Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Văn học chiến tranh => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2021, 10:11:43 pm



Tiêu đề: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2021, 10:11:43 pm
 
        - Tên sách : Tình báo vô tuyến điện tử

        - Tác giả : B. Anin, A. Petrovich

        - Nhà xuất bản Công an nhân dân


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Giêng, 2021, 03:30:26 pm

NHẬP ĐỀ

        Đừng tìm sự thống nhất trong tống thể mà hãy tìm sự chia rẽ trong nhất thể
K. Prutkov, “Những trước tác”.       

        Tình báo vô tuyến điện tử là gì

        Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có những quốc gia đã đối địch quyết liệt với nhau. Trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo, giành thắng lợi thường là người biết trước những ý đồ của đối thủ. Và để làm việc đó, từ xa xưa có một phương tiện đã được thử thách là tình báo.

        Khi nhân loại bước vào kỷ nguyên điện tử, các phương thức tình báo cổ điển đã được bổ sung thêm các phương tiện tình báo điện tử. Thuộc số đó là những tổ hợp thiết bị dùng để thu thập thông tin mật với các bộ phận chính dựa trên các nguyên lý điện tử. Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, “bệnh dịch hạch điện tử”, thuật ngữ thường dùng để chỉ tình báo điện tử, đã gây thương tổn cho tất cả các nước. Trong đó, chiếm vị trí chủ yếu là tình báo vô tuyến điện tử. Các phương thức tình báo vô tuyến điện tử bao gồm những hành động có chủ đích nhằm chặn thu những tín hiệu mà con người hoặc các phương tiện kỹ thuật trao đổi với nhau với sự trợ giúp của truyền tin hữu tuyến và vô tuyến (vô tuyến điện, điện báo, điện thoại). Mục tiêu cuối cùng của việc chặn thu này là phát hiện ra các tham số của những hệ thống truyền tin này (vị trí, công suất...), cũng như thông tin được truyền qua chúng. Tình báo vô tuyến điện tử cũng chú ý tới tính năng của các thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện, ví dụ như các đài radar phòng không. Những dữ liệu thu được, sau đó, có thể sử dụng để chế áp khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không trong tác chiến.

        Nhưng việc có được văn bản báo cáo một cách đơn thuần thường là hoàn toàn không đủ để tìm hiểu nội dung của nó. Ngay từ thời xa xưa, con người đã học được cách che giấu ý nghĩa của các thông điệp của mình bằng mật mã. Đồng thời, bản thân sự tồn tại của bức điện được mã hoá thì lại không được che giấu bởi lẽ muốn đọc nó phải biết cách giải mã. Bởi vậy, được liệt vào các phương pháp tình báo vô tuyến điện tử còn có khả năng không chỉ chặn thu (tức là tư liệu hoá và tái tạo không sai lệch) mà còn giải mã các bức điện, tức là vượt qua lớp bảo vệ dưới dạng các loại mật mã. Một dạng của tình báo vô tuyến điện tử là điệp báo truyền thống nếu như mục tiêu của nó là thu thập tin tức có liên hệ trực tiếp tới việc tiến hành tình báo vô tuyến điện tử.

        Lẽ nào nhà nước hiện đại cần phải có tình báo vô tuyến điện tử đến thế? Rõ ràng là một thiên niên kỷ, loài người vẫn đâu có sao khi không có nó mà chi cần điệp báo thông thường, trong đó đóng vai trò hàng đầu không phải là máy móc tinh quái vô hồn mà là con người.

        Đúng, con người đã không cần nó. Nhưng thế kỷ XX đã cho thấy rất rõ là thông tin thu thập bằng các phương pháp tình báo vô tuyến điện tử, nhất là tại những thời điểm quan trọng trong lịch sử như các cuộc chiến tranh thế giới “nóng” và “lạnh”, đã đóng vai trò quyết định. Quan điểm của các chiến lược gia quân sự và chính trị gia lỗi lạc cho thấy thông tin thu được nhờ tình báo vô tuyến điện tử luôn là bộ phận tin tức chiến lược, chiến thuật về địch có giá trị nhất đối với họ.

        Sự phát triển vũ bão của công nghệ đã làm cho vai trò của tình báo vô tuyến điện từ trong những thập niên cuối của thế kỷ XX trở nên càng quan trọng hơn. Không phải ngẫu nhiên mà chính trong thời kỳ này, những thành tựu trong lĩnh vực tình báo vô tuyến điện tử, cùng với sự sở hữu vũ khí hạt nhân và các chương trình vũ trụ toàn cầu, đã trở thành một tiêu chí đặc trưng của một đại cường quốc.

        Trong khi không hề giảm nhẹ vai trò của các phương tiện quang học do thám hàng không và vũ trụ, cần lưu ý rằng, chúng chỉ có tác dụng với những sự kiện đã hoàn tất. Nhờ chụp ảnh, chỉ có thể ghi nhận sự triển khai đã có hoặc đã bắt đầu của các mục tiêu quân sự và chiến lược trên mặt đất. Tình báo vô tuyến điện tử đã mang lại những tin tức mà thường còn đang tồn tại ở dạng những kế hoạch chưa được thực hiện. Chính vì vậy. nó giúp không chỉ phản ứng với những cái đã xảy ra, mà cả tác động tới tương lai.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Giêng, 2021, 03:30:50 pm

        Tình báo vô tuyến điện tử không chỉ là phương thức gián điệp giàu thông tin hơn mà còn tin cậy hơn. Nó có thể được tiến hành liên tục vào mọi lúc trong năm, suốt ngày đêm, trong mọi thời tiết và đồng thời là cái mà đối phương không thể đụng tới được. Dĩ nhiên là có thể tạo ra những mạng lưới thông tin liên lạc giả để truyền những thông tin bóp méo. Tuy vậy, nếu tiến hành ở quy mô lớn, trò chơi vô tuyến điện này tất yếu sẽ bị phát giác.

        Tình báo vô tuyến điện tử có khả năng bao quát những khoáng cách và không gian rộng lớn mà ranh giới của nó chỉ được quy định bởi những đặc điểm lan truyền của sóng điện từ. Chính những ranh giới đó vào thời đại chúng ta là phương tiện truyền tải chủ yếu các thông tin của con người. Tuy vậy, việc hạn chế sự lan truyền tín hiệu vô tuyến chỉ ở trong phạm vi những người nhận hợp pháp những tín hiệu đó là không thể về mặt kỹ thuật hoặc không thực tế do những chi phí vô cùng lớn để chế tạo những trang thiết bị cần thiết.

        Và cuối cùng, tình báo vô tuyến điện tử được tiến hành một cách bí mật. Người ta thường khó xác định không chỉ quy mô mà cả sự xâm nhập của tình báo vô tuyến điện tử. Nếu như một quốc gia nào đó dù sao vẫn phát hiện ra là mình trở thành đối tượng của tình báo vô tuyến  điện tử thì xì căng đan thường không xảy ra như trong trường họp bắt được gián điệp. Tình báo vô tuyến điện tử thường được tiến hành mà không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng của nó. Kể cả những vụ ầm ĩ nhất về tình báo vô tuyến điện tử “sạch” cũng không có sự pha trộn của điệp báo, không có những cuộc vây ráp của cảnh sát và nguy cơ tống những nghi can vào sau song sắt. Thực vậy, khó mà đe doạ hoặc trừng phạt các nước, hay cả những nhóm nước đồng minh vì những việc làm không quân tử là nghe trộm từ lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ! Bởi lẽ, những sợi dây điều khiển hoạt động tình báo vô luyến điện tử quy mô lớn luôn dẫn đến các giới chính trị cao cấp.

        Thoạt nhìn có thể nghĩ rằng, tình báo vô tuyến điện tử là rẻ tiền. Chỉ cần đưa một anh lính binh nhì ngồi cạnh một máy thu để chặn thu các bức điện mật mã và một sĩ quan ngồi cạnh bàn viết để giải phá chúng và cặp song ca này đã trở thành phôi thai cho một đơn vị tình báo vô tuyến điện tử hoàn chỉnh. Tuy vậy, khả năng có thể đạt được hiệu suất cao nhất của tình báo vô tuyến điện tử đã luôn là đặc quyền của các tổ chức khổng lồ và các quốc gia giàu có nắm trong tay công nghệ tiên tiến. Những nước nghèo sẽ không thể mua sắm các thiết bị chặn thu đắt tiền, cũng như duy trì một đội quân các chuyên gia lành nghề đông đảo.

        Các phương pháp tình báo vô tuyến điện tử, dĩ nhiên, cũng có những khiếm khuyết. Một là những người có dính líu đến những bí mật của nó nhiều khi phóng đại sự hiểu biết của mình. Hai là có thế rất dễ dàng mất đi một nguồn tin quý giá chỉ cần đối phương thay đổi các phương pháp mã hoá các bức điện của mình. Ba là tình báo vô tuyến điện tử là một phương pháp thu thập tin tình báo thụ động: nếu như các mạng lưới thông tin liên lạc của đối phương không được đưa vào hoạt động thì mọi phương tiện theo dõi chúng dù là thông minh nhất cũng hoàn toàn vô dụng. Nhưng những nhược điểm của tình báo vô tuyến diện tử không hề làm giảm những ưu điểm hiển nhiên của chúng - phạm vi toàn cầu, tính liên tục. linh hoạt, độ tin cậy và tính bí mật.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Giêng, 2021, 03:31:26 pm

        Cuốn sách này viết về cái gì

        Cuốn sách này viết về lịch sử tình báo vô tuyến điện tử. Tình báo vô tuyến điên tử được hiểu là hoạt động bất kỳ do các cơ quan dân sự và quân sự nước ngoài tiến hành để tiếp cận những thông tin mật mà chủ nhân của những thông tin đó cố giữ kín. Hoạt động với mục đích tương tự của các cơ quan đặc biệt Nga/Liên Xô xưa nay vẫn được gọi là hoạt động tình báo. Đồng thời, việc sử dụng ngôn từ có cùng gốc với danh từ “tình báo” và “gián điệp” vẫn tùy thuộc vào lương tâm các tác giả của các cuốn sách và câu nói được trích dẫn. Điều đó cũng liên quan đến tên gọi các cơ quan gián diệp nước ngoài, trong đó từ “tình báo” là phần không thể tách rời.

        Cuốn sách tập trung chú ý vào hoạt động của Cục An ninh Quốc gia (NSA) của Mỹ, Trung tâm Thông tin liên lạc Chính phủ (GCHQ) của Anh và Uỷ ban An ninh Quốc gia (KGB) của Liên Xô với tư cách những cơ quan nhà nước lớn nhất làm công tác thu thập thông tin mật từ các kênh thông tin liên lạc. Sách cũng đề cập ở mức độ thấp hơn tới hệ thống tình báo vô tuyến điện từ của các nước khác.

        Nằm ngoài phạm vi của cuốn sách này chỉ còn lại phương diện thuần túy kỹ thuật của tình báo vô tuyến điện tử - các phương pháp phá mã, các phương tiện tính toán... được sử dụng. Nó được đề cập rất hạn chế trong những nguyên bản được sử dụng để viết cuốn sách này và cũng không được đa số độc giả quan tâm cho lắm. Bởi vậy, đối tượng xem xét trước hết là những hành động, mối quan hệ tương hỗ và động cơ hành động của những người có liên hệ với lĩnh vực tình báo vô tuyến điện tử. Bởi lẽ con người luôn là con người. Họ đi lại, ăn, ngủ và làm nhiều thứ khác, kể cả ở bên ngoài phần lãnh thổ được bảo vệ gắt gao mà các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử trú đóng. Điều đó không thể diễn ra một cách vô hình đối với những người xung quanh. Các máy tính và máy móc chặn thu không thể nói gì về những ưu nhược điểm của mình. Chúng không thể chạy sang phía kẻ thù vì động cơ lý tưởng hay do sợ những hành vi xấu xa bị khám phá.

        Lịch sử tình báo vô tuyến điện tử được giới thiệu ở cuốn sách trong bối cảnh lịch sử thế giới và trù định sự hiểu biết nhất định của độc giả về lĩnh này. Bởi vậy, tất cả các sự kiện vượt ra ngoài phạm vi của tình báo vô tuyến điện tử chỉ được cắt nghĩa rộng hơn nếu điều đó hoàn toàn cần thiết để làm rõ lịch sử của nó.

        “Người biết bí mật là người không nói đến nó. Kẻ nói đến là kẻ không biết ” - một câu ngạn ngữ phương Đông đã nói như vậy. Kết quả các công trình khoa học được tiến hành nhằm chế tạo các phương tiện tình báo vô tuyến diện tử, công nghệ chế tạo chúng, xu hướng và các khoản mục đầu tư cho việc tiến hành tình báo vô tuyến điện tử, quy mô chi phí thực sự cho nó cùng nội dung của các phương pháp cụ thể nhằm thu thập thông tin mật luôn được bảo vệ rất cẩn mật. Nhưng đối khi trên báo chí, phát thanh và truyền hình, vẫn xuất hiện những sự việc cho thấy những cái được thực hiện ở đằng sau tấm bình phong đứng đắn và bức màn ngôn từ về trách nhiệm cao cả của các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử trước xã hội. Các cuốn sách, các chương trình phát thanh và truyền hình dựa trên những sự việc đó thường được tạo ra như các chuyên gia đã quen thể hiện trong lĩnh vực tình báo, bằng “phương pháp ghép mảnh”. Bởi vậy, không nên làm phiền lòng một độc giả chú tâm bằng sự dư thừa các nguồn tham khảo dùng để viết cuốn sách này và số lượng tài liệu sự kiện được tập hợp trong đó. Đó là vô số những sách được xuất bản ở phương Tây và ở Nga trong bốn thập niên cuối của thế kỷ XX. Báo chí nước ngoài và báo chí Nga cũng không lọt khỏi tầm chú ý. Đồng thời, không một dòng nào trong cuốn sách này chứa dù là một mẩu tin tức có được từ các nhân viên các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử bằng cách riêng tư mà bỏ qua các phương tiện thông tin đại chúng hay trên cơ sở kinh nghiệm bản thân.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Giêng, 2021, 03:32:19 pm

        Ai là ai trong ngành tình báo vô tuyến điện tử

        Cuốn sách này gồm 4 chương. Chương 1 viết về tình báo vô tuyến điện tử của Mỹ vốn khởi nguồn từ cuối chiến tranh thế giới thứ I, nhưng chỉ được hình thành thực sự về mặt tổ chức vào năm 1952 với sự ra đời của của NSA.

        Chương 2 lướt qua lịch sử các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử của nước Anh. Phần then chốt là cuộc đấu tranh nhàm tiếp cận thông tin mật từ các kênh thông tin liên lạc của nước Đức trong thời chiến tranh thế giới thứ II.

        Trong "Báo cáo của KGB Liên Xô về các kết quả hoạt động nghiệp vụ năm 1989" đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng mà cơ quan tình báo này giành cho việc “thu thập các tài liệu mật của các cơ quan lãnh đạo các nước tư bản chủ nghĩa và các khối quân sự - chính trị của họ bằng cách chặn thu và giải mã thư tín đi qua các hệ thống thông tin liên lạc khác nhau”. Quan điểm này của báo cáo được minh hoạ rõ ràng bằng đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, theo đó Liên Xô không chỉ không thua kém nước ngoài trong lĩnh vực tình báo vô tuyến điện tử, mà ở một vài phương diện còn vượt cả họ. Trong chương 3 tập hợp các tư liệu về hai cơ quan của nhà nước Xô-viết đảm nhiệm hoạt động tình báo vô tuyến điện tử - đó là tình báo quân sự mà đến đầu những năm 1940 vẫn còn nằm dưới quyền lãnh đạo của Cục 4 Bộ Tổng Tham mưu Hồng quân, sau đó được chuyển sang thuộc quyển Tổng cục Tình báo GRU được thành lập trên cơ sở Cục 4, và về các cơ quan an ninh quốc gia Nga/Liên Xô mà ở các thời kỳ có những tên viết tắt khác nhau như VChK (1917- 1922), GPU (1922-1923). OGPU (1923-1934), NKVD (1934-1941), NKGB (1941-1946), MGB (1946-1953), MVD (1953-1954) và KGB (1954-1991).

        Trong chương cuối là những thông tin hấp dẫn, tuy khá ngắn, về những sự kiện trong lịch sử các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử của 9 nước khác là Áo, Đức, Israel, Italia, Canada, Ba Lan, Pháp, Thụy Điển và Nhật Bản.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2021, 09:16:56 pm

        Thuật ngữ của ngành tình báo vô tuyến điện tử

        Mỗi loại hình công việc đều có kho từ vụng của mình để việc giao tiếp nghề nghiệp được dễ dàng và đơn gián. Từ điển của chuyên gia trong lĩnh vực tình báo vô tuyến điện tử rất không đơn giản, bởi vậy việc làm quen sơ bộ với các thuật ngữ của nó giúp cho độc giả dễ dàng hơn nhiều để hiểu nhũng gì được trình bày trong cuốn sách này.

        Bản rõ - đó là thông tin cần phải bảo mật trước khi truyền đi dưới dạng bức điện theo các kênh thông tin liên lạc. Bản rõ có thể đọc được mà không cần biện pháp xử lý sơ bộ nào.

        Tình báo vô tuyến điện tử thực hiện công việc với các bức điện chặn thu được mà để bảo mật chúng người ta áp dụng biện pháp mã (hoá). Sau khi được mã hóa, nội dung bức điện trở thành không thể hiểu được đối với người ngoài nhờ các phương pháp biến đổi bản rõ gọi là các mật mã.

        Mật mã có thể mật mã thủ công và mật mã máy tùy thuộc vào quá trình mã hóa được thực hiện thủ công hay tự động. Thiết bị dùng để mã hóa tự động các bức điện được gọi là máy mã. Nếu máy mã được bán trên thị trường tự do giống như máy móc điện tử dân dụng như máy thu hình, máy giặt và đầu máy video thì nó được gọi là máy mã thương mại.

        Tồn tại hai loại mã chính là mã hoán vị và mã thay thế. Khi hoán vị, các ký tự của bản rõ được thay đối vị trí, thứ tự bình thường của các ký tự bị phá vỡ. Trong trường hợp thay thế, các ký tự của bản rõ được thay thế bằng các ký tự, chữ số hay biểu tượng khác.

        Các hệ mã thay thế phổ biến hơn các hệ mã hoán vị. Chúng dựa trên ý tưởng bảng mã - danh sách các ký tự tương đương được sử dụng để biến đổi bản rõ thành bản mã hóa, việc được gọi là mã hóa. Khi người ta chỉ dùng vẻn vẹn một bảng mã để mã hóa thì hệ mã đó được gọi là hệ mã một bảng mã. Nhưng khi người ta sử dụng hai bảng mã trở lên để mã hóa thì hệ mã đó trờ thành hệ mã nhiều bảng mã.

        Tập hợp các quy tắc quy định toàn bộ quá trình mã hóa/giải mã các bức điện - tức là việc chuẩn bị bản rõ cho việc mã hóa, bản thân các hành động tiến hành chuyển đổi bản rõ thành bản mã và ngược lại, phương pháp truyền phát các bức điện mật mã đến người nhận - gọi là hệ mã.

        Trong số các phương pháp mã hóa kiểu thay thế, người ta chia ra mã từ (code) và mã ký tự (cypher). Mã từ gồm hàng ngàn từ, cụm từ, âm tiết và các từ mã tương ứng với chúng và dùng để thay thế các phần tử này trong bản rõ. Trong các mã ký tự, đơn vị chính của văn bản được biến đổi là ký tự, đôi khi là cặp ký tự.

        Các từ mã có thể hoán vị hoặc thay thế giống như bất kỳ một nhóm ký tự nào. Sự biến đổi này của văn bản mã hóa gọi là mã lập.

        Trong nhiều loại mật mã có sử dụng khóa mã. Nó quy định trình tự của các ký tự trong bảng mã hay phương pháp dịch chuyển trong mã hoán vị, hay vị trí trạng thái ban đầu của máy mã trước khi bắt đầu quá trình mã hóa bức điện. Các khóa mã là một bộ phận của hệ mã và quy định các phần tử khác nhau của nó.

        Cái nhận được nhờ quá trình mã hóa bản rõ được gọi là bản mã (hóa). Bức điện được chuẩn bị xong để gửi đi được gọi là bức điện mã hóa (mật mã). Bức điện mật mã (mã hóa) nhấn mạnh hơn đến bản thân sự truyền phát và là tương đương với từ “bức điện báo”, trong khi đó bản mã hóa là kết quá của quá trình mã hóa.

        Giải mã (dịch mã) là quá trình tiến hành các chuyên đối ngược bản mã của bức điện để nhận được bản rõ tương ứng với nó. Điều đó có thể do người nhận điện hợp pháp hay người ngoài thực hiện. Trong trường hợp đầu, người ta nói bức điện được giải mã; còn trong trường hợp thứ hai thì người ta nói bức điện bị phá mã.

        Việc phân tích mã, ở đây xin dùng thuật ngữ mã thám, đối với một hệ mã được hiểu là việc nghiên cứu, phân tích nhằm tìm ra các quy tắc để biết được nội dung bức điện mã hóa mà không biết đầy đủ về hệ mã này và các khóa mã của nó.

        Việc nghiên cứu phân tích mã thành công một hệ mã thì người ta gọi là phá mã. Còn người ta gọi những điện tín mật mã có sử dụng hệ mã đã bị phá giải là những điện tín mật mã có thể đọc được.

        Mật mã khó bị phá giải được gọi là mật mã vững chắc. Phái lưu ý là không loại mật mã nào là tuyệt đối vững chắc. Độ vững chắc của các thuật toán mã được quy định bởi thời gian cần để giải phá chúng. Mật mã được coi là tốt nếu nó đòi hỏi mất nhiều năm mới phá giải được. Sau thời gian này thì hoặc là thông tin được bảo mật bằng mật mã đã bị mất tính thời sự, hoặc chi phí để giải phá mã còn cao hơn giá trị của chính thông tin.

        Mã thám có thể tạm chia thành phần lý thuyết khi mà các quy tắc phân tích hệ mã nhằm giải phá nó dựa trên nền tảng kiến thức khoa học và được hình thành xuất phát từ điều chuyên gia mã thám đã biết về hệ mã này, và phần ứng dụng khi hệ mã cùng các khóa của nó đơn giản là được đánh cắp.

        Mật mã học là ngành khoa học bao trùm cả việc thiết kế các mật mã lẫn mã thám. Thuật ngữ “mật mã học” ở nghĩa rộng còn liên quan đến cả việc bảo đảm an ninh truyền tin trong các kênh thông tin liên lạc, cả việc lấy thông tin này từ các kênh đó vì mục đích gián điệp.

        Một câu chuyện chi tiết về lịch sử tình báo vô tuyến điện tử sẽ không thể không nhắc đến các phương pháp mã hóa mà đôi khi trực tiếp và nhiều khi là gián tiếp liên quan đến các sự kiện nào đó. Trước khi đọc cuốn sách này, độc giả nên có một vài hình dung về chúng.

        Điều đó là nên chứ không phải bắt buộc. Hơn nữa, nếu bắt đầu kể về lịch sử ngành tình báo vô tuyến điện tử từ những lập luận chi tiết (không thể nói bằng 1-2 câu được) về việc mã hóa thông tin mật ra sao, ta sẽ mạo hiểm làm cho độc giá không có kiến thức toán học căn bản phát ngán. Bởi vậy, việc mô tả các phương pháp mã hóa không được đưa vào cuốn sách này. Những người muốn tìm hiểu sâu lĩnh vực mật mã để hiểu rõ hơn lịch sử ngành tình báo vô tuyến điện tử có thể tham khảo các công trình khoa học nghiêm túc. Những độc giả còn lại có lẽ sẽ làm điều đó sau khi việc làm quen với lịch sử ngành tình báo vô tuyến điện tử đã khơi dậy sự quan tâm tới hoạt động mã thám.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2021, 09:17:21 pm

        Lấy hấp dẫn làm phương châm!

        Cần rất thận trọng khi tiếp nhận những sự việc được dẫn ra trong cuốn sách. Sự buồn tẻ của sách báo nghiêm túc, đáng tin cậy về lịch sử tình báo vô tuyến điện tử không tạo cơ hội làm rõ chân tơ kẽ tóc tất cả đã diễn ra thế nào trên thực tế dù là bằng cách so sánh thông tin về cùng một sự kiện từ các nguồn khác nhau. Điều đó cũng dễ hiểu bởi lẽ tình báo vô tuyến điện tử là một loại hình hoạt động của con người được che giấu cẩn mật với tai mắt người ngoài. Bởi vậy, câu chuyện về các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử tầm cỡ nhất cần được xem như một cố gắng thể hiện hoạt động của họ.

        Cho đến giữa những nãm 1980, phần lớn thông tin về hoạt động của các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử nước ngoài và Nga ở Liên Xô đã bị kiểm duyệt rất khắt khe. Các phương tiện thông tin đại chúng đã cố khẳng định trong nhận thức đời thường quan niệm về các phương pháp bảo vệ thông tin bằng mật mã như một loại bệnh nghề nghiệp của gián điệp - bệnh cuồng mật mã, nghĩa là muốn mã hóa tất tần tật. Chỉ cần nhớ đến một đoạn độc thoại trào phúng được thực hiện vào đầu những năm 1990 trên các sân khâu nhạc nhẹ. Trong đó, một bác sĩ ngốc có thói quen nghĩ ra các mật mã để gọi tên các loại bệnh. IM có nghĩa là nhồi máu cơ tim (Infarct Myocardium), YaB - bệnh loét (Yazvennaya Bolezn)... Sự ham mê này đã khiến các bệnh nhân nghi ngờ vị bác sĩ là một cựu tình báo viên.

        Có thể đánh giá rõ nhất trình độ hiểu biết về các phương pháp bảo mật thông tin đã có thể khai thác chủ yếu từ các cuốn tiểu thuyết trinh thám phổ biến qua kinh nghiệm của một hãng Mỹ khi vào đầu năm 1990 họ đã nảy ra sáng kiến tổ chức bán tại Nga thiết bị kỹ thuật đặc biệt dùng để đối phó với tình báo công nghiệp. Theo lời các nhân viên của hãng, kể cả với những doanh nhân Nga nhận thức được sự cần thiết phái trang bị các máy mã cho các điện thoại văn phòng của mình thì họ cũng phải thuyết phục rất lâu để họ mua các máy mã thành từng cặp để lắp cho hai đầu dây điện thoại chống nghe trộm. Các khách hàng Nga không nghĩ ra nếu không mua như thế thì các máy móc đã mua sẽ đơn giản chỉ còn là đồ bỏ vô dụng.

        Cùng với các tín ngưỡng của các bộ lạc vùng nhiệt đới châu Á và châu Đại Dương, việc bản thân những khái niệm sơ đẳng của họ đã là nền tảng cho cái gọi là phương pháp mã hóa cũng không giúp nâng cao tầm quan trọng của mật mã học trong con mắt quần chúng. Phương pháp này đã được phát minh vào đầu những năm 1970 để điều trị bệnh nghiện rượu và được biết đến rộng rãi 20 năm sau đó. Tác giả của nó coi mình và các môn đệ của mình là có khả năng phát trường năng lượng sinh học vốn là môi trường để lan truyền thông tin được mã hóa chứa lệnh cấm uống rượu mà họ gửi đi. Lệnh cấm đó phải hoạt động ở mức tiềm thức của người nghiện rượu và không thể phá vỡ vì khi được mã hóa, nó không thể được nhận thức như một lệnh cấm.

        Từ việc chú ý tạo ra ở con người thái độ xem nhẹ đối với việc báo vệ thông tin bằng mật mã và việc những kẻ bịp bợm sử dụng lý thuyết của nó để khoác cái vỏ hiện đại cho những thủ đoạn lang băm cổ xưa mà họ thực hành cho đến việc kết luận về sự vô dụng của tình báo vô tuyến điện tử và tất cả những gì liên quan đến nó là một khoảng cách rất gần. Sau sự “tẩy não” như vậy, người ta sẵn sàng tin tất cả mọi người đều là anh em và không cần giấu gì với nhau cả. Hay là việc các tổng thống và thủ tướng theo dõi các sự kiện qua các bản tin truyền hình hoặc biết về chúng từ các bức điện báo khẩn cấp mà không cần đợi đến lúc người ta giải mã xong các bức điện từ các sứ quán. Hay là như điều đã xảy ra ở Iran thì chính Thánh Allah là gián điệp giỏi nhất của họ. Tất cả bất đầu năm 1981 với việc Arập Xêut mua của Mỹ những máy bay AWACS đắt không thể tưởng, được trang bị những thiết bị tình báo vô tuyến điện tử hiện đại nhất thời bấy giờ. Tại Iran, người ta đã chính thức lên án vụ mua bán này nhưng với ngụ ý mới đố kỵ làm sao! Chà từng đấy tiền cơ mà! Khí tài kỹ thuật mới tối tân làm sao! Không lâu sau, trên một tờ báo ớ Teheran đã xuất hiện một tác phẩm tuyên truyền có nội dung như sau: “Hai chiến binh Hồi giáo dũng cảm vượt qua một khu vực có cài mìn, từng giây chờ đợi mìn nổ mà không hề sợ chết. Bỗng nhiên từ đâu xuất hiện một con bò cái, chạy nhanh như chớp vượt qua các chiến sĩ can đảm và vấp phái quả mìn nằm đúng trên đường đi của họ. Con bò cái ấy có thể từ đâu ra trên cái vùng sa mạc này nhỉ. Đúng là Thánh Allah đã phái nó tới rồi. Chúng ta không cần những thiết bị thông minh đắt tiền để phát hiện nguy hiểm. Thánh Allah là AWACS của chúng ta”.

        Khác với Nga, Mỹ có quan điểm thực tế hơn về vai trò của mật mã. Trên báo chí Mỹ, những câu đố nan giải đầy hấp dẫn từ lâu mà để giải chúng phải biết đọc các cụm từ mã hóa đã trở nên quen thuộc. Còn việc dựng tượng đài Điệp viên Vô danh vào năm 1993 ở Mỹ dưới dạng một tấm biển đồng bình thường trên đó có ghi dưới dạng mã hóa họ tên của hơn một ngàn điệp viên nổi tiếng trên thế giới với mục đích không chỉ là đời đời ghi nhớ “những chiến sĩ trên mặt trận vô hình”. Tượng đài này, theo ý đồ của những người xây dựng nó, cần phải nhấn mạnh việc biết bảo vệ bí mật quan trọng như thế nào đối với một quốc gia.

        Cuốn sách này giới thiệu với độc giả lịch sử tình báo vô tuyến điện tử và tạo cho họ có một thái độ thích hợp đối với vai trò mà tình báo vô tuyến điện tử đã có trong thế kỷ XX trong đời sống của bất kỳ quốc gia nào. Làm việc này không phải dễ. Nhiều phương án mà những sự kiện có thực tạo ra đã đặt các tác giả trước một lựa chọn - trình bày từng phương án trong đó hay chọn phương án đáng tin nhất. Khi chọn hấp dẫn làm phương châm của cuốn sách, chúng tôi trong từng trường hợp cụ thể đã hành xử khác nhau.

        Trong việc lựa chọn, lý giải và phối trí tư liệu, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của G.v. Balakin, V.N. Karpov và R.F. Grigoriev. Và nếu như không có sự kiên nhẫn vô hạn của những người thân, những người trong một thời gian dài đã phải chấp nhận sự say mê và công việc khó nhọc khi viết cuốn sách này thì công trình của chúng tôi đã không thể hoàn thành.

        Đọc nó sẽ giúp một độc giả ưa suy ngẫm làm rõ được những bức tranh về các sự kiện của quá khứ hay là dù chỉ tạo ra những nghi vấn về sự đúng đắn, đầy đủ trong những hình dung của họ về chúng.

        Mạn phép giới thiệu với quý vị lịch sử tình báo vô tuyến điện tử của thế giới!


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2021, 09:18:39 pm

       
TÌNH BÁO VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ CỦA MỸ

        Búng vào mũi con ngựa cái, nó sẽ vẫy đuôi.
K. Prutkov. “Những trước tác"       

        KHÚC DẠO ĐẦU

        Sự ra đời

        Ngày 4 tháng 11 năm 1952, vào lúc 12 giờ 01 phút, đã ra đời một cơ quan liên bang mới của Mỹ. Khác với các cơ quan khác, sự ra đời của nó diễn ra hoàn toàn trong im lặng. Giấy chứng sinh của nó, tức sắc lệnh gửi Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng, là do Tổng thống Mỹ H. Truman ký. Nội dung của nó là chỉ thị thành lập cơ quan có tên Cục An ninh Quốc gia (National Security Agency - NSA).

        Tên gọi của cơ quan mới được chọn một cách cố ý để người ta không phán đoán ra vai trò và vị trí thật sự của nó trong lĩnh vực báo đảm an ninh quốc gia Mỹ. Bản thân sắc lệnh dài 7 trang này, kể từ thời điểm ký, cũng là một trong những văn kiện bí mật nhất của Mỹ. Mãi đến năm 1957, lần đầu tiên, người ta mới đưa một đoạn mô tả NSA rất ngắn gọn và mơ hồ vào danh bạ “Các cơ quan chính phủ Mỹ”. Đoạn mô tả chung chung này gồm ba câu. Hai câu đầu thông báo việc thành lập NSA và quy chế của nó: “Cục An ninh Quốc gia được thành lập theo sắc lệnh của Tống thống vào năm 1952. Cơ quan này nằm trong biên chế của Bộ Quốc phòng và hoạt động của nó do Bộ Quốc phòng chỉ dạo và kiểm soát”. Câu thứ ba là khuôn mẫu của kiểu nói mà có thể nói là không nói gì: “Cục An ninh Quốc gia tiến hành ở cấp cao nhất các chức năng kỹ thuật chuyên biệt và điều phối liên quan đến an ninh quốc gia”.

        Nhưng dù sao thì cách mô tả NSA ở dạng được chấp nhận vào năm 1957 là đúng, mặc dù cực kỳ thiếu. Ví dụ, các chức năng “kỹ thuật” của NSA là chặn thu luồng điện tín và tiến hành mã thám các điện mã chặn thu được của tất cả các nước, bất kể là bạn bè hay thù địch với Mỹ. Các chức năng “điều phối” bao gồm chú yếu là bảo đảm an ninh thông tin liên lạc, tức là tổ chức, kiểm soát và hợp nhất nỗ lực của tất cả các đơn vị thuộc ngành cơ yếu Mỹ nhằm đạt hiệu quá tối đa trong việc sử dụng các hệ mã dùng trong tất cá các quân chủng của quân đội và cơ quan nhà nước Mỹ cần đến thông tin liên lạc mật.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2021, 09:19:00 pm

        Các quý ông đọc lén cái gì?

        Một câu hói tất yếu nảy sinh: Điều gì đã xảy ra ở Mỹ trước khi con quái vật tình báo vô tuyến diện tử khổng lồ có tên NSA ra đời? Không phải là ít nếu tính đến việc Hải quân Mỹ bắt đầu quan tâm đến tình báo vô tuyến điện tử từ năm 1899, tức là từ thời điểm trang bị máy phát vô tuyến điện cho chiến hạm đầu tiên của họ. Thực ra, trước khi Mỹ tham gia chiến tranh thế giới thứ I, mối quan tâm này vẫn chỉ dừng ở mức độ nghiệp dư.

        NSA xuất thân từ một số cơ quan tình báo Mỹ mà cho đến đầu thập niên 1950 vẫn tiến hành các hoạt động tình báo vô tuyến điện tử. Dĩ nhiên, lịch sử ra đời của NSA rắc rối và đầy rẫy những tên gọi các cơ quan và tổ chức đã từ lâu không còn tồn tại. Bởi vậy, người ta có ý định đặt tên ngắn gọn để không phải trình bày dài dòng những tình tiết không cần thiết.

        Trong thập niên 1920, công tác mã thám trong quân đội Mỹ được tập trung tại cái gọi là “Phòng đen” do Herbert Osborne Yardley tổ chức năm 1917. “Phòng đen” hoạt động bí mật chủ yếu ở New York, được Bộ Chiến tranh và Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp kinh phí

        Để có hình dung tương đối về quy mô hoạt động của “Phòng đen" chỉ cần dẫn ra đây một ví dụ. Trong thời gian tồn tại của “Phòng đen” từ năm 1917-1929. nó đã giải mã hơn 10.000 bức điện mật mã từ luồng điện tín của Argentina, Brazil, Vatican. Đức, Trung Quốc, Costa Rica, Cuba, Liberia, Mehico, Nicaragua, Panama, Peru, Salvador và Liên Xô. Những thành tựu của nó thật ấn tượng!

        Thành công lớn nhất của “Phòng đen” là giải phá được các mật mã ngoại giao của Nhật. Năm 1921, trong quá trình đàm phán tại Hội nghị Washington về giải trừ quân bị. Hoa Kỳ đã cố làm cho Nhật về chấp thuận tỷ lệ tương quan trọng tải cho hạm đội Mỹ và Nhật là 10:6. Trong khi đó người Nhật đến Hội nghị này với ý đồ công khai là giành tỷ lệ tương quan 10:7. Trong các cuộc đàm phán ngoại giao, cũng như mọi cuộc mặc cả, ưu thế chủ yếu là phải biết đối tác có thể sẵn sàng chấp nhận những nhượng bộ nào. Việc “Phòng đen” giải mã điện tín liên lạc của các nhà ngoại giao Nhật ở Washington với Tokyo đã cung cấp cho chính phủ Mỹ tin rằng, nếu phía Mỹ gây áp lực thì Nhật Bán sẵn sàng chấp nhận tương quan như họ mong muốn. Mỹ đã nhanh chóng tạo áp lực cần thiết mà không ngại làm hỏng hội nghị.

        Năm 1929, Bộ Ngoại giao Mỹ do Stimson lãnh đạo. Khi một bức điện do “Phòng đen” giải mã xuất hiện trên bàn mình, Stimson đã có một câu nói lịch sử: “Các quý ông không có đọc lén thư tín của nhau” - và hạ lệnh “ngừng cấp ôxy” cho tình báo vô tuyến điện tử, tức là không chi thêm tiền cho hoạt động của “Phòng đen”.

        Stimson sau này đã cố biện minh cho quyết định hấp tấp của mình là do không khí yêu hòa bình đang ngự trị trong cộng đồng quốc tế khi đó. Sau một cuộc chiến đẫm máu dài bốn năm, tất cả đều mong muốn hòa bình. Chẳng có kẻ thù nào mà chỉ có một bên là quý ông Mỹ Stimson, còn bên kia là các quý ông của những nước khác được cử đến Mỹ với tư cách các đại sứ hay đại diện toàn quyền. Câu nói của Stimson đã trở thành lời có cánh, mặc dù đôi khi các chuyên gia mã thám đã quên mất ý nghĩa thực sự của nó - đó là các quý ông sẽ là bất nhã khi đọc thư tín của các quý ông khác, chứ không phải thư tín của người khác nói chung.

        Sau khi về nghỉ, Yardley mải mê, đắm chìm vào văn chương và đã viết hai cuốn tiểu thuyết phiêu lưu - “Mặt trời đỏ của Nhật Bản ” và “Nữ bá tước tóc vàng’’. Hãng phim Metro Goldwin Meyer cho rằng, các nhân vật của các tiểu thuyết của Yardley - nữ bá tước - gián điệp tóc sáng xinh đẹp và một nam nhân vật không chỉ là một mỹ nam tử mà còn là một chuyên gia mã thám tài năng - rất thích hợp để dựng một bộ phim ly kỳ. Đối với tác giả kịch bản, khó khăn là ở chỗ nhân vật chính buộc phải thể hiện năng khiếu xuất chúng trong một công việc buồn tẻ là giải mã. Hãng Metro Goldwin Meyer đã giải quyết êm đẹp tình thế khó khăn này bằng cách sửa đổi cốt truyện “Nữ bá tước tóc vàng” và nhà khoa học bàn giấy bướng bình, vào thời điểm chiến tranh khó khăn đối với đất nước, đã lên đường chiến đấu ở bên kia đại dương. Bộ phim có tên là Rendezvous. Tờ báo Mỹ New York Times đã mô tả bộ phim này như một “vở kịch thông tục sống động và cuốn hút”.

        Tiền nhuận bút mà Yardley nhận được từ việc cốt truyện sách của ông được sử dụng cho phim không tiêu xài được lâu. Năm 1938, Tưởng Giới Thạch đã thuê cựu chuyên gia mã thám đã nhẵn túi này. Tại Trung Quốc, Yardley làm việc giải mã các bức điện mã của quân đội Nhật đang chiếm đóng nước này.

        Năm 1940, Yardley từ Trung Quốc sang Canada và lập ra một văn phòng mã thám tư nhân. Ông đã bị trục xuất khỏi đây do áp lực của Stimson, mặc dù người Canada không muốn chia tay ông. Cho đến khi qua đời vào năm 1958, Yardley đã làm nhân viên tại Cơ quan thực phẩm Mỹ. Một năm trước khi chết. Yardley đã xuất bản cuốn sách "Dạy chơi bài poker".


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2021, 04:29:00 pm

        Suối nhỏ biến thành sông lớn

        Sau khi “Phòng đen” chấm dứt tồn tại, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định củng cố và tăng cường hoạt động tình báo vô tuyến điện tử của mình. Nhằm mục đích đó, vào năm 1930, quân đội Mỹ đã thành lập Cục Mã thám Lục quân của riêng mình, trong biên chế của nó, ngoài người đứng đầu còn có ba chuyên gia mã thám và hai thư ký.

        Do căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ - Nhật, người ta đòi hỏi Cục Mã thám Lục quân thu thập từ các kênh thông tin liên lạc của Nhật ngày càng nhiều loại tin tình báo mà để bảo đảm an toàn và tiện trích dẫn, nguồn tin này đã được Cục trưởng tình báo Hải quân Mỹ đặt mật danh là Magic ngay từ đầu thập kỷ.

        Cần phái nói là người Nhật không hề coi nhẹ mật mã. Năm 1934, Hải quân Nhật đã mua một loạt máy mã thương mại của Đức. Cũng trong năm đó, họ bắt đầu sử dụng chúng cả ở Bộ Ngoại giao Nhật. Tại đây, dựa trên máy mã này, người ta đã xây dựng hệ mã bí mật nhất của Nhật. Ngoài hệ mã này, đất nước mặt trời mọc còn có nhiều hệ mã khác. Bộ Chiến tranh, Bộ Hải quân và Bộ Ngoại giao Nhật đã sử dụng mã lặp để liên lạc. Đồng thời, mỗi bộ lại có một bộ các mật mã của mình. Ví dụ, riêng Bộ Ngoại giao Nhật cũng có tới bốn hệ mã được sứ dụng tùy thuộc độ mật của tin tức cần truyền đi. Ngoài các mã này, họ còn sử dụng các hệ mã bổ trợ nữa.

        Dòng suối nhỏ Magic khởi nguồn vào đầu thập niên 1930, sau năm 1940 đã trở thành dòng sông lớn mà từ đó giới quân sự Mỹ khai thác được các tin tức quan trọng về các kế hoạch quân sự và chính trị của Nhật Bản. Công lao trong việc này không chỉ thuộc về người Nhật vì họ đã trang bị rộng rãi cho các nhà ngoại giao của mình các loại mã không tin cậy, mà còn thuộc về cả thiếu tướng Mỹ Joseph Morborne, người được bổ nhiệm làm Tư lệnh binh chủng Thông tin liên lạc của Bộ Quốc phòng Mỹ vào tháng 10 năm 1937.

        Morborne từ lâu đã quan tâm đến mã thám. Năm 1914, khi còn là một trung úy trẻ, ông đã giải phá được mật mã quân sự của Anh và viết cuốn sách dày 19 trang mô tả kỹ thuật giải mã mà ông đã áp dụng. Đó là ấn phẩm đầu tiên về mã thám mà chính phủ Mỹ cho phép xuất bản.

        Trở thành Tư lệnh thông tin liên lạc, Morborne lập tức hạ lệnh tăng cường công tác mã thám. Ông đã cải tổ Cục Mã thám Lục quân thành một cơ quan độc lập trực tiếp trực thuộc ông, mở rộng phạm vi hoạt động của nó, tăng ngân sách và biên chế, thành lập các chi nhánh. Ông trở thành người khới xướng các khóa học mã thám hàm thụ, hiện đại hóa và tăng cường các phương tiện chặn thu.

        Morborne về hưu tháng 9 năm 1941. Đến lúc đó, Cục Mã thám Lục quân đã trở thành một tổ chức hiệu quả và hùng mạnh với gần 200 sĩ quan, binh sĩ và nhân viên dân sự ở Washington và 150 người hoạt động tại các trạm chặn thu. Cơ quan này có trường riêng để dạy mật mã học cho các sĩ quan và nhân viên dự bị. Trong biên chế của cơ quan này còn có đại đội tình báo vô tuyến điện tử phụ trách báo dưỡng các trạm chặn thu và bốn phân đội ở thủ đô là hành chính, mã thám, mật mã và nguy trang tin tức (stenography1).

-------------------
        1. Stenography là tập hợp các phương pháp che giấu tin tức (ví dụ như sử dụng mực mật) - ND.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2021, 04:29:32 pm

        Bí mật của căn phòng số 1649

        Ngay từ thập niên 1920, tại căn phòng số 1649 của toà nhà Bộ Hải quân Mỹ ở Washington, các chuyên gia mã thám đã tiến hành giải phá các loại mật mã ngoại giao và hải quân sơ đẳng của Nhật. Trong số nhân viên cơ quan mã thám của Hải quân Mỹ có tên gọi OP-20-G lúc đó đã có 50 sĩ quan biết tiếng Nhật sau các khóa học tiếng ba năm. Bởi vậy, yêu cầu tăng cường hoạt động chống Nhật không hề làm họ ngạc nhiên.

        Trong cơ cấu chính thức của Hải quân Mỹ, OP-20-G có nghĩa là Ban G thuộc Phòng 20 của Bộ Tham mưu Hải quân Mỹ. Phòng 20 làm nhiệm vụ tổ chức thông tin liên lạc hải quân, còn Ban G của nó được gọi là ban “bảo đảm an ninh thông tin liên lạc”. Cái tên đó che đậy định hướng mã thám trong hoạt động của Ban G.

        Nhiệm vụ hàng đầu của OP-20-G cũng như của Cục Mã thám Lục quân là tiếp cận điện mã của nước ngoài. Tại Mỹ vào thời bình thì làm việc đó không phái là dễ.

        Năm 1912. nhiều nước, kể cả Mỹ, đã ký cái gọi là “Định ước về liên lạc vô tuyến điện”. Theo đó, “không một ai làm việc tại trạm truyền tin hoặc người nào biết công việc của trạm được tiết lộ nội dung các bức điện được gửi qua trạm này cho bất kỳ ai, trừ người được nhận tin đó hoặc người nhân viên của trạm đóng vai trò mắt xích trung chuyển trên đường tới người nhận hoặc toà án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

        Trong lịch sử tình báo vô tuyến điện tử Mỹ, giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đã xảy ra một trường hợp các chuyên gia mã thám quân đội được phép chặn thu chính thức theo quyết định của “cơ quan thẩm quyền nhà nước” là quốc hội Mỹ. Năm 1924, phái bộ thương mại Liên Xô mở văn phòng ở New York. Phái bộ này hoạt động vào thời kỳ giữa Mỹ và Liên Xô chưa thiết lập quan hệ ngoại giao, bởi vậy trên thực tế, nó đồng thời đóng vai trò thương vụ và sứ quán. Tại Quốc hội Mỹ. người ta cho rằng, công ty cổ phần Xô - Mỹ Amtorg còn làm nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động của tình báo Liên Xô ở Mỹ. Điện tín liên lạc của Amtorg với Moskva tất nhiên là được mã hóa và hệ mã được sử dụng đã bảo vệ tin cậy các nội dung trao đổi này. Cuối thập niên 1920, Mỹ quyết định phải bằng tình báo vô tuyến điện tử để lấy cho được bằng chứng văn bản cho những nghi ngờ của Quốc hội. Năm 1930, Fisch, chủ tịch ủy ban điều tra hoạt động cộng sản ở Mỹ thuộc Quốc hội Mỹ, với cớ muốn có thông tin đầy đủ hơn về hoạt động này, đã lấy từ kho lưu trữ gần ba ngàn bức điện mã của Amtorg. Các chuyên gia mã thám Hái quân Mỹ đã nhận được các bức điện này và họ đã báo cáo rằng, mật mã mà Amtorg sử dụng quá khó nên họ không đủ kiến thức để giải phá. Lúc đó, Fisch liền chuyển các điện mã tới Bộ Chiến tranh. Hai năm sau, trong phiên họp quốc hội, ông ta than phiền: “Không một chuyên gia nào có thể trong vòng 6-12 tháng đọc được một trong các bức điện mã này dù họ đã cam đoan với tôi là sẽ phá giải được mật mã này”.

        Ngoài ‘‘Định ước về liên lạc vô tuyến điện”, từ năm 1934, có hiệu lực ở Mỹ còn có một chương trong luật về các phương tiện liên lạc liên bang. Nó cấm nghe lén các cuộc gọi diện thoại và chặn thu điện tín liên lạc giữa các quốc gia và các cơ quan đại diện ngoại giao của họ ở Mỹ. Tướng Craig, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ năm 1937- 1939, đã yêu cầu các thuộc cấp của ông chấp hành nghiêm chỉnh luật này, điều đó đã gây trở ngại lớn cho việc tổ chức chặn thu các bức điện ngoại giao của Nhật gửi đến Mỹ hay từ Mỹ gửi đi. Nhưng do nhu cầu bức xúc bảo đảm an ninh quốc gia trước nguy cơ ngày càng gia tăng từ phía Nhật, thái độ của Mỹ đối với vấn đề này đã thay đổi. Thêm vào đó, vào năm 1939, George Catlett Marshall (1880-1959) đã thay thế Craig. Ông ta cho rằng, luật liên bang về các phương tiện liên lạc chỉ là một chuyện rầy rà pháp lý. Kết quả là các cơ quan mã thám Mỹ bắt đầu đẩy nhanh chương trình tổ chức chặn thu điện tín  ngoại giao nước ngoài.

        Công tác bảo mật nghiêm ngặt khi tiến hành chương trình này đã giúp các cơ quan mã thám Mỹ khỏi bị lộ. Mục tiêu chặn thu chính là liên lạc vô tuyến điện bởi vì các công ty điện báo Mỹ vốn nắm rất vững các hạn chế luật pháp nên thường từ chối cung cấp các bức điện báo cho các chuyên gia mã thám Mỹ. Do đó, đại đa số các bức điện chặn thu được là các bức điện vô tuyến. Số điện còn lại là các bức điện báo và bản sao của chúng do một vài công ty đồng ý cộng tác gửi đến. Tuy vậy, bất chấp những khó khăn, cơ quan chặn thu Mỹ đã hoạt động rất hiệu quả và chỉ “để lọt” một số tương đối ít điện tín. Ví dụ trong số hơn 200 bức điện vô tuyến của Nhật gửi từ Washington về Tokyo và từ Tokyo đến Washington trong thời gian đàm phán Mỹ - Nhật năm 1941, họ chỉ không chặn thu được bốn bức điện. Dòng sông điện mã đã nhanh chóng tràn ngập OP-20-G và Cục Mã thám Lục quân: số chuyên gia mã thám ít ỏi đã không thể ứng phó nổi với lượng tin tức chặn thu lớn đến thế. Vì vậy có hai cách để khắc phục những khó khăn phát sinh.

        Cách thứ nhất - giảm bớt việc làm trùng lạp. Ban đầu, hai cơ quan mã thám cùng làm việc dọc tất cả các bức điện mã ngoại giao của Nhật. Nhưng khoảng một năm trước khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, người ta đã quyết định các chuyên gia mã thám hải quân sẽ đọc các bức điện gửi từ Tokyo đến Washington vào những ngày lẻ, còn điện gửi vào những ngày chẵn sẽ do các chuyên gia mã thám lục quân đọc. Mỗi cơ quan vẫn nhận được từ các trạm chặn thu của mình tất cả các bức điện mã, sau đó thì phân loại chúng và giữ lại cho mình phần được quy định.

        Cách thứ hai - tập trung nỗ lực trên những hướng quan trọng nhất. Nhưng làm thế nào để xác định được những điện mã nào là quan trọng nhất một khi chưa đọc được chúng? Rất đơn giản. Tất cả các bức điện không được phép mã bằng một bộ mã vì một số lớn các bức điện sẽ có thể giúp các chuyên gia mã thám đối phương nhanh chóng giải phá được hệ mã đó. Bởi vậy, đa số các nước (không loại trừ cả Nhật Bản), đều đồng thời sử dụng nhiều hệ mã. Những hệ mã vững chắc nhất trong số đó được dùng để mã những tin tức quan trọng nhất. Các chuyên gia mã thám Mỹ đã chia tất cả các hệ mã Nhật ra làm bốn loại tương ứng với độ khó giải phá. Các bức điện mã được đọc tùy theo thuộc tính tương ứng với bốn loại mật mã này.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2021, 04:30:07 pm

        Các loại mật mã Orange, Red và Purple

        Đến năm 1938, các bức điện ngoại giao mật nhất của Nhật được mã bằng hệ mã mà các chuyên gia mã thám Mỹ gọi là mã “màu vàng da cam” (Orange) - trong các tài liệu chính thức, các kế hoạch quân sự và trong thư tín trao đổi riêng của các sĩ quan cao cấp, nước Nhật được gọi như vậy. Khi xuất hiện các hệ mã hoàn thiện hơn dùng để bảo mật các điện tín quan trọng nhất của Bộ Ngoại giao Nhật, chúng được đặt quy ước theo màu dậm hơn: ban đầu là “màu đỏ” (Red), sau đó là “màu huyết dụ” (Purple).

        Những thành công đối với mã Red và các hệ mã kém vững chắc hơn đã cho phép người Mỹ nghiên cứu những tập hợp từ hay dùng nhất và phong cách viết thư tín liên lạc ngoại giao của Nhật. Họ đã có thể phỏng đoán những từ nào sẽ được sử dụng để soạn các bức điện. Những câu mở đầu và kết thúc của các bức điện như “Rất vinh hạnh được thông báo với quý ngài” hay “Phúc đáp bức điện của ngài” là những chỗ dựa chính.

        Các bài báo cung cấp thêm thông tin về nội dung có thể của các bức điện mã chặn thu được của Nhật.

        Bộ Ngoại giao Nhật thường gửi cùng một điện văn bằng điện báo đến mấy sứ quán của mình mà không phải sứ quán nào trong số này cũng có máy mã Purple. Nhân viên cơ yếu Nhật do sơ suất có thể gửi bức điện được mã trên máy Purple đến sứ quán còn chưa được trang bị máy mã này. Dĩ nhiên là sứ quán đó sẽ yêu cầu gửi lại bức điện mã đó. Khi sực nhớ ra. nhân viên cơ yếu liền tìm cách sửa lỗi lầm. Anh ta lại gửi bức điện đó được mã bằng hệ mã kiểu cũ có trong tay sứ quán này vốn đã bị Mỹ giải phá. Sự hiện diện đồng thời của cả bản rõ và bản mã giúp người Mỹ dễ dàng hơn nhiều trong việc giải phá mã Purple.

        Bởi thế mà đến tháng 8 năm 1940, các chuyên gia Cục Mã thám Lục quân Mỹ đã tái thiết kế được một máy mã Purple và chế tạo một số máy khác. Máy đầu tiên họ để lại dùng, máy thứ hai gửi cho các đồng nghiệp của Hải quân, máy thứ ba gửi cho người Anh, còn máy thứ tư để dự phòng. Một tình huống oái oăm đã nảy sinh : người Mỹ đọc được các bức điện quan trọng nhất của Nhật nhanh và dễ hơn nhiều so với các bức điện kém bí mật hơn của Nhật. Họ cũng học được rất nhanh cách giải phá các hệ mã hai bậc. trong đó máy mã Purple đóng vai trò như phương tiện mã lặp các bức điện đã mã sơ bộ.

        Say sưa với thắng lợi

        Các chỉ huy cơ quan tình báo Lục quân và Hải quân Mỹ đã có một thỏa thuận đặc biệt quy định những người được nhận tin Magic. 10 người được liệt kê trong danh sách này là bộ phận tinh hoa của bộ máy nhà nước Mỹ thời đó: Tổng thống, Ngoại trưởng, Bộ trưởng chiến tranh, Tham mưu trưởng Lục quân, Tham mưu trưởng Hải quân, các cục trưởng kế hoạch tác chiến của các bộ Tham mưu Lục quân và Hải quân. Trên thực tế, còn có nhiều người nữa được biết nội dung các bức điện giải mã của Nhật như các cục trưởng thông tin liên lạc của các bộ Tham mưu Lục quân và Hải quân nắm giữ các cơ quan mã thám quân sự thuộc quyền, bản thân các chuyên gia mã thám và phiên dịch viên của các cơ quan này, cũng như những người ngoài không nằm trong danh sách người nhận và không tham gia vào việc thu nhận thông tin. Giao thông viên chuyên đưa các bức điện giải mã đến cho các quan chức cao cấp tất nhiên là không thể lúc nào cũng đứng sau lưng họ khi họ đọc bản rõ của các bức điện mã. Cặp đựng các bức điện Magic nói chung đều được để lại một đêm tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Hậu quả của việc không chấp hành đầy đủ yêu cầu an toàn đã nhanh chóng xuất hiện.

        Ban đầu, Bộ Ngoại giao Mỹ đã mất một bản ghi nhớ có thông tin thu được từ Magic. Sau đó, trong sọt rác của viên sĩ quan tùy tùng của tổng thống Mỹ đột nhiên tìm thấy một bản ghi nhớ Magic khác. Tại Boston, các nhân viên FBI đã bắt giữ một người định bán thông tin mã thám có liên quan đến Magic.

        Một chuyện không thể sửa chữa suýt nữa đã xảy ra vào mùa xuân năm 1941. Hiroshi Oshima, đại sứ Nhật ở Đức, ngày 3 tháng 5 đã gửi về Tokyo một bức điện thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đang có khóa mã của hệ mã Nhật. Các nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã giải mã các bức điện gửi từ Tokyo cho đại sứ Nomura ở Washington liên quan đến các báo cáo mà đại sứ Oshima từ Berlin gửi về Tokyo. Thông tin này Oshima nhận được từ Bộ Ngoại giao Đức, sau khi nó được tham tán sứ quán Đức ở Washington gửi về qua điện báo.

        Trả lời yêu cầu sau đó của Tokyo, Nomura đã nói: bất chấp “các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt nhất được tất cả những người nắm giữ các mật mã, áp dụng Mỹ đã giải phá được một vài loại mã của chúng ta, mặc dù chưa biết đích xác cụ thể là những loại nào”. Việc thay đổi mật mã xem chừng không tránh khỏi.

        Tuy vậy, tính sĩ diện đã không cho phép người Nhật thừa nhận sự yếu kém của các loại mã vững chắc nhất của họ. Họ không tin những đồn đại về việc Mỹ đã giải phá được chúng. Họ đã không thay thế các hệ mã. Và nếu như các sự kiện này không dạy cho người Nhật mấy thì người Mỹ, sau khi suýt mất một nguồn tin quý giá nhất, liền áp dụng ngay các biện pháp hiệu quả nhằm giảm phạm vi đối tượng được biết nội dung điện mã của Nhật và kiểm soát việc lưu hành chúng trong giới quan chức cao cấp nhất của bộ máy nhà nước Mỹ.

        Nhưng điều khiến các chuyên gia mã thám quân đội Mỹ đau đầu không chỉ có thái độ cẩu thả của giới lãnh đạo Mỹ đối với việc báo mật nguồn tin quý giá này. Họ buộc phải theo dõi sát để báo cáo kịp thời nội dung bức điện mã nào đó cho người quan tâm. Các nhà lãnh đạo các cơ quan mã thám luôn lo sợ nảy sinh tình huống như Tham mưu trưởng Lục quân muốn thảo luận tin tức thu được từ nguồn Magic với Tham mưu trưởng Hải quân khi mà ông này vẫn chưa nhận được chúng.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2021, 04:30:46 pm

        Lau bụi cho các máy mã không phải là việc của các võ sĩ đạo Nhật Bản

        Trong khi Bộ Ngoại giao Nhật phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa gắt gao nhất và các chuyên gia mã thám Mỹ bị vắt kiệt sức bởi công việc nhức đầu nhức óc để giải phá hệ mã Purple thì ở sứ quán Nhật tại Mỹ lại xảy ra một tình huống tức cười: một công dân Mỹ đang tửng từng tưng dùng giẻ lau bụi trên những chiếc bàn đặt các cỗ máy tinh vi vốn là đối tượng cứa cuộc chiến thầm lặng này. Cuối thập niên 1930, trong một hành động gây tổn hại đến an ninh của chính mình, sứ quán Nhật ở Washington đã thuê một người da đen luống tuổi tên là Robert vào làm việc. Trong phạm vi chức trách của người này có việc lau bụi ở các bàn và máy móc liên lạc tuyệt mật trong phòng cơ yếu. Các nhân viên cơ yếu, ở mức độ nào đó, cũng nhớ đến các quy tắc an ninh nên không cho phép người quét dọn ở một mình trong phòng. Nhưng người Nhật rõ ràng đã không suy nghĩ nghiêm túc về khả nàng Robert là gián điệp. Còn người Mỹ thì lại không tính đến chuyện cài cắm điệp viên vào sứ quán Nhật. Bởi lẽ, phát giác ra một gián điệp ở đó cũng có nghĩa là phía Nhật tất yếu sẽ thay đổi mật mã, tuy rằng chúng dù có khó nhưng vẫn bị giải phá.

        Tuy vậy, sẽ là không đúng nếu cho rằng, Mỹ hoàn toàn bỏ qua khả năng mã thám ứng dụng vì lo ngại nó sẽ xoá sạch những thành công trong việc đọc điện mã nước ngoài có được nhờ các nghiên cứu lý thuyết. Ví dụ, ở Lisbon, người ta đã lấy được ở chỗ vị tùy viên Nhật bản sao các bức điện được mã bằng loại mã sơ đẳng. Các bản sao này được lấy từ sọt rác. Sau điệp vụ ở Lisbon, cường độ liên lạc vô tuyến có sử dụng mật mã này không giảm nên người Mỹ nghĩ rằng, Nhật vẫn chưa bị phát hiện các tài liệu này bị mất.

        Đến mùa thu năm 1941, nhu cầu đối với các bức điện Magic còn bức xúc hơn nữa ở cấp lãnh đạo cao cấp nước Mỹ. Chúng đã biến thành một yếu tố quan trọng sống còn để hoạch định chính sách quốc gia. Các quan chức cao cấp đã thảo luận các bức điện này tại các cuộc họp và căn cứ vào chúng để đưa ra các quyết định, biện pháp. Chẳng hạn, quyết định thành lập Bộ Chỉ huy quân Mỹ tại Viễn Đông đã ra đời trực tiếp do ảnh hưởng của các bức điện giải mã vào đầu năm 1941, trong đó nước Đức hối thúc Nhật Bản tấn công các thuộc địa của Anh ở châu Á với hy vọng bằng cách đó để lôi kéo Mỹ tham chiến.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2021, 08:37:46 pm

        Chiến tranh mở màn vào lúc 1 giờ trưa

        Lập tức sau nửa đêm ngày 7 tháng 12 năm 1941, cái tai linh mẫn của một đài vô tuyến điện hải quân Mỹ trên đảo Bainbridge, cách không xa thành phố Seattle ở Mỹ đã bắt được các tín hiệu trên làn sóng. Bức điện này được phát theo kênh liên lạc ngoại giao từ Tokyo đến Washington. Bức điện được phát trong vòng 9 phút và gửi cho sứ quán Nhật.

        Tại đài vô tuyến điện, điện văn bức điện chặn thu được in ra băng đục lỗ, rồi người ta quay số trạm điện báo đánh chữ - điện báo ở Washington. Và khi kênh liên lạc đã thông, người ta cho băng đục lỗ được chuẩn bị sẵn vào máy đọc cơ khí để chạy qua máy đọc với tốc độ 60 từ/phút. Sau đó, bức điện này xuất hiện ở máy đánh chữ trong phòng số 1649 của tòa nhà Bộ Hải quân Mỹ.

        Máy đánh chữ đặt trên bàn sĩ quan trực của Ban OP- 20-G, thiếu úy Francis Brotherhood. Máy này in lại và nhân bản điện văn của các bức điện đến. Qua các dấu hiệu đặc biệt trên bức điện mã chặn thu (các dấu hiệu này được đánh để lưu ý các nhân viên cơ yếu Nhật), sĩ quan trực ban lập tức xác định được điện này được mã bằng hệ mã bí mật nhất và vững chắc nhất - mã Purple.

        Một năm rưỡi trước các sự kiện được mô tả, Cục Mã thám Lục quân Mỹ đã hoàn tất tốt đẹp việc giải phá mã Purple và chế tạo vài máy mã Purple. Một trong các máy đó đặt tại phòng số 1649 của tòa nhà Bộ Hải quân Mỹ. Sĩ quan trực ban mang bức điện chặn thu được của Nhật tới chính phòng đó.

        Brotherhood đặt máv theo khóa mã Nhật dùng để mã hóa các bức điện mà Mỹ đã giải phá được, và gửi lên làn sóng vào cái ngày định mệnh 7 tháng 12 đó rồi gõ phím đánh máy điện văn bức điện mật mã chặn thu được trên đảo Banebridge. Các xung điện chạy trong các dây dẫn để làm ngược lại quy trình giải mã phức tạp. Không lâu sau, trước mặt sĩ quan trực ban đã có bản rõ của bức điện mã bằng tiếng Nhật. Tại bộ phận dịch thuật của Ban G, quy ước gọi là OP-20-GZ, vào lúc muộn như thế thì chẳng còn ma nào nữa. Bởi vậy, sau khi đóng dấu thượng khẩn lên bức điện. Brotherhood đích thân giao nó cho đại diện của Cục Mã thám Lục quân vì các phiên dịch viên của cơ quan này trực suốt ngày đêm. Lúc đó là đúng 5 giờ sáng giờ Washington.

        Tại Cục Mã thám Lục quân, người ta đã dịch từ tiếng Nhật bức điện có nội dung như sau: “Đại sứ phải trao câu trả lời của chúng ta cho chính phủ Mỹ (cho ngoại trưởng nếu có thể) vào lúc 01 giờ 00 ngày 7 tháng 12 theo múi giờ của chúng ta”. “Câu trả lời” được nhác đến trong bức điện này được người Nhật gửi từ Tokyo đến Washington trong vòng 18 giờ rưỡi trước và Brotherhood vừa mới giải mã nó trên máy Purple. “Câu trả lời” bằng tiếng Anh và có câu cuối như sau: “Chính phủ Nhật lấy làm tiếc thông báo cho chính phủ Mỹ là do lập trường của chính phủ Mỹ, chính phủ Nhật không thể không cho rằng, không hề có bất kỳ cơ hội nào đạt được thỏa thuận bằng tiếp tục đàm phán”.

        Vào lúc 7 giờ 30, chuyên gia tiếng Nhật, thiếu tá Elwin Cramer, người đứng đầu OP-20GZ và chuyên gửi các bức điện giải mã cho những người nhận ở Mỹ, xuất hiện ở nơi làm việc. Khi thấy đã có được cái quan trọng nhất là đoạn kết của công hàm ngoại giao Nhật dài lê thê và sau khi biên tập lại lời văn công hàm, ông hạ lệnh in thêm 14 bản nữa, giữ lại 2 bản trong đó vào hồ sơ lưu, số còn lại gửi đi.

        Lúc 9 giờ 30 sáng, Cramer mang phần cuối của bức công hàm Nhật đến Nhà Trắng gặp Đô đốc Harold R. Stark, Tổng tư lệnh Hải quân và Bộ trưởng Hải quân Frank Knox. Knox phải tham gia một cuộc họp ấn định vào lúc 10 giờ 00 buổi sáng chủ nhật này tại tòa nhà Bộ Ngoại giao Mỹ với ngoại trưởng Cordell Hull (1871- 1955) và Bộ trưởng Chiến tranh Henry Lewis Stimson (1867-1950). Họ phải thảo luận về tính nguy kịch của cuộc đàm phán Mỹ - Nhật mà theo bức công hàm vừa nhận được, họ biết là đã đi vào ngõ cụt. Nhưng cả Stark và Knox, lẫn Hull và Stimson vẫn chưa biết lúc nào người Nhật tuyên bố chính thức việc này.

        Biết được thời điểm phía Nhật định tuyên bố chấm dứt đàm phán là cực kỳ quan trọng: ngày 3 tháng 11, Cục Mã thám Lục quân đã giải mã bức điện do Tokyo gửi đi, nội dung ra lệnh cho các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự quán Nhật ở Washington. Hongkong, Honolulu, London, Manila và Singapore bắt đầu tiêu hủy mật mã. Nếu chấm dứt đàm phán trong điều kiện bình thường thì không nhất thiết phải tiêu hủy các quyển mã. Các nhà ngoại giao có thể lên đường về nước và mang mật mã của mình cùng các tư trang khác. Đồng thời, quan hệ lãnh sự thường không bị cắt đứt, các tổng lãnh sự vẫn ở tại chỗ của mình cùng với đồ đạc và mật mã. Một khi có lệnh cho các sứ quán và lãnh sự quán tiêu hủy mật mã thì việc từ chối đàm phán tiếp chỉ có thể có một ý nghĩa - đó là chiến tranh sắp xảy ra đến nơi.

        Nhân đây cũng phải nói rằng, lệnh tiêu hủy mã sau khi Trân Châu Cảng bị tấn công đã được người Nhật thực hiện thuận lợi ở khắp nơi, ngoại trừ lãnh sự quán ở Honolulu. Tại đó, các cảnh sát bảo vệ lãnh sự quán Nhật đã phát hiện thấy khói toả ra từ các cánh cửa và ngửi thấy mùi giấy cháy. Do sợ xảy ra hoả hoạn, họ đã xông vào tòa nhà lãnh sự quán và bắt gặp một nhân viên lãnh sự quán đang tiêu hủy tài liệu trong buồng tắm. Cảnh sát Mỹ đã tịch thu một xấp điện và năm bao tải tài liệu đã xé vụn. Cùng ngày, các chiến lợi phẩm này đã chuyển đến địa chỉ cần thiết.

        Cramer trở lại vị trí làm việc của mình vào lúc 10 giờ 20. Trong khi ông đi vắng, người ta đã có được bản dịch một bức điện ngắn về thời gian trao công hàm - đó là vào lúc 1 giờ chiều ngày chủ nhật. Mười phút sau, Cramer lại lên đường.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2021, 08:38:10 pm

        Đỉnh cao cảnh giác và thiện nghệ

        Một giờ trước khi các nhân viên cơ yếu còn ngái ngủ, ở sứ quán Nhật giải mã bức điện mật mã từ Tokyo mà Mỹ đã chặn thu được, còn máy bay Nhật thì đang gầm rú cất cánh từ các tàu sân bay để tấn công quân Mỹ. Cramer đang hộc tốc lao trên các đường phố vắng lặng của Washington vừa ghì chặt vào người chiếc cặp với những thông tin tối quan trọng về ý đồ của Nhật, những thông tin có thể ảnh hưởng lớn lao đến toàn bộ tiến trình chiến tranh thế giới thứ II. Trong lúc đó, các đồng bào của ông ta vẫn ngon giấc điệp và không hế nghĩ gì đến chiến tranh vì họ những mong nó sẽ bỏ qua họ. Các cơ quan mã thám Mỹ vào ngày quốc nhục đó đã đạt đến đỉnh cao cảnh giác và thiện nghệ mà không một cơ quan tình báo nào khác của Mỹ sánh được.

        Nhưng tại sao lúc đó người ta không ngăn chặn được nỗi ô nhục Trân Châu Cảng, nơi mà do bị tấn công bất ngờ, họ tổn thất đến 30 mạng lính và sĩ quan trong một phút? Vấn đề là ở chỗ, mặc dù qua nhiều bức điện mã chặn thu và giải mã, họ thấy phía Nhật có sự quan tâm đối với sự di chuyển của các chiến hạm Mỹ ở khu vực Trân Châu Cảng, Tất cả các bức điện đó đã được nghiên cứu và đánh giá bởi những người có thẩm quyền giống như với một số lượng lớn các bức điện khác của Nhật về di chuyển của tàu Mỹ ở tất cả các cảng và qua kênh Panama. Ngoài ra, người Nhật cũng chưa bao giờ gửi một bức điện nào có ý nói là “chúng tôi sắp tấn công Trân Châu Cảng”.

        Vậy các sự kiện đã tiến triển ra sao sau khi bức điện về việc trao công hàm ngoại giao Nhật xuất hiện trên bàn của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Marshall?

        Gần 11 giờ 30, Marshall đến trụ sở Bộ Chiến tranh. Trên bàn của ông đã có một tập điện Magic. Bức điện trên cùng là công hàm ngoại giao của Nhật, bên dưới nó là bức điện về thời gian trao công hàm này. Marshall bắt đầu xem kỹ nội dung công hàm, đọc đi đọc lại vài phần của nó. Khi đọc đến bức điện Magic cuối, ông đã sửng sốt không khác gì Cramer. Marshall lập tức lượng định được ý nghĩa của nó và soạn ngay điện cảnh báo gửi cho Bộ Chỉ huy quân Mỹ trong khu vực: “Hôm nay, vào lúc 1 giờ chiều theo giờ chuẩn địa phương, người Nhật sẽ trao cho chúng ta một cái gì đó giống như tối hậu thư. Họ cũng đã nhận lệnh hủy ngay lập tức tất cả các máy mã. Chúng ta còn chưa biết chính xác cái gì đang chờ đợi chúng ta trong thời gian sắp tới, nhưng chúng ta cần phái ở trạng thái sẵn sàng”. Vào lúc đó, cách quần đảo Hawaii 600 kilômét về phía Bắc, thê đội máy bay Nhật đầu tiên đang gầm rú cất cánh từ các tàu sân bay.

        Trên bàn Marshall có một chiếc máy điện thoại, song ông rất không tin tưởng điện thoại mà thích dùng cách mã các bức điện viết tuy chậm nhưng tin cậy hơn. Người ta mất 3 phút để mã, 8 phút để phát điện đi và 20 phút sau điện của Marshall đến được tay những người nhận. Thê đội máy bay Nhật đầu tiên lúc đó đã chỉ còn cách mục tiêu 60 kilômét.

        Các thư ký tòa đại sứ Nhật ở Washington bước vào làm việc lúc gần 10 giờ sáng và đã bắt đầu giải trước tiên các điện mã dài vì theo kinh nghiệm của họ, chúng là những bức điện quan trọng nhất. Chỉ đến 11 giờ 30, nhân viên cơ yếu Nhật mới kinh hoàng phát hiện ra lệnh trao bức công hàm còn chưa giải mã xong vào lúc 1 giờ chiều. Để giải mã hết bức công hàm và đánh máy lại nghiêm chỉnh bằng máy chữ phải mất 1 giờ rưỡi nữa. Cho đến lúc đó, sức mạnh không quân Nhật đã kịp biến Trân Châu Cảng thành địa ngục đối với lính Mỹ. Hy vọng của giới quân sự Nhật rút ngắn tối đa thời gian cảnh báo đối với phía Mỹ về sự khởi đầu chiến sự đúng là đã thành hiện thực trong khói lửa của cuộc tấn công. Sau này, cuộc tấn công bất ngờ không tuyên chiến của Nhật vào Mỹ đã là một trong các mục chính buộc tội các tội phạm chiến tranh Nhật.

        Nguyên nhân gây ra sự tàn phá Trân Châu Cảng có nhiều, vào những thời gian khác nhau đã có 8 ủy ban chính thức tiến hành điều tra các nguyên nhân này, trong đó có cả một ủy ban của quốc hội Mỹ, “các công trình” của ủy ban này là 45 tập báo cáo. Đánh giá của họ về điều đã xảy ra không hoàn toàn khách quan vì trong số các nguyên nhân thất bại, họ không nêu rõ ra chiến lược của giới quân sự trước khi Mỹ tham gia chiến tranh thế giới thứ II là cố hướng cuộc xâm lược của Nhật vào Liên Xô. Nhưng chưa bao giờ có ai có mảy may ý định đổ lỗi về điều đã xảy ra cho Cục Mã thám Lục quân hay OP-20-G. Ủy ban quốc hội Mỹ nghiên cứu các bối cảnh cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã phán quyết công bằng rằng, các cơ quan này “xứng đáng sự khen ngợi nhiệt liệt nhất” và tỏ lời cảm ơn nhân viên của các cơ quan đó.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2021, 08:38:42 pm

        Australia có thể ngủ yên

        Không lâu sau cuộc tấn công của Nhật vào Mỹ, các kế hoạch chiến tranh của Nhật đã hoàn thành về cơ bản. Nhật không định xâm lăng nước Mỹ mà chỉ muốn càng nhanh càng tốt tạo ra một vành đai công trình phòng ngự kiên cố xung quanh các lãnh thổ chiếm được. Tuy nhiên, Bộ Chỉ huy cao cấp Nhật do lóa mắt với những thắng lợi giành được và khao khát những thắng lợi mới đã quyết định tiếp tục tấn công. Tổn thất ước tính sơ bộ là 1/4 binh lính và kỹ thuật chiến đấu của Hải quân Nhật là quá nhỏ và không đáng kể. Lực lượng còn lại quá đủ cho cuộc tấn công mới. Ngoài ra, các chiến lược gia quân sự Nhật khẳng định các lãnh thổ chiếm được sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu chu vi phòng thủ tăng lên.

        Bởi vậy, Nhật đã bắt tay vào thực hiện hai kế hoạch đầy tham vọng. Một kế hoạch trù định tấn công bằng lính đổ bộ ở hướng Nam nhằm uy hiếp Australia. Kế hoạch thứ hai nhằm vào Midway, hòn đảo san hô tý hon ở giữa Thái Bình Dương, đứng giữa đường đến quần đảo Hawaii như một lính gác. Kế hoạch này gồm hai phần. Phần thứ nhất bao gồm việc đánh chiếm hòn đảo có ý nghĩa chiến lược này. Mục đích của phần thứ hai, quan trọng hơn, là lừa vào bẫy và tiêu diệt lực lượng Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ còn lại sau thất bại mà nay dĩ nhiên sẽ cố để bảo vệ đảo san hô Midway.

        Nhưng Đơn vị tình báo kỹ thuật của Mỹ bố trí trong tầng hầm dài, hẹp của tòa nhà hành chính tại khu căn cứ hải quân Trân Châu Cảng đã đóng vai trò định mệnh đối với Nhật. Đơn vị này phục vụ cho Hạm đội Thái Bình Dương. Trước khi chiến tranh bắt đầu, Đơn vị tình báo kỹ thuật gồm có 30 sĩ quan và binh sĩ. Họ có nhiệm vụ giải phá hệ mã hải quân Nhật, gọi tắt là JaW-25A. Cái tên này do OP-20-G đặt. JaW-25A là mật mã không dùng bảng chữ cái, có dùng mã lập. Hệ mã phổ dụng và được sử dụng tích cực nhất này khi đó của Hải quân Nhật được cả OP-20-G và nhóm mã thám Anh ở Singapore đồng thời nghiên cứu giải phá.

        Trong khi đó, người Nhật tuy không hề biết gì về hoạt động mã thám ráo riết này nhưng đã bắt đầu mơ hồ lo lắng về việc mã JaW-25A được sử dụng trong một thời gian quá dài. Nhật dự định đưa phiên bản mới của nó là JaW- 25B vào sử dụng ngày 1 tháng 4 năm 1942. Nhưng do khó đưa các quyển mã đến các tàu đang di chuyển nên họ đã phải đình hoãn việc thay mã cho đến ngày 1 tháng 5.

        Chính nhờ sự trì hoãn này mà đến trước ngày 17 tháng 4, trong số điện mã liên lạc của Nhật mà Mỹ chặn thu được chí còn có vài phần là vẫn chưa đọc được. Những phần lớn ở bản rõ đã giúp Mỹ hiểu được thực chất các kế hoạch tấn công của Nhật về hướng Australia. Các đối sách do Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Nimitz đưa ra đã đập tan các kế hoạch này. Nhưng việc Nhật bị chặn bước về hướng Nam không hề làm thay đổi ý đồ của họ giành thắng lợi trong cuộc chiến với Mỹ.

        Ngày 1 tháng 5 đã bắt đầu mà việc thay đối mã Jaw- 25A vẫn chưa xảy ra. Cũng vì những nguyên nhân như trước nên người Nhật lại phải hoãn việc thay thế thêm một tháng, cho đến ngày 1 tháng 6. Rõ ràng là người Nhật nghĩ mật mã của họ không bị giải phá nên không nhất thiết thay thế. Nếu việc thay thế xảy ra vào ngày 1 tháng 5 đúng như dự định thì nó có thể đã làm cho các chuyên gia mật mã Mỹ không thể đọc được điện mã của Nhật ít ra là trong vài tuần, một quãng thời gian có ý nghĩa quyết định.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2021, 08:39:09 pm

        Chiến thắng thuộc về các nhà mã thám

        Ngày 20 tháng 5 năm 1942. Tổng Tư lệnh Hạm đội thống nhất, Đô đốc Yamamoto đã soạn và gửi cho các cấp dưới mệnh lệnh tác chiến có nói rõ chi tiết các thủ đoạn chiến thuật cần sử dụng để tấn công đảo Midway. Mệnh lệnh này đã bị các trạm nghe lén của Mỹ chặn thu được. Độ dài bức điện mã cho thấy tầm quan trọng của nó. Trong hơn một tuần, các chuyên gia mã thám Mỹ đánh vật với phần thứ mười của bức điện mà không tài nào đọc được. Chính phần này chứa thông tin quan trọng nhất -  ngày tháng, thời gian bắt đầu và địa điểm tiến hành các chiến dịch quân sự. Các chuyên gia mã thám Mỹ chỉ có thể phỏng đoán về những vấn đề đó dựa trên những số liệu gián tiếp.

        Do thông tin nhận được chỉ có tính giả thuyết nên giới lãnh đạo quân sự cao cấp Mỹ ngày càng thêm lo lắng. Cả tiến trình sắp tới của chiến dịch quân sự trên Thái Bình Dương cũng như bản thân sự tồn tại của hạm đội Mỹ đều phụ thuộc vào độ chính xác khi giải mã bức điện của Yamamoto. Bởi vậy, công tác kiểm tra những phỏng đoán liên quan đến phần quan trọng nhất của mệnh lệnh của Yamamoto đã được giao cho các cơ quan tình báo khác của Hải quân Mỹ, còn Đơn vị tình báo kỹ thuật tập trung chính vào việc giải mã 9/10 văn bản mã còn lại của mệnh lệnh này.

        Đại úy Joseph Rochefort, Chỉ huy Đơn vị tình báo kỹ thuật, đã quyết định dùng một thủ đoạn tinh quái để buộc người Nhật phải khẳng định hoặc bác bỏ các phỏng đoán của các chuyên gia mã thám Mỹ. Rochefort đã soạn một báo cáo thông báo cho đồn binh Midway rằng, máy lọc nước ngọt từ nước biển đã bị hỏng. Báo cáo này đã được gửi đi bằng bản rõ. Hai ngày sau, trong vô số các bức điện của Nhật chặn thu được có một bức điện trong đó có nói AF đang thiếu nước ngọt. Như vậy, người Mỹ đã khám phá ra được từ lóng mà người Nhật dùng để chỉ đảo san hô Midway. Thông tin mà người Mỹ có trong tay về cuộc tấn công dự định của Nhật vào Midway đã được xác nhận. Chi còn phải tìm hiểu khi nào việc đó diễn ra.

        Ngày 27 tháng 5 năm 1942, Bộ Tham mưu của Tổng Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Nimitz đã phỏng đoán chiến dịch của Nhật sẽ mở màn ngày 3 tháng 6. Lập luận bảo vệ ngày dự đoán này rất thuyết phục, nhưng không được các chuyên gia mã thám xác nhận. Thế là lại có thắng lợi tiếp theo của Đơn vị tình báo kỹ thuật khi họ giải phá được mật mã dùng để bảo mật ngày tháng và thời gian trong mệnh lệnh của Yamamoto. Nimitz đã phỏng đoán đúng. Việc Nhật thay đổi mật mã vào tháng 6 năm 1942 đã không ảnh hưởng đến tiến trình các sự kiện ở đảo Midway bởi lẽ tất cả các kế hoạch đã được soạn thảo xong, chiến dịch quân sự của Nhật đã bắt đầu bị phá vỡ. Sau này, trong hồi ký của mình, Nimitz đã viết: “Midway chủ yếu là thắng lợi của tình báo vô tuyến điện tử. Trong khi lăm le tấn công bất ngờ, chính người Nhật đã ăn đòn bất ngờ”. Marshall nói cụ thể hơn: “Nhờ hoạt động mã thám, chúng ta đã có thể tập trung binh lực hạn chế của mình để đối phó với cuộc tấn công của Hải quân Nhật vào Midway, nếu không thì chúng ta có thể còn ở xa địa điểm cần thiết nhiều ngàn kilômét”.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2021, 07:55:52 pm
        
“Vỏ thép” mật mã chống lại “axit” mã thám

        Cần phải nói ràng, người Nhật nhiều khi đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia mã thám Mỹ vì thái độ cẩu thả đối với công tác an ninh thông tin liên lạc của họ. Ta hãy chỉ nhắc lại dù chỉ một câu chuyện về việc thay đổi mật mã vào mùa xuân năm 1942. Nỗ lực của Hải quân Nhật chế tạo loại mực in có thể tan trong nước biển để khi quẳng chúng xuống nước hay khi tàu đắm thì nội dung in sẽ biến mất cũng không được thực hiện đến cùng. Khi phòng thí nghiệm khoa học kỹ thuật thông báo không thể chế tạo loại mực có thể tan toàn hoàn khi rơi vào nước biển nhưng lại bền vững với nước mưa, bụi nước và hơi nước biển thì họ đã phải từ bỏ ý định sáng suốt này. Điều đó cũng vô ích thôi.

        Đêm 29 tháng 1 năm 1943, một chiếc tàu ngầm Nhật cùng hàng hóa đã không may khi nổi lên gần tàu chống ngầm Kiwi của New Zealand. Phát hiện thấy tàu ngầm Nhật, thuyền trướng tàu Kiwi hạ lệnh “chạy hết tốc lực về phía trước” để tông vào tàu ngầm mặc dù chiếc tàu ngầm lớn gấp rưỡi tàu Kiwi và có hỏa lực mạnh hơn nhiều. Sau bốn lần đâm, chiếc tàu ngầm Nhật phải bỏ chạy và mấy giờ sau đã mất lái nên mắc cạn ở mũi nhô phía Tây Bắc đảo Guadalcanal. Chiếc tàu ngầm Nhật này có chở theo 200 quyển mã trong số các hàng hóa. Thủy thủ đoàn của tàu đã chôn giấu một phần số sách này trên bờ biển do đối phương chiếm giữ. Khi biết tin này, Bộ Tham mưu Nhật đã hạ lệnh cho không quân ném bom và tàu ngầm phóng ngư lôi để hủy các tài liệu này. Nhưng người Mỹ đã nhanh tay chiếm được các quyển mã, trong số đó có cả những quyển đang được sử dụng và những quyển dự phòng. Mấy tháng sau, người Nhật đã trả giá cho thất bại này bằng mạng sống của vị tư lệnh của mình.

        Mùa xuân của cái năm đáng nhớ ấy trong lịch sử tình báo vô tuyến điện tử, Đô đốc Yamamoto quyết định đi thanh tra các căn cứ hải quân Nhật ở bắc quần đảo Solomon. Đô đốc Yamamoto, 59 tuổi là một nhân vật kiệt xuất của Hải quân Nhật. Chính ông đã đưa ra ý tưởng tấn công Trân Châu Cảng và từng huênh hoang sẽ áp đặt điều kiện đình chiến cho người Mỹ trong Nhà Trắng. Các cơ quan tình báo Mỹ mô tả ông như một con người cực kỳ tài ba, kiên quyết và nhanh trí và cho rằng bất kỳ người kế tục nào của ông cũng thua kém Yamamoto cả về phẩm chất cá nhân và phẩm chất công việc. Cái chết của vị tư lệnh kiêm chiến lược gia lỗi lạc nhất của đối phương hiển nhiên sẽ làm mất tinh thần các binh sĩ dưới quyền, những người mà theo truyền thống Nhật Bản vốn tôn kính các vị chỉ huy của mình hơn người Mỹ.

        Thông thường, các căn cứ Nhật đã được báo trước về chuyến thăm của vị tư lệnh để họ chuẩn bị cho việc thanh tra. Bởi vậy, ngày 13 tháng 4 năm 1943, hành trình chuyến đi của Yamamoto ấn định vào ngày 18 tháng 4 đã được gửi cho các đơn vị và binh đoàn mà ông dự định đến thăm. Do có quá nhiều địa chỉ và do cần phái bảo đảm an ninh cho vị Tổng tư lệnh Hải quân Nhật, nên báo vụ viên Nhật đã buộc phái chọn phiên bản mật mã JaW-25 hiện dụng phổ biến và vững chắc nhất để bảo mật thông tin này bằng “vỏ thép’’ của mật mã.

        Thật không may cho người Nhật là “lớp vỏ thép” của các kênh liên lạc của họ đã bị “hòa tan” bới “axit” ăn mòn của mã thám Mỹ. Các chuyên gia mã thám quân sự Mỹ sử dụng các tài liệu lấy được từ chiếc tàu ngầm Nhật đã đọc được bức điện mã có chứa dữ liệu về hành trình chuyến đi của Yamamoto.

        Bán án tử hình của Yamamoto mà Nimitz tuyên án vào ngày 17 tháng 4 đã được in và gửi đến các phi công tiêm kích của Không quân Mỹ - các đao phủ tương lai của vị Tổng tư lệnh Nhật. Lợi ích thu được từ chiến dịch diệt trừ thành công Yamamoto còn lớn hơn những lo ngại về khả năng làm cho người Nhật nghi ngờ mật mã của họ đã bị giải phá và mất đi khả năng thu tin tình báo từ các kênh liên lạc của Nhật trong tương lai. Ngày 18 tháng 4, bản án đã được thi hành. Trên không phận đảo Bougainville ở Thái Bình Dương, máy bay chở Yamamoto đã bị người Mỹ bắn rơi.

        Đúng như tiên đoán của Nimitz, cái chết của Yamamoto đã làm rung chuyển cả nước Nhật. Trong khung cảnh cực kỳ long trọng, thi thể bị cháy thành than của Yamamoto đã được chôn cất tại một công viên ở Tokyo. Cái chết của vị anh hùng với uy tín to lớn đã làm binh lính, thủy binh và người dân Nhật buồn rầu.

        Các đại diện quân đội Mỹ nghe theo lời khuyên của Nimitz, đã kiên quyết bác bỏ dư luận nói rằng, họ đã biết chi tiết nào đó về điều đã xảy ra. Có tin đồn là đã xảy ra một tai nạn máy bay vô vị nào đó hay là Yamamoto trong cơn tuyệt vọng đã thực hiện harakiri (nghi lễ tự sát bằng mổ bụng của người Nhật). Tuy vậy, sự thật về điều đã xảy ra đã ngày càng lan rộng trong các tầng lớp công chúng Mỹ.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2021, 07:56:29 pm

        Nguy cơ từ bên trong

        Đoạn thứ ba trong bốn đoạn in trên tất cả các bìa các hồ sơ mật Magic nhất thiết phải có nội dung: “Không được thực hiện hành động nào dựa trên các thông tin thông báo ở đây dù điều đó có thể mang lại lợi ích tạm thời nếu các hành động đó có thể làm cho đối phương biết được sự tồn tại của nguồn tin”.

        Ngày 7 tháng 6 năm 1942, khi trận đánh ở đảo san hô Midway đang hồi ác liệt, tờ báo Mỹ Chicago Tribune đã đăng một bài báo, trong đó nói trắng ra là Bộ Hải quân Mỹ đang nắm trong tay thông tin về các kế hoạch tác chiến của Bộ Chỉ huy Nhật. Hơn nữa, bài báo còn mô tả chi tiết cơ cấu biên chế và đặc điểm các binh đoàn hải quân Nhật đã tham gia vào trận đánh này. Trong quá trình điều tra sau đó, Hải quân Mỹ đã từ chối đưa ra lời buộc tội tờ báo về việc tiết lộ bí mật nhà nước chỉ vì không muốn thu hút sự chú ý của Nhật. Hy vọng đã được thỏa mãn vì người Nhật vẫn không chịu thừa nhận là các bức điện mã của họ bị đối phương giải được.

        Người Nhật cũng không phát hiện ra bài phát biểu của hạ nghị sĩ Holland, bang Pensylvania. Ông này mở đầu bằng việc phê bình tờ Chicago Tribune về việc lạm dụng quyền tự do báo chí. “Các thanh niên Mỹ sẽ tiếp tục chết bởi sự giúp đỡ mà tờ báo này giành cho quân thù”, -  Holland nói. Sau đó, ông ta giải thích cho những người không hiểu về bản chất sự giúp đỡ ấy là gì: “Chicago Tribune đã ba hoa về việc “bằng cách nào đó, Hải quân Mỹ đã lấy được mật mã bí mật của Hải quân Nhật”.

        Mùa thu năm 1944, trong cái nồi hơi của nền chính trị Mỹ đã nảy sinh một tình huống nguy hiểm chết người. Đảng Cộng hòa chuẩn bị đưa ứng cử viên Thomas Edmund Dewey ra tranh cử tổng thống. Một trong những lập luận chính của phe Cộng hòa trong chiến dịch tranh cử là cáo buộc chính phủ Mỹ về sự chây ỳ không thể tha thứ đã khiến cho người Nhật tấn công thắng lợi vào Trân Châu Cảng. Họ còn bóng gió rằng. Tổng thống Roosevelt, xét đến thái độ mạnh mẽ của xã hội Mỹ ủng hộ chủ nghĩa biệt lập, đã cố tình tạo điều kiện cho cuộc tấn công để lôi cuốn nước Mỹ vào cuộc chiến. Để khẳng định những lời buộc tội, người ta đã loan truyền những tin tức nói rằng, Mỹ đã giải phá được các mật mã của Nhật từ trước trận Trân Châu Cảng. Từ đó, phe Cộng hòa đã kết luận rằng, các bức điện mã giải được của Nhật đã cảnh báo Roosevelt về cuộc tấn công sắp tới, nhưng ông này với sự tắc trách đầy tội ác đã không làm gì để giáng trả đích đáng người Nhật. Cùng với cuộc tranh cử quyết liệt trên, trong các bài diễn văn của các chính trị gia Mỹ các cấp bắt đầu xuất hiện những lời ám chí lộ liễu về Magic.

        Lo lắng trước diễn biến tình hình. Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Marshall đã viết cho Dewey lá thư, trong đó chỉ ra mối nguy hiểm trầm trọng của việc tiết lộ thông tin về Magic. Trong khổ thứ hai của lá thư này có viết: “Điều mà tôi phải thông báo cho ngài dưới đây là một điều bí mật lớn lao mà tôi cho là mình phải yêu cầu ngài hoặc là tiếp nhận lá thư với điều kiện ngài sẽ không tiết lộ cho ai nội dung của nó và gửi lại nó hoặc là ngài đừng đọc tiếp”.

        Khi đọc đoạn 3, trước mắt Dewey xuất hiện từ “mật mã”. Ông ta lập tức dừng đọc, trả lại lá thư cho viên sĩ quan Clark của Cục Mã thám Lục quân, người mang thư tới và nói rằng, “không thể đưa ra những cam kết bộp chộp”.

        Khi bàn bạc về lời từ chối của Dewey, Marshall và Clark đã quyết định thử vận may một lần nữa. Họ viết lại một phần lá thư và gọi điện cho vị ứng cử viên tổng thống. Ông kia đồng ý đọc lá thư với điều kiện cố vấn của mình phái có mặt. Dewey muốn có sự xác nhận cho việc đọc thư phòng khi có điều gì đó xảy ra với Marshall. Cũng vì lý do đó, ông ta yêu cầu để lại lá thư cho ông ta cất giữ.

        Lá thư thứ hai có sức thuyết phục hơn. Trong đó. Marshall trình bày rõ những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra nếu từ những cuộc đấu khẩu chính trị mà kẻ thù đoán ra các nguồn thông tin tối quan trọng của người Mỹ. Dewey cân nhắc kỹ lưỡng các lập luận của Marshall, người mà bản thân ông ta coi là một con người chân chính và đáng kính. Một mặt, cả đường công danh, quyền lãnh đạo một đất nước hùng mạnh bị đặt cược, mặt khác là hàng trăm người Mỹ có thể sẽ chết. Sau hai ngày suy nghĩ, vị ứng cử viên tổng thống quyết định không nhắc đến việc phá giải mật mã của Nhật trong các bài phát biểu công khai của mình.

        Dewey đã thất cử. Sau này, ông và Marshall đã hết lời tâng bốc nhau. Marshall đã gửi cho Dewey một danh mục bản sao các bức điện Magic để ông ta có thể tận mắt chứng kiến những thông tin trong đó đã hỗ trợ cho việc tiến hành các chiến dịch ở Thái Bình Dương. Dewey về phần mình lại thông báo cho Marshall rằng, hình như tại quốc hội sẽ có các cuộc tranh luận về Trân Châu Cảng và tự đề nghị được tham gia hỗ trợ ngăn cản các cuộc tranh luận này. Marshall trả lời là ông đã một lần đặt Dewey vào tình thế khó khăn bằng những yêu cầu của mình và chúng đã ảnh hưởng đến kết quả bầu cử của Deway. Dewey đáp lại với tuyên bố ông làm thế vì thắng lợi của cuộc chiến. Thế là mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với sự an toàn của Magic đã không còn nữa, điều trớ trêu thay lại xuất phát từ nội bộ, từ những chính trị gia của Mỹ chứ không phải từ người Nhật.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2021, 07:56:51 pm

        Vụ làm ăn bí mật

        Trong chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ phải báo vệ các bí mật của mình không chỉ với kẻ thù, mà cả với Liên Xô. Như sau này đã rõ, họ đã có các lý do nặng ký để làm thế.

        Tháng 11 năm 1944, Donovan, Cục trưởng Cục Hoạt vụ Chiến lược oss của Mỹ, cơ quan tình báo chủ yếu của Mỹ thời chiến tranh thế giới thứ II, đã mua của Phần Lan 1,5 ngàn trang sách mã cháy dở của NKGB. Phần Lan chiếm được số tài liệu này trên chiến trường trong cuộc chiến Liên Xô - Phần Lan năm 1939-1940. Để không phá vỡ chiến dịch dự kiến nhằm phát hiện các điệp viên Liên Xô ở Mỹ, chiến dịch một phần lớn dựa vào việc sử dụng các quyển mã mua được, Donovan không muốn mạo hiểm nên đã giấu kín vụ mua bán này với ban lãnh đạo Mỹ, kể cả ngoại trưởng Edward Reilly Jr. Stettinius (1900-1949). Các quan chức oss khác cũng hành động thận trọng như vậy ở khúc quanh sự kiện này. Tức giận về việc Mỹ bí mật mua bán tài sản của một nước mà chính phủ Roosevel đang rất trông mong sự giúp đỡ trong cuộc chiến chống Nhật, Stetinius đã thuyết phục tổng thống Mỹ không nên vì chút lợi nhất thời mà gây tổn hại cho quan hệ với các đồng minh. Donovan đã được lệnh trả lại các quyển mã cho chủ nhân hợp pháp của chúng, điều ông ta phải làm mà lòng thì đầy tiếc rẻ. Donovan tất nhiên đã che giấu động cơ thực mà ông ta theo đuổi khi làm ăn với Phần Lan. Thay vào đó, ông ta nói vì là một đồng minh trung thực nên ông ta đơn thuần phải trả khoản tiền mà Phần Lan đòi khi biết họ bán mật mã của Liên Xô. Donovan còn đạo đức giả nói thêm rằng, các nhân viên của ông ta không nghiên cứu các tài liệu lọt vào tay họ nên không biết giá trị của chúng, nhưng họ làm thế là vì phỏng đoán rằng, Liên Xô rất quan tâm tới các tài liệu đó. Các quyển mã cháy dở này đã được trao trả tận tay đại sứ Liên Xô ở Mỹ A.A. Gromyko.

        Tháng 5 năm 1945, NKGB đã thay đổi mật mã. Nhưng bản sao các quyển mã mà Donovan cho chụp lại “làm kỷ niệm” đã được các chuyên gia mã thám Mỹ, Anh sử dụng trong gần 2 thập kỷ nữa để giải các bức điện mã của các điệp viên NKGB mà họ chặn thu được trước tháng 5 năm 1945. Giá như giấu kín được vụ mua các quyển mã của Phần Lan năm 1944 thì giá trị của chúng đối với tình báo vô tuyến điện tử Mỹ, Anh còn lớn hơn nhiều.

        Người ta biết rằng, tình báo Liên Xô biết người Mỹ đã đọc được điện tín liên lạc quân sự và ngoại giao của Nhật vào tháng 2 năm 1945 khi tình báo Liên Xô nối lại được liên lạc với điệp viên lâu năm của mình là Rupert, một binh sĩ Mỹ mà NKVD tuyển mộ từ năm 1939. Điệp viên này trong một thời gian dài không thể bắt được liên lạc vì anh ta giỏi các thứ tiếng phương Đông nên đã bị thuyên chuyển sang Cục Mã thám Lục quân và bị phái đi công tác mấy tháng tại các quần đảo trên Thái Bình Dương.

        Khi gập gỡ, Rupert báo cáo với liên lạc viên rằng, trong một thời gian các chuyên gia mã thám Mỹ đã đặc biệt chú ý đến các bức điện mã của đại sứ Nhật ở Liên Xô, người đã thường xuyên gặp Molotov và lôi kéo được Moskva ký kết hiệp ước không tấn công lẫn nhau Xô- Nhật. Bằng cách đọc điện tín liên lạc của ông ta, Mỹ muốn tin chắc là Liên Xô hành xử trung thực đối với các đồng minh và không định làm bất kỳ động tác “đi đêm’’ hậu trường nào sau lưng họ.

        Ngoài ra, Rupert đã báo cho tình báo Liên Xô biết Cục Mã thám Lục quân Mỹ đã bỏ nhiều công sức ra để đọc điện tín liên lạc giữa các cơ quan Liên Xô ở Mỹ với Moskva trong những năm 1941-1942. Các chuyên gia mã thám Mỹ đã giải mã được khoảng 70% một bức điện do Amtorg gửi về Moskva. Kết quả là họ có hy vọng dần dần đọc được phần lớn điện tín ngoại giao giữa Moskva với Washington và New York. Rupert đã nhớ lại ngày tháng của bức điện mã của Amtorg mà người Mỹ đã đọc được, rồi báo cáo theo trí nhớ nội dung đại ý của bản rõ. Sau này, nhờ thông tin do Rupert cung cấp, các chuyên gia cơ yếu Liên Xô đã biết được rằng, bức điện này đã bị giải mã chỉ vì những sai sót cực kỳ thô thiển của khâu mã hóa.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2021, 07:57:16 pm

        Tình báo vô tuyến điện tử đứng trên luật pháp

        Những năm đầu sau chiến tranh, trong quân đội Mỹ, tình báo vô tuyến điện tử do các cục thông tin liên lạc của cả ba quân chủng tiến hành. Để khắc phục tình trạng đó và bảo đảm cho tình báo vô tuyến điện tử Mỹ có được ưu thế của lãnh đạo tập trung, vào năm 1949. Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập Cục An ninh Quân đội AFSA (Armed Forces Security Agency). Nó đảm nhiệm các chức năng tình báo vô tuyến điện tử chiến lược và phụ trách điều phối hoạt động của các cục cơ yếu thuộc ba quân chủng. AFSA vẫn để lại cho các cục này các chức năng được thực hiện hiệu quả nhất ở gần khu vực chiến sự (nghĩa là tiến hành tình báo vô tuyến điện từ chiến thuật), cũng như trách nhiệm bảo đảm an ninh thông tin liên lạc ở cấp thấp.

        Cơ sở pháp lý cho hoạt động của AFSA đã được hình thành trước khi cơ quan này được thành lập một năm. Năm 1948, theo sắc lệnh đặc biệt của Hội đồng thống nhất gồm các đại diện của Bộ Ngoại giao, quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ, hoạt động của các cơ quan tình báo Mỹ liên quan đến thu thập thông tin từ các kênh liên lạc nước ngoài được giải phóng khỏi sự kiểm soát của mọi đạo luật và quy định của chính quyền hành pháp nếu như trong đó không nêu rõ các đơn vị thực hiện loại hoạt động đó.

        Việc lựa chọn các kênh liên lạc nước ngoài để chặn thu diễn ra như thế nào? Một nhóm đại diện các cơ quan tình báo, Bộ Ngoại giao và các đơn vị tình báo Hải, Lục, Không quân Mỹ đã được tập hợp. Mỗi tháng một lần. nhóm này nhận được một tấm bản đồ thế giói có đánh dấu các mục tiêu có thể để tiến hành chặn thu. Các bộ. ngành hữu quan Mỹ phải đánh giá tầm quan trọng của các mục tiêu bằng các con số từ 1 đến 5. Tuy vậy, với hệ thống này, các nhiệm vụ chặn thu được nêu ra quá rộng. Họ cũng chưa có cơ cấu nhằm xác định các kênh liên lạc cụ thể để đạt được các mục đích đặt ra.

        Các nhược điểm đã bộc lộ rõ vào đầu thập niên 1950 trong cuộc chiến Triều Tiên khi Mỹ không xác định rõ các kênh liên lạc của Triều Tiên cần chặn thu nên đã bỏ qua những thông tin quý báu. Vì thế Mỹ đã tiến hành một loạt cải cách các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử, trong quá trình đó đã thành lập NSA. Tuy vậy, trong thập kỷ đầu tiên tồn tại của NSA, vị trí trung tâm trong cộng đồng tình báo Mỹ vẫn do CIA nắm giữ.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2021, 07:13:48 pm

        ĐẠI BẠI

        Đừng cắt tất cả những cái mọc được.
K. Prutkov. “Những trước tác”.
       

        “Cấm vào trừ phi được Bộ Chỉ huy Tối cao cho phép”

        Ngày 27 tháng 9 năm 1947, Tổng thống Mỹ H. Truman đã ký Đạo luật An ninh Quốc gia, theo đó Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA đã được thành lập. Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo CIA. Giám đốc CIA còn điều phối hoạt động của tất cả các cơ quan, đơn vị trong cộng đồng tình báo Mỹ, giữ vai trò cố vấn thứ nhất của Tổng thống về các vấn đề tình báo và bảo đảm thông tin về nước ngoài cho lãnh đạo tối cao của Mỹ.

        Trong thành phần của CIA có bốn cục (directorate). Cục lớn nhất là Cục Hoạt động. Cục này phụ trách tiến hành các chiến dịch tình báo và các hoạt động lật đổ ngầm ở nước ngoài. Cục Phân tích thông tin đảm nhiệm phân tích, chuẩn bị và báo cáo các tin tức do tất cả các thành viên của cộng đồng tình báo Mỹ thu thập được. Cục Khoa học kỹ thuật thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực tình báo bằng phương tiện kỹ thuật, duy trì quan hệ với các hãng công nghiệp quân sự thực hiện đơn đặt hàng chế tạo phương tiện kỹ thuật tình báo mới. Cuối cùng, Cục Hành chính, ngoài các chức năng chung, “hàng ngày” như hậu cần, tài chính, y tế, còn thâu tóm các chức năng an ninh, liên lạc và huấn luyện.

        Dĩ nhiên, một cơ quan tình báo hùng mạnh như thế không thể bỏ qua tình báo vô tuyến điện tử.

        Một trong những chiến dịch tình báo vô tuyến điện tử quy mô lớn đầu tiên của CIA bắt đầu vào năm 1953. Chính thời đó, đại bản doanh CIA ở Washington đã nhận được tin nói rằng, ở Berlin, trên lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Đức, có một trạm điện thoại lớn ngầm dưới đất hoạt động, thông qua đó có một bộ phận đáng kể lưu lượng liên lạc điện thoại của các cơ quan nhà nước của Cộng hòa Dân chủ Đức. Sự quan tâm của người Mỹ đối với Berlin không phải là tình cờ. Thủ đô Cộng hòa Dân chủ Đức là đầu mối thông tin liên lạc quan trọng thứ hai ở Đông Âu. Điều đó có nghĩa là chẳng hạn khi Tư lệnh Quân quản Liên Xô ở Bucarest hay Varsava liên lạc với Moskva thì cuộc gọi bắt buộc phải đi qua Berlin.

        Cuối năm 1954, được sự đồng ý của sếp CIA A. Dulles, các nhân viên ở trung tâm CIA tại Berlin đã bất tay vào một việc khác thường đối với họ là đào một đường ngầm dưới đất. Chưa ai từng làm việc tương tự, nhưng người Mỹ cho rằng, đào đường hầm là cách duy nhất để xâm nhập vào trạm điện thoại của Đông Berlin. Các cơ quan tình báo Anh có đôi chút kinh nghiệm đào đường ngầm thẳng đứng. Chính vì vậy, người Mỹ đã tin tưởng giao phó cho họ việc nghiên cứu biện pháp đào thẳng đứng mà không làm biến dạng bề mặt lớp đất trên cùng. Họ cũng phái viện đến sự giúp đỡ của người Anh khi lắp đặt máy móc nghe lén trong đường hầm.

        Công việc được tiến hành bằng các phương tiện kỹ thuật xây dựng hiện đại nhất và kéo dài gần bốn tháng. Tại Tây Berlin, bên cạnh đường biên giới. Không quân Mỹ đã vội vã lắp đặt một đài radar mới. Để đánh lạc hướng chú ý, xung quanh đài đã xây dựng nhiều tòa nhà khác bao quanh bằng hàng rào với các vọng gác. Đường hầm cũng được đào từ vị trí đó. Từ bên trong tầng hầm rộng lớn của đài radar, các máy khoan công suất lớn bắt đầu đào dường hầm ở độ sâu 7 m dưới mặt con đường nhựa nối Tây Berlin với thủ đô Cộng hòa Dân chủ Đức. Một số lượng lớn đất sét được moi ra từ đường hầm ban đầu đổ tạm ra tầng hầm đài radar, sau đó được bí mật chở đi trong những contenơ lớn. Trên các contenơ có ghi các hàng chữ hoàn toàn vô hại để đánh lừa những kẻ tò mò nhất. Việc thi công được tiến hành thông tầm, suốt 24/24 giờ.

        Họ đã xây dựng nên một công trình kiên cố đặc thù kiểu Mỹ. Đường hầm có đường kính gần hai mét và gồm những khẩu bêtông nối nhau, bên trong xếp bao cát. Không khí được điều hòa, các máy bơm được dùng để bơm nước ngầm phun lên. Các bảng công tắc được đấu với các máy tăng âm. Tổng cộng, họ đã triển khai 400 máy tăng âm - mỗi kênh liên lạc lắp một máy - và từng đấy máy nghe lén và ghi âm. Ỏ đầu kia đường hầm có lắp hai cánh cửa thép và các đường dây đi qua đó. Các đường dây được nối với những đường cáp điện thoại ở Đông Đức và được đấu sao cho không làm đứt đoạn lấy một giây liên lạc qua trạm điện thoại. Không lâu sau đã đến ngày ăn mừng khi 400 máy ghi âm đồng thời bước vào hoạt động.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2021, 07:14:06 pm

        Trong suốt gần một năm, chính quyền Mỹ đã sử dụng đường hầm này để nghe lén các cuộc điện đàm giữa Moskva và Berlin. Bằng ghi âm các cuộc điện đàm được gửi đi London để một nhóm dân Nga lưu vong luôn sẵn sàng dịch ngay lập tức. Các nội dung chặn thu điện báo cần giải mã thì được gửi đến Nuremberg. Tại đó, có một nhóm đặc biệt nữa gồm năm chuyên gia mã thám. Tại Washington, một nhóm lớn nhân viên CIA trong nhiều tháng trời sẽ tiến hành phân tích và hệ thống hóa thông tin thu được trong đường hầm để chuyển cho các cơ quan chính phủ tương ứng. Tuy vậy, các văn bản đánh giá thông tin này rất khác nhau. Một số thì khẳng định đường hầm này đã cứu mạng không ít điệp viên Mỹ vì nhờ các tin tức thu được, các điệp viên này đã kịp thay đổi phương pháp và kế hoạch hoạt động. Các văn bản đánh giá khác thì nói đường hầm cung cấp được rất ít tài liệu loại một. Và quả thực, nói một cách nhẹ ra thì phần lớn tin tức thu được có giá trị đáng ngờ. Chẳng hạn, Mỹ đã chặn thu được thông tin nói phía Liên Xô có kế hoạch bắt giữ Tư lệnh Quân quản Tây Berlin của Mỹ, tướng Descher khi ông ta đi thăm hội chợ Leipzig. Người Mỹ không hề băn khoăn về tính không tưởng của tin này nên trong một thời gian dài, họ đã tìm đủ lý do để hủy bỏ chuyến thăm hội chợ của Descher mà không để lộ nguồn tin. Vấn đề tự nó giải quyết khi mà Descher bất ngờ ốm vì viêm phổi.

        Để giữ thể diện, sau này người ta có thể nhắc đi nhắc lại bao nhiêu tùy thích về “chiến dịch tuyệt vời về sự táo bạo và sáng tạo” đã tạo cơ hội cho CIA trong cả năm trời “bắt được mạch của Liên Xô” để cảnh báo kịp thời cho chính phủ Mỹ về cuộc tấn công đang chuẩn bị của Liên Xô. Nhưng kể cả những kẻ biện giải bênh vực C1A cũng buộc phải thú nhận rằng, nói cho cùng chi phí của đường hầm gián điệp cao hơn nhiều giá trị thông tin thu được nhờ nó.

        Một câu hỏi dĩ nhiên nảy sinh: nếu người Mỹ trong một năm đã nghe lén được một số lượng lớn các cuộc gọi điện thoại trên 400 kênh thì chả lẽ tất cả đều là nguồn tin hạng hai? Còn việc khám phá chiến dịch của CIA - có thực là nó đã xảy ra như người ta đã thông báo chính thức cho công luận thế giới? Giả thuyết của người Mỹ về điều đã xảy ra ngày 22 tháng 4 năm 1956 như sau.

        Một đêm tháng 4, bốn quân nhân Mỹ đã được huấn luyện đặc biệt như mọi khi vẫn ngồi bên các máy móc được đấu với các kênh điện thoại chính phủ và quân sự của Cộng hòa Dân chủ Đức. Ở trong một boongke tiện nghi đối với họ là chuyện hoàn toàn bình thường. Họ thấy thoải mái như đang làm việc trong đơn vị mình. Nỗi lo sợ đeo đẳng họ trong những tuần trực đầu trong boongke đã qua đi từ lâu. Các trang bị kỹ thuật hoạt động rất tốt, các nhân viên vận hành có thể thư giãn, thậm chí cười đùa. Điểm mà họ khoái nói đến nhất là người Nga sẽ nói gì một khi biết các cuộc gọi điện thoại của mình bị nghe lén. Nhưng lần này, chuyện đùa đã tắc nghẹn trong họng những kẻ hóm hỉnh. Vấn đề là việc bộ đội thông tin Liên Xô tiến hành kiểm tra định kỳ trạm điện thoại. Một người lính đã đụng phải những đường dây không rõ công dụng, sau đó là một cánh cửa thép với dòng chữ tiếng Nga đầy hăm doạ “Cấm vào. trừ phi được Bộ Chỉ huy Tối cao cho phép!” Sau một chút dao động, các chiến sĩ thông tin Liên Xô đi sâu vào đường hầm cách âm này. Tại đó. họ không thấy ai. Ngay lúc có ai đó chạm vào một dây dẫn nào đó thì một thiết bị tự động sẽ phát tín hiệu báo động cho nhân viên của đài radar Mỹ đang là bình phong của đường hầm gián điệp này. Nhưng trong đường hầm đèn vẫn sáng, máy điều hòa nhiệt độ vẫn làm việc, tất cả các máy móc vẫn bật, các máy bơm nước vẫn chạy vo vo như không hề có chuyện gì xảy ra, một trong các điện thoại dã chiến vẫn réo chuông không ngớt.

        Liên Xô đã gửi công hàm kịch liệt phản đối Mỹ. Đường hầm với tư cách bằng chứng hoạt động gián điệp của Mỹ đã được hàng ngàn khách tham quan đến thăm. Và mặc dù Mỹ giữ im lặng tuyệt đối nhưng chẳng ai trên thế giới mảy may nghi ngờ về tác giả của việc này. Người ta thừa hiểu nếu khách tham quan đi xa hơn nữa theo đường hầm thì sẽ nhanh chóng có mặt trên lãnh thổ Tây Berlin, ngay trong tòa nhà có thiết bị radar Mỹ trên nóc. Lời mời đến tham quan đường hầm đã được gửi cho Tư lệnh Quân quản Mỹ ở Tây Berlin Descher. Đáp lại,ông ta nói đây là lần đầu tiên được nghe thấy nói về những chuyện này và nhất quyết từ chối đến thăm. Phải 14 năm sau khi phát hiện đường hầm thì câu chuyện chân thực về nó mới được biết đến đầy đù nhờ con trai một người Do Thái Hà Lan giàu có từng cùng gia đình chạy nạn từ Hà Lan sang Anh khi Đức chiếm đóng Hà Lan. Tại Anh, gia đình này đã đổi từ họ Behar không may sang họ Blake quen thuộc hơn với cái tai của người Anh.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2021, 07:14:47 pm
         
        Kết cục của chiến dịch Gold

        Ngày 22 tháng 10 năm 1966, trước một bệnh viện của London có một cảnh rất nhộn nhịp. Giờ thăm bệnh nhân đã bắt đầu. Trên bãi đậu xe của bệnh viện không còn đủ chỗ. Lúc đó, các đường phố cũng đang tắc nghẽn nên không ai để ý đến một chiếc ôtô đang đỗ bên cạnh bức tường gạch đỏ trước tòa nhà gần bệnh viện, đối diện nhà tù. Từ chiếc xe bước xuống một người đàn ông tay cầm bó hoa cúc. Người ta vẫn thường mang hoa đến bệnh viện nên chả ai chú ý đến anh ta. Thêm vào đó, trời lại mưa lâm thâm. Hai giờ sau, tất cả đã thay đổi. Còi báo động rú inh ỏi, xe ôtô cảnh sát rầm rập lao đến. Trong sân nhà tù đang tiến hành lục soát vì tù nhân George Blake, cựu sĩ quan tình báo Anh bị án tù dài nhất trong lịch sử tư pháp Anh vào năm 1961 do hoạt động tình báo cho Liên Xô, đã biến khỏi buồng giam.

        Năm 1952, nhận thấy đường lối chính nghĩa và cơ cấu nhà nước nhân đạo của Liên Xô nên sĩ quan tình báo Anh lỗi lạc này đã tự nguyện đề nghị cộng tác với tình báo Liên Xô. Trong nhiều năm dài, ông đã làm việc không vụ lợi cho Liên Xô hoàn toàn vì động cơ lý tưởng. Tuy vậy, các tài liệu mà nhân viên tình báo Ba Lan Mikhail Goleniewski phản bội chạy sang phương Tây đem theo đã giúp người Anh lần ra Blake.

        Theo bán án, Blake phải ngồi tù không dưới 2/3 thời hạn tù mà tòa đã tuyên, có nghĩa là may ra ông chí có thể được tự do vào tuổi 66. Ngồi tù được bốn năm và hết hy vọng được Bộ An ninh Quốc gia Liên Xô (MGB) hỗ trợ cứu ra khỏi tù, Blake quyết định tự sắp xếp cuộc chạy trốn. Ông đã tìm được một người tiếp tay trong số tù nhân - một người Ireland có tên Sean Bourke đang sẵn sàng làm mọi việc chỉ để gây phiền toái cho chính quyền Anh. Bourke sắp được thả. Blake đã kịp thống nhất đại thể với ông ta về kế hoạch chạy trốn sắp tới của mình. Sau khi Bourke ra tù, họ đã bàn bạc chi tiết với nhau bằng cách liên hệ trực tiếp qua các máy vô tuyến điện xách tay. Chỉ máy định vị cơ động bố trí riêng trong khu vực nhà tù mới có thể chặn thu được các cuộc đàm thoại của họ. Tuy vậy, tình báo vô tuyến điện tử Anh hoàn toàn tập trung cho việc chặn thu các điện tín liên lạc gửi ra nước ngoài, chứ họ chẳng quan tâm đến các máy phát công suất nhỏ có bán kính hoạt động 10 m.

        Kế hoạch chạy trốn được suy tính từng ly từng tý. Thậm chí, số điện thoại mà Blake cần gọi sau khi thoát được khỏi nhà tù, được ghi trên mẩu giấy và đặt tại chỗ quy định cũng được người tiếp tay mã hóa. Còn khóa mã thì Blake chi biết được khi đã ở trong chiếc ôtô đợi đón ông ở gần nhà tù vào giờ chạy trốn đã định.

        Bốn năm sau, trong một căn hộ ấm cúng ở Moskva, các cán bộ của tòa báo Izvestya (Tin tức) đã trò chuyện với Blake. Vì công lao đối với Liên Xô, ông đã được tặng thưởng hai huân chương cao quý nhất. Khi trò chuyện, Blake đã hồi tưởng cả những sự kiện đã diễn ra hơn 15
năm trước - đó là chiến dịch Gold. Tháng 12 năm 1953, các quan chức cao cấp CIA đã đến London bàn bạc với các đồng nghiệp Anh kế hoạch phối hợp tiến hành một hành động đặc biệt. Đó là về đường hầm gián điệp trên lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Đức. Trong các cuộc trao đổi, về phía Anh có cả Blake tham gia vì anh là phó trưởng phòng phụ trách và bảo đảm các điệp vụ kỹ thuật.

        Họ đã lập biên bán ghi nhận kết quả đàm phán của hai cơ quan tình báo và lúc rỗi rãi Blake cũng đã nói cẩn thận. Sau đó, vì tầm quan trọng và tính khẩn cấp của vấn đề, ông đã xin gặp khẩn cấp liên lạc viên của tình báo Liên Xô. Đưa ra quyết định đó không phải là dễ dàng vì tất cả các cuộc gặp với liên lạc viên đều mạo hiểm, kể cả khi có thời gian chuẩn bị. Dù sao thì cuộc gặp của Blake với liên lạc viên cũng đã diễn ra suôn sẻ.

        Như vậy, trong khi người Mỹ còn đang cặm cụi thực hiện dự án đài radar và rất lâu trước khi họ chở chiếc contenơ đựng đất đầu tiên ra khỏi tầng hầm đài radar thì ở Moskva người ta đã biết tỏng tất cả. Còn lúc này, vào năm 1970, Blake tươi cười kể cho các nhà báo Liên Xô những thông tin “cực kỳ giá trị” nào mà người Mỹ đã nhận được cho đến khi phản gián Liên Xô ấn định ngày 22 tháng 4 năm 1956 để “khám phá” hành động tình báo vô tuyến điện tử này của CIA. Chiến dịch Gold mà lúc mới đầu đã làm những người tổ chức nó tràn trề hy vọng và bị định đoạt trở thành một trong những thất bại lớn nhất của CIA trong lĩnh vực tình báo vô tuyến điện tử đã chấm dứt như vậy đấy. Việc khám phá ra nó đã được thực hiện rất tinh tế nên các ủy ban đặc biệt của CIA được thành lập để điều tra vụ này đều đã nhất trí kết luận rằng, Liên Xô đã “tình cờ” phát hiện ra đường ngầm gián điệp này. Hơn nữa, phần lớn các cuộc đàm thoại bị người Mỹ nghe lén trong quá trình chiến dịch Gold quả thực là có các thông tin tin cậy.

        Tin cậy nhưng giá trị thấp bởi vì phía Liên Xô đã được Blake cảnh báo kịp thời nên đã chuyển tất cả những cuộc đàm thoại quan trọng nhất sang các kênh liên lạc khác được triển khai để đi vòng qua tổng đài điện thoại Berlin. Còn thông tin vẫn đi qua tổng đài này bị hy sinh để kéo sự nghi ngờ khỏi điệp viên quý giá là Blake.

        Mãi sau này, người Mỹ mới biết ủy ban đặc biệt của CIA đã nhầm, còn CIA thì vẫn say sưa với những thành công ảo tưởng lại tiếp tục xếp đặt nền móng cho một thất bại đau đớn tai tiếng không kém nữa.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2021, 09:44:37 pm

        Sự ra đời của máy bay do thám U-2

        Không lâu sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Tư lệnh Không quân Mỹ, tướng Arnold đã gửi cho Bộ trưởng Chiến tranh một loạt báo cáo tổng kết kinh nghiệm chiến đấu. Liên quan đến các vấn đề gián diệp, ông ta viết rằng, những quan điểm cũ về tình báo không còn phù hợp với yêu cầu của thời đại. Việc nắm bắt toàn diện, chi tiết và thường xuyên hoạt động dân sự và quân sự trên lãnh thổ kẻ địch thực tế hay tiềm tàng là cực kỳ cần thiết để hoạch định đúng đắn các biện pháp hành động, kể cả khi có chiến tranh lẫn trong thời bình. Bởi vậy, trong cơ cấu của Không quân Mỹ phải có một cơ quan tình báo không quân có thẩm quyển và tích cực, có thể phối hợp với cộng đồng tình báo quốc gia.

        Các báo cáo này đã phát huy hiệu quả. Máy bay của Không quân Mỹ bắt đầu bay do thám dọc biên giới Liên Xô và trong thập niên 1950 còn xâm nhập không phận Liên Xô. Mỹ đã sử dụng các máy bay B-36 và RB-47 cải tiến vào mục đích này. Chúng có thể mang theo trên khoang một lượng lớn thiết bị chụp ảnh và vô tuyến điện tử tối tân. Tuy vậy, các máy bay này có trần bay thấp nên dề bị tên lửa và máy bay tiêm kích phòng không bắn hạ.

        Họ cũng thử một phương tiện khác là khinh khí cầu mang theo phương tiện kỹ thuật do thám. Được thả từ các căn cứ không quân Mỹ ở Scandinayia, Tây Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, chúng bị các dòng không khí đưa đi và bay ngang lãnh thổ Liên Xô về hướng Nhật Bản. Tuy vậy, cả phương pháp do thám này cũng không đáp ứng sự trông đợi. Sau khi bắn hạ được một số khinh khí cầu, chính quyền Liên Xô đã kịch liệt phản đối gây tiếng vang xã hội rộng rãi.

        Mỹ lại phải quay lại với máy bay. Nhưng công việc vẫn khó khăn bởi vấn đề quan trọng và nan giải là trần bay. Đích thân Giám đốc CIA Allen Dulles đã chỉ đạo xây dựng các kế hoạch xâm nhập không phận Liên Xô. “Chúng ta rất cần thông tin tình báo chính xác, - Tổng thống Mỹ Eisenhower đã viết trong cuốn sách “Gánh nặng của thế giới" của mình, - và trong tình trạng đó, theo Allen Dulles, cần phải chế tạo một máy bay siêu cao mới để do thám từ trên không. “Tháng 11 năm 1954. Allen Dulles và các cố vấn khác đã đến gặp tôi để xin phép tiếp tục chương trình chế tạo 30 máy bay siêu cao tổng trị giá 35 triệu USD. Nhiều hạng mục thiết kế đã gần hoàn tất. Tôi đã phê chuẩn đề xuất này”.

        Một phần lớn công việc thiết kế và phát triển máy bay mới được tiến hành tại căn cứ không quân Wright- Patterson ở bang Ohio. Chiếc máy bay một chỗ ngồi U-2 do hãng Lockheed của Mỹ phát triển là một loại máy bay mới về nguyên tắc. Các đặc điểm thiết kế của máy bay (đặc tính rẽ dòng tốt với chiều dài 15 mét và sải cánh gần 30 mét) cho phép nó bay cao hơn nhiều tầm với của tất cả các loại tên lửa và máy bay đánh chặn hiện có lúc đó và có tầm bay xa bởi ở độ cao này, mức tiêu thụ nhiên liệu giám nhiều do lực cản không khí nhỏ. Ngoài ra, vỏ máy bay còn được phủ một lớp men đặc biệt làm giảm khả năng bị radar phát hiện.

        U-2 được trang bị các thiết bị siêu nhạy để chụp ảnh bề mặt trái đất, cũng như để thu và ghi các loại tín hiệu vô tuyến điện. Nhưng để lên tới độ cao mà các máy bay khác không với tới cùng vói một phi công và các thiết bị chụp ảnh và vô tuyến diện tử trên khoang, lại thêm nhiên liệu đủ cho 9 giờ bay liên tục, máy bay cần phải cực kỳ nhẹ. Cần phải hy sinh cái gì đó. Người Mỹ đã hy sinh sự vững chắc. Kết quả là máy bay trở nên quá mỏng mảnh nên đòi hỏi phi công phải có trình độ rất cao.

        Tháng 8 năm 1955, U-2 thực hiện các chuyến bay thử đầu tiên và đã thỏa mãn các yêu cầu cần thiết, thậm chí còn vượt quá một số yêu cầu. Trong giới tình báo chuyên nghiệp, Dulles không ngót nhấn mạnh rằng, “máy bay này sẽ có thể thu thập thông tin nhanh hơn, chính xác hơn, tin cậy hơn bất kỳ điệp viên nào trên mặt đất”.

        Sau khi hoàn tất chế tạo máy bay U-2, CIA bắt tay vào tuyển mộ phi công để thực hiện các chuyến bay do thám. Trong số các ứng cử viên có cả thượng úy không quân Mỹ Garry Francis Powers.

        Nhóm mà Powers được biên chế vào gồm các phi công siêu đẳng, có nhiều giờ bay trên các máy bay một động cơ, một chỗ ngồi, chính thức có tên là phi đội 2 của cơ quan khí tượng, tên không chính thức là đơn vị 10-10. Nhóm này được triển khai tại căn cứ Mỹ - Thổ Incirlik, gần thành phố Adana. Theo các chuyên viên CIA, căn cứ này có nhiều ưu thế. Thứ nhất, về địa lý, căn cứ này là điểm xuất phát tuyệt vời cho các chuyến bay xa. Thứ hai, nằm ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần Địa Trung Hải, căn cứ này ở khá xa Liên Xô để các đài radar Liên Xô không thể với tới, đồng thời cũng đủ gần để không quá tốn nhiên liệu cho chuyến bay. Thứ ba là tại căn cứ này đã có sẵn một đơn vị nhỏ của Không quân Mỹ.

        Đơn vị 10-10 được thành lập như một phi đội thông thường. Đứng đầu là phi đội trưởng (một quân nhân thuộc Không quân Mỹ) và Tham mưu trưởng (một đại diện của CIA). Tất cả thành viên, từ chỉ huy đội mặt đất cho đến kỹ thuật viên đều được lựa chọn đặc biệt và là những chuyên gia tay nghề cao.

        Tháng 9 năm 1956. các phi công của nhóm bắt tay vào thực hiện những chuyến bay do thám đầu tiên. Bời lẽ U-2 là máy bay dễ nhận ra nên NASA đã công bố một thông báo chính thức về việc sử dụng loại máy bay mới U-2 của hãng Lockheed để nghiên cứu các dòng chảy không khí và khí tượng. Không lâu sau, trên báo chí Mỹ, người ta còn có thể đọc được một tin giả khác: “Máy bay U-2 sẽ được sử dụng để đo độ nhiễm xạ ở các tầng cao của khí quyển, cũng như để quan sát khí tượng và nghiên cứu bức xạ hồng ngoại... Các phi công và đội ngũ phục vụ mặt đất đều là nhân viên các công ty dân sự Mỹ”.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2021, 09:44:51 pm

        Năm 1957 đã mang lại những thay đổi cơ bản bất ngờ đối với Mỹ. Ngày 27 tháng 8 năm 1957, Liên Xô tuyên bố đã phóng thành công tên lửa đường đạn xuyên lục địa đầu tiên. Còn ngày 4 tháng 10, vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô phóng lên quỹ đạo gần trái đất. Điều đó đã làm rung chuyên cả thế giới và làm giới cầm quyền Mỹ rất lo ngại. Các chuyến bay U-2 có vai trò còn quan trọng hơn trong các kế hoạch của Washington và đồng thời cũng trở nên ngày càng mạo hiểm hơn. C1A đã áp dụng các biện pháp để mở rộng mạng lưới căn cứ cho máy bay U-2 và đẩy mạnh hoạt động của chúng. Trước đó, ngoài căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã xuất hiện thêm các căn cứ ở Wiesbaden (Tây Đức) và gần Yokohama (Nhật Bản). Cùng với các chuyến bay nhộn nhịp hơn thì cũng có ngày càng nhiều tin tức lọt lên báo chí khiến các phi công và Bộ Chỉ huy Mỹ thật sự lo lắng.

        Ngày 14 tháng 7 năm 1957, một tạp chí Đức đã đưa tin một chiếc U-2 đã bị các máy bay tiêm kích Trung Quốc chặn bắt trên lãnh thổ Trung Quốc, còn một tạp chí Canada thì đưa tin phi công lái chiếc máy bay này là một người Hoa, nhân viên của Không quân Mỹ, đã cho nổ tung máy bay của mình trên không. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối vì vụ việc này, nhưng Mỹ đã không để ý lắm đến việc đó. Để đánh lạc hướng chú ý. Không quân Mỹ đã thông báo một máy bay ném bom Mỹ do quân đội Đài Loan sử dụng đã gặp nạn.

        Ngày 24 tháng 9 năm 1959, tại sân bay tàu lượn cách không xa Tokyo, vào thời điểm cao trào của ngày làm việc, lại có thêm một máy bay U-2 phải hạ cánh bất buộc. Các vận động viên tàu lượn khi chạy đến gần máy bay đã trông thấy một phi công được vũ trang bằng súng ngắn và từ chối mở nắp cabin. Máy bay này quay về từ chuyến bay do thám vùng Siberia. 15 phút sau, một trực thăng và một xe ôtô rú còi chở các nhân vật dân sự tới nơi. Họ huơ vũ khí đe doạ để xua đuổi những người Nhật ra xa khói chiếc máy bay.

        Dĩ nhiên là Liên Xô đã biết về các chuyến bay U-2. Và không chỉ qua báo chí nước ngoài. Các phi công U-2, khi trở về sân bay, theo quy định phải báo cáo về chuyến bay vừa thực hiện. Họ cũng phải báo cáo việc họ bị phát hiện từ mặt đất, điều này được ghi nhận bởi các thiết bị do thám trên khoang máy bay của họ. Một lần, một phi công kể rằng, anh ta cảm thấy có tiếng nổ tên lửa đâu đó quãng ba kilômét dưới máy bay của mình. Mạng lưới radar Liên Xô đã ghi nhận được đa số các hoạt động không thám có sử dụng U-2 của Mỹ. Theo lời khai của Powers, các đại diện CIA đã thực sự lo lắng về việc tờ báo "Không quân Xô-viết" (Sovietskaya Aviatsya), cơ quan ngôn luận chính thức của Không quân Liên Xô, đã đăng một loạt bài báo về “công cụ do thám xấu xa” U-2. Trong các bài báo này, người ta khẳng định các phi vụ của U-2 được thực hiện từ Wiesbaden.

        “Chúng tôi hiểu rõ rằng, bất kỳ mưu toan xâm nhập nào cũng sẽ không thể tránh khỏi trừng phạt, - Powers nhớ lại trong cuốn sách của mình "Chiến dịch "Chuyến bay xa" " - ở độ cao đó, chúng tôi không quá sợ các máy bay MiG bắn hạ, nhưng lại lo các tên lửa đất đối không, mặc dù người ta cố trấn an tôi là do tên lửa có tốc độ cao và khí quyển cực kỳ loãng nên không thể điều khiển chính xác đường bay cho tên lửa”.

        Để bảo vệ trước tên lửa không đối không phóng từ máy bay tiêm kích đánh chặn, U-2 đã được lắp thiết bị đối phó vô tuyến để gây nhiễu radar trên máy bay đối phương. Tính đến khả năng máy bay có thể bị tiêu diệt nên ghế lái đã được chuyển thành loại ghế phóng. Người ta cũng dự tính cả các trang bị cứu nạn như phao cao su thổi, quần áo, lượng dự trữ nhỏ nước và thực phẩm, la bàn, pháo hiệu, diêm, hóa chất để nhóm lứa từ củi ẩm, cũng như gói sơ cứu y tế cá nhân. Quần áo gồm bộ đồ săn mùa đông dày mà kiểu dáng của nó được Powers cho rằng mặc nó thì phi công chẳng có mấy hy vọng trà trộn được vào đám đông mà không gây nghi ngờ. Trong bộ dụng cụ còn có một chiếc tấm vải lụa có ghi những lời cầu khẩn bằng 14 thứ tiếng: “Tôi là người Mỹ, tôi không nói được thứ tiếng của các vị. Tôi cần thức ăn, nhà ở và sự giúp đỡ. Tôi sẽ không gây hại cho quý vị. Tôi không có ý đồ tội ác với nhân dân các vị. Các vị sẽ được hậu thưởng về sự giúp đỡ”. Ngoài ra, phi công còn được cấp hơn 7 ngàn rúp Liên Xô, tiền, nhẫn và đồng hồ đeo tay bằng vàng. Như vậy là người Mỹ đã tính đến cả nước dù không biết tiếng Nga, phi công Mỹ vẫn có thể thỏa thuận bằng thứ ngôn ngữ của vàng mà mọi dân tộc trên thế giới đều hiểu.

        Trước mỗi phi vụ, người ta lắp và tháo ngay khi máy bay trở về một khối thuốc nổ kích nổ 70 giây sau khi bấm nút. Người ta trù tính là trong thời gian đó, phi công sẽ kịp bấm ghế phóng hay rời khỏi máy bay bằng cách nào khác. Tuy vậy, các phi công U-2 lo rằng chắc gì CIA không thiết kế khối nổ để khi bấm nút nó sẽ nổ tức thì để sát hại luôn phi công.

        Thêm một chi tiết mới nữa xuất hiện trong trang bị của phi công U-2 là đồng đôla bằng bạc có lỗ. Có thể đeo nó như một đồ trang sức trên cổ hay trên chùm chìa khóa. Bên trong đồng đôla này là một kim găm hoàn toàn không bình thường đựng một mũi kim mảnh có một rãnh nhỏ chứa một chất màu nâu. Người ta giải thích cho phi công rằng đó là thuốc độc loại kurare (loại chất độc mà thổ dân Nam Mỹ sử dụng để tẩm vào các mũi tên). Khi chích kim, cái chết sẽ đến tức thì.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2021, 09:45:19 pm

        Chuyến bay định mệnh

        Người ta đã dự tính tiến hành hai chuyến bay xâm nhập không phận Liên Xô trong tháng 4 năm 1960. Trong chuyến bay đầu. Powers được chỉ định là phi công dự bị.

        Chuyến bay này diễn ra ngày 9 tháng 4 với cự ly bay không xa và diễn ra thuận lợi bởi vậy Powers hy vọng cả chuyến bay thứ hai do anh ta lái cũng sẽ xuôn xẻ. Thực ra, chuyến bay này chẳng giống mấy với tất cả các chuyến bay trước đó. Đó là một chuyến bay xa thực sự. Trước tiên, phải bay qua toàn bộ lãnh thổ Liên Xô, qua Dushanbe, biển Aral, Chelyabinsk, Sverdlovsk, Arkhangelsk, bán đảo Kola, Kandalaksha, Murmansk, sau đó bay về hướng căn cứ Bodo ở Nauy. Thời gian dự tính của chuyến bay kéo dài 9 giờ. Phi vụ được thực hiện từ căn cứ Peshawar (Pakistan), nơi đã có hơn 20 người được đưa tới để phục vụ cho phi vụ này. Để bảo mật, máy bay này chỉ được dưa tới Peshawar vào đêm trước chuyến bay.

        Theo kế hoạch bay, phi vụ được ấn định vào ngày thứ tư, nhưng chuyến bay đã bị đình hoãn mấy lần. Chủ nhật, ngày 1 tháng 5, Powers đã bị đánh thức lúc bình minh. Anh ta phải bay. 5 giờ 20 phút, anh ta vào buồng lái. Giờ xuất phát dự định là 6 giờ 00, nhưng lệnh cất cánh bị trì hoãn để chờ Nhà Trắng cho phép. Đó là điều. Powers khẳng định, lần đầu tiên được làm. “Thông thường, người ta nhận được lệnh phê chuẩn của tổng thống từ trước. Tôi sẽ phải bay mà không được liên lạc vô tuyến điện với mặt đất. bởi vậy ở trên không, chỉ có thể trông cậy vào máy lục phân. Tuy vậy, do tất cả các tính toán được đưa ra là dựa trên thời điểm cất cánh là 6 giờ 00 nên máy lục phân trở nên vô ích. Tôi đã nghĩ là chuyến bay sẽ bị hủy bỏ và mơ được cởi bỏ bộ quần áo đẫm mồ hôi thì lúc 6 giờ 20 phút bỗng có tín hiệu: được phép cất cánh. Tôi lập tức khởi động động cơ và cất cánh”.

        Thời tiết không tốt. Mây dăng phủ kín cả núi non, tuy nhiên đối với nhiệm vụ do thám thì điều đó chả có vấn đề gì bởi vùng núi đâu có gì đáng để quan tâm. Sau 1.5 giờ bay, tia sáng đầu tiên xuất hiện trong các đám mây. Máy bay đang ở Đông Nam biển Aral. Độ cao bay đang là tối đa có thể. Bị chệch đường bay một chút. Powers điều chỉnh lại và lập tức trông thấy cái gì đó làm anh ta lo sợ. Khá xa bên dưới máy bay, anh ta trông thấy dấu vết một máy bay phản lực siêu âm bay song song với chiếc U-2. Powers nói tiếp: “Thật kỳ lạ, nhưng còn chưa đến biên giới, tôi đã cảm thấy người ta đã đợi sẵn tôi... Mây lại dày đặc và chỉ sau ba giờ bay. mây mới bát đầu tan bớt. Cách Chelyabinsk khoảng 50 dặm thì mây tan. Trong thân máy bay, camera chụp ảnh và các máy móc dùng để ghi tín hiệu vô tuyến điện từ mặt đất vào băng từ bắt đầu làm việc. Tôi lại bay theo hướng cũ, mây đã ở phía sau, tôi hơi an tâm. Lúc đó, máy lái tự động làm việc không chính xác nên máy bay bắt đầu ngóc mũi. Tôi tắt máy lái tự động và tự lái bằng tay trong mấy phút. Sau đó, tôi lại bật máy lái tự động và tình hình lại lặp lại. Tôi buộc phải tắt hẳn máy lái tự động. Một tình huống rất khó chịu xảy ra. Tất cả phụ thuộc vào quyết định của tôi: hoặc là bay quay lại, hoặc là tiếp tục bay. Chỉ một giờ trước, chắc tôi sẽ không nghĩ đến chuyện quay về và thế là xong. Nhưng lúc này tôi đã vào sâu không phận Liên Xô 1300 dặm, bay qua tầng mây, tầm nhìn phía trước thật tuyệt vời. Tôi quyết định bay tiếp... Khi thấy một hồ nước lớn, tôi đánh dấu nó trên bản đồ. Sau đó, tôi nhìn thấy cả một tổ hợp công trình quân sự hoặc dân sự và đánh dấu nó có chú thêm “mục tiêu lớn”, để lưu ý khi viết báo cáo sau chuyến bay... Gần Sverdlovsk, tôi phải đổi hướng bay về phía Tây Bắc. Tôi đổi hướng và bay theo hướng bay mới trên vùng ngoại ô Tây Nam thành phố. Chuyến bay đã diễn ra gần bốn giờ đồng hồ. Khi thấy một sân bay không được ghi trên bản đồ, tôi đánh dấu nó lại. Đường bay của tôi đi qua đúng trên sân bay này. Tôi phải ghi lại thời gian, độ cao, tốc độ, nhiệt độ khí xả và các tham số làm việc của động cơ hiển thị trên các thiết bị. Tôi đang ghi thì bỗng có một tiếng va chạm khô khốc, máy bay đột ngột vọt về phía trước và một quầng lửa màu da cam ghê sợ sáng loà buồng lái và bầu trời. Máy bay lập tức bắt đầu rơi và tôi cảm thấy cánh và đuôi máy bay sắp văng ra đến nơi. Có thể máy bay không bị bắn trúng trực tiếp, nhưng nó đã bị hỏng do sóng xung kích và mảnh đạn... Máy bay rơi vào trạng thái bay xoắn ốc khác thường có dạng lộn ngược: mũi hướng lên trên trời, đuôi chúi xuống dưới, xuống đất. Tôi bật hệ thống cấp ôxy khẩn cấp. Bộ đồ bay tầng cao của tôi phồng lên hơi sớm (tuy nhiên lúc đó tôi chẳng cảm thấy gì): buồng lái đã bị mất độ kín. Bộ quần áo bay bó chẹt các cử động, còn trọng lực đẩy chúi tôi về phía trước, về phía mũi máy bay lôi khỏi ghế ngồi. Với tay đến các công tắc của khối nổ, tháo bỏ các tấm chắn an toàn, nhưng tôi chủ chừ, 70 giây không phải là quá nhiều... Tôi mở nắp cabin và cởi thắt lưng. Nửa thân người tôi lập tức bị ép chặt vào bảng đồng hồ, còn nửa thân kia thì lơ lửng bên ngoài. Điều đó diễn ra nhanh đến mức tôi bị đập người vào kính quan sát phía sau và nó đã biến mất vào không trung. Đó là cái cuối cùng tôi nhìn thấy vì mặt nạ lập tức bị sương phủ mờ tịt. Có cái gì đó còn níu chặt tôi với máy bay. Tôi bỗng nhớ ra: các ống dẫn ôxy. Tôi đã quên tháo chúng ra. Máy bay tiếp tục quay. Sau khi cử động mạnh đôi chân và thoát được cả người ra, có lẽ tôi đã làm đứt đôi chân vì thế mà tôi bất ngờ được tự do - thân tôi rơi và bay lượn rất nhẹ nhàng. Cảm giác thật dễ chịu và sung sướng. Đó chính là điều tôi cảm nhận vào lúc đó. Chắc chắn tôi đang ở trạng thái sốc”.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2021, 09:45:35 pm

        Dù bung ngay lập tức. Chiếc U-2 không còn người lái bay là là và hạ cánh. Chiếc máy bay rơi xuống cánh đồng mới cày, trượt bụng một quãng, sau đó thân của nó gãy gập xuống dưới. Nhiều mảnh nhỏ của thân và cánh chiếc U-2 bị vãng ra bởi vụ nổ tên lửa cũng rơi theo sau xuống đất. Các chi tiết đặt cao trên thân máy bay khi tiếp đất không bị hư hại.

        Sau khi phát hiện chiếc U-2 biến mất, CIA và Bộ Ngoại giao bắt đầu có những cuộc họp ráo riết. Người ta đã chấp thuận giả thiết máy bay bị nổ tung, phi công đã chết và không còn có chứng cứ nào về hoạt động do thám. Nhưng bỗng ngày 5 tháng 5, Liên Xô đã công bố việc chiếc máy bay quân sự Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ nước mình. Washington liền có ngay phản ứng chính thức. Cùng ngày, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ trong cuộc họp báo chính thức đã tuyên bố rằng, chiếc máy bay U-2 của Mỹ khi tiến hành nghiên cứu khí tượng ở tầng trên khí quyển gần biên giới Liên Xô-Thổ Nhĩ Kỳ, do trục trặc của hệ thống cấp ôxy của phi công nên đã bay lạc đường. Tiếp đó, trong lời tuyên bố còn nói phi công bị ngất, còn máy bay do hệ thống điều khiển tự động lái đã bay lạc vào không phận Liên Xô. Chiếc máy bay, theo cam đoan của Bộ Ngoại giao Mỹ, không thuộc về Không quân Mỹ, mà thuộc về NASA. Giả thiết lập tức được NASA xác nhận bằng cách tuyên bố máy bay bị thất lạc. Họ cũng đã đãng những số liệu “chính xác” về chuyến bay của chiếc U-2 trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, về các thiết bị đặc biệt của nó để lấy mẫu thử không khí và để thu thập số liệu bức xạ phóng xạ. Trong phần còn lại của tuyên bố, NASA lập lại những điều đã nêu trong tuyên bố trước đó của Bộ Ngoại giao.

        Hai ngày sau, tại Moskva đã diễn ra kỳ họp của Xô- viết Tối cao Liên Xô, trong đó đã đưa ra tuyên bố chính thức về việc phi công chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi vẫn còn sống và đang ở Moskva và có những bằng chứng không thể bác bỏ về tính chất gián điệp của chuyến bay này. Bị dồn vào chân tường bởi các sự kiện và bằng chứng, Bộ Ngoại giao Mỹ liền thay đổi chiến thuật và đưa ra lời tuyên bố mới, trong đó thừa nhận chiếc U-2 đã được phái vào lãnh thổ Liên Xô để thu thập các số liệu do thám quân sự, nhưng nói là giới chức Washington đã không cho phép thực hiện chuyến bay đó. Ngay trước kỳ tranh cử tổng thống, tuyên bố này là rất hấp tấp. Eisenhower đứng trước một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu thừa nhận chuyến bay được thực hiện mà ông ta không biết gì thì điều đó sẽ làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của tổng thống Mỹ và chính quyển của ông ta. Còn nếu thừa nhận tổng thống đã cho phép tiến hành chuyến bay do thám thì các cuộc đàm phán thượng đỉnh Xô-Mỹ sắp diễn ra trong mấy ngày tới có thể bị phá vỡ. Allen Dulles đề nghị được đứng ra nhận toàn bộ trách nhiệm về vụ này. Eisenhower đã bác bỏ đề xuất này và trong bài phát biểu ngày 11 tháng 5 đã thừa nhận các chuyến bay do thám của các máy bay Mỹ trên lãnh thổ Liên Xô đã được tiến hành với sự cho phép của ông ta và theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947, ông ta đã áp dụng các sắc lệnh để soạn thảo và thực hiện chương trình quan sát rộng rãi từ trên không bằng cách cho các máy bay do thám Mỹ xâm nhâp không phận Liên Xô.

        Ngày 17 tháng 8 năm 1960, tại Moskva đã bắt đầu phiên tòa, trong đó Powers đã thú nhận chuyến bay của anh ta hoàn toàn phục vụ mục đích gián điệp. Kết quả thẩm định các mảnh vụn của thiết bị chụp ảnh và thiết bị vô tuyến điện tử, cũng như các cuộn phim đã chụp và các cuộn bằng đã ghi đã khẳng định điểu đó. Tại ngày thứ ba của phiên tòa, viên phi công Mỹ đã bị tước quyền tự do 10 năm, trong đó 3 năm đầu phải ở tù.

        Một năm rưỡi sau, ngày 10 tháng 2 năm 1962, tại Berlin, anh ta đã được trao trả cho người Mỹ để đổi lấy tình báo viên Liên Xô Rudolf Abel. Ngày 2 tháng 8 năm 1977, báo chí Mỹ đã đưa tin Francis Garry Powers, cựu phi công CIA từng thực hiện chuyến bay do thám trên lãnh thổ Liên Xô, đã tử nạn trong một tai nạn trực thăng gần Los Angeles.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2021, 10:48:34 pm

        Dù bung ngay lập tức. Chiếc U-2 không còn người lái bay là là và hạ cánh. Chiếc máy bay rơi xuống cánh đồng mới cày, trượt bụng một quãng, sau đó thân của nó gãy gập xuống dưới. Nhiều mảnh nhỏ của thân và cánh chiếc U-2 bị vãng ra bởi vụ nổ tên lửa cũng rơi theo sau xuống đất. Các chi tiết đặt cao trên thân máy bay khi tiếp đất không bị hư hại.

        Sau khi phát hiện chiếc U-2 biến mất, CIA và Bộ Ngoại giao bắt đầu có những cuộc họp ráo riết. Người ta đã chấp thuận giả thiết máy bay bị nổ tung, phi công đã chết và không còn có chứng cứ nào về hoạt động do thám. Nhưng bỗng ngày 5 tháng 5, Liên Xô đã công bố việc chiếc máy bay quân sự Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ nước mình. Washington liền có ngay phản ứng chính thức. Cùng ngày, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ trong cuộc họp báo chính thức đã tuyên bố rằng, chiếc máy bay U-2 của Mỹ khi tiến hành nghiên cứu khí tượng ở tầng trên khí quyển gần biên giới Liên Xô-Thổ Nhĩ Kỳ, do trục trặc của hệ thống cấp ôxy của phi công nên đã bay lạc đường. Tiếp đó, trong lời tuyên bố còn nói phi công bị ngất, còn máy bay do hệ thống điều khiển tự động lái đã bay lạc vào không phận Liên Xô. Chiếc máy bay, theo cam đoan của Bộ Ngoại giao Mỹ, không thuộc về Không quân Mỹ, mà thuộc về NASA. Giả thiết lập tức được NASA xác nhận bằng cách tuyên bố máy bay bị thất lạc. Họ cũng đã đãng những số liệu “chính xác” về chuyến bay của chiếc U-2 trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, về các thiết bị đặc biệt của nó để lấy mẫu thử không khí và để thu thập số liệu bức xạ phóng xạ. Trong phần còn lại của tuyên bố, NASA lập lại những điều đã nêu trong tuyên bố trước đó của Bộ Ngoại giao.

        Hai ngày sau, tại Moskva đã diễn ra kỳ họp của Xô- viết Tối cao Liên Xô, trong đó đã đưa ra tuyên bố chính thức về việc phi công chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi vẫn còn sống và đang ở Moskva và có những bằng chứng không thể bác bỏ về tính chất gián điệp của chuyến bay này. Bị dồn vào chân tường bởi các sự kiện và bằng chứng, Bộ Ngoại giao Mỹ liền thay đổi chiến thuật và đưa ra lời tuyên bố mới, trong đó thừa nhận chiếc U-2 đã được phái vào lãnh thổ Liên Xô để thu thập các số liệu do thám quân sự, nhưng nói là giới chức Washington đã không cho phép thực hiện chuyến bay đó. Ngay trước kỳ tranh cử tổng thống, tuyên bố này là rất hấp tấp. Eisenhower đứng trước một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu thừa nhận chuyến bay được thực hiện mà ông ta không biết gì thì điều đó sẽ làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của tổng thống Mỹ và chính quyển của ông ta. Còn nếu thừa nhận tổng thống đã cho phép tiến hành chuyến bay do thám thì các cuộc đàm phán thượng đỉnh Xô-Mỹ sắp diễn ra trong mấy ngày tới có thể bị phá vỡ. Allen Dulles đề nghị được đứng ra nhận toàn bộ trách nhiệm về vụ này. Eisenhower đã bác bỏ đề xuất này và trong bài phát biểu ngày 11 tháng 5 đã thừa nhận các chuyến bay do thám của các máy bay Mỹ trên lãnh thổ Liên Xô đã được tiến hành với sự cho phép của ông ta và theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947, ông ta đã áp dụng các sắc lệnh để soạn thảo và thực hiện chương trình quan sát rộng rãi từ trên không bằng cách cho các máy bay do thám Mỹ xâm nhâp không phận Liên Xô.

        Ngày 17 tháng 8 năm 1960, tại Moskva đã bắt đầu phiên tòa, trong đó Powers đã thú nhận chuyến bay của anh ta hoàn toàn phục vụ mục đích gián điệp. Kết quả thẩm định các mảnh vụn của thiết bị chụp ảnh và thiết bị vô tuyến điện tử, cũng như các cuộn phim đã chụp và các cuộn bằng đã ghi đã khẳng định điểu đó. Tại ngày thứ ba của phiên tòa, viên phi công Mỹ đã bị tước quyền tự do 10 năm, trong đó 3 năm đầu phải ở tù.

        Một năm rưỡi sau, ngày 10 tháng 2 năm 1962, tại Berlin, anh ta đã được trao trả cho người Mỹ để đổi lấy tình báo viên Liên Xô Rudolf Abel. Ngày 2 tháng 8 năm 1977, báo chí Mỹ đã đưa tin Francis Garry Powers, cựu phi công CIA từng thực hiện chuyến bay do thám trên lãnh thổ Liên Xô, đã tử nạn trong một tai nạn trực thăng gần Los Angeles.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2021, 10:49:01 pm

        Điệp viên Penkovsky

        Ngày 3 tháng 5 năm 1963, tại Moskva, đã khai mạc phiên tòa xử đại tá GRU (Tổng cục Tình báo - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Liên Xô) Oleg Vladimirovich Penkovsky. Một tuần sau, tòa đã tuyên án hắn: Penkovsky đã thú nhận phạm tội phản bội tổ quốc và bị tuyên án tử hình bằng xử bắn, bị tước quân hàm, tất cả các huân huy chương, tài sản riêng bị tịch thu. Các tờ báo Pravda (Sự thật) và Izvestya (Tin tức) đã đưa tin một tên nghiện rượu, tha hóa về đạo đức, một sĩ quan đã phản bội tổ quốc mình, làm gián điệp cho CIA.

        Những người bảo trợ Penkovsky ở CIA, trái lại, đã bày tỏ sự tri ân đối với tên tay sai của họ sau khi chết. Theo họ, Penkovsky, trong những năm tháng rực rỡ nhất của đời mình, đã góp một phần quan trọng vào việc giải toả các cuộc khủng hoảng quốc tế liên quan đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

        Bất kể việc Mỹ ca ngợi vai trò bảo vệ hòa bình đặc biệt của Penkovsky thì kể cả trong thời cải tổ ở Liên Xô, cũng không có ai vội vàng công khai cảm ơn hắn về việc đã cứu vãn thế giói khỏi hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân. Thậm chí trái lại, năm 1990, KGB đã công bố danh sách các tài liệu quan trọng nhất mà Penkovsky đã chuyển cho CIA. Từ danh sách này, có thể thấy Penkovsky đã đóng vai trò không đáng kể trong việc giảm bớt căng thẳng đối đầu giữa hai siêu cường vào đầu thập niên 1960.

        Đáp lại yêu cầu thu thập và ghi nhận mọi thông tin về các kênh thông tin liên lạc của Liên Xô, của CIA về hoạt động mã thám, cơ yếu và các phương pháp của công tác nhân sự trong lĩnh vực này, Penkovsky đã mô tả đặc điểm của các hệ thống thông tin liên lạc chính phủ của Liên Xô vào đầu thập niên 1960. Thời đó có hai hệ thống như vậy. Một hệ được gọi là VCh và nối bằng cáp ngầm các phòng làm việc của các cán bộ đảng cao cấp trong Điện Kremlin với tất cả các thành phố của Liên Xô. Hệ thống kia được gọi là “Kremlievka”. Đây hoàn toàn là hệ thống điện thoại nội hạt Moskva nối với tất cả các công sở chính phủ ở thủ đô. Một phiên bản của “Kremlievka” là “Vertushka” nối trực tiếp các quan chức nhà nước cao cấp nhất với Điện Kremlin. Trên mạng “Vertushka”, điện thoại sẽ được kết nối lập tức nếu một người dùng nào đó nhấc ống nghe trên một đầu dây của nó. Không thể kết nối với hệ “Kremlievka” từ mạng điện thoại thành phố. Việc phân phối điện thoại được phép đấu với các hệ thống thông tin liên lạc chính phủ do Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cơ quan lãnh đạo của chính đảng duy nhất ở Liên Xô, phụ trách. Ngoài ra, Penkovsky còn chuyển cho Mỹ các quy tắc tổ chức liên lạc và mật mã của Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1955-1956.

        Liên Xô và Mỹ bất đồng không chỉ trong đánh giá tầm quan trọng của thông tin mà Penkovsky đã cung cấp cho phương Tây. Người ta cũng không thể có được câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi KGB đã khám phá Penkovsky như thế nào. Đó là vì trong cũng như ngay sau chiến tranh lạnh, các cuộc tranh cãi về những sự kiện và đông cơ được che giấu trong hoạt động của các cơ quan tình báo và điệp viên của họ là bản chất của cuộc chiến bí mật
không ngơi nghỉ giữa KGB và các đối thủ phương Tây của nó. Cả hai phía thường thích cắt nghĩa các sự kiện lịch sử theo cách dễ chịu cho mình.

        Năm 1990, đại diện chính thức của KGB đã ra tuyên bố, trong đó có nói rằng, chỉ ra dấu vết của tên phản bội là Charles Chisholm, người đã đến Moskva vào tháng 6 năm 1960 với cương vị bí thư thứ hai sứ quán Anh. Trước đó, KGB đã biết ông ta và vợ là những gián điệp cáo già. Hoạt động theo dõi ngoài đối với bà Chislholm đã dẫn đến Penkovsky.

        Theo một giả thiết khác, tình báo Liên Xô đã chặn thu và giải mã được một bức điện gửi đến sứ quán Mỹ ở Moskva, trong đó họ tên của Penkovsky đã được đặc biệt nhấn mạnh về việc cần cấp ngay cho hắn visa để đến hội chợ ở Seattle mùa xuân năm 1962.

        Cũng có thể Penkovsky đã bị điệp viên của Liên Xô trong NSA là Jack Edward Dunlap tố giác. Vấn đề là ở chỗ, chi có rất ít người ở ngoài CIA được tiếp cận các báo cáo của Penkovsky. Ngoài giám đốc NSA, chỉ còn có khoảng 20 người nữa của cơ quan này được tiếp xúc với chúng. Sau khi lục soát tại nhà Dunlap đã tìm thấy một số tài liệu không phải là bí mật nhất được cho là của “nguồn tin Xô-viết tin cậy”. Tác giả của chúng là Penkovsky. Và mặc dù các tài liệu này khó lòng giúp xác định được nhân thân của hắn, nhưng có lẽ chúng đã là tín hiệu cho KGB thấy đã có một tên phản bội trong giới quân sự Liên Xô.

        Còn một giả thiết nữa dựa trên phỏng đoán Penkovsky bị một điệp viên khác của Liên Xô tố giác - đó là trung tá William Henry Whelan, trường phòng cơ yếu tại Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông ta cũng được tiếp cận các tài liệu thu được từ Penkovsky và có thể giúp KGB giám đáng kể thời gian cần để lần ra Penkovsky với tư cách nghi can chính.

        Cuối cùng, nguồn tin có thể đã tố giác Penkovsky còn có thể là một điệp viên khác của KGB - Robert Lee Johnson, trung sĩ Mỹ phục vụ tại trạm quân bưu (Armed Forces Courier Station) ở sân bay Orly, cách không xa Paris. Do thông tin của Penkovsky cũng được chuyển cho giới chi huy quân sự cao cấp Mỹ ở Tây Âu nên chúng hoàn toàn có thể đã lọt vào tay Johnson. Cả trong trường hợp này thì tên họ Penkovsky cũng không bị nêu rõ ra mà chỉ được đề cập là một sĩ quan cao cấp Liên Xô. điều đó đã khiến KGB tung hết lực lượng ra để truy tìm. Việc xâm nhập của Johnson vào kho bưu phẩm bí mật của trạm quân bưu trùng với thời gian theo dõi bà Chisholm ở Moskva.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2021, 10:49:26 pm

        Tổn thất đầu tiên

        Đầu thập niên 1960, Mỹ đã không còn cơ hội sử dụng máy bay thực hiện các chuyến bay do thám trên lãnh thổ Liên Xô mà không bị trừng phạt nữa - chúng bắt đầu thường xuyên bị bắn hạ. Bởi vậy, Mỹ quyết định tiến hành do thám từ vũ trụ.

        Nhiệm vụ của các vệ tinh tình báo vô tuyến điện tử đầu tiên vốn xuất hiện chỉ vài năm sau các vệ tinh chụp ảnh và được biết đến dưới cái tên Ferret là hoạt động ở độ cao 800 kilômét trên lãnh thổ nước khác để chặn thu và ghi lại tín hiệu của các phương tiện vô tuyến điện và các đài radar, sau đó chuyển chúng cho các trạm mặt đất của nước mình để phân tích. Các tin tức này đã đem lại hình ảnh chi tiết về khả năng của các hệ thống phòng không. Chu trình thu thập thông tin nhờ các vệ tinh tình báo vô tuyến điện tử là chủ ý kích hoạt các hệ thống phòng thủ của một nước nào đó và theo dõi chặt chẽ hoạt động sau đó của các hệ thống này. Nhằm mục đích đó, thủ đoạn hay gặp nhất là phái máy bay hay tốp máy bay vào khu vực bố trí đài radar.

        Ngày 19 tháng 1 năm 1964, một vệ tinh đã được phóng lên từ căn cứ không quân Mỹ ở California. Người ta không nói gì về mục đích của vụ phóng. Tuy nhiên sau một thời gian, người ta biết rằng vệ tinh được đưa lên quỹ đạo tương tự các quỹ đạo của các vệ tinh Ferret. Ngày 28 tháng 1, tức là 9 ngày sau vụ phóng vệ tinh này, một máy bay phản lực T-39 của Không quân Mỹ đã xâm nhập vùng trời Cộng hòa Dân chủ Đức. Khi máy bay đã bay sâu vào không phận Cộng hòa Dân chủ Đức khoảng 100 kilômét, nó đã bị một máy bay tiêm kích Liên Xô bắn rơi. Cả ba thành viên tổ lái đều thiệt mạng và gây ra một cuộc đối đầu ngoại giao nghiêm trọng giữa Mỹ và Liên Xô. Mỹ gọi vụ này là “việc bắn hạ không suy nghĩ và không thể tha thứ một chiếc máy bay do nhầm lẫn đã bay qua ranh giới Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức”. Sứ quán Liên Xô tại Washington, tuy nhiên, đã từ chối tiếp nhận công hàm phản đối này của Mỹ với tuyên bố sứ quán Liên Xô có đủ mọi căn cứ để nói chuyến bay đó không phải là sai lầm. Trên cơ sở thông tin do hai bên đăng tải, đã có thể hình dung khá chính xác đường bay của chiếc T-39 sau khi xâm nhập không phận Cộng hòa Dân chủ Đức và xác định được chuyến bay bắt đầu vào lúc 13 giờ 55 phút theo giờ Greenwich và chấm dứt với việc máy bay bị diệt 7 phút sau đó. Chiếc vệ tinh đáng ngờ kia ở đâu vào lúc đó?

        Nó đang tiếp cận nhanh điểm cao ở phía tây nếu như nhìn từ vùng xâm nhập và bay về phía bắc. Khi đạt đến điểm này trên bầu trời, chiếc vệ tinh sẽ ở vị trí tối ưu để thu nhận các tín hiệu radar phát ra từ phía đông nhằm về hướng chiếc máy bay vi phạm. Nhưng điều đó đã không xảy ra bởi vì chiếc vệ tinh tới điểm tối ưu vào khoảng 14 giờ 05, còn chiếc T-39 đã bị bắn rơi khoảng 2,5 phút trước đó. Chuyến bay của vệ tinh nhanh đến nỗi vào lúc đó nó vẫn còn phải bay ngang qua dãy núi Pirene và nó mới chỉ vào vùng có thể chặn thu các tín hiệu radar cần thiết. Bởi vậy, có thể có cảm tưởng rằng, nếu như hai sự kiện này có liên quan với nhau thì chiếc máy bay cần phải bay vào vùng trời Cộng hòa Dân chủ Đức muộn hơn một chút và tất cả đã diễn ra do sự ngẫu nhiên thuần túy.

        Mỹ đoán chắc là Liên Xô không biết gì về vai trò của chiếc vệ tinh kia. Sau khi đi đến kết luận đó, Mỹ vẫn tính tới khả năng sử dụng lại nó. Và ngày 10 tháng 3, đã xuất hiện một tin chấn động về việc thêm một máy bay nữa của Không quân Mỹ, lần này là máy bay do thám hai động cơ RB-66 đã xâm nhập không phận Cộng hòa Dân chủ Đức chỉ cách địa điểm xâm nhập trước đó khoảng 100 dặm về phía bắc và cũng gần như đúng vào thời gian đó, chí có điều nó bị bắn rơi còn sớm hơn. Ba thành viên tổ lái đã nhảy dù xuống đất an toàn.

        Năm tháng trôi qua và hai vụ việc diễn ra cách nhau không lâu này có thể có vẻ như ngẫu nhiên. Trước đó chưa từng có chuyện tương tự và nhiều năm sau cũng không xảy ra chuyện giống thế. Cái mốt sử dụng mấy chiêu bài “lỗi dẫn đường” và “hỏng thiết bị” đã qua rồi. Mọi chuyện vẫn như thế cho đến cái đêm định mệnh 31 tháng 8, rạng sáng 1 tháng 9 năm 1983, khi chiếc máy bay Boeing 747 của hãng hàng không Hàn Quốc (KAL) đã bay lệch khá xa đường bay của mình và bị bắn rơi trên không phận Liên Xô ở khu vực tập trung nhiều lực lượng quân sự. Nhưng chúng tôi sẽ kể về nó sau này.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2021, 10:50:25 pm

        Montevideo

        Một trong những trách nhiệm chính của CIA kể từ khi NSA được thành lập là hỗ trợ cơ quan này khám phá các loại mật mã nước ngoài. Với mục đích đó, các trung tâm CIA ở nước ngoài đã được bổ sung thêm các nhóm chuyên gia đặc biệt của NSA, những người với sự trợ giúp của các máy móc tối tân tiến hành dò tìm các tần số vô tuyến mà các sứ quán nước ngoài dùng để liên lạc với các thủ đô của mình. Những công điện hỏa tốc mã hóa chặn thu được, được ghi vào băng từ và chuyển về NSA để giải mã.

        Tuy nhiên, sự giúp đỡ của CIA cho NSA không chỉ dừng ở việc cung cấp “bình phong" các trung tâm tình báo của mình ở nước ngoài cho việc triển khai các phương tiện chặn thu. Trong cơ cấu Cục Hoạt động của C1A, vốn có nhiệm vụ bí mật thu thập tin tức tình báo trên toàn thế giới còn có Phòng “D”. Phòng này điều phối các hoạt động trong lĩnh vực tiến hành tình báo vô tuyến điện tử  trong khuôn khổ CIA. Trong các nhiệm vụ của Phòng “D” có việc bảo đảm hỗ trợ hiệu quả cho việc vạch kế hoạch và tiến hành các chiến dịch nhằm tuyển mộ các nhân viên cơ yếu hoặc bí mật lắp đặt các thiết bị kỹ thuật cho phép giải mã các điện mật mã chặn thu được. Phòng “D” nằm trong số những phòng bí mật nhất của Cục Hoạt động.

        Dưới đây là lời kể về một chiến dịch của Phòng “D” trong cuốn hồi ký của một người trực tiếp tham gia chiến dịch này, cựu nhân viên CIA Philip Burnett Franklin Agee:

        "Ngày 25 tháng 2 năm I960, Montevideo. Chiến dịch kỹ thuật nhỏ nhằm khám phá các mật mã của sứ quán Cộng hòa Arập Thống nhất bắt đầu chiếm đa phần thời gian làm việc của tôi. Hai chuyên gia kỹ thuật đến từ Phòng “D” là Donald Schroeder và Elvin Benefield đã ở đây hơn một tuần lễ để xây dựng các kế hoạch cho chiến dịch kỹ thuật, còn tôi thì phải chở họ đi hết cửa hàng này đến cửa hàng khác để mua đủ loại keo dán đặc biệt, băng ngụy trang và đủ thứ khó kiếm nữa. Cuối năm ngoái, một người trong số họ đã đến đây một thời gian ngắn và theo yêu cầu của anh ta, tôi đã phái một thanh tra công ty điện lực là điệp viên của chúng tôi đến sứ quán Ai Cập để tiến hành nghiên cứu các căn phòng và phòng làm việc ở đó. Kết quả của chuyến thăm này là bây giờ chúng tôi không hề còn thắc mắc gì về vị trí của phòng cơ yếu - nó nằm ngay trên văn phòng của Frank Stuart, giám đốc chi nhánh Cơ quan Phát triển Ọuốc tế Mỹ tại Uruguay.

        Một thời gian trước, Stuart đã được lãnh đạo của mình ở Washington chi thị phải hết sức hỗ trợ các nhân viên của trung tâm tình báo Mỹ ở Montevideo, mặc dù rõ ràng ông ta không biết người ta làm gì trong vụ này. Ông ta đơn giản chỉ lo để một thiết bị nặng nề nào đó khỏi đổ sập từ trần nhà xuống bàn mình qua lớp cách âm của văn phòng ông. Tôi yêu cầu ông ta đưa các chìa khóa các phòng làm việc và thỏa thuận để ông ta phái người bảo vệ đi đâu đó vào chiều tối hôm đó khi mấy ngày nữa chúng tôi sẽ đến để lắp đặt các máy móc của mình.

        Thiết bị gồm có hai micro tiếp xúc đặc biệt (thu những rung động trực tiếp chứ không phải những rung động không khí như các micro thường), được nối với các máy phát vô tuyến điện mini chạy bằng acquy. Các chuyên gia kỹ thuật gắn thiết bị vào trần nhà cho thật gần vị trí chiếc bàn của nhân viên cơ yếu sứ quán Ai Cập. Từ văn phòng của tôi trong sứ quán và văn phòng của chi nhánh Cơ quan Phát triển Quốc tế, chúng tôi sẽ ghi các tín hiệu dao động mà các micro tiếp xúc ghi được và được các máy phát truyền đi.

        Sứ quán Cộng hòa Arập Thống nhất sử dụng máy mã xách tay chế tạo tại Thuỵ Sĩ, giống như sự kết hợp giữa máy chữ và máy đếm. Trong máy có rất nhiều những chiếc đĩa được đặt đặc biệt 2-3 tháng một lần. Để mã hóa một báo cáo mật, nhân viên cơ yếu đánh máy bản rõ của báo cáo trên máy này thành các nhóm 5 chữ cái. Mỗi khi đánh xong một nhóm 5 chữ cái, anh ta lại bấm tay gạt làm chuyển động các đĩa. Khi các đĩa dừng lại, những chữ cái bị đảo lộn xuất hiện và trở thành một nhóm mã hóa gồm 5 chữ cái. Khi toàn bộ điện văn được đánh hết bằng cách đó, tập hợp các nhóm chữ cái thu được sẽ là báo cáo mã hóa và được truyền về Cairô bằng điện báo thương mại.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2021, 10:50:57 pm

        NSA không thể “bẻ khóa” hệ mã này về mặt toán học, tuy nhiên có một cách giải mã hiệu quả: nhờ các thiết bị nhạy cảm có thể ghi nhận những dao động của máy mã vào lúc các đĩa tự quay kêu khi dừng. Băng ghi dao động được xử lý trên các máy điện tử để cho thấy vị trí của các đĩa khi tiến hành mã hóa điện văn. Vị trí tìm ra của các đĩa được nạp vào một máy tương tự, sau đó người ta nạp vào nó điện văn chặn thu được trên máy điện báo và máy sẽ cho văn bản giải mã của báo cáo đã mã hóa. Mặc dù, hãng Thuỵ Sĩ khi bán các máy mã đó đã nhấn mạnh chí được sử dụng máy trong các buồng cách âm trang bị đặc biệt có các bàn bọc cao su xốp, nhưng chúng tôi hy vọng trong trường hợp cụ thể này, nhân viên cơ yếu sẽ không thận trọng và không chấp hành các chỉ dẫn đó. Nếu như chúng tôi tìm ra được vị trí các đĩa trong khi đánh máy báo cáo trên máy mã này ở đây, ở Montevideo này thì NSA sẽ có khả năng đọc nội dung điện tín liên lạc không chỉ của Cộng hòa Arập Thống nhất ở Montevideo mà cả nhiều sứ quán Ai Cập khác, kể cả ở Moskva và London. Do đó đại bản doanh đã đẩy nhanh chiến dịch này. Nếu thủ đoạn này thành công, chúng tôi sẽ ghi được rung động của máy mã mỗi lần khi các đĩa bị thay đổi vị trí. Khi biết nội dung điện tín liên lạc mật của Cộng hòa Arập Thống nhất thì các chính trị gia ở Washington sẽ có thể tiên đoán những bước ngoại giao, quân sự có thể của Cộng hòa Arập Thống nhất, cũng như biết chính xác phản ứng của nước này đối với các sáng kiến của Mỹ.

        Một vài ngày sau, toàn bộ trang bị kỹ thuật của các chuyên gia chúng tôi sẽ sẵn sàng. Chúng tôi sẽ hành động theo kế hoạch sau: gần 9 giờ tối. chúng tôi sẽ đi trên một xe ôtô theo phố Paraguay và đi vào căn phòng của chi nhánh Cơ quan Phát triển Quốc tế tại Uruguay qua cửa chính mở bằng chìa khóa do Stuart đưa cho chúng tôi. Sau khi kiểm tra, tôi sẽ để xe ở gần để phòng khi phải khấn cấp rút nhanh khỏi tòa nhà và khu vực này. Trong khi các kỹ thuật viên lắp đặt thiết bị, tôi sẽ quay về văn phòng mình ở sứ quán của chúng tôi và sẽ quan sát từ cửa sổ các cửa ra vào sứ quán Ai Cập và khu nhà chi nhánh Cơ quan Phát triển Quốc tế. Liên lạc giữa chúng tối duy trì bằng máy bộ đàm cầm tay. Độ mạo hiểm của chiến dịch này không lớn, mà kết quả thì lại lớn.

        Ngàv 1 tháng 3 năm 1966, Montevideo. Việc lắp đặt các phương tiện kỹ thuật bên dưới sàn của phòng cơ yếu sứ quán Ai Cập từ phía trần phòng ở dưới mất gần như cả đêm. Không được để thiết bị rơi xuống bàn của Stuart. Bới vậy, các kỹ thuật viên không tiếc thời gian và đã làm tất cả rất chắc chắn. Chúng tôi đã tiến hành ghi rung động của máy mã, còn sau khi kiểm tra chúng tại trung tâm thông tin liên lạc của chúng tôi, các kỹ thuật viên tin rằng, máy sẽ hoạt động bình thường. Chúng tôi đã giri các băng ghi theo đường bưu điện ngoại giao về đại bản doanh để chuyển cho NSA và nhanh chóng biết được kết quả. Các micro có độ nhạy tuyệt vời và ghi nhận được mọi rung động trong tòa nhà 12 tầng này: tiếng cọt kẹt của các cấu kiện tòa nhà, tiếng ồn của nước chảy trong toalet, chuyển động của thang máy.

        Ngày 12 tháng 3 năm 1966, Montevideo. Bản doanh thông báo rằng, nhờ các băng ghi của chúng tôi, NSA đã xác định được vị trí các đĩa trên máy mã của sứ quán Ai Cập. Chúng tôi sẽ để tất cả các thiết bị tại chỗ, còn khi người Ai Cập thay đổi vị trí các đĩa, tôi sẽ ghi tại văn phòng của mình mấy băng ghi rung động khi nhân viên cơ yếu Ai Cập làm việc và gửi chúng theo đường bưu diện ngoại giao về bản doanh.

        Cuối cùng tôi đã thoát khỏi hai người bạn của Phòng “D”. Một người đi châu Phi để tiến hành một chiến dịch tương tự đối với phái bộ ngoại giao mới mở của nước Trung Hoa cộng sản, còn người kia đến Mêhicô để chuẩn bị trong một thời gian chiến dịch nhằm khám phá hệ thống mật mã mà người Pháp sử dụng...”


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2021, 10:51:52 pm

        Dự án Jennifer

        Ngày 22 tháng 10 năm 1970, một lá thư nặc danh được gửi cho Tuỳ viên Hải quân Liên Xô ở Mỹ:

        “Tháng 3 năm 1968, tại Thái Bình Dương đã có một tàu ngầm Liên Xô bị đắm. CIA đang sử dụng một tàu quét lôi rời Honolulu ngày 17 tháng 10 để tìm kiếm tàu ngầm này và đầu tháng 11, tàu này sẽ có mặt tại điểm: 400 VT Bắc và 1800 Kinh Đông.

        Người thiện chí”

        Theo chức trách, vị Tuỳ viên Hải quân Xô-viết đã biết về thảm kịch này. Nhưng ông cũng biết tin tức về vụ này được giữ bí mật. Không một tờ báo Liên Xô nào đưa tin về sự cố đặc biệt này cả vào năm 1968 hay sau đó. Thậm chí thân nhân các chiến sĩ tàu ngầm hy sinh cũng chỉ nhận được giấy báo tử trong đó nói: “Xác nhận đã chết”. Thế mà bí mật về vụ đắm tàu ngầm lại đột nhiên bị lôi ra ánh sáng và lôi nó lên từ đáy biển sâu không phải ai khác mà chính là CIA.

        Cũng trong ngày đó, một bức điện khẩn của đại sứ Liên Xô ở Mỹ đã đến Moskva. Nó gây ra sự kinh hoàng ở Thủ đô Liên Xô. Tư lệnh Hải quân Liên Xô đã dựng dậy cả Bộ Tham mưu của mình. Mấy chục người khẩn cấp chuẩn bị hồ sơ bảng biểu cho các báo cáo của Tư lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng và Chính phủ.

        Khi Tư lệnh Hải quân báo cáo xong, Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô đã hạ lệnh lập tức kiểm tra các tin tức về hoạt động của C1A ở khu vực mà “người thiện chí” nêu ra. Cuộc kiểm tra cho thấy, quá thật từ ngày 12-18 tháng 11 ở vị trí có toạ độ nêu trong lá thư nặc danh một máy khoan tự hành của Mỹ đã tiến hành nối ghép và thả các đường ống xuống độ sâu 5 kilômét. Khác với các công việc khoan thông thường vốn luôn được báo trước, hoạt động của tàu được che giấu kỹ lưỡng. Những tin tức thu được cho phép đoán rằng, người Mỹ đang mưu đồ một vụ ồn ào nào đó xung quanh chiếc tàu ngẩm Xô-viết bị đắm hơn 2 năm trước. Hơn nữa, người Mỹ cũng đã phát hiện ra cơ hội kiếm chác một quả lớn trước khi Liên Xô nhận thức được bản thân việc mất chiếc tàu ngầm. Điều đó đã xảy ra trong bối cảnh sau:

        Ngày 12 tháng 3 năm 1968, chiếc tàu ngầm lớp K- 129 có số hiệu 574 (PL-574) rời căn cứ ở Viễn Đông. Ngày 25 tháng 2 nó đã không đáp lại bức điện vô tuyến kiểm tra do Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương gửi cho tàu để kiểm tra kênh liên lạc. Điều đó chưa phải là cơ sở để phỏng đoán kết cục bi thảm của chuyến ra khơi -  liệu có nguyên nhân gì ngăn cản thuyền trưởng tàu PL- 574 bắt liên lạc. Tuy vậy, khi mà 10 ngày sau vẫn chưa thấy tàu báo cáo về việc chiếm lĩnh khu vực tuần tra chiến đấu thì một lực lượng tìm cứu của hạm đội đã lên đường tới vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Ngay từ đầu, các hoạt động của lực lượng này đã bị Mỹ theo dõi sát sao. Và đây là nguyên nhân.

        Một đêm vắng lặng cuối tháng 2 năm 1968, chiếc vệ tinh do thám của Mỹ đã ghi nhận được một quầng sáng chói trên mặt Thái Bình Dương cách đảo Guam vài trăm kilômét về phía Tây Bắc. Sau khi phân tích các dữ liệu về di chuyển của tàu bè trong vùng này, các nhà phân tích Hải quân Mỹ và CIA kết luận ở đó đã diễn ra một tai nạn - vụ nổ trên một tàu ngầm nước ngoài đang nổi. Mấy tuần sau, giả thiết này đã được khẳng định. Các tàu Liên Xô đã triển khai một chiến dịch tìm kiếm lớn trong khu vực ở gần vị trí xảy ra sự cố. Việc chặn thu liên lạc vô tuyến điện giữa các máy bay và tàu tìm kiếm đã làm lãnh đạo CIA tin chắc Mỹ đang nắm được một bí mật tầm cỡ chiến lược - đó là toạ độ chính xác nơi chiếc tàu ngầm Liên Xô gặp nạn. Theo số liệu của Mỹ, đây là một chiếc tàu ngầm điện - diesel được trang bị các ngư lôi và tên lửa đường đạn hạt nhân.

        Sau khi các hoạt động tìm cứu của Hải quân Liên Xô được giảm bớt, sau đó là chấm dứt hoàn toàn, Hải quân Mỹ đã cử đến khu vực dự kiến tàu ngầm Liên Xô gặp nạn một tàu tìm kiếm siêu hiện đại và siêu mật. Tàu này vào cuối tháng tìm kiếm thứ hai đã phát hiện và chụp cẩn thận chiếc tàu ngầm Liên Xô bị đắm.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2021, 03:50:36 pm

        Vấn đề trục vớt lên mặt nước chiếc tàu ngầm Liên Xô đã được bàn bạc ở cấp cao nhất Bộ Chi huy Hải quân Mỹ. Vấn đề đó thật đáng bực cho người Mỹ lại không thuần túy thuộc về phương diện kỹ thuật. Phía Liên Xô sẽ phản ứng thế nào với việc này? Nói gì thì nói thì hành động đó là hành động kẻ cướp: không được nước chủ con tàu cho phép, hơn nữa lại bí mật lấy tài sản của họ. Tuy vậy, ở Liên Xô, người ta lại im lặng về việc tàu ngầm đắm và cũng không áp dụng biện pháp nào để trục vớt nó.

        Trước đó, trong bảng thành tích của CIA đã có không ít những chiến dịch thành công nên giám đốc CIA Richard Helms vững dạ hơn và buộc chính phủ Mỹ phải lắng nghe giọng nói của cơ quan tình báo này. Các quan chức cao cấp ở Mỹ vẫn cực kỳ thỏa mãn với số lượng và chất lượng tin tức mà Penkovsky thu thập được. Hắn thực hiện các nhiệm vụ của CIA với sự tận tuy và chuyên cần đến nỗi tại một cuộc gặp bí mật, hắn thậm chí còn nhắc các sĩ quan tình báo chỉ đạo keo kiệt của CIA về việc phải trả công xứng đáng cho hoạt động gián điệp của hắn: “Tôi muốn có tiền cho việc tôi làm. Tôi không cần những của bố thí. Tôi đâu có nói với các ông - đây là một quả tên lửa, còn đây là quả khác, đây là một mật mã, còn đây là cái gì đó nữa. Tôi đã đưa cho các ông tất cả”. Sự thật về vụ bại lộ chiến dịch đường ngầm nghe lén của CIA ở Berlin dư luận Mỹ vẫn còn chưa biết đến. Hơn nữa, kể cả giám đốc của cơ quan tình báo hùng mạnh lúc đó dang ở đầu thời kỳ tột đỉnh về sức mạnh và ảnh hưởng của mình cũng thấy ý tưởng lấy trộm chiếc tàu ngầm Liên Xô là thô bạo. Một trong các vị phó của Helmes nhớ lại khi ông ta trình bày các đề xuất của mình về vấn đề này với Helms. Ồng này chút nữa ném ông ta ra ngoài cửa sổ. sau đó thì nói ông ta bị điên. Khi hơi dịu lại. Helms nói cần bàn bạc ý tưởng này trước hết là với Tổng thống và chỉ khi được ông ấy đồng ý thì mới bắt tay vào thực hiện. Tổng thống Mỹ Nixon không đứng vững trước sự cám dỗ và sức lôi cuốn cá nhân của vị giám đốc CIA nên đã “tán thành” cho tiến hành chiến dịch.

        Vậy Hải quân Mỹ và CIA quan tâm đến điều gì ở chiếc tàu ngầm mới? Trước hết - đó là khoang cơ yếu của nó. Vào khoảng giao thời những năm 1960 và 1970. CIA đã đặt ra mục tiêu xâm nhập vào cơ quan cơ mật nhất của quân đội Liên Xô - cơ quan liên lạc cơ yếu. Nói bằng ngôn ngữ của ngành tình báo vô tuyến điện tử, người ta đã chuẩn bị “bẻ khóa” các mật mã liên lạc vô tuyến điện, cụ thể là của kênh liên lạc “bờ - tàu ngầm”. Lấy được chiếc tàu ngầm Liên xô - có nghĩa là giải quyết nhanh hơn nhiệm vụ nan giải này. Thế là nảy sinh ý tưởng: trục vớt chiếc tàu ngầm từ đáy đại dương, lấy các hệ mật mã của nó và đọc toàn bộ các bức điện mật mã chặn thu được từ trước.

        “Nhưng ăn nhằm gì chứ? - độc giả sẽ phản đối. - Chiếc tàu ngầm khi đó đã đắm. Cứ việc nhai lại những thông tin chặn thu đã lạc hậu, có gì ghê gớm lắm đâu. Bởi lẽ các mật mã chắc là được thay đổi hàng năm”.

        Nhưng người Mỹ là thứ người thực dụng, không muốn tiêu tiền vô ích. Bản chất ý tưởng này là sau khi xác định được các nguyên tắc chính thiết kế các mật mã của cuối thập niên 1960 và đối chiếu chúng với những số liệu chặn thu của thập niên 1970, tiến hành dùng máy tính tìm kiếm xu hướng thiết kế mặt mã mới. Đọc nội dung các bức điện mật mã chặn thu được theo kênh liên lạc “bờ - tàu ngầm” của thập niên 1960 không kém quan trọng, nhưng điều chủ yếu là cố giải mã các bức điện mật liên lạc hiện thời.

        Để tạo vỏ bọc cho chiến dịch. CIA đã quyết định sử dụng một trong những tỷ phú Mỹ ngông cuồng Howard Hughes. Hughes là người quan tâm đến việc khai thác khoáng sản từ đáy đại dương. Vì thế mà việc ông ta cho đóng một con tàu đặc biệt để nghiên cứu dưới nước không khiến người khác để ý. Hughes nhiệt tình thực hiện dự án. Ông ta mát lòng mát dạ với đề nghị này nên thậm chí còn chấp nhận một khoản thù lao nhỏ cho công lao của mình.

        Trong khi việc đóng và thử nghiệm con tàu cướp biển mới đang được tiến hành. CIA đã tích cực sử dụng vô số các kênh của mình để tung tin giả. Đáng lưu ý là chiến dịch tung tin giả quy mô lớn này đã là cú hích cho việc đẩy mạnh phát triển của một loạt các hướng nghiên cứu và kinh doanh liên quan đến việc khai thác khoáng sản từ đáy biển.

        Năm 1972, chiếc tàu Glomar Explorer đã được hạ thủy và thực hiện chuyến đi biển đầu tiên. Để ngụy trang chức năng thật của tàu và đánh lạc hướng chú ý của dư luận dễ gây ra ngờ vực với bất kỳ giả thiết chính thức nào thì thủy thủ đoàn của tàu đã thực sự làm việc tìm kiếm khoáng sản ngoài đại dương trong một thời gian.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2021, 03:50:51 pm

        Ngày 20 tháng 6 năm 1974, Glomar Explorer kéo theo một chiếc xà lan đã ra khơi để tiến hành chiến dịch trục vớt chiếc tàu ngầm Liên Xô FL-574 từ đáy biển. Chiếc dịch có mật danh là “Dự án Jennifer” (Project Jennifer). Thủy thủ đoàn chủ yếu là các cựu thủy binh đã quen thuộc với kết cấu tàu ngầm và biết giữ mồm, giữ miệng. Thật là ngạc nhiên với các thủy thủ là trước khi ra khơi khi họ đã phải học một loạt bài học về các phương pháp đo phóng xạ và cấu trúc tàu ngầm diesel. Họ còn thấy khó hiểu hơn khi bắt đầu được dạy kiến thức tiếng Nga cơ bản và dịch các dòng chữ tiếng Nga sang tiếng Anh kiểu như: “Buồng nhân viên cơ yếu”, “Cẩn thận, nguy hiểm phóng xạ!” Sự bối rối đã biến thành sợ hãi khi mà vào cuối khóa học, một chuyên gia luật giải thích cho thủy thủ đoàn nội dung Công ước Geneva về tù binh và những hành động đúng đắn về luật pháp mà thủy thủ đoàn phải làm khi bị một chiến hạm nước ngoài tấn công. Dù sao thì người ta cũng đã trấn an được các thủy thủ bằng cách nói cho họ biết họ có nhiệm vụ khử độc cho một tàu ngầm Liên Xô bị đắm chở trên boong các tên lửa hạt nhân nhằm vào bờ biển phía Tây nước Mỹ và bất cứ lúc nào cũng có thể quét sạch San Francisco và Los Angeles khỏi mặt đất. Thủy thủ đoàn của chiếc tàu ăn cướp này đã ký cam kết không tiết lộ bí mật và chuẩn bị ra khơi.

        Đến giữa tháng 7, Glomar Explorer đã ở vị trí chiếc tàu ngầm bị đắm. Việc trục vớt bắt đầu. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện chiến dịch đã xảy ra điều ngoài dự kiến: thân tàu ngầm bị gãy theo đường nứt ở phần sau của khoang trung tâm. Nghĩ rằng đã đạt được mục tiêu chính - thu lấy khoang chỉ huy thứ hai trong đó có buồng vô tuyến điện và buồng cơ yếu, - nên tàu Glomar Explorer đã mang theo chiến lợi phẩm lên đường về Honolulu.

        Khi nghiên cứu phần tàu PL-574 trục vớt được từ đáy biển, người Mỹ té ngửa ra khi không thấy các quyển mã trong đó. Nguyên nhân hoàn toàn bất ngờ. Vấn đề là thuyền trưởng tàu PL-574, đại tá hải quân Vladimir Ivanovich Kobzar là một người cao lớn, trong khi các buồng trên các tàu ngầm lại được thiết kế cho người tầm thước, nên Kobzar buộc phải ngủ trên một chiếc đi-văng bằng cách co người và chân lại. Cuối cùng, ông không chịu nổi nên khi tiến hành đại tu tàu, ông đã thỏa thuận với các kỹ sư và bồi dưỡng một ít cho các thợ vỏ tàu để di chuyển buồng cơ yếu vào khoang tên lửa ở đuôi tàu và như vậy đã làm cho buồng ngủ của thuyền trưởng rộng ra.

        Hành động tự tiện của các thợ sửa chữa tàu Liên Xô đã buộc CIA phải trục vớt cả phần đuôi của tàu ngầm PL- 574. Giám đốc mới của CIA William Colby đã đề nghị Tổng thống Mỹ cho phép tiếp tục công việc của “Dự án Jennifer”. Động cơ của việc này vẫn như cũ. Colby cho rằng, Liên Xô vì muốn giảm căng thẳng quốc tế sẽ không biến vụ tàu ngầm thành một vấn đề bất đồng. Nhưng ở đây một lần nữa, sự ngẫu nhiên vĩ đại lại can thiệp vào.

        Nhóm gangster Los Angeles đã nhận được thông tin chỉ điểm: trong két sắt trong văn phòng của tỷ phú Howard Hughes có các tài liệu mà có được chúng sẽ kiếm được khối tiền. Một đêm tối trời tháng 7 năm 1975, bọn cướp bắt đầu chiến dịch đột nhập vào văn phòng. Nhưng kẻ chỉ điểm vụ lợi đã cung cấp thông tin này cho cả một băng nhóm đối địch. Thế là bên cạnh chiếc két mở toang đã nổ ra một cuộc ác chiến cho đến khi nó bị cánh sát ập đến cắt ngang. Đi cùng đến hiện trường cùng cảnh sát còn có các phóng viên. Lợi dụng ưu thế đông người, họ đã đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đã gạt băng tất cả - cả người bảo vệ lẫn tài liệu. Điều bí mật với mọi chi tiết thầm kín đã bị lộ toẹt.

        Khi vụ xì-căng-đan bùng lên, tất cả những kẻ cổ vũ cho “Dự án Jennifer” đều rút vội khỏi sân khâu. Tổng thống Nixon thất cử do vụ Watergate đã buộc phải về vườn giám đốc CIA Colby bị miễn nhiệm, còn nhà tỷ phú Howard Hughes bất ngờ chết vì bệnh cúm vớ vẩn. Riêng con tàu Glomar Explorer lại một lần nữa làm người ta biết đến khi lại cướp bóc đối với một hãng Mỹ nào đó đã mua của chính quyền bang California quyền trục vớt từ đáy biển một con tàu Tây Ban Nha chở vàng thỏi. Trong khi hãng này còn chậm rãi tiến hành công việc chuẩn bị thì tàu Glomar Explorer đã sử dụng gầu ngoạm khổng lồ của mình để moi sạch vào ban đêm chiếc tàu Tây Ban Nha cùng mọi thứ nó chở và biến mất. CIA đã phải doạ dẫm hãng bị hại để hãng này không tính chuyện kiện ra tòa.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2021, 03:53:36 pm

        Từ cửa sổ toalet ở Varsava

        Thất bại với “Dự án Jennifer” không hề làm nguội đi sự hăng hái của CIA, cuộc săn tìm mật mã của Liên Xô vẫn tiếp tục. Tuy vậy, lần này địa điểm tiến hành mà CIA chọn là Moskva.

        Vào một ngày tháng 5 năm 1980, tại Moskva, nhân viên 33 tuổi của Tổng cục 8 - KGB Viktor Sheimov cùng vợ là Olga và đứa con gái nhỏ Elena đã biến mất không dấu vết. Tại KGB, người ta cho rằng, nguyên nhân cả gia đình này sự biến mất chỉ có thể là do một tội ác hình sự dã man. Trên thực tế, gia đình Sheimov đã chạy từ Moskva sang Washington, điều đó phải 10 năm sau người ta mới biết.

        Sheimov chạy trốn cùng vợ, kẻ được biết mọi kế hoạch của hắn, và đứa con gái Elena ra khỏi nhà ra vẻ đi đến nhà nghỉ. Tuy nhiên, thay cho chuyến đi ra ngoại ô, gia đình Sheimov lại đi vào trung tâm Moskva. Tại một vườn hoa nhỏ ở đó, đôi vợ chồng đổi bộ đồ thể thao dễ thấy bằng áo khoác dài quen thuộc, còn đứa bé Elena thì mặc đồ bé trai. Cả gia đình phản bội này đi tàu hỏa đến Uzhgorod. Chờ họ trong một cái vườn nhỏ gần ga xe lửa là một người Ba Lan nhanh nhẹn mà buôn lậu lặt vặt chỉ là vỏ bọc để hắn làm việc cho CIA. Nhờ mấy bao thuốc lá, một cuốn tạp chí khiêu dâm, vài đô la và mấy thứ linh tinh khác, lính biên phòng Liên Xô đã cho bọn chạy trốn đi qua. Không hề có vấn đề gì với lính biên phòng ở phía Tiệp Khắc. Tiếp đó là thành phố Viên ngày chủ nhật, chuyến bay đến New York, chiếc máy bay hai động cơ đến Washington...

        Sheimov bắt đầu tìm cách chạy trốn sang phương Tây cả một năm trời trước chuyến chạy trốn ly kỳ khỏi Moskva, gây chấn động “bởi sự ngu ngốc, phi logic và vô đạo đức ” của hệ thống Xô-viết, điều mà gã đã nói trong cuốn sách xuất bản năm 1993 ở Mỹ với tiêu đề “Chiếc tháp của những bí mật’’. Tưởng chừng như Sheimov không hề có chút hy vọng chạy trốn thành công. Là người được tiếp cận các bí mật của đơn vị liên lạc cơ yếu của KGB, thiếu tá Sheimov luôn nằm dưới sự theo dõi sát sao. Còn chuyện ra nước ngoài với gia đình thì đừng có nói đến. Bởi vậy, để khởi đầu. Sheimov quyết định liên hệ thẳng với người Mỹ sau khi cho họ biết hắn là ai, có giá trị gì đối với CIA. Nhưng ở Moskva, hắn không thể làm gì được, bởi vậy lần tiếp xúc đầu tiên đã diễn ra ở Varsava. Tại đó, trong một rạp chiếu phim, Viktor đã lấy cớ cảm thấy khó ở và chạy vào toalet, để nhân viên của trung tâm tình báo KGB ở Ba Lan đi tháp tùng hắn không rời ngồi lại trong phòng chiếu. Sau khi chui khỏi toalet qua cửa sổ, Sheimov đi taxi đến sứ quán Mỹ. Hắn kịp thương lượng với trưởng trung tâm CIA, hẹn gặp ở Moskva, thỏa thuận quy ước liên lạc và quay về rạp chiếu phim trước khi buổi chiếu kết thúc. Anh đồng nghiệp của Viktor không hề nhận thấy điều gì khả nghi trong hành động của Sheimov.

        Sau khi quay về Moskva, Sheimov bắt đầu làm việc ngay tắp lự. Thỉnh thoảng, hắn lại rời căn hộ của mình đi gặp các liên lạc viên trên các con đường đông người ở thù đô Moskva. Người Mỹ ngạc nhiên với cách chọn địa điểm này nhưng họ phải nhường nhịn gã điệp viên quý giá của mình với câu nói: “Thôi thì nói cho cùng chính anh ta đang mạo hiểm với cần cổ của mình cơ mà”.

        Điều kiện để Sheimov giao cho CIA những bí mật liên lạc cơ yếu mà hắn biết là phải đưa sang Mỹ và cấp quốc tịch Mỹ cho gia đình hắn. Về khoản tiền người Mỹ trả cho hoạt động gián điệp của mình, Sheimov không hề nói đến trong cuốn “Chiếc tháp của những bí mật”. Tuy vậy, ta phải hiểu rằng chỉ mỗi cái quyền tự hào được gọi mình là công dân đầy đủ của một nước dù đó là nước Mỹ giàu có cũng là không đủ cho hạnh phúc gia đình.

        Còn đây là nhận xét về cựu nhân viên Sheimov của mình mà Tổng cục trưởng Tống cục 8, KGB N.N Andreyev nêu ra trong buổi phóng vấn báo chí 10 năm sau khi hắn chạy trốn sang phương Tây: “Trong các sách báo về Sheimov có nói hắn đã có đóng góp lớn cho tình báo vô tuyến điện tử của Mỹ; hắn được tiếp cận những bí mật quan trọng nhất của KGB và thậm chí đã tham gia soạn thảo báo cáo cho Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhưng ở đây không phải tất cả đều đúng sự thật. Cần phải phân biệt rõ thật giả. Một là không một nhân viên thường nào nắm được toàn bộ thông tin của chúng tôi. Mà Sheimov chính là một nhân viên thường, chỉ được tiếp cận một phạm vi tài liệu công vụ rất hạn chế. Một thời gian ngắn, hắn làm công tác bảo dưỡng phương tiện kỹ thuật cơ yếu, còn sau đó bị điều sang đơn vị làm nhiệm vụ xây lắp tại các cơ quan Liên Xô ở nước ngoài. Nhân đây, cũng phải nói rằng, ngay sau khi hắn biến mất, chúng tôi đã quan tâm đến vấn đề an toàn cho các vị trí mà Sheimov đã đến. Sai lầm là ở chỗ khác: chúng tôi đã không nhìn ra thực chất của con người này. Hắn lừa dối cả chúng tôi, cả những ông chủ mới của hắn: chẳng hạn, Sheimov không thể được huy động vào việc soạn thảo các báo cáo cho Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô đơn giản là vì việc chuẩn bị những tài liệu đó không nằm trong nhiệm vụ của cơ quan chúng tỏi. Nhưng dù sao thì theo tôi, sự phản bội của V. Sheimov đã phủ bóng đen nhất định lên các nhân viên của Tổng cục 8. Mà những con người này, hãy tin tôi, họ tuy còn trẻ, nhưng trung thực và thanh liêm. Trước Sheimov, các cơ quan tình báo nước ngoài cũng đã cố mồi chài, dụ dỗ, lôi kéo các nhân viên cơ yếu của chúng tôi. Nhưng gần đây, những mưu toan đó tăng lên. Chẳng hạn, các nhân viên cơ yếu của chúng tôi ở Mỹ, trên đường từ cửa hàng trong
thành phố quay về nhà, đã phát hiện ra trong túi những phong bì chứa lời mời phản bội và khoản ứng trước cho sự đồng ý là một viên kim cương”.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2021, 03:54:35 pm

        Bí mật của chuyến bay 007

        Chiếc máy bay Boeing 747 của hãng hàng không Hàn Quốc KAL thực hiện chuyến bay 007 từ New York đến Seoul bắt đầu chuyến bay ngày 1 tháng 9 năm 1983 vào lúc 4 giờ 05 phút - giờ Greenwich. Lúc 11 giờ 30 phút, nó kết thúc chặng đầu của hành trình sau khi hạ cánh xuống đường băng ở Anchorage, Alaska. Nó sẽ phải cất cánh từ đây bay đi Seoul sau gần 1 giờ, bởi vậy các hành khách được đề nghị nghỉ trong nhà ga sân bay, nơi họ sẽ hòa lẫn với những người bay từ Los Angeles đi Seoul theo chuyến bay 015 của cùng hãng hàng không Hàn Quốc này.

        Tại Anchorage, phi hành đoàn chuyến bay 007 đã bị thay thế toàn bộ. Các thợ cơ khí đã kiểm tra máy vô tuyến điện và hai chiếc la bàn trên chiếc Boeing. Họ phát hiện ra một la bàn bị trục trặc nhưng không sửa chữa nó mà để tới Seoul, vì chiếc thứ hai làm việc bình thường, hơn nữa ngoài các la bàn, trên máy bay còn có bốn hệ thống dẫn đường độc lập hoạt động tốt nữa. Chiếc máy bay còn hạn sử dụng dài và mới ba tuần trước nó đã được bảo dưỡng và kiểm tra kỹ thuật. Cơ trường là Choon Boon Soon, đại tá không quân dự bị, một trong những phi công giỏi nhất Hàn Quốc.

        Choon Boon Soon cũng rất nổi bật với ngay cả các phi công của KAL. Với tư cách một phi công không quân, anh ta nổi tiếng là một người hung hăng, sẵn sàng mạo hiểm và không chấp nhận thỏa hiệp. Anh ta được coi là át chủ bài và đã tham gia nhiều cuộc diễu binh. Đó không đơn thuần là kẻ bạt mạng mà anh ta còn từng bay hơn 10.000 giờ và giỏi điện tử đến mức có biệt danh “Người-máy tính”. Anh ta đã bay 5 năm trên tuyến bay Anchorage-Seoul. Phi công thứ hai là trung tá phi công dự bị không quân Son Don Win, cũng là một phi công có hạng.

        Trên chuyến bay 007, hành khách khá ít. Thường thì số lượng hành khách lên tới 350, nhưng lần này chỉ có 240 người. Phi hành đoàn, trái lại, lại đông khác thường. Trong các chuyến bay khác, máy bay chỉ có đội ngũ phục vụ không quá 18 người, còn lần này là 29.

        Nhưng điều đó có vẻ chả có mấy ý nghĩa so với điều diễn ra khi tiếp nhiên liệu cho máy bay. Các tài liệu lưu trữ cho thấy: máy bay được nạp nhiều hơn 5 tấn nhiên liệu so với tính toán của máy tính với tải trọng đó, tốc độ, gió, nhiệt độ và với lượng dự phòng khẩn cấp, điều này đã được máy in của máy bay in ra trong kế hoạch chuyến bay. Các phi công không bao giờ điều chỉnh các số liệu đó. Nhưng lần này, cơ trưởng Choon đã bỏ qua tính toán của máy tính. Tăng trọng lượng máy bay bằng nhiên liệu khi không cần thiết là một sai lầm nghiêm trọng và điều đó hoàn toàn trái với uy tín của Choon.

        Choon phải đưa chiếc Boeing của mình lên trời vào lúc 12 giờ 20 và bay theo hành trình Romeo-20. Trên thực tế máy bay đã cất cánh muộn 40 phút. Trước đó, tổ lái bận lập trình cho hệ thống dẫn đường quán tính.

        Hệ thống dẫn đường quán tính là một kỳ quan của kỹ thuật điện tử hiện đại. Nó gồm có ba máy tính và kể cá khi hai trong số đó bị hỏng thì hệ thống vẫn làm việc và dẫn máy bay với độ chính xác rất cao (sai số là không quá 1 dặm trên 5000 dậm hành trình). Để tránh sai sót của con người khi lập trình, chương trình nạp vào máy tính được ghi trong các băng cassette và được đóng gói cùng kế hoạch chuyến bay. Nhưng sau đó, nhất thiết phải có quy trình kiểm tra khi kỹ sư trên không cho “chạy” băng cassette trên máy tính của mình, còn các phi công thứ nhất và thứ hai cùng theo dõi sự phù hợp các số liệu với kế hoạch bay. Tất cả điều đó đã được thực hiện.

        Các phi công cho rằng, hệ thống dẫn đường quán tính thực tế không hề sai sót. Nhưng ngoài hệ này, trên khoang chiếc Boeing còn có các phương tiện dẫn dường khác, như thiết bị vô tuyến để bám theo các mốc vô tuyến trên mặt đất. Hơn nữa, tố lái có thể sử dụng mốc tại trạm Bethel ở phía Tây Nam Anchorage.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2021, 03:54:56 pm

        007 bất đầu chệch khỏi đường bay ngay sau khi cất cánh. Đài điều hành không lưu của sân bay Anchorage đã nhận thấy trên nửa đường tới đích, chuyến bay 007 đã lệch đường bay 6 dặm về phía Bắc. Nhưng điều đó không hề làm tổ lái băn khoăn - thời gian để hiệu chỉnh còn khối. 50 phút sau khi cất cánh, 007 thông báo qua vô tuyến điện rằng máy bay đã bay qua Bethel. Nhưng theo các băng ghi của radar quân sự của Mỹ tại King-Salmon, máy bay trên thực tế đã bay chệch về phía Bắc hơn chục dặm.

        Vấn đề này rất quan trọng về một số góc độ. Mặc dù, máy bay đã thay đổi hướng bay mấy lần, nhưng hướng bay mà nó chọn tại điểm Bethel đã đưa máy bay bay sâu vào lãnh thổ Liên Xô, vào vùng mà trên bản dồ dẫn đường của Choon được khoanh bằng một đường xanh đậm với dòng chữ: “Chú ý! Máy bay đang tiếp cận khu vực có thể bị bắn mà không cần cảnh cáo”. Máy bay không thể ở điểm Bethel nếu như tổ lái lái máy bay theo hành trình Romeo-20. Hệ thống dẫn dường quán tính lẽ ra đã dẫn máy bay tới điểm kiểm tra. Máy lái tự động nhằm hướng mốc vô tuyến Bethel lẽ ra cũng làm điều tương tự. Nếu như cả hệ thống dẫn đường quán tính lẫn máy lái tự động đều không làm việc thì khi bay qua điểm này bắt buộc cơ trưởng phải kiểm tra các máy móc dẫn đường.

        Hơn nữa, la bàn nam châm thông thường trong buồng lái (độc lập với các hệ thống còn lại) cho thấy sai lệch so với dường bay và khi chuyến bay tiếp tục đã cho thấy rõ hơn nhiều sai lệch đó. Dường như 007 đã bị lệch đường bay ở Bethel - có nghĩa là phải tin rằng, cơ trưởng và tổ lái có lỗi về sự cẩu thả và lơ đễnh siêu nhiên. Bởi vậy, những giải thích có thể cho điều xảy ra là rất hạn chế.

        Hoặc là cả hệ thống dẫn đường quán tính, cả máy lái tự động đều bị hỏng, còn phi hành đoàn thì không trông thấy đèn vàng chớp nháy trên bảng đồng hồ báo hiệu điều đó. Thêm nữa, tổ lái chắc đã không chú ý quan sát la bàn và radar thể hiện một đường bờ biển hoàn toàn khác của Alaska so với đường bờ biển mà máy bay phải bay qua.

        Hoặc là một chương trình bay giả đã được nạp vào hệ thống dẫn đường quán tính của máy bay Anchorage để máy bay bay vào lãnh thổ Liên Xô, điều không thể làm mà tổ lái không biết, nhất là khi tính đến yếu tố chính họ đã cung cấp thông tin giả về việc mình bay qua trên Bethel.

        007 ngày càng chệch xa đường bay Romeo-20 và không chỉ có một máy bay này trên tuyến bay này. Vào hồi 13 giờ 14 phút, theo sau nó là chuyến bay 015 khởi hành từ Anchorage. Ở đây cũng đã diễn ra những chuyện lạ thường. Nếu như 007 bay theo đường bay thì 015 đã đuổi kịp nó. 015 bay qua điểm kiểm soát tiếp theo sau Bethel trước thời gian đã định gần 9 phút. Viên phi công Mỹ lão luyện Robert Elladyes cho rằng, tốc độ của máy bay cao hơn nhiều so với tốc độ được phép. Mặt khác chuyến bay 007 lại bay chậm lại và bằng cách đó mà trên một phần đáng kể hành trình cả hai máy bay này đã bay gần nhau theo đường song song.

        Đó là một yếu tố quan trọng, còn đây là nguyên nhân của nó. Trong khi 007 bay ngày càng lệch đường bay, nó cũng ra khỏi vùng hoạt động của đài vô tuyến điện của sân bay Anchorage, nhưng liên tục nằm trong tầm hoạt động của máy thu phát vô tuyến điện trên máy bay 015 và như vậy là có thể sử dụng 015 làm điểm liên lạc trung gian. Điều đó cũng dẫn đến một điều bất hợp lý nữa. Những thông số tốc độ gió mà 007 chuyến qua 015 về Anchorage rất khác với các thông số của bản thân máy bay 015. Mà theo các thông số được cung cấp về vị trí của 007 thì nó chỉ bay phía trước mấy phút.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2021, 03:55:15 pm

        007 phải đi qua điểm kiểm soát tiếp theo trên biển vào lúc 14 giờ 30 phút và thông báo điều này về Anchorage. Qua 4 phút sau thời điểm đã định mà điều này vẫn không được thực hiện và đây là cớ để người ta phát lệnh báo động. Anchorage cố tìm 007 qua các đài vô tuyến điện của quần đảo Aleutian, nhưng vào lúc đó 015 báo cáo 007 đã yên lành vượt qua điểm kiểm soát. Anchorage đã chuyển tin cho Choon là tại điểm kiểm soát tiếp theo giữa quần đảo Aleutian và quần đảo Commander, anh ta phải thông báo vị trí của mình. Điều đó đã không được thực hiện. Thay vào đó, thông báo một lần nữa lại được chuyển qua máy bay 015. Đó là chuyện lạ nhưng các điều phái viên không hề phát lệnh báo động. Đến lúc đó, 007 đã cách vị trí mà máy bay này xác nhận là vị trí hiện tại của mình với các điều phái viên qua máy bay 015 là 150 dặm về phía Bắc. Các radar của máy bay 007 (có hai chiếc) lẽ ra phải cho các phi công thấy các đường nét của Kamchatka nằm cách đó vẻn vẹn 110 dặm. Đến lúc đó trên các màn hình radar cũng phải có bóng dáng của chiếc máy bay do thám Mỹ RC-135.

        Sự xuất hiện của chiếc RC-135 lẽ ra đã làm tổ lái 007 thận trọng nếu như nguyên nhân máy bay của họ thay đổi đường bay là để tiết kiệm nhiên liệu như phỏng đoán. Trong trường hợp này, họ phải tránh ánh mắt của người ngoài. Sẽ là một chuyện khác nếu cuộc hẹn trên không của chiếc Boeing với chiếc máy bay do thám RC-135 kia đã được lên kế hoạch trước. Và các chuyên gia phòng không đang theo dõi chuyển động của các máy bay trên các màn hình radar của mình chỉ có thể giải thích cho mình như vậy. Cả hai chiếc máy bay tiến nhanh về bờ biển Kamchatka. Chiếc 007 và RC-135 gặp nhau ở phía Bắc quần đảo Comandor. Để điều đó diễn ra, máy bay 007 lại một lần nữa thay đổi đột biến đường bay và rõ ràng là phi công làm điều đó hoàn toàn có ý thức.

        Các hành khách trên khoang không hề mảy may nghĩ về hiểm hoạ mà họ đang phải chịu. Một số người đang xem phim video trên máy bay, số còn lại đang ngủ.

        Tín hiệu của máy bay 007 xuất hiện trên các radar của bộ đội phòng không Liên Xô vào lúc 15 giờ 51 phút và trùng với tín hiệu của máy bay Mỹ RC-135 vào lúc 16 giờ 01 phút. Chúng bay gần nhau cho đến 16 giờ 11 phút, sau đó một chiếc rẽ về hướng Alaska, chiếc kia bay tiếp về hướng Kamchatka. Những người theo dõi chuyến bay trên màn hình radar lúc đó không thể khẳng định chiếc máy bay nào tiếp tục bay về hướng biên giới Liên Xô. Vào lúc 16 giờ 30, máy bay 007 vượt bờ biển Kamchatka.

        Liên Xô hạ lệnh cho các máy bay đánh chặn của mình cất cánh lúc 16 giờ 32 phút - 2 phút sau khi máy bay 007 xâm nhập không phận Kamchatka - và ngừng chuyến bay đánh chặn vào lúc 17 giờ 08 phút khi không phận Kamchatka đã sạch bóng kẻ vi phạm.

        Có những cách giải thích khác nhau về việc không thể đánh chặn được chiếc Boeing trên Kamchatka: người thì nghĩ là bộ đội phòng không Liên Xô không ở trạng thái sẵn sàng; người khác thì cho rằng, rõ ràng nhiễu điện tử mà Mỹ gây ra đối với các radar và phương tiện liên lạc của Liên Xô đã cản trở việc này.

        Dù sao chăng nữa thì sau khi ở trong không phận Kamchatka của Liên Xô gần 38 phút, chiếc Boeing bay về phía biển Okhot, về hướng Sakhalin. Rõ ràng phòng không Liên Xô lúc này đã cảnh giác. Quả thực khi chiếc máy bay tiếp cận Sakhalin, các máy bay đánh chặn đã cất cánh và chiếc máy bay khách phải bay cùng với một đội hộ tống hùng hậu. Đồng thời, các máy bay bay kèm đã nhiều lần tìm cách liên lạc với chiếc Boeing trên tần số khẩn cấp quốc tế. Các máy bay tiêm kích Liên Xô bay bám đuôi chiếc Boeing biết rằng, chúng chỉ còn 10 phút để buộc chiếc Boeing hạ cánh hoặc bắn hạ nếu không làm được điều đó. Và nếu phải áp dụng biện pháp đau buồn này thì điều đó chỉ được thực hiện vào giây phút cuối cùng để không cho kẻ vi phạm chạy thoát. Đó là những phút giây cực kỳ căng thẳng.

        Viên phi công Liên Xô sau này đã kể lại về những khoảnh khắc này trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình: “Thực tế, máy bay bay ngay trên căn cứ của chúng tôi. Tôi bay gần chiếc máy bay và chỉ cho nó các đèn bên sườn của máy bay mình. Hiển nhiên là họ phải thấy chúng. Sau đó tôi bắn bốn loạt đạn vạch đường trước mũi chiếc Boeing. Ở xa nhiều kilômét cũng thấy rõ chúng và tất nhiên là họ cũng phải nhìn thấy chúng. Tôi cũng đã chao cánh. Họ phải nhìn thấy các đèn hiệu và cánh máy bay được chiếu sáng Lúc đó Choon thực hiện một động tác cơ động làm cho phía Liên Xô càng thêm nghi ngờ. Bỏ lại chiếc máy bay bên dưới, đồng thời tăng tốc, anh ta sau đó bắt đầu lấy độ cao đột ngột. Chiếc máy bay đánh chặn Liên Xô lập tức phản ứng. Vào lúc 18 giờ 26 phút 20 giây, phi công lái máy bay này báo cáo: “Các tên lứa đã phóng”, và 2 giây sau: “Mục tiêu đã bị diệt”. Tất cả đã kết thúc. Chiếc máy bay Boeing rơi xuống biển ở vùng đảo Monneron.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2021, 03:56:03 pm

        Bốn giả thiết rưỡi

        Bởi vì rất khó có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi làm thế nào chiếc máy bay 007 lại bay chệch đường bay, nên phải xem xét tất cả những lời giải thích. Bốn giả thiết đã được đưa ra:

        Chiếc 007 bị bay chệch đường một cách ngẫu nhiên;

        Các phi công cố ý thay đổi đường bay để tiết kiệm nhiên liệu;

        Các đơn vị phòng không Liên Xô cố ý làm máy bay bay chệch đường bằng cách gây nhiễu điện tử cho máy móc dẫn đường trên máy bay;

        Đây là chuyến bay do thám.

        Vậy ta hãy xét xem, do ngẫu nhiên ư? Tồn tại mấy phương án của giả thiết sai lầm ngẫu nhiên khi sử dụng các hệ thống dẫn đường trên chuyến bay 007. Thực tế, chí có một vấn đề đáng lưu ý là các phi công hoàn toàn không sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, còn máy bay thì được máy tự động lái điều khiển theo hướng bay 2460 đã đặt từ lúc cất cánh và sau đó các phi công đã quên tắt nó đi. Xác suất sai lầm này là cực nhỏ. Bác bỏ phương án này là những bối cảnh bí hiểm khác: việc nạp nhiên liệu thừa không thể giải thích, những thay đổi tốc độ kỳ lạ của các máy bay 007 và 015, cũng như việc phớt lờ các tín hiệu của các máy bay đánh chặn Liên Xô.

        Tiết kiệm nhiên liệu chăng? Giả thiết này cho rằng, các phi công cố ý rút ngắn đường bay để tiết kiệm nhiên liệu. Điều đó xuất phát từ thực tế của hãng hàng không KAL sử dụng biểu giá rẻ hơn các đối thủ chính và danh tiếng “cao bồi trên trời” của các phi công của mình không thật câu nệ các luật lệ vận tải hàng không. Trên thực tế, giả thiết này không đứng vững trước những ý kiến phản bác. Nếu như hãng hàng không KAL có làm chuyện gì đó như thế thì cũng không làm trên đường bay này bởi vì nó quá mạo hiểm. Và cuối cùng thì người ta nạp thừa 5 tấn nhiên liệu để làm gì?

        Phải chăng là do nhiễu điện tử? Giả thiết này cho rằng, phòng không Liên Xô đã sử dụng chùm tia điện tử có thể thiết đặt lại hệ thống dẫn đường quán tính của máy bay sao cho hệ thống này “nghĩ” rằng, máy bay vẫn bay đúng hướng trong khi nó đã bay chệch hướng. Như vậy, người ta phỏng đoán Liên Xô có một loại máy nào đó có thể ở cách xa hàng ngàn kilômét loại bỏ các chương trình đã nạp vào các máy tính công suất lớn và thay thế chúng bằng số liệu hoàn toàn khác mà không ai có thể phát hiện. Khoa học hiện đại bác bỏ khả năng này và hơn nữa lại có những câu hỏi: tại sao tổ lái phớt lờ thông tin của la bàn, các tín hiệu của các mốc vô tuyến và cảnh báo của các máy bay đánh chặn Liên Xô?

        Lẽ nào lại là chuyến bay do thám? Chỉ còn một phỏng đoán rằng, 007 thực hiện nhiệm vụ do thám, ở đây có hai phương án.

        1. Bàn thân máy bay 007 tiến hành hoạt động do thám bằng các camera và sensor đặc biệt được trang bị.

        2. Máy bay này giữ vai trò thụ động là chí “kích hoạt” hệ thống radar Xô-viết để các phương tiện tình báo vô tuyến điện tử của Mỹ ghi lại các thông số hoạt động của radar Liên xô.

        Kịch bản 1 có vẻ ít có khả năng hơn so với kịch bản 2. Các máy bay do thám Mỹ thường khiêu khích các phương tiện vô tuyến điện tử ở biên giới bố trí dọc theo bờ biển Kamchatka và Sakhalin. Nhưng họ muốn do thám sâu hơn.

        Trong vụ này, rõ ràng còn có cả tính toán chính trị nhất định. Chính vào thời đó, chính quyền Reagan đang đi tìm chứng cớ cáo buộc Liên Xô “vi phạm" hiệp ước phòng thủ chống tên lửa. Theo các cơ quan gián điệp Mỹ thì 007 có thể tìm ra chúng. Để xâm nhập sâu kiểu này thì sử dụng máy bay hành khách dân sự có nhiều ưu thế lớn bởi vì nếu bị phát hiện thì việc phái hạ cánh theo lệnh xuống sân bay nước khác chẳng có nguy hiếm gì. (Hoàn toàn có khả năng cơ trường Choon đã không chấp hành chỉ thị đối với anh ta tuân lệnh bất hạ cánh khi có tình huống đó xảy ra. Nếu vậy thì đó là do tính cách của một kẻ mạo hiểm như anh ta). Tại sao chính hãng KAL và chuyến bay 007 của hãng này được chọn cho nhiệm vụ này? Phải có những phi công phù hợp - đó đúng là các phi công lái chiếc 007. Phải có các thành viên tổ lái dự bị cho tình huống không lường trước. Cũng đã có những người đó. Thật là tiện khi sử dụng một máy bay khác bay gần để làm trạm trung gian chuyển thông tin liên lạc. Điều đó ngăn cản các điều phái viên mặt đất nghi ngờ là có chuyện không ổn. Và như chúng ta đã biết chuyến bay 015 đã bay gần chuyến bay 007. Trong những tình huống khẩn cấp, máy bay phải cơ động và tăng tốc đột ngột. 007 bay dưới mức tải, với ít hành khách hơn và có nhiên liệu thừa - tất cả điều đó đáp ứng nhiệm vụ.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2021, 06:07:40 pm

        Còn có một giả thiết đáng lưu ý nữa cho thấy chưa thể đánh dấu chấm hết cho những bí ẩn của chuyến bay 007. Nhà bình luận quân sự Nhật Akio Yamakawa trong một cuộc họp báo do hội điều tra sự thật về sự cố với máy bay khách Hàn Quốc KAL-007 tổ chức đã tuyên bố rằng, ngay từ đầu ông đã chú ý tới việc trên các băng ghi âm đàm thoại trên không mà các đại diện Cục Phòng vệ Nhật cung cấp thì quân đội Mỹ đã biết rõ chiếc máy bay do thám RC-135 của Mỹ đã bay cạnh chiếc KAL-007 ít nhất trong 8 phút trước khi máy bay này bị chặn đánh. Tuy nhiên, Tổng thống Reagan, trong tuyên bố đầu tiên của mình, đã khẳng định chiếc RC-135 chỉ bay gần chiếc máy bay vi phạm ngay vào lúc đầu chuyến bay, còn 1 giờ trước thảm hoạ, đã quay về căn cứ của mình ở Anchorage. Sau này, băng ghi đã được giải mã, văn bản được chuyển cho Liên Hiệp Quốc và đăng trên báo chí, nhưng nhiều đoạn đàm thoại  không hiểu sao đã biến mất. Viên phi công của chiếc RC-135 đã phải hiểu là với đường bay đó, chiếc máy bay Hàn Quốc đang đi đến cái chết chắc chắn, nhưng không hề cảnh báo nó về điều đó.

        Người ta còn ngạc nhiên hơn với việc mặc dù phi công Không quân Liên Xô vào lúc 18 giờ 26 phút 20 giây đã báo cáo diệt được chiếc máy bay vi phạm, nhưng 39 giây sau, từ máy bay 007, người ta vẫn bình tĩnh báo cáo với đài kiểm soát Tokyo: “Báo cáo đài Tokyo. Đây là chuyến bay 007 của Hãng hàng không Hàn Quốc”.

        Bị khêu gợi trí tò mò bởi những điều mâu thuẫn, sự im lặng và vô số những khác biệt trong những khẳng định của các bên hữu quan, một cựu thủy thủ và phi công Pháp Michel Bren đã đưa ra giả thiết máy bay bị máy bay đánh chặn Liên Xô bắn rơi vào lúc 18 giờ 26 phút không phải là máy bay chở khách của Hàn Quốc. Bren đã làm một việc thật to lớn nhằm nghiên cứu các tài liệu và kế hoạch bay được công bố, tiến hành các cuộc tìm kiếm tại chỗ xảy ra thảm hoạ và thẩm vấn những người chứng kiến. Câu chuyện có thể có vẻ đúng là tưởng tượng nếu Bren đã không có trước vô số lời bảo đảm và không thu hút được sự chú ý của các nhà hoạt động nổi tiếng chẳng hạn như các thượng nghị sĩ Kennedy và Nann, những người từng gửi yêu cầu về vấn đề này cho ngoại trưởng Mỹ. Khi nghe băng ghi âm các cuộc đàm thoại trong khu vực của Liên Xô do Mỹ và Nhật công bố, Bren đã phát hiện ra là trong khi 007 tiếp tục hành trình của mình không phù hợp với kế hoạch bay, trong khu vực này đã diễn ra một số trận không chiến và có ít nhất 3 máy bay bị bắn rơi. Như vậy, chiếc máy bay hành khách dân sự đã nằm trong quỹ đạo một vụ khiêu khích quy mô lớn với mục đích chính trị hoặc do thám.

        Theo các số liệu của Bren, chiếc RC-135 đã ở gần chiếc 007 khi máy bay này bay trên Sakhalin (điều đó cũng trùng với tuyên bố của Yamakawa), còn băng ghi âm có lược gián được giao cho Nghị viện Nhật khi hết thời hạn 22 tháng, ghi hai băng ghi âm liên lạc giữa các chuyến bay 007, 015 và 050 diễn ra tương ứng 17 và 44 phút sau thời điểm phỏng đoán xảy ra thảm kịch! Ngoài ra, Bren nhận xét rằng, các mảnh xác chiếc Boeing 747 đã được tìm thấy 8-9 ngày sau khi nó rơi xuống bờ biển Hokkaido, phía Bắc đảo Honsiu, cách đảo Monneron khoảng 200 dặm. Các dòng chảy hải dương trong vùng chạy từ phía Nam lên phía Bắc, do đó không thể có mảnh xác ở phía Nam Sakhalin. Điều đó đã được Phó Đô đốc Nhật Konomu, người mà chính vì nguyên nhân này đã không tin là 007 có thể rơi gần Sakhalin, khảng định trong cuộc trao đổi với Bren.

        Thế thì các mảnh xác máy bay do Nga, Mỹ và Nhật thu được ở gần đảo Monneron thì sao? Theo Bren và cơ quan bảo vệ bờ biển Nhật, chúng là của các máy bay “không phải Xô-viết”, điều thể hiện ở thành phần vật liệu của một số mảnh xác (bằng titan như của máy bay SR-71) có in chữ tiếng Anh. Như vậy, đã có mấy mục tiêu bị bắn rơi chứ không phải một. Tuy vậy, Liên Xô thừa nhận là họ đã bắn rơi 1 máy bay, còn các ngư dân Nhật thì nhìn thấy nó rơi xuống biển vào thời gian đã nêu. Và chính tại đây. Bren đã đưa ra một giả thiết hoàn toàn bất ngờ. Theo ông ta, máy bay bị bắn rơi là chiếc RC-135, ý kiến này được sự ủng hộ của thiếu tá hải quân N. Fedoseyev, người mà ngày 1 tháng 9 năm 1983 đã tham gia thực hiện nhiệm vụ vớt các mảnh xác của chiếc máy bay ở vùng đảo Monneron. Mùa xuân năm 1991, phóng viên Nhật Akiro Kato, người có họ hàng mất mạng trong chuyến bay này, đã tìm ra Fedoseyev ở Riga và yêu cầu ông kể lại tất cả những gì ông đã thấy và biết. Đây là điều anh ta nghe được: “Nổi trên mặt nước có nhiều thứ: vỏ máy bay, quần áo, giày dép trẻ em, nam giới, phụ nữ, giấy tờ. Thời tiết rất tốt: trời nắng, gió lặng sóng yên. Mọi vật trôi nổi trong bán kính 1-1,5 dặm. Tôi không thấy tử thi. Tôi sẽ nói điều chính yếu mà ông Kato và tôi quan tâm. Trên mặt nước không chỉ không có các tử thi và mảnh xác người mà cà không có dấu máu. Tôi nói với ông Kato rằng, thậm chí rứa con cá nhỏ trong nước, ta cũng thấy có cả vũng máu lớn. Dòng chảy trong vùng không có. Cũng khỏng có tin tức từ bộ đội biên phòng trên bộ là có các từ thi nào đó bị sóng đánh vào bờ. Gió thì có mà như tôi đã nói là thuận, tức là về phía Sakhalin. Còn khi Akiro Kato nói với tôi rằng, cả các thợ lặn xuống nghiên cứu dò tìm chiếc máy bay dưới đáy biển cũng phát hiện ra xác người thì tôi hiểu là chiếc Boeing không hề chở hành khách hoặc gần như không có khách”.

        Vậy điều gì đã xảy ra với chiếc Boeing của Hàn Quốc? Theo ý kiến của Bren thì nó đã bị bắn rơi muộn hơn trong lúc hỗn loạn gây ra bởi trận không chiến và lẫn lộn với các máy bay quân sự trên vùng Sakhalin. Có nghĩa là đã có sai lầm tương tự như sai lầm đáng giá bằng mạng sống của các hành khách chiếc Airbus của Iran bị chiếc tuần dương hạm của Mỹ bắn rơi trên vùng vịnh Persique. Nhưng sau đó, người ta đã làm mọi cách để “bao biện” cho sai lầm này.

        Trong khi phải thừa nhận đóng góp của CIA vào sự phát triển của tình báo vô tuyến điện tử, cần phải lưu ý rằng, trong nửa cuối thập niên 1980, vai trò của cơ quan tình báo chủ yếu của Mỹ trong lĩnh vực này đã sút giảm đáng kể, trong khi ảnh hưởng và hoạt động của “em út” của CIA là NSA lại gia tăng. Bởi vậy, toàn bộ câu chuyện tiếp theo về tình báo vô tuyến điện tử có liên quan đến NSA.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2021, 06:08:28 pm
     
        NHỮNG BÍ ẨN CỦA NSA

        Con người có đầu ở bên trên là để không đi chổng chân lên trời
K. Prutkov. “Những trước tác”           

        Giải pháp thỏa hiệp

        Khu nhà bố trí đại bản doanh NSA nằm ở quãng giữa Baltimore và Washington, tại một thị trấn có tên Fort Meade. Giáp với khu nhà là khu đất rộng 1.000 hecta. Cho đến đầu thập niên 1980, trên khu đất này có 3,5 ngàn người sinh sống và thêm số người đông hơn thế 15 lần hàng ngày đến đó để thực thi công vụ. Tại đây có dịch vụ giao thông riêng, cảnh sát riêng, có thể cắt tóc, gội đầu, đăng ký thẻ thư viện, đến khám bác sĩ, thậm chí có cả xưởng thu truyền hình. Hiển hiện rõ ràng mọi tiêu chí của một thị trấn Mỹ nhỏ, nhưng thực ra có một khác biệt căn bản: trước khi ngồi vào ghế cắt tóc hay cởi đồ trong phòng khám của bác sĩ, người ta phải trải qua công đoạn kiểm tra dài nhiều tháng, khai mấy chục bản khai, kiểm tra trên máy phát hiện nói dối, ký nhiều loại giấy tờ cam kết không được tiết lộ các tin tức liên quan đến NSA ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh.

        Nơi toạ lạc của NSA được chọn không phải ngẫu nhiên bởi vì nhân viên của cơ quan chính phủ này là những công chức không bình thường. Đó là “tinh hoa" của các cộng đồng kinh doanh và khoa học Mỹ. Nhiều người trong số họ đã bị lôi kéo đến từ những chức vụ cao trong ngành công nghiệp hoặc các vị trí học thuật danh giá. Không phải vô lý mà người ta cho rằng, thậm chí chỉ cần 10% tổn thất nhân viên của NSA do bị đuổi việc hay chiến tranh cũng là thảm hoạ đối với đất nước. Bởi vậy, khi đặt ra vấn đề chọn chỗ xây dựng một khu nhà duy nhất cho NSA đã xuất hiện cả đống vấn đề buộc những nhà sáng lập NSA phải suy nghĩ không ít.

        Việc quy về một mối các cơ quan mã thám Mỹ vẫn phân tán cho đến lúc đó làm gia tăng khả năng bị tổn thương khi bị đối phương tấn công. Đó là nhược điểm. Nhưng nếu bố trí nó gần các tòa nhà của Bộ Ngoại giao và bộ máy tống thống Mỹ lại giúp cho thông tin tình báo do NSA thu được chuyển đến đó được nhanh chóng hơn. Đó là ưu điểm. Trong khi đó, điều hiển nhiên là đòn đánh hạt nhân đầu tiên đối phương sẽ nhằm trước tiên vào các giới chức cao cấp nhất của chính quyền Mỹ và cả NSA cũng bị loại khỏi vòng chiến. Thêm một nhược điểm. Tuy nhiên, việc bố trí NSA ở xa các cơ quan chính phủ và nói chung xa các thành phố lớn cũng tạo ra khó khăn về nhân lực. Sau những suy tính kéo dài, NSA đã chọn một giải pháp thỏa hiệp: bố trí NSA không gần sát thủ đô, nhưng cũng không xa quá.

        Nói tóm lại, chào mừng đến với Fort Meade! Tìm ra sào huyệt tình báo vô tuyến điên tử Mỹ này không khó. Chỉ cần đi từ Washington theo đường ôtô đi Baltimore, tại cây số 53 rẽ phải, ngay sau tấm biển chỉ đường “NSA” và lời cảnh báo rằng “Chỉ cho phép nhân viên đi từ đường lớn đến Fort Meade”.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2021, 06:08:51 pm

        “Con voi trắng”

        “Sản phẩm” chính của NSA là các tài liệu tin tức giành cho ban lãnh đạo đất nước và các cơ quan tình báo Mỹ. Tham gia thu thập những tài liệu này đồng thời có một số cơ quan và đơn vị của NSA. Bởi vậy để bảo đảm cho hoạt động nói chung của NSA được hiệu quả, điều quan trọng sống còn là bảo đảm sự phối hợp tốt giữa các bộ phận cấu thành của nó.

        Công tác tổ chức chuyển phát tài liệu qua lại trong nội bộ NSA có thể ví như hệ thống tuần hoàn của con người. Giống như các mạch máu lan khắp cơ thể con người, những con đường chuyển tin đi qua tất cả các bộ phận của cơ thể rối rắm của NSA. Việc chuyển tài liệu từ đầu này khu nhà đến đầu kia chiếm không quá 14 phút. Việc sử dụng hệ thống chuyên công văn/tài liệu bằng khí nén đã giảm thời gian này xuống còn 90 giây. Các nhân viên NSA còn có hệ thống liên lạc điện thoại được bảo mật chống nghe lén.

        Trong số những điều kiện mà người ta tạo ra cho các nhân viên ở NSA chiếm một vị trí quan trọng là bộ phận ấn loát - thuộc loại hiện đại và mạnh nhất của chính phủ Mỹ. Chỉ cần nói rằng, riêng máy in của nhà in này đã có công suất 1 triệu bản/năm. Không có gì đáng ngạc nhiên là do khả năng to lớn thế nên một vấn đề hóc búa với NSA là lưu trữ và tiêu hủy các tài liệu cũ in trên giấy.

        Kho lưu trữ NSA chứa hàng triệu kilômét băng giấy in nội dung chặn thu. Để lưu trữ nó phải xây dựng một nhà kho đặc dụng được điều hòa nhiệt độ và độ ẩm. Những số liệu năm 1980 cho thấy NSA đã bảo mật trung bình 50-100 triệu tài liệu/năm. Trong các tài liệu này, có nhiều thông tin mật hơn trong các tài liệu của quân đội, CIA, Bộ Ngoại giao và tất cả các bộ ngành chính phủ khác của Mỹ gộp lại. Trung bình phái tiêu hủy gần 40 tấn giấy tờ mật/ngày.

        Khi tìm giải pháp cho tình trạng đó, NSA đã thử biến những giấy tờ không cần thiết thành bột nghiền nhỏ. Sau đó, bột này được đóng vào túi nylon và gửi đến nhà máy giấy carton. Nhà máy này ở cách khá xa Fort Meade nên gây khó khăn cho việc vận chuyển. Thêm vào đó là không phải tất cả các loại giấy được sản xuất với quy mô khổng lồ để thỏa mãn nhu cầu của NSA đều thích hợp để làm carton. Bởi vậy, người ta đã xây dựng thêm một nhà kho phụ rộng 2 ngàn mét vuông để cất giữ giấy loại không thể “tái chế” mà phải đốt.

        Bị ngập đầu trong “biển” giấy, NSA đã phải đặt hàng cho một tập đoàn sản xuất phương tiện kỹ thuật tiêu hủy rác. Năm 1972, tập đoàn này đã trình diễn cho các quan chức NSA một thiết bị tạm gọi là “Con voi trắng” - một chiếc máy có kích thước bằng ngôi nhà 3 tầng trị giá hơn 1 triệu đô la có khả năng đốt rác với tốc độ 6 tấn/giờ ở nhiệt độ khoảng 2000 độ c. Cũng giống như tại công viên giải trí của Mỹ Disneyland, nơi mà rác tích tụ được băng chuyền đưa tới máy đốt rác. NSA dự kiến sử dụng ống dẫn khí nén để vận chuyển rác đóng trong túi plastic. Nhưng có một điều “khó chịu” nho nhỏ: “Con voi trắng” không chịu làm việc như trông đợi. Thay vì chuyển đổi thành khí đốt và chất lỏng được dẫn bằng ống khí nén ra khỏi máy, rác thỉnh thoảng lại biến thành khối cứng giống như nhựa đường và phải dùng búa đập vụn để lôi ra khỏi bụng của “Con voi trắng”. Khi NSA cuối cùng cũng phải hủy hợp đồng thì máy này đã chạy thử được hơn 7 tuần và NSA đã trả 70.000 đô la của 1 triệu dô la đã ký theo hợp đồng. Cũng không phải ít.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2021, 06:09:52 pm

        Cựu đảng viên phát xít làm Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Mỹ NSA

        Trong những năm dưới thời Tống thống Dwight Dayid Eisenhower, lãnh đạo NSA hoàn toàn là các sĩ quan quân đội. Nhưng dưới thời J.F. Kennedy và sau đó thời L. Johnson, người ta có xu hướng từ bỏ nguyên tắc này. Để tổ chức công việc hiệu quả cho NSA sau những chấn động mà nó phái hứng chịu đầu thập niên 1960, đòi hỏi phái có những nhà lãnh đạo có nhãn quan cuộc sống rộng lớn và được đào tạo tốt về khoa học mà giáo dục quân sự không thể có được. Năm 1963, tiến sĩ Uzhin Furbini được cử làm Giám đốc NSA.

        Thượng viện Mỹ phê chuẩn bổ nhiệm này mà chẳng bàn tán hay gây khó dễ gì. Thực ra, tại phiên họp của uỷ ban Quân lực Thượng viện ngày 27 tháng 6 năm 1963, những cuộc chất vấn cận kẽ về hoạt động chính trị của ông ta trước khi di cư sang Mỹ năm 1939 đã phát hiện ra những tình tiết trong lý lịch khiến ỏng ta nổi bật trong số các giám đốc khác của NSA. Nhà khoa học này thản nhiên báo cáo với các thượng nghị sĩ rằng, ông ta không bao giờ có liên hệ với cộng sản bởi vì ông ta là thành viên của một tổ chức phát xít. Điều đó, tuy nhiên, không hề cản trở ông ta trong những năm chiến tranh thế giới thứ II với tư cách một chuyên viên tư vấn khoa học của Lục quân và Hải quân Mỹ ở châu Âu. đưa ra những lời khuyên giá trị nhằm làm thế nào đánh bại nhanh nhất những đồng chí cũ của mình trên bộ và trên biển. Sau chiến tranh, Furbini vào làm việc tại một phòng thí nghiệm các thiết bị hàng không và tham gia thực hiện các dự án chế tạo các hệ thống điện tử bí mật ở đó.

        Furbini nổi bật trên cương vị của mình tại NSA trước hết nhờ việc lập danh sách những vụ tiết lộ bí mật nhà nước Mỹ trên báo chí, truyền hình. Chiếm vị trí rõ nét trong danh sách này là những phát biểu công khai của Bộ trưởng và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, những người là cấp trên trực tiếp của Furbini.

        “Pat tai điện tử”

        Cho đến giữa thập niên 1960, NSA, theo diễn đạt hình ảnh của giám đốc khi đó của nó - trung tướng Marshall Sylvester Carter, người nổi danh trong giới gián điệp với cái tên Pat Carter - là “đứa con nuôi bị tất cả bỏ rơi”. Các giám đốc thay đổi nhau nhưng NSA vẫn phải gửi dòng điện mật mã được giải mã cho các nhà phân tích của CIA. Và mặc dù ban lãnh đạo NSA hiểu cặn kẽ các vấn đề tổ chức chặn thu và giải mã các bức điện mật mã thu được nhưng NSA vẫn thua kém CIA và Bộ Ngoại giao Mỹ về khả năng phân tích và đánh giá giá trị của thông tin thu được. Trong các cuộc họp, hội nghị của cộng đồng tình báo Mỹ, các giám đốc NSA cảm thấy mình rất không thoải mái bởi vì họ không có thông tin đầy đủ về tình hình chính trị trên thế giới. Thể hiện rất rõ điều đó là câu chuyện về một chiến dịch của NSA bị đổ vỡ do sai lẫm trong cách diễn dịch thông tin do thám thu được. Việc đọc được nội dưng liên lạc cơ yếu vào cuối tháng 10 năm 1956 giữa London, Paris và Tel Aviv đã cho thấy Anh, Pháp và Israel đang chuẩn bị tấn công Ai Cập. Tuy vậy, NSA nghĩ tin này phi lý nên đã nhận định rằng, đây là nói về một âm mưu tinh vi nào đó nhằm gây chia rẽ trong quan hệ của Mỹ với những nước này. Các sự kiện sau đó ở Cận Đông đã cho thấy hết sự sai lầm của các kết luận đưa ra.

        Các nhân viên CIA thỉnh thoảng còn có được sự thỏa mãn tinh thần từ các bài báo về hoạt động và thành tích của cơ quan mình được đăng trên báo chí. NSA thì hoàn toàn bị quên lãng. Năm 1965, khi Marshall s. Carter trở thành Giám đốc NSA thì cũng chi có vài quan chức ở Washington biết đến sự tồn tại của NSA. Thậm chí ở Liên Xô, có lẽ người ta còn biết về NSA nhiều hơn. Trên tờ báo “Nước Nga Xô-viết” (Sovietskaya Russiya) đã đăng một bài báo trong đó tác giả gọi Carter là “Pat tai điện tử’. Trong bài báo có viết về khả năng của Carter tiên hành những công việc đen tối của mình theo nguyên tắc “tình báo viên nào càng bị ít người biết đến thì càng giỏi”. Vậy là Carter đã quyết định chấm dứt cái tình trạng đó của NSA, kể cả nếu để làm vậy ông buộc phải làm trái với những quan niệm của mình về hoạt động bí mật.

        Trong tờ khai lý lịch của Carter có Học viện Quân sự danh tiếng, nơi ông ta học về công binh, cũng như chức chỉ huy đơn vị phòng không thời chiến tranh thế giới thứ II. Trong những năm thời bình. Carter giữ chức cố vấn đặc biệt của ngoại trưởng, sau đó là phó giám đốc CIA1.

----------------
        1. Khi còn là học viên học viện quân sự, Carter chơi khúc côn cầu rất hăng, những năm trưởng thành, ông ta là một cổ động viên nhiệt thành của môn thể thao này. Năm 1962, ông ta trở thành chủ tịch Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc tế và ủy viên Uỷ ban Olympic.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2021, 06:10:17 pm
   
        Khi nhậm chức Giám đốc NSA và hơi đứng vững ở cương vị mới, Carter bắt đầu mời các quan chức có trọng trách của chính quyền Mỹ đến làm khách của mình ở Fort Meade và hy vọng bằng cách đó nâng cao vai trò của NSA. Những cố gắng đã không vô ích và vào năm 1968, Phó tổng thống Mỹ Humphrey đã đến thăm NSA (năm 1981, vị phó tổng thống lúc đó George Bush cũng đã làm điều tương tự). Humphrey đã đọc một bài diễn văn tại đây. Nội dung chính của nó là các nhân viên NSA làm công việc khó khăn, rất hữu ích, mặc dù không hy vọng có được sự đánh giá cao từ phía công luận. Theo lời vị phó tổng thống, ban lãnh đạo đất nước biết đến lao động của họ và đánh giá cao nó. Các nhà mã thám Mỹ ngồi trong gian phòng lim dim thỏa mãn với những lời tán tụng của Humphrey.

        Cần phái lưu ý cả chi tiết: Carter chủ ý không mời các quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ đến thăm NSA. Vấn đề là ở chỗ về chính thức NSA là một cơ quan hoạt động độc lập trong cơ cấu của Bộ Quốc phòng. Carter quyết định vin vào cái từ “độc lập”, chứ không nhấn mạnh vào sự trực thuộc của NSA vào Bộ Quốc phòng. Sau này ông đã thừa nhận là khi làm Giám đốc NSA trong 4 năm, ông đã đấu tranh cực nhọc với phe quân đội để giữ sự độc lập của NSA nhằm cố giữ dù chi là những gì ông ta thừa hưởng từ những vị giám đốc tiền nhiệm trong kế hoạch thực hiện đường lối chính trị độc lập.

        Gốc rễ của những rạn nứt giữa NSA và Bộ Quốc phòng Mỹ là mong muốn tự nhiên của NSA thiết lập sự kiểm soát riêng của mình đối với ngân sách. Trước năm 1969, ở các cương vị khác nhau có 95.000 người làm việc tại NSA - đông hơn 5 lần so với CIA. Ngân sách của NSA gồm tất cả các khoản chi cho tình báo vố tuyến điện tử: từ những bộ tai nghe cho các nhân viên vận hành tại các trạm chặn thu ở Maroc cho đến các máy tính siêu hiện đại trong các tầng hầm của đại bản doanh ở Fort Meade. Đến đầu thập niên 1970, do gánh nặng chi phí lớn cho cuộc chiến ở Việt Nam, người ta đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí cho các cơ quan chính phủ (điều này liên quan đến cả NSA). Bởi vậy, điều quan trọng sống còn với NSA là nó phải tự kiểm soát được ngân sách của mình. Bằng cách đó, NSA sẽ có thể độc lập xác định cần phải cắt giảm chi phí ở đâu. Ở một bên chiến tuyến đấu tranh giành quyền kiểm soát ngân sách có các nhân vật dân sự lãnh đạo NSA và khẳng định một cách có lý rằng, họ hiếu rõ nhất nhu cầu của NSA. Phía bên kia là phe quân sự, những người chỉ huy công tác chặn thu.

        Carter đã để lại sau mình một huy hiệu mới của NSA. Ban đầu huy hiệu này như sau: Chạy theo mép trên là dòng chữ “National Security Agency” (Cục An ninh Quốc gia), mép dưới là dòng chữ “Department of Defense” (Bộ Quốc phòng), còn ở giữa biểu tượng là con đại bằng xoè cánh với những mũi tên và tia chớp phóng ra từ dưới đuôi. Carter đã đạt được việc thay dòng chữ “Department of Defense” bằng dòng chữ “United States of America” (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) và sửa đôi chút hình vẽ con đại bằng nữa. Lúc này con mãnh điểu này đã không còn xoè cánh đầy hăm doạ nữa, mà khép cánh sát thân để thể hiện tính chất bảo vệ chứ không phải tấn công của hoạt động bí mật. Tuy nhiên Cục này vẫn là Cục An ninh chứ không phải là cái gì khác! Những mũi tên và tia chớp không biết lấy ở đâu ra cũng bị bó đi.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2021, 06:11:10 pm

        Những gián điệp đồng tính ái

        Đối với Bobby Rey Inman, người tiền nhiệm của Carter trên cương vị giám dốc NSA thì không chỉ có quy chế của NSA và quyền kiểm soát ngân sách của nó mà cả đồng tính nam đều là những hòn đá ngáng đường. Do NSA hoạt động trong cơ cấu Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi mà từ thời chiến tranh thế giới thứ II đã có lệnh chính thức cấm nhận người đồng tính nam vào phục vụ. Lệnh cấm này dựa trên điều luật hiện hành ở Mỹ về việc truy tố những người đồng tính nam và dựa trên quan điểm cho rằng, đồng tính luyến ái là một dạng bệnh tâm lý.

        Đầu thập niên 1960, hai chuyên gia mã thám của NSA đã chạy sang Liên Xô. Nhiều đồng nghiệp của họ đã phỏng đoán rằng, họ không chỉ là những kẻ phản bội mà còn là những người đồng tính nam. Tiếp theo là những cuộc bố ráp và hàng chục nhân viên bị nghi là đồng tính nam đã bị Inman sa thải. Sau đó, chỉ cần dù là có lời ám chỉ đến sự lệch lạc tình dục trong hành vi của ứng cử viên tiềm năng của NSA là đủ để anh ta không được nhận vào làm việc. Nếu điều đó bị phát hiện sau khi gia nhập cơ quan thì anh ta buộc phải rời khỏi NSA với những cớ khác nhau.

        Điều đó là vậy cho đến năm 1980, khi một trong những phiên dịch viên, một người đồng tính nam có nguy cơ bị đuổi việc, đã cầu cứu sự giúp đỡ của một người nổi tiếng ở Mỹ đấu tranh cho quyền của nhũng người đồng tính nam. Xa xa trước NSA đã xuất hiện một vụ xì căng đan. Cần phải dập nó đi bằng cách để cho chuyên gia ngôn ngữ kia ký một văn bản được soạn thảo một cách tinh quái. Trong văn bản này, nhân viên nọ bắt buộc phải thông báo những đặc điểm khác thường trong đời sống tình dục của mình cho những người thân và báo cáo ngay lập tức cho lãnh đạo của mình những âm mưu hăm doạ, khống chế dựa trên lý do này.

        Đến cuối thế kỷ XX thì ít ai còn tiếp tục ủng hộ quan điểm cho ràng, cần phái giam những người đồng tính nam trong các bệnh viện tâm thần. Tuy vậy, lệnh cấm họ phục vụ trong quân đội và các cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia vẫn tiếp tục có hiệu lực bởi vì như một đại diện Lầu Năm góc tuyên bố năm 1982, sự hiện diện của những người đồng tính nam và đồng tính nữ “gây khó khăn đáng kể cho việc duy trì kỷ luật, đạo đức và trật tự”. Và điều đó đã không chỉ là lời đe doạ suông: giữa năm 1980 và 1990, có gần 17.000 người đã bị sa thải khỏi quân đội Mỹ do thiên hướng hành vi đồng tính luyến ái. Tại tất cả các nước đồng minh NATO của Mỹ thì chỉ có Anh có chính sách như thế với những người đồng tính luyến ái. Đến đầu thập niên 1990, việc bảo đảm an ninh trong các cơ quan cơ mật nhà nước và khả năng hăm doạ, khống chế từ phía các cơ quan tình báo đối phương đã không còn tồn tại với tư cách nguyên nhân để từ chối nhận người đồng tính nam vào làm việc. Mặc dù vậy, chiếm ưu thế trong cộng đồng tình báo Mỹ vẫn là ý kiến cho ràng, người đồng tính nam không phải là những người có thể tin tưởng trong một công việc tế nhị như hoạt động tình báo.


Tiêu đề: Re: Tình báo vô tuyến điện tử
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2021, 06:11:33 pm

        Năm năm đi trước toàn cầu

        “Quỷ tha ma bắt, tôi là chuyên gia mã thám gì đây!” - một lần Marshall Carter nói. Và quá thật, giám đốc NSA - đó đơn giản chỉ là một quan chức quan liêu cao cấp: công việc của ông ta là dự trù ngân sách và xác định phương hướng chiến lược chung cho hoạt động của NSA. Việc điều hành hoạt động hàng ngày luôn nằm trong tay vị phó giám đốc.

        Bới vì trên thượng đỉnh của kim tự tháp quyền chức của NSA là vị giám đốc và vị phó của ông ta. Về cơ cấu tổ chức của NSA ở cấp thấp hơn của kim tự tháp này thì nó là một trong những bí mật được giữ nghiêm ngặt nhất. Theo luật mà Quốc hội Mỹ thông qua năm 1959, không cái gì có thể là căn cứ để tiết lộ cơ cấu tổ chức hay nguyên tắc hoạt động của NSA, tên tuổi, chức vụ, lương hay số lượng nhân viên của nó. Nghĩa là thực tế NSA có quyền phủ nhận bản thân sự tồn tại của mình.

        Người ta biết là trong thập niên 1980, NSA gồm 10 đơn vị: 4 có liên quan trực tiếp đến việc thu thập thông tin từ các kênh thông tin liên lạc, 5 là các đơn vị hỗ trợ, 1 đơn vị chịu trách nhiệm về đào tạo và huấn luyện cán bộ. Dưới đây, xin nêu tóm tắt một vài đơn vị.

        Đơn vị “Sản xuất” - là đơn vị chuyên trách về chặn thu giải phá các hệ mã của nước ngoài. Đây là đơn vị lớn nhất trong NSA. Ban đầu, đơn vị “Sản xuất” được chia thành một số đơn vị nhỏ hơn đảm nhiệm: các hệ mã có độ vững chắc cao của Liên Xô và các phương pháp hóa giải chúng; các hệ mã có độ vững chắc trung bình và thấp của Liên Xô; các hệ mã của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á; các hệ mã của tất cả các nước còn lại (kể cả của Mỹ). Các bộ phận đặc biệt của đơn vị “Sản xuất” chịu trách nhiệm về việc chặn thu và xứ lý thông tin bằng máy. Đầu thập niên 1960, sau vụ chạy trốn của hai chuyên gia mã thám của NSA sang Liên xô, đơn vị “Sản xuất” đã được cải tổ. Trong đơn vị này đã thành lập cái gọi là các nhóm được đặt tên theo bảng chữ cái tiếng Anh: “A” (Liên Xô và các đồng minh của Liên Xô) ; “B” (các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á), “G” (các nước thế giới thứ ba, cũng như các điện tín gửi đến Mỹ hoặc từ Mỹ), “C” (xử lý bằng máy) và “W” (chặn thu).

        Đơn vị “An ninh thông tin” là đơn vị của NSA có nhiệm vụ bảo vệ thông tin trong các kênh thông tin liên lạc của Mỹ. Tất cả các hệ mã do đơn vị này tạo ra được chuyển cho đơn vị “Sản xuất” để phân tích. Tuy vậy, sự hiện diện của máy mã vẫn chưa có nghĩa là không bị rò ri thông tin trong các kênh thông tin liên lạc mà nó được lắp đặt và có thể được sử dụng. Điều như thế đã diễn ra với việc bảo mật các cuộc đàm thoại của các phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Một phi công trong chiến đấu khi mà mỗi phút đều quý giá thì chả có hơi đâu mà chờ đợi để chiếc máy mã “nhai” chậm chạp và “nhè ra” thông báo ở dạng mã hóa gửi cho phi công khác. Bởi vậy, các phi công liền tắt quách máy mã và nói chuyện thẳng với nhau.

        Đơn vị “Dịch vụ nghiên cứu và kỹ thuật” là đơn vị làm nhiệm vụ nghiên cứu phát triển những phương tiện kỹ thuật chặn thu các thông điệp từ các kênh thông tin liên lạc và máy móc xử lý chúng sau đó.

        Đơn vị “Dịch vụ viễn thông và kỹ thuật tính” - đơn vị của NSA đóng vai trò đặc biệt. Vai trò quan trọng của NSA đối với sự phát triển kỹ thuật máy tính là rất lớn bởi lẽ theo các chuyên gia, về trang bị, NSA luôn đi trước trình độ công nghệ hiện đại nhất của phương Tây khoảng 5 năm. Không cần nêu thêm ví dụ về chuyện này.

        Tháng 12 năm 1952, để giải mã, NSA đã sử dụng máy tính có bộ nhớ trên trông từ Atlas đầu tiên trên thế giới. Nhưng các chuyên gia mã thám Mỹ luôn thèm khát những gì liên quan công suất tính toán của các máy tính của họ nên vào năm 1957 đã khởi đầu dự án mới có tên “Tia chớp”'(Lightning): chính phủ Mỹ đã chi 25 tỷ đô la để chế tạo máy tính điện tử mà về khối lượng thiết bị phải vượt trội các máy tính đã có khi đó 1.000 lần. Năm 1958, NSA đã chấp thuận loại máy tính thử nghiệm Stretch do hãng IBM dề xuất và năm 1962, họ đã nhận được chiếc đầu tiên trong 7 chiếc máy tính này. Nói chung, máy tính Stretch thành công đến nỗi được sử dụng ở NSA đến tận năm 1976.

        Trong thập niên 1980, NSA sở hữu một số lượng máy tính nhiều nhất và hiện đại nhất thế giới. Cũng phải nói thêm là chuyên gia thiết kế siêu máy tính nổi tiếng Seymour Cray cũng khởi đầu sự nghiệp của mình trong thập niên 1950 ở NSA khi thiết kế các máy tính để thực hiện các nhiệm vụ mã thám. Năm 1976, nhóm “C” của đơn vị “Sản xuất” đã bị giải thể, chức năng của nó được chuyển cho “Dịch vụ viễn thông và kỹ thuật tính toán”.

        Năm 1981, NSA đã thành lập trong cơ cấu của mình một đơn vị đặc biệt - “Trung tâm đánh giá an ninh cho phương tiện kỹ thuật tính toán”. Nhiệm vụ của nó là đánh giá thiết bị phần cứng và phần mềm của các hãng tư nhân từ góc độ khả năng bị xâm nhập. Mặc dù các hãng sản xuất máy tính cung cấp các sản phẩm của mình một cách tự nguyện cho việc đánh giá đó, nhưng nếu từ chối làm việc đó thì đối với các hãng này cũng có nghĩa là nói “Good bye” (tạm biệt) với những hợp đồng chính phủ béo bở.