt của máy bay giặc Mỹ.


Trong chiến đấu, đồng chí bình tĩnh, dũng cảm, kiên cường quyết hoàn thành nhiệm vụ, bị thương vẫn hiên ngang đứng ở vị trí chỉ huy khẩu đội nổ súng mãnh liệt vào quân thù, là tấm gương động viên toàn khẩu đội hăng hái chiến đấu, bắn rơi 4 máy bay giặc Mỹ.


Ngày 30 tháng 11 năm 1967, giữa lúc khẩu đội đang cùng đơn vị bảo vệ trọng điểm Văng Mu, máy bay địch ném bom trúng vào trận địa của khẩu đội Trần Xuân Sinh, làm cho một số đồng chí bị thương vong. Nhanh chóng chuyển anh em về tuyến sau, đồng chí lại tiếp tục chiến đấu, một mình làm nhiệm vụ của 3 số, phát huy hỏa lực của khẩu đội, hiệp đồng cùng đơn vị bắn rơi tại chỗ 1 F.4, bảo vệ đoàn xe đang qua trọng điểm được an toàn.


Mùa khô năm 1968 - 1969, đơn vị bố trí ở Tha Mé, nơi địch đánh phá liên tục cả ngày và đêm bằng cả máy bay chiến thuật và chiến lược. Có ngày, máy bay địch đến ném bom 4 lần, ném xuống nhiều loại bom khác nhau, đồng chí vẫn bình tĩnh và giữ vững tinh thần của anh em, động viên khẩu đội chờ máy bay tiêm kích địch vào tầm bắn có hiệu quả mới nổ súng. Có lần, giữa lúc bom đạn đang nổ trên trận địa, Trần Xuân Sinh vẫn xông vào nơi bị bom đánh sập và đang cháy, để cứu đồng đội, bản thân bị bỏng cả hai chân, nhưng sau đó vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi kết thúc trận đánh.


Một lần sau khi điều trị vết thương nặng, được viện quân y cho về hậu phương, Trần Xuân Sinh tha thiết xin trở về cùng chiến đấu với khẩu đội.


Tháng 2 năm 1969, hiệp đồng trong toàn trận địa, Trần Xuân Sinh chỉ huy khẩu đội dũng cảm chiến đấu với máy bay địch, bảo vệ an toàn cho một đoàn xe vượt qua trọng điểm. Địch đánh phá dữ dội vào khẩu đội. Lần thứ nhất bị thương, máu đầm đìa trên mặt bị cháy sém, Trần Xuân Sinh vẫn đứng vững trên vị trí chỉ huy. Lần thứ hai bị thương vào chân và vào mắt, được lệnh của cấp trên đưa về phía sau, đồng chí vẫn xin ở lại, nén chịu vết thương đau nhức ở chân và ở mắt, lau đạn và chuyển đạn cho anh em bắn đến khi trận đánh kết thúc. Trong trận này, khẩu đội của Trần Xuân Sinh bắn rơi 1 máy bay địch.


Trong chiến đấu, Trần Xuân Sinh tự nguyện nhận phần khó khăn nguy hiểm về mình, những lần địch dùng máy bay B.52 ném bom, Trần Xuân Sinh thường nhường công sự tốt cho đồng đội; có lần, vì nằm che, bảo vệ an toàn cho thương binh mà bản thân đồng chí bị thương.


Đối với anh em mới vào bộ đội Trần Xuân Sinh tích cực dìu dắt, hướng dẫn, chí bảo cặn kẽ giúp anh em nhanh chóng nắm vững kỹ thuật pháo cao xạ và vững vàng trong chiến đấu.


Trần Xuân Sinh đã 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba và được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Trần Xuân Sinh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Năm, 2022, 08:04:34 pm
ANH HÙNG VŨ TIẾN ĐỂ


Vũ Tiến Để, sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1967 (từ công nhân quốc phòng chuyển sang quân đội). Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy lái máy gạt thuộc tiểu đoàn 32 công binh, binh trạm 33, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 3 năm 1965, Vũ Tiến Đề làm nhiệm vụ lái xe húc đất ở những trọng điểm cua chữ A trên đường số 20 A, nơi máy bay giặc Mỹ đánh phá rất ác liệt, có đợt chúng oanh tạc liên tục hàng tháng, có ngày đêm B.52 rải liền 32 lần bom, vì vậy, có khi đồng chí làm việc giữa lúc địch bắn phá, bị 6 lần bom vùi, nhưng vẫn dũng cảm kiên cường, không sợ hy sinh, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ, có tháng làm liên tục không nghỉ, ngày nào cũng trên 10 tiếng đồng hồ.


Tháng 4 năm 1967, trong lúc đang làm việc dưới bom địch để kịp giải phóng trọng điểm, Vũ Tiến Đề bị bom nổ vùi lấp cả người và xe, làm ngực tức, tai ù, máu mồm máu mũi trào ra, đồng chí vẫn không chịu nghỉ.
Tháng 3 năm 1968, đồng chí đang san lấp hố bom để giải phóng mặt đường, thì đơn vị ra lệnh ẩn nấp, vì có thông báo của cấp trên máy bay B.52 sắp đến oanh tạc vùng này. Trước tình hình có một đoàn xe 12 chiếc đang bị dồn lại vì tắc một đoạn đường, Vũ Tiến Đề đề nghị xin cho tiếp tục làm, và động viên mọi người cùng gảng sức khai thông đoạn đường cho đoàn xe 12 chiếc vượt qua trọng điểm an toàn trước khi máy bay B.52 đến oanh tạc.


Tháng 4 năm 1968, đoạn đường ở gần ngầm Tà Lê bị tắc, yêu cầu phải nhanh chóng sửa xong để giải phóng xe, Vũ Tiến Đề làm việc suốt 12 tiếng đồng hồ trên mặt đường, mặc cho máy bay địch hoạt động bắn phá, lấp được 6 hố bom trên một đoạn đường dài hơn 1 ki-lô-mét, thông đường trước thời gian quy định.


Vừa công tác đạt hiệu suất cao, Vũ Tiến Đề vừa giữ gìn được xe máy tốt. Suốt 3 năm liền, chiếc xe đồng chí phụ trách không hề bị hỏng phải mang đi sửa chữa.


Đối với đồng đội, Vũ Tiến Đề nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ hết lòng. Đồng chí bồi dưỡng cho 5 lái phụ trở thành những tay lái vững vàng về kỹ thuật. Có lần, một xe kéo pháo bị rệ ở giữa trọng điểm địch hay bắn phá, làm cho cả đoàn xe ùn tắc phía sau, lúc trời sấp sáng. Chỉ huy trường đơn vị đã ra lệnh cho dùng bộc phá hủy chiếc xe để giải phóng đường cho đoàn xe đi, nhưng Vũ Tiến Đề xung phong nhận đưa xe lên giúp đỡ kéo được xe và pháo đến chỗ an toàn, làm cho cả đoàn xe vượt qua trọng điểm trước khi máy bay địch đến bắn phá.


Qua nhiều năm công tác trên một tuyến đường của Đoàn 559, Vũ Tiến Đề nêu cao tinh thần dũng cảm, vượt mọi khó khăn nguy hiểm, kiên cường hoàn thành nhiệm vụ. Bản thân đồng chí lấp được hơn 1.000 hố bom, đẩy được 30 quả bom nổ chậm trên mặt đường xuống vực, kéo được 70 xe ô tô gặp khó khăn phải để lại ở dọc đường.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 2 năm là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Vũ Tiến Đề được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Năm, 2022, 08:05:08 pm
ANH HÙNG TÔ QUANG LẬP


Tô Quang Lập, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 4 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại đội phó đại đội 1, tiểu đoàn 1 công binh, binh trạm 14, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ ngày nhập ngũ, Tô Quang Lập làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên đường số 20 A. Đoạn đường do đơn vị đồng chí bảo đảm thông xe, trong 4 năm bị địch đánh phá hơn 1.000 lần, ném xuống hàng vạn quả bom các loại, kết hợp với bắn rốc-két và đạn 20 mi-li-mét, có tháng, chúng phá liên tục cả ngày lẫn đêm. Công tác nặng nhọc, vất vả và nhiều nguy hiểm, nhưng Tô Quang Lập luôn luôn gương mẫu bất kể lúc nào, hễ có lệnh là đồng chí dẫn đầu đơn vị xung phong sửa đường ngay, nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho đồng đội, cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trung bình hàng năm đồng chí công tác trên mặt đường hơn 300 đêm, thường những đêm đột xuất làm suốt 10 giờ liền, có tháng 30 đêm liên tục.


Từ tháng 7 năm 1967 đến tháng 11 năm 1968, đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông ở ngầm Sô Ca Máng, nơi địch bắn phá ngày đêm, đồng chí thường để anh em làm việc ở chỗ cạn, dễ ẩn nấp khi có máy bay oanh tạc, còn mình đảm nhiệm đứng chỗ nước sâu. Những đêm rét buốt phải ngâm mình dưới nước 7, 8 tiếng đồng hổ để xếp đá, đồng chí vẫn vui vẻ, gương mẫu, tận tụy với công việc.


Địch ném nhiều loại bom để phá hoại đường và ngăn cản công việc sửa đường, nên có nhiều loại bom đồng chí chưa được học, nhiều lần chưa biết là loại bom gì, nổ ngay hay nổ chậm, không nắm được giờ an toàn của bom nổ chậm. Đồng chí vẫn dũng cảm đi vào giữa khu vực có nhiều bom, kiên nhẫn tìm bằng được cách phá. Nhiều lần đang tìm kiếm thì bom nổ ngay bên cạnh, Tô Quang Lập đã 5 lần bị bom nổ vùi lấp, nhưng sau khi được bới dậy, lại tiếp tục làm nhiệm vụ và động viên đồng đội cùng kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí đã tháo, phá được 100 quả bom và hơn 200 mìn vướng nổ, mìn lá.


Riêng 4 tháng đầu năm 1969, Tô Quang Lập phá được 12 quả bom nổ chậm, 28 quả bom từ trường, 28 quả mìn vướng nổ và 100 mìn lá, góp phần cùng đơn vị bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.


Ở cương vị phụ trách tiểu đội, trung đội, đại đội, Tô Quang Lập quan tâm xây dựng đơn vị vững mạnh, bản thân gương mẫu đi đầu và chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, làm đường đạt năng suất cao, đảm bảo xe không phải chờ, đường ít khi bị tắc.


Tô Quang Lập đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 6 giấy khen, 12 bằng khen, được bầu là Chiến sĩ thi đua, được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tô Quang Lập được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Năm, 2022, 06:54:31 am
ANH HÙNG ĐỖ VĂN CHIẾN


Đỗ Văn Chiến sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 9 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ lái xe thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 101, binh trạm 31, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đỗ Văn Chiến là một chiến sĩ lái xe có ý chí kiên cường, có kỹ thuật chuyên môn vững vàng, tiêu biểu cho quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên mặt trận giao thông vận tải.


Đêm 21 tháng 12 năm 1967, tại ki-lô-mét 29 đường số 128, đoàn xe Đỗ Văn Chiến đang trên đường làm nhiệm vụ, bị máy bay địch oanh tạc, phải dừng xe sơ tán tìm nơi ẩn nấp. Thấy một xe bên cạnh chở đạn 37 mi-li-mét đang bị cháy, lửa bén vào một hòm đạn, đồng chí nhảy ngay lên xe giật hòm đạn đang cháy xuống, giữa lúc máy bay địch lao xuống bắn khắp xung quanh.


Cứu được hòm đạn ra, dập tắt lửa xong, thấy địch vẫn bắn vào chỗ xe đạn, trong lúc đó đằng sau ùn lại nhiều xe, Đỗ Văn Chiến lái ngay chiếc xe đã bị thủng két nước chạy lên phía trước, tìm nơi kín đáo ẩn nấp, mở đường cho đoàn xe phía sau vượt lên vừa lúc máy bay địch kéo đến đông, đánh rất dữ dội vào phía vừa có xe đạn cháy.


Đêm 6 tháng 12 năm 1968, đơn vị Đỗ Văn Chiến đang dừng xe trước ngầm 15 N thì bị máy bay địch oanh tạc trúng đội hình. Xe đồng chí đứng đầu, bị bom lân tinh đánh cháy "giàn mướp", sáng rựq cả một vùng. Nhanh trí, Đỗ Văn Chiến ra khỏi nơi trú ẩn, lái xe thẳng xuống ngầm làm cho nước văng mạnh lên dập tắt lửa và lân tinh ở "giàn mướp", cả đoàn, theo lệnh đồng chí trung đội phó, cùng hành động theo xe đi đầu, khi vượt qua khỏi ngầm thì bom bi, bom cháy địch đánh dữ dội ở phía sau.


Đêm 20 tháng 4 năm 1968, xe Đỗ Văn Chiến vừa qua trọng điểm ki-lô-mét 28 (đường số 128) thì bị địch đánh bom bi. Đồng chí bị đứt một ngón tay và bị thương vào đầu, đồng chí lái phụ bị xuyên vào cánh tay. Hai anh em bàn nhau cố gắng chịu đau, hiệp đồng sử dụng hai tay còn lại của hai người để vặn tay lái, đưa xe hàng vượt qua trọng điểm địch đang đánh phá được 4 ki-lô-mét thì Đỗ Văn Chiến ngất đi. Vết thương của đồng chí chưa thật khỏi, đội điều trị định đưa về tuyến sau, nhưng nghe tin đơn vị ở lại công tác mùa mưa, Đỗ Văn Chiến tha thiết xin ở lại công tác và góp phần hoàn thành kế hoạch vận chuyển mặc dù địch đánh phá ác liệt, dai dẳng và mưa lũ liên tục.


Với quyết tâm đưa hàng ra mặt trận phục vụ tốt nhất, đồng chí luôn luôn thực hiện vượt mức kế hoạch, liền trong 30 đêm chạy 33 chuyến, có đêm chạy 180 ki-lô-mét vượt bốn trọng điểm địch đánh phá ác liệt, bắn chặn, bắn đuổi theo xe, đường sá nhiều cầu, ngầm phức tạp, đạt kỷ lục cao nhất trên đoạn đường này.


Làm theo lời Bác Hồ dạy: "Yêu xe như con, quý xăng như máu", Đỗ Văn Chiến nêu cao tinh thần chăm sóc, bảo dưỡng xe, nên xe đồng chí thường được bình bầu là đầu xe 4 tốt.


Với đồng đội, Đỗ Văn Chiến thân ái giúp đỡ, khiêm tốn học tập, đoàn kết hỗ trợ lúc gian nguy, nhiều lần đồng chí dũng cảm cứu được xe bạn trong lúc địch đang đánh phá, nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho bạn, được mọi ngựời yêu mến,


Đỗ Văn Chiến đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba và 9 bằng khen, 6 giấy khen, 2 năm liền là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đỗ Văn Chiến được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Năm, 2022, 06:55:08 am
ANH HÙNG HÀ VĂN TƠ


Hà Văn Tơ, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 6 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ tiểu đội trưởng lái xe thuộc đại đội 12, tiểu đoàn 51, binh trạm 34, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được giao nhiệm vụ lái chính ở đại đội 12 trên đường Trường Sơn, suốt cuộc chiến tranh phá hoại, Hà Văn Tơ đã liên tục đưa hàng ra tiền tuyến, nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


Mùa khô năm 1968 - 1969, đơn vị Hà Văn Tơ phụ trách vận chuyển trên tuyến đường từ binh trạm 34 vào binh trạm 42, qua nhiều trọng điểm đèo dốc nguy hiểm, trời mưa lầy lội, địch cho máy bay khống chế trên không, có khi đổ biệt kích và thám báo hòng phá hoại dưới mặt đất. Xe đồng chí vẫn chạy liên tục cả mùa, vận chuyển 12.538 tấn/ki-lô-mét, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chiến dịch. Với tinh thần hiệp đồng chiến đấu, lập công tập thể, Hà Văn Tơ đã 17 lần cứu xe đổ, xe bị bắn cháy của các đơn vị bạn trong những tình huống nguy hiểm.


Ngày 28 tháng 11 năm 1968, Hà Văn Tơ được lệnh đi công tác dài ngày chở chuyến hàng đặc biệt từ binh trạm 34 ra binh trạm 31, cùng đi có 2 xe con hộ tống và một số bộ đội bảo vệ. Đến ngầm, đoàn xe bị địch đánh vào giữa đội hình, Hà Văn Tơ bình tĩnh lái xe mình vượt qua điểm cao rồi trở lại giúp các xe khác. Một chiếc xe con sa xuống ngầm không đi được, Hà Văn Tơ một mặt động viên anh em ở trên xe xuống đẩy, một mặt lái xe to đến kéo vượt được ngầm, giải quyết được việc ùn tắc đoạn đường cho cả phía sau trong lúc địch đang đánh phá. Đến trọng điểm, máy bay C.130 địch lại đến bắn xả vào đội hình, đường vừa dốc vừa hẹp, rất khó tránh. Hà Văn Tơ xử trí nhanh chóng linh hoạt, cho bộ đội trên xe sơ tán, còn mình dũng cảm lái xe vượt trước đến chỗ giấu an toàn. Địch đánh liên tục từ 8 giờ tối đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, bắn hỏng một xe nằm ở giữa ngầm, cản trở toàn bộ cuộc hành quân. Địch vừa ngớt đánh phá, đồng chí nhanh chóng đến kéo xe của bạn vượt qua ngầm. Khi đang kéo, máy bay địch lại đến đánh phá hỏng một xe con trong đoàn và một xe tải của đơn vị bạn, hai lái xe và một số anh em khác bị thương. Hà Văn Tơ kịp thời cho xe dẹp vào bên đường để cho các xe khác vượt trước và chuyển 5 thương binh vào trạm phẫu thuật gần nhất. Trong chuyến hành quân 15 ngày này, địch đã 12 lần đánh vào đội hình đơn vị, nhưng với tinh thần trách nhiệm chung, Hà Văn Tơ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và giúp đỡ đồng đội chở hàng đặc biệt tới đích an toàn, vượt thời gian quy định. Trên đường trở về, chở 1 chuyên hàng đầy đủ trọng tải, bị địch đánh phá cả bom cháy, bom bi, bom vướng nổ, đồng chí đã mưu trí vượt qua được. Mặc dù trời đã sáng, Hà Văn Tơ dũng cảm chạy xe ban ngày thêm 8 ki-lô-mét đến ngầm, cứu được một xe của đơn vị bạn nằm hỏng ở đó.


Tháng 4 năm 1969, lần đầu tiên địch thả bom TN (từ trường) công binh đã phá gỡ nhưng địch đánh đi đánh lại nhiều lần, mặt đường bị cày xới, không sao phát hiện được hết bom. Sau 4 đêm bị tắc đường, binh trạm chủ trương cho một xe đi trước để kiểm tra đoạn đường trước khi cho thông xe. Hà Văn Tơ tự nguyện nhận nhiệm vụ đó. Ba lần bom TN nổ, làm đồng chí ngất đi, nhưng khi tỉnh lại, Hà Văn Tơ vẫn bám chặt vành tay lái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ.


Hà Văn Tơ còn quan tâm bồi dưỡng lái phụ xe mình trở thành người lái chính vững vàng. Đồng chí chân thành đoàn kết, giúp đỡ mọi người, có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, được mọi người tín nhiệm và yêu mến.


Hà Văn Tơ đã được công nhận là tiểu đội trưởng gương mẫu, đạt danh hiệu dũng sĩ vạn tấn/ki-lô-mét, dũng sĩ Trường Sơn gang thép. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công, hạng ba, 3 năm liền là Chiến sĩ thi đua, 2 năm là Chiến sĩ Quyết thắng, được khen thưởng 6 bằng khen, 2 giấy khen.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Hà Văn Tơ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Năm, 2022, 06:55:52 am
ANH HÙNG KHÚC VĂN LƯỢNG


Khúc Văn Lượng, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng lái xe thuộc đại đội 10, tiểu đoàn 781, binh trạm 14, Đoàn 559, đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam.


Hoạt động hơn 1.000 ngày đêm trên tuyến đường Trường Sơn, Khúc Văn Lượng trực tiếp lái xe, chở 46.000 tấn/ki-lô-mét, đạt cung độ, số chuyến trong tháng cao nhất. Trong đợt tổng công kích mùa khô 1967 - 1968, đồng chí đạt mức 26 chuyến/tháng (định mức đề ra là 15 chuyến/tháng).


Khi làm cán bộ chỉ huy, Khúc Văn Lượng mưu trí, linh hoạt, dũng cảm, táo bạo, nắm chắc quy luật hoạt động của địch, ngày đêm bám đường, bám đơn vị góp phần lãnh đạo và chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.


Mùa khô năm 1967 - 1968, một lần bị địch đánh bom lân tinh lửa cháy lan vào buồng lái, mặc dù chung quanh bom bi, bom phá đang nổ Khúc Văn Lượng bình tĩnh nhanh chóng dập tắt lửa rồi lái xe vượt qua đoạn đường nguy hiểm. Bị máy bay địch đuổi theo đánh phá, đồng chí mưu trí lừa địch làm lạc hướng chúng, rồi lái xe vào chỗ ẩn nấp an toàn.


Tháng 10 năm 1968, trong khi Khúc Văn Lượng vượt trọng điểm, một loạt bom tọa độ nổ ngay phía sau xe. Phán đoán xe sau bị thiệt hại, đồng chí cho xe vượt lên vào chỗ ẩn nấp kín đáo rồi chạy bộ quay lại. Quả nhiên xe đi sau bị trúng bom, 2 đồng chí lái bị thương. Trời đã sáng, máy bay địch còn khống chế, Khúc Văn Lượng tận tình cùng phối hợp giải quyết cho anh em suốt ngày, đến đêm lại tiếp tục lái xe đi ngay để đảm bảo kế hoạch vận chuyển.


Tháng 11 năm 1968, trên đường đi chi viện cho binh trạm 12, đoàn xe đơn vị Khúc Văn Lượng vừa đến trọng điểm thì bị máy bay B.52 tới đánh phá làm cho một số xe bị hỏng, đồng chí dũng cảm tranh thủ thời gian giữa các đợt oanh tạc của địch, ra mặt đường sửa chữa xe. Nhiều anh em làm theo Khúc Văn Lượng, nhờ đó đơn vị hoàn thành kế hoạch chi viện cho binh trạm 12. Khi được điều sang vận chuyển trên đường số 20 Khúc Văn Lượng cũng thường xuyên xung phong đi đầu đội hình vượt qua trọng điểm. Một lần, sau khi xe đồng chí vừa qua ki-lô-mét 68 thì B.52 ném bom phía sau. Phán đoán có thể đơn vị bị thương vong, Khúc Văn Lượng dừng xe, quay lại, kịp thời cùng đơn vị giải quyết chu đáo công tác thương binh, tử sĩ, sau đó tiếp tục lái xe đi nhận hàng.


Tháng 4 năm 1969, đơn vị Khúc Văn Lượng được điều vào vận chuyển cung đường mới. Lúc này đồng chí là cán bộ phụ trách 1 trung đội xe, nhưng vì thiếu lái, đồng chí vẫn trực tiếp lái một xe. Nhiều lần bị địch đánh vào đội hình, Khúc Văn Lượng vẫn bình tĩnh giữ vững tay lái và chỉ huy, lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Có lần, cả đoàn xe ùn lại vì phía trước có bom từ trường. Máy rà phá bom không có. Chiếc xe đi đầu bị bom nổ, hất sang bên đường, đồng chí lái bị thương. Không do dự, Khúc Văn Lượng tự mình lái xe chạy trước phá bom để thông đường cho toàn đơn vị. Đồng chí bị bom nổ làm ngất đi, nhưng khi tỉnh dậy lại tiếp tục lái xe đi trước, mở đường giải phóng đoàn xe 40 chiếc chở đầy hàng bị ùn tắc ở trọng điểm.


Khúc Văn Lượng là một cán bộ gương mẫu, hết lòng thương yêu chiến sĩ, tận tình giúp đỡ mọi người, quên minh vì đồng đội, chăm lo xây dựng đơn vị thành một tập thể kiên cường. Đồng chí nêu gương thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Yêu xe như con, quý xăng như máu", hết sức tiết kiệm nguyên vật liệu, thu nhặt từng chi tiết phụ tùng, được mọi người tin yêu, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 năm liền là Chiến sĩ thi đua và Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Khúc Văn Lượng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Năm, 2022, 06:56:36 am
ANH HÙNG KIM NGỌC QUẢN


Kim Ngọc Quản, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Cát, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ tiểu đội trưởng lái xe thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 52,   binh trạm 32, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến năm 1969, liên tục lái xe trên đường Trường Sơn, vượt qua các trọng điểm địch thường đánh phá ác liệt, Kim Ngọc Quản thường xuyên dẫn đầu về vượt cung đường, phá kỷ lục vận chuyến, đạt danh hiệu dũng sĩ vạn tấn/ki-lô-mét, lôi cuốn anh em trong đơn vị đạt chỉ tiêu tiên tiến ngày càng nhiều.


Tháng 12 năm 1967, Kim Ngọc Quản chở 4 tấn đạn súng cối, đang vượt trọng điểm thì bị máy bay địch đến oanh tạc. Đồng chí quyết tâm, không ngại hy sinh, lợi dụng pháo sáng địch, bình tĩnh lái xe vượt lên qua trọng điểm, đưa hàng tới đích an toàn.


Ngày 26 tháng 2 năm 1968, Kim Ngọc Quản lái một xe chở thuốc nổ vừa tới điểm cao C.M. thì máy bay địch đến đánh phá dữ dội. Thấy xe bạn đi trước bốc cháy, đồng chí vượt lên cứu thì xe mình cũng bị cháy. Đồng chí liền cùng lái phụ nhảy lên xe đầy chất nổ, dập lửa; tay và lưng bị bỏng rát, nhưng hai đồng chí cứu được xe và 4 tấn thuốc nổ an toàn, sau đó hai người bình tĩnh lái xe vượt qua khu vực địch đánh phá, đưa hàng tới đích.


Tháng 3 năm 1968, xe Kim Ngọc Quản chở hàng tới ki-lô-mét 72 thì bị hai chiếc máy bay OV.10 phát hiện, dùng cối bắn chặn, đồng chí mưu trí xử trí, nắm thời cơ, chạy từng đoạn, đưa xe vượt trọng điểm. Địch bám đánh liên tục 1 giờ, hết tốp 1 lại đến tốp 2, có lần bom hất đồng chí lái- phụ xuống đường, nhưng Kim Ngọc Quản và lái phụ giữ vững quyết tâm vượt; cuối cùng, các đồng chí đã thắng máy bay giặc Mỹ, đưa hàng tới đích an toàn.


Tháng 3 năm 1969, vận chuyển trên cung đường mới phải qua cửa khẩu, là nơi đích tập trung đánh phá mạnh hòng dứt điểm cát đứt đường vận chuyển của ta. Kim Ngọc Quản bình tĩnh xử lý, dũng cảm và chủ động, lái xe vượt qua trọng điểm ngay cả khi bị địch chặn đánh. Trong năm 1968, 1969, đồng chí vận chuyển được 23.000 tấn/ki-lô-mét an toàn, 20 lần đang vượt trọng điểm bị địch đánh phá, vẫn quyết tâm bảo vệ xe và đưa hàng an toàri tới đích.


Trên cung độ của binh trạm 41 dài 120 ki-lô-mét, địa hình phức tạp, qua 12 trọng điểm bắn phá, Kim Ngọc Quản sáng tạo kỷ lục: trên quy định chạy 3 đêm/chuyến, xe tiên tiến 2 đêm/chuyến, đồng chí phấn đấu chạy 1 đêm/chuyến cả đi lẫn về 240 ki-lô-mét, nêu kỷ lục về cung độ, lôi cuốn toàn đơn vị đạt cung độ tiên tiến.


Kim Ngọc Quản luôn luôn nêu cao tinh thần bảo vệ của công, thường xuyên chấp hành quy trình kỹ thuật về bảo dưỡng xe, hàng ngày kiểm tra, sửa chữa nên xe đi liên tục mà ít phải đưa vào xưởng sửa chữa. Đồng chí còn thu nhặt từng chiếc ốc, ê-cu, lá nhíp... để dự phòng, qua 5 năm thu; nộp được hàng trăm vỏ phuy xăng với 1.055 lít xăng.


Đồng chí khiêm tốn học hỏi bạn bè, chân thành giúp đỡ đồng chí, quý trọng bảo vệ thương binh chu đáo khi đi đường, nhường thực phẩm cho anh em, hết lòng bồi dưỡng lái phụ thành lái chính, giúp đỡ xe bạn gặp khó khăn dọc đường, được mọi người tin yêu, mến phục.


Kim Ngọc Quản đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, nhiều bằng khen và giấy khen, 4 năm liền là Chiến sĩ thi đua, 2 năm liền là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Kim Ngọc Quản được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Năm, 2022, 06:57:14 am
ANH HÙNG TRẦN HÀNH


Trần Hành, sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, bác sĩ quân y, đội trưởng đội điều trị 2, binh trạm 7, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, công tác ở đội điều trị 2, Trần Hành nêu cao tinh thần tận tụy phục vụ thương bệnh binh, không kể ngày đêm, lúc nào có thương bệnh binh là đồng chí triền khai công việc cứu chữa ngay hoặc có đơn vị nào yêu cầu đến cấp cứu thương binh là đi ngay. Nhiều lần giữa ban ngày, Trần Hành anh dũng và mưu trí vượt qua những trọng điểm địch hay bắn phá để cứu thương binh. Có nhiều đợt 2, 3 ngày liền, đồng chí đứng mổ mỗi ngày 15, 16 tiếng đồng hồ, nhưng vẫn quyết tâm, bình tĩnh, chính xác, bảo đảm an toàn trong tất cả các ca mổ. Trần Hành đã mổ hơn 200 trường hợp đạt kết quả tốt, trong đó có nhiều trường hợp rất hiểm nghèo: vỡ gan tràn máu trong bụng, chân tay bị giập nát, đứt động mạch, v.v... được cứu sống.


Một lần vì ở xa tuyến điều trị, thương binh đưa tới bị mất một mảng xương trán, lòi não, bị hôn mê đã 5 ngày, với sự giúp đỡ của tập thể, Trần Hành khẩn trương va tích cực cứu chữa, vừa xử trí vết thương, vừa vá da, vá màng não. Kết quả, sau 5 ngày thương binh đã tỉnh lại, vết thương tiến triển tốt, được chuyển về tuyến sau.


Có trường hợp, thương binh bị giập gan, tràn máu trong bụng, đã hôn mê nặng, Trần Hành cùng đồng đội tận tình cứu chữa tới khỏi. Nhiều trường hợp giập nát chân tay trầm trọng, bệnh nhân bị choáng ngất nặng, vết thương phải tháo khớp vai cũng được chữa khỏi.


Trong điều kiện trang bị của đội điều trị thiếu thốn, Trần Hành làm được một số dụng cụ đơn giản đóng đinh nội tủy xương đùi, làm được 6 kim gây tê trong xương, làm lò hấp khô có nhiệt độ 120 độ để hấp dụng cụ, giải quyết được một phần khó khăn, bảo đảm nâng cao hiệu suất cho việc điều trị thương bệnh binh.


Hai lần địch ném bom trúng đội điều trị, mặc cho máy bay địch đang bắn phá, đồng chí dũng cảm cùng anh chị em trong đội xông vào mang vác thương binh và chuyển dụng cụ, thuốc men ra chỗ an toàn.


Đối với anh chị em quân y trong đội, Trần Hành luôn luôn quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Đồng chí hướng dẫn cho đồng chí y sĩ làm được trung phẫu thuật, 4 đồng chí tự lực giải quyết được các vết thương bụng, sọ não; bồi dưỡng cho 15 y tá có trình độ tương đương quân y sĩ, đảm nhiệm được chức trách quân y tiểu đoàn.


Trong công tác, Trần Hành còn chú trọng tổng kết kinh nghiệm nghiệp vụ, nâng cao trình độ năng lực của bản thân và phổ biến chung cho anh chị em quân y trong binh trạm, trong đó có nhiều kinh nghiệm có giá trị được áp dụng rộng rãi, như gây tê trong xương, kỹ thuật chuyển dịch ngược dòng để cấp cứu thương binh choáng nặng.


Ngoài công tác chuyên môn, Trần Hành còn gương mẫu tham gia công việc lao động phục vụ bệnh nhân, có tác dụng động viên giáo dục mọi người thực hiện khẩu hiệu "Thầy thuốc như mẹ hiền".


Trần Hành đã góp nhiều công cùng với tập thể xây dựng đội điều trị 2 trở thành một trong những đội điều trị đạt thành tích của Đoàn 559.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 giấy khen, 3 bằng khen.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Trần Hành được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Năm, 2022, 07:25:53 am
ANH HÙNG ĐINH THỊ VÂN


Đinh Thị Vân, sinh năm 1916, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Thành, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 5 năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đinh Thị Vân tham gia công tác đoàn thể phụ nữ, qua các cương vị hội trưởng phụ nữ huyện và tỉnh, đồng chí là một cán bộ vận động quần chúng giàu nghị lực, gân bó mật thiết với phong trào, được nhân dân yêu mến, cấp trên tín nhiệm.


Từ giữa năm 1954, được giao nhiệm vụ hoạt động bí mật trong lòng địch, dù gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, Đinh Thị Vân luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, kiên trì dựa vào quần chúng, tìm mọi cách xây dựng và giữ vững cơ sở cách mạng. Qua đó, đồng chí thu thập tài liệu, tin tức về địch, góp nhiều thành tích trong việc cung cấp tình hình địch, giúp cho việc chỉ đạo của cấp trên được tốt.


Từ năm 1955 đến năm 1959 theo phân công của tổ chức, Đinh Thị Vân đến công tác ở địa bàn mới xa hơn, có rất nhiều khó khăn. Tuy vậy đồng chí đã vượt qua mọi thử thách, xây dựng được một số cơ sở bí mật trong thành phố, kể cả cơ sở trong hàng ngũ quân ngụy, phục vụ cho nhiệm vụ lâu dài. Đinh Thị Vân đã nắm được một số tình hình và tin tức về hoạt động quân sự của địch báo cáo kịp thời lên cấp trên.


Cuối năm 1959, bị địch bắt và dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt, khi dụ dỗ, lúc tra tấn rất dã man, Đinh Thị Vân vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, dũng cảm và khéo léo bảo vệ được tổ chức cơ sở quần chúngị tích cực đấu tranh trực diện với địch. Nắm vững chính nghĩa cách mạng, đồng chí hiên ngang vạch rõ tính chất phản động và bộ mặt dã man, tàn bạo của chúng, làm quân thù phải kính nể và khiếp sợ.


Sau khi đấu tranh thoát khỏi nhà tù của địch, mặc dù điều kiện hoạt động gặp nhiều khó khăn hơn do địch tăng cường bộ máy kìm kẹp, đánh phá cơ sở cách mạng, nhưng được tổ chức bảo vệ và chỉ đạo, được quần chúng che chở, Đinh Thị Vân vẫn luôn luôn bám sát cơ sở tiếp tục nắm tình hình địch, cung cấp lên cấp trên kịp thời, chính xác nhiều tin tức về địch có giá trị lớn.


Đinh Thị Vân là một cán bộ có phẩm chất cách mạng tốt đẹp, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng cao cả độ lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Đồng chí hoạt động bí mật giữa hang ổ địch nhiều năm, nhưng luôn luôn giữ vững khí tiết cách mạng, sống trong sáng, cần kiệm, giản dị, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, được quần chúng tin yêu, mến phục, bảo vệ, được cấp trên tin cậy.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970 Đinh Thị Vân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Năm, 2022, 07:26:40 am
ANH HÙNG VŨ NGỌC ĐỈNH


Vũ Ngọc Đỉnh, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, lái máy bay chiến đấu, trung đoàn 921, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nhận rõ trách nhiệm và vinh dự góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ xâm lược, Vũ Ngọc Đỉnh đã nỗ lực học tập, nắm vững kỹ thuật, chiến thuật loại máy bay phản lực Mích 21. Đồng chí còn ra sức học tập kinh nghiệm của các đồng chí đi trước, đi sâu nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của máy bay địch, trong chiến đấu thì tích cực tiến công, dũng cảm, mưu trí, đạt hiệu suất cao.


Từ tháng 12 năm 1966 đến tháng 2 năm 1970, Vũ Ngọc Đỉnh tham gia chiến đấu 8 trận, bán 12 quả đạn, hạ 6 máy bay Mỹ (5 máy bay phản lực và 1 máy bay lên thẳng), ngoài ra còn chỉ huy biên đội bắn rơi 5 chiếc khác.


Trận ngày 30 tháng 4 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Phú Thọ, Vũ Ngọc Đỉnh mưu trí, chủ động công kích trước bắn rơi 1 máy bay và sau đó yểm hộ cho đồng đội bắn rơi 1 chiếc khác, diệt gọn tốp máy bay địch.


Ngày 19 tháng 11 năm 1967, địch tổ chức đánh lớn vào khu vực Thanh Hóa - Hàm Rồng với nhiều đợt, nhiều thu đoạn xảo quyệt. Dù lực lượng địch đông gấp nhiều lần, Vũ Ngọc Đỉnh vẫn bình tĩnh chọn mục tiêu có lợi, chỉ huy biên đội đánh tan đội hình máy bay F.4 và bắn rơi chiếc máy bay RB.66 đang gây nhiễu, tạo thuận lợi cho tên lửa và pháo cao xạ của ta ở mặt đất bắn rơi 12 máy bay địch.


Trận ngày 12 tháng 12 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Phú Thọ, Vũ Ngọc Đỉnh dẫn đầu biên đội dũng cảm, mưu trí, xông vào đội hình 47 máy bay địch, bắn 2 quả tên lửa, hạ 2 chiếc F.105, góp phần bẻ gãy mũi tiến công của địch định đánh phá sân bay Nội Bài.


Trận ngày 28 tháng 1 năm 1970, trên vùng trời tỉnh Hà Tĩnh, máy bay địch từ các tàu hải quân bay vào ồ ạt đánh phá một số mục tiêu, trận địa cao xạ và cứu giặc lái nhảy dù. Tuy lực lượng địch đông gấp bội, bay ở nhiều độ cao, nhiều hướng có lợi, liên tiếp phóng tên lửa về phía biên đội của ta, Vũ Ngọc Đỉnh bình tĩnh, vừa cơ động tránh hỏa lực địch, vừa nhanh chóng chọn mục tiêu lao vào công kích, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng định đến cứu giặc lái và sau đó yểm hộ cho đồng đội bắn rơi 1 máy bay F.4.


Vũ Ngọc Đỉnh là một cán bộ khiêm tốn, không ngừng học tập nâng cao trình độ chiến đấu, đoàn kết, tận tình giúp đỡ đồng đội, được anh em trong đơn vị tin yêu, cùng hiệp đồng lập công tập thể.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba và 3 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Vũ Ngọc Đỉnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Năm, 2022, 07:27:12 am
ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC ĐỘ


Nguyễn Ngọc Độ, sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 6 năm 1953. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, lái máy bay chiến đấu Mích 21, trung đoàn 921, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được vinh dự lái máy bay chiến đấu, Nguyễn Ngọc Độ nung nấu lòng căm thù đế quốc Mỹ, quyết tâm bắn rơi thật nhiều máy bay địch trả thù cho đồng bào hai miền Nam Bắc bị giặc tàn sát, thiết thực bảo vệ thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


Chiến đấu dũng cảm, mưu trí, luôn luôn giành thế chủ động, đạt hiệu suất chiến đấu cao, từ năm 1965 đến tháng 2 năm 1968, Nguyễn Ngọc Độ tham gia chiến đấu 6 trận, bắn 8 quả đạn hạ 6 máy bay Mỹ (gồm 2 F.105, 3 F.4 và 1 RF.101). Ngoài ra, đồng chí còn chỉ huy biên đội bắn rơi 3 chiếc khác.


Trận ngày 18 tháng 9 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Sơn La, Nguyễn Ngọc Độ cùng biên đội rất mưu trí và hiệp đồng chặt chẽ, dũng cảm tiến công, diệt gọn cả tốp 2 máy bay trinh sát RF.101 của địch (mỗi người bắn rơi 1 chiếc).


Trận ngày 27 tháng 9 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Vĩnh Phú, được đồng đội yểm hộ Nguyễn Ngọc Độ dũng cảm lao thẳng vào đội hình 4 máy bay F.4 của địch, nhanh chóng xác định mục tiêu có lợi, bắn rơi 1 chiếc.


Trận ngày 5 tháng 2 năm 1968, khi biên đội bay tới vùng trời tỉnh Thanh Hóa, phát hiện địch từ xa có lực lượng đông gấp bội, đồng chí vẫn nhanh chóng vào sát, tổ chức yểm hộ nhau chặt chẽ, chọn thế bất ngờ có lợi chủ động tiến công địch, bắn 1 quả tên lửa hạ 1 chiếc máy bay F.4.


Nguyễn Ngọc Độ luôn luôn gương mẫu trong mọi công tác xây dựng đơn vị, hăng say học tập nghiên cứu, cùng đồng đội rút kinh nghiệm, tìm tòi phương án tác chiến hay nhất để diệt địch, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh kỷ luật, đoàn kết, khiêm tốn, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Ngọc Độ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Năm, 2022, 07:27:59 am
ANH HÙNG PHAN NHƯ CẨN
(LIỆT SĨ)


Phan Như Cẩn, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 1 năm 1951. Khi hy sinh, đồng chí là đại úy, lái máy bay An-2, trung đoàn 919, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1960, Phan Như Cẩn làm nhiệm vụ lái máy bay An-2 vận chuyển hàng tiếp tế cho chiến trường nước bạn Lào và quân tình nguyện của ta làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn, đồng chí đã nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt các chuyến bay. Từ tháng 3 năm 1966 đến tháng 1 năm 1968, Phan Như Cẩn nhận nhiệm vụ sử dụng loại máy bay tốc độ chậm tham gia chiến đấu.


Tuy chưa có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, nhưng do dày công luyện tập kỹ thuật, chiến thuật, suy nghĩ tìm tòi cách đánh tốt nhất trong mọi tình huống phức tạp, đồng chí đã lập nhiều chiến công xuất sắc. Phan Như Cẩn đã nêu cao tinh thần tích cực tiến công, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, đánh chìm 2 tàu biệt kích của địch, bắn cháy 1 chiếc khác và chỉ huy biên đội phá hủy một căn cứ quân sự Mỹ trên chiến trường Lào.


Trận đêm 8 tháng 3 năm 1966, Phan Như Cẩn cùng với đồng đội nỗ lực khắc phục khó khăn về điều kiện khí tượng, bay thấp tập kích tàu địch xâm phạm vùng biển của ta ở tỉnh Thanh Hóa, bắn một loạt rốc-két rất chính xác làm chìm tại chỗ 1 tàu địch.


Trận đêm 14 tháng 6 năm 1966, khi đến gần mục tiêu, mặc dù bị hỏa lực địch ở tàu bắn lên dữ dội, Phan Như Cẩn vẫn bình tĩnh chọn hướng công kích có lợi, từ trên cao lao xuống bắn chìm tại chỗ 1 tàu địch.


Trận ngày 12 tháng 1 năm 1968, đồng chí chỉ huy biên đội gồm 4 chiếc máy bay An-2, vượt qua địa hình rừng núi phức tạp, đảm bảo bí mật, bất ngờ, đánh nát căn cứ ra-đa của địch, diệt gần 200 lính Mỹ và chư hầu, làm cháy 2 máy bay lên thẳng, phá hủy hoàn toàn căn cứ thông tin chỉ huy quân sự quan trọng này của địch. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường về, do máy bay bị tai nạn. Phan Như Cẩn đã anh dũng hy sinh.


Khi còn sống, Phan Như Cẩn luôn luôn gương mẫu trong mọi việc, chịu khó học tập nghiên cứu rèn luyện bản lĩnh chiến đấu, tìm mọi cách khắc phục khó khăn, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đoàn kết, khiêm tốn, được đồng đội yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970 Phan Như Cẩn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Năm, 2022, 07:29:26 am
ANH HÙNG PHAN THU


Phan Thu, sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 5 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, kỹ sư vô tuyến điện thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, do yêu cầu phát triển của nhiệm vụ xây dựng quân đội ta tiến lên chính quy, hiện đại, và do có tinh thần học tập cầu tiến bộ để góp phần xây dựng quân đội, Phan Thu say mê, kiên trì học tập, khắc phục khó khăn, theo học lớp hàm thụ đại học, trường đại học Bách Khoa. Với tinh thần lao động học tập hết sức nghiêm túc, đồng chí thu được kết quả tốt đẹp, được nhà trường công nhận tốt nghiệp loại xuất sắc.


Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, Phan Thu được cấp trên giao cho nhiệm vụ nghiên cứu kỹ thuật ra-đa của pháo và tên lửa phòng không, phục vụ chiến đấu. Đồng chí đã nêu cao quyết tâm, dũng cảm đi sát các trận địa phòng không ở những nơi địch bắn phá ác liệt, nghiên cứu các quy luật hoạt động, các thủ đoạn bay và đánh phá của địch, nghiên cứu kỹ thuật, chiến thuật của ta. Từ đó Phan Thu tổng kết kinh nghiệm, đề xuất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học phục vụ chiến đấu của lực lượng phòng không đạt hiệu quả cao.


Phan Thu đã đề xuất nhiều sáng kiến góp phần cải tiến kỹ thuật làm cho ra-đa của ta nâng cao công suất công tác, phát hiện máy bay địch kịp thời, chính xác ở nhiều độ cao khác nhau, ở các điều kiện khi tượng phức tạp, khắc phục những tình huống địch gây nhiễu nặng.


Được các cán bộ và chiến sĩ ở các đơn vị hết lòng giúp đỡ, đồng chí đã nghiên cứu tại trận địa trong những lúc máy bay địch đang đánh phá, tìm ra phương pháp đối phó có hiệu quả chống tên lửa Sơ-rai của địch phóng từ máy bay xuống, giúp các đơn vị phòng không vận dụng, bảo vệ được lực lượng ta, đánh địch có kết quả tốt.


Phan Thu có tác phong giản dị, khiêm tốn, đi sát cơ sở sát thực tế, gần gũi đơn vị, làm việc tích cực, nghiêm túc, được đồng đội yêu mến, cấp trên tin cậy.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 9 bằng khen và giấy khen, 4 lần được bầu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Phan Thu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Năm, 2022, 07:30:04 am
ANH HÙNG LÊ HẢI


Lê Hải, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 7 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy lái máy bay Mích 17, trung đoàn 923, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được cấp trên lựa chọn đi học lái máy bay chiến đấu, Lê Hải càng quyết tâm xây dựng cho mình bản lĩnh chiến đấu cao, nắm vững kỹ thuật của binh chủng hiện đại, để góp phần vào sự nghiệp chung đánh thẳng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đồng chí đã miệt mài học tập kỹ thuật, chiến thuật, nhanh chóng nâng cao trình độ và bản lĩnh của người chiến sĩ không quân nhân dân.


Trên mặt trận chiến đấu chống lực lượng không quân của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, Lê Hải luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, đã tham gia chiến đấu 5 trận, bắn rơi 5 máy bay Mỹ (1 F.105, 3 F.4, 1 F.8 ) và chỉ huy biên đội bắn rơi nhiều chiếc khác.


Ngày 24 tháng 4 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Hòa Bình, Lê Hải chỉ huy biên đội 4 chiếc Mích 17 tiến công vào đội hình địch gồm 16 máy bay F.105. Mặc dầu đông hơn gấp bội, bọn địch vẫn phải bỏ chạy trước sức tiến công của biên đội không quân nhân dân. Trong lúc rút chạy, một chiếc máy bay địch gian xảo dùng kỹ thuật hạ độ cao lách theo khe núi định chuồn. Nhưng không thoát, đồng chí đã phát hiện và đón đầu bắn một loạt đạn. Chiếc F.105 địch trúng đạn, bốc cháy và rơi tại chỗ.


Ngày 19 tháng 11 năm 1967, địch dùng 26 máy bay đánh vào Hải Phòng. Khi thấy máy bay ta xuất hiện, địch chuyển đội hình bay vòng tròn, yểm hộ nhau khả chặt chẽ, phóng tên lửa về phía máy bay ta và có âm mưu kéo máy bay ta ra xa khu vực mục tiêu đánh phá của chúng. Với cương vị chỉ huy biên đội, Lê Hải dũng cảm, mưu trí, giành thế chủ động, dùng ưu thế đánh gần của máy bay Mích 17, nhanh chóng vào sát tiến công, chỉ sau 3 phút chiến đấu, biên đội đồng chí bắn rơi 3 chiếc máy bay địch, bảo vệ mục tiêu được an toàn, riêng đồng chí bắn rơi 1 chiếc máy bay F.4.


Ngày 14 tháng 6 năm 1968, trong trận đánh trên vùng trời tỉnh Nghệ An, Lê Hải phát hiện 4 máy bay F.4 của địch bay về phía 2 chiếc Mích của biên đội và đang giành thế có lợi chuẩn bị phóng tên lửa. Đồng chí nhanh chóng vào gần chúng, nổ súng mãnh liệt bắn tan xác một máy bay địch. Do cự ly gần, một mảnh máy bay địch văng vào làm cho máy bay của Lê Hải bị thương. Đồng chí vẫn bình tĩnh yểm hộ cho đồng đội hạ một chiếc khác rồi cùng biên đội trở về căn cứ an toàn.


Ngày 29 tháng 7 năm 1968, trên vùng trời Nghệ An, sau khi biên đội bắn rơi 2 máy bay địch (riêng Lê Hải hạ 1 F 8), máy bay của anh hết đạn và bị máy bay địch bám đuôi. Trong tình huống khẩn trương, Lê Hải dũng cảm cho máy bay cơ động bay thẳng vào máy bay địch, khiến chúng hốt hoảng bỏ chạy.


Lê Hải là một cán bộ có tác phong giản dị, khiêm tốn, có tinh thần học tập cao, đoàn kết giúp đỡ đồng đội, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, được anh em trong đơn vị tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Lê Hải được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Năm, 2022, 07:30:59 am
ANH HÙNG NGUYỄN XUÂN ĐÀI


Nguyễn Xuân Đài, sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Ninh, hưyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, điều khiển tên lửa thuộc tiểu đoàn 61, trung đoàn 236, sư đoàn 361 Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trưởng thành trong chế độ mới, được Đảng và Bác Hồ giáo dục, Nguyễn Xuân Đài tha thiết yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội và rất căm ghét đế quốc Mỹ xâm lược đã tàn sát dã man đồng bào, giày xéo đất nước ta.


Đất nước bị xâm lăng, Tổ quốc chưa thống nhất, người thanh niên không thể ngồi yên, đồng chí xung phong nhập ngũ với nguyện vọng được góp phần vào sự nghiệp vẻ vang chống Mỹ, cứu nước. Được phân công về binh chủng kỹ thuật, đồng chí hiểu rằng muốn đánh thẳng được địch thì phải nắm vững kỹ thuật. Vì vậy Nguyễn Xuân Đài miệt mài học tập kỹ thuật tên lửa, chỉ trong thời gian huấn luyện ngắn đã đạt kết quả tốt.


Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, Nguyễn Xuân Đài luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực tiến công địch, khi làm nhiệm vụ trắc thủ thì bám chắc mục tiêu, cung cấp phần tử cho đơn vị được kịp thời, chính xác, khi làm nhiệm vụ điều khiển tên lửa thì bình tĩnh theo dõi nắm thủ đoạn hoạt động của địch, xử trí linh hoạt, chọn đúng thời cơ, đúng tốp, điều khiển đạn chính xác trong cả những tình huống phức tạp như địch rải nhiễu hoặc máy bay đánh vào trận địa. Từ năm 1965 đến 1968, Nguyễn Xuân Đài tham gia chiến đấu hơn 60 trận, đồng chí đã phục vụ đơn vị bắn rơi 16 máy bay Mỹ và trực tiếp điều khiển 28 quả đạn bắn rơi 12 chiếc khác, đặc biệt có hai lần đạt hiệu suất chiến đấu rất cao: bằng 1 qua đạn tên lửa bắn rơi 2 máy bay địch.


Trong trận ngày 7 tháng 3 năm 1966 ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) Nguyễn Xuân Đài cùng kíp trắc thủ cảnh giác cao, bắt mục tiêu từ xa hơn 100 ki-lô-mét. Khi 2 máy bay địch vào tầm bắn có hiệu quả, đồng chí tính toán khôn khéo và chính xác, điều khiển 1 quả đạn hạ 2 chiếc RF.101.


Trận ngày 18 tháng 3 năm 1966 ở Tân Kỳ (Nghệ An), tập trung theo dõi nhiều tốp mục tiêu xuất hiện trên màn ánh sáng cùng với nhiều đám nhiễu phức tạp, do luyện tập công phu, có bản lĩnh cao, Nguyễn Xuân Đài chọn đúng tốp, đúng thời cơ, điều khiển 1 quả đạn hạ 2 chiếc máy bay địch.


Ngày 14 tháng 11 năm 1966, một máy bay trinh sát RK.101 bay thấp qua vùng trời Hà Nội ở độ cao rất khó bắn đối với tên lửa của ta. Nhờ có kỹ thuật điêu luyện, đồng chí điều khiển 1 quả đạn hạ mục tiêu tại chỗ.


Trận ngày 26 tháng 10 năm 1967 ở Hà Nội, Nguyễn Xuân Đài cùng kíp trắc thủ phân tích mục tiêu, chọn đúng đối tượng, kịp thời điều khiển 1 quả đạn bắn rơi chiếc máy bay đang bổ nhào định đánh phá nhà máy điện của thành phố.


Nguyễn Xuân Đài luôn luôn gương mẫu trong mọi việc, tích cực hướng dẫn dìu dắt anh em trong kíp trắc thủ nâng cao trình độ kỹ thuật; bản thân luôn luôn nêu cao tinh thần tự học và học tập anh em, được mọi người yêu mến, tin tưởng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Xuân Đài được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Năm, 2022, 07:31:29 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THỰC


Nguyễn Văn Thực, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 7 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, điều khiển tên lửa thuộc tiểu đoàn 63, trung đoàn 236, sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được cấp trên cho đi học kỹ thuật tên lửa phòng không, Nguyễn Văn Thực say mê nghiên cứu, đi sâu nắm vững kỹ thuật chuyên môn để tiêu diệt nhiều máy bay địch, góp phần đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.


Từ năm 1965 đến năm 1968, Nguyễn Văn Thực tham dự hơn 100 trận đánh máy bay địch, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công, đi sâu nghiên cứu các thủ đoạn đánh phá của địch, phán đoán nhanh chóng, xử trí khôn khéo, bình tĩnh, dũng cảm, bắn rơi máy bay địch trong nhiều tình huống phức tạp như: địch rải nhiều loại nhiễu khác nhau, mục tiêu bay ở độ cao thấp. Không ngừng rút kinh nghiệm, tìm tòi cách đánh có hiệu quả, đối phó thắng lợi mọi âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của địch, Nguyễn Văn Thực đã góp phần quan trọng điều khiển tên lửa bắn rơi 21 máy bay Mỹ các loại.


Trận ngày 23 tháng 7 năm 1966, Nguyễn Văn Thực bình tĩnh điều khiển 1 quả đạn bắn rơi 1 máy bay F.105 trong lúc nhiều máy bay địch khống chế trên cao đang định phóng tên lửa vào trận địa của đơn vị.


Trận ngày 12 tháng 8 năm 1967, mặc dù địch cho nhiều tốp máy bay vào đánh phá Hà Nội có sử dụng nhiều loại nhiễu khác nhau, Nguyễn Văn Thực vẫn tỉnh táo điều khiển tên lửa hạ 1 chiếc máy bay trinh sát RF.5C. Trận đánh rút được kinh nghiệm tốt về cách đối phó với các loại nhiễu mới của địch.


Trận ngày 10 tháng 1 năm 1968, địch thả nhiều loại nhiễu mới để cho hàng chục tốp máy bay từ nhiều hướng đánh vào Hà Nội, đồng chí vẫn bĩnh tĩnh phán đoán, xử trí chính xác, điều khiển 2 quả đạn hạ 1 máy bay F.4, nêu kinh nghiệm cho các đơn vị về cách đánh tập trung dứt điểm.


Nguyễn Văn Thực có tác phong giản dị, khiêm tốn, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, cùng anh em trao đổi học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ kỷ thuật, rèn luyện bản lĩnh chiến đấu, được đồng đội yêu mến, tin tưởng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Văn Thực được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Năm, 2022, 07:32:06 am
ANH HÙNG NÔNG VĂN NGHI


Nông Văn Nghi, sinh năm 1938, dân tộc Tày, quê ở xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 11 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy công binh, bộ đội địa phương tỉnh Lạng Sơn, Quân khu Việt Bắc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1968, Nông Văn Nghi làm nhiệm vụ phá gỡ bom do máy bay Mỹ đánh phá dọc đường số 1 và tuyến đường sắt Lạng Sơn. Đồng chí đã nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên mặt trận bảo đảm giao thông vận tải. Dũng cảm, mưu trí, kiên quyết hoàn thành tốt nhiệm vụ, kể cả những lúc địch đang đánh phá hoặc những lúc bị thương, Nông Văn Nghi đã tháo, phá được 59 quả bom các loại, lấy được trên 1.000 ki-lô-gam thuốc nổ.


Ngày 20 tháng 9 năm 1965, nhiều tốp máy bay Mỹ ném bom đánh cầu sông Hóa, trong đó có 13 quả bom rơi gần cầu chưa nổ, có những quả nằm sâu tới 5, 6 mét. Nông Văn Nghi kiên trì, dũng cảm làm việc cùng đồng đội liên tục suốt ngày để phát hiện các hút bom lẫn trong các lùm cây, hốc đá. Sau khi tìm đủ các hút bom, Nông Văn Nghi gan dạ chui xuống hút, moi tìm bom để xác định cách tháo hoặc phá hủy. Có hút bom sâu, đồng chí phải buộc dây vào chân nhờ đồng đội giữ khi chui xuống. Làm việc căng thẳng bên những quả bom chưa nổ, ở dưới hút sâu thiếu dưỡng khí, có lần quá mệt bị ngất, nhưng khi tỉnh dậy Nông Văn Nghi lại tiếp tục nhẫn nại làm nhiệm vụ. Trong số bom đó, phát hiện có 3 quả bom mà tính năng kỹ thuật của nó chưa biết rõ, đồng chí vẫn quyết tâm tìm ra cách phá. Sau một thời gian khẩn trương nghiên cứu nhưng rất tỉ mỉ và thận trọng, Nông Văn Nghi tìm ra đặc điểm của bom và tháo gỡ. Kết quả, đồng chí đã tháo, phá được tất cả 13 quả bom, giữ an toàn cho cầu, bảo đảm giao thông thông suốt.


Ngày 4 tháng 6 năm 1966 máy bay địch ném nhiều bom xuống ga Bắc Lệ, có 1 quả chưa nổ nằm sâu dưới đất khoảng gần 6 mét. Với sự giúp đỡ của tổ công binh, Nông Văn Nghi chui xuống tìm cách phá. Hút bom sâu, hẹp và không thẳng làm cho việc moi tìm rất gian khổ, đồng chí bị ngạt thở tới ba lần, đồng đội phải kéo lên và yêu cầu đồng chí nghỉ để cử người khác thay. Nhưng vì Nông Văn Nghi đã nắm vững kỹ thuật tháo gỡ nên không chịu nghỉ. Khi hồi sức, đồng chí lại tự nguyện tiếp tục làm việc và tháo được hết số dây điện của quả bom nổ chậm, làm cho quả bom mất hiệu lực không gây được nổ, đảm bảo cho đơn vị bạn làm đường được an toàn.


Trong khi đi kiểm tra các hố bom, ngày 1 tháng 7 năm 1967 tại ga Phố Vị, Nông Văn Nghi bị thương vào tay khi máy bay địch đến bắn phá. Tự mình băng bó vết thương xong, đồng chí tiếp tục làm nhiệm vụ đánh dấu các hố bom, chuẩn bị kế hoạch phá hủy.


Những kinh nghiệm tháo, phá bom địch của đồng chí được phổ biến rộng rãi cho dân quân, tự vệ học tập và áp dụng, góp phần bảo đảm an toàn cho nhân dân và cho giao thông ở địa phương.


Nông Văn Nghi luôn luôn xung phong gương mẫu trong mọi việc, có tác phong khiêm tốn, giản dị, đoàn kết chân thành nên được đồng đội yêu mến và hết lòng bồi dưỡng giúp đỡ.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nông Văn Nghi được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Năm, 2022, 10:27:33 am
Anh hùng Nguyễn Phan Vinh
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Phan Vinh, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 7 năm 1954. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, thuyền trưởng hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến tháng 2 năm 1968, Nguyễn Phan Vinh làm nhiệm vụ vận chuyển trên đường biển đưa hàng quân sự phục vụ chiến trường miền Nam. Đồng chí luôn luôn có quyết tâm cao, không quản hy sinh gian khổ, tận trung với nước, tận hiếu với dân, nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong thời gian này, không quân và hải quân Mỹ tăng cường đánh phá miền Nam gây ra chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, nên việc đi lại trên biển gặp rất nhiều gian khổ, nguy hiểm. Nhiều chuyến đi trên biển gặp tàu chiến địch bao vây, máy bay trinh sát của chủng rà sát trên đầu, Nguyễn Phan Vinh bình tĩnh chỉ huy thuyền cơ động làm lạc hướng chú ý của chúng. Có khi thuyền đang đi gần bờ, phát hiện thấy quân địch trên bờ theo dõi, đồng chí bình tĩnh, mưu trí chỉ huy thuyền lợi dụng sóng gió đi ra ngoài khu vực địch chú ý kiểm soái, giữ được bí mật và an toàn cho người và hàng. Có lần gặp bão lớn giữa biển khơi, thuyền nhỏ, có nguy cơ bị đắm, Nguyễn Phan Vinh cùng tập thể anh em trong đội thuyền vật lộn với mưa bao mấy ngày liền, vượt qua bao gian khổ mới cập bến, đảm bảo đúng kế hoạch vận chuyển.


Tính chung, Nguyễn Phan Vinh đã chỉ huy thuyền đi 11 chuyến, đều tới đích an toàn, góp phần cung cấp hàng cho chiến trường đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Đặc biệt trong chuyến đi tháng 2 năm 1968, sau nhiều ngày gian khổ chèo chống với sóng to gió lớn, mưu trí và bí mật vượt qua nhiều chặng tàu địch bao váy, đồng chí cùng đơn vị đưa hàng tới nơi quy định. Khi tàu quay ra thì bị 4 máy bay và 6 tàu địch bao vây bắn phá. Dù lực lượng địch đông gấp bội, Nguyễn Phan Vinh vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt, làm bị thương 1 tàu địch. Tuy bản thân cũng bị thương nhưng đồng chí vẫn giữ vững vị trí chỉ huy, tổ chức đưa thương binh lên bờ và củng cố lực lượng tiếp tục chiến đấu. Trong 3 tiếng Nguyễn Phan Vinh đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch, đồng chí đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu không cân sức này.


Nguyễn Phan Vinh là một thuyền trưởng, dũng cảm, có tác phong sâu sát, gương mẫu trong mọi hoàn cảnh hiểm nguy, thường xuyên quan tâm xây dựng đơn vị thành một tập thể vững mạnh, được anh em yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, được truy tặng Huân chương Quân công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Phan Vinh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Năm, 2022, 10:28:07 am
ANH HÙNG BÙI XUÂN CHÚC


Bùi Xuân Chúc, sinh năm 1938, dân tộc Mường, quê ở xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 1 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội trưởng đại đội 6 bộ binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 9, sư đoàn 304, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trưởng thành dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hiểu rõ sự nghiệp thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước, Bùi Xuân Chúc rất tha thiết được vào chiến trường miền Nam trực tiếp giết giặc, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc.


Tham gia chiến đấu ở mặt trận Bắc Quảng Trị, Bùi Xuân Chúc luôn luôn nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tiến công kiên quyết. Đặc biệt trong thời gian đánh vây lấn địch dài ngày ở Tà Cơn từ 8 tháng 2 đến 27 tháng 3 năm 1968, mặc dù máy bay, pháo binh địch bắn phá ngày đêm rất ác liệt hòng giải vây cho quân chúng trên các điểm cao, đồng chí vẫn cùng anh em kiên cường bám trụ trận địa, chỉ huy đơn vị diệt hơn 300 tên địch, bắn cháy 8 xe tăng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong đợt vây lấn này, có nhiều trận đánh đạt hiệu suất diệt địch cao, như trận ngày 24 tháng 2 năm 1968 ở điểm cao 468 (Tà Cơn), dù máy bay và pháo binh địch từ các trận địa tầm xa, từ tàu chiến ngoài biển bắn rất dữ dội ngăn chặn đường tiến của đơn vị, Bùi Xuân Chúc vẫn bình tĩnh, dũng cảm dẫn đầu tiểu đội tiến công. Phát hiện những hỏa điểm, những tổ đề kháng lợi hại của địch, đồng chí linh hoạt chỉ huy tiểu đội diệt gọn từng mục tiêu, nhanh chóng tiến lên điểm cao, đánh sâu vào bên trong vị trí địch, tạo thuận lợi cho đại đội phát triển nhanh, chia cẳt địch ra từng mảng để diệt gọn. Trong trận này, tiểu đội của Bùi Xuân Chúc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, riêng đồng chí diệt 21 tên địch, góp phần vào thành tích chung của đại đội, diệt hơn 130 tên địch.


Ngày 9 tháng 6 năm 1968, Bùi Xuân Chúc chỉ huy đại đội phục kích đoàn xe địch ở Bồng Kho, đồng chí nhanh chóng đưa đơn vị vào chiếm địa hình có lợi, bố trí trận địa phối hợp các mũi rất tốt. Khi quân địch lọt vào trận địa phục kích, đại đội của Bùi Xuân Chúc đánh rất mạnh, rất trúng, nhanh chóng chia cắt đội hình địch, làm cho chúng bị tê liệt tại chỗ. Chỉ trong vòng 15 phút, đơn vị đồng chí phá hủy 8 xe tăng và xe bọc thép, diệt hơn 70 tên địch.


Trận ngày 9 tháng 8 năm 1969, đánh một vị trí địch ở bắc Tân Lâm, Bùi Xuân Chúc bám sát địch liền 3 ngày đêm, điều tra tỉ mỉ, nắm chắc tình hình địch và địa hình. Khi chỉ huy đơn vị tiến công, đồng chí đi sát mũi chủ yếu, bình tĩnh và gan dạ đứng ở những vị trí nguy hiểm, động viên và chỉ huy đơn vị phát triển, chỉ từng mục tiêu cho đơn vị đánh. Khi đánh sâu vào trận địa địch, tuy bị thương vào tay, Bùi Xuân Chúc vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu đến khi đại đội hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt hơn 100 tên Mỹ.


Bùi Xuân Chúc là một cán bộ có tác phong gương mẫu triệt để chấp hành mọi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên giao cho, giản dị, khiêm tốn, đi sát anh em, quan tâm xây dựng đơn vị lớn mạnh, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Bùi Xuân Chúc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Năm, 2022, 08:31:44 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NGỮ
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Ngữ, sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Ái Quốc, huyện Phủ Tiên, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 7 năm 1967. Khi hy sinh, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó bộ binh thuộc đại đội 7, tiểu đoàn 5, trung đoàn 52, sư đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được vào miền Nam trực tiếp giết giặc Mỹ, Nguyễn Văn Ngữ rất phấn khởi. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Khồng có gì quý hơn độc lập, tự do", đồng chí xác định hoàn thành tốt bất cứ nhiệm vụ gì cấp trên giao cho, không quản khó khăn, gian khổ, thậm chí cả hy sinh tính mạng.


Tham gia chiến dịch Khe Sanh - Đường số 9, thời kỳ đầu làm nhiệm vụ vận tải, Nguyễn Văn Ngữ luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm vượt qua bom đạn ác liệt chuyển đạn dược, lương thực đến trận địa. Bản thân gương mẫu mang vác vượt chỉ tiêu trên giao, đồng chí còn động viên trung đội vận chuyển đạt năng suất cao nhất đại đội.


Khi được chuyển sang đơn vị chiến đấu, Nguyễn Văn Ngữ đã nêu cao quyết tâm, dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công địch, dù bị thương vẫn kiên cường đứng ở vị trí chỉ huy chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.


Ngày 30 tháng 3 năm 1968, địch huy động 2 tiểu đoàn Mỹ, ngụy và 80 xe tăng, xe bọc thép, có máy bay, pháo binh yểm hộ, chia làm nhiều mũi tiến đánh vào trận địa đơn vị của Nguyễn Văn Ngữ đóng ở Lâm Xuân. Dù lực lượng địch đông gấp bội, đồng chí vẫn bình tĩnh đi sát từng chiến sĩ, động viên mọi người củng cố công sự, chuẩn bị tốt vũ khí, kiên quyết chiến đấu. Trung đội đồng chí đánh địch rất mãnh liệt, đánh bật nhiều đợt tiến công của chúng. Sau nhiều lần củng cố và phát hiện lực lượng ta ít, địch điên cuồng bắn phá rồi tổ chức đánh tiếp. Bị thương gáy cánh tay trái, Nguyễn Văn Ngữ vẫn dũng cảm kẹp tiểu liên vào sườn bắn địch. Đồng chí đến từng chiến sĩ chỉ huy anh em cơ động linh hoạt, chỉ từng mục tiêu cho đồng đội diệt địch. Bị thương lần thứ 2, cả hai mắt không nhìn được nữa, Nguyễn Văn Ngữ vẫn kiên cường bám trận địa và nhờ đồng đội chỉ hướng có địch để ném lựu đạn diệt hỏa điểm của chúng. Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ toàn trung đội đánh rất mạnh, đánh lui 8 đợt tiến công trong ngày của địch, diệt hơn 100 tên Mỹ, ngụy, phá hủy 8 xe tăng và xe bọc thép, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giữ vững trận địa. Riêng Nguyễn Văn Ngữ diệt hơn 30 tên địch và đã hy sinh oanh liệt tại trận địa.


Nguyễn Văn Ngữ là một cán bộ nêu cao tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị cấp trên giao cho, thường xuyên động viên và tổ chức đơn vị luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, đoàn kết, khiêm tốn, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, được anh em rất yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Văn Ngữ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Năm, 2022, 08:32:17 am
ANH HÙNG VI ĐỨC CƯỜNG


Vi Đức Cường, sinh năm 1946, dân tộc Dao, quê ở xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ đặc công đoản 866, Quân khu Tâv Bắc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Vi Đức Cường tham gia lực lượng quân tình nguyện chiến đấu ở chiến trường Láo. Đồng chí chấp hành nghiêm túc nhiệm vụ quốc tế của Đảng, chiến đấu dũng cảm, không quản hy sinh, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều lần được lệnh đột nhập vị trí địch, điều tra nắm tình hình, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần bảo đảm thấng lợi của trận đánh.


Quá trình chiến đấu, Vi Đức Cưừng đá tham gia dự 15 trận, 4 lần bị thương, sau mỗi lần chữa khỏi, đồng chí đều thiết tha xin trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu.


Được lệnh đi điều tra nghiên cứu tình hình vị trí Mường Trà, Vi Đức Cường mưu trí, gan dạ bám sát mục tiêu, theo dõi công phu việc, tổ chức canh gác của địch. Mặc dù vị trí địch bố trí một hệ thống đèn điện chiếu sáng xung quanh, nhưng với tinh thần dũng cảm và nghệ thuật ngụy trang cao, đồng chí khéo léo lợi dụng lúc địch đổi gác, vào hẳn bên trong căn cứ của chúng quan sát. Nhờ đó Vi Đức Cường đã nắm chắc được tình hình địch, giúp cho cấp trên hạ quyết tâm chính xác, lập kế hoạch tác chiến đúng, góp phần giành thắng lợi cho trận đánh tiêu diệt vị trí Mường Trà, tháng 4 năm 1968.


Lần chuẩn bị cho trận đánh một sân bay sâu trong lòng địch, Vi Đức Cường không tiến hành điều tra theo lối cũ, mà cải trang giả làm địch, dũng cảm và mưu trí đi qua nhiều trạm kiểm soát của chúng, bình tĩnh vào tận bên trong sân bay quan sát mục tiêu và cách bố phòng canh gác của địch. Kết quả cuộc điều tra giúp cho việc lập phương án tác chiến tỉ mỉ, cụ thể, rút ngắn được thời gian chuẩn bị. Ngày 28 tháng 6 năm 1968, khi đơn vị đánh vào sân bay, Vi Đức Cường dẫn mũi tiến công chủ yếu nhanh chóng đánh sập khu trung tâm thông tin, làm tê liệt sức đề kháng của địch ngay từ đầu, góp phần quan trọng vào thắng lợi của trận đánh. Riêng đồng chí thực hiện đúng phương án tác chiến, dùng thuốc nổ đánh sập 1 hầm, diệt 3 tên địch.


Trận diệt sở chỉ huy GM.101 tháng 10 năm 1968, Vi Đức Cường dẫn đơn vị bí mật vượt qua tuyến phòng thủ bên ngoài của địch rồi bất ngờ đánh thốc vào bên trong vị trí nhanh chóng diệt cơ quan đẩu não của chúng. Trong trận này, bản thân đồng chí theo sự phân công trước, dùng bộc phá đánh sập 1 nhà, diệt 6 tên địch.


Vi Đức Cường là một chiến sĩ nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, triệt để chấp hành mệnh lệnh, luôn luôn gương mẫu trong mọi việc. Có tác phong khiêm tốn, giản dị, đoàn kết giúp đỡ đồng đội, đồng chí được anh em yêu mến và hết lòng bồi dưỡng trưởng thành nhanh chóng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Vi Đức Cường được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Năm, 2022, 08:32:54 am
ANH HÙNG LƯƠNG SƠN TUYẾT
(LIỆT SĨ)


Lương Sơn Tuyết, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở Kỳ Lâm, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nhập ngũ tháng 9 năm 1966. Khi hy sinh là thượng sĩ, tiểu đội trưởng bộ binh đại đội 5, tiểu đoàn 5, trung đoàn 174, sư đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967, Lương Sơn Tuyết tham gia lực lượng quân tình nguyện chiến đấu ở chiến trường Lào, thấm nhuần sự giáo dục của Đảng về nghĩa vụ quốc tế vô sản cao cả, coi cách mạng nước bạn như chinh cách mạng của nước mình, đồng chí chiến đấu dũng cảm, kiên quyết tiến công địch, sẵn sàng hy sinh tính mạng để tiêu diệt kẻ thù chung của hai dân tộc Việt - Lào. Đồng chí đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, diệt 28 tên địch.


Tháng 11 năm 1967, trong một chuyến đi công tác cùng với một chiến sĩ, giữa đường 2 người bất ngờ gặp địch. Tuy địch đông gấp nhiều lần, hai anh em vẫn bình tĩnh nhanh chóng chiếm địa hình có lợi, yểm hộ lẫn nhau, bắn chính xác, đánh lui nhiều đợt xung phong của địch. Trận chiến đấu đang diễn ra ác liệt thì đồng đội hy sinh. Phát hiện bên ta giảm tiếng súng và chỉ còn có một người, địch tập trung hỏa lực và đánh ồ ạt định bắt sống Lương Sơn Tuyết. Với ý chí tiến công rất cao, đồng chí bình tĩnh để cho địch đến thật gần mới nổ súng, ném lựu đạn làm cho địch hốt hoảng phải bỏ chạy. Trong trận này, Lương Sơn Tuyết diệt 7 tên địch và bảo vệ được tử sĩ.


Trong thời gian hơn 1 tháng, từ đầu tháng 8 sang tháng 9 năm 1969, Lương Sơn Tuyết chỉ huy tiểu đội chốt ở điểm cao Phu Keng (cao gần 1.500 mét). Quân địch thường tổ chức nhiều đợt tiến công, khi thì dùng máy bay, pháo binh bắn phá, khi thì dùng lực lượng bộ binh đánh lên chết hòng diệt tiểu đội Lương Sơn Tuyết và chiếm lại điểm cao. Đồng chí không hề nao núng trước sự tiến công điên cuồng của địch, bình tĩnh chỉ huy đơn vị vừa liên tục chiến đấu vừa củng cố lực lượng, giữ vững trận địa. Có ngày địch huy động 1 tiểu đoàn bộ binh có máy bay và pháo binh yểm hộ đánh vào trận địa từ sáng đến chiều tối. Lương Sơn Tuyết dũng cảm xông xáo vượt qua ác liệt đến với từng chiến sĩ động viên từng người, chỉ mục tiêu cho súng máy, B.40 diệt địch. Thấy địch bị ta đánh bật trở ra, đội hình rối loạn, đồng chí linh hoạt chỉ huy tiểu đội chủ động tiến công, tập trung hỏa lực bắn chéo vào những chỗ địch bị dồn lại, tiêu diệt nhiều tên. Kết quả trong ngày, tiểu đội đồng chí đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch, diệt hơn 60 tên, riêng Lương Sơn Tuyết diệt 19 tên địch. Tính chung trong đợt chốt giữ ở Phu Keng trong hơn một tháng, tiểu đội đồng chí diệt hơn 140 tên địch, riêng đồng chí diệt 20 tên, đơn vị giữ vững trận địa đúng với yêu cầu của kế hoạch tác chiến toàn mặt trận.


Trong đợt chiến đấu ở Cánh Đồng Chum tháng 2 năm 1970, Lương Sơn Tuyết anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.


Lương Sơn Tuyết có tinh thần kỷ luật cao, vượt mọi khó khăn, triệt để chấp hành mệnh lệnh, chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh, đoàn kết, khiêm tốn, sẵn sàng quên mình vì đồng đội, được anh em yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Lương Sơn Tuyết được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Năm, 2022, 08:33:24 am
ANH HÙNG ĐINH VĂN RÌ


Đinh Văn Rì, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, nhập ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng pháo cao xạ 37 mi-li-mét, đại đội 13, tiểu đoàn 105, trung đoàn 280, sư đoàn 367 Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đinh Văn Rì tham gia hơn 400 trận chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc. Đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công, chiến đấu dũng cảm, nhiều lần bị thương vẫn không rời vị trí chiến đấu, hiệp đồng chặt chẽ trong khẩu đội, đánh địch mãnh liệt, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Tháng 7 năm 1966, trong trận chiến đấu ở Vĩnh Lợi (thành phố Hải Phòng), mặc dầu bị thương, Đinh Văn Rì vẫn tiếp tục chiến đấu, góp phần cùng đơn vị bắn rơi 1 máy bay Mỹ, bảo vệ được mục tiêu.


Trận chiến đấu ở Kỳ Lâm (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tháng 11 năm 1966, địch cho nhiều tốp máy bay đánh vào mục tiêu và trận địa pháo cao xạ. Chúng ném bom, bắn rốc-két rất dữ dội hòng diệt hỏa lực phòng không của ta. Đồng chí dũng cảm, bình tĩnh bám sát các tốp máy bay địch, giữa khói lửa mủ mịt, lấy đường bay chính xác, bảo đảm cho khẩu đội phát huy hỏa lực. Một loạt rốc-két nổ gần công sự làm Đinh Văn Rì bị thương vào vai, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục đứng vững ở vị trí, hiệp đồng chặt chẽ cùng khẩu đội bắn mãnh liệt làm cho máy bay địch phải giạt ra xa. Đang đánh trả các đợt tiến công mới của địch, khẩu pháo của đồng chí bị hỏng. Đinh Văn Rì nhanh chóng tìm ra chỗ hỏng, sửa chữa kịp thời để bảo đảm cho khẩu đội tiếp tục chiến đấu bắn rơi 1 máy bay địch.


Trận chiến đấu ở Khe Tang ngày 15 tháng 10 năm 1967, mặc cho máy bay địch tập trung đánh vào trận địa, Đinh Văn Rì vẫn bình tĩnh cùng đơn vị chiến đấu. Khi phát hiện một quả bom rơi gần nơi đặt pháo, đồng chí lập tức lấy thân mình che cho bộ phận nạp đạn của pháo. Bom nổ trùm đất đá lên công sự, nhưng pháo được bảo vệ an toàn và khẩu đội tiếp tục đánh trả địch quyết liệt. Hành động dũng cảm quên mình để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Đinh Văn Rì được anh em các khẩu đội ca ngợi, học tập. Có lần sau một trận chiến đấu, pháo bị gãy móc đóng mà đơn vị lại không có phụ tùng thay thế tại chỗ. Nếu đưa pháo hỏng về tuyến sau sửa chữa, trước mắt sẽ giảm sức chiến đấu của đơn vị, đồng chí xung phong dẫn 1 tổ đến Cà Sòng là nơi trọng điểm đánh phá của địch để tháo gỡ một số bộ phận ở pháo hỏng đem về thay thế, bảo đảm cho đơn vị vẫn giữ được mật độ hỏa lực tập trung, hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.


Đinh Văn Rì có ý thực tổ chức kỷ luật, triệt để chấp hành mệnh lệnh, xung phong nhận việc khó, có tác phong giản dị, khiêm tốn, được đồng đội yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 5 giấy khen, 3 bằng khen, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970. Đinh Văn Rì được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Năm, 2022, 08:33:58 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THÂN


Nguyễn Văn Thân, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 8 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ trung đội trưởng công binh, đại đội 2, tiểu đoàn 25, binh trạm 31, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Rời ghế nhà trường xã hội chủ nghĩa, năm 18 tuổi, Nguyễn Văn Thân nhập ngũ với ý nghĩ được đem tuổi thanh xuân cống hiến phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, góp phần vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn dân, đưa công cuộc giải phóng dân tộc đến thắng lợi.


Vào bộ đội công binh làm nhiệm vụ, bảo đảm giao thông trên tuyến đường Trường Sơn, Nguyễn Văn Thân luôn luôn có ý chí chiến đấu cao, dũng cảm kiên cường vượt qua mọi thử thách ác liệt, hoàn thành nhiệm vụ ở các trọng điểm đánh phá của máy bay địch, thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên mặt trận bảo đảm giao thông phục vụ chiến trường.


Tháng 11 năm 1967, Nguyễn Văn Thân làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi bom rơi ở trọng điểm Xiêng Phan để đơn vị sửa đường, phá hủy bom chưa nổ, nhanh chóng giải phóng đường thông suốt, ở đây máy bay địch đánh phá rất ác liệt hòng phá đứt hẳn một quãng đường hiểm yếu, làm tắc nghẽn mọi sự đi lại qua đoạn này. Chúng dùng các thủ đoạn đánh phá xảo quyệt, với nhiều loại bom, mìn tinh vi, đã có ngày đêm chúng đánh tới 30, 40 lần. Nguyễn Văn Thân vẫn kiên cường bám vị trí quan sát, giữa bom đạn, khói lửa không quản ngại nguy hiểm đến tính mạng, đã hơn 500 lần theo dõi máy bay địch đánh phá. Quá trình làm nhiệm vụ, bị hơn 10 lần bom nổ gần, đất đá vùi kín người, có lần bị thương nhưng khi được đồng đội đào bới lên, đồng chí vẫn dũng cảm trở lại vị trí quan sát của mình.


Với ý nghĩ "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", Nguyễn Văn Thân còn xung phong nhận những việc khó khăn như có lần ngâm mình dưới nước rét buốt cùng đội công binh sửa chữa cầu kịp thời, bảo đảm cho xe qua lại trước lúc trời sáng, không để xe ùn tắc dễ bị máy bay địch đánh phá. Chấp hành nghị quyết của chi bộ coi "mặt đường là mặt trận", nhiều lần đồng chí dũng cảm quên mình xông vào nơi máy bay địch đang bắn phá, cùng anh em đưa thương binh ra chỗ an toàn, dập tắt lửa trên xe ô tô đang cháy, cứu được xe và hàng.


Sau khi địch đánh phá, Nguyễn Văn Thân thường dẫn đầu đơn vị ra phá bom nổ chậm và lấp hố bom, vui vẻ nhận phần việc khó khăn cho mình, nhường thuận lợi cho bạn. Đồng chí là một trong những người có công đầu của Đoàn 559 tìm ra cách phá loại mìn vướng nổ của địch, góp phần hạn chế thiệt hại của ta, nâng cao hiệu suất công tác sửa chữa cầu đường của binh trạm.


Nguyễn Văn Thân luôn luôn tận tụy với nhiệm vụ, gần bó với đơn vị, được tập thể bồi dưỡng nên trưởng thành nhanh chóng. Đồng chí có tác phong khiêm tốn, giản dị, đoàn kết chân thành, được đồng đội yêu mến, cấp trên tin tưởng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Văn Thân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Năm, 2022, 08:34:33 am
ANH HÙNG MA VĂN VIÊN


Ma Văn Viên, sinh năm 1941, dân tộc Tày, quê ở xã Tân Dương, huyện Định Hóa, tỉnh Bắc Thái, nhập ngũ tháng 8 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng công binh, đại đội 12, tiểu đoàn 4, trung đoàn 259. Bộ Tư lệnh Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Khi nhập ngũ, Ma Văn Viên đã xác định cho mình nghĩa vụ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt bất cứ nhiệm vụ gì của quân đội giao cho để góp phần vào sự nghiệp thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước.


Bởi vậy khi được điều động về đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng công trình phục vụ chiến đấu, tuy công việc có nhiều vất vả, nặng nhọc, nguy hiểm, Ma Văn Viên luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy công tác, chịu khó đi sâu nghiên cứu, rút kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa động tác lao động. Do đó, đồng chí thường đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng, không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của bản thân mà còn góp phần với đơn vị luôn luôn đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên đề ra.


Làm nhiệm vụ khoan đá, đục đường hầm, Ma Văn Viên sử dụng máy khoan nặng, có sức rung mạnh thường làm tức ngực người cầm máy. Đồng chí vừa làm vừa nghiên cứu tư thế đứng và cách giữ máy cho hợp lý nhất, nên sử dụng thuần thục máy nặng, đạt năng suất 150 phần trăm kế hoạch, đảm bảo chất lượng tốt.


Khi đục đá để đánh bộc phá, Ma Văn Viên nghiên cứu tỉ mỉ chất đá, từng mạch, từng vỉa, tính toán đục lỗ đặt bộc phá sao cho tiết kiệm thuốc nổ mà sức phá được mạnh, nên đã làm tăng năng suất 300 phần trăm là năng suất cao nhất trong đại đội. Kinh nghiệm và năng suất của đồng chí góp phần xây dựng tiểu đội làm vượt mức quy định 27 phần trăm.


Đổ bê tông là công việc nặng nhọc, khẩn trương, phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, lại tiếp xúc với vôi vữa nồng nặc, nhiệt độ cao. Tuy vậy, có đợt Ma Văn Viên xung phong làm liên tục hàng tháng, không quản sức khỏe giảm sút. Có lần bị choáng ngất, nhưng khi tỉnh dậy đồng chí vẫn tự nguyện xin được tiếp tục làm nhiệm vụ.


Với tinh thần tổ chức kỷ luật cao, Ma Văn Viên nghiêm chỉnh chấp hành và thường xuyên nhắc nhở anh em tuân thủ nội quy an toàn khi sản xuất. Trong khi làm nhiệm vụ, đồng chí không hề quản ngại khó khăn, nguy hiểm, thường xung phong làm ở những nơi đất, đá dễ bị sụt lở. Có hai lần, Ma Văn Viên dũng cảm và nhanh trí xông vào cứu được đồng đội trong khi đất sụt lở.


Ma Văn Viên có tác phong giản dị, khiêm tốn, gương mẫu trong mọi công tác và sinh hoạt, được đồng đội yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Ma Văn Viên được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Năm, 2022, 08:35:14 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THOÁT


Nguyễn Văn Thoát, sinh năm 1945, dân tộc Tày, quê ở xã Nông Thượng, huyện Bạch Thông, tinh Bắc Thái, nhập ngũ tháng 5 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ tiểu đội trưởng công binh, đại đội 3, tiểu đoàn 33, binh trạm 32, Đoàn 559, đảng viên Đảng    Cộng sản Việt Nam.


Hiểu rõ nghĩa vụ vẻ vang chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Nguyễn Văn Thoát sẵn sàng đi bất cứ đâu, hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì cấp trên giao cho.


Từ năm 1966, làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên đường Trường Sơn, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm dũng cảm, tận tụy xông pha ở những nơi khó khăn, nguy hiểm để khắc phục hậu quả máy bay địch đánh phá, góp phần đảm bảo giao thông thông suốt.


Tuy công việc nặng nhọc vất vả, nhưng thấy rõ yêu cầu khẩn trương của mạch máu giao thông phục vụ tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Nguyễn Văn Thoát luôn luôn phấn đấu đạt ngày công cao, hàng năm thường làm việc gần 300 ngày, có nhiều ngày làm trên 10 tiếng đồng hồ, năng suất đào đất, phá đá, chặt cây, lát đường đều vượt mức quy định trên đề ra. Máy bay địch không những ném bom dữ dội để phá hoại đường mà còn ném nhiều bom nổ chậm để cản trở công việc sửa chữa đường. Do đó, Nguyễn Văn Thoát còn có nhiệm vụ theo dõi bom rơi, sau đó đi tìm đánh dấu những quả bom chưa nổ để cùng đơn vị phá hủy. Nhiều trường hợp tuy chưa xác định được loại bom và giờ hẹn nổ nhưng đồng chí vẫn quyết tâm nghiên cứu đặc điểm của loại bom, quy luật đánh phá của địch và tìm ra cách phá có kết quả, góp phần cùng tập thể đơn vị công binh rút ngắn thời gian sửa chữa đường. Có lần bị thương trong khi phá bom, Nguyễn Văn Thoát vẫn tiếp tục bình tĩnh làm nhiệm vụ. Đồng chí đã phá được 18 quả bom từ trường và nhiều loại bom mìn khác, rút được nhiều kinh nghiệm hay phổ biến cho đơn vị và lực lượng thanh niên xung phong trên mặt đường Trường Sơn.


Trong khi làm nhiệm vụ trên đường, Nguyễn Văn Thoát đã 13 lần dũng cảm xông vào khu vực máy bay địch đang bắn phá, cùng đồng đội cứu được 8 xe ô tô, trong đó có 1 xe chở thương binh, đưa người và hàng ra được nơi an toàn.


Ngoài ra, khi được giao nhiệm vụ bắn máy bay địch tại chỗ, đồng chí đã chỉ huy khẩu đội súng máy 12,7 mi-li-mét bắn rơi 1 máy bay trinh sát, bắn bị thương 8 chiếc khác, góp phần hạn chế hoạt động của máy bay địch trinh sát trên tuyến đường do đơn vị phụ trách.


Nguyễn Văn Thoát có tác phong giản dị, khiêm tốn, luôn luôn gương mẫu trong mọi việc, được đồng đội yêu mến, giúp đỡ, cấp trên tin tưởng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Văn Thoát được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Năm, 2022, 08:35:49 am
ANH HÙNG PHẠM VĂN SỨC


Phạm Văn Sức, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương. Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ trung đội trưởng vận tải ô tô, đại đội 33, tiểu đoàn 909, binh trạm 18, Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được Đảng và Bác Hồ giáo dục lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, Phạm Văn Sức quyết đem hết sức mình góp phần vào công cuộc chống Mỹ, cứu nước. Từ tháng 2 năm 1965, được quân đội phân công nhiệm vụ lái xe vận chuyển hàng trên các tuyến đường địch đánh phá ác liệt, đồng chí nêu cao tinh thần dũng cảm, bình tĩnh, mưu trí, vững vàng tay lái trong mọi hoàn cảnh gay go, nguy hiểm. Hàng trăm lần đi qua bãi bom nổ chậm dày đặc bom bi, hàng chục lần bị máy bay địch đánh vào đội hình hành quân, đồng chí đều bình tĩnh vượt qua. Hơn 5 năm công tác gian khổ, Phạm Văn Sức đã lái được 62 nghìn ki-lô-mét, vận chuyển hơn 800 tấn hàng tới đích an toàn, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch vận chuyển của binh trạm.


Tháng 6 năm 1966, máy bay địch đến bắn phá nơi trú quân của đơn vị. Sau khi nhanh trí cứu được xe mình ra khỏi nơi an toàn, Phạm Văn Sức quay lại giúp sức cứu được một xe nữa của bạn.


Tháng 10 năm 1967, đồng chí chỉ huy một đoàn xe chở thương binh từ mặt trận về tuyến sau. Đơn vị đang hành quân thì máy bay địch bắn pháo sáng trinh sát mặt đường. Do đoàn xe ngụy trang tốt, đội hình hành quân giữ vững đúng quy định nên địch ném bom không trúng xe. Tuy vậy bom nổ gần, máy bay trinh sát còn hoạt động, đoàn xe rất dễ bị phát hiện. Trước tình hình đó, đồng chí ra lệnh cho các xe tắt đèn rồi động viên các đồng chí lái xe và thương binh bình tĩnh khẩn trương vượt khỏi khu vực nguy hiểm. Để bảo đảm đúng hướng, đồng chí lấy áo trắng mặc vào người, xuống đường đi trước hướng dẫn đoàn xe đi trong khi máy bay địch vẫn bắn phá xung quanh. Việc làm mưu trí đó đã đưa được cả đoàn xe chở thương binh ra khỏi khu vực địch ném bom.


Trong công tác, Phạm Văn Sức luôn luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Những lần qua sông gặp trở ngại như phà mắc cạn hoặc trọng tải của phà quá thấp, mà xe chở nặng không qua được, đồng chí động viên mọi người cùng nhau hiệp lực giải quyết khó khăn, bản thân gương mẫu ngâm mình dưới nước đẩy phà hoặc bốc bớt hàng xuống để cho xe qua trước rồi chở hàng sang sau.


Tuy vất vả mệt nhọc, nhưng các đồng chí bảo đảm xe tới đích giao hàng đúng thời gian.


Thực hiện lời thề, hết lòng giúp đỡ đồng đội trong lúc khó khăn, nguy hiểm, Phạm Văn Sức nhiều lần kéo giúp xe bạn đổ rệ nơi địch bắn phá. Có lần xe của bạn không may lao xuống bến Mục Sơn (Thanh Hóa), dù trời rét buốt, đồng chí vẫn vui vẻ cùng bạn lặn ngụp dưới nước sâu hơn 6 mét để vớt đạn, kéo xe. Có một lần xe của đơn vị bạn bị máy bay địch bắn, cả 3 người trên xe đều bị thương không lái được xe nửa. Phạm Văn Sức nhanh chóng lái xe đưa đồng đội đến trạm cấp cứu, giao xe cho đơn vị bạn rồi vui vẻ đi bộ tắt rừng hàng chục ki-lô-mét trở về đơn vị.


Phạm Văn Sức có tác phong khiêm tốn, giản dị, được đồng đội yêu mến và giúp đỡ đồng chí hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba. 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Phạm Văn Sức được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Năm, 2022, 08:36:29 am
ANH HÙNG ĐOÀN MINH NGUYỆT


Đoàn Minh Nguyệt, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xà Thọ Vinh, huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 10 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ lái xe ô tô, binh trạm 1, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đoàn Minh Nguyệt vào quân đội, được cấp trên giao nhiệm vụ lái xe ô tô, đồng chí xác định đúng đắn trách nhiệm phải hoàn thành tốt nhiệm vụ để góp phần vảo sự nghiệp thiêng liêng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Từ tháng 1 năm 1965 đến tháng 6 năm 1969, không những làm nhiệm vụ lái xe vận chuyến hàng quân sự trên tuyến đường Nghệ An - Vĩnh Linh, Đoàn Minh Nguyệt còn tham gia thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng, đưa hàng sang chiến trường Lào cho lực lượng vũ trang cách mạng của bạn và quân tình nguyện của ta ở đó. Đồng chí luôn, luôn nêu cao quyết tâm, dũng cảm và mưu trí, hàng trăm lần lái xe chạy dưới pháo sáng của địch, nhiều lần bị máy bay địch đuôi thfio bắn phá và hàng chục lần cho xe vượt qua các bãi bom nổ chậm. Hàng năm, Đoàn Minh Nguyệt thường đi trên 300 ngày, nhiều tháng đi liên tục 28, 29 ngày, có ngày đi 11, 12 tiếng đồng hồ. Đồng chí đã lái trên 95 nghìn ki-lô-mét an toàn, đi trên 600 chuyến, chở 1.250 tấn hàng đến đích, bảo đảm giao đủ hàng, đúng thời gian.


Ngày 20 tháng 4 năm 1965, máy bay địch oanh tạc Bến Thủy (Nghệ An), phà chở xe ô tô đang qua sông thì bị cháy. Đoàn Minh Nguyệt bị nhiều vết thương và sức ép của bom hất xuống sông. Quyết không để cho xe và hàng bị cháy, đồng chí cố gắng trèo lên phà cùng đồng đội dập tắt lửa. Xe và hàng được cứu thoát, nhưng do máu ra nhiều, Đoàn Minh Nguyệt bị ngất, đơn vị phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Sau một thời gian điều trị, tuy các vết thương chưa khỏi hẳR, đồng chí tha thiết xin về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.    Trong tháng 8 năm 1967, máy bay địch bắn phá rất ác liệt các tuyến đường vận chuyến của ta. Nhiều lần xe của Đoàn Minh Nguyệt bị máy bay địch đuổi theo bẳn chặn, nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh, mưu trí vượt qua, đưa hàng tới đích. Làm theo lời Bác Hồ dạy: "Yêu xe như con, quý xăng như máu", đồng chí thường xuyên chăm sóc bảo dưỡng xe tốt, bảo đảm cho xe luôn luôn sẵn sàng lên đường, đi tốt, không hư hỏng dọc đường. Do đó chỉ riêng trong tháng 8, Đoàn Minh Nguyệt bảo đảm vượt mức 50 phần trăm kế hoạch vận chuyển, kịp thời phục vụ cho chiến trường, mặc dù địch tập trung đánh phá ác liệt.


Khi làm nhiệm vụ chở thương binh, Đoàn Minh Nguyệt tận tình góp sức cùng các đồng chí quân y chăm sóc việc ăn ngủ dọc đường của thương binh và lo đảm bảo an toàn cho đồng đội được chu đáo. Có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, đồng chí đã trên 40 lần trục kéo xe của bạn đổ rệ nơi trọng điểm đánh phá của địch.


Đoàn Minh Nguyệt luôn luôn gương mẫu trong mọi việc, giản dị, khiêm tốn, được anh em yêu mến và giúp đỡ hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đoàn Minh Nguyệt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Sáu, 2022, 07:10:33 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN MẠO


Nguyễn Văn Mạo, sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Yên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ tiểu đội trưởng cấp dưỡng đại đội 1, trung đoàn 214, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Vào quân đội, Nguyễn Văn Mạo xây dựng cho mình một tinh thần hết lòng vì nhân dân phục vụ, bất cứ nhiệm vụ gì được cấp trên giao cho, đồng chí đều quyết tâm làm tròn để góp phần chống Mỹ, cứu nước.


Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1965, Nguyễn Văn Mạo làm chiến sĩ pháo cao xạ, đồng chí đã tham gia đánh hơn 100 trận, luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, kiên quyết tiến công địch, góp phần cùng đơn vị bắn rơi, bắn cháy nhiều máy bay giặc Mỹ. Nguyễn Văn Mạo đã 3 lần bị thương trong chiến đấu, 2 lần bị bom nổ vùi lấp, nhưng lần nào đồng chí cũng ngoan cường giữ vững vị trí chiến đấu, cổ vũ mọi người trong đơn vị nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu.


Khi được giao nhiệm vụ làm cấp dưỡng phục vụ đơn vị chiến đấu, Nguyễn Văn Mạo luôn luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân, đó là vinh dự cao nhất". Nguyễn Văn Mạo nêu cao tinh thần trách nhiệm khắc phục khó khăn gian khổ, cùng với tổ nuôi quân đảm bảo cho anh em ăn uống được chu đáo. Trong hơn 3 năm làm cấp dưỡng, đồng chí không quản ngại vất vả, thường xuyên làm việc hơn 10 tiếng đồng hồ trong ngày, và rất ít khi nghỉ trong các ngày chủ nhật.


Trong các giờ rỗi, Nguyễn Văn Mạo tranh thủ vào rừng tìm rau để có thêm thực phẩm tươi hoặc lấy củi để bớt tiền chi phí chất đốt, tăng thêm phần cải thiện đời sống vật chất cho đơn vị. Nhiều khi phải đi chợ xa đến 30 ki-lô-mét để mua thực phẩm, tuy đường xa, gánh nặng, đồng chí vẫn vui vẻ tận tụy với nhiệm vụ.


Nhiều lần mang cơm lên trận địa, gặp máy bay địch bắn phá dọc đường, Nguyễn Văn Mạo vẫn tìm mọi cách khéo léo vượt qua nguy hiểm, đưa cơm, nước đến trận địa an toàn, thường xuyên đảm bảo cho đơn vị hàng ngày đủ ba bữa cơm nóng ngon lành. Đối với anh em ốm, mệt, đồng chí tận tình chăm sóc, phục vụ việc ăn uống chu đáo, được anh em yêu mến.


Nguyễn Văn Mạo có tác phong khiêm tốn, giản dị, có đức tính cần kiệm, đoàn kết thân ái, được đồng đội tin yêu, quý mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi dua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Văn Mạo được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Sáu, 2022, 07:11:08 am
ANH HÙNG HOÀNG VĂN CÓN


Hoàng Văn Cón, sinh năm 1944, dân tộc Nùng, quê ở xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 10 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng thông tin đại đội 2, trung đoàn 134 thông tin liên lạc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trưởng thành trong chế độ mới ở miền Bắc, được Đảng và Bác Hồ giáo dục về lý tưởng và mục tiêu chiến đấu của tuổi thanh niên đối với Tổ quốc khi có giặc ngoại xâm, Hoàng Văn Cón rất tha thiết được cầm súng ra trận chống Mỹ, cứu nước.


Sau khi vào bộ đội, được học tập, Hoàng Văn Cón hiểu rõ trách nhiệm người chiến sĩ phải tận tâm tận lực làm tròn bất cứ nhiệm vụ gì cấp trên giao cho. Bởi vậy, từ năm 1965 được phân công nhiệm vụ bảo đảm đường dây thông tin trên đường số 15 là nơi máy bay địch thường xuyên bắn phá ác liệt, Hoàng Văn Cón luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, dũng cảm, bất kỳ tình huống khó khăn, nguy hiểm nào vẫn đảm bảo giao thông liên lạc thông suốt.


Trong thời kỳ đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, tuyến đường dây do Hoàng Văn Cón phụ trách thường bị máy bay địch đánh đứt, có ngày tới 4, 5 lần. Nhưng vừa dứt đợt ném bom, theo sự phân công từ trước, Hoàng Văn Cón mang máy, mang dây đến ngay chỗ địch vừa đánh phá, len lỏi tìm đường dây bị đứt trên vách núi cao, trong rừng cây rậm rạp hoặc dưới suối sâu. Đồng chí vượt qua mọi gian nan, vất vả khẩn trương tìm kiếm, nối lại các đường dây bị đứt, bảo đảm bằng được việc liên lạc thông suốt mới yên tâm. Có lần, Hoàng Văn Cón đang nối dây thì máy bay địch đến đánh tiếp. Bom nổ dày, dây đứt nhiều quãng, đồng chí bị thương nặng, ngất đi. Khi tỉnh dậy, biết mình không đủ sức đi tìm kiếm dây đứt để nối lại, đồng chí cố gắng bò vào trong xóm nhờ các đồng chí dân quân đi tìm các đầu dây bị đứt, nối lại. Khi đường dây liên lạc thông suốt, Hoàng Văn Cón báo cáo tình hình về cho đơn vị biết. Nhiều lần, mặc dù mưa to bão lớn, nước suối dâng cao, cây cối gãy, đổ dọc đường, làm đứt đường dây, đồng chí không quản gian khổ, mang máy, mang dây đi kiểm tra và nối lại đường dây đứt.


Ở địa phương nào, Hoàng Văn Cón cũng chú trọng công tác tuyên truyền đồng bào kháng chiến, giúp đỡ đồng bào trong sản xuất và phòng tránh bom đạn địch. Có lần máy bay địch đánh vào trong xóm, đồng chí nhanh chóng đưa được hai em bé ra khỏi nhà và khi bom nổ, Hoàng Văn Cón dũng cảm nằm che cho các em được an toàn. Do đó, Hoàng Văn Cón được nhân dân địa phương tin yêu, tận tình giúp đỡ đồng chí trong công tác bảo vệ đường dây.


Hoàng Văn Cón có tác phong giản dị, khiêm tốn, xung phong gương mẫu trong công tác, được anh em trong đơn vị yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba. 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Hoàng Văn Cón được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Sáu, 2022, 07:11:44 am
ANH HÙNG ĐỖ VĂN CHUYỀN


Đỗ Văn Chuyền sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, khẩu đội trưởng pháo cao xạ 37 mi-li-mét, đại đội 3, tiểu đoàn 5, trung đoàn 218, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trưởng thành trên miền Bắc xã hội chù nghĩa, được Đảng và Bác Hồ giáo dục, Đỗ Văn Chuyền thiết tha với sự nghiệp bảo vệ miền Bác, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và sôi sục lòng căm thủ đế quốc Mỹ xâm lược.


Năm 1965, trước hành động xâm lược của giặc Mỹ đối với đất nước, Đỗ Văn Chuyền xung phong tòng quân. Vào bộ đội, đồng chí được phân công về đơn vị pháo cao xạ trực tiếp chiến đấu đánh máy bay giặc Mỹ, bảo vệ miền Bắc. Trong chiến đấu, đồng chí luôn luôn thể hiện tinh thần tích cực tiến công, đã tham gia đánh gần 300 trận, trận nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, có lần bị thương vẫn không rời vị trí.


Ngày 8 tháng 5 năm 1987, nhiều tốp máy bay địch thay nhau đánh trận địa của đơn vị ở Vĩnh Linh. Trận đánh kéo dài 6 tiếng đồng hồ. Địch có một số máy bay bị thương rút chạy ra biển, bên ta có một số pháo bị hỏng, pháo thủ bị thương. Tuy vậy trận chiến đấu vẫn tiếp diễn. Giữa trận đánh, Đỗ Văn Chuyền bình tĩnh sửa chữa pháo, bảo đảm cho khẩu đội tiếp tục phát huy được hỏa lực. Sau đó, mặc dù máy bay địch đang đánh phá, đồng chí vẫn chạy đi chạy lại cõng được 2 thương binh ra chỗ an toàn.


Trận ngày 3 tháng 6 năm 1968 ở Vĩnh Linh, máy bay địch đánh vào trận địa rất ác liệt. Bom nổ gần công sự làm cho Đỗ Văn Chuyền tai bị ù, đất đá văng vào sưng chân phải. Không nao núng, đồng chí vẫn vững vàng ngồi trên mâm pháo, giữ vững hiệp đồng động tác trong khẩu đội, dùng chân trái đạp cò, kịp thời nổ súng góp phần bắn rơi 1 máy bay địch.


Trận ngày 9 tháng 6 năm 1968, địch sử dụng tới hơn 150 lượt chiếc máy bay đến ném nhiều loại bom và bắn rốc-két xuống trận địa đơn vị. Bị thương ở cánh tay phải, Đỗ Văn Chuyền vẫn tiếp tục chiến đấu. Pháo bắn nhiều, nòng pháo bị nóng, đồng chí nhanh trí đi lấy vải bạt nhúng nước đập vào nòng, đảm bảo cho khẩu đội tiếp tục bắn. Lần thứ hai, Đỗ Văn Chuyền lại bị thương vào tay, máu ra nhiều. Sau khi tự băng bó vết thương, theo phân công của khẩu đội, đồng chí làm nhiệm vụ quan sát theo dõi máy bay địch, bảo đảm cho khẩu đội bắn chính xác, góp phần với toàn trận địa bắn rơi 1 máy bay F.4H của địch, bắn bị thương nhiều chiếc khác.


Đỗ Văn Chuyền giản dị, khiêm tốn, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, đoàn kết giúp đỡ đồng đội, được anh em trong đơn vị yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đỗ Văn Chuyền được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vói trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Sáu, 2022, 07:12:22 am
ANH HÙNG LÊ VĂN LONG


Lê Văn Long, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ pháo thủ, đại đội 4 pháo cao xạ 57 mi-li-mét, trung đoàn 214, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được nhà trường xã hội chù nghĩa giáo dục nghĩa vụ vẻ vang của thanh niên đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, năm 18 tuổi, Lê Văn Long nhập ngũ với quyết tâm góp sức cùng toàn quân, toàn dân đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Được phân công vào binh chùng pháo cao xạ chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, Lê Văn Long luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công địch, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tham gia hơn 600 trận đánh, trận nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Ngày 7 tháng 8 năm 1965, địch cho nhiều đợt máy bay đánh vào thành phố Vinh (Nghệ An). Một loạt bom nổ gần trận địa, hất Lê Văn Long ngã ra khỏi mâm pháo. Cố nén đau đớn trở lại vị trí chiến đấu thì một loạt bom thứ hai nổ gần làm Lê Văn Long bị sức ép ngất đi. Được cấp cứu tỉnh lại, đồng chí cùng khẩu đội tiếp tục chiến đấu, nổ súng mãnh liệt vào máy bay địch. Vừa dứt một đợt đánh phá của địch, phát hiện có lửa cháy trong hầm đạn cạnh khẩu đội, Lê Văn Long không quản nguy hiểm lao vào cùng đồng đội cứu đạn. Lửa đã cháy to có nguy cơ nổ các hòm đạn, đồng chí vẫn xông xáo ra vào dập lửa, vác đạn, mặc dù lửa đã bén vào quần áo, làm cháy tóc, bỏng da. Do hành động nhanh chóng, kiên quyết và quả cảm, các đồng chí dập tắt ngọn lửa và cứu được 16 hòm đạn an toàn.


Ngày 6 tháng 1 năm 1967, đang lúc trận địa đánh trả mãnh liệt máy bay địch thì pháo bị hỏng. Giữa trận địa bom đạn nổ dậy đất, Lê Văn Long tuy đã bị sức ép bom nặng nhưng vẫn bình tĩnh, nhanh chóng cùng đồng đội sửa chữa pháo, tiếp tục chiến đấu, bắn rơi 1 máy bay F-4C của địch.


Trong trận ngày 7 tháng 3 năm 1968 ở Xuân Sơn (Quảng Bình), hai lần máy bay địch đến ném bom gần công sự pháo, cả hai lần Lê Văn Long dũng cảm lấy thân mình che máy nạp đạn được, an toàn. Một lần khác, bị bom nổ gần hất ra khỏi mâm pháọ, đồng chí không hề nao núng, nhanh chóng trở về vị trí cùng khẩu đội hiệp đồng nổ súng, góp phần cùng đại đội bắn rơi 3 máy bay địch.


Lê Văn Long có tác phong khiêm tốn, giản dị, đoàn kết thán ái với mọi người, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, được đồng đội yêu mến, tin tường.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Lê Văn Long được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Sáu, 2022, 08:43:13 pm
ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC SÂM


Nguyễn Ngọc Sâm, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Mễ Sở, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 8 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh, đại đội 9, tiểu đoàn 3, trung đoàn 229, Bộ Tư lệnh Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trưởng thành trong chế độ xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Bác Hồ giáo dục, Nguyễn Ngọc Sâm nhận rõ lý tưởng của thanh niên phải hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Năm 17 tuổi, anh xung phong nhập ngũ với quyết tâm góp phần vào sự nghiệp vẻ vang chống Mỹ, cứu nước.


Từ năm 1965 đến năm 1968, làm nhiệm vụ phá gỡ bom ở địa bàn Quân khu 4, nơi địch đánh phá ác liệt, Nguyễn Ngọc Sâm luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm đứng ở vị trí quan sát, tỉnh táo theo dõi, ghi nhớ từng quả bom rơi, phân biệt những quả đã nổ và những quả chưa nổ trong lúc máy bay địch điên cuồng bắn phá. Khi máy bay chúng ngừng hoạt động, đồng chí nhanh chóng đến hiện trường trinh sát những quả bom chưa nổ và nghiên cứu cách phá. Nguyễn Ngọc Sâm đã trực tiếp phá 18 quả bom (trong đó có 9 lần phải chui xuống hút bom sâu) và góp phần cùng tổ phá được 69 quả khác.


Tháng 6 năm 1968, một lần máy bay địch thả 22 quả bom xuống xã Hưng Phúc (Hưng Nguyên, Nghệ An), trong đó có một số quả bom chưa nổ. Lúc đó, Nguyễn Ngọc Sâm đang chờ khám bệnh ở gần nơi địch ném bom. Đồng chí thấy sau khi địch ngừng đánh phá, có một số anh em đi phá gỡ bom nhưng làm chưa quen. Tự nguyện giúp anh em, Nguyễn Ngọc Sâm thận trọng đi vào bãi bom chưa nổ để trinh sát. Sau đó, đồng chí vừa làm vừa hướng dẫn cho anh em cách phá. Khi đã cùng anh em phả gỡ được 8 quả bom từ trường, bảo đảm an toàn cho nhân dân trong xã, bảo đảm giao thông thông suốt, đồng chí mới tiếp tục đi khám bệnh.


Tháng 7 năm 1968, máy bay địch thả nhiều loại bom xuống xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Nguyễn Ngọc Sâm được cấp trên giao nhiệm vụ đến hướng dẫn cho anh chị em dân quân phá gỡ bom đảm bảo an toàn cho nhân dân, cho sản xuất. Trong công việc, đồng chí đem những kinh nghiệm của mình ra hướng dẫn cho anh chị em và gương mẫu đi trước vào những nơi có bom chưa nổ để nắm tình hình cụ thể. Gặp những hút bom sâu, được dân quân hiệp đồng giúp đỡ, Nguyên Ngọc Sâm chui xuống hút bom để nghiên cứu cách phá. Đang miệt mài làm việc, hai lần bom nổ gần làm anh ngất đi. Nhưng khi được anh chị em dân quân cấp cứu hồi sức, Nguyên Ngọc Sâm lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Phát hiện một quả bom nổ chậm nằm sâu dưới đất cạnh ngôi nhà dân, mặc dù không nắm được giờ nổ, đồng chí vẫn vào và dùng đòn bẩy đưa được quả bom lên. Sau đó hiệp lực cùng dân quân chuyển quả bom ra xa nhà, Nguyễn Ngọc Sâm mới hướng dẫn phá, bảo đảm an toàn cho nhà của đồng bào.


Nguyễn Ngọc Sâm có tác phong cần cù, khiêm tốn, giản dị, chịu khó học tập rút kinh nghiệm trong công tác và học tập kinh nghiệm của đồng đội, đoàn kết thân ái với mọi người, tận tình giúp đỡ nhân dân, được tập thể tạo mọi điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Ngọc Sâm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Sáu, 2022, 08:43:45 pm
ANH HÙNG NGUYỄN NHƯ HOẠT


Nguyễn Như Hoạt, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã An Thịnh, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 3 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chiến sĩ liên lạc, đại đội 9, tiểu đoàn 3,  trung đoàn 48, sử đoàn 320, đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.


Theo chính sách của Chính phủ, gia đình Nguyễn Như Hoạt được miễn làm nghĩa vụ quân sự. Nhưng xác định trách nhiệm của thanh niên không thể ngồi yên trong lúc Tổ quốc bị xâm lược, đồng chí tha thiết tình nguyện xin nhập ngũ từ năm 17 tuổi.


Vào bộ đội, Nguyễn Như Hoạt đề đạt nguyện vọng được vào chiến trường miền Nam trực tiếp giết giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc.


Năm 1968, Nguyễn Như Hoạt tham gia chiến đấu ở bắc Quảng Trị, làm nhiệm vụ liên lạc cho đại đội, đồng chí luôn luôn nêu cao quyết tâm, dũng cảm, mưu trí, dù tình huống phức tạp thế nào cũng tìm mọi cách kiên quyết hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nguyễn Như Hoạt đã nhiều lần xông pha dưới hỏa lực địch để truyền đạt mệnh lệnh đến từng tiểu đội được nhanh chóng, chính xác, phục vụ cho các trận chiến đấu giành thắng lợi. Ngoài nhiệm vụ phục vụ công tác chỉ huy, Nguyễn Như Hoạt còn trực tiếp chiến đấu diệt 17 tên Mỹ, thu 2 súng.


Ngày 1 tháng 5 năm 1968 ở Gio Cam, trong lúc hỏa lực địch bắn rất ác liệt, Nguyễn Như Hoạt mưu trí lợi dụng địa hình, địa vật, chạy đi chạy lại nhiều lần để truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu của đại đội cho các trung dội, tiểu đội kịp thời, chính xác, phục vụ đắc lực cho công tác chỉ huy trận đánh thắng lợi. Nguyễn Như Hoạt linh hoạt hiệp đồng với đồng đội, dùng tiểu liên, lựu đạn diệt nhiều địch, bản thân bắn chết 5 tên Mỹ.


Trận ngày 2 tháng 5 năm 1968, diễn biến rất ác liệt, kéo dài trong 7 tiếng đồng hồ, Nguyễn Như Hoạt chạy đi chạy lại hàng chục lần dưới làn bom đạn địch để truyền đạt mệnh lệnh của đại đội xuống các đơn vị. Trong khi làm nhiệm vụ liên lạc, phát hiện hỏa điểm lợi hại của địch, Nguyễn Như Hoạt nhanh chóng chỉ cho đồng đội bắn tiêu diệt, bản thân cũng phối hợp diệt được 6 tên Mỹ. Ngoài ra, đồng chí còn tự động giúp bộ phận quân y băng bó cho thương binh và đưa anh em ra khu vực an toàn.


Ngày 5 tháng 5 năm 1968, giữa lúc địch phản kích, bắn rất mạnh vào trận địa đơn vị, Nguyễn Như Hoạt không ngại hy sinh, dũng cảm, vận động dưới làn hỏa lực địch để truyền lệnh chiến đấu. Khi làm xong nhiệm vụ thì phát hiện một khẩu đại liên địch đang bắn về phía quân ta, Nguyễn Như Hoạt nhanh chóng lợi dụng địa hình, bí mật đến gần ném lựu đạn dập tắt hỏa điểm này, diệt 3 tên Mỹ, thu 2 súng. Bọn địch hoảng hốt bỏ chạy, Nguyễn Như Hoạt cùng anh em nắm thời cơ truy kích diệt thêm một số, trong đó riêng anh diệt thêm 3 tên nữa.


Nguyễn Như Hoạt luôn luôn xung phong gương mẫu trong mọi việc, đoàn kết chủ động giúp đỡ đồng đội, được anh em trong đơn vị yêu mến, tạo điều kiện để đồng chí hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Như Hoạt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Sáu, 2022, 08:44:16 pm
ANH HÙNG TRẦN HỮU BÀO


Trần Hữu Bào, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 7 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chiến sĩ bộ binh đại đội 5, tiểu đoàn 8, trung đoàn 66, sư đoàn 304, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh ra và lớn lên trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Bác Hồ giáo dục, Trần Hữu Bào rất thiết tha với sự nghiệp chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Năm 18 tuổi, đồng chí xung phong nhập ngũ và bày tỏ nguyện vọng xin được vào chiến trường miền Nam trực tiếp giết giặc, cứu nước.


Trần Hữu Bào tham gia chiến đấu ở chiến trường bẳc Quảng Trị, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của đơn vị giao cho.


Trần Hữu Bào đã hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt xuất sắc trong 2 ngày 23 và 24 tháng 2 năm 1968 tại mặt trận Khe Sanh. Địch huy động lực lượng lớn bộ binh có máy bay và pháo binh yểm hộ, liên tiếp mở nhiều đợt tiến công vào trận địa đơn vị giữ chốt trên điểm cao 595. Trước một lực lượng địch đông gấp bội, Trần Hữu Bào đã cùng tiểu đội chiến đấu rất dũng cảm. Mỗi lần địch cho quân xông lên, đồng chí bình tĩnh để chúng vào gần khoảng 10, 15 mét mới nhằm những tốp địch đông ném lựu đạn, bắn súng diệt nhiều tên, cùng tiểu đội đẩy lùi từng mũi tiến công của địch. Sau mỗi đợt đánh lên điểm cao bị thất bại, địch tăng cường ném bom, bắn pháo vào trận địa để cho quân chúng củng cố lực lượng chuẩn bị đánh đợt mới. Khi tiểu đội có một số đồng chí bị thương vong, Trần Hữu Bào bình tĩnh lợi dụng thời cơ giữa 2 đợt tiến công của địch, nhanh chóng đưa thương binh vào hầm, sau đó tích cực củng cố công sự, thu nhặt lựu đạn, súng để tiếp tục chiến đấu. Trần Hữu Bào cùng với các đồng chí khác trong tiểu đội hiệp đồng chặt chẽ, cổ vũ lẫn nhau, mưu trí cơ động từ đoạn hào giao thông này sang đoạn hào giao thông khác đánh địch. Tuy lực lượng bên ta còn ít, nhưng do chọn mục tiêu đúng, bắn chính xác, tiết kiệm đạn, lại dựa vào công sự vững chắc tránh bom đạn của địch, Trần Hữu Bào chiến đấu bền bỉ, liên tục qua 2 ngày đêm, giữ vững trận địa, đạt yêu cầu kế hoạch tác chiến của toàn đơn vị. Kết quả tiểu đội đồng chí diệt hơn 200 tên địch, thu 18 súng các loại, riêng Trần Hữu Bào diệt 78 tên Mỹ.


Trần Hữu Bào luôn luôn gương mẫu trong mọi việc, đoàn kết, khiêm tốn, được đồng đội yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất và tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Trần Hữu Bào được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Sáu, 2022, 08:45:12 pm
ANH HÙNG PHẠM XUÂN THẢN


Phạm Xuân Thản, sinh năm 1911, dân tộc Kinh, quê ở xã Hùng Vương, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng. Tham gia cách mạng năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là công nhân quân giới nhà máy Z133, Cục Quân giới, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sống và làm việc khổ cực dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, Phạm Xuân Thản nhận rõ giá trị của độc lập và tự do. Bởi vậy, khi được cán bộ cách mạng giáo dục, đồng chí hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp từ đầu năm 1947. Từ đó đến khi được tuyên dương Anh hùng, 23 năm liên tục phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, Phạm Xuân Thản luôn luôn nêu cao bản chất tốt đẹp của giai cấp công nhân, hăng say miệt mài lao động, nghiên cứu phát huy sáng kiến, nâng cao hiệu suất công tác. Trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp, Phạm Xuân Thản đã có 20 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong đó có những sáng kiến có giá trị cao như tiện răng mỏ vịt lựu đạn, làm ngòi cháy chậm của lựu đạn và mìn, làm rẻ quạt súng cối, góp phần tích cực làm nhiệm vụ sản xuất vũ khí cho quân đội.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Phạm Xuân Thản đã có trên 100 sáng kiến, nhiều sáng kiến có giá trị tăng năng suất, bảo đảm chất lượng, giảm nhẹ công sức và an toàn các quy trinh lao động.


Phạm Xuân Thản đã nghiên cứu làm được máy dập rông-đen dao găm mà trước đây ta làm bằng tay, tăng hơn trước 800%. Không ngừng suy nghĩ nhằm mục đích cung cấp nhiều vũ khí tốt cho quân đội, đồng chí làm máy xẻ rãnh chuôi dao tăng năng suất 400%, đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ hư hỏng từ 20% xuống 1%. Sau đó, Phạm Xuân Thản còn cải tiến một số bộ phận trong máy tiện, nhờ vậy mà kỹ thuật bào mặt bằng tăng 900%.


Quán triệt tinh thần "cần kiệm xây dựng đất nước, xây dựng quân đội", trong việc sửa chữa pháo, Phạm Xuân Thản cùng tập thể cán bộ, công nhân nhà máy nghiên cứu lấy nguyên vật liệu cũ làm được một máy tiện cổ thăng bằng của pháo. Nhờ vậy, nhà máy sửa chữa 65 khẩu pháo đảm bảo chất lượng, độ chính xác cao.


Với ý thức tự lực khắc phục khó khăn, được sự giúp đỡ của tập thể, Phạm Xuân Thản tích cực sử dụng nguyên vật liệu cũ để làm tời kéo pháo, làm máy thông nòng, làm một số bộ phận của động cơ phụ để tăng lực phát động cho động cơ chính của máy bào, làm pa-lăng để cẩu máy nặng từ 7 tấn trở lên, trong lúc nhà máy thiếu cần cẩu. Những sáng kiến trên đã tiết kiệm cho công quỹ gần chục vạn đồng và góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch hàng năm của nhà máy.


Phạm Xuân Thản rất giản dị, khiêm tốn học tập, chân thành đoàn kết, giúp đỡ anh chị em thợ mới nâng cao tay nghề, được tập thể nhà máy yêu mến và tạo điều kiện để đồng chí hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba, 12 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Phạm Xuân Thản được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Sáu, 2022, 08:45:51 pm
ANH HÙNG NGUYỄN THỊ BẰNG


Nguyễn Thị Bằng, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội phó tự vệ, đơn vị 404 vận tải đường goòng thuộc tỉnh Hà Tĩnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh ra và lớn lên trên quê hương Xô-viết. Nghệ Tĩnh, được sự giáo dục của chế độ xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Thị Bằng quyết tâm cống hiến tuổi thanh niên cho sự nghiệp vẻ vang chống Mỹ, cứu nước. Từ năm 1S65 đến năm 1968, Nguyễn Thị Bằng công tác ở đơn vị vận tải đường goòng trong khu vực địch đánh phá ác liệt, đồng chí luôn luôn có quvết tâm cao, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Là chiến sĩ tự vệ, Nguyễn Thị Bằng đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở địa phương. Đồng chí đã trực tiếp dự hơn 100 trận bắn máy bay địch, trận nào Nguyễn Thị Bằng cũng bình tĩnh, dũng cảm chỉ huy đơn vị phát huy hòa lực; đơn vị do chị chỉ huy đã góp phần cùng các đơn vị bạn bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Trong phục vụ chiến đấu, bất kỳ lúc nào thấy các đơn vị bộ đội cao xạ nổ súng bắn máy bay địch, Nguyễn Thị Bằng cùng đơn vị tự vệ theo kế hoạch hiệp đồng, nhanh chóng chạy đến các trận địa để làm công tác tải thương, tải đạn.


Ngày 17 tháng 6 năm 1967, Nguyễn Thị Bằng dẫn đầu một tổ chạy đến trận địa pháo cao xạ đang bị máy bay địch bắn phá, kịp thời phân công anh chị em đưa được 7 thương binh ra khu vực an toàn.


Ngày 12 tháng 11 năm 1967, mặc cho máy bay địch đang ném bom, bắn rốc-két xuống trận địa, Nguyễn Thị Bằng vẫn dũng cảm ra vào trận địa, băng bó cho 4 thương binh và lần lượt dìu các đồng chí ra ngoài khu vực địch đánh phá.


Ngày 17 tháng 4 năm 1968, máy bay địch đánh vào một đơn vị bạn, Nguyễn Thị Bằng nhanh chóng cùng đồng đội xông vào bới hầm sập, cứu sống được 12 người.


Ngày 15 tháng 8 năm 1968, đồng chí cùng đơn vị tự vệ đang làm nhiệm vụ lấp hố bom trong khu vực đơn vị vận tài, thi một quả bom nổ chậm ở gần đó nổ, vùi lấp 6 người trong đó có chị. Vì bị sức ép, Nguyễn Thị Bằng ngất đi mấy phút, nhưng khi tỉnh dậy, chị nhanh chóng bới đất đá, cứu được 5 người kia an toàn.


Nguyễn Thị Bằng có tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn gương mẫu xung phong trong mọi việc, thường nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho bạn, được đồng đội yêu mến, giúp đỡ tận tình.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 Dâm 1970, Nguyễn Thị Bằng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Sáu, 2022, 08:46:41 pm
ANH HÙNG ĐẶNG ĐÌNH GHÍ


Đặng Đình Ghí, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Ký Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội trưởng dân quân xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trưởng thành trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Bác Hồ giáo dục, Đặng Đình Ghí hiểu rõ nghĩa vụ của mọi người dân yêu nước đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống cụộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, là chiến sĩ dân quân, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công địch, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Không những làm tròn nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu, Đặng Đình Ghí còn hăng hái trong nhiệm vụ rà phá bom chưa nổ ờ các cửa sông, bến bãi, bảo đảm tính mạng và tài sản của đồng bào, bảo đảm an toàn cho sản xuất, nhất là cho thuyền bè chuyên chở trên các tuyến đường sông.


Năm 1967, đế quốc Mỹ dùng không quân và hải quân tập trung đánh phá rất ác liệt các tuyến đường giao thông vận tải của ta đi vào chiến trường miền Nam. Lực lượng dân quân được đảng bộ và chính quyền địa phương tin cậy giao cho nhiệm vụ xung kích trên mặt trận vận chuyển. Đặng Đình Ghí cùng anh chị em dân quân xã nhận nhiệm vụ vận chuyển hàng từ Hà Tĩnh vào Quảng Bình bằng thuyền. Mặc cho máy bay địch thường xuyên bắn phá dọc sông, ném nhiều loại bom hòng ngăn cản sự đi lại của ta, đồng chí xung phong cùng tập thể đi được 9 chuyến, bảo đảm đưa hàng tới đích an toàn. Có lần phát hiện thuyền của ta, máy bay địch đuổi theo bắn thủng thuyền, làm cho thuyền chở đầy hàng có nguy cơ bị đắm. Phối hợp cùng đồng đội vừa dùng súng bộ binh bắn máy bay địch, vừa cơ động thuyền. Đặng Đình Ghí bình tĩnh và nhanh chóng cởi áo đang mặc nhét vào lỗ thủng trên thuyền rồi tát nước giữ cho thuyền không chìm, cả 2 tấn gạo trong thuyền cũng không bị ướt.


Tháng 11 năm 1968, đơn vị dân quân được giao nhiệm vụ rà phá bom chưa nổ ở các cửa sông, luồng lạch để bảo đảm cho thuyền bè qua lại an toàn. Được cơ quan quân sự cấp trên hướng dẫn kỹ thuật cơ bản, các đồng chí đem về địa phương vận dụng, phát huy nhiều sáng kiến hoàn thành nhiệm vụ. Để phát hiện bom dưới lòng sông, đồng chí cùng đồng đội lấy đá buộc vào dây thả xuống sông rồi dùng 2 chiếc thuyền kéo. Hễ chỗ nào thấy vướng là Đặng Đình Ghi xung phong lặn xuống ngay để kiểm tra. Khi đã xác định vị trí bom, đồng chí nhận nhiệm vụ mang bộc phá xuống phá. Có lần, đơn vị sau khi kết thúc một đợt rà phá đã được lệnh lên bờ nghỉ, nhưng nhận thấy ở cửa sông còn một quả bom chưa nổ có thể gây nguy hiểm cho thuyền vào ẩn nấp trong lạch để tránh gió, Đặng Đình Ghĩ đề nghị với tập thể và được anh em nhất trí tiếp tục phá nốt quả bom sót lại. Không quản ngại khó khăn, ba lần lặn sâu hơn 10 mét nước, để bới đất xung quanh quả bom, mặc dù người đã quá mệt, thái dương nhức buốt, Đặng Đình Ghí vẫn quyết tâm lặn xuống lần thứ tư để buộc bộc phá vào quả bom. Kết quả, tổ dân quân đã phá được quả bom, đảm bảo cho thuyền bè qua lại an toàn. Đối với nhiệm vụ rà phá bom, đơn vị dân quân đã phá được 138 quả, riêng đồng chí trực tiếp phá 28 quả.


Đặng Đình Ghí nêu cao vai trò gương mẫu, xung kích của người chiến sĩ dân quân trong lao động sản xuất của hợp tác xã, nhất là những lúc, những nơi có khó khăn nguy hiểm. Từ năm 1966 đến năm 1968, Đặng Đình Ghí liên tục được tặng danh hiệu "Xã viên sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi". Năm 1968, đồng chí được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, được 1 hằng khen và 1 giấy khen.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đặng Đình Ghí được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Sáu, 2022, 08:47:21 pm
ANH HÙNG TRƯƠNG THÀNH NAM


Trương Thành Nam (tức Trương Công Nã), sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nhập ngũ tháng 2 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trinh sát viên, thuộc phân đội 319 Công an nhân dân vũ trang Vĩnh Linh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Xuất thân trong một gia đình có bố tham gia kháng chiến chống Pháp và hy sinh năm 1949, mẹ bị giặc Mỹ giết hại năm 1967, Trương Thành Nam sớm có lòng yêu nước, chí căm thù giặc sâu sẳc, quyết tâm chiến đấu đền nợ nước, trả thù nhà.


Là một trinh sát vũ trang hoạt động trong vùng địch tạm chiếm đóng, đồng chí nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, dũng cảm, mưu trí, quyết tâm chiến đấu tiêu diệt địch. Trương Thành Nam trực tiếp tham gia chiến đấu 12 trận, cùng đồng đội diệt 42 tên địch, riêng đồng chí diệt 11 tên. Thanh toán bọn đầu sỏ ác ôn có nhiều nợ máu đối với nhân dân, các đồng chí đã phá được thế kìm kẹp của địch, tạo điều kiện cho đồng bào đấu tranh.


Đầu tháng 2 năm 1967, được cấp trên phân công, đồng chí cùng anh em trong tổ vào thôn Nghĩa An diệt tên phó đại diện cảnh sát ngụy. Tên ác ôn này thường đêm vào ngủ trong đồn, ngày về đàn áp nhân dân các thôn xóm, đi đâu cũng có một trung đội dân vệ theo sau bảo vệ. Khi tổ đồng chí phát hiện lực lượng của chúng đông gấp bội, đồng chí mưu trí lợi dụng thế bất ngờ cho anh em nổ súng làm cho tên ác ôn bị thương, địch rối loạn tháo chạy. Đồng chí đuổi theo tên đầu sỏ vào trong xóm và nổ súng diệt hắn tại chỗ, sau đó cả tổ rút về căn cứ an toàn.


Đêm 22 tháng 2 năm 1967, tổ Trương Thành Nam lại vào thôn Lan Dinh bắt một tên trùm ác ôn tên là Căn cùng một số tên tay sai khác giữa lúc chúng đang đánh bạc. Vì chưa biết mặt tên này, đồng chí dùng mưu lại gần và hô: "Căn, đứng dậy!". Hắn đứng dậy định chống cự. Đồng chí nhanh chóng dùng võ thuật bắt sống hắn và cùng tổ bắt 3 tên khác. Sau mấy ngày tên trùm ác ôn bị bắt, địch cử một tên khác lên thay. Thi hành mệnh lệnh của cấp trên, Trương Thành Nam trở lại thôn Lan Dinh bắt tên này, làm cho bọn dịch khiếp sợ, không có tên nào dám ra làm trưởng thôn nữa.


Tháng 10 năm 1967, tổ của đồng chí về thôn Bình Giang với nhiệm vụ diệt 4 tên ác ôn giữa ban ngày. Bình Giang là một thôn nằm sâu trong vùng địch, các cơ sở của ta chưa có. Để diệt được bọn ác ôn này, tổ của Trương Thành Nam phải kiên trì ngâm mình dưới nước phục kích từ 4 giờ đến 9 giờ sáng mới thấy chúng ló mặt. Khi địch tới gần, Trương Thành Nam ra lệnh anh em nổ súng diệt 3 tên ác ôn. Còn một tên tháo chạy, đồng chí đuổi theo diệt được hắn, thu vũ khí và tài liệu. Bị trừng trị đích đảng, địch rất hoảng sợ. Mấy ngày sau, một số tên ngụy quyền viết đơn xin đầu thú và hứa lập công chuộc tội. Trong số này, có tên giúp ta diệt một tên ác ôn khét tiếng cả vùng.


Hơn 4 năm hoạt động ở chiến trường bác Quảng Trị, trong vùng địch tạm chiếm đóng, Trương Thành Nam luôn luôn khắc phục khó khăn, gian khổ, tích cực tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, điều tra nắm tình hình sâu trong lòng địch. Tháng 4 năm 1968, đồng chí hoạt động độc lập ở thị trấn Đông Hà, xây dựng được 3 cơ sở, đào 3 hầm bí mật.    Ngày 17 tháng 5 năm 1968, Trương Thành Nam phối hợp với đơn vị bạn diệt 16 tên địch, đánh sập nhà tên trưởng ty cảnh sát ngụy, diệt 94 tên địch.


Trương Thành Nam nêu một tấm gương về tinh thần chiến đấu dũng cảm, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, mưu trí, quyết tâm tiêu diệt địch, luôn luôn coi trọng công tác tuyên truyền vận động nhân dân, dựa vào nhân dân nắm vững tình hình sâu trong lòng địch, được đồng đội tin tưởng, nhân dân yêu mến.


Trương Thành Nam đã được khen thưởng Huân chương Chiến công hạng ba, 8 bằng khen và giấy khen, 2 năm liền là Chiến sĩ Quyết thắng (1967 - 1968).


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Trương Thành Nam được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Sáu, 2022, 02:04:25 pm
ANH HÙNG HỔ PHÒM


Hồ Phòm, sinh năm 1917, dân tộc Bru (Khùa), quê ở xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, tham gia cách mạng năm 1955. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đồn phó đồn biên phòng Cha Lo, Công an nhân dân vũ trang Quảng Bình, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Là người con của dân tộc Khùa, trước cách mạng Hồ Phòm sống rất khổ cực, nghèo đói (cả dân tộc không có họ, sau này lấy họ Bác Hồ làm họ cho mình), đồng chí đã tham gia dân quân xã, phó chủ tịch mặt trận xã. Năm 1955 làm chiến sĩ công an tỉnh Quảng Bình, tháng 3 năm 1959 chuyển sang Công an nhân dân vũ trang và công tác liên tục ở đồn biên phòng Cha Lo.


Ở đồn biên phòng, Hồ Phòm được giao nhiệm vụ vận động quần chúng xây dựng cơ sở cách mạng ở các địa bàn thuộc vùng biên giới Việt - Lào. Hoạt động ở một vùng rừng núi hiểm trở, đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, các dân tộc thường bị kẻ địch tìm cách phá hoại, gây mâu thuẫn với nhau, đồng chí luôn luôn vững vàng, kiên định, chiến đấu dũng cảm và mưu trí, hoàn thành tốt mọi công tác được giao phó.


Ngay sau khi chuyển sang lực lượng Công an nhân dân vũ trang, Hồ Phòm làm công tác vận động quần chúng ở 2 bản Pha Xoóng và Cả Toóc. Đồng bào ở hai bản này chủ yếu là người thuộc xã Dân Hóa đến làm ăn từ khi kháng chiến chống Pháp. Vùng này bọn phỉ hoạt động rất mạnh, cơ sở của ta hầu như bị phá vỡ. Khi biết Hồ Phòm về hoạt động, chúng càng khống chế tư tưởng nhân dân, và sau 3 lần phục kích đều không bắt được Hồ Phòm, chúng treo giải thưởng giết đồng chí. Không hề nao núng, lo sợ, kiên trì bám sát quần chúng để giáo dục, tuyên truyền, đồng chí vận động nhân dân từ chỗ quen sống trong hang đá ra làm nhà và làm nương rẫy, trồng lúa và hoa màu, đời sống dân bản ngày càng nâng lên rõ rệt. Giữa lúc nhân dân đang yên ổn làm ăn thì bọn phỉ cho 2 trung đội tới cưỡng ép nhân dân di cư theo chúng. Hồ Phòm khôn khéo tổ chức, hướng dẫn dân quân và đồng bào địa phương dùng cung nỏ, giáo mác, bẫy đá chống lại kịch liệt làm cho địch bị thất bại nặng nề. Từ đó, cà hai bản đều yên ổn, nhân dân phấn khởi và tin tưởng vào cách mạng.


Năm 1965 - 1966, chiến tranh phá hoại của Mỹ gây ra ác liệt làm cho dân bỏ bản chạy khắp mọi nơi trong rừng. Có chỗ ngô, sắn trên nương đã được ăn mà không ai dám tới thu hoạch, phải chịu đói, sống lang thang khắp rừng. Thực hiện chỉ thị của trên, Hồ Phòm phụ trách 1 tổ đi tìm đồng bào. Đồng chí có sáng kiến dùng kèn, tù vả để làm tín hiệu gọi dân, nên dần dần đồng bào lạc trong rừng đá trở về đông đủ. Theo sự hướng dẫn của Hồ Phòm, đồng bào vừa sản xuất, ổn định đời sống, vừa phòng tránh máy bay địch. Sau một thời gian, đồng chí cùng tổ công tác cơ sở giúp đồng bào thuộc 6 bản tập trung lại ổn định tinh thần và hăng hái tham gia sản xuất. Bản Cà Oi là một trong 6 bản trở thành lá cờ đầu của huyện về phong trào bảo vệ trị an, sản xuất, văn hóa và xã hội.


Cuối năm 1966, địch đánh phá ác liệt bản Cha Lo, cấp trên chỉ thị phải đưa nhân dân sơ tán vào sảu nội địa. Do phong tục tập quân nhân dân không chịu đi, một số người kéo đến chất vấn đồng chí. Vì nắm vững tâm lý và tập quán của đồng bào, Hồ Phòm khéo giải thích, tuyên truyền nhân dân làm cho họ thấy được lòng yêu thưưng của Đảng đối với đồng bào và tội ác dã man của kẻ địch. Được cấp trên đồng ý, đồng chí chọn một số gia đình ở lại địa bàn xung yếu để cùng phối hợp với đơn vị bảo vệ biên giới, còn hầu hết đưa về nơi sơ tán, ổn định đời sống, tăng gia sản xuất. Khi máy bay B.52 ném bom rải thảm khu vực do đồn Cha Lo phụ trách, chủ trương của cấp trên la phải đưa dân vào trú ẩn trong núi, ăn ở dưới hầm. Vì phong tục, đồng bào chưa chịu làm theo chủ trương ấy. Trước tình hình như vậy, Hồ Phòm vận động gia đình mình và gia đình đồng chí chủ tịch xã thực hiện trước. Đồng bào thấy các gia đình ăn ở dưới hầm không ai đau ốm nên cùng làm theo. Do đó, nhiều lần khác B.52 giặc Mỹ ném bom, tính mạng và tài sản của đồng bào được bảo đảm an toàn.


Hồ Phòm xây dựng được màng lưới cang cấp tin tức rộng rãi, do đó ta kịp thời đấu tranh chống luận điệu phản động, phát hiện phần tử xấu chui vào chính quyền hoạt động phá hoại, xử lý kịp thời. Đồng chí tích cực góp phần giải quyết mâu thuẫn từ lâu đời giữa hai dân tộc Khùa và Mày, làm cho đồng bào đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau để chống kẻ thù chung. Đồng chí bồi dưỡng và giới thiệu vào Đảng được 4 người thuộc dân tộc Mày, có người sau này trờ thành cán bộ chủ chốt của xã và của huyện.


Hồ Phòm là một cán bộ người dân tộc, sớm được cách mạng giáo dục, giác ngộ, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, không sợ gian khổ hy sinh, công tác tích cực, học tập chăm chỉ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đồng chí quý trọng đồng bào và được đồng bào các dân tộc yêu thương đùm bọc nhau như đối với người thân trong gia đình.


Đồng chí được khen thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, nhiều bằng khen, giấy khen, từ năm 1966 đến năm 1970, đồng chí là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Hồ Phòm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Sáu, 2022, 02:04:59 pm
ANH HÙNG VÕ HỒNG TUYÊN


Võ Hồng Tuyên (tức Võ Lê), sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Hương Mai, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 4 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy trinh sát thuộc đại đội 2 Công an nhân dân vũ trang Hà Tĩnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Lớn lên và học tập trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, hiểu   rõ nhiệm vụ của người thanh niên đối với Tổ quốc, Võ Hồng Tuyên tình nguyện vào  lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Ngay từ những ngày đầu nhập ngũ, đồng chí đã có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tích cực công tác, chăm chỉ học tập, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.


Thực hiện chủ trương của cấp trên phối hợp với lực lượng an ninh cách mạng nước bạn Lào, giữ gìn tốt trật tự an ninh vùng biên giới giữa hai nước, đồng chí nêu cao tinh thần quốc tế, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, kiên trì tham gia xây dựng cơ sở trên đất bạn. Năm 1964, Võ Hồng Tuyên phụ trách 3 xã Na Pê, Nậm Thập, Nậm Vẹo thuộc huyện 90, tỉnh Khăm Muộn. Vùng này của bạn tuy đã được giải phóng từ năm 1962 nhưng chưa có điều kiện củng cố, xây dựng nén tình hình trật tự trị an còn phức tạp. Số ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động ở rải rác khắp 47 bản. Chính quyền cách mạng mới có ở 19 bàn, còn phần lớn do bọn phó bản cũ nắm. Nhân dân sống rất khổ cực, thường xuyên bị phỉ khống chế. Trước những khó khăn nguy hiểm đó, đồng chí phải ăn ngù ngoài rừng và tìm mọi cách tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền, giáo dục nhân dân tin tưởng vào cách mạng, giúp đỡ cán bộ địa phương hoạt động. Với lòng thương yêu nhân dân các dân tộc Lào như người ruột thịt của mình, Võ Hồng Tuyên nhường cơm cho người đói, chia áo quần cho người mặc rách, chữa bệnh cho người ốm, nhất là các cụ già, em nhỏ và gia đình nghèo khổ. Đồng chí cùng với đội trinh sát đồn biên phòng 93 và cán bộ của bạn vận động nhân dân chuyển hướng canh tác, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, làm cho nhân dân và cán bộ bạn rất tin tưởng và yêu mến đồng chí.


Cùng với cán bộ nước bạn Lào, từ năm 1967 đến năm 1968, Võ Hồng Tuyên vận động được 8 người theo phỉ trở về làm ăn lương thiện, thuyết phục được 25 người khác trơ về với gia đình. Đồng chí tham gia củng cố và xây dựng chính quyền, các đoàn thể, tổ chức cách mạng ở 3 xã và đến năm 1969, 100% số xã trong huyện có chính quyền vững mạnh, nhiều xã có phong trào bảo vệ trật tự trị an khá. Vì vậy khi bọn phỉ, gián điệp thâm nhập vùng này đều bị phát hiện và tiêu diệt ngay.


Năm 1965, một tên phỉ nguy hiểm trốn trại và âm mưu đưa đồng bọn về tập kích trại giam do bạn phụ trách. Biết được tin. Võ Hồng Tuyên bố trí cơ sở bí mật và chỉ đạo bắt được tên này làm bạn vốn tin tưởng lại càng thêm tin tưởng đối với cán bộ Việt Nam.


Tháng 2 năm 1967, ngụy quyền Sài Gòn cho một toán gián điệp biệt kích nhảy xuống vùng Phôn-xa-vang. Phát hiện địch, đồng chí báo cáo lên cấp trên, đồng thời cùng một người dân và một dân quân của bạn truy lùng ngay. Lực lượng địch khá mạnh nhưng Võ Hồng Tuyên khôn khéo nghi binh, chỉ huy tổ bắt được 4 tên (có 1 tên toán phó), thu vũ khí, điện đài và tài liệu quan trọng, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn tiêu diệt toàn bộ toán biệt kích đó.


Tháng 8 năm 1967, một toán gián điệp biệt kích người Lào xâm nhập vùng Na Pê. Đồn 93 truy lùng và tiêu diệt 2 tên, số còn lại chạy tán loạn trong vùng, ta truy lùng nhiều ngày đêm nhưng chưa thấy. Đồng chí bình tĩnh phán đoán địa điểm tập trung của chúng. Được cấp trên chuẩn y kế hoạch, đồng chí triển khai lực lượng, kết hợp chặt chẽ với bạn truy lùng, bắt 10 tên mà vẫn giữ được bí mật cho cơ sở.


Võ Hồng Tuyên là một cán bộ trinh sát hoạt động xa Tổ quốc 6 năm liên tục (1964 - 1969), khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tận tụy công tác, lập chiến công xuất sắc. Nêu cao tinh thần quốc tế, đồng chí triệt để tôn trọng chủ quyền của bạn, góp phần tích cực xây dựng lực lượng an ninh cho cách mạng Lào cũng như xây dựng cơ sở phục vụ cho công tác nấm đánh địch, bảo vệ an ninh biên giới giữa hai nước, được đồng đội và nhân dân yêu mến.


Đồng chí đã được khen thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 6 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng (1964 - 1969), được tặng nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Võ Hồng Tuyên được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Sáu, 2022, 02:05:42 pm
ANH HÙNG QUÀNG VĂN LIẾN


Quàng Văn Liến, sinh năm 1938, dân tộc Khờ Mú (Xá), quê ở xã Đoàn Kết, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu, nhập ngũ tháng 2 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, đội phó đội công tác cơ sở thuộc đồn biên phòng 17, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Quàng Văn Liến xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, bị đế quốc phong kiến đàn áp, bóc lột nặng nề, khi lớn lên quê hương đã giải phóng, cách mạng đưa ánh sáng về cho các dân tộc Tây Bắc, đồng chí được học tập dưới chế độ mới nên hiểu rõ nghĩa vụ của người thanh niên phải tòng quân cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí nhập ngũ và được điều về làm công tác an ninh ở vùng biên giới.


Thực hiện chủ trương của cấp trên phối hợp với lực lượng an ninh cách mạng nước bạn Lào giữ gìn tốt trật tự an ninh vùng biên giới giữa hai nước, Quàng Văn Liến được cử làm công tác vận động quần chúng ở vùng Lô Cao (Bắc Lào). Vùng này chỉ có một xã gồm 5 bản ở rải rác khắp một vùng rừng núi khá rộng, hiểm trở, đi lại khó khăn, bản nọ tới bàn kia đi mất một ngày đường, cả xã có 49 hộ với 284 nhân khẩu, đa số là người dân tộc Mẹo, sống rất khổ cực, tuy đã được giải phóng từ năm 1960 nhưng vẫn bị địch quấy phá.


Đầu năm 1965, Quàng Văn Liến cùng tổ công tác sang Lô Cao. Lúc đầu không biết tiếng, dân không cho vào nhà, các đồng chí phải thường xuyên chịu đói và nghỉ ở rừng. Đồng chí rất kiên trì, động viên anh em trong tổ chịu đựng khó khăn, gian khổ và dần dần tìm mọi cách gặp gỡ nhân dân địa phương. Mặt khác đồng chí tích cực tự học tiếng Lào và tiếng Mẹo. Sau gần 2 năm công tác, tiếng địa phương ngày càng biết nhiều tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền, giáo dục và giúp đỡ nhân dân. Quàng Văn Liến còn trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa phương công tác, xây dựng bản làng. Đồng chí hướng dẫn nhân dân làm ruộng, định canh, định cư và cải tiến công cụ sản xuất, phương pháp canh tác, đưa năng suất lúa và hoa màu lên nhanh so với trước đầy. Lúc đầu chỉ có vài gia đình nghèo cán bộ xuống thấp làm ruộng. Khi thấy thu hoạch nâng lên hẳn, có tới 30 gia đình, rồi hầu hết các gia đình trong xã đều xuống thấp làm ruộng cấy lúa nước. Được nhân dân tin tưởng hưởng ứng, Quàng Văn Liến tổ chức làm ăn theo tổ đổi công, cấy lúa hai vụ. Đời sống của nhân dân các dân tộc được cải thiện không ngừng, các phong trào khác ngày càng được đẩy mạnh và phát triển, bộ mặt văn hóa, xã hội trong xã thay đổi rõ rệt. Nhân dân tin tưởng, yêu mến và nhận đồng chí vào họ Giàng. Đồng chí cùng tổ xây dựng 5 cơ sở nắm tình hình và tổ chức đánh địch. Vì vậy có lần địch nhảy dù xuống địa phương, nhân dân tích cực phối phợp chiến đấu, giúp đỡ lương thực cho bộ đội và dân quân truy lùng địch.


Cùng với công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, Quàng Văn Liến tích cực tham gia đấu tranh chống gián điệp và thổ phỉ. Trong thời gian công tác ở Lào, đồng chí gọi hàng được 3 tên phỉ, bắt 1 tên biệt kích và cùng các đồng chí bạn bắt 6 tên phản động, 28 biệt kích, phỉ, thu nhiều vũ khí, tài liệu quan trọng.


Quàng Văn Liến công tác trên đất nước bạn liên tục 5 năm, tuy gặp nhiều khó khăn gian khổ, vẫn xác định tư tưởng phục vụ cách mạng lâu dài. Với tinh thần quốc tế vô sản và tình thương yêu nhân dân các dân tộc Lào như người ruột thịt, đồng chí tạm quên tình cảm riêng tư, quyết tâm bám sát địa bàn, cùng tổ đưa mọi phong trào vùng Lô Cao ngày càng tiến bộ.


Đồng chí luôn luôn đề cao ý thức tổ chức, kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, được đồng đội và nhân dân mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 3 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng (1967, 1968, 1969), được tặng nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Quàng Văn Liến được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Sáu, 2022, 02:06:21 pm
ANH HÙNG LÊ DUY CẬN


Lê Duy Cận, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng lái xe, đại đội 2 trực thuộc Cục Hậu cần, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được giáo dục trong chế độ mới xã hội chủ nghĩa, Lê Duy Cận xác định rõ trách nhiệm người thanh niên phải ra sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ngay từ khi tham gia công tác tại địa phương, đồng chí đã luôn luôn tích cực, nhiệt tình với mọi nhiệm vụ, nên nhiều lần đươc khen thưởng. Năm 1962, vào lực lượng Công an nhân dân vũ trang với nhiệm vụ lái xe ô tô, đồng chí lúc nào cũng phấn khởi, yêu nghề; bền bỉ phấn đấu, lập thành tích ngày càng cao, đặc biệt trong những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đồng chí lập nhiều thành tích xuất sắc.


Tháng 3 năm 1966, Lê Duy Cận đi công tác ở Quảng Bình, đồng chí thay cả lái phụ, lái xe suốt 26 ngày đêm liên tục. Khi đến phà Nghèn (Hà Tình), bị địch đánh phá, hai đồng chí công binh phụ trách phà hy sinh, Lê Duy Cận động viên số anh em còn lại cùng mình kéo phà vượt qua nơi nguy hiểm, đảm bảo người và hàng an toàn.


Tháng 2 năm 1967, Lê Duy Cận lái xe chở hàng vào phục vụ Vĩnh Linh, đồng chí dũng cảm, khôn khéo lái xe khi qua sông Gianh dưới bom đạn địch. Đến cầu Đá Mài lại bị địch đánh phá, đồng chí lợi dụng pháo sáng, vững tay lái, mở hết tốc độ cho xe chạy vượt qua khu vực nguy hiểm. Tới Hồ Xá, địch đánh phá ác liệt 4 giờ liền, Lê Duy Cận tìm đường tránh, tiếp tục chạy đến địa điểm đã định, giao hàng xong, trở về đơn vị an toàn.


Tháng 2 năm 1968, Lê Duy Cận lái xe chở cán bộ đi vào miền Nam công tác. Khi đến Đô Lương (Nghệ An), xe bị gãy cần số, đồng chí dũng cảm đi vào khu vực bãi bom nổ chậm, tìm trong số xe bị cháy lấy được một cần số khác đem về thay thế, đảm bảo cho xe chạy tốt. Khi tới ngầm Thanh Lạng, bị địch đánh phá, sức ép của bom làm máu miệng trào ra, đồng chí cố gắng giữ vững tay lái cho xe chạy qua ngầm, tiếp tục đưa đoàn cán bộ tới nơi tập kết an toàn, đúng thời gian quy định.


Thấm sâu lời dạy của Bác Hồ: "Yêu xe như con, quý xăng như máu", Lê Duy Cận trở thành người tiêu biểu của đơn vị về bao quản, sử dụng xe tốt nhất. Đồng chí lái xe chạy trên 41 nghìn ki-lô-mét bảo đảm an toàn tuyệt đối về hàng và người. Năm 1966, đồng chí nhận của đơn vị khác chuyển tới một chiếc xe khung bị bẹp, các bộ phận đều hư và xộc xệch, long rão, ăn xăng quá mức (45 lít/100 km). Đồng chí chịu khó thu nhặt từng chiếc ốc, sợi dây điện và những phụ tùng cần thiết tìm tòi ở những chiếc xe hỏng khác về tự sửa chữa lấy. Sau một thời gian, chiếc xe đó chạy được và dần dần chạy tốt, hạ mức ăn xăng xuống chỉ còn 29 lít, rồi đến 25 lít/100 km. Trong 4 năm, đồng chí tiết kiệm được 805 lít xăng, nêu kỷ lục tiết kiệm xăng nhiều nhất trong toàn lực lượng. Mỗi khi xe chạy về tới nhà, phát hiện bị hỏng chỗ nào, đồng chí sửa chữa xong mới nghỉ.


Được điều động qua 5 tiểu đội khác nhau, ở đâu Lê Duy Cận cũng góp phần xây dựng tiểu đội của mình trở nên khá. Có lần đang trên đường đi công tác, tới sông Lặng (Thanh Hóa) thấy tiếng kêu trên sông, đồng chí nhanh trí dừng xe, nhảy xuống nước cứu sống một em bé 12 tuổi. Tháng 11 năm 1968, ở gần Phủ Lý, đồng chí kịp thời đưa lên xe một phụ nữ sắp đẻ giữa đường đến bệnh viện.


Trong công tác cũng như trong sinh hoạt, Lê Duy Cận nêu cao vai trò gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, chịu khó học tập cầu tiến bộ, được tập thể yêu mến và giúp đỡ đồng chí hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 19 bằng khen và giấy khen, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 3 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua (1966, 1967, 1968).


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Lê Duy Cận được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Sáu, 2022, 02:07:01 pm
ANH HÙNG TRẦN VĂN PHƯỚC
(LIỆT SĨ)


Trần Văn Phước, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Vũ Hợp, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ năm 1961. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng thuộc tiểu đoàn 27 đặc công, Bộ tư lệnh Đặc công, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1970, Trần Văn Phước cùng đơn vị đi làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, tham gia chiến đấu ở vùng Sảm Thông (Lào), chỉ huy đơn vị đánh 2 trận đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động ở chiến trường rừng núi, nhiều khó khăn, gian khổ, đồng chí luôn chăm lo xây dựng đơn vị, dù khó khăn, gian khổ thế nào cũng kiên quyết vượt qua.


Tháng 5 năm 1970, Trần Văn Phước vượt mọi khó khăn, ác liệt, kiên trì luồn sâu vào trinh sát địch ở điểm cao 1510; sau đó lập phương án tác chiến tỉ mỉ, chính xác, dẫn đầu đơn vị tiến công quân địch. Trong trận đánh, địch ngoan cố chống cự, Trần Văn Phước dẫn đầu tổ thọc sâu, diệt gọn sở chỉ huy tiểu đoàn địch; sau đó tiếp tục chỉ huy đại đội chiến đấu quyết liệt suốt đêm. Kết quả, đơn vị diệt gọn 1 tiểu đoàn ngụy Lào, làm chủ trận địa, bắt 2 tù binh, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự.


Đêm 1 tháng 8 năm 1970, Trần Văn Phước chỉ huy đại đội đánh địch ở điểm cao 1975, được tiểu đoàn giao nhiệm vụ chỉ huy đội dự bị, khi mũi chủ yếu vào đến hàng rào thì bị lộ, địch bắn ra dữ dội, không tiến lên được; tiểu đoàn điều đội dự bị lên chiến đấu, đồng chí dẫn dầu đơn vị vượt cửa mở, đánh thọc sâu rồi tỏa ra xung quanh, nhanh chóng áp đảo địch, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn lập công. Trần Văn Phước chỉ huy đơn vị diệt nhiều mục tiêu, làm địch rối loạn. Khi bị thương gãy cả hai chân, đồng chí vẫn ngồi tại chỗ dùng súng ngắn diệt 1 tên địch và gắng sức động viên anh em chiến đấu cho tới khi trận đánh thắng lợi hoàn toàn. Khi sức đã kiệt, biết không thể tiếp tục chiến đấu cùng đồng đội, Trần Văn Phước đã giao lại nhiệm vụ cho đồng chí mũi phó thay thế mình chỉ huy đơn vị thu dọn chiến trường. Trần Văn Phước hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 3 bằng khen và giấy khen.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Trần Văn Phước được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Sáu, 2022, 02:08:22 pm
ANH HÙNG HOÀNG HỮU THANH


Hoàng Hửu Thanh, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó đại đội 5 công binh, tiểu đoàn 2, binh trạm 12, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1970, Hoàng Hữu Thanh làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên đường số 12, ở cương vị nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi là chiến sĩ, đồng chí làm việc thường xuyên bảo đảm ngày công, đạt năng suất cao, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lao động. Hoàng Hữu Thanh thường xung phong vào những nơi máy bay dịch đánh phá, trinh sát mặt đường, phát hiện bom nổ chậm cho đơn vị phá.


Tháng 3 năm 1966, máy bay địch ném nhiều bom từ trường, đồng chí thường xuyên xung phong đi đào bom lăn xuống vực. Nhiều lần đang đào thì máy bay đến đánh phá, Hoàng Hữu Thanh kiên cường bám mặt đường, san lấp hố bom, bảo đảm thông đường cho xe chở hàng vào mặt trận.


Khi làm cán bộ trung đội, Hoàng Hữu Thanh chỉ huy trung đội đảm bảo giao thông trên đoạn đường 14 ki-lô-mét. Đồng chí luôn bám sát mặt đường, cùng anh em phá bom, san đường, có khi hàng tuần không nghỉ. Nơi nào khó khăn, ác liệt nhất là đồng chí có mặt.


Trung đội Hoàng Hữu Thanh được trên giao nhiệm vụ làm chiếc cầu dài 18 mét trong 15 ngày, đồng chí chỉ huy anh em tranh thủ làm cả ngày đêm, tích cực tìm kiếm nguyên vật liệu làm cầu. Đồng chí thường xuyên làm những công việc nặng nhọc, có khi ngâm mình dưới nước cả ngày. Học tập tinh thần của Hoàng Hữu Thanh toàn trung đội khẩn trương lao động, làm xong cầu trước thời hạn 4 ngày.


Trên đường 12 có một ngầm địch thường xuyên đánh phá, Hoàng Hữu Thanh bàn với trung đội và đề nghị trên cho mở một đoạn đường vòng dài trên 1 ki-lô-mét. Từ đó xe đi lại an toàn.


Đêm 19 tháng 11 năm 1969, có 16 xe qua ngầm 25B, bị máy bay địch đánh tắc đường, cháy 2 xe, còn 14 xe bị ùn lại. Mặc cho địch đang đánh phá, Hoàng Hữu Thanh dẫn đầu trung đội khẩn trương lấp hố bom thông đường, cứu được đoàn xe.


Trong thời gian công tác trên tuyến đường 12, Hoàng Hữu Thanh đã phá được 100 quả bom từ trường, 560 bom vướng nổ, tháo bom lấy được 600 ki-lô-gam thuốc nổ, góp phần tích cực cùng đơn vị bảo đảm giao thông vận tải trên đường 12.


Đồng chí được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Hoàng Hữu Thanh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Sáu, 2022, 02:09:20 pm
ANH HÙNG PHẠM VIẾT ĐỨC


Phạm Viết Đức, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoàng Kinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa,   nhập ngũ năm 1956. Khi được tuyên dương Anh hùng,   đồng chí là chuẩn úy, tổ trưởng tổ sản xuất nhà máy Q159, Cục quản lý xe, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1957 đến năm 1971, Phạm Viết Đức làm nhiệm vụ sản xuất phụ tùng sửa chữa xe ơ nhà máy Q159. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, bền bỉ, tận tụy trong công tác, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, thực hiện vượt mức kế hoạch, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Từ một người học việc trưởng thành lên thợ bậc 5, tổ trưởng sản xuất, năm nào Phạm Viết Dức cũng đạt trên ba trăm ngày công. Đặc biệt từ năm 1965 đến năm 1970, đồng chí chỉ nghỉ có 2 ngày.


Từ năm 1966 đến năm 1970, tổ Phạm Viết Đức phụ trách đã sản xuất được 600 chắn bùn xe, 80 bộ tời công binh, 700 bàn ép li hợp, 10.200 quả nén ô tô..., hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 102 đến 105%. Phạm Viết Đức lãnh đạo tổ phát huy được 110 sáng kiến. Riêng đồng chí có 45 sáng kiến, đưa năng suất lao động tăng từ 100 đến 700%. Năm nào Phạm Viết Đức cũng có từ 3 đến 4 sáng kiến. Các mặt hàng đồng chí sản xuất đều đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên vật liệu, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu.


Phạm Viết Đức đã cải tiến bộ gá cắt rãnh vòng găng, đưa năng suất lao động mỗi tháng từ 200 chiếc lên 500 chiếc; cải tiến lần thứ hai đã cắt được 1.000 chiếc mỗi tháng; cải tiến máy cuốn lò xo, từ chỗ cuốn mỗi ngày 100 chiếc lên 450 chiếc...


Đồng chí luôn có ý thức tiết kiệm, bảo quản tốt trang bị, máy móc, 13 năm liền không hề làm hỏng hoặc để mất một dụng cụ nào.


Phạm Viết Đức luôn gương mẫu trong mọi việc, tích cực học hỏi, tận tình bồi dưỡng tay nghề cho anh em thợ mới, lãnh đạo tổ tốt, 6 năm liền được công nhận Tổ lao động xã hội chủ nghĩa.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến còng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 11 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Phạm Viết Đức được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Sáu, 2022, 06:49:02 am
ANH HÙNG TRỊNH MINH ĐÍCH


Trịnh Minh Đích, sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1959, xuất ngũ năm 1962, tái ngũ năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng trinh sát thuộc tiểu đoàn 27 đặc công, Bộ tư lệnh Đặc công, đãng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1971, Trịnh Minh Đích cùng đơn vị đi làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Bắc Lào. Chiến trường rừng núi, có nhiều gian khổ, thiếu thốn, đồng chí luôn có quyết tâm cao, khắc phục mọi khó khăn, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, ở cương vị nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Khi làm trung đội trường đặc công, Trịnh Minh Đích trực tiếp chỉ huy đánh 3 trận, trận nào cũng dẫn đầu trung đội đánh thọc sâu, chia cắt, diệt gọn quân địch, làm chủ trận địa. Có trận gặp khó khăn, đồng chí đã chỉ huy linh hoạt, góp phần quan trọng vào thắng lợi của trận đánh.


Khi làm trung đội trưởng trinh sát, nhiều lần Trịnh Minh Đích luồn sâu vào căn cứ địch điều tra tình hình, tạo thuận lợi cho tiểu đoàn đánh 3 trận, diệt 3 tiểu đoàn địch.

Đêm 10 tháng 1 năm 1970, đại đội đánh địch ở Phu Nốc Cốc, Trịnh Minh Đích chỉ huy mũi dự bị. Trận đánh gặp khó khăn, 2 mũi bạn bị chặn tại cửa mở, đại đội trưởng hy sinh, đại đội phó bị thương, lực lượng của đơn vị hao hụt nhiều. Trịnh Minh Đích lên quan sát thấy có thể đánh được, liền bàn với anh em tổ chức một tổ bắn nghi binh ở cửa mớ. Lợi dụng thế bất ngờ, đồng chí dẫn 6 chiến sĩ bí mật vòng sang cánh trái, luồn sâu vào căn cứ địch, đánh từ trong ra, tạo thuận lợi cho các mũi xông lên tiêu diệt gọn 2 đại đội ngụy Lào. Trịnh Minh Đích vừa chỉ huy linh hoạt, mưu trí, vừa dùng thủ pháo đánh sập 10 hầm, phá hủy 2 súng cối, 1 trung liên. Chiếm được Phu Nốc Cốc, ta mở được đường đưa thêm lực lượng vào giải phóng Cánh Đồng Chum.


Tháng 5 năm 1970, Trịnh Minh Đích phụ trách tổ trinh sát nắm địch ở Sảm Thông. Tiểu đoàn dự kiến đánh ở hướng chính diện, nhưng qua trinh sát thấy đánh ở hướng chính diện có nhiều khó khăn, đồng chí tìm mọi cách vượt qua khu vực phòng thủ của địch, luồn vào phía sau, tìm chỗ sơ hở của địch, giúp tiểu đoàn chọn hướng tiến công chính xác. Đêm 17 tháng 5 năm 1970, Trịnh Minh Đích dẫn tiểu đoàn tiềm nhập bí mật, bất ngờ nổ súng diệt gọn 1 tiểu đoàn ngụy Lào, bắt 3 tù binh, thu nhiều vũ khí.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Trịnh Minh Đích được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Sáu, 2022, 06:49:44 am
ANH HÙNG HỒ SĨ TƯ


Hồ Sĩ Tư, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng tiểu, đội chuyển thương thuộc trạm giao liên 73, tiểu đoàn 16, binh trạm 37, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1970, Hồ Sĩ Tư làm nhiệm vụ chuyển thương binh trên tuyến đường thuộc Đoản 559, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần cách mạng, khắc phục khó khăn, bền bỉ công tác, hết lòng phục vụ thương binh, bệnh binh, xung phong gương mẫu trong mọi việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trong các mùa vận chuyển, Hồ Sĩ Tư liên tục đi chuyển thương binh, không nghỉ ngày nào. Đường vận chuyển xa, có nhiều đèo dốc, suối khe, máy bay dịch thường xuyên đánh phá, đồng chí thường nhận một mình một đầu cáng, có khi trèo dốc 3 tiếng liền. Năm nào tổ Hồ Sĩ Tư cũng cáng hàng trăm thương binh ra tuyến ngoài.


Mùa vận chuyển năm 1969-1970, có đêm máy bay địch đánh sát nhà thương binh ở, không quản nguy hiểm, đồng chí xông vào cõng 3 thương binh xuống hầm. Nhiều lần giữa đêm tối, trạm giao liên bạn báo có thương binh cần chuyển gấp, Hồ Sĩ Tư vận động anh em trong tổ đi ngay. Nhiều đêm phải đi từ chập tối đến sáng, đồng chí không hề tỏ ra mệt mỏi. Khi về đến trạm, đồng chí tận tình chăm lo cơm, cháo, giặt giũ quần áo cho anh em thương binh nặng, động viên mọi người yên tâm điều trị.


Trạm nhận kế hoạch đột xuất mở 15 ki-lô-mét đường, nhưng vì thiếu người chưa làm được. Hàng ngày sau khi chuyển thương binh về, Hồ Sĩ Tư động viên anh em đi mở đường. Từ đó trạm phát động phong trào làm thêm giờ, nên đã mở đường xong trước thời hạn 5 ngày.


Hồ Sĩ Tư luôn gương mẫu trong mọi việc, chăm lo xây dựng tiểu đội tiến bộ về nhiều mặt, khiêm tốn, giản dị, được mọi người yêu mến.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Hồ Sĩ Tư được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Sáu, 2022, 06:50:35 am
ANH HÙNG HÀ VĂN VẤN


Hà Văn Vấn, sinh năm 1944, dân tộc Tày, quê ở xã Nông Xạ, huyện Bạch Thông, tính Bầc Thái, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, chiến sĩ lái xe ôtô thúộc đại đội 1, tiểu đoàn 54, binh trạm 41, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1970, Hà Văn Vấn làm nhiệm vụ vận chuyển ở tây Thừa Thiên, đồng chí vượt qua nhiều khó khăn, ác liệt, liên tục vượt kế hoạch, vượt cung chặng, dũng cảm cứu xe, cứu hàng, chuyển được 1.481 tấn hàng ra mặt trận, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trong mùa vận chuyển, mỗi tháng Hà Văn Vấn thường chạy 28 đêm, có tháng chạy cả 30 đêm; trung bình mỗi đêm chạy 100 ki-lô-mét; có đêm chạy 210 ki-lô-mét. Năm nào đồng chí cũng đứng đầu binh trạm về vượt cung độ và đạt trên một vạn ki-lô-mét an toàn. Nhiều lần máy bay địch đánh phá, Hà Văn Vấn bình tĩnh giữ vững tay lái, đưa hàng đến đích an toàn. Bốn lần xe đồng chí bị đánh cháy, Hà Văn Vấn đều dũng cảm cứu xe, cứu hàng.


Sau mỗi chuyến vận chuyển, đồng chí thường bảo dưỡng xe sạch sẽ, đưa xe vào nơi cất giấu, đề phòng máy bay địch đánh phá. Suốt 3 năm, xe Hà Văn Vấn không bị hư hỏng, dụng cụ sửa chữa không bị mất mát.

Trên 100 lần Hà Văn Vấn, chữa xe giúp đồng đội trên đường vận chuyển. Khi xe bạn bị hỏng nặng, đồng chí kéo đi giấu xong mới tiếp tục chạy. Có lần xe bạn và xe đồng chí đều bị đánh thủng lốp, đồng chí lấy lốp dự bị của xe mình lắp cho xe bạn chạy trước rồi lót lại lốp xe mình, chạy sau.


Khi chở hàng đến đích, Hà Văn Vấn thường nhanh chóng chuyển vào kho rồi giúp các đồng chí khác đưa hàng xuống để giải phóng xe.


Đồng chí được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Hà Văn Vấn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Sáu, 2022, 06:51:25 am
ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC KHUYẾN


Nguyễn Ngọc Khuyến, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, trung đội phó thuộc đại đội 5 pháo cao xạ 57, trung đoàn 230, sư đoàn 367, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến 1971, Nguyễn Ngọc Khuyến đã tham gia 224 trận đánh máy bay Mỹ, trận nào đồng chí cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, góp phần cùng đơn vị bắn rơi nhiều máy bay địch.


Ngày 1 tháng 6 năm 1966, ở Hoàng Mai, mặc cho máy bay địch đánh phá ác liệt vào trận địa, đồng chí bị thương vào chân, không đứng được vẫn quỳ nạp đạn cho khẩu đội bắn suốt 2 giờ liền, góp phần cùng đơn vị bắn rơi 3 máy bay địch.


Ngày 13 tháng 7 năm 1968, ở Tân Đức, máy bay địch đánh vào trận địa, khẩu đội trưởng bị thương, Nguyễn Ngọc Khuyến thay thế, chỉ huy khẩu đội phát huy hỏa lực mạnh mẽ. Vì người thấp, đồng chí đứng trên bánh xe pháo để chỉ huy. Bom nổ gần Nguyễn Ngọc Khuyến bị hất ngã và bị ngất; khi tỉnh dậy, lại tiếp tục chỉ huy khẩu đội đánh địch.


Ngày 30 tháng 8 năm 1968, ở La Khê, đồng chí vừa chỉ huy vừa nạp đạn cho khẩu đội chiến đấu suốt 2 giờ liền, góp phần cùng đơn vị bắn rơi 1 máy bay địch, bảo vệ được mục tiêu.


Ngày 3 tháng 5 năm 1970, ở Mường Thụ, Nguyễn Ngọc Khuyến chỉ huy trung đội chiến đấu quyết liệt với máy bay Mỹ. Bị thương vào cả 2 chân, nhưng đồng chí vẫn giữ vững vị trí chỉ huy, góp phần cùng đại đội bắn rơi 2 máy bay địch.


Trong chiến đấu cũng như trong huấn luyện, Nguyễn Ngọc Khuyến đều làm giỏi nhiệm vụ của pháo thủ trong khẩu đội, tích cực dìu dắt, giúp đỡ mọi người, khiêm tốn, giàn dị, được anh em yêu mến.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Nguyễn Ngọc Khuyến được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 11 Tháng Sáu, 2022, 07:26:57 am
ANH HÙNG LÊ HỮU HÀNH


Lê Hữu Hành (tức Hãnh), sinh năm 1948, dân tộc. Kinh, quê ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng thuộc đội 93 công binh, đoàn 1506. Bộ tư lệnh Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1969, Lê Hữu Hành làm nhiệm vụ phá bom ở Hà Nội, Nghệ An, đường 20A, đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, tận tụy công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lê Hữu Hành đã cùng tổ phá được 103 quả bom từ trường, hàng nghìn quả bom vướng nổ và mìn các loại. Riêng đồng chí phá được 75 quả bom từ trường, góp phần tích cực cùng tổ bảo đảm giao thông trên đoạn đường được phân công.


Tháng 11 năm 1967, máy bay địch thả bom từ trường xuống kho xăng, dầu thuộc huyện Gia Lâm, Lê Hữu Hành là người đầu tiên trong đại đội xung phong dùng dây buộc thanh nam châm kéo cho bom nổ, rút kinh nghiệm cho đơn vị áp dụng.


Ngày 5 tháng 5 năm 1969, máy bay địch ném bom xuống ki-lô-mét 59 (đường 20A), có 4 quả bom từ trường rơi trúng đoạn đường hẹp. Không thể rải dây để phá như thường làm, Lê Hữu Hành bàn với tổ tìm biện pháp khắc phục rồi tự mình bò vào rải dây cách bom 1 mét, phá được 2 quả, rút kinh nghiệm cho tổ phá tiếp 2 quả còn lại.


Ngày 22 tháng 5 năm 1969, máy bay địch ném nhiều loại bom, mìn xuống ki-lô-mét 59 (đường 20A), mặc cho máy bay địch đánh phá, đồng chí dẫn tổ đi nhặt mìn, mở đường lén phá bom. Phá được 3 quả bom từ trường thì Lê Hữu Hành bị thương vào cả hai chân, bị ngất. Khi tỉnh dậy, chân rất đau, đồng chí vẫn tiếp tục phá 3 quả bom từ trường nữa. Học tập tinh thần dũng cảm của Lê Hữu Hành toàn tổ quyết tâm phá hết số bom nổ chậm trên đoạn đường dài 1 ki-lô-mét, bảo đảm thông đường cho xe chạy kịp thời.


Có lần đang làm nhiệm vụ, bom nổ, đồng chí bị thương nhưng giấu không cho tổ biết, cố gắng phá hết bom mới nghỉ. Vết thương chưa khỏi hẳn, Lê Hữu Hành đã đi phá bom cùng tổ, tích cực phổ biến kinh nghiệm cho mọi người học tập.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Lê Hữu Hành được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 11 Tháng Sáu, 2022, 07:27:32 am
ANH HÙNG HỒ THỊ CẢNH


Hồ Thị Cảnh, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vào công nhân quốc phòng năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chiến sĩ đại đội 35, trung đoàn 217, Bộ tư lệnh Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1971, Hồ Thị Cảnh làm nhiệm vụ giúp bạn (Lào) bảo đảm giao thông ở Khang Khay, Sầm Nưa, đồng chí nêu cao tinh thần tận tụy công tác, kiên cường trụ bám mặt đường, lao động đạt năng suất cao nhất trong đại đội, dũng cảm phá bom, cứu xe, cứu hàng, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Đơn vị thường dùng 2 lạng bộc phá đánh được 3 mét khối đất lấp hố bom, Hồ Thị Cảnh nghiên cứu cải tiến cách đặt bộc phá, đánh được 16 mét khối đất.


Chỉ tiêu vá ổ gà, 7 mét vuông 1 công, đồng chí vá 20 mét vuông 1 công.


Chỉ tiêu chặt cây, 18 cây 1 công, đồng chí chặt 40 cây 1 công.


Ngày 4 tháng 9 năm 1969, máy bay địch ném bom ở đèo Đất (đường số 7). Tổ phá bom có 3 người thì 1 người bị thương. Hồ Thị Cảnh nhanh chóng băng bó, cõng đồng đội về trạm cấp cứu, sau đó trở lại mặt đường cùng đồng chí trong tổ phá 7 quả bom từ trường, 40 quả bom vướng nổ, bảo đảm thông đường đúng giờ quy định.


Đêm 3 tháng 10 năm 1969, mặc cho máy bay địch đánh phá, đồng chí cùng tổ lao vào chiếc xe đang bị cháy, dập lửa cứu được xe và 3 tấn gạo; sau đó khẩn trương mở một đoạn đường vòng tránh hố bom, bảo đảm cho xe chạy thông suốt.


Trong suốt thời gian làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông, hơn 200 lần Hồ Thị Cảnh xung phong đi phá bom, góp phần tích cực cùng tổ phá được 24 quả bom từ trường, 570 quả bom vướng nổ và hàng nghìn quả mìn các loại. Đồng chí hướng dẫn cho 13 anh chị em trong đơn vị biết phá bom, bảo đảm kỹ thuật tốt.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Hồ Thị Cảnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 11 Tháng Sáu, 2022, 07:28:58 am
ANH HÙNG ĐẶNG NGỌC NGỰ
(LIỆT SĨ)


Đặng Ngọc Ngự, sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Thủy, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ năm 1959. Khi hy sinh, đồng chí là đại úy, đại đội trưởng đại đội 7 máy bay tiêm kích Mích 21, trung đoàn 921, sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 4 năm 1966 đến tháng 7 năm 1972, Đặng Ngọc Ngự đã tham gia chiến đấu 14 trận, trận nào cũng bình tĩnh dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công địch, lập công xuất sắc.


Đồng chí đã trực tiếp bắn rơi 7 máy bay Mỹ, gồm 3 F.4, 3 máy bay trinh sát không người lái, 1 F.105, ngoài ra còn chỉ huy và yểm hộ cho biên đội bắn rơi 8 chiếc khác.


Trong trận đánh ngày 8 tháng 11 năm 1967, trên vùng trời Hà Bắc, mặc dù địch có 12 chiếc, Đặng Ngọc Ngự đã chỉ huy biên đội xông thẳng vào đội hình địch, bắn rơi 2 chiếc F.4. Trận này, riêng đồng chí bắn rơi 1 chiếc bằng 1 phát tên lừa.


Ngày 10 tháng 5 năm 1972, địch cho nhiều máy bay cường kích vào đánh phá thị xã Bắc Giang và cho máy bay tiêm kích vào khống chế sân bay Kép. Biên đội đồng chí vừa cất cánh, tốc độ còn chậm, độ cao còn thấp, bị máy bay địch liên tiếp phóng tên lửa vào đội hình. Chiến sĩ lái số 2 hy sinh; còn một mình, Đặng Ngọc Ngự bình tĩnh nhanh chóng cho máy bay lên cao, mưu trí lừa địch, giành thế chủ động, bám sát, bắn rơi 1 F.4.


Trận đánh ngày 8 tháng 7 năm 1972, ở vùng trời Hòa Bình, đồng chí chỉ huy biên đội 2 chiếc, xông vào đội hình 8 máy bay F.4 của địch. Sau khi yểm hộ và tích cực tạo điều kiện cho số 2 bắn rơi 1 chiếc, máy bay Đặng Ngọc Ngự bị tên lửa địch bắn trúng, đồng chí hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 5 Huân chương Chiến công hạng ba, 7 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Đặng Ngọc Ngự được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 11 Tháng Sáu, 2022, 07:31:40 am
ANH HÙNG LÊ QUANG BIỆN
(LIỆT SĨ)


Lê Quang Biện, sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Liên Phương, huyện Thanh Hòa, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi hy sinh, đồng chí là chuẩn úy, chính trị viên phó đại đội 6 ô tô vận tải thuộc tiểu đoàn 102, binh trạm 32 Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đầu mùa vận chuyển năm 1966 - 1967, Lê Quang Biện làm tiểu đội trưởng tiểu đội kích kéo xe, chốt tại trọng điểm Văng Mu, nơi máy bay địch đánh phá rất ác liệt. Có đợt máy bay địch đánh phá 30 - 40 ngày liền, mỗi ngày 5 - 10 lần. Đồng chí chỉ huy tiểu đội làm việc không kể ngày đêm, kích kéo được hầu hết các xe bị máy bay địch đánh hỏng. Có xe bị đánh lăn xuống hố sâu, đồng chí đã ăn lộn suốt 3 ngày đêm, chỉ huy tiểu đội kéo lên bằng được. Có lần đang kéo xe thì máy bay địch đến ném bom, Lê Quang Biện bị đất vùi lấp, đã cố ngoi lên, kịp thời tổ chức cứu sập cho đồng đội, động viên anh em tiếp tục làm nhiệm vụ.


Giữa mùa vận chuyển năm 1966 - 1977, đồng chí được điều về làm tiểu đội trưởng tiểu đội vận tải đột phá của đại đội. Lê Quang Biện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, động viên tiểu đội thi đua vượt cung, tăng chuyến, quay vòng nhanh. Đoạn đường vận chuyển dài 120 ki-lô-mét có nhiều trọng điểm, máy bay địch đánh phá ác liệt, đơn vị quy định 2 đêm chạy một chuyến, đồng chí đã chạy 3 đêm hai chuyến, rồi mỗi đêm một chuyến (đi, về 240 ki-lô-mét) nêu kỷ lục mới trên toàn tuyến, có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua trong đơn vị. Sau đó tiểu đội đồng chí ai cũng đạt mức chạy mỗi đêm một chuyến hàng.


Mùa vận chuyển năm 1967 - 1968, Lê Quang Biện làm trung đội trưởng, đồng chí đã không ngại ác liệt, hy sinh, chủ động linh hoạt, góp phần quan trọng cùng trung đội hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao.


Trên đường vận chuyển, máy bay địch đánh vào đội hình đơn vị 40 lần, lần nào đồng chí cũng tổ chức cứu chữa kịp thời, hạn chế được thiệt hại và chỉ huy trung đội tìm mọi cách đưa hàng đến đích, 5 lần xe Lê Quang Biện bị máy bay địch đuổi theo đánh phá, xe bị trúng đạn, lần nào đồng chí cũng bình tĩnh, dũng cảm, giữ vững tay lải, cứu xe, cứu hàng an toàn.


Đồng chí vừa làm tốt nhiệm vụ chỉ huy, vừa lập được kỷ lục mới (chuyển 71 chuyến được 250 tấn hàng), là người đầu tiên trên tuyến đường 559 chuyển được nhiều hàng nhất trong một mùa vận chuyển, trên cung dường dài 120 ki-lô-mét, đồng thời giữ vững kỷ lục chạy 240 ki-lô-mét một đêm. Ngoài nhiệm vụ chở hàng, đồng chí còn chuyên được 120 thương binh về phía sau an toàn.


Mùa vận chuyển năm 1968 - 1969, Lê Quang Biện là chính trị viên phó đại đội. Chỗ nào gặp khó khăn là đồng chí có mặt cùng anh em khắc phục. Năm lần máy bay B.52 ném bom vào đội hình, đường tắc, lần nào đồng chí cũng lăn lộn cứu xe, cứu hàng, giải quyết thương binh, tử sĩ, dẫn đầu đơn vị, cùng công binh sửa đường, tiếp tục chuyển nhanh hàng lên phía trước.


Đêm 1 tháng 3 năm 1968, giao hàng xong, Lê Quang Biện chuyển 6 thương binh về phía sau. Khi đến ngầm Sông Quế thì máy bay địch bắn cháy xe, đồng chí nhanh chóng cõng hết thương binh xuống hầm trú ẩn. Trong lúc máy bay địch còn đang đánh phá Lê Quang Biện vẫn tiếp tục dập lửa cứu xe, rồi cho xe chạy lên khỏi ngầm. Sau đó, đồng chí lại cõng thương binh lên xe, tiếp tục đưa anh em về tuyến sau an toàn.


Đêm 29 tháng 3 năm 1969, xe Lê Quang Biện bị bom lúc đang làm nhiệm vụ vận chuyển, đồng chí hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công các hạng, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Lê Quang Biện được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 11 Tháng Sáu, 2022, 07:32:38 am
ANH HÙNG HOÀNG TRỌNG SÉN


Hoàng Trọng Sén, sinh năm 1944, dân tộc Tày, quê ở xã Tân Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy tiểu đoàn phó tiểu đoàn 41 đặc công thuộc Quân khu Tây Bắc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1973, Hoàng Trọng Sén làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Lào, đồng chí đã trực tiếp tham gia đánh 8 trận lớn, góp phần tích cực vào thành tích chung của đơn vị, diệt 200 tên địch, phá hủy 22 máy bay, 1.000 tấn đạn, 1 kho xăng, 25 nhà bạt, thu 21 súng, bắt 1 tên địch.


Hoàng Trọng Sén là một cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, chiến đấu giỏi, dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công địch, đá đánh là thắng, ở cương vị nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trận tập kích sân bay Luông Pha - băng tháng 3 năm 1967, Hoàng Trọng Sén chỉ huy tổ vượt qua nhiều bãi mìn, hàng rào dây thép gai, khu vực địch canh gác nghiêm ngặt, nhanh chóng bắn tắt đèn pha, rồi dẫn đầu tổ xông lên, hiệp đồng chặt chẽ với các tổ bạn. Tổ đồng chí phụ trách phá hủy 6 máy bay, góp phần tích cực vào thành tích chung của đơn vị, phá hủy 15 máy bay, 1.000 tấn đạn, 1 nhà máy điện, diệt 15 tên địch. Riêng đồng chí phá hủy 3 máy bay.


Trận Pu Sản (điểm cao sát sân bay Luông Pha-băng) tháng 2 năm 1968, Hoàng Trọng Sén mưu trí cải trang đi trước tìm đường, tổ chức xóa dấu vết, kiên trì nắm địch, phục vụ tốt cho chiến đấu. Khi nổ súng, đồng chí chỉ huy tổ nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu được phân công, diệt 10 tên địch, Hoàng Trọng Sén dùng luôn súng cối 60 thu được của địch diệt địch, hợp đổng chặt chẽ với các mũi khác, tạo thuận lợi cho đơn vị đưa ĐKZ và súng cối lên tập kích sân bay. Tổ đồng chí đã góp phần tích cực vào thành tích chung của đơn vị, diệt 100 tên địch, phá hủy 7 máy bay (riêng đồng chí diệt 5 tên). Khi địch phản kích, chặn đường rút của ta, Hoàng Trọng Sén mưu trí đánh lừa địch, tìm đường đưa phân đội hỏa lực rút về an toàn.


Tháng 10 năm 1968, Hoàng Trọng Sén phụ trách tổ trinh sát nắm địch ở Long Chẹng, đồng chí dẫn tổ xuyên rừng, vượt núi, ban ngày ngụy trang nằm sát vị trí địch, ban đêm tiến hành điều tra, nghiên cứu. Suốt 25 ngày đêm hoạt động căng thẳng, tổ trinh sát do đồng chí phụ trách đã nắm chắc tình hình hoạt động, lực lượng và cách bố phòng của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Trong trận Mường Pốt tháng 5 năm 1969, đại đội trưởng đi vắng, đồng chí chỉ huy thay, trực tiếp dẫn tổ trinh sát vào tận vị trí địch. Suốt một tuần lễ điều tra, tổ đồng chí đã nắm được tình hình địch cụ thể, chính xác. Đêm 29 tháng 5 năm 1969, đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu, sau 5 phút đã diệt gọn sở chỉ huy BV 21 và 2 trung đội địch, làm chủ trận địa, thu nhiều vũ khí.


Trong trận đánh Pu Sản đêm 21 tháng 3 năm 1971, Hoàng Trọng Sén trực tiếp chỉ huy một mũi 4 người vượt qua hàng rào, đánh chiếm từng đoạn chiến hào, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch. Bọn địch liều chết xông tới, đồng chí dùng vũ thuật đánh chết 1 tên, rồi dùng súng của tên địch vừa chết tiếp tục chiến đấu. Trong trận đánh, đồng chí đã kết hợp dùng các loại súng trường, tiểu liên, trung liên, lựu đạn, thủ pháo... để tiêu diệt địch. Đồng đội bị thương, còn mình đồng chí vẫn kiên quyết bám trận địa chiến đấu, bảo vệ thương binh, tử sĩ. Trận này toàn đơn vị diệt 61 tên địch, riêng đồng chí diệt 18 tên.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 10 bằng khen, giấy khen.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Hoàng Trọng Sén được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh bùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 11 Tháng Sáu, 2022, 07:33:40 am
ANH HÙNG NGUYỄN BÁ TÒNG


Nguyễn Bá Tòng, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê xã Trịnh Xá, huyện Binh Lục, tỉnh Nam Hả, trú quán tại xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội trưởng đại đội 6 công binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 98, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1968, Nguyễn Bá Tòng làm pháo thủ số 1 ở đại đội pháo cao xạ 37 bộ đội địa phương tỉnh Lạng Sơn. Đồng chí đã cùng đơn vị đánh hơn 20 trận, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, góp phần tích cực cùng đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ.


Năm 1969, Nguyễn Bá Tòng về đại đội 6 công binh làm cán bộ tiểu đội, trung đội, rồi làm chính trị viên phó đại đội, cùng đơn vị mở đường và bảo đảm giao thông vận tải ở vùng bắc sông Bạc. Ở cương vị nào, đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong nhiệm vụ mở đường, đồng chí làm việc không kể ngày đêm, nhiều khi làm từ 3 giờ sáng đến tối mới về. Có lúc bị ốm, nhưng vẫn cố gắng bám mặt đường làm việc hết sức mình với anh em. Có đợt, đồng chí làm 200 ngày liên tục, đạt ngày công và năng suất cao nhất đại đội.


Nguyễn Bá Tòng luôn nêu cao tinh thần chủ động, đoàn kết, hiệp đồng với đơn vị bạn. Lần nào mở xong đoạn đường được phân công, đồng chí cũng dẫn đầu đơn vị đến mở đường giúp đơn vị bạn.


Nổi bật nhất là từ tháng 11 năm 1969 đến tháng 2 năm 1970, mặc cho máy bay địch đánh phá ác liệt, Nguyễn Bá Tòng vẫn bám sát mặt đường. Đồng chí luôn phát huy tinh thần làm chủ tập thể, kịp thời rút kinh nghiệm, tổ chức, phân công hợp lý, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, động viên được mọi người trong tiểu đội tranh thủ làm thêm giờ, nên năng suất làm đường mỗi ngày một cao. Khi thiếu bộc phá, tuy mới được hướng dẫn qua về cách tháo bom, nhưng đồng chí vẫn xung phong đến trọng điểm tìm tháo 7 quả bom, lấy được nhiều thuốc nổ làm bộc phá. Tiểu đội đồng chí làm đoạn đường nào cũng xong trước thời gian quy định, bảo đảm chất lượng tốt.


Đêm 13 tháng 3 năm 1970, Nguyễn Bá Tòng vác 40 ki-lô-gam bộc phá, cùng đồng đội chạy 3 ki-lô-mét, đến ứng cứu gấp tại ki-lô-mét 83 (ở bắc sông Bạc). Đường hẹp, xe đi đầu bị máy bay địch đánh cháy, đoàn xe bị ùn tắc. Đồng chí xung phong đem bộc phá lên đánh xe để mở đường. Dây cháy chậm ngắn, không bảo đảm an toàn, máy bay địch lại đang đánh phá, nhưng yêu cầu thông đường gấp. Nguyễn Bá Tòng không quản nguy hiểm, ôm bộc phá vào đánh bật chiếc xe cháy sang rìa đường. Nhờ đó đã mở thông đường cho 10 chiếc xe ở phía sau vượt khỏi khu vực nguy hiểm.


Đêm 17 tháng 3 năm 1970, một xe chở xăng bị máy bay địch đánh cháy gần đoạn đường nói trên. Đồng chí vượt qua bom đạn địch, chạy đến bàn với lái xe tiếp tục cho xe chạy. Nguyễn Bá Tòng nhảy lên thùng xe cùng với lái phụ đạp những thùng xăng đang cháy xuống đường. Kết quả đã cứu được xe trong lúc máy bay địch đang bắn phá.


Hai lần bị thương, nhưng lần nào đồng chí cũng bình tĩnh, giữ vững vị trí, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi mới đi điều trị. Khi ra viện, được về an dưỡng ở tuyến sau, nhưng đồng chí xin trở lại đơn vị tiếp tục công tác.


Nguyễn Bá Tòng tích cực góp phần xây dựng đơn vị tiến bộ về các mặt, mở đường giỏi, bảo đảm giao thông giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Bá Tòng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 11 Tháng Sáu, 2022, 07:36:00 am
ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC QUỲNH


Nguyễn Ngọc Quỳnh, sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Hà,  huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, trưởng trạm tiểu tu ô tô, thuộc tiểu đoàn 56, binh trạm 44, Đoan 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 7 năm 1967 đến năm 1973, Nguyễn Ngọc Quỳnh làm tổ trường thợ máy, phó trạm tiểu tu ô tô tiểu đoàn 53, rồi làm trưởng trạm tiểu tu ô tô tiểu đoàn 56.


Tuy phục vụ trong khu vực máy bay địch đánh phá ác liệt, xa hậu phương, đơn vị có nhiều xe cũ, nguyên vật liệu thiếu, nhưng đồng chí có quyết tâm cao, phát huy được tinh thần làm chủ của mọi người, tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý, nên Nguyễn Ngọc Quỳnh và đơn vị luôn hoàn thành kế hoạch trước thời gian quy định, bảo đảm chất lượng tốt. Đồng chí đã góp phần tích cực cùng đơn vị sửa chữa tốt gần 3.000 lượt chiếc ô tô. Mùa vận chuyển nào cũng bảo đảm đầu xe hoạt động vượt mức quy định 15%, bảo đảm cho tiểu đoàn tuy có nhiều xe cũ nhưng vẫn đạt hệ số kỹ thuật cao nhất trên toàn tuyến vận chuyển.


Nguyễn Ngọc Quỳnh nghiên cứu, nắm đặc điểm hư hỏng trong từng mùa, từng loại xe, trên những tuyến đường khác nhau để đặt kế hoạch sản xuất phụ tùng, thu nhặt nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế. Do đó việc sửa chữa được nhanh. Có ngày trạm đã sửa chữa được 23 xe, bảo đảm chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của đơn vị.


Cứ mỗi lần đơn vị nhận xe mới, đồng chí lại tích cực hướng dẫn anh em lái xe về cách bảo quản và sửa chữa, nên phần lớn lái xe đã tự sửa chữa được những hư hỏng thông thường trên đường vận chuyển.


Khi phụ trách tổ sửa chữa chốt, ở trọng điểm, hoặc theo đơn vị trên đường vận chuyển Nguyễn Ngọc Quỳnh luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, kiên cường. Bất cứ lúc nào, ở đâu có yêu cầu sửa chữa là đồng chí đến ngay. Nhiều lần đang làm nhiệm vụ sửa chữa thì máy bay địch đến đánh phá, lần nào đồng chí cũng bình tĩnh, giữ vững quyết tâm, động viên anh em cùng mình tiếp tục làm nhiệm vụ.


Tháng 9 năm 1967, Nguyễn Ngọc Quỳnh phụ trách một tổ sửa chữa, bảo đảm cho 80 xe hành quân trên chậng đường gần một nghìn ki-lô-mét, qua nhiều trọng điểm máy bay địch đánh phá ác liệt. Đồng chí đã cùng tổ ngày đêm lăn lộn trên đường, kiên trì kích kéo, sửa chữa tốt cho 32 lượt chiếc xe, bảo đảm 100% số xe đến nơi đầy đủ.


Nguyễn Ngọc Quýnh luôn chịu khó tìm tòi suy nghĩ, nêu nhiều sáng kiến có giá trị, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn và giảm nhẹ lao động như cùng trạm đúc được biên xe, cải tiến cách hàn những lá nhíp gãy, bảo đảm cho xe vận chuyển trong lúc thiếu biên và nhíp thay thế.


Mùa mưa năm 1968, trạm thiếu xăng, đồng chí đề xuất và cùng đơn vị làm nồi ga dùng than chạy máy, bảo đảm việc sửa chữa của trạm được liên tục. Sau đó làm thêm được 3 nồi ga khác dùng than chạy máy để vận chuyển trên tuyến đường ngán trong binh trạm.


Nguyễn Ngọc Quỳnh đã góp phần xây dựng trạm tiến bộ về nhiều mặt; trạm chằng những làm giỏi nhiệm vụ tiểu tu, mà còn làm tốt nhiệm vụ trung tu bộ phận.


Tuy có nhiều thành tích, đồng chí luôn khiêm tốn, gương mẫu, giản dị, tích cực học tập, chú trọng bồi dưỡng tay nghề cho đồng đội, được mọi người mến phục, tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Ngọc Quỳnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 11 Tháng Sáu, 2022, 07:36:37 am
ANH HÙNG CAO DUY THUẦN


Cao Duy Thuần, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tinh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ tiểu đội trưởng thuộc đại đội 10 tiểu đoàn 53, binh trạm 31, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1973, Cao Duy Thuần lái xe vận tải trên truyến đường 12 và đường 128. Đường xấu, có nhiều trọng điểm, máy bay địch đánh phá liên tục. Đồng   chí không quản khó khăn, gian khổ, hăng say công tác, dũng cảm, kiên cường, đã chuyển hơn một nghìn tấn hàng ra phía trước an toàn, đầy đủ, kịp thời. Năm nào Cao Duy Thuần cũng hoàn thành xuất sắc kế hoạch trên giao. Năm 1967, vượt mức 39%; năm 1968, vượt mức 187%, năm 1971, vượt mức 61%; năm 1972, vượt mức 20%. Đồng chí đã góp phần tích cực cùng đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ vận chuyển hàng cho chiến trường.


Dù lái xe gì, trên cung đường nào, khó khăn, ác liệt đến mấy, Cao Duy Thuần cũng tìm mọi cách chuyển nhanh, chuyển nhiều và giao đủ hàng ra phía trước. Trên cung đường đơn vị quy định chạy hai đêm một chuyến, đồng chí thường chạy một đêm một chuyến. Có đêm, đồng chí đã chạy 250 ki-lô-mét. Có tháng, Cao Duy Thuần chuyển được 30 chuyến hàng. Đồng chí luôn dẫn đầu về vượt cung, quay vòng nhanh, tăng chuyến, được công nhận là lá cờ đầu trong phong trào thi đua của binh trạm.


Trong quá trình vận chuyển, hàng trăm lần máy bay địch đánh phá, nhưng lần nào đồng chí cũng bình tĩnh, gan dạ, linh hoạt, giữ vững tay lái, kiên quyết đưa hàng đến đích. Hơn mười lần xe đồng chí bị đánh hỏng hoặc cháy, lần nào Cao Duy Thuần cũng dũng cảm cứu xe, cứu hàng, hạn chế được thiệt hại.


Đêm 8 tháng 3 năm 1971, xe đồng chí chở đạn đến ki-lô-mét 43 (đường 128) thì máy bay địch đuổi theo, bắn cháy thùng xăng phụ. Mặc cho máy bay địch đánh phá, Cao Duv Thuần bình tĩnh cho xe dừng lại rồi nhảy lên thùng xe, động viên lái phụ cùng mình dập lửa, cứu được xe và đạn; sau đó lại tiếp tục cho xe chạy, tạo điều kiện an toàn cho đoàn xe ở phía sau.


Đêm 10 tháng 3 năm 1971, xe đồng chí dẫn đầu đoàn xe 20 chiếc, đến ki-lô-mét 25 (đường 128), xe Cao Duy Thuần bị máy bay địch bắn cháy. Đồng chí mưu trí lái xe tránh sang hướng khác để thu hút máy bay địch, tạo điều kiện thuận lợi cho những xe đi sau vượt qua trọng điểm an toàn. Sau khi tránh xa đường trục chính, Cao Duy Thuần cùng lái phụ dập tắt lửa, cứu được xe và hàng rồi tiếp tục chuyển hàng đến đích.


Đồng chí luôn nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn. Đã 5 lần thay xe, đồng chí đều nhường xe tốt cho đồng đội. Trên 150 lần gặp xe bạn đổ, rệ, hỏng ở nơi máy bay địch thường đánh phá, lần nào Cao Duy Thuần cũng tận tình giúp bạn kéo và sửa chữa. Đồng chí yêu xe, quý xăng, chấp hành tốt các chế độ, quy định về sử dụng và giữ gìn xe. Cao Duy Thuần đã lái 16 vạn ki-lô-mét an toàn, phần lớn trên những đoạn đường xấu.


Cao Duy Thuần đã góp phần tích cực xây dựng tiểu đội vững mạnh, tiến bộ nhiều mặt, hoàn thành tốt nhiệm vụ tiểu đội đột phá của đại đội.


Đồng chí luôn khiêm tốn, giản dị, tích cực học tập, gương mẫu về các mặt, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 17 bằng khen và giấy khen.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Cao Duy Thuần được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 11 Tháng Sáu, 2022, 07:37:41 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TÂN


Nguyễn Văn Tân, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ năm 1960, xuất ngũ 6-1963, tái ngũ 3-1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thợ cơ khí 4/7 tổ trưởng tổ sửa chữa ô tô thuộc đại đội 340, binh trạm 34, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Làm nhiệm vụ sửa chữa ô tô trên tuyến đường 559 từ năm 1965, Nguyễn Văn Tân luôn bền bỉ, tận tụy, hăng say công tác. Suốt 5 năm liền, chỉ nghỉ có 7 ngày vì ốm; đồng chí là một trong những người đạt ngày công và năng suất cao trong xưởng. Khi sửa chữa tại xưởng cũng như ở trọng điểm hoặc khi theo xe trên đường vận chuyển, Nguyễn Văn Tân đều tranh thủ từng giờ, từng phút, làm việc không kể ngày đêm, nhiều khi làm
việc 15 giờ một ngày. Đồng chí chịu khó rút kinh nghiệm, phát huy dân chủ tập thể, tìm mọi cách sửa chữa nhanh, chất lượng tốt, trường hợp nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí đã góp phần chủ yếu cùng tổ sửa chữa hơn 200 lượt chiếc xe.


Cuối năm 1968, Nguyễn Văn Tân phụ trách một tổ sửa chữa cho một tiểu đoàn xe từ Hà Nội vào nam đường số 9. Máy bay địch đánh phá ác liệt, đường xấu, đêm nào cũng có xe hỏng, nhiều khi phải chữa cả ngày lẫn đêm, nhưng đồng chí đã cùng tổ bảo đảm cho hơn một trăm chiếc xe đến vị trí quy định đầy đủ, kịp thời.


Tháng 2 năm 1969, đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ sửa chữa cho một đại đội xe ô tô, bảo đảm 100% số xe đi từ Hà Nội vào nam đường số 9 đúng thời gian quy định.


Nguyễn Văn Tân luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, không quản khó khăn nguy hiểm. Khi nhận tháo gỡ phụ tùng ở các xe bị máy bay địch bắn hỏng ở trọng điểm, đồng chí thường đi trước thu nhặt bom bi, mìn, bảo đảm an toàn cho tổ. Nhiều lần làm nhiệm vụ ở bãi bom chờ nổ, thính thoảng có bom nổ gần, lần nào Nguyễn Văn Tân cũng động viên anh em cùng mình tiếp tục làm nhiệm vụ. Hơn mười lần máy bay địch đánh vào khu vực sửa chữa, có lần đồng đội bị thương, xe bị cháy, đồng chí đã kịp thời tổ chức cấp cứu thương binh, dập lửa cứu xe.


Năm 1965, có lần Nguyễn Văn Tân đang sửa chữa xe cho đơn vị pháo tại Tà Khống thì máy bay địch đến đánh phá, bãi để xe bị cháy, đồng chí xông vào dập lửa, bảo vệ được 6 chiếc xe an toàn.


Đồng chí chịu khó suy nghĩ, phát huy được nhiều sáng kiến, tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng tốt, tiết kiệm được nguyên vật liệu, an toàn và giảm nhẹ lao động.


Nguyễn Văn Tân có sáng kiến dùng tời để lắp cầu và hộp số, thay cho lắp bằng tay, tăng năng suất 400%, góp phần tích cực cùng đơn vị cải tiến một xe vận tải hỏng nặng thành xe cần cẩu để lẳp máy tổng thành, thay cho lắp bằng tay, tăng năng suất 600%.


Nêu cao tinh thần tiết kiệm, yêu quý của công, giữ gìn tốt máy móc, phụ tùng, đồng chí cùng tổ đến các trọng điểm Tha Mé, Tà Bung, La Hạt, cầu chữ S đường số 9..., tháo gỡ được 50 tấn máy móc, phụ tùng ở những xe bị máy bay địch đánh hư hỏng nặng về thay thế, đã giải quyết được nhiều khó khăn về khan hiếm phụ tùng. Đồng chí còn góp phần tích cực cùng với đơn vị phục hồi được 15 đầu máy.


Đồng chí không những là thợ máy giỏi, mà còn là chiến sĩ lái xe giỏi. Năm 1967, xưởng thiếu lái xe, đồng chí xung phong học lái xe ngoài giờ. Chỉ trong một thời gian ngắn, đồng chí đã lái tốt. Nhiều lần vận chuyển cho xưởng, có khi vận chuyển từ Hà Nội vào bắc sông Bạc, Nguyễn Văn Tân tự lái, bảo đảm an toàn, có lần vận chuyển từ miền tây Quảng Bình đến bắc sông Bạc, đêm nào máy bay địch cũng đuổi theo đánh phá, đồng chí vẫn bình tĩnh, giữ vững tay lái dưới làn đạn địch, đưa xe về tới đích an toàn.


Nguyễn Văn Tân đã góp phần xây dựng tổ tiến bộ về nhiều mặt, năm nào cũng vượt mức kế hoạch trên giao và làm tốt nhiệm vụ "tổ đột phá" của xưởng. Khiêm tốn, giản dị, có tinh thần đoàn kết, gặp xe của đơn vị nào bị hư hỏng, đồng chí đều tận tình chữa giúp, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Văn Tân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Sáu, 2022, 09:23:46 am
ANH HÙNG BÙI HẠNH


Bùi Hạnh, sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nhập ngũ tháng 6 năm 1946.


Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, bác sĩ, đội trưởng đội điều trị 46 Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Bùi Hạnh trưởng thành từ một chiến sĩ cứu thương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau hòa bình, đồng chí được giao nhiệm vụ phục vụ bộ đội ở đảo Cồn Cỏ. Từ năm 1967 đến năm 1973, đồng chí liên tục phục vụ ở đội điều trị 46 Quân khu 4.


Bùi Hạnh làm việc tận tụy, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của người thầy thuốc. Bất kể ban ngày hay ban đêm, khi có thương binh, bệnh binh là đồng chí tận tình cứu chữa. Nhiều đợt đồng chí làm việc liên tục mỗi ngày 15, 16 tiếng đồng hồ. Có khi thức suốt đêm đê kiểm tra, theo dõi từng trường hợp thương binh, bệnh binh nặng.


Đồng chí không quản nguy hiểm, vất vả, nhiều khi trực tiếp xuống các trận địa pháo cao xạ để cứu chữa thương binh. Có khi đang mổ, máy bay địch đến đánh phá vào khu vực trận địa, đồng chí vẫn bình tĩnh tiếp tục ca mổ.


Song song với công việc điều trị, Bùi Hạnh còn tích cực nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm, nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn, tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp.


Đồng chí đã trực tiếp mổ 950 trường hợp đều bảo đảm an toàn. Trong đó có 359 trường hợp mổ cấp cứu, 200 trường hợp mổ lớn, 106 trường hợp vết thương hiểm nghèo như thương binh bị thủng nhiều lỗ ở ruột, gãy hai đùi, phổi bị nhiều lỗ thủng, vết thương vào sọ não, v.v. Có lần Bùi Hạnh đứng mổ 7 giờ liền, sau đó lại tiếp tục theo dõi, cho đến khi thấy thương binh an toàn mới đi nghi.


Có ca bị thương rất nguy kịch, gãy cả hai đùi, máu ra nhiều, đồng chí đã xử trí nhanh chóng, cứu sống thương binh.


Bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình, Bùi Hạnh tích cực hướng dẫn cho 3 bác sĩ mổ được nhiều ca mổ lớn; 20 y sĩ mổ được nhiều ca mổ phần mềm; 45 y tá làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.


Bùi Hạnh luôn gương mẫu trong sinh hoạt và công tác, gần gũi mọi người. Ngoài nhiệm vụ, chức trách của mình, đồng chí làm cả công việc của hộ lý, khiêng cáng thương binh, đi lấy gạo, củi, đào hầm, giúp đỡ các đồng chí nấu ăn, tăng gia sản xuất...


Bùi Hạnh đã đóng góp nhiều thành tích xây dựng đội điều trị, được mọi người yêu mến.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 5 bằng khen và 10 giấy khen.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Bùi Hạnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Sáu, 2022, 09:24:12 am
ANH HÙNG LÊ THANH ĐẠO


Lê Thanh Đạo, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, nhập ngũ năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 9 máy bay tiêm kích Mich 21, trung đoàn 927, sư đoàn 371 không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 12 năm 1971 đến tháng 10 năm 1972, Lê Thanh Đạo đã tham gia đánh 8 trận, hạ 6 máy bay F.4 Mỹ. Ngoài ra, còn chỉ huy biên đội bắn rơi 5 chiếc khác.


Trận đánh ngày 10 tháng 5 năm 1972, 2 máy bay địch phát hiện thấy máy bay ta, chúng tách đội hình định bám đuôi máy bay ta. Đồng chí chỉ huy biên đội, bám sát địch, bắn rơi gọn cả tốp 2 chiếc F.4 (đồng chí bắn 1 quả đạn, hạ 1 chiếc).


Ngày 21 tháng 7 năm 1972, 2 máy bay địch vừa phát hiện máy bay ta, đã tháo chạy; biên đội Lê Thanh Đạo truy kích đến vùng trời Quảng Ninh thì được lệnh sở chỉ huy gọi về. Thấy thời cơ có lợi, đồng chí xin tiếp tục đánh. Biên đội đồng chí đã bắn rơi 2 chiếc F.4. Khi trở về, nhiều tốp máy bay địch đuổi theo và khống chế sân bay Kép. Trong khi đó, máy bay của chiến sĩ lái số 2 gần hết dầu, đồng chí bình tĩnh yểm hộ cho số 2 nhanh chóng hạ cánh an toàn.


Trong chiến đấu, trận nào Lê Thanh Đạo cũng thể hiện tinh thần bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, chủ động, hiệp đồng chặt chẽ và tạo điều kiện cho bạn lập công.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Lê Thanh Đạo được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Sáu, 2022, 09:24:49 am
ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC SOÁT


Nguyễn Đức Soát, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 7 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội phó đại đội 3 máy bay tiêm kích Mích 21, trung đoàn 927, sư đoàn 371 không quân, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng 1 sản Việt Nam.


Ngày 13 tháng 3 năm 1969, Nguyễn Đức Soát xuất kích đánh trận đầu tiên, hạ 1 máy bay không người lái ở độ cao 300 mét (độ cao khó đánh).


Trận đánh ngày 24 tháng 6 năm 1972, trên vùng trời Thái Nguyên, đồng chí chỉ huy biên đội 2 chiếc, đánh với 20 chiếc máy bay địch vừa tiêm kích, vừa cường kích. Với cách đánh thọc sâu, biên đội Nguyễn Đức Soát đã bắn rơi 2 chiếc F.4. Số máy bay địch còn lại bỏ chạy, mục tiêu được bảo vệ an toàn.


Ngày 27 tháng 6 năm 1972, tại vùng trời Sơn La, đồng chí chỉ huy biên đội đánh vào đội hình địch. Thấy địch bỏ chạy, đồng chí tích cực truy kích. Khi đến gần biên giới, nhận được điện của sở chỉ huy gọi về, thấy thời cơ có lợi đồng chí xin phép công kích tiếp. Trận này biên đội đồng chí bắn rơi 2 chiếc và hiệp đồng chặt chẽ, tạo điều kiện cho biên đội bạn diệt gọn một tốp 2 chiếc khác.


Từ tháng 3 năm 1969 đến tháng 10 năm 1972, Nguyễn Đức Soát đã đánh 7 trận, bắn 8 quả tên lửa, hạ 6 máy bay Mỹ. Ngoài ra, đồng chí còn chỉ huy biên đội bắn rơi 3 chiếc khác.


Nguyễn Đức Soát luôn gương mẫu về mọi mặt, chịu khó đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, sử dụng tốt vũ khí, trang bị và vận dụng tốt cách đánh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Đức Soát được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Sáu, 2022, 09:25:17 am
ANH HÙNG ĐỖ VĂN LANH


Đỗ Văn Lanh, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Khánh, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh húng, đồng chí là trung úy, trung đội trưởng thuộc đại đội 7 máy bay tiêm kích Mích 21, trung đoàn 921, sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân.


Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, Đỗ Văn Lanh đã tham gia chiến đấu 10 trận, bắn 7 quả tên lửa, hạ 4 máy bay Mỹ. Nhiều lần, máy bay địch đông hơn, đồng chí vẫn mưu trí dũng cảm tiến công vào đội hình địch, bảo vệ đồng đội, tạo điểu kiện thuận lợi cho bạn lập công.


Trận đánh ngày 20 tháng 5 năm 1972, trên vùng trời Hòa Bình, địch cho 8 máy bay vào đánh phá. Khi chiến sĩ lái số 1 vào công kích, phát hiện 2 chiếc F.4 địch bám đuôi, Đỗ Văn Lanh kịp thời báo cho số 1 tránh tên lửa địch, đồng thời chủ động lao vào công kich. Với 1 qua tên lửa, đồng chí hạ 1 chiếc. Số máy bay địch còn lại bỏ chạy.


Ngày 24 tháng 5 năm 1972, sau khi đánh địch trở về, máy bay của đồng chí hết dầu, bị tắt máy trên không, sân bay còn cách 50 ki-lô-mét, nhưng đồng chí đã bình tĩnh điều khiển máy bay hạ cánh an toàn.


Trận đánh ngày 21 tháng 6 năm 1972, trên bầu trời Việt Trì, máy bay của Đỗ Văn Lanh bị địch bắn thủng thùng dầu sau, bánh lái lên xuống bị đứt, máy bay bị chấn động không tăng được tốc độ, đồng chí vẫn kiên quyết lượn vòng hẹp bám sát đội hình, yểm hộ cho số 1 vào công kích. Sau đó, đồng chí cũng lao vào đánh địch, bắn rơi 1 chiếc F.4.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Đỗ Văn Lanh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Sáu, 2022, 09:25:46 am
ANH HÙNG NGUYỄN TIẾN SÂM


Nguyễn Tiến Sâm, sinh năm 1946, dân tộc kinh, quê ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 6 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, trung đội trưởng thuộc đại đội 3 máy bay Mích 21, trung đoàn 927, sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ ngày 5 tháng 7 đến 5 tháng 10 năm 1972, Nguyễn Tiến Sâm tham gia đánh 6 trận, bắn 9 quả tên lửa, hạ 5 máy bay Mỹ. Ngoài ra, đồng chí còn yểm hộ cho biên đội bắn rơi 5 chiếc khác.


Trận đánh ngày 5 tháng 7 năm 1972, trên vùng trời Hà Bắc, biên đội đồng chí phát hiện máy bay địch cách 20 ki-lô-mét, đã nhanh chóng tăng tốc độ và độ cao, tiến đánh địch. Lúc này địch cũng phát hiện máy bay ta, chúng tách đội hình thành nhiều tốp nhỏ để đối phó. Đồng chí phân công số 2 đánh một tốp, Nguyễn Tiến Sâm, tiến công một tốp, bắn 1 quả tên lửa, hạ 1 chiếc F4. Do máy bay địch nổ quá gần, máy bay của đồng chí bị rung mạnh và tắt máy. Đây là một trường hợp nguy hiểm thông thường phải nhảy dù, nhưng đồng chí bình tĩnh cho động cơ nổ lại và điều khiển máy bay hạ cánh an toàn.


Ngày 29 tháng 7 năm 1972, tại vùng trời Lạng Sơn, mặc dù địch có 20 chiếc, bay ở nhiều hướng, nhiều tầng và ở thế có lợi hơn ta, đồng chí mưu trí, dũng cảm xông thẳng vào đội hình địch, bắn rơi 1 chiếc.


Ngày 12 tháng 9 năm 1972, trên vùng trời Hà Bắc đồng chí chỉ huy biên đội tiến công vào 8 chiếc F4 đi theo đội hình yểm hộ cho nhau rất chặt chẽ. Tới tầm bắn đồng chí và số 2 cùng nổ súng diệt 2 chiếc máy bay địch.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Tiến Sâm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Sáu, 2022, 09:26:28 am
ANH HÙNG NGÔ XUÂN QUANG
(LIỆT SĨ)


Ngô Xuân Quảng, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 6 năm 1965. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, đại đội phó đại đội 1 pháo cao xạ thuộc tiểu đoàn 21, trung đoàn 224, sư đoàn 377, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ cuối năm 1965 đến năm 1972, Ngô Xuân Quảng đã tham gia chiến đấu hàng trăm trận đánh máy bay Mỹ. Khi làm pháo thủ, đồng chí chiến đấu dũng cảm, trận nào cũng hoàn thành tốt chức trách của minh. Khi ở cương vị chỉ huy, Ngô Xuân Quảng chỉ huy linh hoạt, bình tĩnh, mưu trí, góp phần cùng đơn vị bắn rơi nhiều máy bay địch.


Trong quá trình chiến đấu, 3 lần đồng chí bị thương nặng, lần nào Ngô Xuân Quảng cũng giữ vững vị trí chiến đấu cho tới khi trận đánh kết thúc. Sau mỗi lần đi bệnh viện về, đơn vị cho chuyển về tuyến sau và giao công tác nhẹ, đồng chí đều xin bằng được ở lại đơn vị chiến đấu.


Trận chiến đấu ngày 14 tháng 6 năm 1967 ở cầu Bắc Giang, địch cho 20 máy bay đánh phá ác liệt vào trận địa, Ngô Xuân Quảng bị thương nặng (ruột bị thủng 5 lỗ), giữa lúc tình thế chiến đấu hết sức khẩn trương, đã kiên quyết ở lại động viên anh em chiến đấu. Sau 2 tháng điều trị, lẽ ra còn phải nghỉ ngơi, nhưng đồng chí tự nguyện xin trở về đơn vị chiến đấu.


Tháng 2 năm 1969, đơn vị đi làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Lào. Mỗi khi xe qua ngầm, Ngô Xuân Quang đều xung phong lội trước phát hiện bom nổ chậm và dẫn đường cho xe qua ngầm được an toàn.


Trận đánh ngày 20 tháng 2 năm 1970 trên đường 20, thấy địch tập trung đánh phá ác liệt vào đơn vị bạn, mặc dù hỏa lực ít, đồng chí động viên trung đội nổ súng để thu hút hỏa lực địch về phía mình, giảm bớt khó khăn cho đơn vị bạn. Mặc cho bom đang nổ, Ngô Xuân Quảng xông vào dập lửa, cứu pháo, đạn. Hành động của đồng chí có sức lôi cuốn toàn đơn vị làm theo, cứu được 1 khẩu pháo, 300 viên đạn, 4 súng CKC.


Trận đánh ngày 5 tháng 11 năm 1970 ở đường 20, bị thương nặng vào ngực, Ngô Xuân Quảng vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị đánh trả các đợt đánh phá của máy bay địch, bảo vệ được mục tiêu. Sau khi điều trị vết thương khỏi, đơn vị cho về tuyến sau an dưỡng, đồng chí xin bằng được ờ lại chiến đấu.


Tháng 1 năm 1971, vết thương cũ ở ruột tái phát, Ngô Xuân Quảng được đưa đi cấp cứu. Tuy sức khỏe chưa bình phục hẳn, nhưng biết tin đơn vị sắp lên đường đi chiến đấu, đồng chí nhiều lần xin bệnh viện cho trở về đơn vị. Trên đường hành quân, vì đường trơn, dốc cao, xe bị đổ, đồng chí bị chấn thương cột sống, liệt cả hai chân.


Thời gian nằm điều trị vết thương gây nhiều đau đớn, Ngô Xuân Quảng không hề kêu rên, nêu tấm gương dũng cảm chịu đựng cho các đồng chí khác noi theo. Được ăn chế độ đặc biệt, nhưng thấy bệnh viện có khó khăn, đồng chí đem thức ăn chia sẻ cho anh em thương binh khác. Nhiều lần được tiếp máu, đồng chí biết không sống được, đã nói với y, bác sĩ để máu tiếp cho các đồng chí khác chóng khỏe, trở về đơn vị chiến đấu.


Vì vết thương quá nặng Ngô Xuân Quảng đã hy sinh ngày 5 tháng 7 năm 1972.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 14 bằng khen, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Ngô Xuân Quảng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Sáu, 2022, 09:27:03 am
ANH HÙNG NGUYỄN BÁ VANH
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Bá Vanh, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh, đồng chí là trung đội trưởng dân quân xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Bá Vanh tham gia dân quân từ năm 1964, đồng chí đã góp nhiều thành tích xây dựng trung đội ngày càng vững mạnh, vừa bám biển đánh cá, vừa sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.


Trong 20 trận chiến đấu đồng chí tham gia, trận nào cũng bình tĩnh, dũng cảm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Ngày 8 tháng 8 năm 1968, hồi 4 giờ sáng, 3 tàu biệt kích địch từ ngoài biển chạy vào định bắt thuyền của Nguyễn Bá Vanh đang đánh cá ở ven biển Quỳnh Long. Đồng chí động viên mọi người bình tĩnh chờ địch vào gần mới dùng súng B.40, súng trường và tiểu liên tập trung bắn về phía 3 tàu địch, làm 1 chiếc bốc cháy. Sau 1 giờ chiến đấu quyết liệt, hết đạn, Nguyễn Bá Vanh bị thương nặng vào đầu, vào mắt và gãy tay. Địch cho tàu chạy sát vào thuyền định bắt sống, nhưng thấy mọi người nằm im, chúng tưởng đã chết hết, nên chỉ dùng bộc phá ném vào thuyền rồi bỏ đi ngay. Nguyễn Bá Vanh bình tĩnh, nhanh chóng nhặt bộc phá ném xuống biển. Nhờ đó, thuyền và các đồng chí bị thương nằm trên thuyền đều được cứu thoát.


Ngày 29 tháng 10 năm 1972, 1 máy bay F8 bị dân quân xã Quỳnh Thuận và Qùynh Long bắn rơi. Giặc lái nhảy dù xuống biển, cách bờ hơn 1 ki-lô-mét. Đồng chí nhanh chóng dẫn đầu một tổ vừa chèo thuyền ra bẳt giặc lái, vừa bắn máy bay địch. Thấy giặc lái đã bị bắt, địch cho 22 máy bay đến thả bom, bắn phá ác liệt xung quanh thuyền để uy hiếp, đồng thời cho 1 máy bay nước đỗ xuống hòng cứu tên giặc lái. Đồng chí cùng tổ bắn cháy chiếc máy bay nước. Trận chiến đấu diễn ra suốt 3 tiếng đồng hồ. Trên thuyền có 4 người thi 1 hy sinh, 3 bị thương, thuyền bị thủng, đạn hết. Lúc này, địch cho máy bay bay sát thuyền, thả thang dây để cứu tên giặc lái. Thấy giặc lái định trèo lên thang dây, Nguyễn Bá Vanh cùng một người khác nổ súng tiêu diệt tên này rồi nhảy xuống biển bơi vào bờ. vì vết thương quá nặng, Nguyễn Bá Vanh đã hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Bá Vanh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Sáu, 2022, 09:27:47 am
ANH HÙNG VÌ VĂN PỤN


Vì Văn Pụn, sinh năm 1943, dân tộc Thái, quê ở xã Tường Tiến, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội phó bộ binh thuộc tiểu đoàn 5, trung đoàn 148, sư đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 12 năm 1972, Vì Văn Pụn làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Lào, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, trong chiến đấu dù tình huống khó khăn ác liệt thế nào cũng bình tĩnh, dũng cảm và mưu trí, đã tham gia đánh 46 trận, đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Tháng 12 năm 1968, Vì Văn Pụn cùng 5 chiến sĩ làm nhiệm vụ chốt ở Nà Khẳng. Hàng ngày địch cho nhiều lần chiếc máy bay đánh phá ác liệt vào khu vực chốt. Có ngày chúng bắn phá từ 7 giờ đến 18 giờ, 5 chiến sĩ bị thương, súng đại liên bị hỏng. Trong khi đó, bộ binh địch chia làm nhiều mũi đánh lên chốt. Tuy chỉ còn một mình, Vì Văn Pụn vẫn bình tĩnh, mưu trí, khéo nghi binh lừa địch, chiến đấu rất dũng cảm, diệt tại chỗ 11 tên, bắn bị thương một số khác, đánh lùi 4 đợt tiến công của địch, bảo vệ được thương binh, giữ vững được trận địa.


Ngày 7 tháng 2 năm 1971, Vì Văn Pụn cùng 2 đồng đội đi nghiên cứu địa hình trên điểm cao Phu Seo. Lúc 14 giờ, 2 máy bay T 28 bay thấp và lượn nhiều vòng quanh khu vực. Không bỏ lỡ thời cơ tiêu diệt địch, đồng chí chỉ huy tổ bắn rơi 1 chiếc.


Cùng ngày, địch cho 1 tiểu đoàn bộ binh có máy bay, pháo binh yểm hộ, chia làm nhiều mũi tiến công lên chốt. Đồng chí chỉ huy tiểu đội chiến đấu dũng cảm, phát huy hỏa lực mạnh mẽ, đánh lui 3 đợt tiến công của dịch, diệt 32 tên, giữ vững chốt. Trận này đồng chí sử dụng trung liên diệt 15 tên.


Ngày 11 tháng 3 năm 1971, Vì Văn Pụn cùng 10 chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ hang đá ở cánh đồng Hin Tạng. Phát hiện được cửa hang, địch cho hàng chục lần chiếc máy bay đến ném bom, đánh phá xung quanh hang, đồng thời cho 1 tiểu đoàn bộ binh bao vây. Suốt 3 ngày đêm liên tục, địch dùng mọi thủ đoạn như bắn B90, dùng mìn phóng, ném lựu đạn, phun chất cay vào hang, kêu gọi các chiến sĩ ta đầu hàng. Trước tình hình gay go, ác liệt Vì Văn Pụn luôn luôn đi sát cùng với các chiến sĩ, tích cực động viên mọi người giữ vững quyết tâm, chiến đấu đến cùng. Thấy không kết quả chúng dùng khối lượng lớn thuốc nổ đánh sập cửa hang rồi bỏ đi. Đồng chí là một trong những người tích cực nhất, đục bới cửa hang. Kết quả cả 11 người đều thoát ra ngoài an toàn.


Vì Văn Pụn luôn tích cực góp phần xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, gương mẫu trong công việc, khiêm tốn, giản dị, được anh em tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 7 bằng khen và giấy khen, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Vì Văn Pụn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Sáu, 2022, 09:28:22 am
ANH HÙNG LƯƠNG VĂN HẠT


Lương Văn Hạt, sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Phong, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 11 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng đặc công thuộc đại đội 1 tiểu đoàn 27, Bộ tư lệnh đoàn 305, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1972, Lương Văn Hạt cùng đơn vị làm nhiệm vụ quốc tế, tham gia chiến đấu ở Xiêng Khoảng đồng chí đã dự 10 trận đánh, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn gian khổ thế nào cũng kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí diệt được gần 50 tên địch, phá hủy 1 đại liên, 1 súng cối; chỉ huy trung đội diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.


Trận đánh điểm cao 1.800 ở Sảm Thông ngày 6 tháng 4 năm 1970, đường lên điểm cao khó đi, vách đá dựng đứng, xung quanh có nhiều vật chướng ngại, bãi mìn. Đồng chí ở tổ đánh độc lập. Khi tổ vừa vượt khỏi hàng rào thì ngẫu nhiên địch báo động và ném lựu đạn ra. Đồng chí tổ trưởng tưởng bị lộ, hạ lệnh nổ súng. Căn cứ vào hành động của địch và kinh nghiệm trong chiến đấu, Lương Văn Hạt nhận định ta chưa bị lộ nên đề nghị chưa nổ súng vội để mũi bạn có thêm thời gian chuẩn bị. Khi nổ súng, đồng chí nhánh chóng xông lên, liên tiếp đánh sập 6 hầm, 2 nhà bạt, diệt 10 tên địch.


Trận đánh Sảm Thông ngày 1 tháng 8 năm 1970, khi vào đến hàng rào thì bị lộ, địch bắn ra dữ dội và đốt phốt-pho sáng rực cả một vùng. Không ngần ngại, Lương Văn Hạt vượt qua nhiều lớp rào, dẫn tổ nhanh chóng thọc sâu, chia cắt địch, diệt hết các mục tiêu được phân công. Tổ đồng chí phụ trách đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tích cực cùng đơn vị diệt 250 tên địch. Trận đánh thắng lợi buộc địch ở một điểm cao gần đó cũng phải rút chạy.


Trận đánh Ta Can ngày 6 tháng 2 năm 1971, Lương Văn Hạt chỉ huy trung đội đảm nhiệm hướng chủ yếu. Khi sắp đến giờ nổ súng thì hướng bạn bị lộ, địch bắn ra ác liệt. Đồng chí nhanh chóng diệt hỏa điểm địch, tạo thuận lợi cho hướng bạn vượt qua hàng rào, sau đó lại nhanh chóng chỉ huy trung đội diệt hết các mục tiêu được phân công. Trận này trung đội đồng chí đã góp phần chủ yếu cùng đại đội diệt 73 tên địch. Riêng Lương Văn Hạt đánh sập 4 hầm ngầm, bắn chết 3 tên.


Trận đánh điểm cao 1863 ở Long Chẹn ngày 3 tháng 5 năm 1971, trước khi đánh, đồng chí đã vào trinh sát vị trí nhiều lần (trong điều kiện phải vượt qua nhiều bãi mìn, nhiều chặng địch tuần tra, canh gác nghiêm ngặt). Khi đánh, ngay phút đầu, Lương Văn Hạt đã diệt tên lính gác, rồi nhanh chóng cùng tổ dùng bộc phá diệt khu trung tâm thông tin, cắt đứt liên lạc của địch. Sau 5 phút chiến đấu, trung đội đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm khu vực được phân công. Sau đó, Lương Văn Hạt chỉ huy trung đội phát triển sang khu vực khác, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trận này địch bị diệt 70 tên.


Trận Long Chẹng ngày 8 tháng 1 năm 1972, đồng chí được giao nhiệm vụ dẫn một tổ lên mỏm núi đá cao, tiêu diệt hỏa điểm đại liên và súng cối địch, tạo điều kiện cho đơn vị tập kích sân bay vào mờ sáng hôm sau. Trời tối, địa hình chưa quen, đồng chí dẫn tổ luồn rừng, tiến đến gần mục tiêu. Khi sắp đến vị trí chiến đấu thì hai tổ viên bị lạc. Trời đã sáng, Lương Văn Hạt một mình vẫn kiên quyết đánh địch bằng tất cả các loại vũ khí, tiểu liên, lựu đạn thủ pháo. Khi bị thương vào tay phải, đồng chí khắc phục khó khăn vừa tự băng bó, vừa tiếp tục chiến đấu tiêu diệt địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn vào đánh sân bay được dễ dàng.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Lương Văn Hạt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Sáu, 2022, 09:29:06 am
ANH HÙNG NGUYỄN THÁI GIÁM


Nguyễn Thái Giám, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, chính trị viên phó đại đội 1 ô tô vận tải thuộc binh trạm 1 Cục Hậu cần Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1971, Nguyễn Thái Giám làm nhiệm vụ quốc tế, vận chuyển hàng từ Quân khu 4 sang Lào, mỗi năm thường tham gia vận chuyển trên 300 ngày, nhiều tháng vận chuyển 29 đến 30 ngày. Dù khó khăn, ác liệt thế nào, đồng chí cũng tìm mọi cách vượt qua đưa hàng tới đích an toàn, đầy đủ, đúng thời gian.


Tháng 2 năm 1966, trong lúc đang chở hàng, chiếc xe đi trước bị chập điện, bốc cháy, Nguyễn Thái Giám nhanh chóng lấy chăn màn của mình dập tắt lửa, cứu được xe. Khi đoàn xe quay về, thời gian yêu cầu rất gấp, giữa đường gặp bom nổ chậm không qua được, đồng chí nhanh chóng tổ chức đơn vị mở đường vòng. Chỉ san 2 giờ, toàn đơn vị đã vượt qua được trọng điểm, về tới đích đúng giờ quy định.


Ngày 13 tháng 3 năm 1966, xe Nguyễn Thái Giám đến trọng điểm thì địch đánh phá dữ dội. Một xe bạn bị đổ, 2 đồng đội trong xe bị thương. Đồng chí không quản ngại nguy hiểm, xông vào kích xe cứu được 2 đồng đội. Lúc đó xe đồng chí bị thủng lốp, vỡ kính Nguyễn Thái Giám nhanh chóng lái xe đến chỗ an toàn, sửa chữa rồi tiếp tục vược qua trọng điểm về tới đích kịp thời gian.


Ngày 2 tháng 2 năm 1967, đơn vị chở hàng gấp sang giúp Lào. Giữa đường gặp đoàn xe bạn ùn lại vì phía trước có bom nổ chậm. Đồng chí xung phong đến lăn quả bom xuống vực, giải phóng đường cho đoàn xe qua trọng điểm an toàn.


Ngày 13 tháng 4 năm 1968, tại ngã ba Đồng Lộc, đoàn xe của đơn vị đồng chí đang chạy phải dừng lại vì có bom từ trường. Trong lúc máy bay địch đang bay lượn trên đầu, với kinh nghiệm nhiều lần phá bom thành công, Nguyễn Thái Giám xung phong lái xe vượt qua để phá bom. Kết quả, bom nổ, đường thông, xe đồng chí vẫn an toàn. Nhờ đó đoàn xe vượt qua được trọng điểm, về tới đích bảo đảm thời gian quy định.


Từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 4 năm 1972, tại một ngầm ở Ply Khăm Say, đồng chí cùng 2 đồng đội có nhiệm vụ đào một chiếc xe bị bom vùi. Trong khi đào, 3 lần máy bay địch đến đánh phá, Nguyễn Thái Giám bình tĩnh động viên anh em giữ vững quyết tâm làm nhiệm vụ. Sau 4 ngày đêm đào bới liên tục, tổ đồng chí đã đưa được chiếc xe về sửa chữa, sử dụng tốt.


Nguyễn Thái Giám luôn chịu khó học tập, nâng cao trình độ tay nghề, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật chiến trường, đã lái 11 vạn ki-lô-mét an toàn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 14 bằng khen, giấy khen.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Thái Giám được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Sáu, 2022, 06:42:21 pm
ANH HÙNG HÀ VĂN THANH


Hà Văn Thanh sinh năm 1948, dân tộc Thái, quê ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 1 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó đại đội 11 ô tô vận tải tiểu đoàn 51, binh trạm 34, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1972, Hà Văn Thanh lái xe vận chuyển trên tuyến đường 559. Quá trình làm nhiệm vụ, hàng chục lần máy bay địch đánh vào đoàn xe, nhiều lần xe hỏng giữa đường, nhiều ngày mưa lũ, đường lầy lội, khó đi, đồng chí vẫn giữ vững quyết tâm, kiên quyết hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng chí luôn dẫn đầu đơn vị về vượt cung, tăng chuyến đưa hàng tới đích an toàn, đủ số lượng Hà Văn Thanh đã đi 233 chuyến có 146 chuyến vượt cung độ từ 2 đêm chuyến xuống 1 đêm chuyến; đã chuyển được 1.066 tấn hàng; kết hợp vận chuyển hai chiều, chuyển được 755 thương binh về phía sau an toàn.


Đồng chí có nhiều hành động dũng cảm, cứu người, cứu xe, cứu hàng, nêu gương tốt cho toàn đơn vị học tập.


Có lần đoàn xe của đơn vị vừa tới trọng điểm thì máy bay địch đến ném bom từ trường. Không ngần ngại, Hà Văn Thanh xung phong lái xe đi trước phá bom. Bom nổ, thùng xe bị hất lên, đồng chí bình tĩnh, giữ xe thăng bằng, vượt ra khỏi bãi bom, nhanh chóng sửa cả 4 lốp xe bị thủng, tiếp tục đưa xe tới đích an toàn.


Hai lần thấy đoàn xe bạn bị máy bay C130 đánh vào đội hình Hà Văn Thanh mưu trí bật đèn xe, nhanh chóng chạy sang hướng khác để thu hút hỏa lực địch. Nhờ đó, cả đoàn xe 12 chiếc của đơn vị bạn chở đầy hàng được an toàn.


Có lần gặp xe bạn bị máy bay địch đánh cháy, đồng chí dũng cảm xông vào dập tắt lửa và nhanh chóng lái chiếc xe đó đến nơi an toàn. Sau khi băng bó cho bạn chu đáo, Hà Văn Thanh tiếp tục lái xe mình đến đích kịp thời gian quy định.


Đồng chí đã kéo và sửa chữa xe cho bạn 80 lần (có 28 lần ở trọng điểm địch đang đánh phá); bồi dưỡng, giúp đỡ 8 đồng chí trở thành lái chính.


Đồng chí luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, có tinh thần yêu quý của công, tiết kiệm được 1.500 lít xăng, thu nhặt được 3 tấn phụ tùng máy móc ở các xe bị địch đánh hỏng và 2.340 vỏ phuy xăng ở dọc đường.


Hà Văn Thanh luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, không ngừng nâng cao trình độ lái xe và sử dụng xe tốt, chấp hành nghiêm túc các chế độ bảo quản, bảo dưỡng, kéo dài thời gian sử dụng xe, máy. Đồng chí đã lái 38.221 ki-lô-mét an toàn.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 42 bằng khen.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Hà Văn Thanh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Sáu, 2022, 06:42:54 pm
ANH HÙNG BÙI THỊ THIÊM


Bùi Thị Thiêm, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Giang, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình, là công nhân viên quốc phòng chuyển vào quân đội tháng 1 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là y tá, ban nội 2, viện quân y 4, Cục hậu cần Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1972, Bùi Thị Thiêm làm y tá kiêm hộ lý, phục vụ bộ phận thương binh, bệnh binh nặng. Trong ban nhiều người đi công tác, đồng chí đã làm thay cả phần việc của người khác. Nhiều ngày, Bùi Thị Thiêm làm việc 14 đến 15 giờ, nhiều tháng làm việc 29 đến 30 ngày. Có đợt 6-7 ngày liền, mình đồng chí đảm nhiệm chăm sóc chu đáo cho 70 thương binh nặng.


Đồng chí không quản khó khăn, vất cả, từ việc giặt giũ quần áo, tắm rửa, đổ bô, lúc nào thương binh cần, đồng chí đều vui vẻ phục vụ.


Đơn vị cho Bùi Thị Thiêm sang công tác ở bộ phận khác đỡ vất vả hơn (vì sức khỏe chị giảm sút, lại bận con nhỏ), nhưng đồng chí vẫn xin được tiếp tục phục vụ trong ban cũ.


Tuy bận công tác nhiều, lại bận con nhỏ, nhưng Bùi Thị Thiêm cố gắng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để làm tốt nhiệm vụ. Đồng chí phấn đấu đạt trình độ nghiệp vụ của một y tá loại giỏi; đã tiêm hàng vạn mũi tiêm an toàn, phát thuốc không một lần nhầm lẫn; đồng thời còn làm thành thạo một số việc cấp cứu của y sĩ như kiểm tra phân loại, xử trí bước đầu vết thương...


Bùi Thị Thiêm luôn tham gia chăm lo đời sống và sự tiến bộ của đơn vị, tích cực giúp đỡ, hướng dẫn anh chị em mới nhanh chóng nắm vững nghiệp vụ, bảo quản tốt cơ sở vật chất kỹ thuật.


Tuy bận nhiều việc, đồng chí vẫn tích cực tăng gia sản xuất. Mỗi năm Bùi Thị Thiêm thường thu hoạch hơn 100 ki-lô-gam rau xanh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 6 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 7 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Bùi Thị Thiêm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Sáu, 2022, 06:43:36 pm
ANH HÙNG PHẠM TRƯƠNG UY


Phạm Trương Uy, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Vũ Lạc. huyện Kiến Xương, tinh Thái Bình, trú quán tại xã Đồng Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 5 năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 64 tên lửa trung đoàn 236, sư đoàn 367, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1972, Phạm Trương Uy đã tham gia chiến đấu gần một trăm trận, trận nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Là một sĩ quan điều khiển, đồng chí chú ý nghiên cứu nắm chắc thủ đoạn hoạt động của địch để xử trí kịp thời. Đồng chí đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 22 máy bay Mỹ. Khi là tiểu đoàn trưởng, Phạm Trương Uy lãnh đạo đơn vị chiến đấu ngoan cường, chỉ huy mưu trí, chọn đúng mục tiêu, hạ lệnh bắn kịp thời, nên đã chỉ huy đơn vị bắn rơi 9 máy bay Mỹ.


Trận đánh ngày 15 tháng 10 năm 1965 ở Phù Ninh (Vĩnh Phú), khi báo động, máy bay đã vào cách trận địa 12 ki-lô-mét, đồng chí bình tĩnh, kịp thời phóng 2 quả đạn, diệt gọn cả tốp 2 máy bay F105.


Tháng 2 năm 1967, ở Yên Nghĩa (Hà Đông), Phạm Trương Uy cũng kịp trắc thủ phát hiện một tốp máy bay F4 bay thấp ở độ cao 1 ki-lô-mét, xa 22 ki-lô-mét. Đồng chí chỉ huy bám sát mục tiêu, nắm chắc thời cơ, hạ lệnh phóng 2 quả đạn, hạ 2 máy bay (1 chiếc rơi tại chỗ).


Trận đánh ngày 31 tháng 3 năm 1972 ở Vĩnh Linh, Phạm Trương Uy chỉ huy đơn vị phóng 2 quả đạn, hạ tại chỗ 1 máy bay F4, gây khí thế sôi nổi, hào hứng cho đơn vị trong ngày đầu mở chiến dịch Quảng Trị.


4 giờ sáng ngày 2 tháng 4 năm 1972, ở Vĩnh Linh, phát hiện được máy bay B.52 từ xa 100 ki-lô-mét, ở độ cao 11 ki-lô-mét, đồng chí theo dõi, bám chắc mục tiêu, cho phóng 3 quả đạn, bắn rơi 1 chiếc.


Ngày 3 tháng 4 năm 1972, với một bệ phóng, đồng chí chỉ huy đánh 3 trận, bắn 3 quả đạn, hạ 3 máy bay Mỹ.


Ngày 27 tháng 8 năm 1972, đơn vị bị máy bay địch đánh vào trận địa 7 lần, một số khí tài bị hỏng nặng. Cán bộ tiểu đoàn chỉ còn 2 người, Phạm Trương Uy đã chỉ huy đơn vị cứu chữa thương binh, sửa chữa khí tài, nhanh chóng ổn định và triển khai chiến đấu, nên hồi 0 giờ 40 phút ngày 28 tháng 8 năm 1972, đơn vị đã bắn rơi 1 máy bay B.52 Mỹ.


Đồng chí tích cực huấn luyện cho đơn vị, cùng cán bộ chỉ huy xây dựng được hai kíp trắc thủ giỏi. Phạm Trương Uy thường chịu khó nghiên cứu, rút kinh nghiệm cách điều khiển tên lửa và đặt thành quy định trong tiểu đoàn.


Phạm Trương Uy luôn chấp hành tốt mệnh lệnh chiến đấu, tôn trọng và đề cao vai trò tập thể, giữ vững đoàn kết, gần gũi quần chúng, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 10 bằng khen, giấy khen.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Phạm Trương Uy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Sáu, 2022, 06:44:12 pm
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN PHIỆT


Nguyễn Văn Phiệt, sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Chiến thắng, huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 2 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh húng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 57 tên lửa, trung đoàn 261, sư đoàn 361, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1972, Nguyễn Văn Phiệt đã tham gia chiến đấu 85 trận. Trong chiến đấu địch dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt như bay ở nhiều độ cao, nhiều hướng, thả nhiễu, phóng tên lửa vào trận địa..., đồng chí vẫn bình tĩnh, xử trí tốt các tình huống, chọn đúng tốp, điều khiển đạn chính xác, góp phần cùng kíp trắc thủ bắn rơi 19 máy bay Mỹ.


Ngày 20 tháng 10 năm 1966, đơn vị đánh trận đầu, Nguyễn Văn Phiệt điều khiển 1 quả tên lửa bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F105, rút được kinh nghiệm cho trung đoàn chỉ đạo chung.


Ngày 27 tháng 6 năm 1972, đồng chí vừa nhận nhiệm vụ phụ trách tiểu đoàn pháo 57 thì địch vào đánh Hà Nội, đồng chí trực tiếp chỉ huy đơn vị bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F4.


Cuối tháng 7 năm 1972, Nguyễn Văn Phiệt trực tiếp chỉ huy đơn vị bắn rơi 3 máy bay F4.


Đặc biệt, trong đợt chiến đấu bảo vệ Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 28 tháng 12 năm 1972, Nguyễn Ván Phiệt trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn bắn rơi 4 chiếc.


Tiểu đoàn đồng chí là đơn vị bắn rơi chiếc máy bay B.52 đầu tiên của địch trong đợt chúng đánh vào Hà Nội. Thành tích đó đã góp phần cổ vũ các tiểu đoàn khác hăng hái thi đua lập công.


Nguyễn Văn Phiệt chịu khó đi sâu nghiên cứu vũ khí, trang bị, chỉ huy linh hoạt, xử trí kịp thời, chính xác trong nhiều tình huống chiến đấu phức tạp; chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, gương mẫu trong sinh hoạt, khiêm tốn, giản dị, được quần chúng tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Văn Phiệt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Sáu, 2022, 06:48:30 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NGHĨA


Nguyễn Văn Nghĩa, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xá Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 7 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, đại đội phó đại đội 11 máy bay tiêm kích Mích 21 thuộc trung đoàn 927, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 23 tháng 12 năm 1972, Nguyễn Văn Nghĩa đã xuất kích 7 lần, lần nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí bắn 7 quả tên lửa, hạ 5 máy bay F4, chỉ huy biên đội bắn rơi 1 chiếc khác.


Trong 2 ngày 23 và 24 tháng 6 năm 1972, trên vùng trời Bắc Thái, khi phát hiện địch, mặc dù địch đông gấp 5 lần, đồng chí vẫn bình tĩnh bắn rơi 2 chiếc F4. Mục tiêu được bảo vệ an toàn.


Ngày 6 tháng 10 năm 1972, trên vùng trời Hà Bắc, Nguyễn Văn Nghĩa chỉ huy biên đội 2 chiếc đánh với 16 chiếc máy bay địch. Mặc dù địch ở nhiều hướng và bay ở nhiều độ cao, yểm hộ cho nhau khá chặt chẽ, đồng chí vẫn mưu trí, dũng cảm chiến đấu, bắn 1 quả tên lửa hạ 1 chiếc và chỉ huy đồng đội bắn rơi 1 chiếc khác. Số máy bay còn lại của địch hoảng hốt bỏ chạy, mục tiêu được bảo vệ an toàn.


Nguyễn Văn Nghĩa luôn chịu khó học hỏi, nghiên cứu, rèn luyện nên kỹ thuật bay và phóng tên lửa đạt loại giỏi; luôn tích cực hướng dẫn, giúp đỡ đồng đội, gương mẫu trong mọi công tác, sinh hoạt của đơn vị.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 4 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Văn Nghĩa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Sáu, 2022, 06:49:08 am
ANH HÙNG PHẠM TUÂN


Phạm Tuân, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, trung đội trưởng đại đội 5 máy bay tiêm kích Mích 21, trung đoàn 92, sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong thời gian từ 18 đến 29 tháng 12 năm 1972, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, Phạm Tuân xung phong trực chiến liên tục, nhiều khi trực suốt cả ngày đêm và luôn chủ động xin được cất cánh đánh máy bay B.52 địch.


Đêm 18 tháng 12 năm 1972, khi được lệnh cất cánh, mặc cho máy bay địch đang đánh phá sân bay, đồng chí nhanh chóng vận động qua hố bom, đến nơi để máy bay và lập tức cất cánh. Phát hiện máy bay đồng chí đang bay lên, địch phóng tên lửa tới. Phạm Tuân bình tĩnh tránh tên lửa địch, đến khu vực chiến đấu kịp thời. Khi được lệnh hạ cánh, hệ thống thông tin liên lạc, đèn dấu, đường băng sân bay bị hỏng, máy bay địch vẫn đang đánh phá sân bay, đồng chí bình tĩnh cho máy bay hạ cánh an toàn. Ngay sau đó, về sở chỉ huy, đồng chí lại tiếp tục trực chiến.


Đèm 27 tháng 12 năm 1972, nhiều tốp máy bay B.52 từ hướng tây bắc bay vào đánh phá Hà Nội. Được lệnh cất cánh, Phạm Tuân điều khiển máy bay nhanh chóng tiếp cận khu vực có máy bay địch. Phát hiện máy bay địch, đồng chí xin công kích. Lúc này, máy bay F.4 bay ở nhiều độ cao, bảo vệ B.52 rất chặt chẽ, Phạm Tuân dũng cảm xông thẳng vào tốp B.52, bắn 2 quả tên lửa, hạ tại chỗ 1 chiếc. Sau đó Phạm Tuân nhanh chóng vượt khỏi tốp máy bay yểm trợ của địch về hạ cánh an toàn. Hành động dũng cảm của đồng chí được nhân dân và đồng đội mến phục, quân địch khiếp sợ.


Phạm Tuân luôn chịu khó nghiên cứu, học tập, rèn luyện nên đã lái thành thạo hai loại máy bay Mích 17 và Mích 21 trong mọi điều kiện thời tiết phức tạp; tích cực giúp đỡ anh em lái mới nhanh chóng cất cánh chiến đấu được. Đơn vị đồng chí phụ trách ngày càng tiến bộ.


Phạm Tuân luôn gương mẫu về mọi mặt, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, chỉ thị, mệnh lệnh chiến đấu, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Phạm Tuân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2022, 03:44:36 pm
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN GIẰNG


Nguyễn Văn Giằng, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Tiên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 196-5. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trắc thủ ra-đa thuộc đại đội 46, tiểu đoàn 8, sư đoàn 373, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Văn Giằng làm nhiệm vụ phát hiện máy bay từ hướng biển vào, phục vụ cho các lực lượng phòng không ở Nam Hà, Hải Phòng, Quảng Ninh... Đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chịu khó nghiên cứu học hỏi, nắm chắc phương tiện, khí tài, nên lần nào máy bay địch vào đồng chí cũng phát hiện nhanh, thông báo kịp thời, chính xác. Nguvễn Văn Giằng đã phát hiện được 1.500 lần tốp máy bay địch ở độ cao 200 đến 300 mét (độ cao khó phát hiện), rút được nhiều kinh nghiệm tốt cho binh chủng về theo dõi máy bay địch ở độ cao thấp.


Ngày 6 tháng 8 năm 1969, thời tiết xấu, mây nhiều, 1 máy bay C.130 mang 1 máy bay trinh sát không người lái từ biển vào; đồng chí phát hiện nó từ xa (170 ki-lô-mét) và luôn bám sát hướng, đường đi. Khi cách bờ biển Nam Hà 100 ki-lô-mét, chiếc C.130 thả chiếc máy bay không người lái bay vào. Nguyễn Văn Giằng kịp thời thông báo cho lực lượng phòng không chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, bắn rơi chiếc máy bay trinh sát. Từ đó giúp trung đoàn rút được kinh nghiệm về bắn máy bay trinh sát không người lái do máy bay C.130 thả vào.


Ngày 23 tháng 5 năm 1972, 32 lần chiếc máy bay địch ở nhiều hướng, nhiều độ cao thả nhiễu và vao đánh phá Hải Phòng. Do trình độ kỹ thuật giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, đồng chí đã theo dõi, bám sát mục tiêu từ xa 220 ki-lô-mét, thông báo số lượng, kiểu loại máy bay địch cho các đơn vị phòng không chiến đấu bắn rơi 4 máy bay địch.


Ngày 11 tháng 7 năm 1972, 32 lần chiếc máy bay địch thả nhiễu dày đặc, vào đánh Hà Bắc, Nguyễn Văn Giằng theo dõi sát, thông báo kịp thời, chính xác cho các đơn vị phòng không chiến đấu tốt.


Nguyễn Văn Giằng luôn tranh thủ mọi thời gian học tập, đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, sử dụng thành thạo khí tài, trang bị, phát hiện, bám sát máy bay địch trong nhiều tình huống phức tạp, tích cực giúp đỡ đồng đội, chăm lo xây dựng tiểu đội tiến bộ về mọi mặt.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 11 bằng khen và giấy khen, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 3 thang 9 năm 1973, Nguyễn Văn Giằng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2022, 03:45:14 pm
ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC QUỐC


Nguyễn Đức Quốc (tức Nguyễn Đức Ngô), sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Hiệp Mỹ, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 5 năm 1951. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, quân nhân chuyên nghiệp, quản đốc phân xưởng nhà máy V113, Cục Quân giới, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Đức Quốc công tác ở ngành quân giới từ năm 1951, trưởng thành từ công nhân lên quản đốc phân xưởng. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tận tụy công tác, là một trong những đồng chí đạt ngày công cao nhất trong nhà máy. Nhiều đợt Nguyễn Đức Quốc làm việc 12 giờ đến 14 giờ mỗi ngày trong một tháng liền. Đồng chí chịu khó đi sâu nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đạt loại giỏi về kỹ thuật tiện, phay, bào, mài; làm được nhiều khuôn mẫu dụng cụ cắt gọt, khuôn dập, đồ gá lắp..., phục vụ tốt cho nhà máy sản xuất nhiều bộ phận chủ yếu của nhiều loại mìn và đạn.


Trong sản xuất, Nguyễn Đức Quốc đã phát huy 45 sáng kiến, tăng năng suất từ 50% đến 500%, bảo đảm chất lượng tốt, giảm nhẹ và an toàn lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, làm lợi cho Nhà nước trên 40.000 đồng; có nhiều sáng kiến có giá trị về mặt công nghệ chế tạo, giải quyết được, khó khăn về khan hiếm nguyên vật liệu như:

- Sáng kiến tiện dây cuốn lò xo giảm xóc của pháo 37, tăng năng suất lao động 200%, chất lượng tốt.

- Sáng kiến chế tạo đồ gá phóng hình mài dao doa có hình dáng phức tạp, giảm thời gian mài từ 1 giờ 30 phút xuống 35 phút một buồng đạn súng CKC.

- Sáng kiến cải tiến doa, chuyển từ doa 6 lưỡi xuống doa 2 lưỡi để doa nòng súng, giảm được hai phần ba thời gian chế tạo dụng cụ, ít nguyên liệu, dễ làm, bảo đảm độ nhẵn của nòng súng cao hơn; khi sản xuất, công nhân thợ bậc thấp cũng làm được.

- Sáng kiến nghiên cứu chế tạo lõi cối bằng hợp kim để dập vuốt ống muống nụ xòe thay cho lõi cối bằng thép các-bon, bảo đảm độ bền gấp 20 lần, tiết kiệm được nhiều công chế tạo và nguyên vật liệu, giải quyết được khó khăn về khuôn mẫu khan hiếm phải nhập từ nước ngoài.


Từ năm 1969 đến năm 1973, với cương vị quản đốc phân xương, Nguyễn Đức Quốc chịu khó nghiên cứu, rút kinh nghiệm, không ngừng cải tiến các khâu dây chuyền, hợp lý hóa sản xuất, đưa năng suất lao động của phân xưởng mỗi năm một tăng, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Năm nào phân xưởng cũng được công nhận là phân xưởng tiên tiến và được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba.


Nguyễn Đức Quốc luôn đi sát, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân; động viên giúp đỡ anh chị em phát huy sáng kiến. Đồng chí bồi dưỡng, kèm cặp được 80 đồng chí thợ mài, thợ tiện có trình độ khá.


Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tiết kiệm, yêu quý của công, tận dụng nguyên vật liệu thừa, cũ, giảm được chi phí cho Nhà nước hàng vạn đồng.


Nguyễn Đức Quốc gương mẫu tham gia mọi hoạt động của đơn vị, giản dị, khiêm tốn, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 18 bẳng khen, 33 giấy khen, 8 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Đức Quốc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2022, 03:45:48 pm
ANH HÙNG NGUYỄN HỮU TẠI


Nguyễn Hữu Tại, sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Thành, huyện Cần Ngang, tỉnh Trà Vinh, làm công tác ở xưởng quân giới tỉnh Vĩnh Trà từ tháng 4 năm 1950, chuyển sang bộ đội từ tháng 12 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy (quân nhân chuyên nghiệp), tổ trưởng tổ gò hàn xưởng 48, Cục Kỹ thuật thuộc Bộ tư lệnh Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1950 đến năm 1954. Nguyễn Hữu Tại công tác ở xưởng quân giới tỉnh Vĩnh Trà; từ năm 1955 đến năm 1973, công tác ở xưởng sửa chữa tàu thuộc Bộ tư lệnh Hải quân.


Hơn 20 năm phục vụ quân đội, Nguyễn Hữu Tại luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bền bỉ, tận tụy, tích cực công tác. Nhất là từ năm 1955 đến năm 1973, đồng chí đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, làm việc không quản vất vả, mệt nhọc; là một trong những người dẫn đầu năng suất của tổ, năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch.


Nguyễn Hữu Tại chịu khó đi sâu nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, tăng năng suất , lao động, bảo đảm chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm nhẹ và an toàn lao động.


Trước đây, sản xuất bộ vòng kẹp các đầu mối ống dẫn nước, dẫn dầu, ống hơi... trong máy tàu, thường phải một giờ mới xong một bộ. Nguyễn Hữu Tại nghiên cứu cải tiến dụng cụ sản xuất, nhờ đó đã rút xuống 5 phút xong một bộ.


Trong tàu săn ngầm có bình làm nguội khí, mỗi khi bị dò phải bỏ đi. Bình mới rất hiếm, phải nhập từ nước ngoài vào. Đồng chí đã miệt mài nghiên cứu, hàn thành công những bình dò, bảo đảm sử dụng tốt.


Thấy nhà máy chỉ có một máy hàn nặng 400 ki-lô-gam, cơ động khó, không thuận tiện cho việc sử dụng, tranh thủ các giờ nghỉ, Nguyễn Hữu Tại tích cực nghiên cứu, thiết kế bản vẽ, tìm kiếm nguyên vật liệu, trong 6 tháng liền (có sự giúp đỡ của những người xung quanh), đã làm thành công một máy hàn nặng 40 ki-lô-gam, chất lượng tốt, sử dụng thuận tiện.


Nguyễn Hữu Tại có tinh thần cần kiệm, yêu quý của công, giữ gìn máy móc, trang bị tết, tích cực thu nhặt nguyên vật liệu cũ. Với những thứ thu nhặt được, đồng chí đã tổ chức làm được búa, đục, mỏ hàn... Đồng chí đã góp phần cùng tổ sửa chữa, phục hồi được một máy đốt và hai máy khoan đã hư hỏng nặng.


Nguyễn Hữu Tại chịu khó học tập, tranh thủ giờ nghỉ nghiên cứu sách kỹ thuật, học hỏi người xung quanh nên tay nghề ngày càng cao. Đối với mọi người, đồng chí tận tình giúp đỡ, hướng dẫn nâng cao trình độ kỹ thuật.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 12 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Hữu Tại được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2022, 03:46:35 pm
ANH HÙNG VŨ THỊ THANH NHÂM


Vũ Thị Thanh Nhâm, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Hà. Khi được tuyên dương anh hùng, đồng chí là xã đội phó xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1972, Vũ Thị Thanh Nhâm tham gia bắn máy  bay địch trên một trăm trận. Khi địch thả bom nổ chậm, đồng chí xung phong đi phá bom, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.


Khi làm nhiệm vụ bắn máy bay địch, trận địa thường bị địch đánh phá dữ dội, đồng chí luôn bình tĩnh, dũng cảm chỉ huy đơn vị bắn kịp thời, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ cống Quân Vinh.


Khi phụ trách bộ phận cứu sập, lần nào máy bay địch đánh vào xã, đồng chí cũng dẫn đầu đơn vị vượt qua bom đạn cứu dân.


Ngày 5 tháng 8 năm 1966, đồng chí xông vào nơi máy bay địch đang đánh phá, bới hầm sập, cứu được một gia đình 4 người.


Ngày 5 tháng 1 năm 1967, mặc cho máy bay địch đánh phá đoàn tàu, thuyền đậu trong cảng sông, đồng chí nhanh chóng chạy đến băng bó và cõng được 3 người bị thương đến nơi an toàn.


Ngày 21 tháng 5 năm 1967, khi máy bay địch đánh phá, đồng chí xông vào khu vực đang cháy, động viên mọi người cùng mình dập tắt lửa, nhanh chóng chuyển được 5 tấn thóc và một số gỗ ra nơi an toàn.


Trong nhiệm vụ tháo, phá bom, bất kể ngày đêm, thấy có bom chưa nổ là Vũ Thị Thanh Nhâm tìm mọi cách để phá. Đồng chí đã cùng tổ phá được 23 quả bom, riêng đồng chí phá được 3 quả bom từ trưởng, 4 quả bom xuyên.


Ngày 19 tháng 4 năm 1987, máy bay địch đến thả nhiều bom từ trường xuống cửa sông Ninh Cơ, đồng chí bình tĩnh cắm biển đánh dấu khu vực có bom để bâo đảm an toàn cho thuyền bè qua lại. Trong lúc đang cắm biển, bom nổ hất đồng chí ngã xuống và ngất đi. Khi tỉnh dậy, đồng chí lại tiếp tục làm nhiệm vụ.


Nhiều lần Vũ Thị Thanh Nhâm cùng tổ đi dọc sông để tìm bom. Có lần bom nổ, thuyền bị vỡ, người bị hất xuống nước, toàn tổ vẫn hăng say làm nhiệm vụ.


Ngày 25 tháng 12 năm 1967, phát hiện một quả bom từ trường nằm ở mép nước, thấy không thể phá được bằng phương pháp dùng bè trên có đặt mảnh tôn, cho trôi gần quả bom, đồng chí dùng một mảnh kim loại lớn buộc vào cây sào tre, nấp kín trong hầm, kéo đi, kéo,lại, phá được quả bom.


Ngày 15 tháng 5 năm 1972, máy bay địch ném nhiều loại bom xuống sông Ninh Cơ và một số địa điểm trong xã. Không ngại hy sinh, gian khổ, đồng chí dũng cảm vào khu có bom chưa nổ để nghiên cứu và cùng tổ bàn cách tháo, phá bom. Kết quả toàn tổ đã phá được 7 quả bom từ trường, 2 quả bom xuyên và góp phần cùng đơn vị bạn đánh phá được 12 quả bom khác.


Vũ Thị Thanh Nhâm đã góp nhiều thành tích vào việc huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật cho dân quân du kích địa phương. Trong các đợt tuyển quân, đồng chí tích cực động viên thanh niên tòng quân và gương mẫu tham gia các phong trào ở địa phương. Tuy bận công tác, đồng chí luôn tranh thủ tham gia sản xuất, đảm bảo đủ công điểm, tích cực giúp đỡ các gia đình neo đơn, sống khiêm tốn, giản dị, được nhân dân yêu mến.


Vũ Thị Thanh Nhâm được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Vũ Thị Thanh Nhâm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2022, 03:47:11 pm
ANH HÙNG TRƯƠNG VĂN ĐO


Trương Văn Đo, sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Sơn, huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, nhập ngũ năm 1949, phục viên năm 1958. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội trưởng xã Vĩnh Sơn, khu Vĩnh Linh, đảng viên Đàng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1959 đến năm 1973, Trương Văn Đo đã qua các cương vị công tác: chính trị viên xã đội, chủ nhiệm hợp tác xã, xã đội trường, chủ tịch xã, phó bí thư đảng ủy xã. Ở cương vị nào, đồng chí cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Từ năm 1965 đến năm 1973, Trương Văn Đo làm xã đội trưởng, đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chăm lo xây dựng lực lượng dân quân xã ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Đồng chí đã trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu 34 trận đánh máy bay Mỹ. Lực lượng dân quân do đồng chí phụ trách đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ, được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Đơn vị anh hùng.


Trương Văn Đo luôn đi đầu trong mọi khó khăn, nguy hiểm, hết lòng phục vụ vả bảo vệ nhân dân. Nhiều lần, đồng chí xông vào nơi máy bay địch đang đánh phá để cứu người, cứu hàng. Mặc cho bom nổ, lửa cháy dữ dội, đồng chí vẫn lao vào đưa được 9 người đang bị tai nạn ra nơi an toàn, góp phần cùng đơn vị cứu được hàng nghìn tấn hàng của Nhà nước. Có lần, đồng chí bị ngất vì sức ép hơi bom, khi tỉnh dậy, lại tiếp tục làm nhiệm vụ.


Đặc biệt ngày 29 tháng 5 năm 1972, gia đình Trương Văn Do bị máy bay Mỹ đánh phá. Trong lúc đồng chí đang bới hầm để cứu người thân thì bộ binh địch tiến ra càn quét ở bờ nam sông Bến Hải. Đồng chí tạm dừng việc bới hầm, dẫn đầu đơn vị chèo thuyền vượt sông, xông vào lửa đạn cứu đồng bào đưa sang bờ bắc. Hành động của đồng chí được nhân dân khâm phục, yêu mến.


Trương Văn Đo luôn gương mẫu trong mọi công tác, tích cực dìu dắt, giúp đỡ mọi người. Tuy sức khỏe yếu, nhưng đồng chí luôn tận tụy, bền bỉ phục vụ nhân dân.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Trương Văn Đo được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2022, 03:47:57 pm
ANH HÙNG ĐÀO XUÂN HƯỚNG


Đào Xuân Hướng (tức Đào Xuân Phương) sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nhập ngũ tháng 10 năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đội trưởng đội công tác cơ sở thuộc đồn biên phòng Cù Bai Công an nhân dân vũ trang Vĩnh Linh, đảng viên Đang Cộng sản Việt Nam.


Đào Xuân Hướng tham gia hoạt động du kích ở địa phương từ những năm đánh Pháp, đã chiến đấu nhiều trận. Nhập   ngũ tháng 10 năm 1954, đến tháng 3 năm 1959, đồng chí chuyển sang lực lượng Công an nhân dân vũ trang, công tác liên tục ở vùng rẻo cao biên giới, tây Vĩnh Linh.


Lúc ở bộ đội cũng như khi chuyển sang Công an vũ trang, nhiệm vụ của đồng chí là vận động quần chúng xây dựng cơ sở, đẩy mạnh phong trào cách mạng ở vùng dân tộc ít người trên biên giới Việt - Lào. Suốt 18 năm (1954 - 1973), chiến đấu, công tác ờ vùng rẻo cao biên giới Đào Xuân Hướng luôn vững vàng, tích cực, bền bỉ công tác, chiến đấu dũng cảm, hết lòng thương yêu đồng bào các dân tộc, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới của nhân dân, bảo vệ tốt trật tự, trị an khu vực biên phòng.


Từ năm 1955 đến năm 1958, Đào Xuân Hướng tham gia vận động đồng bào Vân Kiều ở vùng Hướng Lập - Vĩnh Linh. Đây là vùng dân cư thưa thớt; đồng bào sống rải rác trên các sườn núi. Vùng này, trong kháng chiến chống Pháp, bị địch kìm kẹp gắt gao nên đời sống đồng bào rất khổ cực. Hòa bình lập lại, bọn thổ phỉ thường xuyên quấy rối, làm đồng bào các dân tộc không được yên ổn làm ăn. Nhận nhiệm vụ trên giao, đồng chí không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, ngày đêm lăn lộn tuyên truyền, vận động nhân dân nghe lời Đảng, đi theo cách mạng. Qua mấy năm đấu tranh kiên cường và khéo léo, đồng chí đã vận động được phần lớn các gia đình sống ờ trên cao xuống thấp định canh, định cư. Cùng với công tác vận động quần chúng, đồng chí còn tổ chức, hướng dẫn đồng bào đấu tranh chống bọn phản động Lào âm mưu chiếm vùng Hướng Lập.


Năm 1961, Đào Xuân Hướng hoạt động ở vùng Sê Pôn (Lào), đồng chí cùng đơn vị chiến đấu diệt 5 đồn địch, giải phóng trên sáu nghìn dân, vận động được 50 tên phỉ đem 45 súng ra hàng.


Năm 1963, Đào Xuân Hướng hoạt động ở vùng đường 9, Khe Sanh (Quảng Trị), trong lúc nhân dân bị địch tập trung vào các "ấp chiến lược", đồng chí đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, ăn ngủ ngoài rừng, tìm mọi cách vào gặp dân để tuyên truyền, vận động và xây dựng cơ sở, điều tra tình hình địch. Đồng chí đã cùng đơn vị tiêu diệt nhiều tên ác ôn và hướng dẫn nhân dân đấu tranh phá nhiều "ấp chiến lược", góp phần làm tan rã hệ thống ngụy quân, ngụy quyền dọc theo đường số 9.


Năm 1971, Đào Xuân Hướng phụ trách một tổ công tác cơ sở sang giúp bạn ở xã Pa Băng, huyện Sê Pôn. Sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 21 bản trong xã đều bị bom đạn Mỹ tàn phá nặng, đồng bào phải chạy vào các hang đá cư trú. Sống trong hang đá chật chội, mất vệ sinh, nhiều người ốm đau, đời sống rất khó khăn vì không sản xuất được. Trước tình hình đó, Đào Xuân Hướng chỉ đạo tổ công tác tìm cách tiếp xúc, tuyên truyền, vận động đồng bào ổn định nơi ăn, ở hợp vệ sinh, tranh thủ làm nương rẫy, trồng rau, hoa màu ngắn ngày để bảo đảm đời sống. Đồng chí đi nhiều nơi vay mượn lương thực giúp đồng bào, chạy chữa cho những người ốm đau.


Sau 3 tháng tận tụy giúp đỡ đồng bào, trong xã có 49 gia đình thu hoạch 20 tấn ngô, hàng chục tấn rau xanh. Phát huy kinh nghiệm đó, vụ mùa năm 1972, đồng bào đã thu hoạch một vụ ngô, lúa tốt chưa từng thấy từ trước tới nay.


Để tạo điều kiện cho đồng bảo tăng gia sản xuất, đồng chí giúp địa phương xây dựng lò rèn, sản xuất được hàng loạt dao, cuốc... phục vụ cho việc phát nương, làm rẫy. Có dụng cụ lao động, đồng bào địa phương càng hăng hái sản xuất, bảo vệ trật tự, trị an, gìn giữ làng xóm yên vui.


Với tinh thần thương yêu đồng bào các dân tộc như người anh em ruột thịt, ngoài việc giúp đỡ nhân dân ổn định đời sống, đồng chí còn tích cực tìm cây thuốc, chữa bệnh cho nhân dân, tranh thủ học được ba thứ tiếng Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác.


Do có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhân dân, Đào Xuân Hướng đã nằm chắc các đối tượng phản động, cùng địa phương tổ chức được 11 đồng chí công an và huấn luyện được 20 dân quân thành thạo tuần tra, canh giữ bản làng.


18 năm liên tục chiến đấu và công tác ở vùng rẻo cao biên giới, Đào Xuân Hướng luôn nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, khắc phục mọi gian khổ, nguy hiểm, khiêm tốn, tận tụy, hết lòng phục vụ nhân dân. Đồng chí ở đâu cũng được nhân dân yêu mến, đồng đội tin tưởng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 9 bằng khen, giấy khen.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Đào Xuân Hướng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2022, 03:49:04 pm
ANH HÙNG TRẦN VĂN TRÍ


Trần Văn Trí (tức Trần Vàn Trung), sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tình Nghệ An, nhập ngũ tháng 6 năm 1956. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy trinh sát ngoại biên thuộc lực lượng Công an nhân dân vũ trang Nghệ An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ ngày nhập ngũ cho tới năm 1973, Trần Văn Trí luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, dũng cảm chiến đấu, bền bỉ công tác, lập nhiều thành tích xuất sắc, đặc biệt trong thời gian được cử sang giúp đỡ cách mạng Lào.


Trong những năm đầu cuộc chiến tranh chống gián điệp, biệt kích và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đồng chí được cử sang Lào hoạt động ở hai xã Sảm Chè và Long Mô, huyện Mường Mộc, tỉnh Xiêng Khoảng. Vùng này đã được giải phóng, nhưng chính quyền chưa được củng cố, phong trào cách mạng còn yếu. Đồng bào trong vùng gồm nhiều dân tộc khác nhau, trình độ còn thấp, đời sống khổ cực và thướng xuyên bị địch quấy rối, phá hoại.


Khi mới sang hoạt động, tiếng Lào chưa thạo, phong tục tập quán của nhân dân địa phương chưa nắm vững, đồng chí phải ở ngoài rừng nhiều ngày đêm, sau đó mới gây dựng được cơ sở, vào ở những gia đình tốt. Do làm tốt công tác dân vận, Trần Văn Trí được nhân dân địa phương tin yêu che chở và đặt tên cho là Khăm Sinh (đẹp như vàng) để tỏ lòng kính trọng và yêu mến. Sau khi nắm chắc tình hình địa phương, đồng chí kết hợp với cán bộ của bạn phát động quần chúng, đẩy mạnh các phong trào đấu tranh cách mạng, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, bảo vệ trật tự trị an. Đồng chí cùng cán bộ bạn tổ chức nhiều lớp học cho các ngành, các đoàn thể, bồi dưỡng, hướng dẫn phương pháp, nội dung công tác cụ thể. Từ cách làm đó, Trần Văn Trí cùng bạn xây dựng được một chi bộ gồm 6 đảng viên, củng cố chính quyền, xây dựng các tổ chức đoàn thể từ các bản đến xã trong địa bàn phụ trách. Đồng chí xây dựng lực lượng an ninh và 5 trung đội dân quân có đủ khả năng bảo vệ làng bản. Xã Sảm Chè từ chỗ phong trào yếu kém trở thành xã khá toàn diện. Toàn xã có một cửa hàng mậu dịch, một trạm xá. Xóm nào cũng có lớp học bổ túc văn hóa cho cán bộ và con em đồng bào. Đồng bào còn đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phấm phục vụ kháng chiến.


Cùng với công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, củng cố chính quyền..., Trần Văn Trí đã kết hợp chặt chẽ giữa công tác binh vận với công tác trinh sát, nắm vững nghiệp vụ, xây dựng mạng lưới trinh sát phục vụ chiến đấu, bảo vệ biên giới và vùng giải phóng của bạn.


Tháng 6 năm 1970, Trần Văn Trí phối hợp với cán bộ địa phương vận động binh lính ở một đồn làm binh biến trở về với cách mạng (gồm 2 đại đội phó, 3 trung đội trường, 25 binh lính cùng nhiều vũ khí và tài liệu quan trọng). Phát huy kinh nghiệm trên, đồng chí đã tổ chức được 16 trinh sát viên, xây dựng 25 cơ sở mới, tạo điều kiện cho binh lính ở một đồn khác làm binh biến.


Đồng chí đã tuyên truyền, thuyết phục được 1 trung úy ngụy trở thành một nhân mối, cung cấp cho ta nhiều tài liệu quan trọng và giúp ta diệt được 5 tên thám báo.


Đồng chí là một cán bộ trinh sát hoạt động liên tục 11 năm trên đất Lào, thường xuyên nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí; bền bỉ và tích cực công tác, luôn khiêm tốn, giản dị, chịu khó học tặp, hết lòng thương yêu đồng bào, đồng chí. Được giao nhiệm vụ gì, dù gặp khó khăn, nguy hiểm, đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 8 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Trần Văn Trí được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2022, 03:49:55 pm
ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC HẠNH


Nguyễn Đức Hạnh (tức Nguyễn Văn Tích), sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Vũ Công, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tổ trường tổ chuyên gia thuộc Đoàn 959, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1973, Nguyễn Đức Hạnh làm nhiệm vụ giúp bạn xây dựng cơ sở cách mạng ở ven đô Viêng Chăn. Điều kiện hoạt động có nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, sinh hoạt thiếu thốn, địch ra sức khủng bố gắt gao, lủng sục càn quét liên tục. Đồng chí quyết tâm, bền bỉ công tác, kiên trì bám đất, bám dân, cùng bạn xây dựng cơ sở cách mạng. Nhiều khi ăn rau rừng hàng tuần liền, Nguyễn Đức Hạnh vẫn đi đến từng bản; giác ngộ vận động nhân dân tham gia phong trào cách mạng. Khi địch càn quét, đồng chí tổ chức cho nhân dân sơ tán, còn mình ở lại cùng du kích đánh địch. Nguyễn Đức Hạnh đã chỉ huy tổ phối hợp với bạn xây dựng được cơ sở cách mạng, tổ chức lực lượng vũ trang, chính quyền, đoàn thể ở hai huyện ven đỏ Viêng Chăn là Bô-ri-khan và Ngọt Ngừm.


Từ tháng 1 năm 1966 đến tháng 10 năm 1968, đồng chí đã cùng tổ công tác đóng giả dân Lào vào sống hợp pháp trong vùng ven thành phố Viêng Chăn, ở đây, vì bị địch bưng bít, xuyên tạc, nên nhân dân chưa hiểu cách mạng, không tiếp cán bộ. Nguyễn Đức Hạnh cùng tổ đi vào từng bản tuyên truyền, thuyết phục từng gia đình. Lúc đầu dân còn ngại không cho ở trong nhà, phải ngủ ngoài vườn, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân để hoạt động. Nguyễn Đức Hạnh cùng tổ xây dựng được 14 cơ sở cách mạng ở ven sông Nậm Ngừm.


Đặc biệt, trong tháng 7 năm 1967, biết địch chuẩn bị càn quét để bắt cán bộ ta vả phá cơ sở cách mạng, đồng chí chỉ huy tổ (6 người) cùng một số quần chúng tốt, chủ động tiến công thị trấn Na Hang, diệt 5 tên ác ôn, thu 4 súng, chặn đứng bàn tay tội ác của giặc và gây được lòng tin của nhân dân trong vùng.


Tháng 11 năm 1968, tổ Nguyễn Đức Hạnh mở rộng phạm vi hoạt động vũ trang tuyên truyền sang ven đường số 10, diệt 20 tên ngụy Lảo, xây dựng được cơ sở cách mạng ở 8 ban, tạo thế đứng chân vững chắc ở vùng đồng bằng tây Viêng Chăn.


Năm 1970, địch tập trung đánh phá, càn quét rất gắt gao vùng ven Viêng Chăn. Nhiều cơ sở cách mạng nằm im không hoạt động được. Đồng chí chỉ huy tổ cải trang vào sống hợp pháp trong vùng địch để trực tiếp chi đạo các cơ sở chống địch khủng bố và tiếp tục hoạt động. Nhờ đó, phong trào cách mạng ở đây được giữ vững và phát triển tốt.


Tháng 10 năm 1971, địch càn quét khu vực ven sông Nậm Lực. Sau khi tổ chức đưa 200 dân đi sơ tán, Nguyễn Đức Hạnh ở lại chỉ huy du kích diệt gần một trăm tên địch. Cuộc càn quét của địch bị thất bại, cơ sở cách mạng được giữ vững.


Năm 1972, tuy sực khỏe yếu, gia đình gặo khó khăn (vợ ốm chết để lại 2 con nhỏ), tổ chức gợi ý cho về nước, đồng chí vẫn xin ở lại cùng bạn tiếp tục củng cố và xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng vững mạnh.


Nguyễn Đức Hạnh đã thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ quốc tế của Đảng, tích cực vun đắp tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Lào - Việt, được nhân dân Lào tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 8 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 19 bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Đức Hạnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2022, 03:50:26 pm
ANH HÙNG TRIỆU XUÂN TÂNG


Triệu Xuân Tâng (tức Triệu Xuân Công) sinh năm 1946, dân tộc Nùng, quê ở xã Quốc Dân, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 5 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng bộ binh, thuộc đoàn 28 Quân khu Tây Bắc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1973, Triệu Xuân Tâng làm nhiệm vụ giúp Lào xây dựng cơ sở cách mạng ở tỉnh Luông Pha-băng. Điều kiện hoạt động có nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, đồng chí kiên trì bám đất, bám dân, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào cách mạng.


Trong chiến đấu, đồng chí luôn dũng cảm, mưu trí, luôn thể hiện tinh thần tiến công tiêu diệt địch. Triệu Xuân Tâng đã chỉ huy trung đội diệt trên 100 tên địch, riêng đồng chí diệt 26 tên.


Tháng 2 năm 1968, đồng chí cùng một chiến sĩ đi xây dựng cơ sở ở bắc Huội Nhang. Tổ Triệu Xuân Tâng đang làm nhiệm vụ thì bị lộ. Địch bao vây, đánh úp. Đồng đội bị hy sinh. Một mình đồng chí kiên cường đánh trả địch, diệt 8 tên. Khi rút, Triệu Xuân Tâng còn cõng được tử sĩ về mai táng chu đáo.


Trận đánh Phu Đảm ngày 14 tháng 4 năm 1972, đồng chí chỉ huy tổ mũi nhọn nhanh chóng thọc thẳng vào giữa vị tri địch, diệt sở chỉ huy, tạo thuận lợi cho đơn vị xông lên diệt gọn 1 đại đội địch. Riêng Triệu Xuân Tâng diệt 20 tên.


Trong nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng, đồng chí đã chung sống và lao động cùng nhân dân. Triệu Xuân Tâng kiên trì học nói thành thạo, đục và viết được chữ Lào, tạo thuận lợi gần gũi, tuyên truvền giáo dục quần chúng có kết qua tốt. Khi đến những địa phương cơ sở cách mạng còn yếu, nhân dân chưa cho ở trong nhà, đồng chí kiên trì thuyết phục, giúp đỡ người già, trẻ em, dần dần được nhân dân tin yêu. Kết quả, Triệu Xuân Tâng đã cùng các cán bộ địa phương xây dựng được cơ sở cách mạng ở 10 xã, bồi dưỡng được 7 cán bộ cho huyện.


Triệu Xuân Tâng kiên trì chịu đựng mọi khó khăn, nguy hiểm, hết lòng giúp bạn cùng làm công tác vận động cách mạng đối với nhân dân Lào, thương yêu đồng đội, chấp hành tốt kỷ luật, chính sách, nhiệm vụ quốc tế của Đảng, được nhân dân Lào tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 6 bằng khen, giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Triệu Xuân Tâng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2022, 03:51:01 pm
ANH HỪNG TRẦN TẤN MỚI


Trần Tấn Mới, sinh năm 1920; dân tộc Kinh, quê ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 10 năm 1945, xuất ngũ năm 1949, tái ngũ năm 1956. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, cán bộ thuộc Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng  11 năm 1965 đến năm 1973, Trần Tấn Mới làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ ra, vào hoạt động ờ vùng địch và thu thập tin tức, giấy tờ, tài liệu địch. Đồng chí hoạt động trong điều kiện có nhiều khó khăn, gian khổ, chuyến đi nào cũng phải qua khu vực địch thường vây ráp, kiểm soát ngặt nghèo. Có lần Trần Tấn Mới bị địch bao vây tới 7 ngày, vẫn bình tĩnh, dũng cảm tìm mọi cách thoát khỏi vòng vây, làm tròn nhiệm vụ. Nhiều lần, đồng chí cải trang hoạt động "hợp pháp", thu thập tài liệu, tin tức về địch, sau đó tìm mọi cách vượt qua các trạm kiểm soát của địch, khéo léo ngụy trang để che mất chúng, có khi phải đấu tranh hợp pháp với chúng để chúng cho đi, đưa tài liệu ra vùng giải phóng kịp thời.


Trần Tấn Mới đã 35 lần đưa cán bộ vàc hoạt động trong vùng địch an toàn. Nhiều lần gặp nguy hiểm, đồng chí mưu trí, dũng cảm bảo vệ cán bộ.


Đồng chí thu thập được nhiều tin tức, tài liệu địch, giúp trên nghiên cứu tình hình địch kịp thời, chính xác.


Trần Tấn Mới chấp hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, sẵn sàng nhận những việc khó khăn, nguy hiểm, giữ vững chí khí của người quân nhân cách mạng, bền bỉ hoạt động, được đồng đội tin yêu.


Trần Tấn Mới được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 7 bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Trần Tấn Mới được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Sáu, 2022, 02:37:05 pm
ANH HÙNG NGUYỄN TIẾN NHỰ


Nguyễn Tiến Nhự sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 2 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 35, trung đoàn 75, Cục nghiên cứu, Bộ Tổng Tham mưu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1973, Nguyễn Tiến Nhự làm nhiệm vụ nắm tình hình địch ở chiến trường Trị - Thiên qua sóng điện của đài kỹ thuật. Điều kiện hoạt động nhiều khó khăn máy bay địch đánh phá liên tục, đồng chí vẫn bám máy, làm việc không kể ngày đêm. Đơn vị đóng quân ở khu vực thời tiết khí hậu xấu, đồng chí bị sốt rét, đau dạ dày liên tục, nhưng vẫn kiên trì chịu đựng. Có lần bị chảy máu dạ dày, sau khi điều trị, Nguyễn Tiến Nhự lại tiếp tục công tác. Đồng chí tích cực nghiên cứu, rút kinh nghiệm, đóng góp được nhiều sáng kiến, cùng anh em cải tiến một số bộ phận trong máy để bắt được làn sóng điện của địch từ nhiều hướng.


Nguyễn Tiến Nhự nghiên cứu rất công phu các tín hiệu của địch phát đi, tìm ra nhiều loại bảng số, luật mật mã (có cả luật mật mã rất phức tạp) của địch, giúp cấp trên nắm được nhiều tin tức có giá trị về hoạt động của địch ở chiến trường.


Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, Nguyễn Tiến Nhự thường nắm trước 3 ngày các cuộc hành quân của địch từ cấp tiểu đoàn trở lên; tình hình thay quân và điều động quân của các đơn vị cấp trung đoàn; biết kế hoạch đánh phá của máy bay B.52 sớm từ 1 giờ đến 3 ngày, nhờ đó, nhiều đơn vị phòng tránh bom B.52 có kết quả.


Nguyễn Tiến Nhự đã 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 7 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 10 bằng khen, giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Tiến Nhự được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Sáu, 2022, 02:37:31 pm
ANH HÙNG HOÀNG QUANG TÍNH


Hoàng Quang Tính, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Thống Nhất, huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội phó đại đội 2 công binh thuộc tiểu đoàn 47, trung đoàn 4 đoàn 470, Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1973, Hoàng Quang Tính làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên tuyến đường 559. Trong điều kiện địch đánh phá hết sức ác liệt, đồng chí luôn dũng cảm, đi đầu trong mọi công tác, ở cương vị nào Hoàng Quang Tính cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có tháng địch đánh phá suốt 30 ngày, có ngày 4 đợt bom B.52, đồng chí vẫn thường xuyên có mặt ở nơi khó khăn, nguy hiểm nhất, động viên mọi người hăng hái làm việc. Hoàng Quang Tính luôn tìm mọi cách khắc phục khó khăn, phát huy sáng kiến, hợp lý hóa động tác đào đất, đá...; nhờ đó, đơn vị đồng chí luôn dẫn đầu trung đoàn về năng suất làm đường.


Ngày 13 tháng 4 năm 1967, địch tập trung đánh phá rất ác liệt, đường bị cắt nhiều đoạn. Hoàng Quang Tính dẫn đầu tiểu đội khẩn trương san lấp hố bom, mở rộng mặt đường, bảo đảm cho các đoàn xe vận tải vượt qua trọng điếm nhanh chóng.


Năm 1969, Hoàng Quang Tính phụ trách tiểu đội bảo đảm giao thông trên một đoạn đường có nhiều trọng điểm, ngày nào máy bay địch cũng đánh phá 3 đến 4 lần. Bất kể ngày đêm. đường bị tắc là đồng chí vận động tiểu đội đi sửa. Tiểu đội đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sửa đường.


Ngày 16 và 17 tháng 2 năm 1969, 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ nống ra khu vực Cô Ca Va, ngăn chặn giao thông ta. Mặc dù địch đông gấp bội, Hoàng Quang Tính vẫn chỉ huy tiểu đội chiến đấu kiên cường. Đồng chí bị thương 3 lần vẫn bám trận địa cùng anh em chiến đấu. Tiểu đội Hoàng Quang Tính đã đánh lui 7 đợt phản kích của 4 đại đội địch, diệt 112 tên, thu 12 súng. Riêng đồng chí diệt 30 tên.


Hoàng Quang Tính hết lòng thương yêu, giúp đỡ đồng đội. Nhiều lần thấy xe của đơn vị bạn bị bom đánh trúng, đồng chí xông vào cứu người, cứu xe và hàng. Đồng chí đã cứu được 2 người, 3 xe và 30 tấn hàng. Quá trình làm nhiệm vụ, đồng chí bị ốm, yếu, nhiều lần trên cho chuyển về phía sau, Hoàng Quang Tính đều xin ở lại làm việc.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 6 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Hoàng Quang Tính được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Sáu, 2022, 02:38:02 pm
ANH HÙNG PHẠM VĂN CỜ


Phạm Văn Cờ, sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, đại đội phó đại đội 7 công binh thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 98, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ cuối năm 1965 đến năm 1973, Phạm Văn Cờ công tác ở tuyến đường vận tải thuộc Bộ tư lệnh 559. Bất kỳ công tác gì được phân công, đồng chí đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ năm 1965 đến năm 1969, Phạm Văn Cờ phụ trách tiểu đội súng máy cao xạ 12,7 mi-li-mét, đã đánh 160 trận, bắn rơi 11 máy bay Mỹ (trong đó có 3 chiếc do đồng chí làm số 1 trực tiếp bắn rơi).


Ngày 26 tháng 4 năm 1969, địch cho nhiều máy bay cường kích đến bắn phá, yểm trợ cho máy bay lên thẳng đổ quân xuống Phi Hà (đường 60B) để ngăn chặn tuyến vận tải của ta. Phạm Văn Cờ chỉ huy tiểu đội cơ động chiến đấu 6 giờ liền, đánh lui 10 đợt tiến công của bộ binh địch, diệt nhiều tên, bắn rơi tại chỗ 1 máy bay AD6, 1 máy bay lên thẳng, bảo vệ được tuyến đường vận tải.


Từ tháng 7 năm 1969 đến tháng 12 năm 1971, trung đội Phạm Văn Cờ làm nhiệm vụ mở đường. Trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, đời sống có nhiều khó khăn, đồng chí luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, đạt từ 28 đến 29 ngày công một tháng. Phạm Văn Cờ chịu khó cải tiến dụng cụ, hợp lý hóa động tác nên năng suất đào đất đạt 14 mét khối một ngày công (chỉ tiêu 9 mét khối). Đồng chí thường đạt số ngày công và năng suất cao nhất đại đội, có tác dụng động viên, cổ vũ mọi người noi theo).


Hơn 100 lần máy bay địch đánh bom vào khu vực đơn vị đang làm, lần nào Phạm Văn Cờ cũng bình tĩnh, động viên mọi người giữ vững quyết tầm hoàn thành nhiệm vụ. Khi địch vừa ngừng đánh phá, đồng chí đã dẫn đầu đơn vị ra sửa đường ngay.


Tháng 1 năm 1972, thấy sức khỏe đồng chí giảm sút và bị sốt rét nặng, đơn vị cho về tuyến sau an dưỡng, Phạm Văn Cờ xin ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Đơn vị sắp xếp đồng chí phụ trách tiểu đội anh nuôi. Phạm Văn Cờ không quản ngại khó khăn, vất vả, phấn khởi nhận nhiệm vụ, tìm mọi cách cải thiện mức ăn cho đơn vị. Gần một năm làm anh nuôi, đồng chí cùng tiểu đội lấy được trên 6 tấn rau rừng, săn bắn được 1 tấn thịt thú rừng, góp phần tích cực giải quyết khó khăn về thực phẩm cho đơn vị. Bếp Phạm Văn Cờ phụ trách luôn đạt tiêu chuẩn bếp tiên tiến của trung đoàn.


Đồng chí được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Phạm Văn Cờ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Sáu, 2022, 02:38:37 pm
ANH HÙNG NGUYỄN VIỆT HỒNG


Nguyễn Việt Hồng, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạch Trung, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 12 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng thuộc đại đội 5 công binh tiểu đoàn 27, trung đoàn 15, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1973, Nguyễn Việt Hồng công tác ở tuyến đường vận tải thuộc Đoàn 559. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, hăng hái lao động, chịu khó học hỏi, nghiên cứu cải tiến dụng cụ lao động, đưa năng suất đào đất lên 12 mét khối một công (chỉ tiêu 6 mét khối một công). Tiểu đội Nguyễn Việt Hồng làm đoạn đường nào cũng hoàn thành trước thời gian quy định.


Quá trình làm nhiệm vụ, đồng chí có nhiều hành động dũng cảm cứu người, cứu xe, cứu hàng, có tác dụng cổ vũ mọi người trong đơn vị noi theo. Nguyễn Việt Hồng phá được 40 quả bom từ trường, hàng trăm quả mìn, cứu được 19 đồng chí lái xe bị thương, hàng chục xe chở hàng và hàng chục tấn hàng.


Ngày 12 tháng 1 năm 1968, ở ki-lô-mét 20 (đường 128A), máy bay địch ném nhiều bom từ trường. Tuy  lần đầu thấy loại bom này, đồng chí xung phong đem bộc phá đi phá. Nguyễn Việt Hồng là người đầu tiên trên tuyến đường vận tải 559 phá bom từ trường, rút được nhiều kinh nghiệm phổ biến cho các đơn vị khác.


Ngày 15 tháng 2 năm 1968, một đoàn xe ô tô đến trọng điểm ki-lô-mét 25 (đường 128A), chiếc đi đầu bị máy bay bắn trúng. Mặc cho máy bay địch đánh phá, lửa đang bốc cháy, đồng chí xông vào đật bộc phá đánh hất chiếc xe hỏng sang vệ đường. Nhờ đó, 26 chiếc xe còn lại nhanh chóng vượt qua được trọng điểm an toàn.


Ngày 7 tháng 2 năm 1969, đoàn xe kéo pháo vừa đến ki-lô-mét 27 (đường 128A) thì bị máy bay địch đánh trúng đội hình. Nguyễn Việt Hồng dũng cảm xông vào chuyển được 6 thương binh, 1 tử sĩ ra khỏi khu vực nguy hiểm. Sau đó, đồng chí lại chỉ huy tiểu đội khẩn trương sửa đường, bảo đảm cho số xe còn lại vượt qua trọng điểm.


Ngày 5 tháng 3 năm 1971, 5 chiếc xe chở thương binh đến ki-lô-mét 30 (đường 128A), thì bị địch đánh phá. Nguyễn Việt Hồng nhanh chóng xông vào dập lửa, cứu thương binh. Sau 10 phút, đồng chí cùng tiểu đội dập tắt lửa đưa 11 thương binh ra nơi an toàn.


Ngày 17 tháng 2 năm 1972, ở ki-lô-mét 32 (đường 129), máy bay địch đánh 2 quả bom trúng đường, chặn đầu đoàn xe 17 chiếc. Đồng chí kịp thời báo cho đoàn xe dừng lại và chỉ huy tiểu đội nhanh chóng dùng bộc phá mở rộng đường. Chỉ sau 30 phút, cả đoàn xe vượt qua trọng điểm an toàn.


Tiểu đội trú quân ở rừng núi, khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, Nguyễn Việt Hồng gương mẫu tăng gia tự túc và vận động mọi người làm theo. Tiểu đội đồng chí thường xuyên trồng được 3 sào rau, nuôi được 1 con lợn, 30 con gà.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 6 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 24 bằng khen, giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Việt Hồng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Sáu, 2022, 02:39:22 pm
ANH HÙNG NGUYỄN QUANG HẠNH


Nguyễn Quang Hạnh, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 5 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 1 ô tô vận tải thuộc tiểu đoàn 59, trung đoàn 35, Đoàn 471, Bộ tư lệnh Đoàn 559, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1972, Nguyễn Quang Hạnh làm nhiệm vụ vận chuyển trên tuyến đường phía nam sông Bạc. Đồng chí luôn cố gắng phấn đấu nâng cao hiệu suất vận chuyến hàng, gương mẫu vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, bảo đảm đưa hàng tới đích an toàn, đầy đủ, đúng thời gian quy định. Từ năm 1968 đến năm 1970, năm nào Nguyễn Quang Hạnh cũng vận chuyển vượt mức kế hoạch từ 25% trở lên. Khi phụ trách trung đội, đại đội, đơn vị đồng chí thường xuyên vận chuyển vượt mức kế hoạch 15%.


Ngày 2 tháng 11 năm 1967, trên đường vận chuyển, thấy một xe kéo pháo bị máy bay địch đánh cháy, mặc cho bom đạn nổ dữ dội, Nguyễn Quang Hạnh nhanh chóng lao vào xe dập lửa, cõng 2 thương binh đưa về nơi an toàn. Sau đó lại đến kéo chiếc xe hỏng và khẩu pháo ra khỏi khu vực địch đang đánh phá.


Mùa khô năm 1968 - 1969, trên cung đường vận chuyển dài 120 ki-lô-mét, đơn vị quy định hai đêm chở một chuyến hàng, đồng chí lái xe chạy một đêm rưỡi một chuyến. Nguyễn Quang Hạnh là người đầu tiên đạt kỷ lục vận chuyển cao nhất của trung đoàn 36, nêu gương cho toàn đoàn học tập.


Mùa khô năm 1969 - 1970, trong 60 đêm tổng công kich của chiến dịch vận chuyển, đồng chí chạy liên tục, không nghỉ đêm nào.


Ngày 17 tháng 3 năm 1969, máy bay địch đánh phá dữ dội đường 128A (đoạn ki-lô-mét 49). Đoàn xe đơn vị đang chạy thì chiếc đi đầu bị trúng bom, lái xe bị thương. Mặc cho địch đánh phá, Nguyễn Quang Hạnh xung phong lái chiếc xe đi đầu thay đồng chí bị thương để thông đường. Trong khi xe chạy, 6 quả bom nổ xung quanh, Nguyễn Quang Hạnh bình tĩnh bám chắc tay lái, vượt qua đoạn đường nguy hiểm, bảo đảm cho đoàn xe 19 chiếc qua bãi bom an toàn.


Ngày 25 tháng 11 năm 1972, ở một ngã ba đường 9, máy bay địch bắn trúng xe chở xăng, lửa bốc cháy mạnh. Đồng chí xung phong lái chiếc xe đang cháy vượt lên phía trước, thu hút hòa lực địch về mình. Mặc cho máy bay địch tập trung bắn theo xe, Nguyễn Quang Hạnh cho xe chạy 2 ki-lô-mét, sau đó chạy bộ trở lại chỉ huy đoàn xe chở người vượt qua trọng điểm an toàn.


Quá trình làm nhiệm vụ, 3 lần Nguyễn Quang Hạnh được nhận xe mới đều nhường cho bạn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 18 bằng khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Quang Hạnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Sáu, 2022, 06:44:13 am
ANH HÙNG PHAN VĂN TRINH


Phan Văn Trinh, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Hoan, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng lái xe ô tô đại đội 53, tiểu đoàn 972, binh trạm 11 thuộc Cục Vận tải Tổng cục Hậu cần.


Từ năm 1968 đến năm 1973, Phan Văn Trinh làm nhiệm vụ vận chuyển trên đường 7. Đồng chí tận tụy, hăng say làm nhiệm vụ, luôn dẫn đầu đơn vị vượt cung, tăng chuyến. Năm nào Phan Văn Trinh cũng vận chuyển vượt mức kế hoạch 30% trở lên. Mùa khô năm 1973, đồng chí chỉ huy trung đội vận chuyển vượt mức kế hoạch 53%. Quá trình vận chuyển, xe Phan Văn Trinh bị máy bay địch đánh trúng 15 lần. Hai lần bị thương, lần nào đồng chí cũng dũng cảm cứu xe, cứu hàng, động viên đồng đội tiếp tục làm nhiệm vụ.


Ngày 1 tháng 4 năm 1970, Phan Văn Trinh dẫn đầu đoàn xe 8 chiếc chở hàng vào mặt trận. Giữa đường bị máy bay địch ném bom, xe bốc cháy. Mặc cho bom bi đang nổ xung quanh, đồng chí xông vào dập tắt lửa rồi cho xe vượt khỏi chỗ nguy hiểm, cả đoàn xe tới đích an toàn.


Ngày 15 tháng 11 năm 1970, trên đường vận chuyển, xe đồng chí bị máy bay địch bán vỡ kính, thủng ca bin, Phan Văn Trinh bị 4 vết thương vào đầu đã tự băng bó rồi tiếp tục đưa hàng tới đích.


Ngày 13 tháng 2 năm 1973, trung đội đồng chí bị máy bay B.52 ném bom trúng đội hình. Phan Văn Trinh bị thương vào chân, vẫn bình tĩnh băng bó cho đồng đội trước rồi mới băng cho mình. Sau đó, Phan Văn Trinh nén đau, động viên trung đội giải quyết hậu quả. Hành động của đồng chí đã cổ vũ đơn vị hăng hái, quyết tâm làm nhiệm vụ.


Phan Văn Trinh chịu khó học tập, đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, trình độ lái và sửa chữa xe ngày một nâng cao. Bốn lần đồng chí nhận xe hỏng về sửa chữa thành xe tốt, chạy an toàn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được Bác Hỏ tặng Huy hiệu của Người, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Phan Văn Trinh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiêu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Sáu, 2022, 06:44:47 am
ANH HÙNG NGUYỄN CÔNG TƯỜNG


Nguyễn Công Tường, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng lái xe đại đội 13 ô tô tiểu đoàn 105, trung đoàn 280, sư đoàn 367, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Công Tường lái xe kéo pháo cao xạ cơ động trên đường 12, 15, 16, 20 và nhiều khu vực thuộc tỉnh Quảng Bình (cũ). Tuy nhiệm vụ có nhiều khó khăn, gian khổ, máy bay địch đánh phá ác liệt, đường hẹp, xe phần lớn đã chạy quá thời gian sử dụng, đồng chí vẫn kiên quyết bám xe, bám đường, kéo pháo, bảo đảm cho đơn vị chiến đấu tốt. Nguyễn Công Tường đã đưa được 724 lần khẩu pháo, 29 lần chuyến xe chở đạn vào trận địa an toàn.


Nguyễn Công Tường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sử dụng, bao quản, giữ gìn xe tốt, có trình độ sửa chữa giỏi. Hàng chục lần, đồng chí đến những nơi địch hay đánh phá, tháo phụ tùng ở những xe bị hỏng nặng, đưa về thay thế vào những bộ phận hư hỏng ở xe mình và xe đồng đội. Hai lần Nguyễn Công Tường nhận xe hỏng nặng chứa thành xe chạy tốt. Đồng chí đã lái 10 vạn ki-lô-mét an toàn trên nhiều đoạn đường xấu, địch đánh phá ác liệt.


Tháng 11 năm 1968, sau khi kéo pháo phục vụ đơn vị bắn rơi 2 máy bay Mỹ ở đường 20, địch đánh bom vào trận địa, một số pháo thủ bị thương. Mặc cho máy bay địch đang hoạt động, Nguyễn Công Tường dũng cảm lái xe chở thương binh về viện quân y an toàn. Sau đó đồng chí lại đưa xe về trận địa kéo pháo đi nơi khác.


Tháng 11 năm 1971, đồng chí bị đau khớp và sốt rét nặng, đang điều trị ở viện thì được tin đơn vị chiến đấu. Tuy sức khỏe chưa hồi phục, Nguyễn Công Tường vẫn xin ra viện sớm. Về tới đơn vị, thấy có một xe cũ, hỏng nhiều bộ phận, đồng chí tích cực tìm phụ tùng thay thế, sửa chữa và chí sau hai ngày đã chữa được chiếc xe, kịp thời đưa pháo vào chiến trường.


Ngày 16 tháng 4 năm 1972, ở ấp Ca Lu (Quảng Trị) địch ném bom làm hỏng két nước và cháy lốp xe, Nguyễn Công Trường nhanh chóng đến các khu vực địch thường xuyên đánh phá, tháo gỡ lốp và phụ tùng ở những xe hỏng về thay thế. Nhờ chữa được xe, đồng chí đá kéo pháo cho đơn vị cơ động, bắn rơi 4 chiếc máy bay địch trong ngày.


Ngày 15 tháng 5 năm 1972, ở Bến Than (Quảng Trị), trong lúc máy bay địch ném bom cháy vào trận địa, Nguyễn Công Tường dũng cảm xông vào dập lửa cứu pháo. Hành động của đồng chí cổ vũ đơn vị làm theo, cứu được 2 khẩu pháo. Sau đó, tuy mắt bị đau nặng, Nguyễn Công Tường vẫn lái xe liên tục 3 đêm, đưa pháo vào Ai Tử, kịp thời chi viện cho bộ binh chiến đấu.


Nguyễn Công Tường luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội. Hơn 20 lần đồng chí kéo xe, kéo pháo giúp đơn vị bạn ra khỏi nơi địch hay đánh phá.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Công Tường được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Sáu, 2022, 06:45:23 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TẤN


Nguyễn Văn Tấn, sinh năm 1942, dân tộc Tày, nhập ngũ tháng 8 năm 1965, quê ở xã Hà Vi, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Thái. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy quân nhân chuyên nghiệp, trung đội trưởng sửa chữa xe tăng thuộc đại đội 201, Cục quản lý xe, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1973, Nguyễn Văn Tấn làm nhiệm vụ sửa chữa xe tăng, xe xích cho các đơn vị chiến đấu ở Khu 4, Quảng Trị, Đường 9 - Nam Lào. Địch đánh phá ác liệt, đồng chí vẫn thường xuyên theo sát các đơn vị chiến đấu để sửa chữa xe. Bất kể lúc nào, thấy xe hỏng, yêu cầu chữa gấp là Nguyễn Văn Tấn chữa ngay. Hàng chục lần đang sửa chữa thì máy bay địch đến đánh phá, đồng chí vẫn bình tĩnh làm nhiệm vụ. Ba lần bom nổ gần, Nguyễn Văn Tấn bị đất vùi, bị ngất, được anh em bới dậy, lại tiếp tục làm việc. Đồng chí đã chỉ huy trung đội sửa chữa được 150 lần chiếc xe tăng, xe xích. Riêng Nguyễn Văn Tấn sửa chữa 60 lần chiếc, phục vụ kịp thời các đơn vị chiến đấu.


Là thợ sửa chữa điện xe, nhưng do Nguyễn Văn Tấn chịu khó học tập, nghiên cứu nên đã sửa chữa giỏi nhiều bộ phận khác của xe tăng, xe xích (cả xe ta và xe địch), ngoài ra còn tự học, lái thành thạo các loại xe.


Đồng chí luôn nêu cao tinh thần dám nghĩ dám làm, tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Có nhiều sáng kiến của Nguyễn Văn Tấn được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các đơn vị sửa chữa xe tăng.


Đồng chí đã nghiên cứu cải biên ly hợp của xe D-350 thay thế vào xe PT-C bảo đảm tốt.


Nguyễn Văn Tấn cải biên máy rà nấm xe AT-C, trước đây 2 người làm mất 36 giờ, nay 1 người làm trong 20 giờ.


Trước kia, muốn tháo bánh tì xe AT-R, thông thường phải dùng búa đóng, đồng chí đã nghiên cứu làm thêm một bộ phận tăng giảm xích, tạo thành một cái van tháo bánh tì, đưa năng suất tăng gấp 3 lần.


Trước kia một cái phớt dạ bánh tì hông, không có phớt thay thế, xe đành nằm lại; đồng chí đã sáng kiến dùng săm, lốp ô tô cắt làm phớt, giải quyết được nhiều khó khăn cho các đơn vị (vì bộ phận phớt thường hay hỏng).


Đồng chí đã bồi dưỡng, kèm cặp giúp đỡ 24 thợ sửa chữa có tay nghề giỏi, chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt.


Nguyễn Văn Tấn đã kéo giúp 214 lần chiếc xe của đơn vị bị đổ ở dọc đường. Có lần bom nổ gần, đồng chí bị sức ép, chảy máu mồm, máu mũi, vẫn khẩn trương đào bới hầm, cứu được 5 đồng đội.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 6 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 24 bằng khen, giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Văn Tấn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Sáu, 2022, 06:45:57 am
ANH HÙNG NGUYỄN NHƯ HÀNH


Nguyễn Như Hành, sinh năm 1948, dân tộc Tày, quê ở xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 5 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, chính trị viên phó đại đội 21, súng máy 12,7 mi-ii-mét, thuộc trung đoàn 148, sư đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1973, Nguyễn Như Hành chiến đấu ở chiến trường Lào, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội. Ở cương vị nào, đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nguyễn Như Hành đã chỉ huy khẩu đội bắn rơi 9 máy bay, diệt hàng trăm tên địch, riêng đồng chí bắn rơi 4 chiếc, diệt 23 tên, bắt sống 1 tên.


Trong trận đánh ở Cánh Đồng Chum tháng 2 năm 1970, mặc cho hỏa lực địch bắn dữ dội vào trận địa, đồng chí dùng súng 12,7 mi-li-mét bắn quét vào đội hình địch, diệt nhiều tên, tạo thuận lợi cho đơn vị xông lên diệt gọn cứ điểm địch.


Ngày 27 tháng 1, trên đường dẫn khẩu đội vào đánh cứ điểm Phu Mộc (Xiêng Khoảng), gặp địch, Nguyễn Như Hành nhanh chóng dùng tiểu liên diệt 4 tên. Khi máy bay địch đến đánh phá, đồng chí chỉ huy đơn vị bắn rơi 1 chiếc T28.


Ngày 18 tháng 1 năm 1971, ở điểm cao 1900A (bắc Cánh Đồng Chum), trong lúc đi kiểm tra trận địa chốt, thấy 1 máy bay T28 lao đến, Nguyễn Như Hành kịp thời nổ súng, hạ tại chỗ chiếc máy bay này.


Ngày 20 tháng 3 năm 1971, máy bay địch đánh phá ác liệt vào trận địa, súng bị hỏng, đồng chí cho anh em vác về phía sau sửa chữa, còn mình ở lại theo dõi địch. Thấy một toán bộ binh địch đang thác chạy, đồng chí chủ động đuổi theo, diệt 14 tên.


Trong quá trình chiến đấu, 3 lần Nguyễn Như Hành bị thương nặng. Sau khi điều trị về, chưa khỏi hẳn, đồng chí đã tham gia làm nhiệm vụ.


Nguyễn Như Hành tích cực học tập, rút kinh nghiệm nên trình độ kỹ thuật, trình độ chỉ huy ngày một nâng cao.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 8 bằng khen, giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Như Hành được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Sáu, 2022, 06:46:33 am
ANH HÙNG KIỀU VĂN TỊNH


Kiều Văn Tịnh, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Hội Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, sĩ quan điều khiển tên lửa thuộc tiểu đoàn 81 trung đoàn 238, sư đoàn 363, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1972, Kiều Văn Tịnh tham gia đánh gần một trăm trận, bắn máy bay Mỹ ở Khu 4 (cũ), Hà Nội, Hải Phòng... Trận nào đồng chí cũng bình tĩnh, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Khi làm trắc thủ cự ly, đồng chí cung cấp các phần tử, độ cao, độ xa của máy bay địch chính xác, góp phần tich cực cùng kíp trắc thủ bắn rơi 8 máy bay Mỹ.


Khi làm sĩ quan điều khiển, Kiều Văn Tịnh luôn hăng say chiến đấu, nhiều ngày trực chiến 13, 14 giờ liền. Từ tháng 8 năm 1971 đến tháng 12 năm 1972, tiểu đoàn chỉ có mình đồng chí là sĩ quan điều khiển. Lần nào báo động Kiều Văn Tịnh cũng kịp thời có mặt ở vị trí chiến đấu. Đồng chí điều khiển đạn chính xác trong nhiều tình huống phức tạp như: địch gây nhiễu bằng nhiều loại, thay đổi độ cao, phóng tên lửa vào trận địa, mục tiêu xuất hiện bất ngờ ở hướng đối diện... Kiều Văn Tịnh đã trực tiếp điều khiển tên lửa bắn rơi 11 máy bay Mỹ (có 2 B.52, 4 F.4, 1 AC.130, 2 AD.6, 2 máy bay trinh sát không người lái); 53 lần đồng chí phát hiện tên lửa địch phóng vào trận địa, lần nào Kiều Văn Tịnh cũng bình tĩnh xử trí "gạt" tên lửa ra ngoài trận địa, hạn chế được thiệt hại cho đơn vị.


Ngày 19 tháng 5 năm 1971, ở Hà Tĩnh, 1 máy bay AC-130 lượn vòng hẹp và thấp, định đánh phá. Đồng chí điều khiển 1 quả đạn bắn rơi chiếc máy bay này.


Ngày 16 tháng 4 năm 1972, địch cho nhiều máy bay B.52 đánh phá Hải Phòng. Mặc dù địch thả nhiều loại nhiễu, cho nhiều máy bay đi kèm..., Kiều Văn Tịnh vẫn bám sát mục tiêu chủ yếu, điều khiển đạn chính xác, bắn rơi 1 chiếc B.52. Buổi chiều, 1 máy bay trinh sát không người lái vào trinh sát khu vực vừa đánh phá, đồng chí điều khiển 1 quả đạn hạ chiếc máy bay này.


Ngày 6 tháng 8 năm 1972, địch phát hiện trận địa tên lửa của ta, chúng phóng tên lửa từ máy bay xuống. Kiều Văn Tịnh vẫn bình tĩnh bám sát mục tiêu, kịp thời "gạt" tên lửa địch đi chệch ra ngoài trận địa, sau đó tiếp tục điều khiển đạn hạ 1 máy bay A.7.


Ngày 16 tháng 8 năm 1972, trong khi đang theo dõi địch ở một hướng thì bất ngờ địch ở hướng đối diện lẻn vào đánh phá, đồng chí chỉ huy kíp trắc thủ bắt được mục tiêu, phóng 2 quả tên lửa. Địch phát hiện được tên lửa ta, chúng đột nhiên hạ thấp độ cao xuống 600 mét (độ cao khó bắn), nhưng Kiều Văn Tịnh bình tĩnh, điều khiển tên lửa cho nổ trúng máy bay địch, hạ 1 chiếc AD.6.


Kiều Văn Tịnh luôn chịu khó học tập, nghiên cứu, tích cực hướng dẫn, giúp đỡ kíp trắc thủ có trình độ chuyên môn giỏi, bắt được mục tiêu trong nhiều tình huống.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 6 bằng khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Kiều Văn Tịnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Sáu, 2022, 06:47:57 am
ANH HÙNG NGUYỄN TRƯỜNG XUÂN


Nguyễn Trường Xuân, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Cao Thành, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ điều khiển tên lửa, tiểu đoàn 66, trung đoàn 275, sư đoàn 365, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1972, Nguyễn Trường Xuân tham gia chiến đấu bắn máy bay Mỹ ở Hà Nội, Tây Bắc, Khu 4... trận đánh nào đồng chí cũng dũng cảm, mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Khi làm trắc thủ góc tà, đồng chí hiệp đồng chặt chẽ với kíp, phát hiện mục tiêu và thông báo độ cao kịp thời, chính xác, góp phần quan trọng bắn rơi 3 máy bay Mỹ.


Từ tháng 3 năm 1972, làm nhiệm vụ điều khiển tên lửa, Nguyễn Trường Xuân tích cực học tập, nghiên cứu rút kinh nghiệm, nhanh chóng nắm vững kỹ thuật, sử dụng thành thạo trang bị, khí tài, đánh ngày, đánh đêm đều giỏi. Những tình huống phức tạp như: có nhiều nhiễu, cùng lúc máy bay địch vào nhiều hướng, nhiều loại, đồng chí bình tĩnh chọn đúng hướng, đúng tốp, diệt được mục tiêu quan trọng. Nguyễn Trường Xuân đã trực tiếp điều khiển tên lửa hạ 13 máy bay Mỹ (có 1 B.52).


Ngày 12 tháng 3 năm 1967, làm nhiệm vụ trắc thủ góc tà, đồng chí hiệp đồng chặt chẽ cùng kíp trắc thủ, phát hiện địch từ xa, thông báo kịp thời, chính xác, cùng đơn vị bắn rơi 1 máy bay địch.


2 giờ ngày 26 tháng 4 năm 1972, nhiều tốp máy bay B.52 và máy bay phản lực vào đánh phá thị xã Thanh Hóa. Nắm được thủ đoạn hoạt động của các loại máy bay địch, Nguyễn Trường Xuân hiệp đồng chặt chẽ với kíp trắc thủ, điều khiển tên lửa, hạ 1 máy bay B.52.


Ngày 16 tháng 8 năm 1972, nhiều máy bay địch vào đánh phá khu vực Hàm Rồng (Thanh Hóa). Đang theo dõi mục tiêu thi máy đo phương vị bị hỏng, đồng chí bình tĩnh nhanh chóng sửa chữa được máy, tiếp tục bám mục tiêu, điều khiển 1 quả tên lửa hạ 1 máy bay A.7 của địch.


Ngày 25 tháng 10 năm 1972, Nguyễn Trường Xuân làm nhiệm vụ bảo vệ giao thông vận tải ở Thanh Hóa, do sẵn sàng chiến đấu cao, đồng chí phát hiện mục tiêu từ xa, điểu khiển tên lửa chính xác, hạ 1 máy bay A.7, bảo vệ an toàn cho đoàn tàu chở hàng vào chiến trường.


Ngày 28 tháng 11 năm 1972, Nguyễn Trường Xuân đang điều khiển quả đạn gần tới mục tiêu thi phát hiện tên lửa địch phóng xuống trận địa ta. Tên lửa ta còn cách mục tiêu 1 ki-lô-mét thì tên lửa địch đã vào khu vực không an toàn. Đồng chí bình tĩnh động viên các trắc thủ, đồng thời tiếp tục điều khiển đạn chính xác, hạ tại chỗ 1 chiếc AD.6 và "gạt" được tên lửa địch ra ngoài trận địa.


Nguyễn Trường Xuân được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 8 bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Trường Xuân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2022, 08:26:13 am
ANH HÙNG NGUYỄN NHẬT CHIÊU


Nguyễn Nhật Chiêu, sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 12 năm 1953. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, trung đoàn phó trung đoàn không quân 927 thuộc Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 12 năm 1967, Nguyễn Nhật Chiêu xuất kích 13 lần, lần nào đồng chí cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công quân địch, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nguyễn Nhật Chiêu đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ, chỉ huy biên đội bắn rơi 8 chiếc khác.


Ngày 20 tháng 9 năm 1965, trên vùng trời Hà Bắc, đồng chí lái chiếc Mích 17 xông thẳng vào đội hình 5 máy bay địch, bắn rơi tại chỗ 1 chiếc F105. Khi về đến gần sân bay thì máy bay hết dầu, Nguyễn Nhật Chiêu bình tĩnh điều khiển máy bay hạ cánh an toàn.


Ngày 23 tháng 8 năm 1967, 36 máy bay Mỹ từ nhiều hướng, nhiều tầng vào đánh phá Hà Nội. Chúng bay đội hình dài, yểm trợ cho nhau khá chặt chẽ. Đồng chí cùng biên đội nhanh chóng cho máy bay tăng tốc độ và độ cao, xông thẳng vào đội hình máy bay địch, Nguyễn Nhật Chiêu bắn 1 quả tên lửa hạ 1 chiếc và yểm hộ cho biên đội hạ 1 chiếc khác. Số máy bay địch còn lại rối loạn đội hình bỏ chạy. Đồng chí nhanh chóng cơ động bám sát địch, bắn 1 quả tên lửa, hạ thêm 1 chiếc nữa.


Ngày 29 tháng 10 năm 1967, ở vùng trời Hưng Yên, 4 máy bay địch tập trung bao vây máy bay của Nguyễn Nhật Chiêu, ở thế bất lợi, đồng chí vẫn bình tĩnh, mưu trí, nhanh chóng chuyển từ thế bị động sang chủ động tiến công địch, bắn 1 quả tên lửa diệt 1 F4, 3 chiếc còn lại hốt hoảng bỏ chạy.


Năm 1972, Nguyễn Nhật Chiêu làm trung đoàn phó, trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu 10 trận đều tốt. Đồng chí hạ quyết tâm chính xác, kịp thời, xử trí các tình huống linh hoạt, tạo thuận lợi cho đơn vị bắn rơi 6 máy bay Mỹ.


Nguyễn Nhật Chiêu chịu khó đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, chiến thuật và đã lái thành thạo 2 loại máy bay Mich 17 và Mích 21; tich cực dìu dắt các đồng chí mới nhanh chóng nắm vững kỹ thuật.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Nhật Chiêu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2022, 08:28:14 am
ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH TÔN


Nguyễn Đình Tôn, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nhập ngũ tháng 12 năm 1952. Khi  được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, trung đoàn phó trung đoàn không quân 921, sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Đình Tôn hạ được 4 máy bay Mỹ bằng 5 quả tên lửa. Trận đánh nào đồng chí cũng dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công tiêu diệt địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có lần đang chiến đấu, máy bay bị hỏng, đáng lẽ phải nhảy dù nhưng Nguyễn Đình Tôn bình tĩnh điều khiển máy bay về sân bay an toàn.


Ngày 15 tháng 4 năm 1968, trên vùng trời tỉnh Ninh Bình, sau khi bắn 1 quả tên lửa hạ 1 máy bay trinh sát không người lái thì máy bay của đồng chí bị tắt máy ở độ cao 14 ki-lô-mét. Theo nguyên tắc thi được phép nhảy dù, nhưng Nguyên Đình Tôn bình tĩnh cho hạ thấp độ cao xuống 4 ki-lô-mét, mở máy 2 lần, máy bay mới nổ máy và điều khiển được máy bay hạ cánh an toàn.


Ngày 26 tháng 5 năm 1968, trên vùng trời Vĩnh Phú, đồng chí hạ 1 máy bay không người lái bằng 1 quả đạn tên lửa.


Ngày 16 tháng 6 năm 1968, trên vùng trời Nghệ An, thấy 4 máy bay F4 của địch đang bay về phía mình, Nguyễn Đình Tôn cho máy bay tăng tốc độ, lao thẳng vào đội hình địch, làm chúng rối loạn. Đồng chí bắn 1 quả tên lửa hạ 1 chiếc F4.


Ngày 20 tháng 4 năm 1971, ở miền tây Quảng Bình, phát hiện 1 máy bay OV10 đang bay trên trục đường 20, tuy địa hình hiểm trở, trời gần tới, đồng chí vẫn bình tĩnh cho hạ thấp độ cao, bám sát mục tiêu, bắn 1 quả tên lửa hạ được chiếc máy bay này.


Sau mỗi lần đánh địch, Nguyễn Đinh Tôn chịu khó nghiên cứu, rút kinh nghiệm nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật để trận sau đánh tốt hơn. Đồng chí có nhiều sáng kiến tốt về bắn máy bay B52 ban đêm và là người đầu tiên cho máy bay phản lực hạ cánh xuống bay Đồng Hới trong điều kiện sân bay hẹp, đường băng ngắn, rút được kinh nghiệm về hạ và cất cánh trên sân bay dã chiến.


Nguyễn Đinh Tôn luôn đi sát giúp đỡ chiến sĩ lái, tích cực xây dựng đơn vị tiến bộ về nhiều mặt.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 7 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Đình Tôn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2022, 08:29:06 am
ANH HÙNG TRƯƠNG KHÁNH CHÂU


Trương Khánh Châu, sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nhập ngũ thắng 5 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, kỷ sư sửa chữa máy bay thuộc phòng kỹ thuật sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1973, Trương Khánh Châu làm nhiệm vụ kiểm tra mức độ hư hỏng, phân cấp, hướng dẫn và trực tiếp sửa chữa máy bay. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tận tụy phục vụ, làm việc không kể ngày đêm, lúc nào có máy bay hỏng, đều đến tận nơi kiểm tra và trực tiếp sửa chữa. Trương Khánh Châu đã cùng tổ kỹ thuật sửa chữa được 221 lần chiếc máy bay, trong đó có nhiều chiếc hỏng nặng, lẽ ra phải gửi đi sửa chữa ở nước ngoài.


Quá trình công tác, Trương Khánh Châu chịu khó đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, tích cực học hỏi rút kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến một số bộ phận của máy bay, phục vụ tốt cho chiến đấu.


Do yêu cầu chiến đấu, lực lượng không quân phải đưa một số máy bay vào tuyến trong, nhưng sân bay hẹp, ngắn, Mích 17 khó hạ cánh; đồng chí đá nghiên cứu thành công vị trí lắp dù, diện tích dù, đảm bảo cho máy bay Mích 17 hạ cánh được xuống các sân bay trên.


Có loại máy bay chuyên dùng để trinh sát, Trương Khánh Châu nghiên cứu lắp thêm hệ thống mang bom và đã mang được 500 ki-lô-gam bom, cơ động chiến đấu tốt.


Đồng chí tham khảo tài liệu nước ngoài kết hợp với thực tế Việt Nam, biên soạn được nhiều tài liệu có giá trị như: Quá trình sửa chữa vỏ bọc Mích 17; đo thăng bằng máy bay Mích 15, 17, 19; nguyên lý bay siêu âm; cơ học chế tạo máy bay...


Trương Khánh Châu đã mở nhiều lớp kỹ thuật gò, vá, hàn... cho anh em thợ toàn binh chủng, trực tiếp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho 27 người. Nhờ đó, hầu hết các tổ sửa chữa ờ các tiểu đoàn, trung đoàn đã đảm nhiệm sửa chữa được máy bay hỏng ở mức trung bình.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 13 bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Trương Khánh Châu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2022, 08:29:50 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NGHIÊM


Nguyễn Văn Nghiêm, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 9 Răm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tổ trưởng nuôi quân thuộc trạm giao liên 66, tiểu đoàn 18, trung đoàn 574, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 12 năm 1965 đến năm 1973, Nguyễn Văn Nghiêm làm nhiệm vụ giao liên trên tuyến đường dây 559. Suốt 8 năm làm nhiệm vụ, đồng chí chỉ nghỉ 20 ngày vì bị ốm; hàng ngày thường làm việc tới 12 tiếng đồng hồ.


Ngoài nhiệm vụ chủ yếu lo việc ăn uống cho gần một trăm khách qua trạm, Nguyễn Văn Nghiêm còn giúp đỡ anh em thương binh, bệnh binh tâm giặt. Những ngày ít khách, đồng chí xung phong đi cáng thương binh, gùi hàng..., Nguyễn Văn Nghiêm đã cáng được 233 thương binh, đảm bảo an toàn và gùi được 5.800 tấn hàng đến đích đầy đủ, kịp thời gian.


Tuy việc nhiều, Nguyễn Văn Nghiêm vẫn tham gia sản xuất vào các giờ nghỉ trưa và đã thu hoạch được 4 tấn chất bột, 7 tấn rau, 1 tấn thịt, tìm kiếm được 30 tấn rau rừng để cải thiện bữa ăn của đơn vị và khách qua trạm.


Trong công tác, Nguyễn Văn Nghiêm luôn xung phong, gương mẫu, cần kiệm, liêm chính, hết lòng phục vụ đồng chí, đồng đội. Mọi đồ dùng của công, của khách giao cho đồng chí quản lý đều được bảo đảm chu đáo.


Đồng chí được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 16 lần bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Văn Nghiêm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2022, 08:31:57 am
ANH HÙNG LÊ THỊ CỨU


Lê Thị Cứu, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, là công nhân quốc phòng từ tháng 5 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tổ trưởng tổ sản xuất hóa chất thuộc phân xưởng 4 nhà máy Z4, Cục quân giới, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến năm 1973, Lê Thị Cứu làm công nhân ở nhà máy sản xuất ngòi nổ. Thường phái tiếp xúc với hóa chất độc, dễ nổ, dễ cháy, đồng chí không quản ngại nguy hiểm, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ra sức tìm tòi, rút kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, không ngừng nâng cao năng suất lao động. 10 năm làm công nhân, năm nào đồng chí cũng làm việc trên 320 ngày. Do yêu cầu công tác, Lê Thị Cứu đã chuyển qua 10 công việc khác nhau, việc nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí đã nghiên cứu cải tiến cách lắp viên mồi bộ lửa, đưa năng suất từ 5.000 sản phẩm trở lên 8.000 sản phẩm một ngày công.


Trong công việc quét keo đệm phòng ẩm và lắp dán đệm vào bộ lửa mìn, Lê Thị Cứu có sáng kiến đưa năng suất lao động tăng 800 phần trăm.


Đồng chí nghiên cứu hợp lý hóa từ khâu sản xuất đến khâu kiểm nghiệm sản phẩm, đưa năng suất lao động của toàn tổ tăng 330 phần trăm.


Quá trình công tác, Lê Thị Cứu đã phụ trách 5 tổ lao động thì cả 5 tổ đều được công nhận là Tổ lao động xã hội chủ nghĩa.


Lê Thị Cứu luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, tích cực dĩu dắt, bồi dưỡng nghiệp vụ cho anh chị em, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, 8 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 18 bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Lê Thị Cứu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2022, 08:33:44 am
ANH HÙNG LÊ THỊ MỊCH


Lê Thị Mịch, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội trưởng xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1973, Lê Thị Mịch làm nhiệm vụ bắn máy bay, phá bom, bảo đảm giao thông tại địa phương. Trong chiến đấu, đồng chí luôn bình tĩnh, dũng cảm, chỉ huy linh hoạt, phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 1 máy bay F4 Mỹ. Khi làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông, mặc cho địch đánh phá dữ dội, Lê Thị Mịch luôn dẫn đầu đơn vị đi phá bom, sửa đường, cứu hàng, cứu người. Đồng chí đã xông vào dập lửa cứu được 1 xe và đưa được 3 thương binh ra nơi an toàn.


Năm 1972, địch cho máy bay đánh vào địa bàn của xã 67 lần, lần nào Lê Thị Mịch cũng xông vào lửa đạn cứu người, cứu tài sản của nhân dân. Nhiều lần địch ném bom nổ chậm, đồng chí đã tìm mọi cách đào, gỡ và phá bằng được. Đồng chí đã phá được 96 quả bom các loại và cùng đơn vị phá hàng trăm quả khác.


Ngày 10 tháng 8 năm 1972, máy bay địch ném nhiều bom xuyên xuống khu ruộng sắp cấy. Tuy lần đầu thấy loại bom mới, Lê Thị Mịch đã xung phong, dũng cảm, đào được 21 quả, bảo đảm an toàn cho bà con xã viên cấy kịp thời vụ.


Ngày 15 tháng 9 năm 1972, địch ném nhiều bom xuyên vào xã, đồng chí chỉ huy tổ đào được 50 quả. Sau đó, đồng chí chủ động đến công trường đá Hoàng Mai (ở gần xã) đào, phá được 20 quả, bảo đảm an toàn cho công trường.


Tuy bận nhiều công tác, Lê Thị Mịch vẫn tranh thủ tham gia sản xuất, đạt và vượt số ngày công của hợp tác xã quy định.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 6 bằng khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Lê Thị Mịch được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.