Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Kiến thức quốc phòng => Tác giả chủ đề:: chiangshan trong 10 Tháng Chín, 2008, 07:03:35 pm



Tiêu đề: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Chín, 2008, 07:03:35 pm
Đa số các đơn vị từ cấp e trở lên của nhà ta đều được mang 1 danh hiệu, thường là mang tên một anh hùng dân tộc, một địa danh, một trận đánh hay một tính từ ca ngợi tinh thần chiến đấu. Topic này là để thống kê và tìm hiểu ý nghĩa các danh hiệu đó, xin mời các bác cùng tham gia ;D

Đầu tiên là các đơn vị bộ binh:

Binh đoàn Quyết Thắng: Quân đoàn 1, quân đoàn chủ lực đầu tiên của QĐNDVN.

Binh đoàn Hương Giang: Quân đoàn 2, khi thành lập đứng chân trên chiến trường Trị - Thiên.

Binh đoàn Tây Nguyên: Quân đoàn 3, thành lập từ các sư đoàn chủ lực của mặt trận Tây Nguyên.

Binh đoàn Cửu Long: Quân đoàn 4, thành lập từ các đơn vị sư đoàn của Nam Bộ.

Binh đoàn Chi Lăng: Quân đoàn 5 tức Quân đoàn 14, thành lập từ các sư đoàn chiến đấu ở mặt trận Lạng Sơn trong chiến tranh biên giới phía bắc 1979.

Binh đoàn Pắc Bó: Quân đoàn 8, thành lập từ các sư đoàn chiến đấu ở mặt trận Cao Bằng trong chiến tranh biên giới phía bắc 1979.

Binh đoàn Sông Thao: Quân đoàn 29 QK2, làm nhiệm vụ phòng thủ biên giới Tây Bắc.


Sư đoàn Bình Trị Thiên: sư đoàn 325, thành lập trong KCCP từ các trung đoàn của phân khu Bình Trị Thiên: 18 (Quảng Bình), 95 (Quảng Trị), 101 (Thừa Thiên).

Sư đoàn Bắc Sơn: sư đoàn 309, thành lập đúng vào ngày kỉ niệm khởi nghĩa Bắc Sơn 27/9/1978.

Sư đoàn Chiến Thắng: sư đoàn 312. Ngày thành lập được lấy theo ngày chiến thắng Liễn Sơn - Xuân Trạch 25/12/1950, đây cũng là nguồn gốc của danh hiệu Chiến Thắng.

Sư đoàn Đắk Tô: sư đoàn 10, có lẽ là để kỉ niệm chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh 24/4/1972.

Sư đoàn Đông Khê: sư đoàn 311 (?), chiến đấu trên mặt trận Cao Bằng 1979.

Sư đoàn Đồng Bằng: sư đoàn 320 và sư đoàn 390. Xuất phát từ đại đoàn 320, chuyên hoạt động ở địch hậu đồng bằng Bắc Bộ trong KCCP.

Sư đoàn Hải Vân: danh hiệu của sư đoàn 324 khi mới thành lập.

Sư đoàn Khánh Khê: sư đoàn 337, được mang danh hiệu này nhờ thành tích chiến đấu ở cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) năm 1979.

Sư đoàn Lam Hồng: sư đoàn 31.

Sư đoàn Lam Sơn: sư đoàn 346.

Sư đoàn Ngự Bình: sư đoàn 324, chiến đấu chủ yếu trên mặt trận Trị Thiên trong KCCM.

Sư đoàn Phước Long: sư đoàn 303 (sư đoàn 3), thành lập từ các đơn vị chủ lực Miền.

Sư đoàn Quân Tiên Phong: sư đoàn 308, là sư đoàn chủ lực đầu tiên của QĐNDVN.

Sư đoàn Sao Vàng: sư đoàn 3. Tên gọi do chính lãnh đạo sư đoàn đề nghị với ý nghĩa "nhắc cán bộ chiến sĩ hãy dũng cảm chiến đấu vì lá cờ vinh quang của Tổ quốc, vì một nước Việt Nam độc lập và thống nhất".

Sư đoàn Sông Lam: sư đoàn 341, thành lập trên địa bàn QK4.

Sư đoàn Thảo Nguyên: sư đoàn 335, khi thành lập đóng quân ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).

Sư đoàn Vinh Quang: sư đoàn 304.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Chín, 2008, 10:18:50 pm
Trung đoàn An Lão: trung đoàn 2, sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, mang tên huyện An Lão (Bình Định).

Trung đoàn Ba Gia: trung đoàn 1, sư đoàn 2 QK5. Mang tên chiến thắng Ba Gia 29 - 31/5/1965.

Trung đoàn Ba Vì: trung đoàn 141, sư đoàn 312. Mang tên chiến thắng Ba Vì 31/12/1951.

Trung đoàn Bắc Bắc: trung đoàn 36, sư đoàn 308, nguyên là trung đoàn chủ lực của Bắc Ninh - Bắc Giang trong KCCP.

Trung đoàn Bắc Thái: trung đoàn 197 QK1, chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn 1979.

Trung đoàn Bình Giã: trung đoàn 1, sư đoàn 9. Mang tên chiến thắng Bình Giã 12/1964.

Trung đoàn Bình Long: trung đoàn 1 (?), sư đoàn 324.

Trung đoàn Cao Bắc Lạng: trung đoàn 174, sư đoàn 316. Được thành lập trong KCCP từ 3 trung đoàn của Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn trong KCCP.

Trung đoàn Cửu Long:
- KCCP: trung đoàn của phân liên khu miền Tây Nam Bộ.
- KCCM: trung đoàn 3 QK9, thành lập 4/1968.

Trung đoàn Đội Cung: trung đoàn 57, sư đoàn 304 trong KCCP.

Trung đoàn Đông Sơn: trung đoàn 66, sư đoàn 304.

Trung đoàn Đồng Khởi: trung đoàn của Bến Tre thành lập 7/1972.

Trung đoàn Đồng Nai: trung đoàn 4, sư đoàn 6 trong KCCM.

Trung đoàn Đồng Tháp: trung đoàn 1 QK8 trong KCCM.

Trung đoàn Đồng Xoài: trung đoàn 2, sư đoàn 9. Mang tên chiến thắng Đồng Xoài 10/6/1965.

Trung đoàn Gia Định: trung đoàn 1 và 2 thành đội SG-GĐ, thành lập 4/1975, còn có tên là trung đoàn Quyết Thắng 1 và 2.

Trung đoàn Hoa Lư: trung đoàn 3, sư đoàn 9. Mang tên chiến thắng Hoa Lư.

Trung đoàn Hoài Ân: trung đoàn 141, sư đoàn 3 Sao Vàng QK5. Mang tên huyện Hoài Ân (Bình Định).

Trung đoàn Lao Hà Yên: trung đoàn 165, sư đoàn 312. Thành lập trong KCCP từ các đơn vị của Hà Giang, Lao Cai, Yên Bái. Còn có danh hiệu là "Thành đồng biên giới".

Trung đoàn Lê Trực: trung đoàn 18, sư đoàn 325.

Trung đoàn Lộc Ninh: trung đoàn 2, sư đoàn 4 QK9 trong KCCP.

Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật: trung đoàn 95, sư đoàn 325.

Trung đoàn Phú Xuân: trung đoàn 6 QK Trị Thiên trong KCCM.

Trung đoàn Plây Me: trung đoàn 66, sư đoàn 10. Đặt theo tên chiến dịch Plây Me cuối 1965.

Trung đoàn Quang Trung: trung đoàn 9, sư đoàn 304.

Trung đoàn Quyết Thắng: có 4 trung đoàn cùng mang tên Quyết Thắng (!)
- Trung đoàn 64, sư đoàn 320.
- Trung đoàn Quyết Thắng thành lập từ tiểu đoàn Quyết Thắng của SG-GĐ 1968-1970.
- Trung đoàn 1 và 2 Quyết Thắng, hay trung đoàn 1 và 2 Gia Định của SG-GĐ, thành lập từ tiểu đoàn 1 và 2 Quyết Thắng 4/1975.

Trung đoàn Sông Lô: trung đoàn 209, sư đoàn 312. Đặt nhờ thành tích chiến đấu trên mặt trận sông Lô cuối 1947.

Trung đoàn Sơn La: trung đoàn 148 trong KCCP, thuộc sư đoàn 316 trong KCCM.

Trung đoàn Tân Trào: trung đoàn 246. Thành lập trong KCCP, làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.

Trung đoàn Tất Thắng: trung đoàn 34, danh hiệu được tặng nhờ thành tích chiến đấu ở Nam Định đầu KCCP. Sau này trở thành trung đoàn pháo binh 45.

Trung đoàn Tây Sơn: trung đoàn 12, sư đoàn 3 Sao Vàng QK5. Mang tên huyện Tây Sơn (Bình Định).

Trung đoàn Tây Đô: trung đoàn chủ lực của khu 9 thành lập trong KCCP.

Trung đoàn Tây Tiến: trung đoàn 52, sư đoàn 320. Thành lập trong KCCP làm nhiệm vụ chiến đấu ở biên giới phía tây và Lào.

Trung đoàn Thạch Hãn: trung đoàn 48, sư đoàn 320B (390). Danh hiệu đặt sau quá trình chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị 1972.

Trung đoàn Thành Đồng Biên Giới: trung đoàn 165, sư đoàn 312. Danh hiệu đặt nhờ thành tích chiến đấu ở mặt trận Tây Bắc 1945-1946.

Trung đoàn Thảo Nguyên: trung đoàn 335, tiền thân là sư đoàn 335.

Trung đoàn Thăng Long: trung đoàn 48, sư đoàn 320. Thành lập trong KCCP từ các đơn vị ở mặt trận nam Hà Nội.

Trung đoàn Thủ Đô: trung đoàn 102, sư đoàn 308. Thành lập trong KCCP từ các đơn vị bảo vệ liên khu 1 Hà Nội.

Trung đoàn Trần Cao Vân: trung đoàn 101, sư đoàn 325.

Trung đoàn Trần Hưng Đạo: trung đoàn 24, sư đoàn 304.

Trung đoàn Triệu Hải: trung đoàn 27, sư đoàn 320B (390). Mang tên 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng (Quảng Trị).

Trung đoàn Trung Dũng: trung đoàn 42 trong KCCP chuyên hoạt động ở địch hậu (đổi thành trung đoàn 24 trong KCCM).

Trung đoàn Tu Vũ: trung đoàn 88, sư đoàn 308. Mang tên chiến thắng Tu Vũ 10/12/1951.

Trung đoàn Vàm Cỏ Đông: trung đoàn của Long An trong chiến tranh biên giới tây nam.

Trung đoàn U Minh: trung đoàn 1 QK9 trong KCCM, sau thuộc sư đoàn 330 QK9. Thành lập trong KCCM tại căn cứ U Minh Hạ (Cà Mau).

Trung đoàn Vĩnh Thắng: trung đoàn 29, sư đoàn 968.

Trung đoàn Xô Viết Nghệ Tĩnh: trung đoàn 27, sư đoàn 320B (390). Thành lập ở Nghệ An trong KCCM, sau này mang tên Triệu Hải.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: rongxanh trong 11 Tháng Chín, 2008, 08:52:05 am
Trung đoàn Thành đồng Biên giới: Trung đoàn 209 - Sư đoàn 312. Danh hiệu này có từ thời kháng Pháp.

Trung đoàn Trung hiếu: Trung đoàn 98 - Sư đòan 316, danh hiệu trong thời kỳ 9 năm kháng Pháp. Thời kỳ chống Mỹ đến những năm 8x chuyển sang Binh đòan Trường Sơn.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Triumf trong 11 Tháng Chín, 2008, 09:07:08 am
Thấy cái Topic này quả là hữu ích, xin đóng góp một chút gọi là:
Quân chủng Phòng không – Không quân

Sư đoàn không quân 370
Trung đoàn không quân 935 – Đoàn không quân Đồng Nai
Trung đoàn không quân 937 – Đoàn không quân Hậu Giang
Trung đoàn không quân 917 – Đoàn không quân Đồng Tháp

Sư đoàn không quân 371 – Đoàn không quân Thăng Long:
Trung đoàn không quân 921 – Đoàn không quân Sao Đỏ
Trung đoàn không quân 927 – Đoàn không quân Lam Sơn
Trung đoàn không quân 931 – Đoàn không quân C31
Trung đoàn không quân trực thăng 916 – Đoàn không quân Ba Vì

Sư đoàn không quân 372 – Đoàn không quân Hải Vân
Trung đoàn không quân 923 – Đoàn không quân Yên Thế
Trung đoàn không quân 929 – Đoàn không quân C29
Trung đoàn không quân trực thăng 954 – Đoàn không quân C54
Trung đoàn không quân vận tải 918 – Đoàn không quân C18

Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật không quân:
Trung đoàn không quân 910 (Đông Tác)
Trung đoàn không quân 920 (Nha Trang)
Trung đoàn không quân 940 (Phù Cát)

Sư đoàn phòng không 361 – Đoàn phòng không Hà Nội:
Trung đoàn pháo phòng không 218 – Đoàn phòng không H18
Trung đoàn pháo phòng không 280 – Đoàn phòng không Hồng Lĩnh
Trung đoàn tên lửa phòng không 236 – Đoàn tên lửa Sông Đà
Trung đoàn tên lửa phòng không 250 – Đoàn tên lửa Thăng Long
Trung đoàn tên lửa phòng không 257 – Đoàn tên lửa Cờ Đỏ
Trung đoàn radar 293 – Đoàn radar Phù Đổng

Sư đoàn phòng không 363 – Đoàn phòng không Hải Phòng:
Trung đoàn pháo phòng không 240 – Đoàn phòng không H40
Trung đoàn tên lửa phòng không 213 – Đoàn tên lửa H13
Trung đoàn tên lửa phòng không 238 – Đoàn tên lửa H38
Trung đoàn tên lửa phòng không 285 – Đoàn tên lửa H85
Trung đoàn radar 295

Sư đoàn phòng không 365:
Trung đoàn pháo phòng không 228 – Đoàn phòng không H28
Trung đoàn tên lửa phòng không 253 – Đoàn tên lửa H53
Trung đoàn tên lửa phòng không 267 – Đoàn tên lửa H67
Trung đoàn tên lửa phòng không 284 – Đoàn tên lửa sông La
Trung đoàn radar 291

Sư đoàn phòng không 367 – Đoàn phòng không thành phố Hồ Chí Minh:
Trung đoàn pháo phòng không 214 – Đoàn phòng không H14
Trung đoàn pháo phòng không 230 – Đoàn phòng không Thống Nhất
Trung đoàn tên lửa phòng không 261 – Đoàn tên lửa Thành Loa
Trung đoàn tên lửa phòng không 263 – Đoàn tên lửa Quang Trung
Trung đoàn tên lửa phòng không 276 – Đoàn tên lửa H76
Trung đoàn radar 294

Sư đoàn phòng không 375:
Trung đoàn pháo phòng không 224 – Đoàn phòng không H24
Trung đoàn tên lửa phòng không 275 – Đoàn tên lửa H75
Trung đoàn tên lửa phòng không 282 – Đoàn tên lửa H82
Trung đoàn radar 290

Sư đoàn phòng không 377:
Trung đoàn pháo phòng không 591 – Đoàn phòng không N91
Trung đoàn tên lửa phòng không 274 – Đoàn tên lửa H74
Trung đoàn radar 292 – Đoàn radar Tô Hiệu


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Triumf trong 11 Tháng Chín, 2008, 09:08:25 am
Lục quân:
Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết thắng:
Sư đoàn bộ binh cơ giới 308 – Sư đoàn Quân tiên phong: e36bb – Trung đoàn Bắc Bắc, e88bb – trung đoàn Tu Vũ, e102bb – Trung đoàn Thủ đô.
Sư đoàn bộ binh 312 – Sư đoàn Chiến thắng: e141bb (đơn vị Ba Vì), e165bb (đơn vị Thành đồng biên giới), e209bb (đơn vị sông Lô)
Sư đoàn bộ binh khung thường trực (KTT) 390: e3bb, e4bb, e5bb
Lữ đoàn pháo binh 368 – Đoàn pháo binh B68
Lữ đoàn phòng không 241 – Đoàn phòng không H41
Trung đoàn xe tăng 202 – Đơn vị xe tăng H02
Trung đoàn công binh 299 – Đơn vị công binh H99
Trung đoàn thông tin 240

Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang
Sư đoàn bộ binh cơ giới 304 – Sư đoàn Vinh quang: e9bb – Trung đoàn Ninh Bình, e24bb, e66bb – Trung đoàn Đông Sơn, e68pb
Sư đoàn bộ binh khung thường trực (KTT) 306: e111bb, e421bb, e422bb
Sư đoàn bộ binh 325 – Đoàn Bình Trị Thiên: e18bb, e95bb, e101bb
Lữ đoàn 164 pháo binh – Đoàn pháo binh Bến Hải
Lữ đoàn phòng không 673
Trung đoàn xe tăng 203
Trung đoàn công binh 219
Tiểu đoàn 1 trinh sát
Tiểu đoàn 46 vệ binh
Tiểu đoàn 32 ô tô vận tải (thuộc Cục hậu cần Quân đoàn)
Tiểu đoàn 5 hóa học (thuộc Bộ tham mưu Quân đoàn)
Trung đoàn thông tin 463
Tiểu đoàn sửa chữa 51 (thuộc Cục kỹ thuật Quân đoàn)
Viện Quân y 43
Trường Quân sự của Quân đoàn.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Triumf trong 11 Tháng Chín, 2008, 09:09:30 am
Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây nguyên
Sư đoàn bộ binh 10 – Sư đoàn Đắc Tô: e66 (trung đoàn Playme), e 24 (Trung đoàn Trung dũng), e28bb
Sư đoàn bộ binh cơ giới 320 – Sư đoàn Đồng bằng: e48bb, e52bb, e64bb
Lữ đoàn 40 pháo binh
Lữ đoàn phòng không 234 – Đoàn phòng không H34
Trung đoàn xe tăng 273 – Đơn vị xe tăng Sơn Lâm
Trung đoàn công binh 7 - Đơn vị công binh 7
Trung đoàn thông tin 29
Viện Quân y 211
Trường Quân sự của Quân đoàn

Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long
Sư đoàn bộ binh 7 – Đoàn bộ binh 7
Sư đoàn bộ binh 9 – Đoàn bộ binh 9
Sư đoàn bộ binh 309 – Đoàn bộ binh 309
Lữ đoàn phòng không 71 – Đoàn phòng không 71
Lữ đoàn pháo binh 24 – Đoàn pháo binh H4
Trung đoàn xe tăng 22 – Đơn vị xe tăng H2
Trung đoàn 550 công binh – Đơn vị công binh N50
Trung đoàn thông tin 29
Trường Quân sự của Quân đoàn


Binh đoàn 11 – Binh đoàn Kinh tế quốc phòng
Binh đoàn 12 – Binh đoàn Kinh tế quốc phòng
Binh đoàn 15 – Binh đoàn Kinh tế quốc phòng
Binh đoàn 16 – Binh đoàn Kinh tế quốc phòng:


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Triumf trong 11 Tháng Chín, 2008, 09:10:15 am
Quân khu 1:
Sư đoàn bộ binh 3 – Sư đoàn Sao Vàng: e2bb – Trung đoàn An Lão, e12bb – Trung đoàn Tây Sơn,  e148bb, d20 pháo binh, d19 vận tải.
Sư đoàn 338 - Đoàn kinh tế quốc phòng B38: e196bb
Sư đoàn 399 - Đoàn kinh tế quốc phòng B99:
Sư đoàn bộ binh 346 – Đoàn bộ binh B46: e246bb,
Lữ đoàn pháo binh 382 – Đoàn pháo binh B82
Lữ đoàn phòng không 210 – Đoàn phòng không H10
Lữ đoàn công binh 575 – Đoàn công binh N75
Trung đoàn xe tăng 409 – Đơn vị xe tăng B09
Trung đoàn thông tin 601 – Đơn vị S01
Trung đoàn vận tải 651 – Đơn vị vận tải S51
Kho K22 thuộc Cụm kho CK21 (Cục Kỹ thuật)
Trường Quân sự Quân khu 1


Quân khu 2:
Sư đoàn bộ binh 316: e98bb, e148, e174bb
Sư đoàn 313 - Đoàn kinh tế quốc phòng B13
Sư đoàn 314 - Đoàn kinh tế quốc phòng B14
Sư đoàn 326 - Đoàn kinh tế quốc phòng B26
Sư đoàn 345 – Đoàn kinh tế quốc phòng B45
Sư đoàn 379 – Đoàn kinh tế quốc phòng B79
Lữ đoàn phòng không 297 – Đoàn phòng không H97
Lữ đoàn công binh 543 – Đoàn công binh N43
Trung đoàn xe tăng 406 – Đơn vị xe tăng B06
Trung đoàn thông tin 604 – Đơn vị thông tin S04
Trung đoàn vận tải 652 – Đơn vị vận tải S52
Viện quân y 6.
Kho K814 (Cục Kỹ thuật)
Trường Quân sự Quân khu 2
Xưởng X78 (Cục kỹ thuật, Quân khu 2)


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Triumf trong 11 Tháng Chín, 2008, 09:37:42 am
Quân khu 4:
Sư đoàn 324 – Đoàn Ngự Bình: e1bb, e3bb, e335bb, d24 quân y, d25 vận tải, (Nghệ An, Thanh Hóa)
Sư đoàn 341 – Sư đoàn Sông Lam
Sư đoàn 968 – Đoàn bộ binh C68: e19bb, e176bb
Sư đoàn 337 – Đoàn kinh tế quốc phòng B37
Lữ đoàn phòng không 283 – Đoàn phòng không H83
Lữ đoàn pháo binh 16 – Đoàn Pháo binh Thuận An
Lữ đoàn công binh 414 – Đoàn công binh Hải Vân
Trung đoàn xe tăng 206 – Đơn vị xe tăng H06
Trung đoàn thông tin 80
Trung đoàn vận tải 654 – Đơn vị vận tải S54
Tiểu đoàn đặc công 41 – Phân đội đặc công B1
Tiểu đoàn trinh sát 12 – Phân đội trinh sát 12
Viện quân y 104

Quân khu 5
Sư đoàn bộ binh 2 – Đoàn bộ binh H: e1 (trung đoàn Ba Gia), e38
Sư đoàn bộ binh 305 – Đoàn bộ binh B05:
Sư đoàn bộ binh 315 – Đoàn bộ binh B15: e143bb
Sư đoàn 92 – Đoàn kinh tế quốc phòng 92
Lữ đoàn pháo binh 572 – Đoàn pháo binh N72
Lữ đoàn phòng không 573 – Đoàn phòng không N73
Trung đoàn công binh 270 – Trung đoàn công binh H70
Trung đoàn công binh 280 – Trung đoàn công binh H80
Trung đoàn xe tăng 574 – Đơn vị xe tăng N74
Trung đoàn thông tin 575 – Đơn vị thông tin N75
Tiểu đoàn đặc công 409 – Liên đội đặc công B09
Tiểu đoàn phòng hóa 48 – Phân đội phòng hóa B8
Viện quân y 17


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Triumf trong 11 Tháng Chín, 2008, 09:40:45 am
Quân khu 7
Sư đoàn bộ binh 5 – Đoàn bộ binh 5: e4bb, e5bb, e271bb, d24 pk, d25 cb
Sư đoàn bộ binh 302 – Đoàn bộ binh B02: e28bb
Sư đoàn bộ binh 317 – Đoàn bộ binh B17: e
Lữ đoàn pháo binh 75 – Đoàn pháo binh 75
Lữ đoàn phòng không 77 – Đoàn phòng không 77
Lữ đoàn công binh 25 – Đoàn công binh H5
Trung đoàn xe tăng 26 – Đơn vị xe tăng H6
Trung đoàn thông tin 23 – Đơn vị thông tin H3
Công ty Dệt may 7 (Cục Hậu cần Quân khu)


Quân khu 9
Sư đoàn bộ binh 4 – Đoàn bộ binh 4: e10bb
Sư đoàn bộ binh 8 – Đoàn bộ binh 8: e9
Sư đoàn bộ binh 330 – Đoàn bộ binh B30: e3bb, e20bb, e820bb,
Sư đoàn 959 – Đoàn kinh tế quốc phòng 959
Lữ đoàn pháo binh 6 – Đoàn pháo binh S
Lữ đoàn phòng không 226
Lữ đoàn công binh 25 – Đoàn công binh H5
Trung đoàn thông tin 29 – Đơn vị thông tin H9
Trung đoàn vận tải 659 – Đơn vị vận tải S59
Viện quân y 121


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: rongxanh trong 11 Tháng Chín, 2008, 10:02:30 am
Trung đòan Thành đồng Biên giới: Đúng là E 165 (Tôi nhầm E209).
Trung đoàn 95 (Ko rõ F hay của QK5): Đoàn Mang Yang


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: dongminhkh trong 11 Tháng Chín, 2008, 10:13:09 am
Trung đòan Thành đồng Biên giới: Đúng là E 165 (Tôi nhầm E209).
Trung đoàn 95 (Ko rõ F hay của QK5): Đoàn Mang Yang

E95 thuộc f307-QK5


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tran479 trong 11 Tháng Chín, 2008, 11:00:05 am
E 174 ,trung đoàn Cao Bắc Lạng thời điểm 75-89 thuộc Sư 5 ,bây giờ thuộc tỉnh đội Tây Ninh thay cho E hai khiêng một bị giải thể .


Tiêu đề: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Chín, 2008, 11:37:28 am
Sư đoàn phòng không 361 – Đoàn phòng không Hà Nội:
Trung đoàn pháo phòng không 218 – Đoàn phòng không H18
Trung đoàn pháo phòng không 280 – Đoàn phòng không Hồng Lĩnh
Trung đoàn tên lửa phòng không 236 – Đoàn tên lửa Sông Đà
Trung đoàn tên lửa phòng không 250 – Đoàn tên lửa Thăng Long
Trung đoàn tên lửa phòng không 257 – Đoàn tên lửa Cờ Đỏ
Trung đoàn radar 293 – Đoàn radar Phù Đổng


Sư đoàn phòng không 367 – Đoàn phòng không thành phố Hồ Chí Minh:
Trung đoàn pháo phòng không 214 – Đoàn phòng không H14
Trung đoàn pháo phòng không 230 – Đoàn phòng không Thống Nhất
Trung đoàn tên lửa phòng không 261 – Đoàn tên lửa Thành Loa
Trung đoàn tên lửa phòng không 263 – Đoàn tên lửa Quang Trung
Trung đoàn tên lửa phòng không 276 – Đoàn tên lửa H76
Trung đoàn radar 294



Sư đoàn phòng không 361 còn có các đơn vị hoả lực trực thuộc dưới đây:
Tiểu đoàn phòng không hỗn hợp 213
Tiểu đoàn phòng không hỗn hợp 5

Sư đoàn phòng không 367 còn có các đơn vị hoả lực trực thuộc dưới đây:
Tiểu đoàn phòng không hỗn hợp 528
Tiểu đoàn phòng không hỗn hợp 123
Tiểu đoàn tên lửa phòng không 62

Trung đoàn pháo phòng không 214 không còn trong biên chế sư 367


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Chín, 2008, 09:59:23 am
Để dễ theo dõi, em tổng hợp lại theo từng binh chủng:


Bộ binh

Tiểu đoàn Ba Đình: tiểu đoàn 8, trung đoàn 24, sư đoàn 304 trong KCCM.

Tiểu đoàn Bạch Đằng: tiểu đoàn của Quảng Yên trong KCCP.

Tiểu đoàn Bình Ca: tiểu đoàn 2 (42) tức tiểu đoàn 18, trung đoàn 102 trong KCCP. Mang tên chiến thắng Bình Ca 13/10/1947.

Tiểu đoàn Bông Lau: tiểu đoàn 249, trung đoàn 174 trong KCCP. Mang tên chiến thắng đèo Bông Lau 30/10/1947.

Tiểu đoàn Cô Tô: thuộc trung đoàn 66 trong KCCP.

Tiểu đoàn Đống Đa: thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 320 trong KCCP.

Tiểu đoàn Hi-rôn: tiểu đoàn 261 QK8 trong KCCM, danh hiệu do Cuba tặng.

Tiểu đoàn Kiên Trung: thuộc trung đoàn 52, sư đoàn 320 trong KCCP.

Tiểu đoàn Lê Lợi: thuộc trung đoàn 66 trong KCCP.

Tiểu đoàn Lũng Phầy: tiểu đoàn 23, trung đoàn 88. Mang tên chiến thắng Bông Lau - Lũng Phầy 25/4/1949.

Tiểu đoàn Lũng Vài: tiểu đoàn 29, trung đoàn 88. Tiền thân là tiểu đoàn 223 mang tên chiến thắng Bố Củng - Lũng Vài 8/1/1948.

Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt: tiểu đoàn của QK8 trong KCCP.

Tiểu đoàn Nguyễn Huệ: thuộc trung đoàn 66 trong KCCP.

Tiểu đoàn Phủ Thông: tiểu đoàn 11, trung đoàn 141 trong KCCP. Mang tên trận Phủ Thông 25/7/1948.

Tiểu đoàn Phù Đổng: tiểu đoàn của Hà Nội, tham gia chiến đấu trong chiến tranh biên giới phía bắc 1979.

Tiểu đoàn Quyết Thắng: tiểu đoàn của SG-GĐ trong KCCM.

Tiểu đoàn Thanh Lũng: thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 320 trong KCCP.


Bộ đội biên phòng:

Trung đoàn Tân Trào: trung đoàn 600, tiền thân là tiểu đoàn 600 bảo vệ TW trong KCCP.

Trung đoàn Thanh Xuyên: trung đoàn 12.


Pháo binh:

Đoàn Anh Dũng: lữ đoàn 675.

Đoàn Bến Hải: lữ đoàn 164, Quân đoàn 2.

Đoàn Biên Hoà: lữ đoàn 24, Quân đoàn 4.

Đoàn Bông Lau: trung đoàn 38.

Đoàn Thuận An: lữ đoàn 16.

Đoàn Tất Thắng: lữ đoàn 45, Quân đoàn 1.

Đoàn Vân An: trung đoàn 84.


Không quân

Sư đoàn Hải Vân: sư đoàn 372

Sư đoàn Thăng Long: sư đoàn 371

Trung đoàn Ba Vì: trung đoàn 916.

Trung đoàn Đồng Nai: trung đoàn 935.

Trung đoàn Đồng Tháp: trung đoàn 917.

Trung đoàn Hậu Giang: trung đoàn 937.

Trung đoàn Lam Sơn: trung đoàn 927.

Trung đoàn Sao Đỏ: trung đoàn 921.

Trung đoàn Yên Thế: trung đoàn 923.


Công binh:

Đoàn Hải Vân: lữ đoàn 414.

Đoàn Lũng Lô: lữ đoàn 219.

Đoàn Rạng Đông: trung đoàn 279.

Đoàn Sông Đà: trung đoàn 229.

Đoàn Sông Lô: lữ đoàn 249.

Đoàn Sông Thao: lữ đoàn 239.

(updated)


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Chín, 2008, 10:56:57 am
Phòng không:

Sư đoàn phòng không Bắc Thái: sư đoàn 365.

Sư đoàn phòng không Hà Nội: sư đoàn 361.

Sư đoàn phòng không Hải Phòng: sư đoàn 363.


Tên lửa:

Đoàn Cờ Đỏ: trung đoàn 257.

Đoàn Điện Biên: trung đoàn 267.

Đoàn Hạ Long: trung đoàn 238.

Đoàn Hùng Vương: trung đoàn 274.

Đoàn Sóc Sơn: trung đoàn 275.

Đoàn Sông Đà: trung đoàn 236.

Đoàn Thành Loa: trung đoàn 261.

Đoàn Quang Trung: trung đoàn 263.


Cao xạ:

Đoàn Hoa Lư: trung đoàn 218.

Đoàn Hồng Lĩnh: trung đoàn 280.

Đoàn Lê Lợi: trung đoàn 231.

Đoàn Quang Trung: trung đoàn 226.

Đoàn Sông Đuống: trung đoàn 220.

Đoàn Sông Thương: trung đoàn 260.

Đoàn Sông La: trung đoàn 284.

Đoàn Thăng Long: trung đoàn 250.

Đoàn Thống Nhất: trung đoàn 230.

Đoàn Tam Đảo: trung đoàn 234.

Đoàn Tô Vĩnh Diện: trung đoàn 224.

Đoàn Trần Hưng Đạo: trung đoàn 243.

Đoàn Xung Kích: trung đoàn 241.


Radar:

Đoàn Ba Bể: trung đoàn 291.

Đoàn Phù Đổng: trung đoàn 293.

Đoàn Sông Mã: trung đoàn 290.

Đoàn Tô Hiệu: trung đoàn 292.


Bác Trâu có biết hồi đánh Mỹ e cao xạ tự hành mang tên đoàn Xung Kích có phiên hiệu là gì không ạ?


(updated)


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: rongxanh trong 12 Tháng Chín, 2008, 12:22:11 pm
Đoàn  Tam Đảo: Trung đoàn cao xạ 234


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: vinaheart trong 12 Tháng Chín, 2008, 12:41:08 pm
Để dễ theo dõi, em tổng hợp lại theo từng binh chủng:


Bộ binh

Tiểu đoàn Bạch Đằng: tiểu đoàn của Quảng Yên trong KCCP.

Tiểu đoàn Bình Ca: tiểu đoàn 2 (42) tức tiểu đoàn 18, trung đoàn 102 trong KCCP. Mang tên chiến thắng Bình Ca 13/10/1947.

Tiểu đoàn Bông Lau: tiểu đoàn 249, trung đoàn 174 trong KCCP. Mang tên chiến thắng đèo Bông Lau 30/10/1947.

Tiểu đoàn Cô Tô: thuộc trung đoàn 66 trong KCCP.

Tiểu đoàn Đống Đa: thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 320 trong KCCP.

Tiểu đoàn Hi-rôn: tiểu đoàn 261 QK8 trong KCCM, danh hiệu do Cuba tặng.

Tiểu đoàn Kiên Trung: thuộc trung đoàn 52, sư đoàn 320 trong KCCP.

Tiểu đoàn Lê Lợi: thuộc trung đoàn 66 trong KCCP.

Tiểu đoàn Lũng Vài: tiểu đoàn 29, trung đoàn 88. Tiền thân là tiểu đoàn 223 mang tên chiến thắng Bố Củng - Lũng Vài 8/1/1948.

Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt: tiểu đoàn của QK8 trong KCCP.

Tiểu đoàn Nguyễn Huệ: thuộc trung đoàn 66 trong KCCP.

Tiểu đoàn Phủ Thông: tiểu đoàn 11, trung đoàn 141 trong KCCP. Mang tên trận Phủ Thông 25/7/1948.

Tiểu đoàn Quyết Thắng: tiểu đoàn của SG-GĐ trong KCCM.

Tiểu đoàn Thanh Lũng: thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 320 trong KCCP.





Bác nì còn thiếu Tiểu đoàn Phù Đổng - cũng lổi tiếng lắm đó


Tiêu đề: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: OldBuff trong 12 Tháng Chín, 2008, 02:50:16 pm
@ Chiangsan: Danh sách các đơn vị phòng không-không quân còn thiếu nhiều đơn vị.

Đoàn phòng không Xung kích - Trung đoàn pháo tiểu cao cơ động 241 thuộc Đoàn B67 hồi chống Mỹ. Đơn vị này sử dụng các xe pháo phòng không tự hành ZSU/BTR-40A

(http://i160.photobucket.com/albums/t165/leekimbh/Xetang/BTR-40.jpg)

(Ảnh nguồn: Vndefence.info)


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Chín, 2008, 07:43:27 pm
@ Chiangsan: Danh sách các đơn vị phòng không-không quân còn thiếu nhiều đơn vị.

Em cũng biết thế, có gì bác bổ sung giúp em với ;D


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: trucdang trong 30 Tháng Chín, 2008, 08:39:01 pm
Các bạn lưu ý: Có 4 Trung đoàn 95, Có 5 Trung đoàn 174 vv... và rất nhiều đơn vị trùng phiên hiệu.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Mười, 2008, 08:49:51 pm
Cao xạ:

Đoàn Hàm Rồng: trung đoàn 228 bảo vệ cầu Hàm Rồng trong KCCM.

Đoàn Thành Tô: trung đoàn 240.


Hải quân:

Đoàn Trường Sa: lữ đoàn 146 bảo vệ quần đảo Trường Sa.


Hầu như không thấy đơn vị HQ hay TTG nào có danh hiệu riêng.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: panphilov trong 02 Tháng Mười, 2008, 10:57:11 pm
Sư đoàn phòng không 361 – Đoàn phòng không Hà Nội:
Trung đoàn pháo phòng không 218 – Đoàn phòng không H18
Trung đoàn pháo phòng không 280 – Đoàn phòng không Hồng Lĩnh
Trung đoàn tên lửa phòng không 236 – Đoàn tên lửa Sông Đà
Trung đoàn tên lửa phòng không 250 – Đoàn tên lửa Thăng Long
Trung đoàn tên lửa phòng không 257 – Đoàn tên lửa Cờ Đỏ
Trung đoàn radar 293 – Đoàn radar Phù Đổng [/b]

Cám ơn bác về topic này. Em xin bổ sung thêm một danh hiệu nữa của Đoàn phòng không Hà Nội (F361) đó là: Sư đoàn Phòng không Cận vệ Đỏ.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Mực tàu trong 05 Tháng Mười, 2008, 10:37:26 pm
 Thưa các đòng chí , đoàn Ký Con lafdanh hiệu đơn vị nào ? Các đồng chí cho tôi biêt được không ạ !


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: OldBuff trong 05 Tháng Mười, 2008, 11:02:14 pm
Đoàn Ký con là e66 thuộc Đoàn Đồng bằng


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: ov10 trong 06 Tháng Mười, 2008, 12:09:20 am
Thế đoàn Đông A là đoàn gì vậy?


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Mười, 2008, 04:16:08 pm
Trung đoàn Ngô Quyền: trung đoàn 10, sư đoàn 4 trong KCCM.

Trung đoàn Trần Hưng Đạo: trung đoàn 20, sư đoàn 4 trong KCCM.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: OldBuff trong 06 Tháng Mười, 2008, 04:20:04 pm
Thế đoàn Đông A là đoàn gì vậy?

Cái này hỏi ông Đông A Đoàn ;D ;D


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: rongxanh trong 13 Tháng Mười, 2008, 04:41:25 pm
Sư đòan Phòng không 363 - Sư đòan Phòng không Đà Nẵng (?)

+   Trung đoàn tên lửa 267 - Đoàn Tên lửa Điện Biên.
+   Trung đoàn pháo phòng không 228 - Đoàn Pháo phòng không Hàm Rồng.
+   Trung đoàn ra đa 291 - Đòan Ra đa Ba Bể


Tiêu đề: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: OldBuff trong 13 Tháng Mười, 2008, 06:26:01 pm
Sư đòan Phòng không 363 - Sư đòan Phòng không Đà Nẵng (?)

+   Trung đoàn tên lửa 267 - Đoàn Tên lửa Điện Biên.
+   Trung đoàn pháo phòng không 228 - Đoàn Pháo phòng không Hàm Rồng.
+   Trung đoàn ra đa 291 - Đòan Ra đa Ba Bể


Sư đoàn phòng không 363 là Đoàn phòng không Hải Phòng. Các trung đoàn liệt kê ở dưới là của Đoàn phòng không Hà Bắc - Sư đoàn phòng không 365:
- Trung đoàn tên lửa 267 - Đoàn tên lửa Điện Biên
- Trung đoàn pháo phòng không 228 - Đoàn cao xạ Hàm Rồng
- Trung đoàn ra-đa 291 - Đoàn ra-đa Ba Bể


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: rongxanh trong 13 Tháng Mười, 2008, 07:38:02 pm
He he, em nhầm đấy, nó là F365. Em đang tóm tắt về nó, nhưng nhầm tiêu đề thôi.
Băn khoăn là đúng F365 là Sư đoàn phòng không Đà Nẵng, phải không bác?


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Mười, 2008, 07:45:44 pm
He he, em nhầm đấy, nó là F365. Em đang tóm tắt về nó, nhưng nhầm tiêu đề thôi.
Băn khoăn là đúng F365 là Sư đoàn phòng không Đà Nẵng, phải không bác?

Hình như là f375 ;D


Tiêu đề: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: OldBuff trong 13 Tháng Mười, 2008, 09:10:13 pm
Sư đoàn phòng không 375 là Đoàn phòng không Đà Nẵng.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tkhanh trong 13 Tháng Mười, 2008, 11:02:47 pm
Mem mới có thắc mắc ..em có search trên google thấy mình có e sau xin bổ sung :

TRung Đoàn Minh Đạm : em ko rõ nó thuộc F nào , số hiệu ?
http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT169083594 link dẫn chứng


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: panphilov trong 14 Tháng Mười, 2008, 10:08:59 pm
Mem mới có thắc mắc ..em có search trên google thấy mình có e sau xin bổ sung :

TRung Đoàn Minh Đạm : em ko rõ nó thuộc F nào , số hiệu ?
http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT169083594 link dẫn chứng


Đây là Trung đoàn trực thuộc Tỉnh đội Bà Rịa Vũng Tàu chuyên làm nhiệm vụ huấn luyện nguồn dự bị (chắc lại mới được giao nhiệm vụ đào tạo tân binh bổ sung cho các đơn vị chủ lực đứng chân quanh khu vực), cho nên, không trực thuộc Sư đoàn nào cả.

Còn Minh Đạm là tên của Khu căn cứ Minh Đạm của Bà Rịa Vũng Tàu trong 2 cuộc kháng chiến.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Mười Một, 2008, 11:17:18 am
Trung đoàn U Minh: trung đoàn 1 QK9, thành lập trong KCCM ở căn cứ U Minh Hạ (Cà Mau), nay thuộc sư đoàn 330 QK9.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tkhanh trong 24 Tháng Giêng, 2009, 09:18:53 pm
Các bác cho em hỏi về  trung đoàn 88 .
Em nghe nói ở F308 có E88 Tu Vũ , rồi F302 QK7 cũng có E88 nên thắc mắc tại sao lại đặt phiên hiẹu trùng nhau. Hôm nay đọc dc bài viết này :

http://www.tin247.com/nang_long_voi_6000_dong_doi_da_hy_sinh-9-128785.html

Không biết có phải vì đây mà có 2 trung đoàn 88 không ?


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Giêng, 2009, 09:24:34 pm
Hầu hết các đơn vị QĐNDVN trong KCCM đều có các "đơn vị anh em" theo kiểu ấy, bạn ạ! Hồi ấy ta áp dụng việc đưa gọn từng trung đoàn vào bổ sung cho chiến trường. Như sư 308 khi đưa trung đoàn 88 vào Nam thì tuyển mới tân binh để thành lập lại 88B. Ngay cả sư 320 còn có cả 320A, 320B (sau này là sư 391). 


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Cao Sơn trong 25 Tháng Giêng, 2009, 07:47:47 am
Để dễ theo dõi, em tổng hợp lại theo từng binh chủng:


Bộ đội biên phòng:

Trung đoàn Tân Trào: trung đoàn 600, tiền thân là tiểu đoàn 600 bảo vệ TW trong KCCP.

Trung đoàn Thanh Xuyên: trung đoàn 12.




Đoàn Thanh Xuyên từ năm 8X là trung đoàn 692 của F301 quân khu Thủ đô rồi.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: altus trong 25 Tháng Giêng, 2009, 08:09:17 am
Ngay cả sư 320 còn có cả 320A, 320B (sau này là sư 391). 

Tính kiểu này thì nhà 325 phải gọi là "con đàn" nhất.  ;)


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: rongxanh trong 25 Tháng Giêng, 2009, 09:26:34 am
Hầu hết các đơn vị QĐNDVN trong KCCM đều có các "đơn vị anh em" theo kiểu ấy, bạn ạ! Hồi ấy ta áp dụng việc đưa gọn từng trung đoàn vào bổ sung cho chiến trường. Như sư 308 khi đưa trung đoàn 88 vào Nam thì tuyển mới tân binh để thành lập lại 88B. Ngay cả sư 320 còn có cả 320A, 320B (sau này là sư 391)

Cái vàng sai rồi bác ôi. Sư 390!


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: vovanha trong 27 Tháng Giêng, 2009, 06:10:29 pm
Trung đòan Thành đồng Biên giới: Đúng là E 165 (Tôi nhầm E209).
Trung đoàn 95 (Ko rõ F hay của QK5): Đoàn Mang Yang

Trung đoàn 95 Đoàn Mang Yang . Mang Yang là tên một ngọn đèo trên Quốc lộ 19 từ Thành phố Quy nhơn  tỉnh Bình Định đi Thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai có chiều dài khỏang 170 km. Đèo Mang Yang hiện nay là F bộ của F2bb QK5 ( Bác Hungnt ).
Có liên quan máu mủ với E95 (b) của F325 QĐ2 vì cũng từ tỉnh đội Quảng bình mà ra. Trong KCCM E Mang Yang hoạt động ở Tây nguyên và trực thuộc QK5, trong chiến tranh BGTN là E chủ công của F307 mới thành lập năm 1978. Hình như F307 đã giải thể và E95 hiện nay lại trực thuộc Quân khu 5.
Trích hành khúc trung đoàn 95 ( Đoàn Mang Yang ) :
" Đoàn quân ta đi tỏa sáng vầng dương , súng thép nhấp nhô nhịp bước hiên ngang, trời mây Tây nguyên quyện bóng núi xa, khúc hát quân hành chen bước đường lòng ta . Trị Thiên nơi quê hương chúng ta lên đường diệt thù ... "
tại đèo Mang Yang năm 1973 trung đoàn 95 đã đánh tan một tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên ( Sư đoàn Bạch Mã ) bắn cháy hàng trăm xe của địch , cắt đứt chi viện của địch từ đồng bằng lên tây nguyên .


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Giêng, 2009, 06:15:40 pm
Sư bộ của f2/QK5 qua đèo Mang Yang khá xa, từ đường 19 còn rẽ vào khoảng hơn 2km nữa chứ bác? Nếu em nhớ không nhầm thì nó nằm giữa Mang Yang và Kon Tang, mà đến Kon Tang thì coi như là đến Pleiku rồi!

Hì, Pleiku với nhà thờ gỗ, với nhà rông của Anh hùng Núp và đôi mắt đen cô em phố núi! ;D


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: vovanha trong 27 Tháng Giêng, 2009, 06:27:00 pm
Sư bộ của f2/QK5 qua đèo Mang Yang khá xa, từ đường 19 còn rẽ vào khoảng hơn 2km nữa chứ bác? Nếu em nhớ không nhầm thì nó nằm giữa Mang Yang và Kon Tang, mà đến Kon Tang thì coi như là đến Pleiku rồi!

Hì, Pleiku với nhà thờ gỗ, với nhà rông của Anh hùng Núp và đôi mắt đen cô em phố núi! ;D
Tôi mới về căn cứ cũ của E95 F307 tại đèo Mang Yang, có hỏi bác bán cà phê ngày xưa tôi quen, thì bác ấy bảo là F bộ F2. Nó như vậy đó Chú ạ.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: altus trong 27 Tháng Giêng, 2009, 07:01:06 pm
tại đèo Mang Yang năm 1973 trung đoàn 95 đã đánh tan một tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên ( Sư đoàn Bạch Mã ) bắn cháy hàng trăm xe của địch , cắt đứt chi viện của địch từ đồng bằng lên tây nguyên .

Năm 73 mà vẫn còn bọn này cơ ạ?


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 27 Tháng Giêng, 2009, 07:07:51 pm
Vâng, 2 bác cho góp tí nhé: cho tới năm 1982 (lâu quá rồi nhỉ) - nếu đi theo QL19 từ phía Qui nhơn lên Pleiku - bên bên tay phải, thị xã An khê (cách đèo An khê 20km đó), vào sâu 2-3km mới đến sư bộ f2 đóng tại sân bay An khê, là căn cứ cũ của sư đoàn 25 tia chớp nhiệt đới Mỹ. Đi tiếp lên theo QL 19, qua cầu và suối Đắc pơ (nơi diệt GM100 của Pháp), cách đó khoảng 1km cùng bên tay phải có đường rẽ vào sâu cách QL19 5km là xã Nam (làng Konghoa trong chuyện Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc) có nhà anh hùng Núp. Toàn bộ e1 đóng tại chân đèo Mang Yang, cũng bên phải đèo. Vượt đèo (10km) đi gần 50km nữa đến địa phận TP Pleiku. Hiện tại e1 ko đóng ở đó, mà chuyển về An khê rồi, còn cứ cũ giao lại cho đơn vị khác, có thể là e95/f307 như bác vovanha nói chăng.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: vovanha trong 27 Tháng Giêng, 2009, 08:23:47 pm

Năm 73 mà vẫn còn bọn này cơ ạ?
[/quote]
 Có thể năm 1973 là nhầm lẫn, vì tính từ lúc tôi học truyền thống của trung đoàn đến nay cũng 31 năm rồi ( 1978 - 2009 ) ngay cả bài hát truyền thống của Trung đoàn tôi cũng quên mất một đoạn, nhưng sự kiện đánh tan một D Nam Triều Tiên là có thật, tôi sẽ hỏi lại các thủ trưởng cũ và đính chính lại sau. Thân


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tkhanh trong 28 Tháng Giêng, 2009, 09:32:29 pm
Quân khu 7
Sư đoàn bộ binh 5 – Đoàn bộ binh 5: e4bb, e5bb, e271bb, d24 pk, d25 cb
Sư đoàn bộ binh 302 – Đoàn bộ binh B02: e28bb
Sư đoàn bộ binh 317 – Đoàn bộ binh B17: e
Lữ đoàn pháo binh 75 – Đoàn pháo binh 75
Lữ đoàn phòng không 77 – Đoàn phòng không 77
Lữ đoàn công binh 25 – Đoàn công binh H5
Trung đoàn xe tăng 26 – Đơn vị xe tăng H6
Trung đoàn thông tin 23 – Đơn vị thông tin H3
Công ty Dệt may 7 (Cục Hậu cần Quân khu)


Hôm nay em về CỦ CHI lúc đi trên QL22 đoạn quận 12 , có thấy 1 doanh trại đề là "CỤC HẬU CẦN - TRUNG ĐOÀN 657" Không biết nó có thuộc quân khu 7 ko ạ .

Em search trên mạng thì thấy các đơn vị :
E 653  thì thuộc cục hậu cần QK3
E 654 thì thuộc cục hậu cần QK4
E 659 thì thuộc cục hậu cần QK9 .
 Nên cũng đoán E 657 là thuộc QK7 .


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 29 Tháng Giêng, 2009, 05:37:06 pm
bác dongadoan và bác vovanha: thêm đây nữa, vị trí của ebb38/f2
.... đang công tác tại Trung đoàn 38 (đoàn Gio Linh) thuộc Sư đoàn 2 (Quân khu V) đóng ở xã An Thành, huyện Đăk Pơ, Gia Lai.
theo link:http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/01/826162/


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tkhanh trong 30 Tháng Giêng, 2009, 11:53:24 am
Em tìm dc bài này : http://www.thvl.vn/?id_pnewsv=10530&lg=vn&start=0

Theo như bài này thì tiểu đoàn Lý Thường Kiệt dc thành lập vào năm 1957 tức la trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ . Hiện nay là tiểu đoàn 857 của BCHQS Vĩnh Long .

Đây có liên quan gì đến tiểu đoàn LTK mà bác chiangsan đã nhắc ở trên ko ạ ?


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tkhanh trong 30 Tháng Giêng, 2009, 01:25:15 pm
Hình như phần tiểu đoàn bộ binh còn thiếu Tiểu đoàn Phú Lợi

có 2 Tiểu đoàn Phú Lợi :
 - bộ đội tỉnh Thủ Dầu Một trong KCCM , ra đời ngày 5/6/1965 , phiên hiệu 303 . Hiện nay tiểu đoàn thuộc bổ chi huy quân sự tỉnh Bình Dương .
link tham khảo : http://www.sugia.vn/index.php?mod=news&cpid=3&nid=358&view=detail

- bộ đội tỉnh Sóc Trăng . Hiện nay là tiểu đoàn của bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng. Địa chỉ : đường Trương Công Định, Phường 2, Thị Xã Sóc Trăng.

Em còn tìm dc tiểu đoàn này : Tiểu đoàn Đinh Công Niết .
- tiểu đoàn 162 thuộc trung đoàn Tây Tiến trong KCCP . Tên dc đặt theo tên người chỉ huy tiểu đoàn .
link tham khảo : http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/tienggoisophan/3975/index.viet


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: khanhhuyen trong 30 Tháng Giêng, 2009, 11:59:56 pm
Quân khu 1:
Sư đoàn bộ binh 3 – Sư đoàn Sao Vàng: e2bb – Trung đoàn An Lão, e12bb – Trung đoàn Tây Sơn,  e148bb, d20 pháo binh, d19 vận tải.
Sư đoàn 338 - Đoàn kinh tế quốc phòng B38: e196bb
Sư đoàn 399 - Đoàn kinh tế quốc phòng B99:
Sư đoàn bộ binh 346 – Đoàn bộ binh B46: e246bb,
Lữ đoàn pháo binh 382 – Đoàn pháo binh B82
Lữ đoàn phòng không 210 – Đoàn phòng không H10
Lữ đoàn công binh 575 – Đoàn công binh N75
Trung đoàn xe tăng 409 – Đơn vị xe tăng B09
Trung đoàn thông tin 601 – Đơn vị S01
Trung đoàn vận tải 651 – Đơn vị vận tải S51
Kho K22 thuộc Cụm kho CK21 (Cục Kỹ thuật)
Trường Quân sự Quân khu 1

Triumf? cho hỏi đây là biên chế mới aktuel hay cũ.
Sư 03 Sao Vàng biên chế cũ chỉ có e 141 mang tên Hoài Ân ( không có e 148) và còn có thêm EPB 168 và một số tiểu đoàn trực thuộc nữa như d tăng, d vận tải cơ giới,d cao xạ pháo, d hóa học,d công binh, d thông tin, và trường huấn luyện HSQ vân..vân.




Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: dongadoan trong 31 Tháng Giêng, 2009, 12:31:33 pm
Các fBB hiện tại không được biên chế ePB xe kéo nữa bác khanhhuyen ạ! Các sư hiện nay biên chế pháo mang vác, huấn luyện theo biên chế. ;D


Tiêu đề: Biên chế và trang bị của các trung đoàn tên lửa phòng không đến 31/12/2008
Gửi bởi: Triumf trong 20 Tháng Hai, 2009, 03:15:41 pm
Biên chế và trang bị của các trung đoàn tên lửa phòng không
(tính đến 31/12/2008)

Sư đoàn 361 – Đoàn Phòng không Hà Nội
Trung đoàn tên lửa phòng không 236 – Đoàn Sông Đà:
-   Tiểu đoàn 61: S-300MPU1 (SA-20)
-   Tiểu đoàn 62: S-300PMU1 (SA-20) phối thuộc cho Sư đoàn 367
-   Tiểu đoàn 63: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 64: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 65: Kỹ thuật

Trung đoàn tên lửa phòng không 250 (Trung đoàn 258 cũ) – Đoàn Thăng Long:
-   Tiểu đoàn 46: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 49: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 151: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn ??: Kỹ thuật

Trung đoàn tên lửa phòng không 257 – Đoàn Cờ Đỏ:
-   Tiểu đoàn 76: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 77: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 78: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 125: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 80: Kỹ thuật

Sư đoàn 363 – Đoàn Phòng không Hải Phòng
Trung đoàn tên lửa phòng không 213 (Trung đoàn 281 cũ):
-   Tiểu đoàn 181: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 183: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 184: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 185: Kỹ thuật

Trung đoàn tên lửa phòng không 238 – Đoàn Hạ Long:
-   Tiểu đoàn 81: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 82: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 83: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 84: C-75M (SA-2), niêm cất
-   Tiểu đoàn 85: Kỹ thuật

Trung đoàn tên lửa phòng không 285:
-   Tiểu đoàn 71: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 72: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 73: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 74: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 75: Kỹ thuật

Sư đoàn phòng không 365 – Đoàn Phòng không Bắc Thái
Trung đoàn tên lửa phòng không 267 – Đoàn Điện Biên:
-   Tiểu đoàn 51: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 52: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn ??: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 55: Kỹ thuật

Trung đoàn tên lửa phòng không 284 (Trung đoàn 253 cũ) – Đoàn Sông La:
-   Tiểu đoàn 122: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 123: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 124: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 125: Kỹ thuật

Sư đoàn 367 – Đoàn Phòng không TP. Hồ Chí Minh

-   Tiểu đoàn 62: S-300PMU1 (SA-20) của trung đoàn 236 Sư đoàn 361 phối thuộc

Trung đoàn tên lửa phòng không 261 – Đoàn Thành Loa:
-   Tiểu đoàn 57: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 59: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 93: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 94: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 95: Kỹ thuật

Trung đoàn tên lửa phòng không 263 – Đoàn Quang Trung:
-   Tiểu đoàn ??: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 43: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 44: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 45: Kỹ thuật

Trung đoàn tên lửa phòng không 276 – Đoàn Cờ Đỏ:
-   Tiểu đoàn 166: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 168: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 169: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 170: Kỹ thuật

Sư đoàn phòng không 375 – Đoàn Phòng không Đà Nẵng
Trung đoàn tên lửa phòng không 275 – Đoàn Sóc Sơn:
-   Tiểu đoàn 66: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn ??: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn ??: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 70: Kỹ thuật

Trung đoàn tên lửa phòng không 282 (Trung đoàn 251 cũ):
-   Tiểu đoàn 177: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 178: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn ???: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 180: Kỹ thuật

Sư đoàn phòng không 377
Trung đoàn tên lửa phòng không 274 – Đoàn Hùng Vương:
-   Tiểu đoàn 86: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 87: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 88: C-75M (SA-2)
-   Tiểu đoàn 90: Kỹ thuật
-   Tiểu đoàn 114: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 118: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 115: Kỹ thuật

Phiên hiệu và trang bị chủ yếu được tổng hợp từ các nguồn sách sử các đơn vị, tin bài của các báo đài… cho nên có thể có chỗ chưa chuẩn xác, mong các bác bổ sung thêm.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: phonglan trong 20 Tháng Hai, 2009, 03:27:43 pm
Trung đoàn tên lửa phòng không 282 ( Sư đoàn phòng không 375 – Đoàn Phòng không Đà Nẵng ) còn có tên gọi là: Đoàn Tên lửa Tam Giang.




Tiêu đề: Re: Biên chế và trang bị của các trung đoàn tên lửa phòng không đến 31/12/2008
Gửi bởi: OldBuff trong 20 Tháng Hai, 2009, 04:01:56 pm
Biên chế và trang bị của các trung đoàn tên lửa phòng không
(tính đến 31/12/2008)

Sư đoàn 361 – Đoàn Phòng không Hà Nội
Trung đoàn tên lửa phòng không 250 (Trung đoàn 258 cũ) – Đoàn Thăng Long:
-   Tiểu đoàn 46: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 49: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn 151: C-125M (SA-3)
-   Tiểu đoàn ??: Kỹ thuật



Hồi bọn tớ chuyển từ B77 về B61, tiểu đoàn kỹ thuật là k5 (d155). Nay 258 chuyển thành 250 không biết có biến động gì không?


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tkhanh trong 03 Tháng Tư, 2009, 09:05:12 pm
Mấy bác cho em hỏi cái này ạ .

Trong 1 quân khu , ngoài các lực lượng do các bác ở trên đã liệt kê thì em thấy rằng lực lượng của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh/thành cũng là thuộc quân khu .
Các bác cho em hỏi biên chế của 1 tỉnh đội  như thế nào ko ạ ( chỉ tính lính chính quy thôi ạ , ko tính dân quân ) ? Có nơi em tháy là trung đoàn , có nơi chỉ là tiểu đoàn .
 Rất mong các bác trả lời giúp ạ .


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: dongadoan trong 03 Tháng Tư, 2009, 09:18:22 pm
Câu hỏi của bạn lạc đề nhưng tôi tạm trả lời bạn vào đây!

Theo nguyên tắc tổ chức của các đơn vị bộ đội địa phương thì ở những tỉnh trọng điểm có thể duy trì biên chế 1-2 trung đoàn, các tỉnh khác thì duy trì 1 tiểu đoàn và 1 khung trung đoàn KTT. Còn tỉnh nào là trọng điểm, tỉnh nào không thì lại là chuyện khác mất rồi! ;D


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tkhanh trong 03 Tháng Tư, 2009, 09:26:24 pm
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=492.40 topic này đúng ko bác .

Có gì sai bác chuyển giúp em với ạ .
Cảm ơn bácđã trả lời gúp em ạ


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: anhkhoayy trong 07 Tháng Tư, 2009, 03:06:27 am
Dạ Quân đoàn 3 thiếu Trung đoàn Đặc công 198 ạ. Còn tên gọi là gì em quên roài, để khi nào em hỏi lại thằng bạn làm trợ lý ở Trung đoàn. Thằng bạn em học ở HVMM ra dc phân công công tác ở 198 đóng ở trên BMT :(


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Triumf trong 07 Tháng Tư, 2009, 09:12:13 am
Dạ Quân đoàn 3 thiếu Trung đoàn Đặc công 198 ạ. Còn tên gọi là gì em quên roài, để khi nào em hỏi lại thằng bạn làm trợ lý ở Trung đoàn. Thằng bạn em học ở HVMM ra dc phân công công tác ở 198 đóng ở trên BMT :(
Đoàn đặc công M98 thuộc Binh chủng Đặc công bạn à. Khi cần nó có thể được phối thuộc cho các QK, QD. Có thể bạn đọc ở đâu đó về việc M98 thuộc QD3, điều này đúng, nhưng thông tin này lạc hậu dễ đến vài chục năm rồi nhỉ.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tkhanh trong 11 Tháng Tư, 2009, 10:28:30 pm
em không biết post ở đâu , có gì sai sót mong tư lệnh bỏ qua và edit dùm .
Những thông tin này đa phần em tìm kiếm trên google và danh bạ nên dù đã cố gắng chắt lọc thông tin cũng không thể tránh khỏi sai sót (vì sự thay đổi phiên hiệu hay biên chế vaò các sư đoàn , giải thể , chuyển đơn vị ...), vì vậy mong các bác xem và chỉnh sửa dùm ...

nguồn tham khảo : từ www.google.com.vn , và http://danhba.vdc.com.vn/tracuu/danhba/default.asp

Các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ Huy QUân Sự Tỉnh / Thành

THỦ ĐÔ cái này mong mấy bác xem lại dùm ạ .
1.Hà Nội
sư đoàn 301 - trung đoàn 59 , 236 , 692
trung đoàn 57
trung đoàn 47

2. Hà Tây ( cũ )
trung đoàn 854
trung đoàn 452

QUÂN KHU 1

1. Lạng Sơn
trung đoàn 123

2.Thái Nguyên
trung đoàn 197

3. Bắc Giang
trung đoàn 831
 
4. Cao Bằng
trung đoàn 852

5. Bắc Cạn
trung đoàn 750

QUÂN KHU 2

1.Hòa Bình
trung đoàn 814

2 Sơn La
trung đoàn 754

3. Điện Biên
trung đoàn 741

4. Lai Châu
trung đoàn 193

5. Lào Cai
trung đoàn 254

6. Yên Bái
trung đoàn 121

7. Hà Giang
trung đoàn 877

8. Tuyên Quang
trung đoàn 247

9. Vĩnh Phúc
trung đoàn 834

10. Phú Thọ
trung đoàn 753

QUÂN KHU 3

1. Hải Phòng
trung đoàn 50 - trung đoàn 836

2. Quảng Ninh
trung đoàn 242

3. Hà Nam
trung đoàn 151

4. Ninh Bình
trung đoàn 855

5. Nam Định
trung đoàn 250

6. Hải Dương
trung đoàn 125

7. Hưng Yên
trung đoàn 126

8. Bắc Ninh
trung đoàn 833

9. Thái Bình
trung đoàn 568


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tkhanh trong 11 Tháng Tư, 2009, 10:29:10 pm
QUÂN KHU 4

1. Thanh Hóa
trung đoàn 762

2. Nghệ An
trung đoàn 746

3. Quảng Trị
trung đoàn 842

4. Hà Tĩnh
trung đoàn 841

5. QUảng Bình
trung đoàn 996

6. Thừa Thiên Huế
trung đoàn 176

QUÂN KHU 5

1. Đà Nẵng
trung đoàn 971

2. Quảng Nam
trung đoàn 885

3. QUảng Ngãi
trung đoàn 887

4. Phú Yên
trung đoàn 888

5. Bình Định
trung đoàn 739

6. Khánh Hòa
trung đoàn 803 -tiểu đoàn 460

7. Ninh Thuận
trung đoàn 896

8. Bình Thuận
trung đoàn 812

9. Kon Tum
trung đoan 990

10. Gia Lai
trung đoàn 991

11. Đắc Lắc
trung đoàn 584

12. Đắc Nông
trung đoàn 720
trung đoàn 726


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tkhanh trong 11 Tháng Tư, 2009, 10:30:02 pm
QUÂN KHU 7
1. TP HỒ CHÍ MINH
trung đoàn 1 Gia Định
trung đoàn 770 ( hình như đã giải thể )
trung đoàn 10

2. Lâm Đồng
trung đoàn 994

3. Bà Rịa - Vũng Tàu
trung đoàn Minh Đạm

4. Đồng Nai
trung đoàn 310

5. Tây Ninh
trung đoàn 174

6. Bình Dương
trung đoàn 6

7. Bình Phước
trung đoàn 728

8. Long An
trung đoàn 738

QUÂN KHU 9

1. Tiền Giang
trung đoàn 630

2. Đồng Tháp
trung đoàn 320

3. Bến Tre
trung đoàn 895

4. Vĩnh Long
trung đoàn 890

5. Trà Vinh
trung đoàn 926

6. Bạc Liêu
trung đoàn 894

7. Sóc Trăng
trung đoàn 897

8. An Giang
trung đoàn 892

9. Hậu Giang
trung đoàn 114

10. Cần Thơ
trung đoàn 110

11. Kiên Giang
trung đoàn 893

12. Cà Mau
trung đoàn 896


Tiêu đề: Re: " Đoàn Bình Giã " - Trung đoàn 1, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4
Gửi bởi: angko krao trong 14 Tháng Tư, 2009, 01:52:11 pm
...Trong chiến dịch, Trung đoàn 1 đã xuất hiện nhiều gương chiến đấu dũng cảm : Chiến sỹ liên lạc Tiểu đoàn 2 Nguyễn Chiến Thắng, đã mưu trí dũng cảm đánh tạt sườn cụm hoả lực của địch, tạo điều kiện cho đại đội xung phong. Tiểu đội trưởng Lê Văn Đáp, chiến sỹ xung kích Hoàng Đình Nghĩa luôn luôn là một mũi dao bén nhọn chọc thẳng vào tim quân thù “ Đâu có địch là lao đến diệt dịch “, tạo ra được phong trào học tập tiểu đội mũi nhọn Lê Văn Đáp… Trung đoàn còn nêu hai kỷ lục : Hiệu xuất chiến đấu cao ( trong ba ngày diệt gọn hai tiểu đoàn ) và lần đầu tiên diệt gọn một tiểu đoàn thuộc lực lượng dự bị chiến lược của địch trên chiến trường.
Kết thúc chiến dịch, Trung ương Cục, Quân Uỷ và Bộ Tư lệnh Miền quyết định tặng Trung đoàn 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba và danh hiệu vẻ vang “ Trung đoàn Bình Giã “.

Cám ơn bác lethaitho đã cho em biết rõ hơn về chiến công của thủ trưởng cũ :Trung đoàn trưởng E747-F317 những năm 79-81 tại chiến trường K : Đại tá  Lê Văn Đáp ( Tư Đáp ). Bác có thông tin gì về chú Tư Đáp hiện nay không, vui lòng cho em biết!


Tiêu đề: Re: " Đoàn Bình Giã " - Trung đoàn 1, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4
Gửi bởi: lethaitho trong 14 Tháng Tư, 2009, 04:41:49 pm
Hu hu... trong sách nói mỗi vậy thì gõ lên như vậy! đang đau tay quá đây! ;D
Mà sao bác lại kết luận anh chiến sỹ Lê Văn Đáp ( của E1, F9 )hồi ấy là đại tá Lê Văn Đáp - E trưởng 747 của F317 sau này! ;D


Tiêu đề: Re: " Đoàn Bình Giã " - Trung đoàn 1, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4
Gửi bởi: angko krao trong 14 Tháng Tư, 2009, 04:53:45 pm
 ;D  Sau này chú Tư Đáp lên TMT F317 hoạt động tại K đến năm 1982 thì rút quân về VN. Đúng 100% là chú Tư Đáp đó là Lê Văn Đáp người tiểu đội trưởng được nhắc đến trong bài viết về "Đoàn Bình Giã" này. Khi ở K , tôi đã biết về "Tiểu Đội mũi nhọn" này của thủ trưởng mình,còn được chú Tư cho coi tấm hình đen trắng chụp tiểu đội này và chú bên xác chiếc M113 hay chiếc trực thăng bị bắn rớt ( không nhớ nổi  ???). Nói là tiểu đội nhưng trong tấm hình chỉ có 4-5 người thôi ! Chú Tư Đáp tướng thấp đậm, đội nón tai bèo trong tấm hình đó... Nếu tôi nhớ không nhầm , thì trong 1 cuốn sách giáo khoa của con tôi cũng có tấm hình này, khi nói về chiến thắng Bình Giã trong KCC Mỹ.
 ;D Thôi mà ..., ráng đau tay chút cho AE nhờ, có dịp nào gặp nhau, sẽ bù cho bác ngay  ::)


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tai_lienson trong 11 Tháng Năm, 2009, 03:52:23 pm
  Với trang này tình báo nước ngoài chẳng cần đào tạo thêm điệp viên tung vào Việt Nam nữa


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Dreamwa trong 11 Tháng Năm, 2009, 10:11:00 pm

QUÂN KHU 1



2.Thái Nguyên
trung đoàn 197
trung đoàn 677

4. Cao Bằng
trung đoàn 567
trung đoàn 852

5. Bắc Cạn
trung đoàn 750
Theo em biết thì  e677, e567, cùng với e246 là của Sư đoàn 346 chứ không phải của bộ chỉ huy QS Thái nguyên và Cao Bằng.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tkhanh trong 12 Tháng Năm, 2009, 07:30:20 am
thanks bạn Dreamwa .. mình check lại rùi .
Thái Nguyên đúng là chỉ có E197
CAO BẰNG là E852

Mà sao em ko tìm thấy nút EDIT bài ở đâu vậy bác mod hay admin ơi .


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 12 Tháng Năm, 2009, 09:14:32 am
Đã hiệu đính rồi nhé các bác Dreamwa, tkhanh


Tiêu đề: tên gọi
Gửi bởi: aircom trong 28 Tháng Sáu, 2009, 04:21:34 pm
các bác cho hỏi một chút.
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thường thấy gọi tên "đại đoàn" như đại đoàn 308, đại đoàn 320,..cho tới tận chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn gọi thế... nhưng sau đó, sang thời kỳ chống Mỹ-Diệm. đã thấy xuất hiện tên gọi "sư đoàn"... A e nào có thể cho biết chính xác thời điểm thay đổi tên gọi cho đơn vị quân này được không. Vào khi nào, quyết định nào, do ai ký?


Tiêu đề: tên gọi
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Sáu, 2009, 04:51:25 pm
các bác cho hỏi một chút.
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thường thấy gọi tên "đại đoàn" như đại đoàn 308, đại đoàn 320,..cho tới tận chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn gọi thế... nhưng sau đó, sang thời kỳ chống Mỹ-Diệm. đã thấy xuất hiện tên gọi "sư đoàn"... A e nào có thể cho biết chính xác thời điểm thay đổi tên gọi cho đơn vị quân này được không. Vào khi nào, quyết định nào, do ai ký?
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=353.20
 Câu số 103!


Tiêu đề: tên gọi
Gửi bởi: UyenNhi05 trong 28 Tháng Sáu, 2009, 05:13:33 pm
các bác cho hỏi một chút.
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thường thấy gọi tên "đại đoàn" như đại đoàn 308, đại đoàn 320,..cho tới tận chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn gọi thế... nhưng sau đó, sang thời kỳ chống Mỹ-Diệm. đã thấy xuất hiện tên gọi "sư đoàn"... A e nào có thể cho biết chính xác thời điểm thay đổi tên gọi cho đơn vị quân này được không. Vào khi nào, quyết định nào, do ai ký?

Lịch sử quân sự Việt Nam tập 11, trang 84, 85, 86 hoặc http://www.quansuvn.net/index.php?topic=7501.20 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=7501.20):

Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9-1954 xác định: Tăng cường Quân đội nhân dân là một nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, Chính phủ và toàn thể nhân dân ta.  Cần phải xây dựng Quân đội nhân dân thành một quân đội cách mạng, chính quy, tương đối hiện đại.  Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tổng Quân uỷ đã tập trung chỉ đạo các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ tập kết chuyển quân, khẩn trương chấn chỉnh một bước tổ chức và cải tiến trang bị, chuẩn bị bước vào xây dựng chính quy, hiện đại.

Các đại đoàn bộ binh 303, 308, 312, 316, 325, 320 ra đời từ trong kháng chiến chống Pháp nay được thống nhất tên gọi là sư đoàn bộ binh.

Các đơn vị bộ đội miền Nam tập kết, bộ đội tình nguyện tại Lào, Campuchia và một số đơn vị chủ lực của khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện trên miền Bắc được biên chế thành 8 sư đoàn và 5 trung đoàn bộ binh. Trong đó, bộ đội Liên khu V tập kết được xây dựng thành 2 sư đoàn (305, 324) và 1 trung đoàn (120). Bộ đội Nam Bộ tập kết được xây dựng thành 2 sư đoàn (330, 338). Bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào và Campuchia được xây dựng thành 1 sư đoàn (335) và 1 trung đoàn (640).

Một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực và địa phương thuộc Liên khu Việt Bắc và Liên khu III được tập trung xây dựng thành 3 sư đoàn (350, 328, 332). Hai trung đoàn 148 và 246 chủ lực Liên khu Việt Bắc chuyển thành trung đoàn bộ binh độc lập trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh.  Lực lượng pháo binh (2 trung đoàn) thuộc Đại đoàn công pháo 351 (thành lập trong kháng chiến chống Pháp) và một số phân đội pháo binh của các chiến trường được tập trung xây dựng thành 3 sơ đoàn (675, 45, 349) trực thuộc Bộ Tư lệnh pháo binh.

Lực lượng công binh thuộc Đại đoàn công pháo 351 (1 trung đoàn) và các tiểu đoàn, đại đội công binh các chiến trường được tập trung xây dựng thành 4 trung đoàn (333, 444, 555, 506) thuộc Cục Công binh.

Lực lượng phòng không thuộc Bộ Tổng tư lệnh và một số phân đội súng máy của các chiến trường được xây dựng thành Sư đoàn 367.

Một số trung đoàn chủ lực và tiểu đoàn bộ đội địa phương thuộc vùng ven biển được tập trung xây dựng thành 5 trung đoàn (269, 271 thuộc Liên khu IV; 244, 713 thuộc Khu Tả  Ngạn, 248 thuộc Khu Đông Bắc) và Tiểu đoàn 500 thuộc Liên khu IV.

Một số tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương các tỉnh có biên giới với nước bạn Lào được chuyển thành bộ đội biên phòng (có 10 tiểu đoàn).

Đến cuối năm 1956, toàn quân căn bản hoàn thành việc chấn chỉnh tổ chức, biên chế và trang bị.


Tiêu đề: tên gọi
Gửi bởi: rongxanh trong 28 Tháng Sáu, 2009, 09:27:56 pm
các bác cho hỏi một chút.
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thường thấy gọi tên "đại đoàn" như đại đoàn 308, đại đoàn 320,..cho tới tận chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn gọi thế... nhưng sau đó, sang thời kỳ chống Mỹ-Diệm. đã thấy xuất hiện tên gọi "sư đoàn"... A e nào có thể cho biết chính xác thời điểm thay đổi tên gọi cho đơn vị quân này được không. Vào khi nào, quyết định nào, do ai ký?
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=353.20
 Câu số 103!

Thời điểm theo câu 103 là không chính xác!!!!!

Trích dẫn

103. Tháng 6-1965 có bốn sư đoàn bộ binh được thành lập, đó là những sư đoàn nào?
       Bốn sư đoàn bộ binh đó là:
_Sư đoàn 328 và Sư đoàn 332, nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực và bộ đội địa phương Liên khu III.
_Sư đoàn 324, nòng cốt là một sô trung đoàn, tiểu đoàn , đại đội chủ lực ở chiến trường nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên vừa tập kết ra miền Bắc (các Trung đoàn bộ binh 803, 90, 93, Trung đoàn pháo binh 14 và các tiểu đoàn binh chủng).
         Tư lệnh kỉêm Chính ủy: Nguyễn Đôn.
         Ngày 1-7, sư đoàn làm lễ thành lập tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa).
_Sư đoàn 335, nòng cốt là các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam vừa hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia về nước.
           Cũng từ đây, các Đại đoàn bộ binh 308, 304, 312, 316, 320, 325 thống nhất tên gọi sư đoàn bộ binh.


Tiêu đề: tên gọi
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Sáu, 2009, 10:04:50 pm
các bác cho hỏi một chút.
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thường thấy gọi tên "đại đoàn" như đại đoàn 308, đại đoàn 320,..cho tới tận chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn gọi thế... nhưng sau đó, sang thời kỳ chống Mỹ-Diệm. đã thấy xuất hiện tên gọi "sư đoàn"... A e nào có thể cho biết chính xác thời điểm thay đổi tên gọi cho đơn vị quân này được không. Vào khi nào, quyết định nào, do ai ký?
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=353.20
 Câu số 103!

Thời điểm theo câu 103 là không chính xác!!!!!

Trích dẫn

103. Tháng 6-1965 có bốn sư đoàn bộ binh được thành lập, đó là những sư đoàn nào?
       Bốn sư đoàn bộ binh đó là:
_Sư đoàn 328 và Sư đoàn 332, nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực và bộ đội địa phương Liên khu III.
_Sư đoàn 324, nòng cốt là một sô trung đoàn, tiểu đoàn , đại đội chủ lực ở chiến trường nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên vừa tập kết ra miền Bắc (các Trung đoàn bộ binh 803, 90, 93, Trung đoàn pháo binh 14 và các tiểu đoàn binh chủng).
         Tư lệnh kỉêm Chính ủy: Nguyễn Đôn.
         Ngày 1-7, sư đoàn làm lễ thành lập tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa).
_Sư đoàn 335, nòng cốt là các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam vừa hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia về nước.
           Cũng từ đây, các Đại đoàn bộ binh 308, 304, 312, 316, 320, 325 thống nhất tên gọi sư đoàn bộ binh.
Em gõ từ sách ra! Quyển đó giờ tự dưng mất tiêu rồi >:(. Cái topic cũ cũng để yên đó, chưa lôi lên được!


Tiêu đề: tên gọi
Gửi bởi: panphilov trong 28 Tháng Sáu, 2009, 11:08:22 pm
các bác cho hỏi một chút.
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thường thấy gọi tên "đại đoàn" như đại đoàn 308, đại đoàn 320,..cho tới tận chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn gọi thế... nhưng sau đó, sang thời kỳ chống Mỹ-Diệm. đã thấy xuất hiện tên gọi "sư đoàn"... A e nào có thể cho biết chính xác thời điểm thay đổi tên gọi cho đơn vị quân này được không. Vào khi nào, quyết định nào, do ai ký?
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=353.20
 Câu số 103!

Thời điểm theo câu 103 là không chính xác!!!!!

Trích dẫn

103. Tháng 6-1965 có bốn sư đoàn bộ binh được thành lập, đó là những sư đoàn nào?
       Bốn sư đoàn bộ binh đó là:
_Sư đoàn 328 và Sư đoàn 332, nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực và bộ đội địa phương Liên khu III.
_Sư đoàn 324, nòng cốt là một sô trung đoàn, tiểu đoàn , đại đội chủ lực ở chiến trường nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên vừa tập kết ra miền Bắc (các Trung đoàn bộ binh 803, 90, 93, Trung đoàn pháo binh 14 và các tiểu đoàn binh chủng).
         Tư lệnh kỉêm Chính ủy: Nguyễn Đôn.
         Ngày 1-7, sư đoàn làm lễ thành lập tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa).
_Sư đoàn 335, nòng cốt là các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam vừa hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia về nước.
           Cũng từ đây, các Đại đoàn bộ binh 308, 304, 312, 316, 320, 325 thống nhất tên gọi sư đoàn bộ binh.
Em gõ từ sách ra! Quyển đó giờ tự dưng mất tiêu rồi >:(. Cái topic cũ cũng để yên đó, chưa lôi lên được!

Bác đại bàng khỏi phải tìm quyển đó nữa, mất công thôi  ;D. Một là sách sai, hai là bác gõ nhầm 1955 thành 1965  ::). Có một số chi tiết giúp em khẳng định điều này.

Thứ nhất: Sư đoàn 324, nòng cốt là một sô trung đoàn, tiểu đoàn , đại đội chủ lực ở chiến trường nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên vừa tập kết ra miền Bắc . Sư đoàn này vào năm 1955, do Phó Tư lệnh Liên khu V tập kết Nguyễn Đôn làm Sư đoàn trưởng kiêm Chính ủy. Thời điểm 1965, khi đó cụ Nguyễn Đôn đã được phong Thiếu tướng (1958) đang là Tư lệnh Quân khu V rồi.

Thứ hai: Cũng từ đây, các Đại đoàn bộ binh 308, 304, 312, 316, 320, 325 thống nhất tên gọi sư đoàn bộ binh. Thực tế, các đại đoàn đổi tên (thống nhất) thành sư đoàn không đồng thời. Ví dụ: Đại đoàn 312 và 304 vào khoảng tháng 6 năm 1955 và Đại đoàn 320 cũng như 316 vào khoảng tháng 8 hay tháng 9 năm 1956.

Một số chi tiết khác xin bác đại bàng xem lại cho kỹ ạ, ví dụ: trước khi tập kết ra Bắc thì trong Nam Bộ và Trung Trung Bộ đã thành lập những Đại đoàn để cho phù hợp với đánh lớn, đạnh mạnh...và cuối giai đoạn của cuộc chiến tranh. Ví dụ: Đại đoàn Nam Bộ (330), Hay Đại đoàn 324 (trước khi tập kết ra Bắc đã có tên do chính cụ Nguyễn Đôn làm Đại đoàn trưởng). Trong khi đó trên kia nói là "thành lập" thì em thấy chưa chính xác.


Tiêu đề: tên gọi
Gửi bởi: ptlinh trong 28 Tháng Sáu, 2009, 11:14:08 pm
Tiện có các bác đang bàn về các sư đoàn thời kỳ đầu chống Mỹ, các bác cho em hỏi: có bác nào biết thông tin gì về sư đoàn Đồng Nai không? Theo em được biết đây là sư đoàn toàn lính tập kết năm 54, sư này tồn tại quãng từ năm 55 đến năm 59 gì đó.


Tiêu đề: tên gọi
Gửi bởi: panphilov trong 29 Tháng Sáu, 2009, 12:53:53 am
Tiện có các bác đang bàn về các sư đoàn thời kỳ đầu chống Mỹ, các bác cho em hỏi: có bác nào biết thông tin gì về sư đoàn Đồng Nai không? Theo em được biết đây là sư đoàn toàn lính tập kết năm 54, sư này tồn tại quãng từ năm 55 đến năm 59 gì đó.

Trước khi tập kết thì các Lực lượng Vũ trang Nam Bộ chia thành Miền Đông và Miền Tây: miền Tây thì do cụ Đồng Văn Cống là "thủ lĩnh", miền Đông do cụ Tô Ký làm "thủ lĩnh". Sư đoàn Đồng Nai chính là Sư đoàn 338 đấy ạ, được thành lập chủ yếu dựa trên các đơn vị chủ lực của miền Đông Nam Bộ thời 9 năm do cụ Tô Ký làm Sư đoàn trưởng đầu tiên.


Tiêu đề: tên gọi
Gửi bởi: panphilov trong 29 Tháng Sáu, 2009, 02:00:24 am
các bác cho hỏi một chút.
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thường thấy gọi tên "đại đoàn" như đại đoàn 308, đại đoàn 320,..cho tới tận chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn gọi thế... nhưng sau đó, sang thời kỳ chống Mỹ-Diệm. đã thấy xuất hiện tên gọi "sư đoàn"... A e nào có thể cho biết chính xác thời điểm thay đổi tên gọi cho đơn vị quân này được không. Vào khi nào, quyết định nào, do ai ký?

Lịch sử quân sự Việt Nam tập 11, trang 84, 85, 86 hoặc http://www.quansuvn.net/index.php?topic=7501.20 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=7501.20):

Các đại đoàn bộ binh 303, 308, 312, 316, 325, 320 ra đời từ trong kháng chiến chống Pháp nay được thống nhất tên gọi là sư đoàn bộ binh.

Trong đó, bộ đội Liên khu V tập kết được xây dựng thành 2 sư đoàn (305, 324) và 1 trung đoàn (120). Bộ đội Nam Bộ tập kết được xây dựng thành 2 sư đoàn (330, 338). Bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào và Campuchia được xây dựng thành 1 sư đoàn (335) và 1 trung đoàn (640).


Trong tài liệu được số hóa này có một số thông tin (theo em) là không chính xác:

-- Trong Kháng chiến chống Pháp không có đại đoàn được thành lập với số hiệu 303.

-- Hai Đại đoàn 305 và 330 thực chất là được thành lập vào cuối Kháng chiến chống Pháp, chứ không phải là tập kết rồi mới được thành lập. Đại đoàn 305 có phiên hiệu là Ba Tơ (do thành lập tại Quảng Ngãi) là Đại đoàn Chủ lực của Khu V, sau khi ra Bắc từ các đơn vị chủ lực của Khu, Bộ tiếp tục thành lập Sư đoàn 324 có phiên hiệu là Hải Vân. Đại đoàn 330 cũng vậy, lúc đầu mang tên Nam Bộ. Sau khi tập kết ra Bắc các đơn vị chủ lực của Nam Bộ tiếp tục có thêm Sư đoàn 338 cho nên Sư 330 mang tên Cửu Long, còn 338 mang tên Đồng Nai.




Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: jboy89 trong 14 Tháng Bảy, 2009, 11:06:31 pm
Vậy cho em hỏi về Lữ Đoàn pháo binh 434 có trực thuộc quân đoàn 4 hay không vậy?có Đoàn pháo binh 24 là gì của quân đoàn 4?

Đọc kỹ nội quy trước khi gửi bài. Viết đúng chính tả tiếng Việt.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Bảy, 2009, 09:38:38 am
Vậy cho em hỏi về Lữ Đoàn pháo binh 434 có trực thuộc quân đoàn 4 hay không vậy?có Đoàn pháo binh 24 là gì của quân đoàn 4?

Lữ đoàn 24 sau này đổi phiên hiệu thành 434.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: VTD e1f2 trong 15 Tháng Bảy, 2009, 09:52:24 am
Trung đòan Thành đồng Biên giới: Đúng là E 165 (Tôi nhầm E209).
Trung đoàn 95 (Ko rõ F hay của QK5): Đoàn Mang Yang
E95 ,trung đoàn Mang yang ,nay trong đội hình f2 ,qk5


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: VTD e1f2 trong 15 Tháng Bảy, 2009, 10:01:03 am
Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây nguyên
Sư đoàn bộ binh 10 – Sư đoàn Đắc Tô: e66 (trung đoàn Playme), e 24 (Trung đoàn Trung dũng), e28bb
Sư đoàn bộ binh cơ giới 320 – Sư đoàn Đồng bằng: e48bb, e52bb, e64bb
Lữ đoàn 40 pháo binh
Lữ đoàn phòng không 234 – Đoàn phòng không H34
Trung đoàn xe tăng 273 – Đơn vị xe tăng Sơn Lâm
Trung đoàn công binh 7 - Đơn vị công binh 7
Trung đoàn thông tin 29
Viện Quân y 211
Trường Quân sự của Quân đoàn

QD3 còn có sư đoàn 31 nữa bạn ạ


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: cuchuoicvc trong 10 Tháng Chín, 2009, 08:08:30 pm
Thấy cái Topic này quả là hữu ích, xin đóng góp một chút gọi là:
Quân chủng Phòng không – Không quân

Sư đoàn không quân 370
Trung đoàn không quân 935 – Đoàn không quân Đồng Nai
Trung đoàn không quân 937 – Đoàn không quân Hậu Giang
Trung đoàn không quân 917 – Đoàn không quân Đồng Tháp

Sư đoàn không quân 371 – Đoàn không quân Thăng Long:
Trung đoàn không quân 921 – Đoàn không quân Sao Đỏ
Trung đoàn không quân 927 – Đoàn không quân Lam Sơn
Trung đoàn không quân 931 – Đoàn không quân C31
Trung đoàn không quân trực thăng 916 – Đoàn không quân Ba Vì

Sư đoàn không quân 372 – Đoàn không quân Hải Vân
Trung đoàn không quân 923 – Đoàn không quân Yên Thế
Trung đoàn không quân 929 – Đoàn không quân C29
Trung đoàn không quân trực thăng 954 – Đoàn không quân C54
Trung đoàn không quân vận tải 918 – Đoàn không quân C18

Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật không quân:
Trung đoàn không quân 910 (Đông Tác)
Trung đoàn không quân 920 (Nha Trang)
Trung đoàn không quân 940 (Phù Cát)

Sư đoàn phòng không 361 – Đoàn phòng không Hà Nội:
Trung đoàn pháo phòng không 218 – Đoàn phòng không H18
Trung đoàn pháo phòng không 280 – Đoàn phòng không Hồng Lĩnh
Trung đoàn tên lửa phòng không 236 – Đoàn tên lửa Sông Đà
Trung đoàn tên lửa phòng không 250 – Đoàn tên lửa Thăng Long
Trung đoàn tên lửa phòng không 257 – Đoàn tên lửa Cờ Đỏ
Trung đoàn radar 293 – Đoàn radar Phù Đổng

Sư đoàn phòng không 363 – Đoàn phòng không Hải Phòng:
Trung đoàn pháo phòng không 240 – Đoàn phòng không H40
Trung đoàn tên lửa phòng không 213 – Đoàn tên lửa H13
Trung đoàn tên lửa phòng không 238 – Đoàn tên lửa H38
Trung đoàn tên lửa phòng không 285 – Đoàn tên lửa H85
Trung đoàn radar 295

Sư đoàn phòng không 365:
Trung đoàn pháo phòng không 228 – Đoàn phòng không H28
Trung đoàn tên lửa phòng không 253 – Đoàn tên lửa H53
Trung đoàn tên lửa phòng không 267 – Đoàn tên lửa H67
Trung đoàn tên lửa phòng không 284 – Đoàn tên lửa sông La
Trung đoàn radar 291

Sư đoàn phòng không 367 – Đoàn phòng không thành phố Hồ Chí Minh:
Trung đoàn pháo phòng không 214 – Đoàn phòng không H14
Trung đoàn pháo phòng không 230 – Đoàn phòng không Thống Nhất
Trung đoàn tên lửa phòng không 261 – Đoàn tên lửa Thành Loa
Trung đoàn tên lửa phòng không 263 – Đoàn tên lửa Quang Trung
Trung đoàn tên lửa phòng không 276 – Đoàn tên lửa H76
Trung đoàn radar 294

Sư đoàn phòng không 375:
Trung đoàn pháo phòng không 224 – Đoàn phòng không H24
Trung đoàn tên lửa phòng không 275 – Đoàn tên lửa H75
Trung đoàn tên lửa phòng không 282 – Đoàn tên lửa H82
Trung đoàn radar 290

Sư đoàn phòng không 377:
Trung đoàn pháo phòng không 591 – Đoàn phòng không N91
Trung đoàn tên lửa phòng không 274 – Đoàn tên lửa H74
Trung đoàn radar 292 – Đoàn radar Tô Hiệu

Em thấy Sư 363 của em vấn còn thiếu  biên chế Trung đoàn pác ui!


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: trauxanh trong 08 Tháng Ba, 2010, 12:24:38 am
Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây nguyên
Sư đoàn bộ binh 10 – Sư đoàn Đắc Tô: e66 (trung đoàn Playme), e 24 (Trung đoàn Trung dũng), e28bb
Sư đoàn bộ binh cơ giới 320 – Sư đoàn Đồng bằng: e48bb, e52bb, e64bb
Lữ đoàn 40 pháo binh
Lữ đoàn phòng không 234 – Đoàn phòng không H34
Trung đoàn xe tăng 273 – Đơn vị xe tăng Sơn Lâm
Trung đoàn công binh 7 - (Đơn vị công binh 7) Đoàn Hùng Vương, đơn vị 3 lần anh hùng
Trung đoàn thông tin 29
Viện Quân y 211
Trường Quân sự của Quân đoàn


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: anhkhoayy trong 08 Tháng Ba, 2010, 02:23:35 am
Dạ Quân đoàn 3 thiếu Trung đoàn Đặc công 198 ạ. Còn tên gọi là gì em quên roài, để khi nào em hỏi lại thằng bạn làm trợ lý ở Trung đoàn. Thằng bạn em học ở HVMM ra dc phân công công tác ở 198 đóng ở trên BMT :(
Đoàn đặc công M98 thuộc Binh chủng Đặc công bạn à. Khi cần nó có thể được phối thuộc cho các QK, QD. Có thể bạn đọc ở đâu đó về việc M98 thuộc QD3, điều này đúng, nhưng thông tin này lạc hậu dễ đến vài chục năm rồi nhỉ.

Đoàn 198 trực thuộc Quân đoàn 3 hiện trụ sở chính thì ở BMT bạn ạ. Ngoài ra còn đóng quân ở Bình Dương gần ngã 3 Cảnh Nhượng. (Đoàn 198 thường xuyên bảo vệ mục tiêu ở HCMC trong những dịp lễ Tết).


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tvm303 trong 09 Tháng Ba, 2010, 01:35:47 am
Nói đúng ra bây giờ các đoàn đặc công đều thuộc binh chủng đặc công, tuy nhiên, đóng trên địa bàn của quân đoàn 3, phối thuộc, làm một số nhiệm vụ được giao thôi.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Triumf trong 09 Tháng Ba, 2010, 09:12:31 am
Dạ Quân đoàn 3 thiếu Trung đoàn Đặc công 198 ạ. Còn tên gọi là gì em quên roài, để khi nào em hỏi lại thằng bạn làm trợ lý ở Trung đoàn. Thằng bạn em học ở HVMM ra dc phân công công tác ở 198 đóng ở trên BMT :(
Đoàn đặc công M98 thuộc Binh chủng Đặc công bạn à. Khi cần nó có thể được phối thuộc cho các QK, QD. Có thể bạn đọc ở đâu đó về việc M98 thuộc QD3, điều này đúng, nhưng thông tin này lạc hậu dễ đến vài chục năm rồi nhỉ.

Đoàn 198 trực thuộc Quân đoàn 3 hiện trụ sở chính thì ở BMT bạn ạ. Ngoài ra còn đóng quân ở Bình Dương gần ngã 3 Cảnh Nhượng. (Đoàn 198 thường xuyên bảo vệ mục tiêu ở HCMC trong những dịp lễ Tết).
Đoàn 198 thuộc BTL Binh chủng Đặc công bạn ạ (gồm Đoàn 1 đặ­c công biệt động - HN, Đoàn 5 đặc công nước - CR và các Đoàn đặc công 113 - HN, 198 - TN, 429-NB) chứ không thuộc QĐ3. Còn đóng ở Bình Dương gần ngã 3 Cảnh Nhượng là Đoàn đặ­­c công 429. Tổng quân số của Binh chủng Đặc công hiện nay là hơn 12.000 (nếu biên chế đủ quân thời chiến sẽ vào khoảng 18.000-20.000).


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tung677 trong 17 Tháng Ba, 2010, 08:48:58 pm
Quân khu 1:
Sư đoàn bộ binh 3 – Sư đoàn Sao Vàng: e2bb – Trung đoàn An Lão, e12bb – Trung đoàn Tây Sơn,  e148bb, d20 pháo binh, d19 vận tải.
Sư đoàn 338 - Đoàn kinh tế quốc phòng B38: e196bb
Sư đoàn 399 - Đoàn kinh tế quốc phòng B99:
Sư đoàn bộ binh 346 – Đoàn bộ binh B46: e246bb,
Lữ đoàn pháo binh 382 – Đoàn pháo binh B82
Lữ đoàn phòng không 210 – Đoàn phòng không H10
Lữ đoàn công binh 575 – Đoàn công binh N75
Trung đoàn xe tăng 409 – Đơn vị xe tăng B09
Trung đoàn thông tin 601 – Đơn vị S01
Trung đoàn vận tải 651 – Đơn vị vận tải S51
Kho K22 thuộc Cụm kho CK21 (Cục Kỹ thuật)
Trường Quân sự Quân khu 1


Quân khu 2:
Sư đoàn bộ binh 316: e98bb, e148, e174bb
Sư đoàn 313 - Đoàn kinh tế quốc phòng B13
Sư đoàn 314 - Đoàn kinh tế quốc phòng B14
Sư đoàn 326 - Đoàn kinh tế quốc phòng B26
Sư đoàn 345 – Đoàn kinh tế quốc phòng B45
Sư đoàn 379 – Đoàn kinh tế quốc phòng B79
Lữ đoàn phòng không 297 – Đoàn phòng không H97
Lữ đoàn công binh 543 – Đoàn công binh N43
Trung đoàn xe tăng 406 – Đơn vị xe tăng B06
Trung đoàn thông tin 604 – Đơn vị thông tin S04
Trung đoàn vận tải 652 – Đơn vị vận tải S52
Viện quân y 6.
Kho K814 (Cục Kỹ thuật)
Trường Quân sự Quân khu 2
Xưởng X78 (Cục kỹ thuật, Quân khu 2)

Tại sao F 346? chỉ có mỗi E 246 BB. hiện giờ nó còn E 677 và E 567 nữa,năm vừa rồi chúng tôi lên chúc tết tại E bộ E 677 mà.


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: ccduc2000 trong 17 Tháng Ba, 2010, 10:10:33 pm
Bác Triumf cho em hỏi với ạ. Em thấy mình còn có sư đoàn 31 nữa em đọc mãi mà không thấy? Bác chỉ giúp em với ạ. Cảm ơn Bác


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: minh son trong 07 Tháng Sáu, 2010, 10:39:31 pm
Chỉ có trung đoàn 335, không có sư 335. eBB335 nay thuộc fBB341 QK4.


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: minh son trong 07 Tháng Sáu, 2010, 10:48:32 pm
Quân đoàn 3 còn có sư đoàn 31: eBB1:trung đoàn 866, eBB2: trung đoàn 922, eBB3: trung đoàn 977, và trung đoàn 4PB.Hiện đang là sư rút gọn làm nhiệm vụ huấn luyện dự bị động viên.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: trauxanh trong 08 Tháng Sáu, 2010, 12:42:53 pm
Vâng, 2 bác cho góp tí nhé: cho tới năm 1982 (lâu quá rồi nhỉ) - nếu đi theo QL19 từ phía Qui nhơn lên Pleiku - bên bên tay phải, thị xã An khê (cách đèo An khê 20km đó), vào sâu 2-3km mới đến sư bộ f2 đóng tại sân bay An khê, là căn cứ cũ của sư đoàn 25 tia chớp nhiệt đới Mỹ. Đi tiếp lên theo QL 19, qua cầu và suối Đắc pơ (nơi diệt GM100 của Pháp), cách đó khoảng 1km cùng bên tay phải có đường rẽ vào sâu cách QL19 5km là xã Nam (làng Konghoa trong chuyện Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc) có nhà anh hùng Núp. Toàn bộ e1 đóng tại chân đèo Mang Yang, cũng bên phải đèo. Vượt đèo (10km) đi gần 50km nữa đến địa phận TP Pleiku. Hiện tại e1 ko đóng ở đó, mà chuyển về An khê rồi, còn cứ cũ giao lại cho đơn vị khác, có thể là e95/f307 như bác vovanha nói chăng.

Nhà anh hùng Núp là ở làng Stơ xã Tơ Tung huyện Kbang bác Hung ạh, còn e95 hình như đóng quân ở đèo Hà Lan,tỉnh Daklak, gần Buôn Hồ ấy


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 08 Tháng Sáu, 2010, 12:54:25 pm
Quân đoàn 3 còn có sư đoàn 31:  eBB1:trung đoàn 866, eBB2: trung đoàn 922, eBB3: trung đoàn 977, và trung đoàn 4PB.Hiện đang là sư rút gọn làm nhiệm vụ huấn luyện dự bị động viên.

f31 có 7 e ( e1bb - e866- e2bb - e922 - e3bb - e977 - e4pb ) Biên chế của f rút gọn làm nhiệm vụ huấn luyện DBĐV sao mà nhiều trung đoàn thế bác minh son ? Tiện bác cho em hỏi luôn : giờ f31 đang ở chỗ nào vậy bác ?


Tiêu đề: Re: Đó hỏi - Đây trả lời (Hỏi đáp - Thắc mắc) phần 2
Gửi bởi: lucongbinh513_dth trong 29 Tháng Ba, 2011, 12:00:31 pm
Cháu muốn tìm hiểu về lữ công binh 513 Ninh Giang Hải Dương.Có bác nào biết về đơn vị này thì giúp cháu với ạ


Tiêu đề: Re: Đó hỏi - Đây trả lời (Hỏi đáp - Thắc mắc) phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 29 Tháng Ba, 2011, 12:30:52 pm
Cháu muốn tìm hiểu về lữ công binh 513 Ninh Giang Hải Dương.Có bác nào biết về đơn vị này thì giúp cháu với ạ

Bạn cần thông tin gì? Ban liên lạc hay sử hay cụ thể chiến dịch nào, giai đoạn nào?


Tiêu đề: Re: Đó hỏi - Đây trả lời (Hỏi đáp - Thắc mắc) phần 2
Gửi bởi: lucongbinh513_dth trong 31 Tháng Ba, 2011, 09:20:08 am
Dạ, bác biết những gì về đơn vị này bác truyền đạt hết cho cháu được không ạ? Cháu muốn tìm hiểu hết về đơn vị này ạ :)


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: thanhh63 trong 01 Tháng Tư, 2011, 07:30:26 am
Tôi biết QĐ 3 còn có sư 31 trong giai đoạn đến 1983, nhưng hiện nay F 31 còn biên chế trong quân đoàn 3 không ?
Sư đoàn 320 trong giai đoạn 79 - 83 còn có trung đoàn pháo 54, nhưng bây giờ trong các trang mạng không thấy nhắc đến trung đoàn này, không biết số phận của E này ra sao? ai biết cho xin thông tin với!!! cám ơn.


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: VTD e1f2 trong 02 Tháng Tư, 2011, 02:13:54 pm
Quân đoàn 3 còn có sư đoàn 31:  eBB1:trung đoàn 866, eBB2: trung đoàn 922, eBB3: trung đoàn 977, và trung đoàn 4PB.Hiện đang là sư rút gọn làm nhiệm vụ huấn luyện dự bị động viên.

f31 có 7 e ( e1bb - e866- e2bb - e922 - e3bb - e977 - e4pb ) Biên chế của f rút gọn làm nhiệm vụ huấn luyện DBĐV sao mà nhiều trung đoàn thế bác minh son ? Tiện bác cho em hỏi luôn : giờ f31 đang ở chỗ nào vậy bác ?
      Làm gì nhiều thế,  chỉ 3 e bb là 866,922 và 977 và e 4 pháo , nay là f khung ,trong đội hình QD 3 ,hiện đang đóng ở Tuy phước Bình định nhà bác thì phải ..


Tiêu đề: Re: Đó hỏi - Đây trả lời (Hỏi đáp - Thắc mắc) phần 2
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Tư, 2011, 08:38:11 pm
Cháu muốn tìm hiểu về lữ công binh 513 Ninh Giang Hải Dương.Có bác nào biết về đơn vị này thì giúp cháu với ạ
-----------------------------------
Nguồn từ TĐBKQS: LỮ ĐOÀN CÔNG BINH 513, lữ đoàn công binh hỗn hợp thuộc Quân khu 3; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1985 và 1994). Tiền thân là Tiểu đoàn công binh 25 thuộc Quân khu Tả Ngạn, thành lập 19.5.1958, phát triển thành Trung đoàn công binh 513 (15.7.1976), LĐCB513 (26.8.1989) theo quyết định số 229/QĐ-QP của BQP. Trong KCCM, làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông ở Thanh Hóa, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hoà Bình (xây, lắp 50.000m cầu nổi, chèo chở 25.000 chuyến phà, bắn rơi 1 máy bay Mĩ). 1975-76 phá gỡ bom, mìn, thủy lôi ở Bình - Trị - Thiên, Hải Phòng, Lào (rà phá 35.900 quả bom, mìn, thủy lôi, giải phóng hơn 10.000 ha đất sản xuất). 1982 phá gỡ hết số bom tại công trường thủy điện Sông Đà (Hoà Bình). 1984-94 rà phá bom mìn, vật cản (tháo gỡ 3.432 quả mìn, 10.596 chông các loại), mở đường, xây dựng công trình phòng thủ biên giới phía Bắc, địa bàn Quân khu 3, làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào. 1995-97 xây dựng, sửa chữa nâng cấp một số công trình quốc phòng, công trình kết hợp kinh tế với quốc phòng, rà phá bom mìn trên địa bàn Quân khu 3. Ngày truyền thống 15.5.1958. Lữ đoàn trưởng, phó lữ đoàn trưởng về chính trị đầu tiên: Vũ Anh Đức, Đỗ Hằng.

P/s: Bạn lucongbinh513_dth chú ý: đây là nơi hỏi - đáp về các hoạt động của diễn đàn, câu hỏi của bạn đặt ở đây là không phù hợp, sau đây 12h tôi sẽ di chuyển những bài có liên quan!


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Hung No trong 30 Tháng Tư, 2011, 03:50:06 pm
Tại sao chúng ta không thành lập một quân đoàn đặc biệt cơ động như mô hình sư đoàn Dù VNCH.Trong tình hình mới tôi nghĩ chúng ta cũng cần những đơn vị cơ đông hơn,gọn nhẹ và chuyên nghiệp hơn để thực hiện được các ý đồ chiến thuật,chiến lược mà các đơn vị khác không đủ tinh nhuệ hoặc quá công kềnh.
Tôi nghĩ một quân đoàn gômf 6-8 lữ đoàn.Mặt khác chúng ta có thể chuyển các trung đoàn trùng tên như trung đoàn 66f10,e88f302 thành lữ đoàn 66,88 để đưa vào quân đoàn này,như thế sẽ không còn hiện tượng trung tên nhưng vẫn giữ được truyền thống đơn vị.


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Triumf trong 27 Tháng Hai, 2012, 10:30:12 am
Em xin bổ sung thêm Danh hiệu (nick name) của một số đơn vị như sau:
- Trung đoàn không quân 940 - Sư đoàn không quân 372 có danh hiệu là Đoàn không quân Tây Sơn.
- Trung đoàn pháo phòng không 591 - Sư đoàn phòng không 377 có danh hiệu là Đoàn phòng không Trường Sơn.


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: tvm303 trong 27 Tháng Hai, 2012, 10:36:04 am
Xu thế đưa bộ binh vào biên chế lữ đoàn là xu thế mới của các cường quốc quân sự. Lý do là so với ngày xưa thì mật độ binh khí kỹ thuật đã cao hơn xưa rất nhiều, đơn vị bộ binh đã không còn dựa nhiều vào số lượng bộ binh nữa, kèm theo đó, những nước đã và đang theo hướng này đều đã có trình độ cơ giới hóa, khả năng không vận số lượng khí tài kỹ thuật đạt đến trình độ rất cao rồi. Nhà ta có những cái này không? Tuy nhiên, nhà ta cũng đã tổ chức hội thảo xem xét vấn đề này. Thực ra, việc duy trì ở cấp QK, QĐ và trực thuộc bộ một số lữ đoàn BB đôc lập để tăng khả năng cơ động chiến lược, chiến thuật cũng là một điều nên.


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Hung No trong 14 Tháng Ba, 2012, 07:33:17 pm
Trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, quân đội ta và VNCH phân hóa thành 2 hướng khác nhau và tôi nghĩ cả 2 hình thái cũng đã đạt đến một mức độ tương đối cao. Hiện tại,tôi nghĩ quân đội ta cần cả hai hình thái đó nên mổ xẻ cách xây dựng quân đội VNCH để học hỏi cũng là điều nên làm.
Trong chiến tranh,quân ta luôn đánh ở thế chủ động ,chúng ta chọn mặt trận và thời điểm nên biên chế các đơn vị lớn(sư đoàn là căn bản) để thực hiện nhiệm vụ chiến lược là hoàn toàn hợp lý,nó tạo sức mạnh cho đòn tấn công.
Về phía VNCH thì ngược lại,họ luôn chiến đấu ở thế bị động.Các sư đoàn bộ binh cảu họ hoàn toàn không có tính cơ động,nhiệm vụ cầm cự giữ đất là chủ yếu.Nhưng ngược lại các đơn vị cơ động lại phát triển để ứng phó theo tình thế. Tôi nghĩ 2 binh chủng đáp ứng cho nhiệm vụ này là Sư đoàn nhảy dù (tôi nghĩ quân số của nó như vậy thì gần như 1 quân đoàn) và các liên đoàn Biệt động quân. Dù cơ động cho bộ,còn Biệt động quân cơ động cho quân đoàn.
Tôi nghĩ tình hình hiện tại cũng phù hợp,chúng ta cần cả cách biên chế cả 2 phía.Chúng ta cần những đơn vị lớn,chắc chắn như những quả đấm thép,nhưng cũng cần sự linh hoạt,sắc bén để xử lý tình huống.
Về biên chế theo quan điểm của tôi thì về nhánh quân đoàn->sư đoàn->trung đoàn thì tỉ lệ 1:3,như hiện tại.Còn Binh đoàn->lữ đoàn->tiểu đoàn nên 1:5,nghĩa là 5 lữ tạo 1 binh.5 tiểu thành 1 lữ. Nguyên nhân vì lực lượng cơ động cần có khả năng linh hoạt,chia nhỏ.
Về hỏa lực thì,cơ động của  bộ dung hỏa lực bộ (có thể là không quân lực quân),cơ động của quân đoàn dung hỏa lực quân đoàn.


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: kakashivn87 trong 23 Tháng Ba, 2012, 05:30:35 am
Thưa bạn là QĐ ND VN có các đơn vị Sẵn Sàng chiến đấu rồi, mức độ cơ động không hề kém lính dù của chế độ cũ đâu.


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: sydinh6316 trong 29 Tháng Sáu, 2013, 11:50:40 am
cho tôi hỏi E 698 tức Q16 hoặc E 16 thuộc F5 , MT 479 , xin cho tôi biết xuất thân của trung đoàn và thành tích , cám ơn


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Sáu, 2013, 10:56:27 am
cho tôi hỏi E 698 tức Q16 hoặc E 16 thuộc F5 , MT 479 , xin cho tôi biết xuất thân của trung đoàn và thành tích , cám ơn

Có một số chi tiết về E16/ Q16/ trung đoàn 16A/ trung đoàn 101/ trung đoàn Bắc Sơn,  bác có thể tham khảo : ở đây (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24470.msg403413.html#msg403413)

Trung đoàn Bộ binh 16 được:
- Tuyên dương ĐƠN VỊ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN lần thứ nhất, tháng 9 năm 1973.
- Tuyên dương ĐƠN VỊ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN lần thứ hai, tháng 9 năm 1989.


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: congbinh537 trong 26 Tháng Bảy, 2013, 08:44:50 pm
Quân khu 1:
Sư đoàn bộ binh 3 – Sư đoàn Sao Vàng: e2bb – Trung đoàn An Lão, e12bb – Trung đoàn Tây Sơn,  e148bb, d20 pháo binh, d19 vận tải.
Sư đoàn 338 - Đoàn kinh tế quốc phòng B38: e196bb
Sư đoàn 399 - Đoàn kinh tế quốc phòng B99:
Sư đoàn bộ binh 346 – Đoàn bộ binh B46: e246bb,
Lữ đoàn pháo binh 382 – Đoàn pháo binh B82
Lữ đoàn phòng không 210 – Đoàn phòng không H10
Lữ đoàn công binh 575 – Đoàn công binh N75
Trung đoàn xe tăng 409 – Đơn vị xe tăng B09
Trung đoàn thông tin 601 – Đơn vị S01
Trung đoàn vận tải 651 – Đơn vị vận tải S51
Kho K22 thuộc Cụm kho CK21 (Cục Kỹ thuật)
Trường Quân sự Quân khu 1


Quân khu 2:
Sư đoàn bộ binh 316: e98bb, e148, e174bb
Sư đoàn 313 - Đoàn kinh tế quốc phòng B13
Sư đoàn 314 - Đoàn kinh tế quốc phòng B14
Sư đoàn 326 - Đoàn kinh tế quốc phòng B26
Sư đoàn 345 – Đoàn kinh tế quốc phòng B45
Sư đoàn 379 – Đoàn kinh tế quốc phòng B79
Lữ đoàn phòng không 297 – Đoàn phòng không H97
Lữ đoàn công binh 543 – Đoàn công binh N43
Trung đoàn xe tăng 406 – Đơn vị xe tăng B06
Trung đoàn thông tin 604 – Đơn vị thông tin S04
Trung đoàn vận tải 652 – Đơn vị vận tải S52
Viện quân y 6.
Kho K814 (Cục Kỹ thuật)
Trường Quân sự Quân khu 2
Xưởng X78 (Cục kỹ thuật, Quân khu 2)             

cái ông này thế trung đoàn công binh 537 trục thuộc.quân khu 2 của tôi đâu/



Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 26 Tháng Bảy, 2013, 09:09:31 pm
Bạn có thể giới thiệu tóm tắt lịch sử đơn vị của bạn để hoàn thiện danh sách mà. Danh sách trên là tự tổng hợp chứ không phải có sẵn của Bộ rồi post ra đâu! ;D


Tiêu đề: Re: Nguồn gốc danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: congbinh1 trong 27 Tháng Bảy, 2013, 11:08:55 am
cái ông này thế trung đoàn công binh 537 trục thuộc.quân khu 2 của tôi đâu/

Trung đoàn đó của bác hiện nay vẫn còn ạ?


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: meo-u trong 05 Tháng Tám, 2013, 09:25:01 am
Tại sao chúng ta không thành lập một quân đoàn đặc biệt cơ động như mô hình sư đoàn Dù VNCH.Trong tình hình mới tôi nghĩ chúng ta cũng cần những đơn vị cơ đông hơn,gọn nhẹ và chuyên nghiệp hơn để thực hiện được các ý đồ chiến thuật,chiến lược mà các đơn vị khác không đủ tinh nhuệ hoặc quá công kềnh.
Tôi nghĩ một quân đoàn gômf 6-8 lữ đoàn.Mặt khác chúng ta có thể chuyển các trung đoàn trùng tên như trung đoàn 66f10,e88f302 thành lữ đoàn 66,88 để đưa vào quân đoàn này,như thế sẽ không còn hiện tượng trung tên nhưng vẫn giữ được truyền thống đơn vị.

Chào bác Hung No.
Theo hiểu biết của em thì lực lượng cơ động đường không (lính dù, trực thăng vận) có một nhược điểm cố hữu là hoả lực yểm trợ khá yếu (trừ không quân ra). Hoả lực bản thân đơn vị chủ yếu là hạng nhẹ. Gồm xe bọc thép chở quân, pháo nòng ngắn, cỡ nòng nhỏ, súng cối. Lính dù Mỹ vẫn dùng pháo 105mm nòng ngắn, xe bọc thép bánh lốp..Lính dù Nga được trang bị tốt nhất. Có pháo tự hành 120mm, xe bọc thép trang bị hoả lực mạnh BMP4....Nhưng những thiết bị đó quá đắt tiền, VN mình không mơ nổi.
Chỉ có lính dù Nga là có hoả lực nhỉnh hơn quân bộ binh. Còn lại là yếu hơn. Tác chiến của lính dù (hoặc đổ bộ trực thăng) là bất ngờ chiếm các vị trí xung yếu mà không hoặc có ít quân đóng giữ. Gọi là chiếm đầu cầu gì đó. Sau đó phòng ngự đợi chủ lực tới. Vũ khí và trang bị chỉ đủ để phòng ngự thôi.

Nếu nhà ta trang bị cỡ quân đoàn đổ bộ đường không. Cơ cấu lớn thế chỉ để phản kích chiếm lại đất. Mà với hoả lực bản thân yếu kém thì chỉ là mồi ngon cho đối phương. Chính quân đội VNCH đã mắc phải sai lầm này năm 1975 tại BMT. Đem lính dù đi phản kích mà không có đủ pháo binh, tăng thiết giáp. Gặp thế trận phục kích của ta nên thất bại nhanh chóng.

Nói chung lính dù (đổ bộ đường không) nhà mình nên có vài tiểu đoàn. Bài học năm 1979 một tiểu đoàn đặc công chốt chặn kịp thời ở một cao điểm (tiểu đoàn 45 thì phải) đã chặn đứng đà tiến của một mũi quân TQ. Quân chủ lực nhà mình mãi ngày hôm sau mới tới.


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: ngày gió trong 18 Tháng Tám, 2013, 09:29:21 pm
Đa số các đơn vị từ cấp e trở lên của nhà ta đều được mang 1 danh hiệu, thường là mang tên một anh hùng dân tộc, một địa danh, một trận đánh hay một tính từ ca ngợi tinh thần chiến đấu. Topic này là để thống kê và tìm hiểu ý nghĩa các danh hiệu đó, xin mời các bác cùng tham gia Grin

Đầu tiên là các đơn vị bộ binh:

Binh đoàn Quyết Thắng: Quân đoàn 1, quân đoàn chủ lực đầu tiên của QĐNDVN.

Binh đoàn Hương Giang: Quân đoàn 2, khi thành lập đứng chân trên chiến trường Trị - Thiên.

Binh đoàn Tây Nguyên: Quân đoàn 3, thành lập từ các sư đoàn chủ lực của mặt trận Tây Nguyên.

Binh đoàn Cửu Long: Quân đoàn 4, thành lập từ các đơn vị sư đoàn của Nam Bộ.

Binh đoàn Chi Lăng: Quân đoàn 5 tức Quân đoàn 14, thành lập từ các sư đoàn chiến đấu ở mặt trận Lạng Sơn trong chiến tranh biên giới phía bắc 1979.

Binh đoàn Pắc Bó: Quân đoàn 8, thành lập từ các sư đoàn chiến đấu ở mặt trận Cao Bằng trong chiến tranh biên giới phía bắc 1979.

Binh đoàn Sông Thao: Quân đoàn 29 QK2, làm nhiệm vụ phòng thủ biên giới Tây Bắc.


Sư đoàn Bình Trị Thiên: sư đoàn 325, thành lập trong KCCP từ các trung đoàn của phân khu Bình Trị Thiên: 18 (Quảng Bình), 95 (Quảng Trị), 101 (Thừa Thiên).

Sư đoàn Bắc Sơn: sư đoàn 309, thành lập đúng vào ngày kỉ niệm khởi nghĩa Bắc Sơn 27/9/1978.

Sư đoàn Chiến Thắng: sư đoàn 312. Ngày thành lập được lấy theo ngày chiến thắng Liễn Sơn - Xuân Trạch 25/12/1950, đây cũng là nguồn gốc của danh hiệu Chiến Thắng.

Sư đoàn Đắk Tô: sư đoàn 10, có lẽ là để kỉ niệm chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh 24/4/1972.

Sư đoàn Đông Khê: sư đoàn 311 (?), chiến đấu trên mặt trận Cao Bằng 1979.

Sư đoàn Đồng Bằng: sư đoàn 320 và sư đoàn 390. Xuất phát từ đại đoàn 320, chuyên hoạt động ở địch hậu đồng bằng Bắc Bộ trong KCCP.

Sư đoàn Hải Vân: danh hiệu của sư đoàn 324 khi mới thành lập.

Sư đoàn Khánh Khê: sư đoàn 337, được mang danh hiệu này nhờ thành tích chiến đấu ở cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) năm 1979.

Sư đoàn Lam Hồng: sư đoàn 31.

Sư đoàn Lam Sơn: sư đoàn 346.

Sư đoàn Ngự Bình: sư đoàn 324, chiến đấu chủ yếu trên mặt trận Trị Thiên trong KCCM.

Sư đoàn Phước Long: sư đoàn 303 (sư đoàn 3), thành lập từ các đơn vị chủ lực Miền.

Sư đoàn Quân Tiên Phong: sư đoàn 308, là sư đoàn chủ lực đầu tiên của QĐNDVN.

Sư đoàn Sao Vàng: sư đoàn 3. Tên gọi do chính lãnh đạo sư đoàn đề nghị với ý nghĩa "nhắc cán bộ chiến sĩ hãy dũng cảm chiến đấu vì lá cờ vinh quang của Tổ quốc, vì một nước Việt Nam độc lập và thống nhất".

Sư đoàn Sông Lam: sư đoàn 341, thành lập trên địa bàn QK4.

Sư đoàn Thảo Nguyên: sư đoàn 335, khi thành lập đóng quân ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).

Sư đoàn Vinh Quang: sư đoàn 304.
 (sư đoàn 390 ban đầu là 320b lấy 1 phần cán bộ khung của F320.ko tồn tại trong kháng chiến chống pháp. trực thuộc F390 co' các đv là eBB27(đoàn triệu hải).eBB48 (đoàn thạch hãn).eBB64(...).dCB 17. dTT 18. dPK16. dVT14. D13(không rõ). C23 vệ binh. C24 quân y. ) đúng không các bác


Tiêu đề: Re: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN
Gửi bởi: Hoaban trong 12 Tháng Năm, 2015, 02:55:35 pm
Trung đoàn 537 công binh công trình chuyên xây dựng công sự taij Lao Cai và Lai Châu, Thành lập trung đoàn tại Hương sơn Nghệ tĩnh Thì phải, Trung đoàn trưởng đầu tiên là Trung tá Hồ Viết Cả, Quê ở Thanh Chương ( Nơi có nhiều Nhút) Trung đoàn phó Hoàng Sen ở Hà Nam Ninh, Chủ nhiệm chính trị Thảo và chủ nhiệm Hậu cần Sửu đều quê ở Nghệ Tĩnh, khi mới thành lập trung đoàn thuộc bộ tư lênh công binh nên Tôi cũng đã có lần đến Dóc Tam Đa ở Hà nội ngủ nhờ, sau thành lập trung đoàn ra Hoàng Long Hà Nam Ninh xây dựng kho, không nhớ rõ lắp nhưng khoảng 1981 - 1982 gì đó xát nhập vào quân khu 2, đóng quân tại xã Nam Cường, thị xã Lao Cai tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ, năm 1985 hay 1986 chuyển một tiểu đoàn lên đầu cầu Lê  Vân thuộc huyện phong thổ Lai Châu, xát nhập thêm tiểu đoàn 19 của sư 326 vào để làm công sự tại Giào San, đến tháng 4 năm 1987 được lệnh giải tán đơn vị, tôi cùng một số người về trạm 44 quân khu ở để hoàn thiện và bàn giao sổ sách, vật tư thiết bị cho quân khu