Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: chuongxedap trong 01 Tháng Mười Một, 2021, 10:17:42 pm



Tiêu đề: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 01 Tháng Mười Một, 2021, 10:17:42 pm

50 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ





ĐIỆN BIÊN PHỦ
Hợp tuyển công trình khoa học


















NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Hà Nội - 2005


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 01 Tháng Mười Một, 2021, 10:20:02 pm

Tên sách: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
Năm xuất bản: 2005
Số hóa: ptlinh, chuongxedap


HỘI ĐỔNG XUẤT BẢN

NGUYỄN KHOA ĐIỀM   Chủ tịch
LÊ VĂN DŨNG      Uỷ viên
HỔNG VINH       Uỷ viên
TRỊNH THÚC HUỲNH   Uỷ viên
ĐẶNG HỮU HẢI      Uỷ viên



XÂY DỰNG BẢN THẢO

TRỊNH VƯƠNG HỒNG (Chủ biên)
ĐINH XUÂN LÂM      BÙI ĐÌNH THANH
PHẠM CHÍ NHÂN      TRẦN ĐỨC CƯỜNG
TRÌNH MƯU         NGUYỄN VĂN KHÁNH
TRẦN VĂN THỨC      LÊ VĂN YÊN
TRẦN THỊ TỐN      LƯU TRẦN LUÂN



VỚI SỰ THAM GIA CỦA

VŨ QUANG HIỂN      PHẠM VĂN THẠCH
NGUYỄN MẠNH HÀ   NGUYỄN MINH ĐỨC
VÕ VĂN BÉ         LÊ THANH BÀI


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 01 Tháng Mười Một, 2021, 10:27:26 pm

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Sau 9 năm chiến đấu với tinh thần "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", sức mạnh của dân tộc ta và của thời đại đã hội tụ về Điện Biên Phủ để làm nên một chiến thắng chấn động địa cầu, đuổi đội quân viễn chinh Pháp ra khỏi bán đảo Đông Dương, mở đầu sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Chiến công ấy là cột mốc bằng vàng của lịch sử dân tộc, như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX.

50 năm qua, các chính khách, các nhà chính trị - quân sự và các nhà khoa học, đặc biệt là những người trực tiếp tham chiến ở Điện Biên Phủ đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu, luận giải tại sao quân Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ? Tại sao một dân tộc nhỏ yếu với đội quân đầu trần, chân đất đã quật đổ một cách ngoan cường đến vậy đội quân tinh nhuệ nhà nghề, trang bị hiện đại, được đế quốc Mỹ giúp sức?

Để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng như thành tựu nghiên cứu về chiến công vĩ đại này trong nửa thế kỷ qua, chúng tôi cho xuất bản cuốn Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học nằm trong bộ sách lớn về Điện Biên Phủ dưới sự chỉ đạo của Hội đồng xuất bản do đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương làm Chủ tịch.

Các công trình nghiên cứu về Điện Biên Phủ rất phong phú và đa dạng, đặc biệt cứ sau 10 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm, 50 năm lại đạt được những thành tựu mới. Mỗi cuốn sách, mỗi bài báo khoa học tự thân nó đã là một tác phẩm hoàn chỉnh, rất khó sắp xếp theo một trật tự nhất định. Căn cứ vào nội dung chính của từng công trình khoa học và một số yếu tố khác, chúng tôi sắp xếp cuốn sách này thành năm phần:

Phần thứ nhất: Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 - Bối cảnh của trận quyết chiến chiến lược.

Phần thứ hai: Chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Phần thứ ba: Ý nghĩa thắng lợi, tầm vóc thời đại, bài học kinh nghiệm.

Phần thứ tư: Các nước với Điện Biên Phủ.

Phần thứ năm: Biên niên sự kiện.

Việc tuyển chọn và sắp xếp như vậy cũng chỉ là tương đối, có thể còn một số hạn chế, nhược điểm nhất định, nhưng đây là cuốn sách tập hợp tương đối đầy đủ các tác giả, các công trình khoa học tiêu biểu trong 50 năm qua về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách quý cùng bạn đọc và mong nhận được những ý kiến đóng góp.

   
Tháng 8 năm 2004
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 01 Tháng Mười Một, 2021, 10:42:38 pm

PHẦN THỨ NHẤT
CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-1954
BỐI CẢNH CỦA TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC

 

BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH ĐỊA BÀN ĐIỆN BIÊN PHỦ*

I-BỐI CẢNH

Đến năm 1953, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam, Lào, Campuchia đã bước sang năm thứ tám.

Tình hình nguy khốn của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương vào đầu năm 1953 đã buộc đế quốc Pháp phải có những phương sách mới, cấp thiết để cứu vãn tình thế. Chính phủ Pháp cho rằng phải tập trung mọi cố gắng tìm ra một "lối thoát danh dự", "lối thoát trong thắng lợi"; muốn đạt được mục tiêu đó, trước mắt cần ra sức đẩy mạnh chiến tranh, giành thắng lợi quân sự tương đối lớn.

Vào giữa năm 1953, được sự thoả thuận của Mỹ, Chính phủ Pháp chỉ định tướng Nava làm Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, thay tướng Xalăng. Mặc dầu chưa nổi tiếng như tướng Đờ Lát Đờ Tátxinhi, nhưng Nava là một nhân tài quân sự trong hàng tướng trẻ của quân đội Pháp lúc bấy giờ, có tri thức quân sự và nhãn quan chiến lược. Sau một thời gian ngắn điều tra nghiên cứu chiến trường Đông Dương, Nava đã phác hoạ một kế hoạch chiến lược tương đối hoàn chỉnh nhằm cải biến tình hình, hòng chuyển bại thành thắng và trong một thời gian ngắn giành thắng lợi chiến lược có tính quyết định.

Về quân sự, Nava và các tướng tá Pháp - Mỹ nhận định rằng tình hình chiến sự ngày càng bất lợi đối với quân đội viễn chinh Pháp, quân đội của đối phương đã lớn mạnh hơn nhiều, có bộ đội chủ lực rất thiện chiến, bộ đội địa phương quen thuộc chiến trường, có lực lượng cơ động mạnh gồm nhiều đại đoàn trang bị tương đối tốt, tinh thần chiến đấu anh dũng, có khả năng mở những chiến dịch quy mô tương đối lớn.

Chiến tranh du kích phát triển cao đã giam chân và tiêu hao nhiều sinh lực của chúng. Trong khi đó lực lượng quân viễn chinh Pháp ngày càng lâm vào tình trạng phân tán và bị động. Phần lớn lực lượng phải làm nhiệm vụ phòng ngự trong hàng ngàn đồn bốt trên khắp các chiến trường. Lực lượng chiếm đóng địa phương đã suy yếu, lực lượng tổng dự bị càng suy yếu hơn, thiếu hẳn một lực lượng cơ động chiến lược mạnh để đối phó với các cuộc tiến công của chủ lực ta, hoặc để mở những cuộc phản công giành lại quyền chủ động.

Từ tình hình thực tế đó, Nava thấy phải thay đổi tình thế, trên cơ sở xây dựng một "quân đoàn tác chiến" mạnh hơn chủ lực ta, lấy việc gấp rút tập trung một lực lượng cơ động chiến lược đủ sức tiến công và tiêu diệt chủ lực ta làm biện pháp chủ yếu để thoát khỏi tình trạng bị động phòng ngự, tiến tới giành thế chủ động. Biện pháp tăng cường lực lượng cơ động chiến lược của Nava là ráo riết tăng cường quân nguỵ thay thế quân chiếm đóng Âu – Phi, xin thêm viện binh, chấn chỉnh biên chế, rút gọn cơ quan.
__________________________________________
* Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ (13-3-7-5-1954), Hà Nội, 1991.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 01 Tháng Mười Một, 2021, 10:48:13 pm

Theo kế hoạch của Nava thì quân đội Pháp trong Thu Đông năm 1953 sẽ tiến hành phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, đến mùa Xuân năm 1954, tiến công chiến lược ở miền Nam, tới Thu Đông năm 1954 sẽ chuyển lực lượng cơ động chiến lược ra Bắc Bộ thực hiện các đòn tiến công chiến lược, tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng ta, giành thắng lợi quân sự to lớn, kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng, buộc ta phải đàm phán trong tình thế có lợi cho chúng. Nếu không chấp nhận những điều kiện của Pháp thì chúng sẽ tiến công tiêu diệt chủ lực ta!

Kế hoạch Nava được Hội đồng Quốc phòng Pháp thông qua ngày 24-7-1953 và được đánh giá cao trong chính giới Pháp - Mỹ hồi bấy giờ, được coi là một "kế hoạch táo bạo, kiên quyết, có cơ sở vững chắc", "cho phép hy vọng đủ mọi điều".

Ngày 1-8-1953, tướng Nava trở lại Đông Dương để triển khai thực hiện kế hoạch. Trong thư động viên binh sĩ ngày 25-8, Nava viết: Năm nay, năm 1953, trước khi một cuộc hành quân nữa mở màn, tôi cảm hứng về khẩu hiệu của Thống chế Đờ Lát Đờ Tátxinhi mà ban cho các bạn một khẩu hiệu: "Phải ra tay trước, phải hành động nhanh hơn đối phương, phải điều khiển chiến trận". Khẩu hiệu đó là ''quyền chủ động".

Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn (trên 50% lực lượng cơ động toàn Đông Dương) mở liên tiếp bốn cuộc hành quân lớn ra vùng Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình... hòng đẩy ta vào thế đối phó bị động, mất khả năng tiến công. Nổi bật là cuộc hành quân "Hải Âu" từ ngày 15-10 đến ngày 6-11-1953 với trên 30.000 quân, phần lớn là lính Âu - Phi có xe tăng, xe lội nước và không quân yểm trợ đánh ra tây nam Ninh Bình.

Sau cuộc hành quân "Hải Âu", Nava hí hửng cho rằng triển khai kế hoạch là thuận lợi và đã giành được những thắng lợi hiệp đầu. Chính phủ Pháp cũng hết sức lạc quan, tin tưởng thắng lợi của kế hoạch Nava. Tại Quốc hội Pháp, ngày 28-10-1953, Thủ tướng Lanien đã tuyên bố: "lực lượng của ta đang trên đà phát triển về người và trang bị, còn lực lượng của Việt Minh thì có vẻ không còn ở đỉnh cao của nó nữa".

Về phía ta, Trung ương Đảng đã dự đoán âm mưu mới của thực dân Pháp và Mỹ tăng cường lực lượng mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương, đã thấy rõ dần những nét chính trong kế hoạch Nava, kịp thời phân tích tình hình, nắm vững tư tưởng chỉ đạo và phương hướng chiến lược cơ bản, xác định chủ trương tác chiến trong Đông Xuân 1953-1954 là: sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ tiêu diệt địch trong vận động ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta, trong lúc đó đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường địch hậu và tích cực chuẩn bị mọi sự cần thiết cho bộ đội chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ.

Từ chủ trương trên, Bộ Tổng tư lệnh đã đề ra kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954 như sau:

- Sử dụng một bộ phận chủ lực mở cuộc tiến công lên hướng Tây Bắc, tiêu diệt quân địch chiếm đóng Lai Châu, giải phóng toàn bộ khu vực Tây Bắc.

- Phối hợp với Quân giải phóng Pathét Lào mở cuộc tiến công ở Trung - Hạ Lào, tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng Lào.

- Đẩy mạnh chiến tranh du kích sau lưng địch ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, củng cố phát triển các căn cứ du kích, phối hợp chặt chẽ với các cuộc tiến công trên.

- Ở hướng Liên khu V, chỉ để lại một bộ phận chủ lực nhỏ cùng lực lượng vũ trang địa phương tích cực đối phó với âm mưu địch xâm phạm vùng tự do, sử dụng đại bộ phận chủ lực của Liên khu V mở cuộc tiến công lên hướng Tây Nguyên, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một bộ phận đất đai.

Lựa chọn hướng tiến công vào Tây Bắc, Trung - Hạ Lào, Tây Nguyên, là những hướng địch có nhiều sơ hở, ta sẽ có điều kiện thuận lợi để tiêu diệt chúng, ta sẽ kéo địch vào các hướng không có lợi cho chúng về địa hình, về sử dụng binh khí kỹ thuật, vận chuyển tiếp tế và cơ động lực lượng cũng như tăng viện.

Nếu điểm quan trọng trong kế hoạch Nava là tập trung binh lực, xây dựng khối cơ động chiến lược thật mạnh để đối phó với các cuộc tiến công của ta, và hơn thế nữa, để mở những cuộc tiến công lớn tiêu diệt chủ lực ta, thì điều mấu chốt trong trong kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta là giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng, phá vỡ khối cơ động tập trung của chúng, điều động từng bộ phận chủ lực của địch ra những hướng khác nhau, chọn những hướng thuận lợi để tiêu diệt chúng.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 01 Tháng Mười Một, 2021, 10:51:38 pm

Trung tuần tháng 11-1953, sau khi Đại đoàn 320 giành thắng lợi trong chiến dịch phản công tây nam Ninh Bình, đánh thắng cuộc hành quân "Hải Âu" của địch, buộc chúng phải rút khỏi Nho Quan, quân và dân ta trên khắp các chiến trường toàn quốc chủ động tiến quân vào các hướng chiến lược đã xác định.

Ngày 15-11-1953, Đại đoàn 316 được lệnh hành quân lên Tây Bắc, mở cuộc tiến công giải phóng Lai Châu. Việc phát hiện sự di chuyển của chủ lực ta lên hướng Tây Bắc, đặt Bộ Chỉ huy quân Pháp trước những vấn đề mới: Chủ lực ta mở cuộc tiến công vào đồng bằng Bắc Bộ hay Tây Bắc? Nếu chủ lực ta mở cuộc tiến công vào Tây Bắc thì làm thế nào để bảo đảm an toàn cho lực lượng của chúng ở Lai Châu? Nhất là làm thế nào để bảo vệ Thượng Lào? Đây là sự bất ngờ lớn đối với địch, vì Nava vẫn chờ đợi một cuộc giao chiến với chủ lực ta trên thế mạnh của khối cơ động chiến lược đã được tập trung.

Sự điều quân của ta lên Tây Bắc buộc địch phải đối phó, Nava bị động cho sáu tiểu đoàn Âu - Phi tinh nhuệ nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ vào ngày 20, 21-11-1953, Nava cho rằng chiếm Điện Biên Phủ làm bàn đạp có thể giữ vững được Lai Châu, bảo vệ được Thượng Lào, tiến công mở rộng ra vùng Tây Bắc. Việc chiếm đóng Điện Biên Phủ, không có trong kế hoạch Nava.

Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, một tình huống mới xuất hiện, nhưng lại nằm trong phạm vi phán đoán của ta: nếu Tây Bắc bị quân ta uy hiếp, địch sẽ phải tăng viện lên hướng đó, phải phân tán một bộ phận lực lượng cơ động chiến lược lên hỗ trợ cho Tây Bắc, che chở cho Thượng Lào.

Ngày 23-11-1953, trong hội nghị phổ biến kế hoạch tác chiến Đông Xuân, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã phân tích tình hình và ý định đánh chiếm Điện Biên Phủ, rút ra kết luận quan trọng: "Vô luận rồi đây địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta. Nó bộc lộ mâu thuẫn của địch giữa chiếm đóng đất đai với tập trung lực lượng, giữa chiếm đóng chiến trường rừng núi với củng cố chiến trường đồng bằng"1  .

Ta chủ trương kiên trì kế hoạch tiến công giải phóng Lai Châu, tăng thêm lực lượng cho hướng Tây Bắc. Đại đoàn 316 đang hành quân được lệnh gấp rút tiến công tiêu diệt địch ở Lai Châu, đồng thời cho một cánh quân tiến nhanh về phía bắc Điện Biên Phủ nhằm chia cắt địch ở Điện Biên Phủ lên. Ngày 7-12-1953, Đại đoàn 308 được lệnh hành quân lên Điện Biên Phủ. Phát hiện lực lượng chủ lực ta tiến lên Tây Bắc, ngày 3-12, Nava quyết định rút bỏ Lai Châu, co lực lượng về Điện Biên Phủ. Theo Nava, Điện Biên Phủ có giá trị chiến lược tốt hơn, vừa để phòng thủ, vừa có sân bay khả dĩ tiếp nhận được các loại máy bay hiện đại ở Đông Dương. Nava lại cho rằng quân ta đã tiến lên Tây Bắc thì "tương kế tựu kế" thu hút lực lượng của ta vào Điện Biên Phủ và khi quân ta tiến công Điện Biên Phủ chắc chắn sẽ bị tổn thất nặng nề. Như vậy, đối với chúng, đứng vững chân ở Tây Bắc, Thượng Lào được an toàn, đồng bằng Bắc Bộ không bị tấn công. Thế là Nava hạ quyết tâm gấp rút tăng cường lực lượng, biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh.

Đến ngày 15-12-1953, quân địch ở Điện Biên Phủ đã lên đến 12 tiểu đoàn, hình thành một hệ thống tập đoàn cứ điểm lớn tại vùng rừng núi Tây Bắc.

Trong những ngày đầu tháng 12-1953, tình hình cả địch và ta trên chiến trường Bắc Bộ có những diễn biến mau lẹ ảnh hưởng tới bước đi chiến lược của cả hai bên. Ngày 6-12, quân Pháp rút khỏi Lai Châu. Ngày 7-12 Bộ Chỉ huy tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh cho Đại đoàn 316 chặn đánh, tiêu diệt quân địch rút từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Sau 10 ngày chiến đấu, Đại đoàn 316 đã tiêu diệt 24 đại đội, giải phóng toàn bộ khu vực Lai Châu (chỉ còn 10 tên Pháp, 175 tên lính nguỵ chạy được về Điện Biên Phủ).

Cùng thời gian, ta cùng bạn mở mặt trận tiến công Trung Lào. Trung đoàn 10 diệt Tiểu đoàn 27 Angiêri, 1 đại đội pháo 105 ly, 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn 2 Marốc... làm rung chuyển hệ thống phòng ngự của địch ở Trung Lào. Trung đoàn 66 diệt 1 tiểu đoàn Marốc tại Pà Cuội. Tiếp đó, Trung đoàn 101 cùng lực lượng bạn đánh tan cụm quân địch từ cầu Bi Lan đến Bản Bay, giải phóng Nhommarát. Trên đường số 8, trước sức uy hiếp của Trung đoàn 101 và lực lượng bạn, Tiểu đoàn 9 Tabo hoảng sợ, đốt xe pháo rồi chạy, toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch ở Khăm Muộn bị vỡ tung. Địch ở Thàkhẹt tháo chạy. Tỉnh Khăm Muộn được giải phóng. Trước tình hình đó, Nava vội vã điều hai binh đoàn cơ động và một số đại đội lẻ từ Bắc Bộ sang Trung Lào, lập tập đoàn cứ điểm Xênô.

Như vậy, đến lúc này, khoảng 20 tiểu đoàn cơ động chiến lược của địch đã điều đi khỏi đồng bằng Bắc Bộ, phân tán đối phó với ta ở Tây Bắc và Trung Lào.

Sau khi phân tích tình hình mọi mặt của ta và địch, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Tổng Quân uỷ hạ quyết tâm: Tập trung đại bộ phận lực lượng chủ lực thiện chiến của ta lên mặt trận Điện Biên Phủ, mở chiến dịch tiến công tiêu diệt những lực lượng tinh nhuệ nhất của địch trong tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của chúng trên chiến trường Đông Dương này. Mặt trận Điện Biên Phủ trở thành mặt trận quan trọng nhất vì chủ lực tinh nhuệ của địch đang bị kìm giữ ở đây. Quyết tâm mở chiến dịch tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 là một quyết tâm chiến lược lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta nhằm đánh thắng những cố gắng cao nhất, hình thức phòng ngự mới nhất của địch, tạo ra cục diện mới trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Thắng lợi của chiến dịch này sẽ mở đường cho quân đội ta trưởng thành thêm một bước, thúc đẩy cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta phát triển. Thắng lợi của chiến dịch này không những sẽ tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch (1/5 lực lượng cơ động toàn Đông Dương lúc bấy giờ), giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, đánh thắng kế hoạch chiến lược của Nava, mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình quân sự và chính trị trong nước và trên cả chiến trường ba nước Đông Dương.

Cuối tháng 12-1953, các đại đoàn chủ lực của ta tiếp tục hành quân lên Điện Biên Phủ. Ngày 5-1-1954, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Tổng Tư lệnh, Bí thư Tổng Quân uỷ, được Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ trực tiếp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ mặt trận, lên đường lên Điện Biên Phủ.
_______________________________
1. Điên Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.446.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Mười Hai, 2021, 07:59:28 pm

II-TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ QUÂN SỰ KHU VỰC ĐIỆN BIÊN PHỦ

Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu, nằm trong vùng rừng núi Tây Bắc gần biên giới Việt - Lào, cách Hà Nội 200km đường chim bay, cách Lai Châu 90 km, cách Luông Prabăng (Lào) 190km.

Đối với Pháp, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động giữa miền Bắc Việt Nam - Thượng Lào - miền Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân có tác dụng rất lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở Đông Nam Á.

Điện Biên Phủ nằm trong một thung lũng vốn là cánh đồng Mường Thanh, dài 18 km, rộng từ 6 đến 8 km, có diện tích đất trồng trọt lớn, dân cư đông đúc nhất trong bốn cánh đồng lớn ở Tây Bắc, với địa hình bằng phẳng, đồng ruộng khô ráo, xen kẽ một số bãi hoang như Sumnun, Cò Mỵ và Hồng Cúm. Xung quanh có rừng núi bao bọc; phía bắc là dãy Nà Phao, phía đông là dãy Pú Hồng, phía tây và phía nam là dải biên giới Việt - Lào. Núi có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, có mỏm đột xuất cao tới 1.461m. Phía tây là dãy núi đá, rừng già rậm rạp kéo dài đến biên giới Việt - Lào. Phía đông, đồi núi liên tiếp, có rừng cây thưa bao phủ. Hai dãy núi đông và tây khép lại hai đầu nam - bắc, thành hình lòng chảo Điện Biên.

Giữa cánh đồng Mường Thanh bằng phẳng lại nổi lên những đồi cao hơn mặt ruộng từ 8 đến 20 m, cá biệt có điểm cao tới 250m. Khu điểm cao Him Lam có giá trị án ngữ phía đông – bắc, trên đường 41 từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ.

Sân bay Mường Thanh có thể sửa chữa để máy bay vận tải và chiến đấu cánh quạt sử dụng. Đi vào lòng chảo Điện Biên Phủ, có ba đường chính: đường Lai Châu qua Nà Phao, Mường Pồn; đường Mường Lầm, Mường Luân và đường 41 (Tuần Giáo vào đường 41 có thể sửa chữa cho vận chuyển cơ giới). Còn có đường nhỏ từ Điện Biên Phủ đi Sốp Hao (Lào) dùng cho ngựa thồ.

Sông Nậm Rốm chảy theo chiều bắc - nam dọc cánh đồng Mường Thanh rộng 60m, mùa khô nước cạn qua lại dễ dàng, mùa mưa nước lũ phải qua bằng cầu Mường Thanh. Các khe suối từ các dãy núi xung quanh đều chảy vào sông Nậm Rốm, nước cạn cơ động dễ dàng.

Thời tiết Điện Biên Phủ chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa khô, sương mù xuống sớm (từ 15 giờ), tan muộn (đến 9 giờ). Những ngày sương mù dày đặc, tầm quan sát rất hạn chế, thuận lợi cho những hoạt động quân sự của ta trong điều kiện đối phương có ưu thế về không quân. Mùa mưa thường kéo dài, gây lầy lội, sụt lở, nước lũ, cây đổ... ảnh hưởng đến cơ động và chiến đấu; độ ẩm lớn gây khó khăn cho việc bảo quản vũ khí, nhất là khí tài quan trọng, lương thực, thực phẩm.

Huyện Điện Biên hồi đó có chừng 21.000 người, gồm 11 dân tộc, sống trong 17 xã.

Năm 1952, huyện Điện Biên được giải phóng, chính quyền cách mạng được thành lập, lực lượng dân quân du kích được tổ chức ở các xã, đại đội địa phương được xây dựng ở huyện, nhưng trang bị kém, ít huấn luyện, thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Sau ngày giải phóng, nhân dân vùng thấp sản xuất khá, đời sống sung túc hơn đồng bào rẻo cao. Tuy thực dân Pháp cho là lúa gạo của Điện Biên Phủ có thể nuôi sống 20.000 đến 25.000 người, nhưng thực tế kinh tế tại chỗ rất nghèo nàn.

Sau khi đổ quân, địch đã lợi dụng các điểm cao giữa cánh đồng và sân bay để tổ chức phòng ngự, xây dựng hệ thống tập đoàn cứ điểm gồm nhiều trung tâm đề kháng, ngăn chặn ta từ xa, buộc ta muốn tiến đánh phải triển khai đột phá lần lượt từ ngoài trung tâm vào lòng chảo Điện Biên Phủ từ 10 đến 15km. Như vậy, chúng sẽ có điều kiện dùng pháo binh để sát thương ta và dùng xe tăng cơ giới phản kích ngăn chặn các mũi tiến công của ta.

Nhưng địch phòng ngự trong một thung lũng lòng chảo bốn bề núi cao, ta lại có điều kiện hình thành thế bao vây chiến dịch, tổ chức hoả lực từ trên cao bắn xuống khống chế khu trung tâm. Khó khăn lớn nhất của cả hai bên là xa hậu phương, xa các căn cứ, đường vận tải tiếp tế xa và xấu, khả năng hậu cần tại chỗ rất mỏng yếu, mọi nhu cầu nhân vật lực cho tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn đều phải huy động và vận chuyển từ xa, nên công tác bảo đảm chiến dịch rất khó khăn.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Mười Hai, 2021, 08:10:59 pm

CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ*
(Trích)

Kế hoạch Nava, cố gắng chiến tranh cao nhất của Pháp và Mỹ ở Đông Dương hòng xoay chuyển tình thế, chuyển bại thành thắng

Tháng 5-1953, với sự thoả thuận của Mỹ, Chính phủ Pháp cử tướng Hăngri Nava, Tổng Tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương, làm Tổng Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương.

Sau một tháng khảo sát, tìm hiểu thực tế chiến trường, ngày 2-7-1953, Nava vạch ra được một kế hoạch toàn diện, có hệ thống để báo cáo với Chính phủ Pháp. Hội đồng Chính phủ và Hội đồng Quốc phòng Pháp thông qua kế hoạch quân sự của Nava.

Nhiệm vụ trung tâm của kế hoạch Nava là tổ chức khối chủ lực tác chiến tới năm 1954 gấp ba lần số binh đoàn hiện có.

Nava chia kế hoạch tác chiến thành hai bước:

Bước thứ nhất trong Thu Đông 1953 và Xuân 1954, giữ vững thế phòng ngự chiến lược ở 18 độ vĩ tuyến bắc trở ra; tiến công bình định miền Nam, miền Trung Đông Dương; xoá bỏ vùng tự do Liên khu V.

Bước thứ hai, nếu đạt được bước một sẽ chuyển sang tiến công chiến lược miền Bắc, giành thắng lợi quân sự to lớn, buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng.

Cả Pháp và Mỹ đều hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ "chuyển bại thành thắng". Kế hoạch quân sự Nava là cố gắng cao nhất và cuối cùng của Pháp và Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương.

Thực hiện kế hoạch Nava, Pháp tăng viện quân viễn chinh, mở rộng khối quân cơ động, ráo riết bắt thanh niên vào lính nguỵ, phát triển phỉ vùng rừng núi. Suốt mùa Hè và mùa Thu 1953, địch mở hàng chục trận càn quét lớn nhỏ ở Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, Nam Bộ, đánh phá ác liệt các căn cứ của ta. Tháng 7-1953, chúng cho quân nhảy dù tập kích Lạng Sơn. Tháng 8-1953. chúng rút lực lượng chiếm đóng Nà Sản về tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ.

Chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị, dưới sự chỉ đạo của Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh, từ đầu tháng 9-1953, Bộ Tổng tham mưu bắt đầu nghiên cứu tình hình các mặt vạch kế hoạch tác chiến. Để phá kế hoạch Nava, vấn đề mấu chốt là ta phải phân tán cho được khối cơ động chiến lược to lớn mới được dựng lên của địch. Muốn thế, ta phải đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, chiến tranh du kích ở mọi chiến trường (nhất là đồng bằng Bắc Bộ); phải nâng cao chất lượng chiến đấu của ba thứ quân, phải khoét sâu hơn nữa các mặt yếu của địch. Hướng tiến công để phân tán chủ lực địch dự định là Lai Châu, Tây Nguyên và Trung - Hạ Lào. Hướng kéo chủ lực địch tiến công ra để đánh tiêu diệt lớn dự định là Việt Bắc hoặc Tây Bắc, đồng thời nắm vững khối chủ lực làm lực lượng dự bị chiến lược và sẵn sàng đánh địch tiến công lên trung du (Thái Nguyên, Phú Thọ). Những ý kiến sơ bộ này đã được Tổng Quân uỷ báo cáo lên Bộ Chính trị.

Cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953-1954. Trong hội nghị lần này, sau khi phân tích kỹ lưỡng âm mưu và phương hướng chiến lược cơ bản đã được đề ra ở Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1-1953), Bộ Chính trị đã đi tới xác định chủ trương tác chiến trong Đông Xuân 1953-1954 là: sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch và tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ.

Theo phương hướng chiến lược và chủ trương tác chiến nói trên, Bộ Chính trị ra nghị quyết thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, giữ vững quyền chủ động, đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, phối hợp trên phạm vi cả nước và phối hợp trên toàn Đông Dương. Vì hành động của địch chưa rõ rệt, Bộ Chính trị nhấn mạnh phương châm: "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" và nhấn mạnh các nguyên tắc về chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo tác chiến là: tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng.

Căn cứ vào chủ trương nói trên của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu đặt kế hoạch tác chiến cụ thể cho các chiến trường. Kế hoạch tác chiến này được Tổng Quân uỷ thông qua, và được Bộ Chính trị phê chuẩn. Các kế hoạch phối hợp tác chiến giữa ta với Lào, Campuchia cũng đã được bạn hoàn toàn nhất trí.

______________________________
* Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1996.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Mười Hai, 2021, 08:16:45 pm

Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9-1953 mở đường đi tới những thắng lợi lịch sử trong Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nghị quyết Bộ Chính trị được quán triệt tới các cấp, các ngành. Mọi việc chuẩn bị chiến trường, công tác tổ chức lực lượng được triển khai mạnh mẽ.

Sau đợt hoạt động Đông Xuân 1952-1953, thực hiện nghị quyết của Tổng Quân uỷ, từ tháng 5 trở đi các đơn vị trong toàn quân lần lượt triển khai chỉnh quân chính trị. Qua chỉnh quân, trình độ giác ngộ giai cấp của bộ đội đã được nâng cao thêm một bước, sức chiến đấu của bộ đội được tăng cường về mọi mặt.

Nhằm đẩy mạnh kháng chiến, Đảng ta chủ trương tiếp tục thực hiện các cuộc cải cách dân chủ bằng cuộc phát động quần chúng nông dân triệt để giảm tô tiến tới cải cách ruộng đất. Tháng 3-1953, Hội đồng Chính phủ thông qua các văn bản về chính sách ruộng đất và phát động quần chúng. Ngày 12-4, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành ba sắc lệnh về ruộng đất. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, Đảng đã lãnh đạo nông dân tiến hành năm đợt giảm tô và một đợt cải cách ruộng đất ở một số vùng tự do. Tin thắng lợi của giảm tô và cải cách ruộng đất ở hậu phương dội đến tiền tuyến càng làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ ta, tăng thêm quyết tâm thi đua giết giặc lập công. Kết quả này góp phần quan trọng vào thắng lợi của Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đồng thời với việc tiến hành phát động quần chúng và chỉnh quân chính trị, Đảng và Chính phủ quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác cầu đường, giao thông vận tải và chi viện tiền tuyến.

Tháng 6-1953, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị cho cấp uỷ các địa phương "phải tăng cường việc lãnh đạo công tác làm đường, cầu đường, điều động những cán bộ tích cực, có năng lực phụ trách các công tác ấy". Tại khắp các tỉnh thuộc vùng tự do Việt Bắc, Tây Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, v.v. “chiến dịch cầu đường” được triển khai tích cực, đúng thời hạn quy định.

Tháng 7-1953, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ủy ban chi viện tiền tuyến nhằm huy động tối đa sức người, sức của của hậu phương vào việc chuẩn bị cho Đông Xuân đánh lớn.

Song song với các công tác chuẩn bị về mặt cầu đường, cung cấp trên đây, một công tác quan trọng được đặt ra lúc này là tiến hành tiễu phỉ ở Sơn La bảo vệ vùng giải phóng, nhanh chóng mở thông đường cho bộ đội chủ lực tiến lên Lai Châu. Nhờ dựa chắc vào dân, tiến hành tuyên truyền, vận động, kêu gọi ra hàng, kết hợp với tiến công, bao vây, triệt đường tiếp tế, ta đã quét sạch bọn thổ phỉ ở đây, đường giao thông từ Sơn La lên Lai Châu được mở thông.

Để phối hợp với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, Đảng và Chính phủ ta đã chủ trương mở cuộc tiến công địch trên mặt trận ngoại giao. Tháng 10-1953, Quốc hội Pháp biểu quyết ủng hộ Chính phủ Lanien tìm giải pháp thương lượng để giải quyết cuộc chiến tranh bằng cách đàm phán trực tiếp với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ quan điểm của nhân dân ta: "... Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam", "... Việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Chính phủ Pháp"1 .

Chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ ta qua lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tiếng vang lớn trong nước và trên thế giới. Nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới đều tỏ thái độ đồng tình và hoan nghênh. Ngược lại, giới hiếu chiến trong bộ máy chiến tranh của cả Pháp và Mỹ rất lúng túng, bị động.

Trong khi ta đang tích cực chuẩn bị mọi mặt theo kế hoạch tác chiến thì ngày 15-10-1953, Nava sử dụng sáu binh đoàn gồm 22 tiểu đoàn bộ binh và một số binh chủng kỹ thuật mở cuộc hành quân Hải Âu (Mouete) đánh ra tây nam Ninh Bình, đồng thời hoạt động nghi binh làm như chúng sắp đánh chiếm Thanh Hoá và tung tin sẽ đánh lên Phú Thọ. Đây là lần đầu tiên, địch tổ chức sư đoàn cơ động chiến lược tiến công ta nhằm phá một bàn đạp ở trên hướng mà chúng nghi là hướng tiến công chủ yếu của ta. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, Đại đoàn 320 và các lực lượng vũ trang địa phương tổ chức chiến dịch phản công đánh địch ngay từ khi chúng mới đến, đồng thời đẩy mạnh hoạt động ở vùng sau lưng địch, đánh vào hậu cứ các binh đoàn cơ động của chúng. Ngày 6-11-1953, địch buộc phải rút quân. Ta đã tiêu diệt và bắt trên 4.000 tên.

Theo kế hoạch tác chiến đã định, giữa tháng 11-1953, bộ đội chủ lực ta bắt đầu tiến quân lên Tây Bắc, một bộ phận tiến sang Trung Lào phối hợp chiến đấu với Quân giải phóng Lào. Được tin này, Nava quyết định điều một bộ phận lực lượng lên Điện Biên Phủ và một bộ phận khác xuống Trung Lào. Lúc đầu, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ với ý đồ ngăn chặn quân ta tấn công sang Thượng Lào, xây dựng một căn cứ quân sự để sau khi ta đã mệt mỏi thì từ Điện Biên Phủ tấn công chiếm lại Tây Bắc. Sau đó, Nava nhận định Điện Biên Phủ đối với ta quá xa hậu phương, tiếp tế khó khăn, sử dụng lực lượng có hạn và không thể dùng được pháo cơ giới, Nava chấp nhận giao chiến với ta ở Điện Biên Phủ. Ngày 3-12-1953, Nava cho tăng lực lượng phòng giữ Điện Biên Phủ từ 6 tiểu đoàn lên 9 tiểu đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn pháo. Đây là một kế hoạch nằm ngoài dự kiến của Nava.
__________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 7, tr. 168, 169.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Mười Hai, 2021, 08:29:30 pm

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 trên toàn Đông Dương với đỉnh cao là trận quyết chiến lịch sử Điện Biên Phủ, đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của Pháp và Mỹ

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị họp nghe Tổng Quân ủy báo cáo quyết tâm, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam được chỉ định trực tiếp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Từ chọn nơi địch sơ hở mà đánh (9-1953), đến quyết định nhằm vào một chỗ mạnh nhất của địch để tiêu diệt là một chủ trương rất kiên quyết, linh hoạt, sáng tạo và kịp thời, là quyết tâm rất lớn của Bộ Chính trị. Bởi vì, ta có tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mới phá được hình thức phòng ngự cao nhất của địch, mới phá được kế hoạch Nava, phá âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của chúng.

Để tạo thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị chủ lực phối hợp mở đợt tiến công mạnh mẽ trên các chiến trường. Ta đã hình thành năm đòn tiến công chiến lược:

1. Tại Lai Châu ngày 10-12-1953, ta bắt đầu đánh vào thị xã và đánh quân địch rút lui. Trải qua 12 ngày đêm liên tục chiến đấu, truy kích, bao vây, tập kích trên vùng rừng núi hiểm trở, ta đã giải phóng toàn bộ khu vực Lai Châu, uy hiếp Điện Biên Phủ từ phía bắc.

Bị thiệt hại nặng ở Lai Châu và biết quân ta đang cơ động lên Điện Biên Phủ, Nava quyết định đưa thêm 6 tiểu đoàn lên tăng cường cho Điện Biên Phủ, đưa lực lượng ở đây lên 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh lẻ, 2 tiểu đoàn và 3 đại đội pháo, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội vận tải, với tổng quân số là 12.000. Ngoài đồng bằng Bắc Bộ ra, Điện Biên Phủ đã biến thành nơi tập trung binh lực lớn thứ hai của địch.

2. Ở Trung Lào lợi dụng chỗ yếu nhưng là vị trí hiểm yếu của địch, hạ tuần tháng 12-1953, ta phối hợp với Quân giải phóng Lào mở chiến dịch tiến công vào Trung Lào nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, củng cố và mở rộng vùng căn cứ, thu hút phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện cho hướng khác tiến công tiêu diệt địch. Bị thất bại nặng, Nava buộc phải điều thêm lực lượng sang, cùng lực lượng tại chỗ thành lập một tập đoàn cứ điểm với hàng chục tiểu đoàn ở Xênô. Xênô trở thành nơi tập trung binh lực lớn thứ ba của địch ở Đông Dương.

3. Tại Hạ Lào và đông Campuchia, sau chiến thắng ở Trung Lào, bộ đội Lào - Việt tiếp tục phát huy thắng lợi tiến sâu xuống Hạ Lào giải phóng thị xã Atôpơ và toàn bộ cao nguyên Bôlôven, một địa bàn chiến lược quan trọng1.

Thừa thắng, một đơn vị chủ lực của ta tiến xuống phía nam phối hợp cùng Quân giải phóng Ítxarắc của Campuchia giải phóng Vươn Sai, Xiêm Pang, uy hiếp Stung Treng, tiến xuống sông Sơ Lông. Trong khi đó, quân tình nguyện Việt Nam cùng Quân giải phóng Ítxarắc ở miền đông Campuchia hoạt động từ phía nam, giải phóng phần lớn Công Pông Chàm tiến lên sát sông Sơ Lông.

Căn cứ miền đông và đông bắc Campuchia được nối liền với vùng giải phóng Hạ Lào và Trung Lào.

4. Trên mặt trận Tây Nguyên, địch quyết định mở Chiến dịch Átlăng với lực lượng lúc đầu là 22 tiểu đoàn, sau tăng lên đến 40 tiểu đoàn theo đúng như kế hoạch Nava đã chuẩn bị từ trước nhằm mục đích chiếm toàn bộ vùng tự do của ta ở Liên khu V.

Chủ trương của ta chỉ sử dụng một bộ phận chủ lực đối phó với địch, bảo vệ hậu phương, còn đại bộ phận tập trung tiến công lên hướng chính ở đông bắc Kon Tum, hướng phối hợp trên đường số 10. Chiến dịch mở màn ngày 26-1-1954, kết thúc thắng lợi ngày 5-2-1954. Ta giải phóng thị xã Kon Tum, quét sạch quân địch ở bắc Tây Nguyên, tràn xuống phía nam sát đường số 19. Quân Pháp buộc phải ngừng cuộc tiến công ở đồng bằng Liên khu V, vội vã điều động 11 tiểu đoàn ở Nam Bộ và Bình - Trị - Thiên lên Tây Nguyên, tổ chức hai tập đoàn cứ điểm An Khê và Plâycu để đối phó với ta. Đây là nơi tập trung binh lực lớn thứ tư của địch2.

5. Tại Thượng Lào, để đánh lạc hướng phán đoán của địch, tiêu diệt thêm một bộ phận sinh lực địch và buộc chúng phải tiếp tục phân tán lực lượng, hạ tuần tháng 1-1954, quân ta phối hợp với Quân giải phóng Lào mở chiến dịch tiến công vào phòng tuyến địch ở khu vực sông Nậm Hu. Địch ở đây hoảng hốt tháo chạy. Ta và bạn tiếp tục truy kích địch đến cách Luông Prabăng 15km. Một bộ phận lực lượng ta và bạn phát triển lên phía bắc, giải phóng tỉnh Phông Xa Lỳ, bao vây Mường Sài.

Sợ ta đánh thẳng vào Kinh đô Lào, địch phải gấp rút tăng cường lực lượng cho Luông Prabăng 5 tiểu đoàn và Mường Sài 3 tiểu đoàn. Luông Prabăng, Mường Sài trở thành nơi tập trung binh lực lớn thứ năm của Pháp trên chiến trường Đông Dương.

Với năm đòn chiến lược trên, chẳng những ta tiêu diệt nhiều địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn mà còn làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của Nava ở vùng đồng bằng, buộc chúng phải phân tán khắp nơi để đối phó với ta.

Đồng thời với năm đòn trên, ở chiến trường trung du và đồng bằng Bắc Bộ, quân và dân ta cũng đánh mạnh cả ở tuyến ngoài và sau lưng địch. Hầu hết các địa bàn xung yếu của địch đều bị đánh, phòng tuyến sông Đáy bị phá vỡ, nhiều sân bay bị tập kích, đường số 5 bị cắt đứt nhiều đoạn, có chỗ giao thông bị tê liệt hàng tuần. Khắp nơi, nhân dân nổi dậy phá tề trừ gian, nhiều đồn bốt địch bị vây hãm phải rút chạy hoặc đầu hàng.

Ở Bình - Trị - Thiên, nhiều cầu cống trên đường số 1 và số 9 bị phá huỷ, nhiều trận đánh địa lôi liên tiếp diễn ra ở Lăng Cô, Hương Thuỷ, Phú Ốc (Thừa Thiên). Sau khi bộ đội ta đánh tiêu diệt và bức rút nhiều đồn bốt, huyện Hướng Hoá và một phần huyện Cam Lộ (Quảng Trị) được hoàn toàn giải phóng.

Ở cực Nam Trung Bộ, ta tiến công địch kết hợp với phát động quần chúng phá tề, trừ gian, giải phóng hai huyện Lương Sơn và Tánh Linh.

Tại Nam Bộ, chấp hành Nghị quyết của Trung ương Cục "chuẩn bị đón lấy thời cơ mới", các địa phương đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị, kết hợp với "chiến dịch địch, nguỵ vận" để phối hợp với chiến trường chính.

Cùng với các đòn tiến công của bộ đội chủ lực ở chính diện, các hoạt động của quân và dân ta ở phía sau lưng địch cũng không ngừng phát triển. Đây là sự phối hợp chiến lược rộng khắp tạo điều kiện rất thuận lợi cho mặt trận Điện Biên Phủ.
________________________________
1.Trong Chiến dịch Trung - Hạ Lào, nhân dân Liên khu IV đã đóng góp 54.075 dân công (tính ra thành 1.974.800 ngày công), 2.217 xe đạp thồ, 9 xe ôtô, 1.429 thuyền và đã bảo đảm tiếp tế cho các đơn vị chủ lực sang phối hợp chiến đấu với bộ đội bạn 3.409 tấn gạo, 154 tấn muối, 2.102 trâu, bò, lợn, v.v…
2.Trong Chiến dịch giải phóng bắc Tây Nguyên, đồng bào Kinh, Thượng, Nam Trung Bộ đã đóng góp 200.000 dân công (tính ra thành 6 triệu ngày công), 2.000 xe đạp thồ, 1.000 ngựa thồ, hàng chục thớt voi, hàng nghìn thuyền bè, xe bò, xe ngựa và vận chuyển ra mặt trận, bảo đảm tiếp tẽ cho bộ đội hơn 1.000 tấn gạo, 50 tấn muối, hàng nghìn trâu bò, lợn, hàng chục tấn nhu yếu phẩm khác.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Mười Hai, 2021, 08:43:49 pm

Từ đầu tháng 12-1953, công cuộc chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ được ráo riết tiến hành. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được"1.

Quyết tâm chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ đã biến thành ý chí và hành động chiến đấu cụ thể của quân và dân ta.

Với khẩu hiệu: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" cả hậu phương hùng hậu, từ vùng tự do Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, vùng mới giải phóng ở Tây Bắc, đến vùng du kích và căn cứ du kích đồng bằng Bắc Bộ đã tập trung mọi sức lực, của cải cho mặt trận Điện Biên Phủ2.

Trong khi đó, quân địch cũng tập trung cố gắng tăng cường phòng thủ, đưa đến Điện Biên Phủ nhiều phương tiện, vũ khí mới. Tổng số binh lực địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ lúc cao nhất là 16.200 tên, bố trí trong 49 cứ điểm, chia thành ba phân khu: bắc, nam, trung tâm để yểm hộ lẫn nhau. Phân khu trung tâm, được các trung tâm đề kháng trên các ngọn đồi phía đông bảo hộ một cách đắc lực, có các lực lượng cơ động, các căn cứ pháo binh và cơ giới, có Sở Chỉ huy của địch. Sân bay chính của Điện Biên Phủ cũng ở ngay đấy. Toàn bộ tổ chức phòng ngự quy mô rộng lớn nói trên đều nằm trong công sự và giao thông hào chìm dưới mặt đất. Địch xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, cả Pháp lẫn Mỹ đều thống nhất đánh giá: đây là một "pháo đài khổng lồ không thể công phá", một "con nhím" hoàn hảo được tổ chức phòng ngự theo kiểu hiện đại (!).

Cuối tháng 1-1954, các đơn vị bộ đội chủ lực ta đã tới vị trí tập kết, bố trí xong trận địa và sẵn sàng chờ lệnh nổ súng tiến công theo phương châm tác chiến "đánh nhanh, giải quyết nhanh".

Trước tình hình mới do sự tăng cường của địch ở Điện Biên Phủ. Bộ Chính trị chỉ thị cho Đảng uỷ mặt trận kiểm tra lại tình hình, bảo đảm đánh chắc thắng. Sau khi cân nhắc tình hình mọi mặt. Đảng uỷ và Bộ Chỉ huy mặt trận đề nghị hoãn thời gian nổ súng, hạ quyết tâm thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang “đánh chắc, tiến chắc". Chuyến phướng châm tác chiến chiến dịch lúc tình hình địch đã thay đổi, lực lượng của chúng đã tăng cường, hệ thống phòng ngự được tổ chức vững chắc, là một chủ trương kịp thời, chính xác. Nó quán triệt tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chi Minh là đánh chắc thắng". Đối với Bộ Chỉ huy chiến dịch, đây cũng là một quyết định khó khăn nhất trong những quyết định về chủ trương tác chiến của ta trong Đông Xuân 1953-1954.

Để thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc", về kế hoạch tác chiến, Bộ Chỉ huy chiến dịch xác định đây là một chiến dịch quy mô rộng lớn, diễn ra trong một thời gian khá dài và gồm cả một loạt trận đánh địch trong công sự vững chắc kế tiếp nhau cho đến khi quân địch bị hoàn toàn tiêu diệt. Vì vậy, về phương pháp chiến thuật, Bộ Chỉ huy chiến dịch nêu ra cách đánh từng bước, tập trung binh lực tạo ra ưu thế lớn để tiêu diệt từng trung tâm đề kháng của địch. Do tập đoàn cứ điểm của địch có hoả lực pháo binh, cơ giới và không quân mạnh, trong khi hoả lực pháo binh của ta có hạn, để giảm hoả lực của địch, phát huy sức mạnh hoả lực của ta, ta phải tổ chức xây dựng hệ thống giao thông hào, hệ thống trận địa tiến công và bao vây, tạo điều kiện cho bộ đội ta triển khai và vận động dưới hoả lực của địch; pháo binh của ta vận chuyển được vào gần để khống chế sân bay; pháo cao xạ đối phó có hiệu quả với không quân của địch. Bằng những phương pháp chiến thuật trên, ta sẽ ngăn chặn, dần dần đi đến triệt nguồn tiếp tế, tiếp viện của địch.

Sau khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành, ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ3.
_______________________________
1. Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đồng chí Võ Nguyên Giáp (tháng 12-1953).
2. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV đã đóng góp hơn 260.000 dân công (tính ra thành 14.000.000 ngày công), 20.991 xe đạp thồ và hàng chục nghìn phương tiện vận chuyển thô sơ và nửa thô sơ.
Về bảo đảm vật chất, đồng bào đã đóng góp cho chiến dịch (số huy động tại gốc) 25.056 tấn lương thực, 907 tấn thịt và hàng nghìn tấn thực phẩm khác. Chỉ tính riêng số vật phẩm đã vận chuyển được ra mặt trận là hơn 2 vạn tấn, trong đó có 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, 62,7 tấn đường, 577 tấn thịt và 565 tấn thức ăn khô.
Riêng đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã dồn hết sức mình tiẽp tế cho bộ đội 7.310 tấn gạo, 389 tấn thịt, 700-800 tấn rau xanh và đã đóng góp 31.318 dân công (tính ra thành 1.296.078 ngày công) làm công tác vận chuyển, sửa chữa cầu đường, dựng kho lán.

3. Lực lượng ta tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ gồm bốn đại đoàn bộ binh (thiếu Trung đoàn 66) và Đại đoàn công - pháo 351 (gồm Trung đoàn Lựu pháo 45, Trung đoàn sơn pháo 675, 4 đại đội súng côi, 3 tiểu đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn công binh công trình).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Mười Hai, 2021, 08:52:47 pm

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra thành ba đợt trong gần hai tháng.

Ngày 13-3, từ những trận địa tiến công và bao vây mới xây dựng, ta mở đợt tiến công thứ nhất đánh các cứ điểm vòng ngoài của địch ở phía bắc và đông - bắc. Chỉ trong bốn ngày, từ 13 đến 17-3, với hai trận đánh lớn then chốt đầu tiên là Him Lam và Độc Lập, quân ta đã đập vỡ hệ thống phòng ngự của phân khu bắc và một trung tâm đề kháng của phân khu trung tâm, giành thắng lợi giòn giã, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch phát triển.

Đợt tiến công thứ hai của ta diễn ra rất quyết liệt.

17 giờ ngày 30-3, cuộc tiến công vào các ngọn đồi phía đông bắt đầu. Tại đồi A1, cứ điểm quan trọng nhất ở phía đông, qua nhiều lần giành đi giật lại với nhau từng tấc đất, kết quả là ta và địch mỗi bên chiếm giữ một nửa quả đồi. Tại đồi C1, địch cho quân phản kích, đánh chiếm lại. Sau bốn ngày đêm chiến đấu, ta chiếm một nửa đồi, địch chiếm một nửa.

Như vậy là đợt hai chiến dịch đã giành được thắng lợi quan trọng nhưng chưa hoàn thành mục đích đề ra. Nhằm khắc phục hiện tượng hữu khuynh tiêu cực, Đảng uỷ chiến dịch phát động một đợt sinh hoạt chính trị đấu tranh với tư tưởng cầu an dao động, ngại gian khổ, hy sinh, nâng cao lòng tin tưởng vào thắng lợi và tinh thần quyết chiến quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận. Đây là một thành công nổi bật về công tác chính trị, tư tưởng của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở một thời điểm nóng bỏng của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo tiếp tục củng cố và xây dựng trận địa, siết chặt vòng vây, bao vây đánh lấn, bắn tỉa làm cho phạm vi phòng ngự của địch bị thu hẹp, tiếp tế khó khăn.

Ngày 1-5, đợt tiến công thứ ba của quân ta bắt đầu. Trên cơ sở kết quả chiến đấu của hai đợt trước, quân ta tiếp tục đánh chiếm cứ điểm cuối cùng của địch ở phía đông và chuyển sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Về phía quân Pháp, đứng trước nguy cơ sắp mất Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy quần đội Pháp đề ra nhiều biện pháp hòng cứu vãn tình hình ngày càng nguy ngập. Chúng định tiến công lên Việt Bắc để cắt đứt tiếp tế của ta nhưng không đủ quân thực hiện. Chúng định mở đường tháo chạy về Thượng Lào, nhưng thấy mạo hiểm, cũng không dám làm. Pháp hai lần cầu cứu Mỹ dùng máy bay oanh tạc hạng nặng ném bom xuống đội hình quân ta ở Điện Biên Phủ. Nhưng, vì phe đa số trong giới cầm quyền Mỹ, cũng như Chính phủ Anh không tán thành, đề nghị của Pháp bị bỏ qua.

Từ khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu nổ súng, hoạt động của các chiến trường phối hợp trên toàn quốc được đẩy mạnh lên ở mức độ cao. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá, bãi thị của các tầng lớp nhân dân ở các đô thị đòi chồng con, chống giặc bắt lính và đòi hoà bình liên tiếp nổ ra. Chưa bao giờ đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị lại kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng như thời kỳ này.

Tại đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các đường giao thông số 1, số 21, số 22, liên tiếp bị đánh. Đường số 5 thường xuyên bị cắt đứt. Các đơn vị chủ lực đánh những trận tập kích, phục kích quy mô vừa, diệt nhiều sinh lực địch. Nhiều trận đánh đồn bằng địch vận, bằng bao vây bức hàng, bức rút, bằng "hù doạ" đạt kết quả tốt.

Trước nguy cơ bị tiêu diệt và để ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn của quân nguỵ, địch phải rút quân thu hẹp vùng chiếm đóng. Phần lớn đồng bằng Bắc Bộ được giải phóng.

Ở Bình - Trị - Thiên, quân ta đã đánh nhiều trận phục kích trên đường xe lửa, đánh nhiều trận tập kích, phục kích khá lớn ở An Hoà, Võ Xá, Ưu Điềm, Phò Trạch.

Tại miền Nam Trung Bộ, quân và dân Liên khu V chặn đứng đợt tiến công Atlăng 2 của địch, tập kích lần thứ hai vào thị xã Plâycu, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Đặc biệt là trận phục kích đánh địch rút quân từ An Khê về co cụm lại ở Plâycu, ta tiêu diệt GM1001, diệt và làm bị thương hàng nghìn tên, thu nhiều xe cộ, vũ khí của chúng. Đây là thắng lợi to lớn của ta ở Liên khu V và Tây Nguyên.

Ở Nam Bộ, chiến tranh du kích được đẩy mạnh khắp nơi. Tiểu đoàn 307 tiêu diệt hệ thống đồn bốt khu An Biên. Bộ đội địa phương Cần Thơ đánh Rạch Chanh, Tràm Chẹt, bao vây địch ở Giồng Riềng. Tiểu đoàn 308 đánh Kế Sách. Ở Gò Công, chỉ trong một đêm, nhân dân và bộ đội hạ 132 đồn bốt và tháp canh địch.

Đợt vận động tiến công địch của quân, dân các địa phương ở Nam Bộ cũng đạt kết quả lớn. Hàng vạn binh lính nguỵ bỏ đồn bốt trở về với gia đình. Nguỵ quân, nguỵ quyền ở nhiều nơi tan rã. Một số vùng được giải phóng, nhiều căn cứ du kích, khu du kích được mở rộng và xây dựng thêm. Phong trào toàn dân đánh giặc và thế tiến công mới của quân và dân Nam Bộ ở thời kỳ này chẳng những đã làm thất bại âm mưu bình định miền Nam của địch, mà còn giam chân một bộ phận quan trọng quân cơ động của chúng, không cho chúng điều thêm lực lượng từ Nam Bộ để tiếp viện cho Điện Biên Phủ và các chiến trường khác.

Tại mặt trận Điện Biên Phủ, sau 56 ngày đêm2 liên tục chiến đấu, ngày 7-5-1954, quân ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm.

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của quân và dân ta.

Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, bản anh hùng ca của cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ, thật xứng đáng "được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc"3.

Sau này, khi nói về thất bại của Pháp trong cuốn Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp, Giuyn Roa đã thừa nhận: "Trên toàn thế giới, Oatéclô trước đây không gây tiếng vang bằng, Điện Biên Phủ thất thủ gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Đó là một trong những thảm bại lớn nhất của phương Tây, báo trước sự sụp đổ của các đế quốc thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hoà. Tiếng sấm Điện Biên Phủ vẫn hãy còn vang vọng"4.
________________________________
1. Binh đoàn cơ động của quân đội Pháp từ chiến trường Triều Tiẽn mới được điều sang.
2. Chiến dịch Điện Biên Phủ tính từ khi mở màn (13-3-1954) đến khi kết thúc (7-5-1954) diễn ra trong 56 ngày 55 đêm.
3. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 90.
4. Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr. 579.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Mười Hai, 2021, 11:13:58 pm

CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ -
TÌNH HÌNH ĐỊCH VÀ CHỦ TRƯƠNG TÁC CHIẾN CỦA TA1
(Trích)

Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc. Cánh đồng Điện Biên Phủ chiều dài khoảng 18km, chiều rộng từ 6 đến 8km. Đây là cánh đồng lớn nhất, giàu có nhất và dân cư đông đúc nhất trong bốn cánh đồng lớn ở Tây Bắc. Điện Biên Phủ ở gần biên giới Việt - Lào, nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và đường nhỏ quan trọng, phía đông - bắc nối liền với Lai Châu, phía đông và đông - nam nối liền với Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản, phía tây thông với Luông Prabăng, phía nam thông với Sầm Nưa2. Đối với đế quốc Pháp - Mỹ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền tây nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân có tác dụng rất lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam Á.

Lực lượng của địch ở Điện Biên Phủ lúc đầu có khoảng sáu tiểu đoàn, sau tăng lên dần để đối phó với cuộc tiến công của ta. Khi quân ta bắt đầu tiến công Điện Biên Phủ thì lực lượng của chúng đã tăng lên đến 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh; trong quá trình chiến dịch, chúng tiếp tục tăng thêm 4 tiểu đoàn và 2 đại đội nhảy dù, tổng cộng là 17 tiểu đoàn bộ binh. Phần lớn các lực lượng này gồm các đơn vị Âu - Phi và các đơn vị nhảy dù tinh nhuệ. Ngoài ra, còn có ba tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn công binh, một đại đội xe tăng, một đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và một phi đội không quân thường trực có 14 chiếc3. Tổng số binh lực là 16.200 tên.

Lực lượng của địch ở Điện Biên Phủ được bố trí thành tập đoàn cứ điểm gồm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau, tất cả có 49 cứ điểm. Mỗi cứ điểm đều có khả năng phòng ngự; nhiều cứ điểm được tổ chức lại thành những cụm cứ điểm gọi là "trung tâm đề kháng theo kiểu phức tạp", có lực lượng cơ động, có hoả lực của mình, có hệ thống công sự vững chắc, xung quanh có hào giao thông và hàng rào dây thép gai, có khả năng độc lập phòng ngự khá mạnh. Mỗi một phân khu gồm có nhiều trung tâm đề kháng kiên cố như vậy. Mỗi một trung tâm đề kháng cũng như toàn bộ tập đoàn cứ điểm đều được che chở bằng hệ thống công sự nằm chìm dưới mặt đất, bằng một hệ thống công sự phụ (hàng rào hoặc bãi dây thép gai, bãi mìn) và bằng một hệ thống hoả lực rất mạnh.

Phân khu quan trọng hơn hết là phân khu trung tâm ở ngay giữa làng Mường Thanh, tức là châu lỵ Điện Biên Phủ. Ở đây, tập trung gần 2/3 lực lượng của địch (tám tiểu đoàn gồm năm tiểu đoàn chiếm đóng và ba tiểu đoàn cơ động), có nhiều trung tâm đề kháng yểm hộ lẫn nhau và bao bọc lấy cơ quan chỉ huy, các căn cứ hoả lực và căn cứ hậu cần, đồng thời bảo vệ sân bay. Phía đông phân khu có cả một hệ thống điểm cao rất lợi hại, đặc biệt là các ngọn đồi A1, C1, D1, E1; những điểm cao đó là bộ phận phòng ngự quan trọng nhất của phân khu. Địch đã nhiều lần nhận định rằng Điện Biên Phủ là một pháo đài kiên cố, quân ta không thể nào công phá được. Chỉ lấy riêng phân khu trung tâm mà nói, thì lực lượng của địch đã khá mạnh, các điểm cao phía đông là những điểm cao quân ta khó lòng đánh được; chúng lại có sẵn một lực lượng pháo binh và cơ giới đủ sức đánh chặn mọi cuộc tiếp cận qua cánh đồng bằng phẳng, có sẵn một hệ thống công sự, dây thép gai và hào chiến đấu đủ sức tiêu hao và đánh lui mọi lực lượng tiến công, có sẵn một lực lượng cơ động gồm các tiểu đoàn nhảy dù sẵn sàng phối hợp với các trung tâm đề kháng để phản kích và tiêu diệt mọi lực lượng tiến công từ bên ngoài đến, có sẵn một lực lượng pháo binh cơ giới và không quân đủ sức ngăn chặn các lực lượng tiến công và tiêu diệt các căn cứ pháo binh của ta mà chúng cho là dễ phát hiện, vì buộc phải đặt ở sườn núi phía trong lòng chảo, còn nếu đặt ở phía ngoài thì lại quá tầm bắn cần thiết (khoảng cách từ những ngọn núi lớn khống chế Điện Biên Phủ đến sân bay là từ 10 đến 12 km).

Ở phía bắc, có phân khu bắc gồm các trung tâm đề kháng đồi Độc Lập và Bản Kéo. Đồi Độc Lập là một vị trí có nhiệm vụ án ngữ phía bắc, ngăn chặn cuộc tiến công của quân ta từ hướng Lai Châu vào Điện Biên Phủ.

Him Lam, tuy thuộc khu trung tâm, nhưng cùng với các vị trí đồi Độc Lập và Bản Kéo là những vị trí ngoại vi đột xuất nhất của địch, có nhiệm vụ án ngữ phía đông - bắc, ngăn chặn cuộc tiến công của quân ta từ hướng Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ. Ở phía nam, có phân khu nam còn gọi là phân khu Hồng Cúm, có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta tiến công từ phía nam lên, đồng thời giữ đường liên lạc với Thượng Lào.

Hoả lực pháo binh được bố trí thành hai căn cứ: một căn cứ ở Mường Thanh, một căn cứ nữa ở Hồng Cúm, có thể yểm hộ lẫn nhau và yểm hộ cho các cứ điểm xung quanh. Ngoài hoả lực chung của tập đoàn cứ điểm, mỗi trung tâm đề kháng còn có hoả lực riêng bao gồm nhiều súng cối các cỡ, súng phun lửa và các loại súng bắn thẳng bố trí thành một hệ thống hoả lực chặt chẽ yểm hộ cho bản thân mình và các cứ điểm xung quanh.

Điện Biên Phủ có hai sân bay. Ngoài sân bay chính ở Mường Thanh lại còn có một số sân bay dự bị ở Hồng Cúm, ngày ngày được nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiếc máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù khoảng 100 đến 150 tấn. Như vậy là vượt khá xa những dự tính ban đầu của chúng4.

Máy bay trinh sát và khu trục của phi đội thường trực luôn luôn bay lượn trên vùng trời Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ bắn phá và oanh tạc quân ta để yểm hộ cho tập đoàn cứ điểm thì do máy bay địch xuất phát từ các căn cứ Gia Lâm hay Cát Bi đảm nhiệm, về sau có một bộ phận xuất phát từ tàu sân bay của Mỹ đậu ở vịnh Hạ Long.

Với lực lượng hùng hậu và cơ cấu phòng ngự vững chắc như trên, Nava đã từng nhận định rằng Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Đông Dương, là một "pháo đài không thể công phá"5. Do nhận định chủ quan đó, mà địch đã phán đoán rằng quân ta có ít khả năng tiến công vào Điện Biên Phủ, và nếu quân ta mạo hiểm tiến công vào thì càng tốt, vì chắc chắn là quân ta không thể nào tránh khỏi thất bại. Chúng đã coi Điện Biên Phủ là một chiến trường được chuẩn bị sẵn để gây tổn thất nặng cho chủ lực ta. Đã có lần chúng láo xược thả truyền đơn thách thức quân ta tiến công Điện Biên Phủ.
_________________________________
1.  Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
2.  Do địa hình bằng phẳng, vào mùa khô thung lũng Điện Biên Phủ là một địa bàn thuận tiện cho việc sử dụng xe tăng, cơ giới. Sân bay do quân đội Nhật xây dựng trước đây trên cánh đồng Mường Thanh, có thể mở rộng thành một căn cứ không quân quan trọng. Đường số 41 là trục đường lớn duy nhất theo chiều từ bắc tới nam về hướng Luông Prabăng, kinh đô nước Lào. Phía đông và phía tây thung lũng là hai dãy núi chạy song song theo chiều bắc - nam và khép gần sát nhau ở hai đầu. Dãy Pú Hồng ở phía đông gồm những đỉnh núi cao, cây thưa, thoải dần về phía thung lũng. Dãy Pú Tà Cọ ở phía tây, núi cao, rậm rạp, dốc đứng về phía thung lũng.

Ngay sát thung lũng về phía đông - bắc, có một dải địa hình đặc biệt, gồm một số điểm cao nổi lên mặt cánh đồng trên dưới 30 m và hình thành một bức bình phong che chở cho thung lũng trên hướng Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.

3.  Ngoài vũ khí thông thường, quân địch ở Điện Biên Phủ còn được trang bị một số lớn khí tài đặc biệt như súng phun lửa, súng đại liên nhiều nòng, mìn đĩa, mìn napan chôn dưới đất, phương tiện chống đạn khói, máy hồng ngoại để quan sát và bắn đêm, V.V.; với khoảng 3.000 tấn dây thép gai, việc sử dụng dây thép gai của địch ở Điện Biên Phủ đã gấp ba lần mức bình thường của quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương.
4.  Theo kinh nghiệm rút ra từ tập đoàn cứ điểm Nà Sản, quân địch dự tính, để duy trì sức chiến đấu ở Điện Biên Phủ, đủ khả năng phòng ngự và chiến thắng được quân ta, mức tiếp tế yêu cầu mỗi ngày khoảng 70 tấn trong điều kiện chiến đấu thông thường và 90 tấn trong điều kiện chiến đấu ác liệt.
5.  Cho tới khi ta tiến công, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được tăng cường và bố trí với một binh lực tập trung mạnh mẽ chưa từng có: 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, phần lớn là quân tinh nhuệ bậc nhất của địch gồm:

5/7 RTA, Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn Angiêri thứ 7.
3/3 RTA, Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn Angiêri thứ 3.
2/1 RTA, Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Angiêri thứ 1.
1/4 RTM, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn Marôc thứ 4.
1/13 DBLE, Tiểu đoàn 1 thuộc bán Lữ đoàn lê dương thứ 13.
3/13 DBLE, Tiểu đoàn 3 thuộc bán Lữ đoàn lê dương thứ 13.
1/2 REI, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn lê dương thứ 2.
3/3 REI, Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn lê dương thứ 3.
1er BPC, Tiểu đoàn 81 dù thuộc địa.
8é BPC, Tiểu đoàn 81 dù thuộc địa.
2é BAT, Tiểu đoàn Thái thứ 2.
3é BAT, Tiểu đoàn Thái thứ 3.

Riêng về quân dù, địch đã đưa lên đây 7/10 tổng số quân dù ở Đông Dương, trong đó có 100% các đơn vị lính dù người Âu và lê dương. Có đơn vị như bán Lữ đoàn lê dương ngoại quổc thứ 13 đã có truyền thống hơn 100 năm. Các sĩ quan của địch cũng đều là loại cốt cán, khá bậc nhất của địch.

Các đơn vị pháo binh của địch gồm:
2/4 RAC, Tiểu đoàn 2 pháo 105 ly Trung đoàn 4 pháo thuộc địa.
RAC, Tiểu đoàn 3 pháo 105 ly Trung đoàn 10 pháo thuộc địa.
Một đại đội pháo 155 ly thuộc 4/4 RAC - Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 4 pháo thuộc địa và hai đại đội pháo cối 120 ly, tổng cộng 20 khẩu.

Máy bay của địch gồm bảy khu trục, sáu liên lạc trinh sát và một lên thẳng.

Hệ thống bố trí phòng ngự của địch có 49 cứ điểm, khoanh thành tám cụm, mỗi cụm mang tên một thiếu nữ.
1. Gabrien (Gabrielle) tức đồi Độc Lập.
2. Bêatrixơ (Béatrice) tức Him Lam.
3. An Mari (Anne Marie) gồm các cứ điểm ở tây bắc sân bay như Bản Kéo, Căng Na...
4. Huyghét (Huguete) cụm cứ điểm tây sân bay Mường Thanh, hữu ngạn sông Nậm Rốm.
5. Clôđin (Claudine) cụm cứ điểm nam sân bay Mường Thanh, hữu ngạn sông Nậm Rốm.
6. Êlian (Eliane) cụm cứ điểm phía đông, tả ngạn sông Nậm Rốm khu vực Sở Chỉ huy của Đờ Cátxtri.
7. Đôminích (Dominique) cụm cứ điểm đông sân bay, tả ngạn sông Nậm Rốm.
8. Idaben (Isabelle) tức Hồng Cúm.



Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Mười Hai, 2021, 08:22:52 am

Về phía ta, ngay sau khi địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, chúng ta đã nhận định rằng: dưới sự uy hiếp của chủ lực ta, quân địch có khả năng rút khỏi Điện Biên Phủ, đồng thời cũng có khả năng tăng cường phòng thủ ở đó, tổ chức Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm; và nếu khả năng thứ hai biến thành hiện thực thì đó là một cơ hội tốt để quân ta tiêu diệt sinh lực tinh nhuệ của chúng. Do dự kiến nói trên, nên trong khi chủ lực ta mở cuộc tiến công lên Lai Châu, ta đã cho một bộ phận cấp tốc tiến về phía tây, cắt liên lạc giữa Lai Châu và Điện Biên Phủ, tiến hành bao vây Điện Biên Phủ, bám sát địch, chuẩn bị chiến trường.

Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh. Tập đoàn cứ điểm là hình thức phòng ngự mới nhất của địch trên chiến trường Đông Dương lúc bấy giờ. Hình thức đó đã từng hình thành với một trình độ còn thấp ở Hoà Bình vào cuối năm 1951, đã từng xuất hiện ở Cánh Đồng Chum và Nà Sản vào năm 1952 và đầu năm 1953. Đứng trước hình thức phòng ngự mới nhất, mạnh nhất của địch, chúng ta đã từng đặt ra vấn đề nghiên cứu để giải quyết là nên trực tiếp tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm hay không nên.

Trước đây, khi bộ đội ta còn yếu, hình thức chiếm đóng và tác chiến của địch là cứ điểm nhỏ và đội ứng chiến nhỏ. Khi bộ đội ta đã đủ sức tiêu diệt viện binh nhỏ và cứ điểm nhỏ thì hệ thống bố trí của địch lại được phát triển và củng cố thêm một bước, dựa vào những cứ điểm lớn, có công sự ngày càng kiên cố, có binh lực và hoả lực ngày càng mạnh hơn, đồng thời dựa vào những đội quân ứng chiến tương đối lớn. Về sau, trước sự lớn mạnh của quân ta, khi một cứ điểm của địch lâm vào nguy cơ bị tiêu diệt thì chúng có hai cách đối phó: một là rút quân để bảo tồn binh lực, hai là tăng cường thêm binh lực và tổ chức phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm.

Cách tổ chức phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm không phải là một sáng kiến của quân đội xâm lược của đế quốc Pháp. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bọn phát xít Đức đã từng vận dụng cách phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm, cũng gọi là "chiến lược con nhím", hòng ngăn chặn những cuộc tiến công như vũ bảo của Hồng quân Liên Xô tiến về hướng Béclin. Các tướng tá Pháp - Mỹ chỉ đem những kinh nghiệm của bọn phát xít Đức vận dụng vào chiến trường Đông Dương, hòng ngăn chặn những bước tiến của quân ta.

Đứng trước phương sách phòng ngự mới của địch, cách đánh của ta phải như thế nào để giành được thắng lợi lớn nhất, trong một tình hình nhất định về so sánh lực lượng giữa ta và địch, cần nhấn mạnh ở đây một lần nữa rằng trong khi giải quyết vấn đề cách đánh về chiến dịch cũng như về chiến thuật, bao giờ chúng ta cũng xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản về chỉ đạo tác chiến, tức là nguyên tắc tiêu diệt sinh lực địch và nguyên tắc đánh chắc thắng.

Xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản nói trên, khi hình thức tập đoàn cứ điểm mới xuất hiện, khả năng chiến đấu của quân ta về chiến dịch và chiến thuật còn có hạn, chúng ta đã từng chủ trương không nên trực tiếp đánh vào tập đoàn cứ điểm, mà chỉ tìm cách kiểm giữ chủ lực của địch trong tập đoàn cứ điểm, còn chủ lực của ta thì sử dụng đánh vào một hướng khác, ở đó địch tương đối yếu và sơ hở hơn, ta có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt sinh lực địch hơn. Chúng ta đã từng vận dụng cách đánh đó trong Chiến dịch Hoà Bình. Địch tập trung lực lượng thành tập đoàn cứ điểm ở Hoà Bình thì hướng tiến công chủ yếu của quân ta không phải là Hoà Bình mà là ở những nơi khác; chúng ta đã từng tiêu diệt viện binh của địch và cứ điểm của địch ở ven bờ sông Đà và đã mở cuộc tiến công vào vùng sau lưng địch ở Bắc Bộ, thu được nhiều thắng lợi lớn. Về sau, khi địch tập trung lực lượng ở tập đoàn cứ điểm Nà Sản thì sau khi tiến hành một hai cuộc chiến đấu ở đây, một bộ phận sinh lực địch bị tiêu diệt, nhưng lực lượng ta cũng bị tiêu hao, ta cũng lại chủ trương trước mắt không mở cuộc tiến công trực tiếp vào Nà Sản. Bộ đội tình nguyện Việt Nam lại phối hợp với Quân giải phóng Pathét Lào mở cuộc tiến công vào hướng Thượng Lào, phía tây - nam Nà Sản và đã thu được thắng lợi lớn.

Nhưng cách đánh trên đây không phải là cách đánh duy nhất. Chúng ta đã nhận định rằng, vấn đề trực tiếp tiến công vào tập đoàn cứ điểm, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm là một vấn đề nhất định phải được giải quyết, là một bước tất nhiên quân đội ta phải trải qua trong quá trình phát triển của cuộc đấu tranh vũ trang và trên con đường trưởng thành của quân đội. Thật vậy, chúng ta có tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm thì mới đánh bại được hình thức đối phó mới nhất, cao nhất của địch, đánh bại được sự cố gắng lớn nhất của chúng trong bố trí phòng ngự, gây cho chúng một sự khủng hoảng mới, tạo nên cục diện mới, mở đường cho quân đội ta tiến lên và thúc đẩy cuộc đấu tranh vũ trang của ta phát triển.

Vì vậy, từ khi hình thức tập đoàn cứ điểm xuất hiện, chúng ta đã dày công nghiên cứu hình thức phòng ngự mới đó của địch, đánh giá và phân tích chỗ mạnh và chỗ yếu của nó, đề ra những nguyên tắc chiến thuật cũng như những yêu cầu về kỹ thuật và trang bị, những khó khăn cần được khắc phục, để rèn luyện cho quân đội ta, chuẩn bị cho quân đội ta tiến lên giải quyết thắng lợi nhiệm vụ tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch. Và, có thể nói rằng bước vào Thu Đông 1953, thì quân đội ta đã được chuẩn bị để làm nhiệm vụ đó. Chính vì vậy mà khi phát hiện địch có khả năng tăng cường lực lượng lên Điện Biên Phủ và biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm thì Trung ương Đảng ta đã nhanh chóng hạ quyết tâm tranh thủ thời cơ tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chúng ta đã căn cứ vào những khả năng mới của quân đội ta, đồng thời cũng căn cứ vào đặc điểm của chiến trường Điện Biên Phủ, căn cứ vào những điều kiện tác chiến trên quy mô lớn của ta cũng như của địch trên chiến trường này.

Trong quá trình diễn biến của tình hình chiến sự mùa Đông 1953, Điện Biên Phủ đã dần dần trở thành điểm trung tâm của kế hoạch Nava. Chúng ta có tiêu diệt được Điện Biên Phủ thì mới đập tan được âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của đế quốc Pháp - Mỹ. Tuy nhiên, sự cần thiết phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tầm quan trọng của Điện Biên Phủ không thể coi là cơ sở chủ yếu để hạ quyết tâm đánh Điện Biên Phủ. Vấn đề quyết định là, căn cứ vào sự so sánh lực lượng cụ thể giữa ta và địch lúc bấy giờ, căn cứ vào những khả năng mới của quân ta và những khả năng mới của địch, ta có thể bắt đầu vận dụng cách đánh trực tiếp vào tập đoàn cứ điểm bằng cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ hay không; nói một cách khác, Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm rất mạnh, tiến công vào Điện Biên Phủ, ta có nắm chắc phần thắng lợi hay không.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Mười Hai, 2021, 08:25:56 am

So với Nà Sản trước đây thì Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh hơn nhiều. Không những binh lực và hoả lực mạnh hơn gấp bội mà tổ chức phòng ngự cũng hiện đại hơn. Nếu Nà Sản là một tập đoàn cứ điểm quy mô nhỏ hơn, chỉ gồm những trung tâm đề kháng đơn giản, thì Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm quy mô lớn, gồm nhiều trung tâm đề kháng phức tạp. Nava và bọn tướng tá Pháp - Mỹ đã đánh giá rất cao những chỗ mạnh của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, coi đó là một hình thức tập đoàn cứ điểm theo kiểu phức tạp, tổ chức phòng ngự ở một trình độ cao. Chúng đã đi đến kết luận: nếu quân đội ta đã không đánh được Hoà Bình và Nà Sản thì đương nhiên là không thể nào đánh được Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá được.

Nava và bọn tướng tá Pháp - Mỹ lại còn cho rằng, ưu thế của chúng ở Điện Biên Phủ còn do chỗ vị trí của tập đoàn cứ điểm này nằm ở giữa núi rừng Tây Bắc rất xa những căn cứ hậu phương của ta. Chúng ta muốn đánh Điện Biên Phủ thì phải sử dụng một lực lượng bộ đội khá lớn, phải tổ chức và duy trì những tuyến cung cấp rất dài trong một thời gian khá lâu. Chúng cho rằng, theo những kinh nghiệm chúng đã thu được thì ta hoàn toàn không có khả năng giải quyết vấn đề chi viện cung cấp theo một quy mô lớn, trong một thời gian dài như vậy. Đó là chưa nói đến những trở ngại và tổn thất rất lớn mà máy bay oanh tạc của chúng có thể gây ra cho việc chuyển quân và việc tiếp tế của ta. Còn như nói rằng, Điện Biên Phủ nằm ở giữa một thung lũng xung quanh đều có núi rừng bao bọc, thì thung lũng này là một thung lũng khá rộng, đường giao thông từ Tuần Giáo đi vào là những đường nhỏ, quân ta chắc chắn không thể vận chuyển pháo binh vào gần được, lại càng không thể giải quyết vấn đề tiếp cận qua cánh đồng bằng phẳng để tiến công vào tập đoàn cứ điểm. Như vậy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ lại càng không thể công phá được.

Nava đã căn cứ vào những lý do nói trên để hạ quyết tâm chiến lược: ra sức tăng cường Điện Biên Phủ, tiếp nhận cuộc chiến đấu với chủ lực của ta, cho Điện Biên Phủ là một chiến trường lý tưởng được lựa chọn để gây cho chủ lực ta những tổn thất hết sức nặng nề nếu ta dám mở cuộc tiến công mạo hiểm.

Những chỗ mạnh của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Nava nêu lên không phải là hoàn toàn không phù hợp với sự thực. Sai lầm của Nava là ở chỗ chỉ thấy chỗ mạnh của tập đoàn cứ điểm mà không thấy hết chỗ yếu của nó. Sai lầm cơ bản hơn nữa của y là, với cách nhìn của một nhà quân sự tư sản, y không thể thấy hết được những khả năng lớn lao của một quân đội nhân dân và của cả nhân dân một nước đang chiến đấu vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, lại càng không hiểu và không thấy được quá trình phát triển tiến lên, những tiến bộ và cố gắng vượt bậc của quân đội ta và của nhân dân ta, không hiểu được và không đánh giá được những khả năng lớn lao của tinh thần đấu tranh bất khuất của một dân tộc, của tinh thần quyết chiến quyết thắng của một quân đội nhân dân.

Khi chúng ta hạ quyết tâm mở cuộc tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chúng ta có thấy hết những chỗ mạnh của địch và những khó khăn, trở ngại mà chúng ta có thể gặp phải hay không? Những điều đó chúng ta đều nhận thấy. Nhưng đồng thời chúng ta lại thấy những chỗ yếu của địch mà quân ta có thể lợi dụng; hơn nữa chúng ta lại thấy khả năng to lớn của quân đội và nhân dân ta, có thể vượt qua mọi khó khăn, khắc phục những chỗ mạnh của địch để giành lấy thắng lợi.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có đủ những yếu tố mạnh của mọi tập đoàn cứ điểm, lại có những chỗ mạnh đặc biệt của nó nữa. Nhưng do vị trí của nó nằm cô lập ở giữa núi rừng trùng điệp và mênh mông của miền Tây Bắc và Thượng Lào, rất xa những căn cứ hậu phương, nhất là những căn cứ không quân lớn của địch, mọi việc tăng viện hoặc tiếp tế đều hoàn toàn dựa vào đường không. Do đó, nếu đường hàng không bị hạn chế hay bị cắt đứt thì tập đoàn cứ điểm rất mạnh này sẽ ngày càng lộ rõ nhược điểm của mình, có thể mất dần sức chiến đấu và lâm vào thế bị động phòng ngự trong những điều kiện ngày càng khó khăn; trường hợp lâm nguy cũng khó lòng rút quân được toàn vẹn. Đó là chưa nói đến tinh thần chiến đấu của binh lính địch nói chung là bạc nhược, nếu gặp khó khăn thiếu thốn hoặc thất bại thì lại càng kém sút thêm.

Về phía ta, thì lực lượng ta là những đơn vị chủ lực tinh nhuệ có tinh thần chiến đấu cao, trình độ trang bị kỹ thuật có tiến bộ, hăng hái phấn khởi, quyết tâm tiêu diệt địch. Chúng ta có thể tập trung ưu thế binh lực, hoả lực để đánh địch, quân ta lại đã có những kinh nghiệm nhất định về đánh địch trong công sự vững chắc, đã được bước đầu huấn luyện để đánh tập đoàn cứ điểm, có khả năng khắc phục khó khăn, giải quyết những vấn đề cần thiết để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm. Vấn đề cung cấp tiếp tế lương thực và đạn dược cho một lực lượng lớn ở xa hậu phương trong một thời gian dài đương nhiên có những khó khăn rất lớn, nhưng ta lại có sức mạnh của một hậu phương rộng lớn, có toàn dân, toàn Đảng, tập trung toàn lực để chi viện tiền tuyến, bảo đảm lương thực, đạn dược cho quân đội làm tròn nhiệm vụ.

Chúng ta cũng đã từng cân nhắc đến khả năng tăng viện của địch trong khi Nava còn có sẵn trong tay một lực lượng cơ động lớn. Do những cuộc tiến công mùa Đông của ta, khối cơ động đó đã bị phân tán rất nhiều. Chúng ta dự đoán, trong thời gian tới lực lượng địch có thể bị phân tán nhiều hơn nữa. Cho nên chúng ta đã đánh giá cao tác dụng của các chiến trường phối hợp, trong việc tạo điều kiện tốt cho chủ lực ta tiến công tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, hạn chế sự tăng viện của địch lên mặt trận Điện Biên Phủ.

Xuất phát từ sự phân tích trên đây, luôn luôn nắm vững nguyên tắc tiêu diệt sinh lực địch và đánh chắc thắng, Trung ương Đảng ta đã hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Trong khi Nava chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với chủ lực ta thì chúng ta cũng chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với địch. Chúng ta hạ quyết tâm tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ của ta lên mặt trận Điện Biên Phủ để tiêu diệt những binh lực tinh nhuệ nhất của địch trong tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của chúng trên chiến trường Đông Dương1.

Quyết tâm rất lớn trên đây quán triệt phương châm tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt mà Trung ương đã đề ra cho việc chỉ đạo tác chiến trong Đông Xuân 1953-1954.

Thật vậy, nắm vững phương châm tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt trong thời kỳ đầu của chiến cuộc Đông Xuân, chúng ta đã chủ trương dùng từng bộ phận của chủ lực ta mở nhiều cuộc tiến công vào những hướng địch tương đối sơ hở, trong khi đó thì ở Điện Biên Phủ quân ta giam hãm chủ lực địch để tạo điều kiện cho quân ta tiêu diệt địch trên các hướng khác, đồng thời tiến hành mọi công tác chuẩn bị cần thiết để mở cuộc tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Bước sang thời kỳ thứ hai của chiến cuộc Đông Xuân, công tác chuẩn bị trên mặt trận Điện Biên Phủ đã được hoàn thành, nhiều điều kiện thuận lợi mới đã được tạo ra do những chiến thắng liên tiếp của quân ta trên khắp các chiến trường, chúng ta đã mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Nếu chủ trương của ta trước đây là tránh những nơi địch mạnh, chọn những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu để tiến công tiêu diệt địch, thì bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã tập trung đại bộ phận chủ lực của ta tiến công vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch. Nếu trong các cuộc tiến công của ta trong thời kỳ đầu, hình thức tác chiến chủ yếu là đánh vận động và đánh công sự vững chắc nhỏ, thì bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, hình thức tác chiến là một trận đánh công sự vững chắc quy mô rất lớn có tính chất trận địa. Đứng về ý nghĩa quyết chiến chiến lược mà nói cũng như đứng về quy mô và hình thức của chiến dịch, cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã đánh dấu một biến chuyển mới, một sự phát triển mới trong sự lãnh đạo đấu tranh vũ trang của Đảng ta cũng như trong quá trình lớn mạnh của quân đội ta. Thắng lợi của chiến dịch to lớn này chắc chắn sẽ mở ra một cục diện mới cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Thế là từ khi cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu, nhiệm vụ của chủ lực ta ở Điện Biên Phủ, lúc này đã trở thành mặt trận chính diện của cả nước, không phải là bao vây, giam giữ quân địch nữa mà là chuyển sang tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch.

Nhiệm vụ của bộ đội ta trên các chiến trường cả nước là phối hợp hoạt động với Điện Biên Phủ, tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch, phân tán giam giữ lực lượng của chúng, giảm đến mức tối đa khả năng của chúng tăng thêm cho mặt trận Điện Biên Phủ.
_____________________________________
1. Ta sử dụng chín trung đoàn bộ binh (gồm 27 tiểu đoàn) và toàn bộ pháo binh, công binh, phòng không và một bộ phận pháo cao xạ (phương án tác chiến mùa Xuân năm 1954 - Báo cáo của Tổng Quân uỷ trình Bộ Chính trị ngày 6-12-1953).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Mười Hai, 2021, 08:28:15 am

Sau khi đã hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ, một vấn đề hết sức quan trọng được đặt ra là vấn đề tiêu diệt bằng cách nào. Đó là vấn đề phương châm của chiến dịch.

Đi vào phương châm chiến dịch của ta tại mặt trận Điện Biên Phủ, thì trong thời gian đầu khi quân địch mới nhảy dù xuống, quân ta mới thực hiện bao vây Điện Biên Phủ, lực lượng của địch chưa được tăng cường, bố trí của chúng còn tương đối sơ hở, trận địa phòng ngự chưa được củng cố, ta đã có dự kiến tranh thủ thời gian, lợi dụng những điều kiện sơ hở của một kẻ địch mới lâm thời chiếm lĩnh trận địa để đánh nhanh, giải quyết nhanh.

Nếu tiến hành chiến dịch theo phương châm này thì sẽ tập trung ưu thế binh lực, hoả lực, chia làm nhiều hướng, có hướng chính, có hướng phối hợp, đánh sâu vào trong lòng địch, chia cắt tập đoàn cứ điểm ra từng bộ phận; tập trung ưu thế binh lực, hoả lực, đánh vào chỗ sơ hở nhất và quan trọng nhất của địch, lợi dụng sơ hở của chúng để tiêu diệt bộ phận quan trọng của chúng; tiếp đó, tiếp tục giải quyết những bộ phận còn lại, hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm.

Đánh nhanh, giải quyết nhanh có nhiều điều lợi: quân ta đang sung sức, cuộc chiến đấu không kéo dài nên ít ngại tiêu hao, mỏi mệt. Thời gian của chiến dịch không dài, nên vấn đề tiếp tế lương thực, đạn dược có thể bảo đảm chắc chắn, không gặp trở ngại lớn.

Tuy nhiên, đánh nhanh giải quyết nhanh lại có một điều bất lợi rất lớn là quân ta, mặc dầu đã được chuẩn bị về tư tưởng và chiến thuật để đánh tập đoàn cứ điểm, nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế, lần này là lần đầu đánh tập đoàn cứ điểm, lại gặp một tập đoàn cứ điểm mạnh.

Bởi vậy, trong khi tiến hành công tác chuẩn bị, ta đã tiếp tục theo dõi tình hình địch và kiểm tra lại khả năng của ta. Chúng ta đã phát hiện địch có tăng cường lực lượng, xây dựng trận địa phòng ngự, tổ chức hệ thống phòng ngự khá vững chắc. Ở phía bắc, lúc đầu cao điểm Độc Lập chỉ là một vị trí tiền tiêu, dần dần địch đã tăng cường lực lượng lên tới một tiểu đoàn Âu - Phi và xây dựng thành một cứ điểm mạnh. Cao điểm Him Lam ở phía đông - bắc án ngữ con đường lớn độc đạo từ Tuần Giáo tới Điện Biên Phủ cũng được tăng cường, củng cố trở thành một trung tâm phòng ngự kiên cố vào bậc nhất của địch ở Điện Biên Phủ. Hồng Cúm lúc đầu chỉ là một cứ điểm ở phía nam, địch đã phát triển dần thành một cụm cứ điểm, có sân bay dự bị, có trận địa pháo binh riêng, có thể cùng pháo binh ở phân khu trung tâm yểm hộ lẫn nhau. Địch cũng đã đóng thêm một số cứ điểm ở phía tây sân bay Mường Thanh. Các điểm cao lợi hại phía đông vẫn là nơi địch mạnh hơn cả. Chúng có thể dựa vào đó để kéo dài chiến đấu phòng ngự... Nắm vững nguyên tắc đánh chắc thắng, chúng ta đã nhận định rằng, trong tình huống tập đoàn cứ điểm của địch đã được củng cố, không còn ở vào tình trạng lâm thời chiếm lĩnh trận địa nữa, nếu đánh nhanh giải quyết nhanh thì không mười phần bảo đảm thắng lợi. Do đó, chúng ta đã kiên quyết xác định phương châm của chiến dịch là đánh chắc, tiến chắc.

Theo phương châm đánh chắc tiến chắc, chúng ta quan niệm Chiến dịch Điện Biên Phủ không phải là một trận đánh địch trong công sự vững chắc quy mô rất lớn và tiếp diễn liên tục trong mội thời gian ngắn từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, mà là một chiến dịch tiến công trận địa, quy mô rất lớn, nhưng lại gồm một loạt nhiều trận đánh địch trong công sự vững chắc, tiếp diễn trong một thời gian khá dài, tập trung ưu thế binh lực tiêu diệt địch từng bộ phận, tiến tới tiêu diệt toàn bộ cứ điểm. Tiến hành chiến dịch theo phương châm đánh chắc, tiến chắc đưa đến nhiều khó khăn, trở ngại mới. Chiến dịch càng kéo dài, địch càng tăng cường công sự, lại có thể đưa thêm viện binh. Về phía ta thì hoạt động kéo dài, bộ đội có thể bị tiêu hao, mỏi mệt, khó khăn lớn nhất là khó khăn về cung cấp và tiếp tế.

Nhưng đánh chắc, tiến chắc thì bảo đảm chắc thắng. Nhìn chung, so sánh lực lượng giữa địch và ta thì ta có ưu thế binh lực, nhưng đó chỉ là ưu thế tương đối; nếu đánh từng bước thì ta có thể tập trung ưu thế tuyệt đối binh lực, hoả lực vào từng cuộc chiến đấu, bảo đảm chắc thắng cho từng cuộc chiến đấu. Đánh như vậy lại hợp với trình độ bộ đội của ta. Bộ đội ta lúc đó mới có kinh nghiệm đánh địch trong công sự vững chắc, tiêu diệt từng cứ điểm độc lập, do hai, ba đại đội hoặc một tiểu đoàn địch phòng giữ, nay cần tiến lên một bước tiêu diệt mỗi lần một hay một số cứ điểm, một tiểu đoàn nằm trong tập đoàn cứ điểm, có thể vừa đánh vừa học, bằng một loạt trận đánh địch trong công sự vững chắc gay go phức tạp nhưng không lớn lắm, tiến tới hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ quân địch. Chính cách đánh nói trên đã tạo nên bước nhảy vọt làm cho bộ đội ta chỉ trong một thời gian ngắn đã tiến vượt bậc từ chỗ mới tiêu diệt được cứ điểm độc lập, một tiểu đoàn của địch đến chỗ tiêu diệt cả một tập đoàn cứ điểm lớn và kiên cố của chúng.

Đánh chắc tiến chắc, chúng ta lại giữ được chủ động hoàn toàn, muốn đánh lúc nào thì đánh, muốn đánh nơi nào thì đánh; lúc nào chuẩn bị đầy đủ và chắc thắng thì đánh, không thì không đánh hoặc chưa đánh; nơi nào cần giữ và có thể giữ thì giữ, không thì không giữ; đánh một trận rồi thấy nên tiếp tục đánh ngay thì đánh, cần nghỉ ngơi để chấn chỉnh lực lượng và chuẩn bị trận sau cho tốt thì vẫn có thể nghỉ ngơi.

Đánh chắc tiến chắc, chúng ta lại có thế khoét sâu nhược điểm lớn nhất của địch là vấn đề tiếp tế vận tải. Chiến dịch càng kéo dài thì địch càng bị tiêu hao nhiều về sinh lực cũng như về vũ khí, đạn dược, càng gặp khó khăn nhiều về tiếp tế vận tải. Nếu ta khống chế được sân bay và hạn chế được đường tiếp tế duy nhất của chúng, nếu ta ra sức thắt chặt vòng vây thì địch càng thêm khốn đốn.

Nhìn chung chiến trường cả nước, thì nếu Chiến dịch Điện Biên Phủ tiến hành trong một thời gian dài, các chiến trường khác càng có điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm nhiều sinh lực địch, giải phóng thêm nhiều đất đai, đồng thời làm tốt nhiệm vụ phối hợp với chiến trường chính.

Vì những lý do nói trên, chúng ta đã kiên quyết xác định phương châm của chiến dịch là đánh chắc, tiến chắc. Quyết định đó đòi hỏi một quyết tâm rất lớn, quyết tâm nắm vững nguyên tắc đánh chắc thắng trong việc chỉ đạo tác chiến, quyết tâm động viên toàn lực khắc phục muôn nghìn khó khăn trở ngại để bảo đảm chắc thắng cho chiến dịch.



Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Mười Hai, 2021, 08:29:53 am

Địch có thể tăng cường, chúng tăng cường thì quân ta phải tiến hành nhiều cuộc chiến đấu hơn và những cuộc chiến đấu gay go hơn mới tiêu diệt được toàn bộ quân địch. Giữa việc cần thiết phải tiến hành nhiều cuộc chiến đấu gay go mà chắc chắn thắng lợi với việc tiến hành ít cuộc chiến đấu mà không nắm chắc phần thắng, chúng ta đã chọn giải pháp thứ nhất. Tuy nhiên, địch có thể tăng viện, nhưng không phải là tăng viện bao nhiêu cũng được, nhất là trong khi quân ta đã hạn chế việc tiếp tế vận chuyển của chúng, trong khi trên khắp các chiến trường cả nước quân ta lại tích cực hoạt động. Chúng tăng cường thì một mặt có thêm lực lượng để đối phó với ta, nhưng mặt khác cũng tăng thêm khó khăn cho chúng.

Bộ đội ta có thể lo ngại vì bị tiêu hao và mỏi mệt, nhưng không phải không có cách nào để tránh hoặc giảm bớt sự tiêu hao mỏi mệt đó. Chúng ta phải hết sức chăm lo giữ gìn sức khoẻ cho bộ đội, săn sóc việc ăn uống nghỉ ngơi, tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh ở mặt trận, lại phải tích cực đào công sự, ẩn nấp kín, chuẩn bị đầy đủ việc bổ sung quân số và nhanh chóng chấn chỉnh lực lượng sau mỗi trận chiến đấu để bảo đảm tác chiến liên tục. Hoạt động dài thì dễ bị tiêu hao mỏi mệt, nhưng so với địch thì ta ở tuyến ngoài, tiến hay lui, đánh hay nghỉ, đều chủ động; còn địch thì ở tuyến trong và bị động; bất cứ lúc nào đều phải ở luôn dưới hầm, tinh thần căng thẳng, luôn luôn lo sợ quân ta tiến công. Vì vậy, chúng ta quyết không sợ tiêu hao mỏi mệt, quyết tìm mọi cách để khắc phục những hiện tượng đó, bảo đảm toàn thắng cho chiến dịch.

Thời gian hoạt động kéo dài, quả thật vấn đề cung cấp tiếp tế là một vấn đề hết sức khó khăn đối với ta. Trong các chiến dịch trước như Chiến dịch Tây Bắc chẳng hạn, mặc dầu quy mô nhỏ hơn, lực lượng bộ đội ít hơn, chiến trường lại gần hậu phương ta hơn, mà cũng đã có những ngày bộ đội phải ăn cháo, lại có những lúc hầu như do khó khăn về cung cấp không giải quyết được mà phải bỏ ý định tác chiến. Chiến trường Điện Biên Phủ, ở cách xa hậu phương ta hàng 400-500 km, các tuyến đường chi viện nhiều quãng hết sức hiểm trở, nếu không quân địch đánh phá, nếu thời tiết không thuận lợi, thì việc chi viện mặt trận chắc chắn sẽ gặp những khó khăn trở ngại hết sức lớn lao. Nhưng chúng ta quyết không thể vì muốn tránh những khó khăn về chi viện cung cấp, mà lại áp dụng một phương châm tác chiến không bảo đảm thắng lợi. Ngược lại, để giành toàn thắng cho chiến dịch, chúng ta phải nâng cao tinh thần vượt qua gian khổ của tất cả các cán bộ và chiến sĩ, nâng cao tinh thần phục vụ tiền tuyến của các đơn vị cung cấp, vận tải tiếp tế, của các tổ chức dân công. Với quyết tâm của Trung ương Đảng và Chính phủ, với sự hy sinh cố gắng to lớn của nhân dân hậu phương, chúng ta tin tưởng có thể tiến hành được việc chi viện cho mặt trận Điện Biên Phủ. Về mặt này, đối với địch thì cũng không phải mọi sự đều dễ dàng cả; nếu ta hạn chế hoặc cắt đứt được đường hàng không của chúng thì với nhu cầu lương thực, đạn dược rất lớn của chúng, với số thương vong ngày càng nhiều, với tinh thần bạc nhược của một quân đội đánh thuê, chúng sẽ gặp phải những khó khăn không thể lường được, không thể khắc phục nổi.

Một lo ngại nữa là, nếu thời gian chiến dịch kéo dài thì mùa mưa càng gần lại. Mùa mưa ở chiến trường rừng núi có thể gây ra tai hại lớn, đường sá bị hư hỏng, công sự bị ẩm ướt, sức khoẻ bộ đội và dân công có thể bị ảnh hưởng. Nhưng so với quân địch thì ta ở trên cao, địch ở dưới thấp, công sự của chúng có thể bị sập đổ, nước ngập đầy hầm, chúng cũng không thể tập trung lên chỗ cạn và trống trải vì sợ hoả lực của ta. Vì vậy thời tiết có thể gây khó khăn cho ta, nhưng đồng thời cũng gây những khó khăn lớn cho địch.

Để chủ động trong mọi tình huống, trong lúc tích cực chuẩn bị theo phương châm đánh chắc tiến chắc, chúng ta cũng dự kiến phương án chuyển sang đánh nhanh, giải quyết nhanh khi có thời cơ. Nếu ta chuẩn bị đầy đủ để đánh chắc, tiến chắc thì khi cần, chúng ta hoàn toàn có điều kiện thuận lợi để chuyển sang đánh nhanh, giải quyết nhanh.

Thực tiễn của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chứng tỏ sự đúng đắn của phương châm đánh chắc, tiến chắc. Phương châm chỉ đạo đó đã đưa chiến dịch đến toàn thắng.

Thể hiện phương châm đánh chắc tiến chắc, nội dung kế hoạch tác chiến của ta ở Điện Biên Phủ gồm một loạt trận đánh địch trong công sự vững chắc, tiêu diệt mỗi lần một hay một số trung tâm đề kháng của địch, hình thành và thắt chặt vòng vây, hạn chế đi đến triệt hẳn nguồn tiếp tế và tiếp viện của địch, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Theo dự kiến, chiến dịch có thể gồm hai giai đoạn:

a. Một giai đoạn tác chiến nhằm tiêu diệt các trung tâm đề kháng ngoại vi, hình thành và thắt chặt trận địa tiến công và bao vây, thu hẹp phạm vi chiếm đóng, hạn chế đi đến triệt nguồn tiếp tế và tiếp viện của địch.

b. Khi mọi điều kiện đã được tạo nên đầy đủ thì chuyển sang thời kỳ tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Diễn biến chiến sự đại thể theo đúng phương hướng nói trên, nhưng đi vào cụ thể thì có phần phức tạp hơn.
______________________________________
1. Nắm vững phương châm "đánh chắc, tiến chắc", trong việc chỉ đạo công tác chuẩn bị ta đã chú trọng cả hai mặt: chuẩn bị đầy đủ và tranh thủ thời gian. Trước đây vì muốn tranh thủ thời gian nên chuẩn bị chưa đầy đủ. Lúc này đề ra chuẩn bị đầy đủ, chúng ta đã chú ý đề phòng khuynh hướng kéo dài, không tích cực khẩn trương để tranh thủ thời gian. Chúng ta đã đặc biệt coi trọng công tác chuẩn bị trên mọi mặt, nhất là việc chuẩn bị thêm đường mới cho pháo, chuẩn bị trận địa và kỹ thuật bắn của pháo binh, chuẩn bị thêm về vật chất và tinh thần, về kỹ thuật và chiến thuật cho bộ đội; đồng thời chúng ta cũng tiếp tục theo dõi, nghiên cứu tình hình địch, nhất là những thay đổi về binh lực và cách bố trí của chúng trong tung thâm.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Mười Hai, 2021, 08:31:39 am

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 25 chiến thắng Điện Biên Phủ

Đối với mặt trận Điện Biên Phủ thì vấn đề đặt ra là: tập trung đại bộ phận chủ lực của ta mở cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch với sự phối hợp của các chiến trường; hay là chỉ tiếp tục bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giam chân chủ lực của địch ở đây, để tạo điều kiện cho quân ta tiêu diệt quân địch ở các hướng khác. Đó là vấn đề hướng chiến lược chủ yếu của chủ lực ta trong cục diện cụ thể lúc bấy giờ. Khi đã hạ quyết tâm mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì vấn đề đặt ra là phải đánh như thế nào để bảo đảm cho chiến dịch lịch sử này giành được toàn thắng. Đó là vấn đề nghệ thuật chiến dịch và vấn đề chiến thuật.

Chúng ta đều biết rằng, các vấn đề chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật nói trên chính là nội dung chủ yếu của nghệ thuật quân sự. Và nghệ thuật quân sự không phải cái gì khác là nghệ thuật tạo nên một sức manh áp đảo nhằm cuối cùng tiêu diệt quân địch, đánh thắng chúng mà ta thì hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Nghệ thuật tạo nên sức mạnh ấy bao giờ cũng phải tính đến điều kiện cụ thể của ta và của địch về binh lực và hoả lực, về địa hình của chiến trường, về bảo đảm hậu cần, bảo đảm kỹ thuật; phải tính đến điều kiện mọi mặt trên chiến trường chính và cả trên chiến trường phối hợp; lại còn nhất thiết phải tính đến ý đồ chiến lược của địch và những biện pháp chiến thuật và kỹ thuật mà địch có thể sử dụng để thực hiện ý đồ ấy.

Ngay sau khi chủ lực của địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ thì Trung ương Đảng ta đã hạ quyết tâm bám sát địch, bao vây địch, tạo điều kiện để tiêu diệt chúng. Cho đến khi lực lượng của địch ngày càng tăng thêm, bao gồm nhiều đơn vị tinh nhuệ của khối cơ động chiến lược của chúng, tập đoàn cứ điểm được xây dựng và củng cố ngày càng vững chắc, Trung ương Đảng ta vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Chúng ta đã căn cứ vào tình hình địch, ta như thế nào để hạ quyết tâm chiến lược quan trọng ấy.

Một là, vì chúng ta đã sớm xác định chiến trường chính là chiến trường Bắc Bộ, hướng tiến công chủ yếu của chủ lực ta phải là chiến trường miền núi, cụ thể lúc bấy giờ là chiến trường Tây Bắc. Chúng ta đã chọn hướng chiến lược chủ yếu như vậy là xuất phát từ nhiều lý do; một trong những lý do quan trọng là vì trong điều kiện địch có hoả lực không quân, pháo binh và cơ giới mạnh, quân ta trang bị và kỹ thuật còn kém hơn thì tác chiến ở địa hình rừng núi đối với ta tương đối có lợi hơn so với địa hình đồng bằng.

Hai là, vì kẻ địch ờ Điện Biên Phủ, tuy mạnh nhưng ở vào thế bị cô lập; việc tiếp tế và bảo đảm hậu cần bằng đường hàng không có thể bị ta hạn chế và cắt đứt. Đó là chỗ yếu chí mạng của chúng.

Ba là, vì bộ đội chủ lực của ta lúc bấy giờ đã có những tiến bộ lớn về chiến dịch và chiến thuật. Quân ta đã có kinh nghiệm đánh công sự vững chắc và đã được rèn luyện một bước để tiêu diệl địch trong tập đoàn cứ điểm.

Bốn là, vì tuy Điện Biên Phủ ở xa hậu phương ta, nhưng ta đã chuẩn bị một phần các tuyến đường nhằm sử dụng chủ lực trên hướng Tây Bắc; vấn đề tiếp tế hậu cần tuy khó khăn nhưng có thể giải quyết được.

Năm là, vì thế chiến lược chung ngày càng ở thế có lợi cho ta, lực lượng cơ động của địch ngày càng bị phân tán, quân ta đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trên khắp các chiến trường.

Như vậy, nếu đối với các hướng chiến lược khác trên cả nước, chúng ta tiến công vào những nơi hiểm yếu mà địch tương đối sơ hở, thì trên hướng chiến lược Điện Biên Phủ, chúng ta đã hạ quyết tâm tập trung lực lượng tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch. Đó cũng là sự biểu hiện sinh động của sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Trung ương Đảng ta.

Trong chỉ đạo chiến tranh, có được một quyết định chiến lược chính xác là một nhân tố quan trọng vào bậc nhất. Nhưng khi đã có quyết định chiến lược chính xác, muốn bảo đảm giành được thắng lợi thì còn phải giải quyết đúng đắn các vấn đề nghệ thuật chiến dịch, về chiến thuật nữa.

Có thể nói rằng, trong một trận đánh, lực lượng hai bên ra trận như thế nào chỉ mới là điều kiện, là khả năng cho mỗi một bên để giành lấy thắng lợi. Thắng lợi ấy còn do cách đánh quyết định. Trước một kẻ địch nhất định, với một lực lượng nhất định của ta, đánh như thế này có thể thắng to, đánh như thế kia có thể thắng nhỏ, thậm chí có khi bị thất bại. Rõ ràng cách đánh có tầm quan trong quyết định để biến khả năng thắng lợi thành hiện thực.

Đứng về chiến dịch mà nói, trên mặt trận Điện Biên Phủ, lúc đầu chúng ta đã quyết định vận dụng phương châm đánh nhanh, thắng nhanh, tập trung toàn bộ chủ lực, tổ chức hiệp đồng giữa các binh chủng, mở cuộc tiến công từ một số hướng, tiêu diệt toàn bộ quân địch trong thời gian ba đêm hai ngày. Theo phương châm ấy, một kế hoạch tác chiến cụ thể đã được đề ra; mọi mặt công tác chuẩn bị đã được triển khai rất khẩn trương; các sư đoàn chủ lực của ta đã được giao nhiệm vụ; các đơn vị pháo binh đã được kéo vào trận địa; công tác bảo đảm hậu cần trên hỏa tuyến đã được đẩy mạnh; mạng thông tin liên lạc đã được tổ chức. Công tác chính trị đã động viên bộ đội và dân công nêu cao quyết tâm giành toàn thắng cho chiến dịch. Quân ta chỉ đợi lệnh là bắt đầu nổ súng.

Trong suốt thời gian chuẩn bị, chúng ta đã bám sát quân địch, theo dõi từng động tĩnh của chúng, phát hiện hệ thống phòng ngự của chúng ngày càng được xây dựng vững chắc hơn. Đến ngày 26-1-1954, khi kiểm tra lại tình hình địch, ta về mọi mặt thì chúng ta đi đến kết luận: tập đoàn cứ điểm của địch đã được củng cố rất nhiều so với trước; trong tình hình đó, kế hoạch đánh nhanh không thể bảo đảm chắc thắng được. Sáng ngày 26, vào lúc 11 giờ, ta quyết định thay đổi cách đánh, bỏ kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh chuyển sang phương châm đánh chắc, tiến chắc. Chiều ngày 26, toàn bộ lực lượng ta đã được lệnh rút ra khỏi trận địa, trở về nơi tập kết; các đơn vị pháo binh trước đây đã được lệnh kéo pháo vào đến nay lại được lệnh kéo pháo ra. Và để yếm trợ cho cuộc tạm thời thu quân, Sư đoàn 308 đã được lệnh phối kợp cùng Quân giải phóng Pathét Lào, lập tức mở cuộc tiến quân về hướng Luông Prabăng, vừa tiêu diệt sinh lực của địch, vừa thu hút hầu hết không quân của địch về hướng đó. Một công cuộc chuẩn bị mới với một khối lượng công tác tham mưu, chính trị và hậu cần rất lớn lại được triển khai. Cho nên khi mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn thành, quân địch tưởng rằng ta đã bỏ ý định mở cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ, thì ngày 13-3, quân đội ta mở đầu cuộc tiến công lớn vào tập đoàn cứ điểm. Thắng lợi của chiến dịch chứng tỏ rằng, sự thay đổi phương châm là hoàn toàn chính xác. Nó đã có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của chiến dịch.

Vận dụng phương châm đánh chắc, tiến chắc hoàn toàn không có nghĩa là khi điều kiện mọi mặt đã thay đổi có lợi cho ta, khi các thắng lợi liên tiếp của quân ta đã từng bước tạo nên thời cơ mới, thì ta không chuyển sang đánh nhanh, thắng nhanh. Thực tế, chiều ngày 7-5, khi tình hình địch đã có dấu hiệu rối loạn, tinh thần suy sụp, thì quân ta lập tức được lệnh nắm lấy thời cơ, vào 15 giờ đã mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm, đến 17 giờ 30 phút thì tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.

Ở đây, tôi muốn phân biệt rõ giữa một quyết định tác chiến chính xác với tinh thần kiên quyết chiến đấu của quân đội. Một quyết định tác chiến chính xác là một chủ trương tác chiến thế hiện đầy đủ tính cách mạng và tính khoa học, xuất phát từ một sự đánh giá đúng đắn và toàn diện về ta và địch. Còn tinh thần kiên quyết chiến đấu lại là quyết tâm chiến đấu anh dũng của quân đội, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ đã được giao cho. Phải nói rằng, tinh thần quyết chiến là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh. Nhưng chỉ có tinh thần quyết chiến cũng chưa đủ. Tinh thần quyết chiến chỉ có thể phát huy đầy đủ tác dụng của nó trên cơ sở một kế hoạch tác chiến chính xác, một quyết tâm đúng đắn về chiến dịch, chiến thuật và những khả năng hiện thực về tổ chức và chỉ huy.

Khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì phương pháp cách mạng là vấn đề quyết định. Khi đã có chủ trương tác chiến đúng đắn thì phương pháp tác chiến là vấn đề quyết định. Đó là một trong những nội dung chủ yếu của nghệ thuật chỉ huy.

Vấn đề phương pháp tác chiến đã được phát huy đến trình độ mới với nội dung hết sức phong phú và sáng tạo trong suốt những năm chống Mỹ, cứu nước sau này và là một trong những nhân tố đã đưa cuộc kháng chiến ấy đến thắng lợi cuối cùng.



Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Mười Hai, 2021, 07:03:56 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ DƯỚI GÓC NHÌN DÂN TỘC HỌC - LỊCH SỬ1


TS. BÙI XUÂN ĐÍNH
Viện Dân tộc học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam


Trước hết, dưới góc nhìn địa lý học, Điện Biên Phủ giữ một vị trí chiến lược hết sức quan trọng.

Điện Biên Phủ với tên gọi khởi nguyên "Mường Thanh" là một thung lũng rộng lớn, được bao bọc bởi vùng đồi núi điệp trùng với hai vòng rõ rệt.

- Vòng ngoài là vùng núi cao, từ 1.000 m trở lên, đỉnh cao nhất là Phu Huổi Luông (2.178m), toàn vùng có diện tích tự nhiên khoảng 200.000 ha, chiếm 65% diện tích toàn huyện Điện Biên cũ.

- Vòng trong là vùng đồi núi thấp với độ cao trung bình 700m, độ dốc từ 16 đến 20°, có tổng diện tích là 91.000ha, chiếm 27% diện tích toàn huyện.

Vùng thung lũng có diện tích 25.700 ha, chiếm 8% diện tích toàn huyện, bao gồm những thung lũng hẹp vây quanh cánh đồng Mường Thanh rộng hơn 4.000 ha ruộng nước. Đây là cánh đồng rộng nhất trong bốn cánh đồng nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc "nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc". Mường Thanh, dưới con mắt của nhà bác học Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII có "Thế núi vòng quanh, nước sông bao bọc, đồn sở ở giữa, ruộng đất bằng phẳng màu mỡ, bốn bên đến chân núi đều phải đi một ngày đường, công việc làm ruộng bằng nửa công việc các châu khác mà số hoa lợi thu hoạch lại gấp đôi. Thổ sản có sa nhân, sáp vàng, diêm tiêu, lưu hoàng và sắt sống"2. Xem thế đủ biết, Mường Thanh có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế, trước hết là về sản xuất nông nghiệp.

Điện Biên nằm ở trung tâm, án ngữ những con đường giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc, tỏa đi những trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa khu vực giáp ranh ba nước Việt - Trung - Lào. Từ trung tâm Mường Thanh theo quốc lộ 12, qua Mường Pồn, Mường Muôn lên tới Mường Lay (thị xã Lai Châu - 103 km). Ngược lại, theo quốc lộ 279 (quốc lộ 42 cũ) đến cửa khẩu Tây Trang nằm trên đường biên giới Điện Biên với nước bạn Lào, dài 172 km. Từ đây có thể đi Sầm Nưa - Luông Prabăng vùng Thượng Lào hoặc tới Phông Xa Lỳ ở Trung Lào. Con đường từ Điện Biên qua Mường Phăng đến Tuần Giáo được nối với quốc lộ 6 để xuống Sơn La - Thuận Châu - Hòa Bình và về Hà Nội.

Về đường thủy, từ Mường Thanh theo sông Nậm Rốm rẽ vào sông Nậm Nứa cập vào Pắc U để vào sông Nậm Hu dẫn đến sông Mê Công rộng lớn, tới Luông Prabăng. Vẫn từ Nậm Rốm ngược dòng đến Bản Lang - Nà Tấu, theo sông Nậm Cô vào sông Nậm Nứa, thuyền sẽ vào Nậm Mạ (sông Mã) vòng sang đất Lào để lại chảy về miền núi xứ Thanh của Việt Nam. Từ đất Mường Pồn (cách trung tâm Mường Thanh 20 km), có thể xuôi thuyền theo sông Nậm Mấc vào sông Đà, xuống Tạ Bú, Tạ Khoa - Chợ Bò về Hà Nội. Còn muốn lên phía bắc, khi đến sông Đà, theo thuyền ngược tới Mường Lay - Phong Thổ và sang tới Mường Là của Trung Quốc.

Với vị trí chiến lược, có nhiều tiềm năng về kinh tế trên đây, mảnh đất Mường Thanh - Điện Biên sớm có con người cư trú. Các truyền thuyết, các huyền thoại được lưu truyền trong dân gian hay được ghi lại trong một số tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số như Sống trụ xôn xao, Quắm tố mướn, Chuyện kể bàn mường... phản ánh quá trình khai phá từ xa xưa của các nhóm cư dân ở vùng đất này. Giữa năm 1998, khi điều tra cơ bản để phục vụ cho việc xây dựng Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được ở Chiềng Lề một trống đồng loại II, cách ngày nay khoảng 2.000 năm. Trống hiện được lưu tại Bảo tàng tỉnh Điện Biên. Đây là phát hiện quan trọng nhất, minh chứng cho quá trình cư trú của con người tại vùng đất ngã ba biên giới này3. Các bộ sử cũ của ta như An Nam chí lược (đời Trần), Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư (thời Lê), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam nhất thống chí, Hưng Hóa ký lược (thời Nguyễn)... cũng như sử sách Trung Quốc từ đời Hán, đời Đường đều khẳng định hoặc ghi nhận, mảnh đất này có từ thời Hùng Vương, là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam, tùy từng thời được cắt, chuyển vào các đơn vị hành chính khác nhau của nhà nước Việt Nam.

Theo các sách trên thì đời Hùng Vương, đất Điện Biên đã thuộc nước Văn Lang. Đến thời Bắc thuộc, thuộc quận Giao Chỉ. Thời Lý nằm trong đất của châu Lâm Tây. Thời Trần, cả nước chia làm 12 lộ thì Mường Thanh thuộc châu Ninh Viễn (sau là Ninh Biên), lộ Đà Giang.

Năm Nhâm Tý (1432) sau khi dẹp xong nạn cát cứ của Đèo Cát Hãn - một tù trưởng Thái trắng ở vùng Lai Châu. Lê Thái Tổ đổi châu Ninh Biên thành châu Phục Lễ (gồm cả đất Mường Thanh thuộc lộ Gia Hưng) 4. Năm Kỷ Sửu đời Quang Thuận (1469), Lê Thánh Tông chia nước ta làm 12 thừa tuyên, Mường Thanh thuộc phủ An Tây, thừa tuyên Hưng Hóa. Năm Ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng (1775), sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Công Chất, chúa Trịnh đặt châu Ninh Biên thuộc phủ An Tây với đất Điện Biên là trung tâm. Đầu đời Gia Long (1802-1819), lại lệ thuộc phủ Gia Hưng. Năm Tân Mão (1831), sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, phủ Gia Hưng nằm trong tỉnh Hưng Hóa.

Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), để bảo vệ miền Tây Bắc, chống lại sự xâm lấn của phong kiến Xiêm và Lào, cùng sự quấy rối của các toán giặc cỏ, nhà Nguyễn đặt ra phủ Điện Biên (bao gồm các châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Châu Lai), phủ lỵ đóng tại Chiềng Lề thuộc đất Điện Biên ngày nay.

Đầu thời Pháp thuộc, Điện Biên Phủ nằm trong đất thuộc đạo quan binh thứ tư, trong khu vực quân sự Vạn Bú (gồm phần lớn đất của hai tỉnh Sơn La và Lai Châu ngày nay), theo Nghị định ngày 6-1-1891 của Toàn quyền Pháp. Năm 1910, tỉnh Lai Châu được thành lập, Điện Biên thuộc phủ Điện Biên của tỉnh này. Thực dân Pháp duy trì chế độ quân quản tại đây trong một thời gian khá dài.

Sau khi Điện Biên Phủ được giải phóng, ta thành lập Khu tự trị Thái Mèo (sau đổi thành Khu tự trị Tây Bắc), không có đơn vị hành chính trung gian là tỉnh. Tất cả các châu huyện trong vùng trước đây, trong đó có châu Điện Biên đều trực thuộc Khu Tây Bắc.

Tháng 12-1962, kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa III quyết định thành lập lại ba tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ. Tỉnh Lai Châu có bảy huyện và một thị xã, trong đó có huyện Điện Biên.
______________________________________
1. Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Quân và dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999. Tác giả có điều chỉnh các đơn vị hành chính theo sự thay đổi hiện nay.
2. Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1962, tr.359-360.
3. Tư liệu của PGS, TS. Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ bọc).
4. Châu Phục Lễ tức Mường Lễ, tức tỉnh Lai Châu hiện nay.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Mười Hai, 2021, 07:08:30 pm

Cho đến đầu năm 1992, huyện Điện Biên có 30 xã và 2 thị trấn. Ngày 18-4-1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 130/HĐBT thành lập thị xã Điện Biên Phủ gồm thị trấn Điện Biên và xã Thanh Minh. Huyện Điện Biên còn lại 29 xã và thị trấn Nông trường Điện Biên.

Ngày 7-10-1995, Chính phủ ra Nghị định 59/CP chia huyện Điện Biên thành hai huyện là Điện Biên và Điện Biên Đông.

- Huyện Điện Biên có diện tích 180.161 ha, số dân 97.709 người, gồm 19 xã và thị trấn Nông trường Điện Biên.

- Huyện Điện Biên Đông có 121.799 ha, số dân 35.063, gồm 10 xã.

Theo Nghị quyết kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XI (từ ngày 20-10 - 26-11-2003), thị xã Điện Biên Phủ được chuyển thành thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên1. Thành phô Điện Biên gồm 7 phường: Tân Thanh, Him Lam, Noong Bua, Mường Thanh, Thanh Bình, Nam Thanh, Tân Trường và xã Thanh Minh.

Như vậy, từ huyện Điện Biên ban đầu, nay đã tách ra thành ba đơn vị hành chính, trong đó có thành phố Điện Biên Phủ - nơi diễn ra trận đánh lịch sử "Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu" năm xưa, nay là tỉnh lỵ của tỉnh Điện Biên.

Nhiều học giả nước ngoài cho rằng, mảnh đất Điện Biên từng chứng kiến những luồng giao lưu giữa văn hóa của các cư dân trồng trọt bản địa với văn hóa của các cư dân du mục miền Trung Á xa xôi. Điện Biên còn nằm trên đường chuyển tải văn hóa từ Ấn Độ vào bắc Đông Dương và ngược lại. Điện Biên cũng là nơi gặp gỡ của nhiều tộc người mà nhiều thời kỳ "ai mạnh thì làm chúa". Những lớp cư dân đầu tiên chiếm lĩnh vùng đất Điện Biên là các cư dân thuộc ngôn ngữ Môn - Khơme và người Lự.

Cho đến thế kỷ X, người Lự đã phát triển hưng thịnh ở Mường Thanh, mở rộng ảnh hưởng ra cả lòng chảo Điện Biên, Lai Châu (Tuần Giáo), xuống Sơn La; đẩy lùi các tộc người thuộc ngôn ngữ Môn - Khơme (Kháng, Xinh Mun, Khơ Mú) vào sâu các miền xung quanh lòng chảo.

Từ thế kỷ XI-XII, một bộ phận tổ tiên người Thái từ Mường Ôm, Mường Ai thuộc miền nam Vân Nam, giữa sông Nậm Hu và sông Hồng tiến xuống chiếm Mường Lò (Nghĩa Lộ) rồi lần lượt mở rộng ảnh hưởng ra các vùng Tú Lệ, Than Uyên, Văn Bàn thuộc tỉnh Yên Bái ngày nay. Đến đời chúa Lạng Chương, người Thái từ Nghĩa Lộ đẩy lùi các tộc người thuộc ngôn ngữ Môn - Khơme, tiến xuống Sơn La rồi tiến lên chiếm lĩnh cánh đồng Mường Thanh, nhưng vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của người Lự và các tộc người Môn - Khơme. Cuối cùng, người Thái để người Lự làm chủ miền bắc cánh đồng Mường Thanh, còn họ dựng mường trung tâm ở cánh đồng này (khu vực quanh đồi A1 hiện nay) và chia cho con cháu, tay chân cai quản. Đây cũng là thời kỳ nhà Lý hưng thịnh. Trong cố gắng nhằm nắm được các vùng tộc người thiểu số nơi biên viễn, nhà Lý đã buộc các tù trưởng Thái đen (mà có học giả đã cho rằng, đấy chính là ngươi Ngưu Hống được ghi trong sử cũ) thần phục.

Sau khi Lạng Chương chết một thời gian, nội bộ các chúa đất Thái bất hòa. Nhân cơ hội đó, người Lự tổ chức đánh bật người Thái khỏi Mường Thanh. Các chúa đất Thái phải hợp sức lại, bỏ mối bất hòa để chống lại người Lự. Cuộc tranh chấp liên miên giữa hai tộc người kéo dài suốt thế kỷ XIV với việc người Lự vẫn làm chủ Mường Thanh, còn người Thái mở rộng ảnh hưởng xuống vùng Thuận Châu và vùng đất dọc sông Hồng, sông Đà, sông Mã. Có thời kỳ, họ uy hiếp cả khu vực cư trú của người Mường khiến triều đình nhà Trần phải điều quân cản đánh lại2.

Sang thế kỷ XV, các vua nhà Lê (khởi đầu là Thái Tổ, Thái Tông và Thánh Tông) có nhiều cố gắng chấm dứt thái độ "ngả nghiêng" của các tù trưởng Thái khi muốn dựa vào nước Lào chống lại triều đình, lúc muốn dựa vào triều đình chống lại nước Lào, buộc họ phải quy phục. Biên giới Tổ quốc được bảo vệ, tình hình Tây Bắc tương đối yên ổn. Tuy nhiên, đất Mường Thanh lúc này vẫn do các chúa đất người Lự thống trị với trung tâm là thành Tam Vạn (nay thuộc xã Sam Mứn, huyện Điện Biên). Họ duy trì chính sách vừa thân Việt, vừa thân Lào. Khi triều đình Việt hưng thịnh (thời Lê sơ), họ quy phục và đã góp phần bảo vệ miền Điện Biên chống lại các đợt tấn công của các toán "giặc cỏ" từ tây nam Trung Quốc, Thượng Lào sang. Nhưng khi triều đình trung ương suy yếu hoặc bận lo giải quyết nhiều vấn đề trọng đại khác ở đồng bằng, các chúa Lự lại liên kết với ngoại bang để chống lại triều đình hoặc liên kết, tập hợp các phần tử bất mãn, đối lập người Thái để tranh chấp, uy hiếp phạm vi ảnh hưởng với các chúa đất Thái. Gần 20 đời các chúa Lự thống trị ở Mường Thanh, đất Điện Biên trở thành nơi tranh chấp giữa các tập đoàn chúa đất Thái - Lự.

Từ những năm 40 của thế kỷ XVIII, triều đình Lê - Trịnh bận lo đối phó với các cuộc khởi nghĩa nông dân ở dưới xuôi, không còn điều kiện để quan tâm tới đất Tây Bắc. Nhân cơ hội đó, những đám giặc cỏ từ tây nam Trung Quốc và Thượng Lào tràn sang, đuổi người Lự khỏi cánh đồng Mường Thanh, tiến xuống vùng Sơn La. Triều đình Lê - Trịnh cử quân lên đánh dẹp, nhưng cũng chỉ đuổi "giặc cỏ" về cố thủ ở Mường Thanh rồi rút quân về xuôi. Mường Thanh lại nằm trong sự kiểm soát của giặc cỏ với bao tội ác man rợ với nhân dân trong vùng.

Năm 1751, lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Hoàng Công Chất chuyển hoạt động lên vùng Tây Bắc. Được lực lượng nghĩa binh người Thái và các tộc người khác giúp đỡ, nghĩa quân Hoàng Công Chất đã đuổi "giặc cỏ" khỏi Mường Thanh, giải phóng Tây Bắc. Ông đã xây thành ở Chiềng Lề, đem lại cuộc sống hòa bình, ổn định cho nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Từ đây đất Mường Thanh thật sự trở thành bộ phận khăng khít của Tổ quốc, một tiền đồn bảo vệ biên cương Tây Bắc. Sau khi Hoàng Công Chất mất (năm 1767), con là Hoàng Công Toan không đủ sức tập hợp các tướng lĩnh bảo vệ vùng Điện Biên và Tây Bắc. Nhưng chúa Trịnh sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất lại bỏ rơi vùng này, khiến cho Tây Bắc lại bị ngoại bang đe dọa. Mường Thanh rơi vào vòng ảnh hưởng của phong kiến Lào. Mãi đến năm 1775, do những biến cố trong nước, các vua chúa Lào mới trả lại vùng Mường Thanh. Từ đây, đất Mường Thanh được tạm yên. Sử cũ ghi lại, thời kỳ này, "các dân tộc Kinh, Hoa, "Xá" Lào, Thái ở xen kẽ hòa hợp trong vùng, chợ búa phủ lỵ đông vui. Người Ai Lao, Miến Điện, Trung Quốc đổ về buôn bán sầm uất". Đây có lẽ là thời kỳ bình ổn và phát đạt nhất của Mường Thanh từ thời điểm đó trở về trước. Tình hình này tiếp diễn đến nửa đầu thế kỷ XIX.

Nhưng từ thập kỷ thứ ba của thế kỷ XIX trở đi, Mường Thanh lại nằm trong tình trạng hỗn loạn. Hết những toán "giặc cỏ" giày xéo lại đến giặc Pháp xâm lăng. Từ cuối thế kỷ XIX, nhân dân các dân tộc Mường Thanh chịu sự áp bức, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp và tầng lớp quý tộc người Thái. Cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) với chính sách "đoàn kết và bình đẳng dân tộc", đã tập hợp, lãnh đạo nhân dân các tộc người làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 và sau đó là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy khắp năm châu.

Nhìn lại lịch sử đất Mường Thanh - Điện Biên Phủ hơn một thiên niên kỷ vừa qua cho thấy, mảnh đất này luôn biến động bởi các cuộc tranh chấp giữa các tù trưởng các tộc người, bởi các cuộc xâm lấn của các thế lực phong kiến ngoại bang và các đám "giặc cỏ" từ bên kia biên giới, gây bao nỗi đau thương tang tóc cho nhân dân các dân tộc.

Lịch sử hơn một thiên niên kỷ qua cũng chứng tỏ, triều đình phong kiến Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc nắm giữ và bảo vệ Mường Thanh - Điện Biên, trung tâm của vùng Tây Bắc, "phên dậu" của Tổ quốc và nhân dân các dân tộc ở đây đã có nhiều thời kỳ sát cánh bên nhau chiến đấu chống quân thù đế bảo vệ dải đất này.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lịch sử của đất Mường Thanh - Điện Biên Phủ là lịch sử nhân dân các dân tộc ở đây đoàn kết, chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng, làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của toàn bộ hệ thống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Điện Biên trở thành biểu tượng cho ý chí và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó là lịch sử các dân tộc ở đây chung sức chung lòng, làm thay đổi toàn diện và sâu sắc bộ mặt mảnh đất lịch sử này.

Ngày nay, cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc Điện Biên Phủ bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với việc thị xã Điện Biên Phủ được nâng cấp thành thành phố Điện Biên Phủ, trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả tỉnh Điện Biên, quá trình đô thị hóa ngày càng được đẩy mạnh. Điện Biên sẽ nhanh chóng trở thành đô thị giàu đẹp của Tây Bắc. Tuy nhiên, trong quá trình đó, cần lưu ý tránh việc đô thị hóa dẫn đến lấn át các di tích lịch sử - văn hóa và tránh việc hiện đại hóa dẫn đến "đồng hóa" và "hòa tan" văn hóa các dân tộc. Nếu như trong lịch sử trước đây có hiện tượng các tộc người "chiến thắng" hủy hoại các dấu tích lịch sử văn hóa, "đồng hóa" về mặt văn hóa đối với các tộc người "chiến bại" thì ngày nay, trong công cuộc hiện đại hóa mảnh đất Điện Biên, các di tích lịch sử văn hóa cần được bảo vệ, các giá trị văn hóa của các dân tộc cần được bảo tồn và phát huy để Điện Biên trở thành trung tâm của vùng văn hóa Tây Bắc.

Vì những lẽ đó, chúng tôi kiến nghị với các ngành, các cấp:

1. Khoanh vùng lại để bảo vệ và đầu tư kinh phí để tôn tạo nâng cấp các điểm chính trong khu di tích Điện Biên Phủ (đồi A1, Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, sân bay Mường Thanh, hầm Đờ Cátxtơri...), biến nơi đây không chỉ là di tích lịch sử mà còn là điểm vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa và giáo dục truyền thống.

2. Khôi phục và tôn tạo lại các di tích lịch sử đã bị hoang phế hay có nguy cơ bị hoang phế như thành Bản Phủ, thành Tam Vạn...

3. Xây dựng một số làng bản của người Thái, người Mông, Khơ Mú theo đúng kiểu cách truyền thống để thành những điểm du lịch quanh khu di tích Điện Biên.

4. Tổ chức nghiên cứu để khôi phục lại một số lễ hội tiêu biểu của các dân tộc trong vùng để phục vụ du lịch văn hóa.

5. Đầu tư kinh phí cho các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu các vấn đề về lịch sử văn hóa các dân tộc ở Điện Biên.
____________________________________
1. Theo Nghị quyết này, tỉnh Lai Châu được chia thành hai tỉnh là Điện Biên và Lai Châu.
- Tỉnh Điện Biên gồm thành phố Điện Biên, các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Lay, Mường Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Lai Châu.
- Tỉnh Lai Châu gồm các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường và Than Uyên.

2. Dẫn theo Đinh Xuân Lâm, Đặng Nghiêm Vạn: Điện Biên trong lịch sử, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Mười Hai, 2021, 12:18:58 pm

SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO
CỦA ĐẢNG VÀ BÁC HỒ TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

GS,TS. TRỊNH NHU


Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 đập tan gông xiềng nô lệ của chế độ thuộc địa, phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lập nên kỳ tích đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Song với tham vọng của chủ nghĩa đế quốc, nhà cầm quyền Pháp không chịu từ bỏ Việt Nam, đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược từ cuối tháng 9-1945 và liên tục thực hiện nhiều kế hoạch xâm lược. Các kế hoạch đó đều bị thất bại trước sức mạnh của một dân tộc do Đảng ta và Bác Hồ lãnh đạo đã tự vùng lên "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" trong Cách mạng Tháng Tám, và đã quyết tâm "đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"2

Trước nguy cơ thảm bại, đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ dốc sức vào cuộc "giao chiến tổng lực" với quân và dân ta tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.



I- ĐIỆN BIÊN PHỦ, TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC

Từ sau thất bại tại Chiến dịch Biên giới, quân đội Pháp lâm vào thế phòng thủ bị động. Đến đầu tháng 5-1953, do bị thất bại liên tiếp trong Chiến dịch Hoà Bình (từ tháng 12-1901 đến tháng 2-1952) và Chiến dịch Tây Bắc (từ tháng 10 đến tháng 12-1952), Chính phủ Pháp được Mỹ đồng ý quyết định chọn tướng Nava, khi ấy làm Tham mưu trưởng lục quân Khối NATO, sang làm Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.

Sử dụng nhãn quan chiến lược của một viên tướng nhiều năm làm nghề tình báo để xem xét cục diện chiến trường và đánh giá lực lượng đối phương, đầu tháng 7-1953, Nava vạch ra một kế hoạch chiến lược nhằm thực hiện ý đồ "chuyển bại thành thắng". Kế hoạch đó chia làm hai bước:

Bước thứ nhất, trong Thu Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở vĩ tuyến 18 trở ra. Tiến công để ổn định miền trung và miền nam Đông Dương, trong đó có việc đánh chiếm Liên khu V.

Bước thứ hai, khi đã có ưu thế về quân cơ động, thì từ mùa Thu 1954, tiến công ở miền Bắc, để giành thắng lợi quân sự to lớn, đi tới đàm phán giải quyết chiến tranh có lợi cho chúng.

Thực hiện kế hoạch đã vạch ra, Nava tăng cường bắt lính, xây dựng thêm nhiều đơn vị nguỵ quân, đưa số quân nguỵ lên 319.000, tăng 71.000 so với năm 1952. Mùa khô năm 1953, Nava có 84 tiểu đoàn cơ động và tập trung đóng ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn, chiếm 52% số quân cơ động toàn Đông Dương.

Số quân và chiến phí ngày càng tăng kéo theo tư tưởng tiến công giành quyền chủ động trên chiến trường của Nava càng thêm phát triển. Tháng 10-1953, Nava huy động một lực Lượng lớn gồm 6 binh đoàn cơ động, 9 tiểu đoàn pháo binh và 3 tiểu đoàn thiết giáp, càn quét vùng tây nam Ninh Bình. Đây là một đòn tiến công quan trọng của địch ở đồng bằng Bắc Bộ hòng thực hiện mục tiêu trên, nhưng đã bị quân và dân ta chặn đánh, buộc Nava phải chuốc lấy thất bại.

Giữa tháng 11-1953, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Bác Hồ mở nhiều hướng tiến công, buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động và bị động đối phó, bộ đội ta tiến lên Tây Bắc và Trung Lào, phối hợp với quân và dân Lào cùng chiến đấu.

Vừa biết hướng tiến quân của ta, Nava quyết định chuyển quân lên Điện Biên Phủ và Trung Lào. Lúc này, Điện Biên Phủ được coi là một cứ điểm án ngữ, ngăn chặn quân ta đánh sang Thượng Lào và làm bàn đạp từ đây đánh bung ra, chiếm lại Tây Bắc khi xác lập được thế tiến công. Từ ý đồ ban đầu ấy, Nava tính đến những khó khăn nhiều mặt của ta, đã đi tới quyết định chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến với quân ta. Những ngày đầu tháng 12-1954, địch rút quân từ Lai Châu về Điện Biên Phủ, càng thể hiện rõ chủ trương của Nava xây dựng tập đoàn cứ điểm này.

Về phía ta, trong tháng 11-1953, tại hội nghị cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên do Tổng Quân uỷ và Bộ Quốc phòng triệu tập để phổ biến kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận: "Hướng chính là hướng Tây Bắc.

Nhiệm vụ là kiên quyết tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng vùng Lai Châu để củng cố và mở rộng căn cứ kháng chiến Tây Bắc, uy hiếp Thượng Lào để phân tán địch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tác chiến sau này. Lực lượng sử dụng: từ hai đến ba đại đoàn.

Hướng phụ là hướng Trung Lào.

Lực lượng sử dụng là 2e.

Hướng phối hợp là hướng đồng bằng"3.

Ngày 6-12-1953, Hội nghị Bộ Chính trị quyết định tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Từ đây, trên bản đồ tác chiến của ta và địch, Điện Biên Phủ được đánh dấu là điểm quyết chiến chiến lược.
___________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 557.
3. Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Sđd, tr. 447-448.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Mười Hai, 2021, 12:26:33 pm

II- TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ BÁC HỒ LÃNH ĐẠO TOÀN ĐẢNG, TOÀN QUÂN, TOÀN DÂN
QUYẾT GIÀNH THẮNG LỢI TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Bước vào mùa Xuân 1953, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng vạch rõ phương hướng chiến lược “tạm thời "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu" để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do. Như thế để tạo điều kiện hoàn toàn giải phóng Bắc Bộ"1.

Trên cơ sở đó, Trung ương Đảng xác định phương hướng tác chiến theo cách nhìn chủ động đáp ứng yêu cầu phát triển của kháng chiến "quân đội ta phải đánh địch ở những nơi địch sơ hở; đồng thời phải hoạt động mạnh sau lưng địch. Bất kỳ ở miền núi hay đồng bằng, quân đội ta phải chuẩn bị đánh những lực lượng, những cứ điểm ngày càng mạnh của địch"2.

Phương châm tác chiến của quân chủ lực được nêu rõ: "vận động chiến là chính, công kiên chiến là phụ. Trên chiến trường sau lưng địch ở Bắc Bộ và các chiến trường ở Trung và Nam thì du kích chiến là chính"3. Trong Báo cáo trình bày tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II), tháng 1-1953, Tổng Bí thư Trường Chinh giải thích rõ phương châm chỉ đạo kháng chiến của Đảng ta: "Ta không chủ quan, khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. Chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng. Không chắc thắng thì kiên quyết không đánh. Nếu chủ quan, mạo hiểm mà một lần thua nặng, thì sẽ tai hại lớn".

Chiến trường của ta hẹp, người của ta không nhiều, nên nói chung ta chỉ có thắng chứ không được bại"4.

Công tác chỉnh quân "cần tiến hành về các mặt, chỉnh huấn chính trị, chỉnh huấn quân sự, chỉnh đốn tổ chức, xây dựng các đơn vị mới"5.

Một trong những nhân tố quyết định thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự trên là: "ra sức tăng cường quân đội ta về mọi mặt: về xây dựng và tác chiến cũng như về công tác chính trị, tham mưu và cung cấp. Phải đặc biệt chú trọng công tác chính trị, nâng cao giác ngộ chính trị cho cán bộ và chiến sĩ về ý thức giai cấp, về nhiệm vụ cách mạng của quân đội nhân dân"6. Đồng thời, phải rất coi trọng lãnh đạo công tác cung cấp cho bộ đội, công tác giao thông vận tải và quyết định thành lập Hội đồng Cung cấp mặt trận.

Nội dung và tinh thần ấy của Nghị quyết được Trung ương chủ động chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai thực hiện, vừa đáp ứng những nhiệm vụ trước mắt, vừa sẵn sàng ứng phó diễn biến mới trên chiến trường mà Trung ương Đảng đã bắt đầu dự kiến phải chuẩn bị đánh những lực lượng, những cứ điểm ngày càng mạnh của địch.

Cùng với việc tổ chức chỉnh huấn chính trị, chỉnh đốn tổ chức quân đội, Trung ương Đảng chỉ đạo công tác làm cầu đường và giao thông vận tải. Tháng 6-1953, Ban Bí thư ra chỉ thị kiểm điểm nhiệm vụ công tác này, chỉ ra những khuyết điểm của các tỉnh và nêu rõ: Hiện nay, nhu cầu kháng chiến ngày càng nhiều, khối lượng hàng vận chuyển tăng lên rất nhanh. Nhưng cầu đường rất xấu. Vì thế Trung ương yêu cầu các địa phương phải làm những đường tốt cần thiết để bảo đảm việc vận chuyển quân sự, để sẻ bớt gánh nặng vận chuyển cho dân và đồng thời cũng để mở rộng việc vận chuyển kinh tế. Đầu tháng 11-1953, Trung ương Đảng lại nhấn mạnh: đường sá là vấn đề có tính chất quyết định thắng lợi của quân đội.

Trung ương giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp uỷ Liên khu Việt Bắc, Liên khu IV, Liên khu III và các tỉnh uỷ phải tăng cường lãnh đạo công tác cầu đường, điều động những cán bộ có năng lực phụ trách công tác ấy để hoàn thành kế hoạch được giao.
_______________________________________
1, 2, 3, 4, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t. 14, tr. 130, 131, 59, 131.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, 1.14, tr. 130-131.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Mười Hai, 2021, 01:05:59 pm

Càng về cuối năm 1953, khi quân đội ta tiến hành những chiến dịch lớn và chuẩn bị khẩn trương cho nhiều chiến dịch mới sẽ diễn ra ở các chiến trường xa hậu phương hơn, do vậy việc cung cấp các loại vật phẩm cho bộ đội, cho tiền tuyến càng lớn hơn, cấp bách hơn. Thông tri của Ban Bí thư gửi các Liên khu Việt Bắc, Tây Bắc và Liên khu III, Liên khu IV ngày 9-11-1953 nêu rõ: "nhiệm vụ cung cấp cho bộ đội và cung cấp cho tiền tuyến phải mau chóng, cơ động, đầy đủ hơn"1. Trong các loại vật phẩm cung cấp, cần chú trọng gạo và thịt, các Liên khu Tây Bắc, Việt Bắc và Liên khu IV đảm nhiệm thực hiện đúng kế hoạch do Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương giao. Ban Bí thư chỉ đạo cụ thể việc tăng cường sử dụng các loại phương tiện: xe cộ, nhất là xe đạp, thuyền để bớt sức dân. Các khu không được sao nhãng việc sử dụng dân công, phải thực hiện đúng Điều lệ dân công, bảo vệ sức khoẻ dân công, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng và lãnh đạo dân công vận chuyển đạt năng suất cao; đồng thời, phải đặc biệt chú trọng chống lãng phí, tham ô bằng cách giáo dục tư tưởng, đề cao tinh thần trách nhiệm và tăng cường tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.

Cùng với việc lãnh đạo hoạt động quân sự, tăng gia sản xuất và tiết kiệm, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) tháng 1-1953, quyết định trong năm 1953 một nhiệm vụ trọng tâm là cải cách ruộng đất, mà bước đầu là triệt để giảm tô, giảm tức từ Liên khu IV trở ra. Tiếp đó, tháng 11-1953. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất (khoá II) của Đảng thông qua Cương lĩnh ruộng đất của Đảng. Tháng 12-1953, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua Luật cải cách ruộng đất.

Lý do tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến, Bác Hồ giải thích: "Muốn kháng chiến thắng lợi không những phải đánh đổ đế quốc mà còn đánh đổ cả phong kiến địa chủ"2. Trong Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đề cập tới yêu cầu cấp thiết của cải cách ruộng đất: "Trong mấy năm đầu kháng chiến ta chưa đủ điều kiện cải cách ruộng đất, thì đề ra chính sách giảm tô giảm tức và chỉ tịch thu ruộng đất của Pháp và Việt gian chia cho nông dân là đúng"3. Đến năm 1953, ta đã phá được thế bị bao vây, thế và lực của ta đã mạnh lên, vùng tự do của ta tương đối ổn định, ta có thể thoả mãn yêu cầu ruộng đất của nông dân "làm cho nông dân quyết tâm hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp kháng chiến. Vậy đã đến lúc vấn đề cải cách ruộng đất phải được đề ra và giải quyết kịp thời, đặng đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi"4.

Cuộc phát động quần chúng thực hiện chủ trương triệt để giảm tô, giảm tức và thí điểm cải cách ruộng đất được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 12-1953 tại 481 xã thuộc Liên khu Việt Bắc và Liên khu IV đạt kết quả tốt. Những tháng đầu năm 1954 đến khi kết thúc thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ, vẫn tiếp tục thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất.

Các chủ trương và biện pháp chỉ đạo trên của Trung ương Đảng và Bác Hồ đều hướng vào thực hiện khẩu hiệu: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng". Các hoạt động đó thể hiện tính chủ động, sẵn sàng làm thất bại kế hoạch chiến tranh mới của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Hạ tuần tháng 9-1953, ta biết được kế hoạch Nava. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp báo cáo kế hoạch đó của địch với Bác Hồ và nhận được ý kiến chỉ đạo của Người: "Địch muốn chủ động, ta buộc chúng phải lâm vào bị động. Địch muốn tập trung quân cơ động thì ta có kế hoạch buộc chúng phải phân tán ra mà đánh".

Ý kiến chỉ đạo của Bác Hồ được quán triệt trong quá trình hoạch định kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tham mưu để phá kế hoạch Nava. Tháng 10-1953, tại Tỉn Keo (Việt Bắc), Bộ Chính trị họp, phân tích đánh giá tình hình địch, ta, vận dụng các phương hướng chiến lược và phương châm tác chiến do Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra. Hội nghị kết luận chủ trương tốc chiến Đông Xuân 1953-1954: "Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch và tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ"5.

Trong tình hình chiến trường lúc bấy giờ, địch chưa bộc lộ hành động quân sự cụ thể, Bộ Chính trị vừa xác định phương châm chung cho hoạt động quân sự của ta là "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" vừa xác định cụ thể các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến: "Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng"6.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: tại Hội nghị này, Bác Hồ đã thể hiện kế sách tiến công làm thất bại kế hoạch Nava, theo cách diễn đạt độc đáo của Người:

"Bác ngồi họp, thái độ bình thản, điếu thuốc lá kẹp giữa hai ngón tay. Đôi mắt Người chợt lộ vẻ chăm chú. Bàn tay Bác đặt trên bàn bỗng giơ lên và nắm lại. Người nói:

Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn. Bàn tay Bác mở ra, mỗi ngón tay trở về một hướng"7.

Quyết định của Bộ Chính trị và tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ định hướng cho kế hoạch tác chiến tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.
_______________________________________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.14, tr. 344, 141.
3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.14, tr. 51, 52.
5, 6. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Sđd, tr. 192, 193.
7. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 24-25.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Mười Hai, 2021, 04:46:57 pm

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị họp xem xét và quyết định phương án tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ do Tổng Quân uỷ báo cáo. Sau khi phân tích tình hình chiến trường Điện Biên Phủ từ khi Nava đưa quân nhảy dù chiếm đóng vị trí này ngày 20-11-1953, và cân nhắc những khả năng địch giữ Lai Châu và Điện Biên Phủ; rút khỏi Điện Biên Phủ; hoặc do bị quân chủ lực ta uy hiếp mạnh, địch sẽ tăng cường lực lượng biến Điện Biên Phủ thành một cứ điểm mạnh. Trong trường hợp này, Điện Biên Phủ sẽ là trận công kiên lớn nhất từ trước tới lúc bấy giờ.

Công tác chuẩn bị cho chiến dịch này "có nhiều khó khăn, cần ráo riết tập trung lực lượng mới làm kịp, nhưng nếu kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành được chiến dịch thì thắng lợi này sẽ là một thắng lợi rất lớn"1.

Tổng Quân uỷ trình bày cụ thể nhu cầu sử dụng binh lực, số lượng dân công, lương thực, thực phẩm, kế hoạch làm đường và phương tiện vận chuyển; thời gian tác chiến ở Điện Biên Phủ ước độ 45 ngày. Báo cáo nhấn mạnh: "Ta có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện chủ trương của Trung ương, nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề cung cấp, mà chủ yếu là vấn đề đường sá"2.

Phương án tác chiến trên được Bộ Chính trị nhất trí thông qua và gấp rút chỉ đạo thực hiện.

Có thể thấy quyết định trên của Bộ Chính trị thể hiện rõ quyết tâm của cấp lãnh đạo cao nhất theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc" để giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngày 1-1-1954, Bộ Chính trị thành lập cơ quan lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch.

Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, trên các chiến trường, hậu phương và vùng sau lưng địch, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dốc sức tiến hành nhiều hoạt động tổ chức lực lượng huy động sức người, sức của với tinh thần quyết tâm cao giành thắng lợi tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Các cuộc tiến công của quân, dân ta được mở ra trên năm hướng:

- Tại Lai Châu, trung tuần tháng 12-1953, ta tiến công địch, giải phóng Lai Châu, cô lập Điện Biên Phủ.

- Tại Trung Lào, hạ tuần tháng 12-1953, bộ đội ta phối hợp với Quân giải phóng Lào tiến công diệt một bộ phận địch, mở rộng vùng căn cứ. Nava phải vội tăng quân cho chiến trường này và lập một tập đoàn cứ điểm tại Xênô.

- Trên mặt trận Hạ Lào, đông Campuchia, bộ đội Lào - Việt đánh địch tại Hạ Lào, giải phóng thị xã Atôpơ và cao nguyên Bôlôven. Tiếp đó, bộ đội ta phối hợp với Quân giải phóng Ítxarắc giải phóng nhiều vùng thuộc miền đông và đông bắc Campuchia.

- Trên mặt trận Tây Nguyên, ta chủ trương phá kế hoạch của Nava dùng một lực lượng mạnh (40 tiểu đoàn) đánh chiếm vùng tự do Liên khu V, bằng cách chỉ dùng một bộ phận quân chủ lực bảo vệ hậu phương và tập trung lực lượng giải phóng thị xã Kon Tum, rồi mở rộng địa bàn tiến công địch ở phía bắc và nam Tây Nguyên. Chiến dịch diễn ra vào những ngày cuối tháng 1 đầu tháng 2-1954. Thắng lợi đó buộc địch không những không thể đánh chiếm vùng tự do Liên khu V, mà phải điều quân từ nhiều nơi tới, lập hai tập đoàn cứ điểm An Khê và Plâycu.

- Tại Thượng Lào, sau khi phát lệnh đình nổ súng vào ngày 26-1-1954, Đại đoàn 308 được điều sang Thượng Lào, phối hợp với Quân giải phóng Lào tiến công địch tại phòng tuyến sông Nậm Hu, địch thua chạy, bị quân ta truy kích đến sát Luông Prabăng. Bộ đội ta và Quân giải phóng Lào giải phóng tỉnh Phông Xa Lỳ và bao vây Mường Sài.

Cùng với năm mũi tiến công lớn đó, trên chiến trường Bắc Bộ, Nam Bộ, Bình - Trị - Thiên, cực Nam Trung Bộ, ta đều tiến hành nhiều hoạt động tiến công địch và thu nhiều thắng lợi, buộc Nava phải lún sâu vào thế bị động, phải phân tán lực lượng để đối phó đúng như dự đoán của Bác Hồ từ tháng 10-1953.

Trên mặt trận ngoại giao, qua trả lời một nhà báo Thụy Điển, ngày 26-11-1953, Bác Hồ nêu rõ ý chí của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược, thiện chí hoà bình và lập trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giải quyết cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp. Người nói: "Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó"3. Người cũng xác định rõ thành phần cuộc thương lượng đình chiến: "Việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Chính phủ Pháp"4. Lời tuyên bố đó của Bác Hồ càng tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế và tác động tích cực đến phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp vì độc lập, dân chủ, hoà bình, đòi chấm dứt hành động chiến tranh của nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam; hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của quân dân ta khi Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp diễn ra.
______________________________________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 14, tr.594, 598.
3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 14, tr.517, 518.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Mười Hai, 2021, 04:57:18 pm

Từ cuối tháng 11 đầu tháng 12-1953, công tác chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ rất dồn dập và khẩn trương. Cũng lúc đó, đầu tháng 12-1953, Bác Hồ chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được"1.

Giữa lúc các đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang ra trận, Bác Hồ viết thư động viên cán bộ và chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ: "Năm nay, sau những cuộc chỉnh huấn chính trị và quân sự, các chú đã tiến bộ hơn. Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh:
Quyết tâm tiêu diệt địch,
Quyết tâm giữ vững chính sách,
Quyết tâm tranh nhiều thắng lợi"2.

Ngày 26-11-1953, một bộ phận tiền phương Bộ Tổng tư lệnh đi lên Lai Châu nghiên cứu tình hình chiến trường, chuẩn bị phương án tác chiến. Ngày 9-12-1953, đồng chí Hoàng Văn Thái, Phó Tổng tham mưu trưởng, phụ trách tham mưu cùng cố vấn tham mưu Mai Gia Sinh và một số cán bộ bàn cách đánh, sau khi xem xét thuận lợi, khó khăn về nhiều mặt khi đánh một tập đoàn cứ điểm mạnh như Điện Biên Phủ, đã nhất trí chọn phương án đánh nhanh, thắng nhanh. Dự kiến sẽ đánh trong ba đêm hai ngày.

Ngày 5-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu lên đường tới Điện Biên Phủ. Trước lúc ra trận, Đại tướng đến chào Bác Hồ, Người dặn: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".

Chiều 12-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới Sở Chỉ huy ở hang Thẩm Púa và triệu tập Hội nghị Đảng uỷ mặt trận. Tại Hội nghị, các đảng uỷ viên đều nhất trí chọn phương án đánh nhanh, thắng nhanh với lý do quân ta đang sung sức, quyết tâm cao, có trọng pháo, cao xạ tham gia chiến đấu, việc cung cấp hậu cần có thể đáp ứng được nhu cầu chiến dịch. Còn đánh dài ngày, sẽ gặp nhiều khó khăn về cung cấp lương thực, thực phẩm (tại chiến trường Điện Biên Phủ, mỗi ngày dùng gần 50 tấn gạo. Từ Sơn La trở lên, mỗi ngày dùng 90 tấn cho bộ đội và dân công); đạn, thuốc chữa bệnh; bộ đội dễ phát sinh bệnh tật,...

Đại tướng không tán thành ý kiến đó, bởi cách đánh nhanh, thắng nhanh chưa đủ cơ sở để thực hiện phương châm "chắc thắng mới đánh" mà Bác Hồ đã dặn kỹ, phương án tác chiến do Tổng Quân uỷ trình, được Bộ Chính trị thông qua ngày 6-12-1953.   Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: "Chính vào thời điểm ấy, như một linh cảm, hay đúng hơn là kết quả của một quá trình suy nghĩ theo tư tưởng đánh chắc thắng, theo lời dặn của Bác: "Trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh", tôi đã cho đi sâu theo dõi thực tiễn tình hình địch, đánh giá cho đúng mọi vấn đề trước giờ nổ súng.

Kết quả nghiên cứu thực tế chiến trường cho thấy: địch đã xây dựng hệ thống cứ điểm kiên cố, và phân tích ý kiến của đồng chí Phạm Kiệt về tình hình bảo vệ pháo tại trận địa: "Lúc này pháo vẫn phơi mình trên mặt đất, chỉ kịp làm công sự dã chiến, ban ngày địch mà phát hiện được thì thật nguy hiểm"3. Đồng chí Lê Trọng Tấn, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 báo cáo: "Nếu thực hiện cách đánh nhanh, quân của anh phải đột phá liên tục ba phòng tuyến rất khó khăn nhưng sẽ cố gắng"4 đã khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Nếu đánh nhanh giải quyết nhanh thì tổn thất sẽ rất lớn, chắc chắn sẽ thất bại"5.

Sau 11 ngày đêm suy nghĩ (từ 14-1, ngày hội nghị cán bộ phổ biến phương án đánh nhanh, thắng nhanh và nhiệm vụ của các đơn vị, các binh chủng, đến đêm 25-1-1954), sáng ngày 26-1-1954, trước giờ nổ súng, Đại tướng quyết định chọn phương án đánh chắc, tiến chắc. Trước khi công bố phương án này, Đại tướng trao đổi ý kiến với đồng chí Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc và nhận được sự tán thành. Tại cuộc họp Đảng uỷ mặt trận, khi thảo luận phương án tác chiến, vấn đề đặt ra là phương án đánh nhanh, thắng nhanh có chắc thắng trăm phần trăm không? Không có ai trả lời là chắc thắng.

Cuối cùng, Đại tướng kết luận: thực hiện phương án đánh chắc tiến chắc. Hoãn cuộc tiến công. Đồng chí coi đó là quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy quân sự của mình. Chuyển từ cách đánh ba đêm hai ngày sang cách đánh mới dài 55 ngày đêm kéo theo biết bao khó khăn, nhất là việc huy động lương thực, nhân lực vận chuyển để cung cấp cho hàng vạn chiến sĩ và dân công mà Đảng, Chính phủ và nhân dân phải gắng sức thực hiện.

Trong bức điện ngày 30-1-1954, báo cáo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh và Bộ Chính trị, đồng chí Võ Nguyên Giáp (ký mật danh Hưng) viết: Chúng tôi nhận thấy đối với một kẻ địch đã tăng cường như ở Điện Biên Phủ thì phải dùng cách đánh tiêu diệt từng bước, trong giai đoạn đầu tiêu diệt sinh lực chúng ở ngoại vi, đồng thời, tìm cách tiêu hao chúng, khống chế sân bay để hạn chế hoặc triệt đường tiếp tế của chúng trong thời gian khá dài. Vì vậy, chúng tôi quyết định:

Tạm đình ngày nổ súng, điều chỉnh lại bộ đội cho hợp với kế hoạch mới, vận chuyển cao pháo, trọng pháo trở lại phía đông để sử dụng cơ động...

Bức điện báo cáo những công tác cần giải quyết: chuẩn bị tân binh, lương thực, làm đường cho pháo vào mặt trận và điều bộ đội sang tiến công phòng tuyến Nậm Hu... 6.

Bác Hồ, Tổng Bí thư Trường Chinh và Bộ Chính trị phê chuẩn ý kiến trên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đó phù hợp với tình hình thực tế chiến trường và phương châm tác chiến mà Trung ương Đảng và Bác Hồ đã nêu ra tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 1-1953, và nhiều lần Bác Hồ đã khẳng định.

Lãnh đạo thực hiện phương án đánh chắc, tiến chắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung ương Đảng và Bác Hồ hết sức quan tâm chỉ đạo quân đội, các ngành, các địa phương hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến dịch. Ngày 8-2-1954, Bộ Chính trị ra Chỉ thị gửi Tổng Quân uỷ, các liên khu uỷ và khu uỷ động viên quân đội và nhân dân tiếp tục đánh giặc, phục vụ tiền tuyến. Về nhiệm vụ của quân đội, Chỉ thị xác định: "Đảng ủy và cán bộ chỉ huy các cấp của quân đội phải nhận rõ tình hình, thấm nhuần sâu sắc chủ trương quân sự của Trung ương, nhận rõ nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang của quân đội, phát huy truyền thống khắc phục khó khăn, vượt mọi gian khổ, liên tục chiến đấu anh dũng, ra sức thực hiện chủ trương quân sự của Trung ương và kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy cho được thắng lợi"7.

Đối với đảng ủy các cấp, Bộ Chính trị nêu rõ các nhiệm vụ phải lãnh đạo thực hiện: "Cần phải nhận rõ chủ trương quân sự của Trung ương, phải đặt nhiệm vụ tác chiến và phục vụ tiền tuyến là nhiệm vụ trung tâm thứ nhất trong mọi công tác lúc này và phải quyết tâm huy động nhân lực, vật lực để phục vụ tiền tuyến. Đồng thời kết hợp chặt chẽ việc phục vụ tiền tuyến với việc phát động quần, chúng giảm tô, cải cách ruộng đất và việc tăng gia sản xuất"8.
______________________________________
1. Dẫn theo Ban tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Sđd, tr. 202.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.14, tr.550-551.
3, 4, 5. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ xưa và nay, Tạp chí Xưa và Nay số 2. tháng 5-1994.
6. Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Sđd, tr. 562.
7, 8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 15, tr.32.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Mười Hai, 2021, 05:02:35 pm

Hai tuần sau, ngày 22-2-1954, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị Ra sức phá tan mưu mô đẩy mạnh chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ, nhấn mạnh: "Công tác trung tâm trước mắt của toàn thể quân và dân ta là tập trung lực lượng đánh thắng địch trong những trận sắp tới, tiêu diệt nhiều sinh lực địch hơn nữa"1.

Sau hai ngày quân ta nổ súng tấn công địch tại Điện Biên Phủ, ngày 15-3-1954, Trung ương Đảng và Bác Hồ gửi điện động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ tại mặt trận Điện Biên Phủ. "Trung ương và Bác được báo cáo về hai trận thắng đầu tiên của quân đội ta ở Điện Biên Phủ. Trung ương và Bác có lời khen các đồng chí. Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng.

Địch sẽ ra sức đối phó, ta phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ quan khinh địch, quyết giành toàn thắng cho chiến dịch này"2.

Sau hai đợt tấn công của quân ta ở mặt trận Điện Biên Phủ đều thắng lợi, nhưng cũng nảy sinh một số khuyết điểm trong đội ngũ cán bộ như chủ quan khinh địch, chủ quan tự mãn, ngại thương vong... Ngày 19-4-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết Về tiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc, tiến chắc, đề cao quyết tâm tích cực giành toàn thắng cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ của các cấp uỷ, các đảng viên và toàn thể cán bộ là phải: "Nhận rõ những thắng lợi của hai đợt tấn công của quân ta vừa qua, nhận rõ những khả năng của quân đội và nhân dân ta hiện nay có đủ điều kiện tiêu diệt toàn bộ quân địch, đồng thời nhận rõ những khó khăn của ta về tư tưởng, về tác chiến, về cung cấp... Nhưng đó là những khó khăn ta hoàn toàn có khả năng khắc phục được.

Ra sức khắc phục tư tưởng hữu khuynh, củng cố và đề cao quyết tâm, đề cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, quân đội và Đảng, kiên quyết sửa chữa những khuyết điểm vừa qua, tiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc, tiến chắc, đồng thời tích cực tranh thủ thời gian, triệt để chấp hành mệnh lệnh, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ, giành toàn thắng cho chiến dịch này"3.

Bộ Chính trị khẳng định quyết tâm của toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ là: "nhất định đem toàn lực chi viện Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này"4.

Tinh thần Nghị quyết Bộ Chính trị được quán triệt và cụ thể hóa thành nhiệm vụ của các Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, Khu Tây Bắc, Liên khu III và IV tại Chỉ thị ngày 21-4-1954 của Ban Bí thư.

Để bảo đảm chiến dịch toàn thắng, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng cần:

- Nhận thức đúng ý nghĩa rất quan trọng của chiến dịch này về quân sự, chính trị, quán triệt cho cán bộ, đảng viên nhiệm vụ phục vụ tiền tuyến, đồng thời giải thích cho nhân dân, nghiêm chỉnh thi hành triệt để, nhanh chóng mọi mệnh lệnh động viên nhân lực, vật lực phục vụ tiền tuyến của Chính phủ và của Bộ Tổng tư lệnh ở địa phương mình.

- Kiểm tra, đôn đốc thật nghiêm chặt chẽ việc tổ chức, động viên nhân lực, vật lực, sửa chữa kịp thời tình trạng tổ chức không hợp lý, tác phong đại khái, qua loa và nạn lãng phí nhân lực, vật lực và thời gian.

- Các liên khu uỷ, tỉnh uỷ có nhiệm vụ phục vụ tiền tuyến phải có uỷ ban chuyên trách việc này cho đến khi hoàn nhiệm vụ.

Cùng ngày 21-4-1954, trong thư gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp, Ban Bí thư một lần nữa nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của ta là củng cố quyết tâm giành toàn thắng của quân đội, nhất là cán bộ các cấp, nắm vững phương châm "đánh chắc, tiến chắc", và bảo đảm cung cấp vật phẩm cho tiền tuyến.

Ban Bí thư cũng thông báo: Bộ Chính trị đã đôn đốc Hội đồng Cung cấp và các khu, các tỉnh thực hiện cho được việc động viên nhân lực, vật lực phục vụ chiến dịch. Các đồng chí Nguyễn Văn Trân được phái đi mặt trận, đồng chí Văn Tiến Dũng đi Khu IV, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đi Việt Bắc để kiểm tra, đôn đốc, đồng chí Lê Văn Lương đôn đốc chung. Ban Bí thư đề nghị đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo hằng ngày về Trung ương kết quả vận chuyển lương thực và đạn dược lên hoả tuyến.

Số vật chất và nhân lực do đồng bào Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu III và Liên khu IV đóng góp cho Chiến dịch Điện Biên Phủ là rất lớn, bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội xây dựng trận địa và chiến đấu ròng rã trong nhiều tháng.

Sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ được thể hiện rõ trên chiến trường Điện Biên Phủ. Qua 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng và gian khổ, quân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã động viên cao độ tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, ở tiền tuyến và hậu phương vào thời điểm cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và sự nghiệp kiến quốc đã phát triển đến trình độ cao. Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tư lệnh và Đảng uỷ mặt trận Điện Biên Phủ đã chỉ huy kiên quyết, vững vàng và đưa ra những quyết định chính xác, mà tiêu biểu là sự thay đổi cách đánh từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc.

Sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ đã phát huy ý chí quyết tâm tiêu diệt địch, vượt qua gian khổ hy sinh, anh dũng chiến đấu của bộ đội trên chiến trường Điện Biên Phủ và các lực lượng vũ trang trên các chiến trường phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ; đồng thời đã huy động được tối đa sự đóng góp sức người, sức của tại hậu phương phục vụ tiền tuyến.

Sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ cũng tranh thủ được sự ủng hộ tích cực của nhân dân Lào, Campuchia và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới.

Tất cả các nhân tố trên đã đưa tới chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.
________________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 15, tr.32.
2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr.53, 88.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr. 88.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Mười Hai, 2021, 09:07:13 am

PHƯƠNG CHÂM CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC
CỦA ĐẢNG TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 -1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

PGS, TS. NGUYỄN TRỌNG PHÚC
Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954), Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lần ở thời điểm đầy khó khăn thử thách đi đến những quyết định cực kỳ quan trọng ghi dấu ấn lịch sử. Đó là quyết định "toàn dân kháng chiến" ngày 12-12-1946 của Trung ương Đảng và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946 đưa cả dân tộc vào cuộc trường chinh hào hùng để giữ vững quyền tự do và độc lập. Đó là Chỉ thị ngày 15-10-1947: Phải phá cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp dẫn tới chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947. Quyết định của Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mở Chiến dịch Biên giới ngày 16-9-1950 dẫn tới chiến thắng Biên giới - sự phát triển nhảy vọt về chất của cuộc kháng chiến. Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương ngày 24-11-1951 Về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hoà Bình của địch, mở Chiến dịch Hoà Bình, v.v.... Điểm lại một số sự kiện lịch sử đó để thấy rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo có ý nghĩa quyết định như thế nào đối với mỗi bước phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến. Phương châm chiến lược của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp là đánh lâu dài, đồng thời ra sức phát triển lực lượng để giành những thắng lợi lớn làm chuyển biến nhanh chóng so sánh lực lượng và cục diện trên chiến trường. Vì vậy trước năm 1953 quân và dân ta đã lần lượt làm thất bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, kế hoạch Rơve (Revers), kế hoạch Đờ Lát Đờ Tátxinhi (De Lattre De Tassiny) của địch.

Từ mùa Hè 1953, thực dân Pháp được Mỹ tiếp sức đẩy mạnh quy mô và cường độ của cuộc chiến tranh xâm lược bằng kế hoạch quân sự Nava. Đó là một kế hoạch quân sự toàn diện, có hệ thống nhằm giành lại quyền chủ động trên chiến trường. Kế hoạch Nava dự định tiến hành theo hai bước:

Bước thứ nhất, quân Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược ở bắc vĩ tuyến 18, tránh đương đầu với chủ lực của Việt Minh; xây dựng khối chủ lực cơ động, đồng thời tiến công bình định ở miền Nam, miền trung Đông Dương xoá bỏ vùng tự do Liên khu V. Bước thứ nhất thực hiện cuối năm 1953 đầu năm 1954.

Bước thứ hai, khi đã có ưu thế về lực lượng cơ động thì từ mùa Thu 1954, chuyển lực lượng ra phía bắc, tiến công mãnh liệt, gây sức ép buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng.

Phía Pháp hy vọng với kế hoạch Nava có thể "chuyển bại thành thắng" trong vòng 18 tháng.

Để thực hiện kế hoạch Nava, từ tháng 7-1953 địch mở rộng càn quét ở đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên và Nam Bộ, tập trung quân cơ động chiến lược ở Bắc Bộ. Sau khi rút quân ở Nà Sản về, tháng 8-1953 ở Bắc Bộ địch đã tập trung tới 90% lực lượng cơ động.

Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp ở Định Hoá, Thái Nguyên bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953   - 1954, làm thất bại kế hoạch Nava của địch. Bộ Chính trị đề ra các nguyên tắc về chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo tác chiến là: Chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh, giữ vững chủ động kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đặt kế hoạch tác chiến trên bốn hướng: Tây Bắc và Thượng Lào, đồng bằng Bắc Bộ, Trung, Hạ Lào và phát triển sang đông Campuchia, Tây Nguyên (Liên khu V). Từ giữa tháng 11-1953, quân chủ lực của ta bắt đầu tấn công theo các hướng đã định. Quân chủ lực của ta tiến lên Tây Bắc. Quân Pháp lập tức mở cuộc hành quân chiếm Điện Biên Phủ. Nava nhận định rằng, Điện Biên Phủ quá xa hậu phương của quân đội Việt Nam, lực lượng và vũ khí của quân đội Việt Nam còn hạn chế, vì vậy quân đội viễn chinh Pháp chấp nhận giao chiến với Quân đội nhân dân Việt Nam tại Điện Biên Phủ. Nava chủ trương xây dựng Điện Biên Phủ thành cứ điểm rất mạnh, sẵn sàng "nghiền nát" bộ đội chủ lực của Việt Nam.

Ngày 6-12-1953, tại Tỉn Keo xã Phú Đình, huyện Định Hoá, Thái Nguyên, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Để phối hợp và tạo thuận lợi cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, các đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam đã hình thành năm đòn tiến công. Ngày 10-12-1953, quân ta tiến công thị xã Lai Châu. Qua 15 ngày chiến đấu, ta đã giải phóng toàn bộ khu vực Lai Châu và uy hiếp Điện Biên Phủ từ phía bắc. Tại Trung Lào, hạ tuần tháng 12-1953, Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Lào tiến công Xênô tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, thu hút, phân tán lực lượng của địch, tạo cho các hướng khác tiên công. Ở Hạ Lào và đông Campuchia, quân đội Việt - Lào tiến công giải phóng thị xã Atôpơ và toàn bộ cao nguyên Bôlôven. Quân chủ lực Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Ítxarắc (Campuchia) giải phóng Viên Sai, Xiêm Pong, uy hiếp Stung Treng tiến xuống sông Sơlông. Quân tình nguyện Việt Nam cùng với Quân giải phóng Ítxarắc ở miền đông Campuchia giải phóng phần lớn Côngpôngchàm, tiến sát sông Sơlông. Tại Liên khu V, theo kế hoạch Nava, địch mở Chiến dịch Átlăng đánh Phú Yên hòng chiếm Liên khu V của ta. Quân chủ lực ta chủ động tiến công địch ở Tây Nguyên giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâycu. Quân địch buộc phải ngừng tiến công ở Phú Yên để điều lực lượng lên Tây Nguyên, xây dựng tập đoàn cứ điểm ở An Khê - Plâycu. Quân ta tiến công mạnh vào cứ điểm đó. Ở Thượng Lào, hạ tuần tháng 1-1954, Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Lào tiến công địch trên phòng tuyến sông Nậm Hu. Địch tháo chạy, bộ đội Việt - Lào truy kích địch đến cách Luông Prabăng 15km, tiếp đó tiến lên phía bắc giải phóng tỉnh Phông Xa Lỳ và bao vây Mường Sài. Trong năm đòn tiến công chiến lược, hướng Tây Bắc là hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp.

Như vậy, với năm đòn tiến công đó của ta, ý đồ của địch trong kế hoạch Nava tập trung quân cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ đã không thể thực hiện được. Địch buộc phải phân tán lực lượng lên Điện Biên Phủ, Trung và Hạ Lào, Tây Nguyên và Thượng Lào. Kế hoạch Nava đã rơi vào tình trạng bị động đối phó. Quân đội cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia đã quán triệt cả Đông Dương là một chiến trường, phối hợp tiến công địch và phân tán lực lượng của địch theo đúng những nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến mà Bộ Chính trị đã đề ra.
____________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Mười Hai, 2021, 09:10:14 am

Thực tế diễn biến trên chiến trường Đông Dương cuối năm 1953 và những ngày đầu năm 1954 đã chứng minh những nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến của Bộ Chính trị là đúng đắn, thể hiện tài thao lược của Ban lãnh đạo tối cao trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh cách mạng. Thành công nổi bật của Đảng là không đánh vào nơi địch tập trung quân với lực lượng mạnh là đồng bằng Bắc Bộ, nơi địa hình, địa thế không có lợi cho ta (điều này đã được tổng kết rút ra bài học khi ta mở các Chiến dịch Hà Nam Ninh, Trung du và Chiến dịch Đường số 18 cuối năm 1950 đầu năm 1951), mà tiến công địch ở những nơi địch sơ hở và tương đối yếu nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng buộc địch phải tăng cường lực lượng và cố giữ. Điều đó làm cho địch phải phân tán lực lượng và do đó đồng bằng Bắc Bộ cũng không còn là nơi địch có sức mạnh quân sự tối đa. Cùng lúc Đảng phát động chiến tranh du kích mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ và các chiến trường sau lưng địch để phối hợp với các đòn tiến công đã định, làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của địch, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta trên khắp các chiến trường.

Âm mưu của địch là giành lại chủ động mà chúng đã mất từ sau Chiến dịch Biên giới với kế hoạch Nava nhưng ngày càng rơi vào thế bị động, đối phó. Trái lại, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục chủ động tiến công địch mạnh mẽ trên những hướng đã định với những đòn tiến công lớn và liên tiếp giành thắng lợi. Đảng cũng nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng chúng vẫn cố gắng kéo dài và mở rộng chiến tranh. Chúng ra sức càn quét ở vùng sau lưng và vùng du kích, đồng thời mở rộng hành quân đánh ra vùng tự do của ta, mục đích là phá hoại nhân lực, vật lực của ta, phá kế hoạch tác chiến của ta. Cuộc hành binh Hải Âu (Mouette) đánh ra tây nam Ninh Bình ngày 25-10-1953 chứng tỏ điều đó. Đảng cũng dự báo rằng, địch có thể tiếp tục các cuộc hành binh như thế vào dọc bờ biển Thanh - Nghệ - Tĩnh, hoặc những cuộc hành binh lớn đánh sâu vào hậu phương của ta như ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hoà Bình, hoặc vùng tự do Liên khu V... Ngày 9-11-1953, Bộ Chính trị ra Chỉ thị Về tích cực chuẩn bị phá âm mưu địch đánh ra vùng tự do.

Bộ Chính trị đã phân tích và chỉ rõ, thế chủ động của ta là kết quả của cả một quá trình đấu tranh gay go giữa ta và địch, sở dĩ từ Chiến dịch Biên giới, địch đã thất bại trong mưu đồ định giành lại chủ động là vì chúng ta đã nắm vững đường lối quân sự, nắm vững phương châm quân sự, nắm vững phương châm "lấy tiêu diệt sinh lực địch làm chính" mà kiên quyết tập trung ưu thế binh lực ở hướng địch yếu và sơ hở mà đánh, chịu đựng một phần nào những khó khăn gây nên bởi việc địch đánh ra các hướng khác (như trong Chiến dịch Biên giới, địch đánh lên Thái Nguyên; trong Chiến dịch Tây Bắc, địch đánh lên Phú Thọ). Chỉ thị của Bộ Chính trị nhấn mạnh: "Chúng ta lúc nào cũng phải nắm thật vững phương châm tiêu diệt sinh lực địch là chính. Để cho chủ lực ta có thể tập trung ở một hướng địch yếu và sơ hở đặng tiêu diệt địch, bất luận trong khi địch đánh ra một nơi nào hay trong khi ta tấn công địch, các địa phương phải tích cực chuẩn bị về tư tưởng cũng như về tổ chức, lấy lực lượng địa phương là chính, có kế hoạch đối phó với địch khi địch đánh đến, tiêu diệt, hoặc tiêu diệt một bộ phận địch, hạn chế những thiệt hại do chúng gây nên, phối hợp với chủ lực tiêu diệt địch ở hướng chính. Có như thế ta mới luôn luôn nắm vững chủ động"1. Tinh thần chủ động tiến công địch trên các chiến trường phản ánh thế và lực của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển và cũng thể hiện quyết tâm chiến lược của Đảng và nhân dân ta giành thắng lợi quyết định.

Trong khi nắm vững chủ động tiến công địch, làm thất bại kế hoạch Nava của địch, kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hoà bình vấn đề Việt Nam. Ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời chủ bút báo Expressen (Thụy Điển) nêu rõ: "Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra. Nhân dân Việt Nam phải cầm vũ khí anh dũng chiến đấu bảy, tám năm nay chống kẻ xâm lược chính để bảo vệ nền độc lập và quyền tự do được sống hoà bình. Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó"2. Người nhấn mạnh, cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam. Người nói: Đối với nhân dân Việt Nam "Hoà bình không thể tách rời độc lập dân tộc".

Trong Quốc hội Pháp khi đó có một số lớn người đã có ý muốn dàn xếp một cách hoà bình vấn đề chiến tranh ở Việt Nam bằng cách thương lượng trực tiếp với Chính phủ Việt Nam. Ý nguyện ấy cũng ngày càng rộng khắp trong nhân dân Pháp. Tuy nhiên, giới cầm quyền hiếu chiến Pháp vẫn lao sâu vào chiến tranh xâm lược với kế hoạch Nava đầy tham vọng. Việc kéo dài và mở rộng chiến tranh là từ phía thực dân Pháp.

Cùng với những đòn tiến công chiến lược của quân chủ lực ta, hoạt động ở vùng sau lưng địch của quân và dân ta trong khoảng thời gian cuối năm 1953 đầu năm 1954 cũng không ngừng phát triển. Điểm quyết chiến chiến lược đã hình thành ở Điện Biên Phủ. Quyết định của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mở Chiến dịch Điện Biên Phủ là hoàn toàn đúng đắn. Trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao cho Đại tướng toàn quyền quyết định ở mặt trận và căn dặn: Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.

Khi quân Pháp mới nhảy dù xuống Điện Biên Phủ (11-1953), ta chủ trương thực hiện phương châm tác chiến "đánh nhanh, thắng nhanh". Do lực lượng địch được tăng cường và ta cần có sự chuẩn bị tốt hơn nên trên cơ sở phân tích tình hình cụ thể trên, Đảng uỷ và Bộ Chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề nghị chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Đề nghị đó đã được Bộ Chính trị chuẩn y. Ngày mở màn chiến dịch được quyết định là 13-3-1954.

Cho đến đầu tháng 3-1954, lực lượng địch là 20 tiểu đoàn, phần lớn là lính Âu - Phi được bố trí ở 49 cứ điểm với sự hỗ trợ, tiếp tế của 80% số máy bay của Pháp ở Đông Dương.
_________________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.14, tr.351.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7. tr.168.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Mười Hai, 2021, 09:14:00 am

Ngày 13-3-1954, quân ta mở màn đợt thứ nhất tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch. Từ ngày 13 đến ngày 17-3, quân ta phá vỡ hệ thống phòng ngự phân khu bắc và một ổ đề kháng của phân khu trung tâm, giành được thắng lợi to lớn. Đợt tiến công thứ hai quân ta đánh vào hệ thống phòng ngự phía đông của địch. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, ta giành thắng lợi quan trọng nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đảng uỷ mặt trận lãnh đạo công tác tư tưởng thông qua đợt sinh hoạt chính trị nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Ngày 1-5-1954, bắt đầu đợt tiến công thứ ba, quân ta đánh chiếm cụm cứ điểm cuối cùng ở phía đông và chuyển sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7-5-1954, sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cần nhấn mạnh về vai trò chủ động, năng động chỉ đạo sát với thực tế của Bộ Chỉ huy mặt trận trong việc chuyển từ phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc", đồng thời thấy rõ sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với diễn biến trên mặt trận. Khi đang diễn ra đợt tiến công thứ hai ở Điện Biên Phủ, ngày 19-4-1954, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết chỉ đạo các chiến trường phối hợp chặt chẽ với Điện Biên Phủ. Nghị quyết nêu rõ: "Ở mặt trận Điện Biên Phủ quân ta đã mở rộng hai đợt tấn công thắng lợi, đã tiêu diệt hơn 5.000 quân địch, chiếm hầu hết những vị trí ở xung quanh và ở sát khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của địch. Quân ta hiện đang chuẩn bị hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch. Để thu được toàn thắng, quân ta phải thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc""1.

Ngày 21-4-1954, Ban Bí thư Trung ương Đảng trong thư gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp đã truyền đạt ý kiến của Bộ Chính trị lưu ý âm mưu và hành động chống giữ của địch ở khu trung tâm, dùng máy bay và trọng pháo đánh phá trận địa của ta, phá hoại đường tiếp tế của ta hòng cố giữ đến mùa mưa và cho rằng quân ta "phải rút vì không khắc phục được những khó khăn về cung cấp". Bộ Chính trị và Ban Bí thư nhấn mạnh: ''Nhiệm vụ trước mắt của ta là một mặt củng cố quyết tâm giành toàn thắng của quân đội, nhất là của cán bộ các cấp, nắm vững phương châm "đánh chắc, tiến chắc ", mặt khác đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến"2. Bộ Chính trị đã đôn đốc Hội đồng Cung cấp và các khu, các tỉnh thực hiện cho được việc động viên nhân lực, vật lực phục vụ chiến dịch.

Thành công nổi bật trong phương châm chỉ đạo chiến lược của Đảng trong toàn bộ chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ là không để địch tập trung lực lượng cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ mà phân tán lực lượng của chúng để đánh, và khi đã phân tán lực lượng địch ra năm địa bàn đã chọn, hướng tiến công chính là Tây Bắc và Điện Biên Phủ. Trong khi tiến công hướng chính là Điện Biên Phủ, Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo các chiến trường khác đồng loạt tiến công địch để phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ, tạo điều kiện giành thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ (6-12-1953) để sớm có sự chuẩn bị về mọi mặt. Sự chuẩn bị cho chiến dịch lớn này được tiến hành khẩn trương, có kế hoạch để bảo đảm chắc thắng, chuẩn bị chưa tốt thì hoãn thời điểm tiến công và đã đánh là chắc thắng. Đảng đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của hậu phương, sự chi viện mọi mặt của các khu, tỉnh và lập Hội đồng Cung cấp cho mặt trận. Việc chuyển từ phương châm: “đánh nhanh, thắng nhanh" sang phương châm: "đánh chắc, tiến chắc" là sự chỉ đạo đúng đắn, chính xác phù hợp với thực tế trên toàn chiến trường và tình hình cụ thể của mặt trận Điện Biên Phủ. Đề cao những nguyên tắc trong lãnh đạo của Bộ Chính trị, đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của người chỉ huy trực tiếp ngoài mặt trận. Đó là những nét độc đáo, những vấn đề mang tính quy luật và lý luận của chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thất bại của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ là một thất bại chiến lược, vì kế hoạch đẩy mạnh chiến tranh giành lại thế chủ động trên chiến trường của địch đã bị phá tan. Kế hoạch Nava bị thất bại. Đối với quân đội và nhân dân Việt Nam là một thắng lợi lịch sử. "Thắng lợi này chứng tỏ quân ta tiến một bước vượt bậc về mặt chiến thuật, kỹ thuật, chỉ huy tác chiến và xây dựng quân đội, vì trận Điện Biên Phủ là một trận công kiên lớn chưa từng có trong lịch sử kháng chiến từ trước đến nay đã kết thúc bằng sự toàn thắng của ta". "Thắng lợi này cũng chứng tỏ sức cố gắng phi thường của nhân dân ta và Đảng ta về phục vụ tiền tuyến. Nó cũng chứng tỏ tổ chức phục vụ tiền tuyến của ta đã tiến bộ nhiều để đáp ứng với cuộc chiến tranh quy mô lớn và đang bắt đầu hiện đại hóa". "Chiến thắng ở Điện Biên Phủ cũng như ở các chiến trường toàn quốc năm nay chứng tỏ không những bộ đội chủ lực của ta tiến bộ lớn, mà bộ đội địa phương, dân quân du kích trên các chiến trường cũng tiến bộ nhiều. Từ trước đến nay chưa lúc nào quân ta phối hợp tác chiến rộng khắp và liên tục và thu nhiều thắng lợi như hiện nay"3.

Chiến thắng trên chiến trường toàn quốc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện sức mạnh và tính sáng tạo, độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam vừa kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc suốt mấy ngàn năm lịch sử vừa phát triển cao về chiến thuật và kỹ thuật của một cuộc chiến tranh hiện đại mang tính chất cách mạng và giải phóng dân tộc một cách triệt để do đội tiên phong cách mạng là Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Thất bại của thực dân Pháp trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ là một kết cục tất yếu dành cho các thế lực xâm lược, hiếu chiến. Với dã tâm cướp nước ta một lần nũa, chúng đã nhen lên ngọn lửa chiến tranh tàn bạo, từ chối mọi thiện chí hoà bình của Chính phủ và nhân dân ta. Chính những hành động xâm lược của thực dân Pháp, sự ngoan cố, kéo dài và mở rộng chiến tranh đã dẫn họ tới thất bại bi thảm ở Điện Biên Phủ. Đó là một bài học của lịch sử.
____________________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr. 90.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr. 93.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr.100.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Mười Hai, 2021, 11:00:40 pm

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ1

PGS, TS. LÊ VĂN TÍCH
Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Cuộc đấu tranh của hàng chục triệu người ở khắp các châu lục nhằm giải phóng chế độ thuộc địa là sự kiện có ý nghĩa thời đại trong thế kỷ XX. Trong đó, chiến công đánh thắng thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 5-1954 là thắng lợi mở đầu cho sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi quốc tế. Với chiến thắng lịch sử ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành người đầu tiên kiến lập thành công sự nghiệp giải phóng thuộc địa trong thế kỷ XX. Vì vậy, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cụm từ Việt Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh luôn luôn được thế giới ngưỡng mộ; và Việt Nam trở thành tấm gương cho các dân tộc bị áp bức trên con đường giải phóng thuộc địa. Từ đó, Việt Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh không chỉ là cụm danh từ được viết hoa mà còn là một giá trị; nó đồng nghĩa với chiến thắng và trở thành tương lai cho các dân tộc bị áp bức noi theo.

1. Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo nên giá trị Việt Nam trong thế kỷ XX

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là bằng chứng khẳng định trên thực tế tính đúng đắn luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về tính chủ động của cuộc cách mạng giải phóng thuộc địa: Nó có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Thành quả vĩ đại nhất của cuộc cách mạng này là chế độ thuộc địa do thực dân Pháp lập ra ở Việt Nam gần một thế kỷ trước bị đánh đổ, thay vào đó là sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam còn là sự tuyên chiến và chiến thắng đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với chế độ cai trị thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương. Tuy nhiên, được đế quốc Anh ủng hộ nên ngay sau Cách mạng Tháng Tám, thực dân Pháp lại quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta anh dũng tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được. Cuộc đọ sức lần này là sự khẳng định vị thế của một Nhà nước Việt Nam độc lập trước âm mưu tái lập một chế độ thuộc địa thông qua con bài Bảo Đại cùng bọn bù nhìn với nhiều cuộc gặp gỡ và nhiều tổ chức do thực dân Pháp dàn dựng, có sự "giúp sức" của đế quốc Mỹ. Do đó, để giành thắng lợi trong cuộc đọ sức này, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đặt ra và giải quyết đúng đắn hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, thấy rõ những thuận lợi, khó khăn của lực lượng kháng chiến, đồng thời vạch rõ âm mưu, kịp thời để ra đối sách thích hợp trước mọi âm mưu của thực dân Pháp và bọn bù nhìn.

Là lãnh tụ chính trị và nhà chiến lược quân sự thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cùng Trung ương Đảng xây dựng đường lối kháng chiến, mà còn sớm tiên đoán về một "trận chiến quyết liệt" kết thúc kháng chiến. Từ năm 1949, thông qua hàng loạt cuộc phỏng vấn của giới báo chí quốc tế, Hồ Chí Minh thấy cánh cửa đàm phán để đi đến kết thúc cuộc chiến. Tuy nhiên, Người không thụ động chờ kết cục kháng chiến, mà vẫn tích cực chuẩn bị lực lượng cho trận đánh cuối cùng!2. Đây là những cuộc thăm dò thái độ của Chính phủ Hồ Chí Minh về những điều kiện cho một thoả thuận để kết thúc cuộc đối đầu Việt - Pháp sắp tới. Trong trả lời các cuộc phỏng vấn, Hồ Chí Minh vừa mở rộng cánh cửa hoà bình, vừa giữ vững nguyên tắc: quyền độc lập, thống nhất của Việt Nam.

Như một nhà tiên tri, từ giữa năm 1949, Hồ Chí Minh đã mô tả bước đi cuộc kháng chiến qua truyện ký Giấc ngủ mười năm3 như đúng cục diện và kết cục của cuộc đọ sức Pháp - Việt tại Điện Biên Phủ. Đó là:

- Pháp được Mỹ viện trợ: "chúng tiếp được viện binh bằng máy bay. Quân ta bắn rơi mấy chiếc, xét ra không phải máy bay của Pháp, mà của một nước ngoài"4 (thực tế, đến cuối Chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp đã nhận viện trợ của Mỹ là hơn 70%..., trong đó 120 máy bay viện trợ hẳn và 49 máy bay Mỹ cho Pháp mượn).

- Đây là "trận đánh lớn cuối cùng", kết thúc cuộc kháng chiến. Pháp huy động "từng đoàn, từng lũ máy bay... tủa ra như ong... Chúng giội bom xuống như mưa. Tốp máy bay này về thì tốp khác tới, chúng thay nhau ném bom... Tiếng nổ long trời chuyển đất, khói lên nghi ngút như mây" - "Theo kế hoạch của giặc, thì trận này phải là một trận khủng khiếp nhất".

- Quân ta thắng lớn và Pháp buộc phải đàm phán với ta, Pháp công nhận quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam: "Quân địch bị ta vây kín. Chúng không thể cứu viện được nhau, bị quân ta tiêu diệt gần hết". "Kết quả trận đấy khủng khiếp thật, nhưng khủng khiếp cho giặc... hơn một vạn giặc chết và bị thương5 "; "Tin thất bại về đến Pháp, cả nước xôn xao, đòi lập tức giảng hoà với ta. Quốc hội Pháp đánh đổ Chính phủ cũ, bầu ra Chính phủ mới. Chính phủ này liền phái đại biểu qua thương lượng với Chính phủ ta6 "; Chính phủ Pháp không thể "cò kè bớt một thêm hai" mà phải công nhận "Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập, có Quốc hội riêng, Chính phủ riêng, quân đội riêng, ngoại giao riêng...". Thực tế kết cục cuộc kháng chiến và những điều khoản của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương khá trùng hợp với tiên đoán trong Giấc ngủ mười năm.

Một năm sau khi bắt đầu Giấc ngủ mười năm, trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950, Hồ Chí Minh lại nói với các chiến sĩ cùng hành quân: "Cuộc kháng chiến của chúng ta tuy rất gian khổ, nó có thể kéo dài bốn, năm năm nữa, nhưng cuối củng chúng ta nhất định thắng lợi"7. Là bậc thầy chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn luôn vạch ra đường lối chính trị và quân sự thích hợp để dẫn đến thắng lợi trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Tại thời điểm năm 1950, Hồ Chí Minh chưa có thể dự đoán chính xác nơi sẽ diễn ra trận chiến cuối cùng của cuộc kháng chiến, nhưng ngay ở chính giữa thế kỷ XX, Người đã sớm nhìn thấy và chủ động tạo ra những yếu tố để xây dựng con đường đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ - sự kiện mang ý nghĩa thời đại, góp phần làm nên giá trị Việt Nam trong thế kỷ XX.
__________________________________________
1. Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Chỉ trong năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời phỏng vấn của nhiều nhà báo quốc tế: Nhà báo Mỹ Eli Mâysi (lần 2, tháng 5-1948), Hãng thông tấn Anh Roitơ (2-2-1949), báo France Soir (28-2-1949), nhà báo Mỹ Harôn Ixắc, nhà báo Standley Harrison (3-1949), Dân quốc Nhật báo (4-1949), Báo Tribune (20-4-1949), báo Franc-Tireur (6-1949)... Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, các trang 429, 564, 568, 571, 577, 581, 586, 646.
3. Ký tên: Trần Lực, Tổng bộ Việt Minh xuất bản tại Việt Bắc, 1949. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 603-623.
4. Các đoạn trong ngoặc kép ở phần này được trích từ Giấc ngủ mười năm.
5. Thực tế quân số địch bị ta diệt và bắt sống là 16.200 tên.
6. Chính phủ mới do Biđôn làm Thủ tướng.
7. TL: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.83


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Mười Hai, 2021, 11:05:49 pm

2. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh - cơ sở hình thành đường lối kháng chiến, yếu tố quan trọng tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngay sau khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân vào trận chiến đấu mới. Đây là cuộc đấu tranh toàn diện nhằm phát huy ưu thế chính trị, xây dựng lực lượng để tăng cường thế và lực của kháng chiến.

Có nhiều yếu tố kết thành chiến thắng của quân và dân ta đối với thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự chỉ đạo của Người đối với kháng chiến là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó được thể hiện trong suốt tiến trình cuộc kháng chiến.

Có thể dễ dàng tìm thấy tư tưởng Hồ Chí Minh và sự quan tâm của Người trong từng giai đoạn, thậm chí ở từng trận đánh của cuộc kháng chiến. Điều đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh gắn bó mật thiết với đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng trong suốt cuộc kháng chiến.

Trong Báo cáo trình bày tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) đầu năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ 10 nhiệm vụ để "Lãnh đạo kháng chiến và chính sách quân sự", trong đó nhiệm số 1 là: "Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do. Đó là phương hướng chiến lược của ta hiện nay"1.

Trên thực tế, tư tưởng này đã trở thành tư tưởng quân sự của Đảng ta, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần tạo nên những bước tiến vững chắc cho kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5-1954.

Tư tưởng và nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh thể hiện rõ hơn tại cuộc họp Bộ Chính trị ở Tỉn Keo (Việt Bắc) đầu tháng 10-1953. Sau khi Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trình bày tình hình chung, cách thức chuyển quân, hoạt động của địch và nêu lên nhận xét: "Hiện nay, Nava đã tập trung một số lực lượng cơ động lớn chưa từng có khởi đầu chiến tranh, sẵn sàng chờ đón cuộc tiến công của ta..."2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đang lắng nghe bình thản, bỗng giơ bàn tay lên, nắm lại rồi mở ra mỗi ngón trở về một hướng và nói rành rọt, đầy tự tin: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn"3. Sau khi nghe báo cáo thêm về kế hoạch Nava và các phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi về phản ứng của địch nếu ta dự kiến đưa quân lên Tây Bắc và khả năng thu quân cơ động của địch khi ta mở các hướng khác, Người kết luận: "Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh ở đây là phải thiên biến vạn hoá"4.

Ở đây, không chỉ thấy sự nhất quán trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh từ Hội nghị Trung ương lần thứ tư đến cuộc họp này của Bộ Chính trị là "Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng của địch" mà còn thấy rõ quyết tâm tiêu diệt địch và sự sáng tạo của Người trong quá trình chỉ đạo kháng chiến. Với quyết định: "Hướng chuyển quân chính là hướng Tây Bắc" trên thực tế là ta chủ động chọn địa điểm cho trận chiến cuối cùng, chọn nơi đánh bại âm mưu chiếm đóng của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Mục tiêu kế hoạch Nava là làm xoay chuyển tình hình có lợi cho Pháp ở Đông Dương trong 18 tháng. Trong kế hoạch này, địa danh Điện Biên Phủ chưa được nhắc tới. Chỉ sau Hội nghị Tỉn Keo, với quyết định mang tính chiến lược của ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra: "Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính" thì địch mới tập trung quân lên Điện Biên Phủ và đặc biệt là sau khi nhiều đơn vị, lực lượng của ta cũng chuyển lên hướng Tây Bắc thì Điện Biên Phủ mới trở thành nơi dồn dập tập trung quân Pháp. Điện Biên Phủ nhanh chóng trở thành nơi quyết chiến chiến lược của cả ta và địch. Rõ ràng, Điện Biên Phủ là sự đối phó bị động của địch. Nó đánh dấu sự phá sản bước đầu của kế hoạch Nava. Về phía ta, Điện Biên Phủ là sự lựa chọn chủ động, là quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta, đồng thời là bước phát triển mới để kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến dưới ánh sáng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

Trên thực tế, Điện Biên Phủ thực sự là cuộc đọ sức của ta với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (hơn 70% viện trợ của Mỹ). Để chiến thắng trong cuộc đọ sức này, chúng ta phải vượt qua nhiều khó khăn và không được phép mắc sai lầm, đặc biệt về quân sự. Vì vậy, tại mặt trận đã có lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh, Chỉ huy trưởng mặt trận đã phải phân tích, suy ngẫm đầy gay cấn trước khi đi đến "quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy" của mình là: Hoãn kế hoạch tấn công địch trong ba đêm hai ngày, "kéo pháo ra", thay đổi phương châm tiêu diệt địch: từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" tại cuộc họp Đảng uỷ mặt trận ngày 26-1-1954. Đây là quyết định lịch sử, tránh được sự tổn hại lực lượng, góp phần làm nên sức mạnh áp đảo quân Pháp trong trận tiến công của ta mở đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ sau đó 46 ngày5.

Sau nửa thế kỷ của "Điện Biên chấn động địa cầu", ngày nay mỗi khi nói và viết về quyết định lịch sử này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bao giờ cũng cho rằng cơ sở hình thành của nó chính là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cùng với sự chỉ đạo tài tình của Người đối với Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như với toàn bộ tiến trình của cuộc kháng chiến. Đại tướng thường kể về những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò chân tình - những quân lệnh được vinh dự tiếp nhận trước khi ra trận: "Chiến trường ta hẹp, người của ta không nhiều, cho nên ta chỉ được thắng, không được bại, vì bại thì hết vốn"6, "Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh"7.

Tròn 40 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, năm 1994 Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói thêm về sự hình thành quyết định lịch sử ngày 26-1 như sau: "Ngay sau khi có quyết định thay đổi cách đánh, tôi xin ý kiến của Bác và anh Trường Chinh. Cũng như sự tin cậy của Trung ương đã giao phó trước khi vào chiến dịch. Tôi đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn"8. Rõ ràng những quyết định đúng đắn và sáng tạo tại chiến trường Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với tư tưởng quân sự của người thầy cách mạng Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong đợt tiến công thứ hai (4-1954) khi lực lượng của ta đang tăng cường đánh lấn, bao vây, chia cắt và khống chế đường tiếp viện hàng không của địch, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp và nói chuyện với nhà báo Ôxtrâylia W. Bớcsét về thế trận ở Điện Biên Phủ với quyết tâm chiến đấu và niềm tin chắc thắng. Người lật ngửa chiếc mũ cứng đặt trên bàn tre, đưa tay vòng quang vành mũ và giải thích: "Núi ở đây và chúng tôi ở đây". Rồi Người nắm tay lại, đấm vào lòng mũ và nói tiếp: "Còn đây là quân Pháp. Họ không thoát chỗ này được"9. Và sự thật là chỉ hơn một tháng sau đó, Điện Biên Phủ đã trở thành nấm mồ chôn chủ nghĩa thực dân Pháp và nơi đó như được khắc hoạ hình ảnh cây thập ác đánh dấu nấm mồ chôn mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương như chính một người Pháp ở tại Thủ đô Pari đã tiên đoán trước đó hơn ba thập kỷ khi nói về vai trò của Nguyễn Ái Quốc (tên của Hồ Chí Minh những năm 20 của thế kỷ XX - T.G).
___________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 13.
2, 3, 4. Võ Nguyên Giáp: Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Ban Khoa học xã hội Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 74-75, 75, 77.
5. Trận tiến công mở đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ 17h ngày 13-3-1954.
6, 7. Võ Nguyên Giáp: Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Sđd, tr. 91, 79.
8. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - xưa và nay, Tạp chí Xưa và Nay, số 2. V-1994, tr.8.
9. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tr.179.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Mười Hai, 2021, 11:10:47 pm

3. Nghệ thuật chỉ đạo và kết thúc cuộc chiến

Là người hiểu rõ những thiệt thòi và mất mát của nhân dân mình trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp nên sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để ngăn chặn cuộc đối đầu Pháp - Việt. Nhưng sự đã không thành. Cho nên, ngay từ khi cuộc chiến mới nổ ra, Hồ Chí Minh đã tìm kiếm mọi cơ hội để đàm thoại, cứu vãn hoà bình. Thiện chí của Hồ Chí Minh đã được chính Tổng thống Pháp Ph.Míttơrăng thừa nhận trong dịp sang Việt Nam thăm Điện Biên Phủ năm 1993 là: "Tôi nhớ lại chuyến thăm của Hồ Chí Minh đến Pháp. Hôm trước diễn ra Hội nghị Phôngtennơblô, ông Hồ Chí Minh đã tìm kiếm những người đối thoại; không tìm được dù rất mong muốn đàm phán để hướng tới độc lập, ông Hồ Chí Minh đã bị đẩy vào cuộc chiến tranh. Việt Nam đã tiến hành một cuộc chiến tranh vì độc lập. Yếu tố dân tộc đã có tính quyết định hơn bất kỳ yếu tố hệ tư tưởng nào khác"1. Với ý định sang Việt Nam, thăm Điện Biên Phủ để "tư duy và cảm nhận" nên trong một cuộc trả lời phỏng vấn, người đứng đầu nước Pháp đã tự nhận trách nhiệm của họ đối với cuộc chiến tranh này là: "Chúng tôi đã có một cuộc chiến tranh ở Việt Nam khốc liệt như một cuộc chiến tranh... Theo tôi, cuộc chiến tranh này tôi nhớ đã có nhiều lần viết về nó... là một sự sai lầm. Công cuộc thực dân hoá của Pháp lúc đó cần phải thích nghi, sang trang"2.

Là người đã viết Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh hiểu khá rõ bản chất của bọn thực dân nên Người không ảo tưởng vào những trò chính trị do Pháp nặn ra, mà luôn nêu cao cảnh giác, đánh giá đúng ý nghĩa của thắng lợi trên chiến trường đối với đàm phán, tìm giải pháp cho cuộc chiến. Trong lớp chỉnh huấn cán bộ trí thức khi cuộc kháng chiến sắp bước vào thời kỳ quyết liệt, Người đã chỉ rõ: "Ta cũng phải đánh cho Pháp quỵ. Lúc ấy, có đàm phán mới đàm phán, chứ không phải đưa đàm phán ra là nó đàm phán ngay đâu. Đừng có ảo tưởng. Mục đích của nó là xâm lược. Nó mất 99% còn hy vọng 1%, nó vẫn đánh. Phải đánh nó quỵ nó mới chịu"3.

Đáp ứng yêu cầu của mặt trận, hàng vạn dân công, hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực được vận chuyển từ hậu phương hướng lên Tây Bắc, tới rừng núi Điện Biên, tiếp sức cho bộ đội hun đúc quyết tâm "tiêu diệt Trần Đình". Từ hậu phương, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, điện động viên khen ngợi thành tích chiến đấu của bộ đội ở Điện Biên Phủ. Cũng trong tháng 4-1954, trước khi lên đường dự Hội nghị Giơnevơ, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nói với đồng chí Phạm Văn Đồng: Bác sẽ có quà tặng cho Đoàn ta tại Hội nghị. Món quà vô giá ấy chính là tin chiến thắng Điện Biên Phủ, đã đến với đoàn ngay chiều hôm trước ngày Hội nghị Giđnevơ về Đông Dương khai mạc4.

Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo ra lợi thế cho Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ. Tuy nhiên do lúc ấy quốc tế đang trong bầu không khí hoà hoãn nên vấn đề phát huy lợi thế của chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam trên bàn Hội nghị bị chi phối khá mạnh bởi ý đồ và quyền lợi thoả hiệp giữa các nước lớn.

Trong bối cảnh quốc tế như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã một mặt chỉ đạo đoàn đấu tranh thực hiện mục tiêu: Hoà bình, Độc lập, Thống nhất và Dân chủ thể hiện qua Đề nghị tám điểm của Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đưa ra ngày 10-5-1954. Các điểm có nội dung gắn kết quân sự với chính trị, Việt Nam với Lào, Campuchia. Trong các cuộc gặp gỡ "vận động" Đoàn Việt Nam cố gắn với hai đoàn Liên Xô và Trung Quốc trên tinh thần xã hội chủ nghĩa anh em. Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động tạo ra các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo hai nước anh em nhằm tìm kiếm hậu thuẫn cho những quan điểm của Việt Nam. Song, đây là công việc rất nhạy cảm, liên quan khá nhiều đến thái độ chủ quan của hai nước lớn anh em này. Cuối tháng 3-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh, sau đó cùng đồng chí Phạm Văn Đồng (đã đến Bắc Kinh từ ngày 20-3-1954) cùng đi Mátxcơva để luận đàm với các nhà lãnh đạo Liên Xô và đồng chí Chu Ân Lai (đang ở Mátxcơva). Kết quả tổng quát các cuộc hội đàm có thể tóm tắt: "Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không thể công khai ủng hộ Việt Nam trong trường hợp mở rộng xung đột khu vực".

Trong bối cảnh ấy, Việt Nam không đánh giá quá cao Hội nghị Giơnevơ nhưng không bỏ lỡ cơ hội, tiếp tục tạo ra những cuộc gặp gỡ tay đôi, đặc biệt với Liên Xô và Trung Quốc để tiếp tục tìm kiếm hậu thuẫn, chia sẻ lập trường, hình thành giải pháp thực thi tại hội nghị. Vì vậy, từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954 Hồ Chí Minh hội đàm tại biên giới Việt - Trung với Chu Ân Lai trên đường công du của Chu Ân Lai từ Niu Đêli và Rănggun trở về Trung Quốc. Rất ít nội dung cuộc hội đàm dài ngày được công bố. Chỉ biết sau đó tin tức từ Bắc Kinh tiết lộ: Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm toàn diện về Hội nghị Giơnevơ, về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương và các vấn đề có liên quan; Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ ý kiến rằng năm nguyên tắc chung sống hoà bình hoàn toàn có thể áp dụng để củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Sau đó ba nghị định thư giữa Trung Quốc và Việt Nam được ký kết5.

Như vậy, mục tiêu và những giải pháp của Đoàn đại biểu Việt Nam nhằm kết thúc cuộc kháng chiến tại Hội nghị Giơnevơ là những đòi hỏi chính đáng của nhân dân ta. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng và bối cảnh hoà hoãn nên không phải tất cả những thắng lợi Việt Nam trên chiến trường đã được đánh giá đúng như giá trị của nó tại hội nghị. Theo đó việc lấy vĩ tuyến 17 để làm giới tuyến tạm thời Bắc - Nam và thời hạn tổng tuyển cử là hai năm là một kết quả thực tế dành cho Việt Nam là có thể hiểu được. Đối với Việt Nam, Hiệp định Giơnevơ vẫn là một thắng lợi, là cơ hội nhằm củng cố lực lượng để chuyển sang một giai đoạn mới6.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một sự kiện có tầm vóc lớn lao, có ý nghĩa trọng đại đối với Việt Nam và nhân loại. Nhà sử học phương Tây Giuyn Roa viết: Điện Biên Phủ "là nỗi kinh hoàng khủng khiếp, là nỗi thất bại lớn nhất của phương Tây, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ và sự cáo chung của một nền cộng hoà Pháp"7. Còn tác giả G.Budaren và F.Cavi Giôliôli viết trên tờ Người quan sát cho rằng: "Điện Biên Phủ là một trong những trận giao chiến đã thay đổi số phận thế giới".

Đối với chúng ta, Điện Biên Phủ là sự thắng lợi đầu tiên của một dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân để mở đầu cho sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới. Đó là thắng lợi trên thực tế của tư tưởng Hồ Chí Minh về khả năng thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, là thắng lợi của tư tưởng, nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh.

Thắng lợi của Việt Nam đối với thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ đã khẳng định giá trị tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Đây là thắng lợi mở đầu cho quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới. Thắng lợi ấy đã tạo nên một giá trị Việt Nam trong thế kỷ XX. Và lãnh tụ tối cao của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới thuộc địa ngợi ca là: người thầy giành tự do độc lập dân tộc; Tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất.
__________________________________________
1, 2. Trả lời phỏng vấn của Tổng thống Pháp Ph. Míttơrăng trong chuyến thăm Việt Nam, 4 - 1993, Tạp chí Xưa và Nay, số 2 - 1993, tr. 9.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7. tr.113.
4. Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu, nước mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.119.
5. Phrăngxoa Gioayô: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Giơnevơ 1954, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1981, tr. 432-436.
6. Khắc Huỳnh: Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương sau năm thập kỷ nhìn lại, Tạp chí Xưa và Nay, số 143, tháng 7-2003, tr.7
7. Dẫn theo Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ xưa và nay, Tạp chí Xưa và Nay, số 2, V - 1994.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Mười Hai, 2021, 11:20:40 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỘT TẤT YẾU LỊCH SỬ1

Thiếu tướng, PGS, TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG
Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam


Trong kế hoạch tổng thể giải quyết chiến tranh Đông Dương do Đại tướng Nava lập ra, được Hội đồng Quốc phòng Pháp, mà đích thân Tổng thống Vanhxăng Ôriôn chủ trì họp thông qua ngày 24-7-1953, không hề coi Điện Biên Phủ như một vị trí chiến lược, chính trị - quân sự. Vậy mà chỉ hơn bốn tháng sau, vào ngày 3-12-1953, chính tướng Nava tuyên bố quyết định chấp nhận cuộc chiến đấu ở Tây Bắc Việt Nam, với trung tâm điểm là Điện Biên Phủ2.

Giải thích điều này như thế nào?

Trải qua gần tám năm chiến tranh, đến mùa Hè 1953, Pháp đã đổ vào Đông Dương hơn 2 ngàn tỷ phrăng, bị thu hút và giam chân hàng chục vạn quân chính quy. Cuộc chiến tranh hao người, tốn của làm cho người dân Pháp chịu nhiều khó khăn và chính giới Pháp lâm vào mâu thuẫn gay gắt. Trong khi đó, ở chiến trường Đông Dương, do mất quyền chủ động chiến lược từ sau năm 1950, quân Pháp càng lún sâu vào bế tắc về chiến lược quân sự sau thất bại ở Tây Bắc và Thượng Lào (1952-1953). Bởi thế, Chính phủ Pháp thấy cần phải cải tổ bộ máy chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, từ đó hoạch định lại chính sách mới, nhằm tìm cho nước Pháp “một lối thoát danh dự" ra khỏi cuộc chiến tranh. Đó là một yêu cầu cấp bách đối với Chính phủ Pháp.

Xuất phát từ yêu cầu đó và để cứu vãn tình thế, Hăngri Nava, một viên tướng tài năng của quân đội Pháp, được cử làm Tổng Chi huy quân đội Pháp ở Đông Dương.

Sau khi nghiên cứu kỹ thực trạng chiến trường Đông Dương và căn cứ vào ý đồ chính trị của Pari cùng thái độ của Oasinhtơn đối với cuộc chiến tranh Đông Dương, tướng Nava đã vạch ra một kế hoạch quân sự, phần tác chiến gồm hai bước:

- Trong chiến cục 1953-1954, nói chung giữ thế phòng thủ ở phía bắc vĩ tuyến 18 và tìm cách tránh giao chiến lớn. Trái lại, ở phía nam lại tiến công để ổn định miền trung và nam Đông Dương và để lấy được nhân vật lực. Đặc biệt phải thanh toán cho được Liên khu V.

- Khi đạt được ưu thế về quân cơ động, nghĩa là nếu có thể được thì từ mùa Thu 1954, thực hành tiến công ở phía bắc nhằm mục đích tạo ra một tình hình quân sự cho phép đưa ra một giải pháp chính trị thích hợp để giải quyết chiến tranh3.

Như thế, điểm mấu chốt trong kế hoạch của tướng Nava là tập trung được một lực lượng cơ động ưu thế hơn đối phương, sau khi giải quyết chiến trường phía nam, sẽ thực hành tiến công ở phía bắc, tạo ra tình hình quân sự có lợi làm cơ sở cho giải pháp chính trị kết thúc chiến tranh.

Trong khi đó, vào cuối tháng 9-1953, tại Tỉn Keo, dưới chân núi Hồng thuộc an toàn khu Định Hoá, Thái Nguyên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta mở hội nghị bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953-1954. Phân tích kỹ cục diện chiến tranh, tình hình các chiến trường và âm mưu mới của phía Pháp - Mỹ, Bộ Chính trị khẳng định kế hoạch Nava tuy có thể gây cho kháng chiến những khó khăn mới, nhưng bản thân nó là một sản phẩm bị động, nên chứa đựng nhiều mâu thuẫn và có nhiều nhược điểm không khắc phục được. Chủ trương tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Đông Xuân 1953-1954 là sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào hướng quân Pháp sơ hở, đồng thời bằng đánh vận động tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch khi quân Pháp đánh sâu vào vùng tự do. Điểm mấu chốt là tập trung nỗ lực tìm cách phân tán khối cơ động chiến lược của Pháp vừa được tổ chức, xây dựng. Chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh để diễn đạt tư tưởng chỉ đạo chiến lược trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Người đưa bàn tay phải lên, nắm lại, xoè ra và nói: Bàn tay nắm lại thì thành quả đấm mạnh. Nếu duỗi ra thì dễ bị bẻ gãy từng ngón. Ta phải có cách buộc khối quân cơ động của địch phải chia ra làm năm, bảy mảng mà tiêu diệt, làm cho chúng thất bại hoàn toàn.
___________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học: 1954-2004 - Trận Điện Biên Phủ, giữa lịch sử và ký ức do Trường Đại học Tổng hợp Pari 1 Păngtêông - Xoócbon và Trung tâm Lịch sử quốc phòng Bộ Quốc phòng Cộng hoà Pháp phối hợp với Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tại Pari, ngày 21 và 22-11-2003.
2. Theo Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Nxb. Giuylia, Pari, 1963.
3. Theo H.Nava: Thời điểm của những sự thật, Nxb. Plông, Pari, 1979.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Mười Hai, 2021, 11:23:07 pm

Tướng Nava dự kiến tập trung xây dựng 27 GM (Groupe mobile - binh đoàn) cơ động cho toàn chiến trường Đông Dương. Riêng ở Bắc Bộ, Pháp có 44 tiểu đoàn cơ động. Hậu quả của việc rút quân về xây dựng khối quân cơ động khiến lực lượng Pháp - nguỵ ở các chiến trường trở nên mỏng, yếu. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng vốn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn. Quân đội Việt Nam đã triệt để khai thác điểm yếu này bằng cách phân tán chủ lực đánh vào các địa bàn chiến lược mà Pháp không thể bỏ, buộc họ phải xé lẻ khối cơ động đối phó và làm nhiệm vụ chiếm đóng.

Triển khai chủ trương trên, thấy rõ vị trí chiến lược của miền Tây Bắc, nơi có thể phát huy sở trường tác chiến của ta, trung tuần tháng 11-1953, Đại đoàn 316 (thiếu Trung đoàn 176) được phái lên Tây Bắc. Đây là đòn điểm đúng "huyệt hiểm" của Pháp. Bởi, với họ, Điện Biên Phủ - Tây Bắc "là một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á"1, một "bàn xoay" có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc và là "chiếc chìa khoá bảo vệ Thượng Lào"2. Quả nhiên, Pháp cấp tốc cho sáu tiểu đoàn nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ vào các ngày 20, 21, 22-11, khi Đại đoàn 316 Quân đội Việt Nam đang trên đường hành quân lên Lai Châu. Đây là phản ứng hết sức nhạy cảm.

Khi nhận thấy tình thế chiến lược mới xuất hiện, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch: Đại đoàn 308 tách khỏi khối bốn đại đoàn (308, 312, 304 và 351) đang ở khu vực Phú Thọ - Yên Bái - Tuyên Quang, hành quân lên Tây Bắc. Điều này như chất xúc tác làm tăng nhanh quá trình "phản ứng hoá học" và đặt tướng Nava vào thế lúng túng: Sử dụng lực lượng đánh lên Phú Thọ, Yên Bái để kìm chân chủ lực Việt Minh hay đưa thêm quân lên Điện Biên Phủ, chấp nhận giao chiến ở đó, đồng thời vẫn triển khai kế hoạch Nava. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, tướng Nava quyết định vừa đưa quân lên Điện Biên Phủ, chấp nhận giao chiến, vừa tiếp tục thực hiện kế hoạch tiến công ở miền Nam. Và, sau khi cho lực lượng đồn trú ở Lai Châu rút về Điện Biên Phủ, cho đến ngày 10-12-1953, số quân Pháp ở thung lũng nổi tiếng này lên tới 10 tiểu đoàn bộ binh và hai tiểu đoàn của bán Lữ đoàn lê dương thứ 13 (13è ĐBLE) mới được đưa lên.

Thế là, cùng với nhiều đòn tiến công của quân đội Việt Nam trên khắp các chiến trường, trong đó có cuộc hành quân lên Tây Bắc, Điện Biên Phủ, một cách không tự giác dần dần trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava, thành nơi Nava chọn cho cuộc đọ sức quyết định với quân đội và nhân dân Việt Nam. Pháp chọn Điện Biên Phủ để tạo một thắng lợi quân sự đột biến làm cơ sở cho cuộc thương lượng về chính trị cho cuộc chiến, chọn Điện Biên Phủ để bảo vệ Lào như hiệp ước họ vừa ký tháng 10 với Lào, và còn vì Điện Biên Phủ sẽ là chốt chặn Việt Minh phát triển sang Lào. Và, theo họ, việc tiếp tế của Việt Minh cho một lực lượng lớn là vô kế khả thi; Việt Minh không thể chiến thắng bởi họ chưa có cách gì đánh bại được hình thức phòng ngự kiên cố, liên hoàn như Điện Biên Phủ. Bài học Hoà Bình, Nà Sản còn đó, mà Điện Biên Phủ là "Nà Sản luỹ thừa 10". Vả lại, nếu bộ phận lớn chủ lực Việt Minh bị hút vào Điện Biên Phủ, thì họ còn đâu quyền chủ động chiến lược. Sau nữa là vấn đề tâm lý, chính họ không muốn Việt Minh bước vào bàn đàm phán trên thế thắng và hầu như mọi tướng lĩnh Pháp, Mỹ đều chủ quan tin chắc vào khả năng thắng lợi của họ.

Về phía Việt Nam, tác chiến ở chiến trường rừng núi là sở trường của Quân đội nhân dân Việt Nam. Dụ được quân Pháp lên Tây Bắc là một thuận lợi. Trong phiên họp ngày 6-12-1953, Bộ Thống soái tối cao phân tích Điện Biên Phủ tuy là tập đoàn cứ điểm mạnh của quân Pháp nhưng lại bị cô lập, tiếp viện và tiếp tế phải dựa vào đường hàng không. Về phía Việt Nam, bộ đội có quyết tâm chiến đấu rất cao, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và có tiến bộ về trang bị, kỹ thuật, có thể đánh được tập đoàn cứ điểm. Đường sá tiếp tế là một khó khăn rất lớn nhưng Việt Nam có hậu phương hùng hậu sẵn sàng tập trung toàn lực chi viện, bảo đảm cung cấp cho chiến dịch. Và như thế, Bộ Thống soái tối cao khẳng định quyết tâm tiêu diệt đối phương tại Điện Biên Phủ.

Suy cho cùng, Điện Biên Phủ bắt nguồn một cách lôgích từ tiến trình phát triển của cuộc chiến tranh mà ở đó, tính chính nghĩa, tài nghệ chỉ đạo của Bộ Thống soái kháng chiến và trí thông minh, lòng yêu nước của con người Việt Nam ngày càng toả sáng và phát huy tác dụng. Trong khi đó, chỉ huy quân viễn chinh Pháp vừa phạm những sai lầm chủ quan, vừa bị quy luật mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng khi đối phó với cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp hành hạ, mà không thể khắc phục được, khiến mất quyền chủ động chiến lược. Vả lại, kết thúc chiến tranh bằng một trận quyết chiến chiến lược, đã là cách giải quyết của hầu hết các cuộc chiến tranh. Điện Biên Phủ là hệ quả của những yếu tố trên và như thế, trở thành một tất yếu lịch sử.
________________________________________________
1. G. Xabachiê: Số phận Đông Dương. Kỷ niệm và tư liệu, 1941-1951, Nxb. Plông, Pari, 1952.
2. H. Nava: Đông Dương hấp hối, Nxb. Plông, Pari, 1956.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:04:51 pm

ĐƯỜNG LỐI GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VỚI CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

PGS. CAO VĂN LƯỢNG
Viện Sử học
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam


Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật lên là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ khi có Đảng, ngọn cờ bách chiến, bách thắng của cách mạng Việt Nam.

1. Cách mạng Việt Nam, như Chính cương vắn tắtLuận cương chính trị năm 1930 đã vạch rõ là phải trải qua hai giai đoạn cách mạng: Từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa2. Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tuy chủ nghĩa xã hội chưa phải là mục đích trực tiếp, nhưng việc tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đã được Đảng ta xác định thành một đường lối dứt khoát, rõ ràng. Đảng ta đã "đặt toàn bộ công cuộc chống đế quốc và chống phong kiến trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, từ đó chủ động, tự giác giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và dân chủ sát với đặc điểm cụ thể của từng thời kỳ và dưới ánh sáng của triển vọng cách mạng"3.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đi đôi với việc dồn sức toàn dân vào nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, Đảng ta đã từng bước giải quyết vấn đề dân chủ, vấn đề ruộng đất cho nông dân, ra sức xây dựng kinh tế, văn hoá, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đã rất quan tâm đến việc xây dựng hậu phương, xây dựng chế độ mới để làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc kháng chiến lâu dài. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc. Bản Chỉ thị vạch ra những biện pháp toàn diện và cơ bản về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: chống thực dân Pháp xâm lược và ra sức xây dựng chế độ mới. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Bản Chỉ thị đề ra chương trình kháng chiến gồm 12 điểm mà những điểm cốt lõi nhất trong chương trình kháng chiến này vẫn là: vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới (Kiên quyết đánh bại bọn thực dân Pháp xâm lược, tiễu phỉ, trừ gian; cùng cố chế độ dân chủ nhân dân; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng nền kinh tế kháng chiến...). Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (xuất bản tháng 9-1947), cũng đã quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới. Hai nhiệm vụ chiến lược này, có quan hệ khăng khít và tác động lẫn nhau. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Kháng chiến, phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi"4.

Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương, xây dựng chế độ mới, đó là quy luật phát triển tất yếu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là sự sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội trên cơ sở độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội ngay trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến trường kỳ.

Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh. Từ những chỉ thị ban đầu: Kháng chiến, kiến quốc, Toàn dân kháng chiến, đến Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951) có thể coi là quá trình phát triển và hoàn chỉnh đường lối đó. Bản Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục tiêu trước mắt của Đảng ta là "Đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội". Bản báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam vạch ra 12 chính sách lớn, biểu hiện sự kết hợp độc đáo, tài tình ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngay trong khói lửa của cuộc kháng chiến thần thánh5. Dưới ánh sáng của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta vừa ra sức đánh giặc, cứu nước, vừa xây dựng kinh tế, văn hoá, củng cố, xây dựng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội, và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
______________________________________
1. Mấy vấn đề về chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.
2. Khái niệm "không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" sau này Đảng ta dùng là "không qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa".
3. Lê Duẩn: Dưới ngọn cờ của Đảng, đưa đất nước lên ngang tầm cao thời đại. Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 2-1980, tr. 5.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 99.
5. Xem Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, t. 1, tr.109-166.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:08:43 pm

Thực hiện từng bước chính sách ruộng đất, tiến tới thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng, tính đến năm 1953, Đảng ta đã đem 58.3% ruộng đất do địa chủ và thực dân chiếm hữu, chia cho nông dân không có hoặc thiếu ruộng. Cùng với việc tạm cấp ruộng đất cho nông dân, thực hiện giảm tô với mức ít nhất 25%, Đảng ta đã đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể trong các tổ chức sản xuất có tính chất mầm mống xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Tính đến đầu năm 1950, cả nước có 26.291 tổ đổi công và hợp công; 1.562 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp1.

Không những ở trong nông nghiệp mà cả ở trong công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, Đảng ta cũng đã chú ý đến việc xây dựng và phát triển những cơ sở đầu tiên của thành phần kinh tế nhà nước: Trong công nghiệp, tính đến năm 1950, đã có 130 xưởng sản xuất vũ khí, 20 xưởng quân dược, 20 cơ sở quân nhu; đã có những cơ sở công nghiệp quốc doanh đầu tiên trong công nghiệp khai thác quặng mỏ, luyện kim, hoá chất, cơ khí... Trong thương nghiệp, tài chính đã thành lập các hợp tác xã mua bán, mậu dịch quốc doanh, Nha Tín dụng, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam... Trong giao thông vận tải, đã tổ chức Cục Vận tải thuộc Bộ Quốc phòng và Doanh nghiệp vận tải quốc gia...

Để có thể kháng chiến lâu dài, đánh bại kẻ thù hùng mạnh, giữ vững chính quyền nhân dân và xây dựng chế độ mới, ngay từ đầu và suốt trong quá trình cuộc kháng chiến, Đảng ta đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng. Đảng ta quán triệt và vận dụng phương châm: vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng chiến đấu; lực lượng vũ trang về số lượng và chất lượng, trọng tâm là chất lượng: chính trị, quân sự, hậu cần, lấy chính trị làm căn bản, xây dựng cả ba thứ quân, nhưng trọng tâm là xây dựng bộ đội chủ lực, nhằm vừa bảo đảm việc xây dựng bộ đội chủ lực có chất lượng chiến đấu cao, vừa bảo đảm xây dựng lực lượng vũ trang địa phương thật mạnh.

Xây dựng theo phương hướng trên, lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam ngày càng trưởng thành nhanh chóng. Từ 80.000 chiến sĩ (năm 1946), đến cuối năm 1952 đã có tới sáu đại đoàn bộ đội chủ lực, một đại đoàn công binh và pháo binh; mỗi liên khu có hai trung đoàn chủ lực; Nam Bộ có bốn trung đoàn chủ lực. Ngoài lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, còn có đông đảo lực lượng dân quân, du kích. Tính đến cuối năm 1949, tổng số dân quân, du kích trong cả nước là ba triệu người2.

Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải chỉ ở trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự mà còn ở cả trong lĩnh vực văn hoá. Thực hiện nhiệm vụ vừa "đánh đổ văn hoá ngu dân, văn hóa xâm lược của thực dân Pháp", vừa "xây dựng một nền văn hoá dân chủ mới cho nước Việt Nam", nhân dân ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Từ Cách mạng Tháng Tám đến năm 1950 đã có 14 triệu người thoát nạn mù chữ. Đến tháng 9-1953, đã có 10.450 lớp bổ túc văn hoá, gồm 335.946 học viên3. Hệ thống giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học dần dần được cải tổ, nhằm: "đào tạo con người mới, cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc".

Những thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, là con đẻ của đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, là cơ sở quan trọng để mở rộng và củng cố hậu phương kháng chiến vững chắc.

Nhờ hậu phương kháng chiến ngày càng được mở rộng và củng cố vững chắc, nên Đảng và Nhà nước ta càng có điều kiện huy động sức người, sức của của nhân dân phục vụ cho tiền tuyến. Từ năm 1950 đến năm 1953, ta mở liên tiếp nhiều chiến dịch lớn và đã giành được những thắng lợi hết sức vẻ vang: Chiến dịch Biên giới (năm 1950), Trần Hưng Đạo (năm 1951), Hoàng Hoa Thám (năm 1951), Quang Trung (năm 1951), Hoà Bình (đầu năm 1952), Tây Bắc (cuối năm 1952), Thượng Lào (đầu năm 1953).

Thắng lợi của các chiến dịch trên là thắng lợi của hậu phương kháng chiến dựa trên chế độ mới. Hậu phương đã huy động phục vụ bảy chiến dịch trên một khối lượng dân công khá lớn: gần 1.300.000 người với trên 29 triệu ngày công4.

Rõ ràng, mỗi một thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đều gắn liền với việc thực hiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng. Những thắng lợi liên tiếp mà quân dân ta đã giành được trong những năm 1950-1953 là kết quả của sự lãnh đạo của Đảng với đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiến lên một bước mới, tạo điều kiện cho thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.
______________________________________________
1. Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1966, tr.158.
2, 3. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981, t.1. tr.573, 645, 662.
4. Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Sđd, tr.358.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:12:51 pm

2. Từ năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bước sang một giai đoạn mới, gay go, quyết liệt và phức tạp, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải có những cố gắng và quyết tâm rất lớn.

Để đập tan kế hoạch xâm lược đầy tham vọng của Pháp-Mỹ (kế hoạch Nava) và đưa cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đến thắng lợi, đi đôi với những chỉ đạo kịp thời, sáng tạo về chiến lược, chiến thuật quân sự, đòi hỏi Đảng ta phải có những chủ trương, chính sách đúng đắn, sát hợp về: chính trị, kinh tế, văn hoá, nhằm bồi dưỡng sức dân, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, cơ sở vững chắc của hậu phương kháng chiến. Lúc này hơn lúc nào hết, việc củng cố hậu phương kháng chiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội càng trở nên cấp thiết. Bởi vì, hậu phương vững chắc dựa trên chế độ mới, chế độ nhân dân làm chủ đất nước, là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Quá trình củng cố, xây dựng, phát triển hậu phương kháng chiến và chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta, gắn liền với quá trình thực hiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Củng cố, xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, đó là nội dung quan trọng của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Và, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân về chính trị, kinh tế, có nghĩa là trước hết phải thực hiện nhiệm vụ dân chủ, tiến hành cải cách ruộng đất. Bởi lẽ, cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng", chính là nội dung cơ bản của kinh tế dân chủ nhân dân Việt Nam; và vấn đề nông dân và ruộng đất là then chốt của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam. Không triệt để thực hiện nhiệm vụ dân chủ, không thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng", thì sẽ không những không xây dựng được chế độ dân chủ nhân dân, mà còn không thể tiến hành thắng lợi sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Cách mạng muốn thắng lợi, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc muốn thành công, thì phải dựa vào công nông, trong đó nông dân là lực lượng đông đảo nhất mà nguyện vọng tha thiết nhất của nông dân vẫn là "độc lập dân tộc" và "người cày có ruộng".

Chính vì nhận rõ vị trí quan trọng của vấn đề nông dân trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nắm vững đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nên ngay trong những năm 1945-1953, Đảng ta đã tích cực, chủ động giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, từ đó mà củng cố, tăng cường khối liên minh công nông vững chắc, làm cơ sở để mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tạo tiền đề chính trị cần thiết cho việc chuyển thẳng từ cách mạng dân tộc dân chủ lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Tuy vậy, như đồng chí Trường Chinh đã chỉ ra rằng, đã có những lúc, chúng ta coi nhẹ vấn đề nông dân, không thấy hết tầm quan trọng của liên minh công nông, nên đã chậm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Chậm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân không những ảnh hưởng đến việc tăng cường củng cố khối liên minh công nông, mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Đồng chí Trường Chinh viết: "Chính sách ruộng đất không được thi hành đầy đủ đã ảnh hưởng đến toàn bộ công tác của chúng ta:

- Mặt trận dân tộc thống nhất chậm được mở rộng và củng cố trên cơ sở liên minh công nông vững chắc và nhiều nơi bị địa chủ lợi dụng.

- Quân đội tuy tiến bộ khá, nhưng vẫn chưa kịp với yêu cầu của tình hình.

- Chính quyền bên dưới, nhất là chính quyền cấp xã nhiều nơi bị địa chủ, cường hào lợi dụng, và tại những nơi đó nông dân lao động không thật sự nắm chính quyền ở nông thôn.

- Đảng chậm được củng cố, cơ sở của Đảng ở nông thôn có nơi phức tạp, quan hệ giữa Đảng và quần chúng chưa được chặt chẽ.

Đứng về mặt khác mà xét, việc không thực hiện đầy đủ chính sách giảm tô và chậm thực hiện cải cách ruộng đất đã hạn chế việc phát triển kinh tế và văn hoá của nước nhà"1.

Sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc đòi hỏi Đảng ta phải nhanh chóng khắc phục những thiếu sót kể trên và khẩn trương tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng". Tại Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng, ngày 25-1-1953. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc một bản báo cáo chính trị quan trọng. Người chỉ rõ: "Mấy năm trước, vì hoàn cảnh đặc biệt mà ta chỉ thi hành giảm tô, giảm tức, như thế là đúng.

Nhưng ngày nay, kháng chiến đã bảy năm, đồng bào nông dân hy sinh cho Tổ quốc, đóng góp cho kháng chiến đã nhiều và vẫn sẵn sàng hy sinh, đóng góp nữa. Song họ vẫn là lớp người nghèo khổ hơn hết, vì thiếu ruộng hoặc không có ruộng cày. Đó là một điều không hợp lý.

Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân"2.

Hoàn toàn nhất trí với bản Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tư đã đề ra chủ trương tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng" ngay trong kháng chiến.
____________________________________________
1. Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, t.2, tr.327.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.14, tr.24.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:16:36 pm

"Thực hiện cải cách ruộng đất trong kháng chiến là một chủ trương rất đúng đắn và có tính chất sáng tạo của Đảng ta"1. Nhờ cải cách ruộng đất mà "tinh thần và lực lượng kháng chiến của hàng triệu nông dân được động viên mạnh mẽ, khối liên minh công nông được tăng cường, chính quyền nhân dân và Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, sức chiến đấu của quân đội nhân dân tăng lên chưa từng thấy, mọi mặt hoạt động kháng chiến đều được đẩy mạnh. Cuộc vận động này đã góp phần quyết định vào chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại"2.

Nói một cách tổng quát, nếu không tích cực thực hiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và không tiến hành cải cách ruộng đất, thì không có chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ trước hết là thắng lợi của chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.

Chiến tranh là một sự thử thách về mọi mặt toàn bộ lực lượng vật chất và tinh thần của mỗi chế độ xã hội. Tổng kết kinh nghiệm lịch sử, Lênin chỉ ra rằng, thắng lợi của chiến tranh chủ yếu là do chế độ bên trong của nước tham chiến quyết định. Chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam do giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo, dựa trên cơ sở của khối liên minh công nông vững chắc, là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một cuộc đọ sức lớn nhất, quyết liệt nhất, toàn diện nhất giữa ta và địch. Khi bước vào chiến dịch này, nhàn dân ta đứng trước muôn vàn khó khăn, tưởng chừng như không thể nào vượt nổi. Trong những khó khăn chồng chất đó, nổi bật lên là những khó khăn về hậu cần. Làm sao có thể cung cấp đầy đủ lương thực, vũ khí đạn dược cho một binh lực lớn, ở xa hậu phương hàng 500-700 km, trong một thời gian dài và trong những điều kiện đi lại hết sức khó khăn: phương tiện vận tải thiếu thốn, đường sá xấu, quân địch lại thường xuyên bắn phá. Thêm vào đó là những khó khăn về thời tiết: một trận mưa có thể gây ra trở ngại nhiều hơn một trận bom địch. Chính vì vấn đề vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực cho mặt trận Điện Biên Phủ khó khăn như vậy, lại thêm Điện Biên Phủ có công sự kiên cố, hoả lực mạnh, quân đông, bố phòng dày đặc, nên thực dân Pháp cho rằng quân đội ta không thể đánh nổi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tập đoàn cứ điểm của chúng ở Điện Biên Phủ sẽ trở thành "một pháo đài bất khả xâm phạm".

Nhưng bọn chúng đã tính nhầm. Chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam, không ngừng được củng cố, phát triển trong suốt chín năm kháng chiến, đã cho phép huy động đến mức cao nhất sức người, sức của của nhân dân cho tiền tuyến, cho phép sử dụng sức mạnh tổng hợp của cả nước vào trận đánh lịch sử. Cả nước dồn sức cho chiến trường, cả một hậu phương rộng lớn của đất nước, từ vùng tự do Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, vùng mới giải phóng Tây Bắc đến vùng du kích và căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ, vùng mới giải phóng ở Thượng Lào, đều dồn sức người, sức của cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. 261.453 dân công với trên 18.301.570 ngày công, 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 917 tấn lương thực khác, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 mảng nứa và 500 ngựa thồ, đã được huy động phục vụ chiến dịch. Đồng bào Tây Bắc và nhân dân ở vùng Thượng Lào mới giải phóng cũng đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho chiến dịch (Liên khu Việt Bắc đã đóng góp: 5.229 tấn gạo, 454 tấn thịt, 226 tấn thực phẩm khác, 36.519 dân công, 8.065 xe đạp thồ; Liên khu III: 1.712 xe đạp thồ; Liên khu IV: 9.052 tấn gạo, 640 tấn thực phẩm khác, 186.714 dân công, 11.214 xe đạp thồ; Khu Tây Bắc: 7.311 tấn gạo, 389 tấn thịt, 31.819 dân công, 11.800 mảng nứa và 500 ngựa thồ; lưu vực Nậm Hu, Thượng Lào: 2.000 tấn gạo3.
____________________________________________
1, 2. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Tạp chí Học tập, 2-1970, tr.31.
3. Xem Công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Khoa học Hậu cần, Tổng cục Hậu cần xuất bản, 1979, tr.554.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:20:03 pm

Cả một dân tộc, từ đồng bào người Kinh đến đồng bào các dân tộc thiểu số, từ thanh niên, phụ nữ đến các người già, trẻ nhỏ, đều tham gia đánh giặc, cứu nước bằng trí tuệ và lòng dũng cảm, bằng mọi phương tiện sẵn có. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng như trong các chiến dịch khác, truyền thống "cả nước một lòng", "toàn dân đánh giặc" đã được phát huy mạnh mẽ. Tên quan năm Pháp Lơpagiơ, chỉ huy Binh đoàn Thất Khê trong Chiến dịch Biên giới (năm 1950) sau khi bị bắt sống, đã thốt lên: "Các ông thắng là vì các ông có dân, không những nam giới mà cả phụ nữ cũng có mặt ở tiền tuyến". Tên sĩ quan cao cấp Pháp Ivon Panhinét cũng đã thốt lên sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc: "Than ôi! Máy bay của ta (tức của quân đội Pháp) lại thua đôi bồ dân công của Việt Minh (tức nhân dân Việt Nam)"1. Và trong tác phẩm: Trận Điện Biên Phủ, Giuyn Roa cũng đã viết: "... Không phải viện trợ Trung Quốc đã đánh bại tướng Nava mà là những chiếc xe đạp thồ, chở 200, 300 kg do người đẩy".

Đúng như vậy, chiến thắng Biên giới (năm 1950) cũng như chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) chứng minh rằng trong chiến tranh, trang bị vũ khí là quan trọng, nhưng không phải là nhân tố quyết định. Nhân tố quyết định là chế độ xã hội và con người cầm súng chiến đấu cho chế độ đó. Chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội, đã: "Khơi dậy và nhân lên bản lĩnh của cả dân tộc và của từng người Việt Nam"2, đã đào tạo nên một đội quân chiến đấu vừa đông đảo về số lượng, vừa có hiểu biết về khoa học, nghệ thuật, kỹ thuật quân sự, vừa có trình độ giác ngộ cao về chính trị: thấm nhuần đường lối cách mạng của Đảng, sẵn sàng vùng lên chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì ruộng đất cho dân cày để mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội3. Hàng chục vạn chiến sĩ dân công từ khắp các nẻo đường của đất nước, đã vượt qua đèo cao, dốc núi, vượt qua máy bay bắn phá và bom nổ chậm để chuyển hàng chục vạn tấn lương thực, đạn dược cho bộ đội đánh giặc. Hàng vạn thanh niên xung phong ngày đêm phối hợp với các đơn vị công binh, anh dũng mở đường và phá bom nổ chậm của địch trên các tuyến đường giao thông vận tải dẫn đến trận địa. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn kilômét đường được xây dựng và sửa chữa, phục vụ chiến dịch4.

Trong cao trào chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở Điện Biên Phủ, đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu kiên cường, anh dũng, mưu trí và sáng tạo tuyệt vời. Các chiến sĩ Tô Vĩnh Diện và Nguyễn Văn Chức đã hy sinh thân mình để bảo vệ pháo; Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng; Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện cho toàn đơn vị tiến vào diệt địch. Và biết bao tấm gương chiến đấu và anh dũng hy sinh khác, làm rạng rỡ thêm truyền thống kiên cường, bất khuất, sáng tạo của dân tộc Việt Nam. Chính tinh thần quyết chiến, quyết thắng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì ruộng đất cho dân cày, và sức mạnh, sức sáng tạo của quân và dân ta trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vượt qua những khó khăn chồng chất để đi tới đích thắng lợi cuối cùng.

Như vậy, có thể nói, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã không ngừng thực hiện chủ trương: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa kháng chiến, vừa xây dựng kinh tế, văn hoá, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó mà Đảng ta đã xây dựng được hậu phương vững mạnh, một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi trong chiến tranh, đã động viên, tổ chức được mọi lực lượng của dân tộc, kết hợp được sức mạnh của cả nước, của cả ba nước Đông Dương để tạo nên một sức mạnh tổng hợp nhằm đánh thắng kẻ thù.

Cũng nhờ nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã kết hợp được sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Từ năm 1950, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đã công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam và lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Các nước xã hội chủ nghĩa đã hết sức ủng hộ về tinh thần và giúp đỡ về vật chất cho nhân dân ta trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ cuối 1953-1954, một phong trào do Đảng Cộng sản Pháp lãnh đạo đòi chấm dứt chiến tranh, đòi thương lượng với Chính phủ Hồ Chí Minh dâng lên mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân Pháp. Nhân dân các nước Angiêri, Marốc, Tuynidi đã lên tiếng đòi quân viễn chinh Pháp rút khỏi Việt Nam. Công nhân Angiêri liên tiếp đình công không chịu khuân vác cho tàu Pháp chở vũ khí sang Đông Dương. Tháng 10-1953, Đại hội Công đoàn thế giới lần thứ III đã ra Nghị quyết tổ chức "Ngày đoàn kết với nhân dân Việt Nam anh hùng, tích cực đấu tranh đòi chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương...".

Có sức mạnh to lớn ở trong nước, có sự ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của nhân dân thế giới, nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược với chiến công lừng lẫy ở Điện Biên Phủ.
___________________________________________
1. Xem báo Nhân Dân, ngày 7-5-1964.
2. Lê Duẩn: Dưới ngọn cờ của Đảng, đưa đất nước lên ngang tầm cao thời đại, Tạp chí Xây dựng Đảng, 2-1980, tr.5.
3. Trước khi bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã xây dựng được một lực lượng vũ trang hùng mạnh, gồm ba thứ quân. Ta đã huy động vào chiến dịch này một lực lượng lớn: chín trung đoàn (27 tiểu đoàn) và toàn bộ pháo binh, tạo nên một sức mạnh áp đảo.
4. Xem Công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Khoa học Hậu cần Tổng cục Hậu cần xuất bản, 1979, tr.554.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Mười Hai, 2021, 08:42:53 pm

TẤM BẢN ĐỒ "LÊN SỞI" CỦA QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP1

Đại tá LÊ KIM


Trong số các tướng Pháp có dính líu vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Hăngri Nava là viên tổng chỉ huy thứ tám, đồng thời cũng là "người cuối cùng đọ sức với Việt Minh". Dĩ nhiên, sau Hăngri Nava còn có Pôn Ely được cử sang Đông Dương nhưng lúc đó chiến tranh đã kết thúc, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương đã ký kết, Ely chỉ còn mỗi một nhiệm vụ là "làm lễ cuốn cờ" cho quân đội viễn chinh Pháp từ miền Bắc tập kết vào Nam rồi rút hết về nước. Do đó, Nava vẫn được nhiều tờ báo Pháp tặng cho danh hiệu là "võ sĩ cuối cùng trên vũ đài Đông Dương".

Cảm tưởng của vị Tổng Chỉ huy này khi đặt chân tới Tổng hành dinh quân đội viễn chinh Pháp ở Hà Nội như thế nào? Trong cuốn Đông Dương hấp hối xuất bản năm 1956, Nava viết: "Tại trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội viễn chinh Pháp ở Hà Nội có một tấm bản đồ lớn ghi rõ các vị trí và vùng kiểm soát của quân đội Pháp cũng như của Việt Minh. Khu vực do Pháp kiểm soát, chủ yếu là các thành phố, thị xã, thị trấn và vùng lân cận cùng với các trục đường giao thông, được thể hiện bằng màu trắng, chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích chiến trường Bắc Bộ. Khu vực tranh chấp giữa Pháp và Việt Minh, thể hiện bằng màu hồng nhạt, cũng chỉ chiếm khoảng từ 1/4 đến 1/3. Còn khu vực do Việt Minh kiếm soát chiếm tới quá nửa tấm bản đồ. Mỗi thôn, xã hoặc một cụm xóm làng do Việt Minh làm chủ tuyệt đối, được thể hiện bằng một chấm màu đỏ. Nhìn vào bản đồ, người xem thấy chi chít những chấm màu đỏ, tập trung dày đặc tại vùng châu thổ sông Hồng, lan rộng tới vùng ven biển và ăn sâu tới tận vùng trung du. Vì vậy, người xem đã gọi đây là tấm bản đồ "lên sởi" hoặc có kẻ còn nói đây là bệnh "đậu mùa" đang phát triển…”.

Cẩn thận hơn nữa, Nava còn cho vẽ lại và in ngay trong cuốn sách Đông Dương hấp hối tấm bản đồ quân sự chiến trường Bắc Bộ với dòng chữ "đậu mùa" đậm nét do chính tay các sĩ quan đồ bản của Pháp đã ghi trên góc phải.

Với tấm bản đồ này, Nava muốn biện bạch rằng, khi tới Đông Dương nhậm chức Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, gọi tắt là C.E.F.E.O thì bảy vị tướng chỉ huy sang trước đã để lại cho Nava một cái "gia tài quân sự, chính trị ở Bắc Bộ" như thế đó!

Một điều mỉa mai là, không phải bảy viên tổng chỉ huy trước Nava đã lơ là hoặc sơ hở trong việc "bình định" vùng châu thổ sông Hồng. Ngược lại, vị nào cũng tập trung "cố gắng cao nhất" trong việc tác chiến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, mỗi vị một phương án rất bài bản. Ngay từ khi chiến tranh mới bùng nổ vào hồi tháng 12-1946, cả Bộ Tổng tham mưu quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương lẫn Bộ Chỉ huy quân Pháp trên chiến trường Bắc Bộ đều thống nhất ý kiến là phải "giữ vững con đường huyết mạch số 5 nối liền Hà Nội với cửa biển Hải Phòng" rồi "đánh loang" ra tận bắc phần sông Đuống lẫn nam phần sông Đáy. Tướng Raun Xalăng hai lần làm nhiệm vụ tổng chỉ huy thì "cả hai lần đều coi vùng châu thổ sông Hồng là vùng "quan trọng nhất" của chiến trường Bắc Bộ cũng như toàn Đông Dương. Nhưng phía Pháp càng cố gắng "bình định'' vùng châu thổ sông Hồng thì Việt Minh lại càng thâm nhập. Đến nhiệm kỳ của Đờ Lát Đờ Tátxinhi, viên tướng được coi là "tài giỏi nhất" và là "niềm kiêu hãnh" của quân đội Pháp thì chính Đờ Lát là người đầu tiên công khai kêu toáng lên rằng vùng châu thổ "đang mọt ruỗng". Thế là, viên Tư lệnh chỉ quen tiến công này đã phải tính đến nước cờ bị động là "xây dựng phòng tuyến để bảo vệ" thay cho việc đánh lan rộng theo kiểu vết dầu loang mà các viên tướng trước đó đã thực hiện và đã thảm bại.

Nhưng đúng lúc tướng Đờ Lát "xây kè đắp đập nhằm ngăn chặn nạn hồng thuỷ do Việt Minh tràn ngập" thì vùng châu thổ sông Hồng lại có tới một sư đoàn chính quy, có khi tới hơn hai sư đoàn của Việt Minh hoạt động liên tục cùng với bộ đội địa phương và dân quân du kích. Chính Nava đã phê phán Đờ Lát là "tính quẩn" Nava viết:

"Sau khi nhận được tăng viện từ Pháp đưa sang để thành lập bốn binh đoàn cơ động (G.M), tướng Đờ Lát quyết định bảo vệ vùng châu thổ sông Hồng bằng một chiến lược phòng ngự. Ông đã lập một phòng tuyến như "chiến luỹ Maginô thu nhỏ", nhưng phòng tuyến này vẫn không ngăn chặn được Việt Minh mà còn chôn chân hơn 20 tiểu đoàn và các đồn bốt lẻ làm giảm sút mất lực lượng cơ động. Do đó, tại vùng châu thổ sông Hồng, quân ta (tức quân đội viễn chinh Pháp) vẫn phải đứng trước một vấn đề ngày càng khó khăn: phải chống lại một kẻ địch vô hình, không sờ thấy, không túm được, một kẻ địch lúc tập trung lúc phân tán, vũ khí ngày càng hoàn hảo, trình độ ngày càng nâng cao. Nhiều khu vực trong vùng châu thổ sông Hồng, ban ngày do ta kiểm soát nhưng đến đêm lại do Việt Minh làm chủ. Vùng châu thổ sông Hồng cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long đều là những khu vực trù phú, nhiều ruộng, đông dân, dân chúng bị tiêm nhiễm tư tưởng cộng sản. Trong những vùng quân ta kiểm soát, và chỉ kiểm soát được về mặt lý thuyết, có tới 60.000 quân địch hoạt động. Tình thế đó làm cho ta phải "chôn chân" quân lính tại vô số đồn bốt để bảo vệ các trục đường bộ, đường sắt, kho tàng, sân bay, đó là chưa kể các thành phố, thị xã, thị trấn; thông thường, muốn bảo vệ một quãng đường từ 20 đến 40km, tuỳ từng khu vực ta phải mất tới một tiểu đoàn bộ binh và một đại đội pháo trong khi Việt Minh chỉ cần huy động một hoặc hai trung đội".

Nava tiết lộ, khi ông ta tới Đông Dương, quân Pháp đã phải sử dụng tới năm sư đoàn xé lẻ với tổng số quân là 100.000 binh lính để "chôn chân" trong 917 đồn bốt ở vùng châu thổ sông Hồng. Dĩ nhiên, Nava cũng có một kế hoạch nhằm thoát khỏi tình thế bị động. Trong cái gọi là "kế hoạch Nava", viên Tổng Chỉ huy này dự định, trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1956 sẽ "án binh bất động", một mặt vét thêm lính nguỵ để "gìn giữ" vùng châu thổ sông Hồng, một mặt chờ quân tăng viện từ Pháp sang để xây dựng thêm các binh đoàn cơ động. Sau khi đã có đủ lực lượng để dùng vào cả việc phòng ngự lẫn tiến công, lúc đó mới đi "tìm chủ lực Việt Minh để diệt" nhằm đánh quỵ xương sống của Việt Minh để tìm một "lối thoát danh dự" cho phép.

Thế nhưng, như mọi người đã biết, cái "kế hoạch Nava" vừa mới triển khai thì quân Pháp đã bị một thảm bại ở Điện Biên Phủ. Toàn bộ vùng châu thổ sông Hồng đang "mọt ruỗng" thế là bị đổ ụp! Sau Hiệp định Giơnevơ, một nửa nước Việt Nam được giải phóng, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Tấm bản đồ "lên sởi" treo trong trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội viễn chinh Pháp (số 33 phố Phạm Ngũ Lão hiện nay) là một bằng chứng hùng hồn nói lên tinh thần đấu tranh bất khuất, mưu trí, táo bạo của quân và dân ta, đặc biệt là quân dân vùng châu thổ sông Hồng mà chính đối phương đã phải ghi nhận.
____________________________________________
1. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6 - 1992.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 28 Tháng Mười Hai, 2021, 09:03:49 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỰ LỰA CHỌN ĐỊNH MỆNH
CỦA THỰC DÂN PHÁP
1

Đại tá, TS. NGUYỄN MẠNH HÀ
Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự


Ngày 8-6-1954, một tháng sau ngày tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, Plêven, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nói trước Quốc hội Pháp: "Khi một chiến dịch quân sự kết thúc xấu, người ta thấy lập tức mọc lên nhan nhản những nhà "chiến lược xalông" và những nhà tiên tri "nói hậu", họ giải thích rằng họ đã luôn luôn báo trước nhưng nào họ có bày tỏ ý kiến gì trước đâu... Điện Biên Phủ được chiếm ngày 20-11-1953... Giữa ngày đó đến lúc Việt Minh bắt đầu tiến công, ngày 13-3-1954, các nhà tiên tri có thể dễ dàng cho người ta nghe ý kiến của mình trong khoảng thời gian ba tháng rưỡi... Cái mà tôi biết, đó là ngày tôi lên thăm tập đoàn cứ điểm, ngày 19-2, mọi người ở đây đều rất tin tưởng vào sự bố phòng cũng như những phương tiện của mình và không một ai nghĩ đến việc rút bỏ nó. Cái mà tôi biết, đó là không một chỉ huy quân sự nào mà tôi hỏi ý kiến lại đề nghị tôi làm việc đó"2.

Vậy những lý do nào khiến Bộ Chỉ huy Pháp ở Đông Dương, đại diện là Tổng Chỉ huy Nava, chọn Điện Biên Phủ làm nơi đối đầu với Việt Minh trong một trận chiến có tính chất quyết định đến thắng bại của cả cuộc chiến tranh, một sự "lựa chọn định mệnh", lại được Chính phủ Pháp thông qua? Có nhiều lý do để giải thích vấn đề này, chúng tôi xin tóm tắt thành những điểm chủ yếu dưới đây:

Trong kế hoạch tổng thể của Nava, được Hội đồng Quốc phòng Pháp3, do Tổng thống Vanhxăng Ôriôn, chủ toạ, thông qua4 ngày 24-7-1953, không hề thấy nhắc đến địa danh Điện Biên Phủ cả về mặt vị trí chiến lược cũng như ý nghĩa chính trị, quân sự. Có chăng, Điện Biên Phủ chỉ nằm ở vị trí khiêm tốn trong mối quan tâm chung của Nava về vùng rừng núi Bắc Bộ và trách nhiệm bảo vệ Thượng Lào. Vậy mà, theo sự phát triển, chuyển biến của tình hình, cánh đồng lòng chảo Điện Biên, cách Hà Nội gần 400 km về phía tây-bắc, dần dần, một cách không tự giác, trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava.
________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Xem Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Sđd.
3. Gồm các bộ trưởng có liên quan đến Đông Dương và các tham mưu trưởng lục quân, không quân, hải quân.
4. Theo H. Nava, trong cuốn Thời điểm của những sự thật, Nxb. Plông, Pari, 1979 (bản dịch của Nguyễn Huy Cầu) thì kế hoạch tác chiến gồm hai bước:
+ Trong chiến cuộc 1953-1954, nói chung giữ thế phòng thủ ở phía bắc vĩ tuyến 18 và tìm cách tránh giao chiến lớn. Trái lại, ở phía nam lại tiến công để ổn định miền trung và nam Đông Dương và để lấy được nhân, vật lực. Đặc biệt phải thanh toán cho được Liên khu V.
+ Khi đạt được ưu thế về quân cơ động, nghĩa là nếu có thể được thì từ mùa Thu 1954, thực hành tiến công ở phía bắc nhằm mục đích tạo ra một tình hình quân sự cho phép đưa ra một giải pháp chính trị thích hợp để giải quyết chiến tranh.



Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 28 Tháng Mười Hai, 2021, 09:06:42 pm

1. Lý do về phía ta

Chủ trương tác chiến của ta trong Đông Xuân 1953-1954 là sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào hướng quân Pháp sơ hở đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt trong vận động ở những hướng quân Pháp có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta. Điểm mấu chốt cần tập trung nỗ lực là tìm cách phân tán khối cơ động chiến lược của Pháp vừa được tổ chức xây dựng. Nava dự kiến tập trung xây dựng 27 GM (binh đoàn) cơ động cho toàn chiến trường Đông Dương (mỗi GM tương đương một trung đoàn tăng cường). Riêng ở Bắc Bộ, Pháp có 44 tiểu đoàn cơ động, trong khi đó ta có năm đại đoàn bộ binh và một đại đoàn công binh - pháo binh. Tỷ lệ quân chủ lực cơ động giữa ta và Pháp là 1/1,5. Tuy vậy, Nava vẫn chưa chát thừa nhận: "Mặc dù đông quân hơn đối phương một chừng mực nào đấy, lực lượng cơ động của ta vẫn không có khả năng đương đầu với khối chủ lực cơ động tác chiến của họ. Việc tổ chức một khối lực lượng mạnh hơn và có sức cơ động có thể sánh với Việt Minh là một điều cần thiết"1.

Do phải rút lực lượng ở các chiến trường về tập trung xây dựng khối cơ động, nên lực lượng Pháp - nguỵ trở nên sơ hở, mỏng yếu. Ta đã triệt để khai thác yếu điểm này, phân tán chủ lực đánh vào các địa bàn chiến lược mà Pháp không thể bỏ, buộc chỉ huy Pháp phải xé lẻ khối cơ động làm nhiệm vụ đóng giữ. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng của Pháp, một lần nữa lại trở nên gay gắt.

Điều tài tình ở chỗ, chỉ với một đại đoàn thiếu (Đại đoàn 316 thiếu Trung đoàn 176) và một trung đoàn tăng cường hành quân làm nhiệm vụ tác chiến theo hai2 trong số nhiều hướng đã dự kiến, ta đã buộc Bộ Chỉ huy Pháp dần dần chuyển trọng tâm nỗ lực của kế hoạch (đã vạch ra) theo hướng nam - bắc. Có nghĩa là kế hoạch của Nava bước đầu bị phá vỡ trong khi ông ta muốn dành ưu tiên ở bước một cho chiến trường Nam Bộ và Liên khu V, thì nay buộc phải quay ra Bắc đối phó với ta. Chỉ riêng động thái đầu tiên này đã bộc lộ sự nhạy cảm, bị động, sơ hở trong thế bố trí chiến lược và trong cách điều quân, tổ chức lực lượng của phía Pháp.

Có thể nói rằng, trước khi Đại đoàn 316 rời địa bàn đứng chân ở Thanh Hoá theo đường 41 hành quân lên Lai Châu và một bộ phận chủ lực khác tiến sang Trung Lào, ngay cả phía ta cũng chưa lường trước sự thay đổi tình thế có tính chiến lược do sự đối phó của Pháp mang lại. Cơ quan chiến lược của ta vẫn có kế hoạch dài hơi trong hai năm (1953-1954), đồng thời dự kiến những khả năng, tình huống có thể xảy ra. Ta vẫn lựa chọn hướng địa bàn sở trường là vùng rừng núi để thực hành tác chiến ở Lai Châu, Tây Bắc, mà chưa dự kiến hết được Thượng Lào chính là điểm nhạy cảm, là "huyệt hiểm" của Pháp trong thế bố trí chiến lược ở Đông Dương. Việc Pháp cấp tốc cho sáu tiểu đoàn (gồm 4.500 quân) nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ3 vào các ngày 20, 21, 22 tháng 11-1953 trong lúc Đại đoàn 316 đang trên đường hành quân lên Lai Châu, là biểu hiện của phản ứng tức thì khi bị điểm trúng huyệt.

Tiến theo một bước, khi nhận thấy tình thế chiến lược mới xuất hiện, ta nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch. Cuối tháng 11-1953, Đại đoàn 308 được lệnh rút khỏi khối chủ lực gồm các Đại đoàn 308, 312, 304 (thiếu một trung đoàn) và Đại đoàn công - pháo 351, bố trí ở khu vực Phú Thọ - Yên Bái - Tuyên Quang sẵn sàng đánh tiêu diệt lớn khi Pháp tiến công, hành quân lên Tây Bắc.

Một tình huống mới đặt ra đối với Bộ Chỉ huy Pháp: sử dụng lực lượng đánh lên Phú Thọ, Yên Bái để kìm chân chủ lực ta hay đưa thêm lực lượng lên Điện Biên Phủ và chấp nhận giao chiến ở đó đồng thời vẫn xúc tiến thực hiện kế hoạch Nava, mở cuộc tiến công ở Liên khu V và miền Nam vào đầu năm 1954? Sau khi cân nhắc nhiều mặt, Nava quyết định chọn phương án thứ hai: vừa đưa thêm quân lên Điện Biên Phủ, chấp nhận giao chiến vừa tiếp tục thực hiện kế hoạch mở cuộc tiến công ở miền Nam. Theo ông ta, nếu đồng ý với tướng Cônhi, Tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ, tập trung lực lượng đánh lên Phú Thọ - Yên Bái, nơi chủ lực ta đã sẵn sàng chờ giao chiến, thì khả năng giành thắng lợi không chắc chắn, vả lại, khối quân cơ động sẽ bị xé lẻ thêm nữa, sau khi đã phải "cắm chốt" ở Điện Biên Phủ và Trung Lào. Và lý do quan trọng nhất là sẽ không tiếp tục thực hiện được kế hoạch tiến công ở miền Nam như đã dự kiến.

Trong chỉ thị đề ngày 3-12-1953 gửi cho cấp dưới, Nava nhấn mạnh "Để ngăn chặn những ý đồ ấy (ý nói hoạt động sắp tới của chủ lực ta ở Tây Bắc) tôi quyết định chấp nhận cuộc chiến đấu ở Tây Bắc trong những điều kiện tổng quát sau đây:

1. Việc phòng giữ vùng Tây Bắc sẽ tập trung ở Điện Biên Phủ, căn cứ không quân và mặt đất cần được bảo vệ bằng mọi giá.

2. Việc chiếm giữ Lai Châu sẽ chỉ được duy trì khi các biện pháp hiện có đảm bảo được việc phòng thủ mà không bị tổn hại. Trong trường hợp bị uy hiếp nghiêm trọng, các đơn vị sẽ rút theo đường bộ hoặc đường không về Điện Biên Phủ"4.

Ngày 5-12, tránh trước khả năng bị chủ lực ta tiến công, các lực lượng đồn trú Pháp ở Lai Châu rút về Điện Biên Phủ bằng 183 chuyến máy bay Đakôta khứ hồi, bỏ lại tại thị xã này hơn 300 tấn trang thiết bị và 40 xe quân sự. Ngày 7-12, Đại tá Đờ Cátxtơri thay tướng Gin chỉ huy GONO5.

Như vậy, cho đến ngày 10-12, số quân Pháp ở Điện Biên Phủ đã lên tới 10 tiểu đoàn bộ binh, do tiếp nhận các đơn vị từ Lai Châu rút về, và hai tiểu đoàn của bán Lữ đoàn lê dương thứ 13 (13è ĐBLE) mới được đưa lên.

Điện Biên Phủ dần dần trở thành mối quan tâm, thu hút nhiều lực lượng, phương tiện chiến tranh của đội quân viễn chinh Pháp. Ngoài lý do chủ yếu là hoạt động và di chuyển các đơn vị chủ lực của ta hướng dần lên Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải từng bước một chấp nhận cuộc đọ sức ở đây, nơi địa bàn chưa được dự kiến chuẩn bị, còn nhiều lý do khác khiến Điện Biên Phủ, một cách không tự giác, trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava. Đó là sự đánh giá không đúng của Pháp về khả năng của bộ đội ta, không nắm được ý đồ tác chiến chiến lược, phán đoán của ta, từ đó bộc lộ điểm yếu cơ bản mà ta đã biết lợi dụng triệt để để giành thắng lợi.
_____________________________________________
1. H. Nava: Thời điểm của những sự thật, Sđd, tr. 85.
2. Hai hướng đó là Lai Châu (Tây Bắc) và Trung Lào.
3. Cuộc nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ mang mật danh Castor (con Hải ly).
4. Dẫn theo Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Sđd, "Chỉ thị về việc điều hành những cuộc hành quân ở vùng Tây Bắc Bắc Kỳ".
5. GONO: Groupement Opération du Nord-Ouest.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 28 Tháng Mười Hai, 2021, 09:10:15 pm

2. Lý do về phía Pháp

a. Về chính trị

Đây là thời điểm nước Pháp mỏi mệt về những biến động chính trị, xã hội, bị sa lầy ở Đông Dương, muốn rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự. Giới cầm quyền Pháp ở Pari đặt hy vọng vào kế hoạch của Nava và bản thân ông ta trong việc tìm ra một thắng lợi quân sự khả dĩ để "tạo thế" trong đàm phán. Mục đích của kế hoạch Nava, được Chính phủ Pháp xác định, nhằm làm cho Việt Minh phải nhận ra họ không có khả năng giành được một thắng lợi quân sự quyết định, từ đó không thể lợi dụng kết quả của thắng lợi quân sự để mặc cả về chính trị, để đàm phán. Mặt khác, giới lãnh đạo ở Pari và các cấp chỉ huy Pháp ở Đông Dương hy vọng, qua việc đánh thắng ở Điện Biên Phủ, sẽ phá vỡ kế hoạch giành chiến thắng quyết định của Việt Minh, ngăn chặn được tác động sâu sắc của thắng lợi đó đến dư luận Pháp và thế giới.

b. Lý do bảo vệ Lào

Nước Lào, đặc biệt là Thượng Lào, có tầm quan trọng chiến lược trong thế bố trí của Pháp ở Đông Dương. Đây là nơi có cả kinh đô của vương quốc và thủ đô của nước Lào thuộc Pháp. Theo Pháp, trong ba nước liên kết ở Đông Dương thì Lào được coi là nước "trung thành" nhất. Ngày 28-10-1953, Pháp đã ký với Lào một hiệp ước, theo đó Lào gia nhập khối Liên hiệp Pháp và nước Pháp cam kết bảo vệ Lào. Các chính khách, tướng tá Pháp đều có chung một nhận định: mất Thượng Lào sẽ có những tác hại không thể tính hết được về mặt chính trị1. Nava cho rằng: đánh Thượng Lào, chiếm kinh đô Luông Prabăng, Việt Minh sẽ giáng cho Pháp một thất bại về tinh thần khó có thể gượng dậy. Chiếm Trung Lào, Việt Minh sẽ tiếp tay cho Liên khu V và đe doạ toàn miền Nam Đông Dương. "Bảo vệ Thượng Lào đối với Pháp cần thiết biết nhường nào nếu không muốn chứng kiến cái cảnh chỉ một vài tháng nữa toàn bộ miền trung và miền nam Đông Dương sẽ bị sụp đổ". Đây chính là một trong những điểm yếu trong thế bố trí chiến lược của Pháp ở Đông Dương. Nếu chỉ mất Lai Châu, có lẽ Bộ Chỉ huy Pháp đã không vội vã phản ứng như vậy. Pháp còn trù tính một sự sụp đổ dây chuyền từ Thượng Lào xuống Trung Lào, rằng: "Cộng sản sẽ xâm nhập vào Thái Lan, chính quyền Băng Cốc sụp đổ như một lâu đài xây dựng bằng những quân bài, Campuchia bị uy hiếp sau lưng và công cuộc bình định miền Nam bị đe doạ...". Lý do bảo vệ Lào cũng chính là ý thức bảo vệ cho sự triển khai suôn sẻ bước một của kế hoạch Nava ở Liên khu V và miền Nam. Bởi vì, theo lời ông Mắc Giắckê, khi sang Đông Dương tháng 11-1953: "Nếu Việt Minh tới được sông Mê Công thì chắc chắn dư luận nước Pháp sẽ bị một cú sốc choáng váng đến nỗi không còn có thể tiếp tục cuộc chiến tranh được nữa".

c. Lý do chọn Điện Biên Phủ về mặt địa lý - quân sự

Nava và các tướng tá ở Đông Dương đều thống nhất cho rằng do thiếu lực lượng và sự kém thích nghi địa bàn rừng núi của binh lính nên Pháp chỉ còn cách bảo vệ trực tiếp cho Thượng Lào. Điều đó có nghĩa là thiết lập một căn cứ ngăn chặn Việt Minh tiến sang Lào chứ không phải sử dụng lực lượng đánh chặn theo kiểu vận động chiến. Có hai trục đường từ Tây Bắc Việt Nam sang Thượng Lào: một đường đi qua Sầm Nưa và cao nguyên Trấn Ninh, trên đường này đã có tập đoàn cứ điểm Cánh Đồng Chum do tướng Xalăng thiết lập từ trước, chặn lại; một đường tốt hơn đi từ Tuần Giáo, Điện Biên Phủ sang lưu vực sông Nậm Hu, tới Luông Prabăng. Đây chính là con đường chủ lực Việt Minh, theo dự kiến của Pháp, sẽ đi. Vì vậy, cách tốt nhất là phải thiết lập các căn cứ không - bộ, các "con nhím" hay các tập đoàn cứ điểm để ngăn chặn. Có bốn địa điểm được đưa ra cân nhắc: Lai Châu, Điện Biên Phủ (Việt Nam) và Viêng Chăn, Luông Prabăng (Lào). Hai địa điểm trên đất Lào không đáp ứng được yêu cầu cần phòng thủ cả trên không và trên mặt đất do bị hạn chế về tầm bao quát. Sân bay nằm cách xa thành phố nên không thể xây dựng được một tập đoàn cứ điểm ôm gọn cả thành phố lẫn sân bay. Hai thành phố Viêng Chăn và Luông Prabăng không nằm ở vị trí có thể khống chế toàn bộ vùng xung quanh khi bị Việt Minh tiến công nên nguy cơ bị cô lập là rõ ràng. Hơn nữa, việc tiếp tế sẽ khó khăn vì hai nơi nói trên đều nằm cách xa đồng bằng.

Lai Châu, nơi Pháp đã thiết lập căn cứ phòng thủ, cho đến lúc này cũng không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đây vừa là khu vực khó trụ vững khi bị tiến công, đồng thời lại biệt lập, xa đường tiến quân của chủ lực Việt Minh nên không thể ngăn chặn có hiệu quả.

Chỉ còn có Điện Biên Phủ. Cựu Tổng Chỉ huy Xalăng đã nhận định về vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ ngày 25-5-1953, hai tháng trước khi kế hoạch Nava được thông qua, như sau: "Cần thiết phải bổ sung cho thế bố trí hiện tại bằng việc thiết lập một trung tâm đề kháng mới ở Điện Biên Phủ... chiếm được Điện Biên Phủ, ta (Pháp) sẽ khoá được con đường một cách rất có hiệu quả, bởi vị trí này chỉ có thể vòng qua một cách rất khó khăn bằng những con đường mòn phải vượt qua núi rất xấu"2.

Điện Biên Phủ là cánh đồng lòng chảo rộng nhất ở Tây Bắc, có điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập một căn cứ phòng thủ không - bộ và phát huy được uy lực của pháo binh, khả năng của xe tăng, thiết giáp. So với Luông Prabăng và Viêng Chăn thì tiếp tế bằng không quân cho Điện Biên Phủ có nhiều điểm thuận lợi hơn. Theo Tổng Chỉ huy Nava: "Vị trí địa lý của khu lòng chảo Điện Biên Phủ, những đặc điểm về khí hậu ở đây khiến cho nó trở thành một địa bàn dễ phòng thủ, một trong những căn cứ không quân tốt nhất Đông Nam Á, một đầu cầu hàng không tuyệt vời. Chúng ta có những điều kiện rất thuận lợi để chấp nhận một trận chiến đấu ở đây"3. Ngoài vận chuyển tiếp tế, Việt Minh sẽ "gặp khó khăn lớn khi đưa pháo 37 ly vào sát tầm mà máy bay lăn bánh khi cất cánh, hạ cánh và thả dù. Các vị trí pháo của họ (Việt Minh) sẽ bị đập nát vụn. Vì vậy, họ chỉ đưa được pháo vào lúc họ mở trận tấn công mạnh vào khu trung tâm. Như vậy, việc tiếp tế bằng không quân có thể tiến hành thoải mái cho đến ngày có cuộc tiến công... Ở mức tối thiểu vẫn có thể tiếp tế về ban đêm. Như vậy, rất có thể là việc tiếp tế bằng không quân luôn có thể đảm bảo"4. Pháo hạng nặng của Việt Minh cũng chỉ có thể bố trí ở các mỏm núi vành ngoài lòng chảo Điện Biên, vì vậy "ban ngày và những lúc thời tiết tốt thì các căn cứ của ta (Pháp) ít có khả năng bị kẻ thù pháo binh. Họ lập tức sẽ bị trừng trị"5.
_____________________________________________
1. Trong công văn của ông Gi. Mông (J. Mons), Thư ký Ủy ban Quốc phòng, gửi ông M. Giắckê, Bộ trưởng các quốc gia liên kết ngày 27-11-1953, có đoạn: "Mục tiêu (hành động) của chúng ta ở Đông Dương là đưa đối phương tới chỗ phải thừa nhận rằng họ không thể nào thắng lợi bằng biện pháp quân sự". Theo Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Sđd.
2, 3. H. Nava: Thời điểm của những sự thật, Sđd.
4. Trích báo cáo Chống lại pháo phòng không của Việt Minh, do trung tá chỉ huy các lực lượng lục quân và không quân (F.T.A) ở bắc Việt Nam ký (sau khi một phái đoàn sĩ quan Hoa Kỳ từ Tôkiô tới để trình bày về loại pháo 37.A.A và những phương pháp phòng chống lại loại pháo này). Theo Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Sđd.
5. Trích báo cáo của tướng Păngnaxiôri - thanh tra pháo binh các lực lượng lục quân ở Viễn Đông F.T.E.O. Theo Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Sđd.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 28 Tháng Mười Hai, 2021, 09:13:53 pm

d. Lý do về mặt tâm lý

Chúng tôi không cho rằng đây là lý do chính khiến Pháp quyết định chấp nhận cuộc đối đầu ở Điện Biên Phủ, song đây là một khía cạnh, do chịu tác động của các vấn đề khác nên rất có ảnh hường đến thái độ, đến quyết định của các nhà chính trị, quân sự Pháp. Có thể lý giải điều này qua mấy điểm dưới đây:

- Mong muốn chung của giới cầm quyền Pháp là kết thúc cuộc chiến tranh ở Đông Dương bằng một thắng lợi danh dự. Họ không muốn Việt Minh ngồi vào bàn đàm phán với tư cách của người chiến thắng, mà ngược lại. Vì vậy, mặc dù đã bỏ nhiều công sức để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nava, hy vọng trong thời gian hai năm 1954-1955 sẽ xoay chuyển được tình thế có lợi cho Pháp, thậm chí tiêu diệt đối phương bằng một đòn quân sự mạnh mẽ, Bộ Chỉ huy Pháp vẫn quyết định thay đổi kế hoạch, chấp nhận giao chiến lớn ở Điện Biên Phủ với ý đồ kìm giữ và tiêu diệt đại bộ phận chủ lực của ta.

- Nava và Bộ Chỉ huy Pháp ở Đông Dương, bằng nhiều cách, đã thành công trong việc gây tâm lý chiến thắng đến hầu hết các nhân vật chủ chốt của Chính phủ Pháp có liên quan trách nhiệm đến Đông Dương1. Những người đã hậu thuẫn mạnh mẽ cho Nava tiếp tục chuẩn bị cuộc giao chiến. Tướng Blăng đã viết cho Nava: "Từ mình tôi tin rằng trận đánh sẽ kết thúc bằng một thắng lợi không thể chối cãi được của bên phòng thủ và ở đây, tôi có thể giải thích nó bằng những lý lẽ thực tế"2. Phái đoàn Chính phủ Pháp do Plêven dẫn đầu, sau khi lên thăm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ngày 19-2-1953, khi trở về Pháp cũng không hề che giấu niềm tin vào chiến thắng của phía Pháp trong trận đánh quyết định này.

- Dựa vào kết quả cuộc tập kích vào Lạng Sơn (17-7-1953), cuộc tập kích vào Lào Cai (6-10-1953) và nhất là sau khi mở cuộc hành binh Hải Âu (15-10-1953 - Mouette) vào tây - nam Ninh Bình, tìm diệt Đại đoàn 320 của Việt Minh, một tâm lý lạc quan bắt đầu xuất hiện trong hàng ngũ tướng lĩnh chính khách Pháp. Họ cho rằng kế hoạch tác chiến của ta bước đầu bị đảo lộn, Pháp đã phần nào giành lại quyền chủ động tiến công, tình thế đã trở nên sáng sủa hơn. Chính vì xuất hiện tâm lý chủ quan như vậy nên Pháp nhanh chóng "chộp" lấy cơ hội nhằm đánh đòn quyết định ở Điện Biên Phủ.

- Một lý do tâm lý không kém phần quan trọng nữa là ý định và hoạt động "không rõ ràng" của cấp chỉ đạo chiến lược và các đơn vị chủ lực ta trong suốt thời gian ba tháng 23 ngày, kể từ khi Pháp nhảy dù xuống (20-11-1953), đến khi súng bắt đầu nổ ở Điện Biên Phủ (13-3-1954). Cái sự "không rõ ràng" đó đã gây tâm lý sốt ruột, đánh giá thấp đối phương của phía Pháp, từ đó càng củng cố quyết tâm dùng Điện Biên Phủ làm nơi "nghiền nát chủ lực Việt Minh" của Pháp.

Pháp cho rằng quân và dân ta không thể chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ. Vì Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất, có số quân đông nhất, được trang bị phương tiện chiến đấu hiện đại, đầy đủ nhất, thời gian chuẩn bị, bố trí phòng thủ dài nhất. Trước kia, ta đã không có cách gì đánh bại được hình thức phòng ngự (biện pháp chiến lược) của Pháp ở Hoà Bình, Nà Sản, Cánh Đồng Chum... thì bây giờ càng không thể đánh được Điện Biên Phủ. "Bộ Chỉ huy Pháp cho rằng nếu kẻ thù tiến hành trận đánh này thì nó rất gay go nhưng cũng tạo cho Pháp những cơ may lớn giành thắng lợi. Từ trước tới nay, đội quân của tướng Giáp chưa bao giờ đương đầu với một sứ mệnh ghê gớm như sứ mệnh đánh Điện Biên Phủ"3.

Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Pháp còn cho rằng ta không thể tập trung quân với số lượng lớn quá hai sư đoàn và pháo binh hạng nặng lên một khu vực biệt lập, đường sá xa xôi, không có phương tiện chuyên chở cơ giới. Việc tiếp tế lương thực, đạn dược trong một thời gian dài, trên những con đường dài hàng trăm kilômét từ đồng bằng lên và từ biên giới Việt - Trung đến, chủ yếu bằng mang vác thô sơ, lại luôn bị máy bay ném bom phá, là điều không thể thực hiện được. Mặt khác, nếu bị kìm giữ một lực lượng lớn chủ lực ở Điện Biên Phủ thì kế hoạch tác chiến, thế bố trí chiến lược và quyền chủ động tiến công của ta sẽ bị phá vỡ.

Vì thế, nếu chiếm giữ được Điện Biên Phủ có nghĩa là Pháp vẫn đứng chân được ở Tây Bắc, vừa giữ được cả Thượng Lào, giữ được đồng bằng Bắc Bộ đồng thời vẫn có điều kiện để mở cuộc tiến công ở miền Nam như dự kiến của kế hoạch Nava. Điện Biên Phủ sẽ là cái "nhọt hút độc" (lời của Cônhi), lực lượng đối phương sẽ bị kìm chân ở đây 33 tiểu đoàn, trong khi đó Pháp chỉ cần có 12 tiểu đoàn.

Ngày 24-12-1953, lên dự lễ Nôen tại Điện Biên Phủ, tướng Nava đã tuyên bố với sĩ quan, binh lính Pháp phòng thủ tại đây: “Trong những điều kiện ấy thì một trận chiến đấu chỉ có thể diễn biến thuận lợi cho ta (Pháp). Tất nhiên, đối phương có thể gây bất ngờ cho ta ở một số nơi và còn có thể giành được những kết quả quan trọng cục bộ. Nhưng những khả năng của ta tập trung nhanh chóng, tại những nơi bị uy hiếp, những lực lượng lớn hơn của đối phương - lực lượng của quân địa phương, lực lượng không quân, và nhất là các lực lượng quân dù... sẽ chắc chắn mang lại kết quả có lợi cho ta. Nếu ta thắng trận này thì chúng ta sẽ thắng tất, vì thời gian ủng hộ chúng ta do (sẽ có) sự phát triển của các lực lượng các quốc gia liên hiệp... Những điều kiện quân sự cho chiến thắng đã hội đủ. Tôi tin chắc rằng các điều kiện chính trị cũng sẽ có thôi"4.

Mặc dầu đã có những tính toán thắng thua, tính đến những tác động tích cực cũng như những hậu quả tiêu cực khi chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết đấu, song đã có nhiều cứ liệu chứng minh sự hoang mang, không mấy tin vào thắng lợi của phía Pháp, ngay từ trước khi trận đánh bắt đầu. Trong bức thư đề ngày 1-1-1954 gửi Mắc Giắckê, Nava đã không giấu giếm sự lo ngại: "Trường hợp bị tiến công, khả năng thành công của ta sẽ thế nào? Trước đây hai tuần, tôi đánh giá khả năng đó là 100% (...). Nhưng trước sự tăng cường lực lượng của đối phương, mà tin chắc chắn cho biết, thì tôi không dám khẳng định thế nữa (...). Vậy tôi coi quân số tập trung ở Điện Biên Phủ như là một “khoản đặt” có thể chấp nhận và cần thiết để phòng thủ Thượng Lào và duy trì sự có mặt của chúng tại vùng Thượng. Cái "khoản đặt" ấy có thể mang lại những kết quả to lớn nếu ta thắng trận Điện Biên Phủ. Nếu ta thua trận thì "khoản đặt" ấy có thể mất phần lớn"5. Chưa hết, vào giữa tháng 1-1954, Nava còn bí mật chỉ thị cho Cônhi, Đờ Cátxtơri và Crevơcơ (chỉ huy quân Pháp ở Lào) xúc tiến lập một kế hoạch rút quân khỏi Điện Biên Phủ mang tên "Cuộc hành quân Xênôphôn" trong trường hợp nguy cấp.

Như vậy, "canh bạc Điện Biên Phủ" đã diễn ra với thất bại thuộc về phía Pháp. Trên thực tế, nguồn gốc sâu xa của "khoản đặt" ở Điện Biên Phủ bắt nguồn một cách lôgích, từ tiến trình phát triển của cuộc chiến tranh, với sự yếu kém, bị động ngày càng nghiêng về phía Pháp. Có thể coi đó là sự giải thích: tại sao Pháp lại chọn Điện Biên Phủ.
___________________________________________
1. Những nhân vật sau đây đã lần lượt từ Pháp sang Đông Dương và lên thăm Điện Biên Phủ (trừ các tướng lĩnh đang ở Đông Dương): Giắckê, Blăng, Tham mưu trưởng lục quân (26-1), Đờ Sơvinhê, Bộ trưởng Chiến tranh (7-2), Plêven. Bộ trưởng Quốc phòng, Êly, Tổng Tham mưu trưởng, Phay, Tham mưu trưing không quân (19-2). Ngoài ra còn có tướng Mỹ Ô. Đanien lên Điện Biên Phủ ngày 2-2-1954.
2, 5. Xem H. Nava: Thời điểm của những sự thật, Sđd.
3. Cao uỷ Đờ Giăng gửi điện cho Giắckê ngày 6-1-1954. Dẫn theo Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Sđd.
4. Báo Caraven (Caravelle), ngày 24-12-1953. Dẫn theo Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Sđd.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 28 Tháng Mười Hai, 2021, 09:57:28 pm

CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ NHỮNG NĂM 1950
1

GS. VŨ DƯƠNG NINH
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

I

Trong 5 năm đầu của nền cộng hoà dân chủ, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập mới giành được trong tình thế hầu như bị tách biệt với bên ngoài. Chưa có một quốc gia nào công nhận nền độc lập Việt Nam, không có một nguồn viện trợ quốc tế nào giúp đỡ. Nhưng với lời nguyện thiêng liêng "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", quân, dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện một cách kiên cường và tự lực.

Đến đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi. Khi đó, hình thái hai phe của cuộc chiến tranh lạnh đã hiện lên rõ nét. Ở châu Âu, sự phân chia Đông Âu xã hội chủ nghĩa và Tây Âu tư bản chủ nghĩa thêm một "điểm nhấn" quan trọng với sự thành lập hai nhà nước Đức (Cộng hoà Dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức) vào năm 1949. Và ở châu Á năm trước đó, sự xuất hiện hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên (Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc) càng khơi sâu vết hằn của một thế giới đối đầu. Đặc biệt, sự thành lập Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1949 do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã xoay chuyển tình hình thế giới, làm cho ưu thế của chủ nghĩa xã hội trở nên nổi trội, một cục diện mới xuất hiện ở miền Đông Á.

Khi đó, ở khu vực này đang diễn ra ba cuộc chiến tranh:

1. Cuộc chiến tranh Đông Dương chống thực dân Pháp âm mưu quay lại tái lập chế độ thuộc địa;

2. Đoạn kết của cuộc nội chiến Trung Quốc do Quân giải phóng tiến hành nhằm quét sạch tàn quân Quốc dân Đảng;

3. Cuộc chiến tranh mới bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên giữa hai miền đất nước.

Cuộc chiến trên đại lục Trung Hoa tạm kết thúc khi Nhà nước cộng hoà nhân dân tính toán khôn ngoan đã dừng chân bên bờ biển phía đông, để lại Hồng Kông trong tay Anh, Ma Cao trong tay Bồ Đào Nha và Đài Loan cho chính quyền bại trận họ Tưởng.

Đỉnh điểm của tình hình căng thẳng ở phương Đông bộc lộ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bị "quốc tế hoá". Mỹ nhảy vào chiến trường dưới danh nghĩa đội quân Liên hợp quốc cùng 13 nước đồng minh cứu nguy cho Hàn Quốc. Các đơn vị Chí nguyện quân Trung Quốc trực tiếp tham chiến, viện trợ cho Triều Tiên. Do vậy, cuộc chiến tranh đã vượt khỏi giới hạn nội bộ hai miền vì mục tiêu thống nhất đất nước mà bán đảo này đã bị biến thành bãi chiến trường đọ sức trực tiếp giữa hai lực lượng Trung Quốc và Mỹ, đằng sau đó là sự ủng hộ của các nước thuộc hai phe: Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa một bên và Anh, Pháp cùng các nước tư bản chủ nghĩa một bên. Nơi đây trở thành điểm nóng của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai nửa của "Trật tự Yanta" mà mỗi bên đều muốn giành phần thắng.

Đến lúc này, cuộc chiến tranh Việt Nam đã vượt qua được chặng đường 5 năm đầy gian khổ nhưng không lùi bước: "5 năm chiến đấu đầu tiên giữ một vị trí đặc biệt trong chiến tranh giải phóng và giữ nước hiện đại của Việt Nam", "là tiền đề và cơ sở đầu tiên của thắng lợi vĩ đại ấy"2. Thế "chiến đấu trong vòng vây" của quân dân ta dần dần được tháo gỡ với việc thiết lập quan hệ ngoại giao cùng các nước xã hội chủ nghĩa vào tháng 1-1950. Những tín hiệu sa lầy của đội quân Pháp xâm lược ngày càng nổi rõ: "Tình hình cuộc chiến tranh Việt Nam càng ngày càng tồi tệ đã nói lên rất rõ những thất bại về chính trị của chúng ta (Pháp) trong suốt bốn năm đó"3. Chiến dịch Thu Đông năm 1950 đã nhổ những đồn bốt của quân Pháp trên vùng biên giới Lạng Sơn - Cao Bằng, giáng một đòn quyết định vào cục diện chiến tranh. Đối với địch, "đến tháng 11 thì cuộc chiến tranh Đông Dương đã chuyển thành một cuộc tháo lui nhục nhã. Đó là sự bối rối không thể nào chịu được đối với người Pháp kiêu hãnh và làm dấy lên những hoài nghi nghiêm trọng ở Pháp cũng như ở Mỹ về việc quân đội Pháp có thể giành được thắng lợi quân sự như mong muốn"4. Thế là đã đến lúc người Mỹ phải vào cuộc: "Đứng trước khả năng Pháp có thể thất bại, đồng thời lúc đó cộng sản đã thắng lợi ở Trung Quốc, nên vào đầu năm 1950 Mỹ quyết định hỗ trợ cho Pháp ở Đông Dương, bước đầu trực tiếp dính líu vào Việt Nam"5. Việc Mỹ cứu giúp Pháp nằm trong một tính toán rộng lớn của chiến lược toàn cầu. Đó là sự ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc đang lan rộng ở vùng Viễn Đông cũng như lo ngại ảnh hưởng của Việt Nam sẽ lôi cuốn các nước Đông Nam Á vào trào lưu cách mạng, tuyến phòng thủ từ xa của Mỹ nối từ Nhật Bản đến Ôxtrâylia sẽ bị suy yếu. Nguồn nguyên liệu phong phú và có tính chiến lược của khu vực này cũng là điều quan tâm của giới cầm quyền Oasinhtơn. Hơn nữa, nếu Pháp đổ tiền của vào cuộc chiến tranh xa xôi này thì Pháp sẽ bị chậm hồi phục nền kinh tế, do vậy sẽ gặp rắc rối trong sự ổn định chính trị trong nước và giảm sự đóng góp vào việc tăng cường lực lượng của khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà đó mới là điều quan tâm hàng đầu của Mỹ. Vì những lý do trên, các quan chức Mỹ nhất trí nhận định rằng: "Đông Dương và đặc biệt Việt Nam là then chốt trong việc bảo vệ Đông Nam Á".

Tuy vậy, khác với bán đảo Triều Tiên, trên chiến trường Việl Nam chỉ có quân, dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp mà không có mặt lực lượng quân đội của nước nào khác ngoài một số cố vấn. Bản chất của cuộc chiến tranh, về phía Việt Nam, trước sau vẫn là cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, bảo vệ chính quyền dân chủ cộng hoà. Song, trong bối cảnh quốc tế phân hoá hai phe thì chiến trường Việt Nam cũng không tránh khỏi trở thành nơi giành giật ảnh hưởng giữa hai hệ thống xã hội. Liên Xô, Trung Quốc ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam; Mỹ, Anh viện trợ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp. Cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân ta chẳng những gắn kết với phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa mà còn mang sắc thái của cuộc đấu tranh vì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, nó đi vào quỹ đạo của cuộc đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng, hai chế độ chính trị ngày càng lan toả khắp hành tinh. Phrăngxoa Gioayô nhận xét: "Bộ Chỉ huy Pháp không chỉ đối phó với một cuộc nổi dậy có tính dân tộc mà là chống đối một sự nghiệp, không phải không có lý do để có thể xem như một trong những biểu hiện của cuộc chạm trán Đông - Tây trong khung cảnh chiến tranh lạnh"6. Cho nên, những biến động trên chiến trường Việt Nam không thể không chịu tác động của tình hình thế giới và ngược lại, chiến cuộc ở Việt Nam cũng ảnh hưởng đến tình hình chung của khu vực và thế giới.
_____________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điên Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến đấu trong vòng vây (Hồi ức), Nxb. Quân đội nhân dân - Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1995, tr. 432-435.
3, 4. Archimedes L.A. Patti: Tại sao Việt Nam, Nxb. Đà Nẵng, 1995, tr.413-414.
5. G.c. Herring: Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 14, 18.
6. Phrăngxoa Gioayô: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Giơnevơ 1954, Sđd, tr. 89.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 28 Tháng Mười Hai, 2021, 10:03:55 pm

II

Tháng 1-1950, chuyến công tác ra nước ngoài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở cánh cửa ngoại giao với thế giới, đạt được sự công nhận chính thức của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, của Liên bang Xôviết và các nước xã hội chủ nghĩa đối với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Thắng lợi ngoại giao đã chấm dứt thời kỳ chiến đấu đơn độc, hầu như bị cách ly với bên ngoài và từ đó tiếp nhận sự đồng tình về chính trị và sự viện trợ về vật chất.

Vội vã đáp lại sự kiện trên, tháng 2-1950, Mỹ, Anh và một số nước khác lên tiếng công nhận Chính phủ bù nhìn Bảo Đại, được mang danh "quốc gia liên kết" của Pháp. Kèm theo đó là sự thành lập phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ MAAG (8-1950) và khoản viện trợ tiền tài, vũ khí đầu tiên của Mỹ với hy vọng giúp Pháp đủ sức kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh Đông Dương.

Nước Mỹ đã từ lập trường không can thiệp trước đây chuyển sang can thiệp thông qua viện trợ về quân sự và kinh tế ở Đông Dương. Như thế là đến năm 1950, "Hoa Kỳ đã dính líu vào chính sách kiềm chế tích cực ở châu Á cũng như ở châu Âu, ở Thái Bình Dương cũng như Đại Tây Dương"1. Nhưng sau ba, bốn năm theo đuổi cuộc chiến với những viên tướng nổi danh như Đờ Tátxinhi, Xalăng, Nava và khoản viện trợ của Mỹ từ 40% năm 1952 tăng lên đến 72% năm 1954 tổn phí chiến tranh ở Đông Dương, khoảng hơn 2,2 tỷ USD2, thực dân Pháp vẫn không xoay chuyển được tình thế. Ván bài cuối cùng hòng tạo nên thế mạnh đặt vào chiến cuộc Điện Biên Phủ hòng "nghiền nát Việt Minh" trong cái lòng chảo dày đặc cứ điểm.

Cũng từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) nhiệm vụ chính của cuộc kháng chiến khi đó là: "Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hoà bình thế giới"3. Như vậy, "bọn can thiệp Mỹ" đã trở thành một đối thủ trên chiến trường Việt Nam.

Vậy chiến trận Điện Biên Phủ được tính toán trên bàn cờ quốc tế như thế nào? Về phía đối phương, đây là một bài toán nhằm hai mục đích, cả Pháp và Mỹ đều muốn đánh một đòn quyết liệt để giành phần thắng cuối cùng. Nếu đạt được mục đích này thì chẳng những đánh bại lực lượng kháng chiến Việt Nam mà còn ngăn chặn sự lan tràn của "làn sóng cộng sản" ở vùng Đông Nam Á và nhờ đó nâng cao uy thế của các cường quốc tư bản. Nhưng tình hình thực tế chiến trường không diễn biến theo chiều hướng đó. Kế hoạch 15 tháng của tướng Đờ Lát Đờ Tátxinhi bị đổ vỡ thảm hại; tiếp theo, kế hoạch 18 tháng của tướng H. Nava hứa hẹn niềm hy vọng mới "sẽ đánh tan tổ chức cộng sản vào cuối năm 1955" (lời F. Đalét, sau này trở thành Ngoại trưởng Mỹ) cuối cùng cũng phá sản. Mỹ ráo riết tăng cường viện trợ cho Pháp về các phương tiện chiến tranh, tài chính và cố vấn quân sự. Nhưng thực ra, chính giới Mỹ cũng còn nhiều tính toán. Mỹ không dám đưa quân tham chiến trực tiếp ở Đông Dương, không muốn lặp lại "một Triều Tiên thứ hai" mà sau ba năm đổ quân, đổ của vào bán đảo này, Mỹ không giành được phần thắng, phải kết thúc bằng sự thoả thuận trở lại vĩ tuyến 38 như buổi đầu. Mỹ cũng lo ngại việc đụng đầu trực tiếp với Trung Quốc nếu quân đội nước này tham gia cuộc chiến Đông Dương. Nhiều lần, giới cầm quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc nhấn mạnh "dù tình hình có diễn biến đến mức nào thì Mỹ cũng không thể đưa lực lượng quân sự vào Đông Dương", "không thể đưa lực lượng mặt đất vào Đông Dương"4. Nhưng với vai trò "ông chủ" chi tiền, Mỹ muốn nhúng sâu vào kế hoạch tác chiến và trực tiếp nắm lực lượng bù nhìn nên ép Pháp phải nới rộng cái gọi là "quyền độc lập" mà Pháp đã ký cho "quốc gia Việt Nam" của Bảo Đại"5. Điều này là một trong những nguyên cớ làm cho Pháp khó chịu bởi vì Pháp muốn nhận viện trợ của Mỹ nhưng không để Mỹ can dự sâu vào công việc Đông Dương, nhất là việc nắm lực lượng "bản xứ". Tuy thế, do chiến cuộc ngày càng diễn biến xấu, Pháp phải từng bước nhượng bộ Mỹ, thay dần các chính khách bù nhìn để rồi sau thất bại ở Điện Biên Phủ phải chấp nhận Ngô Đình Diệm, con bài nuôi dưỡng của Mỹ, làm thủ tướng (6-1954) thay các phần tử thân Pháp.

Một câu hỏi lớn đặt ra đối với phe Mỹ là liệu Trung Quốc có đưa quân sang trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Việt Nam không, nếu có thì sẽ phải đối phó như thế nào?
______________________________________________
1. Louis. J. Hailes: The Cold War as History, Ed Chatt and Windus, London, 1967, p. 299.
2. Có nhiều số liệu về viện trợ của Mỹ ở Đông Dương. Theo Lưu Văn Lợi - Nguyễn Hồng Thạch: Pháp tái chiến Đông Dương và chiến tranh lạnh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, thì số tiền đó tăng hằng năm là: năm 1950: 10 triệu USD, năm 1951: 30,5 triệu USD, năm 1952: 525 triệu USD, năm 1953: 735 triệu USD, năm 1954: 1.063 triệu USD. Theo Chen King C: Vietnam and China 1938-1954, Princeton, Princeton Univ. Press, N.J, 1969, tr.276, con số viện trợ của Mỹ là: năm 1951: 119 triệu USD, năm 1952: 300 triệu USD, năm 1953: 500 triệu USD (kể cả món viện trợ đặc biệt 385 triệu USD), năm 1954: 1 tỷ USD. Tính đến tháng 7-1954, tổng số tiền viện trợ là 2,2 tỷ USD. Theo Phrăngxoa Gioayô: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Giơnevơ 1954, Sđd, tr. 115-116, thì con số viện trợ vũ khí từ năm 1950 đến năm 1953 tăng gấp 10 lần, từ 11 ngàn lên 117 ngàn tấn, còn về tài chính thì năm 1952: 115 tỷ phrăng, năm 1953: 300 tỷ phrăng (tức 905 triệu USD). Những số liệu dẫn từ nhiều nguồn không trùng khớp nhau, song có thể thấy rằng mức độ viện trợ của Mỹ vào chiến trường Đông Dương ngày càng tăng, mức độ can thiệp của Mỹ ngày càng sâu.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tr. 170-171.
4. G.c. Herring: Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, Sđd, tr. 22, 28.
5. Theo Thoả ước Êlydê năm 1949 giữa Tổng thống Pháp V. Ôriôn với Bảo Đại, sau đó đã thành lập "quân đội quốc gia Việt Nam" - tức nguỵ quân vào tháng 9-1950. Đến ngày 8-3-1954, Thoả ước này được xem xét lại và đến ngày 21-4-1954 kết thúc với việc nới rộng quyền hạn của chính phủ bù nhìn, nhưng chưa kịp ký thì trận Điện Biên Phủ kết thúc. Tranh luận tại Quốc hội Pháp, nghị sĩ Ghilông nêu lên việc ký kết này là "thếp vàng lại một ông vua mất chức được biết nhiều ở sân gôn tại Cannơ hay những tay bồi rượu tại các hộp đêm hơn là trong tầng lớp nông dân".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 28 Tháng Mười Hai, 2021, 10:40:44 pm

Ngay từ tháng 1-1951, trong cuộc họp giữa đại diện ba nước Mỹ, Anh, Pháp ở Oasinhtơn, Pháp đã đề nghị "cần làm một cái gì đó để Trung Quốc hiểu rằng một cuộc xâm lược vào Đông Dương sẽ gây nên một cuộc trả đũa tập thể". Còn Mỹ thì đề nghị đưa ra một "lời cảnh cáo tập thể đối với Bắc Kinh" để tỏ rõ sự đoàn kết giữa ba nước, song Anh lại lo ngại Trung Quốc sẽ coi đó như một sự khiêu khích.

Đến năm 1952, Pháp đưa ra ý kiến về một tuyên bố của ba nước khẳng định sự giúp đỡ đối với các quốc gia trong vùng Đông Nam Á chống lại "sự đe dọa bên ngoài và bên trong" và hứa giúp các nước này xây dựng lại nền kinh tế. Về lâu dài sẽ tiến đến một hiệp ước tương trợ giữa các cường quốc với các nước Đông Nam Á, song trước mắt nên ra một văn bản gọi là Hiến chương Thái Bình Dương (tương tự Hiến chương Đại Tây Dương), lôi cuốn thêm hai nước tham gia là Ôxtrâylia và Niu Dilân, Mỹ và Anh tuy tán thành song có những đắn đo, tính toán riêng nên ý kiến đó chưa biến thành hiện thực. Trong khi đó, đối với Pháp thì tình hình chiến trường ngày càng trở nên ruỗng nát và dư luận đã quá mệt mỏi với cuộc chiến tranh này. Pháp phải yêu cầu Oasinhtơn tăng cường viện trợ quân sự, nhất là máy bay và phi công.

Ngày 13-3-1954, cuộc tiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu. "Điện Biên Phủ từ những ngày đầu chiến sự đã làm các giới hữu trách trong chính phủ Pari ngạc nhiên. Trong mấy tuần, các giới chính trị và quân sự, ở Pháp cũng như ở Mỹ và Anh, đều trải qua một cơn sốt đặc biệt"1. Ngay sau đó, Tổng Tham mưu trưởng lục quân Pháp Pôn Êly phải sang Oasinhtơn gặp Tổng thống Aixenhao, gặp Ngoại trưởng F. Đalét và các tướng lĩnh, các quan chức cao cấp Mỹ để cầu cứu khẩn cấp, nhất là để đối phó với quân đội Trung Quốc nếu như họ xuất hiện. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra dự kiến về một hiệp ước an ninh tập thể ở Đông Nam Á. Trong khi Aixenhao còn suy tính thì Níchxơn, Phó Tổng thống Mỹ hồi đó - khi nói về "Chiến lược cách nhìn mới và trả đũa ồ ạt" (Strategy of New Look and Massive Retaliaction) đã chủ trương "gửi lính Mỹ đến Việt Nam kẻo quá chậm", đổ bộ một lực lượng vào khu vực Hà Nội - Hải Phòng "dù có nguy cơ xảy ra chiến tranh với Trung Hoa đỏ", đồng thời có ý đe doạ về một "sức mạnh cơ động ghê gớm sẽ được sử dụng kín đáo để trả đũa...". Trong khi lên tiếng tố cáo Trung Quốc can thiệp vào Đông Dương, Ngoại trưởng Mỹ đã ám chỉ "nguy cơ nghiêm trọng", khiến cho "người ta đương nhiên nghĩ đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử". Còn chính giới Pháp thì bàn nhiều về khả năng Mỹ sử dụng lực lượng hải quân và không quân, có lẽ cả sức mạnh nguyên tử nữa"2. Họ hy vọng rằng sự đe dọa đó sẽ là con chủ bài lớn của Pháp buộc Trung Quốc phải nhượng bộ.

Tuy nhiên, trong giới chính trị và quân sự ở Mỹ cũng có thái độ dè dặt. Họ lo ngại một sự can thiệp sâu như vậy sẽ lôi cuốn Mỹ vào một cuộc chiến tranh kiểu Triều Tiên. Ngày 3-4-1954, những người đứng đầu Quốc hội Mỹ đã bác bỏ kế hoạch của Đalét, đưa ra ba điều kiện để Mỹ tham chiến là các nước đồng minh, nhất là Anh phải đồng tình và tham gia; Pháp phải trao trả độc lập thực sự cho các "quốc gia liên kết" (tức là các chính quyền bù nhìn); và Chính phủ Pháp phải cam kết duy trì quân đội viễn chinh ở Đông Dương. Có nghĩa là Mỹ muốn đẩy mạnh việc quốc tế hoá chiến tranh Đông Dương, không muốn "đơn thương độc mã" nhảy vào cuộc chiến mà phải giữ lại lực lượng quân Pháp và kéo theo quân Anh với sự yểm trợ quân sự của Mỹ. Đồng thời, Mỹ vẫn theo đuổi dự án thiết lập liên minh chống cộng gồm các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Thái Lan, Philíppin... (sau này trở thành Khối quân sự Đông Nam Á - SEATO). Nhưng đến cuối tháng 4, nguy cơ thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ ngày càng đến gần. Trong thời gian họp của khối NATO, ngày 21 - 22-4, Ngoại trưởng ba cường quốc là Đalét (Mỹ), Biđôn (Pháp) và Êđen (Anh) đã gặp nhau để bàn về tình hình Đông Dương và dự án "phòng thủ tập thể" ở Đông Nam Á. Biđôn kể lại trong cuốn D'uneré eistance à l’ autre (Từ cuộc kháng chiến này đến cuộc kháng chiến khác) một chi tiết quan trọng tại cuộc gặp đó là Đalét hỏi riêng ông ta: "ông tính sao nếu chúng tôi cho các ông hai quả bom nguyên tử?" 3.

Thái độ của Anh khi đó tỏ ra dè dặt hơn. Chính phủ Luân Đôn chủ trương tìm biện pháp hoà giải, né tránh cuộc đối đầu với Bắc Kinh và Mátxcơva đồng thời không nên quá phụ thuộc vào Mỹ. Nước Anh cũng đang đối phó với cuộc chiến tranh du kích ở Malaixia, phải chú ý đến thái độ của các nước trong khối Liên hiệp Anh, nhất là Ấn Độ, đối với vấn đề Đông Dương để tránh những phản ứng bất lợi.

Cũng trong tình hình này, nội tình nước Pháp không kém phần rối ren. Tình trạng kéo dài không chút hy vọng của cuộc viễn chinh đã làm chính giới Pháp mệt mỏi và chia rẽ. Tướng H. Nava đã chua chát tổng kết tình hình chính trị của nước Pháp như sau: "Chưa bao giờ các nhà cầm quyền của chúng ta (Pháp) có được thời gian làm việc liên tục. Đối địch với Hồ Chí Minh - lãnh tụ chính trị duy nhất, và tướng Giáp - Tổng Tư lệnh duy nhất từ đầu chiến tranh đến nay, 19 chính phủ kế tiếp của chúng ta đã đưa ra năm cao uỷ (ông Đờ Giăng là người thứ sáu) và sáu tổng chỉ huy (mà tôi là người thứ bảy). Chúng ta chưa bao giờ có một đường lối chính trị nhất quán để theo đuổi". Để bào chữa cho trách nhiệm về thất bại ở Đông Dương, ông ta than phiền: "Ở Pháp, không khí tinh thần thật khủng khiếp: thờ ơ, lạnh nhạt nếu không nói là thù ghét, sự phản bội công khai phơi bày, vụ buôn lậu tiền bạc, vụ bê bối của các tướng lĩnh, v.v.". Trong giới chính trị, người ta thường lấy vấn đề Đông Dương để tuyên truyền tranh cử hòng giành được nhiều phiếu bầu. Trong giới quân sự, cuộc viễn chinh được coi là một trở ngại cho việc tái lập lực lượng Pháp ở châu Âu, là một gánh nặng mà họ mong muốn rũ bỏ. Do vậy, "đối với các nhà chính trị và quân sự, cuộc chiến Đông Dương bây giờ chỉ còn là một việc phải thanh toán đi cho rồi"4.

Trong khi Chính phủ Pari lúng túng trước những tin tức thất trận từ Đông Dương truyền về thì phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp đòi chấm dứt "cuộc chiến tranh bẩn thỉu" ngày càng sôi sục. Ngay từ năm 1949, trên đường phố Pari đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình quần chúng với những khẩu hiệu "Hoà bình ở Việt Nam", "Điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh". Thương binh từ chiến trường trở về diễu hành qua các đường phố lớn với biểu ngữ "Chúng tôi là nạn nhân chiến tranh ở Việt Nam". Nhiều bà mẹ có con tử nạn tại Đông Dương mặc tang phục đến Bộ Quốc phòng đòi "Hãy trả con cho chúng tôi". Đặc biệt công nhân đường sắt, công nhân bến cảng Mácxây, Đăngcơ Brét... không chịu bốc dỡ vũ khí và các vật liệu chiến tranh xuống tàu sang Đông Dương. Tiêu biểu là chị Raymông Điêng đã nằm ngang trên đường xe lửa để chặn những chuyến tàu chuyên chở vũ khí ra cảng; anh H. Máctanh phát truyền đơn kêu gọi các bạn trong quân ngũ phản chiến. Nhiều nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp như Gi. Đuyclô, L. Phighe... dẫn đầu các cuộc tuần hành quần chúng cho dù sau đó, các ông phải vào tù. Báo Nhân đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp - ngày 27-1-1954 nhận định: "Ý muốn chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương đã trở thành một yêu sách của toàn dân". Những tin tức về Điện Biên Phủ càng làm cho tình hình chính trị nước Pháp sôi sục. Nhiều "uỷ ban đoàn kết và hành động" đòi giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam bằng phương pháp hoà bình đã thu hút đông đảo trí thức, nhân sĩ và nghị sĩ các đảng phái (Cộng sản, Xã hội, Xã hội cấp tiến...), tham gia hoạt động dưới nhiều hình thức. Làn sóng chống chiến tranh ở Đông Dương đã lan từ đường phố vào tới các phiên họp của Quốc hội Pháp, tình trạng khủng hoảng của nền chính trị Pháp càng thêm sâu sắc5.

Cho đến cuối tháng 4-1954, khi nguy cơ thất bại của viên tướng Đờ Cátxtơri không còn nghi ngờ gì nữa, những người lãnh đạo Pháp lại thúc giục Mỹ tiến hành yểm trợ bằng không quân, đánh phá các căn cứ hậu cần và các con đường tiếp tế của kháng chiến. Đalét cùng Rátpho (Tổng Tham mưu trưởng liên quân) đã đi đến kết luận là không còn hy vọng cứu vãn Điện Biên Phủ nữa, nhưng vẫn đề nghị không quân Hoàng gia Anh phối hợp can thiệp vào Điện Biên Phủ "nhằm làm cho người Pháp thấy rằng họ vẫn còn các đồng minh hùng mạnh". Nhưng nước Anh đã kiên quyết từ chối với lời tuyên bố của Thủ tướng Sớcsin trong phiên họp khẩn cấp của nội các: "Cái mà họ yêu cầu chúng ta tiến hành là giúp họ vào việc lừa dối để Quốc hội tán thành một hoạt động quân sự, bản thân nó không có tác dụng mà lại có thể đẩy lùi thế giới vào miệng hố chiến tranh to lớn"6. Và "điều quan trọng nhất là Chính phủ Luân Đôn không muốn để nước Anh dính vào một cuộc chiến tranh mà họ cảm thấy không thể chiến thắng"7.
______________________________________________
1, 2. Phrăngxoa Gioayô: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Giơnevơ 1954, Sđd, tr. 122-125.
3. Theo Phrăngxoa Gioayô: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Giơnevơ 1954, Sđd, tr. 130. Nhưng đây vẫn còn là điều nghi vấn. Cũng theo Phrăngxoa Gioayô, trong sách viết của những chính khách đương thời, người Pháp khẳng định là có chuyện đó (G. Bônnê nói đến đề nghị của Mỹ về "những cỗ pháo nguyên tử", Schuman nhắc đến việc Ngoại trưởng Mỹ hỏi riêng ông ta về vấn đề này. Nava nói rằng "việc sử dụng bom nguyên tử ngay trên đất Đông Dương đã được Bộ Tham mưu Mỹ định đến đầy đủ"; nhưng Tổng thống Aixenhao cũng như Ngoại trưởng Đalét thì không hề đả động đến chuyện này. Còn trong hồi ký của Ngoại trưởng Anh Êđen viết rằng, tại Hội nghị Giơnevơ là hội nghị quốc tế đầu tiên ông ta ý thức sâu sắc về sức mạnh của bom khinh khí. Như vậy kế hoạch sử dụng bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ là có thật hay chỉ là sự hăm doạ về mặt tâm lý?
4. H. Nava: Thời điểm của những sự thật, Sđd, tr. 49-51.
5. Xem Vũ Dương Ninh - Nguyễn Quốc Hùng: Điện Biên Phủ và sự khủng hoảng của nền chính trị nước Pháp, trong Đảng Cộng sản Việt Nam - Những trang sử vẻ vang (1930-2002), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
6. Piter. A. Poole: Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Níchxơn, Nxb. Thông tin - Lý luận, Hà Nội, 1986, tr. 48.
7. G.C. Herring: Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, Sđd, tr. 43.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 28 Tháng Mười Hai, 2021, 10:43:58 pm

III

Như vậy là ngay từ những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX trong khi diễn biến trên chiến trường ngày càng quyết liệt thì phương án đi tìm lối thoái bằng con đường đàm phán đã xuất hiện trong suy tính của các cường quốc tư bản. Bản thân kế hoạch Nava cũng hàm chứa ý tưởng tìm một giải pháp danh dự cho cuộc chiến đầy tổn thất. Nhất là khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt với bản hiệp định ký kết ở Bàn Môn Điếm (tháng 7-1953) thì niềm hy vọng về việc thương lượng nổi lên rõ hơn. Tại Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước ở Béclin (1-1954) gồm Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp, Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtốp đưa ra đề nghị triệu tập Hội nghị Giơnevơ có cả Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tham dự để bàn về vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Có thể nói đây là thời điểm chín muồi cho việc công khai đề suất vấn đề đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Đông Dương. Về phía các nước đế quốc, tình hình đã rõ khi quân viễn chinh Pháp ngày càng sa lầy, không thể giành một chiến thắng quyết định; chính sách của Mỹ là can thiệp bằng viện trợ mà không muốn đổ quân để tránh lặp lại một Triều Tiên thứ hai; thái độ của Anh là dè chừng, lo ngại ảnh hưởng cuộc chiến sẽ làm rung chuyển các thuộc địa của họ.

Về phía các nước xã hội chủ nghĩa, cũng có những vấn đề đặt ra đối với hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc. Tính đến đầu năm 1954, sau chín năm khôi phục đất nước, Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật. Việc Liên Xô thử thành công quả bom khinh khí (8-1953) đã xoá đi thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ và nâng cao vị thế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên trường quốc tế. Nhưng J. Stalin qua đời ngày 5- 3-1953 đã để lại hai hậu quả quan trọng: một là tình hình không ổn định của bộ máy lãnh đạo tối cao với sự thay đổi liên tục những người cầm quyền, kể cả vụ sát hại không xét xử một nhân vật có thế lực là Bêria; hai là sự thay đổi về đường lối đối ngoại theo xu hướng hoà dịu với Mỹ. Do vậy, Liên Xô rất cần sự yên ổn trên bình diện quốc tế để rảnh tay giải quyết những vấn đề nội bộ và dồn sức vào hướng trọng tâm của họ là châu Âu, đặc biệt là vấn đề Béclin và nước Đức. Còn Trung Quốc, chỉ một năm sau khi thành lập nhà nước cộng hoà nhân dân, Quân giải phóng đã phải tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên với nhiều tổn thất. Các nước tư bản lo ngại rằng sau Hiệp định Bàn Môn Điếm, Trung Quốc có thể dồn sức vào chiến trường Đông Dương. Nhưng tình hình bên trong và bên ngoài khi đó đặt ra nhiều thách thức đối với chính quyền mới thành lập. Hậu quả của hàng chục năm nội chiến và kháng chiến chống Nhật làm đất nước suy kiệt, việc nuôi sống chừng 500 triệu dân không phải là điều dễ dàng. Tình trạng tàn quân Quốc dân Đảng còn đang lẩn quất khắp nơi và việc Mỹ giúp đỡ chính quyền họ Tưởng mới chạy ra Đài Loan luôn là mối đe doạ thường trực đối với chủ quyền và an ninh đất nước. Cho nên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải quan tâm đến việc tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, hết sức tránh sự can thiệp của Mỹ vào các quốc gia láng giềng để có thể tập trung sức lực cho công cuộc kiến thiết quốc gia. Vả lại, đối với họ, việc tạm dừng cuộc chiến ở Đông Dương chính là giảm bớt nguy cơ lan rộng chiến tranh giáp vùng biên giới phía nam, đồng thời tạo nên một khu đệm an toàn cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ: "Mục tiêu chính của họ là khuyến khích hoà bình trong khu vực để cho họ có thể tập trung chú ý vào sự phát triển kinh tế trong nước và trên hết để tránh một sự can thiệp có thể có của Mỹ vào chiến tranh Đông Dương"1. Cho nên, trong khi viện trợ tích cực cho cuộc kháng chiến của Việt Nam, nhất là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, các nước lớn xã hội chủ nghĩa cũng mong muốn tìm kiếm biện pháp hoà giải.

Trong bốì cảnh quốc tế như vậy, Đảng và Chính phủ Việt Nam đương nhiên phải tìm ra đối sách thích hợp. Trong bài trả lời phỏng vấn của báo Expressen (Thuỵ Điển) ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Nếu Chính phủ Pháp đã rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó". Và "cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam"2. Đây là lập trường trước sau như một của Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần tuyên bố ngay từ những năm đầu của chính quyền nhân dân. Nhưng với tham vọng tái chiếm Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc gây hấn ở Nam Bộ từ ngày 23-9-1945 rồi mở rộng chiến tranh ra cả nước từ ngày 19-12-1946. Phải nếm trải những đòn thất bại cay đắng trong chiến tranh, những người cầm quyền Pari mới nhận ra con đường mà đáng lý họ phải chọn từ tám, chín năm trước. Cho nên lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một cơ hội để đi đến chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Đương nhiên, cả hai phía đều muốn đến Hội nghị với một "hành trang nặng ký" vì ai cũng hiểu rằng người ta không thể đạt được trên bàn hội nghị cái mà không giành được trên chiến trường.

Ngày 26-4-1953, Hội nghị Giơnevơ nhóm họp để giải quyết vấn đề Triều Tiên. Dự kiến vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương sẽ được bàn thảo từ ngày 8-5-1954.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu, chiều ngày 7-5 Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Toàn bộ Bộ Chỉ huy của tướng Đờ Cátxtơri phải đầu hàng.

Còn tại Pari: "Trên diễn đàn của Quốc hội, Thủ tướng Lanien xúc động công bố sự thất thủ của tập đoàn cứ điểm. Tất cả các nghị sĩ - trừ những người cộng sản - đứng dậy kính chào những người bảo vệ bất hạnh của tập đoàn cứ điểm". "Ngày 8-5, vào cuối buổi chiều, ông Plêven đến nghiêng mình trước mồ chiến sĩ vô danh. Vào cuối buổi chiều ấy của một ngày chủ nhật đẹp trời mùa Xuân, Pari trên thực tế đã trống rỗng. Nhiều sĩ quan phần lớn mặc thường phục đã chuẩn bị một cuộc biểu tình phản đối Bộ trưởng Quốc phòng. Khi ông Plêven chuẩn bị lên xe thì bị xô đẩy, chửi bới mạnh mẽ, kính của ông rơi xuống đất...". "Ngày 19-5, đến lượt tướng Đờ Gôn đến Khải hoàn môn vào lúc 16 giờ. Viên tướng đến một mình. Nhưng ông ta đã thất vọng. Nếu như có rất nhiều người thì số người đó lại chưa đủ dưới con mắt ông ta. Thật thế, còn một khoảng cách khá xa với một cuộc biểu tình nhân dân lớn có tiếng vang quốc tế mà ông hy vọng".

Tại Giơnevơ: "Hội nghị quốc tế về Đông Dương khai mạc. Đoàn Pháp do Ngoại trưởng Biđôn dẫn đầu mặc toàn lễ phục màu đen”3.

Thế là ván cờ Điện Biên Phủ khép lại, bàn cờ quốc tế xoay quanh Hội nghị Giơnevơ bắt đầu.
_________________________________________________
1. Gabrien Kônkô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991, t.l, tr. 91.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 168.
3. Clôđơ Paia: Hai mươi năm xâu xé nước Pháp, Nxb. Rôbe Laphông. Pari, 1972, bản dịch của Thư viện Quân đội.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 31 Tháng Mười Hai, 2021, 08:44:26 pm

PHẦN THỨ HAI

CHIẾN THẮNG DIỆN BIÊN PHỦ - ĐỈNH CAO CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

 

CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ - TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC1


Chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch quyết chiến chiến lược, chiến dịch cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Quân ta bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ sau khi đã tạo được cục diện chiến lược thuận lợi, làm tiền đề thắng lợi cho một chiến dịch quyết chiến chiến lược lớn nhất và quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau khi đánh bại mấy "đòn đánh trước" của Nava (Lạng Sơn, Trị - Thiên, tây - nam Ninh Bình), quân ta liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng về chiến lược ngay từ đầu.

Bằng chiến dịch tiến công quy mô nhỏ gối đầu, song song và kế tiếp trên nhiều hướng từ bắc đến trung và nam Đông Dương (Lai Châu, Trung - Hạ Lào - đông bắc Campuchia, bắc Tây Nguyên, Thượng Lào lần hai) quân ta đã tiêu diệt hàng vạn tên địch, giải phóng nhiều địa bàn chiến lược quan trọng (chủ yếu trên chiến trường rừng núi), đặc biệt đã buộc Nava phải phân tán chừng 70 tiểu đoàn các loại lên các vùng rừng núi Tây Bắc, Lào, bắc Tây Nguyên làm cho khối quân cơ động của địch ở đồng bằng Bắc Bộ đã bị điều đi ứng cứu quá nửa. Riêng trên chiến trường Tây Bắc, gần 1/3 lực lượng cơ động của địch2 bị giam chân trong một tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hoàn toàn cô lập, xa căn cứ hậu phương ở đồng bằng. Trong vùng sau lưng địch, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, phong trào chiến tranh du kích của ta phát triển cao, buộc địch luôn phải tung lực lượng đi đối phó khắp nơi, nhất là bảo vệ đường số 5 - con đường chiến lược Hà Nội - Hải Phòng, khiến cho khoảng 20 tiểu đoàn cơ động chiến lược còn Lại "không còn là lực lượng cơ động nữa".

Ngày 14-1-1954, Bộ Chỉ huy phổ biến kế hoạch tác chiến chiến dịch tại hội nghị cán bộ chiến dịch. Qua thảo luận, hội nghị thống nhất nhận định rằng địch lúc này mới chiếm đóng, binh lực chưa nhiều, bố trí của chúng còn tương đối sơ hở, nhất là hướng tây, trận địa phòng ngự chưa được củng cố. Ta chủ trương tranh thủ thời gian, lợi dụng những điều kiện sơ hở của một kẻ địch mới lâm thời chiếm lĩnh, thực hiện phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Để thực hiện cách đánh này, ta tập trung ưu thế binh lực, hỏa lực, chia làm nhiều hướng, nhằm chỗ sơ hở nhất và quan trọng nhất, đánh thẳng vào tung thâm địch, chia cắt tập đoàn cứ điểm, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, sau đó tiếp tục giải quyết những bộ phận còn lại, hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch: tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Phân tích cách đánh này, hội nghị nhận thấy "đánh nhanh, giải quyết nhanh" có nhiều điều lợi, vì bộ đội đang sung sức, cuộc chiến đấu không kéo dài nên ít ngại tiêu hao mệt mỏi, việc bảo đảm hậu cần không gặp trở ngại lớn.

Tuy đã thống nhất quyết tâm thực hiện phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" nhưng khi đánh giá trình độ bộ đội, hội nghị cho rằng mặc dù ta đã được chuẩn bị về tư tưởng và chiến thuật để đánh tập đoàn cứ điểm, nhưng ta chưa có kinh nghiệm thực tế. Đây là lần đầu tiên đánh tập đoàn cứ điểm, lại là một tập đoàn cứ điểm mạnh. Do đó, trong quá trình chuẩn bị theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", vẫn phải tiếp tục theo dõi tình hình địch và kiểm tra lại khả năng của ta.

Sau hội nghị, hằng ngày đồng chí Chỉ huy trưởng chỉ đạo cơ quan tham mưu chiến dịch theo dõi những thay đổi về bố phòng của địch và tình hình chuẩn bị của bộ đội, nhất là việc kéo pháo vào trận địa.

Về phía địch, trải qua 10 ngày, ta thấy dịch tiếp tục tăng cường binh lực, xây dựng và củng cố hệ thống trận địa phòng ngự ngày càng vững chắc. Điểm cao Độc Lập ở phía bắc tập đoàn cứ điểm lúc đầu chỉ là một vị trí tiền tiêu, dần dần trở thành một cứ điểm mạnh do một tiểu đoàn Âu - Phi chiếm giữ. Điểm cao Him Lam ở phía đông - bắc (án ngữ đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ) được tăng cường và củng cố thành một trung tâm phòng ngự mạnh vào bậc nhất của tập đoàn cứ điểm. Ở phía nam, Hồng Cúm lúc đầu chỉ là một cứ điểm, đã phát triển thành một cụm cứ điểm, có sân bay và trận địa pháo, có khả năng chi viện hỏa lực cho phân khu Mường Thanh.

Về phía ta, mặc dù thời gian mở màn chiến dịch đã phải lùi năm ngày (từ ngày 20 lùi đến ngày 25-1), thời gian kéo pháo đã tăng gấp hơn ba lần dự kiến ban đầu, nhưng đến ngày 25 pháo vẫn chưa vào trận địa đủ theo kế hoạch. Về cách đánh của cả bộ binh và pháo binh đều còn nhiều vấn đề khiến cán bộ trung đoàn, đại đoàn chưa thật yên tâm: đánh liên tục ngày, đêm trên cánh đồng bằng phẳng với trang bị như hiện nay, biện pháp hạn chế hỏa lực phi pháo và cơ giới của địch như thế nào cho có hiệu quả? Quân ta chưa có nhiều kinh nghiệm hiệp đồng bộ - pháo trong đánh cụm cứ điểm, nhất là chi viện của pháo binh trong chiến đấu tung thâm và đánh địch phản kích. Vấn đề tiếp tế cho bộ đội (nhất là cho Đại đoàn 312 quá xa trên hướng bắc) bảo đảm như thế nào? v.v…

Càng gần ngày mở màn chiến dịch (25-1), phân tích tình hình thay đổi của địch và khả năng chuẩn bị còn hạn chế của bộ đội ta, đồng chí Chỉ huy trưởng thấy cách "đánh nhanh, giải quyết nhanh" chưa có đầy đủ yếu tố giành thắng lợi, mà đánh chắc thắng lại là một nguyên tắc tác chiến cơ bản của quân đội ta và đó cũng là điều được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh khi giao nhiệm vụ cho đồng chí Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp lên đường trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

16 giờ ngày 25, theo kế hoạch, là thời điểm nổ súng mở màn chiến dịch. Bộ đội trên các hướng đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Trong cuộc hội ý Đảng uỷ mặt trận, đồng chí Bí thư Đảng uỷ kiêm Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp điểm lại tình hình mọi mặt và nêu ý kiến khẳng định: để bảo đảm toàn thắng cho chiến dịch, phải tạm ngừng nổ súng, kéo pháo ra, chuẩn bị thêm, để đánh theo phương châm tác chiến mới: đánh chắc, tiến chắc. Sau khi thảo luận, phân tích, ý kiến trên được sự nhất trí của tập thể Đảng uỷ.

Vào thời điểm đặc biệt đó của một chiến dịch lớn, khi mà bộ đội trên toàn mặt trận đang đợi lệnh nổ súng, quyết định trên là một việc làm quả đoán, táo bạo của người cầm quân, thể hiện trách nhiệm rất cao trước thắng lợi của chiến dịch và xương máu của chiến sĩ.
______________________________________________
1. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử nghệ thuật chiến, dịch Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985.
2. 12 tiểu đoàn và 7 đại đội trong số 44 tiểu đoàn cơ động (tức 31%).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 31 Tháng Mười Hai, 2021, 08:48:23 pm

Ngày 7-2, hội nghị cán bộ chiến dịch được triệu tập để quán triệt quyết tâm của Đảng uỷ mặt trận "tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ". Trong báo cáo đọc trước hội nghị, đồng chí Chỉ huy trưởng dự kiến: đánh theo phương châm mới (đánh chắc, tiến chắc) chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Địch có thể tăng cường lực lượng. Bộ đội ta có thể tiêu hao, mệt mỏi. Việc cung cấp tiếp tế có thể thiếu thốn... Những khó khăn nói trên cần phải được khắc phục bằng mọi biện pháp tích cực nhất, với quyết tâm cao nhất để giành toàn thắng cho chiến dịch. Song, đánh theo phương châm mới, chúng ta có nhiều điều lợi. "Đánh chắc, tiến chắc", chúng ta sẽ chủ động: muốn đánh mục tiêu nào, lúc nào, thì đánh: muốn đánh thì đánh, muốn nghỉ thì nghỉ; chuẩn bị đầy đủ và chắc thắng thì đánh, không thì chưa đánh; muốn giữ nơi nào và có thể giữ được thì giữ, không thì không giữ. Cách đánh đó phù hợp với nguyên tắc chỉ đạo tác chiến và phù hợp với trình độ bộ đội ta. Cách đánh đó cho phép ta tập trung ưu thế tuyệt đối binh lực, hỏa lực vào từng trận đánh, bảo đảm chắc thắng cho từng cuộc chiến đấu. Với cách đánh đó, ta có thể hạn chế đến mức thấp nhất chỗ mạnh của địch là quân số đông, hỏa lực mạnh, công sự vững chắc, đồng thời khoét sâu chỗ yếu lớn nhất của chúng là ở vào thế bị bao vây cô lập và gặp nhiều khó khăn về tiếp tế, tăng viện.

Hội nghị thảo luận những biện pháp hoàn thành những công tác chuẩn bị chủ yếu, nhằm bảo đảm thắng lợi như tổ chức đường cơ động cho pháo; tổ chức trận địa pháo thật kiên cố; chuẩn bị bộ đội về sức khoẻ, quân số chiến đấu, chiến thuật, kỹ thuật (nhất là xây dựng trận địa và hợp đồng bộ - pháo), động viên chính trị, giữ vững quyết tâm; chuẩn bị cung cấp về mọi mặt: đường vận chuyển, dân công, đạn dược, nhất là lương thực (tăng gấp ba lần so với dự kiến trước đây); theo dõi tình hình địch, nắm vững mọi thay đổi thế bố trí binh lực, hỏa lực và củng cố công sự của chúng, nhất là trong tung thâm...

Từ ngày tạm ngừng tiến công đến khi mở màn chiến dịch, ta phải trải qua gần 50 ngày nữa mới hoàn thành về cơ bản công tác chuẩn bị nói trên. Trong quá trình đó, cuộc họp ba ngày từ 20 đến 22-2 đã có vị trí rất quan trọng, nhất là về giải quyết nhận thức, tư tưởng của cán bộ đối với phương châm tác chiến mới. Theo nhận xét của đồng chí Chỉ huy trưởng chiến dịch thì, qua thảo luận ở hội nghị, "cán bộ đã nhận thức được một số vấn đề về chiến thuật, nhưng nhìn chung còn có lo ngại. Điều đó chứng tỏ các đồng chí tuy tin tưởng vào phương châm "đánh chắc, tiến chắc" nhưng tin tưởng chưa đầy đủ...". Hội nghị đã tập trung vào việc quán triệt sâu sắc hơn nữa phương châm tác chiến mới và giải đáp những tồn tại trong tư tưởng cán bộ về khả năng tăng cường binh lực của địch đến mức nào và các biện pháp khắc phục tiêu hao mệt mỏi của bộ đội khi chiến dịch kéo dài. Cách đánh cụ thể cũng được thảo luận, tranh luận, nhằm làm cho cán bộ quán triệt chủ trương và biện pháp bao vây, khống chế sân bay, triệt tiếp tế, tăng viện bằng đường không của địch, tiêu diệt gọn quân địch trong từng trận đi đôi với liên tục tiêu hao rộng rãi sinh lực địch trên toàn mặt trận...

Kể từ ngày chiếm đóng Điện Biên Phủ đến ngày ta mở màn chiến dịch, địch đã có trên 100 ngày xây dựng và củng cố tập đoàn cứ điểm. Binh lực của chúng đã tập trung tới 11.800 tên1, gồm 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải, 1 phi đội máy bay. Tập đoàn cứ điểm được tổ chức thành ba phân khu, gồm 49 cứ điểm khoanh thành 8 cụm cứ điểm (trung tâm đề kháng). Mỗi cứ điểm và cụm cứ điểm đều có khả năng độc lập chiến đấu. Quan trọng nhất là phân khu trung tâm, với bảy cụm cứ điểm. Lực lượng dịch ở đây có năm tiểu đoàn chiếm đóng và hai tiểu đoàn dù cơ động, có trận địa pháo, sân bay chính, căn cứ hậu cần và sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Phân khu bắc có hai trung tâm đề kháng: Gabrien (đồi Độc Lập) ở phía bắc, trấn giữ đường Lai Châu - Điện Biên Phủ và Bêatơrixơ (Him Lam) ở đông - bắc, trấn giữ đường Tuần Giáo - Điện Biên. Hai trung tâm đề kháng này cùng với An Mari (Bản Kéo) ở phía tây - bắc hợp thành ba vị trí vành ngoài, bảo vệ phân khu trung tâm từ tây - bắc sang đông - bắc2. Phân khu nam (Idaben - Hồng Cúm) do một tiểu đoàn Âu - Phi chiếm giữ cùng với một tiểu đoàn lê dương dự bị, có sân bay phụ và trận địa pháo, có thể bắn yểm trợ cho phân khu trung tâm.

Quá trình nghiên cứu thế bố trí của địch và xây dựng kế hoạch tác chiến, Bộ Chỉ huy và cơ quan tham mưu chiến dịch đặc biệt chú ý cụm điểm cao phía đông phân khu trung tâm. Địch dựa vào hệ thống điểm cao này, tổ chức thành hai trung tâm đề kháng lợi hại (Đôminích và Êlian). Đây là khu vực mạnh nhất và quan trọng nhất của phân khu trung tâm và của cả tập đoàn cứ điểm.

Về phía ta, trải qua gần 50 ngày chuẩn bị thêm theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc", vào cuối thượng tuần tháng 3, bộ đội trên chiến trường Điện Biên Phủ đã sẵn sàng nổ súng mở màn chiến dịch.

Đây là lần đầu tiên hầu hết các đơn vị chủ lực của Bộ được huy động vào một chiến dịch lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là các Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316 (gồm 2 Trung đoàn 98 và 174); Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304). Cũng là lần đầu tiên các đơn vị hỏa lực mạnh của ta ra trận, gồm Trung đoàn 45 lựu pháo, Trung đoàn 675 sơn pháo, Trung đoàn 367 cao xạ pháo.
_________________________________________________
1. Quá trình diễn biến chiến dịch, địch tăng viện thêm hơn 4.000 quân, nâng tổng số quân địch ở Điện Biên Phủ lên hơn 16.000 tên.
2. Theo hiểu biết của ta hồi đó, phân khu bắc bao gồm cụm Độc Lập và Bản Kéo. Nhưng theo tài liệu của tướng lĩnh Pháp (như Y. Gra) hay ký giả Pháp (như P. Rôcôn) viết sau này thì An Mari thuộc phân khu trung tâm. Các cụm Gabrien (Độc Lập), Bêatơrixơ (Him Lam) cùng với An Mari (Bản Kéo) hợp thành ba cứ điểm vành ngoài, có nhiệm vụ bảo vệ phân khu trung tâm từ xa, nhất là bảo vệ sân bay Mường Thanh.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 31 Tháng Mười Hai, 2021, 08:49:15 pm

Theo kế hoạch tác chiến, ta dự kiến chiến dịch diễn biến thành hai đợt:

Đợt một: Tập trung lực lượng, tiến công tiêu diệt các trung tâm đề kháng Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo, phá vỡ thế trận phòng ngự từ tây - bắc sang đông - bắc tập đoàn cứ điểm, đánh chiếm các vị trí vành ngoài, cửa ngõ của tập đoàn cứ điểm, mở đường tiến xuống cánh đồng Mường Thanh, tạo điều kiện siết chặt trận địa bao vây và tiến công.

Đợt hai: Mở các trận tiến công tiêu diệt hai cụm cứ điểm trên dãy điểm cao phía đông, hướng bắc, tiến chiếm sân bay; siết chặt vòng vây quanh tập đoàn cứ điểm, thu hẹp không phận, hạn chế tăng viện và tiếp tế của địch, tạo thế trận và thời cơ chuyển sang tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Chiều ngày 13-3, chiến dịch bắt đầu.

Trong hai đêm 13 và 14, quân ta tiêu diệt hai trung tâm đề kháng Độc Lập và Him Lam do hai tiểu đoàn Âu-Phi chiếm giữ, đánh lui hai cuộc phản kích của bộ binh và xe tăng địch từ phân khu trung tâm ra hòng chiếm lại hai cụm cứ điểm đã mất.

Thắng lợi giòn giã của hai trận đầu đã động viên khí thế và củng cố lòng tin của bộ đội vào phương châm "đánh chắc, tiến chắc", và lối đánh "bóc vỏ", đồng thời là hai đòn mạnh đầu tiên về quân sự, tinh thần và tâm lý đối với hàng vạn quân địch trong tập đoàn cứ điểm. Với hai trung tâm đề kháng bị san phẳng, cùng với cái chết của cả hai ban chỉ huy hai cứ điểm Độc Lập và Him Lam, tiếp đến là việc tự sát của viên trung tá chỉ huy pháo binh tập đoàn cứ điểm và cuộc rút chạy của tiểu đoàn nguỵ Thái khỏi cụm điểm Bản Kéo (đang bị Trung đoàn 36 bao vây và chuẩn bị tiến công) đã tạo nên thế mới của chiến dịch có lợi cho ta.

Qua đợt một, quân ta đã rút được những kinh nghiệm bước đầu về đánh cụm cứ điểm trong tập đoàn cứ điểm, thấy được khả năng của quân ta, tiêu diệt cụm cứ điểm kiên cố cùng những thiếu sót trong hợp đồng bộ - pháo, nhất là chế áp pháo binh địch và những thiếu sót về tổ chức vị trí xuất phát xung phong.

Song với thắng lợi giòn giã của đợt một, quân ta đã tạo ra một tình huống chiến dịch rất thuận lợi để áp sát khu trung tâm, tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển. Ba trung tâm đề kháng vành ngoài bị tiêu diệt, cánh cửa phía bắc tập đoàn cứ điểm được mở toang. Từ các điểm mới giành được, quân ta đã tạo được thế đứng để tiến xuống cánh đồng Mường Thanh. Đây là thắng lợi ban đầu rất quan trọng, không chỉ về quân sự mà cả về tinh thần, tâm lý.

Đánh giá tình hình sau đợt một, Bộ Chỉ huy chiến dịch nhận định: Chúng ta đã thu được thắng lợi lớn, quân địch đã bị thất bại nặng, nhưng hiện nay lực lượng của chúng còn mạnh và chúng còn ra sức đối phó. Những biện pháp đối phó đầu tiên của địch diễn ra ngay trong đợt một; ngày 14 và 16, địch tăng viện Tiểu đoàn dù nguỵ 5 (5è BPVN), bố trí giữa đồi D và C1, Tiểu đoàn dù thuộc địa 6 (6è BCP), bố trí giữa hai cụm cứ điểm C1 và C2 làm cho hệ thống phòng thủ trên các điểm cao phía đông càng thêm mạnh. Phía tây sân bay, địch sáp nhập hai cứ điểm 105 và 106 (trước thuộc cụm Bản Kéo) và đưa lính Âu - Phi ra thay thế quân nguỵ ở khu vực này. Bộ Chỉ huy của Cônhi ở Hà Nội còn cho thả thêm nhiều bộ phận súng nặng và đạn dược để bổ sung, thay thế. Sau hai trận bị bất ngờ vì lựu pháo của ta, địch gấp rút củng cố trận địa phòng ngự, đồng thời tăng cường máy bay trinh sát, tăng cường đánh phá những nơi nghi là trận địa pháo của ta.

Quân ta khẩn trương chuẩn bị bước vào đợt chiến đấu mới. Nhiệm vụ trung tâm chuẩn bị bước vào đợt hai là xây dựng trận địa tiến công và bao vây, nhằm vây ép quân địch trên cả bốn phía, trong cự ly mà các loại pháo lớn, nhỏ của ta đều có thể phát huy hỏa lực, đồng thời chia cắt phân khu nam với phân khu trung tâm.

Xây dựng trận địa quy mô lớn, liên hoàn trong chiến dịch tiến công là một việc mới, bộ đội ta chưa có kinh nghiệm. Cơ quan tham mưu chiến dịch đã cử cán bộ tác chiến xuống đơn vị đào thử công sự chiến hào, rút kinh nghiệm về cách tổ chức, tiêu chuẩn kích thước, làm mẫu cho các đơn vị triển khai. Trải qua 10 ngày, bộ đội đã đào được hàng trăm kilômét giao thông hào, hàng ngàn công sự và ụ súng các loại. Một hệ thống trận địa bao vây và tiến công từ đại đoàn đến phân đội đã hình thành hoàn chỉnh để bộ đội tiếp cận mục tiêu, chuẩn bị tiến công. Chính nhờ hệ thống giao thông hào và chiến hào này mà bộ đội cơ động lực lượng an toàn, bám sát mục tiêu cả ngày lẫn đêm dưới hỏa lực của địch và đánh lui các cuộc phản kích của chúng, giữ vững thế trận.

Yêu cầu của đợt hai chiến dịch là tập trung ưu thế binh lực, hoả lực, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, trong đó có một số đơn vị cơ động, đánh chiếm các cụm phòng ngự phía đông, biến các điểm cao phía đông thành trận địa của ta để uy hiếp phân khu trung tâm; đánh chiếm sân bay Mường Thanh, triệt tiếp tế và tăng viện của địch; chiếm lĩnh một bộ phận trận địa pháo binh của chúng; thắt chặt vòng vây quanh tập đoàn cứ điểm, từng bước thu hẹp phạm vi chiếm đóng và vùng trời của địch ở phân khu trung tâm, tạo điều kiện đầy đủ chuyển sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ.

Trong hội nghị cán bộ ngày 27-3, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã khẳng định: Đây là một cuộc chiến đấu rất lớn, vì mục đích của nó không phải chỉ nhằm tiêu diệt từng tiểu đoàn của địch mà tiêu diệt nhiều tiểu đoàn. Cuộc chiến đấu này lại không đơn giản như hai trận chiến đấu đầu tiên mà lại phức tạp hơn, bao gồm cả một loạt trận công kiên tiêu diệt cứ điểm và những cuộc chiến đấu thọc sâu vào tung thâm địch. Đây là một cuộc chiến đấu có tính chất quyết định để tạo điều kiện chuyển sang tổng công kích, giành toàn thắng cho chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 31 Tháng Mười Hai, 2021, 08:50:19 pm

18 giờ 30 ngày 30-3, đợt hai bắt đầu.

Sau một tuần chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt một số cứ điểm địch trên dãy điểm cao phía đông (C1, D1, E) và một số cứ điểm trên hướng tây - bắc sân bay (106, 311), tạo điều kiện phát triển trận địa bao vây và tiến công vào sâu hơn, bước đầu uy hiếp phía tây sân bay. Một số trường hợp địch phản kích nhiều lần (D1, E), bộ đội ta đã kiên quyết đánh trả, giữ vững trận địa. Trong đợt này, xuất hiện một số cách đánh, tuy mới là bước đầu nhưng làm cơ sở kinh nghiệm cho cách đánh hiểm trên toàn mặt trận. Đó là sáu mũi luồn sâu vào tung thâm địch, mà tiêu biểu là mũi thọc sâu vào hướng đông của Đại đội 83 (Đại đoàn 312); cách đánh lấn của Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308), tiêu diệt gọn cứ điểm 106, sau đó phát triển tiến công, bao vây bức hàng quân địch ở cứ điểm 311...

Nhưng trong đợt hai số lượng mục tiêu quá nhiều so với khả năng bộ đội ta (chín mục tiêu, trong đó có năm cứ điểm trên hệ thống điểm cao phía đông mà Bộ Chỉ huy chiến dịch đánh giá là mạnh), do đó lực lượng sử dụng dàn đều, không tập trung ưu thế dứt điểm từng mục tiêu, kể cả cứ điểm mạnh như A1. Tại đây (A1), sau trận đầu tiên của Trung đoàn 174 đêm 30 không thành công, cơ quan tham mưu chiến dịch đã không kịp thời nghiên cứu, rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân (không thành công và thương vong cao) để bổ khuyết và thay đổi cách đánh, nên hai lần tiến công sau (đêm 31-3 và 1-4) cũng đều không thành công. Trong toàn đợt hai, nhiều cứ điểm tiến công không dứt điểm (4/8); cũng nhiều trận thọc sâu của phân đội không thành công (4/6). Do đó thương vong cao, cả trong tiến công cứ điểm (nhất là ở A1, C2) và chiến đấu thọc sâu.

Sau đợt hai của ta, địch tăng viện thêm một tiểu đoàn dù và phản kích chiếm lại một nửa cứ điểm C1.

Qua hai đợt một và hai, quân ta đã tiêu diệt hơn 1/3 sinh lực trên toàn mặt trận, đã hoàn thành nhiệm vụ đợt một nhưng chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đợt hai.

Trong hội nghị sơ kết đợt hai (8-4), Bộ Chỉ huy chiến dịch đã nêu lên những việc cần tiếp tục hoàn thành, tạo điều kiện chuyển sang đợt chiến đấu mới.

- Tiếp tục xây dựng trận địa tiến công và bao vây, thắt chặt hơn nữa vòng vây, uy hiếp mạnh hơn nữa tung thâm địch, cắt đứt liên lạc giữa hai phân khu Mường Thanh và Hồng Cúm.

- Vừa xây dựng trận địa tiến công và bao vây, vừa đánh địch phản kích, giữ vững trận địa.

- Khống chế không phận cả ngày lẫn đêm, khống chế hoàn toàn sân bay, tiến tới phá hoại và đánh chiếm sân bay, tranh đoạt và triệt tiếp tế của địch, hạn chế tiến tới triệt tăng viện của chúng.

- Tổ chức các đơn vị hỏa lực lưu động, hoạt động lẻ, tiêu hao rộng rãi sinh lực địch, làm cho chúng luôn căng thẳng tinh thần và hao mòn sức chiến đấu.

- Tiếp tục tiêu diệt một số vị trí địch, thu hẹp hơn nữa phạm vi chiếm đóng của chúng, đưa trận địa tiến công và bao vây ngày càng áp sát cứ điểm địch, chia cắt các cứ điểm của địch, tạo thế trận thuận lợi cho đợt chiến đấu mới.

Hoạt động của bộ đội trong suốt nửa cuối tháng 4 đã làm cho thế trận biến chuyển từng ngày, có lợi cho ta.

Hệ thống trận địa tiến công và bao vây không ngừng tiến sát và trực tiếp uy hiếp địch, có nơi chỉ cách vị trí địch vài chục mét. Mật số điểm cao phía đông do quân ta làm chủ đã trở thành những trận, địa phòng ngự vững chắc, cùng với trận địa pháo, súng cối, thường xuyên uy hiếp địch trong phân khu Mường Thanh. Từ ngày 16-4-1954 chiến hào của ta từ hai hướng hợp điểm cắt đôi sân bay trung tâm, tiếp đó quân ta làm chủ cứ điểm 105 ở phía bắc. Cuộc chiến đấu giành giật sân bay diễn ra quyết liệt suốt năm ngày đêm. Các đợt phản kích của bộ binh và xe tăng địch đều bị đánh lui. Cuối cùng, từ ngày 28-4, sân bay trung tâm - cái dạ dày của tập đoàn cứ điểm - hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Phạm vi kiểm soát của địch, nhất là ở phân khu trung tâm, bị thu hẹp tới mức các mục tiêu địch đều nằm dưới tầm hỏa lực các loại của ta. Pháo cao xạ của ta tiến sâu xuống cánh đồng Mường Thanh đã góp phần quyết định thu hẹp không phận hoạt động của địch ở Điện Biên Phủ, buộc máy bay tiếp tế và tăng viện của địch phải thả dù từ độ cao kém hiệu quả (khiến một số dù hàng và người rơi cả vào trận địa của ta). Trận chiến tiến công và bao vây càng áp sát địch càng tạo thuận lợi cho các tổ súng trường thiện xạ, tổ trung liên, đại liên lưu động, các khẩu đội sơn pháo hoạt động lẻ... luồn sâu, bắn tỉa, phá kho tàng..., đồng thời hỗ trợ cho các tổ bộ binh đoạt dù tiếp tế của địch ở sát ngay vị trí của chúng.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 31 Tháng Mười Hai, 2021, 08:52:30 pm

Trong tất cả các hoạt động bổ sung sau đợt hai, việc chiếm sân bay trung tâm là một sự kiện nổi bật của chiến dịch, tạo một tình huống chiến dịch vô cùng quan trọng có lợi cho ta, không lợi cho địch. Nó dập tắt tia hy vọng cuối cùng của địch về tiếp tế và tăng viện bằng đường không từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ; tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ từ đây đã hoàn toàn cô lập.

Bằng những hoạt động liên tục và có hiệu quả sau đợt hai, càng về cuối tháng 4, quân ta càng dồn địch vào tình thế mà sau này chúng thừa nhận là "không thể chịu đựng nổi". Sinh lực bị tiêu hao hằng ngày; nguồn tiếp tế bị hạn chế tới mức thấp nhất khiến lương thực, đạn dược, thuốc men ngày càng thiếu thốn; tinh thần luôn luôn căng thẳng trước những "họng súng vô hình" của các thiện xạ bắn tỉa, tới mức địch không dám rời công sự ra sông Nậm Rốm lấy nước...

Về ta, hàng loạt biện pháp được tích cực triển khai chuẩn bị gấp rút cho đợt chiến đấu tới: Chỉ đạo rút kinh nghiệm hai đợt chiến đấu vừa qua; huấn luyện tân binh bổ sung; bảo vệ có hiệu quả đường vận chuyển tiếp tế trong điều kiện địch tăng cường dùng không quân đánh phá ác liệt, mở thêm đường sông Nậm Na để có thêm nguồn lương thực; cải thiện và bình thường hóa sinh hoạt bộ đội trong chiến hào khi bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa; cứu chữa thương bệnh binh ở ngay trung tuyến để sớm trả anh em về đơn vị chiến đấu... Đặc biệt là cuộc vận động đấu tranh chống tư tưởng hữu khuynh tiêu cực trong toàn bộ lực lượng tham gia chiến dịch đã góp phần quyết định củng cố quyết tâm, ý chí quyết chiến quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận. Thắng lợi của cuộc đấu tranh đó được coi là thành công điển hình của công tác chính trị của quân đội ta trong chiến dịch cũng như trong' cả cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trải qua ba tuần chỉ đạo toàn quân phấn đấu vươn lên về mọi mặt nhằm tạo thế mới, lực mới, đầu tháng 5, Bộ Chỉ huy ra lệnh bắt đầu đợt ba chiến dịch.

Lúc này, phạm vi chiếm đóng của địch ở phân khu Mường Thanh chỉ còn khoanh trên một diện tích chừng 2km2. Lực lượng của chúng còn xấp xỉ 10 tiểu đoàn bộ binh và dù, rải ra phòng giữ hơn 30 cứ điểm. Lực lượng dự bị từ chín đại đội lúc đầu, nay chỉ còn năm. Trải qua một tháng rưỡi chiến đấu trong tình thế ngày càng bất lợi, tinh thần binh lính địch đã sa sút nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số sĩ quan địch còn tin vào sức mạnh của trên dưới một vạn quân, tin tưởng vào khả năng duy trì được thế trận có lợi trên các điểm cao phía đông để kéo dài cuộc chiến đấu chừng một tháng nữa, tới mùa mưa, ta không còn điều kiện duy trì cuộc chiến đấu thêm. Rõ ràng đợt ba chiến dịch không chỉ là cuộc đấu trí, đấu lực giữa ta và địch mà còn là cuộc chạy đua về thời gian trước khi mùa mưa tới.

Nhiệm vụ đợt ba là đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía đông, tiếp tục tiêu diệt thêm một số cứ điểm khác của địch, phát triển trận địa tiến công và bao vây chia cắt vào sâu hơn nữa, tiếp tục thu hẹp phạm vi phong tỏa và vùng trời của chúng, uy hiếp mạnh tung thâm phân khu trung tâm, nắm thời cơ nhanh chóng chuyển sang tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ khu vực còn lại của lập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Đợt ba chiến dịch diễn ra ác liệt suốt tuần đầu tháng 5. Quân ta đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu theo kế hoạch. Gay go ác liệt nhất là các trận tiêu diệt hai cứ điểm C2 và A1 trên hướng đông. Đến sáng ngày 7-5, mặc dù quân ta mới đánh chiếm thêm chừng 1/3 số cứ điểm còn lại ở phân khu trung tâm, nhưng địch đã ở vào tình thế hoàn toàn bất lợi. Hệ thống điểm cao phía đông đã bị mất. Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm bị uy hiếp nặng nề trên cả hai hướng đông và tây1. Mọi sự tính toán tháo chạy của địch, từ kế hoạch "Chim ưng" (Codor) đến kế hoạch "Chim biển" (Albatros) đều không còn khả năng thực hiện.

Ta đã định tối mồng 7 sẽ tổng công kích, nhưng trưa ngày 7 đã hiện rõ sự tan rã của địch: nhiều tiếng nổ lớn trong phân khu trung tâm; địch vứt súng xuống sông Nậm Rốm; nhất là những mảnh vải trắng (cờ trắng) xuất hiện lác đác trên các cứ điểm quanh Sở Chỉ huy của Đờ Cátxtơri... Thời cơ tổng công kích đã đến. Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh: "Không cần chờ đến tối như đã dự định, các đơn vị trên tất cả các hướng chuyển ngay sang tổng công kích...".

Từ 14 giờ, quân ta lần lượt tiêu diệt nhiều vị trí còn lại ở phân khu trung tâm, phát triển sâu vào hướng Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Một tiểu đội bộ binh của Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) vượt qua cầu Mường Thanh thọc thẳng vào hầm chỉ huy của Đờ Cátxtơri, bắt viên tướng chỉ huy tập đoàn cứ điểm và toàn Bộ Tham mưu của hắn. 19 giờ, hai tiểu đoàn địch ở phân khu Hồng Cúm định lợi dụng đêm tối rút chạy sang phía Thượng Lào. Nhưng đã bị Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) kịp thời truy kích, bắt gọn toàn bộ.

22 giờ ngày 7-5-1954, chiến dịch tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kết thúc toàn thắng.

Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, ta đã diệt và bắt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ gồm hơn 16.000 tên địch, thu toàn bộ vũ khí trang bị của chúng, hoàn thành thắng lợi trọn vẹn chiến dịch tiến công lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã hậu thuẫn kịp thời, đắc lực cho cuộc đàm phán về cuộc chiến tranh Đông Dương, khai mạc hôm sau, 8-5, tại Giơnevơ.
_______________________________________________
1. Như cách nói bình thường của sách báo phương Tây sau này, phạm vi chiếm đóng còn lại của địch trên cánh đồng Mường Thanh đã bị thu hẹp lại bằng "diện tích của một sân vận động".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 31 Tháng Mười Hai, 2021, 09:27:13 pm

*

*        *


Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, nghệ thuật chiến dịch của ta được phát triển cao là do có sự chỉ đạo tài tình của chiến lược; nghệ thuật chỉ đạo chiến lược là phân tán khối quân cơ động của địch ra nhiều hướng và phát động mạnh mẽ chiến tranh du kích trong cả nước để bảo đảm thuận lợi cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nghệ thuật chiến dịch của ta, chủ yếu là nghệ thuật chiến dịch tiến công đã phát triển đa dạng, phong phú từ phản công (một dạng đặc biệt của tiến công) ở đồng bằng (đánh bại cuộc hành quân Mouette), đến truy kích trên chiến trường rừng núi (giải phóng Lai Châu và dọc sông Nậm Hu), từ tiến công thọc sâu vào địa bàn địch sơ hở (Trung-Hạ Lào - đông bắc Campuchia) đến đánh điểm diệt viện trên vùng rừng núi bắc Tây Nguyên và cuối cùng là chiến dịch tiến công trận địa quy mô lớn tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Trong chiến dịch phản công ở tây - nam Ninh Bình, xuất phát từ so sánh lực lượng (địch 3/ta 1) và điều kiện địa hình (cả trên bộ và trên sông), ta đã vận dụng cách đánh thích hợp bằng lực lượng vừa và nhỏ, kết hợp chủ lực với địa phương, kết hợp trận địa phục kích với làng chiến đấu để hạn chế và làm thất bại từng mũi tiến quân của địch và cuối cùng làm thất bại cuộc hành quân của chúng.

Trong các chiến dịch tiến công chuyển sang truy kích liên tục trên những chặng đường dài hàng mấy trăm kilômét, địa hình rừng núi, quân ta đã phát triển sáng tạo kinh nghiệm đuổi địch trong Chiến dịch Thượng Lào năm trước. Điểm mới về nghệ thuật trong hai chiến dịch tiến công truy kích giải phóng Lai Châu và lưu vực sông Nậm Hu là quân ta đã biết lợi dụng đường tắt, vượt lên trước địch, đuổi địch trên nhiều hướng; chia cắt đội hình rút chạy của chúng; kết hợp truy kích với chốt chặt, đón lõng, phục kích, và tiến công địch co cụm trên đường rút chạy: kết hợp đánh địch với gọi hàng và truy quét tàn quân, nên đã hoàn thành cả hai nhiệm vụ tiêu diệt địch và giải phóng đất đai.

Bước phát triển của nghệ thuật chiến dịch trong chiến dịch Trung-Hạ Lào - đông bắc Campuchia và cả đợt hai Chiến dịch bắc Tây Nguyên là sớm hình thành mũi thọc sâu chiến dịch có ý nghĩa chiến lược. Quân ta đã kịp thời phát hiện và triệt để khai thác thế sơ hở của địch, nhanh chóng phát triển sâu vào "hậu phương an toàn" của chúng, kết hợp các đơn vị cỡ trung đoàn tiếp tục hoạt động trên địa bàn rộng, "đánh điểm diệt viện" trên các trục đường chiến lược, chia cắt địch trên nhiều hướng, kiềm chế các cứ điểm lớn mới hình thành của địch (Xênô, Xaravan), hỗ trợ đắc lực cho mũi thọc sâu tiến xa xuống phía nam, gây bất ngờ lớn cho địch, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng.

Điểm nổi bật về nghệ thuật chiến dịch trong Chiến dịch bắc Tây Nguyên là chọn hướng và mục tiêu tiến công, đúng thời cơ nổ súng, phối hợp chiến trường. Chiến dịch mở màn bằng ba trận diệt đồn, trực tiếp uy hiếp thị xã Kon Tum từ phía đông - bắc, chỉ một ngày sau khi địch tiến đánh vùng tự do Liên khu V. Đòn tiến công bất ngờ đó của chiến dịch trên hướng rừng núi đã tác động trực tiếp đến cuộc hành binh Átlăng của địch ở hướng đồng bằng. Vừa tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai trên một địa bàn có tầm quan trọng về chiến lược, chiến dịch tiến công bắc Tây Nguyên đã hỗ trợ đắc lực cho cuộc chiến đấu của quân và dân Phú Yên chống lại cuộc hành binh lớn của địch, buộc chúng phải đình chỉ tiến công Phú Yên, điều lực lượng lên ứng cứu Kon Tum.

Đỉnh cao phát triển nghệ thuật chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, cũng như trong cả cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, tập trung trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, một chiến dịch tiến công trận địa quy mô lớn nhất của quân ta thời đó, gồm một loạt trận đánh địch trong công sự vững chắc diễn ra trong một thời gian dài theo tiến trình tiến công vây hãm - đột phá lần lượt.

Với phương châm đúng: "đánh chắc, tiến chắc", nghệ thuật chiến dịch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ biểu hiện cụ thể trên các mặt sau đây:

1. Sớm hình thành thế bao vây. Xây dựng trận địa tiến công và bao vây, ngày càng siết chặt từng cụm cứ điểm và cả tập đoàn cứ điểm, chia cắt thế liên hoàn của chúng.

Chiến dịch Điện Biên Phủ lúc đầu định mở màn ngày 25-1-1954, về sau quyết định mở đầu ngày 13-3; nhưng ngay từ ngày 5-12-1953, khi bộ phận tiền trạm của Sở Chỉ huy tiền phương của Bộ vừa đến Tuần Giáo được tin địch ở Lai Châu rút về Điện Biên Phủ, đồng chí Hoàng Văn Thái đã lệnh cho Đại đoàn 316 tiếp tục tiến công giải phóng Lai Châu theo kế hoạch, đồng thời lệnh ngay cho Đại đoàn 308 (đã hành quân đến Sơn La) điều ngay một trung đoàn tắt đường rừng xuống chốt ở Pom Lót, chặn đường Điện Biên Phủ sang Thượng Lào. Khi Đại đoàn 316 truy kích địch trên đường Lai Châu - Điện Biên Phủ, mấy đơn vị của đại đoàn đều có lực lượng chốt chặn từ Mường Muôn, Mường Pồn đến Pu San đồng thời bám địch ở Him Lam, Bản Tấu.

Như vậy là đúng lúc những cứ điểm đầu tiên của địch vừa mới bất đầu xây dựng ở Điện Biên Phủ cũng là lúc cấp chiến lược ta hạ quyết tâm mở Chiến dịch Điện Biên Phủ (quyết tâm ngày 5-12-1953), thì trên cả phía bắc và phía nam cánh đồng Mường Thanh (các ngả đường Lai Châu - Điện Biên, Tuần Giáo - Điện Biên, Điện Biên - Sốp Nao, Thượng Lào) ta đã bước đầu hình thành thế bao vây địch về chiến dịch. Quân ta đã chốt chặn cả hai đầu con đường độc đạo bắc - nam dọc cánh đồng Mường Thanh, từ Bản Tấu đến Pom Lót. Đây chính là sự vận dụng kinh nghiệm Chiến dịch Thượng Lào vào điều kiện mới, đề phòng địch rút chạy.

Quá trình chuẩn bị chiến dịch theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" lúc đầu, là quá trình quân ta hình thành thế bao vây quân địch quy mô lớn hơn, chặt hơn quanh cánh đồng Mường Thanh, Đại đoàn 308 ở phía bắc và tây - bắc; Đại đoàn 312 ở phía đông - bắc; hai trung đoàn (Đại đoàn 316) ở phía đông; Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) ở phía nam. Đặc biệt là từ hạ tuần tháng 1 (khi ta thay đổi sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc") cho đến ngày quân ta giành toàn thắng, hệ thống chiến hào hàng trăm kilômét ngày càng ken dày và siết chặt từng phân khu, từng cụm cứ điểm, thậm chí từng cứ điểm. Mọi kế hoạch tháo chạy của địch, từ Xênôphôn lúc ban đầu đến "Diều hâu" của Mỹ1 và cuối cùng là các kế hoạch "Chim ưng", “Chim biển" của Pháp đều không thể thực hiện được vì chiến hào của ta bao vây chặt và không ngừng vươn tới áp sát địch.

Đối với ta, ngay từ đầu, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã khẳng định tác dụng lớn lao của trận địa tiến công và bao vây chia cắt trong chiến dịch tiến công tập đoàn cứ điểm này. Thực tế diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chứng minh tính đúng đắn của sự khẳng định đó. Xây dựng trận địa cũng là áp dụng thực sự phương châm "đánh chắc, tiến chắc" trong điều kiện tác chiến công kiên lớn. Có xây dựng trận địa vững chắc và ngày càng tiến sâu áp sát địch mới khắc phục được chỗ mạnh của chúng về máy bay, pháo binh, mới tạo điều kiện cho đơn vị lớn của ta vận động tiếp cận, tiêu diệt địch. Xây dựng trận địa, thắt chặt vòng vây là tạo điều kiện cho ta phát huy đồng thời tất cả hỏa lực sát thương địch, cho pháo mặt đất, pháo cao xạ triển khai và phát huy hỏa lực thuận lợi để khống chế sân bay, khống chế không phận, hạn chế đi đến triệt tiếp tế, tăng viện của địch hiệu quả hơn2.

Bằng hệ thống trận địa tiến công và bao vây từ sau đợt hai chiến dịch, quân ta đã "trói chặt địch lại" để lần lượt tiêu diệt từng bộ phận. Tác dụng quyết định của nó được phát huy cho đến phút cuối cùng, khi quân ta thực hành một cuộc tổng công kích chiều 7-5-1954.
____________________________________________
1. Kế hoạch Vautour mà Mỹ đề nghị với Pháp, dùng một lực lượng lớn máy bay ném bom ồ ạt vào trận địa của ta hòng giải vây cho quân Pháp (dự định vào đầu tháng 4), nhưng Pháp không dám chấp nhận. Một trong nhiều lý do, là quân đội hai bên đã quá gần nhau trên cánh đồng Mường Thanh.
2. Như sau này tướng lĩnh Pháp nhận xét: "từ sau ngày 17-3, khi Việt Minh tiến hành cuộc bao vây một cách có phương pháp phân khu trung tâm..., họ bắt đầu xây dựng chung quanh tập đoàn cứ điểm một mạng lưới hầm hào để công kích, cho phép quân đội của họ tiếp cận các vị trí Pháp bằng cách vượt qua những khoảng đất rộng và trống trải mà không bị hỏa lực ngăn chặn và như vậy, họ có thể tổ chức những đợt đột kích từ cự ly gần hơn... Tập đoàn cứ điểm (của Pháp) sớm bị vây hãm từ xa bởi một "tập đoàn cứ điểm" khác đang ngày càng siết chặt thòng lọng của nó... Quân Pháp cố ngăn chặn sự phát triển của mạng lưới hầm hào đang bóp nghẹt Điện Biên Phủ mà không ngăn nổi...". Xem Y. Gra: Lịch sử của cuộc chiến tranh Đông Dương, Nxb. Plông, Pari, 1979, tr.85.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 02:13:12 pm

2. Tập trung ưu thế binh, hỏa lực, đánh chắc thắng, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, từng bước uy hiếp, tiến tới tiêu diệt khu vực trọng yếu nhất của địch

So sánh lực lượng chiến đấu giữa ta và địch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ ta thấy về bộ binh, ta gấp hơn hai lần quân địch, về pháo binh, ta và địch xấp xỉ nhau. Nhưng chúng hơn hẳn quân ta về máy bay, cơ giới và hệ thống công sự của chúng đã trải qua hơn ba tháng xây dựng và củng cố. Tình hình trên đây cho thấy bên phòng ngự lợi hơn bên tiến công.

Một yếu tố khác được Bộ Chỉ huy chiến dịch đặc biệt quan tâm, đó là trình độ tác chiến của bộ đội, cụ thể là khả năng đánh công sự vững chắc. Bước vào Đông Xuân 1953 - 1954, trình độ phổ biến của các đơn vị chủ lực ta trong đánh công kiên còn hạn chế. Ta mới có kinh nghiệm tiến công tiêu diệt từng cụm cứ điểm độc lập do một tiểu đoàn địch chiếm giữ, nổ súng tiến công tiêu diệt mục tiêu và lui quân trong đêm. Quân ta lại chưa có kinh nghiệm hợp đồng bộ binh - pháo binh trong tác chiến tập trung quy mô lớn. Thực tế đó là một nguyên nhân chủ yếu khiến ta thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc".

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm 49 cứ điểm, hầu hết tập trung ở phía bắc cánh đồng Mường Thanh, trên một diện tích khoảng 40km2 (dọc: Bản Mịn - Hồng Én 7km; ngang: Pe Luông - Long Bua 6km). Trên các điểm cao từ tây - bắc sang đông - bắc và đông hình thành những cụm cứ điểm ngoại vi bảo vệ phân khu trung tâm mà hạt nhân là Epervier, nơi đặt Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Khu vực giao chiến rộng, so sánh trang bị kỹ thuật chênh lệch, kinh nghiệm đánh công kiên của quân ta hạn chế, không cho phép quân ta hình thành nhiều hướng đồng thời đánh thẳng vào tung thâm phân khu trung tâm của địch (như ý định ban đầu "đánh nhanh, giải quyết nhanh"). Ta đã chọn cách "đánh chắc, tiến chắc", tập trung ưu thế binh hoả lực đánh từng trận hay một số trận gối đầu liên tiếp, diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm ngoại vi, trước hết là trên các điểm cao khống chế phía bắc rồi phía đông, "bóc vỏ" từ ngoài vào, mở đường tiến xuống cánh đồng Mường Thanh, tiếp cận và uy hiếp ngày càng sâu, càng mạnh tung thâm địch, cuối cùng dứt điểm bằng cuộc tổng công kích, đánh vào chỗ trọng yếu nhất của địch trong tung thâm là phân khu trung tâm, trọng điểm là Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm.

Đánh địch trong công sự vững chắc, yêu cầu hàng đầu là tiếp cận địch, từng bước uy hiếp, phá vỡ từng mảng phòng ngự của chúng, đập tan sự chống giữ của từng bộ phận địch, tiến tới tiêu diệt bộ phận quan trọng nhất của chúng. Đáp ứng yêu cầu đó, cách "đánh chắc, tiến chắc" phù hợp với điều kiện địa hình ở Điện Biên Phủ. Cách đánh đó cho phép quân ta vừa đánh vừa học, rút kinh nghiệm trận trước phục vụ cho trận sau, củng cố lực lượng sau từng trận, từng đợt chiến dịch và có điều kiện chuẩn bị cho bước tiếp theo. Cách đánh đó cũng chính là bước phát triển của nghệ thuật chiến dịch trong một chiến dịch tiến công trận địa quy mô lớn nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp, bước phát triển được đánh dấu bằng việc xác định đúng phương châm tác chiến chiến dịch là "đánh chắc, tiến chắc".

Phương châm tác chiến đúng đã được thực tế chứng minh. Nhưng vận dụng cụ thể trong từng đợt, có lúc sự quán triệt không thật đầy đủ, ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch, đến tiến trình chiến dịch. Nổi lên là vấn đề xác định số lượng mục tiêu sao cho phù hợp với khả năng tập trung binh, hỏa lực của ta trong từng đợt. Mục tiêu càng nhiều, càng hạn chế mức độ tập trung binh, hỏa lực, cũng là không bảo đảm chắc thắng.

Trong đợt một, ta đã tập trung ưu thế binh hỏa lực tiêu diệt ba cụm cứ điểm ngoại vi phía bắc. Tỷ lệ binh lực trong trận Him Lam địch 1/ta 3; trận đồi Độc Lập: địch 1/ ta 4,5; trận Bản Kéo (theo kế hoạch): địch 1/ta 3. Trong trận then chốt mở đầu chiến dịch (Him Lam), so sánh pháo cối trực tiếp chi viện đánh vào mục tiêu, ta hơn địch gấp 10 lần. Nếu tính cả nhiệm vụ chế áp các mục tiêu khác, ta cũng gấp 2,6 lần. Ta tập trung tiêu diệt mỗi cụm cứ điểm trong một đêm nên pháo binh có điều kiện thuận lợi chi viện cho bộ binh trong từng trận đánh.

Sau thắng lợi giòn giã của đợt một, nguyên tắc và kinh nghiệm tập trung binh, hỏa lực không được vận dụng đầy đủ vào cuộc tiến công cụm điểm cao phía đông, khi bước vào đợt hai. Về binh lực, trên hướng này, địch có năm tiểu đoàn (kể cả hai tiểu đoàn dù cơ động ứng cứu), ta tập trung sáu trung đoàn. Nhưng về mục tiêu thì quá nhiều. Chỉ riêng trên hướng đông, chín mục tiêu phải diệt (Đại đoàn 308: 2; Đại đoàn 312: 4; Đại đoàn 316: 3). Ngoài ra còn hai tiểu đoàn dù 6è BPC và 5è BPVN dự bị cơ động mới được thả xuống tăng viện, đứng chân trong khu vực các điểm cao D, C1, C2, mà cả ba đại đoàn lại đều có nhiệm vụ phối hợp tiêu diệt.

Như vậy là về bộ binh địch 1/ta 3,6 (5/18 tiểu đoàn), về pháo cối, địch 1 /ta 8,4 nhưng hỏa lực ta lại phải rải ra trên nhiều mục tiêu ngay từ đêm đầu (30-3). Hơn 30 khẩu đội pháo và cối phải chi viện cho các trận đánh trên các điểm cao A, B, C, E trong điều kiện cả pháo và cối ta đang đứng trước nguy cơ "đói đạn trầm trọng"1. Trong khi hơn 30 khẩu đội trực chiến chi viện cho bộ binh trên hướng đông thì các đơn vị pháo cối còn lại phải đảm nhiệm việc chế áp sân bay, Sở Chỉ huy và nhất là trận địa pháo binh địch. Như vậy là trên hướng đông cũng như toàn mặt trận, hỏa khí tập trung nhưng hỏa lực phân tán. Riêng việc chi viện cho Trung đoàn 174, đánh A1, một mục tiêu trọng điểm của đợt hai, thì sử dụng hỏa lực còn chưa tập trung để chi viện cho bộ binh tiến công A1. Còn trong chi viện đánh địch phản kích ở cứ điểm này thì đánh phản kích yêu cầu hỏa lực phải tập trung mãnh liệt trong thời gian ngắn nhất, nhưng phổ biến thường dùng một đại đội bắn và mỗi lần chỉ bắn vài ba viên nên không ngăn chặn được địch phản kích.

Sự chỉ đạo chỉ huy của cấp chiến dịch và của Đại đoàn 316 đối với trận tiến công A1 cũng không thể hiện nguyên tắc "bảo đảm chắc thắng". Cấp chiến dịch tuy đã đánh giá A1 là một cứ điểm mạnh, do Tiểu đoàn 1/4 RTM chiếm giữ, nhưng chỉ sử dụng một trung đoàn (174) tiến công một cứ điểm cứng trên điểm cao, có hầm ngầm, thì mức độ tập trung ưu thế binh, hỏa lực như vậy cũng chưa cao ngay từ đêm đầu. Sau trận đêm 30-3, Trung đoàn 174 chưa có điều kiện rút kinh nghiệm tìm biện pháp bổ khuyết những thiếu sót về nắm địch (hầm ngầm), về tổ chức chỉ huy và cách đánh, cấp chiến dịch điều Trung đoàn 102 đến cùng một bộ phận của Trung đoàn 174 đánh liên tiếp trong hai đêm (31-3 và 1-4). Cả hai đơn vị đều không có thời gian cần thiết để chuẩn bị chu đáo, bảo đảm chắc thắng cho trận đánh. Vì thời gian gấp, đơn vị phải triển khai đánh theo phương án cũ nên lại gặp khó khăn ngay từ đầu và cả hai trận tiếp theo vẫn không thành công, quân ta bị tiêu hao nặng.

Những vấn đề mang tính chất nguyên tắc khi thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" như tập trung ưu thế binh hỏa lực, chuẩn bị đầy đủ, không bảo đảm chắc thắng thì không đánh... được thể hiện tốt trong đợt một, nhưng lại không thể hiện đầy đủ trong đợt hai. Do đó, dẫn đến kết quả, như đánh giá của Bộ Chỉ huy chiến dịch "một số đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ", nên nhiệm vụ chung của đợt hai không thực hiện được đầy đủ. Riêng đối với cứ điểm A1, cho đánh liền ba trận trong ba đêm mà thiếu yếu tố chắc thắng, là biểu hiện nóng vội trong việc thực hiện ý định tác chiến đợt hai. Cũng như chủ trương "chiếm lĩnh toàn bộ các điểm cao phía đông, biến những điểm cao đó thành trận địa của ta để uy hiếp khu vực Mường Thanh" là đúng, nhưng biện pháp chỉ đạo thực hiện cũng không thể hiện sự quán triệt đầy đủ phương châm "đánh chắc, tiến chắc".

Tạm dừng đợt hai, chỉ đạo hoạt động bổ sung và tăng cường chuẩn bị suốt ba tuần cuối tháng 4 là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế và đã thể hiện đúng phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Nhờ vậy mà các đơn vị có điều kiện củng cố và phát huy kết quả (tuy còn hạn chế) của đợt hai, tạo được thế mới, lực mới để bước vào đợt chiến đấu thắng lợi cuối cùng của chiến dịch.
___________________________________________
1. Pháo binh nhân dân Việt Nam - Những chặng đường chiến đấu, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1982, tr.350.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 02:17:33 pm

3. Chọn cách đánh hiểm, phát huy uy lực mọi thứ hỏa khí của ta, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch

Đây là bước phát triển về chỉ đạo cách đánh chiến dịch, nảy sinh rõ nét sau đợt hai. Lúc này địch còn trên 1 vạn quân, rải ra trên hơn 30 vị trí trên cánh đồng Mường Thanh. Chúng vẫn giữ được một phần các điểm cao A1, C1. Sau khi được tăng viện, địch ra sức củng cố trận địa hòng bảo vệ khu vực phòng ngự then chốt trên dãy điểm cao phía đông. Hoả lực của địch còn mạnh, phi cơ và pháo binh của chúng vẫn hoạt động ráo riết. Mặc dù việc tăng viện, tiếp tế đã có phần khó khăn hơn trước nhưng địch vẫn còn thả dù tiếp tế được cả lương thực và vũ khí, vẫn tăng viện được một phần binh lực.

Sau thắng lợi hạn chế của đợt hai, một vấn đề cấp thiết đặt ra là tiếp tục đánh địch bằng cách nào để vừa hạn chế thương vong của ta, vừa khoét sâu hơn nữa chỗ yếu của địch, hạn chế chỗ mạnh còn lại của chúng, tạo điều kiện chuyển sang đợt tác chiến mới, tiêu diệt toàn bộ quân địch còn lại trong tập đoàn cứ điểm.

Ta chủ trương dùng lực lượng nhỏ, hoạt động rộng rãi dưới các hình thức đánh lấn, phá huỷ từng ụ đề kháng, tiêu diệt thêm một số vị trí địch; bắn tỉa tiêu hao địch rộng rãi, làm cho sinh lực chúng luôn hao mòn, tinh thần luôn căng thẳng; đánh chiếm sân bay, thắt chặt vòng vây, thu hẹp không phận, khống chế máy bay, đoạt dù tiếp tế, hạn chế, tiến tới triệt hẳn nguồn tiếp tế và tăng viện của địch vì địch chỉ còn chỗ dựa cuối cùng là tiếp tế bằng đường không. Khống chế sân bay, đánh chiếm sân bay là dập tắt hy vọng cuối cùng của địch, là cắt cái dạ dày của chúng. Điều kiện để vận dụng được cách đánh này là phải không ngừng đưa trận địa tiến công và bao vây ngày càng áp sát địch, hạn chế uy lực máy bay và pháo binh của chúng.

Thực hiện chủ trương tác chiến trên đây, từ trung tuần tháng 4, quân ta đã từng bước làm thay đổi hẳn cục diện chiến trường.

Sân bay địch bị chiến hào ta cắt đứt từ hai hướng đông và tây; hai vị trí sát sân bay (105 và 206) bị các đơn vị ta lấn dần, bóc gọt rồi tiêu diệt. Sân bay không những không còn là nơi lên xuống cho máy bay mà cũng không còn là bãi thả dù tiếp tế nữa.

Hai trận địa pháo binh địch ở 307a và 307b bị lựu pháo của ta loại khỏi vòng chiến đấu. Từ trận địa đặt trên đồi E, nắm đúng thời cơ khi pháo địch ở trung tâm Mường Thanh ra khỏi hầm chuẩn bị bắn chi viện cho đồng bọn phản kích ở 206, một khẩu đội sơn pháo của ta đã dùng lối bắn trực tiếp lần lượt diệt gọn bốn khẩu lựu pháo địch.

Phong trào bắn tỉa của các tổ thiện xạ bộ binh thường xuyên gây nên nỗi kinh hoàng đối với địch. Điển hình là ở phân khu nam. Trong vòng nửa tháng, các tổ thiện xạ của Trung đoàn 57 đã diệt khoảng 100 tên địch, xấp xỉ bằng số địch bị bắn tỉa trên toàn phân khu trung tâm. Đáp lời kêu gọi của Bộ Chỉ huy chiến dịch "Một viên đạn một tên địch, một viên đạn mấy tên địch, kiên nhẫn tích cực, nhằm đúng mục tiêu, hễ bắn là trúng", có chiến sĩ diệt 13 tên địch bằng 15 viên đạn.

Pháo cao xạ tiến sâu xuống cánh đồng Mường Thanh, khống chế không phận, trong khi hỏa lực pháo cối thu hẹp khu vực thả dù, buộc máy bay địch phải thả dù trên độ cao lớn1. Gần một nửa số dù rơi sang trận địa của ta hoặc rơi vào khoảng trống giữa ta và địch. Đó là thời cơ xuất hiện phong trào đoạt dù, góp phần triệt nguồn tiếp tế của địch. Có đơn vị, trong một tuần, đoạt 776 chiếc dù, với một khối lượng hàng mà nếu chở bằng máy bay Đakôta, địch phải dùng tới 30 chuyến. Đối với binh chủng pháo binh của ta, đoạt dù địch là một biện pháp tích cực để khắc phục nạn thiếu đạn. Trong đợt này, ta đã thu được chừng 5.000 viên đạn lựu pháo và đạn súng cối. Điển hình là Đại đội 805 lựu pháo ở phân khu nam. các đơn vị bộ binh đã đoạt dù đem về cho đại đội này tới gần 2.000 viên đạn pháo2.

Chọn cách đánh hiểm, phát huy hiệu lực của các loại binh khí, quân ta đã khoét sâu nhược điểm cơ bản của địch là tinh thần ngày càng sa sút, tiếp tế ngày càng khó khăn3.

Đến cuối tháng 4, tức là vào cuối đợt hoạt động bổ sung (sau đợt hai) của ta, quân số địch ở Điện Biên Phủ tuy còn chừng 1 vạn tên nhưng chỉ có 42% đủ sức chiến đấu (3.000 ở phân khu trung tâm, 1.200 ở phân khu nam). Trang bị đã bị thiếu thốn nghiêm trọng, trong điều kiện nguồn tiếp tế như bị bóp nghẹt4.

Chọn cách đánh thích hợp với điều kiện thực tế cụ thể chiến trường (sau đợt hai) nhưng rất hiểm, ta đã làm cho quân địch còn đông mà hóa ít, trang bị còn mạnh mà hóa yếu, tinh thần, vật chất và thế trận đã hoàn toàn bất lợi. Chính bằng cách đánh hiểm và rất sáng tạo đó mà đến cuối tháng 4, mặc dù quân ta chưa hoàn toàn làm chủ dãy điểm cao phía đông, nhưng đã uy hiếp mạnh phân khu trung tâm và chuẩn bị đầy đủ điều kiện chắc thắng để chuyển sang đợt tiến công cuối cùng.

Điểm phát triển đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch trong đợt ba là xác định đúng thời cơ đánh đòn quyết định cuối cùng.

Trước những triệu chứng đột biến của địch, Bộ Chỉ huy đã thay đổi kế hoạch, kịp thời ra lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận trước giờ quy định, tức là ngay chiều 7-5 (không chờ đến tối). Sau này, tài liệu của Pháp và phương Tây cho thấy, quyết định sáng suốt đó đã kịp thời chặn đứng thủ đoạn cuối cùng của chúng. Theo lệnh của Cônhi ở Hà Nội, địch dự định tháo chạy sang hướng Thượng Lào vào 19 giờ hôm đó, theo kế hoạch "Chim biển". Nhưng quân ta đã thọc thẳng vào Sở Chỉ huy địch, bắt tướng chỉ huy tập đoàn cứ điểm và toàn Bộ Tham mưu của hắn. Từ Hà Nội, Cônhi ra lệnh trực tiếp cho Đại tá Lalăngdơ (Lalande), phó chỉ huy tập đoàn cứ điểm, đặc trách phân khu nam: tự quyết định lấy việc thực hiện một phần kế hoạch "Chim biển". Nhưng ý đồ đó cũng không thành. Hơn 1.000 quân địch vừa rời khỏi phân khu nam đã bị quân ta truy kích bắt gọn.
________________________________________________
1. Theo Y. Gra: Lịch sử của cuộc chiến tranh Đông Dương, Sđd, trong tổng số 3.964 tấn hàng thả dù thì 2.297 tấn (58%) phải thả từ độ cao lớn; 1.516 tấn (39%) thả từ độ cao thấp vào ban ngày; 151 tấn (3%) thả từ độ cao thấp vào ban đêm.
2. Nhớ lại hiệu quả hoạt động của bộ đội trong những ngày cuối tháng 4- 1954 trên chiến trường Điện Biên Phủ, đồng chí Chỉ huy trưởng viết: "Hằng ngày, ở Sở Chỉ huy, khi nghe báo cáo số địch chết vì bị bắn tỉa, số lương thực, đạn dược của địch thả dù mà bộ đội ta đã đoạt được, tôi chẳng khỏi nghĩ, chúng ta đang làm cho kẻ địch nếm những đòn cay đắng nhất". Xem Vài hồi ức về Điện Biên Phủ - Nhiều tác giả, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1969, t.1, tr. 69.
3. Như sau này Y. Gra thú nhận, điều đáng lo ngại nhất đối với Pháp là khu vực thả dù nằm chính giữa phân khu trung tâm và phân khu nam đã ngày càng bị thu hẹp lại "như một tấm da thuộc phơi khô, hầu như hoàn toàn nằm dưới hỏa lực của đối phương".
4. Vũ khí địch còn 19 khẩu 105 ly với 14.000 viên đạn, 1 khẩu 155 ly với số đạn không đáng kể, 15 khẩu súng cối 120 ly với 5.000 viên đạn. Tóm lại là số đạn chỉ đủ cho 1-2 ngày chiến đấu liên tục. Tất cả các xe cơ giới đều đã bị các trận pháo kích của ta phá huỷ, chỉ còn lại 3 chiếc xe tăng ... (!). Theo tài liệu của P. Rôcôn và Y. Gra.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 02:21:38 pm

4. Chủ động vượt qua khó khăn, tự lực tự cường, tạo mọi yếu tố vật chất, tinh thần, đưa chiến dịch đến toàn thắng

Thắng lợi to lớn của Chiến dịch Điện Biên Phủ một lần nữa chứng minh luận điểm cơ bản về vai trò hậu phương, nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. Những chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Trung ương, cũng như những số liệu về sức người, sức của từ các miền hậu phương dốc ra tiền tuyến đã khẳng định một cách sinh động quy luật đó1. Từng đoàn tân binh lên đường; toàn bộ phương tiện thông tin mà phía sau có thể huy động được; hàng vạn bức thư báo tin thắng lợi của cuộc đấu tranh thực hiện chính sách ruộng đất; các chiến trường trong cả nước nỗ lực lập công, phối hợp chặt chẽ với mặt trận trọng điểm... tất cả đã nói lên quyết tâm và sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang ngày đêm hướng về chiến trường trọng điểm với ý chí "đập tan kế hoạch Nava", theo khẩu hiệu "tất cả cho tiền tuyến - tất cả để chiến thắng".

Sau đợt hai chiến dịch, trước những khó khăn mới của mặt trận, Nghị quyết ngày 19-4 của Bộ Chính trị càng động viên hậu phương dốc thêm sức cùng tiền tuyến giành thắng lợi. Bộ Chính trị quyết định: "Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này"2.

Vấn đề đặt ra đối với chiến dịch là phải chủ động tạo mọi yếu tố giành thắng lợi cuối cùng cho chiến dịch. Đương nhiên cách đánh là vấn đề hàng đầu, biểu hiện tập trung nhất trong cuộc đấu trí - đấu lực trên chiến trường. Nhưng còn biết bao yếu tố vật chất và tinh thần tác động trực tiếp đến sự thành công của chiến dịch. Có nhiều yếu tố tại chỗ, ngoài tầm lo toan của hậu phương mà Bộ Chỉ huy và các cơ quan chiến dịch phải xử lý trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch.

Khi thay đổi phương châm tác chiến, Bộ Chỉ huy đã dự kiến chiến dịch sẽ kéo dài, ta sẽ phải đương đầu với những khó khăn về hậu cần tiếp tế, về thời tiết khắc nghiệt khi mùa mưa đến, về sức khỏe, quân số và sức chiến đấu của bộ đội.

Thực tế "bài học Khâu Vác" trong Chiến dịch Tây Bắc cho thấy vấn đề bảo đảm lương thực quan trọng như thế nào đối với tiến trình chiến dịch. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tuy có tới 450 xe vận tải cơ giới là lực lượng vận chuyển chủ yếu của hậu cần chiến dịch nhưng tuyến đường quá dài, địch lại đánh phá ác liệt3, nên ảnh hưởng không nhỏ đến lưu lượng lương thực đưa ra phía trước; có đêm gạo nhập kho không đầy 1 tấn. Đó là một con số báo động trước yêu cầu của hơn 40 tiểu đoàn quân ta đang trực tiếp chiến đấu ở Điện Biên Phủ.

Ngoài việc điều thêm lực lượng cao xạ và công binh ra bảo đảm trục đường Sơn La - Tuần Giáo - Điện Biên, Bộ Chỉ huy đã hạ quyết tâm: mở đường vận chuyển đường sông từ bản Nậm Cúm về Lai Châu. Phải phá hơn 100 thác lớn nhỏ trên sông Nậm Na, dài chừng 80km, mở đường cho hơn 1 vạn lượt chiếc mảng nứa, vận chuyển hơn 1 nghìn tấn gạo về Lai Châu để chuyển tiếp theo trục đường bộ Tuần Giáo - Điện Biên.

Một vấn đề quan trọng khác là đạn, nhất là đạn pháo, cối4. Bộ Chỉ huy đã phê phán nghiêm khắc những thiếu sót của các đơn vị không coi trọng việc thu dọn chiến lợi phẩm (trong cả hai trận đợt một) và hiện tượng lãng phí đạn trong đợt hai. Trong khi hai tiểu đoàn lựu pháo (24 khẩu) lần đầu xuất trận với số lượng đạn quá ít trước yêu cầu của một chiến dịch lớn kéo dài; hậu phương "vét kho" cũng chỉ đáp ứng chừng 1/2 số đạn tiêu thụ trong toàn chiến dịch (11.715/20.000 viên), số đạn bạn giúp cũng cũng chỉ đạt 18% so với yêu cầu (3.600 viên/20.000). Do thiếu đạn, có đại đội lựu pháo (803) phải tạm ngừng chiến đấu ba ngày; có đại đội sơn pháo (752) phải đưa pháo rời trận địa, pháo thủ tạm điều đi đơn vị khác.
____________________________________________
1. Tinh thần chỉ đạo của Trung ương là bảo đảm yêu cầu mọi việc quan trọng, nhưng yêu cầu của Điện Biên Phủ là quan trọng nhất. Bộ Chính trị cử nhiều đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng đi các khu để kiểm tra, đôn đốc.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 88.
3. Có ngày địch dùng tới 250 lần chiếc máy bay bắn phá ngăn chặn đường vận chuyển từ hậu phương lên Điện Biên Phủ.
4. Có tiểu đoàn phòng không chỉ trong một ngày bắn hết 12.000 viên đạn, có trung đoàn chỉ trong năm ngày làm nhiệm vụ kiềm chế đã bắn hết 2.195 viên đạn súng cối 82 ly, có khẩu đội súng cối 81 ly chỉ trong một đêm bắn 240 viên đạn,...


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 02:30:38 pm

Bộ Chỉ huy chiến dịch đã động viên các đơn vị phát huy truyền thống của quân đội ta, "lấy vũ khí địch diệt địch". Sức mạnh của chiến sĩ trong phong trào "đoạt dù tiếp tế" đã dần dần đáp ứng yêu cầu về đạn pháo, cối trước khi bước vào đợt ba. Riêng đạn lựu pháo đoạt được của địch đã bằng 1/2 tổng số đạn đưa từ hậu phương ra, đáp ứng 1/4 tổng số đạn tiêu thụ trong toàn chiến dịch.

Khi đợt hai bắt đầu, những cơn mưa đầu mùa báo hiệu mùa mưa đến sớm hơn mọi năm. Cuộc sống chiến đấu trong chiến hào của bộ đội (nhất là các đơn vị sống trong những "hàm ếch" khoét bên bờ chiến hào giữa cánh đồng phía tây) gặp nhiều khó khăn. Sau mỗi trận mưa là những ngày nắng dữ dội. Không khí oi ả ngột ngạt, cộng với hiện tượng thiếu nước, ăn ngủ thất thường, thiếu rau xanh... đã ảnh hưởng trực tiếp sức khoẻ bộ đội.

Bộ Chỉ huy đã cử nhiều cán bộ chủ chốt của các cơ quan chiến dịch xuống giúp đơn vị cải thiện sinh hoạt của bộ đội. Phong trào "bình thường hóa cuộc sống trong chiến hào", với nhiều biện pháp tích cực và sáng tạo, bảo đảm ăn, ngủ, nghỉ, tắm giặt, giải trí của chiến sĩ sau từng trận đánh, cùng với phong trào tăng gia ở hậu cứ, từng đơn vị (như đào củ mài, kiếm hoa chuối rừng thay rau, trồng rau ngắn ngày, bắt cá suối cá sông, ngâm giá đỗ để tiếp tế ra phía trước...) đã góp phần quyết định duy trì sức khoẻ cho bộ đội chiến đấu dài ngày trong điều kiện thời tiết thất thường đang chuyển từ mùa khô sang mùa mưa.

Vấn đề bồi dưỡng nâng cao trình độ chỉ huy của cán bộ, trình độ tác chiến của bộ đội trong điều kiện tân binh bổ sung nhiều, cán bộ để bạt nhanh, sau từng trận, từng đợt chiến dịch và trước sự phát triển của các hình thức chiến thuật, đã được giải quyết kịp thời để không ngừng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Cơ quan tham mưu chiến dịch đã thường xuyên phổ biến kinh nghiệm sốt dẻo về hợp đồng giữa bộ binh với pháo mặt đất, pháo cao xạ; về vận dụng kết hợp hai hình thức chiến thuật tiến công tiêu diệt cứ điểm với lâm thời phòng ngự, đánh địch phản kích bằng bộ binh và xe tăng, giữ vững trận địa; về chiến thuật vây lấn (bao vây bằng hệ thống trận địa kết hợp với tiến công tiêu diệt cứ điểm từ trận địa bao vây), v.v... Để chuẩn bị cho quân ta bước vào đợt tiến công cuối cùng, việc chỉ đạo và giúp đỡ đơn vị đào hơn 40m hầm ngầm xuyên trong lòng đất vào cứ điểm A1 và hướng dẫn tháo bom chưa nổ của máy bay địch để lấy 1 tấn thuốc, đánh sập hầm ngầm của địch trên đồi A1... là điển hình sự cố gắng của các cơ quan tham mưu chiến dịch và tham mưu Đại đoàn 316, góp phần tiêu diệt "điểm cao cuối cùng" trước giờ tổng công kích.

Về công tác chính trị, lãnh đạo tư tưởng, thành công lớn nhất là cuộc vận động đấu tranh chống tư tưởng hữu khuynh tiêu cực.

Sau đợt hai, Đảng uỷ mặt trận nhận thấy "một số hiện tượng không bình thường bắt đầu xuất hiện trong việc chấp hành nhiệm vụ chiến đấu của cán bộ"1. Lúc này khắc phục tư tưởng tiêu cực, mỏi mệt, ngại chiến đấu ác liệt và kéo dài, nâng cao quyết tâm chiến đấu của cán bộ đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để đưa chiến dịch đến toàn thắng. Đảng uỷ mặt trận triệu tập hội nghị các đồng chí bí thư đại đoàn uỷ, các đồng chí phụ trách cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, những đồng chí có trách nhiệm nặng nhất trong chiến dịch, để tiến hành kiểm điểm tư tưởng hữu khuynh tiêu cực trước khi bước vào đợt chiến đấu quyết liệt cuối cùng.

Trong báo cáo đọc trước hội nghị, đồng chí Bí thư Đảng uỷ Chiến dịch Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp nhận định: "Tư tưởng hữu khuynh tiêu cực hiện Hay là trở ngại lớn nhất trên con đường đi đến toàn thắng của chúng ta"2. Đưa ra những dẫn chứng cụ thể, bản báo cáo phân tích hai hình thức biểu hiện tư tưởng hữu khuynh tiêu cực. Một là, dao động, sợ khổ, sợ khó, sợ chết, sợ thương vong, sợ tiêu hao mệt mỏi; đứng trước khó khăn thì thiếu tinh thần khắc phục, đối với quân địch thì thiếu tinh thần tích cực tiêu diệt địch; đối với những sai lầm của bản thân và của anh em đồng đội thì không kiên quyết đấu tranh... Hai là, chủ quan khinh địch, chủ quan tự mãn, quan liêu đại khái. Bề ngoài thì có vẻ hăng hái không sợ địch, nhưng sự thực thì hữu khuynh tiêu cực. Không nhận thấy bản chất cực kỳ hung ác và ngoan cố của kẻ địch, không căm thù quân địch đến cao độ nên thiếu tinh thần cảnh giác đối với chúng... Biểu hiện cụ thể và nghiêm trọng nhất của tư tưởng hữu khuynh tiêu cực hiện nay là thiếu tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh, là không tin tưởng, không kiên trì thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Tư tưởng hữu khuynh tiêu cực đang phổ biến trong các đơn vị, nhưng nghiêm trọng nhất là ở cấp đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn.

Hội nghị ra Nghị quyết "Kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng hữu khuynh tiêu cực, phát huy tinh thần trách nhiệm và nâng cao quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ"3. Sau hội nghị, Đảng uỷ mặt trận chỉ đạo các đơn vị triển khai một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể bộ đội, từ cấp uỷ đến đảng vièn, từ cán bộ đến chiến sĩ, để mọi người nhận rõ tình hình, nâng cao quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch. Từ đó, một khí thế mới dâng lên khắp nơi sau đợt học tập này.

Như đồng chí Võ Nguyên Giáp đánh giá sau này: "Đây là một thành công rất lớn của công tác chính trị trên mặt trận Điện Biên Phủ, một trong những thành công lớn nhất của công tác chính trị trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta"4.

*

*       *

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của ta diễn ra trong khoảng 5-6 tháng5, ta đã tiến hành song song và kế tiếp khoảng 5-6 chiến dịch6; chiến dịch nào - dù quy mô nhỏ - cũng giành thắng lợi với ý nghĩa lớn và có bước phát triển mới về nghệ thuật chiến dịch. Nổi bật của Chiến dịch giải phóng Lai Châu và Chiến dịch giải phóng khu vực sông Nậm Hu là nghệ thuật truy kích với tốc độ nhanh, chốt chặn mạnh, đuổi đến cùng, đạt kết quả lớn; của Chiến dịch Trung - Hạ Lào - đông bắc Campuchia là nghệ thuật thọc sâu hiệp đồng với lực lượng bạn, đạt hiệu quả rất cao bằng một lực lượng không lớn; của Chiến dịch bắc Tây Nguyên là nghệ thuật đánh hiểm - diệt viện, hiệp đồng chặt chẽ giữa chủ lực với địa phương, chiến trường rừng núi với chiến trường đồng bằng. Nổi bật bao trùm nhất của Chiến dịch Điện Biên Phủ là nghệ thuật đánh tiêu diệt lớn, tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch, thu toàn bộ trang bị vũ khí trong điều kiện so sánh lực lượng chiến dịch ta không hơn hẳn địch7.

Thắng lợi oanh liệt của Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu đỉnh cao phát triển nghệ thuật chiến dịch của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
_________________________________________________
1. Xem Vài hồi ức về Điện Biên Phủ, Sđd, tr.76.
2. Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Sđd, tr. 738.
3. Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Sđd, tr. 751.
4. Xem Vài hồi ức về Điện Biên Phủ, Sđd, tr.80.
5. Nếu kể từ chiến dịch phản công ở tây - nam Ninh Bình thì từ cuối tháng 10-1953, nếu kể từ Chiến dịch giải phóng Lai Châu thì từ đầu tháng 12-1953 đến đầu tháng 5-1954.
6. Nếu kể từ chiến dịch phản công ở tây - nam Ninh Bình và coi cuộc tiến công phòng tuyến sông Nậm Hu như một chiến dịch tiến công quy mô nhỏ thì ta đã tiến hành sáu chiến dịch là tây - nam Ninh Bình, Lai Châu, Trung - Hạ Lào - đông - bắc Campuchia, bắc Tây Nguyên, phòng tuyến sông Nậm Hu và Điện Biên Phủ.
7. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta chỉ có ưu thế tương đối hơn địch về một số mặt; nhưng địch lại chiếm ưu thế tuyệt đối hơn ta trên nhiều lĩnh vực.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 09:40:11 pm

CUỘC ĐẤU TRÍ GIỮA HAI BỘ THỐNG SOÁI CỦA TA VÀ CỦA ĐỊCH1

Đại tá TRẦN TRỌNG TRUNG

Cuộc đấu trí trong năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp (và nói chung trong suốt chín năm) là cuộc đấu trí giữa:

Một bên là, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, một đảng mácxít kiên cường lãnh đạo toàn dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Giúp Trung ương trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến về mặt quân sự là Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh, và

Một bên là, gần hai chục chính phủ kế tiếp nhau của nền Đệ tứ Cộng hoà Pháp. Điều hành "cuộc chiến tranh bẩn thỉu" ở Đông Dương theo đường lối của Pari là các viên cao uỷ và tổng chỉ huy đội quân viễn chinh Pháp (C.E.F.E.O). Trong những năm cuối thêm sự can thiệp của đế quốc Mỹ.

Trải qua bảy năm (1945 - 1952) ta đã liên tiếp làm thất bại từng kế hoạch chiến lược của địch, từ kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của Lơcléc - Valuy, kế hoạch phong tỏa biên giới và "làm chủ vùng đồng bằng có ích" của Bledô - Cácpăngchiê, đến kế hoạch giành lại quyền chủ động chiến lược của Đờ Lát Đờ Tátxinhi - Xalăng. Chính nhờ những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đó mà "sang năm thứ tám của cuộc kháng chiến, những triển vọng vô cùng tốt đẹp về thắng lợi đã mở ra trước mắt nhân dân ta"2.

Bước sang năm 1953, nhất là từ mùa Hè, với việc cử tướng Nava sang làm Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh, rõ ràng là địch đang chuẩn bị một âm mưu chiến lược mới. Vấn đề đặt ra với Bộ Thống soái của ta là nắm và đánh giá đúng âm mưu và khả năng sắp tới của địch, có biện pháp chỉ đạo chiến lược sắc bén, kịp thời để giành thắng lợi lớn hơn trong cuộc đấu trí mới, nhằm đánh bại nỗ lực quân sự cao nhất của xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ. Thực tế đã chứng minh, cuộc đấu trí trong năm cuối của cuộc chiến tranh đã diễn ra hết sức khẩn trương, phức tạp, bằng những nước cờ liên tục và xen kẽ nhau, từ tháng 5-1953 (khi Nava nhậm chức, kế hoạch chiến lược của địch hình thành) đến thắng 5-1954 (khi ta giành toàn thắng ở Điện Biên Phủ).

1. Hai bộ thống soái xác định phương hướng chiến lược và xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược (từ tháng 5 đến tháng 8-1953)

Đây là bước đấu trí đầu tiên, diễn ra trong trạng thái mà dư luận phương Tây gọi là "thầm lặng". Ta và địch vừa xác định phương hướng chiến lược, xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến chiến lược, vừa tìm mọi biện pháp để thăm dò, tìm hiểu, phán đoán ý đồ chiến lược sắp tới của đối phương, đồng thời chuẩn bị các yếu tố cần thiết để biến chủ trương chiến lược thành hiện thực thắng lợi.

Nava sang Đông Dương trong bốì cảnh nước Pháp đã thế yếu, lực suy, bối cảnh mà dư luận đánh giá bằng một hình ảnh: con bò cái Pari, già nua và còm cõi, đã bị cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương vắt đến những giọt sữa cuối cùng. Trong khi đó, ở Đông Dương "bù nhìn không làm nổi bù nhìn"; quân đội tay sai chưa bước sang "thời kỳ cai sữa". Mỹ ép Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh, còn Pháp thì "đang tìm kiếm một lối thoát danh dự"3. Thoát như thế nào còn là một ẩn số. Nhưng tất nhiên, với việc "xuất" một viên tướng được coi là "có nhãn quan chiến lược", Pari hy vọng rằng lối thoát danh dự đồng nghĩa với lối thoát bằng một thắng lợi quân sự có tầm chiến lược. Thế là một kế hoạch chiến lược tương đối hoàn chỉnh ra đời, nhằm cải biến tình hình, chuyển bại thành thắng và trong một thời gian tương đối ngắn, giành lấy một thắng lợi có tính chất quyết định.

Qua các nguồn tin công khai và bí mật, Bộ Thống soái của ta bám sát từng bước sự hình thành của kế hoạch Nava. Kế hoạch chiến lược này được Hội đồng Quốc phòng Pháp thông qua ngày 24-7-1953. Chính với niềm tin vào tư tưởng chỉ đạo "tiến công, chủ động tiến công" của kế hoạch Nava mà Pari chấp thuận vét túi gửi quân tăng viện sang Đông Dương, về phía Mỹ, tướng Ô. Đanien cho rằng: với kế hoạch Nava, thắng lợi quân sự của người Pháp đã "ở trong tầm tay". Vì vậy, Oasinhtơn chấp thuận bỏ ra 385 triệu đôla viện trợ cấp tốc, với hy vọng rằng công thức đôla Mỹ + máu Pháp sẽ có thêm điều kiện để làm nên chuyện.

Về phía ta, phương hướng chiến lược Thu Đông 1953 đã được xác định sớm, từ tháng 1, tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương. Đó là phương hướng "tạm thời "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu" để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do"4. Theo phương hướng đó, "quân đội ta phải đánh địch ở những nơi địch sơ hở, đồng thời phải hoạt động mạnh sau lưng địch. Bất kỳ ở miền núi hay đồng bằng, quân đội ta phải chuẩn bị đánh những lực lượng, những cứ điểm ngày càng mạnh của địch"5.

Từ sau chiến thắng Sầm Nưa (4-1953), mọi công tác chuẩn bị chiến lược của ta đã được triển khai theo phương hướng đó. Đến tháng 8, sau khi đã nắm được những nét lớn về kế hoạch chiến lược của Nava (nhất là việc tập trung lực lượng ở đồng bằng Bắc Bộ) trong đề án trình Bộ Chính trị ngày 20-8-1953, Tổng Quân uỷ đã đề đạt chủ trương chiến lược và phương hướng tác chiến trong Thu Đông nhằm phá âm mưu địch, làm thất bại một bước kế hoạch chiến lược của Nava.

Trên cơ sở nhận định rằng, hiện chưa có điều kiện để tác chiến lớn ở đồng bằng, Tổng Quân uỷ đề nghị: nhiệm vụ trước mắt là phải phá âm mưu tập trung binh lực và "bình định" đồng bằng của địch để tạo điều kiện tác chiến tương đối lớn. Cụ thể là:

1. Cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh và chiến tranh du kích ở địch hậu.

2. Chủ lực phải dùng phương thức hoạt động thích hợp để tiêu diệt từng bộ phận nhỏ sinh lực địch và giúp địch hậu đẩy mạnh cuộc đấu tranh.

3. Tăng cường lực lượng võ trang và bán võ trang vùng tự do, và có kế hoạch tiêu diệt địch khi chúng đánh ra, bảo vệ vùng tự do.

4. Tăng cường hoạt động ở Thượng Lào và ở các chiến trường khác để phân tán chủ lực của địch6.

Đề án của Tổng Quân uỷ được hội nghị Bộ Chính trị thông qua. Tây Bắc được chọn làm hướng chính để mở chiến dịch tiến công trong Thu Đông. Hội nghị nhấn mạnh phương châm "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt". Theo phương châm đó, ta sẽ không bị động chờ đợi mà phải tự mình xoay chuyển tình hình sao cho có lợi cho ta. Ta sẽ sẵn sàng đánh với một kẻ địch như thế này và cũng sẵn sàng đánh với một kẻ địch như thế khác. Kết luận hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "... Hướng chính (Tây Bắc) hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hoá..." 7.

Thế là chỉ trong bước đầu của cuộc đấu trí giữa ta và địch, đã xuất hiện sự khác biệt rõ rệt trong vấn đề "biết mình, biết người". Trong khi Bộ Thống soái Pháp gấp rút xây dựng lực lượng dự bị chiến lược mạnh và tập trung lực lượng ra chiến trường miền Bắc để giữ vững vùng châu thổ sông Hồng (vì họ đinh ninh rằng ta sẽ chọn đồng bằng Bắc Bộ làm hướng tiến công chiến lược chính trong Thu Đông tới), thì về phía ta, trên cơ sở phân tích tình hình khách quan về so sánh lực lượng và đặc điểm chiến trường, ta chủ trương "tạm thời tránh chỗ mạnh" (đồng bằng Bắc Bộ), tập trung lực lượng mở những chiến dịch tiến công trên chiến trường rừng núi, nơi quân ta có điều kiện thuận lợi hơn để tiêu diệt sinh lực địch và buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng để đối phó, tạo điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực quan trọng của chúng.
______________________________________________
1. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số tháng 3-1984.
2. Vài hồi ức về Điện Biên Phủ, Sđd, t.1, tr.9.
3. Chỉ thị của Thủ tướng R. Mayê cho H. Nava khi viên tướng này sang Đông Dương. Xem Y Gra: Lịch sử của cuộc chiến tranh Đông Dương, Sđd.
4, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.14, tr.130.
6. Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Sđd, tr. 344-347.
7. Vài hồi ức về Điện Biên Phủ, Sđd, t.1, tr.14.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 09:47:20 pm

2. Sự bất lực của Bộ Thống soái Pháp trong những nước cờ đầu tiên (từ tháng 7 đến tháng 11-1953)

Hoạt động của địch trong thời gian này không những mang tính chất thăm dò mà còn nhằm hạn chế khả năng triển khai kế hoạch chiến lược của ta. Ta và địch đều nỗ lực chuẩn bị chiến lược, chạy đua trong việc tạo thế, tạo lực có lợi. Hai bên đều vừa triển khai kế hoạch chiến lược đã được xác định, vừa tiếp tục tìm hiểu để kết luận về ý đồ và khả năng cụ thể của đối phương.

Ngay từ bước đầu thực hiện kế hoạch chiến lược, Nava đứng trước những yêu cầu chiến lược rất lớn do chính kế hoạch đó đặt ra. Một là, phải tập trung lực lượng ở đồng bằng Bắc Bộ, vừa để xây dựng quả đấm chiến lược mạnh, vừa để sẵn sàng bảo vệ vùng đồng bằng đông người, nhiều của. Hai là, làm thế nào để ứng cứu kịp thời vùng Thượng Lào nếu chiến trường này bị uy hiếp. Ba là, tốt nhất làm sao phá được (ngay từ đầu) việc triển khai kế hoạch chiến lược của ta, không cho ta mở những cuộc tiến công lớn vào vùng châu thổ sông Hồng.

Để đáp ứng mấy yêu cầu chiến lược trên đây, Nava quyết ra tay trước. Những hoạt động mà viên Tổng Chỉ huy Pháp gọi là "món ăn đầu bữa" không chỉ nhằm tuyên truyền cho tư tưởng "chủ động tiến công" gây sức ép với Pari và Oasinhtơn để có thêm quân tăng viện và vũ khí viện trợ, mà còn nhằm theo dõi động tĩnh của ta.

Mở đầu là cuộc hành quân Con én (17 - 20-7-1953) của hai tiểu đoàn dù tập kích chớp nhoáng xuống Lạng Sơn, nơi mà Phòng Nhì cho rằng có kho vũ khí quan trọng của ta. Kết quả: "Hành động kỳ quặc này có tiếng vang về tinh thần hơn là thực tế... Việt Minh tỏ ra không hề lo ngại gì đối với cuộc hành binh đó...". Tiếp đến là cuộc hành binh Camácgơ (28-7 - 4-8) của 30 tiểu đoàn các loại, được coi là "một trong những chiến dịch lớn nhất Đông Dương", nhằm bao vây và tiêu diệt Trung đoàn 95 của ta. Kết quả "vì vòng vây quá lỏng" nên Trung đoàn 95 vẫn tồn tại và sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu khác...

Sau mấy lần xuất quân, không thấy động tĩnh của chủ lực ta, Bộ Thống soái Pháp đi đến kết luận có tính khẳng định: Việt Minh sẽ tập trung toàn bộ nỗ lực của họ đánh vào vùng châu thổ Bắc Kỳ bằng ba lực lượng: các trung đoàn tại chỗ, các đại đoàn từ trung du ép xuống và từ phía nam thọc lên. Phải mau chóng có biện pháp làm giảm nhẹ, tiến tới vô hiệu hoá sức ép đó của đối phương.

Để tăng thêm lực lượng bảo vệ đồng bằng, ngày 8-8-1953, Bộ Thống soái Pháp cho rút quân khỏi Nà Sản "con đê ngăn sóng" của Xalăng đã một thời "nổi tiếng" nay không còn tác dụng nữa vì phía Pháp cho rằng Tây Bắc không còn bị uy hiếp. Giành được bất ngờ trong việc rút khỏi Nà Sản bằng máy bay, Bộ Thống soái Pháp có thêm sáu tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo bổ sung vào cái túi cơ động chiến lược ở đồng bằng.

Tiếp đến là cuộc càn quét quy mô lớn, vừa để "xoá những chấm đỏ", bảo đảm cho hậu phương của quân viễn chinh khỏi bị "ruỗng nát nghiêm trọng", vừa để bắt lính và đồng thời tạo điều kiện cho các binh đoàn cơ động dìu dắt và thử sức các tiểu đoàn khinh quân mới lọt lòng. Nhưng rồi, như chính người Pháp sau này (tướng Y. Gra) thú nhận, các cuộc càn quét chỉ thu được những kết quả ít ỏi… Việc thử nghiệm các tiểu đoàn khinh quân mở đầu bằng một thất bại nặng nề.

Cùng trong thời gian này, mặc dù đã phải tập trung chừng 40 tiểu đoàn cơ động ở vùng đồng bằng, nhưng phía Pháp vẫn chưa yên tâm. Các binh đoàn chủ lực của ta vẫn "im lặng đứng chân" trên cả hai hướng bắc và nam vùng châu thổ sông Hồng. Bộ Thống soái Pháp đi đến một quyết định mới: phải đánh chiếm một địa bàn cơ động có thể cùng một lúc đáp ứng mấy yêu cầu: 1. Thu hút bốn sư đoàn chủ lực đối phương (đang tập trung ở vùng trung du) để đỡ gánh nặng cho đồng bằng; 2. Bảo vệ được Thượng Lào, một yêu cầu có ý nghĩa chính trị quan trọng(!); 3. Yểm trợ được cho Lai Châu và vùng Tây Bắc nói chung.

Địa bàn nhạy cảm đầy sức hấp dẫn đó, suy cho cùng, chỉ có thể là Điện Biên Phủ, với mọi ưu thế về vị trí chiến lược quân sự, về chính trị và cả về kinh tế. Từ giữa tháng 9, cơ quan tham mưu Pháp bắt đầu chuẩn bị một kế hoạch hành quân mang tên Chuột biển chiếm đóng Điện Biên Phủ bằng ba lực lượng: từ Thượng Lào sang, từ Lai Châu về và từ trên không nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh.

Đối với vùng phía nam đồng bằng, sự có mặt của các Sư đoàn 304 và 320 vẫn là một mối nguy cơ đối với hậu phương quân viễn chinh. Phải "chủ động" phá kế hoạch tiến công của hai sư đoàn này. Thế là thêm một cuộc hành binh được thực hiện, cuộc hành binh Hải Âu ngày 15-10 - 7-11 của 32 tiểu đoàn các loại tiến công ra hướng tây - nam Ninh Bình. Kết quả, như tờ Thế giới (27-10) nhận xét: "Cứ theo đà này thì quân tăng viện (từ Pháp sang) chỉ đủ bù vào số quân bị tổn thất".

Sau khi buộc phải cho Hải Âu lui quân, Bộ Thống soái Pháp vẫn chưa giải đáp được câu hỏi từ lâu đặt ra: Động tĩnh của đối phương thế nào? Các cuộc hành binh đầu tay của Nava chưa tìm ra đáp số. Họ không hề biết rằng mọi công tác chuẩn bị chiến trường của ta trên hướng Tây Bắc đã được triển khai từ mùa Hè và đang trong giai đoạn hoàn thành nhằm phục vụ cho chiến dịch giải phóng Lai Châu. Phòng Nhì Pháp không tìm ra một tin tức gì mới về các binh đoàn chủ lực của ta. Trong khi đó, "chúng ta vẫn bình thản tiếp tục kế hoạch đã định"1, bao gồm cả việc xuất quân của Sư đoàn 516 lên hướng Tây Bắc và việc phố biến kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954 tại cơ quan Tổng hành dinh ở Việt Bắc.

Giữa lúc đó, một sự kiện quan trọng đã xảy ra, đánh dấu một bước phát triển mới trong cuộc đấu trí giữa ta và địch. Phát hiện Đại đoàn 316 của ta tiến quân lên Tây Bắc, mặc dù chưa chuẩn bị kịp kế hoạch phối hợp với Lai Châu và Thượng Lào. Bộ Thống soái Pháp vội vã thực hiện cuộc hành binh Chuột biển đơn thuần bằng quân dù ném xuống Điện Biên Phủ (20 - 22-11-1953). Khối cơ động chiến lược (chưa xây dựng xong) đã bắt đầu bị phân tán. Nava không hề nghĩ rằng việc ném sáu tiểu đoàn xuống lòng chảo Mường Thanh là sự kiện mở đầu thảm hoạ cho cuộc đời binh nghiệp của chính ông ta và cũng là bắt đầu một chương bi thảm nhất trong lịch sử xâm lược của quân viễn chinh Pháp.

Trong hội nghị phổ biến và thảo luận kế hoạch tác chiến Đông Xuân ngày 19 - 23-11-1953 vấn đề cấp bách đặt ra với ta là tìm hiểu ý đồ chiến lược mới của địch khi chúng chiếm đóng Điện Biên Phủ. Nhiều giả thuyết được đề ra thảo luận tại hội nghị: 1. Địch sẽ giữ cả Lai Châu và Điện Biên Phủ, một nơi chính, một nơi phụ. Điện Biên Phủ có thể là nơi chính; 2. Nếu bị uy hiếp, chúng có thể rút Lai Châu, co về giữ Điện Biên Phủ; 3. Nếu bị uy hiếp mạnh hơn, chúng có thể tăng viện, tổ chức Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm; 4. Chúng cũng có thể rút bỏ cả Lai Châu và Điện Biên Phủ.

Kết luận

1. "Trước sự uy hiếp của ta, địch đã phải bị động đối phó, phải phân tán một bộ phận lực lượng cơ động lên Điện Biên Phủ để yểm hộ cho Tây Bắc, để che chở cho Thượng Lào, để phá kế hoạch tiến công của ta... Vô luận rồi đây địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta. Nó bộc lộ mâu thuẫn của địch giữa chiếm đóng đất đai với tập trung lực lượng, giữa chiếm đóng chiến trường rừng núi với củng cố chiến trường đồng bằng"2.

2. Ta vẫn chủ động thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược đã định. Hướng chính vẫn là Tây Bắc. "Nhiệm vụ là kiên quyết tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng vùng Lai Châu để củng cố và mở rộng căn cứ kháng chiến Tây Bắc uy hiếp Thượng Lào để phân tán địch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tác chiến sau này"3.

3. Trung Lào là hướng phụ. Đồng bằng Bắc Bộ và các chiến trường khác là những hướng phối hợp.

4. Tiếp tục bám sát hoạt động của địch để xử trí cho mau lẹ, không bỏ lỡ cơ hội diệt địch.

Đại đoàn 316 đang trên hướng hành quân lên Tây Bắc, nhận được lệnh nhanh chóng bao vây Lai Châu, chặn đường địch từ Lai Châu rút chạy về Điện Biên Phủ. Đại đoàn 308 được lệnh nhanh chóng tiến quân lên Tây Bắc, bao vây và bám sát mọi hoạt động của địch ở Điện Biên Phủ, chặn đường Điện Biên Phủ - Mường Khoa (không cho địch rút chạy sang hướng Thượng Lào) và chuẩn bị chiến trường.

Trong phương án tác chiến mùa Xuân 1954 (trình Bộ Chính trị ngày 6-12-1953), Tổng Quân uỷ đề đạt: "Tuy hiện nay chưa thể khẳng định nhưng muốn bảo đảm thực hiện được quyết tâm của Trung ương là phối hợp với bạn tiêu diệt địch và giải phóng vùng Lai Châu - Phông Xa Lỳ cho đến Luông Prabăng trong Đông Xuân thì phải nhằm trường hợp (địch) tăng cường (Điện Biên Phủ) thành tập đoàn cứ điểm mà chuẩn bị"4.

Như vậy là Bộ Thống soái hai bên đã có những thông tin tương đối rõ ràng để chuẩn bị những nước cờ tiếp theo.
___________________________________________
1. Vài hồi ức về Điện Biên Phủ, Sđd, t.1, tr.17.
2, 3. Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Sđd, tr. 446, 447.
4. Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Sđd, tr. 485.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 09:49:37 pm

3. Bằng những đòn tiến công liên tiếp trên nhiều hướng chiến lược, ta đã buộc Bộ Thống soái Pháp phải phân tán khối cơ động chiến lược của Nava, tạo tiền đề thắng lợi cho đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng (12-1953-1-1954)

Ngay từ khi xác định phương hướng chiến lược Đông Xuân, ta đã từng dự kiến: nếu Tây Bắc bị uy hiếp, địch có thể sẽ tăng viện lên hướng này, mặc dù lúc đó (8-1953), ta chưa phán đoán được cụ thể địa điểm và thời gian. Một sô* đại đoàn chủ lực đứng chân trên địa bàn trung du chính là nhằm sẵn sàng hành động theo phương châm "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt". Điều đó giải thích vì sao việc địch nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ không hề làm cho kế hoạch tác chiến chiến lược của ta bị đảo lộn. ngay cả trên hướng Tây Bắc. Trong khi Nava tiếp tục nuôi hy vọng đánh chiếm vùng tự do Liên khu V, thì quân ta vẫn chủ động triển khai kế hoạch tiến công chiến lược trên các hướng đã được xác định, kể cả kế hoạch đánh địch khi chúng mở cuộc hành binh Átlăng ở Liên khu V.

Như trên đã nói, yêu cầu đặt ra đối với ta trong việc lập kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954 không chỉ nhằm mục đích tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai mà còn nhằm buộc địch phải phân tán lực lượng, làm thất bại âm mưu tập trung khối cơ động chiến lược của chúng, tạo điều kiện cho tác chiến quy mô lớn hơn, tiêu diệt địch ngày càng nhiều hơn.

Bằng đòn chiến lược đầu tiên, ta đã tiêu diệt trên 20 đại đội địch, giải phóng Lai Châu, buộc Nava phải tăng thêm lực lượng lên Điện Biên Phủ (đến cuối tháng 12-1953, lực lượng địch ở đây đã lên tới 10 tiểu đoàn).

Bằng đòn tiến công thứ hai, ta đã diệt bốn tiểu đoàn địch, phối hợp với bạn giải phóng nhiều vùng ở Trung Lào, phá tan "tuyến cấm" của địch ở vĩ tuyến 18, buộc địch phải điều năm tiểu đoàn lên, xây dựng tập đoàn cứ điểm Xênô.

Bằng đòn tiến công thứ ba ở Hạ Lào, ta cùng với bạn giải phóng thị xã Atôpơ và toàn bộ vùng cao nguyên Bôlôven, buộc địch phải điều bốn tiểu đoàn lên xây dựng tập đoàn cứ điểm Pắcxế.

Bằng đòn tiến công thứ tư, ta đã giải phóng Kon Tum và vùng bắc Tây Nguyên, bước đầu làm thất bại cuộc hành quân Átlăng của địch, buộc Nava phải đình chỉ cuộc hành binh này và điều 14 tiểu đoàn đến Tây Nguyên xây dựng hai tập đoàn cứ điểm Plâycu và An Khê, khiến cho lực lượng của địch bị phân tán trên chiến trường Nam Trung Bộ lên tới 30 tiểu đoàn.

Phối hợp với các chiến dịch tiến công ở phía trước, lực lượng vũ trang vùng sau lưng địch, nhất là vùng châu thổ sông Hồng, đã nắm vững thời cơ, đẩy mạnh hoạt động. Hàng loạt vị trí bị tiêu diệt, các đường giao thông lớn bị uy hiếp, nhiều khu du kích và căn cứ du kích không ngừng được mở rộng. Địch buộc phải căng mỏng lực lượng ra để đối phó, khiến cho khả năng tăng viện cho chiến trường Điện Biên Phủ bị hết sức hạn chế.

Như vậy là trong đợt một của chiến cuộc Đông Xuân, ta đã phân tán 50% lực lượng cơ động của địch tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ (23/44 tiểu đoàn). Số quân cơ động còn lại bị căng mỏng và giằng xé trong vùng tạm chiếm ở châu thổ sông Hồng để đối phó với chiến tranh du kích đã phát triển rất sâu rộng. Kế hoạch tập trung lực lượng và kế hoạch "bình định" vùng đồng bằng của địch đều bị phá sản. Địch hầu như không còn lực lượng cơ động để tăng viện cho chiến trường Tây Bắc. Đó chính là thời cơ để quân ta bước vào cuộc đọ sức mới trên chiến trường trọng điểm Điện Biên Phủ.

Về phía địch, thả quân dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ, lúc đầu Nava hy vọng có thể yểm trợ cho Lai Châu, bảo vệ Thượng Lào đồng thời thu hút chủ lực của ta lên Tây Bắc, đỡ đòn cho đồng bằng. Nhưng ngay sau cuộc hành binh Chuột biển, Bộ Thống soái Pháp ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, một sự lựa chọn day dứt.

Hạ tuần tháng 11, những tin tức từ Pari cho thấy Hội đồng Quốc phòng không đáp ứng yêu cầu tăng viện mà còn nhắc nhở "hãy điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với khả năng phương tiện có trong tay", không một lời nói đến nhiệm vụ bảo vệ Thượng Lào. Cũng vào dịp này, tin tức cho thấy không phải chỉ một Đại đoàn 316 mà nhiều binh đoàn của đối phương sắp có mặt ở Tây Bắc trong thời gian tới. Rõ ràng là mấy tiểu đoàn đầu tiên ném xuống Điện Biên Phủ và lực lượng đồn trú ở Lai Châu đều đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Để đối phó với nguy cơ đó, Nava cho tổ chức "hành lang chiến lược" gồm sáu tiểu đoàn rải dọc sông Nậm Hu, nối liền Điện Biên Phủ - Mường Khoa - Luông Prabăng, nhằm sẵn sàng thực hiện kế hoạch Xênôphôn, bỏ Điện Biên Phủ chạy sang Thượng Lào khi tình thế bắt buộc.

Nhưng rồi Nava đã trải qua những ngày đắn đo "dùng dằng nửa ở nửa về". Kinh nghiệm Hoà Bình, Cánh Đồng Chum rồi Nà Sản cho thấy, liệu Việt Minh có đủ sức công phá tập đoàn cứ điểm?

Điện Biên Phủ đã thu hút chủ lực đối phương lên đây, sức ép ở đồng bằng đã giảm. Vậy thì tương kế tựu kế, hãy tổ chức Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, "một siêu Nà Sản", để nghiền nát chủ lực đối phương. Đó là quyết tâm chiến lược quan trọng của Bộ Thống soái Pháp, ngày 3-12. Ngay sau đó, hai tiểu đoàn Âu - Phi rút chạy trót lọt bằng máy bay từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Các loại trang bị được vội vã ném xuống cánh đồng Mường Thanh. Và điều đáng chú ý là tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ càng phình ra bao nhiêu thì khối cơ động của địch ở đồng bằng Bắc Bộ càng teo đi bấy nhiêu. Từ chỗ Điện Biên Phủ không có trong dự kiến ban đầu, cái thung lũng này dần dần trở thành trung tâm của kế hoạch Nava.

Sự cân nhắc của Bộ Thống soái Pháp đã từng được Tổng Quân uỷ dự kiến giữa hai khả năng (địch rút hay chiếm đóng Điện Biên Phủ), dần dần Tổng Quân uỷ đã khẳng định khả năng thứ hai và từ tháng 12, đã hướng mọi công tác chuẩn bị chiến lược cho khả năng đó. Trung tuần tháng 12, khi cục diện chiến trường đang chuyển biến ngày càng có lợi cho ta (khối cơ động chiến lược của địch đang trong quá trình bị phân tán trên nhiều hướng), Bộ Chính trị đã thông qua quyết tâm của Tổng Quân uỷ: chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược.

Như vậy là, nắm vững phương châm "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", ta đã "từ tạm thời tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu", đi đến chỗ tranh thủ thời cơ thuận lợi, chọn nơi mạnh nhất của địch là tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tiêu diệt.

Đến cuối tháng 12, khi một số đại đoàn của ta đã hình thành thế bao vây, mọi khả năng rút chạy của địch từ Điện Biên Phủ qua Tây Trang - Mường Khoa sang Thượng Lào không còn nữa thì cuộc đọ sức giữa ta và địch trên lòng chảo Mường Thanh rõ ràng là không tránh khỏi. Điện Biên Phủ trở thành tiêu điểm của cuộc đấu trí giữa hai bộ thống soái của ta và của địch.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 09:50:52 pm

4. Hai bên dốc sức tập trung mọi yếu tố cần thiết để đánh bại đối phương trên chiến trường trọng điểm Điện Biên Phủ (từ tháng 1 đến 12-3-1954)

Càng củng cố Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh, Bộ Thống soái Pháp và các tướng lĩnh, chính khách Pháp - Mỹ càng tin rằng quân ta nhất định sẽ thất bại nếu "liều lĩnh" mở cuộc tiến công. Họ tin rằng ta không thể khắc phục nổi những khó khăn về mặt tiếp tế và trang bị. Họ tin vào sức mạnh và hiệu quả của hình thức phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm nên quyết tâm xây dựng lòng chảo Mường Thanh thành một căn cứ không quân - lục quân để đọ sức với ta. Mọi yếu tố để giành thắng lợi đã được chuẩn bị ngày càng chu đáo: tăng cường binh lực và phương tiện "bằng mọi giá"; xin thêm không quân để yểm trợ chiến đấu và để tăng cường đánh phá, ngăn chặn tuyến hậu cần của ta, đưa thêm quân dù ra Bắc để sẵn sàng tăng viện cho Điện Biên Phủ.

Khách quan mà xét, Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh, mạnh hơn nhiều so với Nà Sản trước đây. Không những binh lực, hoả lực mạnh hơn gấp bội mà tổ chức phòng ngự cũng hiện đại hơn. Sai lầm của địch là đã nhấn mạnh một chiều những chỗ mạnh của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà không thấy hết chỗ yếu của nó. Từ đó, họ đi đến kết luận: Nếu quân đội ta không đánh được các tập đoàn cứ điểm Hoà Bình (1951) và Nà Sản (1952) thì đương nhiên là không đánh được Điện Biên Phủ. Cách đánh giá cứng đờ máy móc đó là một nguyên nhân dẫn đến thất bại của họ sau này.

Về phía ta, quá trình cân nhắc để hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quá trình phân tích khách quan, khoa học tình hình ta và địch, yêu cầu khách quan của cuộc kháng chiến và khả năng chủ quan của quân và dân ta.

Quân đội ta cần phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mới mở ra con đường phát triển của bộ đội, thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên, làm thất bại kế hoạch Nava và tạo được hậu thuẫn chắc chắn cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta ở Hội nghị Giơnevơ. Quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một quyết tâm chiến lược quan trọng, nhằm đáp ứng những yêu cầu chiến lược bức thiết trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.

Quân đội ta có thể tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vì quân địch tuy mạnh nhưng chúng bị cô lập trên chiến trường rừng núi, rất xa các căn cứ ở đồng bằng; lực lượng của chúng bố trí tương đối phân tán; vì bộ đội ta đã có những tiến bộ mới về chiến thuật, kỹ thuật, chiến đấu theo một phương châm tác chiến đúng đắn, với binh lực đã được tập trung ưu thế. Mặc dù ta còn những khó khăn về chiến thuật, về bảo đảm hậu cần, song những khó khăn đó đều có thể khắc phục được.

Mặc dù đợt một của chiến cuộc Đông Xuân đã lật ngược thế cờ, lực lượng cơ động của địch đã bị phân tán cao độ trái hẳn với dụ kiến của Nava, ta có những điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi trong cuộc đọ sức sắp tới, nhưng sau khi đã hạ quyết tâm, một vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để bảo đảm đánh chắc thắng, Tổng Quân uỷ đã đặc biệt coi trọng việc xác định phương châm chiến dịch, chọn cách đánh thích hợp để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Từ đầu tháng 12-1953, khi quân ta mới bao vây Điện Biên Phủ, lực lượng của địch chưa được tăng cường, bố trí của chúng còn tương đối sơ hở, trận địa phòng ngự chưa được củng cố. Bởi vậy ta chủ trương "đánh nhanh, giải quyết nhanh", nhằm tranh thủ thời gian, lợi dụng những điều kiện sơ hở của một kẻ địch mới lâm thời chiếm lĩnh trận địa để tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ trong một trận khi quân ta còn đang sung sức. Điều lợi của cách đánh này là ở chỗ cuộc chiến đấu không kéo dài, hạn chế được sự tiêu hao, mệt mỏi và hạn chế được những trở ngại lớn về tiếp tế lương thực, đạn dược. Tuy nhiên, đánh nhanh, giải quyết nhanh cũng đặt quân đội ta trước một thực tế là: mặc dù đã được chuẩn bị về tư tưởng và chiến thuật đánh tập đoàn cứ điểm, nhưng bộ đội chưa có kinh nghiệm thực tế, lần đầu tiên đánh tập đoàn cứ điểm lại gặp một tập đoàn cứ điểm mạnh.

Sau hơn một tháng vừa tiếp tục theo dõi tình hình địch, vừa chuẩn bị theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", đến cuối tháng 1-1954, ta nhận thấy tình hình địch đã có nhiều thay đổi: Lực lượng của chúng đã được tăng cường, trận địa phòng ngự đã được xây dựng kiên cố, hệ thống phòng ngự đã được tổ chức khá vững chắc. Địch không còn ở vào tình trạng lâm thời chiếm lĩnh trận địa nữa. Nếu "đánh nhanh, giải quyết nhanh" thì không chắc chắn bảo đảm thắng lợi, khi trên một số mặt, công tác chuẩn bị của ta cũng chưa thật đầy đủ.

Trải qua suy nghĩ cân nhắc thận trọng mọi mặt, với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm rất cao, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã kiên quyết thay đổi phương châm thành "đánh chắc, tiến chắc" và chỉ đạo khẩn trương, chuẩn bị bổ sung đầy đủ về mọi mặt, nhất là nghiên cứu cách đánh cụ thể bảo đảm chắc thắng.

Theo phương châm này, ta sẽ tập trung binh lực, hoả lực đánh từng bước, giành thắng lợi trong từng trận, vừa đánh vừa rút kinh nghiệm; ta sẽ hoàn toàn chủ động chọn thời gian và mục tiêu tiến công, vừa đánh vừa củng cố lực lượng; ta sẽ có thêm điều kiện khoét sâu khó khăn và nhược điểm của địch về mặt tiếp tế vận tải, dồn địch vào thế không thể kéo dài cuộc chiến đấu. Tuy nhiên, theo phương châm này, ta phải có những biện pháp kiên quyết và tích cực, nhằm khắc phục rất nhiều khó khăn do chiến dịch kéo dài đặt ra: bộ đội tiêu hao mệt mỏi; vấn đề cung cấp vốn đã khó khăn nay càng trở nên khó khăn hơn; thời tiết không thuận lợi, mùa mưa sắp đến... Trong tất cả những khó khăn trên, nổi lên là khó khăn về vận tải tiếp tế, nhằm đáp ứng yêu cầu vật chất tăng gấp nhiều lần so với dự kiến ban đầu1.

Với kinh nghiệm phát huy cả ba nguồn cung cấp (chi viện của hậu phương, động viên tại chỗ và lấy của địch đánh địch), ta đã từng bước vượt qua những khó khăn rất lớn về hậu cần, những khó khăn mà Bộ Thống soái Pháp tin rằng ta không thể nào khắc phục nổi.

Phía Pháp phán đoán ta sẽ bắt đầu tiến công vào đầu tháng 1-1954, nhưng đến cuối tháng không những thấy ta không tiến công mà họ còn phát hiện Đại đoàn 308 rút khỏi chiến trường Điện Biên Phủ sang hướng Thượng Lào. Bộ Thống soái địch đinh ninh rằng ta bỏ cuộc. Đúng ngày Tết Nguyên Đán, họ cho máy bay thả truyền đơn thách thức ta tiến công. Họ không ngờ rằng cuộc xuất quân bất ngờ, thần tốc, đánh địch trong hành tiến của Đại đoàn 308 đã đập tan phòng tuyến sông Nậm Hu dài hàng trăm kilômét, nối liền Điện Biên Phủ với Mường Khoa xuống tận Luông Prabăng. Thắng lợi của ta không chỉ ở con số 17 đại đội địch bị tiêu diệt, mà sau khi "hành lang chiến lược" bị phá sập, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở nên hoàn toàn bị cô lập. Hơn nữa, do nhận định rằng ta bỏ ý định tiến công Điện Biên Phủ (quay sang uy hiếp Thủ đô Lào), Bộ Thống soái địch vội vã điều một binh đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ sang Luông Prabăng và thiết lập thêm một tập đoàn cứ điểm ở đây. Một lần nữa, lực lượng dự bị chiến lược của Nava càng bị teo lại. Chỉ đến khi được tin Đại đoàn 308 đã quay trở lại Điện Biên Phủ (23-2-1954), Bộ Thống soái Pháp mới rút ra kết luận (quá muộn) là: 1. Đối phương vẫn giữ vững quyết tâm tiến công tập đoàn cứ điểm; 2. Điện Biên Phủ rõ ràng không thể là "cái chìa khoá" chặn đối phương tiến quân sang hướng Thượng Lào.

Ngày 12-3-1954, Nava cố vớt vát bằng đợt hai của Chiến dịch Átlăng (cuộc hành binh Axen, đổ bộ lên Quy Nhơn), Tổng Chỉ huy Pháp không ngờ rằng hôm sau quân ta nổ súng tiến công, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ.
____________________________________________
1. Dự kiến tháng 12-1953 (tấn): gạo 4.200, thịt 100, đạn 300. Thực tế tiêu thụ (tấn): gạo 14.950, thịt 577, đạn 1.450.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 09:53:09 pm

5. Những nước cờ cuối cùng trong 56 ngày đêm trên chiến trường trọng điểm Điện Biên Phủ (13-3-7-5-1954)

Như trên đã nói, thấy ta chưa nổ súng tiến công, phía Pháp cho rằng ta do dự trước tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Họ không hề biết rằng vào đầu trung tuần tháng 3, chung quanh lòng chảo Điện Biên, mọi công tác chuẩn bị của ta đã hoàn thành, bộ đội đã sẵn sàng nổ súng.

Nhiệm vụ đề ra trong đợt tiến công đầu tiên là tiêu diệt ba cứ điểm Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo, "bóc vỏ" tập đoàn cứ điểm, mở cửa tiến xuống cánh đồng Mường Thanh. Để bảo đảm tập trung ưu thế binh hoả lực hơn hẳn địch, bảo đảm cho "trận đầu phải thắng thật giòn giã", Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định lần lượt tiêu diệt từng vị trí trong từng đêm.

17 giờ ngày 13-3, quân ta nổ súng tiến công, bắt đầu Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Sau này ta được biết, trong buổi giao ban cuối cùng (trước khi ta nổ súng), các cấp chỉ huy tập đoàn cứ điểm còn tỏ ra lạc quan: "chờ đợi những trận chiến đấu gay go, đồng thời cũng chờ đợi cả chiến thắng nữa"(Y.Gra). Nhưng rồi ngay từ đợt tiến công đầu tiên, quân ta đã đặt các tướng lĩnh Pháp trước những bất ngờ liên tiếp.

Từ chỗ đánh giá quá thấp khả năng pháo binh của ta họ sớm bị bất ngờ trước tính chính xác của binh chủng hoả lực trẻ tuổi Việt Nam. Ngay từ những trận đầu, pháo binh của ta đã loại khỏi vòng chiến đấu một loạt sĩ quan chỉ huy các cứ điểm Him Lam, Độc Lập và phân khu trung tâm. Nhiều máy bay trên sân bay trung tâm và một kho xăng bị bốc cháy. Từ chỗ khoác lác "khoá mõm pháo binh Việt Minh ngay từ loạt đạn đầu" đến chỗ viên chỉ huy pháo binh địch bị bất ngờ vì "tỏ ra bất lực trong nhiệm vụ phản pháo". Còn không quân, một phần vấp phải hoả lực pháo cao xạ của ta, một phần bị lừa bởi các trận địa giả nên dù lồng lộn trên bầu trời, nhưng bom thả đều không trúng đích.

Từ chỗ đánh giá quá cao khả năng đề kháng của các cứ điểm được coi là "vững chắc nhất của tập đoàn cứ điểm" với những "đơn vị kiên cường thiện chiến và có tinh thần chiến đấu rất tốt" đến chỗ bất ngờ và không giải thích nổi vì sao "những đơn vị cự phách này lại có thể bị đè bẹp chỉ trong vòng vài giờ". Từ chỗ quá tin vào khả năng phản kích chiếm lại các cứ điểm đã mất, vậy mà sau khi được tăng viện hai tiểu đoàn "Đờ Cátxtơri vẫn phản ứng rất yếu ớt". Cả hai cứ điểm Him Lam và Độc Lập "không được cứu viện kịp thời... vì các trận phản kích không được dự kiến và chuẩn bị trước... Cuộc phản kích lên hướng cứ điểm Độc Lập của một tiểu đoàn và sáu xe tăng đã nhanh chóng bị đẩy lùi...".

Nava đặt hết lòng tin vào những sĩ quan được trao nhiệm vụ giữ tập đoàn cứ điểm, vậy mà chỉ sau hai tuần, viên đại tá cầm đầu tập đoàn cứ điểm đã "tỏ ra mệt mỏi và lo âu... để cho mình bị chìm đắm trong không khí bi quan và sự kinh hoàng". Còn Tham mưu trưởng Kenle thì "tinh thần nao núng đến mức bị đuổi về Hà Nội"... Tư lệnh pháo binh Pirôt đã "tự sát vì thất vọng, không thực hiện được lời cam kết của mình là làm câm họng pháo binh đối phương"...

Sau khi quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ, Nava vẫn đang lúng túng trước nguy cơ thất bại của cuộc hành binh Axen ở Quy Nhơn, còn Cônhi thì lo đối phó với hoạt động mạnh của ta ở đồng bằng sông Hồng. Vậy là Đờ Cátxtơri ở vào tình thế "phải tự mình xoay xở. Hắn ta không có những hoạt động đối phó với những thất bại đầu tiên... khiến người ta có cảm tưởng là hắn trút trách nhiệm chủ yếu của mình cho cấp dưới".

Nếu đối với ta, khi ba cứ điểm phía bắc bị tiêu diệt tức là quân ta mới mở toang cửa của tập đoàn cứ điểm để chuẩn bị tiến xuống cánh đồng thì phía Pháp đã vi cho rằng "trận giao chiến của quân viễn chinh có lẽ sẽ thất bại, trừ phi có một hành động giải toả từ bên ngoài tập đoàn cứ điểm". Bởi vậy, trong khi Tham mưu trưởng quân đội Pháp, tướng Êly bay sang Oasinhtơn để cùng những tên diều hâu Mỹ Đalét và Rátpho bàn kế hoạch can thiệp bằng không quân Mỹ vào Điện Biên Phủ (kế hoạch Diều hâu) thì ngày 19-3, Đờ Cátxtơri điện cho Cônhi: "Tôi cho rằng việc mất Điện Biên Phủ, mất phân khu nam Hồng Cúm là không thể tránh được trong một thời gian ngắn. Phải tính đến chuyện cử Lalăngdơ (chỉ huy phân khu nam Hồng Cúm) cố gắng đi tìm con đường sang Lào để rút lui"1.

Về phía ta, sau đợt tiến công thứ nhất, Bộ Chỉ huy chiến dịch nhận định: quân địch còn rất đông, pháo binh và không quân của chúng vẫn hoạt động mạnh. Trước mặt quân ta lúc này là gần 40 cứ điểm liên kết với nhau chặt chẽ trên cánh đồng bằng phẳng, dưới sự che chở của các vị trí trên các điểm cao chạy dài suốt phía đông. Trong hội nghị ngày 20-3, một vấn đề rất quan trọng được đặt ra để giải quyết là: Trong điều kiện nói trên, làm thế nào để tiếp cận địch và chiến đấu liên tục cả ngày lẫn đêm. Bộ Chỉ huy chiến dịch chủ trương nhanh chóng xây dựng trận địa bao vây và tiến công.

Thế là một quá trình chiến đấu mới bắt đầu. Các chiến hào từ trên các triền núi cao dần dần đổ xuống cánh đồng và không ngừng toả lan trên mặt ruộng. Trận địa càng tiến sát vị trí địch, chúng càng ra sức dùng pháo binh, máy bay phá hoại và dùng bộ binh xe tăng phản kích. Mặc dù phải liên tục chiến đấu gian khổ và căng thắng nhưng chỉ sau 10 ngày, vào hạ tuần tháng 3, chiến hào của quân ta đã dài khoảng 100 km, vây tròn lấy phân khu trung tâm (Mường Thanh) và khu nam (Hồng Cúm), cắt rời hoàn toàn hai khu này. Một số chiến hào đã bò đến giáp hàng rào của các điểm cao phía đông.

Sau này, chính người Pháp cũng phải thừa nhận rằng quân đội của họ "cố ngăn cản sự phát triển của mạng lưới hầm hào này đang bóp nghẹt Điện Biên Phủ, nhưng cả những loạt đạn pháo nổ trên không, cả những đợt súng cối bắn tập trung ban đêm... cũng không cản nổi các chiến hào của Việt Minh phát triển... Tập đoàn cứ điểm, sớm bị vây hãm từ xa bởi một "tập đoàn cứ điểm" khác đang ngày càng siết chặt chiếc thòng lọng của nó...” Việc đối phó với sự phát triển các chiến hào của ta đã thu hút lực lượng không quân Pháp đến mức chúng "phải huỷ bỏ các cuộc công kích vào đường giao thông... Không một quả bom nào được ném xuống đường trục tiếp tế trong suốt thời kỳ này (nửa cuối tháng 3), thời kỳ mà Việt Minh bổ sung các kho đạn dược của họ...".

Quân Pháp vừa cố ngăn chặn các chiến hào của ta phát triển vừa "lợi dụng tình trạng lắng dịu kéo dài" (giữa hai đợt tiến công của ta) để củng cố công sự, bổ sung trang bị, xây thêm những điểm tựa mới ở đông - bắc khu trung tâm, bổ sung cán bộ chỉ huy.

Nhưng khó khăn của Pháp về tiếp tế đã sớm bộc lộ. Sân bay trung tâm đã hoàn toàn nằm trong tầm hoả lực của ta, "cầu hàng không được xem như hoàn toàn bị gián đoạn... bắt đầu những cuộc thả dù bấp bênh và tốn kém, làm sai lạc mọi dự kiến về hậu cần... Vì hoả lực phòng không của Việt Minh trở nên dữ dội đến mức các máy bay phải thả dù từ độ cao lớn hoặc trong những điều kiện rất nguy hiểm...".

Về phía ta, sau đợt một và trong suốt nửa cuối tháng 3, Bộ Chỉ huy chiến dịch vừa củng cố bộ đội, vừa bổ sung trang bị, nghiên cứu kế hoạch tác chiến mới. Đó là kế hoạch mở đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm bằng cách tập trung lực lượng tiêu diệt toàn bộ quân địch trên các điểm cao phía đông. Những điểm cao này là khu vực phòng ngự then chốt của cả phân khu trung tâm, quyết định số phận toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Tiến công vào khu vực này là một trận công kiên to lớn chưa từng có của quân đội ta.
______________________________________________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1979, tr.378.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 09:54:24 pm

Ngày 30-3, đợt tiến công thứ hai bắt đầu.

Nếu trong những giờ đầu, quân ta phát triển khá thuận lợi thì sau đó cuộc chiến đấu tiến triển chậm dần lại. Sau khi được tăng viện thêm một tiểu đoàn biệt kích dù, địch dồn toàn bộ lực lượng ứng chiến từ Mường Thanh lên phản kích, ra sức bảo vệ những điểm cao chúng còn chiếm giữ, đặc biệt là quyết tâm bảo vệ vị trí then chốt A1 bằng mọi giá.

Sau bốn ngày chiến đấu, quân ta đã chiếm được bốn trong năm điểm cao phía đông, thu hẹp thêm phạm vi chiếm đóng và không phận của địch ở phía tây và phía bắc vào tới giáp sân bay, nhưng quân ta chưa hoàn thành được đầy đủ nhiệm vụ đề ra cho đợt hai.

Đợt tiến công vừa qua không những đã làm bộc lộ một số nhược điểm của ta trước một cuộc chiến đấu quy mô lớn mà còn chứng tỏ thực lực ta chưa hơn hẳn địch. Chúng vẫn ưu thế tuyệt đối về không quân; hoả lực của chúng còn khá mạnh, pháo binh của chúng hoạt động ráo riết. Từ ngày 6-4, khi ta tạm ngừng đợt tiến công thứ hai, địch đã tổ chức lại việc phòng thủ.

Mặc dù Bộ Chỉ huy chiến dịch trước sau vẫn giữ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm, nhưng một vấn đề cấp thiết lại được đặt ra: tiếp tục đánh địch bằng cách nào? Phải tìm ra cách đánh thích hợp với trình độ tác chiến và tình hình sức khoẻ (bắt đầu giảm sút) của bộ đội. Phải làm sao khoét sâu thêm nhược điểm của địch, hạn chế sức mạnh của chúng, giảm bớt thương vong của ta và đẩy dần quân địch đến chỗ nhất định bị tiêu diệt.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng mọi mặt, Bộ Chỉ huy chiến dịch chủ trương tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công và bao vây vào gần địch hơn nữa; tiếp tục đánh chiếm thêm một số vị trí của địch nhằm từng bước thắt chặt thêm vòng vây, tiến tới đánh chiếm sân bay nhằm triệt hẳn tiếp tế và tăng viện của địch, uy hiếp mạnh hơn nữa tung thâm của chúng và tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch.

Trong suốt 20 ngày cuối tháng 4, quân ta đã vận dụng nhiều hình thức hoạt động rất linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả để thực hiện chủ trương trên đây. Cụ thể là:

- Phát triển trận địa tiến công và bao vây vững chắc, ngày càng tiến sát gần địch, hạn chế uy lực máy bay và pháo binh của chúng.

- Phát triển mạnh chiến thuật đánh lấn, lần lượt tiêu diệt các vị trí chung quanh sân bay Mường Thanh, từng bước tiếp cận sân bay và cuối cùng, từ hai hướng đông và tây tiến vào cắt ngang và làm chủ sân bay.

- Tổ chức các đội thiện xạ, dùng hình thức bắn tỉa tiêu diệt bất cứ tên địch nào ló đầu ra khỏi cứ điểm, gây nên một nỗi khủng khiếp từng ngày, từng giờ đối với địch.

- Tìm mọi cách triệt nguồn tiếp tế và tăng viện của địch. Pháo cao xạ hoạt động tích cực và có hiệu quả, buộc máy bay địch phải thả dù tiếp tế ở độ cao lớn, khiến cho ngày càng nhiều dù rơi vào khu vực ta. Ta đã dùng hoả lực các cỡ ngăn chặn không cho địch ra nhặt dù, đồng thời phát động phong trào đoạt dù của địch, lấy lương thực, đạn được bổ sung một phần cho ta. Như sau này địch thú nhận, máy bay của chúng đã "tiếp tế" cho ta chừng 5.000 viên đạn lựu pháo 105 ly. Về tăng viện, do số quân bị loại khỏi vòng chiến mỗi ngày lên tới 100 - 120 người, yêu cầu tăng viện thay thế ngày càng lớn. Khu vực nhảy dù đã bị thu lại quá hẹp nên quân dù phải nhảy trực tiếp xuống những khoảng đất đã bị đạn pháo cày xới ngay trong phân khu trung tâm, đầy dây thép gai. Nhiều tên bị bạt ra khu vực của ta.

"Phương pháp vây hãm bằng hệ thống chiến hào cuối cùng hoàn toàn quấn chặt lấy từng điểm tựa, giống như con nhện bắt một côn trùng trong mạng nhện. Vị trí trở nên bị phong toả cô lập và nhanh chóng bị bóp nghẹt vì thiếu đạn dược, thực phẩm và nhất là thiếu nước", một tình trạng căng thẳng, khủng khiếp mà sau này (khi đã bị bắt làm tù binh), tướng Đờ Cátxtơri đã phải thú nhận là quân Pháp không còn có thể chịu đựng nổi.

Tuy nhiên, về phía ta, sau đợt hai, chúng ta cũng phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng do chiến dịch kéo dài đặt ra. Ngoài vấn đề cốt yếu là tiếp tục nghiên cứu cách đánh sao cho phù hợp với thế trận và so sánh lực lượng, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã tập trung chỉ đạo khắc phục những trở ngại đối với việc giữ vững và phát huy sức mạnh và hiệu quả chiến đấu của bộ đội.

Khó khăn hàng đầu mà Bộ Chỉ huy chiến dịch đặc biệt quan tâm giải quyết là vấn đề tiếp tế. Do những trận mưa đầu mùa và do địch ra sức đánh phá đường tiếp tế cho nên có lúc công tác hậu cần trở nên nóng bỏng (có ngày, có khẩu pháo chỉ còn ba viên đạn; có đêm, gạo nhập kho mặt trận không được đầy một tấn). Trung ương Đảng lãnh đạo và động viên toàn dân dốc sức chi viện cho mặt trận Điện Biên Phủ. Riêng tại mặt trận, cán bộ ngành hậu cần đã phát huy tinh thần khắc phục những khó khăn vượt xa sức của mình. Cuối cùng, vấn đề tiếp tế đã được giải quyết một cách cơ bản trước khi quân ta bước vào đợt tiến công thứ ba.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 09:56:29 pm

Về mặt chính trị tư tưởng, sau 5 tháng chuẩn bị và thực hành chiến đấu liên tục và căng thẳng, đúng vào lúc quân ta đang đứng trước một thử thách to lớn để giành thắng lợi hoàn toàn trong nhiệm vụ tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì có "một số hiện tượng không bình thường bắt đầu xuất hiện trong việc chấp hành nhiệm vụ chiến đấu của cán bộ"1. Đảng uỷ mặt trận đã kịp thời phát động một đợt học tập nhằm quán triệt quyết tâm của Trung ương, khắc phục mọi tư tưởng mệt mỏi, mọi biểu hiện hữu khuynh tiêu cực, nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng của cán bộ và bộ đội, hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao.

Trải qua chừng ba tuần tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của đợt hai và chuẩn bị điều kiện bước vào đợt ba, quân ta đã tạo mọi yếu tố thuận lợi cần thiết cho đợt chiến đấu mới.

Như người Pháp sau này thú nhận, đợt tiến công thứ ba của ta bắt đầu vào thời điểm mà quân Pháp trong tập đoàn cứ điểm chỉ còn chừng 3.000 quân đủ sức chiến đấu ở phân khu trung tâm và 1.200 tên ở phân khu nam (trong tổng số gần 10.000 quân còn lại đó), cùng với 3 xe tăng, 19 khẩu pháo 105 ly, 1 khẩu 55 ly, 15 khẩu cối 120 ly, với số đạn đủ cho hai, ba ngày chiến đấu liên tục. Đó là tất cả những gì còn lại sau 48 ngày chiến đấu của 16.200 quân, kể từ khi cuộc tiến công của ta bắt đầu.

Sau khi đợt tiến công thứ hai của ta chấm dứt, Nava chỉ thị cho Bộ Tham mưu Pháp chuẩn bị kế hoạch Chim ưng chừng 8.0 quân, do tướng Cônhi trực tiếp chỉ huy, vượt biên giới Việt Lào sang giải vây cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Tướng Đờ Cátxtơri được thông báo kế hoạch này vào ngày 14-4 khi mà vòng vây của ta đã siết chặt, quân Pháp trong tập đoàn cứ điểm đã ở vào thế "trong không ra được, ngoài không vào được". Kế hoạch đánh tháo không thành, nhưng nhiều sĩ quan Pháp ở Điện Biên Phủ vẫn còn nuôi hy vọng. Người này chờ đợi mùa mưa sẽ chặn đứng cuộc tiến công của ta. Người khác hướng sang Thụy Sĩ, nơi Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương sắp họp. Riêng đại tá Lănggle, người nắm thực quyền chỉ huy lúc này, cho rằng "chỉ cần giữ vững một tháng nữa, thậm chí chỉ 20 ngày nữa là thắng". Sự cố gắng kéo dài trận chiến đấu đã trở thành cứu cánh cuối cùng của quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
Về phía ta, quyết tâm của Bộ Chỉ huy chiến dịch là tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trước mùa mưa, làm cho đế quốc Mỹ không kịp can thiệp, quân Pháp không còn khả năng rút chạy và để kịp phối hợp với cuộc đấu tranh ngoại giao ở Giơnevơ. Cuối tháng 4, mọi công tác chuẩn bị cho đợt tiến công mới đã hoàn tất. Đêm 1-5, đợt ba của chiến dịch bắt đầu.

Ngay trong đêm đó, bốn vị trí địch ở phân khu trung tâm bị diệt. Cứ như thế, từ ngày 2 đến ngày 6, vùng đất và vùng trời của địch không ngừng bị thu hẹp, quân số và tinh thần chiến đấu của chúng bị giảm sút nhanh chóng. Ngày 4-5, thêm một kế hoạch tháo chạy được phổ biến cho tướng Đờ Cátxtơri, kế hoạch Chim biển. Theo kế hoạch này, một tiểu đoàn dự bị chiến lược sẽ được ném xuống Điện Biên Phủ để cùng lực lượng tại chỗ giải vây rút chạy sang hướng Thượng Lào. Chừng sáu tiểu đoàn khác tạo thành một hành lang ở biên giới Việt - Lào để đón quân từ Điện Biên Phủ chạy sang. Nhưng ngày 6-5, tình thế của quân Pháp ở Điện Biên Phủ "đã ở vào đỉnh cao của sự tồi tệ". Chúng bị dồn trong 20 cứ điểm còn lại, dưới sự che chở không còn hiệu lực của vài điểm cao phía đông. Trong khi đó, về phía ta, việc chuẩn bị đường hầm để vào đặt khối thuốc nổ lớn nhằm phá hầm ngầm trong cứ điểm A1 đã hoàn thành. Đêm 6-5, khối bộc phá 1.000 kg đã phá sập điểm cao cuối cùng, "chiếc chìa khoá của tập đoàn cứ điểm" đã lọt vào tay quân ta.

Ngày 7-5, từ buổi sáng, nhiều triệu chứng cho thấy quân địch đã rối loạn. Ở một số nơi, đã có những lá cờ trắng xuất hiện. Rõ ràng tinh thần quân địch đã hoàn toàn tan rã. Quân ta được lệnh không chờ đến tối, chuẩn bị nắm ngay thời cơ thuận lợi, lập tức mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm. 17 giờ 30 quân ta đánh chiếm Sở Chỉ huy của địch. Đờ Cátxtơri và toàn bộ Bộ Tham mưu của hắn bị bắt sống. Ngay đêm đó, toàn bộ quân địch ở phân khu nam bị bắt trong lúc chúng đang tìm đường rút chạy sang Thượng Lào.

Quân ta đã giành toàn thắng ở Điện Biên Phủ một ngày trước khi Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương khai mạc.
_______________________________________________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Sđd, tr.76.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Giêng, 2022, 09:57:30 pm

*

*        *

Cuộc đấu trí cuối cùng giữa hai bộ thống soái đã dẫn đến kết quả có ý nghĩa quyết định: thắng lợi hoàn toàn thuộc về ta, thất bại hoàn toàn thuộc về địch.

1. Thắng lợi của ta và thất bại của địch trước hết là do phương pháp khác nhau về đánh giá tình hình

Bộ Thống soái địch luôn luôn chủ quan, đánh giá quá cao khả năng "chuyển bại thành thắng" của khối chủ lực mới được xây dựng, tính chất "bất khả xâm phạm" của tập đoàn cứ điểm, sức mạnh của vũ khí, trang bị, công sự kiên cố, khả năng tiếp tế và tăng viện. Họ đánh giá thấp khả năng hoạt động trên nhiều hướng chiến lược cũng như khả năng đánh công sự vững chắc của chủ lực ta, đánh giá sai khả năng khắc phục những khó khăn về vận tải tiếp tế của ta. Trong khi đó, chúng ta đánh giá khách quan đúng đắn chỗ mạnh, chỗ yếu cả về vật chất và tinh thần của địch, về khả năng của quân và dân ta, để tìm ra biện pháp hạn chế từng bước, tiến tới vô hiệu hoá mặt mạnh, khoét sâu mặt yếu của chúng, phát huy sức mạnh tổng hợp của ta cả ở tiền tuyến và hậu phương, cả trên chiến trường chính và chiến trường phối hợp... nhằm làm thay đổi so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho ta để giành thắng lợi cả về chiến lược và chiến dịch.

2. Thắng lợi của ta và thất bại của địch còn là kết quả phán đoán đúng sai chủ trương chiến lược của đối phương

Trong thời gian dài, Bộ Thống soái địch đinh ninh rằng ta mở tiến công chiến lược vào đồng bằng trong khi ta đã sớm xác định chọn hướng chiến lược trên chiến trường rừng núi. Và mở hàng loạt chiến dịch tiến công trên hướng đó, làm cho khối dự bị chiến lược của địch bị chia năm sẻ bảy. Địch cho rằng ta do dự trước sức mạnh của tập đoàn cứ điểm nhưng thực ra, từ giữa tháng 12-1953 ta vẫn kiên trì quyết tâm chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược. Địch muốn "ra tay" trước để thăm dò động tĩnh của ta và buộc ta phải thay đổi kế hoạch chiến lược, nhưng ta vẫn để các binh đoàn chủ lực "ẩn lặng như tờ" không tung lực lượng ra đối phó bị động. Địch định giành bất ngờ chiến lược bằng cuộc hành quân Átlăng mà không hề biết rằng ta đã dự kiến đúng ý đồ chiến lược của chúng và đã có kế hoạch chỉ đạo chủ lực Khu V chủ động mở chiến dịch giải phóng bắc Tây Nguyên, phá kế hoạch tiến công của địch vào vùng tự do. Tiếp đó, cuộc tiến công của Đại đoàn 308 sang hướng Thượng Lào; sự xuất hiện trọng pháo ở mặt trận Điện Biên Phủ, việc đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng sau lưng địch làm tê liệt các đơn vị "cơ động" còn lại của chúng ở đồng bằng sông Hồng... là những sự kiện hoàn toàn bất ngờ, ngoài tầm phán đoán của địch.

3. Thắng lợi của ta và thất bại của địch còn do khả năng vận dụng cụ thể nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch của mỗi bên

Với kế hoạch Nava, trước mắt Bộ Thống soái địch nuôi hy vọng xây dựng được khối cơ động chiến lược mạnh, tránh giao chiến với ta trên chiến trường miền Bắc, thực hành tiến công chiến lược ở miền Nam. Nhưng trong thực tế, Nava không thoát khỏi những mâu thuẫn vốn có từ đầu cuộc chiến tranh. Đó là mâu thuẫn giữa quân số ngụy càng tăng thì chất lượng chiến đấu của địch càng giảm, mâu thuẫn giữa rải quân ra chiếm đóng đất đai và tập trung lực lượng, giữa tiến công và phòng ngự chiến lược, giữa củng cố chiến trường đồng bằng với chiếm đóng chiến trường rừng núi, giữa tham vọng lớn của Bộ Thống soái với tinh thần ngày càng bạc nhược của binh lính... Mặc dù rêu rao "tinh thần chủ động tiến công" nhưng khả năng thực tế không cho phép Nava "đảo lộn thế cờ" theo ý muốn.

Trong khi đó, mọi công tác chuẩn bị chiến lược của ta được triển khai rất sớm đều hướng vào mục tiêu "đập tan kế hoạch Nava". Bằng các đòn tiến công liên tục và xen kẽ trên nhiều hướng chiến lược trong đợt một của chiến cuộc Đông Xuân, bằng quyết tâm chọn điểm quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, bằng phương châm chiến dịch đúng đắn và chỉ huy tác chiến chính xác (chọn thời cơ mở màn chiến dịch, cách đánh "bóc vỏ" trong đợt một, cách đánh linh hoạt sáng tạo sau đợt hai, biết chớp thời cơ chuyển sang tổng công kích trước thời gian dự kiến, cũng như sự chỉ đạo các chiến trường phối hợp "chia lửa" với mặt trận chính...), tất cả đều nói lên sự chỉ đạo, chỉ huy sắc sảo của Tổng Quân uỷ trong suốt chiến cuộc Đông Xuân cũng như riêng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Giêng, 2022, 10:37:01 pm

TƯ DUY QUÂN SỰ NHỎ ĐÁNH LỚN
TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1



Đại tá, TS. LÊ BẰNG
Truởng ban Tổng kết chiến lược Bộ Quốc phòng

Các nhà chiến lược Pháp và Mỹ đã đúng khi coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một pháo đài bất khả xâm phạm. Từ Thủ tướng nước Cộng hoà Pháp Lanien, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp Eli cho đến Đại tướng Nava, Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, đều thống nhất rằng "phòng giữ Điện Biên Phủ bằng bất cứ giá nào".

Ngay tướng Ô. Đanien, người đại diện cho Chính phủ Hoa Kỳ, chính phủ một nước đến lúc này đã chi trả 80% chiến phí của nước Pháp ở Đông Dương, Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, sau khi thị sát trận địa, cũng có chung một quan điểm như trên. Điều đó dễ hiểu. Vì Điện Biên Phủ hiện diện với những phát triển mới của phòng ngự hiện đại được đúc kết từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) – hệ thống phòng ngự bằng nhiều trung tâm đề kháng, bằng sự liên kết chặt chẽ giữa nhiều cụm cứ điểm, cùng hệ thống hoả lực và hệ thống lực lượng cơ động kết hợp chặt chẽ với các chiến trường có liên quan.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thực sự là tập đoàn phòng ngự mạnh nhất lúc bấy giờ ở Đông Dương. Tổ chức phòng ngự Điện Biên Phủ với diện tích rất lớn tới khoảng 126 km2 (18 km x 7 km). 49 cứ điểm được tổ chức thành nhiều cụm cứ điểm - "trung tâm đề kháng theo kiểu phức tạp", vừa có khả năng phòng ngự độc lập khá mạnh, vừa tạo thế phòng ngự liên hoàn khó chia cắt. Toàn thể trận địa phòng ngự, các "trung tâm đề kháng" lại được liên kết chặt chẽ bởi tổ chức phân khu; có ba phân khu: phân khu bắc gồm các cứ điểm ngoại vi, tiêu biểu là đồi Độc Lập, đồi Bản Kéo; phân khu trung tâm - Mường Thanh, châu lỵ Điện Biên Phủ; phân khu nam - phân khu Hồng Cúm. Hệ thống hoả lực mặt đất và trên không của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ khá mạnh. Hai tiểu đoàn pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly, hai đại đội súng cối 120 ly, tổng cộng khoảng 40 nòng pháo và súng cối từ 100 ly trở lên, với hai căn cứ hoả lực cơ bản là Mường Thanh và Hồng Cúm; hai sân bay, sáu đến tám máy bay cường kích, sáu máy bay trinh sát - liên lạc, một máy bay lên thẳng khống chế hoàn toàn không phận Điện Biên Phủ và các vùng trời lân cận. Điện Biên Phủ có thể tiếp nhận từ 300 - 480 tấn hàng/ngày từ các sân bay trong vùng kiểm soát và được sự yểm trợ trên không của máy bay chiến đấu, ném bom cất cánh tại các sân bay của quân Pháp ở Bắc Bộ và Thượng Lào. Hơn một phần ba lực lượng cơ động của quân Pháp trên chiến trường Bắc Bộ được bố trí tại Điện Biên Phủ (17/44 tiểu đoàn) gồm những đơn vị tinh nhuệ bậc nhất của tướng Nava...

Theo quan điểm của các nhà quân sự phương Tây và Bắc Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam không có khả năng tiến công tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm như Điện Biên Phủ. Trước hết vì Quân dội nhân dân Việt Nam không có những phương tiện tiến công tương ứng, như không có không quân để yểm trợ trên không, để oanh tạc sân bay, để vận chuyển lương thực, đạn dược từ hậu phương xa đến chiến trường. Không có cả xe tăng, xe bọc thép làm lực lượng đột kích chủ yếu khi công phá các cứ điểm, các cụm cứ điểm để dẫn bộ binh đánh chiếm lần lượt các cứ điểm, và đánh lực lượng đối phương phản kích; không đủ hoả lực pháo để khống chế toàn bộ hệ thống phòng ngự của đối phương, nhất là chế áp pháo binh của quân Pháp để chi viện cho bộ binh xung phong nhiều đợt với mật độ cao... Không có lực lượng phòng không đủ sức mạnh để bảo vệ đội hình chiến dịch, đánh trả có hiệu lực những cuộc tập kích hoả lực bằng không quân của đối phương...

Các nhà chiến lược ở Pari, Luân Đôn và Oasinhtơn lại càng đúng khi nói rằng, không thể tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm, nếu Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương tiến công tập đoàn này theo nghệ thuật tiến công thông thường, nghệ thuật tiến công mà các học viện quân sự nổi tiếng ở châu Âu và Bắc Mỹ đã nghiên cứu, giảng dạy từ lâu. Chính vì thế mà Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chọn cách đánh khác cách đánh của mọi quân đội thông thường. Đó là cách đánh mà các học viện quân sự của Pháp, Mỹ cũng như Anh chưa từng nghiên cứu và giảng dạy – cách đánh của chiến tranh nhân dân, nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều.

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đã từng có phương án tác chiến "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Theo phương án này, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tập trung ưu thế binh lực và hoả lực, đồng thời tiến công vào tập đoàn phòng ngự của quân Pháp bằng nhiều hướng, hướng đông và hướng bắc là hướng chính, tiến công một mạch vào sâu trong tổ chức phòng ngự, chia cắt tập đoàn phòng ngự của địch, cô lập từng bộ phận của chúng, tập trung lực lượng và phương tiện đánh vào chỗ địch sơ hở và hiểm yếu nhất của tổ chức phòng ngự, nhằm tiêu diệt bộ phận lực lượng quan trọng của quân Pháp, tạo nên sự chuyển biến để hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch là tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Với phương án này, thời gian chiến dịch sẽ rút ngắn đi rất nhiều. Cuộc chiến đấu quyết liệt chỉ diễn ra khoảng ba đêm hai ngày. Do đó, bộ đội ta đang sung sức, có đủ sức khoẻ để chiến đấu tốt; lượng tiêu thụ đạn dược, lương thực không quá lớn, nên có thể bảo đảm tiếp tế được,...

Song về cơ bản, phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh" không phù hợp với thực tế là kẻ địch đã được tăng cường và điều kiện của quân đội ta lúc đó. Vì thế, ngày 25-12-1953, Đảng uỷ và Bộ Chỉ huy chiến dịch, trực tiếp là đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh chiến dịch, quyết định bỏ phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh" và đề ra phương án "đánh chắc, tiến chắc".

Đương nhiên, thực hiện phương án "đánh chắc, tiến chắc" đâu có phải là giản đơn, càng không phải là "dễ dàng, thoải mái" hơn phương án "đánh nhanh, thắng nhanh". Trái lại, phương án "đánh chắc, tiến chắc" phản ánh một quá trình tư duy quân sự và xử lý thực tiễn vừa thống nhất vừa đầy mâu thuẫn, phức tạp và có liên quan đến toàn cục. Đó cũng là một quá trình tổ chức đầy sức sống, chặt chẽ và rộng lớn. Vì thế, nó là đỉnh cao của tư duy quân sự sáng tạo trong "15 phút đọ sức cuối cùng" của cuộc chiến tranh trường kỳ với bộ máy quân sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

Để đánh chắc, tiến chắc, phải làm cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ không nhận được sự tăng cường, nhất là tăng cường đột biến về binh lực của Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Nghĩa là phải phá vỡ và phân tán triệt để khối lực lượng cơ động của tướng Nava. Đây là quá trình chỉ đạo chiến lược đúng đắn, kiên quyết và tài giỏi của Bộ Chính trị Đảng ta và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trên các chiến trường đã buộc địch phái phân tán lực lượng cơ động ra năm nơi: đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xênô (Trung Lào), Plâycu - nam Tây Nguyên và Luông Prabăng (Thượng Lào). Rõ ràng, Bộ Chỉ huy của tướng Nava đã buộc phải hành động theo ý định của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam - phân tán khối lực lượng cơ động của mình, và bị tước đi khả năng tăng cường đột biến binh lực cho Điện Biên Phủ. Mà khối lực lượng cơ động chiến lược này là ước mơ của tướng Nava, là chủ bài của ông ta để lật lại thế cờ có lợi cho quân Pháp. Bị mất đi lực lượng cơ động chiến lược, Đại tướng Tổng Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp không thể thực hiện được ý định của mình là "luôn luôn chủ động", "luôn luôn tiến công" như lời tuyên bố của ông ta lúc mới nhậm chức. Có nghĩa là ông ta mất khả năng cứu giữ Điện Biên Phủ bằng cách tăng cường binh lực đột biến cho nó, hoặc mở chiến dịch tiến công lớn ở một hướng chiến lược nào đó, buộc Quân đội nhân dân Việt Nam phải rút lực lượng và phương tiện ở Điện Biên Phủ để đối phó. Đó cũng là sự phối hợp các chiến trường một cách kỳ tài. Phối hợp chiến trường Việt Nam với chiến trường Lào; phối hợp chiến trường miền Nam, miền Trung với chiến trường miền Bắc; phối hợp chiến trường vùng địch tạm kiểm soát với chiến trường tiến công trực diện; phối hợp chiến trường chính và chiến trường hỗ trợ, phối hợp chiến trường chiến tranh du kích với chiến trường chiến tranh chính quy. Điều đó đã khiến cho gần nửa triệu quân Pháp và nguỵ, cùng 500 máy bay các loại, gần 1.000 xe tăng và xe bọc thép, hàng trăm tàu chiến bị phân tán, dàn mỏng ra khắp Đông Dương, chịu để cho Quân đội nhân dân Việt Nam tập trung những lực lượng mạnh nhất của mình tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Điện Biên Phủ.
______________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Giêng, 2022, 11:43:38 pm

Đánh chắc, tiến chắc ở Điện Biên Phủ được thực hiện theo lối đánh gần độc đáo. Không nên hiểu đánh gần chỉ là đánh giáp lá cà, bò sát, chui vào hàng rào, đến đánh bộc phá vào các công sự và sử dụng hoả lực bắn thẳng, lựu đạn để tiêu diệt địch trong các trận chiến đấu. Đây là lối "đánh gần chiến dịch". Cách tiến công một tập đoàn cứ điểm khi ta không có những phương tiện tiến công địch từ xa, phương tiện đột kích mạnh như xe tăng, pháo tự hành, phương tiện cơ động hiện đại như máy bay, xe bọc thép, hoặc thiếu phương tiện hoả lực để khống chế và bảo vệ đội hình chiến dịch, chiến đấu từ trên không.

Nét đặc sắc của lối đánh gần độc đáo của Điện Biên Phủ là vây, lấn, chia cắt quân đối phương. Tập đoàn phòng ngự của quân Pháp ở Điện Biên Phủ là một hệ thống phòng ngự trận địa rộng lớn, có nhiều cứ điểm, chia thành nhiều cụm cứ điểm, nhiều phân khu. Đây là hệ thống phòng ngự vừa có sức đề kháng độc lập cao. vừa có thế liên hoàn chặt chẽ. Một cứ điểm nào bị đánh chiếm, các cứ điểm khác trong cụm có thể tổ chức đánh chiếm lại, một phân khu nào bị tiến công, các phân khu khác có thể chi viện cả bằng binh lực và hoả lực. Đặc biệt, đối phương có ưu thế tuyệt đối về không quân và xe tăng, xe bọc thép. Quân tiến công rất dễ dàng bị đánh bật khỏi vị trí mới chiếm được bởi lực lượng ưu thế trên đây của quân phòng ngự.

Song, cách đánh vây lấn, chia cắt và áp sát đội hình chiến dịch, chiến đấu của đối phương, đã tước bỏ khả năng trên của quân Pháp. Quân ta đã thực hiện bao vây Điện Biên Phủ bằng cả bao vây lớn - bao vây chiến dịch và bao vây nhỏ - vây, lấn chiếm, chia cắt từng cứ điểm và cụm cứ điểm. Khi ta tiến công các cứ điểm ngoại vi như Him Lam và Độc Lập, lực lượng ta đã vây chặt đường số 41 từ trung tâm Mường Thanh lên, và chặn đứng các lực lượng của địch ở phía bắc sân bay. Đồng thời dùng hoả lực pháo ngăn chặn các cuộc phản kích của địch từ trung tâm ra; bao vây uy hiếp luôn cứ điểm Bản Kéo, khiến chúng phải kéo một bộ phận ra hàng.

Sau khi diệt phân khu bắc và cứ điểm ngoại vi Him Lam, quân ta phát triển thế trận tiến công và bao vây vào sát phân khu trung tâm Mường Thanh. Điều nổi bật là, ta xây dựng cả trận địa tiến công và trận địa bao vây để thực hiện đòn tiến công thứ hai. Cả một hệ thống trận địa tiến công, đường hào, hầm ếch, công sự hoả lực, đến cơ động lực lượng, nơi ăn, ngủ, vệ sinh được xây dựng, phát triển và lấn dần vào phía cứ điểm của địch. Quân ta bao vây, tiếp cận các mục tiêu tiến công từng bước bằng đường hào, bằng công sự chiến đấu như những thòng lọng thít dần vào cổ họng đối phương. Điều đó vừa tạo nên thế uy hiếp, kiểm soát đối phương ngày càng lớn, vừa giảm hiệu lực của không quân và pháo binh địch vì khoảng cách giữa ta và địch ngày càng ngắn. Bằng hệ thống công sự chiến đấu, ẩn nấp, sinh hoạt, đường hào đi lại, quân ta ung dung chiến đấu liên tục cả ngày lẫn đêm ngay trên một địa hình bằng phẳng.

Cũng bằng hệ thống trận địa tiến công và trận địa bao vây, quân ta đã chia cắt, cô lập cứ điểm này với cứ điểm khác, giữa cụm này với cụm khác. Điều "khác biệt" là, quân ta bao vây, chia cắt sân bay Mường Thanh - sân bay chính của tập đoàn cứ điểm không phải bằng không quân và hệ thống hoả lực phòng không dày đặc, mà bằng hệ thống trận địa bao vây. Chính bằng đường hào chiến đấu, quân ta đã cắt sân bay này thành hai mảnh bắc và nam không sử dụng được nữa. Cũng bằng hệ thống trận địa tiến công và trận địa bao vây, quân ta bao vây chặt phân khu nam - Hồng Cúm ra khỏi phân khu trung tâm, cô lập Điện Biên Phủ với Thượng Lào, với toàn Đông Dương...

Cách đánh vây, lấn, áp sát và chia cắt địch đã tạo ra thế uy hiếp lớn gấp đôi so với lực ta có, đã hạn chế đến mức tối đa chỗ mạnh của quân phòng ngự về không gian, cơ giới và pháo binh. Còn ta đã không tốn nhiều đạn (theo tiêu chuẩn tiến công trận địa) mà vẫn tiêu diệt cả một tập đoàn cứ điểm, bắt sống trên 10.000 quân địch.

Nét độc đáo của cách đánh gần ở Điện Biên Phủ còn là tiến công tiêu diệt từng bộ phận quân địch, đập vỡ từng mảng phòng ngự của đối phương. Lần đầu tiên quân ta tiến công một tập đoàn cứ điểm của quân Pháp. Ta chưa có kinh nghiệm, đồng thời không có cả những phương tiện tiến công hiện đại như không quân, xe tăng, xe bọc thép. Ưu thế về bộ binh trong chiến dịch của quân ta so với đối phương chỉ là tương đối, và còn xa mới bằng ưu thế của các chiến dịch tiến công hiện đại. Cho nên ta đã lựa chọn cách đánh tiến công tiêu diệt từng bộ phận quân địch, đập vỡ từng mảng phòng ngự của đối phương, tiến lên tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Cách đánh đó cho phép ta vừa đánh vừa rút kinh nghiệm, có lượng thời gian cần thiết để chuẩn bị tăng cường lực lượng, giành thắng lợi sau lớn hơn thắng lợi trước, nhất là phù hợp với khả năng của quân ta, với so sánh lực lượng giữa ta và địch trong cuộc đọ sức cuối cùng. Trong chiến dịch này, ta thực hiện từng đợt tiến công, mỗi đợt tiến công nhằm giải quyết một phần quan trọng của mục đích chiến dịch.

Đợt tiến công thứ nhất diễn ra từ ngày 13-3-1954 đến 17-3-1954 tiêu diệt trung tâm để kháng Him Lam và phân khu bắc. Ngày 13-3-1954, quân ta tiến công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam, cụm cứ điểm nằm cách Mường Thanh 2,5 km, ngăn chặn các cuộc tiến công của ta vào vùng vành đai của phân khu trung tâm. Ngày 15-3-1954, quân ta tiếp tục tiến công cứ điểm Độc Lập, uy hiếp cứ điểm Bản Kéo. Bị tiêu diệt một bộ phận lực lượng và tổ chức phòng ngự ở phía đông - bắc và tây - bắc bị phá vỡ, quân Pháp ở Điện Biên Phủ được tăng cường thêm hai tiểu đoàn dù.

Đợt tiến công thứ hai bắt đầu từ ngày 30-3-1954 đến khoảng trung tuần tháng 4-1954 nhằm đánh chiếm các ngọn đồi phía đông áp sát khu trung tâm, cắt hết đường tiếp tế, tiếp viện, vây chặt quân phòng ngự trong một vòng vây hẹp. 17 giờ ngày 30-3-1954, pháo binh mở đầu cuộc tiến công. Các cao điểm E, D1, D2 lần lượt rơi vào tay quân ta. Riêng điểm cao A1 và C1 quân ta và quân địch quần nhau quyết liệt, giành giật qua lại nhiều lần, cuối cùng, mỗi bên chiếm một nửa... Đợt tiến công này quân ta tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân địch, tương đương sáu tiểu đoàn, trong đó có ba tiểu đoàn bị tiêu diệt gọn. Điều quan trọng hơn là quân ta tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của đợt tiến công thứ hai, đã lấn chiếm khu vực phòng ngự của đối phương có nơi chỉ cách cứ điểm của chúng 10 - 15 m. Nhiều vị trí của địch bị ta uy hiếp quá mạnh phải bỏ chạy, sân bay bị ta đánh chiếm hoàn toàn. Toàn bộ phân khu trung tâm Mường Thanh phơi mình dưới hỏa lực của tất cả các vũ khí của ta từ tiểu liên đến pháo 105 ly. Thả dù là biện pháp duy nhất để tiếp tế cho quân phòng ngự. Có thế nói, đợt tiến công thứ hai diễn ra rất quyết liệt kéo dài, giành giật căng thẳng giữa hai bên.

Và đợt tiến công thứ ba mở đầu đúng ngày 1-5-1954, kết thúc 17 giờ 30 ngày 7-5-1954, khi toàn bộ Bộ Tham mưu và tướng Đờ Cátxtơri bị bắt sống, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân Pháp bị tiêu diệt hoàn toàn.

Các nước đế quốc to ở phương Tây và Bắc Mỹ ngỡ ngàng khi được tin Điện Biên Phủ thất thủ. Các nhà quân sự châu Âu không giải thích được làm cách nào Quân đội nhân dân Việt Nam tiêu diệt được tập đoàn phòng ngự lớn của đối phương khi họ không có máy bay, không có xe tăng, rất ít pháo cỡ lớn, lại xa căn cứ hậu phương? Những nghịch lý trong nghệ thuật quân sự của chiến tranh quy ước, cổ điển đã được Bộ Chỉ huy chiến dịch của ta xét đến và tạo nên bất ngờ cho đối phương bằng cách đánh sáng tạo, cách đánh của chiến tranh nhân dân, cách đánh lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Giêng, 2022, 11:36:27 pm

CHUYỂN PHƯƠNG CHÂM TÁC CHIẾN
TỪ "ĐÁNH NHANH, GIẢI QUYẾT NHANH"
SANG "ĐÁNH CHẮC, TIẾN CHẮC"
1

Thượng tá TRẦN VĂN THỨC
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đỉnh cao của chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người trực tiếp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ mặt trận đã ra một quyết định, theo ông đó là "quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình"2. Và, chính quyết định đó đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Theo hai học giả phương Tây G. Buđaren (Boudarel) và F. Caviliôli (F. Cavigllioli), quyết định đó "có tính chất lịch sử mà những hệ quả của nó đã mở ra tương lai của Việt Nam và đã thay đổi bộ mặt thế giới thứ ba"3. Đó chính là quyết định chuyển phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".

Trong các ngày 20 đến 23-11-1953, sau khi phát hiện bộ đội chủ lực ta hành quân lên Tây Bắc, Nava vội vã cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, từng bước biến nơi đây thành một tập đoàn cứ điểm. Và, chỉ hơn hai tuần sau đó, ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta họp, sau khi nghe Tổng Quân uỷ báo cáo quyết tâm đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị là tập trung lực lượng tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ theo nguyên tắc "đánh chắc, tiến chắc". Trước ngày Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận, trực tiếp chỉ huy chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Tổng Tư lệnh ra mặt trận. "Tướng quân tại ngoại". Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng! Không chắc thắng, không đánh"4.

Theo tinh thần đó, tại hội nghị cán bộ chiến dịch, ngày 14-1-1954, ở Sở Chỉ huy lâm thời, hang Thẩm Púa, sau khi quán triệt quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, những thuận lợi của ta, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã đưa ra hai phương châm tác chiến để hội nghị thảo luận. Một là, "đánh nhanh, giải quyết nhanh”, tức là tranh thủ khi địch mới chiếm đóng, chưa kịp củng cố về mọi mặt, bố trí lực lượng, trận địa chưa chặt chẽ, còn sơ sài dã chiến mà tập trung lực lượng đột phá các vị trí đóng quân của địch, có hướng đột kích chủ yếu, hướng thứ yếu, hướng phối hợp, mạnh dạn đánh sâu vào tung thâm, chia cắt, xé lẻ tập đoàn cứ điểm rồi tập trung binh lực, hoả lực mạnh hơn địch, diệt bộ phận quan trọng nhất, sau đó diệt các bộ phận khác, hoàn thành việc tiêu diệt cứ điểm trong thời gian ngắn. Hai là, "đánh chắc, tiến chắc", tức là chia chiến dịch thành nhiều đợt, từng bước tập trung binh lực, hoả lực mạnh hơn địch, tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, bảo đảm cho từng bước đánh chắc thắng, chiến dịch được tiến hành bằng một loạt đợt đánh công sự vững chắc, kế tiếp nhau để tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm trong thời gian tương đối dài.

Các đồng chí cán bộ dự hội nghị đã cân nhắc kỹ lưỡng cả hai phương án trên. Nếu thực hiện theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" thì thời gian của chiến dịch sẽ không kéo dài, việc bảo đảm tiếp tế lương thực, đạn dược có ít khó khăn hơn. Hơn nữa, do việc tổ chức phòng ngự của địch còn nhiều sơ hở, bộ đội ta sau chỉnh huấn chính trị và chỉnh huấn quân sự, tinh thần chiến đấu rất cao, trình độ chiến thuật, kỹ thuật tiến bộ, trang bị mới được tăng cường, có pháo binh và pháo cao xạ phối hợp. Bởi thế nên ta có thể thực hiện "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Tuy nhiên, kinh nghiệm đánh tập đoàn cứ điểm của ta còn rất hạn chế, do đó việc bảo đảm đánh "chắc thắng" là điều không dễ. Còn nếu ta thực hiện "đánh chắc, tiến chắc", thì sẽ bảo đảm chắc thắng, nhưng thời gian chiến dịch sẽ kéo dài, địch sẽ có thêm thời gian để tăng cường lực lượng, bố trí trận địa phòng ngự kiên cố, vững chắc. Phải chiến đấu dài ngày, gian khổ, sẽ gặp khó khăn về nhiều mặt, nhất là về hậu cần.

Trên cơ sở những cân nhắc, phân tích đó, "toàn thể hội nghị thống nhất ý kiến là nên đánh nhanh giải quyết nhanh, tất cả mọi người đều phấn khởi, quyết tâm tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ trong một trận"5. Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy chiến dịch nhận thấy vào thời điểm giữa tháng 1-1954, quân Pháp ở Điện Biên Phủ lực lượng chưa đông, công sự còn dã chiến, do vậy phải tranh thủ thời cơ mà tiến công tiêu diệt địch theo phương châm ’’đánh nhanh, giải quyết nhanh". Theo đó, "kế hoạch tác chiến của ta là tập trung tuyệt đối ưu thế binh hoả lực từ phía tây, đột phá đánh nhanh vào tung thâm Mường Thanh, đồng thời từ phía đông giáp công. Trong bước đầu, nhanh chóng tiêu diệt quân địch ở tung thâm Mường Thanh và những cứ điểm ở phía tây và tây - bắc, sang bước thứ hai, giải quyết bộ phận địch còn lại ở phía đông - bắc và phía nam (hoặc đồng thời cả hai bước)"6. Đó là một quyết tâm có cơ sở, bởi vì khi địch còn ở trạng thái phòng ngự lâm thời, thì "đánh nhanh, giải quyết nhanh" là cách đánh có thể vận dụng.
________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2004, tr. 45.
3. G. Buđaren và F. Caviglliôli: Tướng Giáp suýt thất bại trong trận Điện Biên Phủ như thế nào, Tạp chí Le Nouvel Observateur, số ra ngày 8-4-1983, Thư viện Quân đội dịch, 5-1983, tr. 1.
4. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Sđd, tr. 28.
5. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Báo cáo về kế hoạch tác chiến và tổng kết kinh nghiệm trong các chiến dịch lớn, t. III: Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1974, tr. 193.
6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Sđd, tr. 36, 37.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Giêng, 2022, 11:38:43 pm

Về quyết định của hội nghị ngày 14-1-1954, sau 35 năm sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Sau này, tôi mới biết có những đồng chí chỉ huy cảm thấy nhiệm vụ đơn vị quá nặng, lo phải đột phá liên tiếp, trận đánh kéo dài, không giải quyết được thương binh và tiếp tế đạn dược. Nhưng trước không khí chung, không ai nói những ý kiến thực của mình"1.

Dẫu kế hoạch đã được thông qua, song sự hoài nghi về khả năng không chắc thắng (nếu theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh") vẫn luôn canh cánh trong tâm trí Tổng Tư lệnh quân đội ta. Tuy nhiên vào thời điểm đó (14-1), Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng chưa thật đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh".

"Đánh nhanh, giải quyết nhanh" là vấn đề chớp thời cơ. Thời cơ thuận lợi là khi địch vừa mới chiếm đóng, phòng ngự còn nhiều sơ hở. Thời cơ xuất hiện, nhưng chớp được thời cơ là chuyện khác. Thời cơ thuận lợi để "đánh nhanh, giải quyết nhanh" qua đi ngoài ý muốn của chúng ta lúc bấy giờ.

Chúng ta biết rằng, kế hoạch mở đầu cuộc tiến công vào ngày 20-1 đã được chuẩn bị, nhưng còn phụ thuộc vào việc đưa pháo lớn chiếm lĩnh trận địa bắn đúng thời gian quy định hay không.

Để đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa, Đại đoàn 351 phải dùng xe kéo pháo theo đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, đến km 69 ngang qua bản Nham, pháo được tháo ra khỏi xe, bộ đội pháo binh, công binh dùng sức người kéo pháo vào trận địa. Từ bản Nghịu đến Nà Nham dài 15 km, "con đường" này, cho đến ngày 14-1 vẫn chưa được cắm tiêu. Theo như báo cáo ban đầu thì "đường" không dốc lắm và chỉ độ hai ngày là có thể dưa pháo vượt qua quãng đường 15km đó. Nhưng trên thực tế, việc dùng sức người kéo pháo nặng cả tấn, vượt qua núi cao (có ngọn như Phasông cao 1.550m) lại có nhiều đèo (đèo thấp nhất cũng tới 600 - 700m) cùng với bảy sườn núi lô nhô, các dốc núi thường chếch 30° đến 40°, thậm chí trên 50°, có chỗ len lỏi giữa một bên là vách đá và một bên là vực thẳm... quả là cực kỳ khó khăn. Mặt khác, vượt qua Phasông là đến khu đát trống trải. Việc đưa pháo qua khoảng trống này chỉ có thể thực hiện được vào ban đêm, bởi từ đó tới lòng chảo Điện Biên Phủ đã rất gần, qua ống nhòm thấy rất rõ người đi lại trong thung lũng Mường Thanh. Với "đường" đi như vậy, tốc độ trung bình trên thực tế chỉ khoảng 150m/giờ. Thấy được khó khăn đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã lùi giờ nổ súng so với dự kiến ban đầu năm ngày (tức là ngày 25-1), nhưng với năm ngày gia hạn thêm đó, vẫn không thể kéo hết pháo vào trận địa.

Đến ngày 24-1, theo những tư liệu chắc chắn mới thu được, tình hình lực lượng và bố trí trận địa của địch đã có một số thay đổi. Phía tây không còn là nơi địch sơ hở nữa, bởi tại đó, chúng mới đóng thêm hai cứ điểm. Phía bắc cũng vậy, đồi Độc Lập trước đó chỉ là một vị trí tiền tiêu đã được tăng cường thành cứ điểm do một tiểu đoàn chốt giữ. Ở phía nam Hồng Cúm, nguyên là một cứ điểm đã được tổ chức thành một cụm cứ điểm, có sân bay và pháo binh, có thể cùng Mường Thanh yểm hộ lẫn nhau. Như vậy, tình hình bố trí lực lượng, trận địa địch đã thay đổi. Yếu tố thời cơ đã qua đi. Sự "chắc thắng" có thêm chứng lý để hoài nghi.

Ở một khía cạnh khác, có thể nói rằng, kế hoạch tác chiến "đánh nhanh, giải quyết nhanh" được quyết định trong ngày 14-1, gần giống với kế hoạch đánh tập đoàn cứ điểm Nà Sản cuối năm 1952, nhưng lớn hơn và mạnh hơn nhiều. Với Nà Sản, ta sử dụng Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 thực hiện đánh chỗ yếu trước, đánh chỗ mạnh sau, bao vây toàn diện, công kích có trọng điểm, đánh ngoại vi trước, tranh thủ mở mặt diện rồi đánh vào tung thâm, chuẩn bị đầy đủ và tác chiến liên tục. Tiến hành các trận mở đầu đợt ba với ý định tập trung lực lượng đột phá vào các điểm tựa vòng ngoài, từ đó khống chế sân bay, phát triển chiến đấu trong tung thâm, tạo thời cơ tiêu diệt toàn bộ các cứ điểm, trong thời gian một đến hai ngày. Còn kế hoạch đánh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" về đại thể như sau: Đại đoàn 308 có nhiệm vụ chủ yếu đột phá vào trung tâm Mường Thanh ở phía tây và tây - nam (phạm vi gồm khu vực Mường Thanh, Nà Noọng). Đại đoàn 316 (thiếu một trung đoàn) có nhiệm vụ từ phía đông, nhanh chóng tiêu diệt quân địch ở khu A, để phối hợp với hướng chính tiêu diệt quân địch ở trung tâm Mường Thanh. Đại đoàn 312 có nhiệm vụ nhanh chóng tiêu diệt từng cứ điểm (Độc Lập, Bản Kéo, Căng Na) rồi đột nhập tiêu diệt quân địch trong khu vực sân bay gồm các cứ điểm 105, 106, 203, 204, 205, 206, 303 và 309... Thời gian trận đánh dự kiến là ba đêm hai ngày.

Hai kế hoạch này giống nhau ở chỗ lực lượng ta được chia ra nhiều hướng để thọc sâu vào trung tâm, chia cắt tập đoàn cứ điểm địch ra thành nhiều khu vực, nhanh chóng tiêu diệt chúng. Với cách đánh như vậy, ta đã không thành công trong trận tiến công tập đoàn cứ điểm Nà Sản cuối năm 1952. Cũng được gọi là tập đoàn cứ điểm, nhưng Điện Biên Phủ lớn hơn Nà Sản rất nhiều. Có người ví Điện Biên Phủ là "Nà Sản luỹ thừa mười". Và, như vậy, rõ ràng phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", đến cuối tháng 2-1954, chứa đựng yếu tố không chắc thắng.

Đến ngày 26-1, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: không thể đánh theo kế hoạch đã định... Nếu đánh là thất bại. Tại cuộc họp Đảng uỷ mặt trận, Đại tướng đã quyết định chuyển phương châm tiêu diệt địch từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Theo đó hoãn cuộc tiến công vào ngày 26-1, bộ đội toàn tuyến được lệnh lui về vị trí tập kết, kéo pháo ra; mọi công tác chuẩn bị thực hiện theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc".

Ngay sau quyết định đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết thư hoả tốc gửi về báo cáo Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị nhất trí cho đó là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc", ở Điện Biên Phủ, ta tăng thêm lực lượng bộ binh và pháo binh nhằm bảo đảm ưu thế cả về binh lực, hoả lực; bố trí lại trận địa pháo binh và pháo cao xạ; xây dựng trận địa tiến công của bộ binh và trận địa cho pháo binh, bảo đảm chiến đấu dài ngày, chống bom, pháo địch, tuyệt đối giữ bí mật việc ta chuẩn bị đưa pháo 105 ly và pháo cao xạ 37 ly; tổ chức huấn luyện kỹ thuật xây dựng trận địa tiến công dưới tầm hoả lực địch, kỹ thuật, chiến thuật đánh ở chiến hào, giao thông hào, đánh địch phản kích, giữ trận địa... cho bộ binh; bảo đảm cấp dưỡng để tăng cường và duy trì sức mạnh của bộ đội cũng như việc bổ sung quân số, trang bị, vũ khí để chiến đấu được liên tục, dài ngày.

Đồng thời, để giải quyết tốt công tác chính trị tư tưởng cho bộ đội theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc", Bộ Chỉ huy và cơ quan tham mưu chiến dịch đề ra phương án tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bằng một chiến dịch tiến công trận địa có quy mô lớn gồm một loạt trận đánh địch trong công sự vững chắc, tiếp diễn trong một thời gian khá dài.

Chuẩn bị theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc", trận đánh đã lùi lại so với dự kiến ban đầu một tháng rưỡi. Ngày 13-3-1954, tiếng súng tiến công của ta ở Điện Biên Phủ mới chính thức bắt đầu. Ta đã buộc địch giao chiến vào thời gian do ta ấn định, đẩy địch từ thế chủ động sang thế bị động đối phó. Ta đã thực hiện tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, trung tâm đề kháng bằng cách đánh sở trường của ta, với thế mạnh áp đảo trong từng trận đánh, kết hợp siết chặt trận địa bằng hào giao thông, triệt nguồn tiếp tế, cuối cùng đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - hình thức phòng ngự kiên cố nhất lúc bấy giờ của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Chuyển phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" là một quyết định rất quan trọng, có đầy đủ chứng lý khoa học, phù hợp với thực tế chiến trường lúc bấy giờ. Thực tế lịch sử đã kiểm nghiệm tính đúng đắn của phương châm "đánh chắc, tiến chắc”.
_______________________________________________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Sđd, tr. 36, 37.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Giêng, 2022, 11:43:48 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ - ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
1

Đại tá PHẠM HỮU THẮNG
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược, là chiến dịch tiến công có quy mô lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, thể hiện sức mạnh to lớn của dân tộc và sự trưởng thành vượt bậc của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Điện Biên Phủ là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, thể hiện trên cả ba lĩnh vực: chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.

Trước hết về chỉ đạo chiến lược, Điện Biên Phủ không phải là chiến dịch độc lập mà là một chiến dịch nằm trong một ý định chiến lược thống nhất được Bộ Chính trị và Tổng Quân uỷ vạch ra trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, là trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Thực hiện kế hoạch Nava, từ giữa năm 1953, Bộ Chỉ huy Pháp ở Đông Dương ra sức xây dựng khối cơ động chiến lược mạnh nhằm thoát khỏi tình trạng phòng ngự bị động, tiến tới giành quyền chủ động trên chiến trường chính. Đồng thời địch nhanh chóng tăng cường binh lực trên các hướng bị uy hiếp, tổ chức phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm, coi đó là biện pháp tác chiến chiến lược để chặn đứng các cuộc tiến công của chủ lực ta.

Từ sự phân tích sâu sắc âm mưu của địch và khả năng của ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh...! Ta buộc chúng phải phân tán lực lượng thì sức mạnh đó không còn"2. Trên cốt lõi tư tưởng chiến lược đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã đề ra chủ trương, kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1953-1954: sử dụng một bộ phận chủ lực mở các chiến dịch tiến công vào những hướng địch sơ hở nhưng hiểm yếu mà chúng không thể bỏ, buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược để đối phó, tạo thời cơ cho ta tập trung lực lượng tiêu diệt địch trên các hướng có lợi nhất; đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở các vùng đồng bằng sau lưng địch, tranh thủ cơ hội tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, nếu chúng đánh vào vùng tự do của ta.

Thực hiện kế hoạch chiến lược trên, chúng ta đã tiến hành thắng lợi các chiến dịch tiến công trên khắp chiến trường Đông Dương: Chiến dịch Lai Châu (12-1953); Chiến dịch Trung - Hạ Lào và đông bắc Campuchia (12-1953 - 5-1954); Chiến dịch bắc Tây Nguyên (1-2-1954); Chiến dịch Thượng Lào (1-2-1954). Do đánh vào các hướng hiểm yếu và phối hợp chặt chẽ với hoạt động của quân và dân ta ở các vùng sau lưng địch, các chiến dịch của ta đã trở thành các đòn chiến lược tiêu diệt những bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, làm rung động mạnh thế trận của địch, buộc chúng phải xé lẻ khối cơ động chiến lược để đối phó với đòn tiến công rất hiểm nói trên. Tính đến trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ nổ ra, khối chủ lực cơ động chiến lược và chiến thuật của Nava đã bị phân tán. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. Quyền chủ động vẫn thuộc về ta.

Khi địch tập trung những lực lượng tinh nhuệ nhất để thiết lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung binh lực mạnh nhất của chúng ở Đông Dương, Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm: tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm, tạo ra sự chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh. Đây là quyết định hết sức táo bạo và chính xác của Bộ Chính trị; là sự chuyển biến từ phương hướng "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu" sang đánh thẳng vào chỗ mạnh nhưng có nhiều sơ hở của địch để giành thắng lợi quyết định.

Quyết định này được xác định trên cơ sở phân tích khoa học: Điện Biên Phủ tuy là một tập đoàn cứ điểm rất mạnh, nhưng nằm ở thế cô lập, xa hậu phương, chơi vơi giữa vùng núi rừng hiểm trở - chiến trường có ưu thế của bộ đội ta. Tuy công tác bảo đảm hậu cần của quân và dân ta trong một chiến dịch lớn, dài ngày, xa hậu phương hết sức gian khổ, khó khăn nhưng việc tiếp tế bằng cầu hàng không của địch cho tập đoàn cứ điểm cũng khó khăn không kém. Chiến tranh nhân dân của ta được đẩy mạnh và lực lượng cơ động chiến lược của chúng đang bị xé lẻ khắp chiến trường. Lực lượng kháng chiến của ta đã lớn mạnh toàn diện, bộ đội ta đã được chuẩn bị khá chu đáo về mọi mặt cho các trận đánh lớn hiệp đồng binh chủng... Như vậy, nhờ có quyết tâm chiến lược sáng suốt và sự kiên định quyết tâm trong cả quá trình, chúng ta đã phá kế hoạch tập trung khối cơ động mạnh của Nava, làm đảo lộn thế bố trí của địch trên các chiến trường, tạo ra một điểm quyết chiến chiến lược ở vùng rừng núi để tập trung sức mạnh giành thắng lợi quyết định cho cuộc chiến tranh. Rõ ràng chiến thắng Điện Biên Phủ, trước hết là thắng lợi của sự chỉ đạo chiến lược chính xác của Bộ Chính trị, Tổng Quân uỷ trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.
______________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 26.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Giêng, 2022, 11:45:33 pm

Trên lĩnh vực nghệ thuật chiến dịch, Điện Biên Phủ là chiến dịch tiến công trận địa có quy mô lớn nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp. Lần đầu tiên ta tập trung một lực lượng lớn chủ lực tiêu diệt chủ lực địch phòng ngự trong tập đoàn cứ điểm mạnh nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược. Nghệ thuật chiến dịch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đạt tới đỉnh cao, thể hiện ở các nội dung cơ bản sau đây:

Một là, sớm hinh thành thế trận bao vây, xây dựng trận địa tiến công và bao vây, ngày càng siết chặt từng cụm cứ điểm và tập đoàn cứ điểm, chia cắt thế liên hoàn của chúng.

Quá trình chuẩn bị chiến dịch theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" lúc đầu là quá trình quân ta hình thành thế bao vây quân địch. Đại đoàn 308 ở phía bắc và tây - bắc; Đại đoàn 312 ở phía đông - bắc; hai trung đoàn của Đại đoàn 316 ở phía đông; Trung đoàn 57 ở phía nam. Đặc biệt, từ ngày 26-1, khi ta chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc" cho đến ngày toàn thắng, bộ đội ta đã xây dựng hệ thống chiến hào, trận địa với tổng chiều dài hàng trăm kilômét ngày càng siết chặt và chia cắt từng phân khu, từng cụm cứ điểm địch. Bằng hệ thống trận địa tiến công và bao vây, quân ta đã "trói chặt", chia cắt thế liên hoàn, triệt phá cầu hàng không tiếp tế của địch để lần lượt tiêu diệt từng bộ phận và đập tan mọi kế hoạch tháo chạy của chúng.

Hai là, tập trung ưu thế binh lực, hoả lực, phát huy sức mạnh chiến đấu hiệp đồng binh chủng, đánh chắc thắng, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực, từng bước uy hiếp tiến tới tiêu diệt khu vực trọng yếu nhất của địch, giành thắng lợi quyết định.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm 49 cứ điểm, liên kết với nhau tạo thành một hệ thống phòng ngự kiên cố trải trên một diện tích khoảng 40 km2. Trong tập đoàn cứ điểm, ngoài lực lượng phòng ngự trận địa còn có lực lượng cơ động gồm bộ binh và xe tăng sẵn sàng chi viện, những trận địa pháo binh lớn có thể bắn với lượng đạn gần như không hạn chế vào bất cứ mục tiêu nào. Trong điều kiện so sánh lực lượng chiến dịch không có ưu thế hơn địch, ta đã chọn phương châm "đánh chắc, tiến chắc"; tập trung ưu thế binh, hoả lực đánh từng trận hay một số trận liên tiếp, diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm ngoại vi, trước hết là các cứ điểm trên các điểm cao khống chế phía bắc, rồi phía đông, "bóc vỏ" từ ngoài vào, từng bước tiếp cận, uy hiếp tiến tới tiêu diệt phân khu trung tâm, Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm.

Ba là, chọn cách đánh hiểm, phát huy uy lực mọi thứ vũ khí của ta; kết hợp đánh chính diện với các mũi thọc sâu, luồn sâu; kết hợp các đợt đánh lớn với hoạt động tác chiến thường xuyên bằng vây lấn, bắn tỉa; hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch.

Sau thắng lợi bước đầu của ta ở đợt hai, địch vẫn còn trên một vạn quân chốt giữ các điểm cao, hoả lực pháo binh, không quân của chúng còn rất mạnh. Trước tình hình đó, ta chủ trương dùng lực lượng nhỏ, hoạt động rộng rãi dưới các hình thức đánh lấn, phá huỷ từng ụ đề kháng, tiêu diệt thêm một số vị trí; bắn tỉa tiêu hao địch rộng rãi, đánh chiếm sân bay, thắt chặt vòng vây, thu hẹp không phận, khống chế máy bay, đoạt dù tiếp tế, hạn chế tiến tới triệt hẳn nguồn tiếp tế và tăng viện của địch. Từ hạ tuần tháng 4-1954, ta đã cắt đôi sân bay địch; vây lấn diệt hai vị trí sát sân bay (cứ điểm 105 và 205); đưa pháo cao xạ tiến sâu vào cánh đồng Mường Thanh khống chế không phận; tổ chức bắn tỉa rộng khắp và thường xuyên... Chính do cách đánh hiểm này, chúng ta đã bóp nghẹt nguồn tiếp tế của địch, đưa binh lính địch vào trạng thái căng thẳng, suy sụp; uy hiếp thường xuyên phân khu trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Giêng, 2022, 11:47:40 pm

Không chỉ đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật chiến dịch, Điện Biên Phủ còn đạt tới đỉnh cao về sự phát triển chiến thuật của quân đội ta. Sự phát triển chiến thuật trước hết thể hiện ở các trận công kiên. Công kiên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã lên tới quy mô đại đoàn, đánh hiệp đồng binh chủng, tiến công cụm cứ điểm nằm trong hệ thống phòng ngự liên hoàn của địch. Trận tiến công cụm cứ điểm Him Lam (từ 17 giờ đến 23 giờ 30 ngày 13-3) do Đại đoàn 312 (thiếu Trung đoàn 165) đảm nhiệm. Đại đoàn được tăng cường hai đại đội sơn pháo 75 ly, hai đại đội cối 120 ly và được hai đại đội lựu pháo 105 ly chi viện trực tiếp. Trận tiến công cụm cứ điểm Độc Lập (đêm 14 rạng sáng ngày 15-3) do Trung đoàn 165 của Đại đoàn 312 và Trung đoàn 88 của Đại đoàn 308 và lực lượng pháo binh như trên đảm nhiệm. Đây đều là các trận đánh quy mô đại đoàn mà theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xác định tại hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm đợt một, ngày 17-3-1954: "là hai trận đầu đánh vào một tập đoàn cứ điểm, là hai trận công kiên lớn nhất từ trước đến nay, là hai trận đánh theo lối chính quy"1.

Những trận công kiên Him Lam, Độc Lập, đồi A1, đồi C1... trong Chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ lớn về quy mô mà đã có nội dung của những trận chiến đấu hiện đại. Trong các trận đánh này, để hạn chế hoả lực pháo binh, cơ giới và không quân khá mạnh của địch, ta đã xây dựng trận địa xuất phát tiến công vững chắc, tạo điều kiện cho bộ binh triển khai và vận động dưới hoả lực địch. Đây cũng là lần đầu tiên ta sử dụng pháo lớn bố trí ở những trận địa kiên cố, thực hành bắn chuẩn bị, chi viện trực tiếp và chế áp các trận địa pháo binh địch, tạo điều kiện cho bộ binh xung phong. Lần đầu tiên ta sử dụng pháo cao xạ thực hành phòng không hiệp đồng tác chiến cùng bộ binh. Trước đây, trong điều kiện địch có hoả lực pháo binh và không quân mạnh, bộ đội ta thường phải lợi dụng đêm tối đế tiến hành tiến công địch. Các cuộc chiến đấu chỉ kéo dài ba đến năm tiếng đồng hồ vì phải kết thúc trong đêm, do đó khả năng tiêu diệt địch cũng hạn chế. Các trận công kiên ở Điện Biên Phủ, do ta xây dựng trận địa xuất phát tiến công vững chắc, khi thực hành chiến đấu lại có pháo binh, pháo cao xạ yểm hộ nên bộ đội có thể chiến đấu được cả đêm lẫn ngày, thực hiện đến cùng ý định của người chỉ huy. Các trận đánh Him Lam, Độc Lập ta đã tổ chức và hiệp đồng khá chặt chẽ từ khâu xây dựng trận địa, chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công, đột phá tiền duyên, đánh địch trong tung thâm, tổ chức đánh địch phản kích... Sự hiệp đồng nhịp nhàng, ăn khớp giữa các lực lượng trong một trận đánh quy mô lớn thực sự là bước tiến nhảy vọt của bộ đội ta trong chiến đấu công kiên.

Sự phát triển đỉnh cao của chiến thuật trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn thể hiện ở sự xuất hiện các trận chiến đấu phòng ngự trận địa. Các trận phòng ngự ở đồi C1, đồi A1, ở sân bay Mường Thanh... là những trận chiến đấu phòng ngự có tính chất trận địa đầu tiên trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta. Trận đánh địch ở đồi C1 bắt đầu từ ngày 30-3 kéo dài đến ngày 1-5. Trong trận đánh này, Trung đoàn 98 thuộc Đại đoàn 316 đã chiến đấu liên tục 32 ngày đêm, từ tiến công chuyển sang đánh địch phản kích, rồi tổ chức phòng ngự giằng co với địch và cuối cùng tiến hành tiến công tiêu diệt toàn bộ C1, đã diệt 912 tên địch thuộc tám đại đội Âu - Phi tinh nhuệ. Trận trên đồi A1 cũng tương tự. Sau ba lần tiến công, ta chỉ chiếm được một phần ba đồi. Tiếp đó, từ ngày 4-4 đến ngày 6-5, Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn 174 đã tổ chức phòng ngự đánh bại mọi đợt tiến công của địch, tạo điều kiện cho trung đoàn chuyển sang tiến công tiêu diệt hoàn toàn A1 vào đêm 6-5,...

Những trận chiến đấu phòng ngự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ ra đời do yêu cầu tiến công địch trong tập đoàn cứ điểm. Ta phải giữ vững trận địa mới chiếm để tạo bàn đạp cho trận tiến công tiếp theo. Trong các trận phòng ngự này, lúc đầu chúng ta còn gặp nhiều sai sót, song do được uốn nắn và rút kinh nghiệm kịp thời, bộ đội ta đã tổ chức phòng ngự khá chặt chẽ, giữ được trận địa dài ngày, thực hiện đúng ý định chiến dịch. Trong phòng ngự chúng ta đã triệt để tận dụng địa hình, tích cực cải tạo trận địa cũ của địch để xây dựng trận địa phòng ngự của ta; biết tổ chức lực lượng theo nguyên tắc binh lực ít, hoả lực nhiều, lực lượng tung thâm ít nhưng lực lượng dự bị cơ động ở bên ngoài nhiều. Cán bộ chỉ huy còn biết phán đoán chính xác các hướng tiến công của địch, có kế hoạch đánh địch trên từng hướng, hiệp đồng chặt chẽ với pháo binh cấp trên và đơn vị bạn để đánh địch từ xa,...

Đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ bộ đội ta đã sáng tạo ra một hình thức chiến thuật mới, đó là chiến thuật "đánh lấn". Đây là hình thức phát triển của chiến đấu công kiên trong điều kiện ta tổ chức tiến công, trực tiếp tiếp xúc với địch nhưng so sánh lực lượng chưa cho phép ta đánh lớn tiêu diệt địch ngay. "Đánh lấn" được khởi đầu từ khi ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm 106, 105 và được hoàn thiện trong trận diệt cứ điểm 206 (Huyghét 1) của Trung đoàn 36.

Trong trận đánh này, Trung đoàn 36 đã hoạt động liên tục sáu ngày đêm (từ ngày 17 đến ngày 23-4), thực hành xây dựng trận địa tiếp cận địch kết hợp chặt chẽ với bắn tỉa, đánh địch ra phá lấp trận địa và sử dụng các phân đội nhỏ thường xuyên hoạt động đánh lấn, tích cực tiêu diệt từng tên địch, từng ụ súng, phá từng lô cốt, vây hãm chúng làm cho binh lính địch luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và dần đi đến suy sụp, tan rã. Khi thời cơ đến, trung đoàn chỉ sử dụng một lực lượng ngang địch tiến công tiêu diệt toàn bộ cứ điểm, giành thắng lợi trọn vẹn. "Đánh lấn" là sự vận dụng sáng tạo cách đánh nhỏ truyền thống, diệt được nhiều địch, ta thương vong ít.

Trận tiêu diệt cứ điểm 206 được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: "Đã hoàn thiện và thực sự khẳng định thành công của chiến thuật được gọi là "đánh lấn"... Một lần nữa, chúng ta càng thấy rõ tác dụng to lớn của cách đánh nhỏ truyền thống, thể hiện sự thông minh, sáng tạo, chủ động của những người chiến sĩ sinh ra từ đồng ruộng, bám đất, bám làng chiến đấu trong suốt cuộc chiến tranh... Cái chết không kịp cất tiếng kêu của Huyghét 1 đã làm cho quân địch ở Điện Biên Phủ bàng hoàng. Từ giờ phút đó trở đi, mỗi khi chiến hào của ta đến gần, quân địch trong cứ điểm không còn chỉ thấy đây là mối đe đoạ, mà chính là cái chết đã tới, một cái chết không báo trước, xuất hiện trong lòng đất"2.

Cùng với Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ đã trở thành "cây cột mốc bằng vàng" của lịch sử dân tộc Việt Nam. Điện Biên Phủ là hệ quả của những thành tựu nhân dân ta đạt được trong chín năm kháng chiến chống Pháp, là kết quả của quyết tâm chiến lược chính xác, sự tập trung nỗ lực lớn nhất của quân dân cả nước trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Để đi đến thắng lợi Điện Biên Phủ, chúng ta đã giải quyết thành công và sáng tạo nhiều vấn đề về chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, mà đặc điểm nổi bật là chủ động sáng tạo, đánh theo cách đánh mà ta lựa chọn, buộc quân địch phải bị động đối phó, hạn chế chỗ mạnh của chúng về số quân đông, hoả lực mạnh, sức cơ động cao. Chiến thắng Điện Biên Phủ là điển hình xuất sắc, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
_______________________________________________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr. 243.
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr. 238.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Giêng, 2022, 02:35:09 pm

ĐẠI ĐOÀN 308 TRONG ĐÔNG XUÂN 1953-1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

Thượng tá NGUYỄN ĐỨC KHIỂN
Phó Sư đoàn trưởng về chính trị Sư đoàn 308

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, đã giáng đòn quyết định đập tan kế hoạch Nava của thực dân Pháp, được đế quốc Mỹ hỗ trợ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta.

Trong những năm tháng lịch sử đó, Đại đoàn 308 (nay là Sư đoàn 308) rất tự hào đã được đóng góp công sức của mình, trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Tây Bắc - Thượng Lào và tham gia Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Đại đoàn 308 là đại đoàn được thành lập đầu tiên của quân đội ta, là một trong những đại đoàn chủ lực cơ động của bộ. Từ khi ra đời, đại đoàn đã liên tục tham gia chiến đấu trong các chiến dịch lớn, từ Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 đến các Chiến dịch Trung du, Chiến dịch đường số 18 Xuân Hè 1951, Chiến dịch Hòa Bình Đông Xuân 1951-1952, Chiến dịch Tây Bắc Thu Đông 1953, Chiến dịch Thượng Lào mùa Hè 1953, chiến dịch nào đại đoàn cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, lập nhiều chiến công.

Sau Chiến dịch Thượng Lào mùa Hè 1953, đại đoàn trở về Thái Nguyên tiến hành chỉnh huấn chính trị nhằm nâng cao giác ngộ giai cấp, tinh thần cách mạng của bộ đội. Vừa chỉnh huấn chính trị, đại đoàn vừa tiến hành ổn định biên chế tổ chức, sau đó bước vào một đợt huấn luyện quân sự, tập trung vào nghiên cứu luyện tập cách đánh tập đoàn cứ điểm, cách đánh vận động lớn. Sau một thời gian chỉnh huấn, trình độ quân sự và bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ đại đoàn đã được nâng cao một bước đáng kể.

Bước vào Đông Xuân 1953-1954, thực hiện kế hoạch tác chiến đã được Bộ Chính trị thông qua, trên phạm vi cả nước quân ta bắt đầu phối hợp các hoạt động tác chiến. Trung tuần tháng 11-1953, một số đơn vị chủ lực ta tiến quân về phía tây, nơi địch yếu và sơ hở. Bị uy hiếp, Bộ Chỉ huy Pháp vội vã điều lực lượng đối phó, cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và đưa gấp lực lượng đến xây dựng phòng tuyến sông Nậm Hu, nối Điện Biên Phủ với Thượng Lào. Địch tập trung xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và chấp nhận quyết chiến với ta tại đây.

Đầu tháng 12-1953, Đại đoàn 308 được lệnh hành quân chiến đấu. Từ Thái Nguyên, đại đoàn vượt qua sông Chảy, sông Đà, theo đường 41 tiến lên Tây Bắc, đại đoàn có nhiệm vụ cùng đơn vị bạn tiêu diệt địch ở thị xã Lai Châu, sau đó tiến vào bao vây đánh địch ở Điện Biên Phủ. Nhưng khi đại đoàn hành quân tới thị xã Sơn La thì địch đã bỏ thị xã Lai Châu rút chạy, Đại đoàn 308 lại được lệnh tiến gấp theo đường Sơn La - Tuần Giáo, tiến lên Điện Biên Phủ. Riêng Trung đoàn 36 rẽ về phía tây theo đường mòn qua Mường Ngòi, Mường Lâm, xuyên rừng tới phía nam và tây-nam Điện Biên Phủ, chia cắt địch ở Điện Biên Phủ với Thượng Lào.

Tới Điện Biên Phủ, đại đoàn được Bộ Chỉ huy mặt trận giao nhiệm vụ bao vây địch và mở đường chuẩn bị cho chiến dịch.

Trung đoàn 36 tiến vào bao vây địch ở phía tây, tây - nam Điện Biên, đã đánh hàng chục trận ngăn chặn quân địch hành quân thăm dò và chuẩn bị đường liên lạc với Thượng Lào. Đội quân báo của đại đoàn đã đánh lui một tiểu đoàn địch, diệt gần hai trung đội, bắt sống một số tên. Chiến sĩ quân báo Dương Quảng Châu cùng một đồng chí khác đã linh hoạt, mưu trí dùng kế nghi binh bắt sống và thu toàn bộ vũ khí của 38 tên lính Pháp và ngụy.

Cùng thời gian này, Trung đoàn 88 và Trung đoàn 102 đã gấp rút tiến vào mở đường chiến dịch. Mặc mưa rừng gió rét, bom đạn địch đánh phá ác liệt, cán bộ chiến sĩ đại đoàn đã lao động từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày. Chỉ trong một tuần, các đơn vị đã hoàn thành sửa xong đoạn đường dài 20 km từ Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ và mở một con đường mới dài 10 km, rộng 3m xuyên qua núi cao, rừng rậm từ phía đông - bắc sang phía tây - bắc Điện Biên Phủ để các đơn vị pháo binh, cao xạ đưa pháo vào trận địa.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ mở đường, Đại đoàn 308 lại hợp sức cùng các đơn vị bạn kéo pháo vào trận địa, triển khai lực lượng theo phương châm tác chiến ban đầu "đánh nhanh, thắng nhanh". Chiều ngày 26-1-1954, toàn đại đoàn đã chiếm lĩnh xong vị trí xuất phát tiến công, nhưng sát giờ nổ súng có lệnh hoãn tiến công để tác chiến theo phương châm mới "đánh chắc, tiến chắc". Đại đoàn 308 được lệnh tiến gấp sang Thượng Lào đánh vào phòng tuyến sông Xậm Hu nhằm tiêu hao sinh lực địch và đánh lạc hướng phán đoán của chúng. Mặc dù không có thời gian chuẩn bị, gạo chưa lấy về kịp, mỗi người chỉ có trên vai một chiếc bánh chưng, một ít gạo rang, thậm chí bản đồ vùng tác chiến mới cũng không có, song chỉ 2 giờ sau khi nhận lệnh, toàn đại đoàn với tinh thần "quân lệnh như sơn" lập tức xuất kích từ Điện Biên Phủ sang Thượng Lào. Vượt qua núi cao, rừng sâu, đại đoàn vừa đi vừa nắm tình hình, làm công tác dân vận, bảo đảm lương thực. Địch hoảng sợ bỏ Mường Khoa rút chạy. Đại đoàn 308 liền chuyển sang truy kích. Sau bốn ngày đêm liên tục đuổi đánh địch theo đường Mường Khoa đi Mường Sài, Sở Chỉ huy nhẹ đại đoàn đã luồn rừng chặn đầu tạo điều kiện cho Trung đoàn 102 tiến công vào hai bên sườn và phía sau, đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn địch. Trung đoàn 36 và 88 củng theo đường Sốp Hào - Mường Ngòi đuổi địch đến Khuổi Sen, đánh tan một tiểu đoàn địch khác. Các cánh quân của đại đoàn truy kích địch đến tận Mường Sài, giải phóng Nậm Bạc, phát triển tiến công đến sát Luông Prabăng, diệt địch ở Nậm Ngà, Bắc Xường, Bản Na, bên bờ sông Mê Công. Phòng tuyến sông Nậm Hu của địch bị phá vỡ. Tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ bị cô lập từ phía tây.

Trong cuộc tiến công này, Đại đoàn 308, có sự phối hợp của một số lực lượng bạn Lào, đã tiêu diệt một tiểu đoàn lê dương (2/3 REI), đánh tan hai tiểu đoàn ngụy Lào và Tiểu đoàn Tabo thứ 5, bắt sống 300 tên.
_________________________________________________
1. Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Quân và dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Giêng, 2022, 02:36:29 pm

Hoàn thành nhiệm vụ ở Thượng Lào, ngày 18-2-1954, đại đoàn lại gấp rút hành quân trở về tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Vừa về đến Điện Biên Phủ thì chiến dịch mở màn, mặc dù chưa có thời gian nghỉ ngơi chuẩn bị, đại đoàn vẫn lập tức bước vào cuộc chiến đấu.

Trong đợt tiến công thứ nhất đánh vào phân khu bắc tập đoàn cứ điểm của địch, sau khi Đại đoàn 312 tiêu diệt cứ điểm Him Lam, đêm 14 rạng ngày 15-3, đại đoàn tiến công tiêu diệt cứ điểm đồi Độc Lập. Do phải chờ sơn pháo đánh ở Him Lam đêm trước chuyển về, lại gặp trời mưa nên chậm giờ nổ súng, địch không còn bị bất ngờ chống trả quyết liệt. Nhưng chỉ sau ba giờ, đại đoàn đã tiêu diệt xong cứ điểm đồi Độc Lập, diệt và bắt toàn bộ tiểu đoàn địch. Ngay sau đó, các đơn vị của đại đoàn lại đánh tan hai tiểu đoàn lính dù và tám xe tăng địch từ Mường Thanh ra phản kích hòng chiếm lại đồi Độc Lập, buộc chúng phải rút chạy.

Trong trận đánh này nổi lên tấm gương của Tiểu đội trưởng bộc phá Nguyễn Văn Tỵ, đồng chí đã xông pha trên trận địa, chỉnh hướng và giúp các chiến sĩ liên tục đánh 30 quả bộc phá để mở đường cho xung kích. Tiêu biểu về tập thể anh hùng là Đại đội 213, mặc dù đã chiến đấu hy sinh gần hết cả đại đội, nhưng các đồng chí còn lại vẫn quyết tâm đánh lui quân địch phản kích ra đồi Độc Lập, không ai rời vị trí chiến đấu.

Bị ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và Độc Lập, quân địch ở Bản Kéo hoảng sợ ra hàng. Kết quả đợt một, ta hoàn toàn làm chủ phân khu phía bắc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, diệt và bắt sống ba tiểu đoàn địch.

Trước khi bước vào đợt tiến công thứ hai, đại đoàn được giao nhiệm vụ vừa xây dựng trận địa tiến công trên cánh đồng phía tây khu trung tâm Mường Thanh (kéo dài từ Bản Kéo qua Pe Luông, Hồng Lếch đến bản Cò Mỵ) vừa đánh chiếm một số cứ điểm ngoại vi, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch.

Vượt qua bom đạn địch đánh phá, ngăn chặn, cán bộ chiến sĩ đại đoàn liên tục lao động suốt ngày đêm, trong khoảng 10 ngày đã đào được hơn 10 km hào trục, rồi từ hào trục lại đào tiếp hệ thống chiến hào tiến vào sát các cứ điểm địch và chia cắt sân bay Mường Thanh. Hệ thống chiến hào của đại đoàn ở phía tây, nổi liền với hệ thống chiến hào của các đơn vị bạn ở phía đông, chia cắt hoàn toàn quân địch ở Hồng Cúm với khu trung tâm. Chiến hào của ta thực sự là mối nguy hiểm lớn đối với địch. Địch ra sức tổ chức nhiều cuộc phản kích ra lấp hào, đẩy ta ra xa. Nhiều trận đánh địch phản kích đã diễn ra hết sức quyết liệt, nổi bật là trận đánh bảo vệ trận địa chiến hào ở Pe Luông - Hồng Lếch ngày 28-3. Địch dùng hai tiểu đoàn và sáu xe tăng đánh vào trận địa của Trung đoàn 88. Mặc dù bị bất ngờ do chủ quan khinh suất, lại đang lúc cán bộ cấp trưởng đi họp vắng, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 88 tại trận địa vẫn ngoan cường chiến đấu. Trong trận này, xuất hiện nhiều tấm gương rất anh dũng, cảm động nhất là gương Tiểu đội trưởng Bùi Minh Đức và chiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương cùng phối hợp diệt địch, người bị thương hỏng cả hai mắt nhưng còn tay thì bắn súng, người bị thương cả hai tay thì quan sát hướng dẫn mục tiêu. Gương các chiến sĩ Phân đội phòng không 78 (Tiểu đoàn phòng không 387) đi cùng Trung đoàn 88, đã kiên quyết không rời trận địa, hạ thấp nòng pháo bắn bộ binh địch, chiến đấu hy sinh đến người cuối cùng. Tinh thần chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ trên trận địa đã tạo điều kiện thuận lợi để thê đội 2 của Trung đoàn 88, khi cán bộ cấp trưởng đi họp về, tổ chức phản kích đánh lui quân địch, khôi phục lại trận địa.

Từ hệ thống chiến hào đã xây dựng và giữ vững trước các cuộc phản kích của địch, ngày 30-3, quân ta mở màn đợt tiến công thứ hai. Khi các đơn vị bạn đánh địch ở các ngọn đồi phía đông thì Trung đoàn 36 nổ súng tiến công vào cứ điểm 106. Trong trận đánh này Trung đoàn 36 đã sử dụng chiến thuật đánh lấn: dùng hỏa lực chế áp địch cho xung kích đào hào, lấn dần vào trung tâm rồi bất ngờ vượt lên xung phong. Bằng cách đánh đó, chỉ sau 30 phút nổ súng (từ 18 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút ngày 1-4), quân địch ở cứ điểm 106 đã hoàn toàn bị tiêu diệt và bị bắt. Kinh nghiệm đánh lấn của Trung đoàn 36 lập tức được phổ biến cho toàn mặt trận.

Cùng thời gian này, ở phía đông, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316 lần lượt đánh chiếm các vị trí địch trên các ngọn đồi C1, E, D, D2. Nhưng trận đánh đồi A1 lại gặp khó khăn. Được lệnh của Bộ Chỉ huy mặt trận, Đại đoàn 308 lập tức điều Trung đoàn 102 cơ động theo đường hào trục tây sang đông Mường Thanh vào thay thế Trung đoàn 174 đánh đồi A1. Tuy gặp rất nhiều khó khăn vì không có chuẩn bị, nhưng tình hình hết sức khẩn trương nên vừa cơ động tới, Trung đoàn 102 lập tức nổ súng đánh cứ điểm A1. Đồi A1 là vị trí sống còn đối với địch ở trung tâm Mường Thanh, bọn địch đã tăng cường dựa vào công sự trận địa kiên cố, vì ở đây có Sở Chỉ huy của tướng Đờ Cátxtơri đặt trong hầm bí mật, có hệ thống công sự kiên cố bao quanh. Khi Trung đoàn 102 của ta tiến công, tiểu đoàn lê dương được tăng cường cho Sở Chỉ huy đã chống trả quyết liệt dưới sự chi viện của hỏa lực không quân và pháo binh. Trận đánh diễn ra liên tục hai ngày ba đêm (từ 17 giờ ngày 31-3 đến 4 giờ 30 phút ngày 3-4); ta và địch giành đi giật lại từng đoạn hào, từng ụ súng. Mỗi lần ta tiến công chiếm được trận địa, địch lại rút xuống hầm ngầm rồi ném bom, bắn pháo sát thương ta và điều từng tiểu đoàn lính dù có xe tăng hỗ trợ từ Mường Thanh lên phản kích. Hơn 800 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 102 hy sinh và bị thương trong các trận đánh, nhưng cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 102 vẫn anh dũng chiến đấu, giữ vững trận địa ở phía đông A1, tạo thế cho trận đánh tiêu diệt đồi A1 sau này.

Trong trận đánh đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đãu rất anh dũng. Nổi bật là gương của đồng chí Chu Văn Mùi, chiến sĩ thông tin, ba ngày nhịn đói vẫn chiến đấu giữa vòng vây, gọi pháo bắn ngay vào vị trí của mình để diệt bọn địch tới gần. Gương của Trung đoàn trưởng Hùng Sinh vừa trực tiếp lên trận địa chỉ huy bộ đội. vừa cùng các chiến sĩ dùng lựu đạn, tiểu liên diệt địch, bảo vệ trận địa.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Giêng, 2022, 02:37:21 pm

Những ngày cuối đợt hai, từ thế trận đã tạo được, quân ta tiếp tục phát triển xây dựng trận địa và đánh chiếm thêm một số cứ đỉểm, thắt chặt vòng vây, chuẩn bị đợt ba tổng công kích.

Từ cứ điểm 106, Đại đoàn 308 đào tiếp chiến hào vào sát cứ điểm 206, sân bay Mường Thanh. Đêm 21 rạng ngày 22-4, Trung đoàn 36 lại dùng cách đánh lấn tiêu diệt gọn cứ điểm 206 trong vòng hai giờ, diệt và bắt một đại đội, tạo thế cho Trung đoàn 88 đào chiến hào vào trung tâm sân bay, xây dựng trận địa, cắt tiếp tế đường không của địch. Địch điên cuồng phản kích ra hướng sân bay để nối lại cầu hàng không. Ngày 21-4, Tiểu đoàn dù số 6 của địch ba lần phản kích vào trận địa trung tâm sân bay của Trung đoàn 88 nhưng đều bị Tiểu đoàn 23, Trung đoàn 88 đánh bật. Đêm 22-4, địch dồn sức tổ chức một cuộc phản kích lớn với hai tiểu đoàn (Tiểu đoàn dù số 6 và Tiểu đoàn lê dương thứ nhất), có sáu xe tăng đi cùng, được máy bay, pháo binh chi viện, mở bốn đợt xung phong hòng đánh bật Trung đoàn 88 ra khỏi khu vực sân bay Mường Thanh. Suốt ba giờ chiến đấu, Trung đoàn 88 đã phối hợp với pháo binh mặt trận đánh bại cả bốn đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa và cuối cùng tổ chức phản kích, đuổi địch tháo chạy về trung tâm Mường Thanh.

Cuối tháng 4, quân Pháp ở Điện Biên Phủ đã rơi vào tình thế vô cùng khốn quẫn. Bộ Chỉ huy mặt trận quyết định mở đợt tiến công thứ ba đánh chiếm các vị trí còn lại ở phía đông, phía tây, tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày 1-5, ta mở đợt tiến công thứ ba.

Trong khi các đơn vị bạn tiến công địch ở các mỏm đồi còn lại phía đông, đêm 1-5, Trung đoàn 88 tiến công tiêu diệt cứ điểm 311A ở phía tây, diệt và bắt một đại đội địch. Đêm 3 rạng ngày 4-5, Trung đoàn 36 tiếp tục đánh chiếm cứ điểm 311B (cách Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm địch 300m), diệt và bắt thêm một đại đội địch.

Ngày 6-5, quân ta trên các hướng cùng đồng loạt nổ súng đánh vào các vị trí còn lại xung quanh trung tâm Mường Thanh. Ở phía đông, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316 tiêu diệt các vị trí đồi A1, đồi C2, điểm cao 506. Ở phía tây, Trung đoàn 102 tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch ở điểm cao 311B (Nà Noọng). Quân địch bị vây chặt giữa trung tâm Mường Thanh, mất hết tinh thần chiến đấu. Nắm chắc thời cơ, chiều ngày 7-5, Bộ Chỉ huy mặt trận hạ lệnh tổng công kích. Từ các vị trí chiếm được, Đại đoàn 308 cùng các đơn vị bạn xung phong đánh thẳng vào Sở Chỉ huy địch ở Mường Thanh. Gần 1 vạn quân Pháp còn sống sót kéo cờ trắng ra hàng. Tướng Đờ Cátxtơri cùng Bộ Tham mưu tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ bị bắt sống, 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng.

Chiến thắng Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

Trong cuộc tiến công chiến lược này, Đại đoàn 308 đã đóng góp xứng đáng công sức của mình vào chiến công vĩ đại của dân tộc. Đại đoàn đã đánh nhiều trận, trong đó có hàng chục trận đánh lớn, đã tiêu diệt và bắt sống hơn 4 nghìn tên địch (không kể số địch bị bắt ngày 7-5), thu rất nhiều súng đạn, quân trang, quân dụng.

Đại đoàn đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao:

- Giải phóng thị xã Lai Châu.
- Mở đường chiến dịch.
- Phá vỡ phòng tuyến sông Nậm Hu.
- Tiêu diệt đồi Độc Lập.
- Xây dựng trận địa chiến hào bao vây địch ở phía tây Mường Thanh, tiến công đánh chiếm các cứ điểm 106, 206, 311A, 311B, 301, tham gia đánh đồi A1 và tổng công kích tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Nhiều nhiệm vụ đại đoàn đã hoàn thành xuất sắc, nổi bật là:

Nhiệm vụ tiến công phòng tuyến sông Nậm Hu. Đây là nhiệm vụ vô cùng nặng nề, nhưng Đại đoàn 308 đã hoàn thành rất tốt. Nhận lệnh gấp, không được chuẩn bị, song với tinh thần trách nhiệm cao, ý thức rõ tầm quan trọng, đại đoàn đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện mệnh lệnh, hành quân thần tốc từ Điện Biên Phủ sang Thượng Lào. Cuộc tiến quân bất ngờ của đại đoàn chẳng những tiêu diệt được sinh lực địch, phá vỡ phòng tuyến sông Nậm Hu, buộc địch phân tán thêm khối chủ lực, mà còn lập thế nghi binh lừa địch, tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta ở Điện Biên Phủ làm công tác chuẩn bị theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc", tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Thực hiện việc vây ép phía tây trung tâm cứ điểm Điện Biên Phủ, đại đoàn đã xây dựng được một hệ thống chiến hào liên hoàn, có chiều sâu phía tây cánh đồng Mường Thanh, làm chỗ dựa để tiến công tiêu diệt nhanh gọn các cứ điểm 106, 206, tiến vào chia cắt sân bay, đánh bại các cuộc phản kích của địch, buộc chúng rơi vào thế bị vây hãm, không thể tiếp tế, chi viện, ứng cứu và bị tiêu diệt khi ta tiến hành tổng công kích.

Trải qua các hoạt động chiến đấu trong Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 308 đã đúc rút được một số bài học quý báu:

Trước hết là bài học về tinh thần kỷ luật, chấp hành nghiêm mệnh lệnh. Bài học này được thể hiện rất rõ trong cuộc tiến công bất ngờ của đại đoàn vào phòng tuyến sông Nậm Hu. Tuy nhận lệnh gấp, thời gian làm công tác bảo đảm, chuẩn bị hầu như không có, khó khăn chồng chất, nhưng đại đoàn không hề do dự, đòi hỏi ở trên một điều kiện gì, lập tức dồn sức thực hiện mệnh lệnh. Với tinh thần kỷ luật đó, đại đoàn đã vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giáng đòn chiến lược đập tan phòng tuyến sông Nậm Hu, phá vỡ một phần quan trọng thế trận của địch ở Điện Biên Phủ. Đại đoàn đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Đảng ủy, Bộ Chỉ huy mặt trận khen ngợi.

Bài học thứ hai là bài học về tinh thần cách mạng, ý chí tiến công, quyết chiến đấu hy sinh đến cùng để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là bài học có ý nghĩa rất lớn suốt trong quá trình chiến đấu trong Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 đã thể hiện tinh thần cách mạng, ý chí chiến đấu cao. Do đó, dù gặp phải tình huống khó khăn, gian khổ ác liệt, chịu hy sinh tổn thất đến đâu, cán bộ chiến sĩ đại đoàn cùng tìm cách khắc phục để giành chiến thắng.

Bài học thứ ba là bài học về tính sáng tạo, linh hoạt, tìm ra cách đánh hiệu quả nhất để tiêu diệt địch. Bài học này đã thể hiện nổi bật ở Trung đoàn 36 trong trận đánh tiêu diệt cứ điểm 106. Trước một cứ điểm có nhiều hỏa lực mạnh của địch, lại bố trí ở địa hình trống trải, khó tiếp cận, trung đoàn đã tổ chức bộ đội đào chiến hào lấn dần vào sát cứ điểm địch, rồi đào luồn qua hàng rào, bất ngờ vọt lên, đánh thẳng vào trung tâm. Cách đánh này gọi là đánh lấn, đỡ thương vong mà rất hiệu quả, địch bị xung phong bất ngờ, khó chống đỡ.

Từ Trung đoàn 36, cách đánh này đã được Bộ Chỉ huy mặt trận phổ biến tới các đơn vị để áp dụng vây ép địch. Sau này, cách đánh lấn đã được nghiên cứu thành chiến thuật vây lấn đánh cứ điểm địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Đối với Đại đoàn 308, những chiến công mà đại đoàn làm nên trong Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ thực sự là những trang sử oanh liệt nhất của đại đoàn.

Những chiến công, những bài học kinh nghiệm của đại đoàn cũng như của các đơn vị bạn trên toàn mặt trận được rút ra từ cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, sẽ mãi mãi là những tấm gương, những điều chỉ dẫn cho các thế hệ cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 308 hôm nay và mai sau.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Giêng, 2022, 02:41:20 pm

ĐẠI ĐOÀN 316 TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ1

Thượng tá NGUYỄN BÁ TUẤN
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316

Đại đoàn 316 (nay là Sư đoàn 316) được thành lập ngày 1-5-1951, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Vừa ra đời, đại đoàn đã liên tục tham gia chiến đấu từ địa đầu biên giới Đông Bắc đến Chiến dịch Trung du, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào. Và khi tròn ba tuổi, đại đoàn vinh dự được tham gia cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Cuối tháng 12-1953, sau khi giải phóng Lai Châu, tiêu diệt hoàn toàn 24 đại đội địch, mở đầu cho cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, Đại đoàn 316 được lệnh gấp rút hành quân vượt đỉnh Pu Thống, qua đèo Mường Áng vào Điện Biên Phủ. Vào tới nơi đóng quân (từ Khe Chít đến Pú Hồng Mèo) các đơn vị của đại đoàn đã khẩn trương làm công tác chuẩn bị chiến trường, đồng thời tiến hành đợt giáo dục chính trị rộng rãi, sâu sắc nhằm làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận rõ ý nghĩa quan trọng của chiến dịch là: tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đập tan kế koạch Nava, đánh bại âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ của đại đoàn đều ghi lòng tạc dạ quyết tâm lớn của Đảng và Bộ Chỉ huy chiến dịch đã được tóm tắt thành những khẩu hiệu súc tích:

- Tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ!
- Địch cố thủ, kiên quyết đánh!
- Địch bỏ chạy, kiên quyết đuổi!
- Địch tăng quân, kiên quyết diệt!

Toàn đại đoàn dấy lên phong trào thi đua giết giặc lập công, giành cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" của Bác Hồ. Ai cũng náo nức chờ đợi lập công.

Trung tuần tháng 1-1954, Đảng uỷ đại đoàn họp đánh giá tình hình mọi mặt trước khi bước vào chiến đấu. Hội nghị nhận định: Sau chiến thắng Lai Châu, bộ đội phấn khởi tin tưởng, ý chí quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ được củng cố. Kế hoạch tác chiến được phổ biến thống nhất từ đại đoàn đến các đại đội; trong đó chú trọng giải quyết các yêu cầu về chiến thuật và chỉ huy, về bảo đảm cung cấp gạo, đạn cho chiến đấu. Song, nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về đánh tập đoàn cứ điểm còn đơn giản, chưa nắm chắc cách bố trí bên trong của địch, các vấn đề như đánh ban ngày, đánh liên tục, đánh địch phản kích có xe tăng, pháo binh, không quân yểm trợ... chưa được nghiên cứu cụ thể. Trên cơ sở nhận định đó, Đảng uỷ đại đoàn chỉ ra cho các đơn vị và cơ quan cần tập trung giải quyết một số vấn đề tư tưởng, nhận thức. Về chiến thuật, một mặt phải tích cực bắt tù binh để khai thác tìm hiểu thêm cách bố trí bên trong các cứ điểm địch, mặt khác phải thông qua các hội nghị, nghiên cứu để có kế hoạch cụ thể hơn về cách đánh của từng đơn vị.

Chấp hành nghị quyết của Đảng uỷ đại đoàn, các đơn vị tranh thủ thời gian hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu quyết liệt và đầy ý nghĩa sắp tới.

Theo kế hoạch tác chiến ban đầu, Đại đoàn 316 có nhiệm vụ tiến công các cứ điểm A1, A2 và khu C. Cùng ngày giờ quy định, sau khi hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, toàn đại đoàn và các đơn vị trên toàn mặt trận đã bí mật, an toàn chiếm lĩnh xong trận địa và sẵn sàng chờ lệnh.

Giữa lúc đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh hoãn cuộc tiến công. Chấp hành mệnh lệnh chiến lược của trên, toàn đại đoàn lại bí mật, an toàn rút khỏi trận địa.

Trở về vị trí tập kết, Đảng uỷ đại đoàn tổ chức giáo dục cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ quán triệt chủ trương của trên: Điện Biên Phủ là chiến dịch quan trọng nhất từ trước đến nay, quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ trước sau không thay đổi. Trước đây, Tổng Quân uỷ chủ trương "đánh nhanh, giải quyết nhanh", nhưng nay do tình hình thay đổi nhiều, nên phương châm tác chiến đổi lại là: "đánh chắc, tiến chắc". Do đó phải tạm thời dừng tiến công, tiếp tục chuẩn bị thật tốt các mặt như: làm đường kéo pháo, xây dựng trận địa tiến công, vận chuyển lương thực, đạn dược, điều tra nắm chắc tình hình địch... đó là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và chính xác.

Theo kế hoạch của Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đại đoàn 316 có nhiệm vụ làm con đường kéo pháo số 2 từ Nà Tấu qua cánh đồng Mường Phăng vào Tà Lèng và con đường số 3 từ Bản Sôm đi Pú Hồng Mèo.

Đường số 2 có đoạn qua cánh đồng bằng phẳng dễ làm nhưng lại trống trải, khó nguỵ trang. Đường số 3 ngắn hơn đường số 2 nhưng qua rừng rậm và núi đá, có nhiều dổc cao và khe suối sâu. Yêu cầu của trên đề ra là phải hoàn thành trong một thời gian ngắn, bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật để xe pháo đi lại được dễ dàng. Lực lượng công binh đại đoàn có ít, cán bộ chưa ai biết về kỹ thuật cầu đường, dụng cụ chỉ có xẻng, cuốc bộ binh; trời lại rét buốt, nhiều ruồi vàng, muỗi, vắt làm ảnh hưởng sức khoẻ bộ đội, địch thường xuyên cho máy bay và pháo bắn phá... Tuy khó khăn chồng chất, nhưng quyết tâm "mở đường thắng lợi" đúng hạn định của toàn đại đoàn không hề thay đổi.
_____________________________________________
1. Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Quân và dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Giêng, 2022, 02:43:28 pm

Song song với nhiệm vụ làm đường, đại đoàn có nhiệm vụ bảo vệ một số điểm cao án ngữ phía đông cánh đồng Mường Thanh.

Lúc này địch cũng rất lo lắng theo dõi những hoạt động của quân ta ở hướng đông Điện Biên Phủ. Ở đây, các đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tế, vận chuyển và cơ động lực lượng, nhất là pháo binh. Nhưng nếu ta vượt qua được những khó khăn đó, thì hướng này, với những điểm cao nếu ta khống chế được thì thực sự là một nguy cơ đối với địch. Biết được điều đó, địch tăng cường các hoạt động nhằm nới rộng vòng vây xung quanh tập đoàn cứ điểm để thăm dò và phá hoại công tác chuẩn bị của ta.

Dự kiến trước được những hành động của địch, Bộ Chỉ huy chiến dịch lệnh cho Đại đoàn 316 tăng cường lực lượng phòng ngự, kiên quyết giữ vững thế bao vây, uy hiếp tập đoàn cứ điểm, đồng thời tích cực tiêu diệt sinh lực địch nếu chúng đánh ra. Đại đoàn điều Tiểu đoàn 439 (Trung đoàn 98) ra chốt giữ khu vực Đồi Xanh - một dãy điểm cao gồm đồi 781, 754, 518, 502 nối tiếp nhau tạo thành bức thành ngăn cách cánh đồng Mường Thanh với dãy Tà Lèng nhằm bảo đảm cho công tác làm đường kéo pháo, xây dựng trận địa pháo binh bắn vào Mường Thanh và tạo bàn đạp cho đại đoàn triển khai lực lượng xây dựng trận địa bao vây, tiến công địch ở phía đông tập đoàn cứ điểm.

Đúng như dự đoán của ta, từ ngày 5-2 đến ngày 5-3 địch liên tiếp tiến công ra khu vực Đồi Xanh dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của pháo binh, không quân và xe tăng. Trải qua 31 ngày đêm phòng ngự, Tiểu đoàn 439 đánh bại 61 cuộc tiến công của địch, diệt 680 tên, bắn rơi 2 máy bay, bắn hỏng 3 xe tăng. Chỉ riêng ngày 5-3 các chiến sĩ phòng ngự Đồi Xanh đã đánh lui bảy đợt tiến công của bốn tiểu đoàn Âu - Phi có máy bay, trọng pháo và xe tăng yểm trợ, diệt 255 tên, bắn rơi 1 máy bay, bắn hỏng 1 xe tăng.

Chiến thắng Đồi Xanh ngày 5-3 đã chấm dứt những cố gắng cuối cùng của địch trong âm mưu nới rộng vòng vây xung quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Trong những ngày Tiểu đoàn 439 (Trung đoàn 98) chốt giữ khu vực Đồi Xanh, các đơn vị trong toàn đại đoàn bất chấp khó khăn, gian khổ đã hoàn thành hai con đường kéo pháo dài 34km, có 10 chiếc cầu dài từ 3 đến 15 m trước thời gian quy định.

Đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho Chiến dịch Điện Biên Phủ đã hoàn thành.

Ngày 13-3, đợt tiến công thứ nhất ở Điện Biên Phủ bắt đầu. Các vị trí Him Lam, Độc Lập lần lượt bị quân ta san phẳng. Cánh cửa của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã mở. Để chuẩn bị cho đợt tiến công vào khu trung tâm Mường Thanh, Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ thị phải nhanh chóng xây dựng trận địa tiến công của tất cả các loại súng bộ binh phù hợp với tầm hiệu lực, bao vây quân địch khắp các mặt đông, tây, nam, bắc, đồng thời chia cắt phân khu Hồng Cúm với khu trung tâm. Ở phía đông, Đại đoàn 316 phụ trách trận địa từ Khe Chít xuống phía tây - nối với trận địa của Đại đoàn 308 ở Cò Mỵ. Đại đoàn 312 xây dựng trận địa từ Huội Phạ vòng sang tây - bắc đồi Độc Lập. Trận địa của ba đại đoàn tạo thành một vòng vây rộng lớn bao quanh khu trung tâm Mường Thanh. Ở phía nam, Đại đoàn 304 làm trận địa chạy từ đông sang tây cắt phân khu Hồng Cúm khỏi trung tâm.

Vì ta xây dựng trận địa ngay sát nách địch, nên các đơn vị phải hoàn toàn làm ban đêm và sau đó tổ chức nguỵ trang kín đáo. Thiên nhiên cũng gây cho ta không ít khó khăn. Những trận mưa rào làm cho đường hào đọng nước, lầy lội, bộ đội phải dầm mình trong bùn nhão, áo quần ướt sũng. Muỗi, vắt, ruồi vàng được dịp sinh sôi. Do đó sức khoẻ bộ đội giảm sút, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng. Tư tưởng nôn nóng muốn đánh ngay, không muốn làm trận địa, sợ thương vong xuất hiện trong một số cán bộ, chiến sĩ. Quân số và năng suất lao động giảm sút trông thấy. Có đêm cả một đại đội chỉ nhích lên được vài mét, kích thước lại không đúng quy định. Hơn nữa khi phát hiện ta đào các đường hào, địch điên cuồng dùng bom đạn đánh phá, tung quân phản kích ngăn chặn nên mỗi mét hào đều thấm máu và mồ hôi của cán bộ và chiến sĩ ta. Trước tình hình đó, theo chỉ thị của Đảng uỷ chiến dịch, Đảng uỷ đại đoàn đã mở đợt sinh hoạt tự phê bình và phê bình, nêu cao quyết tâm và biện pháp khắc phục, kiên quyết lãnh đạo đơn vị hoàn thành xây dựng trận địa bao vây tiến công đúng thời gian, đúng yêu cầu. Những con hào của ta ngày càng tiến về phía trước như những mũi lao xuyên dần vào trái tim địch. Các trận địa xuất phát xung phong của Trung đoàn 174 và 98 đã làm xong dưới chân các điểm cao A1, C1, C2.

Ngày 29-3, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên bộ đội trước khi bước vào đợt tiến công thứ hai.

Ngày 30-3, các trung đoàn bắt đầu xuất kích. 17 giờ cùng ngày, các đơn vị đã chiếm lĩnh xong trận địa một cách bí mật và an toàn. Mọi người đều thấy rõ tác dụng của những con hào mà quân ta đã đổ bao xương máu để đào trong những ngày lao động, chiến đấu vừa qua.

Theo kế hoạch, Trung đoàn 98 tiến công cụm cứ điểm C1 và C2, Trung đoàn 174 tiến công cứ điểm A1. Từ đêm 30-3 đến 12-4, trên các điểm cao A1, C1, C2 những trận tiến công, phản công, giành đi, giật lại giữa ta và địch diễn ra hết sức quyết liệt. Qua 14 ngày đêm chiến đấu, ta đánh thiệt hại ba tiểu đoàn Âu - Phi tinh nhuệ, diệt và làm bị thương 677 tên, bắn hỏng 3 xe tăng, 2 khẩu pháo 105 ly. Tuy bị thiệt hại nặng nhưng vì sự sống còn của tập đoàn cứ điểm, với ưu thế lớn về hỏa lực và pháo binh, không quân, xe tăng, địch điên cuồng bắn phá và phản kích hòng đánh chiếm lại các vị trí A1, C1. Cuối đợt tiến công thứ hai, địch vẫn giữ được đồi C2 và phần lớn đồi A1, đồi C1 ta và địch mỗi bên giữ một nửa, cách nhau chỉ chừng 15-20m. Cuộc chiến đấu chuyển sang thế giằng co.

Là một trong những lực lượng tiến công chủ yếu trong đợt hai, toàn đại đoàn đã chiến đấu kiên cường, quả cảm, thể hiện khả năng tác chiến liên tục, trình độ hiệp đồng chiến đấu trong phạm vi tương đối lớn. Tuy nhiên, qua nhiều ngày chiến đấu ác liệt, bộ đội ta bị thương vong nhiều. Nhận thấy quân ta chưa đủ sức phản kích ngay, đại đoàn lệnh cho các đơn vị quay sang củng cố, gấp rút sửa chữa công sự, bố trí lại lực lượng, kiên quyết giữ vững trận địa và kịp thời điều lực lượng lên tăng cường phòng ngự A1, C1. Đồng thời khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho đợt chiến đấu mới theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch.

Nhận rõ điểm cao A1, C1 có tầm quan trọng bậc nhất trong các điểm cao phòng ngự phía đông tập đoàn cứ điểm; nếu chiếm được các điểm cao này, quân ta có thể uy hiếp mạnh mẽ và phong tỏa khu trung tâm, thắt chặt vòng vây, khống chế vùng trời chặt hơn, thu hẹp phạm vi thả dù của địch đi tới triệt hẳn tiếp tế đường không của chúng, đồng thời tạo bàn đạp rất tốt để đánh vào trung tâm Mường Thanh, vì vậy chúng ta phải kiên quyết tiến công tiêu diệt bằng được các điểm cao A1, C1, C2.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Giêng, 2022, 02:46:01 pm

Một vấn đề quan trọng trong kế hoạch tiến công A1 khiến cho chỉ huy đại đoàn, Trung đoàn 174 và cơ quan tham mưu suy nghĩ nhiều là tìm cách đánh hầm ngầm. Nhiều phương án được đưa ra bàn bạc. Cuối cùng, kế hoạch đào một đường hầm chạy từ trận địa ta đến chân hầm ngầm địch rồi dùng một lượng thuốc nổ lớn đánh sập hầm ngầm được Bộ Tư lệnh đại đoàn nhất trí và báo cáo lên Bộ Chỉ huy chiến dịch. Cấp trên phê chuẩn kế hoạch này và tăng cường cho đại đoàn một tổ công binh có kỹ thuật và kinh nghiệm.

Tối ngày 20-4, đại đoàn ra lệnh bắt đầu đào đường hầm. Đào được vài đêm thì địch phát hiện tiếng động trong lòng đất. Chúng gọi máy bay, đại bác bắn phá liên tiếp vào trận địa ta, ban đêm địch bò ra chiến hào ném lựu đạn, xả súng bắn xuống phía đường hầm ta đang đào. Nhưng công tác bảo vệ lực lượng đào hầm đã được ta tính toán chặt chẽ. Nhiệm vụ này được giao cho Tiểu đoàn 255 cùng hai trận địa hỏa lực và lực lượng dự bị bố trí tại đồi Cháy và đồi F. Vì vậy, các cuộc đột kích, đánh phá cũng như hai đợt phản kích của địch ngày 22 và ngày 25-4 đều bị đập tan.

Khi đường hầm đào vào sâu thì nhiều khó khăn mới lại phát sinh như thiếu ánh sáng và không khí, hướng và tốc độ của đường hầm không nhằm đúng vị trí hầm ngầm của địch. Làm thế nào để đưa đất ra ngoài vừa nhanh vừa không bị lộ là những vấn đề không đơn giản... Cuối cùng, nhờ trí tuệ của tập thể và sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của đại đoàn và trung đoàn, những khó khăn đó đã được giải quyết. Bộ Tư lệnh đại đoàn đã gửi cho anh em bộ đèn "Sôlếch" vẫn dùng ở Sở Chỉ huy. Chị em dân công tập trung khâu gấp hàng nghìn túi bằng vải dù để chứa đất kéo ra bờ công sự luôn, còn vấn đề giữ đúng hướng và tốc độ của đường hầm được xử lý bằng cách kết hợp phương pháp tính toán của pháo binh với các biện pháp đơn giản là dùng cây hương cháy đỏ làm vật chuẩn và ống thuốc tiêm đựng nước làm ống thăng bằng. Để đường hầm bớt ngột ngạt, anh em dùng quạt nan quạt không khí từ ngoài vào. Sau hơn 10 ngày đêm con đường hầm và một căn hầm chứa thuốc nổ đã hoàn thành. 1.000kg thuốc nổ được kết thành khối đặt trong hầm. Phương pháp làm nổ thuốc đã được tính toán chu đáo. Tuy vậy, chiến sĩ Đại đội 317 vẫn chưa yên tâm. Tại hội nghị chi bộ, hai đảng viên tình nguyện trong trường hợp các phương pháp gây nổ của anh em công binh không đạt kết quả thì mỗi đồng chí sẽ ôm một khối thuốc nổ 20kg giật sẵn nụ xoè lao vào hoàn thành nhiệm vụ.

Cuối tháng 4, công tác chuẩn bị cho cuộc tiến công của quân ta đã căn bản hoàn thành, Bộ Chỉ huy chiến dịch đề ra nhiệm vụ trong những ngày đầu tháng 5 là phải đánh xong khu ngoại vi, chiếm toàn bộ các điểm cao phía đông và một số cứ điểm phía tây, hoàn toàn triệt đường tiếp viện của địch.

Để cổ vũ mạnh mẽ tinh thần giết giặc lập công, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã phát động đợt thi đua từ ngày 1 đến ngày 19-5 chào mừng ngày Quốc tế lao động và kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ. Riêng đối với Đại đoàn 316, đợt thi đua này còn có ý nghĩa kỷ niệm lần thứ ba ngày thành lập đại đoàn (1-5-1951 - 1-5-1954). Hàng nghìn quyết tâm thư của cán bộ, chiến sĩ gửi Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh đại đoàn, hứa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đợt tiến công mới.

12 giờ ngày 1-5, trong gần một giờ đồng hồ pháo binh chiến dịch giội cơn bão lửa vào các trận địa pháo địch. Khu Mường Thanh chìm trong khói lửa. Theo kế hoạch, lúc 19 giờ bộ đội phòng ngự trên đồi C1 bí mật lùi xuống cửa mở. Đến 19 giờ 27 phút, hỏa lực của Trung đoàn 98 bắn dồn dập vào trận địa địch trên đồi C1, pháo của ta đặt ngay tại đồi D, cách C1 vài trăm mét bắn rất chính xác. Địch hoàn toàn bất ngờ lúng túng trước sự xuất hiện của pháo binh ta ở ngay cạnh chúng.

Pháo vừa ngừng chế áp, bộ binh ta lập tức xung phong đánh chiếm C1. Chỉ sau một giờ chiến đấu ta làm chủ hoàn toàn đồi C1, diệt tại trận 114 tên (có 1 quan ba và 1 quan hai), bắt sống 44 tên, thu toàn bộ vũ khí.

Ở phía đồi A1, Trung đoàn 174 đánh chiếm được hai lô cốt số 7 và số 8. Đêm chiến đấu đầu tiên của đợt ba thắng lợi giòn giã. Ta chiếm được các mục tiêu đã định. Các đại đoàn bạn tiêu diệt cứ điểm 311B và 505 ở phía tây và khu C thuộc phân khu Hồng Cúm. Trong thế thừa thắng, quân ta ở hai phía đông và tây cánh đồng Mường Thanh giờ đây như hai gọng kìm thép đang khép chặt lấy cổ địch. Trước cảnh khốn quẫn, địch đã có dấu hiệu muốn mở đường máu tháo chạy.

Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định gấp rút hoàn thành nhiệm vụ của đợt tiến công thứ ba và chỉ thị cho các đơn vị sẵn sàng nắm thời cơ, khi có điều kiện chuyển sang tổng công kích ngay và phải bao vây chặt để đánh địch rút chạy. Thời gian nổ súng của toàn mặt trận ấn định là 20 giờ 30 phút ngày 6-5, lấy tiếng nổ của 1.000kg bộc phá trên đồi A1 làm hiệu lệnh tiến công.

Đại đoàn 316 được tăng cường Trung đoàn 9 thuộc Đại đoàn 304 làm lực lượng dự bị, trong khi đó Tiểu đoàn 938 của Trung đoàn 98 được phối thuộc Đại đoàn 304 làm nhiệm vụ bao vây tiến công Hồng Cúm.

Đại đoàn quyết định sử dụng Trung đoàn 174 tiêu diệt đồi A1 dưới sự chi viện của pháo binh chiến dịch. Khi giải quyết xong A1, nếu Trung đoàn 98 gặp khó khăn thì Trung đoàn 174 tổ chức một bộ phận đánh sang hoặc dùng hỏa lực yểm trợ, kiên quyết ngăn chặn địch từ Mường Thanh phản kích ra, đồng thời tiêu diệt A3. Trung đoàn 98 được tăng cường Tiểu đoàn 375 của Trung đoàn 9 có nhiệm vụ tiêu diệt C2, sau đó sẵn sàng phát triển vào khu trung tâm Mường Thanh khi có lệnh. Trung đoàn 9 còn lại hai tiểu đoàn làm lực lượng dự bị của đại đoàn.

Đúng 20 giờ 30 phút ngày 6-5, đại đoàn ra lệnh nổ bộc phá. Khác với sự hình dung của mọi người, trên đồi A1 không có tiếng nổ rung trời mà chỉ thấy một tia chớp loé lên kèm theo một tiếng ục nặng nề. Đường dây điện thoại giữa Trung đoàn 174 với đại đội công binh bị đứt nên trung đoàn chưa biết bộc phá đã nổ, nhưng quan sát thấy trên đồi A1 có cột khói bụi bốc lên cao, trung đoàn trưởng xác định là bộc phá đã nổ nên lập tức ra lệnh nổ súng, đồng thời báo cáo lên đại đoàn. Lần này ta không dùng pháo bắn chuẩn bị theo quy luật mà chỉ bắn chế áp mãnh liệt trong 15 phút rồi cho bộ đội xung phong ngay để tạo sự bất ngờ áp đảo địch.

Tuy khối thuốc nổ lớn đặt chưa thật đúng đáy hầm ngầm, nhưng do uy lực lớn đã phá sập một đoạn hầm ngầm và lô cốt con, tiêu diệt một số địch và làm cho nhiều tên khác bị tê liệt vì sức ép. Khi bộ đội ta ập đến địch không kịp đối phó.

Từ phía đông - nam, Tiểu đoàn 249 chia làm hai mũi đánh lên hầm ngầm, khu thông tin và trận địa cối. Từ phía tây - nam, Tiểu đoàn 251 đánh thúc vào sau lưng địch, tiêu diệt lô cốt 17, bịt đường tháo chạy của chúng. Khi quân ta đánh đến trận địa cối địch thì cuộc chiến đấu lại diễn ra giằng co, ta phải điều lực lượng lên tăng cường và tổ chức làm nhiều hướng, tiếp tục xung phong. Đến 4 giờ 30 phút sáng ngày 7-5, ta đập tan hoàn toàn sức kháng cự của địch và làm chủ đồi A1.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Giêng, 2022, 02:46:41 pm

Ở đồi C2, do tầm quan trọng của vị trí này đối với tập đoàn cứ điểm, nên sau khi mất đồi C1, địch tập trung mọi cố gắng tăng cường phòng thủ C2 với hy vọng dùng C2 và A1 làm "bức tường thép" chắn cho trung tâm Mường Thanh, đặc biệt là Sở Chỉ huy của tướng Đờ Cátxtơri. Chúng đưa 6 đại đội của Tiểu đoàn lê dương số 2 và Tiểu đoàn dù nguỵ số 5 lên quyết giữ C2 bằng mọi giá. Do vậy, ngay từ phút đầu, cuộc chiến đấu đã hết sức quyết liệt. Trong đêm, ta tổ chức nhiều đợt xung phong chiếm được trận địa súng cối, diệt một ban chỉ huy đại đội, giết nhiều địch, trong đó có tên quan ba nhưng sau đó bị địch phản kích chiếm lại. Đến 5 giờ sáng, trung đoàn 98 vẫn chưa diệt được cứ điểm C2.

Lúc này Trung đoàn 174 đã chiếm được A1. Bộ Tư lệnh đại đoàn nhận định: dù quân địch ở C2 còn tương đối đông và ngoan cố nhưng không thể chống cự lại được quân ta. Bản thân Trung đoàn 98 còn đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, đại đoàn lệnh cho Trung đoàn 98 nhanh chóng điều Tiểu đoàn dự bị 375 thay cho Tiểu đoàn 215 bước vào chiến đấu. Đồng thời đại đoàn lệnh cho Trung đoàn 174 dùng hỏa lực chi viện cho Trung đoàn 98 và khẩn trương chuẩn bị tiến công A3, sẵn sàng đánh địch phản kích A1 và phối hợp với Tiểu đoàn 439 chặn đứng âm mưu địch tăng viện cho C2.

Để tạo thuận lợi cho bộ đội xung phong, theo đề nghị của đại đoàn, Bộ Chỉ huy chiến dịch cho lựu pháo 105 ly bắn vào C2. Hơn 200 quả lựu pháo nốì nhau rót xuống làm rung chuyển đồi C2. Các trận địa pháo địch cũng bị ta kiềm chế.

7 giờ 30 phút sáng ngày 7-5, pháo vừa ngừng chế áp, Tiểu đoàn 215 và Tiểu đoàn 375 chia làm ba mũi xung phong lên C2. Quân ta lần lượt đánh chiếm các mục tiêu. Lúc này, tướng Đờ Cátxtơri, chỉ huy tập đoàn cứ điểm, cố vét 8 trung đội tung ra phản kích, nhưng bị Tiểu đoàn 439 cùng hỏa lực của Trung đoàn 174 chặn đứng, phải chạy về Mường Thanh.

9 giờ 30 phút ta làm chủ đồi C2. Sáu đại đội thuộc Lữ đoàn dù lê dương số 2 và Tiểu đoàn dù nguỵ số 5 gồm hơn 600 tên bị tiêu diệt và bắt sống, trong đó có hai tên quan tư. Trung đoàn 174 cũng đánh chiếm hoàn toàn A3.

Sau một đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, Đại đoàn 316 đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt các cứ điểm A1, C2, A3, trong đó A1 và C2 là hai điểm cao phòng ngự then chốt cuối cùng của tập đoàn cứ điểm.

Cùng đêm ngày 6-5, các đại đoàn bạn cũng hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Phạm vi chiếm đóng của địch lúc này chỉ còn lại mỗi chiều 500-700m. Lâm vào cảnh bị bao vây bốn mặt, sĩ quan và binh linh địch hoang mang cực độ.

Nắm vững thời cơ, Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích. 15 giờ, pháo ta ầm ầm trút đạn xuống Sở Chỉ huy của Đờ Cátxtơri. Bộ binh ta bốn mặt giáp công, tiến đến đâu binh lính địch mang cờ trắng ra hàng đến đó.

Đúng 17 giờ 30, ta kết liễu số phận của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hàng ngàn bộ đội và dân công nhảy lên reo hò và bắn súng mừng chiến thắng vang dậy khắp một vùng thung lũng rộng lớn. Nhiều đồng chí ôm nhau trào nước mắt vì sung sướng.

Kể từ khi hành quân đuổi giặc đêm 9-12-1953 - mở đầu cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 đến ngày toàn thắng 7-5-1954, đại đoàn đã hoạt động và chiến đấu liên tục 5 tháng ròng rã trong những điều kiện hết sức khó khăn, ác liệt. Đại đoàn đã tiến quân với tốc độ thần tốc, chiến đấu ngoan cường và giành thắng lợi vẻ vang.

Tính chung trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, đại đoàn đánh 17 trận tiến công và phòng ngự với quy mô tương đối lớn, và hàng trăm trận vận động, phục kích, tập kích. Đã tiêu diệt 3.300 tên địch, bắt sống và gọi hàng 6.500 tên, thu và phá huỷ 3.200 súng các loại, bắn rơi và bắn cháy 11 máy bay, bắn hỏng 3 xe tăng và 3 xe ôtô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch.

Với chiến công đó, Đại đoàn 316 và cả ba trung đoàn cùng hầu hết các tiểu đoàn, đại đội đều được thưởng Huân chương Quân công. Rất nhiều cán bộ, chiến sĩ được thưởng Huân chương Quân công và Chiến công.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954) đánh dấu thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược.

Lịch sử chiến đấu của đại đoàn trong cuộc đọ sức quyết liệt với kẻ thù từ ngày thành lập đến khi kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ là những năm tháng hào hùng để lại nhiều bài học quý báu cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị. Chỉ mới ba năm sau ngày thành lập, đại đoàn đã tạo ra một sức bật Phù Đổng, góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên đại đoàn chiến đấu tương đối tập trung. Trình độ đánh công sự vững chắc và khả năng chiến đấu liên tục, dài ngày của đại đoàn trong điều kiện bom đạn ác liệt và thời tiết khắc nghiệt được nâng cao và có nhiều sáng tạo độc đáo. Công tác tổ chức, chỉ huy chiến đấu của cán bộ các cấp có nhiều tiến bộ; thế hiện rõ nét ở những điểm sau:

Việc chuyển các đơn vị từng quen đánh nhỏ lẻ, phân tán nhanh chóng sang tập trung trong đội hình lớn, có hiệp đồng binh chủng, đòi hỏi một sự phối hợp chặt chẽ là một công việc hết sức nặng nề trong điều kiện thời gian huấn luyện ngắn. Đại đoàn đã khắc phục nhiều khó khăn để đưa các đơn vị đáp ứng với yêu cầu của chiến trường ngay từ đầu, kết hợp "vừa xây dựng vừa chiến đấu, lấy chiến đấu để xây dựng". Đại đoàn đã vận dụng hết sức linh hoạt phương châm: "thận trọng nhưng phải mạnh bạo", kết hợp giữa yêu cầu công tác với biện pháp xây dựng cụ thể phù hợp với từng đơn vị trong những điều kiện riêng biệt và đặc điểm của chiến trường.

Chiến đấu chống một đội quân xâm lược nhà nghề có ưu thế về vật chất - trang bị kỹ thuật, cán bộ, chiến sĩ đại đoàn luôn tìm tòi những cách đánh thích hợp. Qua thử thách của thực tiễn chiến đấu, nhiều cách đánh mới trong đơn vị đã chứng tỏ hiệu suất tiêu diệt địch cao, góp phần làm cơ sở cho việc nghiên cứu những hình thức chiến thuật mới. Các trận chiến đấu phòng ngự Đồi Xanh, tiến công cứ điểm A1, C1, C2 là những trận đánh độc đáo góp phần vào kho tàng kinh nghiệm chung.

Để xây dựng đại đoàn vững mạnh toàn diện đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong chiến dịch, ngoài việc tăng cường xây dựng lực lượng, rèn luyện chiến thuật, kỹ thuật và chuyên môn, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh đại đoàn thường xuyên coi trọng việc giáo dục, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng, lòng yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ. Việc tăng cường sức mạnh lãnh đạo của chi bộ và cấp uỷ các cấp được coi là khâu trọng yếu quyết định đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của đại đoàn trong chiến dịch.

Chiến đấu ở địa bàn rừng núi, trong điều kiện nhân tài, vật lực hạn chế, việc vận chuyển tiếp tế có nhiều khó khăn, cán bộ chiến sĩ đại đoàn phải chịu đựng nhiều gian khổ thiếu thốn, song tất cả đều xây dựng cho mình bản lĩnh vững vàng, một tinh thần và nghị lực sẵn sàng vượt khó, ra sức khắc phục khó khăn, tự túc lấy mọi thứ, tự làm lấy mọi việc. Do đó mà đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu trong những điều kiện đặc biệt của chiến trường.

Đó là những bài học quý báu được đúc rút từ thực tiễn chiến đấu trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Giêng, 2022, 02:50:22 pm

ĐẠI ĐOÀN 312 TRONG CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

Thượng tá PHAN VĂN GIANG
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312

Tham gia Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là một niềm vinh dự lớn lao nhưng đồng thời cũng là một trách nhiệm nặng nề của Đại đoàn 312. Ý thức sâu sắc điều đó, trước khi bước vào chiến dịch, đại đoàn tập trung thực hiện tốt đợt chỉnh huấn chính trị, củng cố tổ chức, huấn luyện theo yêu cầu đánh cứ điểm và tập đoàn cứ điểm. Sau đợt chỉnh huấn chính trị, củng cố tổ chức, huấn luyện theo yêu cầu mới, ngày 10-12-1953, Đại đoàn 312 chính thức nhận lệnh hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến đấu. Đại đoàn đã họp bàn biện pháp lãnh đạo nhằm bảo đảm tốc độ hành quân với yêu cầu: "Ăn tốt, ngủ tốt, tổ chức lực lượng mang vác hợp lý, hành quân tốt"; bảo đảm thời gian, bảo đảm chặng đường, bảo đảm sức khoẻ không để tổn thất dọc đường. Đây là đợt hành quân lớn nhất kể từ ngày đại đoàn được thành lập.

Gần một tháng ròng rã hành quân trong mưa phùn gió bấc lạnh buổt, lại bị địch đánh phá liên tục trên đường, cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 312 đã vượt qua chặng đường dài hơn 500km đến vị trí tập kết an toàn. Khi hành quân đến vị trí tập kết, đại đoàn nhận nhiệm vụ mở đường; kéo pháo qua những khu vực địa hình phức tạp, nhiều núi cao dốc đứng.

Mở đường, kéo pháo lên dốc đã là vất vả nhưng xuống dốc càng vất vả hơn. Đường quành theo vách núi cheo leo, nguy hiểm. Một bên vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Khi đưa pháo xuống dốc, hàng trăm người giữ đằng sau thả dây, đằng trước chèn giữ cho pháo đi đúng hướng. Có những đoạn đường quang, bộ đội phải làm giàn cây ngụy trang để giữ bí mật cho con đường. Sau hơn một tuần, tranh thủ cả ngày lẫn đêm, các trung đoàn đã hoàn thành việc kéo pháo vào trận địa. Ngay sau đó, đại đoàn khẩn trương bắt tay chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến công đánh vào hướng đông - nam sân bay, đồi Độc Lập và Bản Kéo.

Khi Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định chuyển từ phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc", đại đoàn được lệnh kéo pháo ra. Kéo pháo ra là nhiệm vụ rất gian nan, nguy hiểm. Ngày này qua ngày khác, chiến sĩ thức trắng, ăn uống thiếu thốn, vẫn không rời nhiệm vụ dù phải đi đào củ mài, lấy bắp chuối, nõn chuối, rau rừng ăn thêm. Trong khi ta kéo pháo ra, địch liên tiếp nống ra nhằm thăm dò, mở rộng phạm vi kiểm soát, ngăn chặn ta triển khai lực lượng. Nhiều trận chiến đấu đã diễn ra ác liệt.

Ngày 17-1-1954, trung đội của đồng chí Trần Độ gồm 32 chiến sĩ đánh lui bảy đợt xung phong của hai tiểu đoàn địch có xe tăng và đại bác yểm trợ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch.

Ngày 12-2-1954, trên điểm cao 674, tiểu đội của đồng chí Mai và năm chiến sĩ quân báo của Trung đoàn 141 đã đánh bại bốn đợt tiến công của một đại đội địch, diệt 39 tên.

Ngày 15-2-1954, địch huy động ba tiểu đoàn tiến công lên cao điểm 674. Bên ta có trung đội của đồng chí Trần Oanh gồm 45 cán bộ, chiến sĩ. Địch xung phong 12 lần nhưng đợt nào cùng bị ta đánh, không tiến lên được, bị loại khỏi vòng chiến đấu 100 tên, trong đó có 1 tên quan ba, 2 tên quan hai.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ kéo pháo, đại đoàn khẩn trương hoàn tất mọi công tác chuẩn bị chiến đấu. Các trung đoàn đều làm thêm đường và trận địa pháo để pháo binh có thể cơ động chiến đấu trong mọi tình huống. Ngoài trận địa chính kiên cố, ta còn tổ chức trận địa nghi binh để đánh lạc hướng sự theo dõi của địch. Trong hoàn cảnh khó khăn, các đơn vị vẫn chú trọng chăm lo đời sống, nâng cao sức khoẻ bộ đội, giữ vững quân số chiến đấu, tranh thủ luyện tập, nâng cao khả năng tác chiến hiệp đồng. Lúc này, Đại đoàn 312 vinh dự được nhận nhiệm vụ tiến công cứ điểm Him Lam mở màn cho chiến dịch. Nhận nhiệm vụ đánh Him Lam, đại đoàn bắt tay ngay vào việc xây dựng trận địa, đào giao thông hào để chuyển lương thực, vũ khí, đào hầm chỉ huy, đào hầm để ở, hầm cho cấp dưỡng nấu cơm, hầm cấp cứu, hầm pha chế thuốc, hầm cho thương binh nằm, v.v...

Cụm cứ điểm Him Lam gồm ba cứ điểm được xây dựng trên ba quả đồi độc lập, nằm về phía nam sông Nậm Rốm và phía bắc trục đường 41 thuộc phân khu trung tâm, cách trung tâm Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 3,5 km về phía đông-   bắc. Đây là cửa ngõ của tập đoàn cứ điểm có nhiệm vụ giữ vững trục đường 41 để bảo vệ sân bay Mường Thanh và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Địch bố trí ở đây khoảng một tiểu đoàn, bộ binh tăng cường gồm bốn đại đội bộ binh và Sở Chỉ huy tiểu đoàn được trang bị nhiều vũ khí, phương tiện tối tân như máy nhìn đêm, máy nghe tiếng động từ xa... Đây là một cụm cứ điểm mạnh.

Đại đoàn 312 (lúc này thiếu Trung đoàn 165), được phối thuộc hai đại đội cối 120 ly, hai đại đội cối 82 ly, hai đại đội sơn pháo 75 ly, hai đại đội lựu pháo 105 ly.

Đúng 15 giờ ngày 13-3-1954, trên các hướng, quân ta đã vào chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công.

Vào lúc 16 giờ, lực lượng pháo của Đại đoàn 312 bắn cấp tập vào cụm cứ điểm Him Lam.

Đúng 18 giờ, các Đại đội 243, 58, 366 thực hành mở cửa bằng bộc phá liên tục. Trong quá trình mở cửa, địch dùng hoả lực bịt lấp cửa mở. Mặc cho pháo của địch bắn ra như mưa, các chiến sĩ ta vẫn bình tĩnh, mưu trí, gan dạ xông lên mở cửa. Khi cửa mở đã thông, được lệnh của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn, trên cả ba hướng, lực lượng của hai Trung đoàn 141 và 209 đã dũng mãnh xông lên đánh chiếm lô cốt đầu cầu và tiếp tục đốt phá các mục tiêu bên trong cứ điểm, làm cho kẻ địch trong cụm cứ điểm Him Lam cũng như trung tâm Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ lúng túng đối phó. Chúng dùng hoả lực ở khu trung tâm tập trung bắn mãnh liệt hòng ngăn chặn các mũi tiến công của ta. Với sự chỉ huy cương quyết, mưu trí, linh hoạt; với lòng dũng cảm không sợ hy sinh, các chiến sĩ ta đã đập tan sự kháng cự của địch trong căn cứ. Trong cuộc chiến đấu này, xuất hiện những tấm gương tiêu biểu như Trần Can, Phan Đình Giót. Bằng các đợt tiến công đột phá liên tục và mãnh liệt, đến 23 giờ 30 phút ngày 13-3-1954, đại đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam, diệt 300 tên, bắt 200 tên, thu toàn bộ vũ khí trang bị. Ta hy sinh 62 cán bộ, chiến sĩ.

Trận Him Lam thắng giòn giã làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận Điện Biên Phủ. Đối với Đại đoàn 312, trận đầu ra quân thắng lợi, có ý nghĩa to lớn tạo nên niềm tin tưởng vững chắc vào sức chiến đấu mới cho bộ đội. Trận Him Lam chứng tỏ trình độ hiệp đồng tác chiến đánh cứ điểm kiên cố của đại đoàn đã có những tiến bộ quan trọng.

Thất bại nặng nề và bất ngờ ở Him Lam đã gây nên sự hoang mang, dao động cho cả Bộ Chỉ huy, binh lính và sĩ quan Pháp ở lòng chảo Điện Biên Phủ.
_______________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Giêng, 2022, 02:50:59 pm

Trong lúc địch đang choáng váng vì cụm cứ điểm Him Lam vừa bị đập tan thì đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15-3-1954, ta mở đợt tiến công vào trung tâm đề kháng đồi Độc Lập. Cứ điểm này có chiều dài 500m, rộng 200m, nằm cách trung tâm Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 4 km về phía bắc. Xung quanh cứ điểm có nhiều lớp hàng rào, vật cản, nhất là phía bắc và phía nam. Trung tâm cứ điểm do Tiểu đoàn 5 Bắc Phi thuộc Trung đoàn Angiêri số 7 và một đại đội ngụy Thái (tất cả gồm 5 đại đội) chiếm giữ. Về hoả lực, tại đây có bốn khẩu cối 120 ly làm nhiệm vụ bắn chặn trên đường Lai Châu - Điện Biên.

Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312) và Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) được tăng cường hai đại đội sơn pháo 75 ly, hai đại đội cối 120 ly, có nhiệm vụ tiến công cứ điểm đồi Độc Lập.

Trung đoàn 165 đảm nhiệm việc tiến công đột phá từ hướng đông - nam vào. Đây là hướng tiến công chủ yếu của ta. Trung đoàn 88 đảm nhiệm tiến công trên hướng thứ yếu, đột phá từ hướng đông - bắc vào. Đúng 2 giờ ngày 15-3, pháo và cối 120 ly bắt đầu bắn phá chuẩn bị. 3 giờ 30 phút, đồng chí Chỉ huy trưởng mặt trận ra lệnh nổ súng tiến công đồi Độc lập. Trên hướng chủ yếu của Trung đoàn 165, việc đột phá diễn ra thuận lợi. Trong khi đó ở hướng Trung đoàn 88, do bộc phá đặt chệch, nên khi nổ, không quét hết hàng rào. Đại đội Tô Văn đánh đến 30 quả bộc phá mà vẫn không mở được cửa. Lực lượng xung kích của Trung đoàn 88 phải quay lại hướng cửa mở của Trung đoàn 165, do đó vào chiến đấu bên trong chậm hơn. Cuộc chiến đấu diễn ra ở bên trong trận địa khá quyết liệt. Song với tinh thần chiến đấu dũng cảm và sức tiến công áp đảo, đến 6 giờ 30 phút sáng ngày 15-3, ta đã hoàn toàn làm chủ cứ điểm Độc Lập, diệt gọn tiểu đoàn Bắc Phi tăng cường.

Như vậy, hệ thống phòng thủ tiền tiêu của địch trên hướng bắc và đông - bắc đã bị đập tan, địch vô cùng hoảng sợ, đối phó lúng túng. Ngày 17-3, tiểu đoàn địch đóng giữ đồi Bản Kéo ở phía tây - bắc bỏ chạy vào rừng, đầu hàng quân ta. Sân bay Mường Thanh bị ta uy hiếp. Viên chỉ huy pháo binh Pirốt vì quá lo sợ và thất vọng trước hoả lực pháo binh mãnh liệt của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Sau năm ngày tiến công, ta chiếm được hai vị trí kiên cố then chốt của địch ở Điện Biên Phủ, diệt và bắt sống 2.000 tên địch, bắn rơi 12 máy bay. Qua những trận chiến đấu này, bộ đội được rèn luyện và trưởng thành về cách đánh công kiên, cán bộ, chiến sĩ đều phấn khởi tin tưởng ở sức chiến đấu của đơn vị mình.

Chuẩn bị đợt hai chiến dịch, Đại đoàn 312 cùng với các đơn vị bạn khẩn trương xây dựng hệ thống công sự, trận địa, giao thông hào, sẵn sàng bước vào chiến đấu. Trong đợt này, Đại đoàn được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75 ly, hai đại đội súng cối 120 ly, một đại đội cối 82 ly, có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm đồi E, đồi D1, đồi D2, điểm cao 210 và quân cơ động thuộc lực lượng dù ngụy số 5 của Tiểu đoàn dù số 6.

Đúng 17 giờ 30 phút ngày 30-3, pháo của chiến dịch bắn chuẩn bị vào các cứ điểm phía đông, là những vị trí quan trọng trong hệ thống phòng ngự còn lại của địch ở khu trung tâm, nhất là các dãy cao điểm. Mất những vị trí này, tập đoàn cứ điểm địch sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng. Sau đợt bắn chuẩn bị, các đơn vị lần lượt nổ súng tiến công. Trên hướng đông - bắc, Trung đoàn 141 sử dụng Tiểu đoàn 16 và Tiểu đoàn 428 tiến công cứ điểm đồi E. Sau 1 giờ 45 phút xung phong với khí thế áp đảo, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, tiêu diệt gọn Tiểu đoàn Angiêri số 3, chiếm lĩnh đồi E. Cùng thời gian trên, Trung đoàn 209 sử dụng Tiểu đoàn 166 và Tiểu đoàn 130 đánh chiếm cứ điểm đồi D1. Sau khi chiếm xong đồi D1, đại đoàn tiếp tục điều Tiểu đoàn 130 tiến công sang đồi D2. Các đơn vị khác đánh chiếm đồi E và phát triển vào các ngọn đồi phía trong. Cuộc chiến đấu diễn ra ở đây vô cùng gay go và ác liệt, ta và địch giằng co nhau cho đến khi trời sáng.

Chiều và đêm ngày 30-3, ngoài lực lượng tiến công vào các điểm cao ở phía đông, đại đoàn còn sử dụng Tiểu đoàn 11 thuộc Trung đoàn 141, Tiểu đoàn 115 thuộc Trung đoàn 165 và Tiểu đoàn 54, làm nhiệm vụ thọc sâu tiêu diệt trận địa pháo binh địch ở cứ điểm 210 và Tiểu đoàn dù ngụy số 5 đóng ở vòng trong. Các Tiểu đoàn 115, 54, vượt qua khoảng trống giữa các vị trí C1 và D2, E, tiến vào bên trong nhưng không thể tiến sâu hơn được. Riêng Tiểu đoàn 11 đánh chiếm được một vị trí, gây cho địch nhiều thiệt hại. Đội dũng sĩ thuộc Đại đội 243 phát triển tới tận bờ sông Nậm Rốm và trụ bám kiên cường tại đây suốt mấy ngày.

Ngày 31-3, địch tung lực lượng phản kích hòng chiếm lại những vị trí đã mất ở đồi D1, E nhưng bị thất bại. Ở phía bắc sân bay, đêm 3-4, Trung đoàn 165 tiến công cứ điểm 105. Đến sáng ngày 4-4, ta chiếm được 2/3 cứ điểm, nhưng địch lại tổ chức phản kích và chiếm lại. Để giữ chắc các bàn đạp đã chiếm được, Đại đoàn 312 nhận lệnh tiếp tục củng cố vững chắc trận địa phòng ngự ở đồi D, E; xây dựng trận địa tiến công các điểm cao 105, 203, 204 và Tiểu đoàn Thái số 2; phối hợp với Đại đoàn 308 làm giao thông hào cắt ngang sân bay Mường Thanh ở phía nam và củng cố trận địa chiến đấu.

Đêm 18-4, sau nhiều lần vây lấn, Trung đoàn 165 tiến công cứ điểm 105. Cuộc chiến đấu kéo dài đến sáng ngày 19-4 mới kết thúc. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, bọn địch ở khu vực phía bắc sân bay bí mật rút lúc 3 giờ sáng. Lúc này, ta đã đào hào cắt ngang sân bay nên lực lượng địch ở khu vực sân bay ở vào tình thế bị bao vây không có nước uống, thiếu ăn. Ngày 19-4, địch cho quân ra phản kích nhưng bị Đại đoàn 308 chặn đánh, phải quay lại. Trong khi đó, ta tiếp tục đào hào vây lấn vào sát lô cốt địch, nhiều nơi chỉ cách 15 - 30m.

Đợt hai của chiến dịch kéo dài gần một tháng. Các đơn vị của đại đoàn do vây lấn dài ngày nên bị thương vong nhiều. Hơn nữa, thời tiết khắc nghiệt cùng với sự khó khăn thiếu thốn, nên trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ, xuất hiện tư tưởng nôn nóng, muốn tiến công chớp nhoáng, ngại đánh lâu dài. Trước tình hình này, đại đoàn đã mở đợt giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt phương châm "đánh chắc, tiến chắc", nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội. Đồng thời, việc cải thiện đời sống bộ đội ngay trong chiến hào để bảo đảm sức khoẻ chiến đấu dài ngày cũng được chú trọng.

Đêm 1-5-1954, quân ta mở đợt tiến công thứ ba đánh chiếm các cao điểm còn lại ở phía đông, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch ở phía tây, chuẩn bị cho tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Mở đầu đợt ba chiến dịch, Tiểu đoàn 166 thuộc Trung đoàn 209 tiến công cứ điểm 505 và 505 A. Đến 4 giờ sáng ngày 2-5, Trung đoàn đã làm chủ hai cứ điểm này. Cũng thời gian trên, Trung đoàn 165 tiến công cứ điểm 506. Đến 9 giờ sáng ngày 7-5, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và sẵn sàng chuyển sang tổng công kích.

15 giờ ngày 7-5, Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích. Từ bốn phía quân ta ào ạt đánh vào khu vực trung tâm.

Chấp hành mệnh lệnh của đại đoàn, sau khi vượt qua ba cứ điểm, Đại đội 360 do Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật chỉ huy tiến thẳng tới cầu Mường Thanh. Khẩu đại liên bốn nòng của địch ở bên kia đầu cầu quét xối xả. Các đồng chí chiến sĩ Vinh, Nhỏ và tổ xung kích thu hút địch về một phía, rồi dùng thủ pháo diệt gọn các ổ đại liên, tạo thời cơ cho trung đội của Chu Bá Tuệ vượt qua cầu. Tiểu đội xung kích của Đại đội 360 nhảy vào hào địch bắt sống hai tù binh và buộc chúng dẫn đường tới sở Chỉ huy của tướng Đờ Cátxtơri. Đội bảo vệ Sở Chỉ huy của địch dùng xe tăng phản kích nhưng các chiến sĩ Đại đội 360 lập tức đập tan và áp sát miệng hầm.

Sau một loạt thủ pháo và tiểu liên uy hiếp, tổ chiến sĩ Nhỏ, Vinh dẫn đầu trung đội cùng đồng chí Đại đội trưởng xông vào hầm Sở Chỉ huy tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật yêu cầu tướng Đờ Cátxtơri ra lệnh cho toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm đầu hàng. Đúng 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, tướng Đờ Cátxtơri và Bộ Tham mưu tập đoàn cứ điểm buộc phải đầu hàng.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về trình độ lãnh đạo chỉ huy, trình độ kỹ thuật, chiến thuật và khả năng tác chiến hiệp đồng của các đơn vị tham gia chiến dịch, trong đó có Đại đoàn 312. Từ đột phá các cứ điểm đơn lẻ với lực lượng ít, thời gian dài cho đến tiến công vào tập đoàn cứ điểm có bố phòng kiên cố, phức tạp của địch, bộ đội ta đã vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, tác chiến như vây lấn kết hợp với đột phá, tiến công chính diện kết hợp với vu hồi sau lưng, bên sườn, thọc sâu, luồn sâu v.v... linh hoạt và có hiệu quả.

Là lực lượng tiến công trên hướng chủ yếu từ trận đánh mở màn cho đến khi kết thúc chiến dịch, đại đoàn đã tham gia 20 trận đánh lớn, tiêu diệt 17 đại đội địch, bắt sống hơn 4.000 tù binh, góp phần cùng với các đơn vị bạn tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Với chiến công xuất sắc đó, ngày 13-5-1954, trong lễ duyệt binh các đơn vị chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức trọng thể ngay trên cánh đồng Mường Thanh, Đại đoàn 312 vinh dự được nhận vĩnh viễn cờ thương luân lưu "Quyết chiến, Quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Giêng, 2022, 10:43:50 am

ĐẠI ĐOÀN 304 TRONG ĐÔNG XUÂN 1953-1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

Thượng tá NGUYỄN VĂN HƯỞNG
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304

Năm 1950, năm thứ năm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã giành nhiều thắng lợi quan trọng. Nhằm đáp ứng nhiệm vụ chiến lược trong bước ngoặt mới, giai đoạn mới của cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng quyết định đẩy mạnh xây dựng lực lượng cơ động chiến lược tác chiến tập trung quy mô lớn, tiến tới giành thắng lợi quyết định. Thực hiện chủ trương đó của Đảng, trong những năm 1950, 1951, tiếp theo Đại đoàn 308, năm đại đoàn chủ lực lần lượt được thành lập đứng chân trên địa bàn chiến lược. Đại đoàn chủ lực cơ động 304 (nay là Sư đoàn 304) được thành lập ngày 10-3-1950, là một trong hai đại đoàn thành lập sớm nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp.

Sư đoàn gồm Trung đoàn 9, Trung đoàn 66 và Trung đoàn 57 (nay là Trung đoàn BBCG 24) vốn là những đơn vị chủ lực thiện chiến của Liên khu III, Liên khu IV ra đời từ sau Cách mạng Tháng Tám.

Buổi đầu thành lập, đại đoàn thiếu thốn mọi bề, cả về vũ khí trang bị, mỗi tiểu đoàn chỉ có từ 3 đến 5 khẩu súng trường, còn lại là mã tấu, dao, kiếm. Đại đội hoả lực của Đại đoàn có 4 khẩu 12,7 ly, 6 khẩu cối 120 ly và 81 ly cùng 3 khẩu SKZ do quân giới của ta chế tạo.

Vận tải chủ yếu là đôi vai người chiến sĩ, cả đại đoàn có 3 con ngựa và 15 xe đạp. Hệ thống thông tin chỉ có 15 máy điện thoại, tổng đài và một ít dây điện cũ kỹ.

Tuy khó khăn thiếu thốn như vậy nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, với ý chí quyết chiến quyết thắng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cán bộ chiến sĩ Đại đoàn 304 đã vượt qua muôn vàn gian khổ hy sinh, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Nhiệm vụ của đại đoàn khi thì luồn sâu vào sau lưng địch, phá toang phòng tuyến của chúng, hỗ trợ cho phong trào chiến tranh du kích ở địa phương, khi thì độc lập mở chiến dịch ở hướng địch bất ngờ nhất để phối hợp với chiến trường chính. Có khi đại đoàn cùng các đơn vị bạn tác chiến trong một chiến dịch lớn, có khi phải phân tán làm hai nhiệm vụ khác nhau trong thời gian dài, không gian rộng. Đại đoàn 304 đã tham gia hầu hết các chiến dịch, trong đó có Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược của Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh trong Đông Xuân 1953 - 1954, Bộ Tổng tham mưu đã đưa lực lượng chủ lực của ta mở ba cuộc tiến công lớn:

- Bao vây tiêu diệt địch ở Lai Châu, giải phóng vùng Tây Bắc, phối hợp cùng bộ đội Phathét Lào giải phóng Phông Xa Lỳ.

- Phối hợp với quân giải phóng Lào tiêu diệt một bộ phận địch ở Trung - Hạ Lào, mở rộng vùng giải phóng, khai thông đường chiến lược bắc - nam Đông Dương.

- Tiến lên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, đập tan âm mưu bình định miền Nam Việt Nam của địch.

Đông Xuân 1953 - 1954, Đại đoàn 304 được giao nhiệm vụ trên hai hướng. Trung đoàn 66 cùng các đơn vị bạn làm nhiệm vụ ở mặt trận Trung Lào, Trung đoàn 9 và Trung đoàn 57 bí mật tập kết tại khu vực Sơn Nhiễu, Kiều Thôn thuộc tỉnh Phú Thọ, sẵn sàng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang kiên quyết tiêu diệt địch nếu chúng liều lĩnh đánh ra vùng hậu phương của ta.

Trung đoàn 66 chiến đấu trên địa bàn hai tỉnh Khăm Muộn và Xavannakhét thuộc Trung Lào. Đây là địa bàn mà phía đông là dãy Trường Sơn giáp Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị của Việt Nam; phía tây giáp Thái Lan, phía bắc giáp tỉnh Xiêng Khoảng, phía nam giáp tỉnh Xaravan. Khu vực này chủ yếu là rừng thưa mọc trên những dải đất bằng phẳng của vùng cao nguyên Trung Lào, dân cư thưa thớt, khí hậu khắc nghiệt, bất thường. Mùa nắng rừng cây khô trụi lá, có nhiều trận mưa bất chợt xối xả làm ngập cả lối đi. Trung đoàn 66 chiến đấu trong điều kiện xa hậu phương, tiếp tế khó khăn, lương thực, đạn dược, quần áo, thuốc men đều thiếu thốn. Nhưng với ý chí và quyết tâm cao, cán bộ chiến sĩ trung đoàn đã kề vai sát cánh cùng bạn chiến đấu trên 40 trận, có nhiều trận thắng giòn giã như ở Pà Cuội, Hìu Xìu, Mường Phìn... Tiêu diệt và bắt sống hơn 2.000 tên địch, thu nhiều vũ khí trang bị, cùng lực lượng vũ trang bạn giải phóng nhiều vùng đất đai ở Trung, Hạ Lào, củng cố vùng mới giải phóng, hỗ trợ và phát triển phong trào chiến tranh du kích ở địa phương tạo nên hậu phương vững mạnh.
___________________________________________________
1. Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Quân và dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Giêng, 2022, 10:44:33 am

Sự xuất hiện của Trung đoàn 66 cùng các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam khác trên mặt trận Trung Lào là đòn hiểm bất ngờ đã góp phần làm đảo lộn kế hoạch Nava. Thế bố trí chiến lược của địch buộc phải thay đổi, bị động đối phó theo ý định của ta, tạo nên thế trận có lợi cho ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954.

Đánh giá chiến công của Trung đoàn 66, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp sau này đã nhận xét: "Một mình Trung đoàn 66 ở Trung Lào có giá trị như một đại đoàn”.

Trong khi Trung đoàn 66 chiến đấu ở Trung Lào thì Trung đoàn 57 cũng ráo riết chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng bước vào chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phủ. Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, Trung đoàn 57 cùng các đơn vị bạn tiến hành bao vây, chia cắt khống chế sân bay Hồng Cúm, khống chế các trận địa pháo binh địch, chia cắt quân địch ở Hồng Cúm và trung tâm Mường Thanh; tích cực đánh nhỏ, đánh phản kích, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, tạo điều kiện đánh mạnh, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, ta phải đào một giao thông hào lớn từ đông sang tây mà lực lượng thực hiện chủ yếu là Trung đoàn 57. Đây là một công trình rất lớn. Biết bao công sức, mồ hôi, xương máu của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 57 đã đổ xuống Mường Thanh, Hồng Cúm, Noọng Nhai để hoàn thành công trình này.

Cuối tháng 3-1954, Bộ Chỉ huy mặt trận mở đợt tiến công tiêu diệt các cứ điểm khu đông, trung tâm Mường Thanh, giành thế thuận lợi để ta chuẩn bị tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Phối hợp với các đơn vị đánh chiếm khu đông, Trung đoàn 57 dùng lực lượng nhỏ đột phá, thọc sâu, nghi binh, ngăn chặn địch ở Hồng Cúm, không để chúng chi viện cho Mường Thanh. Trung đoàn đã lần lượt bẻ gãy nhiều đợt tiến công của địch, siết chặt thêm vòng vây, cắt đứt mọi sự hỗ trợ, chi viện ứng cứu cho nhau giữa hai phân khu của địch; sau đó tiến hành chặn viện, đánh lấn, bắn tỉa và đoạt dù... cắt đường tiếp vận hàng không là con đường tiếp tế duy nhất của chúng.

Trong khi Trung đoàn 66 hành quân sang Lào, Trung đoàn 57 tiến lên Điện Biên Phủ thì Trung đoàn 9 được Tổng Tư lệnh và đại đoàn giao cho nhiệm vụ tổ chức luyện tập làm quen với địa hình, thuần thục các hình thức chiến thuật vận động tiến công, bao vây phục kích, sẵn sàng diệt địch nếu chúng đánh lên Phú Thọ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy chặt chẽ của Đảng uỷ, chỉ huy đại đoàn, các trung đoàn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Riêng Trung đoàn 9 đang ngày đêm ra sức luyện tập thì được lệnh cấp tốc hành quân lên Sơn La tiễu phỉ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiễu phỉ, Trung đoàn lại nhận lệnh hành quân cấp tốc lên tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Vừa hành quân vừa mở đường, cuối tháng 4-1954, Trung đoàn đã có mặt ở phía tây Hồng Cúm cùng Trung đoàn 57 đào công sự lấn dũi, đoạt dù, bao vây quân địch tại cụm cứ điểm này. Sau đó, trung đoàn chuyển sang hoạt động ở phía đông Mường Thanh chuẩn bị cho tổng công kích. Trung đoàn đã phối hợp với Đại đoàn 316 và Đại đoàn 312 tiêu diệt cứ điểm C2 và A1. Đây là hai cứ điểm mạnh nhất của địch ở Điện Biên Phủ. Chỉ huy đại đoàn đã trực tiếp hướng dẫn kế hoạch cho trung đoàn, phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn đánh vào hai vị trí trên.

Từ ngày 1 đến ngày 4-5-1954, ta và địch giành giật quyết liệt hai cứ điểm A1 và C2. Sáng ngày 7-5, cứ điểm A1 bị tiêu diệt. Địch ở cứ điểm C2 bị cô lập, song vẫn ngoan cố chống cự, vì đây là điểm tựa cuối cùng ở khu đông. Trước khi Tiểu đoàn 375 thuộc Trung đoàn 9 của đại đoàn bước vào đánh chiếm cứ điểm C2 thì đơn vị nhận được điện động viên và nhắc nhở của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: "Phải đánh nhanh, mạnh, cắt địch ra từng mảng. Trong lúc này cán bộ chỉ huy phải thật kiên cường". Như được tiếp thêm sức mạnh, lại có hỏa lực chi viện trực tiếp, các mũi chiến đấu của trung đoàn ào ạt xông lên. Không còn khả năng chống đỡ, địch trong cứ điểm C2 kéo cờ trắng nối nhau ra hàng. Trung đoàn bắt sống toàn bộ 400 tên địch, góp phần quét sạch quân địch ở khu đông. Tiếp đó trung đoàn cấp tốc truy kích bắt sống toàn bộ 1.200 tên địch ở Hồng Cúm, trong đó có tên đại tá, chỉ huy phó tập đoàn cứ điểm.

Góp phần cùng toàn quân, toàn dân kết thúc thắng lợi Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những chiến công tiêu biểu mà đại đoàn đã giành được trong suốt chặng đường dài chiến đấu gian khổ, ác liệt chống thực dân Pháp. Trong chiến công đó, có sự giúp đỡ tận tình của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Khi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngoài nhiệm vụ chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ đại đoàn còn tích cực giúp đỡ nhân dân, cùng nhân dân địa phương phá hàng trăm mét khối đá, khơi mương dẫn nước cứu cho 40 mẫu lúa khỏi nạn úng, lụt và tưới cho hàng trăm mẫu khác khỏi hạn hán. Dân bản đã trân trọng dựng tấm bia bên bờ mương khắc tên đơn vị, để ghi nhớ hành động nghĩa tình của bộ đội Đại đoàn 304.

Trong khi làm nhiệm vụ tiễu phỉ ở Sơn La, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 9 đã tranh thủ sửa nhà, giúp dân làm rẫy, tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ phục vụ đồng bào các dân tộc. Thực phẩm thu được của địch, đơn vị đều phân phát giúp đỡ đồng bào các bản làng đang gặp đói. Nhân dân vô cùng cảm động, hết lòng mến phục Bộ đội Cụ Hồ đuổi giặc cứu dân. Chính vì vậy, đã nhiều lần đồng bào dẫn đường cho bộ đội đến tận sào huyệt tiêu diệt chúng.

Bốn mươi lăm năm đã trôi qua1 kể từ chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhìn lại chặng đường chiến đấu và xây dựng của mình, lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn 304 tự hào nhận thấy trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đại đoàn luôn luôn quán triệt tư tưởng tiến công, nhận thức rõ vị trí vai trò của một đại đoàn chủ lực cơ động trong chiến tranh giải phóng. Cán bộ, chiến sĩ luôn nỗ lực rèn luyện bản lĩnh, ý chí chiến đấu. Dù chiến đấu trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện, chiến trường nào, đại đoàn luôn phát huy tính chủ động, mưu trí, sáng tạo, dựa vào dân, tích cực xây dựng, mở rộng địa bàn hoạt động, tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để chiến thắng kẻ thù.
________________________________________________
1. Tính đến năm 1999 (B.T).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Giêng, 2022, 10:48:23 am

PHÁO BINH TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1

Thiếu tướng ĐỖ QUỐC ÂN
Tư lệnh Binh chủng Pháo binh

Sau ngày Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với các đại đoàn bộ binh, Đại đoàn công pháo 351 đã nhanh chóng hành quân lên Tây Bắc và náo nức làm công tác chuẩn bị cho chiến dịch. Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lực lượng pháo binh của ta được huy động với mức cao nhất, gồm Trung đoàn 45 lựu pháo 105 ly, Trung đoàn 675 sơn pháo 75 ly (thuộc Đại đoàn công pháo 351) và các tiểu đoàn pháo trong biên chế của các đại đoàn, trung đoàn chủ lực tham gia chiến dịch. Đêm 22-12-1953, các đơn vị pháo binh hành quân lên Điện Biên với tinh thần: "Tới đích đúng thời gian, bảo đảm an toàn người, xe, pháo và khí tài, bí mật tuyệt đối". Đường hành quân ra trận dài trên 500 km, phần lớn là đường quân sự làm gấp, lại phải vượt qua nhiều trọng điểm thường xuyên bị máy bay địch đánh phá (Lũng Lô, Bản Chẹn, Cò Nòi...). Nhưng, với quyết tâm cao của cán bộ, chiến sĩ và sự hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng bảo đảm, sau 18 ngày đêm, các đơn vị pháo binh đã đến vị trí tập kết ở Tuần Giáo an toàn, bí mật, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ hành quân.

Lúc đầu, để thực hiện phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", lực lượng pháo binh được lệnh nhanh chóng hành quân chiếm lĩnh trận địa. Nhằm giữ yếu tố bí mật, bất ngờ và bảo đảm an toàn, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định thành lập Bộ Chỉ huy kéo pháo do Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 chỉ huy và dùng sức người kéo pháo vào trận địa. Để kéo một khẩu pháo 105 ly nặng gần hai tấn, vượt qua núi cao, vực sâu (có những đoạn đường có độ dốc 40° - 50°) phải dùng cả trăm người kết hợp với tời quay mới có thể đưa pháo nhích lên từng mét. Khó khăn là vậy, nhưng khi một số đơn vị đã vào tới trận địa thì được lệnh kéo pháo ra, bố trí sắp xếp lại trận địa, thực hiện theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Kéo pháo vào đã khó, kéo pháo ra lại càng khó hơn gấp bội. Thế nhưng, nhờ kịp thời làm tốt tư tưởng cho bộ đội và coi đây là nhiệm vụ chiến đấu, nên toàn bộ số pháo được kéo ra đúng quy định, bảo đảm an toàn. Trên đường kéo pháo vào, kéo pháo ra, đã có nhiều tấm gương dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ pháo binh, dân công hoả tuyến. Đồng chí Nguyễn Văn Chức, Tô Vĩnh Diện... đã hy sinh thân mình cứu pháo. Bài ca Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân đã ra đời trong cuộc chiến đấu đầy sự tích anh hùng này. Ngày 5-2-1954, nhiệm vụ kéo pháo ra của bộ đội pháo binh và các lực lượng bảo đảm đã hoàn thành thắng lợi, được Chỉ huy trưởng mặt trận gửi thư khen.

Ngày 25-2 1954, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Đại đoàn 351 họp thông qua kế hoạch sử dụng pháo binh. Theo đó, lực lượng pháo binh tham gia đợt một gồm 234 khẩu pháo, cối các loại. Trung đoàn 45 gồm sáu đại đội pháo, tổ chức thành cụm pháo chiến dịch, được bố trí từ đông - bắc Hồng Cúm đến tây - bắc Bản Kéo, tạo thành vòng cung hơn 30km; cự ly bắn của từng trận địa tới từng mục tiêu từ 5km đến 7km, tập trung hoả lực vào những mục tiêu chủ yếu trong trung tâm như sân bay, sở chỉ huy, trận địa pháo. Trung đoàn 675 sơn pháo gồm hai đại đội cùng với bốn đại đội cối (82 ly và 120 ly), phối hợp với các đại đội pháo của các Đại đoàn 308 và 312, tổ chức thành các cụm pháo đại đoàn, bố trí ở hướng đông và đông - bắc Điện Biên Phủ (cự ly bắn từ 600 đến 800m, đối với các trận địa sơn pháo 75 ly từ 300m đến 500m), trực tiếp chi viện cho bộ binh tiến công đột phá khu trung tâm. Tại cuộc họp này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp căn dặn: Các đồng chí phải làm sao cho trận này quân địch phải khiếp sợ pháo binh như chúng đã từng khiếp sợ bộ binh Việt Nam.

Trong quá trình kéo pháo vào, kéo pháo ra, rồi lại kéo pháo vào, các đơn vị pháo binh đã quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm chỉnh quyết tâm của Bộ Chỉ huy chiến dịch, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vượt qua bom đạn địch, khẩn trương hành quân chiếm lĩnh bố trí thế trận, cấu trúc công sự trận địa bắn và làm mọi công tác chuẩn bị bắn với tinh thần cao nhất. Đến sáng 13-3-1954, mọi công tác chuẩn bị chiến đấu của lực lượng pháo binh đã hoàn thành.

Đúng 17 giờ 5 phút ngày 13-3-1954, được lệnh của Chỉ huy chiến dịch, Trung đoàn 45 vinh dự bắn phát đạn đầu tiên mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ trong đợt bắn chuẩn bị mang tên "Sấm rền" nhằm vào Him Lam, phân khu trung tâm, các sân bay, trận địa pháo, kho tàng của địch... Sau đó, pháo binh ta chuyển sang bắn chế áp các trận địa pháo binh, súng cối địch và chi viện cho bộ binh ta xung phong. Dưới sự chi viện đắc lực, có hiệu quả, sau năm ngày đêm, quân ta tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập, bức hàng quân địch ở Bản Kéo, đập vỡ tuyến phòng thủ phía bắc, đặt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong thế bị vây hãm cả bốn mặt. Trận mở đầu chiến dịch thắng lợi giòn giã. Thắng lợi đó có vai trò quan trọng của hoả lực pháo binh. Bằng nghệ thuật sử dụng pháo binh độc đáo, phù hợp với chiến dịch và với từng trận đánh, hoả lực pháo binh ta đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề và khiến chúng hoang mang cao độ. Đại đoàn công pháo 351 là đại đoàn đầu tiên được trao cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Bác Hồ.

Bước vào đợt hai, theo yêu cầu của chiến dịch, pháo binh nhanh chóng điều chỉnh đội hình chiến đấu và xây dựng thêm một tiểu đoàn ĐKZ 75 ly và một tiểu đoàn hoả tiễn H6. Trong đợt này, pháo binh có nhiệm vụ chi viện cho bộ binh đánh các cứ điểm thuộc phân khu trung tâm (A1, C1, C2, D1, D2, E), thực hiện chia cắt từng khu vực, thắt chặt vòng vây, khống chế sân bay; đồng thời tập kích hoả lực vào Sở Chỉ huy, trận địa pháo của địch ở Mường Thanh, Hồng Cúm và sẵn sàng chi viện cho bộ binh đánh địch phản kích. 17 giờ ngày 30-3-1954, quân ta nổ súng, mở đầu đợt hai chiến dịch. Các đơn vị pháo binh đã thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch hoả lực, chi viện đắc lực cho bộ binh tiến công tiêu diệt các mục tiêu, các cứ điểm đã quy định. Ngoài ra, pháo binh còn kiềm chế sân bay, chế áp pháo binh địch có hiệu quả. Điển hình là trận đánh ở đồi E ngày 23-4-1954 do đồng chí Phùng Văn Khầu chỉ huy, đã diệt cả bốn khẩu 105 ly của địch trong 10 phút chỉ với 15 phát bắn. Đến ngày 28-4-1954, phạm vi kiểm soát của địch, nhất là phân khu trung tâm đã bị thu hẹp tới mức tất cả các mục tiêu đều nằm dưới tầm hoả lực pháo binh ta. Một thế trận chung, trong đó có thế trận pháo binh, được hình thành vững chắc, áp đảo quân địch.
_______________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Giêng, 2022, 10:49:20 am

Đêm 1-5-1954, quân ta bước vào đợt ba, tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Về lực lượng pháo binh, ta đã tập trung tới 261 khẩu pháo, cối các loại, mỗi đại đoàn bộ binh đã có tới 70-80 khẩu. Ngoài cụm pháo chiến dịch có nhiệm vụ chi viện chung và kiềm chế pháo binh địch, lực lượng còn lại đều tăng cường cho các đại đoàn bộ binh. Những trung đoàn bộ binh tiến công trên hướng chủ yếu được tăng cường các đại đội ĐKZ. Nhiệm vụ của pháo binh trong đợt này là chi viện cho bộ binh tiêu diệt các cứ điểm C1, C2, A1, A2, 505, 506 phía đông và các cứ điểm 311A, 311B phía tây sân bay. Đúng thời gian quy định, pháo binh thực hiện pháo bắn chuẩn bị (từ đêm 1-5) vào toàn bộ đội hình quân địch ở Mường Thanh, Hồng Cúm. Lần đầu tiên hoả tiễn H6 của ta xuất hiện đã gây cho địch bất ngờ lớn, khiến chúng kinh hoàng. Trong các ngày 6 và 7-5, pháo binh ta liên tục tập kích hoả lực vào Sở Chỉ huy của tướng Đờ Cátxtơri và các điểm cao, hỗ trợ bộ binh tiến công tiêu diệt những mục tiêu còn lại. Ngày 7-5, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.

Trong chiến dịch lịch sử này, với lực lượng đông đảo cả pháo xe kéo và pháo mang vác, thực hiện tác chiến độc lập và tác chiến hiệp đồng, bộ đội pháo binh đã chiến đấu dũng mãnh, đầy sáng tạo, đạt hiệu quả cao, góp phần xứng đáng làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Pháo binh càng đánh càng trưởng thành, càng về cuối chiến dịch, hiệu quả hoả lực pháo binh ta càng cao, càng mạnh.

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là cột mốc đã đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật sử dụng pháo binh, để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá, trong đó nổi lên một số vấn đề sau đây:

Một là, sử dụng pháo binh tập trung tạo ưu thế về hoả lực, chi viện cho bộ binh đánh chắc thắng, tiêu diệt từng cứ điểm địch từ vòng ngoài vào trong, tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm.

Điện Biên Phủ là chiến dịch đầu tiên ta sử dụng pháo xe kéo tập trung lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng thời cũng là nơi ta đã sử dụng loại pháo mới có tầm xa, uy lực lớn như pháo phản lực H6, ĐKZ 75 ly, lựu pháo 105 ly. Trong cả chiến dịch và trong từng trận chiến đấu, ta đã tập trung pháo binh một cách hợp lý để tạo ưu thế về hoả lực: trong trận Him Lam ta 3 địch 1; trận đồi Độc Lập ta 4,5 địch 1. Cả chiến dịch, nếu tính riêng pháo, cối chi viện trực tiếp, ta gấp 10 lần địch. Nếu tính cả các nhiệm vụ chế áp các mục tiêu khác, ta cũng gấp 2,6 lần. Trận Mường Thanh ta đã tập trung 20 khẩu để thực hành hoả lực chuẩn bị. Về đạn, tuy có nhiều khó khăn nhưng cũng có trận ta đã tập trung tới 4.000 viên.

Vì thế, trong đợt một, hoả lực pháo binh ta đã làm tê liệt pháo binh địch ngay từ đầu, chi viện đắc lực cho bộ binh đánh nhanh diệt gọn, giảm đáng kể thương vong do pháo binh địch gây ra.

Hai là, xậy dựng thế trận pháo binh hiểm hóc, vững chắc, chuyển hoá thế trận kịp thời.

Để thực hiện được cách đánh của chiến dịch là vây hãm tiến công, đột phá lần lượt, vấn đề mấu chốt phải giải quyết là xây dựng trận địa tiến công. Ta đã kéo pháo lên các sườn núi, xây dựng các trận địa pháo vững chắc và bí mật, bất ngờ, bảo đảm cho việc phát huy sức mạnh hiệp đồng giữa bộ binh và pháo binh tiêu diệt gọn từng trung tâm đề kháng của địch. Trận địa pháo binh ta đặt kín đáo trên các sườn núi vây quanh Điện Biên Phủ và trong tầm bắn có lợi nhất vào trung tâm khu vực mục tiêu. Thực hiện "lên cao, vào gần, bắn thẳng" là một bảo đảm để hoả lực pháo binh được sử dụng rất cơ động và tập trung trên địa bàn chiến dịch trong thời điểm quyết định. Đây là vấn đề mà các chuyên gia pháo binh Pháp hồi đó đã tính toán sai lầm rằng, ta không thể đưa pháo vào đủ gần để có thể bắn sâu vào tập đoàn cứ điểm. Họ tính toán nếu ta đưa pháo vào thì các trận địa hoả lực của ta phải bố trí ở các sườn đối diện, do đó sẽ bị pháo binh Pháp tiêu diệt ngay. Nhưng ngược với tính toán chủ quan của địch, quân ta đã làm đường và kéo vào trận địa bắn ở các sườn núi, hầm pháo được xây dựng vững chắc, nguỵ trang chu đáo, phát huy được hiệu quả của hoả lực trong tác chiến hiệp đồng. Đó là một sự bất ngờ lớn, gây cú sốc mạnh tới tinh thần quân địch.

Ba là, vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo, phát huy được sức mạnh hoả lực của các loại pháo.

Thế trận hiểm hóc, vững chắc, bí mật, bất ngờ là cơ sở thuận lợi để vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo. Quán triệt phương châm "đánh chắc, tiến chắc", bộ đội pháo binh đã vận dụng linh hoạt và tổng hợp các cách đánh gần, đánh xa, đánh bất ngờ, đánh liên tục, đánh dồn dập, đánh kéo dài, đánh bồi, đánh nhồi. Mặc dù mỗi trận, mật độ hoả lực mà pháo binh ta sử dụng không cao nhưng với cách đánh sáng tạo đó, đã gây cho địch nhiều tổn thất về lực lượng, tinh thần hoang mang dao động kéo dài. Pháo binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn vận dụng linh hoạt các phương pháp bắn: phá hoại, tiêu diệt, kiềm chế, chế áp..., đặc biệt là đã vận dụng rất thành công phương pháp bắn ngắm trực tiếp, tiêu diệt mục tiêu nhanh, tốn ít đạn.

Bốn là, cơ động hợp lý, kiên quyết đúng thời cơ.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, việc cơ động chiếm lĩnh trận địa và cơ động trong quá trình thực hành chiến đấu rất phức tạp bởi phải thực hiện trên các con đường nhiều đèo dốc cao, đường nhỏ hẹp, mùa mưa đường lầy lội. Vả lại, kéo pháo chủ yếu là sức người, trong tầm khống chế của hoả lực địch, trong đó yêu cầu bí mật, bất ngờ và an toàn được đặt lên hàng đầu... nên càng khó khăn phức tạp hơn. Khi chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc", pháo binh đã kết hợp với các lực lượng của chiến dịch mở thêm năm trục đường cơ động có chiều dài tổng cộng 63 km để kéo pháo vào chiếm lĩnh và di chuyển trong chiến đấu. Trong quá trình thực hành chiến đấu, pháo binh ta đã tổ chức tốt cơ động chiếm lĩnh trận địa mới, kịp thời chi viện cho bộ binh. Điển hình là Phân đội sơn pháo 675 đi cùng bộ binh trong trận Him Lam đã khiêng vác từng bộ phận pháo, cơ động di chuyển cùng bộ binh dưới làn đạn của địch vào chiếm lĩnh trận địa để bắn ngắm trực tiếp, chi viện cho bộ binh tiến công.

Năm là, thực hiện tốt nhiệm vụ kiềm chế, chế áp các trận địa pháo và những mục tiêu quan trọng của địch.

Ngay khi mở màn chiến dịch, ta đã dùng lựu pháo 105 ly đặt từ xa hoặc dùng các khẩu đội sơn pháo 75 ly thọc sâu, vào gần, đặt trên đồi cao, dội đạn liên tục kiềm chế các trận địa hoả lực của địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại và không có khả năng phản pháo. Khẩu đội sơn pháo 75 ly do đồng chí Phùng Văn Khầu chỉ huy đã bắn ngắm trực tiếp ở cự ly gần trong 10 phút, tiêu diệt bốn khẩu pháo 105 ly của địch.

Việc tiếp tế lương thực, đạn dược và vận chuyển thương, bệnh binh của địch ở Điện Biên Phủ, chỉ có duy nhất đường hàng không. Ta xác định nếu khống chế được sân bay thì địch sẽ khốn đốn và nhanh chóng bị tiêu diệt. Ngay khi chiến dịch còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, ta đã sử dụng Đại đội sơn pháo 75 ly kiềm chế sân bay Mường Thanh, bắn cháy, bắn hỏng 10 máy bay các loại. Suốt quá trình chiến dịch, pháo binh ta đã phối hợp chặt chẽ với hoả lực cao xạ khống chế sân bay một cách hiệu quả. Đây là đòn đánh hiểm, khiến kẻ thù không có cách nào gỡ nổi.

Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh dấu bước trưởng thành to lớn của bộ đội pháo binh. Từ chỗ chúng ta chỉ sử dụng các khẩu đội, trung đội pháo mang vác, đánh độc lập chi viện cho các trận chiến đấu nhỏ, lẻ; tiến lên sử dụng tập trung nhiều trung đoàn, tiểu đoàn pháo xe kéo cỡ lớn đánh hiệp đồng với quy mô đại đoàn bộ binh tiêu diệt lớn quân địch, là cả một chặng đường phấn đấu đầy gian khổ, hy sinh của bộ đội pháo binh. Những thành tích, những kinh nghiệm quý giá tích luỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là những cơ sở quan trọng để bộ đội pháo binh tiếp tục xây dựng binh chủng ngày càng hùng mạnh, xứng đáng là binh chủng hoả lực chủ yếu của quân đội ta trong thời kỳ lịch sử mới, đồng thời mãi mãi xứng đáng với danh hiệu: "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng" mà Bác Hồ đã khen tặng.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Giêng, 2022, 11:12:13 pm

TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG
TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

Trung tướng TRẦN NHẪN

Những bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ là vô cùng phong phú và nhiều mặt, trong đó những kinh nghiệm về tác chiến phòng không trong chiến dịch cũng hết sức quý báu, đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không sau này của chúng ta.

Kết thúc chiến dịch, bộ đội pháo cao xạ đã được Bộ Tổng tư lệnh nhận xét: "Đoàn 367 luôn luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, hành quân cơ giới giỏi, giữ được bí mật binh chủng cho đến giờ tiến công của chiến dịch, giành được yếu tố bất ngờ về chiến thuật. Trong chiến đấu luôn luôn dũng cảm, kiên cường, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của bộ giao cho"2.

Thế nhưng, theo chúng tôi, sự đóng góp của bộ đội pháo cao xạ ở Điện Biên Phủ không chỉ dừng lại ở đây. Điều quan trọng hơn là một sự mở đầu. Chiến dịch lịch sử mang tính chiến lược này đánh dấu sự ra đời của một binh chủng mới - binh chủng pháo cao xạ, sự xuất hiện một mặt trận mới - mặt trận đất đối không. Sự mở đầu bao giờ cũng có ý nghĩa đặc biệt của nó và thường để lại những dấu ấn. Sự mở đầu đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với sự phát triển khách quan của lịch sử, có tác dụng tích cực không những đối với thời điểm đó mà còn phát huy tác dụng trong suốt tiến trình phát triển về sau. Sự xuất hiện của binh chủng pháo cao xạ và cuộc chiến đấu anh hùng của nó ở Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ mang đầy đủ ý nghĩa như thế.

1. Sự xuất hiện của bộ đội pháo cao xạ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là một tất yếu lịch sử

Kỷ niệm 30 năm trận đánh vĩ đại Điện Biên Phủ, đồng thời cũng là kỷ niệm 30 năm ngày bộ đội pháo cao xạ ra quân đánh thắng trận đầu. Điều trùng hợp này không phải là ngẫu nhiên mà mang đầy đủ tính tất yếu của một sự kiện lịch sử. Có thể nói, nếu như chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ là sự phát triển tất yếu của cuộc kháng chiến chống Pháp thì sự ra đời của pháo cao xạ vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh cũng là sự phát triển tất yếu khách quan của quá trình xây dựng lực lượng vũ trang theo quy luật từ không đến có, từ yếu đến mạnh, từ thô sơ đến hiện đại.

Quân và dân ta đã biết dùng súng trường bắn máy bay địch ngay từ đầu năm 1946, nhưng mãi đến cuối năm 1951, đầu năm 1952, những tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 ly nằm trong biên chế các đại đoàn chủ lực mới ra đời, đáp ứng một đòi hỏi khách quan của cuộc chiến đấu đã quy mô lớn hơn trước.

Sau các Chiến dịch Biên giới, Hoà Bình, Tây Bắc..., chúng ta đã giành thế chủ động trên chiến trường. Kẻ địch điên cuồng giãy giụa hòng cứu vãn tình thế. Đế quốc Mỹ tăng cường viện trợ, can thiệp sâu vào Đông Dương.

Hình thái chiến tranh ngày càng phát triển. Về phía ta, muốn giành thắng lợi lớn hơn để đi tới thắng lợi hoàn toàn, nhất định chúng ta phải thực hành những trận đánh lớn, quy mô hiệp đồng binh chủng, tiêu diệt những tập đoàn chủ yếu của địch mới tạo nên những bước ngoặt quan trọng vào thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh. Về phía địch, với mục đích chiếm đất, giữ đất, để tránh khỏi bị tiêu diệt, hình thức tập đoàn cứ điểm xuất hiện trên chiến trường Đông Dương mà Nà Sản là một ví dụ. Chúng ta đã đánh Nà Sản nhưng không thành công vì thiếu những điều kiện cần thiết. Một trong những điều kiện đó là chúng ta chưa có lực lượng phòng không đủ mạnh để có thể khống chế được không quân địch. Nava đã lạc quan "tin chắc vào sự tốt đẹp của tập đoàn cứ điểm trong tầm với của không quân. Cái đã thành công ở Nà Sản có thể tiến hành ở nơi khác và có thể ở Điện Biên Phủ, căn cứ lục quân, không quân tương lai"3.

Mặt khác, tác chiến càng lớn thì yêu cầu vận chuyển tiếp tế càng nhiều, hậu phương càng phải mạnh và phải được bảo vệ vững chắc cả vùng đất lẫn vùng trời. Như vậy, yêu cầu sự có mặt của lực lượng phòng không mạnh trong lực lượng vũ trang của ta vào thời điểm của chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 là hết sức cần thiết, là yêu cầu của khách quan, tất yếu không thể khác được. Đảng ta, Bộ Tổng tư lệnh của chúng ta đã nghĩ đến điều đó từ sớm và đã từng bước chuẩn bị cho sự kiện này ra đời. Ngày 1-4-1953, tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức được thành lập mang tên là Đoàn 367. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho đoàn pháo cao xạ: "Học thật tốt, thật nhanh, để sớm ra chiến đấu"4. Giữa khoá học, đồng chí Lê Duẩn đã đến tận thao trường chuyển lời thăm hỏi ân cần của Bác Hồ và căn dặn cán bộ chiến sĩ: "Đoàn pháo cao xạ của ta ra đời giữa lúc cuộc đọ sức giữa quân và dân ta với bọn giặc Pháp xâm lược được đế quốc Mỹ giúp sức đang diễn ra quyết liệt... Lần đầu tiên, chiến sĩ công nông ta được Đảng giao cho những vũ khí mới, các đồng chí không những cần học tốt mà còn phải sử dụng tốt trong chiến đấu, quyết trừng trị không quân địch"5. Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh cũng dành nhiều thời gian theo dõi, giúp đỡ đoàn pháo cao xạ đầu tiên của quân đội ta. Đồng chí Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bí thư Tổng Quân uỷ đã trực tiếp viết thư cho cán bộ, chiến sĩ Đoàn 367: "Trong hoàn cảnh một nước, một quân đội chưa có không quân thì binh chủng pháo cao xạ lại càng rất quan trọng... Sự ra đời của bộ đội pháo cao xạ đánh dấu một bước trưởng thành của quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại"6. Rõ ràng, sự ra đời của bộ đội pháo cao xạ Việt Nam đã được Đảng ta chuẩn bị hết sức chu đáo cả về tư tưởng, tổ chức và thời cơ. Chưa đầy một năm sau ngày thành lập, ngày 13-3-1954, pháo cao xạ Việt Nam đã bất ngờ xuất hiện tại lòng chảo Điện Biên Phủ, chính thức mở mặt trận đất đối không, hiên ngang đương đầu trực diện với lực lượng không quân nhà nghề của quân đội Pháp, được đế quốc Mỹ viện trợ, làm cho kẻ thù hết sức choáng váng.
_______________________________________________
1. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 3-1984.
2. Chiến đấu bảo vệ bầu trời, Quân chủng Phòng không - Không quân xuất bản, Hà Nội, 1969.
3. Xem Clôđơ Paia: Hai mươi năm xâu xé nước Pháp.
4, 5, 6. Chiến đấu bảo vệ bầu trời, Sđd.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Giêng, 2022, 11:17:21 pm

Bộ Thống soái địch đã phân tích rất kỹ khi quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta trong Đông Xuân 1953 - 1954. Kế hoạch chiếm đóng Điện Biên Phủ còn được thông qua Bộ Quốc phòng Mỹ và được Chính phủ Mỹ chuẩn y. Tướng Lơblăng, chỉ huy pháo binh toàn Đông Dương, tướng Cônhi, Tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ, am hiểu nhiều về pháo binh, đại tá chỉ huy pháo binh Bắc Bộ và các cố vấn Mỹ chuyên trách về pháo binh, đều nhất trí cho Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm lý tưởng về mọi mặt. Đại tá Pirốt, chỉ huy pháo binh ở Điện Biên Phủ đã ngạo mạn tuyên bố: Chỉ trong 10 phút sẽ làm cho pháo binh của Việt Minh câm họng, chỉ trong hai ngày sẽ làm cho pháo binh Việt Minh tan tác.

Tập đoàn cứ điểm có hai sân bay, trong đó, riêng sân bay ở khu trung tâm thuộc vào loại lớn nhất Đông Dương hồi đó, máy bay hạng nặng có thể lên xuống được. Một cầu hàng không Hà Nội - Điện Biên Phủ được thiết lập từ tháng 11-1953, hằng ngày tiếp tế khoảng 200 tấn lương thực, đạn dược xuống tập đoàn cứ điểm. Nava cho rằng "số phận của Điện Biên Phủ gắn liền hơn bao giờ hết với vai trò của không quân"1. Ngày 17-3-1954, tướng Nava viết trong nhật lệnh gửi quân đội của chúng: Toàn bộ lực lượng của không quân sẽ đưa lên mặt trận Điện Biên Phủ. Thắng lợi của ta dựa trên sự hoạt động có hiệu quả của không quân.

Bộ Chỉ huy địch chủ quan cho rằng, nếu ta tiến công vào Điện Biên Phủ thì: "Việt Minh sẽ tự đưa mình vào cái bẫy" mà chúng đã giăng sẵn và nhất định sẽ bị "nghiền nát". Còn tướng Mỹ Ô. Đanien, Trưởng phái đoàn quân sự Mỹ ở Đông Dương thì tuyên bố như đinh đóng cột: "Điện Biên Phủ là bất khả xâm phạm"2.

Lòng tin của bọn tướng, tá Pháp - Mỹ không phải là không có căn cứ. Đặc biệt chúng hy vọng rất lớn vào không quân, lực lượng mà suốt tám năm ngang nhiên tung hoành trên bầu trời các chiến trường Đông Dương, gây cho ta những khó khăn lớn về nhiều mặt, nhất là về mặt tác chiến. Suốt tám năm, hầu như toàn bộ hoạt động của chúng ta đều diễn ra về ban đêm, kể cả hậu phương và tiền tuyến. Thách thức ta đánh trận Điện Biên Phủ, địch dự tính một phần lớn lực lượng của đối phương sẽ bị không quân của chúng tiêu diệt trên đường hành quân. Khi chủ lực ta tập trung quanh lòng chảo Điện Biên Phủ như "nằm trong một cái túi" thì chúng sẽ mở một chiến dịch ném bom lớn để tiêu diệt sinh lực của ta, đến mức ta không còn đủ sức tiến công nữa.

Như vậy, Bộ Thống soái địch đã nuôi hy vọng chỉ bằng không quân thôi đã có thể bóp nghẹt đối phương ngay từ khi chiến dịch chưa được mở màn. Trong chiến tranh, giữa hai bên tham chiến khi một bên có một loại vũ khí áp đảo bên kia thì so sánh lực lượng thường sẽ không có lợi cho bên không có thứ vũ khí đó. Nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, chúng ta chưa thể có một lực lượng phòng không đủ các binh chủng hiện đại như ngày nay để đánh trả không quân địch. Vì vậy, sự xuất hiện vũ khí pháo cao xạ, mặc dù chỉ là pháo cao xạ cỡ nhỏ, cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Ăngghen đã chỉ ra sự phụ thuộc của chiến thuật vào kỹ thuật và vũ khí bằng luận điểm nổi tiếng: "Cùng với sự xuất hiện các loại vũ khí mới thì những hình thức chiến thuật tác chiến cũng thay đổi"3. Trận đánh hiệp đồng binh chủng, với sự tham gia lần đầu của pháo cao xạ ở Điện Biên Phủ và sự đóng góp tích cực của nó vào chiến thắng chung là một chứng minh hùng hồn luận điểm đúng đắn đó của Ăngghen. Trước hết, do nắm trong tay một lực lượng phòng không đáng kể và tin vào khả năng sáng tạo của nó, Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh của chúng ta đã vững vàng hạ quyết tâm chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với địch ở Điện Biên Phủ, mặc dù lúc đầu dự kiến trận đánh chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ngày, nhưng là một trận đánh công kiên, trận địa và đặc biệt là diễn ra cả ban ngày. Có thể nói là từ đây, lần đầu tiên sau tám năm kháng chiến, với sự có mặt của binh chủng pháo cao xạ, chúng ta đã có thể chuyển những hoạt động tác chiến chủ yếu từ ban đêm sang ban ngày. Pháo binh hạng nặng của ta có thể bố trí trận địa cố định hàng tháng trời. Đây cũng là lần đầu tiên quân đội ta dàn trận đối mặt với một kẻ địch mạnh, quân đội của một cường quốc, mà suốt tám năm bọn chúng cứ huênh hoang là "thường xuyên săn tìm chủ lực Việt Minh, nhưng đều bị lẩn tránh". Vào năm thứ chín của cuộc kháng chiến này, tình hình đã đổi khác. Lịch sử đã sang trang. Chính sự ra đời của bộ đội pháo cao xạ đã góp phần vào sự chuyển biến tất yếu đó của lịch sử.

16 giờ ngày 13-3-1954, pháo cao xạ của ta bắt đầu lên tiếng. Không quân địch hoàn toàn bị bất ngờ, hết sức lúng túng. Bộ binh ta được bảo vệ an toàn, từ vị trí xuất phát tiến công đến vị trí xuất phát xung phong. Với sức mạnh được nhân lên gấp bội khi nhìn thấy lần đầu tiên có pháo cao xạ cùng mình tham gia chiến đấu, các chiến sĩ bộ binh Đại đoàn 312 ào ạt xông vào đồn địch. Vào 23 giờ 30 phút cùng ngày, ta đã hoàn toàn tiêu diệt cứ điểm Him Lam.

Ngày 14-3-1954, bộ binh tiếp tục đánh cứ điểm Độc Lập. Các đại đội pháo cao xạ được lệnh vượt qua cánh đồng Bản Tố trống trải, dưới tầm phi pháo ác liệt của địch, theo sát bộ binh, tiếp tục bảo vệ an toàn cho đội hình tiến công của chiến dịch, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đợt một: tiêu diệt hoàn toàn phân khu bắc của tập đoàn cứ điểm.

Bước vào đợt hai chiến dịch, vừa làm nhiệm vụ yểm hộ cho bộ binh tiếp tục tiến công, vừa thực hiện quyết tâm triệt đường không của địch, hai đại đội của Tiểu đoàn 394 tiến hẳn xuống cánh đồng Noọngpét (tây - nam Mường Thanh), một đại đội vào hẳn cánh đồng Hồng Lếch (tây sân bay Mường Thanh 1 km). Tiểu đoàn cao xạ 381 mới được tăng cường từ hậu phương lên, vào hoạt động trên cánh đồng quanh đồi Độc Lập (bắc sân bay). Bên phía đông, tiểu đoàn 383 tiến vào hoạt động ở phía đông và đông - nam đồi A1, cùng với tiểu đoàn súng máy phòng không của Đại đoàn 316, chiếm lĩnh trận địa quanh các điểm cao bộ binh ta vừa chiếm được ở khu đông.

Như vậy, ngay trong đợt hai, lưới lửa phòng không của ta đã hình thành thế bao vây vùng trời, cùng với thế bao vây mặt đất của bộ binh, đẩy địch vào nguy cơ không tránh khỏi diệt vong. Ngay từ ngày 18-3-1954, Bộ Chỉ huy địch phải bắt đầu thực hiện kế hoạch thả dù tiếp tế ban đêm. Như thế là trong lúc chúng ta chuyển từ đêm sang ngày thì địch, kẻ hợm hĩnh về sức mạnh của không quân đã phải chuyển từ ngày sang đêm. Sự "đổi ngôi", chuyển vị này báo hiệu một chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh. Nó được bắt đầu từ Điện Biên Phủ với sự xuất hiện của một binh chủng mới: binh chủng pháo cao xạ Việt Nam.

Bước vào đợt ba chiến dịch, bộ đội pháo cao xạ lại càng khép chặt vòng vây vùng trời hơn nữa. Ngoài ra, đêm đêm còn tổ chức cho từng trung đội, có khi từng khẩu đội vào phục kích máy bay địch ngav sát trung tâm. Đây cũng là giai đoạn địch điên cuồng chống trả, ra sức giành giật với ta từng cứ điểm. Bộ đội pháo cao xạ đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ binh, pháo binh đánh địch phản kích, giữ vững từng cứ điểm vừa chiếm được.

Từ đánh máy bay địch bảo vệ đội hình tiến công trong đợt một đến phối hợp cùng bộ binh, pháo binh cơ động đánh địch bảo vệ các trận địa vừa chiếm được trong đợt hai, từng bước khống chế vùng trời, đến cơ động phục kích đánh địch ban đêm ở đợt ba, dần dần đi đến triệt đường không của địch, bộ đội pháo cao xạ đã từng bước nâng cao trình độ tác chiến, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng. Và ngày 7-5-1954, ngày cuối cùng của chiến dịch lịch sử, chỉ trong vòng 25 phút từ 9 giờ đến 9 giờ 25 phút đã liên tiếp bắn rơi hai máy bay Cướp biển của địch, do Mỹ vừa viện trợ, và cùng do chính phi công Mỹ lái. Đây là chiếc máy bay thứ 61, 62 của địch bị bắn rơi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
__________________________________________________
1, 2. Chiến đấu bảo vệ bầu trời, Sđd.
3. A. I. Babi: Ăngghen, nhà lý luận quân sự lỗi lạc của giai cấp công nhân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1977, tr. 253.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Giêng, 2022, 09:06:09 pm

2. Một số vấn đề nghệ thuật tác chiến phòng không trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lần đầu tiên ra trận đương đầu với một lực lượng không quân nhà nghề tương đối lớn của quân đội thực dân Pháp, được đế quốc Mỹ viện trợ, bộ đội pháo cao xạ Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giành thắng lợi vẻ vang, góp phần quan trọng vào sự toàn thắng của quân đội ta trong trận quyết chiến chiến lược vĩ đại.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên bộ binh ta ở hướng chủ công được pháo cao xạ bảo đảm an toàn trên không phận cả ngày lẫn đêm. Pháo cao xạ cũng góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giữ vững giao thông thông suốt từ hậu phương ra chiến trường, bảo đảm vững chắc "một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh". Ngoài Tiểu đoàn 396 được giao nhiệm vụ bảo vệ hậu phương chiến dịch, đã bắn rơi 9 máy bay địch, bắn bị thương 18 chiếc khác, hai Tiểu đoàn 392, 385 được giao nhiệm vụ bảo vệ hậu phương chiến lược cũng đã bắn rơi 5 máy bay địch, bắn bị thương 14 chiếc khác.

Bộ Thống soái Pháp, với quan điểm không quân là con "hoàng bài" của chiến thắng, đã tung lên chiến trường Điện Biên Phủ hầu hết lực lượng không quân có trong tay ở chiến trường Đông Dương lúc bấy giờ. Vào giai đoạn cuối của chiến dịch, lại có thêm những lực lượng quan trọng của không quân Mỹ giúp sức, với tổng cộng 3.691 lần chiếc xuất kích, trong đó riêng loại ném bom hạng nặng, hạng trung B24, B26 là 1.043 lần chiếc và 1.115 lần chiếc khu trục các loại. Riêng ngày 7-1-1954 chúng huy động đến 147 lần chiếc1. Báo Lơ Phigarô, ngày 12-4-1954 viết: "Bộ Chỉ huy đã ném tất cả lực lượng không quân vào cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Máy bay Pháp lồng lộn một cách khủng khiếp trên vùng trời cứ điểm, ném bom bắn phá không lúc nào ngừng các vị trí của quân đội Việt Minh, các quả đồi ở hậu phương, nơi đặt các kho dự trữ và các con đường tiếp tế... Chưa bao giờ sự tập trung không quân lớn như thế được thực hiện ở Đông Dương"2. Còn báo Nước Pháp buổi chiều ngày 9-6-1954, tính toán chi ly hơn: "Chỉ trong vòng một tháng chúng ta ném vào cuộc chiến đấu 450 máy bay, xuất trận 6.000 lần chiếc, nghĩa là hằng ngày có 200 lần chiếc xuất hiện và mỗi giờ gần 10 lần chiếc. Nếu chúng ta nghĩ rằng mỗi máy bay hoạt động từ 10 - 40 phút trên căn cứ cố thủ thì có thể nói là thường xuyên có hàng chục máy bay lượn vòng trên lòng chảo, cái thì thả dù lương thực và đạn dược, cái thì ném bom, cái thì bắn phá mặt đất và cái cuối cùng thì thả napan - một vòng quay trong chu vi chỉ rộng có 10 - 20 km. Vùng trời Điện Biên Phủ dày đặc máy bay và cũng may là không xảy ra máy bay đâm nhau. Suốt 24 giờ trong ngày, một máy bay chỉ huy lượn trên lòng chảo để chỉ huy các hoạt động không quân và suốt đêm các máy bay "đom đóm" làm nhiệm vụ thường trực"3.

Với lực lượng không quân lớn như vậy, cộng với pháo binh của tập đoàn cứ điểm, lúc đầu bọn chỉ huy Pháp huênh hoang là nếu pháo cao xạ Việt Minh xuất hiện ở lòng chảo Điện Biên Phủ thì chúng sẽ xoá sổ trong vòng một, hai ngày. Nhưng kết quả diễn ra hoàn toàn ngược lại. Pháo cao xạ Việt Nam không những không bị tiêu diệt mà càng đánh, càng mạnh, trình độ tác chiến ngày một nâng cao, kinh nghiện tác chiến ngày càng phong phú. Chiếc máy bay đầu tiên của địch bị hạ trong đợt một là một chiếc Moran, loại trinh sát, và chiếc cuối cùng là một chiếc cường kích Cướp biển vào loại hiện đại lúc bấy giờ, do phi công Mỹ lái, có rađa bảo đảm bay trong mọi thời tiết. Riêng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã bắn rơi 62 máy bay địch, bắn bị thương 177 chiếc khác, gồm 9 kiểu, loại khác nhau4.

"Trận Điện Biên Phủ mà người ta quan niệm như là một trận đánh anh dũng và không may trên bộ, thực ra là một trận thất bại của pháo binh và không quân như năm 1940". Clôđơ đã viết như vậy trong sách Hai mươi năm xâu xé nước Pháp. Một thất bại của không quân. Đây là một sự thật lịch sử khó tưởng tượng nổi. Ai cũng biết trong cuộc chiến tranh này, chúng ta chưa có không quân mà kẻ địch, chỉ riêng trong trận Điện Biên Phủ, đã tung vào các máy bay ném bom: Bắt đầu trận chiến có 48 chiếc B26, 8 chiếc B24, 112 tiêm kích (Hencát, Biacát, Coócxe, F4U). Số này còn được tăng thêm trong chiến dịch và cuối cùng lên tới 227 chiếc5. Đó là chưa kể các loại máy bay khác. Điều rất đáng nói ở đây là chính không quân Mỹ cũng cùng chung số phận thất bại trong trận đánh lịch sử này. Những ngày cuối cùng, khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đang trong cơn hấp hối, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã liên tục họp nhiều phiên khẩn cấp để bàn việc cứu nguy cho Điện Biên Phủ. Đài AFP ngày 28-4-1954 đã chuyển đi bản sơ kết những kết quả mà tướng Êly, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp, sang tận nước Mỹ cầu cứu xin viện trợ: Đến giữa tháng 4-1954, Mỹ đã viện trợ cho Pháp 75 máy bay B26, 25 máy bay Coócxe, 20 Đakôta, một số máy bay Hencát và C54, cho Pháp mượn 49 máy bay C119 (cả phi công).
___________________________________________________
1, 2, 3. Tổng kết tác chiến của Đoàn 367, tháng 1-1955.
4. Chín kiểu là: F6F, F8F, EB2C, B2, B26, DC3, C119, FSU, Moran.
5. Xem Tư liệu Điện Biên Phủ, Thư viện Quân đội, Hà Nội, 1974.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Giêng, 2022, 09:07:23 pm

Trong bài nghiên cứu chuyên đề về hoạt động không quân ở Điện Biên Phủ đăng trong Tạp chí Quốc phòng Airơlen, M. Harion viết: Một điểm quan trọng nữa cần nêu lên là lực lượng tiến công hoàn toàn không có không quân (không có lấy một chiếc máy bay) còn lực lượng bị vây hãm thì lại có một lực lượng không quân to lớn yểm hộ. Nhưng tất cả các lực lượng không quân ấy không đem lại cho phía cố thủ một chút gì hơn ngoài con số không và không có bằng chứng gì chứng tỏ rằng tướng Giáp đã bỏ những mục đích của ông ta. Quân của ông ta hình như không bị thiệt hại gì mấy do máy bay Pháp bắn phá. Thời tiết thì rất thuận lợi cho không quân Pháp, cho nên người ta rất lấy làm lạ sao không quân hoạt động không có kết quả, trong lúc mục tiêu thì tập trung vào một phạm vi chiến đấu hẹp mà đối phương thì không có một chiếc máy bay nào chống lại.

Như vậy, lực lượng không quân khá hùng hậu của Pháp, Mỹ ở Điện Biên Phủ đã thất bại trước đối thủ của nó là bộ đội phòng không trẻ tuổi Việt Nam với 36 khẩu pháo cỡ 37 ly và một số đơn vị 12,7 ly. Đó là một sự chênh lệch khó tưởng tượng nổi trong so sánh lực lượng của cuộc chiến đấu đất đối không trên vùng trời Điện Biên Phủ.

Trong hoàn cảnh đó, vấn đề cách đánh hay nói một cách rộng hơn, nghệ thuật tác chiến, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm chuyển hoá lực lượng giữa ta và địch. Chính nó có thể phá vỡ sự tuyệt đối hoá ưu thế về mặt số lượng và vật chất kỹ thuật trong so sánh lực lượng giữa hai bên. Tác chiến phòng không ở Điện Biên Phủ là một hiện thực sinh động mà từ đó một số vấn đề về nghệ thuật đã được đặt ra và bước đầu được giải quyết một cách thắng lợi:

Một là, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã xác định đúng nhiệm vụ chủ yếu của binh chủng pháo cao xạ trong tác chiến binh chủng hợp thành.

Ngay từ đầu chiến dịch và suốt cả ba đợt chiến đấu, bộ đội pháo cao xạ đã lấy việc yểm hộ bộ binh và pháo binh làm nhiệm vụ trung tâm của mình. Chính vì vậy mà các chiến sĩ pháo cao xạ đã không nề hà khó khăn, nguy hiểm, theo sát bộ binh, chiếm lĩnh trận địa dưới tầm hoả lực của máy bay và pháo binh địch, thậm chí phải chiếm lĩnh trận địa giữa ban ngày, dù biết chắc là có thương vong, tổn thất, cũng không lùi bước. Thực hiện khẩu hiệu: "Bộ binh đi đến đâu, pháo cao xạ đi đến đó", suốt trong cả chiến dịch, lưới lửa pháo cao xạ đã làm tốt nhiệm vụ là cái "áo giáp" đáng tin cậy của bộ binh, pháo binh. Một giờ sáng ngày 23-4-1954, một đơn vị của Đại đoàn 308 đánh chiếm cứ điểm 206. Bộ Chỉ huy mặt trận kêu gọi các đơn vị bộ binh, pháo binh, cao xạ hiệp đồng chặt chẽ, bẻ gãy các cuộc phản kích của địch, bảo vệ vững chắc cứ điểm vừa chiếm được. Nhận được lệnh của trên, Đại đội 816, Tiểu đoàn 383 đã không quản nguy hiểm, dùng xe ôtô kéo pháo qua ngay dưới chân đồi A1 trước làn đạn bắn thẳng của địch. Chiếc xe chở đạn cuối cùng bị trúng đạn đại bác. Các chiến sĩ lăn xả vào cứu đạn. Một số đồng chí ngã xuống, nhưng những hòm đạn đã được chuyển nhanh ra khỏi vòng nguy hiểm. Ba giờ sáng ngày 23-4-1954, Đại đội 816 chiếm lĩnh xong trận địa và ngay sau đó đã cùng bộ binh, pháo binh đánh tan các đợt phản kích của địch, bắn rơi tại chỗ một khu trục, bảo vệ vững chắc cứ điểm 206, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Bộ Chỉ huy chiến dịch giao cho.

Hai là, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã giữ được yếu tố bất ngờ của sự xuất hiện pháo cao xạ cho đến phút cuối cùng, tạo được thời cơ nổ súng đúng lúc với ý nghĩa thời cơ là sức mạnh, thời cơ là lực lượng.

Bộ Chỉ huy địch theo dõi chặt chẽ lực lượng của ta tham gia đánh Điện Biên Phủ, đặc biệt là các loại pháo cơ giới. Nava viết trong hồi ký Đông Dương hấp hối của mình: Tất cả các nhà pháo binh đều cho rằng vì điều kiện địa hình nên pháo binh và cao xạ địch không thể nào chiếm lĩnh được trận địa và nhất là không thể nào phát hoả mà không bị pháo binh và không quân ta phản kích.

Đầu óc của bọn tướng tá thực dân rõ ràng là không thế nào hiểu nổi sức mạnh Việt Nam, nên đã hoàn toàn bị bất ngờ. Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt chiến dịch và chiến thuật. Chúng chủ quan cho rằng ta không thể có pháo cao xạ tham gia nên không thể mở chiến dịch tiến công dài ngày mà vẫn đánh theo chiến thuật cũ: Đêm đánh, ngày rút, công đồn, diệt viện... và như vậy sẽ không thể nào đánh được loại tập đoàn cứ điểm như Điện Biên Phủ. Chính vì vậy mà từ Nava, Cônhi, đến Đờ Cátxtơri đều lạc quan cho Điện Biên Phủ là bất khả xâm phạm, không những thế chúng còn huênh hoang rải truyền đơn thách thức ta đánh Điện Biên Phủ. Sai lầm của địch là ở đó, thất bại cũng là ở đó.

Nhưng tạo được bất ngờ như sự xuất hiện bất ngờ của pháo cao xạ ở Điện Biên Phủ không phải là điều giản đơn mà là cả một nghệ thuật trong chỉ đạo và thực hiện. Chúng ta đã tổ chức hành quân hết sức chu đáo, chặt chẽ, giữ nghiêm kỷ luật bí mật, kiên quyết không nổ súng dọc đường, mặc dù có lúc máy bay địch bắn phá ngay gần chỗ trú quân. Đây là một thành công lớn. Tiếp đó, chúng ta đã tổ chức kéo pháo vào chiếm lĩnh trận địa cũng tuyệt đối an toàn và giữ được bí mật, kể cả lúc kéo pháo bằng tay cũng như kéo pháo bằng ôtô. Đường kéo pháo đã được nguỵ trang hết sức khéo léo đến mức nghệ thuật. Nhiều đoạn có giàn dây leo ở phía trên như những giàn mướp, có tổ chức từng đoàn kiểm tra hằng ngày. Lá nguỵ trang héo đến đâu được thay ngay đến đó. Vì vậy, mặc dù địch thường xuyên cho máy bay trinh sát vẫn không thể nào phát hiện được. Cho đến 16 giờ chiều ngày 13-3-1954, những trận địa pháo cao xạ tuy đã được triển khai sẵn sàng đợi giờ nổ súng vẫn được khéo léo giấu kín dưới những giàn lá nguỵ trang. Và khi chiến dịch mở màn thì phi đội 14 của địch hoàn toàn bất ngờ và rối loạn, có thể nói là hoang mang đến cực độ, hầu như mất sức chiến đấu. Đây là điều có thể giải thích được. Từ chỗ rất chủ quan, cho rằng pháo cao xạ không thể vào tận khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ. Những phi vụ trên bầu trời Đông Dương chỉ là những cuộc dạo chơi, bọn giặc lái chuyển sang trạng thái hốt hoảng. Yếu tố bất ngờ đã thực sự phát huy tác dụng mạnh mẽ. Chính vì thế trong trận này, Bộ Chỉ huy chiến dịch vẫn xác định đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ở điểm này, Nava cũng có những lời thú nhận cay đắng: Yếu tố bất ngờ đã tác động rất lớn đến không quân, thấy mình bỗng nhiên vấp phải một lực lượng phòng không mạnh mẽ không ngờ đến và bắt buộc phải giải quyết nhanh chóng nhiều vấn đề mới như phải thả dù ở độ cao lớn và phải có bảo vệ việc thả dù. Để làm việc đó, cần có thời gian lâu mới thích ứng được về mặt tinh thần cũng như vật chất.

Bản thân sự xuất hiện vũ khí mới đã có tác dụng làm thay đổi so sánh lực lượng. Sự xuất hiện đó lại bất ngờ thì càng tạo nên sự chuyển hoá vô cùng quan trọng, đôi khi có tính chất nhảy vọt trong tương quan giữa hai bên đối địch. Đó là kinh nghiệm quý báu rút ra từ sự xuất hiện bất ngờ của pháo cao xạ ở Điện Biên Phủ.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Giêng, 2022, 10:36:42 pm

Ba là, linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức chiến thuật, cách đánh.

Binh chủng mới, chiến trường mới, hình thức tác chiến mới, nếu không linh hoạt, sáng tạo sẽ hoàn toàn bị bó tay. Linh hoạt, sáng tạo trước hết được thể hiện trong việc sử dụng lực lượng, mà điều cốt lõi là tập trung được hoả lực vào hướng chủ yếu, vào thời cơ chủ yếu. Trong đợt một chiến dịch, pháo cao xạ chỉ mới sử dụng năm đại đội, tập trung yểm hộ cho Đại đoàn 312 đánh Him Lam. Sau đó chúng ta lại nhanh chóng di chuyển trận địa theo sát bộ binh, yểm hộ cho Đại đoàn 312 và Đại đoàn 308 đánh cứ điểm Độc Lập. Lực lượng ít nhưng do chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, pháo cao xạ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bắn rơi 14 máy bay địch trong đợt một, bảo vệ tuyệt đối an toàn cho bộ binh và pháo binh. Rồi trên cơ sở đó, chúng ta kịp thời rút kinh nghiệm, đưa dần lực lượng vào. Làm như vậy, không những địch bị bất ngờ về lực lượng cao xạ của ta trong đợt một mà ngay trong đợt hai địch cũng bị bất ngờ.

Trong tác chiến bảo vệ giao thông, chúng ta cũng đã có những kinh nghiệm quý báu về sử dụng lực lượng và cách đánh linh hoạt sáng tạo. Một đoạn đường dài hàng trăm kilômét từ Tạ Khoa trở vào, qua nhiều trọng điểm như Lũng Lô, Cò Nòi, Pha Đin... chúng ta chỉ có hai đại dội 37 ly của Tiểu đoàn 396 và một đại đội 12,7 ly bảo vệ. Lúc đầu, ta dàn đều lực lượng nên hiệu quả bảo vệ kém. Sau phân tích thấy Cò Nòi là trọng điểm quan trọng nhất nên chúng ta quyết định tập trung lực lượng vào đó, còn chỗ nào công binh, dân công có thể khắc phục được một cách nhanh chóng, dễ dàng, thì không cần thiết phải bố trí cao xạ.

Việc đưa pháo lên trọng điểm Cò Nòi là một kỳ công, thể hiện quyết tâm đánh địch của các chiến sĩ Tiểu đoàn 396. Anh chị em dân công không tiếc sức mình đắp kè qua suối làm đường cho pháo vào chiếm lĩnh trận địa. Dốc cao, xe không kéo nổi khẩu pháo nặng trên hai tấn, pháo thủ, thanh niên xung phong, dân công đã hiệp lực buộc dây cáp vào mui xe kéo pháo lên núi an toàn. Bốn khẩu pháo được bố trí hàng dọc trên dãy núi hình thước thợ, hai khẩu trước cao hơn hai khẩu sau, anh em thường gọi đùa là "trận địa củ khoai Cò Nòi". Thực là một trận địa của tính sáng tạo, một trận địa chưa từng được ghi trong sách vở nào. Và chính từ trận địa lợi hại này, các chiến sĩ Tiểu đoàn 396 đã bắn rơi ba máy bay địch, bắn bị thương bốn chiếc khác, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ giao thông thông suốt từ hậu phương ra chiến trường.

Linh hoạt, sáng tạo còn thể hiện trong vấn đề chọn trận địa. Nếu cứ theo đúng như lý thuyết thì ở Điện Biên Phủ không thể chọn được một trận địa nào cho pháo cao xạ, bởi vì trong tám điều kiện chỉ có một điều kiện là: "Không gần đường dây cao thế". Thực tế chiến trường buộc chúng ta phải linh hoạt xử trí. Trận địa ở trọng điểm Cò Nòi đã được bố trí theo đội hình hàng dọc, chứ không phải bốn khẩu vây quanh sở chỉ huy như thường lệ. Còn ở đèo Lũng Lô thì trận địa lại rộng đến 2.000m, từng khẩu đội cách nhau 300m. Vì quá rộng không thể nghe lệnh chỉ huy bằng miệng, đơn vị phải dùng điện thoại để chuyển lệnh xạ kích. Còn ở Cò Nòi thì dùng xẻng.

Từ thực tiễn tác chiến phòng không ở Điện Biên Phủ cho phép ta kết luận: Khi đã có phương châm chiến lược đúng, phương châm chiến thuật thích hợp thì việc vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thế của từng đơn vị, từng địa bàn khác nhau là điều kiện hết sức quan trọng để giành thắng lợi.

Bốn là, vận dụng triệt để đánh gần, đánh tập trung, đánh máy bay địch bổ nhào dựa trên ưu thế tuyệt đối về chính trị, tinh thần của quân đội cách mạng.

Chủ trương đánh gần, bám sát bộ binh, đưa trận địa pháo cao xạ vào sát hàng rào cứ điểm địch là một chủ trương sáng suốt, táo bạo. Đảng uỷ và Bộ Chỉ huy chiến dịch đã phân tích đầy đủ các yếu tố chính trị, tinh thần, điều kiện kỹ thuật cho phép mà phát động bộ đội pháo cao xạ theo sát đội hình chiến dịch, khép chặt vòng vây vùng trời tập đoàn cứ điểm, kiên quyết triệt đường không vận của địch. Kết quả là nhiều đạn dược, lương thực, thuốc men, kể cả lính dù của địch lọt vào tay quân ta1. Các máy bay địch bị bắn rơi ở Điện Biên Phủ đều nằm trong tầm bắn có hiệu quả của pháo cao xạ 37 ly với hoả lực tập trung và nhiều chiếc bị bắn rơi tại chỗ trong giai đoạn bổ nhào.

Mặt khác, chính chủ trương cho pháo cao xạ áp sát hàng rào các cứ điểm, chúng ta đã mặc nhiên hạn chế một cách đáng kể uy lực của không quân địch. Từ giữa đợt hai trở đi, trận địa pháo cao xạ ta và cứ điểm địch nằm sát nhau, khiến cho bọn phi công không thể tự do đánh phá mà không sợ bom đạn lạc vào quân của chúng. Trong thực tế đã xảy ra điều đó2 . "Trận này đã làm nổi bật hai điểm quan trọng trong khoa học quân sự. Đó là chiến thuật đánh gần của cộng sản... và sự thất bại trong việc dùng không quân chống lại chiến thuật ấy"3.

Khi bộ binh ta đã vây chặt khu trung tâm Điện Biên Phủ, địch chỉ còn một khoảng đất, một vùng trời nhỏ hẹp, máy bay địch bắt buộc phải lượn vòng nhỏ để làm nhiệm vụ tiếp tế, hầu hết các đại đội pháo cao xạ của ta cũng được lệnh tiến hẳn xuống lòng chảo để triệt đường tiếp tế của địch. Ngày 30-4-1954, các phi đội đã được lệnh của Bộ Chỉ huy không quân ở Viễn Đông cấm bay trên lòng chảo Điện Biên dưới ba ngàn thước4.
_________________________________________________
1. Theo Giuyn Roa: Chỉ riêng ngày 2-5-1954, các máy bay C119 thả lạc 65 tấn, máy bay DC3 mất 20 tấn, ban đêm mất thêm 24 tấn nữa và mất luôn 50 lính dù.
2. Giữa ban ngày, một chiếc B26 đã ném một quả bom 250 kg vào cứ điểm Êpécviê ngay sát hầm Đờ Cátxtơri. 17 giờ cùng ngày hai quả bom rơi trúng cứ điểm Giuynông.
3. M. Harion, Tạp chí Quốc phòng Airơlen.
4. Tư liệu Điện Biên Phủ, Thư viện Quân đội, Hà Nội, 1974.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Giêng, 2022, 10:41:39 pm

Năm là, nắm vững phương châm tác chiến cơ động, tích cực tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn lực lượng ta.

Đây vừa là một thành công, vừa là một kinh nghiệm xương máu của tác chiến phòng không trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhờ tích cực di chuyển trận địa mà lực lượng của ta ít hoá nhiều, giảm được tổn thất do địch đánh phá. Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu chúng ta đã nhận thức rõ vấn đề này. Trong đợt một, ta ít di chuyển trận địa nên bị thiệt hại tương đối nhiều. Đợt hai ta kịp thời rút kinh nghiệm, tích cực cơ động, mỗi đại đội thường có ít nhất ba, bốn trận địa dự bị, nên thiệt hại giảm hẳn xuống. Có nhiều trường hợp đơn vị vừa di chuyển thì trận địa cũ bị đánh phá ngay. Có những thiệt hại lẽ ra không đáng có chỉ vì ngại mệt, ngại khó, không chịu di chuyển như Đại đội 816 ở Nà Lòi, tám ngày không di chuyển nên bị địch đánh phá, thương vong cả một khẩu đội.

Đặc điểm của pháo cao xạ là bố trí thành từng trận địa tập trung khi bắn, nhất là ban đêm, lại phát sáng, nên dễ bị lộ. Vì thế, việc cơ động trận địa sau mỗi trận đánh, mỗi đợt hoạt động là rất cần thiết. Nếu không có quyết tâm cao, không khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại mệt nhọc, ngại thức đêm để hành quân, làm trận địa, thì sẽ bị những tổn thất đáng tiếc. Nhất là vào những ngày cuối của chiến dịch, lực lượng cao xạ triển khai tương đối đông, trên một diện tích không rộng, trận địa lại bố trí ngay giữa lòng chảo dưới tầm phi pháo ác liệt của địch, nhưng nhờ quán triệt nguyên tắc chiến thuật tích cực cơ động, bí mật bất ngờ, nên bộ đội pháo cao xạ đã bảo tồn được lực lượng, liên tục đánh địch, càng đánh càng mạnh. Ngày chiến đấu liên tục, căng thẳng, nhưng đêm đến, cán bộ, pháo thủ, nhân viên cơ quan, nắm chắc cán xẻng trong tay, đào đắp thêm trận địa cho đến mờ sáng. Hôm nay đánh địch ở trận địa này, ngày mai lại chuyển sang đánh địch ở trận địa khác. Có khi chỉ trong một ngày di chuyến đến hai, ba lần. Thậm chí đưa ngay pháo về trận địa mà địch vừa mới đánh hụt để tiếp tục chiến đấu. Do đó, chỉ với 36 khẩu pháo cao xạ cỡ nhỏ, bộ đội pháo cao xạ Việt Nam mới ra quân trận đầu đã làm cho hàng trăm máy bay địch phải lúng túng, bất lực. Tướng Lôranh, Tư lệnh không quân Đông Dương phải cay đắng thú nhận: Không quân Pháp phải thường xuyên xuất hiện bốn lần trên một đường bay trên những nòng pháo phòng không của đối phương1. Người ta đã thấy nhiều cầu hàng không khác nhau ở Mianma, Béclin, nhưng chưa bao giờ thấy như ở đây, cầu hàng không lại rơi đúng vào lưới lửa của nòng súng quân địch2.

Bằng cách đánh sáng tạo, dũng cảm, biến không thành có, biến ít thành nhiều, tích cực chủ động tiến công địch, các chiến sĩ pháo cao xạ và súng máy phòng không ở Điện Biên Phủ làm cho địch bay vào chỗ nào cũng bị bắn, thả dù hướng nào cũng bị trừng trị. "Việc tồn tại ở thung lũng Điện Biên Phủ và xung quanh Điện Biên Phủ một bộ đội phòng không ngày càng có hiệu lực đã buộc các phi công ta phải vượt qua một lưới lửa bảo vệ như những vùng xung yếu ở châu Âu trong thời kỳ cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai"3.

Rõ ràng, nghệ thuật tác chiến đã tạo nên sự chuyển hoá kỳ diệu đó. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho bộ đội pháo cao xạ ta giữ gìn được lực lượng, tiêu diệt được nhiều địch, hoàn thành tốt được nhiệm vụ. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm quý báu mà sau này trở thành một trong những phương châm tác chiến cơ bản của bộ đội phòng không Việt Nam: Tích cực tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn lực lượng ta, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

Sáu là, vừa chiến đấu vừa xây dựng, lấy chiến trường làm thao trường, kịp thời rút kinh nghiệm, trưởng thành nhanh chóng trong chiến đấu.

Để bảo đảm chiến đấu được liên tục, lâu dài, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ và Bộ Chỉ huy chiến dịch, bộ đội pháo cao xạ đã hết sức coi trọng công tác xây dựng toàn diện, trước hết là xây dựng ý chí, quyết tâm. Công tác giáo dục chính trị được chú trọng, đặc biệt là giáo dục "quyết tâm giải phóng Trần Đình"4, làm cho tất cả mọi người cùng hướng về một mục tiêu, tạo nên sức mạnh không gì lay chuyển nổi. Trong chiến đấu ác liệt, sự lãnh đạo của Đảng được đề cao mọi nơi, mọi lúc. Chi bộ đại đội thường xuyên được kiện toàn, trở thành hạt nhân lãnh đạo đơn vị.

Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, vấn đề khôi phục sức chiến đấu được đặt ra một cách gay gắt. Để kịp thời bổ sung quân số, nhanh chóng củng cố lực lượng, những chiến sĩ mới được đưa xuống đơn vị, vừa huấn luyện, vừa tham gia chiến đấu tại trận địa. Về sau, do nhu cầu thực tế của chiến trường, trung đoàn đã mở lớp đào tạo pháo thủ ngay tại mặt trận. Cán bộ tiểu đoàn, cán bộ đại đội làm giáo viên. Học cụ là một khẩu pháo hỏng đem chữa lại. Nội dung, ngoài những vấn đề cơ bản, là những kinh nghiệm nóng hổi nhất, vừa được rút ra trên chiến trường. Các chiến sĩ mới luân phiên nhau về học. Chỉ trong một thời gian ngắn, bộ đội pháo cao xạ ở Điện Biên Phủ đã tự bổ sung cho các đại đội chiến đấu hàng trăm pháo thủ nắm vững kỹ thuật, chiến thuật. Cho đến cuối chiến dịch vẫn còn một lực lượng dự trữ khá hùng hậu, có thể tiếp tục chiến đấu lâu dài. Vừa chiến đấu vừa xây dựng, không chỉ là kinh nghiệm tác chiến mà đã trở thành truyền thống quý báu của Quân chủng Phòng không sau này. Sau Binh chủng pháo cao xạ, các binh chủng rađa, tên lửa, không quân đều vừa thành lập xong là bước ngay vào chiến đấu. Trong quá trình chiến đấu lại tiếp tục xây dựng thêm những đơn vị mới, lấy chiến trường làm thao trường, rèn luyện bản lĩnh chiến đấu, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng đòi hỏi ngày càng phát triển nhanh chóng của cuộc chiến tranh đất đối không với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới.
_________________________________________________
1, 3. H. Nava: Đông Dương hấp hối, Sđd.
2. Tư liệu Điện Biên Phủ, Thư viện Quân đội, Hà Nội, 1974.
4. Trần Đình: Chiến dịch Điện Biên Phủ (B.T).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Giêng, 2022, 10:45:01 pm

Bảy là, thực hiện tốt sự đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng trong chiến dịch.

Ngay từ khi hành quân từ hậu phương ra chiến trường, bộ đội pháo cao xạ đã được các đơn vị bạn hết lòng giúp đỡ. Công binh, thanh niên xung phong, dân công... đã không tiếc sức mình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho pháo cao xạ hành quân an toàn. Tiếp đó, việc kéo pháo vào trận địa là cả một bài ca đẹp về tình đoàn kết hiệp đồng giữa bộ binh, công binh và các chiến sĩ pháo cao xạ.

Trong chiến đấu, pháo cao xạ tích cực yểm hộ cho bộ binh, pháo binh hoàn thành nhiệm vụ. Ngược lại, bộ binh, pháo binh cũng hết lòng chi viện cho pháo cao xạ yên tâm đánh trả máy bay địch. Đặc biệt liên tục ba ngày 17, 18, 19-3-1954, không quân địch phối hợp với pháo binh của tập đoàn cứ điểm, tổ chức một đợt đánh lớn vào các trận địa pháo cao xạ với quyết tâm "nhổ bật pháo cao xạ Việt Minh ra khỏi lòng chảo Điện Biên Phủ". Pháo binh ta đã có kế hoạch chu đáo, tỷ mỉ phối hợp với pháo cao xạ, đập tan âm mưu nham hiểm của địch. Vì vậy, khi chúng ta ca ngợi pháo cao xạ đã triệt đường không của địch thì chúng ta phải nói đó cũng là chiến công của các đồng chí bộ binh, pháo binh, của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, dân công trên toàn mặt trận. Vả chăng, chính bộ binh, pháo binh đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ khống chế sân bay địch, tạo nên thế bao vây trên trời, dưới đất, làm cho địch lâm vào tình thế không tránh khỏi bị tiêu diệt.

Đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi binh chủng trên chiến trường là một trong những nguyên nhân thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân thắng lợi của bộ đội pháo cao xạ. Đó cũng là một trong những nguyên tắc tư tưởng tác chiến quan trọng của nghệ thuật tác chiến phòng không, mà càng về sau càng được nâng lên một tầm vóc mới, cao hơn đối với một quân chủng lớn có nhiều binh chủng hiện đại như Quân chủng Phòng không ngày nay.

Cuối cùng, nguyên nhân bao trùm lên tất cả, có tính quyết định nhất, làm cho nghệ thuật quân sự nói chung và nghệ thuật tác chiến phòng không nói riêng, được phát huy mạnh mẽ và ngày càng phong phú là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta trong chỉ đạo chiến tranh nói chung và đặc biệt là trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954. Rõ ràng, phương châm chiến lược "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" và tiếp đó là quyết tâm chọn Điện Biên Phủ làm địa bàn của trận quyết chiến chiến lược là nguyên nhân trực tiếp hàng đầu dẫn đến thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong trận đánh vĩ đại này, pháo cao xạ đã xuất hiện với tư cách là một loại vũ khí mới, một binh chủng mới và đã làm tròn vai trò một cách xuất sắc.

Chính pháo cao xạ đã góp phần làm cho quân đội ta có bước phát triển nhảy vọt về chất trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Sự xuất hiện của pháo cao xạ đã cho phép quân ta tập trung ở lòng chảo Điện Biên Phủ một đạo quân đông đến hàng mấy vạn người và tiến hành chiến tranh bằng một phương thức tác chiến mới. Nava đã phải thú nhận: "Tập đoàn cứ điểm đã được xây dựng để đối phó với một lối đánh của Việt Minh (ý nói là lối đánh du kích trước đây - T.G). Đó là nguyên nhân sự thất bại của chúng tôi"1.

Sau Điện Biên Phủ, Nava có nhiều lời thú nhận vừa có tính chất bào chữa cho khoa học quân sự lỗi thời của chủ nghĩa thực dân Pháp, vừa tự thanh minh cho sự bất tài của bản thân mình. Nhưng riêng lời thú nhận trên đây thì quả thật là "chân thành" và chính xác, "một quân đội hoàn toàn khác". Không! vẫn là Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng nhờ có đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta đã từng bước dẫn dắt quân đội đó trưởng thành theo từng giai đoạn của cuộc kháng chiến, và nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vinh quang của mình vào thời điểm quan trọng của lịch sử. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh một điểm là ở Điện Biên Phủ nhờ nằm trong thế trận chung của binh chủng hợp thành, với phương châm tác chiến "đánh chắc, tiến chắc" hết sức sáng tạo của Đảng ta mà pháo cao xạ đã có thể phát huy đầy đủ sức mạnh hoả lực của mình. Khi Ăngghen cho rằng: "Cùng với sự xuất hiện các loại vũ khí mới thì những hình thức chiến thuật tác chiến mới cũng thay đổi"2, thì ngược lại Ăngghen cũng chỉ ra rằng: "Sự phát triển chiến thuật cũng có ảnh hưởng trở lại đến kỹ thuật quân sự, rằng những phát minh kỹ thuật mới chỉ được sử dụng trong quân đội khi nào trong đó những đòi hỏi đã chín muồi và có những điều kiện xã hội và vật chất thuận lợi cho việc sử dụng ấy"3.

Chính Đảng ta, Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, với tầm nhìn chiến lược tài giỏi, sắc bén đã từng bước chuẩn bị "các điều kiện xã hội, và vật chất thuận lợi" cho sự ra đời của pháo cao xạ Việt Nam và đã đem đến cho binh chủng trẻ tuổi này một vinh quang hiếm có là ra quân đánh thắng trận đầu vào đúng chiến dịch lịch sử. Một trận quyết chiến chiến lược vĩ đại, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân tộc ta.


*

*           *


 

Những vấn đề xuất hiện trong tác chiến phòng không tại trận Điện Biên Phủ cách đây 30 năm là những viên gạch quý báu đầu tiên làm nền tảng cho sự hình thành nghệ thuật tác chiến phòng không sau này của chúng ta. Nó đã thực sự phát huy tác dụng tích cực suốt trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta. Những kinh nghiệm quý báu, những truyền thống vẻ vang được xây dựng nên bằng máu của thế hệ chiến sĩ phòng không Điện Biên Phủ năm xưa, càng được bồi đắp thêm trên chặng đường chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của các thế hệ chiến sĩ phòng không tiếp theo và cuối cùng đã làm nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" lừng lẫy, đỉnh cao của nghệ thuật tác chiến phòng không Việt Nam.
_________________________________________________
1. Tư liệu Điện Biên Phủ, Thư viện Quân đội, Hà Nội, 1974.
2, 3. A. I. Babi: Ăngghen, nhà lý luận quân sự lỗi lạc của giai cấp công nhân, Sđd, tr. 253.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Giêng, 2022, 09:50:16 am

BẢO ĐẢM CÔNG BINH TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ1

Thiếu tướng TRƯƠNG QUANG KHÁNH
Tư lệnh Binh chủng Pháo binh

Điện Biên Phủ nằm sâu trong vùng rừng núi Tây Bắc, địa hình hiểm trở, thưa dân, xa căn cứ hậu phương của ta. Vào năm 1954, có hai đường ôtô lên Tây Bắc: đường 41 từ Hoà Bình qua Cò Nòi, Sơn La lên đến Tuần Giáo; đường 13 từ Yên Bái qua Tạ Khoa đến Cò Nòi. Nhưng cả hai con đường này có đoạn đã bỏ lâu không sử dụng nên bị hư hỏng, nhất là đoạn Tạ Khoa - Cò Nòi. Từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ đường dài 86 km, mặt đường hẹp và cũng hư hỏng nhiều. Ngoài ra, ở Tây Bắc còn một số đường mòn xuyên qua rừng rậm, núi cao, vách đá cheo leo. Vào tháng 3 ở Tây Bắc đã bắt đầu có mưa, gây nhiều trở ngại cho việc mở đường, vận chuyển và làm công sự chiến đấu.

Sớm dự kiến một chiến dịch lớn có thể sẽ diễn ra ở Tây Bắc và sớm nhận thấy khó khăn về đường sá, ngay từ tháng 10-1953, Bộ Tổng tư lệnh đã điều Trung đoàn công binh 151 lên Tây Bắc mở đường. Ngày 7-11, Trung đoàn 151 cùng các đơn vị thanh niên xung phong và công nhân giao thông bắt đầu sửa chữa, mở rộng đường 13. Sau một tuần, ta đã sửa xong đoạn đường dài 36 km từ Tạ Khoa đi Cò Nòi. Đến ngày 18-11, đoàn xe vận tải gồm 12 chiếc, chở chuyến hàng đầu tiên vào mặt trận. Phấn khởi trước chiến công đầu, từ ngày 20-11-1953, trung đoàn sửa tiếp đoạn đường Cò Nòi - Sơn La- Tuần Giáo dài 120 km. Đoạn này phải dọn 1.600m3 đất sụt lở, làm 167 cầu cống lớn nhỏ, phải vượt qua bốn đèo cao: Sơn La, Chiềng Puốc, Đèo Mèo, Pha Đin. Ngày 27-11-1953, đường khai thông, xe vận tải chuyển hàng đến Tuần Giáo. Đầu tháng 12-1953, trung đoàn bắt tay vào sửa đoạn đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ. Trước mắt sửa gấp một đoạn dài 40 km, yêu cầu xong trước ngày 15-12-1953. Ban Chỉ huy trung đoàn quyết định tập trung toàn bộ lực lượng mở đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ bằng cách làm dứt điểm từng đoạn, chỉ để lại một đại đội bảo đảm đường Sơn La - Tuần Giáo. Cuối tháng 12-1953, toàn tuyến Tuần Giáo - Điện Biên Phủ dài 86 km hoàn thành. Để sửa chữa con đường này, các chiến sĩ công binh Trung đoàn 151 và 400 dân công đã làm việc 16 đến 20 giờ mỗi ngày, phá 2.300 m3 đá, đào xúc trên 3.000 m3 đất, làm 47 cầu và 5 cống với tổng chiều dài 3.200m. Nhiều gương lao động kiên cường xuất hiện như chiến sĩ Tào Tư quai búa 5 kg liền 2.800 nhát để đánh choòng đục đá. Đường mở đến đâu, xe vào đến đấy, làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ công binh. Nhưng do thời gian quá gấp, trình độ kỹ thuật chưa cao, nên chất lượng đường chưa tốt, hạn chế tốc độ xe. Cuối tháng 12-1953, trung đoàn chuyển sang bảo đảm đường cho xe kéo pháo từ Tạ Khoa vào Điện Biên Phủ. Trên con đường này, có 76 đoạn bán kính đường vòng hẹp cần phải mở rộng, một số cầu yếu phải tăng cường. Ngoài ra phải chặt cây lót những đoạn lầy lún, rải đá các đoạn đường lên xuống suối... Do nhiệm vụ gấp, trung đoàn được tăng cường 2.000 dân công, sau đó được chi viện thêm một trung đoàn bộ binh, Đại đội công binh 309 (Đại đoàn 308), hai tiểu đoàn pháo cao xạ. Toàn bộ lực lượng sửa đường Tạ Khoa - Điện Biên Phủ lên tới 5.000 người.

Để bảo đảm cho xe kéo pháo nhanh chóng vào mặt trận, Ban Chỉ huy Trung đoàn 151 quyết định mở bán kính đường vòng đến 10m, nơi thuận lợi mở 12m. Hai nơi khó là km 26 và km 40 chỉ mở được 8m. Ở các đoạn này, các chiến sĩ pháo binh phải tháo pháo ra khỏi xe rồi đẩy qua. Trung đoàn còn cử 22 cán bộ kỹ thuật đi hướng dẫn, giúp đỡ bộ binh và dân công. Nhờ xác định rõ mức độ sửa đường, tổ chức thi công chặt chẽ, nên việc sửa đường hoàn thành đúng thời hạn. Ngày 16-1-1954, Trung đoàn lựu pháo 54 (24 khẩu 105 ly), tiểu đoàn pháo cao xạ (12 khẩu 37 ly) và các xe bảo đảm, hành quân vào km 70 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.

Vừa mở xong đường cho xe kéo pháo, Trung đoàn 151 nhận lệnh tìm con đường đưa pháo vào hướng tây - bắc Điện Biên Phủ, rồi làm tời dùng tay để kéo pháo vào trận địa.

Chỉ trong một ngày (15-1-1954), cán bộ trung đoàn đã tìm được con đường kéo pháo từ km 70 (Nà Nham) sang Bản Tấu dài 15 km. Đại đoàn 308 khẩn trương và bí mật mở đường, các đơn vị công binh và Đại đoàn 312 chuẩn bị kéo pháo. Từ ngày 17 đến ngày 24-1, một công trường lao động hùng tráng hiếm có trong lịch sử đã hình thành trên hướng tây - bắc Điện Biên Phủ. Bằng sức lao động của hàng vạn con người, có các tời quay tay hỗ trợ, bộ đội ta đã kéo 24 khẩu pháo 105 ly qua sườn núi cheo leo dốc đứng vào trận địa bí mật, an toàn.

Ngày 26-1-1954, khi mọi công việc chuẩn bị đã hoàn thành, Bộ Chỉ huy mặt trận quyết định đổi phương châm tác chiến nhằm bảo đảm chắc thắng cho chiến dịch.

Theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc", Bộ Chỉ huy mặt trận quyết định chuyển pháo sang phía đông và phía tây Điện Biên Phủ, đặt trận địa pháo trên các điểm cao rất có lợi của dãy núi Pú Hồng Mèo và Pú Tà Cọ. Trung đoàn 151 tổ chức đoàn cán bộ gồm 17 người do Trung đoàn trưởng Phạm Hoàng dẫn đầu đi tìm đường. Do yêu cầu phải tuyệt đối giữ bí mật trận địa pháo (vì có trận địa chỉ cách địch khoảng 1.000m) nên phải chọn tuyến đường kín đáo. Trong sáu đường tìm được chỉ có đường Pe Na - Tà Loi dài 9km là có vệt đường cũ chỉ cần sửa lại một ít, còn năm đường khác phải mở mới hoàn toàn với tổng chiều dài là 63 km. Hai Đại đoàn bộ binh 308 và 312, các đơn vị pháo binh, công binh đã thấu suốt phương châm "đánh chắc, tiến chắc", tất cả vì thắng lợi của chiến dịch, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh. Do đã có kinh nghiệm và tổ chức chặt chẽ nên việc kéo pháo ra nhanh chóng và an toàn hơn. Trong việc mở đường mới, công binh rất coi trọng ngụy trang, giữ bí mật, như vít cây hai bên đường, làm giàn ngụy trang, phủ cây cỏ lên chỗ đất mới, làm những đoạn đường giả... Các đường đều mở đến tận trận địa pháo.

Đến đầu tháng 3-1954, cùng với thanh niên xung phong, dân công, các đơn vị bộ binh và pháo binh, bộ đội công binh đã trải qua bốn tháng liên tục vật lộn với núi cao, rừng rậm, mưa phùn, gió rét hoàn thành một khối lượng lớn công việc mở và sửa đường. Trong hơn 100 ngày đêm gian khổ đó, các chiến sĩ công binh còn phải đối phó với địch. Máy bay trinh sát địch nhiều lần chụp ảnh, dòm ngó, nhưng do ta ngụy trang tốt, chúng không phát hiện được mạng đường kéo pháo của ta. Bom đạn các loại trút xuống các đèo cao, các bến vượt sông, nhưng công binh, thanh niên xung phong, dân công vẫn bám đường, bám bến, khắc phục hậu quả địch đánh phá, bảo đảm giao thông thông suốt.
_______________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Giêng, 2022, 09:51:22 am

Trong đợt một Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đội công binh 240 (Đại đoàn 312) đã bảo đảm đường, bắc hai cầu cho bộ binh tiến theo hai mũi vào sát đồn địch. Trong trận tiêu diệt địch ở đồi Độc Lập. Đại đội công binh 309 (Đại đoàn 308) làm sở chỉ huy cho Trung đoàn 88, góp phần làm nên chiến thắng mở đầu rất quan trọng.

Trong đợt hai của chiến dịch, thời tiết đã chuyển vào mùa mưa. Máy bay địch liên tục đánh phá các đường giao thông tiếp tế của ta, nhằm cứu nguy cho Điện Biên Phủ. Đường ra mặt trận bị mưa và bị bom đạn địch phá hoại, trở nên sụt lở, lầy lún nghiêm trọng. Việc tiếp tế bị giảm sút, gạo nhập kho có ngày chưa đầy 1.000 kg, có khẩu pháo chỉ còn bảy viên đạn. Bảo đảm giao thông vận chuyển trở thành nhiệm vụ cấp bách có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì và phát triển chiến dịch. Để giữ vững hệ thống cầu đường, việc chống lầy lún có khối lượng lớn nhất, nặng nề nhất vì có tới 122 km đường bị lầy lún nghiêm trọng. Ngày 1-4-1954, Trung đoàn công binh 151 được tăng cường 750 dân công, ngày 19-4 thêm 2.000 dân công và ngày 26-4 thêm 2.700 dân công. Sau đó, cứ ba ngày lại có thêm dân công lên mặt đường, nhưng vẫn chưa đủ lực lượng chống lầy lún. Một số đơn vị bộ binh cũng được điều động ra mặt đường. Cán bộ, nhân viên các cơ quan Bộ Chỉ huy mặt trận, các đại đoàn cũng được huy động đi chặt gỗ chống lầy. Hơn một nửa lực lượng của ta ở Điện Biên Phủ ngày đêm bám đường hót bùn, chặt gỗ, đóng cọc, lót cây... Trung đoàn 151 là lực lượng nòng cốt, xung kích trên công trường sôi động này. Ngoài việc đảm nhiệm những nơi lầy lún nghiêm trọng, cũng là nơi địch đánh phá quyết liệt nhất (từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ), trung đoàn được phân công tổ chức lực lượng, hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật, phân chia dụng cụ. Cơ quan trung đoàn rút cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ghép thành một đại đội lâm thời đi sửa đường. Mỗi đêm có khoảng 200 xe vận tải, xe kéo pháo đi lại. Trời mưa, xe bò đi chậm chạp, vất vả trên mặt đường bùn nhão gập ghềnh. Hàng vạn con người lao động với cường độ rất cao. Ban ngày đi chặt gỗ, phá đá vận chuyển đến gần đường. Ban đêm vừa vét bùn đổ đá, lát cây, vừa hộ tống xe đi, rồi phá bom, lấp hố bom... Trung bình mỗi người làm việc 16 đến 18 giờ trong một ngày và liên tục ngày này sang ngày khác.

Đội quân chống lầy, sửa đường chỉ có dụng cụ thô sơ nên phải lấy sức người là chính. Để giảm bớt cường độ lao động, các chiến sĩ công binh đã có nhiều sáng kiến cải tiến công cụ. Đại đội 313 đóng xe cút kít bằng gỗ để chở đất đá, tăng năng suất hơn năm lần so với lúc phải khiêng vác; dùng đòn bẩy đưa sọt đá từ dưới suối lên, tăng năng suất 2,5 lần. Việc tổ chức lao động cũng được cải tiến như chia ca, hai kíp để luân phiên nghỉ ngơi. Công tác chính trị, công tác văn hoá, văn nghệ cũng được chú ý. Tiếng hò, tiếng hát đầy lạc quan hoà vang cùng tiếng đục đá, chặt cây, nổ mìn, tạo thành âm thanh mới của bài ca lao động thắng địch, thắng trời giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ.

Cùng với lực lượng vận tải tiếp tế theo đường bộ do các đoàn xe ôtô và hàng chục vạn người vận chuyển bằng xe đạp thồ, gánh, vác, Bộ Chỉ huy mặt trận chủ trương khơi luồng sông Nậm Na để chuyển gạo từ Ba Nậm Cúm (biên giới Việt - Trung) về thị xã Lai Châu.

Vấn đề này đã được đặt ra từ đầu chiến dịch nhưng do sông Nậm Na có tới 103 thác, trong đó có nhiều thác cao, chảy xiết nên thuyền, mảng qua lại rất khó khăn. Có chuyến chở 30 tấn gạo, về đến Lai Châu chỉ còn 10 tấn. Nhận nhiệm vụ của Bộ Chỉ huy mặt trận, Trung đoàn 151 giao nhiệm vụ cho một trung đội dùng thuốc nổ phá đá mở luồng ở các thác, hạn chế mức độ hiểm nguy của dòng nước. Công việc mới mẻ, khó khăn, khi bộ đội lặn xuống sâu, áp lực của nước làm chảy cả máu tai. Nước chảy xiết đẩy bật người và thuốc nổ ra, làm tịt cả ngòi nổ. Sau khi bàn bạc, thử nghiệm, các chiến sĩ công binh đã tìm ra nhiều cách làm rất sáng tạo như lấy lá chuối hơ lửa cho mềm để gói thuốc nổ, lấy cơm nếp giã nhuyễn để bọc đầu nổ, buộc chặt khối thuốc nổ vào sào dài để đưa vào sâu trong lòng thác đặt và buộc không để nước cuốn trôi, cắt dây cháy chậm dài để châm lửa trên mặt nước cho chắc chắn và an toàn... Thác dữ bị phá, sông Nậm Na trở nên hiền dịu. Hàng trăm bè mảng xuôi dòng đưa về Lai Châu trên 2.000 tấn gạo, góp phần quan trọng vào việc tiếp tế cho chiến dịch. Trung đội công binh 51 được thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất. Chiến sĩ phá thác Phan Tư được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiếp đó, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, công binh cùng pháo binh xây dựng công sự cho pháo, có thể chịu được công phá của đạn pháo 105 ly, có thể đặt pháo trong công sự để bắn. Đây là công việc khó khăn, mới mẻ. Dưới sự hướng dẫn của đồng chí Nguyễn Hữu Hậu, cán bộ tác huấn Trung đoàn 151, các chiến sĩ công binh và pháo binh đã cố gắng rất lớn để làm công sự. Gỗ làm công sự là cây to (đường kính 30 cm) lại phải lấy từ xa gần 10 km để giữ bí mật, đất đắp hầm dày 3m, có hầm moi sâu vào vách núi, mỗi hầm đều có các công sự bắn, ẩn nấp, hầm chứa đạn... Sau một tháng lao động căng thẳng, công binh và pháo binh đã làm được 11 trận địa lựu pháo, 21 trận địa pháo cao xạ đúng theo yêu cầu. Đêm 6-3-1954, ta kéo thử hai khẩu pháo vào trận địa. Đêm hôm sau, theo ánh lửa đỏ của các nén hương do công binh dẫn đường, toàn bộ xe, pháo đã vào các trận địa, bảo đảm bí mật, an toàn.

Ở mặt trận, việc xây dựng trận địa để siết chặt vòng vây, chia cắt địch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hệ thống giao thông hào của các Đại đoàn 308, 316, 312, 304 ngày càng thít chặt và như những lưỡi dao nhọn chọc thẳng vào khu trung tâm Mường Thanh, chia cắt phân khu Hồng Cúm với phân khu trung tâm. Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ vai đeo súng, tay cầm cuốc, cầm xẻng, ngày đêm cặm cụi đào hầm trong tầm súng, đạn của giặc, dưới trời mưa và sương giá. Mỗi ngày lao động 14 đến 18 tiếng. Cuốc xẻng mòn vẹt. Mồ hôi và máu của các chiến sĩ ta thấm ướt từng đoạn chiến hào. Quân địch hoảng sợ bắn súng, bắn pháo sáng suốt đêm, gài mìn trước các cứ điểm. Nhưng mạng chiến hào của ta vẫn ngày càng vươn xa, tổng cộng chiều dài đến hàng trăm kilômét đan nhau ngang dọc. Bộ Chỉ huy mặt trận quyết định đưa một số đơn vị thuộc Trung đoàn công binh 151 lên phía trước tham gia đào chiến hào vây lấn. Hai Đại đội công binh 53 và 54 lên đào một đường hào cắt đôi sân bay Mường Thanh. Vừa đào hào, các chiến sĩ công binh vừa bắn tỉa tiêu hao giặc. Đại đội công binh 240 (Đại đoàn 312), Đại đội công binh 309 (Đại đoàn 308) cùng tham gia đào hào xuyên qua sân bay Mường Thanh. Địch dùng xe tăng yểm hộ cho máy húc ra lấp hào của ta. Trung đội công binh (Đại đội 309) do đồng chí Trịnh Trọng Đoái chỉ huy khiêng một quả bom 250 kg vào đánh địch. Để khiêng được quả bom này, các chiến sĩ đã tháo thuốc nổ ra, khiêng vỏ bom riêng. Đến vị trí đặt bom lại nhồi thuốc vào, bom nổ, một máy húc của địch bị phá huỷ.

Tháng 4-1954, chiến hào của ta cắt phân khu nam với phân khu trung tâm, cắt đôi sân bay Mường Thanh. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị cắt thành từng khúc, khu trung tâm Mường Thanh chỉ còn mỗi bề khoảng hơn 1 km. Hầm hào đã trở thành một điểm tựa vững chắc để bộ đội ta tiến công tích cực, có hiệu quả.

Trong khi một số đơn vị công binh tham gia xây dựng trận địa vây lấn, một số đơn vị công binh khác (thuộc Trung đoàn 151) trong 10 ngày đầu tháng 4-1954 đã mở thêm 33 km đường cho pháo, xây dựng 30 công sự pháo có nắp và hàng chục trận địa pháo giả.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Giêng, 2022, 09:52:12 am

Đến cuối tháng 4-1954, vấn đề tiếp tế cho mặt trận đã cơ bản được giải quyết. Mạng chiến hào và trận địa pháo đã bao vây chặt và khống chế hoàn toàn tập đoàn cứ điểm. Quân địch bị hãm trong vòng vây ngày càng siết chặt, trong các "địa ngục" sụt lở và ngập nước, tên nào thò lên thì bị quân ta "bắn tỉa" tiêu diệt. Tất cả nguồn tiếp tế trông vào máy bay thả dù. Nhưng bầu trời Điện Biên đã bị pháo cao xạ của ta khống chế. Máy bay địch phải bay cao, phần lớn dù rơi xuống vùng quân ta hoặc khu vực ta và địch tranh chấp. Quân ta lấy được rất nhiều lương thực, đạn dược của địch.

Toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Thực dân Pháp buộc phải tập trung hầu hết máy bay tiếp tế cho Điện Biên Phủ.

Được Mỹ tăng cường chi viện, từ cuối tháng 4-1954, quân Pháp tập trung máy bay, bom đạn đánh phá ác liệt các tuyến đường lên Điện Biên Phủ. Các đèo Sơn La, Chiềng Puốc, Đèo Mèo, Pha Đin, Đèo Khế, Đèo Cả... trở thành những trọng điểm, nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa công binh và bom đạn địch. Mỗi ngày địch ném xuống một trọng điểm từ 160 đến 300 quả bom. Ở đèo Pha Đin có đợt địch đánh liên tục 10 ngày, mỗi ngày từ năm đến sáu trận với nhiều bom nổ ngay, nổ chậm. Đội phá bom 83 đã kiên cường bám trụ trên các trọng điểm, nghiên cứu quy luật hoạt động của máy bay và quy luật nổ của bom đạn địch, từ đó đúc kết phương pháp chống phá bom, bảo đảm giao thông.

Kinh nghiệm của Đội 83 được phổ biến kịp thời cho các lực lượng trên các tuyến bảo đảm giao thông vận tải. Học tập và noi gương Đội 83, nhiều chiến sĩ công binh dũng cảm chiến thắng bom đạn địch hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu biểu là đồng chí Chu Văn Khâm, được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ở đồi A1, cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và địch kéo dài đã gần một tháng. Để tạo điều kiện tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy mặt trận thông qua phương án đào hầm ngầm, đưa lượng thuốc nổ lớn vào phá công sự kiên cố của địch trên đồi A1.

Đại đội công binh thuộc Đại đoàn 316 triển khai đào được một đoạn đường hầm nhưng có khó khăn về kỹ thuật. Công việc được chuyển giao cho Trung đoàn công binh 151. Một phân đội đặc biệt gồm 20 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung, cán bộ tác chiến Trung đoàn 151 phụ trách, được thành lập.

Đêm 20-4-1954 công việc đào đường hầm bắt đầu.

Khó khăn nhất là khu vực mở cửa đường hầm chỉ cách địch hơn 10m. Chúng liên tục ném lựu đạn, bắn như vãi đạn ra xung quanh, ban đêm dùng đèn pha, pháo sáng để kiểm soát mọi hoạt động của ta. Mặc dù có chiến hào, nhưng một số chiến sĩ đã hy sinh và bị thương mới mở được một đoạn cửa hầm vừa chui lọt một người. Càng vào sâu công việc càng khó khăn. Đất đào được phải đổ vào túi vải dù đem đổ ra xa, phải dùng đèn pin đã che ánh sáng buộc lên đầu cọc ở cửa đường hầm để ngắm hướng, dùng ống thuốc tiêm làm thước thăng bằng... Mặt cắt đường hầm rộng và cao khoảng 0,9m. Khi chui vào sâu, thiếu không khí, một số chiến sĩ bị ngất, phải đưa ra ngoài. Có chiến sĩ một đêm ngất bốn đến năm lần. Nhưng không một ai nao núng, mà còn nghĩ ra cách nằm tiếp nối nhau, dùng quạt quạt vào trong đường hầm để có thêm dưỡng khí làm việc.

Sau 15 ngày đêm kiên cường, bền bỉ làm nhiệm vụ, đường hầm dài 49 m đã hoàn thành. Chiều và đêm 4-5, khối thuốc nổ gần 1.000 kg chia làm 49 gói được xếp vào cuối đường hầm. Sáu đường dây truyền nổ nối vào nụ xòe, dây cháy chậm và một đường dây điểm hỏa bằng điện. Phân đội công binh đã hoàn thành xuất sắc việc đào đường hầm và đưa thuốc nổ vào lòng đồi A1. Toàn phân đội đã nêu cao tinh thần dũng cảm, hy sinh để làm nhiệm vụ, tiêu biểu là đồng chí Lưu Viết Thoảng, sau này cùng với thành tích phá bom được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Với sự đóng góp của bộ đội công binh, sau 55 ngày đêm chiến đấu oanh liệt, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm kiên cố Điện Biên Phủ.

Sau khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt, Trung đoàn công binh 151 cùng thanh niên xung phong, công nhân giao thông và dân công làm nhiệm vụ bảo đảm đường số 41 cho các đơn vị bộ đội rút quân và tiến về đồng bằng. Đang giữa mùa mưa lũ, đường số 41 vẫn lầy lún, sụt lở, việc bảo đảm cho hàng trăm xe, pháo và hàng vạn người di chuyển tấp nập kéo dài gần hai tháng đầy khó khăn vất vả. Lực lượng dân công tuy đã rút nhiều, nhưng vẫn còn trên 10.000 người. Nhờ đó giao thông trên đường 41 không bị ngừng trệ. Sau chiến dịch, công binh còn quét mìn, dọn dây thép gai, bảo vệ các kho tàng, thu dọn chiến trường, biến cảnh lộn xộn, đổ nát, chết chóc trở lại bình yên, đầy sức sống cho cánh đồng Mường Thanh.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Giêng, 2022, 09:53:36 am

Toàn bộ quá trình chiến dịch, đóng góp của bộ đội công binh là rất to lớn, thể hiện trên một số mặt sau đây:

1. Bảo đảm đường sá cho ôtô vận tải hậu cần và kéo pháo vào trận địa là nhiệm vụ quan trọng nhất trong suốt chiến dịch.

Số lượng bộ đội và dân công phục vụ chiến dịch lên đến mấy chục vạn người, hoạt động liên tục trên năm tháng ở một chiến trường rừng núi thưa dân, yêu cầu lượng tiếp tế to lớn. Nếu không có đường sá cho ôtô vận tải thì không thể tiến hành được chiến dịch. Với khả năng trang bị của công binh lúc ấy, chỉ có thể mở đường có sẵn và phải triển khai công việc sớm. Nội dung công việc lúc đầu là việc sửa đường cho xe ôtô vận tải hậu cần và xe kéo pháo vào tập kết chiến dịch, sau đó chống lầy, lún, sụt lở do mưa lũ gây ra và chống phá bom mìn do máy bay địch đánh phá, đặc biệt là mưa lũ phá hoạt đường rất nghiêm trọng trên toàn tuyến. Lực lượng bảo đảm trục đường chiến dịch lên đến 5.000 người rải ra suốt gần 200km đường nhưng có lúc vận chuyển trên đường vẫn khó khăn bế tắc. Đồng thời với việc bảo đảm vận chuyển đường bộ, ta đã sáng tạo kết hợp vận chuyến bằng đường sông. Việc phá thác thông luồng đường sông Nậm Na đã kịp thời bổ sung tiếp tế cho mặt trận.

2. Bảo đảm đưa pháo cơ giới vào trận địa bắn có những sáng tạo và thành công.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp có sử dụng nhiều pháo cơ giới. Khi chuẩn bị chiến dịch theo phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" ta đã chủ trương dùng sức người đưa pháo vượt 15 km rừng núi vào trận địa bắn nhằm giữ bí mật bất ngờ.

Sau khi chuyển phương châm"đánh chắc, tiến chắc", đường cho pháo được khẩn trương lựa chọn và thi công, bảo đảm đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa kịp thời, bí mật, an toàn.

3. Xây dựng trận địa cho pháo binh đã được thực hiện tốt.

Trận địa bí mật được thiết lập bằng gỗ, đất vững chắc bảo đảm cho pháo của ta hoạt động liên tục cho đến khi kết thúc chiến dịch mà vẫn giữ được bí mật, an toàn. Xây dựng trận địa tiến công bao vây quân địch là thành công lớn nhất, là kinh nghiệm nổi bật nhất về chiến thuật tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Xây dựng công sự trận địa là một nội dung cơ bản về bảo đảm công binh trong phòng ngự, nhưng ở chiến dịch này đã được bộ đội ta vận dụng thành một biện pháp quan trọng để tiến công.

Địch tổ chức phòng ngự liên hoàn, có quân đông và hỏa lực mạnh, lại chiếm các điểm cao khống chế. Ta ở thế thấp lại phải chiến đấu liên tục ngày đêm trong thời gian dài, nên không dựa vào hệ thống công sự trận địa bao vây và tiến công thì bộ đội ta không thể vận động áp sát địch, tăng thêm lực lượng kịp thời để liên tục đột phá, trụ bám giữ vững trận địa để đánh lại địch phản kích và tiếp tục vây hãm địch. Xây dựng trận địa để bao vây và tiến công không những là một biện pháp bảo đảm công binh mà trở thành một chiến thuật của bộ đội ta để tiến công cứ điểm lớn của địch.

4. Mở cửa qua vật cản của địch.

Đây là cuộc chiến đấu quyết liệt và quyết định thành công của việc mở đầu đột phá cứ điểm địch. Địch bố trí vật cản dày đặc xung quanh cứ điểm và có hoả lực bảo vệ rất chặt chẽ. Muốn đột phá vào cứ điểm địch nhất thiết phải mở cửa qua vật cản, nhưng bộ đội ta chưa có khí tài chuyên dụng để mở cửa do đó ta phải dùng người lần lượt đưa thuốc nổ vào bãi vật cản. Điều quan trọng đầu tiên là phải xác định vị trí và hướng cửa mở thật chính xác và cụ thể, sau đó tổ chức chỉ huy phối hợp chặt chẽ giữa phân đội bộc phá mở cửa và bộ phận hoả lực kiềm chế có hiệu quả các hoả khí của địch bảo vệ vật cản. Bộ phận xung kích kịp thời vượt qua cửa mở vừa mở xong, xung phong vào trong cứ điểm địch, đồng thời phải tiếp tục không cho địch dùng hoả lực bịt cửa mở. Cuộc chiến đấu quyết liệt và hiệp đồng nhịp nhàng giữa các bộ phận phải đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của người chỉ huy trận đánh cứ điểm. Chính vì vậy mà phân đội dùng bộc phá để mở cửa phải do bộ binh tự đảm nhiệm.

Trong các trận tiến công cứ điểm địch ở Điện Biên Phủ, trận nào không tổ chức chỉ huy chặt chẽ việc mở cửa thì vấp váp và thương vong nhiều, trận nào làm chu đáo thì thành công.

5. Đào đường hầm đưa lượng thuốc nổ lớn vào phá huỷ hầm của địch lá một biện pháp có hiệu quả.

Hầm ngầm của địch trên đồi A1 là chỗ dựa vững chắc cho địch giữ được lực lượng liên tục phản kích để giữ cứ điểm. Ta đã đào đường hầm xuyên vào lòng núi để đưa lượng thuổc nổ gần 1.000 kg vào phá hầm ngầm. Công việc gian khổ, phức tạp, phương tiện đo đạc thô sơ nên buồng đặt thuốc nổ chưa thật chính xác vào điểm chính của hầm ngầm nhưng đã góp phần tiêu hao sinh lực địch, làm cho địch hoảng loạn, tạo điều kiện cho trận đánh giành thắng lợi.

Việc tổ chức bảo đảm công binh và sử dụng lực lượng bảo đảm công binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đóng vai trò rất quan trọng. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như trong tất cả các chiến dịch khác của cuộc kháng chiến chống Pháp, ta chưa có chủ nhiệm và cơ quan công binh chiến dịch, mọi việc tổ chức chỉ huy bảo đảm công binh đều do Bộ Chỉ huy và cơ quan tham mưu chiến dịch trực tiếp quyết định và điều hành.

Ngay từ khi chuẩn bị chiến dịch, Bộ Chỉ huy đã xác định đúng đắn rằng bảo đảm đường sá cho tiếp tế hậu cần là khó khăn nhất và quan trọng nhất để tiến hành chiến dịch. Trung đoàn công binh duy nhất của chiến dịch được tập trung vào nhiệm vụ đường sá và còn được tăng cường một lực lượng lớn thanh niên xung phong và dân công. Khi trục đường của chiến dịch bị lũ phá hoại, Bộ Chỉ huy đã huy động mọi lực lượng có thể kể cả đơn vị chiến đấu và cơ quan để tham gia chống lầy. Bộ Chỉ huy đã quyết định mở đường vận chuyển theo sông Nậm Na để hỗ trợ tiếp tế. Những biện pháp bảo đảm công binh quan trọng như làm đường để kéo pháo vào trận địa, làm công sự để triển khai pháo, xây dựng hệ thống trận địa vây lấn, làm hầm ngầm đưa lượng nổ lớn vào đánh cứ điểm đồi A1, đều được Bộ Chỉ huy và cơ quan tham mưu chiến dịch quyết định một cách chính xác và kịp thời, đồng thời tổ chức thực hiện liên tục, kiên quyết.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Giêng, 2022, 02:18:10 pm

TỔ CHỨC VÀ BẢO ĐẢM THÔNG TIN LIÊN LẠC TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ1

Thiếu tướng HỒ TRÍ LIÊM
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thông tin

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và anh dũng của nhân dân cả nước ta chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Chiến công vĩ đại đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ đội thông tin liên lạc.

Trong chiến dịch này, nghệ thuật tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc đã có bước phát triển khá hoàn chỉnh, thể hiện cụ thể trên các mặt sau:

Một là, phát huy được cao nhất tính năng các loại phương tiện thông tin hiện có, xác định phương tiện thông tin chủ yếu chính xác, tổ chức sử dụng kết hợp chặt chẽ các phương tiện với nhau để bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt từ Bộ Chỉ huy chiến dịch đến các đơn vị.

Ở chiến dịch này, các đơn vị được trang bị nhiều loại phương tiện thông tin với số lượng lớn hơn và nhiều chủng loại hơn các chiến dịch trước. Hệ thống thông tin Sở Chỉ huy chiến dịch được tổ chức kết hợp ba phương tiện: vô tuyến điện sóng ngắn, hữu tuyến điện và thông tin chuyển đạt, lấy hữu tuyến là phương tiện chủ yếu. Về cơ bản, thông tin liên lạc đã đáp ứng được yêu cầu của chỉ huy trong tổ chức, chuẩn bị chiến dịch và cả trong quá trình thực hành chiến dịch. Các đường dây liên lạc với các đại đoàn đều có đường liên lạc thẳng và các đường dây đặt qua trạm giữa phía trước chiến dịch hoặc kéo từ tổng đài đại đoàn này đến đại đoàn khác tạo ra đường liên lạc vu hồi khá vững chắc. Trên các tuyến trục hữu tuyến điện, bố trí các trạm bảo vệ dây kết hợp với trạm thông tin chuyển đạt, chuyển tiếp, vừa có tác dụng hỗ trợ nhau trong công tác, vừa tăng thêm tính vững chắc cho hệ thống thông tin chiến dịch. Việc tổ chức sử dụng bộ phận đàm thoại trên máy vô tuyến điện sóng ngắn (GRC-9, 694) sẵn sàng làm việc với các đại đoàn, trung đoàn khi hữu tuyến điện bị đứt đã có tác dụng lớn để bảo đảm liên lạc vô tuyến điện nhanh chóng hơn. Các đại đoàn, trung đoàn cũng có nhiều sáng tạo trong tổ chức sử dụng kết hợp các loại phương tiện thông tin vốn có. Xác định hữu tuyến điện là phương tiện chủ yếu kết hợp với thông tin chuyển đạt trong đợt một chiến dịch là phù hợp với tình hình trang bị và yêu cầu của chỉ huy lúc đó.

Trong thực hành chiến dịch, việc người chỉ huy các cấp cử cán bộ xuống đơn vị dưới để truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị khi thông tin liên lạc bị gián đoạn là biện pháp có tác dụng rất lớn như các trận đánh ở đồi A1, C1. Cán bộ tác chiến đã mang mệnh lệnh chiến đấu của chỉ huy vượt qua hoả lực dày đặc của địch khống chế khu vực mở cửa, vào tung thâm để truyền đạt cho đơn vị đang chiến đấu. Kết quả đã hỗ trợ đắc lực cho thông tin liên lạc đại đoàn đang gặp khó khăn.

Việc xác định phương tiện chủ yếu phải căn cứ vào cách đánh và tình hình tác chiến trong từng đợt chiến dịch. Thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc", Ban Thông tin chiến dịch xác định hữu tuyến điện là phương tiện chủ yếu để liên lạc từ Bộ Chỉ huy chiến dịch đến các trung đoàn là phù hợp với giai đoạn tổ chức, chuẩn bị chiến dịch, thực hành bao vây địch và trong đợt một chiến dịch. Nhưng từ trung đoàn trở xuống, nhiều đơn vị vẫn máy móc lấy hữu tuyến điện làm phương tiện chủ yếu là không phù hợp vì các đường dây đặt qua cửa mở hầu hết bị đạn pháo địch bắn phá, phá hoại nặng nề. Có nhiều trận không thể khôi phục được đã dẫn đến tình hình để mất liên lạc giữa Sở Chỉ huy và đơn vị chiến đấu bên trong cứ điểm. Một số trung đoàn tuy được tăng cường máy vô tuyến điện sóng cực ngắn liên lạc thoại nhưng không tích cực sử dụng. Thấy được thiếu sót đó, từ giữa đợt hai cho tới khi kết thúc chiến dịch, Ban Thông tin đã chỉ thị cho thông tin các đại đoàn, trung đoàn phải tổ chức sử dụng rộng rãi vô tuyến điện, liên lạc hoàn toàn được giữ vững từ Bộ Chỉ huy chiến dịch đến các đại đoàn, nhất là trong các trận chiến đấu giằng co với địch ở đồi A1, C1.

Hai là, biết tập trung phương tiện khí tài thông tin và sự chỉ đạo cho hướng tác chiến chủ yếu, đồng thời coi trọng các hướng khác, luôn tạo ra có lực lượng thông tin dự bị các cấp.

Tuy số lượng, chất lượng các phương tiện sử dụng trong chiến dịch có khá hơn các chiến dịch trước nhưng so với yêu cầu chỉ huy một chiến dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, dài ngày, tình huống chiến đấu khẩn trương, ác liệt thì vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ. Cơ quan thông tin chiến dịch cũng như các đơn vị đã biết tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu, hướng chủ yếu của từng đợt chiến dịch và từng trận đánh then chốt. Trong đợt một, khi các Đại đoàn 312, 308 đánh các trận Him Lam, đồi Độc Lập. Ban Thông tin chiến dịch đã tổ chức liên lạc với các đại đoàn đó bằng hai đường dây hữu tuyến điện kéo qua trạm giữa phía trước và một đường vu hồi giữa hai đại đoàn đó với nhau. Đồng thời, ta còn tổ chức vô tuyến điện sóng ngắn tay đôi chuyên trách, sử dụng cả liên lạc báo và điện thoại trên máy GRC-9 và vượt cấp xuống các trung đoàn. Các Đại đoàn 312, 308 cũng tập trung toàn bộ máy vô tuyến điện sóng cực ngắn hiện có, tổ chức mạng liên lạc thoại giữa các trung đoàn với cấp dưới của họ, kể cả các đại đội chủ yếu.

Vì vậy, thông tin liên lạc luôn được giữ vững từ Bộ Chi huy chiến dịch đến các đại đội mũi nhọn trong quá trình chiến đấu. Đến đợt ba chiến dịch, do quán triệt được tầm quan trọng của trận đánh dứt điểm đồi A1, Đại đoàn 316 đã tăng cường cho Trung đoàn 174 tiểu đội vô tuyến điện sóng ngắn để trung đoàn tổ chức liên lạc với các tiểu đoàn, đại đội chủ yếu, kết hợp với củng cố các đường dây, đặc biệt là đường dây qua cửa mở, để bảo đảm thông tin liên lạc thật vững chắc, góp phần bảo đảm chỉ huy trận đánh giành thắng lợi.

Tuy tập trung phương tiện, khí tài và sự chỉ đạo cho hướng chủ yếu nhưng cơ quan thông tin vẫn không coi nhẹ các hướng khác trong quá trình thực hành chiến dịch. Đại đoàn 304 ở hướng thứ yếu nhưng Ban Thông tin chiến dịch ngoài tổ chức liên lạc bằng vô tuyến điện sóng ngắn, còn kéo đường dây nối từ Đại đoàn 316 đến Đại đoàn 304, vừa bảo đảm cho chỉ huy tác chiến, vừa bảo đảm cho liên lạc chặt chẽ giữa hai đơn vị đó với nhau.

Trong quá trình tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc cho chỉ huy thực hành chiến dịch, Ban Thông tin đã chỉ đạo tích cực thu dây bọc ở các cứ điểm địch đã bị đánh chiếm, đồng thời lấy dây thép gai ở các cứ điểm đó, gỡ ra từng sợi kéo về các đơn vị ở phía sau, dành dây bọc đưa lên phía trước. Đây là một cố gắng lớn để tạo thêm lực lượng thông tin dự bị cho các đơn vị. Mặt khác, trong công tác chỉ huy, chỉ đạo, cơ quan thông tin chiến dịch đã thể hiện tính chủ động, sáng tạo, kiên quyết như chỉ đạo tích cực thu gom dây bằng nhiều nguồn, nhất là tận thu chiến lợi phẩm thông tin trong các trận đánh. Do đó, ở Sở Chỉ huy chiến dịch và các đại đoàn đã có đủ phương tiện, khí tài để sử dụng và có được một lực lượng dự bị cần thiết.

Tuy nhiên, trong một số trận đánh, cơ quan thông tin đại đoàn, trung đoàn do chỉ chủ trương đặt hữu tuyến điện với đơn vị chủ yếu, không tổ chức liên lạc vô tuyến điện sóng cực ngắn với tiểu đoàn vì cho là đơn vị ở gần Sở Chỉ huy trung đoàn nên khi hữu tuyến điện bị đứt đã không khôi phục được, trung đoàn đành mất liên lạc với tiểu đoàn ở hướng chủ yếu như trường hợp giữa Trung đoàn 141 với Tiểu đoàn 11 làm nhiệm vụ trên hướng chủ yếu trong trận đánh cứ điểm Him Lam.
____________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Giêng, 2022, 02:20:33 pm

Ba là, coi trọng nhiệm vụ tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc cho chỉ huy tác chiến, đồng thời chú ý thích đáng các nhiệm vụ tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc cho hiệp đồng, cho chỉ đạo, chỉ huy công tác hậu cần chiến dịch.

Tổ chức sử dụng thông tin liên lạc cho chỉ huy tác chiến do được cơ quan thông tin chiến dịch và các đơn vị coi trọng bằng mọi loại phương tiện hiện có, nên đã bảo đảm được thông suốt trong cả quá trình chiến dịch và trong từng trận đánh, nhất là các trận then chốt. Về vô tuyến điện sóng ngắn đã sử dụng và "liên lạc thoại" từ Bộ Chỉ huy chiến dịch đến các trung đoàn. Về hữu tuyến điện, đã áp dụng một loạt biện pháp kỹ thuật trong triển khai các đường dây trên các loại địa hình phức tạp (rừng núi, sông suối, ruộng nước) và đặc biệt là trong các hào giao thông, hào chiến đấu phòng chống địch bắn phá, phá hoại như: đặt dây trong rãnh mang cá khoét ở vách hào, chèn các bó lau sậy trước khi lấp đất ở lòng chảo, rải hai đường liên lạc với một đơn vị và nối với nhau ở từng đoạn,...

Đi đôi với tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy tác chiến, cơ quan thông tin đã chú trọng tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc cho hiệp đồng giữa các đơn vị như chỉ đạo kéo các đường dây giữa các đại đoàn với nhau và giữa trung đoàn bộ binh với đơn vị pháo binh chi viện. Cơ quan thông tin chiến dịch đã tổ chức hệ thống thông tin dùng cho công tác chỉ huy hậu cần khá hoàn chỉnh so với các chiến dịch trước. Đường trục dây trần dài hơn 400 km từ Sở Chỉ huy chiến dịch liên lạc về bộ ở hậu phương được củng cố bằng cách tận dụng những đoạn còn lại của tuyến trục dây trần bưu điện. Do đó, đã bảo đảm cho chỉ huy chặt chẽ công tác vận chuyển và hoạt động của các trạm cung cấp (binh trạm) chiến dịch trên dọc đường. Tại Sở Chỉ huy chiến dịch, Ban Thông tin còn bố trí hai máy vô tuyến điện sóng ngắn liên lạc trong mạng vô tuyến điện của Tổng cục Cung cấp và mạng chỉ huy năm binh trạm chiến dịch. Các trạm thông tin chuyển đạt, trạm bảo vệ đường dây bố trí sát cạnh các binh trạm vừa phục vụ cho nhiệm vụ thông tin liên lạc chung vừa phục vụ cho chỉ huy công tác hậu cần bằng nhiều loại phương tiện khá chặt chẽ, nên việc cung cấp đạn dược, lương thực, thực phẩm, chuyển tân binh, chuyển hàng vạn bức thư từ hậu phương ra tiền tuyến kịp thời, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch.

Bốn là, cơ quan thông tin chiến dịch phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, vừa làm tốt chức năng cơ quan tham mưu thông tin chiến dịch, vừa làm tốt nhiệm vụ cơ quan chỉ huy các phân đội thông tin trực thuộc.

Tuy nhận lệnh lên đường phục vụ chiến dịch trong thời gian rất gấp, lại chưa được giao nhiệm vụ cụ thể, nhưng với kinh nghiệm tích lũy được từ các chiến dịch trước, Cục Thông tin liên lạc đã chủ động tổ chức Ban Thông tin chiến dịch và phân đội thông tin trực thuộc1. Trên đường hành quân lên chiến trường Điện Biên Phủ, mỗi khi dừng lại nghỉ 10 - 15 phút, các điện đài Sở Chỉ huy đều tranh thủ mở máy làm việc với các đối tượng theo các phiên liên lạc quy định; do đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã nắm chắc tình hình địch ở Điện Biên Phủ và các chiến trường khác, ra lệnh kịp thời cho các đơn vị làm công tác chuẩn bị và thực hành chiến đấu bao vây chặn địch nống ra. Đến vị trí đặt Sở Chỉ huy ở Mường Phăng, bộ phận đi trước của Ban Thông tin đã chỉ huy triển khai xong một số đường dây liên lạc với Đại đoàn 316 (đông Mường Thanh), Đại đoàn 308 (tây - nam Mường Thanh), các Đại đoàn 312, 351 (vây chặn địch đi Tuần Giáo vào Lai Châu), Đại đoàn 304 (Hồng Cúm). Nhờ có hệ thống hữu tuyến điện này, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã chỉ huy chặt chẽ các đại đoàn làm công tác chuẩn bị và bao vây, không cho địch rút.

Đồng thời, cơ quan thông tin còn khẩn trương triệu tập hội nghị thông tin chiến dịch, nghiên cứu quán triệt phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" vận dụng vào kế hoạch thông tin liên lạc. Sau đó, khi Đảng uỷ và Bộ Chỉ huy chiến dịch thay đổi phương châm tác chiến sang "đánh chắc, tiến chắc", cơ quan thông tin lại kịp thời mở hội nghị thông tin chiến dịch lần thứ hai, thảo luận các biện pháp thực hiện với quyết tâm "đánh chắc, tiến chắc phải có thông tin liên lạc vững chắc". Sau giai đoạn đầu của đợt hai, cơ quan thông tin căn cứ vào quyết tâm tác chiến mới, lại triệu tập hội nghị thông tin chiến dịch lần thứ ba kiểm điểm đơn vị. Nhờ tổ chức được kịp thời các hội nghị thông tin chiến dịch và sự chỉ đạo chặt chẽ đối với từng đơn vị, đặc biệt là khi có các đơn vị thay phiên chiến đấu hoặc hiệp đồng chiến đấu vào một mục tiêu, nên hệ thống thông tin cấp trên, cấp dưới đã kết hợp với nhau chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm cho chỉ huy chiến dịch luôn thông suốt.

Để tổ chức sử dụng các phương tiện đạt các yêu cầu vững chắc, bí mật theo chỉ thị của Tham mưu trưởng chiến dịch, Ban Thông tin liên lạc đã chỉ đạo các đơn vị áp dụng một loạt biện pháp có hiệu quả khi triển khai các đường dây trong hào giao thông, hạn chế sử dụng vô tuyến điện sóng ngắn liên lạc điện báo với các đơn vị tham gia chiến dịch. Bố trí cụm điện đài cách xa Sở Chỉ huy 10km để liên lạc với Bộ Tổng tham mưu và các chiến trường trong toàn quốc, đồng thời giữ bí mật cho vị trí bố trí Sở Chỉ huy. Khi Đảng uỷ mặt trận ra nghị quyết về Đấu tranh chống tư tưởng hữu khuynh tiêu cực, thông tin liên lạc đã triển khai đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng từ cấp uỷ đến đảng viên, cán bộ, chiến sĩ các phân đội thông tin trực thuộc; đồng thời, mở tiếp hội nghị thông tin, quán triệt quyết tâm của Đảng uỷ chiến dịch, rút kinh nghiệm công tác tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc và thảo luận phương pháp khắc phục thiếu sót để làm tốt hơn cho đợt sau.

Tóm lại, cơ quan thông tin chiến dịch đã chỉ đạo khá chặt chẽ công tác tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chiến dịch. Hệ thống thông tin toàn chiến dịch đã đạt chất lượng tốt. Cơ quan và phân đội thông tin các cấp, các binh chủng đã phối hợp công tác chật chẽ với nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc chiến dịch, góp phần bảo đảm cho chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu, giành thắng lợi trọn vẹn trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Thành công của tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu đỉnh cao phát triển của nghệ thuật tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc chiến dịch của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã góp phần quan trọng vào việc định hướng xây dựng lý luận, tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc và tổ chức bảo đảm kỹ thuật của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, bộ đội thông tin liên lạc đã được trang bị nhiều phương tiện thông tin công nghệ cao, hiện đại, có chất lượng tốt hơn và số lượng cũng nhiều hơn; tình huống tác chiến sẽ diễn biến rất khẩn trương, đột biến và quyết liệt. Do đó, yêu cầu chỉ huy tác chiến cao hơn, đòi hỏi thông tin liên lạc phải thông suốt, vững chắc trong mọi tình huống. Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu quán triệt tư tưởng "lấy ít đánh nhiều", "lấy trang bị kỹ thuật yếu hơn chống lại kẻ địch có trang bị kỹ thuật mạnh hơn, hiện đại hơn", nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi phải có trình độ tổ chức tốt, sử dụng các phương tiện thông tin có kỹ thuật cao trong điều kiện chiến tranh mới để bảo đảm thông tin liên lạc cho bộ chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân đánh thắng kẻ địch có vũ khí công nghệ cao, có trình độ tác chiến hiện đại.

Tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc cho cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật vẫn phải dựa vào ưu thế chính trị, tinh thần và sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, phát huy tinh thần dũng cảm, trí thông minh sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ thông tin, tổ chức và sử dụng có hiệu quả mọi loại phương tiện thông tin có trong tay cả khí tài thông tin hiện đại và thông tin truyền thống, tổ chức hệ thống thông tin hợp lý để bảo đảm thông tin vững chắc, cơ động, bí mật, phù hợp với mọi cách đánh trong nhiều loại hình chiến dịch của chiến tranh hiện đại.
__________________________________________________
1. Ban Thông tin chiến dịch do Cục trưởng Cục Thông tin làm Trưởng ban, một phó phòng thuộc Cục Thông tin làm Trưởng ban Thông tin sở Chỉ huy đi trước.
Phân đội thông tin trực thuộc lúc đầu chỉ có một trung đội vô tuyến điện sóng ngắn, một trung đội hữu tuyến điện và một tiểu đội chuyển đạt.



Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Giêng, 2022, 02:25:53 pm

CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KỸ THUẬT
TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

Thiếu tướng HOÀNG ANH TUẤN
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ và cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Đảng uỷ kiêm Tư lệnh chiến dịch, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch Hội đồng Cung cấp mặt trận, Thiếu tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng chiến dịch, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp Trần Đăng Ninh phụ trách việc làm đường và tiếp tế cho chiến dịch.

Để tiếp tế cho chiến dịch, Trung ương Đảng và Chính phủ đã huy động 260.000 dân công, trên 20.000 xe đạp thồ, trên 17.000 ngựa thồ, trên 4.000 thuyền các loại và 628 xe ôtô vận chuyển hàng hoá, đạn dược... Theo kế hoạch chung, việc tổ chức vận chuyển đường dài từ các vùng tự do lên Điện Biên Phủ được thực hiện như sau: Hội đồng Cung cấp chiến dịch tổ chức chuyển hàng và đưa dân công lên giao cho Tổng cục Cung cấp tiền phương. Hướng từ Việt Bắc sang giao ở Ba Khe, hướng từ Liên khu III, Liên khu IV lên giao ở Suối Rút.

Tổng cục Cung cấp hậu phương phụ trách chuyển vũ khí, đạn dược, xăng dầu... đến Ba Khe, Suối Rút và giao cho Tổng cục Cung cấp tiền phương.

Tổng cục Cung cấp tiền phương vận chuyển tiếp lên mặt trận, đồng thời tổ chức các kho dự trữ quanh thị xã Sơn La và các kho trung tuyến từ km 31 đến km 87 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ. Các kho được bố trí hợp lý, bí mật, an toàn, thuận tiện cho việc cấp phát và tiếp nhận. Ở Sơn La, ta dựa vào hang đá Bản Lầu làm tổng kho vũ khí đạn cho toàn chiến dịch. Các kho trung tuyến và dã chiến đặt gần đường, tận dụng địa hình, đào hầm sâu vào các sườn đồi, lưng núi. Các kho đều có cửa chống bom, đạn và bố trí với khoảng cách hợp lý để bảo đảm an toàn và phục vụ bộ đội tác chiến thuận lợi. Kho và đường vào kho được nguỵ trang cẩn thận, do vậy, trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch, hầu như không bị tổn thất do máy bay, pháo binh địch đánh phá. Việc tổ chức kho đều có tính toán, sắp xếp khoa học, các loại đạn được phân theo lô, loại và để ở từng hầm riêng biệt, vừa tiện cho việc cấp phát vừa tiện kiểm tra, bảo quản.

Tổ chức bảo đảm vũ khí theo phương án lúc đầu dự kiến là 327 tấn, sau đó có kế hoạch bổ sung thêm 106,5 tấn. Đến ngày 31-1-1954, theo phương án mới, cần bổ sung thêm 414 tấn, sau đó lại tăng thêm 608 tấn. Số lượng tăng không chỉ một lần mà tăng nhiều lần, như kế hoạch 414 tấn tăng làm bốn lần (gọi theo mật danh là các kế hoạch PTKA, B, C, D), kế hoạch 608 tấn tăng làm ba lần (gọi theo mật danh là các kế hoạch PTKE, G, R). Như vậy, vũ khí đạn cần chuẩn bị cho chiến dịch là 1.455,5 tấn. Đây là lượng vũ khí, đạn dược lớn nhất kể từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp mà ngành quân khí phải chuẩn bị cho một chiến dịch. Cục Quân khí đã huy động tất cả lượng đạn dự trữ các kho của cục, lấy về hết 11.715 viên đạn pháo 105 ly thu được trong Chiến dịch Biên giới gửi ở Long Châu (Trung Quốc) và 400 viên đạn pháo 105 ly thu được trong trận Banaphào để ở kho Chu Lễ (Hà Tĩnh). Do tình hình khẩn trương nên nhiều loại vũ khí, đạn nhận từ nguồn viện trợ không nhập kho mà chuyển thẳng ra mặt trận (như hoả tiễn H6). Để bảo đảm tiếp tế vũ khí, đạn cho chiến dịch, Tổng cục Cung cấp thành lập Ban Quân khí tiền phương do đồng chí Nguyễn Văn Nam - Cục trưởng Cục Quân khí, làm Trưởng ban; đồng chí Phan Tử Lăng - Cục phó Cục Quân khí làm Phó trưởng ban. Cơ quan quân khí tiền phương trong chiến dịch này đông người nhất từ trước đến nay, gồm 139 cán bộ, chiến sĩ của Cục Quân khí, bốn đội thanh niên xung phong với 478 người và nhiều cán bộ, nhân viên do Chính phủ điều động bổ sung. Với lực lượng này, Ban Quân khí tiền phương đã tổ chức thành các tổ, đội như sau:

- Một tổ ở cơ quan Tổng cục Cung cấp tiền phương do đồng chí Trưởng ban quân khí tiền phương phụ trách, giúp Tổng cục chỉ đạo bảo đảm vũ khí, đạn cho mặt trận.

- Bộ phận quân khí hoả tuyến.

- Bộ phận kho ở Xuân Ninh, Ngũ Mãng và các phân kho trung tuyến, hoả tuyến.

- Đội sửa chữa vũ khí, đạn.

- Đội thu hồi, xử lý vũ khí, đạn chiến lợi phẩm.

- Bộ phận phái viên, nhân viên kỹ thuật tăng cường cho các đại đoàn để theo dõi, chỉ đạo và giải quyết vũ khí, đạn cho đơn vị.

Việc sửa chữa, bảo đảm cho xe ôtô vận chuyển phục vụ chiến dịch được tổ chức chu đáo. Các đơn vị đã phát động đợt thi đua ngắn ngày tập trung sửa chữa những xe hư hỏng để đưa vào vận chuyển. Đại đội 202 đã sửa được chín xe hỏng nặng, ba xe hỏng nhẹ. Đại đội 206 tự khắc phục sửa chữa được bốn xe gãy nhíp... Ngành xe máy tổ chức hệ thống phục vụ sửa chữa từ hậu phương đến tiền phương. Ở hậu phương, ngành xe máy sử dụng hai xưởng Tiền Phong và Chiến Thắng tập trung sửa chữa bảo đảm cho các xe tham gia chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, có xưởng sửa chữa AZ11 bố trí ở ngã ba Đông Lý (Yên Bái). Xưởng được trang bị thêm thiết bị đủ khả năng sửa chữa, bảo đảm cho các xe hoạt động trên tuyến; có hai đội sửa chữa bố trí ở Tuần Giáo và km 15 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ phục vụ các xe hoạt động ở trung tuyến và hoả tuyến; có hai đội sửa chữa cơ động, một đội hoạt động trên đường 41 và một đội hoạt động trên đường số 1. Mỗi đội có bảy đến tám thợ giỏi sẵn sàng sửa chữa khắc phục những xe hỏng hóc dọc đường.

Với tinh thần "tất cả cho chiến dịch thắng lợi" và "yêu xe như con, quý xăng như máu", cán bộ, chiến sĩ ngành xe ngày đêm chăm sóc bảo quản xe tốt trong suốt chiến dịch, bảo đảm vận chuyển đạn, gạo... và kéo pháo vào trận địa đúng thời gian, kế hoạch tác chiến. Trong chiến dịch, hầu hết số xe được điều động ra mặt trận (gồm 16 đại đội với 628 xe, hơn 800 lái xe và 300 thợ sửa chữa).

Cùng với lực lượng xe ôtô, hàng ngàn xe đạp thồ, xe ngựa, xe trâu, thuyền, mảng... liên tục xuôi ngược trên các tuyến đường từ các Liên khu III, IV ra, từ trung du lên, từ Việt Bắc sang, từ Tây Bắc và Thượng Lào xuống Điện Biên Phủ; vận chuyển cung cấp đủ vật chất và vũ khí, trang bị kỹ thuật cho chiến dịch (trong số hàng hoá tiếp tế cho chiến dịch có 1.458,1 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật).

Việc bảo đảm thông tin liên lạc cho chiến dịch do đồng chí Hoàng Đạo Thuý - Cục trưởng Cục Thông tin liên lạc, trực tiếp làm Trưởng ban thông tin chiến dịch. Lực lượng bảo đảm thông tin liên lạc có các tổ sửa chữa khí tài, kho thông tin, Tiểu đoàn 303, Đại đội 101 và lực lượng thông tin của các đại đoàn, trung đoàn bộ binh, Đại đoàn công - pháo.

Phục vụ cho việc vận chuyển tiếp tế, Trung đoàn công binh 151 cùng các lực lượng dân công, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã khẩn trương làm việc ngày đêm để thông đường theo đúng kế hoạch. Ngày 27-11-1953, xe vận tải đã đến được Tuần Giáo và ngày 16-1-1954, Trung đoàn lựu pháo 54 (gồm 24 khẩu pháo 105 ly), các tiểu đoàn pháo cao xạ, các xe bảo đảm... đã vào đến km 70 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.
______________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Giêng, 2022, 02:26:38 pm

Từ trung tuần tháng 2-1954, công tác vận chuyển tiếp tế có thay đổi để đáp ứng phương án tác chiến mới của chiến dịch. Tuyến vận chuyển của Hội đồng Cung cấp kéo dài lên đến Sơn La; lực lượng phục vụ chiến dịch được tăng cường với 3.168 cán bộ, chiến sĩ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và hơn 30.000 dân công, thanh niên xung phong. Các tuyến vận tải của Tổng cục Cung cấp tiền phương được tổ chức thành các tuyến hậu cần, kỹ thuật, không chỉ đảm nhiệm công tác vận tải mà còn làm cả nhiệm vụ bảo đảm cung cấp và chỉ huy thống nhất các lực lượng bảo đảm trên toàn tuyến.

Do được tổ chức chặt chẽ và với sự tích cực khẩn trương của các lực lượng, ngày 11-3-1954, công tác chuẩn bị cho chiến dịch theo phương án "đánh chắc, tiến chắc" đã kết thúc chu đáo, đúng kế hoạch.

17 giờ ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận pháo kích mở màn chiến dịch đạt hiệu quả cao: Sở Chỉ huy địch bị trúng đạn, đường dây điện thoại bị cắt đứt, các trận địa pháo của địch bị tê liệt... Cả Him Lam và Mường Thanh đều rung chuyển trong tiếng nổ dồn dập, Sở Chỉ huy phân khu bắc bị đánh tơi tả... Ngay từ giờ phút đầu tiên, bọn địch ở Điện Biên Phủ đã bị giáng một đòn khủng khiếp. Trận mở màn kết thúc hồi 23 giờ 30 phút. Trung tâm đề kháng Him Lam bị tiêu diệt hoàn toàn.

Đêm 14 rạng ngày 15-3, ta tiến công và tiêu diệt cụm cứ điểm Độc Lập. Địch ở Bản Kéo sợ hãi giương cờ trắng ra hàng. Quân ta thừa thắng tiến vào đánh chiếm các ngọn đồi ở phía bắc sân bay Mường Thanh,...

Bám sát đội hình tác chiến của các đơn vị, cán bộ, nhân viên kỹ thuật đã trực tiếp tham gia cùng chiến đấu và sẵn sàng sửa chữa vũ khí cho bộ đội. Do thiếu trận địa dự bị để di chuyển nên một số trận địa pháo đã bị địch đánh trúng, có bảy khẩu pháo cao xạ 37 ly bị hỏng, trong đó có ba khẩu hỏng nhẹ được các chiến sĩ quân khí Tiểu đoàn 394 do đồng chí Trần Kim Ngọc - Chủ nhiệm quân khí tiểu đoàn, phụ trách sửa chữa bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và giao cho đơn vị tiếp tục chiến đấu. Bốn khẩu pháo hỏng nặng được đưa về trạm quân khí tiền phương (ở km 52 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ) để sửa chữa. Đồng chí Đoàn Đà, Trạm trưởng Trạm quân khí Trung đoàn 367 cùng cán bộ quân khí trung đoàn và Cục Quân khí tăng cường, đã làm việc ngày đêm, dồn ghép, sửa chữa được ba khẩu kịp đưa về đơn vị chiến đấu khi đợt hai của chiến dịch bắt đầu. Khẩu còn lại do hỏng quá nặng phải huỷ để lấy phụ tùng thay thế.

Qua thực tế chiến đấu và phục vụ sửa chữa tại trận địa, cán bộ, chiến sĩ quân khí đã phát hiện những bộ phận hay hỏng trong mỗi khẩu pháo cao xạ như máy nạp đạn, máy ngắm, càng kéo,... Đồng chí Đỗ Đức Dục, Chủ nhiệm quân khí tiền phương Trung đoàn 367 đã đề nghị Tổng cục Cung cấp sản xuất một số bộ phận để sẵn sàng thay thế. Chỉ trong một thời gian ngắn, các xưởng quân giới đã nghiên cứu sản xuất thành công trục máy tống đạn, bướm tống đạn, cán ngoắc pháo cao xạ 37 ly, kim hoả súng phòng không 12,7 ly,... gửi lên Điện Biên Phủ để quân khí kịp thời sửa chữa súng pháo phục vụ bộ đội chiến đấu.

Ngoài sự chi viện của hậu phương, ngay tại mặt trận, lực lượng quân khí đã bám sát đơn vị, bảo đảm cho bộ đội luôn có đủ vũ khí trang bị tham gia chiến dịch. Cán bộ, chiến sĩ các trạm sửa chữa làm việc ngày đêm bên các lò rèn đỏ lửa để rèn thêm cuốc xẻng cung cấp cho bộ đội sửa đường, đào hào và chế tạo các phụ tùng thay thế. Trong chiến đấu, súng phòng không 12,7 ly do phải bắn liên tục (có khẩu bắn đến đỏ nòng) nên ngoài kim hoả hay bị hỏng, phiến khoá của khoá nòng cũng rất hay gãy. Loại này không có dự trữ, nếu chờ tiếp tế của hậu phương thì khá lâu. Trước tình hình đó, đồng chí Đỗ Đình Hữu cùng cán bộ chiến sĩ quân khí đã nghiên cứu khắc phục bằng cách lấy sắt từ cuốc chim mang rèn và đã chế tạo được những phiến khoá nòng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ sửa chữa kịp thời. Cán bộ, chiến sĩ quân khí ngoài việc bám sát chỉ đạo, giúp đỡ đơn vị còn tích cực tham gia thu hồi, xử lý vũ khí, đạn chiến lợi phẩm để cấp phát bổ sung cho đơn vị chiến đấu. Do có tổ chức kiểm tra chu đáo, ta đã phát hiện và xử lý thành công số đạn pháo 105 ly mà địch đã gài bẫy, nếu mang bắn đạn sẽ nổ ngay trong nòng pháo gây hỏng pháo, chết người,...

17 giờ 30 ngày 30-3-1954, pháo binh chiến dịch bắn dồn dập vào Sở Chỉ huy của Đờ Cátxtơri, các điểm cao C, D, E, A, các trận địa pháo binh và quân cơ động ở Mường Thanh, Hồng Cúm. Sau năm ngày chiến đấu, đợt tiến công thứ hai của ta đã thu được nhiều thắng lợi, thu hẹp thế trận vây lấn tập đoàn cứ điểm.

Sau hai đợt tiến công, các lực lượng của ta đã tiêu hao một lượng đạn khá lớn. Đạn dược dự trữ còn rất ít, nhất là đạn pháo 105 ly, việc sử dụng đạn đã phải tính đến từng viên. Xe ôtô cũng thiếu trầm trọng. Trước tình hình đó, Tổng cục Cung cấp tích cực đôn đốc và tổ chức tốt việc vận chuyển đạn từ hậu phương ra, điều chỉnh lượng đạn giữa các đơn vị, tổ chức cấp phát phân phối hợp lý, có kế hoạch tiết kiệm đạn và xử lý hàng chiến lợi phẩm để cung cấp cho các đơn vị. Đồng thời, Tổng cục Cung cấp cũng chỉ đạo khai thông đường vận chuyển từ Ba Nậm Cúm (biên giới Việt - Trung) - Lai Châu - Mường Tòng - Mường Pồn - Điện Biên Phủ để chuyển đạn, gạo,... về Điện Biên Phủ.

Để giải quyết tình trạng thiếu xe, Tổng cục Cung cấp tiền phương chủ trương "triệt để phát huy hiệu suất của xe, mượn xe của pháo"; đồng thời phát động phong trào giữ xe tốt, giảm tối thiểu số xe bị hư hỏng. Nếu có hư hỏng, các đơn vị và các đội sửa chữa phải nhanh chóng khắc phục để đưa xe vào hoạt động. Số xe lấy của pháo lúc đầu là 16%, sang đợt hai của chiến dịch, do phải vận chuyển gấp nên đã sử dụng tới 50%.

Để chuẩn bị tốt cho đợt ba, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ thị cho Tổng cục Cung cấp tiền phương tiếp tục làm tốt công tác tiếp tế bảo đảm cho bộ đội, củng cố và phát triển trận địa tiến công siết chặt vòng vây, đánh chiếm sân bay, triệt hẳn đường tiếp tế và tăng viện của địch, uy hiếp hơn nữa tung thâm của địch. Cuối tháng 4-1954, công tác bảo đảm cho bộ đội đã cơ bản hoàn thành, các đơn vị được bổ sung đầy đủ vũ khí, đạn, trang bị, sẵn sàng bước vào đợt tiến công mới.

Trưa ngày 1-5-1954, pháo các cỡ của ta giội đạn mãnh liệt vào các trận địa địch, mở đầu cho đợt tấn công thứ ba. Trong đợt bắn phá này, lần đầu tiên, hoả tiễn H6 của ta xuất trận, làm cho binh lính địch càng thêm kinh hoàng, khiếp sợ. Cụm pháo binh của địch ở Hồng Cúm bị tê liệt, không bắn được phát nào. Một kho đạn pháo với 3.000 viên của địch nổ tung, kho lương thực, thực phẩm của chúng cũng bốc cháy... Sau đợt pháo kích kéo dài gần một giờ, bộ đội ta từ các hướng đồng loạt tiến công nhiều vị trí của địch. Đêm 1-5, ta diệt các cứ điểm C1, 311A, 505 và 505A; đêm 3-5, diệt 311B... Ngày 3-5, Cônhi lệnh cho Đờ Cátxtơri chuẩn bị rút chạy. Nhưng kế hoạch rút chạy của chúng chưa kịp triển khai thì ngày 5-5, quân ta đã tiến công tiếp và nhanh chóng chuyển sang tổng công kích.

Bộ Chỉ huy chiến dịch nắm chắc tình hình và căn cứ vào sự phát triển trên các hướng, đã quyết định tổng công kích vào hồi 20 giờ 30 phút ngày 6-5-1954, lấy tiếng nổ của khối bộc phá đánh đồi A1 làm hiệu lệnh. Trước đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã thông qua phương án đánh A1 bằng lượng bộc phá lớn. Trung đoàn công binh 151 tổ chức một đội đặc biệt gồm 20 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung phụ trách đào đường hầm để đặt bộc phá. Sau 15 ngày đêm kiên cường, bền bỉ thực hiện nhiệm vụ, đội đã đào xong đường hầm dài 49m và ngay trong đêm 4-5, khối thuốc nổ gần 1.000kg do bộ đội công binh "chế tạo" tại trận địa với 23kg thuốc nổ TNT, 20kg nitrôxenlulô, 19kg thuốc mồi, số còn lại là lượng thuốc nổ tháo từ các quả bom chưa nổ ở Căng Na (Điện Biên Phủ), chia làm 49 gói, đã được đặt vào cuối đường hầm, sáu đường dây cháy chậm và một đường điểm hoả bằng điện đã được nối xong.

18 giờ ngày 6-5, ta tập trung các loại pháo 105 ly, 75 ly, cối 120 ly, 81 ly và 12 dàn hoả tiễn H6 bắn dữ dội vào các cứ điểm còn lại. 20 giờ 30 phút cùng ngày, khối bộc phá gần 1.000 kg ở A1 được gây nổ,... Quân ta đồng loạt tiến công và nhanh chóng làm chủ các cứ điểm A1, C2, 310... 17 giờ 30 phút ngày 7-5, Thiếu tướng Đờ Cátxtơri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt sống. Địch ở các cứ điểm còn lại lũ lượt kéo cờ trắng ra hàng.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Giêng, 2022, 04:42:13 pm

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ MÃI MÃI LÀ NIỀM TỰ HÀO,
NGUỒN CỔ VŨ TO LỚN CỦA QUÂN VÀ DÂN CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC
1

Trung tướng MA THANH TOÀN
Ủy viên Trung ương Đảng
Tư lệnh Quân khu II

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói "đó là một mốc chói lọi bằng vàng". Trong dặm dài lịch sử dân tộc Việt Nam, mốc đó ghi dấu bước tiến thần kỳ của quân và dân ta sau ngót một trăm năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thắng lợi đó là kết tinh của cả một quá trình đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt Nam dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng và Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Cùng với thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định vị trí tiên phong của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức và nô dịch trên thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Cùng với cả nước, quân và dân các dân tộc Tây Bắc rất tự hào vì đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vẻ vang này. Hơn thế nữa, thắng lợi vẻ vang đó lại được tạo nên ngay trên chính quê hương mình, để rồi địa danh Tây Bắc - Điện Biên Phủ đã vượt qua không gian, thời gian, mãi mãi là niềm tự hào, nguồn cổ vũ to lớn đối với quân và dân các dân tộc Tây Bắc, đối với cả dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì một thế giới hoà bình, không có áp bức bóc lột.

Năm mươi năm qua, mang tinh thần và khí phách Điện Biên Phủ, quân và dân các dân tộc Tây Bắc cùng cả nước tiếp bước trên con đường cách mạng, vượt qua những chặng đường lịch sử đầy thử thách, đương đầu với các thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất của thời đại, làm nên đại thắng mùa Xuân 1975. Tổ quốc Việt Nam thống nhất, độc lập và đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có thể nói, 50 năm qua, trên mỗi chặng đường, mỗi chiến công, mỗi biến động của lịch sử dân tộc Việt Nam đều ít nhiều mang dấu ấn và ảnh hưởng tích cực của chiến thắng Điện Biên Phủ.

Riêng với quân và dân Tây Bắc, tác động và ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ là vô cùng to lớn. Đó là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh chính trị, tinh thần, là một nhân tố góp phần quyết định cho mọi thắng lợi trong từng chặng đường lịch sử mà nhân dân các dân tộc cùng lực lượng vũ trang Tây Bắc đã đi qua.

Nhìn lại lịch sử cách mạng dân tộc, trong sự chỉ đạo chiến lược của Đảng ta, với những đặc điểm xã hội, tự nhiên, Tây Bắc luôn được xác định là địa bàn chiến lược quan trọng về địa - chính trị. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là tới năm 1953-1954, Tây Bắc trở thành chiến trường chính trong cuộc quyết đấu giữa thực dân Pháp, can thiệp Mỹ với nhân dân Việt Nam. Tây Bắc từng là địa bàn diễn ra nhiều chiến dịch lớn, nay trở thành tâm điểm của chiến tranh, với thắng lợi quyết định thuộc về dân tộc Việt Nam, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu". Sở dĩ có được điều ấy là vì trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, từ rất sớm, Đảng ta đã rất quan tâm tới chiến trường Tây Bắc. Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất, tháng 1-1947 đã nhận định, căn cứ địa rừng núi ở miền Tây Bắc có một giá trị chiến lược rất quan trọng đối với miền Bắc Việt Nam và cả miền Bắc Đông Dương. Trong thư gửi cán bộ, chiến sĩ mặt trận miền Tây ngày 1-2-1947, Bộ Tổng chỉ huy đã chỉ rõ: Miền Việt Tây đối với nước ta có một vị trí chiến lược rất quan trọng. Hùng cứ được ở đó không những quân địch ở vào cái thế "Cứ lao lâm hàm" có thể uy hiếp hậu phương chúng ta, mà chúng lại mong thực hiện âm mưu độc ác "dĩ Việt chế Việt" chia rẽ các anh em thiểu số, lập bộ đội người Việt thiểu số để tiến đánh chúng ta.

Mỗi tấc đất miền Tây là một tấc đất của Tổ quốc Việt Nam. Mỗi một đồng bào miền Tây là một người dân nước Việt. Bảo vệ được lãnh thổ và nhân dân miền Tây, tức là gián tiếp bảo vệ được đại hậu phương của chúng ta, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng.

Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ giải phóng Tây Bắc được đặt ra, quyết không để địch chiếm đóng, không thể để đồng bào ta bị quân thù giày xéo hay lung lạc. Thực hiện chủ trương biến hậu phương địch thành tiền phương của ta, bốn đội Xung phong công tác được gấp rút tổ chức và tiến sâu vào vùng Tây Bắc, phân tán thành từng tổ nhỏ, tiến hành công tác tuyên truyền giác ngộ quần chúng, gây dựng cơ sở cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, phát động chiến tranh du kích trong vùng địch kiểm soát... Cùng thời gian này, chủ lực ta mở một số chiến dịch nhỏ ở sông Đà, sông Thao... Tây Bắc bước đầu đã xây dựng được các cơ sở cách mạng, chiến tranh du kích từng bước phát triển. Tiếp đó, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh ở Tây Bắc, ta mở liên tiếp hai chiến dịch quan trọng là Chiến dịch Lê Lợi và Chiến dịch Lê Hồng Phong I. Đến năm 1950, khi Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, trên địa bàn Tây Bắc ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hai tiểu đoàn địch, giải phóng một vùng rộng lớn, bao gồm cả thị xã Lào Cai.

Căn cứ vào tương quan lực lượng và vị trí hiểm yếu của Tây Bắc, cùng với khả năng tác chiến của bộ đội ta nên trong Thu Đông 1952, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh đã xác định rõ: hướng tiến công chính của ta trong Thu Đông 1952 là Tây Bắc Bắc Bộ.

Thực hiện chủ trương đó, tháng 9-1952, Trung ương Đảng và Tổng Quân uỷ, trên cơ sở tính toán, cân nhắc một cách khách quan, khoa học, đã hạ quyết tâm mở chiến dịch tiến công trên chiến trường Tây Bắc. Quyết tâm đó hoàn toàn chính xác, chiến dịch giành thắng lợi, 80% đất đai miền Tây Bắc được giải phóng, nối thông với căn cứ địa Việt Bắc, tạo cho thế và lực của ta thêm vững mạnh, ngày càng dồn địch vào thế bị động, lúng túng. Có được cục diện đó là do nhiều yếu tố tạo thành, trong đó có vấn đề quan trọng là Đảng ta, từ sau Chiến dịch Hoà Bình, đã chọn Tây Bắc làm hướng tiến công chủ yếu. Sự lựa chọn đó hoàn toàn chính xác, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta trong chỉ đạo và điều hành chiến tranh.

Đến Đông Xuân 1953-1954, giai đoạn có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến, Tây Bắc vẫn là địa bàn được Trung ương Đảng chọn làm hướng hoạt động chính. Trên thực tế, ta đã điểm trúng huyệt hiểm yếu của địch, buộc chúng phải tung quân lên Điện Biên Phủ, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh, như chúng từng cho rằng là một "siêu Nà Sản", một "Vécđoong ở Đông Dương", là cái bẫy để thu hút và nghiền nát chủ lực đối phương hòng đi tới trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Pháp.

Hơn thế nữa, phía Pháp còn ngạo mạn nói: Chỉ còn một mối lo duy nhất là đối phương không dám công kích Điện Biên Phủ và ngang nhiên rải truyền đơn thách thức ta.

Các tướng lĩnh Pháp, các nhà hoạch định kế hoạch quân sự này đâu hề nghĩ rằng chọn Điện Biên Phủ làm nơi hội chiến chính là chúng đã chọn trước một tử địa với hậu quả khôn lường.
___________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Giêng, 2022, 04:44:13 pm

Về phía ta, Trung ương Đảng quyết định chọn Điện Biên Phủ làm chiến địa của trận quyết chiến chiến lược với quân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng, không những đối với ta mà đối với cả quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được.

Đáp lời của Người, cả nước hướng về Điện Biên Phủ. Trên khắp các ngả đường Tây Bắc, các đại đoàn chủ lực, các đoàn dân công ngày đêm xẻ núi, băng rừng, vượt sông đi vào chiến dịch. Trong hùng khí đó, quân và dân Tây Bắc, dù còn khó khăn thiếu thốn trăm bề, nhưng với truyền thống yêu nước thương nòi, vượt qua gian khổ, hy sinh, đã trực tiếp chi viện rất lớn cả sức người và sức của cho chiến dịch.

Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, đã kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Trong niềm vui thắng lợi đó, hơn ai hết, quân và dân Tây Bắc rất tự hào vì chiến công oanh liệt ấy đã diễn ra ngay chính trên mảnh đất quê hương và có sự đóng góp to lớn của chính mình; tự hào về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: "Dân tộc ta mãi mãi tự hào về miền Tây Bắc anh hùng, về chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại. Truyền thống lịch sử ấy sẽ tiếp thêm cho chúng ta niềm tin ở sự lãnh đạo của Đảng, ở sức mạnh đoàn kết dân tộc và nghị lực sáng tạo của đồng bào và chiến sĩ, Đảng bộ và nhân dân Tây Bắc trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa"1.

Chúng ta tự hào bởi trận Điện Biên Phủ là kết tinh thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Với thắng lợi ở Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã đánh bại cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; đánh bại ý chí xâm lược, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, rút quân về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo. Giữa núi rừng Tây Bắc - cái tên Điện Biên Phủ đã trở thành huyền thoại và gắn liền với hai tiếng Việt Nam - Hồ Chí Minh, đã trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hùng. Chiến thắng Điện Biên Phủ mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh dấu bước phát triển mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Điều đó khẳng định rằng chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ có ý nghĩa dân tộc sâu sắc mà còn có ý nghĩa quốc tế trọng đại. Chính giới học giả phương Tây đã phải thừa nhận: "Điện Biên Phủ là trận Vanmy của các dân tộc da màu"; "Điện Biên Phủ là một trong những trận giao chiến đã làm thay đổi số phận thế giới".

Riêng ở Tây Bắc, thực tế lịch sử đã cho thấy, chiến thắng Điện Biên Phủ chẳng những là niềm tự hào mà còn là nguồn cổ vũ hết sức to lớn, tạo nên sức mạnh, động lực để quân và dân Tây Bắc tiếp tục lập nên những chiến công mới trong những chặng đường phía trước.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong hành trang của mình, có tinh thần và khí phách Điện Biên Phủ, quân và dân các dân tộc Tây Bắc đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn gian khổ, phát huy truyền thống của căn cứ địa cách mạng, cùng quân và dân cả nước xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế vẻ vang với cách mạng Lào.

Nắm vững mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng, giữa xây dựng hậu phương với chi viện tiền tuyến, hơn 20 năm tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là hơn 20 năm quân và dân Tây Bác không ngừng xây dựng, củng cố căn cứ địa - hậu phương chiến lược ngày càng vững mạnh, góp phần đánh thắng kẻ thù.

Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bằng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, quân dân Tây Bắc đã bắn rơi 339 máy bay Mỹ; góp phần cùng quân dân miền Bắc hạ gục uy thế không lực Hoa Kỳ. Đặc biệt, những ngày cuối năm 1972, quân dân ta đã làm nên một trận "Điện Biên Phủ trên không" ngay trên bầu trời Thủ đô Hà Nội, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại vô cùng tàn bạo của đế quốc Mỹ. Bằng trận "Điện Biên Phủ trên không", Hà Nội đã trở thành thủ đô của phẩm giá con người và lương tri thời đại.

Trước hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, biến mất mát đau thương thành sức mạnh, nhân dân các dân tộc Tây Bắc kiên cường bám trụ, sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, vươn lên khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống, động viên con em lên đường nhập ngũ, làm tròn trách nhiệm của hậu phương đối với tiền tuyến. Hàng vạn thanh niên con em các dân tộc Tây Bắc đã lên đường chiến đấu với biết bao lá đơn viết bằng máu thể hiện nguyện vọng thiết tha được lên đường đánh Mỹ. Có mặt trên khắp các chiến trường, chiến đấu kiên cường, dũng cảm, nhiều người đã trở thành anh hùng, dũng sĩ, nhiều gương hy sinh cao cả. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống bất khuất chống ngoại xâm được phát huy hơn lúc nào hết đã góp phần làm rạng rỡ một miền núi sông hùng vĩ, xứng đáng với miền đất từng tạo nên một Điện Biên Phủ oai hùng.

Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy giải phóng miền Nam mùa Xuân năm 1975, Sư đoàn 316, chủ lực của Khu Tây Bắc, đơn vị từng chiến đấu anh dũng, kiên cường, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa, vừa làm tròn nghĩa vụ quốc tế vẻ vang ở Lào trở về, đã nhanh chóng hành quân vào chiến trường tham gia Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên với trận đánh then chốt, mở màn giải phóng Buôn Ma Thuột. Tiếp đó, đơn vị đã tổ chức hành quân thần tốc, tiến công dũng mãnh vào cụm phòng ngự của địch ở cửa ngõ tây - bắc Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Thắng lợi vĩ đại này được coi như một "Điện Biên Phủ mới ở miền Nam Việt Nam", mà từ năm 1964, trong bài viết Nhân ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán.

Ngoài những lực lượng trực tiếp và gián tiếp tham gia các hoạt động quân sự, chiến đấu trên cả hai miền Nam, Bắc cũng như trên chiến trường Bắc Lào, đồng bào Tây Bắc còn chi viện hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, thuốc men và các loại vật chất khác cho các mặt trận.

Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên và xã hội ở địa bàn rừng núi, đồng bào Tây Bắc còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng với tinh thần và khí phách Điện Biên Phủ cùng với tấm lòng thơm thảo và tình cảm sâu nặng với cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ, quân và dân các dân tộc Tây Bắc đã vượt lên chính mình để có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Tinh thần, khí phách Điện Biên Phủ không chỉ phát huy trong chiến tranh ác liệt mà còn là động lực quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Lịch sử dân tộc đã chứng minh sau những cuộc chiến đấu chống xâm lược là một thời kỳ phát triển về mọi mặt trong xây dựng hoà bình. Đó là sự thể hiện tinh thần dân tộc, phát huy ý chí tự lập tự cường, lòng tự hào và sự vận dụng trí tuệ, kinh nghiệm chiến đấu trong xây dựng hoà bình. Hơn nữa, ý chí độc lập của dân tộc không chỉ thể hiện và dừng lại ở việc chiến thắng quân xâm lược mà gắn liền với xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Với ý nghĩa ấy, cùng với đồng bào các dân tộc, lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã phát huy truyền thống cách mạng của mình, tập trung xây dựng Đảng bộ quân khu trong sạch vững mạnh; phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân; nâng cao chất lượng xây dựng khu vực phòng thủ, tập trung xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, nâng cao chất lượng tổng hợp lực lượng vũ trang quân khu bao gồm cả ba thứ quân, đủ sức bảo vệ chủ quyền biên giới, làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chù nghĩa, bảo vệ nhân dân nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Những thành công và thắng lợi của quân và dân các dân tộc Tây Bắc trong 50 năm qua, kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, nằm trong thành công và thắng lợi chung của quân và dân cả nước. Riêng với quân và dân Tây Bắc, thắng lợi đó chịu ảnh hưởng lớn lao và mang đậm dấu ấn Điện Biên Phủ. Nó được tạo nên từ niềm tự hào và nguồn cổ vũ vô cùng lớn lao mà chiến thắng Điện Biên Phủ mang lại.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vang vọng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế. Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào, nguồn cổ vũ to lớn trong những chặng đường cách mạng tiếp theo. Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ, Tây Bắc đang vươn lên và không ngừng đổi mới trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Tây Bắc nguyện đoàn kết một lòng, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng Tây Bắc - Điện Biên Phủ trở thành một vùng kinh tế giàu đẹp, quốc phòng - an ninh ngày càng vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu, ngưỡng mộ của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
_________________________________________________
1. Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Quân và dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, tr.4


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Giêng, 2022, 04:51:42 pm

VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
TRONG CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953-1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1


BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ
TỈNH LAI CHÂU


I- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH LAI CHÂU

Lai Châu là một tỉnh vùng cao biên giới, có độ dốc lớn, ở về phía tây - bắc Tổ quốc ta. Có đường biên giới với Trung Quốc dài 300km về phía tây - bắc; với nước Lào 373 km về phía tây - nam, phía đông giáp Sơn La, phía đông - bắc giáp tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ). Diện tích 17.109 km2. Dân số 1954 trên 8 vạn người, thuộc 23 dân tộc.

Đồi núi mênh mông, trùng điệp, nhiều bãi bằng lớn. Xen kẽ giữa những dãy đồi núi là các thung lũng khá dài và rộng, có cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên Phủ) rộng nhất khu Tây Bắc, xưa nay nhân dân thường nói: nhất Thanh, nhì Lô, tam Than, tứ Tấc. Toàn tỉnh có 3.058 sông suối lớn nhỏ, phân bố khá đều. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm thổ sản, dưới đất giàu khoáng sản. Nhiều cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rất đẹp, đúng là "non non, nước nước đẹp hơn tranh" như đồng chí Phạm Văn Đồng đã ca ngợi trong Bài ca Tây Bắc.

Ở vào một vị trí địa lý chiến lược, Lai Châu có tầm quan trọng rất lớn về phương diện kinh tế, chính trị, quân sự.

Ngay từ khi mới chiếm Lai Châu, thấy được tầm quan trọng đó, thực dân Pháp ra sức xây dựng nền thống trị, chú ý nhiều nhất về phương diện chính trị, quân sự.

Đầu năm 1953, trước thất bại ngày càng nặng nề của cuộc chiến tranh xâm lược, được sự thoả thuận của Mỹ, Chính phủ Pháp đưa tướng Nava sang làm Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương. Y vạch ra một kế hoạch mang tên kế hoạch Nava định trong 18 tháng tiêu diệt phần lớn quân chủ lực của ta, buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện của chúng.

Đảng ta đã phân tích một cách rất khoa học kế hoạch mới của địch, khả năng thực hiện của chúng và vạch ra chủ trương, biện pháp đối phó, quyết phá tan kế hoạch Nava. Quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, xác định hướng tiến quân chính là Tây Bắc.

Phát hiện bộ đội ta hành quân lên hướng Tây trước nguy cơ số quân ở Lai Châu bị tiêu diệt, toàn bộ đất đai Tây Bắc lọt vào tay ta, ngày 20-11-1953, Nava điều sáu tiểu đoàn tinh nhuệ nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ.

Địch chọn Điện Biên Phủ làm nơi cố thủ vì Điện Biên Phủ có cánh đồng Mường Thanh bằng phẳng, rộng lớn, xung quanh có đồi núi bao bọc, điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho việc xây dựng một căn cứ quân sự mạnh. Điện Biên Phủ lại ở giáp biên giới Việt - Lào, cách biên giới Trung Quốc, Thái Lan, Mianma từ 150 đến 300 km, cách Luông Prabăng 200 km và cách Hà Nội 300 km theo đường chim bay.

Chúng coi đây là ngã tư chiến lược quan trọng, vị trí then chốt. Làm chủ được Điện Biên Phủ, địch không những ở vào thế có thể uy hiếp hậu phương chúng ta là căn cứ địa Việt Bắc, Khu IV cũ, mà còn khống chế cả Bắc Lào, Vân Nam (Trung Quốc) và cả khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời với việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, địch cho thả dù bọn biệt kích xuống các châu Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Thuận Châu, tập hợp lực lượng phản động gây phỉ: lôi kéo nhân dân, tuyên truyền sức mạnh Pháp - Mỹ, nói xấu Chính phủ ta. Hằng ngày chúng cho máy bay oanh tạc, ném bom xuống các vùng của ta, nhất là những nơi chúng nghi có bộ đội ta đóng quân, ít nhất mỗi ngày 10 lần, mỗi lần từ 3 đến 7 chiếc.

Nhìn chung, sau khi được tăng cường lực lượng, địch ra sức xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mà chúng cho là "bất khả xâm phạm", mặt khác liên kết với bọn tay sai các nơi âm mưu nổi dậy giành chủ động trên chiến trường.

Thực hiện chủ trương tác chiến Đông Xuân, mà địa bàn Lai Châu là một mũi tiến công quan trọng, tỉnh Lai Châu được Trung ương đề ra chủ trương và chỉ đạo cụ thể trong vấn đề tiến hành phối hợp, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc đã có sự đóng góp rất lớn, làm tròn trách nhiệm của một tỉnh tiền tuyến chống kẻ thù xâm lược.
____________________________________________________   
1. Viện Sử học: Mấy vấn đề về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Giêng, 2022, 04:52:29 pm

II- ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC
THAM GIA CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

1. Tham gia chiến dịch giải phóng Lai Châu

Chiến dịch giải phóng thị xã Lai Châu là chiến dịch mở đầu cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Bộ đội chủ lực tham gia là Đại đoàn "Biên Hoà" (tức Sư đoàn 316). Lai Châu đã chủ động phối hợp.

Được tin bộ đội chủ lực đang tiến vào giải phóng thị xã, đồng bào các nơi trong tỉnh, từ vùng thấp đến vùng cao, từ vùng cơ sở cũ đến vùng cơ sở mới, rất vui mừng, phấn khởi.

Khi bộ đội đến, Ban Cán sự tỉnh và các châu chỉ đạo các đội du kích làm nhiệm vụ đón tiếp, dẫn đường và phối hợp chiến đấu. Đồng thời tập trung lãnh đạo công tác huy động lương thực, thực phẩm tại chỗ phục vụ bộ đội, cử cán bộ cốt cán làm công tác tiếp quản khi được giải phóng. Trong hoàn cảnh địa phương đang diễn ra chiến sự, nhiều nơi phải tản cư, việc huy động gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nếu không có một sự nỗ lực cao, với tinh thần làm chủ quê hương của nhân dân thì cũng khó mà đạt được mức yêu cầu của chiến dịch. Đặc biệt là đồng bào các khu du kích cũ, khu giải phóng có chính quyền của ta hoạt động như khu du kích Phú Nhung thuộc vùng cao châu Tuần Giáo, quê hương Vừ A Dính, Sùng Phái Sinh, khu Tả Sìn Thàng của châu Mường Lay... Tính riêng khu Tả Sìn Thàng, gồm tám xã vùng cao phần lớn là đồng bào Mông, đã tiếp tế cho bộ đội 13 tấn gạo, 80 con lợn, 29 con trâu, bò và trên 1 tấn rau xanh các loại.

Chiến dịch giải phóng thị xã Lai Châu diễn ra khá phức tạp: Vừa tổ chức đánh vào những điểm cố thủ của địch như Pa Ham, thị xã, vừa phải truy kích đánh những hướng rút lui, không cho chúng chạy về hợp điểm ở Điện Biên Phủ. Phần lớn quân địch rút theo đường Mường Tùng hướng xuống Điện Biên. Ngoài ra, chúng cho một đại đội nguỵ binh do tên Rôgied chỉ huy rút về Phiêng Lan, Mường Mô (Mường Tè) và cho chín đại đội do một tên tay sai người địa phương cầm đầu đi lối Mường Tong về hợp điểm ở Phiêng Lan, địch xây dựng căn cứ, với ý đồ nếu thời cơ thuận lợi sẽ quay lại, nếu bị thua thì bố trí tay chân trá hàng và giấu súng trong nhân dân để sau này gây phỉ.

Trong tình thế đó, sự chiến đấu đòi hỏi linh hoạt và vai trò của lực lượng địa phương hết sức quan trọng. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân cho nên chỉ hơn 10 ngày đêm chiến đấu, bằng nhiều hình thức tác chiến như truy kích, tập kích, bao vây tiêu diệt trên quãng đường dài 300 km giữa miền rừng núi hiểm trở, quân dân ta đã tiêu diệt và bức hàng 24 đại đội địch, bao gồm 2.500 tên, thu 700 súng các loại, hơn 30 tấn đạn dược, 12 máy vô tuyến điện và nhiều quân trang quân dụng khác; giải phóng thị xã và các huyện phía bắc là Mường Lay, Mường Tè, Sìn Hồ; phá tan kế hoạch lấy quân Lai Châu tăng cường cho Điện Biên Phủ của địch. Ta mở được một con đường thông suốt từ biên giới Việt - Trung đến Điện Biên Phủ, việc tiếp tế từ các châu phía bắc dễ dàng.

Chiến dịch giải phóng Lai Châu thắng lợi, gây khí thế hào hứng cho quân đội ta, cổ vũ quân ta hăng hái xông tới tiêu diệt kẻ thù giành thắng lợi to lớn hơn nữa; cổ vũ đồng bào các dân tộc tình nguyện góp công, góp của cho tiền tuyến, giải phóng hoàn toàn quê hương.

Trong niềm vui chiến thắng, tỉnh được Trung ương giao nhiệm vụ trực tiếp chuẩn bị cho Chiến dịch giải phóng Điện Biên Phủ.

Để thực hiện nhiệm vụ trên giao đạt kết quả tốt, Ban Cán sự đề ra những biện pháp cụ thể, chỉ đạo chặt chẽ, phân tỉnh ra thành ba khu vực và ấn định nhiệm vụ, chính trị cho từng khu vực rất cụ thể:

- Khu vực tự do, gồm các châu Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Tuần Giáo; nhiệm vụ trọng tâm: tăng gia sản xuất, chống đói, tiến hành chỉnh lý thuế nông nghiệp, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, dân công sửa chữa cầu đường phục vụ chiến dịch.

- Khu vực mới giải phóng, gồm Mường Lay, Mường Tè, Sìn Hồ; công việc cần làm: ổn định đời sống nhân dân, tuyên truyền chính sách của Chính phủ, tích cực xây dựng cơ sở cách mạng, đào tạo cốt cán, quét sạch tàn binh, thổ phỉ, gián điệp, Việt gian phản động, phá âm mưu chia rẽ dân tộc của địch.

- Khu vực địch chiếm là cánh đồng Mường Thanh của châu Điện Biên; nhiệm vụ chính là trực tiếp phục vụ chiến dịch và chuẩn bị tiếp thu khi quân ta vào giải phóng.

Khu vực địch chiếm, thuộc châu Điện Biên, thực hiện nhiệm vụ chính trị Ban Cán sự tỉnh giao, Ban Cán sự châu Điện Biên đã phân châu ra làm hai vùng. Vùng ngoài - tức là vùng giải phóng - nhiệm vụ chủ yếu là củng cố, bảo vệ cơ sở, chuẩn bị sức người, sức của, kho tàng, phương tiện, sẵn sàng huy động lương thực, thực phẩm cho chiến dịch. Vùng địch chiếm, gồm các xã trong cánh đồng Mường Thanh. Nhân dân bị địch dồn vào tập trung ở ba khu vực Long Nhai, Cò Mỵ, Ta Pô, chúng tăng cường kiểm soát không cho một ai liên lạc với bên ngoài. Ban Cán sự châu phân công các đồng chí uỷ viên phụ trách từng khu vực để nắm dân, nắm tình hình địch, gây dựng lại cơ sở, chỉ đạo các đội vũ trang, du kích tổ chức phục kích, chặn đánh những cuộc hành quân càn quét của địch nhằm thăm dò lực lượng của ta. Sự hoạt động của cán bộ, du kích trong vùng địch có tác dụng giữ vững mối dây liên lạc giữa cách mạng với quần chúng; mặt khác đã góp phần giúp các tổ trinh sát của bộ đội chủ lực nắm tình hình địch, bắt sống lính Pháp đưa ra ngoài khai thác tài liệu một cách thuận lợi.

Đó là những việc làm bước đầu rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chiến dịch. Kết quả này đã tạo ra nhũng thuận lợi cơ bản và khả năng đáp ứng một phần nhu cầu phục vụ chiến dịch của nhân dân các dân tộc Lai Châu.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Giêng, 2022, 04:53:45 pm

2. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ khi bắt đầu chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch đến khi chiến dịch toàn thắng và giải quyết các hậu quả còn lại, nhân dân Lai Châu đều tham gia và đã góp phần xứng đáng của mình vào thắng lợi chung đó.

Ngoài những đơn vị bộ đội địa phương trực tiếp tham gia chiến đấu ở mặt trận, tỉnh giữ vai trò rất lớn trong vấn đề hậu cần, tiêu diệt các cụm phỉ âm mưu nổi lên nhằm hỗ trợ cho Điện Biên.

Thực hiện khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng", tỉnh tập trung sức huy động mọi khả năng đã chuẩn bị được ra phục vụ tiền tuyến.

Ngành công an tỉnh tăng cường làm công tác bảo vệ giao thông trên các trục đường vận chuyển chính vào Điện Biên Phủ. Đặt hai đồn kiểm soát, một đồn ở ngay thị xã Lai Châu bảo vệ tuyến đường Phong Thổ - Lai Châu - Điện Biên Phủ; một đồn tại ngã ba Tuần Giáo bảo vệ đường 41, đoạn từ đèo Pha Đin vào Điện Biên. Đặt thêm hai trạm gác làm nhiệm vụ cảnh giới máy bay địch ở trên đèo Pha Đin ở các xã Quai Nưa trên đường đi Lai Châu.

Ở khắp các địa phương trong tỉnh, từ vùng thấp đến vùng cao, từ đồng bào Thái, Mông đến Hà Nhì, Mảng Ư đều thi đua đi phục vụ chiến dịch. Chị em phụ nữ các dân tộc, xưa nay không hay đi xa nhà, chỉ quay sợi dệt vải, làm nội trợ gia đình, nay theo tiếng gọi của Đảng cũng nô nức lên đường, chẳng quản bom đạn, cùng nam giới làm đường, gánh gạo, tải thương,... Nhiều gia đình đem cả ngựa để chở vũ khí, lương thực, phục vụ một hoặc hai tháng, nhiều người hết thời gian quy định vẫn tình nguyện ở lại.

Ở đây cũng phải nói thêm rằng, tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng kề vai sát cánh chiến đấu và phục vụ chiến đấu của nhân dân các dân tộc Lai Châu với đồng bào Kinh là rất cao. Họ đã cùng nhau bạt núi, xẻ đồi, chặt gỗ làm đường hay phá hàng trăm thác ở sông Nậm Na, sông Đà cho thuyền bè đi lại,...

Hoà vào khí thế chung của đồng bào cả nước, tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đấu của nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu rất tự giác, với một khí thế hào hùng chưa từng thấy.

Đối với Chiến dịch Điện Biên Phủ, việc huy động hậu cần tại chỗ có ý nghĩa to lớn, vì rằng Điện Biên, Lai Châu ở xa hậu phương lớn của cả nước. Phương tiện vận tải chủ yếu lúc đó là đôi vai, xe đạp, cho nên việc vận chuyển từ xa rất tốn kém, không kịp thời. Một gánh gạo của một người dân công khoảng 30 kg, gánh từ căn cứ địa Việt Bắc sang hay từ Khu IV lên, khi đến nơi chỉ còn một nửa. Một người thồ xe đạp từ trung du đưa vào mặt trận, trên dọc đường sử dụng ít ra cũng hết 5 kg, còn lương thực do người dân Lai Châu đóng góp thì đến ngay mặt trận, không bị hao tổn, nhất là về thực phẩm lại càng cần hơn.

Nhân dân các dân tộc Lai Châu đã đóng góp với một sự cố gắng lớn nhất của mình cho chiến dịch. Trong hoàn cảnh chiến tranh, sản xuất gặp nhiều khó khăn, thu hoạch không cao, nhiều gia đình thiếu ăn một hai tháng, nhưng khi được vận động đóng góp cho chiến dịch, nhân dân tình nguyện góp gạo cho Nhà nước, gia đình ăn thêm khoai, sắn. Đồng bào các châu phía bắc mới giải phóng của tỉnh còn thiếu thốn, được miễn thuế, nhưng cũng đóng góp cho tỉnh nhiều gạo, thịt, riêng Tuần Giáo đã huy động tới 45% số lúa thu hoạch cho chiến dịch. Theo thống kê của Ban Cán sự tỉnh, Lai Châu đóng góp cho Chiến dịch Điện Biên Phủ: 2.666 tấn gạo, vượt mức trên giao 64 tấn; thịt 226 tấn, vượt 48 tấn; rau xanh 210 tấn; huy động 16.972 dân công, tính ra ngày công được 517.210 ngày; 348 ngựa thồ; 58 thuyền mảng, góp hơn 25.070 cây gỗ các loại để chống lầy, làm đường cho xe pháo và bộ đội vượt qua. Đáng chú ý là, châu Điện Biên, nơi chiến đấu ác liệt, vùng giải phóng thì máy bay oanh tạc, đồng bào sống vô cùng gian khổ, nhưng đã đóng góp được 555 tấn gạo, 36 tấn thịt, 104 tấn rau, 38.000 ngày công. Châu Mường Tè, nhiều dân tộc, sống thưa thớt, phỉ hoạt động ráo riết, nhân dân cùng với bộ đội phải chiến đấu và phục vụ chiến đấu tiêu diệt phỉ song cũng đóng góp cho mặt trận Điện Biên Phủ 76 tấn gạo, 2.700 ngày công, 43 ngựa đi phục vụ hai, ba tháng, 14 thuyền đi hai tháng.

Ở Lai Châu, phỉ có một lực lượng khá lớn, được Pháp chú ý xây dựng từ trước. Đứng trước nguy cơ thất bại, để đỡ đòn cho Điện Biên Phủ và âm mưu trở lại chiếm đóng lâu dài Lai Châu, đế quốc Pháp - Mỹ đã ra sức gây phỉ trên quy mô rộng lớn ở miền bắc Lai Châu.

Chấp hành chủ trương của Trung ương, Ban Cán sự Lai Châu đã xác định nhiệm vụ tiễu trừ thổ phỉ là một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Để chỉ đạo thắng lợi nhiệm vụ này, tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ huy tiễu phỉ do một đồng chí trong Ban Cán sự tỉnh phụ trách, và "chủ trương đẩy mạnh hoạt động quân sự từ tháng 3 đến tháng 6-1954". Nhận được lệnh, các châu cũng thành lập ban tiễu phỉ.

Đầu tháng 3-1954, các lực lượng vũ trang phối hợp với nhân dân bắt đầu mở các cuộc tấn công vào các cụm phỉ lớn. Đến cuối tháng 4-1954, quân ta đã đập tan hầu hết các cụm phỉ lớn ở châu Mường Tè, đánh tan và gọi hàng toàn bộ bọn phỉ ở Mù Xu, Mù Cà, Giàng Mủ Pho, Mường Nhế, Mường Tè, Mường Bum, Mường Mô, mỏm cao 1.059, giết chết tên đầu sỏ Quốc dân Đảng Trung Quốc Đào Gia Trị ở Mường Mô và nhiều tên trùm phỉ khác, thu hơn 200 súng các loại. Ở khu vực Ba Trà (Mường Lay) ta tiêu diệt và bắt sống gần hết, thu hơn 300 súng và nhiều đồ dùng quân sự khác. Ở phía Sìn Hồ quân ta quét phỉ thắng lợi, không cho phỉ thực hiện mưu đồ cắt đường tiếp tế của ta từ phía bắc theo sông Nậm Na về thị xã cho mặt trận Điện Biên.

Toàn bộ chiến dịch này ta đã tiêu diệt và làm tan rã hầu hết các cụm phỉ, có 75 tên đầu sỏ, thu 913 khẩu súng các loại cùng nhiều máy vô tuyến điện và đồ dùng quân sự khác.

Kết quả tiễu phỉ của quân dân Lai Châu đã phá tan âm mưu của địch, giữ được tình hình khá yên ổn trong nhân dân, làm cho nhân dân tin tưởng và ra sức đóng góp cho tiền tuyến. Thành tích chiến dịch tiễu phỉ của quân dân Lai Châu là chiến công phối hợp góp phần đánh thắng quân địch ở mặt trận Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ không những là nguồn cổ vũ to lớn đối với dân tộc ta mà còn là nguồn cổ vũ đối với các dân tộc anh em trên thế giới đứng lên giành độc lập, tự do. Thăm Điện Biên Phủ đã trở thành mong ước của bạn bè khắp năm châu. Vì vậy, làm cho Điện Biên Phủ ngày một giàu đẹp và vững mạnh, giữ được những di tích của chiến dịch là nhiệm vụ rất quan trọng đối với Đảng bộ và nhân dân Lai Châu.

Phát huy tinh thần quyết chiến quyết thắng của Điện Biên Phủ, 30 năm qua , dưới ánh sáng các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã lãnh đạo quân và dân địa phương liên tiếp giành nhiều thành tựu đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước làm cho bộ mặt của tỉnh ngày một thay đổi, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của cả nước.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Giêng, 2022, 08:39:34 pm

HẬU PHƯƠNG, HẬU CẦN
TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

Đại tá, GS. NGÔ VI THIỆN

Ngày 26-1-1954, bộ đội ta chuẩn bị xuất phát tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh". Sau khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá lại tình hình, cân nhắc thận trọng, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ cùng Đảng uỷ mặt trận quyết định phải tiếp tục chuẩn bị chu đáo hơn, đánh địch theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc" mới bảo đảm chắc thắng. Bộ đội trên toàn mặt trận được lệnh lui về vị trí tập kết, kéo pháo ra. Hậu cần cũng rút lực lượng về phía sau, chuẩn bị cho kế hoạch tác chiến theo phương châm tác chiến mới.

Chuẩn bị hậu cần cho chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ trên chiến trường rừng núi xa hậu phương 500 - 700 km là một nhiệm vụ khó khăn, là thử thách lớn đối với ngành hậu cần, đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Sau khi hạ quyết tâm tác chiến, Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ đã xác định "khó khăn lớn nhất là về hậu cần". Ngay tướng Nava, Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp cũng cho rằng ta không thể giải quyết được các khó khăn để bảo đảm cho khối chủ lực đánh lớn, đánh dài ngày trên chiến trường rừng núi xa hậu phương này!2.

Bảo đảm cho "đánh nhanh, thắng nhanh" đã khó khăn. Nay phương châm và kế hoạch tác chiến thay đổi, khó khăn càng nhân lên. Lực lượng sử dụng tăng thêm, thời gian chiến dịch kéo dài, nhu cầu bảo đảm tăng vọt. Gạo chiếm khối lượng lớn nhất: tăng gấp ba lần, đạn tăng gấp hai lần. Số lượng thương binh dự kiến phải cứu chữa cũng tăng gấp đôi. Các tuyến giao thông vận tải lên mặt trận bị địch tăng cường đánh phá suốt ngày đêm.

Quyết tâm bảo đảm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ giành toàn thắng, Trung ương Đảng và Chính phủ đã ra chỉ thị toàn Đảng, toàn dân tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến... Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch chỉ đạo các ngành kinh tế, tài chính ở Trung ương dốc sức chi viện cho tiền tuyến. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh vào Thanh Hoá và vùng tự do đông dân nhiều gạo, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng về chiến trường quen thuộc đồng bằng Liên khu III trực tiếp phổ biến nhiệm vụ, hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương huy động nhân, vật lực, phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Khẩu hiệu "Tất cả cho mặt trận", "Tất cả để chiến thắng" được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt, cả ở vùng tự do cũng như ở nhiều vùng còn bị địch tạm chiếm. Nhân dân vừa tích cực đóng thuế nông nghiệp, bán thực phẩm, vừa cho vay, ủng hộ để cung cấp tiếp tế cho bộ đội. Nhân dân vùng tạm chiếm không thể đóng góp bằng hiện vật thì đóng góp bằng tiền. Đi dân công phục vụ chiến dịch trở thành phong trào, cả ở vùng tự do cũng như ở một số vùng tạm chiếm. Các đoàn dân công lên đường với tinh thần hăng hái, phấn khởi như đi trẩy hội, được tổ chức chặt chẽ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ để đem lại vinh dự cho địa phương mình. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: "Chưa bao giờ trong suốt mấy năm kháng chiến, dân ta đã góp công sức nhiều như trong Đông Xuân 1953-1954 để chi viện cho quân đội đánh giặc... Bọn đế quốc... không bao giờ đánh giá được sức mạnh của cả một dân tộc, sức mạnh của nhân dân. Sức mạnh đó có thể khắc phục được tất cả mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ địch"3.

Và chính tướng Nava cũng phải viết: "Người ta chỉ còn thừa nhận nỗ lực phi thường đó (của nhân dân phục vụ chiến dịch) và khâm phục hiệu quả mà Bộ Chỉ huy và Chính phủ (Việt Nam) đã biết cách tạo được"4.

Huy động được khối lượng nhân, vật lực to lớn để chi viện, bảo đảm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng là kết quả tốt đẹp của việc xây dựng hậu phương kháng chiến, của đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Sau những năm đầu phải đối phó với các cuộc tiến công lớn và liên tiếp của quân viễn chinh Pháp vào các vùng tự do, các căn cứ kháng chiến, ta đã buộc địch phải lùi về thế phòng ngự. Các căn cứ, các vùng tự do của kháng chiến ngày càng được mở rộng và củng cố vững chắc, chính quyền dân chủ nhân dân ngày càng vững mạnh. Mặt trận Liên Việt đoàn kết được toàn dân tích cực tham gia kháng chiến. Các chính sách kinh tế, tài chính đã tạo điều kiện cho nhiều ngành sản xuất phục hồi và phát triển, nhất là nông nghiệp. Chính sách ruộng đất được thực hiện đã đem lại quyền lợi thiết thực cho nông dân, giải phóng cả về kinh tế và tư tưởng, tạo một không khí phấn khởi trong nhân dân, củng cố lòng tin vào Đảng, Chính phủ, vào kháng chiến nhất định thành công.

Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới. Những năm đầu kháng chiến, sản lượng nông nghiệp giảm sút so với những năm trước chiến tranh. Đến năm 1952, sản lượng nông nghiệp tăng 12,1% so với năm 1942. Năm 1953, địch dùng máy bay đánh phá hệ thống công trình thuỷ nông sông Cầu ở Việt Bắc, sông Chu ở Thanh Hoá, đập Đô Lương ở Nghệ An; bắn giết trâu bò triệt sức kéo, sản xuất nông nghiệp có giảm sút so với 1952, nhưng so với năm 1942 vẫn tăng 11,2%5.

Chính sách thuế khoá được cải tiến, đơn giản, công bằng và hợp lý được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực đóng góp, nhất là thuế nông nghiệp ban hành tháng 5-1951. Trong bốn năm (1951-1954) từ Liên khu V trở ra, nhân dân đã đóng góp 1.322.600 tấn thóc và một số tiền tương đương 1.500.000 tấn6. Cộng vào các nguồn thu khác, ngân sách kháng chiến đã cân bằng, thu đã cao hơn chi, Chính phủ có lương thực dự trữ để cung cấp, tiếp tế cho bộ đội đánh giặc.

Chính sách dân công được ban hành, nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ kháng chiến, đi dân công là tham gia đấu tranh với địch để giải phóng đất nước, đã tự nguyện tham gia để phục vụ kháng chiến, phục vụ chiến dịch. Nhiều đoàn dân công từ vùng còn bị địch tạm chiếm ra vùng tự do để phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ trong tám chiến dịch lớn ở chiến trường chính Bắc Bộ (từ Chiến dịch Biên giới đến Chiến dịch Điện Biên Phủ) đã có tới 1,5 triệu lượt dân công phục vụ, tính thành hơn 40,4 triệu ngày công.

Đường giao thông bị phá hoại trong những năm đầu kháng chiến để ngăn chặn xe tăng và cơ giới địch đã được sửa lại và mở thêm để phục vụ vận tải cơ giới trong những năm cuối kháng chiến. Với sự hướng dẫn của công chính và công binh, hàng triệu dân công đã mở đường, làm đường với các phương tiện thô sơ. Cuốc, xẻng, choòng... là chủ yếu. Trong hơn bốn năm từ 1950 đến 1954 chúng ta đã khôi phục và mở rộng 3.670 km đường cũ, làm 505 km đường mới. Trong đó có 2.080 km đường giao thông vận tải chiến lược, từ biên giới Việt - Trung xuyên qua Việt Bắc sang Tây Bắc tới Lai Châu, Điện Biên Phủ, xuống Liên khu III, vào tới Liên khu IV.
______________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
2. H. Nava: Đông Dương hấp hối, Sđd, tr. 203.
3. Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước. Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1974, tr. 158-159.
4. H. Nava: Đông Dương hấp hối, Sđd, tr. 206.
5, 6. Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Sđd, tr.176.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Giêng, 2022, 08:46:48 pm

Cũng từ năm 1950, sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, nước ta thoát khỏi thế bao vây của chủ nghĩa đế quốc, tiếp xúc được với Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân anh em, bắt đầu nhận được sự chi viện của quốc tế về vật chất. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa vừa được thành lập, mới bắt đầu xây dựng đất nước đã phải viện Triều chống Mỹ, song vẫn cố gắng chi viện cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", viện trợ của Trung Quốc đã giúp chúng ta giải quyết được nhiều khó khăn, nhất là về vũ khí, đạn dược và phương tiện vận tải để mở các chiến dịch ngày càng lớn, đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Viện trợ của Trung Quốc trong chiến dịch này có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng ta tự lực cánh sinh là chủ yếu. Riêng về gạo, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nhân dân ta đã đóng góp 25.056 tấn, nhân dân Lào cung cấp 300 tấn, Trung Quốc viện trợ 1.700 tấn1, về đạn pháo 105 ly, suốt chiến dịch ta sử dụng gần 21.000 viên, trong số đó có 11.715 viên đạn chiến lợi phẩm thu được trong Chiến dịch Biên giới (1950), 400 viên thu được ở Banaphào trong Chiến dịch Trung Lào, hơn 5.000 viên bộ đội ta đoạt được dù tiếp tế của địch ngay ở Điện Biên Phủ; Trung Quốc viện trợ cho ta trong chiến dịch 3.600 viên2.

Có sự chi viện vô cùng to lớn của hậu phương, hậu cần đã thực hiện chức năng là khâu nối liền hậu phương với tiền tuyến đánh giặc: tổ chức tiếp nhận, vận chuyển tới mặt trận, cung cấp tiếp tế tới chiến sĩ, cứu chữa và chuyển thương, bệnh binh nặng về tuyến sau.

Tổ chức hậu cần đã được hoàn thiện dần qua những năm phục vụ và bảo đảm cho tác chiến. Từ các ngành phục vụ độc lập với nhau trong những năm đầu kháng chiến, đã tổ chức tập trung lại thành hậu cần quân đội, thống nhất chỉ huy các ngành cung cấp, tiếp tế, phục vụ để bảo đảm các nhu cầu tác chiến. Hậu cần quân đội được tổ chức thành hệ thống tổ chức thống nhất trong toàn quân, có sự chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới khi bước vào Đông Xuân 1953-1954. Tổ chức hậu cần địa phương với hình thức Hội đồng Cung cấp mặt trận từ Trung ương tới liên khu, tỉnh đã hình thành với chức năng huy động nhân, vật lực các địa phương, vận dụng sức mạnh của hậu cần nhân dân phục vụ chiến dịch. Hậu cần quân đội đã cùng Hội đồng Cung cấp mặt trận phối hợp chặt chẽ với nhau, phục vụ thành công các chiến dịch trên các chiến trường.

Lực lượng hậu cần quân đội đã được triển khai trên các hướng chiến trường, phù hợp với yêu cầu tác chiến trên các hướng. Hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ kết hợp chặt chẽ với Hội đồng Cung cấp mặt trận Khu Tây Bắc, triển khai các tuyến hậu cần, hình thành một thế bố trí từ phía sau ra phía trước, bảo đảm cho các hướng tiến công vào tập đoàn cứ điểm địch. Thế bố trí vững chắc, liên hoàn, hợp lý này là cơ sở để tiến hành mọi công tác bảo đảm hậu cần trong mọi tình huống, không bị gián đoạn.

Sửa đường, giữ đường để vận tải thường xuyên thông suốt là nhiệm vụ quan trọng của hậu cần chiến dịch. Địch đánh phá dữ dội các tuyến vận tải. Nava đã "sử dụng tận lực không quân để phá tuyến đường vận tải"3. Nhưng các chiến sĩ công binh, vận tải, dân công đã dũng cảm, thông minh, đánh bại mọi thủ đoạn đánh phá của địch. "Tất cả những nỗ lực của không quân để ngăn trở việc sửa đường đều vô hiệu"4. Những chuyến xe ôtô chở đạn chạy ban ngày, vượt đèo Pha Đin dưới sự uy hiếp thường xuyên của máy bay địch. Những chiếc mảng chở 2-3 tạ gạo do một nữ dân công điều khiển xuôi dòng sông Nậm Na hơn 80 km vượt qua 102 ghềnh thác. Những chiếc xe đạp thồ 1-2 tạ, cao nhất tới 352 kg vượt qua hàng trăm kilômét đường đèo dốc. Giuyn Roa viết: "Những chiếc xe đạp Pơgiô thồ 200-300 kg... đã đánh bại tướng Nava"5.

Gạo là nhu cầu lớn nhất về vật chất: 80 tấn/ngày cho toàn chiến dịch, vận chuyển từ hậu phương xa 500-700 km gặp nhiều khó khăn do địch đánh phá ác liệt tuyến giao thông vận tải. Hậu cần chiến dịch cùng Hội đồng Cung cấp mặt trận Khu Tây Bắc chủ trương tận lực huy động tại chỗ. Cán bộ hậu cần, quân nhu cùng cán bộ địa phương về tận các làng bản, vận động nhân dân đóng góp, bán gạo cho bộ đội để giải phóng quê hương. Nhân dân Tây Bắc nhiệt liệt hưởng ứng, nhiều gia đình vét cả thóc giống để cung cấp cho bộ đội. Kết quả đã huy động tại Tây Bắc được 7.311 tấn gạo, chiếm 43% tổng số gạo sử dụng tại mặt trận. Sau khi chiến dịch kết thúc thắng lợi, hậu cần tổ chức vận chuyển thóc giống, gạo, nông cụ... lên Tây Bắc để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của đồng bào.

Trong khi binh sĩ địch phải sống chui rúc trong hầm hào lầy lội, hậu cần của ta đã cùng cán bộ chỉ huy hướng dẫn cho chiến sĩ tạo điều kiện "bình thường hoá sinh hoạt ở trận địa". Hầm sinh hoạt được củng cố, có rãnh thoát nước để giữ được khô ráo, có dù lát trần và vách. Bếp Hoàng cầm được xây dựng ở ngay trận địa để bảo đảm cho bộ đội được ăn nóng, uống nóng. Công trình vệ sinh cũng được xây dựng thành hầm ở cuối hướng gió. Bộ đội được luân phiên về phía sau để tắm giặt, nghỉ ngơi. Điều kiện sinh hoạt được bình thường hoá đã nâng cao sức khoẻ và tinh thần chiến đấu của bộ đội.

Việc cứu chữa thương binh có nhiều tiến bộ. Các trạm quân y tuyến chiến thuật cấp cứu kịp thời và chuyển nhanh thương binh về tuyến chiến dịch. Tuyến quân y chiến dịch đã triển khai các bệnh viện chuyên điều trị thương binh nhẹ, thương binh nặng và bệnh binh. Việc chuyển thương binh, bệnh binh trên đường dài về các bệnh viện hậu phương được tổ chức chu đáo. Mỗi xe ôtô chuyển thương binh là một "bệnh xá lưu động", mỗi tổ cáng thương (không đi được xe ôtô vận tải) là "một gia đình thân yêu".

Trong Đông Xuân 1953-1954 và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn dân đã tập trung lực lượng để chi viện cho tiền tuyến theo khẩu hiệu "Tất cả cho mặt trận, tất cả đế chiến thắng", bảo đảm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Hai mươi mốt năm sau Điện Biên Phủ, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 và Chiến dịch Hồ Chí Minh, một lần nữa cả nước lại dồn sức người, sức của theo khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" để chi viện và bảo đảm cho tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, cho Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Hậu phương đã phát huy sức mạnh của toàn dân chi viện cho tiền tuyến cả về vật chất và tinh thần. Hậu cần đã làm tròn chức năng là khâu nối liền hậu phương với tiền tuyến. Đó là một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh, là một điều kiện quan trọng để bảo đảm cho chiến thắng.

Đất nước nay đã thống nhất, đang xây dựng trong hoà bình vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhưng phải luôn cảnh giác với những âm mưu đen tối của các thế lực thù địch. Kế tục truyền thống dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc, vận dụng những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong kháng chiến vừa qua, việc xây dựng đất nước, xây dựng kinh tế ngày nay gắn liền với công cuộc củng cố quốc phòng cũng là chuẩn bị về hậu phương để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
________________________________________________
1, 2. Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.124, 119.
3, 4. H. Nava: Đông Dương hấp hối, Sđd, tr. 256-258.
5. Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Sđd, tr. 358.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Giêng, 2022, 08:50:03 pm

MẤY BÀI HỌC VỀ TỔ CHỨC BẢO ĐẢM QUÂN Y
TRONG CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

NGUYỄN THÚC MẬU


1. Tổ chức bảo vệ sức khỏe

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến dịch quy mô lớn, dài ngày lại mở ra tại một địa bàn xa hậu phương căn cứ, ở một vùng rừng núi mới giải phóng. Vì vậy bảo vệ, giữ gìn sức khỏe bộ đội chiến đấu là một yêu cầu cấp thiết. Muốn hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe bộ đội thì không phải chỉ có ngành quân y làm đơn độc mà phải có một tổ chức vận động quần chúng to lớn, sâu rộng khắp từ đơn vị tới mọi người. Đó phải là một tổ chức được chỉ huy, chỉ đạo thống nhất từ Tư lệnh mặt trận xuống người chỉ huy đơn vị cơ sở rồi đến người chiến sĩ. Bài học Quang Trung hành quân từ Nam ra Bắc đánh quân Thanh mà vẫn giữ vững quân số chiến đấu còn nguyên giá trị. Tổ chức bảo vệ sức khỏe trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được gọi là Ủy ban Bảo vệ sức khỏe. Tổ chức này được tổ chức ra ở các cấp, các đơn vị trên cơ sở được quần chúng bầu ra, thành phần bao gồm: một người trong số chỉ huy thường là cấp phó chính trị, một cán bộ hậu cần và một cán bộ quân y. Ủy ban Bảo vệ sức khỏe cấp trên có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo Ủy ban Bảo vệ sức khỏe cấp dưới thuộc quyền. Phương thức hoạt động của Ủy ban Bảo vệ sức khỏe lấy tuyên truyền giáo dục, vận động để tổ chức thực hiện rộng rãi trong quần chúng, lấy hạt nhân trong quần chúng là chiến sĩ vệ sinh, người vận động, tổ chức trong mỗi tiểu đội, người gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động bảo vệ sức khoẻ, từ đó lan ra tập thể.

Chỉ đạo công tác bảo vệ sức khỏe phải chống hình thức mệnh lệnh từ trên xuống mà lấy biện pháp thuyết phục là chính, dựa vào sự tự giác và tinh thần thi đua giữ vững quân số chiến đấu của từng đơn vị. Vì vậy, Ủy ban Bảo vệ sức khoẻ phải khéo kết hợp công tác chỉ huy đơn vị để động viên khen thưởng những đơn vị có thành tích giữ vững quân số khoẻ (ngược lại phê bình hoặc kỷ luật những cá nhân và đơn vị để tỷ lệ quân số ốm đau tăng trong những đơn vị có điều kiện tương tự như nhau).

Cán bộ quân y ở các cấp là người trực tiếp hướng dẫn đôn đốc, làm tham mưu cho Ủy ban Bảo vệ sức khoẻ, khéo lồng những biện pháp y học vào phong trào quần chúng và từ những biện pháp ấy quần chúng sẽ phát huy sáng kiến ra nhiều cách để thực hiện. Ví dụ: Biết có thể xua đuổi muỗi bằng mùi DDT và biết muỗi Anôphen sợ mùi DDT, chiến sĩ đã tẩm DDT ở cửa hầm ngủ. Quân y đỡ phải phun thuốc DDT trong hầm ngủ và cũng đỡ tốn thuốc mà ta có rất ít. Những sáng kiến như thế này được giới thiệu rộng rãi cho các đơn vị thực hiện và cứ như thế hàng trăm sáng kiến bảo vệ sức khoẻ khác lại được nảy nở trong quần chúng. Người cán bộ quân y và chiến sĩ vệ sinh phải khéo khai thác sáng kiến, biết trân trọng sáng kiến có khi ban đầu chỉ là những biện pháp giản đơn, nếu nâng cao thành sáng kiến thì nó sẽ có hiệu lực rất to lớn, ví dụ: bếp "Hoàng Cầm".

Công tác bảo vệ sức khoẻ phải được chú ý kết hợp chặt chẽ với công tác chỉ huy của thủ trưởng quân sự, có cách sử dụng lực lượng hợp lý, với công tác hậu cần, nuôi quân, công tác chính trị tuyên truyền động viên, các mặt công tác này không thể tách rời nhau, đều lấy mục tiêu quân sự làm mục đích phấn đấu.

Càng trong những hoàn cảnh chiến đấu gay go quyết liệt, kéo dài thì càng phải quan tâm hơn đến công tác bảo vệ sức khỏe cũng như công tác lãnh đạo chính trị tư tưởng đối với quyết tâm chiến đấu, ra sức khắc phục khó khăn, để bình thường hóa và ổn định sinh hoạt. Sau những đợt tấn công gay go không thành công ở đồi A1, sức khỏe bộ đội bị giảm. Song song với việc tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu, ổn định tình hình tư tưởng, Bộ Chỉ huy mặt trận đã phát động một phong trào bảo vệ sức khỏe, giữ vững quân số. Khẩu hiệu "Bình thường hóa sinh hoạt", ngay tại trận địa được nêu ra. Chỉ thị của Bộ Chỉ huy mặt trận đã được toàn thể mặt trận chấp hành nghiêm chỉnh, các ngành bảo đảm đã cùng với địa phương ra sức thực hiện các yêu cầu của chiến đấu. Công tác chính trị chống tư tưởng tạm bợ đã được triển khai. Kết quả là tỷ lệ ốm giảm đi từ 10% quân số xuống 6% rồi 5%. Dịch kiết lỵ được dập tắt; tẩy uế chiến trường được chú trọng ngay sau trận đánh, các xác chết của địch không bị bỏ thối gây ô nhiễm môi trường như trước nữa.

Tóm lại, công tác bảo vệ sức khỏe nhằm giữ vững quân số chiến đấu là một công tác chuyên môn nhưng có tính chất quần chúng rộng rãi do quần chúng tự giác làm, dựa vào lòng yêu nước nồng nàn mà chỉ có quân đội cách mạng mới thực hiện được. Muốn làm được việc này phải có sự kết hợp từ trên xuống dưới, kết hợp giữa chỉ huy, chính trị, hậu cần và quân y mà quân y là tham mưu.
______________________________________________________
1. Viện Sử học: Mấy vấn đề về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Giêng, 2022, 08:50:40 pm

2. Tổ chức bậc thang điều trị cứu chữa thương, bệnh binh ở hỏa tuyến, thu dung điều trị và chuyển thương

Bậc thang điều trị - cứu chữa thương binh là hệ thống tổ chức thống nhất vừa cấp cứu - điều trị vừa vận chuyển theo phương thức cứu chữa dây chuyền, thống nhất từ hỏa tuyến (đại đội - tiểu đoàn) đến hậu phương chiến dịch và hậu phương quốc gia.

- Tuyến đại đội và tiểu đoàn:

Phải tập trung làm cho thật tốt công tác cấp cứu cơ bản đầu tiên tức là băng bó vết thương cầm máu, cố định các vết thương gãy xương, dự phòng và chống choáng làm cơ sở cho việc xử trí phẫu thuật và điều trị tuyến sau.

Quân y luôn luôn theo sát bộ đội khi tiến quân, khi vào cửa đột phá và theo từng mũi bộ đội tiến vào tung thâm, quân y tiểu đoàn phải chia làm hai tổ, một tổ tiến lên để chuẩn bị thay thế cho quân y đại đội ở cửa đột phá. Kinh nghiệm cho biết thương binh ở đột phá khẩu bao giờ cũng nhiều, có trận gấp 10 lần trong tung thâm.

Vì máy bay và pháo binh địch đánh phá ác liệt nhất ở cửa đột phá cho nên dù cho ác liệt cũng phải giải quyết cho tốt thương binh ở cửa đột phá. Quân y phải chú ý đến khâu quan trọng này để hễ có thương binh là phải cấp cứu và chuyển ra ngay khỏi cửa đột phá. Sau khi tiến hành các công tác cấp cứu đầu tiên và bổ sung cấp cứu, phải chuyển ngay thương binh về tuyến sau bằng lực lượng vận tải tải thương và bằng các lực lượng khác.

- Các đại đội vinh quang.

- Tuyến trung đoàn và đại đoàn.


Là những tuyến phải xử lý phẫu thuật đầu tiên: phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật cơ bản và cũng là tuyến phải xử lý triệt để các choáng chấn thương.

So với các chiến dịch trước, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân y đã bố trí tiếp cận địch hơn và tiến dần lên phía trước từ 4 đến 5 km, tiến tới từ 2 đến 3 km. Vì vậy, đã rút ngắn được thời gian từ khi bị thương đến khi được xử lý phẫu thuật.

Kinh nghiệm cho thấy ở hai tuyến này phải thực hiện đúng phạm vi cứu chữa đã được phân công vì số thương binh nhiều: tuyến đại đội phải làm tốt trước hết công tác chọn lọc thương binh, phân loại ra được những thương binh bị choáng để cứu chữa, những thương binh phải được xử lý khẩn cấp, không trì hoãn được và làm tốt công tác xử lý phẫu thuật khẩn cấp này, không được vướng vào các cuộc phẫu thuật khác. Cũng phải nhanh chóng chuyển được các thương binh về tuyến các đội điều trị đại đoàn. Tại các đội điều trị đại đoàn vẫn phải chú ý xử lý những trường hợp cấp cứu còn lại, và nhiều khi vẫn còn phải cứu chữa các trường hợp choáng do quá trình vận chuyển.

Song song với việc xử lý các trường hợp cấp cứu, phải giải quyết các phẫu thuật cơ bản; xử lý các thương binh nhẹ để giữ lại bổ sung cho chiến đấu, những thương binh có thể khỏi trong khoảng 7-10 ngày.

- Tuyến các đội điều trị thuộc quân y chiến dịch:

Các đội điều trị thuộc quân y chiến dịch cũng chia làm hai tuyến: Một số bám sát các đội điều trị đại đoàn, hỗ trợ tăng cường cho các đại đoàn, thường là những hướng có nhiều thương binh. Ở tuyến này các đội điều trị cũng xử lý các thương binh nặng chưa được xử lý. Một số ở phía sau, làm nhiệm vụ ở khu vực hậu phương chiến dịch, phải xử lý cả thương binh nặng và thương binh nhẹ, xử lý lại một số thương binh làm chưa tốt ở các tuyến trước. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ này, đã bắt đầu chuyên môn hóa, có sự chuyên môn về xử lý chuyên khoa. Vì vậy, có đội điều trị chuyên về thương binh nhẹ, có đội điều trị chuyên về thương binh nặng: có vết thương sọ não, lồng ngực, gãy xương lớn, có đội điều trị chuyên điều trị bệnh binh. Các đội điều trị thuộc quân y chiến dịch phải gửi lại điều trị các thương binh nhẹ để bổ sung quân số và các thương binh nặng chưa chuyển ngay về các bệnh viện phía sau, bệnh viện ở hậu phương.

- Tuyến Cục Quân y:

Vì chiến dịch diễn ra ở một địa bàn xa hậu phương tức là khu căn cứ Việt Bắc 300 - 400 km, nên song song với việc tổ chức ra các đội vận chuyển thương binh chuyên trách do quân y kết hợp với vận tải phụ trách, Cục Quân y phải điều động các bệnh viện phía sau tiến lên một bước để đón các thương binh chuyển về, đã tổ chức các bệnh viện ở phía nam Sơn La và ở Yên Bái, các trạm chuyển bố trí suốt trên đường từ Sơn La về Yên Bái, từ Yên Bái về Phú Thọ (Đại Đồng - Đường Chè).

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như trong các chiến dịch trước đây, vì số thương binh tăng lên, nhất là những lúc chiến đấu gay go, ở tất cả các tuyến điều trị đều phải tăng mức thu dung, nhất là ở các đội điều trị thuộc quân y chiến dịch hoặc thuộc Cục Quân y tăng lên 150%, hoặc có khi gấp đôi. Trong những trường hợp như vậy, để có lực lượng phục vụ thương, bệnh binh, phải triệt để tận dụng khả năng của anh chị em dân công - đặc biệt trong các công tác hộ lý, nuôi dưỡng thương, bệnh binh.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Giêng, 2022, 08:51:38 pm

3. Chỉ huy, chỉ đạo tổ chức bảo đảm quân y chiến dịch

Cuộc chiến đấu càng đi vào giai đoạn gay go quyết liệt, nhiệm vụ bảo đảm quân y rất nặng nề. Do đó, công tác chỉ huy quân y phải hết sức nhạy bén với tình hình chiến sự để có những hoạt động bảo đảm kịp thời và thích hợp, giữ được sự chủ động trong việc sử dụng lực lượng, trong việc bố trí các tuyến, các trạm quân y, trong việc triển khai các mặt công tác nghiệp vụ.

Vì vậy, ngoài việc nắm vững các quan điểm, chính sách (quan điểm phục vụ, quan điểm thực tiễn...) người chỉ huy quân y phải có một trình độ hiểu biết về quân sự nhất định và một phương pháp công tác, một tác phong chỉ huy như một người chỉ huy quân sự trong chiến đấu, để kết hợp những yêu cầu của chiến đấu với những yêu cầu của y học, gìn giữ bảo vệ sức khỏe trong việc cấp cứu vận chuyển thương, bệnh binh. Nói cách khác, người chỉ huy quân y phải biết vận dụng những nguyên tắc bảo đảm quân y vào những điều kiện, hoàn cảnh diễn biến chiến đấu cụ thể.

Để làm được việc này, công tác chỉ huy quân y phải chú ý:

1. Về quân sự: Nắm kịp thời tình hình diễn biến của ta và địch, trên những mặt có liên quan đến công tác bảo đảm quân y như: hướng thuận lợi hay khó khăn, hướng nào, vị trí nào, đơn vị nào... có những diễn biến gay go nhất, số lượng thương binh ở từng hướng, từng mũi, các quyết tâm và nhận định tình hình của thủ trưởng quân chính... Trên cơ sở đó, phán đoán nhận định tình hình của bản thân quân y, có những thuận lợi khó khăn gì.

Để nắm được tình hình diễn biến chiến đấu này, công tác chỉ huy quân y trong điều kiện không có những phương tiện thông tin liên lạc riêng, phải sử dụng nhiều biện pháp lấy tin tức và bằng nhiều nguồn thông tin: qua thương binh, hậu tống... các cuộc họp giao ban với các thủ trưởng quân chính, hậu cần.

2. Về chuyên món kỹ thuật: Phải đặc biệt chú ý đến công tác cấp cứu, nhất là hỏa tuyến, vì vậy:

a. Muốn cấp cứu hỏa tuyến đầy đủ và chu đáo thương binh phải chỉ đạo huấn luyện rộng rãi cho toàn thể cán bộ và chiến sĩ thành thạo việc tự cấp cứu và cứu chữa cho nhau. Kinh nghiệm cho thấy trận cao nhất, y tá chỉ cấp cứu được 30 đến 35%; vì vậy, huấn luyện tự cấp cứu và kiểm tra trước trận đánh là rất cần thiết.

b. Để vận chuyển thương binh, ngoài đội tải thương chuyên nghiệp, phải xây dựng được đội vinh quang ở hỏa tuyến. Công tác chính trị phải kết hợp động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân dũng cảm cứu thương binh và cũng phải huấn luyện cho những người trong đội này kỹ thuật tải thương như đội chuyên nghiệp.

c. Phải luôn luôn chỉ đạo các đơn vị huấn luyện, bồi dưỡng chiến sĩ vệ sinh thành cứu thương y tá, vì số lượng y tá qua các trận đánh bị tổn thất mà hậu phương không bổ sung kịp.

Còn ở các tuyến trung đoàn phải xây dựng tổ chống choáng có đủ biên chế và có những trang bị cần thiết, được học tập đầy đủ, có các chế độ nguyên tắc xử lý rõ ràng.

Ngoài ra, tại các tuyến này và cả ở các đội điều trị phía sau luôn có lực lượng dự bị cấp cứu thương binh có khả năng cơ động gọn nhẹ, sẵn sàng tăng cường cho phía trước khi có thương binh về nhiều.

d. Chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến dịch dài ngày, vì vậy ở các tuyến phải có tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời sau mỗi lớp phục vụ chiến đấu như bên quân sự và phải tổ chức kiểm tra và thông báo cho các tuyến những kinh nghiệm và các hướng dẫn cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm...

4. Tiếp tế thuốc và trang bị quân y

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch quy mô lớn: Yêu cầu về bảo đảm thuốc, bông băng và dụng cụ cũng to lớn hơn nhiều so với các chiến dịch trước. Do đó cần chú ý:

1. Tổ chức tiếp tế thuốc phải lập các kho thuốc cho thật sát với bậc thang điều trị.

Kho thuốc phải bảo đảm vừa cấp phát vừa có khả năng pha chế một phần thuốc dùng ngoài, một số thuốc nước để dùng ngay như: thuốc đi lỏng, rượu cấp cứu, v.v... Do điều kiện hoàn cảnh chiến trường, tổ chức tiếp tế thuốc phải chia thành ba tuyến.

a. Tuyến phía trước có kho dã chiến thuốc đóng sẵn thành cơ số để cấp phát cho các trung đoàn, đại đoàn, đội điều trị và mặt trận.

b. Tuyến kho thuốc chiến dịch ở khu vực căn cứ hậu cần chiến dịch (km 32 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ).

c. Kho thuốc kế cận ở Sơn La bảo đảm cấp phát một phần cho các đơn vị đi qua. Còn chủ yếu là tiếp nhận thuốc ở hậu phương đưa ra tiếp tế thuốc cho chiến dịch và tuyến trước.

2. Chỉ đạo các đơn vị sử dụng tốt thuốc, bông, băng. Tuy Cục Quân y đã tạo thuận lợi cho chiến dịch là tập trung gần như toàn bộ khả năng cung cấp cho mặt trận, song nhu cầu của chiến dịch lớn, thương binh đông quá dự kiến, hậu phương tiếp tế ở xa, lại bị địch đánh phá dọc đường. Do đó phải có chủ trương: "Sử dụng tiết kiệm thuốc, bông, băng", giáo dục cho cán bộ quân y có ý thức tiết kiệm, dành dụm thuốc men. Những cuộn băng được giặt sạch, dùng lại để băng phía bên ngoài loại băng vô trùng.

3. Chỉ đạo các đơn vị và quân y các cơ sở tích cực thu hồi thuốc, bông, băng và trang bị quân y lấy được của địch, nhất là từ giai đoạn ba chiến dịch, khi địch thả dù tiếp tế cho khu Mường Thanh.

Kết luận

Tổ chức bảo đảm quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là hệ thống tổ chức đã được hình thành ngay từ đầu chiến dịch tương đối hoàn chỉnh và được bổ sung tăng cường dần trong quá trình chiến dịch, có nhiều đặc điểm mới cả về quy mô, tính chất và thời gian, v.v...

Nhưng công tác bảo đảm quân y cho Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được thừa hưởng những kinh nghiệm của các chiến dịch trước. Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến", ta đã huy động được các tổ chức, các lực lượng ngoài quân y như vận tải quân nhu tham gia công tác bảo đảm quân y cho chiến dịch, nên công tác quân y cũng có nhiều thuận lợi.

Những tư tưởng chỉ đạo cho công tác quân y, những chủ trương và những hình thức tổ chức bảo đảm quân y cho Chiến dịch Điện Biên Phủ là rất phù hợp với tính chất cuộc chiến tranh cách mạng phát triển cao. Những bài học kinh nghiệm rút ra được là xuất phát từ tinh thần cách mạng tự giác cao độ của một quân đội cách mạng. Từ những quan niệm của Đảng vận dụng vào ngành quân y trong thời chiến: quan điểm quần chúng, quan điểm tự lực tự cường, quan điểm thực tiễn.

Tuy còn có những khuyết điểm do điều kiện vật chất và khoa học kỹ thuật bị hạn chế, công tác tổ chức bảo đảm quân y đã mang lại hiệu quả là cứu chữa được một khối lượng thương binh lớn: là giữ được sức khỏe, sức chiến đấu của bộ đội.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận quyết chiến lịch sử, đánh dấu một thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta thì những bài học quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng cần được nêu lại để tham khảo, học tập.



Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Giêng, 2022, 09:05:52 pm

GIAO THÔNG VẬN TẢI PHỤC VỤ
CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953-1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1


Giao thông vận tải giữ một vị trí hết sức quan trọng trong chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hiện đại. Trước yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 15-6-1953, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị về giao thông vận tải, đặc biệt là công tác cầu đường. Chỉ thị vạch rõ: "Hiện nay nhu cầu kháng chiến ngày càng nhiều, khối lượng hàng vận chuyển tăng lên rất nhanh. Nhưng đường, cầu, phà hiện nay rất xấu: đường hẹp, lầy, dốc, nhiều quãng ngoặt quá hẹp, xe đi vừa chậm vừa tốn dầu, hại máy, nhiều dốc cao không lên nổi, quãng ngoặt không quanh được, phà, cầu thì yếu, mục gãy"2. "Nhiệm vụ hiện nay là phải làm những đường tốt, cần thiết để bảo đảm vận chuyển quân sự, để sẻ bớt gánh nặng vận chuyển cho dân và đồng thời cũng để mở rộng việc vận chuyển kinh tế”3.

Về tổ chức Bộ Giao thông công chính, sắc lệnh 156 ngày 30-4-1953 của Chủ tịch Hồ Chí Minh bãi bỏ Nha Công chính hoả xa, thành lập hai nha: Nha Giao thông phụ trách các đường giao thông, đường bộ, đường sắt, đường sông và Nha Công chính phụ trách các công tác thuỷ nông, đê điều, vận tải và công tác liên quan khác, nhằm tăng cường năng lực tổ chức, chỉ đạo điều hành giao thông vận tải trong tình hình mới, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ tổng phản công Đông Xuân 1953-1954.

Ngày 27-7-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định thành lập Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch, có các ban giúp việc như cầu đường, vận tải, bưu điện, y tế, tuyên huấn, công an. Ở các cấp khu, tỉnh, thành phố cũng tổ chức các ban tương tự, trực tiếp tổ chức, đôn đốc, chỉ đạo các hoạt động chi viện tiền tuyến, nhằm huy động mọi tiềm lực vào cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954.

Về cán bộ lãnh đạo: sắc lệnh số 185 ngày 6-9-1953 của Chính phủ bổ nhiệm ông Nguyễn Như Quỹ - kỹ sư công chính, giữ chức Giám đốc Nha Công chính.

Cùng với việc thành lập Sở Vận tải trước đây, do đồng chí Nguyễn Hữu Mai làm Giám đốc và Cục Vận tải quân đội do đồng chí Đinh Đức Thiện làm Cục trưởng, tháng 7-1953, Chính phủ đã cho phép Bộ Giao thông công chính thành lập một đơn vị vận tải quốc doanh mang tên Đoàn xe ôtô trực thuộc Nha Giao thông do ông Nguyễn Văn Toàn (tức Bình Tâm, sau này là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải) làm Trưởng đoàn. Đơn vị có nhiệm vụ tiếp nhận từ Bằng Tường (Trung Quốc) các loại xe ôtô do Liên Xô viện trợ để đưa về nước. Các loại xe này chủ yếu là xe một cầu và hai cầu chạy nhiên liệu xăng, hiệu Môtôlôva. Một năm sau ngày thành lập, Đoàn xe đã có tới 130 xe ôtô các loại và được biên chế thành nhiều đại đội vận tải. Đoàn đã vận chuyển được nhiều phương tiện và thiết bị cho các công trình giao thông từ Lạng Sơn vào tới Nghệ An. Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu triển khai trên toàn tuyến, đoàn xe được giao nhiệm vụ cùng với lực lượng vận tải quân sự chở hàng hoá từ biên giới tiến thẳng ra mặt trận. Đến khi chiến dịch bước vào giai đoạn quyết liệt, nhiều đại đội xe của đoàn được điều động làm nhiệm vụ vận chuyển theo cung chặng, dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh mặt trận. Cũng thời gian này, có nhiều lái xe đạt thành tích xuất sắc và đặc biệt có C3 do đồng chí Chiến làm Đại đội trưởng đã được cấp trên khen thưởng. Sau khi hoà bình lập lại, trở về Hà Nội, đoàn xe này là lực lượng chủ yếu phục vụ Ban Giám sát quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơnvevơ và cũng là lực lượng nòng cốt để thành lập quốc doanh vận tải ôtô đầu tiên ở nước ta.

Tất cả các địa phương trong thời gian này đều thành lập sở hoặc ty giao thông công chính, tập trung tổ chức, chỉ đạo việc làm đường, sửa chữa cầu cống, huy động dân công vận tải tiếp tế cho các chiến trường. Đặc biệt các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV được tăng cường nhiều cán bộ và lực lượng tham gia làm cầu đường, bảo đảm giao thông và tiếp tế vận tải. Tình hình tổ chức chỉ đạo các hoạt động giao thông vận tải trong toàn quốc có bước phát triển mới.

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh quân đội trực tiếp làm Tư lệnh và Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Người chỉ rõ: Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng, không những về quân sự, mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được.

Từ đó, các hoạt động giao thông vận tải được triển khai chuẩn bị ráo riết từ bộ đến các địa phương và đơn vị cơ sở. Nhiệm vụ chủ yếu là làm đường và bảo đảm giao thông vận tải cho chiến dịch, phục vụ 42.750 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có lực lượng pháo binh, cơ giới và 260.000 dân công hoạt động chuyển quân tập kết trước, trong và sau chiến dịch.

Trước khi mở màn chiến dịch nhiều tháng, ngành giao thông công chính và Bộ Chỉ huy chiến dịch đã huy động hàng vạn công nhân, dân công và thanh niên xung phong triển khai nhiệm vụ mở đường, bắc cầu để bộ đội, các lực lượng vận tải và dân công tiếp vận tiến vào mặt trận. Các hệ thống đường đã khôi phục, sửa chữa trước đây đều phải làm lại kiên cố hơn, như mở rộng nền, mặt đường từ 5-8 m, thực hiện nhiều giải pháp chống lún sụt, lầy lội, cầu được gia cố bảo đảm tải trọng thông qua 12 tấn, đóng thêm loại phà 12 tấn có thể chở được 2 xe/chuyến. Đường, cầu, phà phải bảo đảm lưu thông với khối lượng lớn, xe kéo pháo hạng nặng đi lại được dễ dàng. Từ Thái Nguyên qua Tuyên Quang chúng ta tận dụng đường cũ nhưng phải tăng cường các bến phà qua sông Lô tại Bình Ca và qua sông Hồng tại Âu Lâu. Từ Yên Bái vào Nghĩa Lộ sang Quang Huy, Phù Yên qua sông Đà tại bến phà Vạn Yên và qua bến phà Tạ Khoa để vào Mai Châu (Sơn La). Quốc lộ 41 (nay là quốc lộ 6) từ Hoà Bình lên Mộc Châu và quốc lộ 12 từ Hoà Bình về Nho Quan nối với đường 15 vào Thanh Hoá, Nghệ An cũng được sửa chữa.

Lực lượng chính để bảo đảm giao thông ở các tuyến đường này là đội thanh niên xung phong và dân công được huy động dài hạn từ hai đến sáu tháng. Phương tiện làm đường chỉ là những dụng cụ thô sơ như xà beng, cuốc xẻng và thuốc nổ, chi phí cho việc sửa chữa và làm mới đường lúc đó đều được tính bằng lương thực (thóc/kg). Mặc dù đời sống vật chất của cán bộ, chiến sĩ giao thông vận tải gặp rất nhiều khó khăn, nhưng họ luôn được cổ vũ bởi những tin chiến thắng từ mặt trận gửi về và bằng những thư khen, thăm hỏi động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hệ thống trục chính phục vụ cho Chiến dịch Điện Biên Phủ có chiểu dài 2.500km, trên ba hướng tuyến được triển khai các lực lượng làm đường như sau:

Hướng tuyến chính phía bắc từ biên giới về Thái Nguyên đi Yên Bái theo đường 13 bến Ba Khe - Cò Nòi (giáp đường 41 phía nam tỉnh Sơn La). Đây là trục chính vận chuyển vũ khí, khí tài và pháo hạng nặng đưa vào chiến dịch. Trên tuyến này, trong Chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc, ngành giao thông vận tải Bắc Kạn - Thái Nguyên đã tập trung sửa chữa, nâng cấp đường 13. Ngày 5-11-1952, đồng chí Trần Đăng Ninh đi kiểm tra, đã thay mặt Tổng Quân uỷ quyết định tuyên dương thành tích cho ngành giao thông vận tải Bắc Kạn - Thái Nguyên.

Để phục vụ cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta phải tập trung hơn 2 vạn dân công (chừng 2 triệu ngày công) thi công suốt đêm ngày, làm mới đoạn Yên Bái - Cò Nòi (nối đường 41), sửa chữa, mở rộng và nâng cấp toàn tuyến với tổng chiều dài 310 km xuyên qua các đèo dốc như Đèo Cả, Đèo Khế, La Hiên, Lũng Lô, Đèo Chẹn. Riêng ngành giao thông vận tải Bắc Thái có 5.000 dân công làm đường và chốt người để bảo đảm giao thông.
______________________________________________________
1. Bộ Giao thông - Vận tải: Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội, 1999.
2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 14, tr. 243, 244.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Giêng, 2022, 09:08:13 pm

Lực lượng của Bộ Giao thông công chính có đội chủ lực cầu đường do đồng chí Dương Bạch Liên (Sau này là Thứ trưởng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) chỉ huy với hơn 2.000 công nhân, dân công phụ trách bảo đảm giao thông từ Yên Bái đến Tạ Khoa, đồng chí Lê Văn Thông phụ trách bến phà Tạ Khoa cũng cùng các lực lượng bảo đảm giao thông chống đỡ quyết liệt với máy bay địch, bảo đảm cho bến phà lưu thông thường xuyên.

Để tạo chân hàng từ biên giới về tập kết ở Bắc Kạn, Thái Nguyên, ngành giao thông vận tải Bắc Kạn, Thái Nguyên phải tập trung sửa chữa, nâng cấp và mở tiếp những tuyến mới như:

Đường từ Thuỷ Khẩu đi Bắc Kạn - Thái Nguyên.

Đường Võ Nhai - Bắc Sơn, mở rộng bến phà Thác Oánh cho xe qua lại nhanh chóng và thuận lợi.

Đường 3 Cao Bằng - Bắc Kạn qua Chợ Mới - Bò Đậu lên Tây Bắc hoặc Cao Bằng - Bắc Kạn - Tuyên Quang - Yên Bái - Ba Khe - Cò Nòi.

Đường nội tỉnh Thác Oánh - Linh Nham - Minh Lập - Giang Tiên - Bờ Đậu, Đèo Hanh - Trại Cau - Bờ Đậu - Bình Ca đi Tây Bắc.

Đường 31 - Chợ Chu - Quán Vuông - Khuôn Ngàn nối đường 3 lên căn cứ an toàn Đèo Khế.

Đầu năm 1953, ta mở đường Võ Nhai - Phổ Yên nối với đường Lạng Sơn - Bắc Sơn - Đình Cả - La Hiên - Linh Nham. Đây là tuyến mới từ biên giới về Thái Nguyên.

Từ đầu năm 1954, Bộ Giao thông công chính tập trung "đại quân" làm đường 1B từ Đồng Đăng đi Thái Nguyên qua hai tỉnh Lạng Sơn - Bắc Thái thành đường lớn nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tuyến đường có mặt rộng 5,5m, cả lề rộng 8m.

Riêng đoạn qua đèo Đá Bắc Kạn rộng trung bình 6m. Mặt đường toàn tuyến rải cấp phối, cầu cống làm tạm bằng gỗ, cầu Gia Bảy (91,2m) do Đội cầu 2 thi công.

Công trường làm tuyến đường này do Bộ trưởng Trần Đăng Khoa trực tiếp làm Trưởng ban chỉ huy, đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Văn Trân, Bí thư Đảng đoàn Bộ làm Phó ban, đồng chí Mai Công Thiệp chỉ huy thường trực. Lực lượng cán bộ chủ chốt của bộ được tập trung để hướng dẫn, chỉ đạo kỹ thuật. Các lớp trung cấp 1, 2, 3 được huy động làm nhiệm vụ khảo sát thiết kế và chỉ đạo xây dựng. Lực lượng thi công trên công trường bao gồm hàng vạn thanh niên xung phong, dân công làm việc sôi nổi suốt ngày đêm với tinh thần: "quyết tâm mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện"1.

Hướng tuyến phía nam từ Nghệ An - Thanh Hoá (Liên khu IV) và vùng tự do Liên khu III ra Hoà Bình (qua Suối Rút) dài trên 320 km. Chúng ta huy động 2,6 vạn dân công (trên 2,6 triệu ngày công) tập trung làm đường và bảo đảm giao thông cho các loại xe thô sơ, xe thồ vận chuyển lương thực ra chiến trường. Trước đây, từ năm 1952-1953 ngành giao thông vận tải Nghệ An và Thanh Hoá đã huy động lực lượng thanh niên xung phong và dân công làm tuyến đường trên, nối với đường 7 phục vụ Chiến dịch Tây Bắc, Hoà Bình và Thượng Lào. Để phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, hai tỉnh tiếp tục khôi phục, nâng cấp và bảo đảm giao thông trên toàn tuyến. Thanh Hoá tập trung 13.564 dân công và 6.320 thanh niên xung phong của khu làm đường 15A đoạn Hồi Xuân - Mục Sơn (tháng 1 đến tháng 5-1954). Sau khi hoàn thành, tiếp tục làm đoạn Mục Sơn - Đồng Trầu tạo thành tuyến dài 114 km. Đồng thời, xây dựng và mở rộng bến phà Hồi Xuân, La Hán, phá thác ghềnh trên sông Mã, sử dụng hàng trăm thuyền cùng "đại quân" xe đạp thồ, dân công gánh bộ vận chuyển lương thực, thực phẩm ra mặt trận.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, "đội quân" cầu đường Thanh Hoá gồm 1.500 quân do đồng chí Phạm Kiên phụ trách bảo đảm giao thông đoạn Hồi Xuân - Vạn Mai ra đường 6 Suối Rút đi Điện Biên Phủ.

Vùng đồng bằng Liên khu III từ Nho Quan và các vùng Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, nhân dân nô nức đi dân công vận chuyển lương thực, thực phẩm lên Hoà Bình và đi tiếp về chiến trường.

Hướng tuyến đông - tây từ Hoà Bình theo đường 6 (41), 42 đi Tuần Giáo - Điện Biên Phủ. Đây là trục chính quy tụ các hướng vận tải từ phía bắc vào, phía nam ra, phía đông lên, để từ đây đi thẳng ra chiến trường Điện Biên Phủ.

Trên hướng tuyến này, Bộ Chỉ huy mặt trận, Bộ Giao thông công chính huy động lực lượng bộ đội, công binh và dân công các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, tập trung sửa chữa, nâng cấp đường, tăng cường phà Chợ Bờ, Suối Rút. Đội Thanh niên xung phong Cù Chính Lan của tỉnh Hoà Bình với 1.000 quân bảo đảm giao thông bến phà Chợ Bờ - Suối Rút đến km 10 đường 41.
___________________________________________________
1. Tố Hữu: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Giêng, 2022, 09:09:36 pm

Đoạn đường 42 Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ, do bỏ lâu ngày, đường bị hư hỏng, lún sụt, trên 100 cầu cống hư hỏng, không bảo đảm cho xe cơ giới và pháo (của Đại đoàn 351) lên chiến trường. Bộ Tư lệnh mặt trận đã điều hai trung đoàn bộ binh, cùng Trung đoàn công binh 151 và dân công, thanh niên xung phong làm suốt đêm ngày, sau 10 ngày tuyến đường được khai thông. Lực lượng thanh niên xung phong với 40 đại đội (8.000 quân) được phân công làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông từ Mộc Châu - Tuần Giáo đến km 15 vào mặt trận. Do lưu lượng phương tiện xe vận tải, xe kéo pháo, xe thồ, bộ đội, dân công đi lại trên tuyến chính quá đông nên dẫn đến tình trạng giao thông bị ùn tắc. Từ đầu tháng 1-1954, Bộ Tổng tư lệnh mặt trận cho tổ chức một "Ban Chỉ huy đường" nhằm điều độ các loại phương tiện vận tải đi lại trên từng chặng. Ban Chỉ huy điều độ phương tiện quy định cụ thể thời gian trật tự hành quân cho từng lực lượng đi lại trên đường, nhờ đó đã hạn chế bớt tình trạng lộn xộn, ùn tắc vận tải.

Để giải quyết tận gốc việc ùn tắc trên tuyến đường độc đạo ra mặt trận, ta chủ trương mở thêm các tuyến mới để phân luồng vận tải như: mở tuyến từ vùng sông Mã đi Mường Luân - Nà Sang vận chuyển gạo của dân công Thanh Hoá lên phục vụ cho các đơn vị tác chiến ở phía nam Điện Biên Phủ; mở đường cho vận tải thô sơ theo đường mòn vượt núi qua Khẩu Hu, Cò Chảy ở phía bắc Điện Biên Phủ tập kết gạo, đạn cho các đơn vị tác chiến ở các mũi phía bắc và phía tây Điện Biên Phủ. Đồng thời mở tuyến vận chuyển từ Ba Nậm Cúm qua Lai Châu đi Bản Tấu. Việc phần luồng vận tải đã giảm đáng kể lưu lượng người và phương tiện trên tuyến Lai Châu đi Tuần Giáo.

Các lực lượng công binh, dân công, thanh niên xung phong còn làm đường cho bộ đội kéo pháo vào trận địa như đường từ km 69 (Tuần Giáo - Điện Biên Phủ) Bản Nham, vượt đỉnh Phasông sang Bản Tố, Bản Nghịu dài 15 km, ta phải dùng nhiều đại đội bộ binh kéo những khẩu pháo nặng hàng tấn qua các đèo dốc vô cùng khó khăn.

Trên các tuyến đường ra mặt trận, ta cho thiết lập nhiều kho trung chuyển để tập kết lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, v.v. từ hậu phương và các kho ở tiền phương tiếp cận với các đơn vị chiến đấu ở sát mặt trận.

Để bảo đảm nhu cầu vận tải tiếp tế cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và Bộ Giao thông công chính phân công cụ thể việc tiếp vận cho chiến trường như sau:

Hội đồng Cung cấp mặt trận có nhiệm vụ tổ chức, huy động, thu gom, vận chuyển lương thực, thực phẩm, huy động các đoàn dân công vận tải và làm đường phục vụ chiến dịch. Hàng hoá giao cho Tổng cục Cung cấp tiền phương tại các đầu mối trung chuyển theo quy định: từ Việt Bắc sang giao ở Ba Khe; từ Liên khu III, Liên khu IV sang giao ở Suối Rút.

Tổng cục Cung cấp hậu phương do quân đội phụ trách có nhiệm vụ tổ chức lực lượng bộ đội và dân công vận chuyển vũ khí, đạn dược, xăng dầu giao cho Tổng cục Cung cấp tiền phương cũng tại Ba Khe, Suối Rút.

Tổng cục Cung cấp tiền phương do quân đội phụ trách có nhiệm vụ tổ chức vận tải từ Ba Khe, Suối Rút lên Điện Biên Phủ, có các tổng kho dự trữ quanh thị xã Sơn La và các kho trung chuyển ở khoảng km 31 đến km 87 đường từ Tuần Giáo đến Điện Biên Phủ.

Tổng cục Cung cấp tiền phương sử dụng trên 3.000 cán bộ chỉ đạo điều hành và hơn 30.000 dân công tiếp vận.

Nhiệm vụ sửa chữa cầu đường, bảo đảm giao thông từ Ba Khe qua Việt Bắc có chiều dài khoảng 300 km và từ Suối Rút về vùng tự do Liên khu III, Liên khu IV do Hội đồng Cung cấp mặt trận tổ chức lực lượng dân công thực hiện. Từ Ba Khe, Suối Rút trở lên do Tổng cục Cung cấp tiền phương và Ủy ban kháng chiến khu Tây Bắc phụ trách, tổ chức lực lượng bộ đội, công binh và dân công thực hiện.

Mạng lưới giao thông trục chính tiếp tế vận tải cho Chiến dịch Điện Biên Phủ được hình thành như sau:

- Tuyến Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái - Ba Khe - Cò Nòi - Sơn La - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ: Đây là hướng tuyến chính, có khối lượng vận tải lớn, nhất là vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng bao gồm cả hàng viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước bạn.

- Tuyến Cao Bằng - Bắc Kạn - Tuyên Quang - Yên Bái - Ba Khe - Cò Nòi - Sơn La - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.

- Từ Ba Nậm Cúm - Lai Châu - bản Tấu (vận tải thô sơ).

- Từ Ba Nậm Cúm - Lai Châu - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.

- Hướng tuyến từ Khu IV ra xuất phát từ Nghệ An – Thanh Hoá – Suối Rút - Mộc Châu - Cò Nòi - Sơn La - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.

- Các tuyến từ Liên khu III, Nho Quan lên Hoà Bình, Suối Rút - Mộc Châu - Cò Nòi - Sơn La - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ và từ thượng nguồn sông Mã lên phía nam Điện Biên Phủ.

Tổng chiều dài luồng tuyến vận tải cho Chiến dịch Điện Biên Phủ lên đến 3.500 km. Nếu tính các đoạn tuyến nối tiếp nhau, tổng chiều dài đường là 2.500 km. Đây là một hệ thống giao thông vận tải rất lớn được xây dựng bằng sức lao động và cả xương máu của hàng vạn dân công, thanh niên xung phong và công binh...

Khó khăn nhất của hệ thống đường bộ phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ là thường xuyên bị lầy lún vào mùa mưa và bị máy bay địch đánh phá, thả bom nổ chậm để ngăn chặn ta. Mỗi đêm có khoảng 200 xe ôtô đi lại nên việc giữ gìn mặt đường hết sức khó khăn. Có đến 122 km bị lầy lún nặng, nhất là đoạn Tuần Giáo - Điện Biên Phủ. Trong tháng 4-1954 ta phải tăng cường gấp ba đợt dân công (5.750 người) cùng Trung đoàn công binh 151 và bộ đội tổ chức gia cố mặt đường để chống lầy và lún sụt.

Về đường sông, ta tận dụng khai thác sông Đà, thượng nguồn sông Mã, sông Nậm Na để vận chuyển cho chiến dịch (trước đó phải tổ chức phá nhiều thác ghềnh để khơi thông luồng tuyến). Riêng sông Nậm Na, thanh niên xung phong, công binh phá 103 thác ghềnh mới vận chuyển được gạo từ Ba Nậm Cúm về Lai Châu và vào mặt trận.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Giêng, 2022, 09:10:16 pm

Trên các tuyến đường hướng ra chiến trường Điện Biên Phủ, lực lượng quân đội, dân công, thanh niên xung phong làm đường tiếp tế vận tải phải vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, mưa dầm, gió rét, đường sá xa xôi, hiểm trở, đèo cao, dốc đứng và phải vượt qua "mưa bom, bão đạn" của quân thù. Những đoạn đường như Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, Lai Châu - Sơn La, Yên Bái - Cò Nòi, không quân địch đánh phá 24/24 giờ vô cùng ác liệt. Ngã ba Cò Nòi thường xuyên gánh chịu 69 tấn bom đạn/ngày. Có trận địch dùng 39 máy bay B26, 5 máy bay Privatơ và 21 máy bay khu trục, ném hàng trăm tấn bom xuống những đoạn đường chúng nghi ngờ. Lần đầu tiên Mỹ viện trợ cho Pháp máy bay vận tải cỡ lớn (Facket 119, 78 chỗ ngồi) sử dụng để thả bom napan xuống Điện Biên Phủ. Một chiếc chở được 9 thùng và mỗi thùng chứa 90 bình napan. Giặc Pháp còn làm mưa nhân tạo bằng chất iốt bạc, hòng huỷ hoại đường, ngăn chặn việc tiếp tế vận tải của ta...

Mặc dù vậy, các lực lượng giao thông vận tải, thanh niên xung phong, dân công vẫn kiên cường vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, bất chấp bom đạn và hy sinh, hăng hái mở đường và tiếp vận ra mặt trận. Theo tổng kết, tổng số dân công vận tải, làm đường phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ là 260.000 người (bằng 14 triệu ngày công). Trong đó, có những địa phương xa xôi như Nghệ An đã huy động 32.000 dân công, Thanh Hoá huy động lực lượng đông nhất 193.124 người (dân công gánh bộ 182.124 người, dân công đi xe đạp thồ 11.000 người). Các tỉnh Tây Bắc 31.818 người (bằng 1.296.078 ngày công), Vĩnh Phú 75.000 dân công, 7 đội xe đạp thồ và nhiều đoàn dân công các địa phương khác như: Việt Bắc, Yên Bái, Sơn Tây, Hoà Bình, Nam Định, Ninh Bình, v.v... Một số đơn vị, cá nhân nêu gương tiêu biểu cho lực lượng dân công phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ như: Các đoàn dân công làm đường suốt đêm ngày không biết mệt mỏi, Đại đội dân công Đông Anh lao động 3.334 ngày công, bảo đảm kỹ thuật, vượt tiến độ. Chị Luyến, chiến sĩ chống lầy, lăn lộn dưới trời mưa chặt cây rôngđanh, động viên toàn đội vượt qua những đoạn đường lầy; Chu Văn Khâm, Đinh Trọng Khải, Đỗ Văn Ham dũng cảm phá bom nổ chậm, nhanh chóng mở thông đường. Phan Tứ dũng cảm dùng mìn phá hàng trăm ghềnh thác, cùng đồng đội khơi dòng sông Nậm Na cho thuyền và bè, mảng vận tải an toàn. Nhiều chiến sĩ thanh niên xung phong dân công đã phát huy sáng kiến, thi đua nâng cao năng suất lao động như trường hợp đồng chí Chum, Tiểu đội trưởng làm đường đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi: "Làm Tiểu đội trưởng, đồng chí Chum luôn luôn gần gũi và giúp đỡ anh chị em khi gặp khó khăn, đồng chí Chum đều có sáng kiến, bàn bạc với chị em giải quyết được cả... Do sáng kiến của đồng bào dân công mà những đợt đầu có các chiến sĩ như: đồng chí Chiến, nữ đồng chí Lý, tăng năng suất gấp ba lần, đồng chí Chum tăng bốn lần rưỡi, nữ đồng chí Mao tăng năm lần, nhờ gom góp kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm mà số chiến sĩ ngày càng nhiều và năng suất ngày càng tăng mãi".

Lực lượng phương tiện vận tải tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, bao gồm lực lượng vận tải cơ giới của quân đội, đoàn xe quốc doanh (28 chiếc) vận tải ôtô của Bộ Giao thông công chính gồm 16 đội xe - 628 chiếc. Lực lượng vận tải bộ hùng hậu với hàng chục vạn dân công và các phương tiện vận tải thô sơ như: xe đạp thồ (20.991 xe), xe cút kít (7.000 xe), 1.800 xe trâu, 300 xe ngựa cùng hàng trăm thuyền, canô các loại.

Lực lượng xe đạp thồ mạnh nhất là đội xe thồ Thanh Hoá có 3.000 xe, được tổ chức vận chuyển từng chặng nối tiếp nhau từ Thanh Hóa đến kho lương thực Tuần Giáo (Lai Châu). Từ trạm H1 Tuần Giáo đến Điện Biên Phủ dài 80 km, do đoàn thồ hoả tuyến Thanh Hoá đảm nhiệm. Với 3.000 xe tổ chức thành 20 đại đội theo đơn vị huyện. Mỗi đại đội có chi bộ lãnh đạo, có Ban Chỉ huy đoàn do đồng chí Đặng Văn Minh làm Trưởng đoàn. Đoàn xe đạp thồ Thanh Hoá lên đường làm nhiệm vụ từ tháng 8-1953. Địch phát hiện, ném bom bắn phá kho lương thực Tuần Giáo đang lúc giao nhận hàng làm một số dân công bị thương và hy sinh nhưng anh chị em vẫn hăng hái làm nhiệm vụ.

Ở Nghệ An, đoàn xe thồ gồm 2.000 chiếc lên đường làm nhiệm vụ tiếp tế cho chiến trường từ mồng một Tết Giáp Ngọ (1954), với quãng đường xa khoảng 600 - 700 km, vượt qua nhiều đèo cao, suối sâu như Truông Băng, Khe Thần, dốc Bò Lăn, Chuồng Chuối, Nho Quan, Dốc Cun, đèo Mộc Châu, Pha Đin, Sơn La... Biết bao khó khăn, nguy hiểm, nhưng mọi người vẫn không nề hà, tất cả đều hăng hái xung phong đi vận tải tiếp tế.

Ngoài ra còn có nhiều đoàn xe thồ của các tỉnh Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hoà Bình, các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc, v.v...

Trên tuyến sông Đà, sông Thao, ta còn tổ chức nhiều đoàn thuyền của các địa phương ven sông tham gia vận chuyển, sử dụng 10 canô để kéo phà ở các bến lớn như chợ Bờ, Suối Rút, Bình Ca, Âu Lâu...

Khối lượng lương thực, thực phẩm nhân dân các địa phương đã đóng góp cho chiến dịch: 25.056 tấn lương thực, 709 tấn thịt và hàng nghìn tấn thực phẩm khác. Số vật phẩm đã được tổ chức vận tải ra chiến trường là hơn 2 vạn tấn, trong đó có 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, 62,7 tấn đường, 577 tấn thịt và 565 tấn thức ăn khô.

Riêng đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã dồn hết sức mình tiếp tế cho bộ đội 7.310 tấn gạo, 389 tấn thịt, 700-800 tấn rau xanh. Vĩnh Phú đã cung cấp cho chiến dịch 4.789 con trâu, bò thịt, 500 tấn thịt lợn, hàng ngàn tấn gạo, đỗ, lạc, đường.

Các lực lượng vận tải quân đội vận chuyển 1.500 tấn đạn, hàng trăm khẩu trọng pháo, hàng ngàn tấn vũ khí, khí tài vào chiến dịch. Ngoài lực lượng vận tải cơ giới, các loại phương tiện vận tải thô sơ khác thì vận tải bằng xe đạp thồ và các lực lượng dân công tiếp vận là người đóng góp đặc sắc, to lớn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, dân công tiếp vận với hàng chục vạn người già, trẻ, trai, gái nghe theo tiếng gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh không quản đường xa, đèo cao, suối sâu, gian khổ, hy sinh, "góp gió thành bão" đóng góp từng cân hàng thấm đượm mồ hôi, nước mắt, kể cả máu xương của mình cho cách mạng. Những tấm gương tiêu biểu như: Đại đội 15 dân công Vĩnh Phúc luôn luôn dẫn đầu về khiêng vác, trong năm chuyến vận tải đột xuất đã đưa 6.113 kg hàng tới đích an toàn. Anh Nguyễn Văn Thành vác 100 kg, anh Hoàng Văn Duy vác 97 kg hàng, chị Hà Thị Ngãi (dân tộc Mường - Hoà Bình) gánh hàng liên tục 15 đêm không nghỉ, cụ Trần Văn Thiệu 64 tuổi, thuộc diện miễn làm nghĩa vụ, vẫn tự nguyện cùng con gái, con dâu đi dân công tiếp vận phục vụ chiến dịch... Nhiều tấm gương dân công hăng hái, dũng cảm, gánh khoẻ - chở nhiều được Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương như: chị Hoàng Thị Mới - 20 tuổi, bần nông, người Thanh Hoá, vóc người tuy nhỏ nhưng mỗi chuyến gánh được 55 kg, đường gần gánh 72 kg... đưa năng suất toàn đội vượt 34%,... Vận tải xe đạp thồ cũng đạt được những thành tích xuất sắc: mỗi xe thường chở từ 150-200 kg hàng, có người chở 300-350 kg. Anh Cao Ty (đoàn thồ Thanh Hoá) thường xuyên đạt năng suất 300 kg/một lần thồ. Anh Nguyễn Văn Tường (đoàn xe thồ Thanh Hoá) phụ trách đội thồ đá, mỗi chuyến anh thồ 320-366 kg,... được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen.
Nói về chiến công của những người dân công vận tải phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi công lao và niềm lạc quan to lớn của họ qua những câu thơ:

Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn, xương tan, thịt nát
Không sòn lòng, không tiếc tuổi xanh,...

Chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu" là niềm tự hào của dân tộc ta. Làm nên trang sử vĩ đại này có phần đóng góp vô cùng quan trọng của những người làm giao thông vận tải. Họ đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh để "phá núi, bắc cầu, vượt đèo, qua suối, đắp đường...", giữ vững mạch máu giao thông cho chiến dịch. Hàng nghìn kilômét đường giao thông đã được mở, hàng chục vạn tấn vũ khí - lương thực đã được vận chuyển kịp thời phục vụ mặt trận. Có thể nói, đây là sức mạnh to lớn, là những chiến công kỳ diệu bắt nguồn từ đường lối "giao thông vận tải nhân dân" của Đảng và lòng yêu nước nồng nàn của hàng triệu con người trên mặt trận giao thông vận tải.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Giêng, 2022, 08:06:50 pm

CÔNG TÁC VẬN TẢI TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ1




NGUYỄN AN

Công tác vận tải chiến dịch là khâu trung tâm của công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong suốt cả thời gian chiến dịch, công tác vận tải không lúc nào giảm bớt căng thẳng vì phải đảm nhận những nhiệm vụ với những khó khăn to lớn lúc đầu tưởng chừng như không vượt qua được. Chỉ nói riêng về gạo cho quân đội đã cần 14.950 tấn, nhưng cái khó là phải tập trung vào nơi xa nhất, khó nhất. Các đồng chí chỉ huy của Tổng cục ở tiền phương, các cán bộ và chiến sĩ của các cục của Tổng cục đi chiến dịch này đã tập trung vào giúp cho công tác vận tải chiến dịch thắng lợi.

Chúng ta đã biết, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã thông qua phương châm "đánh chắc, tiến chắc" và khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", đã được quán triệt trong toàn quân toàn dân. Công tác vận tải từ hậu phương xa xôi và cả từ những vùng địch tạm chiếm ở Khu III lên đến Điện Biên Phủ, đã trở thành một mặt trận thực sự, với tính chiến đấu quyết liệt.

Để có được chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng và nhân dân ta đã đưa ra mặt trận những người con ưu tú nhất. Ngoài việc bổ sung binh sĩ cho các đơn vị chiến đấu, ta còn huy động trên 26 vạn dân công, đi từng đợt dài ngắn khác nhau, nhưng đã lên tới hàng chục triệu ngày công, và cả một khối lượng tài sản lớn: 30.000 tấn vật chất, 21.000 xe đạp thồ, 628 xe ôtô, 2.600 thuyền các loại và hơn một vạn con ngựa thồ.

Tất cả lực lượng lao động đông đảo và khối lượng vật chất cực lớn này được đưa lên từ khắp các nẻo đường đất nước ở Khu III, Khu IV, vào đường 6, ở Việt Bắc đến, vào đường 13 nhưng cuối cùng cũng đều dồn vào con đường độc đạo, có đoạn mới làm, có đoạn mới sửa lại luôn bị máy bay địch tập trung đánh phá ngày đêm trên đoạn từ Cò Nòi lên Điện Biên Phủ dài 210 km. Nó đòi hỏi một nghệ thuật tổ chức và chỉ huy tài giỏi, sao cho người đông mà không rối, phương tiện nhiều mà không ùn tắc, để hằng ngày một lượng gạo và thực phẩm được chuyển đều đặn tới các chiến sĩ, một lượng vũ khí nhất định đủ để bóp nát "con nhím" khổng lồ với 16.200 tên xâm lược, trang bị vũ khí hiện đại.

Có nhiều phương án tổ chức được đề xuất, nhưng phương án cuối cùng được Trung ương duyệt và phân công tổ chức bảo đảm cung cấp cho chiến trường là:

- Các đảng bộ và Ủy ban kháng chiến hành chính các tỉnh, huyện phụ trách huy động dân công ngắn hạn và phương tiện vận tải của địa phương vận chuyển lượng vật chất đã được phân công cho tỉnh, huyện mình phụ trách, đem giao cho các kho của Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương ở hai vùng kho lớn: Yên Bái, Âu Lâu, Vạn Mai và Suối Rút.

- Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch, phụ trách việc tổ chức động viên nhân tài, vật lực của cả nước cho mặt trận, có bộ phận tiền phương đóng ở Sơn La, lo việc tổ chức chỉ huy vận chuyển từ Âu Lâu, Vạn Mai, Suối Rút, lên giao hàng cho tuyến đầu mối tiếp nhận của Tổng cục Cung cấp quân đội ở Sơn La.

- Từ Sơn La vào Điện Biên Phủ đường dài 165 km do Tổng cục Cung cấp phụ trách, chia làm ba tuyến hậu cần vận tải:

+ Tuyến đầu mối tiếp nhận từ Sơn La đến km 15 Tuần Giáo, dài 100 km.

+ Tuyến từ km 15 đến km 62 đường mới làm, dài 47 km.

+ Tuyến thứ ba từ km 62 vào các kho hậu cần của các đại đoàn là hoả tuyến, tuy đường ngắn nhưng phức tạp vì sát địch và lại phải đi sâu giúp đỡ các đại đoàn, có khi đưa thẳng đến trận địa pháo.

Trong mỗi tuyến đều có đủ các lực lượng vận tải, công binh, pháo cao xạ, thông tin... cùng hiệp đồng chiến đấu. Theo số liệu thống kê của Hội đồng Cung cấp Trung ương thì tổng khối lượng hàng vận chuyển từ hậu phương ra hoả tuyến là: 4.450.000 tấn/km, trong đó:

* Tuyến các tỉnh, huyện thực hiện 1.582.000 tấn/km, bằng 35,5%.

* Tuyến Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương phụ trách thực hiện 1.176.000 tấn/km, bằng 26,5%.

* Tuyến Tổng cục Cung cấp tiền phương của quân đội thực hiện 1.629.000 tấn/km, bằng 38%.

Tuyến vận chuyển của quân đội tuy đường trục từ hậu phương lên ngắn hơn và tiếp chuyển từ phía sau lên khối lượng ít hơn, nhưng lại lớn hơn hai tuyến sau, là vì có khâu vận tải huy động trên 7.600 tấn gạo, thực phẩm tại các địa phương Sơn La, Lai Châu và đưa 1.700 tấn gạo từ biên giới Trung Quốc về Điện Biên Phủ. Hàng ngàn nam, nữ dân công tài giỏi và dũng cảm của các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hoá, Lào Cai, Lai Châu đã đóng trên 11.600 bè nứa và dùng thuyền độc mộc đưa gạo về thị xã Lai Châu, để từ đó, hàng ngàn ngựa thồ, xe đạp thồ chuyển về Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, việc vận chuyển từ xa bằng phương tiện thô sơ cũng rất hạn chế. Trong các Chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào trước đây, dân công mang từ Thanh Hoá ra 5.000 tấn gạo, nhưng đến Cò Nòi chỉ còn 400 tấn, tức là 8% tới đích, còn 92% phải rải ăn suốt dọc đường dài 418 km. Vì thế, trên 7.600 tấn gạo, thực phẩm của đồng bào các địa phương quanh Điện Biên Phủ trong điều kiện sản xuất phân tán, đường sá gập ghềnh là vô cùng quan trọng. Đồng bào từ các rẻo cao đầu đội gạo, tay dắt lợn, lại đèo theo bu gà về nuôi bộ đội đánh Tây, đã thể hiện những hình ảnh vô cùng cảm động về lòng giác ngộ, sự hy sinh to lớn của đồng bào các dân tộc Tây Bắc góp vào chiến dịch. Mặt khác, ý nghĩa kinh tế của bài học khai thác tại chỗ cũng rất rõ nét: hậu cần tại chỗ là nhanh nhất, gần nhất, tiết kiệm nhất.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, từ hậu phương xa xôi lên mặt trận, kể cả tuyến vận chuyển của các tỉnh, huyện và tuyến của Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương cũng đã sử dụng 16.200 xe thồ, hơn 150 thuyền và 180 xe ôtô trên các trục đường ra phía trước. Nhưng qua con số tổng kết của Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương, chỉ tính riêng lượng gạo từ các kho hậu phương xuất phát là 15.745 tấn, đến giao cho tuyến quân đội được 7.650 tấn, tức là 48% tới đích, còn 52% rải ăn dọc đường. Dẫu sao đó cũng là một sự tiến bộ mới so với các đợt vận chuyển của các chiến dịch trước.

Trên tuyến vận tải của quân đội, trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch, có sự tranh luận sôi nổi về phương châm: "lấy phương tiện thô sơ là chính" hay "cơ giới là chính". Qua thảo luận, càng làm sáng tỏ phương châm: "lấy cơ giới là chính" trên trục đường chủ yếu Sơn La đi Điện Biên Phủ. Tất nhiên có kết hợp thô sơ, nhưng là phụ, vì tuyến vận tải đã vào sâu chiến trường, xa hậu phương, tiết kiệm được người và dành được số gạo đã vận chuyển vào cho bộ đội chiến đấu. Trên thực tế chúng ta đã kết hợp vận tải thô sơ trên các cung, rút gạo từ các địa phương quanh Sơn La, Lai Châu về Điện Biên Phủ, trên tuyến Mường Luân, Bản Sang, trên tuyến sông Ba Nậm Cúm, Lai Châu và ngựa thồ Lai Châu - Điện Biên Phủ.

Nhưng trong khi xác định phương châm "lấy cơ giới làm chính" trên trục chủ yếu từ hậu phương lên hoả tuyến, kinh nghiệm Điện Biên Phủ vẫn luôn nhắc nhở chúng ta rằng, đối với chiến trường rừng núi, không bao giờ được quên phương tiện thô sơ, vì rằng đường ôtô không phải địa hình nào cũng làm được, lại còn điều kiện thời gian và yếu tố bí mật đối với ý định chiến dịch, v.v...
__________________________________________________
1. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 3-1984.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Giêng, 2022, 08:09:56 pm

Ở Điện Biên, ngay tại hoả tuyến và trên suốt tuyến hậu cần tiền phương và ở các khâu vận tải chiến thuật và trực tiếp phục vụ chiến đấu: tiếp đạn, tải thương, hộ lý, nuôi quân, xếp dỡ, thồ xe, chèo thuyền, v.v... đều sử dụng lực lượng dân công và phương tiện thô sơ lớn: ngót 3.000 xe đạp thồ, 924 ngựa thồ và 25.155 dân công. Đó là kinh nghiệm về việc vận dụng kết hợp các phương tiện vận tải chiến dịch.

Để ra phương châm đúng đã khó, nhưng việc tổ chức chỉ huy thực hiện còn khó hơn. Từ nhiều chiến dịch trước Điện Biên, các cán bộ vận tải chỉ quen làm kế hoạch sử dụng dân công và phương tiện thô sơ, đến chiến dịch này, lần đầu tiên sử dụng phương tiện cơ giới lớn nên có nhiều lúng túng. Và lại phải tổ chức, chỉ huy và điều độ một lượng xe lớn trên tuyến đường độc đạo, lại còn bị bom, mìn và mưa lũ phá hoại, trong khi yêu cầu gạo cho tiền tuyến bức bách hằng ngày, thì quả thật không phải chuyện đơn giản.

Trong chỉ huy vận tải cơ giới, cái khó nhất là không nắm được tình hình vận chuyển, xe ra khỏi kho như chim thả ngoài trời, chỉ có khi xe trở về nơi xuất phát, mới biết rằng xe đã đi tới đích. Thực chất người chỉ huy chỉ mới làm được kế hoạch vận tải. Thành công hoặc thất bại còn là nhờ thời tiết và trông vào sự dũng cảm, tháo vát của từng người lái xe.

Ở chiến dịch này, mặc dù khách quan có nhiều khó khăn, nhưng đòi hỏi sự nỗ lực chủ quan lớn của cả một tập thể làm nhiệm vụ vận tải: xe, kho, trạm, công binh, thông tin, pháo cao xạ, các đơn vị hậu cần, kỹ thuật, v.v. phải xoay quanh bảo đảm cho một nhiệm vụ trung tâm là công tác vận tải, với chỉ tiêu gạo, đạn đến đích hằng ngày không thể tuỳ tiện được.

Vấn đề vận chuyển một khối lượng quy định đã trở thành mệnh lệnh chiến đấu, đòi hỏi người lái xe chỉ được đạt và vượt cung độ quy định và đòi hỏi các lực lượng phục vụ, các lực lượng bảo đảm dành thời gian dài nhất, cho xe chạy có ích trong đêm được nhiều nhất.

Trong những ngày đầu của chiến dịch, trên toàn tuyến vận chuyển cơ giới có hai khâu chậm chuyển nhất và cũng làm giảm bớt thời gian lăn bánh có ích của xe trong đêm nhiều nhất, đó là khâu xếp dỡ hàng, việc chỉ huy xe chờ tránh nhau ở các đèo hoặc ở các đoạn đường độc đạo. Kẻ địch cũng lại nhằm đúng vào những nơi đèo dốc cao và đường hẹp này mà tập trung đánh phá. Vì vậy, công tác tổ chức, chỉ huy của vận tải cơ giới phải tập trung vào gỡ hai khâu khó khăn này.

Nơi xếp hàng cho xe chạy cũng là nơi tập trung kho tàng, xe cộ, là nơi làm công tác chuẩn bị về kỹ thuật, tra nạp xăng dầu, bổ sung hậu cần, lại có hầm cho lái xe nghỉ ngơi, có địa điểm tương đối thuận tiện làm công tác động viên chính trị, giáo dục nhiệm vụ, giải quyết những vướng mắc về tư tưởng trước khi lên đường, nên chúng tôi thường gọi nơi đây là "bàn đạp xuất phát tiến công" của bộ đội vận tải. Vì vậy, giải quyết khâu xếp dỡ hàng, chính là phải giải quyết đồng bộ, hoàn chỉnh, tại khu vực bàn đạp xuất phát tiến công.

Để trực tiếp kiểm tra từng giờ, hằng ngày và xây dựng các mặt cho khu vực bàn đạp tiến công của lực lượng xe, thủ trưởng tuyến vận tải đã quy định sở chỉ huy của các binh trạm vận tải (tương đương cấp trung đoàn) phải ở ngay đầu cung đường của mình và đặt sở chỉ huy (trung đoàn bộ) ngay tại khu vực bàn đạp xuất phát của xe, tức là ngay cạnh kho tàng, gần chỗ xe đậu, chỗ sửa chữa xe và nơi nghỉ ngơi, học tập của lái xe. Mọi khó khăn cần xin chỉ thị, những vấn đề phải hiệp đồng, giải quyết được nhanh và người chỉ huy cũng nắm được trực tiếp các chiến sĩ của mình, hiểu được khó khăn của lái xe để động viên hoặc giải quyết kịp thời những vấn đề còn vướng mắc. Một số khu vực đã tổ chức được quán giải khát nhẹ nhàng, có ấm trà Suối Cát, Thái Nguyên, vài điếu thuốc lá cuộn, đôi khi còn được xem vài tiết mục văn nghệ của tổ văn công không chuyên, tặng người chiến sĩ trước khi lên nắm vành tay lái.

Sự có mặt của sở chỉ huy binh trạm tại khu vực kho tàng, ngoài tác dụng chỉ huy còn có tác động tâm lý, thúc đẩy lực lượng xếp dỡ giải phóng xe nhanh. Các đồng chí chỉ huy hằng ngày ra vào kho, thấy được những trở ngại trên đường ra vào, đã có những chỉ thị cụ thể khắc phục, làm cho cả lái xe và lực lượng xếp dỡ đều có thành tích, đều phấn khởi.

Về việc chỉ huy xe ở trọng điểm và trên đường, qua kinh nghiệm các năm chỉ huy vận tải cơ giới, đến Điện Biên Phủ đã định hình được một tổ chức, đó là các trạm barie. Các trạm barie thường đặt ở ngã ba, ngã tư đường, hoặc đặt ở hai đầu trọng điểm vượt đèo, theo đường một chiều hoặc qua ngầm, phà khó khăn. Lúc đầu các trạm này chỉ làm nhiệm vụ điều chỉnh giao thông, nhưng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, do hệ thống thông tin hữu tuyến thông suốt từ chỉ huy sở tuyến đến từng trạm, cho nên sau này các trạm barie thực chất là các trạm chỉ huy vận tải trên đường. Có trạm được nâng lên với nhiệm vụ là phân chi sở chỉ huy của tuyến tại mặt đường, vì nó là nơi nhận báo cáo của xe, nắm tình trạng từng xe đậu tập trung hoặc rải rác suốt trong cung độ của trạm phụ trách, trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh của sở chỉ huy cho các xe như: thay đổi thứ tự ưu tiên cho mặt hàng đêm ấy, xe nào được đi trước, xe nào phải nhường đường, có khi cần thiết còn thay đổi mặt hàng; chuyển gạo xuống, lấy vũ khí cấp thiết hoặc chở thương binh nặng.

Vị trí của các trạm chỉ huy giao thông ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là ở khâu chỉ huy xe vượt trọng điểm. Trạm đã từng bước phối hợp với công binh, mở nhiều đoạn tránh nhau trên đèo, nhất là ở những đèo dài, như Pha Đin dài 30 km lại độc đạo, lúc đầu chỉ có hai trạm chỉ huy giao thông ở hai đầu đèo. Công binh và vận tải đã khảo sát mở thêm sáu đoạn tránh nhau nữa ở đèo, nên các đoàn xe liên tục ra vào ít phải chờ đợi.

Để nâng cao hiệu suất vận tải, một tổ chức nổi bật trong công tác chỉ huy là tổ chức thông tin liên lạc, từ sở chỉ huy của tuyến nối liển với các trạm chỉ huy vận tải trên mặt đường nối với "bàn đạp xuất phát tiến công" và các đơn vị xe, các đơn vị pháo, công binh.

Việc chỉ huy vận tải cơ giới ở mỗi tuyến đòi hỏi nắm tình hình tức thời ở từng điểm, khi sự việc đang xảy ra để xử lý. Mặc dầu những việc này đều có trong phương án từ trước nhưng mỗi lúc xử lý thường khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể lúc đó, người chỉ huy phải dùng điện thoại hoặc vô tuyến điện sóng ngắn nói trực tiếp với người phải chấp hành để ra mệnh lệnh, hoặc là động viên, hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên ở Sơn La, một tuyến vận tải cơ giới gần 100 km được bảo vệ bằng một tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly cơ động. Tiểu đoàn có nhiệm vụ phục kích đón lõng máy bay địch, cũng đã bắn rơi được một số chiếc, trong đó có một chiếc B57 rơi tại chỗ. Sự kiện này làm cho toàn tuyến, nhất là các đồng chí lái xe rất phấn khởi, yên tâm, nhất là những buổi cần tranh thủ đi sớm, lúc trời còn nắng và về muộn, khi sương đã tan dần. Mọi hoạt động của các binh chủng đều được chỉ đạo phục vụ xoay quanh công tác vận tải, sao cho các đơn vị ôtô có thời gian lăn bánh có ích, được tận dụng dài nhất trong một ngày đêm.

Trong những ngày Đông Xuân của Điện Biên Phủ, nhiều ngày có sương mù trên các đèo cao, các đồng chí chỉ huy vận tải đã nghiên cứu quy luật của thời tiết, quy luật hoạt động của máy bay địch để cho xe tranh thủ vượt các trọng điểm về nơi cất giấu hoặc lấy hàng.

Trên tuyến vận tải, còn truyền tụng lại một câu, vừa là khẩu hiệu vừa là phương châm cho cơ giới trên chiến trường rừng núi: "Chiều đi sớm, sáng về trưa, mưa lâm râm đi cả ban ngày". Đó là việc tranh thủ thời tiết để chạy xe. Nhưng thời tiết ở Điện Biên Phủ có khi phản lại chúng ta. Có hôm mới tinh mơ sáng, xe tranh thủ vượt Pha Đin, thì trời đã hửng nắng, nhiều lần đoàn xe và pháo cao xạ đã đụng độ với máy bay địch giữa lưng đèo hiểm trở.

Cơ quan tham mưu vận tải của tuyến đã phấn đấu theo sát bánh xe lăn để chỉ huy các lực lượng, bảo đảm cho từng người lái và từng chiếc xe đưa càng nhanh, càng nhiều hàng ra phía trước. Công tác tổ chức chỉ huy vận tải thực chất là tổ chức chỉ huy chiến đấu hiệp đồng các binh chủng, bảo đảm cho vận tải cơ giới hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển là nhiệm vụ trung tâm của tuyến vận tải.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, các cơ quan tham mưu, các binh trạm và bàn đạp xuất phát tiến công được nối bằng mạng thông tin điện thoại vững chắc là những tổ chức cơ bản được củng cố, đi đôi với việc xây dựng các đại đội xe mạnh, gọn, nhẹ. Đó là những kinh nghiệm về tổ chức vận tải của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Công tác vận tải trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có một thành công lớn và cũng là thắng lợi đầu tiên so với các chiến dịch trước. Đó là việc vận chuyển thương binh trên tuyến đường dài bằng cơ giới. Trong hoàn cảnh tác chiến ở vùng rừng núi, xa hậu phương, lại không có những cơ sở dân y tại chỗ, Tổng cục Cung cấp tiền phương đã đề ra phương châm: "Vừa đánh vừa chuyển thương binh, chuyển liên tục, chuyển thường xuyên, kết hợp chuyển thương binh và điều trị dọc đường".

Muốn chuyển được thường xuyên phải tranh thủ kết hợp vận chuyển bằng ôtô theo phương châm "khi lên tải gạo, khi về chuyển thương", vì không có đủ xe hồng thập tự chuyên dụng và cũng vì thế khẩu hiệu an toàn phải đặt lên hàng đầu.

Cho đến những ngày mưa xối xả vào cuối tháng 6-1954, những đồng chí thương binh của Điện Biên lịch sử, đã về nghỉ ngơi trong các đoàn an dưỡng và bệnh viện ở vùng dồi cọ rừng chè thân thuộc. Đó là thành tích chuyển thương lớn nhất, chủ yếu bằng cơ giới, trong thời gian ngắn nhất so với mọi chiến dịch từ trước đó.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Giêng, 2022, 08:19:31 pm

PHỤ NỮ VIỆT NAM GÓP PHẦN TẠO NÊN
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
1


TS. LƯU THỊ TUYẾT VÂN
Viện Sử học
Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và thời đại, kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến anh dũng đầy gian khổ hy sinh của nhân dân ta, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp gần một thế kỷ. Năm mươi năm đã qua, chiến công hiển hách ấy trở thành niềm tự hào của dân tộc và in đậm trong tâm trí của nhân dân các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Một trong những nguyên nhân đưa đến chiến thắng Điện Biên Phủ là sự đóng góp hết sức to lớn của các tầng lớp nhân dân ta, trong đó có phụ nữ.

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam, bên cạnh thiên chức làm mẹ và làm vợ, đã luôn phải cùng với nam giới chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm khẳng định: Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đúc kết: Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ. Được Đảng tổ chức và lãnh đạo, trong gần một thế kỷ qua, phụ nữ đã có những đóng góp vô cùng to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1. Trong kháng chiến chống Pháp, trước khi bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với toàn dân, phụ nữ đã tham gia vào mọi công việc của kháng chiến, đặc biệt là đã tham gia phục vụ hàng chục chiến dịch lớn. Đây là lần đầu tiên phụ nữ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong các chiến dịch có lực lượng địch tập trung lớn, vũ khí hiện đại. Tại các chiến dịch này, phụ nữ trực tiếp tham gia vào các lực lượng vũ trang, trực tiếp chiến đấu tiêu diệt địch, tham gia dân công làm đường, tải lương, tải thương... Vượt lên trên sự nguy hiểm đến tính mạng, sự thiếu thốn về vật chất và thể lực nhỏ yếu, phụ nữ vẫn luôn luôn có mặt và góp phần vào thắng lợi của nhiều chiến dịch, khiến kẻ thù cũng phải khiếp sợ. Trong Chiến dịch Biên giới, hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn đều là tỉnh miền núi, thưa dân, phần đông nam thanh niên đã đi bộ đội nên người đi dân công chủ yếu là phụ nữ và trung niên. "Chưa bao giờ có những đoàn phụ nữ Kinh, Mán, Thổ, Nùng, v.v. đi tiếp tế vận tải đông đảo như vậy... Khó nhọc, khổ sở, nguy hiểm mà vẫn hăng hái, vui vẻ, dũng cảm..."2. Theo số liệu thống kê, trong số 18 chiến dịch của cuộc kháng chiến chống Pháp, phụ nữ đã đóng góp 9.578.000 ngày công. Nếu chỉ tính riêng một số chiến dịch lớn (Biên giới, Trung du, Tây Bắc, Hoà Bình, Nghĩa Lộ, Điện Biên Phủ), phụ nữ đã đóng góp 50% số ngày công phục vụ chiến dịch. Tỉnh Thanh Hoá, hai phần ba số dân công phục vụ các chiến dịch là phụ nữ3.

Trên các lĩnh vực đều có những phụ nữ xuất sắc. Ngày 16-9-1950, tại trận Đông Khê, nữ dân công Đinh Thị Dậu bảy lần vượt qua hoả tuyến đưa thương binh ra khỏi trận địa. Nữ dân công Triệu Thị Soi chuyển đạn ra tận chiến hào, khi quay về cõng thương binh đi tắt đường núi để kịp cấp cứu4. Ở Chiến dịch Biên giới, phụ nữ còn tham gia nuôi tù binh, cấp cứu sơ bộ và trao trả hàng trăm tù binh cho đối phương. Bà cụ Vĩnh (Nam Định), có sáu người con (năm trai, một gái) đều tham gia bộ đội. Bà cụ Mán ở Lào Cai có bốn người con trai đều là du kích và ba người đã hy sinh cho Tổ quốc...5. Chị Ngọc Thị Tý người xã Nguyễn Trãi, huyện Thanh Ba (Phú Thọ) liên tục chèo thuyền đưa bộ đội qua sông Đà, có lần bị địch bắn chặn, chị vẫn bình tĩnh đưa thuyền vào bờ an toàn. Chị Phương cán bộ dân công gặp lúc trời mưa to, nước đến ngực, xung phong đội gạo lội qua suối, rồi giúp đỡ và cổ động mọi người đều sang, nhờ vậy mà bộ đội khỏi thiếu ăn6. Mế Thịnh, dân tộc Mường xã Cao Phong (Kỳ Sơn, Hoà Bình) đã 80 tuổi vẫn cùng con cháu đi phục vụ Chiến dịch Hà Nam Ninh, Chiến dịch Hoà Bình, lo chỗ ăn, chỗ nghỉ, nấu cơm, nấu nước uống cho bộ đội, cấp cứu thương binh bất chấp địch bắn phá dữ dội. Chị Ngô Thị Tân, xã Châu Minh (Hiệp Hoà, Bắc Giang) mặc dù con còn nhỏ, chồng đi bộ đội, bố đi dân công vẫn gửi con để đi phục vụ Chiến dịch Hoàng Hoa Thám...

Cùng với phụ nữ phục vụ tại các chiến trường, phụ nữ hậu phương không quản thiếu thốn, đói rét hết lòng chi viện cho kháng chiến. Mẹ Phạm Thị Được, ở khu Tự Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã gửi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh tờ trái phiếu 100 kg thóc để làm giải thưởng thi đua sản xuất. Em Nguyễn Thị Lương, ở bến đò Mộc, xã Minh Quang (Bất Bạt, Sơn Tây), đi mót lúa bán lấy tiền giúp đỡ bộ đội. Trong hai tháng đầu năm 1951, tuy đói kém, phụ nữ Ngân Sơn vẫn góp được 2.230 bơ gạo tương đương với 1.061 kg gạo cho kháng chiến...

Có thế nói, phụ nữ có vai trò rất to lớn trong việc phục vụ các chiến dịch. Họ chính là những người góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: "Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta, phụ nữ ta đang gánh một phần quan trọng"7.
______________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 110.
3. Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1981, t.I, tr. 188 và Những chặng đường lịch sử vẻ vang của phụ nữ Thanh Hoá, Nxb. Thanh Hoá, 1980, tr. 35.
4. Hai chị đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công.
5, 6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 338, 260.
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 431.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Giêng, 2022, 08:42:13 pm

2. Phụ nữ trực tiếp phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ trong điều kiện hết sức khó khăn và khốc liệt.

Tham gia mở đường chiến dịch. Điện Biên Phủ xa hậu phương, địa hình hiểm trở, địch tập trung đánh phá ác liệt các đường giao thông hòng ngăn chặn đường tiếp tế của ta (và chúng cũng dự đoán ta sẽ bị thua vì sẽ không khắc phục được giao thông, tiếp tế). Đèo Pha Đin, địch ném bom 18 ngày liền, có ngày chúng thả tới 160 quả bom. Đèo Cả bị bắn phá ròng rã gần hai tháng, có ngày bị ném tới 300 quả bom. Địch thả bom hạng nặng để tiêu huỷ mặt đường, kèm theo là bom nổ chậm vùi sâu dưới đất và sau đó rắc lên hàng trăm quả bom bướm nổ chậm. Tuyến vận chuyển thuỷ Nậm Na có vị trí quan trọng trong các tuyến cung cấp của mặt trận nhưng có rất nhiều khó khăn và nguy hiểm vì sông Nậm Na dài và có 103 cái thác, có thác dài 1.000 m, lòng sông có đá ngầm. Trong khi vận chuyển nhiều mảng đã bị lật và nhiều dân công đã bị hy sinh... Bước vào chiến dịch, Đảng ta nhận định, khó khăn lớn nhất của ta ở Điện Biên Phủ là vấn đề hậu cần mà chủ yếu là vấn đề đường sá. Nếu đường sá không được giải quyết thì không thể vận chuyển được. Ngày 16-9-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Đường sá thông thì mọi việc đều dễ dàng", "công việc cầu đường là rất quan trọng. Nó cũng là một chiến dịch mà các cô, các chú là chiến sĩ"1. Trong tình trạng đường sá như vậy ta lại phải vận chuyển một khối lượng vật chất rất lớn cho chiến dịch là một khó khăn vô cùng to lớn đối với toàn Đảng, toàn quân và nhân dân ta2.

Để đáp ứng yêu cầu của chiến dịch, cùng với bộ đội, dân công nam, phụ nữ đã tham gia "chiến dịch làm đường" trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt của địa hình và thời tiết miền núi. Họ phải chiến đấu với địch, với mưa lũ, đói rét, thiếu thốn, muỗi rừng, vắt, với bom đạn để tham gia làm đường như nam giới, "phải sống lén lút trong rừng sâu, sợ ruồi vàng, sợ lửa, sợ khói, sợ cả tiếng cười nô đùa”3. Trên khắp các tuyến đường giao thông quan trọng tới Điện Biên Phủ, hàng ngàn phụ nữ gồm cả người Kinh, người Tày, người Mường, ngươi Thái, người Mông, người Hoa tham gia chiến dịch làm đường. Nhờ đó, mạng lưới đường chiến lược gồm cả các bến vượt sông, các bến phà dự bị đến Điện Biên Phủ đã được mở rộng và sửa chữa, tạo điều kiện để đưa gạo và đạn dược đến khu vực tập kết. Đã có nhiều phụ nữ dũng cảm xuất hiện.

Tại đèo Lũng Lô, phà Tạ Khoa, Cò Nòi, Sơn La, đèo Pha Đin… anh chị em dân công túc trực ngày đêm bảo đảm giao thông thông suốt để "không một lý do gì mà trì hoãn giao thông". Trên các tuyến đường khác, với khẩu hiệu "Bảo vệ giao thông tuyệt đối", phụ nữ đã dũng cảm làm việc ngay cạnh những hố bom nổ chậm, cạnh cái chết hàng tuần lễ cùng với bộ đội công binh chống lầy, phá bom, đắp đường sạt lở, bắc cầu, vượt phễu... Vì vậy, trong cả chiến dịch kéo dài, địch thả 6.000 tấn bom lên trung tuyến, nhưng chỉ có sáu, bảy ngày đêm xe bị tắc4. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phụ nữ đã đóng góp 2.381.000 ngày công, chiếm 50% số ngày công phục vụ toàn chiến dịch5.

Tham gia tiếp vận, cứu thương và nuôi dưỡng thương binh. Không kể những phụ nữ trong các binh chủng quân đội, trên khắp các tuyến cung cấp và hoả tuyến, phụ nữ đều có mặt. Họ phải làm các công việc hết sức nặng nhọc, trong điều kiện bom đạn nguy hiểm để vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược, thuốc men cho bộ đội, tải thương, nuôi dưỡng thương binh, làm cấp dưỡng cho bộ đội... Ví dụ, tại tuyến vận tải thuỷ Nậm Na, dân công và công binh đã không quản nguy hiểm tiến hành phá thác và cải tiến mảng để việc vận chuyển đạt hiệu quả cao gấp ba lần. Nhiều nữ dân công miền xuôi lên vốn chưa hề quen sông nước, đã cố gắng rèn luyện để điều khiển mảng, chuyển lương một cách thành thạo trong điều kiện "rét rừng thấm đến tận xương tuỷ. Mặc hết cả áo, đắp hết cả chăn mà đầu gối vẫn còn buốt" trong khi đó các chị chỉ có áo mỏng chở thuyền vượt thác. Có chị đã thức liền 30 đêm chạy lên chạy xuống chín cái thác để soi đèn, nến hướng dẫn cho các đoàn thuyền. Nhờ có các chị mà những đoàn thuyền trông như "những đoàn thuỷ chiến" đã đi tới Điện Biên Phủ một cách an toàn6. Với tất cả khả năng và sức lực của mình, những phụ nữ ở mặt trận phải bốc vác nhanh, mang nặng và có trường hợp quên cả thân mình bảo vệ gạo. Trong lúc khẩn cấp, hai chị dân công tỉnh Vĩnh Phúc bốc xếp trong bốn phút được một xe hàng. Có chị là con một gia đình buôn bán ở thị xã Tuyên Quang, tuy vóc người mảnh mai nhỏ yếu nhưng đã phấn đấu gánh từ 18 kg đến 64 kg. Nhiều chị xông pha giữa bom napan để cứu hàng, nguỵ trang. Nhiều nữ thanh niên xung phong leo đèo, lội suối vác đạn cối 105 ly vào các trận địa pháo. Có chị bị trúng bom napan vẫn lao mình vào cứu các hòm đạn. Những phụ nữ làm công tác tải thương đã hết lòng vì thương binh. Nữ dân công Thanh Hoá, Phú Thọ tải thương trong đêm tối liên tục trong mấy tháng chiến dịch, qua các ngọn đồi cao tới 400-500 bậc nhưng các thương binh nằm trên cáng vẫn được an toàn. Các chị còn nhường áo mưa, áo bông cho thương binh lúc trời giá rét... Nhiều chị đã quên mình hy sinh trong quá trình phục vụ chiến dịch.

Phụ nữ các dân tộc Tây Bắc đã tận tâm, tận lực phục vụ chiến dịch. Bước vào chiến dịch, Đảng rất coi trọng hậu cần tại chỗ và đề ra phương án tích cực tận dụng khả năng cung cấp và dân công của địa phương Tây Bắc và của Lai Châu... Phụ nữ Tây Bắc, đặc biệt chị em phụ nữ Lai Châu nhờ quen địa hình đã làm công tác dẫn đường, cùng với bộ đội, dân công ngày đêm vượt suối, băng rừng để tiếp vận, dựng lán, làm hầm cho thương binh, đào hào chống xe tăng địch. Có cụ bà ngoài 70 tuổi đã phục vụ suốt Chiến dịch Tây Bắc vẫn xung phong phục vụ tiếp Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cụ và hai người nữa đã nuôi và chăm sóc 230 thương binh. Một mẹ già người Thái ở Mường Thanh, trong khi cả gia đình chỉ còn một ống muối vẫn kiên quyết tặng bộ đội.

Nhờ có sự đóng góp to lớn của phụ nữ mà trong suốt thời gian dài chiến dịch, vấn đề cung cấp đã được giải quyết tốt, bộ đội được ăn đủ tiêu chuẩn 0,8kg gạo cho một ngày. Thương binh được đưa kịp thời về hậu tuyến và được chăm sóc chu đáo.
______________________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 139, 140.
2. Tổng Quân uỷ dự tính, ngoài số lượng cung cấp của Hội đồng Cung cấp chiến dịch cần 14.500 dân công, 4.200 tấn gạo, 100 tấn rau khô, 100 tấn thịt, 80 tấn muối, 12 tấn đường, 300 tấn đạn dược.
3. Tôn Thất Tùng: Con đường Điện Biên Phủ, Nhật ký, báo Cứu quốc, ngày 20-12-1954.
4. Thái Cương: Chiến tuyến cung cấp, báo Cứu quốc, ngày 20-12-1954.
5. Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, Sđd, t.I, tr. 188.
6. Xem báo Nhân Dân, ngày 7-5-1954.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Giêng, 2022, 08:46:52 pm

3. Phụ nữ góp phần quan trọng củng cố và ổn định hậu phương, ra sức chi viện Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vấn đề hậu phương vẫn là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Hậu phương có ổn định thì mới bảo đảm việc cung cấp mọi nhu cầu cho mặt trận, ổn định tinh thần chiến sĩ ngoài mặt trận. Trong khi hầu hết nam giới đã được động viên ra tiền tuyến, thì mọi công việc khác ở hậu phương phần lớn do phụ nữ gánh vác.

Tham gia lực lượng vũ trang tiêu diệt sinh lực địch. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, địch phải tập trung đối phó với ta ở Điện Biên Phủ nên ở nhiều nơi khác chúng bị sơ hở. Nhân đó, chiến tranh du kích của ta có điều kiện phát triển mạnh nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, kìm giữ lực lượng của địch tăng cường cho Điện Biên Phủ. Chỉ tính từ 1951-1954, có gần một triệu chị tham gia dân quân du kích. Nữ du kích đã tham gia nhiều trận đánh phối hợp với bộ đội chủ lực phá đường giao thông, uy hiếp nhiều vị trí của địch. Đồng bằng Bắc Bộ là địa bàn chiến lược quan trọng của địch, là "cái then cửa của vùng Đông Nam Á" đã bị bộ đội và dân quân du kích tấn công liên tục trên khắp các vùng xung yếu. Nữ du kích đã cùng bộ đội tham gia tiêu diệt nhiều vị trí địch ở Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh; bức địch bỏ hàng loạt vị trí quan trọng ở Bắc Giang, Thái Bình, Hải Dương, Hà Đông; mở rộng các khu căn cứ của ta ở tả ngạn, hữu ngạn sông Hồng. Đường số 5, yết hầu của địch ở đồng bằng Bắc Bộ đã bị quân ta phục kích, đánh đổ nhiều đoàn tàu và kìm chân 14 tiểu đoàn địch. Nhiều nơi chị em phụ nữ đã cùng nhân dân và bộ đội bao vây đồn bốt, chống càn quét rất anh dũng. Ở Hà Nội, nữ du kích ở xã Long Biên dùng bãi sông Bồng Lai, Hạ Trại làm căn cứ, chịu đựng thiếu thốn đào hầm nguỵ trang đánh địch lùng sục, thăm dò địch để giúp cán bộ hoạt động. Nhờ kiên trì bám trụ, đến tháng 4-1954, du kích Gia Lâm trở thành chỗ dựa của bộ đội chủ lực đánh trận phá 18 máy bay địch ở sân bay Gia Lâm. Nếu tính cả cuộc kháng chiến, có chị đã tham gia đánh địch hàng chục trận như chị Ngô Thị Mùi 25 trận, chị Nguyễn Thị Vân 15 trận...

Tích cực chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Ngày 8-2-1954, Trung ương Đảng ra chỉ thị nhấn mạnh "năm 1954 cần tuyển quân nhiều hơn mọi năm". Chị em phụ nữ đã động viên chồng con nhập ngũ. Đến năm 1954, từ khu V trở ra theo số liệu chưa đầy đủ, đã có gần hai nghìn gia đình có từ ba, bốn quân nhân trở lên. Hàng vạn gia đình có từ một đến hai quân nhân. Một số gia đình có hai, ba con gái và con dâu nhập ngũ. Nhiều gia đình đã có một đến hai con là liệt sĩ"1. Về chi viện dân công, các làng xóm phải bình chọn người đi và cắt cử người ở lại để bảo đảm sản xuất. Ở vùng tạm bị chiếm Hải Phòng, Thái Bình, vào vụ Đông Xuân 1953-1954, bất chấp địch o ép mạnh, nhiều phụ nữ vẫn bí mật cùng với các đội dân công ra vùng tự do để lên mặt trận Điện Biên Phủ. Hàng vạn chị em phụ nữ Thanh Hoá xung phong đi tiếp vận sáu tháng đến bảy tháng liên tục. Nhiều chị em có con nhỏ vẫn tình nguyện đi phục vụ chiến dịch. Riêng thị xã Thanh Hoá có 152 chị tham gia làm đường trong Chiến dịch Điện Biên Phủ2... Ở các địa phương, chị em phụ nữ cũng tích cực vận động mọi người đóng góp của cải, vật chất cho chiến dịch, tặng quần áo ấm cho người đi dân công. Đồng bào Mông khắc phục thuỷ thổ và tập quán để xuống núi. Đồng bào Thái cố học cách gồng gánh của người Kinh để tăng năng suất phục vụ. Anh chị em dân công xe thồ chuẩn bị xe đạp, cố gắng mua sắm phụ tùng tốt.

Phụ nữ nông dân đã hưởng ứng nhiệt liệt chính sách của Đảng và Nhà nước bất chấp khó khăn về thiên tai, sự phá hoại và đàn áp của giặc bám làng bám ruộng để sản xuất tăng sản lượng thóc và nộp nhanh, nộp đủ thuế. Nông dân vùng tạm bị chiếm chuyển thóc ra vùng tự do để đóng thuế cho Chính phủ. Có nơi nhân dân cất giấu thóc ngay tại địa phương để cung cấp cho bộ đội và du kích hoạt động ở vùng địch hậu.

Chị em phụ nữ vùng Tây Bắc cùng với gia đình họ đã đóng góp nhiều nhất cho chiến dịch. Đồng bào đã đóng góp xe đạp, thuyền bè, voi thồ, ngựa thồ. Cả vùng Tây Bắc và vùng Trung Bộ đã huy động được hàng trăm voi để chuyên chở phục vụ kháng chiến. Phụ nữ Tây Bắc hăng hái xay thóc để cung cấp gạo cho bộ đội. Đảng uỷ mặt trận Điện Biên Phủ nhận định: vấn đề cung cấp sẽ không được giải quyết nếu không vận động được toàn thể đồng bào Tây Bắc đứng lên cùng bộ đội đánh giặc. Đồng bào Mông xưa nay chưa bao giờ xuống núi, phụ nữ Mông đã vận động chồng con đi dân công phục vụ chiến dịch và tòng quân.

Đấu tranh chống địch bắt lính, địch vận, ngụy vận. Đây là một công tác đặc biệt quan trọng trong kháng chiến. Do tình trạng thiếu quân số ngày càng trầm trọng, trong Đông Xuân 1953-1954, địch ra sức thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Chúng đã bắt cả thanh niên dưới 18 tuổi và phụ nữ đi lính và làm mật thám. Đảng coi công tác đấu tranh chống địch bắt lính là một nhiệm vụ trọng yếu và chỉ thị: "Phá kế hoạch bắt, lính của địch hiện nay là một nhiệm vụ quân sự và chính trị quan trọng của ta bên cạnh nhiệm vụ tác chiến"3. Phụ nữ vùng sau lưng địch vừa phải bảo vệ bản thân vừa phải tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh trực diện với địch với nhiều hình thức đấu tranh từ thấp đến cao.

Ngày 7-5-1954, tại Quảng Bình, 200 phụ nữ lăn ra đường cản đường xe địch bắt lính, cuối cùng chúng phải nhượng bộ4. Ở Gò Công, phụ nữ cùng cụ già, thiếu nhi tự vác giáo mác bao vây tháp canh gọi địch ra hàng5. Phong trào chống bắt lính phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Tại Hà Nội, chị em có nhiều hình thức như chạy tiền cho con ra hậu phương, cho con lẩn tránh hoặc tự gây thương tích để khỏi bị bắt lính. Tháng 3-1953, có bà đã tự tử để phản đối việc chồng phải đi lính. Phụ nữ còn tổ chức các đoàn người gồm bà già tóc bạc, chị em bụng mang dạ chửa, nách bế con thơ hoặc dắt theo trẻ em đi đấu tranh đòi cho chồng, cho con, cho bố trở về, tổ chức tiếp xúc với tân binh rồi đánh tháo tập thể... Các hoạt động bao vây vị trí như ở Thanh Né, Vân Am, Nam An buộc địch phải rút chạy. Quân địch ở các vị trí Ân Xá, Mụa, Đông ở Tả ngạn, Hà Nam, trước sức mạnh của nhân dân, phải mang vũ khí ra hàng. Tính chung trong Đông Xuân 1953-1954, chỉ riêng phụ nữ đã vận động được 1.700 binh lính bỏ hàng ngũ địch về với gia đình6. Công tác đấu tranh chống địch bắt lính, địch vận, nguỵ vận đã góp phần phá tan âm mưu "dùng người Việt trị người Việt" của địch, hạn chế khả năng chúng tăng quân lên Điện Biên Phủ. Sự đóng góp của phụ nữ về mặt này đã làm thất bại kế hoạch của chúng. Trong một báo cáo gửi về Pháp, Nava đã phải ngậm ngùi báo cáo rằng: trong số 16.000 người Việt Nam vừa bắt vào quân đội (ngụy binh - T.G) thì 14.000 đã đảo ngũ. Tỷ lệ số lính không phục tùng mệnh lệnh chỉ huy lên tới 90%7.

Ngoài ra, phụ nữ hậu phương còn có nhiều hoạt động khác làm suy yếu kẻ địch trên các mặt trận kinh tế, văn hoá ở khắp các vùng đô thị, nông thôn, vùng tự do, vùng tạm bị chiếm. Các cuộc biểu tình, bãi công, bãi khoá liên tiếp nổ ra. Các cơ sở kinh tế của địch luôn luôn bị phá hoại. Những chiến dịch tuyên truyền, cổ động nhằm vạch trần âm mưu của địch, khuếch trương thanh thế của ta thường xuyên được tổ chức. Chị em còn tổ chức những hoạt động nhằm ủng hộ các chiến sĩ Điện Biên Phủ như Hội mẹ chiến sĩ chăm sóc thương binh, quyên góp quà gửi cho bộ đội, gửi hàng ngàn lá thư thắm tình quân dân ra tiền tuyến, tổ chức phong trào lên Điện Biên Phủ đón thương binh về chăm sóc... Nhiều chị em đã kết hôn với thương binh.

Sau thất bại ở Chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp phải thừa nhận: "Các ông đã thắng là vì các ông có dân, không những nam giới mà cả phụ nữ cũng có mặt ở tiền tuyến"8. Đến Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng vậy, Nava hy vọng biến Điện Biên Phủ thành một "pháo đài bất khả xâm phạm" làm cái "chốt", "cái bẫy", cái "máy nghiền" quân chủ lực Việt Minh ở Tây Bắc nhưng đã bị vỡ mộng. Với sự tham gia của đông đảo phụ nữ, vấn đề hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được giải quyết, bộ đội ta không những không bị tiêu diệt mà còn tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm với trang bị hết sức tối tân của thực dân Pháp giành thắng lợi chấn động địa cầu.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhiều phụ nữ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ có thể không còn nữa nhưng những đóng góp phi thường của các chị đáng được khâm phục và chắc chắn được lịch sử dân tộc ghi nhận như những người con bất khuất của Tổ quốc. Tinh thần yêu nước của phụ nữ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được phát huy cao độ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1975 và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc từ sau năm 1954 và ở cả nước từ sau năm 1975. Huy động được khả năng và vai trò của phụ nữ, Đảng và Nhà nước đã ngày càng tin tưởng vào lực lượng phụ nữ và đã giao nhiều trọng trách cho phụ nữ. Do đó lực lượng phụ nữ ngày càng có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
____________________________________________________
1. Báo Nhân Dân, ngày 27-7-1955.
2. Những chặng đường lịch sử vẻ vang của phụ nữ Thanh Hoá, Sđd, tr. 35.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 44.
4. Báo Nhân Dân, từ ngày 29-5 đến ngày 1-6-1954.
5. Báo Nhân Dân, từ ngày 22-5 đến ngày 24-5-1954.
6. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Những sự kiện lịch sử Đảng. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979, t. II, tr. 339.
7. Tuốcnô: Bí mật quốc gia, Nxb. Plông, Pari, 1960. Dẫn theo Chiến thắng Điện Biên Phủ... Ký sự, Sđd, tr. 105.
8. Lời quan năm Pháp Lơ Pagiơ, chỉ huy Binh đoàn Thất Khê trong Chiến dịch Biên giới.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Giêng, 2022, 05:17:41 pm

THANH NIÊN XUNG PHONG VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ1



NGUYỄN TIẾN NĂNG

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nhân dân ta đã làm cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công đưa đến việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng thực dân Pháp đã không cam chịu thất bại, chúng trở lại xâm lược nước ta một lần nữa buộc nhân dân ta nhất tề đứng lên thực hiện lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh "toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến". Để phục vụ Chiến dịch Biên giới, ngày 15-7-1950 Bác Hồ chỉ thị cho Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tổ chức Đội Thanh niên xung phong công tác để "giúp việc làm đường, để làm lực lượng căn bản", lúc đầu đội chỉ có 225 cán bộ, đội viên. Đến các Chiến dịch Trung du, đường 18, Hà - Nam - Ninh, Tây Bắc, Thượng Lào (năm 1951 - 1952), đội được phát triển thêm với 2.750 cán bộ, đội viên (kể cả nữ thanh niên). Năm 1953 cuộc kháng chiến của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn tổng phản công, Bác nhận định: "Kháng chiến càng tiến tới; công việc ngày càng nhiều, có nhiều khó khăn và sẽ rất ác liệt, chúng ta cần củng cố và phát triển Đội Thanh niên xung phong để bảo đảm thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này. Nhiệm vụ của Đội Thanh niên xung phong là xung phong mọi việc, bất kỳ việc khó, dễ, và phục vụ cho đến kháng chiến thành công. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang của thanh niên ta. Thành phần đội gồm những thanh niên bần, cố và trung nông. Những thanh niên trí thức quen lao động. Đội cốt giáo dục cho thanh niên tinh thần quyết tâm xung phong trong mọi việc. Rèn luyện thành những thanh niên gương mẫu, những chiến sĩ thi đua, để trở nên những cán bộ tốt sau này cho Đảng và Chính phủ... Qua từng thời gian công tác sẽ luân chuyển về chỉnh huấn chính trị. Khi cần thiết thì đội tổ chức luyện tập quân sự. Về cung cấp thì thanh niên trong đội được Đảng và Chính phủ ưu đãi như bộ đội. Đó là một trường đào tạo thanh niên bằng những công việc thiết thực"2. Bác cho lập Đoàn Thanh niên xung phong với yêu cầu cao hơn và cử đồng chí Vũ Kỳ làm Đoàn trưởng, giúp việc Ban Chỉ huy đoàn có các ban chuyên môn. Đảng uỷ đoàn cũng được thành lập và trực thuộc Trung ương.

Tháng 5-1953, Bộ Chính trị quyết định hướng chiến dịch là Tây Bắc, Đoàn Thanh niên xung phong được tuyển thêm 10.000 quân với bộ khung Ban Chỉ huy đội và đại đội là các huyện uỷ viên, bí thư các huyện đoàn thanh niên, cán bộ tỉnh đoàn thanh niên và các đảng viên.

Bác không chỉ là người tổ chức mà còn thường xuyên theo dõi, động viên thanh niên xung phong. Ngày 20-3-1951 tại Nà Cù, Bắc Kạn, Bác đến thăm Liên phân đội 312 đang làm đường và tặng bốn câu thơ:

"Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền,
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên"3.

Những lời chỉ bảo trên đây thể hiện tình cảm, sự ưu ái và tin tưởng của Bác, trở thành ý chí, quyết tâm và sức mạnh của thanh niên xung phong vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến", "Tất cả để chiến thắng", hàng vạn nam thanh niên vùng tự do Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc... và các tỉnh vùng mới giải phóng ở Khu III đã qua cuộc phát động quần chúng giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất tình nguyện gia nhập thanh niên xung phong. Có thể nói chưa bao giờ lại có phong trào sôi nổi và vượt mức như vậy và ngày tiễn anh em lên đường vui như ngày hội. Tuyển chọn đến đâu tổ chức thành đơn vị đại đội, đồng thời với việc lập chi bộ đảng, chi đoàn thanh niên cùng cấp và cứ 10 đại đội trở lên lập thành một đội cùng với việc lập liên chi uỷ và liên chi đoàn thanh niên. Sau khi học Nội quy, Điều lệ Đoàn Thanh niên xung phong, các đại đội tiếp nối nhau hành quân, ngày nghỉ, đêm đi (vì ban ngày máy bay địch lùng sục ném bom, bắn phá khi phát hiện có mục tiêu) theo hướng Tây Bắc.

Ở Liên khu V, để phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, Liên khu uỷ quyết định mở mặt trận bắc Tây Nguyên. Liên khu Đoàn Thanh niên xung phong đã huy động 4.000 nam nữ thanh niên, trong đó có 2.000 đội viên thanh niên xung phong tham gia phục vụ Chiến dịch đường 19 và An Khê.

Nhiệm vụ chính của thanh niên xung phong được Hội đồng Cung cấp mặt trận Điện Biên Phủ (có tên mật là T.100) giao là bảo đảm giao thông thông suốt cho chiến địch, làm kho tàng, lán trại, canh gác bảo vệ, tải thương, tải đạn và hàng chục loại việc khác nữa... Cho đến khi mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng thanh niên xung phong trung ương có khoảng 15.000 cán bộ, đội viên (bao gồm cả số thanh niên xung phong công tác chuyển sang) được bố trí trên các địa phương: Đội 36 phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước ở an toàn khu; Đội 38 làm đường 1B từ biên giới Lạng Sơn - Trung Quốc tới Thái Nguyên để tiếp nhận hàng viện trợ của các nước, làm đường 13 từ Yên Bái sang Sơn La; Đội 34 và Đội 40 trực tiếp bảo đảm giao thông từ Mộc Châu đến gần Điện Biên Phủ, dài trên 200km. Trừ các Đại đội 401, 404 phục vụ hoả tuyến, các Đại đội 298, 409, 410 phục vụ Hội đồng Cung cấp mặt trận (T.100), Đại đội 291 phục vụ ở Thượng Lào, các đại đội còn lại được đóng rải rác trên tuyến đường 41 (nay là đường số 6) nhưng tập trung nhất là ngã ba Cò Nòi, đèo Chiềng Đông, đèo Chiềng Pắc, đèo Sơn La, đèo Pha Đin, ngã ba Tuần Giáo, cầu Tà Vài và Yên Châu, v.v...
_____________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên ngày 7, 8-3-2004.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 162-163.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 95.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Giêng, 2022, 05:18:36 pm

Đến tháng 12-1953, mặt trận chính đã hình thành là Điện Biên Phủ. Cả ta và địch đều tập trung lực lượng, tập trung mọi cố gắng cao nhất để giành thắng lợi trong cuộc đọ sức quyết liệt này.

Đáp lại lời kêu gọi của Trung ương và của Bác Hồ, các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, chủ lực cầu đường và dân công đã sửa chữa, mở rộng, làm mới hàng nghìn kilômét đường, cầu (đường 1B, 13, 41, Mộc Châu - Pa Hang); các thác trên sông Đà, sông Nậm Na, sông Mã đã được phá, các đoàn vận tải bằng ôtô, xe đạp thồ, ngựa thồ, gánh bộ, thuyền gỗ, thuyền nan từ các miền đều tập trung về hướng Điện Biên Phủ.

Địch cho rằng mặt trận xa hậu phương hàng 500 - 600km ta không tài nào cung cấp cho bộ đội đủ súng đạn, lương thực, thực phẩm với việc tổ chức vận chuyển bằng thủ công: một dân công chuyển được 20 kg lương thực thì đã ăn gần hết còn đâu đưa vào kho. Trên cơ sở tính toán đó địch cho máy bay đánh phá khắp mọi nơi, cả trên bộ và trên sông để triệt đường vận chuyển của ta ra tiền tuyến. Lúc đầu chúng đánh phá từ xa, đường 1B, đường 13, đường 15 từ Thanh Hoá sang Hoà Bình, về sau chúng đánh phá những nơi gần mặt trận nhất là từ ngã ba Cò Nòi đến ngã ba Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.

Ngã ba Cò Nòi là giao điểm giữa đường 13 (từ Việt Bắc sang) và đường 41 (từ Khu III, Khu IV lên) là đoạn đường xung yếu nhất trong tuyến đường của chiến dịch nên trở thành "cửa tử", thành "túi bom".

Ở ngã ba này địch đánh phá ác liệt ngày cũng như đêm, có ngày chúng ném đến 300 quả bom các loại. Hằng ngày máy bay "Bà già" của địch bay rất thấp, rà soát, quần đảo phát hiện mục tiêu là báo cho các máy bay phản lực Hencát, B26, B29 đến bắn phá, ném bom. Gay gắt nhất là khi chúng ném kết hợp nhiều loại bom cùng lúc bao gồm bom phá, bom nổ chậm, bom napan, bom bươm bướm. Bất chấp hiểm nguy, cán bộ, đội viên thanh niên xung phong các Đại đội 293, 300, 403, 408,... kiên cường bám trụ ngày đêm. Được sự huấn luyện của bộ đội công binh, các tổ phá bom đã dũng cảm lăn bom (gần mép đường) xuống vực sâu, phá những quả nằm sâu trên mặt đường. Lúc đầu còn nhiều bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn nhưng qua thực tế công tác rà phá bom càng ngày càng có kinh nghiệm, tổ chức đài quan sát bom và ghi bản đồ không để sai sót, kịp thời phổ biến kinh nghiệm và phát huy sáng kiến như ngồi trong hố cá nhân dùng sào nứa dài gạt bom bươm bướm gây nổ, v.v... Sau các trận đánh chỉ 3 - 4 tiếng đồng hồ là đường lại thông. Tuy nhiên đã có hàng trăm thanh niên xung phong hy sinh anh dũng tại nơi đây. Anh em đã chôn cất đồng đội bằng phên nứa thay áo quan, với tấm chăn bông mỏng, gốc cây vạt phẳng viết bằng mực tím làm mộ chí, đến nay do tác động của thiên nhiên và con người nên phần lớn mồ mả không còn. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm rà phá bom là các đồng chí Nguyễn Tiến Thụ, Cao Xuân Thọ, Trần Cam... những người mà trước khi đi làm nhiệm vụ được đồng đội "tế sống", sau này trở thành chiến sĩ thi đua của Đoàn Thanh niên xung phong.

Đèo Pha Đin dài 32km, cao 1.600m (so với mặt biển), rừng cây rậm rạp, nhiều đoạn "cua" gấp khúc, dốc đứng, vực sâu, đường như chồng lên nhau, ôtô phải qua nhiều "đỏ" mới qua được, lại chỉ cách mặt trận khoảng 40 km đường chim bay. Địch chọn nơi đây để ném bom bởi chúng tính đánh một thì phá được giao thông từ hai đến ba lần nên chúng càng đánh phá thường xuyên và ác liệt hơn. Những ngày mưa đường trơn như đổ mỡ, xe trườn lên trượt xuống, có khi bánh quay tít mà xe không chuyển chút nào. Tất cả những vất vả và hy sinh đã không khuất phục được tinh thần của thanh niên xung phong. Các Đại đội 264, 292, 293, 294, 295, 403, 405,... được phân công phụ trách từng đoạn đường, ở xa các trọng điểm 4 - 5km, anh em phải chia ca kíp làm cả ngày cả đêm phá bom, chống lầy, san lấp mặt đường và nhờ có sự chuẩn bị sẵn nhiều đá, nhiều cây gỗ nên công việc khôi phục đường được nhanh chóng.

Một lần có 10 chiếc xe chở đạn pháo của bộ đội vượt đèo Pha Đin, chiếc xe đầu bị trúng bom bốc khói, đồng chí Trịnh Văn Huyền đã nhảy lên xe dũng cảm dập lửa và hô hào đồng đội đến cứu xe. Anh em các đại đội ở gần đó đã xông đến cứu hàng, cứu xe bất chấp nguy hiểm đến tính mạng. Người dùng xẻng, dùng bao tải dập lửa, người bốc hàng trên xe xuống đường. Đoàn xe được an toàn và tiếp tục ra mặt trận. Trịnh Văn Huyền được thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba, được kết nạp Đảng, được bầu là Chiến sĩ thi đua và được cử vào Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam đi dự Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Vácsava (Ba Lan) năm 1955. Vùng Pha Đin, Tuần Giáo có nhiều thanh niên xung phong hy sinh, riêng Đại đội 293 có 17 người.

Cầu Tà Vài dài khoảng 60m, cách đó không xa là cầu Yên Châu nằm trên cùng một dòng suối lớn, về mùa cạn thì nơi nào cũng lội qua được nhưng mùa mưa lại rất nguy hiểm. Đại đội 407, tiền thân là liên phân đội Hăngri Máctanh nổi tiếng về phá bom, từ Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương chuyển qua Đoàn Thanh niên xung phong (từ Thượng Lào về) được phân công chốt ở hai vị trí này cùng hai đơn vị bạn 292, 297. Sau khi cầu bị đánh sập, anh em phải làm đường ngầm, nhưng vùng này lại ít đá nên phải đan rọ bằng giang hoặc bằng cây gỗ nhỏ làm khung bỏ đá "đầu trọc", chặt tre, gỗ làm rong đanh, lát mặt đường, hai bên đóng cọc giữ chặt các cây buộc giằng bằng dây giang để cho ôtô qua lại không trơn, không lầy. Địch ném bom hỏng đoạn nào thay đoạn ấy. Rút kinh nghiệm ở các đơn vị khác, ở đây cũng chuẩn bị thật nhiều đá, thật nhiều tre, cây gỗ nên khắc phục hậu quả được nhanh hơn.

T.100 - "cái dạ dày" của Chiến dịch Điện Biên Phủ cứ ngày càng "to ra". Ở đây thanh niên xung phong làm nhiệm vụ xây dựng hệ thống kho tàng, trạm trại, bốc vác, vận chuyển và bảo vệ kho, hằng ngày phải vào rừng chặt cây ngụy trang các con đường vào kho. Anh em làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và ý thức kỷ luật thật nghiêm vì chỉ sơ suất một chút là có thể ảnh hưởng đến chiến dịch.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, điều kiện liên lạc, đi lại hết sức khó khăn, các đội và đại đội ở phân tán trên tuyến đường hàng mấy trăm kilômét, xa sự lãnh đạo của Ban Chỉ huy đoàn, đội. Các chi bộ phát huy tinh thần "tự động công tác", liên hệ chặt chẽ với các đơn vị bộ đội, với Hội đồng Cung cấp mặt trận, với địa phương nơi đóng quân, nắm chủ trương của Đảng và cấp trên, giữ vững sinh hoạt chi bộ, chi đoàn, đoàn kết giúp đỡ nhau, bảo đảm đời sống, bảo đảm tốt quan hệ với các cơ quan sử dụng và nhân dân địa phương. Từ đó anh em đều hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuy thanh niên xung phong chỉ là một lực lượng nhỏ nhưng lại là lớp người tuổi trẻ, hăng hái, lại được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật cao, tình nguyện phục vụ đến kháng chiến thành công nên được giao nhiệm vụ ở các trọng điểm của chiến dịch. Với quyết tâm "Thanh niên xung phong còn thì mạch giao thông luôn được giữ vững", thanh niên xung phong không chỉ làm đường, phục vụ chiến đấu anh dũng và đầy sáng tạo mà trong chiến dịch còn chuyển sang bộ đội 8.000 quân (kể cả 2.000 quân của Đội 38) trực tiếp cầm súng chiến đấu, góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (ngày 7-5-1954) chấn động địa cầu.

Trong thư ngày 8-5-1954, Bác Hồ khen "Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ. Bác và Chính phủ thân ái gửi lời khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để tranh lại độc lập, thống nhất, dân chủ, hoà bình"1.

Đại tưỏng Võ Nguyên Giáp nhận xét rằng "việc bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược cho Điện Biên Phủ là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật từng ngày, từng giờ... không kém tình hình chiến đấu. Vì vậy kẻ địch không thể tưởng tượng được chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn ấy. Bọn đế quốc và phản động đã không đánh giá được sức mạnh vĩ đại của một dân tộc, sức mạnh của nhân dân.

Trong chiến dịch nếu không có thanh niên xung phong thì bộ đội cũng sẽ gặp khó khăn. Thanh niên xung phong đã thật sự đem tinh thần xung phong của thanh niên xung phong trên chiến trường Điện Biên Phủ, cùng quân đội, dân công, đồng bào Tây Bắc, góp phần cống hiến xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Tôi luôn coi thanh niên xung phong như bộ đội".

Đồng chí Nguyễn Văn Trân, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Cung cấp mặt trận khẳng định: "Việc vận chuyển từ hậu phương ra tiền phương biết bao hy sinh. Phải nói rằng thanh niên xung phong là lực lượng nòng cốt không những vận tải mà còn bảo đảm giao thông trên bộ, trên sông. Ở các điểm nóng của chiến dịch đều có mặt thanh niên xung phong"...
_______________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 272.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Giêng, 2022, 05:19:18 pm

Trong không khí vui mừng phấn khởi sau chiến thắng, các đơn vị bộ đội lần lượt hành quân về xuôi nhận nhiệm vụ mới. Các đơn vị thanh niên xung phong của hai đội 34, 40 gồm 8.000 cán bộ, đội viên (kể cả số mới được bổ sung sau chiến dịch), lại nhận được chỉ thị của Ban Chỉ huy Đoàn Thanh niên xung phong Trung ương truyền đạt lệnh của Bác Hồ hành quân ngược lên biên giới Lai Châu - Trung Quốc làm đường chiến lược, chuẩn bị cho kế hoạch mới.

Đây là bước ngoặt lớn đối với thanh niên xung phong. Tư tưởng cán bộ, đội viên diễn biến khá phức tạp bởi ai cũng tưởng rằng sau thắng lợi sẽ được về thăm gia đình, quê hương, tiếp tục đi học hoặc tham gia công tác ở địa phương. Để làm thông suốt tư tưởng cán bộ, đội viên, trước hết là đảng viên, một đợt sinh hoạt học tập được tiến hành khẩn trương nghiêm túc và chu đáo. Tài liệu học tập là chỉ thị của Bác về ý nghĩa quan trọng của con đường, là những bài báo của Bác về thanh niên xung phong, có liên hệ kiểm điểm, biểu dương những ưu điểm, phê phán những tư tưởng thoả mãn, tự kiêu, nghỉ ngơi... Sau khi học tập, tất cả cán bộ, đội viên đều hạ quyết tâm nhận nhiệm vụ bất kể việc gì, ở đâu.

Trừ bốn đại đội ở lại thu dọn chiến trường, còn đại quân về sửa chữa đường Mộc Châu - Pa Hang, chuẩn bị cho kế hoạch mới, sau đó các đơn vị còn lại hành quân lên biên giới, mặc núi cao, vực sâu, đường dài, vác nặng, đúng thời gian quy định. Công việc đầu tiên là làm lán trại, kho tàng cho Ban Chỉ huy công trường 111 (ngoài việc làm lán trại cho bản thân), khảo sát đường công vụ, đóng bè mảng bằng nứa sang Trung Quốc nhận và chuyển về lương thực thực phẩm (đồ khô), dụng cụ làm đường (xẻng, cuốc chim, xà beng, choòng, búa tạ, thuốc mìn, nụ xoè, dây cháy chậm...).

Địa bàn đóng quân của hai đội thuộc vùng mới giải phóng, bọn phỉ còn hoạt động chống phá nên các đơn vị phải sẵn sàng đối phó với chúng.

Thời chiến tranh, việc bảo đảm giao thông cốt làm nhanh và an toàn cho xe, pháo qua lại (cố nhiên có một số được học kỹ thuật rà phá bom các loại), còn trong thời bình lại đòi hỏi có hiểu biết chút ít về kỹ thuật làm đường, cầu như việc tìm tuyến đường, độ cong, độ nghiêng mặt đường, độ dốc cho phép, taluy, rãnh thoát nước, làm cầu cống (chủ yếu bằng gỗ, đá...). Tất cả đều mới và thực sự là một thách thức lớn đối với thanh niên xung phong. Nhờ sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của công trường, cộng với tinh thần ham học hỏi, anh em dần dần làm quen với công việc, vừa làm vừa học qua thực tế ngày càng có kinh nghiệm hơn. Công việc làm đường được tiến hành theo lối cuốn chiếu từ biên giới về. Địa chất khá phức tạp, có đoạn đường đã hình thành chỉ một cơn mưa hay một trận gió lay động cây rừng làm sụt lở hàng nghìn mét khối đất đá, thậm chí làm mất mặt đường, phải làm lại và taluy càng cao hơn, khó khăn hơn. Có đoạn đường phải qua một lèn đá, anh em phải buộc dây vào người đu trên vách đá để đục lỗ mìn...

Được sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy Đoàn Thanh niên xung phong và sự giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh Lai Châu, Ban Chỉ huy công trường, các đơn vị mà nòng cốt là các chi đoàn thanh niên tổ chức phong trào thi đua lao động, sản xuất với năng suất cao, sản lượng nhiều, chất lượng tốt. Ngoài ra còn tổ chức học văn hoá cho anh em theo phương châm cần gì học nấy, người biết chữ dạy người chưa biết. Sách giáo khoa do Ban Tuyên huấn của đoàn soạn, cứ ba tháng học xong một lớp và chỉ trong một năm anh em đã có trình độ học vấn cấp I. Đẩy mạnh việc trồng rau muống, rau cải, bầu bí và mua thêm gà, lợn của bà con trong bản để cải thiện bữa cơm, nhờ đó mà bảo đảm 85 - 90% quân số khỏe. Phong trào văn nghệ cũng được chú ý, ngoài ca hát tập thể, các đội còn có đội văn công (không có nữ) lưu động đi phục vụ các đơn vị. Những buổi biểu diễn văn nghệ, chiếu phim (do đoàn cử lên) được đông đảo anh em trong đơn vị và bà con các dân tộc trong các bản đến xem rất đông, rất vui và là một dịp tăng lên tình đoàn kết quân dân.

Cùng với việc làm đường, thanh niên xung phong còn được Ban Chỉ huy công trường giao nhiệm vụ phá thác trên sông Nậm Na, đóng thuyền gỗ để vận chuyển trên sông, đóng phà để qua lại tại hai bến Pa Tần và Lai Châu. Người có công lớn trong việc này là đồng chí Nguyễn Văn Khoa (quê Phú Thọ) và Nguyễn Văn Liêm (quê Nghệ An).

Hơn ba năm đầy gian lao bởi khí hậu quá ác nghiệt, ngày nắng nóng, đêm giá buốt thấu xương, lại còn nạn ruồi vàng, bọ chét cắn đốt sinh ghẻ lở ốm đau, bệnh phù thũng (do thiếu vitamin), bệnh sốt rét rừng, phải chia nhau từng viên thuốc ký ninh, có khi phải ăn cháo ăn ngô vì kho thiếu gạo... Hơn một trăm thanh niên xung phong bị bệnh tái phát do hậu quả của chiến tranh, do tai nạn lao động... đã vĩnh viễn nằm lại tại nghĩa trang Chiềng Chăn (Chăn Nưa). Cũng như anh em đã hy sinh ở ngã ba Cò Nòi, Pha Đin, Tuần Giáo... anh em ở đây cũng được đồng đội chôn cất chu đáo trong hoàn cảnh có nhiều thiếu thốn. Vượt lên những mất mát, đau thương, cán bộ, đội viên thanh niên xung phong bằng tinh thần đồng tâm hiệp lực, lao động cần cù, bền bỉ, dũng cảm và sáng tạo, mặt đường ngày một rộng ra, các đoạn đường càng dài thêm và nối kết với nhau làm cho bà con các dân tộc thêm tin tưởng (trước khi làm đường bà con không tin vì cho rằng Pháp ở đây gần 100 năm mà đã không làm được). Các ngày tết, ngày lễ, bà con các dân tộc với quần áo màu sặc sỡ, đi hàng ngày đường cùng với những gùi bánh đến tặng anh em. Thật là cảm động trước tấm lòng của những bà mẹ, những cô gái, những chàng trai các dân tộc làm ấm lòng những người xa quê vì việc nước, việc dân.

Con đường dài gần 100 km từ biên giới Ma Lu Thàng (Bản Lẻng) đến thị xã Lai Châu được hoàn thành về cơ bản, trước sự vui mừng của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, địa phương, cán bộ và đồng bào các dân tộc. Một cuộc mít tinh được tổ chức ở Lai Châu, hàng chục xe ôtô (từ biên giới Trung Quốc) chở bà con trong những bộ quần áo đẹp, tay cầm cờ hoa về dự hội. Con đường sau này được nâng cấp góp phần vào việc cải thiện dân sinh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh và quốc phòng.

Hoàn thành nhiệm vụ, hàng nghìn thanh niên xung phong được đưa đi đào tạo trung học chuyên nghiệp, đại học ở trong nước và nước ngoài, số đông chuyển sang các ngành. Có một số ở lại nhận công tác ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái... Số khác về địa phương.

Phần lớn anh em đều được học nghề và đào tạo trở thành công nhân, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật của các ngành, các cấp. Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ, dù ở ngành nào, hay về địa phương, thanh niên xung phong vẫn giữ được tinh thần xung phong, là một trong những lực lượng nòng cốt của công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nay hầu hết anh em đã già yếu nhưng vẫn tiếp tục đóng góp vào công việc chung ở nơi cư trú...

... "Uống nước nhớ nguồn", nhiều công trình đã được xây dựng để "đền ơn đáp nghĩa". Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài tưởng niệm thanh niên xung phong ở ngã ba Cò Nòi (thời chống Pháp), đài tưởng niệm 10 cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc, Đài tưởng niệm thanh niên xung phong ở Tây Ninh (thời chống Mỹ), v.v. mãi mãi là niềm kiêu hãnh, lòng tự hào của tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước.

... Thanh niên xung phong Việt Nam, trong đó có Đoàn Thanh niên xung phong Trung ương, thật xứng đáng với niềm tin yêu của Bác Hồ, với phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã phong tặng "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

50 năm đã trôi qua kể từ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đất nước ta nói chung, Điện Biên, Lai Châu nói riêng có bộ mặt tươi đẹp như ngày nay, trong đó có phần cống hiến và trưởng thành của thanh niên xung phong càng minh chứng tầm nhìn xa, trông rộng của Bác Hồ. Và thật xúc động xiết bao trước khi đi xa Bác còn ghi lại trong Di chúc, nhắc nhở: "Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta"1 .

Làm theo lời di huấn của Bác Hồ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã và đang vận dụng tư tưởng của Người về thanh niên xung phong trong điều kiện mới. Nội dung và hình thức hoạt động phong phú, thích hợp như lập các Tổng đội thanh niên xung phong nhận các dự án làm đường, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc, làm kinh tế trang trại, các đội tình nguyện, v.v... Đề nghị Đoàn nhân rộng và đặc biệt chú trọng chiều sâu và hiệu quả của phong trào nhằm góp phần làm nên thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
________________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr. 504.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Giêng, 2022, 05:24:19 pm

CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ1



Đại tá PHẠM VĂN QUYỀN
Viện trưởng Viện Lịch sử công an

Trong thời kỳ 1945-1954, Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng đã góp phần vào cuộc kháng chiến của dân tộc ta giành thắng lợi vẻ vang.

Bước vào Đông Xuân 1953-1954, căn cứ vào nhiệm vụ được xác định trong Chỉ thị của Trung ương Đảng về "công tác phối hợp giữa công an và quân đội trong bảo vệ chiến dịch", Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn đã chỉ thị cho toàn lực lượng công an trong cả nước đẩy mạnh mọi hoạt động phục vụ các chiến dịch. Đồng thời thành lập Ban Công an tiền phương phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ trực thuộc Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương do đồng chí Bộ trưởng làm Trưởng ban. Ở một số tỉnh thuộc công an Tây Bắc cũng thành lập Ban Công an tiền phương. Công an các tỉnh thành thuộc Khu III, Khu IV, Khu Tả Ngạn và Khu Việt Bắc, tổ chức nghiên cứu quán triệt chỉ thị của Bộ trưởng và tổ chức huy động hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ ưu tú (trong đó có cả công an xã) tham gia phục vụ chiến dịch.

Nhiệm vụ của công an các cấp và Ban Công an tiền phương tập trung thực hiện tốt các hoạt động sau:

1. Bảo vệ an toàn tuyệt đối các lực lượng tham gia chiến dịch, các kho tàng, nơi đóng quân, chuyển quân và các tuyến đường từ hậu phương ra chiến trường (Điện Biên Phủ)

Để bảo đảm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, Bộ Chí huy chiến dịch đã điều hàng vạn bộ đội, hàng chục ngàn tấn vũ khí, đạn dược. Hội đồng Cung cấp Trung ương do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch đã huy động hơn 260.000 dân công, hơn 628 xe ôtô, hơn 20.991 xe đạp thồ cùng hàng chục nghìn phương tiện vận chuyển thô sơ và nửa thô sơ để chuyển hơn 2 vạn tấn (trong đó có 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, 62,7 tấn đường, 577 tấn thịt và 565 tấn thức ăn khô) trong tổng số 25.056 tấn lương thực, 507 tấn thịt và hàng nghìn tấn lương thực khác nhân dân đã đóng góp cho chiến dịch trên tuyến đường hàng ngàn kilômét từ các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn... lên Điện Biên Phủ.

Trong lúc ta chuẩn bị cuộc hành quân lớn và vận chuyển khối lượng vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men... lớn như vậy, thực dân Pháp tung gián điệp, đưa người vào nội bộ của ta và cho máy bay trinh sát chỉ điểm, thu thập tin tức, phát hiện kho tàng, nơi đóng quân, chuyển quân, các tuyến đường chính hành quân và vận chuyển hàng hoá của ta để đánh phá. Trước yêu cầu bằng mọi cách phải bảo vệ an toàn người và hàng hoá phục vụ chiến dịch và phải đập tan âm mưu của địch, Ban Công an tiền phương của bộ và các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, nhất là quân đội, dân quân, du kích, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ tiến hành đồng bộ các biện pháp để bảo đảm an ninh, trật tự. Phát động phong trào quần chúng "Phòng gian bảo mật" với khẩu hiệu "ba không". Phong trào "Phòng gian bảo mật" được phát triển sâu rộng trong toàn miền Bắc, nhất là ở dọc các tuyến đường từ hậu phương ra mặt trận. Thông qua phong trào "Phòng gian bảo mật", ý thức cảnh giác của quần chúng được nâng cao. Quần chúng đã phát hiện cho công an hàng trăm tên gián điệp, chỉ điểm, tham gia nguỵ trang cho kho tàng, bến bãi, nơi đóng quân, chuyển quân, đồng thời tham gia bảo vệ hàng hoá ra chiến trường.
Nhờ có phong trào quần chúng "Phòng gian bảo mật" tốt mà kẻ địch có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc. Song song với vận động, tổ chức quần chúng tham gia phong trào "Phòng gian bảo mật”, lực lượng công an tiến hành điều tra nghiên cứu phân loại đối tượng để đưa đi tập trung, giáo dục cải tạo tại các trại đối với những đối tượng nguy hiểm; tổ chức cho quần chúng giáo dục cải tạo tại nơi cư trú đối với đối tượng có hành vi chống đối; điều chuyển các đối tượng nghi là gián điệp, chỉ điểm, cơ sở mạng lưới gián điệp chỉ điểm và những tên nguy hiểm trong đảng phái phản động ra khỏi địa bàn xung yếu (nơi đóng quân, chuyển quân, nơi có kho tàng... và dọc hai bên các tuyến đường hành quân, vận chuyển hàng hoá, vũ khí, lương thực ra mặt trận) làm trong sạch địa bàn, bảo đảm an toàn cho quân đội, dân công, hàng hoá.

Đối với lực lượng dân công tham gia chiến dịch, lực lượng công an phối hợp với chính quyền các cấp xét duyệt lựa chọn những người có lý lịch tốt, có phẩm chất và nhiệt tình cách mạng, tình nguyện tham gia phục vụ chiến dịch. Đồng thời kiên quyết không đưa những phần tử có nghi vấn chính trị, hình sự, cơ hội vào các đoàn dân công, đề phòng địch đưa vào phá hoại hoặc chỉ điểm cho địch đánh phá trên đường vận chuyển của ta. Để tiện cho việc bảo vệ, chỉ đạo công tác, công an tiền phương đề nghị Hội đồng Cung cấp mặt trận biên chế dân công thành những đơn vị đại đội, trung đội, tiểu đội và lựa chọn những đảng viên, đoàn viên hoặc những người tích cực làm hạt nhân lãnh đạo. Trong ban lãnh đạo đại đội, trung đội có một đồng chí công an (thường tham gia công tác chính trị, tư tưởng). Trước khi các đoàn dân công lên đường, các đồng chí công an tham gia các đoàn phổ biến nội quy bảo vệ chiến dịch bảo vệ vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm cho chiến trường, nội quy "Phòng gian bảo mật" và cách phòng, chống khi máy bay địch đánh phá, hoặc khi địch tập kích trên đường hành quân, vận chuyển.

Trên các tuyến đường quan trọng, ta đặt các đồn, trạm kiểm soát người và phương tiện qua lại; tổ chức các đội tuần tra vũ trang kiểm soát. Trên các tuyến đường chính có phương tiện ôtô vận tải, ta đặt trạm gác làm nhiệm vụ cảnh giới máy bay địch; tiến hành kiểm tra hành chính những gia đình ở ven các trục đường giao thông kịp thời phát hiện kẻ gian, người lạ mặt. Đồng thời quản lý chặt chẽ những người làm nghề tự do, quán nước, nhà trọ, hai bên các trục đường giao thông và nguỵ trang bảo vệ cầu phà, đường dây thông tin liên lạc và các kho tàng.

Tại các bến phà trọng điểm như Âu Lâu, Tạ Khoa, v.v… công an phối hợp với bảo vệ quân đội thành lập các ban bảo vệ, sắp xếp điều động thứ tự, ưu tiên cho xe kéo pháo, chở quân, bảo đảm một đêm chở được 80 chuyến phà chuyển quân, vũ khí, lương thực, hàng hoá. Khi có máy bay địch, phải nhanh chóng tắt hết nguồn sáng. Ban ngày tìm địa điểm cất giấu phà đề phòng địch đánh phá. Trong công tác bảo vệ kho tàng, trạm trung chuyển, lực lượng công an tiền phương phối hợp với bộ phận quân nhu, hậu cần quân đội tổ chức kiểm tra thuần khiết nội bộ, đưa những người có nghi vấn chính trị, hình sự hoặc phẩm chất tư cách kém ra khỏi lực lượng quản lý, bảo vệ kho; lựa chọn những người có lý lịch tốt, trong sạch, có phẩm chất chính trị và đạo đức, liêm khiết làm công tác quản lý, bảo vệ kho tàng, bến bãi, nơi tập quân, trú quân của ta. Ở các đồn, trạm, công an phối hợp với bộ đội, dân quân, du kích thường xuyên tuần tra, canh gác, kịp thời phát hiện bọn phá hoại, trộm cắp đồng thời phòng và chống cháy, nổ. Ở những địa bàn có nhiều kho tàng, trạm trung chuyển như Âu Lâu (Yên Bái), Mường Vực, Yên Châu, Hát Lót, Cò Nòi, Tạ Khoa (Sơn La), Tuần Giáo (Lai Châu), Suối Rút, Tu Vũ (Hoà Bình), công an đã phối hợp với lực lượng bảo vệ quân đội tham mưu cho các cấp uỷ phát động phong trào "Phòng gian bảo mật" sâu, rộng trong toàn dân, vận động mỗi người dân là một chiến sĩ bảo vệ kho tàng, tài sản nhà nước phục vụ chiến dịch. Khi được phát động, khí thế cách mạng của quần chúng lên rất cao, mọi người, mọi nhà đều tích cực tham gia bảo vệ. Khi địch đánh phá gây cháy kho tàng, hàng trăm đồng bào (trong đó có cả những cụ già, em nhỏ và cả những chị phụ nữ mới sinh con được mấy ngày) không sợ nguy hiểm ra dập lửa cứu kho hàng hoá, cứu vũ khí, đạn dược.

Để bảo vệ tốt lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch, công an phối hợp với Cục Bảo vệ quân đội xây dựng kế hoạch và nội dung, tổ chức công tác bảo vệ; tập trung thực hiện: bảo vệ tuyệt đối bí mật kế hoạch chiến dịch (mục tiêu, lực lượng, thời gian, địa điểm, các bước tiến hành, v.v.); thực hiện thuần khiết nội bộ bảo đảm nguyên tắc "vũ khí nằm trong tay những người tin cậy"; đẩy mạnh phong trào "Phòng gian bảo mật" trong lực lượng với nội dung thiết thực như: không tiết lộ bí mật, địa điểm đóng quân, thời gian hành quân... Hằng ngày tổ ba người sinh hoạt, kiểm điểm việc thực hiện nội quy "Phòng gian bảo mật".

Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ, Ban Cung cấp mặt trận, được sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, nhất là bộ đội, dân quân, du kích và sự ủng hộ của nhân dân, lực lượng công an nhân dân đã tiến hành đồng bộ các biện pháp có hiệu quả bảo vệ an toàn các lực lượng tham gia chiến dịch, các kho tàng, các vũ khí, phương tiện phục vụ chiến dịch và các tuyến đường từ hậu phương ra chiến trường, góp phần giành thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
_______________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Giêng, 2022, 05:25:37 pm

2. Đập tan âm mưu, hoạt động tình báo, gián điệp của địch; bảo đảm bí mật, an toàn, bất ngờ của chiến dịch

Khi phát hiện có những hoạt động chuyển quân và có những đoàn dân công của ta vận chuyển lương thực, thực phẩm lên hướng Tây Bắc, Nava đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo, gián điệp, nhất là cơ quan tình báo Phòng Nhì (2è Bureau), tình báo chiến lược (SEH) và cơ quan gián điệp biệt kích hỗn hợp nhảy dù (GCMA) tăng cường xây dựng mạng lưới gián điệp, chỉ điểm dọc các tuyến đường từ Liên Khu IV, Liên Khu III, Khu Tả Ngạn, Liên khu Việt Bắc lên Tây Bắc, Điện Biên Phủ. Chúng tung các toán gián điệp xuống địa bàn Việt Bắc, Tây Bắc nhất là Lai Châu, đồng thời tuyển chọn, cài cắm gián điệp vào các cơ quan, các đơn vị bộ đội, các đoàn dân công... để điều tra, phát hiện kế hoạch tác chiến, ý đồ chiến lược của ta đối với miền Tây Bắc và sự chuyển quân, nơi tập trung, nơi trú quân, vận chuyển, những kho tàng, cơ quan đầu não của ta, các tuyến đường, cầu phà, bến bãi phục vụ cho không quân đánh phá, tổ chức lực lượng gián điệp, biệt kích đánh phá kho tàng, cầu cống, bến bãi, cơ quan đầu não của ta, phá ý đồ, kế hoạch chiến lược của ta. Chính tướng Nava đã ra lệnh: "Tập trung đánh phá giao thông vận tải, đặc biệt là các ôtô vận tải và các tuyến đường giao thông của Việt Minh lên hướng Tây Bắc".

Trước âm mưu và hoạt động táo bạo, ồ ạt, trắng trợn của địch, Bộ Công an đã chỉ thị cho lực lượng bảo vệ chính trị và công an các cấp thuộc Liên Khu IV, Liên Khu III, Khu Tả Ngạn, Liên Khu Việt Bắc, Khu Tây Bắc phát động quần chúng tham gia phong trào "Phòng gian bảo mật" với khẩu hiệu "ba không" và phong trào "Bảo vệ nội bộ" trong các cơ quan, xí nghiệp, lực lượng vũ trang. Đồng thời, Bộ Công an đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ điều tra, phát hiện, đấu tranh bóc gỡ mạng lưới gián điệp, chỉ điểm của địch và kịp thời vận động quần chúng truy lùng những toán gián điệp, biệt kích xâm nhập vào vùng tự do, nhất là vùng Việt Bắc và Tây Bắc. Được sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ, của Bộ Công an, của các sở, ty công an, phong trào quần chúng "Phòng gian bảo mật" đã được phát động và trở thành phong trào sâu rộng và hiệu quả rất cao. Ý thức cảnh giác của quần chúng được nâng cao với khẩu hiệu "ba không" làm cho kẻ địch "có mắt cũng như mù, có tai như điếc". Những hoạt động khả nghi đều bị quần chúng phát hiện cung cấp cho công an. Những toán gián điệp vừa xâm nhập hoặc vừa nhảy dù xuống đã bị quần chúng vây bắt, truy lùng.

Nhờ sự giúp đỡ của quần chúng, kết hợp với việc tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an đã bóc gỡ toàn bộ mạng lưới gián điệp, chỉ điểm địch cài cắm dọc hành lang các tuyến đường giao thông từ hậu phương lên mặt trận Diện Biên Phủ; đồng thời tiêu diệt và bắt hầu hết các toán gián điệp địch tung ra điều tra, thu thập tình báo, phá hoại cầu cống, bến phà, kho tàng, phương tiện vận chuyển, đánh phá các cơ quan đầu não của ta. Điển hình, ta đã bắt toàn bộ toán gián điệp biệt kích hỗn hợp nhảy dù (GCMA) gồm bốn tên nhảy dù xuống khu vực xã Mường Ó, Thuận Châu và toán sáu tên nhảy dù xuống Bản Nhạn (Sơn La) điều tra, phát hiện các cuộc hành quân của bộ đội, phá hoại lực lượng vận chuyển của ta trên đèo Pha Đin và bến phà Tạ Khoa. Tại Lai Châu, công an Tây Bắc tập trung chỉ đạo công an Lai Châu điều tra, khám phá nhiều vụ gián điệp nguy hiểm do Phòng Nhì quân đội Pháp tung ra điều tra các hoạt động của ta ở khu vực Điện Biên. Ta phá và bắt hàng chục tên gián điệp, điển hình là hai tên ở khu vực Nà Tấu, bốn tên ở khu vực đồi Độc Lập, hai tên ở Bản Chăn thuộc huyện Tuần Giáo có nhiệm vụ chỉ điểm cho máy bay địch đánh phá tuyến đường từ Tuần Giáo lên Điện Biên. Đặc biệt công an Liên khu III khám phá bắt mạng lưới gián điệp gồm 16 tên do Phòng Nhì Pháp điều khiển hoạt động điều tra chỉ điểm cho máy bay địch đánh phá, đồng thời trực tiếp phá các kho tàng, cầu cống, những nơi xung yếu trên các tuyến đường giao thông quan trọng từ Thanh Hoá, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hoà Bình lên Điện Biên Phủ.

Giữa năm 1953, ta đã phát hiện toán gián điệp biệt kích gồm bốn tên (đều là phụ nữ) do tên quan ba Pháp Bôca (chỉ huy bọn gián điệp biệt kích hỗn hợp nhảy dù GCMA ở Phúc Yên) chỉ huy. Nhiệm vụ của toán gián điệp này là điều tra các hoạt động quân sự, các cơ quan đầu não của ta, đặc biệt chú ý điều tra sự chuyển quân của ta từ Việt Bắc lên Tây Bắc. Để bảo vệ cơ quan đầu não của ta và bảo vệ Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Công an quyết định lập chuyên án đấu tranh với toán gián điệp này (chuyên án TN25). Ta đã bắt, thuyết phục toán gián điệp hoạt động cho ta, cung cấp những tin giả cho địch để đánh lạc hướng địch, bảo đảm an toàn kế hoạch của ta.

Được sự chỉ đạo của các cấp uỷ, sự ủng hộ của nhân dân và sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội, dân quân, du kích với sự cố gắng, quyết tâm cao, lực lượng bảo vệ chính trị ở bộ và công an các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Khu Việt Bắc, Tây Bắc đã đập tan âm mưu và mọi cố gắng của các cơ quan tình báo, gián điệp Pháp, nguỵ, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Giêng, 2022, 05:26:11 pm

3. Tham gia đẩy mạnh phá tề, trừ gian, giải quyết vấn đề phỉ và tiến công địch trên các chiến trường, hỗ trợ cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Để phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định đẩy mạnh các hoạt động, tiến công địch trên các chiến trường Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, đông - bắc Campuchia và Trung Lào, Hạ Lào, Thượng Lào, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó, đồng thời tiêu hao sinh lực địch, làm cho địch sa lầy, lúng túng, hoang mang, bị động trên cả chiến trường Đông Dương. Trong lúc đó, ta tập trung lực lượng cho cuộc quyết chiến Điện Biên Phủ. Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và Tổng Quân uỷ, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các cấp phải huy động mọi lực lượng, tiến hành mọi biện pháp đẩy mạnh phá tề, trừ gian, diệt thổ phỉ.

Với khẩu hiệu: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng", phong trào thi đua giết giặc lập công trong lực lượng công an từ cơ quan bộ đến các khu, tỉnh, thành được đẩy mạnh, sôi nổi và đạt được những kỳ tích. Chỉ tính những tháng cuối năm 1953 và đầu năm 1954, phối hợp với bộ đội, dân quân, du kích, công an đã tham mưu cho các cấp uỷ, uỷ ban kháng chiến hành chính phát động quần chúng nổi dậy phá hàng trăm ban tề, diệt hàng nghìn tên ác ôn có nhiều nợ máu với đồng bào, bắt hàng vạn nguỵ quân, nguỵ quyền nguy hiểm cho đi tập trung cải tạo, mở rộng vùng tự do, khu du kích của ta.

Để đập tan âm mưu, hoạt động của thực dân Pháp tung bọn gián điệp xuống câu kết với bọn phản động trong tầng lớp trên trong dân tộc thiểu số tập hợp tàn quân phỉ dọc biên giới phía bắc để thành lập lực lượng vũ trang quấy rối, phá hoại hậu phương phụ cận Điện Biên Phủ, đồng thời ngăn chặn việc chuyển quân, chi viện của ta lên Điện Biên Phủ và tạo điều kiện cho việc huy động sức người, sức của cho chiến trường, Khu uỷ Tây Bắc đã thành lập "Ban Thống nhất chống phỉ" do đồng chí Trần Quyết, Bí thư Khu uỷ làm Trưởng ban. Lực lượng tham gia chủ yếu trong Ban Thống nhất chống phỉ là bộ đội và công an. Lực lượng công an tham gia tiễu phỉ đã xác định rõ nhiệm vụ quan trọng trong đợt này khác với những đợt tiễu phỉ năm 1951-1952. Tiễu phỉ đợt này không chỉ làm thất bại âm mưu hoạt động của thực dân Pháp câu kết với bọn phản động trong tầng lớp trên trong dân tộc thiểu số, bọn đảng phái phản động, đặc vụ Tưởng dựng ngọn cờ, tập hợp lực lượng, xây dựng lực lượng vũ trang (phỉ) chống phá cách mạng mà còn bảo vệ hậu phương, hỗ trợ cho tiền tuyến, bảo đảm huy động sức người, sức của cho chiến trường.

Nhận thức rõ nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang đó, lực lượng công an đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để điều tra nắm chắc tổ chức, lực lượng, địa điểm, trung tâm phỉ, mạng lưới cơ sở của chúng ở các buôn làng, đồng thời tổ chức tuyên truyền giáo dục quần chúng nâng cao cảnh giác không mắc mưu địch, không theo địch, những người có chồng, con, anh, em theo phỉ thì vào rừng kêu gọi về với buôn làng, về với cách mạng. Khi đã nắm chắc tình hình, xây dựng được phong trào quần chúng, công an phối hợp với bộ đội xây dựng kế hoạch tấn công những hang ổ phỉ, huy động các lực lượng, các ngành cùng tham gia. Công an và bộ đội là đội quân xung kích và sử dụng đồng bộ hai hình thức chính trị và vũ trang, lấy tấn công chính trị là chủ yếu.

Sau khi tấn công các hang ổ, trung tâm phỉ, số bị bắt hoặc ra đầu hàng, lực lượng công an nhanh chóng phân loại, đưa số cầm đầu, ngoan cố, có nhiều nợ máu tập trung giáo dục cải tạo, số bị cưỡng ép, khống chế hoặc ngộ nhận, a dua, a tòng theo địch thì tổ chức giáo dục cho họ thấy âm mưu, thủ đoạn thâm độc của địch, sai lầm của mình và chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước để họ tự kiểm điểm. Sau học tập cho về buôn làng và kết hợp với gia đình, chính quyền địa phương tạo cho họ công ăn việc làm để họ yên tâm làm ăn, cải tà, quy chính.

Nhờ có sự quyết tâm, kết hợp tốt giữa các lực lượng, các biện pháp, sự ủng hộ của nhân dân, sự chỉ đạo của Ban Thống nhất chống phỉ, các cấp uỷ, chính quyền, lực lượng công an và bộ đội đã lập được những chiến công lớn. Chỉ trong thời gian ngắn, ta đã vừa gọi hàng, vừa truy quét xoá phần lớn các cụm phỉ vũ trang, làm tan rã các hang ổ phỉ ở vùng phía bắc và Tây Bắc. Cao Bằng diệt và bắt sống hơn 3.000 tên; Lai Châu và Sơn La diệt, bắt hơn 4.000 tên. Đặc biệt, lực lượng tiễu phỉ Lai Châu cuối năm 1953, đầu năm 1954 đã tổ chức hàng chục đợt truy quét, gọi hàng các toán phỉ, cụm phỉ ở Mường Tè, Mù Xu, Mù Cả, Giàng Mủ Pho, Mường Nhé... diệt 675 tên, bắt hàng trăm tên, thu 850 súng, 8 bộ vô tuyến điện do bọn gián điệp biệt kích hỗn hợp nhảy dù GCMA cung cấp. Ta đã mở 14 đợt học tập, cải tạo cho hàng ngàn người theo phỉ về với buôn làng.

Việc công an các tỉnh thuộc Khu IV, khu III, Khu Tả Ngạn, Khu Việt Bắc, Tây Bắc phối hợp với các ngành, các lực lượng, nhất là bộ đội, dân quân, du kích đẩy mạnh phong trào diệt ác, trừ gian, phá chính quyền địch, mở rộng vùng giải phóng, vùng tự do, củng cố và mở rộng chính quyền cách mạng, củng cố hậu phương vững mạnh, đủ sức cung cấp sức người, sức của cho chiến trường, đồng thời đẩy mạnh công tác tiễu phỉ các tỉnh biên giới phía bắc, đã góp phần cùng quân dân cả nước tiêu hao lực lượng, cơ sở xã hội của địch, làm cho địch lúng túng, bị động, hoang mang, mất thế chủ động, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực của ta tập trung cho chiến trường Điện Biên Phủ.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Giêng, 2022, 05:26:49 pm

4. Bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Trung ương Đảng, các cơ quan đầu não và Bộ Chỉ huy chiến dịch

Một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp nhưng hết sức vinh dự cho lực lượng công an trong chiến dịch là bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan đầu não của Đảng, các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Để nắm chắc tình hình, chỉ đạo chiến dịch đạt thắng lợi, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp quân đội phải tăng cường thị sát thực tế, chỉ đạo các cấp, các lực lượng tham gia chiến dịch trên địa bàn rộng. Kẻ địch tăng cường tung gián điệp ra vùng tự do, các tuyến đường chiến lược, đưa hàng chục toán gián điệp biệt kích với hàng trăm tên xuống Khu Việt Bắc và Tây Bắc để điều tra tin tức về các hoạt động của ta, đồng thời tổ chức bắt cán bộ, bộ đội, nhất là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và tổ chức đánh úp các cơ quan đầu não của ta.

Trước tình hình thực tế trên, để bảo vệ an toàn cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, Bộ Chỉ huy chiến dịch và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng công an đã tiến hành đồng bộ các biện pháp:

Đối với những nơi có cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ ở, phát động phong trào quần chúng "Phòng gian bảo mật", tổ chức cho quần chúng tham gia giám sát, phát hiện những người lạ mặt, những hoạt động nghi vấn (như hoạt động gián điệp, chỉ điểm, tổ chức phá hoại, ám sát cán bộ, tổ chức nhen nhóm phản động), kịp thời báo cáo cơ quan công an. Trường hợp phát hiện người lạ mặt nghi vấn có thể giữ và dẫn đến cơ quan công an, chính quyền đồng thời tham gia vào các tổ an ninh tuần tra canh gác; lập những trạm gác và kiểm tra giấy tờ trên đường vào các cơ quan, kịp thời phát hiện bọn gián điệp, chỉ điểm trà trộn trong số cán bộ của các cơ quan hoặc đồng bào vùng các cơ quan đóng để thâm nhập điều tra, phá hoại.

Đối với những nơi Bộ Chỉ huy chiến dịch đóng, lực lượng công an phối hợp với lực lượng bảo vệ quân đội tiến hành rà soát các đối tượng, điều chuyển những đối tượng nguy hiểm hoặc nghi là gián điệp, chỉ điểm đến nơi khác, làm trong sạch địa bàn; củng cố lực lượng vũ trang cơ sở, trong đó có lực lượng công an, thiết lập những trạm gác và thành lập những đội tuần tra canh gác bảo vệ trước khi Bộ Chỉ huy chiến dịch chuyển đến và tổ chức canh phòng nghiêm ngặt thành nhiều vòng, lực lượng công an bảo vệ vòng ngoài.

Đối với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ và các tướng lĩnh đi kiểm tra, chỉ đạo chiến dịch, lực lượng công an tiền phương kết hợp với lực lượng bảo vệ Trung ương và lực lượng bảo vệ quân đội cùng với lực lượng công an các địa phương trên tuyến đường đi của các đồng chí lãnh đạo, bố trí lực lượng bảo vệ, nhất là những nơi đầu mối giao thông (ngã ba, ngã tư, ngã năm) những nơi hiểm trở, dốc, đèo mà kẻ địch dễ lợi dụng mai phục, ám sát các đồng chí lãnh đạo... Các chuyến đi công tác của các đồng chí lãnh đạo được bảo đảm hết sức bí mật và luôn luôn giữ được yếu tố bất ngờ.

Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và các biện pháp nghiệp vụ, mặc dù trong tình hình chiến sự diễn ra hết sức ác liệt, địch có nhiều thủ đoạn xảo quyệt nhằm tiêu diệt các cơ quan đầu não của ta, các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch, lực lượng công an đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan Đảng, Nhà nước, Bộ Chỉ huy chiến dịch và các đồng chí lãnh đạo trong suốt quá trình chiến dịch.

Sự phối hợp giữa lực lượng công an và quân đội trong chiến dịch đã tạo thế và lực cho chiến dịch ngày một mạnh. Đúng kế hoạch, ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tiến công cứ điểm Him Lam, mở đầu cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau 55 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, kiên cường, dũng cảm, đầy gian khổ và hy sinh, bộ đội ta đã đập tan cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp.

Thắng lợi vĩ đại Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ. Thắng lợi vĩ đại Điện Biên Phủ là niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân và các lực lượng vũ trang, trong đó có lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Giêng, 2022, 12:22:48 pm

ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG CUỘC TIẾN CÔNG
CHIẾN LƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

TS. VŨ QUANG HIỂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân đồng bằng Bắc Bộ với những làng xã chiến đấu nổi tiếng, đã đưa chiến tranh nhân dân lên đỉnh cao, xây dựng nhiều căn cứ du kích giữa vùng tạm bị chiếm đóng, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta, tạo thế và lực để chủ động phối hợp chiến trường trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ.

1. Thực hiện kế hoạch quân sự Nava, từ Hè Thu đến cuối năm 1953, với những lực lượng cơ động chiến lược được tập trung về đồng bằng Bắc Bộ, quân Pháp mở một loạt cuộc hành binh lớn, đánh vào hầu hết các căn cứ kháng chiến. Quân dân đồng bằng trải qua một cuộc đọ sức quyết liệt. Một số căn cứ du kích và khu du kích như Liên Nam, Thường Tín (Hà Đông), Yên Mô, Yên Khánh (Ninh Bình)... bị thu hẹp, nhưng nhìn chung toàn vùng đồng bằng, những căn cứ kháng chiến vẫn ngày càng mở rộng. H. Nava thừa nhận "trong 7.000 làng thì đã có trên 5.000 làng hoàn toàn hoặc ít nhiều do Việt Minh kiểm soát"2. Lực lượng vũ trang ba thứ quân ngày càng trưởng thành. Quân dân đồng bằng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dày dạn trong đấu tranh và hăng hái tham gia kháng chiến. Đó là những điều kiện để tiếp tục tiến lên giành thắng lợi to lớn trong Đông Xuân 1953 - 1954.

Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1953), bàn về nhiệm vụ quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954, xác định phương châm chiến lược "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", chủ trương sử dụng một bộ phận chủ lực tiến công vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược nhưng địch đang sơ hở, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở các chiến trường sau lưng địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: phải có kế hoạch đẩy mạnh những hoạt động du kích tại đồng bằng Bắc Bộ.

Tháng 10-1953, Bộ Tổng tham mưu định kế hoạch về sử dụng chủ lực và phối hợp tác chiến trên các chiến trường, giao nhiệm vụ cho các khu Tả Ngạn, Hữu Ngạn và Thành đội Hà Nội đánh địch mạnh mẽ, tiêu hao, tiêu diệt địch, đánh phá các đường giao thông thuỷ, bộ và sân bay, giam chân chủ lực địch. Riêng Đại đoàn 320 làm lực lượng dự bị, chuẩn bị sẵn sàng tiến công địch ở đồng bằng.

Đánh giá tình hình đồng bằng, đầu tháng 12-1953, các Liên khu uỷ Liên khu III và Tả Ngạn đều cho rằng: Mặc dù Pháp đã và đang phải điều nhiều binh đoàn cơ động đi đối phó với chủ lực ta trên chiến trường chính và các chiến trường khác, nhưng trong Đông Xuân này chúng vẫn rất chú trọng phòng thủ đồng bằng, vẫn còn khả năng đánh ra các vùng tự do của liên khu. Tuy nhiên, chúng không tránh khỏi mâu thuẫn lớn giữa việc chiếm giữ đất đai và việc tập trung lực lượng xây dựng khối chủ lực tác chiến mạnh, giữa việc huy động lực lượng đối phó với các cuộc tiến công lớn của chủ lực ta trên miền rừng núi với việc tổ chức càn quét bình định, củng cố thế trận chiến lược của chúng tại vùng đồng bằng đông dân, nhiều của để thực hiện chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt". Đồng thời, chúng cũng không thể khắc phục được tình trạng sa sút nghiêm trọng về tinh thần trong binh lính của chúng, nhất là trong quân ngụy.

Quân dân đồng bằng Bắc Bộ có nhiệm vụ đẩy mạnh mọi hoạt động "phối hợp chiến trường và mở rộng các căn cứ du kích, giải phóng từng bộ phận địa bàn khi có điều kiện. Đồng thời chủ động và tích cực chuẩn bị chống càn nếu chúng liều lĩnh tiến công ra các vùng tự do"3.

Cuối tháng 12-1953, Hội nghị Liên khu Tả Ngạn đề ra bảy nhiệm vụ của liên khu. Khu uỷ nêu rõ: vùng du kích mạnh và căn cứ du kích phải tích cực thực hiện chính sách ruộng đất, đẩy mạnh sản xuất, củng cố nông hội, tổ đổi công, công đoàn và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi. Vùng tạm bị chiếm tiến hành chỉnh đốn cơ sở, lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc bắt lính, dồn làng tập trung dân và vơ vét, bóc lột.

Hội nghị cán bộ Đảng của Liên khu III chủ trương phát động "Tháng Hữu nghị Việt - Trung - Xô", xác định nhiệm vụ tập trung lực lượng cùng Đại đoàn 320 mở cuộc tiến công đập tan phòng tuyến sông Đáy, mở rộng vùng tự do liên khu xuống vùng đồng bằng, nối liền với các khu căn cứ du kích sau lưng địch.

Đề án công tác quân sự năm 1954 của Bộ Tư lệnh Liên khu III nêu rõ "đẩy mạnh việc tác chiến tiêu diệt địch, phá âm mưu càn quét của địch, giữ vững và phát triển các khu du kích và căn cứ du kích, thu hẹp vùng tạm bị chiếm, bảo vệ sản xuất, bảo vệ nhân dân". "Nâng cao mức tác chiến của du kích xã và bộ đội huyện để đảm nhiệm việc đánh giặc giữ làng tại địa phương, phá các cuộc càn nhỏ của địch". "Tích cực, mạnh dạn, hoạt động mạnh, dẻo dai, thọc sâu vào các nơi tạm chiếm nông thôn, diệt tề dõng, địa phương quân, vị trí lẻ để mở rộng các khu du kích:

Sơn Tây: nam và bắc (nam là chính);

Hà Đông: Chương Mỹ, Liên Nam, Thường Tín;

Ninh Bình: Khu Kim Sơn, ven Yên Mô, Yên Khánh;

Nam Định: Các thôn xã của Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh thuộc khu Bùi Chu, sát các đường giao thông;

Hà Nam: Các thôn xã ven đường giao thông số 1, 10, 21, 60, ven thị xã Nam Định, Ninh Bình, Phủ Lý, Đồng Văn"4.
_________________________________________________
1. Vũ Quang Hiển: Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (1945-1954), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
2. H. Nava: Đông Dương hấp hối, Sđd, tr.46.
3. Quân khu 3 - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tr. 454-455.
4. Đề án công tác quân sự 1954 (1-1954), hồ sơ 58, phông Cục Dân quân, Lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr.1.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Giêng, 2022, 12:24:46 pm

2. Thực hiện kế hoạch chung, quân dân đồng bằng ra sức đẩy mạnh tiến công quân sự, kìm giữ, giam chân, chia cắt, tiêu diệt sinh lực địch, phối hợp với mặt trận chính diện của bộ đội chủ lực trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong khi Đại đoàn 320 và chủ lực khu phá vỡ phòng tuyến sông Đáy, chọc thủng "chiếc áo giáp" che chắn phía tây đồng bằng, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân du kích đẩy mạnh tiến công địch rộng khắp.

Tại Ninh Bình, lực lượng vũ trang địa phương Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn liên tục bám địch, tiêu diệt một loạt vị trí như Bến Xanh, Ba Hàng, Khánh Hội, mở rộng căn cứ du kích Khánh Trung - Khánh Thiện và Khu I, Khu II Kim Sơn; đánh thắng nhiều trận ở Bình Hải, Yên Mô Thượng (Yên Mô), Phúc Lộc, Quyết Trung (Yên Khánh). Tiểu đoàn 33 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt hoàn toàn Tiểu đoàn 705 và một số chi đội địa phương quân ở Hà Thanh (Yên Mô) và phục kích địch trên đường số 10, tiêu diệt một chi đội địa phương quân ở Tự Tân (Kim Sơn). Bộ đội Yên Khánh phối hợp với chủ lực dùng lối đánh độn thổ diệt gọn một đại đội địch ở Hạ Giá, Vân Lai. Sáu du kích Ninh Sơn (Gia Khánh) lợi dụng địa hình vận động chiến đấu với một tiểu đoàn địch, giải thoát 80 người bị bắt. Tiểu đội du kích Trưng Nhị (Kim Sơn) dùng chông bẫy, lựu đạn, cản phá chín đợt tiến công của một đại đội địch, diệt 30 tên. Năm du kích Khánh Thiện (Yên Khánh), dùng mẹo hô hoán, nghi binh đuổi cả một đại đội địch, lấy lại hai thuyền chở đầy gạo, muối trên sông Đáy. Những hoạt động liên tục đều khắp làm cho phạm vi chiếm đóng của địch ở Ninh Bình bị thu hẹp, khu du kích liên hoàn nối liền 72 thôn từ Yên Mô qua Kim Sơn đến Yên Khánh. Tháng 3-1954, lực lượng du kích từ các căn cứ du kích cơ động đánh địch ngoài địa bàn của mình. Du kích Khánh Thiện bao vây khống chế sân bay Tam Châu (Phúc Nhạc), dùng súng trường bắn rơi tại chỗ một máy bay vận tải. Du kích Yên Thái bao vây vị trí Ô Rô, đánh tan nhiều đợt tiếp lương của địch.

Ở Hà Đông, từ cuối năm 1953, Tỉnh uỷ chủ trương đẩy mạnh tiến công mở rộng khu du kích đã có, mở thêm khu du kích mới, đẩy phong trào vùng tạm chiếm phát triển cao thêm một bước, hướng chính là mở rộng khu du kích bắc Mỹ Đức, tiến lên mở khu du kích ven Bùi phía nam Chương Mỹ, đồng thời khôi phục khu du kích bắc Ứng Hoà.

Các lực lượng vũ trang Hà Đông chủ động đánh địch ở khắp nơi, sau khi hạ bốt kênh Đào, diệt bọn địa phương quân Phúc Lâm (24-12-1953), nhân dân các thôn ven sông Đáy thuộc các xã Yên Sơn, Tam Đức nổi dậy phá tề, trừ gian, giành quyền làm chủ. Đêm 12-2-1954, đồn địa phương quân ở Thượng Lâm bị diệt, khu du kích bắc Mỹ Đức được mở rộng, uy hiếp địch ở tả ngạn sông Đáy và tạo bàn đạp tiến lên Chương Mỹ.

Tháng 1-1954, bộ đội Chương Mỹ tập kích tiêu diệt vị trí Quảng Bị, làm tan rã ngụy quyền, hương tổng dũng, mở khu du kích nam Chương Mỹ, với 13 xã, 70 thôn gồm 63.400 dân từ đường số 21 ven sông Đáy và phía bắc đường số 73 đến sát phía nam đường số 6. Trung đoàn 48 cùng quân dân địa phương tiêu diệt hàng loạt vị trí địch như Miêng Thượng, Từ Châu, Cao Bộ, Nội Cói... mở rộng khu du kích nam Ứng Hoà - trung tây Phú Xuyên.

Theo báo cáo Tình hình hoạt động và xây dựng dân quân du kích ba tháng đầu năm 1954 của Cục Dân quân, từ chỗ tạm bị chiếm trở thành khu du kích ở tỉnh Sơn Tây có 10 xã ở các huyện Thạch Thất, Quốc Oai với diện tích 72km2 và 20.000 dân; tỉnh Hà Đông có 17 xã thuộc Chương Mỹ, Mỹ Đức rộng 153km2 với 90.468 dân; tỉnh Ninh Bình có 8 xã thuộc Kim Sơn và Yên Mô rộng 56km2 với 4.500 dân; tỉnh Hà Nam có 12 xã rộng 95km2 gồm 61.400 dân... Tính chung ở các tỉnh Hữu Ngạn, khu du kích và căn cứ du kích mở rộng thêm 48 liên xã với diện tích 376km2 và 211.000 dân.

Tại Tả Ngạn, lực lượng vũ trang tiêu diệt 30 vị trí lớn nhỏ của quân Pháp, bức rút 18 vị trí khác. Ở Hưng Yên, sau khi tiêu diệt các vị trí Kênh Cầu, Nghi Xuyên và bức rút Đô Mỹ, khu du kích bắc Ân Thi được mở rộng và nối liền với khu du kích Bình Giang. Tại Hải Dương, lực lượng vũ trang buộc địch rút vị trí Thông Lĩnh, mở rộng khu du kích Thanh Hà. Ở Thái Bình, lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt vị trí La Tiến, nối liền căn cứ du kích bắc Thái Bình với các căn cứ du kích ở Hưng Yên và Hải Dương, tiến lên bao vây, bức rút các vị trí Diêm Điềm, Kha Lý, Bất Não, Cầu Cất, Tìm, nối liền các căn cứ du kích Đông Quan, Kiến Xương, Vĩnh Bảo và Tiên Lãng.

Do bị bao vây chặt, quân Pháp phải rút khỏi vị trí Nam Am, khu du kích Vĩnh Bảo (Kiến An) được mở rộng và củng cố vững mạnh. Ngày 11-3-1954, bộ đội đánh mạnh trên đường số 5, tiêu diệt và bức rút 20 vị trí địch, chuyển vùng tạm chiếm Văn Lâm, Mỹ Hào, Cẩm Giàng và một phần Kim Thành thành khu du kích. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở các tỉnh Tả Ngạn, vùng tạm chiếm chuyển lên khu du kích 182km2 với khoảng 10.000 dân, khu du kích phát triển thành căn cứ du kích rộng 96km2 gồm 60.000 dân1.

Tại Vĩnh Phúc, Hội nghị mở rộng của Tỉnh uỷ (1-1954), chủ trương: Đẩy mạnh hoạt động vũ trang, phối hợp với chiến trường toàn quốc để phục hồi và củng cố các khu du kích, làm cơ sở cho việc đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống phá kế hoạch Nava. Tỉnh uỷ thành lập Ban Chỉ huy mặt trận Vĩnh Phúc gồm đại diện tỉnh đội và ban chỉ huy các đơn vị chủ lực để chỉ đạo tác chiến. Tiểu đoàn 64 của tỉnh vào nam Vĩnh Tường, bắc Yên Lạc là nơi còn tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch, cùng dân quân, du kích các xã tiến công các vị trí Yên Thư, Vĩnh Đông, Vĩnh Trung (Yên Lạc), Tam Bảo (Yên Lãng), phục kích ở Đông Mẫu, Minh Tân (Yên Lạc), Yên Nhân (Yên Lãng); đánh tan cuộc càn của quân Pháp ở nam Bình Xuyên, tiêu diệt và bắt sống gần 300 tên, phục hồi và giữ vững khu du kích. Tuy nhiên, địch còn khống chế được một số vùng như Thanh Lãng (nam Bình Xuyên), Hiệp Lực, Tam Hồng (Yên Lạc).

Ở Bắc Ninh, Quảng Yên, chiến tranh nhân dân cũng phát triển đều khắp, nhiều vị trí địch bị vây hãm, bắn tỉa làm cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên, như các vị trí Văn Thai, Ngô Phần, Đại Than (Gia Lương), Ve (Tiên Du). Khu du kích Gia Lương - Thuận Thành được củng cố. Sáu xã của khu du kích Thuận Thành trở thành căn cứ du kích. Ngoài ra khu du kích còn được mở rộng ở 12 thôn thuộc Bắc Ninh và 25 thôn thuộc Quảng Yên.

Mở đầu Đông Xuân 1953 - 1954, kiên quyết giữ vững và phát huy thế tiến công chiến lược, phối hợp với những cuộc tiến công của bộ đội chủ lực ở mặt trận chính diện, quân dân đồng bằng đã anh dũng chiến đấu bảo vệ, củng cố và mở rộng các khu du kích và căn cứ du kích. Trong ba tháng đầu năm 1954, căn cứ du kích tăng 290km2 gồm 141.000 dân, khu du kích tăng 568km2 với 311.000 dân, làm cho vùng tạm chiếm của địch bị co hẹp thêm 858 km2 với 452.000 dân2.
__________________________________________________
1. Báo cáo tình hình hoạt động và xây dựng dân quản du kích ba tháng đầu năm 1954, hồ sơ 37, phông Cục Dân quân, Lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr.2.
2. Báo cáo tình hình hoạt động và xây dựng dân quân du kích ba tháng đầu năm 1954, hồ sơ 37, phông Cục Dân quân, Lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr.29.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Giêng, 2022, 12:27:59 pm

3. Dựa vào các căn cứ du kích, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương có nơi đứng chân vững chắc để hoạt động trong địch hậu, bổ sung lực lượng và tiến công hậu cứ của địch, nhất là tập kích vào các sân bay Cát Bi, Gia Lâm (3-1954), phối hợp với chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ.

Lực lượng dân quân, du kích phát triển nhanh và hoạt động mạnh mẽ đều khắp, phối hợp với bộ đội hoặc độc lập chống địch càn quét, sục sạo, liên tục đánh phá giao thông, phục kích, tập kích, diệt tề trừ gian... Đặc biệt hình thức bao vây vị trí địch phát triển mạnh chưa từng thấy, buộc địch phải đối phó lúng túng, bị động, tổ chức càn quét giải vây, dùng máy bay thả dù tiếp tế.

Trung tuần tháng 3-1954, Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Đông quyết định đưa bộ đội lên phía bắc đường 6, mở khu du kích bắc Chương Mỹ, khôi phục các khu du kích Liên Nam, tây Thường Tín. Ngày 22-3-1954, Tiểu đoàn 79 phục kích diệt 58 xe địch giữa ban ngày trên đoạn Ninh Sơn - Chùa Trầm, xoá bỏ nhiều vị trí địa phương quân. Các khu du kích bắc và nam Chương Mỹ nối liền với khu du kích nam Quốc Oai, uy hiếp mạnh đường số 6 và phòng tuyến sông Đáy, tạo điều kiện phát triển phong trào Liên Bắc. Cùng thời gian trên, lực lượng vũ trang Ứng Hoà, Phú Xuyên, Liên Nam, Thường Tín đánh mạnh trên các đường số 1, 3, 7 và 22; bao vây quấy rối và diệt nhiều vị trí địch như Vân Đình, Đông Phi, Nga Mỹ, Chợ Cầu, An Duy... Ngày 6-4-1954, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương diệt vị trí Đại Định, tiêu hao tiểu đoàn bảo chính đoàn ở Chi Lễ, khôi phục du kích Liên Nam - tây Thường Tín.

Trong tháng 3-1954, dân quân du kích phối hợp với bộ đội 87 lần, hoạt động độc lập 409 lần; tháng 4-1954, phối hợp với bộ đội 409 lần, hoạt động độc lập 539 lần; dân quân du kích đẩy mạnh bao vây vị trí địch, tiến hành đốt hàng rào, đốt nhà trong vị trí Mai Xá (Hà Nam), Văn Thai (Bắc Ninh), bắn tỉa bọn đi ra ngoài lô cốt, bắn máy bay thả dù tiếp tế, đào giao thông hào sát vị trí địch, gây ô nhiễm quanh vị trí. Có nơi địch phải nằm cả ngày dưới hầm. Ở nhiều nơi, địch phải ra hàng như An Xá (Thái Bình), Phạm Xá (Hà Nam), hoặc bị bức rút như Hải Lãng (Hà Nam), Bất Não, Bến, Quan Dinh (Thái Bình)1.

Quân dân đồng bằng vừa dốc sức chi viện tiền tuyến, vừa đẩy mạnh tác chiến, đưa chiến tranh nhân dân lên đỉnh cao. "Chiến trường địch hậu Bắc Bộ đã thu được những thắng lợi lớn"2, diệt hơn 40.000 tên địch, tiêu diệt bức hàng 250 vị trí, bắn rơi và phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch, giải phóng một bộ phận địa bàn, góp phần giam chân nhiều binh đoàn cơ động của địch, phát triển thế tiến công chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954, chia cắt lực lượng địch trên toàn vùng đồng bằng, làm địch phải đỡ đòn xuôi ngược và lún sâu vào thế bị động đối phó lúng túng.

"Hình thái chiếm đóng của địch ở nhiều nơi đã từ những diện rộng, biến thành những tuyến dài, nối liền những điểm cô lập. Đặc biệt ở Liên khu quân sự miền nam của địch trong vùng Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và cả Hưng Yên nữa thì hình thái đó rất rõ rệt"3.

Ngày 4-5-1954, khi đợt tổng công kích của ta ở Điện Biên Phủ đang diễn ra quyết liệt, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 ra chỉ thị gửi các đơn vị toàn liên khu "Đẩy mạnh hoạt động, phối hợp với Chiến dịch Điện Biên Phủ và các chiến trường, thi đua 15 ngày đánh địch lập thành tích mừng sinh nhật Bác", "tranh thủ củng cố căn cứ du kích cũ, khu du kích mới mở và mở thêm khu du kích, luân lưu du kích trong các khu du kích và căn cứ du kích ra các đường giao thông và ven khu du kích hoạt động, triệt để phá hoại đường, phát triển địa lôi, chống mìn". Trung đoàn 46 có nhiệm vụ "hoạt động mở rộng, củng cố khu du kích ở Kim Sơn (Ninh Bình); hoạt động mạnh mở rộng khu du kích Thạch Thất, Quốc Oai (Sơn Tây); đi sâu hoạt động mạnh diệt địa phương quân và bảo chính đoàn, mở rộng khu du kích Thường Tín, Liên Nam (Hà Đông)"4.

Ngày 7-5-1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ làm chấn động dư luận trong nước và quốc tế. Ở đồng bằng Bắc Bộ, địch bị uy hiếp mạnh, chúng cố gắng điều động lực lượng về nhằm "củng cố phòng ngự một cách có trọng điểm, trước hết là củng cố khu vực Hà Nội, đường số 5, Hải Phòng và những nơi xung yếu trong phạm vi nhất định, sau đó tuỳ theo tình hình mà thu hẹp phạm vi chiếm đóng hay giữ vững phần lớn những vùng chiếm đóng hiện nay". Nhiệm vụ của quân dân đồng bằng trong mùa Hè năm 1954 được Bộ Tổng tư lệnh xác định là: Giữ vững và tăng cường hoạt động ở đồng bằng, dùng một bộ phận của bộ đội chủ lực luân lưu phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, chống càn quét, chống bắt lính, nắm vững tình hình để khi có cơ hội, thì khuếch trương thắng lợi kịp thời; đồng thời tranh thủ chấn chỉnh và tăng cường lực lượng, củng cố và mở rộng các căn cứ du kích và khu du kích, phá kế hoạch củng cố và tập trung lực lượng của địch ở đồng bằng5.

Các đại đoàn chủ lực được Bộ Tổng tư lệnh điều động về đứng châ`n ở đồng bằng, sẵn sàng tham gia đánh địch: Đại đoàn 308 ở Phúc Yên - Lục Nam, Đại đoàn 312 ở Vĩnh Yên - Sơn Tây, Đại đoàn 304 ở Ninh Bình, Trung đoàn 64 (Đại đoàn 320) ở Tả Ngạn, các Trung đoàn 48, 52 (Đại đoàn 320) và Trung đoàn 95 (Đại đoàn 325) ở Hà Nam - Nam Định.

Quân dân đồng bằng được chiến thắng Điện Biên Phủ cổ vũ mạnh mẽ, phát huy thế tiến công, đánh vào lòng địch đang hoang mang cao độ, bao vây chặt và tiến công các vị trí địch. Các khu du kích và căn cứ du kích là nơi đứng chân của các đại đoàn chủ lực, tạo điều kiện để tiếp tục kết hợp chặt chẽ tác chiến của lực lượng vũ trang với phong trào đấu tranh của quần chúng, giải phóng phần lớn đồng bằng Bắc Bộ, góp phần phối hợp với cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
_________________________________________________
1. Thông báo hoạt động của dân quân du kích đồng bằng Bắc Bộ tháng 4-1954, hồ sơ 37, phông Cục Dân Quân, Lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr.66.
2, 3, 4. Những tài liệu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang của Trung ương Đảng và Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1963, t.4, tr. 386, 388, 389.
5. Chỉ thị gửi các đơn vị toàn liên khu (4-5-1954), hồ sơ 59, phông Cục Dân quân, Lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr.106, 107, 108.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Giêng, 2022, 12:44:49 pm

NAM BỘ TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1


PGS, TS. PHAN XUÂN BIÊN
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh

Chiến thắng Điện Biên Phủ có tầm vóc quốc tế và ý nghĩa thời đại. Đó là chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam mà mỗi người dân, mỗi chiến sĩ trên mọi miền đất nước đều góp phần công sức, trong đó có phần xương máu của quân và dân Nam Bộ. Sử sách đã ghi lại khá đầy đủ những hoạt động quân sự của chiến trường Nam Bộ phối hợp với Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, sau 50 năm diễn biến của lịch sử, với những lắng đọng của tư duy và những biến động phức tạp của thời cuộc, chúng ta có thể có cái nhìn rộng hơn để thấy thêm những khía cạnh khác của sự kiện. Với suy nghĩ đó, trong bài tham luận nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi muốn làm rõ thêm vai trò, vị trí chiến lược của chiến trường Nam Bộ trong cục diện chiến trường Đông Dương Đông Xuân 1953-1954, đồng thời làm rõ hơn những tác động hai chiều giữa Điện Biên Phủ và Nam Bộ - tức là chiến trường Nam Bộ đã góp phần cụ thể gì cho Điện Biên Phủ, và ngược lại, Điện Biên Phủ đã tạo ra những điều kiện gì cho Nam Bộ? Đó là mối quan hệ biện chứng trong đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự của Đảng ta.

1. Nam Bộ trong cục diện chiến trường Đông Dương Đông Xuân 1953-1954

Cục diện chiến trường Đông Dương Đông Xuân 1953-1954 phản ánh tương quan thế và lực của ta và Pháp, đồng thời phản ánh tham vọng của kế hoạch Nava.

Sau hơn tám năm tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, tương quan thế và lực của hai bên đã có những thay đổi rất lớn lao. Các lực lượng kháng chiến đã lớn mạnh không ngừng, lực lượng vũ trang ba thứ quân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng - nhất là khối chủ lực: từ chỗ chỉ có các đại đội, tiểu đoàn độc lập, đến năm 1953 ta đã có bảy đại đoàn, trong đó có một đại đoàn hỗn hợp công binh và pháo binh. Ngoài ra còn một số tiểu đoàn pháo độc lập và đã có pháo phản lực sáu nòng.

Vùng giải phóng và căn cứ địa được mở rộng đến những nơi đông dân nhiều của; chính quyền cách mạng và các đoàn thể quẩn chúng được kiện toàn, củng cố; hệ thống chính trị đang phát huy tác dụng to lớn, nâng cao đáng kể khả năng huy động sức người, sức của cho kháng chiến. Đó là kết quả của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ, là thế và lực mới của chiến tranh nhân dân.

Về phía thực dân Pháp, những bất ổn chính trị ngay trong lòng nước Pháp đang phát triển ngày càng gay gắt, đặc biệt là phong trào phản đối chiến tranh đã lan rộng đến nhiều tầng lớp xã hội. Kinh tế Pháp suy thoái vì chiến tranh nên ngày càng lệ thuộc vào Mỹ nhiều hơn, cả về chính trị và kinh tế. Ở Việt Nam, trong những vùng thuộc quyền kiểm soát của quân Pháp, tình hình lại càng bất ổn nhiều hơn do tác động của các phong trào đấu tranh chính trị chống bắt lính, chống áp bức bóc lột, chống khủng bố. Cùng với các hoạt động du kích, hoạt động trừ gian diệt ác ngày càng mạnh và lan rộng, làm cho hậu phương của quân Pháp ngày càng yếu đi, còn ở ngoài chiến trường, quân Pháp tuy mới được tăng viện nhưng cả lính cũ và lính mới đến Việt Nam đều rơi vào tình trạng ngày càng giảm sút tinh thần chiến đấu, liên tục bị tấn công, bị tiêu hao, tiêu diệt từng đơn vị. Do vậy trên thực tế, khả năng chiến đấu của các đơn vị chủ lực của Pháp đã giảm nhiều so với những năm đầu kháng chiến.

Các quan chức và các nhà quân sự thực dân cũng nhìn thấy rất rõ sự thay đổi tương quan và cục diện chiến trường theo chiều hướng bất lợi cho Pháp nên họ cố tìm một người để có thể xoay chuyển tình thế - người ấy là tướng Hăngri Nava cùng với một kế hoạch chiến lược mang tên ông ta.

Ý định chiến lược của Nava là tăng cường và tập trung lực lượng cơ động mạnh nhất vào chiến trường chính là Bắc Bộ nhằm nhanh chóng bình định vùng đồng bằng, đồng thời tìm cách tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của Việt Minh. Tất nhiên là muốn làm được điều đó, ở các chiến trường quan trọng khác trên toàn cõi Đông Dương, quân Pháp phải giữ được sức mạnh để giữ thế quân bình. Trong khi triển khai thực hiện kế hoạch Nava, việc hình thành tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ là một biện pháp có vai trò và vị trí chiến lược rất quan trọng, nó được coi như công cụ chủ yếu để tiêu diệt lực lượng chủ lực của Việt Minh, đồng thời hỗ trợ cho công cuộc bình định ở đồng bằng Bắc Bộ.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có không gian và quy mô lực lượng rất lớn, đứng đầu các căn cứ quân sự của Pháp ở Đông Nam Á với tổng quân số là 16.200, được tổ chức thành ba binh đoàn, có 17 tiểu đoàn bộ binh cùng với một số tiểu đoàn và đại đội hoả lực (tổng số 21 tiểu đoàn). Về vũ khí lớn, quân Pháp ở Điện Biên Phủ 48 khẩu pháo từ 105, 120, 155 ly, 10 xe tăng, 18 máy bay các loại. Số quân lính và vũ khí trên được bố trí trong 49 cứ điểm, hình thành 8 cụm phòng ngự và gọi chung là một tập đoàn cứ điểm. Không gian của cứ điểm Điện Biên Phủ có chiều dài 18 km, chiều rộng từ 6 đến 8km, có lô cốt bê tông, hầm ngầm kiên cố. Nava coi đây là nơi "bất khả xăm phạm", là cái "máy nghiền, sẵn sàng nghiền nát các sư đoàn thép của Việt Minh". Quốc hội và Chính phủ Pháp coi đây là nơi "có thể hy vọng đủ mọi điều".

Kế hoạch Nava được thực hiện từ tháng 5-1953, dự kiến chia làm hai bước với tổng thời gian 18 tháng để giành thắng lợi quyết định đưa nước Pháp ra khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự. Bước thứ nhất: trong Đông Xuân 1953-1954, phải giữ vững được chiến trường Bắc Bộ, xây dựng nhanh các binh đoàn cơ động của Pháp và của chính quyền nguỵ, xoá bỏ vùng giải phóng Liên khu V, bình định Trung Lào, Nam Bộ. Bước thứ hai: Thu Đông 1954, tập trung phần lớn lực lượng chủ lực cơ động ra chiến trường Bắc Bộ để quyết chiến với khối chủ lực Việt Minh, giành thắng lợi quyết định, buộc đối phương phải đàm phán trên thế yếu.

Để bảo đảm sức mạnh cho việc thực hiện kế hoạch Nava, Pháp đã tăng cường cho Đông Dương 12 tiểu đoàn lính lê dương, nâng tổng số tiểu đoàn Pháp ở Đông Dương lên 84 tiểu đoàn, tăng cường bắt lính và tuyển mộ thêm được 10 vạn lính người Việt. Tính đến cuối 1953, trên toàn Đông Dương, Pháp có 480.000 quân (334.000 lính người Việt), về tài chính, Mỹ tăng viện trợ quân sự gấp đôi cho Pháp trong năm 1954 (năm 1953 là 650 triệu đôla, năm 1954 sẽ là 1 tỷ 264 triệu đôla). Mỹ còn cung cấp thêm cho Pháp 123 máy bay quân sự, 212 tàu chiến và nhiều trang bị kỹ thuật quân sự khác. Nhìn về sức mạnh vật chất, phía Pháp vượt trội so với Việt Minh cả về số lượng và trình độ hiện đại của vũ khí.
______________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên ngày 7, 8-3-2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Giêng, 2022, 12:46:56 pm

Về phía ta, vấn đề phá kế hoạch Nava cũng có ý nghĩa quyết định. Do đó, tháng 9-1953, Bộ Chính trị đã họp để bàn kế hoạch chỉ đạo, bảo đảm thế chủ động tấn công trong mọi tình huống. Với tầm nhìn toàn Đông Dương như một chiến trường, Bộ Chính trị đã nêu chủ trương chiến lược: Tập trung lực lượng mở những cuộc tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược, ở đó địch đang trong thế tương đối yếu, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta, tạo ra những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, giải phóng thêm đất đai. Đồng thời, ta đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các vùng sau lưng địch, bảo vệ vùng tự do, tạo điều kiện để quân chủ lực của ta rảnh tay tiêu diệt địch ở những hướng đã định. Bộ Chính trị cũng nêu rõ phương hướng nhiệm vụ của từng khu vực chiến trường như sau: Tập trung phần lớn chủ lực của Liên khu V, mở cuộc tiến công lên chiến trường miền núi Tây Nguyên, ra sức tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một bộ phận đất đai. Ở Nam Bộ và Trung Bộ, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tăng cường hoạt động đánh nhỏ ăn chắc, tiêu hao và tiêu diệt một bộ phận nhỏ sinh lực địch, đẩy mạnh ngụy vận, mở rộng các căn cứ du kích và khu du kích.

Tinh thần cơ bản của chủ trương chiến lược phá kế hoạch Nava là "dàn mỏng" quân địch ra toàn bộ chiến trường Đông Dương để bẻ gãy từng mảng lực lượng của chúng. Bác Hồ nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp: "Địch muốn chủ động, ta buộc chúng phải lâm vào bị động. Địch muốn tập trung quân cơ động thì ta có kế hoạch buộc chúng phải phân tán mà đánh"1. Nam Bộ bước vào Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 với tư tưởng chỉ đạo đó.

Nhìn trên toàn cục của chiến trường Đông Dương và lấy Điện Biên Phủ làm chuẩn thì Nam Bộ là chiến trường xa nhất về phía nam. Đối với ta, khoảng cách ấy hầu như không thể chi viện cụ thể bằng sức người, sức của cho Điện Biên Phủ. Đối với thực dân Pháp, Nam Bộ lại rất "gần" với chiến trường chính của chúng về chính trị, chiến lược quân sự và những vấn đề kinh tế - xã hội. Nhìn lại lịch sử, ngay từ giữa thế kỷ XIX, khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã chọn giải pháp đánh chiếm Nam Bộ trước. Chúng xây dựng, củng cố nơi đây trở thành hậu phương trực tiếp, làm bàn đạp để tiến quân đánh chiếm miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Đến cuộc xâm lược lần thứ hai, tháng 9-1945, thực dân Pháp cũng đánh chiếm Sài Gòn - Nam Bộ trước, chúng ổn định tình hình ở đây và một năm sau mới chính thức gây chiến ở Hà Nội và Bắc Kỳ.

Sự lặp lại ấy hoàn hoàn không phải ngẫu nhiên mà là sự tính toán rất có cơ sở của các nhà quân sự Pháp vì: đối với Đông Dương, Sài Gòn và Nam Bộ là đầu cầu đường biển gần nhất nối với Pháp. Giữ được đầu cầu này có ý nghĩa chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến sức chiến đấu của đội quân viễn chinh ở xa chính quốc hàng vạn dặm. Mặt khác, Nam Bộ lại là nơi đông dân, nhiều của nhất, thực dân Pháp có thể khai thác thuộc địa được nhanh và nhiều để phục vụ cho chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt". Tóm lại, trong chiến tranh Đông Dương, Nam Bộ luôn có vai trò là hậu phương trực tiếp của quân xâm lược Pháp.

Trong bối cảnh chiến trường Đông Dương Đông Xuân 1953- 1954, Nam Bộ còn có ý nghĩa quan trọng hơn đối Pháp vì ở đây còn chứa đựng những quyền lợi trước mắt và lâu dài của Mỹ mà Pháp phải bảo vệ để đổi lấy viện trợ quân sự. Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cũng đã chỉ rõ vấn đề này cho Trung ương Cục miền Nam như sau: "Nam Bộ là nơi Mỹ đã bỏ vốn vào các đồn điền cao su, các hãng buôn và nhà máy. Như vậy Mỹ càng mưu mô với Pháp xúc tiến việc bình định Nam Bộ, Mỹ còn hy vọng phát triển các đội quân ngụy. Ngụy quân càng nhiều, Mỹ càng có điều kiện nắm lấy lực lượng vũ trang ở Đông Dương". Chính vì vậy mà: ''Trong năm 1953, địch bị động đối phó với ta ở chiến trường chính, phải rút nhiều quân ở Nam ra Bắc. Nhưng ở Nam Bộ, địch vẫn chủ động càn quét và chiếm đóng thêm nhiều nơi"2.

Trên cơ sở đánh giá tình hình như trên, Ban Bí thư nhận định: "Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ sẽ thêm khó khăn và lâu dài. Nhưng Nam Bộ có nhiều thuận lợi để đối phó thắng lợi với âm mưu của địch"3. Những thuận lợi đó là: "Quân và dân Nam Bộ đã chiến đấu bền bỉ, gian khổ, anh dũng suốt tám năm. Đó là điều căn bản để giữ vững phong trào kháng chiến. Địch càng thua ở chiến trường chính, càng bị động, tinh thần càng suy nhược. Ta có nhiều điều kiện để tiêu diệt các bộ phận sinh lực, phá âm mưu càn quét bình định"4.

Tóm lại, mặc dù ở rất xa Điện Biên Phủ và chiến trường chính Bắc Bộ nhưng Nam Bộ lại có mối liên hệ hết sức nhạy cảm về chiến lược đối với thực dân Pháp vì nó là đầu cầu quan trọng nhất nối nước Pháp với tất cả các lực lượng và quyền lợi của họ ở Đông Dương. Do đó khi nhìn nhận vai trò chiến lược của Nam Bộ trong cục diện chiến trường Đông Dương Đông Xuân 1953-1954 không thể chỉ nhìn về khía cạnh quân sự cụ thể là cầm chân được bao nhiêu quân địch, chia lửa với Điện Biên Phủ như thế nào.
_________________________________________________
1. Xem Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử. Sđd, tr. 19.
2, 3. Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Sđd, tr. 121, 122.
4. Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Sđd, tr. 122, 123.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Giêng, 2022, 12:47:34 pm

2. Những tác động hai chiều giữa Nam Bộ và Điện Biên Phủ trong Đông Xuân 1953-1954

Mặc dù phải tập trung cho chiến trường chính Bắc Bộ, nhưng lực lượng quân Pháp ở Nam Bộ vẫn lớn hơn ta khá nhiều. Chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm 1953, chúng đã bắt thêm được 17.000 lính mới, chuyển được 20 tiểu đoàn Cao Đài và Hoà Hảo sang hệ thống chính quy. Lực lượng này làm nhiệm vụ chiếm đóng thay thế cho bảy tiểu đoàn lính Âu - Phi được rút ra làm lực lượng cơ động. Với lực lượng như trên, chúng tiến hành các hoạt động bình định ở hầu hết các tỉnh miền Trung Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.

Cũng vào thời điểm này, lực lượng chủ lực của ta ở Nam Bộ chỉ có ba tiểu đoàn của khu là 302, 304, 307 và bảy tiểu đoàn của các tỉnh là: 300, 303, 306, 308, 310, 311, 410. Ngoài lực lượng này còn có các đại đội, trung đội bộ đội địa phương của các huyện và dân quân du kích xã.

Lực lượng ta so với địch không những ít hơn về số lượng mà trang bị vũ khí cũng kém hơn. Do đó, nhiệm vụ của Nam Bộ trong Đông Xuân 1953-1954 chủ yếu là hoạt động đều khắp ở các vùng sau lưng địch, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa theo kiểu du kích nhằm tiêu hao, cầm chân và gây bất ổn hậu phương địch. Về chỉ đạo, Trung ương Cục miền Nam đã chủ động đề ra chủ trương "chuẩn bị đón thời cơ mới" bằng cách đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị kết hợp với "địch nguỵ vận" để phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ. Chủ trương này được thực hiện trong năm 1953 và đạt kết quả như sau: loại khỏi vòng chiến đấu 11.203 tên địch, trong đó có 7.891 tên bị giết, 2.889 tên bị thương, 423 tên bị bắt; thu 1.619 khẩu súng, phá huỷ 151 xe quân sự, bắn rơi 7 máy bay, diệt 101 đồn bốt, bức rút 61 đồn tua. Với kết quả ấy, có thể nói trong năm 1953, chiến trường Nam Bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu sau lưng địch, gây cho chúng nhiều tổn thất.

Trên cơ sở đứng vững trên chiến trường và giữ quyền làm chủ tấn công trong năm 1953, khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13-3-1954, Trung ương Cục miền Nam đã chỉ đạo dốc toàn lực đẩy mạnh nhịp độ tấn công để phối hợp chiến trường. Các tiểu đoàn chủ lực của khu và tỉnh đã kết hợp với bộ đội địa phương tấn công vào vùng địch hậu của các tỉnh như: Gia Định Ninh, Thủ Biên, Long Châu Sa, Mỹ Tho, Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu..., tấn công vào hàng loạt các trục giao thông quan trọng của địch như quốc lộ số 1, số 13, 14, các tuyến đường sắt Sài Gòn - Phan Thiết, Sài Gòn - Lộc Ninh. Lực lượng ta đánh nhiều hình thức từ phục kích, tập kích, công đồn... và đã diệt được khá nhiều sinh lực và đồn bốt ngay sau lưng địch, trong đó có những trận thắng lớn cả về tác dụng đánh vào tinh thần và tiêu hao vật chất, sinh lực địch. Điển hình là trận đánh của đặc công vào khu kho quân sự ở Phú Thọ Hoà (tháng 5-1954) đã phá huỷ được 9.000 tấn bom đạn, thiêu huỷ 10 triệu lít xăng dầu cùng với 1 tiểu đoàn lính Âu - Phi.

Mặc dù lực lượng ta ở Nam Bộ ít hơn địch, ở vào thời điểm Chiến dịch Điện Biên Phủ đang tiếp diễn, ta đã nâng cao nhịp độ tấn công cả về quân sự, chính trị và binh vận. Ở Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre... và nhiều nơi khác, nhân dân đã nổi lên biểu tình, bao vây đồn bốt, tấn công binh vận làm rã ngũ hàng ngàn lính ngụy. Có sáu đại đội Hoà Hảo tự tan rã, hàng chục đồn bốt rút chạy vì thiếu lính canh giữ. Cũng trong thời điểm này, phong trào đấu tranh chính trị trong các đô thị lớn ở Nam Bộ phát triển mạnh mẽ với các khẩu hiệu đòi dân sinh, dân chủ, hoà bình, chống bắt lính, chống đàn áp...

Kết quả chiến đấu của quân và dân Nam Bộ trong Đông Xuân 1953-1954 là: tiêu diệt, bức hàng, bức rút được 1.200 đồn bốt, phá huỷ 132 xe quân sự, bắn cháy 20 tàu chiến, diệt hàng ngàn tên địch và làm rã ngũ hàng vạn tên khác. Một thành quả quan trọng khác của Đông Xuân 1953-1954 ở Nam Bộ là ta đã mở rộng được nhiều vùng giải phóng thuộc các tỉnh: Gia Định, Vĩnh Trà, Sóc Trăng, Gò Công, Mỹ Tho, Long Châu Sa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một... với hàng chục vạn dân trở về vùng tự do.

Quân và dân Nam Bộ không chỉ hướng về Điện Biên Phủ bằng những hành động chiến đấu phối hợp chiến trường mà còn gửi cả những tình cảm chân thành đến động viên các chiến sĩ đang chịu đựng gian khổ, đang "khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt…” trực tiếp chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Một phong trào gửi thư, gửi điện cho chiến sĩ Điện Biên Phủ đã được phát động ở tất cả các đoàn thể, tổ chức quần chúng cách mạng như Hội Phụ nữ, Thanh niên, Phụ lão, Nông hội... Bức thư của Hội Văn nghệ Nam Bộ viết: Anh chị em văn nghệ chúng tôi ở Nam Bộ được biết các đồng chí vượt nhiều khó khăn, đánh mạnh, đánh giỏi, lập được nhiều chiến công oanh liệt, chúng tôi hoan nghênh các đồng chí, chúng tôi ra sức tuyên truyền các chiến công vẻ vang của các đồng chí bằng mọi hình thức và đồng thời cũng xin hứa với các đồng chí là chúng tôi sẽ viết nhiều truyện, thơ, kịch để động viên nhân dân phát triển mạnh mẽ chiến tranh du kích, giam chân và tiêu diệt nhiều sinh lực địch để phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ. Những lá thư như thế được chuyền tay các chiến sĩ từ chiến hào này sang chiến hào khác là một món quà tinh thần vô cùng quý báu làm cho các chiến sĩ luôn cảm thấy cả nước đang hướng về các anh, cả nước đang truyền sức mạnh cho Điện Biên Phủ.

Với diện tấn công rộng, nhịp độ tấn công liên tục và toàn diện cả về quân sự, chính trị của ta, quân địch ở Nam Bộ đã bị dồn vào thế chống đỡ, bị động. Chúng không còn khả năng chủ động mở những cuộc càn quét quy mô lớn vào các vùng giải phóng như đầu năm 1953. Tình trạng ấy cũng có nghĩa là địch không thể sử dụng được tiềm năng sức người, sức của ở Nam Bộ để chi viện cho chiến trường chính Bắc Bộ. Ngược lại, nó đã làm cho những người chỉ huy cao nhất của Pháp phải lúng túng vì đối phương tấn công liên tục ngay ở hậu phương quan trọng nhất của chúng ở Đông Dương, đồng thời còn là nơi có quyền lợi của Mỹ mà Pháp phải bảo vệ để đổi lấy viện trợ vũ khí cho chiến trường đang bị nguy khốn ở Bắc Bộ. Quân và dân Nam Bộ đã thực hiện lời dạy của Bác Hồ, sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, "phân tán kẻ thù ra mà tiêu diệt" góp phần thiết thực với Điện Biên Phủ, với cả nước.

Những kết quả chiến đấu trong Đông Xuân 1953-1954 ở Nam Bộ, trước hết là do tinh thần khắc phục khó khăn, tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm của quân và dân Nam Bộ. Đồng thời, để đạt được những kết quả lớn như vậy, có phần ảnh hưởng rất lớn về tinh thần do những tin tức chiến sự từ Điện Biên Phủ đối với cả hai bên ở Nam Bộ.

Đối với phía địch, mỗi khi nhận được tin một cứ điểm ở Điện Biên Phủ bị thất thủ và vòng vây của Việt Minh siết chặt thì tinh thần của binh lính địch lại hoang mang hơn vì chúng biết rằng Điện Biên Phủ mà mất thì quân Pháp sẽ thua. Điều ấy biểu hiện rất rõ ở hiện tượng đào rã ngũ của địch tăng hơn rất nhiều so với năm 1953.

Đối với ta, tin chiến thắng từng ngày từ Điện Biên Phủ đưa về làm nức lòng đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ. Niềm vui đó biến thành sức mạnh và hành động chiến đấu với tinh thần đang phối hợp và chi viện cho Điện Biên Phủ. Số lượng đồn bốt mà ta diệt, bức hàng bức rút của cả năm 1953 ở Nam Bộ là 162, nhưng chỉ nửa đầu năm 1954 thời kỳ Chiến dịch Điện Biên Phủ là 1.200 - sự chênh lệch đó biểu hiện sự biến đổi trước hết là về tinh thần chiến đấu của hai bên, và từ đó góp phần thay đổi về thế và lực, về tương quan lực lượng. Đó chính là tác dụng dội ngược lại của Điện Biên Phủ. Nó tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho Nam Bộ vươn lên diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng thêm nhiều dân và nhiều vùng rộng lớn.

*

*        *

Khẩu hiệu chung của cả nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng". Đến Đông Xuân 1953-1954, khẩu hiệu ấy được cụ thể hoá là "Tất cả cho Điện Biên Phủ, cả nước vì Điện Biên Phủ". Do vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là của cả nước, đồng thời cũng là phần xương máu của tất cả các chiến sĩ và những ai đã ngã xuống trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 ở bất cứ nơi nào trên chiến trường Đông Dương - trong đó có sự hy sinh dũng cảm và đóng góp to lớn của quân và dân Nam Bộ.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, quân và dân miền Nam còn tiếp tục cuộc kháng chiến kéo dài 21 năm chống đế quốc Mỹ. Trong cuộc kháng chiến ấy, quân và dân Nam Bộ lại đổ rất nhiều xương máu không những để tự giải phóng mình mà còn để bảo vệ miền Bắc - hậu phương lớn. Đối với nhân dân miền Bắc, mọi hành động đều làm theo khẩu hiệu "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", chấp nhận mọi khó khăn "hạt gạo xẻ làm ba" nhưng vẫn bảo đảm "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"... Hàng vạn thanh niên miền Bắc đã "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Hàng ngàn chiến sĩ con em của mọi miền đất nước đã đổ máu tại chiến trường miền Nam, chiến trường Sài Gòn và Nam Bộ để giành chiến thắng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Do đó, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và thành quả hoà bình, thống nhất đất nước cũng là thắng lợi, là xương máu của cả dân tộc Việt Nam. "Cả nước chung sức" là truyền thống, là yếu tố cơ bản nhất để nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong mọi hoàn cảnh lịch sử.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Hai, 2022, 03:34:25 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ - CẢM NHẬN TỪ MỘT CHIẾN TRƯỜNG PHỐI HỢP1

TRẦN BẠCH ĐẰNG

Tết Nguyên đán Giáp Ngọ (1954) đến với vùng giải phóng tây Nam Bộ phấn chấn khác thường. Có vẻ cái mà mọi người mong đợi suốt chín năm kháng chiến đang lồ lộ, không trên suy đoán, hy vọng mà trong thực tế.

Vùng giải phóng Tây Nam Bộ, vùng do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát rộng nhất Nam Bộ, bao gồm phần lớn các tỉnh Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Quân đội Pháp và nguỵ chỉ chiếm đóng các tỉnh lỵ và theo trục lộ Cần Thơ - Cà Mau (qua Sóc Trăng, Bạc Liêu), Cần Thơ - Châu Đốc (qua Long Xuyên), Cần Thơ - Rạch Giá. Từ nam lộ Cái Sắn, vùng giải phóng trải dài tận Mũi Cà Mau, đi tam bản bốn chèo, nếu gió thuận, nước xuôi phải mất ba ngày đêm chèo cật lực.

Sự phấn chấn do hai nguyên nhân chính:

Một là, tin tức chiến tranh trên các chiến trường trong cả nước tới tấp bay về: Quân ta tiến lên Tây Bắc giải phóng Lai Châu, đánh mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngăn chặn cuộc hành quân Átlăng (Atlante) theo kế hoạch Nava ở nam Trung Bộ; Chiến dịch nam Tây Nguyên, chiến dịch phối hợp quân Lào - Việt ở Thượng và Hạ Lào thắng lợi, phong trào du kích chiến tranh ở Nam Bộ phát triển một bước mới, đặc biệt ở Mỹ Tho và Gò Công... Mâu thuẫn nội bộ Pháp - nguỵ thêm phức tạp vì Mỹ đã can thiệp sâu vào Đông Dương. "Quốc dân đại hội" họp tại Sài Gòn biểu quyết chống Liên hiệp Pháp trong khi Thủ tướng Pháp Lanien (Laniel) tuyên bố "Chính phủ Pháp không nghĩ rằng vấn đề Đông Dương nhất thiết phải có giải pháp quân sự... Pháp mong muốn có cuộc điều đình" (12-11-1953), Chính phủ Sài Gòn Nguyễn Văn Tâm đổ, Bửu Lộc thay, v.v... Trước đó, tháng 7-1953, Hiệp ước đình chiến Triều Tiên ký ở Bàn Môn Điếm gần như một dấu hiệu báo trước chiến tranh Đông Dương vào hồi tàn cuộc.

Hai là, vùng giải phóng tây Nam Bộ vượt qua cơn thử thách lớn về kinh tế. Đầu năm 1951, Sở Kinh tế Nam Bộ phạm một sai lầm "chết người" trong chính sách: quyết định "phong tỏa kinh tế vùng địch kiểm soát" và ấn định giá cả các loại hàng hóa lưu thông trong vùng giải phóng. Phong tỏa kinh tế địch, gọi tắt như thế, nghĩa là cắt đứt mọi mối giao thương giữa hai vùng, thiết lập các trạm kiểm soát theo trục đường thuỷ, và phạt nặng những ai bán quá giá. Cả vùng giải phóng bỗng rơi vào cảnh tiêu điều. Hàng tiêu dùng khan hiếm: xà phòng, kem đánh răng, vải, sữa, thuốc chữa bệnh... Tai họa không dừng ngang mức đó. Nạn buôn lậu lộng hành - cửa khẩu Tắc Thủ ngoại vi thị xã Cà Mau đêm đêm nhộn nhịp bởi các chuyến heo, gà, vịt, trứng, cá mắm từ vùng giải phóng chở ra và hàng công nghiệp từ thành phố chở vào, dưới sự bảo trợ của một bên là du kích các xã và một bên là quân bảo an nguỵ! Tai họa cũng không chỉ như thế. Vì không cho "xuất" gạo, Sở Kinh tế chỉ đạo nông dân nuôi vịt đàn. Vịt cũng không "xuất" được, nông dân bỏ ruộng luôn, vùng giải phóng thiếu lương thực nghiêm trọng. Nông dân tức giận, chặt đầu vịt, vứt xác vịt lềnh bềnh khắp kênh nhỏ sông to. Thật oái oăm, tại vựa lúa mà... đói gạo. Khoai củ trồng cấp tốc không cứu vãn nổi tình thế, dân, bộ đội, cán bộ, nhân viên... phải ăn cá, thịt trộn rau thay cơm.

Trung ương Cục đã có một quyết định căn bản: thực hiện chính sách kinh tế mới - tức khôi phục lại tình hình lưu thông như trước kia với song song hai chính sách lớn: tạm cấp đất cho dân cày thiếu ruộng (lấy từ ruộng đất của thực dân Pháp, địa chủ Việt gian, địa chủ vắng mặt, ruộng đất hoang hóa và ruộng hiến của địa chủ yêu nước - gọi là "địa chủ khai minh"); thực hiện thuế nông nghiệp. Bộ đội, cán bộ, nhân viên... nhận trợ cấp 2 giạ 27 lít lúa/tháng.

Một thay đổi đáng kinh ngạc vào nàm 1952: cả vùng giải phóng phồn vinh trở lại. Năm 1953, diện mạo ấy tiếp tục cải thiện: sản xuất tăng, lúa thuế đủ nuôi quân, thanh niên tòng quân đầy đủ, hàng hóa tràn ngập - tận vùng xa vẫn có ghe hàng mang tới... bánh mì, kem, nước đá! Máy may, máy hát, thậm chí máy đèn xuất hiện ở nhiều xóm. Đồng bạc Cụ Hồ có giá hơn trước so với đồng bạc Đông Dương.

Cũng cần nói thêm, miền đông Nam Bộ bị trận bão lụt năm 1950 tàn phá dữ dội, nhưng lại được vùng giải phóng tây Nam Bộ hỗ trợ (gửi tiền, nhận thương binh, học sinh, thiếu nhi, chi viện thực binh và cán bộ...) nên đỡ vất vả.

Phong trào nội thành Sài Gòn, sau vụ trò Ơn, Trần Bội Cơ và chống Mỹ, được nối tiếp bằng phong trào hòa bình của trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo với các nhân vật lớn: Lưu Văn Lang, Nguyễn Xuân Bái, Dương Minh Thới, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Huy Thông, Trần Kim Quan…

Vì hai lẽ trên, Tết năm 1954 khá rộn ràng. Một điềm tiên tri.

*

*        *

Tôi nhớ một ngày đầu tháng 3-1954, Trung ương Cục triệu tập hội nghị cán bộ bất thường. Tại hội nghị, đại diện Trung ương Cục phổ biến nhận định của Trung ương về thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân trên chiến trường chính và trong cả nước, về thời cơ lớn đẩy mạnh kháng chiến. Lúc bấy giờ, Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu sau thời gian quân ta bao vây lòng chảo này. Trước đó, Trung ương Cục đã có nghị quyết về việc phối hợp với chiến trường chính. Hội nghị kết thúc vào lúc, qua thông báo của Bộ Tổng tư lệnh, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch. Tin mới của đài Pháp Á cho biết "Việt Minh" chiếm cứ điểm Him Lam ngày 13-3.

Trên đường từ Trung ương Cục về cơ quan - trụ sở báo Nhân Dân miền Nam - tôi theo dõi tin tức qua rađiô, biết thêm ngày 14-3, ta tiêu diệt cứ điểm Độc Lập rồi Bản Kéo và tin các trận đánh lớn ở đồng bằng Bắc Bộ, ven biển Trung Bộ và Nam Bộ.

Cuối tháng 3, vẫn theo trí nhớ của tôi, tôi nhận được một văn bản "tuyệt mật" từ Trung ương Cục. Đó là bản sao bức điện của Bộ Chính trị mà ý chính tôi còn nhớ: Trung ương quyết tâm đánh chiếm Điện Biên Phủ, chắc chắn thành công, sau thắng lợi này, cục diện chính trị chung nước ta có thể thay đổi có lợi cho cách mạng. Tôi không nhớ có từ "bước ngoặt quyết định" hay không, song tôi lĩnh hội tinh thần của văn bản là như vậy.

Tình hình phát triển với một tốc độ lạ thường. Những cố gắng cả của Pháp lẫn của Mỹ không ngăn cản nổi làn sóng phản công của kháng chiến Việt Nam trong cả nước.

Vài năm trước, nhạc sĩ Quách Vũ bị phê bình "lạc quan tếu" khi anh viết bài nhạc có câu "Ta đánh như chẻ tre, ta thắng như nước tràn", còn bây giờ thì không còn cấm kỵ trong ngôn từ nữa.

Chiến trường Nam Trung Bộ chấn động với trận thắng An Khê, nơi mà binh đoàn Pháp Môngcla (Monclar) thiện chiến từ Triều Tiên về bị quân của anh Lư Giang đánh cho tơi tả. Chiến trường Nam Bộ sôi sục hẳn, quân ta luồn sâu tiến công mạnh, vùng giải phóng mở rộng sát các thị trấn và trục lộ chiến lược...

Ngày 7-5, quân Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ. Nhận được tin đó, cơ quan, đơn vị, đồng bào vùng giải phóng tây Nam Bộ không hẹn, cùng làm lễ ăn mừng - một cái Tết thứ hai trong năm...
______________________________________________________
1. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 1 - 1994.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Hai, 2022, 03:35:41 pm

*

*        *

Bốn mươi năm đã qua1. Lịch sử Việt Nam và thế giới lật nhiều trang trọng đại, song Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp vẫn giữ nguyên âm hưởng hùng tráng, thúc giục như Đỗ Nhuận đã nhập thần vào nốt nhạc: "Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về; giữa mùa hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui...".

Tôi liền nghĩ đến hai câu thơ giàu hình tượng của Tố Hữu làm thời đánh Mỹ:

Quân đi rung lá ngụy trang
Xôn xao sóng nước trường giang trùng trùng.


Hào khí quả di truyền.

Cho đến trước ngày 13-3-1954, tức ngày cứ điểm Him Lam bị quân ta san bằng, ở Nam Bộ nói chung và vùng giải phóng Tây Nam Bộ nói riêng, hiếm người biết địa danh Điện Biên Phủ. Dễ hiểu thôi, miền biên thuỳ Tây Bắc đất nước vời vợi với miền biên thuỳ Tây Nam. Chính sự nghiệp dân tộc và mồ hôi, xương máu vì sự nghiệp ấy nối kết hai địa đầu đất nước bằng mối đồng cảm thiên phú. Lịch sử gắn bó một dân tộc băng qua thời gian tính bằng nhiều thế kỷ, huống chi không gian đồng thời. Chỉ mấy ngày thôi, không một người dân Nam Bộ nào - nông thôn hay thành thị - không biết tên Điện Biên Phủ. Hơn thế, tự hào về cái tên lạ lẫm ấy.

Cuộc kháng chiến chống Pháp, trên chiến lược ban đầu, được hình dung qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản công. Ngay theo tiến trình đó, cũng không ai dự kiến một cánh đồng sát biên giới Lào cực kỳ hẻo lánh lại lãnh trọng trách kết thúc cả một cuộc chiến tranh vào loại lớn của loài người. Người ta chờ quyết chiến điểm ở nơi khác, gần Hà Nội hơn, hoặc chính Hà Nội. Người ta cũng dễ nghĩ đến những "Bách đoàn đại chiến", những trận sống mái kiểu Chiến dịch Hoài Hải, trận công phá Bắc Bình, ít nữa cũng có cảnh ngoạn mục vượt sông Áp Lục, đánh rốc từ đầu biên giới này đến tận Phú San.

Chiến cuộc Việt Nam không diễn ra như vậy. Ba giai đoạn lý thuyết tìm mãi chưa có chỗ khớp với thực tế diễn biến chiến trường. Trong phòng ngự đã có cầm cự, thậm chí phản công cục bộ. Trong cầm cự vẫn chứa những yếu tố vừa phòng ngự, vừa phản công và trong phản công, hình thái không phải ào ào. Cái nét riêng nói trên xuất phát từ tính chất truyền thống chiến tranh giữ nước của Việt Nam đã đi vào binh thư Việt Nam hàng nghìn năm: đánh theo kiểu Việt Nam. Cuộc chiến tranh nhân dân phát huy đầy đủ các đặc thù của nó. Không đợi tới đánh Mỹ, trong đánh Pháp, tiềm năng chiến đấu này nảy sinh từng bước, tất nhiên chưa được tổng kết như về sau.

Nhất là ở phía nam, chủ lực không mạnh, địa hình không hiểm trở, lại duy trì cuộc kháng chiến hiệu quả, đã đưa đấu tranh chính trị ở các đô thị lên tuyến đầu.

Đậm nhạt khác nhau, song tất cả các cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam từ thời dựng nước đều như quán tính, theo một đường dây của một kịch bản mà xử lý tình huống, không câu nệ một công thức nào cả.

Nếu Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc khi Hồng quân và quân Đồng minh đè bẹp tuyệt đối về lực lượng vật chất đối với quân phátxít, nếu cuộc chiến tranh giải phóng Trung Quốc dựa ưu thế hơn hẳn quân Tưởng Giới Thạch về quân số vào giờ định mệnh thì ở Việt Nam, quân số, binh khí Pháp chưa sút hơn Quân đội nhân dân Việt Nam - trái lại, với viện trợ Mỹ, hỏa lực, phi cơ của Pháp hơn hẳn ta. Cũng không phải toàn bộ quân tinh nhuệ Pháp tụ tập tại Điện Biên Phủ. Theo tướng Nava, tổng quân số Pháp vào tháng 3-1954 là 68.632, quân lê dương là 19.000, quân tuyển từ các thuộc địa Phi châu thuộc Pháp là 29.086 (không kể 150.000 quân nguỵ chính quy, 50.000 cảnh bị và ước 50.000 bổ trợ, giáo phái, tổng đoàn bảo chính, hương dũng, v.v...). Hơn 116.000 quân nhà nghề mà Điện Biên Phủ chỉ thu hút có hơn 16.000 thôi. Bộ Tổng Chỉ huy Pháp cũng công bố quân số Việt Minh: 125.000 chính quy, 75.000 chủ lực, 150.000 dân quân. Về các quân chủng, Pháp có 5.000 hải quân, 10.000 không quân (90 phi cơ vận tải, 175 phóng pháo B26, Hencát...) nhiều xe tăng, pháo. Việt Minh, trừ pháo, chẳng có gì.

Về tài chính, Pháp cũng không phải khó khăn lắm. Ngày 19-3-1954, Quốc hội Pháp biểu quyết ngân sách chiến tranh Đông Dương năm 1954: 134 tỷ quan, cộng 155 tỷ viện trợ Mỹ, cộng 135 tỷ cũng viện trợ Mỹ cho quân bản xứ = 424 tỷ quan, một con số khổng lồ (4.240 tỷ đồng bạc Đông Dương - giá gạo ngon (tám thơm) 920 đồng một tạ tại Hà Nội).

Cái thua của Pháp không vì quân số, khí tài kém hơn đối phương. Sau này, một số sử gia Pháp và các nước phương Tây viết lại trận Điện Biên Phủ, cuối cùng biện giải bằng một lập luận: vì chọn Điện Biên Phủ làm địa bàn quyết chiến nên Pháp thua. Nava bị chỉ trích nặng nề về quyết định này trong khi tướng Pôn Êly - Tổng Tham mưu trưởng Pháp, Raun Xalăng, các bộ trưởng Plêven, Sêvinhê, Mác Giắckê - đều đến Điện Biên Phủ và đều khen cứ điểm tốt.

Sự thực không đơn giản như vậy. Hăngri Nava (sinh 1898) tuy không xếp ngang hàng như Lơcléc, Đờ Lát, vẫn là một tướng lĩnh được đào tạo kỹ qua Học viện quân sự đặc biệt, Trường Võ bị Xanh Xia chiến đấu từ cấp trung đoàn kinh qua thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng - thăng ba cấp từ năm 1945 đến năm 1952 (bảy năm), tham gia kỵ binh ở Trung Đông và Đức, dự Học viện Quân sự Đức, chuyên ngành thiết giáp, tham mưu tập đoàn quân, tham mưu trưởng cho tướng Uâygăng (Weygand) và Thống chế Gioăng (Juin) ở Angiêri (Algérie), lãnh đạo quân kháng chiến tại Pháp giai đoạn 1943 - 1945, Giám đốc Học viện cao cấp quốc phòng, Tham mưu trưởng khối NATO vùng Trung Âu, hội viên Hội đồng Quốc phòng tối cao, Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương (1953 - 1954). Tóm lại, một tay khá sừng sỏ. Nava nuôi ý định của ông ta, một kiểu mà sau này trong chiến tranh Việt - Mỹ, có một danh từ chính thức: Việt Nam hóa chiến tranh. Kế hoạch Nava, được Chính phủ Pháp thông qua ngày 21-7-1953, chủ trương "giao trách nhiệm nhiều hơn cho quân đội Việt Nam (nguỵ), tập trung lực lượng để chờ đánh mạnh". Theo kế hoạch đó và theo tình thế lúc đó, Nava chọn Điện Biên Phủ, nằm đằng sau vùng giải phóng, tiếp nối với Thượng Lào, nơi mà thế lực "vua" Thái ngự trị. Với ngót 20.000 quân tinh nhuệ, sử dụng sân bay, trang bị hỏa lực mạnh, xây các cứ điểm kiên cố, Nava chờ quân chủ lực Việt Minh. Xét về ý đồ và bố trí "chiếc bẫy", Nava theo đúng bài bản. Nó phù hợp với kinh nghiệm mà quân Pháp vừa rút ra còn mùi thuốc súng - chiến cuộc Triều Tiên.

Quả chủ lực Việt Minh kéo về Điện Biên Phủ và quả ở đây hình thành một trận quyết chiến chiến lược định đoạt chẳng những cuộc chiến tranh Đông Dương mà định đoạt luôn cả số phận của chủ nghĩa thực dân Pháp, với ảnh hưởng dây chuyền đến chủ nghĩa thực dân quốc tế nói chung. Kết quả đảo ngược đã phá vỡ các lý thuyết quân sự kinh viện và các công thức chiến tranh quy ước. Cái Nava không ngờ là, với đường núi dốc đứng cách xa căn cứ hàng trăm kilômét, xa nguồn nhân, vật lực, quân ta đã đưa được những khẩu pháo khống chế quanh lòng chảo, đã tổ chức một hậu cần gần như huyền thoại đủ sức bao vây nhiều tháng và siết dần tập đoàn cứ điểm từ nhiều hướng. Ưu thế - chủ bài số 1 của Pháp là không quân trở thành nhược điểm nguy hiểm. Một khi "con đường tiếp dưỡng khí" này tê liệt, Điện Biên Phủ chỉ còn đếm ngày giờ thoi thóp.

Không phải Nava "hóa rồ" trong chọn lựa Điện Biên Phủ. Cái mà Nava - và không riêng Nava - không lường nổi là quyết tâm của quân dân Việt Nam. Trước Nava, đã có bao nhiêu danh tướng xâm lược "thân bại danh liệt" ở một nước không đông đúc về dân số, không mênh mông về diện tích. Sau Nava, cũng thế.

Rất nhiều sách viết về Điện Biên Phủ của các nhân vật có thẩm quyền trong nước - từ vị tướng lĩnh hoạch định chiến lược đến các vị tướng lĩnh, sĩ quan trực tiếp phụ trách các mặt tác chiến, hậu cần, những trận đánh cụ thể - dưới dạng tổng kết, hồi ức, ghi chép... Cũng rất nhiều sách của các tác giả nước ngoài - chủ yếu là người Pháp - từ tướng tổng chỉ huy đến các sĩ quan cao cấp, các bác sĩ, các nhà sử học... Có lẽ ít trận đánh nào của chiến tranh Việt Nam, xa xưa và hiện đại, lại được nhắc nhở, mổ xẻ bằng Điện Biên Phủ.
___________________________________________________
1. Bài viết năm 1994 (B.T).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Hai, 2022, 03:50:49 pm

SỰ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM (1945 -1954)
1


PGS, TS. PHẠM MAI HÙNG
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

1. Bối cảnh lịch sử và sự hiểu biết của thế giới về Việt Nam trong những năm 1945 – 1954

Trong bối cảnh lịch sử những năm 1945 - 1954, sự hiểu biết về Việt Nam của bạn bè và nhân dân yêu chuộng hoà bình, dân chủ thế giới cũng như của các chính phủ cầm quyền có thể chia làm hai thời kỳ:

- Thời kỳ từ năm 1945 cho đến năm 1950, trước chiến thắng Biên giới, thời điểm mà Việt Nam ít có điều kiện "đi ra" thế giới, nới lỏng "vòng vây".

- Thời kỳ từ năm 1951 đến năm 1954, sau Chiến dịch Biên giới, sau chuyến đi thăm và khảo sát của Lêô Phighe (Léo Figueres), đảng viên Đảng Cộng sản Pháp tại Việt Nam và trở về Pháp.

Vào những năm 1945 - 1950, nhân dân thế giới chủ yếu tập trung chú ý vào việc khôi phục kinh tế, hàn gắn lại những vết thương chiến tranh và cũng chỉ có thể "để tâm" đến những sự kiện chính như việc Liên Xô phong toả Tây Béclin (1948), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953),...

Những sự kiện lớn ấy phần nào làm loãng đi những tin tức về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam, một dân tộc vừa thoát vòng nô lệ, đang chiến đấu bảo vệ nền độc lập.

Sau khi Chiến dịch Biên giới năm 1950 thắng lợi, nước Việt Nam đã "thông đường" sang đến tận các nước Đông Âu, qua Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Liên Xô... Chuyến đi Bắc Kinh, Mátxcơva của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ ngày 21-1-1950 đến tháng 3-1950) đã đem lại một số kết quả. Trước chuyến đi này, ngày 14-1-1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tuyên bố sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Mười sáu ngày sau, ngày 30-1, giữa lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đang gặp Chu Ân Lai ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô A.Vưsinski gửi điện tới Bộ Ngoại giao Việt Nam quyết định kiến lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà2. Tiếp đó là một loạt các nước dân chủ nhân dân khác ở Đông Âu cũng tuyên bố công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Từ đó, Việt Nam đã có một "hậu phương" to lớn về tinh thần và mở đầu việc tiếp nhận sự viện trợ giúp đỡ về vật chất của bạn bè thế giới, của chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước theo chủ nghĩa dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc,...

Một trong những vấn đề làm hạn chế sự hiểu biết về Việt Nam là Việt Nam không có điều kiện tiếp đón nhiều nhà báo, nhà chính trị quốc tế đến Việt Nam khảo sát đưa tin về Việt Nam. "Trăm nghe không bằng một thấy", "một thấy" sẽ thuyết phục được trăm, ngàn người nghe, nhất là đông đảo quần chúng lao động ít có phương tiện, điều kiện để thấy, để nghe. Ngay như Đảng Cộng sản Pháp, mặc dầu có một số đảng viên cộng sản giữ chức bộ trưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng còn chưa thấy rõ cuộc đấu tranh của những người vô sản - lao động Việt Nam. Ngay cả trong năm 1946, với sự có mặt của phái đoàn Quốc hội, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Phạm Văn Đồng dẫn đầu, của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, thái độ của Đảng Cộng sản Pháp vẫn còn rụt rè, e ngại. Có thể nói là cho đến năm 1950, Đảng Cộng sản Pháp và một số tổ chức chịu ảnh hưởng hay do Đảng chỉ đạo trực tiếp (Liên đoàn Thanh niên Cộng sản), Tổng Công hội, Phong trào Hoà bình, Liên hiệp Phụ nữ Pháp... mới chống lại cuộc chiến tranh Đông Dương một cách tích cực và liên tục3. Có được sự chuyển biến này là do kết quả chuyến đi thăm bí mật của Lêô Phighe, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp tới Việt Bắc. L. Phighe đã đến thăm các đơn vị chiến đấu, đến tận nơi quan sát những trận càn quét, ném bom của quân đội Pháp, gặp gỡ trò chuyện với nhân dân, với sĩ quan lục quân khoá 5, với nhiều cán bộ lãnh đạo, được sống chung một số ngày với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trở về Pháp, Lêô Phighe đã viết một cuốn sách về Việt Nam, đã đánh thức được sự hiểu biết cũng như lương tâm của công chúng Pháp qua đó đến với dư luận thế giới.

Biết được cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, những khó khăn gian khổ hy sinh mà nhân dân, quân đội Việt Nam đang kiên cường vượt qua đã dẫn đến sự giúp đỡ ngày càng tăng, ngày càng hiệu quả về nhiều mặt, chính trị, ngoại giao, tinh thần, vật chất, vũ khí của thế giới dành cho Việt Nam.
___________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước[i/], Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
2. Báo Nhân Dân, ngày 11-3-1951, xem thêm Việt Nam - Liên Xô, 30 năm quan hệ ngoại giao 1950 - 1980, Nxb. Ngoại văn, Hà Nội - Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1982, tr.9.
3. Alanh Ruýtxiô: Cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (tiếng Pháp), Nxb. Tổnghợp, Pari, 1992, tr. 117.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Hai, 2022, 03:59:51 pm

2. Sự giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)

Tìm hiểu vấn đề này, ta có thể thấy sự giúp đỡ diễn ra trên nhiều mặt (chính trị, ngoại giao, quân sự) ở nhiều nước mà chính phủ và nhân dân đồng tình với Việt Nam, ở những nước chỉ có nhân dân ủng hộ cuộc kháng chiến Việt Nam trong khi chính phủ của họ lại theo đuôi bọn đế quốc, thực dân, sự giúp đỡ diễn ra với nhiều hình thức (hội thảo, biểu tình, đình công, không vận chuyển vũ khí, ngăn các đoàn tàu, quyên góp, cử người sang Việt Nam "chia lửa” với nhân dân Việt Nam, ra sách, viết báo lên án thực dân, ca ngợi Việt Nam...). Ngoài ra, còn có sự ủng hộ của các chiến sĩ quốc tế ngay trên đất nước Việt Nam là các hàng binh người Nhật, Đức, Áo, Pháp, Nga, Tây Ban Nha... trong đội quân lê dương Pháp đã chuyển sang hàng ngũ kháng chiến. Họ đã lao động, chiến đấu, làm công tác báo chí, địch vận, sát cánh đồng cam cộng khổ với nhân dân, bộ đội Việt Nam. Một thành phần khác nữa là Việt kiều đã mang quốc tịch nước định cư, gom góp tiền bạc, thuốc men gửi về nước (Pháp, Bỉ...) hay tổ chức hẳn một đội quân hải ngoại về chiến đấu (như kiểu bào ở Thái Lan).

Bạn bè ta ở một số nước châu Âu, châu Phi rất ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta, nhưng đường sá xa xôi, đi lại vô cùng khó khăn nên dù muốn nhiều nhưng làm được ít. Ngay Liên Xô, cũng phải chờ cho đến ngày 18-7-1955 mới ký được một hiệp ước thương mại với Chính phủ Việt Nam. Sau đó là Hiệp nghị nhận sinh viên Việt Nam sang Liên Xô học tập1.

Việc Liên Xô khó có thể giúp đỡ sớm hơn về vật chất công khai cho Việt Nam còn là do sự ràng buộc của Hiệp ước Pháp - Xô được ký kết giữa Đờ Gôn và Stalin vào ngày 22-12-1944 tại Mátxcơva trên cương vị là hai phía Đồng minh chống phát xít. Điều 5 của hiệp định này quy định hai bên ký kết không được can thiệp vào công việc chính trị, ngoại giao, quân sự của mỗi bên2 (tuy nhiên trong khi phải thực thi hiệp định này, Liên Xô vẫn giúp đỡ Việt Nam một số vấn đề).

Trước năm 1950, với đường lối ngoại giao "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ trên thế giới" chúng ta đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của một số nước. Đáng kể là Thái Lan dưới thời Thủ tướng Priđi, ở Mianma, nơi ta được phép đặt một tổ điện đài thu nghe các bài báo, xã luận, tin tức, nghị quyết của Đảng Cộng sản Pháp, Liên Xô và một số nước khác, để rồi từ đó phát về Việt Bắc. Chính nhờ tổ đài này mà Bác Hồ cũng như các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta vẫn thường xuyên nắm bắt được tình hình quốc tế3.

Chính phủ của Thủ tướng Priđi đã tin cậy, ủng hộ Việt Nam đến mức ngoài việc tạo điều kiện công ăn việc làm cho hàng chục ngàn Việt kiều, còn cho "mượn" đất làm căn cứ du kích, "cấp vũ khí đủ trang bị cho một số đơn vị nhỏ", để các đơn vị này trở về Việt Nam chiến đấu... Bên cạnh sự giúp đỡ, ủng hộ của các bạn châu Phi (Angiêri, Maroc), châu Á (Nam Dương, Lào, Campuchia); hai nước sau là liên minh chiến đấu chống thực dân Pháp với nhân dân Việt Nam, đáng kể nhất là sự giúp đỡ của nhân dân Pháp, của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc - đặc biệt là sau ngày nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập.

Cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương được nhân dân Pháp gọi là "cuộc chiến tranh bẩn thỉu, phi chính nghĩa, phản động, chống lại tự do của nhân dân Việt Nam". Tháng 9-1949, tờ L'Humanité của Đảng Cộng sản Pháp công bố một số liệu "với 10 phút chi phí chiến tranh ở Đông Dương, người ta có thể xây được một nhà an dưỡng, với 60 phút xây dựng được một nhà hộ sinh cho một thành phố 10.000 dân, với 24 giờ có thể chi cho mọi công dân toàn nước Pháp 350 gam bánh mì"4. Từ năm 1950, toàn nước Pháp sôi sục trong chiến dịch đòi thả anh thuỷ thủ H. Máctanh. Hàng chục, hàng trăm tờ truyền đơn được phân phát kèm theo ảnh của H. Máctanh. Một vở kịch về H. Máctanh đã được lưu diễn trong nhiều địa phương. Chiến dịch này đã khiến cho số người Pháp ủng hộ cuộc chiến tranh của Chính phủ Pháp ở Đông Dương càng ngày giảm sút. Đến tháng 8-1953, 82% người Pháp đồng tình chấm dứt cuộc chiến tranh "bẩn thỉu"5. Đảng Cộng sản Pháp cử sang Việt Nam một số đảng viên giúp ta làm công tác binh vận trong hàng ngũ quân đội Pháp. Cùng với hành động can đảm của nữ công nhân Raymông Điêng (Raymonde Diene) nằm chắn ngang đoàn tàu chở vũ khí sang Việt Nam gây nên một "cú sốc" trong dư luận Pháp khiến nhà cầm quyền Pháp đã "lên án" "những người cộng sản Pháp không chỉ là những điệp viên cho nước ngoài mà còn là điệp viên của kẻ thù, đã đâm một nhát dao vào lưng (quân đội và Chính phủ Pháp)"6.

Trên các diễn đàn quốc tế, các đại hội học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ... các bạn Pháp đều chủ động gặp gỡ các đại biểu Việt Nam nhờ họ mang về Việt Nam nhiều tặng phẩm, quà, báo chí, thư từ, tiền bạc,...

Đặc biệt sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là hết sức to lớn. Trong những năm 1945-1946, Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch đã âm mưu "diệt cộng sản, bắt Hồ Chí Minh", định đô hộ Việt Nam lần nữa. Song âm mưu đen tối đó của Tưởng không thành. Trong khi đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở các căn cứ địa còn gặp nhiều khó khăn, chưa có điều kiện giúp Việt Nam. Trái lại, Việt Nam còn phải giúp đỡ Trung Quốc7. Ngày 5-1-1950, trong buổi tiếp đại diện Đảng và Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Chu Ân Lai đã nói "Trong lúc Việt Nam vừa nghèo, vừa phải gian khổ kháng chiến, lẽ ra phải được Trung Quốc giúp đỡ, thế mà các đồng chí đã hết lòng giúp đỡ Trung Quốc"8.

Cuối năm 1949, đồng chí La Quý Ba được cử làm đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Việt Nam. Ngày 5-1-1950, trong buổi làm việc với đại diện Việt Nam tại Bắc Kinh, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ nói: "Cuộc kháng chiến ở Việt Nam do Đảng Việt Nam lãnh đạo rất đúng và rất hay. Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức giúp đỡ Đảng Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ đó. Các đảng bạn khác, nhất là Đảng Liên Xô cũng cùng một quan điểm như Đảng Cộng sản ta. Và Việt Nam, trong cuộc kháng chiến phải tự lực cánh sinh là chính, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là sự giúp đỡ chung"9.

Theo thoả thuận giữa Chính phủ ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, Trung Quốc sẽ nhận của Liên Xô trang bị vũ khí cho một trung đoàn pháo cao xạ 37 ly, 30 xe vận tải Môlôtôva và một số thuốc quân dụng, để chuyển giao cho Việt Nam. Về phía mình, Trung Quốc sẽ trang bị vũ khí cho một số đại đoàn bộ binh, đơn vị pháo binh, cử 79 cố vấn sang Việt Nam, nhận đào tạo cán bộ Việt Nam tại Trung Quốc,...

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 1.700 tấn gạo (bằng 6,8% tổng số gạo dùng trong chiến dịch); 3.600 viên đạn 105 ly cùng 24 khẩu pháo (chiếm 18% tổng số đạn 105 ly dùng trong chiến dịch; một tiểu đoàn ĐKZ 75 ly, một tiểu đoàn Kachiusa (của Liên Xô) cùng 1.136 viên đạn10.

Sự giúp đỡ này của Trung Quốc đối với Việt Nam còn chưa được như mong muốn của hai bên, mà một trong những lý do là trong cuộc "kháng Mỹ viện Triều, Trung Quốc còn "nặng gánh" viện trợ chiến đấu ở chiến trường Triều Tiên".

Sự viện trợ của Trung Quốc dù lớn hay nhỏ đối với nhân dân ta đều rất đáng quý và trân trọng. Một ví dụ: Trong khi nhân dân Trung Quốc ở vùng Hoa Nam, những năm 1949, 1950 còn đói kém, nhưng Đảng và Chính phủ Trung Quốc vẫn "nuôi" hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ Việt Nam trong đất nước mình, viện trợ cho Việt Nam 2.634 tấn gạo. Đúng như Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã nói "sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là sự giúp đỡ chung" và trong sách Trận Điện Biên Phủ, Giuyn Roa cũng đã nhận ra rằng: "Tướng Nava ở Điện Biên Phủ bị đánh bại không phải do viện trợ Trung Quốc mà do trí thông minh và quyết tâm chiến thắng của người Việt Nam,... chính những chiếc xe đạp Pơgiô thồ 200 - 300 kg đã đánh bại ông ta".

Về sự giúp đỡ của Trung Quốc với Việt Nam nói chung và nói riêng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bên cạnh sự nhiệt thành, các bạn Trung Quốc cũng có phần nào nôn nóng, không sát tình hình Việt Nam, nên có lúc, có công việc áp đặt, khiến Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn. Lịch sử mối quan hệ giúp đỡ giữa hai nước đã chứng minh rõ điều này và cũng đã cung cấp cho hai bên những bài học bổ ích.

3. Kết luận

Việc tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới qua cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp, thường xuyên làm cho nhân dân thế giới hiểu sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta, vạch trần tội ác xâm lược của thực dân Pháp nhằm thức tỉnh lương tri nhân loại tiến bộ. Thực tế, cuộc kháng chiến của ta chống xâm lược Pháp đã được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế gắn liền với nỗ lực của ta... Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới, trước hết là với bạn đồng minh chiến lược Trung Quốc, Liên Xô, phát huy sức mạnh dân tộc và sự giúp đỡ của bè bạn khắp năm châu là một trong những nhân tố cơ bản góp phần làm nên thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của nhân dân ta11.

Do đó, ngày nay và mãi mãi về sau, bài học này vẫn giữ nguyên giá trị và đang được phát triển sâu hơn.
_______________________________________________________
1. Việt Nam - Liên Xô, 30 năm quan hệ ngoại giao 1950-1980, Sđd, tr. 21.
2. Hiệp ước này đã được Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô huỷ bỏ vào tháng 5-1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam.
3. Một số bức điện này hiện lưu trữ ở Bảo tàng Thông tin quân đội, do đồng chí Hoàng Đạo Thuý, Cục trưởng Cục Thông tin trong kháng chiến chống Pháp tặng.
4. Alanh Ruýtxiô: Cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, Sđd, tr.118.
5. Alanh Ruýtxiô: Điện Biên Phủ, chấm dứt một ảo ảnh, Nxb. L'Harmattan, Pari, 1986, tr.96.
6. Alanh Ruýtxiô: Cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, Sđd, tr.120.
7. Năm 1948, trên tinh thần "cứu Trung Quốc cũng là tự cứu mình", Chính phủ ta đã giúp nhân dân Hoa Nam hàng chục tấn gạo, muối, vũ khí. Tháng 4-1949, phối hợp cùng Quân giải phóng Trung Quốc giải phóng khu Thập Vạn Đại Sơn...
8. Tư liệu nghiên cứu về quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam, bản đánh máy, Cục Nghiên cứu - Bộ Quốc phòng, 1988, t.I, tr.28.
9. Tư liệu nghiên cứu về quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam, Tlđd tr.29-30.
10. Hồ sơ viện trợ quốc tế của Tổng cục Hậu cần, cặp số 20, 21.
11. Ngày thứ bảy, 17-1-2004, tại Pari, gần 40 nhà chính trị, nhà báo, nhà văn, nhà khoa học như S. Phuốcniô (Hội trưởng Hội Pháp - Việt hữu nghị), Raymông Ôbrắc (bạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh), nhà báo nữ Mađơlen Riphô (con gái nuôi của Bác Hồ), các nhà sử học Alanh Ruýtxiô, Lêô Phighe (đảng viên Đảng Cộng sản Pháp) đã sang thăm Việt Nam, nhất trí đưa ra Lời kêu gọi nhân kỷ niệm 50 năm vụ án Hăngri Máctanh đã "đem lại một thời điểm có ích chống chủ nghĩa thực dân Pháp".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2022, 02:14:49 pm

TÌNH ĐOÀN KẾT CHIẾN ĐẤU VIỆT - TRUNG
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
1

PGS. NGUYỄN HUY QUÝ
Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là chiến công riêng của dân tộc Việt Nam anh hùng mà còn là chiến công chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đế quốc, vì những mục tiêu cao cả của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chính vì lẽ đó mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam - đã khái quát một chân lý "Điện Biên Phủ là điểm hẹn mà lịch sử dành cho những cuộc chiến tranh xâm lược trong thời đại ngày nay"2.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, quân đội và nhân dân Việt Nam đã nhận được sự chi viện to lớn, chân tình, có hiệu quả của Đảng, quân đội và nhân dân Trung Quốc anh em. Trọn một nửa thế kỷ đã trôi qua, đã có biết bao thăng trầm lịch sử, nhưng nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống thuỷ chung son sắt vẫn luôn ghi nhận tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước, ghi nhớ những sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc dành cho chúng ta trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ.

Chính vì trân trọng tình đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc anh em mà chúng ta phải bảo vệ sự trong sáng của nó, bảo vệ chân lý lịch sử, không thể cho những lớp bụi thời gian, những ý nghĩ sai trái làm lu mờ, vẩn đục nó. Trong mấy chục năm qua, ở nước ta và ở nước ngoài đã có biết bao nhiêu sách báo, công trình nghiên cứu viết về chiến thắng Điện Biên Phủ, trong đó đề cập quan hệ Việt - Trung với nhận định, đánh giá khác nhau.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, với tinh thần khách quan khoa học, với tình cảm hữu nghị chân thành, chúng ta nhìn lại quá trình đoàn kết chiến đấu Việt - Trung trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

1. Tình đoàn kết chiến đấu Việt - Trung trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp (1946-1949)

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ trên phạm vi cả nước thì ở Trung Quốc cuộc nội chiến Quốc - Cộng đang diễn ra quyết liệt và lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ở trong thời kỳ vô cùng khó khăn do cuộc tấn công ồ ạt của quân đội chính quyền Quốc dân Đảng được Mỹ hỗ trợ. Cho tới đầu năm 1948 khi cuộc phản công mãnh liệt của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến xuống phía nam liên tiếp giành được thắng lợi to lớn thì Đảng ta mới có những tiếp xúc với Đảng Cộng sản Trung Quốc, qua những phái viên đôi bên để thông báo cho nhau tình hình phát triển cách mạng ở mỗi nước và cùng phối hợp hoạt động khi điều kiện cho phép. Trong khi đó quân Tưởng và quân Pháp cũng có sự cấu kết với nhau để chống phá lực lượng cách mạng hai nước Việt - Trung. Đầu năm 1948, địch tấn công khu căn cứ cách mạng Trung Quốc ở Tĩnh Tây, một bộ phận lực lượng của bạn phải di chuyển sang Việt Nam. Với tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, quân dân Việt Nam đã giúp bạn về hậu cần: gạo, muối, vũ khí và tài chính. Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Việt Nam, từ tháng giêng đến cuối năm 1948, mỗi tháng phía Việt Nam gửi giúp riêng quân dân Biên khu Điền - Quế, 50 tấn muối, hàng chục tấn gạo, và một số lượng đáng kể đạn cối 81 ly, máy ngắm của súng cối 81 ly, v.v... Các đồng chí chỉ huy Biên khu Điền - Quế cũng đã gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh chân thành cảm ơn sự giúp đỡ "với tinh thần quốc tế vô sản" của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam. Tháng 4-1949, theo đề nghị của phía bạn, một bộ phận bộ đội ta cũng được lệnh sang giúp bạn phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc mở rộng khu giải phóng Biên khu Điền - Quế. Trên đường sang nước bạn, bộ đội ta đã phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc tiến hành nhiều trận đánh với quân Quốc dân Đảng. Đồng thời trên hướng Biên khu Điền - Quế, một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam đang tham gia Chiến dịch Đông Bắc cũng được lệnh vượt biên giới sang giúp bạn, cùng chiến đấu giải phóng vùng Thập Vạn Đại Sơn cho tới tháng 10-1949 mới về nước. Khi tàn quân Quốc dân Đảng tràn sang lãnh thổ Việt Nam, quân dân Cao Bằng cũng đã chặn đánh, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên, phá tan âm mưu thiết lập căn cứ đề kháng của chúng, buộc chúng phải tháo chạy về biên giới phía tây - nam Trung Quốc.

Có thể nói từ đầu năm 1948 đến cuối năm 1949 là màn đầu quá trình đoàn kết chiến đấu của quân dân hai nước Việt - Trung trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Trong thời gian đó, quân dân Việt Nam giúp đỡ cách mạng Trung Quốc là xuất phát từ nghĩa vụ quốc tế cao cả, đồng thời cũng xuất phát từ sự nghiệp giải phóng của dân tộc. Cách mạng Trung Quốc thành công, nối liền một dải Việt Nam với cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa từ Á sang Âu tạo ra một triển vọng vô cùng thuận lợi cho công cuộc kháng chiến cứu nước và xây dựng đất nước của nhân dân ta. Bấy giờ các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc cũng đã ghi nhận và cảm kích sự giúp đỡ đó. Ngày 5-11-1950, trong buổi tiếp Đại diện Đảng và Chính phủ Việt Nam, đồng chí Chu Ân Lai xúc động nói: "Trong lúc Việt Nam vừa nghèo vừa phải gian khổ kháng chiến, lẽ ra phải được Trung Quốc giúp đỡ, thế mà các đồng chí đã hết lòng giúp đỡ Trung Quốc"3.

Trong buổi gặp các thành viên Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc trước khi lên đường sang Việt Nam ngày 30-6-1950 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng đã nói: "... Hồ Chí Minh và nhiều bạn Việt Nam đã từng tham gia và viện trợ cuộc đấu tranh cách mạng của Trung Quốc, có người còn đổ máu hy sinh. Bây giờ các đồng chí sang giúp đỡ cuộc đấu tranh chống Pháp của họ là một việc hoàn toàn nên làm..."4.
__________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr.54.
3. Biên bản cuộc tiếp xúc giữa các đồng chí Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ với Đại diện Đảng và Chính phủ Việt Nam. Tư liệu nghiên cứu về quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam, t. I, Cục Nghiên cứu - Bộ Quốc phòng, 1988, tr. 28.
4. Sa Lực - Mân Lực: Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Nxb. Văn nghệ Tứ Xuyên, 1992, bản dịch tiếng Việt của Cục Nghiên cứu - Bộ Quốc phòng, tr. 242.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2022, 02:21:51 pm

2. Sự chi viện của Trung Quốc trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp (1950-1954)

Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949), tạo điều kiện cho quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt - Trung phát triển sang một giai đoạn mới. Mặc dầu nước Trung Hoa mới còn nhiều khó khăn, nhưng cũng đã có điều kiện để giúp đỡ cho cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Từ những năm 1945-1950, nhiều nước Đông Nam Á, châu Âu và nhiều tổ chức quốc tế đã có cảm tình và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Từ sau khi được nối liền với cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, cuộc kháng chiến của nhân dân ta có điều kiện thuận lợi tiếp nhận sự chi viện của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các bạn bè quốc tế.

Từ đó, và suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ chi viện chân tình, to lớn và có hiệu quả của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc anh em.

Sự giúp đỡ, chi viện của Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chổng Pháp của Việt Nam được thực hiện qua mấy phương diện sau đây:

a. Sự ủng hộ chính trị, ngoại giao

Trong bốn năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta đã hết sức tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, nhằm sớm đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thoát ra khỏi thế bị kẻ thù bao vây, phong toả. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta mở rộng hoạt động ngoại giao, tranh thủ hơn nữa sự chi viện quốc tế.

Ngày 15-1-1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công nhận Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Ngày 18-1-1950, Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 30-1, Chính phủ Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết công nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và tiếp đó các nước dân chủ nhân dân khác cũng lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đó là một đại thắng lợi về chính trị, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc kháng chiến.

Từ tháng giêng đến cuối tháng 3-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm Trung Quốc và Liên Xô. Hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm này đã tăng thêm sự hiểu biết của Đảng, Chính phủ và nhân dân các nước anh em đối với Việt Nam, thắt chặt hơn tình đoàn kết chiến đấu, tranh thủ thêm sự chi viện quốc tế cho cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta. Đặc biệt là tại nước Trung Hoa láng giềng anh em, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều đồng chí cách mạng Việt Nam đã từng hoạt động nhiều năm, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng là những người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, v.v. đã thể hiện tình cảm sâu sắc và bày tỏ sẵn sàng ủng hộ cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi Việt Nam đã trở thành một tiền tiêu trong mặt trận dân chủ chống đế quốc ở Đông Nam Á. Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam không chỉ vì độc lập tự do của dân tộc mình, mà còn vì thắng lợi chung của "mặt trận dân chủ chống đế quốc". Đối với Trung Quốc, cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Việt Nam sẽ góp phần củng cố an ninh tuyến biên giới phía đông - nam đất nước. Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã tận tình chi viện và luôn cổ vũ cho cuộc chiến đấu của quân dân ta chống Pháp xâm lược. Ngay sau chiến thắng Biên giới (năm 1950), Chủ tịch Mao Trạch Đông đã gửi thư chúc mừng ca ngợi:

"Thanh niên đích Việt Nam quân,
Nhất minh kinh nhân"1.

(Quân đội Việt Nam trẻ tuổi, cất một tiếng kẻ địch kinh hồn). Sự đồng tình ủng hộ về chính trị, ngoại giao của một nước lớn xã hội chủ nghĩa anh em láng giềng đã góp thêm nguồn sức mạnh tinh thần cho quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ gian khổ nhưng tràn đầy niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.

b. Sự giúp đỡ về hậu cần: vũ khí, đạn dược, lương thực

Cách mạng Trung Quốc thành công, mặc dầu nước Trung Hoa mới còn đứng trước nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã dành cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam sự viện trợ quý báu về vật chất: vũ khí, đạn dược, quân nhu, lương thực, tài chính, v.v...

Trong thư gửi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ngày 10-8-1949) Đảng ta đã đề nghị các đồng chí Trung Quốc giúp đỡ về "súng, đạn, dụng cụ, cán bộ... Trong những khoản chúng tôi yêu cầu có khoản nào các đồng chí không giúp được, xin các đồng chí chuyển lời đề nghị của chúng tôi cho Liên Xô và nói hộ những khó khăn của chúng tôi cho các đồng chí Liên Xô rõ"2.

Sau đó trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Xtalin ở Mátxcơva, có cả Mao Trạch Đông, Bác đã đề nghị Liên Xô giúp trang bị cho 10 đại đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo cao xạ. Xtalin nói: "Yêu cầu của Việt Nam không lớn. Nên có sự phân công giữa Trung Quốc và Liên Xô. Liên Xô hiện đang phải lo nhiều cho các nước Đông Âu. Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam những thứ đang cần. Những thứ gì Trung Quốc chưa có thì hãy lấy trong số hàng Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc chuyển cho Việt Nam và sẽ được Liên Xô hoàn trả". Mao Trạch Đông nói: "Việt Nam cần trang bị 10 đại đoàn để đánh thắng Pháp, trước mắt hãy trang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở miền Bắc. Việt Nam có thể đưa ngay một số đơn vị sang nhận vũ khí trên đất Trung Quốc - tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam"3.

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước, cuối tháng 3-1950, phía Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện cam kết. Tháng 4-1950, hai trung đoàn của Đại đoàn 308 được lệnh sang Vân Nam nhận vũ khí. Sau đó, một trung đoàn của Đại đoàn 312 cũng được lệnh sang Quảng Tây nhận vũ khí. Phía bạn cũng đã chở gấp vũ khí sang Cao Bằng để trang bị tiếp cho hai trung đoàn khác phải ở lại chiến trường đối phó với quân địch. Các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, vốn rất nghèo, lại vừa trải qua chiến tranh giải phóng, cuộc sống hết sức khó khăn, nhưng vẫn dành gạo viện trợ cho quân dân Việt Nam chuẩn bị chiến dịch. Phó Tư lệnh Quân khu Quảng Tây Lý Thiên Hựu xuống tận Thuỷ Khẩu, giáp biên giới Việt Nam nhiều ngày để đôn đốc việc vận chuyển gạo viện trợ. Gặp bộ đội ta (bấy giờ được gọi bằng bí danh bộ đội Lưỡng Quảng), nam nữ thanh niên Trung Quốc nhảy "ương ca" để đón chào.

Cho tới cuối năm 1950, ta đã tiếp nhận viện trợ của Trung Quốc: 1.020 tấn vũ khí đạn dược, 180 tấn quân trang quân dụng, 2.634 tấn hàng quân giới, 30 ôtô, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ôtô4. Số viện trợ vật chất đó là nguồn hậu cần quan trọng và hiệu quả cho Chiến dịch Biên giới - chiến dịch mở đầu thời kỳ chuyển sang phản công và tiến công của quân đội ta.

Đến đầu năm 1951, khối chủ lực của quân đội ta gồm sáu đại đoàn. Việc trang bị vũ khí gặp nhiều khó khăn. Bấy giờ Trung Quốc đã đưa chí nguyện quân sang chiến đấu ở Triều Tiên nên sự chi viện vật chất cho Việt Nam bị hạn chế. Nguồn vũ khí một phần dựa vào viện trợ của nước bạn, nhưng phần chủ yếu vẫn là lấy của địch và do ta tự sản xuất.

Trong Đông Xuân 1953-1954, đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã tiếp tục viện trợ hậu cần: lương thực, xe đạp thồ, ôtô vận tải, đạn pháo, v.v. góp phần giúp quân dân ta làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, đạn pháo của ta ở Điện Biên Phủ cũng rất có hạn, không phải tha hồ "bắn không tiếc tay" như một số tác giả nước ngoài viết. Trong thực tế, về đạn 105 ly, ta chỉ có tổng số khoảng 20.000 viên, gồm 11.000 viên chiến lợi phẩm của Chiến dịch Biên giới, 3.600 viên Trung Quốc viện trợ kèm theo pháo, 440 viên chiến lợi phẩm ở mặt trận Trung Lào, và khoảng 5.000 viên thu được của địch thả dù tiếp tế. Sau chiến tranh Triều Tiên, đạn pháo 105 ly ở Trung Quốc cũng rất khan hiếm, bạn đã vét đạn 105 ly từ các kho chuyển cho ta, nhưng 7.400 viên mãi đến tháng 5-1954 mới tới, khi trận đánh Điện Biên Phủ đã kết thúc5. Cũng cần kể thêm, phía bạn đã chuyển cho ta 12 dàn hoả tiễn sáu nòng (H6) gây bất ngờ cho quân địch trong những ngày tiến công cuối cùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ.
_________________________________________________
1. Mượn ý trong câu của Sở Trang Vương thời Đông Chu: "tam niên bất minh, nhất minh kinh nhân" nói về con chim lớn "ba năm không kêu", nhưng "kêu một tiếng thì mọi người phải khiếp sợ".
2. Tư liệu nghiên cứu về quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam từ 1948 đến 1979, Tlđd, tr.20.
3. Dẫn theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Đường tới Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, tr.14-15.
4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Đường tới Điện Biên Phủ, Sđd, tr.109.
5. Sa Lực - Mân Lực: Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Sđd, tr.142.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2022, 02:24:43 pm

c. Sự giúp đỡ về tham mưu và huấn luyện quân sự

Trong những năm đầu kháng chiến, các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam mới được thành lập, còn non trẻ đã phải lao vào cuộc chiến tranh cứu nước, rất cần được giúp đỡ về chỉ huy và điều kiện huấn luyện. Sau khi chiến tranh cách mạng kết thúc, Trung Quốc đã có điều kiện để giúp đỡ Việt Nam. Cuối năm 1949, đồng chí La Quý Ba được cử làm đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bên cạnh Trung ương Đảng ta. Theo thoả thuận của lãnh đạo hai bên, Trung Quốc đã cử một đoàn cố vấn quân sự gồm 79 cán bộ do đồng chí Vi Quốc Thanh làm Trưởng đoàn sang giúp Việt Nam, cử đồng chí Trần Canh (nguyên Phó Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, Tư lệnh Quân khu Vân Nam) cùng đoàn cố vấn quân sự giúp Việt Nam mở Chiến dịch Biên giới (năm 1950).

Trong buổi tiếp Đoàn cố vấn tại Bắc Kinh trước lúc lên đường sang Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã căn dặn: "Làm cố vấn chính là làm tham mưu... không được bao biện làm thay, càng không thể làm Thái thượng hoàng chỉ tay năm ngón"1. Các đồng chí cố vấn quân sự Trung Quốc đã thực hiện đúng như huấn thị của Chủ tịch Mao Trạch Đông và có những đóng góp đáng ghi nhận về công tác tham mưu, truyền đạt những kinh nghiệm hay của Quân giải phóng Trung Quốc, góp phần vào thắng lợi của quân dân ta trong quá trình kháng chiến chống Pháp, từ Chiến dịch Biên giới đến chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng chí Trần Canh đã đề xuất nhiều ý kiến hay trong Chiến dịch Biên giới, nhất là vận dụng kinh nghiệm chiến thuật "vây điểm diệt viện" của Quân giải phóng Trung Quốc. Khi bộ đội ta chuyển về tác chiến ở trung du và đồng bằng, đồng chí Vi Quốc Thanh đã giới thiệu chiến thuật "bôn tập" (đánh nhanh, rút nhanh, giải quyết chiến trường nhanh). Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tán thành chủ trương và kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta chọn Tây Bắc là hướng chính. Đoàn cử đồng chí Mai Gia Sinh, cố vấn tham mưu cùng đi trước với đồng chí Hoàng Văn Thái. Đầu tháng giêng năm 1954, đồng chí Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc cùng với đồng chí Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp lên đường đi Tây Bắc. "Tướng quân tại ngoại", Chủ tịch Hồ Chí Minh trao toàn quyền chỉ huy chiến trường cho Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và căn dặn "Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng uỷ, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau"2.

Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp nhận thấy phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là quá mạo hiểm, đồng chí đã gặp Trưởng đoàn cố vấn quân sự của bạn, hy vọng sẽ có sự đồng tình. Đồng chí Vi Quốc Thanh cho rằng: "Nếu không đánh sớm, nay mai địch tăng thêm quân và củng cố công sự thì cuối cùng sẽ không còn điều kiện công kích quân địch"3. Nhưng sau đó đồng chí Trưởng đoàn cố vấn cũng đã thay đổi ý kiến, trả lời: "Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ làm công tác tư tưởng với các đồng chí trong đoàn cố vấn". Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, những kinh nghiệm của Quân giải phóng Trung Quốc trong quá trình chiến tranh cách mạng và trên chiến trường chống Mỹ viện Triều như cách đánh địa đạo, cấu trúc trận địa tiến công, tổ chức hiệp đồng bộ binh với pháo binh, v.v. đã được vận dụng sáng tạo. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng cố vấn tham mưu Mai Gia Sinh trực tiếp theo dõi việc đào trận địa chiến hào của một tiểu đội theo những yêu cầu của Bộ Chỉ huy mặt trận đã đề ra, sau đó Ban Tham mưu mặt trận phổ biến hướng dẫn cho các đơn vị khác thực hiện.

Do hoàn cảnh chiến tranh khẩn trương, bộ đội ta không có điều kiện được huấn luyện nhiều trước khi đi vào chiến đấu, nhất là đối với những binh chủng kỹ thuật. Do vậy, nhiều đơn vị bộ đội ta đã được bạn giúp đỡ huấn luyện ở bên kia biên giới và lúc về mang theo cả số vũ khí và quân trang được viện trợ.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, và quân đội ta luôn trân trọng những kinh nghiệm của Trung Quốc và những đóng góp của Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc. Tại Đại hội II của Đảng ta (2-1951) trong khi biểu dương sự trưởng thành của quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: đó là do kế tục tinh thần quật cường của ông cha ngày trước, tinh thần tự lực, sáng tạo của ta ngày nay, và sự học tập kinh nghiệm chiến đấu của các nước anh em, chiến tranh vệ quốc ở Liên Xô, chiến tranh giải phóng ở Trung Quốc, nên bộ đội ta đã trưởng thành nhanh chóng như ngày nay.

Trong những tháng ngày cùng chiến đấu gian khổ bên nhau trên vùng rừng núi biên giới Việt Bắc cũng như ở vùng Điện Biên, cán bộ chiến sĩ Việt Nam và các đồng chí cố vấn Trung Quốc đã kết nên tình đồng chí anh em thắm thiết, trong sáng, thuỷ chung. Các đồng chí cố vấn quân sự Trung quốc đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong cán bộ, chiến sĩ Việt Nam và đất nước Việt Nam. Những tình cảm của chiến sĩ đồng bào ta, cũng để lại những ấn tượng tốt đẹp trong các đồng chí cố vấn Trung Quốc. Trong chuyến thăm Việt Nam sau ngày hoà bình lập lại, đồng chí Vi Quốc Thanh đã tâm sự với đồng chí Võ Nguyên Giáp: "Những năm ở Việt Nam là thời kỳ hoàng kim trong cuộc đời hoạt động cách mạng của tôi".

Trên đây là những biểu hiện tình đoàn kết chiến đấu Việt - Trung trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Sự giúp đỡ của nước bạn Trung Quốc đối với Việt Nam trong giai đoạn này còn thể hiện ở các lĩnh vực xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá giáo dục, v.v. đã góp phần quan trọng vào công cuộc kháng chiến và kiến quốc của chúng ta trong những năm tháng khó khăn, gian khổ.

3. "Tình hữu nghị Việt - Trung mãi mãi xanh tươi"

"Việt - Trung hữu nghị vạn cổ trường thanh". Đó là bút tích đề từ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1968 - hơn một năm trước khi Người đi xa. Quan hệ Việt - Trung đã trải qua bao bước thăng trầm theo dòng lịch sử. Nhưng nếu chúng ta biết gạn đục khơi trong thì sẽ thấy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước từ ngàn đời vẫn là dòng chảy chủ yếu của lịch sử, và dòng sông hữu nghị ấy sẽ xanh mãi với thời gian. Hai nước Việt - Trung núi sông liền một dải; người xưa thường nói Việt - Trung "đồng văn đồng chủng". Ngày nay chúng ta có thêm quan hệ đồng chí. Xét trong lịch sử, cũng như nghĩ về tương lai, lợi ích của hai dân tộc căn bản là tương đồng. Chính nhờ nền tảng vững chắc đó mà quan hệ hữu nghị Việt - Trung chịu đựng được thử thách của thời gian, vượt qua được những con sóng gió. Chúng ta vui mừng thấy rằng trong hơn 10 năm qua, quan hệ hữu nghị Việt - Trung đã được bình thường hoá và phát triển. Hai nước đã tăng cường giao lưu hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng, v.v. giải quyết được một số vấn đề tranh chấp lãnh thổ do lịch sử để lại. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai bên đã khẳng định phương châm cơ bản của quan hệ Việt - Trung là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", là đồng chí tốt, là bạn tốt, láng giềng tốt, đối tác tốt của nhau. Chủ trương "hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa hai nước, không ngừng nâng tầm cao và chất lượng của quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống Việt - Trung, làm cho hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc đời đời hữu nghị... Tăng cường sự giao lưu hữu nghị với hình thức đa dạng và nội dung phong phú giữa thanh thiếu niên hai nước, làm cho mối tình hữu nghị truyền thống đã được các bậc tiền bối cách mạng hai nước dày công vun đắp, cũng như sự nghiệp hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước truyền tiếp cho các thế hệ mai sau"4.
____________________________________________________
1. Sa Lực - Mân Lực: Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Sđd, tr. 142.
2, 3. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr.66, 96, 108.
4. "Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc" nhân chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, ngày 2-12-2001.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2022, 02:36:16 pm

LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT - LÀO
TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954
1

ThS. NGUYỄN THẮNG LỢI
ThS. TRỊNH HỒNG HẠNH
Học viện Chính trị quốc gia Hổ Chí Minh

Liên minh chiến đấu thuỷ chung bền chặt Việt - Lào hình thành và không ngừng được vun đắp trong lịch sử đấu tranh chống kẻ thù chung là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh to lớn của mỗi nước trên chặng đường dài cách mạng và kháng chiến, về phương diện ấy, có thể khẳng định được rằng, cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 là đỉnh cao của liên minh chiến đấu Việt - Lào trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ vì nền tự do, độc lập của mỗi nước.

Trước hết, đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia nói chung, là xuất phát từ nhu cầu khách quan và là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Ba nước nằm trên bán đảo Đông Dương, từ lâu, đã có truyền thống gắn bó mật thiết với nhau. Thực dân Pháp xâm lược, đã thực hiện âm mưu thâm độc là chia rẽ nhân dân ba nước Đông Dương để dễ bề cai trị, nhưng vẫn thực hiện một chính sách bóc lột chung, độc quyền các mặt hàng thiết yếu để đánh thuế nặng, thu cước cao. Khi trở lại xâm lược lần hai, thực dân Pháp coi Đông Dương là một chiến trường thống nhất. Chúng tập trung lực lượng tại Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, Trung và Hạ Lào, biến nơi đây thành những vùng hậu phương chiến tranh rộng lớn của chúng. Hơn nữa, với quan điểm Đông Dương là một chiến trường thống nhất, trong thực tế địch đã điều động lực lượng chi viện giữa các địa bàn trên toàn Đông Dương, đặc biệt là những địa bàn hiểm yếu, có tầm quan trọng chiến lược như Tây Bắc Việt Nam và Trung, Thượng Lào...

Trong những điều kiện đó và trên cơ sở ý thức sâu sắc sức mạnh của truyền thống đoàn kết, gắn bó do quan hệ địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá giữa ba nước tạo nên, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, ngày từ đầu và suốt chín năm kháng chiến, luôn làm hết sức mình để xây dựng, củng cố, tăng cường khối đoàn kết liên minh chiến đấu với nhân dân Lào, Campuchia. Ngay từ khi bắt đầu cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng ta đã khẳng định: Chúng ta hiện nay bị vây hãm trong vòng vây của đế quốc chủ nghĩa, nhiệm vụ là phải liên minh với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới, đặc biệt với các nước lân cận, để củng cố công cuộc cách mạng của mình; xem đó là một nhân tố rất quan trọng bảo đảm cho sự nghiệp kháng chiến thành công. Chính vì thế, ngày 30-10-1945, Chính phủ độc lập lâm thời Lào đã ký Hiệp định liên minh quân sự và Hiệp định Liên quân Lào - Việt, khẳng định tình đoàn kết liên minh chiến đấu là một tất yếu. Đấy là một thành công trong nỗ lực tạo cơ sở về pháp lý và tổ chức để thực hiện liên minh chiến đấu với nhân dân Lào của Đảng và Nhà nước ta.

Trên cơ sở pháp lý của những hiệp định được ký kết, các đơn vị bộ đội Liên quân Lào - Việt ra đời. Từ năm 1947 trở đi, một số đơn vị quân tình nguyện Việt Nam được cử sang sát cánh chiến đấu với bộ đội giải phóng Ítxala Lào dưới sự lãnh đạo của Chính phủ độc lập lâm thời Lào. Với nhân dân Campuchia, tình hình cũng diễn ra tương tự. Ta và bạn xây dựng lực lượng vũ trang hỗn hợp "Liên quân Miên - Việt". Những đơn vị này hoạt động mạnh ở đông - nam Campuchia và ngày càng mở rộng địa bàn ra các khu vực khác...

Đồng cam cộng khổ, sát cánh chiến đấu trên tình đoàn kết trong sáng và thuỷ chung, các đơn vị Liên quân Lào - Việt, Liên quân Miên - Việt đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng mỗi nước làm cho cục diện chiến tranh ở Lào, Campuchia ngày càng phát triển.

Phát huy thành quả đã đạt được trong liên minh đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung, tại Đại hội lần thứ II (2-1951). Đảng ta một lần nữa nêu rõ mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng ba nước. "Đấu tranh trường kỳ, ba dân tộc phải hợp tác trường kỳ. Hợp tác ngày nay để kháng chiến giành độc lập và thống nhất thật sự, hợp tác lâu dài sau kháng chiến để cùng tiến trên con đường dân chủ nhân dân. Việt Nam có nhiệm vụ tích cực giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào đẩy mạnh kháng chiến, đặng phối hợp chặt chẽ với cuộc kháng chiến của Việt Nam"2. Như vậy, Đảng ta xác định liên minh đoàn kết Việt - Lào là đường lối chiến lược lâu dài, không chỉ trong kháng chiến mà cả trong xây dựng xã hội mới.

Tại Hội nghị đại biểu liên minh ba nước Đông Dương (9-1952). Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định sự tất yếu của liên minh chiến đấu: "Kháng chiến của Việt Nam, Miên, Lào là chung của chúng ta, là bổn phận của chúng ta. Việt Nam có kháng chiến thành công thì kháng chiến Miên, Lào mới thắng lợi và Miên, Lào có thắng lợi thì kháng chiến Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi"3. Người yêu cầu cán bộ, chiến sĩ phải giữ nghiêm kỷ luật sinh hoạt và chiến đấu, giữ gìn tình đoàn kết đặc biệt, xác định rõ "giúp bạn là tự giúp mình".

Đoàn kết liên minh chiến đấu với nhân dân hai nước láng giềng Lào - Campuchia, dù trong thời kỳ dưới sự lãnh đạo chung, duy nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương hay thời kỳ ba dân tộc dưới sự lãnh đạo của ba đảng cùng phối hợp hành động, là chủ trương nhất quán và xuyên suốt, là một nội dung lớn trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; nó đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân ba dân tộc. Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu ấy dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ, tôn trọng chủ quyền, độc lập, nguyện vọng của nhau, nhằm mục tiêu đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho mỗi nước.

Về phía Lào, Đại hội toàn quốc Mặt trận kháng chiến Lào ngày 13-8-1950 bầu ra Chính phủ kháng chiến Lào do Hoàng thân Xuvanuvông làm Thủ tướng. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, "Đề án về chương trình chính trị. Tình hình hiện tại và nhiệm vụ của chúng ta"4. Trong bản Đề án, Chính phủ Lào nêu rõ mối quan hệ mật thiết giữa sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ba nước bởi: "hiện nay, Pháp chia rạch ròi ra ba chính phủ bù nhìn để tỏ cái bánh vẽ độc lập tự trị, để lừa dân và để chia rẽ". Nhưng sự thực, về quân sự, kinh tế và chính trị, chúng vẫn xem Đông Dương là một chiến trường, triệt để thực hiện chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh trên phạm vi toàn Đông Dương: "Chúng vận tải, bằng tàu bay từ Hạ Lào và Phnôm Pênh đi Việt Bắc, chở gạo ở miền Nam ra Hải Phòng, Hà Nội để tiếp tế quân lương, chở muối ở vùng bể lên Thượng Lào". Đề án nhận định: thực dân Pháp chia Đông Dương thành các vùng nhỏ, có thể hỗ trợ nhau, trong đó, Thượng Lào và Việt Bắc có quan hệ chặt chẽ; chúng "định xây dựng căn cứ ở Thượng Lào để phòng rút lui ở Việt Bắc khi bị tấn công". Vì vậy, bản Đề án khẳng định rõ: "Muốn kháng chiến giành độc lập, lực lượng kháng chiến ba dân tộc không thể chia cắt hẳn ra được. Nước Lào không thể độc lập được một khi Việt Nam và Miên chưa độc lập. Việt Nam hay Miên không thể có độc lập thực sự một khi nước Lào còn là bàn đạp của Pháp ở Đông Dương"5.

Đảng và Chính phủ kháng chiến Lào cũng như Đảng, Chính phủ Việt Nam luôn chăm lo củng cố, vun đắp cho tình đoàn kết gắn bó keo sơn, bền chặt, thuỷ chung giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước. Trên lĩnh vực quân sự với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam và qua hoạt động tác chiến phối hợp, ngày 20-1-1949 Đội Látxavông (tiền thân của Quân đội nhân dân Lào) thành lập. Để liên minh chiến đấu đạt hiệu quả cao hơn, tháng 8- 1950, cơ quan chuyên trách giúp Lào được kiện toàn. Các lực lượng vũ trang Việt Nam chiến đấu và công tác trên chiến trường Lào được tổ chức thống nhất thành bộ đội tình nguyện Việt Nam, đặt dưới sự chỉ huy của Chính phủ Lào. Các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam bám trụ trên đất Lào để giúp bạn xây dựng căn cứ, mở rộng vùng du kích, vùng giải phóng, phát triển lực lượng. Bên cạnh đó, các mặt trận liên minh chiến đấu hỗn hợp như: Liên khu X (Tây Bắc) - Thượng Lào, Liên khu IV- Trung Lào, Liên khu V - Hạ Lào cũng từng bước hình thành.

Trước yêu cầu lãnh đạo, điều hành cuộc chiến tranh liên minh trong giai đoạn mới, tại Hội nghị nhân dân Đông Dương chống Pháp, tháng 3-1951, Mặt trận đoàn kết liên minh Việt - Miên - Lào chính thức thành lập, dựa trên nguyên tắc cách mạng là tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau; với sự ra đời của Mặt trận đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa nhân dân và quân đội ba nước ngày càng chặt chẽ.
_______________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.12, tr.148.
3. Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.26.
4, 5. Xem: Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Sđd, tr. 129-131.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2022, 02:38:25 pm

Năm 1953, lực lượng kháng chiến của Việt Nam và Lào ngày càng lớn mạnh. Giữa năm 1953, lần đầu tiên trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chúng ta đưa khối chủ lực lớn sang Lào chiến đấu dài ngày. Trong Thư gửi các đơn vị bộ đội ta có nhiệm vụ tác chiến ở Thượng Lào ngày 13-4-1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình". Người căn dặn cán bộ chiến sĩ: "Nêu cao tinh thần quốc tế, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng phong tục, tập quán, kính yêu nhân dân của nước bạn"1. Với tinh thần đoàn kết hữu nghị, Liên quân Việt - Lào được nhân dân các bộ tộc Lào đùm bọc, chở che, hết lòng giúp đỡ về mọi mặt, đã chiến đấu anh dũng, giành thắng lợi lớn trong Chiến dịch Thượng Lào giữa năm 1953 - một thắng lợi góp phần quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh...

Qua tám năm kháng chiến toàn diện, gian khổ, liên minh đoàn kết, chiến đấu chống kẻ thù chung giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương ngày càng trở nên bền chặt. Đó thực sự là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh to lớn của quân dân ba nước, làm chuyển biến mạnh mẽ cục diện chiến tranh có lợi cho ta, bất lợi cho đối phương. Lúc này, thực dân Pháp đang đứng trước những khó khăn gay gắt, ngày càng lệ thuộc vào Mỹ và buộc phải tìm đường thoát bằng một giải pháp chính trị trên cơ sở những nỗ lực quân sự của kế hoạch Nava. Theo đó, Pháp sẽ "mạnh bạo" trao quyền "độc lập" cho chính quyền bù nhìn để chính quyền này đôn quân, bắt lính; đồng thời rút lực lượng chiếm đóng về để xây dựng khối cơ động chiến lược mạnh gấp ba lần số binh đoàn hiện có vào cuối năm 1954, trên cơ sở đó, sẽ chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ, giành thắng lợi quân sự to lớn, buộc ta phải đàm phán theo điều kiện của Pháp. Cùng với những nỗ lực cao nhất về quân sự, thực dân Pháp đồng thời tiến thêm một bước mới trong việc chia rẽ liên minh chiến đấu Việt - Lào. Sử dụng chiêu bài "trao trả độc lập" cho Lào, ngày 22-10-1953, ký với chính phủ tay sai một hiệp ước công nhận Lào là một nước độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp (!).

Về phía ta, tại Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng cuối tháng 9, đầu tháng 10-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng hình ảnh để thể hiện tư tưởng chỉ đạo chiến lược của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954. Người nắm bàn tay rồi xoè ra và nói: Bàn tay nắm lại thì thành quả đấm mạnh, nếu duỗi ra thì dễ bị bẻ gãy từng ngón; ta phải tìm cách buộc khối quân cơ động của địch phải chia ra năm, bảy mảng mà tiêu diệt, buộc chúng phải thất bại hoàn toàn. Kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 được vạch ra chính là nhằm thực hiện tư tưởng chỉ đạo chiến lược đó: giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, phối hợp trên phạm vi cả nước và phối hợp trên toàn Đông Dương. Nói cách khác, Đông Dương - một chiến trường là nhân tố thường trực trong tính toán chiến lược của Đảng ta. Chính vì thế, trong kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, trên mặt trận chính diện, ta xác định Tây Bắc và Lào là hai chiến trường trọng yếu. Thực hiện kế hoạch, ngày 10-12-1953 các đơn vị chủ lực ta tiến công địch ở Lai Châu, mở đầu cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Sau hơn 10 ngày chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn Lai Châu. Tiếp đó, ngày 21-12-1953, các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Pathét Lào tiến công địch ở Trung Lào. Với sự giúp đỡ tận tình của đồng bào các bộ tộc Lào, Liên quân cách mạng Lào - Việt chiến đấu anh dũng nhanh chóng giải phóng hầu hết vùng Trung Lào rộng lớn. Phía Pháp mô tả là "Đông Dương đang bị Việt Minh chia cắt làm đôi". Địch phải bị động điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ và từ chiến trường khác đến cứu nguy, xây dựng Xênô (Savannakhét) thành tập đoàn cứ điểm mới. Sau đó, địch quyết định tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm lớn nhất, mạnh nhất trong cuộc chiến tranh Đông Dương nhằm bảo vệ Tây Bắc, Thượng Lào và tiêu diệt chủ lực ta.

Đầu năm 1954, quân chủ lực ta và Lào mở cuộc tiến công giải phóng Hạ Lào, nối liền vùng giải phóng Trung Lào với Hạ Lào, mở thông hành lang chiến lược bắc - nam Đông Dương.

Cuối tháng 1-1954, khi địch mở Chiến dịch Átlăng, âm mưu chiếm toàn bộ vùng tự do nam Trung Bộ, ta mở Chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi. Vùng tự do nam Trung Bộ đã được nối liền với vùng giải phóng Bôlôven của Lào.

Sau các cuộc tiến công sấm sét liên tiếp của quân và dân Lào - Việt, vùng giải phóng không ngừng được mở rộng và liên hoàn, chiếm phần lớn lãnh thổ Lào, Việt; vùng địch chiếm đóng ngày càng bị thu hẹp và là những vùng đột xuất, cô lập. Để nối liền Điện Biên Phủ với Thượng Lào, địch tăng thêm quân chiếm đóng dọc lưu vực sông Nậm Hu đến Mường Khoa, chuẩn bị mở đường tới Điện Biên Phủ. Nhằm cô lập hơn nữa tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, được sự giúp đỡ tận tình và phối hợp hiệu quả của quân và dân Lào, chủ lực ta mở cuộc tiến công đập vỡ phòng tuyến địch ở lưu vực sông Nậm Hu (Thượng Lào). Thừa thắng, một bộ phận Liên quân Lào - Việt, phát triển lên phía bắc, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phông Xa Lỳ. Vùng giải phóng của cách mạng Lào được mở rộng thêm gần 10.000 km2, khu giải phóng Sầm Nưa của bạn đã được nối liền với khu Tây Bắc của ta.

Lo sợ ta đánh vào Kinh đô Lào, địch phải điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ đổ xuống Mường Sài.

Như vậy, với lực lượng không lớn nhưng được sự giúp đỡ tận tình của nhân dân và lực lượng vũ trang tại chỗ của các địa phương, bao gồm nhân dân các bộ tộc Lào; sát cánh chiến đấu với các đơn vị quân giải phóng Pathét Lào, cuộc tiến công lên hướng tây của chủ lực ta đã giành thắng lợi lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, uy hiếp địch trên toàn bộ chiến trường Đông Dương, buộc khối cơ động chiến lược của Nava phải dàn ra phòng ngự ở những vị trí biệt lập. Địch ở Điện Biên Phủ bị cô lập. Khối chủ lực địch bị phân tán, dàn mỏng đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho ta tập trung lực lượng chủ lực lên hướng chủ yếu và đẩy mạnh hoạt động vùng sau lưng địch.

Ngày 13-3-1954, ta nổ súng mở màn cuộc quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ, cũng là mở đầu đợt ba của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 trên chiến trường Đông Dương. Cuộc chiến đấu phối hợp của quân dân Việt Nam và quân dân Lào trên khắp các chiến trường được đẩy mạnh, cùng "chia lửa" với Điện Biên Phủ, ngăn chặn các con đường chi viện cho Điện Biên Phủ của địch, tạo điều kiện để quân ta giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ. Nói cách khác, chiến thắng Điện Biên Phủ không tách rời cuộc tiến công của quân dân ta và bạn trên các chiến trường phối hợp.

Thực tế lịch sử những tháng năm hào hùng thuở ấy đã chứng tỏ rằng, chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam mà còn là chiến thắng của liên minh đoàn kết chiến đấu toàn diện Việt - Lào nói riêng, Việt - Miên - Lào nói chung. Đó là biểu hiện rực rỡ và là đỉnh cao của truyền thống gắn bó thuỷ chung, son sắt, bền chặt giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt - Lào. Liên minh chiến lược đó dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, dựa trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước chân chính và tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng vì mục tiêu chung là giành độc lập tự do. Trải qua bao thử thách trên những chặng đường cách mạng và kháng chiến, Liên minh Lào - Việt ngày càng được tôi luyện, đắp bồi để trở thành tài sản vô giá của cách mạng hai nước, thành một nhân tố nền tảng bảo đảm sức mạnh của hai dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng giàu mạnh.
___________________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.64.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 27 Tháng Hai, 2022, 07:23:39 pm

HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CỦA QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM
Ở LÀO, CAMPUCHIA TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1


ThS. TRẦN NAM TIẾN, LÊ THỊ DUNG
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh

1. Sau tám năm tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1953), thực dân Pháp ngày càng sa lầy và liên tiếp thất bại trên chiến trường Việt Nam. Để cứu vãn tình thế, tháng 5-1953, được sự đồng ý của Mỹ, Chính phủ Pháp cử tướng H. Nava sang làm Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Sau một thời gian ngắn điều tra và nghiên cứu chiến trường Đông Dương, Nava đã đề ra một kế hoạch chiến lược tương đối hoàn chỉnh hòng xoay chuyển tình hình, chuyển bại thành thắng. Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Phương châm chiến lược là tập trung lực lượng mở những đòn tiến công lớn vào những hướng chiến lược quan trọng ở Tây Bắc, Tây Nguyên, phối hợp với các chiến trường bạn ở Trung, Hạ Lào và đông bắc Campuchia, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, giải phóng thêm đất đai, đẩy mạnh hoạt động ở các chiến trường sau lưng địch. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong chiến cuộc Đông Xuân năm 1953 - 1954, ta đã phối hợp với Quân giải phóng Lào và Campuchia tiến công quân Pháp trên khắp chiến trường Đông Dương và giành được nhiều thắng lợi quan trọng, khiến cho chúng rơi vào thế bị động đối phó trên các chiến trường.

Sau khi phát hiện chủ lực ta tiến lên Tây Bắc, trong ba ngày 20 - 22-11-1953, Pháp vội vã cho sáu tiểu đoàn nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, tăng cường lực lượng xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Đông Dương - một "pháo đài khổng lồ không thể công phá".

Ngay khi quân Pháp tiến hành xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã thông qua kế hoạch tác chiến của Tổng Quân uỷ và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Như vậy, địch và ta đều đã chấp nhận giao chiến ở Điện Biên Phủ - một trận quyết chiến lịch sử. Ngày 22-2-1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã Chỉ thị: "Công tác trung tâm trước mắt của toàn thể quân và dân ta là tập trung lực lượng đánh thắng địch trong những trận sắp tới, tiêu diệt nhiều sinh lực địch hơn nữa, làm cho kế hoạch Nava của Pháp - Mỹ phải hoàn toàn thất bại"2. Thực hiện Chỉ thị của Trung ương, vào những ngày cuối tháng 2 đầu tháng 3-1954, quân và dân cả nước vừa tiến công địch trên khắp các chiến trường, vừa chuẩn bị hết sức khẩn trương cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng mở màn tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cùng ngày, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức chỉ thị cho các chiến trường toàn quốc tích cực hoạt động đánh địch để phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ. Một cao trào tiến công và nổi dậy trên các chiến trường cả nước và toàn Đông Dương phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ diễn ra sôi nổi và đều khắp.

2. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai (1945 - 1954), Đông Dương là một chiến trường. Nhân dân và quân đội cách mạng cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cùng phối hợp và liên minh chống kẻ thù chung là thực dân xâm lược Pháp. Quá trình phát triển của cuộc kháng chiến là quá trình phối hợp liên minh chiến dấu của quân và dân ba nước, của sự giúp đỡ ngày càng to lớn của quân và dân Việt Nam đối với hai nước bạn Lào và Campuchia. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Việt Nam - Lào - Campuchia như anh em một nhà. Cả ba dân tộc đoàn kết chặt chẽ thì nhất định sẽ đánh bại thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam hết lòng thành thật giúp đỡ nhân dân Lào, nhân dân Campuchia một cách vô điều kiện..."3.

Người cũng nhấn mạnh: "Giúp nhân dân nước bạn tức là tự giúp mình". Theo tinh thần đó, nhiều đơn vị bộ đội Việt Nam được lần lượt cử sang giúp đỡ nhân dân Lào và Campuchia tổ chức kháng chiến. Vốn sẵn tinh thần yêu nước nồng nàn, chẳng bao lâu sau, cùng một nhịp với Việt Nam, nhân dân Lào và Campuchia đã giành được những thắng lợi hết sức quan trọng, góp phần đánh bại âm mưu chia rẽ của thực dân Pháp đối với ba nước Đông Dương.

Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương thực hiện đòn tiến công lớn "phối hợp với Quân giải phóng Lào và Quân giải phóng Campuchia tiêu diệt một bộ phận quân địch ở Trung Lào, Hạ Lào và đông - bắc Campuchia; mở rộng vùng giải phóng tới sau lưng Sài Gòn, đánh thông đường chiến lược bắc - nam Đông Dương". Chấp hành Chỉ thị của Bộ Chính trị, Tổng Quân uỷ đã trực tiếp chỉ thị cho các đơn vị bộ đội Việt Nam sang phối hợp chiến đấu với các đơn vị bạn ở Lào và Campuchia.

Ở Lào, sau Chiến dịch Thượng Lào, tháng 12-1953, ta mở Chiến dịch Trung Lào. Sau ba ngày chiến đấu, các chiến sĩ Đại đoàn 325 phối hợp với quân dân Lào đã tiêu diệt ba tiểu đoàn Âu - Phi cơ động và một tiểu đoàn pháo binh của địch, giải phóng Thàkhẹt, cắt đường số 9, giải phóng phía đông tỉnh Savannakhẹt. Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 436 thuộc Trung đoàn 101 của Sư đoàn 325 tiến xuống phối hợp chiến đấu với các đơn vị bạn ở Hạ Lào. Tại đây, trước khi mở Chiến dịch Hạ Lào, để đánh lạc hướng chú ý của địch, ta cho đặc công đánh địch trên đường 13, tiêu diệt nhiều vị trí địch và phá huỷ cầu Huội Mèxẳng và một số đồn bốt khác, qua đó làm tê liệt hệ thống đường giao thông tiếp tế của địch từ phía nam lên.
____________________________________________________
1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến trường đông Nam Bộ, cực nam Trung Bộ.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t.15, tr. 32.
3. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Sđd, tr. 371.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 27 Tháng Hai, 2022, 07:48:09 pm

Ngày 2-2-1954, Tiểu đoàn 436 cùng với Quân giải phóng Lào và các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam ở Hạ Lào tấn công tiêu diệt đồn Pui, thị xã Atôpơ. Địch rút bỏ các vị trí phòng thủ rút về cố thủ tại thị xã Saravan. Đến ngày 4-2-1954, ta đã tiêu diệt và làm tan rã các lực lượng ở các tiểu khu Atôpơ, Pakxông và các vị trí phòng thủ bên ngoài tiểu khu Saravan. Lúc này, Trung đoàn 101, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Trung Lào đã tiến xuống phối hợp chiến đấu ở mặt trận Hạ Lào. Bước vào tháng 3-1954, ta chuyển hướng tiến công sang vùng Chămpaxắc. Ở phía tả ngạn sông Mê Kông ta quét sạch hệ thống phòng ngự của địch trên dọc đường 13, từ Phiaphay cho đến Kỳ Nặc (khu vực tiếp giáp với Campuchia) tiêu hao nặng một phần Binh đoàn cơ động số 7 và Binh đoàn cơ động số 1 của địch trên đường 13, buộc chúng phải rút về cố thủ trong thị xã Pắcxế. Ở hữu ngạn sông Mê Kông, ta tấn công tiêu diệt các vị trí Đôntalạt, Bátxắc, Mương Mun, Xukhuma, uy hiếp các vị trí khác buộc chúng phải bỏ chạy về Pắcxế. Trước sức tiến công của ta ở Hạ Lào, chính Nava, Tổng Chỉ huy các lực lượng quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương - đã thốt lên: "Vết dầu xâm lược của Việt Minh càng lúc càng lan rộng trong vùng này (Hạ Lào, Tây Nguyên) và tôi nghĩ rằng các căn cứ mà Việt Minh thiết lập trong vùng có thể tạo nên một mối hăm doạ, nguy hiểm cho Nam Việt và Cao Miên trong vài tháng tới đây"1.

Tính đến hết tháng 3-1954, ở mặt trận Hạ Lào, các chiến sĩ Trung đoàn 101 thuộc Đại đoàn 325 cùng với quân và dân Hạ Lào và các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam tại chỗ đã chiến đấu trên 12 trận, tiêu diệt hơn 3.000 tên địch, giải phóng toàn bộ tỉnh Atôpơ, gần hết cao nguyên Bôlôven và hơn nửa phần đất đai hai tỉnh Savavan và Chămpaxắc2. Những thắng lợi trên đây đã góp phần quan trọng đến việc ổn định nhanh chóng vùng mới giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuẩn bị những đợt tiến công mới, phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ, hòa cùng với khí thế tiến công của quân và dân ba nước Đông Dương.

3. Tại chiến trường Campuchia, khi nhận được chỉ thị phối hợp chiến đấu với chiến trường chính Điện Biên Phủ, quân và dân Campuchia cùng với các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam ở đây đã đẩy mạnh hoạt động xuống các vùng đồng bằng đông dân, dọc đường giao thông, tạo cơ sở chuẩn bị cho quân chủ lực tác chiến. Do các công tác tổ chức quân dân du kích, dẫn đường, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho đến việc điều tra nắm tình hình địch từng nơi được triển khai tốt, nên khi quân chủ lực Việt Nam vừa đến nơi thì có thể phát huy được hiệu quả tác chiến ngay.

Ở chiến trường tây - bắc Campuchia, phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ và chiến trường Nam Bộ, đầu tháng 4-1954, Đại đội quân tình nguyện Việt Nam 1603 đã lên Kompong Chơnăng cùng với Đại đội 305 và dân quân du kích Campuchia hình thành một Ban Chỉ huy chung tổ chức đánh địch trên đường Prây Khme diệt 2 xe bọc thép. Sau đó, liên quân tổ chức đánh đoàn xe lửa ở đoạn Kompong Len, làm hư hỏng chiếc đầu máy và 22 toa xe trong đó có một toa bọc thép, thu được một đại bác, một đại liên và nhiều súng các loại, bắt được một số tù binh.

Cùng trong tháng 4-1954, Đại đội quân tình nguyện Việt Nam 1804 nổ súng tấn công cứ điểm Krăng Đêvai, tiêu diệt gần hai trung đội địch. Tháng 4-1954, Đại đội 180 tiếp tục tiến đánh bọn hải quân ở cảng Riêm, đốt một xe Jeep, diệt được hai tên Pháp. Phối hợp với các đơn vị trên, cũng trong tháng 4-1954, Đại đội quân tình nguyện Việt Nam 1405 đã phối hợp với bộ đội Achar Chum và bộ đội địa phương tấn công thị trấn Pailin và chặn đánh viện binh từ thị xã Báttambăng đến tiếp viện, diệt 1 trung đội địch, thu 1 trung liên và 15 súng trường. Tháng 5-1954, Đại đội 140 tổ chức chặn đánh đoàn xe địch trên đường Lanal Préas - Xiêm Riệp, đốt 3 xe, diệt 1 trung đội, thu 3 trung liên và 18 súng trường.

Ngoài ra, các đơn vị này còn làm tốt công tác vũ trang tuyên truyền trên khắp địa bàn hoạt động, tổ chức nhiều đợt chống càn, bảo vệ tốt vùng giải phóng ở tây - bắc Campuchia.

Ở chiến trường đông - bắc Campuchia, cuối tháng 3-1954, Tiểu đoàn 436 thuộc Trung đoàn 101, Sư đoàn 325 mang phiên hiệu Chí Long do Trung đoàn phó Lê Kích làm Tiểu đoàn trưởng di chuyển xuống, phối hợp với các đơn vị bộ đội Campuchia tổ chức đánh địch. Ngày 31-3-1954, Tiểu đoàn 436 đã tổ chức chặn đánh tiêu diệt một đại đội xe thiết giáp của địch trên tỉnh lộ 15, do địch điều từ Stung Treng lên bảo vệ huyện lỵ Vơnsai nhằm ngăn chặn quân ta từ Hạ Lào xuống. Tiếp đó, ngày 1-4-1954, Tiểu đoàn 436 tiếp tục tấn công tiêu diệt các dồn bảo an, chiếm thị trấn Vơnsai và phục kích diệt gần hết tiểu đoàn cơ động của Chiến đoàn GM51 của địch.

Đầu tháng 4-1954, từ Hạ Lào, Tiểu đoàn Chí Hòa cũng thuộc Trung đoàn 101 đang chiến đấu ở Chămpaxắc xuôi theo hữu ngạn sông Mê Kông, tiêu diệt các vị trí phòng thủ của địch ở khu vực phía đông tỉnh Kôngpông Thom rồi tiến xuống bao vây thị xã Stung Treng. Cùng thời điểm này, ở Siêmpang, Tiểu đoàn Chí Hưng cũng thuộc Trung đoàn 101 tiến công bao vây huyện lỵ Siêmpang. Hoảng sợ trước sức tấn công của quân ta, toàn bộ địch ở đây rút chạy về Stung Treng nhưng bị quân ta chặn đánh tiêu diệt 14 xe trên trục đường 15, đoạn từ Siêmpang đi Xônhong. Sau khi giải phóng Vơnsai, Tiểu đoàn Chí Long tiếp tục tiến xuống phía đông đánh các vị trí Lomphát, Bôkeo và Bôkhăn. Hai tiểu đoàn Chí Hòa và Chí Hưng sau khi để một bộ phận tiếp tục bao vây Stung Treng, phần còn lại tiến xuống Kratiê tiêu diệt Xlavadư và đại bộ phận Binh đoàn 23 và một đoàn xe bọc thép lên tăng cường cho Chiến đoàn GM51, bắt 35 tù binh. Tính đến tháng 6-1954, quân tình nguyện Việt Nam đã giải phóng 3/5 đất đai miền đông - bắc Campuchia bao gồm các huyện Vơnsai, Siêmpang, Bôkeo, Lomphát.

Thực hiện chỉ thị của trên về việc phối hợp đánh địch với chiến trường cả nước và trên toàn Đông Dương, đầu tháng 4-1954, toàn bộ Tiểu đoàn 302 - chủ lực Phân Liên khu miền Đông được điều động sang chiến trường Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế - giúp đỡ và phối hợp với bạn tác chiến, phát triển chiến tranh du kích, gây dựng cơ sở địa phương. Tiểu đoàn 302 hoạt động ở ba tỉnh Prâyveng, Soài Riêng và Côngpông Chàm. Được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, tiểu đoàn đã chủ động đánh địch thu được nhiều thắng lợi. Ngày 25-4-1954, Đại đội 40 của Tiểu đoàn 302 đã tiêu diệt đồn An Sông (Prâyveng) do một trung đội Commăngđô đóng giữ, diệt 25 tên, bắt sống 10 tên, thu 80 súng trong đó có 1 đại liên. Ngày 26-4-1954, tiểu đoàn tiến công các đồn Păngcànnhây, Kốt Cho, Tà Nốt. Đặc biệt là trận đánh đồn Ta Pang Pring sau đó một tuần lễ, tiêu diệt 8 tên địch, làm bị thương 32 tên, thu 1 đại liên, 2 súng cối và 32 súng khác. Tiểu đoàn 302 đã phối hợp với các đơn vị bạn đánh địch, thu nhiều thắng lợi. Trong quý II năm 1954, Tiểu đoàn 302 đã sát cánh cùng bộ đội và nhân dân bạn giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở đông Campuchia, sau đó đánh thẳng xuống Tây Ninh và Đồng Tháp Mười.

Ngày 7-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - "pháo đài khổng lồ không thể công phá" của quân đội thực dân Pháp đã bị tiêu diệt. Trận quyết chiến chiến lược của ta ở Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Tin địch thất thủ ở Điện Biên Phủ nhanh chóng truyền đến các chiến trường Lào và Campuchia. Được sự cổ vũ của chiến thắng Điện Biên Phủ, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam ở Lào và Campuchia phối hợp với quân đội bạn tiếp tục tiến công địch ở khắp nơi, giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Trong lúc cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt với nhiều thuận lợi thì ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hòa bình được lập lại ở Đông Dương. Các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam ở Lào và Campuchia được lệnh rút về nước, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế của mình.

4. Cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và Campuchia được sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược là một cuộc chiến đấu chính nghĩa đầy gian khổ, hy sinh. Có thể nói, các trận đánh vang dội trong nghĩa vụ quốc tế của các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam đã thắt chặt thêm mối tình đoàn kết chiến đấu gắn bó giữa quân đội và nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, góp phần tạo cục diện mới trên toàn bộ chiến trường Đông Dương trong giai đoạn cuối của kháng chiến chống kẻ thù chung. Qua đó góp phần xứng đáng thắng lợi có ý nghĩa lịch sử ở Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954. Nó cũng nói lên sự gắn bó chặt chẽ, sống còn của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung, sự hy sinh cao cả và sự giúp đỡ phối hợp chiến đấu thuỷ chung cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của cả ba nước Đông Dương.

Cuộc chiến đấu đó còn khắc họa chân dung người chiến sĩ tình nguyện Việt Nam chiến đấu vì sự nghiệp thiêng liêng của ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia, sẵn sàng hy sinh, kiên cường, phấn đấu cùng nhân dân ba nước Đông Dương vượt qua mọi khó khăn, đưa cách mạng của ba nước tiến lên. Phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam, sự hy sinh xương máu của cán bộ, chiến sĩ Việt Nam trong những năm tháng chiến đấu chống thực dân Pháp trên đất bạn Lào và Campuchia càng cho thấy rõ hơn nguyện vọng chân chính của nhân dân Việt Nam, muốn thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị, củng cố khối liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia vì hòa bình, độc lập dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
______________________________________________
1. Báo Tiếng chuông, ngày 10-6-1954.
2. Xem Hoài Nguyên - Lê Đình Liễn: Ngã ba chiến lược bán đảo Đông Dương với Chiến dịch Điện Biên Phủ (trong Chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5- 1954), Kỷ yếu Hội thảo, 1994, tr.122, nhiều tác giả, Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia (1945 - 1954), Nxb. Mũi Cà Mau, 1998, tr.232.
3. Thành lập năm 1949, tiền thân là bộ đội viện trợ khu đông - nam Campuchia do Bộ Tư lệnh Quân khu 8 quyết định thành lập tại Đồng Tháp Mười.
4. Thành lập năm 1950, tập hợp các đơn vị 123, bộ đội Prây Nốp và một số đơn vị khác.
5. Thành lập năm 1950, trong đó hơn 80% là người Việt Nam và gần 20% là người Campuchia.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2022, 10:06:12 am

ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ NHÂN DÂN PHÁP
VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TIẾN TỚI CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
1

GS. ĐINH XUÂN LÂM
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

Có thể khẳng định rằng từ sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (1939), trong hoàn cảnh mọi liên lạc giữa nước Pháp với Việt Nam hầu như bị gián đoạn, cho đến mùa Xuân 1944 khi cuộc kháng chiến chống phátxít Hítle ở Pháp sắp kết thúc thắng lợi, Đảng Cộng sản Pháp đã không có một sự hiểu biết cụ thể nào về tình hình cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Đông Dương, từ mùa Hè năm 1940 đến Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945 cũng hầu như bị tách khỏi với bên ngoài, mọi liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp đều bị cắt đứt. Êchiên Phagiông (Etiênn Fajon), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp, đã khẳng định: Tôi không nghĩ rằng Ban lãnh đạo Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Pháp) lúc đó lại biết được điều gì đáng kể về vấn đề Đông Dương2. Êli Minhô (Elie Mignot), Thường trực Tiểu ban Thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp từ tháng 6-1945 cũng thú nhận: "Vào năm 1945, và cả đầu năm 1946, chúng tôi được thông tin rất ít. Chúng tôi đã biết được Cách mạng Tháng Tám qua một vài thông tin vụn vặt trên báo chí. Các thông tin này rất không đủ về tình hình xảy ra ở Đông Dương". Raymông Bácbê (Raymond Barbes), Thường trực Tiểu ban Thuộc địa từ mùa Hè năm 1945 còn cho biết sự theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Pháp chậm trễ và bị động đến mức nào: "Theo sự hiểu biết của tôi thì cho đến tận cuộc khởi nghĩa đưa Việt Minh lên nắm chính quyền vào các tháng 8-9 năm 1945, Đảng Cộng sản Pháp hoàn toàn không có cơ sở để đánh giá các điều kiện của cuộc đấu tranh bên xứ Đông Dương. Chỉ ít lâu sau (theo như tôi nhớ thì chỉ vài ngày thôi), khi báo chí đưa tin về việc Việt Minh nắm chính quyền, tôi mới được các đồng chí Việt Nam cư trú tại Pháp cho biết rằng Hồ Chí Minh chẳng phải ai khác là Nguyễn Ái Quốc từng được các lãnh tụ cộng sản Pháp quen biết. Nguồn thông tin mà sau đó đã được nhanh chóng xác nhận là đúng, lập tức được chuyển cho Ban lãnh đạo Đảng"3.

Trong khi đó dã tâm của đế quốc Pháp tái chiếm các nước thuộc địa (trong đó có Đông Dương) đã bộc lộ rất sớm và rất rõ. Chính phủ Cộng hoà lâm thời Pháp (tức chính phủ kháng chiến) đóng tại Angiê (Alger) do tướng Đờ Gôn (De Gaulle) cầm đầu, ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai còn chưa kết thúc và nước Pháp đang bị nước Đức chiếm đóng, đã triệu tập Hội nghị Bradavin (Brazzaville) để bàn về vấn đề thuộc địa (từ ngày 30-1 đến ngày 8-2-1944). Tại Hội nghị đó, mọi tư tưởng giải phóng các dân tộc thuộc địa sau chiến tranh đều bị gạt bỏ. Rơnê Plêven (René Pléven), đại diện Chính phủ lâm thời Pháp, tuyên bố không úp mở: "Trong khuôn khổ đế quốc Pháp, không hề có vấn đề dân tộc để giải phóng, cũng như không hề có vấn đề phân biệt chủng tộc để thủ tiêu (...). Các dân tộc hải ngoại không hề biết tới nền độc lập nào khác ngoài độc lập của nước Pháp"4. Thậm chí trong phần bổ sung của tuyên bố, hội nghị còn nhấn mạnh: "Các mục đích của sự nghiệp thực dân mà nước Pháp thực hiện tại các thuộc địa đã loại bỏ mọi ý định tự trị, mọi khả năng tiến hoá ngoài khuôn khổ đế quốc Pháp; cơ cấu một chính phủ tự trị có thể có tại các thuộc địa, dù còn lâu mới được thực hiện, phải bị loại trừ"5.

Đến tháng 8-1944, khi thủ đô Pari được giải phóng, Chính phủ của những người kháng chiến mới giành được thắng lợi cho dân tộc thì lại ra lệnh tổ chức ngay một đội quân do tướng Lơcléc (Leclerc) cầm đầu, và giao cho đạo quân này nhiệm vụ tiến sang Viễn Đông đánh đồng minh cuối cùng của Hítle là phátxít Nhật. Sau khi nước Pháp đã được giải phóng, Chính phủ Đờ Gôn đã ra quy chế về tương lai của Đông Dương (24-3-1945). Văn kiện này thực chất là một sự vận dụng mở rộng các nguyên tắc của Hội nghị Bradavin cho thuộc địa lớn của Pháp ở châu Á, là sự khôi phục chế độ thuộc địa ở Đông Dương. Bản thân Đờ Gôn cũng tuyên bố: "Vị trí nước Pháp... rất đơn giản, nước Pháp có ý định thu hồi chủ quyền của mình trên toàn xứ. Dĩ nhiên là sự khôi phục đó sẽ kéo theo một thể chế mới, nhưng đối với chúng ta thì chủ quyền của nước Pháp là vấn đề hàng đầu"6.

Căn cứ vào các lời tuyên bố, cũng như các hành động trên, có thể khẳng định tư tưởng của giới cầm quyền nước Pháp lúc đó về vấn đề thuộc địa hầu như chưa có gì thay đổi, mà dù có một số thay đổi, cải biến nào đó thì cũng do tình hình quốc tế và nước Pháp, nhất là do tình hình các thuộc địa sau chiến tranh quyết định. Thực chất đó chỉ là một thứ chủ nghĩa cải lương nặng về hình thức, có tính chất mị dân, còn trong thực tế vẫn là cố tình duy trì sự có mặt của nước Pháp ở các thuộc địa, ngoan cố khước từ mọi nguyện vọng chính đáng về độc lập dân tộc của các thuộc địa.

Trong bối cảnh lịch sử đó, nhiều người cộng sản Pháp về mặt tư tưởng không tránh khỏi chịu ảnh hưởng. Điều cần phải khẳng định là mối quan hệ giữa những người cộng sản Pháp và cách mạng Việt Nam vốn rất gắn bó, và đã được thử thách qua nhiều thời kỳ lịch sử. Cứu tế đỏ, Uỷ ban đấu tranh đòi thả tù chính trị đã từng tiến hành những cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại khủng bố trắng của đế quốc Pháp trong những năm đầu của thập kỷ 30. Rồi đến thời kỳ 1936-1937, Mặt trận nhân dân Pháp với những cộng sản làm nòng cốt đã sát cánh cùng các chiến sĩ cách mạng và nhân dân Việt Nam đấu tranh cho những quyền lợi dân chủ cơ bản.

Nhưng do mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Đông Dương với Đảng Cộng sản Pháp bị gián đoạn trong một thời gian dài và một phần cũng do tình hình chính trị nước Pháp và thế giới sau ngày giải phóng quyết định (một nước Pháp vừa thắng trận, ở đó sự liên minh các lực lượng chính trị thời chống phátxít của bốn cường quốc chiến thắng tuy bên trong đã có sự rạn nứt nhưng vẫn được duy trì ngoài mặt), chính sách của Đảng Cộng sản Pháp đối với các thuộc địa nói chung, Đông Dương nói riêng vẫn là tư tưởng phối hợp giữa các lực lượng tiến bộ của chính quốc với các thuộc địa để đấu tranh cho những quyền dân chủ mới. Nghĩa là vẫn chỉ dừng lại ở các mục tiêu của thời kỳ Mặt trận dân chủ, mà không thấy được rằng đến năm 1945 đã có bao nhiêu thay đổi to lớn trong đời sống chính trị của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Xin trích dẫn sau đây một lời phát biểu của Êchiên Phagiông tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp tháng 6-1947 để minh hoạ xu hướng tư tưởng chung hồi đó: "Trong tình hình thế giới hiện nay, khối Liên hiệp Pháp vẫn là tổ chức tốt nhất cho sự thực hiện nguyện vọng của các bạn (dân tộc thuộc địa) với sự giúp đỡ của giai cấp công nhân và nhân dân Pháp (...). Cùng các bạn, các lực lượng dân chủ sẽ đấu tranh kết quả cho một chế độ dân chủ mới, một chế độ dân chủ sẽ thủ tiêu tận gốc mọi áp bức dân tộc, bất bình đẳng quyền lợi, chậm tiến của một số dân tộc so với các dân tộc khác. Sự sụp đổ của Liên hiệp Pháp ngược lại chỉ mang lại cho các bạn một nền độc lập bề ngoài, báo trước sự thống trị nặng nề của các cường quốc. Ở đó, các tờrớt lũng đoạn, các quan điểm chủng tộc có hiệu lực, nạn hành hình người da đen hoành hành. Các bạn hãy ở lại với chúng tôi trong khối Liên hiệp Pháp. Khối đó sẽ khá mạnh để ngăn cản sự liên minh giữa những người lao động và Cộng hoà Pháp với các lực lượng dân chủ và dân tộc của các bạn để xây dựng một khối liên hiệp chân chính, hữu nghị và tiến bộ"7.
___________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
2. Alanh Ruýtxiô dẫn trong Những người cộng sản Pháp và cuộc chiến tranh Đông Dương 1944-1954, Nxb. L'Harma, Pari, 1985.
3. Alanh Ruýtxiô: Những người cộng sản Pháp và cuộc chiến tranh Đông Dương 1944-1954, Sđd, tr. 70.
4, 5. Alanh Ruýtxiô: Những người cộng sản Pháp và cuộc chiến tranh
Đông Dương 1944-1954
, Sđd, tr. 73-74.

6. Họp báo tại Oasinhtơn, ngày 25-8-1954, xem Alanh Ruýtxiô, Sđd, tr. 74.
7. Tương lai của Liên hiệp Pháp (Những vấn đề của thời đại), Đảng Cộng sản Pháp xuất bản, Pari, 1947.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2022, 10:21:12 am

Trong bối cảnh lịch sử cụ thể đó, Đảng Cộng sản Pháp chưa thể có được một chính sách thật sự đúng đắn đối với các nước thuộc địa.

Có khuynh hướng cho rằng Hội nghị Bradavin (2-1944) phản ánh một "xu thế tích cực", và như vậy là chỉ nhìn thấy mặt cải cách thuộc địa mà không thấy mặt thứ hai bảo thủ phản động là duy trì hệ thống đó; hay là đã tán thành việc thành lập đạo quân viễn chinh của Lơcléc, quan điểm của nhiều người cộng sản Pháp hồi đó cho rằng "Nước Pháp phải tham gia vào nỗ lực chiến tranh ở Thái Bình Dương, bảo đảm cho nhân dân Đông Dương một cơ hội làm đà để tiến tới độc lập"1. Việc làm này về sau đã bị một số nhà sử học Pháp phê phán nghiêm khắc.

Thế nhưng tình hình đã nhanh chóng thay đổi sau ngày 2-9-1945. Qua làn sóng điện, lời Tuyên ngôn độc lập đã truyền xa tới năm châu bốn biển. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam đã trịnh trọng "tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam"2. Đồng thời cũng đanh thép khẳng định trước toàn thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"3.

Ngay sau đó, lời lẽ trên báo chí cộng sản Pháp bắt đầu thay đổi, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp ra thông báo ngày 20-9, rồi cuộc mít tinh ngày 12-1, rõ ràng là đến ba tháng cuối năm 1945 Đảng Cộng sản Pháp đã có ý thức khắc phục nhanh chóng tình trạng chậm trễ, lạc hậu trước đó về mặt thông tin. Nhưng cũng phải đợi tới mùa Xuân năm 1946 thì những sợi dây nối liền hai Đảng anh em mới được thắt chặt lại. Ngày 15-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc nhận định rằng, sau cuộc tuyển cử tháng 10-1945, Đảng Cộng sản Pháp là đảng mạnh nhất trong Quốc hội Pháp4. Ngày 9-3-1946 - nghĩa là ngay sau khi Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa Việt Nam và Pháp, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định gấp rút bắt liên lạc với Đảng Cộng sản Pháp nhằm phối hợp hành động chung. Tiếp đó, ngày 16-4-1946, Phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu tới Pháp, và ngày 7-5 tại trụ sở Đảng Cộng sản Pháp đã có cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn ta với các đồng chí M.Tôrê (Maurice Thorez), J. Đuyclô (Jacques Duclos) và A. Mácti (André Marty). Chỉ đến lúc này Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp mới được thông báo một cách chính thức và đầy đủ về tình hình Việt Nam. Một số việc trước đó do thiếu thông tin liên lạc mà có sự hiểu lầm lẫn nhau, như việc Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố "tự giải tán" vào tháng 11-1945, được thanh toán. "Sự tin cậy" và "Sự thống nhất quan điểm” giữa hai Đảng được thiết lập lại. Sau này, khi trả lời phỏng vấn về việc nối lại mối quan hệ giữa hai Đảng nhân chuyến dẫn đầu phái đoàn Quốc hội sang Pháp hồi tháng 4-1946, đồng chí Phạm Văn Đồng (hồi đó là trưởng phái đoàn) đã khẳng định: "Phải, đúng vậy? Không thể có khả năng nào khác. Chúng tôi đã tiếp xúc chặt chẽ với nhau... Chúng tôi đã có nhiều cố gắng để thông báo cho Đảng Cộng sản Pháp hiểu rõ tình hình. Đảng Cộng sản Pháp đã trở thành một đảng lớn, nhưng đảng đó không thể hiểu hết tất cả"5.

Ngay sau đó, trên tờ báo Nhân đạo (L' Humanité) của Đảng Cộng sản Pháp đã đánh giá Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) là biểu hiện của “một chính sách hiện thực" của Chính phủ Pháp. Tiếp theo là một loạt bài đòi phía Pháp phải thanh lọc ra khỏi đội viễn chinh những phần tử phản động và thực dân, đưa đến Việt Nam những người có đầu óc dân chủ chống lại chính sách của bọn tư bản độc quyền ở thuộc địa. Đảng Cộng sản Pháp còn tích cực chống lại âm mưu tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam, và trong suốt quá trình họp Hội nghị Phôngtennơblô (Fontainebleau) đã lên tiếng vạch mặt T. Đácgiăngliơ (Thierry d' Argenlieu) Cao uỷ Pháp ở Thái Bình Dương và Mắc Ăngđrê (Max André) cầm đầu phái đoàn Pháp tại hội nghị là đại diện của các tờrớt và ngân hàng Đông Dương.

Đứng về phía ta mà nói, hoàn toàn không có ảo tưởng với thực dân Pháp. Tuy Chính phủ ta đã ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) đặt cơ sở cho việc đàm phán đi đến một hiệp ước chính thức, trước đó Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị Tình hình và chủ trương (3-3-1946), sau khi phân tích chính xác âm mưu xảo quyệt của bọn đế quốc và tay sai, cuối cùng đã khẳng định: nếu Pháp giữ chủ trương cho Đông Dương tự trị theo bản Tuyên ngôn ngày 24-3-1945 thì nhất định đánh, và rất có thể đánh lâu dài theo lối du kích. Nhưng nếu Pháp công nhận Đông Dương tự chủ thì có thể hoà6. Đồng thời với việc vạch rõ những nguyên tắc cơ bản cho việc đàm phán giữa ta và Pháp là độc lập và hợp tác trên cơ sở bình đẳng, Pháp phải công nhận quyền dân tộc tự quyết của nhân dân ta. Ta công nhận quyền quân Pháp đóng tạm thời và có hạn trên đất nước ta. Chỉ thị nhấn mạnh: "Điều cốt tử là trong khi mở cuộc đàm phán với Pháp, không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta"7.

Sau khi Hiệp định được ký kết ba ngày, Ban Thường vụ Trung ương Đảng lại ra Chỉ thị Hoà để tiến (9-3-1946) vạch rõ lý do cần phải hoà với Pháp, phê phán những khuynh hướng sai lầm có thể nảy sinh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhấn mạnh nhiệm vụ đề phòng thực dân Pháp bội ước, tận dụng khả năng hoà hoãn, tích cực chuẩn bị kháng chiến toàn quốc.

Nhưng Hiệp định Sơ bộ ký kết chưa ráo mực thì bọn phản động ở Pháp và Đông Dương đã bội ước, ngoan cố tìm mọi cách phá cuộc đàm phán, cố tình cắt hết mọi con đường hoà hoãn, buộc nhân dân ta trong cả nước phải đứng dậy cầm vũ khí giết giặc. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: "Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngươi già, người trẻ, không chia rẽ tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc"8.

Thời gian này, tình hình nước Pháp có nhiều sự kiện đáng chú ý. Tháng 1-1947, V. Ôriôn (Vincent Auriol), người của Đảng Xã hội trúng cử Tổng thống nước Pháp, nội các P. Ramađiê (Paul Ramadier) thành lập và trong chính phủ mới của nước Pháp lần này vẫn có năm bộ trưởng là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Đảng Cộng sản Pháp vẫn kiên trì đấu tranh cho một giải pháp hoà bình trong vấn đề Việt Nam và đòi Chính phủ P. Ramađiê phải điều đình với Chính phủ Hồ Chi Minh. Mặc dù là một chính đảng lớn ở Pháp bấy giờ, Đảng Cộng sản Pháp vẫn chưa đủ mạnh để định hướng cho đường lối chính trị của nước Pháp.

Tuy nhiên, trước áp lực của các cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp, của những người cộng sản Pháp, lại bị những đòn giáng trả mãnh liệt của quân và dân Việt Nam, đế quốc Pháp buộc phải thay đổi thủ đoạn. Tháng 3-1947, E. Bôlae (Emile Bolaert) được cử sang làm Cao uỷ Đông Dương với "sứ mạng" tuyên bố bên ngoài là hoà bình, nhưng kết thúc chiến tranh bằng một cuộc tiến công quân sự đè bẹp chế độ ta, rồi sử dụng "con bài Bảo Đại" lập ra một chính phủ bù nhìn làm tay sai cho chúng. Để kịp thời đối phó lại âm mưu mới của kẻ thù, ngày 15-9-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị: Bôla nói gì, ta phải làm gì? nêu rõ: "Mọi lực lượng của dân tộc ta phải được động viên vào việc chống mưu mô "dùng người Việt trị người Việt" của thực dân Pháp và sửa soạn phá những cuộc tấn công lớn của địch trong những tháng tới đây. Quân sự thắng lợi giúp cho chính trị thành công"9. Chỉ thị đầy tin tưởng kết luận: "Chúng ta không cô độc, lẻ loi. Chỉ cần dân tộc ta luôn luôn đoàn kết chặt chẽ toàn dân, kháng chiến lâu dài, chủ trương cho đúng, nhất định chúng ta sẽ thắng. Rồi đây, không phải những kẻ như Bôla có thể ra điều kiện cho ta, mà chính sức đoàn kết và tranh đấu mạnh mẽ của dân tộc ta và dân tộc Pháp sẽ bắt buộc bọn thực dân phản động Pháp hàng phục"10.
____________________________________________________
1. Báo Nhân đạo, các số ra ngày 17,18-9 và ngày 15-10-1944.
2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 3, 4.
4. Tại Quốc hội, Đảng Cộng sản Pháp và các nhóm tiến bộ ứng cử dưới ngọn cờ của tổ chức Liên minh ái quốc cộng hoà chống phátxít chiếm 60 ghế trên tổng số 586 ghế ngày 21-11-1945, đã có 5 bộ trưởng là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và Chính phủ mới của Đờ Gôn.
5. Alanh Ruýtxiô: Những người cộng sản Pháp và cuộc chiến tranh Đông Dương 1944-1954, Sđd, tr. 71.
6, 7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 43, 46.
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 480.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8, tr. 302.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8, tr. 303.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2022, 10:22:09 am

Thực hiện Chỉ thị ngày 15-10-1947 của Trung ương Đảng, quân và dân ta trên khắp các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ với quân và dân Việt Bắc chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang, càng làm cho quân và dân cả nước thêm tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến lâu dài.

Lúc này tại nước Pháp, sự liên minh của những lực lượng chống lại đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Pháp ngày càng quyết liệt, Thủ tướng P. Ramađiê quyết định năm bộ trưởng đảng viên cộng sản phải rút khỏi Chính phủ. Trong tình hình đó, mặc dù Đảng Cộng sản Pháp vẫn nỗ lực đấu tranh cho một giải pháp hoà bình, rõ ràng tương quan lực lượng lúc đó chưa cho phép đảng bạn tạo ra được những chuyển biến căn bản. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Pháp đã kịp thời có một quyết định chính xác mang tính năng động và linh hoạt: không có giới hạn vấn đề Việt Nam trong khuôn khổ quan hệ Pháp - Việt mà mở rộng ra và đặt nó trong khuôn khổ hai phe trên thế giới.

Từ năm 1947 đến năm 1954, nỗ lực của Đảng Cộng sản Pháp đã vạch rõ cho nhân dân Pháp thấy rằng cuộc chiến tranh ở Đông Dương làm tăng thêm sự lệ thuộc của Pháp vào Mỹ, đe doạ nền độc lập của Pháp, đồng thời cũng làm cho nhân dân Pháp hiểu cuộc đấu tranh vì hoà bình ở Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ nền độc lập của nước Pháp đối với đế quốc Mỹ. Báo chí của Đảng, như các tờ Nhân đạo (L'Humanité), Nước Pháp mới (France nouvelle) đăng nhiều bài đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, phải điều đình lập tức với Chính phủ Hồ Chí Minh và vạch rõ đó là lợi ích của cả hai nước Việt Nam và Pháp. Trong các phiên họp Quốc hội, các nghị sĩ đảng viên Đảng Cộng sản Pháp đã lớn tiếng lên án phái chủ chiến. Tại phiên họp ngày 21-1-1950, nữ đồng chí J. Vécmét (Jeannette Vermersch) phẫn nộ lên án các đảng phái chủ chiến: "Các ngài quên rằng nhân dân Việt Nam đang ở trên đất nước của họ. Không phải họ là kẻ xâm lược, mà chính là các ngài... Không phải là nhân dân Việt Nam đã ném bom Mácxây, mà chính là các ngài đã ném bom Hải Phòng... Căm thù ư? Đúng là tôi căm thù. Tôi căm thù khi tôi đang nghĩ tới hàng triệu trẻ em đang lâm vào cảnh đói rét, khi tôi nghĩ tới hàng triệu người vô sản bị các ngài bóc lột; phải, tôi căm thù vì đa số nghị sĩ trong Quốc hội này là bọn đế quốc..."1.

Các tổ chức của nước Pháp (như Tổng Công đoàn, Liên đoàn Phụ nữ, Liên đoàn Thanh niên) đã có nhiều hình thức đấu tranh khác nhau rất sáng tạo, như lấy chữ ký đòi hoà bình ở Việt Nam để trao cho các uỷ viên hội đồng thành phố, cho các nghị sĩ, bộ trưởng, tổng thống...; mít tinh biểu tình trong khắp nước; tổ chức những buổi họp mặt mang tên "Vì Việt Nam", các bà mẹ Pháp đòi trả con khi còn sống chứ không phải khi đã nằm trong quan tài; các bà mẹ để tang con; tổ chức hòm phiếu đòi hoà bình ở Việt Nam, v.v..

Cũng trong thời gian đó, từ năm 1949 đến năm 1953, trên thế giới và ở Việt Nam đã có những chuyển biến lớn bất lợi cho bọn đế quốc. Quân giải phóng Trung Quốc đã tiến xuống miền nam áp sát biên giới phía bắc Việt Nam. Năm 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, ba năm sau đế quốc Mỹ và bè lũ chư hầu thua phải rút về phía nam. Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến đã chuyển sang giai đoạn mới, các tỉnh biên giới phía bắc từ Cao Bằng đến Lạng Sơn đều được giải phóng. Đế quốc Mỹ lợi dụng tình hình khốn đốn của Pháp ở Việt Nam đã trắng trợn can thiệp vào Đông Dương. Cái bóng đen đế quốc Mỹ đang trùm lên nền độc lập của chính bản thân nước Pháp. Nava đã thú nhận: "Điều nguy hiểm nhất của viện trợ Mỹ là về phương diện chính trị... Viện trợ Mỹ ngày càng xen sâu vào các công việc của chúng ta,... chúng ta sẽ rơi vào hoàn cảnh trái ngược là do việc nhận viện trợ Mỹ, đã gần như chắc chắn là chúng ta sẽ mất Đông Dương, dù rằng viện trợ đó có làm cho chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến tranh"2.

Trong hoàn cảnh đó, Đảng Cộng sản Pháp vì chủ nghĩa quốc tế, vì lợi ích dân tộc của nước Pháp, càng đẩy mạnh việc lãnh đạo đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Yêu cầu lúc này được đặt cao hơn, không thể chỉ dừng lại ở giai đoạn tuyên truyền, cổ động, mà phải có những cuộc đấu tranh có tính chất hành động tích cực. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Pháp, Tổng Công đoàn Pháp phát động những cuộc bãi công ở các cảng có tàu chuyên chở vũ khí và trang thiết bị đi Đông Dương. Từ Mácxây (Marseille), Tulông (Toulon), Lơ Havrơ (Le Havre), Đoongkéc (Dunkerque), Angiê (Alger)... nơi nơi đều có những cuộc đấu tranh rầm rộ của công nhân bốc dỡ không chịu chuyển hàng lên tàu, bất chấp sự đàn áp, cúp phạt, thậm chí bắt bớ, giam cầm, tù đày của chính quyền phản động.

Các cuộc đấu tranh của công nhân cảng cũng như các cuộc đấu tranh trên toàn nước Pháp luôn luôn gắn liền với việc đòi đưa quân đội viễn chinh về nước, đòi hoà bình ở Việt Nam, đòi điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh. Điển hình cho phong trào đấu tranh sôi động và quyết liệt của nhân dân và công nhân Pháp là các vụ Raymông Điêng (Raymond Dien) nằm trên đường sắt ngăn đoàn xe lửa chở vũ khí (24-2-1949) và chiến dịch đòi trả lại tự do cho Hăngri Máctanh (Henri Martin), một đảng viên cộng sản Pháp từng có mặt trên chiến trường Đông Dương, và khi trở về Pháp đã trở thành người tố cáo tội ác của bọn hiếu chiến Pháp xâm lược Việt Nam.

Trong suốt ba năm (1950-1953), những người cộng sản, giai cấp công nhân, các liên đoàn thanh niên và phụ nữ ở Pháp với nhiều hoạt động phong phú đã biến vụ Hăngri Máctanh thành một ngòi nổ làm vang động vấn đề Việt Nam trong tâm trí nhân dân Pháp và tạo thành một sức mạnh chưa từng có ở khắp thành thị và nông thôn nước Pháp đấu tranh đòi hoà bình ở Đông Dương. Lương tri và lương tâm của đông đảo nhân dân Pháp - trong đó có nhiều nhân vật trí thức chống cộng sản nổi tiếng, đã được thức tỉnh về việc phản đối cuộc chiến tranh bẩn thỉu do bọn thực dân Pháp đang tiến hành ở Đông Dương. Cuối cùng trước khí thế mãnh liệt của phong trào đấu tranh, ngày 2-8-1953, Tổng thống Pháp phải ra lệnh trả lại tự do cho Hăngri Máctanh. Báo Nhân đạo (L'Humanité) hân hoan xác nhận đây là thắng lợi cao đẹp của sự thống nhất và của hành động vì bảo vệ tự do và vì hoà bình ở Việt Nam.

Chính trong thời gian này trên chiến trường Đông Dương, đội quân viễn chinh Pháp ngày càng lâm vào tình trạng khốn đốn. Quân đội và nhân dân Việt Nam phối hợp chặt chẽ với quân đội và nhân dân Lào và Campuchia cùng lúc đẩy mạnh phản công trên khắp các chiến trường, giải phóng thêm nhiều vùng rộng lớn, gây thêm nhiều tổn thất nặng nề cho quân đội Pháp và làm tan rã đội quân bù nhìn. Nước Pháp lâm vào thế đứng trên bờ vực thẳm. Nước Pháp không thể một mình tiến hành chiến tranh được nữa. Đó là những sự thật rành rành mà bất cứ người đứng đầu nào của nước Pháp lúc bấy giờ cũng phải thú nhận, dù người đó là ai3. Ngày 17-4-1953, P. Râynô (Paul Reynaud) mới từ Đông Dương về cay đắng nói thẳng với Tổng thống V. Ôriôn (Vincent Auriol) như sau: "Tôi cho rằng tiếp tục duy trì sự chảy máu này là cuộc chiến tranh Đông Dương, đó là một tội ác chống lại nước Pháp"4.

Ngày 7-5-1954, toàn bộ chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Chỉ một ngày sau, sự kiện Điện Biên Phủ, vấn đề Đông Dương đã được đề cập tới trên bàn Hội nghị Giơnevơ. Đúng vào lúc này, Chính phủ J. Lanien (Joseph Laniel) hiếu chiến bị Quốc hội Pháp lật đổ, Chính phủ mới do M. Phrăngxơ (Mendès - France) cầm đầu lên thay, với sự tán thành của các nghị sĩ cộng sản. Ngay sau đó, những người cộng sản Pháp càng ra sức đẩy mạnh việc mở rộng mặt trận chống chiến tranh ở Đông Dương. Hoạt động của họ không những được đông đảo nhân dân Pháp, các tổ chức tôn giáo hưởng ứng mà còn tạo ra sức mạnh làm chuyển biến cả thái độ những nhân vật chống cộng ở Pháp vốn có ảnh hưởng trong phái chủ chiến như A. Xarô (Albert Sarraut), E. Đalađê (Edouard Đalader), E. Eriô (Edouard Herriot), kể cả Thủ tướng M. Phrăngxơ. Nhiều cuộc mít tinh đông tới hàng vạn người đòi hoà bình ở Việt Nam đã diễn ra suốt trong hai tháng 6 và 7-1954 trong thời gian hội nghị. Đảng Cộng sản Pháp đã kịp thời cảnh cáo âm mưu của phái đoàn Pháp đòi thêm đất đai trong vùng tập kết ở miền Nam: "Ngừng bắn phải là tiền đề cho sự lập lại hoà bình lâu dài, và không thể có hoà bình lâu dài nếu không có giải pháp chính trị. Nếu Chính phủ Pháp tưởng rằng có thể đàm phán và ngừng bắn song song với việc khuyến khích chính sách thành lập một căn cứ xâm lược của Mỹ xung quanh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì đó là một lầm lẫn lớn"5. Đảng Cộng sản Pháp cũng kiên quyết phản đối mưu toan lập ra ở miền Nam Việt Nam một nhà nước phân biệt và coi vĩ tuyến 17 của ranh giới tạm thời trở thành ranh giới chiến lược.

Kết quả là Hiệp định Giơnvevơ về Đông Dương được ký kết, và rõ ràng, những người cộng sản Pháp đã có phần đóng góp vào sự thành công đó. Đối với những người cộng sản Pháp, thắng lợi ở Điện Biên Phủ và ở Hội nghị Giơnevơ được xem là thắng lợi chung của cả nhân dân Pháp lẫn nhân dân Việt Nam. Trong cuộc mít tinh lớn ở Pari ngày 22-7-1954, J. Duyclô (Jacques Duclos) đã giải thích: "Thắng lợi này không phải là kết quả của ý muốn tốt của một số người, nó là kết quả của hành động quần chúng đã cô lập được chính phủ tay sai của Mỹ ở trong nước, và nó đã buộc một số giới tư bản phải biểu lộ rõ ràng hơn những sự khác biệt đối lập về quyền lợi của họ với quyền lợi của bọn tư bản trực tiếp gắn bó với Mỹ"6.

Đối với những người cộng sản Pháp, hoà bình được lập lại ở việt Nam và Đông Dương năm 1954 cũng là thắng lợi của hoà bình thế giới.

Trên đây là những nét lớn về các hoạt động phối hợp của Đảng Cộng sản Pháp, của những người cộng sản Pháp với nhân dân Việt Nam trong quá trình diễn ra cuộc kháng chiến thần thánh thứ nhất của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược. Để thấy rõ tầm vóc ý nghĩa cuộc đấu tranh này của nhân dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, có thể dẫn nhận định tổng quát sau đây của một nhà sử học Pháp:

"Ở nước Việt Nam, việc chống lại chủ nghĩa thực dân không phải là không có được... Nhưng chưa từng có cuộc đấu tranh nào lại đặc biệt kéo dài đến như vậy, từ 1944 đến 1954... Người ta có thể khẳng định rằng cuộc đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh ở Đông Dương trước hết là do những người cộng sản tiến hành: đó là cuộc chiến tranh lâu dài đầu tiên của quần chúng trong lịch sử chống chủ nghĩa thực dân Pháp"7.

Bằng hoạt động tích cực và to lớn của mình, Đảng Cộng sản Pháp đã triệt để thực hiện luận cương về sự liên minh giữa phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa với chính đảng cách mạng ở chính quốc. Chính vì ý nghĩa to lớn đó mà việc tìm hiểu thấu đáo những hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp và những người cộng sản Pháp phối hợp với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chín năm (1946-1954) sẽ góp phần vào việc củng cố, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về mọi mặt, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai đảng và nhân dân hai nước.
____________________________________________________
1. Alanh Ruýtxiô: Những người cộng sản Pháp và cuộc chiến tranh Đông Dương 1944-1954, Sđd, tr. 220-221.
2. H. Nava: Đông Dương hấp hối, Sđd, tr. 28.
3. Alanh Ruýtxiô: Những người cộng sản Pháp và cuộc chiến tranh Đông Dương 1944-1954, Sđd, tr. 291-292.
4. Alanh Ruýtxiô dẫn trong L'Historiographie française et Dien Bien Phu: un demie de siècle recherches et de controverses (Sử liệu học Pháp và Điện Biên Phủ: Nửa thế kỷ nghiên cứu và tranh luận).
5. Alanh Ruýtxiô: Những người cộng sản Pháp và cuộc chiến tranh Đông Dương 1944-1954, Sđd, tr. 303.
6, 7. Alanh Ruýtxiô: Những người cộng sản Pháp và cuộc chiến tranh Đông Dương 1944-1954, Sđd, tr. 310, 394.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2022, 11:03:17 am

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ ĐỒNG DƯƠNG
VÀ KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954
1

BỐI CẢNH DẪN ĐẾN HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ ĐÔNG DƯƠNG

Từ giữa năm 1953, tình hình thế giới xuất hiện một số nhân tố mới tác động đến chiều hướng phát triển của chiến tranh ở Đông Dương.

Cuộc chiến tranh lạnh ở vào thời kỳ quyết liệt, hai khối và hai hệ thống chính trị đối lập đấu tranh với nhau gay gắt.

Cuộc đàm phán về chiến tranh Triều Tiên bắt đầu từ tháng 8-1951 đến tháng 7-1953, đã dẫn đến việc ký kết Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên ngày 27-7-1953 trên cơ sở giữ nguyên trạng hai miền Triều Tiên. Kết cục của chiến tranh Triều Tiên thúc đẩy xu hướng giải quyết các cuộc xung đột vũ trang ở Viễn Đông bằng thương lượng hoà bình và khởi động quá trình các nước lớn tìm cách giải quyết vấn đề Đông Dương thông qua một giải pháp quốc tế.

Liên Xô, Trung Quốc cho rằng đình chiến ở Triều Tiên cho thấy các cuộc tranh chấp quốc tế đều có khả năng giải quyết bằng thương lượng; đình chiến ở Triều Tiên có thể thúc đẩy chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Trong công hàm gửi các nước lớn ngày 4-8-1953, Liên Xô lần đầu tiên gợi ý triệu tập hội nghị năm nước lớn gồm Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc để nghiên cứu các biện pháp nhằm làm giảm tình hình căng thẳng ở Viễn Đông. Do bị sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược và ngày càng bị phản đối mạnh mẽ ở trong nước, Chính phủ Pháp bày tỏ quan tâm đến một giải pháp thương lượng về Đông Dương trong khuôn khổ một cuộc hội nghị nhiều bên.

Sau khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Xtalin mất tháng 3-1953, Ban lãnh đạo mới của Liên Xô điều chỉnh chiến lược đối ngoại, đẩy mạnh hoà hoãn quốc tế, nhằm củng cố thực lực trong nước, thực hiện cuộc thi đua với Mỹ để giành ưu thế trên các lĩnh vực.
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thực hiện năm đầu của kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất nhằm đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc; đẩy mạnh chính sách cùng tồn tại hoà bình, trước hết với các nước châu Á, nhằm phá thế bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt để chống Trung Quốc từ năm 1951 sau khi Trung Quốc gửi chí nguyện quân sang Triều Tiên để viện Triều chống Mỹ.

Từ năm 1950 đến năm 1954, trong hoàn cảnh kinh tế quốc dân mới phục hồi, nhất là Trung Quốc vừa trải qua cuộc viện Triều chống Mỹ, hai nước Liên Xô và Trung Quốc vẫn dành cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà các khoản viện trợ vật chất rất quan trọng, gồm vũ khí, đạn dược, quân trang, quân y, thông tin, công binh.

Viện trợ quốc tế cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Năm   Trọng lượngTrị giá
1950     3.983 tấn
1951     6.086 tấn
1952     2.156 tấn
1953     4.400 tấn
1954     4.892 tấn
Cộng   21.517 tấn   136 triệu đồng nhân dân tệ (34 triệu rúp)
Nguồn: Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 459.

Tại Đông Dương, quân đội Pháp sa sút tinh thần; chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" không đem lại kết quả mong muốn; viện trợ ồ ạt của Mỹ cũng không giúp được quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương xoay chuyển được cục diện chiến tranh. Mỹ tăng cường can thiệp và dính líu sâu vào Đông Dương, giúp đỡ tiền bạc, vũ khí cho Pháp và ngụy quân, ngụy quyền. Từ năm 1950 đến năm 1953, phương tiện chiến tranh của Mỹ chuyển giao cho Pháp tăng gấp 10 lần. Hoa Kỳ đặt Đông Dương trong phòng tuyến chống cộng của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, như Ngoại trưởng Đalét tuyên bố ngày 13-1-1954: "Đứng về chiến lược, quyền lợi của Mỹ ở vùng Viễn Đông gắn chặt với các đảo ở bờ biển vùng đó. Các đảo đó có hai cứ điểm ở trên lục địa: phía bắc là Triều Tiên và phía nam là Đông Dương. Giữa hai cứ điểm đó là các đảo Nhật Bản, Lưu Cầu, Ôkinaoa, Đài Loan, Phi Luật Tân, Úc, Tân Tây Lan..."2. Mặt khác, Mỹ vừa gây sức ép, vừa tranh thủ chính quyền Pháp phê chuẩn bản điều ước phòng thủ ở châu Âu, khôi phục lại Tây Đức.

Viện trợ tài chính của Mỹ cho Pháp cũng không ngừng tăng lên, chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong chi phí chiến tranh của Pháp tại Đông Dương: Năm 1950 là 19%, năm 1952 lên 35%, năm 1953 lên 43% và năm 1954 lên tới 73%.

Dụng cụ quân sự chuyển giao
không phải trả tiền của Mỹ cho Pháp ở Đông Dương
Năm   Trọng lượng   Trị giá
1950        11.009 tấn
1951        72.021 tấn
1952        94.041 tấn
Nguồn: Hồ sơ lưu trữ của Bộ Ngoại giao Pháp (châu Á - châu Đại Dương). Bản ghi nhớ về viện trợ của Mỹ cho Đông Dương, 30-11-1953
Năm   Trọng lượng   Trị giá
Tháng 2-1953   137.000 tấn   2.600 triệu đôla Mỹ
Tháng 7-1954   150.000 tấn
Nguồn: Các tài liệu Lầu Năm Góc, Boacon Press, Boston, 1971, t.1, tr.200.

Tháng 7-1953, Chính phủ Plêven cử Nava sang làm Tổng Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương với một chiến lược quân sự hoàn chỉnh nhằm giành thắng lợi quân sự lớn để kết thúc chiến tranh trong vòng hai năm, tạo thế mạnh cho đàm phán. Kế hoạch này được chính quyền Mỹ ủng hộ.

Các tính toán quân sự và ngoại giao của Chính phủ Pháp được để ra trước những áp lực nội bộ mạnh mẽ. Chiến tranh kéo dài, tình hình kinh tế - xã hội Pháp ngày càng khó khăn. Phong trào nhân dân Pháp chống chiến tranh phát triển mạnh mẽ, lan rộng, với nhiều cuộc bãi công, biểu tình khổng lồ. Đảng Cộng sản Pháp thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội. Giải pháp Bảo Đại thất bại. Cuối tháng 10-1953, Quốc hội Pháp thảo luận sôi nổi về cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhiều nghị sĩ Pháp đòi Chính phủ đàm phán ngay với Chính phủ của Hồ Chí Minh.
____________________________________________________
1. Nguyễn Đình Bin (Chủ biên): Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
2. Dẫn theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 404.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2022, 11:06:39 am

Để tác động mạnh vào nội bộ Pháp và tranh thủ dư luận thế giới, khi trả lời báo Expressen Thụy Điển, ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó... Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam"1... Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói thêm: "Việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Chính phủ Pháp"2. Trong lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm bảy năm toàn quốc kháng chiến, ngày 19-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa tuyến bố với nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp: "Bởi vì thực dân Pháp cứ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược, cho nên nhân dân Việt Nam quyết đánh mạnh hơn nữa, tiêu diệt sinh lực địch nhiều hơn nữa, quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và muốn giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình, thì nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng sẵn sàng nói chuyện"3.

Tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh gây tiếng vang lớn trên thế giới, nhất là ở Pháp. Các đoàn thể và nhiều nhà chính trị Pháp sôi nổi đòi Chính phủ Lanien đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh. Trước sức ép của dư luận, ngày 12-12-1953, Thủ tướng Lanien phải tuyên bố: "Nếu một giải pháp danh dự xuất hiện trong khung cảnh địa phương hoặc trong khung cảnh quốc tế, nước Pháp sẽ vui lòng chấp nhận một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột". Ngày 3-12, Chính phủ Pháp tuyên bố muốn biết lập trường của "phía bên kia" (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) bằng con đường chính thức và tỏ ý xem xét việc lập lại hoà bình, bảo đảm độc lập cho "các quốc gia liên kết" ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

Triển khai thực hiện kế hoạch Nava, ngày 20-11-1953, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Cùng thời gian này, bộ đội Việt Nam đã tiến hành thắng lợi các Chiến dịch ở Tây Bắc, Khu V, đồng thời phối hợp với bộ đội Pathét Lào thực hiện Chiến dịch Thu Đông, giành thắng lợi ở Trung Lào, Thượng Lào và nhiều nơi khác. Từ đầu năm 1954, bộ đội ta hình thành thế bao vây chuẩn bị công hãm Điện Biên Phủ với quyết tâm tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm lớn nơi tập trung phần lớn các lực lượng cơ động của Pháp, tạo chuyển biến mới cho cục diện kháng chiến cứu nước.

Ngày 25-1-1954, tại Béclin, Hội nghị bốn nước lớn Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp khai mạc. Ngày 18-2-1954, Hội nghị kết thúc, ra tuyên bố cuối cùng, đề nghị triệu tập vào ngày 26-4 ở Giơnevơ một hội nghị quốc tế về Triều Tiên, gồm các đại biểu của Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, hai bên Triều Tiên và các nước khác có quân đội tham chiến ở Triều Tiên nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Triều Tiên. Hội nghị này có sự tham dự của các đại biểu Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và những nước hữu quan khác cũng sẽ xem xét vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Dư luận thế giới hoan nghênh tuyên bố ngày 18-2 của bốn nước lớn. Ngày 20-2, Thủ tướng Ấn Độ Nêru kêu gọi ngừng bắn ở Đông Dương để tạo thuận lợi cho việc thảo luận vấn đề Đông Dương tại Hội nghị Giơnevơ. Ngày 25-2, Ngoại trưởng Inđônêxia tuyên bố ủng hộ lời kêu gọi của Thủ tướng Nêru. Trung Quốc tán thành việc họp Hội nghị quốc tế ở Giơnevơ.

Pháp được hai nước Anh và Mỹ uỷ quyền thương lượng với Liên Xô về thành phần "những nước hữu quan khác" tham dự Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. Ngày 27-4 tại Giơnevơ, hai Bộ trưởng Ngoại giao Pháp và Liên Xô thảo luận vấn đề này. Ngoại trưởng Pháp Bidôn đề nghị mời năm nước như trong thông cáo Béclin, "ba quốc gia liên kết" ở Đông Dương và có thể thêm Thái Lan và Mianma. Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtốp đề nghị mời năm nước nêu trong thông cáo Béclin và bốn quốc gia hữu quan ở Đông Dương (gồm Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà). Ngày 2-5, ba nước phương Tây tán thành phương án chín bên của Liên Xô.

Các nước lớn tham dự Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương với những mục tiêu khác nhau.

Pháp muốn thoát ra khỏi chiến tranh Đông Dương trong danh dự. Sau khi Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được ký kết, Chính phủ Pháp cho rằng bằng mọi giá phải tránh không để bị lâm vào tình thế là hoà bình được lập lại ở Triều Tiên mà chiến tranh vẫn tiếp tục ở Đông Dương. Chính phủ Pháp hy vọng rằng trong khuôn khổ một cuộc hội nghị quốc tế nhiều bên, Mỹ và Anh sẽ đứng về phía Pháp, tránh được phải đàm phán trực tiếp song phương với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Liên Xô là nước đưa ra sáng kiến triệu tập hội nghị nhằm thúc đẩy hoà dịu quốc tế, buộc Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng để giải quyết các cuộc xung đột bằng biện pháp hoà bình.

Trung Quốc mong muốn tạo môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực châu Á, ở Đông Dương sau đình chiến ở Triều Tiên để triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xây dựng đất nước. Tham dự một trong các hội nghị quốc tế quan trọng đầu tiên từ khi Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập, với sự có mặt của các cường quốc thế giới, là dịp để Trung Quốc xác lập vai trò trong việc giải quyết các công việc quốc tế, trước hết là ở châu Á, mở rộng tiếp xúc chính trị và thương mại quốc tế, phá âm mưu của Mỹ bao vây, cô lập Trung Quốc.

Tuy miễn cưỡng nhưng Hoa Kỳ chấp nhận tham gia hội nghị do yêu cầu khẩn thiết của Pháp được Anh hậu thuẫn. Hoa Kỳ cần tranh thủ Pháp tham gia Hiệp ước thành lập Cộng đồng phòng thủ châu Âu - một bộ phận chủ chốt để củng cố liên minh Tây Âu, cũng như ủng hộ Mỹ trong các kế hoạch xây dựng cơ cấu "phòng thủ chung" ở châu Á. Ngoài ra, Hoa Kỳ đến Giơnevơ để ngăn cản một giải pháp bất lợi cho Phương Tây, có hại cho mưu đồ của Mỹ thay thế Pháp ở Đông Dương.

Chính sách của Anh lúc này là ủng hộ Pháp theo khả năng mình, đồng thời tránh bị lôi cuốn vào một cuộc can thiệp quân sự tập thể. Giải quyết vấn đề Đông Dương, làm dịu tình hình Viễn Đông có lợi cho việc củng cố "Khối thịnh vượng chung" ở châu Á, vào thời điểm Anh đang đối phó với phong trào du kích cộng sản ở Malaixia.
_____________________________________________________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.168, 169.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 192.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2022, 11:08:55 am

Về phía Việt Nam, lập trường đàm phán liên quan đến Đông Dương được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong trả lời phỏng vấn của báo Thụy Điển Expressen, tiếp đó được làm rõ tại Thông tri của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, ngày 27-12-1953: "Căn cứ vào lực lượng so sánh giữa ta và địch lúc này, điều kiện thương lượng hoà bình chưa chín muồi"1. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm cuối năm 1953, Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy: "Mục đích chính của phe ta hiện nay là: làm cho tình hình thế giới bớt căng thẳng; chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp trên thế giới bằng cách thương lượng"2. Một tuần trước khi Hội nghị Giơnevơ bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương, ngày 1-5-1954, Ban Bí thư Trung ương Đảng hướng dẫn trong Đảng: Ta không đánh giá quá cao Hội nghị Giơnevơ nhưng không nên bỏ lỡ cơ hội, phải tranh thủ làm cho Hội nghị Giơnevơ có thể bắt đầu để đi đến các cuộc gặp gỡ khác. Đồng thời, trong cuộc quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ, toàn quân và toàn dân Việt Nam quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch lịch sử, điều sẽ có ý nghĩa rất quan trọng về quân sự, chính trị, ngoại giao, tác động đến cuộc thương lượng ở Giơnevơ và toàn bộ cuộc chiến tranh. Ngày 7-5-1954, tập đoàn cứ điểm của Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Ngày 8-5-1954, Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bước vào Hội nghị Giơnevơ trong tư thế người chiến thắng.

Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tham dự Hội nghị Giơnevơ do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Ngày 10-4-1954, báo cáo trước Quốc hội về chủ trương đấu tranh tại hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu rõ: Lập trường của nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương là hoà bình, độc lập, thống nhất và dân chủ.

Cuộc kháng chiến cứu nước của Việt Nam là một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lực lượng hai bên đan xen nhau, chiến trường phức tạp, không có chiến tuyến, rất khác với chiến tranh Triều Tiên. Vì vậy muốn lập lại hoà bình, cần có một giải pháp toàn bộ, cả quân sự và chính trị. Các mặt quân sự phải bao gồm các vấn đề ngừng bắn, rút quân đội nước ngoài, quy định và điều chỉnh vùng đóng quân, tập kết chuyển quân, trao trả tù binh...

Giải pháp chính trị là giải quyết vấn đề độc lập, thống nhất, dân chủ. Con đường giải quyết vấn đề chính trị là tổ chức tổng tuyển cử, quy định người đứng ra tổ chức và thời hạn tiến hành tổng tuyển cử.

Chiến tranh Việt Nam đã mở rộng sang Lào, Campuchia. Ở hai nước này, có quân Pháp, có chính quyền vương quốc liên kết với Pháp, lại có lực lượng yêu nước kháng chiến và có quân tình nguyện Việt Nam cùng sát cánh chiến đấu. Không thể chỉ giải quyết chiến tranh Việt Nam riêng rẽ mà phải giải quyết đồng thời vấn đề Lào và Campuchia, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương. Bởi vậy phương án tổng quát ban đầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là đòi Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân khỏi ba nước Đông Dương, thực hiện ngừng bắn đồng thời trên toàn Đông Dương. Việt Nam dự kiến sẽ quy định khu vực tập kết tạm thời cho các lực lượng vũ trang các bên. Ở Việt Nam, ban đầu phía Chính phủ Việt Nam dự kiến lấy vĩ tuyến 13 ngang với Quy Nhơn làm ranh giới khu vực tập kết của hai bên.

Về chính trị, Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đưa ra đề nghị tổ chức tổng tuyển cử tự do bằng phổ thông đầu phiếu để lập chính phủ thống nhất cho mỗi nước Đông Dương. Thời hạn tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. Những nét lớn của phương án này được thể hiện trong đề nghị tám điểm do Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng trình bày tại Hội nghị Giơnevơ trong phiên họp ngày 10-5-1954.

Mặc dù đã có thoả thuận của các nước lớn triệu tập Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, khi Điện Biên Phủ sắp thất thủ, trước sự cầu cứu khẩn thiết của Pháp, giới chính trị và quân sự Mỹ bàn bạc một số kế hoạch phiêu lưu quân sự để cứu vãn tập đoàn cứ điểm. Những kẻ "diều hâu" ở Mỹ nêu ý kiến mở các đợt ném bom quy mô lớn tại khu vực xung quanh Điện Biên Phủ, có lúc gợi ý ném bom nguyên tử; ném bom nguyên tử xuống lãnh thổ Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam; đưa lục quân Mỹ vào tham chiến, v.v… Nhưng, Tổng thống Aixenhao do dự, các nhà lãnh đạo trong Quốc hội Mỹ cũng do dự, nêu đòi hỏi phải có hành động thống nhất cùng với Pháp và Anh. Trong khi đó, Pháp chỉ muốn Mỹ ném bom thông thường và dùng sự đe doạ của Mỹ để chặn khả năng can thiệp trực tiếp của Trung Quốc, nhưng không muốn chiến tranh mở rộng, ảnh hưởng đến triển vọng đàm phán hoà bình ở Giơnevơ. Chính phủ Anh không muốn bị lôi kéo vào cuộc leo thang quân sự tại Đông Dương, đưa ra lập luận rằng nếu đàm phán ở Giơnevơ không đạt kết quả, lúc đó các nước đồng minh mới tính đến biện pháp quân sự tập thể.
_________________________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 14, tr. 556.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.175.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2022, 11:12:31 am

DIỄN BIẾN CỦA HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ

Hội nghị Giơnevơ về Triều Tiên có 18 đoàn tham dự, khai mạc ngày 26-4, kết thúc ngày 15-6.

Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương có chín bên tham dự: Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia. Đại diện lực lượng kháng chiến Pathét Lào và Khơme Ítxarắc đã có mặt ở Giơnevơ, nhưng không được các đoàn phương Tây chấp nhận tham dự hội nghị.

Hai đồng Chủ tịch hội nghị là Ngoại trưởng Anh Êđen và Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtốp.

Hội nghị Giơnevơ bắt đầu từ ngày 8-5, kết thúc ngày 21-7-1954, trải qua 75 ngày thương lượng, với 31 phiên họp, trong đó có 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp hẹp cấp trưởng đoàn.

Cuộc đấu tranh tại hội nghị diễn biến qua ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu diễn ra từ ngày 8-5 đến ngày 19-6-1954, với 6 phiên toàn thể và 17 phiên họp hẹp cấp trưởng đoàn.

Ngoài việc trao đổi chương trình nghị sự, trong giai đoạn này các bên trình bày lập trường của mình về giải pháp cho vấn đề Việt Nam và Đông Dương, trong đó tranh luận nhiều về hai vấn đề: có bàn chung cả hai mặt chính trị và quân sự, như đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị, hay chỉ bàn mặt quân sự, như Đoàn Pháp đề nghị; có bàn chung vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia "theo những nguyên tắc, những biện pháp, những bước đường giống nhau"1, như Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị, hay "giải quyết vấn đề riêng của Lào và của Campuchia"2 như đồng Chủ tịch Hội nghị, Ngoại trưởng Anh Êđen đề xuất trong bản sơ kết của ông ta sau tháng đàm phán đầu tiên tại hội nghị.

Ngày 8-5-1954, hội nghị bắt đầu thảo luận vấn đề Đông Dương đúng vào lúc tin chiến thắng Điện Biên Phủ bay tới Giơnevơ. Chiến thắng Điện Biên Phủ thực sự là trái bom đối với Chính phủ Pháp ngay trước ngày khai mạc hội nghị.

Tại cuộc họp, theo chương trình nghị sự, đoàn Pháp phát biểu trước. Đoàn Pháp mặc trang phục toàn màu đen, xem như "để tang" cho thất bại của quân đội viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ... Mở đầu bài phát biểu, Ngoại trưởng Pháp Biđôn đã xúc động thông báo việc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ và sau đó Biđôn đề nghị chấp thuận nguyên tắc của một cuộc tổng ngưng chiến tại Đông Dương nhằm bảo đảm an ninh cần thiết. Pháp chỉ đề cập việc giải quyết các vấn đề quân sự. Về vấn đề Việt Nam có năm điểm: tập kết quân đội hai bên vào các vùng quy định; giải giáp các lực lượng dân quân du kích; phóng thích tù binh và dân thường bị bắt; kiểm soát quốc tế; đình chỉ chiến sự sau khi ký hiệp định. Về Cao Miên và Lào, có bốn điểm: rút quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; giải giáp các lực lượng dân quân du kích; phóng thích tù binh và dân thường bị bắt; kiểm soát quốc tế. Về bảo đảm hiệp định, khi có sự vi phạm, các nước tham dự hội nghị sẽ trao đổi ý kiến để thi hành những biện pháp thích hợp.

Tuy nhiên, với một thái độ thực tế, tại hội nghị, Việt Nam chủ trương một mặt đấu tranh giữ vững những nguyên tắc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hoà bình và dân chủ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đoàn thuộc phe xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc có sách lược mền dẻo, phân hoá đối phương, đóng góp thúc đẩy hội nghị tiến triển.

Ngày 10-5, Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng trình bày lập trường tám điểm của một giải pháp toàn diện cho vấn đề Đông Dương.

1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Khơme và Pathét Lào;

2. Ký hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, Khơme và Pathét Lào;

3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do ở Việt Nam, Khơme và Pathét Lào để thành lập chính phủ thống nhất trong mỗi nước.

4. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Khơme và Pathét Lào bằng lòng xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp;

5. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Khơme và Pathét Lào công nhận các quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp, sẽ cùng nước Pháp quy định các quyền này theo nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng quyền lợi lẫn nhau;

6. Hai bên không khủng bố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh;

7. Trao đổi tù binh;

8. Ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời trên toàn Đông Dương: điều chỉnh các vùng; đình chỉ đưa vào Đông Dương quân đội và thiết bị quân sự mới; lập uỷ ban tay đôi gồm đại biểu hai bên đối phương để kiểm tra bảo đảm thực hiện hiệp định đình chiến.

Để tỏ thiện chí, Trưởng đoàn Việt Nam tuyên bố cho phép Pháp được đến Điện Biên Phủ nhận thương binh.

Một trong những mục tiêu quan trọng của Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương là bảo vệ quyền đại diện và lợi ích chính đáng của phong trào kháng chiến yêu nước ở Lào và Campuchia là Pathét Lào và Khơme Ítxarắc. Phía Việt Nam kiên trì đấu tranh trong các phiên họp ngày 8, 10, 18-5 và tại các cuộc thương lượng Việt - Pháp ở Giơnevơ từ cuối tháng 6, trong đó đòi:

- Các đại diện của Pathét Lào và của Khơme Ítxarắc tham dự Hội nghị;

- Giải quyết như nhau các vấn đề quân sự và chính trị ở Việt Nam, ở Khơme và ở Pathét Lào, trong đó, về quân sự: ngừng bắn cùng một lúc trên toàn Đông Dương và giải quyết các vấn đề quân sự tương ứng; về chính trị: giải pháp phải là thống nhất đất nước và giải quyết các vấn đề chính trị kèm theo tại mỗi nước;

- Phân vùng lãnh thổ cho việc chuyển quân tập kết tạm thời đối với lực lượng vũ trang Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng như đối với Pathét Lào và Khơme Ítxarắc ở mỗi nước.
___________________________________________________
1, 2. Những văn bản chính của Hội nghị Giơnevơ, Hà Nội, 1995, tr.51, 138.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2022, 11:14:21 am

Nhà sử học người Pháp Phrăngxoa Gioayô nhận xét rằng đại diện quân sự Việt Nam trong các cuộc đàm phán với đại diện quân sự Pháp đã có thái độ cứng rắn trong vấn đề này: Nhân danh Pathét Lào, Tạ Quang Bửu đấu tranh để Chính phủ cách mạng Lào được kiểm soát phần nửa phía đông nước Lào, kể cả cao nguyên Bôlôven ở phía nam. Việt Minh cũng đặt vấn đề như vậy trong một thời gian khi đợi công nhận quyền của Khơme Ítxarắc được có một vùng lãnh thổ1.

Tuy nhiên, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương do bốn nước lớn triệu tập, là một cuộc thương lượng quốc tế nhiều bên mà các nước lớn muốn đạt đến giải pháp phù hợp với mục tiêu của họ. Pháp là nước đang thất bại trên chiến trường, nhưng đã lợi dụng vai trò mà các nước lớn phương Tây phân công cùng với Liên Xô xác định thành phần tham dự hội nghị, đã đưa được ba "quốc gia liên kết" của phe Pháp tham dự hội nghị và gạt các lực lượng kháng chiến yêu nước ở Lào và Campuchia hòng giành lợi thế trong quá trình thương lượng.

Xét về tương quan chung tại Giơnevơ, Việt Nam chỉ là một trong chín thành viên tham dự hội nghị, là bên duy nhất trong ba phong trào kháng chiến chống thực dân xâm lược ở Đông Dương được các nước lớn mời tham dự, trong khi phía đối phương, tất cả bốn bên trực tiếp tham chiến đều có mặt. Do tình hình trên đây và tính chất của hội nghị quốc tế nhiều bên, trong đó ngoại giao nước lớn chi phối bởi lợi ích riêng của mỗi nước nên Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã không thể thực hiện tất cả các mục tiêu của giải pháp như đã đề ra.

Sau hơn một tháng thương lượng, xét theo những điểm giống nhau trong đề nghị của các đoàn, các bên tham gia hội nghị đã nhất trí về nguyên tắc một số vấn đề sau đây:

- Ngừng bắn hoàn toàn, cùng một lúc trên toàn Đông Dương;

- Cần thương lượng về việc điều chỉnh các vùng chiếm đóng cho thích hợp;

- Cùng một lúc với việc ngừng bắn, đình chỉ việc đưa quân đội và trang bị quân sự mới vào Đông Dương;

- Các uỷ ban liên hợp gồm đại diện bộ tư lệnh hai bên tham chiến đảm trách việc thi hành hiệp định ngừng bắn;

- Kiểm soát quốc tế gồm các nước trung lập (hiểu theo nghĩa là không dính líu vào chiến tranh Đông Dương), nhưng chưa nhất trí về thành phần;

- Những nước tham gia hội nghị bảo đảm thi hành hiệp định;

- Thả tù binh quân sự và thường dân bị bắt trong chiến tranh;

- Từ các phiên họp toàn thể ngày 18 và ngày 19-5 trở đi, cách thức giải quyết vấn đề Lào và Campuchia trong mối liên hệ như thế nào với vấn đề Việt Nam dần dần được đặt vào trung tâm các cuộc thảo luận giữa chín đoàn đại biểu. Các nước phương Tây đòi thương lượng giải quyết riêng từng vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia.

Ngoài ra, theo thoả thuận giữa các đoàn trong phiên họp ngày 29-5 về thành lập cơ chế để bàn các vấn đề quân sự và đình chiến ở Việt Nam, các đại biểu quân sự Việt Nam và Pháp đã tiến hành các cuộc thảo luận riêng tại Giơnevơ và tại Việt Nam. Phiên họp quân sự Việt - Pháp đầu tiên tiến hành ngày 2-6 tại Giơnevơ. Ngày 10-6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, thay mặt Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, đưa ra các đề nghị về đường phân giới tạm thời và việc tập kết quân đội hai bên.

Những kết quả sau hơn một tháng đàm phán được nhiều nhà quan sát và các đoàn đánh giá là còn rất khiêm tốn. Sau hơn một tháng thương lượng, hội nghị tuy đạt được một số thoả thuận về nguyên tắc chung nhưng đã lâm vào thế bế tắc do thái độ Đoàn Pháp không khoan nhượng trong việc giải quyết vấn đề chính trị. Trưởng đoàn đại biểu Pháp Biđôn, bị các đoàn phe xã hội chủ nghĩa chỉ trích là thiếu sáng kiến, không có thái độ hợp tác và chịu nhiều sức ép của Mỹ. Những chỉ trích này là nhằm tác động vào nội bộ Pháp.

Trong khi đó, cuộc đàm phán về vấn đề Triều Tiên kéo dài đến giữa tháng 6 đã không đem lại kết quả có ý nghĩa nào, do hai bên đều muốn duy trì nguyên trạng. Cuối phiên họp ngày 15-6, Trưởng đoàn Mỹ B. Xmít đơn phương tuyên bố chấm dứt đàm phán.

Sau thất bại của cuộc thương lượng về vấn đề Triều Tiên, để tránh cho cuộc đàm phán về Đông Dương bị tan vỡ, ngày 16-6, Trưởng đoàn Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai đã gặp Trưởng đoàn Anh cho biết Trung Quốc có thể công nhận tính hợp pháp của các Chính phủ Vương quốc Lào và Campuchia khi nào Trung Quốc được bảo đảm rằng không một căn cứ quân sự nào của Mỹ được xây dựng tại hai nước này. Các đoàn xã hội chủ nghĩa đã quyết định tách riêng vấn đề Lào và Campuchia để thúc đẩy cuộc thương lượng về vấn đề Đông Dương, nhằm chống lại âm mưu của Mỹ phá hoại hội nghị. Trong phiên họp hẹp ngày 16-6, Thủ tướng Chu Ân Lai đã đưa ra đề nghị sáu điểm:

1. Đình chiến đồng thời ở Lào, Campuchia và Việt Nam;

2. Đại diện các bộ chỉ huy hai bên tham chiến bắt đầu thương lượng trực tiếp với nhau ở Giơnevơ và tại chỗ ở Đông Dương về đình chiến ở Lào và Campuchia;

3. Sau khi đình chiến, không được đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí mới vào Lào và Campuchia. Việc nhập các loại vũ khí tự vệ của hai nước này sẽ được xác định tại một cuộc thương lượng khác;

4. Ủy ban kiểm soát trung lập sẽ mở rộng hoạt động sang Lào và Campuchia, có chú ý tới những đặc điểm của hai nước này;

5. Thoả thuận việc trao đổi tù binh và thường dân bị bắt;

6. Không được khủng bố những người đã hợp tác với đối phương trong chiến tranh.

Những cuộc hội đàm giữa các Trưởng đoàn Pháp, Anh và Trung Quốc ngày 17-6 đã đề cập tương lai chính trị của Lào và Campuchia, việc công nhận khu tập kết của bộ đội Pathét Lào ở gần biên giới Việt Nam và Trung Quốc, những nguyên tắc rút quân đội nước ngoài, trong đó có quân đội tình nguyện Việt Nam khỏi hai nước.

Trong khi ở Đông Dương quân đội Pháp thất bại nặng nề trên chiến trường và lâm vào tình trạng khủng hoảng, ở Giơnevơ Đoàn Pháp bị các đoàn Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam phê phán. Tại Pari, Quốc hội Pháp thảo luận vấn đề Đông Dương. Khi bỏ phiếu tín nhiệm, Chính phủ Lanien bị thiểu số. Ngày 14-6, Tổng thống Pháp Côty cử nghị sĩ Măngđét Phrăngxơ, thuộc phe chủ hoà trong chính giới Pháp, lập nội các mới. Khi nhậm chức ngày 18-6, thủ tướng mới của nước Pháp tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòng một tháng không đạt được một cuộc ngừng bắn ở Đông Dương. Với việc thay đổi Chính phủ ở Pháp, phần lớn các trưởng đoàn về nước trao đổi ý kiến với chính phủ của mình.

Trước khi rời Giơnevơ, các trưởng đoàn đã thoả thuận xong về nguyên tắc sẽ thương lượng những hiệp định riêng biệt cho mỗi nước Đông Dương. Tại hai cuộc họp hẹp ngày 18 và 19-6, các đoàn đã thảo luận văn kiện thoả hiệp do đoàn Pháp được giao dự thảo và nhất trí các cuộc đàm phán về quân sự liên quan đến Lào và Campuchia sẽ được tổ chức như đã tiến hành về vấn đề đình chiến ở Việt Nam từ ngày 29-5.

Đoàn Mỹ không chấp nhận đề nghị của Trung Quốc về Lào và Campuchia, nhưng ý kiến của đoàn Mỹ bị cô lập. Đến thời điểm này, tình hình đã rõ ràng: Hội nghị có thể tiếp tục công việc để đạt đến một hiệp định đình chiến ở Đông Dương ngay cả trong trường hợp Hoa Kỳ từ chối tham gia vào quá trình đó.
__________________________________________________
1. Xem Phrăngxoa Gioayô: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, tr. 363, 364, 543.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Ba, 2022, 06:58:18 pm

Giai đoạn hai diễn ra từ ngày 20-6 đến ngày 9-7, là thời gian phần lớn các trưởng đoàn vắng mặt tại Giơnevơ, diễn ra sáu phiên họp hẹp.

Trong giai đoạn đó, bên ngoài hội nghị diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, tác động lớn đến chiều hướng của hội nghị.

Sau Điện Biên Phủ, mặc dù còn 50 vạn quân trên chiến trường, Pháp hầu như đã mất ý chí xâm lược. Tại Đông Dương, dưới sức ép của các lực lượng vũ trang của Việt Nam, quân viễn chinh Pháp rất nguy khốn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Để đối phó với tình hình sa sút trên chiến trường, ngày 28-5, Chính phủ Pháp đã gọi nhập ngũ một số quân trù bị, gửi quân tiếp viện cho Đông Dương. Ngày 2-6, tướng Êly được chỉ định làm Cao uỷ Đông Dương kiêm Tổng Chỉ huy các lực lượng Liên hiệp Pháp. Tướng Valuy cầu cứu Hoa Kỳ can thiệp, nhưng cuộc họp giữa ba phái đoàn quân sự cao cấp Mỹ, Anh, Pháp ở Oasinhtơn ngày 3-6 không đưa ra được biện pháp khẩn cấp nào để giúp Pháp ở Đông Dương. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng cuộc chiến tranh ở Đông Dương đã vượt quá thời điểm có thể đảo ngược.
Hoa Kỳ bắt đầu triển khai kế hoạch đã tính toán từ lâu là thay dần Pháp: bước quan trọng đầu tiên là buộc Pháp phải chấp nhận việc ngày 7-7 Ngô Đình Diệm thay Bửu Lộc làm thủ tướng của chính quyền Bảo Đại. Đồng thời, Ngoại trưởng Đalét điện cho B. Xmít cho biết "vai trò của Mỹ tại Giơnevơ sẽ được giới hạn trong phạm vi người quan sát"1.

Trong thời gian hội nghị, hàng trăm đoàn thể nhân dân Pháp đã cử đại biểu tới Giơnevơ thăm Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam và đòi Chính phủ Pháp thực sự thương lượng để lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Ngày 23-6, Măngđét Phrăngxơ đã tới Bécnơ, Thụy Sĩ, để gặp Thủ tướng Chu Ân Lai thăm dò về vấn đề phân vùng, vấn đề thống nhất Việt Nam, vấn đề Lào và Campuchia. Thủ tướng Chu Ân Lai điểm lại những nội dung hội nghị đã thoả thuận và đề nghị mới của Trung Quốc như đã nêu với Êđen và Biđôn; đồng thời nói rõ không để Liên hợp quốc can thiệp vào cuộc xung đột này và ngăn cấm Mỹ đặt căn cứ quân sự trên bán đảo Đông Dương. Măngđét Phrăngxơ tỏ ý muốn sớm đi đến giải pháp nhưng để lộ ý đồ của phía Pháp không muốn có tuyển cử sớm, không muốn bàn các vấn đề chính trị, đồng thời muốn đàm phán trực tiếp với Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sau cuộc gặp Bécnơ. Thủ tướng Pháp đã chỉ thị cho Đoàn Pháp về lập trường thương lượng của Pháp, trong đó có: tập kết quân đội hai bên trong hai khu vực lớn theo đường chia cắt ở vĩ tuyến 18; trung lập hoá các địa phận Công giáo ở bên trong khu vực của Việt Minh; Pháp chiếm giữ Hải Phòng càng lâu càng tốt. Kể từ lúc này việc chia cắt Việt Nam đã trở thành một mục tiêu của Đoàn đại biểu Pháp.

Như vậy, với tình thế khó khăn của Pháp ở Đông Dương, với đòn tối hậu mà Mỹ giáng vào cuộc thương lượng về Triều Tiên và việc một nhân vật mới thuộc phái chủ hoà lên làm thủ tướng ở Pháp trong hai ngày đã làm biến đổi sâu sắc sân khấu thương lượng ở Giơnevơ, thôi thúc những bên thực sự quan tâm đến cuộc đình chiến ở Đông Dương đi tới những quyết định cuối cùng có ý nghĩa quyết định đối với giải pháp về Đông Dương.

Các vấn đề được thảo luận trong các phiên họp hẹp giữa các quyền trưởng đoàn và các phiên họp của diễn đàn quân sự Việt - Pháp thu được một số kết quả khiêm tốn: đến cuối tháng 6 đề cập thể thức kiểm soát ngừng bắn và đầu tháng 7 về vấn đề thể thức rút quân đội Liên hiệp Pháp khỏi các vùng sẽ trao cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó Việt Nam đề nghị hoàn thành trong thời hạn 90 ngày, Pháp đề nghị 380 ngày; vấn đề thời hạn tổng tuyển cử; sự bảo đảm của các nước tham gia hội nghị đối với hiệp định; đưa các huấn luyện viên và thiết bị quân sự vào Lào và Campuchia.

Về vấn đề kiểm soát quốc tế, có nhiều đề nghị được đưa ra thảo luận, công phu nhất là đề nghị của Liên Xô ngày 14-6. Tuy nhiên ba vấn đề căn bản - cơ cấu Ủy ban kiểm soát quốc tế, thành phần và quan hệ của nó với Ủy ban liên hợp gồm hai bên tham chiến vẫn chưa có giải pháp.

Vấn đề huấn luyện viên và trang bị quân sự được thảo luận từ phiên họp ngày 6-7. Các đại biểu Campuchia và Lào yêu cầu cố vấn quân sự cần được phép ở lại trong hai vương quốc với việc được nhập các thiết bị cần thiết cho phòng thủ hai nước. Đoàn đại biểu Trung Quốc nhấn mạnh phải triệt để hạn định việc nhập vũ khí trong nhu cầu tự vệ và Mỹ không được đặt căn cứ quân sự ở hai nước này.

Tại Việt Nam, Đoàn đại biểu của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và của phía Pháp gặp nhau tại Trung Giã, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đoàn Việt Nam đàm phán tại Trung Giã: ta đàm phán với Pháp lần này trong tư thế người chiến thắng; phải vững vàng về nguyên tắc, nhưng linh hoạt về sách lược. Điều gây tranh cãi nhiều trong các cuộc họp tiền trạm là về danh nghĩa của Đoàn Pháp. Phía Pháp muốn lấy danh nghĩa đoàn của họ là đại diện của Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng Pháp -Việt. Phía Việt Nam không thừa nhận vai trò ngụy quân trong đàm phán. Cuối cùng, Việt Nam thoả thuận để họ lấy danh nghĩa đã dùng ở Hội nghị Giơnevơ là Đoàn đại diện Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng Liên hiệp Pháp ở Đông Dương. Hội nghị Trung Giã khai mạc ngày 4-7-1954. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thiếu tướng Văn Tiến Dũng dẫn đầu; Đoàn Pháp do Đại tá Lennuyơ dẫn đầu. Nội dung chủ yếu của hội nghị là thảo luận về các vấn đề quân sự do Hội nghị Giơnevơ đề ra và quyết định những biện pháp thi hành những quyết định của Hội nghị Giơnevơ. Khi Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam có hiệu lực, Hội nghị Trung Giã chuyển thành Ủy ban liên hợp Trung ương thi hành Hiệp định Giơnevơ, thực hiện ngừng bắn, chuyển vùng, trao đổi tù binh và thường dân bị giam giữ, xác định hành lang hàng không, việc triển khai quy chế khu phi quân sự...

Chính trong giai đoạn này tại các thủ đô liên quan đã diễn ra những cuộc gặp rất quan trọng có ý nghĩa và tác động lớn đến chiều hướng của hội nghị và xoay quanh những vấn đề trọng yếu nhất của giải pháp, như phân vùng và thời hạn tuyển cử ở Việt Nam, khu tập kết ở Lào và Campuchia, vấn đề liên minh quân sự và căn cứ quân sự nước ngoài ở Đông Dương, thời hạn rút quân Pháp.

Đồng thời, Mỹ tăng cường sức ép đối với các nước đồng minh phương Tây về đàm phán tại Giơnevơ. Ngày 29-6, tại cuộc gặp cấp cao Mỹ - Anh ở Oasinhtơn, Tổng thống Mỹ đã thoả thuận với Thủ tướng Anh về bảy điều kiện cho giải pháp về Đông Dương:

1. Giữ cho được Lào và Campuchia, bảo đảm việc rút quân đội Việt Nam khỏi hai nước này;

2. Giữ cho được ít nhất một nửa Việt Nam ở phía nam, nếu được thì giữ một vùng của đồng bằng Bắc Bộ; đường giới tuyến tại Đồng Hới;

3. Không có những hạn chế đối với Lào, Campuchia và phần giành được tại Việt Nam để xây dựng các chính quyền không cộng sản ổn định, đặc biệt là không bị hạn chế duy trì các lực lượng đủ để bảo đảm an ninh đối nội, nhập vũ khí và sử dụng cố vấn nước ngoài;

4. Không có các điều khoản chính trị có thể làm mất vào tay cộng sản những khu vực giành được;

5. Không có điều khoản loại trừ khả năng thống nhất Việt Nam bằng biện pháp hoà bình;

6. Bảo đảm với sự giáp sát quốc tế việc di chuyển nhân dân từ vùng này sang vùng khác của Việt Nam;

7. Bảo đảm kiểm soát quốc tế có hiệu quả.

Đối với Hoa Kỳ, bảy điểm thoả thuận với Anh không phải là mục tiêu mà là nguyên tắc thương lượng của các phái đoàn phương Tây tại Giơnevơ. Nội dung bảy điểm cho thấy sau khi không thực hiện được chủ trương phá hội nghị, Hoa Kỳ đã chuyển sang thúc ép các đoàn phương Tây đạt đến một giải pháp có lợi nhất có thể được, trước hết để tạo tiền đề cho Mỹ thay thế Pháp ở Đông Dương.

Mặc dù Pháp đã khẳng định chấp nhận bảy điểm làm lập trường thương lượng của phương Tây trong giai đoạn cuối của hội nghị, trong thư ngày 10-7 gửi Thủ tướng Pháp, nhằm tăng thêm sức ép đối với Pháp, Ngoại trưởng Mỹ Đalét vạch rõ: trên thực tế Pháp đã có những thoả hiệp đi chệch khỏi bảy điểm, như: sẵn sàng chấp nhận Pathét Lào có vùng tập kết ở Bắc Lào, chấp nhận đường phân giới ở khá xa Đồng Hới, chấp nhận trung lập hóa và phi quân sự hoá Lào và Campuchia, cho phép tổ chức tuyển cử sớm. Đứng trước khả năng Đoàn Pháp có thể buộc phải thoả hiệp hơn nữa trước sức ép của các đoàn xã hội chủ nghĩa, Đalét cho biết Ngoại trưởng Mỹ và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sẽ không trở lại Giơnevơ, vì không muốn bị ràng buộc vào một giải pháp mà những nhượng bộ của nó sẽ "vi phạm nghiêm trọng một số nguyên tắc mà Hoa Kỳ muốn bảo vệ"2.

Kết quả những cuộc mặc cả qua con đường ngoại giao giữa Pari và Oasinhtơn đã dẫn tới việc ngày 14-7 tại Pari, Thủ tướng Pháp và Ngoại trưởng Mỹ ký một văn bản thoả thuận việc Pháp tán thành bảy điều kiện về một giải pháp; đồng thời Ngoại trưởng Mỹ thông báo chính quyền Mỹ cử Thứ trưởng Ngoại giao B. Xmít trở lại Hội nghị Giơnevơ cầm đầu phái đoàn Mỹ. Thủ tướng Pháp thông báo nếu hội nghị không thành công, Chính phủ Pháp sẽ gửi sang Đông Dương hai sư đoàn để tăng viện cho lực lượng viễn chinh.

Giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra cuộc gặp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Chu Ân Lai tại Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, từ ngày 3 đến ngày 5-7, đề cập những nội dung quyết định của giải pháp. Cùng tham dự, phía Việt Nam có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong cuộc gặp này, Thủ tướng Chu Ân Lai nói tình hình quốc tế yêu cầu có hoà bình, việc phân chia ranh giới tạm thời nên châm chước một chừng nào để tranh thủ những cơ sở pháp lý cho một cuộc tổng tuyển cử hoà bình thống nhất hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong vòng hai năm; trước đây Pháp đòi lấy vĩ tuyến 18 làm ranh giới tạm thời, nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết của phe ta, Măngđét Phrăngxơ và Anh, Mỹ đã đồng ý rút xuống vĩ tuyến 17. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng với so sánh lực lượng trên thực tế chiến trường, ta đề ra vĩ tuyến 13 là hợp lý, vĩ tuyến 17 đối với ta là không thể chấp nhận, ít nhất cũng phải giành được vĩ tuyến 16, như trước đây Đồng minh đã chọn làm ranh giới tạm thời để giải giáp quân đội Nhật ở hai miền Nam, Bắc Đông Dương. Còn thời hạn tổ chức tổng tuyển cử ở Việt Nam ta nên đòi sáu tháng. Thủ tướng Chu Ân Lai khẳng định sẽ cùng Trưởng đoàn Liên Xô cố gắng thực hiện ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, song nếu việc đấu tranh tại hội nghị xác định ranh giới tạm thời gặp khó khăn, đề nghị được linh hoạt về vĩ tuyến.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Liễu Châu về, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ sáu từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: "Sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, âm mưu và kế hoạch can thiệp của Mỹ cũng thay đổi để kéo dài chiến tranh Đông Dương, quốc tế hoá chiến tranh Đông Dương, phá hoại Hội nghị Giơnevơ, tìm hết cách hất cẳng Pháp để chiếm ba nước Việt, Miên, Lào... Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và... trực tiếp can thiệp, kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương, ta phải nắm vững lá cờ hoà bình... Dùng lối nói chuyện hoà bình thì phải nhân nhượng nhau đúng mức... Mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ... Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt"3. Hội nghị nhất trí phải đấu tranh trong một thời gian ngắn đi đến ký Hiệp định đình chiến với Chính phủ của Măngđét Phrăngxơ. Không để cho đế quốc Mỹ và phái hiếu chiến ở Pháp lợi dụng để kéo dài Hội nghị Giơnevơ và phá hoại đàm phán.

Trung ương Đảng đã soạn thảo lại phương án chỉ đạo đàm phán ở Giơnevơ gửi cho Đoàn đại biểu Việt Nam ở Giơnevơ, gồm các điểm:

- Về quân sự, ngừng bắn đồng thời với Việt Nam, Miên, Lào; việc chia khu vực, lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới; cấm đưa bộ đội, nhân viên quân sự mới vào các nước này sau khi ngừng bắn; không có căn cứ quân sự và liên minh quân sự;

- Về chính trị, thoả thuận thời hạn tổng tuyển cử ở Việt Nam; vấn đề Việt Nam tham gia Liên hiệp Pháp sau khi thống nhất; về Ủy ban quốc tế, đồng ý Ấn Độ, Ba Lan, Canađa;

- Về phương châm đàm phán, chủ động giành lấy đình chiến ở ba nước Đông Dương; tích cực thúc đẩy và phải chủ động đưa ra phương án của ta.
_________________________________________________
1. Các tài liệu Lầu Năm Góc, Sđd, tr.141.
2. Các tài liệu Lầu Năm Góc, Sđd, tr.150-151.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 314, 316, 319.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Ba, 2022, 07:02:10 pm

Mười ngày cuối cùng, từ 10 đến 20-7, diễn ra các cuộc gặp gỡ, trao đổi ráo riết tay đôi, tay ba hoặc nhiều bên giữa các trưởng đoàn và một phiên họp hẹp cấp trưởng đoàn và một phiên họp toàn thể, bế mạc hội nghị.

Các cuộc thương lượng nói trên đã hình thành khung của giải pháp. Trước khả năng Đoàn Mỹ không chịu ký vào bất kỳ loại văn bản nào để tránh bị ràng buộc, mặt khác Mỹ cũng cho biết sẽ không ký trong một văn kiện cùng với Trung Quốc, Đoàn Pháp được giao chuẩn bị các loại dự thảo khác nhau cho tuyên bố cuối cùng của hội nghị có chữ ký hoặc không có chữ ký của các đoàn. Hội nghị cũng chuẩn bị những hiệp định riêng biệt.

Ngày 13-7, trong cuộc gặp giữa Phạm Văn Đồng và Măngđét Phrăngxơ, Trưởng đoàn Việt Nam nêu đề nghị lấy vĩ tuyến 16 làm giới tuyến tạm thời. Măngđét Phrăngxơ cự tuyệt với lý do Đà Nẵng, Huế và đường 9 là thiết yếu đối với đường giao thông của Lào ra biển. Đồng thời, Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng gặp phía Quốc gia Việt Nam để trao đổi về vấn đề thống nhất đất nước và đưa ra đề nghị tổ chức tổng tuyển cử trong thời hạn sáu tháng sau khi ký kết hiệp định. Ngày 17-7, Thủ tướng Chu Ân Lai gặp Ngoại trưởng Êđen, nhắc lại ba nước Đông Dương phải được độc lập, chủ quyền, trung lập. Ngày 18-7, các bên đồng ý Ủy ban Quốc tế gồm Ấn Độ, Canađa và Ba Lan. Ngày 19-7, sau khi có sự trao đổi giữa các đoàn xã hội chủ nghĩa, đoàn Trung Quốc xác nhận với đoàn Pháp lập trường về đường giới tuyến đặt ở vĩ tuyến 17, cách 10km về phía bắc, tại sông Bến Hải. Trước đó, đại diện Thủ tướng Ấn Độ đã đến gặp Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chuyển ý kiến của Chính phủ Ấn Độ ngỏ ý Việt Nam nên chấp nhận lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời cho hai khu vực tập kết. Cùng ngày, trên cơ sở kết quả cuộc hội đàm giữa ba trưởng đoàn Anh, Pháp và Trung Quốc, hội nghị thoả thuận về "vùng đóng quân tạm thời" tại hai tỉnh ở Lào để từ đó các lực lượng Pathét Lào chuyển về tập kết tại hai tỉnh Sầm Nưa và Phông Xa Lỳ, với những quy chế an toàn cho các lực lượng kháng chiến yêu nước Lào.

Các lực lượng kháng chiến Khơme Ítxarắc sẽ được giải ngũ tại chỗ; Chính phủ Vương quốc Campuchia sẽ ra tuyên bố bày tỏ mong muốn bảo đảm sự hoà thuận, thi hành những biện pháp hữu hiệu để sáp nhập họ vào cộng đồng quốc gia, có thể gia nhập quân đội chính quy hay cảnh sát địa phương, được hưởng các quyền tự do nêu trong hiến pháp của vương quốc mà không bị phân biệt đối xử.

Ngày 20-7, diễn ra các cuộc đàm phán hẹp giữa các bên liên quan ở Đông Dương cùng hai đồng Chủ tịch Hội nghị nhằm thoả thuận các vấn đề chủ yếu: giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam, những vùng tập kết ở Lào, thành phần Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát đình chiến, tổng tuyển cử, thời hạn rút các lực lượng vũ trang về các khu vực tập kết. Cuối ngày, các trưởng đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam xác nhận đường giới tuyến tạm thời tại vĩ tuyến 17, thời hạn tổ chức tổng tuyển cử hai năm và công thức "khu đóng quân tạm thời đối với Pathét Lào", ở Campuchia có ngừng bắn, nhưng lực lượng kháng chiến sẽ giải ngũ hoặc tham gia vào lực lượng cảnh sát địa phương.

Vào phút cuối, do Mỹ giật dây, Sam Sary, đại diện riêng của nhà vua Campuchia từ chối tham gia vào văn kiện ngăn cấm Campuchia gia nhập vào các liên minh với nước ngoài. Phải mất năm tiếng đồng hồ, Trưởng đoàn Pháp và hai đồng Chủ tịch mới dàn xếp được vấn đề này. Tới 2 giờ sáng ngày 21-7, Trưởng đoàn Liên Xô đưa vào bản tuyến bố cuối cùng một đoạn nói về khả năng có thể cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài ở Campuchia trong trường hợp có sự uy hiếp đối với an ninh của đất nước. Một điều khoản tương tự đối với Lào cũng được đưa vào tuyên bố cuối cùng.

Sáng ngày 21-71, ba hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở Lào và ở Cao Miên được ký kết.

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam có sáu loại điều khoản, với 47 điều.

I. Giới tuyến quân sự tạm thời và khu phi quân sự, gồm chín điều khoản, trong đó quy định việc Quân đội nhân dân Việt Nam tập kết ở phía bắc, quân đội Liên hiệp Pháp ở phía nam giới tuyến, với một khu phi quân sự; thời hạn di chuyển hoàn toàn lực lượng hai bên không vượt quá 300 ngày.

II. Nguyên tắc và cách thức thi hành hiệp định, gồm sáu điều khoản, trong đó theo nguyên tắc ngừng bắn trên toàn cõi Đông Dương, sự đình chỉ chiến sự phải đồng thời trên toàn cõi Việt Nam.

III. Cấm đưa thêm quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí đạn dược mới, căn cứ quân sự, gồm năm điều khoản, trong đó cấm không được đưa thêm vào Việt Nam bộ đội và nhân viên quân sự, vũ khí, dụng cụ chiến tranh, tuy nhiên cho phép thay thế ngang cấp, một thay một; cấm không được thành lập căn cứ quân sự mới, cấm không được lập căn cứ quân sự ngoại quốc, không gia nhập liên minh quân sự, không bị sử dụng để gây lại chiến tranh hoặc phục vụ cho một chính sách xâm lược.

IV. Tù binh và thường dân bị giam giữ, gồm một điều khoản, quy định tất cả tù binh và thường nhân Việt, Pháp hoặc quốc tịch khác bị giam giữ từ đầu chiến tranh sẽ được thả trong vòng 30 ngày.

V. Điều khoản linh tinh, gồm sáu điều khoản, trong đó quy định tư lệnh hai bên trừng phạt những người thuộc quyền mình làm trái điều khoản hiệp định; cho phép các chuyên viên liên quan vào trong vùng của phía bên kia lấy thi hài của quân nhân hoặc tù binh chết...

VI. Ban liên hợp và Ban quốc tế ở Việt Nam, gồm 17 điều khoản, trong đó quy định thành lập một ban liên hợp, với số đại biểu bằng nhau của Bộ Tổng tư lệnh hai bên; thành lập một Ban quốc tế giám sát và kiểm soát thực hiện hiệp định gồm các nước Ấn Độ, Ba Lan, Canađa, với số đại biểu bằng nhau, do Ấn Độ làm Chủ tịch.

Lúc 15 giờ ngày 21-7, diễn ra phiên họp toàn thể cuối cùng của Hội nghị. Trong phiên họp này, lời Tuyên bố của Hội nghị Giơnevơ được công bố. Thay cho việc các bên ký vào văn kiện này, phần đầu bản Tuyên bố đưa tên các nước tham gia Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương: Cao Miên, Quốc gia Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp, Lào, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Trung Quốc, Anh và Liên Xô.

Bản Tuyên bố cuối cùng gồm 13 điều:

1. Hội nghị chứng nhận các bản hiệp định đình chỉ chiến sự ở Cao Miên, Lào và Việt Nam;

2. Hội nghị tin tưởng việc thi hành bản Tuyên bố và các hiệp định đình chiến chiến sự làm cho Cao Miên, Lào, Việt Nam từ nay có thể đảm nhận độc lập, chủ quyền hoàn toàn;

3. Hội nghị chứng nhận tuyên bố của hai Chính phủ Cao Miên và Lào về việc để tất cả mọi công dân tham gia tổng tuyển cử tiến hành trong năm 1955;

4. Hội nghị chứng nhận những điều khoản cấm đưa vào Việt Nam quân đội và nhân viên quân sự ngoại quốc, cũng như vũ khí đạn dược; chứng nhận những tuyên bố của Chính phủ Cao Miên và Lào chỉ yêu cầu viện trợ quân sự, nhân viên huấn luyện viên trong phạm vi cần thiết để bảo vệ lãnh thổ hiệu quả;

5. Hội nghị chứng nhận Hiệp định về Việt Nam định rằng không được thành lập căn cứ quân sự nước ngoài, không tham gia liên minh quân sự: chứng nhận những tuyên bố của hai Chính phủ Cao Miên và Lào nói rằng sẽ không ký kết bất cứ hiệp định nào với nước khác buộc họ phải tham gia một khối liên minh quân sự không phù hợp với nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, hoặc nếu hiệp định đó buộc họ phải lập những căn cứ quân sự nước ngoài khi mà an ninh hai nước đó không bị đe doạ;

6. Hội nghị chứng nhận rằng mục đích căn cứ của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đình chiến sự và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ;

7. Hội nghị tuyên bố đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956; kể từ ngày 20-7-1955, hai bên sẽ gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó;

8. Phải để cho tất cả mọi người Việt Nam tự do lựa chọn vùng họ muốn sinh sống;

9. Ở Bắc và Nam Việt Nam, Lào và Cao Miên không được báo thù những người đã hợp tác với một trong hai bên trong chiến tranh;

10. Hội nghị chứng nhận tuyên bố của Chính phủ Pháp nói rằng sẵn sàng rút quân đội Pháp khỏi Cao Miên, Lào và Việt Nam, trừ trường hợp do thoả thuận hai bên, một số có thể ở lại những điểm nhất định, trong thời gian nhất định;

11. Hội nghị chứng nhận tuyên bố của Chính phủ Pháp sẽ tôn trọng độc lập. chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Cao Miên, Lào, Việt Nam;

12. Trong quan hệ với Cao Miên, Lào, Việt Nam, mỗi nước tham gia hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước và không can thiệp vào nội trị của các nước đó;

13. Các nước tham gia hội nghị sẽ hỏi ý kiến nhau về mọi vấn đề mà Ban giám sát và kiểm soát quốc tế chuyển tới, nhằm nghiên cứu những biện pháp cần thiết bảo đảm tôn trọng các hiệp định đình chỉ chiến sự.

Ba hiệp định đình chỉ chiến sự - những văn bản duy nhất được ký kết và Tuyên bố cuối cùng, do các bên tham gia hội nghị thoả thuận trong hai ngày 20 và 21-7, tạo thành khung pháp lý của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.

Ngoài ra còn có các tuyên bố đơn phương của Pháp về việc sẵn sàng rút quân khỏi ba nước Đông Dương và tôn trọng độc lập, chủ quyền của ba nước Việt - Miên - Lào; của Vương quốc Lào về việc không tham gia chính sách xâm lược; của Vương quốc Campuchia về việc bảo đảm không tham gia chính sách xâm lược và về việc bảo đảm quyền tự do của công dân Miên.

Trong phiên họp bế mạc, chiều ngày 21-7, các trưởng đoàn của Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã đưa ra các tuyên bố riêng rẽ.

Đại diện của Chính phủ Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố cam kết Mỹ sẽ không dùng vũ lực phá hoại các hiệp định và 12 điều đầu tiên của Tuyên bố chung, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc; và sẽ xem mọi hành động xâm lược mới là vi phạm các hiệp định và đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế. Tại Oasinhtơn, ngày 21-7, Tổng thống Mỹ Aixenhao tuyên bố: "Tôi không có gì phê phán cái đã làm được ở Giơnevơ bởi vì tôi không có một giải pháp thay thế đề nghị", nhưng ông ta lại tuyên bố "Hoa Kỳ không bị các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ ràng buộc"2. Hoa Kỳ tuyên bố như vậy để rảnh tay hành động sau này. Trong khi đó, Ngoại trưởng Êđen thừa nhận: "Đó là thoả thuận tốt nhất mà chúng ta đã tự tay làm ra"3.

Trong cuốn sách xuất bản năm 1998, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: "Hiệp định Giơnevơ và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ tóm lại gồm hai điểm quan trọng: Một là, quy định giới tuyến quân sự tạm thời, và hai là, tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam, hai năm sau ký kết Hiệp định Giơnevơ, nghĩa là tháng 7-1956. Hai điểm này quan hệ mật thiết với nhau, giới tuyến quân sự chỉ là tạm thời bởi lẽ khi có tổ chức tổng tuyển cử nhằm thống nhất nước Việt Nam thì tất nhiên không còn có giới tuyến này nữa"4.

Nhân dịp kết thúc hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Măngđét Phrăngxơ đã trao đổi các công hàm về các quan hệ kinh tế, văn hoá giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà Pháp.

Theo đúng Hiệp định về Việt Nam, tiếng súng ngừng ở Bắc Bộ ngày 27-7, ở Trung Bộ và Nam Bộ ngày 11-8-1954.

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc. Hoà bình đã được lập lại ở Việt Nam.
________________________________________________
1. Các hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được ký lúc 2 giờ 45 phút sáng ngày 21-7; Hiệp định đình chiến tại Campuchia đến 11 giờ ngày 21 mới ký xong, nhưng thời gian được ghi ở cuối các hiệp định: ký lúc 24 giờ ngày 20-7, để giúp cho Phrăngxơ giữ được lời hứa với Quốc hội và nhân dân Pháp là lập lại hoà bình trong vòng một tháng (B.B.S).
2, 3. Philíp Đờvilơ - Giăng Lacutuya: Kết thúc một cuộc chiến tranh (La fin d'une guerre), Nxb. Seuil, Pari, 1960, tr.288.
4. Phạm Văn Đồng: Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.76.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Ba, 2022, 07:05:47 pm

*

*          *

Hiệp định Giơnevơ ghi nhận thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược, vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Hiệp định chấm dứt sự nô dịch của thực dân Pháp ở Việt Nam, cũng như trên toàn bán đảo Đông Dương. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam.

Điện Biên Phủ - Giơnevơ là đỉnh cao của chín năm kháng chiến của nhân dân Việt Nam trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Thành tựu đối ngoại nổi bật trong giai đoạn đầu là đã nỗ lực khắc phục hoàn cảnh khó khăn chiến đấu trong vòng vây khi các liên hệ từ thủ đô kháng chiến với thế giới hết sức hạn chế, thiếu thông tin tài liệu để nghiên cứu quốc tế, không có ngoại tệ, nhưng đã chủ động, nỗ lực to lớn để phá vây qua hướng tây nam, mở các cơ quan đại diện ở Băng Cốc, Rănggun, tạo được đầu mối ở ngoài nước để hoạt động quốc tế; làm cho nhân dân Pháp và thế giới hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, từ đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam; xây dựng được liên minh đoàn kết chiến đấu Việt - Miên - Lào.

Từ năm 1950, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, tạo bước ngoặt trong quan hệ quốc tế: nối liền Việt Nam với hậu phương quốc tế xã hội chủ nghĩa, kết thúc thời kỳ chiến đấu trong vòng vây, làm cho cuộc kháng chiến đã được tiếp thêm sức mạnh với sự liên kết 800 triệu nhân dân thuộc cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời tăng cường phối hợp với phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp chống chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.

Hội nghị Giơnevơ 1954 có các nước lớn trên thế giới tham dự, đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tạo cơ sở pháp lý để nhân dân Việt Nam đấu tranh chống sự can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ trong suốt 21 năm tiếp theo.

Hiệp định Giơnevơ đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam: đánh bại đế quốc Pháp, giải phóng miền Bắc, xây dựng miền Bắc vững mạnh thành hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Đây là thắng lợi vĩ đại của một nước nhỏ đánh thắng một đế quốc to. Thắng lợi đó góp phần phát triển cách mạng Lào và Campuchia, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, thúc đẩy quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam tháng 9-1960, nhận định: "Việc lập lại hoà bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc Việt Nam, và đặt cơ sở pháp lý cho việc thống nhất nước Việt Nam là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, hoà bình và dân chủ trên thế giới. Nó phản ánh tình hình lực lượng so sánh ở Đông Dương và trên thế giới lúc bấy giờ"1.

Đối với Việt Nam, kết quả cũng như một số mặt hạn chế của Hiệp định Giơnevơ, sau những cuộc đấu tranh quyết liệt của Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại bàn hội nghị và những dàn xếp phức tạp của các nước lớn, phần nào đã phản ánh chiều hướng chính trị thế giới và tương quan lực lượng giữa hai phe sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, với thực trạng chia cắt nước Đức và Triều Tiên mà không có giải pháp chính trị. Chính Măngđét Phrăngxơ thừa nhận: "Lời văn hiệp định đôi khi tàn nhẫn bởi vì nó xác nhận những sự kiện tàn nhẫn"2.

Đây là lần đầu tiên các nhà ngoại giao Việt Nam tham dự một hội nghị quốc tế nhiều bên, trực tiếp đàm phán với các nước lớn phương Tây, trong sự phối hợp với các nước xã hội chủ nghĩa trong tư cách một thành viên của cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân.

Bài học đàm phán và ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954 đã được quan tâm đúng mức trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, khi Việt Nam tiến hành đàm phán với Hoa Kỳ nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

Lôgích của quan hệ quốc tế trong nhiều trường hợp buộc các nhà đương cục của các quốc gia phải phục tùng theo nó. Song, các quốc gia với tư cách và bản lĩnh của mình, theo lôgích riêng, sẽ phản ứng và tác động vào tiến trình lịch sử quan hệ quốc tế. Vào buổi chiều đáng ghi nhớ của ngày 21-7-1954 tại Giơnevơ, đồng chí Phạm Văn Đồng đã kết thúc bản Tuyên bố của Đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại phiên họp cuối cùng của hội nghị bằng một lời kêu gọi đồng bào mình đầy tính chiến đấu và mang tính dự báo: Nhân dân Việt Nam! Đồng bào miền Nam! Thắng lợi thuộc về chúng ta! Độc lập và thống nhất Tổ quốc chúng ta là ở trong tay chúng ta. Những người yêu chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới đều đồng tình với chúng ta. Đồng bào hãy nhớ lấy lời Hồ Chủ tịch: "Cuộc đấu tranh phải gian khổ, nhưng cuối cùng chúng ta nhất định thắng"3.
___________________________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 21, tr. 502.
2. Philip Đơvilơ - Giăng Lacutuya: Kết thúc một cuộc chiến tranh, Sđd, tr.286.
3. Bộ Ngoại giao: Những văn bản chính của Hội nghị Giơnevơ, Hà Nội, 1955, tr.239.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Ba, 2022, 07:24:58 pm

QUÂN VÀ DÂN NAM BỘ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ
VỀ ĐIỀU KHOẢN NGỪNG BẮN VÀ TẬP KẾT CHUYỂN QUÂN
1

Thượng tá, TS. HỒ SƠN ĐÀI
Phòng Khoa học, công nghệ - môi trường Quân khu 7

Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta nhằm đạt một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến tranh Đông Dương. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở việt Nam được ký kết. Cuộc kháng chiến oanh liệt của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược bắt đầu từ ngày 23-9-1945 đã kết thúc thắng lợi. Mặc dù nội dung hiệp định chưa phản ánh đầy đủ những thắng lợi của nhân dân ta trên chiến trường và xu thế của cuộc đấu tranh giữa ta và Pháp lúc đó, trong lúc đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ra sức tìm mọi cách để không công nhận và phá hoại hiệp định, nhân dân ta vẫn kiên quyết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã được ký kết, lấy đó làm cơ sở pháp lý quốc tế để tiếp tục đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước. Tại Nam Bộ, hoạt động chấp hành Hiệp định Giơnevơ của quân và dân ta diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nội dung thực hiện lệnh ngừng bắn và tập kết chuyển quân.

Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở việt Nam được ký kết tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) sau nhiều tháng đấu tranh gay gắt, căng thẳng với 7 phiên họp toàn thể, 24 phiên họp hẹp. Hiệp định có 6 loại điều khoản với 47 điều và một phụ bản với các nội dung chủ yếu: thực hiện ngừng bắn; xác định giới tuyến quân sự tạm thời và khu phi quân sự; quy định việc tập kết lực lượng của hai bên; ngăn cấm phá hoại tài sản công cộng, phân biệt đối xử, trả thù và bảo đảm quyền tự do lựa chọn vùng cư trú của công dân; hai bên không tham gia liên minh quân sự, không lập thêm căn cứ quân sự mới và không đưa thêm quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí vào Việt Nam; trao trả tù binh và dân thường trong chiến tranh.

Hiệp định nêu trên là một nội dung được công nhận trong tuyên bố chung ngày 21-7-1954 của Hội nghị quốc tế tại Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương với sự tham gia của đại diện các chính phủ: Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Lào, Campuchia và ngụy quyền Bảo Đại (Mỹ không ký vào bản Tuyên bố chung mà chỉ ra bản công nhận). Tuyên bố chung gồm 13 điều với các nội dung chính: các bên tham gia hội nghị thừa nhận nguyên tắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia; chứng nhận bản Hiệp định đình chiến ở Việt Nam và tổ chức hoạt động kiểm soát, giám sát quốc tế việc thi hành hiệp định; Pháp sẽ rút quân đội ra khỏi Việt Nam và xác định việc tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7-1956 có sự kiểm soát quốc tế để thống nhất toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, ngày 15-7-1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta họp Hội nghị lần thứ sáu (khóa II) xác định: đế quốc Mỹ đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là, trên cơ sở mục tiêu không thay đổi, nhân dân ta cần phải chuyển hướng phương châm, chính sách và sách lược đấu tranh cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Ngay sau ngày Hội nghị quốc tế Giơnevơ ra Tuyên bố chung, ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước. Người nói: "Để thực hiện hoà bình bước đầu tiên là quân đội hai bên phải ngừng bắn. Để ngừng bắn, thì cần phải tách quân đội hai bên ra hai vùng khác nhau: tức là điều chỉnh khu vực. Điều chỉnh khu vực là việc tạm thời, là bước quá độ để thực hiện đình chiến, lập lại hòa bình và tiến đến thống nhất nước nhà bằng cách tổng tuyển cử... Đó là một việc cần thiết. Nhưng Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng"2.

Tại Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam họp hội nghị quán triệt Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó đề ra sáu nhiệm vụ trong thời gian trước mắt: "1. Tuyên truyền giáo dục trong Đảng và quần chúng nhận rõ chủ trương chính sách của Đảng trước tình hình mới, gây phấn khởi tin tưởng trong nhân dân, đập tan những luận điệu lừa bịp và phá hoại của địch; 2. Một mặt thực hiện ngừng bắn, có kế hoạch rút quân, rút cán bộ, một mặt không ngừng xây dựng lực lượng nâng cao cảnh giác cách mạng; 3. Phát triển tổ chức hợp pháp và bán hợp pháp, củng cố và chấn chỉnh tổ chức đảng và quần chúng theo nguyên tắc bí mật và tăng cường cảnh giác cách mạng để bảo toàn lực lượng; 4. Tập hợp quần chúng trong một mặt trận rộng rãi trên cơ sở liên minh công nông để chuyển hướng cuộc đấu tranh của quần chúng tuỳ theo từng vùng từ những hình thức hợp pháp, bán hợp pháp, bất hợp pháp, kết hợp chặt chẽ với nhau để đòi những quyền lợi hằng ngày, đòi thực sự tự do dân chủ và những quyền lợi mà Hội nghị Giơnevơ đã quyết định; 5. Tiếp tục thực hiện công tác ngụy, địch vận và chống bắt lính để làm tan rã lực lượng quân sự của địch, nhất là trong thời gian có sự điều chỉnh quân đội giữa hai bên, vận động họ vác súng sang hàng ngũ của ta; 6. Tăng cường công tác Cao Đài vận, Hòa Hảo vận, Công giáo vận và Miên vận để phá âm mưu chia rẽ của địch"3.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục, các Phân Liên khu miền Đông, miền Tây và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn vừa tổ chức học tập quán triệt nhiệm vụ chuyển hướng đấu tranh, vừa gấp rút triển khai thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ. Để thực hiện hiệp định, Ban Liên hiệp đình chiến Nam Bộ được thành lập do đồng chí Phạm Hùng làm Trưởng ban.

Từ đầu tháng 8-1954, hoạt động tác chiến trên chiến trường Nam Bộ giảm hẳn. Khắp nơi, nhân dân, các cơ quan kháng chiến và đơn vị vũ trang tổ chức hội nghị mừng công, mít tinh chào mừng thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ và học tập nội dung Hiệp định Giơnevơ. Hoạt động học tập nội dung của hiệp định có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức cho nhân dân và lực lượng vũ trang thực hiện ngừng bắn, tập kết chuyển quân. Nhiều đơn vị, địa phương kịp thời phát hiện và có các biện pháp khắc phục những biểu hiện không thích hợp với tình hình trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ. Sau các lớp học tập chính trị ngắn ngày, hầu hết cán bộ, chiến sĩ đều nhận rõ ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ và tin tưởng vào sự tất thắng của cách mạng Việt Nam, sẵn sàng thực hiện ngừng bắn, tập kết chuyển quân.

Vấn đề đặt ra trước tiên là thực hiện lệnh ngừng bắn. Tại Nam Bộ, quy định ngừng bắn được ấn định vào lúc 6 giờ ngày 11-8-1954. Ngày 25-7-1954, Bộ Tổng tham mưu cử ba đoàn sĩ quan đi truyền đạt lệnh ngừng bắn. Đoàn vào Nam Bộ gồm các đồng chí Đỗ Đức Kiên, Nguyễn Văn Long đi máy bay từ Hà Nội đáp xuống sân bay Quy Nhơn (đón đồng chí Lê Duẩn - dưới danh nghĩa Đại tá Dương Phan - đang trên đường vào phổ biến nghị quyết của Trung ương Đảng cho Đảng bộ miền Nam về ngừng bắn). Từ đây, đoàn chia làm hai nhóm: một nhóm xuống sân bay Dầu Tiếng về Phân Liên khu miền Đông và một nhóm xuống sân bay Sóc Trăng về Phân Liên khu miền Tây. Từ ngày 31-7 đến ngày 2-8-1954, sĩ quan của ta đi trên máy bay của Pháp có sơn cờ đỏ sao vàng rải thư hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lệnh ngừng bắn của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đến từng vùng xa xôi hẻo lánh nhất của Nam Bộ.

Đồng thời, Bộ Tư lệnh các Phân liên khu và Đặc Khu Sài Gòn - Chợ Lớn cử nhiều đoàn cán bộ đi truyền đạt lệnh ngừng bắn xuống các đơn vị bộ đội, dân quân du kích. Tuy nhiên, ở một số nơi thuộc các tỉnh Thủ Biên, Mỹ Tân Gò, Bến Tre, Long Châu Hà, do cán bộ truyền đạt mệnh lệnh chưa giải thích đầy đủ nội dung và ý nghĩa của hiệp định nên một số đơn vị vũ trang mặc dù đã nhận được lệnh ngừng bắn vẫn tiếp tục chiến đấu tập kích, hạ đồn bốt tháp canh địch, gài bom mìn ở các kho hậu cần, cầu cống nơi địch thường qua lại. Về cơ bản, vào thượng tuần tháng 8-1954, nội dung hiệp định về ngừng bắn đã được phổ biến rộng rãi đến từng xã trên toàn Nam Bộ và lệnh ngừng bắn được thực hiện đúng vào sáng ngày 11-8-1954.

Địa điểm tập kết ở Nam Bộ được chọn tại ba khu vực: Hàm Tâm - Xuyên Mộc, Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười và Cà Mau. Theo quy định, tính từ ngày 21-7-1954, 35 ngày sau, đến 6 giờ ngày 26-8-1954, lực lượng chuyển quân tập kết xong tại ba địa điểm nêu trên. Cũng tính từ ngày 21-7-1954, thời gian tập kết tại Hàm Tân - Xuyên Mộc là 80 ngày (đến 6 giờ ngày 11-10-1954); thời gian tập kết tại Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười là 100 ngày (đến 6 giờ ngày 30-10-1954) và thời gian tập kết tại Cà Mau là 200 ngày (đến 6 giờ ngày 10-2-1955).
_____________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo kỷ niệm 50 chiến thắng Điện Biên Phủ do Trường đại học Sư phạm và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 322.
3. Lê Đức Thọ: Báo cáo tình hình công tác, ngày 28-7-1954, lưu trữ Phòng Khoa học, công nghệ - môi trường Quân khu 9, tài liệu 106/1954/CP, tờ 2,3.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Ba, 2022, 07:29:41 pm

Thực hiện Chỉ thị của Trung ương Cục miền Nam và hướng dẫn của Ban Liên hiệp đình chiến Nam Bộ, sau khi tổ chức mít tinh mừng chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, các địa phương, cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ trang các cấp tiến hành lập danh sách, phân loại, cử người tiếp tục ở lại và người ra đi tập kết. Trong vòng một tháng, lực lượng tập kết chuyển quân đã hành quân an toàn về các khu vực tập kết theo quy định trong sự tiễn đưa lưu luyến của gia đình và nhân dân địa phương. Tại đây, các đơn vị vũ trang cùng với cán bộ các ngành dân - chính - đảng được sắp xếp lại, tổ chức thành các trung đoàn hành quân.

Tại Phân Liên khu miền Đông (bao gồm cả Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn) lực lượng tập kích chuyển quân có tổng cộng 14.635 người, gồm:

- 19 tiểu đoàn và 8 đại đội vũ trang chiến đấu (11.292 cán bộ, chiến sĩ), trong đó có:

+ 2 tiểu đoàn chủ lực của Phân Liên khu (Tiểu đoàn 302, Tiểu đoàn 304).

+ 6 tiểu đoàn tập trung của các tỉnh (Tiểu đoàn 300 Bà Chợ, Tiểu đoàn 303 Thủ Biên, Tiểu đoàn 306 Gia Ninh, Tiểu đoàn 309 Mỹ Tân Gò, Tiểu đoàn 311 Long Châu Sa và Tiểu đoàn của Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn).

+ 11 tiểu đoàn tập hợp từ các đại đội độc lập, đại đội địa phương, dân quân du kích và các đơn vị của Tiểu đoàn vận tải 320, các đơn vị vũ trang tuyên truyền.

+ 6 đại đội binh chủng chuyên môn: công binh, pháo binh, vận tải, trinh sát, đặc công, thông tin liên lạc.

+ 2 đại đội công an xung phong.

- 2 tiểu đoàn quân tình nguyện Việt Nam tại đông Campuchia (747 cán bộ, chiến sĩ).

- Bộ phận phân liên khu bộ và các cơ quan phân liên khu, trung đoàn bộ, tỉnh đội bộ (2.349 người).

- Bộ phận đặc khu bộ và các cơ quan Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn (247 người)1.

Tại Phân Liên khu miền Tây, lực lượng tập kết chuyển quân được tổ chức thành bốn trung đoàn, quân số tổng cộng có 13.327 người, gồm:

- Trung đoàn 1, có 3.764 cán bộ, chiến sĩ, gồm các đơn vị:

+ Tiểu đoàn chủ lực 307 của Phân Liên khu.

+ Bộ đội địa phương và du kích tỉnh Vĩnh Trà.

+ Bộ đội địa phương và du kích tỉnh Bến Tre.

- Trung đoàn 2, có 3.736 cán bộ, chiến sĩ, gồm các đơn vị:

+ Tiểu đoàn 410 của tỉnh Cần Thơ.

+ Bộ đội địa phương và du kích tỉnh Cần Thơ.

+ Bộ đội địa phương và du kích tỉnh Long Châu Sa.

+ 2 đại đội bộ đội địa phương huyện Mỏ Cày và huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

- Trung đoàn 3, có 3.323 cán bộ, chiến sĩ, gồm các đơn vị:

+ Tiểu đoàn 308 của tỉnh Sóc Trăng.

+ Bộ đội địa phương và du kích tỉnh Sóc Trăng.

+ Bộ đội địa phương và du kích tỉnh Bạc Liêu.

+ 1 đại đội bộ đội địa phương của huyện Trà Cú và huyện Châu Thành tỉnh Vĩnh Trà.

Các cơ quan trung đoàn bộ, tiểu đoàn bộ của các trung đoàn kể trên do các cơ quan tỉnh đội bộ, huyện đội bộ trong Phân Liên khu cấu ghép lại.

- Trung đoàn 4, có 2.405 cán bộ, chiến sĩ, gồm các đơn vị:

+ Phòng Tham mưu.

+ Phòng Chính trị    và một đại đội thương, bệnh binh.

+ Phòng Cung cấp và Phòng Quân nhu.

+ 3 đại đội đặc công, công binh, cảnh vệ, bảo vệ2.

Lực lượng tập kích chuyển quân thuộc các cơ quan dân-chính-đảng được bố trí chung trong các trung đoàn chuyển quân và chịu sự chỉ huy chung của Ban Chỉ huy chuyển quân từng khu vực do Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ chỉ định, về tổ chức đảng, Trung ương Cục miền Nam ra nghị quyết về tổ chức đảng ủy chuyển quân và tổ chức đảng trong khối dân - chính - đảng; theo đó, đảng ủy chuyển quân gồm có các trung đoàn ủy và một số đồng chí trong lực lượng dân - chính - đảng tập kết theo các trung đoàn. Ban Chỉ huy chuyển quân Phân Liên khu miền Tây gồm bảy đồng chí: Dương Quốc Chính (Chỉ huy trưởng), Nguyễn Hữu Xuyến (Uỷ viên thường trực), Hoàng Thế Thiện, Bùi Văn Dự, Nguyễn Chánh, Tô Ký và Đồng Văn Cống; Đảng ủy chuyển quân gồm năm đồng chí: Dương Quốc Chính (Bí thư), Nguyễn Hữu Xuyến, Hoàng Thế Thiện, Bùi Văn Dự và Nguyễn Chánh3.

Trong những ngày tập trung ở vị trí tập kết chờ chuyển quân, Đảng ủy và Ban Chỉ huy chuyển quân tổ chức nhiều lớp học chính trị cho các đối tượng khác nhau nhằm quán triệt một lần nữa tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong thời gian tới, xác định trách nhiệm của những người hành quân ra miền Bắc và những người được bố trí ở lại. Nội dung học tập tập trung "Đề cao thắng lợi mọi mặt của ta và của phe ta, vạch trần âm mưu và thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ, hiếu chiến Pháp và bọn tay sai của chúng; nói rõ tiền đồ của cuộc đấu tranh chính trị, nhất là ở miền Nam, làm cho mọi người tăng thêm phấn khởi mà tin tưởng ở thắng lợi sau này. Đề cao ý nghĩa và sự quan trọng của việc tập kết để mọi người kiên quyết khắc phục khó khăn gian khổ, tích cực chấp hành mệnh lệnh, bảo đảm cho việc đình chiến được thực hiện đúng hiệp định, phá âm mưu can thiệp, mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, hiếu chiến Pháp và tay sai của chúng4.

Cùng với hoạt động học tập chính trị, sinh hoạt tư tưởng, Đảng ủy và Ban Chỉ huy các khu vực tập kết tiến hành rà soát lại danh sách, kiện toàn tổ chức các đơn vị chuyển quân. Và, từ ngày 26-8-1954, các con tàu vận tải của Liên Xô và Ba Lan bắt đầu đưa những đoàn cán bộ chiến sĩ tập kết của Nam Bộ ra miền Bắc. Ngày 25-9-1954, đoàn chuyển quân đầu tiêu ở khu vực Hàm Tân - Xuyên Mộc cập bến Sầm Sơn (Thanh Hóa). Đến cuối tháng 10-1954, toàn bộ lực lượng tập kết ở hai khu vực Hàm Tân - Xuyên Mộc và Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười ra đến miền Bắc an toàn. Ngày 8-2-1955, chuyến tàu cuối cùng chuyển quân ở Nam Bộ đến Cà Mau ra miền Bắc5. Đến đây, việc tập kết chuyển quân ở chiến trường Nam Bộ được hoàn tất.

Hoạt động của quân và dân Nam Bộ thực hiện Hiệp định Giơnevơ về điều khoản ngừng bắn và tập kết chuyển quân diễn ra trong bối cảnh đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ra sức phá hoại Hiệp định. Mỹ ép Pháp đưa Diệm về làm Thủ tướng chính phủ bù nhìn, từng bước hất cẳng Pháp, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới hòng chia cắt và thống trị lâu dài đất nước ta. Mặc nhiên, đồng thời với việc thực hiện lệnh ngừng bắn, tập kết lực lượng ra miền Bắc, quân và dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam (từ tháng 10-1954 là Xứ ủy Nam Bộ) đã khẩn trương sắp xếp lại bộ máy các cấp, bố trí cán bộ ở lại6, tổ chức mạng lưới giao liên, chôn giấu vũ khí phòng khi cần đến7, chuyển hướng cuộc đấu tranh sang các hình thức thích hợp nhằm vừa gìn giữ và xây dựng lực lượng cách mạng, vừa đòi địch phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Hoạt động thực hiện ngừng bắn và tập kết chuyển quân trình bày ở trên chứng tỏ thái độ tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định đình chiến ở Việt Nam và Tuyên bố chung của Hội nghị quốc tế Giơnevơ; chứng tỏ ý chí, nguyện vọng yêu chuộng hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam nói chung, của quân và dân Nam Bộ nói riêng. Những hoạt động ấy cũng đồng thời tạo đặt tiền đề quan trọng về việc chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh mới chắc chắn vô cùng khó khăn phức tạp mà Đảng ta đã tiên liệu ngay từ trước, trong và sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết.
______________________________________________________
1. Báo cáo tình hình cán bộ Phân Liên khu miền Đông Nam Bộ, ngày 29-10-1954, lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông 104, hồ sơ 58, tờ 158.
2. Báo cáo tình hình cán bộ Phân Liên khu miền tây Nam Bộ, tháng 9- 1954, lưu trữ Phòng Khoa học, công nghệ - môi trường Quân khu 9, tài liệu 76/1954/CP, tờ 54, 55.
3. Thông cáo số 50/CQ-TT ngày 8-11-1954 của Đảng uỷ chuyển quân Cà Mau, lưu trữ Phòng Khoa học, công nghệ - môi trường Quân khu 9, tài liệu 82/1954/CP, tờ 1.
4. Kế hoạch công tác chính trị cho các đơn vị bộ đội trong thời kỳ khu vực tập trung lâm thời và khi chuyển quân ra miền Bắc, ngày 17-8-1954, lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Nam Bộ, hồ sơ 64 (8-10-1954), tờ 2.
5. Lực lượng vũ trang ở Nam Bộ tập kết chuyển quân ra miền Bắc được tổ chức thành bảy trung đoàn mang các phiên hiệu mới: 556, 568, 570, 656, 658, 660, 664; sau đó biên chế thành hai đại đoàn: Đại đoàn 330 và Đại đoàn 338.
6. Toàn Nam Bộ có khoảng 60.000 đảng viên được bố trí ở lại và rút vào hoạt động bí mật. Theo Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.II, tr.19.
7. Nam Bộ chôn giấu khoảng 10.000 khẩu súng (tại Chiến khu Đ: 450 khẩu, tại Bến Tre: 300-350 khẩu và 3 hầm lựu đạn, tại Bạc Liêu: 6 tấn súng đạn, tại Cà Mau: 2.000 khẩu...). Theo Ban tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực nam Trung Bộ, lưu trữ Phòng Khoa học, công nghệ - môi trường Quân khu 7, LS2/1979, tờ 16b).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Ba, 2022, 07:37:41 pm

PHẦN THỨ BA

Ý NGHĨA LỊCH SỬ, TẦM VÓC THỜI ĐẠI,
BÀI HỌC KINH NGHIỆM





CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NÓI VỀ ĐIỆN BIÊN PHỦ

Ba chữ Điện Biên Phủ đã làm cho tiếng tăm dân tộc Việt Nam ta lừng lẫy khắp năm châu.

Cuối năm 1946, thực dân Pháp hòng đặt ách nô lệ lên vai nhân dân ta một lần nữa. Chúng cố gây ra chiến tranh.

Trước tình hình ấy, nhân dân ta chỉ có thể chọn một con đường: Hoặc nhượng bộ cho địch để rồi làm thân trâu ngựa; đó là con đường dễ dàng, như lăn xuống dốc. Hoặc quyết tâm kháng chiến để giữ lấy độc lập, tự do; con đường này rất gian khổ, như trèo núi cao. Nhân dân ta đã chọn con đường khó và quyết tâm kháng chiến.

Đánh giặc, trước hết phải có vũ khí, mà vũ khí đầu tiên của ta là gậy tầm vông. Ta dùng gậy tầm vông để chống lại máy bay, xe tăng, đại bác và tàu chiến của Pháp, Mỹ. Chúng ta đều nhớ rằng ngay trong thời kỳ kháng chiến, đế quốc Mỹ đã ra sức giúp thực dân Pháp để kéo dài chiến tranh.

Mặc dù thiếu thốn mọi bề, khó khăn đủ thứ, nhưng toàn thể đồng bào ta từ Bắc đến Nam đã tin tưởng nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, đoàn kết một lòng, kháng chiến cứu nước.

Đảng nói: "Kháng chiến phải trường kỳ gian khổ, song nhất định thắng lợi". Kết quả là lời nói của Đảng đã thực hiện, nhân dân ta đã thắng, thực dân Pháp đã thua.

Từ ngày 19-12-1946 đến 7-5-1954, bộ đội và du kích ta đã đánh quân địch chết và bị thương hơn 466.000 binh sĩ.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã tiêu diệt hoặc bắt làm tù binh 16.200 tên địch, trong số đó có một thiếu tướng, 16 quan năm, 353 tên từ quan một đến quan tư và 1.396 hạ sĩ quan.

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một đế quốc hùng mạnh đã bị nhân dân một nước thuộc địa đánh cho tan tành tả tơi, và phải cút về nước.

Đồng bào ta luôn luôn nhớ ơn quân đội ta đã dũng cảm chiến đấu để giữ gìn nền độc lập cho Tổ quốc và quyền tự do cho nhân dân.

Trong lúc toàn dân ra sức kháng chiến, thì "chí sĩ Ngô Đình Diệm" ngao du ở nước Hoa Kỳ. Thế mà ngày nay, những người cầm quyền miền Nam dám to mồm nói họ đã đuổi thực dân Pháp và giải phóng đất nước Việt Nam!

Ngoài việc đánh đuổi thực dân, kinh nghiệm kháng chiến thắng lợi nói chung và Điện Biên Phủ nói riêng, có hai ý nghĩa to lớn:

- Nó đã khuyến khích các nhân dân bị áp bức ở Á - Phi nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân, giành giải phóng dân tộc.

- Nó chứng tỏ rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ ta và nhân dân ta đoàn kết nhất trí thì khó khăn gì cũng khắc phục được, công việc to lớn mấy cũng làm được. Sự nghiệp cách mạng và kháng chiến như vậy, công cuộc xây dựng nước nhà tiến dần lên chủ nghĩa xã hội cũng như vậy.

Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Sđd, t. 9, tr. 170-171.

Năm năm trước đây, Điện Biên Phủ là nơi mà hơn 1.500 tên binh sĩ Pháp đã bỏ mạng và hơn 14.000 tên đã bị quân đội ta bắt làm tù binh1.

Quân đội ta đại thắng ở Điện Biên Phủ đã đưa thực dân Pháp đến miệng hố diệt vong và đưa cuộc trường kỳ kháng chiến của nhân dân ta đến toàn thắng.

Ngày nay, Điện Biên Phủ, chiến trường oanh liệt, đã trở nên một nơi xây dựng hoà bình. Nhiều bản mường xinh đẹp đã được xây dựng. Khắp nơi, có những nương ngô và ruộng lúa xanh tốt mênh mông. Đồng bào đang hăng hái thi đua, tăng gia sản xuất để nâng cao thêm mãi đời sống của mình và để góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Nhưng Điện Biên Phủ vẫn tiếp tục ám ảnh giai cấp thống trị Pháp và vẫn còn là một vấn đề gây lục đục giữa bọn thực dân.

Tướng Nava nói vì tướng Cônhi bất tài mà thất bại. Tướng Cônhi nói vì tướng Nava bất lực mà thua to. Các tướng tá thực dân đổ lỗi lẫn nhau. Ngay sau khi quân Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ, tướng già Catru được lệnh điều tra trách nhiệm tại ai. Sau năm năm nghiên cứu, vừa rồi, tướng Catru mới công bố kết quả cuộc điều tra, in thành một quyển sách. Chúng ta có thể tóm tắt lời kết luận của tướng Catru bằng mấy chữ:

Thất bại là vì
Nava ngu si
Cônhi dại dột...

Tướng Catru đã dò đến "ngọn nguồn, lạch sông" và viết tiếp:

Cần lên án nốt
Chính phủ Lanien
là lũ ươn hèn
cho nên thất bại...

Kết luận ấy rất đúng. Song có những điều mà tướng Catru không thấy rõ, hoặc không dám nói, đó là: Thực dân Pháp sở dĩ thất bại, vì chúng là phe tà, là bọn cướp nước; chiến tranh thực dân là phi nghĩa; và hễ còn chủ nghĩa thực dân thì Pháp còn bị nhiều Điện Biên Phủ ở các thuộc địa khác. Việt Nam sở dĩ thắng lợi là vì quân và dân ta đoàn kết nhất trí, kháng chiến anh dũng, vì chính nghĩa ở về phía ta.

Tướng già Catru cũng quên một chân lý là: Khi một dân tộc đã đoàn kết chặt chẽ, vùng dậy chiến đấu để giành lại quyền độc lập của mình, thì không có lực lượng phản động nào ngăn cản được họ và họ nhất định thắng lợi. Vậy có thơ rằng:

Cũng trong một cuộc Điện Biên,
Ta mừng thắng lợi, Pháp phiền xấu xa.
Trăm năm trong cõi người ta,
Bên chính ắt thắng, bên tà ắt thua.

Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Sđd, t. 9, tr. 462-463.

... Nhờ sự đoàn kết chặt chẽ và anh dũng hy sinh của toàn quân và toàn dân ta, chúng ta đã đại thắng ở Điện Biên Phủ vào mùa Hè năm 1954. Lực lượng thực dân Pháp bị tan vỡ. Chúng phải nhận đình chiến. Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hoà bình ở Đông Dương được lập lại trên nền tảng công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các dân tộc Đông Dương.

Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Một lần nữa, chủ nghĩa Mác-Lênin đã soi đường cho giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam kháng chiến cứu nước thành công, giữ gìn thành quả cách mạng của mình...

Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Sđd, t. 10, tr. 11-12.

Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ mười chiến thắng Điện Biên Phủ, thiên hạ đang dự đoán sẽ có một Điện Biên Phủ mới ở miền Nam Việt Nam. Người Pháp nói nhiều về điều đó, vì họ có nhiều kinh nghiệm! Họ nói: "Mỹ đang thua ở miền Nam Việt Nam và đang đi đến một Điện Biên Phủ" (AFP, 16-4-1964)...

Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Sđd, t. 11, tr. 261-262.

Trước đây 10 năm, chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ, anh dũng của quân và dân nước ta chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay: chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại; cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công.

Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Sđd, t. 11, tr. 266.
______________________________________________________
1. Con số công khai của Pháp (T.G).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Ba, 2022, 11:01:18 pm

KỶ NIỆM LẦN THỨ 30 CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ1
(Trích)

TRƯỜNG CHINH

I

Thưa các đồng chí và các bạn,

Cách đây 30 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân nước ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đại thắng trong Đông Xuân 1953-1954, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mọi người còn nhớ, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công, thực dân Pháp đã quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, hòng đặt lại ách thống trị thuộc địa của chúng trên khắp Đông Dương. Tướng lĩnh Pháp tưởng có thể nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh xâm lược bằng "một cuộc hành quân dạo mát!". Nhưng chúng đã lầm to. Theo lời kêu gọi của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta, từ Nam đến Bắc, đã nhất tề đứng lên kháng chiến, cứu nước. Thực dân Pháp thất bại trong chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh, đã buộc phải chuyển sang đánh kéo dài, ngày càng lún sâu vào thế bị động về chiến lược, gặp nhiều khó khăn về quân sự, chính trị, kinh tế...

Năm 1953, cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân Việt Nam bước sang năm thứ tám. Quân và dân ta càng đánh càng mạnh, càng nắm vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao.

Trong thế bị sa lầy, nguy khốn, thực dân Pháp phải yêu cầu đế quốc Mỹ viện trợ, hòng tìm một lối thoát cho cuộc chiến tranh hao người, tốn của, "cuộc chiến tranh bẩn thỉu" mà nhân dân Pháp, nhân dân tiến bộ trên thế giới phỉ nhổ và lên án nghiêm khắc.

Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa đế quốc bị suy yếu nghiêm trọng, nhưng vẫn tìm mọi cách chống lại thế tiến công chiến lược của ba dòng thác cách mạng đã hình thành và đang cuồn cuộn dâng cao. Sau khi đình chiến ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ gây sức ép buộc Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương và bản thân Mỹ cũng trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến tranh đó. Ý đồ đen tối của Mỹ là muốn gạt Pháp ra khỏi bán đảo này, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở Đông Dương và kiểm soát cả vùng Đông Nam châu Á.

Kế hoạch Nava, một kế hoạch điên cuồng đầy tham vọng của cả Pháp và Mỹ, đã ra đời trong bối cảnh ấy. Mục tiêu của kế hoạch đó là giành thắng lợi quyết định trong vòng 18 tháng để kết thúc chiến tranh có lợi cho Pháp, và đương nhiên cũng tạo điều kiện cho Mỹ nắm lấy Đông Dương.

Trung ương Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc thế chiến lược giữa ta và địch trên chiến trường, đánh giá đúng lực lượng đối sánh giữa hai bên và nhận định chính xác là thời cơ giành thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến lâu dài đã đến. Đảng đã hạ quyết tâm giữ vững quyền chủ động chiến lược, buộc địch tiếp tục lún sâu vào thế bị động phòng ngự, phát triển mạnh mẽ thế tiến công chiến lược của ta, đập tan kế hoạch Nava, và phát huy sức cố gắng cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, chớp lấy thời cơ, giành thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

Một kế hoạch tác chiến chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954 đã được vạch ra và được triển khai nhanh chóng. Phương châm "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" đã được xác định.

Cả nước Việt Nam ra trận. Các chiến trường phối hợp chặt chẽ, đồng loạt tiến công. Kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích, đánh cả trước mặt, bên sườn và sau lưng địch, cả ở rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị, quân và dân ta liên tiếp giáng cho địch những đòn rất hiểm, rất đau. Chúng phải phân tán binh lực, bị động đối phó trên khắp các chiến trường, cả ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, cả ở Thượng Lào, Hạ Lào và miền Đông Campuchia. Vừa được xây dựng để hòng giành lại quyền chủ động chiến lược, khối cơ động chiến lược của địch đã bị phá vỡ.

Sau những trận đầu, kế hoạch Nava đã đứng trước nguy cơ phá sản. Vẫn hy vọng giành lại chủ động trong thế bị động, Nava chủ quan và liều lĩnh đổ thêm quân tinh nhuệ của Pháp xuống Điện Biên Phủ, và quyết định xây dựng vị trí đó thành một tập đoàn cứ điểm rất mạnh, để thực hiện những âm mưu trước mắt và lâu dài của thực dân Pháp và của cả đế quốc Mỹ.

Thực dân Pháp muốn tạo nên một phòng tuyến vững chắc từ Điện Biên Phủ dọc theo sông Nậm Hu đến Luông Prabăng, thu hút và tiêu diệt chủ lực ta, phá kế hoạch tiến công của ta. Tiếp đó, sang Thu Đông năm 1954, sau khi bình định xong miền Nam, sẽ tập trung lực lượng cơ động chiến lược ra chiến trường Bắc Bộ, mở cuộc tiến công chiến lược, giành thắng lợi quyết định. Còn đế quốc Mỹ thì muốn xây dựng Điện Biên Phủ thành một căn cứ không quân - lục quân chiến lược lợi hại, phục vụ lâu dài cho chính sách xâm lược của chúng ở Đông Dương và Đông Nam châu Á.

Quyết tâm và kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của ta ngay từ đầu đã mang lại kết quả rõ rệt. Các cuộc tiến công liên tiếp của chủ lực ta nổ ra ở Lai Châu (Tây Bắc), ở Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào, bắc Tây Nguyên. Trên chiến trường hai nước láng giềng ở Đông Dương có sự phối hợp của Quân giải phóng Lào và Quân giải phóng Campuchia. Ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, cực nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Trên chiến trường cả nước, đặc biệt là ở chiến trường Bắc Bộ, có thêm những thuận lợi mới cho ta, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược của quân và dân cả nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 13-3-1954, cuộc đại tiến công của quân ta vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu. Cả nước đẩy mạnh hoạt động phối hợp chiến trường với Điện Biên Phủ, "đem toàn lực chi viện Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho Chiến dịch này"2.

Cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ diễn ra quyết liệt suốt 55 ngày đêm liên tục. Sau khi cân nhắc kỹ các phương án tác chiến, thấm nhuần tư tưởng "đánh chắc thắng", quân ta đã quyết định theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc"; do đó, đã triển khai công tác chuẩn bị tiếp cho chiến dịch, từ kế hoạch tác chiến đến tổ chức lực lượng, bổ sung quân số, bảo đảm hậu cần, v.v., để đánh địch trong một chiến dịch quy mô lớn, dài ngày, xa hậu phương chiến lược.

Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quân ta đã chiến đấu vô cùng anh dũng, phát huy tác dụng của các loại vũ khí có trong tay, từ vũ khí thô sơ đến vũ khí hiện đại, tìm ra nhiều cách đánh sáng tạo, vừa đánh hợp đồng, vừa đánh độc lập, xây dựng trận địa tiến công và vây hãm quân thù, hạn chế đến mức tối đa ưu thế của địch về không quân, pháo binh và xe tăng; hạn chế đi đến triệt hẳn nguồn tiếp tế và tiếp viện của chúng. Cuối cùng, ta đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào chiều ngày 7-5-19543.

Chúng ta đã toàn thắng trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ. Kế hoạch Nava bị phá sản hoàn toàn!

Quân và dân ta đã đánh bại cố gắng chiến tranh cao nhất của Pháp có Mỹ giúp sức, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơnevơ, kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam, chống cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ của Pháp, đã giành được thắng lợi vĩ đại.
___________________________________________________
1. Trường Chinh: Kỷ niệm lần thứ 30 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr.88.
3. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, thuộc các đơn vị thiện chiến nhất của đội quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, cùng với toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh. Tính chung trên toàn chiến trường Đông Dương trong Đông Xuân 1953-1954, Pháp đã mất hơn 110.000 quân và rất nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Ba, 2022, 11:05:19 pm

Thưa các đồng chí và các bạn,

Ba mươi năm đã qua, Điện Biên Phủ, cái tên kỳ diệu ấy đã đi vào lịch sử dân tộc ta như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Thời gian không làm phai mờ ý nghĩa thắng lợi vĩ đại của Điện Biên Phủ, của cuộc toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp, trái lại càng làm nổi bật tinh thần cách mạng, khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 với Chiến dịch Điện Biên Phủ là kết cục tất yếu của cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác - Lênin. Nó phản ánh tính tất yếu thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Pháp đã bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ ở ba nước Đông Dương, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn làm cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thực dân mới của đế quốc Mỹ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Điện Biên Phủ và của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là thắng lợi chung của ba dân tộc anh em Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chiến đấu và cùng chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ.

Đối với phong trào cách mạng thế giới, sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga mở đầu thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và tiếp đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh dấu một bước phát triển mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng là hồi kèn chiến thắng của nhân dân ta trong trận đầu chống bọn can thiệp Mỹ, là khúc nhạc mở màn cho bản trường ca chống Mỹ, cứu nước, chuẩn bị cuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Mỹ sau này.

Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt Nam, là niềm tin sắt đá của các dân tộc bị áp bức vùng lên chiến đấu để tự giải phóng cho mình.

Cuộc sống càng chứng minh nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng:

Chiến thắng Điện Biên Phủ "là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay: chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công"1.

Thưa các đồng chí và các bạn,

Điện Biên Phủ là thắng lợi của độc lập dân tộc đối với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.

Điện Biên Phủ chứng minh một chân lý: trong thời đại ngày nay, một dân tộc đất không rộng, người không đông, nhưng quyết tâm chiến đấu, đoàn kết chặt chẽ, có Đảng Mác - Lênin chân chính lãnh đạo, lại được sự ủng hộ quốc tế, thì hoàn toàn có thể lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và đánh bại chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập, tự do.

Chân lý ấy lại được chứng minh trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ trong hàng ngũ đế quốc ...

... Vì sao dân tộc Việt Nam, một dân tộc đất không rộng, người không đông, kinh tế lạc hậu, lại có thể đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớn hơn mình gấp nhiều lần?

Câu trả lời có thể tóm tắt như sau: nhân dân Việt Nam nồng nàn yêu nước, đoàn kết một lòng quyết đánh và quyết thắng, biết đánh và biết thắng, lại có sức mạnh hỗ trợ của thời đại.

Chúng ta quyết đánh và quyết thắng, biết đánh và biết thắng, vì nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, có ý thức độc lập, tự chủ cao. "Nước mất, nhà tan", đạo lý ấy thấm sâu vào tình cảm và lý trí của các thế hệ người Việt Nam, từ đời này qua đời khác. Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, mọi người Việt Nam đều đứng lên giữ nước, giữ nhà, bằng những cách đánh giặc thông minh và dũng cảm.

Lòng yêu nước, tinh thần làm chủ đất nước của nhân dân ta đã được khơi dậy và bùng lên, khi cách mạng Việt Nam được ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lênin do Chủ tịch Hồ Chí Minh mang lại. Cách mạng Việt Nam bước vào quỹ đạo của cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân Việt Nam càng có ý thức sâu sắc về vai trò lịch sử, về khả năng và sức mạnh của mình. Do đó, đã quyết tâm chiến đấu, đoàn kết một lòng, đi theo con đường mà Đảng đã vạch ra.

Quyết đánh và quyết thắng, biết đánh và biết thắng còn bắt nguồn từ đường lối đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta.

Đó là đường lối chính trị lãnh đạo toàn dân làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài2, dựa vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ viện trợ quốc tế. Thực hiện đường lối kháng chiến đó, quân và dân ta đã nghĩ ra nhiều cách đánh rất tài tình. Đó là cách đánh thích hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước, phát huy truyền thống và kinh nghiệm lâu đời của chiến tranh nhân dân Việt Nam - vươn lên chính quy và hiện đại - với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt do quân và dân ta sáng tạo ra. Cách đánh ấy thấm nhuần tư tưởng cách mạng tiến công, luôn luôn chủ động và kiên quyết tiêu diệt địch, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!". Nhờ vậy, quân và dân ta cuối cùng đã đánh thắng những đội quân nhà nghề của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc. Chính tên bại tướng Nava đã phải thừa nhận: "Bao giờ Việt Minh cũng từ chối chiến tranh cổ điển và bắt Pháp phải theo hình thức chiến tranh của họ", cuộc chiến tranh mà "chưa có một học viện quân sự nào nghiên cứu kỹ lưỡng"3.

Với chính sách vừa kháng chiến vừa kiến quốc, kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống phong kiến với nhiệm vụ chống đế quốc, kết hợp huy động sức dân với bồi dưỡng sức dân để kháng chiến lâu dài, Đảng đã chủ trương phát động quần chúng thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến. Hậu phương của cuộc chiến tranh nhân dân không ngừng được củng cố và tăng cường, chi viện ngày càng nhiều sức người, sức của, tạo thêm sức mạnh vật chất và tinh thần của tiền tuyến.

Với cải cách ruộng đất, Mặt trận dân tộc thống nhất trên nền tảng liên minh công nông được mở rộng một cách vững chắc, điều đó cho phép động viên và phát triển sức mạnh tiềm tàng của đất nước, của dân tộc. Sức mạnh ấy là sản phẩm của sự kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng quân sự, kết hợp sức mạnh của truyền thống dân tộc với sức mạnh hiện tại về mọi mặt của toàn dân.

Để đánh thắng những tên đế quốc to, Đảng ta đã ra sức xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng hậu với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đó là mũi mác của cuộc kháng chiến, là lực lượng nòng cốt của toàn dân đánh giặc.

Dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, lực lượng vũ trang nhân dân của ta đã phát huy được bản chất cách mạng tốt đẹp, có tinh thần chiến đấu dũng cảm, có kỷ luật tự giác, nghiêm minh, có tổ chức vững mạnh, có trang bị hiện đại, nắm được khoa học và nghệ thuật quân sự cách mạng. Với lực lượng nòng cốt đó, nhân dân ta đã đánh thắng được các đội quân xâm lược của thực dân Pháp, của đế quốc Mỹ...

Chúng ta biết đánh và biết thắng còn vì quân và dân ta chiến đấu trong sự phối hợp chặt chẽ với quân và dân Lào, quân và dân Campuchia trên toàn chiến trường Đông Dương. Chúng ta lại luôn luôn tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của cả loài người tiến bộ. Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ dân tộc của mình, đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương và tích cực góp phần vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân toàn thế giới, vì vậy đồng minh của nhân dân Việt Nam rất rộng, bầu bạn của nhân dân Việt Nam rất đông.

Kết hợp sức mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại mới, Đảng ta đã thống nhất được cuộc chiến đấu của nhân dân ta với thế tiến công của ba dòng thác cách mạng trên thế giới. Chính hai nguồn sức mạnh đó đã chắp cánh cho cách mạng Việt Nam, cho chiến tranh nhân dân Việt Nam tới đích cuối cùng.

Quyết đánh và quyết thắng, biết đánh và biết thắng, nhân dân Việt Nam đã thắng trong chiến tranh giải phóng dân tộc và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trong kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc...

Chiến tranh nhân dân Việt Nam là một kinh nghiệm sáng tạo thành công của thời đại, một thắng lợi vĩ đại của phong trào giải phóng dân tộc ở thế kỷ XX.

Bằng kinh nghiệm của mình, nhân dân Việt Nam đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng kinh nghiệm của các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, tự do.

Thắng lợi rực rỡ của nhân dân Việt Nam và của nhiều dân tộc trên các lục địa, từ Cuba, Ănggôla đến Êtiôpi, Môdămbích, từ Nicaragoa đến En Xanvađo, v.v. đang cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Những thắng lợi đó đang làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời góp phần mở rộng hệ thống thế giới của chủ nghĩa xã hội.

Bộ mặt của thế giới đang thay đổi nhanh chóng!
_________________________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 220.
2. Toàn dân đánh giặc, chứ không phải chỉ có bộ đội đánh giặc; đánh về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao...; luôn luôn tiêu diệt và tiêu hao địch, bồi dưỡng và phát triển lực lượng ta, bảo đảm đủ sức đánh lâu, càng đánh càng mạnh, nhằm đạt thắng lợi cuối cùng.
3. Xem H. Nava: Đông Dương hấp hối, Sđd, tr. 38-39.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Ba, 2022, 11:06:41 pm

II

Thưa các đồng chí và các bạn,

Truyền thống Điện Biên Phủ là sự kế thừa và phát triển truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước; truyền thống của các anh hùng cứu nước: Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.

Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ, trải qua mấy chục năm chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, mùa Xuân năm 1975, nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giành thắng lợi hoàn toàn. Tổ quốc ta độc lập, tự do và thống nhất.

Cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội toàn quốc lần thứ IV và Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng đã đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm đưa nước ta tiếp tục tiến lên.

Với niềm tự hào vô hạn và nguồn sinh lực mới, với truyền thống Điện Biên Phủ, truyền thống Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước ta đang ra sức phấn đấu thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

... Ba mươi năm sau chiến thắng oanh liệt ở Điện Biên Phủ, Tổ quốc ta đã trải qua nhiều thử thách, gian nan, nhưng vẫn hiên ngang tiến bước. Bằng xương máu và mồ hôi của mình, dân và quân ta đã ghi tiếp biết bao chiến công rực rỡ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và đang đứng trước những triển vọng tốt đẹp.

Hôm nay, kỷ niệm lần thứ 30 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến thắng lợi chống thực dân Pháp, chúng ta tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu và người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Với tầm mắt chiến lược thiên tài, Người đã cùng Trung ương Đảng dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhớ đến công lao trời biển của Người, chúng ta thấy như Người luôn luôn bên cạnh chúng ta, đang cùng chúng ta mừng ngày hội chiến thắng. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Người.

Tổ quốc Việt Nam đời đời ghi công các chiến sĩ đã hy sinh anh dũng ở Điện Biên Phủ và trên các chiến trường trong hơn 30 năm chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, làm nhiệm vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế. Tấm gương sáng của các anh hùng, liệt sĩ sống mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

Chúng ta vô cùng tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, một Đảng Mác - Lênin chân chính, người lãnh đạo sáng suốt của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Chúng ta vô cùng tự hào về nhân dân ta, một dân tộc anh hùng, thấm nhuần chân lý sáng ngời "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", trải qua đấu tranh kiên cường, bất khuất, đã viết nên những trang sử vẻ vang.

Chúng ta vô cùng tự hào về quân đội ta, một quân đội nhân dân nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản, đã cùng toàn dân lập những chiến công vĩ đại, từ Điện Biên Phủ đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 và thắng lợi oanh liệt mùa Xuân năm 1979.

Nhân ngày hội lớn này, chúng ta tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ và giúp đỡ đầy tình nghĩa anh em của nhân dân Liên Xô, nhân dân Lào, nhân dân Campuchia, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa khác và của loài người tiến bộ đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Phấn khởi, tin tưởng, hướng về tương lai tươi sáng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết chặt chẽ chung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, quyết đem hết tinh thần và lực lượng giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam nhất định thắng!

- Sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội nhất định thắng!

- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Điện Biên Phủ muôn năm!

- Đảng Cộng sản Việt Nam, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, muôn năm!

- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

- Tất cả vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân!


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Ba, 2022, 11:09:28 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỘT CHIẾN THẮNG
VƯỢT QUA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
1


PHẠM VĂN ĐỒNG

Đối với chiến thắng Điện Biên Phủ 40 năm chưa phải là một thời gian dài, bởi cái tên lừng lẫy này vẫn sống và vang dội với những ai ngày nay và sau này còn nhớ một thời lịch sử mà chủ nghĩa thực dân dưới nhiều màu sắc và hình thức đã thống trị phần lớn các nước chậm phát triển trên toàn thế giới. Chính chiến thắng Điện Biên Phủ đã kéo hồi chuông báo sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân lúc bấy giờ, được mệnh danh là chủ nghĩa thực dân cũ. Đó là ý nghĩa quốc tế trọng đại, là sự cống hiến vô giá mà quân và dân ta bằng cuộc đấu tranh anh dũng của mình đã mang lại cho sự nghiệp giải phóng dân tộc trên thế giới.

Đây chỉ là một bước và bởi đó là bước đầu cho nên cần thấy hết ý nghĩa và tầm vóc của nó. Sự nghiệp giải phóng dân tộc còn bước thêm nhiều bước khác cho đến ngày nay: tuy về hình thức thì có những thay đổi rất quan trọng và rõ rệt, song về thực chất thì con đỉa hai vòi vẫn có cách ngự trị ở các nước thế giới thứ ba. Vì lẽ đó, trong tình hình thế giới hiện nay, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vẫn tiếp diễn.

Đó là về mặt quốc tế, còn đối với cả nước ta và dân tộc Việt Nam thì chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu một cái mốc cực kỳ quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, hoàn thành sự nghiệp giành độc lập và tự do, thống nhất nước nhà.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa đến Hội nghị Giơnevơ và Hiệp định Giơnevơ với những cái được và cái chưa được của nó đối với dân tộc Việt Nam ta. Nó lập lại hòa bình, một nền hòa bình không vững chắc bởi đế quốc Mỹ không ký Hiệp định Giơnevơ và nuôi tham vọng thay Pháp ở miền Nam, chuẩn bị một cuộc chiến tranh mới. Như vậy Hiệp định Giơnevơ chỉ tạo ra một thời gian hòa hoãn, nhưng đồng thời đã đem đến cho dân tộc Việt Nam ta những cống hiến quý báu: đó là những kinh nghiệm về nhiều mặt trong cuộc chiến đấu bắt đầu từ hai bàn tay trắng chống một nước đế quốc hùng mạnh; đó là miền Bắc hoàn toàn giải phóng, hậu phương lớn của tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; đó là vị trí của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với uy tín to lớn của nó đối với cả nước và trên trường quốc tế. Tóm lại, Hội nghị Giơnevơ và Hiệp định Giơnevơ đã trang bị cho chúng ta những gì cần thiết nhất để đến khi phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược mới do đế quốc Mỹ gây ra, chúng ta đã có thế và lực mới, một bước lớn lên vững mạnh hơn và từ ngày đầu khẳng định ý chí kiên cường chiến đấu và chiến thắng đến thắng lợi hoàn toàn.

Tầm nhìn với ý nghĩa bao quát như vậy giúp đánh giá đúng mức tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ. Còn đứng về mặt thuần tuý quân sự, thì nó là sự thể hiện rực rỡ của học thuyết và nghệ thuật quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta và Quân đội nhân dân ta. Học thuyết và nghệ thuật quân sự này là sự kế tục những truyền thống oai hùng chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta trong lịch sử, nó được hoàn thiện và phát triển đến mức cao với cuộc kháng chiến chống Mỹ lâu dài, ác liệt và vĩ đại nhất trong lịch sử nước ta, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh, đem lại độc lập, tự do và thống nhất cả nước, mục tiêu bất di bất dịch của nhân dân Việt Nam ta từ ngày đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ở đây, còn một điều nữa tôi cần nói là quan hệ giữa nhân dân ta và nhân dân Pháp trong cả quá trình cuộc kháng chiến chín năm và từ đó cho đến ngày nay. Lúc chúng ta nói cuộc kháng chiến chống Pháp là nói gọn, thực chất đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Kẻ muốn xâm lược lại nước ta lúc bấy giờ là thực dân Pháp chứ không phải nhân dân Pháp. Chúng ta còn nhớ rất rõ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân Pháp, của các tổ chức tiến bộ Pháp trong cả quá trình kháng chiến. Một điều lý thú cần nhắc lại là người chỉ huy quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ, sau chiến tranh đã trở thành một người bạn tốt của nhân dân ta. Còn về phía Chính phủ thì từ nhiều năm nay, giữa Chính phủ ta và Chính phủ Pháp ngày càng có quan hệ hợp tác về nhiều mặt có lợi cho cả hai bên, nhất là trong những năm gần đây. Trong tình hình như vậy, quan hệ giữa các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học... càng có cơ hội mở rộng và đi sâu.

Quan hệ hữu nghị đẹp đẽ này giữa hai Chính phủ và nhân dân hai nước là một tấm gương sáng trong tình hình quốc tế phức tạp hiện nay.

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa rộng lớn và sâu xa, vượt qua không gian và thời gian là như vậy.

Nhân đây, tôi cần nói lại một sự thật lịch sử phản bác luận điệu của những kẻ có dã tâm bôi đen sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta từ những năm 20 của thế kỷ XX, kể cả các hoạt động của Hồ Chí Minh. Chúng cho rằng đáng lẽ dân tộc Việt Nam ta có thể tránh được hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ mà vẫn có độc lập tự do và đất nước ta ngày nay đã khác! Hoàn toàn không phải như vậy. Mọi người ở nước ta cũng như ở nước ngoài đều biết Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta đã làm tất cả những gì có thể làm được để tránh hai cuộc chiến tranh này. Nhưng thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ đã đem chiến tranh xâm lược đến đất nước ta và chúng tin chắc rằng chúng sẽ thắng dễ dàng.

Lịch sử đã chứng minh nhân dân ta đã phải kháng chiến lâu dài để có độc lập tự do. Lịch sử cũng đã chứng minh nhờ có cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam và cuộc đấu tranh anh hùng của một số dân tộc khác mà nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới giành được độc lập, tự do trong điều kiện thuận lợi hơn và bằng con đường đỡ đổ máu.
_____________________________________________________
1. Báo Nhân Dân, ngày 5-5-1994.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Ba, 2022, 11:26:43 pm
 
TINH THẦN ĐIỆN BIÊN PHỦ SỐNG MÃI
TRONG SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA
1


Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP

Trong buổi bình minh của thiên niên kỷ mới, trên Tổ quốc Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất, công cuộc đổi mới xây dựng phát triển đất nước đang từng ngày khởi sắc, nhân dân ta kỷ niệm trọng thể 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Chúng ta còn nhớ Thu Đông 1953, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân xâm lược Pháp bước sang năm thứ tám. Sau 5 năm tự lực chiến đấu trong vòng vây, từ năm 1950 trở đi, chủ lực ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở biên giới Việt - Trung, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào. Chiến tranh du kích phát triển mạnh, làm "ruỗng nát" vùng tạm chiếm của đối phương.

Trước tình hình nguy khốn ở Đông Dương, Chính phủ Pháp cử tướng bốn sao Hăngri Nava sang làm Tổng Chỉ huy thứ bảy của đội quân viễn chinh xâm lược. Ta được biết nội dung kế hoạch Nava do bạn Trung Quốc cung cấp. Theo kế hoạch này, Nava đề ra mục tiêu trong vòng 18 tháng, tập trung lực lượng cơ động chiến lược để tiến công tiêu diệt phần lớn chủ lực ta, buộc Chính phủ ta phải chấp nhận đàm phán theo những điều kiện do Pháp đề ra, nhằm tìm "lối thoát danh dự" cho cuộc chiến tranh xâm lược.

Trong Đông Xuân 1953-1954, Nava tập trung các binh đoàn cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ nhằm đối phó với cuộc tiến công có thể xảy ra của chủ lực ta, càn quét bình định vùng sau lưng chúng; cho quân nhảy dù xuống Lạng Sơn, đánh ra Ninh Bình, uy hiếp các căn cứ kháng chiến của ta ở Việt Bắc và Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Để phá tan kế hoạch Nava, buộc chúng phải phân tán lực lượng, bị động đối phó, Bộ Thống soái tối cao của ta chủ trương dùng một bộ phận quân chủ lực, phối hợp với các lực lượng địa phương, chủ động mở các cuộc tiến công lên Tây Bắc, Trung Lào và Hạ Lào, bắc Tây Nguyên, lấy Tây Bắc làm hướng chính. Đó là những hướng chiến lược hiểm yếu mà địch tương đối yếu, ta có thể tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, tiếp tục khoét sâu mâu thuẫn cơ bản giữa tập trung và phân tán binh lực của địch, tạo nên thế trận mới, thời cơ mới. Tình hình có thể phức tạp, ta cần theo dõi diễn biến, khi thời cơ xuất hiện thì nhanh chóng tập trung lực lượng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân địch, làm chuyển biến cục diện chiến tranh có lợi cho ta.

Tháng 11-1953, khi phát hiện chủ lực ta tiến lên Tây Bắc, Nava cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ để yểm trợ cho các đơn vị ở Lai Châu rút chạy, đồng thời bảo vệ Thượng Lào. Sau khi biết chắc chắn phần lớn chủ lực ta đã tiến lên Tây Bắc, Nava chủ trương tăng cường lực lượng, gấp rút xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương nhằm thu hút và đánh bại chủ lực ta.

Đầu tháng 12-1953, quân ta mở cuộc tiến công tiêu diệt phần lớn quân địch ở Lai Châu rút chạy, bao vây Điện Biên Phủ. Hạ tuần tháng 12, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Pathét Lào mở cuộc tiến công vào Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt và phát triển xuống Hạ Lào, giải phóng cao nguyên Bôlôven. Tháng 1-1954, tuy có tin địch sẽ tiến công vào vùng tự do ven biển Liên khu V, nhưng chủ lực ta vẫn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, kiên quyết mở cuộc tiến công lên bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum và một vùng rộng lớn, nối liền với khu giải phóng Hạ Lào. Hạ tuần tháng 1-1954, trong khi tạm đình cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ, một đơn vị chủ lực ta đã bất ngờ mở cuộc tiến công sang Thượng Lào. Đòn tiến công này đã giải phóng lưu vực sông Nậm Hu, uy hiếp Thủ đô Luông Prabăng.

Bằng năm đòn tiến công chiến lược nói trên, ta đã điều động được lực lượng địch, thu hút chúng đến những chiến trường có lợi cho ta, buộc khối cơ động chiến lược của Nava phải chia năm sẻ bảy để tiêu diệt chúng.

Phối hợp với các đòn tiến công của bộ đội chủ lực, chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ ở các vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, cực nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hàng chục đoàn tàu bị lật đổ, hàng chục máy bay bị phá huỷ trên các sân bay, hàng trăm đồn bốt bị san bằng, nhiều vùng căn cứ du kích được mở rộng.

Thắng lợi to lớn của các chiến trường phối hợp trong giai đoạn đầu của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 đã làm cho kế hoạch Nava bị đảo lộn và bắt đầu phá sản. Ở chiến trường chính - Điện Biên Phủ - lúc đầu chưa có trong kế hoạch Nava và cũng chưa có trong kế hoạch tác chiến của ta, đã trở thành nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược, cuộc đọ sức quyết liệt nhất giữa ta và địch.

Thực hiện quyết tâm tiêu diệt ở Điện Biên Phủ, bộ phận tham mưu của ta và của Đoàn cố vấn đi trước để chuẩn bị chiến trường, đã đề nghị phương án tranh thủ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" khi địch còn đứng chân chưa vững, dốc toàn lực đánh trong ba đêm hai ngày tiêu diệt toàn bộ quân địch, giành thắng lợi. Tôi và đồng chí Trưởng đoàn cố vấn đi sau, lên đến mặt trận đã nghe báo cáo phương án đánh nhanh.

Tại cuộc họp đầu tiên của Đảng uỷ chiến dịch, tôi đã nêu những khó khăn mà bộ đội ta chưa thể vượt qua nếu đánh theo phương án đó. Nhưng ý kiến chung đều cho rằng: Bộ đội ta đã được huấn luyện về cách đánh tập đoàn cứ điểm, hiện đang sung sức, quyết tâm chiến đấu rất cao, lại có lựu pháo và cao xạ pháo lần đầu xuất trận, với sức mạnh mới, có thể gây bất ngờ và sẽ chiến thắng. Nếu không đánh sớm, để địch tăng thêm quân và củng cố công sự, khiến tập đoàn cứ điểm trở nên quá mạnh, ta sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh tiêu diệt lớn trong Đông Xuân này. Chiến dịch kéo dài sẽ không giải quyết được khó khăn về hậu cần. Đồng chí Trưởng đoàn cố vấn cũng tán thành phương án ấy.

Tuy không tin vào thắng lợi của phương án đánh nhanh, thắng nhanh, nhưng tôi tự thấy mình vừa mới đến chiến trường, chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ ý kiến của đa số, nên đã đồng ý triệu tập hội nghị cán bộ để phổ biến kế hoạch tác chiến theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Đồng thời tôi chỉ thị cơ quan tham mưu theo dõi chặt chẽ tình hình địch từng ngày, từng giờ, kịp thời báo cáo; nếu tình hình thay đổi, ta có thể thay đổi kế hoạch...

Suốt 11 ngày đêm theo dõi tình hình, tôi thấy địch ngày càng tăng cường lực lượng, ra sức củng cố trận địa, và những khó khăn của ta chưa có cách khắc phục. Nhiều đêm trăn trở, cân nhắc, đêm cuối cùng thức trắng, tôi đi đến kết luận: đánh theo cách này nhất định thất bại. Sáng ngày 26-1, tôi đã trao đổi ý kiến thống nhất với đồng chí Trưởng đoàn cố vấn, tiếp đó đưa ra Đảng uỷ mặt trận bàn thay đổi cách đánh. Cuộc thảo luận trong Đảng uỷ đã diễn ra gay go, sôi nổi. Tất cả đều cho rằng, bộ đội quyết tâm cao, mọi mặt đã chuẩn bị, phải đánh nhanh, nếu không sẽ khó khăn, mất thời cơ. Nhưng khi đặt ra câu hỏi: Vậy đánh nhanh có bảo đảm chắc thắng 100% như Bác Hồ căn dặn không? Thì không ai dám khẳng định; cuối cùng Đảng uỷ đã đi đến nhất trí phải chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc" - một phương án đã từng dự kiến trước đây. Mặc dầu mấy vạn quân ta đã dàn trận, đạn đã lên nòng sẵn sàng nổ súng vào đêm 26-1, nhưng chúng ta đã kiên quyết dừng lại, cho lui quân về vị trí tập kết, kéo pháo ra để chuẩn bị trận địa đánh theo phương án mới. Quyết định thay đổi phương châm đã được triển khai, sau đó báo cáo về Trung ương bằng thư hoả tốc, được Bác Hồ và Bộ Chính trị nhất trí và cho biết sẽ động viên hậu phương đem toàn lực chi viện cho tiền tuyến đánh thắng.

Thay đổi cách đánh trong tình thế toàn mặt trận từ trên xuống dưới quyết tâm chiến đấu theo phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh", các đơn vị đã vào vị trí chiến đấu, chờ giờ nổ súng là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của tôi.

Chúng ta chuyển sang cách "đánh chắc, tiến chắc" tức là bao vây đánh dần từng bước, tiêu diệt địch từng bộ phận, từ ngoại vi vào tung thâm. Đánh theo cách này, ta có điều kiện tập trung binh, hoả lực ưu thế tuyệt đối trong từng trận, tạo nên sức mạnh áp đảo đánh thắng địch.

Để bảo đảm bao vây, tiêu diệt địch từng bước, theo kinh nghiệm chiến đấu của Quân giải phóng Trung Quốc mà Đoàn cố vấn giới thiệu, chúng ta đã xây dựng một hệ thống đường kéo pháo bằng cơ giới và các trận địa pháo có hầm đào sâu vào vách núi; xây dựng một hệ thống trận địa bao vây và tiến công quy mô chiến dịch, với hàng trăm kilômét hào giao thông để cơ động tiếp cận địch, với hàng vạn công sự chiến đấu, công sự ẩn nấp cho người và vũ khí, có hầm nghỉ ngơi, sinh hoạt, cấp cứu thương binh trong lòng đất, bảo đảm cho bộ đội chiến đấu liên tục ngày đêm trên cánh đồng Mường Thanh, dưới sự đánh phá ác liệt của không quân và pháo binh địch.

Ngày 13-3-1954, ta mở cuộc tiến công, địch hoàn toàn bất ngờ. Trải qua một quá trình chiến đấu dài ngày, chúng ta đã lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm của địch, siết chặt vòng vây, vận dụng chiến thuật đánh lấn, bắn tỉa, chia cắt sân bay, triệt đường tiếp tế... làm cho tập đoàn cứ điểm ngày càng bị bóp nghẹt, không phận ngày càng bị thu hẹp, khó khăn ngày càng chồng chất, tinh thần chiến đấu của địch ngày càng sa sút. Cuối cùng, ngày 7-5 ta mở đợt tiến công quyết định đánh vào Sở Chỉ huy đầu não, bắt sống tướng Đờ Cátxtơri và Bộ Chỉ huy địch, buộc toàn bộ quân địch đầu hàng, giành toàn thắng cho chiến dịch.

Như vậy, quân đội ta từ chỗ mới tiêu diệt được từng tiểu đoàn địch phòng ngự trong công sự vững chắc và thường chỉ đánh trong đêm, đã tiến lên tiêu diệt 21 tiểu đoàn phòng ngự trong một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với 8 trung tâm đề kháng, 49 cứ điểm và đánh liên tục trong 56 ngày đêm, đã tiêu diệt, bắt sống hơn 1 vạn 6 nghìn quân địch, đại bộ phận là lính Âu - Phi tinh nhuệ.

Đây là trận tiêu diệt chiến lớn nhất, tiêu biểu nhất, một bước trưởng thành vượt bậc về trình độ tác chiến của quân đội ta.
_________________________________________________________
1. Bài viết nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, năm 2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Ba, 2022, 11:30:19 pm

*

*        *

Kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ viết: "Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn"1. "Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới"2.

Năm nay kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhìn lại tiến trình lịch sử của dân tộc ta và của nhân loại qua nửa thế kỷ, chúng ta càng thấy ý nghĩa to lớn và sâu sắc của chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ.

Điện Biên Phủ là trận đánh tiêu diệt và bắt sống quân viễn chinh xâm lược lớn nhất, gọn nhất của quân đội ta, dân tộc ta và của phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.

Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân xâm lược Pháp.


Ông cha ta trước đây từng tiêu diệt quân xâm lược ở Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... để giải phóng Thăng Long. Đến thời đại Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đánh một trận tiêu diệt lớn quân xâm lược ở Điện Biên Phủ, buộc đối phương phải đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ, giải phóng nửa nước, giải phóng Thủ đô Hà Nội. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, được xây dựng ngày càng vững mạnh trở thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng cả nước, trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Đó là "nhân tố quyết định nhất", trong khi phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam Thành đồng Tổ quốc là "nhân tố quyết định trực tiếp" của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Như chúng ta đã biết, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với sức mạnh mới của một nửa nước được hoàn toàn giải phóng, xây dựng chế độ xã hội mới với sự giúp đỡ của các nước anh em cả về kinh tế và quốc phòng. Ta có một quân đội nhân dân được xây dựng theo phương hướng chính quy và hiện đại, gồm nhiều binh chủng và quân chủng, với một đội ngũ cán bộ dạn dày kinh nghiệm, đã được bồi dưỡng, đào tạo trưởng thành. Trong quá trình kháng chiến chống Mỹ, hàng triệu thanh niên lên đường vào Nam chiến đấu, trong đó hàng vạn "chiến sĩ Điện Biên Phủ" đã lập công xuất sắc. Hàng ngàn "chiến sĩ Điện Biên Phủ" đã tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, trong đó có ba trong bốn tư lệnh quân đoàn từng là trung đoàn trưởng chiến đấu ở Điện Biên Phủ.

Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo nên chỗ dựa vững chắc, tạo nên lực lượng, ý chí, niềm tin và kinh nghiệm để quân và dân ta tiến lên, đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, thống nhất hoàn toàn, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, qua chín năm kháng chiến, nhân dân ta đã làm nên trận đại thắng Điện Biên Phủ giải phóng nửa nước, tạo điều kiện để 21 năm kháng chiến tiếp theo, làm nên trận toàn thắng mùa Xuân 1975 giải phóng nửa nước còn lại, đưa giang sơn về một mối. Điều trùng lặp kỳ lạ là về thời gian, hai trận quyết chiến chiến lược ấy đều diễn ra trong 56 ngày đêm chiến đấu liên tục và chiến chiến thắng vẻ vang. Cũng một điều trùng lặp nữa là khi tình thế thay đổi thì cả hai trận đã kịp thời thay đổi quyết sách. Trận trước dự định đánh trong hai ngày ba đêm đã chuyển sang đánh gần hai tháng; trận sau dự định đánh trong hai năm nhưng khi thời cơ đến đã tiến công thần tốc chỉ đánh trong gần hai tháng.

Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thời đại mới.

Ý nghĩa to lớn của chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đối với dân tộc ta là như vậy.


Trên phạm vi thế giới, với chiến thắng Điện Biên Phủ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại: một dân tộc vốn là thuộc địa nửa phong kiến, đất không rộng, người không đông, kinh tế còn lạc hậu, vũ khí kém cỏi, đã đánh thắng quân đội xâm lược của một cường quốc phương Tây có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn, trang bị vũ khí hiện đại.

Trong lần đến thăm Việt Nam gần đây, Chủ tịch Phiđen Caxtrô đã nói: Tôi đã đọc lịch sử chiến tranh. Từ trước đến nay chưa từng có một cuộc chiến tranh nào mà một nước nhỏ, kinh tế lạc hậu như Việt Nam mà vẫn đánh thắng Pháp và Mỹ. Đó là vô song. Trên thế giới chưa từng có. Trong lịch sử chưa từng thấy.

"Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm cho các dân tộc thuộc địa ngửng cao đầu"3. Tiếng sấm Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, vang tới những vùng xa xôi còn chìm đắm trong đêm dài nô lệ, thức tỉnh và tạo niềm tin cho các dân tộc bị áp bức vùng lên. Gần hai thập kỷ sau Điện Biên Phủ, hàng loạt nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ latinh đã lần lượt giành độc lập với hình thức và mức độ khác nhau. Phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển sâu rộng.

Với Điện Biên Phủ, Việt Nam trở thành nước đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ - một vết nhơ trong lịch sử nhân loại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần làm thay đổi cục diện thế giới. Ý nghĩa quốc tế lớn lao của Điện Biên Phủ là như vậy.

____________________________________________________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.II, tr. 261, 266.
3. Phát biểu của Ôman Uxêđích, Trưởng đoàn đại biểu quân đội Angiêri trong dịp sang thăm Việt Nam năm 1960.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Ba, 2022, 11:31:43 pm

*

*         *

Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu, từ tinh thần chiến đấu đầy dũng cảm và mưu trí sáng tạo của quân và dân ta; từ sự phối hợp chiến đấu của nhân dân hai nước Lào, Campuchia anh em, sự giúp đỡ quan trọng của Trung Quốc, Liên Xô và sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế, kể cả nhân dân Pháp.

Chiến thắng Điện Biên Phủ bắt nguồn sâu xa từ truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí quật cường bất khuất; trí thông minh sáng tạo; tình đoàn kết nhân ái là những nhân tố chủ yếu tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc ta được hun đúc qua mấy nghìn năm lịch sử. Trong thời đại mới, sức sống mãnh liệt của văn hoá Việt Nam đã được khơi dậy mạnh mẽ, được nâng lên tầm cao mới, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đã tạo nên sức mạnh phi thường, lần lượt đánh thắng hai đế quốc to, giành thắng lợi trọn vẹn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

*

*         *

Ngày nay sau 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, cục diện thế giới và đất nước đã và đang có những biến đổi lớn lao, sâu sắc.

Đất nước ta đang đứng trước thời cơ và vận hội mới, đồng thời phải đương đầu với những nguy cơ và thách thức mới. Trong khi kinh tế và khoa học trên thế giới đang có những bước phát triển vượt bậc, thì nước ta vẫn còn là một trong những nước nghèo. GDP bình quân đầu người mới bằng 1/3 của Thái Lan, 1/50 của Xingapo, 1/70 của Mỹ.

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, điều thiết thực nhất là chúng ta hãy phát huy tinh thần Điện Biên Phủ trong cuộc chiến đấu mới - cuộc chiến đấu chống nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn dân ta.

Tinh thần Điện Biên Phủ trước hết là tinh thần yêu nước, "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", không cam chịu làm nô lệ, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, quyết chiến, quyết thắng, kết hợp tinh thần dũng cảm kiên cường với trí thông minh sáng tạo, nỗ lực phi thường để khắc phục những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, làm được những việc tưởng chừng không thể làm nổi, tạo nên bước tiến vượt bậc về khả năng và sức mạnh chiến đấu để đánh thắng kẻ thù lúc chúng có những cố gắng chiến tranh cao nhất.

Ngày nay, phát huy tinh thần Điện Biên Phủ, chúng ta hãy nêu cao lòng yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, tự tôn dân tộc, tự lực tự cường, không cam chịu nghèo nàn và lạc hậu, quyết tâm vượt qua thách thức, phát huy trí thông minh sáng tạo, dám nghĩ dám làm, làm nên một "Điện Biên Phủ" mới trong sự nghiệp đổi mới. Mỗi người, mỗi tổ chức có những nỗ lực vượt bậc, lập nên những đỉnh cao thành tích mới, những "Điện Biên Phủ" lớn, nhỏ trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hoá, xã hội. Như chúng ta đã từng thực hiện được bước tiến vượt bậc trong sản xuất, xuất khẩu lương thực, biến những vùng, những hộ nghèo đói trở thành giàu có; đạt đỉnh cao trong thi tài văn hoá, khoa học trên thế giới; đạt được một bước tiến vượt bậc về thành tích thi đấu của tuổi trẻ Việt Nam trong SEA GAMES 22. Điều cực kỳ quan trọng là chúng ta phải thực hiện cho được chủ trương coi khoa học và giáo dục là quốc sách hàng đầu, làm cho con người Việt Nam tiến lên chiếm những đỉnh cao của khoa học, làm cho khoa học - giáo dục thật sự trở thành động lực, nhất định chúng sẽ tạo nên những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX, Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ chín vừa qua của Đảng, góp phần sớm khắc phục sự tụt hậu, từng bước đưa nước ta tiến lên nhanh và vững, sánh vai cùng các nước trung bình rồi các nước tiên tiến trên thế giới.

Trong lúc tập trung vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, phải thường xuyên coi trọng nhiệm vụ tăng cường an ninh, củng cố quốc phòng. Có kế hoạch chống lại các âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, nghiên cứu những phát triển của khoa học quân sự hiện đại thế giới, các hình thức chiến tranh kiểu mới, vận dụng và phát triển sáng tạo kinh nghiệm quý báu của hai cuộc kháng chiến, hoàn thiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chuẩn bị cho các lực lượng vũ trang, cho đất nước sẵn sàng đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược mà kẻ địch có thể gây ra với nước ta, bảo vệ vững chắc vùng đất, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.

Tinh thần Điện Biên Phủ là tinh thần tôn trọng thực tế, nắm vững quan điểm thực tiễn, không chủ quan duy ý chí, luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn, khi thấy tình hình đã thay đổi thì mục tiêu tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ vẫn giữ vững, nhưng kiên quyết thay đổi cách đánh, dù cách đánh ấy đã thành nghị quyết đang triển khai, tìm ra cách đánh phù hợp để giành thắng lợi. Đây là bài học sâu sắc nhất về lãnh đạo và chỉ huy trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Ba, 2022, 11:33:43 pm

Ngày nay, bài học ấy đang hết sức có ý nghĩa đối với chúng ta. Đảng ta từ Đại hội VI đến Đại hội IX đã xuất phát từ tình hình thực tiễn, từng bước phát triển sáng tạo lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên giành được thắng lợi to lớn, quan trọng. Tuy nhiên, sự nghiệp xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội ở một nước kinh tế chậm phát triển như nước ta là chưa có tiền lệ. Tình hình thực tiễn của thế giới và nước ta đã và đang có những biến đổi sâu sắc và những phát triển mới chưa từng có. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội còn nhiều vấn đề đặt ra phải nghiên cứu giải đáp.

Chúng ta hãy phát huy tinh thần thực tiễn và sáng tạo của Điện Biên Phủ vào công cuộc đổi mới. Luôn gắn lý luận với thực tiễn, thấm nhuần quan điểm coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, luôn bám sát thực tiễn, phân tích phát hiện, nhận thức đúng đắn những phát triển mới của tình hình thế giới và trong nước. Nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phát triển sáng tạo lý luận. Khi thực tiễn đã thay đổi thì mục tiêu xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vẫn giữ vững, nhưng kiên quyết thay đổi, bổ sung những chủ trương, chính sách, biện pháp dù có những vấn đề đã thành quyết định, nghị quyết nhưng không còn phù hợp, không có hiệu quả. Không chủ quan, duy ý chí, không bảo thủ giáo điều, dừng lại ở nhận thức và quan điểm cũ đã lỗi thời. Có như vậy mới đưa sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi.

Sức mạnh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của toàn dân, của cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, chúng ta động viên được sức mạnh của toàn quân, toàn dân, từ tiền tuyến đến hậu phương vào trận quyết chiến Điện Biên Phủ. Lần đầu tiên chúng ta đã tập trung gần năm sư đoàn chủ lực mạnh vào một trận đánh, động viên các chiến trường trong cả nước và hai nước bạn Lào - Campuchia chiến đấu phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ. Chúng ta đã huy động sức người, sức của từ vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, Tây Bắc, Việt Bắc đến nhiều tỉnh vùng địch tạm chiếm ở Bắc Bộ chi viện cho Điện Biên Phủ. Hàng chục vạn đồng bào đã hăng hái đi dân công, thanh niên xung phong, tham gia làm đường, vận tải tiếp tế, phục vụ chiến dịch, bảo đảm hậu cần cho một mặt trận xa hậu phương hàng năm, bảy trăm kilômét, trong điều kiện đường sá khó khăn, phương tiện vận tải thô sơ, thiếu thốn, địch đánh phá ác liệt; làm được một việc mà kẻ thù không thể ngờ tới ta có thể làm được.

Ngày nay, sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của toàn dân.

Chúng ta phải luôn coi trọng nêu cao tinh thần dân tộc, quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Đại hội IX về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết 54 dân tộc anh em, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết đồng bào trong nước và đồng bào định cư ở nước ngoài, làm thất bại âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch. Phải thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các vùng đồng bào dân tộc, trong đó có Điện Biên Phủ và Tây Bắc, vùng căn cứ kháng chiến, vùng sâu, vùng xa, giúp đồng bào phát triển kinh tế, văn hoá, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, khắc phục tình trạng quá chậm trễ như hiện nay, làm cho miền núi sớm tiến kịp miền xuôi như Bác Hồ mong muốn.

Thực hiện các nghị quyết của Trung ương về phát huy thế mạnh của các vùng kinh tế, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, động viên toàn dân ra sức làm kinh tế, để thực hiện dân giàu, nước mạnh, với một khí thế thi đua sôi nổi như toàn dân đã hăng hái tham gia hai cuộc kháng chiến trước đây. Phải luôn luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ trong Di chúc đối với công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh: "Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân"1.

Thực sự mở rộng dân chủ, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, tránh dân chủ hình thức, tạo nên sự nhất trí giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, sự gắn bó của người dân với chế độ xã hội, với lãnh đạo, như dân đã từng gắn bó với cách mạng trong thời kỳ kháng chiến. Thực hiện dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương phép nước.

Chỉ trên cơ sở sự đồng tình ủng hộ và tham gia tự nguyện của nhân dân, giữ vững được lòng dân, ta mới giữ vững được ổn định chính trị, tạo nên sức mạnh đưa công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đến thành công.

Nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi Đông Xuân 1953-1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Sự lãnh đạo đó không những trước hết thể hiện ở đường lối chính trị và đường lối quân sự đúng đắn, ở sự chỉ đạo chiến lược tài tình mà điều quan trọng còn thể hiện ở vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên.

Trước thách thức quyết liệt của trận Điện Biên Phủ, biết bao đảng viên ưu tú đã một lòng vì nước, vì dân, nêu cao tinh thần gương mẫu trong chiến đấu, không quản gian khổ, hy sinh, sẵn sàng xả thân để giành chiến thắng. Tại mặt trận, trước tình huống khó khăn, gay go, quyết liệt đã vang lên tiếng thét: "Các đảng viên cộng sản tiến lên!". "Ai là người theo Đảng hãy tiến lên!" Hai tiếng đảng viên thiêng liêng và hành động tiên phong gương mẫu của đảng viên đã có sức mạnh cổ vũ đồng đội xông lên tiêu diệt kẻ thù, giành thắng lợi.

Ngày nay, sự lãnh đạo của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn là nhân tố quan trọng, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đảng ta đã có một đội ngũ cán bộ, đảng viên kế tiếp xứng đáng, có phẩm chất và năng lực, năng động, sáng tạo, làm hạt nhân lãnh đạo trong các cấp, các ngành, đưa công cuộc đổi mới tiến lên đạt những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, điều mà hiện nay toàn Đảng, toàn dân quan tâm và lo ngại là bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng, đang làm giảm uy tín và sức mạnh lãnh đạo của Đảng, đe doạ sự tồn vong của Đảng. Vì vậy, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đồng tâm, nhất trí, tìm ra nguyên nhân yếu kém và biện pháp có hiệu lực, thực hiện bằng được nghị quyết về xây dựng chỉnh đốn Đảng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, làm cho đội ngũ đảng viên thật sự hết lòng vì nước, vì dân, tiếp tục nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong nhiệm vụ cách mạng mới, như đã từng tiên phong gương mẫu trong chiến đấu. Đây cũng là nhân tố quyết định đưa sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc tiến lên đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đối với nhân loại, Điện Biên Phủ là điểm hẹn tất yếu mà lịch sử dành cho những cuộc chiến tranh xâm lược trong thời đại ngày nay. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng minh một chân lý của thời đại là các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược, nếu biết đoàn kết đứng lên đấu tranh vì độc lập tự do, vì quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của mình, có đường lối đúng đắn, dám đấu tranh thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Trong thời đại ngày nay, bất cứ dân tộc nào dùng sức mạnh để áp đặt ý muốn của mình lên dân tộc khác thì cuối cùng nhất định sẽ thất bại.

Các lực lượng hiếu chiến dù có tàn bạo đến đâu thì cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì hoà bình, hữu nghị và phát triển, vì một trật tự thế giới mới công bằng, dân chủ nhất định thắng lợi
.

*

*           *

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, nhớ ơn các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã hiến dâng cho đất nước những người con thân yêu. Chúng ta gửi lời thăm hỏi thân thiết nhất đến các đồng chí thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, của cuộc kháng chiến 30 năm chống đế quốc xâm lược.

Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã làm cho ba tiếng Điện Biên Phủ trở thành biểu tượng của sức mạnh Việt Nam.

Tinh thần Điện Biên Phủ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

__________________________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr. 505.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2022, 07:04:21 pm

 
PHÁT HUY TINH THẦN ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRONG CÔNG CUỘC ĐỔl MỚI
1


LÊ KHẢ PHIÊU

Điện Biên Phủ là một chiến thắng lừng lẫy và vang dội của dân tộc Việt Nam ta trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân vì độc lập và tự do trong thế kỷ XX. Tuy đã cách xa 40 năm, nhưng ý nghĩa, tầm vóc của chiến thắng lịch sử này không chút phai mờ. Ngược lại, thời gian giúp chúng ta nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn những kinh nghiệm và bài học của Điện Biên Phủ để vận dụng vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hôm nay. Vượt lên khuôn khổ của một sự kiện quân sự, chiến thắng Điện Biên Phủ đã cho chúng ta nhiều bài học quý, có thể nghiên cứu vận dụng chẳng những vào lĩnh vực quân sự, quốc phòng, mà còn vào nhiều lĩnh vực khác: chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, ngoại giao...

Trước hết, Điện Biên Phủ không chỉ có giá trị to lớn đối với chúng ta, mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với quốc tế. Suốt 40 năm qua, ba từ Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ, như bạn bè ta đánh giá, "đã làm rung động con tim của hàng tỷ người khát khao độc lập tự do", là "tiếng kèn xung trận" đối với các phong trào giải phóng dân tộc, là "một sự thức tỉnh", "một sự thật vĩ đại chói lọi niềm hy vọng to lớn và tươi sáng"... Có thể nói, từ thung lũng hiểm trở của Tây Bắc xa xôi, chiến thắng Điện Biên Phủ có sức phát sáng diệu kỳ, bản thân chúng ta - người trong cuộc - nhiều khi cũng không lường hết vòng tỏa sáng của nó. Chúng ta tự hào coi Điện Biên Phủ là di sản tinh thần quý báu của dân tộc Việt Nam, đồng thời là di sản chung của nhân loại. Trách nhiệm của các thế hệ chúng ta là trân trọng gìn giữ, bảo vệ di sản đó, phát huy đến mức cao nhất những giá trị tinh thần của Điện Biên Phủ vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước hôm nay và mai sau.

Điện Biên Phủ là biểu tượng của khát vọng độc lập tự do của dân tộc ta. Giá trị lớn nhất của chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện ở chân lý: một dân tộc, dù nhỏ yếu, nếu biết đoàn kết chiến đấu với tinh thần triệt để cách mạng, theo đường lối đúng đắn của chính đảng của giai cấp vô sản, thì có thể chiến thắng bất cứ bọn đế quốc hung ác nào và nhất định giành được độc lập tự do. Đó cũng là chân lý: nhân nghĩa thắng bạo tàn. Để đạt tới chân lý đó, nhân dân ta từ thế hệ này đến thế hệ khác, đã phải đổ biết bao xương máu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện hết sức súc tích chân lý đó bằng một câu tiêu biểu cho ý chí quật cường của cả một dân tộc: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Từ Điện Biên Phủ cho đến những năm kháng chiến lâu dài và anh dũng sau này chống bọn xâm lược Mỹ, cả dân tộc ta đã chiến đấu với tinh thần đó, ý chí đó và đã vượt qua mọi gian khổ hy sinh, giành thắng lợi trọn vẹn. Và suốt hơn 20 năm đi tiếp chặng đường đấu tranh giải phóng, từ năm 1954 và sau đó là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, không lúc nào chúng ta quên Điện Biên Phủ. Ngược lại, tinh thần Điện Biên Phủ được phát huy cao độ trong những năm kháng chiến. Ở những thời điểm gay go nhất, quyết liệt nhất, tinh thần Điện Biên Phủ có sức thúc giục cổ vũ đặc biệt. Chính từ Điện Biên Phủ năm 1954, chúng ta có Điện Biên Phủ trên không tháng chạp năm 1972. Chỉ cái tên Điện Biên Phủ thôi, đã nói lên tất cả: sự bất khuất. Không gì có thể khuất phục một dân tộc biết đoàn kết, có sự lãnh đạo đúng đắn, đứng lên bảo vệ quyền được sống trong độc lập tự do, dù cho đó là những kẻ hung hãn và tàn bạo nhất, được trang bị tối tân hiện đại nhất.

Bốn mươi năm sau Điện Biên Phủ, đất nước ta đã hoàn toàn độc lập, tự do, cả nước thống nhất, nhân dân ta được sống trong hòa bình, cùng đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tinh thần Điện Biên Phủ vẫn ngời sáng, bởi vì độc lập dân tộc vẫn là vấn đề sống còn. Đất nước chỉ có thể phát triển, tiến lên chủ nghĩa xã hội khi độc lập dân tộc được giữ vững. Bốn mươi năm trước, bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã thoát khỏi ách nô lệ, giành lại tự do và độc lập. Chúng ta quyết không bao giờ chịu đánh mất điều quý giá nhất: quyền được hưởng tự do và độc lập, quyền được mưu cầu hạnh phúc. Đảng ta đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chính là nhằm đưa đất nước vào thế ổn định và phát triển, từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện bước vào thời kỳ phát triển mới: công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chúng ta học được gì từ chiến thắng Điện Biên Phủ? Hôm nay đặt câu hỏi này và mai sau, con cháu chúng ta sẽ còn trở lại câu hỏi này nữa. Bởi lẽ sức sống của tinh thần Điện Biên Phủ bắt nguồn từ truyền thống đấu tranh hàng nghìn năm của dân tộc và thấm sâu vào nhiều thế hệ. Mỗi thế hệ sẽ tự tìm cho mình những điều giá trị nhất, phù hợp nhất, biến tinh thần Điện Biên Phủ thành hành động cách mạng, giải quyết những vấn đề cụ thể của thế hệ mình.

Điện Biên Phủ - trước hết là sức mạnh của ý chí quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc ta vì mục tiêu cao cả: độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Từ tháng chạp năm 1946, theo Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn quân, toàn dân ta đã lao vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ với quyết tâm: "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"2, "Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn, cũng quyết giành cho được độc lập". Nhân dân và các lực lượng vũ trang ta, với niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến, đã chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh, quyết đánh và quyết thắng ở Điện Biên Phủ.

Trong kháng chiến cũng như trong xây dựng hòa bình, sức mạnh của ý chí quyết tâm là động lực vô cùng quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi. Chúng ta tránh để không rơi vào duy ý chí, nhưng rõ ràng, làm một việc dù nhỏ nhưng không có quyết tâm cũng dễ thất bại. Chính lúc này, mỗi người Việt Nam và toàn dân tộc phải có ý chí quyết tâm cao để chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, đưa đất nước đi lên. Đồng thời, cũng phải có quyết tâm dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Chúng ta không cam chịu nô lệ và cũng không cam chịu đói nghèo. Chúng ta có quyết tâm và có niềm tin: tin vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, tin vào tiềm năng trí tuệ của con người Việt Nam, tin vào sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Tuy hiện tại Việt Nam vẫn thuộc vào hàng các nước chậm phát triển, nhưng những năm qua, nhờ kiên trì đường lối đổi mới, với sự cố gắng to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, chúng ta đã khắc phục được một bước rất quan trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế bắt đầu có tích lũy nội bộ, đời sống nhân dân có cải thiện. Cùng với những tiến bộ về kinh tế - xã hội, chúng ta đã giữ vững được ổn định chính trị, củng cố an ninh - quốc phòng; vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Bài học rút ra từ thực tiễn của công cuộc đổi mới những năm qua chính là sự phát triển mới của bài học Điện Biên Phủ năm xưa: đó là sự kiên định mục tiêu, kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng, tinh thần kiên quyết phấn đấu vượt khó khăn, sự linh hoạt sáng tạo và tìm tòi, phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra. Khó khăn ở mặt trận Điện Biên Phủ là rất lớn và có tác động đến tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta, nhưng nhờ ý chí quyết tâm cao, chúng ta đã vượt qua những khó khăn trở ngại đó, giành chiến thắng. Trong thực tiễn xây dựng đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang giờ đây cũng vậy, mỗi giai đoạn lại xuất hiện những yêu cầu mới, khó khăn mới, nhưng nếu vững vàng, kiên định mục tiêu, quyết tâm phấn đấu thì vượt qua được khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
___________________________________________________
1. Tạp chí Cộng sản, số 5-1994.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 480.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2022, 07:05:14 pm

Điện Biên Phủ cũng là bài học sáng ngời về tinh thần tự lực tự cường. Ở tình thế không cân bằng về lực lượng, phương tiện và trang bị kỹ thuật, trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, quân và dân ta đã phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo, chuẩn bị tốt mọi mặt cho chiến dịch: chuẩn bị về chính trị - tư tưởng, về lực lượng, hậu cần, kỹ thuật, phương án tác chiến, cách đánh... liên tục tạo ra những bất ngờ, những điều ngạc nhiên đối với đối phương. Trước mỗi một giai đoạn của chiến dịch, trước từng đợt tiến công, biết bao vấn đề phức tạp đặt ra, nhưng chúng ta đã phát huy được trí tuệ tập thể, tìm ra những giải pháp thích hợp. Và như vậy, tuy có rất nhiều khó khăn, như về so sánh lực lượng, về khả năng trang bị kỹ thuật, quân và dân ta đã nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tự lực tự cường, dũng cảm hy sinh, sáng tạo nhiều cách đánh, biện pháp độc đáo, thông minh, có hiệu quả, khiến địch bất ngờ không đối phó nổi. Có thể nói, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã biết phát huy những đức tính và phẩm chất quý báu nhất của con người Việt Nam, phát huy được nội lực để chiến đấu và chiến thắng.

Ngày nay, bài học về tinh thần tự lực, tự cường vẫn giữ nguyên giá trị. Với chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, bạn bè ta trên thế giới ngày càng đông, tạo ra thuận lợi mới cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhưng chúng ta xác định, sự phát triển của đất nước bao giờ cũng dựa vào sức mạnh nội tại, sức mạnh bên trong là chính. Nếu ỷ lại, trông chờ vào nước ngoài, chúng ta sẽ trở thành người lệ thuộc. Trên cơ sở phát huy cao nhất tinh thần độc lập tự chủ, phải biết sử dụng tốt những thuận lợi và thời cơ mới để hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài, kết hợp với nguồn lực dồi dào từ bên trong tạo sức mạnh mới để phát triển đất nước. Càng tự lực, tự cường, chúng ta càng phải cần kiệm, tích cực chống tham ô, lãng phí, tranh thủ từng đồng vốn, sử dụng tốt các nguồn lực, dồn tất cả vào phát triển sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Xây dựng quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang lúc này cũng dựa trên nguyên tắc đó - tự mình là chính, phát huy cao nhất tiềm năng tại chỗ và trong nước, triệt để tiết kiệm. Không một quốc gia nào có thể phát triển mà không thực hiện chính sách tiết kiệm. Đối với đất nước cũng như đối với từng cơ sở, từng gia đình, từng con người, muốn làm giàu, muốn phát triển phải chắt chiu từng đồng bạc.

Nói đến tinh thần Điện Biên Phủ cũng là nói đến bài học cơ bản nhất: vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và sự thường xuyên chăm lo tăng cường sức mạnh lãnh đạo của các tổ chức đảng và đảng viên. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, phân tích khoa học thực tiễn, kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn, từng đợt tiến công, từng trận đánh... mà Đảng và Bác Hồ - người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang - đã kịp thời có những quyết định đúng đắn, thể hiện sự nhạy bén, thông minh và bản lĩnh vững vàng. Giữa hai quan điểm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" với "đánh chắc, tiến chắc", từ thực tiễn tình hình, chúng ta đã phân tích một cách khách quan, khoa học, quyết tâm chuyển hướng chỉ đạo "đánh chắc, tiến chắc", giải quyết tốt tâm lý nôn nóng để giành thắng lợi. Trong những năm kháng chiến và sau này là trong xây dựng hòa bình, Đảng ta đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng. Trước những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, bao giờ cũng phải phân tích đánh giá tình hình hết sức khách quan, sát, đúng, kịp thời và thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm, sai lầm để sửa chữa, khẳng định và phát huy mặt đúng, mặt tốt. Làm như vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn, vẫn tạo được niềm tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Khi đã có quyết tâm và niềm tin, thì các quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, các chính sách và biện pháp sẽ được nhân dân nhất trí đồng tình ủng hộ, biến thành ý chí và hành động cách mạng của toàn dân.

Ở Điện Biên Phủ, Đảng ta đã lãnh đạo chiến dịch không chỉ bằng những phương hướng, quyết định vừa thận trọng, vừa táo bạo và sáng suốt, mà còn bằng sự gương mẫu, vai trò tiên phong của từng đảng viên. Đã có những lúc tình hình diễn biến phức tạp, nảy sinh tư tưởng bi quan, dao động, nôn nóng, thậm chí những tư tưởng tiêu cực, giảm sút ý chí chiến đấu. Trong các tổ chức cơ sở đảng đã tiến hành sinh hoạt phê bình, tự phê bình, đấu tranh thẳng thắn ngay từ trong Đảng, trong cán bộ, đảng viên, qua đó tạo sức mạnh, niềm tin cho quần chúng. Đảng viên gương mẫu cả trong lời nói và việc làm. Đảng viên đương đầu với khó khăn, gian khổ và hy sinh. Những tấm gương chiến đấu của các đảng viên có sức lôi cuốn mạnh mẽ mọi người. Đây chính là yếu tố cực kỳ quan trọng tạo ra sức mạnh lãnh đạo, chỉ huy, tạo ra tinh thần tự giác hy sinh trong cán bộ, chiến sĩ và toàn dân. Bài học này còn giá trị nóng hổi cho hôm nay. Đảng muốn khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong xã hội, muốn tạo được sức mạnh niềm tin trong quần chúng, nhất thiết từng đảng viên phải là tấm gương cho quần chúng noi theo. Không một lời nói suông mỹ miều nào có thể tạo ra uy tín và sức mạnh của Đảng. Trong kháng chiến, đảng viên chấp nhận hy sinh, thì trong thời bình cũng phải chấp nhận gian khổ, hy sinh, lo cho nhân dân trước hết, mọi lời nói và việc làm phải góp phần nâng cao uy tín của Đảng trong nhân dân.

Cũng cần nói tới một bài học nữa của Điện Biên Phủ, có thể sẽ gợi mở cho chúng ta những suy nghĩ sáng tạo phù hợp với điều kiện hiện nay - đó là bài học về huy động, tập hợp sức mạnh và trí tuệ của toàn dân. Có được chiến thắng Điện Biên Phủ, phải nói đến một yếu tố quan trọng là Đảng và Nhà nước ta đã huy động và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của cả nước với tinh thần: tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, cả nước hướng về Điện Biên Phủ, các chiến trường phối hợp với Điện Biên Phủ. Ở những thời điểm quyết định, chúng ta đã biết dồn sức người, sức của của cả nước, từ các địa phương, các mặt trận, quyết thực hiện thắng lợi mục tiêu: đánh tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, hướng đi và mục tiêu phấn đấu của chúng ta đã rõ ràng, chúng ta cũng đã xác định bước đi thích hợp với từng thời kỳ. Vấn đề quan trọng là phát huy cao nhất khả năng và tiềm năng lao động, trí tuệ của cả nước, mọi địa phương, mọi người, mọi nhà để thực hiện cho được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Chúng ta đã tạo được điều kiện, tiền đề để đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới, nhưng mục tiêu có trở thành hiện thực hay không là phụ thuộc vào sự nỗ lực của từng địa phương, từng cấp, từng ngành và của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII) của Đảng tháng 1 - 1994 đã phân tích tình hình đất nước, chỉ rõ những thời cơ mới và thách thức mới của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới. Ở thời điểm này, chúng ta cần nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của Điện Biên Phủ, trên thực tế là bài học khai thác tối đa những thuận lợi của thời cơ mới để vượt qua khó khăn, thử thách đi tới thắng lợi cuối cùng. Nếu nói đến thử thách, thì Điện Biên Phủ không thiếu bất cứ một kiểu thử thách gì và khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Vượt qua được khó khăn, sử dụng chính xác, có hiệu quả thời cơ trong mỗi giai đoạn, mỗi trận chiến đấu cũng như cả chiến dịch, đó là nghệ thuật, là biểu hiện ý chí, tài năng của con người Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, để vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta càng phải phát huy ý chí, tài năng và nỗ lực của toàn dân.

Điện Biên Phủ là sự kế thừa truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta từ ngàn xưa. Truyền thống Điện Biên Phủ - một giá trị tinh thần vô giá - cần được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng, truyền thống đó không phải là hiện vật để lưu giữ trong bảo tàng, mà đó là sức sống và ý chí vươn tới. Mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước, chúng ta lại nhìn nhận ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ với những suy nghĩ mới và phát hiện mới. Trong thuận lợi và trong khó khăn, chúng ta đều có thể tìm thấy trong giá trị tinh thần Điện Biên Phủ cái cốt lõi nhất: ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc; khát vọng vươn tới độc lập, tự do, hạnh phúc của toàn dân ta. Bằng khối óc và bàn tay của mình, bằng tài năng và trí sáng tạo, chúng ta hoàn toàn có thể biến khát vọng đó thành hiện thực.

Với suy nghĩ như vậy, Điện Biên Phủ sẽ mãi mãi trường tồn với lịch sử, tinh thần Điện Biên Phủ bất cứ lúc nào, ở thời đại nào, cũng tràn đầy sức sống! Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tin, niềm tự hào của dân tộc ta!


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2022, 07:13:17 pm

CÁC THẾ HỆ NGƯỜI VIỆT NAM,
NHÂN DÂN YÊU CHUỘNG HOÀ BÌNH, ĐỘC LẬP, TỰ DO TRÊN THẾ GIỚI
MÃI MÃI NGƯỠNG MỘ, TÔN VINH CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
1


TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,

Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các bậc lão thành cách mạng và các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,

Thưa các vị khách quý,


Hôm nay, Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội ta tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - một trong những chiến công chống ngoại xâm oanh liệt nhất của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX, một thắng lợi có tầm vóc thời đại, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, biết bao sự kiện trọng đại diễn ra trên hành tinh, nhưng các thế hệ người Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hoà bình, độc lập tự do, tiến bộ xã hội trên thế giới vẫn mãi mãi ngưỡng mộ và tôn vinh chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trong niềm vui của ngày hội lớn, với lòng biết ơn vô hạn, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ buổi đầu trứng nước đến những thắng lợi vĩ đại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đưa đất nước đến độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta ghi nhớ công ơn, tưởng niệm những liệt sĩ anh hùng đã chiến đấu hy sinh, góp phần làm nên chiến công Điện Biên Phủ. Chúng ta mãi mãi biết ơn các thế hệ cha anh, những người yêu nước và những người cộng sản kiên trung, những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã hiến dâng con em mình cho Tổ quốc, những chiến sĩ và đồng bào đã chịu đựng gian nguy, ngoan cường chiến đấu trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chúng ta chào mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng Tư lệnh quân đội kiêm Tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chào mừng các tướng lĩnh, sĩ quan và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, các cán bộ quân, dân, chính, đảng đã từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang cùng với đồng bào cả nước ký niệm ngày lễ trọng thể này.

Thưa các vị khách quý,

Thưa các đồng chí và các bạn,


Mỗi sự kiện lịch sử, mỗi chiến công đều có nguồn gốc sâu xa. Chiến thắng Điện Biên Phủ có cội nguồn từ khí thiêng sông núi, từ sức mạnh Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa lịch sử; từ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân.

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, gánh vác sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mở ra bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Trải qua các cao trào cách mạng, những cuộc tổng diễn tập, những thời kỳ khó khăn, tổn thất, Đảng ta, nhân dân ta đã tích luỹ được nhiều bài học quý giá và không ngừng lớn mạnh.

Tháng 8-1945, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến!", đồng bào cả nước đã vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Trong bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"2.

Tuy nhiên, thực dân Pháp hiếu chiến được sự hỗ trợ của các thế lực đế quốc khác đã dã tâm dùng vũ lực mưu toan đặt lại ách thống trị trên đất nước ta. Với ý chí "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!", toàn thể nhân dân Việt Nam đã nhất tề hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận dân tộc thống nhất đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ suốt chín năm ròng.

Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, quân dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Đến năm 1953, quân ta hoàn toàn giành thế chủ động trên chiến trường, càng đánh càng mạnh, càng thắng, quân viễn chinh Pháp càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng. Vùng giải phóng ngày càng được mở rộng, chính quyền dân chủ nhân dân ngày càng được củng cố vững mạnh.

Để cứu vãn tình thế, bước vào Thu Đông 1953, chủ nghĩa thực dân Pháp và thế lực can thiệp Mỹ cho ra đời kế hoạch Nava, tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh nhằm giành thắng lợi có tính quyết định về quân sự trong vòng 18 tháng, mưu toan đánh chiếm vùng tự do Liên khu V, các vùng giải phóng, vùng căn cứ kháng chiến ở Nam Bộ, cực nam Trung Bộ, và Bình - Trị - Thiên, tham vọng bình định cả nam Đông Dương để tập trung đối phó với chủ lực của ta ở các vùng giải phóng và vòng tạm chiếm phía bắc, hướng tới một giải pháp chính trị trên thế mạnh.

Về phía ta, tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đã họp bàn kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đề ra phương châm "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" với nguyên tắc chỉ đạo về quân sự là "tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt, chọn nơi địch sơ hở và nơi tương đối yếu mà đánh, giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng". Hướng chiến lược được lựa chọn là Tây Bắc, tranh thủ thu hút, bao vây tiêu diệt lực lượng cơ động lớn của địch, đồng thời làm thất bại âm mưu của địch, tiêu hao sinh lực địch ở các chiến trường phía nam và ở các vùng sau lưng địch.
______________________________________________________
1. Diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, báo Nhân Dân, ngày 6-5-2004.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 4.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2022, 07:14:36 pm

Diễn biến của chiến cuộc Thu Đông 1953 và những tháng đầu năm 1954 cho thấy sự phá sản tất yếu của kế hoạch Nava, khẳng định đường lối đúng đắn của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thế và lực của quân ta lớn mạnh từng ngày, làm thất bại mọi mũi tiến công của Nava trên khắp các chiến trường, phối hợp với các lực lượng vũ trang hai nước bạn Lào và Campuchia mở mặt trận ở các vùng xung yếu như Lai Châu, Thượng Lào, Trung - Hạ Lào, bắc Tây Nguyên, đông bắc Campuchia tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng nhanh chóng các vùng giải phóng, nối liền Bắc - Nam và với vùng giải phóng các nước bạn Lào và Campuchia.

Thất bại và bị động, quân viễn chinh Pháp buộc phải co cụm ở nhiều nơi, buộc phải phân tán lực lượng. Khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, bộ đội chủ lực của ta uy hiếp Lai Châu và Thượng Lào, Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã cho nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ - cứ điểm có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với Tây Bắc Việt Nam mà cả vùng Thượng Lào và bắc Đông Dương. Các tướng lĩnh Pháp đã liên tiếp cho tăng cường lực lượng, cấp tập xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, thách thức quân đội ta tiến công để nghiền nát quân chủ lực Việt Nam như các tướng lĩnh Pháp từng huênh hoang tuyên bố. Điện Biên Phủ đã trở thành quyết chiến điểm của kế hoạch Nava. Quyết định này được sự tiếp sức lớn của Chính phủ và quân đội Mỹ lúc bấy giờ.

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị thông qua phương án tác chiến mùa Xuân 1954, trong đó xác định Điện Biên Phủ sẽ là "một trận công kiên lớn nhất từ trước tới nay" và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, có ý nghĩa quân sự, chính trị và ngoại giao rất quan trọng. Để thực hiện quyết tâm chiến lược này, chúng ta nhận được sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô và trực tiếp của Trung Quốc. Các nước bạn đã chi viện một số loại trọng pháo mới, một phần phương tiện vật chất kỹ thuật cũng như sự chia sẻ kinh nghiệm của đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc.

Thực hiện trận đối đầu lịch sử này, trong suốt mấy tháng trời chuẩn bị chiến dịch và 55 ngày đêm tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Bộ Tổng chỉ huy và Đảng uỷ mặt trận, Hội đồng Cung cấp mặt trận đã tổ chức, động viên, chỉ huy quân và dân ta ở tiền tuyến cũng như ở các vùng hậu cứ trực tiếp như Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng - trung du Bắc Bộ, vùng tự do Liên khu IV vượt qua muôn vàn gian khổ, khó khăn, lập nên biết bao kỳ tích.

Kỳ tích ngày đêm bạt rừng xẻ núi, mở hàng ngàn kilômét đường giao thông cho bộ đội ta chuyển quân, kéo pháo, chuẩn bị chiến đấu. Năm vạn rưỡi bộ đội thuộc năm đại đoàn quân chủ lực và nhiều binh đoàn, binh đội hợp thành đã cấp tập hành quân, tập kết lực lượng, siết chặt vòng vây, chuẩn bị giáng đòn sấm sét vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Kỳ tích trong việc phát hiện âm mưu ý đồ của địch và bảo đảm bí mật, an ninh cho ta trong cả chiến dịch dài ngày và huy động nguồn nhân, vật lực to lớn. Kỳ tích của vị Tổng Chỉ huy tài ba và Bộ Tham mưu, Đảng uỷ quân sự mặt trận trong quyết định sáng suốt và quả cảm thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" vào sát trước ngày mở màn chiến dịch theo kế hoạch đã được chuẩn bị trước. Kỳ tích của lực lượng pháo binh Việt Nam lần đầu tiên đánh trận công kiên lớn, giội bão lửa, tiêu diệt được máy bay, pháo binh và đội hình địch, bảo toàn được pháo binh ta làm cho viên chỉ huy lực lượng pháo binh hùng hậu của Pháp tại Điện Biên Phủ phải tự sát. Vinh quang mãi mãi thuộc về cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường giành giật với địch từng mét chiến hào, từng công sự chiến đấu. Hàng ngàn bộ đội ta đã hy sinh thân mình vì độc lập tự do của Tổ quốc. Những tấm gương tiêu biểu như Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Tô Vĩnh Diện xả thân mình cứu pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai và biết bao nhiêu tấm gương anh hùng liệt sĩ khác sống mãi với non sông đất nước ta.

Kỳ tích và sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta không chỉ trong chiến đấu mà còn trong bảo đảm hậu cần và phục vụ chiến dịch. Bằng sức người và phương tiện thủ công, hơn 26 vạn dân công hoả tuyến và thanh niên xung phong đã hình thành những dòng chảy sức người, sức của tiếp tế cho mặt trận khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược. Tây Bắc đất rộng người thưa vừa mới được giải phóng mà đồng bào các dân tộc ở đây đã đóng góp đến gần nửa số lương thực, thực phẩm trực tiếp tại mặt trận. Các tỉnh vùng tự do Liên khu IV, chủ yếu là Thanh Hoá đã đóng góp đến 40% tổng số lương thực cần thiết cho toàn chiến dịch. Chiến công của các chiến sĩ bảo đảm thông tin liên lạc, y tế mặt trận và cả những hoạt động văn hoá văn nghệ đều mang tầm vóc của Điện Biên Phủ.

Với tinh thần "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", đồng bào và chiến sĩ ta ở khắp các chiến trường và vùng sau lưng địch đã liên tục tiến công địch làm cho địch bị tổn thất nặng nề, hình thành thế trận phối hợp tuyệt vời với Điện Biên Phủ.

Bằng những nỗ lực phi thường đó, chiều ngày 7-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã bị đập tan. Chúng ta đã diệt và bắt sống toàn bộ hơn 16.000 quân địch do tướng Đờ Cátxtơri chỉ huy. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan ý chí xâm lược của thế lực thực dân hiếu chiến, tạo cơ sở căn bản cho thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao. Chính phủ Pháp đã buộc phải ký kết Hiệp định Giơnevơ, rút quân về nước, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Một nửa đất nước được hoàn toàn giải phóng, mở ra thời kỳ cách mạng mới đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc tiếp theo. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ là tiền đề tất yếu dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng mùa Xuân năm 1975, thu non sông về một mối, để nhân dân ta có được độc lập, hoà bình, thống nhất, tập trung sức xây dựng phát triển đất nước ngày nay.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là chiến thắng của tình đoàn kết cùng chiến hào, thuỷ chung, son sắt của quân và dân ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia. Với Hiệp định Giơnevơ, thực dân Pháp đã buộc phải thừa nhận nền độc lập của Lào, Campuchia và phải rút quân viễn chinh Pháp ra khỏi Đông Dương. Chân lý lịch sử này còn được lặp lại trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược vào các thập kỷ tiếp theo của thế kỷ XX.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân của nhân dân Việt Nam mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, thôi thúc, góp phần quan trọng vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. Chính với ý nghĩa đó cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của phong trào quốc tế rộng lớn, đặc biệt là của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, của các nước, các dân tộc bị áp bức cùng cảnh ngộ ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh cũng như bạn bè khắp năm châu. Phong trào đấu tranh sôi động của đông đảo nhân dân tiến bộ Pháp chống chiến tranh thực dân, đòi hoà bình và công lý, ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã hình thành "một trận chiến khác" ngay trong lòng nước Pháp.

Chiến thắng Điện Biên Phủ làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Trong thời đại ngày nay một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một đảng mácxít chân chính lãnh đạo với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ thì nhất định đánh bại được cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó lớn mạnh hơn nhiều lần.

Thời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là một mốc son lịch sử chói lọi. Những bài học quý giá của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn sống động, soi sáng các chặng đường cách mạng Việt Nam. Đó là bài học về tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn, đè bẹp cả bộ máy chiến tranh khổng lồ của kẻ thù xâm lược. Sức mạnh tinh thần vĩ đại của cuộc kháng chiến bắt nguồn từ sự nghiệp cách mạng do Đảng ta và Bác Hồ lãnh đạo giải phóng các tầng lớp nhân dân Việt Nam khỏi ách nô dịch của thực dân và phong kiến. Nguồn sức mạnh vật chất to lớn của cả một dân tộc được huy động bắt nguồn từ đường lối đúng đắn vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm. Chính sách cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng" đã cổ vũ hàng chục triệu nông dân nước ta. Đó là bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đó là bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường và sáng tạo trong tìm tòi, xác định đường lối cách mạng Việt Nam, đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2022, 07:15:14 pm

Thưa đồng bào và chiến sĩ yêu quý,

Chúng ta kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trong tình hình thế giới đầy biến động. Chủ nghĩa bá quyền và cường quyền quốc tế cũng như chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang đe doạ nhiều nơi trên thế giới. Các lực lượng cách mạng đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội, cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và an ninh của các dân tộc đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã tạo ra những biến đổi về chất chưa từng có trong phát triển lực lượng sản xuất tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho nước ta mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tiếp thu các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến của nhân loại để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, xu hướng đó cũng đặt ra nhiều vấn đề mới trong việc lựa chọn giải pháp phát triển và bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tình hình mới, bối cảnh mới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải phát huy cao độ nội lực, tạo dựng thời cơ, vượt lên thách thức, sáng tạo các biện pháp hữu hiệu để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các thế hệ con em Việt Nam hôm nay và mai sau nguyện phát huy bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, lập nên những kỳ tích mới, những Điện Biên Phủ mới trong cuộc chiến đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, chấn hưng đất nước, xây dựng non sông "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong ước của Bác Hồ kính yêu và của các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì sự trường tồn của Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Dân tộc Việt Nam đang tiến tới tương lai với bề dày lịch sử hàng ngàn năm và thành tựu của gần 60 năm xây dựng chế độ mới. Tư thế của chúng ta là tư thế của những người làm chủ vận mệnh của mình. Thời cơ lịch sử của sự phát triển đất nước đang nằm trong tay chúng ta. Một dân tộc từng làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đại thắng mùa Xuân 1975, từng đánh thắng hai đế quốc to của thế kỷ XX, nhất định sẽ có đầy đủ tinh thần và lực lượng, sức mạnh và tài năng đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên văn minh hiện đại.

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta càng tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà cách mạng và danh nhân văn hoá của thế giới trong thế kỷ XX, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người làm rạng rỡ non sông đất nước ta.

Chúng ta tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, một đảng Mác - Lênin chân chính, đã vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi sóng to, gió cả đến bến bờ vinh quang. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chúng ta tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ lãnh đạo của thời kỳ mới, sáng suốt đưa dân tộc đi tới tương lai. Chúng ta ra sức xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính trong sạch, lành mạnh, có hiệu lực.

Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta càng tự hào về các lực lượng vũ trang nhân dân, về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, đạo quân cách mạng, bách chiến bách thắng được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo và giáo dục, đạo quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Tập trung xây dựng đất nước, nhưng chúng ta không lơi lỏng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta ra sức xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lãnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Uống nước nhớ nguồn, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng ra sức chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần anh chị em thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước; chăm lo phát triển kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào ở các vùng căn cứ cách mạng trước đây.

Chúng ta mãi mãi biết ơn Lào, Campuchia, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào chống chiến tranh, chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Pháp và bầu bạn khắp năm châu đã chí tình ủng hộ và giúp đỡ nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Nhân dân Việt Nam nguyện mãi mãi là người bạn chân thành và thuỷ chung của các nước láng giềng, của các quốc gia độc lập dân tộc và của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Chúng ta tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân cả nước đang ra sức thi đua thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đề ra, cũng như yêu cầu, nhiệm vụ nửa cuối nhiệm kỳ Đại hội mà Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương đã xác định. Mọi người Việt Nam, già, trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, thành phần xã hội, đồng bào trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài, mang trong mình tình cảm yêu nước thiết tha và khát khao cống hiến, hãy chung sức, chung lòng phấn đấu vì sự phồn vinh của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự bền vững của giang sơn gấm vóc.

Tương lai đất nước đang chờ đón chúng ta. Hạnh phúc do chính chúng ta xây dựng và giữ gìn. Thế nước đang lên, cả nước một lòng. Phát huy truyền thống và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hãy đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, lập công xuất sắc, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt!
Dân tộc Việt Nam anh hùng muôn năm!
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!
Đảng Cộng sản Việt Narn quang vinh muôn năm!
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!



Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2022, 10:46:00 pm

ĐƯỜNG LỐI CHIẾN TRANH NHÂN DÂN ĐÁNH BẠI ÂM MƯU CHIẾN LƯỢC
CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP MỸ
1



Đại tướng LÊ ĐỨC ANH

Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương kết thúc bằng trận Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử; diễn tiến và những bài học của nó đã ghi đậm vào trang sử của hai quốc gia: Pháp và Việt Nam.

Tôi được biết, cuối tháng 11-2003 vừa qua, người Pháp đã mở đầu cuộc kỷ niệm 50 năm trận Điện Biên Phủ bằng việc tổ chức tại thủ đô Pari một cuộc hội thảo khoa học lớn có nhan đề: 1954-2004: Trận Điện Biên Phủ, giữa lịch sử và ký ức do Trường Đại học Pari 1 Păngtêông - Xoócbon và Trung tâm nghiên cứu lịch sử quốc phòng Bộ Quốc phòng Cộng hoà Pháp phối hợp tổ chức, có hơn 300 nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử chiến tranh và các cựu chiến binh Pháp đã từng tham gia trận Điện Biên Phủ tới dự. Tại cuộc hội thảo khoa học này, nhiều người đã nói rằng, sở dĩ Pháp thua trận ở Đông Dương là do phía Pháp có ba sai lầm:

Một là, do tướng Nava kém.

Hai là, do nội bộ Chính phủ Pháp lúc đó lục đục.

Ba là, do Pháp phải phân tán lực lượng và tiền bạc - vừa phải cho chiến tranh lạnh vừa phải cho chiến tranh nóng ở Đông Dương.

Chúng ta nên nhìn nhận những ý kiến này như thế nào?

Trước hết, kể từ khi quân Pháp nổ súng gây hấn ở Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh tái chiếm Việt Nam - tháng 9-1945, đến khi kết thúc chiến tranh - tháng 7-1954, Chính phủ thực dân Pháp đã lần lượt cử bảy cao uỷ và tám tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Đây là những tướng lĩnh tài ba có tiếng của quân đội Pháp lúc bấy giờ. Đầu tháng 5-1953, Hăngri Nava - viên tướng tài năng đang giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh lục quân Trung Âu thuộc khối Bắc Đại Tây Dương, được Thủ tướng R. Mayơ gọi từ Tây Đức trở về Pari để sang Đông Dương thay cho tướng Xalăng làm Tổng Chỉ huy. Như vậy không thể nói Nava là vị tướng "kém". Hơn nữa, trước khi thảo ra bản kế hoạch Nava, viên Tổng Chỉ huy này đã bay sang Đông Dương thị sát rất kỹ tình hình mọi mặt của chiến trường. Sau khi lấy ý kiến của Hội đồng các Tham mưu trưởng và một số nhân vật quan trọng trong nội các, ngày 24-7-1953, Nava đã trình bày và thông qua bản kế hoạch trước Hội đồng Quốc phòng. Tham dự có: Thủ tướng Lanien, Phó Thủ tướng Râynô, Bộ trưởng Quốc phòng Plêven, Ngoại trưởng Biđôn, Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề thuộc địa M.Giắckê; các bộ trưởng: Tài chính, Tư pháp, Lục quân, Hải quân, Không quân, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và Tham mưu trưởng ba quân chủng. Đặc biệt, kế hoạch của Nava đã được Chính phủ Mỹ quan tâm và thông qua. Trong chiến tranh Đông Dương, Pháp đã lần lượt cho ra đời năm bản kế hoạch, trong đó kế hoạch Nava là bản thứ năm - bản cuối cùng. Như vậy, có thể nói đây là sản phẩm trí tuệ của cả bộ máy chiến tranh của Pháp và can thiệp Mỹ, chứ không còn là tác phẩm của riêng Nava nữa. Ngày 22-10-1953, trên diễn đàn Quốc hội Pháp, Thủ tướng Lanien nói: "Kế hoạch Nava chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mỹ cũng tán thành. Nó cho phép hy vọng đủ mọi điều". Lời nói này đã thú nhận điều đó.

Hai là, do nội bộ chính quyền Pháp lục đục, lý do này có phần đúng. "Có phần" thôi vì không phải từ chỗ nội bộ lục đục nên dẫn đến thua, mà ngược lại, vì sa lầy, bế tắc, thất bại liên tiếp trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương là một trong những yếu tố nặng cân dẫn đến sự lục đục bất đồng chính trong chính giới Pháp. Đồng thời, bên chính quốc càng bất ổn thì càng ảnh hưởng xấu tới "chiến trường thuộc địa" - hai phía có quan hệ biện chứng, tác động ảnh hưởng lẫn nhau là rất rõ. Trong chín năm tiến hành xâm lược Việt Nam và Đông Dương, Cộng hòa Pháp có tới 20 đời thủ tướng bị đổ, bảy lần thay đổi cao uỷ, tám lần đổi tướng tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương.

Ngay tại thời điểm khởi đầu của kế hoạch Nava, ngày 5-7-1953, Nava nhậm chức Tổng Chỉ huy quân viễn chinh ở Đông Dương, ngày 18-5, Nava bay sang thị sát Đông Dương, thì ba hôm sau, ngày 21-5-1953, Mayơ từ chức Thủ tướng vì không sao chèo chống nổi con thuyền chính trị của đất nước khi mà mức thiếu hụt ngân sách lên tới 730 triệu phrăng, lạm phát 2.000 tỷ phrăng và số người thất nghiệp trong nước là hơn 3 triệu. Nước Pháp lại lâm vào khủng hoảng nội các hơn một tháng. Liên tiếp bốn đại diện của các chính đảng tư sản là Râynô (Đảng Độc lập), Măngđét Phrăngxơ (Đảng Cấp tiến), Biđôn (Đảng Cộng hoà bình dân) và Mairi (Đảng Cấp tiến) đứng ra thành lập nội các mới, nhưng đều không một ai giành nổi đa số phiếu tán thành trong Quốc hội. Không thể kéo dài mãi tình trạng một đất nước không có chính phủ, tháng 6-1953, Quốc hội Pháp buộc phải chấp nhận để Lanien đứng ra lập nội các mới. Trong lễ nhậm chức, viên thủ tướng thứ 19 này hứa sẽ cố gắng đi tới chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương bằng giải pháp thương lượng theo những điều kiện phía Pháp có thể chấp nhận được, và kêu gọi các "chính phủ quốc gia liên kết ở Đông Dương" hãy cùng Mỹ chia sẻ với Pháp gánh nặng chiến tranh.

Lý do thứ ba, họ nêu sở dĩ bị thua là do Pháp cùng lúc phải phân tán lực lượng và tiền bạc để thực hiện cả chiến tranh lạnh và chiến tranh nóng. Từ năm 1949, Pháp tham gia khối quân sự NATO do Mỹ điều khiển để chống phá phong trào giải phóng dân tộc và đối đầu với Liên Xô. Tuy Pháp có chuyện phải phân tán lực lượng, nhưng từ năm 1950, Pháp lại được đế quốc Mỹ trợ giúp hơn 73% chi phí chiến tranh (chiến phí của chín năm chiến tranh Đông Dương lên gần 3.000 tỷ phrăng, trong đó Mỹ viện trợ chiếm 1.200 tỷ phrăng, tương đương 2,7 tỷ USD. Riêng năm 1954, viện trợ Mỹ chiếm 73,9% chiến phí). Mỹ không chỉ giúp Pháp về kinh phí mà còn giúp cả về mưu mô, trí tuệ. Nhiều nhân vật trong chính giới, tướng lĩnh Mỹ, trong đó có cả Phó Tổng thống Níchxơn và Tổng Tham mưu trưởng liên quân đã trực tiếp tham gia ý kiến vào kế hoạch Nava và những giải pháp để thực hiện nó, kể cả trong những ngày mà kế hoạch này sắp cáo chung, khi Điện Biên Phủ và Đông Dương đang "hấp hối".

Như vậy, cả ba lý do trên vẫn chỉ là lý do để biện minh cho nguyên nhân thất bại của Pháp. Cho đến nay, người Pháp đã tốn khá nhiều giấy mực để viết về cuộc chiến tranh Đông Dương và trận Điện Biên Phủ, nhưng chừng nào chưa nhận chân ra cái nguyên nhân cốt lõi nhất, mang tính bản chất nhất thì chừng ấy chưa thể lý giải được một cách đầy đủ vì sao quân xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ lại thua trận ở Đông Dương mà tâm điểm là Việt Nam.

Trong chúng ta, nhiều người cho rằng, sở dĩ Pháp thua thì có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do Pháp cố tình duy trì chủ nghĩa thực dân cũ đã quá lỗi thời (năm 1944, Đờ Gôn, Tổng thống kiêm Thủ tướng Pháp tuyên bố tái chiếm Đông Dương, nhưng mãi đến năm 1954, Đờ Gôn mới chịu thú nhận sự lạc hậu trong tư duy chiến lược và trong tổ chức bộ máy cai trị thực dân cũ của Pháp). Lý do này có phần đúng nhưng chưa phải là tất cả, chưa phải là nguyên nhân cốt lõi. Bởi, nếu nói Pháp thua chỉ vì Pháp duy trì chủ nghĩa thực dân cũ đã lỗi thời, vậy thì tại sao sau đó, khi Mỹ hất cẳng Pháp và nhảy vào xâm lược Việt Nam và Đông Dương, Mỹ áp dụng chủ nghĩa thực dân mới nhưng rốt cuộc Mỹ vẫn thua, thậm chí còn thua đau, thua đậm hơn Pháp?

Vậy thì, ta có thể khẳng định: nguyên nhân bao trùm nhất, lý do mang tính bản chất nhất ở đây là - từ mục tiêu chính trị hết sức sai lầm, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, cho nên Pháp không có tiềm lực về chính trị tinh thần. Càng hung hăng rồi càng sa lầy vào cuộc chiến chinh phục, nội các Pháp càng lục đục đổ lên đổ xuống, nhân dân Pháp càng khó khăn, suy quẫn và oán hận, ý chí quân đội của Pháp càng sa sút. Từ sai lầm về chiến lược nên mới khó gỡ về chiến dịch và chiến thuật. Bộ máy lãnh đạo chiến tranh của Pháp luôn phải đối mặt với một mâu thuẫn gay gắt là: Muốn đánh nhanh thì lại phải đánh lâu dài. Muốn tập trung sức mạnh quân sự để đánh những đòn tiến công, giải quyết nhanh chiến cuộc nhưng lại phải quá phân tán, phần lớn số quân phải rải ra để chiếm đóng, quân chủ lực cơ động còn lại quá ít - tình thế này thì tướng tài giỏi đến đâu cũng chịu bó tay.
__________________________________________________
1. Báo Nhân Dân, số ra ngày 19-3-2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2022, 10:47:04 pm

Sau cuộc huy động tổng lực tiến công lên Việt Bắc, Thu Đông năm 1947 thất bại, ý tưởng chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" bị phá sản, bộ máy chỉ đạo chiến tranh của Pháp tuy buộc phải chuyển sang ý tưởng chiến lược đánh lâu dài, nhưng thực chất ý đồ bao trùm xuyên suốt của những kẻ đi chinh phục bao giờ cũng muốn "giải quyết nhanh", càng không bao giờ muốn rơi vào trạng thái sa lầy.

Từ mục tiêu chính trị sai lầm, sau cuộc "ra quân đầu tiên" thất bại, thực dân Pháp buộc phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, như vậy tư duy chiến lược phải thay đổi trong tình thế hoàn toàn bị động. Và, đứng trước thực trạng khó khăn về nhiều mặt: Quân đội vừa thiếu vừa phải phân tán, nội các lục đục bất ổn định, kinh tế - xã hội sa sút, lòng dân không đồng tình mà còn oán giận..., bộ máy chiến tranh của Pháp buộc phải đẻ ra và áp dụng tư tưởng chiến lược "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Đến đây có thể nói, mô hình của chủ nghĩa thực dân cũ đã có dấu hiệu cáo chung, vì thực chất tư tưởng "dùng người Việt đánh người Việt..." đã mang màu sắc của chủ nghĩa thực dân mới. Bộ óc chiến tranh Pháp những tưởng đó là sáng kiến được nảy nở trong lúc khó khăn quẫn bách, nào ngờ "tư tưởng chiến lược" này lại rơi đúng vào ý đồ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Và Mỹ đã tận dụng triệt đế cơ hội này.

Chính phủ Lanien vừa lên cầm quyền phải chấp nhận giảm chi phí ngân sách cho chiến tranh Đông Dương trước nạn thâm hụt ngân sách quốc gia và gia tăng lạm phát. Trước thực trạng này, không còn cách nào khác là kêu gọi Mỹ tăng viện trợ từ 200 tỷ phrăng (1952) lên 270 tỷ (1953), chiếm 46% tổng chiến phí. Lợi dụng tình hình này, Mỹ đòi Pháp phải nới rộng quyền hạn cho nguỵ quyền. Trước sức ép của Mỹ, Pháp phải giao chính phủ ở Việt Nam cho Bảo Đại. Đáp lại, ngày 15-7-1953, Quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại đã ký sắc lệnh "Tổng động viên". Và, ngày 21-7, theo lời mời của Tổng thống Mỹ Aixenhao, Thủ tướng bù nhìn Nguyễn Văn Tâm đã lên đường sang Mỹ.

Tư tưởng chiến lược của bọn đế quốc xâm lược ở Đông Dương thật sự đang chuyển dần từ chủ nghĩa thực dân cũ sang chủ nghĩa thực dân mới. Nói cách khác là Pháp buộc phải bấu víu vào Mỹ, lấy Mỹ làm chỗ dựa duy nhất để tiến hành chiến tranh. Ngược lại, Mỹ đã tận dụng cơ hội này để chuyển dần cuộc chiến theo ý tưởng của mình, theo chiều hướng có lợi cho mình. Nhưng! Cả Pháp, cả Mỹ và cả chính quyền bù nhìn tay sai người Việt đều bất ngờ khi vấp phải chiến tranh nhân dân của ta. Chính đường lối "chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh" mà Đảng và Bác Hồ đã chỉ ra và lãnh đạo xuyên suốt cuộc kháng chiến, đã tạo nên sức mạnh to lớn, cộng với phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân bị áp bức ở các nước thuộc địa, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ngay trong lòng các nước tư bản đế quốc, đặc biệt là chúng ta được tiếp thêm sức mạnh từ Liên Xô và Trung Quốc (từ khi đã giải phóng). Tất cả, như đồng chí Lê Duẩn đã nói, sức mạnh của dân tộc đã hoà cùng sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp tạo nên thế và lực vô biên của cách mạng Việt Nam, áp đảo, đè bẹp quân thù.

Hôm nay, sau 50 năm kể từ khi trận Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp toàn thắng, nhìn lại, chúng ta thấy có nhiều nguyên nhân to lớn, nhiều bài học giá trị của thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nhưng to lớn nhất, bao trùm nhất và xuyên suốt nhất vẫn là đường lối "chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh". Nói một cách khác, vạch ra đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo; đồng thời phát động, tổ chức được toàn dân chống ngoại xâm là công lao lớn của Đảng ta, và đó là yếu tố quyết định nhất đưa kháng chiến đến thắng lợi.

Tư duy chiến lược của đường lối chiến tranh nhân dân bắt đầu xuất hiện từ lời kêu gọi của Bác Hồ trước cuộc cách mạng long trời lở đất Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".

Hai tháng sau khi thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, ngày 25-11-1945,   Trung ương Đảng ra Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc, vạch rõ hai nhiệm vụ chiến lược là chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng đất nước. Cùng dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết văn kiện Công việc khẩn cấp bây giờ, đề ra những công việc cần kíp cho toàn Đảng, toàn dân ta sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược đang tới gần. Những văn kiện nói trên cùng với Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19-12-1946), Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946) và một loạt bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh, đã trở thành những quan điểm cơ bản về đường lối kháng chiến của Đảng ta – "kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh" - súc tích nhưng rất dễ hiểu ngay cả với những người dân bình thường. Nhờ đó, quân và dân ta trên khắp mọi miền đất nước, kể cả những chiến trường xa Trung ương, triệu người như một, bình tĩnh, kỷ luật, hành động nhất tề. Nhân dân ta tránh được những bước đi mò mẫm, quanh co, giảm được nhiều tình huống ấu trĩ, sai lầm, vấp váp, sớm tạo được lòng tin vào tiền đồ tất thắng của kháng chiến. Cuộc chiến đấu trên cả nước ngay từ những màn đầu tiên diễn ra khá "bài bản", hướng toàn dân, toàn quân về một mục tiêu: Chiến đấu vì độc lập, tự do, giữ gìn độc lập vừa giành được qua Tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Chính vì thế mà ngay từ những ngày nổ súng chiến đấu đầu tiên, mặc dù quân địch hơn hẳn ta về vũ khí, trang bị, nhưng chúng ta đã tạo được sức mạnh từ thế trận chiến tranh nhân dân, cả ở Sài Gòn - Nam Bộ tháng 9-1945, cả ở Hà Nội mùa Đông 1946, đã thực hiện thắng lợi chủ trương vừa kìm giữ quân địch để tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị bước vào kháng chiến, vừa đánh bại bước đầu kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của đội quân xâm lược.

Để phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân đánh bại chiến tranh tổng lực của giặc Pháp, Đảng ta chủ trương đánh địch trên mọi mặt trận, kháng chiến toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, ngoại giao, binh vận... tức là đánh thắng bằng sức mạnh tổng hợp. Đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. Tuy nhiên, trong chiến tranh thì Đảng ta coi quân sự là đòn chủ chốt, giương cao khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng". Các mặt công tác chính trị, kinh tế, văn hoá đều nhằm mục đích làm cho quân sự thắng lợi.

Bị tiến công liên tục và bằng nhiều mũi, trên nhiều phương diện như vậy, quân địch không có cách gì chống đỡ nổi - binh lực hao tổn, kinh tế kiệt quệ, bị cô lập về chính trị, cuối cùng phải chấp nhận thua cuộc bằng "đòn đấu tranh ngoại giao" kết thúc chiến tranh của chúng ta.

Suy cho cùng, thắng lợi của chiến tranh tuỳ thuộc vào thực lực. Cũng chính trên nền tảng của đường lối chiến tranh nhân dân mà suốt chín năm kháng chiến, Đảng đã xây dựng được lực lượng về mọi mặt, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng chiến đấu, từ không đến có, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn; xây dựng tiềm lực quân sự mạnh trên cơ sở xây dựng lực lượng chính trị rộng khắp, vững chắc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương căn cứ địa kháng chiến, coi trọng xây dựng chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân. Vì chăm lo xây dựng lực lượng mà càng đánh giặc, thế ta càng vững, lực ta càng mạnh, để cuối cùng làm nên một Điện Biên Phủ chấn động dư luận thế giới.

Tôi còn nhớ ở Nam Bộ, những chiến khu, căn cứ như: An Phú Đông, Rừng Sác, Vườn Thơm, Dương Minh Châu, Chiến khu Đồng Tháp Mười, Chiến khu Đ, rồi những vùng giải phóng của ta ở Khu IX, Khu V, Khu IV (chuyến đi ra Việt Bắc đầu tiên, tôi thấy chỉ có chỗ cực Nam Trung Bộ quân địch chiếm đóng và o ép, quân dân ta rất cơ cực, còn suốt dải đất Khu IV, Khu V, rồi ra đến Khu VI, dải Thanh - Nghệ đều là vùng giải phóng của ta), rồi lên đến Chiến khu Việt Bắc - những chiến khu và vùng giải phóng là nơi tổ chức, xây dựng lực lượng kháng chiến, nơi dưỡng quân để mở các chiến dịch tiến công của quân ta. Sức mạnh của đường lối chiến tranh nhân dân thần kỳ ở chỗ: Ta có những vùng giải phóng, vùng chiến khu mà địch lại không thể và không bao giờ thực hiện được sự "phân tuyến" để phát huy được uy lực của phi pháo vốn là chỗ rất mạnh của chúng. Bởi vì chiến tranh nhân dân của ta còn được gây dựng và phát huy ngay trong vùng địch tạm chiếm với nhiều phương thức đấu tranh vô cùng phong phú, độc đáo và thiên biến vạn hoá. Chẳng hạn như tại vùng đô thị lớn Sài Gòn - Gia Định, phong trào diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ tuy ở từng thời điểm, từng nơi diễn ra ở mức độ khác nhau, nhưng nó đã diễn ra ngay trong lòng đô thị. Rồi có những cuộc biểu tình của nhân dân lao động, thợ thuyền, trí thức ở những quy mô khác nhau mà điển hình là cuộc biểu tình nổ ra giữa Sài Gòn ngày 19-3-1950 của hơn 30 vạn người chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ xâm lược, nghe luật sư Nguyễn Hữu Thọ diễn thuyết. Rồi có những trận đánh của tự vệ đã không chỉ diệt được ác ôn, binh lính địch mà còn đánh vào cơ quan sinh lực cao cấp của Pháp, lực lượng dân quân tự vệ này về sau phát triển thành các đơn vị biệt động thành với lối đánh ngày càng mưu mẹo, quả cảm, đạt hiệu suất cao. Rồi các trận đánh phá kho tàng của giặc Pháp mà điển hình là trận đánh của Tiểu đoàn 306 Gia Ninh, phá huỷ kho bom đạn dự trữ chiến lược của địch ở Phú Thọ Hoà, tại nội đô Sài Gòn, với hơn một triệu lít xăng dầu, một vạn tấn bom đạn, diệt một đại đội lính Âu - Phi, bức rút đồn Gò Luỹ tháng 6-1954. Cũng cần nói thêm rằng, ở các khu căn cứ khi ta gặp nhiều khó khăn về đời sống, thì lúa gạo từ vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú đã được chuyển lên Sài Gòn – Gia Định. Rồi gạo, thuốc men, hàng nhu yếu phẩm từ Sài Gòn - Gia Định lại được chuyển ra các căn cứ kháng chiến. Ở miền Bắc cũng tương tự. Đây là một chủ trương rất sáng tạo, không xây dựng trên nền tảng của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện thì không thể làm được như vậy. Và cũng chỉ có người dân cách mạng mới làm được như vậy. Sức mạnh của cách mạng, của chiến tranh nhân dân tiềm ẩn ở mọi nơi, bộc lộ và phát huy, phát triển ở mọi nơi.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Ba, 2022, 10:57:13 pm

Với chiến lược toàn dân kháng chiến, Đảng và Bác Hồ đã tổ chức cả nước thành một mặt trận. Với khẩu hiệu "Mỗi quốc dân là một chiến sĩ, mỗi xóm làng là một pháo đài", người Việt Nam yêu nước nào cũng đánh giặc, địa phương nào cũng đánh giặc. Khắp Trung, Nam, Bắc, không phải chỉ có quân đội đánh giặc mà toàn dân đánh giặc. Không những vùng tự do đánh giặc mà vùng tạm chiếm cũng đánh giặc; đồng bào nông thôn đánh giặc, đồng bào đô thị cũng đánh giặc; miền xuôi đánh giặc, miền núi cũng đánh giặc. Đáp Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hầu hết nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đều lên chiến khu, ra bưng biền tham gia kháng chiến. Và, chỉ sau ba tháng toàn quốc kháng chiến, Đảng ta nhận định: "Cuộc kháng chiến được toàn dân tham gia; đồng bào lao động hăng hái tác chiến, đồng bào tư sản, địa chủ hy sinh của cải không nề hà, nói chung đồng bào Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, quốc dân thiểu số và đa số đều chung sức đánh giặc"1.

Nhờ sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc, ta đã khắc phục được nhược điểm, khó khăn tưởng chừng không thể nào khắc phục được. Nhờ toàn dân đánh giặc, nền kinh tế tài chính kiệt quệ đã được xây dựng, bảo đảm đời sống cho các tầng lớp nhân dân trong chiến tranh không bị đảo lộn lớn, lại có khả năng cung cấp ngày càng nhiều cho tiền tuyến. Nhờ toàn dân kháng chiến, quân đội ta từ du kích, phân tán, trang bị thô sơ đã tiến lên tập trung, chính quy, có lực lượng cơ động chiến lược mạnh và lực lượng chiến đấu tại chỗ đông đảo. Nhờ toàn dân kháng chiến mà ta ở trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, đất nước bị chia cắt làm nhiều mảnh, chính quyền nhân dân vẫn đứng vững, ngày càng phát huy vai trò quản lý, điều hành mọi công việc kháng chiến, kiến quốc, xây dựng xã hội mới. Toàn dân kháng chiến là yếu tố quyết định thắng lợi, là quy luật cơ bản của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thực tiễn đã chỉ rõ, nơi nào và lúc nào không nắm vững quy luật đó, sẽ gặp khó khăn tổn thất.

Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã trải qua ba giai đoạn: Từ kháng chiến Nam Bộ (23-9-1945) đến chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông 1947) là giai đoạn mà quân và dân ta giữ vững và phát triển lực lượng, kiềm chế và tiêu hao lực lượng địch, triển khai thế trận chiến tranh nhân dân trên phạm vi cả nước. Từ sau Thu Đông 1947 đến trước Chiến dịch Biên giới (Thu Đông 1950) là một giai đoạn cả nước phát triển mạnh mẽ chiến tranh du kích, từng bước đẩy vận động chiến tiến tới, chuẩn bị thế và lực để phản công. Từ Chiến dịch Biên giới, quân và dân ta bước vào giai đoạn phản công và tiến công.

Với chiến lược toàn dân kháng chiến, nhân dân ta đã tiến hành một kiểu chiến tranh không rõ đâu là tiền tuyến, đâu là hậu phương, một cuộc chiến tranh xen kẽ triệt để giữa ta và địch. Chiến tranh nhân dân rộng rãi của ta đã cột chặt đội quân viễn chinh Pháp vào những mâu thuẫn không thể nào gỡ nổi, đó là mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, giữa phòng ngự và tiến công, giữa đánh nhanh và đánh kéo dài, làm cho lực lượng vật chất của chúng càng bị hao mòn, ý chí xâm lược của chúng càng sa sút, tinh thần binh lính hoang mang, mệt mỏi và chán nản, để cuối cùng ta đánh bại chúng.

Tư tưởng chiến lược "dùng người Việt đánh người Việt" của thực dân Pháp ra đời trong tình thế bị động và khó khăn vì chúng không thể tăng quân đội Âu - Phi được nữa; lính nguỵ Việt thì chỉ làm được chức năng chiếm đóng và càn quét; lính đánh thuê thì càng sa sút về tinh thần, mà ví dụ điển hình là sau khi ta đánh dứt điểm cứ điểm Him Lam, ta kêu gọi, quân lính ở cứ điểm Bản Kéo đã ra hàng hơn 200 tên.

Chính từ sức mạnh và hiệu quả của chiến tranh nhân dân của ta đã đẩy bộ máy chiến tranh xâm lược của Pháp rơi vào tình thế tiến thoái lưởng nan. Ở giai đoạn cuối, lực lượng của chúng quá mỏng, lại quá phân tán để giữ những vị trí chiếm đóng và các nơi đang bị uy hiếp. Sai lầm về quân sự của Pháp bắt nguồn từ sai lầm về chính trị. Khi đã mất gần hết địa bàn Tây Bắc thì không thể thực hiện việc tập trung lực lượng chủ lực cơ động để đánh đòn quyết định, cả chiến trường Bắc Bộ, Pháp có 44 tiểu đoàn thì phải đưa 21 tiểu đoàn lên Điện Biên Phủ. Ở đây, Pháp còn phạm một sai lầm chí tử nữa, đó là ý đồ giải quyết một trận quyết chiến chiến lược để kết thúc chiến tranh, mà trận quyết chiến này lại ở xa hậu phương. Nava cũng ý thức được chữ "xa" khi quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm này, nhưng y lại cho rằng cả hai bên đều bị xa, trong đó, với phương tiện vận tải đường bộ và nhất là ưu thế đường không của mình, quân Pháp không có gì trở ngại; ngược lại, quân đội Việt Minh không thể nào cơ động lực lượng lớn, hậu cần bảo đảm, nhất là không thể mang được pháo lớn lên Điện Biên Phủ. Bởi vậy, Nava và cả bộ máy lãnh đạo chiến tranh của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đều chủ quan và đắc ý cho rằng, nếu Việt Minh đưa quân lên thì Điện Biên Phủ sẽ là cái "cối xay thịt". Nava chỉ nhìn thấy ưu thế hơn hẳn của quân Pháp về máy bay và sức vận tải cho Điện Biên Phủ bằng đường không. Nhưng khi bị cao xạ của ta cắt đứt tuyến đường không thì quân Pháp ở lòng chảo Điện Biên Phủ rơi vào tình thế bị cô lập hoàn toàn. Tại quyết chiến điểm Điện Biên Phủ, cả hai bên đều xa hậu phương, đều khó khăn về tiếp tế hậu cần; phía Pháp tự tin rằng họ có ưu thế để khắc phục hơn hẳn đối phương. Sai lầm nặng nhất ở đây là họ chỉ tính theo kiểu tuần tự, siêu hình kinh nghiệm chủ quan vì họ không thể hiểu theo phép biện chứng của triết học mácxít. Cái bất ngờ lớn nhất của Pháp lại chính là sức mạnh của công tác tổ chức của chúng ta, sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Họ chỉ nhăm nhăm nghĩ rằng vì Việt Minh không thể đưa nhiều quân lên, thì "con nhím Điện Biên Phủ" vừa là cánh cửa thép chặn đứng Việt Minh sang Thượng Lào, vừa là bàn đạp để họ đánh toả ra, chiếm lại vùng Tây Bắc đã mất. Họ chỉ nhăm nhăm nghĩ rằng, hoả lực, nhất là phi pháo của quân đội Pháp đã thả sức biến vùng lòng chảo này thành "cối xay thịt" đối với quân đội Việt Minh. Cũng như ngày đầu quyết định tái xâm lược Đông Dương, bộ máy chiến tranh Pháp chủ quan nói rằng "Đây chỉ là một cuộc dạo mát; chỉ 18 tháng là bình định hoàn tất!”, vậy mà phải kéo dài đến chín năm, và cuối tháng là thất bại. Bộ Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương càng không thể ngờ được, với đường lối chiến tranh nhân dân siêu việt của Đảng ta, cả nước đã hướng về Điện Biên, dồn sức cho Điện Biên với nỗ lực cao nhất, nhưng đồng thời là tổ chức chỉ huy khoa học nhất, cả nước gồng lên nhưng uyển chuyển nhịp nhàng đã tạo nên một sức mạnh phi thường cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

Trong tư tưởng chiến lược của mình, thực dân Pháp luôn nhằm vào hai mục tiêu: một là tiêu diệt chủ lực của ta, hai là xây dựng nguỵ quân, nguỵ quyền vững mạnh để dùng người Việt đánh người Việt. Nhưng khi quyết định nhảy lên Điện Bên, cả hai mục tiêu trên đều không thực hiện được. Vì lúc đầu, khi chúng mới nhảy dù lên thì chủ lực của ta không có ở đó. Về sau chủ lực ta lên thì không những quân Pháp không tiêu diệt được mà ngược lại, chúng lại tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiêu diệt chúng, vì đánh địch trên địa bàn rừng núi vốn là sở trường của bộ đội ta. Về mục tiêu thứ hai, để xây dựng nguỵ quân nguỵ quyền thì cũng không phải và không thực hiện được vì ở vùng Tây Bắc nhân tài vật lực không có bao nhiêu, kể cả ở Thượng Lào cũng vậy. Sai lầm của thực dân Pháp đã bộc lộ rõ khi quyết định lên Điện Biên.

Chúng ta khát vọng tự do, thậm chí đã có lúc chúng ta công bố muốn vào khối Liên hiệp Pháp; nhưng chính phủ của chủ nghĩa thực dân Pháp cứ áp đặt chiến tranh, thì ta phát động, xây dựng và thực thi đường lối chiến tranh nhân dân, ta bắt bộ máy chiến tranh của Pháp phải từng bước thay đổi chiến lược, bắt quân viễn chinh Pháp phải đánh theo cách của ta, từ chỗ chúng chủ động, ta bắt chúng đi đến bị động, lúng túng, sai lầm, quẫn bách và thất bại thảm hại.

Chúng ta chiến đấu vì độc lập, tự do, vì chính nghĩa, nên càng kháng chiến càng được bạn bè quốc tế đồng tình ủng hộ. Lính Âu - Phi ta bắt được ở các mặt trận, nhất là ở Điện Biên Phủ: người Marốc, Tuynidi, Angiêri... ta giáo dục họ, đối xử tử tế với họ rồi thả về nước, đã có tác động ghê gớm đến tinh thần và ý chí giải phóng dân tộc của nhân dân các nước đang là thuộc địa của tư bản - đế quốc. Điều này đã được nhiều người thừa nhận. Chẳng hạn, ông Marađây Câyta, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Mali sang thăm Việt Nam tháng 10-1961 cho biết, nhiều người Mali bị đưa sang Việt Nam làm bia đỡ đạn được tiếp xúc với các chiến sĩ Việt Nam đã hiểu rõ và giác ngộ về hoàn cảnh của mình. Số đông khi về nước đã đứng cạnh các đồng chí của mình trong công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc.

Chỉ trong sáu năm sau trận Điện Biên Phủ, trên thế giới đã có thêm 36 nước giành độc lập, riêng châu Phi (phần lớn là thuộc địa của Pháp) đã có 20 nước giành độc lập.

Như vậy, một mặt phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã hỗ trợ tích cực cuộc kháng chiến của ta; mặt khác, cuộc kháng chiến của ta đã tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa. Chủ nghĩa thực dân cũ đến những năm 60 của thế kỷ XX trở đi đã bước vào giai đoạn bị thanh toán hoàn toàn. Đây là điều kiện cơ bản để năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá XV thông qua Nghị quyết về chống thực dân hoá, buộc các nước phương Tây phải trao trả độc lập cho các nước thuộc địa và phải thừa nhận quyền độc lập của các dân tộc này. Rõ ràng, cuộc chiến đấu oanh liệt của chúng ta không chỉ vì độc lập cho Tổ quốc ta, tự do cho nhân dân ta, mà còn vì cả phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa. Trận Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi mang một ý nghĩa thời đại, một tầm vóc to lớn. Đây là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của nhân loại tiến bộ trong thế kỷ XX. Diễn tiến và kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến thần thánh này đã khẳng định một chân lý: Sức mạnh kỳ diệu của đường lối chiến lược chiến tranh nhân dân của Đảng ta đã làm thất bại thảm hại tư tưởng chiến lược "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của thực dân Pháp xâm lược. Bài học quý giá từ đường lối và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân đã được toàn Đảng, toàn dân ta vận dụng và phát triển phong phú hơn, sâu sắc hơn, tài tình hơn trong giai đoạn hai của cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại - giai đoạn chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
_______________________________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986, t. I, tr. 97-98.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:00:00 pm

YẾU TỐ TINH THẦN CỦA QUÂN ĐỘI VÀ NHÂN DÂN TA
TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1

Đại tướng NGUYỄN CHÍ THANH

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở thêm một trang lịch sử chói lọi của dân tộc Việt Nam ta.

Lúc quân đội viễn chinh Pháp bị tiêu diệt và tướng Đờ Cátxtơri bị bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ thì bọn cầm quyền ở Pháp mới buộc lòng phải ký Hiệp nghị Giơnevơ.

Làm như vậy họ đã tỏ ra một phần nào "biết điều". Nhưng tiếc thay, giá họ "biết điều" sớm hơn thì họ đỡ phải mất thêm sáu ngàn triệu đôla, khỏi phải nướng hàng vạn quân viễn chinh để rồi không đổi lấy được cái gì ngoài sự nhục nhã cho quân đội Pháp, cho đế quốc Pháp.

Trước sự thất bại quá đột ngột lúc bấy giờ, các nhà chính trị, quân sự của đế quốc Pháp hết sức cay cú đã đổ dồn trách nhiệm vào đầu Nava. Họ làm tình làm tội tên bại tướng này và lập luận rằng giá được một viên tướng nào khác chỉ huy giỏi hơn thì ngọn cờ tam tài đâu đến nỗi phải bị vùi dập phũ phàng trên mảnh đất Điện Biên Phủ xa xôi (!).

Dù sao các nhà chính trị và chiến lược ấy cũng đành công nhận một thực tế là ở Điện Biên Phủ họ đã thất bại nặng, chúng ta đã chiến thắng lớn. Thực tế đó ăn sâu trong đầu óc họ cho đến ngày nay, vì vậy do kinh nghiệm bản thân, vừa qua trước những thắng lợi to lớn của nhân dân ta ở miền Nam, một số người trong họ đã khuyên người Mỹ đừng dùng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Việt Nam. Không biết người Mỹ suy nghĩ gì trước lời khuyên ấy hay là vẫn cứ điên cuồng làn theo " vết xe đổ" của thực dân Pháp?

Tuy nhiên, từ chỗ công nhận thực tế là sự thất bại nặng nề của họ ở Điện Biên Phủ, những nhà chính trị và chiến lược của đế quốc Pháp vẫn chưa rút ra được những kết luận thích đáng. Kết luận đích đáng nhất cần rút ra là: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, yếu tố gì là yếu tố quyết định trên chiến trường đã làm cho họ phải thất bại, đã làm cho đối phương của họ - tức là ta giành thắng lợi to lớn và vẻ vang?

Trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương lúc bấy giờ, Pháp đã tung ra trên chiến trường Việt Nam gần 15 vạn quân viễn chinh Pháp và hơn 30 vạn quân nguỵ, số quân chừng đó phải chăng là quá ít? Pháp đã phải tiêu tốn 6 nghìn triệu đôla, tính ra bằng 21 nghìn triệu đồng Việt Nam; số tiền đó phải chăng là quá thiếu? Pháp đã tung ra hàng vạn cán bộ chỉ huy và nhân viên kỹ thuật, trên chiến trường Việt Nam đã hầu như đủ mặt các danh tướng của Pháp lúc bấy giờ như Đácgiăngliơ, Lơcléc, Moóclie, Valuy, Cácpăngchiê, Đờ Lát Đờ Tátxinhi, Cônhi, Xalăng, Nava, v.v.; số tướng tá như vậy phải chăng là quá hiếm?

Không! Số quân của họ có thừa, tiền của họ có thừa, trang bị kỹ thuật của họ có thừa, cán bộ của họ có thừa, ít ra cũng là quá thừa so với lực lượng của chúng ta lúc đầu. Thế nhưng họ vẫn thất bại.

Chắc Đại tướng Cácpăngchiê còn nhớ, vào năm 1950, khi Cao Bằng bị thất thủ, quân của "tướng quân" đóng ở Đồng Đăng, Lạng Sơn, có phải vì mất tinh thần cho nên "tướng quân" phải buộc lòng hạ lệnh cho rút lui và tháo chạy?

Nếu Thống chế Đờ Lát còn sống, chắc ngài còn nhớ, trong Chiến dịch Hoà Bình năm 1951, ngài mới bị đả có mấy trận kha khá thôi, nhưng có phải vì tinh thần quân đội của ngài đã ruỗng ra cho nên buộc lòng thống chế phải bỏ phòng tuyến mà hồi đó ngài cho là một phòng tuyến chiến lược?

Ngay từ hồi ấy, giá các ngài nhận rõ quân đội của các ngài không còn đủ tinh thần tiến công và phòng ngự nữa để kịp thời rút ra kết luận thích đáng thì đâu đến nỗi các ngài phải mang lấy mối "hận Điện Biên Phủ" về sau?

Một điều nổi bật của quân đội Pháp lúc bấy giờ là tinh thần chiến đấu quá sút kém... Trạng thái tinh thần ấy là con đẻ của hoàn cảnh xã hội của nước Pháp lúc bấy giờ. Hoàn cảnh đó có những đặc điểm chính như sau:

1. Sau Đại chiến lần thứ hai, chính sách của đế quốc Pháp không những không có sự thay đổi gì đáng kể mà trái lại còn phản động hơn trước. Đối nội, họ thực hành một chính sách phản dân chủ; đối ngoại, họ thực hành chính sách lệ thuộc vào đế quốc Mỹ; đối với các nước thuộc địa, họ thực hành một chính sách bạo lực rất phản động. Tính chất phi nghĩa và phản động của những chính sách ấy làm cho quân đội của họ ngày càng thêm suy nhược, càng thêm chán ghét chiến tranh.

2. Đế quốc Pháp đưa quân đội đi tiến hành chiến tranh xâm lược ở một nơi cách xa nước Pháp hàng vạn kilômét, trong một thời kỳ mà cao trào cách mạng giải phóng dân tộc đang dâng lên cuồn cuộn. Trong cuộc chiến tranh xâm lược đó, họ và quân đội của họ lại dựa vào giai cấp phong kiến địa chủ đang suy tàn và giai cấp tư sản mại bản phản động yếu ớt ở việt Nam, như thế chẳng khác nào người sắp chết đuối mà vớ phải bọt.

3. Từ trong chính sách phản động và chiến tranh phi nghĩa ấy, quân đội của Pháp không đào đâu ra được một lý tưởng chiến đấu, hơn nữa nó lại gặp phải một đối phương là dân tộc Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam tuy lúc đầu còn yếu kém về trang bị kỹ thuật, nhưng lại có một tinh thần chiến đấu rất anh hùng. Vì vậy, bản thân tinh thần của quân đội Pháp đã kém lại ngày càng sút kém nhanh chóng và trầm trọng hơn.

Chiến thắng của ta và sự thất bại của thực dân Pháp ở Việt Nam phản ánh một sự so sánh lực lượng phức tạp, trong đó yếu tố tinh thần của quân đội đôi bên chiếm một vị trí quan trọng có tính chất quyết định trên chiến trường. Nhưng bất cứ một trạng thái tinh thần nào cũng không phải nảy sinh và phát triển một cách độc lập mà nó tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố khác như chế độ xã hội, năng lực lãnh đạo và nhất là mục tiêu chính trị, v.v... Vì vậy khi bàn về yếu tố tinh thần của quân đội và nhân dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta phải đứng trên quan điểm đó.
_______________________________________________
1. Bài học thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1969.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:00:44 pm

Mùa Thu năm 1945, nước ta tuyên bố độc lập, nhân dân ta lần đầu tiên sau gần 80 năm làm nô lệ được hưởng tự do dưới một chế độ dân chủ thật sự. Nhưng chưa được bao lâu, thực dân Pháp, được sự ủng hộ của Anh và Mỹ, gây chiến ở nước ta, âm mưu quàng cái ách thuộc địa lên đầu nhân dân ta một lần nữa. Trước tình hình đó, Đảng và Hồ Chủ tịch kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống xâm lược Pháp với khẩu hiệu nổi tiếng: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"1.

Khẩu hiệu ấy đã phát động rất mạnh lòng tự hào, tinh thần bất khuất và quật cường của dân tộc ta, làm cho cả nước sôi sục đứng lên đánh Pháp với mọi phương tiện sẵn có trong tay. Khẩu hiệu ấy đã động viên và giáo dục nhân dân ta xác định một thái độ chính trị kiên quyết chống thực dân Pháp, giành cho kỳ được độc lập dân tộc với bất cứ giá nào. Khẩu hiệu ấy có tác dụng cách mạng hoá quần chúng rất lớn, hướng họ vào và nâng cao quyết tâm kháng chiến lâu dài, gian khổ, nhưng nhất định thắng lợi. Khẩu hiệu ấy, đứng về mặt chiến lược mà nói, nhằm mục tiêu cố giành lấy ưu thế về chính trị và tinh thần của quân và dân ta ngay từ lúc đầu trong sự so sánh lực lượng giữa đôi bên. Nhờ vậy mà từ cuối năm 1945 đến năm 1950, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ và hết sức chênh lệch về lực lượng vật chất, chúng ta vẫn kiên trì kháng chiến và thu được một số thắng lợi bước đầu. Ý nghĩa lớn lao của những thắng lợi đó là chúng ta đã phá được chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của địch. Mặt khác, chiến lược kháng chiến lâu dài của ta đã được thực tiễn chứng minh là đúng và ngày càng phát huy tác dụng rõ rệt.

Thu Đông năm 1950, chúng ta thắng lớn ở biên giới. Thắng lợi này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó đánh một đòn rất mạnh vào quyết tâm của các tướng lĩnh Pháp, vào tinh thần của quân đội viễn chinh Pháp và quân nguỵ. Đồng thời nó làm cho toàn dân và toàn quân ta từ Nam chí Bắc vô vùng phấn khởi, tinh thần của quân và dân ta tăng lên một cách nhảy vọt. Mọi người, qua thắng lợi đó, đều thấy rằng Đảng, Chính phủ, dân tộc mình, quân đội mình và chính mình đã lớn mạnh lên nhiều, rằng kháng chiến lâu dài không phải là vô hạn độ, triển vọng thắng lợi đã nhích lại gần chúng ta hơn trước nhiều, địch đã phải chịu thất bại chua cay và không thể huênh hoang như trước nữa.

Tiếp đến thời kỳ năm 1950 - 1953, trên khắp các chiến trường từ Nam chí Bắc, chúng ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch lớn, và đặc biệt là phong trào chiến tranh du kích sôi nổi, mạnh mẽ và phát triển sâu rộng hơn lúc nào hết. Những sự kiện nổi bật có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của quân và dân ta trong thời kỳ này là: cải cách ruộng đất và các cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân ở trong Đảng và trong quân đội. Cuộc cách mạng ruộng đất đã làm cho nông dân lao động vùng lên, qua cuộc đấu tranh giai cấp với địa chủ, tư tưởng và tinh thần của nông dân có một sự chuyển biến rất mạnh, sự giác ngộ dân tộc được kết hợp chặt chẽ với sự giác ngộ giai cấp, do đó tinh thần chiến đấu chống giặc Pháp của họ tăng lên gấp bội. Nông dân lao động qua cải cách ruộng đất được cách mạng hoá thêm một bước cao hơn, trạng thái tinh thần của nông dân đã có một sự biến đổi về chất lượng. Cuộc đấu tranh giai cấp của nông dân lúc bấy giờ do Đảng ta lãnh đạo đã thúc đẩy rất mạnh cuộc kháng chiến của toàn dân, đã thúc đẩy rất mạnh quân đội tập trung và dân quân du kích giết giặc lập công. Trên chiến trường Điện Biên Phủ, yếu tố tinh thần của quân và dân ta đã chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhạy bén của cuộc đấu tranh giai cấp rộng lớn đó. Các cuộc chỉnh quân và chỉnh huấn trong quân đội tiến hành vào thời kỳ này có một ý nghĩa to lớn và sâu sắc. Nó làm cho quân đội ta giác ngộ chính trị cao hơn trên cơ sở của sự giáo dục giai cấp, của sự giáo dục đường lối cách mạng dân tộc dân chủ, đường lối chiến tranh nhân dân và Quân đội nhân dân của Đảng. Nó là một cuộc vận động lớn để cách mạng hoá quân đội thêm một bước mới, hướng cho cán bộ và chiến sĩ nhận rõ bản chất của Quân đội nhân dân, phân rõ ta, bạn, thù, xác định mục tiêu chiến đấu là giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày, tiến tới chủ nghĩa xã hội, xác định quân đội phải chịu sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân, v.v... Tư tưởng cách mạng của quân đội ta được phát động lên cao và sâu sắc hơn so với trước. Do đó, đến thời kỳ này, các chiến sĩ ta không còn thích những bài hát "tráng sĩ một đi không trở lại" nữa, vì họ đã được trang bị thêm một số nhận thức khoa học về quy luật của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, họ đã hiểu rõ hơn vì ai mà chiến đấu, chiến đấu để làm gì, phần thắng cuối cùng nhất định về ai, v.v... Trong hoàn cảnh cách mạng đó, tinh thần của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ so với trước cao hơn nhiều, và đó là một điều địch không lường tới, là một yếu tố quyết định thắng lợi trên chiến trường. Một thành công lớn của Đảng ta lúc bấy giờ là Trung ương Đảng, đứng đầu là Hồ Chủ tịch, Đảng uỷ mặt trận Điện Biên Phủ, các tổ chức đảng trong quân đội và trong dân công, các tổ chức đảng ở hậu phương đã nắm chắc và phát huy cao độ yếu tố đó trong suốt chiến dịch và trong chiến đấu, ở ngoài tiền tuyến cũng như hậu phương.

Đó là về phần ta. Còn về phần địch, do không đánh giá được yếu tố tinh thần của quân và dân ta - dĩ nhiên họ không thể nào đánh giá đúng được - cho nên lúc bấy giờ họ đã bị bốn cái bất ngờ lớn:

1. Họ cho rằng quân đội ta không thể có đủ tinh thần hoặc dù có đủ tinh thần cũng không làm gì nổi cái tập đoàn cứ điểm được bảo vệ dưới những lưới lửa dày đặc ở Điện Biên Phủ.

2. Họ cho rằng quân đội ta kém về trình độ văn hoá và kỹ thuật, không thể sử dụng được pháo binh và súng cao xạ một cách có hiệu quả và với địa hình phức tạp quanh Điện Biên Phủ, chúng ta không thể nào kéo pháo được đến gần trận địa của họ.

3. Họ cho rằng trình độ của cán bộ ta chỉ có thể chỉ huy đánh du kích khá, khó mà chỉ huy nổi một chiến dịch quy mô lớn, có nhiều sư đoàn tham gia, với một sự hợp đồng binh chủng phức tạp.

4. Đặc biệt họ không đánh giá đúng khả năng hậu phương của ta lúc bấy giờ, họ cho rằng chúng ta không thể giải quyết nổi các vấn đề rất khó khăn, rất phức tạp về hậu cần như tiếp tế lương thực, đạn dược, thuốc men, bổ sung quân số.

Do đâu mà họ đánh giá sai và bị những bất ngờ đó? - Điểm xuất phát là do họ đánh giá quá thấp yếu tố tinh thần của chúng ta. Với quan điểm quân sự của họ, họ không hiểu được nổi rằng, từ trong đường lối đúng đắn của Đảng ta, từ trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân và quân đội ta, đã toát ra một sức mạnh tinh thần, và sức mạnh ấy tác động vào cuộc đấu tranh đã sáng tạo nên lực lượng vật chất cần thiết để chiến thắng họ.

*

*        *

Tinh thần chiến đấu của quân đội và nhân dân ta trong cuộc kháng chiến lâu dài nói chung và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng do những nhân tố sau đây tạo thành:

1. Quân đội và nhân dân ta kế thừa sâu sắc truyền thống của cả một dân tộc anh hùng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mỗi một chiến sĩ, mỗi một người dân ta đều ít hay nhiều có mang theo tinh thần cao cả của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, v.v...

2. Tinh thần chiến đấu của quân đội và nhân dân ta đã được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ của Đảng ta là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn của cách mạng nước ta đã hun đúc tinh thần chiến đấu của quân đội và nhân dân ta. Tinh thần dũng cảm của quân đội và nhân dân ta chủ yếu bắt nguồn từ đường lối chính trị đúng đắn đó. Đấy là nhân tố cơ bản.

3. Quân đội ta là quân đội nhân dân, thực chất là quân đội công nông, tuyệt đại đa số gồm những người xuất thân từ công nông, tức xuất thân từ những giai cấp, tầng lớp cách mạng nhất trong nhân dân ta. Tinh thần chiến đấu của quân đội và nhân dân ta không những đã chịu ảnh hưởng sâu sắc và được rèn luyện qua những thử thách của cuộc đấu tranh yêu nước mà còn qua những thử thách của cuộc đấu tranh giai cấp rộng lớn; cuộc đấu tranh giai cấp ấy vừa là trường rèn luyện, vừa là nguồn động viên cổ vũ mạnh mẽ quân đội và nhân dân ta vùng lên chiến thắng.

4. Quân đội và nhân dân ta chiến đấu để bảo vệ và xây dựng một chế độ xã hội tiên tiến hơn bất cứ thời kỳ lịch sử nào trước đây ở nước ta. Chế độ xã hội của chúng ta đại biểu cho cái mới, vì vậy nó dồi dào sức sống như mùa Xuân, nó có đủ năng lực huy động những lực lượng tiềm tàng của nhân dân ta để đấu tranh có hiệu quả chống lại cái cũ mà thực dân Pháp là đại biểu, kết liễu cuộc đời của nó, mở đường cho cái mới phát triển, và cái mới đó là chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc hiện nay.
__________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 480.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:01:30 pm

*

*         *

Chỉ có dưới ánh sáng của học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác, chúng ta mới đánh giá được sâu sắc và toàn diện tác dụng của yếu tố tinh thần của quân đội và nhân dân cách mạng trong chiến đấu. Học thuyết đấu tranh giai cấp là linh hồn của chủ nghĩa Mác. Tư tưởng cách mạng của học thuyết đó thể hiện ở chỗ nó khẳng định rằng quần chúng nhân dân sáng tạo ra lịch sử, rằng giai cấp vô sản có khả năng cải tạo xã hội và cải tạo thế giới; nó khẳng định lịch sử loài người từ khi có giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp, và yếu tố con người, yếu tố tinh thần là yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, của quần chúng nhân dân chống lại những giai cấp thù địch. Luận điểm yếu tố con người, yếu tố tinh thần là yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh giai cấp của Mác, Ăngghen, Lênin và Xtalin đã được chứng minh một lần nữa trong thực tiễn của cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Đứng về mặt lý luận mà nói ai nắm vững được luận điểm đó của chủ nghĩa Mác - Lênin tức là người đó đã nắm vững được một nội dung quan trọng của học thuyết đấu tranh giai cấp. Ngược lại ai xa rời hoặc phủ nhận luận điểm đó thì người ấy vứt bỏ một nội dung quan trọng của học thuyết đấu tranh giai cấp và họ sẽ đi tới phạm sai lầm trong hoạt động thực tiễn, thậm chí cả trong chiến lược và sách lược nữa.

Đảng ta đánh giá đúng yếu tố tinh thần của quân đội và nhân dân ta, nhất là công nông trong cuộc chiến tranh. Quan điểm ấy không những quán triệt trong mọi công tác, học tập và chiến đấu của quân đội mà đặc biệt nó đã được quán triệt trong chiến lược, sách lược của Đảng ta trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nội dung chủ yếu của quan điểm đó trong đường lối cách mạng của Đảng ta là tư tưởng kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc, là thái độ dứt khoát dựa vào nhân dân, dựa vào con người, để tiến hành đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng.

Lôgích của vấn đề này là: ai đánh giá thấp lực lượng quần chúng, đánh giá thấp yếu tố con người, yếu tố tinh thần trong đấu tranh cách mạng thì tự khắc trước mắt của người ấy, chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ sẽ trở thành một "con người thép khổng lồ", và khi đã thấy đế quốc khổng lồ thì nhất định sẽ thấy nhân dân cách mạng, nhất là các dân tộc châu Á, châu Phi và Mỹ latinh chỉ "bé tý hon" (!) (những người này cho rằng các dân tộc Á, Phi và Mỹ latinh lạc hậu, kém văn hóa và kỹ thuật cho nên khó địch nổi với bọn đế quốc). Từ cách nhìn đó họ chỉ có thể rút ra kết luận là: "Đừng dại đem trứng chọi với đá" (!). Cách nhìn đó là cách nhìn phản động, kết luận ấy mang tính chất thủ tiêu đấu tranh và đầu hàng đế quốc.

Trong việc xây dựng quân đội và chỉ đạo tác chiến, chúng ta đã coi trọng yếu tố con người, yếu tố tinh thần. Đương nhiên quân đội nào cũng cần có tổ chức, trang bị, biên chế, kỹ thuật, và kỹ thuật càng được cải tiến thì khả năng chiến đấu của nó càng có điều kiện tăng thêm. Kỹ thuật là quan trọng nhưng con người làm ra và sử dụng kỹ thuật, cho nên con người và tinh thần con người vẫn giữ vai trò quyết định, về đường lối xây dựng quân đội, tư tưởng chiến lược, chiến thuật, tác chiến cho đến công tác huấn luyện, lao động sản xuất, v.v., quan điểm của quân đội nhân dân do Đảng lãnh đạo phải khác hẳn quan điểm quân sự của giai cấp tư sản. Nó phải là quan điểm vô sản, xem con người, tinh thần là yếu tố quyết định trên chiến trường, trong chiến tranh và cả trong mọi hoạt động thời bình nữa. Thử hỏi từ chỗ không có một tấc sắt do đâu mà nhân dân ta làm nên sự nghiệp lớn lao như ngày nay?

Xin trả lời: tiền bạc, vũ khí, trang bị kỹ thuật, v.v., chúng ta thua kém nhiều so với đế quốc, nhưng nhờ có một đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta, một đảng vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin, và dưới sự lãnh đạo của đường lối đó, nhân dân và quân đội ta đã đem hành động rất cách mạng, rất tự giác để kiên quyết khắc phục khó khăn, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, sáng tạo dần dần lực lượng vật chất từ trong tay của mình và lấy được từ trong tay của địch nhằm làm thay đổi từng bước so sánh lực lượng theo chiều hướng ngày càng có lợi cho ta, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng.

Nếu ngày xưa ông cha ta mơ ước tìm thấy một sức mạnh thần kỳ ở nơi con ngựa sắt của Phù Đổng Thiên vương đế đánh đuổi quân ngoại xâm, thì ngày nay chúng ta đã tìm thấy sức mạnh đó không phải đâu xa mà ở nơi đường lối chính trị đúng đắn của Đảng ta. Đường lối chính trị ấy đã biến thành hành động cách mạng của hàng triệu quần chúng, và quá trình nó tác động vào quần chúng là quá trình nó làm cho tư tưởng cách mạng, tinh thần chiến đấu vốn có của một dân tộc bị áp bức chuyển biến mạnh mẽ và trở thành vô địch. Đó là vũ khí sắc bén nhất mà chúng ta đã dùng để chiến thắng quân thù.

Luận điểm "con người, tinh thần là yếu tố quyết định" hiện đang là một vấn đề nóng hổi trong cuộc đấu tranh giữa hai đường lối trong phong trào cộng sản quốc tế, đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối của chủ nghĩa xét lại hiện đại. Mang quan điểm của thuyết vũ khí, những người xét lại chủ nghĩa phủ nhận yếu tố quyết định của con người, của tinh thần trong đấu tranh cách mạng. Vì vậy họ đã nhìn chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ, như "một con người thép khổng lồ", họ phủ nhận bạo lực là quy luật phổ biến của mọi cuộc cách mạng, họ không nhìn thấy một thực tế rất quan trọng là châu Á, châu Phi và châu Mỹ latinh đang là một trung tâm bão táp cách mạng, họ đánh giá quá thấp khả năng cách mạng của quần chúng nhân dân trên thế giới, bao gồm cả khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và các tầng lớp cách mạng khác ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà những người theo chủ nghĩa xét lại phạm cả một loạt sai lầm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa họ đến chỗ phạm sai lầm là họ đã phủ nhận yếu tố quyết định của con người, yếu tố quyết định của tinh thần quần chúng cách mạng của học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác.

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra cách đây đã mười năm, nhưng những bài học của Điện Biên Phủ - trong đó có bài học về yếu tố tinh thần của quân đội và nhân dân ta - vẫn giữ nguyên giá trị đối với chúng ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trong sự nghiệp đấu tranh giành thống nhất nước nhà, trong công tác xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và cả trong sự nghiệp chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, góp phần vào cuộc đấu tranh cho hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

Đối với địch, những bài học của Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Vì không đánh giá được yếu tố quyết định của con người, của tinh thần trong chiến tranh và vì bản thân tinh thần quân đội họ đã ruỗng nát, chủ nghĩa thực dân Pháp cách đây mười năm đã chôn vùi "thanh danh" tàn lụi còn sót lại của quân đội mình trên cánh đồng Điện Biên. Ngày nay trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam nước ta, binh lính Mỹ và quân nguỵ tuy bề ngoài có vẻ hùng hùng hổ hổ, tuy tướng tá Mỹ không ngớt lời huênh hoang như tướng tá Pháp mười năm trước đây, song tinh thần binh lính Mỹ và quân nguỵ cũng chẳng hơn gì tinh thần quân đội Pháp lúc bấy giờ. Và đương nhiên, với bản chất phản động của chúng, bọn xâm lược Mỹ không thể nào đánh giá được yếu tố tinh thần dũng cảm tuyệt vời của Quân giải phóng và nhân dân miền Nam nước ta. Phải chăng đã đến lúc người Mỹ nên nghiền ngẫm kỹ hơn những bài học đau đớn của người Pháp cách đây mười năm để kịp thời rút ra những kết luận cần thiết?

Kết luận quan trọng nhất phải là:

Người Mỹ hãy cút ngay khỏi miền Nam Việt Nam!

Đừng có tiếp tục nhắm mắt "húc đầu vào tường" để rồi rốt cuộc chẳng được cái gì ngoài một tấm mồ chôn vùi quân xâm lược và cùng một thể chôn vùi luôn cả "thanh danh" loè bịp của đế quốc Mỹ.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:09:00 pm

BÀI HỌC CHỦ YẾU CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ1


Đại tướng HOÀNG VĂN THÁI

I

Năm 1953, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta bước vào năm thứ tám. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân ta càng đánh càng thu nhiều thắng lợi. Tiếp sau Chiến dịch Biên giới, chúng ta liên tiếp thắng lớn ở Trung du, Hòa Bình, Tây Bắc, giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Bắc, đẩy quân địch vào thế ngày càng nguy khốn và bị động. Sau tám năm chiến tranh, tổng số quân địch bị giết và bị bắt đã lên đến gần 39 vạn tên, vùng chiếm đóng của chúng ngày càng bị thu hẹp, nhất là trên chiến trường Bắc Bộ. Kinh tế tài chính của bọn thực dân Pháp ngày càng kiệt quệ, chiến phí ở Đông Dương từ 3,2 tỷ phrăng năm 1945 đã tăng lên tới 556 tỷ phrăng năm 1953, khiến chúng phải ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mỹ để duy trì chiến tranh xâm lược. Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới chống "cuộc chiến tranh bẩn thỉu" ở Đông Dương ngày càng lên cao làm cho nội bộ của bọn thực dân Pháp ngày càng lục đục. Mặc dù Chính phủ Pháp đã 18 lần lập lên đổ xuống, đã phải thay đổi 6 tướng tổng chỉ huy và 5 cao ủy ở Đông Dương, nhưng chúng vẫn không sao tránh khỏi tình trạng ngày càng bị sa lầy trong cuộc chiến tranh thuộc địa. Càng đánh, chúng càng dần dần mất hy vọng ở thắng lợi cuối cùng. Chính trong tình hình đó, đế quốc Pháp đã cử tướng Nava sang Đông Dương. Chúng đặt ra kế hoạch Nava, mong dựa vào "viện trợ" của Mỹ để cứu vãn tình thế nguy ngập của chúng và giành lấy một thắng lợi quyết định về mặt quân sự, hòng tìm "một lối thoát có danh dự" cho cuộc chiến tranh xâm lược, về phía đế quốc Mỹ, sau khi thất bại và buộc phải ký kết Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, chúng ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, âm mưu thông qua kế hoạch Nava để dần dần thay chân thực dân Pháp hòng kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh ở vùng này, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương và Đông Nam Á.

Kế hoạch chiến lược quy mô lớn của Nava dự định thực hiện trong vòng 18 tháng, chia làm hai thời kỳ:

Từ mùa Thu năm 1953 đến mùa Hè năm 1954 là thời kỳ phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền Nam. Trong thời kỳ này, trước hết địch tập trung lực lượng ra chiến trường miền Bắc nhằm tăng cường càn quét, đánh phá các căn cứ du kích của ta ở vùng địch tạm chiếm, đồng thời chủ động mở những chiến dịch tiến công để tiêu hao lực lượng và phá kế hoạch tiến công Thu Đông của ta. Và trong lúc chờ đợi xây dựng một lực lượng cơ động hùng hậu, chúng tránh quyết chiến với chủ lực lớn mạnh của ta ở miền Bắc; đợi đến đầu năm 1954, sau khi phá được các cuộc tiến công Thu Đông của ta và chủ lực ta đã bị tiêu hao, mệt mỏi chúng sẽ tập trung lực lượng vào bình định chiến trường miền Nam mà trọng tâm là đánh chiếm vùng tự do Liên khu V và các căn cứ du kích rộng lớn của ta ở miền tây Nam Bộ.

Bước sang thời kỳ thứ hai, vào Đông Xuân năm 1954 - 1955, sau khi bình định xong chiến trường miền Nam và xây dựng xong lực lượng cơ động hùng hậu, chúng sẽ tập trung toàn bộ lực lượng ra chiến trường miền Bắc, mở cuộc tiến công chiến lược, quyết chiến với chủ lực của ta, hòng giành một thắng lợi có tính chất quyết định.

Để thực hiện kế hoạch nói trên, Nava chủ trương ra sức bắt người, cướp của ở vùng địch tạm chiếm, dự định phát triển ngụy quân từ 168.000 người lên 280.000 người, tổ chức 108 tiểu đoàn khinh quân, dùng ngụy quân làm nhiệm vụ bình định để tập trung quân Âu - Phi làm lực lượng cơ động, đồng thời xin thêm viện binh ở Pháp sang để có thể đưa lực lượng cơ động từ 9 lên tới 27 binh đoàn. Có thể nói, chưa lúc nào đế quốc Pháp lại có một kế hoạch phát triển nguỵ quân và xây dựng lực lượng cơ động với quy mô lớn và tốc độ nhanh như lúc này. Để giúp Pháp thực hiện kế hoạch Nava, đế quốc Mỹ đã tăng "viện trợ" quân sự từ 269 tỷ lên 420 tỷ phrăng, cung cấp thêm trang bị cho 6 tiểu đoàn pháo binh, 2 trung đoàn cơ giới, 6 tiểu đoàn vận tải, tăng thêm 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.

Kế hoạch Nava rõ ràng là một âm mưu chính trị và quân sự vô vùng thâm độc. Về mặt chính trị, nó thể hiện sự tăng cường câu kết giữa thực dân xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ hòng đè bẹp cuộc kháng chiến ngày càng thắng lợi của nhân dân ta, thực hiện mưu đồ thực dân của chúng. Về mặt quân sự, nó nói lên sự gian ngoan của địch đã phần nào biết nhìn thấy chỗ yếu và thế bị động chiến lược của chúng ngay trong lúc chúng vẫn còn chiếm ưu thế về tổng số quân cũng như về binh khí kỹ thuật, biết tạm thời phòng ngự để chuẩn bị điều kiện cho một cuộc tiến công lớn có tính chất quyết định, biết nắm vững khâu chính là tổ chức một lực lượng cơ động mạnh trên cơ sở phát triển nhanh chóng ngụy quân.

Tuy nhiên, do tính chất và mục đích của cuộc chiến tranh mà chúng theo đuổi là xâm lược, nên bản thân kế hoạch của chúng (kế hoạch Nava) có những mâu thuẫn và nhược điểm không thể nào khắc phục nổi, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung. Mục đích của cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp là chiếm lấy nước ta và nô dịch nhân dân ta; mục đích đó buộc chúng phải phân tán binh lực để chiếm giữ đất đai, nhưng phân tán binh lực thì lại lâm vào thế bị động, dễ bị quân ta tiêu diệt. Cố gắng tập trung một lực lượng cơ động lớn mạnh để thoát khỏi thế bị động về chiến lược thì lực lượng chiếm đóng lại bị yếu đi, đất đai khó lòng giữ được, mà bỏ đất thì không thực hiện được âm mưu vơ vét sức người, sức của để duy trì chiến tranh, không đạt được mục đích cuối cùng của cuộc chiến tranh xâm lược. Nhược điểm căn bản nhất của kế hoạch Nava là chỉ dựa vào ưu thế về vũ khí trang bị, không thấy được sức mạnh của yếu tố chính trị và tinh thần. Địch đã phạm sai lầm là đánh giá quá thấp lực lượng của ta, đáng giá quá cao lực lượng của chúng nên đã đề ra một kế hoạch có tính chất chủ quan, mạo hiểm. Vì vậy, chúng không tránh khỏi thất bại.

Mùa Thu năm 1953, kế hoạch Nava được bắt đầu thực hiện. Khẩu hiệu của địch là: "Tập trung lực lượng, tích cực tiến công giành lại chủ động". Chúng đã tập trung 112 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc Bộ tức là gần 50% lực lượng của chúng trên toàn cõi Đông Dương, trong đó có 44 tiểu đoàn cơ động, chiếm hơn một nửa lực lượng cơ động của chúng trên toàn cõi Đông Dương. Với lực lượng lớn mạnh đó, chúng mở những cuộc càn quét lớn ở tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng, đánh thọc lên Lạng Sơn, thả hàng nghìn thổ phỉ, biệt kích xuống Tây Bắc để quấy rối hậu phương ta. Trung tuần tháng 10-1953, chúng mở Chiến dịch Hải Âu, đánh ra Nho Quan, đồng thời nghi binh tiến công vào Thanh Hóa, uy hiếp vùng tự do của ta ở Phú Thọ, Hoà Bình, nhằm phá sự chuẩn bị tiến công của quân chủ lực của ta vào đồng bằng Bắc Bộ. Đi đôi với hoạt động về quân sự, địch đẩy mạnh tuyên truyền, cổ động cho "thắng lợi" của kế hoạch Nava.
__________________________________________________
1. Tạp chí Học tập, số 5-1964.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:09:45 pm

Bước vào Thu Đông năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã phân tích tình hình một cách sâu sắc và toàn diện, nhận rõ chỗ mạnh và chỗ yếu của kế hoạch Nava và đề ra chủ trương quân sự dưới đây để phá tan âm mưu của địch: "Ra sức tăng cường chiến tranh du kích trên khắp các chiến trường ở vùng sau lưng địch, không chỉ ở Bắc Bộ mà cả ở Trung và Nam Bộ để phá âm mưu bình định của địch, phá kế hoạch phát triển ngụy quân và kế hoạch tập trung quân ra Bắc của chúng. Bộ đội chủ lực thì nắm vững phương châm tích cực chủ động, cơ động linh hoạt, tập trung binh lực nhằm tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ giải phóng đất đai ở những vùng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu", đồng thời phá tan âm mưu của Nava định tập trung và xây dựng lực lượng cơ động, hòng giành lại quyền chủ động chiến lược. Để thực hiện chủ trương quân sự nói trên, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy quyết định lấy Tây Bắc làm phương hướng chính, nhằm tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch ở khu vực Lai Châu, giải phóng toàn khu Tây Bắc, chiến trường phụ là trung du Bắc Bộ, Hạ Lào, chiến trường phối hợp trực tiếp là Liên khu V và đồng bằng Bắc Bộ.

Tháng 11-1953, sau khi đánh lui cuộc tiến công của địch ra Rịa và Nho Quan, tiêu diệt khoảng 1.500 tên, quân ta bắt đầu thực hiện kế hoạch tác chiến Đông Xuân nhằm phá tan kế hoạch Nava. Các đơn vị chủ lực lần lượt tiến ra các chiến trường đã định.

Trung tuần tháng 11-1953, Nava phát hiện bộ đội ta tiến quân lên Tây Bắc, liền vội vã cho sáu tiểu đoàn nhảy dù xuống Điện Biên Phủ (ngày 20-11) để ngăn chặn cuộc tiến công của ta, yểm hộ Lai Châu và trực tiếp bảo vệ Thượng Lào. Quân ta được lệnh nhanh chóng bao vây giữ địch ở Điện Biên Phủ, đồng thời tiếp tục tiến công về hướng Lai Châu. Chỉ trong vòng nửa tháng, từ ngày 10 đến ngày 23-12, chủ lực ta đã tiêu diệt và đánh tan 24 đại đội địch, giết và bắt sống trên 1.100 tên, giải phóng thị xã và toàn tỉnh Lai Châu.

Ngày 21-12-1953, bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp cùng bộ đội Pathét Lào mở cuộc tiến công vào Trung Lào. Sau một tuần chiến đấu, ta tiêu diệt hơn ba tiểu đoàn bộ binh của địch, truy kích địch trên một quãng đường dài 200km, giải phóng tỉnh Khăm Muộn và thị xã Thàkhẹt (27-12-1953), tiến sát đến bờ sông Mê Kông, cắt đôi chiến trường của địch. Trước tình hình đó, Nava buộc phải vội vã điều động lực lượng cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ lên Trung Lào, biến căn cứ không quân Xênô thành tập đoàn cứ điểm lớn gồm 13 tiểu đoàn, trong đó có 9 tiểu đoàn điều từ Bắc Bộ tới. Quân ta tiếp tục phát triển về hướng đường số 9 và Hạ Lào, và cuối tháng 1-1954, giải phóng toàn bộ cao nguyên Bôlôven và thị xã Atôpơ, buộc địch phải điều quân tăng viện cho Pắcxế.

Trên chiến trường Liên khu V, ngày 20-1-1954, Nava tập trung 20 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn pháo và 3 tiểu đoàn cơ giới mở cuộc tiến công vào Tuy Hòa, Phú Yên nhằm thực hiện âm mưu đánh chiếm toàn bộ vùng tự do của ta ở Liên khu V bao gồm hơn ba tỉnh với khoảng 2 triệu rưỡi dân, dài gần 300km, mà y cho là một bàn đạp tiến công rất lợi hại của ta ở chiến trường miền Nam. Chấp hành Chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy, quân đội ta ở Liên khu V chỉ để một bộ phận nhỏ đối phó với quân địch ở chính diện, còn phần lớn chủ lực thì mở cuộc tiến công bất ngờ lên miền bắc Tây Nguyên. Chỉ trong 10 ngày chiến đấu, quân ta đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum (bao gồm thị xã Kon Tum) và một phần tỉnh Gia Lai, tiếp đó phát triển tiến công xuống sát đường 19. Quân địch hoảng hốt buộc phải tạm ngừng cuộc tiến công ở đồng bằng Liên Khu V và vội vã rút lực lượng cơ động ở mặt trận đồng bằng, ở các chiến trường Bình - Trị - Thiên và Nam Bộ tăng cường cho Tây Nguyên, biến Plâycu thành một tập đoàn cứ điểm mới gồm 13 tiểu đoàn đóng giữ.

Cuối tháng 1-1954, để đánh lạc hướng phán đoán của địch, để tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta đẩy mạnh mọi mặt công tác chuẩn bị ở Điện Biên Phủ, quân tình nguyện Việt Nam từ Điện Biên Phủ sang phối hợp Quân giải phóng Pathét Lào, bất ngờ mở cuộc tiến công vào Thượng Lào. Từ ngày 31-1 đến ngày 18-2-1954, Liên quân Lào - Việt đánh tan và tiêu diệt 15 đại đội địch, giết và bắt sống khoảng 2.200 tên, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phông Xa Lỳ và khu vực sông Nậm Hu là khu vực giàu có nhất ở Thượng Lào, tiến sát và trực tiếp uy hiếp Luông Prabăng. Một lần nữa Nava lại phải hoảng hốt điều một binh đoàn cơ động và một số tiểu đoàn dù ở đồng bằng Bắc Bộ lên, biến Luông Prabăng (năm tiểu đoàn) và Mường Sài (bốn tiểu đoàn) thành những tập đoàn cứ điểm mới.

Trong lúc đó, chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ trên khắp các chiến trường ở vùng sau lưng địch. Ở Nam Bộ, kết hợp chặt chẽ tác chiến với địch vận, quân và dân ta đã tiêu diệt và bức rút hàng trăm đồn bốt. Ở đồng bằng Bắc Bộ, lợi dụng lực lượng cơ động của địch bị phân tán, ta nhiều lần cắt đứt đường số 5, đánh mạnh vào tuyến sông Đáy, sông Đào (Nam Định), tuyến đường 10,... Đặc biệt là hai trận tập kích lớn vào sân bay Cát Bi (ngày 4-3) và sân bay Gia Lâm (ngày 7-3), đã phá huỷ 78 máy bay, làm cho lực lượng không quân địch bị tổn thất nặng nề, phối hợp đắc lực với Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đến đây kết thúc thời kỳ thứ nhất của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.

Như vậy là sau ba tháng tác chiến, tính từ đầu tháng 12-1953 đến trước ngày ta tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, trên toàn quốc, quân và dân ta đã tiêu diệt gần ba vạn quân địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Tây Bắc, Thượng Lào, Hạ Lào và bắc Tây Nguyên,... Chúng ta đã phá tan kế hoạch tập trung quân và âm mưu giành chủ động của Nava, làm cho khối quân cơ động của Nava bị chia năm xẻ bảy, lực lượng cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ từ 44 tiểu đoàn chỉ còn lại khoảng 20 tiểu đoàn.

Tại Điện Biên Phủ, lúc này quân ta vẫn bao vây, tiêu hao và kiềm chế địch, đồng thời tăng cường mọi mặt chuẩn bị cho chiến dịch. Địch đã phải tăng cường số quân lên tới 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh (về sau tăng lên thành 17 tiểu đoàn và 10 đại đội), 3 tiểu đoàn pháo binh (trong đó có 1 đại đội 155 ly), 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng và 6 máy bay thường trực. Chúng đóng thành 8 cụm cứ điểm gồm 49 vị trí, với công sự dã chiến khá kiên cố, các cụm và các vị trí đều có thể yểm hộ lẫn nhau bằng hỏa lực. Chung quanh các vị trí đều có hàng rào dây thép gai dày từ 50 đến 75m, có chỗ từ 100 đến 200m, xen kẽ với những bãi mìn các loại. Trong mấy tháng chiếm đóng, chúng đã dùng đến 3.000 tấn dây thép gai.

Do được củng cố và tăng cường đến mức như vậy nên địch đã huênh hoang gọi Điện Biên Phủ là "tiền đồn cực mạnh bảo vệ phương Tây", là "chiến tuyến thép của thế giới tự do", là "pháo đài bất khả xâm phạm". Chúng cho rằng trước kia quân ta không đánh được Nà Sản thì năm nay đối với Điện Biên Phủ vững mạnh hơn nhiều, chắc chắn là quân ta không thể nào đánh được.

Đầu tháng 3-1954, sau khi thấy bộ đội ta đã triển khai hoạt động trên khắp các chiến trường, địch chủ quan cho rằng bộ đội chủ lực ta đã kiệt sức, hoạt động trên các mặt trận đã dừng lại, nên ngày 12-3-1954, chúng tập trung một bộ phận lực lượng cơ động tiếp tục kế hoạch đánh rộng ra vùng tự do Liên khu V, đổ bộ lên Quy Nhơn, chuẩn bị đánh chiếm toàn tỉnh Bình Định.

Nhưng ngoài sự tính toán của địch, chỉ một ngày sau, quân ta mở cuộc tiến công lớn vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho thời kỳ thứ hai của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra ác liệt trong 55 ngày đêm, quá trình đó có thể phân ra ba giai đoạn:

Trong giai đoạn thứ nhất của chiến dịch, quân ta đã tiêu diệt các trung tâm đề kháng Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, đánh chiếm hoàn toàn phân khu phía bắc của tập đoàn cứ điểm. Quân địch đã cố gắng điên cuồng triệt hạ các căn cứ hỏa lực của ta. Không quân chúng đã giội bom napan xuống các đồi núi chung quanh Điện Biên Phủ; pháo binh của chúng tập trung bắn phá dữ dội các căn cứ hỏa lực của ta, nhưng trận địa của ta vẫn giữ vững và ngày càng thắt chặt.

Trong giai đoạn thứ hai, giao thông hào "trục" và rất nhiều giao thông hào chi nhánh của trận địa ta đã phát triển xuống đến tận cánh đồng, cắt phân khu trung tâm với phân khu phía nam. Cuộc tiến công gay go nhưng thắng lợi vào các ngọn đồi phía đông đã tạo điều kiện cho vòng vây hỏa lực của quân ta khép lại. Từ các vị trí mà quân ta đã đánh chiếm được, tất cả các cỡ hỏa lực của ta uy hiếp quân địch, hoàn toàn khống chế sân bay - cổ họng của tập đoàn cứ điểm. Lúc này quân địch ra sức tiếp viện để tăng thêm lực lượng cơ động, tổ chức phản kích, oanh tạc dữ dội vào trận địa của ta, để mong cứu vãn tình thế. Một trạng thái cầm cự gay go đã diễn ra. Có ngọn đồi ta với địch đã giành đi giật lại nhiều lần; có cứ điểm ta chiếm một nửa, địch vẫn còn một nửa. Quân ta phát huy tinh thần sáng tạo, thực hiện những chiến thuật mới: đánh lấn, đánh tỉa, cắt đứt sân bay, thu hẹp vùng trời của địch, khiến cho sự tiếp viện và tiếp tế của địch ngày càng khó khăn.

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn quân ta tổng công kích. Phạm vi chiếm đóng của địch đã bị thu hẹp vào một khu vực dài rộng dưới 2km. Binh lực của chúng đã bị tổn thất nặng nề. Khi đồi A1 bị quân ta hoàn toàn chiếm lĩnh thì hy vọng cố thủ trận địa của địch đã tiêu tan, tinh thần của chúng đã suy nhược đến cực độ. Ngày 7-5-1954, quân ta mở cuộc tiến công từ các mặt, đánh chiếm Chỉ huy sở, bắt sống toàn thể Bộ Tham mưu của địch. Ngay trong đêm ấy, quân địch ở phân khu phía nam định chọc thủng vòng vây để tháo chạy, nhưng đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng.

Trong chiến dịch đó, quân ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 16.200 tên địch, gồm 17 tiểu đoàn và 10 đại đội bộ binh (trong đó có 7 tiểu đoàn dù Âu tức là phần lớn quân dù của Pháp ở Đông Dương), 3 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, bắn rơi và bắn hỏng 62 máy bay. Tính chung ở toàn quốc, trong Đông Xuân 1953-1954, chúng ta tiêu diệt khoảng 112.000 tên địch, tức là 1/6 binh lực của địch lúc đó, trong đó có 25 tiểu đoàn bị tiêu diệt gọn, khoảng 1.500 sĩ quan bị giết và bị bắt, phá huỷ và bắn rơi 177 máy bay các loại, tức là khoảng 40% lực lượng không quân của địch.

Nhìn chung toàn bộ chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, nhìn qua các mũi tiến công chiến lược của ta và sự phối hợp chặt chẽ về thời gian trên các chiến trường, các chiến dịch tiến công của ta hợp thành một cuộc phản công lớn về chiến lược, và chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược đã kết thúc thắng lợi cuộc phản công chiến lược đó. Đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ đã hoàn toàn thất bại. Thắng lợi của ta đã buộc chúng phải ký kết Hiệp nghị Giơnevơ năm 1954, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:11:57 pm

II

... Chiến dịch Điện Biên Phủ và nói chung cả chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 là một cuộc thử thách to lớn nhất đối với quân đội và nhân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc xâm lược. Qua cuộc thử thách này, chúng ta đã chiến thắng vẻ vang và thu được nhiều bài học vô cùng quý báu. Bài học chủ yếu, quan trọng nhất là phát huy ưu thế về chính trị và tinh thần của quân đội và nhân dân ta, biến nó thành sức mạnh vật chất để đè bẹp quân địch. Bài học ấy thể hiện trước hết ở Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng minh một cách hùng hồn rằng trong chiến tranh, trang bị vũ khí là quan trọng, nhưng không phải là nhân tố quyết định. Nhân tố quyết định là con người, trang bị vũ khí dù hiện đại đến đâu cũng phải do con người sử dụng mới phát sinh hiệu lực. Tính năng động chủ quan của con người là động lực vĩ đại nhất quyết định thắng lợi của chiến tranh.

Thật vậy, ở Điện Biên Phủ địch có công sự kiên cố, có xe tăng, đại bác, súng phun lửa, có áo giáp hộ thân, có máy ngắm hồng ngoại tuyến, có hàng trăm máy bay ngày đêm yểm hộ. Quân ta thì chỉ có bộ binh với súng trường, súng máy và một ít pháo binh. Thế nhưng vì sao quân ta lại có thể dùng trang bị kém mà đánh bại được kẻ địch có trang bị vũ khí mạnh hơn mình gấp bội. Đó là vì dưới sự lãnh đạo và giáo dục của Đảng, cán bộ và chiến sĩ của ta đều là những con người có lý tưởng cao cả, nhận rõ mục tiêu phấn đấu của mình, có lòng yêu nước nồng nàn, có lòng căm thù giai cấp sâu sắc, vì vậy mà mọi người đều có quyết tâm cao độ chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, có tinh thần anh dũng tuyệt vời, sẵn sàng hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ.

Với tinh thần đó, trên mặt trận Điện Biên Phủ, quân đội ta đã đem sức lao động sáng tạo của mình, bạt núi phá rừng, sửa chữa và mở rộng hàng trăm kilômét đường tiếp tế vận chuyển, làm mới hàng chục kilômét đường xe chở pháo ta tiến vào trận địa. Nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cán bộ và chiến sĩ ta đã dám nghĩ, dám làm, dùng tay không kéo pháo, đưa hàng tấn thép qua những đỉnh núi cao trong lửa đạn, lập nên một kỳ công bất diệt. Quân đội ta đã đào hàng trăm kilômét đường giao thông hào và chiến hào, bao bọc sát các vị trí địch, vượt cả hàng rào dây thép gai, tiến sát đến công sự hầm ngầm của địch. Những giao thông hào này cho phép quân ta có thể vận động ngay ở dưới bom napan và đại bác địch, đến sát nách kẻ địch để phát huy đến cao độ uy lực của vũ khí trang bị của mình, đồng thời hạn chế hiệu lực của không quân và pháo binh của địch.

Trong suốt 55 ngày đêm chiến đấu, mặc cho bom đạn của địch cày nát chiến trường, bom napan của chúng đốt trụi nhiều ngọn đồi, cán bộ và chiến sĩ ta vẫn anh dũng tiến lên làm nhiệm vụ, người trước ngã, người sau tiếp, quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn cho chiến dịch. Tiêu biểu cho tinh thần đó là Tô Vĩnh Diện, lấy thân mình chèn pháo; Bế Văn Đàn, lấy thân mình làm giá súng; Phan Đình Giót, lao người lấp lỗ châu mai; là trung đội anh dũng trên đồi 674, một ngày đánh lui 12 đợt xung phong của hai tiểu đoàn quân địch, và biết bao tấm gương anh hùng khác nữa.

Trên các chiến trường phối hợp, quân đội ta cũng nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, anh dũng chiến đấu để phối hợp chặt chẽ với Chiến dịch Điện Biên Phủ. Có đơn vị đã truy kích địch suốt 12 ngày liền trên một quãng đường dài 300km, vượt qua 50 ngọn núi cao. Có đơn vị đã bí mật hành quân trên 1.000km, ròng rã hàng tháng trong rừng núi của dải Trường Sơn để tiến sâu vào hậu phương của địch. Gan dạ đến tột bực là những dũng sĩ tập kích vào Gia Lâm, Cát Bi là những sân bay nằm sâu trong lòng địch, nêu cao một bài học sinh động về sức mạnh của yếu tố chính trị và tinh thần.

Rõ ràng tinh thần quyết chiến, quyết thắng đã tạo cho quân đội ta có một sức mạnh phi thường, giúp quân ta khắc phục được những khó khăn tưởng chừng như không thể nào vượt nổi. Tinh thần đó đã làm cho binh hùng tướng mạnh của Nava vô vùng khiếp sợ và cuối cùng phải quỳ gối đầu hàng, làm cho trang bị vũ khí tối tân của địch dần dần mất tác dụng.

Tinh thần quyết chiến, quyết thắng nói trên bắt nguồn từ bản chất cách mạng của quân đội ta, bắt nguồn từ giác ngộ dân tộc và giác ngộ giai cấp của cán bộ và chiến sĩ ta được Đảng dày công bồi dưỡng trong quá trình xây dựng và chiến đấu của quân đội. Đặc biệt, tinh thần đó đã được nâng cao rõ rệt sau các cuộc chỉnh huấn chính trị về chính sách phát động quần chúng tiến hành cải cách ruộng đất. Các cuộc chỉnh huấn đó đã làm cho cán bộ và chiến sĩ ta, mà tuyệt đại đa số là nông dân, nhận rõ kẻ thù đế quốc và phong kiến, nâng cao trình độ giác ngộ về quyền lợi dân tộc, quyền lợi giai cấp, thấy rõ mục tiêu phấn đấu trước mắt của quân đội là giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dây cày. Do đó đã phát huy mạnh mẽ tinh thần tích cực cách mạng của toàn quân, đặt cơ sở chính trị cho những thắng lợi to lớn trong chiến cuộc Đông Xuân.

Giữ vững và phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân đội là một quá trình giáo dục và đấu tranh liên tục. Trong quá trình chiến đấu, những nhân tố tiêu cực không phải là không xuất hiện. Trên mặt trận Điện Biên Phủ, sau những thắng lợi giòn giã đầu tiên, tư tưởng chủ quan khinh địch đã từng nảy nở, nhưng đã được kịp thời uốn nắn. Sau đợt hai của chiến dịch, khi cuộc chiến đấu ngày càng trở nên gay go, ác liệt, khẩn trương, thì tư tưởng hữu khuynh tiêu cực lại xuất hiện, ảnh hưởng đến việc chấp hành nhiệm vụ chiến đấu. Theo Chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy đã mở ngay tại mặt trận một cuộc đấu tranh tư tưởng sâu rộng chống tư tưởng hữu khuynh tiêu cực, phát huy tinh thần tích cực cách mạng, nhằm bảo đảm cho chiến dịch toàn thắng. Cuộc đấu tranh tư tưởng đó đã thành công lớn và đã góp phần quyết định vào thắng lợi hoàn toàn của chiến dịch.

Chiến thắng Điện Biên Phủ một lần nữa chứng minh lời nói của Lênin: Trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, vấn đề thắng lợi rốt cuộc là do tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường quyết định. Chiến thắng Điện Biên Phủ còn chứng minh rằng, quần chúng nhân dân là nguồn sức mạnh vô tận của chiến tranh, chỉ có sự tham gia rộng rãi của nhân dân thì chiến tranh mới giành được thắng lợi. Thật vậy, Chiến dịch Điện Biên Phủ và nói chung chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 là biểu hiện sinh động nhất về sự tham gia nhiệt liệt của nhân dân trong chiến tranh, về sự giúp đỡ của hậu phương đối với tiền tuyến.

Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề cung cấp lương thực, đạn dược là một vấn đề vô cùng quan trọng, đồng thời cũng là một khó khăn rất lớn của ta. Nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, địch cho rằng một lý do khiến quân ta không đánh được là vì chúng ta sẽ không thể nào giải quyết nổi vấn đề cung cấp cho hàng vạn người hoạt động lâu ngày trên một vùng người thưa, của ít như chiến trường Tây Bắc. Khu vực tác chiến cách xa hậu phương hàng 400 - 500km, chúng tưởng rằng chỉ cần cắt đứt đường tiếp tế là có thể buộc chúng ta phải lui quân. Nhưng chúng đã tính nhầm. Chúng đã không lường được sức mạnh vô tận của nhân dân ta, sức mạnh đó có thể khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để chiến thắng kẻ thù.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:12:54 pm

Với một quyết tâm cao độ, nhân dân ta đã đem hết sức mình cùng với quân đội khắc phục muôn vàn khó khăn để giành thắng lợi. Dưới khẩu hiệu: "Tất cả cho tiền tuyến", "Tất cả để chiến thắng", nhân dân ta đã cung cấp hàng vạn tấn lương thực và thực phẩm cho bộ đội. Riêng tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra tiền tuyến 9.000 tấn gạo. Nhân dân Tây Bắc tuy vừa được giải phóng và còn đang gặp khó khăn, cũng đã đóng góp rất nhiều, riêng một huyện Tuần Giáo, với số dân 11.000 người, sau bao nhiêu năm bị giặc nạo xương rút tủy mà vẫn đóng góp cho Chiến dịch Điện Biên Phủ được 1.270 tấn gạo, ngót 1.000 tấn rau và 300 tấn thịt.

Để cung cấp lương thực, đạn dược cho quân đội, từng đoàn ôtô vận tải, xe đạp, ngựa thồ, cùng hàng vạn dân công gồng gánh đã lần lượt tiến ra mặt trận Điện Biên Phủ, mặc cho máy bay địch ngày đêm bắn phá. Để chi viện cho chiến dịch, hơn 26 vạn người đã hăng hái đi dân công ra tiền tuyến, riêng tuyến hậu cần chiến dịch đã có 33.500 người phục vụ với hơn 3 triệu ngày công. Hơn 2 vạn xe đạp thồ đã được huy động phục vụ cho tiền tuyến.

Để bảo đảm tuyến cung cấp không bị gián đoạn, hàng vạn dân công và thanh niên xung phong đã anh dũng tham gia công tác sửa đường dưới sự uy hiếp của máy bay địch ngay trên những quả bom nổ chậm.

Dân công còn trực tiếp công tác ngay tại hỏa tuyến: chuyến đạn vào trận địa, săn sóc, cứu chữa thương binh, bệnh binh, có nơi hàng nghìn dân công đã bám sát bộ đội ta trên các tuyến đường truy kích để kịp thời chuyên chở lương thực, đạn dược cho quân ta giết giặc.

Trong suốt mấy năm kháng chiến, thật chưa bao giờ nhân dân ta đã đi ra mặt trận nhiều như trong Đông Xuân 1953-1954 và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cả một hậu phương đã tuôn người, tuôn của ra tiền tuyến, như những dòng thác mạnh dìm kẻ địch chìm xuống vực sâu.

Tinh thần tích cực chi viện tiền tuyến của nhân dân là kết quả của đường lối cách mạng đúng đắn, của công tác động viên chính trị sâu rộng của Đảng ta. Đặc biệt, trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, tinh thần đó là kết quả trực tiếp của chính sách phát động quần chúng cải cách ruộng đất vừa được ban hành và bước đầu thực hiện. Được Đảng giáo dục, động viên và bồi dưỡng, nhận rõ mối quan hệ khăng khít giữa nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, giữa quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc, nhân dân ta, trước hết là nông dân, đã không tiếc sức mình để chi viện cho kháng chiến thắng lợi. Qua bước đầu thực hiện chính sách cải cách ruộng đất của Đảng, hậu phương ta đã được củng cố và phát triển về mọi mặt kinh tế cũng như chính trị, v.v. nên không những đã cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu vật chất cho tiền tuyến mà còn chuyển ra mặt trận tinh thần phấn khởi cách mạng của nhân dân, thúc đẩy chiến sĩ ta càng quyết tâm giết giặc.

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ và nói chung của cả chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, còn chứng minh tư tưởng chỉ đạo chiến tranh sáng suốt của Đảng ta. Rút kinh nghiệm chỉ đạo kháng chiến trong tám năm qua, nhất là trong những năm 1951-1952, Đảng ta đã nắm vững những quy luật của cuộc chiến tranh xâm lược của địch, nhận rõ những mâu thuẫn và nhược điểm căn bản của chúng, do đó đã đề ra chủ trương và phương châm chiến lược đúng đắn. Đứng về mặt chỉ đạo chiến lược mà nói, có được thắng lợi trên là do Trung ương Đảng ta đã đề ra phương châm chiến lược: "Tích cực chủ động, cơ động linh hoạt", đã lựa chọn phương hướng tác chiến thích hợp.

Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng (đầu năm 1953) đã chỉ rõ: "Phương hướng chiến lược của ta là tạm thời tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực của chúng, mở rộng vùng tự do". Hội nghị còn chỉ thị: "Do phương hướng chiến lược này, quân đội ta phải đánh địch ở những nơi chúng sơ hở, đồng thời đẩy mạnh hoạt động trong vùng sau lưng địch. Bất kỳ ở miền núi hay đồng bằng, quân đội ta phải chuẩn bị đánh những lực lượng, những cứ điểm ngày càng mạnh của địch". Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng đã mở đường cho những thắng lợi rực rỡ của quân và dân ta trên khắp các chiến trường trên cả nước trong Đông Xuân 1953-1954, đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bước vào Thu Đông 1953, trước âm mưu của Nava, tập trung binh lực ở chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, uy hiếp nghiêm trọng vùng tự do của ta, một vấn đề được đặt ra là chủ lực ta nên lấy việc phòng ngự bảo vệ vùng tự do và đánh địch ở đồng bằng là chính, hay chủ yếu là nên dùng hành động tích cực tiến công ở các hướng chiến lược quan trọng để tiêu diệt sinh lực địch. Vì lo sợ địch chiếm mất vùng tự do, vì muốn nhanh chóng giải phóng đồng bằng, vì lo ngại tác chiến ở chiến trường rừng núi sẽ gặp nhiều khó khăn, một số cán bộ quân đội và cán bộ địa phương đã có ý muốn theo phương án thứ nhất. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã chỉ rõ, đó là một phương án sai lầm. Vì rằng, muốn bảo vệ và giải phóng được đất đai thì trước hết phải tích cực tiêu diệt nhiều sinh lực địch, muốn tiêu diệt địch thì phải phân tán binh lực của chúng, muốn thế, cần phải tiến công vào những phương hướng mà địch tương đối yếu và sơ hở, nhưng lại có ý nghĩa chiến lược quan trọng, khiến địch không thể không rải quân ra phòng ngự bị động ở khắp nơi. Nếu theo phương án thứ nhất thì không những địch càng có thể tập trung được lực lượng đối phó với ta ở đồng bằng mà chúng còn lợi dụng được điều kiện thuận lợi về địa hình để phát huy ưu thế về trang bị kỹ thuật, nhất là về không quân, pháo binh, lực lượng cơ giới. Quân ta không những không tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, mà ngược lại, còn có thể bị địch tiêu hao, vùng tự do cũng khó lòng giữ được.

Kiên trì Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã đề ra phương châm: "Tích cực chủ động, cơ động linh hoạt" và xác định phương hướng tác chiến chủ yếu của quân ta phải là các chiến trường rừng núi. Chủ trương đó đã làm cho Nava thất bại: Nava muốn tập trung binh lực ở đồng bằng Bắc Bộ, nhưng rốt cuộc đã phải rải quân mỗi nơi một ít trên các chiến trường Tây Bắc, Thượng, Trung và Hạ Lào, bắc Tây Nguyên. Nava muốn tác chiến ở đồng bằng để tiêu hao chủ lực ta, nhưng ta đã buộc y phải điều quân lên các chiến trường rừng núi là nơi chúng không phát huy được ưu thế về trang bị kỹ thuật, là nơi thích hợp với sở trường tác chiến của quân ta.

Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, nhờ sự chỉ đạo chiến lược khôn khéo của Trung ương Đảng, chúng ta đã điều động quân địch theo ý định của ta để tạo điều kiện cho quân ta tiêu diệt. Do chủ động tiến công vào các phương hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu và sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược trên nhiều chiến trường, mà quân ta đã có điều kiện tập trung lực lượng chủ yếu vào hướng chiến lược chính là Tây Bắc, làm cho địch phải bị động điều quân lên Điện Biên Phủ để quân ta đánh đòn quyết định. Thực tế đã chứng tỏ chủ trương của Trung ương Đảng là hoàn toàn đúng đắn và đã đưa đến thắng lợi to lớn của chiến cuộc Đông Xuân.

Một vấn đề được đặt ra trong kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 là chủ trương quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ và vấn đề phương châm quyết chiến.

Sau khi hoàn toàn tiêu diệt quân địch ở khu vực Lai Châu, quân ta khép chặt vòng vây chung quanh Điện Biên Phủ. Lúc đó tuy quân địch đứng chân chưa vững, binh lực chưa nhiều, công sự phòng ngự chưa vững chắc, nhưng về phía ta thì chưa thật rõ tình hình địch, công tác chuẩn bị chưa xong. Vì vậy, chủ trương của ta lúc bấy giờ là một mặt giam chân địch ở Điện Biên Phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta hoạt động ở các chiến trường phối hợp; mặt khác, đẩy mạnh công tác điều tra và chuẩn bị, để nếu có điều kiện thì dùng phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" mà tiêu diệt địch. Trong quá trình điều tra và chuẩn bị, chúng ta thấy rõ địch đã tăng cường binh lực và công sự, bố trí phòng ngự kiên cố. Trước tình hình đó, có ý kiến cho rằng quân ta khó lòng tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, nhưng cũng có người cho rằng vẫn có thể "đánh nhanh, giải quyết nhanh".

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy chủ trương kiên quyết tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đồng thời dùng phương châm "đánh chắc, tiến chắc" để tiêu diệt địch.

Trong điều kiện lúc bấy giờ, chúng ta phải kiên quyết tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vì nếu không thì sẽ không mở được con đường tiến bộ cho bộ đội, không đẩy mạnh cuộc kháng chiến tiến lên giai đoạn mới, không hoàn toàn phá tan được kế hoạch Nava và làm hậu thuẫn đắc lực cho cuộc đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Giơnevơ.

Chúng ta có thể tiêu diệt được địch ở Điện Biên Phủ vì tuy địch mạnh nhưng bị cô lập ở chiến trường rừng núi, xa căn cứ hậu phương. Chúng chỉ có thể dựa vào sự tiếp tế của không quân, nhưng hoạt động của không quân lại bị hạn chế nhiều ở chiến trường rừng núi. Một nhược điểm căn bản nữa của địch là tinh thần chiến đấu dễ dàng sút kém khi gặp khó khăn. Về phía quân ta thì chúng ta có ưu thế về binh lực tập trung, có tinh thần chiến đấu anh dũng, chiến thuật, kỹ thuật tiến bộ. Ta có nhiều khó khăn về chiến thuật, về cung cấp, nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được nếu biết phát huy ưu thế về chính trị và tinh thần.

Chúng ta nhất định phải tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, nhưng phải dùng phương châm "đánh chắc, tiến chắc", không thể dùng phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Vì rằng binh lực của địch khá mạnh, công sự khá kiên cố, hỏa lực bố trí dày đặc, lại có máy bay, trọng pháo, cơ giới phối hợp chặt chẽ. Hơn nữa, quân ta chưa có kinh nghiệm đánh tập đoàn cứ điểm, nên phải vừa đánh vừa học tập. Nếu vì sợ đánh lâu dài, lo địch tăng cường củng cố, sợ cung cấp khó khăn, bộ đội tiêu hao, mệt mỏi, mà chủ trương "đánh nhanh, giải quyết nhanh" thì không những không tiêu diệt được địch mà còn có thể bị thất bại.

Thực tiễn đã chứng minh chủ trương quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ và phương châm "đánh chắc, tiến chắc" là vô cùng sáng suốt, thể hiện tinh thần vừa kiên quyết, vừa thận trọng trong sự chỉ đạo chiến lược, chiến dịch của Đảng ta.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:13:24 pm

*

*        *

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ của nhân dân ta chống đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ với một thắng lợi cực kỳ vĩ đại. Điện Biên Phủ mãi mãi nêu cao tinh thần quật cường của toàn dân, tinh thần anh dũng của một quân đội nhân dân đã chiến thắng quân đội lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc.

Chiến thắng Điện Biên Phủ nói lên chân lý của thời đại chúng ta: một dân tộc nhỏ yếu khi đã có quyết tâm đứng dậy đoàn kết đấu tranh, kiên quyết chiến đấu cho độc lập dân tộc, cho hòa bình, thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc lớn mạnh.

Bởi vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thắng lợi của nhân dân ta mà còn là thắng lợi của phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay, phong trào đấu tranh đòi giải phóng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc không ngừng lớn mạnh và ngày càng thu được nhiều thắng lợi. Trong những năm qua, cách mạng của nhân dân Cuba đã thành công, cuộc kháng chiến của nhân dân Angiêri đã thắng lợi, cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân các nước Ănggôla, Cônggô, Vênêduêla, v.v. đang ngày một phát triển. Đứng trước sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc, chủ nghĩa đế quốc đã tỏ ra vô vùng thâm độc, một mặt duy trì chủ nghĩa thực dân cũ, mặt khác đang thực hành chủ nghĩa thực dân kiểu mới để tiếp tục nô dịch nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Nhưng trước cơn bão táp cách mạng của nhân dân các nước châu Á, châu Phi và Mỹ latinh, trước tinh thần quật khởi của các dân tộc đang vùng lên theo gương Điện Biên Phủ, bọn đế quốc nhất định sẽ thất bại, các dân tộc bị áp bức nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng.

Nhờ chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại ở Đông Dương, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, nhưng miền Nam nước ta còn nằm dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Ngày nay bọn đế quốc Mỹ đang ngang nhiên vũ trang xâm lược miền Nam nước ta, hòng biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự để thực hiện mưu đồ xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam Á. Chúng đang thực hiện cái gọi là: "chiến tranh đặc biệt" để rút kinh nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở các nơi trên thế giới...


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:27:30 pm

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ LÀ THẮNG LỢl
CỦA SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG TA
(Trích)

LÊ QUANG ĐẠO

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ LÀ THẮNG LỢI CỦA ĐƯỜNG LỐI BẠO LỰC CÁCH MẠNG, ĐẤU TRANH VŨ TRANG Ở MỘT NƯỚC THUỘC ĐỊA NHỎ YẾU CHỐNG ĐẾ QUỐC XÂM LƯỢC

Chiến dịch Điện Biên Phủ không phải chỉ là một cuộc đọ sức giữa ta và địch trong hai tháng ở mặt trận này mà là đỉnh cao nhất của cuộc kháng chiến toàn dân của chúng ta, là kết cục của một quá trình đấu tranh cách mạng, đấu tranh vũ trang lâu dài do Đảng ta lãnh đạo.

Sau Cách mạng Tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ một lần nữa chứng tỏ rằng nhân dân ta cần phải và có thể dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ bọn đế quốc xâm lược. Đối với nhiều dân tộc bị áp bức khác trên thế giới, chân lý đó cũng đã quá rõ ràng. Nhưng nhìn lại tình hình nước ta trong thời kỳ đế quốc Pháp thống trị, nhân dân ta không có một tấc sắt trong tay, còn đế quốc Pháp và phátxít Nhật thì có cả một bộ máy thống trị với lực lượng vũ trang mạnh mẽ, hay nhìn lại tình hình nước ta hồi đầu kháng chiến, chúng ta chỉ có lực lượng vũ trang cách mạng nhỏ bé với vũ khí thô sơ, còn địch thì có cả một quân đội nhà nghề, giàu kinh nghiệm, trang bị hoàn toàn hiện đại, mấy ai lúc đó tưởng tượng được rằng ta có thể làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chỉ có Đảng ta, do nắm vững "tư tưởng về cách mạng bạo lực là nền móng của toàn bộ học thuyết của Mác và Ăngghen"2 nên ngay từ lúc ra đời đã sớm vạch ra được con đường cho nhân dân ta đi tới thắng lợi vẻ vang. Những chiến sĩ cách mạng của Đảng ta, trong đó có bao nhiêu đồng chí trước khi bị đưa lên máy chém hoặc đưa ra trường bắn của bọn đế quốc, vẫn một lòng tin tưởng vững chắc ở con đường tất thắng của mình tức con đường vận động quần chúng đứng lên làm cách mạng, dùng bạo lực cách mạng chôn vùi chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phong kiến.

Trải qua mấy chục năm đấu tranh, Đảng ta, tùy tình hình từng thời kỳ, vận dụng nhiều hình thức đấu tranh cách mạng khác nhau rất linh hoạt từ thấp đến cao, lúc chính trị, lúc vũ trang, lúc vừa chính trị vừa vũ trang, kết hợp công tác công khai và bí mật để phát triển lực lượng. Song, luôn nhớ lời dạy của Lênin "không có cách mạng bạo lực thì không thể thay nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được"3, Đảng ta không bao giờ đi chệch con đường mácxít - lêninnít chân chính là con đường bạo lực cách mạng.

Trong Luận cương chính trị năm 1930 Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ của mình là phải "đánh đổ chánh phủ của địch nhân và giành lấy chánh quyền cho công nông"4. Đảng ta đã sớm đặt vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang. Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng, việc xây dựng quân đội công nông được coi là một nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng. Hội nghị Trung ương Đảng họp vào tháng 10-1930, khi bàn về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, lại quyết định "phải tổ chức bộ quân sự của Đảng để:
-   Làm cho đảng viên được quân sự huấn luyện.
-   Giúp cho công nông hội tổ chức đội tự vệ"5.

Từ những năm 1930-1931, Đảng ta đã nghiêm khắc phê phán khuynh hướng "sợ đấu tranh kịch liệt", chủ nghĩa "bất bạo động", "hòa bình tranh đấu" của một số đảng viên.

Bước sang thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, lợi dụng sự suy yếu của quân thù, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa vũ trang từng phần, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở nông thôn miền núi, và xúc tiến việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tích cực chuẩn bị, chờ thời cơ giành chính quyền trong cả nước. Trong Thông cáo ngày 21-12-1941 của Trung ương Đảng gửi các cấp có ghi rõ: "Chính phủ lâm thời cách mạng của địa phương phải thi hành ngay những điều cốt yếu trong chương trình Việt Minh, tổ chức nhân dân cách mạng quân, tiếp tục chiến đấu đánh đuổi Pháp, Nhật... Hiện nay có các bộ đội hằng ngày chiến đấu tiễu trừ Việt gian và chống Nhật, Pháp. Đó là đội quân Bắc Sơn, Đình Cả Tràng Xá (Bắc Kỳ) rút vào rừng sau cuộc khởi nghĩa thất bại năm ngoái. Các đảng bộ phải xem xét những điều kiện có thể mở rộng những bộ đội ấy, gây thêm những bộ đội mới để mở rộng du kích chiến tranh"6.
______________________________________________
1. Tạp chí Học tập, số 5-1964.
2, 3. V.I Lênin: Toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1963, t. 25, tr. 468, 469.
4. Đảng Cộng sản: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.2, tr.102.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 116.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 251.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:28:36 pm

Tháng 8-1945, khi quân đội Xôviết giành được thắng lợi quyết định ở mặt trận phía đông, chủ nghĩa quân phiệt Nhật bị tan rã và phải đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, bọn thống trị Nhật và tay sai của chúng hoang mang dao động đến cực độ, Đảng ta đã nắm vững thời cơ, lãnh đạo các lực lượng vũ trang cách mạng và toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa cướp chính quyền.

Có người cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là "ăn may". Nói như vậy không đúng. Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong điều kiện khách quan thuận lợi, nhưng nếu chúng ta không tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt kể cả lực lượng vũ trang, không tập dượt cho quần chúng đấu tranh ngót hai chục năm ròng thì làm sao tranh thủ được thời cơ thuận lợi, làm gì có cách mạng thành công?

Lại có những người cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của con đường hòa bình. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Một trong những kinh nghiệm lớn mà Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng đã nêu lên là Đảng ta đã giành chính quyền bằng con đường vũ trang, trong đó Đảng đã khéo kết hợp lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị để giành thắng lợi. Dù ít đổ máu, Cách mạng Tháng Tám vẫn là cách mạng bạo lực. Trước Cách mạng Tháng Tám, chúng ta đã dùng lực lượng quân sự mở rộng địa bàn cách mạng, lập khu giải phóng, nhiều lần đánh nhau với quân đội Nhật, làm cho thanh thế cách mạng ngày càng rộng lớn, tinh thần bọn thống trị ngày càng sa sút. Đến khởi nghĩa Tháng Tám, Giải phóng quân cùng với lực lượng quần chúng có tổ chức, nhất là những đội tự vệ cứu quốc và nhân dân đông đảo vũ trang bằng mọi thứ vũ khí có thể kiếm được, đã nổi lên giành chính quyền. Mặc dù ở nhiều địa phương, do tình thế đặc biệt thuận lợi lúc đó, nhân dân đã cướp chính quyền không xảy ra xung đột vũ trang, nhưng Cách mạng Tháng Tám vẫn là một cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Tiếp theo Cách mạng Tháng Tám, chúng ta phải trải qua tám, chín năm kháng chiến cho đến sau thắng lợi Điện Biên Phủ mới giải phóng hoàn toàn được nửa nước. Cuộc kháng chiến lâu dài chính là tiếp tục sự nghiệp của Cách mạng Tháng Tám bằng hình thức đấu tranh vũ trang.

Rõ ràng, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, thắng lợi của Điện Biên Phủ chỉ cho chúng ta thấy rằng một dân tộc bị đế quốc thống trị muốn giành được độc lập tự do thật sự thì không có con đường nào khác là phải dùng bạo lực cách mạng đập tan bạo lực phản cách mạng của bọn đế quốc. Theo kinh nghiệm của dân tộc ta và kinh nghiệm của nhiều dân tộc bị áp bức khác trên thế giới, con đường đấu tranh vũ trang thật sự đã là quy luật phổ biến để giành thắng lợi triệt để. Không đi theo con đường đó thì chỉ có đi theo con đường đầu hàng thỏa hiệp với đế quốc và nhiều lắm là giành được một thứ "độc lập" giả hiệu.

Song chủ nghĩa xét lại hiện đại trên thế giới lại đang tuyên truyền cho con đường giành độc lập bằng thương lượng hòa bình, thỏa hiệp với đế quốc, chờ đợi chính sách "phi thực dân hóa" của chúng, trông mong bọn đế quốc thi hành Nghị quyết của Liên hợp quốc "thủ tiêu chế độ thực dân"... Thật là nực cười. Trước đây giai cấp tư sản và một số nhân sĩ trí thức ở nước ta đã từng đề xướng thuyết "Pháp - Việt đề huề" hoặc cầu mong độc lập bằng cách dựa vào đế quốc này chống đế quốc khác. Tất cả các tà thuyết đó đã bị thất bại thảm hại. Nếu nhân dân ta làm theo các tà thuyết đó thì một thắng lợi nhỏ cũng không đạt được chứ đừng nói đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Trong Cách mạng Thánh Tám, nhân dân ta có hoàn cảnh khách quan thuận lợi; trong kháng chiến, nhân dân ta được sự ủng hộ nhiệt tình của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của nhân dân yêu chuộng hòa bình toàn thế giới. Nhưng nếu không có sự nỗ lực phi thường, không có tinh thần hy sinh dũng cảm dám đương đầu với đế quốc, thử hỏi làm sao nhân dân ta tận dụng được mọi yếu tố thuận lợi khách quan, làm sao giành được thắng lợi của Cách mạng Thánh Tám, làm sao có được chiến công hiển hách Điện Biên Phủ.

Nếu nhân dân ta chỉ đấu tranh hòa bình trong khuôn khổ mà bọn thống trị cho phép, chờ đến khi các nước xã hội chủ nghĩa anh em xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất vượt chủ nghĩa đế quốc về sản lượng tính theo đầu người, hoặc ngồi đợi cách mạng Pháp thành công với hy vọng "bất chiến tự nhiên thành", thì chỉ là "há miệng chờ sung". Nếu sa vào con đường đó, tất nhiên chúng ta không có chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân ta sẽ còn phải làm nô lệ cho đế quốc chưa biết đến bao giờ.

Trong quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta không bỏ lỡ cơ hội lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đế quốc, không phản đối việc thương lượng với chúng trên cơ sở giữ vững nguyên tắc có lợi cho cách mạng. Song, Đảng ta không bao giờ có ảo tưởng ở lòng thành thật của chúng. Sự phản bội của Chính phủ tư sản Pháp đối với Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 mà họ đã ký với Chính phủ ta càng chứng minh dã tâm của bọn đế quốc. Năm 1954, sở dĩ chúng phải thật sự thương lượng với ta ở Hội nghị Giơnevơ vì chúng là kẻ chiến bại, còn ta là kẻ chiến thắng. Kẻ nào cho rằng kết quả đạt được ở Hội nghị Giơnevơ là thắng lợi của chính sách thương lượng hòa bình, kẻ ấy không thấy bản chất của bọn đế quốc, phủ định kết quả của một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài của nhân dân ta do Đảng ta lãnh đạo, không thấy ý nghĩa có tính chất quyết định của chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cuộc đấu tranh vũ trang của chúng ta tiến hành trong hoàn cảnh của một nước thuộc địa nhỏ yếu. Trước khi cách mạng Trung Quốc thành công, nước ta ở giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, địa thế lại hẹp và dài, dễ bị chia cắt, chúng ta có muôn vàn khó khăn phải vượt qua. Song nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đem tinh thần dũng cảm khắc phục mọi khó khăn, để đi từ thắng lợi nhỏ đến thắng lợi lớn.

Trong quá trình đấu tranh cách mạng, không phải lúc nào nhân dân ta cũng giành được thắng lợi. Xôviết Nghệ - Tĩnh, khởi nghĩa Nam Kỳ, khởi nghĩa Bắc Sơn... đã bị dìm trong biển máu. Trong kháng chiến cũng vậy, có những trận chúng ta không thắng, thậm chí còn thất bại. Song những thất bại ấy chỉ là cục bộ, tạm thời, và qua đó chúng ta rút ra được những bài học xương máu để tiến lên giành thắng lợi, để có chiến thắng Điện Biên Phủ.

Không phải cứ dùng bạo lực cách mạng, tiến hành đấu tranh vũ trang, tự khắc sẽ đạt được thắng lợi. Nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của kháng chiến lâu dài, đưa đến chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ đúng đắn của Đảng ta.

Trưởng thành trong một nước thuộc địa và nửa phong kiến, giai cấp công nhân còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân cư, Đảng ta ngày càng nhận thức sâu sắc những nguyên lý vĩ đại của Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng, về vai trò của liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, và luận điểm nổi tiếng của Stalin về vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân và vấn đề nông dân là nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng ta đã nắm vững đường lối cách mạng dân tộc dân chủ, kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến; do đó đã động viên được toàn dân, chủ yếu là lực lượng nông dân đông đảo, mang sức mạnh phi thường của mình ra đánh bại kẻ thù xâm lược.

Trong và sau Cách mạng Thánh Tám cũng như trong thời kỳ kháng chiến, chúng ta đã giải quyết từng bước vấn đề ruộng đất cho nông dân. Đến năm 1953-1954, nhờ có chủ trương cải cách ruộng đất, khí thế cách mạng của hàng triệu nông dân được phát động mạnh mẽ, liên minh công nông được thực sự củng cố, do đó mọi mặt kháng chiến đều được đẩy mạnh. Nông dân ta đã dốc toàn lực ra phục vụ cho tiền tuyến Điện Biên Phủ, không từ một khó khăn, gian khổ, một hy sinh nào. Trên chiến trường, những chiến sĩ Quân đội nhân dân và tuyệt đại đa số là nông dân mặc áo lính, cầm súng đánh giặc dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, qua cuộc chỉnh huấn về cải cách ruộng đất, được nâng cao giác ngộ giai cấp, càng thêm phấn khởi, quyết tâm chiến đấu, không tiếc xương máu, để giành toàn thắng cho chiến dịch.

Rõ ràng, thắng lợi của Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị ngay từ khi tiến hành cuộc phát động cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng". Thắng lợi của Điện Biên Phủ cũng là thắng lợi của chính sách cải cách ruộng đất, là thắng lợi của đường lối cách mạng dân tộc dân chủ đúng đắn của Đảng ta.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:31:28 pm
 
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ LÀ THẮNG LỢI CỦA ĐƯỜNG LỐI CHIẾN TRANH NHÂN DÂN

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của quân và dân ta, các nhà lý luận quân sự tư sản thi nhau tìm nguyên nhân thắng lợi của ta, thất bại của địch. Nhưng họ không thể nào hiểu nổi chiến thắng Điện Biên Phủ của ta là thắng lợi của chiến tranh nhân dân, của đường lối chiến tranh đúng đắn của Đảng ta.

Chiến tranh nhân dân là chiến tranh chính nghĩa do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành, chống đế quốc xâm lược. Trong thời đại ngày nay, đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, một cuộc chiến tranh nhân dân thật sự phải là cuộc chiến tranh do đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, lấy nông dân làm quân chủ lực, thực hiện được liên minh công nông, tiến hành chiến đấu vũ trang chống xâm lược và lật đổ ách thống trị của đế quốc và bè lũ tay sai.

Nội dung chính của chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc. Không phải chỉ có quân đội đánh giặc, còn nhân dân chỉ đóng vai trò thụ động, ủng hộ và làm hậu thuẫn cho quân đội, mà mọi người dân đều trực tiếp đánh giặc bằng mọi phương tiện có trong tay. Trong cuộc kháng chiến lâu dài của ta, khẩu hiệu "mỗi người dân là một người lính, mỗi thôn xã là một pháo đài, mỗi chi bộ đảng, mỗi ủy ban kháng chiến là một bộ tham mưu" đã trở thành hành động thực tiễn giết giặc cứu nước hằng ngày của toàn dân ta từ Bắc chí Nam, từ vùng tự do đến vùng tạm bị chiếm.

Dựa trên tinh thần kiên quyết cách mạng của mình, nhân dân và quân đội ta đã vận dụng mọi hình thức tác chiến từ thấp đến cao từ đánh du kích nhỏ với vũ khí thô sơ tiến lên đánh du kích lớn với vũ khí được cải tiến hơn, từ tác chiến với đơn vị nhỏ phân tán tiến lên tác chiến với đơn vị lớn hơn, với các binh đoàn chủ lực tập trung. Chiến tranh nhân dân như vậy không phải chỉ là đánh du kích phân tán, đánh bằng vũ khí thô sơ mà còn phải tiến lên các hình thức tác chiến tập trung cao hơn, các chiến dịch tiến công với quy mô lớn của các binh đoàn chủ lực, mới tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng được từng bước đất đai của Tổ quốc, đưa kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao nhất của cuộc chiến tranh nhân dân chống đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Trong thời gian tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ, khẩu hiệu toàn dân vũ trang, toàn dân đánh giặc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng ta đã kêu gọi ngay lúc bắt đầu kháng chiến: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là ngươi Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước"1 đã được thực hiện với một quyết tâm chưa từng thấy. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, trên khắp các chiến trường ở Đông Dương, đâu đâu quân địch cũng bị giáng những đòn nặng nề. Bằng những đòn lớn ở những hướng chiến lược quan trọng: Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào, Tây Bắc, Tây Nguyên, bộ đội chủ lực phối hợp chặt chẽ với bộ đội địa phương, dân quân du kích và lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân Lào, đã xé khối cơ động chiến lược của giặc Pháp thành nhiều mảng bị cô lập, buộc địch phải bị động chống đỡ khắp nơi. Chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ, rộng khắp các vùng sau lưng địch. Trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều cứ điểm kiên cố của địch, tập kích sân bay Cát Bi, sân bay Gia Lâm phá hủy 78 máy bay địch, cắt đứt đường số 5. Ở Nam Bộ, chiến tranh du kích đã tiêu diệt và bức rút trên 1.000 đồn bốt của địch, phá nhiều kho bom, đánh chìm nhiều tàu chiến của địch.

Ở Bình - Trị - Thiên, ở cực nam Trung Bộ, quân và dân ta cũng tích cực đánh địch, mở rộng căn cứ du kích, tăng cường công tác địch vận và thu được nhiều thắng lợi. Vì thế, trong Đông Xuân 1953-1954, trên toàn chiến trường Đông Dương, 2/3 lực lượng cơ động mạnh của địch buộc phải phân tán để đối phó với chiến tranh du kích. Chúng không thể cưỡng lại quy luật của chiến tranh xâm lược là mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để đối phó với chủ lực của ta và phân tán lực lượng để chiếm giữ đất đai, đối phó với phong trào đấu tranh của quần chúng. Mâu thuẫn đó ngày càng trở nên sâu sắc theo sự phát triển lớn mạnh của quân đội ta. Cũng chính vì thế mà bộ đội chủ lực của ta có thể tập trung ưu thế binh lực tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của địch ở Điện Biên Phủ, mặc dù lúc bấy giờ, nếu tính từ đơn vị trung đoàn trở lên, toàn bộ lực lượng vũ trang của địch vẫn còn nhiều hơn bộ đội chủ lực của ta gấp mấy lần.

Chiến dịch Điện Biên Phủ còn là một đỉnh cao của sự chi viện về mọi mặt của hậu phương đối với tiền tuyến dưới khẩu hiệu "tất cả để chiến thắng". Trong suốt tám năm kháng chiến, nhân dân ta đã tích cực phục vụ tiền tuyến nhưng chưa bao giờ nhân dân ta lại góp sức người và của cải nhiều như trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Các hội đồng ủng hộ tiền tuyến được thành lập khắp nơi để chi viện cho mặt trận Điện Biên Phủ. Cả một hậu phương hừng hực lửa đấu tranh đánh đổ giai cấp địa chủ, tuôn người tuôn của ra tiền tuyến để tiêu diệt đế quốc xâm lược, cả vùng tự do và vùng tạm bị chiếm, nhân dân ta đã góp 261.500 dân công từ hậu phương đến tiền tuyến, tính thành 3.130.000 ngày công và đã góp 27.400 tấn gạo. Ngay đồng bào Tây Bắc mới được giải phóng trong chiến dịch này cũng đã góp 7.300 tấn gạo. Có đồng bào sẵn sàng đưa bát gạo cuối cùng của mình ra tiền tuyến cho bộ đội giết giặc. Hàng đoàn dân công, thanh niên xung phong, ngày đêm trèo đèo lội suối, mặc máy bay địch, mặc bom nổ chậm, mặc bao nhiêu nguy hiểm khác, dùng sức người chuyển một số lực lượng lớn lương thực, đạn dược cho bộ đội chiến đấu.

Lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ còn ghi lại những thành tích, những gương hy sinh dũng cảm của anh chị em dân công tiền tuyến bên cạnh những gương hy sinh dũng cảm của bộ đội. Chính sức mạnh tinh thần và vật chất, sự chi viện vô điều kiện của nhân dân, nhất là của công nông được Đảng động viên, tổ chức, lãnh đạo là một yếu tố quyết định khiến cho quân và dân ta khắc phục được những khó khăn về vận chuyển, tiếp tế tưởng chừng như không thể nào vượt qua và đã chiến thắng oanh liệt. Không có sự đóng góp sức người và của cải to lớn ấy của nhân dân, không thể có chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Rõ ràng, Chiến dịch Điện Biên Phủ, một chiến dịch tiến công quân địch tập trung đông nhất, với quy mô sử dụng lực lượng, phương tiện, vũ khí, kỹ thuật lớn nhất, bằng hình thức tiến công trận địa tương đối hiện đại và đã tiêu diệt gọn một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đã thể hiện rõ rệt tính chất nhân dân của cuộc chiến tranh cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Nó là đỉnh cao nhất của cuộc kháng chiến toàn dân vừa qua.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả và là một điển hình thành công nhất của sự chỉ đạo chiến tranh nhân dân của Đảng ta về sự phối hợp giữa ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích; về sự phối hợp giữa đánh vận động và đánh du kích, giữa chiến trường chính diện và chiến trường sau lưng địch, giữa chiến trường chính và chiến trường phối hợp trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Con số 112.000 tên địch (bao gồm cả 16.200 tên thuộc các đơn vị tinh nhuệ nhất ở Điện Biên Phủ) bị tiêu diệt trên các chiến trường cả nước trong Đông Xuân 1953-1954 đủ nói lên điều ấy.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã nói lên vai trò vô cùng quan trọng của bộ đội chủ lực. Cùng với sự phát triển của kháng chiến, trên cơ sở toàn dân vũ trang, ba thứ quân: dân quân du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực của ta đều lớn mạnh lên từng bước. Chúng ta đã dần dần xây dựng được bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành. Bộ đội chủ lực là nòng cốt của lực lượng vũ trang cách mạng, có tác dụng quyết định trong việc tiêu diệt sinh lực chủ yếu của địch. Có bộ đội chủ lực mạnh mới tạo nên những quả đấm mạnh đánh vào lực lượng tinh nhuệ của địch, làm chuyển biến được cục diện chiến tranh. Có bộ đội chủ lực mạnh mới phân tán được lực lượng cơ động chiến lược của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến tranh du kích phát triển. Có bộ đội chủ lực mạnh mới tiêu diệt được hoàn toàn quân địch.

Đồng thời, Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng khẳng định địa vị chiến lược của lực lượng dân quân du kích, của chiến tranh du kích trong toàn bộ cuộc chiến tranh nhân dân. Nếu không có chiến tranh du kích ngày càng phát triển thì không thể có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường dưới sự chỉ đạo chiến lược thống nhất, mà không có sự phối hợp tích cực giữa các chiến trường thì lực lượng cơ động mạnh của địch không bị phân tán, quân địch ở Điện Biên Phủ không bị cô lập, bao vây và tiêu diệt. Không có lực lượng dân quân du kích lớn mạnh, không có bộ đội địa phương phát triển thì không thể phát động được chiến tranh du kích rộng rãi trong phạm vi cả nước và cũng không thể xây dựng được các binh đoàn chủ lực tập trung để giành thắng lợi to lớn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
___________________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 480.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:32:29 pm

Thực tiễn chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 khẳng định đường lối xây dựng ba lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng ta: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, là hoàn toàn đúng đắn. Ba lực lượng ấy dựa vào nhau, cùng xây dựng, cùng phát triển, cùng kết hợp chặt chẽ với nhau dưới sự chỉ đạo của phương châm chiến lược, phương châm tác chiến thống nhất thích hợp với yêu cầu của các giai đoạn chiến lược và toàn bộ cuộc chiến tranh.

Những bài học có tính nguyên tắc của chiến tranh nhân dân biểu hiện cao nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đang được nhân dân miền Nam nước ta vận dụng một cách linh hoạt, phát huy một cách sáng tạo trong hoàn cảnh đấu tranh mới. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng, 14 triệu đồng bào miền Nam nước ta đang tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Với tinh thần kiên quyết chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, bằng hầm chống, hố mìn, bẫy đá và mọi thứ vũ khí khác có trong tay, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và vận động binh lính địch, đồng bào miền Nam nước ta đã làm cho đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai có lực lượng quân đội đông, có vũ khí hiện đại phải thất điên bát đảo chịu hết thất bại này đến thất bại khác ngày càng nặng nề. Địa vị chiến lược của lực lượng dân quân du kích, của chiến tranh du kích đã được nhân dân miền Nam nâng lên trình độ cao. Đó là sự phát triển của chiến tranh nhân dân trong lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc ta.

Để xuyên tạc những nguyên lý cơ bản của học thuyết Mác- Lênin về chiến tranh, về vai trò của quần chúng nhân dân trong chiến tranh, bọn theo chủ nghĩa xét lại hiện đại trên thế giới đã không ngớt tung ra cái luận điệu cho rằng khi đã xuất hiện vũ khí hạt nhân thì thắng lợi trong chiến tranh không phải do con người quyết định mà do vũ khí quyết định (!), chiến tranh nhân dân không còn có giá trị gì nữa, v.v.. Thật là một luận điệu hoang đường, chỉ lừa bịp được những kẻ yếu bóng vía. Nếu nghe theo bọn xét lại hiện đại thì các giai cấp và các dân tộc bị áp bức không có vũ khí hạt nhân chỉ có thể đấu tranh trong khuôn khổ của pháp quyền tư sản, không đụng chạm gì đến nền móng thống trị của bọn đế quốc, tư bản, không dám dùng bạo lực cách mạng, không dám tiến hành đấu tranh vũ trang khi cần thiết và có điều kiện để lật đổ ách thống trị của chúng, do đó đành chịu bó tay, cam tâm làm nô lệ cho chúng. Luận điệu đó không khác gì luận điệu của một số người ở nước ta trước đây run sợ trước sức mạnh của trang bị vũ khí của Pháp - Nhật, cho rằng ta không có máy bay, xe tăng, đại bác thì làm sao đánh nổi đế quốc (!). Luận điệu đó cũng không khác gì quan điểm "chiến tranh bấm nút" của chủ nghĩa đế quốc tung ra hòng dọa dẫm nhân dân thế giới. Thực chất của luận điệu đó của bọn theo chủ nghĩa xét lại hiện đại là thổi phồng tác dụng của vũ khí, vứt bỏ địa vị quyết định của con người, của quần chúng nhân dân, cũng có nghĩa là thủ tiêu cách mạng, kéo dài ngày giãy chết của chủ nghĩa đế quốc đã mục nát đến cực độ.

Thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến toàn dân mà đỉnh cao nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ, những thắng lợi liên tiếp của nhân dân miền Nam nước ta hiện nay, thắng lợi của nhân dân Cuba, v.v. đã đập tan luận điệu sai lầm đó của bọn xét lại hiện đại.

Hiện nay, trong khi xây dựng quân đội tiến lên chính quy hiện đại, chúng ta phải khẳng định rằng, nếu chiến tranh xảy ra ở miền Bắc nước ta thì bất kể trong trường hợp nào, cuộc chiến tranh của ta cũng phải là cuộc chiến tranh nhân dân: toàn dân vũ trang, toàn dân đánh giặc bằng mọi thứ có trong tay. Vai trò của bộ đội chủ lực rất quan trọng, phải được xây dựng thật lớn mạnh với một tinh thần khẩn trương, tích cực. Nhưng mọi tư tưởng coi thường, hạ thấp địa vị của dân quân du kích, của chiến tranh du kích, hạ thấp bất cứ ở chừng mực nào vai trò quyết định của nhân dân trong chiến tranh, đều xa lạ với quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Chúng ta phải đề phòng và khắc phục mọi ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại, mọi thái độ sùng bái vũ khí, nhất là vũ khí hạt nhân, phủ định vai trò quyết định của con người, của yếu tố giác ngộ chính trị của con người đối với chiến tranh, thấu suốt sâu sắc hơn nữa tư tưởng quân sự của Đảng ta.

Chiến tranh nhân dân có chiến lược, chiến thuật riêng của nó. Chiến lược, chiến thuật đó dựa trên tinh thần cách mạng triệt để, dựa vào sức mạnh của quần chúng công nông được giác ngộ về quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc, dưới sự chỉ đạo của tư tưởng quân sự của đảng của giai cấp công nhân. Quân đội xâm lược nhà nghề của bọn đế quốc tư sản không thể áp dụng chiến lược, chiến thuật đó được.

Kinh nghiệm của cuộc kháng chiến toàn dân của ta chứng tỏ một giai cấp, một dân tộc nhỏ yếu chống lại sự xâm lược của bọn đế quốc có quân đội mạnh về trang bị kỹ thuật, có lực lượng vật chất nhiều hơn, thì phải đánh lâu dài.

Chiến lược của đế quốc Pháp là chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh". Chiến lược của ta là chiến lược đánh lâu dài. Chỉ có chiến tranh nhân dân với phương châm tự lực cánh sinh mới có thể đánh lâu dài được.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của chiến lược đánh lâu dài với phương châm tự lực cánh sinh của Đảng ta trong cuộc chiến tranh nhân dân. Trước một kẻ địch tạm thời có ưu thế về trang bị kỹ thuật, nhân dân ta không có điều kiện để đánh nhanh thắng nhanh. Chúng ta cần có thời gian để rèn luyện mình, vừa đánh vừa học tập, tích lũy kinh nghiệm, vừa bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trong chiến đấu, cướp vũ khí giặc để cải tiến trang bị cho ta. Chúng ta cần có thời gian để động viên, tổ chức, bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, để tiêu hao lực lượng địch, dần dần làm chuyển biến sự so sánh lực lượng giữa ta và địch theo hướng có lợi cho ta. Kiên trì kháng chiến lâu dài, đi từ thắng lợi nhỏ đến thắng lợi lớn, chúng ta mới có được trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ vĩ đại nhất và đã thắng lợi vẻ vang. Quyết chiến chiến lược là một hiện tượng tất yếu xảy ra trong quá trình chuyển biến của chiến tranh. Nhưng nó chỉ có thể xảy ra khi mà sự so sánh lực lượng giữa hai bên tham chiến đã có chuyển biến đến một mức nhất định có lợi cho ta. Đến Đông Xuân 1953-1954, khi lực lượng của ta trải qua bồi dưỡng tích cực và lâu dài trong mấy năm kháng chiến, đã phát triển mạnh, chúng ta mới có thể đánh trận quyết chiến chiến lược với địch ở Điện Biên Phủ.

Thực tiễn chiến tranh của ta đã khẳng định điều đó. Chúng ta đã mở nhiều chiến dịch với các quy mô từ nhỏ đến lớn. Thắng lợi của ta trong từng chiến dịch đánh dấu sự tiến triển của cuộc kháng chiến, là yếu tố trực tiếp quyết định sự thất bại chiến lược của địch từ bộ phận đến toàn bộ.

Đi theo sự phát triển lực lượng của ta trong chiến tranh, hình thức tác chiến, quy mô sử dụng lực lượng trong các chiến dịch, địa vị và tác dụng của các chiến dịch do ta mở ra cũng phát triển từ thấp đến cao. Từ hình thức tác chiến chủ yếu là đánh du kích, chúng ta tiến dần lên đánh vận động, và đến Điện Biên Phủ đã mở chiến dịch tiến công bằng hình thức trận địa; từ đánh các cứ điểm lẻ, đánh quân địch phân tán, tiến lên đánh tập đoàn cứ điểm mạnh nhất với binh lực tập trung cao nhất của địch.

Về sử dụng lực lượng, từ những đơn vị nhỏ, chúng ta tiến lên những binh đoàn chủ lực tập trung; từ những đơn vị bộ binh, tiến lên sử dụng phối hợp các binh chủng khác. Về địa vị, tác dụng của các chiến dịch, từ chỗ chỉ có các chiến dịch riêng lẻ của các chiến trường đến những chiến dịch tương đối lớn hơn trên chiến trường chính (Bắc Bộ) nhưng vẫn là những chiến dịch độc lập với nhiệm vụ và mục đích có hạn, đến Đông Xuân 1953-1954, chúng ta đã tiến lên mở nhiều chiến dịch trong cùng một thời gian, dưới sự chỉ đạo chiến lược thống nhất, đánh trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ làm chuyển biến cục diện, mở ra một thời kỳ mới trong đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.

Bài học chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là bài học về sự thấu suốt tư tưởng chiến lược đánh lâu dài của Đảng, khắc phục tư tưởng nôn nóng, muốn đánh nhanh thắng nhanh. Phải đánh lâu dài, nhưng lâu dài không phải là vô hạn. Từ sự biến đổi dần dần hằng ngày, hằng tháng, chúng ta phải phát huy cao độ tính năng động chủ quan để nhanh chóng đạt tới một sự biến đổi nhảy vọt về chất, tức là phải có đầy đủ tinh thần tích cực, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, đưa trình độ mọi mặt của ta tiến lên từng bước để ngày càng có thể đánh lớn hơn, dẫn tới những trận then chốt làm chuyển biến cục diện chiến tranh. Nhưng sự cố gắng chủ quan không thể thoát ly tình hình thực tế. Không phải chỉ có sự nỗ lực chủ quan - tuy rằng sự nỗ lực chủ quan bao giờ cũng là điều kiện quyết định nhất - mà còn phải có điều kiện khách quan thuận lợi nữa mới có thể đánh trận lớn như trận Điện Biên Phủ. Nếụ trong Chiến dịch Tây Bắc năm 1952, chúng ta không tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm Nà Sản của địch - tập đoàn cứ điểm này yếu hơn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - là đúng vì lúc đó ta chưa có đủ điều kiện chủ quan và khách quan cần thiết, thì quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ lại là một quyết tâm rất đúng dựa trên sự tính toán đầy đủ những cố gắng rất lớn của ta, dựa trên sự phân tích đúng đắn tình hình địch, nắm đúng thời cơ diệt địch.

Rõ ràng là quân và dân ta một mặt phải có tinh thần kiên trì kháng chiến lâu dài, mặt khác lại phải có tinh thần hết sức tích cực, khẩn trương mới có thể rút ngắn thời gian, đưa cuộc kháng chiến mau đến thắng lợi. Hiện nay, trước âm mưu, hành động xâm lược và mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, những bài học về đánh lâu dài, về tinh thần tích cực khẩn trương, quyết tâm diệt địch vẫn có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với chúng ta.

Muốn đánh được lâu dài, phải đặc biệt coi trọng việc đề cao tinh thần tự lực cánh sinh. Nhân dân ta đã ra sức xây dựng hậu phương, phát triển kinh tế kháng chiến để tự cấp tự túc và cung cấp cho tiền tuyến. Quân đội ta đã tìm nguồn cung cấp ở ngay tiền tuyến, cướp súng giặc giết giặc, tiết kiệm từng viên đạn, từng hạt gạo, thực hiện khẩu hiệu "có gì đánh nấy". Quân và dân ta đã tìm tòi, phát minh, sáng chế ra mọi phương tiện giết giặc cứu nước. Tinh thần tự lực cánh sinh cũng đã được thể hiện rõ rệt ngay trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nếu không có tinh thần tự lực cánh sinh thì không thể kháng chiến lâu dài, không khắc phục được khó khăn, sáng tạo nên mọi điều kiện đưa cuộc kháng chiến tiến lên từng bước và không thể có chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ...

... Rõ ràng, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là sản phẩm và đỉnh cao của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài theo tinh thần tự lực cánh sinh. Chúng ta có thể nói được rằng: "cuộc kháng chiến anh dũng của toàn dân ta là một trận Điện Biên Phủ trường kỳ vô cùng vĩ đại", dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:34:01 pm

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ LÀ THẮNG LỢI CỦA ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Chiến dịch Điện Biên Phủ là thử thách cao nhất đối với quân đội ta trong cuộc kháng chiến 1945-1954. Chiến dịch này, bản chất và truyền thống cách mạng tốt đẹp của quân đội đã được phát huy đến cao độ; quân đội ta đã chiến đấu vô cùng anh dũng và chiến thắng vô cùng oanh liệt.

Các nhà lý luận quân sự tư sản không thể giải thích đúng đắn vì sao quân ta ở Điện Biên Phủ, với những cán bộ và chiến sĩ phần lớn là công nông, chủ yếu là nông dân, trình độ văn hóa thấp, có người còn mù chữ, chỉ được huấn luyện quân sự rất ít, lại đánh bại được một quân đội nhà nghề hùng mạnh, có nhiều máy bay và lực lượng cơ giới, do các sĩ quan tốt nghiệp nhiều trường quân sự chính quy của đế quốc chỉ huy. Và trong chúng ta cũng vậy, không phải ai cũng nhận thức được sâu sắc và đầy đủ những nguyên nhân thắng lợi của quân đội ta.

Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh, phòng ngự kiên cố, phải có một trình độ hỏa lực nhất định mới đánh được. Quân ta đã được tăng cường một lực lượng pháo binh xấp xỉ pháo binh địch và một số đơn vị súng cao xạ. Đồng thời, để giải quyết những khó khăn rất lớn về tiếp tế, chúng ta đã tập trung được một số lượng khá lớn ôtô để bảo đảm công tác vận chuyển. Lực lượng binh khí kỹ thuật này đã là một yếu tố quan trọng của thắng lợi. Và đó cũng là biểu hiện của một bước trưởng thành mới của quân đội ta. Không có một lực lượng binh khí kỹ thuật mới đó, khó mà đánh được một tập đoàn cứ điểm mạnh như Điện Biên Phủ, và không có một lực lượng cơ giới nhất định cũng khó mà bảo đảm nổi công tác vận chuyển, tiếp tế một khối lượng lớn lương thực, đạn dược... cho một mặt trận xa hậu phương hàng mấy trăm kilômét như thế.

Tuy nhiên, nhìn riêng về mặt hỏa lực, địch ở Điện Biên Phủ vẫn mạnh hơn rất nhiều. Chúng có nhiều đạn dược hơn hẳn ta, lại có một lực lượng không quân và cơ giới mạnh. Nếu đơn thuần hoặc chủ yếu căn cứ vào hỏa lực, thì không thể hạ quyết tâm đánh địch. Và rõ ràng, nếu lấy việc trang bị kỹ thuật đã được cải tiến của quân ta ở Điện Biên Phủ để giải thích nguyên nhân quyết định thắng lợi của ta thì không thể giải thích nổi. Chiến thắng Điện Biên Phủ là do quyết tâm chiến lược rất sáng suốt và dũng cảm của Đảng ta; do việc chỉ đạo chiến dịch, chiến thuật đúng đắn; do trình độ chiến thuật, kỹ thuật của quân đội ta đã tiến lên một bước mới.

Nhưng chúng ta hạ quyết tâm tiêu diệt Điện Biên Phủ và vận dụng được những chiến thuật và kỹ thuật mới, chủ yếu không phải là dựa vào trang bị vũ khí đã được cải tiến - mặc dù đó là yếu tố rất quan trọng mà chủ yếu là dựa vào tinh thần quyết chiến quyết thắng, bản chất giai cấp vô sản của quân đội ta, vào tình đoàn kết chiền đấu giữa quân đội và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chính nhờ có tinh thần quyết chiến quyết thắng, anh dũng tuyệt vời, không tiếc xương máu để rửa hận thù giai cấp và dân tộc, quân ta đã chiến đấu dưới làn mưa đạn bão bom của địch trong 55 ngày đêm liền ở Điện Biên Phủ (nếu kể cả chiến cuộc Đông Xuân thì thời gian chiến đấu kéo dài đến nửa năm), giành đi giật lại với địch từng mỏm đồi, từng tấc đất quê hương, quyết chôn vùi nơi đây binh đoàn Đờ Cátxtơri và cả mưu đồ xâm lược của bọn đế quốc thực dân. Trên tất cả các mặt trận, quân ta đã khắc phục muôn vàn khó khăn để diệt địch, có khi đã phải ăn cháo, nhịn đói mà đánh địch. Có đơn vị hành quân bộ trên 300 km truy kích địch.

Chính nhờ có tinh thần quyết chiến quyết thắng và sức lao động sáng tạo của mình, quân ta đã làm đường chuyển pháo vào trận địa xuyên qua rừng núi, gỡ bom nổ chậm, mở các đường vận chuyển, không nản chí kéo pháo vào lại kéo pháo ra trên những dốc núi cao dựng đứng và bên những vực sâu thăm thẳm, nên khi pháo ta nổ thì quân địch hoàn toàn bị bất ngờ. Địch biết ta có pháo nhưng chúng không thể ngờ ta đưa được pháo vượt núi rừng hiểm trở lên Điện Biên Phủ.

Chính nhờ có tinh thần quyết chiến quyết thắng, bằng chiến đấu dũng cảm kết hợp với lao động dũng cảm, quân ta đã biến đổi địa hình, xây dựng trận địa, đào chiến hào, siết chặt vòng vây diệt địch. Mỗi đoạn chiến hào là một trận chiến đấu ác liệt giữa ta và địch.

Chính nhờ có tinh thần quyết chiến quyết thắng, quân ta mới học tập, sáng tạo và áp dụng được lần đầu tiên những chiến thuật và kỹ thuật mới và qua thực tiễn chiến đấu dũng cảm, quân ta đã từng bước và ngày càng nhanh chóng trưởng thành, tiến lên trình độ tác chiến mới, cao hơn.

Chính nhờ có tinh thần quyết chiến quyết thắng mà những đồng chí lái xe hàng chục đêm không ngủ, nhiều người mới được đào tạo ngay trong chiến dịch, đã lái xe vượt suối băng rừng, qua những chặng đường đầy bom nổ chậm của địch. Hàng vạn dân công từ vùng tự do đến vùng mới giải phóng và vùng tạm bị chiếm, với đôi vai và đôi chân của những nông dân cần cù, căm thù sâu sắc bọn đế quốc và phong kiến đã tự nguyện tự giác vượt hàng trăm kilômét đường dưới làn mưa bom đạn của địch để tiếp tế cho mặt trận, vận chuyển thương binh về hậu tuyến. Đó cũng là một điều hoàn toàn bất ngờ đối với địch.

Rõ ràng, không dựa trên tinh thần quyết chiến quyết thắng, anh dũng hy sinh của quân và dân ta, chúng ta không thể hạ quyết tâm đánh địch, không thể khắc phục được muôn vàn khó khăn, không thể áp dụng và sáng tạo những chiến thuật và kỹ thuật thích hợp để tiêu diệt địch. Chính tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân đội và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi ở Điện Biên Phủ.

Nói thế không phải chúng ta coi nhẹ yếu tố trang bị và trình độ chiến thuật, kỹ thuật của quân đội. Trong quá trình đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng vũ trang, Đảng ta thường xuyên quan tâm đến việc cải tiến trang bị của quân đội. Từ những đơn vị du kích đầu tiên chỉ có giáo mác, súng kíp, lựu đạn..., qua Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã có những binh đoàn chủ lực tập trung với một số lượng quan trọng về pháo mặt đất và cao xạ, phương tiện vận chuyển cơ giới, và đến nay chúng ta đang tích cực hiện đại hóa quân đội. Chúng ta cũng luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chiến thuật, kỹ thuật của quân đội cho phù hợp với yêu cầu tác chiến và trình độ trang bị kỹ thuật của mỗi thời kỳ. Trang bị càng được cải tiến, trình độ chiến thuật, kỹ thuật càng được nâng cao, thì khả năng chiến đấu của quân đội ta càng lớn. Coi thường những yếu tố đó là không đúng.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:34:43 pm

Tuy nhiên, do đấu tranh vũ trang là đấu tranh giai cấp, cho nên trong bất cứ cuộc đấu tranh vũ trang nào, ngay cả trong điều kiện chiến tranh hiện đại cũng vậy. Đảng ta cũng luôn luôn nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi con người là nhân tố quyết định, coi sự giác ngộ giai cấp, tinh thần chiến đấu là nhân tố quyết định, như Lênin đã nói: "Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, thắng lợi rốt cuộc là do tinh thần của những quần chúng đang đổ máu trên chiến trường quyết định". Bọn đế quốc sẵn có vũ khí, kỹ thuật hiện đại, và trong nhiều trường hợp chúng hơn hẳn ta về mặt này; nhưng chúng không thể nào có được những con người có tinh thần quyết chiến quyết thắng, không quản hy sinh, chịu đựng được mọi thử thách phức tạp và gay go nhất trong chiến tranh.
Do đâu mà quân đội ta có được tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời, quyết chiến quyết thắng như vậy trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như trong cả cuộc kháng chiến lâu dài? Đó là vì cuộc chiến tranh chính nghĩa, vì quân đội ta là quân đội cách mạng, quân đội công nông. Sự khác nhau hoàn toàn cũng như ưu thế tuyệt đối của quân đội ta so với quân đội xâm lược của bọn đế quốc và mọi quân đội khác của giai cấp bóc lột, không phải là ở trang bị vũ khí hay trình độ chiến thuật, kỹ thuật, mà là ở bản chất giai cấp, ở tinh thần chiến đấu dũng cảm dựa trên cơ sở giác ngộ về lợi ích giai cấp.

Tinh thần chiến đấu của quân đội ta là kết quả của một quá trình lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng ta đối với quân đội; kết quả của việc Đảng ta, trong đường lối xây dựng quân đội, đã luôn luôn lấy việc xây dựng quân đội về chính trị, tư tưởng làm nền tảng để tăng cường bản chất cách mạng, và trên cơ sở đó, giải quyết các vấn đề tổ chức, trang bị, huấn luyện và tác chiến.

Quân đội ta là quân đội của công nông dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp vô sản, một quân đội kiểu mới chưa từng có trong lịch sử của dân tộc ta, hoàn toàn khác mọi quân đội của giai cấp bóc lột.

Thành phần giai cấp của quân đội rất quan trọng nhưng bản chất giai cấp của quân đội được quyết định trước hết ở chỗ nó là công cụ của giai cấp nào, chiến đấu vì mục đích chính trị của giai cãp nào, do giai cấp nào lãnh đạo. Cho nên, sự lãnh đạo của Đảng ta là nhân tố quyết định làm cho quân đội ta có bản chất cách mạng tốt đẹp, có tinh thần quyết chiến quyết thắng để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đi đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và lớn mạnh như ngày nay.

Vì vậy, vấn đề cơ bản nhất trong việc xây dựng quân đội là phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, làm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, chiến đấu theo đường lối chính trị của Đảng, thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ công nông. Chỉ có trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng mới giải quyết được tốt và đúng đắn các vấn đề tổ chức, trang bị, huấn luyện và chiến đấu của quân đội.

Nói đến sự lãnh đạo của Đảng là phải nói đến công tác chính trị trong quân đội. Công tác chính trị thực chất là công tác đảng trong quân đội, thấu suốt sự lãnh đạo của Đảng đối với với quân đội. Nó là linh hồn của quân đội. Quá trình tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cũng là quá trình đề cao vai trò của công tác chính trị, đấu tranh chống những khuynh hướng sai lầm, coi nhẹ hoặc hạ thấp vị trí của nó. Có nhìn thắng lợi Điện Biên Phủ gắn liền với cả quá trình xây dựng và trưởng thành của quân đội ta, mới thấy hết vị trí quan trọng của công tác chính trị trong quân đội cách mạng. Tinh thần quyết chiến quyết thắng, bản chất cách mạng tốt đẹp của quân đội ta - nhân tố quyết định thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ - được phát huy cao độ không phải chỉ là kết quả của việc làm trong vài tháng, mà là kết quả dựa trên cơ sở chính trị vững chắc tiềm tàng của quân đội ta từ trước. Cho nên bao giờ cũng vậy, quân đội ta phải coi việc xây dựng Đảng, tăng cường công tác chính trị là căn bản để bảo đảm tăng cường bản chất cách mạng, phát huy truyền thống tốt đẹp và ưu thế tuyệt đối về chính trị, tinh thần của ta để chiến thắng kẻ địch.

Công tác chính trị trong quân đội lấy việc giáo dục chính trị, tư tưởng làm công tác hàng đầu, vì công tác chính trị là công tác lãnh đạo, vận động, giáo dục quần chúng làm cho đông đảo cán bộ, chiến sĩ do giác ngộ lợi ích cách mạng mà tự nguyện triệt để chấp hành mọi nhiệm vụ của Đảng trao cho, tự nguyện hy sinh chiến đấu vì lợi ích cách mạng.

Giáo dục về giai cấp là nội dung cơ bản của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Chỉ khi nào phân rõ ranh giới giai cấp, phân biệt được ta, bạn, thù, hiểu rõ đường lối, nhiệm vụ của Đảng, bản chất giai cấp và mục tiêu chiến đấu của quân đội, cán bộ và chiến sĩ ta mới có được chí căm thù địch sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn, mới thương yêu nhau như ruột thịt, mới có tinh thần chiến đấu dũng cảm phi thường, quyết chiến quyết thắng.

Từ khi quân đội ta mới ra đời, nhất là từ những năm 1950-1951 về sau, chúng ta đã tiến hành những cuộc chỉnh huấn chính trị về hai phe trên thế giới, về bản chất của quân đội nhân dân, về đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến của Đảng..., làm cho trình độ giác ngộ chính trị của quân đội ta được nâng lên từng bước. Đó thật sự là những cuộc vận động cách mạng hóa quân đội. Đặc biệt năm 1953, cùng với cuộc phát động cải cách ruộng đất của Đảng, cuộc chỉnh huấn về cải cách ruộng đất đã đánh dấu một bước chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho quân đội. Cuộc chỉnh huấn đó đã đem lại một sức mạnh mới cho quân đội ta, khiến cho cán bộ và chiến sĩ có trình độ giác ngộ giai cấp khá cao, có lòng căm thù đế quốc và phong kiến sâu sắc, ai ai cũng nô nức muốn thi đua giết giặc lập công. Cuộc chỉnh huấn đó là một bước chuẩn bị cơ bản nhất cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ không tách rời thắng lợi của chỉnh huấn về cải cách ruộng đất.

Công tác chính trị trong quân đội phải gắn chặt với hoạt động chiến đấu của quân đội; nó không chỉ dừng lại ở việc giáo dục đường lối, nhiệm vụ cách mạng và chính sách chung của Đảng, mà còn phải đi sâu giáo dục tư tưởng quân sự của Đảng, phương châm chiến lược và tư tưởng chỉ đạo tác chiến nữa. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng ta đã giáo dục cho quân đội nắm vững chủ trương quân sự, mục đích, ý nghĩa của chiến dịch, phương châm tác chiến "đánh chắc, tiến chắc" và tư tưởng chiến thuật đúng đắn để áp dụng các hình thức chiến thuật và thủ đoạn chiến đấu vào trong chiến dịch tiến công một tập đoàn cứ điểm mạnh của địch.

Tuy vậy, việc giáo dục cho quân đội thấu suốt tư tưởng và nhiệm vụ quân sự bao giờ cũng phải dựa chắc trên cơ sở giáo dục đường lối, nhiệm vụ cách mạng, nâng cao giác ngộ giai cấp cho quân đội. Giáo dục chính trị thường xuyên trước chiến đấu là bồi dưỡng tinh thần chiến đấu cho quân đội, nhân tố quyết định thắng lợi trên chiến trường. Tinh thần chiến đấu trên chiến trường là kết quả và cũng là sự khảo nghiệm công tác giáo dục chính trị thường xuyên trước chiến đấu. Cũng vì vậy, sự giải thích chiến thắng Điện Biên Phủ phải gắn liền với những nguyên nhân sâu xa, tác động một cách thường xuyên trong quân đội từ trước và trong chiến dịch.

Quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng là quá trình bồi dưỡng tư tưởng vô sản và đấu tranh khắc phục các tư tưởng không vô sản. Qua học tập chính trị, thời sự, chính sách.... qua các cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân, đấu tranh phê bình và tự phê bình, tư tưởng vô sản được nâng lên từng bước, các tư tưởng không vô sản bị đẩy lùi và quân đội ta ngày một trưởng thành thêm để đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ chiến đấu. Giữ vững và phát huy tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội ta trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ cũng phải trải qua giáo dục kiên nhẫn và đấu tranh liên tục chống những tư tưởng sai lầm. Sau những trận thắng, tư tưởng chủ quan nảy nở. Trong những trận chiến đấu ác liệt, tư tưởng cầu an dao động, hữu khuynh tiêu cực xuất hiện. Theo chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, một cuộc đấu tranh sâu rộng chống tư tưởng hữu khuynh tiêu cực đã được tiến hành ngay tại mặt trận để phát huy tinh thần tích cực cách mạng và triệt để chấp hành mệnh lệnh, bảo đảm thắng lợi hoàn toàn cho chiến dịch. Và cuộc đấu tranh tư tưởng đó đã thành công. Đó cũng là một thắng lợi lớn, một bài học sâu sắc của công tác chính trị trong quân đội ta. Nó chứng tỏ rằng, trên cơ sở của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng thường xuyên trước chiến đấu, còn phải tích cực tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng ngay trong chiến đấu thì mới bảo đảm giành được thắng lợi.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là lãnh đạo về chính trị, tư tưởng và tổ chức, các mặt đó không thể tách rời nhau. Một hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội từ đại đội trở lên đã được xây dựng và ngày càng được củng cố, kiện toàn. Sau Chiến dịch Biên giới, Trung ương Đảng lại tăng cường thêm sự lãnh đạo đối với quân đội, đưa thêm nhiều cán bộ vào quân đội. Chế độ lãnh đạo của Đảng trong quân đội là chế độ lãnh đạo tập thể, tức chế độ đảng ủy lãnh đạo, thủ trưởng phân công phụ trách, cũng được kiện toàn thêm một bước. Tổ chức đảng các cấp đã luôn luôn là hạt nhân lãnh đạo đoàn kết đơn vị, phát huy dân chủ về quân sự, chính trị, kinh tế để phát động lực lượng mạnh mẽ của quần chúng, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng giao phó, bảo đảm cho quân đội ta luôn luôn là công cụ sắc bén, tin cậy của Đảng. Trên chiến trường Điện Biên Phủ cũng như trên các chiến trường phối hợp, trong từng làng và tổ chiến đấu ở khắp nơi, các cấp đảng bộ, chi bộ, tổ đảng, đảng viên đã nêu cao vai trò lãnh đạo, đoàn kết quần chúng, biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của quần chúng, anh dũng chiến đấu, xung phong dẫn đầu bộ đội trong tất cả các tình huống chiến đấu gay go, ác liệt. Đảng viên hy sinh, các tổ chức đảng xộc xệch, thì công tác chấn chỉnh tổ chức, kết nạp đảng viên mới được tiến hành khẩn trương ngay tại mặt trận, bảo đảm giữ vững và phát triển những hạt nhân lãnh đạo (riêng mấy đại đoàn trong chiến dịch này đã kết nạp được 1.281 đảng viên mới). Những anh hùng Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... chính là những đảng viên cộng sản ưu tú trong rất nhiều đảng viên ưu tú khác đã nêu gương dũng cảm hy sinh trong chiến dịch. Rõ ràng, xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong quân đội là một trong những công tác mấu chốt để xây dựng quân đội vững mạnh.

Trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng quân đội về mặt tổ chức, Đảng ta luôn luôn nắm vững đường lối giai cấp và nắm vững khâu trung tâm là đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ. Đội ngũ cán bộ ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ gồm những anh em từ nhiều ngành, nhiều thành phần khác nhau, nhưng phần lớn vẫn là những anh em xuất thân công nông, khác hẳn bọn sĩ quan của tướng Đờ Cátxtơri mà ta bắt được, hầu hết là con cái bọn nhà giàu. Trải qua kháng chiến gian lao cũng như qua thử thách ác liệt ở Điện Biên Phủ, cán bộ quân đội ta, kể cả những anh em xuất thân không vô sản, đều đã được rèn luyện và trưởng thành nhanh chóng, tuyệt đối trung thành với Đảng, hết lòng hết dạ phục vụ công nông. Cán bộ ta đã chiến đấu rất dũng cảm, không sợ hy sinh và đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Ngay trong chiến dịch, có nhiều đồng chí đã được đề bạt từ chiến sĩ lên, trong đó có những người do nhu cầu tác chiến, được đề bạt vượt cấp, mà vẫn làm tròn nhiệm vụ. Đó là thắng lợi của đường lối giai cấp trong công tác cán bộ của Đảng ta trong quân đội, đường lối lấy công nông binh làm cốt cán. Nhớ lại những ngày đầu, từ khi chỉ có hai bàn tay trắng, qua Điện Biên Phủ và nhìn vào đội ngũ cán bộ ta hiện nay, chúng ta càng thấy rõ sự đúng đắn của đường lối giai cấp trong công tác cán bộ của Đảng ta, càng thấy rõ công phu lớn lao của Đảng trong công tác giáo dục và đào tạo cán bộ.

Trong quá trình chấp hành đường lối tổ chức của Đảng, chúng ta đã phải đấu tranh khắc phục những tư tưởng hữu khuynh xa rời đường lối giai cấp, coi thường anh em công nông; và có nơi, có lúc, cũng phải khắc phục những hiện tượng hẹp hòi của chủ nghĩa thành phần, mới xây dựng và củng cố được tổ chức đảng mạnh mẽ, tăng cường và phát triển được đội ngũ cán bộ hùng hậu như ngày nay.

Thực tiễn thắng lợi của quân ta ở Điện Biên Phủ cũng như cả quá trình trưởng thành của quân đội ta chứng minh đường lối xây dựng quân đội của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Trong công tác xây dựng quân đội, bao giờ cũng phải lấy việc xây dựng về chính trị làm nền tảng, mà điểm mấu chốt là tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội, lấy công tác chính trị làm mạch sống, lấy việc giáo dục chính trị, tư tưởng làm công tác hàng đầu và thấu suốt đường lối giai cấp trong công tác tổ chức. Trong quá trình thấu suốt đường lối xây dựng quân đội của Đảng ta, chúng ta đã phải đấu tranh chống mọi khuynh hướng tư tưởng sai lầm, như làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng, coi nhẹ công tác chính trị, coi thường vai trò quần chúng, xa rời đường lối giai cấp và những biểu hiện khác của quan điểm quân sự tư sản như tư tưởng sùng bái vũ khí kỹ thuật, tác phong quan liêu, quân phiệt,...

Trên con đường xây dựng quân đội ta tiến lên chính quy, hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn luôn luôn giữ vững và thấu suốt đường lối xây dựng quân đội của Đảng. Tuy nhiên, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại, cũng có một số ít đồng chí tỏ ra dao động trên những vấn đề nguyên tắc này, như cường điệu vai trò của trang bị kỹ thuật, hạ thấp vai trò quyết định của con người, nhấn mạnh một chiều yêu cầu về trình độ kỹ thuật, tổ chức và chỉ huy, coi nhẹ yêu cầu về nâng cao trình độ chính trị, tinh thần chiến đấu của quân đội,... Chúng ta phải phản đối những khuynh hướng sai lầm đó, kiên trì những nguyên tắc xây dựng quân đội của Đảng ta, những nguyên tắc này mãi mãi còn nguyên vẹn giá trị...


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:45:12 pm

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ANH HÙNG,
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
1

Đại tướng PHẠM VĂN TRÀ
Ủy viên Bộ Chính trị,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Cách đây vừa tròn nửa thế kỷ, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh dấu bước phát triển mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: "Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang dâng cao đến thắng lợi hoàn toàn"2. Người khẳng định: "Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay: chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại; cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công". Điện Biên Phủ không chỉ thể hiện "sức mạnh dân tộc và có tầm vóc thời đại", tô đậm thêm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Truyền thống đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: "Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"3.

Thật vậy, vào năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã bước sang năm thứ tám với những thắng lợi hết sức to lớn trên các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao. Đội quân viễn chinh Pháp lâm vào tình thế nguy khốn buộc phải cầu cứu đến đế quốc Mỹ hòng tìm một "lối thoát danh dự" cho cuộc chiến ở Việt Nam. Với sự thoả thuận của Mỹ, Chính phủ Pháp đưa tướng Nava sang Việt Nam thay Xalăng làm Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Nava đề ra một kế hoạch với mục tiêu giành thắng lợi trong vòng 18 tháng. Nội dung cơ bản của kế hoạch này là tập trung binh lực, xây dựng khối cơ động chiến lược thật mạnh, đủ sức tiến công tiêu diệt chủ lực ta nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường. Theo đánh giá của chính giới Pháp và Mỹ lúc bấy giờ thì đây là "một kế hoạch táo bạo, kiên quyết và có cơ sở vững chắc".

Với nhãn quan chiến lược rộng lớn và sắc sảo, bằng sự phân tích so sánh tương quan lực lượng địch, ta một cách khoa học và cách mạng, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hạ quyết tâm giữ vững quyền chủ động chiến lược, buộc địch tiếp tục lún sâu vào thế bị động phòng ngự, phát triển mạnh mẽ thế tiến công chiến lược của ta, đập tan kế hoạch Nava, chớp thời cơ giành thắng lợi quyết định. Kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954   được vạch ra với phương châm "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt". Thực hiện kế hoạch này, chúng ta đã giành được những thắng lợi hết sức to lớn trên các chiến trường, tạo nên cục diện mới của cuộc chiến tranh, làm cơ sở để Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến, đánh đòn quyết định, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, quân đội ta gặp không ít thử thách, khó khăn, có lúc tưởng chừng không vượt qua nổi.

Trước hết, đánh Điện Biên Phủ là đánh vào tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ. Nó bao gồm 49 cứ điểm, được tổ chức thành các cụm cứ điểm liên hoàn với nhau. Mỗi cụm cứ điểm là một khu vực phòng ngự - một "trung tâm đề kháng", có lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động, với hoả lực riêng, xung quanh có nhiều hàng rào kẽm gai và mìn. Các "trung tâm đề kháng" này lại được liên kết với nhau thành các phân khu. Toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành ba phân khu: Phân khu bắc (có hai trung tâm đề kháng), phân khu trung tâm (có năm trung tâm đề kháng) và phân khu nam (có một trung tâm đề kháng).

Điện Biên Phủ còn có hệ thống hoả lực mặt đất khá mạnh với hai tiểu đoàn pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly, một đại đội súng cối 120 ly được bố trí ở hai căn cứ Mường Thanh và Hồng Cúm. Đó là chưa kể hoả lực tăng cường ở các cứ điểm và trung tâm đề kháng. Hai sân bay Mường Thanh (sân bay chính) và Hồng Cúm (sân bay dự bị) với gần 100 lần chiếc cất cánh, hạ cánh mỗi ngày, có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 tên địch, bảo đảm nguồn tiếp viện cho quân Pháp trong quá trình tác chiến. Toàn bộ lực lượng địch tập trung ở Điện Biên Phủ lên tới hơn 16.000 quân, chiếm 1/3 lực lượng cơ động của Pháp trên toàn chiến trường Bắc Bộ, phần lớn thuộc các đơn vị Âu - Phi tinh nhuệ. Với lực lượng đông và mạnh như vậy, Nava coi Điện Biên Phủ như "một pháo đài không thể công phá", là nơi thu hút để tiêu diệt chủ lực của ta. Đã có lúc, giới quân sự Pháp lo ngại đối phương sẽ không chấp nhận giao chiến ở Điện Biên Phủ.

Thứ hai, Điện Biên Phủ là một chiến dịch có quy mô lớn nhất kể từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thời điểm đó. Nó lại diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở, thời gian chuẩn bị gấp. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho chiến dịch gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đường cơ động cho pháo và việc bảo đảm hậu cần cho lực lượng lớn bộ đội tác chiến trong một thời gian dài.

Thứ ba, về đối sánh lực lượng đôi bên, với vị trí đặc biệt quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị và Tổng Quân uỷ đã quyết định tập trung vào đây một lực lượng khá lớn bao gồm bốn đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 người. Nếu so sánh số quân đơn thuần thì ta hơn hẳn địch. Song, về hoả lực và phương tiện chiến tranh hiện đại, thì địch có ưu thế hơn ta, nhất là về lượng đạn pháo, máy bay và xe tăng,... Mặt khác, chúng được bảo vệ trong hệ thống công sự trận địa vững chắc, với nhiều trung tâm đề kháng. Nếu không có phương án tác chiến đúng đắn và cách đánh phù hợp, ta khó có thể thắng địch.

Thứ tư, việc thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" là một quyết định đúng đắn của Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Chỉ huy chiến dịch, song ta cũng đứng trước những khó khăn không nhỏ. Với lực lượng tham gia chiến dịch đông hơn, thời gian tác chiến dài hơn, cách đánh cũng khác nên có những việc chúng ta phải chuẩn bị lại từ đầu, nhất là việc tổ chức, bố trí hệ thống hoả lực chiến dịch. Nếu trước đây, pháo binh ta bố trí tập trung thành các trận địa lớn ở giữa cánh đồng Bản Tấu, Nà Hy, Bản Nghịu, nay được bố trí phân tán trên các điểm cao thành một đường vòng cung bao lấy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để từ đó có thể bắn trực tiếp vào các mục tiêu dưới lòng chảo. Như vậy, pháo của ta đã kéo vào (theo phương án tác chiến cũ), nay lại phải kéo ra để bố trí trên các trận địa mới. Với địa hình rừng núi hiểm trở, giao thông bị gián đoạn, cách trở như ở Điện Biên Phủ, việc này quả là không đơn giản.
______________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr. 266.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr. 350.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:46:58 pm

Mặc dầu vậy, với bản chất và truyền thống tốt đẹp của một đội quân "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu", cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, tìm mọi cách vượt qua thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã giao phó.

Điều này được thể hiện trước hết ở việc chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ các mặt cho chiến dịch. Chỉ tính riêng việc làm đường để đưa pháo lớn vào các trận địa đã được lựa chọn, ta phải mở tới năm tuyến đường với tổng chiều dài 63 km. Với quyết tâm cao và tinh thần lao động khẩn trương, chỉ sau 10 ngày đêm, bộ đội công binh đã mở thông cả năm tuyến. Trong khi bộ đội công binh "mở đường thắng lợi" thì bộ đội pháo binh cũng phải cật lực "khoét hầm" xây dựng các trận địa pháo ngay trên các sườn núi, còn bộ binh thì đào hào xây dựng hệ thống công sự bao vây tiến công trên tất cả các mũi, các hướng dài tới hàng trăm kilômét với hàng ngàn công sự chiến đấu. Toàn mặt trận như một công trường lớn, lặng lẽ hoạt động không kể ngày đêm. Báo chí phương Tây đã ví hệ thống hầm hào, công sự của bộ đội ta ở Điện Biên như "các vòi của con bạch tuộc, cứ vươn tới với tốc độ khủng khiếp", "đối phương (tức bộ đội ta) đã tạo cho chiếc cuốc, chiếc xẻng của họ có một sức mạnh không kém xe tăng, máy bay của quân đội Pháp".

Vấn đề bảo đảm hậu cần được Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đặc biệt quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh, Tổng cục Cung cấp tiền phương đã huy động hàng ngàn chiến sĩ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cùng hơn 30.000 dân công, thanh niên xung phong tổ chức bộ máy hậu cần chiến dịch với các kho (quân nhu, quân y, quân khí), các binh trạm vận tải, các đội điều trị, các đơn vị công binh, thanh niên xung phong sửa chữa cầu đường bảo đảm giao thông... Để tăng nhanh khả năng vận chuyển, đáp ứng yêu cầu của chiến dịch, các loại phương tiện vận tải từ ôtô đến tàu thuyền canô, xe ngựa, xe trâu, xe đạp,... được tổng động viên. Riêng đạo quân xe đạp thồ hoạt động trên các tuyến lên tới hàng vạn chiếc được tổ chức thành tiểu đội, trung đội chặt chẽ. Nhờ vậy, mặc dù địch đánh phá, ngàn chặn ác liệt các tuyến đường, chúng vẫn không ngăn được con đường tiếp tế cho mặt trận Điện Biên Phủ. Trong cuốn Trận Điện Biên Phủ, Giuyn Roa, cựu đại tá không quân Pháp đã viết: "Mặc dù nhiều tấn bom đã trút xuống các trục lộ giao thông nhưng tuyến tiếp tế của Việt Minh không bao giờ bị đứt. Không phải chỉ viện trợ của Trung Quốc giúp Việt Minh đã thắng tướng Nava mà chính là những chiếc xe đạp nhãn hiệu Pơgiô thồ được từ 200 đến 300 kg hàng, được điều khiển bởi những dân công ăn không đủ no, ngủ ngay trên nền đất, dưới những tấm vải nilông. Tướng Nava bị đánh bại không phải bởi các phương tiện chiến tranh mà là do trí thông minh và ý chí quyết thắng của đối phương"1.

Không chỉ chuẩn bị chu đáo, công phu cho trận quyết chiến chiến lược lịch sử ở Điện Biên Phủ, trong quá trình tác chiến, bộ đội ta đã thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, quên mình, sáng tạo nhiều cách đánh độc đáo khiến Nava phải thốt lên rằng: "Bao giờ Việt Minh cũng từ chối chiến tranh cổ điển và bắt Pháp phải theo hình thức chiến tranh cuả họ", cuộc chiến tranh "chưa có một học viện quân sự nào nghiên cứu kỹ lưỡng". Độc đáo của lối đánh ở Điện Biên là đánh gần, đánh vây lấn, chia cắt đối phương, bóc vỏ, dứt điểm lần lượt từng mảng hệ thống phòng ngự của địch. Lối đánh này không những giúp ta khắc phục hạn chế về binh khí kỹ thuật hiện đại để đột kích mạnh và tấn công địch từ xa như xe tăng, máy bay, pháo tự hành... mà nó còn giúp ta vô hiệu hoá thế mạnh của địch ở Điện Biên Phủ là phòng ngự theo kiểu cụm cứ điểm, vừa có sức đề kháng độc lập cao, vừa có thế liên hoàn chặt chẽ, có thể chi viện, hỗ trợ đắc lực cho nhau khi một cứ điểm bị tiến công.

Chính vì vậy, sau 55 ngày đêm chiến đấu, qua ba đợt tiến công, ta đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Trong quá trình chiến đấu cũng như chuẩn bị chiến dịch đã xuất hiện rất nhiều tấm gương tiêu biểu minh chứng cho lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, sự chịu đựng gian khổ, ác liệt, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Đó là pháo thủ Nguyễn Văn Chức, khẩu đội trưởng Tô Vĩnh Diện hy sinh thân mình cùng đồng đội cứu pháo. Tiểu đội trưởng Phan Đình Giót dũng cảm lấy thân mình bịt lỗ châu mai ngăn làn đạn địch, tạo thuận lợi cho đồng đội xông lên diệt địch. Tổ trưởng liên lạc Bùi Minh Đức, chiến sĩ điện thanh Chu Văn Mùi, giữa vòng vây địch, bị đói nhiều ngày vẫn bám máy, bình tĩnh liên lạc hướng dẫn cho pháo binh bắn đúng mục tiêu,...

Những hành động dũng cảm trên là biểu hiện tập trung nhất phẩm chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ". Đó cũng là những nét nổi bật truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng mà Điện Biên Phủ là một trong những điểm chói sáng.

Như vậy có thể nói, với lòng yêu nước, thương dân, trung thành tuyệt đối với Đảng, bằng ý chí và quyết tâm cao, dưới sự chỉ đạo, chỉ huy tài tình của Bộ Chính trị, Tổng Quân uỷ và Bộ Tư lệnh chiến dịch, quân đội ta đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, hy sinh, cùng toàn dân làm nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, tô thắm thêm ngọn cờ Quyết chiến, Quyết thắng mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng trao cho.
____________________________________________________
1. Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Sđd, tr. 357 - 358.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:47:33 pm

*

*        *

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi dấu vàng chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, để lại những bài học vô giá cho chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Phát huy truyền thống vẻ vang của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, vận dụng và phát huy những bài học kinh nghiệm vào hoàn cảnh mới, Quân đội nhân dân Việt Nam quyết tâm làm tròn nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Tình hình thế giới những năm đầu thế kỷ XXI biến động rất phức tạp. Tuy hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới, là đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi. Đặc biệt sau sự kiện ngày 11-9-2001 ở Mỹ, các hoạt động "khủng bố” và "chống khủng bố” trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng toàn cầu. Chính phủ Mỹ đẩy mạnh các hoạt động nhằm khẳng định vị trí siêu cường lãnh đạo thế giới, thiết lập "trật tự thế giới một cực", tuyên bố chiến lược "đánh đòn phủ đầu" đối với những nước đe doạ an ninh và lợi ích của Mỹ. Vai trò của Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế bị thách thức nghiêm trọng.

Tình hình khu vực Đông Nam Á vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là nhân tố quan trọng đối với hoà bình, ổn định, hợp tác ở khu vực, nhưng cũng đang phải đối phó với những thách thức mới trong cạnh tranh quốc tế, trong sự tranh giành ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, quân sự giữa các nước lớn. An ninh ở Lào và Campuchia vẫn còn diễn biến phức tạp.

Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn ráo riết thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" bạo loạn lật đổ, triệt để sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, các vấn đề dân tộc, tôn giáo, kích động, lôi kéo quần chúng gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo cớ để can thiệp hòng xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân Việt Nam cần nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng nhằm bảo vệ môi trường hoà bình, ổn định cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tập trung xây dựng Đảng bộ quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, giữ vững nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Quán triệt sâu sắc và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ VII và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Hướng mạnh về cơ sở, bám sát sự phát triển của tình hình và nhiệm vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, phát huy bản chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ"; bảo đảm cho lực lượng vũ trang mà nòng cốt là Quân đội nhân dân kiên định vững vàng về chính trị, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu, phòng chống có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, chủ động đối phó thắng lợi với mọi tình huống phúc tạp có thể xảy ra.

Tăng cường công tác nắm, nghiên cứu và dự báo tình hình, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, tập trung đi sâu nghiên cứu chiến lược. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, không để bị bất ngờ. Chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn kịp thời các hoạt động xâm nhập phá hoại của bọn phản động ngoài nước, không để chúng móc nối, câu kết với bọn phản động trong nước tổ chức lực lượng chống đối.

Tiếp tục xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh vững chắc, nâng cao tiềm lực quốc phòng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng. Tổ chức rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh - kinh tế - đối ngoại. Chỉ đạo chặt chẽ xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên tuyến biên giới, vùng sâu, vùng xa, tạo thế trận quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo, xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc ở các địa bàn chiến lược.

Tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Nghiên cứu tổ chức lực lượng hợp lý, đồng bộ, cân đối giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, giữa lục quân và các quân, binh chủng, phù hợp với yêu cầu tác chiến mới. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, đào tạo. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp huấn luyện theo phương châm "cơ bản, thiết thực, vững chắc", coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, sát với thực tế chiến đấu và đối tượng tác chiến, phù hợp với sự phát triển nghệ thuật quân sự, cách đánh truyền thống Việt Nam và yêu cầu tác chiến trong chiến tranh kẻ địch có sử dụng vũ khí công nghệ cao.

Quân đội nhân dân phải ra sức làm tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Toàn quân phải làm tốt công tác vận động quần chúng, gắn bó chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các địa phương. Quân đội phải là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, cứu hộ, cứu nạn. Tích cực tham gia trong công tác phòng chống hoả hoạn, chống cháy rừng.

Quân đội nhân dân tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong giai đoạn cách mạng mới là thiết thực phát huy truyền thống vẻ vang và thành quả của chiến thắng Điện Biên Phủ, phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện bằng được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:56:20 pm
 
SỨC MẠNH CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM DO ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO ĐÃ LÀM NÊN CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ1

Thượng tướng LÊ VĂN DŨNG
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Trọng thể kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta cùng nhau ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, càng cảm nhận sâu sắc và tự hào về bản lĩnh và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Chính sức mạnh của chiến tranh nhân dân, của đại đoàn kết toàn dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu lãnh đạo là nhân tố quyết định làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ôn lại lịch sử, chúng ta biết rằng qua bảy năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1952), các kế hoạch của thực dân Pháp nối tiếp nhau bị phá sản, đội quân xâm lược bị thiệt hại hơn 30 vạn. Thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam đã làm cho quân Pháp mệt mỏi và suy yếu, bị động và bế tắc. Trước tình trạng nguy khốn ở Đông Dương, sau khi thoả thuận với Mỹ, ngày 7-5-1953, Chính phủ Pháp quyết định cử Đại tướng Hăngri Nava sang Việt Nam làm Tổng Chỉ huy thứ bảy của quân đội viễn chinh xâm lược. Vào lúc này, ngay sau khi bị thất bại và buộc phải đình chiến ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vào Đông Dương, cấu kết với thực dân Pháp để thực hiện âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh, biến Đông Dương thành căn cứ quân sự của Mỹ làm bàn đạp tấn công các nước Đông Nam Á. Ngày 24-7-1953, Ủy ban phòng thủ quốc gia do Tổng thống Pháp chủ trì đã thông qua kế hoạch Nava nhằm mục tiêu trong vòng 18 tháng giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương, với giải pháp cơ bản là tăng thêm quân cùng với sự chi viện của Mỹ, xây dựng các binh đoàn cơ động chiến lược mạnh để thoát khỏi thế phòng ngự bị động. Lộ trình của kế hoạch Nava chia làm hai giai đoạn: Đông Xuân 1953-1954 giữ thế phòng ngự ở phía bắc vĩ tuyến 18, đồng thời tiến công ở phía nam; từ Thu Đông 1954 đến giữa năm 1955, thực hành "tổng giao chiến" ở phía bắc tiêu diệt chủ lực của ta, giáng đòn quyết định nhằm tạo ra "điều kiện quân sự cho một giải pháp chính trị vinh dự"2.

Ngay sau khi bắt đầu thực hiện kế hoạch, Nava huy động được 480.000 quân với 267 tiểu đoàn, trong đó có 84 tiểu đoàn cơ động. So sánh tương quan lực lượng lúc đó, thực dân Pháp có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần, lại được Mỹ tăng cường viện trợ về tài chính và vũ khí trang bị, chi viện về không quân và hải quân. Vậy vì sao Việt Nam lại giành được chiến thắng, lập nên chiến công hiển hách "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"? Nguyên nhân trước hết và có ý nghĩa quyết định là toàn dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện sâu rộng trên cả nước, hội tụ được đầy đủ những yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" trong đó quan trọng nhất là "nhân hòa", tạo nên sự chuyển hóa cả về thế, thời và lực đủ sức áp đảo và đánh bại kẻ thù xâm lược. Chính Hăngri Nava đã phải cay đắng thừa nhận thất bại của thực dân Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là do "quân đội viễn chinh Pháp không chỉ phải chống chọi với một quân đội chính quy, mà còn phải đương đầu với cả một dân tộc"3.

Để đối phó với kế hoạch Nava, tháng 9-1953, Bộ Chính trị đã họp thông qua kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954. Trong hội nghị này, Bác Hồ đã dùng một hình ảnh giản dị, dễ hiểu nhưng khái quát hóa rất cao tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta mà sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể lại: "Bàn tay Bác đặt trên bàn bỗng giơ lên và nắm lại. Người nói: Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn. Bàn tay Bác mở ra, mỗi ngón tay trở về một hướng"4. Đó chính là tư tưởng chỉ đạo chiến lược phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân căng địch ra trên toàn chiến trường Đông Dương mà đánh, trói địch lại trên mặt trận Điện Biên Phủ để diệt.

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, một bộ phận chủ lực của ta phối hợp chặt chẽ cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân chủ động liên tiếp mở các cuộc tiến công lên Tây Bắc, bắc Tây Nguyên, đồng thời phối hợp với quân và dân Lào, Campuchia tiến công địch ở Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào và đông - bắc Campuchia. Đó là những hướng địch tương đối yếu nhưng lại hiểm và có ý nghĩa chiến lược về chính trị - quân sự. Phối hợp chặt chẽ với năm đòn tiến công chiến lược trên các hướng nói trên, chiến tranh nhân dân cũng phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ, Bình-Trị-Thiên, cực nam Trung Bộ và Nam Bộ, buộc địch phải phân tán co kéo lực lượng, bị động đối phó.

Ở đồng bằng Bắc Bộ, quân và dân ta tiến công tiêu diệt hàng loạt căn cứ quan trọng của địch như Hoàng Đan (Hà Nam), La Tiến (Thái Bình), Từ Sơn (Bắc Ninh), Phù Lưu Tế (Hà Đông), Kinh Môn (Hải Dương)... Đường số 5 là huyết mạnh của địch bị uy hiếp nghiêm trọng. Trong hai cuộc tập kích lớn vào sân bay Cát Bi, sân bay Gia Lâm ta đã phá hủy 78 máy bay địch. Vùng căn cứ du kích được mở rộng chiếm 3/4 vùng địch tạm chiếm.

Quân và dân ta ở Bình - Trị - Thiên liên tiếp tiến công địch trên dọc tuyến đường số 1 và đường số 9, tiêu diệt và bức rút nhiều đồn bốt, giải phóng huyện Hướng Hóa và một phần huyện Cam Lộ (Quảng Bình), mở rộng khu du kích nam Quảng Bình, Triệu Phong, Hải Lăng (Quảng Trị), Phong Điền, Quảng Phong (Thừa Thiên)...

Tại Liên khu V, cùng với đòn tiến công chiến lược ở bắc Tây Nguyên, phong trào du kích cũng phát triển mạnh từ bắc Quảng Nam - Đà Nẵng đến cực nam Trung Bộ. Quân và dân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt địch ở Gò Đinh, Châu Lâu, Non Nước, Hội An (Quảng Nam - Đà Nẵng), La Lung và sân bay Tuy Hòa (Phú Yên), căn cứ Pascal, Sông Cạn (Ninh Thuận - Bình Thuận), căn cứ tiếp vận Ninh Hòa và kho xăng dầu Nha Trang (Khánh Hòa)... giải phóng Điện Bàn (Quảng Nam), Hòn Khói và tây - bắc Khánh Hòa, Tánh Linh và Lương Sơn (Bình Thuận)... đồng thời bảo vệ vững chắc vùng giải phóng rộng lớn từ ven biển đến biên giới Việt - Lào.
____________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học: Chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến trường đông Nam Bộ, cực nam Trung Bộ, do Quân khu 7 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23-4-2004.
2, 3. H. Nava: Đông Dương hấp hối, Sđd.
4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Tư, 2022, 02:57:04 pm

Chiến trường Nam Bộ tuy ở xa Điện Biên Phủ, nhưng có mối liên hệ rất chặt chẽ và nhạy cảm về chiến lược. Nơi đây là đầu cầu quan trọng nhất nối nước Pháp với Đông Dương. Không phải ngẫu nhiên mà thực dân Pháp ra sức củng cố, xây dựng nơi đây thành hậu phương trực tiếp, làm bàn đạp để tiến đánh Trung Bộ, Bắc Bộ, Lào và Campuchia. Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954 được Bộ Chính trị thông qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam, quân và dân ta ở Nam Bộ đã chủ động phối hợp với các chiến trường, đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị kết hợp với địch vận, tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch: 1.200 đồn bốt địch bị tiêu diệt hoặc bức rút, bức hàng; hàng trăm xe quân sự, hàng chục tàu chiến, máy bay và nhiều kho tàng của địch bị phá huỷ; hàng ngàn tên địch bị tiêu diệt, hàng vạn tên rã ngũ hoặc ra hàng... Có những trận ta thắng lớn, đạt hiệu suất chiến đấu cao như: Bến Tranh, Cầu Định (Thủ Biên), Bàu Sen (Gia Ninh), Hiệp Thạnh, Kênh Bùi (Mỹ Tho), An Biên (Rạch Giá),... Điển hình là trận tập kích kho Phú Thọ Hòa (Sài Gòn - Chợ Lớn) ta đã phá hủy 10 ngàn tấn bom đạn, 2 triệu lít xăng dầu và toàn bộ vũ khí phương tiện chiến tranh trong kho, diệt gọn toàn bộ đại đội lính Âu-Phi bảo vệ. Quân và dân ta cũng mở rộng vùng giải phóng ở các tỉnh Gia Ninh, Thủ Biên, Gia Định, Vĩnh Trà, Sóc Trăng, Gò Công, Mỹ Tho, Long Châu Sa... góp phần rất quan trọng bồi dưỡng, phát triển thế lực của ta.

Thắng lợi to lớn của chiến tranh nhân dân trên khắp các chiến trường trong Đông Xuân 1953-1954 làm cho kế hoạch Nava bị đảo lộn và từng bước phá sản. Quân Pháp buộc phải điều động khoảng 70/84 tiểu đoàn cơ động căng ra trên các mặt trận, một bộ phận tinh nhuệ nhất bị giam chân ở Điện Biên Phủ. Chính Hăngri Nava cũng phải thú nhận hơn 80% lực lượng cơ động của Pháp bị phân tán trên các chiến trường, khi ta tiến đánh Điện Biên Phủ thì không thể tập trung lực lượng để đối phó. Trong khi đó, quân và dân ta có điều kiện tập trung ưu thế binh lực, hỏa lực để đánh đòn quyết định ở chiến trường chính Điện Biên Phủ, tiêu diệt lực lượng tinh nhuệ nhất của địch trong tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của chúng ở Đông Dương (ta sử dụng 9 trung đoàn bộ binh, gồm 27 tiểu đoàn và toàn bộ pháo binh, công binh, phòng không tập trung cho Chiến dịch Điện Biên Phủ)1. Công tác bảo đảm hậu cần - kỹ thuật cho một lực lượng lớn ở xa hậu phương trong một thời gian dài gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chúng ta đã giải quyết thành công do phát huy được sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta cũng giải quyết thành công một vấn đề rất hệ trọng, liên quan đến thành bại của chiến dịch quyết chiến chiến lược trong kháng chiến chống Pháp là lựa chọn cách đánh chiến dịch. Đây là quyết định khó khăn nhất, như sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại2. Đảng ủy và Bộ Chỉ huy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư kiêm Chỉ huy trưởng đã có quyết định rất đúng đắn, sáng suốt là thay đổi cách đánh từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Đánh theo cách này, trong điều kiện kém hơn địch về vũ khí đột phá như máy bay, xe tăng, pháo binh và hệ thống công sự vững chắc, chúng ta vẫn tập trung được binh lực, hỏa lực giành ưu thế tuyệt đối trong từng trận, tạo nên sức mạnh áp đảo đánh thắng địch. Đây cũng là điều Bác Hồ nhấn mạnh khi giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đánh chắc thắng thực sự là một nguyên tắc tác chiến cơ bản của chiến tranh nhân dân Việt Nam và chiến tranh nhân dân là cốt lõi của học thuyết quân sự Việt Nam.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao do sự vận động, phát triển của chiến tranh nhân dân Việt Nam tạo nên trong Đông Xuân 1953-1954 và trong cả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chúng ta luôn trân trọng sự phối hợp tác chiến chặt chẽ của quân và dân Lào, Campuchia anh em, luôn ghi nhớ biết ơn sự giúp đỡ tích cực và có hiệu quả của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp, nhưng nhân tố quyết định làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Đó là bài học sâu sắc nhất mà chúng ta rút ra được từ lịch sử hào hùng của dân tộc.

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam cần và có thể phát triển lên tầm cao mới. Nếu như trước đây, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc được định hướng và quy tụ dưới ngọn cờ tư tưởng thống nhất giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng con người, với khát vọng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" thì ngày nay, sức mạnh đó được định hướng và quy tụ dưới ngọn cờ tư tưởng thống nhất độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, với khát vọng "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đó là sự kế tục, bổ sung và phát triển sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam do Đảng lãnh đạo lên một chất lượng mới cao hơn, đủ sức làm nên những chiến thắng lịch sử mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
______________________________________________
1, 2. Xem Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Sđd.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 12:24:53 pm

VẬN DỤNG BÀI HỌC VỀ CÔNG TÁC THAM MƯU CHIẾN LƯỢC
TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀO THỜI KỲ XÂY DỰNG MỚI
1


Thượng tướng PHÙNG QUANG THANH
Ủy viên Trung ương Đảng,
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

Cách đây nửa thế kỷ, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh, bằng đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện và tài thao lược, sức sáng tạo của các cấp chỉ huy chiến lược, chiến dịch; bằng sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và sự hy sinh vô bờ bến của quân và dân cả nước, đã tiến hành thắng lợi chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Để góp phần vào thắng lợi vĩ đại ấy của dân tộc, Bộ Tổng tham mưu - cơ quan tham mưu chiến lược trọng yếu của Đảng, Nhà nước và quân đội ta, trong những ngày tháng lịch sử đó, với tư tưởng chiến lược tiến công, đã quán triệt sâu sắc đường lối quân sự, chủ trương chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, của Tổng Quân uỷ (nay là Đảng uỷ Quân sự Trung ương) và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, vận dụng đúng đắn, sáng tạo phương châm, phương pháp tiến hành kháng chiến, kịp thời chỉ đạo các lực lượng vũ trang trên các chiến trường giữ vững và đẩy mạnh thế tiến công địch cả về quân sự và chính trị, tạo ra bước ngoặt quyết định, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến thắng lợi.

Vào thời điểm đầu năm 1953, sau những thất bại nặng nề trên chiến trường Đông Dương, Chính phủ Pháp đã cử tướng Nava sang thay tướng Xalăng làm Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Sau khi khảo sát thực tế chiến trường Việt Nam và Đông Dương, Nava đề xuất một kế hoạch được Chính phủ Pháp cho là "sắc sảo" và "khả thi". Nội dung cơ bản của kế hoạch này là ra sức xây dựng khối chủ lực cơ động mạnh, quyết chiến với chủ lực ta ở chiến trường Bắc Bộ, đồng thời đẩy mạnh bắt lính, đôn quân và tăng cường quân viễn chinh từ Pháp sang để xây dựng lực lượng dự bị chiến lược mạnh, giành thắng lợi quyết định trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương. Thực hiện kế hoạch này, đến cuối năm 1953, với những nỗ lực phi thường, địch đã nâng số quân lên 480.000 tên (trong đó có 146.000 lính Âu - Phi). Với khối chủ lực cơ động gần 100 tiểu đoàn bộ binh, 10 tiểu đoàn dù, địch chuẩn bị mở những cuộc hành quân quy mô lớn để tiêu diệt chủ lực ta và ứng cứu những nơi bị uy hiếp, sẵn sàng đọ sức và đánh bại các cuộc tiến công của chủ lực ta.

Trước âm mưu và thủ đoạn mới hết sức thâm độc, xảo quyệt của địch, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Tổng Quân uỷ đã họp bàn dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết định mở nhiều hướng tiến công để phân tán khối chủ lực cơ động của địch, tiêu diệt, tiêu hao nhiều sinh lực của chúng; đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch. Bộ Chính trị và Tổng Quân uỷ đề ra nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo tác chiến là giữ vững quyền chủ động, chọn nơi địch sơ hở, nơi địch tương đối yếu mà đánh, kiên quyết buộc địch phải phân tán, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt, vừa đánh địch vừa bồi dưỡng lực lượng ta.

Theo phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị và Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tham mưu dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng tư lệnh, trước khi bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đã cùng với các cơ quan hữu quan (Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp) tổ chức chỉ đạo các liên khu và các đơn vị mở đợt chỉnh quân chính trị, chỉnh huấn quân sự, chuẩn bị tốt mọi mặt về trang bị vật chất, chú trọng và nâng cao sức mạnh chiến đấu của bộ đội chủ lực. Khi Đông Xuân 1953-1954 diễn ra, trên cơ sở chủ động nắm bắt tình hình địch, ta ở các chiến trường và nghiên cứu xây dựng kế hoạch tác chiến theo tư tưởng chỉ đạo của Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tham mưu đã sử dụng một bộ phận bộ đội chủ lực mở các cuộc tiến công lên hướng Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào, bắc Tây Nguyên và đông - bắc Campuchia, là những nơi lực lượng địch mỏng yếu, sơ hở nhưng lại là những địa bàn chiến lược mà chúng không thể bỏ. Đồng thời, Bộ Tổng tham mưu cũng rất chú trọng chỉ đạo các lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương đẩy mạnh chiến tranh nhân dân ở vùng sau lưng địch từ Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình-Trị-Thiên đến đồng bằng Bắc Bộ, đánh bại các cuộc hành quân càn quét chiếm đất, giành dân của địch.

Sự chỉ đạo nhạy bén, linh hoạt và hiệu quả trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 của Bộ Tổng tham mưu đã góp phần thực hiện thắng lợi tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Bộ Chính trị, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh; làm đảo lộn kế hoạch Nava, phá vỡ ý đồ tập trung lực lượng trên địa bàn trọng yếu của địch, buộc địch phải phân tán, bị động đối phó, không thể tập trung lực lượng để quyết chiến với chủ lực ta ở chiến trường do chúng lựa chọn, tạo điều kiện rất thuận lợi cho quân và dân ta tập trung lực lượng mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Hơn nữa, trong quá trình tiến hành chiến cuộc này, khi Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định thay đổi phương châm tác chiến "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc", Bộ Tổng tham mưu đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị chuyển sang chuẩn bị và thực hành theo phương châm mới này. Trong 55 ngày đêm thực hành chiến dịch - chiến lược Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tham mưu đã chủ động điều hành các đơn vị bộ binh và binh chủng vận dụng sáng tạo nhiều hình thức chiến thuật trong tiến công trận địa tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, giải phóng Tây Bắc, giành thắng lợi hoàn toàn cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, góp phần quyết định đánh bại kế hoạch Nava, đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Thắng lợi to lớn, toàn diện của chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã để lại cho quân và dân ta nói chung, Bộ Tổng tham mưu nói riêng nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu. Đó là bài học về việc luôn luôn quán triệt nghiêm túc và vận dụng sáng tạo đường lối quân sự và quyết tâm chiến lược của Đảng, của Đảng uỷ quân sự Trung ương vào thực tiễn hoạt động của cơ quan tham mưu và chỉ đạo cấp chiến lược nhằm giải quyết thành công các vấn đề trọng yếu đặt ra trong toàn bộ cuộc kháng chiến cũng như ở từng giai đoạn cụ thể, nhất là cuối cuộc chiến tranh.

Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX cho chúng ta thấy rõ: Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ chính trị của cơ quan tham mưu chiến lược, vấn đề đặt ra hàng đầu có ý nghĩa quyết định đối với Bộ Tổng tham mưu là phải luôn luôn quán triệt nghiêm túc đường lối chính trị, đường lối quân sự, đường lối kinh tế, ngoại giao, văn hoá, xã hội của Đảng và Nhà nước. Và trên cơ sở quán triệt sâu sắc các chủ trương đường lối đó, Bộ Tổng tham mưu, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ quân sự Trung ương, đã chủ động đề xuất và chỉ đạo thực hiện thắng lợi các hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang ba thứ quân, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quân sự mà Đảng ta đề ra, đưa kháng chiến đến ngày toàn thắng.
____________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 12:25:35 pm

Ngày nay, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp. Các thế lực thù địch bằng chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, vẫn tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân ta, nhằm thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xoá bỏ thành quả xây dựng đất nước và bảo vệ hoà bình của nhân dân ta. Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất cần môi trường hoà bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, trong khi ra sức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta xác định rõ nhiệm vụ chung về quốc phòng và an ninh là: Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh đất nước. Xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ổn định chính trị, xã hội; xâm phạm độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Quán triệt nhiệm vụ chung về quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới của Đảng, vận dụng những kinh nghiệm quý báu đã tổng kết từ thực tiễn hoạt động quân sự, quốc phòng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bao gồm những bài học về chỉ đạo chiến lược trong chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Bộ Tổng tham mưu đã chủ động nghiên cứu soạn thảo nhiều nội dung về chiến lược và sách lược, như xây dựng kế hoạch chiến lược kết hợp kinh tế với củng cố quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân trên cả nước và từng địa phương; tổ chức phân chia chiến trường; xây dựng các tuyến phòng thủ và khu vực phòng thủ, các căn cứ và hậu phương trên từng khu vực và trên toàn quốc; kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (bao gồm cả quân thường trực và quân dự bị); kế hoạch phòng thủ dân sự và chuẩn bị đất nước cho chiến tranh, chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến... Bộ Tổng tham mưu cũng đề xuất những nội dung cơ bản về tăng cường xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh nhằm nâng cao không ngừng chất lượng, hiệu quả của công cuộc củng cố quốc phòng toàn dân, gắn với an ninh nhân dân, đáp ứng cả yêu cầu đấu tranh thời bình và thời chiến, cả đối nội và đối ngoại, cả đấu tranh quân sự và đấu tranh phi quân sự. Thực tế đã chỉ rõ, có điều hành và quản lý tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cụ thể hoá đường lối, chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống của mọi ngành mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, thì chúng ta mới tập trung được tiềm lực chính trị, tinh thần, kinh tế, khoa học kỹ thuật của đất nước, của từng địa phương để xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân có đầy đủ sức mạnh, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của địch.

Nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân ngày càng vững mạnh là để bảo vệ và củng cố hoà bình, ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, củng cố hoà bình, đánh bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của địch, giữ vững công cuộc xây dựng đất nước. Nhưng nếu chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xảy ra, thì con đường đi đến thắng lợi của chúng ta vẫn phải là tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện; phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tích cực tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh tự vệ chính nghĩa bảo vệ Đảng, bảo vệ độc lập dân tộc. Kế thừa và phát huy bài học kinh nghiệm chỉ đạo tác chiến chiến lược trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tham mưu dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ quân sự Trung ương, quyết tâm vận dụng sáng tạo các hình thức tác chiến (chiến dịch, chiến thuật) trong điều kiện chiến tranh hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Công cuộc bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta diễn ra trong thế mới, lực mới của một đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì thế không những sẽ tạo ra những tiền đề mới cả về vật chất - kỹ thuật và chính trị - tinh thần cho công cuộc củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân; cho sự phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời kỳ mới, mà còn tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp quốc phòng, nâng cao chất lượng các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật, hiện đại hoá cho các ngành, các lực lượng nòng cốt để bảo đảm đánh thắng các loại hình chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch.

Tuy nhiên, trong điều kiện của đất nước ta hiện nay, so sánh về lực lượng tác chiến ta vẫn còn những hạn chế về số lượng, trình độ khoa học công nghệ của vũ khí trang bị kỹ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại. Vì vậy, tư tưởng "lấy nhỏ đánh lớn", "lấy ít địch nhiều" phải được quán triệt trong mọi hoạt động xây dựng lực lượng, rèn luyện, huấn luyện bộ đội. Tư tưởng "lấy nhỏ đánh lớn", "lấy ít địch nhiều" đòi hỏi phải gắn liền với yêu cầu tập trung lực lượng hợp lý để tiêu diệt địch; vận dụng và kết hợp linh hoạt các hình thức tác chiến, không ngừng nâng cao trình độ và quy mô tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng, thực hiện đánh tiêu diệt địch trong các chiến dịch và chiến dịch - chiến lược. Quá trình chỉ đạo chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phải vận dụng và kết hợp sáng tạo sức mạnh tổng hợp của các đòn tiến công quân sự, chính trị, ngoại giao; kết hợp sức mạnh của chiến tranh nhân dân địa phương với sức mạnh chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực; kết hợp lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động nhanh; kết hợp khu vực phòng thủ vững chắc với các binh đoàn chủ lực cơ động mạnh, bảo đảm đánh địch trên mọi địa bàn, ở mọi lúc.

Trong tác chiến chiến lược, phải chủ động chọn hướng tiến công chiến lược chính xác, sáng tạo, bao gồm việc chọn lựa chiến trường chính, mục tiêu chủ yếu, nhất là mục tiêu tiến công đầu tiên và mục tiêu then chốt quyết định. Trong điều hành tác chiến, phải bảo đảm tập trung được ưu thế mạnh trên hướng chiến lược chính, cho đòn mở đầu và các đòn chủ yếu quyết định, luôn luôn duy trì được quyền chủ động hành động, giữ được bí mật bất ngờ, nắm chắc lực lượng dự bị chiến lược mạnh để phát triển tiến công và để ứng phó kịp thời các tình huống. Đồng thời, phải bảo đảm hiệp đồng chặt chẽ giữa các hướng chiến lược cũng như trên mỗi hướng chiến lược, chiến dịch, nhất là sự bảo đảm phối hợp hiệp đồng giữa các đòn đánh, các chiến dịch trong quá trình tiến công nhằm tiêu diệt lớn quân địch, bảo vệ vững chắc các mục tiêu chiến lược, giữ gìn và phát triển lực lượng ta, càng đánh càng mạnh.

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, truyền thống yêu nước và chí khí cách mạng kiên cường, bất khuất của dân tộc, nắm chắc quy luật "dựng nước đi đôi với giữ nước", với chức năng và nhiệm vụ của mình, Bộ Tổng tham mưu nguyện ra sức nghiên cứu, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chiến lược quốc phòng, an ninh của Đảng, góp phần giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Phát huy truyền thống trung thành, mưu lược, sáng tạo trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Bộ Tổng tham mưu quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành thắng lợi sự nghiệp vĩ đại là xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 12:30:57 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ - ĐỈNH CAO CỦA CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-19541


Trung tướng NGUYỄN VĂN ĐƯỢC
Uỷ viên Trung uơng Đảng,
Thứ truởng Bộ Quốc phòng

Mùa Hè năm 1953, trước những thất bại nặng nề trên chiến trường Đông Dương, trực tiếp nhất là cuộc rút chạy khỏi Thượng Lào của quân viễn chinh Pháp, Chính phủ Pháp buộc phải thay thế viên chỉ huy quân sự cao nhất của Pháp ở Đông Dương. Tướng bốn sao Nava sang nhậm chức Tổng Chỉ huy đội quân viễn chinh, thay cho tướng Xalăng bị triệu hồi về nước. Chỉ trong thời gian ngắn, Nava đưa ra kế hoạch chiến lược với mục tiêu "tạo ra những điều kiện quân sự tốt nhất để làm chỗ dựa cho một giải pháp chính trị" có lợi cho Pháp, giúp Pháp có thể thoát khỏi chiến tranh trong danh dự. Kế hoạch này được Hội đồng Quốc phòng Pháp thông qua. Theo đó, Pháp sẽ tiến hành bình định miền Nam, tránh giao chiến với chủ lực ta trên chiến trường Bắc Bộ; sử dụng lực lượng đánh phá vùng tự do, đánh sâu vào hậu phương ta nhằm tiêu hao và cầm chân bộ đội chủ lực, phá kế hoạch tiến công của ta trên chiến trường chính. Đồng thời, theo kế hoạch này, Pháp tập trung xây dựng lực lượng cơ động chiến lược đông, mạnh, đủ sức đè bẹp các đại đoàn chủ lực của ta trong một trận đánh quyết định vào mùa khô năm 1955. Kế hoạch Nava dự kiến thực hiện trong vòng 18 tháng, tính từ tháng 8-1953.

Cuộc họp của Bộ Chính trị bàn chủ trương chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954, với sự tham dự của các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái (lúc đó là Tổng Tham mưu trưởng, được triệu tập tham dự), do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, đã diễn ra vào cuối tháng 9-1953, tại Tỉn Keo, dưới chân núi Hồng, thuộc thôn Lục Giã, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Sau khi đánh giá cụ thể tình hình các chiến trường, âm mưu mới của Nava, khả năng của ta, Hội nghị đã thông qua bản đề án của Tổng Quân uỷ mà nội dung cơ bản của đề án này là nhằm giữ vững, phát huy quyền chủ động chiến lược của ta. Để giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược, ta sẽ sử dụng một bộ phận chủ lực, kết hợp với lực lượng địa phương, mở các cuộc tiến công vào những hướng chiến lược hiểm yếu, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc địch phải phân tán quân cơ động để đối phó, khoét sâu mâu thuẫn cơ bản giữa tập trung và phân tán binh lực của chúng, tạo nên thế trận mới, thời cơ mới. Khi thời cơ xuất hiện, ta sẽ nhanh chóng tập trung lực lượng, tiêu diệt bộ phận sinh lực quan trọng của địch, làm chuyển biến cục diện chiến tranh. Trên chiến trường Bắc Bộ, ta sẽ mở cuộc tiến công lên hướng Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, uy hiếp địch ở Thượng Lào. Hướng thứ hai là Trung Lào. Hướng thứ ba là Hạ Lào. Hướng thứ tư là bắc Tây Nguyên. Đồng thời, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở Bắc Bộ, cực nam Trung Bộ, Nam Bộ để vừa tiêu diệt sinh lực địch, vừa kìm chân và buộc chúng phải phân tán lực lượng cơ động đối phó. Như vậy, thế tập trung binh lực cơ động của địch sẽ bị phá võ, và cơ bản, kế hoạch Nava bị thất bại. Hội nghị đề ra phương châm tác chiến trong Đông Xuân 1953- 1954 là: "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt".

Tại hội nghị này, liên quan đến chiến trường Tây Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra một số vấn đề: ta đưa quân lên Tây Bắc thì địch sẽ phản ứng ra sao. Các hướng khác có khả năng thu hút quân cơ động của địch không?... Và Người kết luận: "Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hoá"2.

Cần lưu ý, cho tới đầu tháng 11-1953, trong kế hoạch của Nava cũng như trong đề án hoạt động Đông Xuân 1953-1954 của ta, ba chữ "Điện Biên Phủ" chưa hề được nhắc đến. Địa danh đó chỉ xuất hiện từ ngày 20-11-1953, nghĩa là khi vùng lòng chảo này bắt đầu trở thành tâm điểm trong kế hoạch chiến lược của đôi bên và cuộc giao tranh diễn ra tại đó sẽ là trận quyết chiến chiến lược phân định thắng thua giữa một bên là quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo tài giỏi, sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với một bên là thực dân Pháp xâm lược có binh hùng tướng mạnh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: Kế hoạch đầu tiên của Nava không nói đến Điện Biên Phủ, vậy mà Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến lớn nhất. Trong chiến tranh có những sự kiện như vậy. Rõ ràng, khác với dự định lúc đầu, tướng Nava đã bị động đưa quân lên Điện Biên Phủ. Về sau, tưởng rằng càng tăng quân lên Điện Biên Phủ càng biến tập đoàn cứ điểm này thành một pháo đài bất khả xâm phạm, lại có ý định thu hút quân ta vào một cuộc tiến công mạo hiểm. Như vậy, sẽ là một cơ hội hiếm có để tiêu diệt chủ lực ta. Ta đã tập trung chủ lực, hạ quyết tâm tiến hành trận quyết chiến chiến lược ở thung lũng hẻo lánh này của miền Tây Bắc. Bất ngờ lớn cho tướng Nava và cho Bộ Tham mưu Pháp - Mỹ là chính lực lượng tinh nhuệ của địch đã bị tiêu diệt và quân dân ta đã giành được thắng lợi to lớn.

Tạo nên bất ngờ lớn, buộc đối phương từ chủ động chuyển sang bị động và cuối cùng phải chấp nhận thất bại nặng nề, phải ký Hiệp định Giơnevơ, trước hết là do sự chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc bén, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sự chỉ đạo chiến lược đó thể hiện trước hết ở việc đánh giá tình hình địch - ta một cách khách quan, khoa học; sớm nhận rõ âm mưu mới của thực dân Pháp, để trên cơ sở đó, định ra phương châm chỉ đạo tác chiến và dự kiến các tình hình chiến lược một cách chủ động, kịp thời, chính xác. Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh đã chủ trương mở những cuộc tiến công của bộ đội chủ lực trên nhiều hướng chiến lược Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào, bắc Tây Nguyên. Chủ trương chiến lược đó cũng như việc thực hiện thắng lợi chủ trương này của quân và dân ta trên khắp các chiến trường, đã khiến kế hoạch tập trung lực lượng cơ động lớn ở đồng bằng Bắc Bộ của Nava bị đập tan. Khối cơ động chiến lược của Pháp bị xé lẻ trên năm hướng chiến lược và cả các chiến trường phối hợp khác. Bởi vậy, lực lượng cơ động chiến lược của địch buộc phải làm nhiệm vụ trái với tên gọi và tính chất cơ động của nó là chốt giữ các địa bàn chiến lược. Như vậy, kế hoạch Nava vừa mới triển khai thực hiện, bước đầu đã bị phá sản ở khâu được coi là quan trọng nhất, tập trung nhất ở việc họ buộc phải điều một bộ phận lực lượng quân cơ động ngày càng tăng lên Điện Biên Phủ nhằm giữ địa bàn Tây Bắc và bảo vệ Thượng Lào. Toan tính ấy của thực dân Pháp khiến cho Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava. Về phía ta, từ việc đề ra phương châm, kế hoạch tác chiến trong Đông Xuân 1953-1954 như đã nêu ở trên, vào đầu tháng 12-1953, ta đã hạ quyết tâm tập trung lực lượng mở chiến dịch tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sự lựa chọn này là kết quả của cả một quá trình bàn bạc, xem xét, tính toán cân nhắc, với tầm nhìn chiến lược rộng lớn và sắc sảo của Bộ Chính trị, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trên thực tế tình hình đã diễn ra đúng như dự kiến của ta, mở ra thời cơ lớn cho phép ta tập trung lực lượng thực hiện trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ. Nói cách khác, trước khi triển khai trận quyết chiến Điện Biên Phủ, các cấp lãnh đạo, chỉ huy đã thực hiện xuất sắc chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, mở các cuộc tiến công trên nhiều hướng, khiến kẻ địch bị bất ngờ, buộc phải bị động phân tán lực lượng theo ý đồ của ta.

Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, tướng Nava và Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã không thể ngờ ta lại có thể huy động, tập trung một lực lượng lớn nhất chủ lực để đánh bại tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố bậc nhất (mà trước đó ta chưa lần nào đánh thành công), có lực lượng quân Pháp tinh nhuệ và đông đảo như ở Điện Biên Phủ. Bộ Chỉ huy Pháp đã sai lầm khi tính toán rằng, do Điện Biên Phủ ở cách xa hậu phương của ta hàng trăm kilômét đường rừng núi, các đơn vị chủ lực ta khó có thể tập trung với số lượng lớn trong thời gian dài, trong khi vấn đề tiếp tế hậu cần sẽ không thể giải quyết nổi, do phương tiện thô sơ, đường sá xa xôi, cách trở. Địch lại càng không thể ngờ rằng ta đã đưa được hàng chục khẩu trọng pháo đến Điện Biên Phủ để giáng đòn sấm sét xuống đầu đội quân đồn trú ở đây.
______________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Dẫn theo Võ Nguyên Giáp: Mùa xuân Điện Biên Phủ, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 1-1994, tr.4.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 12:31:51 pm

Bằng thắng lợi Điện Biên Phủ, lần đầu tiên, bộ đội ta đánh bại một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất, đánh bại hình thức phòng ngự cao nhất của địch, đập tan ý chí xâm lược của chúng, kết thúc vẻ vang sự nghiệp kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Về mặt quân sự, hình thức phòng ngự tập đoàn cứ điểm của địch trong cuộc chiến tranh này xuất hiện lần đầu ở Hoà Bình (Đông Xuân 1951-1952), sau đó là ở Nà Sản (10-1952). Ở một tầm mức cao hơn hẳn các chiến dịch trước đó, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hầu hết các đại đoàn chủ lực của ta đã trực tiếp tham chiến, khiến so sánh lực lượng giữa ta và địch tại Điện Biên Phủ nghiêng hẳn về ta với tỷ lệ 4/1. Ở năm hướng (Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào, Tây Nguyên) thì ta có 59 tiểu đoàn, địch chỉ có 19,5 tiểu đoàn (tỷ lệ 3/1)1. Đây là một điều kiện bảo đảm thắng lợi của ta. Còn ở trên các hướng chiến trường khác, chẳng hạn tại đồng bằng và trung du Bắc Bộ, lực lượng địch có 112 tiểu đoàn, ta có 52 tiểu đoàn (tỷ lệ 2,1/1); ở Nam Trung Bộ địch có 29 tiểu đoàn, ta có 13 tiểu đoàn (tỷ lệ 2,2/1).

Chính việc khối cơ động chiến lược của địch bị xé lẻ ra nhiều hướng chiến trường như trên và bị ghìm chặt trên các chiến trường đã cho phép ta tập trung một bộ phận binh lực mạnh vào chiến trường Điện Biên Phủ. Nhưng không chỉ có các đơn vị bộ đội chủ lực được tập trung đông nhất, Chiến dịch Điện Biên Phủ còn là chiến dịch huy động ở mức cao nhất các lực lượng phối hợp, bảo đảm công binh, pháo binh, cao xạ phòng không, vận tải, thanh niên xung phong, dân công, với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng".

Điện Biên Phủ là chiến dịch có thời gian dài nhất (kể cả thời gian chuẩn bị, nếu tính từ đầu tháng 12-1953 đến đầu tháng 5-1954 là năm tháng), được chuẩn bị kỹ càng nhất, bao gồm việc điều động lực lượng từ các mặt trận lên Điện Biên, làm đường, vận tải lương thực, đạn dược, thay đổi phương châm tác chiến... kéo pháo vào, kéo pháp ra, để bảo đảm đánh chắc thắng. Một cách tổng quát, có thể thấy rằng trong suốt chín năm kháng chiến, đây là chiến dịch ta hoàn toàn chủ động trên tất cả các phương diện, kể cả thời gian nổ súng, hướng và mục tiêu tiến công mở màn chiến dịch. Có được điều này là do kết quả của quá trình chiến đấu, trưởng thành của bộ đội ta, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh trực tiếp của Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tư lệnh; sự tham gia tích cực và chủ động, sự đóng góp công sức lớn lao của nhân dân cả nước nói chung, của nhân dân Tây Bắc, trong đó có tính Lai Châu nói riêng.

Cục diện cuộc chiến tranh ở thời điểm cuối năm 1953, đầu năm 1954 ngày càng khẳng định thế và quyền chủ động chiến lược của quân và dân ta, thế bị động và không lối thoát của đội quân viễn chinh Pháp. Điều này chứng tỏ sự lường định phương hướng chuyển biến của tình hình cuộc chiến, mà Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta đã nhìn thấy trước là hoàn toàn chính xác; thể hiện sự sắc sảo, sáng tạo trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.

Từ chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 50 năm trước đây, chúng ta hôm nay có thêm điều kiện nhìn lại để thấy rõ hơn, đầy dủ hơn, sâu sắc hơn tầm vóc và ý nghĩa của sự kiện lịch sử trọng đại này, qua đó, rút ra những bài học thiết thực nhằm vận dụng vào thực tiễn công cuộc bảo vệ đất nước Việt Nam ngày nay.

Trước hết, đó là sự sáng suổt, nhạy bén, quyết đoán trong chỉ đạo chiến tranh của Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tư lệnh trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến. Nói cách khác đó là tầm nhìn rộng lớn, sâu sắc và sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh khi hạ quyết tâm mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là lần đầu tiên trong chín năm kháng chiến, quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã tổ chức và thực hành một chiến dịch tiến công tiêu diệt xuất sắc, một trận đánh quân địch trong công sự vững chắc, quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng có tính chất trận địa, tiêu diệt gọn một tập đoàn cứ điểm kiên cố và mạnh nhất của địch. Điện Biên Phủ được coi là trận đánh tiêu diệt lớn nhất trong lịch sử chiến tranh và đấu tranh vũ trang của các dân tộc thuộc địa chống lại đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân, đế quốc.

Có được thắng lợi đó chính là nhờ Bộ Thống soái tối cao đã kịp thời nhận biết và sáng suốt đánh giá tình hình mới nảy sinh khi hàng tiểu đoàn lính dù thiện chiến của Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Tình thế chiến lược mới xuất hiện khi quân Pháp tiếp tục dồn lực lượng đến vùng thung lũng rộng lớn nhất vùng Tây Bắc này, nhằm biến nơi đây thành tập đoàn cứ điểm thu hút chủ lực của ta tới giao chiến.

Như vậy, chỉ sau 16 ngày, tính từ ngày 20-11-1953, trong điều kiện thông tin, trinh sát còn hạn chế, nhưng Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược, nhanh chóng điều các đại đoàn chủ lực đang đứng chân ở khu vực Phú Thọ, Yên Bái tiến lên Tây Bắc, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch và Hội đồng Cung cấp mặt trận. Đây là một quyết định nhanh chóng, đúng đắn và rất táo bạo của Bộ Thống soái khi nhận thấy tình thế và thời cơ mới xuất hiện, cần phải kịp thời đánh giá và nắm lấy nhằm đưa cuộc kháng chiến nhảy vọt đến thắng lợi cuối cùng.

Thực tế đã chứng minh sự chỉ đạo chiến tranh của Đảng vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, khi quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, là hoàn toàn đúng đắn, nhạy bén và sáng tạo. Sự chỉ đạo này nhằm tạo ra và đã đạt được trong thực tế, bước phát triển nhảy vọt về so sánh lực lượng, về cục diện chiến trường để tiến tới giành thắng lợi cuối cùng khi mà lực lượng quân Pháp ở Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất, viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí chiến tranh.

Thứ hai, đó là năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương trong cả nước nhằm hiện thực quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng.

Căn cứ vào quyết tâm chiến lược đã được xác định, Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh đã khẩn trương chỉ đạo toàn quân, toàn dân, các ban ngành, đoàn thể, các địa phương trong cả nước huy động toàn lực sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần với khẩu hiệu "Tất cả cho Điện Biên Phủ", "Tất cả để chiến thắng". Điều này khẳng định năng lực tổ chức thực tiễn xuất sắc, sáng tạo của Đảng, của Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh trong toàn bộ cuộc kháng chiến nói chung, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng. Đây là nhân tố có tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Trong suốt thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, tinh thần quyết tâm chiến đấu, lòng dũng cảm hy sinh quên mình, trí thông minh sáng tạo vượt qua mọi khó khăn gian khổ của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong tại mặt trận và các chiến trường phối hợp trong cả nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch.

Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi đánh dấu sự phát triển vượt bậc về chỉ đạo nghệ thuật quân sự trong giai đoạn kết thúc chiến tranh của Đảng ta. Trong Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật quân sự của ta đã giải quyết thành công nhiều vấn đề về chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.

Về chiến lược, đó là nghệ thuật nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, phát huy quyền chủ động tiến công chiến lược của ta, phá tan âm mưu giành lại quyền chủ động của kẻ thù; đó là nghệ thuật kết hợp chặt chẽ việc đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch với phát triển chiến tranh chính quy, hình thành những quả đấm mạnh, đánh những đòn quyết định. Đó là nghệ thuật về hạ quyết tâm và chọn hướng tiến công chiến lược, mục tiêu tiến công và thời gian tiến công, chọn địa điểm quyết chiến chiến lược một cách chính xác. Đó là nghệ thuật về tổ chức và phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để giành toàn thắng cho cuộc tiến công chiến lược và trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

Về nghệ thuật chiến dịch, đó là xác định phương châm và cách đánh chiến dịch đúng đắn, tạo ưu thế tuyệt đối về binh lực, hoả lực cho từng trận đánh chắc thắng, trong điều kiện lực lượng chiến dịch của ta không hơn địch nhiều về binh lực, kém địch về hoả lực; đó là việc tác chiến hiệp đồng binh chủng, xây dựng trận địa tiến công và bao vây, tạo và nắm thời cơ chuyển đợt chiến dịch, phát triển chiến thuật đánh công sự vững chắc; về tổ chức hậu cần chiến dịch...

Về chiến thuật, đó là sự vận dụng thành công hình thức chiến đấu trận địa có bộ binh, pháo binh hiệp đồng, vừa vây lấn bằng hầm hào vừa tiến công, đánh chiếm các cứ điểm, các cụm cứ điểm có công sự vững chắc rồi nhanh chóng chuyển sang phòng ngự, trụ bám đánh quân địch phản kích và tạo bàn đạp đánh chiếm mục tiêu tiếp theo. Hình thức tác chiến kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và phòng ngự ở Điện Biên Phủ là một hình thức tác chiến mới, cho thấy sự phát triển linh hoạt, sáng tạo, đưa đến hiệu quả cao của chiến thuật của quân đội ta.

Như vậy, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam đã được phát triển sáng tạo đến đỉnh cao trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, trở thành nhân tố trực tiếp nhất đánh bại biện pháp chiến lược, nỗ lực chiến tranh cao nhất và cuối cùng của thực dân Pháp, can thiệp Mỹ, buộc chúng phải chấp nhận thất bại, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Tác động, ảnh hưởng của thất bại ở Điện Biên Phủ là vô cùng lớn và mang tính quyết định đối với Pháp nếu biết rằng trên 16.000 quân Pháp bị tiêu diệt, bị thương, bị bắt sống tại Điện Biên Phủ chỉ chiếm khoảng 9% tổng số binh lực Pháp trên toàn chiến trường Đông Dương lúc đó. Điều này đúng với sự thú nhận của một viên sĩ quan cao cấp Pháp, Đại tá Snaiđơ (Schneider) về thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ: "Kết quả sự thất bại này và của việc đàm phán tiếp đó cần được coi là sự bại trận của toàn bộ thế giới phương Tây. Bởi vì đây là chiến thắng của cộng sản đối với tư bản, của người dân thuộc địa này đối với thực dân".
__________________________________________________
1. Võ Liên Bằng: Phương pháp vận trù học nghiên cứu kế hoạch phân bố quân lực trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số7-1984, tr.18.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 12:38:36 pm

NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ SỰ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY1


Trung tướng PHÙNG KHẮC ĐĂNG
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Cách đây nửa thế kỷ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (5-1954) đã đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ (7-1954), kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, tạo ra vị thế mới của Việt Nam trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại sâu sắc.

Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị là một nguyên tắc trọng yếu trong xây dựng quân đội ta về chính trị, cơ sở nâng cao sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội2. Nói về vai trò của công tác chính trị, V.I.Lênin chỉ rõ: "... Ở đâu mà công tác chính trị trong quân đội, công tác của các chính uỷ làm được chu đáo nhất, thì ở đấy không hề có tình trạng lỏng lẻo trong quân đội, quân đội giữ gìn được trật tự tốt hơn, và tinh thần của họ cũng cao hơn; ở đấy thu được nhiều thắng lợi hơn"3. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: "Phải tăng cường công tác chính trị... tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội"4.

Thực tiễn cuộc chiến đấu trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã chứng tỏ sự thành công của công tác đảng, công tác chính trị - một nhân tố hết sức quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại. Công tác đảng, công tác chính trị đã thấu triệt chủ trương, phương châm chỉ đạo, kế hoạch tác chiến chiến lược, chiến dịch của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, của Tổng Quân uý - Bộ Tổng Tư lệnh, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp, biện pháp để tiến hành tốt công tác đảng, công tác chính trị trong từng đợt chiến đấu, từng trận đánh, từng tình huống của chiến dịch. Sự phát triển toàn diện và những thành công nổi bật của công tác đảng, công tác chính trị tập trung ở những vấn đề cơ bản sau:

Một là, công tác đảng, công tác chính trị đã được đặt lên hàng đầu và đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng đối với các lực lượng tham gia chiến dịch, trọng tâm là đội ngũ cán bộ mà hạt nhân là cấp ủy các cấp, nhằm xây dựng và giữ vững quyết tâm chiến đấu, ý chí quyết chiến, quyết thắng.

Điều đó thể hiện sự phát triển có chiều sâu, là thành công nổi bật nhất của công tác đảng, công tác chính trị trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trước hết, công tác đảng, công tác chính trị đã tập trung giải quyết tư tưởng ngại gian khổ, sợ ác liệt hy sinh xuất hiện ở bộ đội. Đây là cuộc đấu tranh tư tưởng gay go, quyết liệt ngay từ đầu khi bước vào chiến dịch. Để tiêu diệt địch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, các đại đoàn chủ lực của ta phải rời đồng bằng và trung du, nơi có nhiều thuận lợi, để hành quân lên Tây Bắc xa xôi, hiểm trở, đầy gian nan, nguy hiểm. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải đấu tranh và chiến thắng chính mình trước tư tưởng ngại khó, ngại khổ. Phát hiện đúng vấn đề tư tưởng, công tác tư tưởng được tiến hành tích cực, chủ động, liên tục, bền bỉ từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra đến quần chúng chiến sĩ. Nhờ đó tư tưởng ngại khó, ngại khổ đã từng bước được giải quyết. Bộ đội chấp hành mệnh lệnh hành quân nghiêm túc, khẩn trương, bí mật lên Tây Bắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ giải phóng Lai Châu, bao vây Mường Thanh, tạo thế cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đặc biệt, công tác đảng, công tác chính trị đã tập trung tiến hành giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng một cách hết sức sâu rộng nhằm quán triệt sâu sắc ý nghĩa to lớn của Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhất là quán triệt tốt và thông suốt việc chuyển phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".

Sự thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" là sự thay đổi tư tưởng, tư duy quân sự và tổ chức chiến dịch, chiến thuật. Để giải quyết vấn đề khó khăn phức tạp trên đây, công tác tư tưởng được các cấp uỷ và cơ quan chính trị từ Bộ Chỉ huy chiến dịch đến các đơn vị cơ sở tập trung tiến hành, kiên trì làm chuyển biến nhận thức tư tưởng ở từng cấp. Nhờ sự nỗ lực giáo dục, thuyết phục, đi sâu vào đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, nên tư tưởng phân vân, hoài nghi vướng mắc giữa hai phương châm tác chiến chiến dịch đã được giải quyết. Phương châm "đánh chắc, tiến chắc" đã được nhận thức đúng đắn, sâu sắc, triển khai thực hiện khẩn trương không chỉ ở đơn vị bộ binh mà ở tất cả các đơn vị binh chủng kỹ thuật trang bị nặng, cơ động chiếm lĩnh trận địa khó khăn như pháo binh mặt đất, cao xạ...

Việc Đại đoàn 308, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường Lào, kịp thời cơ động về tham gia chiến dịch trong điều kiện rất khẩn trương, quyết liệt, việc bộ đội ta kéo hàng chục khẩu trọng pháo 105 ly, nặng hàng chục tấn vượt suối sâu, đèo cao, bí mật vào chiếm lĩnh trận địa ở lưng đồi để áp sát các mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất trong chiến đấu... là sự minh chứng hùng hồn cho thành công của công tác đảng, công tác chính trị trong giải quyết tư tưởng khi chuyển phương châm tác chiến sang "đánh chắc, tiến chắc", giành thắng lợi trong chiến dịch lịch sử.

Công tác đảng, công tác chính trị cũng tiến hành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng từ trong Đảng đến quần chúng, một bầu không khí kiểm thảo phê bình nghiêm khắc nhưng chân thành, trung thực và thẳng thắn, cấp trên làm gương cho cấp dưới, lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhau, nhất là của cấp dưới. Cùng với tiến hành sinh hoạt chính trị tư tưởng là hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động chiến trường, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ được tổ chức ngay tại trận địa. Phong trào thi đua giết giặc lập công cổ vũ mạnh mẽ khí thế quyết chiến, quyết thắng của bộ đội.

Công tác đảng, công tác chính trị được tiến hành liên tục, bền bỉ. sâu rộng, công phu, trong điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp, có hiệu quả cao. Chính sự phát triển toàn diện và thành công của nó là một nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn, đưa tới thắng lợi vang dội của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ.
_____________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Xem Tổng cục Chính trị - Những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, tr.14.
3. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.39, tr.66.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.14.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 12:40:57 pm

Hai là, công tác đảng, công tác chính trị thường xuyên coi trọng việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức, bảo đảm giữ vững và tăng cường hiệu lực lãnh đạo, chỉ huy trong điều kiện chiến đấu gay go ác liệt, kéo dài.

Công tác đảng, công tác chính trị tập trung thường xuyên, trước hết vào việc xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị của chiến dịch. Do đó, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của hệ thống tổ chức đảng ở các đơn vị thực sự vững vàng, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân và quân đội. Đó là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm cho thắng lợi ở Điện Biên Phủ.

Đi đôi với việc chăm lo củng cố, kiện toàn tổ chức, công tác đảng hết sức chú trọng rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ đảng viên trong thực tế chiến đấu; tiến hành kết nạp đảng viên mới ngay trên chiến trường và sau mỗi trận đánh, mỗi đợt chiến đấu. Tính đến hết chiến dịch, các đơn vị đã kết nạp được 1.281 đảng viên mới. Nhờ có nguồn bổ sung ngay trong quá trình chiến đấu nên tỷ lệ đảng viên ở các đơn vị được giữ vững, đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt, tiền phong, gương mẫu, thu hút quần chúng dũng cảm chiến đấu, tích cực khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ trong chiến đấu dài ngày.

Công tác đảng, công tác chính trị gắn chặt việc củng cố, kiện toàn cấp uỷ với củng cố kiện toàn tổ chức chỉ huy, bảo đảm duy trì liên tục việc tổ chức chiến đấu và bảo đảm chiến đấu trong quá trình chiến dịch.

Do nắm vững nhiệm vụ tác chiến Đông Xuân 1953-1954, mục đích, ý nghĩa đặc biệt của Chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch quyết chiến chiến lược, nên ngay trong quá trình chuẩn bị, các cấp, các đơn vị đã đặc biệt coi trọng vấn đề cán bộ, có kế hoạch dự phòng thay thế, trên cơ sở đó, phân công cấp uỷ và cán bộ có trách nhiệm bồi dưỡng nguồn kế cận trong đội ngũ đảng viên và những đồng chí nhân cốt có triển vọng. Do chủ động dự kiến và đưa vào kế hoạch từ trước chiến dịch, được chú ý rèn luyện thử thách qua thực tế chiến đấu nên đội ngũ cán bộ luôn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Nét nổi bật của công tác đảng, công tác chính trị là sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức. Điều đó đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cho các lực lượng tham gia chiến dịch vượt qua thử thách quyết liệt để chiến đấu và chiến thắng.

Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác địch vận, làm rệu rã tinh thần, góp phần quan trọng đánh sập ý chí chiến đấu của binh lính địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngay sau khi đánh chiếm cứ điểm Him Lam và đồi Độc Lập, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã chủ trương địch vận bằng việc chủ động đề nghị cả hai bên đều tạm ngừng giao tranh để phía quân Pháp được phép đến nhận thương binh và xác binh lính Pháp bị tử trận về cứu chữa và chôn cất. Chủ trương đó của ta đặt đối phương vào thế bị động, lúng túng, nội bộ chia rẽ, phân hoá sâu sắc. Kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa mũi tiến công quân sự và mũi tiến công binh vận, quân ta đã dội hoả lực lên căn cứ Bản Kéo, tạo ra sức ép tâm lý, buộc địch ở đây phải kéo cờ trắng ra hàng. Khi ta bao vây phân khu Mường Thanh, khống chế không phận, buộc địch phải thả dù tiếp tế, có lần ta cũng cho phép tướng Đờ Cát được nhận hòm hàng cá nhân, trong đó có món quà mà người vợ gửi cho. Trong quá trình chiến dịch, ta còn sử dụng các tổ địch vận nhỏ lẻ tiềm nhập cứ điểm, phát truyền đơn, dùng loa gọi hàng; đồng thời đẩy mạnh tiến công tiêu diệt từng cụm cứ điểm của địch, đập tan các cuộc phản kích điên cuồng của chúng, khép chặt vòng vây, gây nỗi kinh hoàng, làm rối loạn hàng ngũ địch. Công tác địch vận đã thực sự là một mũi tiến công được triển khai đúng lúc, có hiệu quả, đóng góp vào sự toàn thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bốn là, tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ việc chấp hành chính sách thương binh, liệt sĩ, tù, hàng binh trong chiến đấu, góp phần cổ vũ, động viên bộ đội, giáo dục cảm hoá binh sĩ địch.

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp uỷ, thủ trưởng các cấp, công tác thương binh, tử sĩ đã được bộ đội ta quán triệt và thực hiện tận tình, chu đáo. Mặc dù chiến dịch diễn ra dài ngày, rất ác liệt, nhưng thương, bệnh binh được cứu chữa kịp thời. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị cho thương binh ở hoả tuyến và ở trung tuyến được ngành quân y thực hiện tốt theo phương châm: sớm hồi phục sức khoẻ, mau lành lặn vết thương để tiếp tục chiến đấu. Công tác thương binh, tử sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được tiến hành chu đáo bằng tình thương, trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Điều đó đã động viên bộ đội dũng cảm chiến đấu trên chiến trường.

Đối với tù, hàng binh cũng được quan tâm đối xử rất nhân đạo, thể hiện lòng nhân nghĩa vị tha đã thành truyền thống đạo lý của dân tộc. Với số quân địch bị bắt và đầu hàng tại trận địa mà số lượng lên tới trên 12.000 người, đủ cả tướng, tá và binh sĩ, trong đó có nhiều người bị thương, đau ốm, đã được ta chạy chữa, nuôi dưỡng, bảo đảm tính mạng và sức khoẻ cho họ. Hành động cao thượng này của bộ đội ta đối với tù, hàng binh trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ đã thức tỉnh lương tâm của nhiều binh sĩ trong quân đội viễn chinh Pháp. Sau này, khi họ trở về gia đình và Tổ quốc, vẫn còn in đậm trong tâm trí về Bác Hồ, về Chính phủ kháng chiến và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm là, công tác bảo ưệ chính trị nội bộ, giữ gìn bí mật an toàn, bảo đảm phòng, chống có hiệu quả mọi hành động xâm nhập phá hoại của địch được tiến hành liên tục, hiệu quả, góp phần vào thắng lợi to lớn của chiến dịch.

Nhận rõ tính chất đặc biệt hệ trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác bảo vệ nội bộ, giữ gìn bí mật an toàn tuyệt đối về chủ trương, nhiệm vụ của chiến dịch và mọi hành động của cán bộ, chiến sĩ trong quá trình chuẩn bị chiến dịch đến khi nổ súng tiến công, phát triển chiến dịch và kết thúc toàn thắng, đều giữ được bí mật, bất ngờ về chiến lược, chiến dịch, thậm chí cả trong chiến đấu. Ngay những hoạt động lớn của ta như thay đổi phương châm tác chiến; đưa Đại đoàn 308 hành quân sang tiêu diệt địch ở Thượng Lào rồi lại quay về tham gia chiến dịch; kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra, xây dựng trận địa mới... mà cho đến giờ phút cuối trước khi chiến dịch mở màn, địch vẫn đinh ninh là ta không đánh Điện Biên Phủ. Một chiến dịch quy mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh chống thực thực dân Pháp xâm lược mà cơ quan mật vụ (Phòng Nhì) của quân viễn chinh hầu như bị bưng tai, bịt mắt để đối phương giáng đòn quyết định dẫn tới kết cục thảm bại, là thành công lớn của ta trong Đông Xuân 1953-1954, hội tụ ở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Những bài học thành công của công tác đảng, công tác chính trị trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được kế thừa và phát huy lên một tầm cao mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, như trong Chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng pháo đài bay B52 của không lực Hoa Kỳ cuối tháng 12-1972; trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giành toàn thắng mùa Xuân 1975... Đó là sự phát triển rực rỡ những bài học, kinh nghiệm quý báu của công tác đảng, công tác chính trị chiến dịch thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Những bài học thành công của công tác đảng, công tác chính trị trong tác chiến chiến dịch, nhất là chiến dịch quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã khẳng định chân lý: sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự trưởng thành, chiến thắng của quân đội ta; tính đúng đắn và hiệu lực của nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo của Đàng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam; vai trò to lớn của công tác đảng, công tác chính trị - linh hồn, mạch sống của quân đội.

Hiện nay, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: "Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc"1. "Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt"2.
_________________________________________________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.117.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 12:41:39 pm

Quán triệt phương hướng, nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong giai đoạn cách mạng mới, lực lượng vũ trang nhân dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân phải ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân; không ngừng nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu nhằm đánh thắng mọi loại hình xâm lược của các thế lực thù địch, giữ vững hoà bình, ổn định đất nước. Vận dụng và phát triển những bài học thành công của công tác đảng, công tác chính trị trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trong giai đoạn cách mạng mới, công tác đảng, công tác chính trị cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Thường xuyên quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, đặt lên hàng đầu việc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao sức mạnh tổng hợp, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tinh huống, không bị bất ngờ.

Đây là yêu cầu cơ bản nhất của công tác đảng, công tác chính trị trong giai đoạn hiện nay. Phải chăm lo giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, làm cho toàn quân nhất trí cao với đương lối, quan điểm và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa, hiểu rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, nhận rõ đối tượng tác chiến của quân đội. Công tác đảng, công tác chính trị phải có tính chủ động rất cao, thường xuyên bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời phải nhanh nhạy với mọi diễn biến của tình hình, nắm bắt những vấn đề mới, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm chiến đấu cao. Chuẩn bị chính trị - tinh thần cho bộ đội càng sát tình huống chiến đấu bao nhiêu thì càng làm cho cán bộ, chiến sĩ chủ động, vững vàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống. Mặt khác, phải quan tâm giáo dục cho bộ đội tinh thần tự lực, tự cường, làm chủ vũ khí kỹ thuật, phát huy nhân tố con người, giải quyết đúng mối quan hệ giữa con người và vũ khí, kiên quyết đấu tranh khắc phục quan điểm đề cao quá đáng vai trò vũ khí, hạ thấp nhân tố con người.

2. Thường xuyên xây dựng, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng - nhân tố có ý nghĩa trực tiếp quyết định thắng lợi trong chiến đấu.

Thước đo năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng là ở hiệu suất, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Điều đó được thể hiện trước hết ở năng lực quán triệt đường lối của Đảng, nhiệm vụ trên giao, từ đó quyết định chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các tổ chức đảng, phải chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực lãnh đạo của cấp uỷ và các cấp ủy viên. Cùng với nâng cao chất lượng lãnh đạo, cần xây dựng tổ chức chỉ huy vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ. Đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của công tác đảng, công tác chính trị.

3. Đẩy mạnh các mặt hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; chấp hành nghiêm kỷ luật và các chính sách.

Công tác đảng, công tác chính trị cần tập trung giáo dục cho bộ đội nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước, các chính sách, từ đó xây dựng ý thức tự giác chấp hành. Biểu hiện tập trung nhất trong chấp hành kỷ luật là chấp hành nghiêm mệnh lệnh của người chỉ huy, dù trong tình huống khó khăn, ác liệt thế nào cũng phải tìm mọi cách khắc phục và thực hiện cho bằng được.

Trong quá trình thực hiện, các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp thường xuyên theo dõi, động viên bộ đội chấp hành nghiêm, kịp thời phát hiện uốn nắn những biểu hiện vi phạm, xử lý nghiêm minh, đồng thời động viên khen thưởng kịp thời. Phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các cấp trong việc chấp hành kỷ luật và chính sách, là tấm gương cho bộ đội noi theo.

4. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo đảm an toàn tuyệt đối về chính trị, tạo sự thống nhất cao trong toàn quân. Đây là cơ sở để phát huy nhân tố chính trị tinh thần, đấu tranh chống phi chính trị hoá quân đội, chống "diễn biến hòa bình '' và chống chiến tranh xâm lược.

Bảo vệ chính trị nội bộ, ngăn chặn và đập tan chiến tranh tâm lý, gián điệp và các hoạt động tình báo của địch là nhiệm vụ, là nội dung quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ tập trung quản lý chặt chẽ các tổ chức và từng cá nhân, bảo đảm đơn vị vững vàng, kiên định về chính trị tư tưởng, trong sạch về tổ chức.

Trong tình hình phức tạp hiện nay, công tác bảo vệ chính trị nội bộ có yêu cầu ngày càng cao và phải tập trung chống địch phá hoại về chính trị - tư tưởng, về quan điểm, chống phi chính trị hoá quân đội và chống tự diễn biến. Đây là vấn đề sinh mệnh chính trị của tổ chức đảng, của đơn vị và cán bộ, đảng viên. Mặt khác, cần phát huy mạnh mẽ vai trò của quần chúng trong đơn vị, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan chức năng, phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương để xây dựng địa bàn an toàn, đơn vị an toàn tuyệt đối, lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt các quy định về an ninh chính trị, bí mật phòng gian, quản lý tổ chức và con người,...

5. Công tác đảng, công tác chính trị phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, quân đội nhân dân trong điều kiện lịch sử mới.

Trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Quân đội nhân dân cần đặc biệt coi trọng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường hơn nữa sự gắn bó máu thịt giữa dân với Đảng, giữa quân đội với nhân dân; động viên sức mạnh toàn dân vào công cuộc củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc. Chiến công vang dội cũng như thành công và bài học công tác đảng, công tác chính trị của trận quyết chiến chiến lược lịch sử này vẫn còn sống mãi với thời gian. Kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng ta trân trọng nghiên cứu, kế thừa và phát triển lên tầm cao mới những bài học kinh nghiệm quý báu ấy nhằm nâng cao hiệu lực của công tác đảng, công tác chính trị, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 12:45:52 pm

SUY NGHĨ VỀ MẤY BÀI HỌC TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRƯỚC NHIỆM VỤ CÁCH MẠNG HIỆN NAY1


Trung tướng, GS, TS. HOÀNG PHƯƠNG

Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 - là chiến dịch lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Quân ta đã tiêu diệt và bắt làm tù binh toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm lớn này với tổng số 16.200 quân (chưa kể số quân bổ sung không tổ chức thành đơn vị), thu toàn bộ vũ khí, đạn dược và trang bị kỹ thuật, bắn cháy 62 máy bay các loại.

Thắng lợi lớn của Chiến dịch Điện Biên Phủ là kết quả của gần chín năm thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân mà toàn dân ta tiến hành trên các mặt trận kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó cũng là kết quả do thắng lợi của các chiến trường trên toàn Đông Dương mang lại trong Đông Xuân 1953-1954.

Những kinh nghiệm trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và trong chiến cuộc nói trên đã được tổng kết nhiều lần và được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang và củng cố quốc phòng hiện nay. Mỗi lần nghiên cứu là một lần suy nghĩ sâu thêm, rõ thêm, phát hiện thêm những nội dung cần tìm hiểu.

Nhiều kinh nghiệm rút ra từ chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ là những bài học rất bổ ích không chỉ cho công tác thời chiến mà cả cho thời bình, không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác.

Tháng 5-1953, tướng Nava được cử làm Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Trọng trách của ông ta là giành lại thế chủ động chiến lược, nhằm tạo ra những thắng lợi quân sự cần thiết làm cơ sở cho Chính phủ Pháp có thể rút khỏi chiến tranh trong danh dự. Trong kế hoạch để thực hiện sứ mệnh này, Nava chú trọng đặc biệt đến một vấn đề cơ bản nhất là kiên quyết tập trung binh lực, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh để tiêu diệt chủ lực của đối phương. Kế hoạch được xây dựng theo đúng bài bản của nhà binh Pháp, do đó mang lại một niềm tin lớn cho các giới cầm quyền hiếu chiến Pháp và Mỹ thời kỳ đó.

Nhiệm vụ của ta là phá cho được cốt lõi của kế hoạch, là xây dựng khối chủ lực cơ động chiến lược lớn, một mục tiêu mà các đời tổng chỉ huy Pháp đều đặt ra nhưng không ai giải quyết được.

Trước những mưu mô và thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù được bảo đảm bằng nhiều phương tiện vật chất và kỹ thuật, sự đối phó của ta để đánh thắng chúng chỉ có thể thực hiện bằng sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong cả nước được động viên, tổ chức và hướng dẫn hành động chu đáo.

Bài học dựa vào sức dân, huy động sức mạnh của toàn dân để đánh giặc đã được rút ra từ những khó khăn, vấp váp thậm chí từ những khuyết điểm, sai lầm cũng như từ những thành công, những thắng lợi qua nhiều năm kháng chiến. Đến chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 với Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao, bài học đã được vận dụng rộng rãi trên các quy mô, đối với các ngành hoạt động. Vấn đề then chốt là sự thống nhất rất cao từ lãnh đạo đến quần chúng về chủ trương tác chiến trong Đông Xuân 1953-1954. Trên cơ sở đó các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, lực lượng vũ trang được huy động và trao nhiệm vụ rõ ràng. Yêu cầu đề ra cho mọi người, mọi tổ chức là cùng nhau đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ để thực hiện cho kỳ được chủ trương chung, theo tinh thần "tất cả cho tiền tuyến", "tất cả để chiến thắng". Các lực lượng vũ trang được động viên và trao nhiệm vụ theo đúng chức năng của mỗi thứ quân (chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích). Các chiến trường đều được nhận nhiệm vụ tác chiến thích hợp với từng nơi, theo tinh thần tích cực tấn công để cùng nhau hợp lực xé khối quân cơ động của địch ra từng mảnh. Các công tác bảo đảm cho việc thực hiện chủ trương tác chiến được nghiên cứu và tổ chức chu đáo từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Trong khi huy động lực lượng lớn của nhân dân các địa phương phục vụ cho tiền tuyến, Đảng và Nhà nước không quên việc chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào và chiến sĩ bằng nhiều chính sách thiết thực. Nhờ đó, mặc dù chiến đấu gian khổ và ác liệt, tinh thần thi đua lập công vẫn sôi nổi và bền bỉ.

Những nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân theo chỉ đạo chiến lược của Trung ương đã đẩy địch vào tình trạng phải "chia năm xẻ bảy" khối quân cơ động chiến lược mà Nava đã gom góp được vào cuối năm 19532.

Điện Biên Phủ, một trong năm nơi mà Nava phải điều lực lượng lớn quân cơ động chiến lược đến chiếm đóng3, là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ. Nava cũng như Chính phủ Pháp và Mỹ thời đó đánh giá đây là một hệ thống phòng thủ vững chắc gồm nhiều pháo đài kiên cố mà đối phương không thể công phá được. Nhưng tập đoàn cứ điểm này đã bị quân ta tiêu diệt gọn sau 55 ngày đêm chiến đấu ác liệt. Toàn bộ hoạt động có hiệu quả cao của quân và dân ta trên các chiến trường đã tạo ra những điều kiện rất quan trọng cho chiến dịch giành thắng lợi.

Trong rất nhiều bài học quý giá rút ra từ Chiến dịch Điện Biên Phủ có bài học về thay đổi cách đánh chiến dịch, chuyển từ phương châm đánh nhanh, thắng nhanh" sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Trong tình hình của hai bên lúc đó, nếu không có sự thay đổi chính xác và kịp thời thì khó mà có thắng lợi lịch sử to lớn vẻ vang như ta đã giành được.

Trong chiến dịch cũng như trong chiến tranh, việc thay đổi một quyết định quan trọng như thế không phải dễ dàng và đơn giản. Ở đây nổi lên vai trò và trách nhiệm của Đảng ủy chiến dịch, người chỉ huy chiến dịch cùng với cơ quan của mình. Việc nắm tình hình, đánh giá đúng địch và ta và nắm vững quy luật chiến tranh cách mạng là căn cứ quan trọng để quyết định cần hay không cần thay đổi phương châm. Để có được căn cứ đó, việc theo dõi tình hình, tổ chức kiểm tra thường xuyên, liên tục là điều không thể thiếu được. Cần phải phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của cấp dưới, của cơ quan và đơn vị, khuyến khích việc nghiên cứu, phát hiện những chuyển biến mới của tình hình và đề đạt biện pháp xử lý. Trên cơ sở các tin tức được tổng hợp, Tư lệnh chiến dịch đã suy nghĩ kỹ cặn kẽ và có phương án dứt khoát để đề đạt với đảng ủy. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Tư lệnh chiến dịch đã phát huy cao độ trí tuệ và tinh thần trách nhiệm của mình. Đảng ủy chiến dịch đã thảo luận dân chủ, cân nhắc thận trọng đề nghị của đồng chí Tư lệnh và những biện pháp lớn để thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc" và giành thắng lợi cho chiến dịch. Việc thay đổi phương châm qua bàn bạc tập thể đã được báo cáo lên Trung ương. Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê chuẩn sự thay đổi đó. Đồng thời Trung ương Đảng đã tìm mọi cách động viên nỗ lực cao độ của hậu phương để khắc phục những khó khăn sẽ gặp phải do việc thay đổi cách đánh.

Nội dung bài học ở đây trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có những trường hợp tình hình thay đổi làm cho phương châm hành động đã đề ra không thể thực hiện thắng lợi được nữa. Vì vậy, việc nắm chắc tình hình để xử lý đúng đắn, linh hoạt và kịp thời là yêu cầu trước tiên mà người lãnh đạo có tính đảng và tinh thần trách nhiệm cao phải đáp ứng nghiêm túc. Máy móc, dựa dẫm, không dám quyết đoán nên dẫn đến hỏng việc, có khi thất bại. Tất nhiên, việc thay đổi phương châm hành động phải có luận cứ vững chắc, phải phù hợp với quy luật, không thể tùy tiện, liều lĩnh được. Phương châm thay đổi sẽ dẫn đến những thuận lợi và khó khăn mới, do đó việc tổ chức bảo đảm để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn này cần được quan tâm đầy đủ.

Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả cách đánh chiến dịch theo phương châm mới là sự nhất trí cao trong cán bộ lãnh đạo từ cấp chiến dịch đến cấp chiến thuật, từ người chỉ huy chiến dịch đến cán bộ và chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở. Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng được rèn luyện qua nhiều năm kháng chiến, các lực lượng tham gia chiến dịch từ cơ quan đến đơn vị đều nhận thức được ý nghĩa rất quan trọng của chiến dịch này đối với tình hình chính trị và quân sự ở nước ta lúc đó, đối với tiền đồ của cuộc kháng chiến cũng như đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Vì vậy, việc thay đổi phương châm nhằm bảo đảm chắc thắng được chấp hành với ý thức tự giác cao và tinh thần kỷ luật nghiêm túc. Đó là cơ sở vững chắc cho đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ trong suốt quá trình chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Trong khi đó, về phía địch, sự lủng củng ngày càng tăng giữa những người chỉ huy cấp cao với nhau, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các binh chủng với nhau là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của tập đoàn cứ điểm cũng như của cuộc chiến tranh xâm lược. Bài học về sự nhất trí trong nội bộ, đoàn kết có đấu tranh trong các lực lượng vũ trang để phấn đấu giành thắng lợi cho mục tiêu đã được xác định đến nay vẫn là một bài học có giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Nhân dịp ôn lại lịch sử chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, mấy bài học nói trên đến nay vẫn có giá trị lớn. Đối với các lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ trong thời bình cũng như đối với nhiều lĩnh vực hoạt động xây dựng đất nước về mọi mặt, mấy bài học này cũng là kinh nghiệm thiết thực và bổ ích.
_________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
2. Khoảng tháng 12-1953, trên toàn chiến trường Đông Dương địch có 63 tiểu đoàn cơ động chiến lược, trong số đó có 44 tiểu đoàn phải tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. Năm nơi đó: đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Thượng Lào (Mường Sài - Luông Prabăng), Trung Lào (Xênô), bắc Tây Nguyên (Plâycu - An Khê).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 12:52:37 pm

CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRONG LỊCH SỬ VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT NAM
1

GS. PHAN HUY LÊ
Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam

Nhân dịp tiến tới kỷ niệm 50 năm trận Điện Biên Phủ, chiến thắng này đã được nhìn lại dưới nhiều góc độ và trên những lĩnh vực khác nhau, từ góc nhìn đương đại, trong mối quan hệ giữa các nước tham chiến trong thời gian của cuộc kháng chiến, góc nhìn "hậu Điện Biên Phủ", trong những tác động, hệ quả và ký ức của 50 năm sau về các phương diện quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá,... tôi muốn bổ sung thêm một góc nhìn lịch đại của lịch sử Việt Nam.

Một đặc điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam mà các nhà sử học dễ nhận thấy là, trong tiến trình lịch sử, kể từ khi hình thành nhà nước đầu tiên, dân tộc ta đã phải chống ngoại xâm rất nhiều lần.

Không kể những cuộc chiến đấu mang tính huyền thoại thời Hùng Vương, từ cuộc kháng chiến chống Tần vào cuối thế kỷ III Tr.CN cho đến kháng chiến chống Pháp kết thúc bằng trận Điện Biên Phủ thế kỷ XX, Việt Nam đã phải tiến hành 14 cuộc kháng chiến giữ nước.
Trên đây là chưa tính đến những cuộc xung đột với các vương quốc láng giềng phía nam mà tính chất xâm lược và chống xâm lược cần phải xem xét cụ thể trong những trường hợp cụ thể. Trong số 14 cuộc kháng chiến trên, chỉ có ba lần thất bại, dẫn đến ba thời gian bị nước ngoài đô hộ là: thời kỳ đô hộ Trung Quốc (179 Tr.CN-905) kéo dài hơn nghìn năm; thời đô hộ Minh (1407-1427) kéo dài 20 năm; thời đô hộ Pháp (1884-1945) kéo dài hơn 60 năm.

Trong thời gian mất nước, nhân dân Việt Nam đã nhiều lần vùng lên khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc. Số lượng các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc không thể thống kê chính xác vì tư liệu về thời kỳ đô hộ Trung Quốc quá khiếm khuyết. Riêng trong 20 năm đô hộ Minh đầu thế kỷ XV, theo sử triều Minh, số lượng các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã lên đến trên 60 cuộc.

Tính từ kháng chiến chống Tần cuối thế kỷ III Tr.CN đến kháng chiến chống Pháp thế kỷ XX, trong hơn 22 thế kỷ, thời gian chống ngoại xâm và đô hộ nước ngoài đã lên'đến trên 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử. Thật hiếm thấy một dân tộc nào trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình lại phải chống ngoại xâm nhiều đến như thế, tính số lần và thời gian chống ngoại xâm. Nhưng từ đó nghĩ rằng Việt Nam là chiến tranh, là nước hiếu chiến thì quá xa lạ với thực tế lịch sử và ước vọng của nhân dân Việt Nam. Đặc điểm này xuất phát từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam.

Việt Nam ở vào vị trí đầu mối giao thông tự nhiên nối liền với đại lục qua hệ thống sông Hồng, sông cửu Long và có bờ biển dài nhìn ra đại dương, giao tiếp với các nước hải đảo Đông Nam Á. Vì vậy, từ thời xa xưa cho đến thời hiện đại, bất cứ một thế lực chính trị - quân sự nào có ý đồ bành trướng xuống Đông Nam Á đều muốn tìm cách thôn tính Việt Nam để thiết lập một đầu cầu chiến lược cho kế hoạch bành trướng của mình. Chúng ta có thể thấy rõ tính toán đó trong ý đồ bành trướng xuống Đông Nam Á của đế chế Nguyên thế kỷ XIII, đế chế Minh thế kỷ XV, thực dân Pháp thế kỷ XIX, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ thế kỷ XX. Hơn nữa, từ khi đế chế Tần thành lập, Việt Nam lại tồn tại bên cạnh một đế chế phong kiến Trung Quốc lớn mạnh từ Tần (221-206 Tr.CN) đến Thanh (1644-1911) mà Việt Nam là một đối tượng cần chinh phục trên hướng bành trướng xuống Đông Nam Á.

Trong lịch sử chống ngoại xâm, chỉ có một ít trường hợp nước xâm lược là một quốc gia bình thường, đất đai, dân số, tiềm lực các mặt không hơn kém Việt Nam bao nhiêu như trường hợp nước Nam Việt thế kỷ III, II Tr.CN, nước Nam Hán thế kỷ X, nước Xiêm thế kỷ XVIII. Ngoại trừ những trường hợp trên, Việt Nam phải đương đầu với nhiều đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông thời cổ đại - trung đại như các đế chế Tần (221-206 Tr.CN), Hán (206-220), Tuỳ (581-618), Đường (618-907), Tống (960-1279), Mông Cổ, Nguyên (1271-1368), Minh (1368-1644), Thanh (1644-1911) và những cường quốc đế quốc chủ nghĩa trên thế giới thời cận đại-hiện đại như đế quốc Pháp, phátxít Nhật, đế quốc Mỹ. Những cường quốc này lại ở đỉnh cao của văn minh công nghiệp, hơn hẳn Việt Nam về trình độ kinh tế, khoa học, kỹ thuật.

Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của Việt Nam, vì thế, diễn ra hết sức ác liệt trong tương quan lực lượng rất chênh lệch, nhất là trong giai đoạn đầu của chiến tranh. Trong điều kiện như vậy, nếu chỉ dựa vào quân đội thường trực của nhà nước, dựa vào thành luỹ và phòng tuyến quân sự thì không có khả năng chiến thắng quân xâm lược. Thất bại của An Dương Vương trong kháng chiến chống Nam Việt, của triều Hồ trong kháng chiến chống Minh và của triều Nguyễn trong kháng chiến chống Pháp đã chứng tỏ điều đó. Con đường duy nhất để giành chiến thắng của dân tộc Việt Nam là biết huy động sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân, sức mạnh trí tuệ và vật chất của cả dân tộc, kết hợp sức mạnh của chính quyền, quân đội thường trực với sức mạnh của cả nước đánh giặc, toàn dân đánh giặc. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thắng lợi trong lịch sử Việt Nam đều là những cuộc chiến tranh yêu nước mang tính nhân dân sâu rộng.

Kháng chiến chống ngoại xâm là thách thức có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của cả dân tộc. Lịch sử chống ngoại xâm, với những đặc điểm trên, đã tác động sâu sắc đến toàn bộ tiến trình lịch sử và đời sống văn hoá, xã hội của cộng đồng cư dân Việt Nam. Nhiều bản sắc và giá trị của văn hoá Việt Nam được tôi luyện và phát huy cao độ trong cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, mà biểu thị tập trung nhất là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết dân tộc và tư tưởng, nghệ thuật quân sự sáng tạo của Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia nhiều tộc người, hiện nay có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số chiếm 86,20% dân số, còn lại 53 dân tộc thiểu số chiếm 13,80% dân số (theo tổng điều tra dân số năm 1999). Văn hoá Việt Nam mang tính đa dạng trong cấu trúc tộc người và cả trong sự khác biệt của các vùng địa - văn hoá. Tuy nhiên, do yêu cầu liên kết cộng đồng trong khai hoang, xây dựng các công trình thuỷ lợi của nền nông nghiệp lúa nước và trong chống ngoại xâm, quá trình thống nhất quốc gia diễn ra khá sớm, tạo lập nên sự thống nhất trong tính đa dạng của nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Trước mối đe doạ của nạn ngoại xâm, dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết lại trong cuộc chiến đấu vì lợi ích chung và cao nhất là độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Tất nhiên, truyền thống và sức mạnh đoàn kết dân tộc đó được phát huy đến đâu còn tuỳ thuộc vào khả năng tổ chức và lãnh đạo của nhà nước đương thời. Cũng là đất nước, con người và văn hoá Việt Nam, nhưng cuối thế kỷ XVIII, với sự cổ vũ của phong trào Tây Sơn và dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ, dân tộc ta đã đánh bại quân xâm lược Xiêm ở phía nam, quân xâm lược Thanh ở phía bắc, nhưng đến nửa sau thế kỷ XIX lại thất bại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược do triều Nguyễn lãnh đạo. Và hơn nửa thế kỷ sau, cũng đất nước, con người và văn hoá đó, lại vùng lên giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, rồi tiếp theo là thắng lợi của hai cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm (1945-1975) giành lại độc lập và thống nhất Tổ quốc.
__________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phù - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 12:53:37 pm

Tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam là một bộ phận tạo thành của văn hoá Việt Nam, kết tinh nhiều giá trị sáng tạo của trí tuệ và đạo lý Việt Nam. Tuy các nhà quân sự Việt Nam có nghiên cứu và tiếp thu những kinh nghiệm của một số nước ngoài - cả xưa và nay - nhưng chủ yếu tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam là xuất phát từ đặc điểm và thực tiễn của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam và nó trước hết là sản phẩm của trí tuệ Việt Nam, là kết quả tổng kết từ kinh nghiệm đánh giặc phong phú của dân tộc Việt Nam. Bí quyết cơ bản của tư tưởng quân sự Việt Nam là trong điều kiện một nước nhỏ chống lại sự xâm lược của nước lớn mạnh, làm sao để tránh được thế mạnh ban đầu của đối phương, từng bước thay đổi tương quan lực lượng rồi tạo ra sức mạnh và thời cơ để giành thắng lợi quyết định. Đó là tư tưởng "dĩ đoản binh chế trường trận" mà Trần Quốc Tuấn đã khái quát và “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh" mà Nguyễn Trãi đã đúc kết. Nguồn gốc sâu xa tạo nên sức mạnh chiến thắng đó theo cách nói của Trần Quốc Tuấn, là "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước chung sức", là "chúng chí thành thành" (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước) và do đó, "thượng sách giữ nước" là "khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc", hay theo Nguyễn Trãi, là "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", "lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn". Đó thực chất là tư tưởng huy động sức mạnh của cả nước đánh giặc, là thực hành chiến tranh nhân dân yêu nước chống ngoại xâm.

Tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam còn bao gồm cả cách khởi đầu và kết thúc chiến tranh. Là nạn nhân của quân xâm lược, Việt Nam không có toàn quyền lựa chọn chiến tranh hay hoà bình mà cố gắng hết sức mình để tránh hay trì hoãn chiến tranh và khi chiến tranh đã bùng nổ thì kiên quyết vượt qua mọi hy sinh, gian khổ để giành thắng lợi. Một cách kết thúc chiến tranh lặp lại nhiều lần như một quy luật trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam là trên cơ sở thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định trên chiến trường, Việt Nam tìm cách kết thúc chiến tranh bằng những giải pháp chính trị - ngoại giao để mở ra lối thoát cho nước xâm lược, vốn là cường quốc và nhanh chóng nối lại quan hệ hoà hiếu với nước đó. Đấy vừa là sách lược ngoại giao mềm mỏng, vừa biểu thị khát vọng hoà bình và lòng nhân ái Việt Nam.

Cuộc kháng chiến 1945-1954 kết thúc bằng trận Điện Biên Phủ, bắt đầu trong một bối cảnh và tương quan lực lượng hết sức khó khăn về phía Việt Nam. Tận dụng một thời cơ có lợi sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã vùng lên giành lại chính quyền trên phạm vi cả nước trong vòng hai tuần lễ và hầu như không đổ máu. Có thể so sánh Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với cuộc nổi dậy giành chính quyền của Khúc Thừa Dụ năm 905 khi đế chế Đường suy sụp và chính quyền đô hộ ở An Nam tan rã. Cuộc nổi dậy hầu như không gặp sức kháng cự nào và giành thắng lợi nhanh, gọn, không đổ máu. Nhưng sau đó, việc bảo vệ chính quyền tự chủ tiến lên độc lập phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược Nam Hán vào năm 930-931 và 938. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa mới thiết lập, còn rất non trẻ, đã phải đương đầu với cuộc xâm lược của thực dân Pháp, khởi đầu ở Sài Gòn từ ngày 23-9-1945 và bùng nổ trên quy mô cả nước từ ngày 19-12-1946. Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm kiếm mọi khả năng để tránh, hay ít nhất để trì hoãn chiến tranh. Điều đó thể hiện rõ trong các hoạt động ngoại giao và được ghi nhận trong Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, Tạm ước ngày 14-9-1946 với nhiều nhượng bộ như tự coi mình là một "quốc gia tự do" trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp1. Nhưng khi mọi giải pháp chính trị - ngoại giao đã không cứu vãn được hoà bình và chiến tranh đã bùng nổ thì nhân dân Việt Nam chấp nhận cuộc chiến đấu vì độc lập và thống nhất Tổ quốc với tất cả thách thức ác liệt của nó.

Với quyết tâm "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"2 toàn thể nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ trương kháng chiến lâu dài, kháng chiến toàn dân, toàn diện đã được các tầng lớp nhân dân tự nguyện thực hiện với những hình thức phong phú, đa dạng, từ gia nhập quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân, đến trực tiếp tham gia chiến đấu bằng mọi phương tiện, vũ khí thô sơ có sẵn trong tay, đi dân công tiếp tế lương thực, vận chuyển vũ khí, xây dựng hậu phương, giữ gìn an ninh... Kháng chiến 1945-1954 là một cuộc chiến tranh nhân dân đạt đến trình độ cao, biểu thị bước kế thừa và phát triển lên trình độ mới của tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, truyền thống đoàn kết toàn dân của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở phát huy tính thống nhất của văn hoá Việt Nam và tinh thần đoàn kết vì lợi ích chung của dân tộc, những âm mưu chia để trị, việc thành lập "Chính phủ Nam Kỳ tự trị" đều bị bóc trần và thất bại. Nhân dân cả nước không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, đều đoàn kết chiến đấu vì mục tiêu độc lập, tự do của đất nước.

Lực lượng vũ trang với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, phát triển từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh. Nghệ thuật quân sự cũng phát triển từ đánh du kích, đánh nhỏ, đánh tiêu hao tiến lên đánh chính quy với những chiến dịch lớn. Tất cả những kinh nghiệm chống ngoại xâm của tổ tiên, kết hợp với tư tưởng quân sự tiên tiến của thời đại, dẫn đến sự hình thành tư tưởng quân sự hiện đại của Việt Nam3. Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947 đã đập tan cuộc hành quân lớn lên Chiến khu Việt Bắc của quân Pháp, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của đối phương. Chiến thắng Biên giới năm 1950 đẩy đối phương vào thế phòng thủ và bị động về chiến lược. Cuối cùng, cuộc kháng chiến kết thúc bằng cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 trên khắp chiến trường mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954.

Trận Điện Biên Phủ giữ vai trò trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong lịch sử Việt Nam, mỗi trận quyết chiến đều mang những đặc điểm riêng, do tương quan lực lượng và hình thái chiến tranh quy định. Trận Bạch Đằng năm 938 đánh đoàn chiến thuyền quân Nam Hán từ biển vào. Trận Bạch Đằng năm 1288 lại đánh đoàn chiến thuyền quân Nguyên trên đường rút chạy về nước. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 chặn đánh quân Xiêm trên đường vận động. Đó là những trận thuỷ chiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Trận Như Nguyệt năm 1077 đánh vào doanh trại dã chiến của quân Tống ở bờ bắc phòng tuyến sông cầu. Trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 đánh vào đoàn quân tiếp viện của nhà Minh trên đường tiến sang Đông Quan. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 đánh thẳng vào hệ thống phòng thủ của quân Thanh ở phía nam và phía tây - nam thành Thăng Long, là trận đánh công kiên rất nhanh và gọn. Trận quyết chiến chiến lược có thể đánh quân địch trên đường hành quân, đánh vào doanh trại phòng ngự của đối phương, có thể diễn ra trên sông nước hay trên bộ... nhưng đều mang tính chất chung là lúc quân, dân Việt Nam tập trung binh lực giành thắng lợi quyết định trên chiến trường để kết thúc chiến tranh.

Trận Điện Biên Phủ là trận đánh công kiên nhằm tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của quân Pháp, được đánh giá là "pháo đài khổng lồ bất khả công phá". Đây là một chiến dịch đánh công kiên có quy mô trận địa rất lớn, gồm một loạt trận đánh tiếp diễn trong 55 ngày, quân đội Việt Nam tập trung ưu thế binh lực tiêu diệt từng bộ phận tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm4.

Quy luật kết thúc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam lại được chứng thực qua trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ và giải pháp ngoại giao tại Hội nghi Giơnevơ.

Những cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ XI, chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII, khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV. kháng chiến chống Thanh cuối thế kỷ XVIII đều kết thúc bằng những giải pháp ngoại giao mềm mỏng sau khi đã giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường.

Nhưng nếu trước đây, thời ông cha ta đánh giặc, việc "đánh và đàm" chỉ diễn ra giữa hai nước đối địch, thì lần này nó đã có một sự khác biệt căn bản, đó là, trong bối cảnh thế giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, nhất là sau chiến thắng Biên giới năm 1950, đã không còn chỉ giới hạn trong quan hệ giữa hai nước tham chiến Việt Nam và Pháp, mà còn nằm trong những mối quan hệ cực kỳ phức tạp giữa các nước Lớn trên trường quốc tế. Vì vậy, Hội nghị Giơnevơ là một hội nghị quốc tế diễn ra trong điều kiện thế giới đã chuyển sang "thời kỳ chiến tranh lạnh" và kết quả được ghi nhận trong Hiệp định Giơnevơ. Nó vừa phản ánh thắng lợi của Việt Nam trên chiến trường, vừa là sự thoả hiệp của các nước tham dự hội nghị, trước hết là giữa các nước lớn, kể cả những nước đồng minh của Việt Nam.

Kháng chiến chống thực dân Pháp và trận Điện Biên Phủ là một bước kế thừa và phát triển tất cả những truyền thống chống ngoại xâm cùng với di sản tư tưởng và nghệ thuật quân sự cũng như bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Tất nhiên, trong bối cảnh mới của đất nước và của thế giới, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm này mang những đặc điểm mới và biểu thị nhiều sáng tạo, nhiều biến đổi lớn về phương diện tổ chức và lãnh đạo chiến tranh cũng như về phương diện diễn tiến của chiến tranh. Thành công lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là nguyên nhân sâu xa của chiến thắng, là đã biết kế thừa và phát huy những di sản lịch sử - văn hoá của dân tộc kết hợp với những tư tưởng tiên tiến của thời đại, không những phát huy mọi tiềm lực trong nước mà còn tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Pháp.
_________________________________________________
1. Philippe Devillers: Paris - Saigon - Hanoi (Les archives de la guerre 1944 -1947), Paris, 1998.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 480.
3. Xem Võ Nguyên Giáp: Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970.
4. Xem Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 01:00:15 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ - TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC
TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
1


Đại tá, TS. LÊ ĐÌNH SỸ
Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, hầu như thời kỳ nào, thời đại nào dân tộc ta cũng phải đứng lên chống giặc ngoại xâm giữ gìn, bảo vệ non sông đất nước, và đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, mà tiêu biểu là chiến thắng Bạch Đằng năm 938; chiến thắng Như Nguyệt năm 1077; chiến thắng Đông Bộ Đầu, Chương Dương - Thăng Long và chiến công trên sông Bạch Đằng hồi thế kỷ XIII; trận Tốt Động - Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang các năm 1426 - 1427; trận Rạch Gầm - Xoài Mút và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cuối thế kỷ XVIII; chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.

Mỗi chiến công nói trên diễn ra trong những thời kỳ và điều kiện lịch sử khác nhau, có những đặc điểm riêng biệt, không trận nào giống trận nào cả về quy mô, lực lượng, phương tiện, trình độ tác chiến... Nhưng tất cả đều là những trận quyết chiến chiến lược, những trận đánh quyết định thắng lợi trong từng cuộc chiến tranh. Và, về mặt nghệ thuật quân sự, đó là những trận đánh hay với những nét đặc sắc như việc chọn hướng, địa điểm, thời gian, sử dụng lực lượng, bố trí thế trận và hơn hết là cách đánh mưu trí, độc đáo, sáng tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết: "Điện Biên Phủ cùng Chiến dịch Hồ Chí Minh với Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... đã trở thành những "cây cột mốc bằng vàng" trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam"3.

Quả vậy, trận Điện Biên Phủ, một mốc son lịch sử chói lọi, mang đầy đủ những nét tiêu biểu của một trong những trận quyết chiến chiến lược lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Thứ nhất, đây là trận đánh đã đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơneuvơ, chấm dứt chiến tranh.

Tập đoàn cứ điểm là một hình thức phòng ngự liên kết nhiều cứ điểm, cụm cứ điểm trên một không gian tương đối rộng, có lực lượng tập trung lớn bao gồm cả binh lực và hoả lực, có cả lực lượng chiếm đóng và lực lượng cơ động mạnh được tổ chức, chỉ huy chặt chẽ, thống nhất, có công sự vững chắc và vật cản phức tạp nhằm ngăn chặn những cuộc tiến công trực tiếp vào khu vực phòng ngự.

Với hình thức phòng ngự này, quân Pháp đã thắng quân Đức ở Vécđoong trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918). Ở Đông Dương, từ cuối năm 1950 trở đi, do sự phát triển, lớn mạnh về mọi mặt của cách mạng Việt Nam, mà nhất là các đại đoàn chủ lực của ta đã được thành lập, bước đầu được trang bị thêm vũ khí hiện đại từ nguồn viện trợ của các nước bạn và từ nguồn chiến lợi phẩm, nên các hình thức phòng ngự cứ điểm và cụm cứ điểm độc lập đều có thể đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Vì thế, quân Pháp phải sử dụng hình thức phòng ngự cao hơn - tập đoàn cứ điểm. Từ năm 1951, hình thức phòng ngự tập đoàn cứ điểm đã xuất hiện ở Hoà Bình, sau đó ở Nà Sản (1952) với quy mô nhỏ, công sự trận địa dã chiến. Nhưng đến Điện Biên Phủ, hình thức phòng ngự này đã hoàn thiện. Tại đây, quân Pháp triển khai chiếm lĩnh tất cả các điểm cao của một vùng thung lũng rộng lớn, khống chế và xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm liên hoàn, gồm 49 cứ điểm nằm trong tám cụm cứ điểm thuộc ba phân khu: bắc, nam và trung tâm. Mỗi cụm cử điểm đều có khả năng phòng ngự độc lập, có hệ thống công sự trận địa vững chắc và hoả lực mạnh như súng cối, súng phun lửa... Quanh các cứ điểm và cụm cứ điểm đều có giao thông hào và hàng rào dây thép gai được bố trí theo nhiều tầng, nhiều lớp. Ở hai phân khu nam và trung tâm có trận địa pháo. Ở Điện Biên Phủ địch xây dựng sân bay Mường Thanh và sân bay Hồng Cúm, có thể đáp ứng được nhu cầu tiếp tế, chi viện bằng đường không.

Về lực lượng, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được gọi là Binh đoàn tác chiến Tây Bắc (Groupement Opérationel Nord - Ouest - GONO) gồm 12 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, hai tiểu đoàn lựu pháo 105 ly (24 khẩu), hai tiểu đoàn súng cối 120 ly (20 khẩu), một đại đội trọng pháo 155 ly (4 khẩu), một đại đội xe tăng 18 tấn (10 chiếc) và một phi đội không quân gồm 17 chiếc (7 khu trục, 5 trinh sát, 4 vận tải, 1 cánh quạt)4.

Tướng H. Nava, Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp lúc bấy giờ cùng các tướng lĩnh cao cấp của Pháp và Mỹ đều đánh giá cao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, coi đó là "pháo đài bất khả xâm phạm" là "Nà Sản luỹ thừa mười", không một sức mạmh nào có thể can thiệp được.

Kế hoạch Nava nói chung, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nói riêng, là cố gắng lớn nhất và cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong chín năm gây chiến tranh ở Đông Dương.

Đối với ta, Điện Biên Phủ, xét theo nhiều phương diện là chiến dịch lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Quyết định mở chiến dịch là do Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng - cơ quan chỉ đạo tối cao của cuộc kháng chiến. Kế hoạch tác chiến do Tổng Quân uỷ soạn thảo. Chỉ huy chiến dịch là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lực lượng tham gia chiến dịch, cũng đông nhất, mạnh nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Chỉ tính riêng khối bộ đội chủ lực, ta đã huy động 5 trong tổng số 7 đại đoàn hiện có lúc bấy giờ. Đó là các đại đoàn 308, 312, 316, 304 (thiếu Trung đoàn 66), tất cả gồm 11 trung đoàn bộ binh và một đại đoàn công pháo gồm Trung đoàn sơn pháo 675 với 6 đại đội sơn pháo 75 ly (18 khẩu), 2 tiểu đoàn 105 ly, 4 đại đội súng cối 120 ly (16 khẩu) và 1 tiểu đoàn súng cối 82 ly (36 khẩu); Trung đoàn pháo cao xạ 367 có 2 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly (24 khẩu) và 2 đại đội súng máy cao xạ 12,7 ly (24 khẩu), 1 tiểu đoàn ĐKZ, 1 tiểu đoàn pháo hỏa tiễn (H.6); các đơn vị thông tin, vận tải (16 đại đội) cùng lực lượng quân y... Tổng quân số chủ lực của ta lên tới khoảng 55.0005 người. Ngoài ra còn có một bộ phận lực lượng bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân du kích thuộc Liên khu III, Liên khu IV, Việt Bắc, Tây Bắc và 261.500 dân công khắp mọi miền phục vụ chiến đấu.

Như vậy, Điện Biên Phủ là sự tập trung cố gắng lớn nhất của cả hai bên tham chiến. Chính vì thế, Điện Biên Phủ thất thủ là một thảm bại của thực dân Pháp, là một thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta. Sau thất bại này, mặc dầu lực lượng quân Pháp trên toàn Đông Dương còn đông, nhưng ý chí xâm lược nước ta của thực dân Pháp đã hoàn toàn bị đập tan, buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh (21-7-1954), lập lại hoà bình ở Đông Dương.
____________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.261.
3. Võ Nguyên Giáp: 35 năm sau suy nghĩ về Điện Biên Phủ, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 4-1999, tr. 8.
4. Bộ Tổng Tham mưu, Ban Tổng kết - Biên soạn lịch sử: Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Hà Nội, 1991.
5. Tính cả tuyến hai.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Tư, 2022, 01:01:31 pm

Thứ hai, trận Điện Biên Phủ thể hiện một cách xuất sắc nhất nghệ thuật chọn hướng (địa điểm) quyết chiến, tạo thế và nắm vững thời cơ đánh địch.

Chọn hướng (địa điểm) quyết chiến, tạo thế và nắm thời cơ để tiến hành trận quyết chiến chiến lược là vấn đề cực kỳ quan trọng. Các trận Bạch Đằng (938), Như Nguyệt (1077), Đông Bộ Đầu, Chương Dương - Thăng Long (thế kỷ XIII)... sở dĩ chúng ta thắng lợi lớn, một phần là do nghệ thuật chọn địa điểm quyết chiến, tạo thế và nắm thời cơ. Đó là những nơi ta có thể phát huy lối đánh sở trường của mình, hạn chế được thế mạnh của địch, là lúc địch bị bất ngờ nhất.

Trong Đông Xuân 1953 - 1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta xác định phương châm chiến lược "tích cực chủ động, cơ động, linh hoạt", chủ trương sử dụng bộ phận chủ lực mở chiến dịch tiến công những hướng địch sơ hở trên chiến trường rừng núi - mà hướng chính là Tây Bắc, đồng thời tranh thủ cơ hội diệt địch trên những hướng chúng có thể đánh sâu vào vùng tự do; đẩy mạnh chiến tranh du kích trên khắp các chiến trường sau lưng địch. Theo đó, chủ lực ta tiến lên Tây Bắc. Phát hiện thấy ta chuyển quân, địch vội vàng cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ đồng thời rút lực lượng về tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành tập đoàn cứ điểm. Ta vừa hình thành thế trận bao vây Điện Biên Phủ, vừa mở các đòn tiến công lớn ở Trung Lào, Hạ Lào, Thượng Lào, đông bắc Campuchia và bắc Tây Nguyên, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do, giành dân, phân tán khối lực lượng cơ động của quân Pháp, cô lập địch ở Điện Biên Phủ, làm cho chúng không thể phán đoán được trận đánh lớn nhất của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954 sẽ diễn ra ở đâu. Đã có lúc Bộ Chỉ huy Pháp nghĩ rằng ta đã từ bỏ ý định tiến công Điện Biên Phủ.

Cùng với việc mở các đòn tiến công lớn, phân tán lực lượng cơ động của địch, cô lập chúng ở Điện Biên Phủ, làm cho các tướng Pháp không phán đoán được trận đánh lớn sẽ diễn ra ở đâu, ta tập trung mọi nỗ lực chuẩn bị cho trận quyết chiến ở Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ trở thành sự lựa chọn của ta. Nơi đó, mặc dầu là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của quân Pháp lúc bấy giờ, nhưng việc tiếp tế chỉ có thể thực hiện được bằng đường không; và như vậy Điện Biên Phủ hoàn toàn rơi vào thế bị cô lập; nơi đó ta phát huy được sức mạnh, sở trường của mình, đẩy quân Pháp vào thế bất lợi. Và như thế, một trận quyết chiến chiến lược đã hình thành.

Trong trận Điện Biên Phủ, ta không chỉ chọn hướng (địa điểm) chính xác, mà còn biết tạo thế, chọn thời cơ (thời gian) mở đầu và kết thúc đúng lúc. Trước ngày nổ súng mở màn chiến dịch (13-3), quân Pháp ở Điện Biên Phủ đã ở vào thế bị cô lập, vì ta đã hình thành một thế trận bao vây, áp sát lòng chảo Điện Biên Phủ; lúc đó lực lượng của địch đã bị căng ra khắp toàn Đông Dương, khó bề hỗ trợ cho Điện Biên Phủ; mọi việc tiếp tế chỉ có thể thực hiện được bằng một con đường duy nhất - đó là đường không. Thế nhưng, thời tiết tháng 3, tháng 4 ở Điện Biên Phủ lại rất không thuận lợi cho máy bay cất, hạ cánh, thả dù tiếp tế; do đó, thế mạnh của quân địch đã trở thành thế yếu.

Như vậy, việc xác định địa điểm, tạo thế, chọn thời cơ tiến công là những yếu tố quan trọng, đưa đến thắng lợi của ta trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.

Thứ ba, Điện Biên Phủ là trận tác chiến hợp đồng binh chủng cao nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân đội ta đã tổ chức và thực hành gần 100 chiến dịch các loại. Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất, có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh.

Ta đã điều động một lực lượng chủ lực lớn nhất, bên cạnh còn có bộ đội địa phương và dân công hoả tuyến. Lực lượng đông là một lợi thế, và lợi thế đó càng được nhân lên khi ta biết tổ chức tác chiến hiệp đồng, phát huy ưu thế của từng lực lượng, từng loại hoả lực, vũ khí. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã làm được điều đó. Lần đầu tiên Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành chiến dịch tiến công một tập đoàn cứ điểm - hình thức phòng ngự cao nhất lúc bấy giờ của quân Pháp ở Đông Dương. Trong điều kiện quân Pháp có vũ khí, trang bị hiện đại hơn, có ưu thế tuyệt đối về không quân và xe tăng, có nhiều kinh nghiệm trong tác chiến phòng ngự, nhưng bằng việc tập trung lực lượng, tác chiến hiệp đồng chặt chẽ, quân ta đã đột phá lần lượt từng cứ điểm, từng cụm cứ điểm, từng phân khu, đồng thời xây dựng hệ thống trận địa và giao thông hào, từng bước thắt chặt vòng vây, tạo nên ưu thế sức mạnh to lớn trong quá trình tiến công và cuối cùng đã đập tan hoàn toàn tập đoàn cứ điểm quan trọng này.

Như vậy, sử dụng lực lượng lớn, tác chiến hợp đồng chặt chẽ, ta đã tạo nên ưu thế lớn giành thắng lợi trọn vẹn cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.

*

*         *

Có thể nói, Điện Biên Phủ là một trong những trận quyết chiến chiến lược lớn, tiêu biểu nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam; "Điện Biên Phủ, cái tên kỳ diệu ấy đã đi vào lịch sử dân tộc ta như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa..."1. Đó là sự kế thừa và phát triển truyền thống quân sự, nghệ thuật biết đánh và biết thắng, tinh thần quyết chiến và quyết thắng của dân tộc ta. Đồng thời, Điện Biên Phủ đã tạo ra cơ sở vững chắc cả về vật chất và tinh thần để quân, dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, "là khúc nhạc mở màn cho bản trường ca chống Mỹ, cứu nước"2, đưa đến Chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại mùa Xuân 1975.

Chiến công kỳ diệu này mãi mãi đi vào lịch sử, ý nghĩa to lớn của nó luôn tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong hiện tại và mai sau. Với tinh thần Điện Biên Phủ, chắc chắn nhân dân ta sẽ lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay.
_________________________________________________
1, 2. Trường Chinh: Kỷ niệm lần thứ 30 chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 12-13.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 11:38:14 am

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ TINH THẦN VÀ SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ VIỆT NAM1

Thượng tướng, GS. HOÀNG MINH THẢO

Sau bảy năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (tính đến năm 1952), thực dân Pháp đã bị thiệt hại hơn 30 vạn binh lính và sĩ quan. Các kế hoạch của Lơcléc, Valuy đến Đácgiăngliơ, Bôla, Pinhông, Rơve, Tátxinhi theo nhau bị phá sản. Người Pháp lúc nào cũng như phải làm lại từ đầu. Cuộc chiến tranh không trận tuyến của thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam đánh cả ở đằng trước mặt địch và đằng sau lưng địch; cả ở nông thôn và thành phố đã làm cho quân Pháp mệt mỏi, suy yếu. Chính phủ Pháp theo đó mà dựng lên đổ xuống 17 lần, năm cao uỷ và sáu viên tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương lần lượt bị triệu hồi.

Còn nhân dân Việt Nam qua bảy năm kháng chiến đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta càng chiến đấu, càng trưởng thành và lớn mạnh. Từ những đội vệ quốc quân nhỏ bé sát cánh với các đội dân quân tự vệ trong cả nước với những vũ khí thô sơ, thiếu thốn về nhiều mặt, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã từng bước phát triển bao gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, hình thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ.

Nhờ có đường lối chiến tranh nhân dân trong sự kết hợp hai phương thức tiến hành chiến tranh là: chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy (chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực), từ thế bị động, quân và dân ta đã chuyển dần sang thế chủ động, liên tiếp giành được nhiều thắng lợi qua các Chiến dịch Việt Bắc (1947), Biên giới (1950), Trung du – đường số 18 - Hà Nam Ninh (1951), Hoà Bình (1951 - 1952), Tây Bắc - Thượng Lào (1952 - 1953).

Trước những thất bại liên tiếp đó ở Đông Dương, dư luận Pháp ngày càng chán ngán với cuộc chiến tranh này. Bế tắc và lúng túng, Chính phủ Pháp không còn muốn tiếp tục cuộc chiến tranh quá tốn kém và vô vọng, nhưng cũng chưa muốn nhường chỗ cho người Mỹ nhảy vào. Họ cho rằng một giải pháp tốt nhất lúc này là với sự giúp đỡ tiền bạc và vũ khí của Mỹ, trong một thời gian tương đối ngắn cố giành một thắng lợi có tính quyết định trên chiến trường, để từ đó rút ra khỏi cuộc chiến tranh bằng một "lối thoát danh dự", trên bàn đàm phán.

Ngày 7-5-1953, với sự thoả thuận của Mỹ, Thủ tướng Pháp Rơnê Maye đã cử tướng bốn sao Nava thay tướng Xalăng sang cầm đầu đạo quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Kế hoạch Nava được ra đời trong hoàn cảnh đó nhằm cứu vãn danh dự cho nước Pháp.

Kế hoạch quân sự đại quy mô mang tên Nava mà nội dung cơ bản là:

- Một mục tiêu: Kết thúc chiến tranh Đông Dương trong vòng 18 tháng.

- Hai biện pháp:

a. Tăng quân: Đưa thêm quân từ chính quốc, quân lê dương, quân nguỵ bản xứ và đi đôi với việc xin thêm tiền bạc, vũ khí Mỹ.

b. Tập trung quân: Thành lập các tiểu đoàn cơ động để hình thành các binh đoàn cơ động chiến lược (cụm cơ động có tính chiến lược - grouperment mobile).

- Hai giai đoạn:

a. Giai đoạn Đông Xuân 1953-1954: Giữ thế phòng ngự ở phía bắc, thực hành tiến công chiến lược phía nam.

b. Giai đoạn Thu Đông năm 1954 đến giữa năm 1955: Đưa toàn bộ lực lượng ra phía bắc thực hành "tổng giao chiến", giáng đòn quyết định tạo thế mạnh trên bàn đàm phán để nước Pháp rút ra khỏi cuộc chiến tranh trên thế người chiến thắng.

Ngay từ đầu năm 1953, thực hiện kế hoạch, Nava đã huy động được 480.000 quân với 267 tiểu đoàn, trong đó gồm 84 tiểu đoàn cơ động, riêng chiến trường Bắc Bộ có 44 tiểu đoàn tinh nhuệ. Về không quân, ngoài sự chi viện của Mỹ, Nava còn có trong tay 300 máy bay chiến đấu và máy bay vận tải.

Mở đầu cho kế hoạch này, sáu tháng cuối năm 1953, Nava đã mở hàng loạt các cuộc hành quân càn quét lớn ở nhiều nơi (Lạng Sơn, Trị - Thiên, Ninh Bình) nhằm tiêu hao, tiêu diệt lực lượng của ta, vừa là để thăm dò ý đồ quân sự của ta nhưng vẫn chưa tìm ra đáp số.

Các cuộc hành binh ấy chỉ gây cho ta một ít tổn thất về kho tàng như ở Lạng Sơn. Trong khi đó, chúng lại bị quân và dân địa phương đánh cho những đòn thiệt hại nặng nề, loại khỏi vòng chiến đấu 12 tiểu đoàn (gần bằng số quân cơ động vừa được tăng thêm). Còn các đơn vị chủ lực của ta (trừ Đại đoàn 320 đang đối phó với địch ở đồng bằng Bắc Bộ) vẫn "án binh bất động" vừa huấn luyện, vừa chờ lệnh xuất quân.

Cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị đã họp để thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954. Đây là một kế hoạch đồ sộ chứa đựng nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự mà trong đó mưu kế chiến lược đã được Bác Hồ khái quát bằng một cử chỉ hết sức đơn giản, như lời kể sau này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Bàn tay Bác đang đặt trên bàn bỗng giơ lên rồi nắm lại, sau đó Bác lại mở xoè rộng, năm ngón tay ra năm hướng, Người nói: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh, không sợ! Ta buộc địch phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn". Đó chính là mưu kế chiến lược căng địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt.

Điều đầu tiên là việc chọn hướng, địa bàn mở chiến dịch, tình hình địch ta và khả năng trình độ tác chiến của ta lúc đó chưa cho phép quân ta đánh lớn, đánh tiêu diệt lớn ở chiến trường đồng bằng, đô thị. Nhưng yêu cầu của chiến tranh lúc đó là quân ta phải đánh tiêu diệt lớn, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn thì mới làm chuyển biến cơ bản và nhanh chóng cục diện chiến tranh. Muốn đánh bại các biện pháp thủ đoạn chiến lược chiến dịch của địch, đánh tiêu diệt lớn, trong khi kẻ địch lại đông quân và vũ khí trang bị hơn ta để giành được thắng lợi, ít thương vong thì ta phải chọn hướng địch yếu và ở địa bàn rừng núi thiên hiểm.

Mở đầu chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, Đại đoàn 316 được lệnh tiên lên Tây Bắc, bước ra quân chiến lược đầu tiên đã điểm trúng huyệt khiến Nava vội vã điều động sáu tiểu đoàn cơ động đánh chiếm cho Điện Biên Phủ, biến nó thành một tập đoàn cứ điểm mạnh với binh lực lên tới chín tiểu đoàn. H. Nava muốn tương kế, tựu kế biến Điện Biên Phủ thành một pháo đài vững chắc, vừa là một cái chổt - một cái bẫy hay một cái máy nghiền, sẵn sàng nghiền nát các sư đoàn chủ lực của ta, đồng thời lại vẫn bảo vệ được nước Lào. Kế hoạch Nava bắt đầu bị đảo lộn. Còn ta cũng lại tương kế, tựu kế thực hiện chiến tranh nhân dân, mưu kế của Hồ Chí Minh là: căng địch ra trên toàn chiến trường Đông Dương mà đánh, trói địch lại trên chiến trường Điện Biên Phủ để tiêu diệt. Ngay sau đó, ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược.
_____________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đát nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 11:40:00 am

Chọn Điện Biên Phủ là chọn hướng, địa bàn, mục tiêu chính xác. Tuy là rừng núi xa hậu phương chiến lược, nhưng địch vẫn có thể cơ động các binh đoàn cơ động đi ứng cứu bằng đường không.

Để hạn chế các lực lượng cơ động đó - một thủ đoạn tác chiến lợi hại có hiệu lực của địch - thì ta phải phân tán các lực lượng cơ động đó của địch ra các chiến trường khác, bảo đảm không thể cơ động nhiều lực lượng ứng cứu cho Điện Biên Phủ, có thế mới bảo đảm chắc thắng cho Điện Biên Phủ. Như thế là làm cho địch phải tan, mà ta thì tụ.

Đó là mưu kế chiến lược nhằm chia địch, phân tán địch hoạt động mạnh ở các chiến trường khác, ở những chỗ địch sơ hở, không thể bỏ, tất phải cứu. Muốn mưu kế được thực hiện thì ta phải nghi binh, lừa địch, điều động địch. Nghi binh lừa địch, điều động địch cũng phải làm có hiệu lực. Có thế địch mới bị mắc lừa, buộc địch phải đến nơi ta lựa chọn và giam chân địch ở đó.

Đánh vào chỗ địch tất phải cứu.

Để tạo thế cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta giải phóng Lai Châu, sau đó lệnh cho Trung đoàn 36 Đại đoàn 308 bao vây phía nam Điện Biên Phủ, chặn đường nối thông với Thượng Lào. Ta đã điều một số đơn vị chủ lực nhỏ mà tinh đánh vào các hướng địch yếu nhưng lại hiểm và có ý nghĩa chiến lược về chính trị, do đó địch tất phải cứu. Đó là các hướng Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào, đông bắc Campuchia và bắc Tây Nguyên.

Ở các hướng đó, quân địch nhanh chóng bị tiêu diệt, ta giải phóng được một số thị trấn, thị xã.

Trước nguy cơ mất quân, mất đất, địch buộc phải tung lực lượng cơ động ra các hướng đó để cứu vãn tình thế. Còn ta thì đẩy mạnh chiến tranh du kích trong cả nước, và vẫn bố trí một số các đơn vị chủ lực tinh nhuệ để kìm giữ và giam chân các lực lượng cơ động này.

Nhờ mưu kế đó, ta đã buộc khoảng 70 tiểu đoàn cơ động trên tổng số 84 tiểu đoàn cơ động địch phân tán ra các chiến trường trên toàn Đông Dương.

Địch phải tổ chức bảy "con nhím".

Ở Bắc Lào hai cụm cứ điểm.
Ở Trung Lào một cụm cứ điểm.
Ở Hạ Lào một cụm cứ điểm.
Ở Tây Nguyên hai cụm cứ điểm.
Và Điện Biên Phủ một cụm cứ điểm (tập đoàn cứ điểm mạnh nhất).

Ta đã thành công trong việc điều động phân tán địch trên năm chiến trường. Quả đấm mạnh của địch đã bị xoè ra thành năm ngón tay. Ta đã cao tay hơn địch. Mà chính tướng Nava cũng phải thú nhận rằng, hơn 80% lực lượng cơ động của quân Pháp đã bị phân chia ra các chiến trường Đông Dương và khi quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ thì lực lượng cơ động địch không thể tập trung lớn để đối phó được nữa.

Tại chiến trường chính Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch (bộ phận đi trước) có sự tham gia ý kiến của các đồng chí cố vấn Trung Quốc, đề ra kế hoạch với phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chỉ hai ngày ba đêm trong điều kiện địch còn đang phòng ngự lâm thời.

Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chỉ huy trưởng chiến dịch đi sau. Nhưng vì mới đến, sau khi nghe báo cáo, ông mặc dù rất phân vân, chưa có đủ yếu tố để bác bỏ phương án đã chọn của bộ phận đi trước bởi nó rất khác với suy tính của ông trước đó đã báo cáo gửi lên Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Diễn biến trên toàn chiến trường Đông Dương lúc này đã có những thay đổi. Đặc biệt là ở Điện Biên Phủ, Nava điên cuồng mù quáng quyết tâm tăng cường xây dựng công sự, sân bay, bổ sung lực lượng lên tới 17 tiểu đoàn nhằm biến nơi đây thành "cối xay thịt" để nghiền nát chủ lực ta.

Trước tình hình đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quả cảm quyết đoán nhạy bén nắm bắt tình hình đề nghị thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc", sau đó chuyển đổi đội hình bố trí lại lực lượng, ông đã được Thườn vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phê chuẩn.

Bằng quyết định đó, ông đã phải trải qua những trăn trở cực kỳ khó khăn, cân nhắc thận trọng, xử lý khôn khéo, kiên trì thuyết phục để vừa giữ vững được nguyên tắc, vừa bảo đảm được đoàn kết nhất trí cao trong lãnh đạo và với cố vấn bạn. Sau đó, ông chỉ đạo chuyển đổi đội hình, bố trí lại lực lượng và thực hành nghi binh chiến lược trực tiếp ở Điện Biên Phủ là cho một đại đoàn chủ lực (Đại đoàn 308) đánh sang Thượng Lào. Nhờ đó, ta có thể tổ chức lại trận địa và chủ động từng bước tập trung được một lực lượng hơn năm đại đoàn chủ lực để thực hiện chuyển sang vây hãm dài ngày, phát huy được tinh thần trí tuệ của toàn quân và sức mạnh của toàn dân cho cuộc chiến đấu quyết định vận mệnh của dân tộc.

Mặc dù trận địa đã được bố trí, pháo lớn đã kéo lên vị trí chiến đấu với bao công sức và xương máu, nhưng ông vẫn quyết tâm cho đưa pháo xuống, rồi lại kéo lên vào vị trí tác chiến mới.

Trói địch lại mà diệt.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, địch đã ở vào thế cô lập, cố thủ trong một thung lũng bị ta bao vây tiến công từ bốn phía. Muốn đập tan cái "cối xay thịt", diệt trừ "con nhím" khổng lổ này, trước hết ta đã từng bước vô hiệu hoá nó bằng cách đánh của Việt Nam. Ta đã xây dựng cả một hệ thống giao thông hào, một hệ thống trận địa tấn công và bao vây tạo điều kiện cho quân ta triển khai vận động tiến công. Đây là lần đầu tiên quân ta tiến hành bao vây, tiến công một tập đoàn cứ điểm trong điều kiện quân Pháp có vũ khí trang bị hiện đại hơn ta. Cùng với việc triệt phá các nguồn hoả lực của địch: pháo binh, xe tăng và máy bay chi viện, bằng hệ thống hầm hào trận địa với chiến thuật "Vây, Lấn, Tấn, Phá, Triệt, Diệt", quân ta từng bước thắt chặt vòng vây, tạo thành ưu thế ở từng không gian và thời gian chiến dịch, đã tạo nên sức mạnh to lớn trong quá trình tiến công để tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm, giành thắng lợi.

Đó là cách đánh chiến dịch. Nghệ thuật tác chiến chiến dịch là đột phá lần lượt, liên tục kết hợp với vây lấn. Nghệ thuật tác chiến đó phù hợp với điều kiện Việt Nam. Phù hợp với thực tế là sáng tạo. Đó là trí tuệ Việt Nam. Do ta kém địch về vũ khí đột phá như máy bay, xe tăng, pháo binh nên phải dùng cách đánh đó. Cách đánh đó phải kéo dài thời gian. Sau này trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, sức đột phá, chọc sâu của ta mạnh, nên ta chỉ đánh có mấy ngày là giải phóng Sài Gòn. Đặc biệt là ngay từ năm 1953, Bộ Quốc phòng đã sớm cho thành lập các trung đoàn pháo và pháo phòng không, một yếu tố rất quan trọng để tạo nên sức mạnh ở Điện Biên Phủ. Một điều rất hay và rất sáng tạo là lần đầu tiên ở Việt Nam và cũng là rất hiếm ở trên thế giới, ta đã cho kéo pháo lên núi cao vào hầm chĩa thẳng pháo xuống đầu kẻ địch mà chế áp. Với cách đánh này, vừa bảo vệ được pháo, vừa nâng cao được uy lực và mức chính xác, hiệu quả đến mức khiến cho viên chỉ huy pháo binh của Pháp là Pirốt bất ngờ hoảng loạn mà tự sát.

Còn lực lượng pháo phòng không cũng làm nên một kỳ tích. Lần đầu tiên pháo phòng không của ta xuất hiện nhờ có sự giúp đỡ kịp thời của các nước bạn: Liên Xô, Trung Quốc nên ta đã cố gắng kết hợp mọi biện pháp bảo đảm giữ bí mật đến phút nổ súng. Trong quá trình chiến đấu, pháo cao xạ đã liên tục cơ động trên nhiều trận địa dự bị, bảo đảm tiêu diệt lực lượng địch, giữ gìn lực lượng ta, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay địch. Lực lượng phòng không đã thực hành bao vây đường không đặc biệt sáng tạo ngăn chặn có hiệu quả đường tiếp tế bằng máy bay của địch bằng thả dù, yểm hộ tích cực cho bộ binh thực hành tấn công.

Bằng quyết định thay đổi phương châm tác chiến và cách đánh thích hợp, ta đã chủ động vây hãm địch dài ngày, từng bước triệt phá hoả lực tại chỗ, triệt đường tiếp tế trên bộ và trên không của địch. Trói địch lại để ta tập trung binh, hoả lực lần lượt tiến công từng bộ phận nhằm tiêu hao tiêu diệt nhỏ, đánh bại ý chí chiến đấu của địch, tiến tới tiêu diệt gọn hoàn toàn một tập đoàn cứ điểm khi chúng vẫn còn đông quân.

Thắng lợi của Điện Biên Phủ là thắng lợi của chiến tranh nhân dân trên toàn quốc với các trận đánh vang dội, tiến công vào sân bay Gia Lâm, sân bay Cát Bi, đường 5, đường sắt Hải Phòng - Hà Nội và ở khắp các chiến trường, phân tán địch trên toàn Đông Dương. Ở Điện Biên Phủ ta tiêu diệt và bắt sống hơn 1,6 vạn quân, còn toàn Đông Dương tiêu diệt và tiêu hao hơn 10 vạn quân.

Trận đánh Điện Biên Phủ ta đã tiêu diệt và bắt sống 17 tiểu đoàn1 trong tổng số 84 tiểu đoàn cơ động của địch. Nó là một trận đánh tiêu diệt chiến lược, là đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược giải phóng được một nửa đất nước.

Trận Điện Biên Phủ xứng đáng là một trận đánh tiêu biểu, nổi tiếng lịch sử quân sự thế giới của một quân đội nhỏ chiến thắng một quân đội lớn, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam, đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, đánh bại sức mạnh sắt thép và đôla của can thiệp Mỹ.

Như một Xương Giang - Bạch Đằng - Chi Lăng - Đống Đa, Điện Biên Phủ đã ghi thêm một trang sử vàng hào hùng và oanh liệt của dân tộc ta.

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện tinh thần quật cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ là một đòn tiêu diệt chiến lược đánh vào đạo quân viễn chinh Pháp, nó còn là một đòn khai tử chủ nghĩa thực dân, mà bản án đã được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh xác lập, khi Người viết Bản án chế độ thực dân Pháp, tác phẩm in lần đầu tại Pari năm 1925.

Thắng lợi đó đã đem lại niềm tin mãnh liệt, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhất là ở lục địa châu Phi, đã tạo nên phản ứng dây chuyền không những dẫn đến độc lập ở các thuộc địa Pháp mà còn cho các dân tộc đang bị áp bức khác.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã qua đi nửa thế kỷ, nhưng bài học lịch sử của nó thì vẫn còn nguyên giá trị cho mọi thế hệ mai sau noi theo.

Đó là tinh thần bất khuất quật cường của một dân tộc quyết chống giặc ngoại xâm, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Lịch sử thế giới và lịch sử nước ta tỏ cho ta biết rằng: Hễ một dân tộc đã đứng lên kiên quyết tranh đấu cho Tổ quốc họ thì không ai, không lực lượng gì chiến thắng được họ..."2.

Đó là bài học về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân do Đảng lãnh đạo, có truyền thống đánh giặc giữ nước nên đã phát huy được sức mạnh về ý chí của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Cuộc đấu tranh của ta nêu cao được ngọn cờ chính nghĩa, giải phóng dân tộc nên ta đã được loài người tiến bộ ủng hộ, được các nước bạn giúp đỡ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước bạn, trong đó có sự đóng góp trực tiếp của đoàn chuyên gia cố vấn Trung Quốc, từ đồng chí Mai Gia Sinh - Phó đoàn sang Việt Nam trước, đi cùng với đồng chí Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng để chuẩn bị chiến dịch, đến đồng chí Vi Quốc Thanh - Trưởng đoàn làm việc bên cạnh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và các đồng chí chuyên gia ở các đại đoàn. Trong suốt chiến dịch, trước cũng như sau khi ta thay đổi phương châm tác chiến, các bạn Trung Quốc đã giúp đỡ ta một cách nhiệt tình, tích cực luôn coi cuộc chiến đấu của ta cũng như của bạn. Sự giúp đỡ anh em đồng chí giữa hai đảng, hai dân tộc trong công cuộc giải phóng dân tộc của hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã có từ lâu.

Nước bạn đã giúp đỡ ta đào tạo, huấn luyện cán bộ, trao đổi những kinh nghiệm chiến đấu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Ở Chiến dịch Điện Biên Phủ, bạn đã giúp ta 24 khẩu pháo và 3.600 viên đạn pháo 105 ly, chiếm 18% tổng số đạn; giúp ta 1.700 tấn lương thực, chiếm 10,8% tổng số lương thực phải dùng. Và gần cuối chiến dịch, bạn còn bổ sung trang bị cho ta một tiểu đoàn pháo ĐKZ 75 ly và một tiểu đoàn hoả tiễn Kachiusa 12 dàn 6 nòng đã làm tăng thêm nỗi kinh hoàng của địch vốn đã kiệt sức và tuyệt vọng. Đó là sự giúp đỡ anh em giữa hai nước trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Bằng cách đánh của Việt Nam, ta đã sử dụng vũ khí thông thường có một chút hiện đại của các nước bạn và một số thu được của Pháp. Nhờ có sự sáng tạo và lòng dũng cảm dám đánh, quyết đánh ta đã tìm ra cách đánh để đánh thắng vũ khí hiện đại của Pháp và Mỹ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu.

Ngày nay, để bảo vệ Tổ quốc, muốn đánh bại được cuộc chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao có máy bay và tên lửa hành trình kết hợp với lục quân cơ giới thì ta vẫn phải là chiến tranh nhân dân ba thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy bằng các lực lượng phòng không và chống tăng. Chiến đấu đánh trả cuộc tiến công bằng hoả lực đường không cũng quan trọng như đánh địch ở trên bộ. Chiến tranh nhân dân là cốt lõi của học thuyết quân sự Việt Nam, là trường phái sử dụng nghệ thuật "dĩ đoản, chế trường", "thế thắng lực", "lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn". Ta có kém địch về vũ khí thì phải vận dụng phương châm lấy hiện đại thông thường có một ít tinh xảo để đánh lại hiện đại tinh xảo. Kết hợp với tinh thần ý chí chiến đấu và tài thao lược với trí tuệ Việt Nam.

Kẻ địch mạnh là nhờ có hoả lực, ở Điện Biên Phủ hoả lực của địch là pháo binh, xe tăng, máy bay, còn ngày nay sẽ là hoả lực đường không bằng máy bay và tên lửa hành trình và hoả lực trên bộ là xe tăng. Trị được những thứ đó thì kẻ địch nhất định sẽ bị đánh bại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là một bài học lịch sử chứng minh cho sức mạnh chính trị, tinh thần và sức mạnh của trí tuệ Việt Nam.
_____________________________________________________
1. Tổng số quân địch bị diệt và bắt sống ở Điện Biên Phủ là 21 tiểu đoàn.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 7.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 11:49:52 am

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ:
BIỂU TƯỢNG SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC
KẾT HỢP VỚI SỨC MẠNH CỦA THỜI ĐẠI
1

PGS. BÙI ĐÌNH THANH
Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Bốn mươi năm đã qua từ khi trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành được "chiến thắng vang dội địa cầu" và kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Một vùng núi heo hút, xa xôi trên miền Tây Bắc đất nước Việt Nam bỗng trở thành một địa danh lịch sử được cả thế giới chú ý và ca ngợi.

Điện Biên Phủ, cái tên đã thành huyền thoại và khi cùng gắn với hai cái tên Việt Nam và Hồ Chí Minh, đã trở nên biểu tượng của một dân tộc anh hùng.

Chưa ai làm một bản thống kê có bao nhiêu cuốn sách, bao nhiêu bài viết về Điện Biên Phủ trong bốn chục năm qua. Cho đến gần đây, vẫn còn những cuốn sách nghiên cứu về Điện Biên Phủ ra đời.

Đó là cuốn sách của một vị tướng viết về một vị tướng với nhan đề Giáp, một sự đánh giá - Tác giả cuốn sách là vị tướng người Anh, Pitơ Mắc Đônan (Peter Mac Donald). Cuốn sách được xuất bản năm 1992, trong đó tất nhiên là dành một phần quan trọng để phân tích chiến thắng Điện Biên Phủ. Và cuốn sách Những sự giống nhau trong chiến tranh: Triều Tiên, Munich, Điện Biên Phủ và những quyết định về Việt Nam năm 1965 của nhà nghiên cứu sử học Triều Tiên Yuen Foong Kong xuất bản năm 1992.

Vì sao chiến thắng Điện Biên Phủ được đánh giá cao như thế?

Không có gì là cường điệu khi nói rằng vì chiến thắng đó tiếp nối sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, - một bước ngoặt không những của lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn của các dân tộc bị áp bức đang vùng dậy trong cuộc đấu tranh giải phóng.

Chúng ta hãy ôn lại một phần lịch sử với tính biện chứng sâu sắc của nó.

Trải qua nhiều thế kỷ, trong quá trình xâm lược các nước nhỏ yếu trên thế giới nhằm xây dựng một hệ thống thuộc địa lớn vào hàng thứ hai trên thế giới sau hệ thống thuộc địa của đế quốc Anh, đế quốc Pháp rất tự hào về những "chiến công" đã giúp chúng đặt ách thống trị trên cổ nhiều dân tộc châu Á, châu Phi và Mỹ latinh.

Trong Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la Colonisation française) xuất bản ở Pháp năm 1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ: "Đối với nhà văn thanh cao nào muốn viết lịch sử huy hoàng của công cuộc khai hoá thuộc địa, thì cuộc chiến tranh gọi là vì công lý và chính nghĩa sẽ là nguồn tài liệu vô tận. Với một cử chỉ say sưa và hùng biện, ông Anbe Xarô nói: "Chính công cuộc chinh phục thuộc địa đã đào tạo nên phần lớn những vị tướng lĩnh vĩ đại đã đưa chúng ta đến chiến thắng và đã từng được dư luận nước Pháp ca tụng chiến công và thanh danh khi họ đưa ngọn cờ của chúng ta đi khắp đất Á, trời Phi""2.

Quả thật như vậy. Trong một quyển sách có tính chất tổng kết quá trình xâm lược đó, cuốn Đế quốc thuộc địa Pháp xuất bản năm 1931, Thống chế Liôtây (Lyautey), một trong những người được xem như có công lớn đối với việc phát triển và củng cố hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp đã viết những dòng mở đầu với lời lẽ huênh hoang: "Lịch sử đế quốc thuộc địa của chúng ta từ 1870 cho đến ngày nay, đó là một trong những chương hùng hồn nhất của bản anh hùng ca của chúng ta"3.

Hơn hai mươi năm sau, nếu cuốn sách đó được tái bản, có lẽ phải thêm vào "những chương hùng hồn nhất của bản anh hùng ca" đó một chương thảm sầu, ai oán nhất: đó là chương thất bại của đế quốc Pháp ở Điện Biên Phủ. Công việc đó đã được thực hiện bởi Lanien, viên Thủ tướng Chính phủ thứ 19 của nước Pháp từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và đã bị đổ nhào sau trận đại bại ở Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Lanien đã viết: "Trong lịch sử của mỗi dân tộc đều có những sự kiện có tính chất quyết định. Những tên gắn liền với chúng, cả những ngày tháng cũng thế, chứa đựng một ý nghĩa vượt qua bản thân các sự kiện đó. Sáng sủa hay đen tối, trước mắt mọi người, những sự kiện đó đều tượng trưng cho số phận tốt hay xấu của nước nhà.

Điện Biên Phủ là một trong những tên như thế. Ngày 7-5-1954, sau 55 ngày cầm cự khiến cho thế giới phải khâm phục, cứ điểm cố thủ đã bị hạ.

Hai tháng rưỡi sau, Hiệp định Giơnevơ được ký kết: đó là một thất bại ngoại giao thêm vào thất bại quân sự... Điện Biên Phủ, Giơnevơ. Giữa hai tên đó, giữa hai nhật ký đó, là một trong những bước ngoặt bi thảm nhất của đời sống dân tộc chúng ta"4. Nếu như Điện Biên Phủ đánh dấu một bước ngoặt bi thảm trong lịch sử đế quốc Pháp thì nó lại là niềm tự hào chính đáng của nhân dân Việt Nam, đã ghi thêm một trang oanh liệt vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc.

Nhớ lại ngày 1-9-1858, những phát đạn đại bác đầu tiên từ các chiến thuyền của Rigôn đơ Giơnuli (Rigault de Genouilly) bắn vào Đà Nẵng đã mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam của đế quốc Pháp. Sức mạnh của chủ nghĩa tư bản phương Tây lúc đó đang ở vào thời kỳ phát triển, còn chế độ phong kiến Việt Nam đã đi đến bước tàn tạ, suy vong, không theo kịp sự phát triển của thời đại mới, không còn đủ năng lực tổ chức, động viên, lãnh đạo toàn dân chiến đấu có hiệu quả chống sự xâm lược của nước ngoài nên tiếng súng xâm lược ở Đà Nẵng cũng báo hiệu sự sụp đổ của chế độ phong kiến và sự thiết lập một chế độ thuộc địa tàn bạo trên đất nước Việt Nam.

Chín mươi sáu năm sau, ngày 7-5-1954, lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng được cắm lên nóc hầm của tướng Đờ Cátxtơri, đặt quân địch vào một tình thế phải chấp nhận đầu hàng như báo Pháp (Nước Pháp - Người quan sát) ngày 13-5-1954 viết: "Trước hết, bản kết toán về cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ đã rõ ràng. Đó là một chiến thắng quyết định và hoàn toàn đối với tướng Võ Nguyên Giáp, một sự thất bại hoàn toàn đối với Nava, Biđôn, Plêven, Lanien,... Nếu người ta nói đến sự "thất thủ" của Điện Biên Phủ thì phải gọi nó bằng đúng tên của nó "đó là một sự đầu hàng".
_____________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 55.
3. Pierre Lyautey: L' empire colonial français (Đế quốc thuộc địa Pháp) Editions de France, Paris, 1931, p.3.
4. J.Laniel: Le drame Indochinois (Tấn thảm kịch Đông Dương), Nxb. Plon, Paris, 1957, p.1.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 11:52:31 am

Bộ Tham mưu của tướng Đờ Cátxtơri không chiến đấu đến người cuối cùng: họ không thể chiến đấu được nữa vì binh sĩ của họ đã bị kiệt sức. Bản danh sách tù binh khá hùng biện về mặt đó. Nó chứng minh là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến đấu, là một sự đầu hàng không hơn, không kém của một đội quân thất vọng và suy nhược. Tình hình đó hoàn toàn khác với cuộc chiến đấu ở Đà Nẵng, Gia Định những năm 1858 - 1859.

Trong những trận chiến đấu không cân sức, chống đội quân xâm lược, tuy thất bại, quân dân Đà Nẵng, Gia Định vẫn thể hiện tinh thần bất khuất như bài Văn tế các tướng sĩ đánh Pháp tử trận ca ngợi: "Nghe tiếng súng non Trà (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng) nổ dữ, những muốn săn cho hết giống lợn không tha; trông khói tàu Cần Hải (cửa biển Cần Giờ, Sài Gòn) bốc cao, những muốn chém cho hết loài cá kình mới hả. Thẳng tiến để xông pha giết giặc, cái chết coi dễ như chơi. Rút lui thì để vạ về sau, với giặc quyết không chung sống".

Như vậy, sau 96 năm đã có sự đổi thay trong các vai trò lịch sử. Từ địa vị bị áp bức và thống trị, nhân dân Việt Nam đã vươn lên, trở thành những người chiến thắng, còn đế quốc Pháp đã phải chuốc lấy một sự thất bại to lớn và nhục nhã chưa từng thấy trong lịch sử các cuộc chiến tranh xâm lược do chúng gây nên.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã minh hoạ hết sức nổi bật một trong những đặc điểm của thế kỷ XX là quá trình sụp đổ dồn dập của hệ thống thuộc địa dưới những đòn đả kích mãnh liệt của phong trào giải phóng dân tộc.

Cao trào cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã diễn ra trong những điều kiện lịch sử hoàn toàn khác trước. Lúc này, không phải là thời kỳ mà chủ nghĩa đế quốc còn được mặc sức tung hoành và "dưới pháp lý của sự bá chủ toàn thế giới hầu như buộc đám đông vô vàn các dân tộc không phải màu da trắng bất lực và nhẫn nhục phải chịu khuất phục một cách vĩnh viễn"1.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, những lực lượng phản động trong nước câu kết với quân thù đế quốc bên ngoài mưu toan thủ tiêu Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở vùng Đông Nam Á đang còn trong thời kỳ trứng nước, nhằm khôi phục chế độ thống trị của chúng.

Vấn đề đặt ra trước mắt nhân dân Việt Nam lúc đó là: tiếp tục làm cách mạng đến cùng, kiên quyết đấu tranh triệt để chống chủ nghĩa đế quốc hay nửa chừng dừng bước? Nói một cách khác, trước sức ép của chủ nghĩa đế quốc, lực lượng cách mạng Việt Nam phải áp dụng chiến lược tiến công hay chiến lược thế thủ?

Không chút do dự, Đảng ta đã vận dụng chiến lược tiến công các thế lực phản động trong nước và ngoài nước một cách rất linh hoạt và sáng tạo.

Đảng ta đã nắm vững bản chất của chủ nghĩa đế quốc không bao giờ thay đổi và vạch rõ rằng, bọn đế quốc chỉ chịu lùi bước khi nào chúng bị tiến công liên tục và thất bại dồn dập. Chúng chỉ chịu từ bỏ ý định độc ác xâm lược và nô dịch nhân dân ta khi bị giáng những đòn chí mạng.

Kinh nghiệm lịch sử cách mạng Việt Nam và của Đảng ta đã chỉ rõ là không được có ảo tưởng mong chờ "thiện ý" của bè lũ đế quốc, hy vọng chúng "biết điều" ban cho nhân dân ta tự do và độc lập. Thực tế của cuộc kháng chiến Việt Nam đã chỉ ra hết sức rõ ràng chính do thực hiện chiến lược không ngừng tiến công toàn diện vào đế quốc Pháp mà nhân dân Việt Nam đã bảo vệ được thành quả của Cách mạng Tháng Tám, giải phóng được một nửa đất nước và bồi dưỡng được lực lượng của bản thân để tiếp tục đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên. Không có chiến lược tiến công đó thì cũng không có được chiến thắng Điện Biên Phủ, và vì có Điện Biên Phủ nên quân thù mới phải chịu ngồi đàm phán với ta ở Giơnevơ và buộc phải rút lui khỏi một nửa đất nước Việt Nam.

Do đó, có thể nói rằng Điện Biên Phủ là kết quả hợp với quy luật phát triển lịch sử của một dân tộc không sợ hy sinh, dũng cảm chiến đấu để giành lấy những quyền cơ bản của con người là độc lập, tự do, hạnh phúc.

Một điều quan trọng khác là ý nghĩa bài học của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đối với việc vận dụng đường lối đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ ta đã từng ngồi đàm phán với Pháp ở Hà Nội, ở Đà Lạt, ở Phôngtennơblô. Đảng và Chính phủ ta cũng đã nhiều lần tỏ rõ ý chí của nhân dân Việt Nam mong muốn giải quyết vấn đề Việt - Pháp một cách hoà bình nhưng đều không có kết quả, đế quốc Pháp vẫn không ngừng lấn tới. Trước sự lấn tới đó của quân thù, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã trả lời lại bằng cách cầm lấy vũ khí tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài, gian khổ để hoàn thành sự nghiệp cách mạng.

Đảng ta đã đề ra đường lối đấu tranh vũ trang đúng đắn và nhân dân ta đã hành động theo đường lối đó.

Khởi đầu cuộc chiến đấu, sự so sánh lực lượng giữa ta và địch rõ ràng là chưa có lợi cho ta. Tướng lĩnh của đội quân xâm lược Pháp đã từng khoác lác là sẽ tiêu diệt các lực lượng vũ trang của nhân dân Việt Nam trong vòng một tháng.

Nhưng, mặc cho bọn tướng lĩnh của xâm lược Pháp huênh hoang, mặc cho những kẻ hoài nghi khiếp sợ trước vũ khí của đế quốc, quân đội và nhân dân ta tràn đầy tinh thần chiến đấu cách mạng, vẫn vững bước tiến lên theo đường lối đấu tranh vũ trang của Đảng.

Chính đường lối đấu tranh vũ trang đúng đắn, thành phần chủ yếu trong đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tinh thần chiến đấu cách mạng của nhân dân là nhân tố quyết định đã tạo ra Điện Biên Phủ.

Sự nghiệp của những người anh hùng đã lập nên ở Điện Biên Phủ nói lên một sự thật: mặc dù có vũ khí hiện đại, chủ nghĩa đế quốc vẫn có thể bị đánh bại. Sự tập trung những lực lượng tinh nhuệ của đội quân xâm lược Pháp được trang bị những vũ khí tối tân nhất, sự tăng cường viện trợ đến mức cao nhất của bọn can thiệp Mỹ cuối cùng vẫn không cứu vãn được sự sụp đổ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung đã chứng minh lời tiên đoán của Lênin: "Mặc dù họ còn yếu, mặc dù bọn người châu Âu đi áp bức có vẻ bất khả chiến thắng khi chúng đem dùng vào cuộc đấu tranh mọi cái kỳ diệu về kỹ thuật và nghệ thuật quân sự, nhưng cuộc chiến tranh cách mạng do các dân tộc bị áp bức đang tiến hành, nếu thật sự thức tỉnh được hàng triệu người lao động và bị bóc lột, thì cuộc chiến tranh đó sẽ đưa lại nhiều khả năng, nhiều cái kỳ lạ đến mức là sự giải phóng các dân tộc phương Đông ngày nay hoàn toàn có thể thực hiện được trong thực tiễn"2.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam đã góp một phần cống hiến quan trọng vào sự nghiệp chung của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đã đánh lùi một bước và đánh đổ một bộ phận của chủ nghĩa đế quốc xâm lược, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức phát triển lên một giai đoạn mới cao hơn.

Chỉ không đầy sáu tháng sau khi bị thất bại ở Việt Nam, đế quốc Pháp đã phải đương đầu với sự vùng dậy không có gì kìm hãm nổi của nhân dân Angiêri. Ngày 1-11-1954, ngọn lửa chiến thắng Điện Biên Phủ đã vượt qua các đại lục và đại dương đến núi rừng Ôrét (Aurès) nhóm lên cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Angiêri.

Cùng chung cảnh ngộ bị thực dân Pháp thống trị trong 124 năm, nhân dân Angiêri đánh giá cao ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.

"Với chiến thắng Điện Biên Phủ, những người anh em Việt Nam đã trả thù cho những liệt sĩ của chúng tôi. Thất bại của thực dân Pháp cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Angiêri. Người Angiêri bước lên con đường mà những người anh em Việt Nam đã vạch ra. Lửa cách mạng bùng cháy rất nhanh khắp Angiêri. Chiến thắng của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ bảo đảm chắc chắn cho sự chiến thắng thực dân Pháp của nhân dân Angiêri.

Không thể nào đánh giá được đầy đủ những ảnh hưởng của Điện Biên Phủ. Thật vậy, Điện Biên Phủ đã giúp cho các dân tộc thuộc địa hãnh diện ngẩng cao đầu. Điện Biên Phủ là một trong những nền tảng vững chắc của Hội nghị Băngđung" (trích bài phát biểu của Bí thư quốc vụ, Thiếu tá Tư lệnh Ôma Uxêđích (Omar Oussedich), Trưởng phái đoàn quân sự nước Cộng hoà Angiêri sang thăm Việt Nam).

Ngọn lửa Điện Biên Phủ còn vượt cả Thái Bình Dương đến tận cửa ngõ đế quốc Mỹ, và từ núi rừng Xiêra Maextơra (Sierra Maestra) của đất nước Cuba anh hùng đã xuất hiện một cuộc đấu tranh võ trang thắng lợi làm đảo lộn tình hình ở vùng biển Caribê và đưa Mỹ latinh từ trước vẫn được xem như hậu phương an toàn của đế quốc Mỹ vào một tình thế sục sôi cách mạng.

Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Hécto Rôđơrighết Lompác trong chuyến thăm Việt Nam năm 1961 đánh giá: "Lịch sử của nhân dân Việt Nam, trải qua hơn 1.000 năm đấu tranh quyết liệt chống sự bất công của những chế độ xã hội khác nhau, chống ách thống trị nước ngoài đã rèn luyện nên tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam, nêu gương cho nhân dân các nước đấu tranh giành tự do và giành quyền tự do quyết định vận mệnh của mình.
Tiêu biểu cho tinh thần đó là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.
Trong lúc mặt trận Điện Biên Phủ diễn biến một cách ác liệt trên đất nước các bạn thì nhà lãnh đạo cách mạng của nước Cuba chúng tôi cùng với vài trăm người yêu nước đã đoàn kết được xung quanh mình toàn thể nhân dân Cuba để chiến đấu chống lại những lực lượng hiếu chiến phản động đang bị các bạn đánh bại".
___________________________________________________
1. A.Xarô: Vinh và nhục thuộc địa, Nxb. Xagite, Pari, 1931, tr.59.
2. V.I.Lênin: Tuyển tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tr.592.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 11:56:14 am

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ rõ ràng là một cống hiến to lớn vào phong trào giải phóng dân tộc, góp phần vào việc Liên hợp quốc ra Nghị quyết về phi thực dân hoá trên toàn thế giới năm 1960.

Thắng lợi đó cũng làm cho đế quốc Mỹ lo sợ qua nhận định của Tổng thống Kennơđi: "Qua nghiên cứu, chúng ta thấy rằng cách mạng giải phóng dân tộc là một sự kiện cơ bản của thời đại chúng ta. Sức mạnh to lớn nhất trên thế giới, đó là lòng khao khát vươn lên độc lập dân tộc. Ngày nay cuộc chiến đấu không phải diễn ra ở châu Âu, mà là ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh"1.

Trong phong trào đó, như tài liệu mật Lầu Năm Góc đã vạch rõ: "Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới mà chính quyền Kennơđi phải đương đầu với một cố gắng phát triển rất tốt của cộng sản nhằm đánh đổ một chính phủ thân phương Tây. Đây là một thách thức không thể bỏ qua". Kennơđi còn nói rằng: "Aixenhao đã phải chịu những hậu quả chính trị của Điện Biên Phủ và sự tống cổ những người phương Tây khỏi Việt Nam năm 1954. Ngày nay, tôi không thể cho phép (?) có một thất bại như năm 1954 nữa"2.

Với những quan điểm nói trên, Kennơđi và tiếp theo là Giônxơn, Níchxơn, Pho, lao vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đã sử dụng tất cả binh khí, kỹ thuật quân sự hiện đại nhất, trừ vũ khí nguyên tử, đã xuất tất cả các tướng lĩnh tài giỏi nhất, các nhà chính khách, ngoại giao cừ khôi nhất, đã huy động vào cuộc chiến tranh ba triệu lượt lính Mỹ, năm triệu công nhân Mỹ làm việc trong 22.000 xí nghiệp phục vụ chiến tranh, 260 trường đại học và viện nghiên cứu cộng tác với những chương trình phục vụ chiến tranh, tổn phí chiến tranh lên đến gần 900 tỷ đôla theo sự tính toán của giáo sư kinh tế Mỹ Rôbớt Oaren Stiven (Robert Warren Stevens) trong tác phẩm Hy vọng hão huyền, thực tế phủ phàng. Những hậu quả kinhh tế của chiến tranh Việt Nam.

Nhưng sức mạnh kinh tế - quân sự - kỹ thuật đó đã không giúp Mỹ thực hiện được những mục tiêu mong muốn. Trái lại, càng làm cho Mỹ ngày càng "lún sâu trong vũng lầy" như đầu đề cuốn sách của Đavít Hanbenxtam đã được tặng giải thưởng Pulítgiơ năm 1964, và cuối cùng không tránh khỏi thất bại.

Ngay từ đầu năm 1964, khi Mỹ còn đang tiến hành "chiến tranh đặc biệt", một nhà báo Mỹ, Giêm Arônxơn đã viết trên tờ Người bảo vệ dân tộc: "Ngày nay, Oasinhtơn đang ở ngưỡng cửa của một Điện Biên Phủ mới".

Cuối năm 1967, rơi vào cái bẫy Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh, cho rằng đó là hướng tiến công chính của ta, Giônxơn và các tướng lĩnh Mỹ quyết tâm bảo vệ Khe Sanh bằng mọi giá, vì cái bóng ảm đạm của Điện Biên Phủ đối với quân đội Pháp luôn luôn ám ảnh tâm trí họ. Cuối cùng, dù có tránh được một Điện Biên Phủ ở Khe Sanh, Mỹ bị thất bại nặng nề trước đòn Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) và đã phải chịu thua một trận "Điện Biên Phủ trên không" - sau khi bị quân và dân ta đập tan cuộc tập kích không quân chiến lược, hạ bệ uy lực thần tượng của B52 qua 12 ngày đêm chiến đấu tháng 12-1972.

Đánh giá chiến thắng đó, nhà nghiên cứu Nây Shihan (Neil Sheehan) trong lời tựa viết cho công trình của nhóm nghiên cứu về chiến tranh không quân tại Trường đại học Coócnen nhận định "Thắng lợi của người Việt Nam là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc".

Đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ đã rút được những bài học gì qua thất bại của chúng?

Với bản chất của chủ nghĩa đế quốc, giữa Pháp và Mỹ đã có những nét tương đồng trong việc tìm nguyên nhân thất bại và những bài học từ thất bại đó. Sau khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ và cho đến tận nay, các nhà quân sự, chính trị của các nước đế quốc vẫn không ngừng đi tìm nguyên nhân thất bại của nó. Tướng Cônhi, chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Bộ đổ lỗi cho tướng Nava. Về phần tướng Nava, sau cuốn Đông Dương hấp hối xuất bản năm 1956, đến năm 1979 hai mươi lăm năm sau khi Điện Biên Phủ đi vào lịch sử, Nhà xuất bản Plông, Pari lại cho ra mắt người đọc cuốn hồi ký của Nava với đầu đề Thời điểm của những sự thật. Trong hồi ký đó, Nava lược lại tất cả các công trình đã nghiên cứu về Điện Biên Phủ, chủ yếu thanh minh rằng sự chỉ đạo của Chính phủ Lanien đã không tạo điều kiện cho ông ta thực hiện các chủ trương chiến lược đó.

Còn Lanien, trong cuốn Tấn thảm kịch Đông Dương (Nxb. Plông, Pari, 1957) thì lại đổ tội cho Nava là chỉ huy tồi.

Về phần Mỹ, tiêu biểu cho sự đánh giá thất bại của Mỹ ở Việt Nam là luận điểm của nguyên Tổng thống R. Níchxơn.

Trong tác phẩm Hòa bình thật sự - Không có những Việt Nam khác nữa, xuất bản lần đầu năm 1983, tái bản năm 1990, Níchxơn đã phủ nhận và xuyên tạc trắng trợn sự thật lịch sử. Ông ta cố chứng minh rằng sự can thiệp trực tiếp và mở rộng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cần thiết và đúng đắn. Sở dĩ Mỹ không đạt được những mục tiêu của mình chính là vì Quốc hội Mỹ đã không cho phép sử dụng đến mức tối đa lực lượng quân sự. Thậm chí, trong lời tựa lần tái bản cuốn sách năm 1990, Níchxơn nói rằng mình đã sai lầm, đặt tên cuổn sách như trên có thể gây hiểu lầm. Không được hiểu "Không có những Việt Nam khác nữa nghĩa là thôi không có những cuộc thử nghiệm khác nữa: mà phải hiểu rằng đó là chúng ta sẽ không thất bại nữa" và nếu phải đặt tên lại cho cuốn sách, tôi sẽ đặt là Sự nghiệp cao cả?

Những nhận xét, đánh giá kiểu trên đây không có gì làm chúng ta ngạc nhiên, vì bản chất chủ nghĩa đế quốc, dù là thực dân cũ hay thực dân mới, dù là Pháp hay Mỹ, không bao giờ thay đổi.

Về phía ta, nguyên nhân thắng lợi của Điện Biên Phủ đã được nghiên cứu khá sâu sắc. Trong dịp ký niệm lần thứ 10 Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2-9-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

"Lòng yêu nước nồng nàn, sự thống nhất về tinh thần và chính trị của nhân dân và quân đội xung quanh Đảng và Chính phủ đã giúp chúng tôi vượt qua những thử thách khó khăn không tưởng tượng được và tạo những điều kiện về chính trị, kinh tế và quân sự để chiến thắng.

Lòng tin tưởng không gì lay chuyển nổi vào thắng lợi của sự nghiệp chính nghĩa của mình đã cổ vũ nhân dân chúng tôi và đã kích thích tinh thần dũng cảm của họ. Những đức tính về đạo đức và tinh thần chiến đấu mà các binh sĩ, các chiến sĩ du kích và các cán bộ của chúng tôi đã học tập được trong lịch sử đặc biệt phong phú của phong trào giải phóng dân tộc, đã giúp quân đội trẻ tuổi của chúng tôi lập được những chiến công lịch sử, tô lên ngọn cờ của mình một niềm vinh quang bất diệt.

Gương sáng của các chiến sĩ và các dân tộc Liên Xô và Trung Quốc đã không ngừng cổ vũ nhân dân, binh sĩ của chúng tôi và góp phần rèn luyện những anh hùng của chúng tôi.

Nhân dân Pháp và tất cả các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới đã có sự ủng hộ rất quý báu đối với chúng tôi. Họ đứng về phía chúng tôi trong những lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến và chia sẻ nỗi vui mừng với chúng tôi khi hoà bình được lập lại.

Nước cộng hoà dân chủ đã giành được một thắng lợi tất nhiên vì đó là thắng lợi của những người bị áp bức đối với kẻ áp bức, thắng lợi của tự do đối với nô lệ"3.

Dân tộc Việt Nam đã đi đúng trào lưu tiến bộ của thời đại, góp phần khai phá thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, một sức mạnh lớn của thời đại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, đó là biểu tượng sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại.

Chân lý đó đã được nhiều nhà nghiên cứu có thái độ khách quan, khoa học trên thế giới thừa nhận, tiêu biểu là sự đánh giá của Đavít Hanbextam trong công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh:

"Với chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chiến thắng người Pháp và cuộc cách mạng của Người đã thành công. Khi nhảy vào Đông Dương, những giấc mộng của người Mỹ khác với người Pháp, nhưng họ vẫn giẫm theo những bước chân của người Pháp.

Còn đối với Cụ Hồ Chí Minh, ít có sự nghi ngờ rằng cuộc chiến tranh thứ hai cũng sẽ giành được thắng lợi - Cuộc đời của Người là một thắng lợi kỳ diệu và là một sự chứng minh cho chính nghĩa. Người là người yêu nước lớn nhất của dân tộc mình trong thế kỷ này. Nhưng ảnh hưởng của Người còn lớn hơn thế.

Ở châu Âu, chiến thắng của Người đã dạy cho nước Pháp rằng thời đại thực dân Pháp đã kết thúc.

Và ở nước Mỹ, ảnh hưởng đó còn lớn hơn thế,...

Trong cuộc đời của mình, Cụ Hồ Chí Minh chẳng những đã giải phóng đất nước mình và làm thay đổi cả chế độ thuộc địa ở châu Phi và châu Á, mà còn thực hiện một điều đáng quan tâm hơn: Người đã tác động đến cả văn hoá, tâm hồn kẻ thù của mình"4.

Bốn mươi năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta đang ở trong một thời kỳ mới của lịch sử: Đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới.

Trước mắt nhân dân ta xuất hiện những thời cơ mới và thách thức mới. Để nắm bắt được những thời cơ đó và đủ sức vượt qua những thử thách đó, tinh thần và truyền thống của Điện Biên Phủ vẫn mang ý nghĩa rất hiện thực.

Hơn bao giờ hết, sức mạnh của dân tộc phải được phát huy đến mức cao nhất. Với đường lối "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước", Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng sự mở rộng hợp tác quốc tế, coi trọng yếu tố sức mạnh của thời đại vì sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội. Với tinh thần đó, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang đưa hết tâm trí, tài năng hướng vào mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người hạnh phúc.

Chắc chắn là nhiệm vụ lịch sử cao cả đó sẽ được hoàn thành thắng lợi.
___________________________________________________
1, 2. A.Schlesinger Jr.: Les mille jours de Kennedy à la Maison Blanche (Một nghìn ngày của Kennơđi ở nhà Trắng), Nxb. De Noel, Paris, 1966, p. 384, 311.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 55-56.
4. Đavít Hanbextam: Hồ (xuất bản lần thứ hai), Nxb. Anphơrết Knốp, Niu Oóc, 1987, tr. 118.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 12:04:55 pm

CHIẾN CÔNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - THẮNG LỢI CỦA SỨC MẠNH DÂN TỘC VÀ TRÍ TUỆ VIỆT NAM1

PGS. LÊ MẬU HÃN
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

Trải qua hơn ba ngàn ngày kháng chiến đầy gian khổ và hy sinh, đất nước bị tàn phá nặng nề, hàng chục vạn người phải hy sinh, nhưng với ý chí "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên triệu người như một, chấp nhận cuộc chiến đấu không cân sức, từ những ngày đầu của cuộc tổng giao chiến lịch sử, giành thắng lợi từng bước, từ nhỏ đến lớn, tiến lên đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, buộc Chính phủ Pháp phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình trên cơ sở cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam (cả của Lào và Campuchia) là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Việt Nam là một quốc gia dân tộc được hình thành và phát triển rất sớm từ lịch sử dựng nước và giữ nước. Tinh thần cố kết cộng đồng, ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, yêu nước, kiên cường, bất khuất, v.v. đã trở thành đạo lý sống và trường tồn của dân tộc Việt Nam. Ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất đó đã biến thành sức mạnh vật chất để chiến đấu và chiến thắng quân thù được khẳng định như một chân lý lịch sử của dân tộc Việt Nam:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
2.

Ngày 2-9-1945, sau khi giành lại độc lập từ tay phátxít Nhật bằng một cuộc Tổng khởi nghĩa dân tộc để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trịnh trọng tuyên bố với toàn thể đồng bào Việt Nam và thế giới một chân lý về quyền cơ bản của các dân tộc là: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"3. Và "nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"4.

Ngày 2-3-1946, Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà long trọng tuyên bố:

"Chủ quyền của nước Việt Nam độc lập thuộc về toàn thể dân Việt Nam".

"Vận mệnh quốc gia Việt Nam ở trong tay Quốc hội Việt Nam, chính thể của nước Việt Nam là chính thể dân chủ cộng hoà, có nhiệm vụ bảo vệ tự do và mưu đồ hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân dân. Các dân tộc ở trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền hạn và nhiệm vụ ngang nhau…”

"Quốc hội Việt Nam kiên quyết bảo vệ đến cùng nền độc lập và lãnh thổ quốc gia và quyền tự do của nhân dân Việt Nam".

"Quốc hội Việt Nam ra lệnh cho toàn thể quốc dân tận lực chống giữ giang sơn và xây dựng lại Tổ quốc để dân tộc Việt Nam tiến nhanh đến vinh quang, cường thịnh"5.

Ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tinh thần yêu nước, đoàn kết, thống nhất, anh dũng kiên cường chiến đấu vì độc lập tự do là sức mạnh to lớn, kết thành một làn sóng mạnh mẽ, vượt qua mọi nguy hiểm, có khả năng nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước. Từ thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước, lịch sử các cuộc khởi nghĩa dân tộc dưới cờ nghĩa của Trưng Trắc, Trưng Nhị năm 40 đến các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của Ngô Quyền thế kỷ X, Lý Thường Kiệt thế kỷ XI, Trần Hưng Đạo thế kỷ XIII, Lê Lợi thế kỷ XV, Quang Trung thế kỷ XVIII... đã hình thành chủ nghĩa dân tộc, truyền thống chiến đấu kiên cường, tri thức phong phú, sáng tạo về đánh giặc giữ nước. Năm 1924, Hồ Chí Minh với trí tuệ sáng suốt của mình đã tổng kết rằng: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước ... Phát động chủ nghĩa dân tộc ... (là) một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời. Giờ đây, người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ …”6.

Chủ nghĩa dân tộc truyền thống đã phát triển lên tầm cao mới thành chủ nghĩa dân tộc cách mạng dựa trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung cốt lõi là: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc cách mạng Việt Nam từ năm 1945 trở đi dựa trên một chế độ mới, một nhà nước của dân, do dân và vì dân, một nhà nước cách mạng hợp pháp, hợp hiến do Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lập ra. Quốc hội nêu cao quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc, lãnh thổ quốc gia và quyền tự do.

Ngày 19-12-1946, toàn dân đã nhất tề đứng lên bảo vệ độc lập, tự do, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi kháng chiến của Hồ Chí Minh chính là tiếng gọi của non sông đất nước, khơi dậy mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc, và ý chí bảo vệ chế độ cộng hoà dân chủ của mọi người dân Việt Nam, làm cho cả nước sôi sục đứng lên chiến đấu, bằng mọi vũ khí có sẵn trong tay với một ý chí quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, với một thái độ chính trị dứt khoát và kiên định, bằng sức mạnh của cả dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam với một niềm tin vững chắc: Kháng chiến nhất định thắng lợi!

Kiên quyết, chủ động và kịp thời thay đổi phương thức đấu tranh, phát động toàn quốc đứng lên kháng chiến ngày 19-12-1946, trước lúc thực dân phản động Pháp thổi bùng ngọn lửa chiến tranh trên cả nước bằng "kịch bản đảo chính" ở Hà Nội như chúng đã dự định sẽ thực hiện vào ngày 20-12-1946 là một quyết sách chiến lược sáng tạo, là điểm xuất phát thắng lợi của cuộc kháng chiến.
_______________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
2. Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội, 1998, t.I, tr.279.
3, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.555. 557.
5. Tuyên ngôn của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2-3-1946. Tài liệu lưu tại Văn phòng Quốc hội.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 466-467.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 12:08:04 pm

Trải qua những năm kháng chiến đầy gian khổ, trong đó có năm năm đầu chiến đấu trong vòng vây là thời kỳ vô cùng ngặt nghèo, cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta đã có những bước phát triển mới. Dưới ngọn cờ độc lập, tự do của Hồ Chí Minh do Đảng lãnh đạo, sức mạnh của dân tộc, của chế độ mới ngày càng phát triển. Sức mạnh đó trước hết thể hiện ở đường lối kháng chiến và kiến quốc, đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính đồng thời biết tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế. Trong lò lửa kháng chiến, khối đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố và mở rộng bao gồm các đảng phái dân chủ và yêu nước, các giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nhân sĩ, trí thức, được tập hợp trong Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Chế độ dân chủ cộng hoà được phát triển. Một nhà nước của dân, do dân và vì dân với một bộ máy chính quyền trong sạch, bao gồm những cán bộ viên chức tận tụy và trung kiên, bảo đảm yêu cầu quản lý xã hội, thực hiện mọi chính sách kháng chiến và kiến quốc đã khẳng định tính ưu việt và sức mạnh của chế độ cộng hoà dân chủ mới. Chế độ mới, hậu phương kháng chiến từng bước được củng cố và phát triển về mọi mặt - đó là một nhân tố thường xuyên bảo đảm thắng lợi kháng chiến.

Lực lượng vũ trang ba thứ quân được tổ chức phù hợp với yêu cầu của kháng chiến. Cùng với lực lượng du kích và bộ đội địa phương được mở rộng, ngày 28-8-1949, Đại đoàn 308 - Đại đoàn Quân tiên phong đầu tiên đã được thành lập. Tiếp đến Đại đoàn 304 (10-3-1950), Đại đoàn 312 (27-12-1950), Đại đoàn 320 (16-1-1951) lần lượt ra đời. Các liên khu đã xây dựng được từ hai đến ba trung đoàn chủ lực. Ở Nam Bộ mỗi khu có một trung đoàn...

Trong vòng vây vô cùng ngặt nghèo của giặc (1947 - 1950), chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính đã thành hiện thực cuộc sống chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt đã được triển khai. Giữa thế trận của chiến tranh nhân dân trên cả nước với hình thức tác chiến linh hoạt, sáng tạo, kết hợp cách đánh du kích và đánh tập trung, đánh địch khắp nơi, làm chủ trong từng trận đánh, tiến lên làm chủ chiến dịch và chiến lược ngày càng phát triển.

Sau cuộc tổng giao chiến dịch lịch sử được tiến hành đêm 19-12-1946, đến mùa Đông năm 1947, quân và dân ta đã thực hiện cuộc phản công lớn đầu tiên ở Việt Bắc (tháng 10 - 12-1947). Cuộc phản công thắng lợi ở Việt Bắc và chiến tranh nhân dân đang triển khai trong cả nước đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của quân đội Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Việt Bắc đã chứng tỏ Việt Nam là một nước nhỏ, không có căn cứ địa vững chắc, biên giới bị bao vây, vũ khí kém nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dựa vào sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, quân đội ta có ý chí quyết đánh và quyết thắng có cách đánh dũng cảm và sáng tạo nên đã đánh bại cuộc tiến công chiến lược của quân đội viễn chinh Pháp và có thể đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

Từ sau chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, cuộc kháng chiến của dân tộc ta đã chuyển sang một giai đoạn mới. Lực lượng vũ trang tập trung của chúng ta đã lần lượt mở một số trận đánh thường gọi là chiến dịch nhỏ với binh lực phổ biến là từ đại đội, đến ba bốn trung đoàn. Đó là một bước tiến quan trọng của quân đội ta trên con đường tìm tòi cách kết hợp đánh du kích và đánh tập trung, từ đánh du kích tiến lên đánh vận động.

Ở trong các đô thị bị quân Pháp chiếm đóng, chúng ta đã bí mật xây dựng các cơ sở chính trị, tổ chức đấu tranh kinh tế và chính trị, tiêu biểu là cuộc xuống đường ngày 9-1-1950 của hơn 3.000 học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn lên án đế quốc và tay sai; cuộc biểu dương lực lượng của hàng vạn người xuống đường đưa tang Trần Văn Ơn và cuộc biểu tình của khoảng 30 vạn đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn ngày 19-3-1950 chống Mỹ với khẩu hiệu "Đả đảo đế quốc Mỹ!", "Đế quốc Mỹ cút đi!".

Quân và dân ta liên minh chiến đấu với quân và dân Lào và Campuchia.

Đối với cách mạng Trung Quốc, từ đầu năm 1949, mặc dù cuộc chiến đấu của ta còn rất ngặt nghèo trong thế bị bao vây, song theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số đơn vị quân đội ta được phái sang giúp bạn xây dựng khu giải phóng ở Ung, Khâm, Liêm, chủ yếu là vùng Thập Vạn Đại Sơn. Trong vòng ba tháng hoạt động, quân ta đã phối hợp và giúp bạn chiến đấu diệt hàng ngàn địch, giải phóng hàng vạn dân, mở rộng khu căn cứ phía nam cho cách mạng Trung Quốc...

Lịch sử triển khai cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc Việt Nam từ 1945-1950 là lịch sử "5 năm chiến đấu hoàn toàn tự lực để tồn tại và phát triển giữa vòng vây, là thời kỳ có tính quyết định đối với cuộc kháng chiến lâu dài, đối với vận mệnh dân tộc"1.

Sức mạnh của dân tộc và trí tuệ sáng tạo của con người Việt Nam được phát triển mạnh hơn trong những năm tháng tiếp theo về tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá..., đồng thời bắt đầu nhận được sự giúp đỡ của cố vấn quân sự Trung Quốc, sự chi viện về vật chất của Liên Xô và Trung Quốc. Tổng số viện trợ của quốc tế cho ta từ tháng 12-1950 đến tháng 6-1954 là 21.517 tấn vật chất bao gồm vũ khí đạn dược, nguyên liệu quân giới, vận tải, xăng dầu, gạo, thực phẩm, quân trang, quân y, công binh trong đó vũ khí, đạn dược là 4.253 tấn. Vũ khí trang bị kỹ thuật gồm 24 khẩu pháo 75 ly, 24 lựu pháo 105 ly, 72 pháo cao xạ 37 ly (của Liên Xô), 12 dàn hoả tiễn H6 (của Liên Xô), 715 xe ôtô vận tải trong đó có 685 xe của Liên Xô. Tổng số viện trợ trị giá là 136 triệu nhân dân tệ (quy thành 34 triệu rúp của Liên Xô).

Sự viện trợ tuy không lớn, song trong hoàn cảnh Việt Nam, sự giúp đỡ đó rất quý, quân đội ta được trang bị thêm vũ khí hiện đại phục vụ cho các chiến dịch lớn ở giai đoạn cuối của kháng chiến. Chúng ta đã lần lượt mở các chiến dịch tiến công. Đó là Chiến dịch Biên giới (1950), Chiến dịch Trần Hưng Đạo ở trung du (1950 - 1951), Chiến dịch Hoàng Hoa Thám ở đường số 18 (1951), Chiến dịch Quang Trung ở Hà Nam Ninh (1951), Chiến dịch Hoà Bình (1951-1952), Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Thượng Lào (1953). Qua các chiến dịch trên, quân đội ta đã nắm quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, chủ động tiến công và phản công ngày càng lớn.

Quá trình lãnh đạo và tổ chức kháng chiến là quá trình sáng tạo khoa học và nghệ thuật quân sự, phương thức tác chiến phù hợp với thực tiễn của đất nước và con người Việt Nam là chủ yếu, đồng thời biết học tập sáng tạo lý luận quân sự tiên tiến của thời đại, biết học tập có chọn lọc kinh nghiệm của Liên Xô và Trung Quốc, song không giáo điều, dập khuôn.

Tháng 1-1953, Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) đã tiếp tục khẳng định phương châm chung của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của ta là kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Ta không chủ quan khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm. "Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do". "Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. Chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng. Không chắc thắng thì kiên quyết không đánh. Nếu chủ quan, mạo hiểm mà một lần thua nặng, thì sẽ tai hại lớn"2.

Vào tháng 5-1953, với sự thoả thuận của Mỹ, Chính phú Pháp đã cử Nava sang làm chỉ huy lực lượng quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Kế hoạch quân sự Nava ra đời với tham vọng giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc ta phải chấp nhận thương lượng theo những điều kiện của Pháp để kết thúc chiến tranh trong danh dự. Kế hoạch quân sự Nava với cả bản đồ do tình báo của Trung Quốc thu thập được đã chuyển cho Việt Nam.

Trước tình hình mới, tháng 9-1953. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 và vạch ra phương châm: Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt.

Kết thúc hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: về hướng hoạt động lấy Tây Bắc là hướng chính, các hướng khác là phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải "thiên biên vạn hoá"3.
_______________________________________________________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr.455.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đàng toàn tập, Sđd, t. 14, tr. 21, 59.
3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điện Biên Phủ- Điểm hẹn lịch sử. Sđd, tr. 29.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 01:05:09 pm

Vào giữa tháng 11-1953, quân ta bắt đầu triển khai kế hoạch đã được xác định. Bị động đối phó với ta, ngày 20-11-1953. Nava đã điều động đội quân cơ động nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ.

Quân đội Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, tuy ta không phán đoán được cụ thể về thời gian và địa điểm nhưng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: "cũng nằm trong phạm vi phán đoán trước của ta là: nếu Tây Bắc bị uy hiếp thì địch sẽ tăng viện lên hướng đó …”1. Quân đội Pháp nhảy dù, chiếm đóng Điện Biên Phủ đã làm cho Tây Bắc thực sự trở thành hướng chính trong kế hoạch Đông Xuân 1953-1954.

Bộ phận tiền phương gồm có Hoàng Văn Thái - Tổng Tham mưu phó, Lê Liêm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Đặng Kim Giang - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, Đỗ Đức Kiên - Cục phó Cục Tác chiến đã lên đường đi Tây Bắc ngày 26-11-1953. Tán đồng với chủ trương chiến lược của ta chọn Tây Bắc làm hướng chính, Đoàn cố vấn quân sự của Trung Quốc đã cử Mai Gia Sinh, cố vấn tham mưu cùng đi trước với Hoàng Văn Thái. Bộ phận tiền phương nghiên cứu tình hình cụ thể của chiến trường đề xuất phương án tác chiến.

Trong lúc đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tham mưu khẩn trương nghiên cứu vạch kế hoạch tác chiến ở mặt trận Tây Bắc. Ngày 6-12-1953, Tổng Quân uỷ đã đệ trình Bộ Chính trị phương án tác chiến ở Tây Bắc, đặc biệt là Điện Biên Phủ. Tổng Quân uỷ nhận định:

"Trận Điện Biên Phủ sẽ là một trận công kiên lớn nhất từ trước đến nay, không kém Nà Sản và đường sá còn xa hơn. Vì vậy, sự chuẩn bị có nhiều khó khăn, cần ráo riết tập trung lực lượng mới làm kịp, nhưng nếu kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành được chiến dịch thì thắng lợi này sẽ là một thắng lợi rất lớn"2.

Về binh lực, quân số tổng quát của chiến dịch là 42.750 người.

Về thời gian chia làm hai đợt:

Đợt một: Đánh địch ở Lai Châu và sẽ kết thúc vào khoảng cuối tháng 1-1954. Sau đó nghỉ, chấn chỉnh bộ đội khoảng 20 ngày chờ tập trung đầy đủ binh lực, rồi bắt đầu tiến công Điện Biên Phủ.

Đợt hai: Đánh địch ở Điện Biên Phủ ước tính 45 ngày ... Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4-1954. Sau đó đại bộ phận chủ lực sẽ rút, một bộ phận sẽ ở lại tiếp tục phát triển sang Thượng Lào, uy hiếp Luông Prabăng.

Tổng quân uỷ cũng đã đệ trình về nhu cầu nhân lực, lương thực, đạn dược, kế hoạch làm đường, sửa đường và phương tiện vận chuyển3.

Phương án đánh Điện Biên Phủ của Tổng Quân uỷ đệ trình Bộ Chính trị được chuẩn bị theo tinh thần "đánh chắc, tiến chắc".

Bộ Chính trị đã quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư Đảng uỷ kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch, Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng, Lê Liêm - Chủ nhiệm Chính trị, Đặng Kim Giang - Chủ nhiệm Cung cấp.

Trao quyền cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận", "Tướng quân tại ngoại". Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn bàn thống nhất trong Đảng uỷ, thống nhất với cố vấn, thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau ... Trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng thì không đánh”. Ngày 5-1-1954. Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường đi Tây Bắc. Cùng đi có Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc.

Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm, song lúc đầu địch mới làm công sự dã chiến, còn nhiều sơ hở. Về phía ta, bộ đội đều sung sức, tinh thần chiến đấu cao, được trang bị một số trọng pháo mới... Bộ phận tiền phương cùng cố vấn Mai Gia Sinh đi chuẩn bị chiến trường đã lựa chọn phương án "đánh nhanh, thắng nhanh". Đánh nhanh, thắng nhanh lúc bộ đội còn sung sức, sẽ đỡ tổn thất và không phải đối phó với khó khăn về tiếp tế đạn dược, lương thực cho hàng vạn chiến sĩ và dân công.

Với tài quân sự thao lược, những hiểu biết sâu sắc thực tiễn Việt Nam và nắm chắc năng lực đội quân của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thấy quân đội ta tuy đã trưởng thành, đang sung sức và sẵn sàng chiến đấu, song vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện để đánh tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm phòng ngự lớn của địch liên tục trong hai ngày, ba đêm bằng chiến thuật thọc vào tim. Lựa chọn phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" là quá mạo hiểm. Trước băn khoăn đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trao đổi với cố vấn Vi Quốc Thanh về sự mạo hiểm của cách "đánh nhanh, thắng nhanh". Vi Quốc Thanh cân nhắc rồi nói: "Nếu không đánh sớm, nay mai địch tăng thêm quân và củng cố công sự thì cuối cùng sẽ không có điều kiện công kích quân địch"4. Tuy băn khoăn, song chưa đủ cơ sở thực tế để quyết định thay đổi phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" như bộ phận cán bộ chuẩn bị tiền phương và cố vấn quân sự Trung Quốc đã lựa chọn khác với phương án của Tổng Quân uỷ đã đệ trình Bộ Chính trị trước đó nên ngày 14-1-1954, Đại tướng đã phổ biến kế hoạch chuẩn bị theo phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" cho các cán bộ cao cấp, trung cấp các đại đoàn tham gia chiến đấu, đồng thời vẫn tiếp tục theo dõi tình hình để chọn cách đánh bảo đảm yêu cầu đánh chắc thắng, không chắc thắng thì không đánh theo tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thời gian nổ súng dự định ngày 20-1-1954, song chúng ta chưa lường hết trở ngại, nhất là dùng sức người kéo pháo không kịp vào đến vị trí quy định. Sau nhiều ngày đêm chật vật pháo mới xích gần đến trận địa. Phạm Kiệt, Cục phó Cục Bảo vệ theo dõi việc kéo pháo ở phía tây đã báo cáo với Đại tướng, pháo của ta đều đặt trên trận địa dã chiến, địa hình trống trải, nếu bị phản pháo hoặc máy bay đánh phá sẽ khó tránh khỏi tổn thất. Một số pháo vẫn chưa kéo được vào trận địa.

Thời gian nổ súng được quyết định là ngày 25-1-1954.

Gần đến ngày nổ súng, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định hoãn thời gian nổ súng thêm một ngày nữa. Tình hình địch đã thay đối nhiều. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được địch tổ chức phòng ngự vững chắc. Những khó khăn của quân đội ta trong chuẩn bị đánh tập đoàn cứ điểm phòng ngự lớn bộc lộ khá rõ rệt. Với trách nhiệm toàn quyền của vị chỉ huy chiến dịch, Đại tướng thấy rõ không thể thực hiện phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" như đã lựa chọn nên quyết định chuyển sang phương án "đánh chắc, tiến chắc". Vì vậy, Đại tướng, Bí thư Đảng uỷ chiến dịch đã triệu tập Hội nghị Đảng uỷ mặt trận họp vào sáng 26-1-1954. Trước khi họp, Đại tướng đã trao đổi ý kiến với Trưởng đoàn cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh rõ tình hình phải chuyển sang phương án "đánh chắc, tiến chắc". Vi Quốc Thanh và các cố vấn quân sự Trung Quốc ở mặt trận Tây Bắc chắc chắn hiểu được khó khăn của việc triển khai chuẩn bị và tính mạo hiểm của kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" nên sau một hồi suy nghĩ rồi nói: "Tôi đồng ý với Võ tổng. Tôi sẽ làm công tác tư tưởng với các đồng chí trong đoàn cố vấn"5. Và Vi Quốc Thanh đã điện về xin chỉ thị của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến ngày 27-1-1954, ông mới nhận được điện của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tán thành việc thay đổi cách "đánh nhanh, thắng nhanh". Hội nghị Đảng uỷ mặt trận đã thảo luận và đi tới nhất trí chuyển phương án từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" như phương án của Tổng Quân uỷ đệ trình Bộ Chính trị ngày 6-12-1953.
___________________________________________________
1. Xem Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử, Sđd.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 14, tr. 594.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd, t. 14. tr. 595.
4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr. 96.
5. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd tr. 208.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 01:25:59 pm

Quyết định thay đổi phương án tác chiến và trao nhiệm vụ mới đã được lệnh truyền đến cho các đơn vị ngay trong ngày 26-1-1954. Và ngay trong đêm này, Đại tướng đã viết thư hoả tốc báo cáo lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị. Và đến ngày 30-1-1954, lại có báo cáo giải trình cụ thể với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh và Bộ Chính trị về sự thay đổi phương án tác chiến và kế hoạch chuẩn bị theo cách đánh mới.

Báo cáo nêu rõ: "Ngày 25, bộ đội ta đã đến đủ ở vị trí tập kết, phần lớn pháo binh cũng đã vào trận địa. Chúng tôi nghiên cứu lại lần cuối cùng tình hình địch, ta để ra lệnh nổ súng thì nhận thấy:

a. Địch tăng đến 15 tiểu đoàn, một số pháo; sự bố trí ở phía bắc và tây đã mạnh hơn trước; vị trí Hồng Cúm ở phía nam trước chỉ có 2 tiểu đoàn thì nay đã có 4 tiểu đoàn, thêm 12 khẩu lựu pháo, có trường bay mới làm biến thành một tập đoàn cứ điểm thứ hai yểm hộ cho Mường Thanh.

b. Lựu pháo và cao pháo của ta bố trí ở bắc và tây bắc chỉ hợp với kế hoạch đánh nhanh, không hợp với kế hoạch đánh từng bước, vì từ đường ôtô kéo vào phải dùng trên một đại đoàn bộ binh kéo trong 8 đêm (trước báo cáo là chỉ cần 2 đêm), nếu chiến sự phát triển không thuận lợi thì tiến lui đều khó.

c. Việc chuẩn bị về mọi mặt đều phải tăng cường mới bảo đảm đánh lâu được.

Chúng tôi nhận thấy đối với một kẻ địch đã tăng cường như ở Điện Biên Phủ thì phải dùng cách đánh tiêu diệt từng bước. Trong giai đoạn đầu tiêu diệt sinh lực chúng ở ngoại vi, đồng thời tìm cách tiêu hao chúng, khống chế sân bay để hạn chế hoặc triệt đường tiếp tế của chúng trong một thời gian khá dài. Vì vậy, chúng tôi quyết định:

- Tạm đình ngày nổ súng, điều chỉnh lại bộ đội cho hợp với kế hoạch mới. Vận chuyển cao pháo và trọng pháo trở lại phía đông để có thể sử dụng cơ động và đợi khi nào thông đường kéo pháo phía đông Điện Biên Phủ làm xong sẽ sử dụng. Lệnh chuyển pháo đã được thi hành trong đêm 26, cần phải 7 hôm mới hoàn thành.

- Nghiên cứu kế hoạch tiếp tục chuẩn bị về các mặt tân binh, đạn dược, lương thực, đủ đánh cho đến cuối tháng 4. Đường sá từ Yên Bái đến Điện Biên Phủ phải bảo đảm cho xe chạy được trong cả thời gian đó. Làm thêm nhiều con đường cho xe kéo pháo chạy đến Điện Biên Phủ để có thể điều động pháo theo nhu cầu chiến đấu. Kế hoạch này chia từng bước để tiến hành, định đến ngày 10-2 thì hoàn thành bước thứ nhất.

- Trong lúc ở đây tiếp tục chuẩn bị thì nhanh chóng và bí mật điều động toàn Đại đoàn 308 sang phía lưu vực sông Nậm Hu, bao vây và tiêu diệt từ 4 đến 5 tiểu đoàn địch hiện đóng từ Mường Khoa đến Mường Ngòi. Chiều 26, Trung đoàn đầu tiên của 308 đã lập tức xuất phát, ngày 27 toàn bộ xuất phát, dự liệu khoảng 30 hay 31 thì hoàn thành bao vây địch. Nếu địch bỏ chạy thì truy kích. Nếu ta thắng ở mạn đó thì tình hình ở Điện Biên Phủ và ở Luông Prabăng có thể thay đổi ít nhiều"1.

Báo cáo cũng đã xác định chủ trương quân sự của ta trên các chiến trường toàn quốc và Lào - Campuchia, phương châm hoạt động trên từng chiến trường cụ thể. Ở Điện Biên Phủ thì bao vây, kiềm chế giữ địch, tiêu diệt từng bộ phận, tạo điều kiện tiêu diệt toàn bộ. Trường hợp địch tình biến hoá có lợi thì có thể dùng cách đánh nhanh để tiêu diệt địch. Trường hợp địch tăng cường thì có thể dùng một bộ phận chủ lực tiến về phía Luông Prabăng, Phông Xa Lỳ tiêu diệt địch và giải phóng địa phương, cô lập địch ở Điện Biên Phủ2.

Quyết định hoãn cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" để sang "đánh chắc, tiến chắc" của Đại tướng Võ Nguyền Giáp là một quyết định dũng cảm, sáng suốt, khoa học với trách nhiệm cao của vị chỉ huy tại mặt trận đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao toàn quyền quyết định trận đánh trước khi lên đường ra mặt trận.

Quyết định thay đổi phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhất trí cho rằng: "Quyết định thay đổi cách đánh như vậy là hoàn toàn đúng". Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ động viên toàn dân dốc sức chi viện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi hoàn toàn.

Chọn cách "đánh chắc, tiến chắc", Bộ Chỉ huy chiến dịch thực hiện phương án: "Xây dựng trận địa bao vây, chia cắt quân địch, đưa pháo vào những vị trí an toàn, đặt các cứ điểm trong tầm bắn, khống chế sân bay, tiếp đến sẽ tiến hành một loạt trận công kiên, tiêu diệt từng trung tâm đề kháng, bắt đầu từ tiêu diệt phân khu bắc, mở đường đưa bộ đội vào cánh đồng Mường Thanh, cắt đứt sân bay, tiếp đến bóp nghẹt con nhím Điện Biên Phủ"3.

Mọi công việc chuẩn bị để triển khai cách đánh mới đã hoàn tất. Đúng 17 giờ 5 phút ngày 13-3-1954, toàn bộ lực lượng pháo binh của ta gồm 40 khẩu pháo cỡ từ 75 đến 120 ly đã đồng loạt nhả đạn mở đầu chiến dịch. Chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến dịch đánh công kiên gồm một loạt trận đánh diễn ra thành ba đợt trong 56 ngày đêm, tập trung binh lực tiêu diệt từng bộ phận, tiến lên tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm vào ngày 7-5-1954.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một mốc vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa thế kỷ XX. Đây là: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới"4.

So sánh về tương quan lực lượng giữa ta và quân đội Pháp quả rất là so le, song cuối cùng chúng ta đã chiến thắng. Tại sao vậy? Bí quyết thắng lợi đó là gì? Độ lùi lịch sử càng xa càng có điều kiện cho phép chúng ta và cả phía đối phương có được cái nhìn khách quan về bí quyết thắng lợi đó.

Từ thực tiễn trải nghiệm của mình, Ph. Lơcléc một đại tướng giỏi của quân đội Pháp, hay như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói - một đại quân nhân, một nhà ái quốc đã lừng danh chiến công trong cuộc chiến đấu chống kẻ xâm lược nước Pháp lại đem quân, chỉ huy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, cuối cùng đã nói một cách cô đọng và rõ ràng bài học thất bại của Pháp rằng: "Người ta không thể nào dùng sức mạnh để phá tan chủ nghĩa dân tộc Việt Nam"5.

Sức mạnh dân tộc và trí tuệ của người Việt Nam được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ sự thất bại trên chiến trường Việt Nam, Mỹ phải rút quân và ký Hiệp định Pari, cam kết thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Mc. Namara đã viết: "Sức mạnh sâu thẳm nhất của một dân tộc không nằm ở mũi nhọn quân sự mà ở sự đoàn kết dân tộc". "Chúng ta (Mỹ) đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc (Việt Nam) đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó"6.

Vì độc lập của dân tộc và tự do của nhân dân, cả nước đã đứng lên thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, bằng sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam để chống lại đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp, được Mỹ giúp sức. Đó là bí quyết kháng chiến thắng lợi của dân tộc Việt Nam, mà đỉnh cao là chiến công Điện Biên Phủ.
_____________________________________________________
1, 2. Hưng (Võ Nguyên Giáp): Báo cáo mật số 2. Kính gửi Hồ Chủ tịch, đồng chí Trường Chinh và Chính trị Bộ, ngày 30-1-1954. Tài liệu lưu tại Văn phòng Trung ương Đảng.
3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr. 146.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 12.
5. Phillippe Devillers: Paris — Saigon — Hanoi, Edition Gallimard Juliard, 1988, p.375.
6. R. Mc Namara: Nhìn lại quá khứ. Tấn thảm kịch và những bài học Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 317, 316.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 02:00:24 pm

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT QUÂN SỰ VIỆT NAM
VÀ TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH
1


Đại tá PHẠM CHÍ NHÂN

Chiến thắng Điện Biên Phủ, đỉnh cao của chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, đã đi vào lịch sử như một chiến công oanh liệt của dân tộc bị áp bức đánh thắng quân đội xâm lược nước ngoài trong thời đại mới. Xin được trở về cội nguồn để tìm hiểu cơ sở khoa học của chiến công vĩ đại, dưới ánh sáng của học thuyết quân sự Việt Nam và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

Không phải ngẫu nhiên mà trận đại phá chủ nghĩa thực dân lại diễn ra trên đất nước Việt Nam, một đất nước vừa thoát khỏi vòng nô lệ chỉ mới 10 năm. Thời gian ấy chưa đủ để xoá đi sự lãng quên vô tình hay cố ý của không ít người đối với một quốc gia không được ghi tên trên bản đồ toàn cầu, giữa một thế giới bất ổn vì chiến tranh, đầy thù hận và nghi kỵ. Lại do những hạn chế của khoa học lịch sử lúc bấy giờ, loài người còn biết rất ít lịch sử của dân tộc Việt Nam mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Vậy mà với Điện Biên Phủ, thế giới chợt nhận ra rằng ở vùng Đông Nam Á, có một dân tộc đất không rộng, người không đông, luôn quật cường, bất khuất, với những võ công oanh liệt mà mỗi con Hồng cháu Lạc mãi mãi tự hào. Hiếm thấy có một dân tộc, sau hơn một nghìn năm bị thế lực phong kiến của một lân bang khổng lồ thống trị, chẳng những không bị đồng hoá, mà còn vùng dậy giành lại quyền sống với một bản tuyên ngôn độc lập bất tử, vang vọng như lời hịch giữ nước đầu tiên:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
2
.

Trong các pho giai thoại lịch sử, hiếm thấy một biểu tượng của tinh thần dân tộc như hình ảnh em bé làng Gióng đánh đuổi giặc Ân, với "ngựa sắt, roi ngà, mảnh áo nhung", và khí phách anh hùng trong câu thơ của Cao Bá Quát:

"Phá tặc đản hiềm tam tuế vãn
Đằng vân do hận cửu thiên đê"
3
.

Đối với người Việt Nam, từng là nạn nhân của các chế độ áp bức, bóc lột hà khắc, ý thức bảo vệ quyền dân tộc đã thấm sâu vào tim óc, trở thành chân lý, thành quy luật, thành học thuyết quân sự truyền thống. Một khi ngọn cờ đại nghĩa dân tộc phất cao, "tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có". Bao anh hùng cứu nước "đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa... tuy trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm" (Trần Quốc Tuấn). Bởi vì quân giặc cường bạo hại dân, "tát cạn nước Đông Hải không rửa sạch tanh hôi, chặt hết trúc Nam Sơn khó ghi đầy tội ác"..., "khó đội trời chung cùng quân địch, thề không chung sống với giặc thù" (Nguyễn Trãi). Bởi vì nước mất thì nhà tan, "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", "đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ" (Nguyễn Huệ). Bởi vì "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi!" (Hồ Chí Minh).

Cũng không phải ngẫu nhiên mà trận quyết chiến chiến lược kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại diễn ra ở Điện Biên Phủ trên miền Tây Bắc Việt Nam.

Với địa thế của một nước dài, mỏng hình chữ S, phía đông và phía nam đối mặt với đại dương, phía bắc và phía tây tựa lưng vào lục địa, kháng chiến bằng sức mạnh của toàn dân, với bộ binh là chủ yếu, thì hướng tây là một hướng chiến lược không thể coi thường. Từ hướng tây, dựa vào địa hình "thiên hiểm", có thể thực hành tiến công chiến lược, chia cắt chiến lược, vu hồi chiến lược. Các nhà quân sự Việt Nam đã thấy rất sớm điểm này. Trong lịch sử, ông cha ta luôn chú ý bảo vệ biên giới phía tây bằng đối sách ngoại giao, đối sách quân sự với Vạn Tượng, Xiêm La, cũng như từng dựa vào địa hình rừng núi phía tây để xây dựng căn cứ địa dấy nghĩa dựng cờ chống quân xâm lược. Từ năm 1947, Bộ Tổng chỉ huy đã khẳng định: "Bảo vệ được lãnh thổ và nhân dân miền Tây tức là gián tiếp bảo vệ được hậu phương của chúng ta, góp một phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng... Nếu trong cuộc kháng Nhật, chúng ta đã thành công với Khu giải phóng Việt Bắc, thì trong cuộc kháng Pháp, chúng ta phải thành công với công cuộc Tây tiến"4. Cũng từ năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho các đội xung phong Tây tiến "phải cắm cho được lá cờ đỏ sao vàng lên đất Điện Biên Phủ". Trong kháng chiến chống Mỹ, tuyến đường chi viện Trường Sơn dựa chắc vào rừng núi phía tây mà đứng vững và phát huy tác dụng to lớn. Cho đến mùa Xuân năm 1975, hướng chiến lược chủ yếu mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy cũng là chiến trường Tây Nguyên, lấy Buôn Ma Thuột làm khâu đột phá chiến lược, làm rung chuyến và rối loạn thế bố trí của địch, tạo điều kiện cho những đòn chiến lược tiếp sau, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến toàn thắng.

Đối phương cũng không lạ gì điều đó. Từ năm 1888, viên Đại tá Pécnô (Pernot) đã mang quân Pháp lên đánh chiếm Điện Biên Phủ. Một sân bay nhỏ đã được xây dựng tại đây. Năm 1940, đã có những chuyến bay bí mật của quân Đồng minh chống phát xít đổ quân xuống nơi này. Năm 1945, quân Pháp quay lại xâm lược Đông Dương, đã đánh một mũi từ hướng tây qua đất Lào. Chúng đã bị Liên quân Lào - Việt chặn đứng ở Xê Pôn, Pha Lan, Đồng Hến. Tướng Hăngri Nava, viên Tổng Chỉ huy cuối cùng của quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, vừa tới chiến trường, đã phê phán cái phòng tuyến boongke từ tây sang đông của người tiền nhiệm (tướng Đờ Lát Đờ Tátxinhi) là "cái then cửa" vô dụng, vì "đối phương có thể đi quành" từ phía tây. Đến khi phát hiện "chủ lực Việt Minh" tiến quân lên Tây Bắc, Nava vội vàng đưa quân dù đánh chiếm Điện Biên Phủ, xây dựng nơi đây thành điểm quyết chiến, chủ trương "nghiền nát Việt Minh" bằng một "con nhím" tập đoàn cứ điểm. Các nhà quân sự Mỹ cũng không kém nhạy bén. Một trong những mục tiêu của Mỹ khi can thiệp vào Đông Dương là trong tương lai sẽ biến Điện Biên Phủ thành một căn cứ lục quân - không quân lớn có thể khống chế cả vùng Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc, với giá trị chiến lược thuận lợi còn hơn cả Cánh Đồng Chum ở Thượng Lào.

Cũng cần nói thêm rằng trong lịch sử, Điện Biên Phủ từng là một mảnh đất anh hùng. Nơi đây đã chứng kiến tội ác ghê tởm của giặc Phẻ từ phương Bắc tràn xuống, từng là "Phủ lớn" của lãnh tụ Hoàng Công Chất mà người Thái suy tôn là "Then Chất", "Thiên Vương Chất". Các dân tộc Thái - Kinh chung lòng, chung sức đắp luỹ xây thành chống lại ách thống trị của nhà Trịnh trên biên cương miền tây từ Thanh Hoá đến Lai Châu. Tư tưởng đoàn kết dân tộc chống cường quyền đã đi vào văn hoá dân gian Tây Bắc:

"...Đây đúng là nơi phủ lớn Chiềng Lề của ta
Chiềng Lề có ao bèo to nhỏ
Chúa người Kinh xây thành để tiếng tăm đến đời sau..."
5.
____________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
2. Sông núi nước Nam vua Nam ở
Sách trời đã định điều tất yếu ấy
Nếu kẻ thù đến xâm phạm bờ cõi
Chúng sẽ chuốc lấy thất bại.

3. Mới lên ba tuổi đã đánh tan giặc mà vẫn cho là muộn.
Bay tận mây xanh mà vẫn giận chín tầng trời còn thấp.

4. Thư gửi bộ đội Tây Bắc của Bộ Tổng chỉ huy, ngày 1-2-1947, tư liệu lưu tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
5. Trần Lê Văn: Bài hát ca ngợi Chúa Hoàng Công Chất. Sông núi Điện Biên, Nxb. Văn hoá, Hà Nội.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 02:07:17 pm

Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ là đỉnh cao của chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, một mùa chiến dịch làm nổi bật những nét độc đáo của học thuyết quân sự Việt Nam, đặc biệt thể hiện tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, cốt lõi của đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kế thừa truyền thống quân sự của tổ tiên, phát triển tư tưởng của Ăngghen, Lênin về vũ trang quần chúng và xây dựng quân đội thường trực, Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, đặc biệt quan tâm xây dựng bộ đội chủ lực, vì theo Người, "về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng". Người "lập ra đội chủ lực", nhìn thấy trước "nó là khởi điểm của Giải phóng quân", "có thể đi từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta"1. Hình thức tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân chính là sự kết hợp lực lượng nòng cốt với lực lượng rộng rãi, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, kết hợp du kích chiến với vận động chiến, kết hợp lực lượng cơ động với lực lượng tại chỗ của cả nước và của từng địa phương. Trong khi coi trọng vai trò chiến lược của bộ đội địa phương và dân quân du kích, Đảng ta đặc biệt coi trọng phát triển bộ đội chủ lực làm "quả đấm chiến lược" quyết định chiến trường. Dưới ánh sáng tư tưởng ấy, chỉ trong tám năm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa kiến quân, đến cuối năm 1953, quân đội ta đã có bảy đại đoàn (sáu đại đoàn bộ binh và một đại đoàn binh chủng) đủ sức làm nên "quả đấm chủ lực". Nhớ lại lời Bác trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tháng 2-1951: "Giặc Pháp là "vỏ quýt dày", ta phải có thời gian để mà mài "móng tay nhọn", rồi mới xé toang xác chúng ra"2. Kháng chiến trường kỳ, càng đánh càng mạnh. "Móng tay nhọn" đã mài xong. Đã đến lúc "xé toang xác" địch.

Trong Đông Xuân 1953 - 1954, ta thắng thực dân Pháp trước hết là thắng về chiến lược. Trên cơ sở phân tích khoa học những mâu thuẫn mang tính quy luật của chiến tranh xâm lược, thấy rõ những nhược điểm rất lớn của địch do sự tập trung binh lực của chúng gây ra, nắm vững tư tưởng tiêu diệt sinh lực địch là chính, Đảng ta đã chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng của địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của chúng, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ. Phương châm chiến lược của ta là: "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt". Hướng chính là Tây Bắc. Tại cuộc họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng tháng 10-1953 ở Tỉn Keo (Việt Bắc). Bác Hồ nói: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn". Bàn tay Bác mở ra, mỗi ngón tay trở về một hướng"3.

Mỗi hướng ấy là một đòn chiến lược: đòn chiến lược Tây Bắc, đòn chiến lược Trung Lào, đòn chiến lược bắc Tây Nguyên, đòn chiến lược Hạ Lào, đòn chiến lược Thượng Lào. Trong khi đó, đồng bằng Bắc Bộ và các chiến trường khác tích cực hoạt động phối hợp. "Khối cơ động" của quân Pháp bị xé nhỏ ra, kế hoạch Nava bất đầu phá sản. Từ chỗ ra sức tập trung một binh lực cơ động mạnh ở Bắc Bộ, địch buộc phải bị động phân tán binh lực một cách thảm hại. Quyền chủ động trên chiến trường thuộc về ta. Trong thế bị động, Bộ Chỉ huy quân Pháp đã phạm sai lầm, chủ trương tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành một tập đoàn cứ điểm rất mạnh, một "siêu Nà Sản", một "Nà Sản luỹ thừa mười" để hòng "nghiền nát" đối phương, điều không hề có trong kế hoạch Nava. Một số quân lớn bị chôn chân dài ngày tại đây và ở các hướng khác khiến địch không còn đủ sức đối phó với quân ta trên các chiến trường toàn quốc. Lực lượng kháng chiến của ta lớn mạnh toàn diện, cả quân sự, chính trị, kinh tế, cả ở vùng tự do và vùng sau lưng địch. Điện Biên Phủ trở thành mặt trận chủ yếu. Và chúng ta đã chọn Điện Biên Phủ, một tập đoàn cứ điểm tuy mạnh nhưng trong thế cô lập, xa hậu phương, chơi vơi giữa núi rừng Tây Bắc, hoàn toàn có khả năng bị tiêu diệt. Ta đã sử dụng bốn đại đoàn bộ binh và đại đoàn binh chủng, tập trung ưu thế binh lực vào trận quyết chiến chiến lược. Phương châm "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" quả thật thần tình, biểu hiện cụ thể tư tưởng chiến lược quân sự của tổ tiên": "Phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ tuỳ cơ mà ứng biến" (Trần Quốc Tuấn)4. Nếu như đối với các hướng chiến lược khác trên cả nước, ta tiến công vào những nơi hiểm yếu mà địch tương đối sơ hở, thì ở Điện Biên Phủ, ta đã tập trung lực lượng đánh vào nơi mạnh nhất của địch, giành thắng lợi quyết định.

Về chiến dịch, chiến đấu, cùng với tinh thần anh dũng của các chiến sĩ ngoài mặt trận, tinh thần phục vụ tiền tuyến vô điều kiện của đồng bào các dân tộc Tây Bắc và cả nước, phải nói đến ý nghĩa to lớn của việc thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch. Khi đi đến "quyết định khó khăn nhất", vị Tổng Tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng, Bí thư Đảng uỷ mặt trận Điện Biên Phủ đã có một hành động sáng suốt và dũng cảm. Hành động ấy được soi sáng bằng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh: Đánh địch bằng mưu, thắng địch bằng thế. Lại nhớ ngày đầu toàn quốc kháng chiến, khi về thăm Lam Sơn (Thanh Hoá), Bác Hồ phân tích về cái thế của chiến tranh: "Hai hòn đá cùng chọi nhau thì hai hòn cùng vỡ. Phải một cái cứng một cái mềm thì khi chọi nhau, một cái mới còn... Pháp có xe tăng, đại bác thì ta phá đường. Pháp có máy bay thì ta đào hầm. Pháp muốn đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài. Nhất định ta thắng"... Người chỉ rõ: "Sét đánh không trúng, chớp soi không thấu thì hết cơn sấm sét là yên"5. Năm 1969, Người lại nói: "Quả cân chỉ 1 kilôgam, ở vào thế lợi, có thể nhấc bổng được một vật nặng hàng 100 kilôgam. Đó là thế thắng lực"6.

Ở Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch, bảo đảm đánh chắc thắng là vận dụng tư tưởng quân sự truyền thống "lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều", vận dụng cái thế "dĩ nhu xử cương" ấy trong quân sự, là thực thi tư tưởng quân sự của Đảng chứa đựng trong Nghị quyết Trung ương đầu năm 1953: "Chiến trường ta hẹp, người của ta không nhiều, cho nên ta chỉ được thắng mà không được bại, vì bại thì hết vốn". Khi Đờ Cátxtơri rải truyền đơn khiêu khích Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Nghe nói Ngài định đưa quân vào ăn Tết ở Điện Biên Phủ, chúng tôi sẵn sàng đón tiếp Ngài!", thì ta không dại gì mà chọi sức với chúng. Ta thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc", chủ trương đánh bóc vỏ, thắng dần từng bước trên cơ sở xây dựng một trận địa tiến công và bao vây vĩ đại, triệt tiêu những chỗ mạnh của địch là phi cơ, pháo binh, quân ta có thể đánh dịch trên địa hình bằng phẳng và đánh ban ngày, phát huy triệt để các loại hoả lực của ta một khi đã tiếp cận, bao vây, chia cắt địch. Đó chính là sự vận dụng tư tưởng chiến lược quân sự của Nguyễn Trãi: "Việc binh cốt phải mau chóng như thần, máy then mở đóng, như bánh xe chuyển, như đám mây bay, trong khoảng chốc lát, chợt nóng chợt lạnh, thay đổi khôn lường"7. Đó cũng chính là "lấy đoản binh thắng trường trận", là "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" trong chiến dịch và chiến đấu. Và trong cái "dĩ nhu xử cương" ấy, luôn luôn "dĩ bất biến ứng vạn biến", vận dụng linh hoạt thế và lực dựa chắc trên mục tiêu chiến lược không lay chuyển là: "Quyết tâm tiêu diệt Trần Đình" dưới lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của Hồ Chủ tịch.

Việc thay đổi phương châm tác chiến đưa đến thắng lợi lịch sử ở Điện Biên Phủ còn là kết quả của tư tưởng sử dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Tướng là người giúp nước. Tướng giỏi (đủ cả: trí, tín, nhân, dũng, nghiêm, trung) thì nước mạnh"8. Một khi đã chọn mặt gửi vàng thì hoàn toàn tin cậy: "Tướng quân tại ngoại". Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh"9. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ đã không phụ lòng tin yêu ấy khi quyết định thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch ở phút cuối cùng, từ "đánh nhanh giải quyết nhanh" trong ba đêm hai ngày chuyển sang "đánh chắc tiến chắc" trong 56 ngày đêm, đưa chiến dịch lịch sử đến toàn thắng.

Ngày nay nhìn lại, ý nghĩa của cụm từ: "Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ" càng nổi lên rõ nét. Trên đất nước Việt Nam bất khuất, đã có trận Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu", mở ra thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Công đầu thuộc về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người Cha thân yêu của quân đội ta, nhà chiến lược thiên tài của chiến tranh cách mạng Việt Nam, "Anh hùng giải phóng dân tộc" của thời đại mới.
____________________________________________________
1. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (tháng 12-1944).
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.165.
3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 25.
4. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958, t. 5, tr.100.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 58.
6. Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 23-5-1969.
7. Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.118.
8. Hồ Chí Minh: Phép dùng binh của Tôn Tử, Chính trị Cục xuất bản, 1947, tr. 21.
9. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Sđd, tr. 28.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 02:16:21 pm

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ -
BIỂU TƯỢNG CỦA SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN
1

TỐ THANH
Viện Sử học –
Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Mãi bốn năm sau, kể từ ngày phải cay đắng chấp nhận đại bại trên chiến trường Điện Biên Phủ, tướng Hăngri Nava mới rút ra kết luận: phía Pháp thua vì "quân viễn chinh Pháp không những phải chống chọi với một đội quân chính quy, mà còn phải đương đầu với cả một dân tộc"2. Năm năm tiếp theo, năm 1963, Trong tác phẩm Trận Điện Biên Phủ của mình, Giuyn Roa cũng thừa nhận: "Không phải viện trợ của Trung Quốc đã đánh bại tướng Nava mà là những chiếc xe đạp thồ, chở 200-300 kg do người đẩy"3. Còn Ivon Panhinét, ví von một cách chua xót: "... Máy bay của ta đã thua đôi bồ dân công của Việt Minh"4.

Như vậy, tuy có muộn, nhưng cuối cùng, những chính khách người Pháp cũng nhận ra một nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân Việt Nam. Họ lấy hình ảnh những đôi bồ và những chiếc xe đạp thồ do người đẩy để diễn tả sự đồng lòng, dốc sức của cả một dân tộc cho một chiến trường với một quyết tâm giành thắng lợi. Song, họ không thể nhận ra rằng đối với mọi người Việt Nam, bài học về đoàn kết luôn luôn là một bài học sống động, không ngừng được tiếp nối, nâng cao và có những ý nghĩa hết sức trọng đại.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống cực kỳ quý báu. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy lại bùng lên sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ; nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước. Lòng yêu nước nồng nàn đã hun đúc nên tình đoàn kết keo sơn và nhờ có đoàn kết mà nhân dân ta đã vượt qua tất thảy mọi gian nan, thử thách, viết nên những trang sử bất diệt. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong số đó. Nhưng khác với những kỳ tích trước nó, chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ thể hiện của sức mạnh đại đoàn kết, mà hơn nữa, nó là biểu tượng của sức mạnh đó. Biểu tượng ấy vừa có hàm ý nhấn mạnh tầm vóc to lớn của chiến thắng, cũng là quy mô của sức mạnh đại đoàn kết, lại vừa có hàm ý nói lên tính đúng đắn của tư tưởng đã tạo nên sức mạnh ấy.


I

Trước hết, ta hãy xem xét quy mô của sức mạnh đại đoàn kết đã được huy động vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, xem xét hình thể của nó được tạo nên thế nào. Mọi con số đều mang tính cụ thể và sự so sánh giữa chúng sẽ mang lại cho ta những nhận thức mới. Sau khi thực dân Pháp buộc nhân dân ta phải cầm súng, vượt qua những năm tháng khó khăn ban đầu, từ năm 1950 đến năm 1953, quân dân ta đã liên tiếp mở các chiến dịch lớn: Chiến dịch Biên giới năm 1950, Trần Hưng Đạo năm 1951, Quang Trung năm 1951, Lý Thường Kiệt năm 1951, Hoà Bình năm 1952, Chiến dịch Thượng Lào mùa Xuân năm 19535. Trong các chiến dịch đó, ta đã huy động 1.298.930 dân công với 29.485.900 ngày công và 4.750 tấn lương thực, thực phẩm. Nhưng riêng Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã huy động tới 261.453 dân công với 18.301.570 ngày công, 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 917 tấn lương thực khác, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 mảng nứa và hàng nghìn con ngựa thồ. Ngoài ra, phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ còn có hàng chục nghìn thanh niên xung phong và một số nhân lực to lớn, không tính được, của lực lượng nhân dân tại chỗ. Như vậy, so với các chiến dịch, số nhân lực được huy động phục vụ cho Chiến dịch Điện Biên Phủ là rất lớn. Số ngày công bằng hơn 62% tổng số ngày công của các chiến dịch (18.301.570 so với 29.485.900) và số lượng lương thực, thực phẩm thì nhiều hơn gấp 5,6 lần tổng số cho các chiến dịch kia (26.880 tấn so với 4.750 tấn).

Những con số trên thật to lớn đối với một đất nước còn quá nghèo nàn, hết sức lạc hậu, lại đang phải tiến hành một cuộc kháng chiến cứu nước quyết liệt. Nhưng ý nghĩa của nó còn lớn hơn, bởi vì đó là công sức đóng góp của các tầng lớp nhân dân trên hầu khắp đất nước. Có thể nói, cả nước một lòng, cả nước cho chiến trường, cả nước hướng về chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ vùng tự do Việt Bắc, từ Liên khu III, Liên khu IV, vùng mới giải phóng Tây Bắc cho đến các vùng du kích, các khu căn cứ địa ở đồng bằng Bắc Bộ, rồi vùng mới giải phóng Thượng Lào; tất cả đều đoàn kết dồn sức cho Điện Biên. Trong tổng số 25.056 tấn gạo cung cấp cho chiến dịch, nhân dân Liên khu Việt Bắc đóng góp 5.229 tấn, nhân dân Khu Tây Bắc góp 7.311 tấn, Liên khu III góp 1.464 tấn, Liên khu IV góp 9.052 tấn, lưu vực sông Nậm Hu và Thượng Lào góp 2.000 tấn. Trong tổng số 1.824 tấn thịt và các loại lương thực, thực phẩm khác, nhân dân Liên khu Việt Bắc đóng góp 680 tấn, nhân dân Khu Tây Bắc góp 389 tấn, Liên khu III góp 115 tấn, Liên khu IV góp 640 tấn. Trong tổng số 261.453 dân công, nhân dân Liên khu Việt Bắc có 36.519 người tham gia, Khu Tây Bắc có 31.819 người, Liên khu III có 6.402 người và Liên khu IV có 186.714 người. Trong số 20.991 xe đạp thồ, nhân dân Liên khu Việt Bắc đóng góp 8.065 xe, nhân dân Liên khu III góp 1.712 xe và Liên khu IV góp 11.214 xe. Ngoài ra, nhân dân Tây Bắc còn đóng góp toàn bộ số mảng nứa, toàn bộ số ngựa thồ phục vụ cho chiến dịch6.
_____________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
2. H.Nava: Agonie de L'Indochine (Đông Dương hấp hối). Nxb. Plông, Pari, 1958, bản dịch tiếng Việt của Viện Sử học.
3. Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Sđd, tr.131.
4. Báo Nhân Dân, số ra ngày 7-5-1964.
5. Ngoài ra còn có các Chiến dịch Hoàng Hoa Thám năm 1951, Chiến dịch Tây Bắc năm 1952.
6. Ban Khoa học hậu cần: Công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ, Tổng cục Hậu cần xuất bản, Hà Nội, 1979, tr.554.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 02:18:54 pm

Nhân dân Tây Bắc hiểu rất rõ giá trị từng hạt gạo, miếng thịt của mình gửi cho mặt trận. Bởi vì, nếu từ Liên khu IV, Liên khu III hay từ Liên khu Việt Bắc, dân công đưa lương thực, thực phẩm lên đến Cò Nòi, họ phải vượt qua một chặng đường dài 500-700 km với bao khó khăn nguy hiểm, thậm chí phải hy sinh cả xương máu. Nhưng tới nơi, số lượng mang đi chỉ còn một nửa thực sự tới tay bộ đội, còn nửa kia phải nuôi người vận tải trên suốt dọc đường. Nhân dân Tây Bắc cũng hiểu rất rõ những gian nan vất vả mà mình cố gắng khắc phục cho chiến thắng sẽ đỡ gấp nhiều lần nếu như nhân dân từ các vùng miền xuôi xa xôi phải đảm nhiệm. Do đó, họ đã cố gắng, cố gắng đóng góp hết của mình. Là một vùng núi non hiểm trở, dân cư thưa thớt, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại vừa mới được giải phóng một năm, đời sống còn cực kỳ khốn khó, nhiều gia đình thiếu ăn một hai tháng trong năm, nên trong kế hoạch chỉ dự kiến huy động 6.000 tấn gạo, bằng 1/6 tổng sản lượng thu hoạch; nhưng nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã tự nguyện đóng góp tới 7.311 tấn, vượt mức trên 1.300 tấn.

Đặc biệt là sự đóng góp của nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu, nơi trực tiếp diễn ra trận đánh Điện Biên Phủ. Tuy trận mạc gây nhiều khó khăn, phức tạp, cộng với những khó khăn thường nhật của một tỉnh miền núi cao, xa xôi hẻo lánh, nhưng nhân dân Lai Châu vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương tại chỗ của mình, phục vụ tốt nhất cho bộ đội đánh giặc. Chẳng những thế, nhân dân ở đây còn vận động nhau cung cấp cho chiến dịch 2.666 tấn gạo, vượt mức trên giao 64 tấn; 226 tấn thịt, vượt mức 43 tấn; 112 tấn rau xanh; 16.972 người đi dân công với 517.210 ngày công; 348 ngựa thồ; 38 thuyền mảng; 25.070 cây gỗ chống lầy. Có địa phương, như Tuần Giáo, đã huy động tới 45% tổng số lúa thu hoạch để cung cấp cho chiến dịch. Lại có những địa phương, như châu Điện Biên Phủ, nơi chiến trường chiến đấu quyết liệt, cũng vẫn đóng góp 555 tấn gạo, 36 tấn thịt, 104 tấn rau, 38.000 ngày công1.

Nhân dân các dân tộc thiểu số, không kể ở Lai Châu, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Hoà Bình hay miền tây Thanh Hoá..., cũng không kể là người Thái, Hà Nhì, Mường, Thổ hay Dao, Mông, Nùng... đều thi đua đoàn kết lập công. Đồng bào Mông ở Tàxia - Thán Chỉ tuy chỉ chuyên trồng ngô và sống bằng ngô, bằng sắn, vẫn có gạo đem đi đóng góp. Đồng bào Dao, Nùng còn dùng cả trâu để thồ rau, thồ gạo, thồ thịt đến tận những nơi trú quân rồi giao tất cả cho "bộ đội Cụ Hồ". Có người, đầu đội rau quả, lưng gùi gạo, tay xách gà, dắt lợn, trèo đèo, lội suối, đi không biết bao nhiêu "cái dao quăng" để trao tận tay cho các bếp. Lại có những nơi, phần do không làm kịp, phần do địch đánh phá, đồng bào cả vùng đều thoả thuận giao tất cả những nương, rẫy lúa vàng cho các đơn vị tự thu hoạch, kịp làm gạo nuôi quân, rồi sau ghi sổ báo lại. Không chỉ góp của, đồng bào các dân tộc còn góp công, góp người. Trong tổng số hơn 26 vạn dân công, người các dân tộc thiểu số đã tham gia tới gần 8,7 vạn người.

Tất cả đều hướng ra mặt trận. Các miền, các vùng, các địa phương thi đua với nhau. Công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, nhà buôn, rồi cả một số địa chủ, tư sản, ai ai cũng sẵn lòng đóng công, góp của, đâu đâu cũng có phong trào ra quân rầm rộ. Họ không chỉ lo tròn bổn phận của mình, không chỉ đoàn kết động viên nhau, mà còn tương trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau. Biết đồng bào miền núi, do tập tục lạc hậu, chỉ biết dùng cối nước hay chày tay để làm gạo, vừa ít lại chậm không kịp thời, đồng bào miền xuôi đã huy động hàng nghìn thợ đóng cối xay, cối giã lên giúp đồng bào miền núi làm gạo cho nhanh. Ngược lại, biết đồng bào miền xuôi không quen lái thuyền, lái mảng ở những nơi suối sâu, thác cao, nước xiết, có khi lật thuyền mất hàng, hy sinh cả tính mạng, đồng bào các dân tộc miền núi đã tình nguyện đảm nhận các công việc này, dành cho đồng bào miền xuôi đi phục vụ các tuyến trên bộ. Họ sát cánh bên nhau cùng xẻ núi, san đồi, đẵn gỗ, làm đường, cùng hợp lực phá hàng trăm thác lớn, nhỏ trên các dòng sông Đà, sông Nậm Na để mở lối cho quân đi, cho thuyền mảng chở hàng qua lại. Họ cùng chung vai tải thương, lo lắng công việc tử sĩ, liệt sĩ và động viên, cổ vũ bộ đội ở ngoài mặt trận.

Còn biết bao nhiêu hình ảnh cảm động. Nhờ thế, điều lo lắng nhất, cái khó khăn lớn nhất tưởng như khó vượt qua của Chiến dịch Điện Biên Phủ là công tác hậu cần chiến dịch đã được giải quyết. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân đã giúp ta vượt lên tất cả. Tổng kết chiến dịch, việc cung ứng không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ, mà còn dư thừa một số lượng khá lớn. Nhưng thật không đầy đủ nếu cho rằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân chỉ thể hiện qua những khâu cung ứng trực tiếp cho chiến dịch. Còn nhiều vấn đề khác, tuy là phục vụ gián tiếp, nhưng không thể thiếu cho chiến thắng. Chẳng hạn, những hoạt động của các tầng lớp nhân dân trong cả nước nhằm ủng hộ, phối hợp với Chiến dịch Điện Biên Phủ. Để giảm bớt sức mạnh của địch ở Điện Biên Phủ, nhân dân các địa phương đã cùng tham gia và phục vụ tích cực cho các lực lượng vũ trang ta chủ động mở một loạt các chiến dịch tiến công địch trên nhiều hướng. Kết quả, không những ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch, mà còn buộc chúng phải phân tán lực lượng để đối phó, các đơn vị của chúng bị giam chân ở nhiều nơi, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán của chúng vì thế càng thêm sâu sắc. Những cuộc tiến công vào các tuyến vận tải địch, đặc biệt là tuyến hàng không, đã gây cho chúng những thiệt hại nặng nề và hạn chế rất đáng kể khả năng tiếp tế của chúng cho Điện Biên Phủ. Trong cả nước, nhân dân các địa phương, từ Nam ra Bắc nhất tề vùng lên diệt ác, phá tề, giành quyền làm chủ. Những cuộc đấu tranh chính trị (mít tinh, biểu tình...), đấu tranh kinh tế (bãi chợ, đình công, công phá các cơ sở kinh tế địch...), đấu tranh trên mặt trận văn hoá... liên tiếp nổ ra, làm cho hậu phương của địch, từ nông thôn đến các đô thị, luôn luôn bị náo động, không lúc nào bình yên. Chúng luôn phải bận tâm đối phó.

Công tác binh vận cũng được đẩy mạnh. Nhân dân ta không những đã làm phá sản kế hoạch dự định nâng số quân nguỵ lên 29 vạn tên vào năm 1953-1954, mà chỉ trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 còn vận động được hơn 32.000 nguỵ binh trở về với kháng chiến2. Trong đó, riêng chị em phụ nữ đã vận động được 17.000 người3. Khả năng tăng quân tiếp viện cho Điện Biên Phủ của địch vì thế đã bị hạn chế. Ngược lại, để tăng lực lượng chiến đấu của ta cho mặt trận, nhân dân các địa phương đã ra sức giúp đỡ, động viên thanh niên nhập ngũ. Theo dự kiến vào đầu năm 1954, ta chỉ chủ trương huy động thêm 4.000 tân binh4, nhưng trên 25.000 tân binh đã được tuyển chọn và bổ sung cho mặt trận. "Hội mẹ chiến sĩ" với 500.000 hội viên, có mặt ở khắp nơi, đã ra sức hoạt động với nhiều hình thức phong phú và thiết thực. Hội đã quyên góp được một số lượng vật chất đáng kể cho chiến sĩ và đem đến cho họ những niềm an ủi, động viên to lớn.

Chưa phải đã hết, song những con số, những sự kiện cơ bản trên cũng đã cho ta hình dung cụ thể về quy mô sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
____________________________________________________
1. Theo tài liệu tổng kết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu
2. Báo Nhân Dân, số ra ngày 27-6-1954.
3. Nguyễn Thị Thập (Chủ biên): Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1980, t.I, tr.162.
4. Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1963, t.VI, tr. 37.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 22 Tháng Tư, 2022, 02:23:02 pm

II

Tạo được một sức mạnh đại đoàn kết toàn dân như vậy cho chiến thắng Điện Biên Phủ là một thành công lớn. Thành công đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải nói, sức mạnh đó đã được huy động trên cơ sở tư tưởng đại đoàn kết do Hồ Chí Minh khởi xướng.

Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã nêu cao nhận thức, muốn đánh bại kẻ thù xâm lược, các tầng lớp nhân dân, các giai cấp cách mạng và tiến bộ trong nước phải đoàn kết lại. Ngay trong văn kiện chính thức đầu tiên khi thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng đó. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, một số người lãnh đạo của Đảng đã không hiểu đúng tư tưởng đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh dẫn đến sự lãnh đạo đối với phong trào quần chúng có nhiều sai khuyết. Đến thời kỳ vận động Cách mạng Tháng Tám, qua các Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, thứ bảy và nhất là Hội nghị lần thứ tám do chính Hồ Chí Minh chủ trì, tư tưởng đúng đắn đó mới trở lại và nâng cao hơn một bước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám nêu rõ, bọn đế quốc thống trị, áp bức cả dân tộc ta, không chừa một giai cấp, một hạng nào, dù là thợ thuyền, dân cày, tiểu tư sản, viên chức, tư bản hay phú nông, địa chủ. Bởi thế, ngay trong giai cấp địa chủ - phú nông và một phần tư bản bản xứ cũng chỉ có một số ít cam tâm làm tay sai cho giặc, còn phần đông họ đều có cảm tình với cách mạng hoặc giữ thái độ trung lập. Cần đoàn kết họ lại để xây dựng lực lượng cách mạng đánh đuổi đế quốc. Cách mạng Tháng Tám thành công và tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi. Sau cách mạng, khi đất nước đang đầy ắp quân thù, những khó khăn nặng nề chất đầy đôi vai của chính quyền nhân dân non trẻ, với danh nghĩa Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh lại kêu gọi nhân dân thực hành đoàn kết. Người nói: "Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang"1. Người lại nói: "Phải đoàn kết chặt chẽ không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo. Đoàn kết tức là lực lượng. Chia rẽ tức là yếu hèn"2. Nhờ có đại đoàn kết, nhân dân ta dần dần khắc phục những khó khăn, chính quyền cách mạng của nhân dân được giữ vững. Nhưng thực dân Pháp cố tình xâm lược, nhân dân ta không còn con đường nào khác, buộc phải cầm súng kháng chiến. Một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại kêu gọi toàn dân đoàn kết một lòng đánh giặc. Người nói: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước"3.

Như vậy, qua thực tế cách mạng, tính đúng đắn trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã có sức thuyết phục, trở thành tư tưởng của toàn Đảng. Từ khi Đảng cầm quyền, tư tưởng đó thể hiện thành đường lối, chính sách cụ thể. Cuối năm 1945. Đảng tuyên bố: "Chính sách cơ bản hiện nay là hoà hoãn những mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân trong nước, xoá bỏ cừu thị giữa các dân tộc Đông Dương, đoàn kết các tầng lớp, đặng thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược"4. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn quốc kháng chiến. Bản Chỉ thị là đường lối kháng chiến của Đảng, trong đó nội dung kháng chiến toàn dân giữ vai trò hết sức quan trọng.

Giải thích tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh, tháng 3-1951, Tổng Bí thư Trường Chinh nêu rõ: "Đại đoàn kết là thế nào? Theo chúng tôi, đại đoàn kết là đoàn kết rộng và sâu. Đại đoàn kết không những là liên minh rộng rãi từ giai cấp công nhân đến những nhân sĩ dân chủ, địa chủ yêu nước, mà phải liên minh cả trên và dưới: liên minh giữa những người tiêu biểu cho các chính đảng, các đoàn thể và các giai cấp, liên minh giữa các lãnh tụ với nhau và liên minh giữa các quần chúng có tổ chức cũng như không có tổ chức... Đại đoàn kết còn có nghĩa là đoàn kết chặt chẽ dựa trên cơ sở liên minh công nông"5.

Có tư tưởng nhưng lại cần phải có biện pháp tổ chức. Mặt trận dân tộc thống nhất là biện pháp tổ chức để thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Mặt trận là khối đoàn kết giữa bốn giai cấp trong nhân dân: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc và một số địa chủ yêu nước, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Mặt trận là một tổ chức rộng rãi cốt để thực hiện sự thống nhất hành động, hợp tác, giúp nhau giữa các tầng lớp nhân dân nhằm chống kẻ thù chung của dân tộc. Việt Nam độc lập đồng minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, sau hợp nhất thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam là những hình thức của Mặt trận dân tộc thống nhất mà lịch sử quang vinh của nó gắn liền với những kỳ tích lớn lao của dân tộc và với chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.

Muốn có Mặt trận dân tộc thống nhất, do đó có đại đoàn kết toàn dân, một vấn đề quan trọng mà đồng chí Trường Chinh nhấn mạnh là "phải điều giải hợp lý quyền lợi giữa các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong mặt trận"6. Việt Nam đang kháng chiến. Quyền lợi tối cao của các tầng lớp nhân dân lúc này là đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc. Cần đạt cho được mục tiêu đó. Nhưng không vì thế mà không chú ý giải quyết những mâu thuẫn quyền lợi giữa các tầng lớp nhân dân. Điều giải hợp lý quyền lợi giữa các tầng lớp nhân dân là làm cho mỗi tầng lớp nhân dân đều có quyền lợi mà những quyền lợi đó không làm tổn hại quyền lợi tối cao của toàn dân tộc, phải phục vụ cho quyền lợi tối cao đó và không làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân.

Trong mâu thuẫn quyền lợi giữa các tầng lớp nhân dân, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ nổi lên quan trọng nhất. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng đã từng bước đem lại những quyền lợi cơ bản cho nông dân. Đến năm 1953, khi cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn quyết liệt, để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến mau chóng thắng lợi, Đảng đã quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô, tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện “người cày có ruộng". Cuộc cải cách ruộng đất đã thực hiện được mục tiêu người cày có ruộng, tuy nhiên nó cũng có những sai lầm nghiêm trọng. Những sai lầm đó đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới việc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất. Song đối với trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, cuộc cải cách ruộng đất với tinh thần "người cày có ruộng” đã mang lại cho hàng vạn chiến sĩ cùng hàng chục vạn người đang phục vụ ngoài mật trận vốn là nông dân một sức động viên, cổ vũ to lớn. Trên thực tế, cho đến ngày Điện Biên Phủ giành toàn thắng, cuộc cải cách ruộng đất mới chỉ tiến hành được có một đợt, trên tổng số năm đợt và với một diện còn rất hạn hẹp, nên những mặt tiêu cực của nó chưa bộc lộ và ảnh hưởng như sau này.

Đại đoàn kết toàn dân đã mang lại chiến thắng Điện Biên Phủ. Sức mạnh đó thật to lớn và tiêu biểu. Nó là kết quả của sự đoàn kết đóng góp của tất cả mọi tầng lớp nhân dân trên mọi miền đất nước, không phân chia dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo, già trẻ gái trai. Nó là sức mạnh của cả một dân tộc ra trận, bằng sự tham gia trực tiếp trên các tuyến đường mặt trận, bằng cả những hoạt động nhằm phối hợp, ủng hộ mặt trận Điện Biên Phủ. Nó đã làm cho kẻ thù vốn kiêu ngạo, tự đắc phải bàng hoàng, kinh ngạc, cúi đầu và cuối cùng phải chấp nhận thất bại.

Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được huy động trên cơ sở tư tưởng đại đoàn kết do Hồ Chí Minh khởi xướng. Tư tưởng đó mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Tư tưởng đó cũng mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là nguồn sinh lực bất tận để cho nhân dân ta lập nên những chiến công hiển hách, cho dân tộc ta trường tồn và phát triển.
_______________________________________________________
1, 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.246-247, 420. 480.
4. Báo Sự thật, số 8, ra ngày 30-12-1945.
5, 6. Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, t.II, tr. 271-272.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tư, 2022, 12:34:46 pm

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - ĐỈNH CAO CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP1


PGS.TS. NGUYỄN TRI THƯ
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Nói về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có nhận định khái quát nổi tiếng: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"2. Câu nói đó bao hàm hai nội dung quan trọng. Một là, chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam rất sâu sắc, nó được nuôi dưỡng qua hàng nghìn năm lịch sử, có nền tảng vững chắc trong cội nguồn của dân ta và trở thành một truyền thống qúy báu của dân tộc. Hai là, chủ nghĩa yêu nước đó được thể hiện cao nhất và rõ nhất khi nước nhà đứng trước họa xâm lăng. Trước nguy cơ mất còn của đất nước, người Việt Nam đã biết đặt lợi ích tối cao của dân tộc làm trọng, dẹp bỏ những tị hiềm để kết thành một khối vững chắc tạo nên sức mạnh vô địch đánh thắng kẻ thù. Đó là lẽ sinh tồn phát triển và đạo lý cao nhất của người Việt Nam trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử .

Nửa cuối thế kỷ XIX, dân tộc ta cũng như nhiều dân tộc lạc hậu khác bấy giờ, đã bị thất bại trước cả một thời đại thực dân và rơi vào tình trạng mất nước. Sự tồn vong của dân tộc đứng trước một thử thách mới. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ chống thực dân Pháp xâm lược đã diễn ra nhưng tất cả đều bị dìm trong biển máu. Đó là cả một quá trình quật khởi của dân tộc, đồng thời cũng là một quá trình tìm tòi trăn trở của dân tộc Việt Nam để nhận thức về thời đại và hiện thực, để tìm ra giải pháp cứu nước đúng đắn, từ ngọn cờ cứu nước theo ý thức hệ phong kiến, rồi tư sản và cuối cùng là vô sản. Dù có khác nhau đến mấy đi nữa về mục tiêu thể hiện và biện pháp cụ thể, tất cả đều có một mẫu số chung: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Sự phá sản và tàn lụi của các khuynh hướng yêu nước khác và sự khẳng định của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản như một xu thế chủ đạo trong phong trào giải phóng dân tộc ở việt Nam từ đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX chính là vì chủ nghĩa yêu nước theo khuynh hướng vô sản đã kết hợp được chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với dòng chảy của thời đại đặt ra sau cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại: giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Chủ nghĩa yêu nước đó được nảy nở, phát huy cao độ và bám chắc được trong lòng dân tộc bằng những mục tiêu giải phóng rất cụ thể, mà trước hết là ruộng đất cho dân cày, nguyện vọng nghìn đời của trên 90% dân số là nông dân.

2. Đành rằng vấn đề dân tộc và dân chủ, dân tộc và giai cấp là gắn bó khăng khít và tác động lẫn nhau; độc lập dân tộc gắn liền với người cày có ruộng. Nhưng vấn đề giai cấp có quan trọng đến mấy đi nữa, suy cho cùng vẫn chỉ là một vấn đề bộ phận, một vấn đề luôn luôn đặt dưới sự sinh tử tồn vong và phát triển của dân tộc. Cũng phải trải qua 10 năm chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Đảng, với bao gian khổ đấu tranh và nhận thức, Đảng ta mới đi đến khẳng định được chân lý khách quan này (chân lý mà Hồ Chí Minh đã phác họa ra ngay từ ngày đầu thành lập Đảng): "Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được"3. "Trong lúc này (nói rộng ra là bất cứ lúc nào - T.G) quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc. Vậy thì quyền lợi của nông dân và thợ thuyền phải đặt dưới quyền lợi giải phóng độc lập của toàn thể nhân dân"4.

Cách mạng Tháng Tám là sự quật khởi của cả một dân tộc đoàn kết dưới ngọn cờ cứu nước của Mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Dân tộc Việt Nam bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp và cá nhân yêu nước đã vùng lên đánh đổ ách thống trị của bọn thực dân xâm lược suốt gần một thế kỷ tồn tại trên đất nước ta. Sự vùng dậy đó trước hết và chủ yếu là vì lý tưởng độc lập tự do thiêng liêng tối cao của dân tộc. Người nông dân Việt Nam vùng lên cùng với cộng đồng chung của dân tộc trước hết cùng với tư cách là người dân nô lệ mất nước. Tất nhiên, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đó người nông dân "cũng được hưởng nhiều quyền lợi to tát: a) Đánh đuổi phátxít Pháp - Nhật, đó là lật được một cái ách áp bức bóc lột nặng nề nhất của họ; b) Đánh đổ Pháp - Nhật, thủ tiêu thuế đinh, điền và các thứ thuế khác, đó là cái lợi thứ hai; c) Được chia công điền lại một cách công bằng hơn, giảm địa tô, sửa đổi nền chính trị hương thôn cho họ được hưởng nhiều quyền lợi hơn, lại được hưởng nhiều quyền lợi ruộng đất tịch thu của bọn Việt gian phản quốc và một phần của đế quốc tư bản, đó là quyền lợi thứ ba; d) Họ cũng được hưởng quyền lợi kinh tế, chính trị khác mà toàn thể nhân dân Việt Nam đều được hưởng"5. Cao hơn hết, quyền lợi lớn nhất mà người nông dân được hưởng cùng với dân tộc là xóa bỏ được nỗi nhục nhã của người dân nô lệ mất nước bị chà đạp về chính trị, bóc lột về kinh tế, khinh rẻ về văn hóa - một nền văn hóa nghìn năm của dân tộc.

3. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Cả một tập đoàn đế quốc đã kéo vào nước ta hòng bóp chết nhà nước cách mạng trẻ tuổi, đưa nước ta quay trở lại chế độ thuộc địa như cũ. Tổ quốc trên hết! Dân tộc trên hết! Khẩu hiệu thiêng liêng do Đảng ta đề ra lúc đó đã nhân lên gấp bội lần tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc của người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã kết thành một khối vững chắc, quyết tâm xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, thành quả cao nhất của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Ý chí độc lập tự do và lòng yêu nước là cơ sở vững chắc để dân tộc ta vượt qua thử thách "ngàn cân treo sợi tóc", đưa con thuyền cách mạng Việt Nam tiến lên phía trước.

Thực dân Pháp, tên đế quốc đã thống trị dân tộc ta gần một thế kỷ, đã quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Hành động xâm lược này lại diễn ra ở vào một thời điểm dân tộc ta vừa trải qua bao hy sinh xương máu để giành được độc lập tự do, đã làm cho lòng công phẫn và ý thức dân tộc của người Việt Nam lên cao chưa từng thấy, biến thành sức mạnh thiêng liêng: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"6.

Có thể nói, quá trình kháng chiến vô cùng gian khổ là cả quá trình nuôi dưỡng, phát huy và tổ chức sức mạnh tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Kháng chiến và kiến quốc, kháng chiến để kiến quốc, nhưng trước hết và trên hết là kiến quốc đề kháng chiến. Cuộc kháng chiến này là của toàn dân, vì dân và do toàn dân tiến hành, mà trong đó, một lẽ khách quan là do hai giai cấp công nhân và nông dân làm nòng cốt: giai cấp công nhân trước hết với tư cách là người lãnh đạo và giai cấp nông dân với tư cách là lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo nhất. Sẽ không quá đáng khi xét về mặt cư dân, có thể coi dân tộc ta là một dân tộc - nông dân. Người đóng góp sức người, sức của to lớn nhất, nhiều nhất cho kháng chiến là nông dân. Trong lực lượng vũ trang nhân dân 90% là nông dân, riêng trong quân chủ lực trên 70% xuất thân từ nông dân. Hậu phương chiến tranh nhân dân ở Việt Nam chủ yếu cũng là nông thôn và nông dân. Thuế nông nghiệp chiếm từ 70 đến 80% ngân sách nhà nước. Trên 90% số dân công phục vụ tiền tuyến cũng là nông dân. Vì lẽ đó mà ta nói cuộc chiến tranh giải phóng này, xét về mặt nào đó thực chất là cuộc chiến tranh nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nói như vậy chủ yếu muốn nhấn mạnh tới lực lượng tiến hành chiến tranh chứ không phải bản chất cuộc chiến tranh. Bởi vì đây không phải là cuộc chiến tranh nông dân thông thường, mặc dầu trong đó có chứa đựng nội dung giai cấp giữa nông dân - phong kiến, nhưng quan hệ đó chủ yếu là mối quan hệ giữa người nông dân - yêu nước và phong kiến - tay sai của chủ nghĩa đế quốc. Bao trùm lên cả là mối quan hệ giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Sự kết hợp tính chất dân tộc và giai cấp này của cuộc chiến tranh đã được Đảng ta xử lý như một quá trình kết hợp giữa hai nhiệm vụ của cuộc cách mạng giữa độc lập dân tộc và người cày có ruộng một cách nhuần nhuyễn, trong đó lấy mục tiêu cao nhất là dân tộc giải phóng. Giải quyết vấn đề dân chủ và ruộng đất cho nông dân vừa là mục tiêu của cách mạng, vừa là biện pháp chủ yếu để bồi dưỡng sức dân, động viên nhân dân ta kháng chiến lâu dài, tăng cường tiềm lực chiến tranh nhân dân ở Việt Nam. Các chính sách của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1953 có liên quan tới vấn đề trên như Sắc lệnh giảm tô, giảm tức, chế độ lĩnh canh, tạm giao ruộng đất của địa chủ chạy vào vùng tạm chiếm, tạm cấp ruộng đất của đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo, trưng thu tất cả ruộng đất bỏ hoang, sử dụng công điền công thổ, chính sách thuế nông nghiệp... đã thực hiện một bước rất quan trọng quyền dân chủ cho người nông dân. Chỉ tính từ Khu V trở ra, 58,3% diện tích ruộng đất do giai cấp địa chủ trong nước và ngoài nước chiếm đoạt trước đây đã được chia cho nông dân ít ruộng hoặc không có ruộng. Tại Nam Bộ, số ruộng đất tạm cấp và tạm giao cho nông dân cũng chiếm tới 1/4 diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 25% số hộ nông dân đã làm chủ số ruộng đất đó. Nhiều nơi địa chủ đã phải giảm tô tới 50 - 60%, thậm chí cao hơn. Chế độ bóc lột tô và uy thế của giai cấp địa chủ đã bị hạn chế. Người nông dân đã thực hiện một bước quan trọng quyền làm chủ ở nông thôn. Chính nhờ vậy mà hậu phương chiến tranh nhân dân ngày càng được củng cố, ổn định, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của tiền tuyến.
__________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.171.
3, 4, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7. tr. 113, 119-120.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.480.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tư, 2022, 12:36:28 pm

4. Đến năm 1953, theo yêu cầu phát triển khách quan của kháng chiến, Hội nghị Trung ương lần thứ tư (1-1953), lần thứ năm và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng (11-1953) đã quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức và sau đó là cải cách ruộng đất. Tháng 12-1953, Quốc hội cũng đã thông qua Luật cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất trong kháng chiến được coi là chủ trương sáng tạo của Đảng ta, nó góp phần to lớn vào chiến thắng Đông Xuân 1953 - 1954 và Điện Biên Phủ, do đó vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung.

Đánh giá cải cách ruộng đất trong kháng chiến, trước hết cần phải đặt nó trong khuôn khổ của sự nghiệp và mục tiêu hàng đầu của cuộc cách mạng nước ta lúc đó là kháng chiến chống đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc. Chúng ta coi nhiệm vụ trung tâm của cách mạng trong năm cuối của kháng chiến là: "ra sức đánh giặc và thực hiện cải cách ruộng đất"1. Mọi công tác khác của kháng chiến "đều phải kết hợp xung quanh hai nhiệm vụ trung tâm đó và phục vụ hai nhiệm vụ đó"2. Nói như vậy không phải chúng ta coi cải cách ruộng đất có tầm quan trọng ngang với nhiệm vụ đánh giặc, tức là nhiệm vụ chống đế quốc. Hai nhiệm vụ trên gắn bó tác động lẫn nhau, nhưng cải cách ruộng đất trước hết và chủ yếu cần được xem là một biện pháp then chốt để củng cố và tăng cường các nhân tố cơ bản bảo đảm cho kháng chiến thắng lợi như khối liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất, xây dựng phát triển quân đội, củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền dân chủ nhân dân. Cải cách ruộng đất chỉ là biện pháp tiếp nối và là bước phát triển rất căn bản các biện pháp dân chủ đối với nông dân của Đảng ta đã thực hiện trước đó để đáp ứng những đòi hỏi mới đặt ra khi kháng chiến bước vào giai đoạn chín muồi, để nỗ lực vươn lên giành thắng lợi quyết định. Ở vào một thời điểm đặc biệt như vậy, nên tác động và ảnh hưởng của cải cách ruộng đất đối với kháng chiến thực sự đã vượt xa quy mô tiến hành và hiệu quả kinh tế - xã hội thực tế của nó.

Thật vậy, quy mô triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất trong kháng chiến còn rất hạn hẹp, thực tế mới chỉ bắt đầu. Tính từ tháng 4-1953 đến tháng 9-1954 (tức là sau hòa bình lập lại hai tháng), ta mới tiến hành giảm tô trong hơn 1.000 xã của 10 tỉnh vùng tự do. Còn cải cách ruộng đất, sau khi tiến hành thí điểm ở sáu xã thuộc huyện Đại Từ (Thái Nguyên), tới ngày 25-5-1954, ta mới triển khai đợt một ở 47 xã thuộc huyện Đại Từ, Phú Bình (Thái Nguyên) và sáu xã thuộc huyện Nông Cống (Thanh Hóa); tổng cộng cả thảy là 59 xã, tức là mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với yêu cầu (tới năm 1956, khi hoàn thành cải cách ruộng đất. đã được tiến hành ở 3.314 xã thuộc 22 tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc). Mặc dầu vậy, cải cách ruộng đất đã có tác động rất mạnh mẽ đối với kháng chiến trên nhiều lĩnh vực. Tác động đó trên căn bản là tác động về mặt tinh thần và thông qua đó để biến thành sức mạnh hiện thực đánh thắng kẻ thù. Trước hết, cải cách ruộng đất đã động viên tinh thần của người nông dân lên cao chưa từng thấy. Hậu phương của chiến tranh nhân dân được củng cố toàn diện, nhất là về mặt chính trị - tinh thần, và do đó tiềm lực của kháng chiến được động viên cao độ. Với quy mô tiến hành còn hạn hẹp, triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất chưa thể gây ra những thay đổi rất căn bản về cơ cấu kinh tế - xã hội ở toàn bộ, hay ít ra là phần lớn hậu phương của kháng chiến, trước hết là vùng tự do. Nhưng ở những vùng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất, giai cấp nông dân đã làm chủ bước đầu hoặc hoàn toàn về kinh tế, chính trị, xã hội ở nông thôn. Điều này đã gây chấn động mạnh mẽ, tác động tới toàn bộ giai cấp nông dân cả ở vùng tự do cũng như vùng tạm chiếm hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Tinh thần đó đã thúc đẩy rất mạnh mẽ phong trào thi đua sản xuất ở nông thôn, nộp nhanh, đủ và vượt thuế cho Nhà nước, hướng về tiền tuyến. Nếu trước đây ngân sách nhà nước luôn luôn ở trong tình trạng bội chi (từ năm 1946 đến năm 1951, hằng năm bội chi từ ba, bốn thậm chí hơn năm lần so với thu; chẳng hạn năm 1949 thu 18,5% thì chi tới 81,5%!) thì tới năm 1953, lần đầu tiên ngân sách nhà nước được cân đối, thậm chí thu vượt chi 16,7%. Đó là kết quả của một loạt chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước ta sau Đại hội lần thứ II của Đảng, nhưng trong đó tác động của triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất góp phần không nhỏ. Hàng vạn thanh niên đã lên đường nhập ngũ. Hàng chục vạn người đã đi dân công phục vụ tiền tuyến, cả nước dồn sức người, sức của ra mặt trận và đã đáp ứng được yêu cầu quy mô lớn chưa từng thấy của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cải cách ruộng đất còn tác động đặc biệt mạnh mẽ đối với các chiến sĩ trực tiếp cầm súng ngoài mặt trận, mà trong họ chủ yếu là những người nông dân mặc áo lính, hậu phương chẳng những chuyển sức mạnh vật chất mà cả sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn cho tiền tuyến. Các cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân trong thời kỳ này đã có những tiền đề xã hội và thực tế để đưa tinh thần người chiến sĩ ngoài mặt trận lên một bước mới, có thể nói là nhảy vọt. Các giai cấp và tầng lớp xã hội khác ngoài công nông đã ủng hộ chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng như một giải pháp để tiến tới độc lập dân tộc, đồng thời thực hiện tự do dân chủ, xóa bỏ bất công xã hội và chế độ phong kiến lỗi thời. Trên đà thắng lợi của kháng chiến, sức mạnh dân tộc và tinh thần yêu nước của người Việt Nam càng được nâng lên, tạo thành một khí thế cách mạng rộng khắp, với lực lượng được tích luỹ qua chín năm kháng chiến, dân tộc ta đã làm nên một trận Điện Biên Phủ vĩ đại.

Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ cũng như cuộc kháng chiến chống Pháp và cả cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau này nói chung, trước hết và chủ yếu là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước và ý chí không có gì quý hơn độc lập, tự do của người Việt Nam. Vấn đề dân tộc bao giờ cũng đi đôi với vấn đề giai cấp, vì giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay phải đi theo con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc kết hợp giải phóng xã hội, giải phóng nhân dân lao động, giải phóng con người. Vấn đề giai cấp là một thực tế khách quan nhưng chỉ có ý nghĩa và hiệu quả khi đặt nó hài hòa với lợi ích dân tộc, phục vụ lợi ích dân tộc, luôn luôn lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm trọng. Ngược lại, nó sẽ không có sức sống trong lòng dân tộc, cô lập và cuối cùng chính bản thân vấn đề giai cấp cũng không giải quyết được. Thực tế đã có những tiền lệ. Để đối lập với chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ này, tranh thủ và lừa bịp nông dân, tháng 6-1953, thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn Bảo Đại ở vùng tạm chiếm đã công bố cái gọi là "cải cách điền địa" (các đạo dụ 13, 20, 21, 22 ngày 4-6-1953) nhằm "điều hòa" một phần lợi ích giữa địa chủ và nông dân. Nhưng đã bị nông dân tẩy chay. Luật "Người cày có ruộng" của Nguyễn Văn Thiệu ngày 26-3-1970 sau này cùng với những đầu tư rất lớn của Mỹ vào nông nghiệp miền Nam trên thực tế đã xóa bỏ một bước căn bản chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, góp phần làm biến đổi căn bản tình hình kinh tế, xã hội - giai cấp ở nông thôn miền Nam. Nhưng chúng vẫn không "tranh thủ được trái tim khối óc" người nông dân miền Nam. Ấy là vì tất cả các biện pháp "dân chủ" đó suy cho cùng là nhằm phục vụ cho các ý đồ xâm lược của ngoại bang, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Cuối cùng mục đích chính trị của các biện pháp đó đã bị chính người nông dân vô hiệu hóa. Phải chăng đó là những phản đề sinh động chứng tỏ tinh thần yêu nước của người nông dân Việt Nam: họ biết đặt lợi ích dân tộc lên trên. Và một khi lợi ích giai cấp phù hợp, thống nhất hoàn toàn với lợi ích dân tộc thì sẽ nhân tinh thần dân tộc của họ lên gấp bội. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và trận Điện Biên Phủ vĩ đại đã được triển khai và phát triển thắng lợi ở vào một thời điểm đặc biệt như vậy, thời điểm hội đủ các tiền đề để phát huy cao nhất sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, biến quyết tâm chiến lược thành hiện thực: Tất cả cho tiền tuyến! Tất cả để đánh thắng!
________________________________________________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 183-184, 184.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tư, 2022, 12:48:57 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ - THẮNG LỢI CỦA CHÍNH SÁCH LIÊN MINH CÔNG NÔNG
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
1

PGS, TS. NGUYỄN VĂN NHẬT
Phó Viện trưởng Viện sử học –
Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Nước ta đại bộ phận nhân dân là nông dân. Ngay từ khi mới ra đời. Đảng ta đã nhận thấy vai trò quan trọng của nông dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong suốt quá trình đấu tranh 15 năm giành độc lập, đường lối liên minh với nông dân là vấn đề cốt tử của cách mạng, và giai cấp nông dân luôn là động lực cách mạng, là đồng minh tự nhiên và đáng tin cậy của giai cấp công nhân. Nhận định về vai trò và vị trí của nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là tối đại đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân, vì nông dân là lực lượng cách mạng đông nhất chống phong kiến, chống đế quốc"2.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mực tiêu đánh đuổi đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, cơm áo hạnh phúc cho nhân dân là nguyện vọng thiết tha của mọi người dân Việt Nam yêu nước. Đối lập với nguyện vọng của cả dân tộc ta lúc đó là thực dân Pháp xâm lược và gắn liền với chúng là giai cấp phong kiến. Sự câu kết giữa đế quốc và phong kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa. Do đó mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược gắn liền với mâu thuẫn giữa nhân dân ta mà chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến, chỗ dựa của chủ nghĩa thực dân xâm lược. Vì vậy, nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến không thể tách rời nhau và cách mạng giải phóng dân tộc nhất thiết phải bao hàm cả nội dung dân chủ.

Ở nước ta với hơn 90% dân số là nông dân, vì vậy giải phóng dân tộc trước hết và căn bản phải là giải phóng nông dân. Nguyện vọng tha thiết của nông dân là độc lập dân tộc và người cày có ruộng, là được giải thoát khỏi cả hai ách áp bức của đế quốc và phong kiến. Giải phóng nông dân khỏi ách địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân là nội dung cơ bản của cách mạng dân chủ, đồng thời cũng là xuất phát từ chính ngay yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cũng như trong toàn bộ cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta, quân đội cách mạng, một công cụ bạo lực rất quan trọng, thực chất là quân đội công nông mà phần lớn là những người nông dân khoác áo lính, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng của giai cấp công nhân chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc và dân chủ cho chính mình.

Không những vậy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta với một chính quyền còn non trẻ phải đương đầu với một đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh hơn chúng ta nhiều lần. Do đó để "châu chấu" đá được "voi", Đảng ta chủ trương thực hiện cuộc "kháng chiến toàn dân, toàn diện", nhằm huy động sức mạnh của cả dân tộc chống lại đội quân xâm lược nhà nghề được trang bị vũ khí hiện đại. Do đó việc thành lập một Mặt trận dân tộc thống nhất toàn dân chống lại thực dân Pháp xâm lược là cần thiết và quan trọng. Song, có thực hiện được liên minh công nông và dựa trên lực lượng cơ bản, vững chắc của liên minh đó mới có khả năng mở rộng đội ngũ cách mạng tới các giai cấp và tầng lớp khác. Không thể có Mặt trận dân tộc thống nhất nếu không có liên minh công nông.

Nhận thức được vai trò to lớn của nông dân trong cuộc chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã thực hiện từng bước mục tiêu dân chủ đối với nông dân nhằm phát huy sức mạnh, tiềm lực to lớn của bộ phận đông đảo nhân dân này vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Cùng với nguyện vọng độc lập dân tộc, ruộng đất là nguyện vọng muôn đời của nông dân lao động. Vì vậy, trong quá trình kháng chiến, Đảng ta đã từng bước đem lại ruộng đất cho nông dân, hạn chế dần sự bóc lột của giai cấp địa chủ.

Ngay từ tháng 11-1945, khi nước ta vừa giành được độc lập, Bộ Nội vụ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Thông tri giảm tô 25% so với mức địa tô trước Cách mạng Tháng Tám. Tháng 1-1948, để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp, Nhà nước quyết định tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian (có tuyên bố trước tòa án) tạm giao cho nông dân. Tiếp đó, ngày 16-7-1949, Chính phủ lại ban hành sắc lệnh giảm tô thay cho Thông tri giảm tô năm 1945, đồng thời ban hành sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian phản quốc cho dân cày nghèo. Tháng 5-1950, Chính phủ ban hành tiếp sắc lệnh về thể lệ lĩnh canh và sắc lệnh về giảm tức cũng như sắc lệnh về việc sử dụng ruộng đất bỏ hoang.

Mặc dù trong điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến, việc thực hiện các chính sách trên ở một số nơi còn bị hạn chế, song chính sách giảm tô, tạm cấp ruộng đất cho dân cày nghèo đã thu được những kết quả đáng kể. Tính đến cuối năm 1951, chính quyền nhân dân đã tạm cấp được 253.863ha ruộng đất tịch thu được của thực dân Pháp và Việt gian cho gần 50 vạn nông dân.
___________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1994.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.15.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tư, 2022, 12:51:48 pm

Để thực hiện chính sách tổng động viên cho kháng chiến, ngày 1-5-1951, Chính phủ ban hành chính sách thuế nông nghiệp theo nguyên tắc lũy tiến để động viên sự đóng góp công bằng của nhân dân lao động. Chính sách thuế nông nghiệp thể hiện đúng đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn, đánh nặng vào địa chủ, phú nông, giảm nhẹ cho bần cố nông, khuyến khích những người trực tiếp lao động, khuyến khích sản xuất, khai hoang, tăng vụ, ưu đãi gia đình quân nhân, liệt sĩ. Chính sách thuế nông nghiệp của Đảng cũng khiến địa chủ phân tán ít nhiều ruộng đất, trong đó có một phần vào tay nông dân lao động.

Cho đến trước khi phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất (1953) việc thực hiện từng bước chính sách ruộng đất đã thu được thành tựu lớn. Từ năm 1949 đến năm 1953, chỉ tính từ Liên khu V trở ra, Chính phủ đã tạm cấp cho nông dân 189.434 ha ruộng đất của thực dân và địa chủ, ruộng vắng chủ, ruộng bỏ hoang, ruộng công và ruộng bán công. Do đó quá nửa diện tích ruộng đất (58,3%) do địa chủ trong nước và nước ngoài chiếm hữu đã về tay nông dân thiếu ruộng. Đến năm 1953, giai cấp địa chủ chỉ còn giữ được non nửa diện tích đã chiếm hữu trước năm 1945. Cùng với việc chia ruộng đất cho nông dân, chính sách giảm tô cũng đã thu được những kết quả đáng kể. Chỉ tính các tỉnh thuộc Liên khu III, Liên khu Việt Bắc và Liên khu IV đã có 397.604 mẫu ruộng được giảm tô 25%1. Đồng thời với việc giảm tô, tạm cấp ruộng đất cho nông dân, Đảng ta đã đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Tính đến năm 1950, cả nước có 26.291 tổ đổi công và hợp công, 1.562 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp2.

Nhờ thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức và bước đầu tiến hành cải cách ruộng đất, hậu phương kháng chiến ngày càng được mở rộng và củng cố vững chắc. Nhờ đó Đảng và Nhà nước ta đã huy động được nhiều sức người, sức của phục vụ cho kháng chiến. Từ năm 1950 đến năm 1953 ta đã liên tiếp mở các chiến dịch lớn và đã giành được thắng lợi vang dội: Chiến dịch Biên giới (1950), Trần Hưng Đạo (1951), Hoàng Hoa Thám (1951), Quang Trung (1951), Hòa Bình (1952), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953). Thắng lợi của các chiến dịch trên cũng là thắng lợi của hậu phương kháng chiến với sự đóng góp to lớn của nông dân gồm 1.300.000 người với trên 29 triệu ngày công3.

Những thắng lợi liên tiếp mà quân và dân ta giành được từ năm 1950 đến năm 1953 là kết quả của đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ, của chính sách liên minh công nông mà cụ thể là chính sách giảm tô, chính sách ruộng đất, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân mà Đảng đã thực hiện trong suốt quá trình kháng chiến. Những thắng lợi đó đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lên một bước mới, tạo điều kiện cho thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước sang một giai đoạn mới. Với kế hoạch Nava thâm hiểm và đầy tham vọng, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đặt hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lược; đè bẹp cuộc kháng chiến của ta, ổn định nền thống trị thực dân của chúng.

Để đập tan kế hoạch Nava, đưa cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đến thắng lợi, đi đôi với những chỉ đạo kịp thời, sáng tạo về chiến lược, chiến thuật quân sự, Đảng ta đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát huy toàn bộ sức mạnh của dân tộc vào cuộc kháng chiến. Vì vậy, củng cố, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tăng cường hơn nữa Mặt trận dân tộc thống nhất mà trụ cột là liên minh công nông càng trở nên cấp thiết. Việc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân có nghĩa trước hết là phải thực hiện nhiệm vụ dân chủ đối với công nhân và nông dân, trong đó nông dân là lực lượng đông đảo nhất, mà nguyện vọng thiết tha nhất của nông dân luôn vẫn là độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, do hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến, vấn đề ruộng đất chậm được giải quyết mà mới dừng lại ở việc thực hiện giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân và tay sai của chúng chia cho một bộ phận nông dân nghèo.

Việc chậm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân không những ảnh hưởng đến việc tăng cường củng cố khối liên minh công nông mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Nhận định về việc này, đồng chí Trường Chinh đã viết: "Chính sách ruộng đất không được thi hành đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công tác của chúng ta. - Mặt trận dân tộc thống nhất chậm được mở rộng và củng cố...; - quân đội tuy tiến bộ khá nhưng vẫn chưa kịp với yêu cầu của tình hình; - chính quyền bên dưới, nhất là chính quyền xã nhiều nơi bị địa chủ, cường hào lợi dụng và tại những nơi đó nông dân lao động không thực sự nắm chính quyền ở nông thôn; - Đảng chậm được củng cố, cơ sở của Đảng ở nông thôn có nơi phức tạp, quan hệ giữa Đảng và quần chúng chưa được chặt chẽ. Đứng về mặt khác mà xét, việc không thực hiện đầy đủ chính sách giảm tô và chậm thực hiện chính sách cải cách ruộng đất đã hạn chế việc phát triển kinh tế và văn hóa của nước nhà"4.

Chính vì vậy, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư ngày 25-1-1953. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Mấy năm trước, vì hoàn cảnh đặc biệt mà ta chỉ thi hành giảm tô, giảm tức, như thế là đúng. Nhưng ngày nay, kháng chiến đã bảy năm. Đồng bào nông dân hy sinh cho Tổ quốc, đóng góp cho kháng chiến đã nhiều và vẫn sẵn sàng hy sinh, đóng góp nữa. Song họ vẫn là lớp người nghèo khổ hơn hết, vì thiếu ruộng hoặc không có ruộng cày. Đó là một điều rất không hợp lý. Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân"5.

Do đó, Hội nghị Trung ương lần thứ tư đã đề ra chủ trương tiếp tục tiến hành giảm tô và thực hiện chính sách ruộng đất để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến đang trong giai đoạn quyết liệt và quyết định nhất.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng, năm 1953 công tác phát động quần chúng triệt để giảm tô được coi là một bước cần thiết để thiết thực chuẩn bị tiến hành cải cách ruộng đất.

Tháng 3-1953, Hội nghị liên tịch giữa Ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Liên-Việt toàn quốc sau khi nghiên cứu và thảo luận bản báo cáo "Phóng tay phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất" của đồng chí Trường Chinh, đã nhất trí thông qua nghị quyết về công tác phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến.

Ngày 12-4-1953, Chính phủ ban hành ba sắc lệnh về chính sách ruộng đất, trừng trị những địa chủ không tuân theo pháp luật ở những nơi phát động quần chúng và thành lập Tòa án nhân dân đặc biệt. Tiếp đó, ngày 25-6-1953, Hội đồng Chính phủ lại ra một số quy định về chế độ quản chế địa chủ chống pháp luật và chống chính sách ruộng đất, quy định về cách thi hành chính sách ruộng đất ở những nơi chưa phát động quần chúng.

Sau ba đợt thí điểm (từ tháng 4 đến tháng 12-1953) ở 481 xã thuộc 11 tỉnh Liên khu Việt Bắc và Liên khu IV, cuộc phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất đã thu được những kinh nghiệm bước đầu. Dựa trên Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng và những kinh nghiệm bước đầu rút ra qua ba đợt thí điểm, tháng 11-1953, Hội nghị Trung ương lần thứ năm và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất (khóa II) đã thảo luận và thông qua Cương lĩnh ruộng đất chính thức của Đảng.

Trên cơ sở nhất trí với Báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất, Báo cáo của đồng chí Trường Chinh về Thực hiện cải cách ruộng đất, Hội nghị lần thứ năm của Trung ương quyết định tiến hành: Phát động quần chúng nông dân thực hiện cải cách ruộng đất trong năm 1954. Hội nghị xác định đường lối chung của Đảng trong cải cách ruộng đất là: "Dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến". Hội nghị cũng đề ra ba biện pháp tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất nhằm xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng".

Ngày 26-11-1953, Hội nghị lần thứ năm mở rộng của Ủy ban Liên-Việt toàn quốc hoàn toàn tán thành bản Cương lĩnh ruộng đất của Đảng và nhất trí đề nghị Quốc hội và Chính phủ thông qua cương lĩnh đó.

Ngày 1-12-1953, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kỳ họp thứ ba nhất trí tán thành chủ trương cải cách ruộng đất và thông qua Luật cải cách ruộng đất, và tối ngày 19-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ban hành Luật cải cách ruộng đất, nêu rõ: "Xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của đế quốc ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện người cày có ruộng"6.

Như vậy, bắt đầu từ tháng 4-1953, Nhà nước đã tiến hành đợt một phát động quần chúng giảm tô có tính chất thí điểm ở 25 xã thuộc Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa. Tháng 8-1953, đợt hai phát động quần chúng giảm tô được tiến hành 162 xã và đợt ba từ tháng 12-1953. Phát động quần chúng giảm tô là bước đầu chuẩn bị điều kiện cho việc tiến hành cải cách ruộng đất, đưa ruộng đất về tay nông dân. Đến tháng 12-1953, cùng với việc thực hiện đợt ba phát động quần chúng giảm tô, Nhà nước đã tiến hành thí điểm cải cách ruộng đất ở sáu xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên từ ngày 25-12-1953 đến ngày 30-3-1954, và tiếp đó đợt một cải cách ruộng đất được tiến hành sâu rộng hơn trên hàng trăm xã của một số tỉnh miền Bắc từ tháng 4-1953.
________________________________________________
1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981, t.I, tr. 667.
2. Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Sđd, tr.158.
3. Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Sđd, tr.358.
4. Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Sđd, t.II, tr. 327.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 15-16.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp, Sđd, t.II, tr. 315.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tư, 2022, 12:52:51 pm

Mặc dù việc phát động giảm tô, cải cách ruộng đất tiến hành trong lúc chiến tranh ác liệt, và phạm phải một số sai lầm nhất định song đã thu được những kết quả đáng kể và đặc biệt có ý nghĩa to lớn góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong việc tiến hành giảm tô, năm trong số tám đợt được tiến hành trong giai đoạn kháng chiến. Trong tổng số 1.875 xã thực hiện giảm tô, địa chủ và phú nông đã phải thoái 31.110 tấn thóc và ta đã tịch thu 15.475 ha ruộng đất cùng 8.246 trâu bò của địa chủ, Việt gian, phản động chia cho nông dân1.

Đợt thí điểm cải cách ruộng đất và đợt một của công cuộc này được tiến hành ngay trong lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra sôi động nhất. Hàng trăm hécta ruộng đất của thực dân và địa chủ phong kiến bị tịch thu được đem chia cho nông dân lao động.

Chính sách giảm tô, cải cách ruộng đất cũng như đường lối kháng chiến kiến quốc đã động viên sức mạnh của nhân dân, nhất là nông dân đẩy mạnh sản xuất, hăng hái đóng góp cho chiến trường. Chỉ tính riêng về sản xuất lương thực, nhiều vùng tự do trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chẳng những đã tự túc, đã đáp ứng được nhu cầu về lương thực trong vùng, mà còn chi viện cho các chiến trường. Năm 1953, chỉ tính từ Liên khu IV trở ra, sản xuất lương thực đạt 2.757.700 tấn thóc và 650.850 tấn hoa màu. Liên khu V, tính trung bình hằng năm đã đóng góp cho kháng chiến 150.000 tấn thóc, bảo đảm 41% số thuế nông nghiệp về thóc, 73% thuế nông nghiệp về tiền của cả nước.

Những đợt giảm tô và cải cách ruộng đất tuy chỉ tiến hành ở một số vùng tự do, nhưng ảnh hưởng của nó lan rộng khắp trong nước, vào cả vùng sau lưng địch. Nông dân tin tưởng phấn khởi đem hết nhiệt tình yêu nước và nhiệt tình lao động vào sự nghiệp kháng chiến, hăng hái tham gia sản xuất; hăng hái đóng góp, tham gia bộ đội, đi dân công phục vụ tiền tuyến. Sau khi phát động quần chúng, hầu hết các xã đều nộp nhanh, đủ thuế nông nghiệp, đi dân công vượt mức quy định, thanh niên hăng hái lên đường giết giặc, các tổ đổi công phát triển mạnh mẽ, những xích mích, thù hằn giữa các dân tộc và đồng bào các tôn giáo được giải quyết tốt.

Chính sách cải cách ruộng đất cùng với đường lối kháng chiến - kiến quốc của Đảng đã cho phép huy động đến mức cao nhất sức người, sức của của nhân dân cho tiền tuyến, sử dụng sức mạnh tổng hợp của cả nước vào trận đánh lịch sử. Cả hậu phương rộng lớn của đất nước từ vùng tự do Việt Bắc, vùng giải phóng Tây Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, vùng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ... hừng hực lửa đấu tranh đánh đổ giai cấp địa chủ, đã dồn sức người, sức của cho Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. 261.453 dân công với trên 18 triệu ngày công, 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 917 tấn lương thực khác, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 thuyền mảng và 500 ngựa thồ đã được huy động phục vụ chiến dịch2. Hàng đoàn dân công, thanh niên xung phong ngày đêm trèo đèo lội suối, mặc máy bay ném bom dữ dội, mặc mọi nguy hiểm khác dùng sức người chuyển một số lượng lương thực, vũ khí khổng lồ cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chính sức mạnh tinh thần và vật chất, sự chi viện không điều kiện của nhân dân, nhất là của công nông được Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo là yếu tố quyết định khiến cho quân và dân ta khắc phục được những khó khăn về vận chuyển, tiếp tế tưởng chừng như không thể vượt qua nổi và đã chiến thắng oanh liệt.

Trong suốt mấy năm kháng chiến, chưa bao giờ nhân dân ta đồng lòng tiến ra mặt trận nhiều như trong Đông Xuân 1953-1954 và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tinh thần chi viện vô điều kiện của nhân dân ta cho tiền tuyến là kết quả của đường lối cách mạng đúng đắn của công tác động viên chính trị sâu rộng của Đảng. Đặc biệt, trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, tinh thần đó là kết quả của chính sách phát động quần chúng thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất. Được Đảng giáo dục, động viên, nhận rõ mối quan hệ khăng khít giữa nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, giữa quyền lợi giai cấp với quyền lợi của dân tộc, nhân dân ta, trước hết là nông dân, đã không tiếc sức mình đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến thắng lợi. Có thể nói, không có sự đóng góp sức người, sức của to lớn của nhân dân, mà chủ yếu là nông dân, không thể có chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lực lượng quyết định trực tiếp thắng bại của chiến tranh đó là quân đội. Để chiến thắng một đội quân đông, thiện chiến, được trang bị hiện đại, Đảng ta luôn nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi con người là nhân tố quyết định, coi sự giác ngộ giai cấp, ý thức dân tộc là nhân tố quyết định. Như Lênin đã nói: Trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, vấn đề thắng lợi rốt cuộc là do tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường quyết định.

Trong khi đang ngoan cường chiến đấu ở mặt trận, tin tức về thành quả của công cuộc cải cách ruộng đất đã lan truyền tới các chiến sĩ. Hàng ngàn thư từ, tin tức báo tin thắng lợi của mặt trận chống phong kiến ở hậu phương đã cổ vũ tinh thần chiến đấu, tăng thêm tinh thần "quyết chiến quyết thắng" giặc Pháp xâm lược của quân đội ta.

Cũng cần khẳng định thêm rằng, thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng là thắng lợi của sự hiệp đồng chiến đấu giữa chiến trường chính với chiến trường sau lưng địch, của sự phối hợp giữa đánh tập trung với đánh du kích, của sự kết hợp chiến đấu của ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Mà lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích cũng phần lớn là những nông dân vừa sản xuất vừa chiến đấu. Cùng với những trận đánh địch ở các thành phố do công nhân và nông dân lao động thành thị thực hiện, bộ đội địa phương và dân quân du kích ở các vùng đồng bằng, nông thôn đã liên tiếp đánh địch hỗ trợ cho nhân dân địa phương vùng dậy phá kế hoạch bình định, đập tan hệ thống kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn, góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nhận định về vai trò của nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Gần 90% đồng bào là nông dân. Trong hàng ngũ Vệ quốc quân, bộ đội địa phương và dân quân du kích ta trên 90% là nông dân. Đóng thuế, đi dân công phần lớn cũng là nông dân. Đồng bào nông dân đóng góp nhiều nhất cho kháng chiến, hy sinh nhiều nhất cho Tổ quốc"3. Song chúng ta cũng phải hiểu rằng: "Có đi với giai cấp công nhân thì nông dân mới trở thành một lực lượng vĩ đại"4. Chính vì vậy, trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là trong cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, việc đem lại quyền dân chủ cho nông dân với khẩu hiệu "độc lập dân tộc, người cày có ruộng", giai cấp công nhân mà đội ngũ tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam đã lôi kéo được nông dân, phát huy hết sức mạnh to lớn về sức người, sức của của nông dân cho cuộc kháng chiến, góp phần to lớn vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ở một nước mà phần lớn nhân dân là nông dân thì liên minh công nông không chỉ có ý nghĩa quan trọng, quyết định trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mà còn cả trong bất kỳ cuộc cách mạng nào khi giai cấp công nhân nắm vai trò lãnh đạo.
___________________________________________________
1. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1-1993.
2. Công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ, Tổng cục Hậu cần xuất bản, 1979, tr.554.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 587.
4. Lê Duẩn: Giai cấp công nhân Việt Nam và liên minh công nông, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 440.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tư, 2022, 12:56:00 pm

TẦM VÓC CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ1

GS. TRẦN VĂN GIÀU
Chủ tịch Hội đồng Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Cánh đồng Mường Thanh nhỏ hẹp mà chiến thắng Điện Biên Phủ thì lớn, rất lớn, chiếm lĩnh một vị thế tinh thần cao, rất cao, chẳng những trong lịch sử Việt Nam mà cả trong lịch sử thế giới cận hiện đại.

Trên toàn thế giới, xưa và nay, Đông và Tây, hình như chưa có một quốc gia dân tộc nào không hề bị ngoại bang xâm lăng, đô hộ. Nước Việt Nam chúng ta, là nước bị xâm lăng nhiều lần nhất, bị đô hộ nhiều năm nhất. Tôi học sử, dạy sử, tôi chưa biết từ thời cổ đến đương đại, từ Đông Á đến Tây Âu, có một nước nào bị xâm lăng nhiều lần, bị đô hộ nhiều năm như Việt Nam. Và tôi cũng chưa biết xưa nay, Đông - Tây, có dân tộc nào như Việt Nam đã ghi được trên sử xanh những trận chiến thắng giải phóng lẫy lừng, đánh bại những lực lượng hung tàn cực kỳ lớn mạnh, lớn mạnh hơn mình không chỉ đôi ba lần mà lớn mạnh hơn mình đến cả mấy chục lần! Trận Điện Biên Phủ hôm nay chúng ta kỷ niệm là một trong những trận chiến thắng phi thường đó.

Còn trên bình diện lịch sử dân tộc, có thể sánh Điện Biên Phủ với Bạch Đằng của Ngô Quyền diệt toàn bộ quân Hoằng Thao, buộc vua Lưu Cung của Nam Hán tuy đã sắp tiếp viện mà phải chạy tuốt không ngó lại. Lại có thể sánh Điện Biên Phủ với chiến thắng trong trận Chi Lăng, Xương Giang của Bình Định Vương Lê Lợi. Lê Lợi kéo quân từ Thanh ra Bắc không đánh thẳng vào đại quân của Vương Thông bị vây ở Đông Đô, mà ra sức đánh quân của Liễu Thăng, Mộc Thạnh đông 152 vạn đang vào Việt Nam tiếp sức Vương Thông. Chi Lăng, Xương Giang là những chiến trường quyết định; ở đây, nơi không thành quách, chỉ có đồi núi, đồng bằng, 10 vạn quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy hoàn toàn bị tiêu diệt. Quân Minh bị vây hãm trong Đông Quan (Hà Nội), hạ khí giới, xin Bình Định Vương cấp cho lương thực và phương tiện vận tải để rút về nước và tới nước rồi mà còn "ngực đập chân run".

Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi xin đưa nhận định rằng: Điện Biên Phủ tất nhiên là thất bại của Pháp, mà Điện Biên Phủ cũng chính là thất bại của Mỹ, bởi vì Pháp sở dĩ mở ra và đeo đuổi chiến tranh Đông Dương là căn bản nhờ vào tài chính và vũ khí của Mỹ. Trong chiến tranh Đông Dương của Pháp 1945-1954, thì Pháp là bên đóng góp người, còn chịu tổn phí thì chủ yếu là Mỹ. Ngạn ngữ Pháp có câu buổi tiệc ai mở, người ấy là chủ. Sau Điện Biên Phủ, sau Giơnevơ, Pháp đành chịu rút hết quân và giao quyền cho Mỹ - Diệm đô hộ miền Nam Việt Nam, ấy là Pháp gán nợ cho Mỹ chứ gì, ấy là trong chiến tranh tái xâm lược Đông Dương, Pháp là kẻ đánh thuê cho Mỹ. Suốt chín năm thất bại về chính trị và quân sự của Pháp đồng thời cũng là thất bại của Mỹ!

Điện Biên Phủ ở Bắc, Sài Gòn ở Nam, cách xa nhau mấy ngàn dặm đường mà chiến trận ở hai nơi lại gần nhau như gang tấc. Tôi nhớ ngày ấy, sau ngày 23-9-1945 chỉ mới 12 ngày tôi phải lên Xuân Lộc đón các chi đội Nam Long, Quang Trung, Vũ Đức gồm chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, Thanh-Nghệ-Tĩnh hăng hái vào Nam đánh giặc. Như vậy là ngay ở tháng đầu kháng chiến Nam Bộ thực tế đã là kháng chiến của dân tộc Việt Nam ta. Tôi cũng nhớ rằng trong những tháng 4, tháng 5-1954 lúc Điện Biên Phủ phải chịu hàng nghìn tấn bom Pháp - Mỹ ném xuống thì miền Nam cũng rộ lên đến độ cao nhất hàng trăm cuộc tiến công đồng nhịp của quân dân ta vào các lực lượng Pháp ngay để tiếp ứng với Điện Biên Phủ ở đầu sóng ngọn gió. Như vậy là ở những tuần nhật cuối cuộc chiến tranh Đông Dương, một lần nữa lại hiểu càng sâu lời nói của Cụ Hồ: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!

Có tin, không hề chính thức, hư truyền rằng, ở chiến trường Điện Biên Phủ, lúc đầu các nhà lãnh đạo chủ chốt Việt Nam do dự giữa hai sách lược "đánh mạnh, thắng nhanh" và sách lược "đánh lâu ăn chắc". Hư truyền ấy cho rằng, nhờ cố vấn giúp cho nên các nhà lãnh đạo Việt Nam mới áp dụng sách lược đánh lâu đem lại chiến thắng Điện Biên Phủ. Tôi cho rằng, tất nhiên là cần thiết có ý kiến cố vấn trong nhu cầu đặt ra. Không thể xem nhẹ được. Song, nhân dịp này, tôi nhớ lại rằng trong lịch sử nước ta, các bậc tiền bối anh hùng đã biết từng lúc ứng dụng những sách lược kể trên để chiến thắng quân xâm lược. Chiến thắng của Nguyễn Huệ ở Rạch Gầm trong nửa buổi sáng sớm diệt 5 vạn quân Xiêm do Nguyễn Ánh mang về, và chiến thắng của Quang Trung ở Đống Đa trong non một tuần liên tục ngày đêm, Tết Kỷ Dậu đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh do Chiêu Thống cầu viện. Hai trận chiến thắng Rạch Gầm, Đống Đa là mẫu mực của sách lược "đánh mạnh, thắng nhanh". Nếu người Việt Nam về sau có lúc nào đó soi gương của các bậc tiền bối những ngày Rạch Gầm, Đống Đa thì có gì là không được? Song, ở lịch sử Việt Nam, bên cạnh sách lược "đánh mạnh, thắng nhanh" còn có, và có nhiều hơn, những bài học sách lược "đánh lâu dài, thắng chắc chắn", mà tiêu biểu nhất là cuộc kháng Minh dài quá 10 năm của Bình Định Vương Lê Lợi, ấy là chưa kể ba đợt kháng Mông - Nguyên của nhà Trần, của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam phong phú những bài học như thế này. Nay, tại Điện Biên Phủ, nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam lại là một giáo sư sử học, thì vị tướng ấy không nằm lòng nhớ lại sách lược chiến thắng của các bậc tiền bối anh hùng hay sao? Chiến thắng Điện Biên Phủ chúng ta khẳng định là chiến thắng trọn vẹn của Việt Nam, tất nhiên Việt Nam chiến thắng với sự ủng hộ lớn vô cùng của bè bạn năm châu bốn biển. Chúng ta không bao giờ quên. Nhiệm vụ có thể là nhất thời, còn ân nghĩa thì vĩnh cửu.
______________________________________________________
1. Thư gửi Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7,8-3- 2004. Đầu đề do Ban Tổ chức đặt.
2. Đạo quân do Liễu Thăng chỉ huy gồm 10 vạn, đạo quân do Mộc Thạnh chỉ huy gồm 5 vạn. Nghe tin đạo quân của Liễu Thăng bị thất bại, quân Mộc Thạnh vội vàng rút chạy về nước, nhưng bị quân ta tiến công tiêu diệt.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tư, 2022, 08:24:44 pm

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VỚI HÒA BÌNH VÀ CHIẾN TRANH,
VỚI DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI
1



GS. VĂN TẠO
Viện Sử học –
Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Hiện nay hòa bình thế giới đang là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại. Nhưng phải chăng vì mục tiêu hòa bình mà chúng ta lên án mọi thứ chiến tranh? Phải chăng vì mục tiêu hòa bình mà chúng ta quên đi những bài học lịch sử của các cuộc chiến tranh trong quá khứ?

Không thể như thế được. Trong khi nhân loại chưa đủ điều kiện để ngăn ngừa mọi thứ chiến tranh thì, để có được hòa bình thực sự, việc tìm hiểu những bài học lịch sử của chiến tranh và mối quan hệ biện chứng, nhân quả giữa chiến tranh và hòa bình vẫn là cần thiết.

Trong thực tế, có những cuộc chiến tranh đã là nguyên nhân của những cuộc chiến tranh kế tiếp, như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918 nhằm chia lại các thuộc địa giữa các nước đế quốc. Nó đã trở thành nguyên nhân, hoặc nguồn gốc để dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939-1945 với quy mô rộng lớn hơn, khốc liệt hơn, cũng vì sự chia lại quyền lực trên thế giới giữa các cường quốc, do bọn phátxít Đức, Italia, Nhật gây ra.

Ngay cả giữa một số quốc gia dân tộc cũng vậy, như các cuộc chiến tranh Pháp - Phổ thế kỷ XIX, chiến tranh Nga-Nhật thế kỷ XX cũng là từ cuộc chiến tranh này dẫn tới cuộc chiến tranh khác, cho đến khi quyền lực được cân bằng, hoặc một phía nào đó không còn có thể tiến hành chiến tranh được nữa...

Xét trong mối quan hệ giữa chiến tranh và hòa bình, những cuộc chiến tranh loại đó đều đối lập với hòa bình. Chúng là nguồn gốc dẫn tới chiến tranh chứ không phải là nguồn gốc đưa lại hòa bình.

Nhưng trong lịch sử cũng có những cuộc chiến tranh là nguyên nhân, là nguồn gốc dẫn đến hòa bình. Đó thường là chiến tranh và thắng lợi của các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược chống lại các thế lực đi áp bức, đi xâm lược (mà những người mácxít gọi là chiến tranh chính nghĩa).

Trong mối quan hệ giữa Nga với Thụy Điển, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, nước Thụy Điển quân chủ hùng mạnh ở Bắc Âu đã liên tiếp xâm lược Nga; nhưng chiến thắng oanh liệt của Nga bảo vệ lãnh thổ vào thế kỷ XVII-XVIII có sự kết hợp với nhiều đồng minh khác ở Bắc Âu đã buộc Thụy Điển phải chuyển sang chiến lược hòa bình kể từ năm 1804 để từ đó, xây dựng được một đất nước Thụy Điển phồn vinh, không tham gia bất cứ một cuộc chiến tranh nào.

Chiến thắng lừng danh của Cutudốp ở chiến luỹ Bôrôđinô (nước Nga) đã đập tan được ý chí xâm lược của Napôlêông I, dẫn đến thất bại thảm hại của quân xâm lược Pháp, đem lại hòa bình cho cả châu Âu.

Trong lịch sử dân tộc ta, chiến thắng của Lý Thường Kiệt chống Tống đưa đến hòa bình cho đất nước gần 200 năm (1075-1258). Chiến thắng Bạch Đằng của quân dân nhà Trần đem lại hòa bình cho dân tộc tới hơn 100 năm (1288-1406). Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang của Lê Lợi đem lại hòa bình cả hơn 300 năm (1427-1788). Đến chiến thắng Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn cũng ngăn ngừa được nạn ngoại xâm từ phương Bắc trong một giai đoạn lâu dài, từ đó cho đến khi Pháp xâm lược (1789-1858).

Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh bại thực dân Pháp xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, góp phần đưa lại hòa bình cho toàn thế giới.

Tuy vậy luận chứng cho vấn đề này cần được làm rõ ràng hơn:

1. Khác với các thắng lợi của dân tộc ta chống xâm lược trong lịch sử kể trên là chỉ có tính chất quốc gia, chiến thắng Điện Biên Phủ vừa có tính dân tộc, vừa có tính quốc tế. Chúng ta chiến đấu không chỉ với thực dân Pháp, can thiệp Mỹ mà đằng sau là một đồng minh tư bản đế quốc xâm lược luôn muốn duy trì áp bức và bóc lột thuộc địa của chúng. Cho nên khi chúng ta đã giáng cho thực dân Pháp một đòn chí tử, buộc chúng phải chấp nhận hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ ở Việt Nam, thì đế quốc Mỹ lại không chấp nhận. Và đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc chiến tranh giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ, nhằm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Ở đây không thể luận giải là từ cuộc chiến tranh trước (chống Pháp) dẫn đến cuộc chiến tranh sau (chống Mỹ) để không có hòa bình, mà phải khẳng định rằng: để có được hòa bình thực sự và lâu dài trên đất nước Việt Nam, cần phải có cuộc chiến tranh thứ hai chống Mỹ. Cuộc chiến tranh thứ hai là nối tiếp sự nghiệp vì hòa bình, chính nghĩa của cuộc chiến tranh thứ nhất mà thực tế thắng lợi của cuộc chiến tranh thứ hai (chiến tranh chống Mỹ) đã chứng minh rõ. Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đưa lại được hòa bình độc lập, dân chủ và thống nhất toàn vẹn của đất nước Việt Nam – một nền hòa bình vững chắc và lâu dài, khiến bất cứ âm mưu gây chiến, xâm lược nào sau đó, đều đã bị đẩy lùi.

Chiến thắng Điện Biên Phủ thực sự đã là một cuộc chiến thắng cho hòa bình và vì hòa bình, tiến bộ xã hội của dân tộc Việt Nam, vì hòa bình, chính nghĩa của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
_____________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tư, 2022, 08:26:13 pm

2. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đem lại cho địa danh Điện Biên một vinh quang nghìn đời mà không phải các địa danh của cuộc chiến thắng nào trên thế giới cũng có được. Đơn cử một vài thí dụ: Địa danh Oatéclô gắn với thất bại thảm hại của Napôlêông I và thắng lợi của liên quân Anh-Phổ. Nhưng nguồn gốctính chất của thắng lợi đó còn có những nhận định, đánh giá khác nhau. Có người cho rằng trong chiến thắng đó tuy Anh - Phổ đã thắng lợi oanh liệt và quân xâm lược Pháp đã thất bại thảm hại, nhưng nguồn gốc sâu xa của chiến thắng lại bắt nguồn từ cuộc chiến tranh của quân dân Nga anh hùng dưới sự chỉ đạo của vị tướng lừng danh là Cutudôp, đã dẫn Napôlêông đến cuộc rút lui thảm hại, và sau đó, nhân dân bị áp bức các nước châu Âu nổi lên đánh bại cuộc viễn chinh của Napôlêông. Chiến thắng Oatéclô chỉ là hậu quả của nguyên nhân trên mà thôi. Còn về tính chất thì cả hai phía thắng bại phải được phân tích cụ thể. Phía Napôlêông thì bị phê phán là kẻ có cuồng vọng đi xâm lược cả châu Âu nên đã thất bại và chịu làm kẻ tử tù ở đảo Xanh Hêlen. Nhưng xét về tiến bộ xã hội thì liên quân Nga, Anh, Phổ là chống xâm lược dù rằng Nga, Phổ đại diện cho chế độ phong kiến bảo thủ. Và thế lực phong kiến bảo thủ châu Âu thắng lợi, khách quan đã kéo lùi xã hội châu Âu lại cả một giai đoạn. Vì vậy địa danh Oatéclô cũng không hẳn được đi vào lịch sử nhân loại như một thắng lợi vì tiến bộ xã hội...

Nói đến chiến thắng của Đồng minh chống phát xít Nhật ở phương Đông, người ta thường nhắc đến chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông trên lục địa Trung Hoa và hai quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hirôsima và Nagadaki. Ngày nay địa danh còn được nhiều người nhắc nhở và thăm viếng là Hirôsima. Nhưng chính nơi đây, sự đánh giá về nguồn gốc cũng như tính chất của cả phía thắng lợi lẫn thất bại, cũng không được rõ ràng. Đến thăm di tích này, điểm nổi bật là tấm bia đá đặt bên cạnh ngọn lửa thiêng vĩnh cửu tưởng niệm hàng chục vạn nạn nhân bị chôn vùi bởi qủa bom nguyên tử.

Trên bia đá có khắc dòng chữ mang đầy tinh thần trách nhiệm của người dựng bia là: "Các linh hồn hãy yên nghỉ. Không bao giờ được lặp lại sai lầm này".

Người hướng dẫn tham quan giải thích cho chúng tôi rõ là tại sao câu nói này lại "vô chủ ngữ"? Tức là để hỏi xem "Ai?" (tức là chủ ngữ) sẽ là người không bao giờ lặp lại sai lầm này? "Ai" ở đây là bọn phátxít đi gây chiến để nhân dân Nhật vô tội phải chịu thảm họa của trái bom nguyên tử Mỹ. Hay "Ai" ở đây chính là đế quốc Mỹ, kẻ đã sử dụng lần đầu tiên bom nguyên tử để sát hại hàng vạn người một lúc trên trái đất này?

Điều đó dành để cho khách tham quan phán xét. Và do đó địa danh ghi dấu vết buồn thảm của chiến tranh này, tuy hằng năm thu hút được hàng triệu, hàng triệu người tham quan nhưng vẫn không là nơi biểu hiện một ý niệm vinh quang nào của cả nước Mỹ lẫn nước Nhật. Và mục tiêu hòa bình mà nơi kỷ niệm này muốn nhắc nhở nhân loại không phải là bằng chiến thắng chống kẻ gây chiến tranh, phá hoại hòa bình, mà lại là ở chỗ răn đe loài người, chẳng những không nên gây chiến tranh mà còn không nên dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt để hòng gìn giữ hòa bình.

Từ sự so sánh trên, chúng tôi càng thấy ý nghĩa cao cả của chiến thắng Điện Biên Phủ và của địa danh Điện Biên trên bản đồ thế giới và trong lương tri thời đại.

Địa danh Điện Biên Phủ của Việt Nam mãi mãi ghi vào tâm trí dân tộc và nhân loại một thắng lợi to lớn của hòa bình, chính nghĩa và vì tiến bộ xã hội. Nguyên nhân là vì:

- Chiến thắng đó là kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lâu dài, gian khổ được tiến hành suốt gần 100 năm chống thực dân Pháp xâm lược.

- Chiến thắng đó vừa nhằm giải phóng dân tộc mình, vừa nhằm góp phần giải phóng các dân tộc nhược tiểu đang bị thực dân, đế quốc xâm lược, nô dịch trên toàn thế giới.

- Chiến thắng đó do một dân tộc tiến hành, nhưng đã biết vận dụng sức mạnh tổng hợp của cả loài người tiến bộ ủng hộ, giúp đỡ và bênh vực...

- Trong chiến thắng đó, phía thắng lợi là phía chính nghĩa được mọi người khẳng định không còn cần bàn cãi (không như ở Oatéclô hay ở Hirôsima). Đó là chiến thắng giữa phong trào độc lập dân tộc chống xâm lược, giữa văn minh chống bạo tàn.

- Chiến thắng đó là bước khởi đầu oanh liệt tạo nên nền tảng của hòa bình lâu dài trên đất nước Việt Nam, trên bán đảo Đông Dương, góp phần vào xây dựng hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

3. Thắng lợi Điện Biên không chỉ được phía chiến thắng vui mừng mà còn được cả phía thất bại cũng buộc phải thừa nhận. Chúng tôi thiết tưởng có nhắc lại ở đây cũng không thừa là, khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chính những người như tướng Đờ Gôn và nhiều chính khách đã khuyên Mỹ không nên chui vào "con đường hầm không có lối thoát" như ở Điện Biên Phủ. Và thực tế đế quốc Mỹ đã được nếm đòn của các trận "Điện Biên Phủ trên không" ở Hà Nội cũng như đòn của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Pháp Phrăngxoa Míttơrăng vừa qua đến Việt Nam đã không quên lên thăm chiến trường Điện Biên. Ông muốn khẳng định lại ở đây cái đúng của ông là đã can ngăn không được sự phiêu lưu của chính quyền Pháp lúc đó, kẻ đã dấn thân vào cuộc xâm lược bẩn thỉu này. Ông nhấn mạnh: "Không có gì thắng nổi ý chí của một dân tộc quyết tâm đứng lên giành độc lập".

Những người Pháp sang Việt Nam xây dựng bộ phim truyện về Điện Biên Phủ vừa qua cũng như những cựu chiến binh Pháp sang thăm lại Điện Biên cũng vừa là để ôn lại sai lầm lịch sử quá khứ của nước Pháp, vừa nhằm khẳng định yêu cầu phải xây dựng cho được nhịp cầu hòa bình, hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc Pháp-Việt.

Ngay cả đến đế quốc Mỹ, trong những hoạt động bành trướng thế lực trên các lục địa vừa qua, cũng không lúc nào quên, hoặc không lúc nào không được những người có thiện chí ở nước Mỹ nhắc nhở là "đừng quên những bài học thất bại ở Điện Biên Phủ, cả trên bộ lẫn trên không" ở Việt Nam.

Tất cả những luận chứng kể trên đã khẳng định nét cao cả đặc biệt của địa danh Điện Biên gắn liền với chiến thắng lẫy lừng năm 1954 của chúng ta. Không còn nghi ngờ gì nữa về nguồn gốc của thắng lợi, về nguyên nhân và hậu quả của thắng lợi, về tính chấtý nghĩa của thắng lợi.

Năm tháng đã trôi qua, Điện Biên Phủ từ chỗ là bãi chiến trường nay đã trở thành một di tích lịch sử, một địa danh mang tính chất cầu nối của hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. Chính những người Pháp, người Mỹ và nhiều người khác có thiện chí trên thế giới đến đây thăm viếng đều mong muốn biến di tích của chiến địa này thành một nơi tham quan vãng cảnh của những người yêu chuộng hòa bình.

Điện Biên từng là con đường thông thương quốc tế và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, các nước Đông Dương tới nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan và tới cả Trung Á, Ấn Độ. Những di chỉ khảo cổ học cũng như những di sản văn hóa mà dân tộc học khai thác được đã chứng minh cho thấy ở Điện Biên có những yếu tố của văn hóa Trung Á và Đông Nam Á cũng như Nam Á. Văn hóa Ấn Độ đã truyền tới Điện Biên với những di sản về ảnh hưởng của đạo Bàlamôn và Phật giáo.

Còn đường giao lưu thương mại từ Điện Biên có thể bằng đường bộ đi về xuôi và các nước láng giềng, hoặc thuận lợi hơn là đường thủy, với những con thuyền đuôi én trọng tải từ nửa tấn đến một tấn, có thể xuôi ngược khắp miền Tây Bắc và qua sông Đà về tới Thủ đô Hà Nội, sang Luông Prabăng vào đến Thanh Hóa, Nghệ An1. Nơi đây đã một phần hội tụ được tinh hoa của dân tộc và nhân loại, nay lại vinh dự mang trên mình di sản vinh quang của chiến thắng Điện Biên, càng cần được làm rạng rõ với non sông đất nước và với văn minh nhân loại.

Mặt khác, thời đại mới cũng đang cần nêu cao sự nghiệp anh hùng Điện Biên, không phải chỉ ghi lại một chứng tích lịch sử về chiến tranh thế giới mà chính là để nêu lên ý nghĩa của một chiến thắng, vì sự nghiệp độc lập dân tộc và hoà bình của nhân loại.

Nhân dân Việt Nam chúng ta đã từng bước nâng cấp Điện Biên lên xứng đáng với vị trí dân tộc và thời đại của nó. Chúng ta đã mở đường bay Hà Nội-Điện Biên, hợp tác cùng Pháp xây dựng bộ phim về Điện Biên lịch sử, v.v.. Chúng ta còn cần cố gắng hơn nữa để đưa Điện Biên trở thành một đô thị phồn vinh ở miển núi Tây Bắc Việt Nam. Nếu Chiềng Mai ở Thái Lan, một đô thị miền núi cách Băng Cốc 800 km mà nay đã phồn vinh, thu hút hàng triệu khách nước ngoài đến du lịch, tham quan hằng năm, thì Điện Biên cách Hà Nội có 450 km, lại với chiến thắng lừng danh thế giới, với phong cảnh ngoạn mục, vật sản dồi dào như thế, sao không có thể đi vào thời đại bằng tất cả những tiềm năng và sức sống đầy hứa hẹn của mình.

Việt Nam - điểm sáng ven biển phía tây Thái Bình Dương này, với Điện Biên Phủ trên bộ và trên không, và với chiến thắng Hồ Chí Minh lịch sử, sẽ thu hút sự quan tâm của thế giới và thời đại, không chỉ vì sự phồn vinh, giàu đẹp của đất nước mà còn vì sự nghiệp chiến đấu cho độc lập dân tộc và cho hòa bình thế giới của dân tộc Việt Nam.
____________________________________________________
1. Đặng Nghiêm Vạn - Đinh Xuân Lâm: Điện Biên trong lịch sử, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, tr. 16-18.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tư, 2022, 08:29:50 pm

SỰ KIỆN ĐIỆN BIÊN PHỦ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI1


PGS, TS. NGUYỄN VĂN KHÁNH
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

Trận Điện Biên Phủ lịch sử - một sự kiện không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam mà còn có tác động không nhỏ đến lịch sử nước Pháp và thế giới trong thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.

Trong những ngày này ở Việt Nam, Cộng hoà Pháp và một số nơi khác trên thế giới đang diễn ra nhiều hoạt động dưới các hình thức khác nhau chuẩn bị cho việc kỷ niệm 50 năm sự kiện Điện Biên Phủ. Ở Việt Nam, Chính phủ đã thành lập một Ban Chỉ đạo Nhà nước, do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đứng đầu, để chuẩn bị cho một hội thảo quốc tế lớn về chiến thắng Điện Biên Phủ. Riêng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, trong khuôn khổ hợp tác song phương với Trường đại học Tổng hợp Pari 1 Păngtêông - Xoócbon, cũng đang tích cực chuẩn bị tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề Chiến dịch Điện Biên Phủ-50 năm nhìn lại, dự kiến tổ chức vào khoảng trung tuần tháng 4- 2004 tại Hà Nội.

Sau 50 năm nhìn lại, người ta càng thấy rõ một điều: Sự kiện Điện Biên Phủ không chỉ là một trong những sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam hiện đại mà cũng còn là một trong những sự kiện rất quan trọng trong lịch sử thế kỷ XX của nước Pháp và của toàn nhân loại. Tuy nhiên, từ những góc nhìn, với những cách tiếp cận khác nhau và ở trong những thời điểm lịch sử khác nhau, mỗi người đã, đang và sẽ có những đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của sự kiện Điện Biên Phủ.

Đối với mỗi người Việt Nam yêu nước, Điện Biên Phủ không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là một chiến công hiển hách, ngang tầm với những chiến công vĩ đại khác trong lịch sử đấu tranh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, như chiến thắng Bạch Đằng (thế kỷ XIII), chiến thắng Chi Lăng (thế kỷ XV) và chiến thắng Đống Đa (thế kỷ XVIII).

Khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại, dù với nhiều cách tiếp cận khác nhau, người ta cũng đều phải thừa nhận một sự thực: Điện Biên Phủ là một sự kiện lịch sử có tính chất bước ngoặt. Về mặt quân sự, khi lá cờ của bộ đội Cụ Hồ cắm trên nóc hầm chỉ huy của tướng Đờ Cátxtơri tại Điện Biên Phủ vào ngày 7-5-1954 thì ý đồ tái chiếm và tái lập lại chế độ thực dân tại Đông Dương của người Pháp hoàn toàn thất bại. Cùng với sự kiện Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết ít lâu sau đó đã mở ra một giai đoạn mới, một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Đối với lịch sử hiện đại của nước Pháp, sự kiện Điện Biên Phủ cũng để lại một dấu ấn rất sâu sắc. Sau thất bại trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, nước Pháp đã phải chấm dứt chính sách thực dân bằng cách tiến hành trao trả độc lập cho nhiều nước thuộc địa ở châu Á và châu Phi. Đồng thời, giới cầm quyền Pháp cũng buộc phải xem xét lại vị thế và các chính sách của mình đối với các nước khác, nhất là những nước vốn là thuộc địa cũ của Pháp, trong đó có Việt Nam và các nước khác trên bán đảo Đông Dương.

Đối với lịch sử thế giới, sẽ không thể đánh giá thoả đáng được ý nghĩa và tác động của sự kiện Điện Biên Phủ nếu không đặt nó vào trong điều kiện của cuộc chiến tranh lạnh và trong bối cảnh của phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh.

Xét trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh thì "cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất" và trận Điện Biên Phủ chính là một cuộc đọ sức gay go, một cuộc đối đầu quyết liệt nhất giữa hai hệ thống: hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nếu không đặt vấn đề như thế thì sẽ không hiểu được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, đồng thời sẽ không giải thích được đầy đủ sự ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến của Việt Nam. Cũng như vậy, nếu tách trận Điện Biên Phủ ra khỏi bối cảnh quốc tế của cuộc chiến tranh lạnh thì cũng không thể nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của Hội nghị Giơnevơ và ý nghĩa quốc tế của sự kiện này.

Tuy nhiên, nếu chỉ phân tích ý nghĩa của sự kiện Điện Biên Phủ trong bối cảnh của chiến tranh lạnh thì rất dễ đi tới chỗ nhận thức sai lầm rằng kết cục của "cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất" không phải chủ yếu được định đoạt bởi hai bên trực tiếp tham chiến là Pháp và Việt Nam, mà ngược lại, hoàn toàn phụ thuộc vào sự chi phối, và quyết định của các yếu tố bên ngoài (exogenous factors) nào đó. Cách hiểu này rất dễ đi tới chỗ phủ nhận vai trò của bộ đội Việt Nam trên chiến trường! Và như vậy, đó là một sự xuyên tạc lịch sử rất tồi tệ.

Vì thế, để hiểu đầy đủ ý nghĩa quốc tế của sự kiện Điện Biên Phủ, cần thiết phải đặt nó trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cách tiếp cận này cho phép chúng ta hiểu rõ được một trong những động lực chính trị - tinh thần quan trọng nhất đã giúp cho Việt Nam vượt qua mọi thử thách và giành được những thắng lợi to lớn trong thế kỷ XX, trong đó có chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Động lực đó chính là chủ nghĩa yêu nước truyền thống và khát vọng tự do, khi được nâng lên tầm cao của thời đại, đã trở thành chủ nghĩa dân tộc chân chính. Mặt khác, cách tiếp cận này cũng cho phép nhận thức đầy đủ hơn về ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Không phải ngẫu nhiên mà có người đã coi Điện Biên Phủ như là "trận Oatéclô” của các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bởi lẽ đây là lần đầu tiên quân đội nhà nghề của một cường quốc thực dân bị đánh bại bởi quân đội của một thuộc địa cũ của nó.

Trong 50 năm qua đã có hàng trăm cuốn sách, hàng nghìn bài viết về sự kiện Điện Biên Phủ được công bố ở Việt Nam, Pháp và nhiều nước trên thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả mọi vấn đề đều đã được giải quyết. Còn nhiều khía cạnh của Điện Biên Phủ đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu và thảo luận để làm sáng tỏ một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lịch sử hai dân tộc Việt Nam và Pháp, cũng như trong quan hệ hai nước Việt - Pháp.

Bởi vậy, việc các học giả Pháp và Việt Nam tiếp tục cùng nhau nghiên cứu, thảo luận để có sự nhìn nhận mới và đầy đủ hơn về sự kiện Điện Biên Phủ là điều rất có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh quan hệ giữa hai quốc gia đang phát triển tốt đẹp. Tất nhiên, trong gần năm thập kỷ vừa qua, quan hệ Việt- Pháp cũng có lúc lên xuống, thăng trầm. Nhưng có thể nói rằng, trong lịch sử nhân loại cũng không có nhiều trường hợp các dân tộc, vốn trước đây là kẻ thù của nhau, lại sớm bắt tay thân thiện và hợp tác trong sự hiểu biết và thông cảm sâu sắc như hai dân tộc Việt Nam và Pháp. Nhiệm vụ của mỗi chúng ta với tư cách những nhà khoa học, là phải gìn giữ và góp phần thúc đẩy quan hệ đó phát triển toàn diện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn. Chúng tôi cho rằng, cách tốt nhất để vượt qua mặc cảm của quá khứ chính là tìm hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn về quá khứ để hiểu quá khứ và rút ra từ quá khứ những bài học bổ ích cho tương lai, nếu người ta muốn nhìn nhận lại quá khứ lịch sử một cách nghiêm túc và chân thành. Mọi ý đồ làm sai lệch lịch sử hay khơi lại hận thù dân tộc đều đi ngược lại lợi ích và khát vọng của cả hai dân tộc Việt Nam và Pháp và đều trái với mong muốn hoà bình và hạnh phúc của toàn nhân loại.
____________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học: 1954-2004 - trận Điện Biên Phủ, giữa lịch sử và ký ức, do Trường Đại học Tổng hợp Pari 1 Păngtêông - Xoócbon, Trung tâm Lịch sử Quốc phòng Pháp phối hợp với Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tại Pari (Cộng hoà Pháp) ngày 21, 22-11-2003.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tư, 2022, 08:45:52 pm

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ -
SỰ KIỆN THAY ĐỔI DÒNG CHẢY LỊCH SỬ
1

PGS.TS. ĐỖ THANH BÌNH
Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trong tiến trình lịch sử thế giới, mỗi một dân tộc có những sự kiện tạo nên bước ngoặt lịch sử của mình, nhưng những sự kiện lịch sử ấy đồng thời tạo nên sự thay đổi dòng chảy của lịch sử nhân loại hay lịch sử của một khu vực thì không nhiều. Có thể điểm qua vài sự kiện chính: Cách mạng Tháng Mười Nga đã sản sinh ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, mở ra một thời đại mới, chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống xã hội duy nhất nữa; những thắng lợi có tính quyết định của Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh, làm thay đổi tương quan lực lượng, từ đó khối phátxít lâm vào thế thất bại không tránh khỏi, chủ nghĩa đế quốc nói chung rơi vào thế suy yếu, chủ nghĩa xã hội phát triển trở thành hệ thống thế giới, phong trào giải phóng dân tộc có những bước trưởng thành mới.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam trong một chừng mực nào đó cũng là một sự kiện có ý nghĩa như vậy: nó là mốc son trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhưng ý nghĩa của nó không dừng lại ở đó mà đã vượt ra khỏi khuôn khổ dân tộc ta, chứa đựng tính quốc tế lớn lao, tính thời đại sâu sắc, góp phần làm thay đổi dòng chảy của lịch sử thế giới. Điều ấy thể hiện ở mấy điểm sau:

- Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo nên bước ngoặt trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới, báo hiệu sự sụp đổ không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân cũ.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa chủ nghĩa xã hội vào khu vực Đông Nam Á.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc chủ nghĩa đế quốc phải điều chỉnh chiến lược của mình.

1. Châu Á, châu Phi và Mỹ latinh từ sớm đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Suốt từ thế kỷ XVI cho đến những năm đầu của thế kỷ XX, những cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu của chủ nghĩa thực dân đã diễn ra và hàng loạt nước Á, Phi, Mỹ latinh đã trở thành thuộc địa của thực dân châu Âu. Trong phát biểu tại phiên họp lần thứ 22 Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1-7-1924), đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra con số thống kê thuyết phục như sau: "...9 nước (chính quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản, Hà Lan - những nước lớn - T.G)... bóc lột các nước thuộc địa gồm hàng trăm dân tộc với số dân 560.193.000 người và với diện tích 55.637.000 km2. Toàn bộ lãnh thổ các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các chính quốc, còn số dân của chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc địa"2.

Cho đến trước Cách mạng Tháng Mười Nga, tất cả các cuộc vùng dậy chống thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân các thuộc địa đều chịu chung một kết cục: thất bại. Cách mạng Tháng Mười đã mở ra con đường mới cho phong trào giải phóng dân tộc, vừa cổ vũ cho cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, nhưng đến thời điểm này, ngoài hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với những thuận lợi riêng đã giành thắng lợi (Mông Cổ: 1921-1924, Thổ Nhĩ Kỳ: 1921-1923), còn hầu hết các nước châu Á, châu Phi và Mỹ latinh vẫn chìm đắm dưới ách thuộc địa. Đến năm 1945, sau chiến thắng chủ nghĩa phátxít, phong trào giải phóng dân tộc có cơ hội bùng nổ và phát triển thắng lợi. Tuy nhiên, thời kỳ này phong trào giải phóng dân tộc mới phát triển mạnh ở châu Á và giành được những thắng lợi đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á (Inđônêxia, Việt Nam, Lào) và đến năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công. Ở các nước khác, cuộc đấu tranh đạt được thắng lợi ở những mức độ khác nhau.

Nhìn chung, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, đặc biệt là châu Phi và Mỹ latinh còn đầy khó khăn, mục tiêu độc lập dân tộc còn xa vời đối với các dân tộc ở đây. Từ sau năm 1945 đến năm 1954, cuộc đấu tranh giành độc lập chưa phát triển mạnh mẽ và đều khắp. Sau một vài thắng lợi ở khu vực Đông Nam Á ngay khi quân phiệt Nhật bị đánh bại, từ năm 1946, chủ nghĩa thực dân phương Tây đã quay trở lại tái chiếm thuộc địa, sử dụng "chính sách pháo hạm" đàn áp các dân tộc Á, Phi, trong đó thực dân Pháp là một điển hình. Nhân dân Á, Phi bị nô dịch trở lại, các phong trào kháng chiến bị đàn áp và bước vào thời kỳ đầy khó khăn, người dân có nguy cơ trở lại kiếp ngựa, trâu. Ở Philíppin, Inđônêxia, Malaixia và Mianma... phong trào cách mạng bị các nước phương Tây núp dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh đàn áp hoặc trao trả độc lập giả hiệu. Hai cuộc khởi nghĩa năm 1948 và 1951 ở Angiêri chống Pháp bị dập tắt. Ở bên kia Tây bán cầu xa xôi, phong trào cách mạng chống chế độ độc tài thân Mỹ do Phiđen Caxtơrô lãnh đạo cũng đang trong thời kỳ khó khăn.

Nhân dân các nước Á, Phi và Mỹ latinh đang lúng túng trước một câu hỏi lớn của thời đại: Liệu họ có thể đánh thắng được chủ nghĩa thực dân cũ hay không và đánh thắng bằng cách nào? Chính trong bối cảnh ấy, chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam - một đòn đánh mạnh vào chủ nghĩa thực dân cũ, giành thắng lợi, có một ý nghĩa trọng đại: “… một dân tộc dù nhỏ, khi đã đoàn kết đứng dậy theo một đường lối đúng đắn, kiên quyết chiến đấu cho độc lập và tự do, thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng đội quân xâm lược của bọn đế quốc thực dân hung hãn nhất. Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc thực dân nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công"3. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chỉ ra cho các dân tộc thuộc địa con đường đi tới thắng lợi như một chân lý thời đại. Trước Điện Biên Phủ có một thực tế lịch sử phũ phàng như một định mệnh: hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc trong một thế liên hoàn vững chắc, nhân dân Á, Phi sẽ khó có thể thay đổi được thân phận nô lệ của mình, cuộc đấu tranh tự giải phóng của các dân tộc rơi vào thế bế tắc. Thế nhưng, Điện Biên Phủ đã làm thay đổi tất cả, đã phá tan cái định mệnh trước đó. Sự thay đổi ấy đã được báo Tin tức Nam Dương (11-5-1954) khẳng định: việc giải phóng Điện Biên Phủ đã chứng minh nhân dân thuộc địa "có đủ khả năng kết thúc lịch sử của bọn thực dân âm mưu dùng lực lượng vũ trang để thực hiện tham vọng tham lam của chúng". Còn Tổng thống Tuynidi Buốcghiba lại chỉ ra: "Chiến thắng Điện Biên Phủ là một cái mốc trong lịch sử loài người. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử có một sự kiện như vậy"4. Cũng với ý nghĩa đó, hai ký giả phương Tây viết, đó là "một trong những trận giao chiến đã làm thay đổi số phận thế giới"5. Đúng là Điện Biên Phủ đã thay đổi số phận của các dân tộc thuộc địa và nó còn "đánh dấu một chặng đường mới trên con đường giải phóng của các dân tộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ"6.

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ làm phá sản ách thực dân của Pháp mà nó còn "mở đầu quá trình sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đang sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới vùng dậy đấu tranh giành độc lập, tự do"7. Thủ tướng Pháp Lanien cay đắng nhận thấy ngay ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với các nước thuộc địa “… chưa đầy sáu tháng sau, nhân dân Angiêri nổi dậy. Lời tiên đoán trước đây của Thống chế Đờ Lát là nếu để mất Đông Dương tất cả sẽ nhanh chóng kéo theo một cuộc vùng dậy ở Bắc Phi, đã được chứng minh cụ thể"8. Điện Biên Phủ như một quân bài Đômmô trong hệ thống thuộc địa liên hoàn của thực dân Pháp nói riêng và chủ nghĩa thực dân nói chung. Vì vậy, Điện Biên Phủ thất thủ đã kéo cả hệ thống thuộc địa đó sụp đổ theo, đồng thời Điện Biên Phủ cũng "đã điểm tiếng chuông báo giờ chết của chủ nghĩa thực dân Pháp không những ở Việt Nam mà cả ở bộ phận còn lại của khối thuộc địa của nó"9. Sau Điện Biên Phủ, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở Á, Phi và Mỹ latinh: "Khắp nơi ở châu Phi từ Angiêri đến Marốc, từ Cônggô đến Nigiêria, cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc đã được tấm gương Điện Biên Phủ cổ vũ”10. Nhịp độ sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã diễn ra nhanh chóng. Nếu như 12 năm đầu sau Chiến tranh thế giới lần thử hai, chỉ có khoảng 20 nước giành được độc lập, thì từ năm 1958 đến năm 1964, tức là trong vòng sáu năm, đã có thêm 35 nước, trong đó năm 1960 có 17 nước châu Phi giành được độc lập. Phong trào giải phóng dân tộc đã diễn ra như một dòng thác khổng lồ mà bọn thực dân không thể nào ngăn giữ được, dòng thác đó được khơi dậy từ Điện Biên Phủ. Xiềng xích của thực dân đè nặng lên các dân tộc thuộc địa hàng thế kỷ, giờ đây lần lượt bị phá tan, nhân dân các nước thuộc địa từ người nô lệ trở thành người tự do, bản đồ chính trị thế giới từng bước thay đổi căn bản: các dân tộc Á, Phi, Mỹ latinh đã làm chủ vận mệnh của mình và tham gia vào đời sống chính trị quốc tế. Lịch sử đã đổi dòng. Thành quả này được khởi đầu từ Điện Biên Phủ, bởi vì chính Điện Biên Phủ là "ngọn roi thức tỉnh" ý thức dân tộc11 của nhân dân các nước này.
____________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l, tr.276.
3. Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1974, tr. 311-312.
4. Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây), Nxb. Sử học, Hà Nội, 1963, tr.173.
5. G.Buđaren và F.Cavigơliôli: Tướng Giáp suýt thất bại trong trận Điện Biên Phủ như thế nào, Le Nouvel Observateur, ngày 8-4-1983.
6. Lời chào mừng của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp trong dịp kỷ niệm 15 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
7. 50 năm hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hà Nội, 1979, tr.126-127.
8. Gi.Lanien: Tấn thảm kịch Đông Dương, Pari, 1957, tr. 21.
9. Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Sđd. tr.327.
10. Ch. Haroche: Hậu quả quốc tế của chiến thắng. Sưu tập chuyên đề: Thế giới bàn về Việt Nam, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. t III.
11. Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Sđd, tr.333.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tư, 2022, 08:46:57 pm

2. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa phát xít sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc suy yếu nghiêm trọng, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hình thành và lớn mạnh. Nhưng lúc đó, chủ nghĩa xã hội mới thành công ở châu Âu với đại gia đình các nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm Liên Xô, các nước Đông, Nam và Trung Âu. Đối với châu Á, châu Phi và Mỹ latinh vào thời điểm đó, chủ nghĩa xã hội còn là mục tiêu để vươn tới, trước mắt các dân tộc ở khu vực này còn là một chặng đường đầy khó khăn, gian khổ, còn là cuộc đấu tranh một mất một còn với chủ nghĩa thực dân để giành lấy sự sống. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á nói riêng và của khối nước Á, Phi, Mỹ latinh đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân nói chung. Tuy nhiên, ngay sau cách mạng thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đã bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, mưu toan đặt lại ách thống trị và như vậy, nhân dân Việt Nam lại phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ để giành độc lập dân tộc, chúng ta chưa có điều kiện để triển khai xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, tuyền bố đi theo chủ nghĩa xã hội, cũng từ đó, chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á. Tuy thế, chủ nghĩa xã hội mãi dừng lại ở Đông Bắc Á. Khu vực còn lại rộng lớn của châu Á, châu Phi còn đang quằn quại dưới ách thực dân, nhân dân ở đây đang tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt để giành độc lập. Nằm chung trong cuộc đấu tranh ấy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đang từng bước giành được những thắng lợi to lớn và kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Với thắng lợi vĩ đại này, thực dân Pháp đã phải ký Hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng hoàn toàn, nhân dân Việt Nam có điều kiện bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, một nước xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện ở Đông Nam Á. Thành quả này được chiến thắng Điện Biên Phủ tạo ra. Thắng lợi của Điện Biên Phủ đã mở đường cho chủ nghĩa xã hội vào khu vực mà trước đây hàng trăm năm nằm dưới ách thực dân, nhân dân Việt Nam được sống trong một xã hội tốt đẹp mà các bậc tiền bối trước đó chỉ "nằm mơ nước Nga". Rõ ràng, chiến thắng Điện Biên Phủ chẳng những là "một trong những trang lịch sử đấu tranh đẹp nhất chống đế quốc"1 của nhân dân Việt Nam và của cả nhân dân các thuộc địa mà chiến thắng đó còn "mở đường cho sự phát triển mới của chủ nghĩa xã hội"2. Chủ nghĩa xã hội xuất hiện ở Đông Nam Á, ở khu vực thuộc địa tưởng như vĩnh hằng của chủ nghĩa thực dân, khu vực "cấm", "sân sau", hậu phương của chủ nghĩa đế quốc. Nước Việt Nam độc lập tiến theo chủ nghĩa xã hội, nằm ở trung tâm Đông Nam Á, như một con dao sắc nhọn cắm vào lưng bọn xâm lược. Lo sợ trước ảnh hưởng của Điện Biên Phủ, lo sợ trước trào lưu xã hội chủ nghĩa đang mở rộng xuống Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo các nước phương Tây đã phải có hành động chung về chính trị, ngoại giao và quân sự trước tình hình mới do sự kiện Điện Biên Phủ tạo dựng nên.

Vào những ngày cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ, Pháp, Mỹ và cả Anh nữa càng dồn tâm trí vào việc chuẩn bị khối liên minh quân sự Đông Nam Á (SEATO) để "cô lập", "khoanh vùng", "bao vây" không cho chủ nghĩa cộng sản lan tràn xuống Đông Nam Á.

Theo tờ Tin tức nước Mỹ và thế giới ngày 21-5-1954 thì sau "những cuộc đàm phán ở Luân Đôn ngày 12 và ngày 13-4-1954 với Sớcsin và Êđen, chúng tôi (tức Đalét) đã ra một bản tuyên bố chung Mỹ - Anh. Sau khi nhắc lại mối nguy hại cho toàn bộ vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, do cuộc chiến tranh cộng sản gây ra, chúng tôi đã đi đến kết luận: "Chúng tôi sẵn sàng cùng với các quốc gia khác có quyền lợi lo lắng tới vùng này, cùng xem xét khả năng thành lập một hệ thống phòng thủ tập thể trong khuôn khổ của Hiến chương Liên hợp quốc để bảo vệ hòa bình, an ninh và tự do ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương". "Một bản thông cáo tương tự cũng đã đạt được ở Pari với Thủ tướng Lanien và Ngoại trưởng Biđôn".

Sau Hội nghị Giơnevơ, Đalét chạy như con thoi để vận động cho ra đời khối phòng thủ chung này.

Không chỉ dừng lại ở đó, một mặt, các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ, Pháp, ba nước thuộc khối liên hiệp Anh (Anh, Ôxtrâylia và Niu Dilân) và cả các nước hội viên ở châu Á của khối Thái Bình Dương tương lai đã hoàn thành cuộc đàm phán để định ra những điều kiện quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương; mặt khác, người ta cũng chỉ rõ hành động ngoại giao của các nước phải nhằm "xác định rõ ràng những nước nào sẵn sàng tham gia hành động chung để bảo vệ Đông Nam Á"3.
___________________________________________________
1. Lời chúc mừng của đồng chí Ph.Nêdơvan, Trưởng đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Hunggari tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1960). In trong Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây), Sđd, tr. 158.
2. Lời chào mừng của Đoàn đại biểu Bungari tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. In trong Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây), Sđd, tr.159.
3. Báo Rạng đông, ngày 10-5-1954.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tư, 2022, 08:48:33 pm

3. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ tạo nên bước ngoặt trong phong trào giải phóng dân tộc, đưa chủ nghĩa xã hội vào sân sau của chủ nghĩa đế quốc, mà còn là tác nhân buộc các nhà lãnh đạo phương Tây phải điều chỉnh chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của họ. Đúng vậy, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các nhà chiến lược của các nước châu Âu, Mỹ đã không thể không nhìn nhận lại chiến lược và kế hoạch quân sự của mình, buộc họ phải điều chỉnh ít nhiều hoặc bổ sung những "kẽ hở" mà lâu nay họ coi nhẹ hoặc bỏ trống.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tuy khối lượng dụng cụ chiến tranh bị mất, 16.200 quân Pháp bị chết hoặc bị bắt, số đó không lớn so với một đội quân gồm 600.000 người, được trang bị đầy đủ, nhưng điều quan trọng là sự thất thủ Điện Biên Phủ đã xóa sổ ngay "những đơn vị chiến đấu khá nhất (lính dù. lê dương,...)"1 và nhất là cùng với trận đánh ở Điện Biên Phủ, hoạt động quân sự ở đồng bằng Bắc Bộ của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng được tăng cường. Điều đó buộc Chính phú Pháp phải thay đổi kế hoạch quân sự, không dám nghĩ đến việc duy trì và bảo vệ các căn cứ của mình ở miền Bắc Việt Nam, mà chỉ kịp tính tới việc cứu đội quân còn lại ở đồng bằng Bắc Bộ. Thủ tướng Lanien vội vàng điện cho tướng Nava: "Kế hoạch hành động của ông phải xuất phát từ tình hình cơ bản hiện nay, nguyên tắc bảo toàn quân đội viễn chinh là nguyên tắc hàng đầu, chủ yếu nhất so với mọi biện pháp khác". Lo sợ Hà Nội trở thành một Điện Biên Phủ mới đối với Pháp, Lanien đã ra lệnh cho viên Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương phải xây dựng tuyến phòng thủ ở phía nam vĩ tuyến 182. Trên thực tế. sự thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ đã chôn vùi kế hoạch Nava.

Sự thất thủ Điện Biên Phủ đã dẫn đến sự khủng hoảng trong chiến lược quân sự Mỹ, một đòn gián tiếp đánh vào chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Dưới thời các Tổng thống Tơruman và Aixenhao, Mỹ đã thi hành chiến lược quân sự "trả đũa ào ạt" nhằm ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên thế giới dựa trên ưu thế về vũ khí hạt nhân. Các nhà chiến lược Mỹ chú trọng đến việc phát triển hai lực lượng không quân và hải quân cùng với các loại vũ khí hạt nhân chiến lược. Họ lơ là hơn trong việc xây dựng lục quân và các loại vũ khí thông thường. Lực lượng phản ứng nhanh sử dụng trong trường hợp "cứu hỏa" chưa được hình thành. Đối thủ tác chiến của Mỹ trong thập kỷ đầu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai chưa phải là phong trào giải phóng dân tộc mà là Liên Xô và Trung Quốc - hai nước cộng sản lớn. Đối phó với các cuộc nổi dậy của các dân tộc Á, Phi và Mỹ latinh - những đối thủ nhỏ, Mỹ xem là nhiệm vụ "nhẹ nhàng" của các đế quốc đàn em. Mỹ chỉ đứng sau viện trợ, giúp đỡ, và từng bước thay thế các nước đồng minh của mình ở khu vực này.

Thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ cũng là thất bại của Mỹ, kẻ tiếp tay cho Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Điện Biên Phủ đã làm thay đổi tất cả. Điện Biên Phủ đã làm cho Mỹ nhận thấy những lỗ hổng, những khiếm khuyết trong chiến lược toàn cầu của mình. Trong chiến lược "ngăn chặn - kiềm chế’ của Tơruman và "trả đũa ào ạt" của Aixenhao, đòn đả kích của Mỹ lại hướng vào Liên Xô và Trung Quốc nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản thì quả đấm vào chiến lược toàn cầu và chiến lược quân sự Mỹ lại bất ngờ được vung ra từ phía phong trào giải phóng dân tộc, từ một đối thủ nhỏ bé, mà trước hết là từ Điện Biên Phủ. Ở đây, một mặt, người ta nhận thấy vũ khí hạt nhân không phù hợp với một nơi như Điện Biên Phủ, cái cần là lực lượng phản ứng nhanh, trang bị gọn nhẹ để cứu nguy khẩn cấp thì lại chưa chuẩn bị sẵn sàng. Mặt khác, những toan tính chiến lược (ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản) của Mỹ bị đảo lộn. Điện Biên Phủ thất thủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, một nửa nước Việt Nam được giải phóng hoàn toàn, tách khỏi hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản, trở thành một bộ phận của chủ nghĩa xã hội. Như vậy, trong khi Mỹ đang ra sức "ngăn chặn" chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu thì ở châu Á một nước xã hội chủ nghĩa lại ra đời từ phong trào giải phóng dân tộc.

Do những hệ quả của sự thất thủ Điện Biên Phủ của Pháp, Mỹ đã có bài học để nhìn lại chiến lược toàn cầu và chiến lược quân sự của mình. Trong khi vẫn tiếp tục chạy đua vũ trang với các loại vũ khí hạng nặng, trong khi vẫn tiếp tục kìm chế Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, các nhà hoạch định chiến lược Mỹ đã phải quan tâm nhiều hơn đến lực lượng lục quân cũng như những trang bị của nó. Đồng thời, khu vực Á, Phi, Mỹ Latinh không còn là sự bỏ ngỏ, sự lơ là trong kế hoạch toàn cầu của Mỹ nữa. Phong trào giải phóng dân tộc, giờ đây, Mỹ không thể xem thường. Chiến lược, chiến thuật, lực lượng và các loại vũ khí thích hợp để đối phó với "cuộc chiến tranh nhỏ", "đối thủ nhỏ" được tăng cường xây dựng và phát triển. Chiến lược "phản ứng linh hoạt" của Kennơđi đã ra đời, thay thế cho chiến lược "trả đũa ào ạt", trong đó hạt nhân của nó là chiến tranh "chống nổi dậy". Chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, Anh và các đế quốc khác bị Điện Biên Phủ vứt vào sọt rác. Để cứu nguy, Mỹ đã đưa ra chủ nghĩa thực dân mới, trọng điểm áp dụng nó mà Mỹ lựa chọn lại chính là Việt Nam - đất nước đã có Điện Biên Phủ, đất nước đã chôn vùi chủ nghĩa thực dân cũ. Đi theo vết xe của Pháp, Mỹ cũng không tránh khỏi số phận như người bạn đồng minh của mình.

*

*            *

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những sự kiện tiêu biểu của thế kỷ XX chẳng những đối với dân tộc Việt Nam mà còn đối với cả nhân loại tiến bộ. Nó đã tác động, ảnh hưởng tích cực tới sự biến đổi của tiến trình lịch sử thế giới; mở đường, vạch lối, cổ vũ cho các dân tộc thuộc địa đi tới tự do, độc lập, thay đổi địa vị của mình; đưa chủ nghĩa xã hội tới các dân tộc bị áp bức; đã buộc chủ nghĩa đế quốc buộc thay đổi chiến lược của mình. Năm mươi năm đã trôi qua, nhưng giờ đây Điện Biên Phủ vẫn là "mốc vàng của lịch sử" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định vào dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1964).
____________________________________________________
1. Paris – Match, ngày 22-5-1954.
2. Xem J. Laniel: Le drame Indochinois - De Dien Bien Phu au Pari de Genève (Tấn thảm kịch Đông Dương - Từ Điện Biên Phủ đến sự đánh cược ở Giơnevơ), Nxb. Plông (Pion) - Paris, 1957, p. 106-107.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tư, 2022, 08:52:27 pm

MỘT SỰ KIỆN CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU1


Trung tướng, PGS. NGUYỄN ĐÌNH ƯỚC

Kỷ niệm 30 năm trận Điện Biên Phủ, nhà bình luận quân sự của tờ báo Niu Oóc Đơrin Mítđơntơn đã đánh giá: Đây là một trong 16 trận tạo ra bước ngoặt trong chiến tranh hiện đại của thế kỷ XX, có tác dụng làm thay đổi chiều hướng lịch sử chiến tranh, với ý nghĩa "trận Điện Biên Phủ báo hiệu sự kết thúc vai trò một cường quốc ở châu Á của Pháp". Năm 1983, G. Buđaren và F. Cavigiôliôli viết trên tờ Người quan sát: Điện Biên Phủ là một trong những trận giao chiến đã làm thay đổi số phận thế giới. Hai nhận xét trên bao hàm hai ý nghĩa: chiều hướng mới xuất hiện của lịch sử chiến tranh hiện đại là một nước nhỏ có thể đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc lớn; số phận của các nước nhỏ (các nước thuộc địa và phụ thuộc) đã thay đổi, các nước này đang bước vào vũ đài chính trị của thời đại, giành lấy quyền dân tộc tự quyết của mình.

Trước Điện Biên Phủ, chưa có nước nhỏ nào đánh thắng được chiến tranh xâm lược của một đế quốc lớn. Trước Điện Biên Phủ cũng chưa có nước thuộc địa nào dùng phương pháp hòa bình mà buộc được chủ nghĩa đế quốc trao trả cho độc lập thực sự.

Cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp diễn ra trong bối cảnh quốc tế còn hơn 100 nước sống dưới ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân.

Đế quốc Anh, nước có nhiều thuộc địa nhất, chiếm 33,5 triệu km2 thuộc địa, với số dân 393,5 triệu người.

Đế quốc Pháp, nước có nhiều thuộc địa thứ hai, chiếm 10,6 triệu km2, với số dân 55,5 triệu người.

Đế quốc Mỹ chiếm 0,3 triệu km2, với số dân 9,4 triệu người.

Trung Quốc, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là các nước nửa thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong lúc Việt Nam kháng chiến, nhiều nước thuộc địa khác cũng đấu tranh để giải phóng dân tộc.

Trong khoảng thời gian 10 năm (từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai) có một số nước đã giành được độc lập như: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Mianma... ở Mỹ Latinh, năm 1944, Goatêmala giành được độc lập, nhưng đến năm 1954 Mỹ lại can thiệp lật đổ chính quyền dân tộc. Cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của các nước thuộc địa và phụ thuộc là một quá trình lâu dài, liên tục chống lại mọi thủ đoạn xâm lược của các nước đế quốc.

Từ năm 1946 đến năm 1954, đế quốc Pháp chưa chịu từ bỏ một thuộc địa nào, dù là nới lỏng một bước về hình thức cai trị.

Đế quốc Anh tuy có khôn hơn, mềm mỏng hơn, chấp nhận một vài nhượng bộ về hình thức cai trị, song vẫn dùng các thủ đoạn chia rẽ, đàn áp, lủng đoạn kinh tế, bảo hộ quân sự... để duy trì quyền lợi thực dân, và trước sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, mới chịu lùi từng bước...

Đế quốc Mỹ xảo quyệt hơn, áp dụng chủ nghĩa thực dân mới, tập trung vào đào tạo, nuôi dưỡng chính quyền và quân đội tay sai, tổ chức các cuộc đảo chính để thay đổi chính quyền bản xứ bất lực, hoặc không theo Mỹ, qua viện trợ quân sự, kinh tế để giăng lưới thực dân mới vào các thuộc địa cũ của các đế quốc khác. Trong lịch sử, chưa có tên đế quốc nào tự nhiên và tự nguyện trao trả độc lập thực sự cho một nước thuộc địa và phụ thuộc nào.

Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh đã phát triển lên một bước mới và thu được những thành tựu có ý nghĩa thời đại.

Từ năm 1954 đến năm 1964, có 17/22 nước thuộc địa của Pháp giành được độc lập. Năm 1956, Ai Cập lấy lại kênh đào Xuyê từ tay Anh, Pháp.

Đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX, đế quốc Anh đã phải trao trả độc lập cho một nửa trong tổng số thuộc địa của Anh ở châu Á và châu Phi. Trên thế giới đã có 60 nước giành được độc lập.

Từ năm 1954 đến năm 1960, có 11 chính phủ bù nhìn do Mỹ dựng lên ở Mỹ latinh bị lật đổ (điển hình như: Urugoay năm 1958, Braxin năm 1958, Vênêduêla năm 1958, Cuba năm 1959, En Xanvađo năm 1956... ).

Những sự kiện lịch sử đó có mối liên quan gì với Điện Biên Phủ?

- Trước hết, cuộc kháng chiến của Việt Nam có tác động trực tiếp tới hệ thống thuộc địa của Pháp tập trung nhất là ở châu Phi. Cuộc chiến đấu của Việt Nam đã làm suy yếu đế quốc Pháp. Ở đây Pháp đã dốc sức đến mức cao nhất, sử dụng các đơn vị quân viễn chinh tinh nhuệ nhất, có chín năm để thi thố các thủ đoạn xâm lược, lại được Mỹ giúp sức, đã tập trung sức mạnh quân sụ vào trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ mà vẫn hoàn thất bại. Đế quốc Pháp chẳng những phải chịu thua về quân sự mà còn nhụt ý chí dùng vũ lực để đàn áp các dân tộc thuộc địa. Chiến thắng của Việt Nam đã cổ vũ mạnh mẽ các nước thuộc địa của Pháp dùng mọi hình thức đấu tranh để giành độc lập tự do. Vì lẽ đó, đến năm 1962, trước quy mô phát triển của cuộc kháng chiến Angiêri (lúc đó tuy chưa bằng quy mô cuộc kháng chiến của Việt Nam năm 1950) mà Pháp đã phải chấp nhận thất bại.

- Về địa - chính trị, Việt Nam ở một vùng xung yếu, một cửa ngõ đường biển vào châu Á ở phía đông – nam, nên các nước lớn luôn dòm ngó, muốn có vị trí của mình, muốn ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam lan ra vùng Đông Nam Á, chúng đã cố giúp Pháp đàn áp cuộc kháng chiến, nhưng vẫn thất bại. Trước tình thế đó, các nước đế quốc khác như Anh, Hà Lan và Mỹ buộc phải điều chỉnh lại chiến lược của mình đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Các nước đế quốc muốn tránh vấp phải các cuộc chiến tranh kéo dài quy mô lớn như ở việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm nản lòng các nước đế quốc khác (như Anh, Hà Lan...) muốn dùng vũ lực để thực hiện tham vọng thực dân của chúng.

Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự chứng minh chân lý mới của thời đại: một dân tộc nhỏ có thể tạo ra một sức mạnh quân sự đánh bại chiến tranh xâm lược của một nước đế quốc lớn có quân đội nhà nghề, trang bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại hơn hẳn. Chân lý đó khơi dậy tiềm năng lớn lao của các nước thuộc địa, góp phần làm cho các nước nhỏ tự tin hơn vào sức mình. Điện Biên Phủ còn là một sự kiện chính trị của thời đại. Vì Việt Nam, qua cuộc kháng chiến đã là nơi kiến lập mối quan hệ kiểu mới giữa các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc với phong trào giải phóng dân tộc, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh của nhân dân nước thuộc địa với nhân dân chính quốc, mối quan hệ giữa các nước thuộc địa với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Mối quan hệ đó thể hiện sự ủng hộ lẫn nhau, trên tinh thần "vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại" nhằm mục tiêu của thời đại: độc lập dân tộc, hoà bình và tiến bộ xã hội. Mục tiêu đó mang ý nghĩa quốc tế rộng lớn trong ba thập kỷ 50, 60, 70 của thế kỷ XX, có sức hấp dẫn kỳ lạ về tập hợp lực lượng, về thúc đẩy phát triển cao trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Các dân tộc đều phải tự mình đấu tranh để giành độc lập tự do, không thể có ai thay thế được; song sự xúc tác dây chuyền của ngòi nổ mạnh có sức chấn động lớn Điện Biên Phủ, sự hỗ trợ của sức mạnh thời đại, tạo ra những yếu tố về thời cơ, về nguồn tiếp sức, về sự phối hợp đấu tranh giữa các trào lưu tiến bộ, đã làm cho nhiều dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập tự do, từ sau Điện Biên Phủ, không phải trải qua nhiều hy sinh gian khổ như Việt Nam, mà đã giành được thắng lợi.

- Cuộc kháng chiến của Việt Nam kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954, trong đó các nước lớn đã phải thừa nhận độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây chẳng những là một sự kiện chính trị, mà còn là một mốc son trong nền văn minh của nhân loại: xoá bỏ mối quan hệ bất bình đẳng giữa "mẫu quốc" và thuộc địa, xác định quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, thừa nhận một nước nhỏ có đầy đủ trí tuệ và lực lượng để thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mình, quyền bình đẳng giữa các nước. Nền vàn minh của nhân loại được kiến tạo bởi trình độ chinh phục thiên nhiên bằng khoa học kỹ thuật hiện đại, song cũng còn được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa các dân tộc, xoá bỏ áp bức dân tộc, xoá bỏ thời kỳ làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc. Đó là cơ sở vững chắc để phát triển nền văn hóa phong phú, đa dạng của các dân tộc, sử dụng khoa học - kỹ thuật phục vụ con người, phục vụ các dân tộc, chinh phục thiên nhiên, tránh những tai hoạ của chiến tranh, và dùng khoa học - kỹ thuật để bóc lột siêu lợi nhuận các nước chưa phát triển toàn diện.

- Những sự kiện chính trị từ sau Điện Biên Phủ như Hội nghị Băngđung ở Inđônêxia năm 1955, Hội nghị đoàn kết các dân tộc Á - Phi với sự tham gia của 34 nước ra nghị quyết chống chủ nghĩa thực dân. Năm 1960, Liên hợp quốc thông qua nghị quyết phi thực dân hoá, năm 1963, 31 nước châu Phi thành lập tổ chức thống nhất toàn châu Phi, tuyên bố quyết tâm giải phóng toàn châu Phi. Sự ra đời của lực lượng các nước Không liên kết nhằm mục tiêu số một: ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc và hòa bình thế giới... Những sự kiện đó đều có chỗ dựa vững chắc là các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô và Trung Quốc, sự phát triển của cao trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ latinh, trong đó có sự đóng góp vẻ vang của Việt Nam. Với chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã giáng hai đòn đột phá có ý nghĩa quyết định vào chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

- Dân tộc Việt Nam không bao giờ muốn chiến tranh, nhưng càng nhân nhượng và bày tỏ thiện chí hòa bình, bọn đế quốc càng lấn tới. Trong những năm 1945-1946, đế quốc Pháp đã lấn tới áp đặt chiến tranh. Đế quốc Mỹ (từ năm 1957-1959) đã lấn tới áp đặt chiến tranh. Việt Nam không có con đường nào khác là phải cầm súng chiến đấu với tinh thần "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", "Không có gì quý hdn độc lập tự do". Dân tộc Việt Nam đã chiến thắng, chẳng những đánh bại được chiến tranh xâm lược, mà còn lớn lên với thời đại, trở thành một dân tộc tiên phong trong việc xóa bỏ áp bức dân tộc, góp phần khai hóa con đường xây dựng và tiếp cận nền văn minh toàn diện của nhân loại, mở ra con đường rộng lớn để đất nước Việt Nam đi tới phồn vinh.
_____________________________________________________
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tư, 2022, 09:03:58 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ VỚI ĐÔNG NAM Á1

TS. PHẠM ĐỨC THÀNH
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á –
Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Bước vào thời kỳ cận hiện đại, do vị trí địa - chiến lược quan trọng, và sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, các nước Đông Nam Á đã trở thành nạn nhân của các cuộc xâm lăng của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Vì thế, từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á đã diễn ra, phát triển qua nhiều giai đoạn, với những đặc trưng khá điển hình: đã đi từ những phong trào mang tính chất dân chủ tư sản đến những phong trào song song tồn tại hai khuynh hướng dân chủ tư sản và cách mạng vô sản. Kết quả là các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập bằng những con đường khác nhau.

Trong khi các nước Đông Dương tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, rồi kháng chiến trường kỳ chín năm và kết thúc bằng Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, mở đầu cho sự thất bại của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới, thì các nước Đông Nam Á khác lại giành độc lập bằng các con đường, các hình thức và các mức độ khác nhau. Mỹ tuyên bố trao trả độc lập cho Philippin ngày 1-7-1946; Anh tuyên bố trao trả độc lập cho Mianma ngày 17-10-1947; Hà Lan tuyên bố trao trả độc lập cho Inđônêxia tháng 8-1949; Anh tuyên bố trao trả độc lập cho Malaixia ngày 31-8-1957...

Ngày nay, trước sự phát triển về kinh tế của một số nước Đông Nam Á, một số người đã đặt lại vấn đề lịch sử là Việt Nam có nhất thiết phải tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng hay không? Có cần thiết phải hy sinh sức người, sức của như vậy không? Tại sao không đi theo con đường giành độc lập của các nước Đông Nam Á khác và tại sao không đi theo con đường phát triển kinh tế - xã hội của các nước đó? Đây là vấn đề cần được làm sáng tỏ để khẳng định chân giá trị lịch sử của cách mạng Việt Nam nói chung và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nói riêng.

1. Thực ra thì Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã trở thành một trong những khâu yếu nhất của hệ thống tư bản thế giới. Khâu yếu này được quy định bởi tình hình quốc tế sau chiến tranh và bởi chính sự vùng dậy đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, của chính phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á. Thực tế lịch sử đã khẳng định, Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp, đã có ảnh hưởng lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới và góp phần quan trọng mở ra thời kỳ tan rã hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc. Chính vì thế, chủ nghĩa thực dân phương Tây đã tìm cách "buông ra để nắm lại". Họ đã tiến hành trao trả độc lập cho một số nước Đông Nam Á nhằm duy trì lợi ích lâu dài của họ trong khu vực.

Ở Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản, lần đầu tiên ra đời ở Đông Nam Á. Chủ nghĩa thực dân phương Tây không chấp nhận sự thật này. Vì vậy, họ đã hợp lực nhằm bóp chết nhà nước cách mạng non trẻ Việt Nam. Thực dân Pháp nấp sau quân Anh trở lại tái chiếm Việt Nam. Nhân dân Việt Nam buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ toàn dân, toàn diện chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Thực dân Pháp luôn coi cuộc chiến tranh Đông Dương là một ván bài có tính chất quyết định đối với nền thống trị trong hệ thống thuộc địa của họ trên thế giới. Chính vì vậy, thực dân Pháp đã dốc toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến tranh này. Đứng trước sự thất bại ngày càng không thể cứu vãn trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã đánh canh bạc cuối cùng ở quyết chiến điểm Điện Biên Phủ. Nhưng thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã bị thảm bại ở Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ chẳng những là trận chiến thắng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương, khẳng định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, mà chiến thắng Điện Biên Phủ còn là mốc lịch sử cho quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Thất bại tham hại của thực dân Pháp được Mỹ giúp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã cổ vũ khích lệ phong trào đấu tranh giành độc lập trên phạm vi toàn thế giới, làm cho các nước đế quốc khác phãi thay đổi chính sách cai trị các nước thuộc địa để giữ vững ảnh hưởng và lợi ích lâu dài của mình trong hệ thống thuộc địa cũ.

Trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ một số nước được trao trả độc lập như Malaixia ngày 31-8-1957, Xingapo được Anh trao quyến "quốc gia tự trị” vào ngày 3-6-19592 và Anh phải công bố Hiến pháp riêng cho Brunây vào năm 19593. Trong phạm vi bán dảo Đông Dương thực dân Pháp đã trao trả độc lập cho Campuchia vào ngày 9-11-1953.

Trong lịch sử của mỗi dân tộc hoặc của cả một khu vực có nhiều vấn đề không cần thiết phải nhắc lại bởi vì chúng đã trở thành lịch sử, nhưng đôi khi để làm rõ hơn nữa một vấn đề của lịch sử mà nhiều người đang quan tâm, người ta buộc phải trở lại một số vấn đề liên quan trong lịch sử. Từ nhận thức như vậy, một câu hỏi đặt ra là tại sao thực dân Pháp đã trao trả độc lập cho Campuchia vào thời điểm 9-11-1953. Trong công trình Lịch sử Đông Nam Á, D.G.E Hall cũng đã thừa nhận chính thắng lợi của chiến trường Việt Nam, Lào từ những năm 50 của thế kỷ XX và những năm tiếp theo của thế kỷ XX đã buộc Pháp và người Mỹ phải giải quyết, xử lý vấn đề chiến trường Đông Dương như vậy. Cuối năm 1953, sau khi Thủ tướng Lanien ngỏ ý sẽ "hoàn thiện" nền độc lập của "các quốc gia liên kết", vua N. Xihanúc của Campuchia đã đàm phán một hiệp định về độc lập4.

Lịch sử Campuchia còn ghi rõ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc luôn tồn tại hai khuynh hướng: 1. Khuynh hướng cách mạng do những người cách mạng Campuchia tiến hành; 2. khuynh hướng đấu tranh đòi trao trả độc lập do Quốc vương N. Xihanúc chủ trì.
Phải thừa nhận rằng sự song song tồn tại của hai khuynh hướng đấu tranh đòi độc lập này đã có kết quả, thực dân Pháp đã phải trao trả cho nhà vua Xihanúc từng bước quyền lực của Hoàng gia. Năm 1946, với việc ký kết Hiệp định Tạm thời Moduc – Vivendi, Campuchia được tuyên bố là "nước nội trị" là một bộ phận hợp thành của Liên hiệp Pháp. Tiếp đến năm 1947, được sự thoả thuận của Pháp, Campuchia đã ban hành Hiến pháp 1947, và được tiến hành bầu cử Hạ nghị viện. Năm 1948, Tổng thống Pháp thừa nhận độc lập của Campuchia trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Năm 1949, Hiệp ước Mônivông Vanhxăng Ôriôn được ký kết, thừa nhận Campuchia độc lập trong Liên hiệp Pháp. Tuy nhiên, những cam kết, thừa nhận đó trên thực tế không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
____________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đổt nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
2. Ngày 16-9-1963, Xingapo tự nguyện gia nhập Liên bang MaLaixia. Ngày 9-8-1965, tách ra khỏi Malaixia, ngày 22-12-1965, tuyên bố thành lập Cộng hoà Xingapo.
3. Năm 1959, Anh công bố Hiến pháp riêng cho Brunâỵ hạn chế quyền lực của Anh. Năm 1971, Chính phủ Anh công nhận trên danh nghĩa Brunây độc lập, ngày 1-1-1984, Anh trao trả độc lập hoàn toàn cho Brunây.
4. Xem thêm: D.G.E. Hall: Lịch sử Đông Nam Á, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.1238.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tư, 2022, 09:04:42 pm

Bước vào những năm 50 của thế kỷ XX, tình hình chiến sự diễn ra ngày càng ác liệt giữa quân Pháp và các lực lượng cách mạng Đông Dương. Ở Campuchia, phong trào cách mạng do những người cách mạng tiến hành cũng đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng. Từ năm 1950, lực lượng kháng chiến Campuchia đã trưởng thành, tham gia nhiều trận đánh lớn nhỏ chống thực dân Pháp. Cuối năm 1950, số hội viên Ítxarắc đã lên đến 15 vạn người. Từ năm 1951, lực lượng cách mạng ở ba nước Đông Dương trưởng thành rõ rệt với sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở từng nước như Mặt trận Khơme Ítxarắc ở Campuchia: tháng 6-1951, Đảng nhân dân cách mạng Campuchia ra đời,... Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương bước vào giai đoạn mới ngày càng phát triển mạnh1. Nguy cơ thực dân Pháp và can thiệp Mỹ thất bại ở Đông Dương đã tới gần. Đứng trước thời cơ thuận lợi ấy và không chấp nhận những gì mà thực dân Pháp đã "trao trả" cho Campuchia, Quốc vương N. Xihanúc đã quyết định thực hiện "cuộc thập tự chinh giành độc lập cho Campuchia" (Croisade pour l’ indépendence) vào tháng 6-19522. Nhà vua đã hứa với thần dân của mình rằng ông sẽ giành được thắng lợi trong ba năm.

Thực hiện cuộc thập tự chinh này, Quốc vương N. Xihanúc cùng đoàn tuỳ tùng của mình đã ra nước ngoài. Chuyến đi đầu tiên tới Pháp (2-1953), rồi từ Pháp đi Canada, Mỹ. Chính tại Mỹ, Nhà vua N. Xihanúc đã nêu lên một thực tế ở Campuchia rằng, các nước phương Tây nếu không trao trả ngay độc lập cho Campuchia thì Campuchia sẽ có nguy cơ xảy ra cuộc nổi dậy của nhân dân với sự liên kết của phong trào Việt Minh do cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, nhà vua vẫn chưa thành công. Từ Mỹ trở về Thái Lan, nhà vua lại tuyên bố chừng nào chủ quyền của Campuchia chưa được khôi phục hoàn toàn ông sẽ không trở về Campuchia. Trong thời kỳ này thắng lợi của các lực lượng cách mạng trên chiến trường Đông Dương ngày càng to lớn, sự thất bại của quân viễn chinh Pháp đã rõ ràng, một lần nữa nhà vua N. Xihanúc ra lời kêu gọi nhân dân Campuchia bắt đầu cuộc động viên "các lực lượng tích cực của dân tộc". Đầu tháng 7-1953, Quốc vương Campuchia lại kêu gọi thực dân Pháp giải quyết hoà bình xung đột sau khi nhấn mạnh rằng ông khó lòng ngăn cản được nhân dân Campuchia vùng lên chống Pháp.

Vậy là, trước sự thất bại trên chiến trường Đông Dương mà tiêu biểu là chiến trường Việt Nam và Lào trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia, trước sự đấu tranh, đòi hỏi khôn khéo của Quốc vương N. Xihanúc, để giải quyết ổn thoả tình hình Campuchia, nhằm tập trung vào chiến trường chính là Việt Nam và chuẩn bị kế hoạch lâu dài ở Campuchia, thực dân Pháp đã trao trả độc lập cho Vương quốc Campuchia vào ngày 9-11-19533.

Vào cuối năm 1953, Nava chủ trương xây dựng ưu thế quân sự và viện trợ ồ ạt của Mỹ để kiềm chế Việt Minh bằng chiến lược phòng thú cho tới khi có thể tiến công được vào năm 1955, giành thắng lợi để buộc Việt Minh phải đàm phán. Nava đã xây dựng cứ điểm quân sự ở Điện Biên Phủ. Nhưng cứ điểm "lục, không quân" đó đã bị tiêu diệt hoàn toàn vào ngày 7-5-1954. Với thắng lợi quyết định đó, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương được triệu tập họp ngày 8-5 và đã ký kết các Hiệp định đình chiến vào ngày 21-7-1954.

Ngày nay, bàn về ý nghĩa thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, năm 1954 đối với Campuchia cũng còn có một số ý kiến khác nhau trong đánh giá. Tuy nhiên, điều dễ nhận ra là Hội nghị Giơnevơ đã tạo ra cơ sở bền chặt lâu dài cho nền độc lập của các quốc gia trên bán đảo Đông Dương, trong đỏ có Campuchia, một quốc gia đã được trao trả với tên gọi là "quốc gia liên kết". Chính vì thế ngày 25-9-1955, bằng một sự bổ sung Hiến pháp, cụm từ "Campuchia một quốc gia tự trị và liên kết thuộc Liên hiệp Pháp" đã được thay thế bằng cụm từ "Campuchia một nhà nước độc lập có chủ quyền". Từ đây Campuchia đã trở thành một vương quốc lập hiến4.

Không chỉ có những nước trên bán đảo Đông Dương được thụ hưởng những thành quả to lớn của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mà ngay nền độc lập của Malaixia cũng đã gián tiếp được thụ hưởng.

Trong công trình của mình, tác giả Saul Rose đã nêu ra câu hỏi vì sao Malaixia nhanh chóng giành được độc lập như vậy (31-8-1957)? Ông cho rằng kinh nghiệm của Anh ở Ấn Độ, Pakixtan, Xri Lanca, Mianma, đã tạo tiền lệ khuyến khích Anh... Chỉ dùng biện pháp quân sự không đủ để loại bỏ mối đe doạ của cộng sản (trước tác động to lớn của cách mạng ở Đông Dương - T.G); người ta dự tính rằng, chủ nghĩa dân tộc Malaixia sẽ trở thành vũ khí hiệu quả hơn nếu đòi hỏi của nó được thoả mãn... cần sẵn sàng để Malaixia ở lại trong khối Liên hiệp Anh và ký một hiệp định phòng thủ cho phép Anh duy trì căn cứ quân sự, kể cả một lực lượng dự trữ chiến lược của Liên hiệp Anh tại Malaixia5.
___________________________________________________
1. Xem thêm Quang Đạm: Nhân dân Campuchia chống đế quốc Pháp. In trong sách Tìm hiểu đất nước Campuchia anh hùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, tr. 74-82.
2. Xem thêm: Lịch sử Campuchia, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1995, tr. 215-217.
3. Xem thêm Wilfred Burchett: Mekong Upstream, Red River Publishing house, 1957.
4. D.G.E. Hall: Lịch sử Đông Nam Á. Sđd, tr. 1237-1239.
5. Saul Rose: Anh và Đông Nam Á, 1962. tr. 133-134.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tư, 2022, 09:07:49 pm

2. Đứng trước sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ mà mở đầu là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đã tìm mọi biện pháp để chống lại phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ, chống lại thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản và cố giữ các nước dân tộc chủ nghĩa trẻ tuổi trong phạm vi thống trị kiểu mới của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ. Quốc vụ khanh D. Rusk đã tuyên bố trước Tiểu ban đối ngoại của Quốc hội Mỹ: "Viễn Đông, Việt Nam và các nước phụ cận là một trong những chiến trường quyết định trong cuộc đấu tranh nhằm duy trì trật tự thế giới lâu dài và vững chắc". Do vậy, bên cạnh các biện pháp quân sự như lập khối SEATO (tháng 9-1954), dùng áp lực quân sự, chính trị, văn hoá, Mỹ đã dùng con bài viện trợ. Chính Tổng thống Mỹ trong thông điệp gửi Quốc hội ngày 28-5-1968 đã thừa nhận: "Viện trợ là công cụ cần thiết nhằm đạt được những mục đích quốc gia của chúng ta trong đời sống quốc tế"1.

Nói riêng về Thái Lan, ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Thái Lan đã được thiết lập chặt chẽ với hội nghị của các nhà ngoại giao cao cấp Mỹ ở Viễn Đông tại Băng Cốc và các chuyến thăm của các phái đoàn điều tra quân sự kinh tế Mỹ. Hai nước đã ký những hiệp định hợp tác kinh tế, kỹ thuật và hiệp định viện trợ quân sự. Năm 1951, Mỹ quyết định viện trợ quân sự cho Thái Lan theo Đạo luật an ninh tương hỗ. Năm 1954, khi Điện Biên Phủ bị bao vây và ông Đalét kêu gọi nên có "hành động thống nhất" để chống lại nguy cơ cộng sản ở Đông Nam Á thì Thái Lan hưởng ứng rất nhiệt tình. Thái Lan trở thành thành viên tích cực trong việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) và hoan nghênh quyết định đặt trụ sở chính của SEATO tại Băng Cốc2. Phibun còn muốn có được những bảo đảm quân sự mạnh mẽ hơn là những điều ghi trong hiệp định và năm 1955, ông đã đề nghị SEATO đặt căn cứ tại Thái Lan3.

Trên tinh thần ấy Mỹ viện trợ rất lớn cho Thái Lan. Cho đến ngày 31-3-1955, con số viện trợ đã lên đến 64 triệu đôla. Tuy phần lớn là viện trợ quân sự nhưng một phần viện trợ được cung cấp thông qua Phái đoàn kinh tế và kỹ thuật đặc biệt ở Băng Cốc. Mỹ đã viện trợ cho Thái Lan các công trình như thủy điện, phục hồi và mở rộng đường sắt, nâng cấp hải cảng, xây dựng đường bộ, nhà máy điện và nhiều công trình khác.

Đối với một số nước Đông Nam Á khác Mỹ cũng gia tăng viện trợ, hy vọng giữ các nước trong vòng ảnh hưởng của mình, chống lại sự phát triển của cách mạng ở Đông Nam Á mà chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã mở ra một thời kỳ mới cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới4. Chỉ trong vòng 12 năm từ năm 1956 đến năm 1967, viện trợ của Mỹ cho các nước mới giành được độc lập lên tới 35,4 tỷ đôla Mỹ, chiếm 54,3% tổng số viện trợ của Mỹ trong cùng thời gian trên. Đối với các nước Đông Nam Á, Mỹ đặc biệt quan tâm mở rộng ảnh hường của mình thay thế đế quốc khác đã suy yếu.

Bên cạnh viện trợ quân sự (chiếm 31,1% tổng số viện trợ Mỹ cho các nước trong khu vực) là viện trợ kinh tế của Mỹ. Viện trợ kinh tế của Mỹ nhằm thu lợi nhuận và hướng các nước này đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, củng cố sự lệ thuộc kinh tế của các nước này vào các cường quốc có nền công nghiệp phát triển, đặt các nước nhận viện trợ trong vòng ảnh hưởng của đế quốc Mỹ.

Tính đến ngày 30-6-1969, viện trợ kinh tế của Mỹ cho các nước Đông Nam Á được phân bố như sau: Mianma 116,8 triệu đôla, Inđônêxia 1.262,2 triệu, Malaixia 72,3 triệu, Xingapo 20,9 triệu, Thái Lan 613,9 triệu, Philippin 1.546,2 triệu, Nam Việt Nam 4.775,4 triệu, Campuchia 273,0 triệu, Lào 654,8 triệu đôla.

Trong khi các nước trên bán đảo Đông Dương, nhất là Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược vô cùng ác liệt của Mỹ thì một số nước Đông Nam Á lại thu lợi qua cuộc chiến tranh đó.

Điểm nổi bật trong "viện trợ theo các dự án" là xây dựng hạ tầng cơ sở xã hội, hạ tầng cơ sở vật chất, đặc biệt là viện trợ phát triển mạng lưới giao thông như xây dựng đường sá, cầu cống, hải cảng, sân bay...

Bên cạnh viện trợ xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, phát triển nông nghiệp (8,4%) và công nghiệp (1,7%) là viện trợ xây dựng hạ tầng cơ sở xã hội. Trong các tài khoá 1958-1959 đến 1969-1970 tỷ lệ dành cho hạ tầng cơ sở xã hội chiếm 19,2% toàn bộ viện trợ cho khu vực này, trong đó 6,3% cho Mianma, 11,1% cho Lào, 18,2% cho Nam Việt Nam, 18,9% cho Thái Lan, 32,9% cho Campuchia, 43,1% cho Inđônêxia và 43,4% cho Philippin. Viện trợ xây dựng hạ tầng cơ sở xã hội là nhằm xây dựng và trang thiết bị các bệnh viện, trường học, công sở, đào tạo cán bộ y tế và cán bộ giáo dục địa phương...

Như vậy là với các hình thức viện trợ của Mỹ và của cơ quan phát triển quốc tế do Mỹ chi phối cho các nước Đông Nam Á đã có tác dụng khách quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á.
___________________________________________________
1. Xem thêm Chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. In trong sách Về lịch sử Đông Nam Á hiện đại, Viện Đông Nam Á xuất bản, Hà Nội, 1983, tr. 248-258.
2. Chathan House Report: Phòng thủ tập thể ở Đông Nam Á, Luân Đôn, 1956. tr.2 (dẫn theo D.G.E Hall: Lịch sử Đông Nam Á, Sđd, tr. 1278).
3. Russel H. Fifield: Ngoại giao ở Đông Nam Á 1945-1958, Niu Oóc, 1958. tr. 271-272.
4. Xem thêm James C. Ingram: Thay đổi kinh tế ở Thái Lan tù 1850 đến 1955, tr. 223.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tư, 2022, 09:09:05 pm

3. Bên cạnh viện trợ và cho vay để phát triển là đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tiêu biểu là Mỹ và Nhật vào các nước Đông Nam Á. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để buộc các nước này phải phụ thuộc vào Mỹ. Do đó các nước này ngày càng tăng thêm vốn và công nghệ để tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội

a. Đầu tư của tư bản Mỹ vào các nước ASEAN

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Mỹ đứng đầu trong đầu tư vào các nước ASEAN. Mặc dù về quy mô đầu tư của Mỹ vào một số nước Đông Nam Á so với các khu vực trên thế giới còn nhỏ, năm 1961, đầu tư của Mỹ vào các nước đó là 730 triệu đôla Mỹ, chiếm 1,4% tổng số đầu tư của Mỹ ra nước ngoài. Nhưng tốc độ đầu tư của Mỹ vào các nước ASEAN ngày càng tăng nhanh. Tốc độ tăng đầu tư trung bình hằng năm từ năm 1979 đến năm 1982 ở Xingapo Là 28,4%; Inđônêxia 19,6%, Philippin 11,3% và Thái Lan 20,2%1.

Đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào khu vực này trong những năm 1965-1970 tăng gấp hai lần so với những năm trước đó và tăng gấp 2,5 lần trong thời gian sáu năm sau. Năm 1975, tổng số đầu tư của Mỹ là 3,446 triệu đôla, chiếm 20% toàn bộ đầu tư ở nước ngoài khu vực ASEAN. Nhìn chung, tốc độ đầu tư của Mỹ vào Đông Nam Á tăng tỷ lệ thuận với cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt ở Việt Nam. Trong những năm 1960-1964 tăng 31,6%, năm 1964-1968 tăng 55,9% và trong thời gian từ năm 1970 tăng gấp ba lần; năm 1966, tổng số đầu tư trực tiếp của Mỹ vào ASEAN là 730 triệu đôla thì năm 1978 là 3.639 triệu đôla.

Ở thế kỷ XX, trong thập kỷ 60, mỗi năm bình quân tăng gần 80 triệu đôla, nửa đầu thập kỷ 70, mỗi năm bình quân tăng khoảng 200 triệu đôla, đặc biệt những năm cuối thập kỷ 70, khối lượng đầu tư tăng vọt từ 2.408 triệu đôla lên 3.446 triệu, tăng hơn 1 tỷ đôla, sang thập kỷ 80 khối lượng đầu tư Mỹ giảm đi so với thập kỷ 70.

b. Đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN

Cùng với Mỹ, Nhật là nước đầu tư lớn vào ASEAN, mặc dù tầm quan trọng của chúng có khác nhau giữa các nước trong khối ASEAN.

Trong toàn bộ đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài, các nước ASEAN chiếm 15,8% năm 1960, 13,7% năm 1970, 26,1% năm 1975, 19,7% năm 1980. Tốc độ đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN tăng nhanh. Nếu như từ năm 1951 đến năm 1970 là 490 triệu đôla Mỹ, thì năm 1976 đã tăng lên 1.044 triệu và đến năm 1989 đã tăng lên 2.573 triệu đôla. Cơ cấu đầu tư của Mỹ ở ASEAN chủ yếu vào công nghiệp khai thác, trong đó mũi nhọn là ngành khai thác và chế biến dầu; cơ cấu đầu tư trực tiếp của Nhật ở các nước Đông Nam Á là các ngành chế tạo.

Ngoài Mỹ, Nhật Bản, các nước khác như Cộng hoà Liên bang Đức, Anh, các nước châu Âu và một số nước châu Á khác cũng đầu tư vào ASEAN trên nhiều lĩnh vực kinh tế.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các nước ASEAN là một yếu tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của các nước đó. Tất nhiên, nước nào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp thì tốc độ phát triển sẽ nhanh hơn. Philíppin và Thái Lan là hai nước trong tổ chức SEATO, nhận được viện trợ của Mỹ vào loại nhiều nhất trong khu vực và đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Philíppin nhiều hơn so với Thái Lan, Philíppin đã có thời kỳ "cất cánh", nhưng do tình hình chính trị, xã hội không ổn định nên đã "hạ cánh", và ngày càng thua kém Thái Lan. Chẳng hạn, về thu nhập bình quân tính theo đầu người, năm 1955, Philíppin là 166 đôla Mỹ, Thái Lan là 82 đôla Mỹ (Philíppin gấp đôi Thái Lan), năm 1975 hai nước xấp xỉ nhau, khoảng 360 đôla Mỹ. Nhưng đến năm 1991, Philíppin là 735 đôla Mỹ, Thái Lan là 1.605 đôla Mỹ (Thái Lan gấp đôi Philíppin).

Nước Việt Nam liên tiếp bị 30 năm chiến tranh tàn phá do giới hiếu chiến Pháp và Mỹ gây ra thì sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam và các nước ASEAN ngày nay là điều không thể không hiểu được.

Nhưng cái quan trọng có ý nghĩa thời đại là cuộc chiến đấu của Việt Nam đã góp phần tạo ra một cục diện mới cho thế giới và khu vực. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, từ ngày 18 đến ngày 28-4-1955, tại Băngđung (Inđônêxia) đã diễn ra Hội nghị Á - Phi lần thứ nhất. Tại Hội nghị này có 29 nước tham dự (trong đó có Việt Nam) đã thông qua năm nguyên tắc chung sống hoà bình, chống chủ nghĩa thực dân, đẩy mạnh hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thuộc châu Á, châu Phi. Như vậy, Hội nghị Á - Phi lần thứ nhất (1955) đã đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào hoà bình, độc lập dân tộc và phát triển, góp phần quan trọng vào sự ra đời của phong trào các nước Không liên kết sáu năm sau (1961).

Điều hiển nhiên là trong những thập niên qua, một số nước ASEAN đã có những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội. Có nước đã trở thành NIC, có những nước đang tham gia câu lạc bộ các nước NIC, và ngày nay các nước Đông Nam Á đang cùng nhau thực hiện sự hợp tác, liên kết khu vực trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, an ninh và chuyên ngành, đang cùng nhau phấn đấu xây dựng cộng đồng ASEAN với ba trụ chính là kinh tế, an ninh, văn hoá - xã hội.

Tuy nhiên, điều cần phải thấy chính cách mạng Việt Nam với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã mở ra thời kỳ phi thực dân hoá trên phạm vi thế giới đã tạo những điều kiện vô cùng thuận lợi cho các nước trong khu vực giành được độc lập từng bước từ tay của các nước thực dân đế quốc vốn đã từng thống trị họ. Trong những điều kiện "khách quan thuận lợi", các nước đó có cơ may để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện những bước đi nhanh hơn trong quá trình phát triển.

Tự hào là người mở ra trang sử hoà bình và độc lập dân tộc, nhân dân Việt Nam có đầy đủ bản lĩnh và niềm tin xây dụng đất nước của mình đi lên con đường ấm no, hạnh phúc.
___________________________________________________
1. Xem Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr.9.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Năm, 2022, 09:28:26 pm

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ CỦA MỸ
1

Trung tướng NGUYỄN NGỌC VĂN
Viện trưởng Viện Chiến tược quân sự-
Bộ Quốc phòng

Các nhà chiến lược phương Tây đều thống nhất trong đánh giá về vị trí quan trọng đặc biệt của Đông Dương trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trong bức thư ngày 4-4-1954 gửi cho Sócsin (Churchill), Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ Aixenhao (Eisenhower) viết: "...[Nếu] Đông Dương rơi vào tay cộng sản, tác động chủ yếu đối với thế chiến lược toàn cầu của chúng tôi và các ngài cùng với sự thay đổi trong cán cân quyền lực do nó gây ra ở khắp châu Á và Thái Bình Dương có lẽ sẽ thảm khốc..."2. Thượng nghị sĩ Xaimintơn (Symington) tuyên bố ở Cơlivơlan (Cleveland), rằng: "Nếu chúng ta mất Đông Dương thì chúng ta mất cả châu Á và chỉ còn là vấn đề thời gian để đi đến mất phần còn lại của thế giới"3. Các quan chức Mỹ nhất trí rằng, Đông Dương và đặc biệt Việt Nam là then chốt trong việc bảo vệ Đông Nam Á. Họ khẳng định rằng, nếu Đông Dương thất thủ thì các nước còn lại ở Đông Nam Á sẽ bị đe doạ. Thậm chí, "mất Đông Dương tạo ra nguy cơ gây nên một phản ứng dây chuyền có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn thể khu vực". Tổng thống Aixenhao còn khẳng định rằng: "Việc thất thủ Đông Dương sẽ dẫn đến chỗ mất toàn bộ Đông Nam Á với những hậu quả chính trị, kinh tế và chiến lược bất lợi đối với Mỹ". Tướng Đờ Lát Đờ Tátxinhi (De Lattre de Tassigny) tuyên bố: "Nếu để mất Đông Dương, thì chủ nghĩa cộng sản sẽ thẳng tiến đến tận kênh Xuyê, không thể nào ngăn chặn nổi".

Vì thế, đế quốc Pháp và Mỹ bằng mọi giá quyết chiếm giữ bằng được các nước trên bán đảo Đông Dương. Nhưng, nhân dân các dân tộc trên bán đảo này đã không chịu khuất phục, quyết đứng lên chiến đấu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình, với quyết tâm "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", sẵn sàng "hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước".

Sau những thất bại liên tiếp ở Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, trước nguy cơ thất bại ở Đông Dương, được sự giúp đỡ của Mỹ, thực dân Pháp đã thực hiện một chiến lược quân sự mới - kế hoạch Nava, với hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại quyền chủ động trên chiến trường Đông Dương. Thủ tướng Pháp Giôdép Lanien tin rằng, kế hoạch Nava "cho phép hy vọng mọi điều" Trong cuộc họp báo ngày 24-3-1954, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Đalét đã khẳng định: "... không thể nào nghĩ đến giả thuyết về một sự thắng lợi của cộng sản ở Đông Dương...". Và, "kế hoạch Nava...về đại cương dự tính trong vòng hai năm sẽ đạt tới, nếu không phải là một sự thắng lợi hoàn toàn, thì ít nhất cũng là những kết quả quyết định về quân sự trong chiến dịch tiếp theo..." 4. Nhưng, kế hoạch Nava đã sớm gặp phải bế tắc. Pháp và Mỹ tìm lối thoát trong "ván bài thứ hai”, đó chính là Điện Biên Phủ - nơi mà Nava hy vọng sẽ trở thành điểm quyết chiến chiến lược tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân Việt Nam. Song, đó lại là nơi chôn vùi dã tâm xâm lược của đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động sâu sắc đến chiến lược toàn cầu và chiến lược quân sự của đế quốc Mỹ. "Nó đẩy các nước phương Tây vào một tình thế hoàn toàn bất lợi"5. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam, các nhà chiến lược của các nước đế quốc, trước hết là Mỹ, buộc phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu và chiến lược quân sự của họ.

Trước những năm 40 của thế kỷ XX, Mỹ đã chú ý đến Đông Dương và vai trò của Pháp ở đây. Mỹ phản đối việc trao trả Đông Dương cho Pháp. Khi Nhật chiếm đóng Đông Dương, Mỹ đã nhận ra rằng, nơi đây là một nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu quan trọng, là tiền đồn chiến lược giám sát những con đường biển quan trọng của Nam Á. Những năm 1941 - 1945, Mỹ muốn giành vị trí ở Đông Dương, đòi Pháp mở rộng quyền hạn cho các quốc gia ở Đông Dương. Tổng thống Rudơven phản đối chính sách thực dân kiểu cũ của Pháp, chủ trương đặt Đông Dương dưới quyền uỷ trị quốc tế để thực hiện "độc lập" trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, thay thế chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp bằng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, ta giành thắng lợi lớn trong Chiến dịch Biên giới năm 1950. Đứng trước khả năng Pháp có thể thất bại, nên vào đầu năm 1950, Mỹ quyết định hỗ trợ cho Pháp ở Đông Dương, bước đầu trực tiếp dính líu vào Việt Nam. Trong hội nghị các thống đốc bang nước Mỹ ở Xiéttơn (4-8-1953), Tổng thống Mỹ Aixenhao tuyên bố rằng: "Nước Mỹ bỏ phiếu thông qua món tiền 400 triệu đôla để giúp đỡ cuộc chiến tranh này, chúng ta không bỏ phiếu cho một chương trình không có giá trị gì. Chúng ta bỏ phiếu cho con đường ngăn chặn các sự kiện có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với nước Mỹ"6. Sau khi chính quyền Quốc dân Đảng sụp đổ, các chiến lược gia Mỹ kết luận rằng, Đông Nam Á có tầm quan trọng sinh tử đối với an ninh của Mỹ: "Nếu để cho chủ nghĩa cộng sản chinh phục khu vực này thì chúng ta sẽ phải chịu một thảm bại chính trị to lớn mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên khắp thế giới". Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng sợ rằng, việc để mất Đông Nam Á sẽ làm mất địa vị chiến lược của Mỹ ở Viễn Đông. Do vậy, Mỹ đã nhanh chóng hành động để bảo vệ khu vực mà họ cho là "một bộ phận sinh tử" thuộc "đại vòng cung" kiềm chế, trải dài từ Nhật Bản đến Ấn Độ.

Đông Dương được xem là quan trọng vì có nhiều nguyên liệu và các căn cứ hải quân. Các nhà chiến lược Mỹ còn cho rằng, khu vực này có tầm quan trọng lớn hơn nhiều xét về tác động có thể xảy ra đối với các khu vực khác nếu Đông Dương thất thủ. Những đánh giá chiến lược đó đã dẫn đến quyết định Mỹ cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho Pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ngày 22-3-1954, Tổng thống Aixenhao chỉ thị cho Rátpho - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân - phải giải quyết cấp tốc các yêu cầu của Nava bằng cách ưu tiên cho tất cả cái gì có thể góp phần vào kết quả của trận đánh đang tiến hành.

Mặc dầu đế quốc Pháp và bè lũ hiếu chiến Mỹ phản ứng điên cuồng, nhưng các kế hoạch Diều hâu và kế hoạch "Hành động chung" của chúng vẫn không cứu vãn nổi sự sụp đổ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ không những làm thất bại kế hoạch quân sự của Pháp, mà còn là một đòn giáng vào đế quốc Mỹ, góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng trong chiến lược quân sự của Mỹ, một đòn gián tiếp đánh vào chiến lược toàn cầu của Mỹ.
____________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Dẫn theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr. 356.
3. Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây), Sđd, tr. 18.
4. Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây), Sđd, tr. 19, 34.
5. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr.410.
6. Xem Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại, Sđd, tr.126.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Năm, 2022, 09:29:21 pm

Dưới thời Tổng thống Tơruman và Aixenhao, Mỹ đã thực hiện chiến lược quân sự "ngăn chặn - kiềm chế" và "trả đũa ồ ạt" nhằm "ngăn chặn, tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên thế giới" dựa trên ưu thế về vũ khí hạt nhân. Mỹ chú trọng phát triển bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược: tên lửa vượt đại châu, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược. Mỹ xác định đối tượng chiến lược từ giữa những năm 40 đến giữa những năm 50 là hai nước cộng sản lớn - Liên Xô và Trung Quốc. Còn việc đối phó với phong trào giải phóng dân tộc là nhiệm vụ của các đế quốc đồng minh khác. Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, đứng đằng sau giúp các nước đế quốc khác bằng viện trợ và từng bước thay thế dần các đồng minh của mình ở khu vực này.

Điện Biên Phủ đã làm cho Mỹ nhận thấy những lỗ hổng trong chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của họ. Trong khi chiến lược "ngăn chặn - kiềm chế" của Tơruman và chiến lược "trả đũa ồ ạt" của Aixenhao, đòn đả kích của Mỹ hướng vào Liên Xô và Trung Quốc nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, ngăn không cho "làn thuỷ triều đỏ của chủ nghĩa cộng sản" lan tràn ra phần còn lại của thế giới, thì "quả đấm" mạnh giáng vào chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của Mỹ lại bất ngờ từ phía phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, mà trước hết là từ Điện Biên Phủ! Vũ khí hạt nhân không phù hợp với một chiến trường như Điện Biên Phủ. Trong khi cái cần thiết là "lực lượng phản ứng nhanh để cứu nguy khẩn cấp thì lại chưa được chuẩn bị sẵn sàng". Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) đã làm cho những tính toán chiến lược của Mỹ bị đảo lộn hoàn toàn. Mỹ đã không thể ngăn được chủ nghĩa cộng sản thắng lợi ở Đông Dương. Trong khi Mỹ đang ra sức ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, thì ở châu Á, một nhà nước mới - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội ra đời từ phong trào giải phóng dân tộc. Điện Biên Phủ đã thực sự là một đòn sấm sét giáng vào bọn đế quốc thực dân. Trong cuốn Đông Dương hấp hối, Hăngri Nava đã cay đắng thừa nhận rằng, sự thất thủ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ "đã gây ra một sự choáng váng sâu sắc không có lợi cho chúng ta"! Ký giả Pháp - Giuyn Roa, tác giả cuốn Trận Điện Biên Phủ, đã viết: "Điện Biên Phủ thất thủ gây ra một sự kinh hoàng ghê gớm. Đó là một trong những thất bại của phương Tây, báo hiệu sự tan rã của các thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hoà. Tiếng sấm của sự kiện vẫn còn âm vang”1. Tiếng sấm Điện Biên Phủ đã làm rung động Nhà Trắng, đó là một đòn hiểm hóc và bất ngờ giáng vào chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ. Thất bại của Mỹ ở Triều Tiên cùng với thất bại của Pháp và Mỹ ở Đông Dương, ở Điện Biên Phủ đã đẩy chiến lược quân sự toàn cầu "ngăn chặn'' của Mỹ ở châu Á vào thế lúng túng, buộc giới cầm quyền Mỹ phải xem xét lại để tìm ra một sự chuyển hướng chiến lược mới. Đây cũng chính là thời kỳ chiến lược quân sự toàn cầu "ngăn chặn" của Mỹ bị phá sản.

Năm 1953, Aixenhao - Níchxơn lên cầm quyền. Sau khi đánh giá lại tình hình và tương quan so sánh lực lượng trên thế giới, đã đề ra "chủ nghĩa Aixenhao" thay cho "học thuyết Tơruman" và đưa ra chiến lược quân sự toàn cầu mới - chiến lược "trả đũa ồ ạt", thay cho chiến lược "ngăn chặn". Trong những năm 50 của thế kỷ XX, chiến lược quân sự toàn cầu "trả đũa ồ ạt" của Aixenhao đang được triển khai trên phạm vi toàn cầu, thì Mỹ vấp phải thử thách nghiêm trọng tại Việt Nam. Giới quân sự Mỹ đã vạch kế hoạch Diều hâu, trong đó sẽ sử dụng sức mạnh của không quân và hải quân, thậm chí còn có ý định sử dụng bom nguyên tử chiến thuật để cứu quân Pháp bị vây hãm ở Điện Biên Phủ. Để có thể can thiệp thành công ở Điện Biên Phủ, ngoài việc đổ vào đây một khối lượng lớn vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh, Mỹ còn phải tung vào đây một lực lượng lớn binh lực. Đó là điều mà Mỹ không dễ thực hiện trong thời gian này. Mỹ phải tính đến việc Trung Quốc sẽ tăng cường tham gia vào chiến tranh Đông Dương nếu Mỹ đưa lực lượng lớn lính Mỹ vào đây. Mặt khác, mối lo lúc ấy của Mỹ là, khả năng vũ khí hạt nhân của Liên Xô đang ngày càng phát triển. Chiến lược "trả đũa ồ ạt" của Mỹ đã tỏ ra bất lực trước ngày tận số của Pháp ở Điện Biên Phủ. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ lúc đó là G. Đalét đã phải thú nhận rằng, chiến lược "trả đũa ồ ạt" là một chiến lược không hiện thực.

Từ thất bại của Pháp và sự can thiệp của Mỹ ở Điện Biên Phủ và tác động của nó, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuồn cuộn dâng cao trên thế giới sau Điện Biên Phủ, đặc biệt là ở Đông Dương và Đông Nam Á, giới hoạch định chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của Mỹ thấy cần phải điều chỉnh và khắc phục những điểm còn khiếm khuyết trong chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của họ. Nếu như trước đây Mỹ chỉ chú trọng phát triển bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược và quan tâm đến hai quân chủng hải quân và không quân, thì giờ đây, một mặt, Mỹ vẫn phải tiếp tục đổ tiền của vào việc phát triển vũ khí hạt nhân, hướng đòn tiến công vào Liên Xô và Trung Quốc; mặt khác, Mỹ phải quan tâm phát triển lực lượng lục quân cùng những vũ khí, trang bị của lực lượng này. Mỹ phải quan tâm hơn đến việc nghiên cứu chiến lược, lý luận và thực tiễn nghệ thuật chiến dịch, chiến thuật, tổ chức xây dựng lực lượng, phát triển các loại vũ khí thông thường thích hợp để đối phó thắng lợi với các "đối thủ nhỏ", với các cuộc ''chiến tranh nhỏ". Đường lối chính trị "chặn đứng chủ nghĩa cộng sản" của Aixenhao cùng với chiến lược quân sự toàn cầu "trả đũa ồ ạt" của ông ta đã bị Điện Biên Phủ đẩy vào "Viện bảo tàng đồ cổ"! Điện Biên Phủ đã dạy cho giới hoạch định chiến lược Mỹ một bài học. Đó là, mối nguy cơ đe doạ trực tiếp trước mắt đến sự sống còn, danh dự và lợi ích của Mỹ chưa phải Liên Xô, Trung Quốc, chiến tranh hạt nhân; mà là chiến tranh giải phóng dân tộc, Mỹ gọi là "chiến tranh nổi dậy". Sau khi đắc cử, một mặt Giôn Kennơđi ra lệnh ồ ạt xây dựng lực lượng hạt nhân và tên lửa tầm xa để tạo nên một khả năng ngăn đe thực sự đối với sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Mặt khác, vị tân tổng thống này cũng ra lệnh phát triển và hiện đại hoá các lực lượng quân sự Mỹ để có thể phản ứng linh hoạt trước nhiều loại hình và mức độ tấn công mà Kennơđi và các cố vấn của ông ta biết chắc rằng "các nước đang trỗi dậy" sẽ là trận địa chính, trong đó lực lượng quân sự Mỹ sẽ đọ sức với các lực lượng vũ trang của các nước trong phong trào giải phóng dân tộc. Chính quyền Mỹ đã chú ý nhiều đến việc phát triển khả năng phản ứng có hiệu quả với chiến tranh du kích. Chiến lược quân sự toàn cầu mới ra đời, mang tên "phản ứng linh hoạt" của học thuyết Kennơđi. Nó có nhiệm vụ "dập tắt các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc", đối phó với các loại hình và mức độ tiến công của đối phương.

Sau khi Pháp bị đánh bại ở Điện Biên Phủ, Mỹ nhanh chóng nhảy vào Đông Dương, hất cẳng Pháp giành lấy địa vị trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tranh ở Đông Dương, trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh chống nhân dân Việt Nam, nhằm "ngăn chặn làn thuỷ triều đỏ của chủ nghĩa cộng sản’’ lan tràn xuống Đông Nam Á, như Giôn Kennơđi đã tuyên bố. Các nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ đã khẳng định rằng, đế quốc Mỹ đã dùng Việt Nam làm nơi thí nghiệm điển hình cho học thuyết về chiến tranh chống nổi dậy. Đó là sự lựa chọn có căn cứ. Khi vào cầm quyền ở Nhà Trắng, Tổng thống Kennơđi đã tuyên bố: Bây giờ đây, chúng ta có một vấn đề là phải làm cho thiên hạ tin vào sức mạnh của chúng ta, mà Việt Nam chính là nơi để thực hiện điều đó. Cũng như hai bậc tiền nhiệm - Tơruman và Aixenhao, Kennơđi và các cộng sự thân cận của ông ta đánh giá Việt Nam có tầm quan trọng sinh tử đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ. Chính phủ của ông ta đã đặt thành nguyên tắc là: không thể tha thứ cho một sự tiến triển mới nào của cộng sản ở Đông Nam Á, Đông Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, bởi tầm quan trọng chiến lược của khu vực này. Kennơđi đã rất quan tâm đến Việt Nam, nơi mà ông ta gọi "viên đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á" Trong con mắt của Kennơđi và các cố vấn cộng sự của ông ta, Việt Nam sẽ trở thành nơi thử nghiệm chiến lược "phản ứng linh hoạt"; thực hiện chiến lược quân sự sau khi đã bổ sung hoàn chỉnh; thử nghiệm quyết tâm của Mỹ trong việc giữ vững cam kết của họ ở một thế giới đầy nguy hiểm. Đồng thời, thử nghiệm khả năng của Mỹ đối phó với những thách thức mới của chiến tranh du kích ở các nước trong phong trào giải phóng dân tộc. Kennơđi cực kỳ nhạy cảm với tổn thất chính trị do việc "để mất miền Bắc Việt Nam". Do vậy, ông ta quyết tâm "không để Nam Việt Nam rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản".

Âm mưu cơ bản của chính quyền Kennơđi, của đế quốc Mỹ là tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ; ngăn cản bước phát triển của cách mạng nước ta và cách mạng các nước Đông Nam Á, nhằm đẩy lùi chủ nghĩa xã hội; dùng Việt Nam làm nơi thí nghiệm chiến lược, chiến thuật của chiến tranh xâm lược và các loại vũ khí mới của chúng. Âm mưu đó là một bộ phận trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ. Để thực hiện âm mưu đó, đế quốc Mỹ đã thực hiện chủ nghĩa thực dân mới - chủ nghĩa thực dân giấu mặt, trá hình - ở miền Nam, thông qua chế độ cai trị độc tài phátxít của bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm.

Với sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng ta, với phương pháp cách mạng đúng đắn và linh hoạt, nhân dân miền Nam đã quật đổ chế độ độc tài phátxít của Ngô Đình Diệm, đẩy chính quyền bù nhìn vào một cuộc khủng hoảng triền miên, nhấn sâu giặc Mỹ vào "con đường hầm không lối thoát". Trên cơ sở phương pháp cách mạng ấy, chiến tranh nhân dân ở miền Nam đã phát triển đến đỉnh cao chưa từng có, đã làm phá sản "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, chiến lược chiến tranh quan trọng nhất được Mỹ công phu chuẩn bị và đánh giá cao trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mỹ những năm 60 của thế kỷ XX. Tiến sĩ Côlin Grây - phụ trách Ban Nghiên cứu chiến lược thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Canađa - đã viết: "Cuộc chiến tranh Việt Nam đã là một cuộc thí nghiệm thất bại của chiến lược "phản ứng linh hoạt" của Mỹ".

Điện Biên Phủ không chỉ là một đòn sấm sét giáng vào bọn thực dân Pháp, buộc chúng phải chấp nhận thất bại ở Việt Nam và Đông Dương, mở đầu sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ mà còn là một nhân tố tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến nhiều chiến lược và kế hoạch quân sự của chủ nghĩa đế quốc, trước hết là đế quốc Mỹ, buộc chính quyền Mỹ phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu phản cách mạng và chiến lược quân sự của họ. Hơn nữa, nó còn là một đòn mạnh giáng vào giới cầm quyền hiếu chiến Mỹ và mưu toan xây dựng không gian chiến lược của Mỹ, góp phần quan trọng dẫn tới sự khủng hoảng trong chiến lược quân sự và chiến lược toàn cầu của giới cầm quyền hiếu chiến Mỹ trong những năm 60 và 70 của thế kỷ XX.
_____________________________________________________
1. Xem Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 131.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Năm, 2022, 09:36:46 pm

PHÁT HUY TINH THẦN ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔl MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
1

PGS, TS. TRẦN ĐỨC CƯỜNG
Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Ngày 7-5-1954 đã đi vào lịch sử nước ta như một sự kiện không bao giờ phai mờ bởi thời điểm đáng ghi nhớ ấy, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, sau 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của đội quân viễn chinh Pháp được Mỹ giúp sức.

Thắng lợi của quân dân ta tại Điện Biên Phủ thật lớn lao: tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, súng cối, 10 đại đội nguỵ vừa bổ sung và một số đơn vị công binh, vận tải, xe tăng, không quân... Tổng số sĩ quan, hạ sĩ quan địch bị diệt và bắt sống là 1.766 tên gồm 1 thiếu tướng, 16 đại tá, trung tá, 353 sĩ quan từ cấp thiếu uý đến thiếu tá, 1.396 hạ sĩ quan. Tổng số máy bay địch bị bắn rơi và phá huỷ ở ngay tại mặt trận là 57 chiếc, ngoài ra còn có 5 chiếc bị bắn rơi trên tuyến cung cấp mặt trận. Quân ta đã thu toàn bộ vũ khí, kho tàng, cơ sở vật chất – kỹ thuật của địch ở Điện Biên Phủ, trong đó có 28 khẩu pháo lớn, 64 xe, 5 máy bay các loại, 20.000 lít xăng dầu, 21.000 chiếc dù, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y cùng rất nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng2.

Một ngày sau khi chiến dịch kết thúc, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra thông báo chiến thắng lịch sử này và khẳng định: "Chiến dịch Điện Biên Phủ đã thu được thắng lợi vĩ đại như trên là do sự chỉ đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch, Trung ương Đảng và Chính phủ, do tinh thần chiến đấu tích cực, bền bỉ và anh dũng, tinh thần chịu đựng gian khổ rất cao và sự trưởng thành vượt bậc của toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận Điện Biên Phủ, do tinh thần tích cực phục vụ tiền tuyến của đồng bào hậu phương và các anh chị em dân công, do sự phối hợp hoạt động rất đắc lực của quân đội và nhân dân trên các chiến trường toàn quốc"3.

Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của quân và dân ta hoàn toàn thắng lợi đã đập tan kế hoạch Nava, làm thất bại cố gắng cao nhất và cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhằm giành thế mạnh về quân sự, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh ở toàn chiến trường Đông Dương.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh ngoại giao.

Sau chiến thắng lịch sử này, chúng ta đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc sau này.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương, mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ, là một trong những trận tiêu diệt lớn nhất trong lịch sử đấu tranh vũ trang của các dân tộc bị áp bức chống lại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của đế quốc phương Tây. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá về chiến thắng Điện Biên Phủ: "là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử"4, và "lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới"5.

Chiến công vĩ đại thực sự của quân dân ta tại Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca bất tử của cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ, xứng đáng "Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc"6.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nửa thế kỷ qua, cũng như cho hôm nay và mai sau. Đặc biệt, tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta trong chiến thắng Điện Biên Phủ luôn luôn được phát huy trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước hôm nay.
____________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7, 8-3-2004.
2. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994. t. II, tr. 441.
3. Dẫn theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Chinh tri quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 312.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 261.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 12.
6. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà   Nội, 1970, tr. 50.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Năm, 2022, 09:37:48 pm

Một trong những nguyên nhân thắng lợi, đồng thời cũng là bài học rút ra từ chiến thắng Điện Biên Phủ là chúng ta đã huy động được sức mạnh to lớn của khối đoàn kết toàn dân tộc, kiên quyết chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, ở miền xuôi hay miền ngược, ở hậu phương hay tiền tuyến góp sức cùng với bộ đội chiến đấu chống thực dân Pháp là một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, bên cạnh lực lượng quân đội gồm các Đại đoàn 308 (có Trung đoàn 36, 88, 102); Đại đoàn 312 (có Trung đoàn 141, 209, 165); Đại đoàn 316 (có Trung đoàn 98, 174, một tiểu đoàn của Trung đoàn 176) và Trung đoàn 57 thuộc Đại đoàn 304... với tổng số quân chủ lực của ta khoảng hơn 40 nghìn người (nếu tính cả tuyến hai thì số quân lên đến 55 nghìn). Bộ Chỉ huy chiến dịch đã bảo đảm cho bộ đội 1.200 tấn đạn, 1.783 tấn xăng dầu, 14.950 tấn gạo, 268 tấn muối, 577 tấn thịt, 565 tấn thực phẩm và 177 tấn vật chất khác, đã cứu chữa 10.130 thương binh, 4.429 bệnh binh. Để có số lương thực, thực phẩm trên cung cấp cho chiến dịch, Hội đồng Cung cấp mặt trận đã huy động 25.056 tấn gạo và 1.824 tấn thực phẩm. Về nhân lực đã huy động 261.453 lượt người, phục vụ gần 12 triệu ngày công, 20.991 xe đạp thồ, 736 xe thô sơ khác1.

Không có khối đoàn kết của sức mạnh toàn dân, trong điều kiện lúc ấy, chúng ta không thể huy động được sức người, sức của to lớn đến thế. Chính là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống xâm lược, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ của Đảng nhằm đem lại những quyền lợi cơ bản về vật chất và tinh thần cho nhân dân, đã phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc vào trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ. Đây là điều mà kẻ thù của dân tộc ta - những kẻ xâm lược quen thói ngạo mạn vì lắm tiền, nhiều của với những đạo quân được trang bị vũ khí tối tân không sao hiểu được. Thất bại của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta sau đó (1954-1975), thêm một lần nữa chứng minh sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta đã chứng minh cho nhận định trên đây.

Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước hiện nay, Đảng ta luôn phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân, thể hiện qua quá trình hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng nước ta, trong đó có tinh thần đoàn kết được thể hiện trong chiến thắng Điện Biên Phủ để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta nhấn mạnh: "Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân. Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"2.

Một trong những nét nổi bật, cũng có thể gọi là bài học rút ra từ chiến thắng Điện Biên Phủ là Bộ Chỉ huy quân đội ta và Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã luôn bám sát thực tiễn, phát hiện quy luật, hành động kịp thời, sáng tạo nhằm giành thắng lợi cho cách mạng. Ở Điện Biên Phủ, ngày 14-1-1954, tại Thẩm Púa, Đảng uỷ và Bộ Chỉ huy chiến dịch mở hội nghị cán bộ phổ biến kế hoạch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Ý định ban đầu của ta là: Tập trung ưu thế binh lực, hoả lực đột phá chủ yếu từ phía tây đánh thẳng vào trung tâm Mường Thanh, đồng thời từ phía đông giáp công..., dự kiến ngày 20-1-1954 sẽ nổ súng (sau đó quyết định lùi thời gian nổ súng là ngày 25-1-1954). Nhưng khi ta nhận thấy địch đã tập trung được lực lượng ngày càng lớn, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương ở một địa bàn cô lập trên núi rừng Tây Bắc với mưu đồ thu hút và đánh bại chủ lực ta, do đó nếu đánh theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" thì không bảo đảm chắc thắng nên Bộ Chỉ huy quân ta đã có quyết định vô cùng sáng suốt là: Hạ lệnh đình chỉ cuộc tấn công, kéo pháo ra, rút bộ đội về vị trí tập kết và tiến hành công tác chuẩn bị theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Với phương châm này, từ chỗ chủ trương diệt địch trong hai ngày ba đêm trong một trận, ta đã chuyển sang tiêu diệt địch từng bộ phận, bóp nghẹt chúng trong một hệ thống trận địa sáng tạo, tiến công và bao vây địch, tiến lên tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng quyết liệt.

Ngày nay, trước những thay đổi ở trong nước và quốc tế, trước yêu cầu kiên trì mục tiêu xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã phát động và lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Trên tinh thần luôn bám sát thực tiễn kinh tế - xã hội, phát hiện quy luật vận động của sự vật, Đảng ta đã đề ra đường lối và các chính sách phù hợp đưa đất nước ta vượt qua khó khăn, thử thách, phát huy thuận lợi, nắm bất thời cơ đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại giao...

Thắng lợi mà quân dân ta giành được trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ là một minh chứng có sức thuyết phục của việc phát huy tinh thần tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ trong khi ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Từ thân phận nô lệ, phải chịu ách thống trị hà khắc của đế quốc, phong kiến tay sai, nhân dân ta đã đứng lên theo ngọn cờ cách mạng của Đảng, vượt qua gian khổ hy sinh, tin vào sức mạnh dân tộc và tương lai tốt đẹp của mình, xây dựng lực lượng chính trị và quân sự vững mạnh để đập tan âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cả dân tộc ta đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng", tạo nên kỳ tích đánh sập toàn bộ tập đoàn cứ điểm kiên cố của địch. Chính tinh thần tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta đã là nhân tố quyết định tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, quân dân ta cũng đã tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm chiến tranh cách mạng của các nước anh em, bè bạn, sử dụng có hiệu quả cao vũ khí và các phương tiện chiến tranh của các nước bạn để giành thắng lợi trong chiến đấu...

Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước hiện nay, Đảng và nhân dân ta thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng sự hợp tác với nước ngoài để có thêm vốn liếng, trang thiết bị, nguyên vật liệu, công nghệ và kinh nghiệm, song chúng ta vẫn coi yếu tố nội lực - con người Việt Nam yêu nước, thông minh, sáng tạo có khả năng nắm bắt những tri thức tiên tiến trên thế giới, là cơ bản trong sự phát triển đất nước.

Những thành tựu về mọi lĩnh vực hoạt động sau gần 20 năm đổi mới vừa qua đã chứng tỏ khả năng tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam.

Năm mươi năm đã trôi qua, song chiến thắng Điện Biên Phủ còn âm vang mãi trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Tinh thần bất khuất, kiên cường, thông minh, sáng tạo của các chiến sĩ Điện Biên, của quân và dân ta được kế thừa và phát triển trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước hôm nay.
____________________________________________________
1. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb. Quân đội nhân dân. Hà Nội, 2000, tr. 495, 498.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 44.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Năm, 2022, 09:44:06 pm

"NHIỀU ĐIỆN BIÊN PHỦ KHÁC ĐANG CHỜ ĐỢI CHÚNG TA"

DƯƠNG TRUNG QUỐC
Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Đó là câu kết thúc loạt bài viết "Mẩu chuyện về Điện Biên Phủ” của Bác Hồ trên báo Cứu quốc, đúng một tháng sau ngày toàn thắng (7-6-1954). Năm mươi năm sau nhìn lại, tinh thần của bài báo ấy là một hiện thực lịch sử sống động.

1. "Đến Điện Biên Phủ thì làm cho cả thế giới xôn xao"

Ngày 24-7-1953, Đại tướng Hăngri Nava báo cáo với Ủy ban Quốc phòng của nước Pháp về kế hoạch quân sự nhằm cứu vãn tình hình Đông Dương, nơi ông ta vừa nhậm chức Tổng Tư lệnh các đạo quân viễn chinh mới được hai tháng.

Và không ai có thể ngờ rằng, chỉ không đầy tám tháng sau, kể từ ngày bộ đội Việt Nam bắt đầu nổ súng công kích tập đoàn cứ điểm này (13-3-1954) thì Điện Biên Phủ đã trở thành địa ngục của đạo quân đồn trú, nỗi kinh hoàng của nước Pháp và các thế lực đế quốc, từ ngữ được nhắc đến hằng ngày trên các bản tin thế giới... Và kể từ buổi chiều ngày 7-5-1954, Điện Biên Phủ đã trở thành một cái mốc lịch sử, một thuật ngữ sử học và một biểu tượng mang nhiều ý nghĩa thời đại. Trước hết, đây là "lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh"1, như đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nửa thế kỷ đã qua, Điện Biên Phủ vẫn là nguồn cảm hứng lịch sử mang tầm vóc quốc tế. Nhà sử học Pháp J. Sênô (Jean Chesnaux) đã từng đánh giá Điện Biên Phủ đã tác động mạnh mẽ đến thế giới chẳng khác gì chiến thắng của nước Nhật trước nước Nga ở eo biển Đối Mã (Tushima) năm 1905 đã thức tỉnh cả châu Á da vàng đang là thuộc địa của châu Âu da trắng đầu thế kỷ XX. Còn các bạn Angiêri, những người vốn cùng chung cảnh ngộ là thuộc địa, thì coi Điện Biên Phủ như nhát đanh đầu tiên đóng lên nắp ván thiên của chủ nghĩa thực dân, còn cách mạng Angiêri có vinh dự đưa nó ra nơi an nghỉ cuối cùng. Một trong những nhân chứng lịch sử, Giăng Pugiê (Jean Pouget), vốn là Thư ký cho tướng Nava, 20 năm sau trận chiến đã viết rằng: "Điện Biên Phủ đánh dấu sự kết thúc thời đại chủ nghĩa thực dân và dấy lên thời đại độc lập của thế giới thứ ba. Ngày nay, ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, không có một cuộc nổi dậy hoặc một cuộc khởi nghĩa nào không chịu tác động bởi chiến thắng của tướng Giáp. Nếu ngày 14-7 (ngày phá ngục Baxti) trở thành ngày Quốc khánh Pháp thì ngày 7-5 cũng trở thành ngày phi thực dân hóa trên toàn thế giới" (Le Figaro, 7-5-1974).

... Trên phương diện quân sự, người ta đã xếp Điện Biên Phủ trở thành một trận đánh kinh điển trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, là một sự kiện không thể thiếu khi viết về lịch sử thế giới thế kỷ XX. Trong cuốn sách viết về trận đánh này, nhà sử học Pháp Giuyn Roa đánh giá: Sự thất thủ Điện Biên Phủ đã gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Đây là một trong những thất bại lớn nhất của phương Tây, báo hiệu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa và một nền cộng hòa. Tiếng sấm của sự kiện còn rền vang...

2. "Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta"

Đó là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chỉ đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám giành độc lập cho dân tộc. Đó cũng là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ý chí ấy đã được thể hiện một cách quyết liệt trong lời hịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946): "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên"2.

Vào thời điểm đó, dân tộc Việt Nam hoàn toàn phải "chiến đấu giữa vòng vây" (như tên gọi tập hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về giai đoạn từ năm 1946 đến trước chiến thắng Biên giới 1950). Đó là một thời kỳ vô cùng gian khổ nhưng hào hùng như ông cha ta từ những thế kỷ xa xưa đã từng một mình chống chọi với mọi thế lực ngoại xâm. Nói chính xác hơn thì ngay từ đầu, cách mạng Việt Nam đã gắn bó với cách mạng Lào và Campuchia tạo nên một chiến trường chống kẻ thù chung là chế độ thuộc địa và âm mưu áp đặt lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương. Chiến thắng Biên giới vào mùa Thu 1950 đã mở ra một bước ngoặt quan trọng. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nói riêng, của các dân tộc Đông Dương nói chung đã thoát khỏi thế bị bao vây. Cùng với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, chúng ta đã có một hậu phương vô cùng rộng lớn và quan trọng. Nhưng đó lại cũng là cái mốc đặt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam vào một cục diện quốc tế ngày một phức tạp và quyết liệt của một thế giới đã phân cực. Giờ đây bên cạnh chiến trường chống đạo quân viễn chinh Pháp, chúng ta bắt đầu phải nhận dạng một kẻ thù lâu dài hơn là đế quốc Mỹ; bên cạnh việc có được nguồn ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế đặc biệt là với nguồn viện trợ quan trọng của Trung Quốc và Liên Xô, chúng ta phải ứng phó ra sao để vẫn giữ được nguyên lý tự chủ.

Vào bối cảnh lúc đó, Liên Xô còn bị ràng buộc bởi Hiệp ước Pháp-Xô ký kết từ trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phátxít, nên sự ủng hộ Việt Nam chỉ giới hạn vào việc cung cấp vũ khí qua tay Trung Quốc (phải sau khi kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp ước Pháp-Xô mới bãi bỏ). Còn với Trung Quốc, trên nền tảng của mối quan hệ truyền thống giữa cách mạng hai nước mà Bác Hồ dày công vun đắp, chúng ta đã nhận được những sự giúp đỡ rất quan trọng không chỉ giới hạn trong những khoản viện trợ vật chất mà còn cả sự cổ vũ tinh thần và những kinh nghiệm của Trung Quốc vừa tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên. Thời điểm này, một đoàn cố vấn Trung Quốc đã sang giúp ta trên lĩnh vực quân sự. Có thể nói, đây là thời kỳ mà tinh thần quốc tế được thể hiện cao cả trong chiến tranh cách mạng. Quân đội nhân dân Việt Nam đả từng sát cánh tham gia tiêu diệt tàn quân Tưởng Giới Thạch trong Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn giúp cách mạng Trung Quốc. Trung Quốc giúp ta huấn luyện và trang bị cho một số đơn vị chủ lực của chúng ta. Vũ khí của Liên Xô và Trung Quốc trang bị cho ta cũng làm quân Pháp bất ngờ như hỏa lực pháo binh và đặc biệt là pháo phòng không đã cắt đứt hoàn toàn cầu hàng không tiếp tế của Pháp hay dàn hỏa tiễn sử dụng vào thời điểm cao trào của chiến dịch gây nỗi kinh hoàng cho đối phương... Nhưng cuối cùng, vấn đề vẫn là con người.

Trước hết đó là một dân tộc quyết tâm gìn giữ nền độc lập của mình sẵn sàng "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" ngay từ những ngày đầu kháng chiến. Đó là một bộ máy lãnh đạo đã dạn dày kinh nghiệm và bản lĩnh biết "đã đánh là chắc thắng". Bác Hồ đã thay mặt Bộ Chính trị tin cậy giao phó quyền "tướng quân tại ngoại" cho người học trò của mình là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh, Bí thư Tổng Quân ủy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận, toàn quyền quyết định. Đó là những người lính "từ nhân dân mà ra" trong đó phần lớn là những người nông dân mặc áo lính phấn khởi nghe tin ở quê nhà gia đình vừa được nhận ruộng đã chiến đấu dũng cảm dưới tài thao lược của các tướng lĩnh đã từng trải trận mạc. Đó là sự phối hợp của cuộc chiến tranh nhân dân trên toàn đất nước và sự phối hợp với chiến trường toàn Đông Dương căng địch ra mà đánh. Đó là sức người sức của từ mọi miền dồn lực cho mặt trận Điện Biên... Nếu biết rằng, năm đầu tiên hòa bình, nhân dân Thanh Hóa bị đói to vì có bao nhiêu thóc giống cũng dốc hết cho chiến trường Điện Biên Phủ thì mới thấy hết tầm vóc của sự hy sinh của cả nước để chiến thắng.

Cũng cần phải nói đến "một quyết định khó khăn nhất" mà vị Chỉ huy trưởng chiến trường đã quả quyết thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" kết thúc trong hai ngày ba đêm đã được nhất trí từ trên xuống dưới, đã dày công chuẩn bị chỉ còn chờ lệnh nổ súng, sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc" vào trưa ngày 26-1-1954, chấp nhận bài binh bố trận lại để bảo đảm thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ "đánh chắc thắng", mới thấy được yếu tố quyết định là con người, từ chiến sĩ đến thống soái. Bởi lẽ, chính nhờ có quyết sách đúng đắn và kịp thời này cũng như sự quán triệt từ các vị cố vấn tới các tướng lĩnh và chiến sĩ mà Điện Biên Phủ đã đại thắng.

Đờ Cátxtơri, bại tướng chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, sau này khi về Pháp điều trần đã rút ra một bài học thấm thía: Người ta có thể đánh thắng một đạo quân chứ không thể đánh thắng một dân tộc.

Nhớ lại, những ngày đầu cách mạng còn trong trứng nước, năm 1946, Bác Hồ dặm trường sang Pháp nhằm cứu vãn hòa bình. Chiều 12-7-1946, có một nhà báo Pháp hỏi: "Chủ tịch tuyên bố nếu Pháp cố tình chiến tranh xâm lược thì quyết đánh lại chứ không sợ. Vậy, Chủ tịch đánh bằng gì?". Bác đáp lại đanh và gọn: "Bằng trí tuệ của nhân dân Việt Nam". Điện Biên Phủ chính là câu trả lời bằng hành động.
___________________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 12.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.480.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Năm, 2022, 09:44:52 pm

3. Từ Điện Biên Phủ đến "Điện Biên Phủ trên không" và những "Điện Biên Phủ khác"

Trong lá thư đề ngày 8-5-1954, gửi "lời khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ", Bác Hồ đã viết: "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu". Vị thống soái của cách mạng Việt Nam nhìn thấy tầm xa của chiến thắng cuối cùng và “nhiều Điện Biên Phủ khác đang chờ đợi chúng ta".

Đón dịp kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ này, một hãng phim Mỹ (Wind River LLC) đã thực hiện một cuốn phim cho kênh Discovery nổi tiếng một bộ phim cũng có tựa đề là Điện Biên Phủ. Cuốn phim dài một giờ này chỉ xoay quanh cái chết của hai viên phi công Mỹ là J. Mc Govern và W.A. Buford. Hai viên phi công này đã tử nạn trên một trong những chiếc máy bay C119 của không quân Mỹ tiếp tế cho quân Pháp đang khốn đốn trên chiến trường Điện Biên. Trên cái nền ấy các nhà làm phim nói về thảm bại của Pháp và thu hẹp sự hiện diện của Mỹ chỉ là cái chết của hai quân nhân đầu tiên trên chiến trường Đông Dương và chưa có tên trên "bức tường của công viên Việt Nam ở Oasinhtơn".

Nhưng thực tế lịch sử đã cho thấy Điện Biên Phủ đã là "một cuộc chiến tranh của Mỹ" kể từ sau khi biên giới Việt Nam đánh thông sang Trung Quốc. Một nước Mỹ thời Tổng thống Rudơven đã từng Là lực lượng Đồng minh đứng bên cạnh những người cách mạng Việt Nam chống phátxít Nhật hồi năm 1945, thì từ năm 1946 đã quay ra ủng hộ các thế lực thực dân Pháp trở lại xâm chiếm thuộc địa cũ, và từ năm 1950 thì nước Mỹ ấy đã nhập cuộc, trước hết bằng nguồn lực tài chính và vũ khí viện trợ cho Pháp.

Những con số dưới đây sẽ nói lên vị thế của Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất: Nếu năm 1950 Mỹ đã viện trợ cho Pháp ở chiến trường Đông Dương 52 tỷ phrăng chiếm 19,5%, thì năm 1953 con số ấy đã lên tới 285 tỷ phrăng (43,8%) và đến năm diễn ra Điện Biên Phủ 1954 thì đã tăng lên tới 555 tỷ phrăng chiếm 73,9%. Người ta nói không sai là Điện Biên Phủ chính là cuộc chiến tranh của Mỹ đánh bằng danh dự của nước Pháp, binh lính của Pháp cũng như các thuộc địa và lính đánh thuê. Không chỉ có tiền bạc và súng đạn, sự có mặt của các tướng lĩnh cao cấp Mỹ, thị sát tận nơi cứ điểm quân sự này, cùng những chuyến đi con thoi của các chính khách cao cấp và tướng lĩnh Pháp sang Oasinhtơn cho thấy rõ điều đó.

Vào thời điểm quân Pháp bắt đầu nguy kịch ở Điện Biên Phủ, Mỹ đã tính đến một sự can thiệp trực tiếp hơn với dự án về một cuộc hành binh đường không mang tên Chim kền kền (Operation Vulture). Mỹ dền dứ Pháp một sự hỗ trợ ồ ạt bằng không quân kể cả những đơn vị B29 từng ném bom nguyên tử xuống Nhật năm xưa, nếu Pháp chấp nhận nhường quyền chỉ huy chiến trường cũng như huấn luyện quân đội "quốc gia Việt Nam" (ngụy) cho Mỹ. Nước Pháp chần chừ vì sợ mất cả chì lẫn chài trong cuộc chiến này, cộng với sự không tán thành của Anh và sự bất đồng của một bộ phận chính khách và tướng lĩnh Mỹ sợ chiến tranh sẽ lan rộng ra khu vực, nên cuộc hành binh Chim kền kền đã không thực hiện được. Những câu đối thoại cuối cùng của Ngoại trưởng Mỹ G.F. Đalét: "Ngài nghĩ thế nào, nếu chúng tôi cho các ngài quả bom nguyên tử chiến thuật" và câu trả lời của Thủ tướng Pháp Biđôn là: "Nếu thế thì cả quân Pháp và Việt Minh sẽ cùng phải chết ở Điện Biên Phủ à?" cho thấy Mỹ sẵn sàng giành chiến thắng bằng xương máu của người khác như thế nào.

Nhưng rồi nước Pháp sau trận thua ở Điện Biên Phủ phải ký kết Hiệp định Giơnevơ, rút khỏi miền Bắc rồi sau cuộc Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại (1955), thì trên thực tế nước Pháp đã trắng tay rút khỏi Đông Dương. Chỉ sau chiến thắng Điện Biên Phủ hơn bảy tháng, trong một bài viết ký tên là T.L. đăng trên báo Nhân Dân (ngày 20-12-1954), Bác Hồ đã lấy đầu đề: Từ ngày nhân dân ta bắt đầu kháng chiến, đế quốc Mỹ đã nhúng tay vào chiến tranh xâm lược Đông Dương và kết thúc bài báo bằng câu: "Tuy đã bị thất bại nhục nhã ở Đông Dương, nhưng chứng nào vẫn giữ tật ấy, đế quốc Mỹ chưa chịu bỏ mộng xâm lược Đông Dương"1.

Hai mươi năm tiếp theo kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam vẫn cùng hai dân tộc Lào và Campuchia anh em tiếp tục cuộc chiến đấu mới. Nhân dân ta một lần nữa buộc phải cầm vũ khí để chiến đấu theo đúng lời chỉ bảo của Bác Hồ: "còn nhiều Điện Biên Phủ đang chờ chúng ta". Cuộc chiến tranh giải phóng đầy hy sinh gian khổ ấy đã đạt tới nhiều chiến công lớn mà một trong những đỉnh cao là một trận thắng được mệnh danh là "Điện Biên Phủ trên không" vào mùa Đông năm 1972.

Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã tiên đoán về một trận đánh có ý nghĩa quyết định sẽ diễn ra trên bầu trời Thủ đô Hà Nội. Người cũng lường trước rằng kẻ thù sẽ điên cuồng leo những nấc thang tận cùng của sự tàn bạo là sử dụng máy bay chiến lược B52. Nhờ vậy quân và dân ta đã chủ động nghênh chiến đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân được coi là có quy mô lớn nhất và cũng chịu nhiều thiệt hại nhất của Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và như thế thất bại của cuộc tập kích chiến lược càng xứng đáng là một Điện Biên Phủ đối với Mỹ. Sau đó không lâu, Níchxơn cũng phải từ chức một phần vì thất bại ở Việt Nam, một phần vì vụ tai tiếng Oatơghết... Sau "Điện Biên Phủ trên không", Hiệp định Pari cũng được ký kết buộc Mỹ phải tìm cách rút bỏ khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam. Với "Điện Biên Phủ trên không", chúng ta đã thực hiện được mục tiêu "đánh cho Mỹ cút" để rồi thực hiện nốt mục tiêu "đánh cho ngụy nhào" vào mùa Xuân đại thắng của chiến dịch mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kết thúc vào đúng một tuần trước ngày kỷ niệm lần thứ 21 chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1975).

Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1984), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đã từng đánh giá: "Điện Biên Phủ, cái tên kỳ diệu ấy đã đi vào lịch sử dân tộc ta như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Đó là khúc nhạc mở màn cho bản trường ca chống Mỹ cứu nước"2.

Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vị Đại tướng của chiến trường xưa đã gửi gắm lòng tin hãy "làm nên một Điện Biên Phủ mới trong sự nghiệp Đổi mới..., mỗi người, mỗi tổ chức có những nỗ lực vượt bậc lập nên những đỉnh cao thành tích mới, những Điện Biên Phủ lớn nhỏ trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hóa, xã hội"3.

Bởi vì như Bác Hồ đã căn dặn: "Còn nhiều Điện Biên Phủ khác đang chờ đợi chúng ta".
_______________________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 406.
2. Trường Chinh: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.13.
3. Võ Nguyên Giáp: Tinh thần Điện Biên Phủ sống mãi trong sự nghiệp chúng ta (tham luận gửi Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên, ngày 7,8-3-2004.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Năm, 2022, 10:46:46 pm
VỀ VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
CHO THẾ HỆ TRẺ
1



GS, TS. PHAN NGỌC LIÊN
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhân dân Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong quá trình này đã hình thành truyền thống dân tộc mà cốt lõi là lòng yêu nước. "Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"2. Bên cạnh truyền thống chiến đấu chống ngoại xâm, chống áp bức xã hội, nhân dân ta còn có nhiều truyền thống tốt đẹp trong lao động sáng tạo, trong đời sống xã hội.

Dân tộc Việt Nam không chỉ có lịch sử hào hùng như vậy mà còn có kinh nghiệm trong giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Bởi vì, mỗi thế hệ đi vào cuộc sống, hướng theo sự phát triển chung của nhân loại và dân tộc, không thể không mang theo những giá trị của quá khứ, truyền thống dân tộc, tinh hoa nhân loại mà các thế hệ trước đã tạo lập và truyền lại. Hình thức giáo dục truyền thống dân tộc của nhân dân ta cũng đa dạng, phong phú và có hiệu quả như việc lưu truyền các truyền thuyết, thần thoại, việc giáo dục lịch sử trong nhà trường, việc tổ chức các lễ hội truyền thống, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, tôn vinh các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước...

Trong hội nhập quốc tế và khu vực, việc củng cố độc lập, chủ quyền gắn liền với việc bảo vệ truyền thống, bản sắc dân tộc, phải làm cho các thế hệ hiểu biết, ý thức về quá khứ của dân tộc để vững bước vào tương lai. Bởi vì, "truyền lại một ký ức và làm sống lại một bản sắc không phải chỉ là để lại một di sản mà còn là vạch ra một cách sống"3. Vì vậy, việc tổ chức trọng thể các ngày lễ lớn của dân tộc và thế giới ngoài việc làm sống lại lịch sử oai hùng được thể hiện qua một sự kiện, nhân vật, điều chủ yếu còn là đánh thức ý thức quá khứ ở các thế hệ sau và biến thành hiện thực trong hiện tại, đặt cơ sở cho sự phát triển tương lai.

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ tưởng niệm những người đã anh dũng hy sinh, tôn vinh những người đang sống đã đóng góp cho chiến thắng mà còn phải làm cho các "thế hệ sau Điện Biên Phủ" luôn ghi nhớ về một chiến công "chấn động địa cầu", lập nên "nhiều Điện Biên Phủ" trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc giáo dục "truyền thống Điện Biên Phủ" được tiến hành trên cơ sở sự hiểu biết khoa học về lịch sử theo một quá trình "nhớ lại" (ký ức), "hiểu'' và "thực hiện những bài học kinh nghiệm quá khứ được nhận thức. Phạm vi vấn đề rộng lớn, chúng tôi giới hạn ở đây một số nội dung cơ bản, và nguyên tắc, biện pháp giáo dục "truyền thống Điện Biên Phủ" cho thế hệ ngày nay.

Trước hết, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là sự tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc. Trong trang sử vàng của dân tộc kế tiếp các chiến công Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... là Điện Biên Phủ và sau đó là Vạn Tường, Ấp Bắc, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 và chiến thắng mùa Xuân năm 1975. Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là "cái quả" của truyền thống dân tộc và cũng là một "cái nhân" của các chiến thắng tiếp sau. Cho nên giáo dục truyền thống Điện Biên Phủ không tách khỏi truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc và tìm hiểu, phát huy truyền thống Điện Biên Phủ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiếp sau.

Do vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quân sự - trên đường giao thông quốc tế từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, nên nhân dân Việt Nam sớm tiếp xúc với nhiều nền văn hoá của thế giới, đồng thời cũng phải đương đầu với nhiều kẻ thù hùng mạnh từ nhiều phương đến xâm chiếm và đô hộ nước ta. Quân xâm lược bao giờ cũng đông hơn, được vũ trang đầy đủ, do những tên tướng dày dạn chinh chiến cầm đầu. Trong quá khứ, thời gian đất nước Việt Nam bị đô hộ gần bằng thời kỳ được độc lập mà ngay trong những thế kỷ độc lập nhân dân ta cũng luôn luôn phải đối phó với những âm mưu và hành động xâm lược của ngoại bang. Dù tạm thời thất bại, bị thống trị hàng nghìn năm hay một thời gian ngắn, nhân dân Việt Nam đã kiên trì và anh dũng đấu tranh, kết thúc bằng một trận thắng quyết chiến chiến lược. Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược dẫn tới sự kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và "đánh dấu chấm hết cho quyền cai trị không chỉ của riêng nước Pháp mà của cả ở châu Âu, châu Á"4.
_____________________________________________________
1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr.171.
3. Candau J.: Mémoire et Identité, Paris PUF, 1998. p.114
4. Tum bull, Patrick: Điện Biên Phủ, in trong History Today, Apr., 1979, Vol 29, Issua 4, p.239.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Năm, 2022, 10:49:24 pm

Qua chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không chỉ giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống anh hùng của dân tộc được phát huy trong cuộc chiến đấu, do Đảng ta lãnh đạo, mà còn làm cho thế hệ trẻ nhận thức tính nhân văn truyền thống của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc. Chúng ta phải cầm súng chiến đấu vì kẻ thù xâm lược; cho nên cuộc chiến đấu, tiêu biểu ở trận quyết chiến chiến lược như Điện Biên Phủ, thể hiện khát vọng được sống trong độc lập, tự do, hoà bình. Vì "chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng", nhưng nếu nhân nhượng mà kẻ thù càng lấn tới thì ''chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"1.

Cho nên, qua chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, đồng thời giáo dục tinh thần yêu chuộng hoà bình, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Hai mặt này không có gì mâu thuẫn mà thống nhất với nhau. Chỉ có chiến đấu mới có hoà bình thực sự chân chính. Điều này lưu ý thế hệ trẻ cảnh giác với các luận điệu cho rằng: "chiến đấu là một sự hy sinh vô ích, vì bằng con đường thương lượng hoà bình cũng có thể giành được độc lập và nhanh chóng phát triển đất nước".

Không có truyền thống dân tộc thì khó có thể đạt được chiến thắng Điện Biên Phủ; song truyền thống dân tộc không được tiếp thụ và phát huy dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì cũng không thể dẫn tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Do đó, qua chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta giáo dục cho thế hệ trẻ lòng biết ơn, sự tin tưởng vững chắc vào Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cần khẳng định rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh giải phóng dân tộc, sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng vào điều kiện cụ thể nước ta. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngoài truyền thống dân tộc còn bắt nguồn ở việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước đúng, ở việc Đảng hoạch định đường lối và chỉ đạo đường lối đấu tranh trong lãnh đạo cách mạng: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chuẩn bị và tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, toàn dân, toàn diện và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã xác nhận điều này.

Với một nhãn quan chính trị sâu rộng, đường lối khoa học, Hồ Chí Minh đã dự liệu một trận đánh ở tập đoàn cứ điểm vững mạnh của địch, như tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Năm 1949, với bút danh Trần Lực, Hồ Chí Minh hoàn thành và xuất bản quyển Giấc ngủ mười năm, phác hoạ một viễn cảnh của đất nước trong mười năm tiếp sau đó (1949-1958). Những sự kiện được trình bày chỉ là một "viễn tưởng khoa học", vì nó chưa xảy ra, nhưng lịch sử diễn ra sau đó đã xác định dự đoán thiên tài này. Hồ Chí Minh đã tiên đoán rằng, sau khi bị đánh bại ở khắp các chiến trường, "giặc kéo nhau về giữa mấy thành thị lớn để mưu vật với ta một keo nữa"2. Đây chính là việc dự đoán địch xây dựng những tập đoàn cứ điểm hùng mạnh như Nà Sản, rồi Điện Biên Phủ, mà chúng chủ quan cho rằng: quân dân ta không có khả năng tiêu diệt những "con nhím" như vậy; trái lại tập đoàn này sẽ trở thành "máy nghiền thịt khổng lồ quân đội Việt Minh".

Qua chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thế hệ trẻ càng tin tưởng hơn vào đường lối của Đảng, thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để giành thắng lợi quyết định trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Lòng tin này không chỉ được xây dựng trên cơ sở chiến thắng Điện Biên Phủ mà còn hướng tới những thắng lợi trong tương lai. Năm 1964, trong bài viết Nhân ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán "sẽ có một Điện Biên Phủ mới ở miền Nam Việt Nam"3 và tin tưởng rằng: "Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Điện Biên Phủ, từ nay về sau nhân dân miền Nam chắc sẽ thắng lợi hơn nữa"4. Sự đoán định khoa học này đã trở thành hiện thực: nhiều Điện Biên Phủ mới đã diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng được hiện thực hoá trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn do sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta được phát huy cao nhất. Do luôn luôn phải chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc chống những kẻ thù mạnh hơn mình nhiều lần, nhân dân Việt Nam ngay từ thuở dựng nước đã đoàn kết chặt chẽ với nhau. Không phải ngẫu nhiên mà truyện Thánh Gióng ra đời sớm, gần như đồng thời với các câu chuyện "Âu Cơ đẻ trăm trứng" và "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh", nói lên những người "cùng trong một bọc'' đã chiến đấu chống ngoại xâm, khắc phục thiên tai. Ý tưởng về một chiến tranh nhân dân thời Phù Đổng Thiên Vương trở thành hiện thực trong cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt làm cho quân Tần "lương thực bị tuyệt và thiếu, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được mà thoái cũng không xong"5, cuối cùng phải thất bại. Từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc đến các cuộc kháng chiến đời Lý, Trần, Lê, Quang Trung - Nguyễn Huệ, chiến tranh nhân dân ngày càng phát triển và đi đến thắng lợi to lớn.

Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tiếp thụ, phát triển những bài học và kinh nghiệm của cha ông đưa cuộc chiến tranh nhân dân đến đỉnh cao mà chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một biểu hiện rực rỡ. Qua những tài liệu - sự kiện cụ thể, thế hệ trẻ ngày nay dễ dàng nhận thấy sự đóng góp to lớn của nhân dân cho thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Thực hiện khẩu hiện "Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng", theo lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã "cung cấp lương thực, đạn dược cho một binh lực lớn, ở xa hậu phương hàng 500-700km, trong một thời gian dài và trong điều kiện đường sá khó khăn, phương tiện vận tải thiếu thốn, quân địch không ngừng đánh phá các tuyến cung cấp của ta. Lại còn khó khăn về thời tiết nữa, "một trận mưa có thể gây ra trở ngại nhiều hơn một trận bom địch"6. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của bộ đội, dân công hoả tuyến thể hiện sức chiến đấu ngoan cường, sự thông minh tài giỏi của các chiến sĩ ta trên chiến trường, trở thành một trong những nhân tố quyết định sự thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, đưa đến việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.
______________________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr.480.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 619.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 261.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr. 265
5. Theo Lưu An, trong Hoài Nam tử, dẫn theo Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr.46.
6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Sđd, tr.261.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 13 Tháng Năm, 2022, 10:50:26 pm

Những sự kiện, hình ảnh chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân và dân ta không chỉ tạo một biểu tượng chân thực, gây xúc động về quá khứ mà còn làm cho thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của nhân dân trong lịch sử nói chung, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng. Điều này củng cố cho thế hệ trẻ những hiểu biết quan điểm, lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh to lớn của nhân dân để đánh thắng mọi kẻ thù. Trong cuốn Đường kách mệnh, tập hợp các bài giảng ở lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc từ bài học kinh nghiệm của Cách mạng tư sản Pháp 1789 và Công xã Pari 1871, đã khẳng định rằng: "Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi"1.

Sự nhận thức về sức mạnh của nhân dân, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, có tác dụng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay, đòi hỏi sự nỗ lực và đóng góp của toàn dân.

Cuối cùng, một nội dung quan trọng để giáo dục thế hệ trẻ qua chiến thắng Điện Biên Phủ là tính chất và ý nghĩa thời đại của chiến thắng này. Học sinh cần hiểu rõ rằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn là một kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân bị áp bức trong thời đại ngày nay. Nó là "một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn"2.

Qua chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thế hệ trẻ ngày nay cần hiểu rõ rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" kết hợp chặt chẽ với việc tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và làm nghĩa vụ quốc tế với các dân tộc anh em đang đấu tranh chống ách đế quốc, áp bức bóc lột. Trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giữ vững đường lối quân sự đúng đắn, thể hiện tinh thần độc lập, tự cường, kết hợp chặt chẽ với sự giúp đỡ mọi mặt của các nước anh em, đặc biệt sự phối hợp chiến trường của nước bạn Lào và Campuchia. Đây là biểu tượng cho việc kết hợp lòng yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế cao cả, tạo nên sức mạnh to lớn trong thời đại các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đoàn kết với nhau để giành độc lập tự do. Bài học này còn có ý nghĩa khi các dân tộc vừa thoát khỏi ách nô lệ xây dựng quốc gia phát triển. Ý nghĩa thời đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao, xem đây là "trận Vanmy của các dân tộc da màu"3 (trận Vanmy diễn ra ngày 20-9-1792, quân đội của nước Pháp đã đánh bại liên quân phong kiến châu Âu. Đại thi hào Gớt, lúc bấy giờ đang trong quân đội Phổ, chứng kiến trận đánh Vanmy đã khẳng định rằng: "Tại nơi này, trong ngày hôm ấy, một kỷ nguyên trong lịch sử thế giới bắt đầu. Đây là chiến thắng đầu tiên của các dân tộc đối với bọn vua chúa’’).

Qua chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng ta giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần đoàn kết quốc tế, một trong những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết. Nhân dân các nước đấu tranh giành độc lập dân tộc, các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động Pháp và nhiều nước khác đã ủng hộ nhân dân Việt Nam đánh thắng thực dân Pháp. Nhân dân ta chủ yếu bằng sức mạnh của bản thân và sự giúp đỡ của nhân dân thế giới đã hoàn thành vai trò của mình: làm nên Điện Biên Phủ, mở đầu kỷ nguyên vùng dậy của các dân tộc thuộc địa là do lịch sử giao phó. Nhân dân ta đã không phụ sự uỷ thác lịch sử này4.

Việc giáo dục truyền thống dân tộc nói chung, giáo dục truyền thống chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nói riêng đã được chú trọng; tuy nhiên để nâng cao hiệu quả giáo dục hơn, cần phải bảo đảm một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Khai thác nội dung của chiến thắng Điện Biên Phủ, qua những thành tựu khoa học về sự kiện lịch sử này, khắc phục những thiếu sót về giáo dục mang tính công thức, nghèo nàn, có khi gây tác dụng xấu.

- Tìm hiểu đối tượng mà chúng ta giáo dục trong những điều kiện lịch sử hiện nay, khi mà hoàn cảnh sống của họ có nhiều thay đổi. Bên cạnh những mặt tác động tích cực có những ảnh hưởng của những mặt tiêu cực trong xã hội, những âm mưu và hoạt động "diễn biến hoà bình" của những phần tử phá hoại cách mạng trong và ngoài nước. Giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc nói chung, về truyền thống Điện Biên Phủ nói riêng, thực chất là một cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị. Vì vậy, cần có những hình thức phù hợp, có hiệu quả.

- Việc giáo dục truyền thống phải bảo đảm sự tôn trọng thế hệ trẻ, tránh áp đặt, mệnh lệnh. Giáo dục là một hoạt động nhận thức, chỉ có sự nhận thức một cách tự nguyện, tự giác thì kết quả giáo dục mới cao. Việc áp đặt trong giáo dục là biểu hiện của việc thiếu dân chủ, không bình đẳng, thiếu tôn trọng đối tượng được giáo dục.

- Kết hợp giáo dục lý trí với tình cảm; giảo dục tư tưởng, tình cảm gắn với hoạt động thực tiễn, thực hiện nguyên tắc "lý luận đi đôi với thực hành", thống nhất nhận thức với hành động. Trong điều kiện, phạm vi nhất định, tổ chức "những hoạt động theo gương các chiến sĩ Điện Biên Phủ", tạo ra "những Điện Biên Phủ" trong học tập, lao động sản xuất, rèn luyện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, trong đời sống văn hoá - xã hội.

- Chú ý xây dựng lý tưởng, niềm tin, hình thành nghĩa vụ công dân cho các thế hệ, tầng lớp nhân dân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Có nhiều biện pháp để tiến hành giáo dục truyền thống Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ mà chúng ta đã tiến hành, tổng kết và triển khai, chúng tôi xin không trình bày ở đây.

*

*        *

Giáo dục truyền thống dân tộc, cách mạng là yêu cầu quan trọng khi chúng ta vươn vào tương lai. Giáo dục truyền thống Điện Biên Phủ là một công việc thường xuyên được tiến hành trong giáo dục truyền thống dân tộc, cách mạng nói chung. Kết quả giáo dục chỉ đạt được khi dựa trên cơ sở nội dung chính xác, phong phú, tiến hành theo những nguyên tắc sư phạm khoa học và thể hiện trong hoạt động thực tiễn.

Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, việc giáo dục truyền thống cần được đẩy mạnh, làm đà cho việc phát huy mạnh mẽ hơn việc giáo dục truyền thống đân tộc cho các thế hệ trẻ.
____________________________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr.274.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr.261.
3. Philippe Moreau Defarfes: Les relations internationales dans le monde d'aujourd' hui, entre Globalisation et Fragmentations 4è édition actualitée et augmentée, Ed. STA, Paris, 1992, p.85.
4. Xem Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Sđd, tr. 20.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Năm, 2022, 09:41:09 pm

PHẦN THỨ TƯ
DƯ LUẬN QUỐC TẾ VỀ ĐIỆN BIÊN PHỦ

 

KẾ HOẠCH NAVA
1

I- Đường lối quân sự của Pháp đã được xác định trong kế hoạch Nava

Trong cuốn Tấn thảm kịch Đông Dương (Le drame Indochinois), Nxb. Plông (Plon), Pari, 1957, tr. 13-18, Giôdép Lanien viết:

"... Cuối tháng 7-1953, đường lối quân sự của Pháp đã được xác định trong một văn kiện được gọi là "kế hoạch Nava"2.

Trên những nét lớn, nhiệm vụ đó có thể tóm tắt như sau:

1. Giữ thế phòng ngự trong chiến cuộc 1953-1954. Tránh giao chiến với chủ lực của Việt Minh trong thời kỳ này. Bảo đảm an toàn và tăng cường sức mạnh cho quân đội viễn chinh để chuẩn bị cho chiến cuộc 1954-1955.

2. Chuẩn bị để có thể chuyển sang thế tiến công trong chiến cuộc 1954-1955, gây cho chủ lực Việt Minh những thất bại quân sự có thể buộc họ phải đi đến thương lượng hoà giải ...

Để thực hiện, tổ chức lực lượng của kế hoạch dựa trên việc:

“- Thành lập lại những lực lượng dự bị cơ động quan trọng bằng cách thu thập lại những lực lượng bất động trong những nhiệm vụ tĩnh tại, thay thế bằng các đơn vị của các quốc gia liên hiệp, chủ yếu là của Việt Nam.

- Từ mùa Thu năm 1953, gửi viện binh tạm thời lấy trong các lực lượng của khối Liên hiệp Pháp, đặt dưới quyền Bộ Tổng chỉ huy...".

Phương hướng "kế hoạch Nava"

Dựa vào tình hình và khả năng, tướng Nava phác họa một kế hoạch rộng lớn mà theo ông ta nói thì từ trước chưa hề có bao giờ. Trong cuốn Thời điểm của những sự thật của H. Nava, Nxb. Plông, 1979, từ trang 80 đến trang 82 và trang 87-88. Nava viết:

"... Vào mùa Thu hoặc đầu mùa Đông, cũng cần phải dự kiến rằng địch sẽ mở một cuộc tấn công với một quy mô rộng lớn có thể kéo dài với ít nhiều tính chất liên tục cho đến cuối tháng 5-1954, nghĩa là đến mùa mưa tới. Với cuộc tấn công đó, địch muốn giành được, nếu không phải để đi đến quyết định cuối cùng, thì ít nhất cũng để chiếm những căn cứ quân sự và chính trị quan trọng nhất, để rồi nhờ đó giành được đòn quyết định cuối cùng này vào sang năm hoặc hai năm sau. Cuộc tấn công đó, chúng ta phải đỡ lấy bằng những phương tiện kém hơn rất nhiều so với địch.

Trong tương lai xa hơn nữa, nghĩa là trong thời hạn chừng hai năm, với điều kiện tương quan lực lượng cơ động nghiêng về phía ta nhờ đã thành lập được quân đoàn tác chiến, thì đến lượt chúng ta mới có thể tấn công được.

Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch tác chiến tổng quát phải là tư tưởng sau đây:

Trong chiến cuộc 1953-1954: một chiến cuộc được xem như một tình huống nguy hiểm, tránh tổng giao chiến (éviter la bataille générale) với quân đoàn tác chiến địch và xây dựng quân đoàn tác chiến của ta.

Trong chiến cuộc 1954-1955, ngược lại phải tìm lấy tổng giao chiến, một khi quân đoàn tác chiến của ta đã có được một khối lượng và một trình độ huấn luyện cần thiết.

... Ngoài ra, còn có một khái niệm chủ yếu khác nữa là chiến trường Đông Dương chia thành hai miền rõ rệt, nằm ở phía bắc và phía nam vĩ tuyến 18. Ở miền Bắc, Việt Minh có khả năng tập trung những binh lực cơ động lớn hơn ta nhiều vì hầu hết quân đoàn tác chiến của họ đều ở đó. Ngược lại, ở miền Nam, từ Liên khu V trở ra là nơi mà bất cứ lúc nào họ cũng có thể tung ra một sư đoàn chính quy rất mạnh, thì Việt Minh chỉ có lực lượng địa phương thôi.

Do đó, trước mắt, nếu ở miền Bắc ta không thể tấn công chiến lược được vì lực lượng ta yếu, thì ở miền Nam, nơi mà ta có thể giành được một ưu thế binh lực nhất định, ta có thể làm được việc này.

Cuối cùng, yếu tố cơ bản thứ ba là điều kiện khí hậu rất khác nhau tuỳ theo vùng, làm cho khả năng tiến hành chiến dịch lớn hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Bố trí lịch trình tác chiến phải hết sức chú ý đến tiền đề đó.

Dựa vào toàn bộ nhận định nói trên, tôi đã vạch ra một kế hoạch tác chiến như sau, tương tự như kế hoạch mà tướng Xalăng đã đề nghị trong dự thảo của ông ta hồi tháng 5-1953:

1. Trong chiến cuộc 1953-1954, giữ thái độ phòng ngự chiến lược ở phía bắc vĩ tuyến 18 và cố tránh tổng giao chiến ở đó. Ngược lại, khi điều kiện có thể, tiến hành tấn công ở phía nam và miền Trung Đông Dương. Đặc biệt tìm cách giải quyết Liên khu V.

2. Một khi đã giành được ưu thế về binh lực cơ động, nghĩa là từ mùa Thu năm 1954 trở đi, sẽ tiến hành tấn công ở phía bắc Đèo Ngang, nhằm mục đích tạo nên một hình thái quân sự cho phép đi đến một giải pháp chính trị của chiến tranh.

... Tóm lại, kế hoạch chung mà tôi đệ trình Chính phủ, theo tôi được biết, đây là kế hoạch đầu tiên, từ khi bắt đầu chiến tranh đến giờ, đã chia thành nhiều kế hoạch khác nhau: kế hoạch chính quốc tăng viện các phương tiện lục chiến, không chiến và hải chiến; kế hoạch chấn chỉnh binh lực; kế hoạch nhổ quân các đơn vị tĩnh tại (bàn thân kế hoạch này phụ thuộc vào một kế hoạch bình định); kế hoạch phát triển các đội quân quốc gia của các nước liên hiệp; tất cả những kế hoạch đó để đi đến một kế hoạch tổ chức quân đoàn tác chiến".
_____________________________________________________
1. Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia, do Mạc Văn Trọng, Nguyễn Đăng Vinh, Hoàng Thế Dũng sưu tầm và tuyển chọn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1994, tr. 7 - 25.
2. Nava là một tướng trẻ của quân đội Pháp, có tri thức và nhãn quan chiến lược, mặc dầu chưa có tên tuổi và danh vọng như Đờ Lát Đờ Tátxinhi. Sau một thời gian rất ngắn điều tra và nghiên cứu chiến trường, Nava đã phác hoạ ra một kế hoạch chiến lược tương đối hoàn chỉnh nhằm cải biến tình hình chuyển bại thành thắng và trong một thời gian ngắn giành lấy một thắng lợi chiến lược có tính chất quyết định.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Năm, 2022, 09:42:33 pm

Những vấn đề chủ yếu trong "kế hoạch Nava"

a. Bốn điểm chính:

Trong báo Lơ Phigarô (Le Figaro), số ra ngày 1-12-1953, Giôdép Anxốp (Joseph Alsop) tóm tắt bốn điểm chính trong "kế hoạch Nava":

... Tướng Nava đặt một kế hoạch gồm bốn điểm chính:

Thứ nhất: những tiểu đoàn lấy ra của hệ thống chiếm đóng và kiểm soát đã tập trung lại thành binh đoàn cơ động, mặc dù việc tập trung quân đó có gây ra tình thế mỏng yếu của những khu trong đồng bằng.

Thứ hai: binh lực cơ động được tăng cường bởi những đơn vị Việt - Pháp, bây giờ dùng để chiến đấu nhằm phá vỡ thế ổn định của địch. Đó là thượng sách trong mùa Đông này và nếu chiến thuật đó có thể ngăn không cho địch giành được những thắng lợi quan trọng ở từng địa phương thì có thể còn hay hơn.

Thứ ba: nhiệm vụ bình định sẽ trao dần cho "quân đội quốc gia" tuỳ theo sự phát triển của nó về quân số và kinh nghiệm chiến đấu. Làm như vậy là tăng cường thêm lực lượng tấn công chính là các phân đội chuyên nghiệp Pháp và các đơn vị tinh nhuệ nhất của các "quốc gia".

Thứ tư: trong vòng một năm, chúng ta sẽ xây dựng được một lực lượng chiến đấu quan trọng, nó cho phép dự tính đến những hoạt động quy mô như tấn công vùng nhiều ruộng đất còn ở trong tay địch, trong các vùng Thanh Hoá, Vinh, ngoài vùng đồng bằng. Những hoạt động đó, buộc địch phải tung đại bộ phận chủ lực ra đối phó. Bằng cách tiêu diệt các sư đoàn chủ lực và tất nhiên không còn gì có thể ngăn trở những cuộc càn quét từng địa phương nữa và như thế, chiến tranh coi như đã thắng lợi ba phần tư rồi".

b. Làm cho quân đội viễn chinh cơ động và tấn công:

Báo Cờlima (Climats) từ ngày 16 đến ngày 27-7-1953, đưa tin:

"Tướng Nava chú trọng trước tiên đến việc thay đổi chiến thuật: Phải làm cho quân đội viễn chinh tăng tính cơ dộng và tính tấn công để ứng phó với trận đánh khó tránh khỏi vào tháng 10. Tướng Tổng Chỉ huy xuất phát từ một nguyên tắc rất đơn giản: muốn đánh trận phải tập trung binh lực. Tập trung binh lực không có nghĩa là dồn các đơn vị sát cánh lại với nhau, mà là tập trung mọi sự cố gắng vào một mục tiêu.

Phân tán lực lượng là nguồn gốc của mọi sự thất bại.

Từ nguyên tắc trên, rút ra ba hệ quả:

1. Mỗi cứ điểm chỉ có lý do tồn tại, nếu nó có tác dụng trong chiến đấu chung. Nếu nó không phục vụ gì cho mục đích chung thì nó tất trở thành vô dụng: nó là một cứ điểm mù quáng bất lực và cồng kềnh. Tóm lại, một cứ điểm muốn có một tác dụng hữu ích, cần phải có một lực lượng cần thiết. Ví dụ, cứ điểm Nà Sản. Ngày 2-12-1952, Nà Sản đã chống giữ thắng lợi. Nhưng vì thiếu lực lượng, nên Xalăng không khuếch trương được kết quả. Nà Sản không ngăn chặn được hoặc không cản trở được mũi tấn công của Việt Minh sang Sầm Nưa. Trái lại, Lai Châu thì chẳng có chút lợi ích nào, vì nó ở quá xa các đường hành quân của Việt Minh.

2. Bỏ những "bốt" mù quáng, không cần có những đoàn xe hay những lực lượng tuần tiễu cố định, nó chỉ là những mục tiêu ngon ăn cho Việt Minh.

3. Không tự giam trong những "bốt" phòng ngự, mà phải được đánh Việt Minh ở bất cứ nơi nào họ đến. Người ta lấy làm lạ là chiến tranh cứ như thời trung cổ, theo kiểu giờ cố định. Quân ta ngừng chiến đấu vào sáu giờ chiều, rồi lại tiếp tục đánh vào bảy giờ sáng, còn đêm thì dành cho Việt Minh. Kiểu đánh nhau như các ông tướng trung cổ đó lạc hậu rồi. Phải tiến công dồn dập vào các căn cứ của Việt Minh bằng những đội biệt kích".

c. Giành chủ động:

Nava chú trọng giành lại thế chủ động đã mất ở chiến trường Bắc Bộ. Trong Thư kêu gọi binh sĩ ngày 20-9-1953, Nava viết:

"... Năm nay, 1953, trước khi chiến dịch mở màn... tôi báo các người phải ra tay trước, phải hành động hơn đối phương, phải điều khiển chiến trận. Khẩu hiệu là giành quyền chủ động!

Quyền chủ động, chúng ta phải chinh phục nó, phải giành giật với Việt Minh trên mọi địa hạt. Giành được nó rồi, còn phải giữ vững lấy nó nữa...

... Ở cấp bậc tôi, tôi sẽ nắm quyền chủ động bằng cách ném ra những cuộc hành binh điều động tất cả các lực lượng dự bị ở địa phương, theo nguyên tắc mau lẹ và kịp thời.

... Ở cấp bậc dưới, bất kỳ lúc nào các người cũng phải hành động liên tục không ngừng, hình thức phải linh hoạt, luôn luôn thay đổi, có tính tấn công. Cho đến khi Việt Minh cảm thấy thật sự bị săn đuổi, khi các người đả kích đối phương bằng vận động di chuyển hơn là bằng hoả lực pháo binh, lúc đó các người mới nắm được chủ động.

Nắm được quyền chủ động tương đối dễ, nhưng muốn giữ vững được nó thì phải luôn luôn cố gắng vì đối phương sẽ huy động mọi phương tiện của họ để giành giật lại.

Sang thời kỳ thứ hai, nghĩa là suốt cả mùa khô 1953-1954, sẽ mở những chiến dịch to lớn, hoặc nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của địch dự kiến có thể xảy ra vào quãng tháng 10, tháng 11, hoặc nhằm đánh chiếm những vùng đất đai của Việt Minh nằm ở phía nam Đèo Ngang. Bản thân thời kỳ này lại chia ra làm hai giai đoạn:

Trong giai đoạn thứ nhất (Thu Đông 1953-1964) chúng ta phải:

- Một mặt bắt đầu từ nửa tháng 9 trở đi, tập trung vận chuyển lớn ở Bắc Bộ nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của địch và để có thể, tuỳ theo thái độ của Việt Minh, chiến đấu hoặc trong đồng bằng hoặc ở ngoại tuyến.

- Mặt khác, phải phòng bị ở miền Trung Đông Dương và nhất là phải phòng bị chống mọi hoạt động của các lực lượng Việt Minh ở Liên khu V, thọc qua Tây Nguyên, đánh về hướng sông Mê Công (Hạ Lào và Cao Miên).

Sang giai đoạn thứ hai (Xuân Hè 1954) chúng ta phải cố gắng như kế hoạch đã dự định, thanh toán lực lượng Việt Minh ở phía nam vĩ tuyến 18, nơi mà chiến dịch có thể kéo dài đến tháng 9, vì điều kiện thời tiết.

Đặc biệt chúng ta cần phải cố gắng:

- Đánh chiếm Liên khu V.

- Chiếm lấy vùng bên kia sông Bátxắc (Nam Việt Nam).

- Tảo thanh lần cuối cùng vùng phía bắc của miền Trung Việt Nam".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Năm, 2022, 09:44:53 pm

Bước đầu "thành công" tốt đẹp

Đánh giá hoạt động thời kỳ trước chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, tướng Catơru, Chủ tịch Hội đồng điều tra nguyên nhân và trách nhiệm trong trận chiến đấu thất bại ở Điện Biên Phủ của Chính phủ Pháp, trong cuốn Hai màn của tấn bi kịch Đông Dương, Nxb. Plông, Pari. 1959, tr. 150 - 152, nhận xét:

"Tổng Chỉ huy Pháp (tức là tướng Nava - N.D) khi tính toán đến những khả năng tác chiến của tướng Giáp sẽ xảy ra sau mùa mưa, đã dự kiến rằng tướng Giáp có thể sẽ phát động một cuộc tấn công mạnh mẽ hoặc vào đồng bằng Bắc Bộ, hoặc vào Thượng Lào, hoặc vào Trung Lào và miền Trung Trung Bộ. Vì vậy, trong mùa Hè, ông ta đã chuẩn bị đối phó bằng những cuộc hành quân lẻ tẻ, nhằm mục đích hoặc để tảo thanh một số vùng như Thượng Lào và xứ Thái hay những khu duyên hải Trung Bộ, hoặc để tổ chức đối phó lại những cuộc tấn công mà địch có thể đánh vào đồng bằng Bắc Bộ, Hạ Lào và Trung Mê Công.

Chính trong khuôn khổ hoạt động hạn chế đó, ông ta đã thành công rực rỡ với chiến dịch nhảy dù Lạng Sơn, với cuộc rút lui khéo léo của con "nhím" (hérisson) Nà Sản, vật kỷ niệm của người đi trước ông ta để lại. Đồng thời và cũng nhằm những mục đích đó, tướng Nava đã chú ý phát triển khối lượng binh lực ứng chiến cơ động của mình.

Đến cuối tháng 9, ông ta phát hiện rõ ràng tướng Giáp dự định một cuộc tấn công tập trung vào đồng bằng Bắc Bộ, nhằm cắt đứt Hà Nội với Hải Phòng, bằng hai binh đoàn đang đóng ở phía nam đồng bằng (các Sư đoàn1 bộ binh 304, 316, 320) và ở phía bắc đồng bằng (các Sư đoàn bộ binh 308, 312 và Sư đoàn trọng pháo 351 cộng thêm hai trung đoàn độc lập).

Trong giai đoạn đầu, Sư đoàn bộ binh 320, được các trung đoàn chính quy đã bố trí sẵn ở đó yểm hộ sẽ thâm nhập vào tuyến trục Phủ Nho Quan, Hưng Yên, Hải Dương. Sang giai đoạn thứ hai, cả hai binh đoàn cơ động có thể tiến hành tổng công kích.

Nắm được ý định của địch, tướng Nava chuẩn bị đánh bại họ. Để đạt được mục đích đó, ông ta tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ từ ngày 10-9 đến ngày 20-10 một khối lượng gồm tám trung đoàn cơ động, hai trung đoàn thiết giáp và hai trung đoàn xe lội nước, đồng thời cho càn quét các khu căn cứ Việt Minh đã được chuẩn bị trong lòng đồng bằng đó để phục vụ cho các sư đoàn tấn công. Sau đó, sang tháng 10, tiến hành Chiến dịch Hải Âu (Mouette) đánh vào Sư đoàn bộ binh 320, với mục đích ngăn ngừa cuộc tấn công của nó bằng cách làm cho nó xộc xệch, đồng thời kiềm chế tại chỗ Sư đoàn bộ binh 304 bằng cách đổ bộ nghi binh vào vùng Thanh Hoá.

Những chiến dịch đó, chính xác và tiến hành theo tư tưởng phòng ngự tích cực đề ra trong kế hoạch của tướng Nava đã loại Sư đoàn 320 ra khỏi vòng chiến đấu trong vài tuần lễ. Những chiến dịch đó đã buộc tướng Giáp phải hoãn cuộc tấn công vào đồng bằng Bắc Bộ và còn có thể buộc ông ngừng cuộc tấn công đó để sử dụng nó vào một chiến trường khác, chiến trường Tây Bắc, nơi quân đoàn tác chiến của ông sắp xuất hiện.

Điều không đáng nghi ngờ gì cả là trong giai đoạn đầu của chiến dịch mùa Thu, tướng Nava đã hành động khéo léo, làm chủ được tình thế, gây thiệt hại cho địch, tránh đụng với binh lực lớn Việt Minh, giữ gìn nguyên vẹn quân viễn chinh và lấy thắng lợi để củng cố tinh thần của nó".


Vui mừng quá sớm

Trước những "thắng lợi bước đầu" của tướng Nava, dư luận trong các giới chính trị hiếu chiến ở Pháp sôi nổi ca tụng tướng Nava. Trong cuộc tranh luận về vấn đề Đông Dương ngày 27 và ngày 28-10-1953, ở Quốc hội Pháp, Thủ tướng Lanien rất lạc quan. Sau này báo Nước Pháp mới, ngày 8-5-1954, thuật lại lời tuyên bố của Lanien như sau:

"Bộ Chỉ huy đã chỉnh đốn lại hệ thống phòng ngự chiến lược, do đó đã cho phép thành lập lại một đội quân chiến đấu cơ động. Như vậy, Bộ Chỉ huy đã có thể vừa tăng nhanh sự cố gắng bình định đồng bằng, vừa tiến hành những hoạt động tấn công. Tôi nghĩ rằng, chúng ta có thể duy trì tính chủ động của các cuộc hành quân quy mô lớn và cải thiện nhanh chóng tình hình cho đến lúc mà các quân đội quốc gia đạt tới một sự phát triển đủ sức để làm cho tác dụng của chúng có hiệu quả hơn trong cuộc giao chiến quan trọng có thể tiến hành được, tôi sẽ không có một lời tuyến bố dại dột nào. Tuy nhiên, tôi cũng phải nói rằng, tính chất bi quan của một số bài báo là không đúng và xuyên tạc. Lực lượng của chúng ta đang trên đà phát triển về người và trang bị, còn lực lượng Việt Minh thì có vẻ không còn ở vào đỉnh cao của nó nữa".

Trong cuốn Tấn thảm kịch Đông Dương, tr.26, Thủ tướng Pháp Lanien đặt rất nhiều hy vọng vào tướng Nava, ông viết:

"Trong vòng hai tháng, chúng ta đã làm hồi phục lòng tin tưởng của các nước liên hiệp, xác định những mục đích của cuộc chiến tranh, định rõ phương châm tác chiến, giải quyết những vấn đề vật chất và tài chính mà nó đòi hỏi. Kế hoạch Nava chẳng những được các thành viên của Chính phủ mà cả những người bạn Mỹ của chúng ta tán thành. Nó cho phép hy vọng mọi điều".

Tướng Nava hí hửng. Trong cuốn Thời điểm của những sự thật, tr.157, Nava viết:

"Tất cả những chiến dịch đó, cộng thêm nhiều chiến dịch nhỏ khác đã mang lại cho chúng ta những thuận lợi lớn lao về tinh thần. Nó làm cho quân đội ta tin tưởng ở mình, trong khi nhiều đơn vị của ta trước đó đã thiếu tin tưởng. Nó động viên tinh thần của các nhà lãnh đạo các nước liên hiệp. Nó làm cho Việt Minh rất lo lắng".

Nava còn cho biết (sách đã dẫn, tr.158), trong lúc hội đàm với các chính khách, Nava đã tự đắc và dí dỏm nói:

"... Các món khai vị đã ăn xong, nhưng còn bữa ăn chính..."
________________________________________________________
1. Lúc bấy giờ ta gọi là đại đoàn.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Năm, 2022, 09:45:45 pm

Tướng Nava bắt đầu hành động

Ngay từ khi mới sang nhậm chức chính thức ngày 28-5-1953 (được bổ nhiệm từ ngày 8-5-1953). Nava bắt đầu thực hiện kế hoạch.

Trong cuốn Thời điểm của những sự thật, tr. 154-155, Nava viết:

"... Kế hoạch tác chiến đã đề ra là giữ một thái độ phòng ngự chiến lược ở phía bắc vĩ tuyến 18 và một thái độ tấn công chiến lược ở phía nam vĩ tuyến đó.

Về mặt thực hiện, một số thời kỳ đã được vạch ra.

Trong thời kỳ đầu, từ mùa Hè đến đầu mùa Thu năm 1953, sẽ tiến hành những hoạt động để vừa làm cho quân ta có được tính cơ động chiến thuật và mạnh hơn địch, vừa tiến hành vững chắc công tác bình định trong những vùng mà chúng ta đã kiểm soát, vừa tạo cho chúng ta điều kiện thuận lợi để giải nguy cho một vài chiến trường thứ yếu. Lịch trình tác chiến được vạch ra dự định tiến hành những hoạt động tảo thanh ở đồng bằng, ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, cũng như mở những chiến dịch cục bộ ở xử Thái và ở Lào, để một mặt làm cho địch phải lo đối phó ở hậu phương, mặt khác, cải thiện tình hình ở Luông Prabăng và ở Cánh Đồng Chum.


Từ chủ quan đến sửng sốt

Sau Chiến dịch Hải Âu, trong Thư gửi cho binh sĩ ngày 7-11-1953, tướng Nava viết:

"Trong thư trước tôi có ý định sẽ mở chiến dịch lớn vào thời cơ mà tại địa điểm tôi lựa chọn.

Chiến dịch Hải Âu kết thúc hôm nay là đòn đầu tiên đánh địch. Chiến dịch này nằm trong kế hoạch chung mà tất cả các người đều có nhiệm vụ thực hiện, dù ở địa vị nào. Các người cần biết ý niệm, mục tiêu và kết quả của chiến dịch này. Sau đây tôi sẽ nói sự mong chờ ở các người về đợt chiến đấu sau này.

Đã hai năm nay, Sư đoàn Việt Minh 320 chuyển chiến thuật luồn vào đồng bằng do ta kiểm soát. Hằng năm cứ đến tháng 10, sư đoàn này kích thích tinh thần và tăng viện cho địa phương quân gây cho ta những thiệt hại có lúc khá lớn trên các đường giao thông, hoặc ở các đồn bốt. Năm nay, sư đoàn này chuẩn bị rất kỹ lưỡng một trận đánh thật ra trò, bởi vì theo ý định của Bộ Chỉ huy tối cao Việt Minh, phải là trận mở đầu cho "chiến dịch giải phóng". Ngày 15-10, trước ngày sư đoàn này vào đồng bằng, quân ta bất thần đột nhập khu vực xuất phát của họ ở hai bên đường hàng tỉnh số 59 từ Chợ Ghềnh đến Phủ Nho Quan, buộc sư đoàn đó phải phòng ngự không có chuẩn bị.

Trước hết, ý định của ta là giam chân sư đoàn đó lại để ta tranh thủ thời gian có lợi (vì thời gian làm lợi cho chúng ta và Việt Minh biết rất rõ điều đó hơn ai hết). Mục tiêu là phá căn cứ xuất phát, phá hoặc buộc sư đoàn đó phải di chuyển các kho tiếp tế và chỗ trú quân... Căn cứ xuất phát đã bị phá hoàn toàn và các kho tàng chưa bị phá huỷ đều phải di chuyển đi xa. Phải trải qua nhiều tuần lễ Sư đoàn 320 mới có thể trở lại thế chiến đấu được...".

Nhưng sau lời lẽ huênh hoang đó, trong sách đã dẫn, tr.161, Nava viết:

"Bắt đầu từ những ngày cuối tháng 10, bỗng nhiên chúng tôi nhận được một số tin tức cho hay: Bộ Tư lệnh Việt Minh đã hoàn toàn thay đổi kế hoạch hoạt động.

Cuộc công kích đồng bằng - ít ra cũng là tạm thời - đã bị vứt bỏ và chúng tôi thấy hình thành hai mũi hoạt động khác hướng: một mũi hình như là quan trọng nhất, hướng về vùng thượng du Bắc Bộ và Thượng Lào, còn mũi kia thì hướng về Trung Đông Dương, trong khi đó lại xuất hiện những triệu chứng lực lượng Liên khu V đang chuẩn bị tấn công vào vùng Tây Nguyên...".


Nava băn khoăn: tấn bi kịch Điện Biên Phủ bắt đầu

Trong sách đã dẫn, tr. 161 – 164, Nava nhận định:

"Vì nguyên nhân nào kế hoạch đó có những sự thay đổi? Việc chúng ta tăng cường binh lực ở đồng bằng và đánh bại (!) Sư đoàn 320 chắc chắn là một trong những nguyên nhân, nhưng chưa đủ để giải thích toàn bộ vấn đề.

... Lý do chủ yếu là do chính trị.

Có thể nhận thấy điều đó qua các lời tuyên bố của Hồ Chí Minh với tờ báo Thuỵ Điển Expressen hồi tháng 11-1953, những lời tuyên bố đó chắc chắn đã được cân nhắc từ lâu rồi và đã thể hiện rõ ràng quyết tâm của Việt Minh là muốn nhanh chóng giải quyết chiến tranh bằng những biện pháp chính trị.

... Việt Minh muốn tìm "một bản đồ hình thái chiến tranh" làm cơ sở về sau cho mọi quyết định của họ. Về mật này, chúng tôi đã có những tin tức xác thực.

Tấm bản đồ hình thái chiến tranh thuận lợi đó, Việt Minh chỉ có thể giành được rất khó khăn bằng cách tấn công vào đồng bằng, trừ phi họ chịu trả một giá rất đắt để đạt được một thắng lợi có tính chất quyết định, chẳng hạn như việc chiếm Hà Nội hoặc Hải Phòng. Ngược lại, Việt Minh có thể tuỳ ý đạt được bản đồ hình thái chiến tranh thuận lợi ấy bằng cách đánh chiếm những vùng rộng lớn không người và rất khó phòng thủ đối với chúng ta như vùng thượng du Bắc Bộ, Lào hoặc Tây Nguyên...

... Đứng về phương diện chiến tranh, nếu việc thay đổi kế hoạch của Việt Minh đã xoá bỏ được nguy cơ tấn công vào đồng bằng thì đồng thời nó cũng đặt chúng ta trước một vấn đề không kém phần khó khăn...

Để chống lại kế hoạch của Việt Minh, có thể vận dụng hai phương pháp mà một đường lối chiến lược dựa trên cơ sở có sẵn những phương tiện đầy đủ mới cho phép thực hiện cùng một lúc được.

Phương pháp đầu tiên là phương pháp phòng ngự trực tiếp (défense directe) nghĩa là ngăn từng mũi tấn công với những binh lực đầy đủ để chặn đứng và đánh bại địch...

... Phương pháp thứ hai là phương pháp phòng ngự gián tiếp (défense indirecte), nghĩa là nắm lấy binh lực của ta đã được tập trung ở đồng bằng tấn công vào hậu phương địch..."


Hạ lệnh nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ, Nava phân tán binh lực

Sau khi nhận định tình hình, trong sách đã dẫn, tr.169, Nava viết tiếp:

"... Để củng cố được vững chắc hơn nữa và bảo vệ hiệu quả vùng Thượng Lào, chúng tôi đã dự kiến, trong mùa Hè, sau khi đã rút khỏi Nà Sản, tiến hành một chiến dịch nhằm mục đích kiểm soát lại vùng Điện Biên Phủ là một vùng có tầm quan trọng bậc nhất về chiến lược. Nhưng do thiếu binh lực nên chúng tôi phải hoãn lại...

... Tôi quyết định gấp rút tiến hành chiến dịch đã dự định, chiếm lấy Điện Biên Phủ để ngăn chặn quân đoàn tác chiến của địch tại đây".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Năm, 2022, 09:51:46 pm

TẠI SAO NAVA LẠI CHỌN ĐIỆN BIÊN PHỦ?1


I- TỔ CHỨC TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC Ở ĐÂU? KHÔNG THỂ THIẾT LẬP "CON NHÍM" Ở LUÔNG PRABĂNG HAY VIÊNG CHĂN ĐƯỢC! PHẢI CHỌN ĐIỆN BIÊN PHỦ Ở NGÃ TƯ CHIẾN LƯỢC

Trong sách đã dẫn, tr. 191-194. Hăngri Nava viết:

"... Bảo vệ nước Lào mà chỉ dựa vào Luông Prabăng và Viêng Chăn, nhìn qua cũng thấy rõ đó là những giải pháp không vững vàng tý nào cả.

Đứng về chính trị mà xét, như thế chẳng khác gì bảo vệ nước Pháp ở Pari và Oóclêăng (Orléans). Thật ra Luông Prabăng có tầm quan trọng rất lớn về chính trị, nhưng Viêng Chăn chỉ là một thủ đô hành chính đơn thuần, không có một ý nghĩa chính trị nào cả. Do đó, tác chiến để bảo vệ Luông Prabăng có lợi hơn nhiều về chính trị mà tác chiến bảo vệ Viêng Chăn thì chẳng có lợi gì cả. Thà rằng ta rút khỏi toàn bộ Thượng Lào còn hơn.

Về quân sự mà nói, cả hai thủ đô đó của nước Lào đều không có thể phòng ngự được trong những điều kiện thuận lợi, bằng đường bộ cũng như bằng đường hàng không. Luông Prabăng nằm trong một cái hốc bị uy hiếp nặng tứ phía, bốn mùa máy bay bay đến rất khó. Còn Viêng Chăn, có thể phòng ngự đường bộ dễ dàng hơn với điều kiện phải phát quang rất nhiều cây cối. Hơn nữa, các sân bay của hai thủ đô cách xa thành phố quá, đến nỗi không thể nào gộp cả thành phố và sân bay của nó vào trong một tập đoàn cứ điểm mà không phải bỏ ra rất nhiều binh lực để phòng ngự. Một điểm cuối cùng là các sân bay của đồng bằng ở quá xa.

Có giả định rằng, sau khi đã phải dùng rất nhiều binh lực, chúng ta có thể bảo vệ tương đối vững vàng Luông Prabăng và Viêng Chăn buộc địch không thể tấn công chính diện vào các nơi đó, thì các binh lính đồn trú của ta cũng sẽ mau chóng bị bao vây ở đó. Chúng ta không thể ngăn chặn được Việt Minh đánh chiếm những vùng đất đai lân cận và xuất hiện ở biên giới Thái Lan ngay gần đấy, đó là một mục tiêu chính trị của họ.

Mục tiêu chính trị đó, nếu quân địch không muốn chiến đấu thì chúng vẫn có thể đạt được mà chẳng cần phải mang toàn bộ binh đoàn tác chiến của chúng sang. Chúng sẽ nắm lấy một bộ phận sinh lực khá lớn của chúng để hành động hoặc ở đồng bằng hoặc để tăng cường cho các mũi tấn công ở trung Đông Dương. Như thế thì chiến cục 1954 sẽ chứng kiến hai sự kiện: Thượng Lào chắc chắn sẽ bị mất hoặc là sẽ xảy ra một trận giao chiến ở đồng bằng tiến hành với một tương quan lực lượng vô cùng bất lợi cho ta đến nỗi có thể chúng ta sẽ gặp phải những thất bại rất nặng nề hoặc là Việt Minh sẽ tăng cường tấn công một cách rất nguy hiểm về phía nam bằng cách thọc qua Trung Lào.

Muốn chặn quân địch không cần chiến đấu mà tiến tới sông Mê Công và không cho chúng có lực lượng rảnh tay để gây nguy hại cho ta ở nơi khác thì chỉ có một giải pháp duy nhất: ngăn chặn đường tiến quân của chúng bằng một tập đoàn cứ điểm, tập đoàn cứ điểm đó được thiết lập ở một vị trí sao cho Việt Minh trước khi tiếp tục tiến quân thì hoặc chúng bắt buộc phải đi vòng qua tập đoàn cứ điểm đó bằng cách bao vây lấy nó bằng những binh lực rất lớn hoặc phải tấn công vào tập đoàn cứ điểm đó...".


Tính toán lợi hại của Nava trong việc chiếm đóng Điện Biên Phủ khá chu đáo

a. Chiếm đóng Điện Biên Phủ, quân đội viễn chinh Pháp có nhiều thuận lợi:

Trong sách đã dẫn, tr. 194-196, Hăngri Nava viết (các đề mục do chúng tôi thêm vào):

+ Điện Biên Phủ có nhiều lúa gạo:

"... Lúa gạo ở đó rất thừa thãi và có thể bảo đảm nuôi dưỡng trong nhiều tháng từ 20.000 đến 25.000 người...’’.

+ Sân bay tốt:

"... Sân bay có thể mở rộng ra rất nhiều và có thể tăng lên gấp hai hoặc gấp ba lần một cách dễ dàng...

... Dù sao đi nữa, sự yểm hộ của không quân trong một trận giao chiến ở Điện Biên Phủ còn tốt hơn nhiều so với sự yểm hộ của nó trong một trận giao chiến ở Luông Prabăng hoặc ở Viêng Chăn.

... Xét về phương diện chiến thuật thì những điều kiện phòng ngự, Điện Biên Phủ cũng tương tự như những điều kiện của tất cả các tập đoàn cứ điểm được thiết lập ở vùng rừng núi xung quanh một sân bay. Trận địa sẽ nằm trong lòng chảo. Không thể nào khác được bởi vì chúng ta còn chưa tìm được cách xây dựng những sân bay trên những đỉnh núi cao...

... Các đỉnh núi cao khống chế đồng bằng Điện Biên Phủ ở cách sân bay, nơi mà xung quanh sẽ thiết lập tập đoàn cứ điểm, từ 10 đến 12 km. Cự ly đó lớn hơn tầm bắn có hiệu quả của pháo binh địch, nếu chúng bắn phá bất ngờ. Và pháo binh địch chỉ có thể chiếm lĩnh trận địa ở những sườn núi trông xuống lòng chảo. Pháo phòng không nếu muốn phong toả không phận trên sân bay thì cũng phải bố trí như vậy. Theo ý kiến của tất cả các nhà pháo binh, điều đó không thể làm được, vì những khẩu đội pháo đó sẽ bị các đài quan sát đặt trong lòng chảo phát hiện hoặc trong lúc chúng đang chiếm lĩnh trận địa, hoặc khi chúng phát hỏa. Chúng sẽ bị bịt "mồm" ngay bởi pháo binh của ta phản pháo và không quân ta oanh tạc...".

+ Xe tăng hoạt động tốt:

"... Thung lũng Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng nhất của toàn bộ vùng thượng du Bắc Bộ. Đáy thung lũng là một dải đồng bằng dài 16 km, rộng 9 km bằng phẳng và trống trải, do đó sử dụng thiết giáp thì rất thuận lợi...

... Trừ những điều bất lợi sẵn có của các tập đoàn cứ điểm ở vùng thượng du. Nói chung vị trí Điện Biên Phủ có thể coi là vừa ý được..."
_____________________________________________________
1. Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia, do Mạc Văn Trọng, Nguyễn Đăng Vinh, Hoàng Thế Dũng sưu tầm và tuyển chọn, Nxb. Quân đội nhấn dân, Hà Nội, 1994, tr. 26 - 35.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Năm, 2022, 09:53:52 pm

b. Việt Minh gặp rất nhiều khó khăn, nếu họ muốn đánh Điện Biên Phủ:

+ Tiếp tế xa:

"... Nếu khoảng cách xa bất lợi đối với chúng ta về mặt không quân thì về mặt hậu cần mà nói tất nhiên nó cũng sẽ bất lợi cho Việt Minh. Điện Biên Phủ cách đồng bằng 200 km và cách biên giới Trung Quốc hơn 300 km. Đường nối liền đến biên giới này thì không có hoặc trước kia đã bị phá hoại. Vì vậy, muốn tấn công Điện Biên Phủ, quân đoàn tác chiến của Việt Minh chỉ có thể được tiếp tế bằng những đoàn dân công. Do đó chúng chỉ có thể phát huy uy lực một cách hạn chế...".

Còn trong bản nghiên cứu của Phòng Nhì, Bộ Tổng chỉ huy Pháp về tình hình hiện nay của Việt Minh, kết luận về đường lối chiến tranh của tướng Xalăng gửi Bộ trưởng Bộ các nước liên hiệp có ghi rõ (Giuyn Roa, trong sách đã dẫn, tr.378):

"... Một dân công mang được tối đa là 22 kg, mỗi ngày đi được 20 km và ăn hết 1 kg. Vì họ phải vừa đi, vừa về, người ta có thể dự tính rằng, người dân công đó phải ăn 2 kg trong 20 kg. Muốn đi 180 km thì ăn hết 18 kg. Do đó, số gạo mang để tiếp tế thực tế chỉ còn có 4 kg".

+ Việt Minh không có pháo nặng và có pháo cũng không kéo lên được, khi bắn sẽ lộ mục tiêu và sẽ bị khoá mõm ngay.

Trong sách đã dẫn, tr. 195, 214, Nava viết:

"... Trong một tài liệu nghiên cứu viết vào tháng 5-1953 về những chiến dịch ở vùng thượng du, tướng Xalăng đã nói rằng: Việt Minh không thể nào sử dụng nhiều vũ khí nặng ở đó được, vì gặp phải những khó khăn về vận chuyển...

... Kết quả rất lạc quan. Tất cả các nhà pháo binh1 đều cho ý kiến rõ rằng: vì điều kiện địa hình nên pháo binh và pháo cao xạ địch không thể nào chiếm lĩnh được trận địa và nhất là không thể nào phát hoả mà không bị pháo binh và không quân ta phản kích lại một cách có hiệu quả...".

Phần kết luận của bản báo cáo về pháo binh viết:

"... Rất khó tin được rằng, địch có thể bắn vào trận địa ta giữa ban ngày và khi thời tiết tốt. Chúng sẽ bị pháo binh và không quân ta đánh trả lại ngay lập tức"...

Phần kết luận về cao xạ pháo, viết2:

"... Địch sẽ gặp rất nhiều khó khăn lớn để đưa các khẩu 37 ly vào tầm bắn các khu vực cất cánh và thả dù của ta... Dù cho không phải như thế đi nữa thì phản pháo và một vài biện pháp phòng ngự thụ động (chọn khu thả dù, thu vòng bay hẹp lại) có thể bảo đảm tiếp tế cho quân ta mà không bị mất mát nhiều quá... ít nhất việc tiếp tế ban đêm còn có thể làm được... Rất có thể là việc tiếp tế bằng máy bay cũng có thể luôn luôn được bảo đảm...".

+ Trình độ Việt Minh không thể đánh tập đoàn cứ điểm:

Trong cuốn Đông Dương 1946-1962 (Indochine 1946-1982), Nxb. Rôbe Laphông (Robert Laffont), Pari, 1962, tr. 388. Bécna Phôn (Bernard Fall) viết:

"... Người Pháp và cố vấn Mỹ không những đã đánh giá thấp địch về mặt kỹ thuật pháo mà còn phạm sai lầm quan trọng khác trong việc coi thường kỹ thuật công đồn của địch nữa...”.

Để "bẻ gãy bọn Việt" (Casser du Viet), trong bài Thế cân bằng lực lượng đã rõ ràng có lợi cho Việt Minh, đăng trên báo Thế giới, ngày 11-5-1954, Mác Clô (Max Clos) viết:

"... Kế hoạch của Nava làm cho Điện Biên Phủ trở thành một cái "máy nghiền" quân đoàn tác chiến của Việt Minh".

Về giá trị chiến lược của vị trí Điện Biên Phủ, trong sách đã dẫn, tr. 188-194, Hăngri Nava viết:

"... Vậy thì bố trí tập đoàn cứ điểm ấy ở đâu?

Lai Châu, thủ phủ của xứ Thái và là căn cứ lục - không quân duy nhất của chúng ta ở vùng thượng du lại cách quá xa con đường tiến quân của địch, mà ta cần ngăn chặn. Hơn nữa, đứng trước một sự uy hiếp nặng trên, trận địa đó sẽ không bảo vệ được. Sân bay nằm giữa tập đoàn cứ điểm đã được thiết lập quanh nó bị kẹt giữa một hẻm núi chật hẹp. Máy bay tiếp cận sân bay đó, ngay cả khi thời tiết tốt, phải lượn nhiều vòng mới xuống được. Nhưng ở đấy, thời tiết thường xuyên xấu.

Một vị trí duy nhất ở đó có thể thiết lập được một căn cứ lục - không quân có giá trị, đó là Điện Biên Phủ, cách Lai Châu về phía nam 90 km.

Giá trị chiến lược của vị trí Điện Biên Phủ được biết từ lâu. Ngày xưa, những cuộc xâm lăng từ phía bắc đều xuất phát từ đó để tràn xuống vùng thượng Mê Công. Trước đây, chúng ta thường xuyên có một trại lính ở đó và năm ngoái mới bị mất trước sức ép của Việt Minh.

Trước khi về nước, tướng Xalăng đã có ý kiến nên đánh chiếm lại nơi này. Trong một tài liệu nghiên cứu ngày 21-5-1953, dành cho vấn đề phòng thủ Thượng Lào, ông viết: "Hiện nay cần phải bổ sung bố trí bằng cách, thiết lập một trung tâm đề kháng mới ở Điện Biên Phủ. Đầu tháng giêng năm 1953, tôi đã quy định việc chiếm lại địa phương đó. Vì bấy giờ, tôi cho rằng, việc đánh chiếm Điện Biên Phủ là cần thiết cho sự an toàn của Luông Prabăng. Những sự kiện tháng 4, tháng 5 chứng tỏ sự cấp bách của chiến dịch đó - một chiến dịch mà vừa qua chỉ vì thiếu phương tiện vận tải hàng không nên đã thực hiện được trước cuộc tấn công cuối cùng của Việt Minh.

Các nhà cầm quyền nước Lào rất am hiểu đất nước mình cho rằng, chừng nào còn chưa chiếm lại được Điện Biên Phủ thì đường về Luông Prabăng vẫn bị hở vì giữa Điện Biên Phủ và Thủ đô Lào không có một vị trí nào khả dĩ tổ chức phòng thủ được.

Sau hết, chúng tôi được biết rằng, về phía Việt Minh, họ cũng coi Điện Biên Phủ có một vị trí chủ yếu. Trong trận chiến đấu, trong cuộc phỏng vấn của một nhà báo cộng sản, tướng Giáp đã nói như sau: "Đánh chiếm Điện Biên Phủ, địch không những nhằm mục tiêu trước mắt là thành lập một căn cứ tấn công chống vùng Tây Bắc Việt Nam mà còn nhằm mục tiêu xa hơn và mục tiêu đó Bộ Tham mưu Mỹ đặc biệt quan tâm - là xây dựng nơi đó thành một trong những căn cứ không quân quan trọng nhất của toàn bộ vùng Đông Nam châu Á". Và ông ta chỉ cho phóng viên đó vị trí của Điện Biên Phủ ở trung tâm một vòng tròn tiếp giáp vùng Hoa Nam Trung Quốc, Miến Điện và Thái Lan.

Thật vậy, tầm quan trọng của Điện Biên Phủ là không chối cãi được đối với cuộc chiến tranh mà chúng ta đang tiến hành cũng như trong trường hợp cuộc xung đột mở rộng...".

Tôi đã quyết định tiếp nhận chiến đấu ở Tây Bắc. Căn cứ lục quân, không quân Điện Biên Phủ phải được bảo vệ bằng bất cứ giá nào".

Trong cuốn Trận Điện Biên Phủ, Nxb. Giuylia (JuLliard), Pari, 1963, tr. 422-423, Giuyn Roa đã trích dẫn chỉ thị của Nava như sau:

"... Chỉ thị về việc chỉ đạo chiến dịch ở vùng Tây Bắc Bắc Bộ:

1. Thắng lợi của Chiến dịch "Cátxto" cho phép ta hoàn thành việc chiếm đóng Điện Biên Phủ và xây dựng ở đấy một căn cứ lục - không quân mà tầm quan trọng đã nêu rõ ở các Chỉ thị số 856/03/TS ngày 2-11 và số 886/03/TS ngày 14-11. Theo nguồn tin có giá trị, thì Bộ Tư lệnh tối cao Việt Minh hy vọng chiếm lại xứ Thái và đang chuẩn bị đưa vào Tây Bắc những lực lượng quan trọng.

Ngay bây giờ, một sư đoàn đã sẵn sàng để tấn công Lai Châu, Điện Biên Phủ.

Khoảng cuối tháng Chạp, "đơn vị lớn" đó có thể được tăng cường thêm nhiều đơn vị của quân chủ lực Việt Minh".
________________________________________________________
1. Ý kiến của Tư lệnh pháo binh tập đoàn cứ điểm, Tư lệnh pháo binh Bắc Bộ, Tư lệnh pháo binh Đông Dương và cả của tướng Cônhi bản thân cũng là một tướng pháo binh (Nava, Sđd, tr.214).
2. Khi nghiên cứu về cao xạ pháo, có các sĩ quan Mỹ cùng tham gia ý kiến. Họ là những chuyên viên về cao xạ pháo và đã có kinh nghiệm về pháo 37 ly của Nga sử dụng ở Triều Tiên (Nava, Sđd, tr. 214).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Năm, 2022, 09:55:12 pm

H. Nava quyết định tiếp nhận chiến đấu ở Tây Bắc trong những điều kiện chung như sau:

"1. Chiến đấu bảo vệ Tây Bắc sẽ xoay quanh căn cứ lục - không quân Điện Biên Phủ mà phải được bảo vệ bằng bất cứ giá nào.

2. Việc chiếm đóng Lai Châu sẽ duy trì đến mức độ mà phương tiện hiện có có thể bảo đảm phòng ngự được mà không bị tổn thất. Trong tình huống bị uy hiếp nặng thì các đơn vị của lực lượng lục quân Viễn Đông (FTEO) đóng ở khu tác chiến Tây Bắc (gồm Tabo, đơn vị Phi châu, tham mưu Khu Tây Bắc) sẽ rút về Điện Biên Phủ bằng đường bộ, hoặc đường hàng không và việc bảo vệ xứ Thái trắng sẽ giao cho những đơn vị hỗ trợ, cho Tiểu đoàn Việt Nam 301 (301è BVN) và cho đơn vị Thái trắng hoạt động dưới hình thức thổ phỉ.
Quyết định rút lui những đơn vị kể trên khỏi Lai Châu sẽ do tướng chỉ huy lực lượng lục quân Bắc Bộ ra lệnh.

3. Liên lạc đường bộ giữa Điện Biên Phủ với Lai Châu đến khi quân ta rút lui và tới Lào, Mường Khoa sẽ duy trì đến mức tối đa...".


Chiến trường Tây Bắc gặp nhiều khó khăn về hậu cần nên cuộc chiến đấu có thể diễn biến như sau:

- Một giai đoạn vận chuyển gồm có sự vận động của những đơn vị Việt Minh và sự chuẩn bị chuyển vận hậu cần của họ lên Tây Bắc, thời gian vận chuyển có thể là nhiều tuần.

- Một giai đoạn tiếp cận và trinh sát trong đó những phân đội trinh sát sẽ cố gắng xác định điểm mạnh và yếu của hệ thống phòng ngự của ta và các đơn vị chiến đấu sẽ tiến hành bố trí lực lượng. Giai đoạn này khoảng từ sáu đến mười ngày.

- Một giai đoạn tấn công kéo dài trong nhiều ngày (tuỳ theo lực lượng sử dụng) và nó sẽ kết thúc bằng sự thất bại của cuộc tấn công của Việt Minh.
Đại tướng Nava


Cái bẫy Điện Biên Phủ

Trong cuốn Điện Biên Phủ, thành trì vinh quang (Dien Bien Phu, Citadelle de la gloire) (!), Nxb. Nouv., Presses Mondiales, Coll. Documents du Monde, 1954, Luyxiêng Boócne (Lucien Bornert) viết:

"Từ ngày bắt đầu cuộc chiến tranh với Việt Minh, chưa bao giờ, đúng là chưa hề bao giờ, các lực lượng của ta lại vấp phải một lực lượng địch tập trung đông đảo với tầm quan trọng như ở Điện Biên Phủ. Từ trước tới nay, vẫn luôn luôn là một kiểu chiến tranh mòn mỏi của du kích, một kiểu chiến tranh du kích liên tục phá hoại lực lượng và tinh thần của quân đội chính quy, bất chấp năng lực và sức mạnh chiến đấu của quân đội chính quy đó như thế nào. Đó là một chuỗi liên tiếp những hoạt động tập kích vào các đồn lẻ và phục kích những đơn vị đang hành quân của chúng ta. Đó là những cái gai, những cái kim đâm vào chúng ta, và khi chúng ta quay lại, nắm chặt quả đấm sẵn sàng chọi nhau với địch thì lại chẳng thấy một tên địch nào nữa. Ít có đội quân nào chịu đựng được cái kiểu chiến tranh đó. Một bên là một đội quân chính quy, một bên là đám lính du kích, những du kích trang bị kém cỏi nhưng vô hình, tài biến hoá, vừa là kẻ thù của chúng ta, song ngay sau đó đã trở thành người nông dân hiền lành khom lưng trên lưỡi cày. Không gian thuộc về họ, địa hình thuộc về họ, khí hậu gay gắt cũng thuộc về họ.

Tuy nhiên, theo thời gian, các lực lượng quân sự của Việt Minh đã tập hợp lại và người ta biết chắc rằng nhiều sư đoàn chủ lực của Việt Minh đã được tổ chức và ngày một ngày hai những sư đoàn này sẽ tham chiến.

Với tất cả những nguyên nhân chiến lược kể trên, cần phải thêm một ý định rất chính đáng của Bộ Tổng tham mưu quân đội Pháp là muốn giăng một cái bẫy nhử địch vào tròng. Cái bẫy đó phải được chuẩn bị chu đáo tới mức quân Việt Minh nhảy vào là sẽ bị đánh gãy răng; sẽ gặp một sự kháng cự không lường được, một hoả lực mạnh và một nghị lực chiến đấu không lường trước được.

Cái bẫy đó là Điện Biên Phủ...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Năm, 2022, 09:56:10 pm

II- CÔNHI VÀ BỘ THAM MƯU BẮC BỘ PHẢN ĐỐI CHIẾN DỊCH "CÁTXTO"

Trong sách đã dẫn, tr.401-402, Giuyn Roa cho biết: tướng Cônhi, chỉ huy Bắc Bộ đã xui Tham mưu trưởng lục quân Bắc Bộ Đại tá Baxtiani (Bastiani) phản đối Chiến dịch "Cátxto", tức là chiến dịch nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Ngày 4-11-1953. Đại tá Baxtiani gửi Tổng Chỉ huy một tờ trình, nguyên văn như sau:

"1. Tôi không tin rằng, việc chiếm đóng Điện Biên Phủ có thể cứu vãn được Lai Châu, nếu Việt Minh thực sự muốn thanh toán khu tác chiến Tây Bắc.

2. Bộ Tham mưu lục quân Bắc Bộ cho rằng, việc rút Lai Châu có nhiều khó khăn, cũng như rút lui các chỗ khác. Tôi cho rằng, việc chiếm đóng Điện Biên Phủ chỉ là biện pháp chuẩn bị để bảo vệ nước Lào mà hiện nay chưa có gì bị uy hiếp cả.

Có lẽ theo Bộ Tham mưu Bắc Bộ thì chiếm đóng Điện Biên Phủ là để ngăn chặn Việt Minh tiến sang Luông Prabăng và làm cho Việt Minh không lấy được gạo ở vùng này.

Nhưng, ở xứ này người ta không ngăn chặn địch trên một hướng. Đó là một khái niệm ở châu Âu mà ở đây không có giá trị gì. Việt Minh đi đâu cũng được. Người ta đã thấy rất rõ điều này ở đồng bằng: gạo thừa ở Điện Biên Phủ chỉ đủ nuôi một sư đoàn trong ba tháng. Vì thế, nó chỉ tiếp tế được phần nào cho một chiến dịch ở Lào.

3. Tôi tin rằng, dù muốn hay không, Điện Biên Phủ cũng sẽ trở thành một "vực thẳm nuốt các tiểu đoàn" (gouffre à bataillons) không thể phát triển rộng ra được. Việt Minh chỉ cần một trung đoàn để bao vây nó (ví dụ: Nà Sản).

Trong lúc đồng bằng ngày càng bị uy hiếp rõ rệt, người ta lại chôn một lực lượng tương đương với ba binh đoàn cơ động cách xa Hà Nội 300 km, nghĩa là toàn bộ lực lượng mới được tiếp viện mà đáng lẽ với lực lượng ấy, chúng ta có thể giáng cho Việt Minh những đòn cần thiết. Đó là cách bảo vệ nước Lào tốt nhất...".

Thế nhưng, trong sách đã dẫn, tr. 200, Nava lại cho biết, trước đây chính Cônhi rất muốn chiếm đóng Điện Biên Phủ:

"Cuối tháng 6, tướng Cônhi có viết cho tôi: "... Vì vậy, khi ngài lên nhậm chức chỉ huy, tôi đã đề nghị với ngài rằng, nên rút khỏi Nà Sản. Đồng thời, tôi cũng đã chỉ rõ cho ngài thấy rằng, theo tôi, thiết lập một căn cứ lục - không quân ở Điện Biên Phủ sẽ tốt hơn là để ở Nà Sản. Vì lý do tiến triển của tình hình xứ Thái và sau khi đã suy nghĩ kỹ càng, tôi thấy cần phải trở lại đề nghị của tôi ngày hôm nay với một hình thức đầy đủ hơn...". Và dưới đó, tướng Cônhi nhận định Điện Biên Phủ là “cái chìa khoá của Thượng Lào"...

... Sau đó, tướng Cônhi lại đề nghị "một chiến dịch được tiến hành ở Điện Biên Phủ sẽ đánh dấu một cách quyết định việc chúng ta giành lại quyền chủ động ở Bắc Bộ…".

Trong sách đã dẫn, tr.407, Giuyn Roa lại cho biết, ngày 12-11 (trước khi Nava ra lệnh nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ) Cônhi, chỉ huy Bắc Bộ, gửi một thư riêng cho Nava trong đó có đoạn viết:

"... Nếu không có bản đồ chính trị ở xứ Thái với những phản ứng bất lợi cho việc nắm bọn bù nhìn nói chung thì tôi, chỉ huy Bắc Bộ, tôi phản đối chiến dịch trên. Nhưng ý định chiến lược ở cấp ngài không quan hệ gì đến miếng đất mà ngài đã giao phó cho tôi...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Năm, 2022, 10:04:29 pm

 
MỘT TRĂM MƯỜI HAI NGÀY TRƯỚC TRẬN ĐÁNH LỚN1

PIERRE SERGEANT

... Tháng 11-1953, sau những trận đánh ở miền trung Trung Kỳ, Tiểu đoàn dù lê dương số 1 (1er BEP) được về nghỉ ngơi ở sân bay Bạch Mai, Hà Nội. Những đồng tiền tích luỹ sau những tháng hành quân chiến đấu nhanh chóng được trút vào những cuộc đỏ đen, nhậu nhẹt và hộp đêm. Tuy nhiên, đằng sau tấm màn thư giãn và khoái lạc, mọi người vẫn cảm thấy từ phía Ban Chỉ huy có cái gì đó đang ngấm ngầm chuẩn bị.

Một hôm, các sĩ quan được lệnh tới họp ở phòng hành quân đổ bộ đường không. Tại đây, sau khi những cánh cửa đã đóng chặt, mọi người mới được thông báo tuyệt mật là sắp làm nhiệm vụ chiếm đóng Điện Biên Phủ. Các sĩ quan cúi đầu trên bàn cát, nhìn thấy mục tiêu là một cái bản ở giữa thung lũng lòng chảo dài khoảng 20 km, rộng từ 7 đến 8 km, có dòng sông Nậm Rốm chảy xuyên qua từ phía nam lên phía bắc. Cấp trên giải thích, quân Việt sắp tiến đánh Lào, Điện Biên Phủ nằm trên đường thâm nhập của Việt Minh, đồng thời cũng là nơi dự trữ lúa gạo quan trọng.

Ngày "N" được dự định vào ngày 20-11-1953, đúng một năm kể từ khi Tiểu đoàn dù lê dương (BEP) được lệnh nhảy dù xuống Nà Sản2. Nay kế hoạch Caxtor được tiến hành. Lịch sử cũng lặp lại. Cũng như năm trước, cuộc tiến quân của những sư đoàn Việt Minh nhanh như sét đánh. Cũng như năm trước, các đồn nhỏ của Pháp nằm rải rác tại vùng thượng du lại đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Bây giờ lại phải tìm cách chặt đứt đường tiến quân của Việt Minh sang Lào, di tản cấp tốc những vị trí bi đe dọa, co cụm các doanh trại và tập trung đám dân theo Pháp. Lịch sử lại bắt đầu trở lại, song các nhân vật đã khác trước. Ít nhất cũng là đã thay đổi các diễn viên, và chỉ thay đổi các diễn viên Pháp mà thôi. Một vị tướng mới toanh không ai biết, không ai trên chiến trường này được gặp từ trước, đã được đặt vào chiếc ghế bành mà trước đó Đờ Lát và Xalăng đã ngồi. Đối với các chiến sĩ đang mong chờ một vị tướng vĩ đại, một vị tổng chỉ huy rất vĩ đại, thì vị tướng này chỉ có một cái đức và một cái tên đáng chú ý. Đó là Đại tướng Nava. Mọi người ở Pháp, không ai được may mắn mang dòng họ này. Tư lệnh chiến trường Bắc Bộ cũng thay đổi. Tướng G. Đờ Linarét, viên tướng đánh thuê gọi theo kiểu La Mã, được thay bằng Cônhi, một quân nhân ít rõ nét hơn. Cônhi là một người lính thực thụ, to lớn, đẹp trai, quen biết3 nhưng vẫn là một chỉ huy thiếu sự tín nhiệm hoàn toàn của cấp dưới.

Ngày 20-11-1953, đợt nhảy dù đầu tiên ập xuống Điên Biên Phủ, lúc này chưa có Tiểu đoàn dù lê dương số 1 (1er BEP) mà chỉ có Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 (6éBPC) do Bigia chỉ huy và Tiểu đoàn 2 Trung đoàn dù tiêm kích số 1 (2/1 RCP) do Brêsinhắc chỉ huy. Ngày hôm sau, ngày 21-11, mới đến lượt 1er BEP nhảy vào lúc 8 giờ sáng cùng với Lănggle chỉ huy binh đoàn đổ bộ đường không số 2 (GAP2) có nhiệm vụ chiếm một quả đồi ở tây - bắc lòng chảo. Sau quả đồi này được đặt tên là An Mari, tức là cứ điểm đầu tiên trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, được gọi theo thứ tự A.B.C.

Đơn vị BEP có nhiệm vụ bảo vệ mặt bắc của lòng chảo. Kế hoạch phòng ngự lập tức được đề ra, gồm kế hoạch hỏa lực, bố trí các vị trí chiến đấu, kể cả hố cá nhân, phát quang địa hình chung quanh để phát huy hoả lực. Lính dù lê dương cởi trần, người đẫm mồ hôi náu mình trong đất. Mọi người nhận thức rõ, nếu không chịu khó đào hầm trú ẩn thì sẽ phải trả bằng giá đắt. Vừa mới tạm hoàn chỉnh xây dựng công sự đã phải nhận tiếp nhiệm vụ khôi phục sân bay. Bộ Chỉ huy đã tính trước đến việc cung cấp các phương tiện hiện đại để đẩy nhanh công việc. Nhưng một lần, lưỡi xẻng xúc đất do máy bay thả dù quá xa đã rơi lạc vào nơi nào đó trong rừng. Còn bản thân xe ủi thì bị xoắn dù rơi xuống đất, bị hư hỏng. Đành phải dùng cuốc, xẻng và xe cải tiến thô sơ, vừa xắn tay áo lên làm việc, vừa nguyền rủa tụi ngu dốt ở phía sau.

Tướng Gin là Chỉ huy trưởng toàn bộ cuộc hành quân chiếm đóng ngày nào cũng hỏi công trình khôi phục sân bay đã làm đến đâu rồi. Do đã từng chỉ huy Nà Sản nên ông biết rõ tầm quan trọng của sân bay dã chiến. Là lính dù kỳ cựu, ông không bao giờ thiếu năng nổ, khi được lệnh nhảy dù ngay trên đầu địch hoặc ở phía sau lưng địch; ông không ngần ngại khi nhảy dù xuống Điện Biên. Nhảy dù là nghề của ông. Còn ở lại đây, đóng tại đây lại là vấn đề khác.

Công việc tiến triển tốt đẹp. Một máy bay liên lạc đã hạ cánh được xuống sân bay. Rồi chiếc thứ hai. Một máy bay vận tải Đakôta không chở người cũng liều hạ cánh và đã đáp xuống sân bay an toàn, cầu hàng không đã được thiết lập, liên tiếp chở người và dụng cụ tới. Vấn đề bây giờ là "làm cho Điện Biên được thông thoát" bao gồm các nhiệm vụ trinh sát, sục sạo, đẩy lùi du kích.

Ngày 4-12-1953, lính dù xung kích của Brêsinhắc bị chặn đánh kịch liệt cách Điện Biên 5km. Ba hôm sau, BEP phải nổ súng để giải toả một khu vực cách đường băng 3 km về phía bắc. Cao điểm này được đặt tên là "Quả ngư lôi" do hình dáng quả đồi, sau đó mới lấy tên là Gabrien (theo thứ tự A,B,C của trình tự xây dựng cứ điểm). Đúng ngày hôm đó, "bố Gin" do đau yếu, mệt mỏi rời khỏi tập đoàn cứ điểm, để lại một phần lính dù của mình cho Đại tá kỵ binh Đờ Cátxtơri. Binh đoàn đổ bộ đường không số 1 (GAP1) cùng đi theo tướng Gin. GAP 2 do Lănggle chỉ huy vẫn ở lại. Binh đoàn này gồm ba tiểu đoàn. Tiểu đoàn dù xung kích số 8 (8è Bataillon de parachutistes de choc), Tiểu đoàn dù ngụy số 5 (5è Bataillon de parachutistes Vietnamiens) và Tiểu đoàn dù lê dương số 1 (1er Bataillon étranger de parachutistes).
__________________________________________________
1. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 1-1994, tr 85 - 87.
2. Tháng 8-1953, Nava đã hạ lệnh rút bỏ tập đoàn cứ điểm này.
3. Cônhi vốn là Tư lệnh chiến trường đồng bằng sông Hồng được đề bạt làm Tư lệnh chiến trường Bắc Bộ thay Đờ Linarét hết nhiệm kỳ.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Năm, 2022, 10:05:15 pm

Ngày 9-12, bắt đầu cuộc rút quân gồm 2.100 lính Thái và 36 binh sĩ Âu từ Lai Châu về Điện Biên. Lính dù được lệnh tiến thẳng theo hướng bắc trên đường cái từ Điện Biên đi Lai Châu đến Mường Pồn để đón đoàn quân di tản. Đoạn đường chỉ dài 27 km. Nhưng, vừa ra khỏi lòng chảo đoàn quân dù đã bị Việt Minh chặn đánh từng khúc. Lính dù phải bỏ đường cái, đi theo đường núi song song với đường cái đầy cỏ gianh. Nóng kinh khủng, vừa đi, vừa vất vả dùng dao mở đường. Cuộc hành quân này kéo dài suốt hai ngày 11 và 12, đến sáng 13. Binh đoàn GAP của Lănggle biết tin Mường Pồn đang bị đánh vì đồn binh này liên tục gọi điện cầu cứu. Đã nghe tiếng súng nổ. Lính dù cố vượt nhanh 4 km đường còn lại.

Đột nhiên tiếng súng đang nổ dữ dội bỗng giảm dần rồi ngừng bặt. Lúc đó là giữa trưa ngày 13-12. Một máy bay "cào cào" bay tới báo tin cứ điểm Mường Pồn đã thất thủ. Mãi hai giờ sau, đơn vị đi đầu của binh đoàn dù mới tới được Mường Pồn thì nơi này chỉ còn lại một đống xác chết và tro than.

Binh đoàn phải quay về. Đêm hôm đó tương đối yên tĩnh. Trưa hôm sau, chạm trán Việt Minh đang tìm cách chặn đường rút. Trời xấu làm cho máy bay thám thính và khu trục không hoạt động được. Quân dù chỉ có thể dựa vào pháo yểm trợ bắn từ xa và không có hiệu quả. Xế chiều, trời hửng nắng. Máy bay kéo tới nhưng bị ngay súng phòng không bắn trả. Hai máy bay "cào cào" và một máy bay khu trục bị trúng đạn. Thật bất ngờ. Việt Minh có cao xạ ư? Đó là điều không ai nghĩ tới. Quân Việt chiếm được đỉnh đèo. Đại đội Brăngđông bị cắt khỏi đội hình tiểu đoàn, khi Brăngđông tập hợp được toàn đại đội thì đã có khoảng bốn chục lính bị chết, bị thương và mất tích. Cho tới nửa đêm, Lănggle mới dẫn được binh đoàn dù về tới Điện Biên. Kiểm điểm lại quân số, rõ ràng là một thất bại: 28 chết và mất tích, 28 bị thương, 1 trọng liên, 12 tiểu liên, 1 điện đài bị mất. Thất bại lớn nhất là binh đoàn dù đi đón đã không ứng cứu được cho các tiểu đoàn lính Thái. Số quân rút từ Lai Châu gồm 2.136 binh sĩ chỉ có 185 người về được Điện Biên. Rõ ràng, Điện Biên không giữ được vai trò "bàn đạp xuất phát tiến công". Mọi người tự hỏi: "Phải chăng Điện Biên đã mất vai trò chủ yếu này?".

Ngày 21-12-1953, Lănggle lại dẫn binh đoàn dù đi khá xa khỏi tập đoàn cứ điểm. Chuyến đi này là một cuộc hành quân gỡ thể diện, nhằm chứng minh quân Pháp không bị vây hãm trong thung lũng mà bất cứ lúc nào cũng có thể ứng cứu cho quân Lào nếu muốn. Ngày 23-12-1953, Lănggle đã gặp Vôđrây từ phía Lào tiến đến rồi hai người lại vội vã quay về căn cứ ngay, đề phòng bị quân Việt chặn đánh. Cuộc hành quân này đã thành công vì không gặp quân Việt.

Những cuộc hành quân xa, làm cho lính trong tập đoàn cứ điểm không có thời gian củng cố công sự. Ngày 12-1-1954, binh đoàn dù lại xuất quân một lần nữa. Lần này, chỉ hành quân từ trung tâm đến căn cứ Idaben1 cách sở Chỉ huy 5 km về phía nam rồi lại đi tiếp 3 km tới một bản phía tây - nam. Đúng lúc trung đội đi đầu tiên vào một khu vực cây cối rậm rạp địa hình phức tạp, lính đang ùn lại vì khó tiến lên thì quân Việt nổ súng. Đại đội 2 bị đạn súng cối và súng máy bắn như thác lũ. Đại đội trưởng Brăngđông bị thương, Trung uý Lơcốc lên thay nhưng lúc này binh lính chỉ biết tìm cách ẩn nấp sau những tảng đá hoặc dưới hố để tránh đạn. Đại đội 3 do Trung uý Máctanh được lệnh xông lên ứng cứu. Mãi tới 17 giờ, binh đoàn dù mới thoát khỏi trận địa phục kích. Đêm tối đen như mực, không dễ gì chống trả. Có thêm một số bị thương, trong đó có Trung uý Luyxiani, Tiểu đoàn phó. Gần đến vị trí, lại bị phục kích một lần nữa. Mãi tới rạng sáng mới về tới căn cứ. Mọi người mệt nhừ. Tổng cộng có 5 người chết, trong đó có 1 sĩ quan; 33 người bị thương, trong đó có 5 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan.

Tháng 2-1954, đơn vị BEP càng bị thiệt hại vì những trận đụng độ ngày càng dữ dội. Rõ ràng quân Việt đã hạ quyết tâm chiến đấu. Giữa trưa ngày 31-1, Việt Minh dám đàng hoàng nổ pháo 75 ly, bắn vào ba cao điểm và cả sân bay, phá hỏng một máy bay. Ngày 2-2-1954, đơn vị BEP đi sục sạo, lần đầu tiên vấp phải một vị trí Việt Minh với các công trình phòng ngự rất bài bản. Từ ngày 6-2, binh đoàn dù được lệnh đi tìm diệt các vị trí pháo của Việt Minh mà pháo của Đại tá Pirốt không làm câm họng được. Ngày 14-2, trận tiến công lên điểm cao 674 ở rìa thung lũng mạn tây - bắc đã phát hiện được hầm pháo và giao thông hào của địch được xây dựng vững chắc chống lại được đạn pháo của Pháp. Những cuộc sục sạo từ ngày 17-2 trở đi, chứng minh các cao điểm vây quanh Điện Biên đều bị Việt Minh chiếm lĩnh.

Ngày 5-3, BEP lại tiến đánh điểm cao 781 thọc sâu như một mũi kiếm cách sân bay 5km, đã làm cho phía Pháp có tới hàng trăm người thương vong. Cuộc tiến quân rất vất vả. Quân Việt chống trả ác liệt. Lính dù không chiếm được cao điểm 781, mà còn bị thiệt hại nặng. Trận tiến đánh mỏm 555 ngày 11-3 cũng là một thất bại hoàn toàn, không phá huỷ được các công sự của Việt Minh, phải quay về lúc 17 giờ với nhiều người chết và bị thương. Ngay tối hôm đó, pháo 75 ly của Việt Minh đặt ở mỏm 781 bắn liên tục suốt 40 phút vào Điện Biên mà pháo của Pirốt không tài nào bắn trả có hiệu quả. Một máy bay vận tải C119 bị phá hủy ngay trên đường băng, làm cho lính Điện Biên mất tinh thần vì họ biết chỉ có một con đường ra là “đường trời".

Ngày 12-3-1954, tướng Cônhi từ Hà Nội điện cho Đại tá Đờ Cátxtơri: "Ngày mai, 15 giờ".

Nếu có vài kẻ nào đó vỗ tay tỏ vẻ đón chờ trận đánh, thì lính dù của Tiểu đoàn dù lê dương số 1 (1er BEP) không ai hưởng ứng. Đối với bọn lính dù lê dương chúng tôi, trận đánh ở Điện Biên đã diễn ra từ 112 ngày rồi. Đã đủ để đánh giá tướng Giáp và bộ đội của ông rồi. Ngược lại, không ai còn tin tưởng vào Bộ Tổng chỉ huy quân đội Pháp, vì mọi phán đoán của các vị trong Bộ Chỉ huy tối cao đều chứng tỏ là đoán sai. Đối với Đờ Cátxtơri là chỉ huy trực tiếp, cũng không có ảnh hưởng gì với binh lính ở Điện Biên Phủ cả. Thôi được, ngày mai, 17 giờ, lính lòng chảo Điện Biên sẽ chiến đấu vì đó là nghề của họ. Cũng chẳng cần phải đòi hỏi gì thêm ở những người lính này.
_______________________________________________________
1. Tức Hang Cúm (thường gọi là Hồng Cúm).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 10:40:34 pm

CUỘC CHIẾN Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ1
 

Đêm trước cuộc công kích

Trong cuốn 20 năm xâu xé nước Pháp (Vingt ans qui déchirèrent la France). Tome 2. La liquidation. Indochine, Maroc, Tunisie, Suez, Algérie - Nxb. Robert Laffont, Paris, 1972. Chương II, phần I, tr.55-56, Claude Paillat (Clôđơ Paia) viết:

"Ban đầu, nghĩa là vào tháng 11-1953, vấn đề chỉ là thiết lập một căn cứ cho các cuộc tác chiến cơ động, nhưng theo với việc các sư đoàn đến xung quanh lòng chảo, Nava đã quyết định nghênh chiến. Số tiểu đoàn tăng lên cũng như số pháo; những vũ khí chuyên môn đã được bố trí: súng phun lửa, ống bộc phá, mìn, napan, phương tiện chống đạn khói. Bộ đội đóng giữ chín ngày lương thực, tám ngày étxăng, sáu cơ số đạn cho tiểu đoàn bộ binh, trên một ít cho pháo 105, bảy cơ số cho khẩu đội 155 ly, gần tám cơ số cho cối 120 ly.

Sự bố trí của tập đoàn cứ điểm có một vị trí trung tâm xung quanh sân bay do năm điểm tựa hình thành: Clôđin, Huyghét, An Mari, Đôminích, Êlian. Bảy tiểu đoàn, một cụm pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly chiếm lĩnh những điểm tựa ấy. Ở phía bắc, hai trung tâm khác: Gabrien và Bêatơrixơ, mỗi cái do một tiểu đoàn chiếm lĩnh. Sau hết, yểm trợ cho vị trí trung tâm, về phía nam là Idaben với ba tiểu đoàn và một cụm pháo 105 ly. Mạng lưới dây kẽm gai rộng từ 50 đến 75 m và khắp nơi đều có ít nhiều. Nhiều phương tiện thông tin. Bộ Chỉ huy cam đoan đã nghiên cứu mọi khả năng pháo kích và đại tá Đờ Cátxtơri có một khối lượng cơ động gồm ba tiểu đoàn dù, mấy xe thiết giáp chi viện.

Nếu Đờ Cátxtơri đảm đương việc chỉ huy tập đoàn cứ điểm thì tướng Cônhi ở Hà Nội chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc có trong tay mình, phi đoàn chiến thuật miền Bắc dưới quyền chỉ huy của tướng Đêsô là người hành động rất tự tiện. Lúc này, quan hệ giữa các vị tư lệnh và Nava rất lịch sự, thậm chí tốt nữa. Người ta gắn huy chương cho nhau, người ta ca tụng nhau. Còn Cônhi thì khó biết được ông ta nghĩ gì. Một hiện tượng khôn ngoan gồm những công văn tán thành và những báo cáo bi quan có thể làm người ta tin rằng cá nhân ông ta đã đề phòng mọi khả năng: thắng lợi cũng như thất bại. Có lẽ, theo bản năng, là người biết rõ Việt Minh hơn Nava, ông ta đã nghi ngờ Giáp và các mánh lới của Giáp. Không một giây nào, ít ra là về mặt chính thức, ông ta là một pháo thủ, hoài nghi khả năng của pháo binh ta trong việc đóng vai trò mà người ta chờ đợi ở nó. Trong khi đó, vào lúc mà mọi người đều nhận thấy thiếu phương tiện, không có đội dự bị chiến lược thì Nava lại dựng lên ở trung Trung Kỳ Chiến dịch Átlăng. Plêven đã kiểm tra chiến dịch này.

Còn địch?

Hiện nay Giáp có tại chỗ 27 tiểu đoàn giỏi đều thuộc các sư đoàn ưu tú. Một số tiểu đoàn khác yểm hộ các hào tiếp cận và các trục dẫn tới bộ đội bao vây. Đầu tháng 3, bốn tiểu đoàn trang bị 64 khẩu 37 ly đã tăng thêm vào hai trung đoàn pháo, trung đoàn thứ nhất có 20 khẩu 105 ly, trung đoàn thứ hai có 18 khẩu 75 ly cũng như cối hạng nặng. Hơn nữa, về lực lượng phòng không nhẹ, bên bao vây có thể đưa vào hoạt động 100 khẩu 12,7 ly và 16 khẩu 37 ly phụ thêm. Bộ Chỉ huy Việt Minh đã thực hiện những công sự kỳ lạ dưới hình thức chiến hào, đường giao thông ngầm đưa các đơn vị của họ đến các tập đoàn cứ điểm hai hoặc ba kilômét. Rất nhiều địa điểm cho việc sử dụng pháo binh khi cần, nhưng chúng ta đã biết rằng do sự nguỵ trang đặc biệt mà ít chỗ bị máy bay trinh sát phát hiện. Ba đường từ Trung Quốc chạy qua Cao Bằng, Lạng Sơn và Lai Châu đã đưa hàng tiếp tế đến, nhất là gạo. Các kho đạn pháo được thường xuyên bổ sung, trên thực tế đã tăng gấp đôi, riêng trong tháng 3.

Diễn viên và phương tiện đã được bố trí như vậy khi tấm màn của vở bi kịch sắp sửa kéo lên".


Cuộc công kích ác liệt đầu tiên và sự bóp nghẹt chậm rãi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Sách đã dẫn, tr.57-60, Clôđơ Paia viết:

"Trong đêm 12 rạng sáng ngày 13-3-1954, Giáp mở cuộc tấn công bằng những hành động biệt kích chống lại các điểm tựa, hòng phá huỷ pháo và xe bọc thép. Tình báo cho Nava biết rằng, địch muốn chiếm Điện Biên Phủ trong nhiều nhất là bảy ngày. Cuộc tấn công chính mở đầu vào ngày 13-3 bằng cuộc bắn chuẩn bị mật độ cao của pháo binh vào toàn bộ căn cứ, tiếp theo là cuộc tấn công của bộ binh vào Gabrien và Bêatơrixơ mà viên chỉ huy, Trung tá Gôsê bị chết ngay từ đầu cuộc tấn công. Chưa đầy 24 giờ, điểm tựa thứ hai tuy do một tiểu đoàn lê dương đóng giữ cũng bị bên tấn công chiếm mất. Gabrien do các xạ thủ của Trung đoàn xạ thủ châu Phi thứ 7 đóng giữ cũng bị mất vào đêm 14 rạng sáng ngày 15. Một cuộc phản kích cho phép chiếm lại được vài mảng của Gabrien. Riêng trong giai đoạn này, thiệt hại của Việt Minh ước chừng 3.000 người so với 1.500 trong hàng ngũ chúng ta. Việc pháo binh địch làm tê liệt việc sử dụng sân bay cũng nghiêm trọng như vậy.

Ngày 14-3, Đại tá Pirốt chỉ huy pháo binh của tập đoàn cứ điểm đã tự sát bằng cách tháo chốt một quả lựu đạn trên ngực mình; đại bác của ông đã không làm câm họng các khẩu đội địch như ông đã quá dại dột thề thốt sai lầm có tính chất tai hại. Ở Pari, Chính phủ không lầm, Plêven mất hết mọi ảo tưởng. Than ôi! Quá muộn! Nếu như người ta nhớ rằng các C.119 có mỗi ngày hai kẽ hở một giờ rưỡi và việc yểm hộ cho chúng phải ưu tiên thì như vậy là phải làm cho lực lượng phòng không vô hại trong ít nhất là ba giờ. Nhưng số pháo phòng không rất nhiều và tác hại của chúng rất lớn. Pháo 37 ly chắc là bắn trên bốn khẩu cùng một lúc với một đài chỉ huy bắn có máy ngắm và thước đo độ cao. Người ta cùng nhanh chóng nhận thấy rằng, một số máy bay bị hạ ở 10.000 piê2 hoặc 11.000 piê; như vậy là hình như người Việt dùng cả 75 ly hoặc 105 ly, thêm vào pháo 37 ly, có 12,7 ly đông đảo hơn và đáng sợ đối với máy bay vận tải lúc thả dù.

Một phái đoàn nghiên cứu tác chiến Pháp-Mỹ (Enkhi, Lôít, Rêvâyắc) cho rằng, toàn bộ số pháo này là 93 khẩu 12,7 ly, 36 khẩu 37 ly; trái lại tình báo của Nava cho rằng, có 100 khẩu 12,7 ly, nhiều pháo 75 ly và 105 ly, những ống phóng rốckét hình như cỡ 90 của Trung Quốc. Tóm lại, chỉ mấy ngày sau khi cuộc tấn công bắt đầu, hiệu quả của lực lượng phòng không Việt Minh đã ở mức phá hoại nghiêm trọng việc tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm.

Trong báo cáo về tác dụng của không quân trong trận đánh, tướng Đêsô, Tư lệnh GATAC Bắc Bộ nhấn mạnh rằng, những máy bay tiêm kích đậu ngay ở Điện Biên Phủ không thể cất cánh do những khó khăn về máy móc: như thế là sáu chiếc bị phá hủy trên mặt đất cũng như năm chiếc Crikê và hai máy bay lên thẳng. Những Đakôta chỉ huy sở thường xuyên điều khiển cả ngày lẫn đêm, các cuộc can thiệp của máy bay phụ trách thả dù đã rất nhanh chóng buộc phải nâng cao rõ ràng độ cao như Mỹ đã buộc phải làm ở Triều Tiên. Máy bay vận tải cũng ném xuống các trận địa địch những bình napan 20 lít. Ngay khi Giáp mở cuộc tấn công, đô đốc Obôinô cho phép đưa lên đất liền hai phi đội (phi đội thứ nhất gồm các Henđivơ và phi đội thứ hai gồm các Hencát) đỗ trên tàu chở máy bay Arômăngsơ. Vì vậy, các phi đội này đặt ở sân bay Cát Bi và Bạch Mai, các chặng đường sẽ ngắn hơn; những chuyến bay có hiệu quả và dũng cảm của không quân thuộc hải quân có thể tiến hành vào chập tối chống lại lực lượng phòng không. Nhưng cái chính là yểm trợ trực tiếp ngay trong lòng chảo: ném bom các điểm tựa rơi vào tay người Việt, tấn công các vị trí phòng không, bảo vệ các "kiện hàng" trong các cuộc thả dù. Tất cả cái đó tiến hành không phải không mất mát. Khi thời tiết không cho phép tham chiến trên tập đoàn cứ điểm thì các máy bay của không quân thuộc hải quân giội xuống các đường giao thông hoặc "rượt theo" các đoàn xe tải trên đường hàng tỉnh 41.

Ở những người bảo vệ tập đoàn cứ điểm, sự thất thủ Bêatơrixơ và Gabrien, cái chết của Trung tá Gôsê, vụ tự sát của Pirốt đã gây ra sự sa sút tinh thần. Sức mạnh của Việt Minh, thắng lợi của họ, việc không thể nào làm mất tác dụng của pháo binh và lực lượng phòng không của họ đều là những sự phát hiện nặng nề. Từ sự tin tưởng thường biểu hiện một cách ngây thơ và thượng võ, ngươi ta chuyển sang sự hoài nghi đối với khả năng chống cự của căn cứ lục - không quân. Cũng buộc phải thừa nhận rằng, ưu thế trên không không có tính chất quyết định và giờ đây người ta tự hỏi việc tiếp tế rơi từ trên trời có một ngày nào đó sẽ ngừng lại không! Theo yêu cầu của Đờ Cátxtơri, Nava ra lệnh thả hai tiểu đoàn dù vào ngày 14 và 16-3 (Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 và Tiểu đoàn dù Việt Nam số 5), vì đội dự bị ban đầu đã cạn trong các cuộc phản kích. Máy bay dân dụng còn đậu ở Điện Biên Phủ ngừng hoạt động từ ngày 16 đến ngày 20-3, lại tiếp tục các hoạt động của mình rồi vĩnh viễn chấm dứt từ ngày 25. Trong khi đó, từ ngày 19, những người bị vây còn đủ sức thu các kiện hàng một tấn và từ chối mọi sự can thiệp của các máy bay vận tải hai thân C119.
________________________________________________
1. Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia, do Mạc Văn Trọng, Nguyễn Đăng Vinh, Hoàng Thế Dũng sưu tầm và tuyển chọn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 46-85.
2. Đơn vị đo lường bằng 304,8mm.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 10:41:27 pm

Sự bóp nghẹt chậm rãi

Như thế là những hậu quả của cuộc tấn công đầu tiên của Việt Minh biểu hiện trên tất cả quy mô của chúng. Đây là một thảm hoạ! Giờ đây, 48 giờ sau cuộc tấn công của địch, Nava lại chúi mũi vào Chiến dịch "Côngđo" nghiên cứu vào tháng 12-1953 và dự kiến giải toả tập đoàn cứ điểm với một quân số lớn lấy từ Thượng Lào. Nhưng hình như nó đòi hỏi nhiều tiểu đoàn, 15 đến 20, và vị Tổng Tư lệnh chỉ có 7 (cũng như một sự yểm trợ của không quân ở mức đó). Nava và Cônhi vấp phải những trở ngại tương tự khi lấy ở trong cặp của mình những bản nghiên cứu cho các chiến dịch, lần này thì xuất hiện từ đồng bằng hướng về Điện Biên Phủ. Các viên tướng nhận thấy nhưng hơi chậm, rằng riêng trong lĩnh vực không quân đã cần có những phương tiện gấp 10 lần hiện có.

Từ ngày 16-3 cho đến cuối tháng, sự tạm ngừng của người Việt cho phép tổ chức lại tập đoàn cứ điểm. Những chuyện đáng buồn mới nảy sinh với sự tan rã của một tiểu đoàn Thái, bỏ hai điểm tựa của An Mari. Phần còn lại sáp nhập của người Việt vào đường băng. Nếu liên lạc đường bộ còn tiến hành giữa khu trung tâm Điện Biên Phủ với Idaben, nếu những hành động nhỏ còn diễn ra chống lại địch thì trái lại, liên lạc đường không đã bị gián đoạn: chiếc máy bay lên thẳng cuối cùng đỗ xuống ngày 23 đã bị hạ, và ngày 26 chiếc máy bay cuối cùng cất cánh mang theo thương binh. Suốt nửa sau tháng 3, Nava ước tính thiệt hại của Pháp là 1.000 người và của người Việt là 2.000.

Chiến thuật của Giáp nhằm để cho Nava không ngừng tăng số tiền đặt vào chiếu bạc để vớ được nhiều hơn.

Ngày 31-3, ông ta mở một cuộc công kích mới vào phía đông tập đoàn cứ điểm. Những cuộc chiến đấu rất mãnh liệt và đẫm máu tiếp diễn cho đến ngày 4-4. Pháo binh của Idaben đã chi viện. Một số đơn vị chúng ta phản kích đến bảy lần liền. Sự tan rã của một tiểu đoàn Thái thứ hai gây ra sự thay đổi mới trong hệ thống phòng thủ: ngày 3 và 4-4 đã thả xuống một tiểu đoàn dù nữa (Tiểu đoàn dù thuộc địa 11/1).

Từ ngày 5-4 đến ngày 1-5, người Việt bóp nghẹt từ từ tập đoàn cứ điểm. Họ thay các trận công kích ồ ạt bằng việc đào những hào tiếp cận mà toàn bộ chiều dài vượt 400 km. Những điểm tựa trở thành khó tiếp tế do sự xâm nhập của địch đã bị rút bỏ.

Trong thời kỳ từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, không quân tiếp tục các cố gắng của mình, đặc biệt là tìm cách phá hoại các khẩu đội pháo phòng không mà vị trí đã phát hiện được chính xác hơn. Nhưng Đờ Cátxtơri rất hay chuyển những phi vụ dự kiến cho những mục tiêu pháo binh thành yểm trợ trực tiếp, vì bên bao vây tăng cường sức ép của họ khắp xung quanh lòng chảo. Điều kiện thời tiết thường không thuận lợi: sương mù dày đặc diễn ra toàn miền thượng du và giảm tầm nhìn xa xuống dưới 1 km. Để đề phòng những cuộc tấn công mới của người Việt, viên tư lệnh tập đoàn cứ điểm ra lệnh, trong những ngày đầu tháng 4, cho không quân chuyên "giải quyết" một số khu vực, nhất là bằng cách ném bom nổ chậm vào các hào tiếp cận. Các núi Sôvơ, Đôminích, Êlian, là những điểm tựa được hưởng sự chi viện đó nhiều nhất.

Các ngày 9, 10 và 11-4, 40 Đakôta thả tiểu đoàn dù lê dương thứ hai. Vào ngày 10 tháng 4, GATAC bắc yêu cầu Đờ Cátxtơri không thay đổi các phi vụ nhằm làm mất tác dụng của pháo phòng không và pháo binh của Giáp, việc phá huỷ pháo 37 ly là điều chủ chốt: nếu không thực hiện được thì việc tiếp tế cho lòng chảo sẽ vĩnh viễn bị phá huỷ, vì rằng, người ta đặc biệt ngắm vào các "kiện hàng". Ban đêm, các B26 và Privatơ (mỗi loại bảy chiếc) quần đảo các con đường.

Lôdanh không có ảo tưởng: những hoạt động ấy chỉ làm gián đoạn hết sức nhất thời việc tiếp tế của người Việt. Từ ngày 17 đến 25-4, thời tiết luôn luôn xấu nhưng vẫn có bảy vị trí pháo bị đánh phá; bom nổ chậm trên các chiến hào khép chặt Huyghét. Cho đến cuối tháng 4, việc yểm trợ vận tải vẫn là nhiệm vụ chính. Phi đội Cócxe đột nhiên đến tăng viện".


Biết trước mà vẫn bị bất ngờ

Pie Lănggle tường thuật cuộc công kích của quân Việt Minh vào trung tâm đề kháng Him Lam.

"... Từ ngày 26-1-1954, hai bên đối địch đã ở trong thế mặt đối mặt. Cả Bộ Tư lệnh ở Điện Biên Phủ đến Bộ Tổng tư lệnh ở Hà Nội đều đinh ninh rằng: trận đánh sẽ xảy ra đến nơi rồi, nhưng không hiểu sao đối phương lại đột nhiên ngừng tiến công. Sư đoàn 308 của địch nhổ trại và xốc thẳng về Luông Prabăng. Trên dọc đường đi, nó san bằng một loạt các đồn bốt ở Mường Khoa và Nậm Bạc, tiêu diệt hai tiểu đoàn rồi tiến tới trước ngưỡng cửa Mường Sài, chỉ cách Thủ đô Lào có 120 km. Rồi, sau khi đã gieo rắc hoang mang, dấy lên sự bối rối trong các Bộ Tham mưu Pháp, sư đoàn đỏ lại lặng lẽ quay trở lại chiếm lĩnh vị trí xuất phát để tiến công Điện Biên Phủ, mà mãi sau này ta mới hiểu rõ. Vào khoảng thời gian đó, tức là bắt đầu từ ngày 20-2, ý đồ tiến công của địch không còn nghi ngờ gì nữa. Pháo mặt đất và pháo cao xạ của địch bắt đầu hoạt động. Nhưng hãy còn lẻ tẻ và chưa nguy hiểm mấy. Có vẻ như là địch đang chỉnh lý đường bắn và tìm hiểu biện pháp đặc biệt để nghi trang các khẩu đội pháo của họ. Họ làm nổ cả những lựu đạn khói trên các mỏm đồi để che giấu một cách hoàn hảo vị trí bắn của họ. Và thế là pháo binh của ta cứ nã mãi vào đụn khói nghi binh nhử mồi đó trước khi nó bị lộ.

Đầu tháng 3-1954, vòng vây của đối phương bắt đầu siết chặt chung quanh cứ điểm. Việt Minh cắm chân một cách vững chắc và thực tế đang "sờ nắn" các cứ điểm phía bắc là Gabrien và Bêatơrixơ (tức đồi Độc Lập và Him Lam). Đồng thời họ cũng đột nhiên tăng cường sức ép ở vùng đồng bằng, trên trục đường huyết mạch Hải Phòng - Hà Nội và tiến hành hai hoạt động đột kích táo bạo tuyệt vời vào hai trường bay Bạch Mai và Cát Bi.

Ngày 12-3, vào khoảng xế chiều, pháo binh Việt Minh bắn vào đường băng ở sân bay Điện Biên Phủ và khi trời bắt đầu tối, loạt pháo đầu tiên của họ đã bắn cháy một chiếc máy bay vận tải hai thân C119, cháy đùng đùng như bó đuốc. Đó là bó đuốc báo hiệu cuộc chạy đua của đối phương ập vào cứ điểm Điện Biên Phủ.

Tối hôm đó, như thường lệ, các sĩ quan tham mưu, các sĩ quan chỉ huy các phân khu và các sĩ quan chỉ huy các đơn vị ứng cứu tập trung cả trong gian hầm của Đại tá Đờ Cátxtơri. Tư lệnh cứ điểm Điện Biên Phủ và binh đoàn chiến đấu ở khu vực Tây Bắc. Kết thúc cuộc hội ý, hội báo, Đại tá Đờ Cátxtơri dặn dò:

- Các ông nhớ nhé: ngày mai 13-3, 17 giờ.

Ngày hôm sau, 13-3 vào hồi 17 giờ 15 phút, tức là cái giờ cao điểm mà Việt Minh có thể tiến công đã qua. Tôi đang tắm ở trên một bãi đất cắm bốn cọc tre che chiếu thì chợt có tiếng ầm ầm như sấm động ở đằng xa, tiếp theo đó là một loạt tiếng nổ rất đanh của pháo 105 ly làm cho tôi phải vội vã nhảy luôn vào hầm như con chuột chui vào cống.

Tôi chạy lại phía máy nói. Hai đường dây toả đi các tiền đồn không hoạt động được nữa. Chắc hẳn là những đường dây lộ thiên đã nát vụn như bún rồi. Đường dây thứ ba của tôi nối liền với Sở Chỉ huy của Bộ Tư lệnh binh đoàn chưa việc gì. Tôi liên lạc ngay được với một sĩ quan tham mưu. Anh ta cho tôi biết, phó của tôi là Thiếu tá Đơ Pagixơ hiện nay tạm thời trực thuộc sự điều động của Đại tá Đờ Cátxtơri, còn cứ điểm Bêatơrixơ do một tiểu đoàn lê dương trấn giữ đang bị chia cắt bởi những đợt xung phong rất dữ dội của địch. Tiểu đoàn trưởng là Thiếu tá Pêgô vừa mới bị chết trong hầm vì đạn pháo, hệ thống vô tuyến điện thoại cũng đã câm bặt.

Tiếng chuông điện thoại reo vang. Tôi nghe thấy giọng nói của Đại tá Đờ Cátxtơri:

- Lănggle đấy phải không? Gôsê vừa mới bị chết ở trong hầm cùng với toàn bộ các sĩ quan trong Ban Chỉ huy, trừ Vađô. Anh thay ngay Gôsê làm Chỉ huy trưởng phân khu trung tâm, Vađô sẽ cho anh biết tình hình. Pagixơ thay anh chỉ huy GAP (tức binh đoàn đổ bộ đường không).

Tôi ra khỏi hầm. Đêm tối ập xuống. Hơn mười năm trước đây, trong những trận đánh trên các chiến trường châu Âu, chưa bao giờ tôi được chứng kiến một cảnh tượng chói loà như thế này.

Cách 3 km về phía đông - bắc, sáu tiểu đoàn địch được sự yểm trợ bởi một hoả lực mạnh, đang tiến công cứ điểm Bêatơrixơ. Cũng cần phải ghi chú ở đây là tất cả những cứ điểm của chúng tôi ở Điện Biên Phủ đều được đặt tên đàn bà con gái. Như vậy là Bêatơrixơ đang bị tiến công, nhưng cứ điểm này lại bị quả đồi mang tên Đôminích che khuất. Trong đêm tối, hình dáng quả đồi này in hẳn lên trên nền trời đỏ rực như máu.

Những loạt pháo ngăn chặn và chế áp từ vị trí trung tâm bắn đi cũng rộ lên. Xen lẫn với tiếng đạn "đi tới" ầm ầm, là những tiếng "đầu nòng" như sấm rền của 28 khẩu pháo của quân ta. Trong lúc đó, hai khẩu trọng liên bốn nòng 12,7 ly đặt ở hai bên sườn vị trí cũng vạch lên nền trời đen xạm những vệt lửa kéo dài. Một quả đạn pháo lân tinh rơi trúng kho xăng dùng cho máy bay khu trục. Kho xăng nổ tung giữa cột tia lửa và những cuộn khói trắng xoáy ốc. Một luồng lửa dài vút cao lên trời.

Tôi lần theo hào giao thông đi đến Sở Chỉ huy của Gôsê, lúc đó đã rời sang gian hầm bên cạnh, khi Sở Chỉ huy cũ bị huỷ diệt. Thiếu tá Vađô bị thương, bắt đầu báo cáo ngay cho tôi biết tình hình và nhiệm vụ của phân khu.

Cho tới nay, tôi vẫn còn hình dung thấy Thiếu tá Vađô trong buổi tối thê lương đó, đầu tóc rối bù, ngực phanh trần bê bêt máu, lỗ chỗ những mảnh đạn. Suốt ba tháng qua, chúng tòi cùng ở trong một cứ điểm Điện Biên Phủ, nhưng không biết nhau, đến bây giờ mới gặp.

Tại cứ điểm Bêatơrixơ, từ hồi 18 giờ, công cuộc phòng ngự đã bị rối loạn vì cái chết của tiểu đoàn trường và tiểu đoàn phó là Thiếu tá Pêgô, Đại uý Pácđi, cùng bị chết trong Sở Chỉ huy. Cuộc tiến công của Việt Minh được đẩy mạnh, hai cứ điểm ở phía đông - bắc và tây - bắc lần lượt bị chiếm. Đến 23 giờ, trận đánh tiếp tục nhằm vào cứ điểm trung tâm. Cuối cùng, đến lượt cử điểm này cũng thất thủ nốt vào lúc nửa đêm.

Việt Minh làm chủ toàn bộ trung tâm phòng ngự Bêatơrixơ. Do vị trí này bị đánh chiếm quá nhanh và cũng do ta không nhận được những tin tức báo cáo của những lực lượng bị địch chặn đánh, do đó không tổ chức được phản công, mà có phản công thì với hai tiểu đoàn dự bị của Binh đoàn đổ bộ đường không (GAP) có lẽ cũng không đủ".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 10:42:21 pm

Cuộc công kích của quân ta vào trung tâm đề kháng Độc Lập (Gabrien)

Trong cuốn Đông Dương 1946-1962 (Indochine 1946-1962), Nxb. Rôbe Laphông (Robert Laffont), Pari, 1962, Bécna Phôn (Bernard Fall) viết:

"Từ buổi sáng, từng đám mây lớn ùn lại trên thung lũng, làm cho các máy bay tiếp tế không hạ cánh được và các máy bay thám thính cũng không quan sát được những khu vực xung quanh tập đoàn cứ điểm. Bộ Chỉ huy chuẩn bị phản kích để chiếm lại Bêatơrixơ. Đội lính dù có nhiều xe tăng yểm hộ xuất kích lúc 7 giờ 30 phút. Vừa ra tới đường 41 thì vấp ngay phải hoả lực mạnh của đối phương. Như vậy là Việt Minh đã đoán trước có cuộc phản kích này và vững chân chờ đợi đánh lại.

Có nên tiếp tục phản kích chiếm lại Bêatơrixơ nữa không? Căn cứ vào những sự việc đã xảy ra đêm trước và tình trạng thảm hại của những công sự phòng ngự ở cứ điểm này thì dù có chiếm lại cũng khó mà giữ được nó, hoặc ít nhất cũng khó mà duy trì được sự liên lạc giữa nó với phần còn lại ở trung tâm tập đoàn cứ điểm. Đối với Đại tá Đờ Cátxtơri, việc này có nghĩa là phải sử dụng những lực lượng dự trữ của các tiểu đoàn dù, của xe tăng và của pháo binh vào việc bảo vệ một cứ điểm mà tác dụng rất đáng ngờ. Mà nào đã hết đâu? Lại còn phải tính rằng, ngay trong đêm đầu tiên, cuộc đấu pháo đã làm cho Pháp phải trả giá bằng 6.000 viên đạn pháo 105 ly, nghĩa là một phần tư số đạn ở trong kho dự trữ. Sân bay ở ngay dưới tầm hoả lực, trời lại nhiều mây mù, rất ít hy vọng lại nhận được đồ tiếp tế mau chóng. Hơn nữa, Đại tá Đờ Cátxtơri còn cần ngay một tiểu đoàn dù để thay cho số quân của Tiểu đoàn 3 lê dương bị tiêu diệt đêm qua, đồng thời còn cần phải có một số quân kha khá nữa để tổ chức phản kích kịp thời vào vị trí Gabrien (đồi Độc Lập). Bởi vì, nhất định mục tiêu sắp tới của Việt Minh sẽ là Gabrien. Được Cônhi đồng ý, Đờ Cátxtơri đã hoãn lại cuộc phản kích vào Bêatơrixơ. Trên thực tế cuộc phản kích này không bao giờ xảy ra cả.

Mặt khác, sân bay chính của tập đoàn cứ điểm đang trở thành khó giữ nổi. Pháo binh của đối phương đã hiệu chỉnh súng, nhằm vào sân bay, nhằm vào cả những ụ để máy bay, trong đó các thợ máy đang khẩn trương làm việc để chữa những chiếc máy bay cuối cùng còn lại ở Điện Biên Phủ. Đến 14 giờ, ba chiếc máy bay trong số này có vẻ như có thể cất cánh được. Các phi công lái nó là Trung uý Parixô, Trung sĩ Chusê, Trung uý Preăng cho nổ máy từ trong ụ đất rồi mở hết tốc lực, vọt ra ngoài, bay thoát về sân bay Cát Bi, Hải Phòng. Pháo binh địch bèn tập trung bắn phá những máy bay còn lại và các thiết bị trong sân bay. Cuối cùng, tất cả sáu chiếc máy bay trên sân bay đều bị phá huỷ, đài chỉ huy bị đổ nát một phần, dãy đèn pha hướng dẫn máy bay hạ cánh trong đêm hoặc khi trời xấu hoàn toàn bị phá tan. Một chiếc máy bay lên thẳng bị hỏng nặng, một chiếc khác bị hỏng nhẹ. Đến 19 giờ 30 phút, chiếc máy bay cào cào cuối cùng bốc cháy. Như vậy là chỉ trong vòng 24 giờ sau khi bùng nổ chiến sự, Điện Biên Phủ đã bị tước mất lực lượng không quân yểm trợ tại chỗ.

Từ 14 giờ 15 phút, máy bay bắt đầu thả từng đợt lính dù của Tiểu đoàn dù số 5 Việt Nam (nguỵ), do Bôtenla chỉ huy, xuống các bãi nhảy dù đặt tên là Natasa, Ốctavi và Ximon. Tuy nhiên, nếu pháo cao xạ của Việt Minh lúc đó tỏ ra chưa chính xác lắm thì pháo mặt đất của Việt Minh lại rất có hiệu lực và bắn chế áp phần lớn các bãi nhảy dù. Nhiều lính dù chết ngay từ khi chưa chạm đất. Đại đội 1 và tiểu đoàn bộ bị thiệt nặng hơn cả. Mãi đến 18 giờ, tiểu đoàn dù này mới tập hợp được trên các cứ điểm Êlian 1 và Êlian 2 (dãy đồi A1, A2 ở phía đông Mường Thanh) ở bờ trái sông Nậm Rốm. Một số lớn lính dù phải chạy quanh co hàng cây số duới hoả lực địch từ lúc chạm đất, khi tới vị trí chiến đấu thì đã kiệt sức. Bọn này mệt đến mức không còn đào nổi những hố hào sơ sài để che thân, chống lại đạn của địch nữa. Những trận mưa dông trút xuống lúc chiều tà càng làm cho tình hình thêm khốn khổ. Từ cứ điểm Êlian nhìn thấy rõ nét cứ điểm Gabrien, nổi bật trong đêm tối dưới ánh sáng của những phát đại bác nổ trên đỉnh đồi. Chỉ vài phút sau, đại bác Việt Minh đã nhằm vào những súng cối của Tiểu đoàn dù số 5 và đến 21 giờ, ba khẩu súng cối đã lần lượt bị tiêu diệt bởi những viên đạn "đánh đáo lỗ" của địch.

Trong lúc đó, Tiểu đoàn 5 lính bộ binh Angiêri do Thiếu tá Mécnem chỉ huy, cũng chuẩn bị đẩy lùi cuộc tiến công của Việt Minh vào cứ điểm Gabrien nhất định sẽ xảy ra đêm nay. Gabrien là một cứ điểm của Điện Biên Phủ, có những hai tuyến phòng ngự. Mấy tuần trước, một số sĩ quan đã nhận xét một cách châm biếm rằng, cứ điểm này dày đặc binh lính và súng cối tới mức đại bác địch rơi vào bất cứ chỗ nào cũng có thể gây thiệt hại được. Nhưng Trung tá Pirốt, chỉ huy pháo binh đã trấn an Thiếu tá Mécnem rằng, pháo địch không thể nào gãi nổi cứ điểm này.

Theo đúng nguyên tắc, Tiểu đoàn trưởng Mécnem và Tiểu đoàn trưởng Các là người tới thay Mécnem cùng đi kiểm tra các vị trí. Từ sáng ngày 14, các kho lương thực và đạn dược của Gabrien đã được tiếp tế tới mức có thể cầm cự được trong bốn ngày.

17 giờ, hai tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho các binh sĩ được ăn một bữa cơm nóng. Các sĩ quan cũng ăn với nhau một bữa cuối cùng. Không quân đã hứa cho một máy bay Đakôta, tên mật là "đom đóm" tới thả pháo sáng suốt đêm để soi chiến trường. Pháo binh hứa sẽ dốc toàn lực yểm hộ. Để tránh cho Sở Chỉ huy khỏi bị tiêu diệt toàn bộ bởi một phát đạn đại bác bắn trúng đích, một sở chỉ huy phụ, trong đó có bố trí máy vô tuyến điện, đã được thiết lập thêm trong gian hầm làm lễ của các sĩ quan. Chỉ tay vào những chén rượu sâm banh đặt trong thùng ướp nước đá, Mécnem động viên mọi người: "Chúng ta sẽ cùng nhau chạm cốc lúc trận đánh kết thúc, sau khi đã nghiền nát Việt Minh".

18 giờ, pháo của đối phương bắt đầu bắn chuẩn bị nã vào Gabrien, Clôđin và khu vực Sở Chỉ huy. Mới đầu là cối 120 ly, có lẽ đặt ở bản Nà Ten, cách đó 2 km. Sau đó, đến lượt pháo 105 ly đặt cách đó 8 km. Đến 20 giờ, các hầm đặt vũ khí hạng nặng của Tiểu đoàn 4, do Trung uý Môrô chỉ huy sụp đổ. Môrô vừa mới cho vợ về Hà Nội mấy hôm trước, nay bị chết gục trong đống đổ nát của gian hầm chỉ huy. Hai khẩu cối 81 ly phối thuộc với Gabrien thì bị hoả lực địch áp đảo mãnh liệt.

Khu vực của Đại đội 4 bị đe doạ nhiều nhất. Sau khi huỷ diệt Sở Chỉ huy của Trung uý Môrô, bộ binh địch bắt đầu thâm nhập cứ điểm. Việt Minh không xung phong ồ ạt như đêm trước mà lại thay đổi chiến thuật. Đến nửa đêm Mécnem và Các quyết định tung những lực lượng dự trữ cuối cùng ra để phản kích ứng cứu cho Đại đội 4. Pháo 105 ly và 155 ly của Pirốt cũng bắn mạnh vào tuyến đầu của Việt Minh. Sau khi báo cáo vắn tắt tình hình cho Đại tá Đờ Cátxtơri, Thiếu tá Mécnem chạy vào hầm nghỉ một lát trước khi trao quyền chỉ huy cho Thiếu tá Các. Lúc đó đã bước sang ngày thứ hai, ngày 15-3.

Đúng 3 giờ 30 phút, pháo địch lại bắn dồn dập, có vẻ như được tăng cường thêm hai khẩu đội nữa từ phía đông - bắc bắn tới. Bộ binh địch thâm nhập vào đường hào bắc - nam, phân cách các vị trí của Đại đội 1 và Đại đội 4. Việt Minh có thuận lợi vì tiến, theo hướng này không bị phát hiện cho tới khi đến sát các chiến hào của Đại đội 1. Không biết đạn súng trường của bộ binh hay đạn pháo của địch đã bắn chết Đại uý Nácbê, Đại đội trương đại đội 1 và làm bị thương sĩ quan duy nhất còn lại của đại đội là Trung uý Ru.

Trong khi toàn bộ các sĩ quan cao cấp của cứ điểm đều tập trung trong hầm chỉ huy cùng với các nhân viên vô tuyến điện thì một quả đạn đại bác ngòi nổ chậm đã xuyên qua mái rồi nổ tung trong hầm. Tiểu đoàn trưởng Các bị đứt rời một chân và về sau đã chết. Mécnem bị nhiều vết đạn và ngất xỉu; phó của Mécnem và sĩ quan liên lạc với pháo binh đều bị thương nặng. Ngoài ra. tất cả những máy vô tuyến điện liên lạc giữa Ban Chỉ huy tiểu đoàn với các đại đội chiến đấu và với trung tâm Điện Biên Phủ đều bị hỏng.

Hai tiểu đoàn trưởng đều bị thương, việc chỉ huy Gabrien phải giao cho viên Chỉ huy phó của Mécnem, nhưng viên sĩ quan này quá sợ hãi, không chỉ huy nổi. Gần 5 giờ sáng, một sĩ quan trẻ là Đại uý Giăngđrơ, Đại đội trưởng Đại đội 3, phải tạm thời nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn.

Trong lúc đó, tình hình Gabrien mỗi lúc một trầm trọng. Hai lính Angiêri đang khiêng Trung uý Ru về Trạm quân y thì vấp phải Việt Minh đang từ từ tiến về phía Sở Chỉ huy. Họ liền vứt luôn chiếc cáng ra đó rồi chui lủi về trận địa cuối cùng. Theo đề nghị của Đại uý Giăngđrơ, pháo binh Pháp chuyển làn, bắn vào tuyến một của cứ điểm, nhưng đạn rơi ngắn quá lại làm chết luôn một số lính Angiêri trong đồn. Ápđeraman gọi về Bộ Tư lệnh yêu cầu đại bác bắn xa ra, nhưng máy vô tuyến điện lại bị hỏng. Đến 7 giờ 30 phút, ở phía nào cũng thấy xuất hiện những chiếc mũ cứng của lính Việt Minh. Mọi người trong đồn đều từ từ bỏ súng xuống và đứng cả dậy. Rất nhanh, một sĩ quan Việt Minh - đoán như vậy vì thấy đeo xà cột ra lệnh cho những binh lính còn sống sót của Đại đội 1 đi xuống chân đồi, tiến về phía trận tuyến của Việt Minh ở phía bắc. Đại đội 2 và Đại đội 3 cũng cùng chung số phận.

Cuối cùng, Mécnem vừa mới nhào xuống hào giao thông về hướng nam thì bị luôn hai lính Việt Minh nhảy bổ xuống lưng và bắt làm tù binh. Ông ta không bao giờ được uống rượu sâm banh để mừng chiến thắng như đã chuẩn bị.

Trận đánh trên đồi Gabrien đã diễn ra rất gay go và đưa lại nhiều tổn thất lớn: 483 binh sĩ trong đồn bị chết, 175 người mất tích. Cả hai tiểu đoàn trưởng đều bị bắt làm tù binh. Chỉ có một dúm lính lê dương thuộc đại đội súng cối là chạy thoát.

Đơn vị đi cứu ứng cũng bị thiệt hại nặng. Đại đội dù lê dương bị mất 1/4 số quân, Đại đội trưởng Máctanh bị thương. Tiểu đoàn dù (ngụy) số 5 vừa mới chân ướt chân ráo nhảy xuống ngày 14-3, coi như bị tan rã. Chỉ trong một đêm, quân Pháp đã mất đứt gần 1.000 binh sĩ".

Trong cuốn Việt Nam, từ cuộc chiến tranh của người Pháp đến cuộc chiến tranh của người Mỹ, Nxb. Seuil, Pari, 1969, tr.68, Philip Đờvile và Giăng Lacutuya (Philippe Devillers và Lacouture Jean) tả các trận chiến đấu đầu tiên như sau:

"... Cuộc tấn công mãnh liệt của Việt Minh vào Điện Biên Phủ đã được mở đầu bằng một cuộc pháo kích bắn chuẩn dữ dội, cuộc pháo kích bắn lần này là lần đầu tiên tỏ rõ sự trang bị hiện đại và sức mạnh không thể nghi ngờ về quân đội mới của tướng Võ Nguyên Giáp. Số lượng và cỡ các khẩu pháo cũng như sự dồi dào về đạn dược đã gây nên một sự kinh ngạc hoàn toàn. Sự kinh ngạc đến nỗi đã làm ba cứ điểm bảo vệ phía bắc Điện Biên Phủ: Bêatơrixơ (Him Lam), Gabrien (Độc Lập) và An Mari (Bản Kéo) đã sụp đổ ngay những giờ đầu. Như định mệnh, những quả đạn trọng pháo đầu tiên của Việt Minh rơi qua lỗ châu mai chỉ huy sở của cứ điểm Bêatơrixơ đã giết chết Trung tá Gôsê (Gauchet), chỉ huy bán Lữ đoàn lê dương thứ 13 và ba người chỉ huy phó của ông ta...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 10:43:01 pm

Y như chiến trường ở Vécđoong

Trong cuốn Ảo mộng vỡ tan tành. Nhật ký Đông Dương, từ tháng 2 đến tháng 7-1954, Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại, Pari, 1954 (La fin des illusions. Notes d’Indochine, février-juillet, 1954, Paris, Centre d'Et. de Politique Etrangère, 1954), tr. 43-45, Rôbe Ghilanh (Robert Guillain) ghi lại lời kể chuyện của một sĩ quan Pháp thoát chết ở đồi Độc Lập như sau:

"... Bắt đầu vào buổi chiều chủ nhật.

Báo động... Bọn họ đi xuống. Chúng tôi thấy như những đàn kiến đen trên mỏm núi, trên mặt các cao điểm 674 và 701, 17 giờ, trong bốn đại đội, ai nấy đều vào vị trí chiến đấu. Đến 17 giờ, Việt Minh bắn pháo chuẩn bị. Trận mưa thép, đây là một việc mới lạ. Y như chiến trường ở Vécđoong, các cỡ đạn 81, 105, 120 giội xuống. Và những khẩu súng cối của chúng ta, hạng vừa và hạng nặng thì đều bị loại ra khỏi vòng chiến đấu. Chúng tôi đã cố kéo súng rúc vào hầm và sau đó kéo trở ra để bắn trả lại một ít. Nhưng địch bắn rất dữ dội, chúng bắn mạnh vào mọi chỗ, nhất là ở phía bắc, đối diện với các cao điểm xung quanh ta. Chúng đang tìm cách bắn vào Sở Chỉ huy của ta.

Đến 19 giờ 30 phút, hai trong bốn hầm chỉ huy thông tin bị trúng đạn và điện đài bị gãy vụn.

... Pháo 105, anh thấy chưa? Phía bắc, các vũ khí tự động của Đại đội 4 đều bị phá và cả lô cốt của đại đội mà quân địch sắp đột kích cũng bị bắn tan nát. Rồi cuộc chiến đấu lại tập trung về phía đông...

3 giờ 30 phút, trăng lặn. Đây là lúc mà Việt Minh chờ đợi. Sau đó một lúc pháo hoả lại bắt đầu. Gần 200 quả đại bác xung quanh Sở Chỉ huy... và tất cả mọi người bị đất lấp vùi... Tôi kéo được viên quan tư chỉ huy ra... Việt Minh từ mọi phía xung phong lên...

Đằng kia, Đại đội 2 còn chiến đấu... Nhưng Việt Minh đã ở trên cao toàn cứ điểm...".


Việt Minh đã sáng tạo nên đủ thứ mưu mẹo của chiến tranh chiến hào

Trong cuốn Trận Điện Biên Phủ, Nxb. Giuylia (Julliard), Pari, 1963, tr. 532, Giuyn Roa đã mô tả trận đánh vào Huyghét 1 (tức cứ điểm 206) như sau:

"... Đêm hôm ấy, cuộc tấn công vào Huyghét 1 bắt đầu. Ban ngày, địch đã giả vờ tấn công nhiều lần để làm cho bên phòng ngự bị tiêu hao và căng thẳng cao độ. Việt Minh tuy không có thực tập ở Triều Tiên và cũng không nghiên cứu Vécđoong, nhưng đã sáng tạo nên đủ thứ mưu mẹo của chiến tranh chiến hào mà họ nghiên cứu trong các đơn vị từ một năm nay. Họ lấy mũ úp lên gậy, bắn pháo, chạy đi chạy lại, hô hoán ầm ĩ. Khi tấn công thực sự thì không ai biết được và con cháu của các "chiến sĩ Vécđoong bị chôn vùi".

Sách đã dẫn, tr.46, Rôbe Ghilanh đã ghi lại việc đào trận địa của Việt Minh như sau:

"... Hấp dẫn nhất là những công việc đó không phải xảy ra trong các khu rừng thần bí hay trên các núi cao án ngữ xung quanh mà xảy ra ngay trong lòng chảo của thung lũng.

Cứ tối là bắt đầu - trong bóng đêm, lòng chảo rộn rã hẳn lên. Người ta nghe những tiếng động và những động tác làm việc. Đêm này qua đêm khác, binh lính báo cáo lại: đã tiến gần hơn...

Đâu đâu cũng nghe tiếng cuốc, tiếng động của những người đào đất đang làm việc.

Sáng dậy, hầu như không thấy gì rõ ràng trong lòng chảo cả, chỉ thấy đất mới đào lên. Nhìn sát mặt đất người ta không hiểu là cái gì.

Người ta nhìn rõ hơn: từ trên cao điểm trong lòng chảo, địch đào chiến hào. Nhưng những tấm ảnh chụp từ trên cao thì càng rõ hơn. Những chiến hào như những con giun bắt đầu thấy thì còn xa, rồi ngoằn ngoèo bò về một hướng. Ngày hôm sau lại có nhiều hơn, gấp đôi, gấp ba và xích lại gần hơn. Ngày hôm sau càng gần hơn nữa và cứ tiếp tục như thế mãi...

Sự phát triển nhanh chóng của các chiến hào cuối cùng đã hình thành một hệ thống giao thông hào ngoằn ngoèo và tiến về phía chúng ta. Đây là Việt Minh đã giải quyết một trong những vấn đề quan trọng đối với họ: tiến xuống lòng chảo và tiến sát chúng ta mà không để cho chiến binh của họ làm bia cho hỏa lực của chúng ta trên mảnh đất khủng khiếp bị ta san phẳng bằng súng tự động...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 10:43:49 pm

Việc để mất hai trung tâm đề kháng ngoại vi đã mang lại tai hại nghiêm trọng

Trong cuốn Thời điểm của những sự thật, tr.221-222. Hăngri Nava đã thừa nhận:

"... Tối 13 rạng sáng ngày 14, địch tấn công bằng sức mạnh vào Bêatơrixơ và Gabrien.

Gabrien giữ vững được, nhưng Bêatơrixơ đã mất sau mấy giờ chiến đấu. Khu trung tâm đề kháng này được tổ chức rất kiên cố và có một tiểu đoàn lê dương thiện chiến (Tiểu đoàn 3, bán Lữ đoàn lê dương 13) chiếm giữ, sở dĩ họ lọt vào tay địch nhanh như thế, chủ yếu là vì viên chỉ huy tiểu đoàn này, người phó của ông ta và viên chỉ huy khu phòng ngự mà ông ta thuộc quyền, cả ba đều đã bị chết vì phi pháo địch bắn chuẩn bị, đạn pháo đã lọt vào lỗ châu mai quan sát, rơi đúng vào hầm ẩn nấp của họ. Do đó, trong việc chỉ huy đã xảy ra tình trạng dao động không sao tránh khỏi được. Việc phòng ngự không điều khiển được nữa, những yêu cầu về pháo binh chi viện phát hiện không được chính xác và nhất là quân ta không chịu phản kích.

Tối hôm sau (tối 14 rạng sáng ngày 15) đến lượt Gabrien (do Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn xạ kích Angiêri thứ 7 phòng ngự) bị tấn công mãnh liệt vào lúc 20 giờ. Đến 22 giờ, các cuộc công kích phải dừng hẳn lại vì hoả lực pháo binh ta cùng hoả lực khác phối hợp chặt chẽ chống lại. Những viên tiểu đoàn trưởng đã chỉnh đốn lại cách bố trí và ném phần lớn đội dự bị của mình vào lúc 2 giờ 30 phút, chiếm lĩnh được phía tây - bắc của Gabrien. Đến 4 giờ 30 phút, viên tiểu đoàn trưởng và người phó của ông ta bị thương nặng. Do đó, cũng như Bêatơrixơ hôm trước, phòng ngự đã mất sự chỉ huy và quân địch tràn vào trận địa. Nhưng quân ta vốn còn chừng một đại đội rưỡi vẫn giữ chặt bộ phận phía nam của trung tâm đề kháng...

Việc để mất hai trung tâm đề kháng ngoại vi đã mang lại tai hại nghiêm trọng cho chúng ta. Mặt án ngữ phía bắc và đông - bắc đã bị mất và địch sẽ có thể đưa pháo binh và cao xạ pháo của chúng đến gần trận địa hơn.

Ta đã bị thiệt hại nặng và đã sử dụng một khối lượng rất lớn đạn dược. Các kho dự trữ của ta giảm sút xuống rất nhiều và vẫn phải có thời gian mới bổ sung đầy đủ trở lại được...".

Báo Lơ Phigarô (Le Figaro), số ra ngày 5 và 6-6-1954, viết:

"... Sự thất thủ của vị trí Gabrien đã kết án tử hình đường lên xuống sân bay của các máy bay Đakôta, là sợi dây liên tục thực tế duy nhất của cứ điểm cố thủ với bên ngoài và đồng thời cũng kết án tử hình luôn cả các cứ điểm ở Điện Biên Phủ nữa..."

Trong cuốn Hai màn của tấn bi kịch Đông Dương (Deux actes da drame Indochinois), Nxb. Plông, Pari, 1959, tr.195, Catơru (Catroux) thừa nhận thất bại nặng nề:

"... Những thất bại nặng nề và bất ngờ đó mang lại một sự sụp đổ tinh thần trong quân đội đồn trú từ chỗ quá tin tưởng chuyển sang quá bi quan".


Những "cú bắn bậc thầy" của pháo binh Việt Minh

Trong cuốn hồi ký Tôi làm thầy thuốc ở Điện Biên Phủ (J'étais médecin à Dien Bien Phu), Nxb. France - Empire, Pari, Thiếu tá, bác sĩ quân y Pháp Pôn Grôuyn (Paul Grauwin) viết:

..."Buổi sáng ngày 12-3-1954 thật đẹp trời, y như một buổi sáng mùa Xuân ở vùng Cốt Đaduya bên Pháp. Lúc 9 giờ, hàng chục máy bay đã tới Điện Biên Phủ, mang theo các đồ hàng tiếp tế rồi lại bay đi, chở theo những binh sĩ đi phép và ốm yếu.

Khoảng 13 giờ, trong lúc chúng tôi đang nhấm nháp cà phê thì chợt có những tiếng nổ khá gần. Lập tức chúng tôi cùng chạy toả ra ngoài và nhìn thấy những cột khói và bụi bốc lên trên đường băng. Nguy rồi! Đại bác Việt Minh, những quả đạn đầu tiên. Quán ăn của chúng tôi chỉ cách cuối đường băng có 800m theo đường chim bay. Những quả đạn từ tứ phía bắn tới. Người ta nghe thấy tiếng rít của nó khi rơi xuống.

Lại có sáu, bảy, tám tiếng nổ nữa. Lơrátxơ nói:

- Tiếng đại bác 105 ly đấy.

Chợt có một tiếng nổ rất lớn rồi liền theo đó là một cột khói đen bốc thẳng lên trời, chen lẫn với luồng lửa đỏ rực dưới chân.

- Nó bắn trúng chiếc Páckét rồi.

Khoảng năm hôm trước, một chiếc máy bay Páckét (tức máy bay vận tải hai thân C119 do Mỹ sản xuất) buộc phái hạ cánh xuống sân bay do hỏng máy. Một tổ máy từ Hà Nội được đưa lên đã sửa chữa xong, máy bay định cất cánh vào trưa hôm nay thì bị trúng đạn.

Bây giờ thì chiếc máy bay đó bị nướng thui rồi. Thật là một cú bắn bậc thầy! Một viên sang phải, một viên, sang trái rồi "bùm", một viên nữa rót trúng luôn!

Chúng tôi còn nhìn thấy một số đạn rơi nữa, rồi thì một đám mây bụi dày đặc che kín hết cả. Các máy bay khu trục vội vã vọt lên trời. Chỉ vài giây sau, chúng đã lượn vòng trên đầu chúng tôi, bốc cao, rồi bổ nhào xuống những mục tiêu ở phía đông - bắc. Một chiếc Moran quan sát lượn từ trên cao tít. Nó có thể nhìn thấy được cái gì trong đám rừng rậm này? May ra thì nhìn thấy con đường. Thế thôi, còn lớp khói đầu nòng do pháo bắn ra thì đã nhanh chóng tan mất rồi. Còn ánh lửa? Khi khẩu pháo được nguỵ trang kỹ thì khó mà thấy ánh lửa đạn phụt ra lắm!

Buổi chiều hôm đó tíu tít công việc chuẩn bị. Mãi đến 23 giờ, tôi mới về được căn hầm của mình. Khoảng 23 giờ 30 phút, giữa lúc tôi đang nằm dài trên giường thì lại nghe thấy những tiếng nổ như ban chiều. Tôi vội chạy ra ngoài.

Quả nhiên vẫn là đường băng bị thêm một chập đại bác 105 ly nữa. Nhưng tôi có cảm giác như những viên đạn đang chụm gần lại. Nó có thể rót trúng những ụ đất, trong đó có những máy bay khu trục đang ẩn. Thường lệ, cứ tối đến thì các máy bay khu trục lại chui vào "chuồng". Đó là một bãi đất tròn rộng, chung quanh có tường đất cao hai mét vây bọc. Tại sao đám máy bay này cứ nằm ỳ ra, không bay lên? Thế thì bị phá hỏng hết ở mặt đất mất. Tôi chợt nghĩ, mình thật là ngốc: muốn cho máy bay cất cánh thì phải bật đèn soi đường băng, mà như thế thì đường băng có khác gì đường phố lớn, trở thành mục tiêu rất đẹp cho đại bác Việt Minh nhắm bắn!

Tôi giục mọi người xuống hầm. Đạn pháo cứ thế bắn suốt đêm. Rồi buổi sáng lại xuất hiện rạng rỡ. Tất cả đều yên tĩnh.

Chúng tôi đi về bãi để xe tải thương. Vừa tới bãi thì lại nghe tiếng pháo nổ. Con bé y tá quay lại phía tôi, mặt tái xanh tái xám.

Hai mươi phút sau, xe tải thương đưa về khoảng 15 binh sĩ bị thương. Chiều nay, sẽ cho bọn này về Hà Nội với con bé y tá.

Tôi đi vào nhà ăn và gọi dây nói cho Lơ Damany, bác sĩ trưởng của Binh đoàn 9. Ông ta thường xuyên liên lạc với Sở Chỉ huy.

- Tôi nghĩ, tối nay Việt Minh sẽ tiến công.
- Vâng, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng.

Hube bước vào, mặt tái, giọng xúc động:

- Thưa thiếu tá, tôi vào từ biệt thiếu tá, có điện gọi tôi về Hà Nội, tôi không thể ở đây được.
- Tại sao?
- Tôi không biết... Thiếu tá biết đấy, tôi là Tây lai, lại là mật thám của Phòng Nhì và nếu Việt Minh tóm được tôi, thì...

Huybe bước lên xe Gíp, ngồi bên cạnh Marăng. Chiếc xe mất hút trong đám bụi. Tôi vẫn còn nhìn thấy hắn giơ một tay lên ra hiệu vĩnh biệt. Chiếc xe tải thương chở đầy lính bị thương cũng đi về phía sân bay.

Tôi quay trở lại nhà ăp, vừa gọi được dây nói cho Đại uý Phucra thì lại nghe thấy hàng chục tiếng nổ. Việt Minh lại bắn vào sân bay.

Vào hồi 17 giờ, đồn Huyghét gửi về chỗ tôi bốn lính bị thương. Tôi lại nghe thấy tiếng đại bác nổ. Nhìn về phía đồn Bêatơrixơ, tôi thấy một đám cháy lớn, một luồng lửa đỏ rực bị chia cắt bởi những mỏm đồi Đôminích ở gần hơn, trên nền lửa đỏ lại có những luồng ánh sáng nhấp nháy. Không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Minh đang bắn pháo chuẩn bị cho trận đánh. Từ năm 1944 đến nay, tôi mới lại được chứng kiến một cảnh tượng như thế.

Từ đường hào, tôi chạy theo đường trục trung tâm, triệu tập nhân viên của tôi vào các hầm trú ẩn. Tiếng pháo nổ mỗi phút một tăng. Tôi có cảm giác như những quả đạn 105 ly rơi từng chùm từ 12   đến 16 quả một. Pháo bắn khắp nơi, rơi vào vị trí trung tâm, vào Sở Chỉ huy, vào lực lượng xung kích số 8, vào Binh đoàn 9, vào cả phía cây cầu trước mặt chúng tôi. Người ta nghe rõ cả những tiếng nổ đứt đoạn của đại bác 75 ly nữa".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 10:44:38 pm

Sấm sét tiếp tục

"Đã 6 giờ sáng. Mọi vật đều yên tĩnh, tuyệt đối yên tĩnh. Tôi chui ra khỏi hầm, nhìn thấy những vết tích đạn pháo ở khắp mọi nơi. Bên kia đường hầm của chúng tôi là Sở Chỉ huy. Tôi nhìn thấy nó bị trúng một loạt đạn đại bác ở xung quanh. Những lớp rào dây thép gai bị rách nát, một chiếc xe gíp ở trong ụ bị nát vụn.

Tôi bước vào Sở Chỉ huy. Đêm qua không một ai trong Bộ Tư lệnh ngủ được và đến nay vẫn còn bận rộn. Tiếng chuông điện thoại gọi liên hồi, tiếng chân giao thông liên lạc chạy tất tưởi, tiếng máy chữ lách cách, tiếng truyền lệnh ồn ồn qua các loa phóng thanh...

Đại tá Đờ Cátxtơri trầm tư suy nghĩ, đi đi lại lại theo đường trục giữa, hai bên là các hầm đặt các cơ quan chỉ huy, miệng hút thuốc lá rất dữ. Ông mặc bộ đồ dã chiến, đội chiếc mũ calô đỏ.

Tôi quay về trạm quân y. Vài tên lính bị thương nhẹ vừa lần được từ cứ điểm Bêatơrixơ về, cặp mắt giương to đầy vẻ kinh hoàng. Một trung uý bị thương ở chân, gọi tôi, báo cáo: "Tôi bị Việt Minh bắt làm tù binh 3 giờ. Rồi họ thả cho tôi về, bảo đưa cái thư này cho Đại tá Đờ Cátxtơri".

Tôi liền báo cáo lên Sở Chỉ huy. Trong thư, Việt Minh định rõ địa điểm chính xác trong ngày hôm đó, để chúng ta có thể chuyển một số lính bị thương ở Bêatơrixơ về.

Lơ Đamany được lệnh đi thu nhận số đó. Khoảng giữa trưa, anh ta đội mũ kêpi chỉnh tề, đeo băng chữ thập đỏ vào cánh tay trái, đi lên xe "gíp" tải thương đến chỗ quy định để nhận số lính bị thương do Việt Minh thả.

Đến 17 giờ, tôi chuẩn bị sẵn sàng để nhận 20 lính bị thương nữa. Tôi không dám nghĩ đến chuyện phải tiếp tục nhận một số lớn như hôm qua...

... Chợt một loạt tiếng rít và tiếng nổ vẫn tiếp tục không ngớt. Lại bắt đầu như hôm qua đây. Trận bắn pháo này theo tôi, còn có vẻ dữ dội hơn trận hôm qua. Lính bị thương lại lũ lượt kéo đến và cũng như hôm qua, chuông điện thoại lại réo liên hồi.

Đây là những lính bị thương của đơn vị nhảy dù xung kích số 8, của Tiểu đoàn lê dương số 1, của đơn vị công binh lính Bắc Phi, của đơn vị pháo binh lính Xênêgan... Buồng khám lại chật ních, tôi phải chuyển Thiếu tá Marinenli, Tham mưu trưởng Binh đoàn 9 bị thương trước sang hầm của Trung uý Ginđrê".

Trong cuốn Chúng tôi đã ở Điện Biên Phủ (Nous étions à Dien Bien Phu), Nxb. Presses de la Cité, Pari, 1969, tr. 319-323, Giăng Pugiê (Jean Pouget) viết:

"... Trước giờ ăn trưa, tôi đã chuẩn bị xong xuôi. Đại đội 2 sẽ phải nhảy dù tiếp sau. Giờ tập trung là 17 giờ. Tôi còn năm tiếng đồng hồ, phải "giết" thời gian. Tôi đến ăn trưa tại "pôpốt" sĩ quan của Bộ Tham mưu tiền phương (EMIFT/AVANT). Ký hiệu này dùng cho nhóm sĩ quan của Bộ Tham mưu ở Sài Gòn được biệt phái ra Hà Nội để bảo đảm việc liên lạc chặt chẽ hơn.

Từ ngày 13-3, tướng Bôđê (Bodet) - phụ tá của Tổng Chỉ huy, làm việc ở miền Bắc. Ông ta sống thoải mái cùng với các sĩ quan trong Bộ Tham mưu tiền phương và chủ trì "pôpốt" trong một vila rộng rãi trong khu nhà ở của sĩ quan Pháp. Tại đây, ăn uống tốt, bàn ghế sạch sẽ và chuyện trò tự do thoái mái...

Thiếu tá Giắccơlô đến nhà ăn, dẫn đầu các sĩ quan cộng sự của ông ta. Ông ta là người kỳ cựu ở Đông Dương và do đó cầm đầu Bộ Tham mưu tiền phương... ông ta xử lý rất cừ các vấn đề tham mưu và đối xử với mọi người rất lịch sự.

Trung uý Pherăngđi phụ trách Cơ quan tình báo. Ông làm việc nhiều năm nay ở Phòng Nhì tại Sài Gòn. Do thâm niên chức vụ và do những hiểu biết sâu rộng - mặc dù cấp thấp - ông ta rất nổi tiếng. Ông nắm vững tình hình Việt Minh về tất cả những điều cần thiết và còn sâu hơn nữa. Ông dành nhiều thời gian nghiên cứu cá tính của các nhân vật chính trong phe đối phương, lục lọi quá khứ của họ, mổ xẻ tâm hồn họ...

Chúng tôi ngồi vào bàn ăn, khi tướng Bôđê đến. Bôđê có đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, má và cằm tua tủa râu ria cạo chưa kỹ... Giắccơlô, Pherăngđi và Bôđê nói chuyện quanh bàn ăn. Ba nhân vật này theo dõi từng giờ, từng phút tình hình chiến sự ở Điện Biên Phủ từ 20 ngày qua... Bôđê nói:

- Tướng Nava đã báo cho tôi biết, ông ta sẽ xuống sân bay Bạch Mai hồi 16 giờ chiều nay. Tôi sẽ đi đón ông ta...

Giắccơlô vừa dùng dĩa lấy món ăn, vừa nói tiếp:

- Tôi đã lập một bản báo cáo tóm tắt lên đại tướng. Tôi tóm tắt lại các sự kiện đêm qua và sáng nay.
- Tình hình phản kích ở Idaben đến đâu rồi?
- Trong bức điện cuối cùng, không còn nhắc đến việc đó nữa. Hình như quân ta đã đến Idaben 5, nhưng không giữ nổi. Xalăng đã hạ lệnh rút bỏ...

Tướng Bôđê tiếp:

- Khốn khổ thật, tôi thấy chẳng còn chút hy vọng nào nữa. Cuộc chống đỡ của Đờ Cátxtơri và quân lính đã vượt quá sự trông chờ của chúng ta, chúng ta không thể mong chờ gì hơn... Thế là hết. Đêm nay hay ngày mai, Điện Biên Phủ sẽ thất thủ thôi.

Giắccơlô tiếp lời:

- Có thể chúng ta sẽ đắm tàu ngay trước bến cảng. Trong ba hoặc bốn ngày nữa, vấn đề Đông Dương sẽ được bàn ở Giơnevơ...

Tướng Bôđê hỏi trống không:

- Các anh có biết ý đồ của tướng Cônhi không?

Tình báo vốn là lĩnh vực hoạt động của Pherăngđi. Anh ta không đề ra giới hạn cho việc điều tra. Anh nói giọng đều đều, hoàn toàn không có chút nhiệt tình.

- Tướng Cônhi sáng nay không thấy đến. Như thường lệ, ông ta tiếp các nhà báo tại phòng làm việc: đó là Luyxiêng Bôđa và Mắc Cờlô.

Môi dưới của tướng Bôđê run run. Ông ra hiệu cho bồi bàn thu dọn bàn ăn và châm một điếu thuốc lá, Pherăngđi nói tiếp sau một phút im lặng:

- Tôi có thể nói chính xác là bản tường trình của tướng Cônhi đã đề cập đến những cuộc hành quân giải vây cho Điện Biên Phủ, xuất phát từ đồng bằng. Kế hoạch này có thể thành công, nếu người ta không ngăn cản ông ta.

Giắccơlô nhún vai:

- Khi Bộ Tham mưu nghiên cứu các cuộc hành quân đó, tướng Cônhi là người đầu tiên đã thừa nhận rằng việc chiếm đóng Thái Nguyên hoàn toàn không có tác dụng ngăn chặn đường tiếp tế của Việt Minh, rằng việc chiếm Yên Bái, có lẽ có tác dụng hơn, lại vượt quá khả năng của chúng ta.

Tướng Bôđê nói xen vào:

- Trước giới báo chí, Cônhi muốn bắt chước Đờ Lát, song ông ta chẳng có danh vọng cũng như tài năng giống tướng Đờ Lát.

Giắccơlô ngắt lời:

- Xin lỗi ngài, nhưng tôi thấy rằng Đại tướng Nava đối xử với tướng Cônhi một cách nhu nhược quá đáng. Tướng Cônhi đã không làm tròn nhiệm vụ của ông ta chỉ đạo cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ... Khi mời các đấu thủ ra sân, mà một đội trưởng đội bóng bầu dục đã viện những lý do sắc bén để giải thích cho họ là mình "hỏng bét cả rồi", thì còn hy vọng thắng làm sao được!... Từ ngày 13-3, tướng Cônhi cứ luôn mồm nói "hỏng bét" với bất kỳ ai. Phải thay đội trưởng này đi thôi. Tôi vẫn cứ nghĩ rằng Điện Biên Phủ không phải là đã hỏng "ngay từ ngày đầu...".

Tướng Bôđê tiếp lời:

- Đại tướng Nava vốn vẫn đặt niềm tin vào tướng Cônhi từ rất lâu. Ông ta không thể thừa nhận một sự giả dối lật lọng như vậy, nếu không có chứng cớ. Tướng Cônhi đã hết sức mua chuộc, lấy lòng Nava. Phải đến đêm 31-3, ông Nava mới sáng mắt ra. Song, ông ta cho là không nên thay ngựa giữa dòng... nhưng con ngựa lại đang làm cho chiếc xe lật nhào...

Tôi nhìn đồng hồ đeo tay và làm ra vẻ quên mất một cuộc hẹn quan trọng.

- Hai giờ mười lăm... Thưa tướng quân, tôi xin phép về. vì hai giờ rưỡi tôi có cuộc họp.
- Anh cứ tự nhiên, nhưng tối nay mời anh ăn cơm nhé!
- Thưa ngài, tối nay tôi bận.
- Thế thì trưa mai vậy.

Tôi hít một hơi dài và nói rất nhanh:

- Trưa mai, tôi ăn ở Điện Biên Phủ.

Tướng Bôđê đứng dậy, vẻ giận dữ:

- Tại sao hồi nãy anh không nói gì cả?

Tướng Bôđê rời bàn ăn và đi ra phía cửa. Ông ta càng tỏ ra giận dữ hơn:

- Tất cả cái trò này thật ngốc nghếch. Một dân tộc cóc cần gì cả! Một Chính phủ lông bông! Tướng tá thì mất niềm tin! Còn cái bọn nhảy dù từng đêm thì cứ từ từ lao vào miệng cọp từng thằng một. Không, không! Thật là quá ngu ngốc!".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 10:46:11 pm

Điện Biên Phủ - địa ngục trần gian

- Thương binh nhiều


Đờ Gala, nữ y tá ở Điện Biên Phủ đã viết trong báo Nước Pháp buổi chiều ngày 3-6-1954 về thương binh ở Điện Biên Phủ như sau:

"Trong đời tôi, chưa bao giờ thấy nhiều thương binh như vậy. Thương binh cứ ùn ùn đưa đến hàng trăm, không biết để đâu cho hết... Thương binh nằm trên giường sắt, nhưng rồi phải lấy cả cáng cho họ nằm. Rồi phải trải dù xuống mặt đất để cho thương binh nằm. Sau cùng phải để cho thương binh nằm cả ở các đường giao thông hào. Và chỗ nào cũng dầm trong bùn đến mắt cá...".

- Địa ngục

Trong cuốn Tôi làm thầy thuốc ở Điện Biên Phủ (J'étais médecin à Dien Bien Phu), Nxb. France - Empire, Pari, 1954, tr.323-324, Pôn Grôuyn viết:

"Một lỗ vuông, mỗi bề hai mét, sâu hai mét - chính ở đây người ta đem vứt các mẩu tay, chân đã cưa cắt ở phòng mổ. Tôi lại gần và dưới ánh trăng, hiện ra trước mắt tôi một cơn ác mộng... Những cẳng chân, những cánh tay, những bàn tay co quắp, những bàn chân thô kệch, những miếng thịt lớn dập nát vứt lẫn lộn, nháo nhào một cách quái gở. Vôi bột rắc lên, điểm một màu trắng chập chờn. Tôi đã bảo y tá Điay không phải phủ đất lên trên những đống thịt vụn ấy làm gì vô ích, vì cái hố ấy ngày nào cũng đầy ắp rất nhanh. Thế là phải đào luôn một cái hố nữa...".

- Sống trong ngột ngạt, hôi thối

Sách đã dẫn, tr.219, Pôn Grôuyn viết:

"... Trong hầm nhà thương bí như thiêu đốt, hơi nóng không thể nào chịu nổi: hơi nóng của nóc hầm phơi dưới nắng mặt trời, hơi nóng của 50 bóng đèn điện, hơi nóng của chiếc đèn không chiếu bóng, hơi nóng của 200 con người sống và hoạt động đi lại, hơi nóng của mùi men, của nấm và rêu đã mọc nhan nhản trên vách hầm, trên các xà gồ của nóc hầm và cứ phát triển lên mãi.

Đến cuối tháng 4, mưa xuống thì lại càng tệ hơn. Nước chảy khắp nơi, bốc hơi chậm, rất chậm. Khí nóng trở nên ẩm ướt và hôi thối. Máu, những thứ nôn mửa của bệnh nhân, cứt đái pha lẫn bùn trở thành một thứ bùn kinh khủng, bám vào đế giày từng mảng một.

Chỉ mặc một chiếc quần soóc hoặc quần dài thể thao thì mới chịu nổi. Mồ hôi cứ chảy ròng ròng trên trán, trên lưng, từ nách chảy xuống bàn tay, từ ngực chảy xuống bụng. Phải uống nước luôn, uống không ngừng, uống bất cứ cái gì: nước pha bột chanh, bột cam, bột hồi, hay pha tý đường, tý cà phê...

Băng của thương binh chỉ 24 giờ sau là bị ướt đẫm, lại phải thay luôn. Dưới vỏ bột bó vết thương, mồ hôi chảy ra ngứa ngáy, gây ra chứng lở, làm cho bệnh nhân không thể nào ngủ được. Lại phải đập vỡ bột bó ra, đắp cái khác. Nhưng bột mới lại cứ ướt không chịu khô cho trong cái hầm ẩm ướt này.

Chẳng có cách nào khác là cứ đành phải chịu đựng cái tai nạn mới này nữa".

- Sống trong bùn lầy

Sách đã dẫn, tr.244-245. Pôn Grôuyn viết:

"... Nước không bốc hơi đi được và sau mỗi trận mưa, nước từ nóc hầm rỉ xuống hàng mấy ngày liền, cho đến một hôm, đất không hút được nước nữa và hoá thành một lớp bùn trơn, nhão nhoét. Đi lại thật khó khăn, giày vải mang cả ngày lẫn đêm, cứ ướt sũng nước, da chân bịt trong lớp vải ướt ấy có một màu đến khiếp, trông như da chó chết trôi.

Cũng có thể đi chân đất, nhưng trong bùn lại chứa đầy kim gãy, mảnh ống tiêm vỡ có thể đâm sâu vào bàn chân. Lớp bùn ấy cứ mỗi ngày một dày thêm lên do giày dép của những người khiêng cáng từ các hầm bên cạnh đi lại.

Trong phòng mổ, phòng chữa choáng, lớp bùn ngập đến mắt cá chân và nếu cứ đứng im làm việc độ một tiếng đồng hồ thì phải lấy hết sức mới rút được chân ra khỏi đống bùn.

Đạn đại bác xuyên qua lớp bùn rất dễ dàng, nhưng khi chạm tới lớp đất rắn hay xà gồ liền nổ tung, làm bùn bắn ra tứ phía. Những vết thương bị bẩn bùn là mối kinh khủng của các nhà giải phẫu trong chiến tranh, đã trở nên một tai hoạ. Từng mảng bùn ướt to lớn do đạn đại bác nổ bắn lên, chui vào vết thương. Các vết thương bị sưng mủ và phá ra trở nên rất nguy hiểm. Kéo hoặc dao mổ lách vào vết thương có khi thấy cả bùn ở dưới các dây thần kinh hay sâu trong các thớ thịt mà trước đó vẫn còn nguyên vẹn".

- Sống trong ruồi và dòi

Sách đã dẫn, tr.248-250, Pôn Grôuyn viết:

"... Nóng nực, ẩm thấp, rác bẩn đẻ ra một tai hoạ đó là ruồi. Nguồn gốc phát sinh ra chúng là nhà xác. Nhưng rồi dần dần chúng tràn vào nhà thương và khắp các hầm lân cận. Chúng đẻ trứng khắp nơi, trên vách nóng, trong những hầm có ánh mặt trời, trong đống băng đầy máu mủ vứt la liệt khắp quanh nhà thương, đẻ cả trên giường bệnh nhân, trên băng của vết thương và trên bao bó bột thương binh.

Thế rồi, cuộc xâm lăng của dòi bắt đầu. Mặc dầu mỗi ngày chỗ nào chúng tôi cũng đã vẩy hàng lít nước cơrêdin, hàng cân bột ĐT và thuốc vôi. Nhưng không sao xuể, chỉ vài ngày là hết sạch cả kho thuốc sát trùng mà vẫn không trị được dòi. Máy bay còn phải thả dù những thứ khác, chứ đâu phải chỉ có dùng để thả xuống những thùng thuốc sát trùng.

Thế là dòi cứ bò lúc nhúc trong lớp chăn bẩn, trong khăn trải giường, trong lớp băng buộc vết thương mà phải thay luôn, trong bột bó, ở những kẽ khó chui vào nhất cũng đều có dòi. Thương binh liền thò một cái que tre vào giữa lớp bột bó và lớp da để ngoáy đuổi những con dòi, nhưng chính vì thế lại làm bẩn thêm vết thương. Cuối cùng phải đập bột bó ấy ra, rửa sạch lại vết thương, bó một lớp bột khác và đến chiều ruồi lại đẻ trứng vào, lại hoá dòi và lại phải làm lại hết.

Ban đêm, diễn ra một cảnh kỳ lạ, đó là từng đàn dòi đáng tởm, bò ở trên tay, trên mặt, chui vào tai các thương binh nằm ngủ.

Ngay cả những thương binh mới đến, vừa bị thương buổi sáng, tạm băng bó lại, buổi chiều đến nhà thương đã thấy trong lớp băng có đến hàng chục con dòi rồi...

... Tôi cảm thấy là phút cuối cùng đã đến rồi. Cái cảnh sống khổ cực này, sống trong bùn, trong ghét bẩn, trong rác thối này không thể cứ thế mãi, không thể kéo dài được nữa.

Thương binh đã chịu đựng đến kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần rồi. Một vài người đã có dấu hiệu loạn thần kinh...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 10:47:09 pm

- Thiếu thốn, chết dần chết mòn vì bệnh tật và suy nhược

Sách đã dẫn, tr.332-333, Pôn Grôuyn còn viết:

"... Thiếu tá Lidenphan, chỉ huy Tiểu đoàn dù lê dương số 2 báo cho tôi biết có những tai nạn kỳ lạ đã xảy ra ở tiểu đoàn của ông ta. Trong một vụ đi tải thương nặng nhọc, có hai tên lê dương tự nhiên ngã gục xuống bùn. Mọi người chạy lại đỡ lên thì chúng đã chết ngay tại chỗ. Họ chết vì đói, chết vì kiệt sức, chúng tôi gọi đó là bệnh thuộc về tuyến nội tiết, do phải cố gắng dùng sức làm việc một cách liên tục và phi thường, nhưng thiẽu ngủ mà nhất là ở các đơn vị đóng ở các vị trí tiền tiêu và trên các mỏm đồi, luôn sát nách với quân địch.

Chả có cách gì có thể chữa được chứng bệnh ấy cả! Chịu! Một lần khác, tôi thấy khênh lại cho tôi một anh lính Việt Nam (lính nguỵ) bị thương rất nhẹ ở hai tay, do mảnh lựu đạn nhỏ lấm tấm bắn vào. Tôi lại gần xem, thấy thế, tức giận quá liền bắt hắn trở về đơn vị ngay tức khắc, vì hắn có sao đâu.

Nhưng những người khiêng cáng bảo tôi:

- Thưa thiếu tá, đã bảo nó đứng dậy đi lại thử, nhưng hắn không thể nào đứng lên được.

Tôi cúi xuống xem lại và nhìn kỹ. Da hắn sỉn và săn lại như da cụ già, giữ nguyên nếp giữa ngón tay và ngón trở. Các bắp thịt của hắn hình như không phát triển được nữa, mềm nhão ra, chích vào cũng chẳng thấy phản xạ gì. Mọi phản xạ đều mất hết, môi hắn khô và nhợt nhạt. Mắt hắn mở trừng trừng nhưng không động đậy và chẳng còn chút tinh thần nào cả, chứng thiếu máu ghê tởm đã lan đến tận óc và dẫn đến chứng mờ mắt không thể tránh khỏi.

Tôi bảo khênh hắn vào phòng chữa choáng và cố thử cho thuốc một cách thận trọng: tiêm huyết thanh dưới da, cho trợ tim rất nhẹ. Rồi tôi thử cho tiêm rất thong thả từng giọt một và rất chậm chất huyết tương có pha nôvôcain. Nhưng giọt thuốc thứ nhất vừa tiêm vào máu thì hắn tắt thở luôn.

Triệu chứng rõ rệt biểu hiện ở chỗ xương sườn hắn bỗng nhiên bất động và nhô ra dưới làn da. Có thể hắn đã bị suy nhược đến mức độ không thể chịu đựng được nữa khi tiêm cho hắn chất nước dinh dưỡng và cứu tinh ấy...".

- Cho tôi về với vợ con

Sách đã dẫn, tr.28, Lănggle viết:

"... Vì thế nên tinh thần từ binh sĩ đến sĩ quan rất sa sút...

Một sĩ quan tự tử. Một số phải đưa về Hà Nội. Đại tá Đờ Cátxtơri phải làm công việc bạc bẽo là chỉ định những người được đề cử và tôi nhớ, tôi đã nghe một viên đại uý to lớn rên rỉ: "Nhưng mà, thưa ngài đại tá, tôi muốn trông thấy vợ và các con tôi".

Những lần máy bay đi, cảnh tượng thật là não ruột. Trong đêm tối dày đặc và dưới sự đe doạ của pháo binh địch, những thương binh nặng và những người lành mạnh được chính thức chỉ định về Hà Nội tập hợp tại sân bay để lên máy bay. Mặc dầu có sự kiểm tra và chỉ có vài ba chục chỗ, nhưng bao giờ cũng có một đám đông chen chúc nhau. Và lúc máy bay bắt đầu chuyển động, giữa lúc pháo binh Việt Minh đang nổ, những người khốn nạn kia thấy hy vọng của cuộc đời và của tự do bởi sự bay đi, liền bám chặt lấy máy bay một cách tuyệt vọng, bị kéo lê đi, có khi ngất đi...".

- Như loài cua cáy

Sách đã dẫn, tr.227-228, Lănggle còn cho biết ở Điện Biên Phủ có một loài cua cáy kỳ lạ:

"... Trước mặt tôi, cách năm chục mét, bên hữu ngạn sông Nậm Rốm là cái "ổ của những sự kỳ lạ". Bờ sông tại chỗ đá nhô cao nên có thể khoét nhiều hầm như tổ ong được. Chính ở đây là chỗ ở của hàng trăm tên trốn tránh không chịu đi chiến đấu...

Chúng rúc vào trong hầm y như loại cua chui trong hang ở các bờ biển nhiệt đới, cứ thò càng ra để kiếm mái, nhưng khi có một tiếng động nhỏ lại thụt ngay vào trong. Những con "cáy" này của chúng ta, ban đêm chui ra khỏi hang để ăn cắp những thức ăn thả dù xuống đem về chất đống trong hầm. Khi nạn đói bắt đầu xuất hiện ở tập đoàn cứ điểm, chúng bèn tổ chức bán lấy lãi rất nhiều, một chợ đen về thực phẩm. Chúng còn dùng cả những giấy có in sẵn đã ăn cắp được, mạo chữ ký làm giấy, bằng khen để bán ra...".


Ở Hà Nội, các tướng Nava và Cônhi cãi nhau, đổ lỗi cho nhau để trốn tránh trách nhiệm:

Sách đã dẫn, ở nhiều trang, Giuyn Roa đã thuật lại sự hục hặc giữa hai viên tướng to nhất Đông Dương giữa lúc Điện Biên Phủ đang hấp hối:

"Nava không dùng tiếng ngu xuẩn (imbéciles) để gọi họ (Cônhi và bè lũ). Tiếng ấy theo ông ta còn nhẹ quá. Có lẽ gọi là bất tài (inaptes) thì đúng hơn. Họ đánh giá địch thường sai lầm: hoặc quá cao, hoặc quá thấp... Họ không thể nào đánh giá được tình hình chung, họ cứ ngập ngụa vào các sự kiện không ngóc đầu lên được" (tr.217).

"... Cônhi gửi tài liệu cho Nava, mặc dầu ở ngay cạnh ông ta. Để gặp nhau, chỉ cần một trong hai người đó xuống một cầu thang gác hoặc đẩy một cánh cửa thôi, nhưng cả hai đều không nói với nhau một lời nào. Họ giao thiệp với nhau qua giấy tờ và qua tham mưu trưởng. Trận thua vừa qua (sau trận ở đồi Độc Lập) không dàn hoà được họ, người nọ đổ lỗi cho người kia" (tr.219).

"Ngày 31-3, Nava lật đật ra Hà Nội hồi 1 giờ 15 phút... Đại tá Baxtiani ra sân bay đón và chuyển lời xin lỗi của cấp trên: Cônhi mệt quá phải đi nằm. Nava đến Sở Chỉ huy và nghe báo cáo trong đêm ấy...

7 giờ sáng, Nava gọi Cônhi. 8 giờ kém 15 phút Cônhi đến. Nava hỏi:

- Tình hình thế nào?

Cônhi trình bày lại tình hình như lúc nửa đêm.

Nava nói lại với tôi:

''Tôi liền nổi nóng. Tôi quát cho hắn một chầu. Nhưng về phía hắn, hắn cũng nói vào mặt tôi mọi điều mà ít lâu nay hắn thường nói người khác" (tr.248).

"Ngày 1-4, Cônhi điếng người khi nhận được thư lăng mạ của Nava đề ngày 29-3... Cônhi giận điên lên, liền để hàng giờ viết thư trả lời nhưng rồi quyết định xin gặp Nava và được Nava hẹn cho gặp ngày hôm sau" (tr.253).

"Ngày 2-4, hai tướng đụng nhau từ 16 giờ 10 phút đến 17 giờ 40 phút tại phòng làm việc của Nava, ở căn dưới toà biệt thự của Nava bên Hồ Tây...

Nava giả vờ vui vẻ:

- Chúng ta đã viết cho nhau những điều chẳng êm dịu gì. Bây giờ nên bình tĩnh mà tranh luận.

Cônhi tấn công và nói lớn tiếng. Cônhi tức tối nói với Nava rằng, ông ta không muốn làm việc dưới quyền Nava. Đề nghị Nava cách chức ông ta ngay. Cônhi nhắc lại rằng, ý muốn tiếp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ chỉ là của Tổng Chỉ huy, rằng việc dùng biện pháp cầu may đánh vào cơ sở hậu cần bao giờ cũng chỉ đưa lại thất bại. Cônhi chỉ là một kẻ thi hành và nghĩ rằng số phận GONO (Điện Biên Phủ) có lẽ chỉ đêm nay bị định đoạt, dù người ta có tăng viện cho nó hay không.

Về phần Nava cảm thấy thoải mái, vì ông ta tin chắc Cônhi đã phản ông ta từ lâu, bằng cách tố cáo những sai lầm của Nava với các nhà cầm quyền cao cấp đến thăm Bắc Bộ. Một hôm, ở Pari, trước mặt bà Đại tướng Catơru và những người bạn khác, bà Nava đã lấy ở trong ví của mình ra một bức thư đưa cho mọi người đọc, trong đó chồng bà có viết: "Cái thằng khốn nạn Cônhi ấy ngày nào nó cũng phản lại anh". Nava đem chuyện ấy kể lại cho Cônhi nghe.

Cônhi hét lên:

- Nếu ngài không phải là đại tướng bốn sao thì tôi đã tát vào mặt ngài rồi.

Nava tái mặt... Cônhi bình tĩnh lại và ra về.

Nava nói:

- Tôi muốn rằng, chỉ có ông và tôi biết chuyện này mà thôi.

Cônhi giậm gót trả lời:

- Tôi coi đó là bổn phận thứ nhất trong những bổn phận của tôi" (tr.257).

Từ lúc khởi đầu, Nava vẫn nhận mình là cha đẻ ra Điện Biên Phủ. Khi tưởng là có thể thắng được thì Cônhi tuyên bố rất kêu và chiến thắng to lớn có thể dự kiến được. Nhưng khi sắp thua, Cônhi tỏ ra là y cố tình đẩy ông Tổng Chỉ huy ngã xuống vực thẳm và tìm cách chuồn khỏi chiếc tàu đang đắm" (tr.288-289).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 10:53:38 pm

TƯỚNG GIÁP SUÝT THẤT BẠI
TRONG TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ NHƯ THẾ NÀO
1
(Trích)

G. BOUDAREL và F. CAVIGLLIOLI

Hai mươi chín năm sau, căn cứ vào những bằng chứng và những tài liệu đã mã hoá2, nhà sử học Georges Boudarel đã dựng lại cuộc phiêu lưu phi thường của quân đội Việt Nam hôm trước cuộc đụng độ quyết định. Khi chọn địa điểm tác chiến - lòng chảo Điện Biên Phủ, Bộ Tham mưu Pháp đã không phạm một sai lầm bi thảm như lâu nay người ta đã tin vậy. Trái lại, chính là đến phút cuối cùng không nghe các cố vấn Trung Quốc mà Giáp đã có thể đánh chiếm được cái pháo đài này. Một sự bất đồng có tính chất lịch sử mà những hệ quả chính trị của nó đã mở ra tương lai của Việt Nam và đã thay đổi bộ mặt thế giới thứ ba.

Nhưng xin đừng dự đoán. Chúng ta hãy trở lại ngày 25 tháng giêng năm 1954...

Ngày 26-1-1954, 13 giờ 50 phút. Một chiếc Đakôta đậu xuống đường băng ở Điện Biên Phủ. Dưới bầu trời thấp của vùng thượng du Bắc Bộ, cái pháo đài này hay nói chính xác hơn, cái binh đoàn tiến công của vùng Tây Bắc, một danh hiệu nhỏ bé đang có một ngày hội. Một trung đội lê dương bồng súng chào các vị khách từ trên máy bay xuống. Đó là Mắc Giắckê, Bộ trưởng Bộ các quốc gia liên hiệp, có dáng như một chủ trại phong nhã, miệng ngậm tẩu, mặc bộ quần áo đi săn màu be. Đờ Giăng, Tổng cao uỷ Pháp, ở Đông Dương, đặc dân Sài Gòn, ăn mặc như để đi dạo chơi buổi chiều trên đường phố Catina. Và tiếp đó, hai nhà chiến lược của đạo quân viễn chinh Pháp, Đại tướng Nava, Tổng Chỉ huy quân đội ở Đông Dương và Cônhi, viên phó tướng khó bảo của ông ta, người chịu trách nhiệm về các cuộc hành binh ở bắc Bộ. cả hai đều chống loại gậy leo núi truyền thống lâu đời của các tướng Pháp. Họ có vẻ như hai phế binh. Nava thì nhỏ bé, có bộ mặt lo lắng bồn chồn. Người ta cảm thấy ông ta ghen tị với vẻ uy nghi của Cônhi, người to lớn với vẻ mặt bí hiểm khó dò.

Nghênh tiếp cái bộ tứ táp nham và chia rẽ ấy, có Đại lá Đờ Cátxtơri, người kỵ sĩ đã từng miệt mài trong các cuộc đua ngựa, là người chỉ huy trại. Ông ta có dáng dấp một nhà quý tộc có khả năng đem gia tài thừa kế và tiền lương của mình dốc vào một cuộc đỏ đen. Chiếc mũ calô hờ hững đội lệch bên đầu, quàng một chiếc khăn màu đỏ mà các trinh sát viên Việt Nam phát hiện qua ống nhòm từ trên đỉnh các ngọn đồi bao chặt Điện Biên Phủ; ông ta có một điệu bộ thái quá mà chỉ có thể có ở kẻ dòng dõi của nhiều thống chế. Đi bên ông ta là thiếu tá Các, người lính chiến biết đánh trong rừng như một anh bộ đội và Đại tá Pirốt, người chỉ huy pháo binh, khuôn mặt tròn trặn, cụt một tay và cái cánh tay áo rỗng nhét vào trong thắt lưng quần.

Sau những nghi lễ đón tiếp thường lệ, họ đi đến Sở Chỉ huy của Đại tá Đờ Cátxtơri, một hầm trú ẩn duy nhất được bảo vệ bằng các tấm thép. Và ở đó, Pôn Buốc, người nữ thư ký của Đại tá Đờ Cátxtơri pha cà phê; bọn lính dù thường nhặt những đầu mẩu thuốc lá dính son môi của cô ta quẳng đi. Trước những tấm bản đồ, người ta tự đặt ra một câu hỏi lớn: Tại sao Giáp đã không mở cuộc tiến công mà họ chờ đợi từ chiều hôm trước, ngày 25 tháng Giêng?

Ông ta sẽ tiến công, có thể chiều nav. Bốn vị khách không thể dừng lại nơi đây được lâu. Mạng sống của họ quá quý giá. Nhưng dù sao Mắc Giắckê cũng lợi dụng lúc ấy kéo riêng Đại tá Pirốt ra: "Chúng ta hãy còn đại bác. Hãy lợi dụng lúc bộ trưởng có mặt mà xin thêm đạn đại bác". Pirốt từ chối với sự tự mãn trước anh chàng dân sự này lại muốn tỏ ra thành thạo về pháo. Một vài tháng sau, khi thấy đại bác và súng cối hạng nặng của mình bị lâm vào tình trạng bất lực, ông ta nhớ lại sự từ chối ngạo mạn của mình và tự tử bằng lựu đạn trong hầm.

Người ta tiễn các vị khách danh tiếng này ra tận máy bay, Cônhi nói với Đờ Cátxtơri:

"Cuộc tiến công chỉ chiều nay thôi!".

Nhưng Giáp không tiến công. Tuy nhiên, những tin tức tình báo thì đều rõ ràng. Khối lượng giao dịch vô tuyến điện của kẻ thù đã tăng lên. Không quân đã phát hiện những đoàn xe đi qua trên những tuyến đường dẫn đến lòng chảo. Cái gì đã xảy ra? Người ta tưởng đã biết hết về Điện Biên Phủ, một trong những trận giao chiến đã làm thay đổi số phận thế giới.

Nhưng từ năm 1978, một thuyết mới xuất hiện, ở Hồng Kông, tờ tạp chí Trung Quốc Cheng Ming coi như phát biểu quan điểm bán chính thức của Đặng Tiểu Bình đã có lần không ngần ngại viết rằng Điện Biên Phủ là một chiến thắng của Trung Quốc và tạp chí này đã dẫn chứng tên của ba sĩ quan cấp rất cao đã trực tiếp tham gia vào trận đánh: Diệp Kiếm Anh, Vi Quốc Thanh và Trần Canh.

1954: Sài Gòn. Trong khi mà Bộ Tham mưu Pháp nghĩ nát óc để tìm hiểu những nguyên nhân đã khiến tướng Giáp từ bỏ cuộc công kích trù định vào ngày 25 tháng Giêng, viên Đại uý Phơrăngđi (Ferrandi), trong một bản báo cáo về các bức điện thu được của đối phương đánh đi, đã thấy một bức điện của Ban lãnh đạo việc cung cấp cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Bức điện ấy ra lệnh chuyển các khẩu phần đặc biệt đến căn cứ Tuần Giáo vào ngày 20 tháng Giêng. Phơrăngđi biết việc đó có nghĩa là gì? Ở Tuần Giáo, căn cứ hậu phương của bộ máy tiến công vào Điện Biên Phủ, người ta nhờ những cố vấn quan trọng Liên Xô hoặc Trung Quốc, những người không thể bằng lòng với bữa cơm đạm bạc dành cho bộ đội Việt Minh. Chính là căn cứ vào tài liệu ấy, người ta đã xây dựng một giả thuyết đầu tiên. Các chuyên gia Trung Quốc, Liên Xô đã khuyên đừng tiến công sớm vào ngày 25 tháng Giêng.

Nhưng hiện nay đã có những thông tin mới, những bằng chứng mới cho phép dừng lại việc chuẩn bị chiến đấu bên phía Việt Nam: một tập hồi ký trong đó tướng Giáp đã tham gia và một cuốn lịch sử biên soạn tập thể dưới sự chỉ đạo của tướng Trần Độ. Những tác phẩm ấy không hề đề cập đến các vấn đề quan hệ của Việt Minh với Trung Quốc trong cuộc vây hãm Điện Biên Phủ. Nhưng qua những sự im lặng và ẩn ý ấy, sự thật bắt đầu xuất hiện. Đó không phải là các chuyên gia Trung Quốc đã thúc đẩy tướng Giáp lui cuộc công kích cái pháo đài này. Chính họ đã định ngày 25 tháng Giêng mở cuộc công kích và tướng Giáp trái với ý kiến của các chuyên gia Trung Quốc, đã từ bỏ cuộc công kích hấp tấp bởi vì ông đã rút ra những bài học của một thất bại mà ông đã phải gánh chịu vào tháng Chạp trước Nà Sản.

Về phía mình, Hồ Chí Minh và Giáp đã tiếp tục theo đuổi cái lợi thế của họ ở vùng Tây Bắc hơn là tung đội quân chiến đấu của mình vào vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thật vậy, họ cúng còn chưa tin chắc vào sự suy luận của mình. Rồi thì họ sợ sự phản ứng tàn bạo của Pari và nhất là sợ một cuộc can thiệp quy mô lớn của Hoa Kỳ. Họ muốn tránh một cuộc chiến tranh một trăm năm. Họ ưu tiên hao mòn dần quân Pháp, phân tán lực lượng đối phương. Việt Minh cũng hiểu rõ tầm quan trọng chính trị của Lào và tìm cách giúp đỡ du kích Pathet Lào mà những bưng biền của họ bắt đầu ăn sâu ở biên giới Bắc Bộ, trong vùng Sầm Nưa, cách Điện Biên Phủ một trăm kilomét
__________________________________________________
1. Tạp chí Le Nouvel Observateur, số ra ngày thứ sáu 8-4-1983. Thư viện Quân đội dịch tháng 5-1983.
2. Tài liệu đã được đưa vào lưu trữ chính thức.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 10:55:36 pm

Đến cuối tháng 11-1952, Xalăng thiết lập lần đầu tiên một con “nhím” ở vùng Tây Bắc, hai mươi mốt điểm tựa xung quanh một sân bay. Đó là Nà Sản, Giáp quyết định với hai sư đoàn ưu tú của ông: Sư đoàn 308 và Sư đoàn 312, đánh chiếm lấy căn cứ này trước khi nó được tăng cường. Ông ta tiến hành công kích đêm mồng 1 tháng Chạp. Vành đai phòng thủ thứ nhất bị chọc thủng ở hai chỗ. Nhưng bị tổn thất nặng nề sau hai ngày chiến đấu, cuối cùng 308 và 312 phải rút lui. Những tử thi chồng chất trên những hàng rào dây thép gai của căn cứ. Đó là một trận thất bại. Và khi bị thua trận, trong quân đội nhân dân Việt Minh người ta tiến hành tự phê bình.

Cuốn lịch sử Sư đoàn 312 tóm tắt khá rõ đường lối tác chiến của Giáp lúc đó: "Đánh các điểm yếu trước, điểm mạnh sau. Bao vây toàn bộ, chuyển sang đánh những điểm đã lựa chọn. Trước hết công kích tuyến ngoài, mở một đột phá khẩu và chọc sâu vào tung thâm".

Nói cách khác, tràn ngập vào tung thâm sau khi đã chọc thủng tuyến ngoài ở hai điểm. Đó là ảnh hưởng của phương pháp "biển người" mà quân đội Trung Quốc dùng ở Triều Tiên. Có thể nghĩ rằng chính sau trận thất bại Nà Sản, tướng Giáp đã bắt đầu không tin các cố vấn Trung Quốc.

Một thất bại mà ông ta rút ra những bài học khác. Cơ quan quân báo của ông đã sai lầm lớn, khi báo tin Nà Sản rút bớt quân trong khi mà nó lại được tăng cường. Người ta đã đánh giá thấp hệ thống phòng thủ của Pháp và đã tiến công nó như tiến công một điểm tựa cô lập. Cuối cùng, quân đội nhân dân bị kiệt sức trong một cuộc chiến tranh tàn nhẫn ở rừng rú chống lại quân dù của Bigia đang phá rối các đường giao thông của mình ở hậu phương. Tác phẩm đã ghi lại những hồi tưởng đó và kết luận: "Kẻ thù vừa mới chọn một hệ thống phòng thủ mới mà quân ta chưa hề bao giờ gặp phải cho đến lúc đó trong các cuộc chiến đấu của chúng ta". Quân đội nhân dân rút về vùng đất thánh của họ, băng bó thương tích và xây dựng lại lực lượng của mình.

Nhưng Giáp không từ bỏ việc đánh chiếm Nà Sản. Vị giáo sư sử học có khuôn mặt vuông trở thành Tổng Tư lệnh giống như một sĩ quan nước ta (Pháp) nhưng lại không phải con nhà dòng dõi binh nghiệp, cũng chẳng hề có những ưu tiên ưu đãi khi đi chiến trận và được quân đội của mình yêu mến, một sĩ quan gần như không thể tìm thấy trong đội quân viễn chinh Pháp.

Trong khi mà Pari reo mừng chiến thắng và loan báo ầm ĩ rằng Việt Minh đã kiệt sức, tướng Giáp hiểu rằng Nà Sản cũng chỉ là một thắng lợi chiến thuật và một con "nhím" thì sau cùng thế nào cũng luôn luôn ngủ thiếp đi và cụp những cái lông nhím nhọn hoắt lại.

Từ tháng 3-1953, các nhà kỹ thuật Việt Minh đi nghiên cứu hoạ đồ một con đường kéo dài đường số 13. Con đường mới sẽ làm này dài 160km nối liền Yên Bái trên sông Hồng với con đường hàng tỉnh số 14 Cò Nòi giữa Nà Sản và Mộc Châu. Trong hai mươi ngày, người ta bắt đầu từ một con đường mòn khúc khuỷu của lừa ngựa đi đã từ lâu không còn được sủ dụng nữa kể từ sau cuộc rút lui hùng tráng của đạo quân của tướng Alếchxăngđri sang Vân Nam với các lực lượng của Quốc dân Đảng sau cuộc Nhật làm đảo chính tháng 3-1945.

Ở phía Việt Minh, chỉ có một bước giữa nghiên cứu và thực hiện. Tháng 4, một đạo quân nông dân mở đường qua một vùng núi nhấp nhô, rừng rậm bọc quanh ở đó có những dân tộc còn chưa được thực sự tham gia chiến tranh đang sinh sống.

Một con đường nông thôn, cái phần xe chạy được thì... trên nền đất nện Haniban1... qua những con đường mòn còn xấu hơn. Khi con đường được làm nói trên đã vươn tới sông Đà, ở Tạ Khoa, cách Nà Sản 30km theo đường chim bay, tướng Nava, người thay thế Xalăng... Ông ta triệt thoái "nhím" đang bị đe doạ này. Một cuộc rút lui xuất sắc. Trước hết người ta làm ra vẻ tăng cường đồn binh để đánh lừa các tay quân báo của quân thù, làm cho họ tin rằng người Pháp sắp bám lấy cái lòng chảo nhỏ này coi như để bảo vệ... đế quốc và một nước cộng hoà. Rồi thì ông ta triệt thoái đột ngột cả đội quân bằng máy bay Đakôta.

Một thất bại mới của Giáp. Ông đã để sổng mất con mồi của mình. Nava gặp thời, ông ta đã thành công trong việc rút quân khỏi Nà Sản và đã mở một cuộc đột kích chớp nhoáng vào Lạng Sơn, ở Đông Bắc, giáp biên giới Trung Quốc và đã phá huỷ được một kho quan trọng vũ khí đạn dược trước khi rút chạy trong thảm hoạ. Một cuộc rút lui được xem như một chiến thắng.

Thủ tướng Lanien hài lòng. Ông ta có thể tươi cười ra trước Quốc hội. Nava là một viên tướng táo bạo biết... và không vì tình cảm sa vào vũng lầy Đông Dương. Hơn nữa, ông ta sẽ... bỏ cả Lai Châu. Không một kỷ niệm nào ràng buộc ông ta, với xứ sở của những người Thái đen và những phép trù yểm của nó. Ông ta là một người Âu, ông đã đoạn tuyệt với chiến lược thực dân của Xalăng, một viên quan lại, một ngươi châu Á, muốn giữ lấy tất cả, xứ Thái, xứ Lào nhờ ba pháo đài bố trí theo hình tam giác: Lai Châu ở... gần biên giới Vân Nam, Nà Sản ở cách Hà Nội 50km và Điện Biên Phủ. Bởi vì chính Xalăng là người đầu tiên đã căn dặn thiết lập một đồn luỹ mới ở Điện Biên Phủ.

Thật là trái ngược! Chính Nava lại là người lặp lại ý kiến này. Ngày 24-7-1953, trước Uỷ ban Quốc phòng, cái tên Điện Biên Phủ được nêu lên. Khi Nava nói đến cái tên đó, cái tên có nghĩa là "thủ phủ lớn ở biên giới" hay còn là "Phủ của trời", ông ta không gặp... trở ngại nào. Không ai biết đúng miền nội địa ấy ở đâu. Trừ Cônhi - Molinier, một phi công, một bạn đồng hành trong những cuộc phiêu lưu của Malraus. Ông ta nói: "Hãy tưởng tượng một sân bay ở vùng Champ de Mars trong khi đó thì quân thù chiếm giữ đồi Chaillot". Một hình ảnh thật. Ông ta đã lầm. Điện Biên Phủ, mọi người sẽ biết.

... Không ai biết cái pháo đài mới ấy sẽ dùng để làm gì? Trong cuộc họp của Uỷ ban Quốc phòng, ngày 24-7, Nava đã không nhận được mệnh lệnh chính xác về vấn đề Lào. Quả vậy, ông ta phải bảo vệ xứ Lào nhưng trong khi bảo vệ nó, lại không được để cho mình bị choáng váng vì bảo vệ nó hay ít ra trong khi có vẻ bảo vệ nó. Thật là mơ hồ! Ngày 15-11-1953, Mắc Giắckê đến Sài Gòn. Ông nói với Nava: "Sự sụp đổ của Luông Prabăng sẽ kết tội việc theo đuổi chiến tranh".

Điều đó có nghĩa là gì? Hãy để cho nước Lào sụp đổ để chấm dứt cuộc chiến tranh quá tốn kém đối với chúng ta và làm cho cuộc sống của chúng ta quá khó khăn? Hay, ngược lại, "Bảo vệ xứ Lào". Nava lựa chọn giải pháp thứ hai. "Dù sao, ông ta nói, Điện Biên Phủ đối với tôi cũng không đắt hơn là Nà Sản đối với Xalăng". Thế là ván bài tiếp diễn.

Ngày 18-11, Đô đốc Cabaniê đến Sài Gòn. Ông được uỷ nhiệm nói riêng với Nava không nên mưu tính một cái gì phi lý và dù sao trong ngân quỹ cũng không còn tiền cho cuộc chiến tranh này nữa. Cũng có thể ông còn có nhiệm vụ bí mật gợi ý cho Nava ngừng tất cả để cho các nhà chính trị hoạt động. Nhưng Nava lại ở Hà Nội. Ông ta chờ đợi Cabaniê (nguyên văn: il fait poireauter Cabanier). Ông ta nợ bức thông điệp mà đô đốc mang theo. Bởi vì Chiến dịch Điện Biên Phủ đã bắt đầu. Ngày thứ sáu 20-10-1953, ba tiểu đoàn đã nhảy dù xuống Điện Biên Phủ dưới sự chỉ huy của tướng Gin. Pari không phản ứng. Người ta để mặc cho Nava hành động. Cái lòng chảo lớn nhất vùng Tây Bắc sẽ là trận thất bại lớn nhất trong những trận thất bại.
_______________________________________________________
1. Danh tướng Nga (B.T).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 11:01:09 pm

Khi quân dù của Gin nhảy xuống Điện Biên Phủ, hoà bình đang ngự trị ở nơi thiêng liêng này; ở đó, theo truyền thuyết, dân tộc Thái ra đời từ một quả chanh. Điện Biên Phủ đó không chỉ là điểm nút giao thông chiến lược giữa Trung Quốc, Lào và Việt Nam, một pháo đài chủ chốt ở giữa vùng núi non xứ Thái. Đó là một cánh đồng phì nhiêu, có suối Nậm Ngừm chảy qua, trên đó trồng lúa, xoài, cam, chanh và cây lương thực.

Đó là một cái chợ ở đó những người Lào đến trao đổi thuôc phiện lấy lợn đen và gà vịt, có trẻ con tắm rửa, hổ lảng vảng ven rừng, trâu đầm mình trong bùn, nông thôn hối hả thu hoạch. Đó không phải là một cái đinh rệp trên tấm bản đồ của Ban Tham mưu. Đó là cuộc sống.

Quân dù của Gin chỉ gặp ít cuộc kháng cự lẻ tẻ. Ở đỗ có hai trung đoàn "chính quy" Việt. Sau một ngày chiến đấu, họ biến vào rừng. Chỉ có con đường do công binh Việt Minh mở ra hồi tháng 4 từ sông Hồng đến con đường hàng tỉnh số 41 uy hiếp cái thành luỹ mới. Lòng chảo ở đó đội quân viễn chinh Pháp đến đồn trú và tăng cường chỉ cách Cò Nòi, điểm tận cùng của đường trục chiến lược mới có 100km, Cò Nòi là nơi bây giờ có thể chạy đến những cam nhông của Việt Minh, những chiếc Môtôlôva hoàn toàn thích ứng với đường rừng núi và những chiếc GMC Mỹ mà những người cộng sản Trung Quốc thu hồi trong các kho của Tưởng Giới Thạch.

Từ mùa Thu 1953, Bộ Chỉ huy Việt Nam đã quyết định, vì những nguyên nhân mà chúng tôi đã trình bày, một lần nữa mở chiến dịch sắp tới của họ ở vùng Tây Bắc. Hồ Chí Minh và Giáp vẫn tin rằng người Pháp không thể bỏ nước Lào. Khi quân dù của Gin nhảy xuống Điện Biên Phủ, tất cả các chỉ huy đơn vị của Việt Minh đang họp trong rừng Việt Bắc, một dãy núi ở phía đông Điện Biên Phủ, một nơi nương náu của họ để tránh quân Pháp.

Khi tin tức cuộc nhảy dù đến Bộ Tham mưu Việt Minh, chưa có một quyết định dứt khoát nào được thông qua. Giáp chỉ nói: "Đó là một cuộc hành binh có lợi cho ta". Quân đội nhân dân không khinh suất trong việc tiến quân. Nhưng Sư đoàn 304 đã rời Thanh Hoá bằng con đường mới mở theo hướng Suối Rút và về Điện Biên Phủ cho đến cao nguyên Mộc Châu ở đó sư đoàn này đột ngột tiến sâu vào các con đường rừng để đi đến mai phục ở vùng Phú Thọ, cửa ngõ trung du nhằm chặn một cuộc hành binh bất ngờ của Pháp trên các đường giao thông và hậu cứ của Việt Minh. Bài học Nà Sản đã có kết quả. Người Pháp sẽ không thể phái những khinh binh đã từng mệt lử vì những mưu mẹo đánh rừng đi phá việc tiếp tế của quân đội nhân dân. Bộ Chỉ huy Pháp không hay biết gì về những việc chuẩn bị ấy. Họ hoàn toàn bị thu hút bởi những cuộc phân tranh nội bộ và sự chần chừ do dự. Người ta còn chưa biết Điện Biên Phủ sẽ chỉ đơn giản là một cái chốt trên con đường đi Luông Prabăng, một thành phố tiêu biểu với hàng nghìn ngôi chùa hay là một cơ hội để cuối cùng chạm trán với Việt Minh trong một trận chiến đấu cổ điển và "đập tan Việt Minh khi họ xuống núi. Một Nà Sản luỹ thừa 10".

Nava yên lặng. Cônhi lầu bầu vì lo ngại Nava lấy bớt các đơn vị trong quân số mà ông ta cần để giữ đồng bằng Bắc Bộ. Các phi công hét lên rằng (dire tout haut) họ không thể nào tiếp tế thường xuyên cho cái binh đoàn tiến công của vùng Tây Bắc này bởi vì họ không có đủ máy bay và các máy bay khu trục và ném bom chỉ có thể chiến đấu được trong một vài phút trên bầu trời Điện Biên Phủ ở cách xa Hà Nội những 300km. Nà Sản chỉ cách Hà Nội 190km và chính không quân đã đem lại thắng lợi. Họ nói nhau kịch liệt nhưng trong khuôn phép đẳng cấp nhà binh với những nhận xét, những báo cáo cung kính nhưng đầy những sự xảo trá (nguyên văn: Perfidies flotentines). Mỗi người đã tìm cách thoái thác trách nhiệm của mình về một thảm hoạ luôn luôn có thể xảy ra.

Đầu tháng Chạp, về phía Việt Minh, Tham mưu trưởng trận đánh sắp tới Hoàng Văn Thái và Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm1 đi Điện Biên Phủ nghiên cứu chiến trường và chuẩn bị các cuộc hành binh. Các cơ quan đầu não ở lại với Giáp ở hậu phương bận rộn quanh những tấm bản đồ mà hoạ đồ thì thường hay tính phỏng. Trong cái đống tin tức tình báo đến tay ông ta, Giáp đặc biệt chú ý đến ý kiến của một sĩ quan Pháp đang đóng ở lòng chảo: "Nếu tôi phải ở đấy, tôi sẽ chống giữ (se retrancher) ở tuyến những đồi bao bọc thung lũng về phía đông". Các sĩ quan Pháp nói quá nhiều. Chắc chắc họ quá tin rằng đội quân viễn chinh Pháp không thể bị đánh bại bởi những con người nhỏ bé, non trẻ, chân xỏ dép, mang đủ mọi thứ trên lưng, đi dọc những con đường vô tận. Phòng Nhì Pháp biết rằng quân đội nhân dân là một đội quân có thật với cam nhông và đại bác. Nhưng đội quân đó làm thế nào đưa được xe pháo lên tận Điện Biên Phủ? Không có đường sá. Người ta say sưa yên ngủ trên ý thức về ưu thế của mình. Rồi thì lại còn máy bay. Người ta quên rằng bầu trời Tây Bắc thường bị u ám; điều đó san bằng những lợi hại giữa đôi bên.

Sự tin tưởng ấy của viên sĩ quan Pháp làm cho Giáp suy nghĩ. Ngay từ ngày ấy, kế hoạch mà ông hình dung chủ tâm coi những ngọn đồi đó là điểm chủ chốt của bộ máy phòng thủ. Ông muốn đánh vào phía đông... ngày 24-1-1954.

Nhưng còn chưa đến ngày ấy. Đến giữa tháng Chạp, quyết tâm được thông qua: Điện Biên Phủ …, trung tâm chính của cuộc tiến công sắp tới. Một tuần lễ sau, ngày 22 tháng Chạp, người chỉ huy sư đoàn pháo binh nhận được lệnh đưa lên Điện Biên Phủ toàn bộ vũ khí do xe cam nhông kéo, còn 200 người đi bộ theo vì thiếu xe. Bị không quân Pháp ném bom lúc qua đò ở vùng Tuyên Quang, đội pháo cao xạ không bắn trả để khỏi lộ sự có mặt của mình.


... Bên phía quân Pháp, người ta tin rằng kẻ thù không thể tiến và pháo binh không thể yểm hộ nó mà không bị tiêu diệt. Mười hai… của cái pháo đài này sau những… và đại bác của họ có thể hủy diệt Sư đoàn Việt 316, sư đoàn duy nhất mà người ta ngờ nó có mặt ở gần lòng chảo. Đó là luận thuyết của Nava. Tuy nhiên ông này vừa nhận được một tin không hay: cả Sư đoàn 308 đã di chuyển.

“Đó chỉ là những… ông ta nói gì mà chẳng được vì ông ta là tướng năm sao. Những điều kiện… trầm trọng thêm trên sông Hồng. Các máy bay ném bom B26 và các máy bay khu trục bị bất lực. Cônhi nổi nóng. Những máy bay ấy, ông ta muốn sử dụng chúng cho vùng đồng bằng của ông ta. Giữa Nava và Cônhi, đó là chiến tranh, một cuộc chiến tranh có thể còn dữ dội hơn cuộc chiến tranh ở Điện Biên Phủ…

Giáp ở lại khá lâu ở Sở Chỉ huy trung tâm trong miền núi ở vùng Thái Nguyên, cách chiến trường tương lai hơn 500km. Đó không phải để… như đối thủ của ông, tướng… trong nghi lễ quân sự cũng như… Đó là để suy nghĩ. Chỉ đến tháng Giêng 1954, ông đích thân rời Sở Chỉ huy tối cao ở khu vực gọi là an toàn khu, gần Chợ Chu, trong vùng hậu cứ núi đá vôi ở Thái Nguyên để đi lên vùng lòng chảo nơi sẽ là đối thủ của ông. Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến tranh, ông lên đường ra trận. Ủy viên Chính trị Phạm Kiệt đi theo ông và chăm lo vấn đề an ninh của chuyến đi.

Lúc lên đường, đánh giá rằng quân đội không còn đủ sức để… các hậu cứ Việt Minh, Giáp chọn phía bắc làm mục tiêu công kích chính hướng về Điện Biên Phủ.

Một tuần sau, ông đến Sở Chỉ huy mặt trận trong hang Thẩm Púa ở ngang xóm Bung, cách Tuần Giáo 15km và cách Điện Biên Phủ 69km. Ông vượt cả con đường bằng xe Com măng ca, trừ một đêm và một ngày đi bộ tắt qua đèo Pha Đin. Suốt dọc cuộc hành trình ấy, theo cái trục mới là đường số 13, vị Tổng Chỉ huy không ngừng theo dõi nắm tình hình. Lúc đó, ông chỉ có một lo ngại: sợ quân Pháp rút mất như chúng đã rút khỏi Nà Sản một vài tháng trước đây và ở Hoà Bình đầu năm 1952.
________________________________________________
1. Nguyên văn: Uỷ viên Chính trị Lê Liêm.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 11:01:28 pm

Một đêm, khi người ta thông báo cho ông biết có những đốm lửa xuất hiện ở lòng chảo Điện Biên Phủ, ông lo lắng. Phải chăng pháo đài đang phá huỷ kho tàng của mình trước khi vội vã rút chạy? Nava nóng lòng đập tan quân Việt. Bây giờ chính Giáp lại nóng lòng đập tan quân Pháp.

Trong 24 giờ hay 36 giờ tiếp sau lúc ông ta đến Sở Chỉ huy chiến dịch, ngày 14 tháng Giêng, Giáp họp một cuộc hội nghị quan trọng gồm tất cả các cán bộ các cấp của mặt trận. Có Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng, Lê Liêm, Chủ nhiệm chính trị, những cán bộ phụ trách các ban khác nhau, các chỉ huy các quân binh chủng và các sư đoàn. Và chắc chắn có cả Vi Quốc Thanh và các chuyên gia quân sự Trung Quốc, mặc dù không thấy văn bản nào nói đến. Các hồi ức của Việt Nam giữ im lặng về điểm chủ chốt này, tuy vậy cũng kể đến sự có mặt của một hoạ sĩ Rumani và hai nhà báo, một người Italia, một người Trung Quốc. Họ đã được Giáp tiếp vào tháng Giêng hay tháng Hai.

Vi Quốc Thanh... sinh ra ở Quảng Tây, không xa Lạng Sơn, ông ta là người Choang, một dân tộc thiểu số, gần gữi với gốc người Thái ở Điện Biên Phủ. Ông ta đã vào Đảng Cộng sản Trung Quốc khoảng năm 1931 và tham gia cuộc Vạn lý trường chinh. Và đến cuối năm 1949, nhờ những hoạt động chiến đấu xuất sắc trong cuộc nội chiến năm 1948, ông ta trở thành nhân vật số một của tỉnh quê hương mình, nơi mà phần lớn viện trợ cho Chính phủ Hồ Chí Minh đã quá cảnh. Về quân sự cũng như về chính trị, chắc chắn là không có ai có đủ năng lực hơn (plus qualifié) và được đặt đúng chỗ hơn ông ta để viện trợ tại chỗ cho chính Việt Nam.

Hai cố vấn của ông ta, Diệp Kiếm Anh và Trần Canh, hình như không ở gần chiến trường nhưng mà họ phải được hỏi ý kiến... Năm 1924, Diệp Kiếm Anh là Phó Giám đốc Học viện Quân sự Hoàng Phố tỉnh Quảng Đông. Trần Canh là giáo viên nhà trường. Cả hai đã có nhiều cuộc tiếp xúc với những người cộng sản Việt Nam sau này trở thành những cán bộ của Việt Minh. Năm 1954, cả hai đều là những người phụ trách những vùng giáp giới Việt Nam: tỉnh Quảng Đông và tỉnh Vân Nam. Ý kiến của họ phải có trọng lượng trong cuộc họp ngày 14 tháng Giêng.

Đến cái ngày 14 tháng Giêng ấy, Giáp vẫn còn chưa tự mình tìm hiểu thực địa. Ngay cả viên chỉ huy pháo binh Phạm Ngọc Mậu đáng lẽ phải đến trước mà cũng chưa tới được. Trong cuộc họp ấy, người Tổng Chỉ huy trình bày một báo cáo mà người ta chỉ được biết qua những tóm tắt rất sơ sài và ... phá huỷ pháo đài với một mục đích kép: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng toàn bộ Tây Bắc và tạo điều kiện mở rộng đất đai vùng căn cứ của Pathét Lào. Hai phương pháp có thể đã được trù tính đến: "Đánh nhanh, thắng nhanh" hay là "đánh chắc, tiến chắc". Nói một cách khác, một vài ngày công kích ồ ạt để giành thắng lợi quyết định hoặc là đánh lấn dần kéo dài hàng tuần và hàng tháng. Viên chỉ huy pháo binh so sánh trận đánh với việc ăn quả cam: người ta có thể lấy dao bổ ngay quả cam rồi sau cắt ra thành từng miếng; người ta cũng có thể thư thả và bắt đầu lặng lẽ gọt quả cam. Lúc này, giải pháp đánh nhanh chiếm ưu thế. Thành luỹ này được đánh giá là còn yếu và quân đội nhân dân, như người ta đánh giá, chưa có kinh nghiệm cũng như không có phương tiện vật chất để tham gia vào một chiến dịch dài ngày. Các văn bản có nhắc qua khả năng thay đổi chiến thuật. Cứ xét theo điều xảy ra những ngày tiếp theo, hình như giả thuyết đánh nhanh đã không được xem xét thật nghiêm chỉnh trong ngày hôm ấy. Người ta đã quyết định húc. Người ta sẽ húc. Nhưng thế nào?

Kế hoạch tác chiến đã được quyết định trong cái ngày 14 tháng Giêng ấy là một sự liều lĩnh điên rồ. Người ta thọc sâu thẳng vào tung thâm căn cứ để chia cắt địch rồi đánh từ trong đánh ra tiêu diệt kẻ thù. Sư đoàn ưu tú của Vương Thừa Vũ, Sư đoàn 308, sẽ tập trung ở phía tây lòng chảo. Tạo thành trục hoạt động chính, sư này sẽ tiến đánh thẳng vào tận Sở Chỉ huy của Đờ Cátxtơri còn sơ hở về phía đó.

Sư đoàn 312, tập trung ở chân núi Tà Lạng có nhiệm vụ tiêu diệt, từng cứ điểm một, cứ điểm Gabrien (Độc Lập), An Mari (Bàn Kéo), Căng Na để thâm nhập vào khu vực sân bay ở đó sư đoàn sẽ tấn công các cao điểm 105, 203, 204, 205, 206, 207 và 309. Binh lực được chia ra làm nhiều hướng để thọc sâu vào tung thâm, chia cắt căn cứ ra làm nhiều khu vực để nhanh chóng tiêu diệt. Đó là kế hoạch đã bị thất bại ở Nà Sản nhưng là một kế hoạch lớn hơn và mạnh hơn...

Người ta đành phải chấp nhận chiến thuật đánh dập đầu rắn nghĩa là đánh dốc túi được ăn cả ngã về không như người Pháp nói nhưng quân Pháp lại quá thiếu thốn hay quá bạc nhược để thực hiện chiến thuật đó.

Muốn phát động cuộc công kích ấy, các đơn vị phải đến bố trí tại những căn cứ xuất phát phần lớn ngược lại với hướng mà các đoàn xe Việt Nam đi đến. Cuộc vận động ấy chỉ có thể thực hiện được bằng cách vượt qua thung lũng ở phía trên và cắt con đường Pavie ở phía bắc căn cứ Pháp, trong một khu vực trống trải. Và pháo binh phải đi theo cuộc vận động chung ấy. Cái không thể được bắt đầu từ đó. Nhưng không thể được trong cuộc chiến tranh này, không phải là một từ Việt Nam đó là một từ Pháp.

Để kéo pháo lên những vị trí ấy, người ta mở một con đường trong những điều kiện ứng biến khiến phải hoang mang. Ở km 69 trên đường hàng tỉnh số 41, ngang Nà Nham, pháo được cắt khỏi xe và đi vào một con đường trục không đi qua thung lũng mà qua một dãy núi ngang cao 1.550 m của núi Pu Phasông rồi xuống theo hướng con đường Pavie nối Điện Biên Phủ với Lai Châu mà họ sẽ vượt qua gần Bản... rồi lại leo lên một ngọn núi mới để đặt pháo ở Bản Nghịu từ đó họ sẽ bắn thẳng vào trại lính Pháp.

Con đường ấy, đường trục duy nhất dài 15 km không cho phép cơ động một chút nào. Trong ngày 14 tháng Giêng, lúc thông qua quyết định mở cuộc công kích, người ta vẫn chưa chuẩn bị được gì cả. Thậm chí con đường cũng chưa được cắm tiêu. Người ta sẽ mở con đường trong nháy mắt, trước mũi trại lính Pháp, cách các vị trí của Pháp bốn hay năm km, giữa rừng sâu, phải mò mẫm. Mặc dù những chuyện kể trong các tác phẩm trên ít chú ý nhấn mạnh những nhân tố tiêu cực, nó vẫn toát lên cảm giác về một sự ứng biến không thay đổi và những tính toán sai lầm. Điều đó không phải là của Giáp.

Sư đoàn 308 của Vương Thừa Vũ, đơn vị kỳ cựu nhất và nổi danh nhất trong các sư đoàn Việt, thiếu một trung đoàn nhưng được phối thuộc một tiểu đoàn công binh và năm đại đội sơn pháo, có nhiệm vụ thực hiện một kỳ công trong 24 giờ. Buổi tối ngày 14, các sĩ quan của sư đoàn... lên núi và xác định một hoạ đồ, không có dụng cụ đo đạc.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 15 Tháng Năm, 2022, 11:01:57 pm

Sáng ngày 15, các đơn vị thẳng tiến để làm hầm cuốn đỡ đạn, đào hào giao thông và làm hầm trú ẩn trong khi những đơn vị khác tập hợp lại để kéo pháo. Chẳng hạn, hai trung đoàn của Sư đoàn 312 tập trung ở km 70 trên đường Tuần Giáo để kéo pháo trong khi trung đoàn thứ ba của cùng sư đoàn này vượt núi để đến bố trí ở chân núi ven lòng chảo ở đó trung đoàn chuẩn bị chỗ che pháo.

Năm nghìn người, chủ yếu là của Sư đoàn 308 triển khai dọc con đường vừa mới được xác định trên bản đồ để mở đường. Chưa đầy một ngày, một con đường ác mộng, một con đường không thể làm được, được mở thông và ngụy trang. Trong 24 giờ, các đơn vị ưu tú đã thực hiện mọi nhiệm vụ mà có lúc, người ta đã trù tính huy dộng bốn vạn nông dân để làm.

Ngày đầu tiên, Bộ Tư lệnh pháo binh đã cho một đại bác... và một khẩu pháo cao xạ đi thử trong khi một chiếc xe gíp chạy trên đường để hiểu thực địa và phát hiện trên đường cả một loạt những trở ngại bất ngờ. Con đường vượt qua nhiều đèo mà cái thấp nhất cũng đến sáu trăm, bảy trăm mét, không nói đến bảy sườn núi lô nhô đi hàng một cũng rất khó vượt. Các dốc núi từ ba mươi đến bốn mươi độ; ở một chỗ, sáu mươi độ! Có một nơi, con đường len lỏi giữa một bên là vách đá và một bên là vực thẳm.

Nói cho hết lẽ, con đường lại còn phải vượt qua một khu đất rộng trống trải. Ngoài những núi ở phía đông ở đó có những vạt rừng rậm, toàn bộ con đường bên kia đèo Phasông chạy khắp đồng cỏ gianh lớn, ở đó qua ống nhòm, người ta thấy rõ quân Pháp đi lại như kiến trong lòng chảo. Thậm chí nhìn thấy cả cái khăn quàng đỏ của Đờ Cátxtơri. Cả cái khoảng trống ấy chỉ có thể vượt qua vào ban đêm, tuyệt đối không được đốt đuốc hoặc để lọt ra một tí ánh sáng nào.

Người ta nhích từng milimét một. Phạm Ngọc Mậu, viên chỉ huy pháo binh bực bội càu nhàu, khi cán bộ tham mưu đến báo cáo ông ta biết rằng tốc độ tiến của khẩu lựu pháo 105 và khẩu pháo cao xạ chỉ vào khoảng 150m một giờ. Ông ta văng tục kịch liệt đuổi cổ người cán bộ đi, một cử chỉ hiếm thấy trong quân đội nhân dân, nơi mà tình đồng chí là cao nhất: "Tốc độ cái cục c...! Mày lại không thể nói đơn giản như mọi người rằng tốc độ hai trăm thước một giờ cũng hỏng bét cả sao!".

Hầu như cùng một lúc, chiếc cam nhông chạy xiêu vẹo, một bánh xe sụt sâu xuống bên vệ đường và cả khẩu pháo chao đảo đe dọa lăn xuống vực. Ngay từ đầu, người phụ trách pháo binh đã cảm thấy trước rằng cuộc di chuyển pháo này cực kỳ khó khăn gian khổ. Người người càu nhàu. "Người mệt lử mà chẳng được tích sự gì!". "Chưa từng thấy thế này bao giờ. Xe cam nhông để làm gì mà cứ sử dụng cái động cơ bắp thịt?".

Những cuộc họp được tổ chức để nâng cao tinh thần quân đội và tìm mọi cách phát huy sáng kiến cải tiến công tác cho đỡ khó nhọc. Những người lính vốn là dân đánh cá và thợ rừng trước khi nhập ngũ góp những ý kiến có lợi: chọn những dây thừng chắc bằng nguyên liệu địa phương. Họ đặt những con lăn dưới các khẩu pháo để kéo pháo di chuyển mà không cần phải nâng pháo khỏi mặt đất. Việc làm đó mọi người đỡ nhọc sức và an toàn hơn. Trong đội quân viễn chinh Pháp, không có những người đánh cá và thợ rừng như vậy. Chỉ có những lính nhà nghề nghĩa là những kẻ không có nghề ngỗng gì cả.

Trước những khó khăn không thể vượt qua được ấy, mặc dù có sự tận tụy của cả một đạo quân và những hy sinh của cả một dân tộc. Giáp cố gắng đẩy nhanh việc kéo bằng sức người những khẩu pháo khổng lồ ấy bằng cách rút ngắn chặng đường đã dự kiến. Nhưng trong ngày 25, trong khi mà cuộc tấn công được trù tính vào cuối chiều, một cuộc tranh luận nổi lên trong chi bộ cộng sản của Bộ Tham mưu Việt Nam. Cuộc tranh luận sôi nổi kéo dài suốt ngày. Các tài liệu Việt Nam không nói đến sự có mặt của các cố vấn Trung Quốc nhưng những người này đã phải cố bảo vệ quan điểm của họ từng bước một. Vấn đề đặt ra là tìm hiểu xem có thể chiến thắng nếu theo phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" hay không, liệu có thể giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ, điều mà người ta đã thất bại ở Nà Sản hay không? Chẳng bao lâu những người chủ trương tổng công kích quy mô bị thất thế. Lúc 15 giờ, Uỷ ban Đảng quyết định thay đổi chiến thuật và chuẩn bị đánh chắc và tiến chắc. Uỷ ban Đảng, đó là Giáp.

Chính ông ra lệnh kéo pháo ra lập tức và ngừng cuộc tiến công. Quân đội thì thất vọng. Giáp hình như đã bị tổn thương. Thực ra, khi gạt bỏ ý kiến các cố vấn Trung Quốc của mình, ông đã tự đặt mình trên con đường thắng lợi. Ông sẽ có thể công hãm Điện Biên Phủ theo kế hoạch riêng của mình: bám chắc lấy những ngọn đồi phía đông như bản năng của ông và đồng thời những thông tin thu được ở kẻ thù đã báo ông.

Cái kế hoạch công kích đầu tiên ấy, hồi tháng Giêng, dựa vào phía tây lòng chảo, chọc thẳng vào tung thâm căn cứ để phá vỡ tung nó từ bên trong. Kế hoạch công kích thứ hai, kế hoạch đánh lấn dần, trước hết hướng vào trục phía đông, đối diện với những ngọn đồi nổi tiếng vì bị chiếm đi chiếm lại nhiều lần sau này. Kế hoạch đòi hỏi hơn một tháng rưỡi chuẩn bị để xây dựng hoàn toàn, dưới sự che giấu của rừng rậm, bốn đường trục mới cho phép di chuyển pháo binh bằng xe cam nhông.

Phải là một vị tướng vĩ đại mới dám thừa nhận sai lầm của mình, mới không bám khư khư lấy một luận thuyết. Trong quân đội Pháp không có một vị tướng như vậy. Ngày xưa nó cũng có một người như vậy. Tướng Côngđê (Condé) đã giải vây thành Lerida và gửi cho Mazarin bức thư cao thượng vừa nhún nhường, vừa cao cả như sau đây:

"Ngài đã hiểu tôi khá rõ để tin rằng không phải là không đau đớn và trong khi hy sinh danh dự của tôi để phục vụ đức vua, tôi đã phải có một cố gắng lớn".

Nhưng Nava, mặc dù tên tuổi lừng lẫy nước Pháp, lại không phải là Côngđê.

Phải là một nhà chính trị vĩ đại mới dám không phục tùng và làm mếch lòng người bạn đồng minh Trung Quốc hùng mạnh. Phải có sự khiêm tốn của một người chỉ huy vĩ đại mới thấy được là không thể nói rằng Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể chiếm được một khi anh không đánh được.

"Cuộc chiến đấu đã diễn ra trong mười bảy ngày và mười bảy đêm trên đồi Êlian, cứ điểm vững chắc nhất của căn cứ Điện Biên Phủ".

Người phụ nữ Việt Nam công tác ở viện Bảo tàng Điện Biên Phủ đã nói như vậy. Nhà văn Hữu Mai tham dự cuộc chiến đấu đã nhấn mạnh trong một tiểu thuyết của ông, sức mạnh của pháo đài Điện Biên Phủ không phải Điện Biên Phủ là vô nghĩa; vô nghĩa chính là sự mù quáng của những người chỉ huy nó...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 12:33:50 pm

CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ1

CECIL B. CURREY

Cuối cùng lại đến lúc Giáp dàn quân chủ lực của mình chọi với Pháp. Năm 1951 làm như vậy có nghĩa là thảm bại ở Vĩnh Yên, ở Mạo Khê và dọc sông Đáy. Ông đã học được nhiều trong những năm sau đó và theo yêu cầu của Trường Chinh và Bộ Chính trị, thậm chí ông còn công khai thú nhận trước đây đã không xem xét đánh giá tình hình đúng. Như sau này ông viết trong cuốn sách Chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân: Mọi nhận thức phát sinh từ chỗ nôn nóng và nhằm đạt thắng lợi nhanh chỉ có thể là sai lầm thô thiển... cần phải tích tụ hàng ngàn thắng lợi nhỏ để biến thành một thành công lớn. Lúc này, ông đã có nhiều thắng lợi ở phía sau. Ông đã xây dựng được sức mạnh của các đơn vị chủ lực trong quá trình đọ sức lâu dài với Pháp. Lúc này, ông phải đối mặt với một tướng Pháp đã từng hy vọng gặp ông trên chiến trường. Giáp sẵn sàng.

Tháng 2-1954, tại Béclin, ngoại trưởng nhiều nước đã nhóm họp và nhất trí sẽ tổ chức một hội nghị tại Giơnevơ vào tháng 5 để giải quyết "những vấn đề nổi bật của Viễn Đông" như vấn đề Đông Dương. Điều này có nghĩa là thương lượng và Cụ Hồ Chí Minh đã sẵn sàng. Cụ Hồ trả lời một nhà báo Thuỵ Điển: "Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam"2. Nếu vị tướng số một của Cụ sẽ đưa ra một thắng lợi quân sự lớn (một con bài lớn để mặc cả) thì thắng lợi đó phải đến sớm.

Giáp tự hào về trình độ bộ đội của mình và tin là họ có thể chịu đựng được trận đánh dàn quân với Pháp. Lúc này không còn là năm 1946 hay năm 1951. Lực lượng của ông đã sẵn sàng. Họ cư xử đúng đắn với cán bộ dân sự "để tranh thủ lòng tin yêu của họ nhằm có thể hiểu nhau thực sự". Giáp tuyên bố bộ đội của mình không tơ hào mũi kim sợi chỉ của dân. Họ không chỉ có lý luận vững chắc mà họ còn biết cách chiến đấu và trình độ chiến thuật, kỹ thuật của họ được nâng lên qua các khoá đào tạo liên tục. Ông cũng cảm thấy các sĩ quan của mình xứng đáng và công tác chính trị là "linh hồn của quân đội".

Giáp biết các sĩ quan, chiến sĩ của mình thấm nhuần tốt đường lối của Đảng. Họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự. Bằng cách điều động các đơn vị của mình vào đầu năm 1952, Giáp đã giành lại ưu thế chiến lược mà Pháp có được sau khi chiếm Hoà Bình. Cuối năm 1952, Giáp mở trận đánh qua vùng thượng du tây - bắc Bắc Bộ và thọc sang Lào. Với chiến lược này, ông đã bắt kẻ địch đánh ở nơi mà ông chọn, buộc họ củng cố các trại đồn trú biệt lập ít được bảo vệ hơn những trại ở vùng châu thổ sông Hồng. Giáp tự hào về thành tích của mình trong việc biến hậu phương của Pháp thành tiền tuyến của mình, ông nói: "bằng cách mở các cuộc tấn công mạnh liên tục đánh vào những điểm mà quân Pháp bảo vệ tương đối kém, chúng ta buộc chúng phải dàn quân ra khắp mọi nơi". Ông cũng tạo cho du kích của mình thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Cuối cùng, ông buộc quân Pháp phải lựa chọn hoặc là bảo vệ, hoặc bỏ mặc Lào và chịu thoả mãn với những căn cứ lõm ở ven biển Việt Nam và Campuchia.

Tướng Nava tuy mới đến nhưng rất chú trọng vào việc đánh bại Việt Minh ngay tại đất nước họ và không cho họ vào Lào. Tướng Pháp này cho rằng ông có thể đạt cả hai mục tiêu bằng cách thiết lập một "điểm buông neo" ở phía bắc, một trung tâm tác chiến, từ đó quân tuần tra của Pháp có thể xuất phát đi sục tìm các đơn vị của Giáp. Việc thiết lập một trung tâm như vậy ở Điện Biên Phủ sẽ đe doạ phía sườn căn cứ của Giáp ở tây - bắc Bắc Bộ, buộc ông phải dàn quân giữa vùng châu thổ và vùng núi, bảo vệ được Thượng Lào do làm cho Giáp khó vận chuyển hàng tiếp tế qua vùng đó hoặc khó cơ động các đơn vị đến đó.

Trong thực tế, Nava nghĩ một trận đánh như vậy có thể giải quyết được cuộc chiến tranh trong 18 tháng. Nava và cố vấn của ông ta ước đoán rằng đội quân viễn chinh Pháp vấp phải tình hình gay cấn vì nó quá phân tán ở hàng ngàn đồn bốt nằm rải rác trên các mặt trận để đối phó với chiến tranh du kích của Giáp, do vậy Pháp thiếu lực lượng cơ động mạnh để tìm ra các đơn vị chủ lực của Giáp. Để đạt mục đích đó, ông ra lệnh điều nhanh các đơn vị mới sang Đông Dương. Vào cuối năm 1953, Nava chỉ huy tất cả 84 tiểu đoàn trải ra trên toàn cõi Đông Dương và ông kết luận: Đã đến lúc đánh chiếm Điện Biên Phủ, một cuộc hành quân mang mật danh "Castor" (tên một trong hai anh em sinh đôi Castor và Polux trong huyền thoại Hy Lạp). Cuộc hành quân bắt đầu ngày 20-11-1953, và có vẻ rất phù hợp với khẩu hiệu của Nava là "luôn luôn giữ thế chủ động và luôn luôn tấn công".

Để kế hoạch của mình thành công, Nava phải dựa nhiều vào hai sĩ quan khác, đó là Cônhi và Đờ Cátxtơri.

Điện Biên Phủ nằm ở một bản người Thái, có 112 nóc nhà chẳng có ý nghĩa chiến lược lớn ngoài việc nằm cách biên giới Lào 13 km và có tác dụng như một mắt nối ba con đường (một con đường chạy về phía bắc sang Trung Quốc, một chạy về phía đông - bắc và con đường thứ ba chạy về phía nam vào Lào). Địa lý của vùng này khiến nó trở thành một địa điểm hấp dẫn đối với Nava vì ông biết Việt Minh sẽ không thể vận chuyển pháo cỡ nhỏ đến trận địa trên những con đường rừng hẹp xuyên qua núi.

Lính dù Pháp được máy bay Mỹ đưa đến đây gồm Tiểu đoàn dù số 6, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn lê dương số 1 (viết tắt là BEP1, gồm lính Đức thuộc đội ngũ quốc xã hoặc SS cũ). Hàng ngàn lính chiến và khối lượng lớn vật chất được đổ xuống cứ điểm hoặc rơi xuống đường băng. Đơn vị đầu tiên đổ xuống là Đại đội công binh đổ bộ đường không số 13; đại đội này bắt tay vào xây dựng hệ thống phòng thủ của cứ điểm cho đến ngày 4-12-1953 thì nhường chỗ cho Đại đội 3, Tiểu đoàn công binh 31.

Trung đoàn độc lập số 148 của Việt Minh đóng trên đồi cao, theo dõi khu vực này đã lặng lẽ rút lui về báo cáo những điều họ đã quan sát được.

Cuối cùng, 10.814 quân có vũ trang thuộc binh đoàn viễn chinh Pháp ngồi chờ đợi cuộc tấn công của Việt Minh tại Điện Biên Phủ. Trong số đó chỉ có 7.000 là lính chiến, số còn lại là lính bảo đảm chiến đấu. Không ai dám tự lừa dối mình để nói rằng đó là một cố gắng hoàn toàn của "chú gà Gôloa" vì có đến 1/3 số lính ở đây là lính nguỵ thuộc quân đội quốc gia mới. Một số khác là lính Maroc, Libăng, Xiri, Sát, Goađơlúp và Mađagátxca. Đờ Cátxtơri lấy tên ba người tình mới và một số người tình cũ để đặt tên cho các trọng điểm pháo xây dựng tại các bốt phía ngoài. Ông ta bố trí các hầm kiên cố của mình thành cụm gần đường băng chính và gần bản làng: Huyghét ở phía tây, Clôđin phía nam, Êlian ở phía đông và Đôminích ở đông - bắc. Hầm chỉ huy nằm ở trung tâm.

Bốn khu vực có phòng vệ độc lập khác nằm không xa các hầm chính, Bêatơrixơ (Him Lam) nằm ở điểm cao về phía bắc chặn một con đường. Gabrien (Độc Lập) nằm ở phía bắc khoảng 3 km ngay phía đông con đường sang Trung Quốc. Cao điểm An Mari (Bản Kéo) nằm cách đường băng khoảng 2 km về phía bắc. Mỗi cao điểm trong số này được một tiểu đoàn Pháp bảo vệ. Iđaben (Hồng Cúm) nằm ở phía nam 7 km, gần đường băng. Dù đây là vị trí cuối cùng thất thủ nhưng vị trí này thật không may mắn. Bố trí ở đầu mối này là ba tiểu đoàn bộ binh (trong số 12 tiểu đoàn có mặt tại Điện Biên Phủ), một trung đội xe tăng, một khẩu đội pháo 105 ly của Mỹ. Một phần ba lực lượng Pháp bảo vệ vị trí này, nhưng do nó ở xa các vị trí khác nên sau này khi Việt Minh tấn công ở các nơi khác, Hồng Cúm không thể đóng vai trò tích cực. Nếu có mặt những quan sát viên vô tư ở đó thì ắt hẳn họ đã nhận xét rằng: các tuyến phòng thủ nằm quá sát với các quả đồi (sát đến mức không thuận lợi), bao quát rìa phía bắc của vùng lòng chảo Điện Biên.

Những cứ điểm này ở những vị trí kém thuận lợi. Các đại đội pháo ở cứ điểm Hồng Cúm không thể yểm trợ tốt cho các đồn phía ngoài của cứ điểm Độc Lập, Him Lam hoặc Bản Kéo. Các hầm công kiên của Pháp cũng không vững chắc lắm. Dây điện thoại lẽ ra phải được chôn ngầm thì lại chạy dài trên mặt đất. Các cứ điểm thiếu đường hào liên hoàn, thiếu vành đai thép gai chung và thậm chí thiếu bãi mìn.
_______________________________________________________
1. Trích dịch từ cuốn sách: Chiến thắng bằng mọi giá - Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự của Việt Nam, Nxb. Brassey's, Washington, 1997.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 168.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 12:34:48 pm

Giáp phản ứng nhanh chóng khi thấy Pháp xây dựng lực lượng tại Điện Biên Phủ. Trong một tuần lễ sau khi Pháp đưa quân đến Điện Biên Phủ, ông hạ lệnh cho bốn sư đoàn chuẩn bị tiến vào đó. Theo sĩ quan tình báo của Pháp thì lực lượng của Giáp lên tới 49.000 (con số này chỉ bằng 10% quy mô thực sự). Nava coi thường ước đoán này. Ông cho rằng: quân Việt Minh đang di chuyển đến Điện Biên Phủ vào cuối tháng 11-1953 chỉ là các bộ phận của một số sư đoàn. Ngay khi tình hình trở nên gay cấn hơn, Nava tiếp tục nhấn mạnh chỉ có không hơn một sư đoàn Việt Minh lên xuống nhiều lần.

Dự đoán của tình báo Pháp chắc chắn thiếu chính xác. Họ tính toán sai số lính địch bao quanh khu vực đó. Sĩ quan G.2, dự đoán Việt Minh chỉ có chưa đến 60 khẩu pháo (và chỉ là lựu pháo cỡ trung bình) có khả năng bắn khoảng 25.000 quả pháo.

Bécna Phôn, nhân vật chính ghi lại thảm bại Điện Biên Phủ tin rằng: sai lầm lớn nhất phát sinh từ việc Chính phủ Pháp đánh giá quá cao khả năng của họ.

Trong tháng 1-1954, khi lực lượng Việt Minh đã ổn định vị trí của mình trong khu vực này thì các toán tuần tra của Pháp vẫn cố theo dõi những điểm cao chung quanh. Họ thường chạm trán với các vị trí biệt lập của địch. Khi số quân của Giáp tăng lên, các toán tuần tra này thấy họ ngày càng có nguy cơ bị phục kích và tấn công, và cuối cùng họ chỉ giới hạn ở hành động quan sát gần.

Những người phụ trách dường như không nhận thấy họ đã phạm ba sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá quy mô lực lượng mặt đất của địch, lực lượng pháo tương quan giữa hai bên và khả năng tiếp tế. Những người nằm bên trong pháo đài Điện Biên Phủ thông báo cho Nava là có ba sở chỉ huy cấp sư đoàn của Việt Minh ở gần đó và một sở chỉ huy thứ tư ở trên đường tới cụm cứ điểm. Ý kiến phê phán của họ không phải là ý kiến đầu tiên. Ngày 11-11-1953 (bảy ngày trước khi Nava lần đầu tiên cho máy bay đổ quân xuống pháo dài), Đại tá Nicót (chỉ huy lực lượng không vận của Nava) báo cáo bằng văn bản với ông ta rằng: số máy bay họ có trong tay không thể duy trì việc vận chuyển hàng tiếp tế liên tục với khối lượng lớn đến khu vực đó. Vào ngày 25-2-1954, tướng Fay (Tham mưu trưởng không quân) sau khi đi thị sát trận địa này đã yêu cầu Nava rút khỏi pháo đài nhưng ông ta vẫn giữ thái độ ương bướng.

Giáp biết chỗ yếu nhất của Pháp là khả năng tiếp tế bổ sung cho cụm cứ điểm Điện Biên Phủ rất kém. Họ không thể vận chuyển bằng đường bộ, do đó chỉ trông cậy vào hai đường băng. Họ sẽ phải dựa hoàn toàn vào không vận. Ngay từ đầu Giáp đã nói ông có kế hoạch: "Dùng hoả lực pháo binh huỷ diệt các đường băng và pháo phòng không để đối phó với các máy bay địch”.

Giáp cảm thấy rất đau khổ vì không quyết định được vấn đề khi ông xem xét các phương án được đưa ra lúc đó, đồng thời hoạch định cho một trận đánh vào Điện Biên Phủ. Đánh hay không đánh Điện Biên Phủ? Giáp nói: "Đánh nhanh và thắng nhanh hay đánh chắc và tiến chắc?". Rồi ông chọn cách đánh bất ngờ, nhanh và không báo trước, "một trận đánh nhanh toàn diện nhằm tiêu diệt cụm cứ điểm này trong ba đêm và hai ngày. Trận đánh mở màn vào tối 25-1. Tuy nhiên, ngay sáng hôm đó vào lúc 10 giờ. Giáp đã họp Bộ Tham mưu tại Sở Chỉ huy tiền phương gần Tuần Giáo.

Trong khi chuẩn bị đánh Điện Biên Phủ, cố vấn Trung Quốc đã yêu cầu Giáp tiến hành một trận đánh nhanh, trong đó dùng chiến thuật biển người, như họ đã từng làm ở Triều Tiên để đạt được kết qua nhanh. Bộ Tham mưu của ông lo ngại về khối lượng hàng tiếp tế mà họ có vào lúc đó. Giáp nêu vấn đề với Tham mưu trưởng và các sĩ quan khác: "Liệu chúng ta có chắc thắng không? Quyết định của chúng ta phải dựa vào cân nhắc này". Giáp lo ngại rằng bộ đội của mình thiếu kinh nghiệm trong việc đánh các trại đồn trú kiên cố và có hào bao quanh. Ông nói: "Sau khi phân tích kỹ những thông tin mới nhất, tôi đi đến kết luận rằng chiến dịch thần tốc của chúng tôi có thể thành công, nhưng thắng lợi chưa chắc chắn 100%"...

Giáp hành động không do dự. Sau một đêm thức trắng để suy xét những vấn đề này, ông kết luận: nếu ném quân vào trận đánh chọi nhau với pháo, xe tăng và máy bay của Pháp mà không có chuẩn bị thêm thì quả là hành động tự sát. Ông nói: "Đột nhiên tôi hoãn chiến dịch lại. Bộ Tham mưu của tôi hoang mang, nhưng không sao. Tôi là chỉ huy và tôi yêu cầu tuyệt đối chấp hành - không thảo luận, không giải thích... chúng tôi tuyệt đối chọn cách đánh chắc và tiến vững chắc".

Bộ Chính trị đã nhanh chóng phê chuẩn quyết định của Giáp. Chiều hôm đó, sau khi được đồng minh Pathét Lào chấp nhận, ông hạ lệnh mở tấn công vào Luông Prabăng. Ông nói, trận đánh này được thiết kế như một đòn nghi binh để thu hút không lực Pháp trong lúc đó thì ông rút quân ra khỏi Điện Biên Phủ. Ông nói: "Đối với tôi, quyết định thay đổi kế hoạch của chúng tôi là một trong những quyết định có tính lịch sử và khó khăn nhất trong cuộc đời làm sĩ quan chỉ huy của tôi". Đêm đó, ông rút bộ binh và pháo binh ra khỏi các vị trí có thể bao quát nơi đóng quân của Pháp. Ông nói: "Sau đó, chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị lại" và mãi đến tháng 3, quân của ông mới chiếm lại các vị trí cũ. Giáp đã hoàn toàn thay đổi kế hoạch tiến hành trận đánh, chuyển sang một cuộc bao vây kéo dài cho đến khi bảo đảm thắng lợi. Khi trận đánh mở màn, nó bắt đầu vào 5 giờ chiều ngày 13-3 bằng một cuộc tấn công từ phía đông đánh vào cứ điểm Him Lam.

Trong khi chờ đợi, Giáp tập dượt nhiều lần cho các sĩ quan dưới quyền trên sa bàn có bố trí địa hình các vị trí của Pháp. Họ diễn tập dưới sự giám sát không mệt mỏi của Giáp. Nếu họ có sai sót, họ tự phê bình và lại tiếp tục tập luyện cho đến khi nắm chắc mọi khía cạnh của công việc và trách nhiệm của mình.

Mạng vận tải là điều rất cần và những người dân công đã cung cấp tất cả những gì ông đòi hỏi. Vào năm 1954, Việt Minh nhận được nhiều hàng hoá từ Trung Quốc và Nga tới con số 4 ngàn tấn/ngày, và riêng số lượng này cũng đã đòi hỏi một lực lượng dân công ngoài sức tưởng tượng. Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Giáp đã ra lệnh cho dân công xây dựng những con đường từ Trung Quốc chạy sang Việt Nam với khả năng chịu được xe tải và ra lệnh cho họ khai thác các đường mòn để kéo pháo, xây dựng các hoả điểm có nguỵ trang quanh Điện Biên Phủ và chuẩn bị một hệ thống hào quanh chu vi các tuyến phòng thủ của Pháp.

Khi chuẩn bị sẵn sàng vào trận đánh. Giáp đã thể hiện tài năng chuyển quân và hàng tiếp tế ở trình độ cao nhất. Ba mươi ngàn quân trên đường tới Điện Biên Phủ vượt sông Đà và những cây cầu ngầm mà máy bay không thể phát hiện được. Pháo đến vị trí phía trên Điện Biên Phủ.

Pháp sắp thua trận vì những người dân công thô sơ này. Các nhà phân tích của Pháp đã tính toán rằng: Giáp sẽ không thể bố trí pháo trên các điểm cao, và các tuyến tiếp tế của ông sẽ kiệt quệ sau bốn ngày chiến đấu. Họ đã quá sai lầm.

Một số tuyến tiếp tế của Giáp dài tới hơn 100 km với những con đường kém chất lượng và luôn bị máy bay Pháp đánh phá, nhưng theo Giáp thì mọi thứ từ công tác nuôi quân, y tế đến vận tải đều được tiến hành bất chấp hoả lực pháo và bom đạn của địch.

Bộ đội đã phải đổ nhiều mồ hôi khi nhận lệnh đào hàng trăm kilômét đường hào tuyệt vời giúp cho lực lượng của Giáp có thể triển khai và di chuyển công khai dưới làn bom napan và pháo của địch. Giáp viết: "Bộ đội của chúng tôi bạt núi phá rừng để làm đường, và kéo pháo đến những con đường tiếp cận Điện Biên Phủ. Nơi nào không thể làm đường thì bộ đội phải đổ mồ hôi và dùng cơ bắp của mình để khuân vác".

Ngay khi Giáp chuẩn bị đánh Điện Biên Phủ, ông vẫn gây áp lực đối với Pháp ở nơi khác. Ngày 10-12-1953, ông tiếp tục đánh vào Lai Châu, bộ đội của ông tiêu diệt 24 đại đội lính Pháp. Phối hợp với quân Pathét Lào, các đơn vị của Giáp tiếp tục đánh quân Pháp ở Lào. Vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2, cấp dưới của Giáp tấn công Đắc Tô; cả hai vị trí trên đây đều thất thủ trước các cuộc tấn công của người Việt Nam. Giáp nhận xét quân Pháp phải điều lực lượng từ châu thổ sông Hồng để tiếp viện cho Trung Lào, sau đó phòng thủ ở Tây Nguyên, ông nói: "Cuộc tấn công của chúng tôi ở Tây Nguyên tiếp tục cho đến tháng 6-1954 và giành được thắng lợi vang dội tại An Khê là nơi chúng tôi đánh tan tác Trung đoàn cơ động số 100 mới từ Triều Tiên về và giải phóng An Khê".

Nhưng như thế chưa phải là tất cả. Giáp biết ông phải tiêu diệt tiềm năng tiếp tế đường hàng không của Pháp, ông điều quân vào châu thổ sông Hồng để họ triển khai đánh sân bay Cát Bi và Gia Lâm, phá huỷ 78 máy bay. Họ còn quét sạch một số vị trí công kiên và cắt đường 5 là tuyến tiếp tế chính của Pháp. Giáp trông chờ vào những cuộc tấn công này và chúng đã thành công. Ở miền Nam, trên một ngàn đồn bốt địch hoặc bị chiếm, hoặc bị bỏ hoang. Các chiến sĩ của Giáp còn đánh chìm tàu Pháp ở cảng Sài Gòn và các nơi khác. Dân quân du kích khai thác có hiệu quả hậu phương địch và kết hợp với hoạt động tại Điện Biên Phủ, họ đã vô hiệu hoá ách kiểm soát của Pháp. Giáp đã thông qua khẩu hiệu: "Hành động mạnh, sáng tạo, cơ động, quyết định nhanh trước tình hình mới". Bộ đội của Giáp đã vào vị trí và sẵn sàng. Họ là những người lính siêu việt trong chiến đấu chính diện đẫm máu và chiến đấu trong giao thông hào. Theo tướng Đavítsơn nhận xét: "Đối với những nhiệm vụ của họ, họ là những chiến sĩ giỏi như bất kỳ người lính nào trong chúng tôi của thế kỷ XX".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 12:35:30 pm

Sáng ngày 11-3 đã xảy ra trận đụng độ đầu tiên của các lực lượng mặt đất, khi quân Pháp bỗng nhiên chạm trán với hai phân đội Việt Minh đã lợi dụng bóng đêm thâm nhập qua hàng rào bùng nhùng của cứ điểm Độc Lập và ém quân ở đó. 08 chiến sĩ Việt Nam hy sinh, số còn lại bị đẩy lùi. Lực lượng phòng thủ cứ điểm này phấn chấn trước thắng lợi và tin rằng tuyến phòng thủ của họ có thể đứng vững trước các trận đánh mới.

Ngày 13-3-1954 lúc 5 giờ chiều, pháo của Việt Nam bắt đầu giội xuống Him Lam và Giáp sử dụng chiến thuật bao vây để đánh cứ điểm Điện Biên Phủ. Cuộc bao vây chia thành ba giai đoạn:

1. Phá đường băng ở phân khu bắc và chiếm các điểm mạnh tại Độc Lập, Him Lam và Bản Kéo.

2. Siết chặt vòng vây quân Pháp và tiêu diệt phân khu trung tâm đông đúc quanh đường băng chính cùng bản làng đó.

3. Mở cuộc tấn công cuối cùng vào những gì còn lại kể cả Hồng Cúm.

Từ ngày 10 đến ngày 12-3, pháo của Giáp lần đầu tiên nhả đạn vào đường băng, làm cho đường bằng đầy hố bom và lực lượng phòng thủ Pháp rất kinh hoàng khi thấy những gì xảy ra đối với con đường thoát duy nhất của họ. Nếu đường băng này bị phá hủy thì họ sẽ bị kẹt và thậm chí thương binh cũng không thể chuyển đi được. Lúc pháo bắt đầu nhả đạn thì tướng Cônhi đang đi thị sát Điện Biên Phủ. Ông ta vội lên máy bay chuồn thẳng.

Quân Pháp bị bất ngờ ngay từ đầu cuộc bao vây. Trước đây, để nghi binh, ông đã hạn chế các khẩu đội không được dùng pháo cỡ lớn hơn lựu pháo 75 ly. Mãi đến ngày 13-3, ông mới cho phép bắn pháo 105 ly. Ông đã để mặc cho lực lượng phòng thủ ấp ủ niềm tin rằng niềm hy vọng hão huyền của họ là sự thực. Lúc này họ bắt đầu trả giá vì khả năng của Giáp vượt quá những con số ước đoán của tình báo Pháp.

Bao quanh Điện Biên Phủ là 111 khẩu pháo (30 lựu pháo 75 ly, 36 khẩu pháo hạng nặng có nhiều cỡ nòng khác nhau và trong những ngày cuối cùng đã có từ 12 đến 16 bệ phóng rốckét sáu nòng của Liên Xô (gọi là Kachiusa).

Giáp khôn ngoan bố trí và sử dụng lực lượng pháo, do đó, bộ đội của ông dù thiếu kỹ thuật và chưa được đào tạo đầy đủ nhưng đã sử dụng có hiệu quả bằng cách ngắm cho nòng súng thẳng với mục tiêu từ xa. Họ đã hành động với ý chí phục thù theo kiểu cách mà về kỹ thuật có thể gọi là: "Ngắm súng bắn theo tầm nhìn của mắt".

Họ không chỉ bán 25.000 quả pháo mà đã bắn 103.000 quả lựu pháo 75 ly, hoặc cỡ lớn hơn trong suốt trận đánh. Như vậy Giáp không chỉ khôn hơn mà còn có nhiều pháo hơn quân Pháp (vì số pháo trên cỡ 57 ly của Pháp không bao giờ quá 60 khẩu). Khoảng 75% số thương vong của Pháp là do đạn pháo chứ không phải do chiến đấu với bộ binh.

Khi vạch kế hoạch tấn công, Giáp biết rõ những khó khăn này của địch. Sau này ông mô tả thái độ của ông vào lúc đó bằng lời lẽ lấy của Tôn Tử và của chính ông: "Chúng tôi thực sự biết địch biết ta, làm chủ được quy luật và luôn nắm chắc thế chủ động. Quân Pháp không thiếu vật chất cũng chẳng thiếu tướng tài. Nhưng cuộc chiến tranh của họ là phi nghĩa, họ không và không thể làm chủ các quy luật chiến tranh".

Bộ đội của Giáp tránh được pháo do họ đào các đường hào gần sát lực lượng phòng thủ của Pháp, siết chặt quanh các vị trí của địch.

Giáp bắt đầu giai đoạn tấn công mặt đất đầu tiên, liên tục từ ngày 13 đến ngày 17-3, ngay từ đêm đầu tiên. Lúc đó Pháp chỉ có một lượng đạn tiếp tế đủ cho sáu ngày; chiến đấu dữ dội đã làm cho quân Pháp gần hết đạn vào ngày thứ ba. Bộ đội Việt Minh đã chiếm Him Lam vào nửa đêm. Không có sĩ quan Pháp nào trong lục lượng phòng thủ Him Lam còn sống sót. Chỉ trong 15 giờ, Đờ Cátxtơri mất phần lớn lực lượng pháo. Các trận đánh vào Độc Lập và Bản Kéo không thành công. Ngày hôm sau, lực lượng phòng thủ của Pháp được tiếp viện với một tiểu đoàn. Tối 14-3, Giáp yêu cầu ngừng bắn tạm thời trong bốn giờ để thu lượm tử sĩ. Cả hai bên đều thu gom số quân bị thương vong của họ từ đống đổ nát trên đồi Him Lam. Địch tiếp tục đánh và chiến sự dữ dội diễn ra suốt đêm trên đồi Độc Lập và sáng hôm sau quân Pháp rút đi.

Một tiểu đoàn nguỵ bảo vệ khu bắc Bản Kéo, đó là tiểu đoàn ngụy Thái số 3 (BT3). Có lúc pháo của Việt Minh đã bắn truyền đơn buộc họ quy hồi. Những người lính thiểu số này chứng kiến Him Lam và Độc Lập thất thủ và hiểu rằng họ sẽ chịu chung số phận đó. Vào đêm 15-3, nhiều người thuộc tiểu đoàn này đã đào ngũ, phần lớn số còn lại trốn về quê hoặc ra hàng vào đêm 17-3. Quân Pháp và một số lính Thái còn lại rút lui về Huyghét (dưới Bản Kéo). Giai đoạn một của cuộc bao vây đã kết thúc.

Cái giá Việt Minh phải trả khá đắt. Trong giai đoạn đầu Giáp dùng nhiều trận đánh trực diện cảm tử và hoả lực của Pháp đã tiêu diệt rất nhiều bộ đội trong lực lượng tấn công. Một số lực lượng phòng thủ vẫn giữ thái độ hăng máu với tính toán cho rằng họ có thể chống trả được mọi cuộc tấn công của Giáp. Sau khi săn đuổi đội quân tài lẩn tránh của Giáp đã khá, quân Pháp thấy thoả mãn khi đội quân này dàn ra trước mắt họ với toàn bộ đội hình để chống trả trong làn đạn pháo dữ dội và nhằm đánh các vị trí phòng thủ của họ. Nỗi lo ngại chính của quân Pháp là đường băng đã không hoạt động được từ ngày 15-3. Việt Minh tiếp tục đánh vào đường băng thứ hai và cũng vô hiệu hoá nó. Từ sau đó họ phải thả dù hàng tiếp tế và viện binh.

Trong những ngày này, quân Pháp dường như chờ đợi một thảm bại. Việc đường băng không hoạt động được cũng chỉ là diễn biến của quy luật đầu tiên của cuộc chiến tranh mà họ tận mắt chứng kiến, quy luật đó là cái gì đó có thể xấu đi thì nó sẽ xấu đi. Rồi họ bình thản ngồi chờ cuộc tấn công tiếp theo của Việt Minh. Họ cho đối thủ của mình điểm rất cao nhưng đáng thương. Ít nhất là kẻ địch không sợ chết và đã nhiều lần tỏ thái độ sẵn sàng. Họ hồi hộp chờ đợi và biết rằng họ không chỉ là đối thủ của bộ đội Việt Minh. Sự việc sẽ còn diễn tiến.

Không phải tinh thần mọi người lính đều cao như của lực lượng phòng thủ Điện Biên Phủ. Tham mưu trưởng Pháp Pôn Êly đến Oasinhtơn ngày 26-3-1954 đã gặp vị sĩ quan Mỹ đồng cấp là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Đô đốc Áctơ B.Raphót. Tham dự cuộc gặp gỡ này còn có Tổng thống Aixenhao và Ngoại trưởng Đalét. Êly nói: Điện Biên Phủ có thể thất thủ trước đòn tấn công của các đơn vị chủ lực của Giáp. Tuy ông không đòi hỏi gì ngoài lời cam đoan rằng Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ, nhưng ông báo trước việc thua trận đọ sức này sẽ có nhiều hậu quả nguy hiểm đối với toàn bộ Đông Nam Á. Lời báo động của Êly đủ để Aixenhao phải tuyên bố đầy bi quan vào ngày 7-4 rằng: "Bạn có một dãy quân bài Đôminô rồi bạn gạt đổ con bài đầu tiên và con bài cuối cùng chắc chắn cũng sẽ nhanh chóng đổ... Việc mất Đông Dương sẽ làm cho Đông Nam Á sụp đổ như một dãy quân bài Đôminô”.

Raphót đề nghị với Aixenhao là Mỹ tiến hành một hoạt động ứng cứu mang tên Chiến dịch Vautour - dùng B29 từ Philippin và máy bay từ tàu sân bay đánh dập đầu lực lượng pháo binh của Giáp. Raphót nói: nếu chiến dịch này không có hiệu quả thì họ sẽ xem xét đến việc dùng bom nguyên tử. Khi các nhân vật khác biết có đề nghị này, họ đã tham gia vào một cuộc tranh luận nảy lửa. Aixenhao cũng bị vò xé bởi hai ý kiến khác nhau. Tuy ông tuyên bố nếu nước Mỹ dính líu vào một cuộc chiến tranh mặt đất nữa ở châu Á thì sẽ không có mối thảm hoạ nào lớn hơn, nhưng ông lại muốn giúp Pháp. Khi Chính phủ Pháp nghe được tin về Chiến dịch Vautour, họ đề nghị Aixenhao lập tức tiến hành ngay một cuộc oanh kích. Tổng thống Mỹ từ chối đề nghị này nhưng lại ngỏ khả năng viện trợ nhưng cố gắng của ông đã thất bại khi tại cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia vào cuối tháng 4, tướng Mathiu Richuây lên án ý tưởng vũ khí hạt nhân và nói các cuộc oanh tạc bằng bom thường sẽ không thể thành công nếu không có căn cứ chi viện mặt đất. Điều đó tất yếu sẽ đẩy Mỹ vào một cuộc chiến tranh mặt đất ở châu Á. Ngay hôm sau, Đalét báo cho đại sứ Pháp rằng: Mỹ sẽ không can thiệp vào cuộc chiến tranh. Dù là giải pháp gì đi nữa thì cũng phải tìm nó ở Đông Dương, ở tây – bắc Bắc Bộ, ở vùng lòng chảo nhỏ bé nằm giữa những quả đồi cách Lào vài kilômét. Các lực lượng tham chiến sẽ chiếm được hay sẽ mất Điện Biên Phủ trong một trận đánh quyết liệt.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 12:36:23 pm

Trong khi các cuộc bàn luận đang rộ lên ở Oasinhtơn và Pari thì ông Võ Nguyên Giáp thu quân lại để chuẩn bị cho bộ đội sẵn sàng mở màn giai đoạn hai của trận đánh (kéo dài từ ngày 30-3 đến ngày 30-4). Ông dự định dùng một đường hào lớn bao quanh các vị trí còn lại của Pháp rồi dùng lực lượng cảm tử đánh vào các vị trí đó. Sư đoàn 308 của Giáp sau một thời gian lao động cật lực dưới làn hỏa lực dữ dội của Pháp đã xây dựng được các vị trí mới chỉ cách các đồn phía ngoài của Pháp có 800 m. Các đơn vị anh em của nó bắt đầu đào hầm ngầm tiến vào cách hàng rào thép gai bên ngoài của Pháp có 1.600 m.

Khi vòng vây của Việt Minh khép lại thì tướng Nava quyết định củng cố lực lượng của mình và ra lệnh tăng viện. Ngày 16-3, thêm một tiểu đoàn dù nữa được đưa đến phối hợp với các đơn vị trong khu cứ điểm. Nhưng lực lượng tăng viện này cũng không giúp ích được gì. Ngày 21-3, hỏa lực của Việt Minh đã đẩy lùi các toán tuần tra của Pháp đang đi từ Điện Biên Phủ đến Hồng Cúm, lúc này Hồng Cúm bị cô lập. Hỏa lực pháo hạng nặng từ các cao điểm gây thương vong ngày một nhiều cho quân Pháp. Một số máy bay cố hạ cánh để di chuyển thương binh, nhưng bị hỏa lực xua đi. Chỉ có một vài chiếc trực thăng cố tmf cách đưa một số thương binh đến nơi an toàn trong bóng đêm, nhưng số lượng này không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng.
Việt Minh cứ tiếp tục nã nhiều loạt pháo nhưng các pháo đội của Pháp không thể dập tắt được, do vậy lực lượng phòng thủ bắt đầu lùi sâu trong công sự để tìm sự an toàn. Không quân và máy bay của hải quân đảo trên bầu trời phía trên thung lũng, thả bom napan vào các vị trí nghi là của địch và tập trung ném bom vào những nơi nghĩ là có pháo của địch. Nhưng tất cả dường như chỉ có đôi chút ảnh hưởng. Những cơn mưa đến sớm đã biến trại đồn trú của quân Pháp thành một bãi lầy, làm cho đám lá rừng ướt át bao quanh những quả đồi trở nên miễn dịch trước sự tàn phá của bom napan. Làn khói dày dặc càng che giấu những khẩu pháo của Việt Minh. Tệ hơn nữa, lực lượng phòng không của Giáp đã được cải thiện thêm khi pháo 37 ly tới trận địa.

Không quân của Pháp ít thành công trong việc chế áp pháo của Việt Minh và chúng cũng không cứu trợ được các lực lượng mặt đất. Việc thả dù hàng tiếp tế ngày càng trở nên mạo hiểm và thường bị lạc sang phía Việt Minh và có khi Việt Minh còn nhặt được cả đạn pháo 105 ly. Trong quá trình trận đánh, Pháp đã đưa năm tiểu đoàn đến Điện Biên Phủ, trong đó có một tiểu đoàn Việt Nam Cộng hoà (nguỵ), một tiểu đoàn lê dương (da số là người Đức), ba tiểu đoàn là quân Pháp.

Ngày 23-3, tướng Nava nói với Giáp qua rađiô và lần đầu tiên gọi kẻ thù của mình là "tướng quân". Ông ta yêu cầu Việt Minh đừng bắn vào máy bay chở thương binh, nhưng ông đã vấp phải "một sự yên lặng lạnh lùng".

Ngày 30-3, Giáp ra lệnh cho các sư đoàn tấn công từ các hào giao thông. Trận đánh kéo dài hơn bốn ngày đêm tại các điểm Đôminích, Êlian và Huyghét. Đến giữa tháng 4, quân của Giáp đã đến được sân bay và cắt đứt sân bay từ tây sang đông. Giáp giảm áp lực đối với Pháp để đưa thêm tiếp viện, bổ sung đạn dược và đồ tiếp tế khác. Nava hy vọng mùa mưa sẽ làm cho lực lượng hậu cần Việt Minh không hoạt động được. Nhưng điều đó không xảy ra. Cuối cùng viên tướng Pháp này nhận thấy những sai sót và những tính toán sai lầm của mình trong trận Điện Biên Phủ này...

Có lúc, lực lượng phòng thủ Pháp ở Idaben (Hồng Cúm) tính đến chuyện đánh mở đường thoát sang Lào. Thậm chí họ còn đặt mật danh cho nỗ lực đó (hành quân Anbatơrốt), nhưng cuối cùng họ phải bỏ kế hoạch vì số đơn vị Việt Minh ở đó quá đông có thể làm cho cuộc hành quân rơi vào cái bẫy mà Việt Minh đã giăng ra.

Sau này Giáp kể lại trong những ngày căng thẳng đó, vào lúc tạm dừng giữa hai đợt chiến đấu, ông đã mời đội văn nghệ đến trình diễn một chương trình âm nhạc phục vụ ông, Bộ Tham mưu của ông và một số chiến sĩ ở các đơn vị gần đó. Ông vốn mê các nhà soạn nhạc Béttôven và Lít.

Dù Giáp đã nghe Béttôven lúc đó hoặc lúc khác cũng chẳng có tác động gì nhiều nhưng ý tưởng về việc đưa văn công đến nơi Việt Minh đóng quân cũng đáng xem xét vì sự kiện như vậy làm cho người lính mang tính nhân văn hơn, và đỡ mang dáng vẻ của những người vô cảm, không biết phân biệt phải trái như nhiều người vẫn mô tả họ lúc đó và sau này. Trong tác phẩm của mình, Giáp nêu lên sự quan tâm của ông và của Đảng đối với tinh thần của từng người lính. Thật may mắn cho sự nghiệp của ông khi Giáp quan tâm đến bộ đội của mình cũng như những hy sinh của họ. Trong mọi cuộc chiến, thương vong của cả hai bên đều nặng nề nhưng Việt Minh luôn bị tổn thất lớn hơn Pháp. Vào cuối giai đoạn hai của cuộc bao vây, quân Việt Minh đã có 20 ngàn chết, bị thương hoặc bị bắt.

Trong tác phẩm của mình. Giáp đã mô tả vấn đề tinh thần bộ đội đã trở nên nghiêm trọng ra sao: "Cuộc chiến đấu đã kéo dài triền miên, thêm nhiều bộ đội trở nên mệt mỏi và rất căng thẳng thần kinh... không thể tránh khỏi bị tiêu hao lớn... có những xu hướng hữu khuynh tiêu cực mà biểu hiện là sẽ nhiều người sợ chết, sợ thương vong, sợ chịu đựng mệt mỏi, gian khổ". Ý kiến thừa nhận này là điều gây ngạc nhiên và là dấu hiệu chứng tỏ vấn đề tinh thần đã nghiêm trọng đến mức độ nào. Giáp viết: "Chúng tôi thấy trong hàng ngũ chúng ta có biểu hiện đánh giá thấp địch... đặc biệt sau giai đoạn hai của chiến dịch. Khi tấn công và phòng thủ đều ác liệt như nhau thì những tư tưởng hữu khuynh tiêu cực trỗi dậy có hại cho sự nghiệp cách mạng". Khi Giáp biết được mức độ tinh thần bộ đội của mình, ông báo cáo lên Bộ Chính trị và nhận ngay được ý kiến chỉ đạo phải chấn chỉnh.

Giáp kể lại rằng: "Ngay trong lòng trận đánh đã diễn ra cuộc đấu tranh sâu rộng chống tính thụ động, tiêu cực, hữu khuynh. Cán bộ họp bộ đội lại. Khi trận đánh sôi sục lên, các cán bộ chính trị này điều khiển các cuộc thảo luận về lòng dũng cảm, về suy nghĩ đúng đắn và về sự hiến dâng cho sự nghiệp. Bộ đội đứng lên tự phê bình. Giáp thở phào nhẹ nhõm khi nói: “Cuộc đấu tranh tư tưởng này rất thành công. Đây là một trong những thành tựu lớn nhất của công tác chính trị trong lịch sử quân đội ta”.
 
Giai đoạn ba của cuộc bao vây bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 7-5. Lúc này Pháp chỉ còn giữ được một khu vực không quá 1 km2 cộng thêm với Hồng Cúm và họ hoàn toàn bị phơi ra trước hỏa lực Việt Minh. Nhưng họ vẫn tiếp tục chiến đấu và vào 5 giờ 20 ngày 6-5 họ đã được tiếp sức với 94 quân dù tình nguyện nhảy vào cuộc chiến, chỉ trước lúc kết thúc trận đánh có vài giờ. Khoảng trưa ngày 7-5, các sư đoàn của đối phương mở cuộc tấn công lớn và đột phá qua những phòng tuyến cuối cùng của Pháp vào trung tâm của những ổ đề kháng cuối cùng. Giờ cáo chung đã điểm. Trong hầm chỉ huy, Đờ Cátxtơri hét to vào micrô: “Cuộc kháng cự của chúng ta sắp bị đè bẹp, lính Việt Nam đã vào chỉ cách máy phát vô tuyến điện nơi tôi đang nói có vài mét. Tôi đã ra lệnh triệt phá tối đa. Chúng ta sẽ không đầu hàng. Chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng… nước Pháp muôn năm”. Nhưng chỉ vài phút sau, ông ta đã bị quân Việt Minh bắt sống. Vào 17 giờ 30 phút, quân Pháp giương cờ trắng đầu hàng. Hồng Cúm còn trụ vững đến tận sáng ngày 8-5 rồi sau đó cũng đầu hàng. Trận đánh đã kéo dài 55 ngày đêm…

*

*        *

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm Giáp nổi tiếng toán thế giới. Bécna Phôn viết: “Về chiến lược lớn, vị giáo sư lịch sử nhỏ bé của Việt Nam với kiến thức khoa học quân sự chủ yếu là tự học đã hoàn toàn phán đoán tài tình hơn các vị tướng tá Pháp có bằng cấp của các trường tham mưu”. Còn Đavítsơn mô tả Giáp là con người "nắm chắc được chiến lược cơ bản", một sĩ quan "giàu óc tưởng tượng", "đáng được ca ngợi và được tin cậy". Là một nhà quân sự không chuyên, ông phát triển lên thành chuyên nghiệp, Giáp thậm chí còn được chấm điểm cao hơn trong lĩnh vực hậu cần vì ông có khả năng tổ chức tiếp tế cho bộ đội ở Điện Biên Phủ trong những điều kiện tồi tệ nhất. Theo Đavítsơn, đó là một thành tựu hạng nhất, nhưng Giáp còn đạt thành tựu khác lớn hơn: "Trong lĩnh vực tổ chức, điều hành và động viên, ông đạt trình độ xuất sắc và là thiên tài".

Sự đúng đắn và tài chỉ huy trận đánh về chiến thuật của ông cũng được xếp hạng cao. Đặc biệt xuất sắc là cách ông dùng pháo binh để cắt tiếp tế đường hàng không của Pháp và nhiều trận đánh như làn sóng gối nhau đánh vào lực lượng phòng thủ đối phương đầu tiên ở phía này rồi lại sang phía khác". Theo Ônen, nhà lãnh đạo này của Việt Nam rất có uy tín vì ông đã sử dụng được hai nguyên tắc linh hoạt và bất ngờ. Ông là người thực hiện chiến lược và chiến thuật rất tài giỏi.

Đã rõ là tại sao Giáp quyết định không để bộ đội của mình đánh về Hà Nội ngay sau thắng lợi Điện Biên Phủ. Lúc đó chưa phải là lúc sờ vào quân Pháp, nếu không các nhà lãnh đạo Pháp có thể nhận biết Việt Minh gần kiệt sức. Các sư đoàn của Giáp đã chịu nhiều tổn thất nặng. Giáp cần thời gian để nhồi nhét chính trị hơn nữa cho bộ đội của mình và điều này có thể thực hiện tốt nhất đối với họ khi họ sống trong kỷ luật thời chiến. Vì thế ông đã không hạ lệnh cho bộ đội của mình ngừng hoạt động cho đến ngày đình chiến thực sự theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (1-8-1954). Trong mùa Hè đó, Giáp tiếp tục gây sức ép tàn bạo đối với quân Pháp. Ở cao nguyên Trung phần đã diễn ra nhiều cuộc phục kích. Bộ đội của Giáp gây thương vong nặng cho ba ngàn lính thuộc Binh đoàn cơ động 100. Chiến thắng này khiến Việt Minh có thể chiếm một số thị xã và cài cắm cán bộ ở đó trước khi họ rút về bắc sông Bến Hải vào tháng 8.

Mãi đến ngày 3-10, các nhóm cán bộ Việt Minh đầu tiên mới về Thủ đô (họ trì hoãn ngày vào Hà Nội hàng tuần lễ do sợ Pháp trả đũa). Khi người lính Pháp cuối cùng ra đi ngày 9-10, thì những lãnh tụ cao cấp nhất của Việt Minh cũng nhanh chóng vào thành phố. Ngày 10-10-1954, Giáp và Sư đoàn 308 hành quân đầy kiêu hãnh về Hà Nội. Ngày 17-10, Cụ Hồ mới xuất hiện. Sau khi trở lại Hà Nội được hai ngày, Giáp đi tới Nhà máy điện bàn bạc với các kỹ sư Pháp vẫn còn nằm lại nhà máy về các vấn đề kỹ thuật trong việc điều hành nhà máy. Có nhiều điều có thể học hỏi trong những ngày chuyển từ chế độ của Pháp sang chế độ mới của Việt Minh.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 12:40:52 pm

CHÚNG TÔI ĐANG CHO NỔ TUNG TẤT CẢ. VĨNH BIỆT!1

Người Pháp thống trị Đông Dương trong gần 70 năm. Trong thời gian ấy họ đã tạo ra Liên bang Đông Dương để cai trị các thuộc địa Bắc Kỳ và Nam Kỳ và các xứ bảo hộ Lào, Campuchia và An Nam2. Tuy nhiên, nhiều người dân bản xứ coi người Pháp chỉ là những kẻ áp bức ngoại bang. Những âm mưu, những cuộc tấn công của quân du kích, thậm chí các cuộc nổi loạn công khai thường xuyên xảy ra. Và, vì tất cả đều bị đàn áp tàn bạo nên lòng căm thù của dân chúng ngày càng tăng. Giữa những năm 20, Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ. Mặc dầu, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1929. Đảng bị tiêu diệt, nhưng cũng đã góp phần tạo nên một hình thức kháng cự tập trung ở miền Bắc của Việt Nam

Hình thức này đã được Đảng Cộng sản Đông Dương kế thừa và phát triển. Đảng này do nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1930. Con người sau này được thế giới biết đến dưới cái tên Hồ Chí Minh, đã chỉ đạo việc thành lập những tế bào chính trị ngầm, trước tiên là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ "chờ đợi đòn chí mạng" từ bên ngoài đánh vào trật tự hiện hành, tạo thời cơ cho Đảng Cộng sản Đông Dương giành chính quyền. Chừng nào mà người Pháp còn mạnh thì thời cơ này dường như còn xa vời.

Năm 1940, tình hình có sự thay đổi lớn khi nước Pháp thất thủ trước quân Đức. Việc cai trị Đông Dương tuy vẫn ở trong tay người Pháp, nhưng lúc này là Chính phủ Visi (Vichy). Tình hình này cho phép người Nhật, là đồng minh của Đức tại Viễn Đông, buộc Hà Nội cắt đứt đường tiếp tế qua Bắc Kỳ sang Trung Quốc, là nước mà Nhật phát động chiến tranh xâm lược từ năm 1937. Tháng 6-1940, khi Pháp buộc phải tuân theo điều đó thì rõ ràng là quyền lực của họ đang suy giảm.

Sự suy yếu rõ ràng của người Pháp đã khích lệ những người dân tộc chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 5-1941, ông Hồ Chí Minh đã tập họp dưới sự điều khiển của cộng sản và thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh Hội, gọi tắt là Việt Minh. Các hoạt động kháng chiến đẩy mạnh, tranh thủ được sự ủng hộ của các nước trong phe Đồng minh ở Viễn Đông. Khi quân Nhật giành quyền kiểm soát Đông Dương tháng 3-1945 và hất cẳng Pháp, lúc bấy giờ đã tuyên bố đứng về phía Chính phủ mới của tướng Đờ Gôn tại Pari, thì Việt Minh có cơ hội lý tưởng để lấp chỗ trống chính quyền ở vùng nông thôn. Ông Hồ và vị Tư lệnh quân sự của ông là Võ Nguyên Giáp đã mở rộng vùng kiểm soát của cộng sản, thiết lập "an toàn khu", được nông dân ủng hộ và chuẩn bị nắm chính quyền. Vận may đến với họ khi Nhật đầu hàng Đồng minh. Ngày 2-9-1945, ông Hồ về Hà Nội đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Nhưng thắng lợi của ông không được lâu. Ngay trước đó, tại Hội nghị Pốtxđam, tháng 7-1945, các cường quốc Đồng minh đã quyết định rằng trong trường hợp Nhật Bản đầu hàng bất ngờ thì Đông Dương sẽ được quân Quốc dân Đảng Trung Hoa từ phía bắc tiến vào và quân đội Anh từ phía nam tiến ra, gặp nhau ở vĩ tuyến 16. Mặc dầu Mỹ không muốn người Pháp quay lại, việc quân Anh đổ bộ ở Sài Gòn đã làm cho việc tái lập quyền kiểm soát của người Pháp là điều khó tránh khỏi. Đến đầu năm 1946, các đơn vị quân đội Pháp đã được đưa từ châu Âu đến, quân Anh đã đập tan mọi sự chống cự trong hầu hết các thành phố ở phía nam vĩ tuyến 16. Quân Pháp cũng đã vào cả Lào và Campuchia. Cùng lúc đó, ở phía bắc, quân Trung Hoa tràn vào, mặc dầu họ không can thiệp vào Chính phủ của ông Hồ, nhưng hành động của họ cũng làm giảm lòng tin của dân chúng. Tháng 2-1946, ông Hồ yêu cầu người Pháp giúp đỡ, chấp nhận nền độc lập hạn chế của Việt Nam trong khuôn khổ một Liên bang Đông Dương do Pháp kiểm soát để đổi lấy áp lực buộc quân Trung Hoa rút đi. Một tháng sau, khi quân Trung Hoa ra đi, thì quân Pháp tiến vào Hà Nội và hiển nhiên là đụng độ nhỏ giữa các nhân viên hải quan Pháp và binh sĩ Việt Minh ở Hải Phòng đã dẫn đến việc Pháp gửi tối hậu thư đòi trao lại hải cảng cho họ. Tám ngày sau, quân Pháp dùng vũ lực chiếm Hải Phòng trong khi tướng Giáp rút các lực lượng của mình về căn cứ an toàn ở vùng nông thôn. Quân Pháp lật đổ chính quyền của ông Hồ ở Hà Nội ngày 19 và 20 tháng Chạp năm 1946. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất bùng nổ.

Lúc đầu, quân Pháp chiếm ưu thế, giành được quyền kiểm soát các thành phố lớn và các đường giao thông trên toàn miền Bắc. Từ tháng 10 đến tháng 11-1947, họ còn tiến hành các hoạt động lùng sục quy mô lớn lên phía bắc Hà Nội nhằm bắt các nhà lãnh đạo cộng sản. Khi những cuộc lùng sục này thất bại, người Pháp quay trở lại chính sách thực dân, lập đồn bốt trên khắp vùng tạm chiếm. Trong hơn một năm, chiến lược này dường như có hiệu quả, nhưng trên thực tế, tướng Giáp đang xây dựng lại lực lượng và mở rộng sự kiểm soát của cộng sản ở những làng xóm xa xôi, chủ yếu là ở Việt Bắc, một vùng ở phía đông - bắc Việt Nam. Đến tháng 4-1949, ông đã có khoảng 300.000 quân du kích và sẵn sàng tiến công.

Trước hết, tướng Giáp chọn những đồn bốt cô lập để tiến công, tập trung ưu thế về quân số hạ từng đồn và dần dần buộc quân Pháp ở vào thế phòng ngự. Trong cái gọi là "Cuộc chiến tranh đồn bốt", quân Pháp bị tổn thất đáng kể. Nhưng đòn đánh thực sự diễn ra vào năm 1950, khi tướng Giáp chuyển hướng về những đồn binh quan trọng hơn gần biên giới Trung Quốc. Đến lúc này, quân Pháp ở vào thế "tiến thoái lưỡng nan" về chiến lược vì thắng lợi của quân cộng sản Trung Quốc đã mở thông biên giới cho Việt Minh, cung cấp cho họ nơi ẩn tránh an toàn và tiếp tế hầu như không hạn chế. Nếu người Pháp cố gắng khoá chặt biên giới, thì sẽ bỏ trống Việt Nam cho hoạt động lật đổ của cộng sản. Còn nếu họ tập trung lực lượng vào Việt Nam, thì không thể ngăn chặn được Việt Minh tăng cường lực lượng. Trong tình hình đó, họ đã chọn giải pháp thứ hai với những hậu quả có thể thấy trước.

Tướng Giáp bắt đầu cuộc tiến công vào tháng 2-1950, chiếm đồn gần biên giới Trung Quốc, sau đó ông tiến về phía đông để tiến công Cao Bằng, Lạng Sơn ở phía đông - bắc Bắc Kỳ. Đông Khê - một tiền đồn giữa Cao Bằng và Thất Khê - đã bị chiếm vào ngày 21-5, nhưng sau khi mùa mưa chấm dứt, tướng Giáp tiến công Đông Khê lần thứ hai. Quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng ngày 3-10, vì đường tiếp viện từ phía nam lên bị cắt đứt.

Đây là một quyết định tệ hại. Lực lượng đồn trú rút lui trải dài dọc quốc lộ 4 đã bị các lực lượng du kích tiến công, và lực lượng tiếp viện từ Thất Khê lên cũng bị đánh tan. Quân Pháp thả một tiểu đoàn nhảy dù để thu hút bớt lực lượng địch nhưng đơn vị này cũng bị tiêu diệt. Quân Pháp rút khỏi Lạng Sơn trong sự hoảng loạn. Cho đến lúc những tàn binh cuối cùng của các đơn vị đồn trú ở biên giới về đến nơi an toàn ở đồng bằng sông Hồng gần Hà Nội và Hải Phòng thì người Pháp đã mất 6.000 quân.

Tin chắc quân Pháp sắp bị đánh bại, tướng Giáp nhanh chóng chuyển sang tiến công Hà Nội, biến các đơn vị du kích thành quân đội chính quy, sẵn sàng chiến đấu. Nhưng quân Pháp, dưới sự chỉ huy của tướng Đờ Lát Đờ Tátxinhi cũng nhanh chóng phục hồi lực lượng, đặt một loạt căn cứ phòng thủ xung quanh Hà Nội (gọi là phòng tuyến Đờ Lát), có pháo binh, không quân và một lực lượng dự bị không vận yểm trợ. Khi các Sư đoàn 308 và 312 của tướng Giáp rời vùng núi định đánh chiếm Vĩnh Yên, 40 dặm về phía tây - bắc Hà Nội, vào ngày 13-1-1951, thì họ rơi vào bẫy. Đờ Lát tập trung lực lượng đánh trả, gây tổn thất khá lớn cho Việt Minh lần đầu tác chiến chính quy.

Ngày 16-1, tướng Giáp buộc phải lui quân.

Cuối tháng 3, một lần nữa ông lại tung ba sư đoàn, mỗi sư đoàn khoảng 11.000 quân tiến công Mạo Khê, cách Hải Phòng 29 dặm về phía bắc. Trong cuộc chiến đấu giáp lá cà, có máy bay chiến đấu và ném bom của Pháp gầm rú bổ nhào ném bom napan và bắn rốckét, Việt Minh mất 3.000 người trong năm ngày chiến đấu. Một cuộc tấn công thứ ba về phía nam Hà Nội vào cuối tháng 5 cũng không may mắn hơn. Đờ Lát bèn chuyển sang tiến công. Ngày 14-11, quân Pháp nhảy dù chiếm Hoà Bình, 25 dặm phía tây phòng tuyến Đờ Lát và nhanh chóng được tăng viện. Nhưng tướng Giáp không chịu thất bại, ông triển khai lực lượng để cô lập quân Pháp với Hà Nội, gây cho họ thiệt hại đến nỗi tướng Raun Xalăng, người kế nhiệm Đờ Lát phải ra lệnh rút quân khỏi Hoà Bình ngày 22-2-1952. Cuộc chiến còn lâu mới kết thúc.
_______________________________________________________
1. Bức điện tín cuối cùng của quân Pháp từ Điện Biên Phủ
2. An Nam: tức Trung Kỳ (B.T).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 12:41:23 pm

Tướng Giáp tập trung cho các trận đánh kiểu du kích nhằm làm suy giảm quyết tâm của Pháp, đánh vào các căn cứ dọc tuyến Nghĩa Lộ, tây - bắc Hà Nội ngày 17-10-1952. Một lần nữa lính nhảy dù Pháp lại được sử dụng để cứu các cánh quân đồn trú rút chạy. Tướng Giáp lúc này kiểm soát phần lớn miền Bắc Việt Nam, ngoài phòng tuyến Đờ Lát, tình thế xem ra rất nguy kịch, Xalăng đối phó bằng một cuộc tấn công mạnh mang tên Chiến dịch Loren (Lorraine), để buộc tướng Giáp phải giảm áp lực đối với các đồn còn lại ở Nghĩa Lộ. Ngày 29-10, 30.000 quân Pháp tiến về hướng các kho tàng tiếp tế của Việt Minh ở Phủ Đoan và Phúc Yên.

Lúc đầu, tướng Giáp không phản ứng. Quân Pháp cảm thấy đội hình của họ bị dàn mỏng quá mức. Ngày 14-11, khi Xalăng ra lệnh rút quân, thì du kích Việt Minh tiến công. 1.200 quân Pháp không về được nơi an toàn của phòng tuyến Đờ Lát, dường như tướng Giáp đã giành được thế chủ động.

Mặc dù phải dàn quân bao vây căn cứ Nà Sản của Pháp gần biên giới Lào, cuối năm 1952 tướng Giáp vẫn có khả năng tập trung lực lượng cho một cuộc tiến công và buộc Pháp phải tung quân dự bị đến Cánh Đồng Chum để bảo vệ Thủ đô Lào. Khi tập đoàn cứ điểm kiểu "con nhím" tiếp tế bằng đường không được thiết lập, thì Việt Minh lại rút quân sau khi thu hoạch mùa thuốc phiện và củng cố quyết tâm của du kích Pathét Lào.

Điều mỉa mai là, người Pháp coi đây là một thắng lợi và kết luận rằng, bất cứ cuộc tiến công mới nào của Việt Minh cũng có thể bị chặn đứng bằng các trung tâm đề kháng tiếp tế bằng đường hàng không. Người kế nhiệm Xalăng, tướng Hăngri Nava, còn đi xa hơn nữa với lập luận rằng, có thể thiết lập những trung tâm như thế ở các vị trí then chốt để dụ quân Việt Minh tiến công. Nhìn vào bản đồ, ông ta chọn thung lũng Điện Biên Phủ gần biên giới Lào như là mục tiêu lý tưởng.

Điện Biên Phủ có một số lợi thế. Nó nằm trên đường tiếp tế của Việt Minh và Lào và có một sân bay cũ của Pháp. Ngoài ra, Điện Biên Phủ còn nằm trong vùng rừng núi, nơi có những đơn vị người Thái do sĩ quan Pháp chỉ huy. Kế hoạch ban đầu đã tính đến việc liên kết với những đơn vị đó chủ yếu là từ Lai Châu, thủ phủ của thủ đô xứ Thái; sau đó Điện Biên Phủ biến thành "một điểm thả neo" để tiến công các tuyến tiếp tế của Việt Minh. Với ý đồ đó cuộc hành quân Castor đã được lệnh bắt đầu và ngày 20-11-1953, sáu tiểu đoàn của các tập đoàn không vận số 1 và số 2 của quân Pháp nhảy dù xuống thung lũng, quét sạch căn cứ địa phương của Việt Minh.

Quân dù chiếm một thung lũng hình quả tim dài 12 dặm, rộng 8 dặm, chung quanh có những đồi thấp, cây cối rậm rạp bao bọc, ở giữa là Điện Biên Phủ và sân bay có tầm quan trọng sống còn, sợi dây liên lạc duy nhất với Hà Nội, cách 170 dặm. Những cuộc tuần tiễu tiến hành vào các đồi chỉ gặp sự chống cự yếu ớt và các đơn vị Thái được lệnh rút khỏi Lai Châu. Cuộc hành quân tưởng chừng thắng lợi.

Nhưng chẳng bao lâu tình hình bắt đầu thay đổi. Đầu tháng 12, phần lớn các đơn vị Thái đang điều động lực lượng lớn tới Điện Biên Phủ. Người Pháp tin rằng họ có thể giáng cho kẻ thù một đòn chí mạng trong một trận đánh dàn sẵn và biến "điểm thả neo" của họ thành một "pháo đài", xây dựng một loạt cứ điểm mạnh, mà theo như người ta đồn là gọi theo tên các tình nhân của Đại tá Đờ Cátxtơri, Tư lệnh cứ điểm.

Ở trung tâm Điện Biên Phủ là Sở Chỉ huy với cứ điểm Huyghét ở phía tây, Clôđin ở phía nam, Êlian ở phía đông và Đôminích ở phía đông - bắc nối với nhau bằng giao thông hào và được bảo vệ bằng các bãi mìn và dây thép gai. Phía ngoài "con nhím'' trung tâm cũng có những cứ điểm tương tự bảo vệ các đường tiếp viện từ phía tây - bắc (căn cứ An Mari), phía đông - bắc (Bêatơrixơ) và phía bắc (Gabrien) và cách bốn dặm về phía nam cứ điểm Idaben bảo vệ một sân bay phụ nhỏ. Trọng pháo được bố trí trong các công sự, 6 máy bay chiến đấu Biacát (Bearcat) đậu trên đường băng chính và 10 xe tăng hạng nhẹ M24 cung cấp thêm hoả lực cơ động. Đối với nhiều người quan sát, Điện Biên Phủ tưởng chừng bất khả xâm nhập; trên thực tế Pháp đã sử dụng 10.800 quân để bảo vệ một thung lũng cô lập, chịu ảnh hưởng của mùa mưa và xung quanh là những quả đồi không bảo đảm an toàn.

Tướng Giáp phản ứng bằng cách cho triển khai tổng cộng năm sư đoàn, khoảng 55.000 quân vào các đồi xung quanh Điện Biên Phủ, làm một con đường tiếp tế và kéo pháo, kể cả pháo cao xạ, vào những vị trí được nguỵ trang nhìn xuống thung lũng. Ngày 31-1-1954, quân Pháp lần đầu tiên bị pháo kích và trong những tuần tiếp theo, các toán tuần tra đã chạm trán lực lượng Việt Minh ở tất cả các hướng. Thung lũng đã bị bao vây.

Chiến lược của Việt Minh là chiến lược quen thuộc, trước tiên nhằm vào các cứ điểm bị cô lập, sau đó mở cuộc tiến công lớn vào vị trí chính. Cuộc tiến công bắt đầu lúc 17 giờ ngày 13-3 bằng một cuộc pháo kích làm nổ tung các hầm trọng pháo của Pháp, cày xới các giao thông hào và phá hủy các máy bay đậu trên đường băng. Tiếp ngay sau đó, là những đợt xung phong của bộ binh theo chiến thuật biển người bất ngờ đánh vào cứ điểm Bêatơrixơ.

Sau một trận đánh ác liệt, cứ điểm này bị đè bẹp, hơn 550 lính Pháp bị giết hoặc bị bắt. Hầu như không nghỉ, tướng Giáp lại cho pháo kích và dùng bộ binh liên tục đánh vào căn cứ Gabrien. Pháo binh Pháp đã không làm giảm được sức ép, và đến giữa buổi sáng ngày 15-3, Gabrien đã rơi vào tay Việt Minh. Ba ngày sau, An Mari cũng chịu chung số phận khiến sân bay không có bảo vệ và không thể sử dụng được. Từ lúc này việc chuyển thương hoàn toàn phải ngừng lại và mọi thứ tiếp tế đều phải thả dù, rất mạo hiểm vì hoả lực pháo phòng không mãnh liệt của đối phương.

Ngày 30 và 31-3, Việt Minh lại tiến công, tập trung vào các căn cứ Đôminích, Êlian và Huyghét, nhưng bị thiệt hại nặng nề. Trong khi quân Pháp mở rộng những cuộc phản kích tuyệt vọng để giành giật những cứ điểm đã biến thành những đống đổ nát, đầy máu và xác chết của cả hai bên, thì tướng Giáp rút quân để củng cố lực lượng, nhờ đó Đờ Cátxtơri có thể tổ chức lại phòng tuyến. Ông ta tập trung lực lượng vào một khu vực đường kính chỉ hơn một dặm bao gồm các căn cứ địa Clôdin, Êlian và một phần của Đôminích và Huyghét, nhưng lại để cho Idaben bị cô lập ở phía nam. Hai cứ điểm mới Xparơuhốc (Sparrowhawk) ở phía bắc hầm chỉ huy và Giunô (Juno) ở phía nam đã hình thành vành đai phòng thủ mới. Từ ngày 4-4 đến ngày 1-5, tướng Giáp chuyển từ tiến công ồ ạt sang đánh lấn, xây dựng một mạng lưới giao thông hào công phu có pháo binh yểm trợ liên tục, siết dần vòng vây xung quanh các vị trí của Pháp. Các cuộc không kích của Pháp không phát huy tác dụng. Ngày 22-4, mùa mưa bắt đầu khiến nhiều vị trí của Pháp bị ngập lụt.
Ngày 2-5, tướng Giáp phát động đợt tiến công cuối cùng, ép vào từ tất cả các phía. Trong ba ngày, sau vài trận chiến đấu ác liệt chưa từng thấy, phần lớn căn cứ Đôminích, Êlian và Huyghét bị đè bẹp, chỉ còn lại trung tâm trơ trọi. Lực lượng bảo vệ tuyệt vọng trong tình trạng thiếu đạn, hơn 30% đồ tiếp tế thả bằng dù rơi vào tay Việt Minh. Bệnh viện quân y của Pháp bên bờ sông Nậm Rốm tràn ngập binh lính bị thương khiến tinh thần binh lính Pháp bắt đầu rệu rã. Một vài đơn vị, đặc biệt là lính lê dương và lính dù tiếp tục chiến đấu dũng cảm vì tuyệt vọng, nhưng giờ kết thúc đã đến gần. Cuối ngày 6-5, một cuộc pháo kích ồ ạt quét sạch những cứ điểm còn lại và khi lực lượng tăng viện của Việt Minh tập trung ở các ngọn đồi phía đông, thì tướng Đờ Cátxtơri đã nhìn thấy thất bại.

Sáng sớm ngày 7-5, các cuộc tiến công của bộ binh lại bắt đầu đè bẹp lực lượng phòng thủ sau 05 ngày bao vây. Đến trưa, hầu hết các cứ điểm phía đông sông Nậm Rốm đã thất thủ. Vào lúc 17 giờ 30 phút, một đơn vị tiên phong của Việt Minh giương cao lá cờ đỏ sao vàng của người chiến thắng bước vào hầm chỉ huy. Đờ Cátxtơri đầu hàng, và mặc dầu Idaben còn cầm cự thêm 24 giờ nữa, nhưng hơn 9.500 binh lính Pháp đã trở thành tù binh mà có lẽ ít người hy vọng sống sót. Với 8.200 binh sĩ thương vong trong thời gian bị bao vây, quân đội Pháp ở Đông Dương đã mất đi bộ phận ưu tú nhất.

Mặc dầu tướng Giáp cũng phải trả giá đắt với con số thương vong khoảng 20.000 binh sĩ trong trận đánh, nhưng ông ta đã đập tan những dấu tích cuối cùng của ách thống trị thực dân Pháp. Mệt mỏi vì cuộc chiến tranh ngày càng trở nên mất lòng dân trong nước, Chính phủ Pháp đành chấp nhận một giải pháp quốc tế được thoả thuận ở Giơnevơ trong tháng 7. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 01:11:48 pm

TÔI NÓI VỚI BINH SĨ RẰNG
"CHÚNG TA CỐ GIỮ THÊM MỘT NGÀY NỮA. RỒI NGƯỜI MỸ SẼ TỚI!..."
1

Vào 6 giờ 30 phút sáng ngày 20-11-1953, một chiếc C47 bắt đầu nghiêng cánh giữa các mỏm cao bao quanh Điện Biên Phủ. Ít bữa nay, sương mù thường phủ kín, rồi cuối cùng chăng đầy cả đáy thung lũng. Ở Hà Nội, cách 170 dặm, một không đoàn đổ bộ đường không đã sẵn sàng: Những tháng qua dành cho chuẩn bị hậu cần và giữ kín bí mật cho thấy chiến cuộc đã mở màn, hoặc chẳng bao giờ nổ ra nữa. Chiếc C47 có đủ nhiên liệu cho hai giờ bay. Viên phi công đã định lượn lại khi sương mù chợt tan, anh lượn một vòng nữa trên thung lủng đã hửng sáng, nhìn rõ con đường dài sáu dặm vừa hẹp, vừa chạy từ phía Lào dẫn tới. Trông nó y như cái cán chảo phình ra xung quanh bảy dặm, rồi anh phi công nghiêng cánh xuống những đồi cây cao. Giống như Việt Minh đang chờ đợi sẵn ở đó đã mô tả: Thật giống như một chiếc chảo rán nóng bỏng.

Tại Hà Nội, Thiếu tá Bigia (tên thân mật gọi anh ta là Brunô) cùng 800 quân nhảy dù thuộc địa, đơn vị Tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 (1er BPC) của ông, đã sẵn sàng lên 64 chiếc C47 có những cánh bạc mới nhận của Mỹ. Họ chỉ chờ khẩu lệnh "Lên đường!" do viên phi đoàn trưởng phát ra. Mật hiệu của cuộc hành quân được quy định là "TEXAS". Họ mới chỉ nhận được lệnh đêm hôm trước. Lẽ ra họ đang chuẩn bị trở về Pháp. Chỉ có chỉ huy của họ, Thiếu tá Bigia, mới hiểu rõ địa chỉ mới của họ là đâu? Nhưng ông được thông báo nếu thời tiết không thuận lợi, nếu trời mây mù hay giông thì cuộc hành trình sẽ tạm hoãn. Khó mà giữ nổi bí mật! Như ông nói: "Tôi thường tự hỏi, sao hôm đó lại không mưa nhỉ? Và như vậy có phải thoát được Điện Biên Phủ không?".

Bigia là con một công nhân đường sắt, có thời là viên chức, rồi chiến sĩ chống phát xít kháng chiến, đã có chín năm kinh nghiệm chiến đấu ở Đông Dương, ông có một cái nhìn kỳ lạ với đồng đội và với cả cái chết. Có lần ông nhắn nhủ binh sĩ: "Hãy học cách chết phía trước mặt. Các anh phải tiến lên khi người khác chết". Ông ta kể lại trận hành binh đầu tiên như sau: "Khi chúng tôi nhảy dù vào ngày 20-11, thì đã được báo nơi đó không có lính Việt Nam. Thực ra chính xác là họ đã có hai đại đội chờ sẵn chúng tôi. Một số lính của tôi bị chết ngay khi chưa chạm đất. Những người khác thì bị cầm chân lại. Cuộc đụng độ kéo dài suốt ngày, hình như hai đại đội họ bị thiệt hại hoàn toàn, còn phía chúng tôi cũng thiệt hại. Thật là một ngày nặng nề, nhưng Điện Biên Phủ đã ở trong tầm tay. Tuần lễ trước, đích thân Đại tướng Hăngri Nava đã lên thị sát. Độ 10 ngàn binh sĩ Pháp, 5 ngàn quân dự bị. Lúc đó. Nava ước mơ đến một tình thế "tuyệt vời". Chưa có đụng độ gì với Việt Minh, nhưng Nava tin rằng điều đó sẽ xảy ra. Con đường chính sang Lào, và đường tiếp tế chạy từ Trung Quốc sang nay đã bị chặt đứt. Làng Điện Biên, nơi những quan lang, chúa đất, giống như cái tên phóng đại ra của họ, thực ra chỉ là một cộng đồng độ trăm chiếc nhà sàn. Tuy nhiên, tầm quan trọng chiến lược của nó thì đã có hàng thế kỷ rồi. Vào cuối năm 1883, nó trở thành vùng đất Đông Dương do Pháp cai quản, sau một thời kỳ kháng chiến lâu dài của thủ lĩnh nghĩa quân Nguyễn Văn Giáp chỉ đạo.

Nava không tin tướng Giáp có thể làm nổi điều gì lúc này; ở Điện Biên Phủ, Nava quan sát đối chiếu với mọi kế hoạch đã vạch ra. Những căn lều của người Mông ở trung tâm đã bị san bằng, thay bằng cấu trúc hệ thống cứ điểm và sở chỉ huy. Một sân bay trung tâm được hình thành. Năm cao điểm xung quanh và bày pháo đài bao quanh hợp lại thành một dải phòng ngự hùng mạnh, mỗi nơi do một tiểu đoàn bộ binh, pháo binh trấn giữ. Với những thứ đó, và dựa vào ưu thế không lực, quân của Nava có thể cơ động ra xa và phá huỷ các đường tiếp liệu của Việt Minh.

Nava tin sẽ buộc đối phương bị dồn vào cái nơi ta vừa đánh họ được, lại vừa nói chuyện đàm phán với họ cũng được!

Ông hiểu rõ một chiến thắng ở thung lũng sẽ có ảnh hưởng lớn về chính trị và tư tưởng cho nước Pháp và đồng minh. Nước Pháp không còn cung cấp nổi binh lính sang đây nữa. Mỹ đang tính đến viện trợ. Nava hiểu: đây là chỗ đứng cuối cùng của ông: "Tôi đã lựa chọn giải pháp đồn trú ở Điện Biên Phủ, bởi vì nếu tập trung lực lượng lại, tỷ lệ quân cơ động vẫn còn dưới Việt Minh. Giải pháp này sẽ là cách duy nhất hình như hợp lý. Tôi vẫn tin lúc đó chúng tôi đúng, duy nhất đúng!".

Nhà sử học Giăng Lacutuya giải thích rằng, Bộ Chỉ huy Pháp khi đó đánh giá: "Việt Minh không có xe tải, không có phương tiện chuyển vận vũ khí, thực phẩm, v.v. cho một chiến trường quá xa hậu phương họ. Thật quá kỳ cục. Đây là ý đồ nhạy cảm quá đáng!".

Sẽ chỉ có cách giải quyết nghiêm chỉnh nhất là mọi liên lạc, tiếp tế dựa vào đường không. Máy bay tiếp tế từ Hà Nội chỉ thực hiện được 240 dặm bay cả đi và về. Nhưng thực hiện cách này, cũng phải có điều kiện là máy bay hạ cánh mà không bị uy hiếp. Những con đường Việt Minh làm đang vươn dài thêm, qua 500 dặm vượt núi xuyên rừng (từ căn cứ hậu phương Thanh Hoá). Chiếc vách cao quãng đến 10 dặm quanh đồn trại Pháp hình như vẫn là cự ly còn an toàn và yên tĩnh.
_____________________________________________________
1. Lời Đại tướng M. Bigia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp đã nghỉ hưu (năm 1954 là Thiếu tá tại Điện Biên Phủ).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 01:12:36 pm

Xa xa phía đông - bắc, tại một căn cứ cách biên giới Trung Hoa 60 dặm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang nghiên cứu các tin tức về Điện Biên Phủ. Cuối tháng 12-1953, Người triệu tập tướng Giáp đến. Vị tướng này kể lại: Người nói chúng ta sẽ họp nốt đêm nay. Người hỏi tôi: "Lực lượng ta từng ngày đang lớn lên, nhưng không thể để cho kẻ thù phá hoại lực lượng ta được?". Tôi suy nghĩ giây lát rồi đáp: Kẻ thù không thể phá hoại được. Vấn đề khó khăn nhất đặt ra là giành lấy quyền chủ động. Người chỉ huy quân đội nói với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng có thể đưa 50 ngàn quân lên xung quanh Điện Biên Phủ, nhưng để giành được yếu tố chủ động, bất ngờ, thì phải khắc phục được ưu thế không quân Pháp. Ông đã có một kế hoạch nhưng cần nhiều tháng mới thực hiện nổi: "Chúng ta sẽ phải tính từng viên đạn. Nhưng sức mạnh đang lớn, vì chưa lúc nào so với trước kia, lực lượng ta mạnh như hiện nay".

Mệnh lệnh của tướng Giáp là huy động đạo quân: một lực lượng 20 ngàn thanh niên sẽ làm đường xuyên qua rừng, chuyên chở vũ khí, tiếp liệu hậu cần. Lực lượng quân chủ lực sẽ tiến theo tốc độ 20 dặm một ngày. Sẽ huy động hàng chục ngàn dân công ở miền Bắc Việt Nam mang gạo đủ nuôi quân trong vài tháng. Tại địa điểm làng Phố Mới, một vị chính uỷ đã tới Thanh Hoá, đông - nam Hà Nội 200 km ra lệnh huy động lực lượng này. Sẽ ra đời "Binh đoàn ngựa sắt" (xe đạp) để chuyên chở gạo. Ở ngôi làng tiêu biểu đó, có anh Đinh Văn Ty đã được trao quyền chỉ huy. Sau này anh đã viết hồi ký kể lại những ngày tháng đó. Anh ta cảm thấy mình nhận việc đó là lẽ tự nhiên, bởi vì, vốn dĩ anh đã từng có thời làm thợ chữa xe đạp trong làng! Đinh kêu gọi mọi người: Chỉ có một ngày chuẩn bị thôi! Đầu tiên, anh kể lại, xe đạp phải trở thành chiếc xe thồ với trọng tải 200 kg trở lên. Muốn vậy, chúng tôi phải tăng thêm uy lực xe ở mọi chi tiết: lúc đầu là gá hai thanh tre to: một chiếc thành tay lái điều khiển, chiếc khác để nối dài điểm đặt và sử dụng cân bằng, giống như một thứ phanh hãm xe. Chúng tôi nguỵ trang bằng lá và ban đêm thì hoạt động. Đêm đầu, vì quá nặng nên đã có xe nổ lốp. Tôi cân nhắc lại, rồi xé ống tay áo khoác bằng vải kaki bọc cuốn lấy lốp xe, bơm lốp thật căng. Điều này đã thành công, không xảy ra nổ lốp nữa. Thế là cả đại đội phải xé áo ra bọc lốp xe.

Tại mặt trận Tây Bắc, ông Hà Văn Lâu lúc đó vốn là một sĩ quan trẻ, trên tuyến đường hành quân với Đại tướng Giáp. Vị đại sứ tương lai ấy kể lại: "Chúng tôi cơ động qua rừng sâu, không đi theo đường lớn để tránh bị oanh tạc. Để chuyển vận 1 kg gạo ra mặt trận, chúng tôi cần 4 kg dành cho người vận chuyển. Phương pháp là vác bao gạo trên vai và thồ trên xe đạp. Ông nói tiếp: Lúc đầu, ở mặt trận chúng tôi chỉ ăn thức ăn nguội. Không thể nấu cơm, khói sẽ gọi máy bay tới. Chúng tôi phải đào hầm lúc đó để vây hãm quân thù. Mỗi chiến sĩ ưu tú của chúng tôi đều hướng về thung lũng, theo sau họ là hàng đoàn dân công, hàng ngàn xe thồ chở gạo và cả gia súc. Bước đi có lúc dịch từng thước một qua khe, qua suối hay leo núi. Từ Điện Biên Phủ, tướng Giáp đã chỉ đạo mọi hoạt động, chỉ thị cho Bộ Tham mưu mặt trận là: “Thắt cổ họng người Pháp lại!”.

Tướng Giáp đã tung ra khá nhiều lực lượng ngăn chặn một cuộc rút quân của Pháp, tuy nhiên kế hoạch triển khai tiến công của ông vẫn chưa chuẩn bị xong. Ông xác định chiến lược như sau: “Chiến đấu quyết thắng, chỉ chắc thắng mới đánh, hoặc là không tiến công nữa!”. Hết tuần này trôi qua tuần lễ khác, ông ghìm hỏa lực lại. Bây giờ ông đã đối mặt với tử địa rồi.

Vào trung tuần tháng 2, Hội nghị tứ cường (Mỹ - Xô – Anh – Pháp) đã thỏa thuận gặp nhau chậm nhất vào tháng 4 này ở Giơnevơ để thảo luận về cuộc chiến tranh lạnh, trong đó có vấn đề Đông Dương. Tướng Giáp chỉ còn 10 tuần lễ nữa để tiến hành một cuộc chiến mà người ta gọi là ở thế: “Sự đã rồi”.

Tướng Nava nói: “Việt Minh hiểu nếu Bộ Chỉ huy Pháp thất bại nặng ở Điện Biên Phủ, sẽ cho phép họ thắng cuộc chiến tranh về mặt chính trị. Họ đã quyết định chấp nhận thử thách, tăng cường quân số và cũng tính đến cả những thất bại ban đầu nữa. Trung hoa đã chi viện ồ ạt cho họ. Viện trợ này bao gồm 600 xe tải Nga chở đầy vũ khí. Pháp lúc đó đã ngừng oanh tạc đường tiếp tế khổng lồ 450 km qua đường mòn tới biên giới. Nhưng chưa bao giờ phát hiện đã xuất hiện vũ khí nặng. Nhà báo Ôxtrâylia W. Bớcsét viết cho tờ Tin nhanh hàng ngày ở Luân Đôn, đã qua đường Trung Hoa, đi theo quagx đường khá xa tới Sở Chỉ huy của Cụ Hồ Chí Minh. Gặp Người thấy có dáng phấn khởi khác thường, như là Cụ đang nghĩ tới điều gì đó không thể thay đổi được. “Tôi gặp Cụ lúc Cụ đang đi ở bìa rừng lại, khoác qua vai chiếc áo choàng, chống chiếc gậy tre, đầu đội mũ cát. Để khỏi rơi chiếc áo khoác, Cụ buộc đôi tay áo quanh eo".

Bớcsét là nhà báo phương Tây duy nhất được đưa tin từ phía Việt Minh (chính ông cũng thích như vậy), Sở Chỉ huy của Cụ ở sâu vài dặm trong rừng: "Thật là hoàn toàn an toàn che mắt không quân". Ở đây có trần gỗ ốp dày và thực ra chưa có điện. Vừa gặp Người, tôi hỏi ngay: "Mỗi ngày tôi nghe đài Hà Nội đến ba, bốn lần. Họ đang nói đến cái địa điểm nào đó gọi là Điện Biên. Xin Cụ cho hay điều gì đang xảy ra ở đó vậy?". Hồ Chí Minh lật chiếc mũ cát vừa đội ra bàn, rồi Người phác một vòng quanh vành mũ, chỉ xuống đáy chiếc mũ: "Điện Biên là một thung lũng - bị đồi núi vây quanh - đội hình của quân viễn chinh Pháp đang ở đáy mũ rồi, còn chúng tôi đang ở quanh vành mũ này. Họ đang vây hãm các đồi xung quanh. Đấy! Chẳng rút ra nổi nữa rồi!".

Lực lượng Pháp đã được tăng lên 15.000 người, một nửa là lính Angiêri, Việt Nam và lê dương. Mọi người hiểu họ đã được tăng sức mạnh lên gấp ba lần rồi. Ngày 4-3, tướng Nava thực hiện chuyến công du lần cuối để gặp Tư lệnh căn cứ. Đại tá Đờ Cátxtơri và sự tăng viện cần thiết.

Sau này, Nava hồi tưởng lại: "Tôi đã kém tin tưởng ở ông Tư lệnh. Tôi đã nghĩ đến đưa ba tiểu đoàn nữa tới. Tôi căn cứ vào cách đánh thành thạo của Việt Minh, nghĩ đến cái tỷ lệ đối chọi 3/1 của họ". Nava để cho Đờ Cátxtơri báo cáo cách sử dụng lực lượng các tiểu đoàn dự trữ cơ động. "Điều này, thật ra tôi đã sai lầm!".

Cho đến lúc biết được tướng Giáp đã có vũ khí nặng, họ vẫn đánh giá sai về cỡ súng và số lượng pháo. Nhà sử học Giăng Lacutuya ở cùng với Bộ Chỉ huy Hà Nội nhận xét: Tướng Giáp có pháo binh rất mạnh mà không ai biết. Đó là những cỗ pháo Liên Xô, Trung Quốc. Các tổ chức của tướng Giáp không thể phá hoại nổi.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 01:13:30 pm

Trong cuộc phỏng vấn chính thức, tướng Giáp kể lại: Nava ít ra cũng đã không quấy phá nổi pháo binh chúng tôi: Điều mà họ ngộ nhận là pháo binh Việt Nam còn yếu kém và không tiếp cận nổi Điện Biên Phủ. Người Pháp quá tin vào pháo binh hùng hậu và hảo hạng của họ. Loại 105 ly họ có 28 khẩu. Tướng Giáp có khoảng 48 khẩu cỡ đó và hơn 150 pháo bắn đạn cháy. 200 con voi thép đó đã vượt qua 50 dặm đường cuối cùng trong rừng. Tướng Giáp kể: Bằng một cố gắng phi thường, không có gì khác ngoài mồ hôi và bắp thịt con người. Từng đoàn chiến sĩ quàng dây kéo vào pháo, thường xuyên gặp nguy hiểm qua bom đạn, napan, đã nhích từng tấc một, nghĩa là độ nửa dặm đường mỗi ngày. Công trình này phải làm trong ba tháng trời.

Lúc này, tướng Giáp đã có ít nhất tỷ số áp đảo 3/2 cả về hai mặt: hoả lực và quân số. Pháo binh họ đã che mắt quân Pháp, thực sự là không sao phát hiện nổi, đã được giấu kín trong hầm hào đào vào các ngách dốc núi. Mọi hoạt động hối hả, hào đã leo dần tới đỉnh đồi. Ngược đời thay, khi đó quân Pháp lại đi phát quang, đốt rừng, đào hào, bộc lộ hết mọi hoạt động của họ. Trước chiến dịch, theo thói quen, tướng Giáp đi quan sát chiến trường và phát hiện có cả thảy 49 cứ điểm mạnh thành ba cụm phòng ngự chính được hỗ trợ cho nhau. Đó là Huyghét ở phía tây và Đôminích ở phía đông - bắc, Clôđin nằm ở phía tây (tất cả ở khu vực trung tâm). Ngoài tam giác nói trên có bốn cứ điểm mạnh xa các điểm tựa khác là An Mari (Bản Kéo), Gabrien (Độc Lập) và Bêatơrixơ (Him Lam) cách sáu dặm phía nam có cụm Idaben (Hồng Cúm). Phía trong để trở thành những cứ điểm đệm yểm trợ, có năm ngọn đồi thấp, lấy các tên Êlian nằm dọc sân băng và Sở Chỉ huy trung tâm. Ngày 12-3-1954,   Đại tá Đờ Cátxtơri triệu tập các sĩ quan chỉ huy tới báo động về nguồn tin tình báo khẩn cấp: Cuộc tiến công của tướng Giáp sẽ bắt đầu vào 5 giờ chiều ngày hôm sau.

Các sĩ quan cảm thấy an tâm, chờ điều sẽ xảy ra. Họ đang được tiếp tế tốt, kể cả 49.000 chai rượu vang! Cuộc đụng độ sẽ thoát ra trước hết khỏi vòng vây tinh thần vì hình như ở Hà Nội bị xáo động hơn là ở đây.

Qua các tin tức báo chí, người ta đã nói đến chữ "tuyệt vọng". Giữa lúc đó, Tư lệnh lục quân, Đại tá Pie Lănggle giận dữ về cái tin báo của tờ Le Figaro đã dám nói: "Họ sẽ bị kết liễu". Lănggle từng sống sót khỏi sa mạc Sahara cưỡi một con lạc đà, với một khẩu súng trong tay, đâu phải sinh ra để thành con người chiến bại. Ông đã sang Đông Dương ba lần phục vụ. Giờ đây, ông đang tính toán tính chất ác liệt mọi trận đánh.

Tại Hà Nội, Tổng Tư lệnh Nava vẫn có cách nhìn sáng sủa. Ông nói: "Điều kiện quân sự đã hoàn toàn thay đổi, vì để triệu tập Hội nghị Giơnevơ, bên ngoài họ cần một Điện Biên Phủ được đánh giá như Chiến dịch Sahara. Đối với Nava, chưa phải đã quá dài thời gian cho một cuộc nội chiến hỗn loạn. Cuộc chiến đã trở nên xung đột chủ yếu thay vì cho sự đối nghịch các hệ tư tưởng toàn cầu. Trong trường hợp như vậy ông ta không muốn chờ đợi.

Viện trợ Mỹ khi đó có 1.400 xe tăng (vậy mà chỉ có 10 chiếc ở Điện Biên Phủ), 340 máy bay, 350 tuần tiễu, 240.000 cây súng nhẹ với 15 triệu viên đạn và nhiều viện trợ cho không lực của Nava.

Cho tới cuối năm 1953, phía Việt Nam nhận qua Trung Hoa ngoài trọng pháo, có 800 khinh pháo không giật và súng máy, 6.000 tiểu liên với độ 6 triệu viên đạn các cỡ. Tướng Giáp không còn thời gian tính toán từng viên đạn nữa. Tướng Nava tính toán lực lưọng mình như sau: "Tôi đã nghĩ nhiều lần đến việc sẽ chia bớt quyền hạn. Nếu vấp phải tình thế thiếu viện trợ sẽ làm như vậy và sẽ bố trí như thế. Như tôi có lần đã kể, có thể chúng ta phải xé lẻ lực lượng ra. Hai tháng sau, viện trợ chưa đến, rồi chiến dịch bắt đầu, và thật là ngược đời cho danh dự nhà binh, có nhà lãnh đạo lại xin từ bỏ nhiệm vụ giữa trận đánh, giữa lúc phải ra mệnh lệnh cho quân lính: "Hãy sử dụng những thứ bạn đang có! Vậy là tôi đang bị kẹt đường, có thể là bị lầm lạc. Nhưng điều đó đã xảy ra". Thời điểm dự kiến cuộc tiến công của tướng Giáp sẽ là 5 giờ chiều ngày 13-3. Đại tá Lănggle kể lại: "Đúng 5 giờ chiều chẳng có gì xảy ra như dự đoán. Vậy cho nên tôi cho tiến hành một trận pháo kích". Ông ta nói đến đây rồi nheo mắt hồi tưởng lại. "Đúng lúc đó, 200 trái đạn của tướng Giáp giội vào sân bay và khu trung tâm trên một mặt phẳng năm dặm theo hình tam giác. Hàng rào đạn kéo dài một giờ đồng hồ cho tới lúc mặt trời lặn. Nó kéo dài như vô tận. Ông xác định pháo binh Pháp vẫn chưa định hướng nổi các cỗ pháo của tướng Giáp, ngay cả lúc đầu nòng họ phát hoả. Tướng Nava tại Hà Nội theo dõi chặt chẽ đã tỏ ra kinh ngạc: Mọi pháo thủ Pháp hay Mỹ đã từng quan sát Điện Biên Phủ, ngay cả người Mỹ đang ở đây đều nghĩ Việt Minh sẽ ở đằng sau các mỏm đồi nã pháo vào quân ta. Điều kinh ngạc nữa là làm sao họ có thể mang nổi pháo lại gần hơn điều mà ta có thể nghĩ ra. Cách giải thích đó nói lên sai lầm của pháo binh Pháp khi đánh giá tình hình, và tôi cũng phải chịu trách nhiêm vì tôi là người chỉ huy cao nhất.

Ngay giờ đầu tiên, 500 lính Pháp đã tử trận trên quả đồi. Vào xế chiều, Việt Minh tung cả một sư đoàn bộ binh đanh chiếm Bêatơrixơ (Him Lam) điểm chốt trung tâm đến nửa đêm thì Bêatơrixơ chỉ còn là một nấm mồ. Chỉ có 200 binh sĩ trong số 700 quân đồn trú thoát chạy. Sau đợt thảm sát đầu tiên, Tư lệnh pháo binh, Đại tá Sáclơ Pirốt đã tự sát.

Những ngày sau, hai cứ điểm mạnh là Gabrien (Độc Lập) và An Mari (Bản Kéo) còn yên ắng, đó là điều tướng Giáp gọi "đội cảm tử" tới khoá chặt dải phòng ngự trung tâm. Những đội dũng sĩ tiếp cận uy hiếp Êlian.

Tại Hà Nội, khi vừa trở lại tiểu đoàn cũ, Bigia gói ghém hành lý sắp rời Đông Dương về Pháp. Sáng ngày 16-3, Nava cho gọi ông đến Sở Chỉ huy ra lệnh: Bigia, anh phải trở lại ngay Điện Biên Phủ lần nữa! "Thưa tướng quân, xin sẵn sàng. Nhưng binh sĩ của tôi hầu hết đã mãn hạn. Xin trao cho tôi tiểu đoàn khác". "Không thể được, tiểu đoàn anh được huấn luyện tốt và họ phải ở lại với anh, cùng lên đường"... Bigia kể lại: Mọi chuyện đều trở nên xấu đi. Không biết ai sẽ chỉ huy nơi đó. Ấn tượng tôi hoàn toàn chao đảo".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 01:14:33 pm

Ngày 16-3, Bigia cùng tiểu đoàn anh ta một lần nữa nhảy dù xuống. Số phận Pirốt có ảnh hưởng đến cả Bigia. Ông đánh giá con người đã chết một cách anh hùng: "Tôi biết ông ta là người có trách nhiệm và nghe ông ta nói chừng nào phát hiện được pháo binh họ cũng sẽ đè bẹp ngay. Nhưng không thể coi thường họ. Phải đổ 100 trái pháo vào vị trí đặt pháo của họ mà cũng không sao phá huỷ nổi. Tướng Giáp chỉ ra lệnh tiến công khi mọi điều đã được tính toán đúng. Pirốt, một con người thật thà, đã tự kết liễu đời mình bằng trái lựu đạn.

Tại Điện Biên Phủ, Bigia nhìn thấy "Một vị đại tá tư lệnh không dám ló ra khỏi hầm trú ẩn", Đại tá Đờ Cátxtơri. Khi đó ông chưa lên cấp tướng. Ông ta lúc nào cũng cạo râu nhẵn nhụi, chỉnh tề và hoàn hảo. Tôi gặp lại bạn cũ Lănggle đang chỉ huy các đơn vị phản kích. "Nhưng Lănggle luôn năng động, con người sẵn sàng tiến công - chỉ có tầm nhìn của viên trung uý, cho dù anh đã là đại tá rồi".

Hành vi của anh ta có cái gì đó huyền thoại giống như Bigia. Dù lai lịch họ khác nhau, cả hai lại có thể dễ hoà hợp. Lănggle và Đờ Cátxtơri là hai người bạn cùng học Đại học quân sự Xanhxia. Chưa bao giờ họ có lời thoá mạ nhau. Ba nhân vật nói trên thoả thuận chung về quy tắc chỉ huy vì lợi ích của 15.000 con người đang vị vây hãm. Bigia nói: "Thực ra, Lănggle và tôi cùng chỉ huy, còn Đờ Cátxtơri ông ta giành quyền tư lệnh chiến trường nên gọi tôi bảo: "Này Brunô, anh tiếp xúc với Lănggle thì nên xem xét lại vấn đề! Anh ta chỉ biết bảo vệ cứ điểm"...

Việt Nam lập tức tấn chiếm nặng nề khu đông của Sở Chỉ huy trung tâm. Bigia ra lệnh phát quang và chỉ huy phản kích bằng bộ binh, pháo binh, không quân. "Tôi cảm thấy Đờ Cátxtơri tin cậy tôi, do đó vẫn giữ mãi kỷ niệm tốt đẹp về ông. Nhưng đây mới là giai đoạn đầu của chiến dịch". Bigia điều khiển cuộc chiến đấu trong bốn giờ. "Tôi có pháo bắn rất tốt 2.000 trái đạn pháo rót vào một điểm. Khi không quân tới oanh kích, chúng tôi bắt đầu xung phong. Cuộc chiến đấu kéo dài suốt ngày. Thật sự là căng thẳng. Có thể chúng tôi diệt một tiểu đoàn đối phương. Đây là chiến công đầu tiên ở Điện Biên Phủ. Quân đội Việt Nam bị đẩy giãn ra".

Đờ Cátxtơri thì nói: "Brunô, chỉ có cậu mới làm nổi việc này đấy". Tôi đáp: "Thưa đại tá, chiến dịch hình như không tiếp tục nổi hằng ngày. Tôi đã mất những sĩ quan cừ nhất, cả trẻ lẫn cao tuổi. Nếu được, xin ngài bổ sung để có thể bắt đầu lại. Chúng tôi không sao chịu nổi quá lâu cái trò này được nữa rồi".

Nhưng làm gì còn lực lượng tiếp viện nữa! Ngày 27-3, sau khi cứ điểm then chốt mất và Êlian 1 thất thủ, Việt Minh pháo kích phong toả đường băng chính. Nước Pháp ở Điện Biên Phủ từ nay bị chia cắt khỏi thế giới, chỉ trừ vài chuyến thả dù tiếp tế chẳng lấy gì làm chắc chắn cả. Sĩ khí quân đội còn chưa giảm sút. Theo lời Lănggle: "Đây chưa phải là trận kết thúc cho chính tôi hay đồng đội. Chưa có nghĩa là đã chấm dứt. Nếu không hạ cánh được máy bay, vẫn còn lại khả năng thả dù. Tôi vẫn chưa cho việc sân bay bị đóng cửa là thảm hoạ có liên quan đến trận chiến đấu tới!".

Tuy nhiên, sự chịu đựng đã quá quắt rồi. Thương binh không thể để lại quá lâu mà không di chuyển đi. Khi máy bay cứu thương trúng đạn, các thương binh nặng mắc kẹt hết. Trong số họ có duy nhất một phụ nữ: cô y tá trong y viện không lực: Giơnơvievơ đờ Gala. Cô nói: Thương binh vẫn hy vọng chỉ còn lại những ngày cuối với họ ở Điện Biên Phủ, chấm dứt với cái địa ngục này. Đúng vậy không? Cái địa ngục khủng khiếp này đã bắt đầu rồi. Hầm cứu thương dã chiến có 40 giường, chỉ có 4 thầy thuốc dành cho 12.000 người không còn hy vọng gì sống sót, chứ chưa nói là cứu chữa nổi thương binh. Bắt đầu phải đào thêm hầm cứu thương, đặt thương binh sát vào vách hào. Ba tuần lễ tham gia vào các vụ phẫu thuật cô Giơnơvievơ đờ Gala không hề ra khỏi hầm. "Tôi ngủ trên ván, sáng đến gập lại và tối lại giở ra nằm". Cô gái cưng của Bá tước Oger de Galard Terraube, định noi gương vị thánh của năm thế kỷ trước, nữ thánh Jeane d'Arc đi theo đoàn thập tự quân. Cô nói: "Họ quên tên tôi, có lúc chỉ kêu: Này cô gái ơi! Chưa có ai gọi tôi là "thiên thần" như có người từng nói đến. Có thể đây là do sự tưởng tượng của cái nhà báo Mỹ nào đó mà thôi"!

Giơnơvievơ đờ Gala gây cho mọi người niềm xúc động. Nhưng đã đến lúc, họ gọi đến tên các cô Bêatơrixơ, Gabrien, An Mari và Đôminích rồi! Dính dáng cả đến Huyghét và Êlian (tên các cô gái đẹp đặt cho các cứ điểm). Chỉ còn có Clôđin và Idaben ở phía nam là còn yên ắng. Sau bốn ngày đầu tháng 4, tướng Giáp tung ra đợt tiến công thứ hai. Các lực lượng chính ở Êlian 4 đã đầu hàng. Trận địa bị thu hẹp lại dần. Các máy bay C47 đi tiếp tế phải vọt lên trên tầm bắn nên hàng loạt dù lọt vào tay Việt Minh. Bằng mọi giá, quân Pháp phải chiếm lại Êlian 1 (C1) và giải toả đường băng.

Một lần nữa, Bigia lại chỉ huy cuộc phản kích tuyệt vọng này. "Mở đầu, chúng tôi pháo kích từ 3 đến 4.000 trái pháo các loại có ở trong tay, súng cối 120 cũng tập trung bắn vào một điểm. Binh sĩ ào ra khỏi chiến hào xông vào đánh giáp lá cà. Nhưng quân Việt Minh vẫn đứng vững vàng, tuy có thể một nửa số họ bị thương vong. Số còn lại của họ chiến đấu như những dũng sĩ vĩ đại.

Họ đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê. Suốt một ngày, họ bị đẩy lùi và chúng tôi chiếm lại được một phần Êlian 1. Khi binh sĩ tôi vào chiến hào, đào trận địa vấp phải đầy các tử thi, cả lính Pháp, lính dù Việt Nam bị đất phủ kín xác. Mùi hôi thối xông lên khủng khiếp!

Đại tá Lănggle sau này còn tức giận khi kể lại: Tử thần đã đến tất cả mọi nơi. Từ giữa tháng 4, thật ra cái chết đã lù lù ở sau lưng chúng tôi rồi. Cuộc ác chiến đầu tháng 4 ít nhất làm mỗi bên chết 2.000 người. Tướng Giáp bỗng tạm ngưng lại. Việt Minh phải hiểu ra họ chỉ có một nhà phẫu thuật và bốn thầy thuốc mới thì làm sao phục vụ nổi cho một lực lượng nay đã giảm xuống còn khoảng 40.000 binh sĩ. Rốt cuộc, tướng Giáp cũng thừa nhận có cái gọi là "dao động tinh thần" đã ảnh hưởng đến quân đội ông. Ông quyết định chuyển hướng chiến thuật: Một cuộc tiến công dưới lòng đất. Ông đã triển khai 10.000 quân cùng dân công đào một hệ thống 100 dặm đường vươn tới trung tâm thung lũng.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 01:15:16 pm

Trong cái nhà mồ y tế Pháp, cảnh tượng thật tối tăm nhầy nhụa. Y viện ngầm đã nhích đến tận cùng chỗ dùng làm nhà xác. Ở đấy có khi thương binh nhìn thấy bọ trắng to lù bò ra giữa những đống bông băng ở nhà xác. Chân họ đầy dòi. Bigia nhận xét: Bác sĩ bỏ mặc họ. Tôi thì đề phòng sẽ xảy ra cho họ bệnh hoại thư. Dòi bọ bò quanh chân thương binh. Thật kinh khủng!

Đại tá Lănggle buộc phải ra lệnh đưa người còn khoẻ thỉnh thoảng ra khỏi lô cốt để có dịp thay đổi không khí. Ông cho họ sắm vai những chàng hiệp sĩ trong giây lát. Cô Giơnơvievơ đờ Gala thì chỉ còn mỗi một chiếc áo choàng y tế, một đôi quần và vỏn vẹn có một thỏi son bôi môi. Riêng cô có một căn hầm trú ẩn. Lănggle thì chỉ có một chiếc giường, một chiếc ghế dã chiến làm sở chỉ huy.

Sĩ quan và binh lính phải xé dù ra căng vách hào. Vào đúng ngày 13-4, cái cô Giơnơvievơ đờ Gala ấy tròn 29 tuổi. Sinh nhật tại một căn nhà nhỏ này là niềm vui lớn và thái quá, bất ngờ cho tôi! Giơnơvievơ đờ Gala nghĩ như vậy.

Trên không, những tấm ảnh chụp được, phát hiện những đường hầm của tướng Giáp đã bò lan nhanh chóng. Hà Nội thông báo qua đài vô tuyến điện, đề nghị sẽ thả các phương tiện đo tiếng động. Bộ Chỉ huy Điện Biên Phủ trả lời: Khỏi cần, chúng tôi đang nghe thấy cả tiếng họ đào rồi! Từ đỉnh núi, tướng Giáp được báo cáo "đã xong hàng trăm kilômét đường hào. Yêu cầu cơ động quân đội bất kể có bom napan và pháo địch".

Quân Pháp thì ngày càng bối rối thảm hại dựa vào ngọn đồi thấp. Bigia nói: Quân số chúng tôi hao hụt dần. Tiểu đoàn 800 người khi nhảy xuống, rút xuống 700 người, rồi 600, 400 người. Rồi chỉ còn lại 300, rồi lại 180 người. Cuối cùng chỉ còn lại 80 người khoẻ hơn, nhưng thừa chết thiếu sống.

Trên thế giới, cơn giận dữ, cuộc điên loạn, giá trị và sự tiến thoái lưỡng nan về Điện Biên Phủ phủ kín các trang báo. Dưới đầu đề Chiến tranh lạnh, Tạp chí Time, số ra ngày 3-5, mở đầu câu chuyện: "Cái đêm dài thất trận đang đến không sao thoát được ở đồn trại hào hùng Điện Biên Phủ. Tại Pari, cây đang đâm chồi nảy lộc rực rỡ giữa mùa Xuân, nhưng tâm trạng thì u uất như cái bóng dáng thung lũng ở Đông Dương, cách đây 6.000 dặm đang che tối sầm Pari lại!"

Tờ Le Monde viết: "Sự sống sót ở Điện Biên Phủ đang chỉ là giới hạn của thời gian, và người ta thay đổi cách trang trí, trang phục cho những người ở sân bay đang chờ đón các chuyến chở thương binh. Nước trên sông có chở thương binh đi qua phải lọc lại và ai dùng phải có thêm thuốc nhỏ mắt. Ở đây, họ quá thừa nước cho con người, trong khi đó lại quá keo kiệt làm loạn lên cho một nơi đang khát khô.

Rồi còn nỗi lo âu chính trị nữa. Tại Hội nghị Giơnevơ đã chính thức triệu tập, tờ Time tường thuật: Những người cộng sản đó tới mỉm cười khi hiểu và nói về hoà bình.

Tổng thống Aixenhao nhậm chức vào ngày 20-1 mới đây lưu ý Thủ tướng Anh Sớcsin: "Nếu tôi có thể bắt lịch sử quay lại, chúng tôi sẽ không quên chặn đứng Hirôhitô, Mútxôlini và Hítle lại bằng từ đoàn kết và thời gian. Do đó đánh dấu sự mở đầu cho nhiều năm tấn thảm kịch lộ liễu và mối hiểm nguy tuyệt vọng”. Aixenhao muốn đồng minh tham gia vào bất cứ cuộc can thiệp quân sự nào, đặc biệt là sự yểm trợ hữu hiệu của Anh.

Lúc đó, Oasinhtơn đang dàn cảnh cho một kịch bản oanh tạc. Nhà viết sử Giăng Lacutuya ở Hà Nội mô tả có một chiến dịch mật "Chim kền kền" được chuẩn bị. Người Mỹ đã đưa sang Manila hơn 200 phi cơ oanh tạc định đè bẹp các vị trí tướng Giáp đã chiếm lĩnh.

Tờ nhật báo Lầu Năm Góc đưa tin không chính thức về chiến dịch này. Phó Tổng thống Níchxơn chống trả dư luận rằng kịch bản đang tiến triển. Trong cuốn hồi ký, Níchxơn viết: ở Hoa Thịnh Đốn, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân vạch ra một kế hoạch chiến dịch "Chim kền kền", tính đến tha ba quả bom nguyên tử chiến thuật cỡ nhỏ để phá huỷ các căn cứ Việt Minh, nhằm cứu Điện Biên Phủ. Níchxơn không nói rõ là loại hành động nào ông ta ủng hộ, nhưng ông kể lại bằng những lời nói riêng với ông, Tổng thống đã không coi thường tài khéo léo của ông đã hoạt động nhằm lôi kéo Quốc hội và đất nước ủng hộ nhà lãnh đạo quốc gia.

Giăng Lacutuya kể: Cuộc oanh kích hạt nhân chiến thuật đã bị các nhà lãnh đạo Quốc hội bác bỏ, trước hết là thủ lĩnh Hạ nghị viện L.Giônxơn. Thủ tướng Anh Sớcsin là nguời phái chủ chiến cũng coi điều này không thể thực hiện được và cực kỳ nguy hiểm.

Trong số những người chống đối không thể có bất kỳ một sự can thiệp nào của Mỹ có Kennơđi. Vị thượng nghị sĩ trẻ tuổi nói: “Không một sự tăng viện quân sự nào của Hoa Kỳ ở Đông Dương có thể chiến thắng được quân thù, hiện họ đang có mặt khắp nơi, và ngay lúc này, họ hiện diện ở đây…”. Ta gọi họ là “một kẻ thù của nhân dân, nhưng họ đã có sự ủng hộ hoàn toàn và của nhân dân”.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 01:16:13 pm

Trong những ngày đầu tháng 5, Aixenhao trở thành một vị Tổng thống Mỹ đầu tiên phải quyết định tiếp tục hay dừng lại cuộc tranh cãi về chiến tranh ở Việt Nam. Tờ Time, theo phong cách cũ không sao bắt chước được đã kết luận trong bản tường trình chiến sự ngày 3-5 như sau: “Phải chăng vận may đã đến, phải chăng hồng quân của tướng Giáp cũng đang mòn mỏi như các đạo quân đồn trú ở Điện Biên Phủ?”. Và liệu khả năng giản đơn, bất thần có thể đang đến: tiêu hao dần trong đêm tối: hoặc sẽ chết, hoặc cắt nát cái đồn trại hàng ngàn mảnh vụn; hoặc là đầu hàng đi trong danh dự… Những giả thiết này cứ chập chờn ẩn hiện không rõ ràng trong bóng đêm đang tối sầm lại ở Điện Biên Phủ.

Thời điểm đó, thung lũng có những nhà dàn cảnh chính cứ vẫn im lặng đến kỳ lạ. Hầm hào của tướng Giáp chỉ cách Sở Chỉ huy Pháp có 400 bộ nữa. Ít có đấu pháo nữa, nhưng đang là lúc hai bên lại thông tin cho nhau về quan điểm lịch sử. Phía chiến hào Việt Minh, loa phóng thanh vang lên những bài ca kháng chiến của nhân dân Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, với điệp khúc: “Đồng bào ơi! Tự do đang nghe thấy từ bóng đêm”… Khi chiếm lại được mỏm đồi ở Êlian 2 (A1), lính Pháp lợi dụng bóng đêm hát vang bài La Mácxâye.

Bigia kể lại: Tôi nói cho binh sĩ, chúng ta cố giữ thêm một ngày nữa. Người Mỹ không bỏ rơi ta ở đây; thế giới tự do sẽ không bỏ rơi chúng ta. Họ sẽ tới. Đó là điều chúng tôi nghĩ đến khi đó.

Nay thì Đờ Cátxtơri đã được lên cấp tướng, và hứa mỗi người đều sẽ được tặng thưởng Huân chương Thập tự chiến tranh. Bigia nhận xét, dáng điệu còn ngượng ngập: “Họ nghĩ đến tử trận trong chiến đấu thì phải thưởng huân chương hậu hĩnh cho chúng tôi. Các sĩ quan dành cho cô Giơnơvievơ đờ Gala một vinh dự. Cô được mời đến Sở Chỉ huy: "Khi tôi tới, họ nói có việc gì đó xẩy ra cho tôi. Tướng Đờ Cátxtơri trao cho tôi một bì thư. Khi mở ra tôi thấy có tấm Bội tinh danh dự".

Đại tá Lănggle kể: Tôi nhớ mãi cảnh tượng khi đó, cô Giơnơvievơ đờ Gala vội vã bước lên và nhận tấm huân chương do tướng Đờ Cátxtơri gắn. Những người khác sau này kể lại, ý nghĩa duy nhất còn lại là nghĩ đến chuyện thưởng lẫn nhau Bội tinh danh dự. Lănggle thuật lại trận đánh cuối cùng đã chậm hai ngày, rồi từ đêm ngày 5, cả ngày 6 đã diễn ra và kết thúc vào sáng ngày 7-5.

Các cứ điểm xung quanh nối tiếp nhau thất thủ. Bigia nhớ lại cảnh tượng cuối cùng: "Một số người đứng vụt dậy, người thì mất một mắt, người mất vũ khí. Chúng tôi gọi người đó là "Vũ khí độc nhất", và gọi họ "Chúng ta trở về thôi!". Nhưng họ vẫn yêu cầu có vũ khí để tiếp tục chiến đấu. Thật là đặc biệt và là những tinh thần cao cả.

Ngày 6-5, Lănggle và mọi người đều đã kiệt sức, hoàn toàn rã rời. Chúng tôi hiểu không còn cách gì làm tiếp được nữa. Hết cả đạn dược, quân số cũng cạn. Do vậy mà kể từ ngày 7-5, khi quân Việt Minh tới, thực sự là cuộc chiến đấu của chúng tôi đã chấm dứt. Quân Pháp cũng đã tính đến một cuộc tháo chạy tự sát. Hai đội quân sẽ chạy sang Lào và mỗi binh đoàn sẽ tự tìm lấy vận may cho mình. Sớm ngày mồng 7, Lănggle kêu gọi sĩ quan nào còn sống sót tới xung quanh để bắt đầu một cuộc thử sức cuối cùng. Nhưng các sĩ quan (lời Lănggle kể) thông báo cho tôi binh sĩ không còn khả năng chống cự lâu được nữa. Tôi báo cáo lên tướng Đờ Cátxtơri tình hình này. Ông ta gọi cho Hà Nội và thông báo cuộc chiến đấu đã chấm dứt rồi.

Bigia kể: Chúng tôi nhặt nhạnh vài vị chỉ huy tiểu đoàn và bàn đến việc tháo chạy. Họ nói: Không, không còn cái giá nào lúc này nữa đâu. Chúng tôi có thể chết xứng đáng. Chúng tôi làm sao mà ra khỏi đây nổi dù chỉ 100 m thôi. Đờ Cátxtơri báo cho Hà Nội: "Thế là hết". Nava trả lời qua máy vô tuyến điện thanh: "Đừng giơ cờ trắng, chỉ ngừng chiến đấu thôi".

Đại tá Lănggle kể: Hà Nội đã thoả thuận cho đầu hàng nhưng "không phất cờ trắng lên". Lúc đó là 1 giờ chiều ngày mồng 7, các sĩ quan và cả cô Giơnơvievơ đờ Gala đứng vây quanh Sở Chỉ huy chờ đợi. Đúng 5 giờ chiều, kể từ giờ phút mở màn đã là 55 ngày. Mọi người nghe thấy tiếng nói của Việt Minh gọi nhau xung quanh. "Chúng tôi nghe thấy có cái gì rộp trên nóc hầm, Lănggle kể lại: "Tôi ngồi xuống ghế, đặc biệt là không biết mình nghĩ đến điều gì cả. Những bậc hầm dẫn ra ngoài đã ở ngay trước mắt. Tôi đã có thể nhìn trọn một mảng trời. Lúc đó, chúng tôi đều nghĩ đến trái lựu đạn. Lạy chúa! Rất có thể liệng xuống chỗ bậc hầm này một trái lựu đạn và sẽ nổ tung hết. Nhưng trường hợp này đã không xảy ra. Các binh sĩ chiến thắng Việt Nam đội mũ nan, lưỡi lê đầu súng bước vào chỉ nói: "Đứng dậy".

Sở Chỉ huy lúc đó đầy ắp người, cũng như ngoài cánh đồng Điện Biên còn nguyên những khẩu pháo nằm quanh bãi. Chỉ có một bảng đồng nhỏ vừa được gắn vào, nó giải thích đơn giản giây phút kết thúc này:

"17gờ 30 phút ngày 7-5-1954".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 01:16:58 pm

*

*          *

Ngay cả cái thời gian này nữa vẫn còn cứ vây hãm ám ảnh mãi chúng tôi. Người Anh giữ thành Tubrúc được 241 ngày. Người Đức cố thủ ở Xtalingrát tung ra 1 triệu quân để đứng chân 67 ngày. Nsười Mỹ giữ thành Bataan (Manila) mất 66 ngày. Tỷ lệ thua trận của người Pháp lớn hơn: chỉ mới 55 ngày, chết 3.000 người. Việt Minh chết 8.000 người1, nhưng Pháp mất cả Đông Dương. Theo khái niệm về chiến tranh lạnh, từ cái thung lũng này Đông Dương không bị kéo dài sự mất mát của nền thuộc địa nữa. Họ hướng về phương Đông. Một bên đã hiến mình cho chiến tranh thì cay đắng thay, lại trở thành hạt giống cho những kẻ khác!

Tướng Nava ngay từ khởi đầu đã đánh giá không thể thắng được cuộc chiến tranh, và rằng chỉ có Mỹ mới có thể và sẽ có thể làm được điều này. Không nghi ngờ gì, nếu không lực Hoa Kỳ giáng cho một đòn mạnh như tôi đề nghị với Lầu Năm Góc. Nếu Tổng thống Aixenhao dám làm điều đó. Điện Biên Phủ chắc sẽ được cứu vãn. Mỹ không muốn để bị dính líu vào thì sau này, họ đã bắt buộc phải dính vào.

Chúng ta đã sử dụng binh lính của chúng ta, nhưng đối phương đã chiến đấu bằng một cuộc chiến tranh tổng lực với mọi điều: Kỷ luật - chính trị - kinh tế - tuyên truyền đều được huy động. Đó là ý kiến tôi, cũng là lý do về sự thất bại của Pháp, cuối cùng cũng có thể gọi là thất bại của Mỹ.

Ngay cả với người nào nghĩ sẽ không thể xảy ra chuyện này thì cũng phải thừa nhận, đây là sự thất bại không sao chối cãi được.

Tôi nhận mọi khiển trách về Điện Biên Phủ. Nhưng... nếu không có quyết định như Hội nghị Giơnevơ đã làm, không có sự tham khảo ý của tôi, Điện Biên Phủ cũng sẽ không kết thúc trong chiến thắng như điều tôi mong muốn mà bằng một kiểu chiến thắng khác! Tuy nhiên, tôi chấp nhận đầy đủ trách nhiệm, nhưng không phải với bất cứ tội lỗi nào!

Hội nghị Giơnevơ bắt đầu ngày 8-5-1954, và tới tháng 7, các cường quốc thoả thuận một sự chia cất tạm thời nước Việt Nam. Hoa Kỳ không ký vào bản thoả ước, và các nhà sử học kết luận chính ở Giơnevơ chứ không phải ở Điện Biên Phủ, chính sách hai mặt về Việt Nam đã đi tới bế tắc.

Khi đã khai mạc Hội nghị Giơnevơ, 8.000 người sống sót ở Điện Biên Phủ đã bắt đầu cuộc đi bộ 60 ngày từ các trại giam xa 500 dặm tới các trại giam ở đồng bằng sông Hồng. Việt Minh, để cô Giơnơvievơ đờ Gala đưa những thương binh nặng nhất tới các máy bay cứu thương Pháp, không sao chở hết họ được. Đờ Cátxtơri, Lănggle và Bigia cùng đi với nhau. Việt Minh không có nhiều thầy thuốc. Những người bị bắt, ốm dần rồi ngã xuống.

Rôbe Ghilanh, một nhà báo đáng kính trọng của tờ Thế giới (Le Monde) tin rằng cuộc chiến tranh chẳng mang lại nghĩa lý gì cho binh lính Pháp, hoặc là có một loạt ý nghĩa khác biệt nhau: Chẳng có gì mất mát cả, trừ cuộc sống. Trước cảnh những người sống sót ngã xuống dọc đường, anh ta từ Hà Nội đánh đi một lời cáo biệt cay đắng nhân danh cho những người tử nạn: "Chúng ta sẽ chứng tỏ cho nhân dân, trước hết cho nhân dân nước Pháp biết họ đã thấy họ bị bỏ quên như thế nào, sự khác biệt không sao tin nổi của họ, ảo ảnh của họ, chính sách bẩn thỉu của họ đã dành cho họ số phận này. Và chúng ta phải làm gì tốt hơn cho họ? Bằng cái chết, ít ra cũng cứu vãn nổi danh dự! Tôi tuyên bố, những tử sĩ của Điện Biên Phủ tử nạn, đang phản đối, đang kêu gọi chống lại nước Pháp ngày nay, nhân danh cho một nước Pháp khác với họ được kính trọng hơn. Chiến thắng duy nhất được ghi nhận là thắng lợi của danh dự chúng ta!".

Brunô (tức Bigia) đã từng dành sự ngưỡng mộ đối với Việt Minh. Ông ta kể: "Tôi nhìn họ khởi hành với vũ khí như là một khẩu súng săn. Họ ra đi tháng này qua tháng khác. Họ có thể tổ chức từng tiểu đội nhỏ thành trung đội. Rồi trung đội thành các đại đội. Và các tiểu đoàn trở nên các binh đoàn, cuối cùng là các sư đoàn hoàn chỉnh. Tôi nhận ra tất cả điểm này, và có thể kể cho ông rằng họ trở thành đạo bộ binh mạnh nhất thế giới. Họ không thiếu nhân lực, từng người mang nổi 50 kg trong đêm tối, mà chỉ cần ăn có một bát cơm, đi đôi dép lốp và rồi ca vang suốt trên đường ra trận.

Theo quan niệm của tôi, họ trở nên một đơn vị bộ binh kiệt xuất và được huấn luyện để đánh bại chúng ta. Bây giờ, chúng ta không còn gì cả, chúng ta đã ở xa nước Pháp, nhưng phải nhận rằng họ cũng đánh bại cả người Mỹ. Bởi vậy họ thật là kiệt xuất!".

Sau cuộc chiến đấu, Tạp chí Thời báo có trình bày một quan điểm khác: "Việt Minh không đến nỗi mạnh như chúng ta dự kiến". Tờ báo mô tả họ là "một đối thủ hào hoa". Để kết thúc, bài báo kia đưa ra thuyết Đôminô đương đại: "Hà Nội chờ đợi sự kết thúc cuộc chiến trong tiếng đại bác gầm thét, làm xào xạc những chùm lá me, làm chó sủa vang trong đêm tối - Nam Kinh (Trung Hoa) đã có lần nghe tiếng pháo gầm và chó sủa vào một đêm yên ắng tháng 4 - còn Thượng Hải, thì xảy ra vào tháng 5; Bình Nhưỡng thì vào tháng chạp (12). Không ai hiểu nổi khi nào Hà Nội lại lên đường? Nhưng chẳng ai dám nghi ngờ, rồi họ sẽ thắng.
________________________________________________
1. Số thương vong của cả hai phía, các tài liệu ghi không giống nhau.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 07:02:08 pm

TẠI SAO PHÁP THUA Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ1

A- VỀ CHÍNH TRỊ

Một cuộc viễn chinh xa xôi, tiến hành với một quân đội chuyên nghiệp đơn độc. Một cuộc chiến tranh bị nhân dân Pháp phản đối

Trong cuốn Thời điểm của những sự thật, tr.31, Nava viết:

"... Cuộc chiến tranh Đông Dương không phải là một cuộc chiến tranh dân tộc. Đó là một cuộc viễn chinh thôn tính ở nơi xa xôi, tiến hành với một quân đội chuyên nghiệp đơn độc, trong đó dân tộc ta không hiểu được ý nghĩa của nó".


Chúng ta đã tìm cách lập lại ở đó, nếu không phải là chế độ thuộc địa thì ít ra cũng là một cái gì na ná như vậy

Trong sách đã dẫn, tr.31 - 36, Nava viết:

"Trở lại Đông Dương sau chiến tranh thế giới, do không nhận thức được rõ ràng những biến đổi đã xảy ra ở đó trong thời gian chúng ta vắng mặt, đầu tiên chúng ta đã tìm cách lập lại ở đó, nếu không phải là chế độ thuộc địa, thì ít ra cũng là một cái gì na ná như vậy, mà hơn nữa, chúng ta đã không biết xác định rõ. Những mưu toan đó, vì hoàn toàn không đếm xỉa đến thực tế, đã nhanh chóng phá sản trước những khó khăn về chính trị và quân sự và thái độ "chống chủ nghĩa thực dân" của người Mỹ.

Sau đó, chúng ta tiến đến một quan niệm gói gọn trong một công thức hấp dẫn là "nền độc lập của các quốc gia Liên hiệp Pháp". Nhưng đó chỉ là một công thức. Nó chỉ bao hàm những khái niệm trừu tượng và dù sao vẫn hết sức khác nhau, tuỳ theo khi người ta nhấn mạnh về quyền độc lập của các quốc gia liên hiệp hoặc nhấn mạnh về việc duy trì các quốc gia đó trong khối Liên hiệp Pháp.

Có những người cho rằng, hiện thực duy nhất phải là quyền độc lập. Danh từ Liên hiệp Pháp chỉ là cái nhãn hiệu trình toà dùng để nguỵ trang việc chúng ta cuốn gói về nước và để làm cho việc chúng ra đi được dễ dàng bằng cách tạo cho nó một "bộ mặt" vinh dự. Quan niệm đó là quan niệm của tất cả những người Việt Nam theo chủ nghĩa quốc gia không đi theo Việt Minh, vì họ không phải là cộng sản nhưng họ cũng không chịu theo ta, hay đúng ra, họ chỉ muốn theo ta khi nào tình hình chiến sự có lợi cho họ.

Đồng thời, đó cũng là quan niệm của nhiều người, tuy chính thức đi với ta ở Việt Nam, nhưng lại muốn rằng khi nào chiến tranh kết thúc thì chúng ta sẽ chuồn đi...

Và cuối cùng, đó là quan niệm của người Mỹ, họ không hề giấu giếm việc biểu lộ cảm tình của họ đối với những yêu sách của các quốc gia liên hiệp của chúng ta và làm cho các nước này hy vọng có một chỗ dựa khi nào những yêu sách đó vượt quá phạm vi mà chúng ta có thể nhượng bộ được.

Một quan niệm khác liên kết những người trước hết, muốn rằng nước Pháp ở lại Đông Dương và trong đó khối Liên hiệp Pháp là một hiện thực vững vàng. Nó cũng đưa đến việc xác định những giới hạn cho nền độc lập của các Quốc gia liên hiệp.

Giữa hai quan niệm đó, nước Pháp chưa từng chọn lấy một. Xuất phát từ khái niệm độc đoán và tập trung về khối Liên hiệp Pháp, một hình thức rất gần gũi với "chủ nghĩa thực dân” trước đây, nước Pháp do áp lực của những biến cố chỉ mới đi đến một quan niệm mềm dẻo hơn mà bản Tuyên ngôn ngày 3-7-19532 mới đây đã nói lên kết quả.

Hơn nữa, kết quả đó nặng về lý thuyết hơn là thực tế, vì bản tuyên ngôn đó mới chỉ đặt ra những nguyên tắc thôi, còn phải đem thực hiện chúng nữa và rõ ràng những khó khăn bắt đầu chính từ đó...".
_______________________________________________________
1. Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia, do Mạc Văn Trọng, Nguyễn Đăng Vinh, Hoàng Thế Dũng sưu tầm và tuyển chọn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1994, tr. 108 - 137.
1. Ngày 3-7-1953, Thủ tướng Lanien đã đọc một bản "tuyên ngôn trọng thể" trước những người đại diện ba quốc gia liên hiệp ở Pari. Nước Pháp báo tin ý định của mình là "hoàn thiện nền độc lập và chủ quyền" của các quốc gia này và chuyển giao lại cho họ "những quyền hạn mà nước Pháp còn giữ lại”. Để đạt đến mục đích đó, nước Pháp đề nghị họ đàm phán về những mặt kinh tế, tài chính, tư pháp, quân sự và chính trị (chú thích của Nava).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 07:02:51 pm

Việt Minh trông cậy vào tất cả những gì mới mẻ, đang nảy nở và trưởng thành

Một nhược điểm khác về lập trường chính trị của ta là sự chia rẽ về mọi mặt trong nội bộ ta.

Trước tiên: chia rẽ trong mỗi một quốc gia liên hiệp. Nước Việt Nam là một nước lắm vùng, lắm đảng phái, chủng tộc, lắm tôn giáo và phe phái mà không có một tình cảm dân tộc nào có thể gắn liền lại được. Nước Lào mới chỉ là một thực thể chính trị gần đây thôi, không có sự đoàn kết chặt chẽ mà trong đó ngay giữa các phần tử chống Việt Minh cũng vậy, có sự chống đối nhau sâu sắc. Ở Cao Miên, bọn phong kiến đầu sỏ - giống thổ phỉ hơn chúa đất - chống lại quyền lực Hoàng gia.

Tiếp đó là sự trái ngược giữa lợi ích nước Pháp đòi hỏi có một vài hạn chế về quyền độc lập của các quốc gia liên hiệp với nguyện vọng của các quốc gia này muốn được độc lập hoàn toàn.

Cuối cùng là quan điểm bất đồng giữa chúng ta với những người Mỹ "ủng hộ" chúng ta, họ giúp chúng ta vì ta đang chống giữ một khu vực chủ yếu trong bố trí của họ "ngăn chặn" chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Nhưng không vì thế mà họ chịu tán thành duy trì nước Việt Nam, Lào, Miên trong khối Liên hiệp Pháp mà họ cho vừa là tàn tích của "chủ nghĩa thực dân", vừa là một vật chướng ngại đối với những mưu toan của chính họ.

Đứng trước một kẻ thù vững chắc về chính trị, năng động và quyết tâm đạt đến, bằng mọi cách, những mục tiêu mà họ thấy rõ ràng. Vậy mà chúng ta đã đưa ra một mặt trận rời rạc, những xu hướng mập mờ và còn trái ngược về mặt tinh thần hoàn toàn do dự. Hơn nữa, cũng như lời một sĩ quan đã viết trong một bản báo cáo: "Chúng ta trông cậy vào tất cả những gì đang tàn lụi - những lề thói cổ truyền, những người già; trong khi đó Việt Minh trông cậy vào tất cả những gì đang nảy nở và trưởng thành - những ước mơ, nhiệt tình, những người trẻ tuổi".


Chiến tranh Đông Dương là một cuộc chiến tranh mà quốc gia Pháp chưa hề hiểu được lợi ích dân tộc

Trong sách đã dẫn, tr.257 - 258, Nava viết:

"... Nhưng cuộc chiến tranh Đông Dương không như những cuộc chiến tranh khác. Đó là một cuộc chiến tranh mà quốc gia Pháp, chưa hề hiểu được lợi ích dân tộc, là một cuộc chiến tranh mà đất nước đã mệt mỏi và người ta (Pháp) đã để lại cho đất nước nghĩ rằng, cuộc chiến tranh đó không còn một ý nghĩa nào nữa. Và đặc biệt, đó là một cuộc chiến tranh mà đại đa số các chính khách chỉ cố tìm một cái cớ để chấm dứt nó. Vì thế, những hậu quả của vụ thất thủ Điện Biên Phủ đã chứng tỏ là có thể nghiêm trọng hơn nhiều mà thất bại vừa qua của chúng ta, về mặt quân sự, không xác minh điều đó là đúng...".


Về phương diện chính trị, Việt Minh là một quốc gia thật sự, còn chúng ta chẳng bao giờ có một chính sách nhất quán từ đầu đến cuối

Trong sách đã dẫn, tr.31-36, Nava viết:

"... Về phương diện chính trị. Việt Minh là một quốc gia thật sự. Thật vậy, uy quyền trực tiếp của họ lan rộng quá nửa nước Việt Nam. Hơn nữa, trong vùng quân ta kiểm soát, họ cũng có một uy quyền bí mật đánh bại được uy quyền của ta và cho phép họ thu được những tài nguyên bổ sung rất quan trọng. Họ thu thuế ở đó, tuyển mộ được nhiều quân số, họ lấy ra được nhiều gạo, muối, vải mà họ cần. Họ mua ở đó những chiếc xe đạp có vai trò rất lớn trong hệ thống cung cấp của họ, các loại thuốc men cần thiết cho ngành y tế, những pin điện lắp vào mìn để giết hại binh sĩ ta.

Ở Lào và ở Cao Miên, những phần tử tích cực thân Việt Minh kiểm soát được những vùng rộng lớn và ảnh hưởng của họ trong phần lãnh thổ còn lại trong nước cũng khá lớn, có thể làm cho các chính phủ ủng hộ ta gặp khó khăn.

Nhưng than ôi! Tình hình bên ta thì hoàn toàn ngược lại. Chưa bao giờ chúng ta có được một người cầm quyền từ đầu đến cuối. Trong khi đối phương chỉ có một lãnh tụ chính trị duy nhất - Hồ Chí Minh - và một lãnh tụ quân sự duy nhất - Giáp. Để lãnh đạo chiến đấu từ bảy năm nay thì 19 Chính phủ liên tiếp của ta đã đưa ra năm thủ lĩnh chính trị ở Đông Dương, Đờ Giăng (De Jean) là người thứ sáu và sáu tổng chỉ huy (tôi là người thứ bảy).

Hơn nữa, chúng ta cũng chẳng bao giờ có một chính sách nhất quán từ đầu đến cuối. Hay nói cho đúng hơn: chúng ta chẳng có chính sách nào cả...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 07:04:02 pm

B- VỀ QUÂN SỰ, NHỮNG SAI LẦM VỀ CHIẾN LƯỢC

Chính kẻ địch với việc điều quân cơ động tài tình đã buộc chúng ta phải giao chiến ở Điện Biên Phủ

Trong cuốn Tấn thảm kịch Đông Dương, Nxb. Plông, Pari, 1957, tr. 38, Lanien phê phán sai lầm của Nava như sau:

"... Căn cứ vào việc đại bộ phận chủ lực địch cơ động lên Tây Bắc, ngày 3-12, Nava hạ quyết tâm giao chiến ở vùng Tây Bắc bằng cuộc hướng việc phòng thủ vào cứ điểm Điện Biên Phủ, nơi phải bảo vệ bằng bất cứ giá nào.

Quyết định này mâu thuẫn rõ rệt với chiến lược của viên Tổng Chỉ huy vẫn tuân thủ từ trước đến giờ, chiến lược này dựa vào tránh giao chiến với chủ lực Việt Minh. Chính quyết định này là nguyên nhân chiến lược của thất bại quân sự ở Điện Biên Phủ.

Rõ ràng là khi hạ quyết tâm, viên Tổng Chỉ huy đã không dự kiến được là quyết định đó sẽ lôi cuốn ông ta vượt xa ra ngoài khả năng thực hiện. Được coi là cái ung nhọt để tập trung máu độc hơn là một trận chiến đấu quyết định. Theo sự đánh giá của Nava, Điện Biên Phủ chỉ cần tạo điều kiện đánh lạc hướng và giam chân một bộ phận lực lượng địch, cắt đứt mọi giao thông liên lạc của địch với Trung Quốc, dùng làm căn cứ xuất phát tiến công cho những cuộc tiến công của quân ta và sau hết là để bảo vệ cả Thượng Lào lẫn vùng châu thổ (sông Hồng).

Chính kẻ địch với việc điều quân cơ động tài tình, đã buộc chúng ta phải giao chiến ở Điện Biên Phủ, một cuộc giao tranh với tầm quan trọng như vậy.

Bộ Chỉ huy (quân đội Liên hiệp Pháp) đã phạm sai lầm ở chỗ tưởng rằng đã thu hút được địch thủ đến một trận địa mà ưu thế của chúng ta sẽ bảo đảm thắng lợi, trong khi, ngược lại, chính đối phương đã lựa chọn địa thế đó. Theo tôi, nguyên nhân của sai lầm đó có hai mặt. Trước hết, là do những nguồn gốc tâm lý, tính lạc quan tếu tràn lan trong hàng ngũ chúng ta vào những tuần lễ trước khi nổ ra cuộc công kích cứ điểm. Sau nữa, cũng do không nắm được đầy đủ tình hình lực lượng quân địch, nhất là về mặt pháo lớn và pháo phòng không. Do đánh giá quá cao thuận lợi về mặt chiến lược nên về mặt chiến thuật, chúng ta dã đánh giá thấp khả năng của đối phương...".


Sai lầm đó là chấp nhận giao chiến với chủ lực Việt Minh vào một thời điểm chưa cần thiết trên một địa hình mà phần lớn thuận lợi thuộc về địch, trong những điều kiện bất lợi nhất cho các lực lượng Pháp - Việt

Trong sách đã dẫn, tr.49-55, Lanien viết:

"... Không còn nghi ngờ gì nữa, từ ngày 4-12-1953, đã phát triển một sai lầm chiến lược sau này sẽ vô cùng nguy hại đối với chúng ta.

Trong khi mọi tin tức tình báo đều vạch cho vị Tổng Chỉ huy thấy rằng, Điện Biên Phủ đang sắp bị bao vây thì ông ta lại quyết định dứt khoát sẽ bám lấy cứ điểm này để giao chiến. Vào thời kỳ đó còn có thể xét đến việc rút bỏ cứ điểm hoặc đến mọi biện pháp bảo vệ khác. Một tháng sau, khi Bộ Chỉ huy bắt đầu cảm thấy lo sợ thì căn cứ đã bị bao vây rồi, mọi cuộc rút lui đều không thể thực hiện được nữa.

Bây giờ nhìn lại lịch sử, sai lầm này thật đáng ngạc nhiên. Sai lầm đó là chấp nhận giao chiến với chủ lực Việt Minh vào một thời điểm chưa cần thiết, trên một địa hình mà phần lớn thuận lợi thuộc về địch, trong những điều kiện bất lợi nhất cho các lực lượng Pháp - Việt...

... Gánh nặng của không quân ta đã vượt quá sức chịu đựng, dù cho điều kiện thời tiết có thuận lợi đi chăng nữa...

... Phạm vi tương đối nhỏ hẹp của cứ điểm, hình thế lòng chảo của nó, càng làm tăng thêm mối nguy hiểm. Riêng việc mất các căn cứ tiêu biểu đã vô hiệu hoá đường băng - lý do tồn tại của cứ điểm và việc chiếm đóng Điện Biên Phủ.

Tất cả những lập luận này đều không chống lại việc chiếm đóng cứ điểm, chừng nào chỉ còn là những hoạt động thứ yếu và trong giai đoạn yên tĩnh. Các lập luận nói trên hoàn toàn chống lại ý định lấy Điện Biên Phử làm trung tâm của một trận quyết chiến (một trận chiến đấu có tính chất quyết định).

Vì địa điểm giao chiến được chấp nhận như thế - nếu không nói là đã được lựa chọn - đã làm chúng ta mất đi toàn bộ mọi thuận lợi được tạo ra do ưu thế vô cùng to lớn của chúng ta về pháo binh, thiết giáp và không quân...

... Nếu khôn ngoan ra, thì chúng ta không nên tìm cách giao chiến, trước khi tổ chức xây dựng lại lực lượng. Nếu lôgích ra, thì dù sao chăng nữa, chúng ta chỉ nên tìm cách giao chiến trực diện, trên địa hình bằng phẳng, cây cối thưa thớt hơn, ở đồng bằng Bắc Bộ chẳng hạn, trong phạm vi gần các căn cứ của ta. Khí tài hiện đại của ta sẽ được tận dụng đầy đủ...

... Sai lầm của tướng Nava càng khó giải thích hơn vì ông ta xuất thân từ "kỵ binh" và ông ta không thạo về chiến tranh thuộc địa.

Thật là một phản xạ không ai ngờ tới khi ông tướng kỵ binh này lại tự giam mình trong một pháo đài mà ông ta biết là chung quanh đó không thể cơ động được, nhất là một pháo đài buộc ông ta phải từ bỏ việc sử dụng thiết giáp là đội kỵ binh hiện đại.

Cũng thật là một phản xạ không ai ngờ tới khi đứng trước tính cơ động của chủ lực Việt Minh, một người không phải là nhà thực dân lại lựa chọn việc bám chặt lấy địa hình hoặc chỉ lo giành lấy cái mà ông ta gọi là "tấm bản đồ chiến tranh tốt nhất".

Dường như về mặt lôgích, đáng lẽ người ta phải chờ đợi ở ông thái độ ngược lại: tìm cách điều quân địch, đưa họ đến chỗ phải giao chiến trên một địa hình có lợi cho các binh chủng của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không nên vội kết án. Ngày nay, không ai tranh cãi về sai lầm chiến lược nghiêm trọng, khi chấp nhận giao chiến ở một địa điểm như vậy. Những điều mà ngày hôm nay hiện lên rõ ràng dưới ánh sáng các sự kiện thì khi đó vẫn còn bị che lấp trong bóng tối. Có nhiều khả năng là trong những thời gian đầu, Điện Biên Phủ dưới con mắt tướng Nava cũng không quan trọng gì hơn Nà Sản trước đó một năm...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 07:04:51 pm

Một chiến lược vô nghĩa: chính các nhà chính trị của chúng đã chỉ đạo, nếu không phải về chiến thuật thì ít ra cũng là về chiến lược

Trong báo Rivarôn (Rivarol) ngày 13-5-1954, Giăng Plâybe (J.Playber) viết:

"... Có cần phải nhắc lại Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Nghĩa Lộ?

Về mặt quan điểm quân sự, người ta đã phạm cùng những sai lầm ấy. Dù rằng nền Cộng hoà thứ ba đã chưa bao giờ muốn có một quân đội Đông Dương. Tuy nhiên, chúng ta có thể đóng góp những nhà quân sự ở tất cả các cấp có một kinh nghiệm đầy đủ của đất nước khó khăn này. Chính những người đó cũng đã bị gạt bỏ hoàn toàn. Và người ta đã giao việc chỉ huy cuộc chiến tranh mà những "người cũ" biết sẽ khốc liệt rất nhiều hơn là những "người mới", cho những người không hề có một chút hiểu biết nào về Đông Dương. Dù Lơcléc, dù Đờ Lát hay là Nava, chưa ai đã từng đặt chân lên đất nước này. Khi đến Sài Gòn, hồi tháng 9-1945, Lơcléc diễn thuyết trên những bậc thềm Phủ toàn quyền loan báo, ông ta sẽ giải phóng Nam Kỳ trong ba tuần lễ và toàn bộ Đông Dương trong ba tháng. Thế mà từ bấy đến nay đã gần chín năm! Và việc phong hàm thống chế cho hai trong số các tổng chỉ huy của chúng ta ở Đông Dương không đủ để làm cho mọi người quên rằng là từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh không có gì để bù lại được, chúng ta đã không ngừng bị thua. Có cần phải nhắc lại Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Nghĩa Lộ, v.v..? Tôi nghĩ rằng, những điều đó vẫn còn trong trí nhớ tất cả mọi người.

Vả lại, chưa bao giờ người ta tỏ ra đã hiểu rằng vấn đề Đông Dương chỉ là vấn đề Việt Nam, trên 30 triệu người dân Đông Dương hiện có thì có 25 triệu người Việt Nam...

Người Việt Nam hầu như tập trung cả ở những vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Vì vậy, cần phải giữ và bình định Bắc Kỳ và Nam Kỳ cũng như một vài vùng đồng bằng nhỏ hẹp hơn ở bờ biển Việt Nam trông ra biển Đông. Đó là một cảng của chính trị nhiều hơn là quân sự. Nên trở lại với những phương pháp bình định và chiếm lấy quyền hành chính đã thành công ở Bắc Kỳ giữa những năm 1890 và 1900, sau cuộc chinh phục bằng quân sự. Phương pháp này đã được các công sứ và quan lại áp dụng, dựa trên sức mạnh của cảnh sát mà người ta gọi là lính khố xanh. Lại một lần nữa, cần phải có những người có kinh nghiệm trong việc này... Đáng lẽ như vậy, nhưng người ta lại để cho các nhà quân sự đảm đương. Vậy thì họ đã tiến hành chiến tranh. Mà người ta lại còn không để cho họ tiến hành chiến tranh theo ý của họ! Nhưng lại chính là các nhà chính trị của chúng ta đã chỉ đạo, nếu không phải về chiến thuật, thì ít ra cũng là về chiến lược. Hình như, rõ ràng là cái mà người ta gọi là kế hoạch Nava - cái kế hoạch đã dẫn đến thảm hoạ Điện Biên Phủ này, lại không phải là kế hoạch của vị tướng ấy.

Một hội nghị bàn về chiến lược đã họp ở Pari vào tháng 7. Trong cuộc họp đó, người ta đã nêu lên với tướng Nava việc bảo vệ không chỉ xứ Bắc Kỳ mà cả xứ Lào. Từ đó, thoạt tiên là Nà Sản và tiếp theo là Điện Biên Phủ - tướng Nava đã chứng minh sự nguy hiểm của cái chiến thuật những "con nhím'' và những "cầu hàng không" ấy cũng như cái giá quá đắt về sinh mạng, tiền bạc và vật liệu chiến tranh, về những cố gắng đủ loại. Và tướng Nava đã đòi gửi một lực lượng viện binh quan trọng sang Đông Dương, nếu người ta cứ bắt buộc ông phải thi hành nhiệm vụ ấy, mặc dù ông đã phản đối Thống chế Gioăng (Juin) và ngay cả M.Plêven cũng chứng thực sự phản đối của tướng Nava. Hai ông này có thể là cũng sợ bị buộc phải phái những lính mới đi chiến đấu. Chính ông M.Lơtuốcnô (M.Letourneau) lúc đó là Bộ trưởng Bộ các quốc gia liên hiệp đã ủng hộ quan điểm cần phải bảo vệ nước Lào, nước duy nhất của những cái gọi là các quốc gia liên hiệp đã ký kết việc tham gia vào khối Liên hiệp Pháp này...

Và chính như thế, người ta đã đi đến thảm hoạ Điện Biên Phủ, mặc dù có những lời cảnh cáo của tướng Cônhi, Tổng Chỉ huy miền Bắc Đông Dương. Và ông ta đã báo trước rằng, nếu cứ muốn bảo vệ đồng thời xứ Lào và xứ Bắc Kỳ thì có nguy cơ sẽ mất cả hai.

Nhân đây nói thêm là vì những lý do chính trị, chính tướng Tổng Chỉ huy Nava đã từ Sài Gòn chỉ huy cuộc chiến tranh Đông Dương. Thế mà từ Sài Gòn ra Hà Nội 1.700 km và 300 km từ Hà Nội đi Điện Biên Phủ, vị chi là 2.000 km. Dù sao, thì cũng hơi xa để chỉ huy một cách có hiệu lực, mặc dù ta có trong tay tất cả các phương tiện.

Tôi biết rõ Điện Biên Phủ, và đã không sao hiểu nổi vì sao người ta lại có thể nhốt ở đấy 15.000 người. Nếu đó là để bảo vệ nước Lào thì kinh nghiệm đã chứng minh rằng, không có tác dụng gì, bởi vì, tập đoàn cứ điểm đã không ngăn cản được tướng Giáp đánh chiếm Thà Khẹt, Napao và đe doạ nghiêm trọng Luông Prabăng...

Nên nhớ rằng, Điện Biên Phủ là một đồng bằng nhỏ ở trên độ cao khoảng 500 m và bao bọc xung quanh bởi những núi cao từ 1.500 đến 2.000 m. Chúng ta cũng còn nhớ rằng, tập đoàn cứ điểm nối liền với Hà Nội bằng một cầu hàng không 300 km, bay trên những dãy núi cao khoảng 2.000 m ngăn cách những thung lũng sông Hồng, sông Đà... Người ta đã đưa bằng máy bay lên Điện Biên Phủ những pháo lớn và xe tăng đã phải tháo rời ra từng bộ phận... Ở Điện Biên Phủ có hai đường băng làm sơ sài cho máy bay do người Nhật xây dựng năm 1945. Đường băng phía nam đã không còn sử dụng được nữa, khi cứ điểm Idaben ở cách phân khu trung tâm 5 km bị đối phương chiếm mất. Còn đường băng phía bắc cũng nhanh chóng không sử dụng được nữa, vì hoả lực trọng pháo của địch và các loại pháo nhẹ, đại liên bắn quét. Vì vậy, việc tiếp viện quân lực và vật liệu chiến tranh phải trông vào việc thả dù. Và việc đó lại phải tiến hành trong một khu vực ngày càng bị thu hẹp lại và chắc chắn là phải trả giá bằng những tổn thất lớn... Mọi người hãy tưởng tượng xem cuộc sống của cả chục nghìn người ấy từ nhiều tuần lễ nay ra sao, khi họ bị nhốt trong cái vòng tròn đường kính chưa đầy 1 km, thường xuyên bị pháo của Việt Minh bố trí trên những sườn đồi cao chung quanh bắn phá và thậm chí bắn ngắm trực tiếp. Cái chục nghìn người ấy đã chịu đựng cuộc tiến công của bốn sư đoàn cộng sản, tức là khoảng 40.000 người được trang bị vũ khí hiện đại... Cuộc chiến tranh này sẽ ra sao, nếu quân đội của tướng Giáp có máy bay và xe tăng...?".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 07:07:07 pm

Lịch sử sẽ nghiêm khắc trong việc phán xét về Điện Biên Phủ, nhất là về quyết định chấp nhận chiến đấu tại đó

Trong sách đã dẫn, tr. 95 - 96, Pôn Êly viết:

"... Người ta có thể bút chiến xoay quanh những nguyên nhân của thất bại đó. Sai lầm trong việc chọn điểm tựa Điện Biên Phủ và trong quyết định chấp nhận cuộc giao chiến tại đó; sai lầm trong việc đánh giá bản lĩnh đối phương dấy lên sự bất ngờ hoàn toàn về chiến thuật ngay từ những giờ đầu tiên của cuộc công kích; sự kém cỏi và sai lầm trong quan niệm về tổ chức phòng ngự cũng như trong sử dụng lực lượng dự bị; sự viện trợ của cộng sản. Người ta cũng có thể đổ cho là thất bại vì Hội nghị Giơnevơ. Trong trường hợp này, người ta cũng có thể nói rằng, nếu Hội nghị Giơnevơ gây trở ngại cho vị Tổng Chỉ huy trong việc điều khiển cuộc chiến đấu, thì sự sụp đổ của Điện Biên Phủ đã cản trở các cuộc thương lượng của chúng ta ở Giơnevơ. Tất cả những cái đó ít nhiều đều góp phần vào sự thất bại mà chúng ta đã phải chịu...

Lịch sử như người ta thường khẳng định, sẽ nghiêm khắc trong việc phán xét về Điện Biên Phủ và nhất là về quyết định chấp nhận chiến đấu tại đó. Sự cô lập của tập đoàn cứ điểm, việc sân bay bị mất ngay từ đầu cuộc chiến đấu và cuộc sống "địa ngục" do tình trạng đó đưa tới hình như đã lên án sự lựa chọn "chiến thuật" của Tổng Chỉ huy... Một địa hình tự bản thân nó không có một giá trị nào cả. Giá trị đó phụ thuộc vào những hoàn cảnh mà người ta không thể dự kiến hết được. Người ta tranh luận mãi về tầm quan trọng tương đối của những cao điểm và những hang hốc, những sườn núi và dốc núi, những khúc sông và những dãy núi. Người ta đã nói rằng, năm 1940, vùng Ardennes là một khu vực địa hình "lý tưởng về chiến lược", nhưng cũng chính tại đó, người Đức đã dồn nỗ lực chính của họ và đã chọc thủng trận tuyến của chúng ta. Năm 1918, tại Maxêđoan, chính là trong một vùng rừng núi khó công kích nhất mà tướng Pranchet d'Espéray đã mở một cuộc tấn công dẫn đến sự sụp đổ trận tuyến quân Bungari. Tôi đưa ra những ví dụ đó để chứng minh rằng, phải khôn ngoan trong việc xác định giá trị của một địa hình trong phòng ngự cũng như trong tấn công, về chiến lược cũng như về chiến thuật...".


Sai lầm trong vj lựa chọn địa điểm quyết chiến

Trong sách đã dẫn, tr. 141-147, Giăng Hâyma viết:

"... Xalăng biết rằng trong một xứ sở như Đông Dương, tài ba của một tướng lĩnh có đến 80% dựa vào sự am hiểu của người đó đối với xứ sở đó. Xalăng biết rằng, ông ta đã vứt bỏ Đông Dương vào tay một người có tài ba nhất là Đờ Lát, nhưng Đờ Lát cũng phải học hỏi lại đủ mọi đường. Tướng Valuy cũng đi theo con đường đó, và như thế là người ta vứt bỏ Đông Dương vào tay những vị tướng cũng như những nhà chính trị, tất cả bọn họ đều là những người tập sự trong cuộc chiến tranh nhiệt đới.

Từ chỗ thiếu kinh nghiệm, nên mới xẩy ra cái sai lầm vô cùng to lớn của tướng Nava là đã chọn một trường đấu cho quân đội Pháp ở một pháo đài, nhưng lại là một pháo đài xây dựng rất tồi, không có tác dụng quyết định, ở cách xa Hà Nội hơn 300 km, tận giữa vùng núi cao rừng rậm.

Trong cuốn Đông Dương hấp hối, tướng Nava đã bảo vệ ý kiến về việc bố phòng và bảo vệ Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, việc chiếm giữ Điện Biên Phủ và việc đưa cả một đạo quân to lớn lên địa điểm đó ở một vùng núi rừng trùng điệp tại thượng du, không thể có một tý ảnh hưởng gì đến việc bảo vệ nước Lào. Thật vậy, muốn tiến sang Lào, kẻ xâm lược từ miền ngược của Bắc Bộ có cả một biên giới rộng lớn. Tại sao quân Việt Minh và Trung cộng muốn đánh chiếm nước Lào lại cứ nhất định bắt buộc phải đi qua Điện Biên Phủ? Chẳng có điều gì bắt buộc họ phải làm như thế cả…

Đối với những người nào am hiểu khí hậu thời tiết và tính chất của vùng núi rừng nhiệt đới giữa Hà Nội và Điện Biên Phủ, hẳn họ thấy rõ rằng, tướng Nava đã chọn lấy một tình huống xấu nhất để tiến hành cuộc thi đấu của mình. Tất cả những điều xấu nhất đều tập trung vào đây cả.

1. Điện Biên Phủ nằm dưới đáy của một lòng chảo bị núi cao xung quanh khống chế, do đó rất dễ bị tiêu diệt.

2. Người ta có thể đi vòng qua Điện Biên Phủ để xây dựng các trận địa bao vây.

3. Con đường lên Điện Biên Phủ do Việt Minh chiếm giữ suốt dọc theo toàn bộ chiều dài của nó; nên lính đồn trú Điện Biên Phủ không có một đường bộ nào để tiếp tế và rút lui cả.

4. Bầu trời Điện Biên Phủ bị mây che gần suốt năm, những đám sương mù luôn luôn bao phủ các đỉnh núi xung quanh Điện Biên Phủ trong hàng nhiều tháng trời. Vành đai những mỏm núi cao bao bọc địa điểm này làm cho máy bay hạ cánh rất khó khăn.

5. Cái "nút" chặn đường (Điện Biên Phủ) là vô giá trị, vì từ vùng thượng du Bắc Bộ sang Lào có nhiều đèo khác để vượt qua.

Các địa điểm vượt biên giới sang Lào nhiều vô kể. Nếu chỉ nói đến những đèo đã có đường ôtô hoặc đường mòn đi qua... thì chúng ta thấy có đến 11 con đường có thể sử dụng được.

Do đó, việc chọn Điện Biên Phủ làm vị trí xây dựng căn cứ để ngăn chặn đường sang Lào rõ ràng là một điều không đúng đắn gì cả. Nếu người ta chấp nhận sự lựa chọn đó với một lý do đơn giản là để thực hành cuộc thi đấu thì thật không còn sự lựa chọn nào ngốc nghếch hơn nữa. Vì cứ điểm đó không có được một con đường lớn nào đi đến đó cả, lại bị mây che và mưa dầm hơn 10 tháng trong một năm. Và người ta phải thừa nhận rằng, nếu Việt Minh tấn công Điện Biên Phủ, tất nhiên phải vào thời kỳ mà thời tiết xấu nhất.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 07:07:57 pm

Trong cuốn Đông Dương hấp hối, tướng Nava đã tỏ ra kinh ngạc khi ông ta và tướng Cônhi, Tổng Chỉ huy Bắc Bộ cảm thấy là quân Pháp không quen chiến đấu trong rừng rậm. Không, đó không phải là không quen, mà là không thể chiến đấu nổi. Tôi đã giải thích lý do: người lính da trắng không thể tiến hành chiến tranh trong rừng rậm như người lính bản xứ được.

Hiện nay, ông ta vẫn giữ ý kiến là ông ta vẫn có lý trong việc chọn Điện Biên Phủ làm nơi đọ sức, làm cái giác hút máu độc trứ danh của ông ta. Ở tay hoặc ở chân thì có thể úp cái giác đó rất dễ dàng, nhưng ở bụng hoặc ở óc thì làm sao úp được. Vậy mà chính ông Nava đã làm như thế.

Bằng cách giao chiến ở Điện Biên Phủ, hai tướng Nava và Cônhi đã tiến hành một cuộc chiến tranh mà họ không am hiểu gì cả. Đó là toàn bộ triết lý trong câu chuyện đó.

Trong cuốn sách của ông ta, tướng Nava giữ vững lập luận là cái nút Điện Biên Phủ đã bảo đảm che chở cho nước Lào và đã bảo vệ nước Lào khỏi bị xâm lược... Nhưng thế mà cái nút đó đã không ngăn cản được Đại đoàn 308 và Trung đoàn 148 là những đơn vị Việt Minh xuất phát từ đồng bằng Bắc Bộ tiến về hướng Luông Prabăng vào tháng Giêng 1954 và đã tiến đến khoảng giữa Điện Biên Phủ với kinh đô này.

Người ta không hiểu tại sao các đơn vị này đã dừng lại trong quá trình tiến công: họ bị những binh lực tập trung ở Luông Prabăng, bị không quân, bị những khó khăn về tiếp tế khi đi vòng qua Điện Biên Phủ ngăn chặn họ lại, hay là do ý của họ muốn rút các đơn vị này về để sử dụng vào việc công kích tập đoàn cứ điểm.

Người ta cũng có thể quả quyết rằng, những hành động xâm lược đó đã được tiến hành chỉ nhằm mục đích đưa tướng Nava vào cái ổ mai phục đã chuẩn bị sẵn.

Tướng Nava cho rằng, quân tấn công đã bị không quân cùng những khó khăn về vận tải chặn đứng trong quá trình tiến quân. Công tác vận tải tiếp tế của họ không tiến hành được vì quân Pháp đã thiết lập cứ điểm Điện Biên Phủ; cứ điểm này đã buộc quân địch phải dùng sức dân công để chuyển tải ở những đoạn đường bị cắt đứt (vì có Điện Biên Phủ), xuyên qua những mỏm núi cheo leo.

Theo ý tôi, những lập luận đó không có giá trị. Nếu quân địch đã xây dựng xung quanh Điện Biên Phủ cả một mạng đường sá dùng cho vận tải và xe bò đi lại vận chuyển đạn dược đến tận từng khẩu pháo, thì chúng ta khó mà chấp nhận được ý kiến là việc tiếp tục vận chuyển vòng qua Điện Biên Phủ lại buộc phải thi hành bằng sức dân công. Quân địch thật ra chỉ cần đi vòng sang một bên vài kilômét, điều này rất dễ dàng ở trong khu vực không hiểm trở lắm phía đông - bắc thung lũng Điện Biên Phủ. Điều này cho phép ta nghĩ rằng, tác dụng bảo vệ nước Lào bằng cách vít chặt Điện Biên Phủ là vô ích. Giả dụ Bộ Chỉ huy Việt Minh không tiêu diệt Điện Biên Phủ đi chăng nữa, thì cứ điểm đó cũng đã ngốn một lực lượng khá lớn mà chẳng được việc gì cả. Điều này càng rõ ràng hơn, nếu ta nhớ rằng, muốn xâm lược nước Lào thì có rất nhiều đường đi như đã nói ở trên.

Cuối cùng chúng ta có cảm tưởng rằng, Bộ Chỉ huy Pháp đã bị khích để đi đến chỗ bố trí binh lực cố định ở Điện Biên Phủ và sau đó (khi Bộ Chỉ huy Pháp đã sa bẫy), tất cả mọi sự việc đã diễn ra như làm xiếc để khích Bộ Chỉ huy Pháp củng cố thêm trận địa của mình và để biến một việc đáng lẽ chỉ là sai lầm chiến thuật thành ra một thảm hoạ.

Theo bản báo cáo của tướng Nava về trận Điện Biên Phủ, thì tuyến tiếp tế chính của địch từ Cao Bằng về Lạng Sơn đến Điện Biên Phủ đều phải đi qua Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La. Tuyến giao thông đó chỉ cách Hà Nội 70 km theo dọc đường chim bay. Tại sao tuyến tiếp tế huyết mạch này lại có thể vận chuyển thường xuyên một lưu lượng như thế trong khi đại bộ phận binh lực quân Pháp đóng ở rất gần đó?

Điều mà tướng Nava đã làm được ở Điện Biên Phủ cách Hà Nội 300 km thì cũng có thể làm được ở Tuyên Quang trong những điều kiện dễ dàng hơn rất nhiều, chỉ cách Hà Nội 100 km. Địa hình giữa Tuyên Quang và Hà Nội hoàn toàn là đất trồng trọt trống trải. Ở đó không có rừng già. Tất cả mọi việc diễn ra ở đó đều lộ liễu. Tuyên Quang không những gần Hà Nội hơn nhiều mà còn có đường giao thông thuận tiện. Một binh đoàn kéo đến chiếm đóng ở đó có thể rút lui rất dễ dàng. Tại sao Bộ Chỉ huy Pháp lại có thể phạm một sai lầm như thế? Không có một cách giải thích nào khác ngoài việc tướng Nava đã bị rơi vào cạm bẫy...".

Báo Rạng Đông (L'Aurore), số ra ngày 13-5-1954, đã đăng bài trả lời phỏng vấn của một nhân vật quân sự cấp rất cao về những nguyên nhân quân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ. Dưới đây là đoạn trả lời câu hỏi về lãnh đạo và chỉ huy tác chiến.

"... Hỏi: Tóm lại, ai chịu trách nhiệm về sự thất bại của Điện Biên Phủ hay chính xác hơn, sự phá sản của tư tưởng chiến thuật đã dẫn đến thất bại đó?

Đáp: Gần một phần mười đội quân viễn chinh Viễn Đông đã bị tiêu diệt trong cái lò than hồng Điện Biên Phủ. Sự thật là thế. Trách nhiệm thuộc về tất cả các cấp.

Dù quân đội nước Cộng hoà tiến hành các cuộc chiến đấu trên lãnh thổ nào, chính Thủ tướng nội các - có trong tay mình một cơ quan riêng là Ban Thư ký thường trực quốc phòng - là người quyết định chính sách quân sự chung của nước Pháp.

Quan niệm về tập đoàn cứ điểm có nằm trong khuôn khổ chính sách quân sự chung của Chính phủ hay không? Nếu có thì chính là Chính phủ phải chịu trách nhiệm về thất bại đó. Mặt khác, nếu tướng Nava không tán thành chiến dịch mà Chính phủ giao cho thì bổn phận của Chính phủ là phải giải thích tại sao và xin từ chức (xin nhớ rằng, theo nguyên tắc học thuyết cộng hoà thì Chính phủ nước Cộng hoà chịu trách nhiệm lãnh đạo cuộc chiến tranh, còn các nhà quân sự có nhiệm vụ chỉ huy tác chiến).

Tôi tin rằng, những trách nhiệm quân sự và dân sự trong vụ Điện Biên Phủ đều có cả hai phía; sự thất bại là hậu quả của một chính sách chiến tranh tồi, bao hàm một chiến lược quân sự cũng tồi như chính sách đó.

Và về phần tôi, tôi cũng nêu lên một câu hỏi, trong Chính phủ, có hay không có, những sự bất đồng về việc lãnh đạo chiến tranh và có phải Bộ trưởng Sơvinhê trong một bài viết đã chính thức nêu lên việc rút bỏ Điện Biên Phủ hồi năm 1954, việc đó cũng có hay không?".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 07:09:45 pm

Việt Minh buộc ta chấp nhận hình thức chiến tranh của họ và còn buộc ta chấp nhận chiến lược của họ

Trong cuốn Thời điểm của những sự thật, tr. 38 - 40, Nava viết:

"... Hình thức chiến tranh được thiết lập là một hình thức đặc biệt khác hẳn đến nỗi những người chưa từng tham gia vào đó không sao hình dung được những đặc tính của cuộc chiến tranh đó. Không thể đem nó so sánh với bất kỳ một cuộc chiến tranh nào khác và bất luận thế nào, tất nhiên cũng không thể so sánh được với những cuộc chiến tranh mà các sĩ quan của hai Bộ Tổng tham mưu Pháp và Mỹ đã từng nghiên cứu, nghĩa là những cuộc chiến tranh ở châu Âu và Triều Tiên. Thế mà rất nhiều người trong bọn họ đã xét đoán những sự việc ở Đông Dương mà chẳng biết gì về chúng cả và rút chạy, chính họ đã gợi ý về đường lối quân sự của Pari và Oasinhtơn, vì vậy, nhắc lại điều đó ở đây cũng không phải là vô ích.

Là một cuộc "chiến tranh không có chiến tuyến" hoàn toàn khác hẳn những cuộc chiến tranh cổ điển, cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ có họ hàng với những cuộc chiến tranh mà theo tôi hiểu, chưa có một học viện quân sự nào nghiên cứu kỹ lưỡng cả, trong đó chiến tranh du kích được quần chúng ủng hộ kết hợp với những chiến dịch của các quân đội chính quy như chiến tranh Tây Ban Nha, chiến tranh Mếchxích, chiến tranh của nghĩa quân Nam Tư chống lại quân chiếm đóng Đức - Italia trong chiến tranh thế giới vừa qua1.

Những vùng rừng núi Việt Nam, Lào và Campuchia, dân số rất thưa thớt, với đường giao thông ít ỏi và xấu đã chứng kiến sự hình thành một hình thức chiến tranh nhỏ. Những hành động quân sự của đối phương trang bị thô sơ dưới hình thức những trận tập kích vào những vị trí yếu nằm trong hệ thống đồn bốt chiếm đóng của ta hoặc dưới hình thức những trận phục kích các đơn vị ta. Những đơn vị này hoạt động như những lực lượng cảnh sát nhiều hơn là như các đội quân chính quy. Ngược lại ở miền đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long hay ở những vùng đồng ruộng ven biển ở Trung Bộ, một cuộc chiến tranh thực sự đã diễn ra. Là nơi ruộng đồng phì nhiêu, rất đông người Việt Nam cư trú sống trong những điều kiện rất tồi tệ nên rất dễ tiếp thu hệ tư tưởng cộng sản, những vùng này trở thành những mục tiêu chủ yếu của cả hai bên. Việt Minh thì rất cần gạo, người và tiền mà chỉ có vùng đồng bằng mới cung cấp được cho họ. Còn bên ta, chúng ta phải bảo đảm an toàn rộng khắp cho các hải cảng và căn cứ và giữ các vùng hữu ích của các quốc gia liên hiệp dưới quyền lực các chính phủ quốc gia của họ.

Nhưng ngay ở những vùng này, nơi đã diễn ra những chiến dịch quân sự thật sự thì đó cũng chẳng phải là một cuộc chiến tranh theo hình thức cổ điển. Chúng ta đã cố tìm cách lái quân địch đi theo hình thức chiến tranh đó là chúng ta cho rằng, chúng ta chiếm được ưu thế. Nhưng Việt Minh chẳng bao giờ chịu đánh theo kiểu đó. Những hành động của họ, dù quan trọng đến đâu, đều vẫn luôn luôn giữ được tính chất linh hoạt, cơ động và hiểm độc của chiến tranh du kích, trong đó họ nhận định có lý là họ thuận lợi hơn ta về mọi mặt. Các đơn vị nhẹ, cuồng tín, chấp nhận sự gian khổ, sống bằng gạo với cá khô có nhiều cái lợi hơn so với các đội quân, tuy đông hơn nhiều nhưng trang bị và biên chế hiện đại hoá và không thể nào thiếu phần tiện nghi cần thiết tối thiểu để duy trì trạng thái thể lực tốt - nghĩa là những đội quân nặng nề. Là dân bản xứ, được trưng mộ tại chỗ, am hiểu xứ sở và được dân chúng ủng hộ, họ có nhiều cái lợi hơn so với những người Âu, Bắc Phi hoặc châu Phi, hoàn toàn lạ nước, lạ cái.

Cái phương diện kép đó của cuộc chiến tranh đã làm cho ta phải tập trung vào các vùng đồng ruộng và các đồng bằng tất cả các đội quân tinh nhuệ của ta, chỉ để lại những lực lượng hạng hai (các đơn vị người Thái, Lào...) để bảo vệ những vùng rừng núi rộng lớn.

Chúng ta phải tổ chức các phương tiện và trang bị, các đội quân của ta hầu như hoàn toàn có thể tiến hành chiến tranh trong các vùng đồng ruộng và các đồng bằng mà không tự hỏi rằng một ngày kia liệu chúng ta có thể sử dụng được chúng trong vùng núi non và rừng rậm hay không. Do đó, chúng ta đã vấp phải những khó khăn không thể nào vượt qua được. Kể từ mùa Thu năm 1952 - Bộ Chỉ huy Việt Minh không chịu mang quân đoàn tác chiến của họ - một quân đoàn có khả năng tác chiến ở mọi nơi - vào đồng bằng Bắc Bộ mà đã tung nó lên xứ Thái, sang Thượng Lào, Hạ Lào và lên những cao nguyên miền núi.

Cũng như việc họ áp đặt cho ta hình thức chiến tranh của họ. Việt Minh còn buộc ta chấp nhận chiến lược của họ.

Họ vạch một kế hoạch chung, trong đó dành một phần khá lớn phương tiện chính trị và tâm lý của chiến tranh và hy vọng những chiến thắng quân sự cũng như sự thành công trong việc lợi dụng tình hình quốc tế và tinh thần bị hao tổn của quân đội ta. Họ không hề giữ bí mật kế hoạch đó mà ngay từ năm 1950, tướng Giáp đã trình bày trong một diễn văn có tính chất cương lĩnh đọc trước các nhà lãnh đạo Việt Minh. Họ đã theo dõi thực hiện từng điểm một với một quyết tâm ghê gớm...".
___________________________________________________
1. Những cuộc chiến tranh đó không giống mấy - tuy người ta nói là có sự giống nhau - với những cuộc hành binh của cảnh sát mà người Anh có ưu thế binh lực tuyệt đối đã tiến hành chống lại một đối phương không được nhân dân tích cực ủng hộ.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 07:10:33 pm

Chính phủ Lanien bị chất vấn gay gắt trước Quốc hội sau khi thua trận Điện Biên Phủ

Báo Tập hợp (Rassemblement), từ ngày 20 đến ngày 26-5-1954, viết:

"Ngày 10-5-1954, Nghị sĩ C. Pusê (Christian Pouchet) chất vấn Chính phủ như sau:

"Nếu chế độ nghị viện còn hoạt động bình thường ở nước Pháp thì ngày hôm nay, tôi không có cái vinh dự bạc bẽo được chất vấn Chính phủ. Chính phủ có thể đã bị quét khỏi ngay ở đây từ tuần lễ trước, nếu như tự nó không từ chức với Tổng thống vì hoảng sợ trước những trách nhiệm nặng nề của hôm qua, hôm nay và ngày mai".

"Thưa ông Thủ tướng, sau này xin ông hãy coi chừng. Ông đừng nên để bị lợi dụng bởi những lời tuyên bố" mà ngườỉ ta bắt ông phải nói. Trong thâm tâm, ông có cảm thấy đủ sức để đương đầu với những cái đương chờ đợi chúng ta không?

Còn ông, ông Bộ trưởng Quốc phòng... sau một chuỗi dài những sự bỏ rơi, mấy hôm nay ông đã mất tín nhiệm với quân đội - ông thấy là tôi cố gắng nói từ tốn đến mức độ nào - ông đã mất tín nhiệm với Liên hiệp Pháp, ông thử nghĩ còn mặt mũi nào mà tiếp tục cầm đầu quân đội ấy, sau khi trong sự vẻ vang chỉ riêng của nó, nó phải chịu sự thất bại chính là của ông, một sự thất bại từ năm 1940 đến nay, chúng ta chưa từng bị như thế... Phải có một bản kết toán, phải nhìn thẳng vào tương lai.

Bản kết toán đó, ông đã không làm. Còn về tương lai, thay mặt cho chính quyền ông đề nghị làm gì? Chiến tranh chăng? Chiến tranh như thế nào? Với những quân đội nào? Trên mặt trận nào? Hay là ông đề nghị hoà bình? Hoà bình như thế nào? Ông hãy cho chúng tôi biết. Dù cho ông dự định giải pháp nào thì nó cũng chỉ có thể thực hiện trong một sự trỗi dậy của đất nước, ông không phải thuộc những người có thể khơi lên sự trỗi dậy đó, vì ông đã thua trận và cũng không có khả năng đem lại hoà bình. Lợi ích của dân tộc đòi hỏi ông hãy rút lui đi".


Giơnevơ phải đem lại cho chúng ta cơ hội đảo ngược chính sách và thương lượng một nền hoà bình danh dự

Trong bài đăng trên báo Giải phóng (La Libération), từ ngày 8 đến ngày 9-5-1954, Mácxen Phuriê (Marcel Fourrier) viết:

"... Đó là một thử thách đau đớn mà dân tộc Pháp không đáng phải chịu... Những người của tướng Đờ Cátxtơri không đáng phải hy sinh cho những nhu cầu của một chính sách đã bị đa số người Pháp lên án. Niềm vinh dự mà Chính phủ dành cho họ không thể làm cho mọi người quên đi trách nhiệm nặng nề của Chính phủ trong tấn thảm kịch Điện Biên Phủ. Sớm hay muộn, trách nhiệm đó sẽ được xác định.

Trút bỏ trách nhiệm ấy bằng những lời ca tụng sự hy sinh của các chiến binh sẽ là quá dễ dàng. Đội quân đồn trú ở Điện Biên Phủ đã tỏ rõ những đức tính quân sự lớn. Nhưng bản thân Chính phủ đã làm tròn bổn phận dân sự của mình chưa?

Và trước hết, Chính phủ đã làm gì để ngừng cuộc chiến tranh gây chết chóc này.

Cách đây vài tháng, Chính phủ đã đứng trước một sự lựa chọn giữa hai chính sách: một chính sách có thể đưa lại hoà bình, chính sách khác dẫn đến quốc tế hoá cuộc chiến tranh. Chính đường lối thứ hai đã được lựa chọn.

Từ tháng Chạp, Chính phủ đã nhận được đề nghị của Cụ Hồ Chí Minh để chấm dứt các cuộc xung đột. Pari đã được tin cho biết rằng, đề nghị thương lượng của Cụ Hồ là thành thật, rằng vị lãnh tụ Việt Minh muốn thương lượng gấp, rằng thậm chí ông ta bực bội về sự mù quáng của người Pháp. Nhưng mà lại cũng có những người Mỹ đã "mua" "kế hoạch Nava" và họ tin chắc như đinh đóng cột là chiến thắng quân sự được bảo đảm. Người ta nhớ đến bản thông báo kỳ khôi Pháp - Mỹ được quảng cáo rùm beng, sau khi Mỹ viện trợ bổ sung 385 triệu đôla dành cho việc tăng cường những cuộc hành quân chống Việt Minh. Thật vậy, Chính phủ chúng ta một mực nhất quyết hết sức cố gắng để làm tan rã và tiêu diệt các lực lượng chính quy của kẻ thù ở Đông Dương".

Chính lời hứa đó đã đưa Chính phủ và Bộ Chỉ huy tối cao đi tìm mọi cơ hội để buộc "kẻ thù phải giao chiến, hoặc đi lùng kẻ thù ở các căn cứ của họ, hoặc thu hút kẻ thù vào một cái bẫy". Điện Biên Phủ phải đóng vai trò của cái cạm bẫy ấy".

Ngày 22-2, Thủ tướng Ấn Độ M. Nêru, Thủ tướng Canada M. Xanh Lôrăng đã chẳng gửi cho Chính phủ Pháp một lời kêu gọi mạnh mẽ đòi ngừng bắn mà không có kết quả đó sao! Thậm chí, Chính phủ Pháp cũng không thèm trả lời. Bộ Tham mưu của Sài Gòn tràn đầy lạc quan và ông M. Plêven đang đi thanh tra ở Đông Dương. Ở đó, ông ta đã đến thăm tận nơi chính cái "cạm bẫy" Điện Biên Phủ ấy, đã tuyên bố: "Tôi có những quyền hành đặc biệt không phải để tiến hành một số cuộc rút lui mà ngược lại, để giúp đỡ Bộ Chỉ huy tối cao trong chính sách tiến công của họ".

Trở lại Pari, ông M. Plêven có thể làm cho Chính phủ yên lòng với lời tuyên bố là ông không hề cảm thấy lo ngại về sự phát triển của tình hình quân sự. Số phận của Điện Biên Phủ từ đó được ghi vào lịch sử. Trong tháng 3, ở Hà Nội và ở Sài Gòn, phóng viên M. Rôbe Ghilanh đã viết trên tờ Thế giới (Le Monde) ngày 29-4 vừa qua: "Chúng tôi trông thấy những toán người Mỹ mới đến, chẳng hạn trong giới báo chí, những kẻ mới đến này như một sự tình cờ cùng phát triển một chủ đề chung: người Pháp có thể và phải giành được thắng lợi. Muốn vậy cần có một điều là họ bớt hà tiện máu của họ đi".

Hà tiện máu của chúng ta! Chúng ta chẳng đã hà tiện đó sao!

Bấy giờ cần phải chấm dứt cái chính sách đã dẫn chúng ta đến Điện Biên Phủ. Chúng ta hãy suy luận một cách tỉnh táo và không có định kiến. Sự ngoan cố của những nhà cầm quyền của chúng ta đã làm cho chúng ta phải gánh chịu thất bại nặng nề ấy.

Trước đây không lâu, đáng lẽ ra chúng ta phải quốc tế hoá cuộc chiến tranh. Bây giờ phải khẩn cấp ra khỏi cuộc phiêu lưu nguy hại này chống lại lợi ích hiển nhiên nhất của nước Pháp và chống lại ý chí của đại đa số người dân Pháp. Giơnevơ phải đem lại cho chúng ta cơ hội đảo ngược chính sách của chúng ta và thương lượng một nền hoà bình danh dự, góp phần lớn vào việc xoá bỏ những sai lầm của cuộc chiến tranh anh em chém giết lẫn nhau.

Hoà bình luôn luôn làm cho một dân tộc mạnh biết đem lại hoà bình cũng lớn lên".


Đế quốc Mỹ cố tìm cách giành lấy địa vị chỉ đạo trực tiếp cuộc chiến tranh ở Đông Dương

Báo Nhân đạo (L'Humanité) ngày 25-5-1954, sách Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo phương Tây), Nxb. Sử học, Hà Nội, 1963, tr.145, viết:

"Các hãng thông tấn báo tin là Đại sứ Mỹ ở Pari đã chỉ cho Chính phủ Lanien thấy rõ sự cần thiết phải đặt một viên tướng Mỹ - ở Đông Dương vào cương vị chỉ huy, về mặt chính thức, viên tướng đó chịu trách nhiệm về việc huấn luyện quân đội Bảo Đại. Ngày hôm qua, Đalét xác nhận đúng là một yêu sách như thế đã được trình bày r Pari, nhưng thực ra viên tướng Mỹ, ông Đanien đã ở Sài Gòn từ một tháng nay và ở đó, thực sự ông ta đã "cưỡi" lên đầu tướng Nava và đã tham gia trên thực tế vào việc chỉ đạo cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Một nhóm thượng nghị sĩ và đại biểu của Đảng Cộng hoà và Dân chủ chiều qua đã đến Bộ Ngoại giao Mỹ và họp kín với Đalét trước mặt Đô đốc Rátpho và Harôn Státxen (Harols Stassen). Giám đốc chương trình viện trợ ở nước ngoài.

Trong cuộc họp, Đalét đã yêu cầu Quốc hội có một quyết định nhanh chóng về số tiền 3.147 triệu đôla do Chính phủ Aixenhao đề nghị "viện trợ" cho nước ngoài. Trong số tiền đó có 800 triệu dành vào Đông Dương".

Báo Pari Mát (Paris Match), số 289, từ ngày 22 đến ngày 29-5-1954, viết:

"Hồi 10 giờ ngày chủ nhật 22-5-1954, một chiếc Cadilắc (Casillac) thuê chiếc xe này đăng ký ở quận Vô (Yaud) mang biển số VD 14724, vượt qua biên giới Pháp ở Xanh Giuylanh (Saint Jullin) qua Giơnevơ. Cờ hiệu con phượng hoàng của Bộ Ngoại giao Mỹ phấp phới trên cột ăng ten máy thu thanh, sau đó vài phút chiếc xe của Biđen Xmít dừng lại trước thềm một toà khách sạn lộng lẫy ở Êviăng (Evien).

Ở tầng thứ nhất, trong một phòng khách sang trọng. Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng thân Bửu Lộc và Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (Chính phủ bù nhìn - N.D) đang đợi ông ta. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong 75 phút. Sau đó, Biđen Xmít cũng với vẻ mặt nghiêm trang, lên xe trở lại Giơnevơ.

Điều mà Biđen Xmít vừa nói với Bảo Đại thật là chấn động: "Tôi không tin là người Pháp và các ông có thể đi đến một cuộc đình chiến có danh dự với cộng sản. Vậy thì, phải tiếp tục cuộc chiến tranh đồng thời với việc chúng ta đàm phán hoà bình. Ông Aixenhao không thể can thiệp trực tiếp như ở Triều Tiên vì những lý do thuộc về chính trị trong nước. Chính ông ta đã được bầu làm Tổng thống cho chủ trương rút quân đội Mỹ về, ông ta không thể lại đưa quân đội đó sang Đông Dương. Nhưng chúng tôi có thể cho các ông một đội quân Việt Nam lớn mạnh, điều mà các ông còn thiếu. Chúng tôi đã làm điều đó với Lý Thừa Vãn. Các ông sẽ có những vị tướng và Bộ Tham mưu của các ông. Các ông hãy làm áp lực với người Pháp để cho chúng tôi huấn luyện những sư đoàn mới, đó là giới hạn có thể thực hiện được của một sự can thiệp Mỹ...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2022, 07:14:06 pm

LỖI TẠI AI? 1


JULES ROY

Trước hết, tại chất lượng cao của những đối thủ trước mặt ta, những chiến binh hăng hái? Có thể là như vậy. Các vị tướng trong quân đội họ, không có gì phân biệt các vị ấy với lính thường, nếu không phải là tuổi tác và màu chiếc ngôi sao đính ở mép cổ áo. Quân phục của họ cũng được may bằng cùng thứ vải; họ đi cùng một loại giày thô ấy, chiếc mũ cối không phân biệt tý nào giữa người nọ với người kia, và các vị đại tá cũng lội bộ như binh nhì. Họ sống bằng gạo mà họ mang theo, bằng khoai củ đào được trong rừng, bằng cá họ câu được và uống nước từ các dòng suối. Không có những cô thư ký xinh đẹp, không có khẩu phần đặc biệt, không có xe ôtô, không cờ hiệu phấp phới trong gió, nhưng, quỷ thần ơi, lại có chiến thắng! Tôi xin phép được thưa với các vị tướng cao cấp của quân đội có trách nhiệm bảo vệ phương Tây: Một ngày nào đó, nếu các vị phải tự vệ chống lại họ, xin đừng trông cậy vào các nguyên tắc chiến lược hay tên lửa của các vị như Nava từng trông cậy ở pháo binh.

Sau đó, là tại các vị chỉ huy cao cấp của ta xoàng quá. Ở khoảng cách xa căn cứ của mình gấp đôi, họ lại hy vọng tái diễn kinh nghiệm chưa hoàn chỉnh của Nà Sản. Lỗi tại sự nông nổi đã khiến họ coi kẻ thù chỉ là tên ngu xuẩn, lỗi tại sự ganh tỵ đã làm họ xâu xé nhau, lỗi tại sự yếu kém của một quân đội trong đó người ta luôn luôn chỉ định người chỉ huy căn cứ vào thâm niên. Lỗi tại sự tự mãn của các vị chỉ huy, sự không hiểu biết gì về kẻ địch, tại nhận định quá dễ dãi của họ về quân đội mình và phương tiện của mình. Cái đó gọi là sự tự cao tự đại. Ôi, đâu rồi những vị tướng của nước cộng hoà đã hy sinh trước quân thù năm 29 tuổi. Ôi, chỉ còn một đám ông già lố bịch, má hóp nhăn nheo, buổi sáng còn ho khạc đờm và buổi tối, đứng lên nặng nhọc sau bữa tiệc chiêu đãi của các vị cao uỷ!

Chỉ huy ở Đông Dương, có nghĩa là có những ngôi biệt thự đồ sộ, có xe hơi, đàn bà, là tiếp khách và dùng mánh khoé, thủ đoạn. Chiến tranh kèm theo cả một gánh xiếc gồm những văn phòng, lều trại, tủ lạnh, gồm các ban tham mưu và bộ máy tổ chức để ban tham mưu ấy hoạt động được, đứng ngồi, ăn uống, ngủ nghê thoải mái, tiện nghi. Có bao nhiêu sư đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng và trung đoàn trưởng từng chia sẻ lao khổ với lính của mình, sống như lính, đi bộ. Có nhiều tiểu đoàn trưởng lê dương đi chiến đấu còn mang theo tên culi khuân thùng rượu để chất cay làm anh ta gan dạ thêm đôi chút? Bất chấp hàng tấn bom rải xuống các trục lộ giao thông, con đường tiếp đạn cho quân đội nhân dân không bao giờ bị cắt. Không phải viện trợ bên ngoài đã đánh bại tướng Nava, mà chính là những chiếc xe đạp Pơgiô, thồ 200 - 300 kg hàng và đẩy bằng sức người, những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm nilông. Cái đã đánh bại tướng Nava, không phải là phương tiện, mà là sự thông minh và ý chí của đối phương.

Các vị chỉ huy cao cấp đã ngây thơ đến đáng sợ làm sao! Làm sao Nava lại có thể quên rằng chính ông ta, vào ngày 3-12, đã quyết định đánh nhau ở Điện Biên Phủ, trước sự ngạc nhiên của mọi người? Sao ông ta có thể đổ thừa nguyên nhân thảm bại là do một cách đánh bất thường của ông Giáp, vì ông Giáp phát động tấn công trước ngày dự kiến. Ai bắt Nava phải lập luận trên cơ sở giả thiết là địch không thay đổi gì trong phương pháp và phương tiện của mình và ông Giáp sẽ không làm rối loạn kế hoạch của một sĩ quan cấp tướng tốt nghiệp Học viện Quân sự cao cấp? Ai buộc ông ta phải chui đầu vào cái căn cứ phòng thủ ấy, nơi mà thậm chí hố xí trong lùm cây của binh lính cũng không bảo vệ nổi? Ai làm ông ta tưởng mình có thể ngăn các đại đoàn địch tràn sang Lào trong khi chỉ cần một đại đoàn duy nhất địch cũng đủ quét sạch những toán quân rải rác mà ông đã án ngữ trên đường đi Luông Prabăng.

Có thể hiểu vì sao Nava không tự nhận tội đã nhận định sai lầm. Những sai lầm ấy hiển nhiên đến nỗi ông không cần phải công khai hối lỗi. Không phải tin khai mạc Hội nghị Giơnevơ đã làm ông Giáp quyết định tấn công Điện Biên Phủ, mà chính là Lệnh tổng động viên của ông Giáp ngày 6-12-1953. Cũng thật quá dễ khi Nava cho rằng hậu quả của thảm bại tùy thuộc cách mà nước Pháp chịu đựng thảm bại ấy. Nava sẽ là người duy nhất cùng với Đại tá Béctây (Berteil), cố vấn của ông về chiến lược, tiếp tục mù quáng đến cùng. Không ai yêu cầu ông chấp nhận nguy cơ đến mức đó trong lúc, trong kế hoạch của mình, chính ông đã cam kết tránh những nguy cơ ấy. Không ai áp đặt cho ông nhiệm vụ bảo vệ Lào. Mọi người đã lưu ý ông về sự mong manh của lực lượng viễn chinh, trong đó binh lính có đến 17 quốc tịch khác nhau nên không thể đoàn kết thành một khối. Ông còn thuyết phục được ai rằng sẽ giáng cho Việt Minh một đòn rất nặng, trong khi cuộc hành quân Átlăng đã làm lãng phí lực lượng dự bị và Điện Biên Phủ đang sụp đổ trước cặp mắt kinh hoàng của phương Tây? Ai còn dám tin ở sự lạc quan của ông và gửi cho ông những phương tiện mà ông yêu cầu để mở rộng một cuộc chiến tranh mà ông đã không biết cách tiến hành?

Và tất cả mọi điều ấy, Nava không có ý thức, hay giả vờ không ý thức. Đối với Nava, tiểu đoàn nào cũng có giá trị như nhau. Ông đã chơi bằng những ý tưởng đúng. Nhưng những quân cờ sai. Dựa trên những nguyên tắc hợp lý, ông đã liên tiếp phạm sai lầm. Muốn một trận đánh để ngỏ, ông đã để người ta khép chặt vòng vây. Khước từ giao chiến với lực lượng cơ động chiến lược của địch, rốt cuộc ông lại khiêu khích nó và không hiểu rằng ông đã ném vào một ván cờ may rủi vận mệnh của toàn bộ cuộc chiến tranh; là người quen làm việc ở văn phòng và quen công tác tình báo, ông lại luôn luôn nghi ngờ những thông tin mà ông có được, đứng trước thảm bại, ông lại phủ nhận tầm quan trọng của nó và đổ nguyên nhân thất bại tại những lý do bên ngoài chứ không nhận là do lầm lẫn của ông; cuối cùng, không có năng lực dùng người, ông đã dùng sai những người ông có. Nhưng, ai đã chỉ định ông trong số tất cả các sĩ quan cấp tướng? Một Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và một Tổng thống nước Cộng hoà? Ai đã có bao giờ chối bỏ ông (tỏ ý bất tín nhiệm ông - N.D)? Một đại tá không quân, và cấp dưới trực tiếp của ông, con bò rừng Cônhi giận dữ dùng móng chân cào mãi cái đồng bằng của mình. Còn trong Chính phủ, không ai dám. Trong nội bộ lực lượng viễn chinh, không ai nói sự thật với ai. Nava đã xúc phạm Cônhi, Cônhi đã trả thù Nava, Đờ Cátxtơri đã nói dối các phóng viên, ông Đờ Giăng đã nói dối các bộ trưởng, các bộ trưởng nói dối Quốc hội và nói dối Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng! Máu đã chảy và nhân dân Pháp đã im lặng. Như vậy, ta sắp nghiền nát quân Anh, nếu chúng dám xuất hiện, người ta đề nghị gửi gà cho chúng ăn và ngựa để giúp chúng chiến đấu. Đến giờ của sự thật, xác chết của đội kỵ sĩ Pháp chất đống có chỗ cao đến 6 bộ2, đội kỵ sĩ ấy không nhận người ngoài giới quý tộc trong hàng ngũ của mình. Ít ra, lúc đó, quân đội Pháp còn có lý do giảm khinh: Vua của họ điên! Năm 1954, sau khi Grôuyn được thả về, Nava có hỏi chuyện ông và bỗng kêu lên với vẻ tức tối: "Như vậy là mọi người đều đã phản bội tôi!". Ngược lại, Cônhi khóc, Xalăng cũng khóc, chính ông đã sinh ra Điện Biên Phủ.
________________________________________________
1. Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp, Bùi Trân Phượng dịch, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr. 607-612.
2. Một bộ (pied) là 0,3248 m, tức hơn 30 cm (N.D).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:02:08 pm

TÁC ĐỘNG TO LỚN CỦA CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ1


Điện Biên Phủ không còn nữa

Trong Thông điệp gửi người Pháp ở Đông Dương, ngày 8-5-1954, Đờ Giăng (De Jean) - Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, viết:

"... Ngày kỷ niệm chiến thắng hôm nav (ngày 8-5 là ngày phát xít Đức bị tiêu diệt - N.D) đối với ta là một ngày đau đớn. Bị đè bẹp về quân số và về pháo binh, Điện Biên Phủ không còn nữa. Không việc gì mà ta phải giấu giếm cái đòn ta đã chịu. Dù rằng, đối phương có số quân gấp bốn chúng ta; dù rằng cuộc kháng cự ở Điện Biên Phủ đã cứu được Luông Prabăng và có lẽ cả Hà Nội thì sự thất thủ của Điện Biên Phủ cũng vẫn là một thất bại".


Cuộc tiến công ồ ạt được chờ đợi vào ngày 15-6

Trong bài đăng trên báo Nước Pháp buổi chiều (France - Soir) ngày 29-5-1954, Luyxiêng Bôda (Lucien Bodard) viết:

"Hà Nội, ngày 28-5 (tin điện):

- Các đại đoàn Việt Minh đã tham chiến ở Điện Biên Phủ gần như đã sắp về đến khu vực trú quân và huấn luyện thông thường của họ ở cửa ngõ vùng đồng bằng Bắc Bộ, án ngữ vùng Yên Bái - Tuyên Quang. Trong khi chờ đợi một khối lượng lớn vật liệu chiến tranh và nhiều tiểu đoàn bộ đội địa phương của vùng đồng bằng đã đến khu vực ấy, những vật liệu và đơn vị bộ đội địa phương ấy phải bổ sung và trang bị lại càng nhanh càng tốt các đại đoàn chính quy ngay khi họ về đến đây.

Bộ Chỉ huy Việt Minh đã cố gắng tối đa để các đại đoàn Điện Biên Phủ có thể sẵn sàng tiến công đồng bằng vào khoảng ngày 15-6. Như vậy, hẳn là phải chờ đợi một cuộc tấn công mạnh mẽ và nguy hiểm. Tuy nhiên, Đông Dương trước sự đe doạ đang tới gần, cũng đang ở trong một tình hình tương tự như sau khi mất Điện Biên Phủ. Giơnevơ đã không đưa lại đình chiến và hoà bình; nước Pháp đã không đưa những lực lượng tăng viện thực quan trọng về người và vật liệu chiến tranh. Vậy là, với các phương tiện hiện có, Bộ Chỉ huy phải chống trả cuộc tiến công của đối phương trong tháng 6. Vì người ta phán đoán rằng, kế hoạch của Việt Minh tiến công vùng ven đồng bằng, đồng thời ở cả năm hoặc sáu vị trí then chốt như Phủ Lý, Nam Định, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Việt Trì, v.v… Cùng thời gian đó, lực lượng Việt Minh ở nội địa phát động rộng khắp chiến tranh du kích, tìm cách phá vỡ đồng bằng, tiêu diệt lực lượng đối phương ở bên trong và cả ở vùng ven đồng bằng.

... Ngày nay, những điều kiện tâm lý đã bị đảo ngược ở miền Bắc Việt Nam. Người ta còn chưa biết rõ chiến thắng Điện Biên Phủ đã ảnh hưởng tới mức độ nào đối với những người đã có thái độ lưỡng lự giữa hai bên, nhưng khá nhiều phần tử Việt Nam mà trước kia ta cho là có thể tin cậy được thì nay không còn nữa. Do đó, tính thận trọng sơ đẳng đã buộc ta phải giảm bớt những mối nguy cơ và thu hẹp diện bố trí phòng ngự lại, bằng cách bỏ bớt đi những điều quá lộ liễu và dễ bị tiêu diệt, để có thể chống đỡ có hiệu quả.

Cho đến lúc chúng tôi viết những dòng này, người ta còn chưa biết hay gần như chưa biết gì về những quyết định quân sự của các tướng soái Êly, Xalăng và Pêlixiê trong quá trình làm nhiệm vụ ở Đông Dương.

Tuy nhiên, người ta có thể dự đoán rằng những quyết định đưa ra để bình định xứ sở này và để đuổi Việt Minh ra khỏi những cánh đồng màu mỡ đã cung cấp số thóc gạo cần thiết cho họ (những quyết định đó) sẽ bị đình hoãn hay thực hiện cầm chừng, rằng người ta đành thoả mãn với việc cố giữ thế mạnh, trong khi mong rằng Giơnevơ sẽ không phải là một Bàn Môn Điếm mới".
________________________________________________
1. Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia, do Mạc Văn Trọng, Nguyễn Đăng Vinh, Hoàng Thế Dũng sưu tầm và tuyển chọn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 138 - 175.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:02:53 pm

Khoảng ba tuần nữa, Việt Minh có thể đưa quân tràn về đồng bằng, cần bố trí gấp một phòng tuyến để cố thủ

Trong bài đăng trên báo Rạng Đông (L'Aurore) ngày 22 và 23-5-1954, Pie Buốcgiê (Pierre Bourget) viết:

"... Sau khi loại khỏi vòng chiến đấu 1/10 quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh quân đội Việt Minh sắp đánh lớn vùng đồng bằng sông Hồng, dinh luỹ cuối cùng của Pháp tại Bắc Việt Nam.

Thế trận sẽ diễn ra như thế nào? Việc gì sẽ xảy ra, mục tiêu của tướng Giáp là gì? Họ có những phương tiện gì? Liên quân Pháp - Việt (bù nhìn) sẽ đối phó ra sao?

Đó là những vấn đề cần giải đáp ngay từ bây giờ trước khi các tướng Êly, Xalăng, Pêlixiê hiện đang có mặt ở Đông Dương để cùng với hai tướng Nava và Cônhi xây dựng phòng tuyến, đối phó với Việt Minh...

Tin tức tình báo vạch rõ, mục tiêu chính hiện nay của tướng Giáp là tiêu diệt liên quân Pháp - Việt ở đồng bằng. Những cuộc chuyển quân mà máy bay quan sát được và những mệnh lệnh của Việt Minh mà ta thu lượm được, chứng tỏ mục tiêu số một của họ là chiếm Hà Nội và Hải Phòng, cũng không loại trừ hướng thứ hai của họ là đánh chiếm Thủ đô Lào, Luông Prabăng nhằm mục đích chính trị là tác động mạnh tới diễn biến của Hội nghị Giơnevơ. Hướng Luông Prabăng sẽ buộc Bộ Chỉ huy Pháp trả giá đắt là phải phân tán lực lượng sang Lào, tức là làm suy yếu lực lượng ở đồng bằng hoặc ở những điểm khác tại Đông Dương.

Do đó, có người cho rằng, không nên phân tán binh lực vốn đã giảm sút ở Đông Dương để đối phó với cuộc tấn công của Việt Minh ở Lào. Nhưng chúng ta đã cam kết với Lào, sau Hiệp nghị cứu trợ, đã ký kết ngày 23-10-1953, giữa Vua Lào Sisavang và Tổng thống Pháp Vanhxăng Ôriôn, nếu sự cam kết với Lào là gánh nặng cho quân lực, ta không nên quên rằng đồng bằng là chiến trường quyết định.

... Kế hoạch của tướng Giáp đơn giản như sau: đánh quấy rối các đồn bốt tiến tới lần lượt bao vây chúng ta, buộc ta phải tập trung phòng ngự vào những cứ điểm quan trọng hơn. Nói một cách khác, ông Giáp mưu toan thực hiện một loạt trận "Điện Biên Phủ nhỏ", làm tê liệt lực lượng của ta và dần dần lực lượng đó bị hao mòn trong một cuộc chiến tranh không có một quy tắc nào cả. Đến lúc ta chỉ còn vài điểm tập trung quân lớn, khi ấy có nguy cơ sẽ xảy ra bởi những cuộc đào tẩu trong hàng ngũ quân Việt (nguỵ). Đồng thời, với cuộc "nổi dậy" của Việt Minh tại Hà Nội, mà ở đó, đã có hai trung đoàn Việt Minh trá hình đang chờ lệnh để chuyển sang công kích các tiểu đoàn ở các cứ điểm lớn, và như vậy, các cứ điểm lớn của ta có nguy cơ bị tràn ngập quân Việt Minh - vì họ có uy thế lớn về quân số.

Chiến dịch có thể diễn ra rất nhanh qua hai giai đoạn: Giam chân lực lượng ta trong những hoạt động nhỏ rồi họ đánh, tiêu diệt lực lượng ta từng khối lớn.

Cuộc phản kích của chúng ta ra sao?

Với phương án bảo vệ toàn bộ đồng bằng, chúng ta cần phải viện binh khoảng 60.000 quân để giữ đồng bằng. Nhưng ít có khả năng trong vòng sáu tuần lễ nữa có một đội quân tiếp viện để sẵn sàng chiến đấu được.

Để tránh bị rơi vào bẫy của Việt Minh, chúng ta có thể tiến hành phương án gọi là "tập hợp lại lực lượng của chúng ta ở đồng bằng". Phương án đó đã được các tướng Êly, Xalăng, Pêlixiê và Nava đang nghiên cứu ở Sài Gòn...

... Đó là những dự kiến thuần tuý quân sự của vấn đề đồng bằng. Tất nhiên, chúng cũng có thể thay đổi từng giờ được. Vì tướng Giáp hiện nay do đã giành được quyền chủ động chiến dịch, sẽ chỉ sử dụng các tiểu đoàn của ông tuỳ theo sự tiến triển của Hội nghị Giơnevơ. Ngược lại, mọi cuộc tấn công về quân sự sẽ đi trước một sáng kiến về ngoại giao tại Giơnevơ.

Rất tiếc rằng, về phía ta, chính sách về Đông Dương thi hành từ nhiều năm nay đã dẫn đến thất bại quân sự mà mọi người đang biết...".


Đương đầu với 100.000 quân Việt Minh, có khoảng 130.000 binh lính Pháp - Việt, nhưng các đại đoàn phiến loạn ở Điện Biên Phủ trở về có làm đảo lộn tất cả?

Trong bài đăng trên Tạp chí Paris Presse, số ra ngày 26-5-1954, Rơnê Men (René Maine) viết:

"... Bất chấp sự có mặt của chúng ta, Việt Minh dần dần đã đi đến chỗ biến vùng đồng bằng thành căn cứ quân sự và chính trị quan trọng của họ, bằng cách xâm nhập và bằng hoạt động ngay từ bên trong. Chính vì thế mà không những Việt Minh đã đưa vào đồng bằng cả một đại đoàn hoàn chỉnh (Đại đoàn 320) còn đưa thêm hay tuyển mộ ít nhất sáu trung đoàn chính quy, cùng với một số lớn đơn vị du kích. Trong mức độ chúng ta nắm được, tổng số các lực lượng khác nhau hiện nay lên tới khoảng 100.000 người, gồm 30.000 quân chính quy, 70.000 quân địa phương và du kích.

Để đương đầu với đạo quân nửa công khai, nửa bí mật, sinh sống hoàn toàn tại chỗ với các kho lương thực, vũ khí, các bệnh viện và các cơ quan tuyên truyền của họ, các lực lượng Pháp - Việt bố trí 100 tiểu đoàn (50 tiểu đoàn quân đội Liên hiệp Pháp và 50 tiểu đoàn lính Việt Nam), nghĩa là nói chung gồm 50.000 người, cộng với khoảng 50.000 đến 70.000 lính Páctiđăng, tổ chức thành các đội tự vệ, nghĩa là một tổng số quân từ 130.000 đến 150.000 người...

... Trong những điều kiện đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Việt Minh đã làm "ruỗng nát" vùng đồng bằng tới mức họ kiểm soát được 2/3 số làng mạc, trong khi chúng ta chỉ bảo vệ có hiệu quả được độ 1.000 hay 1.500 làng...

... Trong khi ở phía bắc tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Sơn Tây và ở phía tây tuyến Hà Nội - Phủ Lý, tình hình còn tương đối sáng sủa, thì trái lại, chính vùng trung tâm của đồng bằng đã hầu như hoàn toàn "ruỗng nát", do địa hình đồng lầy cực kỳ thuận lợi cho việc phục kích của Việt Minh. Hơn nữa, chính xuất phát từ vùng trung tâm này, Việt Minh hiện đang tiến hành những hoạt động quân sự quan trọng nhất. Trong khi họ ra sức cắt đứt con đường nối liền Hà Nội với Hải Phòng càng nhiều càng tốt bằng những trận phục kích, đồng thời họ lại cố bao vây nhổ các đồn bốt chính mà chúng ta còn đang đóng giữ ở Ninh Giang, Thái Bình và nhất là ở Phủ Lý, một cái chốt thực sự trên trục đường Hà Nội - Nam Định, mở đường cho các đơn vị phiến loạn thâm nhập vào vùng đồng bằng...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:03:34 pm

Người ta sẽ không bảo vệ Hà Nội bằng cách dựng lên nhiều Điện Biên Phủ

Trong bài đăng trên báo Ngã tư đường, số ra ngày 26-5-1954, Êchiên Ôtơriơ (Etienne Autherieu) viết:

"... Điện Biên Phủ thất thủ rồi, bây giờ hình như có thể xác định rằng, Việt Minh sẽ tiến công vào đồng bằng sông Hồng. Vậy là các đội quân của tướng Giáp sẽ đi ngược lại con đường chừng 350 km ngăn cách Điện Biên Phủ với Hà Nội và chiếm lại hệ thống quân sự dự bị mà họ đã chiếm hồi tháng 10 vừa qua. Chỉ khác một điều là với những thiệt hại về người và thiết bị, dọc đường hành quân và ở ngay trong lòng chảo đẫm máu. Ngược lại, kẻ chiến thắng sẽ củng cố vị trí của mình trong lòng dân chúng vốn thù địch với chúng ta. Họ lại tìm thấy nhân lực mà họ đang thiếu. Trung Quốc sẽ giúp họ một cách không tính toán về vật liệu chiến tranh và "cố vấn kỹ thuật" và gió mùa đều gây khó khăn cho cả hai bên...

... Việt Minh với một ý chí kiên nhẫn không mệt mỏi đã đưa những phương tiện tràn ngập vào đồng bằng.

Đầu mùa khô, vào tháng 10 năm ngoái, Việt Minh đã tập trung quanh đồng bằng năm đại đoàn chính quy, Đại đoàn 308 và 312 ở phía bắc, giữa Lạng Sơn và Tuyên Quang, các Đại đoàn 304, 316 và 320 ở phía nam, giữa Thanh Hoá và Hoà Bình, toàn bộ đạo quân chủ lực được tăng cường một Đại đoàn công - pháo 351.

Ngoài ra, còn thêm năm trung đoàn quân chính quy mang các phiên hiệu 42, 46, 50, 238 và 246, với thành phần và trang bị vũ khí giống như những trung đoàn của các đại đoàn đã "công tác" ở đồng bằng.

Các đơn vị trên còn được hỗ trợ bởi khoảng 12 tiểu đoàn địa phương, tận dụng được các địa hình, địa vật và tài nguyên, phương tiện tại chỗ, cộng thêm hơn một trăm đại đội huyện, tuy trang bị kém hơn, nhưng rất tích cực hoạt động.

Để hoàn thành việc làm "mục ruỗng" đồng bằng, phải kể thêm một lực lượng du kích đông khoảng 50.000 người sẵn sàng để lấp khoảng trống và cung cấp nhân lực mọi mặt và sau cùng là làm bất cứ việc gì từ ám sát đến thu thóc gạo.

"Mục ruỗng" là một từ thích hợp tuyệt vời. Khi bay trên đồng bằng người ta mới sửng sốt sao lại có thể sống và chiến đấu trên cái bọt biển này được. Người ta chỉ thấy một cái mạng nhện vô tận những đê điều chạy xa tít mù tắp, mà các điểm giao nhau là các làng mạc. Tất cả tính có đến hơn 5.000 làng. Khắp xung quanh là ruộng, 50% dân cư rõ ràng theo Việt Minh, 20 đến 25% đã được bình định hay ngả theo ta, 25% còn lại, trước Điện Biên Phủ được liệt vào hạng chờ thời. Nay thật là phiêu lưu nếu cho rằng tất cả bọn họ vẫn giữ thái độ như vậy.

Xương sống tạm vững chắc hình thành nòng cốt của vùng bùn lầy độc hại này là con đường sắt chạy song đôi với con đường bộ từ Hải Phòng lên Hà Nội.

Ngay từ khi mới tới Đông Dương. Thống chế Đờ Lát với cái nhìn nhạy bén là đặc điểm của ông ta, đã nhận ra điều chủ yếu. Ẩn số lớn nhất của cuộc chiến tranh này là viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh. Để sẵn sàng chống lại việc đó, ông liền quyết định thành lập hệ thống lô cốt phòng thủ ở đồng bằng... Nhằm đủ lực để chống lại ở khắp mọi nơi, tiến công vào tháng 6, thì trong điều kiện hiện nay, vẫn không có vấn đề chống lại họ vào tháng 10. Bởi vì vào mùa Thu, một cuộc tiến công vào đồng bằng sẽ không được thực hiện theo kiểu Việt Minh mà theo kiểu Triều Tiên. Vào mùa Thu, Việt Minh sẽ có máy bay phản lực, các trung đoàn xe tăng và các trung đoàn pháo binh. Mọi người đều biết rằng, các phi công, pháo thủ, lái xe tăng kết thúc việc huấn luyện ở Trung Quốc. Ngay như nếu qua được đầu tháng 6, thì cần phải tiến hành ngay từ bây giờ, hiện đại hoá và thay đổi hoàn toàn quân đội viễn chinh để chống lại vào mùa Thu mới...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:04:10 pm

Đông Dương: tình thế không một chút hy vọng

Báo Rivarôn (Rivarol), số ra ngày 8-7-1954, viết:

"... Trên quy mô quốc tế, các sự kiện diễn ra rất dồn dập. Nhưng cuộc thương lượng của Măngđét (Mendès) đã đưa nước Pháp vào con đường từ bỏ nhiều vùng đất đai và đồng ruộng Bắc Bộ sẽ nuốt chửng đội quân viễn chinh của nước chúng ta.

Điều đó, không còn nghi ngờ gì nữa, Hà Nội bị bao vây và các nhà chức trách quân sự Pháp - Mỹ cấp cao nhất đều cho rằng thành phố này sụp đổ đến nơi; điều đó hiển nhiên dẫn tới việc quân Pháp rút bỏ vùng đồng bằng và toàn bộ miền Bắc xứ Đông Dương.

Đối với chúng ta, tình hình đó còn đẻ ra một vấn đề khác nữa, đó là việc triệt thoái quân đội và việc di tản còn khó khăn hơn nhiều. 300.000 người không phải cộng sản sẽ bị hãm vào trong cái bãy chuột đó. Cần phải có hạm đội gồm 300 tàu chở hàng để giải quyết việc này. Tình hình thật là tồi tệ.

Kế từ tuần trước, tám đại đoàn chính quy Việt Minh tập trung ở nhiều địa điểm khác nhau trên vành đai đã được củng cố và bao quanh đồng bằng. Bộ Chỉ huy Pháp lo lắng chờ đợi viện binh từ nước Đức và Bắc Phi sang. Họ nghĩ là có thể đối phó với đợt tấn công của cộng sản đã có dấu hiệu rõ rệt.

Tình thế hôm trước cuộc giao chiến bảo vệ Hà Nội:

Tướng Giáp đã dự kiến bố trí hai đại đoàn bộ binh và một đại đoàn pháo binh ở mặt trận Hà Nội. Ở phía nam, hai đại đoàn khác đã sẵn sàng tại chỗ. Ba đại đoàn nữa đã thâm nhập vào bên trong đồng bằng. Người ta ước lượng cộng sản có thể sử dụng 110.000 quân chính quy và 200.000 địa phương quân du kích cho cuộc hành binh sắp tới. Đó là những kẻ từ nhiều tháng nay đã làm mục ruỗng vùng đồng bằng, những kẻ đã chiếm đóng 3.000 làng trong số 6.500 làng rải rác khắp đồng bằng.

Cần phải nói rõ thêm, chúng ta thực ra chi kiểm soát được 1.200 làng, còn 2.000 làng còn lại thì không vững chắc.

Tướng Cônhi chỉ có thể đem một đội quân ít hơn để đối phó với tướng Giáp, 27% là lính Bắc Phi và lê dương, 63% là lính Việt Nam mà ta không thể tin cậy được.

Quả thật, ưu thế về vũ khí nặng của quân Pháp là không thể phủ nhận được và không quân Pháp cho đến nay vẫn hoàn toàn làm chủ bầu trời. Tướng Cônhi đã tổ chức quân đội của ông ta thành chín binh đoàn cơ động, ba đơn vị thiết giáp yểm trợ và một đội dự bị lính dù. Các đơn vị người Việt phần lớn dành vào việc đóng giữ những cứ điểm cố định của hệ thống phòng thủ.

Quân đội cộng sản thì cơ động và nắm quyền chủ động về chiến dịch. Bất kỳ lúc nào, họ cũng có thể chọn điểm tấn công với tất cả lực lượng tập trung. Tinh thần quân đội họ cao. Đó là tinh thần của kẻ chiến thắng. Họ chiếm giữ gần 2/3 vùng đồng bằng vào ban ngày và kiểm soát toàn bộ đồng bằng vào ban đêm. Mặt khác, cũng cần phải nói rằng, trừ ở các thành phố, số người chống cộng sản tị nạn chiếm tỷ lệ cao, dân chúng có cảm tình với Cụ Hồ Chí Minh hoặc tốt nhất là giữ trung lập. Dân chúng thì sẵn sàng rời bỏ nơi mình ở. Trong tình hình ấy, các đơn vị quân đội Pháp đã để cho đối phương điều động và chỉ phản kích lại được khi có dịp. Tinh thần quân Pháp thì dao động mạnh, tinh thần quân Việt sát cánh với họ đã suy sụp từ lâu, vì họ cho là Việt Minh chắc chắn sẽ chiến thắng.

Có lẽ, chúng ta còn có thể trông cậy vào những trận mưa sẽ biến đồng bằng thành những đầm lầy và làm mất lợi thế của Việt Minh. Tướng Cônhi tập hợp quân lại sau một mạng lưới nhằng nhịt những sông ngòi và kênh mương. Ông rút ngắn trận tuyến lại hơn 200 km và muốn để cho quân Việt bảo vệ các điểm cố định ở bên ngoài tuyến chu vi được củng cố. Như thế, quả là liều lĩnh! Chiến lược của ông ta rút cục chỉ có thể và trong những điều kiện như vậy, ông ta chắc rằng sẽ giữ được cho đến khi có viện binh.

Tướng Giáp sẽ chỉ thực sự tham chiến khi nào ông nắm chắc thắng lợi, ông còn ba tuần lễ để mở cuộc tấn công. Trong khi chờ đợi, ông làm tiêu hao quân Pháp phòng thủ cứ điểm Phủ Lý ở cách Hà Nội 60 km về phía nam.

Ngay bây giờ, Việt Minh có thể cắt đứt Hà Nội với vùng biển Hải Phòng và ép Cônhi vào trong những đồn lũy cuối cùng. Trạng thái yên tĩnh bao phủ đồng bằng hình như là trạng thái yên tĩnh của một cơn hôn mê".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:05:38 pm

Lúc này lối thoát duy nhất là phòng thủ

Pôn Êly, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp đã trả lời trên báo Rạng Đông (L'Aurore), số ra ngày 8 và 9-5-1954 như sau:

“... Do sự sụp đổ của Điện Biên Phủ, việc bảo vệ Hà Nội trở nên không vững chắc... Phải lập một bản kết toán những phương tiện quân sự của chúng ta gọi là có thể bảo vệ được và nhất là quy định những phần của Đông Dương mà chúng ta gọi là có thể bảo vệ được với những phương tiện hiện đại. Hoặc giả, nếu chúng ta muốn bảo vệ toàn bộ Đông Dương thì chúng ta phải gửi ngay ba hay bốn sư đoàn. Những sư đoàn này chỉ có thể lấy ở chính quốc... Điều phải chọn: hoặc chỉ bảo vệ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, hoặc là bảo vệ Nam Trung Bộ, Nam Bộ và toàn bộ miền đồng bằng. Trong trường hợp thứ nhất, chúng ta buộc phải bỏ Hà Nội, Hải Phòng và tập trung các lực lượng hiện có của chúng ta vào miền Nam Trung Bộ, và Nam Bộ. Trong trường hợp thứ hai, phải cầu cứu đến chính quốc. Lúc này, lối thoát duy nhất là phòng ngự. Bởi vì chúng ta sẽ không thể tấn công được tướng Võ Nguyên Giáp, trừ phi có được viện binh vào khoảng tám hoặc chín sư đoàn. Đó là một điều ảo tường hiện nay".


Nước Mỹ đã bị xúc động sâu sắc bởi tấn thảm kịch ở Điện Biên Phủ

Báo Nước Pháp buổi chiều (France - Soir), ngày 10-5-1954, viết:

"... Nước Mỹ đã bị xúc động sâu sắc bởi tấn thảm kịch ở Điện Biên Phủ. Những câu nói cuối cùng của tướng Đờ Cátxtơri: "Họ chỉ còn ở cách vài thước. Họ đã xâm nhập khắp nơi...", truyền từ người này đến người khác như một vệt thuốc súng trong góc buồng giấy, trong các cửa hàng, trong các câu chuyện, trong các phòng khách, người ta ngừng làm việc để đọc những bản tin đăng trên trang nhất các báo. Phiên họp để nghe trình bày bản điều tra về chủ nghĩa Mác Cácty (Mc Carthy) đã phải hoãn một lúc và chính thượng nghị chống cộng đã phải ngừng nói để người ta thông báo tình hình và sau khi nghe tin, cả phòng họp đều im lặng. Báo chí Mỹ cho rằng đây là một Corêgiđo (Corrégidor) mới, một Tôbrúc (Tobrouk) mới, một Bíc Hakim (Bir Hakim) mới"1.


Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ họp phiên đặc biệt về vấn đề Việt Nam và Đông Dương

Báo Rạng Đông (L'Aurore), số ra ngày 10-5-1954, viết:

"Sáng hôm qua, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đã họp phiên đặc biệt dưới sự chủ toạ của Tổng thống Aixenhao, ông Đalét và các nhà chỉ huy quân sự đều có mặt. Cuộc họp đã kéo dài trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Việc trước tiên cần làm là xây dựng một hành động ngoại giao và chính trị được chuẩn bị chu đáo.

Một mặt, người ta hoàn thành những cuộc đàm phán giữa các Bộ Tham mưu của Mỹ, Pháp, ba nước thuộc khối Liên hiệp Anh (Anh, Ôxtrâylia và Niu Dilân) và có lẽ cả những nước hội viên ở châu Á của khối Thái Bình Dương tương lai. Những cuộc đàm phán đó nhằm định ra những điều kiện của việc quốc tế hoá cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Một mặt khác, cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia cũng đã chỉ rõ là hành động ngoại giao phải nhằm vào những điểm sau đây:

1. Xác định rõ ràng những nước nào sẵn sàng tham gia hành động chung để bảo vệ Đông Nam Á và nhất là biết rõ thái độ của các hội viên trong khối Liên hiệp Anh cho đến nay vẫn tỏ ra hết sức dè dặt.

2. Vạch rõ những điều cam kết quân sự mà mỗi hội viên của hệ thống phòng thủ chung tương lai phải đảm nhiệm nhằm phục vụ hành động chung.

3. Việc gửi lục quân sang Đông Dương hình như không thể tránh khỏi được nếu như cuộc chiến tranh ở đó mang tính chất cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, như trường hợp đã xảy ra từ khi bắt đầu trận đánh Điện Biên Phủ...".
_____________________________________________________
1. Corêgiđo là pháo đài cuối cùng của Mỹ ở Philíppin rơi vào tay Nhật năm 1942 trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Tôbrúc và Bíc Hakim là những trận thua lớn của Anh trước quân đội phát xít Đức ở Libi năm 1942.



Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:07:11 pm

Thủ tướng Lanien mặc y phục màu đen, mặt co rúm vì xúc động, bước lên diễn đàn Quốc hội báo tin: Điện Biên Phủ thất thủ

Báo Rạng Đông (L'Aurore), ngày 8-9-1954, đưa tin:

"... Ngày 7-5-1954, 16 giờ 45 phút (theo giờ Pháp, chậm hơn giờ Việt Nam bảy tiếng - N.D), khi ông Lanien, lên diễn đàn ở điện Buốcbông (Bourbon), người ta đã biết ông ta sẽ nói gì. Cái tin buồn đến Pari hồi 13 giờ 12 phút bằng một bức điện ngắn ngủi ba dòng đã lan nhanh như một vệt thuốc súng...

Mặc quần áo đen, nét mặt co rúm vì xúc động, ông Lanien nặng nề bước lên các bậc của diễn đàn. Tất cả các nghị sĩ đều đứng dậy trong một sự im lặng nặng nề. Chỉ riêng có 15 nghị sĩ cộng sản và ông Đờ Sambơroong (De Chambrun) vẫn ngồi yên...

Lanien bắt đầu bằng giọng đứt quãng: "Chính phủ vừa được tin tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã thất thủ sau 20 giờ chiến đấu gay go liên tục". Lanien nói chậm rãi trong không khí của hội trường rộng rãi âm vang, người ta nghe tiếng nói của Lanien như tiếng khóc nức nở của một thiếu phụ ở chốn xa xăm nào đó".



Điện Biên Phủ - Giơnevơ, giữa hai tên đó là một trong những bước ngoặt bi thảm nhất của đời sống dân tộc chúng ta

Trong cuốn Tấn thảm kịch Đông Dương (Le drame Indochinois), Nxb. Plông (Plon), Pari, 1957, tr.1. Giôdép Lanien viết:

"Trong lịch sử của mỗi dân tộc đều mang những sự kiện có tính chất quyết định. Những tên gắn liền với chúng, cả những ngày tháng cũng thế, chứa đựng một ý nghĩa vượt quá bản thân các sự kiện đó. Sáng sủa hay đen tối, trước mắt mọi người, những sự kiện đó đều tượng trưng cho số phận tốt hay xấu của nước nhà.

Điện Biên Phủ là một trong những tên ấy. Ngày 7-5-1954, sau 571 ngày cầm cự khiến cho thế giới phải khâm phục, cứ điểm cố thủ đã bị hạ. Ba tháng sau. Hiệp định Giơnevơ được ký kết: đó là thất bại ngoại giao thêm vào với thất bại quân sự. Hơn nữa, hiệp định còn có ý lật nhào đến tận gốc tất cả những cái gì đã là chính sách trong bảy năm liền của chúng ta. Mọi người đều biết hậu quả của nó. Một chuỗi dài thử thách mở ra trước chúng ta. Đó là sau vài tuần lễ. trước sự ngạc nhiên của các bạn đồng minh chúng ta, sự bác bỏ khối Cộng đồng phòng thủ châu Âu, một sáng kiến cao thượng do người Pháp đề ra và có thể dành cho nước Pháp địa vị hàng đầu trong công cuộc xây dụng châu Âu không thể tránh được và cần thiết. Đó là sự thất vọng về vấn đề Xarơ (Sarre), là Bắc Phi bùng cháy, cuối cùng là khối đoàn kết Đại Tây Dương bị nguy khốn. Điện Biên Phủ - Giơnevơ, giữa hai tên đó, hai thời kỳ đó, là một trong những bước ngoặt bi thảm nhất của đời sống dân tộc chúng ta".


Sự thất thủ Điện Biên Phủ, phải gọi đúng tên của nó: Đó là một sự đầu hàng

Báo Nước Pháp người quan sát (France Observateur), ngày 13-5-1954, viết:

"Đài phát thanh, những bản thông báo chính thức và những đầu đề lớn trên các báo chí đã in đầy những giải thích dối trá, những sự trái ngược và những tình cảm đáng ghê tởm về số phận của những người lính của Liên hiệp Pháp. Người Pháp có nhiệm vụ phải biết rõ sự thật, hiểu các sự kiện và làm cho tiếng nói của mình phải được chú ý:

Chỉ cần đọc lướt qua các bản thông cáo, trong đó sự thất thủ Điện Biên Phủ vừa được coi là thất bại, vừa được coi là thắng lợi, vừa được coi là quốc tang, vừa được coi là thành công có ý nghĩa toàn thế giới, cũng đủ thấy rằng, cố ý che đậy sự thật bằng cách tạo nên một tình hình hỗn loạn, khuấy động những thiên kiến, trong đó ẩn náu những sự tính toán lạnh lùng, những Biđô và những Nava chỉ có một mục đích, chuẩn bị một cuộc chiến tranh mới và chiến tranh đó chỉ có thể dẫn tới những thất bại mới. Tuy nhiên, các sự kiện sờ sờ ra đó và nếu người ta không tự dối mình và dối người khác thì những sự kiện đó đã nói lên một cách rõ ràng. Trước hết bản kết toán về cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ đã rõ ràng. Đó là một chiến thắng quyết định và hoàn toàn đối với tướng Võ Nguyên Giáp, một sự thất bại hoàn toàn đối với tướng Nava, Biđô, Plêven, Lanien, v.v... Nếu người ta nói đến sự "thất thủ" của Điện Biên Phủ thì phải gọi đúng tên của nó: Đó là một sự đầu hàng".
________________________________________________________
1. Tác giả tính đến ngày 8-5-1954.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:08:03 pm

Một phiên họp Hội đồng Chính phủ Pháp thê thảm nhất của nước Pháp từ tháng 5-1940

Báo Pari Mát (Paris - Match), số 269, từ ngày 22 đến ngày 29-5-1954, viết:

"... Một bầu trời xám, nặng trĩu giông tố đè trên thành phố Pari, đó là ngày thứ ba (11-5-1954). Trong hơn một tiếng đồng hồ tại Quốc hội, Thủ tướng Lanien, thu mình trên chiếc ghế dành cho Chính phủ, im lặng nghe nghị sĩ Míttơrăng (Mitterrand) dồn dập chất vấn về sự thất thủ Điện Biên Phủ.

Cũng như bầu trời, phong vũ biểu chính trị chỉ hướng về bão tố. Tóm tắt sự bực tức hầu như là của toàn thể mọi người, luật sư - nghị sĩ Isécni (Iserni) lẩm bẩm: "Thủ tướng Chính phủ im tiếng, Bộ trưởng Ngoại giao vắng mặt. Không phải Chính phủ nữa, đó là một người câm lặng".

Vào khoảng 18 giờ, không khí giông bão lại chuyển về diện Êlidê... Đỏ mặt vì tức giận. Thủ tướng Lanien đập bàn và tuyên bố: ''Tôi không chịu được nữa, đã đến lúc Chính phủ cần biết đâu là bạn hữu và kẻ dịch của mình ở chỗ nào? Tôi đã quyết định đặt ra vấn đề tín nhiệm Chính phủ về việc bác bỏ những sự chất vấn đối với tình hình Đông Dương".

Hồi 22 giờ, không kịp có thì giờ ăn, các bộ trưởng lại trở lại điện Êlidê. Trên thực tế, trong hơn ba tiếng đồng hồ, các bộ trưởng đã đem đối chất những quan điểm của mình trong một cuộc họp thê thảm nhất của nước Pháp từ khi xảy ra sự đại bại hồi tháng 5-1940. Điều làm cho sự đối chất có tính chất thê thảm nhất là: đây là lần đầu tiên, toàn thể các bộ trưởng họp để nghiên cứu tường tận vấn đề chiến tranh ở Đông Dương vì một trong những nét kỳ lạ, nhất là những năm vừa qua không một chính phủ nào trong số những chính phủ đã kế tiếp nhau dám đặt vấn đề ra trước toàn thể các bộ trưởng...

... Hồi 20 giờ ngày 11-5-1954, trong phòng khách của diện Êlidê, Tổng thống Côty không còn có thể lẩn tránh vấn đề được nữa, đã tóm tắt tình hình chung như sau: "Từ mấy hôm nay, tôi đã hỏi nhiều nhân vật. Không ai trả lời giống ai. Người thì gợi ý quốc tế hoá cuộc chiến tranh; người thì chủ trương đánh đến cùng; người thứ ba đề nghị rút lui, người thứ tư thì tán thành hoà bình bằng bất cứ giá nào. Những quyết định trước đây đều được đề ra trong những cuộc hội nghị hạn chế, chỉ gồm các bộ trường trực tiếp liên quan. Cách đây cũng chẳng lâu, Étga Phô (Edgar Faure) đã nói một cách châm biếm: "Vấn đề Đông Dương ư? Nói một cách chính thức, tôi không biết đến. Tôi không bao giờ được nghe đề cập ở điện Êlidê" và Giắckê: "Kể từ tháng 7-1953 là lúc tôi tham gia Chính phủ, tôi chỉ nghe nói đến Đông Dương có mỗi một lần, đó là trong dịp tôi báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ của mình sau một cuộc đi thăm ở đó về".

"Nói một cách đại khái, đó chính là bức tranh chính xác về những quan điểm mâu thuẫn ngay trong nội bộ Chính phủ. Người ta đi vào cuộc tranh luận của tình hình các tin tức cuối cùng, lần lượt, Giắckê, Plêven, Đờ Sêvinhê mở cặp hồ sơ của mình ra. Tất cả các báo cáo đều bày tỏ một nỗi lo lắng; tất nhiên Điện Biên Phủ không phải là tất cả bán đảo Đông Dương, những tiểu đoàn bị mất chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các lực lượng Pháp - Việt, nhưng Bộ Chỉ huy nhấn mạnh điểm nghiêm trọng là những hậu quả về tinh thần và tâm lý do sự thất bại gây nên. Đặc biệt là Sêvinhê không che giấu nỗi lo lắng của mình: "Sáu tiểu đoàn Việt Minh đang tiến về phía Luông Prabăng và truy kích đạo quân của Đại tá Đờ Crevơcơ từ Lào tiến xuống".


Đây là việc đảo lộn hoàn toàn đường lối, chính sách của Pháp

Trong sách Tấn thảm kịch Đông Dương, tr.113 - 114, Giôdép Lanien viết:

" Ngày 12-6-1954, tại cuộc họp Quốc hội, Chính phủ bị thiểu số và chỉ giành được 286 phiếu thuận so với 306 phiếu chống...

Tôi cho là hậu quả có thể thấy trước được của cuộc bỏ phiếu này có tính chất rất nghiêm trọng. Tôi cảm thấy đây là một vấn đề hoàn toàn khác chứ không phải chỉ là việc thay đổi Chính phủ. Đây là việc đảo lộn hoàn toàn đường lối, chính sách của nước Pháp...".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:08:47 pm

Sự sụp đổ của Điện Biên Phủ là một thất bại rất nặng nề

Trong cuốn hồi ký Đông Dương trong cơn lốc (Mémoires, vol I: L’ Indochine dans la tourmente), Nxb. Plông, Pari, 1964, tr.94 - 95, Pôn Êly, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp, viết:

"Việc phá vây của đội quân đồn trú đã được chuẩn bị, đó là cuộc hành quân Albatros (chim biển). Chính phủ đã được tướng Nava báo tin về cuộc hành quân đó cũng như việc trù tính bỏ lại thương binh vào tay Việt Minh. Tiếp theo cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Chiến tranh tại nhà riêng của Lanien, vị Tổng Chỉ huy đã được trả lời là đứng về mặt chính trị, không có ý kiến nào chống lại cuộc hành quân Albatros; việc tiến hành cuộc hành quân ấy phải phụ thuộc chặt chẽ vào những lý do quân sự mà Pari không có đủ tất cả các yếu tố. Nhưng nếu Albatros đã được quyết định thì mọi việc chuẩn bị cần được tiến hành nhằm bảo vệ các thương binh bỏ lại tại trận về mặt tinh thần và bảo đảm thuốc men chạy chữa cho họ. Quyết định tiến hành cuộc hành quân Albatros chỉ có thể được thông qua vào tối ngày 6 đến ngày 7-5: dự định khởi sự vào tối hôm sau. Đại tá Đờ Crevơcơ (De Crèveceur) lúc đó đã triển khai binh lực của ông ta trên một mặt trận rất rộng để đón quân đồn trú ở Điện Biên Phủ.

Nhưng đến chiều ngày 7, lợi dụng những điều kiện thời tiết đặc biệt thuận lợi đối với họ và sử dụng lần đầu tiên các "dàn hoả tiễn Stalin", những vũ khí rất có hiệu lực, liên tục bắn phá tất cả các cứ điểm của chúng ta, Việt Minh phát động những đợt công kích cuối cùng của họ vào giữa buổi chiều. Đờ Cátxtơri báo cáo rằng các đơn vị Việt Minh đã lọt vào trong toàn bộ trận địa của ông ta. Tập đoàn cứ điểm đã sụp đổ trước lúc hoàng hôn, chỉ trừ điểm tựa Idaben (Isabelle) còn tồn tại đến nửa đêm, sau một mưu toan cuối cùng của đồn binh định như vậy...

Những người bảo vệ Điện Biên Phủ đã viết một trang sử vẻ vang trong lịch sử quân đội ta... Nhưng sự sụp đổ của Điện Biên Phủ là một thất bại... một thất bại rất nặng nề và nó sẽ bị lợi dụng trên bình diện quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế...".


Chính phủ Lanien sụp đổ

Báo Chiến đấu (Le Combat), ngày 11-5-1954, viết:

"Đã đến lúc phải chọn một bề. Tám năm sai lầm, kết thúc cái sai lầm đầu tiên năm 1947 đã dẫn chúng ta đến Điện Biên Phủ và thất bại về quân sự. Phủ nhận những sự thật đã qua, rõ ràng không có một chút lợi ích gì cả. Và nếu tướng Nava tưởng rằng quân đội của tướng Võ Nguyên Giáp không đủ sức để tấn công trực diện chúng ta thì tướng Nava cùng với các ông Plêven, Đờ Sêvinhê, Biđô và những người khác đã lầm.

Nếu Chính phủ Lanien tuyên bố chọn khả năng hoà bình thì phải rút lui đi. Vì không thể tưởng tượng được rằng, Biđô, lãnh tụ của Đảng Cộng hoà bình dân, một đảng chịu trách nhiệm nặng nề về chính sách của chúng ta ở Đông Dương, lại có thể có năng lực để thanh toán cái chính sách đó và đàm phán hoà bình, điều mà thâm tâm ông ta không muốn. Sự từ chối không chịu thảo luận kế hoạch của Việt Minh không phải là một bằng chứng mới đó sao?

Vậy thì duy trì Chính phủ Lanien là không muốn bảo đảm kết qủa của Hội nghị Giơnevơ mà chính là điều trái lại. Dù sao đi nữa. Chính phủ Lanien cũng không còn đủ tư cách để lãnh đạo nước Pháp".


Thiết quân luật ở Pháp

Báo Giải phóng (La Libération), ngày 11-5-1954, đưa tin:

"Thật đã quá rõ ràng là Chính phủ muốn thừa dịp thất bại quân sự ở Điện Biên Phủ mà Chính phủ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn để tạo nên trong đất nước một bầu không khí hoảng hốt có lợi cho tất cả mọi hành động xấu. Ngày chủ nhật (tức ngày 9-5-1954) Chính phủ đã tiến hành một cuộc huy động thật sự các lực lượng cảnh sát và đặt Pari vào tình trạng thiết quân luật. Sáng hôm qua đã quyết định hoãn các cuộc biểu diễn vũ balê. Chiều hôm qua thì tung ra cái tin sẽ giải tán Quốc hội nếu như bị lật đổ, Chính phủ không thể trông mong gì ở một sự thay đổi của dư luận cho phép tiếp tục và làm cho nghiêm trọng thêm cái chính sách mà mình đã thực hiện ở Điện Biên Phủ".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:10:16 pm

Người Đức phản ứng về thất thủ Điện Biên Phủ

Báo Bằng chứng Thiên chúa giáo (Témoignage Chrétien), số ra ngày 21-5-1954, viết:

"Sự sụp đổ của "Stalingrát vùng rừng rậm", biệt danh mà người Đức dùng để chỉ Điện Biên Phủ đã có tiếng vang lớn ở Tây Đức. Đối với nhiều người Đức, thất bại này tượng trưng cho thất bại của thế giới phương Tây, do đó mà có quan hệ trực tiếp đến họ. Đó cũng là một thất bại của người da trắng bị người da màu, người da vàng đánh bại. Cơn choáng váng lại càng mãnh liệt hơn, khi mà trong nhiều tuần liền, báo chí đã nêu nổi bật sự có mặt của nhiều lính lê dương gốc Đức ở Điện Biên Phủ...

... Những người Đức bình thường cảm thấy gắn bó quá chặt chẽ với phương Tây đến nỗi không thể có một chút thích thú nào về trận thất bại đã xảy ra vào đúng dịp kỷ niệm chín năm, ngày nước Đức đầu hàng không điều kiện. "Phản ứng đầu tiên của tôi là thích thú", một giáo viên Đức 35 tuổi đã tham gia suốt cuộc chiến tranh và đã bị bắt làm tù binh ba năm nói với tôi như vậy. "Ít nhất thì các đội quân chiếm đóng của các ông ngày nay sẽ không thể phô trương cái vẻ chiến thắng, như nó đã quen phô trương từ chín năm nay. Và sau đó, rất nhanh chóng, tôi đã cảm thấy rằng, các ông không lẻ loi trong việc chịu đựng thảm hoạ. Tôi không biết nên diễn tả cảm tưởng này như thế nào. Nước Đức cũng như toàn thể châu Âu đã bị thất bại ở Điện Biên Phủ...".

Báo Stútgát Xaitung (Stuttgarter Zeitung), ra ngày 8-5 có đăng một bức thư của bạn đọc ký là G.S.N. Bức thư này đại diện cho những phản ứng của nhiều người Đức theo dõi diễn biến của cuộc vây hãm, khi pháo đài Điện Biên Phủ còn chưa bị thất thủ. Ông G.S.N. viết: "Căn cứ vào tình hình chinh trị và quân sự hiện nay ở Đông Dương, tôi cho rằng thật là điên rồ khi theo đuổi cuộc chiến ở Điện Biên Phủ để phải hy sinh ngày qua ngày không biết bao là thanh niên trẻ tuổi, buộc họ phải chết hoặc chịu cảnh tàn phế trong cuộc đời còn lại của họ. Sau chiến tranh, người ta đã phê phán các tướng lĩnh của chúng tôi là đã không dám chống lại những mệnh lệnh điên rồ của Hítle. Ngày nay, người ta cũng phải chê trách như vậy đối với các tướng lĩnh Pháp ở Đông Dương. Những người này, mặc dù nắm vững tình hình quân sự hơn, cũng vẫn chấp hành mệnh lệnh điên rồ của các ông Plêven và Biđô. Cũng còn may mà "chính sách thực tế" (real politics) của ông Êden (Eden) đã ngăn chặn một cuộc đổ máu còn lớn hơn ít nhất là vào lúc đó..."1.

Một tờ nhật báo ở xứ Baden (Tây Đức) trên bờ sông Ranh cũng như ở Lốpphenbuốcrơ Takeblát đã tóm tắt tấn thảm kịch của Pháp sau Điện Biên Phủ như sau: "Trong một quá trình lịch sử lâu dài, nước Pháp luôn luôn phục hồi một cách nhanh chóng đáng kinh ngạc sau những cuộc bại trận. Nhưng ngày nay, cái đã làm cho những người đàn ông (ở Pari) có cái nhìn trầm lặng, đã làm cho những người phụ nữ có đôi mắt đẫm lệ, cái đó còn đau xót hơn là một trận chiến bại. Đó là việc nhận thức được tình thế bấp bênh và yếu kém của một quốc gia đã từ địa vị một cường quốc thế giới mà loạng choạng tụt xuống hàng các nước hạng hai, hạng ba.

Từ những thảm hoạ lớn trong lịch sử, nước Pháp đã luôn luôn hồi sinh với một nghị lực khác thường, với một sức sống mãnh liệt. Đúng vậy, nước Pháp đã nhiều lần rút được bài học từ những thảm hoạ đó và đã vượt lên củng cố được sức mạnh của nó. Nếu nước Pháp ngày hôm nay vẫn còn là nước Pháp ngày hôm qua, thì thảm hoạ Điện Biên Phủ có thể là cái mốc của một sự biến đổi, qua một sự thức tỉnh của lương tri. Từ điểm xuất phát tiêu cực và khủng khiếp đó, có thể dẫn tới một kết quả tích cực, mà ý nghĩa vượt xa ý nghĩa của một trận đánh hạn chế về mặt hậu quả quân sự".
___________________________________________________
1. Ám chỉ kế hoạch ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:11:12 pm

Nước Pháp của im lặng

Trong bài đăng trên báo Thế giới (Le Monde), số ra ngày 21-5-1954. Lui Sanlơrông (Louis Salleron) viết:

Thất thủ Điện Biên Phủ là một thảm hoạ.

"... Thất thủ ấy đã được cảm nhận như một thảm hoạ, vậy mà, trong thâm tâm người Pháp, một cảm giác đau xót và tủi hổ được pha trộn với một niềm hy vọng.

Vì lẽ gì mà họ đã chiến đấu? Họ đã hy sinh cho cái gì? Họ đã làm tù binh vì cái gì? Câu trả lời luôn luôn vẫn là: Chẳng vì gì cả.

Thật vậy, chẳng vì gì cả.

Chính từ cái "chẳng vì gì cả" ấy mà bắt nguồn niềm hy vọng. Trong cuộc chiến đấu không thương tiếc của các thứ chủ nghĩa duy vật trên thế giới, đã có những người hy sinh chẳng vì gì cả. Một sự hy sinh hoàn toàn công cốc.

Ngay sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, chúng tôi được tin rằng ở Đức, các phòng giấy của quân đội lê dương ngoại quốc đều chật ních những kẻ tình nguyện đến xin sang thế chân những người đã ngã xuống. Chúng tôi cũng được biết rằng, ở Italia có anh em sinh viên đánh lộn nhau, vì kẻ bênh vực, người phản đối tấn thảm kịch ở nơi xa xôi và cũng rất xa lạ này đối với họ. Trên toàn thế giới, chúng ta cũng được biết hay cũng đã đoán được rằng, biết bao nhiêu người đã xúc động đến tận tâm can khi Điện Biên Phủ thất thủ sau 56 ngày chiến đấu vô vọng. Tất cả những điều đó đều có một nguyên nhân duy nhất là: ở Điện Biên Phủ người ta đã chiến đấu, người ta đã chết, người ta đã bị bắt làm tù binh, chẳng vì cái gì hết.

Ngày mồng 8 và 9-5, đều là những ngày của chiêm bao và ác mộng. Người ta thấy những gi? Người ta vui hội hè gì? Chuyện gì đã xảy ra vậy? Từ mắt nhìn đến tâm trí đều không tài nào ổn định được. Thủ đô Pari, nhớn nhác ghi nhận trong im lặng một thất bại bi thảm, ngày kỷ niệm một chiến thắng, ngày lễ Gianđa (Jeanne d' Arc), các tài tử của đoàn vũ balê Nga, cuộc diễu hành của các cô gái đẹp và các thú vật, tướng Đờ Gôn (De Gaule) loay hoay tại Quảng trường Ngôi Sao giơ tay chào bằng cả hai tay.

Im lặng hoàn toàn.

Sự phân biệt cừ khôi của Sáclơ Bơnoa (Charles Benoit) giữa một xứ sở thực tại và một xứ sở hợp pháp đã bị vượt qua từ lâu rồi. Có một nước Pháp của im lặng và cũng có một nước Pháp ba hoa và múa may vô bổ. Có một nước Pháp của những nỗi niềm sâu thẳm và có một nước Pháp của bề mặt chính trị.

Ban đêm xe cảnh sát chạy đầy đường thủ đô, chống ai? Nước Pháp của im lặng không hề nhúc nhích.

Nước Pháp của im lặng thong thả làm lại tồn tại của mình. Một mình với lịch sử của mình, với số phận của mình. Nước Pháp xây dựng lại những tổ ấm, những ấp trại, những nhà máy, những trường học của mình. Nó làm lại tất cả những gì có thể tự mình làm lấy. Nó không thể làm được cái thứ chính trị, là tác phẩm của người cầm đầu chứ không phải của các công dân.

Im lặng thật hoàn toàn. Im lặng là uy quyền độc nhất của đất nước không có một tiếng nói nào cất lên. Không một tiếng nói nào tự cảm thấy hay tự ban cho mình nhiệm vụ tự nói, không phải trên diễn đàn nghị viện, không phải trên báo chí, không phải trong nhà thờ. Im lặng của các chính sách, im lặng của các nhà văn, nhà thơ, im lặng của các nhân vật Giáo hội.

Người ta cho tôi biết rằng, báo chí Tây Ban Nha có nói đến những chiến sĩ "Pháp - Đức" đã bảo vệ ở Điện Biên Phủ. Nói một cách mỉa mai chăng, tôi nghĩ bụng. Nhưng tiếng ấy đã đi khá xa hơn là họ đã tưởng. Bởi vì, ngày mai nếu ta thấy đẻ ra một cộng đồng châu Âu để bảo vệ các giá trị phương Tây, thì chính Điện Biên Phủ là cái nôi đã sinh ra nó. Những điều khoản kỳ quặc của một dự thảo hiệp ước ngu ngốc cũng chẳng làm nổi trò gì ở đây.

Số phận đã định rằng tổng số của chủ nghĩa anh hùng trong số 12 ngàn chiến binh ở Điện Biên Phủ đã được tóm tắt trong hai cái tên: tên của tướng Đờ Cátxtơri và tên của Giơnơvievơ đờ Gala. Một truyền thống quý phái nghìn năm đã tụ hội quanh hai cái tên đó như những người da trắng, da đen, da vàng, tất cả những người lính ưu tú nhất của chúng ta, của nước Đức, của châu Âu, của châu Phi và của châu Á. Tất cả đều hy sinh chẳng vì cái gì cả trong một thế giới và trong một thời đại mà sự sản xuất là một quy luật tối cao mà vật chất được phát triển biện chứng đang báo hiệu những ngày mai tươi đẹp.

Rút cục, chính cái sự cống hiến tuyệt đối ấy, cái sự hào phóng mất trí ấy, cái sự tiêu hao phí phạm năng lượng sống ấy, lại là tiếng nói của nước Pháp, là tiếng nói duy nhất của cả hành tinh này hôm nay nghe thấy được. Và chính vì lẽ đó mà niềm hy vọng hôm nay ở nước Pháp có pha trộn với nỗi đau và niềm tủi hổ.

Nhưng nếu danh dự lại là gốc của mọi chính trị, thì nó không còn là chính trị nữa. Danh dự của người chiến binh chỉ có thể ủng hộ cho chiến lược của các bộ tham mưu và chính sách của các chính phủ.

Nước Pháp của im lặng chờ đợi tiếng nói của người nào sẽ lên tiếng và sẽ hành động. Và khi đó, từ trong sâu thẳm của bóng đêm, nó sẽ tìm thấy lại vị trí của nó trong dàn đồng ca của các nước trên thế giới".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:11:51 pm

Tâm trạng của nước Mỹ và của Chính phủ Aixenhao trước Điện Biên Phủ thất thủ

Báo Pari Mát (Paris Match), số 208, ngày 22-5-1954 (sách Âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây) của Bùi Đình Thanh, Ngô Tiến Chất, Lưu Trác..., Nxb. Sử học, Hà Nội, 1963, tr.131 - 134), viết:

"Mười lần một ngày, người ta hỏi những người Pháp ở nước Mỹ là phải học chữ Điện Biên Phủ như thế nào? Sáng và chiều các báo hằng ngày đăng bản đồ của pháo đài với bảy cứ điểm mang tên phụ nữ trở thành bất tử và cả bản đồ phòng tuyến bao vây chặt chẽ Điện Biên Phủ...

Ở tận cùng miền Trung phía tây nước Mỹ, tại những vùng cách đây 20 năm hầu như người ta đã lãng quên sự tồn tại của nước Pháp, những người chủ trại mặc quần áo xanh, hoặc những chàng thanh niên lái những chiếc xe vận tải to lớn gọi nhau để hỏi xem người Pháp có còn giữ được hay không?... Sự rút lui bi thảm của Sư đoàn thứ 24 ở Triều Tiên trong mùa Hè năm 1950 và cuối Đông năm 1951 cũng không được công chúng Mỹ theo dõi một cách xúc động, lo âu như đối với cái căn cứ cố thủ Điện Biên Phủ bị bao vây trong những tuần lễ cuối cùng.

Tin Điện Biên Phủ hấp hối đến nước Mỹ trong ngày thứ sáu. Sáng và chiều, Chính phủ, báo chí, dư luận tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra một khi Điện Biên Phủ thất thủ. Người ta dự đoán một cách lộn xộn là Chính phủ Lanien đổ, Biđô từ chức, một cuộc khủng hoảng chính phủ không có lối thoát, sự xuất hiện của một chính phủ trung lập ở nước Pháp, sự "ngừng bắn" bằng bất cứ giá nào, sự đầu hàng của Điện Biên Phủ, có những dự đoán đen tối và những giả thuyết còn khiến cho người ta nản lòng hơn là những sự thật phũ phàng nhất...

Việc đầu tiên của Tổng thống Aixenhao là triệu tập ngay Hội đồng An ninh quốc gia vào ngày hôm sau, thứ bảy, hồi 6 giờ 30 phút, cuộc triệu tập này đã vi phạm cả tính chất thiêng liêng của việc nghỉ cuối tuần. Ý kiến của các uỷ viên trong cơ quan quân sự tối cao về tình hình Đông Dương và về chiến lược của Pháp đã được biết rõ ràng. Họ cho rằng, những sai lầm liên tiếp phạm phải trong nhiều năm, quan điểm chiến lược phòng ngự bằng bê tông đã làm cho Bộ Chỉ huy Pháp tê liệt như trong thời kỳ toàn thịnh của chiến lũy Maginô và sự chỉ đạo chiến tranh thì đầy rẫy những điều cổ hủ. Họ đã nghe tướng Ô. Đanien được phái sang Đông Dương để đẩy mạnh việc huấn luyện quân đội Việt Nam (quân đội bù nhìn - B.T), than phiền là ông ta bị coi như kẻ quấy rầy và những sự gợi ý của ông ta tuyệt nhiên không được đếm xỉa đến...

Họ đã chê trách ông Aixenhao là người trước tiên làm việc này - quan điểm chiến lược của Pháp ở Điện Biên Phủ và họ lấy làm ngạc nhiên là trong hai tháng bị bao vây, người Pháp đã không tìm cách giải nguy cho các căn cứ quân sự cố thủ đó hoặc lợi dụng sự chôn chân vào một chỗ của các sư đoàn tinh nhuệ của tướng Võ Nguyên Giáp để giành lấy chủ động ở nơi khác.

Bản kết toán những sự suy nhược và sai lầm (có kết hợp với một sự lạc quan và huênh hoang quá đáng theo người Mỹ), không phải chỉ có một ý nghĩa khi nhìn về quá khứ. Hội đồng An ninh quốc gia và những nhà chuyên môn của Lầu Năm Góc lo rằng một trận chiến đấu diễn ra ở đồng bằng với những nguyên tắc và phương pháp như thế sẽ dẫn đến một sự thất bại còn thảm hại hơn ở Điện Biên Phủ. Đối với một cuộc tiến công vào đồng bằng, chỉ có một cách chống lại, sự tham gia nhanh chóng của không quân Mỹ.

Trên mặt giấy và tương quan lực lượng thì sự thất thủ Điện Biên Phủ không ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến tình hình quân sự ở Đông Dương. Một vị trí tiền tiêu bị thất thủ. 12.000 người chết hoặc bị bắt, một khối lượng quan trọng dụng cụ chiến tranh bị mất, nhưng vị trí tiền tiêu đó đã mất giá trị từ lâu. 12.000 người chỉ là một phần nhỏ của cả quân đội lớn gồm 600.000 người và phương tiện chiến tranh bị mất không có nghĩa gì khi người ta có sau mình nguồn tiếp viện của Mỹ và nhận mỗi tháng tới 100.000 tấn trang bị.

Tuy nhiên, ở Lầu Năm Góc, người ta nhận định rằng, sự tổn thất ở Điện Biên Phủ đã trúng vào những đơn vị chiến đấu khá nhất và cơ động nhất (lính nhảy dù, lê dương...) và nhất là trận đánh lớn ở rừng núi không hề giảm sự uy hiếp của Việt Minh đối với vùng sống còn ở đồng bằng.

Người ta gặp những khó khăn lớn trong việc duy trì đường giao thông và đường xe lửa, và người Pháp đã yêu cầu đồng minh của họ dự tính mở một cầu hàng không Hà Nội - Hải Phòng. Đó là mùa mưa sẽ ngăn cản các sự biến dồn dập... nhưng nếu quân đội chính quy cộng sản ngày mai tấn công đồng bằng thì Bộ Tham mưu Mỹ nghĩ đến sự kết thúc của trận đánh với một nỗi lo sợ thực sự.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:12:28 pm

Những đồng minh của phương Tây buồn rầu còn những người cộng sản thì vui mừng

Báo Chiến đấu (Le Combat), ngày 8-5-1954, viết:

"... Trên toàn thế giới, việc thất thủ Điện Biên Phủ xuất hiện như một sự kiện hàng đầu trong những năm gần đây, khiến những đồng minh của phương Tây buồn rầu, còn những người cộng sản thì vui mừng".


Những sai lầm chiến thuật ở Điện Biên Phủ

Trong cuốn Tấn thảm kịch Đông Dương, tr.58-62, Giôdép Lanien viết:

" Tiến hành theo một quan điểm chiến lược thiếu khẩn trương, trận Điện Biên Phủ về mặt chiến thuật cũng không được chỉ đạo trong những điều kiện tốt hơn.

Trước hết, việc lựa chọn viên chỉ huy cứ điểm đã chứa đựng một số nguy cơ. Chắc chắn không phải là vì Đại tá Đờ Cátxtơri không phải là một sĩ quan kỵ binh không xuất sắc cũng như một quân nhân không dũng cảm. Nhưng ở Điện Biên Phủ, Đờ Cátxtơri được bố trí không hợp với chuyên môn của ông ta. Ở cương vị ông ta, một sĩ quan bộ binh hay công binh nhất định sẽ có một quan điểm khác về tổ chức và tiến hành phòng thủ.

Nhưng Đại tá Đờ Cátxtơri chắc chắn không phải là người chịu trách nhiệm duy nhất về những sai lầm nghiêm trọng đã phạm phải về mặt chiến thuật trước và sau khi trận đánh mở màn. Ở đây tôi chỉ xin lần lượt nêu lên như sau:

Các trung tâm đề kháng tiền tiêu đã không bố trí lực lượng đông hơn và phòng thủ tốt hơn. Do tính chất chật hẹp của cứ điểm, nhiệm vụ các trung tâm này là bảo vệ đường băng. Lý trí thông thường yêu cầu phải giữ vững chúng bằng bất cứ giá nào. Vậy mà trong số 12 tiểu đoàn của cứ điểm, tám tiểu đoàn đã bị giữ lại ở trận địa chính. Mỗi trung tâm đề kháng ở phía bắc và đông - bắc chỉ có một tiểu đoàn đóng giữ. Hơn nữa, khi bị địch đánh chiếm, ngay từ ngày đầu, đã không tổ chức được một cuộc phản kích nào thực sự mạnh mẽ để giải vây cho các cứ điểm đó... Thật vậy, trong một hệ thống phòng ngự, các cứ điểm phụ thuộc chặt chẽ vào nhau và điều này càng cực kỳ quan trọng ở Điện Biên Phủ.

... Sai lầm thứ hai có thể quy cho pháo binh của chúng ta. Do đánh giá thấp khả năng đối phương, các nhà kỹ thuật cuối cùng đã bị bất ngờ trước sức mạnh hoả lực của địch, trước cách bố trí và số lượng pháo mặt đất và pháo phòng không. Do chuẩn bị tồi, nên việc phản pháo của chúng ta tỏ ra rất bất lực và là nguyên nhân dẫn đến những tổn thất đầu tiên của chúng ta.

Những sai lầm khác thuộc phạm vi Bộ Chỉ huy ở Hà Nội. Một thực tế hiển nhiên là việc phối hợp hành động giữa lực lượng mặt đất và trên không thường là quá tồi. Một thực tế nữa là (Bộ Chỉ huy) không hề dùng một lực lượng bộ binh nào từ bên ngoài để cứu viện cho cứ điểm, hoặc để đánh chiếm các đường giao thông của địch. Liệu tướng Cônhi có đề nghị hành động như vậy hay không? Việc đó không thuộc thẩm quyền của tôi. Tôi chỉ nhận thấy rằng không hề có một hành động như vậy. Thế nhưng, nếu từ bỏ kịp thời một chiến dịch như Átlăng thì dường như có thể thực hiện được ý định đó.

Nhìn chung, Bộ Chỉ huy đã không "quan tâm" đầy đủ sát sao đến trận Điện Biên Phủ. Tinh thần quân đội đã chịu ảnh hưởng về mặt đó. Điều đáng tiếc là tướng Cônhi đã không cho là mình cần phải rời cơ quan chỉ huy ở Hà Nội để đi thăm những người phòng thủ cứ điểm. Đáng tiếc không kém là, ngay trước khi nổ ra cuộc tiến công, tướng Nava lại ở Sài Gòn, chứ không chuyển ra Hà Nội để chỉ đạo cuộc chiến đấu. Thật kỳ lạ, dư luận ở Pháp xưa nay vẫn quá lãnh đạm trước những sự kiện ở Đông Dương, thì trong những tuần lễ vừa qua, lại hết sức chăm chú theo dõi tình hình Điện Biên Phủ, trong khi đó, Bộ Chỉ huy lại quá xa cách với các chiến binh của ta.

Tất nhiên, trong số sai lầm mà tôi vừa nêu lên, không có cái nào tự nó lại có tính chất quyết định cả. Song, không phải vì thế mà không tính đến những sai lầm đó trong kết quả cuối cùng, kết quả đã được những sai lầm đó thúc đẩy xảy ra sớm hơn".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:13:15 pm
 
Bất ngờ có tính chất quyết định: pháo binh Việt Nam

Trong sách đã dẫn, tr.44 – 46, Giôdép Lanien viết:

"Quân địch đã thành công trong việc đưa lên các sườn núi bao quanh Điện Biên Phủ khá nhiều khẩu trọng pháo mà chúng ta không hề hay biết gì cả. Họ đã nguỵ trang, cất giấu pháo rất kín đáo, đã đào hầm sâu và phân tán từng khẩu một trên khắp địa hình (không bố trí tập trung từng đại đội) và đã chuẩn bị một khối lượng đạn dược vượt ra ngoài mọi dự đoán. Chính uy lực của pháo bắn chuẩn bị vào các căn cứ tiền tiêu với một nhịp độ từ trước tới nay chưa từng thấy ở Đông Dương... đã gây nên yếu tố bất ngờ có tác động quyết định đối với quân đội chúng ta. Sau đó, tình trạng hỗn loạn do sự bất ngờ đó gây nên trong cứ điểm đã không bao giờ khắc phục được nữa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ quả thực đã nhắc nhở chúng ta (nếu chúng ta có ý định quên đi điều đó) rằng: trong chiến tranh mặc dầu có sự phát triển những kỹ thuật tinh vi, mặc dầu có vai trò ngày càng quyết định của công việc tổ chức, song nhân tố "bất ngờ" vẫn còn có thể có tính chất quyết định. Đôi khi nhân tố đó có thể quyết định số phận của một chiến cuộc".


Thiếu sót của cơ quan tình báo Pháp về tình trạng tiết lộ bí mật

Trong Sách đã dẫn, tr.44 - 45, Giôdép Lanien viết:

"Để gỡ trách nhiệm cho Bộ Chỉ huy của chúng ta, cần lưu ý rằng do thiếu sót của các cơ quan tình báo, Bộ Chỉ huy đã không có điều kiện đánh giá đúng đắn lực lượng quân địch. Tình trạng thiếu tin tức tình báo về địch này ngược hẳn lại với tình trạng tiết lộ bí mật phổ biến trong chúng ta là một trong những nhân tố tai hại nhất của cuộc chiến tranh này. Kẻ địch nắm rất chắc mọi ý đồ của chúng ta và giữ bí mật gần như tuyệt đối về các ý đồ của họ... Sai lầm bi thảm này chủ yếu thuộc phạm vi các phương tiện về pháo binh của địch...".


Sự thật về kỷ luật Việt Minh

Trong cuốn Hồ, Nxb. Random House, Niu Oóc, 1971, Đavít Hônbécxtơn viết:

"Người Pháp - sau này người Mỹ cũng vậy - không hề hiểu rõ cuộc chiến tranh và đối thủ của họ. Họ tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế chống một nước nhỏ hơn. Ngược lại, Việt Nam tiến hành một cuộc chiến tranh vì sống còn. Địch thủ của Pháp - cũng như của Mỹ 20 năm sau - là tất cả dân tộc Việt Nam.

Quân địch ở khắp nơi. Ai cũng có thể là địch thủ. Mỗi cần vụ, mỗi người hầu trong nhà, mỗi thư ký là người Việt Nam đều có thể là tay chân của Việt Minh cộng sản. Mỗi phụ nữ trong các làng có thể là một điệp viên, báo cho Việt Minh biết một đội tuần tra Pháp đã đến chỗ nào, bao nhiêu lính, mang súng gì, nhưng không hề nói cho Pháp biết điều gì.

Biết được quân Pháp ở đâu, sẽ làm gì, Việt Minh sẽ phục kích. Phục kích là chiến thuật lợi hại của họ. Nó được áp dụng phổ biến, đạt kết quả tuyệt vời. Được nhân dân giúp đỡ, Việt Minh có thể trà trộn vào những nơi mà quân Pháp không thể làm như vậy được. Một sĩ quan Pháp trẻ tuổi kể lại một trận bị phục kích: "Đó là một cuộc hành quyết... Đoàn xe của Pháp chạy chậm rãi và thận trọng tiến lên phía trước thăm dò thì bỗng đâu hàng nghìn Việt Minh tiến công. Trong ít phút sau, đoàn quân đánh trả kịch liệt. Trận đánh vỡ ra thành hàng nghìn trận đánh tay đôi, nhưng Việt Minh quá đông. Không kể những kẻ bị giết, luôn luôn có thêm kẻ địch từ bụi rậm, hốc đá xông ra. Mỗi chúng tôi phải trải qua những giây phút ghê sợ, khi anh cảm thấy không còn khả năng chống cự nữa. Cảm giác này pha lẫn với nhận thức được một tình trạng không thể chịu được đoàn quân đã giẫy chết. Có sự im lặng trên đoàn quân đã bị tiêu diệt. Một thứ mùi chết chóc, im lặng - mà các bạn đã biết - kèm theo tiếng rên rỉ và người ta nhận biết khi đã có một sự đổ nát lớn. Đó là sự thật đầu tiên của một cuộc thất trận. Rồi lại hiện ra trước mặt một sự thật khác và đáng ngạc nhiên hơn nhiều: sự thật về kỷ luật của Việt Minh! Tôi dự kiến sẽ có những hành động dã man. Nhưng sau tiếng súng cuối cùng một chốc, tôi thấy một sự chu đáo kỳ lạ - lập lại trật tự hoàn toàn. Các sĩ quan của họ lượn khắp trận địa, không hề tự phụ là những người chiến thắng mà chỉ như thể là một cuộc hành quân vừa mới kết thúc và một cuộc hành quân khác đang bắt đầu. Không thể nhận ra một nét khoe khoang nào ở họ - không có lễ chiến thắng. Họ để mắt tới mọi thứ, họ ghi chép, ra lệnh cho binh lính của họ. Ở chỗ kia, binh lính mang tiểu liên dồn tù binh lại, tập hợp họ thành hàng ngũ và dẫn họ đi. Mọi việc được tiến hành không có một hành động dã man tàn bạo nào và cũng không có sự thương hại. Như vậy, mọi sự phải làm với lòng nhân đạo. Thế là họ đang ở trong một thế giới với những giá trị mới. Tôi đang đối diện với những người địa phương thuộc trật tự của cộng sản. Đây là một cái gì có bản chất tuyệt đối, một nghìn lần hơn bất cứ cái gì mà chúng tôi gọi là kỷ luật. Đáng lẽ họ đánh vào đầu mọi người, Việt Minh lại săn sóc những người bị thương khi tiếp nhận tù binh.

Đó là một chính sách không thể thất bại được, không thể chống lại được, mà kết quả lại càng tốt hơn khi áp dụng vào những kẻ địch xấu nhất, ác độc nhất, kể cả thực dân. Đó là việc giáo huấn để cải tạo những tâm hồn xấu xa....".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 03:13:45 pm

Bài học này có thể dùng ở châu Phi

Trong cuốn Chiến tranh cách mạng của cộng sản, Niu Oóc, 1963, Gioócgiơ K.Tenyhen viết:

"Cái mới và phần lớn sức mạnh của Việt Nam nằm trong khái niệm rộng rãi và thực chất về quân đội cộng sản và chức năng của nó. Một sĩ quan Pháp xác định, khái niệm của người Việt Nam về chiến tranh nhân dân là "toàn bộ hoạt động nhằm đánh vào hậu phương của kẻ địch với mục đích làm yếu sức mạnh vật chất và tinh thần để làm giảm sự tự do hoạt động" của địch.

Chắc chắn quân đội Việt Minh không phải là những toán người đi lang thang, với những nhiệm vụ tuỳ tiện. Họ là một lực lượng được huấn luyện với nhiều nhiệm vụ riêng biệt, để thực hiện các hoạt động quân sự, các hoạt động thâm nhập và chiếm lĩnh về chính trị. Đó là chìa khoá thắng lợi của Việt Minh.

Về quan điểm quân sự của Việt Nam, những chiến thuật của chiến tranh nhân dân chú trọng đặc biệt tới tính cơ động, vận động nhanh vào ban đêm, tiến công ồ ạt nhưng nhanh chóng, rút nhanh khỏi những trận đánh mà kết quả không chắc chắn. Các chiến thuật này được thực hiện một cách xuất sắc, thường xuyên bởi một quân đội gồm những sĩ quan và binh lính tận tuỵ và gan dạ. Họ sống với nhau chung một hoàn cảnh, cùng chịu đựng và chia sẻ với nhau những gian khó. Nhìn bề ngoài, khó phân biệt binh lính với sĩ quan, họ thật sự chung sức với nhau để thực hiện một lý tưởng.

Người Pháp dùng chiến tranh thông thường để đối phó với họ. Việt Minh hơn hẳn Pháp những điều lợi thế. Có cội rễ sâu xa trong dân chúng về chính trị, quen thuộc địa hình, nhân dần cung cấp tình báo cho họ mà người Pháp không thể nào có được hy vọng như thế. Đặc điểm chủng tộc khiến người lính Việt Minh chẳng khác dân thường. Dân thường có thể giúp đỡ họ về tiếp tế, liên lạc, cung cấp nhân lực, đóng thuế lương thực. Họ được che chở, còn lính Pháp không thể hoà mình vào nhân dân như lính Việt Minh được.

Dùng máy bay trinh sát để chụp ảnh là việc rất quan trọng đối với lính Pháp thì bị ngăn trở bởi cây cối rậm rạp. Người Pháp chậm thay đổi chiến thuật, như cách chống lại các khẩu pháo Việt Minh được nguỵ trang, bắn trực tiếp để thay thế cách bắn gián tiếp thông thường. Pháp còn mất nhiều thời gian mới tìm hiếu và đối phó với phương pháp phục kích của Việt Minh.

Tiền lệ của Điện Biên Phủ - với một đội quân dày dạn kinh nghiệm chiến đấu và những bài học quan trọng của họ về chiến lược, chiến thuật - chắc là không bị khối cộng sản để mất vì sự mai một của thời gian. Nó đặt ra những vấn đề gay go cho người Mỹ trong cuộc chiến tranh hiện nay. Ở thời kỳ Điện Biên Phủ, Mỹ đã quyết định không can thiệp vì không có hy vọng cứu nổi người Pháp. Người Pháp đã thua. Đối thủ đã chiến thắng người Pháp nay là địch thủ của Mỹ. Kinh nghiệm thành công của Việt Minh ở thời kỳ Điện Biên Phủ trong việc kết hợp những hình thức đấu tranh quân sự và không quân sự, những khái niệm về chiến lược, việc áp dụng vào thực tế về chiến thuật ở một trình độ cao có thể được sử dụng trong những tình huống tương lai, chắc chắn mang lại cho người Mỹ những bối rối, mà ai có thể cam đoan rằng Mỹ sẽ không thất bại.

Cần ghi nhớ sâu sắc rằng, trong các khu vực kém phát triển ở châu Phi, châu Mỹ, với trình độ văn hoá thấp kém, địa lý phức tạp, kinh nghiệm tổ chức quân đội, nhưng hình thức chiến thuật đã được áp dụng của Việt Minh - rất hiển nhiên là đã đánh bại người Pháp - đặc biệt có thể được học tập và đem ra áp dụng ở cả châu Mỹ lẫn châu Phi".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 09:45:11 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954, THẤT BẠI CÓ TÍNH QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG
1

WIJRIED LULEI

Ngày 20-11-1953, bầu trời thung lũng Điện Biên Phủ thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam đã rung chuyển bởi tiếng gầm rú của những động cơ máy bay hạng nặng. Hàng nghìn lính dù của quân viễn chinh Pháp đã nhảy xuống một sân bay dã chiến nhỏ do quân Nhật Bản xây từ trước, khi chúng bị đẩy tới đây trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chỉ trong ít tuần lễ, quân Pháp đã xây dựng ở đây một căn cứ vững chắc bao gồm ba khu vực với 16.000 quân (gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 đơn vị pháo binh, 3 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đơn vị vận tải với 200 xe, cùng 1 đơn vị không quân gồm 14 máy bay)2. Căn cứ Điện Biên Phủ gồm 49 hệ thống boongke, vừa mang tính độc lập như một pháo đài, vừa có thể chi viện chiến đấu cho nhau. Hai sân bay còn có hai cụm pháo. Ở đây các đơn vị cơ giới có thể cơ động một cách nhanh chóng đến bất cứ vị trí nào trong phạm vi của thung lũng với chiều dài 18 km và chiều ngang từ 6 đến 8 km. Những đơn vị của Pháp chủ yếu là lính nhà nghề thiện chiến, lính lê dương và lính Bắc Phi được coi là thiện chiến nhất trong quân đội xâm lược Pháp tại Đông Dương. Ngoài ra còn có một số đại đội lính Thái. Đội quân này được trang bị hoàn hảo, chủ yếu là các thiết bị vũ khí của Mỹ3.

Một vấn đề được đặt ra là, vì sao một căn cứ hiện đại vững chắc, lớn như vậy lại được xây dựng ở một vùng rừng núi dân cư thưa thớt, xa các vùng chiến sự khác, giao thông đi lại khó khăn? Lý do là người Pháp muốn bằng căn cứ này thách đố Quân đội nhân dân Việt Nam chấp nhận một trận đánh có tính chất quyết định với thế bất lợi thuộc về phía Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cuối năm 1953, ảo tưởng của thực dân Pháp muốn dùng biện pháp vũ lực để tái lập sự thống trị trên bán đảo Đông Dương đã bị tan vỡ. Trong bảy năm chiến đấu, nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia đã bảo vệ nền độc lập của mình, không chịu cúi đầu. Quân đội nhân dân Việt Nam với sự giúp đỡ, ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân đã ngoan cường chống lại kẻ thù được trang bị và kỹ thuật hơn hẳn một cách có hiệu quả và ngày càng giành được thế chủ động trên chiến trường. Quân đội Pháp bị dồn vào thế bí, trong nhiều trận đánh lớn đã nếm mùi thất bại nặng nề. Dư luận quốc tế lên án cuộc chiến tranh bẩn thỉu do Pháp gây ra ngày càng mạnh mẽ. Chiến thắng Điện Biên Phủ nếu không là bước ngoặt của cuộc chiến tranh thì cũng thay đổi có tính chất quyết định tình thế chính trị - quân sự, đẩy kẻ thù xâm lược vào thế yếu4. Về phía Tổng Tư lệnh quân đội Pháp, tướng Nava cũng như các cố vấn Pháp, Mỹ thì xuất phát điểm của họ là:

1. Theo quan điểm phổ biến trong quân đội Pháp thì phải có một chiến dịch quyết định mới có thể bảo đảm được sự chiến chắng của quân đội Pháp.

2. Họ tin tưởng rằng Quân đội nhân dân Việt Nam nhất định sẽ tiến công vào Điện Biên Phủ, vì vị trí này án ngữ con đường sang Lào và kiểm soát toàn bộ cửa ngõ qua Tây Bắc, đặc biệt là Lai Châu, nơi đang diễn ra các cuộc chiến quyết liệt.

3. Họ tin rằng trong cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ không có phương tiện giải quyết được hậu cần. Còn phía quân đội Pháp dễ dàng dùng đường không tiếp tế, vì khoảng cách Điện Biên - Hà Nội chỉ có chừng 200km, với khả năng mà Mỹ đã hứa dành cho quân đội Pháp một số máy bay để tiếp tế. Trong khi đó thì theo tính toán của các chuyên gia Pháp, Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có thể tiếp tế từ đồng bằng sông Hồng theo con đường bộ dài chừng 500km, qua rừng núi, đầm lầy và dưới sự khống chế của không quân Pháp. Những người thiết kế, xây dựng hệ thống boongke và các cứ điểm dày đặc tại Điện Biên Phủ cho rằng căn cứ này là "bất khả xâm phạm".

Lúc đầu, Quân đội nhân dân Việt Nam tỏ ra ít chú ý đến sự chiếm đóng Điện Biên Phủ của quân đội viễn chinh Pháp. Họ chỉ bao vây một cách lỏng lẻo, sau đó mới dần siết chặt vòng vây. Chính thời gian đầu là thời gian họ tiếp tục phối hợp với các lực lượng yêu nước Lào tiến công những vùng khác. Ngày 12-12-1954, Quân đội nhân dân giải phóng Lai Châu (gần biên giới Trung Quốc). Đầu năm 1954, Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải phóng Trung Lào. Như vậy, Lào bị chia làm hai phần. Lực lượng giải phóng lại bao vây uy hiếp vùng cố đô Luông Prabăng, buộc quân Pháp phải tăng cường lực lượng chốt giữ. Điện Biên Phủ lúc này còn yên tĩnh. Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở đây là Tướng Đờ Cátxtơri còn hung hăng, cho rải truyền đơn khiêu khích "các ngài Việt Minh ở đâu, mời các ngài ra tham chiến, các ngài sẽ bị nghiền nát".

Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến công vào ngày 13-3-1954. Mở đầu là những loạt tiến công bằng các đợt pháo kích dữ dội. Các lực lượng này được vận chuyển và cất giấu cẩn thận. Quân Pháp hoang mang bất ngờ nên đến tận phút cuối cùng của trận đánh vẫn không thể chống trả một cách có hiệu quả. Trong khi pháo 75 ly và 105 ly của Quân đội nhân dân Việt Nam nã vào hai sân bay và các trận địa pháo không được nguỵ trang che chắn của đối phương, thì pháo binh của Pháp bắn vu vơ và máy bay oanh tạc không trúng mục tiêu. Ngay tối đầu tiên, Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiếm được đồi Him Lam. Chỉ huy pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ là Đại tá Pirốt đã tự tử. Từ cuối tháng 3, tình thế của quân Pháp trở nên bi đát. Trước hết, việc tiếp tế bằng máy bay ngày càng khó khăn.

Quân đội nhân dân Việt Nam đã lập được chiến công đáng cảm phục trong việc tập trung nhân lực và mọi phương tiện cần thiết cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khoảng 50.000 người (4 sư đoàn bộ binh, 5 đơn vị pháo binh, 1 đơn vị pháo cao xạ và 1 đơn vị công binh) đã được huy động vào chiến dịch. Những khó khăn đã được giải quyết nhờ sự nỗ lực của hàng vạn dân công với phương tiện xe đạp thồ, quang gánh. Một điều kiện khác là sụ viện trợ giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam.

Cuộc tiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam chia làm ba giai đoạn5:

Giai đoạn một (từ ngày 13 đến ngày 17-3): Đánh chiếm cứ điểm phía bắc: Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo. Như vậy trong giai đoạn một, quân đội Pháp đã hoàn toàn mất khu vực phía bắc.

Giai đoạn hai (từ ngày 30-3 đến ngày 24-4)6: với những trận tiến công như vũ bão vào khu vực trung tâm, Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiếm được hàng loạt hệ thống boongke, các đường băng chính của các sân bay bị phá hỏng, các đường nối các boongke với nhau bị chặt đứt. Ở đây, Quân đội nhân dân đã phát triển một lối đánh đặc biệt. Để đánh chiếm các boongke mà ít thiệt hại nhất, bộ binh Việt Nam đã tiến hành đào các hệ thống giao thông hào để tiến dần vào sát các mục tiêu, chia cắt và vây chặt, đánh lấn.

Giai đoạn ba (từ ngày 1 đến ngày 7-5): Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh chiếm các cứ điểm phía nam Hồng Cúm và hai hệ thống boongke trung tâm. Ngày 7-5, lúc 17 giờ 30 phút, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến vào hầm chỉ huy của Đờ Cátxtơri vừa được phong hàm thiếu tướng.

Sau 55 ngày đêm, chiến dịch gay go, gây thiệt hại lớn cho cả hai bên đã kết thúc. Thắng lợi hoàn toàn thuộc về Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội Pháp bị thiệt hại lớn, 62 máy bay cùng số lượng lớn vũ khí và phương tiện chiến tranh bị mất về tay Quân đội nhân dân Việt Nam và bị thiêu huỷ. Và điều quan trọng là ảo tưởng nghiền nát Quân đội nhân dân Việt Nam trong trận đánh quyết định này hoàn toàn tan vỡ. Các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập của Tổ quốc, được nhân dân ủng hộ đã có tinh thần chiến đấu hơn hẳn so với đạo quân đánh thuê nhà nghề của Pháp. Chiến dịch này cũng thể hiện sự hơn hẳn về đường lối quân sự của Đảng Lao động Việt Nam. Nghệ thuật quân sự được phát triển trong cuộc chiến tranh chống xâm lược dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đạt đến đỉnh cao trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, một chiến dịch có sự phối hợp tài tình với các hoạt động vũ trang ở những khu vực khác. Sự giúp đỡ to lớn của các nước anh em đã rút ngắn khoảng cách về trang bị giữa quân đội Pháp và Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam đã được trang bị những vũ khí hiện đại để đối phó với máy bay, và có thể khống chế các sân bay. Đồng thời, nhờ những phản ứng quốc tế, đặc biệt là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã ngăn chặn đế quốc Mỹ và Pháp không biến chiến tranh Đông Dương thành cuộc chiến tranh có tính chất quốc tế như kiểu chiến tranh Triều Tiên. Sau sự kiện Điện Biên Phủ một ngày, Chính phủ Pháp buộc phải chấp nhận đàm phán về việc kết thúc chiến tranh, điều mà từ trước đến nay họ vẫn tìm cách trì hoãn. Thất bại về đường lối chính trị ở Đông Dương được thể hiện qua Chiến dịch Điện Biên Phủ là một nguyên do cơ bản của Chính phủ Lanien bị đổ. Ngày 9-6, Thủ tướng mới Măngđét Phrăngxơ (Mendès France) đã ký Hiệp định Giơnevơ vào ngày 20 và 21-7-1954, Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của Việt Nam, Lào, Campuchia. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là bước ngoặt quyết định trong cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp, mà đồng thời cũng là thắng lợi có ý nghĩa của các dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc. Chiến thắng này và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương góp phần quan trọng vào việc làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho lực lượng hoà bình tiến bộ và độc lập, ngăn chặn mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc muốn biến chiến tranh nóng thành chiến tranh lạnh trong giữa những năm 50 của thế kỷ XX... Đại tá Pháp, F.Th. Schneider, đã viết không có gì là quá đáng là: "Kết quả của sự thất bại này và của việc đàm phán tiếp đó cần được coi là sự bại trận của toàn bộ thế giới phương Tây. Bởi vì đây là sự chiến thắng của cộng sản đối với tư bản, của dân thuộc địa đối với thực dân". Thất bại của chính sách sức mạnh của chủ nghĩa đế quốc ở Điện Biên Phủ mở ra khả năng giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hoà bình, kết thúc ách thực dân và chiến tranh trong khu vực này. Khả năng này khi đó chưa thể thực hiện được vì đế quốc Mỹ, kẻ đã giúp Pháp tới 60% kinh phí vào thời điểm năm 1953 và đến 80% vào thời điểm năm 1954 khi họ muốn thế chân Pháp ở Đông Dương. Họ đã được nếm mùi "Điện Biên Phủ" ở Sài Gòn vào năm 1975.
____________________________________________________
1. Người dịch: TS. Nguyễn Văn Khoan; người hiệu đính: GS. Đinh Xuân Lãm. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 5-1989, tr. 4 - 6, 44.
2. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964. tr.75.
3. A. Lavơrisép: Vấn đề Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mátxcơva, 1966, tr.74; J K.King: Southeast Asia Perspective, New York, 1959. p.295.
4. Dien Bien Phu - Before, During, After, Nguyễn Khắc Viện chủ biên. (Vietnamese Studies, N°.43), Hà Nội, 1975, tr. 9.
5. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Sđd, tr. 109 và Việt Nam những sự kiện 1945-1975, t. 1, Hà Nội, 1975, tr. 121.
6. Có tài liệu viết: giai đoạn hai từ ngày 30-3 đến ngày 30-4.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 09:49:40 pm

ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ CHÍNH GIỚI PHÁP:
MỘT QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC TẬP THỂ ĐAU LÒNG
1


FRÉDÉRIC TURPIN

Khi Việt Minh mở các đợt tấn công đầu tiên vào các cứ điểm tại Điện Biên Phủ ngày 13-3-1954, cuộc chiến tranh Đông Dương đã bước vào năm thứ 10. Mười năm sau khi cuộc tái chinh phục do đội quân thiết giáp của tướng Lơcléc mở đầu từ miền Nam, tình hình mọi mặt vẫn rất bấp bênh. Đối với số ít công dân Pháp đang theo sát vấn đề này, hay đối với một nhà chính trị quả thực khó mà biết được tình thế khi đó của nước Pháp trong cuộc xung đột này và đặc biệt là nước Pháp sẽ đi đến đâu?

Trước hết chúng ta thấy rằng vào mùa Xuân năm 1954, viễn cảnh chiến thắng quân sự hoàn toàn của Pháp không còn nữa. Giới chính khách và quân sự Pháp đang cố gắng hết sức để ổn định tình hình tại chỗ. Nhưng trong lúc đó, họ lại tỏ ra ít mặn mà với một giải pháp triệt để cho vấn đề mà dưới con mắt của nhiều người ít quan trọng so với các vấn đề về châu Âu hay Âu - Phi. Quả thực, một giải pháp như vậy sẽ đòi hỏi nhiều phương tiện quân sự và nguồn tài chính lớn liên quan tới nhiều yếu tố chính trị và chiến lược. Ấy vậy mà Chính phủ Pháp đã lần lượt từ chối các yêu cầu tiếp viện của Bộ Chỉ huy tại Đông Dương. Vì các ưu tiên lại được dành cho việc khác, "một kiểu thoả hiệp", theo như lời của Étga Phô (Edgar Faure), cuối cùng đã ức chế mọi phản ứng có lợi mà lẽ ra có thể ngăn ngừa các diễn biến đã dẫn đến Điện Biên Phủ.

Tuy nhiên gánh nặng tài chính của cuộc xung đột này đè lên công quỹ quốc gia cũng như cái giá mà nó phải trả bằng nhân mạng đã dần dần buộc giới chính trị Pháp phải tìm một giải pháp khác ngoài giải pháp tiếp tục đánh với hy vọng là không bị thua. Từ đó, cuộc thảo luận tập trung vào vấn đề tìm những người đối thoại có lợi. Pháp và các quốc gia liên kết ở Đông Dương cần phải và có thể thương lượng với ai? Có thể nhượng bộ những gì? Giới chính trị Pháp, ngay cả ở trong Chính phủ, bị chia rẽ sâu sắc về các điểm mấu chốt này. Thật vậy, dưới ảnh hưởng của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, G. Biđô, lãnh tụ Đảng Cộng hoà (nguyên văn: Phong trào Cộng hoà bình dân - MRP), cuộc thương lượng được hướng theo một khuôn khổ đa phương: Hội nghị Giơnevơ. Với một số người, hy vọng về một giải pháp thương lượng trong danh dự cho nước Pháp và đồng minh từ nay trở đi dường như nằm trong tầm tay, nhất là trong bối cảnh của xu hướng hoà hoãn trên thế giới. Với một số người khác thì tấm gương Triều Tiên lại không cho phép người ta được lạc quan như thế. Huống chi máu vẫn tiếp tục chảy ở bán đảo Đông Dương...

Chính phủ dưới quyền lãnh đạo của J. Lanien, người thuộc phái ôn hoà, ngay từ những bước đi đầu tiên, đã là nơi diễn ra các mâu thuẫn giữa các thành viên về chính sách Đông Dương. Có thể phân biệt sơ lược ba luận điểm sau:

- Luận điểm chính thức, luận điểm của Lanien và Biđô, không chống lại mọi sự phát triển hợp pháp, không chấp nhận sự thoát khỏi khuôn khổ đã được xác định trong phần VIII của hiến pháp. Cuộc thương lượng trực tiếp với Việt Minh theo sáng kiến của Pháp chỉ có thể coi như một "bằng chứng của sự yếu thế", luận điểm này đòi hỏi "sự kiên quyết của Pháp và các quốc gia liên hiệp" để "dẫn kẻ thù tới sự thoả hiệp". Vì vậy, mọi cuộc thương lượng chỉ có thể tiến hành ở cấp quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Plêven thuộc Đảng Dân chủ Xã hội (nguyên văn - Liên minh những người dân chủ xã hội kháng chiến) cũng ủng hộ xu hướng này mặc dù trong thâm tâm ông rất dè dặt và lo lắng về tình hình chiến sự. Ông chủ trương xích lại gần Trung Quốc nhằm cô lập Việt Minh, tuy vậy ông vẫn cho rằng nên cử Alanh Savary (Alain Savary) đi làm nhiệm vụ thăm dò Việt Minh.

- Xu hướng thứ hai do Phó Chủ tịch Hội đồng P. Râynô, cựu Bộ trưởng Bộ Thuộc địa trước chiến tranh, làm đại diện. Theo ông thì "khó mà kìm hãm được sự phát triển theo hướng nền độc lập", ngược lại Pháp phải "thúc đẩy" việc này. Râynô còn tỏ ra nghiêm túc khi xem xét khả năng trao Đông Dương vào tay Mỹ với danh nghĩa bảo vệ thế giới tự do và các quyền lợi riêng của Pháp vì Pháp không thể tiếp tục chịu đựng được gánh nặng này nữa khi mà cuộc tranh chấp tại châu Phi ngày càng rõ nét, đặc biệt là vùng Bắc Phi.
- Luận điểm thứ ba là chủ trương của Mắc Giắckê (Marc Jacket), người của phái Đờ Gôn, Quốc vụ khanh phụ trách về quan hệ với các quốc gia liên kết. Ông này chủ trương trao độc lập thực sự cho các quốc gia này theo trong khuôn khổ một "khối thịnh vượng chung" của Anh nhưng theo kiểu Pháp và đặc biệt ông tán thành “một công thức thoả hiệp với đối thủ", nghĩa là với Việt Minh.

Sự lộn xộn trong Chính phủ càng rõ rệt khi mà ngoài các bất đồng về chính trị giữa các phần tử cấu thành của Chính phủ liên hiệp, việc phân chia quyền lực giữa các bộ liên quan đến cuộc chiến tranh Đông Dương, một bài toán khó giải, đã làm cho tình hình rắc rối thêm. Quả vậy, từ khi huỷ bỏ Ủy ban liên bộ Đông Dương ngày 9-1-1947, thì trong việc lãnh đạo cuộc xung đột Đông Dương thiếu một cơ quan liên chính phủ có khả năng vượt lên trên những rạn nứt mang tính truyền thống giữa các cơ quan luôn ghen tị nhau về đặc quyền. Tuy nhiên, thảm hoạ ở Cao Bằng đã cho thấy rõ sự rối loạn chức năng trầm trọng này trong chu trình ra các quyết định chính trị - quân sự. Dẫu vậy cần phải đợi đến ngày 11-3-1954 một Uỷ ban chiến tranh thu hẹp, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng, có chức năng xác định các đường lối chung và chỉ đạo cuộc chiến, mới được thành lập.

Trước tình hình lộn xộn về quyền lực và chính trị như vậy, người ta không ngạc nhiên khi nhiều thành viên trong Chính phủ không trực tiếp liên quan đến việc quản lý vấn đề này thường sẵn sàng cố tránh không dính vào chuyện đó. Một ví dụ rõ nét là thái độ của Étga Phô (Edgar Faure), thuộc đảng cấp tiến, khi ấy là Bộ trưởng Tài chính trong Chính phủ. Là thành viên chính thức của Uỷ ban Quốc phòng cho tới tháng 2-1954, ông ta tự đặt cho mình "một nguyên tắc là chỉ phát biểu trong Ủy ban này về các vấn đề có thể làm ảnh hưởng tới ngân sách". Theo hồi ký của ông, tình thế đã đến mức là các phiên họp Uỷ ban Quốc phòng trong các ngày 6-2 và 11-3-1954 chỉ làm được một việc là ghi nhận những bất đồng ý kiến hiện có và ghi nhận sự đánh giá thấp, ít nhiều có ý thức, các mối nguy hiểm đang đe doạ chiến luỹ Điện Biên Phủ.

Nếu như Chính phủ Lanien đang phải trải qua các bất đồng quan điểm sâu sắc về chính sách đối với Đông Dương, thì các đảng chính trị Pháp cũng chẳng có gì tốt hơn. Ngược lại, các đảng chiếm đa số trong thành phần Chính phủ đang tranh cãi gay gắt trong nội bộ hay, tồi tệ hơn, công khai trình bày các chính sách về Đông Dương, thường là hoàn toàn đối lập với hành động của Chính phủ, dù phải mâu thuẫn với bộ trưởng của họ. Vì vậy R. Plêven phải đương đầu với sự đối lập ngày càng mạnh bên trong Đảng Dân chủ Xã hội (UDSR) của ông. Tới mức là tại Hội nghị Năngtơ (Nantes) năm 1953, đối thủ nặng ký của ông là Phrăngxoa Míttơrăng (François Mitterrand) cho thông qua bàn kiến nghị yêu cầu đình chiến trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng lãnh thổ. Míttơrăng đã đặt Plêven vào phe thiểu số cả về vấn đề Đông Dương lẫn vấn đề Cộng đồng phòng thủ châu Âu (CED), buộc Plêven phải từ bỏ chức Chủ tịch của Đảng UDSR đồng thời tiếp tục chịu đựng những lời chỉ trích ngày càng gay gắt từ trong đảng của ông. Cũng vậy, Étga Phô (Edgar Faure) đã phải giữ im lặng do sự phản đối cuộc chiến Đông Dương ngày càng tăng trong đảng của ông. Người phản đối mạnh mẽ nhất, ngoài Măngđét Phrăngxơ (Mendès France) là E. Đalađiê (Daladier).

Người đại diện tượng trưng cho chính sách của Chính phủ, Gioócgiơ Biđô, cũng gặp những khó khăn bên trong Đảng Cộng hoà (MRP). Quả vậy, các chiến sĩ cộng hoà nhân dân, noi gương những người của Đảng UDSR, ngày càng thấy không thể đi theo chính sách Đông Dương của Chính phủ. Cuộc chống đối của cánh tả của Đảng về chủ đề này ngày càng tăng mặc dù điều tồi tệ này nằm trong khuôn khổ rộng hơn của các ảo tưởng bị mất đi của phe Giải phóng và sự từ chối "đường lối thiên hữu" của đảng này. Vì vậy, các mâu thuẫn ở các cấp khác nhau trong MRP ngày càng đậm nét; một số người như Rôbe Buyrông (Robert Buron) hay Anđrê Môngtơi (André Monteil) đòi phải tiến hành thương lượng thực sự với Việt Minh. Viễn cảnh Hội nghị Giơnevơ đã làm dịu đi trong một thời gian sự cuồng nhiệt của những người phản đối nhưng không vì thế mà làm lung lay lập trường của họ.
___________________________________________________
1. Tham luận tại Hội thảo khoa học 1954-2004: Trận Điện Biên Phủ, giữa lịch sử và ký ức do Trường đại học Tổng hợp Pari 1 Păngtêông - Xoócbon và Trung tâm Lịch sử quốc phòng Bộ Quốc phòng Cộng hoà Pháp phối hợp với Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức tại Pari, ngày 21 - 22-11-2003.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Năm, 2022, 09:52:32 pm

Trong phe đối lập với chính phủ, các quan điểm cũng không hề thống nhất. Vì vậy trong nhiều năm Phân bộ Pháp của Quốc tế Công nhân (SFIO) đã chao đảo giữa trào lưu của phe Crixtian Pinô (Christian Pineau) nhạy cảm hơn với các vấn đề đối nội và đối ngoại của việc rút quân và trào lưu của phe Êđua Đơprơ (Edouard Depreux) và Gátxtông Đơphe (Gaston Defferre) - tập hợp được đa số các đảng viên - mệt mỏi vì cuộc chiến tranh hao người tốn của. Dẫu sao đứng trước sự sa lầy rõ rệt của cuộc xung đột, các đảng viên Đảng Xã hội đã làm sáng tỏ quan điểm của mình trong năm 1953 khi họ phản đối mọi hình thức quốc tế hoá cuộc xung đột và đòi phải thương lượng ngay lập tức với Hồ Chí Minh nếu cần thiết. Đặc biệt họ yêu cầu Chính phủ Lanien phải mạnh dạn tìm cơ hội đình chiến; các cơ sở của cuộc thương lượng sau này phải là nền độc lập hoàn toàn cho các quốc gia Đông Dương và với các cải cách xã hội thực sự. Như vậy là Ghi Môlê (Guy Mollet) và phe của ông phản đối chính sách của Biđô - Lanien trong khi Biđô - Lanien vẫn chủ trương vừa đánh vừa thương lượng tại Giơnevơ, thậm chí ông còn bỏ phiếu phản đối các kinh phí quân sự ngày 21-3.

Về phía phe đối lập, người ta nhận thấy trong những ý kiến khác nhau ở các đảng đối lập ít ý kiến đồng tình và phần lớn mọi người lên án chính sách đối với Đông Dương của nên Cộng hoà thứ tư. Vì vậy Đảng Cộng sản Pháp tiếp tục giữ vững quan điểm về vấn đề Đông Dương và hơn bao giờ hết coi cuộc xung đột này như là một "cuộc chiến tranh bẩn thỉu" chống lại nhân dân Việt Nam và nền độc lập của nước này. Theo đảng này, cuộc chiến Đông Dương huỷ hoại nền kinh tế Pháp và được diễn ra để bảo vệ lợi ích của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Những người theo chủ nghĩa Đờ Gôn nói thẳng ra là họ phản đối cái mà họ gọi là "sự chểnh mảng của Chính phủ" đối với Đông Dương và đón nhận một cách hoài nghi thông báo về Hội nghị Giơnevơ. Quả thực tướng Đờ Gôn, vào thời điểm bắt đầu của thời kỳ hoà hoãn, đã chủ trương tìm kiếm "một sự dàn xếp" giữa Đông và Tây trong đó nước Pháp giữ vai trò trung gian hoà giải và độc lập. Theo hướng này, ban đầu Hội nghị Giơnevơ được nhận thức như là một nguy cơ cản trở ý đồ này nếu nó không thể đạt được kết quả hữu ích. Dẫu vậy việc vây hãm Điện Biên Phủ đã khiến những người thuộc phái Đờ Gôn giảm nhẹ đáng kể những lời chỉ trích của họ đối với Hội nghị Giơnevơ, nhân danh chủ trương hoà hoãn và sự mong muốn nhanh chóng tìm ra một giải pháp thương lượng.

Trong suốt thời gian Điện Biên Phủ bị bao vây, cũng giống như dư luận công chúng Pháp, giới chính trị dành sự quan tâm đặc biệt tới diễn biến quân sự hằng ngày. Trừ Đảng Cộng sản Pháp vẫn duy trì đường lối chính thức của mình là phản đối "cuộc chiến bẩn thỉu", lòng tự hào, cảm xúc, sự bất bình và nỗi buồn đã làm thắt trái tim các nhà lãnh đạo Pháp và làm tổn thương lòng yêu nước của họ. Quả thực những kỷ niệm của những giờ phút đen tối trong năm 1940 và của cuộc chiếm đóng vẫn đeo đẳng trong ký ức. Ngay cả hình thức của cuộc chiến tranh cũng làm cho các cựu chiến binh trong cuộc đại chiến - như J. Lanien - nhớ lại cuộc chiến của họ. Trường hợp cá biệt, hầu hết giới chính trị lại tái ngộ để chào mừng các chiến binh của Khối Liên hiệp Pháp và sự hy sinh của họ. Tướng Đờ Gôn đã khẳng khái phát biểu: "Danh dự và vinh quang thuộc về các bạn, các chỉ huy và binh sĩ, những người đang mang vũ khí của nước Pháp tại chiến trường!"

Nhiều chính trị gia thậm chí cảm thấy xuất hiện ở những người Pháp một "sự đổi mới của chủ nghĩa dân tộc", trong mùa Xuân bị xáo động vì thảm kịch Điện Biên Phủ này, nhưng chủ yếu cũng vì cuộc tranh luận ác liệt của CED. Vả lại, Lanien và Plêven là những nạn nhân đầu tiên bởi vì ngày 4-4-1954, trong lễ duyệt binh ở Khải hoàn môn họ bị các cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh Đông Dương la ó và hành hạ. Như vậy phải chăng trận Điện Biên Phủ, theo một số người, là chất xúc tác cho phép "chọc thủng bức tường thờ ơ đã được làm suy yếu" của người Pháp. Những người theo phái Đờ Gôn và nhiều tổ chức thân hữu còn nhìn thấy trong đó thời cơ để thử làm cái gì đó nhằm thay đổi chế độ. Tuy nhiên, cuộc biểu tình tại Quảng trường Săm Êlidê (Champs - Élisée) ngày 9-5 cũng thất bại. Tuy vậy cuộc biểu tình lại diễn ra vào một tháng 5 khác, tháng 5-1958.

Những người công khai chống đối khác, những người cộng sản đón chào Điện Biên Phủ như một bước bổ sung dẫn tới nền độc lập của Việt Nam và công kích mạnh mẽ G. Biđô và Đảng MRP. Một thái độ như vậy trong bối cảnh của sự xúc động kết hợp với lòng yêu nước bị tổn thương đã thổi bùng lên ngọn lửa chống cộng sản. Theo hướng này, báo Le Populaire de Pari ra ngày 11-5 đã đả kích "niềm vui hớn hở" của những người cộng sản sau khi tập đoàn cứ điểm bị thất thủ. Tuy nhiên ít ra những người phản đối chế độ, phản đối Chính phủ Lanien và các thành viên thuộc phe đa số lúc đó cũng đã nhất trí được một điều mặc dù giữa họ còn có những bất đồng về tương lai của bán đảo Đông Dương: mong Hội nghị Giơnevơ sẽ đem lại hoà bình.

Việc thất thủ Điện Biên Phủ, giống như trong các trường hợp tương tự, đã dấy lên cuộc chạy đua đi tìm những người chịu trách nhiệm thậm chí là thủ phạm. Tuy nhiên, phản ứng đầu tiên của các đảng phái chính trị là nhắc lại lập trường của riêng họ đối với cuộc khủng hoảng tại Đông Dương để tránh trách nhiệm của họ trong toàn bộ công tác chỉ đạo cuộc chiến tranh. Việc lo thanh minh như thế trong giai đoạn tiếp theo trận Điện Biên Phủ, nhanh chóng đi cùng với việc tố cáo Chính phủ mặc dù có những tuyên bố trái ngược. Tuy nhiên, những người phản đối Chính phủ như SFIO (Liên đoàn lao động Pháp) và nhiều thành viên trong phe đa số lại do dự trong việc lật đổ Lanien vì sợ làm cho vị trí ngoại giao của Pháp yếu đi tại Hội nghị Giơnevơ. Chính vì để không bỏ lỡ mọi cơ hội tìm lối thoát danh dự cho Pháp khỏi cuộc xung đột mà lúc đầu nhiều đại biểu đã ủng hộ giải pháp thương lượng của Chính phủ. Nhưng sự sa lầy của các cuộc thương lượng tại Giơnevơ và mối lo sợ quốc tế hoá cuộc xung đột, với việc gửi quân, cuối cùng đẩy phe đa số rất mong manh này hạ bệ nội các Lanien ngày 12-6.

Về phần những người chống đối chế độ, ban đầu họ tỏ ra tương đối dè dặt, điều này giống với cái mà MRP (Phong trào Cộng hoà Bình dân) gọi là "buổi vũ hội lột da đầu" xung quanh Chính phủ. Vì vậy những người cộng sản vẫn theo đuổi chiến dịch chống "cuộc chiến bẩn thỉu" và những hành động quen thuộc của mình, nhất là các cuộc tập hợp vì hoà bình. Nhưng người thuộc phe Đờ Gôn, mặc dù một số người trong số họ vẫn sát cánh cùng Lanien chỉ trích mạnh mẽ Chính phủ và hơn nữa buộc tội Chính phủ, khác với những người cộng sản vẫn đang ra sức đả kích Biđô và "kẻ phản bội" Plêven. Còn nữa, sự giẫm chân tại chỗ của các cuộc thương lượng tại Giơnevơ tỏ ra nguy hại cho Chính phù vì đa số các nghị sĩ của phe Đờ Gôn công khai kêu gọi lật đổ Chính phủ theo quan điểm "hãy thay ngựa giữa đường khi biết nó không thể tới đích".

Với sự sụp đổ của Chính phú Lanien, một tháng sau khi kết thúc trận Điện Biên Phủ, nước Pháp, đang bận rộn trong các cuộc thương lượng quốc tế bị mất Chính phủ. Thảm hoạ gây xôn xao dư luận báo chí này đã gây ra cú sốc điện, cuối cùng làm thất bại bộ ba Lanien - Biđô - Plêven đồng thời cả chính sách Đông Dương mà êkíp này thực hiện. Trận Điện Biên Phủ, với tính chất khốc liệt của nó, sự xôn xao trong giới báo chí và vị trí của nó trong niên đại, đã thật sự phá đổ bức tường thờ ơ của người Pháp và buộc giới chính trị Pháp vén bức màn che đậy cuộc chiến tranh này, từ nay trở đi không thể bị xếp vào hàng thứ hai trong các mối lo lắng của quốc gia. Vào lúc cuộc tranh cãi trong CED làm cho đau đầu, CED đặt vấn đề vị trí của Pháp trên thế giới và vai trò của các quốc gia - dân tộc, thất bại này chắc chắn là điểm đoạn hồi trong quá trình phát triển lâu dài của giới cầm quyền, một quá trình nhận thức tập thể đau lòng đòi hỏi phải có lòng dũng cảm để thoát khỏi một cuộc chiến mà họ không thể thắng được về mặt chiến lược. Vì vậy Điện Biên Phủ đã gián tiếp mở các cánh cửa của Điện Matiông (Mathion) cho người công khai phản đối cuộc chiến này, Măngđét Phrăngxơ.

Do đó không đáng ngạc nhiên khi mà đại đa số các nghị sĩ tán thành các hiệp định đình chiến ký tại Giơnevơ, một hiệp định vẫn để cho Pháp một giới hạn hoạt động tại miền nam bán đảo Đông Dương. Tất nhiên mỗi người đón nhận quyết định này theo cách của riêng của mình. Một số người tiếp tục chơi trội như báo Nhân đạo ra ngày 22-7 ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Nam và sự lãnh đạo sáng suốt của một "đảng anh em" trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như vai trò tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên theo chúng tôi. Raymond Aron (Raymông Arông) đã phát biểu một cách tổng quát trong bài báo của ông trong tờ Le Figaro ra ngày 22-7: "Ông Măngđét Phrăngxơ đã thắng cuộc trong những điều kiện không thể làm đầu đề cho sự chỉ trích không phải vì các điều khoản trong hiệp định là tốt đẹp, vì nó không tốt đẹp và cũng không thể tốt đẹp. Nhưng, nó phản ánh một cách đúng đắn cục diện chiến trường. Thành thực mà nói, chúng ta không thể đòi hỏi cao hơn".


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Năm, 2022, 09:01:30 am

SỬ LIỆU PHÁP VỀ ĐIỆN BIÊN PHỦ
NỬA THẾ KỶ SƯU TẦM VÀ TRANH LUẬN
1

ALAIN RUSCIO2

I- SẢN PHẨM BỘI THU

Trong 50 năm, tôi đã thu thập được 73 công trình của 65 tác giả. Nếu cần có một tỷ lệ toán học, ta sẽ thấy mỗi năm có 1,42 đầu sách ra đời.

Công trình đầu tiên về Điện Biên Phủ xuất hiện vào thời gian nào? Cuốn SOS Tonkin (Bắc Kỳ cấp cứu) của Rôgiê Đenpây (Roger Delpey) in xong ngày 23-6-1954, 50 ngày sau khi Điện Biên Phủ thất thủ. Nhưng cũng không thể nói rằng đó là một cuốn sách về Điện Biên Phủ, nhất là các trang viết thêm vào lúc cuối. Trái lại, tờ L'Express, ra ngày 26-6-1954, đã giới thiệu với bạn đọc một công trình chuyên sâu của Luyxiêng Bônê (Lucien Bornet) có nhan đề Dien Bien Phu, citadelle de la gloire (Điện Biên Phủ, thành trì của vinh quang). Cuối cùng, vào tháng 10, ra đời một công trình được coi như cuốn sách đầu tiên do một người thoát chết tại cứ điểm Điện Biên Phủ viết, Thiếu tá, bác sĩ Grôuyn (Grauwin), với: J’étais médecin à Dien Bien Phu (Tôi là thầy thuốc ở Điện Biên Phủ).

Sau đó không lâu, trước kỷ niệm lần thứ nhất Điện Biên Phủ, nhiều nhan đề sách ra mắt bạn đọc: 11 công trình tất cả, một khối lượng cũng bình thường thôi. Ở đấy là sự gặp gỡ của ba ý muốn: những nhân chứng đầu tiên muốn nói, công chúng muốn hiểu biết... và không loại trừ một vài nhà xuất bản muốn lợi dụng để kiếm lợi!

Trong những năm tiếp theo, người ta có thể nói đến một tốc độ bình thường, hầu như trong tất cả các năm đều có một công trình xuất bản.

Thời kỳ   Số công trình xuất hiện   Trung bình/năm
1954-1955 (18 tháng)   117,3
1956-1959   5      1,25
Thập niên 60   11   1,1
Thập niên 70   11   1.1
Thập niên 80   5      0,5
Thập niên 90   23   2,3
2000-2003   5      1,25

Trước hết có thể nêu ra hai cao điểm. Kỷ niệm 10 năm trận đánh là cơ hội cho hàng loạt ấn phẩm: năm 1963, J. Roa với La bataille de Dien Bien Phu (Trận Điện Biên Phủ), cung cấp cho công chúng một truyện kể tổng hợp đầu tiên. Trong những năm 1963-1965, còn xuất hiện cả những truyện kể của những người trong cuộc là Écvang Bơgô: Deuxième classe à Dien Bien Phu (Binh nhì ở Điện Biên Phủ); P. Lănggle: Dien Bien Phu (Điện Biên Phủ); J. Pugiê: Nous étions à Dien Bien Phu (Chúng tôi đã ở Điện Biên Phủ) và của Tổng Chỉ huy cuối cùng lực lượng viễn chinh là tướng Êly.

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, do sự mất tín nhiệm của hình ảnh Việt Nam gắn liền với sự sụp đổ của bức tường Béclin, tiếp đó là chiến tranh vùng Vịnh, tạo nên một số các ấn phẩm, nói chung là thù địch với Việt Minh. Trật tự đã đảo ngược: những kẻ bị thua trận hôm qua - người phương Tây - lập lại sự kiểm soát của họ trên thế giới. Những người chiến thắng trước kia - những người cộng sản, những người dân thuộc địa hay nửa thuộc địa - lại cảm thấy xấu hổ hoặc bất lực. Tướng Xmít, một cựu binh Điện Biên Phủ, trở thành Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp, lại đã có một ý đồ tinh quái để nhắc tới điều đó khi đặt tên cho hồi tưởng của ông ta là De Dien Bien Phu à Koweit city (Từ Điện Biên Phủ đến thành phố Côoét), ngầm ý là "Từ phương Tây thất bại đến phương Tây chiến thắng".

Nếu bây giờ quan tâm đến nguồn gốc các tác giả, người ta có thể dẫn ra bảng kê sau đây:

Tác giả công trình   Tổng số   % so với tổng số
Quân nhân   46   63,00
Nhà báo      11   15,10
Nhà sử học   10   13,70
Nhà chính trị   4      5,5
Nhà văn, nhà thơ   11   15,10

Ghi chú:

Đành rằng một số tác giả có thể xếp vào các hạng khác nhau như: B. Phôn, G. Xapha, J. Roa là những người vừa có các công trình nhà báo và nhà sử học. P. Rôcôn, là quân nhân và nhà sử học và cũng xin nói là P. Xsôăngđôécphe, gốc là nhà binh, từ lâu đã là một nhà viết tiểu thuyết nổi tiếng...
___________________________________________________
1. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 3-2004, tr. 47 - 52.
2. Tiến sĩ sử học, Chủ tịch Trung tâm Thông tin và tư liệu về Việt Nam thời hiện đại (Pari-Pháp), tác giả nhiều công trình về Việt Nam, trong đó có cuốn Điện Biên Phủ, ảo ảnh cuối cùng (Dien Bien Phu, la fin d'une illusion), Nxb. L' Harmattan, Coll. Racines du Présent, 1986.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Năm, 2022, 09:02:24 am

1. Những nhà binh dài dòng

Qua số liệu trên, có một điều nhận thấy được ngay: yếu tố nhà binh áp đảo trong số tác giả các sách. Hai phần ba số sách là do các thành viên quân đội Pháp viết, dù họ còn sống hoặc đã chết khi các công trình được phát hành. Ngoài số lượng, còn có chất lượng của các chữ ký nổi tiếng: ba tổng chỉ huy cuối cùng theo thứ tự là Xalăng, Nava, Êly, cũng đã tung ra hồi ký của mình; của các sĩ quan lừng lẫy: P. Lănggle, M. Bigia, J. Pugiê; một phụ nữ và những người trong cuộc: G. Đờ Gala, E. Bécgô, R. Ôlanhđrơ, P. Xsôăngđôécphe... Tuy nhiên, có thể ghi nhận là vẫn thiếu một vài tên tuổi quan trọng như: tướng Cônhi, Đờ Cátxtơri...

Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của yếu tố nhà binh áp đảo này trong phần sau.


2. Những nhà chính trị mặc cảm

Sự mặc cảm này đã đối lập một cách lạ kỳ và tàn nhẫn với sự im lặng đầy ý nghĩa của các vai diễn chính trị của tấn thảm kịch.

Đó là bài học lớn thứ hai của bảng thống kê này. Có thể nói đó là một "sự im lặng ầm ĩ


Bốn ấn phẩm trong 50 năm!

Nhà chính trị có trách nhiệm duy nhất đã cho ra mắt một công trình đặc thù về sự khủng hoảng trong mùa Xuân 1954 là vị Chủ tịch Quốc hội cuối cùng thời chiến: J. Lanien. Hơn nữa, sản phẩm chính cống của nền Đệ tứ Cộng hoà cũng chẳng phải là một phép màu đặc biệt. Lẽ ra, mặt khác, trước đó tướng Nava đã phải cày vỡ cẩn thận để Chủ tịch Quốc hội quyết định trả lời.

Có thể bổ sung, xét cho cùng, những bài đả kích của Étđua, F. Đuypông thuộc phái tán thành duy trì Đông Dương trong phạm vi ảnh hưởng Pháp và công trình hồi tưởng của nhà ngoại giao J. Xôve. Còn lại... một vài trang viết trong các tác phẩm khái quát hồi tưởng như của G. Biđô1 hay của E. Phô2. Nhưng không có một nhà lãnh đạo hàng đầu nào lại cầm bút để (thử?) giải thích một cách sâu sắc thái độ của mình khi Điện Biên Phủ sụp đổ. Cả R. Mâye, người đã bổ nhiệm Nava vào tháng 5-1953, đưa ông ta vào cuộc chiến tranh mà không có chỉ thị cụ thể, cũng không cầm bút; cả P. Râynô, tuy là rất gắn bó với đường lối chính trị của Pháp ở Đông Dương trước cuộc khủng hoảng cũng im lặng một cách lạ kỳ và tiếp đó; và cả Bộ trưởng Quốc phòng P. Plêven, người đã đặt chân tới Điện Biên Phủ nhưng cũng giữ miệng không công bố gì (ít nhất là trước công chúng). Kể cả J. Lơtuốcnô, một trong những chính khách Pháp gắn bó vào bậc nhất với cố gắng chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, cũng không có gì từ M. Giắckê, P.D.Sơvinhê, M.Xsuman, H. Quâylơ đều là bộ trưởng, tổng trưởng trong các chính phủ Mâye hay Lanien...

Hiển nhiên rằng sự im lặng khó chịu này vốn là chiến lược của truyền thông, như người ta nói ngày nay, là cách làm được xem là tốt nhất của nhiều nhà chính trị.

Ta hiểu họ, vì có thể cũng chẳng có gì đáng tự hào được điều hành nước Pháp vào những năm từ năm 1947 đến năm 1954.

Tôi muốn kể ở đây một giai thoại. Tổng thống đầu tiên của nền cộng hoà thứ tư - V. Ariôn - có thói quen là ghi chép tất cả những cuộc trao đổi của mình trong quá trình bảy năm ông ở Điện Êlidê. Tư liệu này, nhan đề: Journal du Septennat (Nhật ký nhiệm kỳ bảy năm) đã xuất bản.

Ngày 17-4-1953, ngài Tổng thống kế tiếp P. Râynô trong văn phòng của mình khi ông này vừa ở Đông Dương về. Đây là cuộc đối thoại của họ. P. Râynô: "Tôi tin rằng đây là một tội ác chống lại nước Pháp nếu tiếp tục duy trì căn bệnh chảy máu này là cuộc chiến tranh Đông Dương". V. Ôriôn: “Tôi hoàn toàn đồng ý với ông"3. Auriol cũng đã viết rằng mình đã có lúc nghĩ tới việc ra ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ hai, nhưng cuối cùng ông đã không làm vì có nhiều mâu thuẫn về vấn đề Đông Dương.

"Tội ác chống lại nước Pháp?". Từ ngữ này đã được hai trong số các nhân vật chính của nhà nước dùng. Nó được áp dụng vào đường lối chính trị chính thức của nước Pháp suốt bảy năm. Ba tuần lễ sau, tướng Nava được bổ nhiệm. Ngày 20-11, bắt đầu Chiến dịch Cátxtơ (Hải ly). Một năm sau, gần như là tính theo từng ngày, sau cuộc tranh cãi giữa Ôriôn và Râynô, dưới lớp phủ tường điện Êlidê người chiến sĩ Pháp cuối cùng ngã xuống...
__________________________________________________
1. Georges Bidault: D'une Résistance à l’autre (Từ một cuộc chiến này đến cuộc chiến khác), Paris, Presse du Siècle, 1965.
2. Edgar Faure: Avoir toujours raison, c'est un grand tort (Bao giờ cũng có lý, đấy là sai lầm lớn), Paris, Plon, 1982, xin xem loạt bài Mettre le Vietnam dans la guerre (Đặt Việt Nam trong chiến tranh), đăng trên báo Le Figaro, ngày 31-3 và 1-4-1953).
3. Tập VII, năm 1953, Paris, Armand Colin, 1980.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Năm, 2022, 09:03:00 am

3. Những nhà báo tại mặt trận

Cuộc chiến Đông Dương đặc biệt được che giấu bởi các nhà báo, nhất là các nhà báo Pháp. Trong quá trình diễn ra trận đánh, những nhà báo chủ yếu có mặt ở Đông Dương là L. Bôđa, thường viết cho báo France Soir (Nước Pháp buổi chiều), R. Ghilanh người gửi liên tiếp các phóng sự cho báo Sud-Ouest (Tây - Nam) và báo L'Aurore (Rạng Đông), M. Ôliviê cho Le Figaro, J.L.Tác cho Paris – Match, B. Phriăng cho Indochine-Sud-Est Asiatique (Đông Dương, Đông Nam Á)... Ba trong số họ đã nhanh chóng xuất bản những cuốn sách lấy lại những phân tích của các phóng sự lúc đó: R. Ghilanh từ năm 1954, H. Amuru và B. Phriăng trong năm 1955.

Trái lại, tôi không lưu trữ trong tư liệu của mình L. Bôđa, nhà báo này không hề gợi lại Điện Biên Phủ trong cuốn truyện dài nổi tiếng La guerre d'Indochine (Cuộc chiến tranh Đông Dương) của ông.


4. Không có nhiều nhà sử học

Những người khác, vốn là nhà báo, lại viết sách lịch sử. Đó là trường hợp của G. Xapha, P. Đờvilơ, J. Lacoutuya. Hai người cuối cùng đã đưa ra công chúng, trong năm 1960, cuốn sách đầu tiên kể chuyện đầy đủ, có nhiều thông tin tốt lúc bấy giờ về cuộc khủng hoảng Xuân Hè 1954.

Người ta sẽ còn ghi nhận sự ít quan tâm của các nhà sử học, được gọi là chuyên nghiệp, có nghĩa là của giới đại học, về trận đánh nổi tiếng này. Nếu ta loại trừ bản luận văn rất giá trị của P. Rôcôn sẽ nói sau (nhưng P. Rôcôn lại xuất thân từ quân đội, không phải từ trường đại học), ta chỉ có thể kể đến trong số các sách giáo khoa lịch sử cuộc hội thảo Pháp-Mỹ do Đ. Áctô và L. Kaplăng tổ chức cùng với các công trình của J. Đalo và A. Rútxiô được công chúng biết tới.


5. Những nhà văn rụt rè

Sau cùng là các nhà văn, đôi khi với một hứng thú không đều nhau như chúng ta đã nhận thấy, đã gợi lên trận đánh, hoặc sử dụng bối cảnh để dựng cốt truyện. Có thể kể tới cuốn rất hay và rất cảm động Là haut (Trên cao) của P. Xsôăngđôéphe (trái lại với nhiều ý kiến đã nhận được, cốt truyện của 317è section (Đại đội 317) nổi tiếng xảy ra vào tháng 5-1953); cuốn Marie Casse Croute của E. Asenra, không còn nghi ngờ gì nữa, đó là một trong những truyện hay nhất về chiến tranh; một tình tiết lạ kỳ do P. Đơclaugiơ (một bút danh) đã tưởng tượng ra một chuyến trở lại Điện Biên Phủ của D'Anciens d’Indo (Cựu chiến binh Đông Dương) để trả thù trong máu và trong thịnh nộ cho các bạn họ đã chết, đại loại như cuốn Rambo II, và sau hết là cuốn tiểu thuyết La dernière colline (Ngọn đồi cuối cùng) của R. Đờphócgiơ.

Nhưng người ta cũng không xúc phạm bất cứ ai khi khẳng định rằng mảng văn học lớn này đã phần nào bỏ rơi Điện Biên Phủ.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Năm, 2022, 09:03:38 am

II- NHỮNG ĐỂ TÀI ĐƯỢC ĐỂ CẬP TỚI

1. Tầm quan trọng của sự thất bại

Sau Điện Biên Phủ, khi quân viễn chinh rút lui trên hai mặt trận khác, vào mùa Xuân và vào đầu mùa Hè năm 1954: ở Trung Bộ, trận phục kích bi thảm ở An Khê đã chặt đứt hoàn toàn, đơn vị GM100; cuộc chuyển quân nhanh chóng ra khỏi phía nam đồng bằng sông Hồng.

Trong những điều kiện này, người ta có quyền đặt câu hỏi: sau một loạt những thất bại ấy, việc theo đuổi cuộc chiến còn có khả năng hay không?

Cho đến ngày hôm nay, cũng rất khó mà có được một ý kiến dứt khoát. Tất nhiên là người chịu trách nhiệm chính về quân sự trong thời gian Điện Biên Phủ đã bảo vệ luận điểm rằng, sau khi Điện Biên Phủ sụp đổ, tình hình cũng chưa phải là thất vọng. Dù sao chăng nữa, như Nava đã khẳng định trong cuốn sách, bằng chứng rằng: so sánh lực lượng đôi bên đã không nghiêng một cách áp đảo trong mùa Xuân năm 1954: "Trái với những khẳng định của bộ máy tuyên truyền chính thống, đội quân viễn chinh đã không bao giờ bị hiểm nguy sau Điện Biên Phủ". Ông đã đưa ra những chứng cứ. Đành rằng, nước Pháp đã mất đi những người có chất lượng chiến đấu cao, nhưng đa số quân viễn chinh vẫn còn kiểm soát chặt chẽ những vùng đông dân nhất của xứ này. Nước Lào đã được cứu thoát. Nhất là, theo Nava nhận định, tướng Giáp cũng vừa bị một vết cắt chảy máu không thể bình phục được. "Vì vậy. trên toàn cục chiến trường Đông Dương, tình hình vẫn trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta có những khó khăn tại chỗ nghiêm trọng, nhưng không có nguy hiểm nặng nề nào xuất hiện tức thì".

Trái lại, hai nhà báo - nhân chứng đã viết bài trong thời gian ấy lại không mấy lạc quan. Nhan đề các sách viết của họ vang lên như một tiếng chuông báo tử: La fin des illusions (Ảo ảnh cuối cùng) của Ghilanh và Croix sur l’Indochine (Cây thập tự cho Đông Dương) của Amuru. Cả hai người, không ai nêu lên được một dự đoán nào có thể tin tưởng, dù chỉ là một thời gian ngắn, vào một sự cải thiện tình hình có thể xảy ra. Theo họ, nói chung quân đội Pháp đang bị đe doạ: “Điện Biên Phủ đã mang đến một đòn khủng khiếp cho quân đội ta. Tất cả đều phải làm lại", H. Amuru viết, R. Ghilanh khẳng định rằng việc rút quân nhanh chóng ra khỏi toàn miền Bắc Việt Nam là một vấn đề sống còn: "Điện Biên Phủ, trái với những lời bào chữa của các nhà chức trách, đã không có cách nào trong một thời g¡an ngắn cứu được vùng châu thổ, mà ngược lại còn làm tăng thêm nguy cơ vì thiếu những đơn vị thiện chiến giữ nhiệm vụ những mũi giáo tấn công của đội quân viễn chinh".

Đề cập tới việc rút khỏi vùng châu thổ vào tháng 6, Amuru đã nói thật lòng: "Đã đến lúc rồi". Những đồn bốt của vùng này đã trở thành "vô số Điện Biên Phủ nhỏ sống trong một thảm kịch của sự bao vây, vô vọng". Còn về một cuộc tiếp sức có thể xảy ra của các lực lượng Bảo Đại, những nhà báo đã nói thẳng chẳng cần giữ gìn ý tứ gì. Amuru viết: "Bọn lính đánh thuê bị bọn quan lại chỉ huy, đó là quân đội Việt (nguỵ). Ai đó còn tiếp: "Nếu ngày mai quân đội (nguỵ) này phải đương đầu với Việt Minh, nó sẽ sụp đổ hoàn toàn".

Phải chờ đến luận đề của Đại tá Rôcôn vào năm 1967 để có thể tìm được một sự đánh giá cân đối. Điện Biên Phủ là thất bại quân sự lớn thứ hai của cuộc chiến, sau thất bại trên đường số 4. Thất bại thứ hai theo thời gian, nhưng lại vượt xa thất bại thứ nhất. Hầu như toàn bộ đất đai phía bắc từ nay tuột khỏi tay quân Pháp, chỉ còn một miếng nhỏ của vùng châu thổ qúy giá. Tuy vậy, thất bại này có thể chưa phải là quyết định nếu như bối cảnh chính trị - Pháp và quốc tế - đã khác đi. Một cố gắng giống như Đờ Lát đã đề nghị vào năm 1951 đã có thể có được vào năm 1954. Tình hình quân sự phức tạp hơn, nhưng có thể thực hiện được. Nhưng với cái giá chính trị nào? Việc gọi bổ sung quân bấy giờ là cần thiết. Với tất cả các hậu quả ở chính quốc mà người ta có thể tưởng tượng được. Công luận Pháp không sẵn sàng chấp nhận một cố gắng bổ sung cho một cuộc chiến tranh mà họ không hiểu (hoặc hiểu rõ hơn).

"Điện Biên Phủ, Đại tá Rôcôn kết luận, đã trở thành một thôi thúc cấp thiết để ngừng bắn, bời vì ý chí tiếp tục cuộc chiến đã không còn nữa"...


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Năm, 2022, 09:04:27 am

2. Cuộc truy tìm những trách nhiệm

Cho đến gần đây, phần lớn các sách viết về Điện Biên Phủ có thể có nhan đề này: "Lỗi tại ai?". Ở đây như có một ám ảnh lan tràn khắp nơi. Cứ như là nhiệm vụ duy nhất của lịch sử là ban bố các lệnh khiển trách và khen ngợi.

Tất nhiên là không một ai lớn lên khi bước ra cuộc tranh cãi này.

Phái quân sự, những người liên quan đầu tiên, như ta đã thấy, là những kẻ đầu tiên tự hỏi: "Chúng ta có đáng chê trách không? Chúng ta có làm mất đi những phẩm chất quân sự của cha ông không? Chúng ta có sai lầm không?"

Nhiều câu hỏi càng chất chứa nhiều lo âu hơn vì công luận Pháp đã thờ ơ về Đông Dương trong quá trình cuộc chiến, lại còn hiểu ít hơn đoạn cuối của thảm kịch. Chủ nghĩa chống quân phiệt sơ đẳng, luôn luôn ngấm ngầm ở Pháp, định giới thiệu Điện Biên Phủ như là một mẫu mực của sự ngu đần của các sĩ quan Pháp, mà những kẻ nối tiếp xứng đáng của Gamơlanh1 chiếm đa số. Quân nhân Pháp đã có cảm nghĩ mình là nạn nhân của một bất công kép: không những người ta không cho họ những phương tiện để thắng cuộc chiến tranh này, nhưng khi thất bại xảy ra thì người ta lại đặt họ lên ghế bị cáo. Trong năm 1954, sự bất ổn định của quân đội, theo công thức của J. Planhse, đã có bước tiến. Sự bất ổn này sẽ đạt tới tột đỉnh khi xảy ra chiến tranh Angiêri.

Có nhiều, đã quá nhiều. Lần này, quân đội sẽ là tất cả, chỉ trừ tờ Grande Muette2.

Từ tháng 6-1954, không đầy một tháng sau Điện Biên Phủ, người viết lời đề tựa (ký bút danh) cuốn Bắc Kỳ cấp cứu của R. Đenpây, đã cảnh báo công luận rằng, lần này quân đội không còn để cho muốn làm gì thì làm nữa: "Đội quân viễn chinh vừa mới bị quân Việt đánh thua, nhưng họ không chịu trách nhiệm về trận thua đó. Tôi đã đọc trên báo chí Pháp rằng người ta sẽ truy tìm những người có trách nhiệm về những thảm hoạ Đông Dương. Đó chỉ là một sự lớn tiếng mà thôi! Tôi nghĩ rằng công việc này sẽ, vào một ngày nào đó, thuộc về những chiến binh Đông Dương (tác giả nhấn mạnh) và nhất là những chiến binh Điện Biên Phủ. Cần phải làm cho người ta quen với ý nghĩa rằng tờ Grande Muette không muốn tòng phạm trong im lặng3.

Còn ở đây nữa, một trong những quan chức nhà binh đầu tiên đã phát biểu ý kiến là tướng Nava, vị Tổng Chỉ huy cuối cùng trong thời gian chiến tranh đã không thể xếp mình vào hàng của dự định tự bào chữa.

Như người ta đã có thể chờ đợi, từ tháng 5-1954, quân đội đã bị chế giễu trên báo chí, bị các nhà chính trị bỏ rơi, và gia đình họ cũng ít ủng hộ họ. Thống chế Gioăng hiểu biết quân đội khá tường tận, đã cảnh báo họ ngay sau khi trở về Pháp: “Ông bạn đau khổ cảu tôi, Gioăng nói với Nava, các bạn tự đặt mình trong những nệm giường đẹp! Đừng cố ảo tưởng. Bọn đểu cáng ấy, chúng nó sẽ đổ vạ cho anh đấy”4

Mặc dù người ta biết rất rõ là tính từ chỉ phẩm chất thân ái này chỉ nói đến các nhà chính trị, hoặc một vài sĩ quan cao cấp hay là cho… cả hai. Vậy thì Nava lại từ mình để cho làm gì thì làm. Ông ta khẳng định chẳng bao giờ nhận được sự chỉ đạo rõ ràng từ phía các nhà chính trị. Chỉ thị duy nhất của R. Maye nói trong lần trao đổi với Nava để báo tin về sự bổ nhiệm ông là: “Hãy tìm một lối thoát danh dự”. Khi người ta biết đến những thực tiễn của Đệ tứ Cộng hòa thì không ai bị bất ngờ. Về phần Lanien, Biđô và Plêven, họ đã nhận chỉ thị tùy theo cấp bậc của họ. Luận đề trung tâm của Nava là: “Tôi đã bố trí các đơn vị cho phép có được một sự ổn định tình hình nào đó, thậm chí thu xếp khả năng tiến hành một cuộc phản công. Nhưng trò chơi chính trị Pháp và quốc tế, Hội nghị Béclin, rồi đến tin đưa về Hội nghị Giơnevơ đã khích động Việt Minh (và hơn nữa, cả thế giới cộng sản) tìm kiếm một sự đối đầu toàn diện để chiếm đóng được nhiều đất đai hơn nữa. Nếu không có bối cảnh này, mà Bộ Tham mưu đã không dự kiến trước khi Kế hoạch Nava đã được đưa ra, Điện Biên Phủ đã giữ được vai trò của nó: chặn đứng con đường sang Lào, cầm chân đối phương.

Như vậy, Điện Biên Phủ trước hết là một thất bại chính trị thuộc về các nhà chính trị.

Về việc này, Lanien đã có câu trả lời. Cuốn sách của ông xuất hiện mười tháng sau cuốn sách của Nava. Tác phẩm này có nhiều lời buộc tội nặng nề. Nava không chỉ chẳng có dự đoán gì về Điện Biên Phủ trong kế hoạch cơ bản của mình, mà khi ông ta quyết định cho nhảy dù (xuống Điện Biên Phủ), ông ta cũng chẳng thông báo cho các nhà chức trách sau đó. Lời buộc tội thứ hai: Nava đã tự ý quyết định tập trung toàn bộ chiến lược của ông ta vào một cuộc đối đầu nghiệt ngã trong lòng chảo Điện Biên Phủ; ông ta đánh giá không đúng mối tương quan thực lực hai bên, một sự đánh giá mà ông ta phải chịu trách nhiệm duy nhất. Sự đánh giá quá cao các khả năng có trong tay, sự thiếu hiểu biết về các khả năng của đối phương..., đó là hai tội cơ bản đối với một chỉ huy chiến tranh.

Như vậy, Điện Biên Phủ trước hết là một thất bại quân sự do các nhà quân sự gây nên.

Một năm sau, báo cáo viên của Uỷ ban điều tra, tướng Catơru (cựu Toàn quyền Đông Dương) đã đưa ra một phán xét trung dung. Không muốn bằng bất cứ giá nào làm cho hai bên đối lập nhau, ông ta ghi nhận những trách nhiệm hai bên cùng chia sẻ. Nhà chính trị là một chứng cứ rõ ràng về sự vô trách nhiệm, gây nên sự thiếu thốn; nhà quân sự có phần nào phiêu lưu, đã không biết giải quyết các sự thiếu thốn.

Như vậy, Điện Biên Phủ đồng thời là một thất bại về chính trị và quân sự.

Nhưng phần vào đề này lại không là gì bên cạnh cuộc luận chiến sẽ lay động giới chính trị - quân sự - báo chí trong những năm 1963-1964, sau khi cuốn sách của J. Roa được xuất bản. Được viết tốt, dẫn ra nhiều tư liệu, sách này tuy vậy có một thiếu sót: để giải quyết cuộc thanh toán một món nợ. Trong sự điên cuồng tìm ra một người chịu trách nhiệm, J. Roa đã tranh cãi quá mức và gây gổ một cách vô ích chống lại tướng Nava, được giới thiệu như một "sĩ quan của văn phòng và của những công vụ bí mật... không có năng lực dẫn dắt binh sĩ". Phần kết luận như quất mạnh vào Nava: "Ông ta đã chơi đùa với những ý tưởng đúng và những quân tốt sai. Ngồi trên những nguyên tắc hợp lý, ông ta chỉ phạm những điều sai lầm". Trái lại, Cônhi lại được cảm tình của Roa (điều này có thể làm ngạc nhiên ai đó đã biết những chặng đường hoàn toàn đối lập nhau của hai người trong quá trình cuộc chiến tranh Angiêri).

Năm 1965, chống lại quan điểm của J. Roa, một nhân chứng lớn của chiến tranh đã lên tiếng, đó là nhà báo G. Xapha. Trong một chương sách Hồ sơ mật về sự phi thực dân hoá, ông từ chối cùng rú lên với bầy sói. “Thật sự dễ dàng ném một con người ra làm mồi ngon cho dư luận! Thật là dễ dàng sáng suốt sau khi sự việc đã xảy ra!" Nhưng mà, G. Xapha đặt câu hỏi, ở Pháp và cả ở Mỹ đã có ai công kích kế hoạch Nava vào cuối năm 1953 hay đầu năm 1954, trước cuộc tấn công lớn đầu tiên của Việt Minh? Tất nhiên, không phải là các nhà chính trị. Không phải là tướng Êly, Tổng Tham mưu trưởng, trong chuyến đi thị sát Đông Dương vào tháng 2-1954. Cônhi và Xapha phê bình gay gắt, lại còn kém hơn. Nhưng phải kết thúc, theo cách nói khoa học, cho vụ tranh cãi khô khan và đê tiện này.

Đó là kết quả, vì không phải là mục đích của vụ việc do Đại tá Rôcôn đã nêu lên. Lần đầu tiên trong việc biên chép lịch sử Điện Biên Phủ, có một tác giả đã không phán xét các con người mà phân tích các tình huống. Nếu người ta suy nghĩ kỹ điều đó, sẽ thấy rằng trong lịch sử ít có những ví dụ mà một sự kiện lớn đã được phân tích, đánh giá nhanh chóng đến thế (1954-1967: 13 năm). Đối với Đại tá Rôcôn, đó là một sức mạnh khác thường về tính cách, để không kể đến những cái được thua về quyền lực, những cuộc tranh cãi còn nóng bỏng và đưa công việc tới đích.
__________________________________________________
1. Maurice Gamelin (1872-1958), vị tướng nổi tiếng của nước Pháp, chỉ huy liên quân Pháp - Anh từ tháng 9-1938 đến năm 1940 (N.D).
2. Cái lều lớn của người đi săn, tên một tờ báo (N.D).
3. Soldats de la boue (Chiến binh trong bùn lầy). Sđd.
4. Georges Chaffard dẫn trong Les carnets de la décolonisation (Hồ sơ về sự phi thực dân hóa).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Năm, 2022, 09:05:06 am

3. Dư luận ở chính quốc

Bối cảnh thân Pháp trong sự đối đầu Pháp - Việt là trung tâm, như một yếu tố có tính giải thích. Người ta không thể hiểu tầm rộng lớn của tiếng vang Điện Biên Phủ được cảm nhận như là một thất bại quốc gia hơn là một sự suy giảm quân sự bình thường, nếu ta không tính đến yếu tố đó.

Vì rằng, thật là ngược đời, vấn đề này lại ít được khoa tư liệu học lịch sử xử lý, nếu người ta loại trừ những lời đả kích ác ý chống lại sự mất lòng tin của công luận trong nhiều công trình hồi ký. Chỉ có hai cuốn sách miêu tả những phản ứng của người Pháp ở chính quốc (chính trị gia, nhà báo, trí thức, dân đường phố), khi đối mặt với sự kiện Điện Biên Phủ: cuốn sách của A. Rútxiô được viết năm 1986 và bộ sưu tập tư liệu công bố vào năm 1991 của J. Đalo.

"Cuộc chiến tranh Đông Dương không được lòng dân. Thật đúng vậy", sự thú nhận, trong một lúc thành khẩn, của Thủ tướng J. Lanien tại Quốc hội ngày 27-10-1953, một tháng trước khi quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Huống chi là sau khi bại trận: "Thật là một bất hạnh lớn cho một đất nước bị chia rẽ trên câu hỏi về việc bảo vệ quyền lợi của đất nước. Và công luận Pháp, như người ta biết, đã bị chia rẽ sâu sắc. Quốc hội chỉ có một việc là phản chiếu lại tình trạng thực tế này. Chiến tranh kéo dài, tầm quan trọng của những hy sinh mà chiến tranh đòi hỏi đã gây nên một sự mệt mỏi mà bộ máy tuyên truyền của đối phương không khó khăn gì để khai thác" - đó là lời bình luận của Lanien trong hồi ký của ông ta.

Ví như, bạn có biết rằng cuộc chiến Đông Dương không bao giờ được đa số dư luận ủng hộ, một trường hợp có thể là duy nhất của lịch sử nước Pháp? Hơn 37% người Pháp không ủng hộ trong tháng 7-1947, khi cuộc chiến tranh mở rộng. Sau đó, tỷ lệ này thường xuyên hạ xuống, như vào tháng 10-1950, khi bắt đầu cuộc đối đầu gây ấn tượng mạnh đầu tiên, tỷ lệ ấy chỉ còn 27%, đến tháng 5-1953, còn 21% và cuối cùng vào tháng 2-1954, trước trận đánh Điện Biên Phủ, tỷ lệ ấy chỉ còn 8%. Một cuộc thăm dò khác đã được tiến hành vào tháng 8-1954, về những kết quả của Hội nghị Giơnevơ, cho thấy có một sự tán thành sâu sắc đối với chính sách bước đầu thuyết phục của M. Phrăngxơ. 58% cho rằng các điều kiện là thuận lợi trong tình hình bấy giờ, 8% còn đi tới những đánh giá tuyệt vời! Chỉ có 11% người Pháp coi Giơnevơ là một sự đầu hàng1.

Rõ ràng không thể chối cãi được là một nước Pháp nào đó đã khóc khi biết tin mất Điện Biên Phủ. Báo chí bấy giờ (trong mọi trường hợp là đa số các tờ báo) đã mô tả một đám tang gần như là quốc tang. Rất nhiều nhân chứng thời đó đến tận bây giờ vẫn còn giữ trong ký ức mình sự xúc động, nỗi đau khổ cảm nhận được trong ngày 7-5-1954.

Nhưng sự thật buộc chúng ta phải nói rằng còn xa mới là tình trạng chung. Người ta nhanh chóng bước qua những việc khác. Người ta có quyền, nếu người ta gắn mình vào một ý tưởng nào đó của nước Pháp, lớn mạnh bởi đế chế của mình, cao thượng bởi lịch sử hải ngoại của mình, để tiếp nhận thái độ này như một sự an ủi hèn nhát. Nhưng những con số còn đó. Người ta có thể lấy làm tiếc cho những con số đó, nhưng không thể quên chúng.

Trái lại với những điều đã viết đây đó, không phải là M. Phrăngxơ đã đưa đất nước đến hoà bình, mà chính là đất nước đã đưa đường lối chính trị của nước Pháp cho M. Phrăngxơ.


4. Chiến dịch "Diều hâu"

Người ta tìm thấy trong các công trình hồi ký của Biđô, Lanien, Nava hay Êly những thông tin về chính sách của các đồng minh của Pháp, đặc biệt là về phía Hoa Kỳ. Đặc biệt là vị thủ tướng tiền nhiệm đã miêu tả những cuộc mặc cả giữa Pari, Luân Đôn và Oasinhtơn để cứu lấy cứ điểm Điện Biên Phủ.

Tuy vậy, phải đợi đến năm 1960, với cuốn sách La fin d'une guerre (Sự kết thúc một cuộc chiến tranh) của Đờvinlơ và Lacutuya, mới có được một chuyện kể đầu tiên khá đầy đủ, được xem xét trong mọi trường hợp về phía Pháp, về cuộc khủng hoảng quốc tế vào mùa Xuân năm 1954 này2.

Nhiều thông tin được xác nhận và được nhiều ấn phẩm sau đó bổ sung: như công trình của J. Roa và của Bécna Phôn đã trích dẫn từ các công trình đó. Nhất là việc khai thác các nhân chứng hàng đầu, việc mở hồ sơ lưu trữ đã cho phép mang đến nhiều điều chính xác nữa. Năm 1989, một Hội thảo Pháp - Mỹ là một cơ hội để xác định vấn đề. Trong một tham luận phối hợp, thu hút được sự chú ý, nhà sử học L. Sêxari và nhà ngoại giao J. Đờ Phôlanh, tại cuộc hội thảo đó, đã khẳng định rằng: Chiến dịch Diều hâu là cần thiết về mặt quân sự, nhưng không thể thực hiện được về mặt chính trị3.

Cuối cùng, dưới ánh sáng của giai đoạn này, liệu người ta có thể khẳng định được rằng Điện Biên Phủ, trận đánh cuối cùng của Pháp ở Đông Dương, đồng thời là bước đi đầu tiên của Mỹ vào trong một cuộc chiến tranh, sẽ trở thành một cuộc chạy đua vào vực thẳm? Bécna Phôn, vốn là nhà sử học - gạch nối giữa hai cuộc xung đột, đã không ngần ngại gì khi viết: "Điện Biên Phủ đã là một chiến thắng quân sự của Việt Minh đối với người Pháp, mà còn là một chiến thắng chính trị của Việt Minh đối với Hoa Kỳ".
_____________________________________________________
1. Xem A. Ruscio: L’opinion française et la Guerre d'Indochine (1945- 1954): Sondages et témoignages, Vingtième siècle, Rev. d'Histoire, No29. Janvier - Mars 1991 (Dư luận Pháp và cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954): Thăm dò và suy nghĩ), thế kỷ XX, Tạp chí Lịch sử Pháp, số 29, tháng 1 - tháng 3-1991.
2. Trước khi cuốn sách của Đờvinlơ - Lacutuy ra đời, có nhiều bài báo nhất là trên báo chí Mỹ, đã tiết lộ kế hoạch Chiến dịch Diều hâu.
3. Le projet Vautour en France: Nécessité militaire, impossibilité politique Dự án Diều hâu ỏ Pháp: Một tất yếu quân sự, một sự bất khả thi về chính trị, trong Artaud Denise, Lawrence Kaplan và "Dien Bien Phu - L'Alliance Atlantique et la défense du Sud Est Asiatique" (Điện Biên Phủ - Liên minh Đại Tây Dương và sự phòng thủ Đông Nam Á).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Năm, 2022, 09:06:39 am

5. Nghiên cứu đối phương

Cuối cùng, cần tự hỏi về một sự im lặng lạ kỳ của sử liệu học Pháp. Dưới dạng một công thức mà người ta có thể tóm tắt lại: Thế còn đối phương?

Cần hiểu biết rằng không dễ gì tìm kiếm được trong sử liệu học Pháp những phân tích tổng quát tuỳ thích, về hệ thống Việt Minh, về hệ tư tưởng và tổ chức của nó... Trong một thời gian dài, trong những công trình nghiên cứu của Pháp, đối phương không phải là đối tượng lịch sử, lại càng không phải là đề tài của lịch sử.

Nhiều câu hỏi, tuy là trọng tâm, ít khi được đặt ra: động cơ chính của đối phương chúng ta là gì? Tại sao chúng ta đã xuất hiện, chúng ta và quân đồng minh Bảo Đại của chúng ta, như một sự trở ngại cho sự biểu hiện một cách tự nhiên tinh thần dân tộc Việt Nam? Tại sao Việt Minh lại thu được (hay thành công trong việc nắm bắt được, tuỳ theo các sự phân tích) tinh thần dân tộc đó?

Người ta thấy đấy không phải là những câu hỏi thứ yếu!

Nói một cách khác: Người Pháp trong cuộc chạy mệt mỏi của họ đi tìm trong nước Pháp những người chịu trách nhiệm về cuộc thất bại, lại quên mất một chi tiết. Có một phe phái khác. Ai đã chứng minh, từ năm 1960 đến năm 1975, rằng họ có khả năng nêu lên những thách thức quân sự khác...

Nói rằng các sự kiện đó thường vắng mặt trong thư mục sử liệu sẽ là quá đáng. Nhưng người ta lại thường cần đến các bản sao.

Chúng không phải là những con người đang sống. Chúng không có đặc tính riêng. Khi người ta đã biết được một tư liệu là người ta sẽ hiểu tất cả.

Nói tóm lại, họ là bọn Việt, một từ ngữ có tính miệt thị.

Một thư mục sử liệu như vậy có thể nào cho phép thúc đẩy sự hiểu biết về đối phương? Người ta có thể có lý do để chính thức nghi ngờ. Từ việc này, độc giả trung bình sẽ khó hiểu rằng họ đã có vấn đề về ai, sẽ khó phân tích những cỗ máy chính trị, tinh thần - của hệ thống và quân đội Việt Minh.

Hẳn là vẫn có những nhà quan sát đang tiếp cận những vấn đề này. Toàn bộ trường phái các nhà lịch sử quân sự chuyên nghiên cứu chiến tranh cách mạng (Đại tá Lasơroi, Đại tá Tranhkiê, tướng Xasanh...), ngay cả khi trường phái này không chuyên khảo về Điện Biên Phủ, cũng đã cung cấp được một thư mục tư liệu phong phú. Nhưng đội ngũ này chủ yếu chỉ chuyên tâm thử phân tích, rồi áp dụng một kỹ thuật thuyết giáo quần chúng mà không tiến hơn lên trong phỏng vấn chính trị. Bằng một công thức, người ta sẽ nói rằng trường phái này đã thử miêu tả cái "Thế nào của cuộc thắng lợi Việt Minh", nhưng nó lại không bao giờ đánh liều - hoặc là họ không biết cách - đề cập tới vấn đề "Tại sao?".

Thế mà, về phần mình, tôi đã dựng lại những phân tích độc đáo, khác hẳn với bài diễn văn truyền thống của hệ thống sử liệu học này. Tôi sẽ chỉ kể một ví dụ của Đại tá Lăngle, đã viết trong hồi ký của ông: "Cuộc chiến tranh Đông Dương là một cuộc chiến tranh vì độc lập chống lại nước Pháp và, nếu như công cụ chiến đấu được rèn đúc bởi những phương pháp mácxít thì cũng chẳng còn gì đúng hơn là người lính Việt Minh, đã tiến công các vị trí của chúng ta tại Điện Biên Phủ với một sự can đảm như thế nào, họ chiến đấu để đuổi chúng ta ra khỏi nhà họ, nơi không phải là nhà của chúng ta". Đối phương đã có một niềm tin...

Còn chúng ta? "Chúng ta không chiến đấu để bảo vệ tổ ấm của chúng ta, chúng ta không chiến đấu để đánh đuổi người nước ngoài ra khỏi nước ta, chúng ta cũng không còn chiến đấu để giữ Đông Dương cho nước Pháp. Vậy thì tại sao? Danh dự của nghề binh - và đó là tất cả".

Câu kết luận phần nào không tôn trọng truyền thống được viết vào năm 1963. Người Mỹ sẽ khôn ngoan hơn nếu đọc câu kết luận ấy và suy ngẫm về câu kết luận ấy trước khi đưa các ngón tay vào mớ bòng bong.

Điều đó hình như khó chấp nhận cho người Pháp, nhưng công trình đầu tiên đầy tham vọng nghiên cứu tổng thể về Việt Minh, để tìm câu giải thích chứ không phải để tố cáo, chỉ xuất hiện vào năm 1960... lại do một người Pháp sống ở Mỹ ký tên, nói cách khác là một người Pháp - Mỹ, đó là Bécna Phôn. Còn về nhân vật nổi tiếng nhất của quân đội Việt Nam, Võ Nguyên Giáp, ta phải chờ 20 năm sau Điện Biên Phủ để có được người viết tiểu sử của ông: một nhà báo Pháp gốc Việt, Giêra Lê Quang đã công bố công trình đầu tiên vào năm 1973.

Còn đó, cũng không cần tự đánh roi hành mình một cách không có lý do, một khuyết điểm về phía Pháp khá nặng nề, tôi thấy như vậy. Người Mỹ, mà ta có thể chê trách đâu đó hàng ngàn chuyện, họ còn có trong cuộc chiến của họ ở Việt Nam hàng trăm ấn phẩm về Việt cộng.

Những sự im lặng công khai đó còn gây nhiều thiệt hại hơn nếu ngày nay người ta biết rằng nhiều người đương thời biết một cách chính xác lý do duy trì cuộc chiến này để làm gì. Như chỉ cần đọc những báo cáo tổng kết các cuộc trao đổi mà Tổng thống Ôriôn tiến hành thường xuyên với những người Pháp có trách nhiệm quyết định, các nhà chính trị cũng như các nhà quân sự. Hơn nữa, như việc tham khảo các hồ sơ lưu trữ ở Vanhxăngnơ hoặc ở Ai, cho phép tìm thấy những công trình nghiên cứu thời đó có một độ chính xác đặc biệt, một sự sáng suốt không thể chối cãi.

Vậy thì đã có hai chân lý về vấn đề này chăng?



KẾT LUẬN

Để kết luận, tôi lấy lại ngay nhan đề luận văn của Đại tá Rôcôn: Pourquoi Dien Bien Phu? (Tại sao Điện Biên Phủ?).

Trong lịch sử, không bao giờ chỉ có một nguyên nhân. Nhưng có một điều chắc chắn: khi một thất bại đã có những tác động quân sự, tâm lý, chính trị như vậy, đó là một biểu lộ của sự bất ổn sâu sắc, một cuộc khủng hoảng của hệ thống.

Cũng không phải là tinh thần yếu kém của hậu phương, sự nhu nhược của các nhà chính trị, sự bất lực của quân nhân Pháp này nọ, không phải sự can thiệp của Trung Quốc hay của Liên Xô, không phải sự bỏ rơi của nước Anh, không phải là sự thận trọng của nước Mỹ, đã gây nên cuộc thất bại cuối cùng của nước Pháp ở Đông Dương.

Đó là ngọn gió của lịch sử. Ngọn gió đó, trong trường hợp này, được gọi là sự phi thực dân hoá.

Để kết luận bằng một công thức cho bản tường trình này, tôi lấy lại một câu nói mạnh mẽ của Môngtécxkiơ: "Nếu sự ngẫu nhiên của một trận đánh, nghĩa là một nguyên nhân đặc biệt, làm xói mòn một nhà nước, thì đã có một nguyên nhân chung làm cho nhà nước này phải tan rã chỉ bởi một trận đánh mà thôi"1.

Đó là câu cuối cùng của luận văn của Đại tá Rôcôn.

Cũng sẽ là câu cuối cùng của tôi.
__________________________________________________
1. Considérations sur les causes de la grandeur des Romains et de leur décadence (Bàn về các nguyên nhân của sự vinh quang và sự suy tàn của người La Mã).


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Năm, 2022, 10:47:31 pm

CÁC NƯỚC VỚI ĐIỆN BIÊN PHỦ

TRUNG QUỐC1

"Cuộc chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam trong những điều kiện gay go đã đưa đến thắng lợi trên chiến trường Điện Biên Phủ. Nhân dân Việt Nam đã đạt được thêm những thắng lợi vĩ đại và đã chứng tỏ sức mạnh của mình trong cuộc chiến đấu chính nghĩa chống đế quốc xâm lược. Việc giải phóng Điện Biên Phủ một lần nữa làm cho toàn thế giới thấy rằng nhân dân Việt Nam đã vùng dậy và không có một lực lượng nào khuất phục nổi...".

Trích Nhân dân nhật báo, Bắc Kinh, ngày 9-5-1954.


*

*         *

Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã giải phóng hoàn toàn Điện Biên Phủ, cứ điểm cuối cùng của bọn thực dân Pháp xâm lược ở Tây Bắc vào ngày 7-5-1954. Tin ấy đã làm cho chúng ta rất vui mừng. Giải phóng Điện Biên Phủ đã viết nên một trang sử huy hoàng trong lịch sử chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Nó báo hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam về chiến lược, chiến thuật đã bước vào một giai đoạn mới, cán cân lực lượng giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và bọn thực dân Pháp trên chiến trường Việt Nam đã có những biến chuyển lớn, đồng thời cũng báo hiệu kế hoạch quân sự của Nava được sự ủng hộ toàn lực của đế quốc Mỹ đã sắp đi đến chỗ sơn cùng thủy tận và triệt để phá sản. Việc ấy đối với bọn hiếu chiến Mỹ, Pháp rõ ràng là một đòn cực kỳ nghiêm trọng.

Chiến công vĩ đại và sáng chói như vậy thực chưa từng thấy trong lịch sử chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Điều đó chứng minh rằng một quân đội nhân dân anh hùng do Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, có kinh nghiệm dày dạn, có tổ chức, có kỷ luật, lại được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ là một quân đội chỉ có thể chiến thắng, không thể chiến bại, một quân đội mà không một sức mạnh nào có thể phá vỡ nổi.

Việc giải phóng Điện Biên Phủ lại một lần nữa nói lên thời đại mà bọn đế quốc tự do hoành hành ở châu Á đã qua và không bao giờ trở lại."

Trích dịch báo Thế giới trí thức, ngày 20-5-1954.



*

*         *

"... Nhân dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ tuyệt vời với điều kiện hết sức khó khăn. Nhân dân Việt Nam đã cướp vũ khí của địch để trang bị cho mình, đã làm cho mình từ nhỏ thành lớn, từ yếu thành mạnh, đã giải phóng được tuyệt đại bộ phận đất nước và đã giành được thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vang dội thế giới, cuối cùng đã bắt buộc thực dân Pháp phải ngồi xuống đàm phán với đại biểu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Giơnevơ".

Trích lời chúc mừng của đồng chí Lý Phú Xuân, Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong buổi Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hà Nội.


*

*         *

"Chiến dịch Điện Biên Phủ là một cuộc quyết chiến vĩ đại trên chiến trường Đông Dương. Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng là tượng trưng cho sự thiện chiến dũng cảm của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ là một tấm gương tốt cho cuộc đấu tranh chống thực dân, giành được độc lập dân tộc của nhân dân các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ latinh.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là sự kết thúc nhục nhã của quân đội thực dân Pháp được đế quốc Mỹ ủng hộ ở chiến trường Đông Dương.

Xin chúc Quân đội nhân dân Việt Nam giành thắng lợi huy hoàng trong sự nghiệp đấu tranh nhằm thống nhất Tổ quốc, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp xây dụng quân đội tiến lên chính quy và hiện đại.

Đoàn đại biểu hữu nghị quân sự Trung Quốc
thăm Điện Biên Phủ ngày 24-2-1962
Nguyên soái DIỆP KIẾM ANH
Thượng tướng LƯU Á LÂU
Trung tướng TIÊU HOA
________________________________________________________
1. Âm mưu đế quốc Pháp - Mỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (qua sách báo các nước phương Tây), Nxb. Sử học, Hà Nội, 1963, tr. 154-156.



Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Năm, 2022, 10:53:24 pm

LIÊN XÔ1


Phái đoàn quân sự Xôviết kính phục tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam được nhân dân ủng hộ đã đập tan tập đoàn cứ điểm của Đờ Cátxtơri ở Điện Biên Phủ.

Điện Biên Phủ anh dũng, vinh quang, đòi đời sáng chói.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một thành tích tuyệt vời của nghệ thuật chiến đấu cao, sự trưởng thành về quân sự, lao động tích cực của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tỏ rõ khả năng chiến đấu của quân đội cách mạng được trang bị bằng lý tưởng mácxít - lêninnít và mục tiêu chiến đấu là tự do và độc lập.

Tinh thần và tổ chức chiến đấu ở Điện Biên Phủ đã tỏ rõ tài năng tổ chức quân sự của Đảng Lao động Việt Nam và Ban Chấp hành Trung ương, đứng đầu là đồng chí Hồ Chí Minh, tài năng của những người lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam là đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí Hoàng Văn Thái và các đồng chí khác...

Sự thất bại nhục nhã của bọn thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ chắc hẳn là những bài học rõ ràng cho những bọn thực dân xâm lược hiện nay đang lăm le đè bẹp công trình kiến thiết của nhân dân Việt Nam.
Trích cảm tưởng của Đại tướng Batôp,
Trưởng đoàn đại biểu quân sự Liên Xô ghi trong
Sổ vàng Viện Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam, tháng 5-1962.


Chữ Điện Biên Phủ đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm và bất khuất của nhân dân Việt Nam. Mười năm về trước, ngày 7-5 sau nhiều năm tiến hành cuộc chiến đấu anh dũng chống bọn thực dân Pháp, những người yêu nước Việt Nam đã giành được thắng lợi trước bọn can thiệp ở vùng Điện Biên Phủ. Thắng lợi đó đã có ảnh hưởng quyết định đối với diễn biến của các sự kiện quân sự. Mặc dù bọn xâm lược Pháp đã gặp phải thất bại, nhưng chúng không chịu từ bỏ âm mưu bóp nghẹt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, phục hồi lại chế độ thực dân mà nhân dân Việt Nam đã đánh đổ năm 1945. Các nhóm cầm quyền Mỹ - kẻ đã dành sự giúp đỡ vật chất to lớn cho bọn đồng hành Pháp của chúng, đã nhảy vào để tiếp tục cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Tuy nhiên, cuộc chiến đấu đầy hy sinh của những người yêu nước Việt Nam dựa trên sự ủng hộ mạnh mẽ của Liên Xô, của các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa và của tất cả các lực lượng yêu hoà bình đã buộc bọn xâm lược Mỹ phải lùi bước. Tháng 7-1954, tại Hội nghị Giơnevơ đã ký kết các hiệp định chấm dứt cuộc chiến tranh đẫm máu. Đó là thắng lợi quan trọng của các lực lượng hoà bình...
Trích bài Nguyện vọng của nhân dân Việt Nam
của A. Philíppốp, đăng trên báo Sự thật (Liên Xô),
số ra ngày 8-5-1964.


... Thất bại của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ không phải là một sự ngẫu nhiên. Binh lính Pháp càng ngày càng thấy rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh. Lời tuyên bố của Hạ sĩ Rôbe Máctanh bị bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ đã phần nào chứng tỏ điều đó: "Binh lính và sĩ quan người Pháp chúng tôi tinh thần sút kém vì chúng tôi không biết chiến đấu vì mục đích gì". Đến cả Phó Tổng thống Mỹ Níchxơn cũng phải thừa nhận rằng binh lính Pháp không muốn kéo dài cuộc "chiến tranh bẩn thỉu" này. Ông ta tuyên bố: "Còn nói về trận chiến đấu nguy ngập hiện nay ở Điện Biên Phủ thì ở đó không có tinh thần chiến thắng. Pháp đã quá mệt mỏi vì chiến tranh, cũng như hồi nọ chúng ta mệt mỏi vì Triều Tiên".

Trái ngược lại với những cố gắng của các báo chí phản động, dư luận đã thấy rõ rằng tình cảnh không có lối thoát của bộ phận lớn quân đội Pháp bị bao vây ở Điện Biên Phủ càng chứng tỏ tình hình nguy ngập của cả đội quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Trước dư luận, Điện Biên Phủ có nghĩa là sự phá sản của các kế hoạch của bọn thực dân và trước hết là sự phá sản của cái "kế hoạch Nava" phiêu lưu mà trước đây người ta đã quảng cáo ầm ĩ. Giải phóng cứ điểm này chứng tỏ lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam và ý chí không gì lay chuyển nổi của nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền tự do, độc lập của mình. Bài học Điện Biên Phủ nói lên rằng tất cả mọi âm mưu giải quyết vấn đề Đông Dương bằng cách tiếp tục cuộc chiến tranh thuộc địa đều bị thất bại...
Trích bài Điện Biên Phủ có nghĩa là sự phá sản
của các kế hoạch của bọn thực dân
,
đăng trên báo Sao đỏ (Liên Xô),
số ra từ ngày 6 đến ngày 8-5-1954.
_______________________________________________________
1. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, do Hoàng Thế Dũng, Vũ Sơn, Lê Văn Sước, Bùi Đoàn, Đinh Quang Thiệu biên soạn, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.10 - 13.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Năm, 2022, 10:58:54 pm

CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO1

Tôi thay mặt Chính phủ kháng chiến Pathét Lào. Trung ương Mặt trận Ítxala, toàn thể quân đội và nhân dân Pathét Lào xin gửi lời chào mừng và hoan nghênh nhiệt liệt các bạn đang chiến thắng ở Điện Biên Phủ.

Quân dân Lào vô cùng phấn khởi và tin tưởng ở thắng lợi của các bạn, coi đó là thắng lợi của bản thân mình.

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ảnh hưởng và giá trị vô cùng to lớn đối với cuộc kháng chiến chung của ba nước Việt - Miên - Lào và đối với phong trào đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay, đặc biệt đối với Pathét Lào, nhất là đối với Thượng Lào: nó tạo thêm nhiều thuận lợi để quân và dân Lào phát triển những thắng lợi của mình trong Đông Xuân, củng cố khu giải phóng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, toàn bộ tiến lên. Không những thế, Điện Biên Phủ được giải phóng sẽ mở thông hoàn toàn biên giới giữa Thượng Lào với Bắc Bộ Việt Nam, làm cho tình đoàn kết Việt - Lào càng được thắt chặt thân thiết hơn nữa. Với những sự liên hệ chặt chẽ nói trên, chúng tôi nhận thấy rằng các bạn chiến đấu ở Điện Biên Phủ hiện nay ngoài nhiệm vụ giải phóng cho đất nước các bạn, chính các bạn cũng đang làm nhiệm vụ giúp đỡ đẩy mạnh cuộc kháng chiến của Pathét Lào.

Chúng tôi tin tưởng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh và với tinh thần chiến đấu dũng cảm vô song, các bạn nhất định toàn thắng, sẽ làm tròn nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.

Dân và quân Pathét Lào theo dõi từng ngày từng giờ các trận chiến đấu anh dũng của các bạn, nguyện nỗ lực học tập các bạn. Xin hứa với các bạn sẽ phối hợp chặt chẽ với các bạn trong cuộc chiến đấu này bằng cách nỗ lực tăng cường hoạt động mọi mặt, phát triển chiến tranh du kích mạnh mẽ, thực hiện bằng được nhiệm vụ lớn trong năm nay:

- Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang;

- Nỗ lực đào tạo cán bộ.

Cuối cùng xin chúc các bạn toàn thắng và gửi các bạn lời chào hoàn toàn tin tưởng, quyết chiến và quyết thắng.
Thủ tướng Xuphanuvông
Bài đăng trên báo Quân đội nhân dân,
xuất bản tại mặt trận, ngày 26-4-1954.


 

CỘNG HOÀ NHÂN DÂN CAMPUCHIA2

Nhân dân Khơme chúng tôi rất phấn khởi được biết tin thắng lợi liên tiếp của các anh em tại mặt trận Điện Biên Phủ. Nhân dân Khơme chúng tôi đang theo dõi từng giờ từng phút với lòng tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi cuối cùng của các anh em. Thắng lợi của các anh em ở mặt trận Điện Biên Phủ chẳng những đã tiêu diệt một số quan trọng sinh lực địch mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến chiến trường Khơme chúng tôi nữa...

Trước tinh thần dũng cảm, hy sinh, phấn đấu của các anh em dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Khơme chúng tôi tin chắc rằng các anh em sẽ còn thu được nhiều thắng lợi lớn hơn nữa ở mặt trận Điện Biên Phủ.
Trích Điện của Mặt trận dân tộc thống nhất Khơme
 gửi các cán bộ và chiến sĩ Việt Nam
tại mặt trận Điện Biên Phủ, tháng 4-1954.


Chúng tôi đã theo dõi từ xa chiến thắng Điện Biên Phủ. Giờ phút này chúng tôi lại được sống lại như ở Điện Biên Phủ dù chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ.

Điện Biên Phủ không kết thúc ở năm 1954. Ảnh hưởng của Điện Biên Phủ tồn tại đến ngày nay và lan rộng khắp cả Đông Dương, đặc biệt là ở Campuchia.

Điện Biên Phủ không chỉ đơn thuần là một thắng lợi quân sự của những người anh em Việt Nam. Điện Biên Phủ còn có giá trị về mặt củng cố sự hiểu biết, tình đoàn kết và hữu nghị giữa ba dân tộc Đông Dương: Việt Nam, Lào, Khơme.
Cảm tưởng của Phái đoàn Campuchia ghi trong
Sổ vàng Viện Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam, 1964 - 1971.
_____________________________________________________
1. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr.17 - 18.
2. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd. tr.21 - 22.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 09:10:46 am

CỘNG HOÀ NHÂN DÂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ANBANI1

... Thắng lợi vĩ đại Điện Biên Phủ cách đây 10 năm đã đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp giải phóng hoàn toàn nhân dân Việt Nam và trong phong trào giải phóng dân tộc và chống đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á... Trong tình hình quốc tế hiện nay, một dân tộc dù nhỏ bé vẫn có thể đánh bại kẻ thù dù lớn mạnh và hung bạo, nếu dân tộc đó có tinh thần cách mạng, được sự lãnh đạo của một đảng cách mạng, biết đoàn kết đấu tranh cho độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội, chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân và được nhân dân thế giới ủng hộ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ chỉ ra con đường duy nhất cho các dân tộc bị áp bức chống lại sự xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân và giành quyền tự do là con đường đấu tranh chính trị rộng rãi của toàn dân và bạo lực vũ trang...
Trích bài đăng trên báo Tiếng nói nhân dân (Anbani),
số ra ngày 7-5-1964.



CỘNG HOÀ NHÂN DÂN BUNGARI2

... Ở Bungari, tên gọi Việt Nam đã trở nên đồng nghĩa với ý chí kiên cường và quyết tâm sắt đá của các dân tộc đang đấu tranh chống ách thống trị và xâm lược của nước ngoài, vì quyền tự quyết định vận mệnh của mình. Ngày tiếp ngày, tháng tiếp tháng và năm tiếp năm, cái tên Việt Nam luôn luôn được nêu lên trên những cột báo của chúng tôi và nhân dân Bungari đã theo dõi với tinh thần anh em và mối cảm tình nồng nhiệt những diễn biến của cuộc đấu tranh đẫm máu và anh hùng vô song trong những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhà thơ và nhà cách mạng vĩ đại của chúng tôi là Crixtô Bôtép đã từng nói: "Không có một thế lực nào có thể ngăn cản được những con người sẵn sàng hiến thân mình cho tự do và no ấm của xã hội loài người". Nhân dân Việt Nam với sức mạnh long trời chuyển đất đã chỉ cho thế giới thấy rằng không có thế lực nào có thể ngăn cản được một dân tộc sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh đưa cuộc đấu tranh vì tự do độc lập đến thắng lợi hoàn toàn vì tương lai xã hội chủ nghĩa của mình.
Trích lời phát biểu của đồng chí Tôđo Gípcốp.
Tổng Bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Bungari,
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà nhân dân Bungari
trong cuộc mít tinh chào mừng Đoàn đại biểu Đảng
và Chính phủ ta nhân dịp Đoàn sang thăm Bungari,
ngày 10-10-1975.


... Nhân dân Bungari đã rất chú ý theo dõi với mối cảm tình sâu sắc cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, cuộc đấu tranh đó cách đây 15 năm đã thiết lập nên ở Việt Nam chính quyền dân chủ nhân dân. Chúng tôi cũng đã rất chú ý theo dõi cuộc đấu tranh vũ trang chín năm ròng của nhân dân Việt Nam kết thúc năm 1954, bằng chiến thắng bọn thực dân Pháp trong trận chiến đấu oanh liệt Điện Biên Phủ. Với chiến thắng đó, các đồng chí đã củng cố nền độc lập dân tộc và mở rộng đường cho sự phát triển mới của chủ nghĩa xã hội...
Trích lời phát biểu của đồng chí Dimitơrơ Đimốp,
 Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Bungari
tại Đại hội III Đảng ta.
__________________________________________________________
1. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 24.
2. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr.29 - 30.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 09:13:28 am

CỘNG HOÀ CUBA1

... Niềm khao khát độc lập dân tộc và khao khát công lý xã hội là hai tình cảm lớn, hai lực lượng lớn, hai nguyện vọng lớn kết hợp chặt chẽ với nhau ở Việt Nam và đã thúc đẩy cuộc đấu tranh của cả dân tộc trong những năm qua. Hai nguyện vọng đó, hai tình cảm đó hoà vào nhau làm cho nhân dân Việt Nam trở thành vô địch và tái tạo nên đức tính kiên cường, lòng dũng cảm và tinh thần hy sinh khác thường...

Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường, vạch ra chiến lược, chiến thuật và đã không tính toán quá nhiều về những vũ khí mà nhân dân Việt Nam có trong tay. Người biết rằng Việt Nam có một đảng, có tổ chức quần chúng, có lòng yêu nước và có lẽ phải. Vì vậy, năm 1946, lúc đế quốc Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam, Người đã nói: "Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước"2.

Một dân tộc hầu như không có vũ khí đã khởi đầu cuộc đấu tranh như vậy mà tám năm sau kết thúc với chiến thắng hết sức quan trọng ở Điện Biên Phủ, chiến thắng đó đã làm cho bọn đế quốc khiếp sợ, làm cho đế quốc Mỹ khiếp sợ đến mức hồi đó chúng đã nói đến việc dùng vũ khí nguyên tử để xem có cách gì cứu vãn được đội quân viễn chinh tinh nhuệ đang bị vây hãm ở Điện Biên Phủ hay không...
Trích bài phát biểu của đồng chí Phiđen Caxtơrô
trong cuộc mít tinh lớn chào mừng Đoàn đại biểu Đảng
và Chính phủ Việt Nam nhân dịp đoàn sang thăm Cuba,
ngày 26-3-1974.


... Lập trường của Cuba đối với vấn đề Đông Nam Á là rõ ràng và trong sáng. Việt Nam đối với chúng tôi là thiêng liêng. Vì Việt Nam, chúng tôi đã tuyên bố rằng chúng tôi sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình.

Trong thời đại chúng ta không có một dân tộc nào như Việt Nam đã trả một giá cao như vậy bằng sự hy sinh gian khổ, tính mạng cho tự do, không có một dân tộc nào đã có những đóng góp to lớn hơn nhân dân Việt Nam vào cuộc đấu tranh vì giải phóng dân tộc và vào việc hình thành một sự giác ngộ rộng khắp thế giới chống chủ nghĩa đế quốc... Việt Nam đã chỉ cho các dân tộc bị áp bức thấy rằng không có một sức mạnh nào có thể thắng một dân tộc quyết tâm đấu tranh vì tự do của mình. Việt Nam cũng đã chiến đấu vì sự tôn trọng và phẩm giá của tất cả các dân tộc chúng ta...
Trích bài phát biểu của đồng chí Phiđen Caxtơrô
tại Hội nghị cấp cao lần thứ sáu các nước Không liên kết họp
tại La Habana.


... Từ lâu, nhân dân các nước đấu tranh giành giải phóng dân tộc hoặc đã xây dựng một xã hội công bằng hơn, đã chứng kiến cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống đế quốc...

Lịch sử của nhân dân Việt Nam, trải qua hơn 1.000 năm đấu tranh quyết liệt chống sự bất công của những chế độ xã hội khác nhau, chống ách thống trị nước ngoài, đã rèn luyện nên tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam, nêu gương cho nhân dân các nước đấu tranh giành tự do và giành quyền tự quyết định vận mệnh của mình. Tiêu biểu cho tinh thần đó là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Cuộc đấu tranh trước đây của nhân dân các bạn thật là kim chỉ nam đối với nhân dân các nước châu Mỹ chúng tôi bị nô dịch, bị bóc lột, chứng minh hùng hồn cho điều đó là cách mạng của nhân dân Cuba: toàn thể nhân dân Cuba, giai cấp công nhân và nông dân thống nhất với những người yêu nước chân chính, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Phiđen Caxtơrô đã kiên quyết đấu tranh chống những bọn độc tài tay sai của đế quốc để xây dựng một nước độc lập, dân chủ, hoà bình và hạnh phúc...

Trong lúc mặt trận Điện Biên Phủ diễn biến một cách ác liệt trên đất nước các bạn thì nhà lãnh tụ cách mạng của nước Cuba chúng tôi cùng với vài trăm người yêu nước đã đoàn kết được xung quanh mình toàn thể nhân dân Cuba để chiến đấu chống lại những lực lượng hiếu chiến phản động đang bị các bạn đánh bại. Thắng lợi của các bạn đã là một niềm hy vọng to lớn và tươi sáng cho chúng tôi, đã cổ vũ chúng tôi chiến đấu. Thắng lợi của các bạn đã chứng tỏ hùng hồn rằng bất kỳ một dân tộc nhỏ bé nào nếu đoàn kết kiên quyết đấu tranh cho tự do và một tương lai tươi sáng đều có thể đánh bại được đế quốc.
Trích lời phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Cuba,
Hécto Rôđrighết Lompác, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ cách mạng
nước Cộng hoà Cuba tại buổi chiêu đãi của Chính phủ ta
nhân dịp đoàn sang thăm Việt Nam, ngày 30-11-1961.



CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐỨC3

Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại của mình đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc châu Á như là một trong những hành động anh hùng nhất và đã mở đường cho nhân dân Việt Nam đi tới chủ nghĩa xã hội, tự do và hạnh phúc.

Chúng tôi lấy làm tự hào được có những người anh em dũng cảm như thế đứng trong hàng ngũ chúng ta, trong phe xã hội chủ nghĩa với Liên Xô và trung tâm...

Trích cảm tưởng của Phái đoàn Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ Đức
Henrích Rau, Vôn Oócne, Óttô Uynđe ghi trong
Sổ vàng Viện Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam,
ngày 26-1-1960.
_______________________________________________________
1. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr.31 - 33.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 480.
3. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr.36.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 09:15:50 am

CỘNG HOÀ NHÂN DÂN HUNGGARI1

... Với chiến thắng vẻ vang của mình chống bọn thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã ghi vào lịch sử thời đại chúng ta một trong những trang lịch sử đấu tranh đẹp nhất chống bọn đế quốc. Trong cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam anh dũng, tim chúng tôi đã hoà cùng một nhịp với các bạn trước mọi sự kiện xảy ra và chúng tôi đã cùng chia sẻ niềm vui với những người anh em Việt Nam khi nghe tin ngọn cờ chiến thắng của các bạn đã cắm lên cứ điểm Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ đã trở thành tượng trưng cho cuộc đấu tranh anh dũng của một dân tộc thiết tha yêu chuộng tự do và một sức sống bất khuất...
Trích lời phát biểu của đồng chí Phơrenxơ Mêđơvan,
Trưởng đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Hunggari
tại buổi Lễ kỷ niệm lần thứ 15 ngày thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tại Hà Nội.





CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN2

... Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Lao động Việt Nam và đồng chí Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trải qua một chặng đường đấu tranh quang vinh, trải qua cuộc đấu tranh anh hùng của mình. Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến thắng bọn đế quốc xâm lược Nhật Bản đồng thời giành được thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chín năm chống bọn đế quốc xâm lược Pháp.

Trong cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát huy tinh thần dũng cảm và chí khí anh hùng bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã biểu thị sức mạnh vĩ đại vô địch của Quân đội nhân dân Việt Nam được sự giáo dục của Đảng Lao động Việt Nam...

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một cuôc chiến đấu anh dũng và đầy sáng tạo. Chiến thắng Điện Biện Phủ của các đồng chí đã ghi một trang sử vẻ vang vào lịch sử của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức: nó là một tấm gương chói lọi cổ vũ nhân dân thế giới...
Trích lời phát biểu của Đại tướng Kim Tsang Bông,
Trưởng đoàn đại biểu quân sự Triều Tiên
nhân dịp đoàn sang thăm Việt Nam, tháng 12-1964.


Chiến thắng Điện Biên Phủ không những chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam mà còn là chiến thắng chung của tất cả các dân tộc bị áp bức, bị bóc lột đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và tự do. Thắng lợi này không những giáng những đòn mạnh mẽ vào bọn thực dân Pháp mà cả vào bọn đế quốc Mỹ. Chiến thắng này một lần nữa chứng minh rằng khi nhân dân bị áp bức và bóc lột tiến hành một cuộc đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc và thực dân, họ có thể đánh bại được những kẻ thù hung dữ và tàn bạo, giành độc lập dân tộc và tự do và củng cố nền độc lập đã giành được qua đấu tranh gian khổ...
Trích bài đăng trên báo Lao động Tân văn,
Cơ quan trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên,
số ra ngày 7-5-1961.


Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải phóng Điện Biên Phủ, nơi mà bọn thực dân xâm lược cho rằng “Không thể xâm phạm được”. Tất cả những người yêu chuộng chính nghĩa trên toàn thế giới đều vô cùng phấn khởi về thắng lợi vĩ đại trong công cuộc đấu tranh giành tự do và độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Giải phóng Điện Biên Phủ làm cho bọn đế quốc Pháp, Mỹ mất đi cứ điểm cuối cùng ở khu Tây Bắc Việt Nam, cũng tức là những âm mưu biến khu vực này thành bàn đạp để xâm chiếm nước Việt Nam của kế hoạch Nava đã hoàn toàn thất bại. Giải phóng Điện Biên Phủ dẫn đến sự rối loạn của bọn xâm lược. Pari và Oasinhtơn sợ hãi, kinh hoàng đối với sự kiện này thật khó mà tưởng tượng được.

Thắng lợi của Quân đội nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ sẽ vĩnh viễn ghi lại trên những trang sử đấu tranh vẻ vang giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nó tỏ rõ lực lượng bất khả chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của bọn thực dân để bảo vệ tự do và độc lập dân tộc.
Trích bình luận của Thông tấn xã Triều Tiên,
ngày 10-5-1954.
______________________________________________________________
1. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr.37.
2. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr.44-46.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 09:18:13 am

AI CẬP1

Không có dân tộc nào phải trả giá cho tự do và chủ quyền của mình như nhân dân Việt Nam đã phải trả. Không có dân tộc nào phải đổ mồ hôi, nước mắt và xương máu để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và Tổ quốc mình như Việt Nam đã làm.

Khoảng 40 năm qua, nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu trong một cuộc chiến tranh đẫm máu liên tục và không cân sức chống lại các nước đế quốc mạnh nhất và tàn bạo nhất.

Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu chống đế quốc Nhật Bản và không chịu khuất phục chính sách Đại Đông Á của chúng, chống đế quốc Anh ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai khi Anh trao Đông Dương cho Pháp, chống đế quốc Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch khi bọn này sang thay chân Nhật Bản ở Việt Nam, chống đế quốc Pháp, kẻ thù lâu đời đã chiếm đóng và bóc lột đất nước của mình 100 năm.

Khi tất cả những tên đế quốc kể trên bị tống khỏi đất nước và nhân dân Việt Nam sắp được hưởng tự do thì họ lại buộc phải lao vào một cuộc chiến tranh khốc liệt nhất chống lại tên đế quốc lớn nhất là đế quốc Mỹ.

Bằng những sự tích anh hùng và những bản anh hùng ca bất diệt, nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi và trở thành một di sản của cuộc đấu tranh dân tộc và nhân đạo, trở thành niềm tự hào cho tất cả các thời đại.

Nhân dân Việt Nam đã phá tan những thành trì của chủ nghĩa đế quốc Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Sau Chiến dịch Sài Gòn, mặt trời của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã tan và lịch sử nước Mỹ bị chia làm hai giai đoạn, trước và sau chiến tranh Việt Nam.

Trong các cuộc chiến đấu ấy, Việt Nam trước hết dựa vào sức mình, dựa vào dân tộc mình, dựa vào sự động viên mỗi người dân để chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc. Vì vậy, Việt Nam đã giành được mọi cảm tình, sự giúp đỡ và ủng hộ của tất cả các dân tộc. Bởi thế, Việt Nam hơn ai hết là người hiểu rõ ý nghĩa của tự do và "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" như lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nói, Việt Nam cũng là người hiểu rõ thế nào là xâm lược và vi phạm các quyền cơ bản. Vì thế Việt Nam không bao giờ xâm lược ai hoặc cho phép ai xâm lược mình, đồng thời cũng không hề do dự chống xâm lược...
Trích Tuyên bố của Đảng Tập hợp tiến bộ yêu nước thống nhất Ai Cập,
ngày 19-12-1979.


Sự thất thủ Điện Biên Phủ, pháo đài của Pháp ở Đông Dương, là một sự cảnh cáo nghiêm khắc đối với chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, châu Phi và ở tất cả các nơi mà những kẻ chiếm đoạt mưu mô làm nhục các dân tộc hoặc phá hoại nền độc lập của họ.

Không kể những nguyên nhân của sự thất thủ Điện Biên Phủ là như thế nào, bước tiến của phong trào giải phóng sẽ tiếp tục và còn nhiều pháo đài đế quốc sẽ sụp đổ.
Trích bài viết trên báo An Gumhiria (Ai Cập),
số ra ngày 8-5-1954.




ANGIÊRI2

... Chiến thắng Điện Biên Phủ là màn mở đầu cho chiến thắng của chúng tôi và ngay từ đó đã báo hiệu một giai đoạn lịch sử mới.

Các bạn đã phá vỡ nền tảng của một đế quốc thuộc địa đã tồn tại hàng trăm năm, còn Angiêri thì đúng là mồ chôn đế quốc đó. Vì cần phải lấy bạo lực cách mạng chống lại bạo lực áp bức, các bạn đã làm cho chiến tranh nhân dân trở thành có giá trị và từ nay trở thành một bản án đanh thép đối với chủ nghĩa cải lương chính trị và một biện pháp triệt để để nhổ tận gốc chủ nghĩa thực dân...
Trích lời phát biểu của Tổng thống Huari Bumêđien,
Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hoà Angiêri
dân chủ và nhân dân tại buổi chiêu đãi
của Chính phủ ta nhân dịp đoàn sang thăm Việt Nam,
ngày 5-3-1974.


... Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếng chuông cáo chung của chủ nghĩa thực dân Pháp ở châu Á, đã được nhân dân Angiêri xem như là một chiến thắng của bản thân mình. Chiến thắng đó đã củng cố thêm lòng tin tưởng của nhân dân Angiêri chúng tôi là: quân thù không phải là không thể bị đánh bại và xiềng xích không phải là vĩnh cửu và bình minh của một kỷ nguyên mới nhất định sẽ nối tiếp đêm dài của chủ nghĩa thực dân...
Trích lời phát biểu của Tổng thống Huari Bumêđien.
Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hoà Angiên dân chủ và nhân dân
tại cuộc mít tinh ở Hà Nội,
ngày 6-3-1974.


Nhân dân Angiêri lần này có thể thực sự ăn mừng chiến thắng của nhân dân Việt Nam anh em. Chiến thắng này là một chiến thắng đích đáng, nhân dân Việt Nam đã đánh bại những lực lượng của tội ác. Là một dân tộc thuộc địa, nhân dân Việt Nam đã vùng lên đè bẹp chủ nghĩa thực dân Pháp không phải để lại lệ thuộc vào nó một lần nữa. Nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn thủ tiêu những lực lượng thực dân, phát xít và xoá bỏ trên bản đồ châu Á tên một cường quốc thực dân là nước Pháp trước đây...

Thất bại của thực dân Pháp cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Angiêri. Thế là nhân dân Angiêri sôi sục hoạt động. Lửa cách mạng bùng cháy rất nhanh khắp Angiêri. Chiến thắng của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ bảo đảm chắc chắn cho sự chiến thắng chủ nghĩa thực dân Pháp của nhân dân Angiêri...

Không thể nào đánh giá đúng những ảnh hưởng của Điện Biên Phủ. Thật vậy, Điện Biên Phủ đã giúp cho các dân tộc thuộc địa hãnh diện ngẩng cao đầu. Điện Biên Phủ là một trong những nền tảng vững chắc của Hội nghị Băngđung. Điện Biên Phủ là sự thủ tiêu vĩnh viễn chủ nghĩa thực dân Pháp ở châu Á. Điện Biên Phủ là lời kêu gọi các dân tộc bị trị tiến lên xung phong chiếm lĩnh các pháo đài cuối cùng của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc trên thế giới. Điện Biên Phủ mở đầu cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của châu Á và châu Phi.

Đối với Angiêri, đối với nhân dân Angiêri, Điện Biên Phủ mãi mãi sẽ là một chiến thắng của họ. Đối với nhân dân Angiêri Điện Biên Phủ đã trả thù cho những chiến sĩ Angiêri và mang lại cho người Angiêri lòng tự tin sắt đá cùng với niềm tin tưởng cách mạng Angiêri cuối cùng nhất định thắng.
Trích lời phát biểu của Ôma Útxêđích,
Trưởng phái đoàn quân sự nước Cộng hoà Angiêri
sang thăm Việt Nam, tháng 5-1959.


Đối với nhân dân Angiêri và đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới, trận Điện Biên Phủ nổ ra như một tiếng sét giữa bầu trời xám xịt. Đó là lần đầu tiên, sau gần một trăm năm nô lệ, một nước thuộc địa đã buộc một đế quốc thực dân hùng mạnh từng nổi danh vô địch phải rút lui nhục nhã. Trải qua mấy nghìn năm, bao nhiêu cuộc khởi nghĩa của các dân tộc bị áp bức đều bị dìm trong máu. Không thể nói hết về Điện Biên Phủ, về tầm quan trọng của tiếng sét nổ trên đầu con thú đó. Nó vang dội khắp quả đất như một tiếng gọi không thể cưỡng lại được...

Chúng tôi hiểu nhân dân Việt Nam đã từng chiến đấu với kẻ địch trong điều kiện cực kỳ khó khăn. Họ dùng dao, mác, gậy tầm vông để chống với các loại máy bay và các cỡ pháo và họ đã liên tục chiến thắng. Họ cướp súng địch, phá tan mọi âm mưu của chúng, họ giác ngộ bọn lính đánh thuê, họ luôn luôn quấy rối quân thù, bắt chúng phải đền tội, cuối cùng họ dàn trước mặt địch thủ hàng sư đoàn và trước thế giới, họ nện cho địch một đòn thất bại chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại...

Cuộc khởi nghĩa ở Angiêri đã được nuôi dưỡng bằng tinh thần Điện Biên Phủ. Cuộc chiến đấu chung chống các cường quốc thực dân, dù là Pháp hay Mỹ, đã nối liến hai dân tộc bằng những quan hệ sâu sắc. Vì vậy, người Angiêri noi theo những bài học nảy ra từ các cuộc chiến đấu...
Trích bài viết của Catép Iaxin, nhà thơ Angiêri
đăng trên báo Văn học Pháp, số ra tháng 11-1971.
_________________________________________________________
1. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr.49 - 50.
2. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 52-55.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 09:22:14 am

ẤN ĐỘ1

Tôi rất cảm ơn được đến thăm Viện Bảo tàng. Tôi đã được thấy nhiều hiện vật có liên quan đến cuộc chiến tranh trong đó có nhiều vũ khí đã tước được trong cuộc chiến tranh ấy. Nhưng cái đáng chú ý nhất và cảm kích nhất là bàn cát của trận địa Điện Biên Phủ. Bàn cát đó không những chỉ rõ một chiến thuật cao mà còn chứng tỏ sự dũng cảm của nhân dân, và như thế nhân dân đã chiến thắng bằng lòng dũng cảm như thế và sau những hy sinh như thế. Tôi cầu nguyện và chúc cho nền tự do ấy vĩnh viễn lâu dài và sẽ tiếp tục làm cho nhân dân được thịnh vượng và hạnh phúc...
Trích cảm tưởng của Tổng thống Ấn Độ R. Pơraxát
ghi trong Sổ vàng Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tháng 3-1959.

 


CAMƠRUN2

Đoàn đại biểu của thanh niên chiến đấu Camơrun rất sung sướng được đến thăm Viện Bảo tàng Quân đội, nơi mà trong một vài phút, đoàn thấy rõ được trận chiến đấu ở Điện Biên Phủ đã tiêu diệt được tất cả lực lượng của kẻ địch sau nhiều trận tiến công kéo dài và quyết liệt. Ở đây, đoàn bày tỏ lòng khâm phục của mình với những anh hùng đã ngoan cường tham gia trận đánh quyết định đó và kính cẩn nghiêng mình trước tất cả những người đã hy sinh một cách anh hùng làm cho quân địch thất bại hoàn toàn nhục nhã.

Đoàn noi theo tinh thần cuộc chiến đấu ấy để tăng thêm ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm và hy sinh nhằm chuẩn bị cho thắng lợi cuối cùng của Tổ quốc mình đang bị tàn phá bởi cùng một kẻ địch và bọn tay sai của chúng và như thế có nghĩa là làm sống lại và đồng thời thể hiện ý nghĩa tượng trưng của trận đánh lịch sử Điện Biên Phủ.
Trích cảm tưởng của ông Útgiốc Alôít Makie,
Bí thư phụ trách tuyên truyền của Đoàn Thanh niên Dân chủ Camơrun
ghi trong Sổ vàng Viện Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam,
tháng 9-1961.



ÊTIÔPIA3

...Tất nhiên sự hy sinh anh hùng và thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam không phải là điều mới lạ đối với Êtiôpia. Những tên gọi quen thuộc như Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ... từ lâu đã trở thành những tấm gương sáng chói lòng dũng cảm, những tên tuổi kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do...
Trích lời phát biểu của đồng chí Tivêvuxíprê,
Tổng Thư ký Uỷ ban hoà bình và đoàn kết Êtiôpia
trong cuộc mít tinh ngày 1-12-1980
chào mừng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ ta.
__________________________________________________
1. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr.56.
2. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 59.
3. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 61.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 09:24:09 am

GHINÊ1

... Ngày 7-5-1954, vào lúc 5 giờ sáng, tên Tổng Chỉ huy quân đội Pháp bị vây hãm trong cái hang chuột ở Điện Biên Phủ truyền đi tiếng gọi cầu cứu cuối cùng. Cái lòng chảo nổi tiếng đó, bây giờ đã trở nên lịch sử, đồng thời đã trở thành một trong những nấm mồ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân, cái chủ nghĩa đã hủy hoại nhân cách của mọi dân tộc bị áp bức.

Bằng cách làm chủ chiến trường Điện Biên Phủ, quân đội dũng cảm và anh hùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bỗng nhiên đã phục hồi lại danh dự và phẩm giá của hàng triệu con người đã từng sống hàng bao nhiêu thế kỷ trong sự áp bức bóc lột đáng hổ thẹn, trong sự hủy hoại nhân cách và phẩm giá của con người.

Chín năm chiến đấu bất khuất, bắt đầu từ trong vòng bí mật, rồi tiến đến ra công khai giữa ban ngày, dàn thành trận địa chiến. Chín năm chiến đấu không nao núng với bao nhiêu tang tóc điêu tàn, đau khổ do bạn xâm lược gây ra. Chín năm chiến tranh gian khổ nhưng với một niềm tin không gì lay chuyển nổi, đã đưa tới kết quả là đè bẹp được con quái vật xấu xa là chủ nghĩa thực dân mà nhân dân các nước Á – Phi đã từng nếm mùi đau khổ do nó gây ra.

Điện Biên Phủ! Cái tên đó kêu như một tiếng roi bi thảm đánh ngang tai bọn thực dân nhưng lại thổi to ngọn lửa chiến đấu của những người đang cầm khí giới trong tay để chống lại áp bức.

Điện Biên Phủ! Tiếng chuông đưa ma của chủ nghĩa đế quốc kéo liên hồi bởi một dân tộc khao khát muốn phục hồi địa vị và nhân phẩm của mình, đã mãi mãi trở thành một gương sáng cho các nước Á, Phi anh em đang sống trong vòng nô dịch

Điện Biên Phủ! Cái bóng ma đang làm cho bọn xâm lược chưa hết cơn run sợ và cái bóng ma đó từ nay sẽ như lưỡi gươm Đamôclét2 treo trên đầu chủ nghĩa đế quốc ở Angiêri, ở Camơrun, Cônggô, Uganda, Burundi và ở Lào...

Tất cả các dân tộc đang còn bị áp bức và nô dịch, tất cả những dân tộc vừa mới giành được độc lập và rất nhiều giá trị của nền độc lập, sẽ nhớ mãi cái tên Điện Biên Phủ. Tất cả các dân tộc đó đều gửi lời chào anh em và biết ơn tới những người lao động và nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bởi vì họ đã giáng cho chủ nghĩa đế quốc quốc tế một đòn sấm sét.

Một lỗ hổng đã được đột phá và phá rất to. Nhân dân Ghinê tập hợp đằng sau chính đảng của mình, Đảng Dân chủ Ghinê, đã luồn qua lỗ hổng đó, và đến lượt mình đã giáng thêm một đòn chết điếng vào chủ nghĩa đế quốc Pháp ở châu Phi.
Trích lời phát biểu của ông Giăng Báptixtơ Đêen,
Trưởng đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động Ghinê
tại Đại hội II Tổng Công đoàn Việt Nam, tháng 5-1961.




HAITI3

Với tư cách là người yêu nước bình thường của Haiti và của Mỹ latinh, tôi xin chào những anh hùng Điện Biên Phủ và ở tất cả các nơi khác trên đất nước Việt Nam, nơi mà nhân dân anh hùng đi theo Đảng công nông vững mạnh và xuất sắc của mình, đã cho thế giới thấy rõ tinh thần cao cả, dũng cảm, ngoan cường, kiên quyết trước chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc quốc tế do Mỹ cầm đầu...

Ở Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao của thắng lợi và chủ nghĩa thực dân Pháp độc ác đã bị tan vỡ trước Xtalingrát của Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ có một tầm quan trọng lịch sử quốc tế và đã mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh anh hùng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm tự giải phóng khỏi ách của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Bỉ và Mỹ.

Tinh thần Điện Biên Phủ ngày nay là ánh đèn pha chiếu rọi cho hàng triệu người bị áp bức trên toàn thế giới và sự trung thành với tinh thần vinh quang đó là điều bảo đảm duy nhất cho thắng lợi trong hành động cách mạng chống sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh chúng tôi.

Ngày nay sự thức tỉnh của các dân tộc ở Mỹ latinh với Cuba là đội tiên phong đang đi theo con đường sáng ngời của Điện Biên Phủ...
Trích cảm tưởng của Rônê Depextôrô,
 nhà thơ yêu nước Haiti ghi trong Sổ vàng
Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, ngày 2-12-1960.


... Các bạn đang chiến đấu tuyệt vời cho nền văn minh của nhân loại, để trong nước các bạn người người đều có thể thành một động lực phát quang làm chói lọi cả loài người... Cuộc kháng chiến chống bọn thực dân xâm lược và chiến công ở Điện Biên Phủ của các bạn là một bản anh hùng ca tuyệt diệu và tiêu biểu nhất của thời nay, và chỉ bấy nhiêu cũng đủ xứng đáng cho mọi người, dù trai hay gái, trên quả đất này biết đến sâu sắc nhất. Giờ đây bao nhiêu sự hăm doạ nghiêm trọng đang bay lượn trên sự nghiệp mà các bạn đã sáng tạo nên bằng vô vàn hăng say, dũng cảm và vinh quang. Nhiệm vụ làm người, làm thơ, làm chiến sĩ cách mạng của tôi là phải ở ngay bên cạnh các bạn, chia sẻ những gian nguy của các bạn, vai sát vai, lòng bên lòng. Cùng các bạn kiên quyết đánh đuổi và đánh cho kỳ thắng kẻ thù xâm lược của các bạn và cũng là kẻ thù của chúng tôi... Tôi mong sẽ được vinh dự bổ sung làm một chiến sĩ trong đội ngũ chiến đấu Việt Nam.
Trích thư của ông Rônê Depextôrô,
nhà thơ yêu nước Haiti, ngày 5-12-1960.
______________________________________________________
1. Việt Nam – Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sdd, tr. 63-65.
2. Điển cố văn học phương Tây, ý nói một tình trạng luôn luôn bị những mối nguy hiểm đe doạ (B.T).
3. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 66-67.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 09:26:20 am

MAĐAGÁTXCA1

Chúng tôi cảm thấy vô cùng gần gũi với Việt Nam mặc dù hai nước chúng ta cách nhau rất xa, và hiểu rõ những hy sinh cũng như những thắng lợi của nhân dân Việt Nam; đặc biệt chúng tôi sẽ giữ mãi trong trái tim kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà đối với chúng tôi, cuộc đời của Người luôn là tấm gương sáng về tư tướng, lòng dũng cảm và niềm tự hào...

Trong những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tin thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với hòn đảo của chúng tôi như một niềm cổ vũ vô giá, động viên chúng tôi tiến lên. Thực dân Pháp muốn tiêu diệt nguyện vọng của nhân dân Mađagátxca đã tiến hành cuộc tàn sát hèn hạ. Nhân dân Mađagátxca không bao giờ quên 200.000 người dân Mađagátxca đã chết. Nhưng thực dân đã phải đền tội bằng thất bại nhục nhã của quân đội chúng ở Đông Dương. Và chúng tôi cũng không bao giờ quên rằng mặc dù nhân dân Mađagátxca phải chịu những thất bại đẫm máu năm 1947, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 tiếp theo đó là việc nhân dân Angiêri phát động cuộc đấu tranh giải phóng đã đóng vai trò chủ yếu trong việc làm tan rã đế quốc thực dân Pháp...
Trích lời phát biểu của đồng chí Rađaođi Racôtôngđravao Lôrăng,
Uỷ viên Bộ Chính trị Uỷ ban Trung ương Đảng,
Trưởng đoàn đại biểu Đảng Tiên phong cách mạng Mađagátxca
tại Đại hội V Đảng ta.





MALI2

...Chúng tôi nhiệt liệt ca ngợi vai trò lớn lao của nhân dân Việt Nam anh dũng trong cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị nước ngoài thống trị. Cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân Việt Nam chống đế quốc xâm lược kết thúc với thắng lợi Điện Biên Phủ bất diệt là một nguồn cổ vũ vô cùng to lớn đối với tất cả các dân tộc còn chưa thoát khỏi ách thực dân.

Tôi xin nghiêng mình trước tất cả những người đã hy sinh tính mệnh để làm cho mặt trời tự do sáng chói trên đất nước Việt Nam đang tiếp đón chúng tôi hôm nay...
Trích lời phát biểu của Tổng thống Môđibô Câyta,
Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cộng hoà Mali
nhân dịp đoàn sang thăm nước ta, tháng 10-1964.


Việt Nam là những người đầu tiên hầu như tay không đã dám đứng lên đương đầu với sức mạnh vật chất của chính quyền thuộc địa, những người đầu tiên đứng lên chống lại sự chà đạp lên nhân phẩm của mình và nhân phẩm của tất cả các dân tộc bị nước ngoài thống trị, những người đầu tiên đánh những đòn quyết định vào các đế quốc thực dân khổng lồ, những người đầu tiên chứng minh cho các dân tộc khác ở châu Á và châu Phi đang rên xiết dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ thuộc địa rằng có thể giành được thắng lợi.

Các bạn đã góp phần quyết định vào cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức bằng cách chứng minh rằng: một dân tộc quyết tâm đấu tranh giành tự do và được những chiến sĩ đã được tôi luyện giáo dục và lãnh đạo theo những nguyên lý khoa học đã được thực tế xác nhận, là một dân tộc mà không lực lượng nào có thể quật ngã được.

Bằng cách đánh tan bọn xâm lược Pháp ở Điện Biên Phủ, các bạn đã mở cho các dân tộc bị đế quốc Pháp đô hộ con đường tiến lên độc lập dân tộc... Những đồng bào của chúng tôi bị bọn Pháp mang sang đây, sau khi tiếp xúc với các chiến sĩ Việt Nam trong các trại tù binh và hiểu rõ các bạn, đã giác ngộ về hoàn cảnh của chính mình. Vì thế mà số đông những đồng bào của chúng tôi, khi về nước đã đứng cạnh các bạn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc...
Trích lời phát biểu của ông Madâyra Câyta,
Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thông tin nước Cộng hoà Mali
trong cuộc mít tinh tại Hà Nội, ngày 5-10-1961.





MAROC1

... Tôi xin gửi đến các đồng chí đại biểu có mặt tại đây, đến Đảng Lao động Việt Nam có uy tín lớn lao, đến nhân dân Việt Nam anh hùng và vị Chủ tịch xuất sắc là đồng chí Hồ Chí Minh kính mến, tấm lòng kính phục chân thành nhất, lòng kính phục không phải chỉ có riêng tôi mà còn là của toàn thể nhân dân Marốc và toàn thể nhân dân châu Phi, tôi hoàn toàn tin tưởng như vậy.

Sở dĩ có tấm lòng kính phục đó là do nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đội tiền phong mácxít-lêninnít đã chiến đấu anh đũng chống bọn áp bức nước ngoài, do các bạn đã đóng vai trò người mở đường và cổ vũ các dân tộc ở Đông Nam Á và châu Phi, đó là sự sáng suốt và dũng cảm của các bạn, do nhiệt tình chiến đấu và lòng kiên cường của các bạn, do những sự hy sinh không bờ bến của các bạn.

Thật vậy, trong số hàng mấy trăm triệu người bị nô dịch ở hai lục địa Á - Phi này, các bạn đã đứng trong hàng ngũ những người đầu tiên giương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng và bao giờ các bạn cũng hiên ngang và quả cảm đi hàng đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

Đối với nhân dân Marốc chúng tôi cũng như đối với toàn thể nhân dân châu Phi, các bạn đã chứng minh một cách hùng hồn rằng cả đến chủ nghĩa đế quốc ngạo nghễ nhất cũng có thể đánh được, và đánh cho tơi bời nữa, mặc dù lực lượng của chủ nghĩa đế quốc và của những đồng minh đông đảo của nó mạnh mẽ như thế nào. Các bạn đã chứng minh rằng ngày nay, khi một dân tộc đã kiên quyết giành lại tự do thì dù có gặp trở ngại, dù có nghèo khổ, thiếu thốn phương tiện đến đâu đi nữa, cũng vẫn có thể đánh bại được quân địch và đi tới thắng lợi cuối cùng. Và thắng lợi như thế là nhờ lực lượng so sánh mới trên phạm vi toàn thế giới nhất là nhờ sự phát triển không ngừng của phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô.

Binh lính thiện chiến và những sĩ quan cao cấp trong quân đội xâm lược Pháp đã bị các bạn đè bẹp ở Điện Biên Phủ; chiến thắng có tính chất quyết định này đã gây niềm phấn khởi sâu sắc nhất trong trái tim của nhân dân Marốc chúng tôi cũng như trong trái tim của nhân dân châu Phi và toàn thể những người bị áp bức. Đối với những kẻ còn mơ ngủ và hoài nghi thì chiến thắng Điện Biên Phủ là một sự kích thích làm cho họ thức tỉnh và tin tưởng. Nó đã làm tăng gấp bội nhiệt tình và lòng tin tưởng của những người đã lao mình vào cuộc chiến đấu.

Chúng tôi không thể quên rằng chính là nhờ được những thắng lợi quân sự và kinh nghiệm quý báu của các bạn cổ vũ mà nhân dân Marốc chúng tôi đã cầm vũ khí giành lại độc lập. Và chính là nhờ ánh sáng những bài học của các bạn mà ngày nay nhân dân Angiêri dũng cảm và anh em của chúng ta đang chiến đấu với một tinh thần anh dũng đặc biệt; mặc dù bọn thống trị có những âm mưu xảo trá và có những thủ đoạn tàn bạo dã man đến đâu đi nữa thì nhân dân Angiêri cũng chắc chắn đi tới thắng lợi cuối cùng.

Tấm gương của các bạn đã soi sáng con đường đen tối của các dân tộc châu Phi và những thắng lợi của các bạn... đã mở đường cho phần lớn trong số 24 quốc gia châu Phi hiện nay được hưởng nền độc lập.

Sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sự nghiệp của các bạn, sẽ được coi là một giai đoạn đáng kể và không thể phai mờ được trong lịch sử giải phóng hoàn toàn của châu Á và châu Phi.

Các đồng chí thân mến, các đồng chí thật đáng tự hào và đáng được người ta nhiệt liệt biết ơn về điều đó!
Trích lời phát biểu của đồng chí Ali Yata,
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Marốc tại Đại hội III Đảng ta.
_______________________________________________________
1. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 71.
2. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 72-73.
3. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 75-77.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 12:26:04 pm

MIẾN ĐIỆN1
(MIANMA)

... Nhân dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi cùng nhân dân Miến Điện xin chúc cách mạng Việt Nam toàn thắng. Khi chúng tôi được tin tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do hai sư đoàn quân tinh nhuệ Pháp đóng giữ rơi vào tay nhân dân Việt Nam, lúc đầu chúng tôi rất ngạc nhiên, sau chúng tôi thấy rất sung sướng. Chúng tôi ngạc nhiên vì một pháo đài của Pháp kiên cố như vậy được cả Mỹ giúp đỡ lại rơi vào tay quân du kích Việt Nam, kể cả viên Tư lệnh chỉ huy pháo đài.

... Đây là một chiến thắng đầu tiên của một nước vốn là thuộc địa nhỏ yếu đối với một nước đế quốc giàu mạnh. Chiến thắng này cho ta thấy nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh như thế nào để chiến thắng đế quốc, bắt đầu từ giai đoạn dùng vũ khí thô sơ đến khi tiến hành một cuộc chiến tranh hiện đại. Về mặt quân sự, chiến thắng Điện Biên Phủ phải được coi là chiến thắng của một dân tộc bắt đầu bằng chiến tranh du kích chống quân thù nhưng có thể chiến thắng những pháo đài kiên cố của đế quốc, buộc chúng phải đầu hàng và chỉ có đầu hàng chứ không có con đường nào khác. Trận Điện Biên Phủ cho thấy rõ khả năng lãnh đạo quân sự một cách khoa học của nhân dân làm cho sự phòng thủ của quân thù lớn mạnh như thế nào đi nữa và dùng vũ khí gì đi nữa, cũng vẫn có thể bị đánh tan. Chiến thắng Điện Biên Phủ chỉ rõ làm như thế nào để có thể với những vũ khí tầm thường vẫn có thể chiến thắng những pháo đài kiên cố của địch và làm thế nào để phát huy tác dụng tinh thần dũng cảm và đầu óc tổ chức. Sau cùng, trận Điện Biên Phủ tỏ rõ làm thế nào để biến lượng thành chất để giành thắng lợi.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm tiêu tan tất cả mọi hy vọng của đế quốc trong chiến tranh Đông Dương và buộc chúng phải nhượng bộ ở Hội nghị Giơnevơ. Nhân dân Miến Điện chúng tôi lúc đó rất vui mừng phấn khởi khi nhận được tin chiến thắng Điện Biên Phủ. Vừa lúc Điện Biên Phủ chiến thắng thì chúng tôi ở Miến Điện cũng đang vui mừng vừa chiến thắng bọn Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Từ năm 1949, quân Quốc dân Đảng đã bắt đầu xâm nhập một phần năm đất nước Miến Điện về phía đông, ở đây với hơn 12 nghìn quân chúng lập nhiều căn cứ quân sự và căn cứ không quân. Năm 1954, chúng tôi mở nhiều trận lớn đánh quân Quốc dân Đảng và trong tháng 4, tháng 5-1954, đã đánh lui chúng về biên giới Thái Lan. Chúng tôi đang vui mừng chiến thắng Quốc dân Đảng, chiến thắng Điện Biên Phủ lại làm cho chúng tôi sung sướng và phấn khởi hơn. Rồi chúng tôi kết luận rằng việc chúng tôi chiến thắng bọn Quốc dân Đảng gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ. Khi bọn đế quốc đang bối rối ở Điện Biên Phủ, chúng tôi có thời cơ thuận lợi để tiêu diệt Quốc dân Đảng hoạt động dưới cùng một chiến lược của đế quốc chủ nô. Cho nên chiến thắng Điện Biên Phủ không những khuyến khích chúng tôi về tinh thần mà còn giúp chúng tôi phải chịu ơn nhân dân Việt Nam dũng cảm. Sau tháng 5-1954 thì chúng tôi đánh tan bọn Quốc dân Đảng đóng ở vùng biên giới Thái Lan - Lào - Miến Điện.

Chiến thắng Điện Biên Phủ gây nên những làn sóng lớn trên khắp thế giới. Đặc biệt chiến thắng Điện Biên Phủ đem lại những bài học rất bổ ích cho nhân dân Á - Phi, Mỹ latinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đối với châu Á, chiến thắng Điện Biên Phủ không những giúp một bài học, một sự ủng hộ tinh thần mà thực tế còn giúp bằng vật chất. Bài học quý báu nhất của trận Điện Biên Phủ là một nước thuộc địa, dù nhỏ thế nào đi nữa, cũng vẫn có thể chiến thắng đế quốc hùng mạnh như Pháp được Mỹ ủng hộ. Sau chiến tranh Triều Tiên, trận Điện Biên Phủ đã làm cho đế quốc bị tổn thương nặng. Trận Điện Biên Phủ cho ta thấy các dân tộc thuộc địa bị áp bức dù nhỏ yếu vẫn có thể là kẻ chiến thắng nếu kiên trì đấu tranh cách mạng... và chiến thắng ở Cuba và Mỹ latinh cũng như chiến thắng của Angiêri ở châu Phi và tiếp tục chiến thắng của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ.

Trận Điện Biên Phủ đã gây mâu thuẫn sâu sắc giữa đế quốc Mỹ mạnh hơn với đế quốc Anh, Pháp yếu hơn. Những mâu thuẫn đó tập trung trong vấn đề chiến lược của bọn đế quốc ở Đông Nam Á: Đế quốc Mỹ tiếp tục chính sách áp bức đối với nhân dân Đông Nam Á và tiếp tục dùng vũ lực để nô dịch khu vực này. Còn bọn Anh, Pháp đã có kinh nghiệm bản thân nên không muốn nghe theo tất cả mọi âm mưu của Mỹ. Những mâu thuẫn đó tạo thời cơ tốt cho nhân dân và làm suy yếu đế quốc. Cho nên, chiến thắng Điện Biên Phủ không những làm thay đổi tình thế trong chiến tranh Đông Dương mà còn có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á. Liên hệ với tình hình Việt Nam đang đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất Tổ quốc, chúng tôi tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam cũng sẽ thắng trong cuộc đấu tranh này, vì nhân dân Việt Nam đã từng chiến thắng những đế quốc lớn, đã giàu kinh nghiệm qua trận Điện Biên Phủ và nhiều trận khác trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cùng với nhân dân Miến Điện, tôi xin chúc nhân dân Việt Nam nhiều thắng lợi nhân dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Trích bài phát biểu của Thiếu tướng Kiangiáp2 (Miến Điện)
 nhân kỷ niệm lần thứ 10 chiến thắng Điện Biên Phủ



 

MỸ3

Quân đội Hồ Chí Minh phá tan được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn. Thất bại này không những chỉ là thất bại thảm hại của riêng bọn thực dân Pháp, một kẻ đã cố liều mạng để âm mưu xâm chiếm đất nước Đông Dương giàu đẹp mà trước hết là thất bại lớn lao của kế hoạch chiến tranh xâm lược của để quốc Mỹ.

Aixenhao và Đalét chấp hành một cách trung thành ý đồcủa bọn tư bản lũng đoạn ở phố Uôn để tiến hành và tiếp tục mở rộng cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Đông Dương. Họ có mộng tưởng lấy Đông Dương làm bàn đạp để phát động chiến tranh nguyên tử và… sau nữa là đối phó với Liên Xô.

Điện Biên Phủ bị hạ đã bộc lộ sự phá sản chính sách của phố Uôn hòng chinh phục các nước ở Đông Nam Á…

Nhân dân các nước Á, Phi đã nhận thức một cách rõ ràng ý nghĩa chân thực của sự kiện trọng đại đã phát sinh ở Điện Biên Phủ. Họ vui mừng, phấn khởi về những thắng lợi vô cùng to lớn của toàn thể nhân dân thế giới đối với chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ.

Thắng lợi ở Điện Biên Phủ là một sự cổ vũ vô cùng to lớn cho các lực lượng đang đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, đồng thời sự phát triển ở Đông Dương trong giai đoạn gần đây đã thúc đẩy và làm tăng cường sự phản kháng chính sách khống chế của Mỹ ở các nước tư bản khác.

Giải phóng Điện Biên Phủ là thắng lợi trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh cho tự do và hòa bình thế giới. Thắng lợi này là thắng lợi của Quân đội nhân dân Việt Nam đã giành được trong cuộc đấu tranh anh dũng để chống lại một kẻ địch được trang bị những vũ khí tối tân, ưu việt hơn. Đây lại một lần nữa chứng minh một cách hùng hồn rằng nhân dân thế giới sẽ không cho phép xiềng xích của phố Uôn quàng lên cổ họ...
Trích bài phát biểu của đồng chí Uyliam Phôxtơ,
Chủ tịch Đảng Cộng sản Mỹ
đăng trên tờ báo Công nhân, số ra ngày 10-5-1954.
______________________________________________________
1. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 78-81.
2. Trong lúc Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra ở việt Nam, tướng Kiangiáp là Tư lệnh quân khu Bắc Miến Điện, ông trực tiếp chỉ huy chiến dịch đánh đuổi tàn quân Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch ra khỏi lãnh thổ Miến Điện.
3. Việt Nam – Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 84-85.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 12:30:10 pm

PHÁP1

...Thất bại thảm hại của quân đội viễn chinh ở Điện Biên Phủ làm nổi bật tính chất phiêu lưu của những hành động quân sự ở Đông Dương và chứng tỏ sự coi rẻ tính mạng con người là đặc điểm của các chính phủ ở Pháp.

Người Pháp có thể cảm động trước chính sách khoan hồng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phóng thích những tù binh bị thương và đau ốm, không cần đếm xỉa đến âm mưu của Bộ Tư lệnh Pháp.

Sau thất bại Điện Biên Phủ, những nhà cầm quyền Pháp mưu toan xoá nhòa những hậu quả tai hại của chính sách của họ, đã dùng những luận điệu chống cộng, gây ra những vụ rắc rối, thậm chí họ đi đến phản bội những điều đã cam kết. Làm như vậy, họ hy vọng ngăn cản việc hồi hương những thương binh ở Điện Biên Phủ để sau này đổ lỗi cho Chính phủ Hồ Chí Minh. Nhưng âm mưu đó bị bóc trần...
Trích báo cáo của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Pháp
tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Pháp.


Đứng cạnh các đồng chí, có nhân dân Pháp với Đảng Cộng sản là người kế thừa sự nghiệp Công xã Pari. Chúng tôi biết ơn các đồng chí đã không nhầm lẫn nhân dân Pháp với bọn thực dân đã gây cho các đồng chí biết bao đau khổ. Xin kính cẩn cảm tạ các đồng chí đã giữ nguyên vẹn tình hữu nghị của các đồng chí đối với nhân dân chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng để xứng đáng với tình hữu nghị đó bằng cách đòi hỏi quyết liệt hơn bao giờ hết sự thi hành Hiệp định Giơnevơ, sự công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sự kiến lập những quan hệ trên cơ sở bình đẳng và hai bên đều có lợi giữa hai dân tộc chúng ta. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh những cố gắng của chúng tôi vì sự nghiệp giải phóng của tất cả các dân tộc thuộc địa và, trước hết, để chấm dứt cuộc chiến tranh Angiêri, để cho nhân dân Angiêri có thể tự do định đoạt vận mệnh của mình...
Trích bài phát biểu của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp
tại cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội chào mừng Đoàn,
ngày 11-9-1960.




TUYNIDI2

Chủ tịch Hồ Chí Minh không những chỉ là người của nước Việt Nam mà còn là người của tất cả các nước đã chống lại, đã đánh đổ chủ nghĩa thực dân, đã mang lại chiến thắng hoặc sẽ chiến thắng. Cuộc đấu tranh của các bạn là ngọn roi làm thức tỉnh các dân tộc thuộc địa. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một cái mốc trong lịch sử loài người. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử có một sự kiện như vậy...
Trích lời phát biểu của Tổng thống Tuynidi Buốcghiba
trong dịp tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
sang thăm Tuynidi, đầu năm 1961.


... Từ trước đến nay, chúng tôi luôn luôn tỏ lòng kính yêu sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là một nhà cách mạng lỗi lạc, một người yêu nước nồng nàn, Chủ tịch đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Tên tuổi của Người sẽ gắn liền với thắng lợi Điện Biên Phủ, với cuộc kháng chiến anh hùng của nhân dân Việt Nam chống sự dã man của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, với sự ra đời và củng cố của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà...

Chúng tôi biết rằng, chính cuộc đấu tranh thắng lợi của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp đã đóng một vai trò quyết định trong việc thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và trong thế giới Ảrập và mở đầu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc...
Trích thư của đồng chí Môhamét Hácmen,
Bí thư Đảng Cộng sản Tuynidi
gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta, năm 1969.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Tuynidi xin gửi tới các đồng chí lời chào mừng anh em nồng nhiệt. Nhân dân chúng tôi có rất nhiều cảm tình với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh anh hùng tiêu biểu bằng chiến thắng Điện Biên Phủ là một trang sử vẻ vang của phong trào giải phóng dân tộc...
Trích điện của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Tuynidi
gửi Đại hội III Đảng ta.





XRI LANCA3

... Thắng lợi có tầm vóc lịch sử vĩ đại này không chỉ đối với cách mạng Việt Nam mà còn là tấm gương sáng cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. Đó là thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng chống bọn thực dân đế quốc xâm lược đầu sỏ là Pháp và Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến thắng giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1975 đã làm chấn động toàn cầu, đưa đến việc thành lập nước Việt Nam thống nhất, tự do và xã hội chủ nghĩa. Điều mong ước lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến của nhân dân Việt Nam đã được thực hiện...

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là lịch sử đấu tranh bất khuất. Đó là kết quả của đường lốĩ lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào việc phát triển hơn nữa học thuyết và kinh nghiệm của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Bởi vậy, ngày nay Đảng Cộng sản Việt Nam có uy tín to lớn trong phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
Trích bài phát biểu của đồng chí K. P. Đêxinva.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Xri Lanca
đăng trên báo Sự thật (Xri Lanca), số ra ngày 4-2-1980.
_________________________________________________
1. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 90-91.
2. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại. Sđd, tr. 92-93.
3. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại, Sđd, tr. 94.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 02:39:01 pm

PHẦN THỨ NĂM
BIÊN NIÊN SỰ KIỆN ĐIỆN BIÊN PHỦ


 

NĂM 1953

Ngày 8-5

Hội đồng Bộ trưởng Cộng hoà Pháp chính thức cử tướng 4 sao Hăngri Nava (Henri Navarre), người đang giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh lục quân Trung Âu thuộc Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) thay tướng Xalăng (Salan) giữ chức Tổng Chỉ huy đội quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Đây là viên Tổng Chỉ huy thứ bảy, kể từ ngày thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai (9-1945). Sau tám năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngân sách thâm hụt khoảng 730 triệu phrăng, lạm phát 2.000 tỷ phrăng, hơn 3 triệu người thất nghiệp, nội bộ nước Pháp lâm vào tình trạng rối ren, Rơnê Maye (René Mayer) vị thủ tướng thứ 17 của Cộng hoà Pháp phải từ chức, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng nội các kéo dài hơn một tháng.


Tháng 6

Sau khi nhậm chức Thủ tướng (ngày 22-6) G. Lanien (Joseph Laniel) phê chuẩn việc cử tướng Nava làm Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và chọn Đờ Giăng (De Jean) sang làm cao uỷ, thay thế Bộ trưởng Lơ Tuốcnô (Le Tourneau) thôi kiêm chức cao uỷ.

Sang Đông Dương, tướng Nava ráo riết hoạt động để nhanh chóng thảo ra một kế hoạch chiến lược mới nhằm xoay chuyển tình thế buộc đối phương phải chấp nhận giải pháp thương lượng theo những điều kiện mà phía Pari có thể chấp nhận được, đưa nước Pháp thoát khỏi chiến tranh một cách "danh dự". Nava đi thị sát tập đoàn cứ điểm Nà Sản và nghiên cứu tình hình thực tế ở nhiều nơi khác. Viên Tổng Chỉ huy mới thay các chức vụ tư lệnh miền Bắc, tư lệnh không quân, tư lệnh Lào, ba trong số năm chỉ huy trưởng các khu vực thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Tướng hai sao Cônhi (Cogny) được thăng cấp, giữ chức Tư lệnh trưởng Bắc Việt.


Ngày 3-7

Thủ tướng Pháp Lanien ra bản tuyền bố sẵn sàng trao trả "độc lập" cho các "quốc gia liên kết". Đáp lại, Thủ tướng bù nhìn quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Tâm ra tuyên bố sẽ tiến hành "tổng động viên lực lượng" đóng góp nhiều hơn nữa cho cuộc chiến.


Ngày 17-7

Nava trình bày kế hoạch quân sự trên chiến trường Đông Dương trước Hội đồng Tham mưu trưởng.


Ngày 21-7

Thủ tướng bù nhìn Quốc gia Việt Nam lên đường sang Mỹ theo lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Aixenhao.


Ngày 24-7

Dưới sự chủ toạ của Tổng thống Vanhxăng Ôriôn (Vincent Auriol) Hội đồng Quốc phòng Pháp họp tại Pari thông qua kế hoạch Nava. Theo kế hoạch này, trong Đông Xuân 1953-1954, quân Pháp thực hiện phòng ngự chiến lược ở phía bắc vĩ tuyến 18, tránh giao chiến toàn diện với ta. Đồng thời tăng cường lực lượng cơ động tiến công nam vĩ tuyến 18 nhằm bình định miền Nam và miền Trung Đông Dương, trong đó đặc biệt chiếm cho được vùng tự do Liên khu V. Sau khi có ưu thế về lực lượng cơ động, từ mùa Thu năm 1954 sẽ chuyển sang tiến công phía bắc Hoành Sơn, nhằm tạo nên một cục diện quân sự mới, đồng thời tạo ra một giải pháp chính trị có lợi cho cuộc chiến tranh mà Pháp đang tiến hành. Để thực hiện kế hoạch này, Pháp tăng cường bắt nguỵ binh và xin viện trợ Mỹ.


Ngày 25-7

Quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại ký sắc lệnh “tổng động viên”.


Ngày 1-8

Nava trở lại Đông Dương và bắt tay ngay vào tổ chức quân đội như kế hoạch đã định.


Ngày 20-8

Tổng Quân uỷ trình lên Bộ Chính trị bản đề án: Tình hình địch ta ở Bắc Bộ sau khi địch rút khỏi Nà Sản và chủ trương tác chiến của ta trong Thu Đông 1953.


Tháng 9

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Tỉn Keo (Định Hoá, Thái Nguyên), bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953-1954. Tham dự có Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh, các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... Sau khi xem xét các phương án tác chiến của Bộ Tổng tham mưu và ý định của Tổng Quân uỷ, qua việc phân tích một cách toàn diện tình hình và âm mưu của địch cũng như thuận lợi và khó khăn của ta, Bộ Chính trị đã đề ra phương châm chiến lược: "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" và chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953-1954 là sử dụng chủ lực mở những cuộc tiến công vào những chỗ địch sơ hở, tranh thủ tiêu diệt địch trong vận động ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do, đẩy mạnh chiến tranh du kích. Đối với chiến trường miền Bắc được xác định: "lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là phối hợp".


Ngày 2-11

Nava gửi chỉ lệnh đặc biệt cho tướng Cônhi, Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Bắc Bộ: chuẩn bị chiếm đóng Điện Biên Phủ bằng cuộc hành binh không vận vào trước ngày 1-12, khoảng 15 ngày trước khi Đại đoàn 316 đến được vùng này như nguồn tin của Pháp thu thập được.


Ngày 4-11

Đại tá Baxchiani (Bastiani), Tham mưu trưởng lục quân Bắc Bộ phản đối chủ trương chiếm đóng Điện Biên Phủ của Nava với lý do vào thời điểm đó Thượng Lào chưa có dấu hiệu bị uy hiếp.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 02:41:00 pm

Ngày 12-11

Tướng Cônhi phản đối kế hoạch chiếm đóng Điện Biên Phủ.


Ngày 15-11

Đại đoàn 316 gồm hai Trung đoàn 148 và 174 do đồng chí Lê Quảng Ba làm Đại đoàn trưởng, đồng chí Chu Huy Mân làm Chính uỷ được lệnh hành quân lên Tây Bắc.


Ngày 19 đến ngày 23-11

Tại Định Hoá (Thái Nguyên), Bộ Tổng tư lệnh mở hội nghị phổ biến nhiệm vụ quân sự và kế hoạch Đông Xuân 1953-1954. Tham dự hội nghị có các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái cùng đông đảo cán bộ chủ trì các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng - Bộ Tổng tư lệnh, cán bộ chỉ huy các chiến trường từ Liên khu V trở ra và cán bộ chỉ huy các đại đoàn chủ lực. Hội nghị đã nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thay mặt Tổng Quân ủy phổ biến Nghị quyết của Bộ Chính trị và kế hoạch tác chiến trong Đông Xuân 1953 - 1954 và thảo luận về chủ trương, phương châm chỉ đạo tác chiến, nhiệm vụ và những yêu cầu cụ thể của từng hướng chiến trường. Hội nghị họp đến ngày thứ hai thì địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Ngay tối hôm đó, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh đã kịp thời họp bàn và xem xét, đánh giá tình hình. Đồng chí Võ Nguyên Giáp nhận định "vô luận rồi đây địch tình thay đổi như thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ cơ bản có lợi cho ta". Vì vậy, nhiệm vụ của ta là phải tìm cách kéo thêm chủ lực của chúng lên Điện Biên Phủ.


Ngày 20-11

Dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Gin (Gilles), Pháp mở cuộc hành quân Castor (Hải ly) nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ. Địch huy động 60 máy bay Đakôta chở sáu tiểu đoàn dù với quân số 4.545 tên, trong đó 1/3 là nguỵ quân, cùng với 190 tấn vũ khí, đạn dược và các thiết bị chiến tranh, Sở Chỉ huy tạm thời đặt tại Bản Kéo mang tên cứ điểm An Mari.

Trong một cuộc họp báo, tướng Cônhi tuyên bố rằng cuộc hành quân Hải ly "không phải là một cuộc nhảy dù biệt kích như Lạng Sơn mà đây là khởi đầu của một cuộc tiến công đại quy mô.... Điện Biên Phủ là một điểm chốt. Nếu tập đoàn cứ điểm Nà Sản lắp được trên bánh xe lăn, có lẽ đã chuyển nó lên Điện Biên Phủ ngay từ khi tôi (Cônhi) nhậm chức cách đây năm tháng".


Ngày 25-11

Theo lệnh của Nava, Đờ Crevơcơ (De Crèvecoeur), chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Lào huy động sáu tiểu đoàn mở cuộc hành binh từ Luông Prabăng lên khu giải phóng Lào ở lưu vực sông Nậm Hu.

Sân bay Mường Thanh ở lòng chảo Điện Biên Phủ được sửa chữa xong, máy bay Đakôta của không quân Pháp đã hạ cánh an toàn xuống sân bay này.


Ngày 26-11

Cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh gồm các đồng chí Hoàng Văn Thái - Tổng Tham mưu phó, Lê Liêm - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Đặng Kim Giang - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, Đỗ Đức Kiên - Phó cục trưởng Cục Tác chiến lên đường đi Tây Bắc.


Ngày 3-12

Nava quyết định rút bỏ Lai Châu co lực lượng về Điện Biên Phủ. Đồng thời giao nhiệm vụ cho Bộ Chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ phải bảo vệ Điện Biên Phủ bằng bất cứ giá nào và đưa thêm lượng tăng cường phòng ngự, xây dựng Điện Biên Phủ thành một pháo đài bất khả xâm phạm, một cứ điểm mạnh hơn cả Nà Sản.


Ngày 5-12

Các đơn vị quân Pháp ở Điện Biên Phủ được chuyển thành Binh đoàn tác chiến vùng Tây Bắc, gọi tắt là GONO (Groupement Opérationnel du Nord- Ouest).


Ngày 6-12

Quân Pháp bắt đầu rút khỏi Lai Châu tập trung tăng cường phòng ngự Điện Biên Phủ bằng cuộc hành quân Pôluých (Pollux).

Bộ Chính trị nghe Tổng Quân uỷ báo cáo quyết tâm tiến công và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Báo cáo của Tổng Quân uỷ nêu rõ: Thời gian tác chiến Điện Biên Phủ ước độ 45 ngày, trận đánh có thể bắt đầu vào đầu tháng 2-1954, sử dụng lực lượng của ba đại đoàn chủ lực, toàn bộ lực lượng pháo binh và công binh, phòng không; quân số tổng quát của chiến dịch sẽ là 42 nghìn người. Bộ Chính trị đã nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ. Đồng thời, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, cử đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ mặt trận.


Ngày 7-12

Đại đoàn 308 gồm ba Trung đoàn 36, 88 và 102 do đồng chí Vương Thừa Vũ làm Đại đoàn trưởng được lệnh hành quân lên Tây Bắc.


Ngày 8-12

Nava cử Đại tá Đờ Cátxtơri (De Castries) lên Điện Biên Phủ chỉ huy Binh đoàn tác chiến Tây Bắc thay tướng Gin.


Ngày 9-12

Quân Pháp bắt đầu xây dựng cụm cứ điểm Bêatơrixơ (Béatrice) tại Him Lam, án ngữ con đường 41 từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ.


Ngày 10 đến ngày 31-12

Ta tiến hành chiến dịch Lai Châu, chiến dịch mở đầu chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch và phân tán lực lượng cơ động của địch, giải phóng Lai Châu. Đại đoàn 316, do Tư lệnh Lê Quảng Ba và Chính uỷ Chu Huy Mân chỉ huy cùng lực lượng vũ trang tại chỗ tiến công địch trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Trải qua 12 ngày đêm chiến đấu, liên tục tấn công và truy kích địch, Đại đoàn 316 đã làm tiêu diệt và làm tan rã 24 đại đội địch (khoảng 2.500 tên), đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn, thu 538 súng trường và tiểu liên, 148 trung liên, 5 súng cối, 12 máy vô tuyến điện, 3 ôtô, 200 ngựa, lừa; giải phóng toàn bộ Lai Châu, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. Bước đầu thực hiện thành công ý định của Bộ Chính trị "lấy Tây Bắc là hướng chính..." trong Đông Xuân 1953 - 1954.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 02:41:45 pm

Ngày 13-12

Tướng Nava họp Ban Tham mưu tại Sài Gòn, chấp nhận quyết chiến với Việt Minh ở Điện Biên Phủ.


Ngày 15-12

Tướng Cônhi lệnh cho Đờ Cátxtơri xây dựng cứ điểm Idaben (Isabelle) ở Hồng Cúm.


Ngày 17-12

Quân Pháp lập cứ điểm Gabrien (Gabrielle) - đồi Độc Lập, án ngữ con đường từ Lai Châu vào Điện Biên Phủ. Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn pháo binh số 1 Angiêri được bố trí ở Hồng Cúm.


Ngày 18-12

Những đơn vị đầu tiên của Binh đoàn cơ động số 9 (GM 9) được rút từ đồng bằng đưa lên Điện Biên Phủ.

Chiếc xe tăng đầu tiên được đưa lên Điện Biên Phủ bằng phương pháp tháo rời sau đó được lắp ráp tại chỗ.


Ngày 20-12

Đơn vị cuối cùng từ Lai Châu đã rút chạy về đến Điện Biên Phủ. Lúc xuất phát có 2.101 binh sĩ (có 3 sĩ quan, 34 hạ sĩ quan Pháp). Khi về đến Điện Biên Phủ chỉ còn 1 sĩ quan và 9 hạ sĩ quan và 175 lính nguỵ Thái.


Ngày 22-12

Nava quyết định tăng cường thêm cho Điện Biên Phủ 3 tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội xe tăng nhẹ, đưa lực lượng của binh đoàn tác chiến Tây Bắc (GONO) lên 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh lẻ, 2 tiểu đoàn và 3 đại đội pháo, 1 đại đội xe tăng nhẹ, 1 đại đội vận tải, với tổng quân số là 12.000 người.

Cùng ngày về phía ta, Đại đoàn 351 dưới sự chỉ huy của các đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Chính uỷ đại đoàn và Đào Văn Trường, Đại đoàn phó bắt đầu hành quân lên Điện Biên Phủ


Từ ngày 21-12-1953 đến tháng 5-1954

Chiến dịch Trung - Hạ Lào. Lực lượng tham gia gồm Trung đoàn 66, 101, 120 và 280 và Trung đoàn pháo 75 ly. Bộ đội quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, phối hợp với một số đơn vị Quân giải phóng nhân dân Lào tại khu vực Mahaxay, Nhomarát, Thà Khẹt (đường 9) Trung Lào. Bộ đội ta và bạn đã tiến công lực lượng địch gồm 4 tiểu đoàn chiếm đóng và 5 tiểu đoàn cơ động trên địa bàn rộng lớn thuộc vùng Trung và Hạ Lào. Bước vào chiến dịch, ta tập kích địch ở cứ điểm Khămhe (ngày 21-12-1953), tiêu diệt 1 tiểu đoàn Âu - Phi, 1 đại đội pháo, ngày 22 phục kích tiêu diệt 2 đại đội địch ở Khămmạ. Một bộ phận lực lượng ta tiến công giải phóng Nhomarát, Thà Khẹt, phát triển ra sông Mê Kông. Địch bỏ Banaphào rút về Pa Cuội. Trung đoàn 66 phục kích diệt một bộ phận, phát triển diệt đồn Hìnxìn, Đồng Hến, Phalan, Mường Phìn, cắt đường 9, giải phóng phía đông Xavanakhét. Ngày 23-1-1954 hai tiểu đoàn của Trung đoàn 101 phát triển xuống Hạ Lào, thu hút thêm 2 GM và giam chân địch ở Pa Cuội đến hết Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến dịch Trung - Hạ Lào thắng lợi, Liên quân Lào - Việt loại khỏi vòng chiến đấu 8.500 quân (bắt 500), tiêu diệt 4 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 27 Angiêri), Tiểu đoàn 23 và 24 Marốc và một tiểu đoàn nguỵ Thái, thu nhiều vũ khí quân trang quân dụng, giải phóng 16.000km2 và 200.000 dân, thực hiện thắng lợi bước phân tán lực lượng cơ động của địch.


Ngày 24-12

Đại đoàn 312 gồm các Trung đoàn 141, 209 và 165 dưới sự chỉ huy của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn và Chính uỷ Trần Độ, tiến lên Tây Bắc.

Tại Điện Biên Phủ, Nava dự lễ Nôen cùng với binh sĩ. Ông ta phát biểu: "Chúng ta đang gặp khó khăn về tiếp tế nhưng quân viễn chinh Pháp nhất định thắng lợi".


Ngày 29-12

Tại Sở Chỉ huy tiền phương ở hang Thẩm Púa, km 15 đường Tuần Giáo - Lai Châu, cơ quan tham mưu chiến dịch họp nghiên cứu kế hoạch và đề ra phương án tác chiến chờ đồng chí Tổng Tư lệnh cùng Đảng uỷ, Ban Chỉ huy chiến dịch thông qua.


Ngày 31-12

Nava chỉ thị cho tướng Cônhi và Đại tá Crevơcơ chuẩn bị kế hoạch rút lui khỏi Điện Biên Phủ (cuộc hành quân Xênôphôn).

Tại Điện Biên Phủ, quân Pháp hoàn thành việc xây dựng các điểm tựa Đôminích, Êlian (Dominique, Eliane) trên dãy đồi phía đông và cụm cứ điểm Huyghét (Huguette) để bảo vệ sân bay. Thêm một cụm pháo hạng nặng được đặt tại Idaben (Isabelle) - Hồng Cúm.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 02:43:48 pm

NĂM 1954

Ngày 5-1

- Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị dự bị hành quân lên Tây Bắc.

- Đại tướng Võ nguyên Giáp lên đường đi Điện Biên Phủ.

- Tướng Nava chỉ thị cho không quân tăng cường đánh phá tuyến giao thông từ Tuần Giáo đi Điện Biên và kiến nghị Chính phủ Pháp khẩn cấp yêu cầu Mỹ chi viện máy bay ném bom.


Ngày 14-1

Tại Thẩm Púa, Đảng uỷ và Ban Chỉ huy chiến dịch mở Hội nghị cán bộ phổ biến kế hoạch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch chủ trì hội nghị, phổ biến quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị là tập trung lực lượng, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Hội nghị đã thông qua phương án tác chiến theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Giờ nổ súng được quyết định vào 16 giờ ngày 20-1-1954.


Ngày 16-1

Đại đoàn 312 và Đại đoàn 351 kéo pháo vào trận địa theo đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, đến km 69 thì phối hợp với bộ binh, công binh dùng sức người kéo pháo trên một con đường làm gấp dài 15km, khởi điểm từ Bản Nham, vượt đình Phasông sang Bản Tấu vào Bản Nghịu.


Ngày 20-1

Quân Pháp hoàn thành việc xây dựng bảy cứ điểm bảo vệ sân bay Mường Thanh mang tên Huyghét (Huguette), đánh số từ 1 đến 7.


Ngày 26-1

Tại Mường Phăng, nơi đặt Sở Chỉ huy chiến dịch. Hội nghị Đảng uỷ chiến dịch khai mạc. Sau khi trao đổi với Trưởng đoàn cố vấn, nghiên cứu kỹ tình hình địch, ta và các ý kiến tại hội nghị, đồng chí Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh," sang "đánh chắc, tiến chắc".

Chiều ngày 26-1, lệnh thay đổi phương châm, Đại đoàn 308 được lệnh tiến công phòng tuyến sông Nậm Hu, kéo pháo ra khỏi trận địa được phổ biến tới tất cả các đơn vị.


Từ ngày 26-1 đến ngày 17-2

Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, thu hút lực lượng cơ động, phá âm mưu lấn chiếm vùng tự do, mở rộng vùng giải phóng và phối hợp với chiến trường Bắc Bộ, Bộ Tư lệnh Liên khu V sử dụng 2 Trung đoàn chủ lực 108 và 803, Trung đoàn 120 bộ đội địa phương, cùng các lực lượng khác mở chiến dịch tiến công quân Pháp ở bắc Tây Nguyên. Bộ Chỉ huy chiến dịch do đồng chí Nguyễn Chánh, Tư lệnh kiêm Chính uỷ, đồng chí Nguyễn Bá Phát làm Tham mưu trường. Lực lượng địch có khoảng 4 tiểu đoàn cơ động và 15 đại đội chiếm đóng. Chiến dịch tiến công địch trên hai hướng: hướng chính tập trung đánh địch ở phía bắc Kon Tum; hướng phụ đánh địch phản kích và rút chạy trên đường 19 An Khê.

Chiến dịch diễn biến qua hai đợt:

Mở đầu, bộ đội ta nổ súng, tấn công các cứ điểm Kà Bung, Ba Bả, Tà Tu, Búp Bê. Sau đó, đánh tiêu diệt các cứ điểm Măng Đen, Công Brây, Măng Bút, phát triển tiến công địch trên hướng bắc Kon Tum, đồng thời đưa bộ phận luồn sâu xuống phía nam, uy hiếp thị xã Kon Tum.

Đợt 2, trên hướng bắc Kon Tum, từ ngày 29-1, Trung đoàn 108 truy kích địch, diệt hàng trăm tên, giải phóng phía bắc Kon Tum, áp sát và uy hiếp thị xã. Nhằm cứu nguy cho quân ở Tây Nguyên, địch đang mở cuộc hành quân Átlăng ở ven biển nam Trung Bộ vội lên tăng viện nhưng sa vào trận địa phục kích của Trung đoàn 803. Đêm 1-2, đặc công Trung đoàn 803 tập kích, diệt sở chỉ huy tiểu đoàn địch ở trung tâm thị xã Kon Tum; tiếp tục vây ép thị xã, cắt đứt nguồn tiếp viện. Bị cô lập, đêm 6-2, quân Pháp phải rút khỏi thị xã Kon Tum. Tiếp đó, Trung đoàn 108 và 803 phát triển về hướng Plâycu tiến công diệt cứ điểm Đắc Đoa.

Ngày 17-2, chiến dịch kết thúc. Bộ đội Liên khu V đã giải phóng địa bàn chiến lược bắc Tây Nguyên rộng 16.000 km2 với 20 vạn dân. Buộc địch phải bỏ dở cuộc hành quân Átlăng, vùng tự do Phú Yên - Bình Định được bảo vệ. Quân Pháp phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược, tạo điều kiện để ta tập trung cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.


Ngày 29-1

Hai trăm binh lính và sĩ quan không quân Mỹ được điều sang Đông Dương để bảo đảm kỹ thuật cho máy bay ném bom B26, loại máy bay sẽ tác chiến trên chiến trường Điện Biên Phủ.


Từ ngày 29-1 đến ngày 13-2

Nhằm phân tán lực lượng cơ động của địch và đánh lạc hướng sự phán đoán của chúng, Đại đoàn 308 phối hợp với lực lượng vũ trang Pathét Lào tiến công vào phòng tuyến Nậm Hu của địch ở Thượng Lào. Đây là phòng tuyến địch xây dựng để bảo vệ Thượng Lào và tránh cho Điện Biên Phủ khỏi bị cô lập, tạo hành lang bảo đảm cho việc lui quân từ Điện Biên Phủ khi cần thiết. Chiều ngày 26-1, Đại đoàn 308 hành quân từ Điện Biên Phủ sang Thượng Lào. Phát hiện lực lượng ta, địch vội vã cho quân rút khỏi Mường Khoa và các đồn lân cận về Nậm Bạc. Bộ đội nhanh chóng chuyển sang truy kích địch. Trải qua nửa tháng truy đuổi và tiến công địch trên chặng đường dài hơn 200 km, ta và bạn đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 2.000 tên, bắt sống 354 tên, phá vỡ toàn bộ phòng tuyến sông Nậm Hu, giải phóng một vùng rộng lớn thuộc lưu vực con sông này và tỉnh Phông Xa Lỳ, nối liền khu giải phóng Sầm Nưa của bạn với vùng Tây Bắc nước ta. Đòn chiến lược Thượng Lào đã đạt được mục đích đề ra là tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, đánh lạc hướng chú ý của địch, tạo điều kiện để các lực lượng chuẩn bị tốt hơn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.


Ngày 31-1

Bộ đội địa phương tỉnh Kiến An tập kích sân bay Đồ Sơn, diệt Sở Chỉ huy, phá huỷ 5 máy bay, đốt cháy 5 triệu lít xăng dầu. Cùng ngày trung đội du kích huyện Kim Thành đặt mìn đánh đổ đoàn tàu quân sự gần khu vực ga Phạm Xá (trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng), lật đổ đầu máy và tám toa xe, diệt và làm bị thương nhiều tên địch. Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng bị ngưng trệ suốt bốn ngày, khiến cho công việc tiếp tế của địch càng thêm khó khăn.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 02:44:46 pm

Ngày 2-2

Tướng Ô. Đanien (O. Daniel), Chỉ huy các lực lượng quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Trưởng phái đoàn quân sự của Mỹ ở Đông Dương, người phát ngôn chính của nhóm chủ trương can thiệp vào Đông Dương lên thăm Điện Biên Phủ. Sau khi thị sát tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, viên tướng này tỏ ý hài lòng.


Ngày 5-2

Công việc kéo pháo ra khỏi Bản Nghịu, Bản Tấu, Nà Ten, Nà Hy hoàn thành.


Ngày 6-2

Mỹ chuyển giao 40 máy bay ném bom B26 cho Pháp và tăng viện trợ 120 triệu đôla bổ sung năm 1954, đưa số viện trợ lên đến 1 tỷ 115 triệu đôla.


Ngày 7-2

Tại Sở Chỉ huy chiến dịch ở Mường Phăng, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy chiến dịch triệu tập hội nghị cán bộ bàn kế hoạch tác chiến theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trình bày bản báo cáo Tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.


Ngày 17-2

Mỹ chính thức yêu cầu Pháp để Mỹ phụ trách huấn luyện quân nguỵ và mời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp sang Mỹ và điều tướng Ô. Đanien, Tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương về để điều chỉnh kế hoạch Nava.


Ngày 19-2

Thủ tướng Plêven cùng nhiều quan chức và tướng lĩnh Chính phủ Pháp lên thị sát Điện Biên Phủ.


Ngày 28-2

Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự hội nghị cán bộ pháo binh tại mặt trận Điện Biên Phủ.

Quân Pháp đánh thăm dò ở phía đông - nam Điện Biên Phủ.


Ngày 3-3

Ban Chỉ huy mặt trận Hà Nội sử dụng một phân đội gồm 16 đồng chí tập kích vào sân bay Gia Lâm, phá huỷ 18 máy bay, diệt 16 tên địch. Trận tập kích càng làm cho quân Pháp khó khăn trong việc tiếp tế cho Điện Biên Phủ.

Kết thúc thắng lợi Chiến dịch Thượng Lào, Đại đoàn 308 hành quân về triển khai đội hình bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.


Ngày 7-3

- Phân đội chiến đấu 32 người của Khu Tả ngạn và Tỉnh đội Kiến An tập kích vào sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Đây là sân bay quan trọng nên quân địch canh phòng cẩn mật, với 42 tháp canh, 13 ụ đại bác xung quanh và 200 quân bảo vệ dưới sự chỉ huy của 3 đại tá và 44 cố vấn Mỹ. Trận đánh thắng lợi, ta phá huỷ 59 máy bay.

- Nava kiểm tra lần cuối tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và muốn tăng cường thêm 3 tiểu đoàn cơ động nữa vì Phòng Nhì Pháp báo cáo là cuộc tiến công của ta có thể xảy ra vào ngày 13 hoặc ngày 15-3. Tuy nhiên, Đờ Cátxtơri dứt khoát không cho là như vậy. Tướng Cônhi hoan nghênh và ủng hộ ý kiến của Đờ Cátxtơri.


Ngày 8-3

Tại Điện Biên Phủ, trọng pháo 105 ly và pháo cao xạ của ta đã chiếm lĩnh trận địa. Tuy nhiên, Nava vẫn cho rằng quân ta khó mà vượt qua nhiều khó khăn để đưa pháo vào Điện Biên Phủ.


Ngày 10-3

- Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ và dân công ở Điện Biên Phủ.

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra nhật lệnh động viên tất cả cán bộ, chiến sĩ, các đơn vị kiên quyết tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.

- Sơn pháo 75 ly của ta bắn hỏng hai máy bay vận tải của địch ở sân bay Mường Thanh.


Ngày 11-3

- Những khẩu trọng pháo cuối cùng của ta đã vào trận địa.

- Quân ta bắt đầu đào trận địa xuất phát tiến công vào Him Lam.


Ngày 12-3

- 10 giờ 30 phút, pháo ta bắn vào sân bay phá huỷ ba máy bay trinh sát.

- Tiểu đoàn địch dưới sự yểm trợ của năm xe tăng tiến ra phá trận địa tiến công Him Lam của ta, bị đánh mạnh, chúng phải rút lui, sau khi phá huỷ được một số đoạn hào, ngay trong đêm, quân ta khôi phục lại.

- Tướng Cônhi lên thị sát Điện Biên Phủ, đến trung tâm Him Lam và ra những chỉ lệnh cần thiết khi bị quân ta tiến công.


Ngày 13-3 (đợt tiến công thứ nhất bắt đầu)

- Đêm ngày 12 rạng sáng ngày 13, các Trung đoàn 141, 209 thuộc Đại đoàn 312 tiến vào trận địa tiến công. Trưa ngày 13, để thử pháo, Đại đội 806 bắn 20 quả đạn lựu pháo 105 ly vào trung tâm Him Lam, một trung tâm đề kháng khá mạnh gồm ba cứ điểm nằm trên ba quả đồi kế nhau bên đường 41, do Tiểu đoàn 3 bán Lữ đoàn Lê dương số 13 (3è Bataillon de la 13è demi - Brigade de Légion étrangère) phòng giữ. Thiếu tá Pêgiô, Tiểu đoàn trưởng cùng ba sĩ quan khác bị trúng đạn pháo, chết trong hầm chỉ huy.

- 16 giờ cùng ngày, hai Trung đoàn 141 và 209 thuộc Đại đoàn 312 chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công Him Lam.

- 17giờ 5 phút, tất cả pháo binh ta tập trung hoả lực, giáng đòn cấp tập vào tập đoàn cứ điểm, Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm bị trúng đạn, đường dây điện thoại bị cắt. Các trận địa pháo của địch ở khu trung tâm hoàn toàn bị tê liệt, 12 khẩu pháo cối bị đánh hỏng, 1 kho xăng bị bốc cháy, 5 máy bay trúng đạn nổ tung, toàn bộ đội bay ở sân bay Mường Thanh bị loại khỏi vòng chiến đấu. Ta pháo kích vào sân bay và cả 3 cứ điểm của trung tâm đề kháng Him Lam do Tiểu đoàn 3 bán Lữ đoàn lê dương số 13 phòng giữ.

- Trận đánh mở màn chiến dịch kết thúc vào lúc 23 giờ 30 phút. Trung tâm đề kháng Him Lam hoàn toàn tê liệt. 300 tên địch bị tiêu diệt, 200 tên bị bắt sống. Tiểu đoàn 3 bán Lữ đoàn Lê dương số 13 bị xoá sổ hoàn toàn.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 02:45:36 pm

Ngày 14-3

- Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ cho phép quân địch ở Mường Thanh ra nhận thương binh ở một số điểm do ta quy định.

- Địch tăng cường cho Điện Biên Phủ Tiểu đoàn dù nguỵ số 5 và 4 khẩu pháo 105 ly.

- 17 giờ, pháo ta bắn vào cứ điểm đồi Độc Lập.


Ngày 15-3

- Vào lúc 2 giờ sáng, Trung đoàn 165 thuộc Đại đoàn 312 và Trung đoàn 88 thuộc Đại đoàn 308 dưới sự chỉ huy của Đại đoàn 308 tấn công vào đồi Độc Lập. Đến 6 giờ 30 phút chiếm lĩnh trận địa, tiêu diệt tiểu đoàn Bắc Phi tăng cường, diệt tại trận 438 tên, bắt sống gần 200 tên.

- Trước uy lực của pháo binh ta, vào lúc 12 giờ 45 phút, Đại tá Pirốt (Piroth), Chỉ huy pháo binh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tự sát. Sáu khẩu pháo 105 ly của địch bị phá huỷ. Trong ba ngày 13, 14, 15, địch bắn về phía quân ta 30.000 quả đạn pháo các loại.


Ngày 16-3

- Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 (6è BPC) nhảy dù tăng viện cho Điện Biên Phủ.

- Nava chỉ thị cho tướng Gambiê (Gambiez), Tổng Tham mưu trưởng đội quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương phải thực hiện gấp kế hoạch làm mưa nhân tạo trên các tuyến giao thông, nhằm ngăn cản việc tiếp tế của ta.


Ngày 17-3

- Quân ta bắt đầu tiến công vào Bản Kéo. Đờ Cátxtơri ra lệnh cho Đại uý Clátsăm đưa Tiểu đoàn nguỵ Thái số 3 lui về Mường Thanh, nhưng quân địch kéo nhau ra hàng. Trung đoàn 36 chưa nổ súng đã chiếm được Bản Kéo.

Đợt một Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc. Quân ta đã đập tan hệ thống phòng ngự của địch trên hướng bắc và đông - bắc, xoá sổ phân khu bắc và một bộ phận lớn phân khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt hai tiểu đoàn tinh nhuệ bậc nhất của địch, làm tan rã nhiều tiểu đoàn khác, mở thông đường xuống lòng chảo Điện Biên.

- Tại Sở Chỉ huy chiến dịch ở Mường Phăng, Hội nghị sơ kết đợt một đã đánh giá tình hình hai bên và chủ trương tiếp tục xây dựng trận địa tiến công bao vây, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm để tiến công đợt hai.


Ngày 19-3

Dự trữ đạn 105 ly của địch bắt đầu cạn. Đờ Cátxtơri gọi điện thông báo cho tướng Cônhi "việc mất Điện Biên Phủ là điều khó có thể tránh khỏi trong thời gian ngắn và tính chuyện rút sang Lào".


Ngày 20-3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên bộ đội tiếp tục xây dựng trận địa tiến công và bao vây địch sát hơn nữa.


Ngày 22-3

Máy bay vận tải hai thân C119 của Mỹ hạ cánh xuống sân bay Cát Bi mang theo 20 tấn thiết bị quân sự viện trợ cho Pháp.


Ngày 23-3

- Cônhi chỉ thị cho Đờ Cátxtơri bằng bản Huấn lệnh số 44-CAB phải chuẩn bị gấp rút tiến hành cuộc chiến đấu trong hầm hào và gợi ý nên mở rộng phạm vi phòng thủ phía đông, chuyển trọng điểm các trận địa trung tâm sang bên bờ phía đông sông Nậm Rốm trước mùa mưa lũ.

- Địch tăng cường ném bom, chỉ từ ngày 13 đến ngày 20-3, hơn 750 lượt máy bay ném 1.100 tấn bom vào trận tuyến của ta.


Ngày 25-3

- Trung đoàn 57 thuộc Đại đoàn 304 đào hào cắt đứt hành lang tiếp viện giữa Hồng Cúm và Mường Thanh. Địch cho Tiểu đoàn lê dương số 1 ra phản kích đánh bật chốt của Trung đoàn 57, nhưng sau đó Trung đoàn 57 đã khôi phục lại và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chia cắt địch.


Từ ngày 25 đến ngày 27-3

Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy chiến dịch triệu tập hội nghị cán bộ để thảo luận và quán triệt kế hoạch tác chiến đợt hai với mục đích đánh chiếm các điểm cao phía đông, uy hiếp quân địch ở Mường Thanh, tiêu diệt bộ phận sinh lực địch để chuẩn bị cho tổng công kích.

Ngày 26-3

Địch huy động một đại đội lính lê dương có xe tăng yểm hộ tiến ra bên ngoài trung tâm đề kháng Huyghét lấp hào của bộ đội ta.


Ngày 29-3

Sau 10 ngày quân ta đào được 100 km hào, trong đó có trục đường bao quanh Mường Thanh, siết chặt vòng vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Pháp cho hai tiểu đoàn có xe tăng yểm trợ đánh ra Pe Luông, Hồng Lếch, Long Pét, Cò My.


Ngày 30-3 (đợt tiến công thứ hai vào cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu)

- 17 giờ 30 phút, pháo ta bắn dồn dập vào Sở Chỉ huy của Đờ Cátxtơri cùng các cao điểm cao C1, D1 và E1.

- Sau 45 phút, Trung đoàn 98 thuộc Đại đoàn 316 dưới sự chỉ huy của đồng chí Vũ Lăng tiêu diệt cứ điểm C1, bắt sống 140 tên địch, thu toàn bộ vũ khí.

- Sau 1 giờ 30 phút chiến đấu, Trung đoàn 141 thuộc Đại đoàn 312 tiêu diệt cứ điểm đồi E.

- Sau 2 giờ chiến đấu, Trung đoàn 209 do đồng chí Hoàng Cầm chỉ huy thuộc Đại đoàn 312 làm chủ điểm cao D1.

- 18 giờ 30 phút, Trung đoàn 174 thuộc Đại đoàn 316 dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Hữu An nổ súng tiến công đồi A1.


Tiêu đề: Re: Điện Biên Phủ - Hợp tuyển công trình khoa học
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Năm, 2022, 02:46:59 pm

Ngày 31-3

- 3 giờ sáng, trận địa pháo của địch ở điểm 210 bị tiêu diệt hoàn toàn. Các cứ điểm C1, D1, E1 bị tiêu diệt. Riêng A1, địch chống cự quyết liệt. Trung đoàn 174 bị thương vong nặng.

- Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 được lệnh phối hợp với Trung đoàn 174 tiến công vào A1 lần thứ hai, trận đánh diễn ra ác liệt. Ta và địch giằng co từng góc chiến hào, địch phản kích chiếm lại 2 - 3 cứ điểm.

- Ở phía tây, ta đánh lấn, tiêu diệt toàn bộ cứ điểm 106.


Ngày 1-4

- Nava quyết định đưa thêm ba tiểu đoàn dù tăng viện cho Điện Biên Phủ với mong muốn "Nếu Điện Biên Phủ giữ được ba ngày nữa, Việt Minh sẽ phải bỏ cuộc".

- Tại A1, Trung đoàn 102 dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Hùng Sinh tiến công lần thứ ba. Bộ đội chiến đấu rất anh dũng, nhưng vẫn không chiếm được A1.


Ngày 4-4

- 4 giờ, Trung đoàn 102 được lệnh ngừng tiến công cứ điểm A1, bàn giao nhiệm vụ phòng ngự cho đơn vị bạn. Quân địch vẫn chiếm giữ 2-3 cứ điểm.

- Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định ngừng tiến công để củng cố lực lượng, giữ vững trận địa, chuẩn bị cho đợt tiến công mới.

Sau năm ngày chiến đấu, đợt tiến công thứ hai đã chiếm được bốn ngọn đồi hiểm yếu phía đông và cứ điểm 106, Căng Na phía tây, thêm ba tiểu đoàn thiện chiến của địch bị tiêu diệt, phạm vi chiếm đóng của địch bị thu hẹp.


Ngày 7-4

Tư lệnh không quân khu vực Thái Bình Dương của Mỹ tới Sài Gòn gặp Nava để bàn cụ thể kế hoạch ném bom ồ ạt xuống Điện Biên Phủ.


Ngày 8-4

Địch tăng viện cho Điện Biên Phủ Tiểu đoàn dù lê dương số 2 (2è Bataillon étranger de parachutistes).


Ngày 9-4

Địch tổ chức phản kích chiếm lại một nửa cứ điểm C1.


Từ ngày 10 đến 18-4

Theo sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy chiến dịch, tất cả các hướng thực hiện làm trận địa, đào moi, đánh lấn, bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch.


Ngày 18-4

- Quân ta chiếm cứ điểm 105, làm chủ 106, 208, cắt ngang sân bay Mường Thanh.

- Tướng Mỹ Cađơra đến Sài Gòn để kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch thực hiện Chiến dịch Diều hâu.


Ngày 19-4

Ta tổ chức lại trận địa pháo, Đại đội lựu pháo 804 kéo pháo vào chiếm Him Lam. Đại đội lựu pháo 801, 802 cơ động từ núi Tà Lèng từ phía đông sang trận địa mới ở phía tây nằm ngay sau Bản Kéo. Phía đông - nam, Đại đội lựu pháo 805 cơ động từ trên dãy núi Pú Hồng Mèo xuống xây dựng một trận địa mới gần Hồng Cúm.


Ngày 22-4

Ta làm chủ sân bay, cắt đứt tiếp tế đường không của địch. Việc tiếp tế cho Điện Biên Phủ chỉ còn cách thả dù, quân Pháp cũng không thể vận chuyển thương binh khỏi Điện Biên Phủ.


Ngày 25-4

14 giờ, máy bay Pháp ném bom xuống bản Noọng Nhai (Điện Biên Phủ), giết chết 444 đồng bào các dân tộc, hầu hết là đàn bà và trẻ em.


Ngày 1-5 (đợt tiến công thứ ba bắt đầu)

- Trưa, pháo ta bắn dồn dập vào khu vực trận địa của địch, lần đầu tiên hoả tiễn H6 của ta xuất trận.

- Đêm, các đơn vị của Đại đoàn 304, 312 và 316 đánh chiếm các cứ điểm C1, 311A, 505 và 505A.


Ngày 2-5

- Trước sự vây ép của Trung đoàn 57, Đại đoàn 304, quân địch ở Hồng Cúm phải tháo chạy khỏi khu C.

- Đêm, Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 tiêu diệt cứ điểm 311B.


Ngày 3-5

Địch mở kế hoạch Chim biển để tháo chạy nhưng không thành.


Ngày 5-5

Địch tăng cường lực lượng bằng cách thả Tiểu đoàn dù lê dương số 1 (1er Bataillon étranger de parachutistes) xuống Điện Biên Phủ.


Ngày 6-5

- Quân ta bắt đầu tiến công cứ điểm A1, C2.

- Pháo phòng không của ta bắn rơi máy bay vận tải hai thân C119 của Mỹ khi đang thả hàng tiếp tế cho Điện Biên Phủ, hai phi công và toàn bộ phi hành đoàn tử trận.


Ngày 7-5

- Vào lúc 4 giờ sáng, cứ điểm A1 bị tiêu diệt.

- Vào lúc 9 giờ, quân ta làm chủ cứ điểm C2, bắt 600 tên địch.

- Các chuyến bay tiếp viện lên Điện Biên Phủ bị pháo phòng không của ta bắn dữ dội, không thả được dù, đành phải trở về Hà Nội.

- 15 giờ, các đơn vị thuộc Đại đoàn 308 và 312 tiến công vào trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

- 17 giờ, Thiếu tướng Đờ Cátxtơri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của GONO bị bắt sống.

Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên, gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, súng cối. Tổng số sĩ quan, hạ sĩ quan bị diệt và bắt sống là 1.766 tên gồm: 1 thiếu tướng, 16 đại tá, trung tá, 353 sĩ quan từ cấp thiếu uý đến thiếu tá, 1.396 hạ sĩ quan. Bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, kho tàng, cơ sở vật chất kỹ thuật của địch ở Điện Biên Phủ, trong đó có 28 khẩu pháo lớn, 64 xe, 5.915 súng các loại, 20.000 lít xăng dầu, 21.000 chiếc dù, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y cùng rất nhiều đạn dược, quân trang quân dụng.

LÊ THANH BÀI




Hết!