Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 23 Tháng Chín, 2020, 11:34:11 pm



Tiêu đề: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Chín, 2020, 11:34:11 pm
  
        - Tên sách : Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler

        - Tác giả : James McGovern
                        Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên dịch

        - Sông kiên ẩn hành lần thứ nhất

        - Năm xuất bản : 1973

Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Chín, 2020, 11:14:25 pm
       
LỜI NÓI ĐẦU

        Đây là câu chuyện về cuộc săn tìm các vũ khí bí mật của Hitler thời Đệ nhị thế chiến, đã đặt ba đại cường Anh – Mỹ - Nga vào cái thế tương tranh, để sở hữu các hỏa tiễn V của người Đức, đặc biệt là hỏa tiễn thời danh V2; và nhất là để tìm ra được các nhà khoa học đã khai sanh ra chúng. Phải đợi đến 20 năm sau cuộc chiến, quyển sách này mới phát giác ra được 2, trong số các kế hoạch mật quan trọng nhất trong thời thế chiến thứ II: “ Crossbow” và “ Overcast”.

        “ Crossbow” là chiến dịch do người Anh đề xướng cùng sự hợp tác của người Mỹ, cốt để tìm cách truy tầm tung tích các vũ khí bí mật của Đức như  Phi cơ không người lái( tức bom bay V1), phi đạn xuyên lục địa( tức hỏa tiễn V2) và phi đạn phòng không vô tuyến điều khiển Wasserfall(tức hỏa tiễn V2 cải biến), vv… hầu đối phó và hủy diệt tiềm năng các loại vũ khí này, đặc biệt nhất là loại V2, để mong tránh mối đe dọa cho thành phố Luân Đôn đông dân cư thoát khỏi tầm sát hại của các loại vũ khí V.

        “ Overcast” là chiến dịch do người Mỹ chủ trương để tìm cách chiếm hữu các nhà bác học hàng đầu Von Braun cùng với hàng trăm chuyên viên thông thái nhất của Đức, đã khai sáng ra hỏa tiễn có tầm hoạt động xa(V2) mà nguyên tắc của nó lại là bước mở đầu hay căn nguyên của việc khai sáng ra nền khoa học không gian hiện nay, và còn đang khai triển mãi trong tương lai…

        Ngoài ra cuốn sách này còn giải thích tại sao, người Mỹ đã thành công trong chiến dịch Overcast nói trên, mà người Nga lại là những người đầu tiên phóng  chiếc “ SPOUTNICK và NGƯỜI” lên ngoại tầng không khí và làm thế nào họ lại vượt bước trong cuộc chinh phục không gian.

        J.Mc Gover là nhân viên tình báo Mỹ, hoạt động ở Đức trong thời kì hậu chiến, đã sử dụng các tài liệu chưa được công bố và còn giữ bí mật cho đến lúc bấy giờ, cũng như các văn từ và hình ảnh riêng tư, được truyền đạt với các nhân vật mà tác giả đã xếp đặt các cuộc giao tiếp với họ.

        Là tài liệu mật đầu tiên được viết ra, vừa bi hài vừa quyến rũ, sẽ tạo nên cho quyển sách này một giá trị ngoại hạng.

Ghì chú của Von Braiin về lý thuyết hòa tiễn, năm 1929



Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Chín, 2020, 11:22:02 pm
    
PHẦN I

KẾ HOẠCH “CROSSBOW”


1 - SỨ MẠNG CỦA DUCAN -  SMITH

        Đêm xuống. Bóng tối và sự yên lặng bao trùm làng Dornten nhỏ bé không mấy ai biết đến. Đó là một làng của bọn phu hầm mỏ, nằm trên triền đồi phía bắc của quần sơn Harz, đang vươn mình sừng sững giữa cánh đồng miền Trung nước Đức.

        Vào ngày 4 tháng 4 năm 1945 thì các toán quân Mỹ ở cách đó 45 cây số. Họ đang tiếp tục tiến quân một cách vô cùng vất vả. Tuy nhiên Dornten vẫn nằm trong tay người Đức và mỗi khi có báo động tất cả đèn đóm đều phải tắt. Tình trạng giới nghiêm ở đây thật khắt khe: không được thắp đèn, không được mở cửa sổ, không được ra đường.

        Trời vừa sụp tối thì một chiếc xe vận tải, nặng nề tiến vào làng này, tiếng bánh xe gập ghềnh dằn lền sụp xuống trên mặt đường lồi lõm phá tan sự yên lặng của đêm trường. Tắt đèn hiệu, xe từ từ lăn bánh về khu hầm mỏ hoang vu nằm tiếp giáp chân đồi.

        Nếu có ai trông thấy cảnh ấy, họ không khỏi ngạc nhiên tự hỏi: tại sao lại có một chiếc xe chạy đến đây? Cái mỏ này không biểu hiện được một lợi ích chiến lược nào cả. Thật vậy, khu mỏ này đã bị bỏ hoang từ 5 năm trước đây với lý do phẩm chất của mỏ rất kém.  Ngoài đôi vợ chồng già người gac dan, không còn ai sống ở vùng này nữa. Tuy nhiên, bây giờ những người trên xe đang hoạt động một cách vội vã. Hình như họ có một công tác khẩn cấp phải hoàn thành, một công tác không thể nào chậm chễ được.

        Người lái xe thắng lại trước một con đường hầm, trước miệng hầm có đặt một đường ray sắt đưa sâu vào sườn đồi. Bảy người lính Đức và hai kỹ sư dân sự tên là Bernhard Tessmann và Dieter Huzel vội vàng nhảy xuống đất. Họ bắt tay vào việc liền: họ đang cố gắng cất giấu những tài liệu quý báu nhất của Đức Quốc Xã đang lâm vào cảnh đường cùng mạt vận.

        Họ tải xuống xe những thùng cây có đánh số cẩn thận, bên trong chữa toàn những tài liệu (sẽ có hai chiếc xe khác, cũng chở những thùng cây như vậy, đến nữa vào lúc giữa khuya). Tất cả là 14 tấn tài liệu. Họ chất các thùng ấy lên những toa xe nhỏ và một đầu máy sẽ kéo đến một đường hầm nhánh khác. Rồi tại đó chín người lại hùng hục vận chuyển chúng đến một kho tồn trữ chất nổ cũ kỹ. Kho này là một căn phòng nhỏ nhưng thật khô ráo được đặt ở cuối hầm .

        Hôm sau, vào 11h sáng, lúc mà các oanh tạc cơ của Mỹ đang gầm gừ trên không phận làng Dornten thì những thùng tài liệu cuối cùng cũng được cất giấu xong. Bây giờ họ đóng cánh cửa bọc sắt của gian phòng lại. Rồi họ chôn những cốt mìn được ngụy trang dưới đống gạch vụn, chặn đường từ hành lang dẫn tới gian phòng.

        Tessmann, Huzel và 7 người lính tùy tùng ra về. Họ có vẻ tự mãn lắm vì cho rằng không đời nào địch quân tìm ra được chỗ này. Tuy nhiên trong 9 người, chỉ có 2 viên kỹ sư biết đích xác chỗ cất và tính chất của tài liệu thuộc loại gì. Tối hôm trước khi gần đến làng Dornten thì chính hai người kỹ sư này đã thay phiên nhau tự lái lấy xe, sau khi đã giữ 7 tên lính trong thùng xe bịt bùng phía sau. Họ cũng làm như vậy trong bận về, để không cho những người lính biết chỗ. Bởi vậy 7 người lính này dẫu có muốn biết cũng không tài nào phát giác tọa độ của khu hầm mỏ. Phần người gác cửa, tuy chính ông ta đã cung cấp nón và đèn của thợ mỏ cho nhóm người này và cũng dẫn đường cho họ, nhưng họ cũng chỉ nói với ông ta vỏn vẹn mấy tiếng: “ đây là tài liệu mật quân sự”.

        Thật vậy, những “ tài liệu mật quân sự” kia là cả một kho tàng khoa học vô tiền khoáng hậu mà phe Đồng Minh đang nỗ lực truy tìm. Những tài liệu trong thùng cây chính là những chương trình và những kỹ thuật chế tạo đặc biệt về “ khí giới bí mật của Hitler”. Đó là những hỏa tiễn đầu tiên có tầm sát hại rộng lớn hiện có trên thế giới: hỏa tiễn V2. Nếu trước kia vị Quốc trưởng nước Đức đã tin tưởng nơi sự phát triển của khí giới này, thì có lẽ kết quả cuộc chiến đã đổi khác. Sau này, hơn 1000 quả V2 đã được phóng qua Anh Quốc nhưng cũng không cứu được nước Đức đã đứng trên bờ thảm bại. Tuy nhiên, đối với một toán kỹ thuật gia người Đức thì hỏa tiễn V2 không hẳn là một sự thất bại hoàn toàn. Nó đã thay đổi cả chiến lược cổ truyền và gợi ra một hình ảnh kinh hoàng của cuộc chiến sắp tới.

        Chỉ trong một tháng nữa thì Đức Quốc Xã sẽ hết tồn tại. Nhưng bây giờ các cơ quan tình báo của Nga, Mỹ, Anh đều bắt đầu hoạt động ráo riết. Ai cũng muốn chiếm được về quốc gia mình những tài liệu về hỏa tiễn V2 và bắt cho được những chuyên viên Đức, cha đẻ của thứ khí giới khủng khiếp đó. Kết quả còn nằm trong vòng bí mật. Ai chiếm đoạt được sẽ mang về cho quốc gia mình hai sự tiến bộ hiển nhiên. Đó là sự tiến bộ về khí giới xạ thuật liên lục địa và những hỏa tiễn vĩ đại có thể đưa con người vào quỹ đạo vòng quanh trái đất. Sau đó hỏa tiễn này có thể đưa con người lên đến cung trăng, rồi đến cả những hành tinh xa xôi hơn nữa.

        Cuộc tranh giành âm thầm đó đã mở ra ba trận tuyến mà kết quả tự nhiên sẽ ảnh hưởng lớn đến số phận của thế hệ mai sau. Vào tháng 5 năm 1954, người Anh đã đạt được thắng lợi rõ ràng đối với các Đồng minh của họ. Mặc dù lúc ấy lực lượng của Mỹ đã tiến đến núi Harz, nơi cất giấu tài liệu về V2 và cũng là nơi tập trung phần đông các chuyên viên về hỏa tiễn của Đức. Sở tình báo Anh đã biết từ lâu Nga và Mỹ đang cạnh tranh để tìm tài liệu về vũ khí V2 và tìm những người đã thực hiện hỏa tiễn duy nhất có tầm hoạt động xa, hiện đang có trên thế giới.

        Huzel, Tessmann và 7 người lính đã giúp họ đang rời làng Dornten. Họ đang vượt qua một nước Đức hỗn độn và nguy khốn như đang ở trên bờ vực thẳm. Tuy nhiên 2 năm trước đây tình thế hoàn toàn khác hẳn. Trong lúc chính phủ Anh tin chắc chắn thắng lợi đã nằm trong tay mình thì đùng một cái quân Đồng Minh thất trận một cách đau thương. Tất nhiên chính phủ Anh phải lập tức điều tra cho ra lý do cuộc thất bại này. Vì quyền lợi của nước Anh, nói riêng và quyền lợi của phe Đồng Minh nói chung, chính phủ Anh nỗ lực tìm cho được những tin tức liên quan đến những việc bắt giữ những chuyên viên V2 và việc khám phá nơi chôn giấu tài liệu ở Dornten. Chính Ducan Sandys được ủy thác nhiệm vụ này


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Chín, 2020, 11:27:21 pm
         
*

*       *

        Đó là một người cao lớn, nở nang, tóc nâu dợn song. Vẻ mặt lúc nào cũng tươi cười đầy thiện cảm. Tuy nhiên chân lại đi cà thọt một cách rõ ràng. Anh ta là một người trẻ tuổi thuộc nhóm bảo thủ mà tương lai đang lên như diều gặp gió. Anh ta là chồng của Diana, ái nữ của Tổng thống Winston Churchill.

        Đó là vào khoảng tháng 4 năm 1943, mới 34 tuổi Sandys đã được đề cử một loạt công tác đòi hỏi nhiều tế nhị. Chính những công tác này, về sau đã đưa Sandys giữ những chức vụ cao cấp trong chính quyền ( Sandys lần lượt giữ chức Bộ trưởng Không quân, Bộ trưởng Quốc phòng, tháng 6 năm 1964, Bộ trưởng Bộ thuộc địa và Liên hiệp Anh).

        Các vị chỉ huy tham mưu Anh quốc điên đầu về những báo cáo tới tấp nói về những thí nghiệm về vũ khí bí mật của người Đức. Họ yêu cầu thủ tướng Churchill giao cho Sandys cứu xét vấn đề này. Sau một tháng vùi đầu trong việc nghiên cứu, Sandys đang sửa soạn đệ trình bản báo cáo đầu tiên lên văn phòng Bộ Chiến tranh.

        Cuộc nghiên cứu này không mấy gì hào hứng. Tuy nhiên anh ta hy vọng rằng văn phòng Bộ sẽ chia sẻ với anh ta những điều cấp báo để cho hành động có hiệu quả. Các vị chỉ huy phe Đồng Minh không phải là những người chỉ biết lạc quan, nhưng họ tin chắc rằng chiến thắng sắp về tay họ. Quân Đức đã mất Bắc phi, thua trận Stalingrad, không kiểm soát được không phận. Tiếp đó phe Đồng Minh lại đổ bộ lên đảo Cicile ( thuộc Ý). Sau cuộc điều tra vất vả này, Sandys đã đi đến những kết luận lạ kỳ, khó tin. Những kết luận này ly kỳ đến nỗi chúng có thể làm đề tài cho tiểu thuyết trinh thám. Cuộc điều tra đã xác minh được rằng ở nước Đức đã thực hiện được những vũ khí có khả năng đảo ngược tình thế và nghiêng thắng lợi hiển nhiên về phía địch.

        Khi bắt tay vào việc điều tra, trước tiên Sandys chú ý đến các “bức thư từ Oslo” do Sở tình báo nhận được từ tháng 11 năm 1939. Những bức thư nặc danh này chắc chắn do một nhân vật cao cấp người Đức thuộc nhóm chống lại bọn Quốc Xã. Chúng cho biết từng chi tiết rõ ràng về từng giai đoạn của loại khí giới mới đang nghiên cứu tại Đức. Trong đó có cả việc thử hỏa tiễn có tầm hoạt động xa đang thực hiện tại một hoang đảo trên biển Baltique.  Các “bức thư từ Oslo” có sắc thái mơ màng như văn của Jules Verne, nên người ta xếp chúng lại và không để ý đến nữa.

        Tiếp đến, Sandys quan sát những bức hình do D. W. Stevenson chụp ngày 15 tháng 5 năm 1942. Vị Trung úy này có nhiệm vụ chụp hình những chiếc khu trục hạm Đức đang nằm trên vịnh Swinemunde từ trên cao độ, từ chiếc phóng pháo cơ của ông ta. Sau khi hoàn tất công việc, ông ta lại bay quần trên một làng nhỏ cạnh Peenemunde, nằm trên phía Bắc đảo Usedom. Ở đó, tình cờ ông ta khám phá ra một phi trường mới của người Đức. Vì trong máy ông ta còn vài phim ảnh nên ông ta bấm nốt cho xong. Không ngờ khi quan sát những bức hình đó, người ta lại phát giác ra một vùng đất được bao bọc bởi những cái băng nhỏ hình tròn và những dãy nhà kiến trúc kì lạ. Tuy nhiên, sau rốt thì những bức ảnh cũng không hơn số phận của “ bức thư từ Oslo”. Họ cũng dẹp chúng qua một bên và không thèm nhớ đến nữa. Nhưng Sandys lại muốn có những bức hình chi tiết về đảo Usedom.

        Rồi Sandys lại nghiên cứu đến những báo cáo từ Đan Mạch, Thụy Điển, Nauy và Ba Lan gửi sang trong sáu tháng qua, kèm theo nỗi lo sợ thường xuyên. Những phúc trình này thường mơ hồ, phần nhiều chỉ nói đến những lời đồn đãi của dân chúng, rồi chúng lại thình lình đứt quãng nên rất khó hiểu. Thí dụ như những tin tức do cơ quan tình báo Đan Mạch gửi sang. Họ cho biết những ngư phủ đã trông thấy ngoài khơi đảo Bornholm những vật lạ xẹt lên trời với một vệt lửa sáng. Những vật này dường như xuất phát từ Peenemunde, một địa phương thuộc một hòn đảo gần bên đảo Usedom. Cụ thể hơn hết là các bằng cớ do cơ quan đặc biệt của lực lượng bí mật Ba Lan gửi đến. Họ quả quyết rằng người Đức đã thiết lập một cơ sở nghiên cứu ở Peenemunde. Những người tù Ba Lan đã bị đày ra đây. Người ta giam họ ở Trassenheide, đây là trại tập trung tất cả những người lao động ngoại quốc ở Usedom. Trời đã xui khiến nên hai tội đồ Ba Lan vốn là quân kháng chiến có kiến thức kỹ thuật đã tìm ra được nơi bí mật của người Đức. Một hôm, nhân khi làm công tác tạp dịch nhà vệ sinh, họ đã len lỏi vào được một nơi có thể gọi là vùng cấm địa: Xưởng chế tạo bí mật của người Đức. Khi đi ngang qua một nhà kho, thấy cửa kho hé mở, một trong hai người đã nhìn vào trong. Y phát giác được trong kho có một loại vũ khí hình dáng giống như một chiếc thủy lôi không có cánh. Nó tương tự như một chiếc máy bay thu nhỏ lại, nhưng máy bay này lại không có chỗ ngồi cho phi công, cũng không có cả buồng lái. Người Ba Lan này thông báo từng chi tiết tỉ mỉ về Luân Đôn. Y lại gửi kèm theo cả một bản đồ nguệch ngoạc về căn cứ ở Peenemunde.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Chín, 2020, 11:30:54 pm
   
        Sandys nghĩ rằng: tất cả tin tức nhận được đều quy về một điểm: Peenemunde có liên quan đặc biệt đến loại vũ khí mới bí mật của người Đức. Đây là một thị trấn nhỏ, hẻo lánh, hay đúng hơn là một làng chài lưới tầm thường, ít thông thương với những bãi tắm thanh lịch của miền duyên hải Baltique. Muốn tìm hiểu được điều bí mật ở đây thì phải làm sao tìm cách cho một vài nhân viên am tường khoa học len lỏi đến tận nơi được. Vấn đề này thật khó mà thực hiện nổi, mặc dù cơ quan tình báo đã sử dụng cả một hệ thống gián điệp bủa giăng khắp Âu châu.Khi cuộc chiến có vẻ bất lực cho Đức, thì cơ quan cảnh sát của họ đã lo tăng cường  biện pháp phòng thủ an ninh và thiết lập một vành đai bất khả xâm nhập xung quanh Peenemunde. Sự phòng thủ nghiêm ngặt này chính nó lại là sự tố cáo. Thật không có gì vô lý cho bằng người Đức nỗ lực canh phòng một cơ sở nghiên cứu tầm thường như bao nhiêu cơ sở nghiên cứu khác.

        Sandys tin chắc rằng Peenemunde phải là nơi hoạt động đặc biệt lắm. Nhưng hoạt động thuộc loại gì thì không thể biết chính xác được. Bây giờ ông ta lại áp dụng biện pháp nghe ngóng qua đài phát thanh Đức. Đài này càng ngày càng nói nhiều về một loại vũ khí mới, một “ khí giới thần diệu” sẽ đem về chiến thắng cho “ Đế quốc Đức”. Nhưng người ta không đưa ra một bằng cớ đích xác nào về “khí giới thần diệu” này. Có lẽ đây chỉ là một sự tuyên truyền bịa đặt thông thường nhằm mục đích phấn khởi tinh thần dân chúng Đức, sau trận thảm bại ở Starlingrad, sau những cuộc oanh tạc rùng rợn của không lực Đồng Minh. Nhưng đối với Sandys, điều này cũng đúng một phần nào nhưng không phải là tất cả những điều mà ông ta muốn biết.  

        Giả sử như thứ vũ khí mới này có thật thì nó ra thế nào? Đó là những khẩu đại bác có tầm xa? Nếu vậy, có phải chăng đây là thành quả mà lý thuyết gia Grosse Bertha đã đưa ra trong cuộc chiến năm 1914. Hay đó là những phi cơ không người lái? Người Mỹ đã thí nghiệm và thành công về loại này trong trận chiến tranh trước.

        Hoặc những hỏa tiễn có tầm sát hại lớn? giả thuyết sau cùng này có vẻ kì dị , nhưng với Sandys thì hữu lý hơn cả.

        Thật là không dễ dàng mà đánh lửa Sandys! Ông ta đúng là người thích hợp với loại công tác này. Ông nhạc của ông ta, Thủ tướng Churchill cũng hài lòng khi thấy ông ta được đề nghị sứ mạng ấy. Hơn nữa rể của ông cũng không phải dốt về loại hỏa tiễn. Tháng 11 năm 1940, là sĩ quan pháo binh, Sandys được chỉ định chỉ huy pháo đội Z, đơn vị về hỏa tiễn đầu tiên của quân lực Anh. Mặc dù do đơn vị này chỉ sử dụng những súng cao xạ phòng không, nhưng Sandys cũng rất thích và để ý đến khả năng có thể đạt đến những vũ khí to lớn hơn nữa.Tất cả những gì liên quan tới vũ khí này đều được Sandys tìm hiểu một cách thấu đáo. Nhưng sự nghiệp binh bị của ông ta thình lình bị gãy đổ một cách phũ phàng. Một đêm nọ trên chuyến xe mở hết tốc lực hướng về Cardiff, tên tài xế của ông ta đã ngủ gục và lao đầu vào một bức tường nhẹp nạt. Ông ta bị thương ở hai chân và phải chịu tàn tật. Và giờ đây, với chức vụ Thứ trưởng Bộ Tiếp vận, ông ta lại nghiên cứu đến vấn đề hỏa tiễn. Nhưng lần này, không phải với tấm lòng thích thú nữa.

        Theo hiểu biết của ông ta, hỏa tiễn thật ra không phải là loại vũ khí mới mẻ gì. Vào năm 1323, người Trung Hoa đã đã dùng những “ phi hỏa tiễn” tức là những mũi tên lửa để đánh đuổi giặc Mông Cổ. Năm 1807, William Congreve đã san bằng một phần lớn thủ đô Copenhague của Đan Mạch với những hỏa tiễn dùng nguyên liệu đặc. Người ta còn tìm thấy trong bài quốc ca của Mỹ những lời bóng bẩy nói về “ ánh hồng của hỏa tiễn” . Một giáo viên người Nga tên Tsiolkopsky đã xuất bản năm 1903 một quyển sách nhắc người ta nhớ đến việc có thể nhờ “ hỏa tiễn” đưa người ta đi du lịch trong không gian. Năm 1926, lần đầu tiên trong lịch sử một người Mỹ tên Robert Goddard đã phóng hỏa tiễn bằng nhiên liệu lỏng và đã thành công.

        Còn người Đức, có thật họ đã thành công, họ đã vượt qua những bước đầu chập chững rồi chăng? Họ đã tiến tới một giai đoạn đủ để đe dọa người khác rồi chăng? Năm 1923, có một giáo sư tên là Hermann Oberth đã xuất bản một cuốn sách nhan đề “ Hỏa tiễn liên hành tinh trong không gian”. Tuy chỉ là quyển sách nhỏ nhưng rất đáng chú ý. Trong sách đó tác giả đưa ra những căn bản kỹ thuật rất quan hệ cho những cuộc nghiên cứu sau này. Những điều nghi ngờ của Sandys khiến cho ông ta thêm cương quyết hơn nữa. Ông ta nhờ Cơ quan tình báo điều tra những nhà bác học Đức và nghiên cứu tỉ mỉ những tác phẩm quân sự xưa cũng như về thương mãi của người Đức. Công tác này đã đem về cho ông ta một vài tin tức nhưng không có điều gì thật sự khác thường cả. khoảng 30 năm trước đây, có một toán người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết đã thành lập một hội “ du lịch không gian” . Họ đã phóng những hỏa tiễn còn thô lậu ở Raketenfluplatz, một bãi đất trống ở Bá Linh. Danh tính của những người này cũng không giúp được gì cho các cố vấn khoa học của Sandys. Những chuyên viên này đã am tường từng chi tiết lý lịch của tất cả các nhà khoa học Đức có khả năng đẩy mạnh cuộc nghiên cứu vũ khí mới. Nhưng không có người nào có vẻ chú trọng đặc biệt về hỏa tiễn.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2020, 08:35:01 am
    
        Tuy nhiên trong lúc ấy có một vị tướng người Đức bị bắt và khi bị điều tra, như trăm ngàn tù binh khác đã thừa nhận có trông thấy những hỏa tiễn thật to lớn. Lúc ấy, ông ta không để ý gì đến chúng cả, nhưng có nghe nói là chung dùng để đem chiến thắng về cho nước Đức. Một vị tướng khác, cũng là tù binh xác nhận điều trên rất đúng. Cả 2 người đều không cho biết những chi tiết cần thiết, nên Sandys lại cầu cứu đến cả Sở tình báo. Sở này trả lời một cách vô hy vọng: không thể nào cho người đột nhập vào Peenemunde được, dù là hoạt động gì đi nữa vẫn hoàn toàn nằm trong vòng bí mật. Chỉ có những người đang hoạt động tại đó và vài người có chức tước thuộc cơ quan đầu não của Đức Quốc xã mới biết.

        Sandys lại quay về hỏi ý kiến những cố vấn khoa học của ông. Họ xác nhận với ông rằng nay cả người Mỹ và người Nga cũng chỉ chế tạo được những hỏa tiễn có tầm tác xạ ngắn mà thôi. Rồi dường như sợ rằng mình đã đánh giá quá thấp khả năng kỹ thuật của người Đức, những chuyên viên Anh lại nói rằng: người Đức có cố gắng hết sức để thực hiện một hỏa tiễn có tầm sát hại rộng lớn đi nữa thì họ cũng không thể nào sản xuất hàng loạt đủ sức để đe dọa chúng ta trong một thời gian ngắn gần đây. Nhưng đối với Sandys, ngay cả việc người Đức sắp sửa hoàn tất được một loại vũ khí mới cũng là một điều nguy hiểm không nên khinh thường.

        Còn nếu vũ khí bí mật này lại chính là những hỏa tiễn khổng lồ thì tình thế thật là trầm trọng. Nhưng đối phó với vấn đề này không phải là sứ mạng mà người ta đã ủy thác cho ông. Ông còn một vấn đề nữa, vấn đề này đã làm các vị chỉ huy Đồng Minh phải lo lắng vô cùng nhưng dân chúng thì hoàn toàn không hay biết gì cả. Từ mùa hè năm 1942, tại Hoa Kỳ người ta nỗ lực nghiên cứu một dự án về bom nguyên tử. Nhưng từ tháng chạp năm 1938, 2 người Đức là Otto Hahn và Fritz Strassmann đã tìm ra nguyên lý phân thể của chất Uranium, chất căn bản để chế tạo vũ khí hạch tâm. Không biết người Đức đã dùng nguyên lý này để thực hiện những gì? Điều này không ai biết, nhưng có điều chắc chắn: họ đã nghiên cứu về nguyên tử năng. Nghĩ đến việc Hitler có thể sử dụng một hỏa tiễn tầm xa hay một phi cơ không người lái, người ta thấy lạnh cả xương sống. Đối với Sandys thật không có gì rùng rợn hơn nếu những vũ khí này được trang bị thêm bằng một lực lượng nguyên tử.

        Sau khi xem xét lại những tài liệu li ti, rời rạc, hỗn độn có khi khủng khiếp nữa mà ông ta đã thu thập được, Sandys bắt đầu thảo phúc trình. Các nhân viên của văn phòng Bộ Chiến tranh đã trích ra một đoạn khá quan trọng:

        “ Dường như từ lâu rồi, người Đức đã tìm cách thực hiện một hỏa tiễn khổng lồ có khả năng phóng tới một vị trí thật xa. Công việc này được thực hiện song song với việc phát triển phản lực cơ và hỏa tiễn phi lôi. Hiện chúng ta có rất ít tài liệu để biết thực trạng những cuộc nghiên cứu này. Tuy nhiên, một vài sự kiện hiếm hoi đang có, khiến chúng ta có thể nghĩ rằng, các cuộc nghiên cứu trên rất tiến bộ. Vì nằm trong tầm tác xạ, nên Luân Đôn có thể là mục tiêu được nhắm đến”.

        Đúng vậy, theo các điều xác nhận trên thì các hỏa tiễn và phi lôi tiễn đầu tiên sẽ không có hiệu lực gì đối với những mục tiêu quân sự đặc biệt. Họ chỉ phóng liều chúng xuống những thành phố đông dân mà thôi. Văn phòng Bộ Chiến tranh đồng ý với Sandys là Luân Đôn đang bị đe dọa nặng nề, nhưng biện pháp phòng thủ thì chưa ai đồng ý với ai cả. Vào tháng 2 năm 1943, nhóm đặc công đã làm nổ tung một cơ xưởng ở Nauy sau khi phát giác ra việc nó cung cấp nhiên liệu cho người Đức. Nhưng người Anh không thể áp dụng biện pháp này ở Peenemunde, vị trí này được canh phòng cẩn mật và lại nằm trong lãnh thổ nước Đức.

        Người ta lại thảo luận về đề nghị của Sandys: oanh tạch Peenemunde. Các phi công không đồng ý biện pháp này, họ cho rằng Peenemunde ở quá xa phạm vi oanh kích thường xuyên của phóng pháo cơ. Hơn nữa những cuộc tấn công như thế này rất nguy hiểm và quân Đồng Minh phải trả bằng một giá rất đắt. Vả lại chưa có bằng cớ rõ ràng xác định rằng người Đức đang thực hiện chế tạo hỏa tiễn hay vũ khí bí mật nào đó ở Peenemunde.

        Sau rốt, Sandys nhận được chỉ thị phải gia tăng việc tìm kiếm những tài liệu cụ thể và áp dụng phương tiện gián điệp một cách tối đa. Hình như chỉ có phương tiện này là biện pháp duy nhất có thể vén được bức màn bí mật đang bao trùm đảo Usedom.

        Gián điệp ở dưới đất thì không dùng được rồi, bây giờ chỉ do thám bằng đường hàng không. Những chiếc spilfire và Mosquitoes vần vũ trên không phận biển Baltique, từ trên cao độ, họ chụp không biết bao nhiêu là hình, mong tìm cho được một dấu hiệu, để xác định nghi ngờ của Sandys là đúng.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2020, 08:37:19 am
   
        Không bao lâu người ta tìm được ngay những bằng cớ xác đáng. Ngày 22 tháng 6 năm 1943, một trung sĩ hoa tiêu tên Peek đã rửa được những tấm ảnh thực rõ. Y chuyển chúng đến viên sĩ quan nữ trợ tá Không quân Constance Babington Smith. Trước đây cô Constance cũng hay tò mò quan sát kỹ lưỡng từng tấm hình. Công việc của cô là tìm kiếm “ một cái gì bất thường”. Mặc dầu không biết cái bất thường đó là cái gì. Cái bất thường mà cô ấy tìm được là: bốn chiếc phi cơ nhỏ không giống bất kì chiếc phi cơ nào mà cô đã từng thấy. Chúng không có đuôi và để lại đằng sau chúng một làn khói lạ đen đen.

        Các vị đại úy Andre Kenny và Trung tá Hugh Hamshaw Thomas cũng đã tìm thấy những chi tiết khác lạ trong cùng bức hình ấy. Ống kính của họ cũng đồng thời cũng thâu nhận được hai vật lạ giống như chiếc thủy lôi, dài độ 12 thước, đặt lên một loại xe “rờ  mọt” đang chiếu lấp lánh dưới ánh mặt trời. Người Anh chứng nhận chúng đích thực là loại hỏa tiễn mà tầm hoạt động có thể xa đến 200km. Về phần các máy bay cụt đuôi mà Constance Babington Smith đã nhận thấy thì những nhà nghiên cứu cho rằng đó là các bộ máy phản lực. Về sau cô Constance lại phát hiện ra các “ phi lôi tiễn” trong các bức hình khác.

        Người ta càng gia tăng thêm công việc quan sát và nhờ đó mới khám phá ra các căn cứ đang được thiết lập trên toàn thể phía Bắc nước Pháp. Đây thật là một tin động trời!Người ta tự hỏi tất cả các kiến trúc kỳ lạ đang chĩa thẳng vào thành phố Luân Đôn có phải chăng là những căn cứ để phóng loại vũ khí bí mật. Những vũ khí bí mật này thật chất là vũ khí gì? Vẫn chưa có câu trả lời nào thỏa đáng. Các tấm ảnh xác nhận một cách khá chắc chắn rằng ba loại vũ khí tối tân khác nhau. Tuy nhiên không thể biết được bằng cách nào, bao giờ và theo lệnh nào chúng sẽ được sử dụng.

        Các điểm nghi vấn này đã gây ra không biết bao nhiêu cuộc tranh luận sôi nổi giữa các cố vấn khoa học của thủ tướng Churchill. Một nhóm thì ủng hộ lập trường của Sandys. Nhóm này nghĩ rằng mối nguy cơ trầm trọng nhất là mối nguy cơ của một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn có tầm xa. Nhóm thứ 2, cũng là nhóm rất có thế lực, lại tin rằng loại hỏa tiễn tác động còn lâu mới hoạt động được. Cái họa trước mắt là loại phi cơ không người lái. Nhóm sau hết thì lại cho rằng tất cả chỉ là một sự quấy phá nhằm mục đích chi phối lực lượng Đồng Minh hầu làm suy giảm hiệu năng chiến đấu của họ. Theo nhóm họ, tất cả những bức không ảnh chụp được không phát giác được điều gì cả. Đó chẳng qua là những bức họa tuyệt xảo mà thôi. Constance đã mô tả giai đoạn đầy lo âu và rối trí này như “ một thời gian hỗn độn vô vọng” lúc đó người ta mò mẫm trong đêm tối để xây những nền móng trên một bãi sình.

        Sau rốt, đa số các cố vấn khoa học đã đứng về phía lập trường của Sandys, người luôn luôn nỗ lực để làm sáng tỏ quan điểm của mình: đó là Luân Đôn đã được chọn làm mục tiêu cho một cuộc không kích mới lạ xưa nay chưa từng có. Tổng trưởng Bộ An ninh lãnh thổ, ông Herbert Morrison đã bắt đầu nghĩ đến viễn cảnh một cuộc tản cư toàn thể dân chúng thủ đô. Bây giờ chính quyền phải làm gấp một cái gì mới được.

        Ngày 29 tháng 6 năm 1943, theo lời khuyến cáo của Ủy ban quốc phòng , thủ tướng Winston Churchill quyết định: Oanh tạc Peenemunde ngay cơ hội thuận tiện đầu tiên. Cuộc tấn công này sẽ là một công tác hoàn toàn của người Anh. Người Mỹ sẽ được thông báo cho biết về những kết luận của bản phúc trình do Sandys đúc kết, khi nào có lệnh mời.

        Những phi công chuẩn bị kế hoạch rất tỉ mỉ, nhưng lòng họ thì không hăng hái chút nào vì họ biết rằng công tác này có vẻ mơ hồ lắm. Họ đã bác bỏ đề nghị ban đầu đưa ra. Đó là tấn công ba đợt bằng phóng pháo cơ xuống mục tiêu, họ viện lý do: bất ngờ là yếu tố then chốt của cuộc không kích này.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2020, 08:41:53 am
  
        
2 - VÀO MỘT ĐÊM TRĂNG

        Tướng Walter Dornberger là giám đốc phân đội “ hỏa tiễn” của quân đội Đức. Sau khi đưa tay gạt tàn điếu xì gà nhỏ, ông đứng lên ra khỏi câu lạc bộ Peenemunde, trở về căn cứ.

        Đó là ngày 17 tháng 8 năm 1943, ông đã trải qua một ngày mệt nhọc. Những tia sáng mặt trời chiếu rọi lên mặt cát trắng và biến mặt đất cằn cỗi ở đảo Usedom thành một vạc dầu sôi. Hơi nóng đầy ẩm ướt này làm cho mọi người khó chịu, thần kinh như căng thẳng. Có lẽ vì vậy nên lúc xế chiều mới xảy ra một cuộc xung đột giữa nhóm nghiên cứu và nhóm sản xuất. Thật là một cuộc xung đột dữ dội, nó đe dọa làm đảo lộn cả chương trình thực hiện hỏa tiễn. Dornberger bị đặt vào giữa thế tấn công cả hai mặt. Ông phải tìm cách để giải tỏa sự nghẹt thở đã đè lên nhóm sản xuất đồng thời phải xoa dịu cơn phẫn nộ của nhóm nghiên cứu. Ông đã dùng bữa với Dr. Wernher Von Braun, vị kỹ sư đầu não của ông, cùng Dr. Ernest Steinhoff đang chịu trách nhiệm về hệ thống điều khiển và kiểm soát ở Peenemunde. Có cả nữ hoa tiêu tập sự tên là Hanna Reistch, hôm nay đến làm khách quý tại căn cứ Peenemunde. Hồi chiều, quay quần giữa đám bạn bè ông đã thấy dễ chịu một chút . Nhưng, bây giờ bách bộ một mình trong đêm tối ngột ngạt, ông cảm thấy mệt trở lại. Ông chợt nhớ đến việc mấy hôm trước đây vị Tổng trưởng Bộ không quân đã thông báo với ông rất có thể quân địch đang chuẩn bị không kích vào căn cứ Peenemunde. Văn phòng của ông đặt tại Bá Linh, khi đến thanh tra ở Peenemunde, ông tạm trú ở chỗ tòa nhà riêng cho khách. Vừa về đến nhà, ông chợt nghe một hồi còi báo động hiệp nhất rít lên lanh lảnh.

        Đây không phải lần đầu ông được nghe báo động ở Peenemunde. Thông thường trên đường tiến đến Bá Linh, các phóng pháo cơ của Anh thường quần tụ trên không phận biển Baltique, nghĩa là ngay trên đầu Peenemunde. Hơn nữa ông vốn không sợ còi báo động chút nào cả. Peenemunde chưa bao giờ bị tấn công vì nó là mục tiêu không đáng kể. Nó chỉ là mảnh đất dài, hẹp và bị cắt thành từng mảnh rời rạc, được sự bảo vệ của các phi cơ tuần thám, các đại bác hạng nặng và các trái khói.

        Còn một lý do nữa, là nó ở ngoài tầm của các khu trục hộ tống và các đợt tấn công chỉ định. Nói một cách khác, phóng pháo cơ muốn đột kích Peenemunde phải đến một mình, không có lực lượng hộ tống và phải chọn vào những đêm trăng thật sáng.

        Như thường lệ, khi có báo động thì tất cả đèn đuốc đều phải tắt, làm sao cho chỉ còn một màn tối dày đặc mà thôi. Nhưng Dornberger lại chú ý thấy trời không hoàn toàn tối hẳn vì một ánh sáng nhợt nhạt, lờ mờ đang tỏa lên nóc dãy nhà đã được ngụy trang. Đó là ánh sáng của vầng trăng vừa ló dạng. Ông phóng nhanh vào phòng và gọi về Bộ chỉ huy phòng không. Bộ chỉ huy trả lời:

        -        Địch quân đang tập trung trên không phận khoảng giữa biển Baltique.

        -        Chúng nhằm hướng nào?

        -        Chưa biết được.

        Dornberger nghĩ: lại một cuộc oanh tạch Bá Linh nữa chứ gì, dầu oanh tạc ở đâu nữa, Ông ta cũng không làm gì khác hơn được. Nghĩ ngợi lan mạn, đoạn ông ta sửa soạn đi ngủ.

        Nếu Ducan Sandys biết được ý nghĩ của Dornberger hay Sở tình báo Anh cho ông ta tiểu sử của vị tướng vô danh tiểu tốt của cơ quan “ Wa Prueff 11” tức “ văn phòng các vũ khí xạ kích đặc biệt”, thì màn bí mật ở Peenemunde được vén lên tức khắc. Nó sẽ làm cho nỗi lo lắng của Sandys đã nặng nề lại càng nặng nề lên gấp bội.

        Dornberger sinh trưởng ở Giessen, một ngôi làng nhở cạnh Francfort. Cha là một dược sĩ. Thuở nhở, cậu bé Walter thường mong mỏi sẽ trở thành một kiến trúc sư. Nhưng đến tháng 8 năm 1914, cậu phải nhập ngũ. Tháng 10 năm 1918 khi là trung úy pháo binh thì bị sư đoàn 2 thủy quân lục chiến Mỹ bắt làm tù binh. Rồi người Mỹ lại giao Dornberger cho người Pháp. Suốt hai năm dài trong nhà giam, không lúc nào Dornberger không nghĩ tới việc tháo cũi sổ lồng.

        Được trả tự do, Dornberger trở về một nước Đức đang làm mồi cho lạm phát và thất nghiệp. Không ai cần dùng tới những vị Trung úy trẻ chưa có kinh nghiệm gì cả. Ông ta cho rằng có thể ở lại trong quân đội Đức nhỏ bé là điều diễm phúc. Quân đội này được giới hạn ở con số 100.000 người theo hiệp ước Versailles.

        Sau năm năm theo đuổi việc học ở Đại học Bá Linh, Dornberger tốt nghiệp với bằng kỹ sư. Rồi ông được bổ về bộ phận “ xạ thuật” thuộc văn phòng vũ trang. Hiệp ước Versailles cấm người Đức tạo đại bác  dài quá 3 inches, nhưng không đả động gì đến loại hỏa tiễn cả. Đến năm 1930, với cấp bậc Đại úy, Dornberger được đề cử một công tác mà phần đông sĩ quan chuyên nghiệp và đầy tham vọng chê là tầm thường, vô vị và có vẻ khôi hài nữa. Đó là công tác bắt đầu xây dựng chương trình chế tạo hỏa tiễn phục vụ quân đội.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2020, 08:45:14 am
 
        Dornberger thiết lập một cơ sở thí nghiệm ở Kummersdorf West, cách Bá Linh ba trăm cây số. Ông kêu gọi sự hợp tác của các thanh niên trẻ tuổi nhưng đầy nhiệt thành. Những người này đã không tìm được một chỗ đứng ở ngân hàng cũng như xí nghiệp tư nhân. Ngày mồng 1 tháng 10 năm 1932, ông đã thâu nhận một sinh viên 21 tuổi tên Wernher Von Braun, sau này là phụ tá kỹ thuật của ông.

        Hitler lên cầm quyền năm 1933, ông ta rất say mê vũ khí, bất kể loại gì, nhưng rất hờ hững với hỏa tiễn. Ông ta chỉ đến thăm cơ sở thí nghiệm tiễn  ở Kummersdorf có một lần, nhưng cũng rất vội vã.

        Tuy nhiên năm sau , 1934 Tư lệnh quân lực Đức là tướng Von Fritsch có đến tham dự cuộc thí nghiệm phóng hỏa tiễn một lần và lần ấy lại thành công hoàn toàn. Ông tự nhận đỡ đầu cho Dornberger. Người kế nghiệp ông là Von  Brauchitsh  đã tặng cho Dornberger và toàn thể cộng sự viên gồm 90 người, một căn cứ trang bị hoàn hảo hơn đặt tại Peenemunde. Chính ở đây, người ta đã theo đuổi rất phấn khởi về hỏa tiễn loại A( loại A gồm có A1 nặng 22.5kg, dài 1.33m hoàn tất năm 1933, còn A4 là kiểu thứ 4).

        Mãi cho đến tháng 3 năm 1939 vào một buổi sáng giá buốt và ẩm ướt, Hitler mới trở lại thăm Dornberger, coi ông này đã làm được gì. Nhưng căn cứ ông đến vẫn là căn cứ ở Kummersdorf chứ không phải ở Peenemunde. Von Braun muốn trình bày với Hitler về những hỏa tiễn sau này có thể dùng trong việc du hành trong vũ trụ, nhưng Dornberger lại khuyên Von Braun chớ hở môi về viễn cảnh ấy. Dornberger và Von Braun đưa Quốc trưởng đi kinh lý toàn thể căn cứ, nhấn mạnh về tiềm thế chiến lược của loại hỏa tiễn tầm xa hiện đang còn ở thời kì ấu trĩ. Hitler lắng nghe một cách rất lịch sự, nhưng Dornberger biết ông ta không đặc biệt chú ý đến loại vũ khí này. Ông chỉ quan tâm đến loại khí giới dùng được ngay tức khắc, chứ không phải trong một tương lại mơ hồ.

        Sau khi chiến thắng bằng cuộc tấn công chớp nhoáng ở Ba Lan, ở Pháp vào những năm  1939-1940, Hitler lại loại bỏ những ưu tiên tuyệt đối dành cho Peenemunde. Ông phải trả giá rất đắt về quyết định này: ông có thể bại trận.

        Mỗi khi nghĩ đến việc trên, Dornberger nghiến răng tức tối. Rồi bây giờ vào năm 1943 khi mà những vũ khí cổ điển đã trở nên bất lực thì người ta lại quấy rầy ông, bắt ông phải nỗ lực gấp đôi để bù lại thời gian đã bỏ lỡ. Nếu năm 1940 Quốc Trưởng đừng hủy bỏ quyền ưu tiên của Peenemunde thì bây giờ hỏa tiễn sắp hoàn tất rồi. Tuy nhiên những kỉ niệm của Dornberger không hoàn toàn là những kỉ niệm buồn như trên mà thôi. Ông nhớ lại một ngày thật tươi sáng , đó là ngày 3 tháng 10 năm 1942 vào khoảng giữa trưa, ánh sáng mặt trời chiếu lấp lánh. Đứng trên nóc tòa nhà thí nghiệm, tay cầm máy vi âm ông hét to: “ Start Frei”. Sau 2 lần phóng vô hiệu quả, một trái A4 đã được phóng lên với cao độ gần 100km để rơi xuống với tốc độ 6.600km/h và cách điểm xuất phát 20km.

        Chiều hôm đó Dornberger tổ chức một bữa tiệc nhỏ mời Dr, Waler Thiel, Von Braun, Steinhoff, Oberth và vài người trong nhóm đến tham dự. Tất cả đều uống quá chén nhưng điều này không đáng trách vì họ ăn mừng cho cuộc thí nghiệm chứng minh rằng việc phóng hỏa tiễn tầm xa đã thành tựu.

        Hỏa tiễn A4 là vật chế tạo đầu tiên mà quỹ đạo của nó lướt qua tầng thượng khí quyển, nên nó cũng chứng tỏ rằng sức đẩy bởi hỏa tiễn có thể giúp cho việc thực hiện cuộc thám hiểm liên hành tinh.

        Dornberger ứng khẩu đọc một bài diễn văn ngắn: “ hôm nay là ngày khai sinh của phi thuyền không gian”. Rồi ông nhắc các cộng sự viên của ông rằng công việc của họ là phải cải tiến chiếc hỏa tiễn cho thành một vũ khí chiến tranh. Hướng về Von Braun, người đang cao hứng tột độ ông nói thêm: “tôi báo trước với anh, chứng “bịnh nhức đầu” của anh chưa hẳn hết đâu, nó chỉ mới bắt đầu mà thôi”!. Tuy nhiên đêm đó khi nằm trên giường, Dornberger đã nghĩ: mình sẽ có tất cả những gì mình cần đến để xúc tiến việc sản xuất hàng loạt A4.

        Dornberger đã không nhầm khi tiên đoán với Von Braun chứng nhức đầu chỉ mới bắt đầu: chính phủ đã cúp quyền ưu tiên cho chương trình hỏa tiễn của ông. Người ta chỉ cung cấp vật liệu và kỹ thuật gia cần thiết một cách nhỏ giọt. Thêm chế độ bàn giấy của phe phái càng làm cho công việc chậm chế hơn.

        May mắn cho Dornberger là ông đã có một người bạn thân là Albert Speer làm Tổng trưởng Bộ quân lực. Ông này ủng hộ Dornberger hết lòng. Dornberger nhờ ông can thiệp với Hitler, người duy nhất có khả năng làm A4 thành hình một vũ khí tác chiến. Speer liền đi yết kiến Hitler. Khi trở về Speer cho Dornberger biết: Fuhrer không quan tâm đến chương trình hỏa tiễn. Lý do đưa ra làm Dornberger giận run người: Hitler nghĩ rằng không có một trái hỏa tiễn nào có thể phóng tới Anh Quốc.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2020, 10:21:52 pm
    
        Tuy nhiên, không phải là Fuhrer không có những giấc mộng khác, vì ngày 07 tháng 7 năm 1943, Speer đã lệnh cho Dornberger, Von Braun và Steinhoff phải lên ngay một chiếc máy bay để đến Tổng hành dinh của Hitler ở Đông Phổ, nơi được mệnh danh là “ Hang sói”. Họ phải mang theo tài liệu để chứng minh A4 sắp thành tựu, trong đó có cả cuốn phim quay cuộc phóng hỏa tiễn ngày 03 tháng 10 năm 1942.

        Họ chiếu cuốn phim cho Fuhrer xem cùng với lời diễn giải của Von Braun. Khác với lần trước, lần này Fuhrer tỏ ra xúc động vô cùng. Ông thật không giống chút nào với con người mà họ gặp hồi tháng 3 năm 1939. Đó là con người có vẻ mệt mỏi, vai buông xụi xuống, lưng hơi còng, da nhăn nheo và nhợt nhạt. Nhưng trong đôi mắt luôn luôn ngời sáng lại chiếu lên một cái nhìn đầy ảo giác một cách lạ lùng.  Khi hình ảnh cuối cùng vừa dứt, ông chồm ngay đến Dornberger, bắt tay ông một cách cuồng nhiệt và kêu lên:

        “ Tại sao tôi đã không tin vào thành công của ông,? Nếu chúng ta có hỏa tiễn này vào năm 1939 thì chúng ta không bao giờ lâm vào cuộc chiến ngày nay!”

        Ngưng một phút ông nói tiếp:

        “ Trong suốt cuộc đời tôi, tôi chỉ tạ lỗi với hai người, người thứ nhất là Thống chế Von Brauchitsch, tôi đã không nghe ông ta, khi ông ta nói đi nói lại với tôi hàng chục lần là việc làm của quý ông thật quan trọng. Người thứ 2 là ông đó, ông Dorberger ạ. Tôi chưa bao giờ nghĩ sự nỗ lực của quý ông thành công đến như vậy”.

        Sau đó cơ sở thí nghiệm ở Peenemunde được hưởng quyền ưu tiên tối thượng. Nhưng niềm vui của Dornberger có pha lẫn ít nhiều bực bội. Ngay ngày hôm sau người ta ra lệnh cho ông phải bắt lại cho kịp thời gian đã mất và phải thực hiện một kì công về khoa học vô tiền khoáng hậu. Bây giờ nước Đức chiến tranh, lại ở trong tình trạng thiêu thốn đủ thứ, mà lực lượng Đồng Minh tiến đến gần kề và mối đe dọa thường trực của những cuộc oanh tạc ồ ạt không lúc nào ngớt. Ngay cả trong thời bình, trong những phòng thí nghiệm im lìm trang bị đầy đủ , Dornberger còn ngại ngần khi nhận lời hứa với Fuhrer. Ông tưởng tượng ngay bây giờ ông đã có thể sử dụng loại vũ khí đó, loại vũ khí mà Tổng trưởng Bộ Tuyên truyền đã long trọng đặt tên là “ vũ khí nhiệm màu”.

        Là một chuyên viên về hỏa tiễn, một kỹ sư tốt nghiệp hẳn hoi, hơn nữa là một quân nhân chuyên nghiệp, Dornberger có cái nhìn thực tế hơn nhiều. Với ông, một khí giới có khả năng tống đi một tấn thuốc nổ xa đến 250km cũng không thể nào thay đổi hoàn toàn được tình thế. Tuy nhiên nếu cách đây 1 năm hay 6 tháng, người Đức sản xuất được hàng loạt A4 thì họ có hy vọng căn bằng được cán cân. Họ có thể chặn đứng được cuộc tấn công xuất phát từ hải cảng Anh Quốc. Tướng Dornberger quyết tâm thực hiện hai mục tiêu trên, tất nhiên với điều kiện người ta để yên cho ông làm.

        Tháng 4 năm 1943, có một vị khách đến thăm Peenemunde. Đó là Heinrich Himmler, lãnh tụ S.S. Mặc dù trung tâm thí nghiệm này thuộc quyền quân đội và không quân. Những người S.S không có trách nhiệm gì với trung tâm này cả, ngoài trách nhiệm bảo vệ an ninh. Trái ngược hẳn với những người khác, Dornberger cảm thấy khá thoải mái trược mặt vị lãnh tụ S.S. Khi Dornberger nói, ông này lắng tai nghe một cách chăm chú. Với chiếc kính cặp mũi, với đôi môi mỏng, Himmler có dáng điệu của một ông giáo làng nhã nhặn. Khi Dornberger trình bày, ông chỉ nhìn mọi vật một cách lặng lẽ. Cho tới khi cáo biệt, ông chỉ nói:

        “ Việc làm của ông hay lắm. Tôi có thể giúp đỡ ông, tôi sẽ trở lại!”

        Và ông đã trở lại thật, ngày 29 tháng 6 năm đó tự lái chiếc xe nhỏ riêng, có bọc sắt. Sau bữa ăn tối, ông đã dành cho Dorberger, Von Braun và một vài người trong nhóm một màn độc thoại suốt năm tiếng đồng hồ. Ông trình bày cho họ nghe lịch sử là gì, triết học là gì, chiến tranh là gì. Sáng hôm sau  ông tham dự 2 cuộc thí nghiệm phóng hỏa tiễn A4, hỏa tiễn đầu tiên bị hỏng, nhưng chiếc thứ 2 được điều hành một cách hoàn toàn. Himmler tự nguyện sẽ tham gia vào việc giúp đỡ chương trình này, bên cạnh Hitler. Bởi vậy, Dornberger vẫn tiếp tục nhìn Himmler như người đối thoại khả ái, dù có chút lạnh lùng.

        Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa 2 cuộc viếng thăm của Himmler, Dornberger đã khám phá ra một câu chuyện khá rắc rối, bạn thân với ông, Đại tá Leo Zanssen, một sĩ quan chuyên nghiệp mà trong quá khứ không có gì đáng chê trách, đảm nhiệm việc chỉ huy quân sự ở Peenemunde trong nhiều năm trời đã bị cách chức vì tội chống lại Himmler. Hơn nữa, có vài vị sĩ quan S.S , những người không biết gì về hỏa tiễn, đã quả quyết rằng chính Dornberger phải chịu trách nhiệm về sự chậm chễ này, chương trình mà ông đã phát động và điều khiển suốt 13 năm qua.

        Vậy thì Himmler, lãnh tụ S.S đã suy tính gì? Cuộc tiếp xúc khó hiểu của ông ta, có ẩn chứa gì? Chương trình A4 là kế hoạch dự trù của văn phòng xạ thuật quân đội, và với tư cách sĩ quan quân lực Đức quốc, Dornberger mới được đề cử chỉ huy. Nhưng Dornberger đã không biết rằng, cơ quan S.S cũng có riêng văn phòng xạ thuật và khắp nơi trên lãnh thổ Đức Quốc Xã họ đã tước đoạt dần dần những đặc quyền truyền thống của quân đội.

        Nếu Himmler có những mưu đồ gì liên quan đến chương trình ở Peenemunde, ông ta sẽ thấy ở Dornberger một đối thủ quyết liệt sẽ phản kháng đến cùng. Đã 48 tuổi, dáng người mập mạp, không cao lớn lắm, mày râu nhẵn nhụi, mặt mày hồng hào, tóc lơ thơ màu xám bạc, chỉ có những cộng sự viên thân cận với ông mới biết bên trong cái trán hói, cái gương mặt mịn màng kia là một tâm hồn quả cảm, là một trí óc tinh nhuệ của những người tiên phong trong ngành hỏa tiễn.

        Một ngày kia, câu chuyện xảy ra ở trung tâm Kummersdorf, Dornberger đã làm một lỗi nhỏ. Vì thói quen lúc nào cũng gấp rút, nên khi tháo một chiếc hỏa tiễn chứa toàn bột đen, ông đã dùng một cái búa và một cây kéo bằng thép, thay vì phải đi lấy cái bằng đồng. Một tia lửa xẹt ra đã bắt cháy bột thuốc và hỏa tiễn đã nổ ngay vào mặt ông.

        Các y sĩ của quân y viện Bá Linh khám bệnh và cho rằng, ông khó có thể sống sót vì những vết thương này. Ai cũng tin vậy, vì ông đã bị phỏng một cách rùng rợn. Khoa giải phẫu chỉnh hình thời đó còn kém nên cũng không giúp gì được cho ông. Ông nằm điều trị một năm trong quân y viện, một mình với người tùy dịch. Hai người đã tự chế lấy một miếng nhựa thơm trị phỏng. Mỗi ngày, trong suốt 10h liền, sau khi thoa một lớp kem lên khắp mình Dornberger, người tùy dịch phải gắp từng hạt, từng hạt bụi đã dính vào và làm loang lổ mặt và tứ chi của ông. Và Dornberger đã thoát chết. Nhìn cái trán và đôi gò má không một nếp nhăn của ông, người nào mới gặp lần đầu cũng lầm tưởng rằng ông là người không hề biết ưu tư. Có lẽ Dornberger phải nghĩ rằng: một người thoát chết vì hỏa tiễn thì có khả năng để sống dai hơn Himmler.

        Năm phút sau khi về tới phòng, Dornberger đã nằm ngủ say sưa, mặc chiếc còi báo động hiệp đầu đang rít lên lanh lảnh bên ngoài. Trời đã quá khuya.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2020, 10:30:10 pm
         
*

*       *

        Lúc ấy, Vonbraun cũng đang ngủ. Hồi chiều ông ta đã vào câu lạc bộ với Hanna Reitsch và Dr. Ernst Steinhoff. Ông này chịu trách nhiệm về hệ thống điều khiển và kiểm soát của trung tâm, nên là một trong những nhân vật trọng yếu ở Peenemunde. Sau khi chia tay, Dr. Ernst Steinhoff về tòa nhà gia đình ông đang trú ngụ. Còn Von Braun thì độc thân. Ông ta tiễn cô Hanna Reitsch ra tận xe, cô nữ phi  công này phải lái xe  về ngôi nhà tiếp tân của trung tâm thí nghiệm, cách xa đến 5km, nàng là người dân chính duy nhất được tặng huy chương  Thập tự sắt đệ nhất hạng. Ngày hôm sau, nàng phải lái thử chiếc máy bay phản lực cải tiến, tức là chiếc phóng pháo cơ Messerschmitt 163. Braun đã biết nàng từ năm 1932, lúc hai người còn đang thụ huấn ở một trung tâm huấn luyện phi hành.

        Sau khi chúc nàng “may mắn”, Von Braun đi vội về nhà, ông ta cũng có nghe tiếng còi báo động nhưng không quan tâm lắm. Ông là một dân chính và những biện pháp áp dụng chống lại những cuộc không kích không nằm trong thẩm quyền của ông ta. Lúc đó ông ta mới có 31 tuổi và đang đảm nhận chức giám đốc kỹ thuật trung tâm thí nghiệm quân đội ở Peenemunde. Ông ta cũng có những mối lo lắng riêng, khá đủ để không còn thì giờ bận tâm đến việc người khác.

        Cách phòng của Von Braun non một cây số là cư xá của bốn nàng chuyên viên Đức và gia đình. Hai nhà bác học  Dr. Steinhoff và Dr. Thiel cũng ở đó. Dr. Thiel cùng gia đình gồm 1 vợ, 4 con đã ngủ say hơn 3 tiếng đồng hồ rồi. 7h sáng đã làm việc nên Dr. Thiel rất cần một giấc ngủ ngon. Ông lãnh một nhiệm vụ thiết yếu: người phụ trách về sức đẩy. Ông đã điều chỉnh máy móc của A4 và hiện đang cải tiến nó. Trong ngôi biệt thự 2 tầng đủ tiện nghi và trông ra biển Baltique cả gia đình Thiel đang say trong giấc ngủ. Không có một tiếng động nào ngoài tiếng gió lay rèm cửa.

        Phía nam của cư xá này là một rừng thông. Trong rừng có lập 1 trại tù binh gồm 500 tù binh người Nga. Tù binh này dùng vào việc xây đắp đường sá và các công việc nặng nhọc khác. Những người tù này cũng đã ngủ. Họ ngủ từ 21h khuya, tức là giờ giới nghiêm. Xa hơn nữa, cũng về phía nam, là căn lều lụp xụp trong trại giam Trassenheiden, 600 tù dân chính người Ba Lan bị giam trong đó để đưa đi làm dân công. Trong tù, có ít nhất là 2 người còn thức. Đó là 2 người đã thành công trong việc chuyển về Sở tình báo Đồng Minh những họa đồ vẽ cơ xưởng ở Peenemunde đêm đó. Nhưng mà trại Trassenheiden đã được bọn S.S canh phòng thật nghiêm ngặt với những khẩu liên thanh và bầy chó dữ. Mưu tính một cuộc vượt ngục hay ngay cả thông báo với những tù nhân khác đã không lợi ích gì mà chỉ tổ chọc giận bọn S.S

        Bộ tham mưu của Ngành Không Quân chiến lược Anh Quốc đã được lệnh tiêu diệt nơi mà người ta nghĩ là căn cứ quân sự bí mật của Đức ngay dịp thuận tiện đầu tiên. Cơ hội đó đã đến vào ngày 17 tháng 3 năm 1943. Đêm đó vào lúc 21h50, Trung tá J.H. Searby và 6 cộng sự viên cất cánh từ căn cứ Norfolk. Theo sau ông là 597 chiếc phi cơ thuộc R.A.F ( Không lực Hoàng gia Anh) đó là những chiếc phóng pháo cơ hạng nặng Halifax và Lancaster.

        Theo một chương trình đã được nhắc đi nhắc lại một cách tỉ mỉ, Searby lướt nhanh trên cao độ. Đến không phận Đan Mạch, ông hạ thấp xuống. Thấp đến độ ông phân biệt được cả những đợt sóng nhấp nhô. Sau này, ông nhớ lại những ý nghĩ của ông lúc ấy: “ Phi cơ bay rà rà mặt biển, ngay cả khi trời có trăng, rất khó mà nhận ra mục tiêu. Nhưng mà chúng tôi phải bay thật thấp, thật thấp để cho những radars lớn ven biển không rò ra được chúng tôi”. Trước nửa đêm một chút, ông đã thấy vùng bán đảo hẹp, Phía Bắc đó là Peenemunde.

        Đó là một đêm trăng đẹp, trời trong veo, chỉ có vài áng mây bây lờ lững. Searby biết rằng mục tiêu của ông đã được các phi cơ tuần đêm và các pháo đội phòng không D.C.A bảo vệ. Ông tự nhủ rằng: phải là một công tác tối ưu quan trọng nên người ta mới phái ông đi xa thế này mà không có hộ tống. Trước giờ khởi hành một chút, ông có nghe nói về một cuộc đột kích của quân đội Mỹ sau vào Regensburg Schweinfurt ngay sáng hôm nay. Không được yểm trợ, những bình chứa của phi cơ hộ tống không đựng đủ nhiên liệu, nên 60 chiếc phóng pháo cơ đã đi không trở lại.

        Thống chế Không quân, Sir Arthur Harris, cũng là tư lệnh Bộ chỉ huy phi cơ chiến lược đã nói thẳng với ông rằng: “ Cuộc hành quân liều lĩnh để tiêu diệt Peenemunde này rất quan trọng. Quan trọng đến nỗi nếu nó không được trả giá bằng sự thành công hoàn toàn, thì nó sẽ phải làm lại cho đến khi nào mục tiêu bị san bằng như bình địa”. “Bomber Harris” hiểu rõ ý nghĩa của những lời trên nhưng sự thật vẫn không được tiết lộ. Đối với những phi công được chỉ định để hủy diệt Peenemunde người ta chỉ nói giản dị rằng người Đức đã chế tạo ở đó “ dụng cụ về radar đặt biệt”

        Searby là một Master Bomber, nghĩa là vị chỉ huy về oanh tạc. Nhiệm vụ của ông là bay vòng vòng trên mục tiêu và điều khiển cuộc hành quân bằng âm thanh. Ba vị Master Bomber khác lúc nào cũng sẵn sàng thế chỗ ông nếu “ chúng ta không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ diệt địch”. Ông nhớ những lời này một cách bình thản.

        Phía trước Searby là một phi đội Mosquitoes đang bay trên không phận Peenemunde, nhưng chúng không ném bom mà chỉ chờn vờn về phía Bá Linh như sắp tấn công thành phố này. Các phi cơ tuần đêm của cơ quan phòng không Luftwaffe bị trúng kế, chúng vội vàng đuổi theo các chiếc Mosquitoes để ngăn chặn phi đội này lại, không cho tiến gần thủ đô. Và chúng đã bỏ trống Peenemunde! Những chiếc Mouchards có nhiệm vụ soi sáng mục tiêu và đánh dấu các điểm tác xạ. Chúng thả những hỏa pháo màu xanh, trắng, đỏ và vàng.

        Searby bay một vòng rộng, rồi quay trở lại và nhắm ngay đầu não của căn cứ. Ông thấy màn khói bắt đầu tỏa trùm lên Peenemunde. Những quả đạn cao xạ phòng không nổ tung chung quanh chiếc Lancaster của ông. Sau hết, quân Đức đã biết rõ cái gì đang xảy ra.

        Ông đọc trong bản báo cáo “ chúng tôi đã bắt đầu để sẵn sàng hành động”


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2020, 08:53:45 pm

*

*        *

        Tướng Dornberger choàng dậy vì một tiếng nổ kinh hoàng. Giường của ông bị ghim đầy mảnh chai. Kính cửa sổ đã bể nát. Lực lượng phòng không đã khai hỏa, ông chụp lấy chiếc điện thoại trên bàn nhở ở đầu giường và gọi về hầm trú ẩn. Đường dây bị bận, ông nhảy xuống đất, choàng chiếc áo ngoài lên bộ đồ ngủ, xỏ đôi dép vào chân, giẫm lên những mảnh kính vỡ phủ đầy mặt đất.

        Bên ngoài, cảnh tượng “đẹp một cách hãi hùng, rùng rợn” đang chờ đợi ông( về sau ông dùng những chữ này để ghi lại cảm xúc của ông).

        Những chùm tia sáng của chiếc máy rọi lục lạo trong đêm lấp lánh ánh sao. Các trái khác được bắn lên một cách muộn màng nhưng cũng khá công hiệu. Những làn khói mịt mù trôi bồng bềnh dưới ánh trăng và những trái sáng thì chiếu lấp lánh một màu ngũ sắc. Những vòi lửa vọt lên cuồn cuộn và gầm thét vang rền khắp nơi. Tiếng đại bác phòng không của quân đội Đức bắn lên, tiếng của Không lực Anh dội xuống hòa cùng tiếng kêu vù vù của những chiếc máy bay bốn động cơ của R.A.F tạo lên một âm hiệu đinh tai nhức óc. Mọi người chạy ùa về phía hầm núp, Dornberger lầm bầm tức tối: “ không biết những chiếc tuần không của Luftwaffe đang làm gì?”.

        Ông chợt thấy Von Braun trước tháp canh, mái tóc hung hung bám đầy tro, đầu vẫn ngẩng lên. Một trái bom lửa bùng nổ, rít lên trong không trung. Hai người phóng vội vào nơi ẩn núp làm bằng bê tông. Đây là một cái hầm dài, sáng trưng và chứa đầy những người đang bất động vì khiếp sợ. Dornberger gọi điện thoại về bộ chỉ huy phòng bị. Báo cáo trả lời xác nhận mối nghi ngờ của ông là đúng. Ông bắt đầu ra lệnh với giọng khàn khàn:

        “ Von Braun đến văn phòng của cơ sở, động viên tất cả mọi người. Tập họp tất cả các nhóm nhân công của Luftwaffe lại. Hãy nỗ lực dập tắt lửa, nhưng nếu không dập tắt được lửa, thì cố giữ lấy đồ án và tài liệu cho an toàn. Nhanh lên!”.

        Von Braun biết rõ tầm quan trọng của những tài liệu ở đó, nên không ngần ngại lao mình vào trong bóng đêm đang biến thành biển lửa hừng hực. Ông ta cắm đầu chạy, mặt đầm đìa mồ hôi. Đôi khi hơi bom mạnh quá, xô ông ta té xuống đất. Vòng quanh những hố bom, né tránh những mảnh sắt vụn văng tung tóe khắp nơi, ông  ta cố chạy tới bảo vệ những chồng hồ sơ, kết quả của 13 năm trời miệt mài nghiên cứu. Đàng sau ông, hàng chục rồi hàng trăm nhân viên cấp cứu đang len lỏi hoạt động  trong lớp sương mù đen kịt tạo bởi hỏa pháo và các tầng  khói dày đặc của đám cháy. Mặt mũi họ đen thui dày bồ hóng, không làm sao nhìn ra được ai là ai.

        Sau khi Von Braun đi rồi, Dornberger cũng rời khỏi hầm núp để làm một cuộc thanh sát gấp rút. Ông chạy lại phòng đo đạc, rồi xưởng ráp, rồi kho chứa đồ phụ tùng. Sau hết ông chạy đến tòa nhà tiếp tân hiện đang làm mồi cho ngọn lửa, một giờ trước ông còn ngủ say sưa trong đó. Ông chợt nhớ ra ông đã mang theo từ Bá Linh về đây những giấy tờ về gia đình, bộ sưu tầm tem, và những khẩu súng đi săn rất quý giá ( với ý định bảo toàn cho chúng, vì sợ Bá Linh bị oanh tạc). Theo lối cửa sổ ông chạy vào phòng tắm, ông mò mẫm tìm đường băng qua phòng khách. Phòng ngủ của ông bị những cây xà nhà gãy chẵn ngang. Vào phòng quơ tất cả những gì ông nắm được và ném ra ngoài. Ông cặp mấy khẩu súng và những thành tích săn bắn của ông vào nách. Thình lình một cánh cửa đổ ầm xuống, những tàn lửa đỏ cháy lan tới chân ông. Buông xuống tất cả, ông giật một tấm chăn phủ lên người, vượt qua vòng lửa, rồi phóng mình qua cửa sổ đã mở sẵn.

*

*        *

        Searby tự hỏi bao giờ các phi cơ tuần đêm của Đức, vừa bị mắc bẫy sẽ trở lại phản công. Ông không khỏi hứng chí khi nghĩ rằng: nhờ trăng sáng,  nhờ bay thấp - 8.000 pieds – nên phóng pháo cơ mặc sức tung hoành, sau đó cơ quan phòng không Luftwaffe tha hồ lập thành tích.

        Ông vẽ liền tay những vòng tròn trên mục tiêu, ban hành chỉ thị, ước định kết quả, thực hiện các sửa chữa cần thiết. Bây giờ là nửa đêm giờ H theo lệnh người điểm chỉ bằng một tia sáng đỏ, các hỏa pháo vàng đầu tiên được thả xuống, Searby nhìn theo và nghĩ: “ Chúng đang làm công việc do thám”. Trong khi đạn phòng không nổ chung quanh “William”, tên chiếc Lancaster của ông ta, thì Searby lại quan sát thấy bom nổ và bom lửa rơi rất tập trung. Vài đám cháy đã bùng lên và bắt đầu lan rộng.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2020, 08:56:41 pm
       
*

*        *

        Dr. Walther Thiel, vợ và bốn đứa con của ông không bao giờ thấy được đám cháy này. Một quả bom đã nghiền nát ngôi nhà bằng cây của ông ta. Nó đang bùng cháy như một ngọt đuốc.

        Còn Dr Ernst Steinhoff, giám đốc văn phòng điều hành và kiểm soát, cùng vợ và 3 con  chạy nào vào hầm ẩn núp, vừa chui vào xong, thì tòa nhà của họ lãnh đủ một quả bom, đổ ầm ngay phía trên đầu họ, sặc sụa vì ho, ngột ngạt vì ngạt thở, nhưng họ vẫn bình an dưới hầm sâu.

        Hàng trăm chuyên viên khác và gia đình họ đã nhào xuống hố sâu được đào trước nhà. Có người thì ẩn núp trong những đụn cát, dưới những trận mưa bom, bom nổ một tấn hay bom lân tinh.
       
*

*        *

        Khu gia cư dành cho chuyên viên Đức, rồi khu kỹ thuật lần lượt bị oanh tạc. Những đám cháy và những tần khói dày đặc bốc cao lên, che khuất mục tiêu, việc quan sát trở lên khó khăn. 50 phút sau giờ H, Searby thấy xung quanh mình những chiếc Halifax; và Lancaster nổ tung, nhào lộn và bùng cháy ông hiểu ngay: những chiếc tuần đêm của Luftwaffe đã trở về, sau khi bị lừa vì thủ đoạn điệu hổ ly sơn của Searby. Đã đến lúc phải ra lệnh thu quân trở về.

        Searby vạch một đường tròn cuối cùng theo chiều thẳng đứng với mục tiêu, đây là lần thứ 14 – và hướng ra khơi. Một chiếc Me-110 nghinh chiến với “William”, nhưng vì nó quá cổ lỗ nên bị khẩu đại liên sau đuổi “ William” bắn hạ. Than ôi! Không phải tất cả các oanh tạc cơ đều có cái may mắn đó. Những khẩu phòng không trên chiến hạm nằm trên hải cảng Peenemunde đã có đủ thì giờ điều chỉnh tác xạ và bắn lên hàng loạt đạn. Ánh trăng sáng đã giúp cho lực lượng Không quân Anh dễ dàng hoạt động, bây giờ nó lại đem thuận lợi về cho đội phi  cơ tuần đêm của Luftwaffe. Những chiếc máy bay bốn động cơ chậm chạp hơn hết, lại chỉ có súng đại bác gắn bên hông để tự vệ, nên sau khi Searby về đến Anh thì 10 chiếc oanh tạc cơ và 240 phi công đã bị hạ trên đất của địch, vì phi cơ tuần đêm hoặc súng phòng không.

        Người ta đã biết trước cuộc đột kích ở Peenemunde sẽ đầy nguy hiểm và trả bằng một giá rất đắt. Sự việc xảy ra đã chứng minh điều tiên đoán đó không sai lầm chút nào. Đối với những người còn sống sót trở về, họ vẫn cho đây là cuộc đột kích thành công và họ tán dương tài điều khiển của vị Master Bomber, tức Searby. Huntley Wood, trưởng đoàn 207, về sau đã nói: khó mà biết được đích xác những thành quả cá nhân mà anh đã đạt được vì “ cường độ oanh tạc quá mạnh”. Nhưng anh ta có cảm giác rằng: “ Nhìn bên ngoài, thì mục tiêu đã đạt được một cách tốt đẹp”.

        Fitzgerald, sĩ quan hoa tiêu cùng đoàn với Huntley Wood cũng rất lạc quan. Sau khi tường trình những diễn tiến xảy ra trên đầu của mục tiêu, ông ta  quả quyết: “ không cần phải viếng Peenemunde một lần nữa”. Có lẽ chỉ trung úy Mac Michelmore, thuộc không đoàn 44, mới làm được một bản tóm tắt đầy đủ nhất về cảm tưởng chung của những phi công đã tham dự cuộc hành quân: “ chúng ta đã dự một buổi tiệc linh đình”.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2020, 09:12:46 pm
    
        
3 - CROSSBOW

        Chính phủ Anh phân tích ngay thành quả của cuộc tấn công. Kết luận của họ khá lạc quan, Thống chế Sir Charles Portal, Tham mưu trưởng Không quân đã ước lượng rằng: công việc đang thực hiện ở Peenemunde sẽ bị đình trệ ít nhất 6 tháng. Đó cũng là quan điểm của những vị chỉ huy Đồng Minh, cho mãi đến khi cuộc chiến tranh chấm dứt.

        Ở Peenemunde, tướng Dornberger cũng có cuộc kiểm tra về phần ông. Dưới mắt của một người đầy kinh nghiệm như ông, cuộc tấn công bất thần này quả là một đòn rất nặng. Sau khi nhìn những con đường đầy gạch vụn, những dãy nhà cháy đen trống trải, những đống sườn nhà gãy ngổn ngang, ông ghi nhận: “ Cái chết ở đây tạo nên một sự thu hoạch phong phú”. Nhưng có điều công việc không đến nỗi bị chậm chễ tới 6 tháng, thoáng nhìn, ông phỏng chừng phải mất 6 tuần mới bắt kịp công việc. Von Braun cũng không mệnh hệ nào và chính ông đã bảo toàn được tất cả những đồ án trọng yếu. Một vài nơi quan trọng chưa hề bị hư hại như giản thử, máy thổi, phòng đo. Dornberger viết: “ Trái với cảm nhận ban đầu, thật là lạ lùng, những tổn thất về vật chất rất nhẹ”.

        Chỉ có khu cư xá của 4000 chuyên viên và gia đình thì hoàn toàn đổ nát, còn chăng là một đống gạch vụn mà thôi.

        Tuy nhiên, không phải Dornberger đánh giá thấp cuộc không kích. Ông biết rằng còn nhiều liên lụy nữa: tuy người Anh không biết chính xác những việc làm ở Peenemunde, nhưng họ đã hiểu một cách đầy đủ để quyết định phá hủy căn cứ, nhưng một khi chưa đạt được mục tiêu của họ, thì họ còn trở lại oanh tạc nữa.

        Vì vậy, Chính phủ đã quyết định không chế tạo hỏa tiễn ở Peenemunde nữa. Các xưởng ráp dây chuyền được di chuyển vào trong núi Harz ở miền Trung nước Đức. Máy thổi siêu thành thì dời về Kochel, trong rặng Alpes. Từ đó về sau, những cuộc phóng hỏa tiễn và cơ sở huấn luyện chuyên viên về hỏa pháo đều đặt ở miền Nam Ba Lan. Đó là vị trí nằm ngoài tầm hoạt động của Phóng pháo cơ địch. Một vài cuộc trắc nghiệm cần thiết sẽ được tiến hành ở Peenemunde. Văn phòng nghiên cứu cũng còn điều hành ở đây. Chỉ có khu gia cư là bỏ hoang luôn, các chuyên viên thì ở rải rác khắp đảo Usedom. Người ta chỉ sửa chữa lại những dãy nhà cần thiết, và những hoạt động chỉ được thực hiện vào ban ngày để tránh khám phá của các phi cơ trinh sát địch và tất cả đều phải ngụy trang. Người ta phải làm sao để cho quân Anh tưởng rằng Peenemunde đã bị tiêu diệt. Sự dàn cảnh này khéo léo đến nỗi suốt 9 tháng liều không hề có một cuộc đột kích nào xảy ra ở Peenemunde.

        Nhưng chương trình của Dornberger không phải là dự án duy nhất đang thực hiện bên bờ Baltique. Sở tình báo Anh đã không biết được sự thật về Peenemunde mãi cho đến ngày J và chỉ khi chiến tranh chấm dứt, màn bí mật bao trùm Peenemunde mới được vén lên. Ducan Sandys đã không lầm khi quả quyết rằng đó là căn cứ đầu não để chế tạo những vũ khí mới. Nhưng ở đây không phải chỉ có một mà đến hai trung tâm tự trị khác nhau đang hoạt động.

        Ở phía tây Peenemunde, cách căn cứ do Dornberger điều khiển 5 cây số là căn cứ do cơ quan Luftwaffe chỉ huy. Ở đấy người ta chuyên nghiên cứu về những máy bay phản lực, có hoặc không người lái. Loại Me-163 và vài loại tương tự tối tân hơn các phi cơ Đồng Minh hiện đang có. Tuy nhiên, thành thật mà nói chúng không phải loại vũ khí bí mật. Loại Fi-103 của không quân cũng không phải là loại vũ khí bí mật nốt. Đó chỉ là loại máy bay nhỏ, không người lái, sẽ đi vào lịch sử với cái tên bom bay V1. Căn cứ của loại Fi-103 cũng hoàn toàn thoát khỏi sức tàn phá của cuộc đột kích ngày 17 tháng 8.

        Phần đất còn lại của Peenemunde thì do cơ sở thí nghiệm của quân đội chiếm. Ở đó Von Braun và Dornberger đang nghiên cứu một loại vũ khí khác hẳn và phức tạp hơn, loại V2. Đó là hỏa tiễn không cánh, có tầm hoạt động xa. Cơ quan tình báo Anh sẽ mệnh danh nó là “ Big – ben”, còn quần chúng thì biết nó với tên V2. Loại V2 không liên quan gì tới loại V1 cả. Nếu có chăng thì chỉ là: nó nằm ở vị trí thứ 2, trên cùng bảng danh sách các vergentugswaffen( Vũ khí phục thù của Hitler). Hitler mơ rằng danh sách này sẽ dài ra mãi. Chính Goebbels. Tổng trưởng tuyên truyền của ông đã bày đặt ra những danh từ ấy.

        Chiếc V1 của Luftwaffe không gì khác hơn là chiếc phi lôi tinh xảo có gắn cánh. Chiếc V2 của quân đội, trái lại thật sự là chiếc phi đạn điều khiển đầu tiên. Là một vũ khí vô tiền khoáng hậu, một vũ khí kinh hoàng.

        Trái với chiếc V1, V2 là một vũ khí siêu thanh, khi được phóng đi, nó tiến về mục tiêu một cách im lặng, vô hình và không hề có một sự “ trình diễn” nào cả.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2020, 09:23:07 pm
   
        Một cuộc cạnh tranh kịch liệt và nông nổi xảy ra giữa Luftwaffe (Không quân Đức) và Quân đội, đằng nào cũng tán dương công trình của mình về vũ khí bí mật. Reichsmarschall Goering, vị tư lệnh tối cao Không quân đòi quyền ưu tiên cho loại V1, viện lẽ nó có tầm hoạt động gần bằng V2, nó cũng có thể mang một khối thuốc nổ  có sức mạnh tương đương V2 bởi vì máy móc của nó rất giản dị. Vả lại mức sản xuất hàng loạt của nó rất rẻ, chỉ bằng 1/10 sự tốn kém của V2. Quan điểm của Goering không hề đả động đến những ưu điểm của V2, tuy nhiên lý luận của ông rất vững

        Ngày 26 tháng 5 năm 1943, một “Ủy ban oanh tạc tầm xa” đã mở phiên họp ở Peenemunde để chọn V1 hoặc V2. Vì vật liệu ngày càng khan hiếm, không đủ chuyên viên đặc biệt, nên nếu chiếc này được hưởng quyền ưu tiên thì chiếc kia phải bị loại. Đây là một ngày đầy hồi hộp của Dornberger, nếu không được chọn thì tất cả chương trình của ông có thể bị tiêu ma lập tức. Nhưng khi trình diễn những thí nghiệm so sánh thì chiếc V1 lại bị trở ngại kỹ thuật. Còn chiếc V2 được phóng đi 2 lần đều được thành công mỹ mãn. Ủy ban quyết định là sản xuất hàng loạt cả 2 loại và nếu có thể thì cùng sử dụng cả 2.

        Sở tình báo Anh ko biết gì về những chi tiết trên cho mãi đến mùa thu năm 1943. Nhưng họ cũng hiểu lờ mờ về sự thực hiện của những vũ khí loại V nên cho rằng một cuộc chạy đua, một trận chiến âm thầm bắt đầu. Cuộc tương tranh này còn là điều bí mật đối với quần chúng Anh. Đối với người Nga, người Pháp đang đuổi giặc Đức bằng những vũ khí cổ điển, đối với những viên hoa tiêu ngày ngày đã dội hàng ngàn quả bom lên trên thành phố, lên trên những trung tâm kỹ nghệ của Đức. Chỉ một nhóm người lãnh đạo mới biết nước Đức đang có những loại vũ khí mới, vũ khí của ác mộng. Nếu người Đức tiến tới chỗ sử dụng được những loại vũ khí này một cách đại quy mô thì cuộc chiến đã hoàn toàn biến đổi.

        Ducan Sandys đã đoán trúng và được cuộc. Ông giữ chức giám sát về loại hỏa tiễn, nhưng trách nhiệm của ông lại chuyển về lực lượng Không quân (R.A.F) với quyền ưu tiên tuyệt đối.Bây giờ chính những phi công phụ trách việc thu nhập tin tức và tìm những biện pháp đề kháng cần thiết.

        Không ai biết đích xác tính chất của sự đe dọa. Có phải đó là một cuộc oanh kích với những hỏa tiễn hay những quả bom bay? Hay cả hai? Mức độ chính xác của những phi đạn này ra sao? Cường độ hủy diệt của chúng đến đâu? Bao giờ chúng được sử dụng? Với số lượng bao nhiêu? Peenemunde đã bị oanh tạc rồi, vậy có thể nào xác định được vị trí, rồi triệt hạ các cơ sở phóng hỏa tiễn trước ngày J được không? Nếu không, người ta có cách nào để bảo vệ nước Anh và dân chúng thoát khỏi loại vũ khí bí mật này?

        Ngày 25 tháng 9 năm 1943, Dr Jones, chỉ huy trưởng ngành tin tức khoa học của quân đội, đang cố gắng trả lời vài vấn đề trong bản báo cáo gửi thủ tướng Winston Churchill:

        “Đã thu nhặt được nhiều tin tức, căn cứ vào những báo cáo cá nhân thường xuyên là mơ hồ, chúng ta có thể đúc kết lại một hình ảnh khá phù hợp để giải thích rằng: Ở Peenemunde, người Đức đã theo đuổi một cuộc nghiên cứu tiến bộ về loại hỏa tiễn có tầm xa. Dĩ nhiên những cuộc thí nghiệm này đã gặp nhiều khó khăn, ngăn trở việc sản xuất. Mặc dầu Hitler đã thúc bách sự hoàn tất và sử dụng hỏa tiễn càng sớm càng tốt, nhưng phải đợi vài tháng nữa mới thực hiện được.

        Một tháng sau, ngày 25 tháng 10 năm 1943, Thủ tướng Churchill bày tỏ lo lắng với Tổng thống Roosevelt:

        “Tôi phải thông báo với ngài rằng: trong 6 tháng qua, những dữ kiện do các nguồn tin tới tấp gửi về đều quy định là: Người Đức đang chuẩn bị tấn công Anh Quốc, đặc biệt là Luân Đôn với hỏa tiễn có tầm hoạt động thật xa, mà người ta đoán nặng khoảng 60 tấn. Đó là lý do chúng tôi đã oanh tạc Peenemunde, trung tâm thí nghiệm trọng yếu…

        Những nhà bác học đều tham dự vào việc tìm hiểu coi việc chế tạo hỏa tiễn như vậy có thể thực hiện được không. Riêng cá nhân tôi, tôi tin rằng việc ấy có thật. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với người của các ngài…. và chúng ta cùng làm tất cả những gì có thể làm. Ủy ban chuyên viên theo dõi vấn đề này tin rằng một cuộc tấn công tàn khốc, dù quá sớm và ngắn ngủi sẽ xảy ra vào trung tuần tháng 11. Một cuộc đột kích chính thức sẽ phải diễn ra vào năm tới (1944)…”

        Ông Thủ tướng càng lo sợ hơn nữa khi nhận được nguồn tin của các điệp viên Anh hoạt động trên đất Pháp và của các trận kháng chiến Pháp. Họ cho rằng, mặc dù Peenemunde bị oanh kích dữ dội, những kiến trúc kì lạ vẫn tiếp tục xây cất ở Pas de Calais ( đất Pháp). Đó là những “công trình thuộc loại không thể cắt nghĩa” mà trước đây những tấm không ảnh đã phát giác ra được.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2020, 09:29:52 pm
  
        Chúng gồm có 2 loại. Loại “ Large sites” là một công trình kiến trúc dị thường, phần lớn nằm sâu dưới đất, tường Bê tông cốt thép dày 9 thước, loại “ski sites” nhỏ hơn, thấp và dài giống hình những chiếc ski ( guốc dài để trượt tuyết) khổng lồ nằm lật ngửa. Bên cạnh mỗi loại đều dựng 3 dãy nhà hình chữ nhật, nóc bằng, dài chín thước, ngang ba thước rưỡi. Chúng giống như hình một chiếc thang nằm nghiêng chĩa thẳng vào Luân Đôn. “ Large sites” và “ski sites” đều là những xạ trường: điều này ngày nay thiệt là rành rành. Sau, tướng Lewis Lebreton của Không lực Mỹ đã ghi vào nhật ký: “ Chúng được ngụy trang rất khéo, khó mà nhận ra. Chúng tôi phải cố hết sức để giữ bí mật tuyệt đối về tất cả những tin tức liên quan đến những mục tiêu này hầu đừng gây kinh hoàng cho dân chúng. Chính Thủ tướng đã đích thân ra lệnh, chỉ dùng chữ “mục tiêu quân sự” trong báo chí để chỉ mục tiêu trên, với mục đích giữ điều bí mật kia lại”

        Winston Churchill giao cho Sir Stafford Crips, Tổng trưởng Bộ Phát triển Hàng không, việc nghiên cứu tường tận vũ khí bí mật và đề nghị một giải pháp. Ngày 17 tháng 11 năm 1943, Sir Stafford Crips đệ trình Thủ tướng những đúc kết:

        “ Theo quan điểm thuần thực nghiệm, thì dường như các ước lượng theo thứ tự như sau:

        1 - Những quả bom bay lớn

        2 - Một phi cơ không người lái

        3 - Những hỏa tiễn nhỏ tầm xa

        4 - v Những hỏa tiễn tầm xa

        Trận đột kích của lực lượng R.A.F trên Peenemunde có một giá trị thật lớn, nó đã làm đình trệ những cuộc thí nghiệm vũ khí tấn công có tầm cỡ.

        Phải nhìn nhận người Đức đang tận lực hoàn thành những phi đạn tầm xa và những kiến trúc mới không thể cắt nghĩa ở phía Bắc nước Pháp. Đó là những sự vật đáng nghi ngờ, trừ trường hợp chúng ta có thể quy định cho chúng những công dụng khác. Trong những điều kiện này, tôi nghĩ rằng chúng ta phải làm tất cả những gì để chuẩn bị một cách lý hậu quả cuộc tấn công bất thần. Dù không có gì cho phép chúng ta tiên đoán nó sẽ thực hiện khá sớm vào năm tới (1944)…”

        Churchill tìm thấy trong bản báo cáo này còn vài điều tối nghĩa.

        Khi xem xét những tấm không ảnh chụp ở Peenemunde vào ngày 28 tháng 11 năm 1943. Constance Babington Smith đã phát giác ra “ Bốn vật nhỏ hình chữ thập được đặt phía trong những đường ray nằm nghiêng, thật vậy một chiếc máy bay nhỏ nhỏ đang ở vị trí phóng đi”. Những hoài nghi biến mất dần: “ Những đường ray nghiêng ở Peenemunde phù hợp với những “Ski sites”  của Pas de Calais. Ấy là những giàn phóng hướng về Anh Quốc, dùng để bắn đi chiếc bom bay V1. Những dãy nhà giống hình chiếc Ski là những kho tồn trữ. Hình như cuộc tấn công mở đầu bằng máy bay ro bots (không người lái), vì cho tới bấy giờ người ta chưa khám phá một cách đích xác những giàn phóng hỏa tiễn tầm xa. Có thể những “ Large sites” được xây cất để dùng cho mục đích đó. Dù sao thì cũng mới có tám “ Large sites” trong khi giữa tháng chạp đã có đến 69 “Ski sites”  theo sự quan sát từ trên không.

        Từ tháng 4, đã có kế hoạch Sandys chống lại những vũ khí bí mật Đức Quốc. Nhưng mãi đến tháng chạp, kế hoạch này mới chính thức được phát động với bí danh Crossbow. Đây là ám hiệu dùng để chỉ những hoạt động của liên quân Anh – Mỹ chống lại chương trình của người Đức về vũ khí tầm xa trong mọi giai đoạn, như lúc mới ở trung tâm nghiên cứu, lúc thí nghiệm, lắp ráp các bộ phận lại, lúc xây dựng sàn bắn, lúc di chuyển, lúc hoàn thành và lúc được bắn đi, họ cũng chống lại hỏa tiễn đang bay nữa, một khi nó được phóng lên. Một ủy ban kế hoạch Crossbow được thành lập để đương đầu với vấn đề này. Nhiệm vụ của Ủy ban được coi là rất nghiêm trọng, quan trọng đến nỗi chính Thủ tướng đảm trách việc chủ tọa.

        Từ khi những “ căn cứ phóng” bị phi cơ trinh sát và lực lượng kháng chiến pháp nhận ra thì những “ Large sites” và “Ski sites”  bị dội bom dữ dội, khi thì do phóng pháo cơ của lực lượng R.A.F ( của Anh), khi thì do Không lực Mỹ (phi đoàn 8 và 9). Đoàn người được lệnh oanh tạc nước Pháp lấy làm ngạc nhiên lắm vì nhiệm vụ của họ là bắn phá nước Đức, nhưng người ta trả lời với họ: đó là những “căn cứ quân sự đặc biệt”. Người ta lo tổ chức việc phòng thủ miền Nam nước Anh bằng hàng rào khí cầu, những đại bác phòng không có gắn radar và những phi cơ săn giặc. Hebert Morrison, Tổng trưởng An ninh lãnh thổ, lại một lần nữa đối diện với vấn đề cấp bách. Chuẩn bị di tản tức tốc 1 triệu dân Luân Đôn. Bộ tham mưu Anh – Mỹ dưới quyền điều khiển của tướng Morgan đã chuẩn bị xong xuôi kế hoạch Overlord (tức là xâm nhập đất Pháp), bây giờ lại bị đặt trước một viễn ảnh khá phiền phức nữa.

        Khoảng tháng 12 năm 1943, bất cứ một người tỉnh trí nào cũng không thể nghĩ đến việc quân Đức có thể chiến thắng. Hai lực lượng Đồng Minh đang đổ bộ từng bước lên bán đảo Ý. Còn người Nga luôn luôn phải đương đầu với lực lượng bộ binh hùng hậu của Đức, cũng đang tận diệt địch quân. Sắp đến lúc phải siết địch theo thế gọng kìm.Gọng thứ 2 sẽ là mặt trận Normandie. Nhưng Morgan nghĩ rằng , làm thế nào để thực hiện kế hoạch Overlord, nếu bất thình lình những hải cảng, những điểm tập trung quân ở miền nam nước Anh bị oanh tạc nặng nề vào mùa xuân?


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2020, 11:05:50 am
 
        Các cuộc không kích, nằm trong khuôn khổ Crossbow, càng ngày thâu được nhiều thắng lợi. Hơn 4000 tấn bom đã được trút xuống mục tiêu ở phía Bắc nước P háp vào tháng 3 năm 1944.Nhưng các kiến trúc kỳ lạ ở đó vừa bị tiêu hủy, lại được tái thiết ngay.  Cơ quan tình báo Đồng Minh thật không biết địch quân đã xoay xở thế nào.Họ chỉ còn lặp lại những lời đồn đãi khác nhau. Nào là người Đức sắp phóng đi những thùng chứa khổng lồ đựng hơi độc để hủy diệt toàn dân Anh Quốc, nào là họ sắp oanh tạc Luân Đôn bằng những ống nghiệm vĩ đại đầy chất tử thần, gọi là “ Mort Rouge”, nào là những kiến trúc kì dị dọc theo bờ biển Pháp là những nhà máy sinh hàn, chúng sẽ nhả những cụm mây đá lên Anh quốc để làm tê liệt những phóng pháo cơ ở dưới đất, nào là người Đức có những phóng pháo cơ phóng từ Bá Linh đến Nữu Ước. Ít lâu sau, những lời đồn đãi kia hiện nguyên hình chỉ là những điều tưởng tượng. Trừ lời đồn đãi sau cùng về hỏa tiễn phóng từ Bá Linh đến Nữu Ước, vì “ người ta đang nghiên cứu ở Peenemunde một phi đạn liên lục địa, đó là hỏa tiễn A9, tuy nhiên vào cuối năm 1943, nó mới chỉ hiện lên trên bản đồ hình.

        Cái không khí đầy giả tưởng và đầy những sự kiện nguy ngập dường như chưa đủ khả năng làm điên đầu những vị chỉ huy Đồng Minh. Một điều bí mật khác lại quấy rầy họ nữa. Họ đã nắm được những tin tức sơ khởi về sự tiến bộ của hỏa tiễn và bom bay, nhưng họ không rõ tất cả những gì mà người Đức thu hoạch được trên lĩnh vực nghiên cứu nguyên tử. Lĩnh vực mà phe Đồng Minh đã tiến khá xa, từ lúc đầu. Tướng Leslie Groves, giám đốc kế hoạch Manhattan(nghiên cứu bom A), tin rằng sắp đến giờ chọc thủng màn bí mật. Ông tổ chức các đoàn nghiên cứu khoa học, trong kế hoạch Alsos, rồi gửi họ sang Ý trước, kế đến là sang những nước còn lại ở Âu châu theo chân quân đội giải phóng(của Đồng Minh)

        Trái với thái độ của quần chúng, những nhà bác học ý thức rất rõ ràng về hiểm họa do khoa học hạch tâm của người Đức gây ra. Tưởng tượng một phi đạn tầm xa thuộc loại mới, được gắn thêm đầu đạn nguyên tử, là một cái gì làm mất ngủ tất cả những người Anh đã được biết ít nhiều về tin tức trên. Sự khủng bố cũng không chừa cả những người Mỹ: Ông Samuel Goudsmit, giáo sư vật lý trường Northwestern University, chịu trách nhiệm về khoa học của kế hoạch Alsos, cho biết một số chuyên viên của kế hoạch Manhattan ở đại học Chicago đã lo sợ đến nỗi bắt đầu cho gia đình họ di tản về quê. Ông còn trở lại vấn đề: “ các dụng cụ khoa học đã được bố trí quanh Chicago đã dò chất phóng xạ trong trường hợp quân Đức tấn công”.

        Sẽ có việc đình hoãn từ 6 tháng đến 1 năm, trước khi kế hoạch Alsos tiến tới Pháp và Đức, để quyết định coi nỗi lo sợ về bom nguyên tử Đức có đủ căn cứ hay không. Còn loại vũ khí có tầm sát hại rộng lớn thì hiển nhiên là có thật rồi. Sự đe dọa của nó rất rõ ràng, nên những vị chỉ huy Đồng Minh luôn luôn bị ám ảnh, mặc dầu họ đã đoạt hết chiến thắng này đến chiến thắng khác.

        Winston Churchill  hiểu rằng ông cần phải biết hỏa tiễn hay bom  bay có thể tác động gì trong tương lai gần đây vì những đợt không kích theo kế hoạch Crossbow không đủ. Vì vậy,  Sở tình báo mới chủ định một công tác gián điệp rất khó khăn. Đó là việc tìm hiểu lý lịch của một trong những nhà bác học ở Peenemunde, bắt cóc và thuyết phục người ấy nói ra tất cả những gì người ấy đã biết trước mặt những đại diện Bộ không quân. Nếu việc này không thực hiện được, thì mục tiêu tối thiểu là chiếm cho được một trong những vũ khí bí mật, tìm cách đưa nó về Anh để phân tích.

        Lần này, cơ quan tình báo ưu tú nhất thế giới, cơ quan đã từng có được nhiều “nguồn tin” trong cơ quan Abwehr (cơ quan tình báo quân sự) và ngay cả trong lòng Bộ tổng tham mưu Đức, đã phải chào thua. Việc bố trí An ninh của bọn S.S tại Peenemunde rất chặt chẽ, nên tất cả nỗ lực của họ đều trở nên vô hiệu. Cơ quan tình báo Anh không xác định được chỗ ở, không bắt cóc được một nhà khoa học hay chiếm đoạt được bất cứ một vũ khí mới mẻ nào. Vẻ im lìm bên ngoài của Peenemunde đã khiến cho những người lạc quan nghĩ rằng cuộc đột kích tháng 8 vừa qua đã làm tê liệt hoàn toàn các công trình bí mật. Mãi cho đến gần lễ giáng sinh, một tia sáng mờ nhạt mới xuất hiện trong đêm trường vô vọng.

        Trong phân bộ tình báo Cracovie của lực lượng bí mật Ba Lan đã bí mật chuyển về Luân Đôn một nguồn tin ngắn sốt dẻo: những biện pháp an ninh đã được tăng cường tại trung tâm huấn luyện S.S ở Blizna Putskow, cách thủ đô Varsovie 270km. Tất cả dân Ba Lan cư trú trong vùng đều bị trục xuất. Họ đã đặt một đường sắt chạy tới trung tâm và thiết lập một phi trường, nhiều nhà kho, một cơ xưởng. Tất cả đều được ngụy trang và cao xạ phòng không (D.C.A) bảo vệ.

        Việc khuếch trương một hoạt động đặc biệt ở một vị trí đất đai tầm thường làm lực lượng kháng chiến Ba Lan chú ý. Họ tiếp tục theo dõi những gì xảy ra ở Blizna Putskow và loan tin đều đặn về Luân Đôn. Cơ quan tình báo đã lưu ý Churchill về một cuộc tấn công vào tháng 1 năm 1944 có thể bằng hỏa tiễn. Tháng giêng đã trôi qua một cách bình thường. Cho đến đầu tháng 3 khi những kế hoạch xâm nhập Normandi sắp hoàn tất, thì một bản phúc trình của người Ba Lan, đã làm cho Bộ tham mưu của Sở tình báo phải một phen xúc động mãnh liệt: một dân kháng chiến có bí danh là “ Makary” đã bạo gan trườn đến đường ray của căn cứ huấn luyện S.S với quan phục tác chiến, gác chung quanh, “một vật được phủ kín, trông giống như một trái thủy lôi quái dị”.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2020, 11:10:17 am
        
*

*       *

        Sở tình báo Anh tức khắc nghi rằng “ trái thủy lôi quái dị” kia chính là một hỏa tiễn và Blizna chính là một xạ trường mới. Nhưng những điều nghi ngờ này chỉ được xác nhận trước ngày J một tháng thôi. Căn cứ Blizna nhờ ở xa nên thoát được tầm hoạt động của phóng pháo cơ hạng nặng và của những phi cơ trinh sát. Nó cũng tránh được sự tò mò của lực lượng kháng chiến nhờ có bọn lính tuần S.S Nên Dornberger, Von Braun và những kỹ sư của họ, trong suốt mùa đông 1943-1944 đã làm việc miệt mài cho vũ khí A4 (Tổng trưởng Bộ tuyên truyền đã đặt tên nó là V2, sau này quân Đồng Minh gọi nó là “Big – ben”; những người chế tạo ra nó thì chỉ gọi nó là A4). Mặc dù Sở tình báo Anh chưa kịp khám phá ra, nhưng công việc ở Blizna cũng bị đình trệ vì chạm phải những vấn đề ghê gớm.. Những vấn đề này đã chặn đứng A4 đang ở trên đường thực hiện.

        Một trong những vấn đề trở ngại trên là tai nạn của Von Braun, tai nạn nguy hiểm có thể giết chết người trong phòng thí nghiệm. Ở phòng thí nghiệm Blizna vào khoảng tháng 4 năm 1944, Von Braun đang đứng sau một hầm núp thô sơ bằng gạch dùng để quan sát. Cách ông 300 thước là hỏa tiễn sẵn sàng để phóng đi. Lệnh khai hỏa đã ban, hỏa tiễn vừa cất lên được vài thước thì nổ bùng ra giữa đám khói màu cam. Von Braun nhảy xuống đất, vùi mặt dưới tuyết nằm chịu trận dưới cơn mưa, miểng, lửa.

        Dornberger chạy ngay lại hỏi thăm Von Braun và kiểm điểm lại với một thái độ mệt mỏi pha lẫn chán nản. Vô số lý do có thể là nguồn gốc cho cuộc thất bại này. Hơn nữa thất bại này chỉ là một trong trăm ngàn thất bại khác. Từ khi trung tâm thí nghiệm di chuyển về Ba Lan thì bao nhiêu là buồn phiền cứ chồng chất mãi lên. Dornberger ghi nhận: “những cuộc thí nghiệm cứ tiếp tục thất bại, hết cái này đến cái khác và chúng tôi đứng trước những vấn đề hầu như nan  giải”.

        Theo chỉ thị của vị chỉ huy, Von Braun lại đi Peenemunde khám phá cho ra lý do của những cuộc thất bại, tại sao khi thí nghiệm ở Peenemunde trên bờ Baltique thì hoàn toàn thành công, nhưng khi làm ở Ba Lan thì chỉ thành công 20%. ? Sau khi Von Braun đi rồi thì Dornberger vội lên xe của ông để đi dự một phiên họp mới. Không được chậm trễ vì có vài nhân vật quan trọng đến viếng trung tâm Blizna để nhìn thấy tận mắt nơi thực hiện A4, hỏa tiễn đang được quyền ưu tiên tuyệt đối.

        Thật khó mà giải thích với những vị quan sát “ tài tử” này  ngọn nguồn của phần lớn những thất bại. Tại sao vài hỏa tiễn lại nổ tung lên khi vừa được phóng ra? Hay tại sao chúng lại vỡ toang ra ngay lúc chúng sắp tới được mục tiêu? Không mấy người hiểu được rằng A4 là một công cụ khoa học phức tạp. Thực hiện nó trong thời bình, giữa sự lặng im của một viện nghiên cứu đã là việc khó, huống hồ gì lại thực hiện trong những điều kiện bất lợi hiện tại. Và, tức khắc Dornberger biết ngay nguyên do của thất bại: họ không đủ thì giờ. Người Nga đang tiến đến Smolenks và Kiev. Chừng 2 tháng nữa họ có thể chọc thủng những phòng tuyến đó và xuất hiện ở ngay tầm súng đại bác của Blizna: vài nguồn tin đã quả quyết, lực lượng liên quân Anh – Mỹ sắp vượt qua biển Manche vào mùa xuân hay mùa hè gì đó. Về sau, Dornberger có nói: “Chính quyền đã quấy rầy chúng tôi, chúng tôi đã phải làm việc ngày đêm, nhưng những người của Tổng hành dinh, người nào cũng vậy, khi ra về đều làm cái bộ mặt dài đến một thước. Tôi cảm thấy quá mệt mỏi để trấn an họ”. Tuy nhiên, Dornberger tin rằng những khó khăn về kỹ thuật có thể giải quyết kịp thời,  với điều kiện những người của bàn giấy hãy để yên công việc cho những người đã phó thác cả đời vào công cuộc nghiên cứu hỏa tiến, tự điều chỉnh lấy. Còn họ, họ chỉ là tượng trưng của sự tranh giành bè phái, những bè phái đang sinh sôi nảy nở “nhiều như nấm sau mưa”.

        Một trong những người đang tìm cách chen vào việc của Dornberger là Dr, Hans Kammler, người đã gây cho Dornberger nhiều nỗi buồn phiền nhất. Ông ta là một S.S Brigadefuhrer (tương đương với cấp bậc thiếu tướng), giữ chức vụ Giám đốc phân bộ “kiến trúc” của văn phòng Trung ương lực lượng S.S. Ông ta được giao cho công việc thì sát tất cả các công việc xây cất trong khuôn khổ chương trình thực hiện A4, vào khoảng tháng 9 năm 1943. Chính Himmler đã đề cử ông ta vào vai trò này, trong khi đáng lý ra nó thuộc thẩm quyền của quân đội, và bây giờ thì lực lượng S.S bằng một cửa nhỏ, đã len lỏi vào địa hạt thuộc văn phòng xạ thuật của quân đội, Tướng Dornberger nghi ngờ rằng những người S.S này sẽ không giới hạn tham vọng của họ trong phạm vi kiến trúc mà thôi. Không bao lâu, những nghi  ngờ của ông được xác nhận ngay.

Wernher Von Braun (mặc đồ lớn màu sám) vởi một nhóm sĩ quan cao cấp ở Peenemunde. Đứng
bên cạnh Von Braun lá Tướng Schneider, trưởng phòng thử nghiệm của Quân đội.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2020, 11:14:43 am
        
*

*        *

        Sau cuộc thí nghiệm thất bại, theo lệnh của Dornberger, Von Braun quay về Peenemunde, tự lái chiếc phi cơ Messerschmit 108 Typhon của ông ta. Thật là một cuộc du ngoạn không hào hứng chút nào. Máy bay chòng chành, dao động không ngừng, mắt khó nhìn mọi vật bên ngoài vì bầu trời đầy tuyết và sương giá. Bẩu trời đen kịt khi Von Braun về tới văn phòng của ông. Đã ba giờ khuya, ông nhờ cô thư ký pha cho ông café và bánh sandwiches mềm, rồi triệu tập tất cả những trưởng toán để họp từ bây giờ cho đến sáng. Sau một phút do dự, cô thư ký đưa cho Von Braun một bức điện mà cô nhận cách đấy 2h

        Bức điện do Himmler gửi: ông yêu cầu vị giám đốc kỹ thuật của quân đội đến gặp ông tại bộ tham mưu của ông. Von Braun ngạc nhiên và bối rối. Cho mãi đến bây giờ ông luôn luôn tìm cách đứng ngoài cuộc xung đội giữa Quân đội và lực lượng S.S và Đảng ( Quốc Xã). Dù sao, ông vẫn hiểu rõ dẫu Himmler nói là “ước mong” nhưng thật ra ông ta đã ra lệnh. Thế là Von Braun phải gác lại tất cả những việc khẩn cấp phải làm của ông để đến gặp Himmler.

        Reichsfuhrer S.S Himmler là Tổng trưởng nội vụ, là Tổng tư lệnh quân đội trừ bị, là chúa trùm cơ quan mật vụ (Gestapo) và tất cả lực lượng cảnh sát Đức, là người có quyền lực nhất của Đức, sau Hitler. Ông ta vừa dẹp bỏ văn phòng Trung ương ở Bá Linh ( Prinz Albrecht Strasses) để thiết lập bộ chỉ huy chiến dịch ở Hochwald ở Đông Phổ, để theo dõi mặt trận ở Miền Đông. Thế là khuya hôm trước vừa đến Peenemunde, sáng hôm sau Von Braun phải đi ngay Hochwald. Ông ta vẫn thắc mắc không hiểu tại sao Himmler muốn nói chuyện với ông. Lực lượng S.S chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh ở Peenemunde và Blizna, nhưng họ không có liên hệ gì với trương trình hỏa tiễn, không kể hành động bổ nhiệm Kammler vừa rồi.

        Sau này Von Braun thú thật rằng, ông ta khá xúc động khi bước chân vào văn phòng của Himmler Reichsfuhrer S.S ngồi trước cái bàn mộc mạc bằng cây, đang chùi kiếng bằng chiếc khắn tay nhà binh.Tuy nhiên viên kỹ sư này thấy lòng mình bình tĩnh một cách lạ thường khi đối diện với con người có vẻ như “ một ông giáo làng” vậy. Thật khó mà tin những câu chuyện thiên hạ đã kể cho ông nghe về con người này. Nhìn Himmler, ông không cảm thấy sợ sệt hay hãi hùng một chút nào cả. Tuy nhiên, Von Braun hơi ngại ngùng khi vị này nhã nhặn mời ông ngồi và đàm luận. Một câu chuyện mà về sau, Von Braun có nhiều lý do để nhớ lại.

        - Tôi rất sung sướng được gặp ông, Dr Von Braun. Rất tiếc đã làm trễ nải công việc của ông. Tôi không vời ông đến đây nếu không phải là vấn đề khẩn cấp. Tôi nghe nói ông gặp nhiều trở ngại về hỏa tiễn A4.

        - Thưa ngài, không có gì đáng kể, chỉ vì chúng tôi có ít thì giờ.

        - Đó chính là vấn đề, thì giờ ở đây rất đáng kể. Chắc ông cũng biết chiếc A4 bây giờ không còn là trò chơi nữa và tất cả công dân Đức đều nóng lòng chờ đợi thứ khí giới kì diệu này. Về phần ông, nếu tôi nhớ không nhầm thì cái chế độ bàn giấy đã làm phiền ông lắm. Tại sao ông không đến với chúng tôi? Chắc ông cũng biết không có nhân vật nào thân cận để thuyết phục Fuhrer hơn tôi. Tôi hứa sẽ giúp đỡ ông một cách hữu hiệu hơn những gì bọn võ biền đã cho ông. Hiện nay Fuhrer không còn tín nhiệm quân đội nữa.

        - Tôi không hề mong ước gì hơn được làm việc dưới quyền tướng Dornberger, thưa ngài. Những chậm chễ ngày nay không phải vì chế độ bàn giấy mà vì những khó khăn kỹ thuật. Có thể coi A4 như một đóa hoa nhỏ bé muốn cho nó nở, phải có ánh sáng mặt trời, phải có một số lượng phân bón vừa đủ và phải có một người làm vườn khéo léo. Chắc ngài không định dùng một vòi lớn đựng phân lỏng để tưới vào nó. Như vậy chỉ làm héo đóa hoa nhỏ của chúng ta mà thôi!

        Von Braun cảm thấy an tâm khi nhìn Himmler cười. Nụ cười phảng phất vị chua cay, nhưng ông không thốt một lời khẩn khoản. Hai người lại tiếp tục đàm luận nhạt nhẽo vài phút nữa, rồi Himmler chào vị khách, không tỏ vẻ gì thù hằn, mà bằng một thái độ “ lịch sự kiểu cách”.

        Von Braun trở về Peenemunde và vùi đầu vào những vấn đề kỹ thuật. Dần dần những lý do tại sao các hỏa tiễn lại phát nổ khi  vừa mới khai hỏa được giải thích rõ và các phúc trình ở Blizna bắt đầu làm phấn khởi tinh thần ông hơn.

        Ngày chủ nhật đầu tháng 9 năm 1944, Von Braun cảm thấy cần được nghỉ xả hơi vì đã quá mệt mỏi trong công việc lao tâm tổn trí, nên mới đến dự một buổi tiếp tân ở Zinnowitz, nơi thanh lịch nhất đảo Usedom. Đã có đông người tụ họp ở đó: những vị sĩ quan, vài người dân chính và rất nhiều viên kỹ sư của trung tâm thí nghiệm quân đội. Braun uống một chút rượu, chơi dương cầm rồi cùng họp bọn với 2 cộng sự viên: Klaus Riedel và Helmut Grottrup. Cả ba bắt đầu bàn luận về đời sống của dân ở Peenemunde, sau khi từ dịch (hay mãn nhiệm) họ sẽ làm gì? Can qua chấm dứt, họ sẽ dùng hỏa tiễn để chinh phục không gian. Von Braun cũng vừa nhận được tin của gia đình. Cha mẹ ông đã tản cư về quê nhà thuộc Haute Silesie để tránh nạn oanh tạc rùng rợn ở Bá Linh. “Cuộc chiến càng ngày càng bất lợi trong khi hỏa tiễn đã thực hiện được nhiều tiến bộ”. Von Braun tuyên bố như vậy. Ông ta lại còn dám phát biểu ý kiến: “Dù sao tất cả đều là anh em” . Không có bọn S.S xung quanh và cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Himmler cũng vụt thoát ra khỏi trí nhớ của ông.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2020, 11:21:06 am
        
*

*        *

        Ngày 15 tháng 3 năm 1944, tướng Dornberger đang nằm trên giường. Ông đang ở trong ngôi nhà mới của ông ở Schwedt, trên bờ sông Oder, cách Peenemunde 60km về phía nam. Ông không ngủ được. Ông nằm triền miên trong những ý nghĩ đen tối, đen như màn đêm giá buốt đang phủ vây ông.

        Von Braun và những trưởng toán công tác làm ông bối rối. Họ chủ trương rằng những hầm trú ẩn bằng bê tông cố định là phương tiện duy nhất để thực hiện nhanh chóng hỏa tiễn A4. Hỏa tiễn sẽ được di chuyển trên những toa xe đến xạ trường vài phút trước khi được phóng đi. Hitler cũng có vẻ thích dùng đến những hầm công sự phòng thủ vĩ đại này. Nhưng Dornberger đã không dối lòng khi nghĩ rằng: bây giờ quân Đồng Minh đã chế ngự cả không gian. Họ đã hủy diệt phần lớn những xạ trường xây dựng ở miền Bắc nước Pháp. Họ sẽ dò ra và nghiền nát những “ căn cứ phóng” cố định trước khi bê tông có thời gian để khô cứng lại.

        Hình như chỉ có một mình Dornberger chủ trương dùng xạ trường di động: A4 đặt trên một mặt bằng, chuyển đến địa điểm đã định, được khai hỏa bởi những toán cơ giới đặc biệt thành lập. Những người này sẽ biến mất trước khi phi cơ địch định được vị trí tấn công. Dù sao những điều trên không phải là mối suy tư duy nhất đã khiến Dornberger mất ngủ.

        Hans Kammler đã hăng say lăn mình trong công vụ mới. Phụ trách kiến trúc trong khuôn khổ chương trình A4 rất hợp với kinh nghiệm nghề nghiệp của ông ta, vì ông ta từng điều khiển biết bao nhiêu trại tập trung. Ông được đưa vào những trại đó để sung dụng 20.000 tù nhân ở Mittel Werke, một nhà máy ngầm dưới đất trong quần sơn Harz. Nhà máy này đang sản xuất hàng tháng gần 300 hỏa tiễn. Dĩ nhiên là hầu hết các hỏa tiễn đó đều chế tạo không đúng cách, không còn cái nào có thể dùng được, trừ cái công dụng đề cao cá nhân, Kammler sản xuất được hỏa tiễn!

        Tuy nhiên, sự thật rõ ràng ông ta không hề bám vào đó. Người ta thấy ông ta xuất đầu lộ diện ở Blizna mà không cần tự báo trước. Không cần được mời tham dự vào các cuộc thí nghiệm. Ông ta trò chuyện thân mật với các sĩ quan và các kỹ sư không thuộc quyền điều khiển của ông ta. Ông ta lại hay “chống báng người này người kia”, đó là điều làm Dornberger bất mãn nhất. Có một lần Kammler đã làm Dornberger nổi cơn thịnh nộ khi hắn nói Von Braun là người “quá trẻ, quá ẫu trĩ, quá ngạo mạn và quá vênh váo để được làm giám đốc kỹ thuật”.

        Đối với Dornberger điều này chứng tỏ lực lượng S.S đang chuẩn bị loại bỏ quân đội và chặn đứng chương trình thực hiện A4. Là một kiến trúc sư trong đời sống dân chính, Kammler hầu như không biết tí gì về hỏa tiễn. Đó cũng là trường hợp của tất cả những nhân viên văn phòng xạ thuật S.S.

        Thình lình chuông điện thoại reo vang. Vừa nghe tiếng chuông, trong một thoáng, Dornberger cảm thấy bằng lòng vô cùng vì nó sẽ giúp ông cắt được dòng tư tưởng. Nhưng ông chợt sửng sốt khi nghe nói chính Tổng hành dinh của Hitler gọi ông. Họ ra lệnh cho ông phải đến Berchtesgaden ngay, không được trì hoãn để họp với thống chế Keitel, vị chỉ huy O.K.W., Tổng tham mưu trưởng Quân lực.

        Tám giờ sáng, Dornberger ra đi. Ông lái xe chạy trên những con đường đóng băng, vì cơn bão tuyết vừa lướt qua. Ông băng ngang thành phố Munich đổ nát còn bốc khói vì trận oanh tạc đêm qua và đến Berchtesgaden khi trời vừa sụp tối. Trong phòng khách sạn, ông gọi điện thoại cho tướng Buhle, Tham mưu trưởng Lục quân. Vị này đến gặp ông ngay để thông báo với ông là Wernher Von Braun và hai kỹ sư Klaus Riedel, Helmut Grottrup đều bị Gestapo bắt. Họ bị kết tội phá hoại chương trình A4 và đang bị giải về lao xá của lực lượng S.S. ở Stettin.

        Sau này Dornberger có ghi: “Tôi không tin ở lỗ tai tôi. Von Braun, người phụ tá đắc lực của tôi, người đã hợp tác chặt chẽ với tôi từ mười năm qua, người mà tôi đã hiểu rõ hơn bất kì ai, người đã dâng hiến đời mình, ngày đêm làm việc không biết mệt cho A4, lại bị tù vì phá hoại A4! Thật là khó tin. Con Riedel, người đã có công thiết lập tất cả nền móng dưới đất với sự nhiệt thành bền bỉ, người rất am tường những mệnh lệnh quân sự, người được coi như một trong những kỹ sư tận tụy nhất của tôi, lại bị bắt về tội phá hoại! Sau hết là Grottrup, vị phụ tá của Dr. Steinhoff đã chịu trách nhiệm về hệ thống hướng dẫn và kiểm soát, cũng bị kết tội phá hoại! Thật là một trò hề rẻ tiền!”

Tướng Dornberger (bên phải) trưởng cơ quan sưu tầm và thử nghiệm hỏa tiễn, đang đưa Thống chế Keitel đi thăm một trung tâm thử nghiệm


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2020, 11:24:21 am
   
        Dornberger muốn điều tra coi với lý do nào người ta đã bắt họ. Nhưng tướng Buhle chỉ đáp với ông rằng: chính thống chế Keitel sẽ cho ông biết vào sáng mai. Ông đã thức trắng đêm để chờ trời sáng. 9h ông đã trình diện Keitel. Vị này tuyên bố: tội trạng của các cộng sự viên của ông rất nặng. Chính đầu óc của họ là đầu dây mối nhợ tất cả. Dornberger kêu lên rằng: Ông xin đảm bảo họ trên chính sinh mạng của ông. Vị Tổng tham mưu trưởng gay gắt đáp:

        - Ông có biết các “ bạn đồng nghiệp thân cận của ông” tuyên bố công khai ở Zinnowizt rằng không bao giờ họ có ý tạo chiếc hỏa tiễn thành một loại vũ khí chiến lược, rằng họ không làm cho sự phát triển vũ khí này mà chỉ hành động dưới sự kềm tỏa của ông, hầu có được một số vốn để thực hiện các cuộc thí nghiệm riêng cho chính họ, và chứng nghiệm lại các lý thuyết của họ? Rằng, ngay từ khi bắt đầu, mục tiêu duy nhất của họ là cuộc du hành trong không gian?

        Dornberger bẻ lại:

        - Dù vậy, tôi vẫn xin chịu trách nhiệm về họ. Ngay chính tôi cũng thường lặp đi lặp lại, khi việc chứng minh được thực hiện ở Peenemunde là A4 chỉ là bước đầu trong kỷ nguyên tân kỹ thuật học mà thôi. Đó là kỷ nguyên của hỏa tiễn. Bao nhiêu lần rồi tôi đã không nói rằng lịch sử của loại người đã đi đên một khúc quanh sao? Chúng tôi mở đường cho các cuộc thám hiểm không gian. Chúng tôi đã chứng tỏ việc thám hiểm này sẽ thực hiện được. Nếu mấy người kia là những kẻ phá hoại vì đã cùng chủ trương như tôi, thì tôi cũng phải bị bắt như họ.

        Keitel trả lời:

        - Phá hoại, phủ hoại nằm trong sự kiện cái tư tưởng thầm kín của họ hướng về các cuộc du hành trong không gian. Vì vậy nên họ đã không đem tất cả cố gắng và khả năng để biến A4 thành một vũ khí chiến tranh.

        - Lời buộc tội xuất phát từ đâu? Keitel không biết tí nào về điều này. - Dornberger nói tiếp - Việc bắt bớ trên là tai biến cho toàn bộ chương trình. Nhất là người ta đã dự liệu các hỏa tiễn phải được sử dụng ngay, trong khi chúng tôi hãy còn chưa điều chỉnh được những khó khăn. Đây thật là một hiểu lầm tai hại, hay là một sự lầm lạc lớn lao.

        Keitel nhún vai:

        - Tôi không làm gì được. Có Himmler đàng sau! Thật vậy, Reichsfuhrer S.S đã quyết định theo kiểu riêng ai không bắt chước được.

        Dornberger đã khẩn khoản với con người được coi là đại diện quyền lực của quân đội. bên bộ tham mưu của Fuhrer để vận động các cộng sự viên của ông ta được thả ra:

        - Thưa Thống chế, tôi chính thức lên tiếng với Ngài rằng nếu các việc bắt bớ kia vẫn được duy trì thì nó sẽ gây khó khăn cho việc hoàn tất những công trình hiện tại và làm chậm chễ việc thực hiện hỏa tiễn..

        Để giữ vững chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực của mình, Keitel đã có một nguyên tắc để hành động. Ấy là né tránh tất cả những cuộc xung đột với S.S và không đệ trình những vấn đề bất lợi với Fuhrer. Vì vậy ông bảo với Dornberger, hãy tự chứng minh là mình hữu lý. Ông nói:

        - Tôi không thể thả họ ra nếu không có sự đồng ý của Himmler. Không nên để họ nghi ngờ, dù là một tí thôi, rằng tôi kém nhiệt thành hơn họ và bọn mật vụ trong loại công việc này. Ông cũng hiểu là tôi đang ở tình trạng thế nào rồi. Người ta đang canh chừng tôi. Người ta chỉ chờ tôi lộ một chút sơ hở mà thôi. Nếu tôi phải ra đi, giới sĩ quan sẽ mất liên lạc với Fuhrer, mất cơ hội cuối cùng để gây vài ảnh hưởng. Bây giờ, chỉ còn lại công việc của bọn an ninh và Himmler.

        Biết rằng Keitel sẽ không làm được việc gì, Dornberger quyết định một sáng kiến mà vào năm 1944 ít ai dám tình nguyện làm: ông yêu cầu Keitel sắp xếp cho ông được hội kiến với Himmler. Thống chế điện thoại về Bá Linh. Lát sau, ông nhận được trả lời của người tùy viên của Himmler: Reichsfuhrer S.S từ chối gặp Dornberger. Tuy nhiên, Dornberger có thể biện hộ với tướng S.S là Kaltenbrunner, chỉ huy trưởng ngành An ninh.

        Trước khi tiễn Dornberger ra về, Keitel đã yêu cầu vị khách hãy coi buổi nói chuyện hôm nay như một cuộc tâm tình thân mật mà thôi. Giận run người, Dornberger bước ra về.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2020, 11:03:36 pm
        
*

*        *

        Đến tháng 3 năm 1944 các Cơ quan Tình báo Anh cũng chưa thể cung cấp cho Thủ tướng Churchill và Ủy ban Crossbow các điều xác nhận về hỏa tiễn có tầm hoạt động xa của Đức. Và không có một tin tức nào cho phép tiên đoán là sẽ đến bao giờ hỏa tiễn mới được sử dụng. Chỉ sau cuộc chiến, người ta mới biết rằng, trong giờ quyết định đưa hỏa tiễn đến xạ trường, thì viên giám đốc kỹ thuật (Von Braun) của Trung tâm thí nghiệm quân đội ở Peenemunde lại không có mặt để điều hành cho A4.

        Ngày 13 tháng 3 năm 1944, lúc 3h sáng, 3 nhân viên mật vụ (Gestapo) đã đến gõ cửa ngôi biệt thự bằng gỗ mà Von Braun dùng làm nơi trú ngụ ở Peenemunde. Họ yêu cầu ông sửa soạn và theo họ về Sở cảnh sát ở Stettin. Vị kỹ sư phản đổi mãnh liệt: chắc chắn đây là một sự lầm lẫn…Lịch sự nhưng quả quyết, những người lính này không cần lời cãi lý: họ đã được lệnh và không thể lầm lẫn được, họ phải đưa ông về Stettin, với lý do là để bảo vệ cho ông.

        Trong thời gian lưu ngục, Von Braun không bị đe dọa, cũng không hề bị ngược đãi. Nhưng người ta không giải thích cho ông về việc “bảo vệ” này. Ông nói: tôi đã trải qua 2 tuần lễ hay ho, trong ngục thất S.S ở Stettin, không giới quyền nào cho tôi được giải thích tối thiểu về việc bắt giữ tôi.

        Cuối cùng, một ngày nọ, những người lính cảnh vệ tới tìm ông trong nhà giam tối lạnh, và dẫn đến một gian phòng nhỏ, mà ông cứ là phòng luận tội của tòa án. Nhưng ở đây không có quan tòa, không có luật sư, không có cả công chúng. Các quan tòa - nếu đấy là các vị quan tòa – mặc, không phải áo dài của Pháp quan, mà là đồng phục S.S. Các người này kết tội Von Braun đã nói rằng ông không có ý định tạo hỏa tiễn A4 thành một thứ vũ khí, rằng ông chỉ nghĩ đến cuộc du hành trong không gian, rằng ông phàn nàn việc sử dụng hỏa tiễn vào mục đích quân sự. Von Braun nói: “Đấy là một thái độ trí thức khá phổ biến ở Peenemunde. Thế nên nếu họ không có bằng cớ phạm tội nào khác đổ lên tôi, thì tôi đã yên lặng một cách tương đối. Nhưng đằng này họ đã đi quá xa: họ cho rằng tôi có chiếc phi cơ, sẵn sàng để mang tôi đến Anh quốc với số tài liệu quan trọng về hỏa tiễn. Đây là yếu tố chính để buộc tội mà tôi gặp khó khăn để chứng tỏ sự  sai lạc của lời cáo buộc vì tôi có thói quen tự lái chiếc phi cơ vận tải của Chính phủ, dùng để xê dịch trong xứ”.

        Trong bản án này, chỉ có một cái gì không đúng sự thật, mà Von Braun, vị kỹ sư quen làm việc trong những điều kiện cụ thể cảm thấy sợ hãi và bối rối. Nếu bọn S.S thật sự quyết tình muốn hạ ông bởi các lý do mà ông quên khuấy đi, thì ông sẽ chứng tỏ sự vô tội của ông như thế nào?

        Sau đó là một tình cờ lạ lùng hơn hết trong sự trùng hợp của cuộc xét xử này: Tướng Dornberger bước vào phòng, tiến vào viên chức S.S đang chủ tọa phiên xử và trình lên hắn ta “một hồ sơ có vẻ chính thức”. Khi vừa đọc qua tài liệu, thì lệnh phóng thích tôi được ban ra và tôi cùng về với Dornberger.

        Việc phóng thích bất ngờ này là kết quả 2 tuần cố gắng của Dornberger. Trước hết ông đến văn phòng S.S ở Bá Linh (nơi đây người ta báo cho ông biết có một hồ sơ dày cộp, đầy ắp những bằng cớ, liên quan đến cả chính ông nữa). Sau đó ông đến Sở phản gián của quân đội để rồi đem lại được sự tự do cho Von Braun, Riedel và Grottrup. Dornberger can thiệp: “Tôi xin thề mà khai rằng, các tội nhân rất cần thiết cho sự thực hiện chương trình A4, và họ phải được tự do trong 3 tháng…”.

        Nhưng, việc thắng lợi của Dornberger không có nghĩa là bọn S.S từ bỏ các mục tiêu của họ. Vào thời kỳ này, Himmler (chúa trùm S.S) không đủ mạnh để loại bỏ trọn vẹn quân đội ra khỏi chương trình A4. Nhưng cơ hội sẽ đến, khi nào họ có thể hành động được. Vào tháng 3 năm 1944, có phải luôn luôn là Himmler bị bắt buộc phải trông cậy vào các thủ thuật mà ông quen dùng và thường được thành công. Sau khi Von Braun đã từ chối sự khuyến dụ của bọn S.S, Himmler đã chuẩn bị một hồ sơ, giáng lên đầu vị  Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm Peenemunde, hầu chứng minh rằng, Von Braun đã tính sai trong quyết định từ chối.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2020, 11:06:04 pm
 
        Nhưng, thật rõ ràng là khó tìm cách buộc tội một con người như Von Braun: bản chất trong sạch của ông đã là tất cả chứng cứ. Hơn nữa trong quá khứ ông không dính dáng gì đến chính trị. Các tên mật thám nhà nghề của Gestapo được gửi tới Peenemunde đã hoài công, cho đến một ngày có một viên chức, một nữ nha sĩ nghe được những lời mỉa mai của vị kỹ sư ở Zinnowitz. Trích nguyên văn của lời này, nghe như lời của một kẻ phản nghịch – việc ra hầu của Von Braun trước tòa án S.S không phải chuyện để xác định điều vô tội hay phạm tội của ông: mục đích của họ là để thị uy Von Braun, hầu làm cho ông chấp nhận đem tài năng mình phục vụ cho S.S. Cuộc mưu toan đã thất bại, nhất là nhờ có sự can thiệp tích cực của Dornberger. Nhưng sự kiện trên đã đem lại 3 hậu quả tai hại như sau: tạo một bầu không khí sợ hãi cho những người dân chính đang phục vụ chương trình A4, gây oán hận của Von Braun với bọn Quốc Xã và tất cả các người mật vụ, và sau hết làm chậm trễ việc đem hỏa tiễn A4 lên xạ trường thí nghiệm.

        Sở tình báo Anh, hiển nhiên không hay biết gì về các ganh đua rối loạn và phức tạp đã bủa giăng quanh khí giới bí mật của Đức.Họ chỉ biết qua các phúc trình đều đặn của lực lượng kháng chiến Ba Lan là người Đức rất chuyên chú vào các cuộc thí nghiệm ở miền Nam Ba Lan khi các phúc trình này được chuyển từ Blizna về Benson, căn cứ của đơn vị nghiên cứu tài liệu không ảnh cách Blizna 1500km thì nơi này lại ở ngoài tầm hoạt động của phi cơ trình sát. Nhưng, vào tháng 4, không có trường hợp nào hơn là: Sở Tình báo Nga (P.R.U) đã đặt cơ sở ở San Severo, Ý Đại Lợi. Và các điều kiện thời tiết cũng khá thuận lợi.

        Ngày 5 tháng 4 năm 1944 – Von Braun đã trở về với chức vụ của ông – có một chiếc Mosquito cất cánh từ San Severo và chụp hình các vùng khả nghi ở Blizna: các bức ảnh không khám phá được gì ngoài một khoảng rừng thưa rộng lớn và một chỗ che kín dày đặc. Ngày 5 tháng 5, tin tức mới và bức ảnh chụp cũng tương tự như trước nhưng trong lần này, các nhà chuyên môn về giải thích không ảnh khám phá có một sự bất thường: một vật và chỉ một vật thôi. Đấy là chiếc hỏa tiễn, không ngụy trang ở nơi nào cả giống như các hỏa tiễn ở Peenemunde. Bây giờ đã cận đến ngày J, các vị chỉ huy Đồng Minh mới có được bằng chứng là người Đức vẫn tiếp tục phát triển vũ khí bí mật của họ. Trong suốt tháng 5, các giàn phóng được xem như của hỏa tiễn và bom bay bị tấn công dữ dội trong khuôn khổ của kế hoạch Crossbow, mà vị thống chế không quân, Sir Roderic Hill có thể nói rằng phần lớn các giàn phóng trên “đã bị vô hiệu hóa”. Nhưng ít nhất cũng có một việc đáng ngại: mặc dầu tất cả những cố gắng của các hoa tiêu trinh sát, tât cả những hy sinh và mạng sống của lực lượng kháng chiến Pháp và Ba Lan để cung cấp cho người Anh các tin tức về tân vũ khí và các căn cứ phóng hỏa tiễn, “chưa có một người nào, trong hàng ngũ Đồng Minh, dù ở cấp bậc nào biết rõ được (đến cuối mùa xuân năm 1944) việc mà các vũ khí mới của Đức có khả năng làm được”. Không một người nào hết, kể cả con người chịu trách nhiệm nặng nề khi ra lệnh cho các lực lượng kết hợp vượt biển Manche qua tấn công quân Đức: Dwight Eisenhower.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2020, 06:29:19 am
      
        
4 - V1 XUẤT HIỆN!


        Ngày 4 tháng 6 năm 1944, tướng Eisenhower tiến vào phòng hợp tại thư viện Southwick House. Bây giờ là chin giờ rưỡi sáng. Đi theo ông có cả một toán cố vấn và các chuyên môn, nhưng chính ông và chỉ một mình ông là có toàn quyền quyết định mà thôi.

        Trong một phiên hop trước, các tiên đoán thời tiết – mây thấp, gió vần vũ, biển động – đã bắt buộc phải hoãn kế hoạch xâm nhập, 24 tiếng đồng hồ. Giờ đây, vị sĩ quan về khí tượng lại thông báo cho ông biết, thời tiết đang biến chuyển. Đại úy Stagg, không dám quyết chắc nhưng ông ta hy vọng sẽ có cái may là thời tiết sẽ tốt đẹp, và trời sẽ quang đãng suốt buổi sáng ngày thứ ba, 6 tháng 6 năm 1944.

        Tiếp theo, Eisenhower hỏi ý kiến của mười hai vị sĩ quan cao cấp, nhưng đã không đạt được một sự thống nhất toàn thể. Tướng Montgomery, người sẽ chỉ huy lực lượng trên bộ, tỏ ra không đồng ý một cuộc đột kích tức khắc. Thống chế Không quân Tedder, tư lệnh phó tối cao và Thống chế Không quân Leigh Mallory, Tư lệnh không lực Đồng minh, lại bi quan. Căn cứ vào các điều kiện hiện hữu, họ cho rằng cuộc hành quân có vẻ “phiêu lưu”.

        Đồng ý là quyết định tối hậu hoàn toàn tùy thuộc Ensenhower. Vị Tham mưu trường của ông, tướng Bedell Smith, rất ái ngại khi nhìn vị chủ soái trong đơn thế và cô lập, sẽ phải lấy một quyết định quá căng thẳng như vậy, một quyết định chỉ riêng cá nhân ông sẽ phải chịu trách nhiệm về sự thành bại này.

        Eisenhower xem lại hằng ngàn lẻ một chi tiết liên hệ có thể đưa vào chung cuộc. Đặc biệt có hai vấn đề đã làm cho ông lo âu, mà chỉ các cộng sự viên than cận của ông mới biết được.

        Vào cuối tháng 3 (do các điều khẩn khoản của tướng Leslie Groves, giám đốc chương trình Manhattan) tướng George Marshall đã phải đi ngay về bên Bộ Tư lệnh tối cao một Thiếu tá tên Peterson, để ông này tường trình lên Eisenhower là các nhà bác học Anh-Mỹ đang cho hoàn thành một trái bom kỳ dị, thuộc loại hạch tâm. Nhưng ông ta lại thêm, cũng có thể là người Đức có đủ khả năng, để tự họ sản xuất trước đôi chút, bom nguyên tử của họ. Theo Groves, thì sự bất ngờ đáng ngại này hãy còn xa xôi, điều mà ông muốn vị Tư lệnh tối cao phải được báo trước là: địch quân rất có thể sẽ dung loại bom nổ thường, có chứa chất phóng xạ và sẽ có thể dựng lên một loại rào cản phóng xạ trên đường tiến quân xâm nhập của chúng ta.

        Vấn đề thứ hai lại càng đáng lo hơn, vì nó cụ thể hơn, Eisenhower không phải chẳng biết gì về sự đe dọa của các cuộc bay lượn vũ khí bí mật của Đức. Ông đã theo dõi các cuộc không kích trong khuôn khổ kế hoạch Crorssbow (chiếc nỏ thời cổ) vào các giàn phóng hỏa tiễn, và các căn cứ tiếp vận liên hệ. Đến tháng tư, ông đồng ý dành cho kế hoạch Crossbow, quyền ưu tiên tuyệt đối về tất cả các công tác không trợ khác. Ông biết rằng Bộ tham Anh-Mỹ có nhiệm vụ về chiến dịch Overlord (mật danh cả cuộc đổ bộ) đã suy tính một giả thuyết, với một sự nghiêm trọng, có thể làm cho quý bạn sửng sốt, là bỏ đi các hải cảng, có thể bị  hủy hoại ở miền Nam nước Anh, và cho di chuyển căn cứ xâm nhập về Hull, Glasgow hoặc Liverpool. Sau khi nghiên cứu tất cả các tin tức sẵn có, liên quan đến vũ khí bí mật, vị “chủ nhân” kế hoạch Overlord, cuối cùng đã buồn bã dặn dò: “Tiếp tục như định trước và hãy để nó đến.”

        Nhưng mặc dù tất cả những cố gắng của các cơ quan tình báo, đã tận tình bất kể sự, để đem lại cho ông các dữ kiện chắc chắn. Eisenhower lại vẫn luôn không biết một cách chính xác việc gì “sẽ xảy ra”: Để bù lại, cái gì ông biết được, chính là miền Nam nước Anh hiện đang là một căn cứ quân sự vĩ đại. Hai triệu người đang chờ đợi, chun chúc dưới các “lều vải” dồn đống trong các trại binh, và trong các lều gỗ “Nissen” quá đông người. Vô số lô vật liệu và đồ quân nhu, đạn được vận chuyển về trên các con đường gồ ghề, hoặc bằng đường xe lửa, đưa về khu tập trung, một hạm đội được bỏ  neo trong các hải cảng Plymouth, Portland và Southampton. Thật là chưa bao giờ lại có một kho binh khí kết hợp được như vậy. Còn có mục tiêu nào cám dỗ hơn cho pháo binh Đức, đặt dài theo bờ biển Pháp.

        Có thể nào có sự trùng hợp, xảy ra một cuộc sử dụng bất ngờ của vũ khí mật Đức và ngày J? Eisenhower cũng “không thể tưởng tượng ra được”. Nhưng nếu căn cứ vào thời tiết bình thường mà “bật đèn xanh” thì thật là một hành động “phiêu lưu”. Hoãn ngày J lại vài tuần lễ, cả đến nhiều tháng cũng không phải là ít “phiêu lưu”. Các vũ khí bí mật, có thể hãy còn chưa sẵn sàng (mặc dù người ta không thể quyết chắc điều đó), nhưng Eisenhower không thể chấp nhận “sự có thể có” việc các vũ khí này được hoàn thành trong một tương lai rất gần, và sẽ đem lại những hậu quả thảm khốc cho các chỗ tập trung quân và vật liệu này.

Bom bay V1 vừa được phóng đi đang trên đường tiến đến Luân Đôn (Anh quốc)


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2020, 06:33:46 am
       
        Vũ khí bí mật, chất phóng xạ, điều kiện thời tiết. Eisenhower cứ quanh đi quẩn lại tất cả các điều nan giải ấy trong đầu ông, đồng thời với hàng trăm vấn đề quân lệnh cụ thể mà ông phải suy xét cho thực tế. Và tất cả sự kiện trên chỉ qui về mỗi một vấn đề đơn giản: còn bao lâu nữa, kế hoạch còn bị gác lại?

        D. Eisenhower quyết định: “Đúng rồi, phải đến đó”. Một phiên họp mới được triệu tập rất sớm ngay sáng hôm sau, để làm một khảo sát chót về tiên đoán thời tiết, nhưng ngay bây giờ, lệnh phải được cấp tốc chuyển đến hải đội: cuộc đổ bộ bắt đầu. Eisenhower rời khỏi Southwick House với đoàn tùy tùng các tướng lãnh. Rốt cuộc, ông đã phải cần 45 giây để lấy quyết định, khởi thế một cuộc xung kích Hải – Không vĩ đại nhất lịch sử.

        Sáng hôm sau, ngày 5 tháng 6 vào lúc 3 giờ30, vị Tư lệnh tối cáo rời khỏi toa xe dung làm nơi trú ngụ và sang đi bằng xe vận tải trên con đường lầy lội khoảng 1.500 thước, trong mưa bão ngập tràn, để trở lại Southwick House. Nơi đây, người ta cho ông biết là mặc dù cơn bão tố hãy còn quấy động, các nhà khí tượng luôn nghĩ rằng trời sẽ quang đãng ngày 6 tháng 6, và sự yên tĩnh có thể kéo dài được 36 tiếng hồng hồ, nhưng các chuyên viên khí tượng không dám liều lĩnh làm một cuộc phỏng đoán dài hạn. Eisenhower nghĩ ngợi thật lâu, đoạn ông truyền cho chuyển về các vị tham mưu trưởng hỗ hợp, mật lệnh như sau: “Chim bói cá thêm 5, sau hết và thật sự y chuẩn”.

        Và ngày 6 tháng 6, trong lớp sương mù dày đặc buổi bình minh, quân đội Đồng Minh đổ bộ lên các bãi ở Normandie, Utah, Omaha, Gold, Juno và Sword. Lục quân Đức (Wehrmacht) và lực lượng S.S. chiến đấu (Waffen S.S. – Tưởng cũng cần nên phân biệt sơ qua về hai loại S.S. để khỏi bị hiểu lầm: thoạt đầu S.S. chữ tắt của Schutzstaffel, là lực lượng cảnh sát của Đảng Quốc Xã, mặc đồng phục màu đen. Sau đó, vì nhu cầu quân đội, một số S.S. này cùng nhiều người tình nguyện khác lập đoàn Waffen S.S., tức S.S. chiến đấu mang sắc phục màu vàng, chiến đấu bên cạnh các đơn vị lục quân, nhưng có phần trội hơn, vì họ được tuyển lựa và huấn luyện thật kỹ, để trở thành những toán xung phong gan lì trong các trận đánh… Còn S.S. cảnh bị vẫn mặc đồng đen và được gọi là Allgemeine S.S) đã đến đó bằng tất cả sự kinh ngạc và chống trả hết sức quyết liệt và đẫm máu. Khi đêm xuống, các người của bên này hay bên kia quân trại,  nếu như họ còn chút gì rảnh rỗi, đã thấm thía rằng họ vừa trải qua một ngày lịch sử: báo trước Đức Quốc xã đã đến hồi mạt vận. Nhưng cũng chính là ngày lịch sử cho một lý do khác – và điều này, chưa ai biết ra sao.

        Ấy là ngày J vừa rồi! Thật vậy, sẽ còn có thể xảy ra nhiều cuộc xung kích Hải-Không khác trong các cuộc chiến tranh giới hạn tương lai. Nhưng người ta sẽ không bao giờ tham dự được một cuộc đổ bộ vĩ đại như cuộc đổ bộ ngày 6 tháng 6 năm 1944, vì từ rày về sau, không có một cuộc chiến quan trọng nào còn tùy thuộc vào các chiến binh và vũ khí cổ điển nữa. Trong 15 tháng tiếp theo ngày J, hai vũ khí mới và kinh khiếp đã nhập cuộc: hỏa tiễn có tầm hoạt động xa và bom nguyên tử. Đối đầu với hai loại này, có lẽ tất cả các binh đội đã thư hùng từ khởi thủy đến nay, nếu được kết hợp lại, thì rồi cũng sẽ bất lực như Thống soái Đức Rommel (Tư lệnh binh đoàn B tại mặt trận Tây Âu châu, đối địch với quân đổ bộ Đồng Minh), đã bại trận trên chiến trường đẫm máu ở Normandie.

        Điều này, không một ai trong đám quân lonhs đã từng tham dự vào các trận đánh ở các túi lửa “Falaise” và tiến quân trên các vùng Carentan, Isigny, Saint Louis và Caen, có thể biết được như vậy cũng như người ta không thể biết được rằng các chuyên viên về chiến tranh hóa học đã đổ bộ theo chân họ, máy dò tìm và đo chất phóng xạ Geiger cầm trong tay – Không có một vết tích của chất phóng xạ nào gia dĩ bị khám phá – Và các toán đột kích không thể biết nhiều hơn nữa là dựa trên diểm nào mà các vị chỉ huy của họ đã trấn an họ khi bảo rằng đối phương không sử dụng vũ khí bí mật để phản công.

        Ngày 12 tháng 6, quân của Eisenhower củng cố lại các đầu cầu trận tuyến của họ, tạo thành một hình cung sâu rộng từ 12 đến 18 cây số, và lấy đà tiến cho một mũi dùi rộng lớn. Scaphadnrier danh từ mấu chốt báo sự xuất hiện của vũ khí bí mật đầu tiên, vẫn không được nghe nói, hay đề cập đến sự vắng bóng của các vũ khí ấy trong thời gian đổ bộ, tạo nên một sự trớ trêu cho các cố vấn khoa học. Họ cho rằng, từ khi bắt đầu có cuộc điều tra của Sandys, tất cả các công tác đó chỉ là một cuộc đánh lừa, một trò gian trá thô lậu rất thịnh hành ở Đức, cốt để gieo sự hoang mang cho phe Đồng Minh.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2020, 06:37:07 am
         
        Nay, chính ngày 12 tháng 6 này, vào lúc 21 giờ, tướng Jodel, trưởng phòng hành quân của Bộ Tham mưu cao cấp quân lực Đức, gởi một mật lệnh cho Đại tá Wachtel, liên đội trưởng liên đội pháp binh phòng không thứ 155, đóng ở phía Bắc nước Pháp: bắt đầu công tác “Rumpelkammer”, mật danh chỉ sự khai hỏa của vũ khí V, mặc dầu các loại này còn nhiều khiếm khuyết kỹ thuật.

        Vào lúc hơn 4 giờ sáng, một quan sát viên của Royal Observer Corps (Đơn vị quan sát Hoàng gia Anh) ở Kent nghe tiếng kêu rít, và thấy một phi cơ tí bay trên đầu hắn ta, và để lại đằng sau một làn khói màu cam. Hắn ta  hét lên: “Diver!” (ám chỉ V1). Nhưng đã muộn, các máy bay săn tuần hoặc đại bác phòng không, không thể kịp thời ngăn chặn vật lạ kia, đang tiếp tục cuộc hành trình, tạo ra một thứ âm thanh giống như “tiếng hú của chiếc xe Ford kiểu T, đang leo lên dốc đồi”. “Vật lạ” rơi xuống Swanscombe vào lúc 4 giờ 18 phút. Rất may là không một ai bị thương. Trong giờ tiếp theo, 3 chiếc khác của loại phi đạn kỳ dị này đã đến Cuckfield, Platt và Bethnal Green gây cho 6 người chết, và 9 người bị thương ở địa điểm sau cùng: V1, bom bay đã đến, và đến trước V2, chiếc hỏa tiễn có tầm hoạt động xa. (Về vấn đề này, có rất nhiều lý do khá rắc rối, nhưng hai lý do chính được nói đến như sau: một mặt cuộc đột kích ngày 17 tháng 8 năm 1943, không gây tổn hại đến cơ sở của Không quân Đức ở Peênmunde và V1 đã được hoàn thành; mặt khác, V2 là một vũ khí khoa học vô cùng rắc rối mà việc kiện toàn đặt ra vô số vấn đề kỹ thuật gai góc).

        Trong số 11 chiếc bom bay mà Đại tá Wachtel cho phóng đi -  giàn phóng được che giấu gần một nông trại ở Pas de Calais – chỉ có 4 trái rơi vào Anh Quốc. Hiệu lực tàn phá có giới hạn, nhưng đây chỉ mới là cuộc tấn công mở màn của vũ khí V, và hiển nhiên, đây không còn là chuyện đùa, như các cố vấn khoa học đã lầm tưởng. Văn phòng Bộ Chiến tranh Anh nhóm họp và có cả những phiên họp ở Hoa Thịnh Đốn nữa để cứu xét tìm phương sách đối phó mối đe dọa hiện nay, đang trở thành là vấn đề thời sự sôi bỏng, và có tầm quan trọng chính yếu.

        Luôn trong ba ngày không thấy Đại tá Watchel cho biểu dương V1 nữa. Nhưng, một chương mới về kỹ thuật quân sự được mở ra vào giữa trưa ngày 15 tháng 6: trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ, 244 chiếc V1 được phóng đi, kết quả có 144 vượt biển Manche, và 77 chiếc đã rớt vào thành phố Luân Đôn – Mỗi trái V1 mang một tấn chất nổ. Số nạn nhân nhiều vô số và các thiệt hai vật cũng đáng kể. Tình trạng thật bi đát. Nhưng lại còn có một sự kiện cũng không kém phần bi đát là các phi cơ không người lái (V1)  không phải được phóng đi từ các hầm rộng lớn bằng “bê tông” và “cốt sắt” mà phi cơ Anh-Mỹ đã sai lầm bắn phá trong khuôn khổ kế hoạch Crossbow. Người Đức đã thiết lập kịp thời các vị trí tác xạ biến cải, nhỏ hơn và ngụy trang rất khéo, khó mà dò tìm ra được.

        Ngày 16 tháng 6 ngay giờ đầu, khi W.Churchill triệu tập văn phòng Bộ Chiến tranh trong một phiên họp toàn bộ, thì các hỏa tiễn V1 tiếp tục trút như mưa xuống Luân Đôn. Một trong các quyết định khôi hài nhất cảu chiến tranh được chọn lấy trong phiên họp này: các biện pháp chặn đứng loại bom bay, đã được nghiên cứu từ lâu, nay được cho đem áo dụng tức khắc. Nhưng, mục tiêu chính vẫn là chiến trường ở Pháp mà người ta phải đạt cho kỳ được. Anh Quốc đành phải đưa lưng chịu. Tuy nhiên, người ta sẽ đòi hỏi ở tướng Eisenhower, phải làm tất cả cái gì thuộc thẩm quyền để tiêu diệt các vị trí phóng V1 đã được sửa đổi mới.

        Eisenhower cho rằng hành động ngay, không để mất thời giờ. Cũng ngày hôm ấy, ông gởi cho viên phụ ta của ông là Thống chế Không quân Tedder, một bản văn như sau:

        “Để cho các nguyện vọng mà tôi đã trình bày ở hội nghị buổi sáng nay, được hoàn toàn sáng tỏ và chính thức, các mục tiêu Crossbow sẽ được ưu tiên tuyệt đối trên tất cả, trừ việc gì có liên quan đến các lệnh trực tiếp và khẩn cấp của chiến trường. Ưu tiên này sẽ luôn có giá trị cho đến khi nào mà chúng ta chắc chắn rằng vấn đề đã được giải quyết một cách hẳn hoi.”

        Trong hiện tại, đang có hai mặt trận rất khốc liệt: trên bộ là “chiến trường ở Pháp” và trên không có “trận giác bom bay” – Mặt trận thứ nhất tỏ ra nhiều thuận lợi hơn mặt trận thứ hai. Cứ theo các đoàn quân, mở đường máu tiến vào Normandie, Eisenhower cảm thấy việc kết thúc chiến tranh đã gần kề, trước các binh đội quả cảm nhưng háo sát mà ông có trước mặt. Tuy nhiên, điều lạc quan của các vị chỉ huy Đồng Minh, chỉ ở mức độ vừa phải, trước nhịp độ oanh kích gia tăng của V1 – Ngày 3 tháng 7 năm 1944, 161 quả bom lại tung nổ trong khu vực Luân Đôn, trong vòng 24 giờ. Và không ai biét được sự việc sẽ ra sao nếu loại V2 được đem sử dụng, vì theo như người ta bảo, thì sự hủy diệt của nó thật thập phần ghê gớm.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2020, 06:40:38 am
     
        Có mỗi một điều chắc chắn là nếu vũ khí V được áp dụng trước ngày J, thì vấn đề mở ra mặt trận thứ hai, có thể sẽ phải đặt lại. Và người chịu trách nhiệm lớn lao trong công tác Overlord (kế hoạch đổ bộ) là tướng Sir Frederick Morgan sau này có ghi: “Chúng ta sẽ không lầm mấy khi bảo rằng, nếu tất cả cơ xưởng của vũ khí bí mật Đức được tận dụng, thì bắt buộc chúng ta sẽ phải thay đổi chiến lược.” Eisenhower lại càng rõ ràng hơn: “Nếu người Đức đã thành công trong việc kiện toàn vũ khí mới và sử dụng chúng 6 tháng sớm hơn, cuộc đổ bộ châu Âu sẽ vô cùng khó khăn hoặc là không thể có được. Tôi đoán chắc rằng nếu họ đã dùng các vũ khí đó trong 6 tháng và đặc biệt là nếu các mục tiêu chính của họ là vùng tập trung quân Portsmouth Southampton, thì công tác Overlord sẽ phải hủy bỏ.”

        Tuy nhiên trong suốt mùa hè 1944, quân Đồng Minh tiến từ từ vào đất Pháp. Họ cũng đã bắt đầu thắng cuộc chiến “bom bay”. Các lực lượng trên bộ tiến chiếm các vị trí tác xạ V1, còn lực lượng Không quân có nhiệm vụ bảo vệ nước Anh, và tính sổ các hỏa tiễn.

        Chiếc V1 di chuyển với một tốc độ khoảng 600 cây số/giờ, vậy nó đi chậm hơn âm thanh – Người ta có thể nghe nó đến gần, có thể thấy được bằng mắt trần và dò tìm ra được trên màn rada – các phi cơ “Spilfire 14” và “Tempest” có thể ngăn chặn được bom bay, hạ được nó khi đang bay, hoặc bắn vào cánh làm cho nó mất thăng bằng và rơi xuống trước khi đến các vùng đông dân cư ở Luân Đôn. Nhưng chúng lại là các mục tiêu khó chạm tới, đối với đại bác phòng không. Tuy vậy, chính các xạ thủ cho  biết là đã hủy diệt được một số khá lớn.

        Các máy bay không người lái đã tác hại ghê gớm, nhưng Luân Đôn được sống sót. Vì V1 đến quá trễ nên sẽ không cầm thắng được cuộc chiến. Vậy người Đức chỉ còn có V2 để đương đầu với cuộc tiến quân thắng lợi của Đồng Minh. Người ta không nghe nói về hỏa tiễn có tầm xa, mà sự đe dọa của nó được xem như khẩn bách hơn sự đe dọa của bom bay, và người ta chỉ còn nghi ngờ là chúng sẽ được sử dụng. Sở tình báo đã tiết lộ rằng V2 được sản xuất hàng loạt và họ còn biết ở đâu nữa. Và lần này nữa, chính nhờ quan sát từ trên không, mà người ta có được các tin tức đó.

        Đó là loại hỏa tiễn dài, rất to, có 4 chóp cánh hình dáng rất đặc biệt. Vì quá to  lớn, nên rất khó che giấu. Nó phải được di chuyển từ cơ xưởng sản xuất đến căn cứ phòng bằng đường bộ hoặc đường xe lửa. Nhờ các giải thích bằng hình ảnh người ta phát giác ra nơi phát xuất của hàng trăm vũ khí đó. Nó chỉ có thể ở vùng Nordhausen trong quần sơn Harz mà thôi.

        Kế hoạch oanh tạc vùng phức tạp Nordhausen bị hủy bỏ, khi người ta nhận rằng, các nhà máy chế tạo được đặt ngầm trong núi. Nhưng người ta để ý thấy có một sự phục hồi sinh hoạt ở Peenemunde, trung tâm nghiên cứu và thí nghiệm đầu não của V2, mà các cơ sở thiết trí nếu được ngụy trang thì cũng ở lộ thiên. Không đoàn thứ 8 của Không lực Mỹ đã thả xuống Peenemunde 2.000 tấn bom chia làm 3 đợt oanh kích trong các ngày 18 tháng 7, 2 tháng 8 và 25 tháng 8 năm 1944. Tuy nhiên, các hỏa tiễn vẫn được tiếp tục sản xuất theo một nhịp độ gia tốc ở Nordhausen. Và các cuộc phóng thi nghiệm được tiếp nối hoặc ở Peenemunde hoặc ở Blizna.

        Về phía Đồng Minh, mặc dù đã  hết sức cố gắng, các vị chỉ huy luôn bị đặt trước các vấn đề nan giải, và họ không biết phải làm sao để khắc phục được các trở ngại có tầm vóc này, hầu tiến đến con đường chiến thắng. Riêng các cơ quan tình báo, họ đã làm việc rất  hiệu quả như dò được các căn cứ thí nghiệm ở Blizna, ở Peenemunde và cơ xưởng sản xuất ở Nordhausen, định chỗ được các lộ trình dùng di chuyển hỏa tiễn đến giàn phóng, quy định được vị trí các nhà máy sản xuất chất “Dưỡng khí lỏng” dùng làm nhiên liệu đốt, xác định được hình trạng của hỏa tiễn và tiềm năng lý thuyết của nó, từ quan sát ở dưới đất, đến chụp hình bằng phi cơ. Nhưng họ chưa thành công trong việc đặt tay vào, trên một trong các loại vũ khí này, để làm một phân tích kỹ thuật về nó. Loại V1 hiện giờ cón biết được số lượng, nhưng loại V2, loại mà người ta chưa hiểu rõ thế nào là nguyên lý, và tiềm thế phả hủy của nó, luôn vẫn còn là loại vũ khí bí mật.

        Bây giờ đây, hiện đang là mùa hè 1944, sau một năm cố gắng vô hiệu, với các phương pháp gián điệp cổ điển luôn thất bại về V2, Sở Tình báo Anh sẽ tuần tự vén lên màn bí mật.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2020, 06:44:12 am
  
        
5 - HỎA TIỄN LÀM THAY ĐỔI TRẬN CHIẾN

        Đức Quốc Xã bị thời giờ thúc bách, và người ta không thể tự quyền làm ngưng trệ sự hoạt động của Peenemunde. Các biện pháp ngụy trang và an minh luôn được áp dụng một cách triệt để. Nhưng các cuộc thí nghiệm lại được tiếp tục một cách công nhiên. Ngày 13 tháng 6 năm 1944 (J + 7), một vũ khí thuộc loại đặc biệt được đặt vào giàn phóng P.7.

        Đây là một loại khác được nghiên cứu: chiếc hỏa tiễn phòng không đầu tiên được điều khiển bằng vô tuyến, có mật danh là Wasserfall (Thác lớn). Nó có một hệ thống kiểm soát vô tuyến và được hướng dẫn đến mục tiêu do một chuyên viên điều hành ở dưới đất. Hệ thống hướng dẫn của Wasserfall đã sẵn sàng để thí nghiệm chuyến bay. Tuy nhiên, hỏa tiễn “mang đi” không phải là chiếc Wasserfall và người ta quyết định dùng chiếc A4 như “vecteur”.

        Chiếc A4 không được điều khiển bằng vô tuyến nhưng người ta có thể cung cấp cho nó một bộ phận hướng dẫn Wasserfall để trắc nghiệm thử. 175 kilo rượu cồn và dưỡng khí lỏng được đốt cháy, và chiếc A4 biến cải được phóng đi từ giàn phóng P.7. Chiếc hỏa tiễn băng lướt vào khung trời xanh, điều hành một cách hoàn hảo theo mệnh lệnh được truyền từ dưới đất. Người ta đoán là nó sẽ rơi ở  ngoài  khơi, các túi màu xanh sẽ đánh dấu chỗ rơi xuống của hỏa tiễn, và các toán xác định chỗ sẽ ghi vị trí rơi.

        Nhưng, viên kỹ sư điều khiển cuộc thí nghiệm đầu tiên này, thình lình bị lạc chiếc phi đạn: khi ông ở cách 6000 “bộ” (thước Anh), thì có một lớp mây dày đặc che khuất nó đi. Hoảng hốt, vị chuyên viên kỹ thuật cho đầu chiếc phi đạn hướng lên phía Bắc, trên vùng biển Baltique, để nó không đi về phía Nam và khỏi rơi xuống một thành phố nào đó ở ven biển nước Đức. Ngoài chi tiết trên, cuộc thí nghiệm đã hiển nhiên là có kết quả. Tuy nhiên, các toán xác định, ngồi trên các chiến “phụ hạm” đang lướt biển. Không dò được các túi màu xanh trên mặt trùng dương.

        W. Von Braun cần phải biết đúng chỗ rơi của mỗi trái đạn bắn ra. Ông cảm thấy chán nản khi người ta bảo với ông rằng chiếc hỏa tiễn đã “bị tác khỏi lộ trình ấn định của nó, nhưng chắc đã rơi ở phía Bắc biển Baltique.” Ông cho lệnh phân bộ “điều khiển và kiểm soat” thực hiện một cuộc kiểm điểm thật sâu rộng, 24 giờ sau, các cơ sở liên hệ cho ông biết chiếc hỏa tiễn có thể đã rơi xuống miền Nam, nước Thụy Điển.

        Tướng Dornberger lúc ấy ở Blizna. Chính nơi đây ông được điện thoại từ “Sào huyệt chó sói” Tổng hành dinh của Fuhrer ở Đông Phổ (miền Đông nước Đức): vừa mới đây có cuộc phóng thí nghiệm nào ở Peenemunde không? Sauk hi dò hỏi trên trạm thí nghiệm, Dornberger trả lời rằng ở đó không có phóng A4 (V2) cũng không có cả Fi-103 (V2). Việc trả lời này đương như không làm hài lòng Tổng hành dinh: theo ở đấy cho biét, thì có một vật giống A4, đã nổ khi đang bay trên vùng trời Thụy Điển và các mảnh vỡ đã rơi xuống gần thành phố Kalmar (Thụy Điển). Chính phủ này đã “la hoảng như giống chồn hôi” và phản kháng thẳng với Fuhrer.

        Dornberger lại điện thoại về Peenemunde và lần này, ông được cho biết về cuộc thí nghiệm vừa rồi, có cả ý kiến của Von Braun. Ông này cho rằng chiếc hỏa tiễn có thể đã bay đến Thủy Điển. Khi tướng Dornberger tường trình về câu chuyện này, Tổng hành dinh của Hitler muốn biết có thể nào các mảnh vỡ của A4 ráp tạo lại được không? Và có cho biết được các chỉ dẫn về nguyên tắc điều hành của vũ khí không? Ông phải trả lời là “có”. Nhưng khi người đối thoại hỏi tiếp ông có thể nào việc liên lạc của hỏa tiễn cho phép bọn Đồng Minh quấy rối các xung lực vô tuyến điện không? Ông nói “không”. “Tôi tin chắc việc làm của tôi, mà tôi có thể quyết chắc hơn nữa, là hệ thống điều khiển của Wasserfall, sẽ là một “trái dẻ” (noix) mà Sở Tình báo địch rất khó làm “bể” được, và họ chỉ rút từ nó hiển nhiên là những kết luận sai lầm.”

        Dornberger bị triệu ngay về “Sào huyệt chó sói”, để “bị khiển trách và biết được cơn thịnh nộ của Hitler”. Nhưng rốt cuộc, khi ông về trình diện, thì người ta bảo rằng Fuhrer không có gì để tiếp ông. Dornberger về sau có ghi: “Ngài tuyên bô rằng Thụy Điển biết rõ là chúng ta có thể oanh tác họ từ Đức quốc. Việc này rất hay, vì sẽ thúc giục họ liên minh với chúng ta.”

        Nhưng người Thụy Điển lại không phản ứng như vậy, chính phủ họ không tỏ dấu hiệu gì về sự liên minh: họ dứt khoát từ chối việc giao hoàn lại cho tòa Đại sứ Đức ở Stockholm, các mảnh vỡ của hỏa tiễn, bất chấp sự khẩn khoản của tòa này. Vì người Đức biết rõ rằng, trái với điều mà người ngoài cuộc có thể tưởng, vật thất lạc sẽ bị khám phá: thật vậy, khi các hỏa tiễn  nổ ở trên cao độ, như trường hợp vừa xảy ra, các mảnh vỡ rơi chậm lại bởi sức cản của không khí, và sự đè bẹp của nó xuống đất không làm cho nó hư hại bao nhiêu.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2020, 06:48:18 am
     
        Các viên chức Anh ở Thụy Điển, liền khi ấy, đã biết cái gì ở nơi “Spécimen de Kalmar” (mẩu mảnh vỡ hỏa tiên rơi ở Kalmar). Và khi cơ quan tình báo Anh thương thảo ở Thụy Điển về “vật” mà họ đã dò tìm từ tháng 4 năm 1943 thì người Thụy Điển lại “không nói không”.

        Và Trung tá Keith Allen đã được phép đến Thụy Điển bằng một vận tải cơ nhẹ C47, không vũ trang của Mỹ. Có những thùng to lớn, không mang dấu hiệu được chất lên phi cơ C47 đó. Trong chuyến về, khi ra khỏi không phận Thụy Điển, Allen được một đoàn săn giặc hùng hậu yểm trợ và hộ tống về nước Anh. Nơi đay các thùng được mở ra; như các nhà khảo cổ kiến tapọ lại đền đài Hy Lạp, khỏi từ các mảnh cột và đường viền, các nhà bác học Đồng Minh, lần đầu tiên phối ráp lại và phân tích một trong các loại vũ khí mật của Đức.

        Tuy vậy, có một chi tiết đã đưa các nhà bác học Anh-Mỹ đến những “kết luận sai lầm”; đó là điều họ tìm thấy trong các mảnh hỏa tiễn rơi ở Kalmar, có một hệ thống hướng dẫn, điều khiển bằng vô tuyến. Họ giả thuyết rằng tất cả V2 đều có gắn loại “phụ trợ” đó. Từ đó, họ suy diễn rằng, có thể làm cho các phi đạn bị xoay lệch được mục tiêu, bằng quấy rối các xung lực vô tuyến. Về sau, người ta nhận thấy quan niệm như vậy là một suy đoán sai lạc. Dù vậy, “Spécimen de Kalmar” cũng đã đem lại nhiều điều khá quan trọng mà cũng khá bối rối, nên các nhà bác học yêu cầu sở Tình báo cung cấp cho họ một trái hỏa tiễn khác, với tình trạng càng khả quan hơn càng hay. Thật khó mà mong có một sự “tình cờ Kalmar” thứ hai. Tuy nhiên I.S. (Sở tình báo Anh) vẫn thỏa mãn được đòi hỏi trên của họ.

        Mặc dầu các cuộc thực hiện của A4 sắp được kiện toàn, một số lớn loại này đã nổ giữa trời, cách mục tiêu khoảng 3 hoặc 4 cây số. Dornberger yêu cầu Von Braun đến Ba Lan và “đặt cơ sở đúng vào trung tâm khu vực chỗ đạn rơi”.

        Kỹ thuật này, nhằm quy định một cách chính xác các khuyết điểm kỹ thuật của A4, không mấy gì nguy hiểm cho lắm. Chính Von Braun đã nói: “Dornberger phán đoán rằng cái tròng của mục tiêu sẽ chắc chắn là điểm an toàn mẫu”. Nhưng tình thế đã thay đổi hẳn. Một ngày nọ, Von Braun, đang đứng giữa cánh đồng bằng phẳng, canh chừng chiếc thời kế, được đặt trên một ngọn tháp, chỉ còn xa 300 cây số, khi chiếc hỏa tiễn được phòng từ Blizna bay đến. Khi chiếc thời kế chỉ lúc chiếc phi đạn tiến lại gần, thì Von Braun xoay người lại và rất đỗi “hãi hùng”, thấy chiếc phi đạn bay thẳng về phía ông. Von Braun nói: “Tôi chỉ vừa đủ thời giờ để rạp mình xuống đất. Một tiếng nổ chát chúa, làm tôi bị hất lên cao và văng vào một cái hố bên cạnh. May thay, tôi được bình an. Chỗ A4 rơi, chỉ cách tôi khoảng 300 thước và đây là một sư kỳ diệu: khi mà tiếng nổ của “Ogive” (chứa gần một tấn siêu chất nổ) không làm cho tôi bị nhừ như cháo.”

        Thí nghiệm A4 thây đạt kết quả thật rõ ràng. Nhưng có điều là không phải chỉ riêng có Von Braun và nhóm cộng sự viên của ông, quan sát tại đây, sự cải thiện này, mà nhóm kháng chiến Ba Lan cũng có mặt tại đó. Từ khi họ để ý đến các thiết trí của xạ trường ở Blizna, họ đã theo dõi và thông báo cho Tình báo Anh những gì đã xảy ra trong khu vực này.

        Những người Ba Lan kháng chiến đã gởi các phúc trình khá quan trọng về cho I.S. Điều đáng chú ý là hỏa tiễn V1 cũng được thí nghiệm ở Blizna, nhưng cho đến bây giờ, họ vẫn không làm sao thỏa mãn đòi hỏi của I.S. bắt lấy một hỏa tiễn có tầm hoạt động xa, bắt cóc một chuyên viên Đức, hoặc là tìm những phần, mảnh của phi đạn rơi lạc. Nhóm kháng chiến Ba Lan thiếu vũ khí và thiếu cả điều kiện để di động. Số người khỏe mạnh trốn thoát từ các trại giam rất ít, và họ được đưa vào tổ chức có mật danh là “Burza” (Bão tố), một mặt trận du kích được thành lập bởi chính phủ lưu vong, lúc mà Hồng quân tiến sát lại biên thùy xứ họ.

        Tuy nhiên, các toán du kích vẫn đi lùng chung quanh khu vực bị tác xạ, và thường dò hỏi các người dân quê trong vùng. Và, mỗi lần có một hỏa tiễn rơi xuống đất, nhóm kháng chiên đều được thông báo. Nhưng, các chi đội cơ giới Đức lại đến gom tất cả các mảnh vỡ, rồi lại đi, chỉ để lại đằng sau họ các miệng lỗ trống không. Và như vậy, đã trong nhiều tháng, người kháng chiến Ba Lan (không có đủ hỏa lực, cũng không có quân số cần thiết để khai chiến) cảm thấy thất vọng, vì các chiến lợi phẩm rất hấp dẫn đều bị gom đi mất.

        Rồi nay, vào một buổi chiều, có một A4 bay lạc, rơi cạnh bờ con rạch “Bug”, gần làng Sarnaki, thuộc khu vực Varsovie. “Ogive” bị tịt ngòi. Có một đơn vị Đức lo đi tìm, để thu hồi chiếc phi đạn hỏng, nhưng trước họ, toàn tuần phòng Ba Lan lại qua đúng tại chỗ đó. Toán du kích này nhận thấy chiếc hỏa tiễn còn nguyên vẹn, nhưng họ lại không có phương tiện cũng như không đủ thì giờ để thu đoạt chiếc hỏa tiễn này. Đấy là lúc bi đát nhất của cuộc săn tìm, đã khởi từ tháng 4 năm 1944.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2020, 06:53:05 am
       
        Nhưng một người trong bọn họ có sáng kiến: 20 du kích, băng chặt các bắp thịt của họ lại, họ đã thành công trong việc lăn trái đạn xuống con rạch. Tuy nhiên, nước trong vắt, và chiếc A4 hãy còn nhìn thấy được. May thay, không xa đó mấy có đàn bò đang lặng lẽ ăn cỏ trên cánh đồng. Các người kháng chiến đuổi bầy bò tới con rạch Bug. Năm phút sau, bọn người Đức tới nơi. Họ chỉ thấy bầy bò đang lội bì bõm trên con rạch – con rạch trở nên lầy lội và đục ngầu. Bọn họ bỏ đi chỗ khác tìm chiếc hỏa tiễn bay lạc.

        Khi đêm xuống, các người Ba Lan kháng chiến lại xuất hiện với các dụng cụ, ba chiếc vận tải cũ kỹ, cùng một toán kỹ sư. Chiếc hỏa tiễn được đem lên bờ sông và được tháo tung ra dưới ánh sáng của các ngọn đuốc, che khuất sau mấy tấm chăn. “Ogive” đặt ra một vấn đề tế nhị: nó chứa khoảng một tấn “amatol” một siêu chất nổ. Điều này không ngăn cản được các người kháng chiến tiếp tục công tác, dẫu biết rằng chỉ một chút sai lầm nhỏ, có thể gây nên đại họa. Trước buổi bình minh, các chiếc xe vận tải lên đường, với các thùng hàng quý giá.

        Sở Tình báo Anh, được thông báo có một hỏa tiễn có tầm xa của Đức, đã lọt được vào tay người kháng chiến Ba Lan. Chiếc hỏa tiễn này hoàn toàn ở trạng thái tốt. “Phải được chuyển về Anh bằng mọi giá”, Sở Tình báo Anh phúc đáp. Trong lúc cuộc chiến còn đang hung hãn, phải đem ra khỏi vùng Ba Lan bị chiếm một hỏa tiễn nặng 12 tấn, dài 14 thước vừa đưa đến một cơ sở hàng không ở Farnborough (Anh), là một thách đố ghê gớm, vượt qua khả năng của toàn người Ba Lan. Nhưng Luân Đôn cho họ biết, đã có một giải pháp được nghiên cứu.

        Sở Tình báo Anh trình một kế hoạch phải được tiến hành như sau, với điều kiện là việc phối hợp hành động phải thật hoàn hảo: căn cứ Không quân R.A.F. tại Brindisi, ở cách Ba Lan khoảng 900 cây số, lực lượng R.A.F. phải cho xuống tại một sân đáp cải dạng của Ba Lan, một phóng pháo cơ không vũ trang để chở quân du kích và vật liệu. Trong vòng mười phút, phi cơ đáp xuống, chuyển các thùng hàng và trở về Brindisi, tuyệt đối phải vượt qua cặp mắt của lực lượng phi tuần Luftwaffe của Đức. Chính tại miếng đất nhỏ này, có mật danh là Motyl (Bươm bướm) được chọn làm chỗ đáp. Luân Đôn cho toán Ba Lan biết rằng vô tuyến là công tác sẽ không được kéo dài quá 20 phút: quá thời hạn này, bọn Đức sẽ chắc chắn đoán được có một điều gì bất thường đã xảy ra và họ sẽ tới “Motyl” ngay.

        “Đồng ý”, toán Ba Loan trả lời. Nhưng họ hỏi kỹ lại, là loại phóng pháo cơ nào sẽ có khả năng để chở được một hỏa tiễn nặng 12 tấn. Luân Đôn trấn an họ: không cần phải chở nguyên chiecé hỏa tiễn, cái gì mà người ta cần đến, chính là các thành tố căn bản, kèm theo các đồ hình (bức vẽ) của nó. Trong suốt ba tuần lễ làm việc, một kỹ sư và một thợ vẽ máy bay (M. Kocjan), cả hai đều là các phần tử của quân kháng chiến, lo vẽ các đồ hình, còn các thợ máy chọn lựa và cho vào thùng các bộ phận mà họ cho là thiết yếu.

        Sáng ngày 25 tháng 7 năm 1944, nhóm kháng chiến được thông báo bằng vô tuyến rằng việc bốc hàng đem đi sẽ được thực hiện vào lúc ban đêm. Dưới cơn mưa tầm tã, toán người Ba Lan chỏ các thùng về gần “Motyl”. Tại đây, lo việc an ninh và bảo vệ, có 400 quân du kích, được trang bị bằng vũ khí thô lậu và súng “các bin” đang bố trí rải rác trong khu rừng, quanh khoảng đất này. Một phân đội yểm trở của Luftwaffe, gồm hơn 400 người Đức, đóng cách đó khoảng một cây số rưỡi, và một trung đội kỵ binh Đức trú đóng tại một làng, cách khoảng hơn 3 cây số.

        Lúc 16 giờ 30, đám mưa đã tạnh và toán người Ba Lan hết sức ngạc nhiên thấy một phi cơ săn tuần Đức đáp trên phi đạo đầy bùn và ngập nước mà họ tưởng đã bỏ hoang. 5 phút sau, lại một chiếc khác đáp xuống đó, đúng ngay vào lúc mà họ được mật tin bằng vô tuyến là chiếc Dakota của R.A.F. đã rời Brindisi. Các phi cơ Đức hãy còn ở đó, cho đến lúc hoàng hôn, chúng rời khỏi nơi đây, cũng đột ngột như chúng đã đến. Thoát nợ, các người Ba Lan yên tâm, kết luận rằng, đấy chỉ là một cuộc thao dượt thông thường.

        Đêm ấy, một đêm tốt trời mùa hạ, trời lặng trang. Sự yên tĩnh chỉ bị cắt đứt do các tiếng nổ rền từ phương xa của pháo binh Nga: đấy là cuộc tấn công tháng 7. Đến nửa đêm, toàn người rình đợi, nhận được tiếng gầm thét của động cơ. Họ tiến lại khu đất, đốt đuốc để dựng là cọc tiêu và đặt các chiếc đèn cháy đỏ, theo hình mũi tên chỉ hướng gió cho phi công. Chiếc Dakota đảo qua ba vòng, rồi đáp xuống. Kocjan nhảy lên phi cơ với 55 kilo đồ tháo rời, và các họa đồ. Trong vòng mười phút, tất cả đều được xếp đặt xong. Các động cơ còn đề máy, gầm rú theo điệu “crescendo” (cao lên dần).


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2020, 06:54:34 am
     
        Nhưng chiếc phóng pháo cơ đã không cất cánh dược. Các bánh xe của nó trơn trợt trong đất bùn lầy lội. Hai mươi phút hạn định cho công tác, bây giờ giống như một trò đùa bi thảm. Sau bao nhiều toan tính vô hiệu – đã gần một giờ trôi qua, kể từ khi đáp xuống – viên phi công đề nghị đem các thùng đồ xuống và cho giấu lại lần nữa, đoạn đốt chiếc Dakota đi.

        Nhưng các người Ba Lan không nản chí, họ chạy đến ngôi làng gần nhất và trở lại với cuốc, xẻng và cuốc nhọn. Họ đào các mương rãnh hơi dốc trước các bánh xe của phi cơ, rồi đặt vào đấy các mảnh ván và rơm. Độ nửa giờ sau, chiếc Dakota rít lên, lấy tốc độ và rời khỏi mặt đất, trong khi toán người kháng chiến biến dạng trong khu rừng. Một chứng nhân được mục kích viết: “Các người Đức, ở rất gần đấy, phải chăng vì các cuộc hành quân mệt nhọc, đã quá mỏi mòn, để không còn lo ngại đến cái gì sẽ xảy ra. Hoặc là họ không thể liều lĩnh để công khái chống lại vũ khí bí mật… Họ đã không tỏ vẻ gì sinh động trong các cuộc hành quân. Nhờ vậy mà một vũ khí quân sự, có tầm thước ở hàng đầu đã lọt vào tay địch, ngay trước mặt họ!”

        Chiếc Dakota, về tới Brindisi, không gặp một trở lực nào. Từ đó, Kocjan, các đồ hình và các bộ phận rời của hỏa tiễn được đưa thẳng về Anh quốc. Người Ba Lan này là chuyên viên kỹ thuật duy nhất của trại Đồng Minh, chưa bao giờ thấy và nghiên cứu chiếc hỏa tiễn có tầm xa và còn nguyên vẹn của Đức. Ông lại bị chất vấn ngày đêm trong một tuần lễ tại Farnborough. Người ta đề nghị ông ở lại Anh quốc, nhưng ông phải trở về xứ của ông: vì ở đó, ông còn nhiều việc phải làm. Thủ tướng Anh W. Churchill có viết về ông: “Ông A. Kocjan, con người dũng cảm ấy đã trở về Ba Lan. Sau đó, ông bị bọn Gestapo bắt được và bị hành quyết tại Varsovie ngày 13 tháng 8 năm 1944.”

        Các tin tức do Kocjan đem lại, thêm vào cái gì mà người ta tìm được khi quan sát các mảnh vỡ “Spécimen de Kalmar”, cho phép các vị chỉ huy Đồng Minh biết “đích xác cái gì mong đợi” ở “Big-Ben” như Churchill đã nói, Big-Ben bây giờ là danh từ mà Sở Tình báo Anh dùng để chỉ hỏa tiễn có tầm hoạt động xa đó.

        Kế hoạch Big-Ben, một kế hoạch tối mật có nhiệm vụ phân tích và kiến tạo lại các phi đạn thu lấy được, được đặt dưới quyền điều khiển của Sir Alwyn Crow, chuyên viên về ngành hỏa tiễn. Nhưng toán công tác với ông không phải gồm toàn người Anh – Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến Big–Ben và các đại diện cơ quan kỹ thuật quân đội Mỹ bị lôi cuốn đến Farnborough. Một trong các người này là Thiếu tá Thomas Dixon, được văn phòng pháo đội Hải quân Mỹ phái đến Anh quốc. Ông thấy “rất giản dị” để làm sáng tỏ bí mật của Big-Ben: Chúng ta đã có những yếu tố của “Ogive”, máy “bơm-tuốc-bin” (turbo-pompes) và phòng đốt. Từ các dữ kiện đó, chúng ta thực hiện một cuộc nghiên cứu khoa học, nhằm xác định đặc điểm của hỏa tiễn về vấn đề phóng lực, phản lực và tầm bắn. Trong vòng 15 ngày, chúng ta có thể nắm được tất cả những điều rõ rệt trong tay.

        Tiếp theo đó, Von Braun cũng thú nhận là: “Sở Tình báo Anh đã làm một công tác đáng để ý, khi tạo lập lại rất đúng chiếc V2 và các cấu thành của nó.” Nhưng, cái mẩu tái tạo kia lại là nguồn lo lắng đáng ngại. Big-Ben biểu trưng như một vũ khí vô tiền khoáng hậu trong lịch sử chiến tranh, thứ vũ khí có cái gì làm cho chúng ta phải rùng mình rởn gáy. Cân nặng khoảng 12 tấn, dài 14 thước với đường kính 1 thước 50, “Ogive” mang gần 1 tấn siêu chất nổ, và có tầm hoạt động tối đa là 340 cây số, điều này có nghĩa là chiếc hỏa tiễn xuất phát từ vùng bờ biển Pháp hay Hà Lan, có thể rơi một cách dễ dàng vào chỗ tập trung dân chúng ở Luân Đôn. Trái với tất cả những gì người ta đã tưởng, việc điều khiển hỏa tiễn chắc chắn không phải bằng vô tuyến mà do một con quay hồi chuyển bên trong, không thể nào làm sai lệch được. V2 còn là một vũ khí siêu âm, không phải như trường hợp của V1; nói khác đi, người ta sẽ vừa không thấy nó, vừa không nghe nó, và cũng không thể nào ngăn chặn nó được như trường hợp của V1. Dr. Jones, chủ tịch ngành tin tức khoa học của Bộ Không quân Anh, thông báo cho Thủ tướng Churchill rằng họ “có thể đã có khoảng một ngàn hỏa tiễn thuộc loại này!”

        Tất cả sự kiện trên không đem lại lạc quan mấy, nhưng dù vậy, từ các viễn ảnh ghê gớm kia, người ta đã không tìm ra được một căn cứ cố định nào mà theo như người ta tưởng, là rất cần thiết cho việc phóng một hỏa tiễn có tầm vóc như vậy. Và ngay như nếu các giàn phóng ấy có thực, quân đội Đồng Minh cũng đã trên đà đẩy lui quân Đức về bên kia đường giới định mệnh 340 cây số, tầm hoạt động của V2. Sauk hi đã tạo ra cho bao nhiêu lo âu và trả giá bằng bao nhiêu cố gắng, rất có thể có là Big-Ben sẽ không bao giờ hoạt động, ít nhất cũng có nghĩ như vậy.

        Tuy nhiên, các nhà phân tích lạc quan nhất đã nhượng quyền cho một người duy nhất, có thể nói thật đúng khi nào chiếc “hỏa tiễn Hitler” sẽ được phóng vào Anh quốc: chính Adoft Hitler vậy.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2020, 06:57:51 am
      
        
6 - V2 TẤN CÔNG


        Ngày 20 tháng 7 năm 1944, Hitler vừa thoát chết trong đường tơ kẽ tóc vì một quả bom nổ chậm mà Đại tá Bá tước Von Stauffenberg đã đặt phía dưới bàn hội của ông ở tổng hành dinh thuộc Đông Phổ. Nhiều sĩ quan cao cấp đã nhúng tay vào vụ mưu sát này. Thế nên sự bất tín nhiệm của ông đối với hàng tướng lãnh từ trước, nay đổi thành căm hờn và khinh bỉ.

        Himmler và bọn S.S. trung thành của ông ta bây giờ trở nên lực lượng thống trị toàn cõi Đức Quốc Xã. Thái độ của Hitler đối với tướng lãnh gây ra nhiều hậu quả. Một trong những hậu quả ấy đã giúp Himmler dẹp được chướng ngại từ lâu cản trở ông ta trên đường thực hiện giấc mộng. Chiếm lấy A4. Định mệnh trớ trêu đã muốn rằng, nếu “hỏa tiễn của Hitler” không hoàn tất trước ngày 7 thì lỗi đó trước hết do Hitler gây ra, vì chính ông đã làm chậm trễ sự tiến hành của nó. Cơ quan tình báo Đồng Minh chỉ biết được sự trớ trêu này sau khi chiến tranh đã chấm dứt.

        Nhưng, lúc bấy giờ Fuhrer bắt buộc V2 phải được sử dụng liền, càng sớm càng tốt. Ông đang la lối đòi xóa tên Luân Đôn trên bản đồ thế giới. Còn Himmler thì vội vàng bắt tay hành động để thực hiện ước nguyện của ông ta.

        Ngày 1 tháng 8 năm 1944 Himmler đề cử Hans Kammler chức vụ ủy viên đặc biệt của chương trình A4. Trước đây, ông này chỉ làm giám đốc phân bộ kiến trúc và chỉ chịu trách nhiệm về những việc xây cất trong khuôn khổ chương trình A4 mà thôi. Bây giờ thì ông ta nắm trọn cả quyền hành, trong bất cứ giai đoạn nào, từ lúc nghiên cứu cho đến lúc phóng A4 đi. Người ta đã đọc được câu này trong sắc lệnh có chữ ký của Himmler: “Lệnh của tôi và chỉ thị của ông ấy phải được tuân hành.”

        Thế là cuộc tranh đấu của tướng Dornberger nhằm mục đích duy trì sự kiểm soát chương trình, mà ông đã khởi công từ năm 1930, để phục vụ quân đội đã phải chấm dứt. Việc đề cử Kammler, người hiểu biết một cách hết sức hời hợt về vấn đề hỏa tiễn, đối với ông thật là một đòn tàn nhẫn. Ông cảm thấy nản chí vô cùng. Chưa đầy một tháng trước đây Kammler có nói với ông rằng: ông đáng bị đưa ra tòa án quân sự vì tội phung phí tiền của và nhân công để thực hiện điều mơ tưởng hão huyền như hỏa tiễn tầm xa. Để diễn tả tâm trạng khi ông hay tin tên S.S. này được cử làm ủy viên chương trình, ông viết: “Tôi có cái cảm tưởng của một người đã để bao nhiêu năm dài say mê chế tạo được một cây đàn quý báu, đó là một tác phẩm chỉ còn lên dây nữa thì hoàn tất. Người ấy buộc lòng phải thất vọng theo theo cảnh mặt tên tiều phu thô lỗ, không biết tí gì về âm nhạc, đang chặt đứt đàn của mình rồi liệng bỏ như một khúc củi sần sùi.”

        Tướng S.S. Kammler đã gần năm mươi tuổi. Tóc đã hoa râm, đôi mắt sắc sảo, soi mói, lúc nào cũng láo liên. Dornberger đã nói: Ông ta giống như “một loại người hùng của thời Phục Hưng, một loại người sống phiêu bạt giang hồ… với cáu mũi quặp lại như mỏ ó, với cái miệng độc địa, môi dưới trề ra, lúc nào cũng bĩu môi ngờ vực. Chính cái miệng này đã biểu lộ được bản tính của hắn ta: tàn bạo, tự phụ, khinh khỉnh và kiêu hãnh…”

        Lần đầu tiên trông thấy hắn, Dornberger thấy hắn có vẻ “đứng đắn, lịch sự và quyến rũ”. Nhưng đến lần thứ hai thì Dornberger nghĩ khác. Cũng như Von Braun, ông cho rằng đó là một con người có nghị lực nhưng xu thời, và không đủ khả năng cần thiết để điều khiển chương trình hỏa tiễn. Chỉ trong một ngày, Dornberger nhận được 123 chỉ thị qua máy viễn ấn. Trong số đó có hằng chục cái nội dung mâu thuẫn nhau và hầu hết đều vô nghĩa, vô dụng về phương tiện kỹ thuật. Chán nản, ông đã định xin từ chức, nhưng Von Braun và Steinhoff thuyết phục ông ở lại và ông đành ở lại với tư cách “sĩ quan tham mưu ngành kỹ thuật” của Kammler. Dornberger đã tỏ ra hết sức tự chủ và đệ trình lên vị ủy viên đặc biệt những đề nghị một cách khéo léo đến nỗi vị này tưởng chừng đó là những ý tưởng do mình đưa ra. Thế nên Dornberger vẫn còn đủ phương tiện làm việc để hoàn thành A4 và để dùng gấp trong việc chống quân thù.

        Trong suốt tuần lễ cuối tháng 8 năm 1944, Hans Kammler đi thanh tra những công xưởng trung ương (Mittlwerke) đặt trong làng Niedersachwerfen, cách Nordhausen 4,5 cây số. Muốn đến xưởng đó, ông phải đi bằng đường ngầm. Hai đường hầm song song, mỗi đường dài non một cây số, đã được đào sâu trong sườn núi Harz rặng núi cực Bắc nước Đức. Bốn mươi bảy đường hầm phụ dùng để chế tạo các bộ phận rời, cắt ngang đường hầm chính là nơi thực hiện công việc ráp nối và chuyển đi. Cái mê cung đó được rọi sáng nhờ những ngọn đèn gắn lên nóc hầm hình vòng cung và được thông hơi bằng những ống kính loại lớn chứa không khí đã được điều hòa ở nhiệt độ cố định.

Hỏa tiễn V2 trên nền phóng.
Viên kỹ thuật gia đứng bên cạnh cho ta một ý niệm về tầm vóc của chiếc hỏa tiễn.
Hỏa tiễn V2 vừa được phóng đi.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2020, 07:01:37 am
  
        Những đường sắt dẫn sâu vào trong các đường hầm này. Xưởng ngầm này chia ra làm hai khu vực. Một khu thì tập trung những động cơ của Junker, còn khu kia dành cho V1 và V2. Đứng bên ngoài người ta không thể nghi ngờ điều gì cả. Ở Mittelwerke người ta làm việc hai mươi bốn trên hai mươi bốn giờ, và mỗi tuần thì làm bảy ngày. Vì những xưởng ngầm này “thực sự chịu đựng nổi bom”, nên các phi cơ Đồng Minh không bao giờ cố tấn công thẳng vào chúng.

        Hans Kammler và bọn S.S. là lãnh chúa của giang san bóng tối này. Các chuyên viên từ Peenemunde, từ các trường đại học và từ các kỹ nghệ tự quy tự về để điều hành sản xuất với sự giúp sức của khoảng 3.000 kỹ thuật gia Đức. Người Đức không phải làm những công tác chuyển vận, Kammler đã dùng 6.000 nô dịch để làm công việc ấy. Những người này được tuyển từ những trại tập trung ở Nordhausen. Ở Dora và ở cả Buchenwald, cách đó hơn 60 cây số. Kammler ghi rằng: chỉ trong tháng 8 đã thực hiện được 265 hỏa tiễn tầm xa, điều này chứng tỏ đã hơn 1.000 hỏa tiễn được sản xuất từ khi bắt đầu việc chế tạo đến giờ. Dornberger và Von Braun đã khuyến cáo hắn ta là những hỏa tiễn này còn nhiều khiếm khuyết và cần phải được điều chỉnh lại trước khi có thể dùng được trên giàn phóng. Nhưng hắn ta đã bỏ ngoài tai tất cả lời khuyên của hai chuyên gia viên lỗi lạc về hỏa tiễn: A4 phải được sử dụng tức khắc. Hắn ra lệnh phải chuẩn bị sẵn sang để gởi hỏa tiễn ra mặt trận miền Tây. Xong rồi hắn đáp máy bay tới Bruxelles để thông báo quyết định của hắn với vị Tham mưu trưởng của Quân đoàn thứ XV.

        Cuối tháng 8, những binh sĩ phụ trách tác xạ được phát mỗi người một cuốn sách mỏng có ghi chú chữ “tối mật”. Đó là cuốn cẩm nang kỹ thuật tựa đề “A-4 Fibel” (sơ bộ về A4). Những tác giả của nó đã cố hết sức để viết lời chỉ dẫn cho thật rõ ràng, dưới hình thức câu văn ngắn, lời khuyến cáo vắn tắt và những đoạn thơ linh động. Tất cả đều được tô điểm bằng những hình vẽ các cô gái cực kỳ duyên dáng trong bộ đồ tắm hay trong những bộ y phục hở hang, có khi là quang cảnh những cánh đồng phủ tuyết của nước Đức. Chương đầu có cái giọng:

        TẤT CẢ NGHE ĐÂY!

        Bạn đọc thân mến, đây là cuốn sách vỡ lòng mới A4.
        Vấn đề khô khan này được trình bày một cách giản dị.
        Vậy nó sẽ trở thành một phần của xương máu các bạn.
        Tuy nhiên, các bạn hãy luôn luôn nhớ một điều:

        TẤT CẢ TÀI LIỆU VỀ A4 NÀY ĐỀU TỐI MẬT.

        HÃY NHỚ LẤY!

        … Trên hành tinh mà bạn đang sống,
        Vào thời đại của hỏa tiễn vô tuyến điều khiển này,
        Một phi thuyền không gian vũ trụ
        Giấc mơ ngàn đời của con người
        Sẽ quyến rũ chúng ta một ngày kia trong thế kỷ này.
        Nhưng bây giờ bạn phải làm chủ được một vũ khí chưa ai biết đến.
        Vì nó được sắp trong loại tối mật.
        Nó tên là, trong hai tiếng thôi, hỏa tiễn A4…
        Người nào tiết lộ về nó là phạm tội phản bội.
        Người ấy làm hại cho bản thân mình và cho Quốc gia.
        Trước hết, bạn hãy nhớ
        Không tham dự vào bất cứ một cuộc tranh luận nào.
        Nếu một người lạ, tên do thám hay tên lưu manh hỏi bạn
        Bạn sẽ trả lời với vẻ mặt khù khờ:
        Tôi không biết gì cả.

        BẠN LÀ THÀNH PHẦN CỦA TIỀU ĐOÀN HỎA TIỄN TẦM XA.

        Bạn sắp tham dự vào việc phóng A4. Bạn sẽ làm việc với một phi đạn bay cao và nhanh hơn bất cứ một phi đạn nào từ trước đến giờ. Hiệu năng của A4 vượt trên hiệu năng của bất cứ một hỏa tiễn bay, một quả bom nào đang có hiện nay…

        NHANH HƠN ÂM THANH…

        Từ lúc phóng đến điểm rơi chỉ có năm phút.

        Nhưng, trong vòng năm phút này, tất cả đều phải điều hành một cách hoàn hảo. Mỗi thành phần của A4 đều phải được kiểm xét tỉ mỉ và điều chỉnh trước khi được phóng đi để bắn cho trúng đích.

        Một chi tiết nhỏ nhặt có thể gây ra trở ngại tác xạ…

        BẠN HÃY NHỚ:

        Mỗi quả bắn hụt sẽ giúp quân thù và làm hại chúng ta, vì chúng ta mất đi một tài liệu quý báu. Điều này làm cho đời sống của bạn và đồng bào bạn bị đe dọa.

        TÂM NIỆM:

        A4 sẽ trở lại hại bạn nếu bạn không học tập thấu đáo cẩm nang này. Khi bạn đã thấm nhuần điều trên, mỗi quả nhắm đúng sẽ làm hại được quân thù.


        Bài trên đã được những nhân vật của các pháp đội đang ẩn núp trong rừng rậm ở Haagsche Bosch nghiên cứu một cách tỉ mỉ. Rừng Haagsche Bosch thì lại ở ngay ngoại biên thành phố La Haye, vậy nó chỉ cách Luân Đôn không đầy ba trăm cây số. Đó là vào khỏng đầu tháng 9 năm 1944.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2020, 11:33:41 am
        
*

*       *

        Tình hình quân sự của nước Đức bắt đầu trở nên tuyệt vọng. Ở Ý, La Mã đã thất thủ, Ba Lê đã được giải phóng và quân Đồng Minh đang đuổi họ ra khỏi phía Bắc nước Pháp, một phần lớn nước Bỉ và Lục Xâm Bảo. Đồng Minh đang tiến lần đến sông Rhin. Những đoàn oanh tạc cơ hùng hậu trút hàng ngàn tấn bom tàn phá thành phố và trung tâm kỹ nghệ khắp toàn cõi nước Đức.

        Ở mặt trận phía Đông, quân Nga đã phát động cuộc tấn công mùa hè. Lực lượng của họ như chiếc hủ lô nặng nề đã đè bẹp địch quân ở Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi và hiện đang từ từ tiến về biên thùy Hung Gia Lợi, rồi tới Vienne. Hồng quân đã tràn ngập Ba Lan; họ đang dừng bước trước thủ đô Varsovie và lượng kháng chiến Ba Lan đã bắt đầu giao chiến trong thủ đô câm lặng của họ.

        Bây giờ, Hitler chỉ là một ông già không hơn không kém. Quả bom mưu sát ông ngày 20 tháng 7 đã làm hư màng nhĩ của ông, tật điếc lác càng khiến ông thêm dễ cáu giận. Ông lại đau ruột và bị chứng nhức đầu thường xuyên hành hạ. Giọng nói của ông yếu ớt, da thì vàng mét và tay thì run run mỗi khi cử động.

        Tuy nhiên, Fuhrer vẫn cầm cự được. Ông giữ việc Tổng kiểm soát toàn thể chiến lược. Tình trạng càng ngày càng bất lợi, thì Hitler càng nói nhiều hơn về những loại vũ khí mới mà các nhà khoa học Đức đang thai nghén. Nhờ những khí giới mới này, cục diện chiến tranh cải thiện một cách bất ngờ và ngoạn mục. Những tân tiềm thủy đĩnh chạy bằng thôi lực điện sẽ càn quét trên những đại dương và những phi cơ đạn lực sẽ tảo thanh khắp không trung, những vũ khí loại V sẽ thay đổi tất cả vào giờ thứ 11. Ngày 14 tháng 6, Hitler đến thị sát mặt trận ở Normandie, ông đã quả quyết với các tướng lãnh rằng bom bay sẽ là một “vũ khí quyết định chống lại Anh quốc và nước này bắt buộc phải xin hòa.”

        Nhưng vũ khí bom bay chưa quyết định được cuộc chiến này. Những cuộc pháo kích bằng V1 đã đạt được mục tiêu một cách tối đa vào tháng 7, tháng 8, sau đó giảm dần vì những vị trí phóng ở dọc theo bờ biển Pháp lần lượt rơi vào tay Đồng Minh cả. Nỗi lo sợ một cuộc tấn công qui mô bằng “hỏa tiễn Hitler” bắt đầu giảm nhẹ dần. Không kể ở Hà Lan, khắp nơi quân Đức đều bị đẩy lui quá khỏi cái lằn mức đặc biệt 300 cây số. Quan sát từ trên không, các phi cơ thám thính cũng không còn tìm thấy những căn cứ phóng hỏa tiễn ở Hà Lan nữa. Đối với những người biết được có sự bí mật từ lúc Sandys bắt đầu cuộc điều tra, thì cái mối hiểm họa đã làm cho họ quên ăn mất ngủ, bây giờ coi như chuyện đã qua rồi. Ngày 1 tháng 9, trong công tác phòng thủ thụ động, người Anh đã dẹp bỏ đi cách điều hành của những biện pháp đề phòng mà họ phải áp dụng trong trường hợp bị tấn công  bằng hỏa tiễn. Ngày 6 tháng 9 các vị tham mưu trưởng quân lực Anh kết luận rằng “sắp hết nguy hiểm”, và đồng ý ngưng oanh tạc theo kế hoạch Crossbow trên những lộ tiếp vận và những kho dự trữ dành cho hỏa tiễn. Ngày 7 tháng 9 với tư cách chủ tịch ủy ban tranh đấu chống lại bom bay, Ducan Sandys đã mở một buổi họp báo ở Luân Đôn. Trong dịp này, lần đầu tiên ông đã cho công chúng biết một cách vắn tắt về sự hiện hiện của V2, loại vũ khí từ  bấy giờ đã trở thành kẻ chiến bại.

        Sandys tuyên bố: “Luân Đôn đã anh dũng chịu đựng những cuộc tấn công tàn khốc. Nhưng nếu không nhờ sự cẩn mật của cơ quan tình báo của chúng ta, không nhờ những nỗ lực không ngừng của không lực Anh-Mỹ, không nhờ sự hiện hữu của công cuộc phòng thủ, thì nỗi khổ nhọc của Luân Đôn càng ác liệt hơn nữa.”

        Sandys không đả động gì đến hỏa tiễn V2 cho mãi đến khi có một phóng viên đặt câu hỏi về vấn đề đó, lúc buổi họp sắp chấm dứt: “Tôi hơi ngần ngại khi nói về V2. Chúng ta cũng có biết một vài điều về nó. Theo tôi nghĩ, trong vài ngày sắp tới đây, báo chí sẽ có dịp biết được ngay trên chính nước Pháp những điều mà ngày hôm nay chúng ta không biết.”

        Nhưng lúc mới mở đầu buổi thuyết trình, Sandys đã mạnh miệng tiên đoán: “Trừ những cú bất ngờ vào giờ chót, cuộc chiến ở Luân Đôn, đã chấm dứt.”

        Ngay hôm sau, sau ngày 8 tháng 9 năm 1944, vào lúc 18h43 mà dân cư ở Chiswick, ngoại ô Luân Đôn, vừa đi làm về, hoặc đã ngồi vào bàn ăn, thì bỗng có một âm thanh vang lên làm họ hoảng hốt. “Tiếng ào ào rít lên giống như tiếng sấm gầm”, nhưng không phải tiếng sấm. Ngay sau tiếng động là một vật thể nặng vút nhanh trong không khí. Hai mươi mái nhà sụp đổ, ba người chết, mười người khác bị thương. Mười sáu giây liền đó, vụ nổ thứ hai lại xảy ra ở Parndon Wood, gần Epping vài căn nhà cây bị tàn phá, ngoài ra không có thiệt hại nào khác nữa.

«... Trong nay mai, các vũ khi bí mật sẽ lâm chiến, địch quân sẽ bị đốt thành tro bụi...»


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2020, 11:41:09 am
 
        Các nhân chứng vụ nổ đều lấy làm ngạc nhiên. Không ai thấy hay nghe tiếng phi cơ oanh tạc Đức hoặc tiếng V1 cày xới trên không trung. Toán chuyên viên khoa học ùa đến Chiswick và Epping tức khắc, và họ cũng hiểu ngay rằng chính nó, cái làm đảo ngược tình thế đã đến: mặt trận Luân Đôn chưa kết thúc. Một trong hai vũ khí tối tân khủng khiếp đã đến, sau cùng, thì “loại thứ hai, chắc chắn đó là bom nguyên tử” đã bắt đầu lao vào cuộc chiến. Chỉ cần nghe lời khai của những nhân chứng, các chuyên viên điều tra cũng có thể xác định được mối nghi ngờ của họ. Họ hiểu rằng V2 đã đi nhanh hơn âm thanh: đầu tiên người ta nghe tiếng nổ, rồi hỏa tiễn mới đến, đó là “một vật thể nặng nề bay vút qua không trung”.

        Quần chúng im lặng trước  hai vụ nổ ở Chiswick và Epping. Còn chính quyền thì tránh né, không tuyên bố chính thức về vấn đề V2 trong suốt hai tháng để đo lường hậu quả của hỏa tiễn đối với quần chúng về phương diện tinh thần. Trong thời gian hai tháng ấy có đến 200 hỏa tiễn ly kỳ đã rơi xuống miền Nam nước Anh, nhất là ở vùng đô thị Luân Đôn.

        Như người ta biết trước, không có cách nào chặn đứng được chiếc hỏa tiễn V2 đang bay. Luân Đôn  còn phải tỏ ra kiên nhẫn chịu đựng nữa nếu quân Đồng Minh chưa đẩy lui được lực lượng người Đức qua khỏi tầm tác xạ của A4. Và thành phố đầu tiên trên thế giới đang bị pháo kích bằng hỏa tiễn có hướng dẫn, đã biết cầm cự đợi chờ.

        Điều lạ nữa là cuộc pháo kích vũ bão vào mùa đông năm 1940-1941 và hỏa tiễn V1 dường như có vẻ ác liệt hơn. Đối với V1 người ta thấy nó, người ta nghe được tiếng rào rào của nó như tiếng một loại tàu điện bay. Bỗng tiếng động cơ tắt hẳn, người ta biết ngay nó sắp rơi xuống. Tiếng rầm rầm của phóng pháo cơ Luftware cộng với tiếng rào rào của hỏa tiễn V1 tạo nên một âm thành báo hiệu có thể làm đứt dây thần kinh người ta.

        Nhưng đối với V2 thì không còn những phút hồi hộp, khổ sở đợi chờ đó nữa. Người ta đang sống êm đềm trong nhà, đang đọc báo Times hay đang âu yếm vợ con; người ta đang mua bán trong những tiệm buôn đồ sợ hay đang nhâm nhi một ly bia trong quán rượu nên thơ, thình lình không có gì báo trước – trái đất rung chuyển và lòng đất mở rộng ra. Người nào còn sống sót sau vụ nổ không bao giờ quên được âm thành kỳ dị lúc V2 chạm tới mục tiêu. Ban đầu, nó giống như tiếng vút của ngọn roi, có thể là sức ép của không khí do hỏa tiễn siêu thanh tạo nên âm thanh đó như muốn xé rách lá nhĩ của bạn, nó rít lên một tích tắc trước khi đầu đạn nổ bùng lên với làn chớp trắng. Kế đó là tiéng tưởng đổ rầm rầm, rồi tiếng thủy tinh vỡ loảng xoảng, rồi cuối cùng V2 xuất hiện: nó rú lên và tắt lịm từ từ.

        Tuy nhiên, đó là một tính chất rất trừu tượng. Người ta nhìn nhận ngay rằng cái chết chỉ là một vấn đề may rủi. Chết đi hay sống sót, già hay trẻ, cam đảm hay hèn nhát, bà nội trợ tầm thường hay ví tổng trưởng quyền uy, thì số phận cũng như nhau, không khác nhau chút nào cả. Người ta đã không làm gì được, thì lo sợ cũng không có ích lợi gì? Phản ứng của dân chúng dường như buông xuôi hoàn toàn tùy theo định mệnh.

        Cường độ pháo kích của V2 tăng dần. (Trong vòng 15 ngày, tính đến ngày 14 tháng 11, đã có đến 63 vụ nổ), chính quyền chỉ dùng biện pháp đối phó khả dĩ vậy  thôi. Người ta nỗ lực tối đa để làm giảm bớt áp lực đang đè nặng lên thành phố Luân Đôn, bằng cách gia tăng việc khám phá những giàn phóng và hủy diệt chúng. Người ta nhận thấy ngay phần lớn hỏa tiễn được phóng đi từ Haagsche Bosch, một công viên lớn ở thủ đô La Haye. Tuy nhiên, những cuộc tấn công trinh sát và oanh tác của Đồng Minh không ngăn chặn được hoạt động của V2, chúng vẫn tiếp tục được phóng lên trời xanh.

        Đồng Minh thất bại vì một lý do thật giản dị: những cuộc không sát đã không dò ra được một căn cứ phóng cố định nào. Đồng Minh thì tin chắc rằng quân địch phải dùng loại căn cứ như vậy, nhưng người Đức không hề dùng đến chúng. Tướng Dornberger đã đắc thắng: ông đã giành lại được ưu thế nhờ dùng sàn bắn di động. Người ta có thể mang V2 đến bất cứ nơi nào vì chúng được đặt trên các chiếc Meillerwagen (xe rờ mọt dài có gắn bánh). Sau đó, đặt nó lên bốn tay cánh một cách nhanh chóng, rồi đổ nhiêu liệu vào và khai hỏa. Các nhóm lưu động tìm vị trí, bất cứ nơi nào mà họ chọn tang cây rậm rạp ở Haagsche Bosch, xong việc họ biến mất. Vài quả V2 đã bị bắn phá trong khi được chuyển đến Hà Lan, nhưng theo Von Braun: sẽ không có một sàn bắn di động nào bị thiệt hại gì cả.

Hỏa tiễn V2 trên giàn phóng (trên)
Hỏa tiễn V2 vừa được đưa ra khỏi kho chứa được ngụy trang cẩn thận (dưới)


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2020, 06:58:23 pm

        Von Braun và Dornberger đã hữu lý khi xác định rằng A4 chưa hoàn tất trên phương diện sản xuất hàng loạt, cũng như trên phương diện sử dụng tác chiến. Hai nhà bác học Hà Lan, Dr. Kooy và Pr. Uytenbogaar đã quan sát những hỏa tiễn được phóng lên phía trên thành phố La Haye. Họ thông báo với cơ quan tình báo Đồng Minh rằng gần tám mươi phần trăm vụ phóng đã không thành công. Một số hỏa tiễn đã rớt ngay dưới chân giàn phóng và các hỏa pháo viên chết liền tại chỗ. Một số khác cứng đầu ương ngạnh không chịu cất bước ra đi, một số khác nữa thì lại chìm xuống dòng Bắc Hải.

        Các vị chỉ huy Anh-Mỹ biết rằng V2 là một kỳ công rực rỡ về kỹ thuật. Nhưng may mắn thay nó đã góp mặt quá trễ và số lượng của nó cũng quá ít, nên nó đã không thay đổi được kết quả cuộc chiến.

        Mặc dù những cuộc oanh tạc dữ dội ở La Haye và ở các căn cứ nghi ngờ dọc theo bờ biển Hà Lan, người ta ghi nhận rằng vẫn có sự tăng gia đều đặn những “rắc rối”. Một sử gia chính thức của cơ quan R.A.F. về sau có viết “đó là chữ dùng một cách dè dặt để chỉ sự tiêu hủy bất thần và ác liệt về nhà cửa cũng như dân cư.” Tuy nhiên một sự kiện khác bùng nổ và chứng tỏ: sau cùng khi V2 xuất hiện thì trái phi đạn đầu tiên được hướng dẫn đó – nói theo ngôn ngữ nhà binh – chỉ là một sự đại bại, mặc dầu nó đã gây ra biết bao nhiêu là lo âu, khổ sở.

        Quân lực Đồng Minh đã bắn phá những phương tiện giao thông giữa Nordhausen và Hà Lan đã xâm chiếm những xưởng chế tạo nhiên liệu của hỏa tiễn. Sau cùng, họ đuổi nốt bọn hỏa pháo viên lưu động ra khỏi đất Hà Lan. Ngày 27 tháng 3 năm 1945, một quả V2  đã rơi ở Orpington, thuộc quận Kent: đó là một vụ “rắc rối” cuối cùng. Khi chiếc kềm khổng lồ đã khép lại trên nước Đức, thì người ta quên hẳn V2. Hay, nếu có nhớ lại, thì cũng như nhớ một câu thần chú ngắn và hãi hùng ở cuối trang sách Đệ nhị thế chiến. Theo sự nhận xét bên ngoài thì đến ngày 27 tháng 3, huyền sử V2 đã chấm dứt ở Kent.

        Tuy nhiên, ở Anh, ở Hiệp chủng quốc, và ở Liên Bang Sô Viết, có một nhóm kỹ thuật gia và chuyên viên vẫn không tin V2 chỉ là một hiện tượng phù du hay một sự thất bại rực rỡ. Những người này ý thức rằng nó đã làm thay đổi tính chất của chiến tranh, nhất là những cuộc chiến trong tương lai. Họ cũng biết rằng quốc gia họ chưa có hỏa tiễn nào khả dĩ đối địch được với V2 về khả năng, về tầm sát hại và về kỹ sảo.

        Họ khẩn khhoản với chính quyền khả kính của họ phải để cơ quan tình báo lăn xả vào Đức quốc chiến bại để giành cho được các chuyên viên Đức và các tài liệu liên quan đến V2. Bây giờ, không còn là mối đe dọa, là cái đích của sự truy tầm loại vũ khí bí mật, V2 trở nên đối tượng của một cuộc chinh phục khác. Trong cuộc chạy đua này, người Anh đã chia được một phần lời rõ ràng. Người Mỹ đã tham gia vào kế hoạch Crossbow và Big-Ben, nên cũng theo bén gót người Anh. Về phần người Nga, họ bị bạn Đồng Minh bỏ họ một đoạn khá xa.

        Tuy nhiên, có tình báo Nga đã chứng tỏ rằng chính họ cũng đang ở trên đường tìm kiếm một chiến lợi phẩm. Chiến lợi phẩm này có thể đưa họ đến chỗ phát triển loại phi đạn tác xạ xuyên lục địa và giúp họ thực hiện việc khám phá không gian. Trước đây, vào khoảng tháng 7 năm 1944, họ đã cho nhảy dù xuống khu vực gần Peenemunde một toán tù nhân người Đức giả. Họ được trang bị đầy đủ tiền bạc, giấy tờ giả và máy phát thanh với làn sóng ngắn. Trung úy Brandt đã điều khiển vụ này. Ông thông báo tất cả những gì có lợi cho quốc gia ông. Sau lần thông tin thứ bẩy việc làm của ông bị cơ quan Funk Abwehr (trung tâm kiểm thích) phát giác, ông bị bắt và xử tử. Tháng 8 năm 1944, Hồng quân đã chiếm đóng pháo xạ trường ở Blizna. Ngày 3 tháng 9 năm 1944, người Nga đã cho phép một toán chuyên viên hỏa tiễn Anh và Mỹ đến quan sát căn cứ ở Ba Lan. Nhưng căn cứ này đã triệt thoái và di sản tất cả rồi, nên các điều tra viên không tim thấy một chi tiết gì quan trọng. Mùa đông sắp đến, nhưng cơ quan tình báo Nga vẫn không ngã lòng, và họ cũng bất chấp cả sự chậm trễ thường xuyên của họ sau bạn Đồng Minh. Họ có lý do để nghĩ rằng: họ sẽ bắt kịp bước tiến của người Tây phương và sau rốt Liên Bang Sô Viết sẽ chiếm được V2.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2020, 08:05:21 pm
        
7 - GIỜ QUYẾT ĐỊNH

        Tháng giêng năm 1945, Hồng quân đã mở cuộc tấn công rầm rộ nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến đến giờ. 180 sư đoàn ồ ạt tấn công ở Đông Phổ và Ba Lan. Vị tân Tham mưu trưởng quân đội Đức là tướng thiết giáp Heinz Guderian đã ghi: “Từ ngày 27 tháng giêng, làn sóng Hồng quân hùng  hổ tràn ngập chúng tôi như một cơn đại họa.” Cùng ngày đó, đợt sóng ngầm lại bủa vây Đông Phổ chỉ còn 150 cây số nữa thì đến Bá Linh. Và cũng còn cách Peenemunde có 150 cây số.

        Từ mùa xuân năm 1943, Werhner Von Braun đã biết rằng Đức không thể nào thắng trận được và hỏa tiễn V2 sẽ không phải là “vũ khí nhiệm màu” có khả năng xoay ngược được tình hình quân sự. Một cộng sự viên của ông có nhắc lại lời nói đượm tính chất “thực tế” mà ông đã trình bày trong văn phòng ở Peenemunde giữa đám kỹ sư đầy nhiệt thành: “Đừng quên là chúng ta chỉ mới ở vào thời kỳ đầu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phi hành bằng hỏa tiễn. Dường như điều này đã chứng minh một lần nữa về một sự kiện đáng buồn: thường thường những tiến bộ khoa học quan trọng và đổi mới chỉ thành công khi chúng được áp dụng trên địa hạt quân sự trước.”

        Thật sự thì V2 không phải là một Wunderwaffe (vũ khí nhiệm mầu) như Goebbels đã tuyên bố. Đến ngày 27 tháng giêng năm 1945, Von Braun thây rằng chẳng những nước Đức hoàn toàn thất trận, mà còn không làm sao ngăn được làn sóng đỏ đang cuồn cuộn chảy về Peenemunde. Bây giờ thì kể như ván đã đóng thuyền rồi, không còn thay đổi gì được nữa. Người xướng ngôn viên đài phát thanh Đức vừa loan báo với một giọng đầy tin tưởng rằng: tiền tuyến đã ổn định… Nhưng ông ta chưa dứt câu thì đài đã bị chiếm và quân Nga phát thanh ngay trên luồng sóng điện ấy: “Tuyên truyền! Láo toét! Hôm nay Hồng quân đã thực hiện được cuộc xâm nhập ở…”

        Từng đoàn người chạy nạn, sự sợ hãi kinh hoàng còn in trên nét mặt, đang tìm đường băng qua Poméraine để đến miền Tây. Những cụ già hì hục còng lưng đẩy chiếc xe bù ệch nặng trĩu chất đầy sản nghiệp của cả đời cụ. Những thiếu phụ trẻ mệt lả vì đói khát đang lội bì bõm trong vũng tuyết, lưng đai con nhỏ cũng đang mê man thiêm thiếp vì lạnh cóng. Khi Von Braun một mình đi lang thang trên những con đường đầy hố bom ở Peenemunde, ông chợt thấy những kỹ sư đang tập sử dụng súng và lưỡi lê. Căn cứ thí nghiệm này phải được phòng vệ, mặc dù nó không quan trọng về chiến lược cũng như chiến thuật. Sự phòng thủ yếu ớt ở đây sẽ đem lại được gì, hay rốt lại trung tâm hỏa tiễn này cũng đến bị tiêu hủy mà thôi. Nhìn dưới một khía cạnh khác, nếu Peenemunde không được phòng thủ thì nó sẽ rụng như một trái chín muồi và người Nga sẽ chiếm được A4. Người Nga sẽ chiếm tất cả, từ những tài liệu kỹ thuật, giàn thí nghiệm, phòng nghiên cứu… cho đến năm ngàn kỹ thuật thượng thặng. Những người này am tường một ngành kỹ thuật chuyên biệt, hoàn toàn tối tân chưa quốc gia nào sánh kịp. Như vậy, chỉ trong một cú, người Nga sẽ chiếm trọn được một sự tiến bộ về hỏa tiễn, điều khiển vô địch trên thế giới. Sau này, nếu họ quyết định tận lực sử dụng hỏa tiễn không vì mục tiêu quân sự, thì họ sẽ là người đứng đầu trong cuộc chạy đua chinh phục không gian.

        Đây là một vấn đề tiến thoái lưỡng nan mà Von Braun tin rằng ông sẽ tìm được giải pháp. Là một người mới 32 tuổi, nhưng một khi ông ta đã quyết định về Peenemunde, thì ông ta sẽ làm thay đổi tất cả. Từ khi Himmler để cử Hans Kammler làm ủy viên đặc biệt vào tháng tám, thì Dornberger cũng nhận được một chức vụ mới ở Bộ Vũ trang. Tại Bá Linh, ông cầm đầu một nhóm chuyên viên phụ trách việc thực hiện những vũ khí dùng để “bẻ gãy ưu thế không trung của địch”. Còn Von Braun chỉ là một dân chính, ông không có quyền phát biểu sáng kiến cho quân đội hay cho lực lượng S.S.. Ở Peenemunde, ông chỉ có thể tìm biện pháp duy nhất để bảo vệ căn cứ: đó là di tản tất cả chuyên viên ưu tú và vật liệu tối cần thiết.

        Sau cuộc oanh kích ngày 17 tháng 8 năm 1943, căn cứ thí nghiệm của quân đội ở Peenemunde đã đổi tên và trở thành Heimat Artill Park (bãi pháo binh quốc nội, viết tắt là H.A.P.) Sau đó vào khoảng mùa hè năm 1944, chính quyền lại đổi H.A.P. thành một cơ sở dân chính, lấy tên là E.W. Elektromechanische Werke (sở điện cơ học) với hy vọng đánh lừa Sở Tình báo địch và gia tăng hiệu năng của E.W. Chủ nhân công ty điện lực tư lớn nhất là Paul Storch được đề cử làm tổng giám đốc E.W. Nói về ông này, Dornberger đã dùng chữ bóng bẩy:  đó là người “lạ mặt với công việc của chúng ta”. Tuy nhiên, Storch cũng có khả năng và khôn khéo. Ông ta cũng tự biết kiến thức của mình trên lĩnh vực hỏa tiễn rất giới hạn. Sau khi Dornberger bị đẩy đi xa vì nhân cách cao quý của ông không thích hợp với bọn S.S., thì Storch để Von Braun tùy nghi điều động ở trung tâm. Nhưng, dù sao thì Von Braun cũng không thẻ nào ngăn chặn Kammler và bọn S.S. lộng quyền ở Peenemunde. Ngay khi đã đối diện với một tình trạng không lối thoát như thế này, bọn họ cũng không hề có ý định di tản căn cứ đi. Hơn nữa, nhiều vị kỹ sư ở E.W khi công khai tuyên bố: dời bỏ căn cứ là một việc cần thiết, đã bị bắt, bị xử tử. Thi thể của họ bị treo lên cây ở những con đường đông đúc nhất, với bảng yết thị: “Tôi quá hèn nhát không bảo vệ quê hương”.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2020, 08:09:40 pm
   
        Mãi đến ngày 31 tháng giêng năm 1945, trời lạnh như cắt và từ xa dội lại tiếng đại bác đì đùng của quân Nga, Von Braun nhận được công điện của Kammler. Lúc ấy Kammler đang ở Nordhausen và ra chỉ thị: Tất cả nhân viên E.W. đều phải rời khỏi Peenemunde và triệt thoái về Nordhausen để tiếp tục công việc ở tỏng xưởng ngầm. Tất cả đều nhằm mục đích tập trung chương trình trang bị trọng yếu về trung tâm nước Đức, để tránh việc rơi vào tay Đồng Minh.

        Thế mà, cũng trong ngày ấy, Von Braun lại nhận được một lệnh khác do vị Tư lệnh Quân đoàn bảo vệ Poméranie đưa xuống, Usedom cũng nằm trong vùng này, dưới quyền kiểm soát của ông ta. Ông ta quyết định: tất cả kỹ sư cơ quan E.W. phải tập hợp lại thành một toán nhân dân vũ trang và phải ở lại tại chỗ để bảo vệ Usedom chống Sô Viết.

        Đối với Von Braun thì hai cái chỉ thị trái ngược nhau ấy tượng trưng một cách trung thực cho tình trạng lạ lùng của nước Đức đang phân tán bấy giờ. Không thể thi hành lệnh thứ nhất, cũng như không thể theo chỉ thị thứ nhì được. Trong tình trạng hỗn độn này thật khó mà biết đích thực chính quyền thuộc về ai. Nhiều cộng sự viên đã nói với ông là một cuộc di tản rầm rộ về miền Tây như vậy chắc chắn sẽ thất bại, giải pháp khôn ngoan nhất là bất động, không đi đâu cả. Họ lý luận rằng người Nga chưa có hỏa tiễn tầm xa, vậy chắc chắn họ sẽ ưu đãi chuyên viên Đức, nếu những người này còn sống sót sau trận Usedom.

        Von Braun cũng đã bàn tính tương lai của E.W. với vài vị phụ tá thân tín của ông. Những người này đều muốn rằng cả hỏa tiễn lẫn cá nhân họ đều không phải rơi vào tay Sô Viết. Braun quyết định ngay: phải theo lệnh của Kammler. Điều quan trọng thứ nhất là ngăn chặn không cho người Nga chiếm được E.W., điều thứ hai là phải đi đến con đường của liên minh Anh-Mỹ.

        Bây giờ phải thực hiện việc di chuyển năm ngàn người, kể cả đàn bà, trẻ con trên một lộ trình dài 375 cây số. Ban ngày, tất cả đường lộ, đường sắt nào còn dùng được đều bị phi cơ Đồng Minh kềm tỏa, sẵn sàng rỉa hàng loạt đạn đại liên xuống. Tuy vậy, ở E.W., người ta bắt đầu bỏ vô thùng những vật dụng cần thiết và lập danh sách những người phải tản cư. Khoảng một trăm chiếc xe vận tải và hai chuyến xe lửa được lệnh chạy ban đêm, khởi hành về Nam trong một đoàn công voa riêng biệt. Tất cả những gì có ích lợi cho khoa học, gồm những tài liệu thiết yếu đều được đưa đi.

        Chuyến xe lửa đầu tiên trở 500 kỹ thuật gia và gia đình rời Peenemunde ngày 17 tháng 2 năm 1945. Von Braun đáp máy bay đến Nordhausen để xem xét cơ sở mới dành cho E.W. Xong rồi, ông lại trở về Peenemunde để hộ tống chuyến công voa đầu tiên đi bằng đường bộ. Chuyến này bị cản lại ở Eberswadle, nằm giữa Peenemunde và Bá Linh. Viên sĩ quan phụ trách ở đó bảo với Von Braun rằng: vùng này cấm lưu thông dân sự. Thật là một giây phút hồi hộp. Khi vị chỉ huy hỏi ý bộ tham mưu quân đoàn thì ở đấy trả lời là: họ đã ra lệnh cho kỹ sư của E.W. phải lập thành toán nhân dân vũ trang và phải ở lại Peenemunde. Như vậy là đoàn xe phải lộn trở lại.

        Đây là lần đầu tiên và cũng lần cuối cùng Von Braun thầm nhủ rằng chính Himmler đã có ý độc chiếm chương trình hỏa tiễn. Ông đã thận trọng không đưa ra những sự vụ lệnh cũng như giấy thông hành để chứng tỏ sự liên hệ giữa E.W. và Reichsfuhrer. Hơn nữa, trên xe, trên toa và trên những thùng hàng đều có dán nhãn VZBV, là một cái nhãn hiệu vừa bí mật, vừa khôi hài nên người ngoài không thể đoán gì được.

        Viên sĩ quan từ chối không chịu giở cây cản lên. “hai bên gườm gườm nhìn nhau” (theo lời Von Braun). Von Braun buộc lòng phải nói với hắn ta: VZBV có nghĩa là Vorhaben zur besonderen Verwendung (dự án thiết bị đặc biệt). Đây là công tác tối mật do chính Himmler đã ra lệnh. Vì giọng nói của Von Braun đầy tin tưởng và vì ở chế độ Đức Quốc xã vào khoảng tháng 2 năm 1945, ít có ai dám đi ngược lại ý muốn của Himmler và bọn S.S. nên cuối cùng vị chỉ huy ở Ebesswalde cho phép đoàn công voa tiếp tục lên đường.

        Vào khoảng giữa tháng 3, khi mà Swinemunde nằm cách Peenemunde 35 cây số đã lọt vào tay quân Nga, thì cuộc di tản đã hoàn tất. Các chuyên viên và gia đình tạm cư trong những làng mạc rải rác chung quanh Nordhausen, nhất là ở Bleicherode, một trung tâm kỹ nghệ dệt. Tướng Dornberger và bộ tham mưu của ông rời Bá Linh để về Bad Sacha, một nơi nghỉ mát ở đồng quê.

        Một cuộc di cư quan trọng như vậy không thể nào qua mắt được cơ quan Tình báo Đồng Minh. Cơ quan Tình báo Sô Viết có tất cả lý do để tin rằng họ sẽ thành công trong việc bắt được chuyên viên về hỏa tiễn của Đức. Họ biết ngay những người nào vừa rời khỏi Peenemunde và đang cư trú ở đâu. Đơn vị của Thiếu tá Vivilov tràn ngập Peenemunde ngày 5 tháng 3: người Nga không tìm thấy được những gì đáng kể. Nhóm chuyên viên theo chân quân đội nhận xét rằng ở Peenemunde không còn tài liệu hay đồ án căn bản gì cả. Những phòng thí nghiệm hay giàn phóng đã thoát nạn trong cuộc oanh kích của phi cơ Anh-Mỹ, cũng bị lực lượng nhân dân vũ trang tiêu hủy từng phần trước khi rút lui. Theo Vivilov, sự tàn phá ở trung tâm hỏa tiễn vĩ đại lên đến 75 phần trăm.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2020, 08:13:02 pm

        Tuy nhiên, sau khi lục soát kỹ lưỡng căn cứ điêu tàn này, nngười Nga cũng ước lượng được những hoạt động trước đây ở Peenemunde và thành lập một danh sách đầy đủ tên những kỹ thuật gia chính yếu vừa rời bỏ trung tâm đi. Tình báo Nga đã không tìm được Dornberger, hay Von Braun, Steinhoff, hay bất cứ một chuyên viên lỗi lạc nào. Họ cũng không chiếm được một kho quan trọng chứa đầy vũ khí V2 nguyên vẹn, hay một vài văn kiện nào. Nhưng quyết tâm của họ vẫn không lay chuyển. Họ cũng biết rằng quân Mỹ đang đặt chân lên núi Thuringe và hình như sắp chiếm Nordhausen và Bleicherode, nghĩa là đang thắng lợi hơn họ. Mặc dầu, biết rằng quân Mỹ đã chiếm được nhiều ưu thế địa hình, nhưng người Nga và Anh vẫn không bỏ cuộc.

        Ở Nordhausen-Bleicherode, Von Braun vẫn miệt mài trong việc nghiên cứu lý thuyết, vì theo ông bất cứ lúc nào có thể thì ông cũng  cố hết sức để kiện toàn nghệ thuật của hỏa tiễn. Ông vẫn biết rằng sự sụp đổ của Đức Quốc xã chỉ còn là vấn đề thời gian và tiếp tục nghiên cứu về V2 hay những vũ khí khác dùng để ngăn chặn sự sụp đổ ấy thì chỉ là một trò hề bi thảm. Những pháo xạ trường được dựng lên ở Lehesten và Leutenberg. Cuộc nghiên cứu vẫn được theo đuổi ở dưới hầm sâu thuộc Nordhausen, trong những khám đường bỏ hoang trong những nhà xe lụp xụp, hay trong những lâu đài trống trải… nghĩa là trong bất cứ nơi nào có được cái mái che kín đáo.

        Von Braun nhận thấy rằng cần phải có một phòng thí nghiệm mới hoạt động được. Ông liền đi lục lạo khắp nơi trong vùng quê để tìm, sau rốt ông lục lạo khắp nơi trong vùng quê đi tìm, sau rốt ông khám phá được gần sông Léna một cái pháo đài vĩ đại thuộc Leuchtenberg. Pháo đài này sửa sang lại có thể trở thành một phòng thí nghiệm lý tưởng của ông. Ông liền quyết định về Bá Linh để trình bày cặn kẽ vấn đề.

        Ông rời Bleicherode vào hai giờ sáng ngày 16 tháng 3 bằng xe riêng. Vào giờ này thì có thể thoát được sự kiểm soát của phi cơ Đồng Minh lúc nào cũng sẵn sàng khạc đạn xuống bất cứ vật gì động đậy trên đường. Sau khi qua khỏi Naumburg, xe bắt đầu chạy vào xa lộ và lao thẳng về Bá Linh. Đèn pha chỉ để cầm chừng cho vừa đủ thấy mà thôi. Từ hai tháng qua dường như không lúc nào được ngủ nên Von Braun thiu thiu ngủ.

        Ông chợt giật mình vì một cảm giác là lạ. Sau này ông nhớ lại, thì trong một phút ông tưởng ông đang ngồi trong chiếc máy bay không động cơ planeur mà ông thường dùng trước chiến tranh. Chiếc xe Hannomag-Storm đã lạc tay lái. Người tài xế dân sự trẻ tuổi của ông cũng quá mỏi mệt, nên ngủ gục. Xe không người điều khiển chạy xịa qua một bên, rồi đâm đầu vào đường ray xe lửa ở phía dưới. Von Braun cố hết sức dùng vai đẩy mạnh cửa xe ra. Ông đem được người tài xế bất tỉnh ra khỏi xe trước khi máy xe phát nổ. Bây giờ, ông mới cảm thấy đau buốt nơi tay trái. Cánh tay ông nằm bất động trên đầu gối, rồi ông thiếp đi.

        Vào giờ này, xa lộ vắng hoe, hai người có thể ra máu đến chết. Nhưng may mắn là có một chiếc xe khác chạy đến. Trước khi đi, Braun có hẹn với Hannes Luehrsen là kiến trúc sư chính ở E.W. và Bernhard Tessman, người phụ trách điều chỉnh dụng cụ thí nghiệm. Hai người này cũng phải có mặt tại Bộ để giúp Braun trình bày, bảo vệ lập trường của mình, và lãnh dự chi cần thiết để biến pháo đài Leuchtenberg thành phòng thí nghiệm. Hai người chạy sau Von Braun, nên đã chứng kiến tận mắt tai nạn. Họ dừng lại, sau khi săn sóc cần thiết mấy vết thương, họ liền chạy đi tìm xe cấp cứu. Mãi bốn giờ sau xe cấp cứu mới đến được.

        Tên tài xế bị một vết nứt ở sọ, nhưng anh ta đã thoát nguy. Còn tay Von Braun bị thương hai chỗ, xương vai bị vỡ phải băng bột. Mặt ông cũng đầy thương tích nhưng nặng nhất là vết thương hả miệng phía trên môi phải khâu lại. Bây giờ cái sẹo vẫn còn và tay trái cảu ông cũng hơi có tật.

        Vì nóng lòng thực hiện phòng thí nghiệm nên Braun phải hết lời giãi bày mới bước được ra khỏi nhà thương ngày 21 tháng 3. Ngực và vai trái của ông hãy còn băng bột to sù. Ông ở trong một ngôi nhà rộng lớn, tiện nghi của một kỹ nghệ gia ở Bleicherode. Ngày 23 tháng 3, ông tổ chức một bữa tiệc sinh nhật thứ 33 của ông. Khách khứa gồm có Dornberger với có vợ trẻ của ông ta, và nhiều cộng sự viên đã hợp tác với ông lúc mới bắt đầu cuộc thí nghiệm năm 1930. Tất cả đều cố gắng tỏ ra vui vẻ và gạt vấn đề chiến tranh qua một bên, nhưng niềm vui của họ thật gượng gạo. Ai cũng biết rằng lực lượng Nga đang tràn ngập Đông Đức, họ đang tiến về sông Elbe, còn lực lượng của Anh-Mỹ thì sắp vượt qua sông Rhin và dồn vào miền Trung nước Đức để sát nhập với Hồng quân. Tất cả đều hiểu rằng nhiều nhất là hai tháng nữa, họ phải dấu thánh giá trên những cuộc nghiên cứu hỏa tiễn cho quốc gia họ. Chiến tranh sắp chấm dứt. Hầu như không có người nào hiện diện hôm đó dám  hy vọng rằng mình sẽ có được cái may mắn tiếp tục công việc trong tương lai, chắc chắn là ảm đạm tối đen.

        Dĩ nhiên họ không biết rằng tương lai của họ đang được một số người đặc biệt chiếu cố. Đó là những chuyên viên của ba lực lượng Đồng Minh mạnh nhất. Tình báo đặc biệt của Anh-Mỹ đã ghi tên họ trên một danh sách tối mật và họ đã trở thành những “mục tiêu” quan trọng. Theo Thiếu tá Robert Staver của Quân đội Mỹ, một trong những người đã lập nên danh sách đó thì: “Khi khai thác họ chúng ta sẽ thu được những tài liệu có ích về phương diện chiến lược. Chúng sẽ có một giá trị rất lớn trong những mục tiêu hành quân của Đồng Minh, hoặc là chúng sẽ tạo nên một mối đe dọa trầm trọng. Cho nên Đồng Minh phải tìm được ngay những chuyên viên Đức trước hoặc sau ngày đình chiến. Người ta gọi danh sách ấy là gì? Danh sách đen”.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2020, 08:23:28 pm

PHẦN 2

CHIẾN DỊCH “OVERCAST”


8 - DANH SÁCH ĐEN

        Sáu tuần lễ trước ngày sinh nhật của Von Braun, Robert Staver, 28 tuổi là sĩ quan pháo binh của quân đội Mỹ, đã tới Luân Đôn. Ngay lúc ông đến trình diện với thượng cấp là vị trưởng phòng Quân vụ Calvin Corey, tại văn phòng số 27 Grosvenor Square, thì một tiếng nổ kinh hồn làm tung ngã cả hai người.

        Staver choàng dậy, tiến lại cửa sổ và thấy “một bựng khói bay tỏa trong không khí ngay tại chỗ V2 nổ”. Các mảnh lửa tung xuống Grosvenor Square. Ông cho rằng chiếc phi đạn đã nổ quá sớm, trước khi bay thẳng tại tòa nhà.

        Đây không phải lần đầu duy nhất mà ông ta đối diện với V2. Vì sau đó, có lần ông ngụ tại khách sạn gần Marble Arch, và một chiều nọ. Ông bị quăng từ đường rơi xuống đất, do một tiếng nổ ầm kinh khiếp: một chiếc V2 rơi ở Hyde Park, đúng ngay tại phía sau Marble Arch, gây cho 62 người chết.

        Vài lần sau nữa, trong lần đi công tác bằng xe vận tải với người kỹ sư dân chính Mỹ, Ed. Hull, đến cơ sở hàng không Farnborough, lại một chiếc V2 rớt ngay kho gởi hàng nằm bên bờ lộ, cách ông khoảng gần 1 cây số. Cả hai người nhanh chân nhảy xuống núp vào một hỗ trũng. Có hàng trăm máy phi cơ Rolls-Merlin còn mới nguyên, bị phá hủy, với 15 người thợ bị chết.

        Staver có những lý do đặc biệt để lưu tâm đến hiệu năng của V2. Ông được gửi đến Âu châu để điều tra tất cả những gì liên quan đến hỏa tiễn và phi đạn vô tuyến điều khiển của Đức, đã được ghi trong bản “”danh sách đen”. Ông ta phải dự phần vào cuộc săn tìm các bí mật khoa học Đức, một cuộc đua tìm vĩ đại được mở màn giữa các nước Đồng Minh, khi thấy có dấu hiệu cuộc chiến sắp chấm dứt.

        Các động cơ thúc đẩy cuộc đua tìm kho tàng khoa học, hiển nhiên còn sự dòm ngó của cả các kỹ thuật gia và các nhà chuyên môn nữa: người Đức đã thất bại trong lĩnh vực tìm kiếm về nguyên tử, nhưng họ đã thành công trong việc hoàn thành một số lớn các loại vũ khí mới,  mà về phương diện tiến bộ, đã vượt xa các loại của các đại cường Đồng Minh hiện có. Nhưng tầu ngầm điện, máy bay phản lực, và hỏa tiễn tầm xa chỉ còn là các chiến lợi phẩm dành cho kẻ thắng lợi.

        Và đây là sứ mạng Alsos, một kế hoạch đầu tiên được tổ chức thật qui mô chưa từng thấy trong lịch sử của ngành tình báo khoa học và các mục tiêu của nó được ưu tiên hơn hết mọi loại khác, trong đó có V2. Kế hoạch Alsos đã khám phá được sự bất lực của Đức, trong việc thực hiện bom nguyên tử - Bây giờ thì những lo âu rất thực tế trong lĩnh vực này không còn nữa, ngành tình báo khoa học lại quay sang các trọng điểm khác.

        Và V2 bây giờ là một trong các mục tiêu chính yếu, với bao nhiêu công cuộc tìm kiếm được tổ chức do nhiều cơ quan khác nhau của Quân lực Mỹ. Từ khi chấm dứt chiến tranh, vẫn hãy còn có một sự hiểu lầm là người ta có cảm tưởng rằng cuộc săn tìm về các tiến bộ kỹ thuật kia, là một cố gắng duy nhất được khép phối trí với danh hiệu là kế hoạch Paperclip (móc kẹp). Thật ra, vào mùa xuân năm 1945, khi mới bắt đầu, thì chiến dịch này chưa có danh xưng, nói một cách giản dị là có những toán đại diện quân đội trong ngành Không và Hải quân Mỹ đến nước Đức để nghiên cứu và khám phá những gì mà họ có thể thực hiện được. Các toán này thường hay va chạm nhau cũng như đã đua giành với các nhóm đồng nghiệp người Anh và người Nga. Phải đợi đến tháng 7 năm 1945, công tác riêng biệt này mới được chính thức hóa dưới danh hiệu là Overcast (tối tăm). (Và đến ngày 13 tháng 3 năm 1946, khi mà các tiết lậu đã phơi bày thì danh xưng của kế hoạch này được gọi là Paperchip).

        Giữa những người Mỹ tham dự công tác Overcast có một người được nổi tiếng nhờ những giá trị đặc biệt mà ông ta đã biểu hiện được từ lúc mới sơ khởi về vấn đề V2: người đó là Đại tá Gervais William Trichel, xuất thân trường Võ bị West Point, tốt nghiệp viện kỹ thuật Massachuselt (M.I.T) và có bằng tiến sĩ kỹ sư điện tại đại học California; vào tháng 9 năm 1943 ông được bổ làm chỉ huy trưởng văn phòng nghiên cứu hỏa tiễn, một cơ sở được thiết lập mới mẻ của Quân đội.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2020, 08:28:59 pm

        Những báo cáo mà Đại tá Trichel nhận được về tác dụng của V2, khi chúng được sử dụng vào tháng 9 năm 1944, cho phép ông kết luật rằng, người Mỹ, Anh và Nga đã chậm trễ hơn người Đức ít nhất là 20 năm trong địa hạt hỏa tiễn. Và bây giờ đây sự bại trận của Đức Quốc xã là một việc hiển nhiên. Trichel cho rằng đây là cơ hội duy nhất đưa đến, mà ông phải nắm lấy thật nhanh: nếu các hỏa tiễn V2 còn nguyên vẹn, các tài liệu kỹ thuật, những đồ án, và các biên bản thẩm vấn những người đã thực hiện chiếc hỏa tiễn có tầm xa đầu tiên… được đặt dưới quyền sử dụng của ông ta, thì công tác của ông sẽ có thể thay được công trình của người Đức, cái mà người ta cho là sẽ tiết kiệm được hằng triệu đô la và khoảng 20 năm nghiên cứu tìm tòi.

        Đại tá Trichel hành động theo hai chiều hướng. Một mặt, vào năm 1944, ông thương thảo một khế ước với Công ty “General Electric” gọi là chương trình Hermès với các điều khoản của nó là: công ty G.E. sẽ nghiên cứu về các phi đạn điều khiển có tầm xa, nhằm lợi ích cho quân đội. Một pháo xạ trường được thiết lập ở White Sands, trong sa mạc “Tân Mễ Tây Cơ”. Trichel cho rằng, sẽ rất hữu ích để các kỹ sư của chương trình Hermès có thể nghiên cứu hoặc phóng một vài chiếc V2 tại đó. Tháng 3 năm 1945, ông có yêu cầu Đại tá Toftoy, hiện hoạt động tại Ba Lê, lo chuyển về Mỹ các loại khí giới mới của Đức, hãy tìm cho ông khoảng 100 chiếc V2, ở tình trạng sử dụng được, và cho chuyển gấp về Mỹ.

        Mặt khác, vào tháng 2, Đại tá Trichel đã phái gấp Thiếu tá Staver đến Luân Đôn, với nhiệm vụ điều khiển các “công tác phát hiện và công việc thẩm vấn các chuyên viên Đức về phi đạn vô tuyến điều khiển, và lo việc chuyển về Mỹ tất cả tài liệu liên quan đến V2”. Staver có bằng kỹ sư với 3 năm kinh nghiệm trong ngành hỏa tiễn. Ông làm việc cho “tiểu ban tình báo hỗn hợp Anh-Mỹ về các mục tiêu khoa học” được gọi tắt là “C.I.O.S” (CIOS được thành lập vào mùa hè 1944 do bộ Tham mưu hỗn hợp Anh-Mỹ tổ chức để khai thác một cách có hệ thống các mục tiêu khoa học của Đức). Các sĩ quan Anh-Mỹ được biệt phái đến tổ chức này để cộng tác với các nhà khoa học dân chính. Họ phải cùng hợp chung các tin tức của hai bên về vũ khí Đức, để có thể áp dụng được cho tương lai. Nhóm đại diện Mỹ ở tổ chức CIOS gồm hầu hết toàn là các sĩ quan ngành Quân cụ. Ngoài văn phòng hỏa tiễn của Staver, còn có những khác nữa hoạt động cho loại vũ khi này, có nhiệm vụ chuyên biệt như sau: đạn dược, chất nổ, đại pháo, hóa học và luyện kim. Sứ mệnh của Staver thật là nặng nề. Trước hết, ông ta phải thiết lập bảng kê khai của hàng trăm thiết bị rải rác từ vùng biển Baltique đến biên thùy xứ Thụy Sĩ, nơi người Đức hoạt động về máy phản lực và vũ khí vô tuyến điều khiển. Đoạn, ông lập bảng phân loại của hàng ngàn kỹ thuật gia được sử dụng cho việc nghiên cứu trên. Ở điểm thứ ba nữa là đặt cho mỗi căn cứ và mỗi danh xưng, một hệ suất, căn cứ vào mức độ quan trọng của chúng. Rồi ông khởi thảo 2 danh sách: danh sách đen gồm các mục tiêu chính yếu và danh sách xám dành cho  các mục tiêu phụ thuộc. Ông ta đã phải bỏ ra hai tháng trời làm việc, với 12 giờ mỗi ngày và suốt tuần không có ngày chủ nhật để lập ra các danh sách ấy. Tuy nhiên, ông sẽ không thực hiện được gì, nếu không có sự cộng tác của người Anh, một trường hợp mà sau này Staver mới thấy rõ là có cả một sự mỉa mai cho người Anh, khi ba cường quốc đối chọi nhau trong việc giành độc chiếm về V2, và khi người Anh rốt lại, bị ở sau đuôi cuộc tranh tài.

        Theo Staver, các chuyên gia Anh đã cung cấp cho ông hết 90% tin tức của họ. Họ còn thông báo cả những tin tức mà họ thu lượm được một cách bí mật ở Peenemunde cũng như cả một kế hoạch chi tiết với nhiều tấm không ảnh làm điểm tựa, cho biết rằng vùng Nordhausen là trung tâm chính yếu sản xuất V2, và là nơi trú ngụ của các chuyên gia Đức về hỏa tiễn.

        Người Anh không phải chỉ cho Staver trọn vẹn các tài liệu của họ về Peenemunde và Nordhausen, mà họ còn cho ông hơn thế nữa, là việc phát hiện ra những người có trách nhiệm thuộc hàng cao cấp trong công cuộc tìm tòi khoa học. Ngay đến lúc quân của các Đồng Minh vượt cả vào biên giới Đức, tên các người khai sáng vũ khí V vẫn hãy còn là bí mật. Nhưng điều bí mật kia, bây giờ đã trở nên là bí mật của Polichinelle, tức không còn gì bí mật nữa. Trong số hàng trăm ngàn tù binh, người ta tìm thấy một số người đã được sử dụng trong ngành vũ khí mới, và có thể tra vấn họ được. Người ta đã tìm được những tài liệu cho thấy nơi các vị trí phóng còn bỏ lại ở Pháp và Hà Lan, trong các cơ xưởng chiếm cứ được, dùng vào việc cung cấp nhiên liệu và dụng cụ cho Nordhausen và Peenemunde, nhưng việc thu lượm đầy đủ nahats là danh sách Osenberg.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2020, 08:36:58 pm

        Osenberg, là giáo sư ngành cơ giới ở Đại học đường Hanorve, là đảng viên Quốc xã rất cuồng tín và còn là đoàn viên của lực lượng S.S., được thống chế Goering, bổ làm trưởng phòng kế hoạch hóa của Hội đồng Khảo cứu quốc gia Đức. Với ý thức truyền thống Nhật Nhĩ Man (Đức), ông đã thảo một đồ biểu cơ cấu toàn vẹn của các dự án khoa học chiên tranh gồm cả tên của các nhà bác học và kỹ sư được sung dụng cho từng dự án với khoảng độ 15.000 người. Hơn thế nữa, cơ quan mật vụ Gestapo cũng đã điều tra kỹ về lòng trung tín của những người này, gồm cả ghi chú các đặc điểm cá nhân của họ; như là người nào nghiện rượu, người nào đánh vợ, người nào sưu tập các loại dâm thư, người nào đồng tính luyến ái, người nào có tình nhân, người nào đã du thuyết hay hội thảo ở Mỹ, Anh trước thời chiến tranh… Danh sách này rất tối ư hữu ích cho Osenberg để kiểm soát giới khoa học Đức và nói rõ hơn, ông là trùm chúa của giới này.

        Ngày 7 tháng 3 năm 1945, Sư đoàn 3 Thiếp giáp Mỹ tiến vào Cologne. Thành phố Bonn, ở cách về phía Bắc khoảng 20 cây số sẽ bị chiếm 2 ngày sau đó. Cũng vào lúc ấy, các trường Đại học được lệnh phải tiêu hủy tất cả các văn kiện liên quan đến công cuộc tìm tòi thuộc loại chiến lược. Khi các chiến xạ Mỹ tiến lại gần thì người ta đã đốt các hồ sơ mật hoặc xé và vung từng mảnh trong các phòng việc. Nhưng có một việc xảy ra người y tá Ba Lan đã phát hiện được từ các mảnh giấy vụn nằm trong chậu nước mà máy tống nước đã bị hư, có bảng kê tên, và hắn ta giao lại cho một nhân viên tình báo Anh. Sau khi phân tích thật rõ ràng là danh sách Osenberg, gồm tên và chức vụ của các thành phần nhân viên Đức phụ trách về hỏa tiễn.

        Sở Tình báo Anh lục lạo cả hồ sơ của Gestapo, nhưng người Đức đã tiêu hủy phần lớn, trước khi rút lui. Tuy nhiên, trong lúc di tản gấp rút, một số tài liệu hãy còn nguyên vẹn và lọt vào tay phe Đồng Minh.

        Chính nhờ loại chứng tích này mà Thiếu tá Staver có thể lập được danh sách đen, và ở phần tiêu đề danh sách này, ông ghi mục IV 110(b), chỉ danh của CIOS ở Nordhausen, và tên của nhà bác học W.F.Von Braun.

        Lập danh sách đen là một việc, đạt được mục tiêu lại là một việc khác, mặc đầu đã có một hệ thống được lập ra cho mục đích này: một đơn vị đặc biệt, lực lượng T, gồm các chiến sĩ có kiến thức về kỹ thuật và ngôn ngữ khác nhau, theo chân các đoàn quân, hầu chiếm lĩnh và giữ lấy tất cả các đối tượng khả dĩ ích lợi cho công việc khai thác tin tức. Sang giai đoạn kế, thì có các toán kỹ thuật là đội tiền quân hỗ hợp C.A.F.T, sẽ đánh giá sự quan trọng của các mục tiêu đề đập đến. Trường hợp không đạt được kết quả, toán C.A.F.T sẽ yêu cầu các chuyên viên dân chính Mỹ đến làm công việc điều tra tận gốc.

        Đến tháng 3 năm 1945, Đại tá Trichel đã gởi đến Luân Đôn một toán chuyên viên của công ty “General Electric”, thuộc chương trình Hermés. Thiếu tá Staver sẽ cho các người này hoạt động ngay về các mục tiêu V2, khởi từ danh sách đen, kế đến các báo cáo của lực lượng T, rồi toán C.A.F.T. Nhưng cho đến giờ này, ông cũng chưa biết phải làm sao để đi đến chỗ hoàn tất phần còn lại của sứ mệnh, nghĩa là làm thế nào để người Mỹ trọn quyền sử dụng các tài liệu kỹ thuật liên quan đến V2. Ông thường nghĩ, chỉ riêng người Mỹ thôi, các tài liệu này sẽ thỏa mãn được ước vọng của Đại tá Trichel vì ông này hy vọng tiến sớm được 20 năm nghiên cứu, ngay cả việc không có sự công bố của chuyên viên tác giả các tài liệu. Nhưng người Đức có thể đã thiêu hủy hoặc cất giấu các hồ sơ ấy rồi.

        Nhưng dù sao đi nữa, người ta cũng không thể làm gì được khi mà cái phức tạp Nordhausen-Bleicherode chưa chiếm giữ được. G.2, nhóm tình báo quân đội Mỹ, có cái luật sắt thép: họ cấm các điều tra viên kỹ thuật vào trong các vùng giao tranh, khi tất cả các cuộc chống trả chưa chấm dứt. Còn với các nhà chỉ huy quân sự Mỹ, các cuộc tìm kiếm khoa học chỉ là vấn đề phụ thuộc: mục đích chính của họ là nghiền nát cho được các lực lượng Đức và không có sự gì được phép làm trở ngại cho các cuộc hành quân, và họ từ chối nhận lãnh trách nhiệm bảo đảm an ninh cho các nhà khoa học dân chính Mỹ.

        Tuy rằng Staver đang phải hành động thật gấp rút, ông ta cũng không lấy làm khó chịu về sự cấm ngăn như nói trên. Ông không phải không biết là người Anh và Nga cũng cùng đang theo đuổi các mục tiêu như ông, và ông cũng hiểu rằng ai là kẻ đầu tiên tiến vào Nordhausen và Bleicherode, sẽ là người thằng cuộc. Nhưng ông tin tưởng sẽ không phải là người Anh – và cũng ít hy vọng cho người Nga - sẽ hưởng được trái phi đạn điều khiển có tầm xa đầu tiên, để bảo đảm cho việc dễ dàng đi bước trước trong việc nghiên cứu về hỏa tiễn sau thời chiến. Sự đề quyết của ông càng vững tin hơn khi ngày 1 tháng 4 năm 1945, ông hay tin các phân đội tiền phong của Đạo quân thứ I Mỹ đã chiếm Paderborn và đang chuản bị tiến về hướng sông Elbe. Và Nordhausen với Bleicherode, cách Paderborn 145 cây số, hiện đang nằm trên trục tiến quân của sư đoàn Lucky Spearhead tức Sư đoàn 3 thiết giáp Mỹ.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2020, 08:41:23 pm

       
9 - KHO TÀNG CHÔN GIẤU


        Ngày 1 tháng 4 năm 11945, nhằm ngày chủ nhật lễ Phục sinh, ở Bleicherode, Von Braun hay tin các chiến xa Mỹ đã đến Muhlhausen, cách 20 cây số về phía Nam. Đây chỉ là một tin đồn giả tạo, nhưng viên kỹ sư thì không biết như vậy. Tuy nhiên, ông cũng hiểu được ngày tàn của cuộc chiến đã thấy rõ. Chính Hitler, cũng ý thức được điều này. Hiện giờ, vị lãnh tụ Đảng Quốc xã chỉ còn là một kẻ tầm thường, một con bệnh run cơn, vì lâm độc do nhiều chất thuốc của bác sĩ Morell, vị y sĩ riêng của ông. Ông đã phí mất thời giờ để trút sự phẫn nộ lên các vị tướng lãnh, sau cuộc mưu sát hụt. Cho rằng dân tộc Đức đã không biết vươn mình trước thách đố của lịch sử và hậu quả là phải bị diệt vong, nên ngày 19 tháng 3, ông đã ra lệnh cho lực lượng S.S. và Quân đội phá hủy tất cả cái gì gọi là có giá trị dưới mắt kẻ thù, gồm cả các phòng thí nghiệm nghiên cứu và hồ sơ kỹ thuật.

        Albert Speer, Tổng trưởng Bộ Vũ trang và phát triển chiến tranh, đã cố gắng giãi bày, nhưng Hitler lại xung thiên kêu thét: “Nếu thua trận, thì còn gì là quốc gia. Tốt hơn hết là hủy diệt tất cả, cả chúng ta nữa, vì nước ta trở nên yếu kém và tương lai sẽ tùy thuộc vào kẻ mạnh, vào các nước phương Tây. Vả chăng, những ai còn sống sót sẽ chỉ là những kẻ hèn kém, vì các người dũng liệt đã bị giết cả rồi!”

        Hay tin chỉ thị “tiêu thổ” này, Von Braun có cảm giác rằng Speer sẽ không mong gì ngăn cản được bọn S.S. thi hành lệnh – ông biết không ai có thể cản được họ san bằng các thiết trí ở Nordhausen và Bleicherode, nhưng ông có rằng các cơ sở này không quan trọng bằng các bộ óc của nhóm Peenemunde bằng các tấn tài liệu với các tinh hoa của nó, một công trình của các chuyên gia: có ít lắm cũng 65.000 kiểu hình vẽ để chế tạo hỏa tiễn A4 đầu tiên. Vấn đề không phải là việc Đức Quốc xã hay lực lượng S.S. hay Fuhrer chưa bị hủy diệt, vì cả ba đã thuộc về quá khứ, mà vấn đề chính là hỏa tiễn và tài liệu kỹ thuật, chính chúng phải thuộc về tương lai. Do đó, Von Braun quyết định không tuân lệnh Hitler để bảo toàn các dự án của V2, đã tạo nên kho tài liệu khoa học duy nhất trên thế giới. Dornberger cũng đồng ý kiến như vậy và cả hai người không giấu giếm để liều lĩnh tỏ ra các nỗi ưu tư trầm trọng bên cạnh đám S.S.

        Tiếng đồn cho biết có sự xuất hiện của thiết giáp Mỹ ở Muhlhausen, là động cơ thúc đẩy Von Braun phải hành động gấp. Ông cho mời Dieter Huzel và Bernhard Tessman đến. D. Huzel là kỹ sư điện, bị động viên như một tên lính thường hồi năm 1942, ông ta được sử dụng như là tài xế xe vận tải ở mặt trận Nga. Về sau, ông được thuyên chuyển đến Peenemunde và dù chưa bao giờ giữ một vai trò nổi bật nào, ông ta được làm tùy viên cho Von Braun. Còn Tessman, một cộng sự viên có kinh nghiệm, có trách nhiệm về các giàn phóng ở Peenemunde.

        Von Braun giao cho 2 người này một nhiệm vụ hết sức đặc biệt lẫn khó khăn: gom tất cả các tài liệu kỹ thuật căn bản của V2 ở Nordhausen, Bleicherode và các vùng phụ cận, chở tất cả trong các xe vận tải và cất giấu chúng vào một nơi nào đó. Von Braun chỉ xác định với Huzel: “Điều tốt hơn hết tất nhiên là chỉ tìm giấu nơi nào đó, như là cái mỏ ẩn khuất hay một cái hang. Ngoài điều này, tôi không còn ý kiến gì rõ rệt. Chúng ta không nên làm mất thì giờ nữa.”

        Cũng ngay hôm chủ nhật lễ Phục Sinh ấy, Hans Kammler cũng hay tin vào lúc xế chiều quân Mỹ đã đến gần Nordhausen và Bleicherode. Tướng Kammler không những là ủy viên đặc biệt của chương trình hỏa tiễn V, mà ông ta còn là đặc ủy của dự án, có mục đích “phá vỡ sự khống chế không gian” và cũng là tổng ủy viên của chương trình máy bay phản lực. Vì không còn vấn đề phóng phi đạn V, nên Kammler đã dồn mọi nỗ lực vào những cố gắng khác, nhưng bất kể các cố gắng đầy nhiệt tình của ông ta, không phận Đức vẫn bị oanh tạc cơ Đồng Minh khuấy động dữ dội.

        Tướng Dornberger có ghi: “Đêm như ngày, Kammler bươn chải khắp nơi, từ một giờ sáng, đã có các phiên họp ở nào nào đó trong dãy núi cổ Harz, hoặc là, chúng tôi gặp ông ta vào lúc nửa đêm trên xa lộ và sau một câu chuyện chớp nhoáng, ai về đường nấy để lo công việc. Chúng tôi đang là con mồi của một căng thẳng thần kinh khủng khiếp. Phần vì bực tức, phần lại làm việc quá mức, chúng tôi không còn lo ngại để giữ lời gì nữa”. Khi Kammler muốn đi đâu, ông ta bắn một tràng tiểu liên để đánh thức các sĩ quan cận vệ của ông đang thiu thỉu ngủ. Ông ta bảo: “Tụi nó không cần ngủ! Tôi cũng vậy, tôi không thể ngủ được!”


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2020, 11:56:46 am
   
        Xảy ra một câu chuyện bất ngờ giữa Kammler và tên hầu cận của ông ta, Thiếu ta S.S. Stack, khiến Dornberger hiểu được rằng, tâm trạng của viên đặc ủy đã thay đổi: ông ta không chỉ là con người dễ bị kích động, mà còn là con người đang tuyệt vọng nữa. Theo Dornberger, Kammler đã ra lệnh cho Stack luôn ở cách phía sau ông ta khoảng 10 thước, khẩu tiểu lên cầm tay: nếu tình thế đến không còn lối thoát, viên Thiếu ta cận vệ được lệnh hạ ông bằng một loạt đằng sau ót.

        Đây không phải vô cớ mà Kammler sợ cuộc tiến quân của Mỹ vì đích thân ông ta đã sử dụng nhân công hai trại tập trung cho chương trình hỏa tiễn V. Ông có hai trại nằm trong vùng Nordhausen, một ngay ở tại Nordhausen, còn trại thứ hai ở Dora, cách vài cây số về phía Nam. Lúc cơ xưởng ngầm hoạt động đều đặn, thì có khoảng 22.000 tù nhân được sử dụng tại trung tâm sản xuất (Mittelwerke). Vào thời kỳ đó, bọn người này tương đối còn được đối xử tử tế, nhưng các điều kiện sống đã tệ hại dần từ hai tháng nay: đáng chú ý là ở Nordhausen, có hàng ngàn tù chính trị và những thành phần bị khai trừ khác đã không còn dịp để làm công việc sản xuất nữa. Vậy khi người Mỹ đến giải thoát các trại tập trung ở Dora và Nordhausen, tất nhiên họ sẽ xử tội người có trách nhiệm về các sự dã man mà họ khám phá ra được. Và người đó chính là Kammler vậy, ông ta biết rõ thân phận mình. Tuyệt vọng vì lý do vừa nói, nên ông ta cho lệnh bọn S.S. rút ra khỏi hai căn trại đó, hạ thủ và chọn tất cả các tù nhân không thể chuyển đi nơi khác được.

        Tuy vậy, Kammler không phải không còn chút hy vọng nào! Ông ta luôn vẫn là người ăn nói rất tài tình và khôn ngoan, chính nhờ cái tài thiên phú đó mà ông có thể chiếm được ngôi vị của một ủy viên đặc biệt, mặc dù ông ta thiếu hẳn hiểu biết về kỹ thuật. Ông không có ý để cho người Mỹ bắt và giữ, vì ông ta tính sẽ rời khỏi Nordhausen khi kẻ thù vào được đến đây. Nhưng thật ra, ông đã nghĩ đến một quỷ kế và quyết đem thi hành vào ngày 1 tháng 4 năm 1945.

        Năm trăm chuyên viên xuất sắc nhất sẽ được tuyển chọn trong số khoảng 5.000 kỹ thuật gia hỏa tiễn đang trú ngụ với gia đình họ tại vùng Nordhausen. 500 người này sẽ được gởi đến một nơi cách xa chừng 600 cây số, trong vùng núi “Aples bavaroises”. Theo bảo vệ, có một đoàn hộ tống hùng hậu của lực lượng an ninh S.D. (tức một bộ phận của S.S). Kammler sẽ sử dụng họ như là các con tin: ông ta sẽ thương lượng với người Mỹ  hoặc với bất cứ một đại cường nào, để chuộc mạng ông ta bằng sự trao đổi lấy toán chuyên viên đầu tiên của Đức về ngành hỏa tiễn. Nếu các toan tính này không đạt được, các chuyên gia sẽ bị hy sinh, để các bộ óc khoa học không bị lọt vào tay đối phương, cho kẻ thù của Đức Quốc xã sử dụng.

        Kammler báo cho Von Braun biết là ông ta sẽ lên đường với 500 cộng sự viên chính yếu của ông bằng chiếc tàu hỏa đặc biệt của ông ta, để ẩn náu trong vùng “resduit alpin”, một phòng tuyến cuối cùng của quân Đức. Ông ta định rằng Fuhrer và tất cả các sư đoàn S.S. cũng đang trực chỉ về nơi đó, để chỉnh đốn lại cho một lần phản công sau chót và cũng sẽ là cuộc tấn công của chiến thắng. Các cuộc nghiên cứu về hỏa tiễn sẽ được tiếp tục trong trại lính cũ Oderammergan. Các chuyên viên kỹ thuật sẽ đặt dưới sự bảo vệ của một phân đội đặc biệt S.D. Người ta phải lên đường lập tức. Vì thời giờ cấp bách, các gia đình và vật liệu phải để lại tất cả.

        Von Braun biết rằng Kammler rất khôn ngoan khi nghĩ đến vùng “resduit alpin” và ông nghi rằng nếu viên đặc ủy muốn các chuyên gia quan trọng này tề tựu lại dưới sự kiểm soát của S.S. ấy là vì ông ta có mưu tính gì thâm độc trong đầu. Nhưng phản kháng bằng cách biểu lộ tâm trạng hiện tại, sẽ không lợi ích gì, vì Kammler luôn vẫn cao tay trên quyền thế của ông ta, ngay như nếu thế lực này bị tiêu ma đi nữa, ông ta vẫn có thể hỏi tội tất cả những ai không chịu cúi đầu vâng lệnh của ông ta. Thế nên Von Braun nghĩ tốt hơn hết là nên tuân phục: từ hai cái dở nên chọn cái nào ít dở nhất. Nếu không có phương tiện, người ta vẫn có thể thực hiện được vài cuộc nghiên cứu nơi vùng “resduit alpin” này. Và thật giống như Kammler, Von Braun nuôi các hoạnh định tương lai: một kế hoạch, mở đường cho một cuộc bành trướng vĩ đại về hỏa tiễn, sau cuộc sụp đổ của Đức Quốc xã, và sau cuộc chiến. Viên kỹ sư tin rằng trong núi “baravois”, ông sẽ có thể tìm dịp thoát khỏi sự “bảo vệ” của bọn S.D. và bước vào hành động. Còn Dornberger mặc dù không còn làm việc trong khuôn khổ của chương trình hỏa tiễn, chính ông cũng đã định trốn thoát về một làng của dãy núi Aples, gần những nơi có người của toán kỳ cựu Peenemunde trú ngụ. Không tin được ở Kammler và bọn S.S. nên ông theo toán quân của quân đội Đức (Wehrmacht).

        Danh sách 500 nhà khoa học và kỹ sư được lập ngay chiều ngày 2 tháng 4 năm 1945. Họ từ giã gia đình và lên đường bằng chiếc Vergeltungs-Express, chiếc xe lửa “tốc hành báo phục”, cũng là tên đặt khá mỉa mai cho chiếc tàu hỏa đặc biết của Kammler: với chiếc đầu máy tối tân, kéo theo 12 toa có giường ngủ và 1 toa làm “restaurant”, được cung cấp thật dồi dào các món ăn lựa chọn và rượu ngon, vì vị ủy viên đặc biệt Kammler là người rất sành ăn và điệu uống. Ông ta sử dụng chiếc tàu hỏa này xuyên Âu châu, từ Peenemunde đến Nordhausen, từ La Haye đến Bá Linh và Blizna, hay bất cứ nơi nào có căn cứ V2. Từ khi các giàn phóng ở Blizna bị giải tỏa, chiếc V.Express cho nằm ụ, để dùng làm nơi trú ngụ của Kammler, các tùng viên của ông ta cùng một số kỹ thuật gia lỗi lạc. Nó thật là tiện nghi khác hẳn với lều cây, sàn gỗ dùng cho lính ở, được dựng lên quanh các trung tâm thí nghiệm.

        Chuyến xe chở 500 chuyên viên dân chính và ở kề bên có 100 vệ binh S.D. vũ trang, đã lên đường nhắm hướng về núi Alpes trực chỉ. Tuy nhiên, Von Braun không đi trong chuyến xe này, vì lớp băng bột của ông bao quanh ngực và tay, nên ông được phép lên đường bằng xe du lịch. Vừa thẳng hướng Munich, ông vừa tự hỏi điều mà tương lai sẽ riêng dành được những gì! Nhất là ông thắc mắc không hiểu Huzel và Tessman có hoàn cảnh được công tác cất giấu các tài liệu V2 hay không!


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2020, 01:29:45 pm
       
*

*      *

        Buổi sáng hôm ấy, trời mưa, nhằm ngày thứ 3 tháng 4 năm 1945, có một chiếc vận tải đặc biệt do một người lính mặc đồng phục lái, đang quanh quất bò dọc con lộ nhỏ ngoằn ngoèo trên quần sơn Harz. Dieter Huzel ngồi cạnh bên tài xế, còn B. Tessman theo với 7 người lính khác chia nhau ngồi trên 3 chiếc xe chuyên chở, trọng tải 3 tấn, hiệu Opel. Có hai chiếc trong đoàn xe này có mang móc hậu. Trong xe được chứa đầy tài liệu V2 mà Huzel cho là: “rất thiết yếu cho công việc theo đuổi của chúng ta”.

        Tất cả các văn kiện nào không quan trọng đều bị đốt cả. Từ sáng sớm, Huzel và Tessman đã để hết thì giờ vào việc coi sóc cho vô thùng và chuyên chở các tài liệu mấu chốt: 14 tấn giấy tài liệu! Để dễ nhận biết sau này, các số hiệu được đóng trên hông các thùng, bằng khuôn chữ.

        Huzel được cử làm trưởng đoàn xe, nhưng ông lại không biết vị trí nào sẽ được chọn làm nơi cất giấu tài liệu. Lúc rời Nordhausen, Von Braun có trao cho một giấy thông hành đặc biệt, xác nhận rõ sứ mệnh về hồ sơ mật và yêu cầu sự giúp đỡ rộng rãi của các giới chức thẩm quyền địa phương. Nhưng Von Braun còn thêm: “mọi sáng kiến đều tùy thuộc ở bạn”.

        Huzel định đến Claustral, cách đấy chừng 45 cây số, để hỏi thăm trụ sở Quản trị khu hầm mỏ, xem có cái hang lớn nào hoặc đường hầm nào bỏ hoang ở trung vùng. Núi đồi quần sơn Harz có một vẻ đẹp hoang sơ và buồn ngấm. Đấy là một dãy liên tiếp các đường khe, dốc núi, có những khu rừng rậm, có các thôn con bên sườn núi cheo leo, lơ lửn mấy ngôi nhà gỗ cũ kỹ. Một số các địa phương này là các phố thị nghỉ mát, một số khác, từ nhiều thế kỷ qua, đã là các địa điểm khai thác mỏ đồng, chì, bạc và sắt. Ba chiếc vận tải chở nặng, chạy chầm chậm. Đã nhiều lượt họ phải chui trốn dưới tàng cây, để ẩn thoát các phi cơ săn giặc của địch. Đến giữa trưa, họ tới một xóm nhỏ nằm trên một thung lũng eo hẹp, cách Claustral chừng 7 cây số. Ở đây có vẻ thuận tiện để trốn phi cơ giặc. Huzel một mình đến sở hầm mỏ. Tại đây, người ta bảo với ông rằng, không có nơi nào trong vùng này có thể thỏa mãn cho ông được. Ông đang cần một đường hầm bằng phẳng có thiết bị một đường sắt, nhưng tất cả các khu mỏ lân cận chỉ có mỗi một cái giếng hầm thẳng đứng. Hơn nữa, cái mỏ này hiện đang khai thác, làm sao công việc thoát khỏi cặp mắt của hàng trăm thợ mỏ làm công việc ở đó. Một trong các kỹ sư hầm mỏ khuyên ông đến phân cuộc Goslar cách đấy khoảng 25 cây số, có thể sẽ gặp may mắn hơn. Huzel vừa lo ngại cho các xe vận tải đang chờ đợi, vừa lo chạy gấp đến Goslar. Và lần này nữa, người ta lại trả lời với ông là ở đây không có gì để giúp ông được: tất cả các khu mỏ đá nhét đầy tài liệu của chính phủ được mang đến từ Bá Linh. Vì nóng lòng nên giận dữ, ông thét lên: “Tôi có ở đây với số tài liệu quan trọng nhất của nước Đức hiện có, mà tôi cũng không thể tìm được một chỗ nào để cất sao!” Ngay lúc đương còn giận, ông bước ra cửa thì người đối thoại vừa rồi gọi ông lại: ông ta vừa nghĩ đến một khu mỏ cổ hoang ở làng Dornten, cách đây chừng 15 cây số trên dãy núi ngang của quần sơn Harz về phía Bắc. Tuy nhiên, nơi đó có thể rất thuận lợi cho khách.

        Hai người này gấp rút chạy nhanh đến Dornten. Trước mặt họ, có cái tháp của một giếng hầm thẳng đứng, được dựng lên đúng vào lằn ranh của một xóm nhỏ, nhưng xa hơn chút nữa, họ thấy được ngõ vào của một khu mỏ bằng phẳng, được mở ra ngang sườn đồi, hơi lài dốc. Việc khai thác đã ngưng hoạt động từ lâu, vì khoáng chất ở đây chứa thành phần chất sắt rất kém, khó có thể sinh lợi khá được. Thế nên không mấy ai chịu sống ở đây, ngoài một đôi vợ chồng già, làm gác dan khu mỏ này; đó là gia đình Bebelung.

        Khi Huzel trình bày với ông ta rằng ông muốn được gởi vào kho các tài liệu quân sự rất bí mật và thật quan trọng. Nebelung được toàn quyền quyết liệu. Tuy nhiên, viên kỹ sư không đả động gì đến việc nói rõ cho ông biết các tài liệu ấy là tượng trưng cho tất cả vốn liếng hiểu biết hiện nay trong lãnh vực phi đạn điều khiển xuyên lục địa. Cả người đại diện các khu mỏ đang cùng đi với ông cũng không hay biết gì cả. Người gác dan già trao cho các vị khách loại quần áo làm việc, nón, đèn của thợ mỏ và dẫn họ tới khu mỏ.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2020, 04:12:05 pm
 
        Ba người đi sâu vào đường hầm cái, được phân nhánh bằng nhiều đường hầm phụ. Khi bọn họ vào được vài trăm thước dọc theo con đường sắt trong hầm, Nebelung dừng lại và chĩa thẳng chiếc đèn soi vào một con đường hầm phụ, ông ta nói: “Ở cuối nhánh đường hầm này có một gian phòng trống và khô ráo, trước kia dùng làm kho chứa chất nổ”. Vào được khoảng 100 thước, bộ ba đến trước chiếc cửa sắt thật nặng nề. Người gác mở cửa: gian phòng cao khoảng 3 trước 50. Huzel cho rằng gian hầm này “rất thích hợp”. Nhưng còn một vấn đề: với sự trợ giúp của Tessman và 7 người lính, làm sao để đem được 14 tấn thùng hồ sơ đến cửa vào đường hầm, trước khi quân Mỹ đến đây, khi bọn địch chỉ còn cách 45 cây số và đang tiến rất nhanh chóng lại gần?

        Nebelung cho ý kiến: có mấy cái toa chở đất và một đầu máy xe lửa điện. Đã nhiều năm rồi, chúng không được sử dụng, nhưng có thể sạc điện trong lúc ban đêm để sáng ngày hôm sau, có thể cho chạy được. Huzel đồng ý ngay đề nghị này – không có sự lựa chọn. Đoạn, ông vội vã trở lại thung lũng hẹp, nơi đang chờ đợi 3 chiếc xe vận tải. Đến nơi, ông tạm yên tâm khi thấy bọn họ vẫn còn ở đó. B. Tessman và ông sửa soạn lên đường. Các xe vận tải đến một hầm đá hoang phế, cách Dornten độ 8 cây số. Từ vị trí này, các xe, từng chiếc một, lại gần khu mỏ vào chập tối.

        Tuy nhiên, Huzel không muốn các người lính biết đúng nơi chôn giấu, vì họ có thể sau đó bị người Mỹ bắt và phát giác với kẻ địch, nơi chôn giấu tài liệu của ông. Thế nên, ông quyết định tự lái chiếc xe thứ nhất và Tessmann cùng đi với ông. Còn toán lính sẽ bị đóng kín ở phía sau xe. Khi chiếc xe thứ nhất xuống hàng xong, ông trở lại hầm đá, tự lái chiếc thứ hai, và công việc tuần tự được tiến hành như trước.

        Trong suốt đêm ngày 4 tháng 4 năm 1945 và thêm một phần buổi sáng đẹp trời ngày 5, người ta đã xuống hàng từ các chiếc xe vận tải, cho đem các thùng tài liệu lên các toa chở đất. Các toa này được đưa đến cửa vào đường hầm phụ. Và nơi đây cả 9 người, mồ hôi ướt đẫm và phải vất vả lắm mới đem được các thùng hồ sơ đến kho chứa chất nổ trước kia. Huzel nói: “Chúng tôi đã làm việc gần đến 11 giờ sáng. Thật là mệt dừ. Các thùng thì quá nặng, mà đường hầm lại chật hẹp và dốc lên.”

        Khi chiếc thùng cuối cùng đặt vào vị trí – gian phòng nhỏ đã gần đây – ông nghĩ: “sứ mệnh đã hoàn thành”. Giờ bỗng nhiên, tôi mới cảm thấy mỏi mệt, nhìn quanh tôi, sự mệt lả của chính tôi đã phản ánh được nét dáng của các người khác. Các bạn tôi, kẻ ngồi xổm dưới đất, người đứng thẳng, lưng đều tựa vào tường, tay đặt lên đùi, mồ hôi chảy giọt và hoàn toàn rũ liệt.

        Chín người kiệt sức này rời khỏi chiếc hầm để lo tắm và ăn lót dạ. Nebelung nhận lo việc bắn cốt mìn để lấp gian hầm này lại. Và trong đêm 5 tháng 4 năm 1945, Huzel, Tessmann và các người lính đã rời khỏi nơi đây để đến một làng kế cận. Sáng hôm sau, Huzel còn trở lại khu mỏ Dornten. Ông thấy rằng, việc bắn cốt mìn “chưa được hoàn bị lắm. Các tảng đá rơi từ nóc đường hầm đã chắn cản lối đi, nhưng người ta vẫn có thể trèo lên dễ dàng để đến tận nơi cất giấu”. Ông khẩn khoản yêu cầu Nebelung thực hiện một cuộc ném tạc đạc lần nữa.

        Sau khi ông đi rồi, người gác dan lo nhiệm vụ được giao phó. Lần này, tôi vào gian phòng đã bị lấp kín hoàn toàn. Các tài liệu bây giờ đã trở thành một kho tàng bị chôn lấp. Đối với tất cả những ai còn xa lạ với loại hỏa tiễn có tầm xa, thì khu mỏ Dornten chỉ là nơi ẩn tàng 14 tấn tài liệu kỹ thuật. Nhưng đối với các người khác, thì các tài liệu này biểu trưng cho 13 năm tìm tòi độc nhất trên thế giới, các đồ án của một thứ vũ khí mà công việc thực hiện đã đòi hỏi nước Đức một sự phí tổn tương đương với từ 2 đến 3 tỷ đồng quan.

        Ngày thứ bảy, nhằm 7-4-1945, Huzel và Tessmann lên đường về. Ngay lúc ấy thì đạo quân thứ 9 của Mỹ cũng vừa đến vùng Dornten. Hai người về đến Bleicherode. Chỉ có họ biết được địa điểm chôn giấu của kho tàng, còn các người lính theo giúp họ, vẫn bị nhốt kín đàng sau xe vận tải từ lúc đi cũng như đến lúc bận về. Còn Nebelung và các người ở Goslar biết rõ các tài liệu được gởi vào kho hàng trong khu mỏ đó, nhưng họ hoàn toàn không biết tính chất của loại tài liệu này. Huzel và Tessmann không chần chờ lâu ở Bleicherode. Điều mà ngày 1 tháng 4 năm 1945 người ta cho là một tin đồn giả tạo, nay đã thành sự thật: quân Mỹ đã tới rồi. Ngày 9 tháng 4, Tessman lên đường đến núi Alpes để tìm lại Von Braun và 500 chuyên viên qui tụ trong vùng “réduit alpin” dưới sự canh chừng của bọn an ninh S.D. Huzel rồi cũng sẽ đến đó sau khi tạt ghé vào Bá Linh để thăm vị hôn thê đang ở đấy.

        Ngày 10 tháng 4 năm 1945. Tất cả hoạt động ở Mittelwerke đã đình hẳn. 4.500 kỹ thuật gia còn ở lại, trở về nhà họ ở rải rác trong các làng quanh Nordhausen. Các thiết giáp xa Mỹ đã tới Esspechenrode, chỉ còn cách cơ xưởng ngầm khoảng 10 cây số. 


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2020, 07:09:04 pm

10 - NORDHAUSEN THẤT THỦ

        Ngày 10-4-1945, các đơn vị tiền phong tức các toán Task Force của sư đoàn 3 thiết giáp Mỹ, đã tới Espchenrode. Và Nordhausen chỉ là một thành phố nhỏ, sẽ bị chiếm giữ vì nó nằm trên trục tiến quân của quân đội Mỹ đến sông Elbe, nơi quân Mỹ phải tiếp giáp với Hồng quân Sô Viết.

        Sư đoàn 3 thiết giáp là thành phần của đoàn quân đổ bộ Normandie. Nó đã xuyên qua đất Pháp và ngày 25 tháng 3, sư đoàn này đã thiết lập một vùng đầu cầu tại Remagen. Buổi chiều ngày 30 tháng 3, trong khi vùng La Ruhr đang trên đà bị công hãm, thì vị tư lệnh của sư đoàn Lucky Spearhead là tướng Maurice Rose bị tử thương sau cuộc đụng độ dữ dội với chiến xa Tigre và Panther của Đức!

        Giận dữ vì chủ tướng bị sát hại, sư đoàn này hùng hổ xông quân đi trước và đến ngày 9 tháng 4 đã vượt qua sông Weser cách Nordhausen 70 cây số. Nhưng không có một ai trong các người lính của đoàn quân chiến xa, cũng không ai trong toán lính lục quân của sư đoàn 104 bộ binh, có biệt danh là sư đoàn Timberwolf, đang trợ lực cho sư đoàn 3 thiết kỵ, được nghe nói đến tên W. Von Braun hay tên W. Dornberger cũng không nghe nói đến cơ xưởng chế tạo đặt ngầm của Mitlel Werke chắc hẳn là người ta có nghe biết đến hỏa tiễn V2, nhưng đến tháng 4 năm 1945, thì V2 gần như chỉ còn trong ký ức - đây là các tiếng nổ ly kỳ đã tàn phá các thủ phủ Luân Đôn (Anh) và Bruxelles (Bỉ) trong kỳ mùa Thu và Đông vừa qua. Bởi lý do thiếu hiệu lực chính xác của loại vũ khí hoạt động tầm xa của nó, V2 không được sử dụng trên các chiến trận và lính Mỹ (GI) chỉ lo ngại về loại chiến xa "Tigre", mìn và đại bác 88 nhiều hơn vì hiệu quả về sát hại của chúng.

        Không một chuyên viên tình báo khoa học nào, cũng không có nhà bác học dân sự nào được theo các toán tiền phong Task Force của sư đoàn 3 thiết giáp đang tiến về Espchenrode, và Nordhausen, khi mà bất cứ nơi nào Lucky Spearhead giẫm chân đến, sư đoàn này đều nhanh chóng làm chủ tình hình. Sở dĩ có sự kiện trên là vì các gián điệp khoa học chỉ làm vướng bận cuộc điều binh, gây trở ngại cho công việc thiết yếu của các nhà chỉ huy quân sự là tiêu diệt cho được các lực lượng Đức và sớm chấm dứt cuộc chiến. Quân Anh và Nga, họ cũng vậy, đều không muốn các viên điều tra kỹ thuật ở trong vùng giao tranh. Ngày 10 tháng 4, đơn vị tiền phong Task Force của Đại tá Welborn đã chạm phải một sự kháng cự vừa bất ngờ, vừa đẫm máu trong làng Espchenrode: 6 đại đội ưu tú có đặt cán bộ sĩ quan cuồng tín s.s. bên trong, được Kammler gởi đến để làm chậm lại cuộc tiến quân của Mỹ, đã phải bị thanh toán bởi đoàn thiết giáp, các p.47 Thunderbolt và lực lượng bộ binh, trong các trận đánh thật ác liệt khi phải chiếm từng ngôi nhà. Trận chiến kéo dài trong 4 giờ.

        Sáng sớm hôm sau, đơn vị B của Tướng Truman Boudinot tiến vào Nordhausen. Nơi đây, chỉ gặp một sự kháng cự cầm chừng. Hai cánh quân tiền phong của Task Force, cánh xung kích mạn Bắc của Đại tá Welborn, và cánh phía Nam của Trung tá Lovelady, đã gặp lại nhau gần cùng lúc tại trung tâm thành phố, đang bị đổ nát trong khói bụi mịt mờ. Lucky Spearhead được lệnh đợi sư đoàn 104 bộ binh đến thay, rồi mới tiếp tục tiến quân về phía Đông. Đối với người của sư đoàn 3 thiết giáp, Nordhausen rồi chỉ là một câu chuyện đã qua.

        Song, Đại tá Welborn được cơ quan thám báo cho biết trước rằng ông "phải đề phòng có một sự gì hơi bất thường trong khu vực Nordhausen". Tướng Boudinol và Trung tá Lovelady cũng nhận được một sự lưu ý như vậy. Cả ba ông này đều để ý đến tính cách có chút gì bí hiểm của nguồn tin trên; và đã từng là những chiến binh già giặn, họ biết qua sự kinh nghiệm - một kinh nghiệm được trả rất đắt giá - là đã bao lần, các sở tình báo và bộ tham mưu thường hay bị lầm, nên họ không thể bị chi phối vào sự quan trọng hóa ấy.

        Nhưng, lần này, chỉ trong vòng 20 phút, trước cảnh đổ nát của thành phố Nordhausen, họ cho nhận thấy sở tình báo, nếu đã sai, có lẽ vì nguồn tin bị hiểu theo nghĩa quá gia giảm. Điều mà toán quân B khám phá ra được không phải chỉ là "một cái gì có chút bất thường" như tin đã được lưu ý, mà nó còn là cái gì đã làm cho ngay cả tướng Truman Boudinot phải phát rét", trong khi lính GI (Mỹ) của sư đoàn 8 thiết giáp đã từng xem vị tướng này còn lỳ lợm hơn cả danh tướng thiết giáp Patton.

        Boudinot được dẫn đến một trại tập trung ở Nordhausen để chứng kiến hằng trăm xác chết nằm trơ dưới đất, hoặc sắp lớp trong các liều gỗ "phân nửa trần truồng, miệng há hốc nằm trên bùn, trong cỏ hoặc chất chồng như các khúc củi nằm trong các góc lều hay dưới cầu thang".


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2020, 07:15:47 pm

        Một mùi nồng nặc xác chết tỏa tràn trong không khí. Còn một số "sinh vật" hãy còn sống với "da bọc xương", rách rưới, khấp khểnh tiến lại gần, đưa tay quờ quạng. Ở trại tập trung Nordhausen, có đến hàng ngàn "sinh vật loại người không ra người" như vậy, bên khoảng độ năm ngàn cơ thể đang ở "thời kỳ bị phân rữa ít nhiều".

        Tướng Boudinot chưa bao giờ chứng kiến phải một cảnh tượng ghê khiếp như vậy, và cũng sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng rất thương tâm này! Ông không có ý định trù trừ ở lại Nordhausen, nhưng trước buổi hoàng hôn, ông lại bị rơi vào một cái gì "quái dị" hơn nữa. Cách 4 cây số về phía Tây Bắc của thành phố Niedersachswerfen, Đại tá Welborn và Trung tá Lovelady gặp những hình nhân da boc xương, khoác chiếc áo choàng sọc rằn, nói với họ bằng những ngôn từ không hiểu được. Các thông ngôn dịch lại mấy điều của họ nói là các bộ xương đói rách lang thang này muốn cho người Mỹ biết "có cái gì ly kỳ... quan trọng... ở trong lòng núi...". Hai sĩ quan Mỹ thuận để cho họ đưa tới cửa miệng một đường hầm rộng lớn. Nơi đây, có đường ray chạy sâu vào lòng nui. Các ông này thấy một số các vật dài, sắc nhọn, có gắn 4 tai cánh và được đặt trên sàn phẳng của các chiếc xe vận tải. Họ bèn thông báo tức khắc bằng vô tuyến cho sĩ quan tình báo của đơn vị là Thiếu tá William Castille biết. Khi ông này đến nơi, cả ba đi sâu vào trong đường hầm. Họ biết ngay là họ đang ở trong cơ xưởng ngầm, nơi đã chế tạo loại vũ khí V.

        Castille có cảm tưởng như đang lạc vào "hang động của vị phù thủy nào". Hai đường hầm song song, dài khoảng gần 2 cây số, được đào sâu trong núi đá. Các bộ phận của V1 và V2 được chất thành những lớp lang đều đặn. Những đường hầm phụ nằm ngang được trang bị các dụng cụ và máy móc điều chỉnh. Điện thoại, quạt máy, và đèn điện ở đây hoạt động không ngừng. Cả một cơ sở ngầm vĩ đại và rất phức tạp hãy còn nguyên vẹn. Theo vẻ bề ngoài của nó, thì có lẽ các chuyên viên, và những người có nhiệm vụ bảo vệ đã rút đi, để lại nguyên vẹn cơ sở này. Castille thông báo ngay sự khám phá đặc biệt này cho tổng hành dinh Sở Tình báo quân đội, đặt bản doanh tại Ba Lê, và các người ở đây đến phiên họ, cũng báo cho các toán chuyên môn của ngành Quân cụ, hiện đang đặc biệt quan tâm đến vũ khí V.

        Ngoài ra, Castille, Welborn và Lovelady còn bắt gặp một nơi mới nữa cũng rất khốc liệt: trại tập trung Dora. Mỗi sáng sớm từ 4 giờ, các tù nhân ở Nordhausen lên đường đến cơ xưởng ngầm, nhưng Dora thì ở tại khu vực của cơ sở. Hằng hà tù nhân đã bị điên điên khùng khùng, vì đói khát, đã đón mừng các người Mỹ với một nỗi vui cuồng loạn. Năm người trong bọn họ muốn công kênh Trung úy Gontard, nhưng họ lại yếu đến độ không đưa nỗi người Mỹ này lên vai họ. Các toán quân y cấp tốc điều động đến Dora. Hàng ngàn kẻ đáng thương kia được khẩn cấp chở đến nhà thương bằng cáng hay xe hồng thập tự. Còn xe ủi đất của công binh, đào các hố khổng lồ để chôn hàng trăm xác chết. Sự hiện diện của người Mỹ ở đây đây đã tạo nên một hỗn loạn và bọn S.S. trong khi lo bôn tẩu, không còn kịp thi hành các chỉ thị của Kammler nhằm tiêu hủy tất cả các chứng tích tàn bạo của trại tập trung.

        Ngày hôm sau, 12 tháng 4 năm 45, khi có sư đoàn 04 bộ binh đến thay, sư đoàn 3 thiết rời Nordhausen và tiếp tục cuộc hành trình về phía Đông, theo hướng Sangerhausen và Saale. Các hình ảnh gợi lại những gì đã chứng kiến trong hai trại tập trung của tử thần, làm cho lính thiết kỵ của sư đoàn 3, càng trở nên giận dữ, trong những trận đánh sau cùng của cuộc chiến.

        Đại tá Trichel, chỉ huy trưởng phân bộ hỏa tiễn của Ngũ Giác Đài, từ tháng 3, đã yêu cầu Đại tá Toftoy trưởng ban tin tức kỹ thuật của ngành Quân cụ ở Ba Lê, cho gởi về White Sands, 100 hỏa tiễn V2. Toftoy đã đoán trước rằng Mittelwerke sẽ nằm trong tay của sư đoàn Timberwolf, nhưng cho đến giờ này, ông cũng chưa tìm được dù chỉ một chiếc V2 thôi, ở tình trạng sử dụng được, vì quân Đức đã phóng tất cả các hỏa tiễn của họ, theo nhu cầu cung ứng cho trường bắn. Từ nay về sau, người Mỹ và chỉ có họ thôi, là sở hữu chủ của tất cả các cơ xưởng hỏa tiễn này.

        Đem các V2 ra khỏi nước Đức đầy hỗn loạn này, nơi cuộc chiến còn đang tiếp diễn, nơi đường sá bị tắt nghẽn cả lối đi, và các đường xe lửa bị phá hủy vì bị oanh tạc, để đưa chúng đến Anvers (hải cảng xứ Bỉ) là cả một sự khó khăn vô kể. Tuy nhiên, vì người Mỹ đã kiểm soát Mittelwerke và tất cả các vùng phụ cận nên Đại tá Toftoy không còn lý do để bảo rằng công tác không thể thực hiện được. Ông lo hoạch định cho chuyển các hỏa tiễn V2 và dành ưu tiên một cho cuộc di tản này.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2020, 07:23:22 pm
        
        Và bây giờ thì Thiếu tá Staver có thể đi vào hành động. Ngày 20-4, ông đến bản doanh của ngành Quân cụ ở Ba Lê, và có ý muốn Nordhausen nếu điều kiện cho phép. Đợi cho vùng Nordhausen được giải tỏa là ông sẽ gởi gấp các kỹ sư dân sự của chương trình Hermès đến tất cả các khu vực đã dứt hẳn sự kháng cự của địch.

        Sở Tình báo Anh đã đưa đến cho ông một bản văn như sau:

        Cios số: - 4/1491
        Ưu tiên: - 01
        Vị trí: - ở khoảng mười cây số về phía Tây-Nam Garmisch - Partenkirchen (Tyrol).
        Hoạt động: - nghiên cứu và thực hiện loại hỏa tiễn và phi đạn điều khiển.
        Nhân sự: - Giáo sư tiến sĩ Wernher Freiherr Von Braun
        - Giám đốc Riedel
        - Tiến sĩ Demant (hoặc Demanz)
        - Kỹ sư trưởng Ludewig (xem nơi số 4/ 95 cho những tên của các vị khác)


        Chú thích: - Phúc trình đáng tin cậy, báo cho biết phần lớn cơ sở nghiên cứu ở Peenemunde (4/95) được mang đến nơi này. Cơ xưởng ngầm được đào sâu trong núi.

        Staver đã đề tên ông Von Braun ngay trên đầu bảng danh sách đen và ông nhăn mặt tiếc rẻ khi hay tin viên Giám đốc kỹ thuật của chương V2 và một số cộng sự viên ưu tú của ông này đã cùng đến Bavière. Nhưng, dù có cuộc di chuyển đột ngột của nhóm người tối ư quan trọng kia, Nordhausen vẫn luôn luôn là mục tiêu căn bản của vị Thiếu tá này. Ông cho rằng hẳn phải có một số lớn các chuyên viên còn ở lại và tất nhiên nhiều tài liệu sẽ cũng được để lại. Vùng "Alpes bavaroises" rồi đến lúc cũng sẽ bị chiếm bởi quân Mỹ, nhưng Staver có lý để tin rằng muốn chiếm được vùng ấy, cũng phải bị mất nhiều tháng nữa.

        Thật vậy, các vị chỉ huy quân sự Mỹ, cho các lời tuyên bố lặp đi lặp lại của Hitler và các chức quyền cao cấp của Đức Quốc Xã là thật, khi họ quả quyết là đã chuẩn bị một cuộc sửa soạn cho cuộc kháng chiến ở tại nút Bavière. Chính Tướng Eisenhower, ngày 11-3-45, đã nhận được một phúc trình mật cho rằng quân Đức đã thiết lập trong núi Alpes, một vị trí kháng cự cuối cùng "mà tính chất của địa thế thực rất khó vào được", và tiếp theo bản phúc trình thì chính nơi đây, được bảo vệ nhờ lợi thế của thiên nhiên và vũ khí bí mật rất có hiệu lực, chưa từng được sáng chế bao giờ, các sức mạnh đã từng dẫn dắt nước Đức cho tới giờ này, sẽ được hồi sinh để chuẩn bị khôi phục lại nước Đức. Cũng chính nơi đây, các chiến cụ sẽ được chế tạo trong các cơ xưởng an toàn trước bom đạn, còn đồ tiếp tế và trang bị sẽ tồn trữ trong các hang ngầm rộng lớn và các phân đội lính trẻ được đặc biệt chọn lựa ra, sẽ tập luyện theo lối du kích để tạo một đội quân bí mật, có nhiệm vụ giải phóng nước Đức thoát khỏi các lực lượng chiếm đóng.

        Tướng Bedell Smith, tham mưu trưởng của Eisenhower, suy tính kỹ càng về một "trận chiến kéo dài", sẽ làm hao nhiều nhân mạng, để chiếm lấy tuyến thủ cuối cùng của Đức.

        Căn cứ vào các viễn tượng trên, Staver hết hy vọng quân đội Mỹ kỳ này tiến được vào vùng mà nơi ấy các chuyên viên hỏa tiễn Đức đang làm việc. Và ngay cả khi quân đội Mỹ bao vây được vùng này đi nữa, thì các chuyên viên kia ắt sẽ liệu cho một cuộc lui trốn lý tưởng từ các thành lũy thiên nhiên rất kiên cố, vì dãy Alpes "austro - bavaroises" là một tiếp hợp các rừng rậm, đầy ổ chim ưng, với nhiều mũi đất cao sừng sững, có tuyết băng phủ mờ. Và trò chơi trốn kiếm nơi đây sẽ kéo dài đến vô tận. Thế nên Staver quyết định đến Nordhausen, nơi đây có lực lượng T của đoàn quân thứ nhất đang trấn giữ. Chờ ngày kia, khi phòng tuyến Alpes thất thủ, chừng ấy ông sẽ tiếp tục cuộc truy tìm ở Bavière.

        Sự gấp rút của Thiếu tá Staver rất chính đáng vì các cơ quan tình báo Anh và Nga cũng đang theo cùng nhịp bước như ông, nhưng có điều là từ rày về sau, họ thật khó có thể thắng lướt được người Mỹ. Dù vậy, Staver lại còn phải đương đầu với một nguy cơ cũng khá trầm trọng, đến từ các cơ quan riêng biệt của quân đội Mỹ. Các toán kỹ thuật của Hải quân và Không quân Mỹ đang tranh giành hoạt động và có thể tước cả công khó của cơ Sở Tình báo Quân cụ. Nắm cho được trong tay loại V2 là mục tiêu số 1 của tất cả các đối thủ hiện giờ.

        Toán cố vấn và khoa học của quân lực, một cơ quan tối mật, do tướng Arnold lập ra và điều khiển bởi giáo sư Theodore Von Karman, đã thu thập được vô số tin tức về các tiến bộ khoa học sau cùng của Đức, trong lãnh vực khí động học. Khi tướng Knerr, phó tổng giám đốc cơ quan chiến lược không lực Mỹ (U.S.S.T.A.F.) ở Âu châu, hiểu rõ tầm quan trọng các khám phá của Karman và toán cộng sự của ông ta, thì vào tháng 3-1945, ông viết cho tướng Spaatz, chỉ huy cơ sở USSTAF: "Việc chiếm giữ các cơ sở khoa học và kỹ nghệ Đức cho biết là chúng ta đã có một chậm trễ đáng ngại trong số các lãnh vực tìm tòi. Nếu chúng ta không nắm ngay cơ hội, để đoạt lấy các vật liệu kia và các bộ óc đã khai sáng ra chúng, và để theo đuổi tiếp các công trình này, thì chúng ta sẽ còn bị trễ nải nhiều năm, đó là lúc chúng ta sẽ phải nghiên cứu lại các chứng nghiệm đã được khai thác rồi".

------------------
        1. Nguyên văn trong sách. Có lẽ Cios sốchỉ số ? - Giangtvx


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2020, 07:37:38 pm

        Khi Robert Lowett, phụ tá Bộ Chiến tranh, đặc trách ngành Không quân, vào đầu tháng 4-1945, đến thị sát các khu chiến ở Âu châu, tướng Knerr có nài nỉ ông giúp lưu ý bên cạnh Bộ Chiến tranh, thế nào để người ta không tra vấn các nhà khoa học Đức bị bắt giữ, và cho mang họ về Mỹ, để họ có thê tiếp tục công trình nghiên cứu của họ ở bên đó. Ông còn đề nghị thêm là nếu cho các nhà khoa học này được di tản với cả gia đình của họ, "không những vì lý do trấn an tinh thần, khi họ thấy gia đình được an toàn", mà còn ngăn cản được người Nga sử dụng các sinh vật quý giá này như các con tin.

        Các lời khuyến cáo trên không được cứu xét ngay nhưng cũng đã gây được một hậu quả trong việc sưu tầm tin tức. Bộ Chiến tranh khởi xét việc có thể nào chấp nhận được một công tác chưa bao giờ có trong lịch sử Mỹ quốc là cho du nhập đông đảo các nhà bác học tù nhân Đức vào nước Mỹ. Kinh nghiệm của họ sẽ rất hữu ích trong cuộc chiến với người Nhật hiện đang còn tiếp diễn lâu dài sau cuộc chiến thắng ở Âu châu. Vả lại, cuộc du nhập này còn cấm ngăn được Nga Sô thừa hưởng các thu hoạch khoa học của người Đức.

        Các điều tra viên, như Thiếu tá Staver, hiển nhiên không thể biết được kế hoạch trên đang được tiến hành ở Hoa Thịnh Đốn, và bọn họ tiếp tục hành sự cho đến cuối tháng 6.

        Bộ Chiến tranh biết người Nga đã dấn thân vào cuộc chiến theo đúng nghĩa của nó, để quyết tâm thực hiện các chương trình dài hạn. Năm 1945 Liên Bang Sô Viết - mặc dù nước này đã lấy được bí mật về bom nguyên tử của Đồng Minh họ, chưa có những hỏa tiễn to lớn, không cả máy bay phản lực, cũng không có tiềm thủy đĩnh thôi lực điện. Vậy mà người Đức đã có hỏa tiễn, có máy phản lực, có tàu ngầm điện: thật rõ ràng là cơ quan tình báo Sô Viết đã cố gắng chiếm cho được các phát minh trên cũng như nhiều khám phá khác nữa.

        Thật vậy, một ủy ban đặc biệt, do Malenkov điều khiển, được lập ra vào cuối năm 1944. Dưới sự bảo trợ của Hội đồng các ủy viên Nhân dân. ủy ban này gồm các đại diện của viện Dụng cụ hàng không (VIAM, của Trung ương Học viện Khí động học và Thủy động học (TSAGI), của viện nghiên cứu Khoa học về trang bị hàng không (NISO) và các kỹ sư thuộc các ủy hội khác, gồm luôn cả những đặc quyền, để có danh sách về nhân sự và các cơ sở thiết trí, họ phải bám theo chân binh đội Hồng quân và điệp viên đang hoạt động tại Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Tiệp Khắc, Áo và Đức. Đến tháng 2-1945, tại hội nghị Yalta, Staline đã đòi một bồi khoản tương đương với khoảng mười tỷ đô la, và các nhóm trên có quyền thu các món nợ.

        Vì người Mỹ đã chiếm được cao nguyên Harz, nơi có liên quan ít nhất là với hỏa tiễn có tầm xa của Đức và các người đã sáng chế ra chúng, nên người Nga sẽ bị vỡ mộng như trước kia họ đã thất vọng ở Blizna và ở Peenemunde. Tất nhiên, Thiếu tá Staver cũng không biết một cách đích xác các ý định của Nga Sô như thế nào, nhưng ông tin rằng người Nga sẽ không chịu thua một cách quá dễ dàng về V2, ngay như nếu chính người Mỹ đã phỗng tay trên. Ông lại còn ngại cả sự ganh đua của người Anh. Thế nên, ông phải cấp bách đến Nordhausen để hoàn thành công tác mà Đại tá Trichel đã giao phó.

        Nhờ người Anh đã cho biết là Von Braun và các cộng sự viên quan trọng đã rút về núi Alpes, nên vị Thiếu tá này, trước khi đi, còn để lại một mật văn, cốt ý để giúp tiến sĩ Richard Porter, trưởng toán kỹ sư dân chính của chương trình Hermès, tiện việc theo dõi.

        Porter, 32 tuổi, sinh ở Salina, thuộc tiểu bang Kansas. Khi công ty General Electric chọn ông để điều khiển chương trình Hermès, ông được xem như là một trong các nhà bác học trẻ sáng chói nhất của Mỹ. Ông đã từng lãnh trách nhiệm hoàn thành hệ thống điều khiển xạ kích điện tử của oanh tạc cơ B.29. Trong khi chờ lúc có thể đảm trách công việc nghiên cứu khoa học về V2 Porter và các cộng sự viên lo nghiên cứu về các mục tiêu khác của phi đạn vô tuyến điều khiển, trong khu vực của Mỹ.

        Staver tin rằng Porter, đang ở bên đại học Heidellberg. Ông muốn là đến khi nào Porter trở lại Ba Lê, ông này sẽ hiểu được là có một số lớn các chuyên viên hỏa tiễn Đức hiện đang ở tại Bavière. Nếu quân Mỹ thành công chiếm giữ được "phòng tuyến cuối cùng của Đức" nhanh hơn người ta mong đợi, thì Porter sẽ được chỉ thị bỏ tất cả các cuộc điều tra khác trong khuôn khổ của danh sách đen và bằng mọi cách, với thời hạn nhanh nhất, tìm cho được Von Braun và các cộng sự viên của nhà bác học này.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2020, 07:46:20 pm

11 - MỘT NGƯỜI TRÊN XE ĐẠP

        Ngày 4 tháng 4 năm 1945, Von Braun đến Oberammergau. Đó là một ngôi làng hiền hòa với những mái nhà cổ kính của nông dân được sơn phết một màu sắc vui tươi và trang trí bằng những cột kèo chạm trổ sắc sảo. Giữa làng, lượn một con sông xinh xắn, sắc nước trong xanh, đời sống ở đây thật thanh bình chưa hề bị vẩn đục vì khói lửa chiến tranh. Nếu nhìn cảnh trí này từ một tấm bưu thiếp, không ai có thể tin rằng sẽ có một biến cố xảy đến nơi đây từ sau năm 1634, đó là năm đã xảy ra câu chuyện huyền bí đầu tiên ở Oberammergau. Bỗng nhiên có hai sự kiện thình lình kéo Von Braun về thực tại.

        Thứ nhất, là vị trí của làng Oberammergau ở ngay trung tâm phòng tuyến cuối cùng. Tuy là một phòng tuyến mà họ đã đặt tất cả niềm tin vào, nhưng ở đây không được bố trí chu đáo để có thể chống lại một cuộc công hãm quyết liệt.

        Thứ hai nữa là phòng tuyến "réduit alpin" này chỉ là một huyền thoại mà Goebbels đã cố gắng tuyên truyền lần cuối cùng. Lẽ ra người ta phải thấy tập trung quanh vùng những binh cơ, quân dụng rầm rộ, đàng này chỉ toàn một bọn S.S. đang phòng thủ và kháng cự mà thôi. Các viên kỹ sư của Elektromechanische Werke được cư trú trong một đồn trại mà xưa kia một trung đoàn bộ binh miền núi đã đóng. Đây là một dinh trại tiện nghi với một cảnh sắc huy hoàng khi trông xuống thung lũng Ammer hay nhìn lên những đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng. Tuy tráng lệ như vậy, nhưng trại này lại bị bao vây bởi một hàng rào kẽm gai và bị canh phòng bởi bọn S.D. mà nhóm chuyên viên thường gọi là "đảng bất lương của Kammler".

        Von Braun luôn luôn chú trọng đến hai việc. Trước hết, là làm sao để tiếp tục nghiên cứu hỏa tiễn trong khi thời gian còn cho phép. Ông thật hài lòng khi thấy bộ máy thổi ở Peenemunde đã chuyển về được. Kochel, sát bên làng Oberammergau, và lại đang ở tình trạng thật tốt. Vào tới đó, trên thế giới không có được mấy bộ máy thổi như vậy, mà cái này lại là cái hoàn hảo nhất. Sau cuộc oanh tạc ngày 17 tháng 8 năm 1943 ở Peenemunde, người ta liền dời nó đi. Nó vừa được đưa tới Nordhausen, khi thì bằng đường bộ, khi thì bằng tàu hỏa, thật là vất vả. Hơn nữa, để điều khiển nó, năm trăm kỹ sư chỉ cần dùng bút chì và giấy trắng mà thôi. Von Braun không lo về những tài liệu về V2, vì ông biết chúng đã được bảo toàn cẩn thận rồi. Ở Nordhausen chỉ có một người biết được chỗ giấu chúng. Đó là Karl Otto Fleischer, vị giám đốc thương mãi cơ quan E.W., là người đã được Huzel và Tessmann thổ lộ bí mật trước khi hai người này lên đường đến vùng núi Alpes.

        Việc thứ hai làm Von Braun bận tâm là làm sao khám phá cho ra những mưu toan của Kammler. Ông nghi rằng Kammler đã gom những chuyên viên lại trong hàng rào kẽm gai để sau này dùng làm một thứ con tin cho địch. Nhưng thật ra ông cũng chưa biết đích xác ý định của Kammler. Trong suốt một tuần lễ, Von Braun không thấy bóng dáng của ông ta đâu cả. Bỗng nhiên một buổi chiều, vị ủy viên đặc biệt này cho vời Braun đến.

        Ông ta đang tạm đóng tại "Tòa nhà của Chúa", tên của khách sạn Alois Lang. Sở dĩ dân ở Oberammergau gọi như vậy vì tên chủ khách sạn là Lang đã thủ vai trò Chúa Jesus trong truyện Đức Jesus thọ nạn. (Sau này, có một tòa án lập lên để bài trừ những tên Đức Quốc Xã. Khôi hài nhất là chính tên đóng vai Judas lại là người độc nhất không phải là đảng viên Quốc Xã).

        Đang ở trong phòng đợi của khách sạn, tình cờ Von Braun nghe lỏm được mẩu đối thoại giữa Kammler và vị tham mưu trưởng của ông ta là Thiếu tá S.S Starck vì hai người đang ở bên phòng kế cận.

        Ettal là một vị trí cách Oberammergau năm cây số, ở đó có một tu viện đã được xây cất từ thế kỷ XIV. Các tu sĩ ở đấy đã chế tạo được một thứ rượu nổi tiếng mà họ giấu kỹ công thức điều chế, gọi là Ettaler Klosterlikor. Thoạt nghe, Braun tự nhủ hai người này chắc đã chếnh choáng vì rượu Ettaler Klosterlikor rồi đây. Họ đang soát lại cách tẩu thoát khỏi tay Đồng Minh sắp tiến đến gần, nhưng coi bộ không có giải pháp nào ổn thỏa cả. Thình lình, Starck đưa ra một ý kiến có vẻ hấp dẫn vị chỉ huy ông ta. Ông ta khuyên Kammler hãy đốt bỏ bộ đồng phục S.S đi, mặc thường phục vào, rồi lẩn trốn trong đám tu sĩ ở viện Ettal là xong.

        Kammler vốn có tiếng hay khôi hài, liền đáp: Lời khuyên này hơi bất thần một chút, nhưng thật ra không phải vô ích, vì tu viện là một nơi ẩn náu lý tưởng và nếu ở đó thì chắc chắn là sẽ không bao giờ phải chết vì khát. Ông ta sẽ có thể giúp các vị tu sĩ dòng Saint Dominique trong việc buôn bán rượu và biết đâu lại không học luôn nghề nấu rượu.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2020, 07:49:58 pm

        Von Braun còn đang tự hỏi: không biết Kammler nói đùa, hay có thật những ý tưởng lạ lùng kia, thì một người lính S.S. tiến đến và mời ông vào phòng kế bên. Trong phòng, Starck đang ngồi cạnh vị úy viên đặc biệt, khẩu tiểu liên ở ngay tầm tay ông ta. Mặt của Kammler có vẻ tươi tỉnh lắm, có thể vì ông ta đã chọn được con đường hiến thân vào Ettaler Klosterlikor, hay có thể vì ông ta đã thành công trong việc bỏ rơi đoàn thiết giáp Mỹ đang hùng hổ tiến vào Nordhausen. Chỉ biết bây giờ ông ta không còn vẻ hốc hác, với cái nhìn của một con thú bị rượt đến đường cùng như mấy lúc gần đây nữa.

        Với đôi vai nở nang nét mặt sắc sảo màu da sạm nắng và trí óc lanh lợi, Hans Kammler có thể là một con người có duyên, nếu ông ta thích như thế. Và hình như ngay ngày hôm nay, ông ta thích như thế. Bằng một cử chỉ rất cảm động, ông ta mời viên kỹ sư một ly rượu, mời ngồi, rồi tỏ ra ái ngại vì sắc thái không được khỏe của Braun và hỏi thăm về bệnh trạng các vết thương. Sau đó, ông ta mới đi vào vấn đề, ông hỏi: Braun và các bạn sắp đặt chỗ ăn ở xong xuôi chưa? Họ có thể nào tiếp tục công việc quan trọng của họ, công việc thiết yếu cho tương lai dân tộc không? Đối với hai vấn đề, Braun đều trả lời lạc quan cả, nên ông ta có vẻ bằng lòng lắm. Ông ta nói thêm rằng: vì chức vụ Tổng ủy chương trình khu trục phản lực nên ông ta bắt buộc phải vắng mặt ở Oberammergau một thời gian vô định. Viên Thiếu tá S.S. Kummer sẽ thay thế ông ta. Ông hy vọng rằng Braun và tất cả chuyên viên dân sự cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với Kummer như đã từng hợp tác với chính ông vậy. Tất cả chỉ có thế và Braun có thể ra về.

        Trên đường về trại, Braun cảm thấy bốì rối hơn bao giờ cả. Không biết Kammler mưu toan gì? Mặc dầu Braun đã coi ông ta là một người đạo đức giả, một lên bịp bợm, nhưng vẫn phải công nhận ông ta là một kẻ thông minh. Không lẽ ông ta cũng thật tình tin tưởng rằng thắng lợi cuối cùng sẽ về tay Đức? Ông ta đặt hết hy vọng ở tuyến "réduit alpin" chăng? Nếu không, chẳng lẽ ông ta lại nghiêm trọng nghĩ đến giải pháp trốn vào tu viện để lánh nạn? Nếu trường hợp này đúng, thì ông ta đã biết rằng chiến tranh sắp chấm dứt và đang muốn dùng những viên kỹ sư làm con tin chăng? Mặc cho Kammler muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, việc trước tiên của Von Braun là phải làm sao cố gắng hết sức đem các cộng sự viên ra khỏi trại, thoát vòng sinh sát của bọn S.D.

        Ông yên trí rằng ngày mai Kammler không còn ở Oberammergau nữa. Sẽ không có một vị sĩ quan đàn em nào của ông ta biết được - hoặc không muốn nói - là ông ta hiện ở đâu. Braun và người bạn già thân thiết Ernst Steinhoff đã bàn tính rất lâu với nhau về cách cứu nguy các chuyên viên hỏa tiễn. Sau cùng, họ đi đến một quyết định và bắt đầu hành động.

        Họ xin yết kiến Thiếu tá Kummer. Ông này thật đúng là một bản sao của Kammler: cũng nhã nhặn, vui vẻ, lịch sự, nhưng thiếu hẳn khả năng hoạt bát và kiến thức thâm sâu của Kammler. Họ đoán là ông ta đang có điều gì bất an, có lẽ là do những trách nhiệm nặng nề và mới mẻ mà người ta vừa đặt lên vai ông nên hai người liền quyết định đánh lớn. Họ bắt đầu bằng lời trấn an Kummer, là họ cũng ý thức được sự quan trọng của sứ mạng ông ta và họ cũng tin chắc rằng quân Mỹ không thể nào hạ được phòng tuyến Alpes mà mọi người đều biết rằng là nơi bất khả xâm phạm.

        Họ tiếp lời: Tuy nhiên, chúng ta nên thành thật nhận rằng những chiếc khu trục phản lực tối tân của chúng ta đã không thể quét sạch được không trung, nên không lực Mỹ vẫn tiếp tục dội bom ồ ạt và bắn phá tùy thích. Và nếu có một trái bom rơi ngay xuống trại chuyên viên thì sao? Phần lớn những kỹ sư đang làm việc để thực hiện một công trình kỹ thuật vĩ đại cho Đế quốc Đức sẽ bị giết. Chính Thiếu tá Kummer sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này! Ông sẽ giải nghĩa như thế nào về thảm họa kia với Kammler và các vị chỉ huy lực lượngS.S.

        Kummer suy ngẫm về những lời lý luận này. Bỗng một phi đội P.47 của Mỹ xuất hiện trên trời. Tức khắc, thái độ lưỡng lự, hoài nghi của ông ta liền trở nên hòa hoãn. Ông nhận rằng Von Braun và Steinhoff có lý. Nhưng mà ông ta biết làm sao bây giờ?

        Hai người này liền đáp: Rất giản dị, bây giờ chỉ cần di tản căn trại đi và phân tán các kỹ sư trong những làng kế cận, để nếu rủi có bị oanh tạc thì cũng không đến nỗi chết rụi cả đám.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2020, 07:54:41 pm

        Kummer cũng vẫn còn đắn đo suy nghĩ. Ông ta cho rằng đề nghị trên có giá trị, nhưng khó thực hiện, vì không có phương tiện chuyên chở cần thiết. Steinhoff trả lời rằng hiện đang có một số xe cam nhông và xe nhỏ của cơ quan E.W. còn có thể dùng được. Nhưng Kummer bắt bẻ: Đồng ý nhưng bây giờ còn rất ít xăng. Vả lại, không thể nào sử dụng xe cộ này để chuyên chở cho dân chính được.

        Steinhoff vẫn khẩn khoản. Còn rất nhiều nhiên liệu dùng cho hỏa tiễn. Người ta chỉ cần trộn một chút xăng với khi oxy loãng và rượu thì sẽ có được một nhiên liệu dùng cho động cơ xe hơi. Kummer nghĩ ngợi khá lâu. "Đó là một giây phút thật hồi hộp " theo lời Von Braun thuật lại. Ngay khi ấy lại có một đợt phi đội P.47 bay ngang nữa, viên sĩ quan S.S. liền trả lời: ừ, được!

        Năm trăm kỹ sư liền được di cư khỏi trại Oberammergau và đưa đi ở rải rác trong hai mươi lăm làng khác. Tuy nhiên, họ vẫn nằm trong vòng kiểm soát của bọn S.D. Bây giờ, Von Braun, tuy vẫn còn lo sợ những chuyên viên bị bắt làm con tin hay bị ám sát vì những tên Quốc Xã cuồng tín khi quân Mỹ sắp đến, nhưng mối nguy hiểm tương đối cũng giảm nhẹ đi. Nhóm chuyên viên không còn tập trung như trước nữa, nên mối ám ảnh bị bắt hay bị tàn sát tập thể tạm nguôi dần.

        Chính Von Braun thì tạm trú ở Weilheim, cách phía nam làng Oberammergau ba mươi cây số. Ông ở trong một ngôi nhà nhỏ với người em trai là Magnus. Ông này có phận sự sản xuất hàng loạt những con quay lúc còn ở Nordhausen. Cho đến bây giờ thì Von Braun đã hoàn toàn kiệt lực. Phần thì vì thiếu ngủ, phần thì vì làm việc quá độ, phần thì cứ chạy đi chạy lại lo công việc không ngớt; lại thêm bị gặm nhấm vì nỗi lo sợ âm mưu của bọn S.S., cộng với nỗi đau đớn thể xác vì vết thương không được săn sóc chu đáo, nên Braun muốn ngã quỵ xuống. Ông biết rằng nếu không điều trị cánh tay ông kịp thời thì nó có thể bị cưa đi. Cho nên, ông liền đến bệnh viện gần Sonthofen. Ở đây có một bác sĩ giải phẫu nổi tiếng, chuyên trị cho những người, bị tai nạn trong khi leo núi hay trượt tuyết.

        Vì không được cho quần chúng biết mặt, nên đến đây Von Braun cũng chỉ được đối xử như bao nhiêu bệnh nhân thông thường khác mà thôi. Vị y sĩ cắt bỏ lớp băng bột cũ đi và giải phẫu nhẹ cánh tay Von Braun mà không dùng đến thuốc tê. Thuốc tê ở đây rất hiếm nên người ta chỉ dùng trong trường hợp tối cần thiết. Vị bác sĩ lão luyện này còn cho bệnh nhân biết rằng ông còn phải mổ thêm một lần nữa mới có thể băng bột lại được. Ông thêm rằng, ông còn nhiều việc quá nên phải đợi vài ba ngày nữa mới giải phẫu cho Braun được. Nhưng từ bây giờ, Braun phải nằm yên trên giường, không được động đậy.

        Ngay ngày hôm sau, Sonthofen lại bị P.47 oanh tạc và bắn phá liên hồi. Bom rơi gần bệnh viện đến nỗi người ta phải đưa những người bệnh nặng xuống hầm núp. Còn phần Von Braun, ông vẫn ở lại trong phòng vì ông hầu như bị trói chặt vào giường. Cuộc oanh tạc kéo dài nửa giờ - và nhà thương không bị hề hấn gì cả. Cuộc không kích này không làm Von Braun chú ý, ông chỉ muốn biết việc gì đã xảy ra ở thế giới bên ngoài. Dĩ nhiên là chiến tranh sắp đến hồi kết cuộc, ở đây ông chỉ biết được tin tức qua đài phát thanh. Nhưng mà những bản tin của đài này thường thiếu tính cách khách quan nên cũng khó mà biết được đích xác sự thật.

        Ngày 20 tháng 4-1945 quân Nga đã tiến đến vùng ngoại ô của Bá Linh. Hôm nay cũng là ngày lễ sinh nhật thứ năm mươi sáu của Hitler. Lễ này đang tổ chức dưới hầm núp của doanh trại. Fuhrer đã có ý định đi đến tuyến Alpes ngày hôm đó. Nhưng ông bỗng đổi ý và ra lệnh tổng tấn công quân Nga hiện đang vây hãm thủ đô. Quân Đức không thể nào mở cuộc phản công được vì không đủ quân số thực hiện. Hitler vẫn ở lại Bá Linh, mặc dầu Goering và một số tướng lãnh chỉ huy quân đội với các vị Bộ trưởng đều bỏ chạy về Alpes cả.

        Quân Nga hầu như đã kiểm soát hoàn toàn Đông Đức (họ chỉ còn cách vùng Silésie của gia đình Von Braun vài cây số nữa mà thôi). Ở miền Tây, quân Anh và Gia Nã Đại đã đổ dồn về vùng bình nguyên rộng lớn phía Bắc. Đệ nhất quân đoàn Mỹ đã tiến tới sông Elbe, họ đóng ở Magdebourg cách Bá Linh 120 cây số. Chỉ còn năm ngày nữa thì hai cánh quân của Nga và Mỹ sẽ giáp liền nhau và họ sẽ cắt nước Đức ra làm hai mảnh.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2020, 10:52:38 pm

        Ngày 16 tháng 4, đệ thất quân đoàn Mỹ tiến vào Nuremberg. Bị báo động liên tiếp về tình hình ở phòng tuyến Alpes, nên Tướng Eisenhower liền quyết định: Quân đoàn VII của Patch phải đi xiên qua hướng Nam, về phía cao nguyên Bavière và Tyrol, rồi chiếm cứ vùng Munich - Augsbourg, để quét sạch mặt Bắc biên thùy Thụy Sĩ. Sau đó sẽ tiến sâu vào nước Áo để bắt tay với Quân đoàn V từ Ý vừa đánh bọc lên. Đệ I Quân đoàn của Pháp cũng được lệnh vượt qua sông Danube, ngang vĩ tuyến Ulm. Tiến nhanh về phía hồ Constance và đến phòng tuyến Alpes. Người Pháp đã cấp tốc tuân hành và thành công cũng khá nhanh chóng.

        Dĩ nhiên, Von Braun không thể biết được cuộc chạy đua giữa người Pháp và người Mỹ nhằm mục đích chiếm cho được phòng tuyến cuối cùng của Đức. Ông cũng không thể biết là có những sĩ quan tình báo, đang theo chân các đội tiền quân của cả hai lực lượng Mỹ Pháp, đã được chỉ thị phải chộp ngay những chuyên viên về hỏa tiễn. Ông cũng không biết rằng tên của ông nằm trên hàng đầu của "Danh sách đen" và ở Nordhausen, viên Thiếu tá Mỹ tên Staver đang nỗ lực tìm kiếm dấu vết của những văn khố về V2 và những kỹ thuật gia đã không được đưa đến Alpes. Nằm trên giường bệnh, ông có biết đâu người Mỹ đang cố gắng tổ chức việc gởi hàng trăm quả V2 về Tân Mễ Tây Cơ.

        Ngày lại qua ngày, bỗng có một luồng tin lan tràn cả tới bệnh viện: Người Pháp sắp tiến đến. Nhưng đốì với Von Braun chỉ có một mối lo duy nhất là sống sót. Ông cảm thấy đã trở thành bất lực. Không có gì ngăn cản được nhân viên của S.D. tràn đến đây, bắt cóc hoặc ám sát ông, để ông không thể nào đem kiến thức ra phụng sự cho Đồng Minh được. Căn cứ theo tình trạng hỗn loạn khắp nơi và tâm thần bất thường của một số đảng viên Quốc Xã cuồng tín thì Von Braun phải thận trọng, không nên khinh thường loại tin tức như trên.

        Từ năm hôm rồi, Braun luôn luôn thao thức không ngủ được. Đến sáng ngày 25 tháng 4, đang ngủ ngon, ông bỗng giựt mình tỉnh dậy. Một người mặc đồng phục đứng sừng sững ngay đầu giường ông. Phản ứng đầu tiên của ông là một thứ phản ứng sợ hãi. Chợt ông nhận thấy người này không phải mặc sắc phục đen của S.S. mà lại màu xám đất của quân đội, hơn nữa ông ta lại mang băng tay có dấu hồng thập tự.

        Người lính này cho biết hắn ta được lệnh đem xe cứu thương đến đón giáo sư Braun về Oberjoch. Vẫn luôn luôn ở trạng thái nghi ngờ, Braun gạn hỏi lại:

        - Nhưng lệnh của ai?

        - Của tướng Dornberger.

        Nhẹ nhõm, Braun vội thay đổi y phục. Không thể nào trì hoãn được vì nghe tin quân Pháp sắp tiến đến bệnh viện.

        Vị y sĩ liền được mời đến khẩn cấp, ông ta quấn một lớp băng bột mới lên phần bán thân trên của Braun. Trong tình trạng sức khỏe như thế này, ông không đồng ý cho Braun rời bệnh viện chút nào. Ông không biết làm sao hơn là khuyến cáo Braun nếu muốn hoàn toàn bình phục phải tịnh dưỡng ít nhất là một tháng. Suốt thời gian ấy phải tuyệt đối không được cử động.

        Sau khi hứa sẽ cố hết sức theo đúng lời khuyên của vị y sĩ, Braun liền theo tên lính lên xe. Xe chạy tám cây số thì đến Hindelang, biên thùy giữa Tyrol và Áo. Tên tài xế giảm tốc độ rồi chạy dọc theo con đường quanh co đưa đến Oberjoch. Đây là một nơi nghĩ mát và chơi thể thao mùa đông, nên người ta thấy có chỗ tắm hơi, có đường sắt treo và cũng là nơi người ta trị bịnh bằng cách tắm bùn non.

        Nhưng mà bây giờ người ta không còn thấy du khách hay những thể tháo gia tài tử dập dìu trên những con đường thanh lịch của thành phố này nữa. Khi xe cứu thương ngừng trước Haus Ingeborg, một khách sạn ba tầng với cái mái nhọn, cao vút, Braun thấy một toán khoảng mươi người mặc áo măng tô xám đang chạy ùa về phía ông. Dẫn đầu là tướng Dornberger, kế đó là Magnus, rồi mấy người kỹ sư ngày trước ở Peenemunde. Người nào cũng nồng nhiệt siết cánh tay mạnh của Braun, rồi đưa ông vào phòng khách. Ở đó đã có một nhóm chuyên viên dân chính và quân sự đang chen chúc nhau để đón mừng Von Braun.

        Thoạt đến, Braun liền nghĩ ngay: thật tướng Dornberger đã tìm được một chỗ ẩn trú lý tưởng. Nằm trên cao, nên khách sạn này có vẻ cách biệt hẳn thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, niềm vui gặp lại bạn bè cũ chợt biến mất và nỗi lo lại hiện đến khi Braun thấy một số người S.D. đang lẫn lộn với đám quân nhân nơi phòng khách. Ông liền hỏi Dornberger coi Kammler có ở đây không. Tướng này đáp lại: Dường như không ai biết được vị ủy viên đặc biệt này đang ở đâu và sống ra sao. Dornberger với bộ tham mưu, cùng một số kỹ sư ở Peenemunde đã tìm cách ẩn náu nơi heo hút này với mục đích lánh xa Kammler và đồng bọn S.S. ở Oberammergau, càng xa càng tốt. Tuy nhiên, họ vẫn không thoát khỏi, vì tại đây cũng có khoảng ba mươi tên S.S. đang theo sát họ. Nên mặc dù không có Kammler, nhưng những ngày đầu tiên ở vùng Oberjoch xinh đẹp này, không khí cũng thật căng thẳng. Ông đoán rằng sẽ có một trận thư hùng giữa bọn ông, khoảng một trăm người với bọn S.D. nếu bọn này gây sự trước. Muốn tránh cuộc chiến vô ích này, một buổi chiều, Dornberger đã mời nhóm chỉ huy của nhóm biệt phái S.D. đến phòng ông dùng rượu và ông đã cố tình phục rượu tên hầu cho say.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2020, 10:53:11 pm

        Trong khi đang khui chai rượu Asbach Uralt thứ ba, Dornberger liền hỏi hắn ta:

        - Thật sự, ông đã được lệnh như thế nào?

        Hắn ta đáp:

        - Nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ an ninh cho những chuyên viên hỏa tiễn.

        - Nhưng để chống lại ai kia chứ?

        - Chống lại bọn Pháp, bọn Mỹ.

        - Và ông tin rằng ba chục người của ông có thể đánh bại được lực lượng của Pháp và Mỹ hay sao?

        Hắn ta thú thật:

        - Trong trường hợp chúng tôi không đánh bại được chúng, thì chúng tôi đã được chỉ thị phải hạ sát tất cả các ông, chứ đừng để các ông rơi vào tay quân địch.

        Thoáng rùng mình, nhưng Dornberger vẫn tiếp tục:

        - Theo ông, ông có thành thật tin rằng biện pháp hạ sát chúng tôi sẽ đem lại điều gì ích lợi cho ai không? Cuộc chiến chấm dứt, sứ mạng của lực lượng S.S. các ông cũng chấm dứt nốt. Vài ngày nữa đây quân Đồng Minh sẽ đến Oberjoch. Chắc chắn là họ sẽ xử tội người đã phạm tội giết hại một nhóm thường dân.

        Viên sĩ quan S.S ực một hơi rượu, rồi bỗng òa lên nức nở. Nhìn hắn ta với đôi mắt thương hại lẫn khinh bỉ, Dornberger biết rằng kẻ đối diện ông không phải là một tên Quốc Xã cuồng tín, quả quyết như Kammler. Trái lại, hắn chỉ là một người yếu đuối ủy mị, sướt mướt và đang bị lương tâm cắn rứt, giày vò. Hắn không còn nghĩ được gì xa hơn nữa, mà chỉ lo cho sinh mạng của chính hắn mà thôi. Dornberger vỗ nhẹ vai hắn và trấn an hắn rằng, ông đã có một kế hoạc khả dĩ cứu thoát được bọn hắn.

        - Các ông giao hết khí giớ của các ông cho lính tôi. Đốt tất cả đồng phục các ông đi, chúng tôi sẽ đưa quân phục của chúng tôi cho mấy ông mặc. Khi quân Mỹ hay Pháp đến, họ sẽ tưởng các ông chỉ là những tên lính tầm thường mà thôi. Họ chỉ bắt các ông làm tù binh là cùng, còn hơn là bị họ bắn chết nếu họ biết các ông là người của S.S

        Viên sĩ quan ngoan ngoãn nhận lời. Thế là ngay hôm sau tất cả nhân viên S.D đều giải giới hết, trước sự chứng kiến của Dornberger. Ông này hết sức bằng lóng, nhưng ông cũng cho biết rằng quân Đồng Minh sẽ phân biệt được ngay ai là người của S.S vì những dấu xăm mình của họ. Từ đây, sự hiện diện của bọn S.D không còn là một lối lo ngại nữa; nhưng mà vẫn còn mối lo khác: quân Mỹ đang cận kề!

        Tương lai thật là u ám, Dornberger chỉ quy tụ được một ít chuyên viên cũ ở Peenemunde mà thôi. Còn hàng trăm ngời đang ở rải rác trong nững làng mạc quanh vùng, và bốn ngàn năm trăm người nữa hãy còn đang kẹt lại ở Nordhausen - Bleicherode. Cách đây không bao lâu, ông hãy còn cầm đầu mười bảy ngàn người, mà trong đó có đến năm trăm kỹ thuật gia tinh nhuệ và kỹ sư thượng thặng. Bây giờ, tất cả đều phân tán. Vào tháng 4 năm 1945, ông chỉ biết chắc có một điều: hai người đã mở đầu chương trình hỏa tiễn vào năm 1932 ở Bá Linh là Von Braun và ông vẫn còn kề cận bên nhau. Người quân nhân khắc khổ và viên kỹ sư tài ba này chỉ được an ủi nhờ bấy nhiêu đó mà thôi.

        Dornberger cảm thấy tình thế thật bất thường, ông viết: "Phía trên chúng tôi là những đỉnh núi Allgau phủ tuyết, chúng đang soi bóng dưới ánh mặt trời lóng lánh, trong bầu trời xanh ngát. Dưới kia, thật xa, mùa Xuân đã về. Cỏ non xanh rợn chân trời. Ngay trên đèo kia, trong đám tuyết tan, những đóa hoa cũng bắt đầu hé nở. Cảnh vật êm đềm làm sao! Những năm đầm ấm đã qua chỉ còn trong giấc ảo mộng mà thôi".

        Ngày ngày, đám chuyên viên cũ ở Peenemunde chỉ biết đánh cờ, hoặc đi dạo ngoài đồng. Đêm đến, có khi họ thức trắng đêm để nói chuyện về hỏa tiễn, về những chuyến du lịch trong không gian. Họ lo lắng cho tương lai và số phận của gia đình họ, phần lớn đang ở miền Trung nước Đức, nơi trận chiến diễn ra ác liệt nhất. Họ không có phương tiện nào để biết tin tức gì đã xảy ra bên ngoài đỉnh núi bình yên của họ cả. Nhưng nghe radio, nhìn những đoàn người tản cư, những đơn vị cơ giới đang chen chúc nhau ở con đường phía dưới, họ cũng biết được rằng ngày đình chiến sắp đến. Nhưng trong bao lâu nữa mới dứt hẳn chiến tranh. Đó là vấn đề vẫn ám ảnh họ ngày đêm.

        Biến cố quan trọng nhất xảy ra ngày mùng một tháng năm là một biến cố được loan báo bằng radio. Buổi chiều, bản hòa tấu khúc thứ bảy của Bruckner thình lình bị gián đoạn bởi một tiếng trống liên hồi. Tiếng người xướng ngôn viên cất lên:

        "Fuhrer Adolf Hitler của chúng ta đã tranh đấu đến hơi thở cuối cùng chống lại bọn Bôn Sơ Vích, vừa từ trần chiều nay tại Đại bản doanh của ngài".


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2020, 10:53:38 pm

        Trái với sự chờ đợi của Braun, radio không hề nói đến việc đầu hàng. Người ta chỉ biết rằng Hitler đề cử Thủy sư Đô đốc Doenitz thay thế ông để tiếp tục chiến đấu. Von Braun nghĩ rằng, Hitler đã chết rồi, thì cái Đức Quốc Xã này còn có nghĩa gì nữa và ông quyết định phải cứu lấy những gì có thể. Việc quan trọng nhất là không thể để công trình ở Peenemunde chết theo đế quốc Đức.

        Ông nhớ lại, hồi tháng giêng ở Peenemunde, ông đã mở một buổi họp bí mật với các cộng sự viên gần gũi và trung thành nhất của ông, sau khi thấy tình hình quân sự thật là vô phương cứu chữa. Họ đã định là sẽ ra hàng với nước Đồng Minh nào có thể phát triển được công dụng của hỏa tiễn. Với người Nga, thì họ không đặt thành vấn đề rồi, vì không có chuyện hợp tác với Cộng sản. Còn đối với người Anh hay Pháp thì họ thấy rằng hai nước này không đủ khả năng để thực hiện một công trình vĩ đại mà họ hằng mơ ước. Chỉ còn lại nước Mỹ. Quốc gia này đã thấm nhuần văn hóa Tây phương, lại đứng ngoài những mối cựu thù giữa người Đức với Pháp và Anh. Đó là một thế giới mới, phong phú tài nguyên, dân họ lại hiếu động, giàu tưởng tượng cần thiết để hoàn tất một chương trình qui mô: Chương trình mở đầu các cuộc du hành không gian.

        Khi họ quyết định rời Peenemunde để đến Nordhausen, rồi lại lên đường đến Alpes, luôn luôn họ theo hướng lộ trình của người Mỹ. Braun lúc nào cũng điều hành mọi việc đúng theo kế hoạch đã soạn thảo. Ngay bây giờ, ông thấy đã đến lúc phải hành động, phải tình nguyện ra trình diện người Mỹ. Ông và các bạn ông phải làm như vậy với niềm hy vọng sẽ tiếp tục công việc của đảo Usedom ngày trước ở bên kia bờ đại dương.

        Von Braun nói dự định của ông với Dornberger. Ông này là một sĩ quan hiện dịch nên tình trạng khác với những vị kỹ sư dân sự. Tuy nhiên, ông bị nhục nhã quá nhiều vì bọn S.S. vì bọn Quốc Xã quan liêu, nên ông cũng không ngần ngại. Chờ đợi cái đám táng chính thức của Đức Quốc Xã không ích gì cả, ông nói: "Tôi đồng ý với anh, Wernher. Bổn phận chúng ta là phải gửi con chúng ta vào tay một bà vú tốt".

        Nhưng mà phải hành động thế nào đây?

        Ở lại Haus Ingeborg thì thật là nguy hiểm. Khách sạn này có thể rơi vào tay người Pháp hay bị những toán S.S. cuồng nhiệt chiếm cứ. Người ta đã thấy bọn này lẩn quẩn trong núi, chúng giết lính Đồng Minh và giết luôn cả người Đức nào mà chúng nghi ngờ là muốn đầu hàng quân địch. Bây giờ phải làm sao liên lạc trực tiếp với người Mỹ. Nhưng mà Dornberger không nói được một tiếng Mỹ, còn Von Braun thì tuy có học ở trường thật, nhưng không làm sao diễn tả rõ ràng được. May là có Magnus, Magnus rất giỏi tiếng Anh. Thế là sáng hôm sau, ngày 2 tháng 5, Magnus lãnh chỉ thị của ông anh rồi lên đường.

        Cùng ngày đó một toán công tác đặc biệt của Nha quân cụ, quân lực Mỹ đang lục soát một cơ xưởng ngầm ở Nordhausen cách Haus Ingeborg 600 cây số. Họ có nhiệm vụ gởi về Anvers một trăm quả V2. Còn về phần Thiếu tá Staver, ông này đang nỗ lực tìm cho ra chỗ giấu các tài liệu V2 và vết tích của những chuyên viên trước kia chưa kịp đưa về Alpes. Những nhân viên đặc biệt người Anh, Nga và Mỹ đang theo chân các đơn vị chiến đấu, đã có sẵn một chỉ thị riêng đối với những "ai đó".

        Công việc trọng yếu của họ là truy lùng tăm tích Von Braun, Dornberger và những nhà phát minh hỏa tiễn V2 khác. Vào giờ mà các sĩ quan tình báo này đang tự hỏi không biết những chuyên viên kia đang ở đâu, thì Magnus Von Braun đang rời Haus Ingeborg, phóng mình trên chiếc xe đạp.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2020, 10:54:27 pm
        
*

*       *

        Munich đã thất thủ ngày 30 tháng 4. Quân đoàn thứ VII Hoa Kỳ đã chiếm xong thành phố, họ đang tiến về phòng tuyến cuối cùng của Đức ở Alpes. Họ chờ đợi sức phản công dũng mãnh của lực lượng Đức Quôc Xã bất khuất. Không ngờ trong thực tế họ chỉ đụng độ lẻ tẻ với Quân đoàn XV của Đức mà thôi. Trở ngại quan trọng đốì với họ không phải là lực lượng phòng thủ ở Alpes, mà là những con đường cụt, không lối thoát ở đó. Sáng ngày 2 tháng 5, một trung đội chống thiết giáp xa thuộc trung đoàn 324, sư đoàn 44 bộ binh đang đi tuần tiễu trong vùng biên giới Tyrol Áo. Những, đội tiền quân của Đệ I quân đoàn Pháp cũng cách đó không xa.

        Người Mỹ đang thận trọng tiến quân trên con đường độc đạo. Hai bên là dốc cao với những hàng cây tuyết phủ, họ dò dẫm từng bước, từng bước. Bỗng, một người đi xe đạp xuất hiện giữa sương mù. Đó là một thanh niên trẻ tuổi, tóc hoe vàng, mặc măng tô da, màu xám. Anh ta không có vũ khí gì cả. Anh tiến đến gần binh nhất Fred Schneider, thông dịch viên của trung đội và tự giới thiệu:

        - Tôi là Magnus Von Braun. Anh tôi là Wernher và một nhóm chuyên viên quan trọng về V2 đang ở trong một khách sạn cách đây lối một trăm thước. Chúng tôi muốn quy hàng với người Mỹ.

        Schneider thì chẳng biết gì về V2 ngoài việc nghe nói V2 là một loại hỏa tiễn khổng lồ mà thôi. Không ai cho anh, hoặc các bạn anh biết về việc tìm kiếm của những toán chuyên viên đặc biệt vẫn theo sát bên đơn vị anh. Cho nên, đối với anh, việc các nhà phát minh hỏa tiễn V2 đang ở cách anh mấy trăm thước và đang sẵn sàng đầu hàng, có vẻ lạ lùng quá. Cảm tưởng chung của anh được biểu lộ trong câu trả lời với Magnus:

        "Tôi nghĩ rằng anh đang có một chủ định nào đó. Thôi được, chúng tôi sẽ hỏi anh sau".

        Sợ rằng câu chuyện của Magnus chỉ là một cái bẫy để lừa họ, do đó người Mỹ không cần đưa nội vụ lên Haus Ingeborg để điều tra. Trái lại, Magnus chỉ được đưa đến ban tình báo của bộ chỉ huy sư đoàn 44, đóng ở Reutte. Ban C.I.C. (Counter Intelligence Corps) này có nhiệm vụ kiểm chứng những tin tức liên quan đến việc hành quân, chứ họ không có đủ tư cách để điều tra những vụ liên hệ đến ngành kỹ thuật chuyên biệt. Cho nên, những đề nghị của Magnus đối với họ không có gì hấp dẫn cho lắm. Tuy nhiên, họ cũng định sẽ tham vấn các nhà bác học Đức sau. Sau khi cật vấn Magnus một hồi lâu, ban C.I.C. đưa cho Magnus những giấy thông hành đặc biệt và dặn anh ta trở về khách sạn với những người mà họ đoán rằng là chuyên viên hỏa tiễn V2.

        Magnus trở về Haus Ingeborg lúc hai giờ trưa và tường thuật mọi việc với ông anh. Sau khi xem xét những giấy thông hành đặc biệt, Von Braun liền cho chuẩn bị ba chiếc xe. Bảy người sẽ cùng đi trên chuyến xe đó với tất cả hành lý của mình: hai anh em Von Braun, tướng Dornberger cùng vị tham mưu trưởng của ông là Trung tá Herbert Axster (vốn là luật sư trong đời sống dân chính), Hans Lindenberg (chuyên viên những phòng đốt), Bernhard Tessmann và Dieter Huzel. Hai người sau cùng này chính là hai viên kỹ sư đã cất giấu những tài liệu V2 trong một hầm mỏ ở Dornten. Đoàn xe lên đường dưới cơn mưa, hướng về đèo Adolf Hitler. Bấy giờ là đúng hai năm sau khi Ducan Sandys lãnh lấy nhiệm vụ điều tra về vũ khí bí mật của Đức. Đối với người Đức, câu chuyện về V2, một vũ khí sẽ có thể thay đổi được cuộc chiến nếu nó được hoàn tất vào năm 1942 đã thật sự chấm dứt. Dornberger và Von Braun không thể đoán được tương lai họ sẽ ra sao và sự tiếp đón của người Mỹ dành cho họ như thế nào.

        Đến Schattwald, họ gặp mấy chiếc xe Jeep đến đón và hộ tống họ về đến Reutte. Trời vừa sụp tối, sau một cuộc thẩm vấn ngắn, tất cả đều đi ngủ. Họ được.dành riêng một căn nhà đá trưng dụng sẵn. Sáng hôm sau, người ta mời họ dùng một bữa điểm tâm Mỹ. Von Braun rất bằng lòng về sự tiếp đón mà người ta đã dành cho ông và các bạn. Ông không cảm thấy hối tiếc là đã ra quy thuận với người Mỹ, ông nói: "Họ không tra khảo gì tôi cả. Họ chỉ mời tôi dùng trứng tráng mà thôi".

        Ngày 5 tháng 5, những đơn vị của Đức ở phía Bắc núi Alpes đều đầu hàng cả. Ngày mùng 7 tháng 5, vào lúc 2 giờ 41 phút, khi Đức Quốc Xã chính thức đầu hàng, thì Braun và Domberger đã rời khỏi Reutte. Họ đến Garmisch-Partenkirchen và cư trú trong một tòa nhà quân sự cũ trong hàng rào kẽm gai, dưới sự canh tuần của lính Mỹ. Cùng sống với họ là khoảng năm trăm chuyên viên cũ ở Peenemunde đã được cơ quan C.T.C qui tụ lại. Garmish Partenkirchen là nơi tổ chức Thế vận hội vào mùa đông 1936. Đó là một ngôi làng xinh đẹp nằm ẩn nấp trong miền thung lũng xanh tươi của núi Zugspitze, đỉnh núi cao nhất nước Đức. Một nhóm điều tra kỹ thuật, đại diện của nhiều ngành công tác đặc biệt của người Anh, người Mỹ đã đáp xuống ngôi làng hiền hòa, chưa từng nếm mùi chiến tranh này để nói về V2 với những chuyên viên Đức. Tuy nhiên, phần chủ yếu của cơ cấu ở Peenemunde và những dụng cụ trang bị vẫn còn ở Nordhausen. Những văn kiện về V2 cũng không có ở Garmisch, mà ở trong một hầm mỏ bỏ hoang ở Dornten, nơi Thiếu tá Staver đang cố gắng tìm kiếm. Vì thiếu kém phương tiện giao thông nên ông này không biết rõ những việc đã xảy ra ở Garmisch.

        Trái với Staver, Dr. Richard Porter đang ở Luân Đôn ngày 8 tháng 5 được tin qui thuận của Von Braun và các bạn, vội vàng đáp ngay đến Garmisch. Ông cùng với nhóm Hermès nhân danh nha quân cụ quân đội Mỹ, phỏng vấn cấp tốc các chuyên viên Đức.

        Nhiệm vụ chính của họ là thu nhặt tài liệu tối đa về V2. Ngay lúc đầu họ đặt câu hỏi dồn dập đến nỗi tướng Dornberger phải ngạc nhiên kêu lên: "Họ không biết phải hỏi chúng tôi điều gì. Họ hỏi phức tạp, chúng tôi nghe không hiểu y như nghe tiếng Trung Quốc vậy".

        Giáo sư Viện kỹ thuật ở California là Fritz Zwicky, sinh quán tại Bảo Gia lợi, lớn lên ở Thụy Sĩ là một trong những người đại diện cho Không quân Hoa Kỳ. Về sau, ông có nói: "Có quá nhiều ủy ban kỹ thuật người Anh, người Mỹ đã làm việc một cách rời rạc và cũng không kiểm soát được những kết quả đã thu hoạch. Dornberger và các bạn của ông quan sát phương pháp làm việc bất thường hỗn loạn của người Anh, người Mỹ với cái nhìn thật sâu sắc, tế nhị. Chúng tôi có cảm tưởng, họ coi nhiệm vụ của chúng tôi đang thi hành chẳng khác một trò đùa..."


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2020, 10:55:08 pm

        Trái với Staver, Dr. Richard Porter đang ở Luân Đôn ngày 8 tháng 5 được tin qui thuận của Von Braun và các bạn, vội vàng đáp ngay đến Garmisch. Ông cùng với nhóm Hermès nhân danh nha quân cụ quân đội Mỹ, phỏng vấn cấp tốc các chuyên viên Đức.

        Nhiệm vụ chính của họ là thu nhặt tài liệu tối đa về V2. Ngay lúc đầu họ đặt câu hỏi dồn dập đến nỗi tướng Dornberger phải ngạc nhiên kêu lên: "Họ không biết phải hỏi chúng tôi điều gì. Họ hỏi phức tạp, chúng tôi nghe không hiểu y như nghe tiếng Trung Quốc vậy".

        Giáo sư Viện kỹ thuật ở California là Fritz Zwicky, sinh quán tại Bảo Gia lợi, lớn lên ở Thụy Sĩ là một trong những người đại diện cho Không quân Hoa Kỳ. Về sau, ông có nói: "Có quá nhiều ủy ban kỹ thuật người Anh, người Mỹ đã làm việc một cách rời rạc và cũng không kiểm soát được những kết quả đã thu hoạch. Dornberger và các bạn của ông quan sát phương pháp làm việc bất thường hỗn loạn của người Anh, người Mỹ với cái nhìn thật sâu sắc, tế nhị. Chúng tôi có cảm tưởng, họ coi nhiệm vụ của chúng tôi đang thi hành chẳng khác một trò đùa..."

        Dornberger và Von Braun thì luôn luôn hướng đến những mục tiêu quan trọng hơn. Phe Đồng Minh đã chất vấn họ không ngừng. Không phải chỉ vì họ là tù binh, mà vì những câu trả lời của họ xác định được giá trị của những tin tức quý báu mà người điều tra đã sưu tầm được. Lúc đầu, nhóm người ở Garmisch nhận thấy rằng Dornberger, Trung tá Axster và Von Braum đã định thổ lộ tất cả chương trình của họ. Sau họ giữ ý lại, họ chỉ bày tỏ khi nào người Anh, người Mỹ có những dự tính nghiêm trọng và dài hạn. Nhưng, những điều tra viên này chỉ có bổn phận góp nhặt những tin tức ích lợi về mặt quân sự và chiến lược của V2 mà thôi. Von Braun muốn nói cho họ hiểu rằng V2 không phải chỉ là một vũ khí mà thôi. Được yêu cầu thảo một bài thuyết trình về V2, ngày 15 tháng 5 năm 1954, ông viết:

        Ký chú về sự phát triển của hỏa tiễn nhiên liệu lỏng ở Đức và về những triển vọng của nó trong tương lai.

        Chúng tôi (nhóm chuyên viên ở Peenemunde) quan niệm rằng hỏa tiễn tăng tĩnh khí A4 mà chúng tôi đã thực hiện (thường được biết dưới tên V2) chỉ là một kết quả tạm thời vì nhu cầu chiến tranh. Mặc dù nó còn nhiều khuyết điểm nhưng trong tương lai nó sẽ tiến vuợt bực giống như một chiếc phi cơ vận tải khổng lồ tối tân so với chiếc máy bay dội bom cổ lỗ của trận chiến trước. Chúng tôi tin rằng khi nắm vững được kỹ thuật sức đẩy của hỏa tiễn, chúng ta sẽ thay đổi được đời sống trên trái đất, giống như khoa Hàng không đã từng thay đổi vậy. Hơn nữa, chúng ta có thể áp dụng những kết quả này trên cả hai địa hạt: dân sự và quân sự. Nhưng, nhìn dưới một khía cạnh khác, chúng tôi có kinh nghiệm rằng muốn thực hiện hoàn toàn công trình kỹ thuật này phải tốn một số kinh phí to tát. Hơn nữa, cũng như khi thực hiện những tiến bộ về hàng không, chúng ta không thể tránh khỏi những thất bại, hy sinh …

        Theo chúng tôi, trong tương lai khá xa, hỏa tiễn sẽ mang đến cho chúng ta một vài khả năng quan trọng phi thường.

        A. Phát triển phi cơ thương mãi và oanh tạc cơ tầm xa siêu thanh. Một chiếc phi cơ gắn hỏa tiễn sẽ nối liền Âu - Mỹ trong vòng bốn mươi phút.

        B. Hỏa tiễn nhiều tầng được điều khiển sẽ đạt đến một tốc độ tối đa, hơn bảy ngàn năm trăm thước trong một giây trên tầng khí quyển trái đất.

        C. Thay vì thiết lập một hỏa tiễn trên trái đất làm một « mặt phẳng quan sát », sau này chúng ta có thể kiến tạo được một trạm quan sát đặc biệt. Các bộ phận của trạm này sẽ được hoả tiễn đưa thẳng lên không gian.

        D. Theo đề án của một nhà bác học Đức là giáo sư Oberth, thì một trạm quan sát như thế đó có thể được trang bị bằng một cái kiếng khổng lồ. Các mặt kiếng bằng kim loại được gắn chung quanh một cái giàn vĩ đại bằng thép... Kiếng này có nhiều công dụng, chẳng hạn như soi sáng những thành phố bằng ánh sáng mặt trời lúc ban đêm.

        E. Khi kỹ thuật hỏa tiễn tiến bộ hơn nữa, chúng ta có thể đi đến những hành tinh khác, trước hết là mặt trăng.

        Đến phiên Dornberger, trong bài thuyết trình ngày 17 tháng 5 ông đã đưa ra những dự đoán huyền hoặc không kém những dự đoán của Von Braun, đốì với người thời ấy.

        Có rất nhiều triển vọng trong tương lai: những hỏa tiễn khoa học ở cao độ, trạm không gian, du hành đến cung trăng và những vì sao khác... Quốc gia nào chinh phục được không gian đầu tiên sẽ là quốc gia đã quyết định được chiến thắng. Hỏa tiễn tăng tĩnh khí sẽ được khai sinh: điều này hiển nhiên cũng như đầu máy tối tân ngày nay phát sinh do đầu máy cổ lỗ của Steveson ngày xưa vậy.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2020, 10:58:05 pm

        Dornberger và Von Braun thì luôn luôn hướng đến những mục tiêu quan trọng hơn. Phe Đồng Minh đã chất vấn họ không ngừng. Không phải chỉ vì họ là tù binh, mà vì những câu trả lời của họ xác định được giá trị của những tin tức quý báu mà người điều tra đã sưu tầm được. Lúc đầu, nhóm người ở Garmisch nhận thấy rằng Dornberger, Trung tá Axster và Von Braum đã định thổ lộ tất cả chương trình của họ. Sau họ giữ ý lại, họ chỉ bày tỏ khi nào người Anh, người Mỹ có những dự tính nghiêm trọng và dài hạn. Nhưng, những điều tra viên này chỉ có bổn phận góp nhặt những tin tức ích lợi về mặt quân sự và chiến lược của V2 mà thôi. Von Braun muốn nói cho họ hiểu rằng V2 không phải chỉ là một vũ khí mà thôi. Được yêu cầu thảo một bài thuyết trình về V2, ngày 15 tháng 5 năm 1954, ông viết:

        Ký chú về sự phát triển của hỏa tiễn nhiên liệu lỏng ở Đức và về những triển vọng của nó trong tương lai.

        Chúng tôi (nhóm chuyên viên ở Peenemunde) quan niệm rằng hỏa tiễn tăng tĩnh khí A4 mà chúng tôi đã thực hiện (thường được biết dưới tên V2) chỉ là một kết quả tạm thời vì nhu cầu chiến tranh. Mặc dù nó còn nhiều khuyết điểm nhưng trong tương lai nó sẽ tiến vuợt bực giống như một chiếc phi cơ vận tải khổng lồ tối tân so với chiếc máy bay dội bom cổ lỗ của trận chiến trước. Chúng tôi tin rằng khi nắm vững được kỹ thuật sức đẩy của hỏa tiễn, chúng ta sẽ thay đổi được đời sống trên trái đất, giống như khoa Hàng không đã từng thay đổi vậy. Hơn nữa, chúng ta có thể áp dụng những kết quả này trên cả hai địa hạt: dân sự và quân sự. Nhưng, nhìn dưới một khía cạnh khác, chúng tôi có kinh nghiệm rằng muốn thực hiện hoàn toàn công trình kỹ thuật này phải tốn một số kinh phí to tát. Hơn nữa, cũng như khi thực hiện những tiến bộ về hàng không, chúng ta không thể tránh khỏi những thất bại, hy sinh …

        Theo chúng tôi, trong tương lai khá xa, hỏa tiễn sẽ mang đến cho chúng ta một vài khả năng quan trọng phi thường.

        A. Phát triển phi cơ thương mãi và oanh tạc cơ tầm xa siêu thanh. Một chiếc phi cơ gắn hỏa tiễn sẽ nối liền Âu - Mỹ trong vòng bốn mươi phút.

        B. Hỏa tiễn nhiều tầng được điều khiển sẽ đạt đến một tốc độ tối đa, hơn bảy ngàn năm trăm thước trong một giây trên tầng khí quyển trái đất.

        C. Thay vì thiết lập một hỏa tiễn trên trái đất làm một « mặt phẳng quan sát », sau này chúng ta có thể kiến tạo được một trạm quan sát đặc biệt. Các bộ phận của trạm này sẽ được hoả tiễn đưa thẳng lên không gian.

        D. Theo đề án của một nhà bác học Đức là giáo sư Oberth, thì một trạm quan sát như thế đó có thể được trang bị bằng một cái kiếng khổng lồ. Các mặt kiếng bằng kim loại được gắn chung quanh một cái giàn vĩ đại bằng thép... Kiếng này có nhiều công dụng, chẳng hạn như soi sáng những thành phố bằng ánh sáng mặt trời lúc ban đêm.

        E. Khi kỹ thuật hỏa tiễn tiến bộ hơn nữa, chúng ta có thể đi đến những hành tinh khác, trước hết là mặt trăng.

        Đến phiên Dornberger, trong bài thuyết trình ngày 17 tháng 5 ông đã đưa ra những dự đoán huyền hoặc không kém những dự đoán của Von Braun, đốì với người thời ấy.

        Có rất nhiều triển vọng trong tương lai: những hỏa tiễn khoa học ở cao độ, trạm không gian, du hành đến cung trăng và những vì sao khác... Quốc gia nào chinh phục được không gian đầu tiên sẽ là quốc gia đã quyết định được chiến thắng. Hỏa tiễn tăng tĩnh khí sẽ được khai sinh: điều này hiển nhiên cũng như đầu máy tối tân ngày nay phát sinh do đầu máy cổ lỗ của Steveson ngày xưa vậy.

        Đối với những điều tra viên, thì rõ ràng Dornberger và Von Braun chỉ nghĩ đến việc tương lai: còn những cộng sự viên của các ông cũng đã được chỉ thị về việc hợp tác với Đồng Minh. Họ hy vọng rằng "họ sẽ thuyết phục được người Anh, người Mỹ hiểu được giá trị của công trình họ và cung cấp cho họ phương tiện để họ tiếp tục công trình ấy ở Anh hoặc ở Mỹ. Dĩ nhiên, nếu không ai hứa hẹn sẽ cung cấp cho họ những phương tiện thực hiện thì họ sẽ giữ thái độ im lặng, hoặc là giản dị hơn nữa, họ sẽ hướng về một quốc gia khác, nước Nga chẳng hạn.

        Trừ Domberger có thể bị giữ như một tù binh chiến tranh, còn những kỹ sư của Peenemunde toàn là dân chính thì làm sao kết tội được. Theo đúng luật thì không thể giam họ giữa hàng rào kẽm gai mãi như thế này được. Chính quyền quân sự đã cố hết sức để giới thiệu với người Đức bộ mặt dân chủ của mình, thì không thể nào áp dụng những biện pháp phi dân chủ với các nhà bác học Đức.

        Cho nên đến tuần lễ thứ hai của tháng năm, ba trăm chuyên viên ở Garmisch đã được đưa đi tản mác. Một số đã trở về gia đình sau một cuộc điều tra ngắn; một số khác thì rõ ràng hơn và giản dị hơn, "tẩu thoát". Tuy nhiên, trong số những người đã rời Garmisch này không có người nào được coi như nhân vật nòng cốt của chương trình hỏa tiễn của người Đức cả. Đồng nghiệp còn lại của họ thì ở rải rác khắp nơi, dĩ nhiên là trong vùng đất trách nhiệm của người Mỹ.

        Đến cuối tháng năm, thì dường như toán công tác đặc biệt của người Anh, nhất là người Nga, kể như đã thua cuộc. Lúc này, nhìn bên ngoài không ai thấy người Mỹ có một hoạt động nào liên hệ đến những chuyên viên Đức. Họ có định chở về Tân Mễ Tây Cơ một trăm quả V2, nhưng họ chưa thực hiện vội. Họ nghĩ rằng còn thời giờ, nên họ cần hoạt động chậm rãi hơn, kín đáo hơn. Cơ xưởng với những dụng cụ cơ khí của V2 và những bộ phận của hỏa tiễn vẫn nằm trong sự kiểm soát của Đệ 1 Quân đoàn Mỹ. về chỗ giấu tài liệu V2, tuy là hiện giờ chưa tìm ra được nhưng chắc chắn nó nằm trong khu trách nhiệm của người Mỹ. Một ngày nào đó họ sẽ tìm ra, vậy họ không có gì phải lo âu cả.

        Vậy mà, thình lình người Mỹ thấy phải thực hiện mọi việc khẩn cấp mới kịp, họ bị thời giờ đuổi theo rất gấp. Việc làm đầu tiên của họ là việc di chuyển một trăm quả V2 từ Nordhausen về Tân Mễ Tây Cơ đang bị đe dọa: Có một quyết định ở cấp bậc ngoại giao vừa ra lệnh đưa cho cơ quan Tinh báo Sô Viết phụ trách việc thu nhận V2.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2020, 10:59:01 pm

12 - CÔNG TÁC ĐẶC BIỆT VỀ V2

        Tại Ba Lê, liền sau khi hay tin sư đoàn 3 thiết giáp chiếm được Nordhausen, Đại tá Toftoy cho thành lập một tổ chức chuyên trách về V2. Mục đích của tổ chức này là cho chuyển về Mỹ 100 chiếc V2 theo sự đòi hỏi của Đại tá Trichel, một công tác không có vẻ gì đặc biệt cho lắm.

        Nhưng, đến ngày 25-4, Toftoy đã phải kinh hoảng khi được biết rằng, ngày nào Đức Quôc Xã chính thức đầu hàng, thì một khu rộng lớn thuộc vùng trung tâm và phía Đông nước Đức - gồm 600 cây số chiều dài và 180 cây số chiều ngang - đang bị quân Mỹ thu phục và trấn chiếm, phải giao lại cho người Nga, và tất cả lính Mỹ đồn trú ở đấy sẽ phải rút đi để lính Nga đến thay. Nhưng khu vực đề cập đến lại là nơi Nordhausen và Mittelwerke nằm trên đó và còn là nơi trú ngụ của hàng ngàn chuyên viên hỏa tiễn không được chọn theo Von Braun, và các gia đình của số chuyên viên được chọn đi Alpes còn ở lại.

        Quyết định chuyển một phần lớn đất đai của Đức do Mỹ chiếm được, phải giao lại cho Nga. Còn có hậu quả khác nữa là đặt người Nga vào một vị trí thuận lợi trong cuộc chạy đua về V2. Nhưng quyết định này lại là kết quả của các cuộc thương nghị lâu dài, ở cấp bậc tối cao giữa các vị nguyên thủ quốc gia Mỹ - Anh - Pháp là Roosewelt, Churchill và Staline, trong các phiên họp tại Quebec và Yalta. Lý do của nó tuy phức tạp nhưng có vẻ hữu lý như là: tướng Eisenhower đã cho tiến quân nhanh đến độ người ta không thể tưởng có thể được như vậy, người Nga đã thiệt mất 17 triệu người và các nước Tây phương đang tìm cách thúc đẩy Nga Sô tuyên chiến với Nhật. Cho nên Nga sẽ được chia một phần đất quan trọng của Đức, dù Hồng quân Nga chưa chiếm được phần đất nào đi nữa.

        Đồng ý rằng người ta không cần hỏi ý kiến của các nhà quân sự, chẳng hạn như Đại tá Toftoy, song nó lại liên hệ đến ông đang phải đương đầu với bao hậu quả của quyết định trên. Cái liên hệ đến chương trình gởi V2 về Mỹ đã đặt ông vào một cái thế rất thảm hại. Vào tháng 11 năm 1944, một ủy ban cố vấn về vấn đề Âu châu gồm các đại diện Mỹ - Anh - Nga đã thảo soạn một công lệnh, sẽ được công bố sau cuộc đầu hàng của Đức, đặc biệt qui định rằng: "Các cơ xưởng, thiết trí, nhà kho, viện nghiên cứu, phòng thực nghiệm, trung tâm thí nghiệm, tài liệu kỹ thuật kế hoạch, đồ hình và các phát minh, phải được giữ nguyên trạng và ở điều kiện thuận tiện cho cuộc sắp đặt của các đại diện Đồng Minh".

        Như vậy có nghĩa là người Mỹ phải để lại cho Nga Sô trung tâm Mittelwerke ở tình trạng tốt với các hỏa tiễn V2 và cơ xưởng của nó: thật đúng với điều mà người Nga đang mong ước, để có thể chỉ một sớm một chiều, họ từ chỗ chưa có gì, nay sắp được bước vào cuộc nghiên cứu về hỏa tiễn có tầm xa. Vậy Đại tà Toftoy không thể tự quyền để thi hành lệnh của Trichel được nữa: ông phải để V2 lại cho Nga.

        Nhưng, Toftoy không phải là người chịu bó tay một cách dễ dàng như vậy được. Với tuổi 41, ông được xem như là một chuyên viên ưu hạng về ngành Quân cụ, không phải chuyên về hỏa tiễn mà về thủy lôi ngầm. Ông được gởi đến Âu châu, để dọn sạch số mìn gài trong các hải cảng Pháp ở biển Manche, sau cuộc đổ bộ. Và ông có thể tự hào đã cho nổ loạt hỏa pháo vang dội nhất lịch sử, của hằng trăm trái thủy lôi do Đức gài ở hải cảng Cherbourg. Trước đó, ông cũng có lần, không kể gì đến tính mạng, đã tự tháo ngòi nổ của các chiếc thủy lôi ngầm thuộc loại rất lạ của Đức.

        Sau khi phô diễn tài nghệ ở các hải cảng Granville, St Malo, Brest và Le Havre, ông được cử làm Chỉ huy trưởng sở phố hợp Tình báo kỹ thuật, có nhiệm vụ gom góp và gởi về Mỹ - Anh các vũ khí chiếm được của Đức, nhằm mục đích nghiên cứu xứng hợp với lợi ích. Ông sắp đặt cho mỗi toán vũ khí, nào xe Jeep, máy phát, các dụng cụ chụp ảnh với các chuyên viên kỹ thuật rất sáng giá, hoặc các toán riêng biệt mà ông có thể gởi đi bất cứ nơi nào theo ý muốn của ông. Các toán này đã hoàn thành được một công tác tuyệt hảo ở Âu Châu. Cái khó khăn duy nhất mà ông gặp phải chỉ đến từ người Anh.

        Thật vậy một thỏa thuận theo khẩu thức được giữ đúng trong suốt cuộc chiến đã ràng buộc sổ phối hợp Quân cụ. Mỹ và Anh, theo điều kiện của khẩu ước này thì nếu ai bắt được 2 mẫu của mỗi loại dụng cụ Đức, một trong hai sẽ được giao cho Anh, nếu người ta chỉ chiếm được một mẫu duy nhất, thì để bù lại, riêng người Anh được hưởng vì xứ họ ở kế bên chiến địa sẽ cho phép việc nghiên cứu các hỏa tiễn Đức sau này và cho khai hỏa ở Tân Mễ Tây Cơ, và bao giờ người đầu tiên sẽ nhận lãnh một vai trò chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2020, 10:59:26 pm

        Thiếu ta Bromley, bạn đồng khóa của Staver, lo chuyên trách về các tiểu tiết kỹ thuật của toán công tác đặc biệt về V2. Ông có người phụ tá là một kỹ sư điện của M.I.T. được sử dụng với tư cách cố vấn đặc biệt của Ban phối hợp Tình báo kỹ thuật, tên là Louis Woodruff. Việc xếp đặt công tác do Hamill đảm nhận, ông đặt cơ sở tại Fulda, cách Nordhausen 90 cây số.

        Bromley, Woodruff và Hamill đã viếng Mittelwerke khi hiệp định đầu hàng của Đức được chính thức ký tại Reims ngày 7 tháng 5 năm 1945. Các vấn đề đặt ra cho cuộc di tản V2 trước khi Hồng quân đến đây, thật đáng e ngại. Người ta không được biết đích xác ngày nào quân Mỹ sẽ rút đi, nhưng nghe đâu có thể sẽ là ngày 1 tháng 6 năm 1945.

        Cái trở ngại đầu tiên là không có sẵn hỏa tiễn được ráp hoàn toàn để chuyển đi Anvers. Người ta lại phải xếp loại các đường hầm của cơ xưởng ngầm. Đều đáng ngại là không có bảng liệt kê rõ ràng của các bộ phận ấy. Các tài liệu kỹ thuật lại chưa tìm ra được, và trong khu vực Nordhausen, người ta cũng chưa tìm thấy một kỹ thuật gia tài giỏi, có khả năng làm sáng tỏ được vấn đề cho người Mỹ.

        Tiếp đó là phần nhiều các cây cầu và đường sắt quanh vùng đều bị bom phá hủy - chỉ còn có một trạm hỏa xa, nhưng lại không có xe vận ngầm tải để đưa các dụng cụ từ cơ xưởng đến nơi này. Vả chăng, dù cho có thật dồi dào về nhân lực, cũng rất ít người có thể dùng được cho sự cố gắng này, vì nó không đòi hỏi một cách giản dị về sự hào hứng và sức lực, mà lại cần những người ít nhất cũng có kinh nghiệm nghề nghiệp của một người thợ máy giỏi. Thiếu tá Bromley yêu cầu cho gởi ngay đến Nordhausen một đơn vị của Đại đội 144 sửa chữa cơ khí, đóng ở Cherbourg.

        Từ Nordhausen đến Cherbourg xa khoảng 1.200 cây số. Trong khi chờ đợi, Bromley cho gọi một phân đội của Trung đoàn 47, Sư đoàn 5 Thiết giáp, có nhiệm vụ thiết lập một hàng rào phòng thủ bất khả xâm nhập vào Mittehverke. Trước đó, các cơ sở đều bỏ ngỏ, điều này không phải là không có những tai hại trầm trọng - Các tù nhân của trại tập trung Nordhausen và Dora đã phá hủy các bộ phận không giá trị mấy và các dụng cụ cơ khí, trong các cuộc trút mối hận thù rất dữ dội, và trong sự cuồng nhiệt của tự do vừa tìm lại được. Dân chúng ở Nordhausen đã đập phá cơ xưởng, lấy cả các bóng đèn cũng như dây cáp điện, làm cho các hỏa tiễn trở nên vô dụng. Các điều tra viên người Anh và ít nhất bằng mọi cách, các đại diện của cơ quan Tinh báo Sô Viết - đã rong chơi một cách tự do trong các đường hầm. Giờ đây, chỉ các người có giấy thông hành đặc biệt, mới có thể vào được trong cơ xưởng ngầm.

        Dr. Woodruff bây giờ có thể âm thầm làm việc. Ông kiểm điểm các phúc trình mật, và có một ý niệm khá rõ ràng về các phần tử cốt yếu, cấu tạo nên V2. Các cơ phận này được đặt trong kho ở Mittelwerke, nhưng hệ thống kiểm soát tinh vi lại không được chế tạo ở Nordhausen. Trước kia, khi rút khỏi Peenemunde, các chuyên gia được đưa về các phòng thí nghiệm tạm thời và tùy ứng, lập ra ở quanh vùng và người Mỹ sắp đến, nên họ đã giấu các vật liệu mỗi nơi một ít - ở trong các vựa chứa, nơi trường học, hay tại hãng rượu bia - phải lục soát nơi thôn trang trong một đường kính 100 cây số, để tìm lại các cơ phận cần thiết đó.

        Đại đội 144 M.V.A. dưới sự điều khiển của Đại úy Mandeville, đến nơi ngày 18 tháng 5. Người ta luôn nghĩ rằng Hồng quân sẽ đến đây ngày 1 tháng 6. Nếu toán công tác đặc biệt về V2 không chu toàn nhiệm vụ trước ngày ấy, thì hiển nhiên là nước Mỹ không còn đề cập đến V2 được nữa.

        Người ta lo dọn trống khoảng một cây số rưỡi, một trong hai đường hầm chính, để các toa chở đất có thể di chuyển được. Có 150 cựu tù nhân tình nguyện làm công tác chuyển vận. Đại đội 144 M.V.A phối hợp với tiểu đoàn 319 Quân cụ và các người của hai đơn vị này phát hiện được ngay các bộ phận kỳ lạ của V2. Người ta thừa hiểu rằng các công tác đóng kiện và cất hàng phải được liên tục 24 giờ trên 24, nhưng lối vào của một trong hai đường hầm đã bị cấm vì lý do an ninh. Hơn nữa, hệ thống thông hơi đã bị hỏng, lúc các toán quân Mỹ đến chiếm cơ xưởng. Thế nên, ngày làm việc chỉ còn không quá 8 giờ. Tuy nhiên, người ta đã nhanh chóng thu góp đầy đủ các bộ phận để tạo nên một số chừng 100 V2 mà các xe vận tải sẽ chở đến sân ga.

        Một vấn đề gay go bây giờ lại được đặt ra cho Thiếu tá Hamill. - Người ta tính là cần phải có khoảng từ 300 đến 350 toa xe. Nhưng "Ban vận tải quân nhu" lại không nhận được chỉ thị liên quan đến dự trù không chính thức này. Và dù cho thế nào, người ta cũng không thể xếp đặt cho các đầu máy xe lửa, cũng không cả vật dụng chuyên chở cần thiết cho một cuộc di chuyển khá quan trọng này. Theo vẻ bề ngoài, thì công tác vừa gấp rút vừa quyền biến được thực hiện kia chỉ đưa tới việc tránh cho người Nga khỏi phải nhọc công, chiếm lấy các hỏa tiễn đang được sẵn sàng để chở đi.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2020, 11:00:11 pm

        Trong khi sự phá hủy các chiếc cầu đã gây nhiều lo lắng cho Hamill, thình lình chính sự phá hủy lại xuất hiện như tặng vật trời cho: hàng trăm toa xe bị nằm ụ lại Nordhausen, hầu hết còn thật tốt. Hamill cho là đã tìm được giải đáp. Nhưng Ban chuyển vận quân nhu lại đòi trưng dụng tất cả các vật liệu chuyên chở này và đem chúng qua vùng chiếm đóng ở Mỹ bằng cách mượn ngỏ cây cầu duy nhất còn sót lại. Đành vậy, Thiếu tá Hamill không có giấy tờ chi cho phép ông được quyền ưu tiên sử dụng các toa xe này.

        Tuy nhiên, ngày 20 tháng 5, Ban vận tải quân nhu khám phá ra chiếc cầu còn lại đã bị tung mìn nốt trong đêm. Các sĩ quan tình báo nghi ngờ là các toán nghĩa quân Đức can dự vào vụ phá hoại này. Nhưng có những sự việc không bao giờ được phơi ra ánh sáng. Có đúng là chính người Đức đã phá sập cây cầu? Hay là viên phụ tá của Thiếu tá Hamill, Bob Payne là người hoàn toàn có khả năng dùng đến các thủ đoạn trái phép, để ngăn chặn các toa xe quý giá này không bị chiếm đi. Đến lượt Hamill xác nhận ông hoàn toàn không hay biết gì về sự phá hoại bằng mìn, và cũng không có chứng cớ nào có thể nhắm vào Payne. Dầu sao, thì các toa xe không thể đi được và thời hạn này đã giúp Hamill có thì giờ để tiếp xúc với Ban chuyển vận và ban công binh ở Nordhausen. Ông có thể thuyết phục với các Ban này về tính cách quan trọng trong vai trò của ông, và đoạt được sự toàn quyền sử dụng các toa xe. Đại đội 1186 Công binh đã sửa chữa lại chiếc cầu và xây cất chiếc cầu khác nôi liền cơ xưởng ngầm đến sân ga.

        Bromley và Hamill hứa giúp đỡ cho các cựu nhân viên hỏa xa Đức tìm được công việc làm nên họ tươi tỉnh để cộng tác chặt chẽ với người Mỹ. Ngày 22 tháng 5 năm 1945, chuyến xe đầu tiên đã chuyển bánh.

        Mỗi ngày và suốt trong khoảng thời gian 9 ngày đáo hạn, đoàn xe hỗn tạp, gồm trung bình 40 toa lên đường trực chỉ đến Anvers. Chuyến cuối cùng rời Nordhausen vào lúc 21 giờ 30 ngày 31 tháng 5 năm 1945: công tác đã hoàn tất. Ba trăm bốn mươi mốt xe tượng trưng cho một tổng số gần 450 tấn đã được đưa về nước Bỉ.

        Tuy nhiên, các lo âu của Thiếu tá Hamill chưa phải đã hết. Vì không có giấy tờ gì liên quan đến các cuộc di tản này, nên vị sĩ quan chịu trách nhiệm hải cảng đã phản đối Hamill: "Hãy dọn tất cả hàng của ông ra khỏi các bến cho tôi, nếu không, bắt buộc tôi phải hành động".

        May thay! Hamill có trong túi một văn kiện do Eisenhower ký, cho phép ông gởi ra ngoài các vật liệu thu được của Đức và ông còn được quyền sử dụng 16 tàu "Liberty ships". Các phu bến tàu người Bỉ lo xuống hàng các toa xe. Nhân viên của đại đội 144 M.V.A bị triệu khẩn cấp từ Nordhausen về đây, lo việc đóng thùng lại các kiện hàng, các cánh nhỏ tra vào hỏa tiễn, các phòng đốt, các dụng cụ quan trọng, các bình chứa, các thân của hỏa tiễn, và các hệ thống điều khiển, nhằm sắp đặt cho cuộc vượt biển.

        Tuy nhiên, việc thỏa thuận theo khẩu ước giữa Anh và Mỹ đòi hỏi phân nửa vật chiếm được phải nhường lại cho người Anh. Đại tá Toftoy không phải là không biết điều đó, nhưng lần này, ông quyết định không dành cho người Anh một cái gì cả. Ông tránh né thông báo với họ về việc di tản các V2 và thuyết phục thượng cấp ông, cho tải tất cả hàng chở trên tàu, về Mỹ.

        Ở Anvers, chỉ có các nhân viên của Sở Tình báo Anh. Việc có mặt của các tàu "Liberty ships" không thoát khỏi cặp mắt nhà nghề của họ, cả các thùng chực sẵn đem lên tàu cũng thế. Bắt được việc âm mưu này, họ cho Luân Đôn biết và người Anh đã cố gắng ngăn cản Mỹ cho rời biến các chiếc tàu. Các đại diện Anh bên cạnh tướng Eisenhower - đã cực lực phản kháng; nhưng không đợi các lời phản đối có hiệu quả, Đại tá Holmes, trưởng phân đội kỹ thuật của ngành Quân cụ ở Ba Lê, đã hành động trước. Ông biết rõ khẩu ước giữa Anh-Mỹ về việc chia phần các chiến lợi phẩm, ông cũng biết các chuyên viên Anh rất quan tâm đến các V2 và đặc biệt theo sát hơn cả người Mỹ và người Nga và ông khâm phục các công tác thu hoạch được của Sở Tình báo Anh trong thời còn chiến tranh. Và ngay chính họ cần gây chậm trễ hay hủy bỏ việc tải đi các hỏa tiễn Đức về Mỹ.

        Holmes về sau đã nói: "Có thể là tôi đã lầm, nhưng tôi có cảm giác rằng người ta sẽ nhận được một số lớn ý kiến là thà chở tất cả về Mỹ còn hơn là chia lại phân nửa cho Anh". Ông ra lệnh cho cất hàng xuống các tàu Liberty ships Và khi các đại diện Anh ở Bộ tham mưu tối cao, được quyết định cho lệnh cấm xuất, thì các V2 đã vượt ra vùng hải phận tự do. Đại tá Holmes, đã phải bị khiển trách nặng nề với thượng cấp: "Người ta đòi hỏi tôi phải giải thích, nhưng việc này đối với tôi không có gì trầm trọng cho lắm".

        Nhờ có Holmes, nước Mỹ bây giờ chiếm hữu được khoảng 100 chiếc V2. Song song với công tác đặc biệt về V2, một công tác khác đang được tiến hành, nhằm thu hồi các tài liệu kỹ thuật liên quan đến hỏa tiễn cho đặc quyền độc chiếm của Mỹ. Nhưng trái với V2, đã tìm được ở Nordhausen, các tài liệu luôn được cất giữ trong đáy sâu của một đường hầm nơi khu hầm mỏ hoang phế ở làng Domten.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2020, 11:04:10 pm

13 - CUỘC CHIẾM GIỮ KHO TÀNG

        Sáng sớm chủ nhật ngày 2 tháng 5 năm 1945 trên một chiếc xe Ford nhỏ, hai người dân sự Đức rời Nordhausen để đi về các vùng núi trên quần sơn Harz. Chiếc xe len lỏi dài theo các con lộ hoang vu qua các làng hầm mỏ. Sự xuất hiện này thật cũng lạ. Một nhân chứng dù kém nhận xét đến đâu cũng tự hỏi làm thế nào hai người dân chính này lại có được một chiếc xe vừa ở trong tình trạng sử dụng được, vừa lại có xăng cần thiết để đi. Họ như rong chơi không có chủ đích gì. Cũng như các du khách thường thấy, họ dừng lại ở mỗi làng hay thị trấn nhỏ để chỉ hỏi mỗi một câu - một câu hỏi cũng kỳ lạ: Thưa, có biết trong vùng này, có khu mỏ nào bỏ hoang?

        Hai du khách đó tên là Eberhard Rees và Karl Otto Fleischer. Tiến sĩ Rees từ 1940, phụ trách về các thiết trí cơ sở ở Peenemunde. Và từ khi các cơ sở này được đưa về Nordhausen thì Fleischer là giám đốc thương vụ của cơ sở điện cơ E.W. (Elektromechanische Werke), và cũng là người duy nhất ở Nordhausen biết đại khái trong vùng nào được cất giấu các tài liệu V2: Huzel và Tessmann có cho ông biết trước khi họ lên đường về Alpes.

        Fleischer và Rees chạy đi suốt cả ngày. Cho đến chiều, họ mới gặp được một người thợ mỏ già Andreasberg cho biết là trước kia, ông có làm việc trong khu mỏ giống như nơi họ vừa mô tả - mỏ này ở bên làng Dornten.

        Chiếc Ford lại lên đường, xa khoảng 50 cây số, họ tới khu mỏ hoang. Sau cuộc tiếp xúc với ông già gác dan, công việc của họ kể như đã có kết quả: họ đã tìm được nơi cất giấu kho tàng.

        Đây là do sự sắp xếp của Thiếu tá Staver. Ông này đã khởi sự công tác từ ba tuần lễ trước, khi ông ta đến vùng Nordhausen bị tàn phá này.

        Đến được Nordhausen cũng là cả một vấn đề cho Thiếu tá Staver. Cuối tháng 4, hai tuần lễ sau khi bị chiếm giữ bởi sư đoàn 3 Thiết giáp, thành phố này vẫn còn bị liệt vào khu giao tranh và các điều tra kỹ thuật không được phép vào nơi các khu chiến. Thất vọng vì lý do trên, Staver cầu viện đến Đại tá Toftoy, là người hiểu rõ vai trò quan trọng mà Trichel đã giao phó. Biện pháp duy nhất cho phép Staver đến Nordhausen là bổ dụng ông vào một đơn vị đã ở tại nơi đó: đấy cũng là trường hợp của toán thám báo số 1 của sở quân cụ tăng phái bên cạnh đội quân thứ nhất của Mỹ.

        Đại tá Toftoy là vị sĩ quan xuất thân từ trường Võ bị West Point, một sĩ quan nhà nghề và cũng là người nhiều thủ đoạn biết quyền biến khi tình thế bắt buộc. Khi đứng trước một trái thủy lôi ngầm thuộc loại mới mẻ của Đức, mà ông phải tháo ngòi và khảo sát để tạo an toàn nhanh chóng cho hải cảng Cherbourg, ông chỉ giản dị ra lệnh cho mọi người tránh xa ra rồi tự mình tháo lấy vũ khí lạ kia. Lần này, ông cấp cho Staver một công tác lệnh hơi cắc cớ là chỉ định ông này được sung dụng vào toán thám báo số 1 và như vậy Staver được quyền đến Nordhausen.

        Mưu chước trên đã thành tựu mỹ mãn. Staver đến Nordhausen ngày 3 tháng 4, cùng đi chung với ông còn có viên kỹ sư của chương trình Hermès là Ed. Hull. Hai người viếng Mittelvverke và hàng chực cơ xưởng, phòng thí nghiệm ẩn khuất trong lòng quần sơn Harz. Tuy nhiên cho đến ngày 12 tháng 5, họ chưa qui tụ được người vào thuộc thành phần của cơ sở "Elektromechanische Werke". Hiển nhiên, các chuyên viên Đức chưa biết W. Von Braun đã tự ý qui thuận người Mỹ ngày 2, vì với những người dân chính, không có máy thu thanh, điện thoại, cũng không cả phương tiện liên lạc với Garmisch. Các người của E.W. đã phân tán khắp nơi. Bọn họ đã ẩn náu sâu trong các làng quanh vùng. Và trái hẳn với Von Braun, không ai trong bọn họ có sáng kiến qui thuận. Giờ đây, vào chiều ngày 12 tháng 5, nhờ một tin tức nhận được từ toán công tác đặc biệt, Thiếu tá Staver truy ra được dấu vết của Karl Otto Fleischer. Vì chiến tranh đã dứt, Fleischer sẵn sàng hợp tác với người Mỹ, nhưng ông lảng tránh việc nói với họ rằng ông là người duy nhất ở Nordhausen đã biết chỗ chôn giấu các tài liệu V2. Tuy nhiên, ông giới thiệu Staver với tiến sĩ Eberhard Rees. Tới phiên ông này chứng tỏ thiện chí và cho người sĩ quan Mỹ biết có một số lớn các chuyên viên quan trọng về hỏa tiễn hiện có mặt quanh vùng Nordhausen.

        Ngày 14 tháng 5, Staver hay tin có một thành phần quan trọng của nhóm Peenemunde đang bị cầm tù ở Saalfeld, cách Nordhausen 90 cây số: Đó là Walther Riedel, trưởng ban cơ giới ngành hỏa tiễn. Riedel bị bắt là do một sự hiểu lầm của một nhân viên phản gián Mỹ, người này cho rằng ông đã phụ trách về hơi độc và bom vi trùng. Nhưng Thiếu tá Staver này đã can thiệp kịp thời với cấp sĩ quan cầm quyền quân sự, để được thả người tù nhân này và đưa ông về Nordhausen.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười, 2020, 11:23:44 am

        Riedel chỉ còn việc hợp tác và đem lợi cho người đối thoại của ông. Ông kê lập một bảng đầy đủ về các nghiên cứu của Đức trong địa hạt hỏa tiễn. Nhưng cũng đồng quan niệm với Von Braun (hiện giờ ông này cũng đang bị Dr. Porter gạn hỏi ở Garmisch) là các áp dụng quân sự của V2 đối với Riedel chỉ là một khía cạnh. Và Riedel quả quyết điều khích động thật sự mối quan tâm của nhóm Peenemunde (Staver chuyển các sự việc này về Ba Lê để được truyền đạt về Ngũ Giác Đài) chính là: "các hỏa tiễn vận tải, các trạm vệ tinh bay vòng quanh trái đất, các đài gương đặt trong không gian có khả năng dùng cho việc lợi ích cũng như điều nguy hại, các cuộc du hành ngắn hạn trên mặt trăng, và các cuộc thám hiểm vũ trụ rất là táo bạo".

        Walther Riedel cũng cho Staver hiểu là việc đưa về Mỹ một số, ít nhất là những con người cốt cán của Peenemunde, khoảng 40 người, là một việc làm rất sáng suốt cho riêng người Mỹ. Nhóm người này sẽ thừa khả năng để tiếp tục công trình của họ ở Mỹ quốc - Nếu người Mỹ không nắm lấy sáng kiến này, thì người Nga sẽ có thể trọn hưởng được bọn họ. Riedel còn thêm, có vài tin đồn cho là Hồng quân Nga sẽ vào Nordhausen ngày 1-6-1945 để thay chân các lực lượng Mỹ.

        Staver biết rõ việc ấy còn hơn cả việc đồn đãi thông thường kia và người Nga hiện cũng đã lên đường đi tiếp nhận. Ông gởi một bức thư về Ban tham mưu của ngành Quân cụ ở Ba Lê, thuyết phục họ cho gởi về Mỹ khoảng 100 kỹ thuật gia của Peenemunde, hiện giờ là các tù nhân. Các người này phải cho đi trong thời hạn 30 ngày. Staver nói rõ rằng họ có thể được dùng vào việc thực hiện loại hỏa tiễn phòng không cải biến Wasserfall, có thể áp dụng cho chiến trận ở Thái Bình Dương trong trường hợp cuộc chiến với Nhật còn kéo dài lâu hơn điều ước định. Ông nghĩ rằng các luận cứ trên có thể khiến được Ngũ Giác Đài phải suy nghĩ. Thật ra, ý hướng của ông là sau cuộc đầu hàng của Nhật, các nhà bác học Đức dủ nhập vào Hoa Kỳ sẽ có thể tiếp tục lại ở đây, các công trình của họ về các vũ khí vô tuyến điều khiển xuyên lục địa.

        Nhưng các cuộc thẩm vấn Riedel, Rees và các người khác nữa, đã không đem lại cho Staver tin tức gì về một điểm cốt yếu: tài liệu V2 đã cất giấu ở đâu? Ông có tham dự vào các cuộc tiếp thu những bộ phận của hỏa tiễn trong khuôn khổ của công tác đặc biệt về V2, nhưng ông biết rằng việc ráp lại và thí nghiệm ở White Sands, 100 hỏa tiễn được chuyển về Mỹ sẽ gần như không thể nào thực hiện được nếu người ta không phối trí được các bức vẽ và các đồ án của V2. Cho đến giờ nay cũng chưa có người nào mà ông đã hỏi qua, biết được - hoặc nhận có biết - chỗ cất giấu tài liệu. Ngày 18 tháng 5, hai điều tra viên dân sự của Tổng hành dinh Eisenhower, Frankel và Robertson đến Brunswick bằng phi cơ, trong ý định gom về Garmisch, các ông Riedel, Rees và tất cả các chuyên viên nòng cốt của Peenemunde mà Staver đã giữ trong tay. Nhưng Staver đã quyết liệt từ chối: vì việc đem đi các ông này sẽ làm hỏng cả chương trình truy vấn của ông, đang đem lại nhiều kết quả tốt trong việc phăng tìm manh mối chỗ cất giấu. Mặt khác, họ còn đang giúp hoàn thành một công tác quan trọng bằng cách tìm các dụng cụ còn giấu ở Nordhausen - một thứ dụng cụ không có ở Bavière. Sau nữa, người ta còn hy vọng thuyết phục được người Đức tiết lộ nơi cất giấu tài liệu và cứ theo như sự khẩn bách về người Nga sắp đến đây, người ta không được phép chậm trễ một phút nào nữa.

        Robertson cảm thấy lý luận trên rất hữu lý. Ông rút trong túi ra cuốn sổ tay và ông lật từng tờ rồi đọc ghi chú như sau: "Theo Von Ploetz, tướng Dornberger có nói với tướng Rossman là các tài liệu liên quan đến vũ khí V được cất giấu trong khu hầm muối ở Bleicherode. Von Ploetz là sĩ quan tình báo của Kammler. Robertson thêm ý kiến là Rees và Fleischer có thể chỉ cho Staver tọa độ hầm muối kia. Đấy là tin duy nhất mà ông có được.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười, 2020, 11:26:32 am

        Staver đã bỏ hết buổi chiều để tra hỏi khéo Riedel với ý định duy nhất trong đầu: rút phần đúng nhất của đường dây mỏng manh vừa được Robertson tiết lộ. Dĩ nhiên, các tài liệu quan trọng về V2 không nằm trong hầm muối ở Bleicherode, mà hầm này chỉ tang trữ các tài liệu có giá trị phụ thuộc thôi. Đến 18 giờ, cùng với Riedel ra khỏi văn phòng của nhà đương cuộc quân sự, Staver gặp Fleischer đang chờ ông. Sau khi chào Fliecher, người Mỹ giả bộ lạnh lùng và đến lượt ông ta rút trong túi, quyển sổ tay và đọc như sau: "Von Braun, Steinhoff và tất cả những người quy thuận ở phía Nam, hiện đang bị câu lưu ở Garmisch. Các sĩ quan tình báo của ta có nói đến tên Ploetz, tướng Dornberger, tướng Rossman và tướng Kammler. Theo các câu chuyện với những người này thì một số lớn các họa đồ và tài liệu quan trọng đã chôn trong khu hầm mỏ, tại một vài nơi quanh vùng và Riedel hoặc ông, Fleischer có thể giúp tìm được các tài liệu đó". Tất nhiên đó chỉ là một mánh khóe cốt làm cho Fleischer và Riedel lầm tưởng rằng các vị chỉ huy của họ cho họ toàn quyền khai báo. Staver lý luận như sau: Nếu các người Đức biết chỗ giấu, thì họ sẽ nghĩ rằng họ hiện đang đứng trước một sự lựa chọn, hoặc là tiết lộ hoặc là chịu bị cầm tù để bảo mật các tài liệu, trong khi ấy thì các vị chỉ huy của họ lại đang muốn để người Mỹ toàn quyền sử dụng. Đấy là một đòn đánh lận con đen. Riedel không nhúc nhích. Nhưng Staver chú ý thấy Fleischer nhíu mày và mắt giương to. Tuy nhiên ông này vẫn giữ yên lặng. Để tránh cho các người này có cẩm tưởng rằng ông đang nóng lòng, Staver khuyên họ nên nghĩ kỹ và hẹn gặp lại họ lúc 11 giờ ngày hôm sau tại Bleicherode.

        Staver đã đến trễ hơn giờ hẹn một cách cố ý vào lúc giữa trưa. Riedel đã y hẹn nhưng không có mặt Fleischer, điều này làm cho viên thiếu tá Mỹ lo âu. Nhưng Riedel cho Staver biết là bạn của ông có "các tin rất quan trọng" và hiện đang đợi ở Haynrode, một làng kế cận đấy. Hai người Mỹ và Đức này liền đến đấy. Riedel, một gã con trai to lớn, tóc vàng, được xem như là người trẻ nhất trong nhóm chuyên viên kỹ thuật ở Penemunde, chưa quá 35 tuổi. Ông ta bước vào quán" Ba đóa hoa Tilleuls" và hỏi vị chủ nhân có tin gì cho ông không?

        - Có một.

        Biết được vậy, ông ra hiệu cho Staver theo ông và hai người lần theo một con đường nhỏ hẹp dẫn đến ngôi nhà mục sư. Vị mục sư rất thạo tiếng Anh, nói với họ rằng Fleischer hiện ở đây và ông sẽ đi gọi.

        Fleicher xuống lầu. Ông có vẻ hốc hác của một người thức trắng đêm. Lễ phép ông xin vị giáo sĩ để một mình ông ở lại với khách và dưới cội cây táo tây đầy bông, với một giọng nói gần như thiểu não, khó nghe, ông ngại ngùng tỏ thật với Staver rằng ông đã thiếu sự thẳng thắn với ông này: ông có một khái niệm phỏng chừng về nơi cất giấu tài liệu. Nhưng ông không có trách nhiệm phải tiết lộ nơi giấu kia, nay nếu thượng cấp của ông muốn ông làm công việc trên, thì ông không còn lý do để giữ im lặng lâu hơn nữa. Staver bảo đảm với ông đây là trường hợp đúng thật như vậy.

        Với một giọng chắc chắn hơn, Fleicher quả quyết với Staver rằng các tài liệu không nằm trong hầm muối ở Bleicherode, ở đấy chỉ chứa các giấy tờ không quan trọng lắm; chỗ chôn giấu chính yếu là một khu mỏ bỏ hoang, nằm cách đây ít nhất cũng khoảng 50 cây số và ông mô tả được nơi đó. Nơi chôn giấu có thể nằm gần làng Doren (ở đây muốn nói là làng Dornten: không có làng nào tên Doren và chính sự lầm lộn nhỏ về danh từ đã tạo ra trọn một ngày rong chơi vô ích). Fleischer yêu cầu người Mỹ này, ngày hôm sau, cho ông được đi với Rees để tìm khu mỏ đang đề cập đến – ông nói rõ ràng nếu không có một sĩ quan Mỹ đi theo họ thì cái may mắn để tìm ra nơi giấu sẽ nhiều hơn.

        Vấn đề phải được trả lời ngay, và Staver phải liều để tin tưởng hai người Đức này – ông cung cấp cho họ nhiên liệu và giấy thông hành cho phép đi sau giới nghiêm, vì các người dân chính Đức bị bó buộc như vậy. Hôm sau, ngày 20 tháng 5, Staver đến Lehesten với Riedel để xem xét các bàn thử cho động cơ hỏa tiễn, đồng thời tự hỏi không biết sẽ gặp Fleischer và Rees ngày nào đó không! Ngày 21, ông trở lại Bleicherode dưới cơn mưa dữ dội. Vào 13g30, bất chợt ông đến nhà Fleischer. Người Đức này mỏi mệt ngã mình trên chiếc ghế dài, với giọng uể oải, Fleischer cho Staver biết là Rees và ông đã tìm được nơi chôn giấu kho tài liệu.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười, 2020, 11:30:11 am

        Việc tìm này cũng không phải là chuyện dễ khi vào giờ chót, thì hai người vẫn tìm được vị trí khu mỏ vậy, nhưng lúc ban đầu, người gác dan già Nubelung đã thề với thiên địa rằng không có tài liệu nào cất giấu nơi đây. Nhưng sau một giờ bàn luận – Fleischer quả quyết rằng ông là một trong các người chịu trách nhiệm trong chương trình hỏa tiễn của Đức và hành động theo lệnh của các tướng phụ trách chương trình này – ông già, gác dan có vẻ xiêu lòng, và sau rốt công nhận là vào đầu tháng 4 có ba xe vận tải chở các tấn thùng, được gởi vào kho, trong một gian phòng nhỏ ở sâu trong một đường hầm. Sau đó, kho hầm này đã cho nổ mìn để lấp lại, đêm trước nữa, Nebelung cũng đã cho tung một gói chất nổ để án ngữ lối vào kho chôn giấu.

        Fleischer đã thuyết phục người gác dan cho khởi sự ngay việc tháo mở kho hầm và bảo đảm với ông sẽ không có gì phải e ngại nếu được ông hợp tác. Fleischer cho tuyển một toán thợ mỏ thất nghiệp để thực hiện công tác thu dọn. Họ chia làm tám toán mỗi toán ba người, nhưng đường hầm quá chật hẹp nên các toán rút lại còn mỗi toán 2 người. Trước khi trở về, Fleischer báo cho Nebelung biết rằng các sĩ quan Mỹ sắp đến Dorsten để điều khiển công tác và thu lấy các thùng tài liệu.

        Mục đích của Staver là cốt sao chiếm được số tài liệu quan trọng nhất của Đức, nay công tác sắp hoàn thành không còn nghi ngờ gì nữa. Song ông chưa phải đã hết khó khăn – Đến nay là ngày 21 tháng 5 rồi và ông biết vì lý do các sửa đổi có tính cách địa lý của các khu chiếm đóng, người Anh sẽ phải vào Dornten ngày 27 tháng 5 để thay người Mỹ ở nơi đây. Vậy ông chỉ còn có 6 ngày để thực hiện công tác thu hồi các tài liệu. Vệc này đòi hỏi các phương tiện chuyên chở khá quan trọng – Nếu thất bại việc này, tất cả tài liệu sẽ lọt vào tay người Anh ngay.

        Để Fleischer và Rees ở lại, ông tìm đến Trung úy Hochmuth và toán Tình báo số 1, đoạn chỉ thị cho viên sĩ quan này ngay ngày hôm sau đến Dornten để trông chừng công tác. Vì không có liên lạc điện thoại hay vô tuyến giữa Nordhausen và Bale, Staver quyết định đến tổng hành dinh ngành quân cụ bằng phi cơ để xin nhân công và xe cộ cần thiết cho việc chở các tài liệu về khu vực chiếm đóng của Mỹ. Ngày 22, lúc 3 giờ sáng, ông đánh thức bạn già là Thiếu tá Bromley, để mượn chiếc xe Jeep và người tài xế hầu kịp đến phi trường gần nhất ở Kassel cách khoảng 60 cây số.

        Đến nơi, Staver được biết không có phi vụ chính thức nào được ấn định trước khi đi Ba lê ngày hôm nay. Tuy nhiên có một chiếc P.47 đang sửa soạn cất cánh. Vị thiếu tá không có công tác lệnh,khẩn thiết yêu cầu viên phi công cho ông cùng đi. Viên phi công không thấy có chút gì trở ngại để giúp đỡ người đồng chủng này, nhưng ngặt nỗi phi cơ của ông ta là chiếc phóng pháo một chỗ ngồi. Staver đến quan sát thấy có một góc nhỏ sau chỗ ngồi duy nhất, ông giải thích rằng ông có việc đến Ba lê rất khẩn cấp nên ông xin nhận chịu một chuyến du ngoạn ngồi co ro phía sau. Viên phi công ái ngại nhưng rồi ông ta chấm dứt bằng câu nói, chiến tranh đã chấm dứt. Vậy thì…

        Chiêc P.47 đáp xuống phi trường Orly vào lúc 10 giờ sáng. Staver ra hiệu cho ngừng xe và chiếc xe Jeep thả ông xuống chỗ tổng hành dinh Quân cụ ở tại Champs-Eslysees. Ông được vị trưởng ban kỹ thuật là Đại tá Holmes tiếp kiến. Ông này trước kia là huấn luyện viên của ông ở trường đào tạo của bộ tại Stanford. Staver báo cho ông này biết là bọn ông đã tìm được các tài liệu mật về V2 của Đức. Theo ước định thì cần phải có hai chiếc bán móc hậu loại 10 tấn để sử dụng ở Nordhausen.

        Nhưng Staver lại còn một ý kiến khác trong đầu. Nhắc lại các khoản trong phúc trình của ông trước kia, ông nhấn mạnh điều ích lợi của việc cho gởi ít nhất một số nhân viên của Peenemunde về Mỹ. Để xác định lại vai trò khá hấp dẫn nhằm khai thác cấp bách về quân sự, ông giải thích sự trợ lực của hỏa tiễn phòng không Wasserfall có thể đem lại trong cuộc chiến với Nhật.

        - Vâng, - Holmes nói – thật hơi lạ nhưng tôi thấy ý kiến này rất sáng suốt. Hãy thảo công điện. Tôi sẽ ký cho.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười, 2020, 11:32:31 am

        Trong cùng ngày, một bức điện mang dấu "Mật" được chuyển về Ngũ giác đài cho Đại tá Trichel với văn bản như sau:

        " Chúng tôi đang cầm giữ hơn 400 nhân viên trụ cột Peenemunde. Đã hoàn thành loại V2.Đã sản xuất vừa rồi loại hỏa tiễn phòng không Wasserffal nặng 3 tấn…Tưởng rằng phát minh này có thể rất hữu dụng cho cuộc chiến Thái Bình Dương. Các vị quản đốc nghiên cứu nghĩ rằng nếu nhóm họ được gởi về Mỹ, sau một tháng tổ chức lại, và ba tháng tích cực làm việc, họ có thể tái thực hiện trọn vẹn các đồ án Wasserfall. Hầu hết nhóm họ cũng như tất cả nhân viên cho rằng không thể tiếp tục chương trình hỏa tiễn tại lãnh thổ Đức. Phần đông họ dưới 35 tuổi và không biết nghề nào khác. Họ ước muốn được tiếp tục nghiên cứu tại nước nào cho phép thực hiện được, như nước Mỹ thì thích hợp nhất, kế là ở Anh, hoặc nước thứ ba nữa là ở Pháp…Các vị quản đốc khoa học của nhóm này tin tưởng đã có 25 năm đi trước người Mỹ…Đang khởi thực hiện chương trình hỏa tiễn A10, mà sức đẩy của nó sẽ thuộc vào hàng mạnh đến 110 tấn. Công dụng sau này của hỏa tiễn A10 cho phép nối liền Âu châu – Mỹ quốc, tức hỏa tiễn liên lục địa.

        Chúng tôi yêu cầu cho 100 chuyên viên ưu tú nhất của nhóm nghiên cứu này được gởi ngay về Mỹ hầu tái lập lại trọn vẹn các dự án về Wasserfall. Chúng tôi cũng yêu cầu cho chyển tất cả vật liệu hình vẽ và tài liệu cho nhóm này, để dễ dàng công việc của họ tại Mỹ.

        Chúng tôi yêu cầu hành động gấp để ngăn các đối thủ khác đang lăm le muốn bắt giữ tất cả hoặc từng phần nhóm người này…Xin phúc đáp khẩn cấp".

        Ngày 23-5, Thiếu ta Staver trở lại Đức. Tại Brunswick, ông tiếp xúc với Đại tá Warner của sở quân cụ. Ông này đi với ông bằng xe đến khu mỏ Dornten và quanh đây có sư đoàn 83 phụ trách canh chừng 24 giờ trên 24. Đường hầm cũng chưa được khai thông và người Anh sẽ đến đây trong 4 ngày nữa. Trung úy Hochmuth giải thích lý do sự chậm trễ này: 2 ngày trước đây, một toán lính Anh có sĩ quan hướng dẫn, đã đến các nơi này, họ đi tìm các vật liệu chiến tranh cất giấu. Hochmuth, đã phối hợp làm việc ở đây với Fleischer, cả 2 người này đều cho rằng đó là các nhà địa chất học. Các thợ mỏ được lệnh làm như là đang xem xét các mẫu quặng. Cuối ngày, các người Anh trở lại quả quyết rằng không có vũ khí trong khu vực này. Tuy vậy, việc đó cũng đã làm mất đi một ngày.

        Lo lắng, Staver yêu cầu công việc khai thông phải được nhanh hơn. Đến thứ bẩy ngày 26 tháng 5, người Anh đã chực đợi 6 giờ ngày hôm sau đường hầm được tháo mở và các thùng tài liệu được chất lên các toa xe chở đất trước lối vào. Cho đến giờ này Staver cũng chưa thấy đến Nordhausen các xe vận tải 10 tấn mà Ba lê dành cho ông sử dụng. Ông điện thoại cho Trung tá Wood, phụ tá củaWarner. Ông này ra lệnh cho tiểu đoàn 71 quân cụ đóng ở Nordhausen gởi đến Dornten 6 xe vận tải 2 tấn rưỡi. Đoàn xe chuyển bánh ngày 26 lúc 6 giờ sáng; dưới sự giám sát của Staver và Bromley, các thùng tài liệu được gấp rút mang lên xe và đoàn vận tải rời khỏi nơi đây. Họ đến vùng chiếm đóng của Mỹ cùng lúc với người Anh khởi thiết lập các rào cản trên các lộ giới.

        14 tấn tài liệu còn nằm lại 5 ngày tại Nordhausen. Cuối cùng hai chiếc xe bán móc hậu mười tấn đến nơi. Tài liệu được chuyển về Ba lê dưới sự hộ tống của quân đội, và đến Trung tâm lượng giá tài liệu hải ngoại của trung tâm thí nghiệm Aberdeen thuộc tiểu bang Maryland. Thêm lần này nữa, người Anh đã rất quan tâm theo sát hơn cả Mỹ và Nga về loại V2 ngay từ lúc đầu, lại đã phải thua cuộc: người Mỹ bây giờ đã chiếm hữu được 100 hoả tiển và tất cả các tài liệu mấu chốt. Tuy nhiên, họ cũng còn thiếu một cái gì: chính các kỹ thuật gia Đức vậy - Họ chưa soạn thảo kế hoạch để đem các chuyên gia Đức và gia đình họ về Mỹ, và bao nhiêu người của Peenemunde nữa hãy còn ở lại trên lãnh thổ Đức. Sở Tình báo Anh đã kiên nhẫn đeo đuổi các cố gắng của họ để kết nạp các chuyên gia Đức về làm việc cho hoàng gia Anh.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười, 2020, 01:34:16 pm

14 - CUỘC DI TẢN

        Hôm 26 tháng 5 năm 1945, đêm trước của cuộc chiếm thu tài liệu quan trọng ở Dornten và 5 ngày trước cuộc khởi hành của chuyến xe chót chở V2 đến nơi nhận ở Anvers (Bỉ), có một toán sĩ quan tiền phong Nga đã đến Nordhausen.

        Quân Mỹ không thể từ chối, cấp cho họ các giấy thông hành cần thiết để qua các vòng đai an ninh thiết lập do sư đoàn kỵ binh, bao quanh cơ xưởng ngầm. Vả lại, quân Nga cũng là bạn Đồng minh, họ đã cho phép ủy ban hỗn hợp Anh - Mỹ Crossbow đến viếng trung tâm thí nghiệm ở Blizna, vị trí đã lọt vào tay Hồng quân Nga Sô vào tháng 9 năm 1944. Vả chăng, Nordhausen lại là phần chia thuộc khu vực đóng quân của Nga sau này.

        Việc toán đầu tiên Nga đến đây càng làm tăng thêm mối nghi ngờ cho thiếu tá Staver. Đã từ lâu ông tin rằng Nga Sô cũng rất quan tâm đến V2 - mối quan tâm còn nhằm cả đến các chuyên gia hỏa tiễn Đức. Ông biết đài phát thanh Nga luôn nhắc nhở đến các người đã công tác ở Peenemunde, cổ vũ họ đến thành phố Dresde để tìm lại tiến sĩ Pinsky. Ông này đang thành lập một toán các chuyên viên, nhằm tiếp tục các công việc nghiên cứu ngay tại nước Đức. Điều kiện làm việc và lương bổng đưa ra thật hấp dẫn đối với một quốc gia đang bại trận. Nơi đây, nạn thất nghiệp, đói kém và cuộc sống lay lắt bây giờ thành những vấn đề thiết yếu thường ngày. Khi cho lục soát cánh đồng để tìm nơi cất giấu các thành phần hỏa tiễn, Staver đã ngạc nhiên nghe tiếng loa phóng thanh Nga Sô đặt bên kia bờ đối diện của sông Elbe, kêu gọi các chuyên viên Đức qua khu vực Nga, sẽ tìm được chỗ xứng đáng. Có cả giải thưởng đặt ra 50.000 Đức kim được dành cho W.Von Braun và E. Steinhoff.

        Hai ông này tất nhiên còn ở lại Garmisch với Dornberger và một số cộng sự viên của họ. Bọn họ lo lắng cho gia đình hiện đang còn ở miền Trung nước Đức, mặc dù người Mỹ đã luôn đến đó, lo đem các thân quyến của họ đi. Hơn nữa, còn rất nhiều chuyên viên không hẳn kém, chẳng hạn như Walther Riedel và Eberhaurd Rees đã không có tên trong nhóm được tuyển chọn ở Alpes. Staver lo nghĩ nếu người Mỹ không hành động mau lẹ thì những Riedel, những Rees, những Fleischer, những 4.000 chuyên gia ở vùng Nordhausen và gia đình của 500 chuyên viên được Kammler chọn gửi đến vùng Baviere (Alpes) sẽ bị người Nga thu phục. Như vậy việc thuyết phục toán Garmisch nhận làm việc ở Mỹ sẽ gần như vô ích nếu điệp viên Nga quản chế vợ con họ, chỉ một mình Staver, không có quyền xếp đặt một cuộc di tản rầm rộ các người Đức qua khu vực chiếm đóng của Mỹ.

        Vào buổi chiều ngày 27 tháng 5, sau khi ở làng Dornten trở về, ông nhận được một công điện từ Ba lê, đến Fulda đã 48 giờ rồi. Công điện này được Toftoy tiếp truyền từ Hoa thịnh Đốn, nói như sau:" Ba lê và Hoa thịnh Đốn cùng nghiên cứu vấn đề di tản các kỹ thuật gia Đức và gia đình họ. Cùng lúc này, yêu cầu Thiếu tá đưa các kỹ thuật gia Đức và gia đình họ sang vùng kiểm soát của Mỹ".

        Staver cho là chỉ thị này được xem như một chấp thuận gián tiếp về mật văn của ông yêu cầu cho gửi 100 chuyên viên Peenemunde về Mỹ. Mật văn này đã được chuyển về Ngũ giác đài xin cứu xét qua sự hỗ trợ của Đại tá Holmes. Thật ra thì ở Bộ Chiến tranh, người ta đã bàn nhiều về số phận của các nhà bác học Đức. Có những cuộc tranh luận bí mật được diễn ra ở hàng cao cấp được thu gọn lại một kế hoạch duy nhất là kế hoạch "Overcast"vậy. Vả lại, kế hoạch này không những chỉ quan tâm đến các chuyên viên hỏa tiễn mà còn để ý đến hàng ngàn nhà khoa học thuộc vô số các ngành khác nữa. Tuy nhiên đến ngày 27 tháng 5, kế hoạch Overcast đã bị hạn chế lại. Vì có rất nhiều chi tiết cần được điều chỉnh, nhưng việc này không cấm cản Bộ Chiến tranh muốn cho một số các nhà khoa học Đức, từ nay phải được đưa về khu đồn trú của Mỹ.

        Việc di tản này là một biện pháp giản dị và hợp lý, theo quan niệm của Hoa thịnh Đốn, nhưng theo Staver, việc thi hành đặt ra các vấn đề thật rắc rối. Thật vậy, một số kỹ sư được ông gạn hỏi,đã tỏ ra muốn tiếp tục công việc của họ ở Mỹ, nhưng Staver không chắc chắn được rằng đa số các người này từ đây về sau, sẽ chịu di cư cùng với gia đình, nếu không có một bảo đảm đứng đắn cho tương lai họ. Công việc trước hết là quy tụ họ lại, kế đến là di tản 4 ngàn người và tài sản của họ trước ngày 1 tháng 6. Quân Nga sẽ đến đấy không đầy một tuần nữa, đấy là một cố gắng cho thấy khó thực hiện được. Staver nhủ thầm rằn ông sẽ may mắn nếu trước ngày hạn định oái oăm kia, đem được qua vùng Mỹ kiểm soát chừng vài mươi bộ óc nặng ký.Tuy nhiên ông còn phải đặt lại vấn đề về toán người quá ít ỏi của ông.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười, 2020, 01:36:58 pm

        Hầu hết các sĩ quan mà Staver đã cộng tác không xem việc di tản người Đức như là một vấn đề hệ trọng, ngay một số quan chức cũng không tìm thấy việc này đáng khuyến khích! Đến một vị sĩ quan cao cấp của ngành Quân cụ, đã giúp đỡ ông rất nhiều trên vấn đề quản trị và hành chính, đã thẳng thắn tuyên bố với ông như sau: "Tôi thấy đâu có gì phải cuống cuồng việc người Nga nắm giữ cái người Đức ấy. Càng tốt chứ có sao đâu!"

        Tuy nhiên, cuộc chuẩn bị di tản đang tiến hành thì một may mắn không ngờ, là Hồng quân Nga chưa vào Thuringe ngày 1 tháng 6, y như điều người ta mong ước. Nhưng sự đình hoãn này chỉ ngắn hạn thôi: người Nga chính thức đến đây vào ngày 21 tháng 6, việc phân chia nước Đức - "cái quyết định tai hại" theo ngôn từ của Churchill – đã được định đoạt vào tháng 2 năm 1945, trong cuộc hội nghị tại Yalta. Churchill, Roosevelt và Staline đã tán đồng hoạch định các vùng chiếm đóng riêng biệt cho họ, nhưng khi Đức Quốc xã đầu hàng thì vị trí chiếm cứ của Đồng minh không còn tương ứng với các vùng quy định trên. Quân Mỹ đã đến sông Elbe và họ chiếm cả một vùng rộng lớn ở Saxe và Thuringe dành cho người Nga – Churchhill không muốn quân Mỹ quá hấp tấp rút khỏi vùng trung tâm nước Đức: Ông mong rằng họ vẫn còn đồn trú tại đó, trước khi hội nghị Potsdam được họp vào tháng 7 để giải quyết một số vấn đề còn đối chọi giữa Tây phương và Nga Sô. Nhưng Tổng thống Truman, người kế vị Roosevelt, đã không có mặt trong cuộc phân chia ở hội nghị Yalta, đã bác bỏ ý kiến của Churchill. Các cố vấn của ông lưu ý rằng: chờ đợi hội nghị Posdam chỉ tạo cho ông mối lo ngại với Staline. Thế nên, Truman cho vị nguyên thủ Nga Sô biết rằng tất cả các đoàn quân Mỹ sẽ rút khỏi các vị trí chiếm đóng thuộc Nga sau này đúng vào ngày 21 tháng 6.

        Về câu chuyện trên, Churchill về sau có viết:" Tôi tưởng như nghe hồi chuông cáo biệt trong lòng tôi". Nếu Staver và các sĩ quan Mỹ phụ trách về cuộc tổ chức di tản, không dùng danh từ của Churchill để biểu lộ cảm tưởng của họ, thì họ cũng biểu lộ một phản ứng tương tự thôi.

        Biện pháp đầu tiên của Staver là đòi hỏi Von Braun và các vị trưởng ban của Peenemunde phải đến Nordhausen bằng phi cơ. Ernst Steinhoff và Martin Schilling đến đó ngày 8 tháng 6. Staver yêu cầu họ cũng như Rees và Riedel, nói cho ông biết chừng bao nhiêu người cần thiết cho cuộc nghiên cứu trong tương lai. Các ước lượng thay đổi từ 350 đến 750 người.

        Bây giờ Staver yêu cầu các người Đức giúp các vị phụ tá của ông tìm dấu vết các chuyên viên trọng yếu còn trốn lánh trong vùng Thuringe. Vào thời kỳ đó, chưa có vấn đề đưa đề nghị làm giao kèo với họ. Tất cả cái mà Staver có thể hứa được là cho di tản họ ra khỏi vùng chiếm đóng của Nga và cung cấp cho họ sự sống và sự bảo bọc trong khu vực người Mỹ.

        Một trong các cộng sự viên của Staver là Trung úy Gross, có công tác liên hệ với Ernst Steinhoff, sau này có ghi:" Điều làm tôi bực mình nhất là vấn đề cứ nhắc đi nhắc lại liền miệng của các nhà bác học và kỹ sư Đức: chúng tôi có thể mong đợi ở người Mỹ cách đối xử như thế nào để đổi lại sự cộng tác của chúng tôi, so với các đề nghị mà người Nga dành cho chúng tôi?...Các kỹ sư Đức nói: Người Nga đã dẫn dụ trước mắt chúng tôi nào là nhà cửa, đồ trang bị, nào là lời hứa chấp nhận một sự lưu tâm đặc biệt đến các công tác mà chúng tôi sắp làm trong việc thực hiện các phi đạn của họ.Nhưng chúng ta không có các thứ dẫn dụ như vậy…sự trợ giúp to tát nhất của chúng ta phải đến từ các nhà khoa học Đức, cảm thấy gần gũi với người Mỹ…"

        Von Braun, trong lúc này, nghĩ rằng người Mỹ sẽ nhìn dưới con mắt tán đồng, chương trình đeo đuổi các công việc của ông tại Mỹ. Ông đã góp phần quyết định trong việc quy tụ các nhà chuyên môn về hỏa tiễn ở Thuringe và thuyết phục họ đến khu vực của người Mỹ.

        Ngày 19 tháng 6 – hai ngày trước cái ngày vận hạng kia, Staver và Trung tá Williams, người vừa mới được Bộ chỉ huy ngành Quân cụ phái đến để điều tra về hỏa tiễn, đến đưa tiến sĩ Porter, Von Braun và các vị trưởng ban nghiên cứu hiện còn ở Garmisch qua Munich bằng đường bộ để từ đó đáp phi cơ về Nordhausen.

        Đại tá Trichel yêu cầu Porter tham dự vào việc tuyển chọn các chuyên gia về V2 để đưa về Mỹ. Việc lựa chọn phải khởi từ Nordhausen, dưới sự điều khiển của Staver và qua sự cố vấn của Von Braun và các cộng sự viên của ông này.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười, 2020, 01:40:31 pm

        Bây giờ lại thêm khó khăn nữa: vấn đề chuyên chở. Porter, dù là dân chính, đã chỉ huy tất cả các sĩ quan Quân cụ, yêu cầu họ huy động cho ông bất cứ cái gì có thể lăn bánh, xe Jeep, xe bán thiết giáp, xe vận tải…và có chừng 300 xe đã được quy tụ và bắt đầu cho lượn quanh vùng.Porter có ghi:"Trên mỗi chiếc xe, có một người Đức biết một cách riêng tư, các người "tiếp xúc" để giải thích với họ mọi sự tình và yêu cầu họ hãy đến hợp tác. Việc này chỉ kéo dài trong 24 giờ và một gia đình chỉ có một khắc đồng hồ để tự quyết định; và chuẩn bị hành trang. Phần đông mừng rỡ chấp nhận" Lần này, các kỹ thuật gia và gia đình họ được quy tụ nơi một căn trại chuyển vận gần "ga" Nordhausen, các người cuối cùng đến đó vào giữa trưa ngày 20 tháng 6, bữa trước ngày ấn định việc người Nga đến thay.Trung úy Gross thấy nhiều toa xe nằm trong kho chứa dành chỗ cho toa xe đậu, nhưng không nhận được một đầu máy xe lửa nào: "Các người Đức lo lắng, còn tôi đang ở mức độ tuyệt vọng, thẫn thờ tản bộ trước sân ga. Cứ mỗi lần người Đức kêu tiếng "Rusky" là tôi giật mình nhảy chừng 3 thước".

        Đang lúc Gross muốn bỏ nơi đây để chuẩn bị ứng phó một cuộc di tản bằng đường bộ thì chiếc đầu máy xe lửa đến nơi. Hơn 1.000 người gấp rút lo chen vào trong 50 toa, và chuyến xe băng mình về hướng Witsenhausen, một thành phố nhỏ nằm trên vùng chiếm đóng của Mỹ cách Nordhausen khoảng 60 cây số.

        Ở đây không cần phải có lính canh, vì tất cả mọi sự canh giữ đều vô ích. Điều lo lắng duy nhất tại ga Nordhausen, là sự có mặt của một đám đông chen chúc những" người tứ cố vô thân", họ không liên hệ gì đến hỏa tiễn và tìm mọi cách chen vào trong các toa xe chật ních người. Người ta đã phải gọi đến các toán quân để trục họ đi.

        Nhưng Porter và Staver chưa phải đã hết vất vả vì tất cả tài liệu của Peenemunde chưa tìm ra được. Trước khi đến Alpes, tướng Dornberger có giấu số tài liệu riêng của ông ở nơi nào đó quanh Bad-Sachsa. Đấy là một chiến lợi phẩm không thể bỏ lại cho người Nga.

        Porter lập ngay một toán để thu hồi các tài liệu ấy, nhưng 12 giờ trước sự tiến vào của quân Nga, người ta vẫn chưa tìm thấy được gì cả, vì các điều tra viên thiếu bản đồ có tỷ lệ lớn. Thất vọng vì lý do này, Porter và Staver đến Kassel, nơi đóng Bộ chỉ huy của Liên đoàn 332 Công binh – Thêm một thất bại lớn: Công binh cũng không có bản đồ thích hợp, tuy nhiên vị Đại tá của Liên đoàn chấp thuận cho hai ông được sử dụng một toán gồm 1 trung sĩ và 3 người lính.

        Toán này chất lên một chiếc xe vận tải nhẹ, nào là cuốc xẻng và máy dò mìn. Trung sĩ Schwartz được may mắn tìm thấy tấm bản đồ có tỷ lệ lớn trong văn phòng của sở Thủy Lâm Đức: sự kiện này cho phép hắn ta xác định được rõ ràng vị trí nơi chôn giấu tài liệu của Dornberger. Số tài liệu này chứa trong 5 thùng cây, nhưng các niền sắt của nó không tránh khỏi được máy dò mìn. Bốn người lính lo khai quật được các thùng, chất lên xe các tài liệu ấy – nặng chừng 125 ki lô – và trên đường về Kassel.

        Vậy thì, người Mỹ xem như đã thắng các đối thủ của họ khi chiếm được gần hết các chiến lợi phẩm về V2 và tự bảo đảm cho mình một sự tiến bước rất trọng đại trước người Anh và người Nga, về hỏa tiễn cá tầm xa trong tương lai. Họ đã có tất cả các nguyên bản của tài liệu của Peenemunde, rồi 100 V2 và các chuyên gia trọng yếu của người Đức đang ở trong tay người Mỹ. Tuy nhiên, cơ quan tình báo Sô viết chưa biểu lộ các lời sau chót của họ.

        Do cuộc triệt thoái của các toán quân Mỹ ra khỏi vùng chiếm đóng của họ, người Nga thụ hưởng được cơ sở Mittelwerke, trung tâm thí nghiệm về cơ khí hỏa tiễn ở Lehesten, các phòng thí nghiệm to lớn và các cơ sở ở Bleichrode, ở Sondershausen và Klein-Bodungen. Người Mỹ di tản được các chuyên gia tài giỏi của Nordhausen nhưng họ đã không đủ thời giờ cũng khôn g có phương tiện để di cư trọn vẹn nhân viên của Peenemunde. Họ đã phải để lại hàng 3 ngàn kỹ thuật gia và gia đình của đám người này. Tất nhiên là các chuyên gia này không có những khả năng sáng tạo của một Von-Braun nhưng họ rất am tường các phương tiện hiện có.

        Ngày 26 tháng 4 năm 1945, các vị Tham mưu Trưởng Liên minh (Joint chiefs of Order 1067) có yêu cầu Eisenhower cho tránh mọi sự phá hủy và dưới sự kiểm soát của ông này, cho chiếm các văn khố, đồ án, sách vở, tài liệu, hồ sơ và tất cả mọi vật liệu thuộc loại kỹ nghệ hoặc khoa học của các cơ quan Đức dùng trong việc nghiên cứu quân sự. Và ngày 5 tháng 6 năm 1945, cũng chính Eisenhower đã ký ở Bá Linh một sắc lệnh của Ủy ban cố vấn cho châu Âu, quy định rằng các cơ sở nghiên cứu về quân sự của Đức " Phải được gìn giữ nguyên vẹn và ở tình trạng thuận lợi cho việc sắp đặt của các đại diện Liên minh…"

        Trước khi rời Nordhausen, Dr.Porter nhìn lần cuối các cơ sở mà người Mỹ, vì tôn trọng J.C.S.O.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười, 2020, 01:53:27 pm

15 - KẾ HOẠCH “OVERCAST”

        Hồng quân theo gót người Mỹ tiến chiếm Nordhausen. Những chuyên viên của ủy ban Malenkov đã ngạc nhiên và thỏa mãn vô cùng khi nhận thấy những Mittelwerke (trung tâm sản xuất V2) và những cơ xưởng kỹ thuật đều còn nguyên vẹn.

        Trong khi trung tâm Peenemunde lớp bị Đồng Minh oanh tạc, lớp bị chính người Đức phá hủy, bấy giờ chỉ còn là đống tro tàn, thì các công xưởng ở Nordhausen hầu như không có gì biến đổi. Tình trạng các xưởng ngầm, sâu 250 thước dưới lòng đất này, cũng y như tình trạng lúc Kammler còn điều khiển các nô dịch để sản xuất hàng tháng sáu trăm quả V2. Dĩ nhiên là người Mỹ đã tải đi những vật liệu cần thiết để ráp lại một trăm trái V2. Người Pháp, người Anh cũng không quên thu nhặt những chiến lợi phẩm về phần mình. Nhưng người Nga vẫn còn lại những dụng cụ cần thiết để ráp lại hàng trăm chiếc hỏa tiễn khác. Người ta đã chở đi những bản chính của tài liệu V2 trước mắt họ, nhưng họ cũng tìm lại được các bản sao, trong số đó có cả bản sao về đồ thức của hỏa tiễn A9, A10 nữa.

        Chắc chúng ta không quên vào năm 1903, một ông giáo Nga tên là Coustantin Tsiolkovsky đã xuất bản một tập sách nói về những nghiên cứu đầu tiên về hỏa tiễn và các cuộc du hành không gian. Ông cùng với người Mỹ tên là Goddard và người Đức tên Oberlh được coi là ba người tiền phong nghiên cứu về sức đẩy tới bằng phản lực. Hồng quân đã thí nghiệm trong địa hạt này vào những năm 1920- 1930. Mặc dầu công trình khai phá của Tsiolkovsky, trong cuộc Đệ II thế chiến, người Nga cũng chỉ có những hỏa tiễn nhỏ chứa thuốc súng. Những hỏa tiễn này được đội phòng không đặt trên những khẩu Stourmovik. Chính những giàn hỏa tiễn trên đồi Studebaker đã gieo rắc bao kinh hoàng cho những đơn vị bộ binh Đức.

        Và bây giờ bỗng dưng người Nga lại được làm chủ nhân của loại hỏa tiễn tầm xa độc nhất hoàn cầu. Họ chỉ cần vài ngàn người có khả năng nữa là họ có thể chế tạo lại trên hình vẽ, rồi sản xuất được hỏa tiễn.

        Ban Tình báo Anh-Mỹ yên trí khi thấy người Nga đã không di tản bất cứ một dụng cụ nào về xứ họ cả. Nhưng đồng thời họ cũng chú ý đến việc mật vụ Nga đang nỗ lực tập trung tất cả những nhân viên của Elektromechanische Werke đang ở trong khu vực của họ và khuyên khích những người này hợp tác với họ. Phần lớn họ thường dùng vũ lực để cưỡng bách. Trong năm 1945, ở tại quê hương mình, một kỹ thuật gia Đức thường đứng trước hai con đường phải chọn lựa: thứ nhất là khoanh tay đứng nhìn vợ con chết đói; thứ hai là kiếm sống lay lất qua ngày bằng cách sửa radio, sửa xe đạp hay sửa xe hơi. Trong lúc đó thì người Nga hứa hẹn đủ thứ. Đối với những người mà họ cần, họ hứa hẹn sẽ trả lương cao kèm theo không biết bao nhiêu là đặc ân. Hơn nữa, họ còn bảo đảm những người này sẽ không bao giờ bị bắt buộc phải bỏ xứ sang Nga.

        Vào đầu tháng 7 năm 1945, Tinh báo Mỹ không hề biết được ý đồ của Nga, đối với những Mittelwerke mà họ đang canh phòng rất nghiêm nhặt. Nhưng có một điều rất rõ ràng ai cũng thấy là người Nga không thể triệt để khai thác chiến lợi phẩm của họ được. Vì họ thiếu một yếu tố tốt cần thiết: chuyên viên xuất sắc. Ở khu vực họ có hàng ngàn kỹ sư, đốc công và thợ giỏi, nhưng chính những người có khả năng để phát động chương trình đại qui mô về hoả tiễn lại không có. Những người này đang ở trong vùng chiếm đóng của người Mỹ.

        Nếu người Mỹ không cao tay ấn, họ sẽ gặp không biết bao nhiều điều bất lợi. Nhân viên Tình báo Nga không ngớt khuyến dụ những người cũ đã làm việc ở Peenemude. Nhất là đối với Von Braun, Dornberger, Kurt Debus, Helmut Grottrup, Eberhard Rees, Ernst Steinhoff và vài nhân vật trọng yếu nữa, người Nga luôn luôn mở rộng tay đón mời, nếu họ không tìm thấy an ninh bên người Mỹ. Một điều khá hiển nhiên là không có một chuyên viên nào đang mong mỏi về với Nga, mặc dầu họ ở cách Nordhausen không đầy một trăm cây số và người Mỹ cũng không hứa hẹn với họ những bảo đảm chắc chắn cho lắm. Thời gian trôi qua, tuần lễ này nối tiếp tuần lễ kia, người Mỹ thấy cần phải thực hiện gấp chương trình di tản theo kế hoạch của Ngũ Giác Đài.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười, 2020, 01:57:07 pm
       
*

*      *

        Ngày 24 tháng 6 năm 1945, Đại tá Holger Toftoy đang ở Bruxelles. Ông phải tới Na Uy để thanh sát xưởng nước nặng (eau lourde) nơi đã cung cấp cho chương trình nguyên tử năng của người Đức - chương trình này dĩ nhiên là cũng đã thất bại. Chính ở tại thủ đô nước Bỉ này, ông được quân cảnh cho hay Ngũ Giác Đài đang triệu hồi ông khẩn cấp. Vậy là ngày mai ông phải sang Ba Lê để đáp máy bay về Hoa Thịnh Đốn.

        Ông cũng không biết tại sao người ta gọi ông về bất thình lình như vậy. Ông đến trình diện với tướng Barnes là chỉ huy trưởng sở nghiên cứu kỹ thuật thuộc nha Quân cụ. Vị này bảo cho ông biết rằng tướng Levin Campbell đang cần nói chuyện với ông. Ông hơi xúc động và cũng tò mò không biết vị giám đốc nha Quân cụ này có chuyện gì bất thường đến nỗi phải triệu ông đang ở bên kia Đại Tây Dương phải trở về. Ông bước vào văn phòng tướng Campbell với tâm trạng băn khoăn ấy.

        Tướng Campbell tỏ ra rất ôn hòa. Ông nói với Toftoy: "Bộ Chiến tranh vừa ra lệnh tất cả sĩ quan hiện dịch đang phục vụ tại quốc nội đều phải đổi ra hải ngoại tức khắc. Đó là trường hợp của Đại tá Trichel, chiếu theo công lệnh, ông ta được đề cử làm giám đốc Quân cụ khu vực Thái Bình Dương. Toftoy được chỉ định thay thế ông ta để chỉ huy phân bộ hỏa tiễn".

        Viên Đại tá quay lại. Ông tự hỏi: "Không biết ông tướng có nói chuyện với ai khác không". Nhưng không, trong phòng không còn người nào khác nữa. Qua một thoáng kinh ngạc, ông nghĩ ngay đến những chuyên viên Đức đang được nha Quân cụ giữ ở Âu châu. Ông đã ra lệnh chuẩn bị gởi ba trăm chuyên viên Đức về Mỹ. Bây giờ ông lại sắp đảm trách chương trình hỏa tiễn theo chỉ thị của nha Quân cụ. Ông biết rằng những người này sẽ là những cánh tay đắc lực giúp ông thực hiện chương trình hỏa tiễn hãy còn đang ở giai đoạn sơ khai của Hoa Kỳ. Vì vậy, ông quyết định đệ trình lên Bộ Tham mưu, kế hoạch di tản các nhà bác học Đức.

        Chương trình này đã được Bộ Chiến tranh và Bộ Nội vụ bàn cãi từ tháng 11 năm 1944. Một số công chức cao cấp, khoa học gia và các nhà quân sự đã hoàn toàn bác bỏ. Toftoy thấy rõ một tình trạng nghịch thường và trớ trêu đang xảy ra. Ở Hoa Thịnh Đốn thì người ta đang phân vân không biết có nên du nhập những nhà bác học Đức vào Hoa Kỳ không. Trong lúc đó, ở Âu châu các cơ quan Tình báo Anh và Nga đang nỗ lực thuyết phục cũng như những nhà bác học đó hãy bỏ ý định hợp tác với Mỹ đi!

        Những người phản đối chương trình này cũng có nhiều lý do khác nhau. Những viên chức ở Bộ Nội vụ thì sợ rằng việc thu dụng những nhà bác học Đức sẽ gây phẫn nộ cho các nước bạn. Dầu những người này không thuộc thành phần Quốc Xã, nhưng họ cũng đã đem tài năng họ ra phụng sự chế độ Quốc Xã. Ngoài ra cũng còn vài vấn đề nan giải khác, chẳng hạn như vấn đề chiếu khán, vấn đề qui chế di trú và vấn đề pháp lý. Theo luật lệ hiện hành thì việc du nhập một số khoa học gia vào nước Mỹ không phải là một vấn đề ít rắc rối. Còn Bộ Thương mãi và Bộ Lao động thì lại lo lắng về vấn đề sử dụng văn bằng và điều hành luật lệ áp dụng đối với nhân công ngoại quốc. Bộ Tư pháp không chút hào hứng trước viễn ảnh phải bắt cơ quan F.B.I. trông chừng một số người Đức, mà trong đó chắc chắn còn sót vài tên Quốc Xã chính cống.

        Một thành phần của cộng đoàn khoa học gia Mỹ cũng đặt ra vấn đề hạn chế, ý tưởng của họ được trình bày minh bạch trong bản tuyên ngôn của Dr. Robertson. Ông là người điều khiển cơ quan F.I.A.T. (Field Information Agency Technical) phụ trách việc thẩm vấn các nhà bác học Đức đang bị giữ ở trại Dustbin gần Francfort. Nội dung bản tuyên ngôn như sau: "Để cho các nhà bác học tiếp tục nghiên cứu hỏa tiễn là chúng ta đã dung dưỡng để họ tiếp tục hoạt động góp phần vào việc gây dựng tiềm lực chiến tranh. Mà điều này thì hoàn toàn trái ngược với chủ đích của Đồng Minh, mặc dầu họ không bao giờ được trở về Đức quốc hay liên lạc với người Đức nữa.

        Nhiều sĩ quan cao cấp cũng nổi lên chống đối chương trình này một cách vô cùng mãnh liệt. Sự phản đối của họ được biểu lộ rõ ràng qua cuộc điện đàm sau đây giữa hai vị tướng Không quân và ban Tình báo không lực ghi được ngày 26 tháng 5-1945. Hồi đó Không quân chưa được tự trị, nhưng mà hai sĩ quan phi công là tướng Knerr và Thiếu tá Putt lại nghĩ đến việc phát triển một ngành hàng không độc lập trong tương lai. Họ khẩn khoản yêu cầu gởi đến cho họ hai chuyên viên về khí động học người Đức. Chỉ có hai người này là người duy nhất có kinh nghiệm về phi cơ phản lực, nên họ được yêu cầu đưa tới phục vụ ở trại Wright Fields, trong tiểu bang Ohio: Hai vị tướng, một ở trại Wright, một ở Ngũ Giác Đài đã bàn bạc với nhau cũng vì vấn đề trên.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười, 2020, 02:01:33 pm
     
        Tướng A: Tuần rồi, ở Gillespie, Don Putt có nói đã chiếm được hai nhà bác học Đức xuất sắc... Đó là hai chuyên viên về lãnh vực siêu thanh... Và đây mới là vấn đề, vì chúng ta thuộc ngành kiến tạo hàng không nên chúng ta muốn đánh điện tín yêu cầu Don Putt tìm mọi cách để gởi hai người đó đến đây. Chúng ta sẽ tra hỏi họ chi tiết hơn.

        Tướng B: Tôi sẽ nói về lối hành sự của họ... ở Hoa Thịnh Đôn, Bộ Chiến tranh đã hội họp liên miên về vấn đề đó. Họ đã quyết định nếu chúng ta xin đích danh một người nào, thì G.2 (cơ quan quân báo) sẽ có biện pháp an ninh cần thiết để di chuyển họ đến chúng ta. Một trong những điều lệ căn bản là chúng ta chỉ được quyền sử dụng họ một thời gian thôi. Sau khi không cần họ nữa, ta sẽ gởi họ trở về Đức.

        Tướng A: Người ta cũng nói như vậy với Bill. Điều này rất hợp lý: chúng ta đâu có muốn để họ ở đây...

        Tướng B: Tôi dám quả quyết rằng một vài sở kỹ thuật, đặc biệt là Nha Quân cụ không hề lo lắng gì cả. Hôm qua, tôi có tiếp chuyện với tướng Knerr và tôi đã khám phá ra việc ông ta đã giữ hai chuyên viên mà chúng ta đang nói đến, để thực hiện những dự án của ông ta. Don Putt và ông ta đã mang từ Âu châu về một toán chuyên viên mà hình như hai người kia là hai người có khả năng nhất. Tôi nhấn mạnh ở điểm này, mặc dù không biết anh có thể làm được việc gì không: Knerr có ý định riêng muốn dùng hai người này vào một mục đích gì khác chứ không phải chỉ khai thác hời hợt mà thôi.

        Tướng A: Không biết ông ta có định giữ họ ở đây thường trực không?

        Tướng B: Tôi không hiểu anh dùng tiếng "thường trực" ở đây với ý nghĩa gì. Theo tôi tưởng, thì ông ta định giữ họ trong hai năm.

        Tướng A: À, vậy là họ thấy thời gian đó là đủ rồi. Nhưng mà tôi phản đối, Pop-Powers phản đối, toàn thể Bộ Chiến tranh phản đối. Chúng tôi phản đối những người có khuynh hướng cho rằng chiến tranh với nước Đức đã chấm dứt và từ đây về sau sẽ không bao giờ xảy ra một cuộc chiến nào khác với họ nữa. Thế rồi chúng ta mở rộng vòng tay đón mời họ đến với chúng ta, chúng ta rước họ vào phòng thí nghiệm của chúng ta và đối đãi với họ như những thượng khách. Trong khi Bộ Chiến tranh chưa phân biệt được trắng đen thì họ sẽ hưởng một qui chế cư trú tạm thời. Trong bao lâu? Ồ, điều đó không ăn thua gì với tôi! Có thể một hay hai năm gì đó. Nhưng chúng ta phải đả phá những tư tưởng cho rằng bây giờ chính là lúc phải chấp nhận. Nếu không, chúng ta sẽ không bao giờ thu nhận được họ vĩnh viễn, không bao giờ đón rước được họ vào không lực của chúng ta và không bao giờ biến đổi họ thành công dân Mỹ được nữa.

        Tướng B: Tôi chắc chắn đó không phải là ý định của Knerr.

        Tướng A: À, như vậy càng tốt! Bởi vì Bộ Nội vụ đã nói, nếu có trường hợp đó, thì Bộ sẽ không phải làm gì cả. Mặc cho Bộ Chiến tranh canh giữ họ, rồi gửi trả họ về Đức, Bộ Nội vụ cũng không muốn biết cả những gì họ sẽ làm được. Nhưng có điều tôi biết là đặc biệt Nha Quân cụ mong muốn một vài người trong đám chuyên viên Đức đó được làm việc mãi mãi ở đây.

        Tướng B: Đúng vậy.

        Tướng A: Và tồi cũng biết rằng trong đám sĩ quan chúng ta cũng có vài người có ước muốn đó.

        Tướng B: Cũng có thể lắm. Nhưng ở đây chúng tôi chống lại, toàn thể Bộ Chiến tranh đều chống lại.

        Dĩ nhiên là không phải toàn thể Bộ Chiến tranh đều một lòng một dạ chống lại việc thu dụng thường trực một nhóm bác học Đức đã được chọn lọc kỹ càng rồi. Nhiều giới cao cấp, chẳng hạn như phụ tá tổng trưởng Bộ Chiến tranh là John J. Me Cloy cũng nằm trong thiểu số người đã cực lực bênh vực chủ trương thu dụng trên. Đại tá Trichel, vì luôn luôn nghĩ đến phân bộ hỏa tiễn của mình, nên đã tranh đấu quyết liệt để đưa những chuyên viên của V2 vào Mỹ quốc. Đại tá Toftoy cũng vậy, khi thay thế Trichel, ông cũng tranh đấu y như ông này. Thứ trưởng Bộ Chiến tranh là ông Robert Patterson đã trình bày quan niệm của ông trong một tập ký lược đệ lên Tổng tham mưu:

        1. Theo thiển ý, ta phải tận dụng tất cả những tài liệu đã khai thác được từ người Đức, hoặc dùng những tài liệu này trong mục đích theo đuổi cuộc chiến với người Nhật. Cái mục tiêu phụ này cần phải được thực hiện với điều kiện phải có biện pháp loại trừ những mầm mông nguy hiểm cố hữu.

        2. Những người này vốn là kẻ nghịch thù đối với ta, vậy chúng ta phải đề cao cảnh gác trường hợp có thể phá hoại năng lực chiến đấu của chúng ta. Việc đưa họ vào quốc gia ta, tạo ra những vấn đề rất tế nhị. Chẳng hạn như làm cho quần chúng phẫn nộ vì không biết tại sao lại du nhập những người ngoại quốc ấy vào xứ này và họ sẽ được hưởng những quyền lợi gì. Hành động như vậy mà tham khảo ý kiến của Đồng Minh chúng ta, kể cả người Nga, có thể gây ra nhiều điều rắc rối. Trước khi nhât quyêt hành động, tôi mong rằng ông phụ tá Me Cloy nên thông báo để phối hợp chặt chẽ với tiểu ban chính trị về nước Đức" hoặc với ủy đấu quyết liệt để đưa những chuyên viên của V2 vào Mỹ quốc.

        Đại tá Toftoy cũng vậy, khi thay thế Trichel, ông cũng tranh đấu y như ông này. Thứ trưởng Bộ Chiến tranh là ông Robert Patterson đã trình bày quan niệm của ông trong một tập ký lược đệ lên Tổng tham mưu:

        1. Theo thiển ý, ta phải tận dụng tất cả những tài liệu đã khai thác được từ người Đức, hoặc dùng những tài liệu này trong mục đích theo đuổi cuộc chiến với người Nhật. Cái mục tiêu phụ này cần phải được thực hiện với điều kiện phải có biện pháp loại trừ những mầm mống nguy hiểm cố hữu.

        2. Những người này vốn là kẻ nghịch thù đối với ta, vậy chúng ta phải đề cao cảnh gác trường hợp có thể phá hoại năng lực chiến đấu của chúng ta. Việc đưa họ vào quốc gia ta, tạo ra những vấn đề rất tế nhị. Chẳng hạn như làm cho quần chúng phẫn nộ vì không biết tại sao lại du nhập những người ngoại quốc ấy vào xứ này và họ sẽ được hưởng những quyền lợi gì. Hành động như vậy mà tham khảo ý kiến của Đồng Minh chúng ta, kể cả người Nga, có thể gây ra nhiều điều rắc rối. Trước khi nhât quyêt hành động, tôi mong rằng ông phụ tá Me Cloy nên thông báo để phôi hợp chặt chẽ với tiểu ban chính trị về nước Đức" hoặc với ủy ban Liên bộ Nội vụ - Chiến tranh - Hải quân.

        3. Hơn nữa, tôi mong rằng chúng ta hãy dùng tất cả biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu ở Đức về. Còn đối với vấn đề nhân sự, chỉ gởi về nước những chuyên viên đặc biệt cần phải hiện diện mà thôi. Suốt thời gian họ lưu trú trong nước ta, ta phải canh phòng họ thật nghiêm nhặt. Khi công việc xong rồi, phải gởi trả họ về Đức tức khắc.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười, 2020, 10:02:21 am
       
*

*      *

        Bộ Tổng tham mưu Mỹ đã hoạch định một chương trình mà tham mưu liên minh đã chấp thuận ngày 6 tháng 7 năm 1945 với sự đồng ý trước của người Anh, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ là Cordell Hull phải đưa ra quyết định chấp thuận sau rốt. Ngày 20 tháng 7, văn phòng tham mưu liên quan ban hành một bản văn như sau:

        Bí danh sau đây đã được ủy ban an ninh liên quân sử dụng, và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 7 năm 1945 thuộc vào loại mật.

        OVERCAST - kế hoạch này nhằm mục đích khai thác những nhà bác học dân sự Đức và đặt họ dưới sự kiểm soát của cơ quan Tình báo quân đội. Họ sẽ được sinh hoạt trong một doanh trại mà trước kia gọi là trại Fort Standish, nằm trong một cù lao thuộc hải cảng Boston.

        Overcast là một dự án ngắn hạn với một mục tiêu "khai thác, quân sự nhất thời... đặc biệt là để trợ lực cho việc thu ngắn chiến tranh với người Nhật". Người Đức được mời ký một hợp đồng làm việc trong sáu tháng. Điều đó có thể chứng tỏ rằng họ không phải là phạm nhân chiến tranh, mà cũng không phải là đảng viên Quốc Xã. Người ta không mời đến ba trăm năm mươi người Đức ký hợp đồng đâu, mặc dầu giao kèo đó có những điều khoản không hấp dẫn chút nào. Chẳng hạn như phải để gia đình ở lại Đức, phải lãnh "một số lương công nhựt rất khiêm nhường do Bộ trưởng Bộ Chiến tranh đài thọ". Nha Quân cụ chỉ được quyền chọn tối đa là một trăm chuyên viên hỏa tiễn để ký giao kèo mà thôi.

        Ngày 25 tháng 7, vị Tân Chỉ huy trưởng phân bộ hỏa tiễn của Nha Quân cụ là Đại tá Toftoy được chỉ thị phải sang Âu châu "để tuyển chọn một số khoa học gia Đức". Đó là một việc làm khá thích thú đối với Toftoy. Ông là một người rất mềm mỏng, ông rất cẩn thận đối với vấn đề nhân bản con người. Ông luôn luôn xem xét khía cạnh ấy rất kỹ lưỡng trước khi chọn một quyết định. Sau này, Von Braun có nói về ông là "một tâm hồn cao thượng … một người khả ái". Thật vậy, Toftoy đã vận dụng tất cả cái tính chất nhân bản của ông, đã thi thố tất cả tài năng thuyết phục của ông để lôi cuốn những chuyên viên Đức về phe Mỹ. Quốc gia ông chỉ cho phép ông đưa ra những đề nghị thật là khô khan, kém cỏi nếu đem so với những đề nghị béo bở, quyến rũ của người Anh, người Nga.

        Khi xưa, ở Peenemunde có đến năm ngàn bác học và kỹ thuật gia Đức, mà bây giờ Toftoy chỉ có thể chọn được một trăm người mà thôi. Những bản hợp đồng lại thuộc loại ngắn hạn, nó không hề chứa đựng một lời hứa hẹn nào về việc nhập quốc tịch Mỹ trong tương lai. Tiền thù lao lại quá ít ỏi, mỗi ngày làm việc chỉ lãnh được sáu Mỹ mà thôi. Hơn nữa, các đương sự lại không thể đem gia đình theo với họ. Trong lúc đó người Nga lại hiến dâng đủ thứ, nào nhà ở, nào phụ cấp dồi dào, nào công việc làm ăn đầy đủ cho tất cả mọi người. Điều quan trọng hơn hết là họ bảo đảm các chuyên viên có thể tiếp tục làm việc tại ngay quê hương của họ, chứ không phải đi đâu cả. Người Anh cũng vậy, ai nhận hợp tác với họ sẽ được cư trú trong những khách sạn sang trọng cùng với cả gia quyến.

        Toftoy đến Ba Lê bằng phi cơ, rồi ông đáp xe lửa đến một thành phố nhỏ ở Witzenhausen. Trường học ở đây là nơi tá túc của tám mươi chuyên viên thượng thặng của Đức và gia đình họ. Những người khác thì ở trong một làng kế cận Eschwege.

        Ngày 9 tháng 7 năm 1945, ở tổng hành dinh Quân cụ, ông đã thông báo trước với Dr. Porter, nên Thiếu tá Staver và ông này đã soạn thảo sẵn những danh sách. Đó là "danh sách những khoa học gia và những kỹ thuật gia... theo giả thuyết thì các cựu nhân viên của những Elektromechanische Werke sẽ thành lập tại Mỹ quốc một cơ quan có nhiệm vụ phát triển, thực hiện, kiến tạo và thí nghiệm những loại hỏa tiễn mới. Dr. Von Braun và các trưởng toán của ông phụ trách việc tuyển chọn nhân viên với sự góp ý kiến của Thiếu tá Staver và người ký tên dưới đây: Dr. Porter".

        Theo Von Braun thì tổ chức này cần phải sử dụng khoảng năm trăm nhân viên. Porter nói: "Tôi biết rằng con số đó khó được chấp nhận, nên tôi nài nỉ để giảm xuống, còn ba trăm thôi". Bởi vậy, khi Đại tá Toftoy đến Witzenhausen, vào đầu tháng tám, ra lệnh chọn một trăm chuyên viên thôi, thì Von Braun tỏ ra nản chí vô cùng. Thiếu tá Staver cũng ngã lòng không kém, nhất là khi ông hay tin những chuyên viên này chỉ đi Mỹ một mình thôi, không được đem gia đình theo. Vấn đề trở nên hết sức trầm trọng. Toftoy đến trường học thăm viếng gia đình các chuyên viên. Ông thấy ở tầng thứ nhất có một gian bếp nhỏ với một cái bếp điện hai lò, có hai cái lavabô. nhưng không có bồn tắm. Giường ngủ đặt san sát với nhau, nên muốn đi xuống cuối phòng thật là khó khăn, ở đây không có gì riêng biệt, kín đáo cả: từ trẻ sơ sinh cho đến các cụ nội ngoại đều sống lẫn lộn nhau. Nhất là đối với những cặp vợ chồng trẻ, họ cũng phải sống chung đụng trong những điều kiện thật là đáng "phàn nàn", theo sự nhận xét của Toftoy là người đã lập gia thất và có hai con rồi.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười, 2020, 10:02:49 am

        Đôi với Toftoy, trước hết, đây là những con người, sau đó họ còn là những chuyên viên, họ phải có một đời sống tương xứng hơn. Ông đem tất cả thiện chí của ông để giải quyết vấn đề cho được ổn thỏa: trong khi những gia trưởng vắng mặt thì vợ con họ phải được quân đội Mỹ bảo trợ. Họ được đưa về Landshut ở Bavière, cư ngụ một doanh trại cũ của người Đức. Mặc dầu có sự nhân nhượng như thế, nhưng chắc chắn không có một chuyên viên nào chịu ký hợp đồng nếu không có sự can thiệp, điều giải của một người. Người đó cương quyết phải bảo vệ sự đoàn kết của toàn khối Peenemunde. Vài năm sau, có người hỏi Dr. Porter: "Ai đã có ý đem nhóm Von Braun vào nước Mỹ", thì ông này trả lời vắn tắt như thường lệ: "Chắc là Braun chứ còn ai khác nữa". Với sự điều khiển của Braun, một số nhà bác học và kỹ sư đã được chọn lọc, họp thành một toán chuyên viên rất đồng đều bằng lòng sang Mỹ để theo đuổi công việc nghiên cứu hỏa tiễn.

        Trong danh sách thứ 1, như người ta thường gọi, không hề có một kỹ thuật gia, một viên quản đốc hay một người thừa hành thông thường nào. Ở đó toàn là những người có một kiến thức vô song, không thể có ai thay thế được. Nhưng mà danh sách 1, cũng vượt qua con số chỉ định một chút, vì muốn thành thật một ê kíp đầy đủ thì phải có tối thiểu là một trăm mười lăm người. Cho nên Toftoy phải vượt quyền hạn, tự ý mời một trăm mười lăm chuyên viên Đức ký hợp đồng.

        Trong suốt tháng tám và tháng chín, Dr. Porter, Thiếu tá Staver và Von Braun chỉ lo mỗi một việc tuyển chọn chuyên viên tối cần mà thôi. Trong khi ấy, Staver lại nghe tin đồn rầm rộ ở khắp Witzenhausen rằng người Nga đã bắt tay vào việc chế tạo hỏa tiễn tại Nordhausen. Mặc dầu họ không chiếm hữu được những chuyên viên lỗi lạc Đức như người Mỹ, họ vẫn có đủ điều kiện để thực hiện chương trình hỏa tiễn. Ngày 10 tháng 8, Karl Otto Fleischer, người đã kiếm được các tài liệu chôn giấu ở Dornten, đã gởi cho Staver một bản báo cáo:

        Chúng tôi có những tin tức sau đây về việc thiết lập chương trình hỏa tiễn của người Nga tại Đông Đức:

        Người Nga tổ chức ba nhóm để hoạt động. Nhóm thứ nhất ở Bleicherode, nhóm thứ hai ở trung tâm sản xuất Mittelvverke, nhóm thứ ba ở Peenemunde. Tất cả các hoạt động trên đều thuộc về một viện gọi là "Institution Rabe".

        Chỉ huy ở Bleicherode là một viên Thiếu tá người Đức, ông ta điều khiển khoảng năm mươi nhân viên. Ông ta có một văn phòng nghiên cứu và một xưởng nhỏ ở Bleicherode. Việc hành chính thì đặt ở trụ sở Kaliwerke Bleicherode. Nhóm người đó đang c ố gắng chế tạo lại những thành phần của A4 hoặc sản xuất những hỏa tiễn khác nữa.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười, 2020, 10:03:42 am
       
*

*     *

        Ngày 15 tháng 8, viên kỹ sư Elmi lại gởi về Staver một bản báo cáo khác:

        Tôi đã sống nhiều ngày ở vùng Nga quản lý trong những miền lân cận Bleicherode để tìm kiếm một số hành lý mà tôi đã để lại ở đó. Tôi đã tình cờ gặp gỡ và nói chuyện với một cộng sự viên cũ của tôi. Tôi tạm thời giấu tên anh ta để tránh cho anh những khó khăn với người Nga. Anh ta nói người Nga có ý định thực hiện một hỏa tiễn khổng lồ với tầm tác xạ ba ngàn dặm. Họ đang cần chuyên viên am tường những nguyên lý về cơ giới phi hành và về các bộ phận điều khiển. Người Nga hứa sẽ ban thưởng trọng hậu cho ai thuyết phục được Von Braun và Dr. Steinhoff trở về vùng của họ.

        Ngày 15 tháng 9, Staver lại nhận được một bản báo cáo nữa. Tin tức lần này lại càng đáng quan tâm hơn vì phát xuất từ Dr. Martin Schilling là người xưa kia đã phụ trách các cuộc thí nghiệm ở Peenemunde:

        Một viên kỹ sư của Mr. Hutter đã trở về Haynrode, gần bên Bleicherode, để tìm cách đưa gia đình rời khỏi vùng chiếm đóng của người Nga. Ông ta ở lại đó độ một tuần lễ, ông ta nói với tôi rằng bà vợ của ông đã biết tất cả những ý đồ của người Mỹ liên quan đến việc phát triển về sau...

        Ông ta cũng nói rằng người Nga đã biết rất tường tận những tên nằm trong danh sách thứ I của người Mỹ và những điều kiện của bản hợp đồng người Mỹ đưa ra... Vài ngày sau, họ thông báo với tôi có một người từ Lehesten vừa đến Witzenhausen. Ông ta ra lệnh phải xúc tiến việc thí nghiệm những lỗ thoát khí (sau đuôi phản lực cơ) tại Lehesten - Ortelsbruch từ ngày 6 tháng 9. Tin này có vẻ hữu lý lắm, vì ở Ortelsbruch còn có hàng trăm ống thoát khí, hơn nữa, âm thanh của những cuộc thí nghiệm vang dội cả thành phố, âm thanh này rất đặc biệt, dễ nhận lắm. Cũng như ngày trước việc thí nghiệm ở Lehesten luôn luôn ăn khớp với việc ráp nôi ở Mittelwerke.

        Bản báo cáo này không phải là một đòn phép tinh thần thật sự, người ta đang thực hiện việc ráp nối V2 ở Mittelwerke dưới sự điều khiển của người Nga và những thí nghiệm về cơ tĩnh học cũng đang bắt đầu ở Lehesten. Thiếu tá Staver là người biết rất rõ về cách thiết trí ở Lehesten vì ông là người đầu tiên đã thử ở đó một động cơ của V2 trước khi lực lượng Mỹ rời khỏi Thuringe.

        Những người đang làm việc ở Lehesten và trong các Mittelwerke chỉ là những chuyên viên hạng nhì. Người Nga đã thất bại, họ không thuyết phục được một chuyên viên thượng thặng nào của Peenemunde để bỏ Mỹ mà trở về khu của người Nga. Tuy nhiên, những người này muốn trở về vùng kiểm soát của người Nga lúc nào cũng được vì họ chỉ là thường dân, không ai có thể giữ họ mãi nếu họ không bằng lòng.

        Kế hoạch của Bộ Chiến tranh Mỹ đã được sự thỏa thuận của tham mưu Anh. Người Anh bằng lòng cho Mỹ đem 350 nhà bác học Đức về nước. Trong khi những đại diện của kế hoạch Overcast ở Âu châu, như Thiếu tá Staver chẳng hạn, đang thương lượng trực tiếp với các người Đức thì người Anh lại bắt đầu có những hành động mà người Mỹ không ngờ để đề phòng trước. Tình báo Anh mở chiến dịch tấn công mạnh mẽ, họ xúi giục người Đức từ chối, đừng ký hợp đồng với người Mỹ, hãy nhận lời hợp tác với họ. Họ đặc biệt chú trọng tới một nhóm người mà họ đã theo dõi từ tháng 4 năm 1943, là thời gian mà Sandys bắt đầu cuộc điều tra về hỏa tiễn V2.

        Người Anh mở chiến dịch Backfire với mục tiêu chính thức là phân tích kỹ thuật toàn thể V2. Trong một căn cứ hải pháo cũ của người Đức gần Cuxhaven, bên bờ Bắc Hải, người anh đã phóng thử những quả V2 để thí nghiệm. Ở đó, những chuyên viên Anh đã chất vấn cặn kẽ các nhà bác học Peenemunde. Những người này cũng được người Mỹ đưa tới đây để tham dự chiến dịch Backfire, họ sẽ trở về trại của người Mỹ khi thí nghiệm xong.

        Đại tá Toftoy và Thiếu tá Staver được mời tới dự các cuộc phóng thí nghiệm, với tư cách quan sát viên Đồng Minh. Cả hai đều tin rằng chiến dịch này rất có lợi, vì sau khi thu được kết quả thì người Anh, người Mỹ đều cùng hưởng cả. Họ không dè sự thật không phải như vậy. Chính mắt họ thấy người Anh đang trổ tài tuyên truyền với các chuyên viên Đức. Họ thuyết phục những người này đừng trở về khu vực Mỹ nữa, hãy cộng tác với họ.

        Theo lời Porter: "Người Anh đã giở trò lừa bịp chúng tôi. Họ đã dùng mưu mô xảo trá để chiếm đoạt một số kỹ sư Đức quan trọng mà họ đã mượn trong chiến dịch Backfire. Họ đã viện dẫn những lý sự cùn để trì hoãn việc giao trả các người này lại quân đội Mỹ..."

        "Những tháng sau cuộc đình chiến, chính người Anh mới thật sự tranh giành những nhà bác học Đức một cách quyết liệt nhất... Họ đã phỗng tay trên chúng tôi năm vị kỹ sư mà tôi đã chọn để thực hiện việc phóng V2 ở Mỹ, và mãi đến khi những cuộc thí nghiệm của họ ở Cuxhaven chấm dứt chúng tôi mới đòi lại được".


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười, 2020, 10:04:20 am

        Bộ Chiến tranh và Bộ Nội vụ Mỹ phải trổ tài ngoại giao khéo léo người Anh mới chịu nhân nhượng trả lại những chuyên viên Đức họ đã mượn. Không có một chuyên viên nào chịu ký hợp đồng với họ cả. Tuy nhiên, Nha Quân cụ Mỹ cũng phải tỏ ra biết điều, nhượng bộ người Anh một chút. Họ bằng lòng cho sáu chuyên viên xuất sắc ở Peenemunde sang Luân Đôn mười ngày để giúp người Anh thực hiện cuộc điều tra kỹ thuật của họ.

        Khoảng giữa tháng tám, Von Braun, Domberger và bốn vị giám đốc của Peenemunde đáp phi cơ qua Anh. Họ ở trong một trại gần Wimbledon. Từ đó họ được đưa bằng xe hơi đến Bộ Tiếp liệu. Vì họ đi ban ngày nên họ có thể quan sát tận mắt những cảnh tượng tàn phá do V2 gây ra.

        Sau này, Von Braun có viết: "Tôi nhận rằng tôi đã tưởng người Anh sẽ tỏ ra thiếu thiện cảm với tôi. Nhưng tôi biết ngay là tôi đã lầm. Tôi đã hội kiến với Sir Alwyn Grow là người phụ trách việc phát triển hỏa tiễn của nước Anh. Vừa vào đến văn phòng ông là chúng tôi đã bắt đầu trò chuyện thân mật ngay. Chúng tôi nói chuyện huyên thuyên".

        Khi người ta tiết lộ với Thiếu tá Staver về buổi nói chuyện này, thì ông lại có những lời bình luận rất kém ngoại giao. Ông giải thích một cách trái hẳn với cảm tưởng lạc quan của Von Braun: "Cuộc bàn luận ấy chỉ qui tụ về một mối là làm thế nào để thành lập một nhóm nghiên cứu do các chuyên viên Đức đảm nhiệm để phục vụ Anh quốc. Những người đã định đi Mỹ, cũng có thể xét lại thái độ khi người Anh đưa ra những điều kiện quá hấp dẫn. Trong trường hợp ấy, liệu còn có ai trong số những người ở lại, vẫn vững lòng tin tưởng nơi thành quả của những cuộc nghiên cứu sau này? Nhóm người Đức này có thể nào làm việc cho một dự án hỗn hợp Anh-Mỹ không? Cuộc thí nghiệm sẽ thực hiện ở đâu? ở Gia Nã Đại chắc? Người ta đã bàn ngang tán dọc nhiều vấn đề, nhưng tuyệt nhiên không có vấn đề nào liên quan đến ngành kỹ thuật cả. Người Anh không hề để ý đến việc thẩm vấn kỹ thuật".

        Dù sao đi nữa thì những vị thủ lãnh ở Peenemunde, đã ký hợp đồng với Mỹ trước khi sang Luân Đôn, lúc trở về cũng không có người nào hủy bỏ giao kèo cả. Von Braun và các bạn thiết của ông đều nghĩ đến một tương lai xa hơn, chứ không chú trọng đến những lợi lộc vật chất nhất thời. Họ hiểu rõ chỉ có người Mỹ và người Nga mới hội đủ những điều kiện cần thiết để thực hiện một chương trình hỏa tiễn trong một kỳ hạn lâu dài.

        Khi Von Braun và bốn cộng sự viên dân chính của ông về đến khu vực Mỹ một cách bình yên, thì riêng Dornberger lại không thể rời khỏi Anh quốc. Ông mới chính là người già giặn kinh nghiệm nhất trong chương trình hỏa tiễn V2, thế mà ông lại bị người Anh giữ lại. Người Mỹ đã nhiều lần yêu cầu chính quyền Anh trả tự do lại cho Dornberger, nhưng lần nào cũng bị bác bỏ. Nhưng không phải họ giữ Dornberger lại để dùng trong chương trình hỏa tiễn, mà là để "tính sổ" với ông.

        Trong suốt mùa hè năm 1945, Đồng Minh đã đem những phạm nhân chiến tranh hạng nặng lại để giải về tòa án Nuremberg xử. Bởi những lý do rất dễ hiểu, người Anh quyết định làm mọi cách để xử tử người đã ra lệnh pháo kích V2 vào dân chúng ở Luân Đôn. Người mà họ đang truy lùng là vị ủy viên đặc biệt quân đoàn V, đó là Hans Kammler. Nhưng nhân viên Tình báo Anh không tìm thấy dấu vết của ông ta đâu cả.

        Dornberger cũng muốn biêt số phận của Kammler, vì một lý do riêng. Và ông đã biết rằng từ rày về sau không ai có thể gặp ông này được nữa. Với phương tiện thông tin riêng, tình cờ ông đã biết được những điều mà Tình báo Anh chưa biết.

        Kammler không hề ẩn trốn ở tu viện Ettal. Không biết do những động lực nào thúc đẩy ông đã rời vùng Alpes để sang Tiệp Khắc. Lúc bây giờ Hồng quân đang quét sạch hai bên bờ sông Vitava để tiến chiếm thành phố. Sự thật thì Tiệp Khắc chỉ thất thủ ngày 9 tháng 5 năm 1945, nghĩa là hai ngày sau khi Đức ký kết hiệp định đầu hàng ở Reims.

        Do những nhân chứng đã trông thấy tận mắt báo cáo lại, tướng Dornberger biết rằng: sáng ngày 9 tháng 5, Kammler đang ở trong một pháo đài thuộc miền Trung Tiệp Khắc. Sáu trăm nghĩa quân Tiệp đang tấn công hai mươi hai lính của Kammler. Kammler ở trong bước ra, miệng vẫn điểm nụ cười, ông ta ria một tràng tiểu liên vào đám quân tấn công, vẫn giữ đúng theo lời dặn của vị chủ tướng, Thiếu tá Starck theo sau ông ta mười bước. Lần này thấy rằng tình thế đã tuyệt vọng, Starck liền kết liễu đời ông ta bằng một loạt súng của chính mình.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười, 2020, 10:05:31 am

        Người Anh luôn luôn giữ vững ý định là phải bắt cho được một phạm nhân để đền tội đã pháo kích vào Luân Đôn và Anvers, Vì không có Kammler nên Dornberger phải thay thế. Họ đưa ông một bộ đồ màu sôcôla, sau lưng có chữ P.W (tội nhân chiến tranh). Họ nhốt ông vào khám đường gần Windermere Bridge. Ở đây ông gặp lại những bạn bè quen thuộc cũ, như Thống chế Von Rundstedt, Thống chế Von Brauchitsch.

        Ông được một viên Thiếu tá, tên Scotland thẩm vấn. Ông này rất vui vẻ với bộ mặt có điểm hàm râu ghi đông xe đạp. Ông ta có vẻ mừng báo với Dornberger rằng: Chính Sir Harley Shawcross vị công tố viện, đang thiết lập hồ sơ của ông, là người chịu trách nhiệm đã phóng những quả V2 sát hại thường dân Anh. Kammler vắng mặt nên tướng Dornberger sẽ chịu tội thế. Vụ án sẽ kéo dài nhưng rất công minh.

        Dornberger phản đối việc giam cầm và xét xử ông. Ông nhấn mạnh rằng lệnh pháo kích V2 không phải do ông. Nếu chỉ vì ông giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển loại hỏa tiễn tầm xa mà ông bị xử tử, thì số phận của những người đã chế tạo những vũ khí mới sẽ ra sao? Tất cả những nhà bác học, những viên kỹ sư, những vị chỉ huy quân sự của các quốc gia, kể cả Anh Cát Lợi và Hiệp chủng quốc, cũng cùng chịu một tội trạng như ông vậy sao?

        Viên Thiếu tá ngồi nghe Dornberger lập luận một cách chăm chỉ. Sau đó, ông ta nói rằng: chỉ có Sir Harley Shawcross và văn phòng Quốc vương mới có thẩm quyền quyết định số phận Dornberger. Ông ta đề nghị với Dornberger trong khi rỗi rảnh chờ đợi ngày xử,

        Dornberger nên thảo một bài thuyết trình đầy đủ về V2 và những khả năng của nó trong lương lai, theo lời yêu cầu của chuyên viên hỏa tiễn người Anh. Dornberger từ chối. Do đó, người ta dời ông về một lâu đài ở xứ Galles, ông bị giam chung với nhiều sĩ quan cao cấp người Đức khác nữa.

        Trong khi Dornberger còn đang phập phồng chờ đợi ngày xử, thì một trăm mười lăm chuyên viên Peenemunde đã ký hợp đồng Overcast đang qui tụ lại để lên đường sang Mỹ. Đây là thành phần nòng cốt ở trung tâm Peenemunde, mà cũng là toán chuyên viên lỗi lạc nhất thế giới. Không có một người.nào trong số này bằng lòng hợp tác với người Anh hay Nga.

        Tuy vậy, Tình báo Nga cũng tìm được một người khả dĩ điều khiển được chương trình hỏa tiễn. Họ không đến nỗi hoàn toàn thất bại vì họ đã chiếm được một kỹ thuật gia trẻ mà Von Braun vẫn thường xưng tụng là vị "kỹ sư sáng chói", đó là Helmut Grottrup.

        Grottrup thật sự chưa phải là một trong những "người lớn" ở Peenemunde, nhưng ông đang chuyển mình trong bóng tối để trở thành một "người lớn". Khi ông được làm phụ tá cho Dr. Ernst Steinhoff. Năm 1944, ông đã bị S.S. bắt cùng với Von Braun và Riedel. Nhờ Dornberger can thiệp, cả ba đều được thả ra. Sau đó ông di chuyển về Nordhausen. Ở Bleicherode, ông đã bị Staver thẩm vấn ngày 25 tháng 5. Người Mỹ đã đánh giá ông là người khá quan trọng nên đã đưa vợ chồng ông về khu vực Mỹ trước khi Hồng quân tới chiếm Bleicherode. Nhưng ông đã không nhận ký hợp đồng Overcast với người Mỹ và cũng rời bỏ Witzenhausen luôn.

        Sau này, trong nhật ký, vợ ông là Irmgard có giải thích tại sao vợ chồng bà đã bỏ rơi Mỹ:

        "Về phương diện chính trị, quả thực người Mỹ cố gắng hết sức rồi! Nhưng chúng tôi vẫn mong gặp được một chính khách nói: "Đàng sau các người!". Khi tình hình trở nên nguy kịch, thì sự văn minh cũng bị xáo trộn. Ai tới trước thì hưởng trước, đó là luật tự nhiên. Người Mỹ đã hành động đúng theo nguyên tắc ấy và họ đã chiếm hữu được Wernher Von Braun, Hutter, Schilling, Steinhoff, Grottrup và những chuyên viên hỏa tiễn khác, trước khi giao lại Thuringe, Peenemunde cho Hồng quân.

        Họ dồn chúng tôi về Witzenhausen và điều tra chúng tôi. Sau mấy tuần lễ họ đề nghị Helmut ký một giao kèo ngắn hạn. Theo hợp đồng đó thì Helmut phải sang Mỹ một mình, gia đình không được theo. Hơn nữa, sau khi đã ký rồi thì không dễ gì hủy bỏ được, vì muốn hủy bỏ phải có chữ ký của quân đội Mỹ. Chúng tôi muốn sống ở quê hương, nên chúng tôi trở về vùng của Nga. Tôi tiếp tục công việc ở nông trại của tôi và Helmut thì lo việc của chàng. Người Nga hứa cho chúng tôi ở lại Đức và sinh hoạt bình thường như cũ".

        Helmut Grottrup được cử chức vụ chỉ huy ở Institut Rabe. Viện này do người Nga giám sát và bao gồm cả những hoạt động ở Nordhausen và Bleicherode về hỏa tiễn. Các trung tâm sản xuất Mittelwerke đổi tên lại là Zentralwerke. Không bao lâu Grottrup đã thành lập được một nhóm khoảng hai trăm người. Nhóm này tuy không bằng nhóm của Von Braun, nhưng cũng có khả năng và cũng nhờ sự đóng góp của năm ngàn kỹ thuật gia nhiều năm kinh nghiệm.

        Lúc bấy giờ, Grottrup vừa hơn ba mươi tuổi, ông chịu trách nhiệm toàn thể chương trình hỏa tiễn. Địa vị của ông chẳng khác gì địa vị của Von Braun hay Dornberger ngày trước. Ông có một ngôi nhà, một chiếc xe hơi, có đầy đủ thức ăn, có tôi tớ phục dịch và được lãnh lương bổng trọng hậu. Chính quyền Sô Viết ở Nordhausen bảo đảm gia đình của Grottrup cũng như của những chuyên viên khác đều không bao giờ bị bắt buộc rời xa quê hương.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười, 2020, 10:06:22 am

16 - ĐƯỜNG TOA XE ĐỖ

        Ngày 29 tháng 9 năm 1945, bảy người Đức, những chuyên viên tiền phong V2 đã được kế hoạch Overcast tuyển chọn, vừa đến Fort Strong ngoài khơi thành phố Boston. Đứng về phương diện chuyên môn mà nói thì những người này chưa được kể là đã vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Họ không có giấy chiếu khán, cũng không hề làm những thủ tục thông thường về cư trú: chỉ có quân đội bảo lãnh họ mà thôi.

        Đại tá Toftoy đã đề cử Thiếu tá Hamill phụ trách việc đón tiếp họ, vì ông cần phải ở lại Âu châu để xem xét công việc của ông và đối phó với những trường hợp khó khăn. Sáu người trong số các chuyên viên Đức này được đến trung tâm thí nghiệm Aberdeen thuộc tiểu bang Maryland để phiên dịch, liệt kê và phân tích mười bốn tấn tài liệu chở từ Dornten về. Còn người thứ bảy là Vernher Von Braun lại được dành cho một số phận khác.

        Những ngày đầu tiên của vị '' cựu giám đốc kỹ thuật chương trình hỏa tiễn'' ở Mỹ quốc không được dễ chịu cho lắm. Cánh tay ông vẫn còn băng bột và vết thương thì lại đang nhức nhối vô cùng. Đã vậy, ông còn bị đau gan nên phải vào bệnh viện điều trị. Quần chúng không hề biết và các bạn đã tới nước Mỹ vì kế hoạch Overcast vẫn còn đang được giữ kín.

        Sau khi bình phục, ông cùng Thiếu tá Hamill đến Hoa Thịnh Đốn trước tiên để tiếp xúc với các vị sĩ quan Quân nhu đang biệt phái về Ngũ Giác Đài. Sau đó hai người đáp tàu hỏa đến căn cứ hỏa tiễn của Quân cụ ở Fort Bloss, gần EL Paso thuộc tiểu bang Texas. Von Braun thì nói tiếng Anh không rành, bù lại Hamill nói tiếng Đức rất thông thạo. Chuyến đi thật xa nên hai người có nhiều thì giờ để tìm hiểu nhau tường tận. Viên Thiếu tá nhớ lại lời người ta đã dặn ông: ''Quân đội yêu cầu một điều: hai người phải có mặt bên nhau suốt 24 giờ trong một ngày''.

        Đáng lẽ đến Saint Louis thì họ phải đổi sang tàu hỏa khác. Nhưng mà vào giờ chót toa xe thượng hạng dành cho họ lại bị trưng dụng để chở những cựu chiến binh thuộc sư đoàn 82 và 101 nhảy dù đang bị thương. Không có xe lửa, Hamill mới quyết định đi xe đò. Đến Texarkana thì có một hành khách lân la bắt chuyện với Von Braun. Ông ta hỏi Von Braun từ đâu đến đây và hiện đang làm gì. Hamill thật là nhẹ nhõm khi nghe Braun đáp lại là ông từ Thụy Sĩ sang và là kỹ sư thép.

        Khi đến Fort Bliss thì người ta đón tiếp hai người không được nồng nhiệt cho lắm. Hamill ghi rằng. "Vị tướng tư lệnh ở đây là một sĩ quan bộ binh. Ông đã tham dự hai trận đại chiến và đã từng bị thương nhiều lần. Hơn nữa, ông không hay tin chúng tôi đến. Ở đây chỉ được một điều thoải mái, là trong căn cứ quân sự này chúng tôi sắp xếp mỗi người được một phòng riêng rẽ. Tưởng được yên thân ngủ nghê, không ngờ vào nửa đêm tôi lại bị đánh thức dậy. Một sĩ quan trực và vị chỉ huy đội hiến binh bắt tôi đứng lên và tìm ngay ông bạn đồng hành... Một người nào đó đã có hảo ý muốn đãi chúng tôi một chầu Rhum de Juarez. Tay nâng ly, họ đón mừng người tù nhân hòa bình đầu tiên vừa đến Texas".

        Năm mươi lăm kỹ sư Peenemunde khác cũng đến Fort Bliss ngày 2 tháng 12 năm 1945. Cho đến tháng hai, năm 1946 có tất cả một trăm mười một kiều dân Đức trực thuộc quyền chỉ huy của Thiếu tá Hamill.

        Nha Quân cụ đang đặt nền tảng cho một chương trình hỏa tiễn vô tuyến điều khiển, nhưng mà ngân sách dành cho họ thật là eo hẹp. Bây giờ bọn Quốc Xã Đức và bọn Nhật đều bại trận và người Mỹ tin rằng chỉ có họ mới có bom nguyên tử. Hơn nữa, nếu có một cuộc chiến xảy ra thì cuộc chiến ấy cũng hãy còn xa. Bởi vậy, ít có người chịu thuế nào bằng lòng chi tiêu một số ngân khoản khổng lồ để nghiên cứu hỏa tiễn vô tuyến điều khiển một cách vô bổ như thế.

        Ở Fort Bliss, không có bàn thử mới, không có máy thổi, không có phòng thí nghiệm và cũng không có dụng cụ cơ khí tối tân. Công cuộc phát triển hỏa tiễn quân sự này do Nha Quân cụ đài thọ, nhưng việc làm ở đây không thể sánh nổi với mức độ thực hiện ở Peenemunde. Nếu những chuyên viên Đức này đã từng ôm ấp hoài bão đem tài năng phụng sự Hoa Kỳ trên lãnh vực không trung thì họ thấy mình vỡ mộng một cách phũ phàng. Chương trình không gian của Mỹ vào năm 1946 được diễn tả gọn gàng trong câu nói của Von Braun: "Thật không có gì hết".

        Để trả lời cho một xấp chỉ thị hành chính vụn vặt, Thiếu tá Hamill viết: "Bản văn này phải viết bằng tay vì ở cơ quan này chỉ có một người duy nhất biết đánh máy một cách vụng về, người đó là kẻ ký tên dưới đây... Tiền ở đâu để những người của tôi làm việc đây?". Hamill và Toftoy phải tùy cơ ứng biến, họ tìm mọi cách để có nhà ở, có phòng thí nghiệm cho các chuyên viên hoạt động. Bệnh viện cũ ở Fort Bliss là bệnh viện William Beaumont được biến đổi thành phòng thí nghiệm. Các kỹ sư cũng cư ngụ gần đó, trong những căn nhà bằng gỗ hai tầng.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười, 2020, 10:07:00 am

        Ngày 13 tháng ba 1946, người ta đổi mật danh Overcast lại là Paperclip. Sở dĩ người Mỹ phải thay đổi như vậy vì thân nhân của các chuyên viên thường dùng chữ "trại Overcast" để chỉ căn cứ Landshut ở Đức là nơi họ đang cư ngụ. Sự thật thì kế hoạch Paperclip cũng y như Overcast. Có khác chăng là trong những bản hợp đồng sau này thì thời gian hợp tác không còn giới hạn và gia đình các chuyên viên cũng được phép di cư sang Hoa Kỳ luôn. Những chuyên viên này vẫn chưa phải là công dân Mỹ nên họ chưa được phép tham gia trực tiếp vào chương trình hỏa tiễn vô tuyến điều khiển. Một người trong nhóm đã gọi kế hoạch Paperclip một cách mỉa mai là "Kế hoạch tủ lạnh". Mà thật vậy người ta có thể nói rằng lúc ban đầu toán chuyên viên này bị đặt trong một cái tủ lạnh. Căn cứ theo những giới hạn gò bó của quan điểm thời bấy giờ, và theo ngân sách ít ỏi mà người ta dành cho họ, các chuyên viên Đức đã đóng góp một phần lớn lao trong công việc phát khởi chương trình hỏa tiễn điều khiển của người Mỹ. Sau này, Hamill ghi: "Trong lịch sử chúng tôi, có lẽ họ là toán người dân chính bị canh giữ gắt gao nhất, nhưng họ không hề tỏ ra oán giận chúng tôi. Mặc dù cũng có xảy ra vài vụ rắc rối nhỏ, vài cuộc xung đột cá nhân, nhưng họ chưa bao giờ gây phiền muộn trầm trọng cho tôi. Họ hoàn toàn chân thật và có thể nói từ xưa tới nay tôi chưa từng thấy ai làm việc tận tụy như họ ".

        Họ có hai công tác chính. Nha Quân cụ cho phép các điều tra viên của Không quân, Hải quân, những nhà thầu dân chính và tất cả những cơ sở nào có liên hệ về hỏa tiễn đều được khai thác kiến thức chuyên môn của họ. Một mặt khác, họ còn phải tham dự vào việc khai hỏa các hỏa tiễn V2 chở từ Nordhausen về. Những cuộc phóng thử này làm cho người Mỹ trở thành quen thuộc với loại vũ khí mới này. Hơn nữa, các hỏa tiễn còn mang bên sườn nó những dụng cụ dùng để nghiên cứu các tầng khí quyển trên cao.

        Các cuộc thí nghiệm được thực hiện ở White Sands, cách El Paso 120 cây số. Đây là một sa mạc toàn bằng thạch cao, dài 190 cây số rộng 60 cây số, là giang san của loài rắn mối, của loại chuột bạch và nhất là của loại rắn mái gầm. Phía đông của nó có khối núi Organ nằm chắn ngang và cao sừng sững đến hơn 1.500 thước.

        Nhờ sự cố gắng không ngừng của Đại tá Toftoy và của vị giám đốc căn cứ là Đại tá Turner nên ở nơi hiu quạnh này mới bắt đầu mọc lên một vài cơ sở. Đó là những căn nhà bằng cây, một cái hố để khai hỏa sâu một thước hai mươi phân, một cái pháo đài bằng bê tông và một cái kho bằng thép dùng làm phòng ráp máy.

        Ngay mỗi một việc ráp hỏa tiễn lại cũng cần phải đòi hỏi nhiều nhân lực. Các bộ phận của chúng đều bị gỉ sét và hư hại nặng vì khi di chuyển phải ngụy trang đủ cách. Trong toán lái không có một tay thợ hay một kỹ thuật gia tầm thường nào. Dr. Porter nhớ lại: "Công ty General Electric của tôi phải cung cấp những họa công, một quản đốc và nhiều kỹ thuật gia cho nhóm Von Braun để giúp vượt qua khỏi những nỗi khó khăn ban đầu...

        Sau cùng, họ cũng thành công trong việc tái tạo lại những quả V2. Ngày 14 tháng 3 năm 1946, quả V2 đầu tiên được phóng lên. Rồi ngày 28 tháng 6 một quả V2 khác lại được phóng lên đến cao độ 107 cây số, vượt lên trên sa mạc cát trắng lóng lánh và những đỉnh núi răng cưa rời rạc. Chiếc hỏa tiễn này lại được trang bị để nhận những tin tức trên thượng tầng không khí. Họ thí nghiệm liên miên, phần lớn đều thành công và thu hoạch được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, cũng có một lần, việc phóng V2 suýt gây nên đại họa, liên lụy đến cả nước ngoài và có thể làm phát lộ những hoạt động của quân lực Mỹ ở White Sands.

        Lúc 19 giờ ngày 29 tháng 5 năm 1947, một quả V2 được phóng lên phía trên núi Organ. Đáng lẽ nó phải rơi xuống sa mạc, cách xa nơi có người ở. Không ngờ đạn đạo lại đi lệch về hướng Nam và lao về phía thành phố Juarez của Mễ Tây Cơ. Cũng may, thay vì rơi ngay vào đám đông, nó lại rơi vô một nghĩa địa. Không ai chết hay bị thương gì cả, nên chính quyền Mễ Tây Cơ cũng không làm ầm lên. Theo Hamill: "Có thể kết luận bằng lời nói của một sĩ quan trẻ đầy hào hứng, anh ta tuyên bố một cách kiêu hãnh: chúng ta là nhóm người Mỹ đầu tiên đã phóng hỏa tiễn ra nước ngoài. Sở dĩ chúng ta không bị khiển trách là nhơ tài ngoại giao của Đại tá Toftoy, ông đã hết lòng bênh vực cho chúng ta ở Hoa Thịnh Đốn. Và cũng nhờ tướng Homer, giám đốc ở Fort Bliss, đã nhân danh chính quyền Mỹ ngỏ lời tạ lỗi với chính quyền Mễ Tây Cơ".


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười, 2020, 10:07:30 am

        Sau đó, nhiều biện pháp an ninh nghiêm nhặt đã được áp dụng. Ở White Sands, các cuộc nghiên cứu và thí nghiệm vẫn được tiếp tục trong vòng bí mật. Dĩ nhiên là không có gì bí mật đối với một số ít người. Họ biết rất rõ về sự hiện diện của nhóm Von Braun ở Texas và về những gì mà nhóm chuyên viên hỏa tiễn giỏi nhất thế giới này có thể đem tới cho quê hương họ. Trước khi giải ngũ, Thiếu tá Staver đã đi một vòng thanh tra ở Fort Bliss. Trong bản báo cáo gởi về Ngũ Giác Đài, ông nhấn mạnh tới việc sử dụng năng lực của các chuyên viên ở Peenemunde. Theo ông, phải giao cho họ những công tác gì trọng đại hơn, tích cực hơn là việc "tham dự vào vài cuộc phóng V2 trong sa mạc ở Tân Mễ Tây Cơ".

        Chính Von Braun sau này cũng có ghi: "Thành thật mà nói, những năm đầu ở đây chúng tôi cảm thấy nản chí hết sức. Khi còn ở Peenemunde, chúng tôi được chiều đãi vô cùng. Vậy mà ở đây, họ tính từng xu, từng cắc. Chính quyền đang xúc tiến việc giải ngũ và mọi người đều mong rằng ngân sách quốc phòng được giảm xuống..."

        Điều mà Von Braun luôn luôn canh cánh bên lòng là không biết số phận của đồng nghiệp cũ của ông ở Peenemunde ra sao khi họ không được đưa sang Mỹ quốc. Ông vui mừng vô cùng khi hay tin tướng Dornberger không bị kết án như là một tội phạm chiến tranh. Người ta đã xử chìm xuồng vụ này. Tại sao? Theo đương sự, người ta không thể buộc tội ông đã dùng V2 để giết hại thường dân sau khi Đồng Minh, họ đã dùng hai hai quả bom nguyên tử tàn sát dân chúng ở Hiroshima và Nagasaki. Tuy không bị đem ra xử ở tòa án Nuremberg, nhưng ông cũng không được trả tự do ngay. Mãi đến tháng bảy, năm 1947, ông mới được phóng thích. Ông rời Anh quốc để trở về Đức, sống dưới sự kiểm soát của người Mỹ. Tuy nhiên, người Mỹ không hề yêu cầu ông trở lại hoạt động cùng với nhóm chuyên viên Peenemunde đang ở Texas. Đó là một vấn đề khá tế nhị. Họ không thể yên lòng khi để một cựu tướng lãnh Đức cầm đầu một toán kỹ sư dân chính đồng hương. Không được hợp tác cùng các bạn cũ, nhưng Dornberger được không lực Mỹ thu dụng với chức vụ cố vấn kỹ thuật. Ở căn cứ Wright thuộc tiểu bang Ohio về ngành hỏa tiễn vô tuyến điều khiển.

        Còn hàng ngàn kỹ thuật gia khác ở lại nước Đức trong vùng chiếm đóng của Sô viết, không biết phần lớn số phận ra sao?

        Vào khoảng thời gian mùa hè năm 1946, Tình báo Mỹ đúc kết được một vài tin tức. Những chuyên viên ở lại Đông Đức cũng không bị bắt sang Nga. Họ cũng vẫn phục vụ trong ngành cũ của họ ở Nordhausen và Bleicherode. Mặc dù người Nga dùng đủ mọi cách để che giấu, nhưng ai ai cũng biết họ đang xúc tiến một chương trình hỏa tiễn quan trọng.

        Ngày 24 tháng 6 năm 1946, Ngũ Giác Đài yêu cầu Thiếu tá Hamill hỏi Von Braun một vài điều liên quan đến những người ở lại: Theo Von Braun, thì khả năng của các chuyên viên hỏa tiễn đang ở vùng Sô Viết ra sao? Trong bao lâu họ có thể thực biện được chương trình dài hạn về các hỏa tiễn liên lục địa A9, 10 và A11?

        Trong bản báo cáo dài mười một trang, Hamill đã gởi về Bộ Chiến tranh những câu trả lời về các vấn đề đã làm G-2 lo lắng nhất:

        Những người có khả năng nhất của toán Peenemunde hiện đều ở nước Mỹ. Điều đó không thể nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên, cũng còn có một số chuyên viên tài ba hiện đang phục vụ cho người Nga. Theo giáo sư Von Braun, hai người giỏi nhất là kỹ sư Helmut Grottrup và kỹ sư Martin. Theo những nguồn tin đáng tin cậy thì Grottrup đang cầm đầu chương trình phát triển vũ khí mới, còn Martin thì điều khiển chương trình chế tạo A4 ở Nordhausen.

        Trong việc phát triển các hỏa tiễn A9, A10 và A11, Grottrup được coi là một vị chỉ huy có tài và rất thông thạo. Nếu so với hoàn cảnh làm việc của nhóm chuyên viên đang ở Mỹ, thì hoàn cảnh của Grottrup thuận lợi hơn nhiều. Ở đây có sẵn bàn thử còn nguyên vẹn, có sẵn nhà máy sản xuất có thể hoạt động điều hòa do người điều khiển nhiều kinh nghiệm... Nhiều chuyên viên ở đây rất quen thuộc với những phần đại cương của các hỏa tiễn mới A9, A10 và A11. Giáo sư Von Braun đã tuyên bố với tôi: "Tôi không muốn giấu giếm những người đang ở Fort Bliss đây, tôi tin rằng với những nhân viên cũ ở Peenemunde, Grottrup sẽ dần dần thành lập được một toán chuyên viên có khả năng. Họ sẽ tiến hành và thành công trong những công trình nghiên cứu hỏa tiễn cho người Nga".

        Ý tưởng của Von Braun có giá trị như một lời cảnh cáo nghiêm trọng, nhưng chính quyền Mỹ lại không hành động thích hợp. Trước hết, họ không thể ngăn cản người Đức tiến hành việc nghiên cứu hỏa tiễn ở Đông Đức, mặc dù trong hiệp ước ký kết giữa bốn cường quốc đã cấm chỉ việc nghiên cứu cho những mục tiêu quân sự, nhất là trên lãnh thổ Đức. Hơn nữa, vào năm 1946, họ lại có khuynh hướng coi thường khả năng kỹ thuật của người Nga. Sau rốt, vì thấy người Nga không hề tìm cách đem chuyên viên Đức về nước họ, nên người Mỹ càng tin rằng những hoạt động của Nga ở Nordhausen và ở Bleicherode chỉ có tính cách ngắn hạn mà thôi.

        Cho đến tháng mười năm 1946, nhóm Von Braun không làm được việc gì khác hơn là thí nghiệm V2 ở White Sands. Trong khi đó, Helmut Grottrup và các cộng sự viên lại sinh hoạt trong một khung cảnh thật là quen thuộc. Người Nga không có kế hoạch Overcast. Đình chiến đã được mười sáu tháng rồi, không có một người nào, kể cả Grottrup và Tình báo Mỹ, có lý do để nghĩ rằng người Nga đang quyết định thực hiện kế hoạch Overcast của chính họ.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười, 2020, 10:08:29 am

17 - GIỜ TÀU CHUYỂN BÁNH

        Ngày 22 tháng 10 năm 1946, Helmut Grottrup và những phụ tá của ông đã trải qua một ngày thật vất vả. Họ phải họp suốt ngày với tướng Gaidoukov, vị Tổng kiểm soát viện Institut Rabe và các trung tâm Zentralwerke. Họ bàn luận và nghiên cứu thâm sâu những dự án trong tương lai về lãnh vực hỏa tiễn của Sô Viết. Trên lãnh vực này, Grottrup và các cộng sự viên của ông giữ vai trò chính yếu. Mãi đến chiều buổi họp mới chấm dứt. Họ đã mệt mỏi hết sức rồi, mà tướng Gaidoukov lại còn mời họ ở lại dự tiệc. Ai cũng muốn về nhà nghỉ ngơi, nhưng lại không dám từ chối. Toàn là cao lương, hảo tửu nên buổi tiệc kéo dài đến quá nửa đêm.

        Chờ đợi mỏi mòn không thấy chồng về, nên bà Grottrup đi ngủ trước. Khoảng ba giờ khuya bỗng chuông điện thoại reo vang làm bà giật mình tỉnh dậy.

        Không phải chồng bà gọi về mà tiếng của một người đàn bà đang hoảng hốt:

        - Họ có đưa bà qua Nga không, chính bà cũng bị đi nữa hả?

        - Đồ điên! Một hai giờ khuya mà đùa cợt gì kỳ vậy!

        Rồi bà bực tức cúp dây ngay. Nhưng điện thoại cứ tiếp tục reo vang: "Người ta đưa bà qua Nga! Lính sắp đến kìa!". Bà Grottrup bắt đầu tin rằng đây không phải là trò đùa và cái giọng nói sợ hãi kia có một ý nghĩa thật sự.

        Thình lình, bà Grottrup nghe tiếng xe đỗ trước cửa. Bà vội chạy lại cửa sổ và thấy nhiều xe cam nhông có hình sao đỏ nổi bật, đang vây quanh nhà bà. Những người lính có mang khí giới liền nhảy xuống đất. Họ vừa đấm cửa vừa nhấn chuông inh ỏi. Bà Grottrup vừa mở cửa ra thì họ ùa vào ngay. Dẫn đầu là một viên sĩ quan có vẻ mặt tươi tỉnh, anh nói với bà bằng một giọng giản dị nhưng đầy lễ độ: Bà phải đi Nga tức khắc với gia đình.

        Bà Irmgard Grottrup rủa thầm sao giờ phút này chồng bà lại vắng mặt. Bà liền xin phép đưực gọi ông đang ở lại dinh tướng Gaidoukov. Dĩ nhiên buổi tiệc chỉ là cái cớ để tập trung chuyên viên Đức lại một chỗ và để ngăn cản không cho họ biết những gì đang xảy ra tại nhà họ. Đến khi họ hay được thì mọi sự đã rồi. Tướng Gaidoukov thông báo với các thực khách của ông ta là "toàn thể ê kíp ở Nordhausen phải đi Nga", sau khi các vợ con chuyên viên đã nằm trong tay của Nga rồi.

        Vừa biết được ý định của Nga, thì Grottrup lại nghe vợ kêu điện thoại. Lúc đó đã bốn giờ sáng, ông trả lời: "Tôi không thể làm gì được đâu! Em đừng hỏi gì, đừng phản kháng gì nữa, vô ích! Tôi hoàn toàn bất lực. Chiều nay tôi có thể trở về, nhưng tôi chỉ có thể gặp lại em tại nhà ga mà thôi. Bây giờ, điều duy nhất em nên làm là cố giữ im lặng".

        Khi vào nhà Grottrup, những lính Nga đều mang theo những cái bao to và những cái thùng cây. Trong một giờ, họ dọn sạch cả nhà Grottrup. Chỉ chừa lại những mảnh sành, mảnh ly vỡ dưới đất mà thôi. Bà Grottrup bị đưa ra ga với hai đứa con nhỏ cùng chị vú của chúng. Trời rét buốt và nỗi sợ hãi của bà như chết điếng đi. Mãi đến khi nhìn thấy những bộ mặt lo âu dán sát sau khung kiếng của những toa xe lửa, bà mới hiểu ra.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười, 2020, 10:09:30 am
        
*

*     *

        Sau rốt, người Nga cũng tung kế hoạch Overcast của họ ra, nhưng kế hoạch của họ không có những điều khoản vụn vặt. Họ không chẻ sợi tóc làm tư, họ không đặt vấn đề về gia đình, về sở nguyện của chuyên viên coi họ có bằng lòng đi Liên Sô hay không. Họ cũng không cần kiểm chứng những quá trình chính trị của người Đức. Gần một năm nay, mật vụ của tướng I Von Serov đã âm thầm thiết lập danh sách những người Đức ở khu vực chiếm đóng của họ. Những người này sẽ có thể giúp họ bắt kịp trình độ khoa học của người Tây phương. Trong thời hạn là một đêm ngắn ngủi, họ chuyển tất cả gần năm ngàn chuyên viên Đức đang ở rải rác khắp miền Đông Đức lại một chỗ. Cộng thêm gia đình họ nữa là hai mươi ngàn người được dồn vào những toa xe lửa dài. Kế hoạch Overcast của Nga chỉ giản dị như thế thôi!

        Không kể Helmut Grottrup và hai trăm cộng sự viên của ông, đã rơi vào rọ của tướng Serov. Còn hàng ngàn chuyên viên hỏa tiễn khác ở trung tâm thí nghiệm Lehesten, ở các công xưởng Siemens, Telefunken, Lorenz và ở các cơ sở Walter de Prague đều cùng chung số phận. Nhưng mà cảnh sát Nga đã không chịu ngừng ở giới hạn đó. Họ còn ra tay ở các kỹ nghệ hàng không đã được tập trung hết tám mươi phần trăm về miền Silésie (để tránh các cuộc oanh tạc của không lực Anh-Mỹ trước kia). Đây cũng là một chiến lợi phẩm quý báu của họ. Hai ngàn chuyên viên về "thổi chuyển phản lực" ở các xưởng Junkers, Heinkel và Focke-Wulf cũng bị bắt nốt. Những chuyên viên về tiềm thủy đĩnh và những kỹ thuật gia đang làm việc trong các xưởng kiếng Zeiss và Iéna cũng không thoát khỏi kế hoạch Overcast của Nga. Tóm lại, tất cả người Đức có khả năng củng cố tiềm lực quân sự và kỹ nghệ cho Nga, đều bị bắt đưa ra nhà ga.

        Đoàn tàu của Grottrup chuyển bánh, hướng về phía Francfort-sur-Oder. Khoảng ba giờ chiều, nó vượt qua biên giới ở Brest-Litovs. Gia đình Helmut Grottrup được dành cho ba phòng. Trong một căn dùng làm văn phòng, Grottrup đang thảo một bức thư cực lực phản đối việc này. Về sau, Bộ trưởng Quân nhu trả lời ông một cách vắn tắt: Hòa ước Postdam đã cho phép Liên Sô phát vãng năm ngàn người Đức để tái thiết lại những gì mà quân đội Quốc Xã đã tàn phá ở Nga. Nếu Grottrup và các đồng nghiệp không muốn tham dự vào việc nghiên cứu hỏa tiễn hay các hoạt động về khoa học, họ có quyền xin phục vụ với Bộ trưởng Hầm mỏ, họ sẽ được đưa tới các mỏ ở núi Oural để làm việc ngay.

        Ngày 27 tháng 10, hai mươi bốn chuyến xe lửa tới Mạc Tư Khoa, dưới bầu trời đầy tuyết. Sau nhiều ngày tá túc trong mấy nhà kho xe lửa, phần đông bị đưa đi đến những vùng xa xôi khắp Liên Bang Sô Viết. Một nhóm chuyên viên hỏa tiễn bị chuyển đến Gorodomilia là một cù lao lớn nằm giữa một cái hồ cách Mạc Tư Khoa ba trăm cây số về phía Tây Bắc. Tuy nhiên, Grottrup và các cộng sự viên chính thì lại được ở ngay thủ đô. Họ ở gần Datschen, là nơi cư trú của những tài tử màn bạc và nghệ sĩ sân khâu của Nga, kể cả người nữ vũ công danh tiếng Oulanova.

        Gia đình Grottrup được ở một ngôi nhà sáu phòng và có nhiều tôi tớ người Nga phục dịch. Những người giúp việc cho Grottrup lấy làm khoái chí khi thấy cái tủ lạnh và cái máy hút bụi của chủ họ.

        Một cơ xưởng, trước kia có lần đã phải di tản khi quân Đức tiến gần Mạc Tư Khoa, được sửa chữa lại để biến thành trung tâm nghiên cứu. Grottrup và các bạn nhận thấy người Nga làm việc một cách tắc trách vô cùng. Hơn nữa, họ còn hay tỏ ra tham lam, nên Grottrup không khỏi cảm thấy một chút khinh khi. Các bộ trưởng thì tranh chấp nhau nên luôn luôn làm việc một cách mâu thuẫn, cứ trống đánh xuôi thì kèn thổi ngược. Đốì với những dụng cụ chở từ Đức về thì họ sử dụng phí phạm hết sức. Bà Irmgard Grottrup đã ghi trong nhật ký: "Bởi vậy tôi không ngạc nhiên khi thấy Helmut buồn rầu nên uống rượu hoài".

        Grottrup tranh đấu để nhân viên của ông có được một cái gì tương tự như bản hợp đồng. Ông liền phản kháng với Bộ trưởng Kỹ nghệ là tướng Oustinov, ông nói:

        - Chúng tôi làm thế nào làm việc được khi chúng tôi không có trong tay một cái gì cả. Chúng tôi không có dụng cụ, không có vật liệu - không có cả bàn thử... Nhiều bàn thử và trang cụ chở từ Đức sang, đang gỉ sét và mục nát dưới tuyết cách đây vài cây số, không bao lâu nữa chúng sẽ trở thành sắt vụn.

        - Người ta không đem ông tới đây để nghe ông phàn nàn về những điều mà ông cho là thiếu tổ chức, ông Grottrup ạ.

        - Vậy tôi đến đây để làm gì? Tôi muốn biết lý do.

        - Ông chịu trách nhiệm về một toán chuyên viên hỏa tiễn và công việc của ông là chế tạo lại A4. Chương trình sẽ tiến hành như đã định.

        - Chừng nào chúng tôi có thể trở về Đức?

        Oustinov phá lên cười:

        - Khi nào ông có thể đặt hỏa tiễn lên quỹ đạo trái đất!

        Oustinov thì muốn như vậy, nhưng lại không chịu cải thiện những điều kiện làm việc cho nhóm người Đức. Tuy nhiên Grottrup và các đồng nghiệp của ông luôn luôn nghĩ đến việc tiến bộ của kỹ thuật hỏa tiễn chứ không nghĩ rằng mình phục vụ người Nga, nên lúc nào họ cũng tận tụy làm việc. Cũng như phần đông những người không có chính kiến, họ chỉ có một đam mê duy nhất là: hỏa tiễn.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười, 2020, 04:54:00 am

        Trong ý hướng đó, họ miệt mài trong việc kiến tạo và hoàn thiện V2. Chỉ có vợ các ông là thiệt thòi, các bà không ngớt than phiền cho số phận đắng cay của mình và trách các ông chồng chỉ biết có một vấn đề hỏa tiễn mà thôi. Bà Grottrup có viết: "Tôi thông cảm nỗi giận hờn và ghen ghét của các bà. Cho đến bây giờ, không mấy bà vượt qua được cuộc thử thách cam go trong đời sống bên cạnh ông chồng say mê công việc. Các ông này coi việc giải được một phương trình còn quan trọng hơn chiếc giường êm ái. Họ không cần biết có gì trong chiếc đĩa ăn của họ. Cũng như Von Braun, ông thích ăn cả vỏ khoai còn hơn là mất thì giờ để gọt vỏ.

        Các bà chỉ có thể trở thành mẹ hiền, vợ ngoan trong gia đình khi nào các bà hiểu được một người say mê, cuồng nhiệt như thế..."

        Ngày 26 tháng 8, năm 1947, bà Irmgard Grottrup phải đối diện với một vấn đề đáng ngại hơn những "câu chuyện ngồi lê đôi mách và ghen tuông bóng gió" mà các bà vợ chuyên viên thường to nhỏ với nhau trong hội quán của trung tâm. Một nhân viên Nga báo tin với bà là chồng bà đã đi khỏi Mạc Tư Khoa. Ông ta cũng không biết Grottrup đi đâu và chừng nào trở về.

        Bà Grottrup kiên nhẫn chờ đợi trong nửa tháng liền. Bà vẫn không nhận được tin chồng suốt thời gian ấy, nên bà đến gặp ngay viên giám đốc trung tâm. Đó là một người đàn ông vạm vỡ, tóc vàng hoe. Bà liền hỏi thẳng vấn đề bặt tin của chồng bà. Hắn ta đáp:

        - Có lẽ chồng bà không thích viết thư, chỉ có thế thôi! Có việc gì xảy ra không? Thực phẩm xấu chăng? Hay bà thiếu tiền tiêu?

        - Tôi chỉ đòi chồng tôi!

        - Ở nước Nga này thiếu gì đàn ông! Bà muốn đi nghỉ mát vài ngày không?

        - Tôi chỉ muốn một điều: chồng tôi trở về. Chừng nào ông ấy về?

        - Khi nào xong việc.

        Rồi ông ta đứng dậy để tỏ cho bà Grottrup biết buổi tiếp chuyện đã chấm dứt. Trong hai tháng liền, bà Grottrup không ngớt làm phiền chính quyền. Sau rốt, họ cho phép bà đến gặp Helmut. Một chiếc phi cơ chở bà đến Kazakhstan. Grottrup ở một nơi xa thành phố Stalingrad hai trăm cây số về phía Đông. Đây là một thành phố tạm thời, tạo bằng những chiếc lều và xe cam nhông, nằm giữa miền tuyết giá Tây Bá Lợi Á. Chỉ có Irmgard là người đàn bà độc nhất hiện diện chốn này. Xa hơn vài cây số là một đài phóng: chồng bà phải rời Mạc Tư Khoa để đến đây phóng hỏa tiễn. Cuộc thí nghiệm sắp diễn ra. Một toán thợ hàn ở Stalingrad đã ráp lại một bàn thử mang từ Đức về.

        Họ đã định sáng ngày 30 tháng 10 năm 1947 sẽ thực hiện công việc trọng đại ấy. Tối hôm trước, tất cả người Nga cũng như người Đức đều thao thức không ngủ được. Các sĩ quan cao cấp Nga và các nhà bác học lỗi lạc Đức đều có mặt ở pháo đài để quan sát. Phải mất hết hai giờ mới đổ xong nhiên liệu, Tất cả các đài định-chuẩn-điểm đều bật đèn xanh. Những bộ phận đều ăn khớp với nhau và tiếng đếm ngược bắt đầu. Bà Grottrup ghi: "Thần kinh căng thẳng đến độ tôi muốn thét lên một tiếng". Nhưng, năm phút trước giờ H, cái đà ngang chông đỡ hỏa tiễn lại lún xuống.

        Giọng đếm đứt quãng thình lình. Một cây trụ lại gãy sau khi một cây đinh tán sút ra. Người ta cấp tốc thay ngay những vật dụng đã hỏng. Người ta đặt cây đà lại chỗ cũ, và đặt hỏa tiễn lại đúng vị trí và tiếng đếm ngược lại bắt đầu.

        Cách giờ H một giây. Helmut Grottrup ra lệnh "Start Freie!" giống như công việc ngày xưa ở Peenemunde, tướng Dornberger đã lừng làm. Chiếc hỏa tiễn tầm xa đầu tiên của Liên Sô đã xuất hiện. Đó là chiếc hỏa tiễn cũ ở Nordhausen đã được chở về miền băng giá Kazakhstan này. Nó từ từ bay lên sau khi phun lại một đám bụi mịt mù. Rồi nó gia tăng tốc độ, bay vút lên và biến dạng trong khoảng trời xanh. Một chiếc phi cơ thám thính cũng cất cánh bay theo. Một giờ sau, nó báo tin về là V2 đã đạt được mục tiêu xa hơn 300 cây số. Vị giám đốc căn cứ chạy lại ôm chặt Grottrup trong đôi tay ông ta, trong khi các kỹ thuật gia và những người thợ Nga hò reo vui mừng. Những người Đức cũng mãn nguyện vì thành quả đó nhưng không tỏ ra hào hứng cuồng nhiệt như người Nga. Dường như đối với họ sự thành công này không có gì lạ cả.

        Vài người tự hỏi: có phải chăng nhiệm vụ của họ ở Sô Viết đã chấm dứt và từ bây giờ họ có thể trở về quê hương.

        Nhưng việc phóng được V2 không hề có nghĩa là nhóm chuyên viên Đức sắp được hồi hương. Trong khi cực kỳ hoan hỉ, người Nga lại tuvên bố với Grottrup: họ mong rằng V2 sẽ được cải tiến, tầm tác xạ của nó sẽ tăng thêm. Vậy cần phải thực hiện những cuộc thí nghiệm khác và những cuộc nghiên cứu mới nữa.

        Ba năm sau ngày những lính Nga đến nhà Grottrup, thì họ vẫn còn ở lại Liên Sô. Trong nhật ký đề ngày 22 tháng 10 năm 1949, bà Irmgard Grottrup ghi: "Mặc dù tướng Oustinov đã đích thân tới tận nhà chúng tôi để thăm viếng tỏ tình thân mật, nhưng cái vinh dự ấy không trấn áp được nỗi lo sợ mỗi khi họ gọi Helmut. Anh đã hỏi vị bộ trưởng này: "Chúng tôi còn phải ở lại Nga trong bao lâu nữa?". Ông ta đáp: "Cho đến khi các ông có thể trở về Bá Linh bằng hỏa tiễn". Tôi thật muốn lịm người đi khi nghe câu đáp khôi hài đó. Tôi còn biết làm sao hơn chấp nhận nghiêm chỉnh cái ngôn ngữ đầy bí hiểm đó".

        Cho mãi đến năm 1950, gia đình Grottrup mới được rời khỏi Liên Sô. Từ năm 1947, cơ quan C.I.A. đã biết hai trăm chuyên viên về hỏa tiễn và hàng ngàn chuyên viên các ngành khác có mặt tại Nga. về phần người Nga cũng vậy, Tình báo họ không phải không biết rằng Wemher Von Braun và những "đại chuyên viên" của Peenemunde đang ở Texas để thực hiện chương trình hỏa tiễn vô tuyến điều khiển. Có lẽ họ đã đọc ngày 3 tháng 2 năm 1946 bản thông cáo khẩn cấp của Bộ Chiến tranh về việc các nhà bác học Đức và Áo đang phục vụ tại Hoa Kỳ.

        Nhưng vào năm 1950 thì quần chúng Mỹ chẳng chú trọng đến các nhà bác học Đức, dẫu cho họ ở Mỹ hay Nga gì cũng vậy. Theo họ, kế hoạch Overcast và sự liên can với Nga chỉ là một màn cuối của trận thế chiến thứ hai. Vậy mà, bảy năm sau, trong cái "màn cuối" ấy lại có một trái bom nổ chậm nổ tung lên, âm thanh của nó vang dội khắp cả năm châu.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười, 2020, 04:56:22 am

PHẦN III

KẾT QUẢ GẶT HÁI


18 - HỎA TIỄN SATURNE

        Ngày 14 tháng 10 năm 1957, một toán các người chuyên môn về các vấn đề không gian, tham dự Hội nghi tại Hoa thịnh đốn trong khuôn khổ của "năm quốc tế địa cầu vật lý học", được mời dự một buổi tiệc do tòa Đại sứ Nga khoản đãi. Giữa bao nhiêu người tại đây có cả tiến sĩ Richard Porter của công ty General Electric, mà 12 năm trước đây, đã điều tra W. Von Braun tại Garmisch Parten Kirchen và tổ chức cuộc di tản về Mỹ, các kỹ tuật gia của Nordhausen. Từ đó, Porter đã tích cực lo về loại phi đạn vô tuyến điều khiển, ông hướng dẫn toán phụ trách cho phóng một vệ tinh Mỹ, nhân dịp "năm địa cầu vật lý học".

        Walter Sullivan phóng viên khoa học của tờ New York Times cũng là khách của tòa Đại sứ Nga. Đang buổi tối, bỗng nhiên có điện thoại gọi ông. Người chủ biên của ông đọc cho nghe một công hàm của Mạc tư Khoa vừa mới được tung ra. Sullivan chậm rãi gác điện thoại, tiến lại gần Porte và nói nhỏ:"Xong rồi".

        Hai người cho Dr. Loyd Berkner, người phụ trách chương trình của Mỹ về "năm địa cầu vật lý học", hay cái tin kỳ lạ phát xuất từ Mac Tư Khoa. Berkner yêu cầu mọi người giữ yên lặng rồi nói:"Tôi xin báo một tin. Tôi vừa hay được do đường dây của New York Times nói rằng một vệ tinh Nga đã được đưa vào quỹ đạo, trên một cao độ 900 cây số. Tôi chúc mừng dồng nghiệp Sô viết của chúng ta về thành tích này".

        Vệ tinh đó là một trái cầu bằng kim khí gần hai lần lớn hơn quả bóng rổ, tên gọi là Spoutnik I. Đấy là vật nhân tạo đầu tiên mà chiếc hỏa tiễn đã đưa vào quỹ đạo quanh trái đất. Ngày 3-11-1957, người Nga phóng chiếc Spoutnik II, một vệ tinh khá nặng,bên hông còn mang theo con chó cái Laika, một sinh vật đầu tiên được đưa vào quỹ đạo vòng quanh trái đất. Đấy là một thử thách to tát tại Mỹ, và thành tích của Nga đã là đầu đề của một sự chế giễu chua cay. Thí dụ như có một hình vẽ trình bày 2 chiếc Spoutniks gặp nhau trong không gian và chào nhau theo kiểu người Đức. Một tướng Mỹ, thuộc tổ chức O.T.A.N. đã kêu lên: "Chúng ta đã không tập hợp đông đủ người Đức cần thiết".

        Trong một cuộc họp báo, tổng thống Eisenhower đã giải thích với đồng bào của ông lý do về sự đi trước của Nga Sô:"Từ năm 1945, vào thời ấy người Nga đã bắt giữ tất cả những nhà khoa học Đức ở Peenemunde, và họ đã dồn hết mọi nỗ lực của họ vào chương trình phi đạn xạ thuật". Thật vậy, từ 1945, người Nga đã thực sự dồn mọi nỗ lực của họ vào chương trình phóng phi đạn, nhưng rõ ràng là họ không bắt giữ tất cả các nhà khoa học Peenemunde. Từ năm 1945, các phần tử tinh hoa nhất của bọn họ đã làm việc cho Mỹ. Tuy nhiên, người Nga cũng có đưa về Nga, một số chuyên viên Đức vào tháng 10 năm 1946, và người ta nghĩ rằng chính các chuyên viên này đã đem lại cho Nga sô sự thành công làm rung động cả mọi người.

        Thủ tướng Nga Nikita Khrouchtchev, đưa ra các vấn đề, trong bài diễn văn đọc tại Minsk ngày 22 tháng 1 năm 1958:"Đúng là có một toán nhỏ người Đức đã làm việc với chúng tôi. Khi hết hạn giao kèo, họ trở về nước Đức hoặc sắp được trở về ngay". Nhưng N.Khrouchtchev nhấn mạnh về sự kiện là các người Đức không liên hệ gì với các Spoutniks. Các vệ tinh này chỉ là thành quả riêng của khoa học Sô viết. Ông hô to với tiếng cười vang động:"Nếu người Đức đã giúp người Nga, tại sao người Đức lại không giúp người Mỹ? Hơn thế nữa, quân đội Mỹ đã chiếm được nhà phát minh ra chiếc V2, cho đem ông ta về Mỹ, nơi mà hiện giờ ông này đang chế tạo các hỏa tiễn!" (tiếp theo tiếng cười và vỗ tay hoan nghinh).

        Thật sự thì cái gì đã xảy ra? Khrouchtchev đã nói sự thật, và sự thật này còn khó chịu hơn cả chuyện vòng vo tam quốc, theo đó thì chính các nhà khoa học Đức đã hoàn thành các hỏa tiễn to lớn dùng để đưa các Spoutniks vào quỹ đạo – các hỏa tiễn rất có thể trang bị các đầu đạn nguyên tử và có khả năng đến bất cứ nơi nào tại Âu châu hoặc Mỹ châu.

        Người Nga đã khai thác nhóm các nhà khoa học Đức đúng theo kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng. Người Nga đã dùng họ theo lối "vắt chanh bỏ vỏ"và sau đó lại cho họ "ngồi chơi xơi nước". Kể từ tháng 3 năm 1951, các chuyên gia Đức thấy ước nguyện của họ đã đạt thành: được trở về quê hương. Một số vẫn ở tại Đông Đức, số khác qua Liên bang Tây Đức, nơi này họ bị tình báo Mỹ(C.I.A.) tra gạn đủ điều. Tình báo Nga không phải bận tâm nhiều để ngăn cản sự đào tẩu kia, vì họ biết rằng, người Mỹ sẽ không khai thác được gì ở các người đào thoát về cái gì liên quan đến thực trạng của nền kỹ thuật Nga sô, trong ngành hỏa tiễn.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười, 2020, 04:59:34 am

        Lấy ví dụ như trường hợp của Helmut Grottrup. Sau cuộc thí nghiệm thành công 1947, tại các vùng băng tuyết Kazakhstan thuộc miền Tây Bá Lợi Á, người ta đã rút dần trách nhiệm của ông và lương bổng cũng bị bớt dần. Tháng 12 năm 1950, ông bị rút lại các chức vụ điều khiển của nhóm chuyên viên Đức. Bà Irmgard Grottrup đã ghi trong nhật ký của bà ngày 3-3-1951 như sau: "Nhóm chuyên viên Đức chỉ còn là một giả tưởng…". Ngày 17 tháng 2 năm 1952, bà viết:" Đồng bào chúng tôi có một đời sống dễ chịu tại "Viện nghiên cứu Rabe"nhưng các kỹ sư Nga được biệt phái đến đó, có vẻ xem họ như các món đồ có tại viện bảo tàng…lương của Helmut bị bớt hơn 50% trở nên kém một cách lố bịch …"

        Ngày 15 tháng 11 năm 1953, Grottrup được báo tin, ông có thể cùng với gia đình trở về Đức quốc. Vai trò sau chót của ông ở Liên bang Sô viết không có chút gì liên hệ đến hỏa tiễn cả: ông phụ trách về máy tính điện tử và gia đình Grottrup đã trở về Đông Đức ngày 28 tháng 12 năm 1953. Từ đó, họ sang Liên Bang Tây Đức, nơi bây giờ họ đang sinh lập tại đấy. Sự thật, là người Nga trả tự do cho họ, bởi người Nga không còn cần đến các nhà khoa học ngoại quốc nữa.

        Tháng 10 năm 1946, giao kèo của các kỹ thuật gia Đức được kéo dài trong thời hạn 5 năm. Tháng 12 cùng năm này, gia đình họ khởi đến Fort Bliss. Năm 1948, sự canh chừng mà họ phải chịu, được giảm bớt, đồng thời các ràng buộc liên quan đến sự tự do đi lại của họ cũng được dễ dãi hơn. Lần lần người ta cho họ được quyền sử dụng các tài liệu mật và họ được quyền xin các chiếu khán lưu trú với tư cách ngoại kiều. Đó là bước đầu tiên đưa đến việc nhập tịch sau này của họ.

        Năm 1950, Sở Quân cụ, ở trong tình trạng bắt buộc phải có một trung tâm nghiên cứu thường trực, rộng lớn hơn cả trung tâm tại Fort Bliss để phát triển chương trình hỏa tiễn có tính cách quân sự. Phần lớn nhờ sự cố gắng của Đại tá Toftoy, nên cơ sở hỗn hợp của Huntsville ở Alabama được giao cho ông sử dụng. Đấy là cơ xưởng kỳ cựu Huntsville được dùng cho viện hóa học, và cơ xưởng kế cận Redstone, nơi chế tạo tạc đạn trong thời chiến. Von Braun và toán ông cùng đi chung với Trung tá Hamill đến Huntsville ngày 1-4-1950. Liền sau đó họ nhận được vai trò to tát đầu tiên: thực hiện hỏa tiễn Redstone, một phi đạn địa-địa với một tầm xa 300 cây số, cốt để sử dụng như yểm trợ hỏa lực trong các trận đánh dưới đất.

        Chiếc Redstone được phóng thành công ngày 20-8-1953 lại mũi Canaveral. Đấy là một vũ khí chiến lược, nhưng Von Braun, hiện giờ là giám đốc phân bộ hỏa tiễn vô tuyến điều khiển của phòng thí nghiệm các vũ khí của ngành Quân cụ, không bao giờ quên mơ ước cũ của ông: sử dụng sức thôi chuyển hỏa tiễn (sức đẩy tới bằng hỏa tiễn) để thám hiểm không gian.

        Tháng 9-1953, ông trình bày trước Quân đội và Hải quân, một dự trù đưa vào quỹ đạo một vệ tinh Mỹ bằng cách dùng một Redstone như là hỏa tiễn mang đi.

        Tháng 8-1954 Quân đội và Hải quân quyết định cùng phóng chung trong chương trình này, được gọi là chương trình Orbiter. Von Braun cùng toán ông chắc chắn rằng chiếc vệ tinh có thể sẽ thành công vào giữa năm 1956.

        Ngày 15-4-1955, Von Braun và phần lớn các cộng sự viên của ông được nhập tịch vào dân Mỹ. Cuộc lễ được tổ chức tại Hội trường của Đại học Huntsville. Giữa lúc đó, họ đã khởi thực hiện loại vũ khí xạ thuật có tầm trung bình, dùng cho lợi ích quân đội. Đó là chiếc Jupiter, có tầm hoạt động 2.400 cây số. Nhưng hy vọng của họ bị tiêu tan một cách cay nghiệt.

        Ngày 29-7-55 tòa Bạch ốc báo tin rằng Tổng thống Eisenhower đã chấp thuận việc phóng một vệ tinh khoa học Mỹ trong khuôn khổ của "năm thế giới địa cầu vật lý học", sẽ được mở ra vào tháng 7-1957. Nhưng lại không phải là một chiếc Redstone sẽ được đưa vào quỹ đạo: chiếc hỏa tiễn mang theo sẽ là một khí cụ hoàn toàn mới và không có tính cách quân sự, chiếc Vanguard, do Hải quân chế tạo, dưới sự điều khiển của Hàn Lâm Viện Khoa học Quốc gia. Ngày hôm sau, Liên Bang Sô Viết cho biết nước họ cũng đang suy tính cho phóng một vệ tinh trong "năm thế giới địa cầu vật lý học".

        Mặc dầu chương trình Orbiter bị bãi bỏ, Von Braun và Quân đội cũng không từ bỏ các mục tiêu thám hiểm không gian của họ.

        Tháng 5-1956, Quân đội đặt vấn đề là trong trường hợp chiếc Vanguard, chưa bao giờ được thực nghiệm, sẽ không điều hành được, thì người ta sẽ quay về dùng hỏa tiễn Jupiter. Bộ Quốc phòng đã bác bỏ đề nghị của họ. Tháng 11-1956, Braun và toán của ông bị thêm một ván đòn nữa. Bộ trưởng Quốc phòng Charles Wilson, công bố sắc lệnh, qui định các quyền hạn riêng cho 3 quân chủng liên quan đến chương trình của các loại hỏa tiễn khác nhau. Các phi đạn có tầm xa được giao cho Bộ Không lực. Quân đội phải bị giới hạn trong loại hỏa tiễn có tầm tối đa là 300 cây số. Điều này có nghĩa là toán của Von Braun hoạt động cho quân đội chỉ có thể chính thức lo về các hỏa tiễn không có khả năng thám hiểm không gian.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười, 2020, 05:00:00 am

        Sau cuộc phóng 2 chiếc Spoutniks của Nga, cả thế giới chờ xem người Mỹ, hiện thua xa người Nga trong cuộc chạy đua về ngành không gian, có thành công đưa một vệ tinh vào quỹ đạo hay không? Ngày 6-12-1957, chiếc hỏa tiễn Vanguard đã sẵn sàng ở tại mũi Canaveral. Người ta cho khai hỏa, vừa lên cao được vài thước, chiếc Vanguard lại bị phát hỏa rơi xuống.

        Ngày 31-1-1958, lại một vấn đề mới ngược ngạo đã xảy ra. Lần này người ta đề cập đến một chiếc hỏa tiễn khác, lại là chiếc Jupiter C. Bộ Quốc phòng đã thay đổi quyết định của họ và cho phép Von Braun cùng cơ quan xạ thuật của quân đội lo việc thí nghiệm. Nơi kíp nổ của Jupiter C được đặt một vệ tinh Explorer I, do phòng thí nghiệm thôi chuyển phản lực (sự đẩy tới bằng phản lực) của Viện kỹ thuật California thực hiện - Lúc 22 giờ 48 phút, Jupiter khai hỏa do tiến sĩ Kurt Debus, cựu nhân viên phụ trách việc phóng hỏa tiễn ở Peenemunde. Lần thí nghiệm này, mọi việc tiến hành rất tốt đẹp. Tháng 3-1958, Von Braun và nhóm ông đưa Explorer III vào quỹ đạo và tháng 7, đến phiên Explorer IV. Quân đội còn gặt hái được nhiều kết quả khác nữa, nhưng mặc dù được sự ca tụng nồng nhiệt của quần chúng và sự quảng cáo mà chính ông là đề tài, Von Braun và nhóm ông vẫn rất thực tế, ông nói: Các Explorer nhỏ bé của chúng ta chỉ ganh đua với Spoutniks trong tư tưởng. Nhưng chúng không có sức nặng. Thật vậy, các chuyến bay sau này của các phi hành gia không gian Nga được xem ngoạn mục và tiến bộ hơn các nhà thám hiểm liên hành tinh Mỹ, chỉ được xác định trên sự kiện người Nga đã dẫn đầu về cái gì liên quan đến tỷ lệ của khối lượng.

        Tháng 7-1958, mục tiêu ưu tiên mà chính phủ Mỹ nhắm đến là phải bắt theo kịp Nga. Chương trình thám hiểm không gian được rút khỏi quân đội và giao lại cho một cơ sở mới thuộc dân chính, được tài trợ do một cơ quan rất thế lực gọi tắt là N.A.S.A. (National Aeronautics and Space Administration: Cơ quan quản trị hàng không và Không gian Quốc gia), toán Von Braun được sáp nhập vào tổ chức này ngày 1-7-1960. Một phần của cơ xưởng Redstone trở thành trung tâm không gian G.Mashall, mà vị giám đốc dân chính là Von Braun. Sau khi để công phu vào việc nghiên cứu vũ khí quân sự từ khi Dornberger mời ông cộng tác từ năm 1932, giờ đây Von Braun có thể phụ trách về hỏa tiễn không thuộc loại chiến lược. Một tập sách nhỏ đề cập đến các cố gắng mới của ông được phổ biến ngày 8-9-1960, nhân lễ khánh thành trung tâm Marshall (Ngoài các nhân vật khác hiện diện trong buổi lễ này còn có cả tổng thống Eisenhower, bà Marshall, Patterson, thống đốc Alabama, thị trưởng Huntsvill và tướng hồi hưu Holger Toftoy): Nhiệm vụ căn bản nhằm phát triển một vũ khí có hiệu quả và chắc chắn, đủ khả năng đưa vào quỹ đạo vòng quanh trái đất và phóng vào không gian một khối lượng nhiều tấn. Các "vectơ" mà hiện giờ người ta nghiên cứu trong chiều hướng đó là hỏa tiễn SATURNE mà một ngày kia, có thể đưa người lên mặt trăng, rồi trở về trái đất, hoặc thả các dụng cụ khoa học xuống hành tinh Mars hoặc Vénus.

        Ngỏ lời trước Quốc hội Mỹ ngày 25-5-1961, tổng thống Kennedy đưa ra một tầm kích mới cho chương trình không gian Mỹ:"Tôi tưởng rằng quốc gia phải đạt đến trong thời hạn 10 năm, cuộc đổ bộ người lên cung trăng và đưa họ bình an về trái đất". Đấy là chương trình Apollo.

        Apollo đòi hỏi sự hỗ trợ của hằng trăm cơ quan công và tư, của hàng trăm ngàn người tiêu biểu cho tất cả mọi ngành khoa học hiện đại. W.Von Braun và toán ông không còn là các kỹ thuật gia duy nhất về ngành không gian ở Mỹ như thời kỳ 1945 của Fort Bliss nữa. Tuy nhiên, sự thành công của chương trình Apollo tùy thuộc vào hỏa tiễn Saturne mà người ta thực hiện ở Huntsville, nhất là trong phạm vi liên quan đến việc đổ bộ người đầu tiên lên mặt trăng.

        Các thành quả đầu tiên của Nga là do sức mạnh vô biên của hỏa tiễn, có thể phóng các phi thuyền chứa đựng rộng lớn hơn các "ca-bin" của Mỹ, và có thể bay rất lâu trong không gian. Tuy nhiên, cho đến hè 1964, hỏa tiễn Nga không còn đủ lực cho lắm để đưa một phi thuyền có người ở lên cung trăng. Mục tiêu này đòi hỏi đến một hỏa tiễn khổng lồ hoàn toàn mới mẻ. Đấy là một quyết lệnh tất thiết cho người Nga cũng như đối với Mỹ. Và người Mỹ đã có hỏa tiễn ấy: Đó là chiếc Saturne vậy. Các thuyết về cải tiến của chiếc hỏa tiễn này sẽ có thể đưa lên 3.000 tấn, - tỉ như sức nặng của một tuần dương hạm hạng nhẹ.

        Trung tâm Marshall đã có các kinh phí và các bộ óc cần thiết để hoàn thành chiếc Saturne. Trung tâm này dùng đến 6.000 người mà tổng số lương bổng hàng năm lên đến 55 triệu Mỹ kim. Số nhân viên này chỉ gồm có 89 cựu nhân viên Peenemunde vì có nhiều nhà khoa học Đức được đưa đi Texas vào năm 1945, áp dụng theo chương trình Overcast, họ thích bãi ước giao kèo ràng buộc họ với chính phủ, để làm việc trong các hãng xưởng tư được trả thù lao cao hơn. Tuy nhiên, Von Braun cũng còn giữ được toán chuyên gia kỳ cựu nhất của hỏa tiễn thế giới, và nhóm này hiện là linh hồn của tổ chức vĩ đại Trung tâm Marshall.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười, 2020, 05:00:26 am

        Năm 1964, có một vài khuynh hướng chống đối các dự án đưa người bằng mọi giá cho đáp xuống mặt trăng, vào năm 1970 và chống các phí tổn 40 triệu Mỹ kim – được dùng để thắng lướt người Nga. Một số đi đến chỗ chối bỏ sự tồn tại của cuộc đua về không gian.Tuy nhiên, sau chuyến bay của Voskod II (18-3-1965) mà đang khi bay, một phi hành gia lần đầu tiên ra khỏi phi thuyền để đi bộ trong không gian, một chuyên gia về các vấn đề không gian của Nga Vassili Seleznev, tuyên bố tại đài truyền hình Mạc Tư Khoa: "Mục tiêu của chúng ta bây giờ là mặt trăng và chúng ta hy vọng đến đó trong một tương lai gần đây".

        Von Braun và các cựu chuyên viên của Peenemunde không nghi ngờ gì về thuyết cải tiến của Saturne sẽ sẵn sàng cho đổ bộ các người Mỹ lên mặt trăng vào năm 1970. Các thí nghiệm đầu tiên diễn ra rất có kết quả. Ngày 29-1-1964, Saturne I được phóng lên, theo dấu lửa của nó trên mũi Kennedy và đưa vào quỹ đạo một vật nặng 10 tấn, một khối vệ tinh nặng nhất từ khi con người bước vào thời đại không gian. Nhà viết xã luận của tờ New York Times đã bình luận biến cố bằng các câu như sau:"Chuyến bay thành công của Saturne I vừa xảy ra hôm qua, đã mở một kỷ nguyên mới trong công cuộc thám hiểm không gian của Mỹ. Trong khoảng thời gian không đầy 6 năm, trọng lượng mà Mỹ có thể đưa vào quỹ đạo trong một lần duy nhất đã gấp lên gần khoảng một ngàn lần. Vật thể mà Saturne I đã đưa vào không gian là nặng hơn cả, mà không có một chiếc Spoutnik nào của Nga đã phóng, có thể sánh được vào thời gian này".

        Ngày 28-5 rồi 18-9-1964, một hỏa tiễn Saturne cho tách rời vào quỹ dạo, một mô thức của buồng nguyệt cầu Apollo, chế tạo bởi trung tâm Manned Spacecraff Center ở Houston. Ngày 16-2-1965, một chiếc Saturne khác cho đáp trong không gian một vệ tinh khổng lồ, Pesgase, có nhiệm vụ tác định các xác suất thống kê học của những xung chạm với các vân thạch. Giai đoạn to tát sắp tới, sẽ là việc thiết lập trên quỹ đạo vòng quanh trái đất, một buồng Apollo có chứa một phi hành đoàn gồm ba người cuộc thí nghiệm sẽ phải được thực hiện vào năm 1966 và sẽ được ghi trong chương trình chuẩn bị thực hiện cho chuyến du hành giữa trái đất – mặt trăng.

        Khi người ta nghe:ở ngoài đường phố Hunstville, trên cánh đồng bông vải hoặc trong các khu rừng lân cận, tiếng thét gào kinh hồn của Saturne tức là vào giờ phút các kỹ thuật gia đang thực hiện các thí nghiệm về tĩnh học, người ta không hề nghĩ rằng mặt trăng chỉ ở cách chúng ta có 400.000 cây số hay một cách cụ thể hơn: chỉ cách chúng ta có 60 giờ bay. Trung tâm thí nghiệm George Marshall là một nơi người ta rất bận rộn về tương lai, nên người ta phải luôn luôn nhớ về quá khứ. Thật vậy, ở Huntsville có 2 sự việc nhắc cho người ta nhớ đến sự khai sinh của Saturne, của hỏa tiễn vô tuyến điều khiển và của việc thám hiểm không gian. Trước hết là một thành ngữ do những người hay pha trò tung ra, họ đặt biệt danh căn cứ này là "Peenemunde du Sud". Kế đó, là Viện bảo tàng không gian, với một lối thiết trí kỳ lạ: người ta sắp hàng các mô hình của những công trình đủ loại của nhóm Von Braun giống như hình các mũi tên hướng về các vì sao. Ở hàng đầu dựng lên thủy tổ của các hỏa tiễn khổng lồ hiện nay của cả Nga lẫn Mỹ: Chiếc V2.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười, 2020, 05:01:19 am
       
PHỤ LỤC

VÀI VẤN ĐỀ KẾ HOẠCH OVERCAST – PAPERCLIP

        Kế hoạch Overcast hay Paperclip là một kế hoạch bí mật do Bộ Chiến tranh thực hiện nhằm mục đích đem về Mỹ các nhà bác học, các kỹ sư Đức và Áo sau cuộc chiến.Dĩ nhiên đây không phải lần thứ nhất người Mỹ đã dùng các khoa học gia châu Âu. Thật vậy, họ đã bắt đầu du nhập các bộ óc phi thường ấy trước mùa hè 1945 khá lâu nhưng một cách không chính thức.

        Trong vòng ba mươi năm đầu thế kỷ, cái vốn khoa học của người Đức có thể coi là vô địch trên thế giới. Nhưng từ năm 1933, từ lúc Hitler lên cầm quyền thì cái vốn ấy bị tiêu xài hoang phí, nên rốt cuộc mất hẳn địa vị ưu đẳng của nó. Người ta ước lượng trong khoảng thời gian 1933 đến 1939, nước Đức đã mất đi phân nửa các nhà vật lý học và hai phần ba các nhà hóa học, vì lý do chính trị và vì chủ nghĩa tôn – chủng của Đức quốc xã. Một số đông các nhà bác học Đức di cư sang Mỹ, cũng giống như trường hợp của vài đồng nghiệp khác của họ ở Âu châu. Chỉ cần nhớ lại sự đóng góp của một người Đức là Albert Einstein, người Ý là Enrico Fermi, hai người Hung gia lợi là Leo Szilard và Edouard Teller vào chương trình nguyên tử của người Mỹ, thì hiểu được tầm quan trọng của sự cộng tác vô tư của người Đức trong công cuộc nghiên cứu ở Mỹ.

        Dầu vậy, Đức Quốc xã vẫn còn hưởng được một tiềm năng khoa học phi thường. Hitler và chính quyền Đức tuy coi thường khoa học thuần túy nhưng họ rất chú trọng đến việc áp dụng tức khắc của khoa học vào lãnh vực quân sự: Chẳng hạn như những phi cơ phản lực, những tân tiềm thủy đĩnh và những hỏa tiễn. Trên lãnh vực vũ khí cổ điển thì họ đã thua Đồng minh, nên muốn san bằng cách biệt đó họ đã chi tiêu một ngân khoảng khổng lồ vào việc phát triển các chiến cụ kể trên. Nhưng cho đến giờ mà sự bại vong đã hiển hiện trước mắt, cũng chưa có một vũ khí nào đạt tới giai đoạn tác dụng.

        Cho đến ngày nay thì lý do của việc thất bại ấy sáng tỏ như ban ngày. Trong những năm đầu của cuộc chiến, dưới con mắt của quan sát viên ngoại quốc thì chế độ Quốc xã có vẻ độc khối và hữu hiệu. Nhưng trong thực tế, nó là một thứ tạp văn quái gở, một bộ máy bất lực vì sự cạnh tranh giữa các Bộ trưởng đối lập với nhau, với các nhân viên trung gian, và với các "triết gia" chính trị; vì sự chống đối giữa cơ quan quân sự và cơ quan mật vụ. Tất cả những hành động tranh giành trên chỉ càng làm trở ngại cho các nhà bác học Đức Quốc xã mà thôi. Hơn nữa, các nhà bác học này dường như cũng không phải là đảng viên cuồng tín của Hitler. Dr. Samuel Goudsmit là chỉ huy trưởng kế hoạch Alsos có nhiệm vụ xác định tầm mức tiến bộ của chương trình nguyên tử của người Đức, ông có ghi:"Chúng tôi có thể đi đến kết luận rằng: nói chung, thì các nhà bác học Đức không ủng hộ sự nỗ lực chiến tranh của quốc gia họ. Mục tiêu chính của họ là dùng kinh phí do chính phủ đài thọ để thực hiện công cuộc nghiên cứu riêng của họ, nhưng họ làm như họ có ý định nghiên cứu để hỗ trợ cho chiến tranh vậy".

        Dầu cho thái độ của phần đông các nhà bác học Đức đối với chủ nghĩa Quốc xã ra sao đi nữa chính quyền Anh và Mỹ cũng hiểu rằng họ phải làm một cái gì sau khi chiến thắng để tìm cho được các nhà bác học Đức để thẩm vấn, vì họ là cả một kho tàng tài liệu quý báu. Còn một điều quan trọng hơn nữa là các chính quyền này phải ngăn cản, không để cho họ trở thành mầm mống làm tái sanh bọn quân phiệt Đức một cách bất ngờ. Sự xuất hiện của phi cơ phản lực, của bom nguyên tử và của hỏa tiễn tầm xa vô tuyến điều khiển biểu thị một cách rõ ràng rằng: tính chất của cuộc chiến từ rày về sau sẽ thay đổi. Bây giờ không phải những vị tướng lãnh và những lực lượng hải-lục quân cổ điển quyết định kết cục các trận chiến trong tương lai nữa, mà là các nhà bác học.

        Vào mùa thu năm 1944, khi sự sụp đổ của Đức Quốc Xã đã cận kề, thì chính quyền Anh và Mỹ cũng đã bắt đầu thành lập những kế hoạch để cai trị nước Đức sau cuộc chiến. Họ đã thảo luận và chấp thuận ban hành dự án Eclipse. Dự án này nối tiếp dự án Safehaven của Mỹ đã có từ trước, có nhiệm vụ đặc biệt kiểm soát những công dân Đức có khả năng đóng góp vào sự phục hồi chiến tranh bằng những hành động phá hoại ở nước ngoài, sau khi chiến tranh chấm dứt. Song song với việc nghiên cứu các hoạt động của người Đức trong địa hạt nguyên tử, kế hoạch Alsos còn phụ trách việc phân tích mối nguy cơ do sự hiện diện của một số các nhà bác học lỗi lạc Đức và những vấn đề liên quan đến việc giám sát họ, nhằm mục đích bảo vệ an ninh cho toàn thể thế giới.

        Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 1945, khi lực lượng Đức Quốc Xã đã bắt đầu tan rã, thì mọi việc cũng chưa quyết định xong. Đầu tháng năm 1945, SHAEF (Supreme Headquarter Allied Expeditionary Forces: bộ chỉ huy tối cao của lực lượng viễn chinh Đồng Minh) xin chỉ thị của Bộ Chiến tranh về thủ tục phải áp dụng để kiểm soát việc nghiên cứu khoa học của người Đức. điều tra viên của cả ba binh chủng đều bắt đầu hoạt động nhưng công tác của họ chỉ thực hiện tại chỗ. Lúc bấy giờ, nói chung họ không hề chủ trương đưa các nhà bác học Đức về Mỹ, họ chưa có "kế hoạch Paperclip". Họ chỉ có những toán người đại diện các binh chủng đang cố gắng qui tụ và điều tra nhà bác học Đức. Những toán này lại thường xuyên cạnh tranh với nhau, mặc dù cùng một mục đích.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười, 2020, 05:02:08 am

        Sau cùng, có vài vị sĩ quan Mỹ cho rằng việc thẩm vấn rời rạc các người Đức không thể nào khai thác trọn vẹn được kiến thức của họ. Hình như người đầu tiên đã khuyến khích gởi về Mỹ một số các nhà bác học Đức đã chọn lọc kỹ càng là tướng Hugh Knerr. Ông là phó tổng tư lệnh các cơ sở hành chính và quản trị thuộc lực lượng chiến lược không lực Mỹ ở Âu châu. Ông đã trình bày vấn đề này với vị phụ tá bộ trưởng đặc trách ngành Không quân là Robert Lovett khi ông này thị sát mặt trận Âu châu vào đầu tháng tư năm 1945. Knerr tin rằng các chuyên viên Đức có thể đóng góp vào việc phát triển các động cơ phản lực đang được thực hiện ở căn cứ Wright.

        Ngày 22 tháng 5, Ngũ Giác Đài nhận được một bức công điện (do Thiếu tá Staver thảo và Đại tá Holmes ký) đề nghị di tản về Mỹ khoảng một trăm chuyên viên hỏa tiễn của căn cứ Peenemunde. Vào thời gian đó, các ủy ban thuộc Bộ Chiến tranh và Bộ Nội vụ đã thiết lập xong nền tảng của một kế hoạch (chưa có tên) nhằm mục đích đưa các nhà bác học Đức về Mỹ. Trong thực tế thì đã có một nhóm nhỏ chuyên viên Đức đang ở Mỹ rồi. Tháng tư trước đó, phái bộ kỹ thuật của Hải quân Mỹ ở Âu châu đã có dịp điều tra giáo sư Herbert Wagner. Họ và phái bộ công xưởng Không quân Hensche đều cho rằng cuộc thí nghiệm về Hs 2T3 một hỏa tiễn không-không vô tuyến điều khiển của họ, đã chưa được khai thác đầy đủ ở Mỹ. Nên ngày 04 tháng 5, giám đốc tình báo Hải quân đã đòi phải đưa giáo sư Herbert Wagner về Mỹ tức khắc, mặc dầu chưa của một qui chế chính thức nào được ấn định về việc đó. Rồi ngày 19 tháng 5, Wagner và bốn cộng sự viên của ông được đưa về Hoa Thịnh Đốn cùng với hành trang quý báu là "kiến thức, kinh nghiệm và tài năng vô địch của họ". Sau bốn tuần lễ điều tra. Họ được cử về phòng thí nghiệm ở Sands Point để thực hiệu một hỏa tiễn của Hải quân gọi là Projet 77. Họ là năm người tiền phong đã dẫn đầu phong trào du nhập rầm rộ các nhà bác học Đức vào Hoa Kỳ.

        Đến ngày 21 tháng 5 năm 1945 thì người Mỹ đã qui định xong những chi tiết sơ khởi về kế hoạch Overcast. Ngày ấy, Thiếu tá Cranford, phụ trách việc điều tra của tình báo Không quân, đã gởi cho các sở trực thuộc một điệp văn như sau:

        ĐỀ TÀI: Những kỹ thuật gia dân chính Đức.

        1. Tham mưu phó G.2, WDGS Military Intelligence War Departement General Staff: (Tình báo quân đội, Tham mưu Bộ Chiến tranh) đặc trách về "người và chiến lợi phẩm" của MIS (Military Intelligence Service - Cơ quan tình báo quân đội) lo tổ chức và thực thi những công tác sau đây: tập trung, di chuyển về khu vực Mỹ, tạm cư, cung cấp thực phẩm, tài trợ lương bổng, bảo vệ an ninh và tất cả những vấn đề liên lạc khác.

        2. Khi bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và những cơ quan liên hệ khác đã minh định xong các chi tiết, thì nhân viên nói trên phải bắt đầu hoạt động. Khi được yêu cầu vị Tham mưu phó này sẽ thiếp lập và điều khiển một trung tâm thẩm vấn và khai thác để cho lực lượng Hải Lục Không quân và các lực lượng khác sử dụng. Vị này có thể được mời đến những địa điểm khác trong khu vực Mỹ kiểm soát để tham dự việc thẩm vấn bổ túc.

        3. Những người Đức được đề cập trên không thể bị đối xử như những tội phạm chiến tranh.

        Mãi đến ngày 19 tháng 7 năm 1945, ở các Bộ Nội Vụ, Tư pháp, Thương mãi, Lao động, ở sở nghiên cứu và phát triển khoa học và ở vài cơ quan chính quyền khác, người ta vẫn còn làm cái công việc phê chuẩn kế hoạch được gọi bằng mật danh Overcast.

        Overcast quả thật là một dự án ngắn hạn. Các cơ quan quân sự liên hệ đã gởi về tướng Clayton Bissell là Tham mưu phó cơ quan tình báo bên Bộ Chiến tranh "theo hệ thống quân giai, những danh sách chuyên viên hy vọng sẽ được khai thác ở Mỹ". Cơ quan G.2 sẽ phụ trách việc đưa họ đến và giao cho cơ quan nào yêu cầu. Lúc bấy giờ Bộ Chiến tranh và Bộ Hải quân đã ấn định một số lượng là 350 người. Hơn ba trăm chuyên viên Đức này sẽ được đề nghị ký một hợp đồng sáu tháng, thời hạn này có thể được tái tục. Sau một năm "khai thác" - đó là danh từ chính thức được dùng - G.2 có nhiệm vụ sẽ đưa họ trở về Đức. Lúc bây giờ người Mỹ chưa dự định đến việc đem gia đình chuyên viên Đức qua Mỹ.

        Mục đích chính thức của kế hoạch Overcast là sử dụng kinh nghiệm của một số chuyên viên về vũ khí mới nhằm mục đích "thâu ngắn chiến tranh với người Nhật". Vào tháng 7 năm 1945 rất ít người đang phụ trách việc chuẩn bị kế hoạch Overcast, được biết quốc gia họ đã có bom nguyên tử và sắp dùng nó để kết thúc nhanh chóng cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Nhật đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945. Lúc đó, người Mỹ đã chọn xong 350 "chuyên viên Overcast" và đang tìm biện pháp để đem họ về, mặc dầu cái lý do để đem họ về đã không còn nữa. Nhưng kế hoạch Overcast còn có hai mục tiêu khác nữa - những mục tiêu bán chính thức - mà người ta không bao giờ tuyên bố công khai ra. Dù không công bố, nhưng những người sáng tạo ra dự án ấy không thể không biết cặn kẽ: một phần, để tránh việc các nhà bác học Đức rơi vào tay người Nga; phần khác, để ngăn cản không cho họ trở thành then chốt của chế độ quân phiệt Đức tái sanh.

        Là một kế hoạch ngắn hạn, nên Overcast chỉ là dự án tổng quát của Bộ Chiến tranh. Nó không phải chỉ có một mục tiêu duy nhất là tập trung các chuyên viên hỏa tiễn Đức tại Fort Bliss. Mặc dầu sau này nhóm Fort Bliss trở thành nhóm chuyên viên quan trọng nhất ở Mỹ.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười, 2020, 05:03:10 am

        KẾ HOẠCH PAPERCLIP LÀ KẾ HOẠCH GÌ?

        Như chúng ta đều biết trong tất cả sách vở, tất cả nhật báo, tất cả tạp chí có đề cập đến việc săn đuổi các nhà bác học Đức vào mùa xuân năm 1945 và việc đưa họ về Mỹ quốc, người ta đều gọi công việc này là "kế hoạch Paperclip". Dĩ nhiên, đó là một điều sai lầm, nhưng là điều sai lầm có thể hiểu được. Chúng ta đã thấy ở chương 16 có nói đến những kế hoạch Paperclip. Nó chỉ là một kế hoạch nối tiếp kế hoạch ban đầu: Overcast, Gia đình các chuyên viên Đức ở lại trại Landshut dưới sự bảo trợ của Quân lực Mỹ, sau khi chồng con họ đã sang Mỹ theo hợp đồng Overcast. Vì vấn đề an ninh nên Bộ Chiến tranh tự ý đổi tên Overcast lại là Paperclip. Ngày 13 tháng 5 năm 1946, văn phòng tham mưu liên quân cho phổ biến trong các cơ quan liên hệ một điện văn:

        ĐỀ TÀI: Đổi mật danh.

        1. Bắt đầu từ ngày hôm nay, mật danh PAPERCLIP sẽ thay thế cho mật danh OVERCAST vì danh từ này đã bị tiết lộ.

        2: Ý nghĩa trước kia dùng cho OVERCAST, lúc chưa bị tiết lộ, từ nay sẽ được dời qua cho PAPERCLIP.

        Sau một thời gian hoạt động, nhiều cơ quan đã nhận thức được giá trị của các chuyên viên Đức và không muốn gián đoạn công việc nghiên cứu sau hạn kỳ một năm. Họ khẩn khoản yêu cầu Bộ Chiến tranh sửa đổi lại chương trình khai thác ban đầu. Ngày 31 tháng 7 năm 1946 Bộ trưởng Chiến tranh bằng lòng tu chỉnh lại dự án, rồi đưa nó qua ủy ban phối hợp liên bộ. Ủy ban này lại thảo một hiến chương chính trị để Bộ Nội vụ trình lên tòa Bạch ốc. Ngày 3 tháng 9 năm 1946, tổng thống Truman phê chuẩn hiến chương chính trị đó. Thế là kế hoạch Paperclip tu chỉnh đã mở đầu cho một cuộc khai thác dài hạn và ban hành một qui chế di trú cho các chuyên viên Đức. Từ đây họ đã có quyền đem theo gia đình sang Mỹ, những thân nhân đầu tiên của họ đã đến Mỹ vào tháng 12 năm 1946. Hơn nữa, số lượng ba trăm năm mươi chuyên viên nay đã vượt quá một ngàn. Đến mùa xuân năm 1948, thì kế hoạch Paperclip đã phát triển nhiều. Tính tới ngày 18 tháng 5 năm 1948 thì đã có tất cả 1.136 kiều dân Đức và Áo ở Mỹ: 492 chuyên viên và 644 thân nhân của họ. Quân đội (Lục quân) sử dụng 177 người, Không quân: 205, Hải quân: 72 và Bộ Thương mãi: 38.

        Nhóm Fort Bliss vào thời gian ấy gồm có 127 người, nên nếu so về số lượng thì nó không phải là nhóm quan trọng nhất (vì có đến 146 chuyên viên đang hoạt động ở căn cứ Không quân Wright). Nhưng mà nhóm này có một tính chất rất độc đáo: họ là một toán chuyên viên thuần nhất và hợp tác chặt chẽ với nhau trong nhiều năm trường. Những nhà "bác học Paperclip" khác cũng là những khoa học gia lỗi lạc nhưng tài nghệ của họ không được tập trung lại cho cùng một mục tiêu duy nhất.

        Việc tuyển mộ các nhà bác học Đức vẫn được tiếp tục mãi đến đầu năm 1950. Lúc bấy giờ chính quyền Bonn mới thành công trong việc thuyết phục chính quyền Mỹ dừng tay lại, đừng tướt đoạt một trong những tài nguyên thiên nhiên của Liên Bang Tây Đức nữa.

        KẾ HOẠCH OVERCAST - PAPERCLIP CÓ GẶP NHIỀU SỰ CHỐNG ĐỐI KHÔNG?

        Quần chúng Mỹ cũng như cơ quan lập pháp của họ không hề có dịp để chấp nhận hay phản đối kế hoạch OVERCAST lúc khởi đầu. Bộ Chiến tranh, với sự thỏa thuận của Bộ Nội vụ, chỉ có việc đưa các nhà bác học Đức về Mỹ và đặt họ vào công việc nghiên cứu, chứ không cần loan báo chính thức kế hoạch Overcast. Họ chỉ nhìn nhận có kế hoạch Overcast với quần chúng sau ngày 3-12-1946 mà thôi. Tuy nhiên, một số đông các sĩ quan, các công chức và các nhà bác học Mỹ đã có thái độ không chấp thuận việc du nhập các khoa học gia Đức vào Mỹ, bất kể những người này có phải là đảng viên Quốc Xã hay không. Vì vậy, chúng ta phải tỏ lòng kính trọng trước sự sáng suốt của những người như Đại tá Trichel và Đại tá Toftoy. Họ đã biết được những điều lợi ích mà các chuyên viên hỏa tiễn Đức sẽ đem đến cho quốc gia họ, nên họ đã tranh đấu quyết liệt với các ủy ban khác nhau ở Ngũ Giác Đài để quan điểm của họ được chấp nhận.

        Ngày 3 tháng 12 năm 1946, khi văn phòng báo chí Bộ Chiến tranh loan báo chính thức, bằng một thông cáo đầu tiên, về sự làm việc của các nhà bác học Đức và Áo ở Hoa Kỳ, thì người ta nổi lên phản đối rầm rộ.

        Ngày 30 tháng 12-1946, một nhóm các nhân vật tối quan trọng như Albert Einstein, Richard Neuberger, Philip Murray, Stephen Wise và Norman Vincent Peale đã gởi một điện văn sau đây cho tổng thống Truman:

        "Đối với chúng tôi, những người, này là một mầm hiểm họa tiềm tàng, họ là những kẻ mang đầy hận thù chủng tộc và tôn giáo. Trước kia, họ có thể là thành phần hoặc là cảm tình viên của Quốc Xã. Điều này khiến chúng ta phải dè dặt khi đặt vấn đề khả dĩ chấp nhận họ trở thành công dân Mỹ và đảm nhận những địa vị then chốt trong các cơ sở kỹ nghệ khoa học và giáo dục. Nếu người ta tin rằng cần thiết phải sử dụng những người này cho quốc gia, thì chúng tôi khẩn khoản yêu cầu đừng ban hành cho họ qui chế cư trú vĩnh viễn, cũng như đừng cho phép họ nhập quốc tịch Mỹ. Nếu không, họ có thể gieo rắc những tư tưởng phản dân chủ nhằm mục đích phá hoại và tiêu hủy sự thống nhất của quê hương ta".

        Ngày 24 tháng 3 năm 1947, ông W.A. Higenbotham là thư ký Liên đoàn bác học Mỹ - một cơ quan có đến 3.000 đoàn viên - lại cũng gửi thư cho Tổng thống Truman, ông yêu cầu chỉ cho những nhà bác học Đức hoạt động trong khuôn khổ dự án quân sự, chứ không được làm việc trong xí nghiệp tư và trong những cơ sở giáo dục. "Tất cả những đặc quyền ban bố cho họ, dù cho vì lý do quân sự, cũng là một sự phỉ báng đối với các dân tộc vừa mới đây còn chung lưng đâu cật tranh đấu bên chúng ta. Là một sự lăng mạ đối với những người tị nạn vì bọn Quốc Xã hoành hành. Là một sự sỉ nhục đối với những đồng nghiệp đau khổ của chúng tôi trong những nước trước kia bị chiếm đóng, và đối với tất cả những ai đã từng rên xiết dưới gông cùm mà những người này đã góp phần rèn đúc nên".

        Nhưng những cuộc chống đối này giảm dần cường độ rồi tắt hẳn, khi cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ bắt đầu. Đến tháng 8, năm 1949 thì tình hình biến đổi khả quan đến nỗi Von Braun được phong làm đoàn viên danh dự của Société Interplanétaire Britannique (Hiệp hội liên hành tinh Anh quốc) để "ghi ơn công trình tiền phong vĩ đại của ông, trong lãnh vực hỏa tiễn".


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười, 2020, 05:03:55 am

        NGƯỜI MỸ GẶT HÁI ĐƯỢC NHỮNG LỢI GÌ Ở TRONG KẾ HOẠCH OVERCAST VÀ PAPERCLIP?

        Người ta nhớ rằng các nhà khoa học Đức được đến Mỹ, trong khuôn khổ của kế hoạch Overcast và phục vụ cho quân lực Mỹ, chỉ nhận được một số lương kém cỏi của các công chức không dư dả trong bất cứ mọi trường hợp, là 10.000 Mỹ kim một năm. Hơn thế nữa, họ chỉ được cư trú ở các nơi dành cho những kẻ tầm thường; không một ai trong số đám người này gây rắc rối gì cho các cơ sở an ninh hay liên can gì đến các công tác phá hoại hoặc gián điệp. Sở dĩ Mỹ kết nạp họ là cốt để ngăn chặn không cho người Nga sử dụng họ, và những lợi ích thu được trong kế hoạch này cũng khá to tát.

        Chúng ta chưa tìm thấy những lợi ích nào cụ thể, có thể rút tỉa được ở việc sử dụng một trong các kỹ thuật gia Paperclip, tại văn phòng khai mỏ Grand Forks và 2 người khác nữa ở viện nghiên cứu thực phẩm và điều hòa thực phẩm của quân đội ở Chicago. Nhưng trừ việc sung dụng họ vào các chương trình của Không và Hải quân, thì sự đóng góp của các chuyên viên Peenemunde không thể chối cãi được. Nhóm họ luôn công tác hòa hợp với các đại diện kỹ nghệ, với chính phủ hay các đại học Mỹ. Họ đã tham dự trong một phạm vi rộng lớn, về việc hoàn thành một số phi đạn thuần túy quân sự cho ngành Quân cụ, như là:

        a) Cuộc phóng ngày 19-2-1949 tại White Sands của chiếc hỏa tiễn 2 tầng, W.A.C Corporal, với một cao độ 415 cây số. Đây là cuộc bước vào không gian đầu tiên của Mỹ và kỷ lục này được giữ luôn suốt 8 năm.

        b) Cuộc phóng đầu tiên được thành công vào tháng 5-1957 của một hỏa tiễn xạ thuật có tầm trung bình, là chiếc Jupiter, xa 2.400 cây số.

        Khi toán Peenemunde được sung vào chương trình không gian, người ta nhận được các kết quả như sau:

        a) Cuộc phóng chiếc vệ tinh địa cầu đầu tiên của Mỹ, chiếc Explorer 1, được chiếc hỏa tiễn Jupiter C đưa vào quỹ đạo ngày 31 tháng 1 năm 1958.

        b) Cuộc phóng chiếc vệ tinh mặt trời đầu tiên của Mỹ, chiếc "Pioneer IV" ngày 2 tháng 3 năm 1959.

        c) Cuộc phóng vào không gian 2 sinh vật đầu tiên của Mỹ là các con khỉ Abel và Baker, và đưa về thành công ngày 28 tháng 5 năm 1959.

        d) Chuyến bay đầu tiên vượt quỹ đạo của phi hành gia Alan Shepard, nhờ chiếc hỏa tiễn Redstone phóng đi ngày 5-5-1961. Thí nghiệm được tái tục với phi hành gia Virgil Grisson thực hiện ngày 21-7 cùng trong năm.

        John Glenn, người Mỹ đầu tiên được đưa vào quỹ đạo trái đất, đã hoàn thành 3 cải biến về phi thuyền Mercury được phóng vào ngày 20-2-1962; "Vectơ" là chiếc Atlas kiểu D. Chiếc hỏa tiễn này không do nhóm Von Braun thực hiện. Đấy là chiếc phi đạn liên lục địa biến cải của không lực Mỹ. Nếu chiếc Atlas thích hợp cho vai trò của Mercury thì chiếc này lại không đủ mạnh để phóng chiếc phi thuyền nguyệt cầu (chương trình Apollo).

        Được chuyển qua cơ sở dân chính N.A.S.A, vào ngày 1-7-1960, Von Braun và các cộng sự viên của ông lo thực hiện chiếc Saturne C - 1, khai triển được thêm một sức đẩy phụ trội tới 550 tấn. Saturne được thí nghiệm thành công vào ngày 27-10-1961. Từ đó, chiếc này còn chịu qua 7 cuộc thí nghiệm khác nữa tại mũi Kennedy. Người ta cho rằng đấy là một chiếc hỏa tiễn mạnh nhất hiện có trên hoàn cầu, kể cả Nga Sô. Các hỏa tiễn Saturne trong tương lai sẽ được trang bị máy móc có khả năng tạo ra một sức đẩy tới 3.750 tấn khi tách rời mặt đất, khoảng 20 lần hơn sức đẩy triển khai của chiếc Atlas. Các thiết trí cần thiết cho cuộc phóng phi thuyền nguyệt cầu - sẽ được thực hiện trên một đảo tại vùng Floride - phải có một diện tích chừng 320 cây số vuông, khoảng 6 lần lớn hơn diện tích đảo Manhattan. Chuyến bay: thí nghiệm đầu tiên được dự tính vào năm 1966.


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười, 2020, 05:04:27 am

        CHIẾC PHI ĐẠN VÔ TUYẾN ĐIỀU KHIỂN CÓ TẦM HOẠT ĐỘNG XA, CÓ PHẢI ĐƯỢC PHÁT MINH Ở PEENEMUNDEKHÔNG?

        Von Braun sẽ là người sau hết cho rằng chính nhóm ông đã phát minh ra chiếc hỏa tiễn vô tuyến điều khiển có tầm hoạt động xa hay là chính nhóm ông đã hoàn thành lý thuyết căn bản toán học của thôi lực hỏa tiễn - điều quan hệ của vấn đề tất nhiên là ý niệm có tính cách bao quát phát xuất từ những công trình đầu tiên do nhiều chuyên viên của mọi quốc gia trên thế giới - với thí dụ tiêu biểu là Robert Goddard từ năm 1914 đã đệ nạp, các bằng sáng chế của hỏa tiễn có nhiều tầng và của máy hỏa tiễn chạy bằng nhiên liệu lỏng. Đấy là nền tảng của cuộc thám hiểm không gian. Goddard đã phóng chiếc hỏa tiễn đầu tiên bằng nhiên liệu lỏng ngày 16 tháng 3 năm 1926 ở Auburn tại tiểu bang Massachusetts; chiếc này lên cao khoảng 12 thước. Nếu Goddard, nhà khoa học đã mất hồi năm 1944 có được một ngân khoản cần thiết vào năm 1930 thì nước Mỹ có thể đã có chiếc hỏa tiễn vô tuyến điều khiển có tầm xa trước hơn các chiếc V2 của Đức. Thật ra, thì các hỏa tiễn của Goddard chưa bao giờ lên cao đến vài trăm thước. (Tiểu sử lý thú của Goddard rút trong quyển "This High Man " của Milton Lehman, được xuất bản vào tháng 10-1963).

        Cái gì đã xảy ra ở Peenemunde? Chuyện thật giản dị là Von Braun và các cộng sự viên của ông đã có dưới quyền sử dụng của họ, nào số người, đồ trang bị, nào quỹ cần thiết để rút từ các lý thuyết hiện có và các thí nghiệm thô sơ, các áp dụng thực tiễn nhờ sức tưởng tượng và sở trường nghề nghiệp của họ. Và kết quả là chiếc V2, chiếc vũ khí vô tuyến điều khiển có tầm hoạt động xa, mà các hỏa tiễn lo lớn hiện nay chỉ là các chiếc hỏa tiễn cải tiến mà thôi.

        CÁC NHÂN VẬT LIÊN HỆ TRONG KẾ HOẠCH OVERCAST ĐÃ TRỞ NÊN THẾ NÀO?

        Cũng như đã nêu ra ở chương 18, Von Braun Giám đốc trung tâm không gian George Marshall; đã giữ dưới quyền ông 89 cựu nhân viên Peenemunde để lập một toán công tác đồng nhất. Đấy là toán chuyên viên hỏa tiễn kỳ cựu nhất thế giới. Họ đã có 30 năm kinh nghiệm trong địa hạt này. Một số các nhân viên của thành phần đặc biệt ở Fort Bliss đã vào làm việc với các xí nghiệp tư sau khi được hưởng trước hết là quyền lưu trú thường trực, kế đó là vào quốc tịch Mỹ.

        B. Tessmann, người đã giấu các tài liệu V2, trong khu hầm mỏ Dornten, luôn luôn làm việc với Von Braun tại trung tâm Marshall. Nhưng Dieter Huzel người cũng dự vào cuộc cất giấu tài liệu kia, được thu dụng vào tổ chức "Không gian hàng không Bắc Mỹ và phân bộ hệ thống tin tức" ở California. Tiến sĩ Martin Schilling làm phó chủ tịch công ty "Raytheon Company" phụ trách điều khiển công việc nghiên cứu; Magnus Von Braun em trai của Wernher, đứng đầu phân bộ "hỏa tiễn" của hãng "Chrysler"; Tiến sĩ Theodore Buchold làm cho công ty General Electric; Krafft Ehricke thì ở hãng Convair; nhà khoa học Ernst Steinhoff làm cho tổ hợp RAND, còn Walther Riedel thì có một chỗ làm trong xí nghiệp tư tại Liên Bang Tây Đức sau khi đã trở về quê hương v.v...Tuy nhiên toán Von Braun ở Huntsville vẫn còn các phần tử thiết yếu đã làm sườn cốt cho tổ chức Peenemunde:

        Tướng Dornberger, như chúng ta đã biết, chỉ đến Mỹ vào tháng 7-1947. Nhưng ông không làm việc lại với các cộng sự viên của ông ở Fort Bliss. Ông được dùng như cố vấn về hỏa tiễn vô tuyến điều khiển của Không lực Mỹ. Tháng 5 năm 1950, ông được mời làm việc cho Công ty Hàng không "Bell Aircraft". Tháng 6 năm 1964, ông làm Phó chủ tịch kiêm giám đốc các cơ sở nghiên cứu khoa học của Bell Aerosystems Company, một chi nhánh của nghiệp hội Bell Aerospace Corporation ở Buffalo. Mặc dù đã hơn 60 tuổi, nhưng vẫn còn mạnh khỏe, tướng Dornberger đã góp phần vào việc thực hiện một số lớn các chương trình không gian trọng yếu như chế tạo chiếc X-l Bell, chiếc phi cơ phản lực đầu tiên của thế giới, và chiếc siêu thanh không động cơ Dyna-Soar, được phóng bằng một hỏa tiễn; ông còn là người binh vực nồng nhiệt cho "chiếc phi thuyền không gian có người ở, có thế điều hành trên ngoại tầng không khí và trở về đáp xuống tại một nơi định sẵn trước".

        Năm 1964, tất cả các người Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch Overcast vào năm 1945, đã phân tán đi tất cả. Robert Staver đã rời khỏi quân đội vào tháng 12 năm 1945 với cấp bậc Trung tá trừ bị, bây giờ thì ông ở Los Altos thuộc tiểu bang Caliornia, và các hoạt động nghề nghiệp của ông hoàn toàn không dính dáng gì đến hỏa tiễn. Tiến sĩ Richard Porter sinh sống ở Connecticut, ông luôn vẫn là người của hãng G.E. được bầu làm chủ tịch công ty "Amenica Rocket Society" vào năm 1955 ông còn là chủ tịch của ủy ban quốc tế Sưu tầm không gian COSPAR (Comté International de Recherches Spatialdes) Joel Holmes, xuất ngũ với cấp bậc Thiếu tướng, là giám đốc của một hãng thầu cơ giới và kiều lộ tại Lowa. Đại tá Trichel, đã hồi hưu từ năm 1947, làm tổng đại lý cho hãng Chrysler ở Detroit. James Hamill đã rời bỏ chức vụ ở trung tâm Huntsville vào năm 1961, để chuyển qua phụ trách về phòng thí nghiệm nghiên cứu xạ thuật của trung tâm Aberdeen.

        Holger Toftoy có thể nói là người Mỹ hiểu Von Braun và nhóm Peenemunde hơn ai hết, từ tháng 8-1945, ngày ông đến Witzenhausen với quyền hạn lo tuyển chọn 100 chuyên viên hỏa tiễn Đức cho đến năm 1958, khi ông trở thành chỉ huy trưởng cơ xưởng Redstone, Toftoy không những là vị chỉ huy mà còn là tri kỷ, là bạn tâm tình của các kỹ thuật gia Đức, những người đã phải trải qua các thời gian buồn nản lúc mới đến Mỹ. Toftoy được người ta biết đến dưới cái tên đùa giễu là "ông hỏa tiễn" và sự tuyên dương kèm theo việc truy tặng huy chương công trạng đặc biệt sẽ giải thích tại sao: "chịu trách nhiệm về các quyết định quan trọng đầu tiên và thi hành các quyết định liên quan đến việc phát triển một số lớn các vũ khí sau thời chiến, như chiếc "Super bazooka" và chiếc hỏa tiễn to lớn "Honest John". Các vũ khí điều khiển "Nike" và "Corpo¬ral" được phát triển là do sự cố gắng của ông. Sự sáng suốt và tư cách chỉ huy của ông đã góp phần to lớn vào việc phát triển các hỏa tiễn của quân đội như các chiếc "Nike Ajax", "Nike Hercule" và "Hawk" mà ngày nay người ta đang trông cậy vào các vũ khí này để bảo đảm phần lớn hàng rào phòng thủ không phận của vùng Bắc Mỹ. Ông còn nhằm vào các mục tiêu kỹ thuật thích hợp và tìm các tài nguyên thiết yếu cho cuộc nghiên cứu đầu tiên của hỏa tiễn Redstone, đây là thuyết biến cải chiếc "Redstone" thành chiếc "Jupiter C", được phóng thành công chiếc vệ tinh địa cầu đầu tiên của thế giới tự do, chiếc "Explorer..."

        Các công dân của thành phố Huntsville đã dựng lên một ngôi đền cho Toftoy khi ông rời cơ xưởng Redstone năm 1958 để nhận chức điều khiển trung tâm Aberdeen. Có thể nói sự tôn kính của dân đối với con người này chưa bao giờ được xứng đáng hơn nữa. Toftoy một phần lớn, còn là người phát động cuộc nghiên cứu và tiến bộ của quân đội trong ngành hỏa tiễn; và chính ông đã đưa toán chuyên viên Đức ở Fort Bliss đến Huntsville. Vào thời kỳ đó Huntsville chỉ là một thành phố nhỏ buồn hiu với 16.009 dân, sống với ngành kỹ nghệ vải sợi. Phòng Thương mãi của thành phố này đã đặt tên cho nó là "thủ đô thế giới của cải cresson". Đến năm 1964, Huntsville có được 90.000 người và dân số không ngừng phát triển. Thành phố này tự nó bây giờ có tên là "Rocket city, U.S.A".


Tiêu đề: Re: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười, 2020, 09:35:41 pm

        "THÀNH QUÀ NÀY CỦA AI?"

        Mục đích của quyển sách này là kể lại các kế hoạch Crossbow, Overcast và Paperclip qua kinh nghiệm của một vài người đã tham dự vào việc thực hiện V2 và của những người Mỹ đã giữ một vai trò quan trọng trong việc đưa những người nói trên về Mỹ. Cũng như dự án nguyệt cầu Apollo không phải là công trình của một người hay một toán nào, kế hoạch đại qui mô như kế hoạch Overcast không phải là một thành quả cá nhân. Từ vị Bộ trưởng Ngoại giao là Cordel Hull đến những anh lính thiết giáp Sư đoàn III đã tiến chiếm Nordhausen, cả trăm người đã tham dự vào kế hoạch Overcast bằng cách này hay cách khác. Đối với những người ham chuộng hư vinh, luôn mong mỏi tên tuổi của mình, của chỉ riêng mình thôi, được gắn liền với những kế hoạch rộng lớn như kế hoạch Overcast, tác giả không có cách nào trả lời rõ hơn là đọc lại một đoạn thư ngắn của Gervais Trichel đã gởi cho tác giả hồi tháng 11 năm 1962:

        "Riêng cá nhân tôi, tôi coi sự đóng góp của Wernher Von Braun và nhóm các nhà bác học Đức có một tầm quan trọng phi thường trong nỗ lực giúp người Mỹ phát triển hỏa tiễn tầm xa và các áp dụng vào khoa học không gian, Nhiều người đã tham dự vào dự án này, nhằm mục đích qui tụ và đưa họ về Mỹ. Đối với tôi, vấn đề "ai đã làm được việc gì?" có vẻ phù phiếm vô cùng. Điều đáng kể là những nhà bác học này đã về đến Mỹ và họ đã tạo được những thành quả lớn lao trong công việc của họ. Không phải chỉ có người Mỹ, mà toàn thể thế giới đều được hưởng những thành quả ấy.

LỜI CẢM TẠ

        Với ý định thuật lại lần đầu tiên câu chuyện chi tiết về Crossbow và Overcast, tôi đã phải vận dụng đến ký ức của riêng tôi, đã phục vụ với tư cách của một sĩ quan tình báo nhằm lợi ích cho một cơ quan của chính phủ Mỹ tại Đức, sau thời kỳ chiến tranh. Nhưng tôi còn phải nhờ đến, nhiều hơn nữa các góp nhặt của một số lớn các nhân vật và các cơ quan. Trong các sưu tầm của tôi, nhờ có sự giúp đỡ đặc biệt của trung tá Gene Guerney, trưởng ban phân bộ về thư tịch học (sách tham khảo) của không lực Mỹ và của ông Albert Simpson, phụ trách phân bộ sử liệu của không lực Mỹ, đã cho tôi được toàn quyền sử dụng các tài liệu then chốt thậm chí đến cả tài liệu mật, của viện sưu tầm nghiên cứu tại trường Đại học Không quân ở căn cứ Maxwell thuộc tiểu bang Alabama.

        Ông William Peifer, tùy viên phân bộ Quân sử của Ngũ Giác Đài, đã giúp tôi với sự cố vấn của ông, cũng như ông L.A. Jacketr, chỉ huy phân bộ sử liệu của Bộ Không quân Hoàng gia Anh. Văn phòng tin tức của Bộ Lục quân và nhất là ông Bart Slattery, giám đốc thông tin của trung tâm thí nghiệm không gian G. Marshall và phụ tá của ông là Joe Jones, đã đem lại cho tôi rất nhiều yếu tố về tin tức. Ông Richard Gibbs và bà Donald, K. Garber cũng đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Tướng hồi hưu Joël Holmes và Đại tá hồi hưu Gervais Trichel, nhờ thư tín mà tôi đã trao đổi với quí vị đã giúp tôi làm sáng tỏ được những quan điểm tranh luận khác nhau. Quyển sách này sẽ không thể viết được nếu không có sự đóng góp của các nhân vật đã giữ vai trò quan trọng trong các biến cố mà họ đã tường thuật, như Tiến sĩ Richard Porter, tướng hồi hưu Holger Toftoy, nhà bác học W. Von Braun. Đại tá hồi hưu James Hamill, Trung tá hồi hưu Robert Staver và nhà khoa học Walter Dornberger. Vị này, mặc dầu bận rộn với nhiều công việc, vẫn đích thân tiếp đón tôi và cho tôi xem các văn khố các hình ảnh và những tài liệu cá nhân chưa bao giờ được công bố.

        Vì sự thiếu sót quan trọng hiện đại trong văn học dành cho trận Đệ II Thế chiến và cho các hỏa tiễn, nên ông Stanley Crane làm việc tại thư viện Pequot Libary de Southport thuộc tiểu bang Conneticut - đã lưu ý tôi soạn thảo tác phẩm này. Tác phẩm này được thành hình cũng nhờ sự bảo trợ của Clement Stone, chủ tịch công ty bảo hiểm hỗn hợp của Mỹ. Nhiều nhà văn đã giúp tôi thực hiện tác phẩm này, trong số đó tôi chỉ kể văn sĩ Clement Stone, vì chính ông cũng viết văn - Sau hết, tôi đặc biệt hàm ân Oliver Swan và Lawrence Hugh là hai người đã cho tôi hưởng những kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu của họ.

J. Me GOVERN       

HẾT